trang thông tin điện tử sở khoa học và công nghệ - kỸ thuẬt...

32
BN TIN KHCN PHC VNN & PTNT S01 tháng 01/2013 SKHOA HC VÀ CÔNG NGHTHÁI NGUYÊN 1 PHBIN KIN THC KTHUT TRNG VÀ CHĂM SÓC CHUI LÙN Vi nhng đặc đim như: có vngt đậm, thơm ngon, cung chc, vdày, chui lùn trthành mt loi quđược nhiu người tiêu dùng ưa chung. Không chđáp ng nhu cu ca thi trường hoa qu, quchui lùn còn được sdng trong công nghsn xut bánh ko, mt tết, đem li giá trdinh dưỡng cao. Nhthích nghi được vi nhiu loi đất, dtrng, ít tn công chăm sóc li cho thu nhp cao, nhng năm gn đây, chui lùn đang trthành cây trng chlc ca nhiu địa phương trong cnước. Sau đây là nhng chia svkthut trng và chăm sóc chui lùn ca ông Th, bà con có ththam kho áp dng. 1. Thi v: Cây chui lùn có thtrng quanh năm, tuy nhiên thi đim tt nht là vào tháng 2 âm lch. thi đim này, điu kin tnhiên rt thun li cho cây chui lùn phát trin. Ngoài ra, khi trng chui vào tháng 2 âm lch, cây scho thu hoch vào dp Tết. Như vy, chui sđược bán vi giá cao hơn, giúp người trng chui có thtăng thêm thu nhp. 2. Chn ging: - Tiêu chun cây ging: Để chui lùn cho ra quvào đúng dp Tết thì thi đim trng, bà con chn nhng cây con có t6- 9 lá mm và có chiu cao khong 70- 90 cm. Cây con phi to khe, không sâu bnh và là cây th2, th3 cây mđã trbung. Nếu bà con chn cây ging nhng cây mchưa trbung thì khi đào cây ging lên slàm nh hưởng đến sphát trin và năng sut ca cây msau này. - Sau khi đã chn được nhng cây ging đạt tiêu chun, đào toàn bcvà rca cây lên. Sau khi đào xong, ta tiến hành ct hết r, mm và lá cho cây con(chđể 1 lá ngn trên cây) trước khi đem trng. Điu này giúp cây không btiêu hao nước, dinh dưỡng, đồng

Upload: others

Post on 06-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 1

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHUỐI LÙN

Với những đặc điểm như: có vị ngọt đậm, thơm ngon, cuống chắc, vỏ dày, chuối lùn trở thành một loại quả được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Không chỉ đáp ứng nhu cầu của thi trường hoa quả, quả chuối lùn còn được sử dụng trong công nghệ sản xuất bánh kẹo, mứt tết, đem lại giá trị dinh dưỡng cao.

Nhờ thích nghi được với nhiều loại đất, dễ trồng, ít tốn công chăm sóc lại cho thu nhập cao, những năm gần đây, chuối lùn đang trở thành cây trồng chủ lực của nhiều địa phương trong cả nước.

Sau đây là những chia sẻ về kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối lùn của ông Thọ, bà con có thể tham khảo áp dụng.

1. Thời vụ : Cây chuối lùn có thể trồng quanh năm, tuy nhiên thời điểm tốt

nhất là vào tháng 2 âm lịch. Ở thời điểm này, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho cây chuối lùn phát triển.

Ngoài ra, khi trồng chuối vào tháng 2 âm lịch, cây sẽ cho thu hoạch vào dịp Tết. Như vậy, chuối sẽ được bán với giá cao hơn, giúp người trồng chuối có thể tăng thêm thu nhập.

2. Chọn giống: - Tiêu chuẩn cây giống: Để chuối lùn cho ra quả vào đúng dịp

Tết thì ở thời điểm trồng, bà con chọn những cây con có từ 6- 9 lá mầm và có chiều cao khoảng 70- 90 cm. Cây con phải to khỏe, không sâu bệnh và là cây thứ 2, thứ 3 ở cây mẹ đã trổ buồng.

Nếu bà con chọn cây giống ở những cây mẹ chưa trổ buồng thì khi đào cây giống lên sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của cây mẹ sau này.

- Sau khi đã chọn được những cây giống đạt tiêu chuẩn, đào toàn bộ củ và rễ của cây lên. Sau khi đào xong, ta tiến hành cắt hết rễ, mầm và lá cho cây con(chỉ để 1 lá ngọn trên cây) trước khi đem trồng. Điều này giúp cây không bị tiêu hao nước, dinh dưỡng, đồng

Page 2: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 2

thời khi cây chỉ có 1 lá thì giúp không bị đổ khi gặp gió to. Ông Thọ hướng dẫn cách xử lý cây giống

- Sau khi cắt xử lý cây giống xong, bà con đưa cây vào chỗ râm mát trong 1-2 ngày để cây liền vết thương trước khi đem trồng.

3. Làm hố và trồng cây: - Đất trồng: Bà con chọn loại đất thịt nhẹ, đất phù sa hoặc

những vùng đất cao, dễ thoát nước như đất đồi để trồng chuối lùn. Vì với những vùng đất thấp, ngập nước, cây dễ bị thối rễ.

- Đào hố: Tùy từng loại đất mà hố trồng có kích thước khác nhau.

Với đất đồi cao, hố vuông có chiều rộng: 1.3-1.5m, sâu: 50cm Với đất đồi thấp, đất thịt nhẹ, hố vuông có chiều rộng: 80cm,

sâu: 30cm. Với những vùng đất cao, ta đào hố rộng hơn những vùng đất

khác giúp cây có thể nhận đủ chất dinh dưỡng trong đất để phát triển tốt.

- Mật độ trồng: 2m-2.5x 2.5-3m. - Trồng cây: Dùng cuốc, xẻng lấp đất vào hố, lượng đất dày

khoảng 30cm. Sau khi lấp đất xong ta dùng cuốc moi 1 hốc ở giữa rộng khoảng 30cm để đặt cây chuối con vào. Bà con chú ý đặt cây thẳng đứng để tránh cây bị đổ và mọc nghiêng sau này. Tiếp theo ta lấp đất kín gốc cây, vừa lấp vừa giậm nhẹ để cây im gốc.

- Bón lót: Sau khi lấp đất xong, ta tiến hành bón lót cho chuối lùn. Với mỗi gốc chuối, bón khoảng 1 xảo phân ủ mục và 200- 300g phân tổng hợp.

Cách bón: đào 1 rãnh vòng quanh, cách gốc 20-30 cm gốc cây để rắc phân vào.

Sau khi bón xong, dùng cuốc lấp đất kín phân. Như vậy, phân sẽ không bị phân hủy khi gặp ánh sáng mặt trời, lượng dinh dưỡng trong phân sẽ được đảm bảo một cách tốt nhất.

- Tiếp theo, dùng rơm rạ phủ kín bề mặt hố nhằm giữ độ ẩm cho đất đồng thời khi rơm mục sẽ tạo một lượng phân hữu cơ trong đất. Cuối cùng ta tưới nước xung quanh gốc cây.

Page 3: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 3

4. Bón thúc: Với chuối lùn, bón thúc được chia làm 3 lần, bón ở 3 giai đoạn khác nhau.

- Lần 1: Khi cây trồng được khoảng 1 tháng rưỡi đến 2 tháng. Khối lượng: 500g NPK/ 1 gốc chuối. Bà con rắc đều phân tổng hợp lên trên.

Sau đó tiến hành lấp đất, dùng mùn mục phủ đều 1 lớp lên bề mặt hố. Cuối cùng ta dùng vôi bột rắc đều lên trên.

Như vậy vừa giúp đất được khử chua vừa có tác dụng phòng tránh sâu bệnh hại cây sau này.

- Lần 2: Sau khi cây trồng được khoảng 5 tháng, tức là 1 tháng trước khi cây trổ buồng.

- Lần 3: Sau khi cây ra buồng 1 tháng. Trồng lần bón thúc thứ 2 và thứ 3, sử dụng loại phân và số

lượng giống nhau, đó là 100g đạm+ 200g kali/1 gốc. Trộn đều 2 loại phân với nhau rồi rắc lên bề mặt gốc. Sau đó, tưới nước cho cây.

Đối với những gia đình trồng diện tích rộng, ta có thể hòa tan phân vào bể nước sau đó dùng máy bơm nước tưới đều lên các gốc chuối. Như vậy sẽ tiết kiệm nhân công hơn mà vẫn hiệu quả.

5. Chăm sóc: - Để mầm cây: Khi trồng chuối lùn, ta chỉ nên để 1 cây mầm

duy nhất. Do vậy bà con phải kiểm tra mầm thường xuyên, nếu thấy xuất hiện mầm mới, ta nên dùng dao cắt bỏ để tránh phân tán chất dinh dưỡng nuôi cây.

Cách cắt: cắt sát gốc sau đó dùng mũi dao nhọn đâm thẳng xuống để diệt mầm đó đi. Ta không nên đào gốc mầm lên vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mẹ.

Từ khoảng tháng 8, tháng 9 trở đi, ta mới bắt đầu để mầm làm cây giống cho năm sau.

- Cắt bỏ lá già, khô: Trong quá trình cây sinh trưởng và phát triển sẽ xuất hiện những lá đã già và khô và gãy bám ở thân cây, đây là một trong số những nguyên nhân gây sâu bệnh cho cây. Bà con phải thường xuyên chú ý, nếu thấy có lá khô, lá vàng, bà con dùng dao cắt bỏ.

Page 4: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 4

- Bẻ bắp, tỉa quả: Sau khi cây trổ hoa và ra được khoảng 13 nải trên 1 buồng, bà con tiến hành bẻ bắp và tỉa quả cho cây.

Dưới đáy buồng là hoa đực hay còn gọi là bi chuối. Lúc này, hoa đực đã hết tác dụng, vì vậy ta nên cắt bỏ đi. Ngoài ra đáy buồng thường xuất hiện nải kẹ, quả nhỏ không phát triển, ta cũng nên cắt bỏ để không làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của buồng.

Việc tỉa nải nên tiến hành vào buổi chiều, tránh trời mưa để hạn chế mất nhựa, làm ảnh hưởng đến mẫu mã của buồng chuối sau này.

- Làm cây chống buồng: Sau khi cây ra buồng được khoảng 1 tháng, ta phải làm cây chống buồng để giữ cho cây không bị đổ khi gặp gió.

Cách làm: Chọn 2 cột tre hoặc gỗ chắc khỏe, dùng dây thép buộc chéo với nhau để làm cây chống buồng. Tiếp theo bà con đưa cây chống dựng vào chỗ tiếp xúc giữa thân và đầu buồng chuối. Sau đó ta buộc 1 thanh gỗ nằm ngang 2 cột chống để cột cố định hơn. Cuối cùng ta dùng dây buộc cuống buồng vào thanh gỗ. Như vậy, buồng chuối sẽ được giữ chắc và không bị gãy khi quá nặng.

6. Thu hoạch: Thời gian sinh trưởng của cây chuối lùn dài khoảng 10 tháng.

Sau khi cây trổ buồng từ 4- 5 tháng, bà con kiểm tra thấy, những quả cuối buồng chuyển từ xanh sang vàng nhạt, quả tròn đều.. ta có thể bắt đầu thu hoạch. Buồng chuối đạt tiêu chuẩn phải thẳng, quả chuối tròn đều, màu sắc xanh tự nhiên, đảm bảo đúng chất lượng của chuối lùn thương phẩm.

Theo: nhanonglamgiau.com

KINH NGHIỆM TRỒNG TỎI TÂY

1. Cách trồng và chăm sóc - Thời vụ: Khác với các giống tỏi ta trồng để lấy củ, tỏi tây

dùng để ăn lá, ăn thân nên có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm, nhưng thuận nhất là tỏi chính vụ (tháng 9, tháng 10 để thu hoạch tháng 11, 12) và vụ xuân (tháng 2, tháng 3 để thu hoạch tháng 4, tháng 5).

Page 5: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 5

- Làm đất: Chọn đất tơi xốp, nhiều mùn, thoát nước tốt, không chua, pH từ 6-6,5 là thích hợp. Đất được cày bừa kỹ, phơi ải tốt để hạn chế các loại nấm bệnh tồn lưu trong đất. Bừa nhỏ lại một lần nữa rồi lên luống cao 20-30cm, rộng 100-120cm. Trước khi lên luống cần bón 20-25 tấn phân chuồng hoai mục rồi bừa trộn đều với đất hoặc lên luống xong, rạch hàng (cách nhau 20-25cm) bón phân chuồng và 400-500kg lân + 400kg kali trộn đều, rải phân theo rãnh (lượng phân tính cho 1ha) rồi lấp đất lại chờ cấy tỏi.

- Cách trồng: Có thể gieo thẳng hạt giống rồi chăm sóc hoặc gieo ươm cây giống rồi đem cấy ra ruộng để chăm sóc, trong đó cách cấy chuyển là tốt nhất, được sử dụng phổ biến nhất.

Đất để gieo ươm cây giống cần làm nhỏ, san phẳng và gieo với lượng hạt giống 2-3g/m2 rồi phủ một lớp đất bột mỏng và một lớp rơm rạ dày 1-2cm được cắt nhỏ 4-5cm để giữ ẩm và tránh bị xói hạt khi tưới nước. Có thể làm giàn che bằng khung tre, phủ nilon để che khi bị mưa to.

Khi cây giống mọc được 20-25 ngày, có 2-3 lá thì nhổ, cắt bớt một ít rễ và lá ngọn rồi cấy sâu 3-4cm theo rãnh đã được bón phân từ trước với khoảng cách cây cách cây 10-15cm. Trồng xong dùng rơm rạ tủ kỹ trên mặt luống vừa hạn chế cỏ dại, giữ ẩm vừa làm cho đất thêm tơi xốp, tỏi sinh trưởng tốt. Tưới nước, giữ ẩm thường xuyên.

- Bón phân thúc: Có thể dùng nước giải pha loãng 30% hoặc đạm để bón 3-5 lần trong thời gian sinh trưởng (mỗi lần 3kg/1sào Bắc bộ).Thường xuyên xới xáo, làm sạch cỏ và vun gốc cho cây.

- Phòng trừ sâu bệnh: Chú ý phòng trừ các loại sâu khoang ăn lá, rệp muỗi kịp thời bằng các loại thuốc trừ sâu thông dụng.

Tốt nhất là nên phun bằng các loại thuốc trừ sâu vi sinh hoặc bằng thuốc thảo mộc và chú ý thời gian cách ly trước khi thu hoạch. Trên ruộng tỏi thường thấy bệnh sương mai (Peronospora destructore uniger) xuất hiện và gây hại khi nhiệt độ thấp, ẩm độ cao vào các tháng 1,2.

Phun phòng bằng dung dịch Boocđô 15, hoặc Zineb 3%, Ridomil 1%. Những ngày có sương nên tưới nước để rửa sương khỏi lá tỏi hoặc rắc tro bếp lên cây để hạn chế sự gây hại.

Page 6: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 6

2.Thu hoạch Thời gian sinh trưởng của tỏi tây khoảng 3 tháng, tuy nhiên sau

khi trồng khoảng 60 ngày là có thể nhổ tỉa để ăn dần hoặc đem bán được. Nhổ tỉa 3-4 lần cách nhau 3-5 ngày. Thu hoạch tỏi vào những ngày râm mát hoặc vào sáng sớm, chiều tối. Năng suất: Nếu trồng thuần, có thể đạt 20-25 tấn/ha. Trồng xen với các loại rau khác thì biến động từ 10-15 tấn/ha.

Theo: Nông nghiệp Việt Nam

KỸ THUẬT TRỒNG CẢI NGỌT

1. Xử lý giống - Nếu vào mùa khô nên sử dụng các giống nhập của Trung

Quốc và Thái Lan, mùa mưa nên dùng giống TG1. - Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc Rovral, Aliette

hoặc Benlat C (5g cho 100 hạt giống); gieo qua liếp ươm: 20g hạt giống đủ trồng cho 100m2, tuổi cây con 18-19 ngày. Có thể gieo hạt giống trực tiếp rồi tỉa dần: 40g cho 100m2 nếu gieo theo hàng, 60g hạt cho 100m2 nếu gieo vãi. Gieo xong phủ một lớp đất mỏng đã trộn phân chuồng hoai, trên cùng phủ một lớp rơm mỏng. Mùa khô cần tưới đủ ẩm. Trước khi nhổ cần tưới ướt bằng phân DAP pha loãng 30g/10 lít nước.

2. Thời vụ Hai giống cải có thể trồng quanh năm, nhưng trồng vào mùa

khô cho năng suất cao hơn. Nếu trồng vào tháng 12, tháng 1 cần theo dõi chặt chẽ sâu hại để phòng trừ kịp thời. Mùa mưa làm giàn che để bảo vệ cây, tránh để giập lá.

3. Kỹ thuật trồng - Chuẩn bị đất: Có thể trồng cải ngọt, cải xanh trên nhiều loại

đất khác nhau, miễn là được tưới tiêu tốt. Đất cần được phơi ải 8-10 ngày trước khi lên liếp.

Lên liếp rộng 0,8-1m, cao 10- 15cm, mùa mưa lên liếp cao hơn khoảng 20cm. Xử lý đất trước khi gieo trồng bằng cách bón vôi bột 5-6kg hoặc 100g Vimoca cho 100m2 để phòng trừ tuyến trùng.

Page 7: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 7

Mùa mưa cần che phủ đất bằng rơm hoặc nilon để hạn chế cỏ dại và tránh đất cát bám lên cây dễ nhiễm các loại sâu bệnh. Không trồng liên tục cùng một loại cải trên cùng một chân đất.

- Khoảng cách trồng: Tuỳ theo mùa vụ và giống có thể trồng khoảng cách 15x15cm hoặc 15x20cm.

- Bón phân: Bón lót phân chuồng hoai mục 1,3-1,5 tấn, super lân 14-15kg, bánh dầu 30kg hoặc mật sừng; bón thúc lần 1 phân ure hoà nước tưới khi cây hồi xanh, khoảng 7-8 ngày, bón thúc lần 2 và 3 cách nhau 5-6 ngày, 5-6kg/lần (30-40g/lít nước), cũng có thể dùng phân bón lá khoảng 2-3 lần song phải giảm bớt số lượng phân ure. Thúc lần 2 nên kết hợp bón hỗn hợp 50-60kg bánh dầu với 2,5kg kali. Nếu bón NPK hoặc DAP phải tính lượng đạm, lân, kali cho phù hợp.

4. Phòng trừ sâu bệnh Cải ngọt thường bị một số sâu bệnh như: bọ nhảy, sâu khoang, sâu

tơ, sâu xanh ruồi đục lá, bệnh thối nhũn vi khuẩn, bệnh chết cây con... - Trừ bọ nhảy: Có thể sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng

hợp đối với bọ nhảy như vệ sinh đồng ruộng, phơi ải, che phủ bạt nilon, luân canh với cây trồng khác họ cải...

Dùng chế phẩm nấm Ma có hiệu quả cao, có thể dùng các loại thuốc Hopsan, Polytrin.

- Trừ sâu khoang: Có thể trừ bằng các loại thuốc có nguồn gốc Pyrethroid như Sherpa, Polytrin P; hoặc dùng các loại chế phẩm vi sinh như NPV, Vi-BT hoặc thảo mộc: Rotenone, Neem.

- Trừ sâu tơ: Sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc BT như Delfin Dipel, Aztron, Biocin... hoặc dùng các thuốc có gốc Abamectin, gốc Pyrethroid... và nên dùng luân phiên các loại thuốc.

- Trừ ruồi đục lá: Có thể dùng thuốc Ofunak, Scout... - Trừ bệnh: Với bệnh chết cây con, thối bẹ dùng Moceren,

Ridonmyl MZ; với bệnh thối nhũn dùng các loại thuốc như Kasuran, Kanamin...

Lưu ý: Khi dùng thuốc BVTV phải đảm bảo nguyên tắc "4 đúng" và giữ đúng thời gian cách ly.

Theo: Báo Nông thôn ngày nay

Page 8: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 8

KỸ THUẬT BÓN LÓT CHO KHOAI TÂY

Cây khoai tây vừa có giá trị thực phẩm vừa có giá trị lương thực. Đây là một loại cây cho củ có giá trị dinh dưỡng cao, lại dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, có năng suất khá cao nên được trồng ở nhiều nơi trên thế giới.

Khoai tây là loại cây có yêu cầu cao đối với các chất dinh dưỡng. Trung bình 1 tấn củ khoai tây lấy đi từ đất 5,86 kg N; 1,11kg P2O5; 8,92 kg K2O. Với năng suất 15 tấn/ha, cây khoai tây lấy đi từ đất 88 kg N; 17 kg P2O5; 134 kg K2O. Ngoài ra khoai tây còn lấy đi từ đất 19 kg CaO, 16 kg MgO. Tính ra để đảm bảo khoai tây có năng suất 15 tấn củ /ha với hệ số sử dụng phân bón trung bình là 50% thì cần bón cho 1 ha là 382 kg urê, 204 kg supe lân, 448 kg KCl.

Cũng như các loại cây có củ khác, khoai tây có nhu cầu đối với kali rất lớn và tỷ lệ cân đối đạm-kali cần được đảm bảo. Bón cân đối đạm-kali cho khoai tây có thể làm tăng năng suất củ là 47-102%, với hiệu suất là 1kg KCl cho 64-88 củ khoai tây. Do hiệu lực của phân kali lớn như vậy, cho nên ở những nơi thiếu phân kali cần tăng cường bón các loại phân bón giàu kali như phân chuồng, rơm rạ, tro bếp để bổ sung kali cho cây.

Khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn, lại trồng vào vụ đông có nhiệt độ tương đối thấp nên phân hữu cơ phát huy tác dụng chậm và có những hạn chế, vì vậy bón phân vô cơ cho khoai tây là rất cần thiết.

Phân chuồng bón cho khoai tây cần được ủ hoai mục để có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho khoai tây nhất là trong điều kiện nhiệt độ thấp của mùa đông, đồng thời có tác dụng cải thiện các đặc tính vật lý của đất, làm tốt hơn chế độ không khí trong đất.

Thời kỳ bón phân cho khoai tây có ý nghĩa rấtlớn. Nếu bón không đúng lúc, bón muộn có thể dẫn đến cây tốt lá mà hình thành củ rất ít, củ lại nhỏ.

Thông thường, phân chuồng, phân lân được bón lót toàn bộ. Phân đạm cần được bón sớm, bón tập trung. Có thể bón lót 20%

Page 9: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 9

lượng phân đạm. Số còn lại chia ra bón 2 lần: sau khi mọc 15 ngày và 30 ngày, kết hợp với vun gốc.

Lượng phân bón cho khoai tây thay đổi tuỳ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Tuy nhiên cần đảm bảo cân đối giữa N, P, K. Tỷ lệ thích hợp cho khoai tây là: 1:0,5:1-1,25.

Lượng phân bón bình quân cho 1 ha khoai tây là: N: 120 kg; P2O5: 60kg; K2O: 120-150kg.

Tính ra là : 260kg urê + 300kg supe lân+ 200-250kg KCl.

Theo: Khuyến nông Việt Nam

LÀM LỒNG ẤP THỦ CÔNG TRONG NUÔI GÀ

Chỉ bằng vật liệu đơn giản, dễ kiếm, bà con có thể làm được những lồng ấp dùng trong chăn nuôi gà rất hiệu quả lại tiết kiệm chi phí, từ đó có thể tăng lợi nhuận.

Vật liệu (Chuẩn bị cho lò ấp khoảng 100 trứng). 1 thùng tôn lồng vào trong thùng xốp để giữ nhiệt. Kích thước

thùng tôn khoảng 60 x 60cm, có nắp đậy. 1 tấm lưới cắt bằng mặt trong của thùng tôn làm khay đựng trứng; 1 bao may bằng vải thấm nước đựng một lớp trấu bên trong trải lên khay để đặt trứng, gọi là đệm trứng; 3 đèn dầu hỏa có chân, có đủ bóng; 1 nhiệt kế để ở khay trứng và mấy viên gạch kê thùng lên cách mặt đất khoảng 20cm và kê khay trứng trong khoảng giữa thùng; bình xịt nước phun sương tạo độ ẩm.

Cách làm Khoét 3 lỗ ở đáy thùng cách đều nhau, cho 3 bóng đèn vào bên

trong (đèn đặt bên dưới, chỉ miệng bóng đèn chui vào thùng). Chọn trứng đều nhau và có trống đặt lên đệm trứng một lượt.

Đốt 3 đèn dầu lên. Xem nhiệt kế để đảm bảo nhiệt độ 37,5 – 38 độ C (vịt 38,5 – 39 độ C) rồi vặn nhỏ đèn sao cho trong quá trình ấp giữ được nhiệt độ. Nắp đậy chỉ sử dụng khi nhiệt độ chưa đạt mức cần thiết, sau đó mở hé cho thoáng.

Vài ngày phun nước một lần (làm sao đạt độ ẩm khoảng 80%). Khi đảo, nhớ đánh dấu các vị trí hiện tại bằng cùng một ký hiệu. Mỗi

Page 10: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 10

ngày đảo 6 - 7 lần trong 10 ngày đầu. Sau đó giảm dần, chỉ cần 3 - 4 lần/ngày. Khi đảo vị trí các mặt của trứng cũng phải đảo vị trí giữa và bên cạnh đệm trứng. Sau 7 ngày cần soi trứng để loại bỏ những quả không có phôi. Có thể cầm trứng đặt trước một cái phễu giấy bìa trước ngọn đèn. Nếu trứng không có phôi sẽ không có đường dây máu phát triển. Thông thường những trứng hỏng sẽ có khoảng trống là một hình chéo.Với gà, ấp 19 - 20 ngày trứng sẽ nở, vịt 28 ngày, ngan 40 ngày.

Chăm sóc, nuôi dưỡng gà con không có mẹ Sau khi gà nở hết không nên cho ăn trong 24 giờ đầu để gà

tiêu hết lòng đỏ. Tuy nhiên, cần cho uống nước bằng cách đặt vài cái ly trong đựng đầy nước sạch úp ngược vào cái đĩa để nước rỉ ra dần.

Nhiệt độ: Lúc gà ra khỏi lồng ấp vẫn cần duy trì nhiệt độ ấm hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài. Tuần đầu 35 độ C, sau đó giảm dần. Cần đóng những chuồng úm diện tích khoảng 2m2, cao 1,5m. Tuần đầu lót lưới 5mm, tuần 2 lưới 1cm, tuần 3 lưới 1,5cm, bên dưới rải báo và treo hai ngọn đèn khoảng 40W. Tuần đầu dùng đèn cả ngày lẫn đêm. Tuần 2 chỉ dùng ban đêm. Tuần 3 chỉ dùng khi mưa, gió rét, bão. Tuần 4, có thể thả gà xuống đất, chỉ nhốt vào ban đêm. Nếu không có điện có thể che chuồng thật kín và rải một lớp trấu để giữ nhiệt độ ấm hơn.

Thức ăn: Có thể cho ăn bằng thức ăn gà con (thức ăn công nghiệp) hoặc bằng tấm gạo, bắp xay, vừng. Bổ sung một ít bột cá nhạt hoặc đậu nành rang xay nhỏ, đầu cá vụn nấu chín hoặc giun, mối... Từ tuần 2 cho ăn thêm rau xanh như rau muống, cải bắp... xắt nhỏ.

Quy trình phòng bệnh Để đề phòng bệnh viêm rốn và bạch lỵ có thể cho uống kháng

sinh trong 4 ngày đầu tiên: Ampiseptin gói 5g, hoặc Ampicoli gói 5g; một gói hòa với một lít nước.

Tiêm vắc -xin Gà 5 ngày tuổi: Dùng vắcxin Laxota nhỏ mắt mũi. Gà 10 - 12 ngày: Chủng đậu và Gumboro nhỏ mắt mũi.

Page 11: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 11

Gà 21 ngày: Dùng Laxota lần 2. 35 ngày: Chích Imopest: 0,3cc/con. Lặp lại sau mỗi 3 tháng đối

với gà nuôi đẻ và gà trống giống. Chích vắc -xin tụ huyết trùng 1cc/con cùng một lúc. Lặp lại sau mỗi 6 tháng đối với gà giống. Có thể bổ sung vitamin, vitason, liều 2g/lít nước.

Lịch xổ giun: Mỗi tháng xổ giun một lần với levamison liều một gói 5g/3kg gà nhỏ hoặc 5kg gà lớn.

Phòng bệnh cầu trùng: Khi có triệu chứng cầu trùng ở những con đầu tiên (phân tiêu chảy, có máu trong phân) dùng Anticoc với liều 1g/lít nước, hoặc Rigecoccin 1 gói /lít nước. Dùng thuốc 5 - 6 ngày.

Phòng bệnh Gumboro: Nếu thấy gà ủ rũ, tiêu chảy phân nhớt, dùng vitamin C, đường Glucoza và Eleotrolyte. Liều lượng: 100g vitamin C, 0,5kg đường Glucoza và 2 gói Eleotrolyte cho 50 lít nước, dùng 3 - 5 ngày.

Theo: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM

Để bà con chăn nuôi thành công tăng thu nhập nhưng cũng cần đề phòng dịch bệnh làm mất trắng vì các lý do như sau:

- Sự tăng đàn đột ngột làm mật độ nuôi quá cao hoặc điều kiện chuồng nuôi không đảm bảo đều làm suy giảm sức khỏe của gia cầm.

- Hiện nay mưa dầm kéo dài, điều kiện thời tiết luôn lạnh ẩm, sức đề kháng của gia cầm suy yếu dễ phát sinh dịch bệnh nguy hiểm nhất là bệnh cúm gia cầm.

- Theo quy luật phát sinh dịch bệnh trong tỉnh hàng năm bệnh cúm gia cầm thường hay xảy ra trong khoảng thời gian này.

Nhằm giúp người nuôi thành công tránh được dịch bệnh, xin được giới thiệu các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm.

Những biện pháp này rất dễ thực hiện và không tốn kém gồm những việc như sau:

Page 12: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 12

Thứ nhất: Khi mua gia cầm giống về nuôi chỉ nên mua gia cầm từ những cơ sở giống tốt, có nguồn gốc rõ ràng, và chỉ chọn những gia cầm khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Cần phải hỏi rõ để biết giống gia cầm đã được tiêm phòng chưa và tiêm phòng những bệnh gì. Cần lưu ý: nên nhốt riêng gia cầm mới mua về (cách xa đàn gia cầm nhà đang nuôi) và cho uống thuốc bổ trong vòng 10 ngày đến 15 ngày (bằng cách dùng nước sạch hoà với B.complex mỗi ngày cho uống 2 lần, sáng tối), khi thấy khỏe mạnh mới thả vào cùng đàn gia cầm nhà.

Thứ hai: Đảm bảo điều kiện chuồng nuôi và môi trường nuôi được vệ sinh. Trước khi nuôi: Cần chuẩn bị tốt chuồng trại trước khi mua gia cầm về.

- Đối với gà nuôi thả trong sân vườn cũng cần phải có trại có mái che để gà trú nắng, mưa. Gà rất nhạy cảm với điều kiện lạnh ẩm. nếu bị mưa ướt gà rất dễ sinh bệnh.

- Mật độ nuôi cần vừa phải: nếu nuôi quá đông, gia cầm hay cắn mổ, môi trường quá ô nhiễm dễ phát sinh bệnh tật.

- Cần chú ý vệ sinh tiêu độc chuồng gia cầm, khu vực xung quanh chuồng, dụng cụ chăn nuôi trước khi đưa gia cầm vào nuôi.

Trong thời gian nuôi: - Nên giữ cho chuồng nhốt gia cầm luôn khô ráo, sạch sẽ,

thoáng mát, không bị mưa tạt gió lùa. - Sân thả gia cầm cần khô sạch sẽ, có hàng rào bao quanh. - Nếu nuôi gia cầm có chất độn chuồng thì độn chuồng phải

luôn khô ráo nên phơi nắng trước khi cho vào chuồng gia cầm. - Cần định kỳ quét phân, thay chất độn chuồng, rắc vôi bột vào

các nơi ẩm ướt, quét vôi chuồng nuôi, sân thả gia cầm, phun thuốc diệt muỗi, mò, mạt.

- Phân gia cầm, chất độn chuồng lẫn phân cần được gom và ủ để diệt mầm bệnh.

- Trong thời gian này cần định kỳ vệ sinh, tiêu độc sát trùng chuồng trại (1 tuần 1 lần), sử dụng các loại hóa chất sát trùng như: cloramin, iodine, benkocid… để sát trùng chuồng, khu vực xung quanh chuồng, dụng cụ chăn nuôi… để giảm thiểu mầm bệnh.

Page 13: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 13

Sau mỗi đợt nuôi: Cần tổng vệ sinh sát trùng và để trống chuồng 7-15 ngày mới

nuôi lứa khác để cắt đứt các loại mầm bệnh. Thứ ba: Biện pháp cách ly để hạn chế lây lan bệnh - Nên hạn chế người ra vào nơi nuôi gia cầm. Nếu có dịch bệnh

xảy ra ở địa phương xung quanh thì không cho người ngoài đến. Người nuôi gia cầm không được đến nơi xảy ra dịch.

- Cần có biện pháp ngăn ngừa không cho gia cầm tiếp xúc với các động vật khác như chim hoang, heo, chuột....

- Thường xuyên loại thải những gia cầm gầy yếu ra khỏi đàn để tránh lây lan bệnh.

Thứ tư. Chủng ngừa. Đây là biện pháp chủ động phòng bệnh có hiệu quả nhất. Xin giới thiệu lịch chủng ngừa vacxin một số bệnh chủ yếu như sau:

+ Tiêm phòng vacxin dịch tả vịt đối với vịt, nhỏ mắt vacxin Lasota (bệnh Newcastle) đối với gà lần đầu lúc 7 ngày tuổi, lần 2 lúc 21 ngày tuổi.

+ Tiêm phòng vacxin bệnh cúm gia cầm (H5N1) cho cả gà và vịt lần đầu lúc 15 ngày tuổi, lần 2 lúc 45 ngày tuổi.

+ Tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng cho cả gà và vịt lúc 60 ngày tuổi.

Một điều cần nhắc lại là bệnh cúm gia cầm thường hay phát sinh trong khoảng thời gian này. Hiện nay, cơ quan thú y bắt đầu triển khai tiêm phòng đại trà vacxin cúm gia cầm H5N1 bắt buộc trên toàn tỉnh. Tại mỗi xã đều có tổ chức các đội tiêm phòng. Do vậy, hộ chăn nuôi có gia cầm đến độ tuổi tiêm phòng, cần đăng ký với trưởng ấp hoặc nhân viên thú y xã để được tiêm phòng miễn phí. Theo qui định của Ủy ban nhân dân tỉnh, những hộ nuôi không đăng ký và thực hiện tiêm phòng sẽ không nhận được chính sách hỗ trợ của nhà nước nếu bị dịch bệnh cúm gia cầm xảy ra. Do đó người chăn nuôi cần tích cực đăng ký thực hiện.

Theo: Nông nghiệp Việt Nam

Page 14: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 14

KỸ THUẬT TRỒNG KHẾ NGỌT

Hiện nay khế ngọt cũng là một trong những cây ăn quả mang lại thu nhập cao. Dưới đây là kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch đối với cây khế ngọt.

Đất trồng: Đất trồng khế ngọt nên chọn loại đất tốt, giàu mùn có nguồn nước tưới. Nếu ở vùng đồi thì chọn đất trồng ở chân đồi.

Thời vụ trồng: Ở miền Bắc, vụ xuân là tốt nhất (tháng 2-3) và có thể là vụ thu (tháng 8-10).

Kích thước hố: 0,6x0,6x0,6m. Nếu đất xấu 1,0x1,0x0,8m. Khoảng cách cây 5x6m hoặc 5x5m. Khế ưa bóng râm nên có thể trồng xen trong vườn xoài, mít, nhãn...

Chăm sóc: - Chọn đất ẩm, nhiều màu và nhiều bóng râm: Chú ý cắt tỉa sao

cho có khung tán rộng, cành phân bố đều trong tán không cho nắng rọi vào thân chính.

Khi cây lớn, cành quá dày thì nên tỉa bớt cho tán cây thông thoáng: Bỏ bớt cành già, cành mọc chen chúc, cành sâu bệnh, cành yếu... Thời gian cắt tỉa thích hợp là vào sau vụ thu hoạch quả, trước lúc ra hoa.

- Mỗi năm sau đợt thu quả (cuối năm) bón cho mỗi gốc 20-30kg phân chuồng.

Khi còn nhỏ bón cho mỗi cây 400-500g phân NPK (tỷ lệ là 10:12:7 hay 16:16:8). Cây bắt đầu cho quả có thể bón tăng thêm liều lượng 500-800g/cây (15:15:15). Chú ý tăng cường phân kali.

- Với cây lớn cho nhiều quả bón 3-4kg phân NPK hỗn hợp/cây, chia ra 3-4 lần trong năm. Cách nhau 3-4 tháng bón một lần.

Phòng trừ sâu bệnh: Chưa có loại bệnh nấm, virus nào nguy hiểm đối với khế. Các loại sâu đáng chú ý là ruồi đục quả, sâu non thuộc bộ cánh phấn, đục vào quả và có thể ăn cả hoa và quả non.

Thu hoạch: Sau khi ra hoa khoảng 100 ngày thì khế chín, tuỳ theo màu sắc quả biết được mức độ chín để thu hoạch cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Khế là loại không chín thêm sau khi thu hoạch, do vậy không nên hái xanh. Quả khế dễ giập chỉ nên thu

Page 15: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 15

hoạch bằng tay, nếu trên cao thì thu hoạch bằng sào có gắn rọ ở đầu để hái.

Theo: nhanonglamgiau.com

KỸ THUẬT BÓN PHÂN VIÊN NÉN NK DÚI SÂU CHO LÚA NƯỚC

Phân bón viên nén dúi sâu là loại phân chậm tan, tan từ từ vừa đủ cho cây hút, đủ dinh dưỡng. Cả vụ chỉ bón dúi một lần, đơn giản, dễ làm và chủ động trong sản xuất.

Sử dụng phân viên nén dúi sâu tiết kiệm được 30% - 35% lượng đạm; tăng năng suất lúa từ 10% - 20% so với cách bón phân vãi thông thường, hạn chế cỏ dại, sâu bệnh hại lúa, tiết kiệm được công lao động và chi phí, giảm tác hại đối với môi trường.

1. Kỹ thuật cấy lúa: * Chuẩn bị khung cấy: - Dùng nguyên liệu tại chỗ (che, hóp, gỗ) đóng bộ khung cấy. - Sử dụng dây cấy chế sẵn hoặc dùng 6 sợi dây được tháo ra từ

bao tải để xe thành dây cấy. Bộ dây cấy chỉ nên dài khoảng 30 m. * Chuẩn bị ruộng cấy: Yêu cầu cày bừa, làm đất như với ruộng

cấy lúa bình thường, bừa càng phẳng mặt ruộng thì càng dễ quản lý mực nước, cấy và dúi phân nhanh.

Bón lót từ 200 - 300kg phân chuồng hoai và 10 - 15kg phân lân Văn Điển hoặc supe Lâm Thao cho 1 sào Bắc bộ (360m2) trước khi cấy như bón phân thông thường.

Luôn giữ mực nước trong ruộng từ 3 - 5cm từ lúc cấy cho đến khi bón phân.

* Cấy lúa: Cấy thẳng hàng, đúng mật độ, khoảng cách. Nên cấy lúa theo từng luống cách nhau 25cm để thuận tiện cho

việc chăm sóc và áp dụng kỹ thuật bón phân viên nén dúi sâu sau này. Mỗi luống gồm có 8 hàng lúa theo khoảng cách như sau:

+ Đối với lúa thuần: Khoảng cách cấy 18 x 18 cm ( nghĩa là khóm cách khóm 18 cm, hàng cách hàng 18cm), mỗi khóm từ 1 - 2 dảnh.

Page 16: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 16

+ Đối với lúa lai: Khoảng cách cấy 20cm x 20cm (hàng cách hàng 20cm, khóm cách khóm 20cm).

Cấy 1 dảnh/khóm, nếu đất tốt có thể cấy thưa hơn với khoảng cách 22cm x 22cm.

Cấy đúng tuổi mạ (có 3 - 4 lá thật), cấy nông tay. 2. Kỹ thuật bón phân cho lúa cấy: * Lượng phân bón cho vụ xuân: - Lượng phân bón: Tùy theo mật độ cấy mà có thể bón từ 7,5 -

8,0kg/sào Bắc bộ (360m2). - Kỹ thuật bón (dúi) phân viên nén NK: Bón tốt nhất là ngay

sau khi cấy từ 2 - 3 ngày, thời gian bón càng ngắn càng tốt. + Mực nước trong ruộng lúc bón phân sâu bằng một đốt ngón

tay là vừa. + Cách bón: Bỏ sẵn phân viên vào 1 cái túi đeo bên mình, số

lượng phân viên phải đủ để bón cho 2 băng lúa, mỗi người đi 1 hàng bón dúi cho 2 hàng bên cạnh (cách 1 hàng bón dúi cho 1 hàng, cứ 4 khóm lúa bón dúi 1 viên phân nén NK).

+ Cách dúi phân: Một tay luôn để khô để lấy phân đưa qua tay kia dúi sâu 6 - 8 cm so với mặt ruộng (ngập hết 2 ngón tay cầm viên phân là vừa). Sau khi dúi xong, dùng tay gạt nhẹ một lớp bùn mỏng phủ kín viên phân.

3. Một số điểm lưu ý khi bón phân viên nén NK để đạt hiệu quả cao nhất:

- Cấy lúa thẳng hàng để dúi phân nhanh, dễ dúi, dúi đúng vị trí và đảm bảo mật độ sẽ giúp cây lúa sinh trưởng nhanh, đồng đều, đẻ nhánh khỏe và tập trung, cho năng suất cao.

- Không nên bón phân viên trên các chân ruộng đất cát, cát pha, hiệu quả sẽ không cao do khả năng giữ phân của đất kém.

- Thường xuyên kiểm tra mực nước trên ruộng, không để ruộng khô nứt nẻ gây mất phân.

- Trong vòng 30 ngày đầu sau khi dúi phân, không nên bước chân vào ruộng để không làm xê dịch viên phân.

Page 17: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 17

- Không nên dúi viên phân nông hơn 5cm hoặc dúi sâu quá 10cm vì như vậy, phân dễ bị bay hơi hoặc lâu thấm lên phía trên làm cho lúa chậm phát triển.

- Bón phân viên NK thì nhất thiết phải bón thêm 200 - 300kg phân chuồng hoai mục, 10 - 15kg supe lân cho 1 sào 360m2.

- Có thể kết hợp phun thuốc trừ cỏ cho ruộng lúa sau khi dúi phân viên nén NK xong.

Theo: TT Khuyến nông tỉnh Yên Bái

ĐỂ TRE BÁT ĐỘ RA NHIỀU MĂNG

Muốn tre Bát độ ra măng nhiều và tập trung để thu hoạch vào thời điểm nhất định, bán được giá, bà con cần phải áp dụng một số biện pháp kỹ thuật cần thiết.

Nếu cứ để tre phát triển tự nhiên thì cây sinh trưởng thân lá mạnh, quá trình phát triển măng kém, năng suất măng thấp. Muốn măng năng suất cho cao cần có sự tác động kỹ thuật:

Thời vụ tác động từ tháng 2-9 hàng năm. Chọn những ngày nắng ráo, dùng kéo cắt cây cắt đốn toàn bộ phần thân cành và lá cách mặt đất khoảng 4m trở lên để ức chế quá trình sinh trưởng thân lá và kích thích quá trình phát triển ra nhiều măng.

Đồng thời cắt tỉa những cây tre nhỏ (đường kính < 3cm) và toàn bộ cành, lá cách mặt đất 40- 50cm cho thoáng gốc, sau đó dùng cuốc xới moi hết đất xung quanh gốc (cách gốc 40-45cm) kết hợp với chặt đứt toàn bộ vùng rễ ở độ sâu 20- 25cm, để khô đất trong khoảng 10 ngày.

Sau đó dùng phân tổng hợp NPK (5:10:3) Lâm Thao hay Apatít Lào Cai bón cho mỗi hốc (1-5kg) + (10-15kg) phân chuồng hoai mục (tuỳ cây nhiều hay ít tuổi, tốt hay xấu) rắc xung quanh gốc, cách tâm gốc 25-30cm, dùng đất lấp đầy vun cao vào gốc (hơn mặt đất xung quanh 20-25cm) để tạo điều kiện cho măng ra được thuận lợi, tưới ẩm cho tre, khoảng 2 tháng sau tre bắt đầu ra măng.

Khi thấy măng mọc làm nứt đất, nhìn thấy đỉnh ngọn măng nhô lên khỏi mặt đất 5-10cm là lúc thu hoạch măng tốt nhất.

Page 18: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 18

Chú ý: Nếu trong quá trình để khô 10 ngày (sau khi moi đất quanh gốc) mà gặp thời tiết mưa ẩm, tre ra nhiều rễ mới, bà con cần chặt đứt rễ một lần nữa (cách làm như lần đầu nhưng tịnh tiến về phía gốc 5-7cm) để thêm 5 ngày sau mới tiến hành bón thúc phân và vun cao đất vào gốc.

Theo: Kinh tế nông thôn

SÂU ĐỤC THÂN NGÔ VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ

Sâu đục thân ngô (Ostrinia nubilalis), thuộc họ Ngài sáng (Pyralidae), Bộ cánh vẩy (Lepidoptera). Loài sâu này gây hại khá phổ biến và thường gây hại khá nặng ở nhiều vùng trồng ngô của nước ta. Nó là một trong vài loài dịch hại nguy hiểm nhất đối với cây ngô.

Ngoài ngô, chúng còn gây hại nhiều cây trồng khác như: cao lương, kê, bông, đay, cà và một số loại thức ăn gia súc thuộc họ hòa thảo... nên việc phòng trừ chúng đôi khi cũng gặp không ít khó khăn do thức ăn của chúng liên tục có mặt trên đồng ruộng.

Con trưởng thành cái dài khoảng 13-15mm, sải cánh rộng 30-35mm, cánh trước màu vàng nhạt. Con đực nhỏ hơn, màu nâu, nâu vàng. Chúng hoạt động về đêm, ban ngày thường ẩn nấp trong bẹ lá hay trong nõn lá non.

Con cái đẻ trứng thành từng ổ gần gân chính ở mặt sau của những lá bánh tẻ, mỗi ổ thường có vài chục trứng, đôi khi trên trăm trứng. Một con cái có thể đẻ 300-500 trứng (cá biệt trên 1.000 trứng), khi mới đẻ trứng có màu trắng sữa.

Sau khi đẻ khoảng trên dưới một tuần lễ (tùy theo vụ) thì trứng nở ra sâu non. Sâu non có 5 tuổi.

Khi còn nhỏ sâu cắn nõn lá non hay cuống hoa đực, khi lá mở ra sẽ thấy trên lá có những lỗ thủng thẳng hàng nhau, nếu bị hại nặng có thể làm rách lá.

Khi lớn, sâu đục vào trong thân cây hoặc bắp, làm cho cây suy yếu, còi cọc (nếu gặp gió to cây có thể bị gẫy ngang như bạn đã nhìn thấy). Cây phát triển kém, hạt bị lép, làm giảm năng suất và chất lương hạt rất nhiều.

Page 19: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 19

Đẫy sức, sâu non dài khoảng 22-28 mm và hóa nhộng ở ngay đường đục trong thân cây hoặc trong bẹ lá, lõi bắp hoặc lá bao.

Để hạn chế tác hại của sâu, bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:

- Không nên gieo trồng ngô và một số cây ký chủ khác của sâu (như đã nói ở phần trên) liên tục năm này qua năm khác. Nếu điều kiện cho phép, sau khi trồng vài vụ ngô nên luân canh một vụ với cây trồng nước như lúa nước, các loại rau trồng nước... để cắt đứt nguồn thức ăn của sâu trên đồng ruộng. Đây là biện pháp có hiệu quả rất cao, nhưng phải vận động nhiều chủ ruộng trên cùng một khu vực rộng, hoặc một cánh đồng cùng thực hiện mới có kết quả.

- Ở những vùng thường xuyên bị sâu gây hại nặng hàng năm, tùy theo tình hình thực tế đồng đất của địa phương mà tuyển chọn những giống ngô ít bị nhiễm sâu đục thân để gieo trồng.

- Sau khi thu hoạch, nên đưa thân cây ngô ra khỏi ruộng và sử dụng cho trâu bò ăn hoặc làm chất đốt càng sớm càng tốt, để tiêu diệt những con sâu, nhộng còn nằm bên trong thân, hạn chế mật độ sâu ở các vụ sau.

- Nếu có điều kiện, bạn nên đi ngắt ổ trứng sâu trên ruộng rồi tiêu hủy.

- Kiểm tra ruộng ngô thường xuyên để phát hiện sớm và phun xịt thuốc kịp thời diệt sâu non mới nở khi chúng còn đang sinh sống và cắn phá trên lá chưa kịp đục vào bên trong thân cây.

Về thuốc bạn có thể phun xịt một trong các lọai thuốc như: Diaphos 50EC; Pyrinex 20EC; Vibasu 40ND; Saivina 430SC; Cyper 25EC; Vicarp 95BHN…

Ngoài ra có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu dạng hạt bón theo hàng, hốc cây ngô như: Diaphos 10G; Vicarp 4H; Padan 4G; Vibasu 10H… để diệt sâu. Trước khi sử dụng, bạn phải đọc kỹ hướng dẫn cách sử dụng của nhà sản xuất có in sẵn trên nhãn thuốc.

Theo: Báo Nông nghiệp

Page 20: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 20

PHÒNG TRỊ BỆNH ĐEN MANG CHO TÔM

Tôm bị đen mang sẽ chậm lớn, chất lượng thịt giảm sút. Trong ao nuôi tôm mà có tỷ lệ tôm bị đen mang với số lượng nhiều sẽ làm giảm nghiêm trọng lợi nhuận do giá tôm bị đen mang rất thấp.

Tôm bị đen mang do một số nguyên nhân sau: - Trong ao xảy ra các hiện tượng tảo tàn, ô nhiễm hữu cơ cao,

các vật chất hữu cơ lơ lửng trong ao sẽ bám vào mang làm mang tôm chuyển màu vàng, nâu đen.

- Tôm trong ao có hiện tượng bị đóng rong, các sinh vật bám như động vật đơn bào, vi khuẩn dạng sợi, tảo, nấm bám trên mang và bề mặt cơ thể của tôm. Các sinh vật này tạo điều kiện cho các chất vẩn hữu cơ bám và làm mang tôm chuyển màu.

- Khi mang tôm bị nhiễm vi khuẩn hay nhiễm nấm Fusaurium này cũng làm xuất hiện các sắc tố melanin làm mang tôm có màu đen.

- Tôm sống trong điều kiện pH thấp, có nhiều ion kim loại nặng như nhôm, sắt, muối của các kim loại này kết tụ trên mang của tôm làm nó chuyển màu đen.

Như vậy có nhiều nguyên nhân khác nhau (nguyên nhân sinh học và nguyên nhân môi trường) gây đen mang cho tôm. Ngăn chặc các nguyên nhân trên sẽ có tác dụng phòng bệnh bằng cách không để hiện tượng ô nhiễm hữu cơ xảy ra trong ao, giữ đáy ao sạch bằng cách làm tốt công tác tẩy dọn, lắng lọc nước trước khi đưa vào ao.

Cho ăn thức ăn có chất lượng tốt và không dư thừa, thường xuyên dùng men vi sinh (loại BRE-2; Actizyme 3 lần/tháng), tăng cường sục khí để tăng hàm lượng ô xy, có thể kết hợp dùng một số loại thuốc sát trùng như Formalin, BKC…

Khi có hiện tượng bệnh lý xuất hiện cần tìm hiểu xem tôm bị đen mang do nguyên nhân nào.

Trước tiên cần cải thiện điều kiện môi trường như phần phòng bệnh, để có thể giải quyết được cần dùng hóa chất theo 2 hướng: tiêu diệt mầm bệnh bằng các chất sát trùng và dùng kháng sinh trộn vào thức ăn để diệt tác nhân gây bệnh trên cơ thể tôm.

Theo: Nông nghiệp Việt Nam

Page 21: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 21

MỘT SỐ ĐIỂM CHÚ Ý KHI NUÔI CHIM BỒ CÂU

Chim bồ câu là giống gia cầm được nuôi dưỡng và thuần hoá khá lâu đời ở nước ta. Thịt bồ câu ngon và bổ dưỡng vì vậy ngoài mục đích nuôi chim bồ câu cảnh người ta còn nuôi chim bồ câu theo hướng lấy thịt cho hiệu quả kinh tế cao.

Hiện nay giống bồ câu cho năng suất cao là giống chim câu Pháp. Kỹ thuật nuôi chim câu Pháp theo hướng lấy thịt như sau:

Chuồng nuôi: Diện tích chuồng nuôi chim bố mẹ mỗi ô dài 60 cm, rộng 40

cm và lót 2 ổ cho chim mái vì đang giai đoạn nuôi con chim mái đã đẻ lứa tiếp theo.

Chuồng có thể làm bằng gỗ, có nhiều ô, mỗi ô nên nuôi một đôi chim sinh sản, hoặc có thể tận dụng mái hiên nhà đã được lợp chống nóng ở trên để làm chuồng nuôi chim. Pphải đảm bảo ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè, chống được chuột mèo vào phá hoại tạo điều kiện thuận lợi cho chim đẻ, ấp trứng và nuôi con.

Với vùng núi cao chuồng chim không nên đóng cố định một hướng, mà để trên trụ xoay hoặc để trên một giá gỗ đỡ có thể xoay chuồng đi các hướng được. Tuy nhiên cần có dây buộc chặt mỗi khi xoay theo hướng đã vừa ý. Mục đích xoay chuồng để chống gió lạnh, gió thổi thốc mạnh, mưa tạt. nếu là mùa đông thì quay cửa chuồng hướng nam hơI chếch đông một chút, mùa mưa xoay hướng đông bắc để hứng nắng buổi sớm, tối kỵ là quay chuồng hướng tây.

Chăm sóc: Khi chim được 20 - 21 ngày tuổi tách mẹ nuôi theo hướng nhồi

vỗ béo. Mật độ nuôi 45 - 50 con/m2. Thức ăn nhồi: 80% ngô, 20% đậu xanh. Cho chim ăn no 2 bữa

vào buổi sáng và tối. Cần bổ sung thêm lượng khoáng, vitamin và các loại thuốc bổ

khác thông qua nước uống hàng ngày. Trọng lượng chim lúc 28 ngày tuổi (ra giàng) 530 - 580

gam/con. Tỷ lệ sống 94 - 99%.

Page 22: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 22

Chim bố mẹ có thể sử dụng thóc, ngô, đỗ tương, cơm nguội làm thức ăn. Để chim không bỏ đi nên định kỳ 3-4 ngày cho chim ăn muối hoặc đường. Có thể ngâm thức ăn vào trong nước đường hoặc muối nhạt, có thể định kỳ cho chim ăn đậu tương rang chín.

Để chim khoẻ mạnh sinh trưởng phát triển tốt cần vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, cứ một tuần dọn chuồng một lần.

Chim có thể mắc một số bệnh sau: Bệnh đậu, bệnh viêm đường hô hấp, bệnh thương hàn, bệnh giả lao, bệnh giun đũa, bệnh giun diều, bệnh cầu trùng, bệnh nấm diều... Khi có chim bị bệnh cần cách ly và điều trị kịp thời.

Theo: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

Page 23: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 23

NÔNG THÔN NGÀY NAY LÀM GIÀU TỪ MÔ HÌNH NUÔI CHỒN NHUNG ĐEN

Những năm gần đây, ở thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) đã có rất nhiều tấm gương làm kinh tế giỏi “phất” lên từ những mô hình chăn nuôi những loài động vật hoang dã như: Lợn rừng, nhím, rắn hồ mang, chồn nhung đen…đem lại nguồn thu không nhỏ cho các hộ, nhiều hộ trở lên giàu có nhờ nghề này.

Để tìm hiểu về loài động vật hoang dã này, chúng tôi đã tìm đến gia đình ông Hà Anh Xứng ở thôn Mu, thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc là người nuôi động vật hoang dã cũng đã nhiều năm. Ông tâm sự: “Trước kia trên mảnh đất Đà Bắc này rộ lên phong trào nuôi nhím, lúc đó gia đình cũng đã đầu tư vào nuôi vài cặp, sau vài năm đàn nhím tăng nên không ngừng theo cấp số nhân. Đem lại cho gia đình từ việc bán nhím giống và nhím thịt một số vốn kha khá. Nhưng đến giờ do thị trường biến động, giá nhím giảm mạnh tôi chỉ nuôi với số lượng ít, giờ chỉ còn khoảng hơn 100 con cả to lẫn nhỏ. Mê chăn nuôi nên tôi rất thích tìm tòi và nghiên cứu vật nuôi mới. Trong một lần tình cờ xem chương trình “bạn của nhà nông” phát trên truyền hình kênh VTV2 về giống chồn nhung đen, xem xong tôi rất thích thú với loài vật nuôi này và muốn thử nuôi chúng”. Để có con giống ông đã khăn gói ra Viện Chăn nuôi Việt Nam để bắt giống, ban đầu ông mua 3 cặp với giá 2 triệu đồng/1 cặp. Trong thời gian nuôi thấy chồn sinh trưởng và phát triển tốt. Chồn nhung đen ăn tạp, thức ăn chủ yếu là các loại cỏ, thân cây ngô, cây lạc, cây mía, củ, quả…nhưng thức ăn khoái khẩu của chúng vẫn là giống cỏ VA06 vì thân cỏ mềm, nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng. Những thức ăn này dễ kiếm ở vùng nông thôn và phù hợp với người dân nông thôn Việt Nam trong thời buổi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao và dịch bệnh tràn lan như hiện nay. Đặc biệt là loài vật nuôi rất hiền hành, nhìn chúng có màu đen tuyền trông rất thích mắt, gần với họ loài ngặm nhấm như: chuột, thỏ…

Chồn nhung đen có khả năng sinh sản khá cao, mỗi năm trung bình đẻ khoảng 4 lứa; mỗi lứa trung bình từ 4-5 con. Đến bây giờ

Page 24: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 24

tổng đàn của gia đình ông Xứng lên đến 150 con, có đủ các loại lứa tuổi khác nhau. Với số lượng chồn ngày càng nhiều nên chuồng trại được ông thiết kế toàn bộ bằng khung sắt bao bọc bằng lưới mắt cáo cỡ nhỏ với chiều dài, rộng khoảng 40 x 40cm. Ngoài ra, khu chuồng nuôi ông thiết kế rất đơn giản nhưng ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.

Ông Xứng cho biết : “Là loài động vật dễ nuôi, từ khi nuôi chưa thấy bị bệnh tật nên không thất thoát con nào, người nuôi chỉ cần chú ý đến chuồng nuôi và vệ sinh sạch sẽ là được. Cũng theo kinh nghiệm nuôi ông cho biết loài chồn chửa khoảng 2 tháng 5 ngày, mỗi lần đẻ khoảng 4-5 con/lứa. Với giá bán giống hiện nay tôi bán từ 800.000 – 1.000.000 đồng/1cặp, cho đến giờ tôi bán được trên 20 cặp chồn giống cho bà con. Vui mừng hơn nữa là hiện nay tôi có rất nhiều đơn đặt hàng đề mua giống”.

Có thể nói chồn nhung đen là loại vật nuôi rất kinh tế, mà lại dễ nuôi, người nuôi chỉ cần bỏ vốn mua giống ban đầu, thức ăn dễ kiếm, chi phí chuồng trại thấp nên nhiều hộ có thể nuôi loài vật nuôi này để cải thiện kinh tế gia đình.

Theo: Hội nông dân VN

NUÔI GÀ SẠCH, MỞ HƯỚNG LÀM GIÀU

Dự án "Chăn nuôi gà thịt hàng hóa theo hướng an toàn sinh học áp dụng VietGAP" do Trung tâm Hỗ trợ nông dân - nông thôn T.Ư Hội NDVN triển khai ở Nam Đàn (Nghệ An) đã mở ra hướng nuôi gà bền vững cho ND ở đây.

Lãi cao 9 hộ ND ở xã Nam Thượng và Nam Thanh tham gia dự án. Các

hộ tham gia được hỗ trợ 100% con giống (mỗi hộ từ 300-500 con), 30% thức ăn và thuốc thú y phòng trừ dịch bệnh. Hội ND huyện Nam Đàn đã tổ chức tập huấn quy trình kỹ thuật, phát tài liệu hướng dẫn chăn nuôi gà an toàn sinh học cho các hộ tham gia mô hình để các hộ nuôi gà đúng kỹ thuật, như: Chuồng có mái lợp, rèm che; dụng cụ cho ăn đảm bảo vệ sinh, chuồng nuôi thường xuyên được tẩy uế bằng vôi và thuốc sát trùng; nền khô, sạch và có quây lưới thả gà ra vườn rộng từ 400-800m2/200 gà.

Page 25: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 25

Sau 3 tháng nuôi, tháng 12.2012, dự án tổ chức nghiệm thu, kết quả cho thấy, tỷ lệ nuôi sống đạt trên 95%, trọng lượng bình quân 1,8 - 2kg/con. Với giá bán thị trường hiện nay là 65.000-70.000 đồng/kg, tổng số tiền thu được từ dự án là trên 500 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí, trung bình mỗi hộ tham gia dự án thu lãi gần 30 triệu đồng. Với mô hình chăn nuôi gà thịt hàng hóa theo hướng an toàn sinh học (ATSH) đã mở ra hướng đi mới đầy triển vọng cho người chăn nuôi ở Nam Đàn nói riêng và Nghệ An nói chung.

Cần hỗ trợ đầu ra Hộ anh Trần Văn Trường (xã Nam Thanh) là một trong những

hộ tham gia dự án cho biết: "Nuôi gà theo phương pháp ATSH phù hợp với điều kiện gia đình, bằng hình thức nuôi nhốt, bổ sung đầy đủ thức ăn, nước uống tại chuồng. Thức ăn cho gà được trộn với nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như cám, ngô, gạo. Điều quan trọng là phải thực hiện nghiêm quy trình tiêm các loại vaccin phòng bệnh cho gà. Ngoài ra, trong quá trình chăn nuôi cần bổ sung các loại vitamin trong thức ăn, nước uống để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho gà những khi thời tiết thay đổi".

"Mô hình nuôi gà ATSH và áp dụng VietGAP triển khai ở Nam Đàn rất hiệu quả. Hội ND huyện mong muốn T.Ư Hội tiếp tục đầu tư, nhân rộng mô hình để nhiều ND Nam Đàn có thể làm giàu từ nuôi gà sạch". Tham gia dự án, anh Trường được cấp 500 con gà và 14 bao thức ăn. Do tuân thủ đúng các nguyên tắc về vệ sinh chuồng trại và chăm sóc nên đàn gà của anh có tỷ lệ sống đạt trên 95%. Sau 3 tháng nuôi, trừ tất cả chi phí, gia đình anh thu về gần 40 triệu đồng. Anh Trường tâm sự: "Tuy gà ATSH bán dễ, lãi cao nhưng nếu nuôi thành trang trại lớn, sẽ rất bí đầu ra. Tôi đang có dự định mở rộng quy mô trang trại, tăng số lượng đàn gà lên và rất mong được chính quyền tạo điều kiện cho vay vốn để đầu tư và hỗ trợ đầu ra".

Theo: Hội nông dân Việt Nam

Page 26: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 26

CÁC VẤN ĐỀ KHÁC DÙNG RAU CẢI CHỮA BỆNH

Rau cải có rất nhiều loại, nhưng thông dụng nhất là 3 loại: Cải canh (Brassica juncea (L.) Czern. et Coss), còn gọi là cải

xanh, hoàng giới, trựu diệp giới (cải lá nhăn)... Cải bẹ (Brassica campestris L.), còn gọi là cải dưa, cải sen, do

thái, vân đài... Cải thìa (Brassica alba (L.) Boiss.), còn gọi là cải bẹ trắng,

bạch giới, hồ giới... Theo Đông y: cải canh và cải thìa là những vị thuốc cay, ấm;

có tác dụng thông khí trừ đờm, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa; thường dùng để chữa các chứng ho nhiều đờm, suyễn thở, bụng đầy đau, nôn mửa do lạnh. Hạt cải canh và cải thìa cũng là những vị thuốc cay, ấm; thường dùng chữa ho, đờm nghẽn tắc ở cổ họng, suyễn thở, ngực sườn đầy tức đau, ăn vào nôn ngược trở lại (phản vị ẩu thổ), trúng phong không nói được, chân tay đau nhức tê dại, cước khí, ung nhọt, thũng độc, chấn thương sưng đau...

Còn cải bẹ cũng có vị cay, nhưng tính mát; có tác dụng tán huyết, tiêu thũng; dùng chữa thổ huyết do lao thương, đại tiện xuất huyết do lị, các chứng ung nhọt do nhiệt độc.

Hạt cải bẹ trong Đông y gọi là vân đài tử; có tác dụng hành huyết, phá khí, tiêu thũng, tán kết. Dùng chữa các bệnh ở ngực bụng sau khi sinh, thũng độc, trĩ lậu...

Một số bài thuốc dùng rau cải: Chữa cảm mạo: dùng rễ cải thìa 50g - rửa sạch, gọt bỏ vỏ

ngoài, thái lát, đường đỏ 30g, sắc nước uống trong ngày (Theo Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

Chữa ho gà: dùng rễ cải thìa 2 cái, đường phèn 30g, sắc nước uống trong ngày (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

Viêm phế quản, suyễn thở: dùng hạt cải canh (sao) 3 - 6g, hạt củ cải (sao) 6 -9g, vỏ quít 6g, cam thảo 6g, sắc nước uống (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

Page 27: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 27

Chữa viêm loét chân răng: dùng rau cải canh thiêu tồn tính, nghiền thành bột mịn, ngày bôi vào chân răng 3 - 4 lần (Thực vật dược dụng chỉ nam).

Xuất huyết do viêm loét đường tiêu hóa: dùng cả cây cải thìa giã vắt lấy nước, hâm cho âm ấm, ngày uống 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần một chén (khoảng 30ml) (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

Chữa viêm loét khoang miệng, viêm lưỡi: dùng rễ cải thìa gọt bỏ vỏ già ở ngoài, thái lát, sao nhỏ lửa cho vàng thẫm, tán thành bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần. Mỗi ngày lấy bột thuốc bôi vào chỗ bị bệnh 2 - 3 lần. Đã thử nghiệm điều trị 100 ca, kết quả rất tốt: thông thường sau 3 - 4 ngày là khỏi bệnh. Đối với trường hợp vết loét trong khoang miệng đã ăn sâu cần bôi thuốc nhiều ngày hơn (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

Kiết lị ra máu, bụng đau, bồn chồn: dùng cải bẹ cả cây, rửa sạch, giã vắt lấy 2 chén nước, hòa thêm 1 chén mật ong vào, hâm nóng uống (Phổ tế phương).

Chữa viêm thận: dùng rau cải canh tươi 150g (khô 50g), đổ ngập nước, đun sôi, giữ nhỏ lửa 25 phút, sau đó đập 1 quả trứng gà vào, trộn đều, sau khi canh chín thêm chút muối; Mỗi ngày ăn một lần sau bữa cơm trưa, liên tục trong nhiều ngày, hoặc có thể dùng cải canh khô sắc nước uống thay trà (Thực vật dược dụng chỉ nam).

Hành kinh đau bụng do huyết ứ: dùng hạt cải bẹ 9g, hồng hoa 9g, diên hồ sách 9g, đan sâm 15g, xích thược 12g, hương phụ 12g sắc nước uống (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

Sản hậu đau bụng do huyết ứ: dùng hạt cải bẹ (sao) 6g, đương quy 9g, quế 4,5g; sắc nước uống (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

Chữa sản máu hôi ra không ngừng, bụng ngực đau nhói: dùng hạt cải bẹ (sao), quế - hai vị liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, dùng giấm nấu với bột mì thành hồ, trộn với bột thuốc làm thành viên to bằng hạt nhãn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần uống 1 - 2 viên, chiêu thuốc bằng rượu ấm (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).

Page 28: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 28

Chữa sản hậu chóng mặt: dùng hạt cải bẹ, sinh địa (khô) - hai thứ liều lượng bằng nhau; tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 6g bột thuốc, gừng tươi 7 lát, rượu, đồng tiện và nước - mỗi thứ nửa chén, sắc cạn còn 7 phần uống (Ôn thị hải thượng tiên phương).

Phụ nữ sau khi sinh ít sữa: dùng cải bẹ cả cây, giã đắp lên vú (Nhật dụng bản thảo).

Chữa ung thũng, hậu bối, nhọt mọc ở cổ: dùng lá cải bẹ sắc nước uống hoặc nấu thành các món ăn. Cũng có thể dùng giấy ẩm bọc cải bẹ, hơ nóng, chườm lên chỗ bị nhọt (Thiên kim phương).

Theo: Báo Kinh tế nông thôn

KHẾ TRỪ CẢM MẠO, TRỊ PHONG ĐỘC

Khế còn có tên gọi là Ngũ liễm tử hay Ngũ lăng tử (trong Hán tự), tên khoa học Averrhoa carambola L. thuộc họ chua me đất hay Me đất Oxalidaceae. Khế có nguồn gốc tại Siri Lanka và phát triển rộng rãi tại Đông Nam Á…

Giá trị dinh dưỡng của khế không cao; 100g khế chỉ cho 35,7calorie. Có vị chua là nhờ sự có mặt của các acide hữu cơ chiếm khoảng từ 800 – 1.250mg/100g khế. Nước sắc lá khế có tác dụng ức chế vi khuẩn Gram +, nhưng không có tác dụng trên khuẩn Gram âm, nấm candida. Dạng dịch chiết qua nước có tác dụng ức chế vi khuẩn mạnh nhất, song dịch chiết qua cồn lại ức chế yếu nhất.

Ở Ấn Độ quả khế được ăn để cầm máu, chữa trĩ, nước ép dùng làm thuốc hạ sốt… Tại Braxil dùng khế làm thuốc lợi tiểu. Nước sắc cành lá mang quả trị lở ngứa do sơn ăn (tức nhựa của cây sơn Rhus verniciflua dính vào da gây lở loét). Hột khế giã nát sắc uống có tác dụng lợi sữa, điều kinh, giải độc. Bột hột khế khô có tính an thần nhẹ.

Đông y cho rằng khế có vị chua ngọt, tính bình tươi hơi mát, chín lại ôn sinh tân dịch chủ trị phong nhiệt (nóng sốt), sinh tân dịch, chỉ khát, giải độc, lợi tiểu và còn có tài liệu ghi dùng trị nhiều bệnh khác như chữa thận hư, tinh kém, chữa lỵ, kinh giãn ở trẻ em...

Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu những phương tiêu biểu trị bệnh từ cây khế:

Page 29: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 29

* Trị lở sơn: Lấy quả khế thái miếng hoặc lá vò xát trực tiếp lên vùng bị lở sơn rồi đắp vào. Lá khế tươi giã vắt lấy nước cốt uống, bã đắp vào nơi bị lở sơn.

* Rửa vết thương lở loét: Quả khế nấu lấy nước rửa ngày 1 - 2 lần.

* Trị chứng nước ăn chân: Dùng quả khế lùi trong tro nóng rồi lấy ra áp vào chỗ chân bị nước ăn, ngày 2 lần.

Khế trừ cảm mạo trị phong độc, Bài thuốc dân gian, Y tế - thiết bị, Khế, cảm mạo, trị phong độc

Khế được ăn để cầm máu, chữa trĩ, nước ép dùng làm thuốc hạ sốt…

* Trị bí đái: Lấy quả khế cùng củ tỏi cho vào giã nhuyễn đắp lên rốn.

* Trị cảm nắng nóng, khát, nhức đầu: Lá khế tươi 100g, lá chanh 40g, giã vắt lấy nước uống; hoặc dùng quả khế tươi nướng qua vắt lấy nước uống.

* Trị cảm cúm (biểu hiện sốt, ho, hắt hơi sổ mũi, đau mình mẩy): Dùng 3 quả khế nướng sau vắt lấy nước cốt hòa cùng 50ml rượu và uống.

* Trị viêm họng: Lấy lá khế 40g, cùng vài hạt muối giã vắt lấy nước cốt ngậm ngày 2 lần.

* Chữa ho khan hoặc có đờm: Hoa khế sao qua tẩm nước gừng cũng đã sao, cho thêm cam thảo nam 12g, sắc uống ngày 1 thang.

* Làm thanh nhiệt giải độc (trong ung thư đối với người đang điều trị phóng xạ hay truyền hóa chất): Lấy vài quả khế rửa sạch, vắt lấy nước cốt thêm nước đường vào nấu sôi, rồi lại cho táo tây đã gọt vỏ thái miếng, chuối thái nhỏ, cam lấy múi và nho vào nồi nấu sôi, cho chút bột để làm sánh. Múc ra bát và ăn trong ngày.

* Sơ cứu ngộ độc mã tiền: Lấy quả khế ép lấy nước và cho uống thật nhiều và đưa kịp thời tới trung tâm chống độc của bệnh viện để cứu chữa.

* Trị phong nhiệt mẩn ngứa: Dùng vỏ cây khế cạo bỏ lớp vỏ ngoài 40g, sắc lấy nước uống, ngoài lấy lá khế đã sao qua xoa đắp vào vùng ngứa.

Page 30: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 30

* Thúc sởi mọc ở trẻ: Lấy lá và vỏ cây khế sắc uống, sau khi sởi bay hết để tiệt nọc không bị tái lại cần dùng vỏ và lá khế nấu lấy nước tắm cho trẻ.

* Trị đái dắt, buốt, ra máu do viêm bàng quang, âm đạo: Lá khế 100g, rễ cỏ tranh 40g, sắc uống ngày 1 thang.

Theo: Báo Nông nghiệp

HẠT GẤC TRỊ ĐAU KHỚP, VẾT THƯƠNG

Nhân hạt gấc màu vàng nhạt chứa các chất vô cơ, lipit, protit, gluxit, vitamin, xenlulo và các men photphotoba, invedaxa, có tác dụng trị đau khớp và các vết thương rất hiệu quả.

Nhân hạt gấc có tác dụng trị đau khớp và các vết thương rất hiệu quả.

Đông y gọi hạt gấc là "mộc miết tử" (con ba ba gỗ) vì nó dẹt, hình gần như tròn, vỏ cứng, mép có răng cưa, hai mặt có những đường vân lõm xuống, trông tựa như con ba ba nhỏ.

Theo các sách cổ, nhân hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, vào 2 kinh can và đại tràng, có tác dụng chữa mụn nhọt, sưng tấy, tràng nhạc, lở loét, sưng vú, tắt tia sữa, chấn thương, ứ huyết...

Nhiều gia đình có thói quen để dành hạt gấc sống hoặc đã qua đồ xôi. Khi cần thì chặt đôi đem mài với ít rượu hoặc giấm thanh để bôi chỗ sưng tấy do mụn nhọt, sưng quai bị; bôi nhiều lần trong ngày, cứ khô lại bôi, rất mau khỏi.

Làm thuốc trị bệnh đau khớp và các vết thương: Lấy 50 hạt gấc chín, rửa thật sạch, để ráo, nướng trên than củi sao cho hạt gấc thật vàng, đổ ra báo trên nền đất khô ráo cho nguội, dùng dao tách vỏ, lấy ruột dập đều. Cho ruột gấc vào lọ chai thủy tinh, đổ rượu trắng 45 độ (ngập xấp xấp), đậy nút kín, ngâm 120 phút là có thể dùng được (ngâm càng lâu càng tốt).

Trị đau răng, họng, chảy máu răng, miệng, lưỡi...: Hớp 1 ngụm rượu vào miệng, ngậm 30 phút sáng và chiều. Không được nuốt vì hạt gấc có độc.

Page 31: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 31

Trị đau khớp, vết cắn, vết thương do đụng giập, ngã...: Dùng bông gòn y tế, chấm thuốc rượu gấc xoa lên chỗ đau, có tác dụng tốt gần như mật gấu.

Chữa trĩ: Có thể dùng hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm thanh, gói bằng vải, đắp vào hậu môn để suốt đêm. Mỗi đêm đắp thuốc một lần.

Chữa chai chân (thường do dị vật găm vào da, gây sừng hóa các tế bào biểu bì ở một vùng của gan bàn chân, ảnh hưởng tới việc đi lại): Lấy nhân hạt gấc, giữ cả màng hạt, giã nát, thêm một ít rượu trắng 35 - 40 độ, bọc trong một cái túi nilon. Dán kín miệng túi, khoét một lỗ nhỏ rộng gần bằng chỗ chai chân, buộc vào nơi tổn thương, 2 ngày thay thuốc một lần. Băng liên tục cho đến khi chỗ chai chân rụng ra (khoảng 5 - 7 ngày sẽ có kết quả).

Chữa sưng vú: Hạt gấc bỏ vỏ, sao vàng, tán bột mịn, uống mỗi ngày nửa thìa cà phê sau bữa ăn, ngày uống 2 lần, cần uống 5 ngày liền, bên ngoài dùng nhân hạt gấc mài với giấm hoặc ngâm rượu bôi vào chỗ đau, ngày 3 - 4 lần.

Chữa bướu hạch: Hạt gấc bỏ vỏ cứng rang khô, tán thành bột (chú ý khi rang cần cho hạt gấc cháy nám đen), mỗi lần uống 1 thìa cà phê, ngày uống 3 lần sau bữa ăn, uống 5 ngày liền, bên ngoài dùng nhựa cây đại bôi vào chỗ đau, hạt gấc ngâm rượu làm cồn thoa bóp.

Theo: Tuổi trẻ Online

Page 32: Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ - KỸ THUẬT …dosttn.gov.vn/Portals/0/Users/005/05/5/NONG NGHIEP 01_1... · 2013-04-23 · BẢN TIN KHCN PHỤC

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 01/2013

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 32

MỤC LỤC

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC Kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối lùn .............................1 Kinh nghiệm trồng tỏi tây ................................................4 Kỹ thuật trồng cải ngọt ....................................................6 Kỹ thuật bón lót cho khoai tây ........................................8 Làm lồng ấp thủ công trong chăn nuôi gà .......................9 An toàn sinh học phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi

gia cầm ...........................................................................11 Kỹ thuật trồng khế ngọt ...................................................14 Kỹ thuật bón phân viên nén NK dúi sâu cho lúa nước ..15 Để tre bát độ ra nhiều măng .............................................17 Sâu đục thân ngô và cách phòng trừ ..............................18 Phòng trị bệnh đen mang cho tôm .................................20 Một số điểm chú ý khi nuôi chim bồ câu ......................21

NÔNG THÔN NGÀY NAY Làm giàu từ mô hình nuôi chồn nhung đen ....................23 Nuôi gà sạch, mở hướng làm giàu ...................................24

CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

Dùng rau cải chữa bệnh .................................................25 Khế trừ cảm mạo, trị phong độc ..................................28 Hạt gấc trị đau khớp, vết thương .................................30