tóm tắt tuyển tập khcn năm 2009

24
Danh sách bài viết cho tuyển tập KHCN 2009 TT Tên bài viết Tác giả Tóm tắt I Thủy nông cải tạo đất-môi trường 1. Nguyên nhân chính gây tổn thất nước trên kênh tưới và đề xuất hệ số sử dụng kênh mương cho các hệ thống kênh tưới duyên hải miền Trung ThS. Nguyễn Văn Lân KS. Huỳnh Ngọc Tuyên Giảm thiểu tổn thất nước trên các hệ thống kênh tưới là một trong những lĩnh vực được quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu, thiết kế và quản lý vận hành khai thác hệ thống. Sự tổn thất này thường rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả khai thác sử dụng nước của hệ thống tưới, làm giảm hiệu quả đầu tư công trình, ảnh hưởng và gây ra những hậu quả không tốt trong quản lý và khai thác tài nguyên nước, bảo vệ môi trường. Bài báo này đề cập đến các nguyên nhân chính gây tổn thất nước trên kênh tưới và từ đó đề xuất hệ số sử dụng kênh mương hiệu quả cho các hệ thống kênh tưới Duyên hải miền Trung. 2. Nghiên cứu ứng dụng thảm sét địa kỹ thuật và màng địa kỹ thuật chống thấm cho các kênh tưới khu vực duyên hải miền Trung ThS. Nguyễn Văn Lân ThS. Trần Thái Hùng Tổn thất nước do thấm luôn là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu để tìm ra các giải pháp khắc phục triệt để, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước của kênh tưới. Đối với khu vực Duyên hải miền Trung, nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, hệ số thấm của đất khá cao thì công việc này lại càng quan trọng và cần thiết. Kết quả bước đầu của mô hình nghiên cứu ứng dụng thảm địa kỹ thuật và màng địa kỹ thuật chống thấm cho kênh tưới tại 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận, thuộc khu vực Duyên hải miền Trung, bước đầu làm sáng tỏ vấn đề giảm tổn thất nước do thấm. 3. Đánh giá thực trạng và nhu cầu sử dụng nước của các đối tượng, ngành kinh tế khác nhau trong hệ thống thủy lợi hồ Dầu PGS.TS. Võ Khắc Trí Hồ Dầu Tiếng được xếp vào cấp công trình loại I, có diện tích lưu vực khoảng 2.700 km 2 , trong đó phần diện tích nằm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là 1.151 km 2 , tỉnh Bình Phước 857 km 2 , tỉnh Bình Dương 280 km 2 và phần đất trên lãnh thổ Campuchia 412 km 2 . Trong 25 năm vận hành khai thác, hồ Dầu Tiếng đã có những đóng góp đáng kể trong việc phát triển kinh tế, xã hội và cải thiện môi trường trong khu vực. Tuy nhiên do những thay đổi về việc khai thác nguồn nước và hệ canh tác cũng như có sự tác động về biến đổi khí hậu trong các năm qua nên lượng nước của hệ thống cần được tính toán đánh giá

Upload: vuongthuan

Post on 28-Jan-2017

222 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tóm tắt tuyển tập KHCN năm 2009

Danh sách bài viết cho tuyển tập KHCN 2009

TT Tên bài viết Tác giả Tóm tắtI Thủy nông cải tạo đất-môi trường1. Nguyên nhân chính

gây tổn thất nước trên kênh tưới và đề xuất hệ số sử dụng kênh mương cho các hệ thống kênh tưới duyên hải miền Trung

ThS. Nguyễn Văn LânKS. Huỳnh Ngọc Tuyên

Giảm thiểu tổn thất nước trên các hệ thống kênh tưới là một trong những lĩnh vực được quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu, thiết kế và quản lý vận hành khai thác hệ thống. Sự tổn thất này thường rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả khai thác sử dụng nước của hệ thống tưới, làm giảm hiệu quả đầu tư công trình, ảnh hưởng và gây ra những hậu quả không tốt trong quản lý và khai thác tài nguyên nước, bảo vệ môi trường. Bài báo này đề cập đến các nguyên nhân chính gây tổn thất nước trên kênh tưới và từ đó đề xuất hệ số sử dụng kênh mương hiệu quả cho các hệ thống kênh tưới Duyên hải miền Trung.

2. Nghiên cứu ứng dụng thảm sét địa kỹ thuật và màng địa kỹ thuật chống thấm cho các kênh tưới khu vực duyên hải miền Trung

ThS. Nguyễn Văn LânThS. Trần Thái Hùng

Tổn thất nước do thấm luôn là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu để tìm ra các giải pháp khắc phục triệt để, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước của kênh tưới. Đối với khu vực Duyên hải miền Trung, nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, hệ số thấm của đất khá cao thì công việc này lại càng quan trọng và cần thiết. Kết quả bước đầu của mô hình nghiên cứu ứng dụng thảm địa kỹ thuật và màng địa kỹ thuật chống thấm cho kênh tưới tại 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận, thuộc khu vực Duyên hải miền Trung, bước đầu làm sáng tỏ vấn đề giảm tổn thất nước do thấm.

3. Đánh giá thực trạng và nhu cầu sử dụng nước của các đối tượng, ngành kinh tế khác nhau trong hệ thống thủy lợi hồ Dầu Tiếng

PGS.TS. Võ Khắc Trí Hồ Dầu Tiếng được xếp vào cấp công trình loại I, có diện tích lưu vực khoảng 2.700 km2, trong đó phần diện tích nằm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là 1.151 km2, tỉnh Bình Phước 857 km2, tỉnh Bình Dương 280 km2 và phần đất trên lãnh thổ Campuchia 412 km2. Trong 25 năm vận hành khai thác, hồ Dầu Tiếng đã có những đóng góp đáng kể trong việc phát triển kinh tế, xã hội và cải thiện môi trường trong khu vực. Tuy nhiên do những thay đổi về việc khai thác nguồn nước và hệ canh tác cũng như có sự tác động về biến đổi khí hậu trong các năm qua nên lượng nước của hệ thống cần được tính toán đánh giá lại. Ngoài ra cũng phân cấp ưu tiên cho việc cấp nước trong trường hợp có xảy ra sự thiếu hụt nước trong tương lai.

4. Dự báo độ mặn nền trên các sông chính mùa khô năm 2009 vùng ven biển ĐBSCL

GS.TS. Lê SâmKS. Nguyễn Văn SángKS. Trần Tống

Dự báo độ mặn nền trên các sông rạch chính từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2009 vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng phần mềm HydroGIS, được phát báo tới các tỉnh ven biển ĐBSCL vào những ngày đầu tiên trong năm. Dự báo này nhằm giúp cho địa phương chủ động đưa ra giải pháp cấp bách phòng tránh ảnh hưởng của mặn đến sản xuất và đời sống của người dân ở ĐBSCL. Bài viết đề cập tóm tắt nội dung dự báo độ mặn nền trên các sông rạch chính mùa khô năm 2009 để bạn đọc tham khảo.

5. Tận dụng khả năng trữ nước của hồ điều hòa để giảm thiểu ngập lụt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

GS.TS. Lê SâmThS.NCS. Nguyễn Đình VượngThS. Trần Minh Tuấn

Ngập lụt là tình trạng luôn xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) gây rất nhiều khó khăn cho các hoạt động kinh tế – văn hóa – xã hội, đã và đang là vấn đề bức xúc hiện nay của các nhà quản lý lẫn các nhà khoa học, đã có rất nhiều nghiên cứu, đề xuất giải pháp và luận đàm về vấn đề này. Nhằm làm phong phú thêm cơ sở lý luận và các giải pháp hữu hiệu chống ngập, bài viết này dựa trên cơ sở những luận cứ do tác động của điều kiện tự nhiên và hạ tầng cơ sở, xem xét ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, khả năng tiêu thoát hệ thống kín và hở (cống ngầm và kênh), từ điều tra khảo sát thực địa và tham khảo ý kiến chuyên gia v.v… trên cơ sở tận dụng khả năng trữ

Page 2: Tóm tắt tuyển tập KHCN năm 2009

TT Tên bài viết Tác giả Tóm tắtnước của ao hồ, nhóm nghiên cứu đề xuất quy hoạch phát triển hệ thống hồ điều hòa nhằm góp phần giảm thiểu ngập lụt cho Tp. HCM.

6. Tiềm năng nước mặt sông Thị Vải và ô nhiễm môi trường tất yếu

ThS Tô Quang Toản, ThS Trịnh Thị Long, ThS Vũ Nguyễn Hoàng Giang

Sông Thị Vải được phân vào nhóm hệ thống sông ven biển Đông Nam bộ, có liên kết với hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai, với tổng diện tích lưu vực sông vào khoảng 720 km2, được xem là một trong những sông có mức độ phát triển công nghiệp cao, với diện tích các khu công nghiệp chiếm đến hơn 2% diện tích tự nhiên, nó đóng một vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở miền Đông Nam bộ. Tuy nhiên, sự phát triển mất cân đối với việc bảo vệ môi trường đã biến dòng sông Thị Vải thành dòng sông chết, vấn đề ô nhiễm môi trường sông Thị Vải được cảnh báo ngay từ những năm 1994 và gần đây nhất là vụ phát hiện xả thải không qua xử lí của nhà máy VEDAN do Cục Cảnh sát môi trường Bộ Công an phát hiện tháng 9/2008. Để có cái nhìn rõ hơn về thực trạng và nguy cơ ô nhiễm của sông Thị Vải, nghiên cứu đã sơ bộ đánh giá tiềm năng nước mặt của sông, nguồn nước thải vào sông và so sánh với các lưu vực sông lân cận.

7. Vấn đề kiểm soát ô nhiễm đối với lưu vực sông Thị Vải

ThS. Trịnh Thị Long ThS. Vũ Nguyễn Hoàng Giang

Mặc dù chúng ta đã có đủ cơ sở pháp lý cho công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường, ô nhiễm vẫn cứ gia tăng trên các lưu vực sông, đặc biệt là sông Thị Vải. Kết quả sử dụng chỉ số chất lượng nước thải để đánh giá cho thấy trong 80 cơ sở sản xuất chỉ khoảng 9% các cơ sở thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường và chỉ khoảng 10% nước thải được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn thải ra nguồn tiếp nhận. Để cứu sông Thị Vải việc đầu tiên cần làm là xây dựng và thực hiện kết hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường lưu vực sông.

8. Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước dưới đất khu vực hệ thống sông Đồng Nai

ThS. Ngô Đức Chân (Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Miền Nam – Bộ TN&MT)TS. Đỗ Tiến Lanh

Nước dưới đất (NDĐ) là một trong những nguồn nước quan trọng trong khu vực Hệ thống sông Đồng Nai. Đây là nguồn nước hiện đang được khai thác sử dụng ở nhiều nơi phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất (công nghiệp và nông nghiệp). Do đó, nguồn nước này đã được quan tâm nghiên cứu của đề tài “Quản lý tổng hợp lưu vực và sử dụng hợp lý tài nguyên nước hệ thống sông Đồng Nai”. Bài báo sử dụng các thông tin từ kết quả nghiên cứu của đề tài trong năm 2008 trình bày hai nội dung chính: mô tả NDĐ và đánh giá trữ lượng khai thác tiềm năng. Các thông tin này là kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu địa chất thủy văn (ĐCTV) đã có trong khu vực và được biên hội thành Bản đồ ĐCTV tỉ lệ 1:250.000 (kèm theo 7 mặt cắt).

9. Giải pháp qui hoạch thủy lợi huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang nhằm phát triển hợp lý giữa nuôi tôm và trồng lúa

ThS.NCS. Nguyễn Đình Vượng, KS. Châu Ngọc Quyền

Vùng ven biển Tứ Giác Long Xuyên - tỉnh Kiên Giang có hệ sinh thái đặc thù và rất nhạy cảm trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở ĐBSCL, là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ. Bài báo nêu những giải pháp điều chỉnh và bổ sung qui hoạch hệ thống thủy lợi huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang nhằm phát triển hợp lý giữa nuôi tôm và trồng lúa.

10. Tác động của biến đổi khí hậu lên nguồn nước và ảnh hưởng của nó đến sản xuất lúa ở Đồng Bằng

TS. Nguyễn Duy Khang Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng mô hình thủy văn thủy lực để nghiên cứu quá trình lan truyền mặn và diễn biến lũ ở ĐBSCL cho hai kịch bản: “hiện tại” (2000s) và “tương lai” (2090s). Kịch bản “hiện tại” được xây dựng dựa trên số liệu thủy văn và xâm nhập mặn quan trắc trong giai đoạn 1998 – 2006. Sự thay đổi lưu lượng thượng lưu trong kịch bản “tương lai” (tăng hầu hết các tháng trong năm) được xác định dựa vào nghiên cứu có trước sử dụng kết quả của mô hình hoàn lưu

Page 3: Tóm tắt tuyển tập KHCN năm 2009

TT Tên bài viết Tác giả Tóm tắtSông Cửu Long khí quyển trái đất (của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản) tính toán cho kịch bản biến đổi khí hậu IPCC

SRES A1B. Mức nước dâng trong kịch bản A1B (53 cm) cũng được sử dụng cho kịch bản “tương lai”. Kết quả tính toán về xâm nhập mặn và diễn biến lũ được sử dụng để ước tính sơ bộ về thời đoạn trồng lúa tiềm năng. Kết quả cho thấy, tác động bất lợi lên thời đoạn trồng lúa gây ra chủ yếu bới lũ với cường độ và chiều sâu ngập lũ lớn hơn, vùng ngập rộng hơn, và thời gian ngập lũ kéo dài hơn. Diện tích tiềm năng cho trồng lúa 3 vụ giảm từ 31% xuống còn 5%, trong khi diện tích tiềm năng trồng 1 vụ lúa tăng từ 21% lên 62% tổng diện tích toàn đồng bằng. Trong phân tích rủi ro, chúng tôi sơ bộ chia toàn đồng bằng ra 3 vùng với các cấp độ rủi ro trong trồng lúa khác nhau, trong đó các vùng có mức độ rủi ro cao và trung bình lần lượt chiếm khoảng 31% và 36% tổng diện tích toàn đồng bằng.

11. Thực trạng phát triển vùng chuyên canh cây ăn quả ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

ThS. Phan Thanh HùngThS. Doãn Văn HuếKS. Nguyễn Trọng Tuấn

Cây ăn quả là thế mạnh của ĐBSCL sau cây lúa, trong đó cây ăn quả đặc sản là hàng hóa chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao. Theo đề án phát triển Rau - Quả đến năm 2010 và Nghị quyết 09/2000/QĐ-CP về chiến lược phát triển nông nghiệp ĐBSCL của Chính Phủ đã xác định: phấn đấu đến năm 2010 tăng diện tích cây ăn quả ở ĐBSCL lên 420.000 ha với sản lượng 4,6 triệu tấn/năm. Bài viết này nhằm đánh giá thực trạng phát triển vùng chuyên canh cây ăn quả ở ĐBSCL từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững thế mạnh trên của vùng.

12. Cơ sở định khẩu độ cống vùng bao đê ĐBSCL có tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

ThS.NCS. Nguyễn Phú QuỳnhGS.TSKH. Nguyễn Ân Niên

Biến đổi khí hậu tác động đến việc ngập úng ĐBSCL thể hiện trên hai khía cạnh: lượng mưa tăng cao và mực nước biển dâng. Trong khi kịch bản về tăng lượng mưa tương đối thống nhất thì nước biển dâng ở nước ta cho nhiều số liệu khác nhau. Hơn nữa mới đưa ra số liệu tăng mực nước trung bình và mặc nhiên xem mực nước đỉnh triều và chân triều đều tăng tương tự. Lấy số liệu trạm Vũng Tàu để phân tích tìm sự biến đổi cả mực nước trung bình, max và min. Từ đó có kiến nghị về việc xây dựng triều thiết kế để tính toán khẩu độ cống cho vùng bao ở ĐBSCL.

13. Thực nghiệm chế độ tưới nhỏ giọt cho cây thanh long tỉnh Bình Thuận

GS.TS. Lê SâmThS.NCS. Nguyễn Đình VượngThS. Trần Minh Tuấn

Nghiên cứu chế độ tưới cho cây thanh long thông qua các mô hình thực nghiệm ứng dụng kỹ thuật tưới nhỏ giọt cho cây nhằm tăng năng suất cây trồng, tiết kiệm nước tưới, tăng hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng nước, từng bước hiện đại hóa công tác quản lý, khai thác nguồn nước và thâm canh cây trồng là một nhiệm vụ cần thiết hiện nay nhất là khi cây thanh long mang lại giá trị kinh tế cao trên vùng đất khô hạn của Bình Thuận. Bài viết này giới thiệu kết quả đạt được trong việc xây dựng chế độ tưới nhỏ giọt cho cây thanh long trên cơ sở đặc tính đất đai, điều kiện khí tượng vùng đất tỉnh Bình Thuận. Vì giới hạn của bài báo, chúng tôi chỉ giới thiệu quá trình xây dựng chế độ tưới theo kỹ thuật tưới nhỏ giọt cho cây thanh long.

14. Kết quả nghiên cứu khả năng lợi dụng thủy triều tưới tiêu tự chảy ở vùng chuyên canh cây ăn quả

ThS. Phan Thanh Hùng Vùng trồng cây ăn quả ĐBSCL chịu ảnh hưởng trực tiếp dao động thủy triều, yêu cầu tính toán xác định khả năng lợi dụng thủy triều tưới tiêu tự chảy có ý nghĩa kinh tế và kỹ thuật quan trọng nhằm đề xuất các giải pháp sử dụng và khai thác có hiệu quả nguồn nước để phát triển bền vững các vùng chuyên canh cây ăn quả trong tổng thể phát triển chung của ĐBSCL.

15. Một số vấn đề môi trường nảy sinh ở

ThS. Huỳnh Huy Cường Việc xây dựng hệ thống đê bao ven biển nhằm ngăn sự xâm nhập của nước mặn vào trong nội đồng ở hầu hết các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội

Page 4: Tóm tắt tuyển tập KHCN năm 2009

TT Tên bài viết Tác giả Tóm tắtvùng ngọt hóa Gò Công

những vùng này. Với yêu cầu phát tiển kinh tế, xã hội tỉnh Tiền Giang đã đầu tư xây dựng hệ thống đê bao ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ cho việc canh tác nông nghiệp vùng phía đông của tỉnh (vùng ngọt hóa Gò Công). Bên cạnh những mặt tích cực mà dự án đã mang lại là sự nảy sinh những ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình vận hành khai thác. Bài báo nêu ra một số vấn đề môi trường nảy sinh vùng ngọt hóa Gò Công và đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước mặt phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội trong vùng.

16. Mô hình thủy lợi nuôi cá tra xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

KS. Mai Văn Cương Xử lý nước thải trước khi xả thải xuống kênh rạch là giải pháp bảo vệ môi trường căn cơ và bền vững nhất. Giải pháp này không những chỉ phục vụ việc nuôi thủy sản mà còn bảo vệ cho tất cả các ngành phát triển kinh tế xã hội khác phát triển. Bài viết này chúng tôi đề xuất một số giải pháp xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học đơn giản, chi phí thấp dễ phù hợp cho nuôi cá Tra ao.

17. Kết quả tính thuỷ lực phục vụ Quy hoạch các giải pháp Thuỷ lợi phòng chống ngập cho Tp. HCM

TS. Đỗ Tiến LanhThS. Phạm Thế Vinh

Để đề xuất các giải pháp và phương án công trình thủy lợi trong việc phòng chống ngập trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Nhóm nghiên cứu cùng với Viện KHTL miền Nam và các thành viên trong Tổ nghiên cứu chống ngập đã đi sâu vào phân tích, đánh giá tình hình tiêu thoát nước, tình trạng ngập, xác định nguyên nhân gây ngập, qua đó đề xuất các giải pháp công trình, phi công trình chống ngập và bước đi thích hợp để từng bước giải quyết tình trạng ngập nước trên địa bàn thành phố. Để có cơ sở khoa học đánh giá ưu, nhược điểm, tính khả thi và chọn được giải pháp công trình hợp lý trong việc phòng chống ngập cho Tp. HCM. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng công cụ mô hình toán thủy lực để mô phỏng bài toán tiêu thoát nước cho Tp. HCM và vùng phụ cận thuộc hạ du sông Sài Gòn - Đồng Nai. Bài báo này xin được trình bày nội dung và kết quả tính thủy lực phục vụ quy hoạch các giải pháp thủy lợi phòng chống ngập cho Tp. HCM.

18. Nghiên cứu diễn biến dòng thấm và độ ẩm theo chiều sâu của đất đối với kỹ thuật tưới nhỏ giọt

ThS. Trần Thái Hùng Trong quá trình thực nghiệm nghiên cứu chế độ tưới nhỏ giọt thích hợp cho cà chua tại Khu tưới tiết kiệm nước, Đại học Hồ Hải, Trung Quốc từ tháng 2 đến tháng 7 – 2007, tác giả đã thực hiện thí nghiệm và quan trắc diễn biến dòng thấm và động thái ẩm theo chiều sâu của đất. Từ kết quả đo đạc và tính toán, tác giả đã đề xuất các tương quan giữa độ sâu dòng thấm và các đại lượng: đường kính trung bình của vùng đất ướt trên bề mặt đất, lượng nước và thời gian tưới đối với kỹ thuật tưới nhỏ giọt.

19. Phân tích, xác định mối quan hệ giữa lượng nước xả xuống sông Vàm Cỏ với hiệu quả đẩy mặn

ThS. Phạm Đức Nghĩa Vùng giữa hai sông Vàm Cỏ (Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây) là một phần của lưu vực sông Mekong, đây là nơi cuối nguồn cấp nước của sông Mekong và là phần tiếp giáp với lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai. Hàng năm vào mùa khô vùng này bị ảnh hưởng rất nặng nề của mặn xâm nhập từ biển Đông. Đặc biệt mùa khô năm 2005, mặn xâm nhập sâu hơn 100 km tính từ biển trên sông Vàm Cỏ, gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh kinh tế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu chuyển nước từ lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai xả xuống sông Vàm Cỏ nhằm đẩy mặn trên đang là vấn đề cấp thiết. Nghiên cứu này sử dụng công cụ mô hình toán (mô hình MIKE11) nhằm phân tích, xác định mối quan hệ giữa lượng nước xả xuống sông Vàm Cỏ với hiệu quả đẩy mặn.

20. Đánh giá biến đổi dòng chảy về Kratie

ThS.NCS. Tô Quang Toản

Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên khoảng 3,9 triệu ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp vào khoảng 2,4 triệu ha, địa hình tương đối bằng phẳng và thấp, với cao độ bình quân

Page 5: Tóm tắt tuyển tập KHCN năm 2009

TT Tên bài viết Tác giả Tóm tắttheo các kịch bản phát triện ở thượng lưu.

PGS. TS Nguyễn Quang Kim, (Trường Đại Học Thủy lợi Hà Nội)PGS. TS Tăng Đức Thắng

khoảng 1 m+MSL. Nó được xem là vựa lúa chính của cả nước với sự đóng góp khoảng 40% sản lượng lương thực và 85% sản lượng lúa gạo xuất khẩu. ĐBSCL nằm ở cuối nguồn sông Mekong, chịu tác động do phát triển ở thượng lưu, đặc biệt các phát triển làm gia tăng nhu cầu nước (nông nghiệp, sinh hoạt và công nghiệp…) và làm thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy trên lưu vực (thủy điện, chuyển nước…), điều kiện thủy văn, thủy lực và chất lượng nước về đồng bằng, làm thay đổi diễn biến lũ lụt và xâm nhập mặn ở ĐBSCL, đe dọa an toàn và an ninh lương thực. Nghiên cứu này đánh giá biến đổi dòng chảy về Kratie theo các kịch bản phát triển ở các nước thuộc lưu vực sông Mekong. Đây được xem như dự báo dòng chảy đến thượng lưu đồng bằng trong tương lai để có giải pháp hợp lý trong quản lí và khai thác nguồn nước thích ứng với các kịch bản phát triển thượng lưu ở ĐBSCL.

21. Cơ sở khoa học thiết lập bài toán tối ưu trong sử dụng đất nông nghiệp

TS. Hoàng Quốc TuấnTS. Nguyễn Duy KhangTS. Đinh Công Sản

Mục tiêu của báo cáo này là nghiên cứu thiết lập bài toán tối ưu trong việc sử dụng đất nông nghiệp có xét tới việc sử dụng tiết kiệm nguồn nước, làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng qui trình vận hành phục vụ quản lý và phát triển bền vững hệ thống công trình Dầu Tiếng. Nhóm nghiên cứu đã đề xuất 3 phương án sử dụng đất nông nghiệp khác nhau, thực hiện tính toán so sánh các phương án trên các mặt (i) nhu cầu nước cần sử dụng; (ii) năng suất, sản lượng các cây trồng chính hàng năm; và (iii) lợi ích kinh tế tài chính đạt được để tìm ra phương án tối ưu. Từ kết quả phân tích đó, nhóm tác giả kiến nghị chọn phương án II, là phương án sử dụng đất và nước tối ưu trên cơ sở gắn kết với thị trường và gia tăng lợi nhuận trên 1 đơn vị diện tích có tính đến sử dụng các cơ cấu cây trồng sử dụng hiệu quả nước tưới, làm phương án thực hiện tại các địa phương trong khu hưởng lợi của hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng.

22. Giải pháp kỹ thuật xây dựng công trình kiểm soát triều rạch nhảy - rạch ruột ngựa (TP.Hồ Chí Minh) bằng kết cấu lắp ghép cừ bê tông cốt thép dự ứng lực

GS. Lê SâmThS. Phan Thanh HùngThS. Doãn Văn HuếThS. Trần Minh Tuấn

Trong bối cảnh thành phố Hồ Chí Minh đang ngày càng bị ảnh hưởng nặng nề bởi ngập úng, hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng, đỉnh triều cao đòi hỏi chúng ta phải xây dựng thêm nhiều công trình kiểm soát triều tại các cửa sông, cửa rạch nhằm hạ thấp cột nước tại các bể tiêu, tăng khả năng tiêu tự chảy hệ thống và ngăn triều xâm nhập. Bài báo này giới thiệu giải pháp kỹ thuật xây dựng công trình kiểm soát triều rạch Nhảy-rạch Ruột ngựa bằng cừ bê tông cốt thép dự ứng lực nhằm cung cấp cơ sở khoa học thực tế cho việc xây dựng công trình kiểm soát triều.

23. Nghiên cứu đánh giá kết quả đo đạc thủy văn chất lượng nước mùa lũ 2008 ở sông Tiền và Đồng Tháp Mười

PGS.TS. Võ Khắc TríThS. Nguyễn Minh TrungKS. Bùi Minh Tuấn

Nghiên cứu này nhằm thu thập những thông tin có giá trị về các yếu tố tác động đến sự phân bố phù sa trên sông Mekong và vùng Đồng Tháp Mười trong suốt mùa lũ năm 2008. Ngoài ra để tìm hiểu hơn về các quá trình lý hóa khi lưu lượng dòng chảy tăng từ mùa khô đến mùa mưa cũng như để bổ sung dữ liệu cho việc hiệu chỉnh mô hình thủy lực 3D trong khu vực nghiên cứu điển hình huyện Tam Nông.

24. Tính toán tải lượng BOD tối đa ngày của

ThS. Vũ Nguyễn Hoàng Giang

Tải lượng ô nhiễm tối đa ngày (Total Maximum Daily Load – TMDL) là lượng chất ô nhiễm tối đa mà dòng sông có thể tiếp nhận mà không gây ô nhiễm cho nguồn nước và vẫn đảm bảo đạt tiêu

Page 6: Tóm tắt tuyển tập KHCN năm 2009

TT Tên bài viết Tác giả Tóm tắtsông Thị Vải ThS. Trịnh Thị Long

ThS. Phạm Đức Nghĩachuẩn chất lượng nước đã được đặt ra, có tính tới biên an toàn. Dựa vào TMDL của nguồn tiếp nhận, tải lượng cho phép của mỗi nguồn nước được xây dựng để nồng độ chất ô nhiễm của nguồn tiếp nhận không vượt quá tiêu chuẩn cho phép để bảo chất lượng nước của nguồn tiếp nhận. Tính toán tải lượng ô nhiễm BOD tối đa ngày đổ vào sông Thị Vải nhằm đánh giá ô nhiễm sông Thị Vải từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp để quản lý ô nhiễm.

25. Diễn biến hệ sinh thái sông Thị Vải do tác động của nước thải công nghiệp

ThS. Trịnh Thị LongKS. Phạm Văn Miên

Hiện nay trên địa bàn lưu vực sông Thị Vải đang diễn ra rất nhiều các hoạt động kinh tế - xã hội.Tuy nhiên, quá trình phát triển này cũng gây ra nhiều hậu quả cho môi trường, đặc biệt là môi trường nước do chất thải công nghiệp gia tăng. Các yếu tố hóa học trong môi trường nước luôn là yếu tố tác động trực tiếp tới sự biến đổi định tính và định lượng của thủy sinh vật. Vì vậy sự biến đổi môi trường nước cũng đồng thời làm biến đổi sự phân bố và mật độ của sinh vật thủy sinh. Vi sinh vật chỉ thị khá quan trọng cho mức độ ô nhiễm của nguồn nước, một số nhóm vi sinh vật phản ánh không chỉ sự hiện diện hay vắng mặt của một số tác nhân gây ô nhiễm mà còn phản ánh mối liên quan đến mức độ ô nhiễm. Số liệu thành phần loài, cấu trúc số lượng, loài ưu thế và tỉ lệ chiếm ưu thế của các loài, cùng với chỉ số đa dạng được tính toán dựa trên định tính và định lượng của thủy sinh vật cho thấy rằng hệ sinh thái sông Thị Vải diễn biến theo chiều hướng ngày càng xấu do tác động của nước thải công nghiệp.

26. Tính toán tiêu nước thành phố Hồ Chí Minh có kể đến biến đổi khí hậu

ThS. Phạm Thế Vinh;Ths. NCS. Nguyến Phú Quỳnh; TS. Đỗ Tiến LanhGS.TSKH. Nguyễn Ân Niên

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng ảnh hưởng mạnh của triều và mưa lớn trong thời kỳ gió mùa Tây Nam (tháng 5 tới 11) và chịu sự tác động của biến đổi khí hậu ở 2 khía cạnh: thay đổi lượng mưa trận và nâng cao mực nước triều thiết kế. Báo cáo tiếp thu kết quả về xây dựng biểu đồ mưa và con triều thiết kế ứng với năm 2030 để tính lại diễn biến tiêu thoát nước Thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện tự nhiên và có công trình ngăn triều và so sánh với trường hợp hiện tại.

27. Dòng chảy môi trường và xác định dòng chảy môi trường cho sông Sài Gòn

ThS. Trịnh Thị LongTS. Đinh Công SảnTS. Nguyễn Duy Khang

Dòng chảy môi trường còn là một vấn đề rất mới đối với Việt Nam. Bài báo tổng hợp các phương pháp xác định dòng chảy môi trường trên thế giới và đề xuất một phương pháp phù hợp trong điều kiện hiện nay, áp dụng vào trường hợp của sông Sài Gòn dưới tác động của hệ thống công trình thủy lợi Dầu Tiếng.

II Chỉnh trị sông - bảo vệ bờ sông, bờ biển - Phòng chống thiên tai1. Ảnh hưởng của lòng

dẫn sông Vàm Nao đến tỷ lệ phân lưu giữa Sông Tiền, Sông Hậu và ngập lụt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

TS. Đinh Công SảnTS. Phan Anh Tuấn – Trung tâm điều hành chống ngập Tp.HCM

Bài báo trình bày một phần kết quả của đề tài cấp Bộ giai đoạn 2006-2008: “Nghiên cứu giải pháp ổn định lòng dẫn và tỷ lệ phân lưu thích hợp qua sông Vàm Nao nhằm hạn chế những diễn biến bất lợi về lũ lụt và xói bồi lòng dẫn ở hạ du sông Tiền và sông Hậu”. Đó là những nghiên cứu về tác động của sông Vàm Nao đến ngập lụt ĐBSCL thông qua 9 kịch bản thu hep và mở rộng sông Vàm Nao. Trên cơ sở tính toán lũ bằng mô hình VRSAP các năm lũ 2000, 1994 và 1998 đại diện cho các năm lũ lớn, trung bình và lũ nhỏ, diện tích ngập lụt ứng với các phương án được tính toán. Kết quả tính toán là một trong những tiêu chí để lựa chọn tỷ lệ phân lưu qua sông Vàm Nao hợp lý nhằm giảm thiểu ngập lụt cho ĐBSCL.

Page 7: Tóm tắt tuyển tập KHCN năm 2009

TT Tên bài viết Tác giả Tóm tắt2. Tính toán vật liệu gia

cố bờ kênh rạch dưới tác động của sóng và dòng chảy do giao thông thủy, trường hợp ở các huyện phía tây tỉnh Tiền Giang

TS. Đinh Công Sản Giao thông thủy là một phương tiện quan trọng vào loại bậc nhất ở ĐBSCL. Trong những năm gần đây, giao thông thủy đã và đang phát triển mạnh trên toàn bộ hệ thống kênh, rạch của ĐBSCL. Xói lở bờ do giao thông thủy đã và đang xảy ra trên hầu hết các tuyến kênh, gây ra những thiệt hại to lớn. Các biện pháp công trình chống xói lở bờ trong các đề tài và dự án trước đây thường tập trung vào nguyên nhân gây ra là dòng chảy tự nhiên (dòng lũ, triều…). Bài báo này tính toán dòng chảy, sóng tàu thuyền và đường kính hạt vật liệu bảo vệ bờ mà nguyên nhân chính do dòng chảy và sóng do tàu thuyền gây ra, vấn đề chưa được hoặc ít quan tâm trong các dự án trước đây. Kết quả tính áp dụng cho các loại kênh rạch ở các huyện phía Tây tỉnh Tiền Giang.

3. Tổng quan các công trình đã áp dụng và đề xuất giải pháp bảo vệ bờ biển tỉnh Bình Thuận

ThS. Trần Minh TuấnThS.NCS. Nguyễn Đình Vượng

Xói lở là thuộc tính vùng bờ biển tỉnh Bình Thuận, một trong những thiên tai nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng con người và gây thiệt hại rất lớn về kinh tế, xã hội và môi trường. Trong những năm qua đã có nhiều dự án thử nghiệm bảo vệ bờ được triển khai tại các vùng dân cư, các khu kinh tế và khu du lịch trọng điểm vùng ven biển tỉnh Bình Thuận, bước đầu hệ thống công trình kè chống xói lở đã phát huy hiệu quả cao trong việc bảo vệ bờ biển, chặn đứng được xói lở, ổn định cuộc sống của người dân vùng bị biển lấn. Bài viết này đánh giá sơ bộ những giải pháp công trình bảo vệ bờ đã thực hiện trong thời gian qua, đồng thời nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo vệ bờ biển Bình Thuận.

4. Tác động của biến đổi khí hậu đến thiên tai và giải pháp ứng phó cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh

PGS.TS. Lê Mạnh Hùng Báo cáo này chỉ ra những biểu hiện của biến đổi khí hậu như nhiệt độ tăng, mưa, hạn hán cực đoan, nước biển dâng, xâm nhập mặn v.v.. tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh và tác động của chúng tới số dạng thiên tai, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp mang tính nguyên tắc nhằm giảm thiểu thiệt hai nhằm phát triển bền vững cho một thành phố lớn và có vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước.

5. Tính toán dòng chảy và điều tiết lũ ứng với 3 mô hình mưa điển hình trên lưu vực hồ Dầu Tiếng

ThS. Nguyễn Tuấn LongTS. Đinh Công Sản

Hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng là một trong những công trình thủy lợi lớn nhất cả nước, với diện tích lưu vực là 2700 km2, dung tích hiệu dụng 1110 triệu m3 nước, cung cấp nước sinh hoạt và nông nghiệp của 4 tỉnh Long An, Tây Ninh, Tp. Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Đây là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất cả nước, đóng góp phần lớn trong GDP của cả nước. Nhu cầu nước cho sinh hoạt, công nghiệp và bảo vệ môi trường ngày một nâng cao trong khi đó dung tích hồ không thay đổi. Việc nghiên cứu bài toán điều tiết lũ cho phù hợp hồ Dầu Tiếng không chỉ đảm bảo an toàn cho công trình mà còn tiết kiệm được tài nguyên nước lũ để phục vụ cho các nhu cầu dùng nước, phát triển kinh tế xã hội. Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng tài liệu thực đo từ năm 1978 đến 2008, áp dụng mô hình toán NAM để tính toán mô phỏng dòng chảy lũ và áp dụng nguyên lý, phương pháp thử dần để tính toán điều tiết dòng chảy lũ ứng với 3 mô hình mưa cho công trình hồ chứa Dầu Tiếng.

6. Một số trận lũ điển hình và phân vùng ngập lụt ở Đồng Bằng Sông Củu Long

GS.TS. Trần Như Hối Diễn biến lũ lụt ở ĐBSCL có thể được hình dung và được nhận diện thông qua một số trận lũ lụt lớn điển hình trong gần 45 năm qua. Bức tranh ngập lụt toàn vùng cho một cái nhìn khái quát để từ đó phân vùng ngập lụt phục vụ kế hoạch kiểm soát lũ.

Page 8: Tóm tắt tuyển tập KHCN năm 2009

TT Tên bài viết Tác giả Tóm tắt7. Giải pháp công nghệ

cảnh báo và giám sát ngập và ô nhiễm cho thành phố Hồ Chí Minh

PGS.TS. Võ Khắc TríGS. TS. Lê Sâm

Trong vài thập niên qua, TP. Hồ Chí Minh với sự phát triển nhanh chóng về dân cư và các khu đô thị mới đã trở thành một siêu đô thị. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được đặc biệt là mạng lưới tiêu thoát nước. Thêm vào đó việc san lấp mặt bằng cho xây dựng đã làm giảm các khu tích nước, ao hồ, kênh rạch vì thế triều trên sông lên cao và nhanh hơn trước và vấn đề ngập thành phố đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Để giải quyết bài toán ngập của thành phố, đề tài nghiên cứu chống ngập cho TP. Hồ Chí Minh [1] đã đề xuất ra các giải pháp khả thi trong đó có giải pháp công nghệ cảnh báo, giám sát ngập và ô nhiễm nhằm để phục vụ công tác qui hoạch, quản lý vận hành trước mắt và tương lai cho TP. Hồ Chí Minh.

8. Nghiên cứu phân vùng tiêu thóat nước khu vực TP. Hồ Chí Minh

TS. Đỗ Tiến LanhGS.TS. Lê Sâm

Một trong những nội dung chính của đề tài khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu các giải pháp chống ngập khu vực Tp. HCM” là việc nghiên cứu phân vùng tiêu thoát nước. Trong thời gian thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã thu thập tài liệu cơ bản về địa hình, khí tượng, thủy văn, hiện trạng ngập úng và kế thừa các kết quả nghiên cứu của JICA, của Bộ NN & PTNT về việc phân chia các tiểu vùng tiêu thoát nước cho Tp. HCM để nghiên cứu, hiệu chỉnh và phân chia các tiểu vùng tiêu thoát nước. Bài báo này xin được giới thiệu các kết quả đã được thực hiện trong thời gian qua.

9. Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông Đầm Chim khu vực Tân Tiên bằng mô hình toán

ThS.NCS. Trần Bá Hoằng Th.S Lê Thanh Chuơng

Trên cơ sở tính toán diễn biến lòng dẫn sông Đầm Chim bằng mô hình toán Mike11, Mike 21C kết hợp với phân tích các tài liệu thực đo, tác giả đã nghiên cứu xác định quy luật biến đổi lòng dẫn của sông Đầm Chim đoạn chảy qua khu vực thị trấn Tân Tiến – huyện Đầm Dơi. Kết quả nghiên cứu bước đầu làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp chỉnh trị đoạn sông Đầm Chim nhằm giảm thiểu những thiệt hại do tình trạng sạt lở gây ra.

10. Nghiên cứu và ứng dụng mô hình Mike21 trong phân tích biến đổi đường bờ và đề xuất biện pháp phòng chống xói lở khu vực cửa Ba Động.

ThS. Nguyễn Đức VượngThS. Lê Trung Thành (ĐHTL)

Sự biến đổi hình thái bờ biển cũng như nguyên nhân xói lở các cửa sông nói chung và cửa sông Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng là rất phức tạp. Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về mô hình Mike 21 và việc ứng dụng phần mềm trong phân tích quy luật biến đổi hình thái đường bờ, diễn biến xói bồi và mô phỏng một số biện pháp công trình phòng xói đề xuất.

III Xây dựng công trình - Mô hình toán tài nguyên nước1. Quản lý cơ sở dữ liệu

tài nguyên nước tổng hợp lưu vực sông Đồng Nai bằng Arc Catalog

Th.S. Đỗ Thị ChínhTS. Đỗ Tiến Lanh

Bộ cơ sở dữ liệu tài nguyên nước sông Đồng Nai được xây dựng trong khuôn khổ đề tài “Quản lý tổng hợp lưu vực và sử dụng hợp lý tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai” đang trong giai đoạn thực hiện. Ngoài mục đích phục vụ công tác nghiên cứu của đề tài, bộ cơ sở dữ liệu còn được sử dụng cho các nghiên cứu và công tác sau này trong lưu vực. Bộ cơ sở dữ liệu được xây dựng dựa trên phần mềm ArcGIS, bao gồm các nội dung chính: dữ liệu địa hình, dữ liệu hành chính ranh giới, dữ liệu tài nguyên nước mặt, dữ liệu thực phủ - sử dụng đất, dữ liệu cơ sở hạ tầng, dữ liệu địa chất, dữ liệu môi trường, các báo cáo – tài liệu hướng dẫn. Hiện nay cơ sở dữ liệu vẫn đang được tiếp tục cập nhật và bổ sung. Bài báo này ghi lại những kết quả đã thực hiện trong thời gian qua (2007 – 2008).

Page 9: Tóm tắt tuyển tập KHCN năm 2009

TT Tên bài viết Tác giả Tóm tắt2. Tích hợp hệ GIS, viễn

thám và mô hình thủy lực trong đánh giá thiệt hại ngập lụt: nghiên cứu điển hình cho khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh

Th.S. Đỗ Thị ChínhTh.S Phạm Thế VinhTh.S. Hồ Tống Minh Định (Khoa Xây dựng – Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh)

Đánh giá, ước tính thiệt hại ngập lụt là một công việc quan trọng nhằm xác định vị trí và mức độ thiệt hại ngập lụt có thể xảy ra để phòng tránh, bảo vệ người và tài sản, hỗ trợ người dân trong việc di dời và tái định cư. Sử dụng tích hợp viễn thám, hệ thống thông tin địa lý, mô hình toán trong bài toán quản lý ngập lụt nói chung và đánh giá thiệt hại ngập lụt nói riêng là một ứng dụng tương đối hiệu quả, tạo nên một công cụ nhằm hỗ trợ nhanh chóng cho các nhà quản lý trong việc ra quyết định.

3. Nghiên cứu tính toán dòng chảy từ mưa cho các Tiểu lưu vực thuộc Hệ thống sông Đồng Nai

TS. Đỗ Tiến LanhThS. Đỗ Đắc Hải

Yêu cầu mô phỏng dòng chảy từ mưa trên lưu vực bằng mô hình thủy văn cả về không gian và thời gian phục vụ công tác quản lý khai thác nguồn nước và cung cấp dữ liệu biên đầu vào cho các mô hình cân bằng nước, mô hình thủy lực được đặt ra trong bối cảnh các tài liệu quan trắc gặp nhiều khó khăn cả về kỹ thuật và kinh phí. Bài báo này giới thiệu một số kết quả của việc tính toán dòng chảy từ mưa bằng mô hình NAM cho các tiểu lưu vực thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Thông qua việc phân chia các tiểu lưu vực trên mô hình cao độ số, các số liệu đầu vào mô hình được xử lý chỉnh biên hợp lý; các thông số mô hình được hiệu chỉnh đảm bảo độ tin cậy… Kết quả tính toán đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu đặt ra.

4. Lập phương trình nước va trên cơ sở lý thuyết dạng bất biến thứ ba của hệ phương trình thủy động lực

GS.TSKH. Nguyễn Ân NiênThS. Nguyễn Bình Dương

Phương trình nước va trong ống có áp khi có thao tác đóng mở nhanh các cửa van đã được biết đến từ đầu thế kỷ XX nhưng trong các sách thủy lực chỉ cho các công thức đã được thiết lập và ít được diễn giải. Để làm rõ việc này chúng tôi trình bày cách lập các phương trình này trên cơ sở lý thuyết về dạng bất biến thứ ba của hệ phương trình thủy động lực. Không chỉ lập ra các phương trình đã biết mà trong cách làm mới còn đưa vào một số điều chỉnh trong các phương trình này, có hướng để phát triển các phương pháp số.

5. Ví dụ Tính thành phần nguồn nước trung bình của mạng lưới sông phức tạp ảnh hưởng triều trên cơ sở hệ số khuếch tán tổng hợp

ThS. NCS Huỳnh ChứcTS. Bùi Việt Hưng

Sau phép trung bình hóa cho một vài con triều (nửa tuần trăng, một tuần trăng…), chúng tôi đã đưa vào hệ số khuếch tán tổng hợp chung cho các thành phần nguồn nước trong hệ thống sông vùng triều phức tạp và có thể phát triển bài toán hoàn chỉnh tính các thành phần này. Bài báo đưa ra cách đặt bài toán và đường lối giải bài toán đó.

6. Ứng dụng lý thuyết quy hoạch thực nghiệm trong tối ưu hóa mặt cắt đập bê tông

TS. Tô Văn Thanh Sau phép trung bình hóa cho một vài con triều (nửa tuần trăng, một tuần trăng…), chúng tôi đã đưa vào hệ số khuếch tán tổng hợp chung cho các thành phần nguồn nước trong hệ thống sông vùng triều phức tạp và có thể phát triển bài toán hoàn chỉnh tính các thành phần này. Bài báo đưa ra cách đặt bài toán và đường lối giải bài toán đó.

7. Nghiên cứu ứng dụng kết cấu cống tròn cải tiến bằng vật liệu

ThS. Phan Thanh HùngThS. Doãn Văn HuếKS. Nguyễn Trọng Tuấn

Hiện nay xây dựng các cống tròn để phục vụ phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL thường sử dụng kết cấu bằng bê tông cốt thép truyền thống, hạn chế của loại cống này là kết cấu bằng bê tông cốt thép nặng nề, xử lý nền móng phức tạp, thời gian thi công kéo dài, yêu cầu mặt bằng xây dựng lớn và chi

Page 10: Tóm tắt tuyển tập KHCN năm 2009

TT Tên bài viết Tác giả Tóm tắtnhựa tổng hợp ở các vùng chuyên canh cây ăn quả ĐBSCL

phí đầu tư cao,… và đặc biệt khó khăn trong điều kiện thi công ở nơi thường xuyên ngập nước và địa chất đất mềm yếu. Bài viết này giới thiệu kết quả nghiên cứu một số loại kết cấu cống mới cải tiến phù hợp với điều kiện tự nhiên ĐBSCL đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau: Kết cấu công trình ổn định trên nền đất mềm yếu; bền vững trong môi trường chua mặn; chi phí đầu tư thấp; dễ dàng sửa chữa di chuyển khi cần thiết.

8. Ứng dụng mô hình Mike Mouse để mô phỏng chế độ thủy lực phục vụ tiêu thoát nước lưu vực rạch Ruột Ngựa – TP. Hồ Chí Minh

GS.TS. Lê SâmThS. Phạm Thế Vinh ThS.NCS. Nguyễn Đình Vượng, ThS. Trần Minh Tuấn

Một nội dung quan trọng trong việc nghiên cứu các giải pháp chống ngập cho Thành phố Hồ Chí Minh là nghiên cứu tính toán thủy lực thông qua các mô hình toán hiện đại (mô hình thủy lực 1 và 2 chiều kết hợp). Bài báo trình bày việc nghiên cứu và áp dụng mô hình toán số MIKE MOUSE kết hợp với mô hình thủy lực MIKE 11 để mô phỏng chế độ dòng chảy trong đô thị lưu vực rạch Ruột Ngựa. Mô hình được áp dụng để tính toán chế độ dòng chảy trong đường ống cho 2 trường hợp bài toán hiện trạng thoát nước khi có mưa lớn và bài toán hiện trạng ngập khi có triều dâng. Kết quả tính toán đường mực nước khá phù hợp với hiện trạng tiêu thoát nước của khu vực.

9. Ứng dụng mô hình Mike11 phân tích, xác định mối quan hệ giữa lượng nước ngọt xả xuống sông Sài Gòn với hiệu quả đẩy mặn

ThS. Nguyễn Bình DươngTS. Đinh Công SảnThS. Phạm Đức Nghĩa

Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm quản lý và phát triển bền vững hệ thống công trình Dầu Tiếng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, nhóm nghiên cứu đã tiến hành ứng dụng mô hình MIKE 11 tính toán hiện trạng xâm nhập mặn hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai liên tục các năm 2000 – 2006 và một số kịch bản vận dụng các hồ Dầu Tiếng, Trị An, Phước Hòa để xả đẩy mặn.

10. Ứng dụng “Lý thuyết về sự lan truyền các nguồn nước trong hệ thống sông kênh” và mô hình toán hai chiều (MIKE 21 ECOLab) nghiên cứu chất lượng nước trên các sông lớn

ThS. Phạm Đức Nghĩa Mô hình toán đã và đang trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực và không thể thiếu trong việc nghiên cứu diễn biến môi trường nước. Bài báo này giới thiệu một số kết quả bước đầu ứng dụng “Lý thuyết về sự lan truyền các nguồn nước trong hệ thống sông kênh” và mô hình toán hai chiều (MIKE 21 ECOLab) nghiên cứu diễn biến chất lượng nước trên sông Thị Vải.

11. Sự hợp lý của hệ số khuếch tán tổng hợp trong vùng ảnh hưởng triều qua ví dụ tính thành phần nguồn nước hạ du hệ thống sông Đồng Nai

ThS NCS Huỳnh Chức Trong các công trình trước qua quá trình trung bình hóa cho một con nước (nửa hoăc cả tuần trăng) chúng tôi đã lần đầu đưa vào hệ số phân tán triều tổng hợp D. Để xác định việc đưa hệ số đó là có căn cứ và có triển vọng ứng dụng lâu dài chúng tôi sử dụng kết quả tính toán thành phần nguồn nước hạ lưu sông Đồng Nai của PGS.TS Tăng Đức Thắng thực hiện năm 2000-2002 để minh chứng điều đó.

12. Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của yếu tố không ổn định đến

ThS.NCS Nguyễn Thanh Hải GS.TSKH Nguyễn Ân

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tiến hành các thí nghiệm mô hình cho các công trình thủy lợi – thủy điện và một thông số quan trọng được xác định là khả năng tháo nước của công trình. Thực tế xây dựng cho thấy kết quả thí nghiệm mô hình là khá tốt, tuy nhiên khi đánh giá khả năng tháo

Page 11: Tóm tắt tuyển tập KHCN năm 2009

TT Tên bài viết Tác giả Tóm tắtkhả năng tháo nước của công trình.

Niên nước của công trình trên thực tế không thể loại trừ tác động của yếu tố không ổn định của dòng chảy. Để đánh giá ảnh hưởng của yếu tố này đến khả năng tháo nước của công trình và cũng để đánh giá mức độ chính xác của thí nghiệm mô hình, bài báo đưa ra lý thuyết ban đầu về vấn đề này.

13. Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông tin web liên quan tới nước để phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam

PGS.TS Võ Khắc TríKS. Nguyễn Minh TrungIngo SchettlerTS. Steffen Gebhard (Trung tâm nghiên cứu vũ trụ Đức)

Kết quả ban đầu nghiên cứu xây dựng Hệ thông tin dữ liệu và cảnh báo về các thảm họa liên quan đến nước cho Đồng bằng sông Cửu Long thuộc dự án WISDOM. Trong đó hệ thống sẽ được kết nối với các trạm đo khí tượng thủy văn quốc gia và trên lưu vực sông Mekong. Ngoài ra hệ thống đang hoàn chỉnh module DMS với phần xử lý thông tin và cảnh báo.

14. Xây dựng cơ sở khoa học của việc xả tiết kiêm nươc từ dầu Tiếng để xả đẩy mặn cho nhà máy nước Tân Hiệp

ThS. Nguyễn Bình DươngTS. Nguyễn Duy KhangTS. Đinh Công Sản

Mục tiêu của nghiên cứu này là đưa ra quá trình vận hành xả tối ưu nhằm tiết kiệm nước trong nhiệm vụ xả tràn đẩy mặn đảm bảo nhu cầu lấy nước cho nhà máy nước Tân Hiệp của hồ Dầu Tiếng. Chúng tôi ứng dụng mô hình MIKE11 tiến hành mô phỏng diễn biến thủy lực, xâm nhập mặn trên hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai với kịch bản thủy triều hạ lưu bất lợi gây xâm nhập mặn sâu trong sông Sài Gòn. Chúng tôi áp dụng và đánh giá chu trình xả đẩy mặn hiện tại làm cơ sở để xây dựng chu trình xả tối ưu cho một số kịch bản xâm nhập mặn trong điều kiện diễn biến thủy văn của hệ thống sông rơi vào các điều kiện bất lợi, nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các vấn đề bất lợi đó đối với tình hình hoạt động của nhà máy cấp nước trọng điểm Tân Hiệp.

IV Địa chất nền móng - Vật liệu xây dựng - Công nghệ mới, vật liệu mới trong xây dựng thủy lợi1. Nghiên cứu sự thay

đổi hệ số thấm của đất theo hệ số rỗng và ảnh hưởng đến quá trình cố kết của nền đất được xử lý bằng giếng cát

TS. Lê Bá VinhPGS. TS. Trần Thị ThanhThS. Trần Đức Tuấn

Với nền đất yếu khi được xử lý bằng cách gia tải trước có kết hợp với hệ thống giếng cát, trong rất nhiều trường hợp đã có sự khác biệt lớn giữa độ lún dự tính khi thiết kế với độ lún thực tế của nền đất. Một trong những nguyên nhân là nhiều tính toán đã không xem xét đến sự suy giảm của hệ số thấm của đất nền theo thời gian. Bài báo này trình bày các nghiên cứu về sự giảm hệ số thấm theo hệ số rỗng của đất trong quá trình cố kết, và ảnh hưởng của nó đến quá trình cố kết của nền đất.

2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cố kết của nền đất yếu khi áp dụng phương pháp bơm hút chân không kết hợp với bấc thấm

TS. Lê Bá VinhThS. Nguyễn Vũ Anh Khoa

Phương pháp gia tải trước bằng bơm hút chân không để xử lý nền đất yếu đã ra đời từ lâu, tuy nhiên đã có nhiều trường hợp áp dụng không thành công, hay thu được hiệu quả thấp từ phương pháp này, đó là do có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cố kết của nền đất khi gia tải hút chân không. Bài viết này giới thiệu sự phân tích các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình cố kết của nền đất khi gia tải hút chân không. Từ đó rút ra các nhận xét, kết luận và kiến nghị về các yếu tố này để nâng cao hiệu quả xử lý nền của phương pháp bơm hút chân không.

3. Bản chất hiện tượng nứt cục bộ và phương pháp tính toán ổn định chống nứt

PGS.TS. Trần Thị ThanhNCS. Nguyễn Hùng Sơn

Nứt cục bộ trong thân đập đất là hiện tượng tự nhiên, nảy sinh khi độ ẩm trong đất thay đổi. Có nhiều dạng vết nứt với bản chất và điều kiện hình thành khác nhau, bao gồm: nứt mặt, nứt đáy, tách lớp. Trong bài này, các tác giả tóm tắt kết quả nghiên cứu về bản chất của hiện tượng và phương pháp tính toán, phòng chống thiên tai

Page 12: Tóm tắt tuyển tập KHCN năm 2009

TT Tên bài viết Tác giả Tóm tắttrong thân đập đất

4. Nghiên cứu sự thay đổi sức chống cắt của một số loại đất đắp chế bị ngâm nước theo thời gian

PGS.TS. Trần Thị ThanhNCS.ThS Trương Quang Thành(Khoa XD Đại học Kiến trúc TPHCM)

Dựa theo kết quả thí nghiệm cắt nhanh không nén cố kết trước đối với những mẫu chế bị theo hệ số đầm nén (K) khác nhau được ngâm trong nước theo thời gian của một số loại đất thường dùng đắp đập ở miền Trung, trong bài báo các tác giả giới thiệu đặc điểm thay đổi sức chống cắt của đất đắp (đất chế bị) khi không chịu áp lực nén được ngâm trong nước theo thời gian.

5. Xây dựng đường cong ứng suất biến dạng trương nở và vùng hoạt động trương nở sau lưng tường chắn

GS.TSKH. Nguyễn Văn ThơNCS.ThS. Nguyễn Ngọc Phúc(Trường Cao đẳng Xây Dựng Số 2)

Trong các bài toán cơ học vật rắn biến dạng nói chung, trong cơ học đất nói riêng, người ta thường quan tâm đến các ứng xử của vật liệu thông qua các thông số đặc trưng trên đường cong quan hệ ứng suất biến dạng. Đối với đất trương nở, việc xác lập đường cong quan hệ ứng suất biến dạng và các thông số vật liệu cũng mang ýý nghĩa hết sức quan trọng. Bằng thí nghiệm trương nở, ta quan sát sự biến đổi của hệ số rỗng; biến dạng trương nở theo các cấp áp lực khác nhau. Từ đó cho phép xác lập đại lượng module trương nở cát tuyến và xu hướng ứng xử trương nở của vật liệu.

6. Quản lý và phân tích điều kiện địa chất công trình khu vực TP.HCM bằng phần mềm MapInfo và Rockworks

TS.Võ PhánThS.Trần Ngọc Tri Nhân (Đại học Bách Khoa TP. HCM)

Thực hiện một dự án xây dựng phải qua nhiều giai đoạn kinh tế và kỹ thuật khác nhau. Trong đó, giai đoạn khảo sát điều kiện địa chất công trình là công việc rất quan trọng không chỉ trong giai đoạn đánh giá tiền khả thi mà còn trong cả giai đoạn thiết kế và thi công dự án. Khảo sát địa chất công trình cho một dự án thường phải tốn kém rất lớn cả về chi phí và thời gian.Hiện nay, nhiều dự án xây dựng đã được khảo sát địa chất rất chi tiết và tài liệu khảo sát này ngày càng nhiều. Do đó nguồn tài liệu quý giá này cần phải được cơ quan chức năng tận dụng lại và ứng dụng các công nghệ phần mềm mới để quản lý và phân tích đánh giá. Xây dựng hệ thống thông tin về điều kiện địa chất công trình sẽ là nguồn tài sản lớn cho quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang trong giai đoạn phát triển cơ sở hạ tầng như Việt Nam.

7. Ảnh hưởng của tốc độ nén lên đặc trưng độ bền và biến dạng của mẫu đất trộn xi măng

TS. Bùi Trường SơnĐại học Bách Khoa TP. HCM

Các đặc trưng độ bền (sức kháng nén đơn) và biến dạng (module biến dạng) của mẫu đất trộn xi măng phụ thuộc đáng kể vào tốc độ nén mẫu. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi nén với tốc độ lớn cả độ bền kháng nén và module biến dạng có giá trị lớn hơn so với khi nén với tốc độ rất chậm phụ thuộc vào hàm lượng xi măng/đất. Tỷ số E/qu phụ thuộc vào thời gian bảo dưỡng mẫu và phụ thuộc không đáng kể vào tốc độ nén.

8. Đánh giá tốc độ ăn mòn bê tông công trình thủy lợi khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long

Th.S NCS Khương Văn Huân

Khu vực sông Mekong có diện tích khoảng 390.000 km2. Khoảng sáu mươi phần trăm iện tích chịu ảnh hưởng của axit và muối. Bê tông cốt thép trong khu vực bị ăn mòn mạnh. Dựa trên kết quả nghiên cứu, trong một số năm đầu, cường độ của bê tông có thể giảm tới 10% sau một năm so với bê tông trong điều kiện bình thường. Mức độ bê tông bị ăn mòn sẽ giảm dần theo thời gian. Trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, bê tông cốt thép trong môi trường nước chua bị ăn mòn mạnh hơn trong môi trường mặn.

9. Nghiên cứu sự thay đổi sức chịu tải của cọc theo thời gian dựa vào kết quả thí nghiệm xuyên tĩnh

TS. Võ Phán, Th.S. Phan Lưu Minh Phượng(Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM)

Bài báo trình bày những kết quả phân tích về sự thay đổi sức chịu tải của cọc theo thời gian dựa trên cơ sở tiến hànhcác thí nghiệm hiện trường và áp dụng các phương pháp tính toán sức chịu tải dọc trục của cọc bằng kết quả thí nghiệm xuyên tĩnh CPT và CPTu đồng thời nêu lên những kiến nghị thực tiễn cho người thiết kế.

Page 13: Tóm tắt tuyển tập KHCN năm 2009

TT Tên bài viết Tác giả Tóm tắtCPT và CPTU

10. Xây dụng mối tương quan giữa thí nghiệm độ chặt (K) và thí nghiệm xuyên động hiện trường (N10) cho nền cát san lắp

TS. Trần Xuân ThọKS. Nguyễn Đình Huân (Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM)KS. Mai Đức Lộc(Công ty cổ phần Long Hậu)

Bài báo này với mục đích xây dựng mối tương quan giữa độ chặt K và số lần búa rơi N10 từ thí nghiệm xuyên động cho nền đất cát san lấp. Từ đó độ chặt K có thể xác định thông qua kết quả thí nghiệm xuyên động. Phương pháp này sẽ khắc phục được những vấn đề khó khăn khi nền bị ngập nước hoặc yêu cầu thời gian thí nghiệm nhanh.

11. Ảnh hưởng ma sát âm đến sức chịu tả củ cọc bê tông cốt thép trong đất yếu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

TS. Võ PhánThS. Võ Công Duy(Đại học Bách Khoa TP.HCM)

Hiện tượng ma sát âm đã được biết đến từ lâu và đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về hiện tượng này. Trên cơ sở quan điểm về chuyển vị tương đối giữa cọc và đất nền xung quanh cọc, tác giả đã nghiên cứu phương pháp xác định vùng ảnh hưởng của ma sát âm và sức chịu tải của cọc có xét đến ảnh hưởng của ma sát âm dựa trên cơ sở lý thuyết của các tác giả đi trước và các tiêu chuẩn thiết kế; từ đó, ứng dụng tính toán cho công trình xây dựng ở Đồng bằng sông Cửu Long.

12. Phân tích ổn định và biến dạng khi bố trí vị trí cột đất xi măng làm tường chống thấm trong nền đê đập công trình thuỷ lợi

TS. Võ PhánKS. Nguyễn Hải(Đại học Bách Khoa TP. HCM)

Bài báo phân tích ổn định và biến dạng trong việc lựa chọn vị trí đặt tường chống thấm cột đất xi măng trong nền đê đập công trình thủy lợi. Trên cơ sở đó, lựa chọn giải pháp hợp lý để công trình làm việc ổn định lâu dài. Phần mềm Plaxis 8.2 được lựa chọn để mô phỏng phân tích tính toán.

13. Tác dụng của bệ phản áp lên độ ổn định của nền đất yếu dưới công trình đắp theo mức độ tiếp cận trạng thái giới hạn và khả năng giảm độ lún lệch

TS. Bùi Trường Sơn (Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM)KS. Nguyễn Quốc Phong (Công ty CPTVXD CTGT5 - TCT. TVTK GTVT)2

Bệ phản áp là một trong các biện pháp thường được sử dụng xử lý nền trong trường hợp không đảm bảo điều kiện thi công bằng các phương pháp khác do khó khăn về địa hình hay vận chuyển thiết bị. Kích thước bệ phản áp được chọn lựa với khuynh hướng tối đa. Xét từ vùng nguy hiểm theo mức độ tiếp cận trạng thái tới hạn trong nền đất yếu có thể làm giảm kích thước bệ phản áp nhưng vẫn đảm bảo ổn định công trình. Việc đánh giá độ lún lệch ban đầu cũng giúp việc chọn lựa kích thước bệ phản áp hợp lý nhằm giảm độ lún lệch của nền đất.

14. Ứng suất – biến dạng của khối đá xung quanh công trình ngầm trên cơ sở mô hình đàn hồi – dẻo với tiêu chuẩn phá hoại hoek – brown

TS. Trần Hồng Minh (Trường Sĩ Quan Công Binh Bình Dương).TS. Bùi Trường Sơn (Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia Tp.HCM).KS. Đặng Phúc Tuân (Cty CP Đầu tư và Tư vấn Xây dựng Á Đông).

Việc đánh giá trạng thái ứng suất – biến dạng của môi trường đá xung quanh công trình ngầm đóng vai trò quan trọng trong tính toán thiết kế các công trình thủy lợi, thủy điện. Tiêu chuẩn phá hoại Hoek – Brown (phiên bản mới nhất năm 2002) là phù hợp nhất với công trình ngầm trong đá. Kết quả mô phỏng tính toán bằng chương trình Phase2 cho thấy trong đá nửa cứng xung quanh công trình ngầm, phạm vi vùng biến dạng dẻo mở rộng đáng kể so với trong trường hợp đá cứng khi giá trị ứng suất chưa vượt quá giá trị đàn hồi.

Page 14: Tóm tắt tuyển tập KHCN năm 2009

TT Tên bài viết Tác giả Tóm tắt15. Nghiên cứu cải tiến

kết cấu cửa van Clape trục dưới (cửa sập) tự động đóng mở điều tiết nước ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

ThS. Doãn Văn HuếThS. Phan Thanh HùngThS. Nguyễn Trọng Tuấn

Ơ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), sử dụng kết cấu cửa Clape trục dưới (kiểu cửa sập) là hướng đúng đắn để giải quyết bài toán giao thông thủy, tăng khả năng tháo nước qua công trình do dễ dàng tăng khẩu diện cống. Việc nghiên cứu cải tiến cửa van clape trục dưới để có thể tự động đóng mở điều tiết nước qua công trình thủy lợi là việc làm thiết thực và cần thiết để phục vụ sản xuất trong giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu bước đầu của đề tài đề xuất một hướng thiết kế, chế tạo lắp đặt cửa van mới (cửa clape cải tiến) có khả năng tự động đóng mở điều tiết nước góp phần giảm chi phí đầu tư xây dựng và quản lý vận hành các công trình cống ở ĐBSCL.

16. Đặc điểm môi trường nước nhiễm mặn gây ăn mòn bê tông cốt thép công trình thủy lợi ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long

ThS.NCS Khương Văn HuânGS.TS Lê Sâm

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long rộng khoảng 390.000 km2. Các công trình thủy lợi bằng bê tông cốt thép được xây dựng trong khu vực nhiễm mặn phần lớn bị ăn mòn. Theo kết quả khảo sát, tác nhân gây ăn mòn chính đối với bê tông cốt thép là do trong môi trường nhiễm mặn chứa hàm lượng muối sun phát và hàm lượng ion clo cao. Diện tích môi trường nước nhiễm mặn gây ăn mòn công trình bê tông cốt thép chiếm khoảng 26%, trong đó diện tích môi trường gây ăn mòn mạnh chiếm khoảng 10% tổng diện tích khu vực.

17. Thiết lập tương quan giữa xuyên tiêu chuẩn và mô đun đàn hồi động của đất

TS. Võ PhánThS. Hoàng Thế ThaoThS. Nguyển Thanh Thoáng

Thiết lập tương quan giữa thông số module đàn hồi động và chỉ số SPT (N). Để từ đó dựa vào chỉ số SPT(N) ở hiện trường sẽ xác định được module đàn hồi động của đất nền, phục vụ cho việc thiết kế kháng chấn các công trình xây dựng.

18. Sử dụng phụ gia hoá dẻo để tăng khả năng chống ăn mòn cho bê tông cốt thép khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Th.S NCS Khương Văn Huân

Các công trình bê tông cốt thép xây dựng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bị ăn mòn mạnh, do tác động của môi trường chua mặn. Tác giả đã nghiên cứu thử nghiệm sử dụng phụ gia siêu dẻo nhằm tìm giải pháp nâng cao tuổi thọ công trình. Bước đầu cho thấy phụ gia siêu dẻo có tác dụng giảm sự ăn mòn của bê tông trong môi trường nước khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

19. Nghiên cứu lựa chọn tỷ lệ phối trộn thích hợp giữa đá xay với cát tự nhiên dùng làm cốt liệu nhỏ cho bê tông

ThS. Đoàn Văn Cừ Bài viết giới thiệu sự nghiên cứu lựa chọn tỷ lệ phối trộn thích hợp giữa đá xay với cát thiên nhiên, để sử dụng làm cốt liệu nhỏ cho bê tông. Đá xay là những hạt đá có kích thước (0 – 5) mm, được tạo ra từ quá trình nghiền đá dăm của các trạm nghiền đá. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy tỷ lệ thích hợp giữa đá xay với cát tự nhiên là 50 : 50.