tóm tắt 20 trang

23
LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Khi nền kinh tế nước ta xóa bỏ chế độ tập trung, bao cấp và chuyển hẳn sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường đã tạo ra những cơ hội cũng như những thách thức mới cho các doanh nghiệp. Đi cùng quá trình phát triển trong lĩnh vực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp thì quyết định phương hướng hoạt động và phát triển của nhà lãnh đạo để doanh nghiệp ngày càng phát triển là việc làm hết sức quan trọng. Giải quyết vấn đề đó chỉ có một cách là thông qua phân tích, nghiên cứu, đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên số liệu của kế toán tài chính. Phân tích hoạt động kinh doanh giúp các nhà quản trị đánh giá đúng đắn về các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để nắm bắt các xu thế biến động của thị trường và đồng thời có những điều chỉnh kịp thời để hạn chế những rủi ro nhằm đưa doanh nghiệp ngày càng đi lên. Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh cũng không phải là doanh nghiệp ngoại lệ nằm ngoài xu hướng phát triển chung của thị trường. Sự mở cửa thị trường hội nhập quốc tế không những mang lại cho doanh nghiệp cơ hội mở rộng kinh doanh đồng thời nó cũng mang đến không ít khó khăn từ các đối thủ tiềm ẩn. Vì thế, để tạo được chỗ đứng và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình thì công tác phân tích hoạt động kinh doanh được Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh ngày càng chú trọng đến. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh giúp cho Công ty không những đứng vững trên thị trường mà ngày càng phát triển mạnh mẽ. Chính vì lẽ đó và đồng thời cùng với sự trao đổi và đồng ý của doanh nghiệp, tôi đã quyết định chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Báo cáo sử dụng các phương pháp sau để làm rõ nội dung cần nghiên cứu: - Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử - Phương pháp thu thập số liệu 1

Upload: tieuyen0307

Post on 01-Jul-2015

584 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tóm tắt 20 trang

LỜI MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Khi nền kinh tế nước ta xóa bỏ chế độ tập trung, bao cấp và chuyển hẳn sang

nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường đã tạo ra

những cơ hội cũng như những thách thức mới cho các doanh nghiệp.

Đi cùng quá trình phát triển trong lĩnh vực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp

thì quyết định phương hướng hoạt động và phát triển của nhà lãnh đạo để doanh

nghiệp ngày càng phát triển là việc làm hết sức quan trọng. Giải quyết vấn đề đó chỉ

có một cách là thông qua phân tích, nghiên cứu, đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên số liệu của kế toán tài chính. Phân

tích hoạt động kinh doanh giúp các nhà quản trị đánh giá đúng đắn về các điểm mạnh,

điểm yếu của doanh nghiệp để nắm bắt các xu thế biến động của thị trường và đồng

thời có những điều chỉnh kịp thời để hạn chế những rủi ro nhằm đưa doanh nghiệp

ngày càng đi lên.

Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh cũng không phải là doanh nghiệp ngoại lệ nằm

ngoài xu hướng phát triển chung của thị trường. Sự mở cửa thị trường hội nhập quốc tế

không những mang lại cho doanh nghiệp cơ hội mở rộng kinh doanh đồng thời nó

cũng mang đến không ít khó khăn từ các đối thủ tiềm ẩn. Vì thế, để tạo được chỗ đứng

và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình thì công tác phân tích hoạt động kinh doanh

được Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh ngày càng chú trọng đến. Phân tích hiệu quả hoạt

động kinh doanh giúp cho Công ty không những đứng vững trên thị trường mà ngày

càng phát triển mạnh mẽ.

Chính vì lẽ đó và đồng thời cùng với sự trao đổi và đồng ý của doanh nghiệp,

tôi đã quyết định chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty

Xăng dầu Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Báo cáo sử dụng các phương pháp sau để làm rõ nội dung cần nghiên cứu:

- Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử

- Phương pháp thu thập số liệu

1

Page 2: Tóm tắt 20 trang

- Phương pháp phân tích

+ Phương pháp so sánh

+ Phương pháp thay thế liên hoàn

+ Phương pháp chênh lệch

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI

- Hệ thống được vấn đề lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp.

- Đánh giá được thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Xăng dầu Hà

Tĩnh.

- Đề xuất được một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

cho Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

TRONG DOANH NGHIỆP

1.1.1. Khái niệm và vai trò của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

1.1.1.1. Khái niệm về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh doanh (Operating activities analiysis) là nghiên cứu

quá trình sản xuất kinh doanh, bằng những phương pháp riêng, kết hợp với các lý

thuyết kinh tế và các phương pháp kỹ thuật nhằm đến việc phân tích, đánh giá tình

hình và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, phát hiện những quy

luật của các mặt hoạt động trong doanh nghiệp dựa vào các dữ liệu lịch sử, làm cơ sở

cho các dự báo và hoạch định chính sách.

1.1.1.2. Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh

- Đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, những mục tiêu đặt ra,

rút ra những tồn tại, tìm nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc

2

Page 3: Tóm tắt 20 trang

phục để tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp.

- Gắn liền với quá trình hoạt động của doanh nghiệp và có vai trò giúp doanh

nghiệp chỉ đạo mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.1.2. Đối tượng của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Đối tượng của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là phân tích các báo cáo

kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là

báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong

một kỳ kế toán của đơn vị.

1.2. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

1.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh

1.2.1.1. Kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp

Lợi nhuận hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp được xác

định bằng công thức sau:

Lợi nhuận = Doanh thu - GVHB - (CPBH + CPQL)

* Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận

Phương pháp phân tích: vận dụng bản chất của phương pháp thay thế liên hoàn.

( )∑∑==

++−=n

iQLBH

n

i

ZZqiZiqigiP11

Trong đó: - P: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

- qi: Khối lượng sản phẩm hàng hóa loại i.

- gi: Giá bán sản phẩm hàng hóa loại i.

- zi: Giá vốn hàng bán sản phẩm hàng hóa loại i.

- ZBH: Chi phí bán hàng đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i.

- ZQL: Chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm hàng hóa

loại i.

Dựa vào phương trình trên, các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích vừa có

mối quan hệ tổng và tích, ta xét riêng từng nhóm nhân tố có mối quan hệ tích số:

- Nhóm qiZi: nhân tố qi là nhân tố số lượng, nhân tố Zi là nhân tố chất lượng.

- Nhóm qigi: nhân tố qi là nhân tố số lượng, nhân tố gi là nhân tố chất lượng.

- Xét mối quan hệ giữa các nhóm nhân tố qiZi, qigi, ZBH, ZQL.

3

Page 4: Tóm tắt 20 trang

* Xác định đối tượng phân tích:

KT ppp −=∆

Trong đó: ∆p: Chênh lệch lợi nhuận giữa năm nay so với năm trước; Tp : Lợi

nhuận năm nay; Kp : Lợi nhuận năm trước

- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:

(1) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng đến lợi nhuận

( ) Kq pKp 1−=

(2) Mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận

12 KKC PPP −=

(3) Mức độ ảnh hưởng của giá vốn hàng bán đến lợi nhuận

( )

−−= ∑ ∑

= =

n

i

n

iKiTiTiTiz ZqZqP

1 1

(4) Mức độ ảnh hưởng của chi phí bán hàng đến lợi nhuận

( )KTBH BHBHZ ZZP −−=

(5) Mức độ ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận

( )KTQL QLQLZ ZZP −−=

(6) Mức độ ảnh hưởng của giá bán đến lợi nhuận

( )∑

=

−=n

iKiTiTig ggqP

1

Tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các loại nhân tố đến chỉ tiêu lợi nhuận của

doanh nghiệp

gZZZCq PPPPPPPQLBH

+++++=

1.2.1.2. Tình hình tài chính của công ty

Các chỉ tiêu phân tích:

(1) Hệ số thanh toán hiện thời Rc (Current - ratio)

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Hệ số thanh toán hiện thời = (Lần) Nợ ngắn hạn

(2) Hệ số thanh toán nhanh (Quick ratio - Acid test ratio)

Hệ số thanh Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn - Hàng tồn kho

4

Page 5: Tóm tắt 20 trang

= (Lần) toán nhanh Nợ ngắn hạn

(3) Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Doanh thu Số vòng quay vốn lưu động = (Lần)

Vốn lưu động bình quân

(4) Hiệu quả sử dụng vốn cố định (Noncurrent assets turnover)

Doanh thu thuần Số vòng quay vốn cố định = (Lần)

Vốn cố định bình quân

(5) Hiệu quả sử dụng tổng số vốn

Doanh thu Số vòng quay toàn bộ vốn = (Lần)

Tổng số vốn bình quân

1.2.1.3. Tình hình luân chuyển hàng tồn kho

Tổng giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho = (Lần)

Hàng tồn kho bình quân

1.2.1.4. Phân tích khả năng sinh lời của công ty

(1) Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA - Return on Assets)

Lợi nhuận ròng ROA = * 100% (Lần) Tổng tài sản bình quân

(2) Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE - Return on Equity)

Lợi nhuận ROE = * 100% (Lần) Vốn chủ sở hữu bình quân

(3) Lợi nhuận trên doanh thu (ROS - Return on lales)

Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) ROS = *100% (Lần) Doanh thu

5

Page 6: Tóm tắt 20 trang

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI

CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ TĨNH

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ TĨNH

- Tên Doanh nghiệp: Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh.

- Địa chỉ: Số 29 - Đường Trần Phú - TP Hà Tĩnh - Tỉnh Hà Tĩnh.

- Số điện thoại: 0393 855 183 hoặc 0393 857 284

- FAX: 0393 858 968

- Mã số thuế: 300127620

- Ngành nghề kinh doanh: xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU

HÀ TĨNH

2.2.1. Tình hình doanh thu của Công ty giai đoạn năm 2009 - 2011

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn năm 2009 - 2011

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Chênh lệch

2010/2009

Chênh lệch

2011/2010

+/-

Tỷ lệ

(%) +/-

Tỷ lệ

(%)

1. Tổng doanh thu 627.099 633.093 649.112 5.994 0,96 16.019 2,53

2. Các khoản giảm trừ - - - - - - -

3. Doanh thu thuần (3=1-2) 627.099 633.093 649.112 5.994 0,96 16.019 2,53

4. Giá vốn hàng bán 585.268 590.409 605.566 5.141 0,88 15.157 2,57

5. Lợi nhuận gộp (5=3-4) 41.831 42.684 43.546 853 2,04 862 2,01

6. Doanh thu tài chính - - - - - - -

7. Chi phí tài chính 405 478 501 73 18,02 23 4,8

8. CPBH và CP QLDN 8.396 8.464 8.654 68 0,81 190 2,24

9. LN HĐKD (9=5-7-8) 33.030 33.742 34.391 712 2,16 649 1,92

10. Thu nhập khác 277 319 342 42 15,16 23 7,21

11. Chi phí khác 78 107 138 29 37,18 31 28,97

12. Lợi nhuận khác (12=10-11) 199 212 204 13 6,53 (8) (3,77)

6

Page 7: Tóm tắt 20 trang

13. Tổng LNTT (13=9-12) 33.229 33.954 34.595 725 2,18 641 1,89

14. Thuế TNDN (25%) 8.307,25 8.488,5 8.648,75 181,25 2,18 160,25 1,89

15. LNST (15=13-14) 24.921,75 25.465,5 25.946,25 544,75 2,18 480,75 1,89

(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính.[10].)

2.2.1.1. Tác động của cơ cấu mặt hàng đến doanh thu

Bảng 2.2: Sản lượng tiêu thụ theo mặt hàng giai đoạn năm 2009 - 2011

(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính)

Bảng 2.3: Doanh thu theo mặt hàng giai đoạn năm 2009 - 2011

ĐVT: Triệu đồng

Mặt hàng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011Chênh lệch

2010/2009

Chênh lệch

2011/2010

Doanh

thu

Tỷ

trọng

(%)

Doanh

thu

Tỷ

trọng

(%)

Doanh

thu

Tỷ

trọng

(%)

+/-Tỷ lệ

(%)+/-

Tỷ lệ

(%)

1. Xăng 99.089 15,80 112.002 17,69 105.017 16,18 12.913 13,03 (6.985) (6.24)

2. Dầu hoả 43.982 7,01 45.639 7,21 47.951 7,39 1.657 3,77 2.313 5.07

3. Diesel 281.621 44,91 293.031 46,29 283.930 43,74 11.409 4,05 (9.101) (3.11)

4. Mazut 202.407 32,28 182.422 28,81 212.213 32,69 (19.985) (9,87) 29.792 16.33

Tổng 627.099100,0

0633.094

100,0

0649.111

100,0

05.994 0,96 16.019 2,53

(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính)

2.2.1.2. Tác động của phương thức bán hàng đến doanh thu

Bảng 2.4. Doanh thu theo phương thức bán giai đoạn năm 2009 - 2011

ĐVT: Triệu đồng

Mặt hàng ĐVT

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011Chênh lệch2010/2009

Chênh lệch2011/2010

Số lượng

Tỷ

trọng

(%)

Số lượng

Tỷ

trọng

(%)

Số lượng

Tỷ

trọng

(%)

Số lượngTỷ lệ

(%)Số lượng

Tỷ lệ

(%)

1. Xăng Lít 4.905.387 12,46 5.463.515 14,40 4.751.910 12,75 558.128 11,38 (711.605) (13,02)

2. Dầu hoả Lít 2.484.868 6,31 2.377.021 6,27 2.385.639 6,40 (107.847) (4,34) 8.618 0,36

3. Diesel Lít14.979.85

938,04 15.262.019 40,23 14.055.939 37,71 282.160 1,88 (1.206.080) (7,90)

4. Mazut Kg17.008.96

543,19 14.831.018 39,10 16.076.759 43,14 (2.177.947) (12,80) 1.245.741 8,40

7

Page 8: Tóm tắt 20 trang

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011Chênh lệch

2010/2009

Chênh lệch

2011/2010

Số tiền

Tỷ

trọng

(%)

Số tiền

Tỷ

trọng

(%)

Số tiền

Tỷ

trọng

(%)

+/-Tỷ lệ

( % )+/-

Tỷ lệ

( % )

1. BB TT 351.865 56,11 159.350 25,17 125.668 19,36 (156.515) (44,48) (33.682) (21,14)

2. BB cho ĐL 79.077 12,61 241.715 38,18 191.618 29,52 162.638 205,67 (50.097) (20,73)

3. Bán lẻ 92.184 14,70 120.604 19,05 103.923 16,01 28.420 30,83 (16.681) (13,83)

5. Bán nội bộ 103.973 16.58 111.424 17,60 227.903 35,11 7.451 7,17 116.479 104,54

Tổng cộng 627.099 100,00 633.093 100,00 649.112 100,00 5.994 0,96 16.019 2,53

(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính)

2.2.1.3. Ảnh hưởng của các nhân tố sản lượng tiêu thụ và giá bán đến doanh thu

Bảng 2.5: Tình hình sản lượng tiêu thụ và giá bán giai đoạn năm 2009 - 2011

ĐVT: Nghìn đồng

Mặt hàng ĐVT

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011Chênh lệch

2010/2009

Chênh lệch

2011/2010

Số lượngGiá

bánSố lượng

Giá

bánSố lượng

Giá

bánSố lượng Giá bán Số lượng Giá bán

1. Xăng Lít 4.905.387 20,20 5.463.515 20,50 4.751.910 2210 558.128 0,30 (711.605) 1,60

2. Dầu hoả Lít 2.484.868 17,70 2.377.021 19,20 2.385.639 20,10 (107.847) 1,50 8.618 0,90

3. Diesel Lít 14.979859 18,80 15.262.019 19,20 14.055.939 20,20 282.160 0,40 (1.206.080) 1,00

4. Mazut Kg 17.008.965 11,90 14.831.018 12,30 16.076.759 13,20 (2.177.947) 0,40 1,245,741 0,90

(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính)

Tiến hành phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và giá bán trên

từng mặt hàng ta thu được kết quả như bảng 1.

Bảng 2.6. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng tiêu thụ và giá bán

đến doanh thu

ĐVT: Triệu đồng

Mặt hàng2010/2009 2011/2010

Sản lượng Giá bán Sản lượng Giá bánXăng 11.274,19 1.639,06 (15.726,50) 7.603,06Dầu hỏa (1.908,89) 3.565,53 173,22 2.147,08Diesel 5.304,61 6.104,81 (24.632,80) 14.055,94Mazut (25.917,57) 5.932,41 16.443,78 14.469,08

8

Page 9: Tóm tắt 20 trang

Tổng (11.247,66) 17.241,81 (23.472,3) 39.275,15

(Nguồn: từ kết quả phân tích, tính toán số liệu)

-30000

-25000

-20000

-15000

-10000

-5000

0

5000

10000

15000

20000

Mức độảnh hưởng

(triệu đồng)

Mặt hàng

Sản lượng (2010/2009) 11274.19 -1908.89 5304.61 -25917.57

Giá bán (2010/2009) 1639.06 3565.53 6104.81 5932.41

Sản lượng (2011/2010) -15726.5 173.22 -24632.8 16443.78

Giá bán (2011/2010) 7603.06 2147.08 14055.94 14469.08

Xăng Dầu hỏa Diesel Mazut

Biểu đồ 2.1: Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và giá bán thay đổi đến

doanh thu của Công ty giai đoạn năm 2009 - 2011

2.2.2. Phân tích tình hình biến động chi phí của Công ty qua 3 năm (2009 - 2011)

Bảng 2.6: Tình hình chi phí giai đoạn năm 2009 - 2011

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011Chênh lệch

2010/2009

Chênh lệch

2011/2010

Số tiền

Tỷ

trọng

( % )

Số tiền

Tỷ

trọng

( % )

Số tiền

Tỷ

trọng

( % )

+/-Tỷ lệ

(%)+/-

Tỷ lệ

( % )

GVHB 585.268 98,59 590.409 98,59 605.566 98,59 5.141 0,88 15.157 2,75

CP hoạt động 8.396 1,41 8.464 1,41 8.654 1,41 68 0,81 190 2,24

Tổng cộng 593.664 100,00 598.873 100,00 614.220 100,00 5.209 0,88 15,347 2,56

(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính.[10].)

9

Page 10: Tóm tắt 20 trang

2.2.2.1. Phân tích mức độ ảnh hưởng của giá vốn hàng bán đến chi phí

Bảng 2.7: Giá vốn hàng bán theo mặt hàng giai đoạn năm 2009 - 2011

ĐVT: Triệu đồng

Mặt hàng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011Chênh lệch2010/2009

Chênh lệch2011/2010

Số tiền

Tỷ trọng( % )

Số tiềnTỷ

trọng( % )

Số tiềnTỷ

trọng( % )

+/- Tỷ lệ( % )

+/-Tỷ lệ( % )

1. Xăng 86.730 14,82 108.076 18,31 102.071 16,86 21.346 24,61 (6.005) (5,56)

2. Dầu hoả 42.456 7,25 43.750 7,41 40.412 6,67 1.294 3,05 (3.293) (7.53)

3. Diesel 251.741 42,97 258.010 43,70 252.558 41,71 6.269 2,49 (5.452) (2,11)

4. Mazut 200.341 34,96 180.573 30,58 210.525 34,76 (23.768) (11,63) 29.952 16,59

Tổng cộng 585.268 100,00 590.409 100,00 605.566 100,00 5.141 0,88 15.157 2,75

(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính.[10].)

2.2.2.2. Phân tích mức độ ảnh hưởng của chi phí hoạt động đến chi phí

Bảng 2.8: Chi phí hoạt động theo mặt hàng giai đoạn năm 2009 - 2011

ĐVT: Triệu đồng

Mặt hàng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011Chênh lệch2010/2009

Chênh lệch2011/2010

Số tiền

Tỷ trọng( % )

Số tiền

Tỷ trọng( % )

Số tiền

Tỷ trọng( % )

+/- Tỷ lệ(%)

+/- Tỷ lệ(%)

1. Xăng 1.281 15,26 1.308 15,45 1.336 15,44 27 2,11 28 2,14

2. Dầu hoả 543 6,47 548 6,47 555 6,41 5 0,92 7 1,28

3. Diesel 3.638 43,33 3.670 43,36 3.742 43,24 32 0,88 72 1,96

4. Mazut 2.934 34,94 2.938 34,72 3.021 34,91 4 0,14 83 2,83

Tổng cộng 8.396 100,00 8.464 100,00 8.654 100,00 68 0,81 190 2,24

(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính.[10].)

2.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty giai đoạn năm 2009 - 2011

2.2.3.1. Phân tích chung

Bảng 2.19: Tình hình lợi nhuận giai đoạn năm 2009 - 2011

ĐVT: Triệu đồng

10

Page 11: Tóm tắt 20 trang

Chỉ tiêu

Năm

2009

Năm

2010Năm 2011

Chênh lệch

2010/2009

Chênh lệch

2011/2010

Số tiền Số tiền Số tiền +/-Tỷ lệ

( % )+/-

Tỷ lệ

( % )

1.Doanh thu thuần 627.099 633.093 649.112 5.994 0,96 16.019 2,53

2. Giá vốn hàng bán 585.268 590.409 605.566 5.141 0,88 15.157 2,57

3. Lãi gộp (3=1-2) 41.831 42.684 43.546 853 2,04 862 2,01

4. Chi phí hoạt động 8.396 8.464 8.654 68 0,81 190 2,24

5. LN HĐKD (5=3-4) 33.435 33.742 34.391 712 2,16 649 1,92

6. Doanh thu tài chính - - - - - - -

7. Chi phí tài chính 405 478 501 73 18,02 23 4,8

8. Lợi nhuận tài chính (8=6-7) (405) (478) (501) (73) (18,02) (23) (4,8)

9. Thu nhập khác 277 319 342 42 15,16 23 7,21

10. Chi phí khác 78 107 138 29 37,18 31 28,97

11. Lợi nhuận khác (11=9-10) 199 212 204 13 6,53 (8) (3,77)

12. LNTT (12=5+8+11) 33.229 33.954 34.595 725 2,18 641 1,89

13. Thuế TNDN phải nộp 8.307,25 8.488,5 8.648,75 181,25 2,18 160,25 1,89

14. LNST (14=12-13) 24.921,75 25.465,5 25.946,25 544,75 2,18 480,75 1,89

(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính.[10].)

2.2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bán hàng

Lợi nhuận bán hàng tăng là do những nhân tố nào mang lại được trình bày rõ

qua sự phân tích, tổng hợp các nhân tố trong bảng dưới đây.

Bảng 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận bán hàng

ĐVT: Triệu đồng

Nhân tố ảnh hưởngNăm

2010/2009

Năm

2011/20101. Sản lượng (748,77) (1.502,48)2. Kết cấu 6.386,77 (1.613,52)3. Giá vốn (22.027) (34.297)4. Chi phí hoạt động (68) (190)5. Giá bán 17.242 38.2756. Tổng hợp các nhân tố (6=1+2+3+4+5) 785 6727. Chi phí tài chính (73) (23)

11

Page 12: Tóm tắt 20 trang

8. Mức độ ảnh hưởng đến LNBH (8=6-7) 712 649

(Nguồn: từ kết quả phân tích, tính toán số liệu)

Qua biểu đồ 2.2 ta sẽ so sánh được sự thay đổi của các nhân tố ảnh hưởng như

thế nào đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty.

-40000

-30000

-20000

-10000

0

10000

20000

30000

40000

Mức độ ảnh hưởng (triệu đồng)

Nhân tố

2010/2009 -748.77 6386.77 -22027 -68 17242

2011/2009 -1502.48 -1613.52 -34297 -190 38275

Sản lượng Kết cấu Giá vốn Chi phí

hoạt độngGiá bán

Biểu đồ 2.2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận hoạt động

kinh doanh của Công ty giai đoạn năm 2009 - 2011

2.2.4. Phân tích các chỉ số tài chính của Công ty giai đoạn năm 2009 - 2011

Bảng 2.13: Hệ số thanh toán giai đoạn năm 2009 - 2011

Chỉ tiêu ĐVTNăm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Chênh lệch

2010/2009

Chênh lệch

2011/2010

+/- % +/- %

TSLĐ và ĐTNH Triệu đồng 199.079 238.903 269.341 39.824 20,00 30.438 12,74

Hàng tồn kho Triệu đồng 116.873 135.572 152.017 67.708 21,27 14.654 3,80

Nợ ngắn hạn Triệu đồng 165.899 211.419 254.095 45.520 27,44 42.676 20,19

TS thanh toán hiện thời Lần 1,20 1,13 1,06 (0,07) 5,83) 0,07) (6,19)

TS thanh toán nhanh Lần 0,50 0,49 0,46 (0,01) (2,00) (0,03) (6,12)

(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính.[10].)

2.2.4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn, tình hình luân chuyển hàng tồn kho

Bảng 2.14: Hiệu quả sử dụng vốn giai đoạn năm 2009 - 2011

12

Page 13: Tóm tắt 20 trang

Chỉ tiêu ĐVTNăm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Chênh lệch

2010/2009

Chênh lệch

2011/2010

+/- % +/- %

Doanh thu thuần Triệu đồng 627.099 633.093 649.112 5.994 0,96 16.019 2,53

Giá vốn hàng bán Triệu đồng 625.268 630.409 645.566 5.141 0,82 15.157 2,41

Vốn lưu động Triệu đồng 199.079 238.903 269.341 39.824 20,00 30.438 12,74

Vốn cố định Triệu đồng 127.533 147.919 130.606 20.386 15,98 (17.313) (11,70)

Tổng tài sản Triệu đồng 318.324 386.032 400.686 67.708 21,27 14.654 3,80

Hàng tồn kho Triệu đồng 116.873 135.572 152.017 18.699 16,00 16.445 12,13

Số vòng quay VLĐ Lần 3,15 2,65 2,41 (0,50) (15,90) (0,24) (9,06)

Số vòng quay VCĐ Lần 5,27 4,28 4,97 (0,99) (18,79) 0,69 16,12

Số vòng quay TTS Lần 1,97 1.64 1,62 (0,33) (16,75) (0,02) (1,22)

Số vòng quay HTK Lần 5,35 4,65 4,27 (0,70) (13,08) (0,38) (8,17)

(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính.[10].)

2.2.4.4. Phân tích khả năng sinh lời của Công ty

Bảng 2.15: Khả năng sinh lời giai đoạn năm 2009 - 2011

Chỉ tiêu ĐVTNăm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Chênh lệch

2010/2009

Chênh lệch

2011/2010

+/- % +/- %

Tổng doanh thu Triệu đồng 627.099 633.093 649.112 5.994 0,96 16.019 2,53

Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 152.895 175.021 145.395

.

22.126 14,47 (29.626) (16,93)

Tổng tài sản Triệu đồng 318.324 386.032 400.686 67.708 21,27 14.654 3,80

Tổng LNST Triệu đồng 22.919 28.721 25.604 5.802 25,32 (3.117) (10,85)

Lợi nhuận/Tài sản % 7,20 7,44 6,39 0,22 3,06 (1,05) (14,11)

Lợi nhuận/VCSH % 14,99 16,41 17,61 1,42 9,47 1,20 7,31

Lợi nhuận/Doanh thu % 3,65 4,54 3,93 0,89 24,38 (0,61) (13,44)

(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính.[10].)

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ TĨNH

2.3.1. Những kết quả đạt được

Qua quá trình tìm hiểu thực tế hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu Hà

Tĩnh ta nhận thấy doanh nghiệp đã đạt được những thành công trong kinh doanh như:

13

Page 14: Tóm tắt 20 trang

- Các chỉ số tài chính của doanh nghiệp nhìn chung là khá tốt, cụ thể:

+ Các chỉ số về hiệu quả sử dụng vốn tăng giảm không ổn định qua 3 năm

2009 - 2011, năm 2010 chỉ số số vòng quay vốn lưu động giảm 0,05 lần so với năm

2009, qua năm 2011 chỉ tiêu này lại giảm 0,24 lần so với năm 2011; Số vòng quay

vốn cố định năm 2010 giảm 0,99 lần tương ứng giảm 18,79% so với năm 2009 nhưng

qua năm 2011 tỷ số này lại tăng lên 0,69 lần tương ứng tăng 16,12%; Số vòng quay

tổng tài sản năm 2010 giảm 0,33 lần tương ứng giảm 16,75%, qua năm 2011 lại tiếp

tục giảm và chỉ số vòng quay hàng tồn kho cũng vậy. Tuy các chỉ số này giảm chỉ

riêng chỉ số vòng quay vốn cố định năm 2011 là tăng lên nhưng tất cả các chỉ số này

đều lớn hơn 1,2 lần là rất tốt.

+ Chỉ số vòng quay hàng tồn kho tuy giảm dần qua 3 năm (năm 2010 là 4,65

giảm 0,7 lần so với năm 2009 là 5,35, qua năm 2011 chỉ số này tiếp tục giảm 8,17%

còn 4,27 lần. Tuy giảm nhưng nó là con số khá cao, cho thấy hiệu quả tiêu thụ hàng

hóa của Công ty là khá tốt.

+ Các chỉ số khả năng sinh lời nhìn chung là cao do các chỉ số này đều lớn hơn

1,2 lần (ROA của 3 năm lần lượt là 7,20 lần; 7,44 lần; 6,39 lần; ROE của năm 2009 là

14,99 lần, năm 2010 là 16,41 lần, năm 2011 là 17,61 lần; ROS của năm 2009 là 3,65

lần, năm 2010 là 4,54 lần, năm 2011 là 3,93 lần).

- Tỷ trọng các mặt hàng trong kết cấu mặt hàng khá hợp lý, qua phân tích các

nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu và lọi nhuận ta thấy, năm 2010 kết cấu mặt hàng

của Công ty thay đổi làm cho lợi nhuận tăng lên 6.386,77 triệu đồng;

- Lợi nhuận của Công ty tăng chủ yếu do sự tăng lên của giá bán xăng dầu,

năm 2010 giá bán tăng làm lợi nhuận tăng thêm 712 triệu đồng so với năm 2009; năm

2011 giá bán tăng lên làm lợi nhuận tăng 649 triệu đồng.

- Qua các chỉ số về hiệu quả sử dụng tài sản ta thấy giá trị tài sản cố định của

Công ty không ngừng tăng lên, năm 2009 là 318.324 triệu đồng nhưng đến năm 2011

chỉ số này đã là 400.686 triệu đồng, giá trị tài sản cố định tăng lên gần 22.000 triệu

đồng. Bên cạnh sự tăng lên của tài sản cố định thì ta nhận thấy chỉ số ROA của cả 3

năm đều lớn hơn 6,39 lần đây là một chỉ số rất cao. Ngoài ra ta thấy, chỉ số hiệu quả

sử dụng tổng số vốn của doanh nghiệp là khá cao, số vòng quay của chỉ số này vào

14

Page 15: Tóm tắt 20 trang

năm 2011 là thấp nhất nhưng cũng là 1,62 lần. Qua đây ta thấy, việc quản lý và sử

dụng tài sản của doanh nghiệp khá tốt. Chỉ số tổng tài sản tăng lên cũng chứng tỏ

Công ty chú trọng đến việc đầu tư tài sản máy móc, trang thết bị tăng làm cho quy mô

của doanh nghiệp ngày càng mở rộng.

- Đòn bẩy tài chính của Công ty có tác dụng tích cực do tỷ số lợi nhuận trên

vốn chủ sở hữu ROE của cả 3 năm đều lớn hơn ROA (năm 2009 ROA là 7,20 lần còn

ROE là 14,99 lần, năm 2010 ROA là 7,44 còn ROE là 16,41), nghĩa là Công ty đã

thành công trong việc huy động vốn của chủ sở hữu để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao

hơn tỷ lệ tiền lãi mà Công ty phải trả cho các cổ đông.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được Công ty xăng dầu Hà Tĩnh còn tồn tại không

ít hạn chế cần khắc phục sau:

- Từ tỷ số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp (năm 2009 là 5,35 lần,

năm 2010 là 4,65 lần và năm 2011 là 4,27 lần) khá cao chứng tỏ lượng hàng tồn kho

của doanh nghiệp thấp. Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhanh hơn tốc độ tăng của

hàng tồn kho nên làm cho các tỷ số này giảm dần qua 3 năm. Lượng hàng tồn kho

thấp làm cho doanh nghiệp thiếu đi sự chủ động trong kinh doanh, doanh nghiệp cần

tìm biện pháp khắc phục hạn chế này.

- Trong giai đoạn này Công ty đang đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị để mở

rộng quy mô kinh doanh nên tỷ số vòng quay tổng tài sản giảm dần (năm 2009 là 1,97

lần, năm 2010 là 1,64 lần còn năm 2011 chỉ số này lại giảm xuống còn 1,62 lần).

Công ty cần nâng cao hơn nữa việc quản lý và sử dụng tài sản để tỷ số vòng quay tài

sản các năm sau tăng lên.

- Khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp qua 3 năm giảm dần từ 1.12

lần năm 2009 thì năm 2011 chỉ còn 1,06 lần. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thấp,

thấp hơn mức tối thiểu là 2,0 lần.

- Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp thấp, hệ số này chấp nhận được

ở mức xấp xỉ 1 nhưng đối với Công ty tỷ số này năm 2009 là 0,5 lần và qua năm 2011

chỉ còn 0,46 lần. Hệ số thanh toán nhanh của Công ty thấp hơn mức tối thiểu nên làm

cho tính linh hoạt trong kinh doanh của Công ty giảm xuống.

15

Page 16: Tóm tắt 20 trang

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NĂNG CAO HIỆU

QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY

XĂNG DẦU HÀ TĨNH

3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Kinh doanh xăng dầu là một ngành kinh doanh nhạy cảm trong giai đoạn hiện

nay, khi mà tình hình thế giới biến động thất thường, không ổn định. Giá cả xăng dầu

phụ thuộc vào sự ổn định của tình hình kinh tế, chính trị thế giới nên nó cũng tăng

giảm thất thường.

Sau 21 năm hình thành và phát triển, Công ty xăng dầu Hà Tĩnh đã ngày càng

gây dựng được lòng tin vững chắc của khách hàng, đạt được nhiều kết quả cao. Sản

phẩm của Công ty được người tiêu dùng sử dụng rộng rãi và ngày càng mở rộng thị

trường ra các địa bàn khác như: Lào, Campuchia...

Công ty xăng dầu Hà Tĩnh là đơn vị chính kinh doanh xăng dầu trên thị trường

TP Hà Tĩnh nên công ty có nhiều ưu thế hơn các doanh nghiệp tư nhân khác. Là doanh

nghiệp đi đầu trong ngành này nên doanh nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan.

3.1.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Qua tìm hiểu và phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói

chung và Công ty xăng dầu Hà Tĩnh nói riêng đạt được kết quả sau:

- Tỷ trọng TSCĐ của công ty ngày càng tăng cho thấy Công ty đang đầu tư mở

rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Việc mở rộng quy mô kinh doanh của Công ty sẽ

giúp Công ty tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ đáp ứng kịp thời nhu cầu xăng dầu

cho các doanh nghiệp sản xuất khác.

- Các khoản nợ ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng lớn, nguyên nhân chính là

do Công ty chiếm dụng vốn của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, Công ty có thể sử

dụng nguồn vốn này để đầu tư vào các khoản mục khác nhằm thu lợi nhuận. Tuy

nhiên, các khoản nợ ngắn hạn này có xu hướng tăng chứng tỏ khả năng thanh toán

nhanh giảm, Công ty ngày càng phải phụ thuộc nhiều hơn vào Tổng công ty.

16

Page 17: Tóm tắt 20 trang

- Doanh thu tăng với tỷ lệ cao năm 2010 tăng 5.994 triệu đồng năm 2009 tương

ứng tăng 0,96% so với năm 2009; trong năm 2011 tăng 16.019 triệu đồng, tương ứng

2,53% so với năm 2010. Nguyên nhân do sản lượng tiêu thụ xăng dầu, giá bán xăng

dầu của Công ty được tăng lên, kết cấu sản phẩm thay đổi làm cho lợi nhuận tăng;

đồng thời thị trường tiêu thụ của Công ty ngày càng được mở rộng. Điều này đã góp

phần làm tăng lợi nhuận.

- Công ty sử dụng hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu để đầu tư kiếm lợi nhuận với

tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà Công ty phải trả cho các cổ đông.

- Thông qua phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty xăng dầu Hà Tĩnh ta

nhận thấy các chỉ số tài chính của doanh nghiệp khá khả quan.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ta thấy được tầm quan trọng của nó

trong việc phát triển kinh doanh. Công tác phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

được hoàn thiện và coi trọng sẽ giúp Công ty dự báo chính xác nhu cầu của khách

hàng, hạn chế những rủi ro trong kinh doanh. Đồng thời, giúp nhà quản lý luôn kiểm

tra giám sát các hoạt động của Công ty để phát hiện và ngăn chặn các nhân tố gây ảnh

hưởng xấu đến lợi nhuận của Công ty. Đồng thời, ta biết rằng trong cơ chế thị trường

cạnh tranh gay gắt hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam luôn phải đối đầu với nhu cầu

xử lý thông tin nhanh hơn, chính xác hơn, phong phú hơn. Nên vệc đầu tư cho công

tác phân tích hoạt động kinh doanh là việc làm tất yếu của những doanh nghiệp muốn

đứng vững trong thời đại cạnh tranh hiện nay. Nhận thức rõ được tầm quan trọng này,

để phục vụ cho quá trình kinh doanh được diễn ra thuận lợi cũng như nắm bắt được

các nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhạy nhất Công ty xăng dầu Hà Tĩnh đã

ngày càng đầu tư mạnh cho công tác này.

3.1.2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được thì Công ty còn tồn tại không ít khó khăn:

- Khối lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty còn chưa cao, đặc biệt là mặt hàng

xăng chỉ đạt trên 5 triệu lít năm 2009 và mặt hàng dầu hỏa trên 2,5 triệu lít năm 2009;

năm 2010 sản lượng của cả 2 mặt hàng này lần lượt tăng lên 70.088 lít và 3.353 lít so

với năm 2010. Tuy có tăng lên nhưng đây không phải là một con số tăng như mong

muốn. Chính do chính sách quy định mức giá bán của Nhà nước và Tổng công ty nên

17

Page 18: Tóm tắt 20 trang

doanh nghiệp mất đi sự mềm dẻo, linh hoạt trong giá bán, dẫn đến một lượng khách

hàng mới đã không chọn Công ty làm nhà cung cấp.

- Giá cả của các mặt hàng xăng dầu thường xuyên giao động theo giá xăng dầu

trên thị trường thế giới đặc biệt vào cuối năm 2010 và năm 2011 nền kinh tế thế giới

rơi vào khủng khoảng tài chính, kinh tế trong nước lạm phát xảy ra với 2 chỉ số, giá cả

các vật tư nguyên nhiên liệu tăng đột biến làm ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí giá

thành sản phẩm. Như mặt hàng xăng giá bán trung bình năm 2009 là 15.700 đồng,

năm 2011 là 21.300 đồng qua 3 năm giá xăng tăng lên 5.600 đồng, nhưng xét đến giá

xăng cụ thể trong từng năm thì nó giao động lên xuống thất thường, trong 1 năm phải

có ít nhất 3 đến 4 lần điều chỉnh giá. Bên cạnh đó thì giá bán của mặt hàng này Công

ty phải bán theo mức giá trần mà nhà nước quy định hoặc mà mức giá mà Tổng công

ty giao cho nên tính linh hoạt thấp ảnh hưởng không tốt đến công tác hoạch định mở

rộng thị trường tiêu thụ cho Công ty nhất là vào những thời kỳ giá cả xăng dầu thế giới

biến động mạnh như hiện nay.

- Việc quản lý các chi phí của Công ty chưa thật tốt nên làm cho chi phí bán

hàng và quản lý doanh nghiệp năm 2011 tăng 190 triệu so với năm 2010; chi phí khác

năm 2011 tăng 31 triệu so với năm 2010...Nguyên nhân do giá cả xăng dầu tăng giảm

thất thường nên việc hoạch định chính sách kinh doanh, dự báo nhu cầu khách hàng

khó khăn, thiếu chính xác đãn đến các khoản mục chi phí này tăng lên.

- Khí hậu thay đổi thất thường làm cho chi phí bảo quản tăng lên, đồng thời giá

điện, nước...cũng tăng lên nên làm cho chi phí hoạt động kinh doanh tăng lên tác động

xấu đến lợi nhuận của Công ty.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ TĨNH

3.2.1. Tăng khối lượng tiêu thụ

- Tăng khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ.

- Tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm, để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu

động.

- Luôn luôn đảm bảo về chất lượng hàng hoá.

- Phải thường xuyên kiểm tra các thiết bị đo lường, truyền dẫn; định kỳ bảo trì,

18

Page 19: Tóm tắt 20 trang

sữa chữa và đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại đảm bảo hàng hoá đúng chất lượng,

đúng số lượng cho khách hàng.

- Giữ mối quan hệ tốt với hệ thống Đại lý, tổng Đại lý để khai thác hiện tại, tìm

cách phát triển thêm những đại lý mới.

Xem xét lại chính sách giá bán, đầu tư thêm những phương tiện vận tải, để giảm

chi phí vận chuyển cho khách hàng.

- Hệ thống bán lẻ: Công ty thường xuyên kiểm tra về chất lượng và thiết bị

truyền dẫn ở các cửa hàng để hạn chế gian lận tạo lòng tin cho khách hàng; yêu cầu

nhân viên phải có thái độ vui vẻ, nhiệt tình tạo thiện cảm đối với khách hàng đến với

cửa hàng trực thuộc Công ty.

- Tăng tỷ trọng tiêu thụ nhóm hàng xăng dầu, đặc biệt là mặt hàng xăng vì mặt

hàng có nhu cầu tiêu thụ rất cao.

3.2.2. Điều chỉnh giá bán phù hợp

- Tuỳ theo đối tượng khách hàng mà Công ty áp dụng các mức giá khác nhau.

- Việc định giá phải dựa trên cơ sở tính toán các định mức chi phí, mức giá

chuẩn của Tổng công ty.

- Phải thường xuyên theo dõi tình hình giá cả trên thị trường để đưa ra mức giá

thu hút được nhiều khách hàng đến với Công ty.

3.2.3. Quản lý tốt các chi phí

- Tăng cường biện pháp quản lý, kiểm tra nhằm tiết kiệm các khoản mục chi

phí.

- Thường xuyên tổ chức, đánh giá rà soát lại hệ thống định mức.

- Tăng cường công tác quản lý hao hụt ở kho và các cửa hàng, tìm ra nguyên

nhân dẫn đến hao hụt từ đó đề ra những biện pháp hạn chế, phấn đấu giảm định mức

hao hụt mà Công ty giao, khuyến khích bằng hiện vật đối với những cửa hàng hoặc

kho nào đạt mức hao hụt thấp nhất và ngược lại.

3.2.4. Duy trì lượng hàng tồn kho hợp lý

- Xác lập mức dự trữ hàng hoá hợp lý trên cơ sở nắm bắt chính xác tình hình

đầu vào, đầu ra và kết cấu mặt hàng tiêu thụ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

19

Page 20: Tóm tắt 20 trang

1. KẾT LUẬN

Với hơn 21 năm hoạt động thì Công ty xăng dầu Hà Tĩnh đã không ngừng phát

triển và đi lên. Trong quá trình hoạt động và phát triển Công ty luôn nhận được sự

quan tâm ủng hộ của Tổng công ty và các cấp có thẩm quyền. Bên cạnh đó, thì Công

ty không ngừng nỗ lực phấn đấu để đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Cụ

thể là quy mô hoạt động của Công ty ngày càng được mở rộng và nguồn vốn hoạt

động không ngừng tăng lên, doanh thu bán hàng qua các năm đều có sự tăng trưởng

đặc biệt là năm 2011 đưa lợi nhuận công ty năm sau vượt năm trước mặc dù tình hình

chi phí liên tục tăng, các tỷ số khả năng sinh lời đều có sự phát triển vượt bậc, tình

hình thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn chưa được tốt nhưng nhìn chung có thể khắc

phục được. Trong thành công mà Công ty đạt được thời gian qua là kết quả của những

quyết định sáng suốt của ban Lãnh đạo Công ty đã chọn cho Công ty một hướng đi

thích hợp và đúng đắn để Công ty không ngừng phát triển đi lên.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động kinh doanh không phải lúc nào Công ty

cũng gặp mọi thuận lợi mà có lúc Công ty trãi qua những khó khăn đặc biệt trong tình

hình thị trường xăng dầu diễn biến phức tạp như hiện nay, nhiều đối thủ cạnh tranh

mới xuất hiện đe doạ đến sự tồn tại và phát triển của Công ty. Do đó, để ngày càng

phát triển, giữ vững vị trí trên thị trường Công ty cần phải nỗ lực tìm hiểu mọi vấn đề

tác động đến hoạt động kinh doanh của mình, từ đó đề ra những biện pháp khắc phục

các mặt hạn chế, nâng cao hiệu quả kế hoạch kinh doanh trong tương lai.

2. KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở lý luận, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty xăng

dầu Hà Tĩnh, tôi đã nêu lên một số biện pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh

doanh mà Công ty có thể xem xét. Bên cạnh đó, thì tôi cũng có một số kiến nghị đối

với Công ty và Nhà nước như sau:

2.1. Kiến nghị đối với công ty

Đẩy mạnh việc tìm kiếm thăm dò mở rộng thị trường. Nghiên cứu mức tiêu thụ

trên địa bàn hoạt động để mở rộng thêm các cửa hàng bán lẻ, tìm thêm các cửa hàng

làm đại lý, nâng cao lượng hàng bán ra, nâng cao thị phần Công ty.

20

Page 21: Tóm tắt 20 trang

Luôn giữ chữ tín với khách hàng, đảm bảo hàng hoá luôn đạt chất lượng cao.

Tồn trữ hàng hoá thích hợp với nhu cầu của thị trường, đề ra những biện pháp

mềm dẽo, linh hoạt hơn trong khâu thanh toán nhằm làm tăng hiệu sử dụng vốn lưu

động và thu hút được một lượng lớn khách hàng.

Định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng, lắng nghe những ý kiến đóng góp cũng

như nắm được tình hình của thị trường để kịp thời khắc phục, điều chỉnh những sai

sót, hạn chế nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, tăng khả năng chủ động cạnh tranh

trước các đối thủ.

2.2. Đối với Nhà nước

Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp tham

gia trong ngành, xử lý nghiêm minh mọi hành vi đầu cơ tích trữ, gian lận thương mại

nhằm mục đích lợi nhuận.

Có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn nạn buôn lậu xăng dầu qua biên giới, tạo điều

kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong nước kinh doanh thu về ngoại tệ cho

Nhà nước.

Đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng ở các khu vực vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện

thuận lợi cho khách tiếp cận với nguồn hàng giá rẻ hơn và các doanh nghiệp có cơ hội

mở rộng kênh phân phối, khai thác được tiềm năng ở thị trường mới.

Nới lỏng chính sách quản lý giá bán xăng dầu tạo điều kiện cho các Công ty

linh hoạt trong việc định giá, nâng cao tính cạnh tranh trước ngưỡng cửa hội nhập

mạnh mẽ của nước ta, từng bước tiếp cận với giá bán xăng, dầu của các nước lân cận

và khu vực.

21

Page 22: Tóm tắt 20 trang

Luôn giữ chữ tín với khách hàng, đảm bảo hàng hoá luôn đạt chất lượng cao.

Tồn trữ hàng hoá thích hợp với nhu cầu của thị trường, đề ra những biện pháp

mềm dẽo, linh hoạt hơn trong khâu thanh toán nhằm làm tăng hiệu sử dụng vốn lưu

động và thu hút được một lượng lớn khách hàng.

Định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng, lắng nghe những ý kiến đóng góp cũng

như nắm được tình hình của thị trường để kịp thời khắc phục, điều chỉnh những sai

sót, hạn chế nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, tăng khả năng chủ động cạnh tranh

trước các đối thủ.

2.2. Đối với Nhà nước

Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp tham

gia trong ngành, xử lý nghiêm minh mọi hành vi đầu cơ tích trữ, gian lận thương mại

nhằm mục đích lợi nhuận.

Có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn nạn buôn lậu xăng dầu qua biên giới, tạo điều

kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong nước kinh doanh thu về ngoại tệ cho

Nhà nước.

Đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng ở các khu vực vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện

thuận lợi cho khách tiếp cận với nguồn hàng giá rẻ hơn và các doanh nghiệp có cơ hội

mở rộng kênh phân phối, khai thác được tiềm năng ở thị trường mới.

Nới lỏng chính sách quản lý giá bán xăng dầu tạo điều kiện cho các Công ty

linh hoạt trong việc định giá, nâng cao tính cạnh tranh trước ngưỡng cửa hội nhập

mạnh mẽ của nước ta, từng bước tiếp cận với giá bán xăng, dầu của các nước lân cận

và khu vực.

21

Page 23: Tóm tắt 20 trang

Luôn giữ chữ tín với khách hàng, đảm bảo hàng hoá luôn đạt chất lượng cao.

Tồn trữ hàng hoá thích hợp với nhu cầu của thị trường, đề ra những biện pháp

mềm dẽo, linh hoạt hơn trong khâu thanh toán nhằm làm tăng hiệu sử dụng vốn lưu

động và thu hút được một lượng lớn khách hàng.

Định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng, lắng nghe những ý kiến đóng góp cũng

như nắm được tình hình của thị trường để kịp thời khắc phục, điều chỉnh những sai

sót, hạn chế nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, tăng khả năng chủ động cạnh tranh

trước các đối thủ.

2.2. Đối với Nhà nước

Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp tham

gia trong ngành, xử lý nghiêm minh mọi hành vi đầu cơ tích trữ, gian lận thương mại

nhằm mục đích lợi nhuận.

Có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn nạn buôn lậu xăng dầu qua biên giới, tạo điều

kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong nước kinh doanh thu về ngoại tệ cho

Nhà nước.

Đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng ở các khu vực vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện

thuận lợi cho khách tiếp cận với nguồn hàng giá rẻ hơn và các doanh nghiệp có cơ hội

mở rộng kênh phân phối, khai thác được tiềm năng ở thị trường mới.

Nới lỏng chính sách quản lý giá bán xăng dầu tạo điều kiện cho các Công ty

linh hoạt trong việc định giá, nâng cao tính cạnh tranh trước ngưỡng cửa hội nhập

mạnh mẽ của nước ta, từng bước tiếp cận với giá bán xăng, dầu của các nước lân cận

và khu vực.

21