trung tÂm thÔng tin khoa hỌc vÀ cÔng...

16
BM12-BTVN-TG LBH:02 LSĐ:00 Ngày BH: 15/10/2012 Trang 1/16 TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Hệ thống GIS quản lý sản xuất lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tay máy 6 bậc tự do eRobot. Gầu ngoạm điều khiển từ xa . Máy sấy thóc bằng năng lượng mặt trời. Sinh viên thiết kế ăngten tự động. Sinh viên thiết kế thành công mô hình tàu khách chạy bằng năng lượng mặt trời. Hệ thống kiểm soát từ xa lượng nước trên kênh tưới. Bầu lọc nước tưới dạng đĩa (Filters brochure). Dụng cụ nổi cứu sinh. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất tá dược từ nguồn nguyên liệu xenluloza và các loại tinh bột sẵn có trong nước. Nghiên cứu công nghệ và thiết bị sản xuất canxi cacbonat dược dụng từ vỏ hàu. THÔNG TIN THÀNH TỰU Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm sản phẩm kẹo cao su có chứa nicotin phục vụ người cai nghiện thuốc lá. Chế phẩm sinh học BIO-HR từ nước thải sau chưng cất cồn. Sản xuất thực phẩm chức năng từ một loài tảo suối. Mô hình trồng rau thủy canh đoạt giải nhất. An Giang phục tráng thành công gà giống tàu vàng. Sinh sản nhân tạo cá trê vàng. Sản xuất giấy từ chất thải dư thừa nông nghiệp. Thiết bị xử lý nước cấp an toàn sinh học sử dụng vật liệu chứa bạc nano. Chàng trai người Nùng -'cha đẻ' robot cứu hộ. THÔNG TIN THÀNH TỰU Liên hệ: Phòng Cung cấp Thông tin, ĐC: 79 Trương Định, Quận 1, TP.HCM ĐT: 38243826 38297040 (202-203)- Fax: 38291957 Website: www.cesti.gov.vn - Email: [email protected] SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

Upload: dokhue

Post on 01-Feb-2018

218 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆsac.edu.vn/Upload/file/KHCN/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_9_2013.pdf · Thiết bị xử lý nước cấp an toàn ... của hệ thống

BM12-BTVN-TG LBH:02 LSĐ:00 Ngày BH: 15/10/2012 Trang 1/16

TRUNG TÂM THÔNG TIN

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hệ thống GIS quản lý sản xuất

lúa vùng Đồng bằng sông Cửu

Long.

Tay máy 6 bậc tự do – eRobot.

Gầu ngoạm điều khiển từ xa .

Máy sấy thóc bằng năng lượng

mặt trời.

Sinh viên thiết kế ăngten tự

động.

Sinh viên thiết kế thành công mô

hình tàu khách chạy bằng năng

lượng mặt trời.

Hệ thống kiểm soát từ xa lượng

nước trên kênh tưới.

Bầu lọc nước tưới dạng đĩa

(Filters brochure).

Dụng cụ nổi cứu sinh.

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình

công nghệ sản xuất tá dược từ

nguồn nguyên liệu xenluloza và

các loại tinh bột sẵn có trong

nước.

Nghiên cứu công nghệ và thiết bị

sản xuất canxi cacbonat dược

dụng từ vỏ hàu.

THÔNG TIN

THÀNH TỰU

Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm

sản phẩm kẹo cao su có chứa

nicotin phục vụ người cai nghiện

thuốc lá.

Chế phẩm sinh học BIO-HR từ

nước thải sau chưng cất cồn.

Sản xuất thực phẩm chức năng

từ một loài tảo suối.

Mô hình trồng rau thủy canh

đoạt giải nhất.

An Giang phục tráng thành công

gà giống tàu vàng.

Sinh sản nhân tạo cá trê vàng.

Sản xuất giấy từ chất thải dư

thừa nông nghiệp.

Thiết bị xử lý nước cấp an toàn

sinh học sử dụng vật liệu chứa

bạc nano.

Chàng trai người Nùng -'cha đẻ'

robot cứu hộ.

THÔNG TIN

THÀNH TỰU

Liên hệ: Phòng Cung cấp Thông tin,

ĐC: 79 Trương Định, Quận 1, TP.HCM

ĐT: 38243826 – 38297040 (202-203)- Fax: 38291957

Website: www.cesti.gov.vn - Email: [email protected]

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP.HCM

Page 2: TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆsac.edu.vn/Upload/file/KHCN/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_9_2013.pdf · Thiết bị xử lý nước cấp an toàn ... của hệ thống

Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói Tháng 10/2012 Trang 2/16

Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói Tháng 09/2013 Trang 2/16

HỆ THỐNG GIS QUẢN LÝ

SẢN XUẤT LÚA VÙNG ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG

Mới đây, các nhà khoa học thuộc

Trung tâm Công nghệ phần mềm thủy lợi -

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã

nghiên cứu xây dựng thành công hệ thống

GIS quản lý sản xuất lúa vùng Đồng bằng

sông Cửu Long.

Hệ thống có cấu trúc WebGIS, được

xây dựng trên nền tảng các phần mềm mã

nguồn mở PostgreSQL, PostGIS, Apache,

MapServer. Trên cơ sở cập nhật và lưu trữ

đầy đủ mọi thông tin liên quan đến sản

xuất lúa (tiến độ xuống giống, cơ cấu

giống, tình hình sinh trưởng của lúa, tình

hình sâu bệnh...), tùy theo mục đích sử

dụng, Hệ thống cung cấp cho người dùng

các loại báo cáo tổng hợp khác nhau về

tình hình sản xuất lúa, báo cáo về tiến độ

xuống giống, cơ cấu giống, tình hình thiên

tai, sâu bệnh... Đặc biệt, tính năng nổi bật

của hệ thống này là sử dụng ảnh đa phổ

MODIS miễn phí có độ phân giải thấp để

xây dựng bản đồ lúa với độ chính xác đạt

95-97% so với diện tích gieo cấy thực tế.

Hệ thống đã được ứng dụng thành công tại

tỉnh An Giang và đang mở rộng chuyển

giao cho các tỉnh vùng Đồng bằng sông

Cửu Long.

Giao diện Hệ thống GIS quản lý sản xuất lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Chi tiết xin liên hệ: TSKH Nguyễn Đăng

Vỹ - Trung tâm Công nghệ phần mềm

thủy lợi

Số 269 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội;

Tel: 04.35634913, 0912260509; Fax:

04.35636602

Theo www. tchdkh.org.vn, 05/9/2013

*****************

TAY MÁY 6 BẬC TỰ DO - EROBOT

ThS Đỗ Trần Thắng cùng các cộng sư

thuộc Viện Cơ học -Viện Hàn lâm

KH&CN Việt Nam đã nghiên cứu chế tạo

thành công tay máy 6 bậc tự do - eRobot

dùng trong dây chuyền sản xuất cơ khí và

phục vụ đào tạo.

Tay máy 6 bậc tự do - eRobot có tầm

với lớn nhất: 600 mm, độ chính xác vị trí:

± 2 mm, độ chính xác lặp: ± 2 mm, có thể

thực hiện thao tác nắm gắp và di chuyển

đối tượng có khối lượng < 0,5 kg, hàn

điểm… Phần mềm điều khiển eRobot

được viết bằng ngôn ngữ Visual C++ có

giao diện thân thiện với người sử dụng,

tích hợp công nghệ đồ họa 3D OpenGL,

kết nối với các bộ điều khiển qua cổng

COM theo chuẩn RS232, sử dụng và phát

triển các thuật toán điều khiển, động học,

động lực học, xử lý tín hiệu, truyền thông

có tốc độ xử lý cao và tin cậy (đã được

kiểm chứng bằng thực nghiệm). Tay máy 6

bậc tự do - eRobot có thể ứng dụng trong

dây chuyền tự động hóa sản xuất cơ khí và

THÔNG TIN THÀNH TỰU

Page 3: TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆsac.edu.vn/Upload/file/KHCN/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_9_2013.pdf · Thiết bị xử lý nước cấp an toàn ... của hệ thống

Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói Tháng 09/2013 Trang 3/16

công nghiệp, phục vụ cho công tác đào tạo

về Cơ điện tử.

Chi tiết xin liên hệ: Đỗ Trần Thắng -

Phòng Cơ điện tử, Viện Cơ học, Viện Hàn

lâm KH&CN Việt Nam

Số 264, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội;

Tel: 04.37623114 hoặc 0913865588;

Email: [email protected]

Theo www. tchdkh.org.vn, 30/8/2013

*****************

GẦU NGOẠM ĐIỀU KHIỂN TỪ XA

Công ty Cổ phần chế tạo máy

VINACOMIN đã nghiên cứu thiết kế, chế

tạo thành công gầu ngoạm điều khiển từ xa

dung tích 10 m3. Loại gầu này sử dụng

cho bốc xếp hàng hóa tại các bến cảng,

cho năng suất cao, giảm chi phí và có độ

an toàn tin cậy, thay thế sản phẩm nhập

ngoại. Thiết bị đuợc sử dụng trên tất cả các

loại cần trục mà không phụ thuộc vào

nguồn điện, có tính năng cơ động, làm việc

hiệu quả.

Hiện nay, một số đơn vị cảng đang có

nhu cầu sử dụng gầu ngoạm thủy lực điều

khiển từ xa với dung tích gầu từ 5 - 15m3,

việc chế tạo thành công sản phẩm mới gầu

ngoạm điều khiển từ xa của Công ty sẽ mở

ra thị trường mới đầy tiềm năng.

Chi tiết xin liên hệ: Công ty Cổ phần

chế tạo máy VINACOMIN

Số 486 Trần Phú, Cẩm Phả, Quảng

Ninh;

Tel: 033.3862619; Fax: 033.3862734

Theo www. tchdkh.org.vn, 10/9/2013

*****************

MÁY SẤY THÓC BẰNG

NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Được sự hỗ trợ của Chương trình Đối

tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan

(IPP), Công ty TNHH Phát triển ứng dụng

kỹ nghệ mới - SAV đã nghiên cứu chế tạo

thành công máy sấy thóc bằng năng lượng

mặt trời, sử dụng ống nhiệt thủy tinh chân

không.

Máy gồm bộ thu năng lượng mặt trời

kiểu ống nhiệt thủy tinh chân không có

cánh, công suất tạo nhiệt 5kW; buồng sấy

thóc cơ khí theo kiểu đối lưu cưỡng bức,

công suất 500 kg (từ thóc ướt có độ ẩm 30-

33% xuống độ ẩm 13-14%, trong 1 ngày

nắng). Máy phù hợp với quy mô nông hộ.

Chi tiết xin liên hệ: Công ty TNHH

Phát triển ứng dụng kỹ nghệ mới

279 đường K3, Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà

Nội; Tel: (04) 38373976;

Fax: (04)37535331;

Email: [email protected]

Theo www. tchdkh.org.vn, 29/8/2013

*****************

SINH VIÊN THIẾT KẾ ĂNGTEN

TỰ ĐỘNG

Sinh viên Lê Thành Đạt, khoa điện -

điện tử Trường ĐH Bách khoa TP.HCM,

đã phát triển thành công hệ thống ăngten

Page 4: TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆsac.edu.vn/Upload/file/KHCN/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_9_2013.pdf · Thiết bị xử lý nước cấp an toàn ... của hệ thống

Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói Tháng 09/2013 Trang 4/16

tự động điều hướng dùng để thu sóng

truyền hình phát trên các phương tiện

thường xuyên di chuyển liên tục như tàu,

xe, đặc biệt là thuyền đi biển.

Lê Thành Đạt và hệ thống ăngten tự động điều hướng thu sóng truyền hình cho tàu thuyền - Ảnh:

Đ.Thiện

Hiện nay nhu cầu xem truyền hình của

người dân trên các phương tiện giao thông

như tàu lửa, xe khách, đặc biệt là ngư dân

trên tàu thuyền đi biển là rất lớn.

Trong khi việc thu tín hiệu truyền hình

trên các phương tiện này chưa thực hiện

được do sự thay đổi vị trí liên tục làm cho

các loại ăngten cố định hiện nay không thể

nhận sóng liên tục, làm tín hiệu bị ngắt

quãng dẫn đến không xem truyền hình

được.

Dễ dàng xem truyền hình

Hệ thống ăngten do Lê Thành Đạt phát

triển gồm một chiếc hộp điều khiển có

kích thước nhỏ tương đương với các loại

đầu thu truyền hình kỹ thuật số phổ biến

hiện nay và một ăngten có thể xoay theo

lệnh từ hộp điều khiển.

Giao diện điều khiển rất đơn giản gồm

một bàn phím nhập tọa độ và một màn

hình LCD nhỏ để hiển thị các thông số

truy nhập. Khi hoạt động, chiếc hộp sẽ tự

động xử lý vị trí luôn thay đổi của phương

tiện và “ra lệnh” cho ăngten luôn quay bộ

phận nhận sóng chính về hướng có trạm

phát tín hiệu truyền hình.

Khi tàu thuyền di chuyển qua các địa

phận, vùng biển khác nhau, hệ thống cũng

sẽ tự động điều hướng để thu nhận sóng từ

phía ăngten có tín hiệu mạnh nhất, giúp

việc xem các kênh truyền hình đảm bảo về

chất lượng.

Người sử dụng cũng có thể kết hợp tự

điều chỉnh thêm để chất lượng hình ảnh

đạt độ tốt nhất.

Đạt đã thử nghiệm hệ thống của mình

bằng cách cho kết nối với tivi và thay đổi

liên tục vị trí của hệ thống ăngten để kiểm

tra chất lượng tín hiệu truyền hình thu

nhận được.

Kết quả hệ thống xử lý quá trình thay

đổi vị trí liên tục rất nhanh và ăngten luôn

xoay hướng nhận sóng về phía trạm phát

tín hiệu truyền hình. Do đó tivi luôn thu

được tín hiệu tốt từ đài truyền hình mong

muốn.

Đạt tự tin cho biết: “Với hệ thống

ăngten tự động điều hướng này, người dân

có thể xem các kênh truyền hình dễ dàng.

Đặc biệt những ngư dân thường xuyên đi

biển có thể theo dõi, nắm bắt kịp thời các

thông tin thời sự, giải trí phát trên sóng

truyền hình ở VN”.

Tính ứng dụng thực tiễn rất cao

PGS.TS Hoàng Đình Chiến, khoa điện

- điện tử Trường ĐH Bách khoa TP.HCM,

người đề xuất ý tưởng và hướng dẫn Lê

Thành Đạt thực hiện đề tài, cho biết đã

mất ba năm nghiên cứu về đề tài trên.

Ông nói hiện nay chưa thấy có bất kỳ

đề tài hay nghiên cứu nào khác về việc xây

dựng hệ thống thu sóng truyền hình cho

người dân xem trên các phương tiện tàu

thuyền.

Thầy Chiến tỏ vẻ rất tự hào khi nhận

xét về sự thành công của học trò: “Đây là

đề tài rất khó đối với một sinh viên vì tích

hợp nhiều công nghệ khác nhau. Việc thực

hiện đòi hỏi sinh viên phải nghiên cứu, tự

học rất nhiều kiến thức từ các lĩnh vực như

viễn thông, điện tử, cơ khí... Do đó, quá

trình xây dựng hệ thống là không hề đơn

giản dù được hướng dẫn. Đề tài có tính

Page 5: TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆsac.edu.vn/Upload/file/KHCN/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_9_2013.pdf · Thiết bị xử lý nước cấp an toàn ... của hệ thống

Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói Tháng 09/2013 Trang 5/16

ứng dụng thực tiễn rất cao vì nước ta

phương tiện tàu xe nhiều, đặc biệt là tàu

thuyền đi biển rất lớn, nhu cầu theo dõi tin

tức truyền hình của ngư dân hiện nay cũng

rất lớn và quan trọng. Nếu đề tài được đầu

tư để hoàn thiện và triển khai ứng dụng

thực tiễn phục vụ người dân thì sẽ rất ý

nghĩa!”.

Theo www.tuoittre.com.vn, 15/9/2013

*****************

SINH VIÊN THIẾT KẾ THÀNH

CÔNG MÔ HÌNH TÀU KHÁCH CHẠY

BẰNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Sinh viên Vương Hoàng Nguyên (giữa) thay mặt nhóm nhận giải Nhất Giải thưởng công trình

NCKH xuất sắc

Với công trình “Thiết kế hệ động lực

tàu khách 8 chỗ chạy sông sử dụng năng

lượng mặt trời”, nhóm sinh viên Vương

Hoàng Nguyên, Trần Nguyễn Kim Luân

(ĐH Bách khoa TPHCM) đã giành giải

Nhất trong chương trình “Giải thưởng

công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc

của sinh viên ĐHQG” năm 2013.

Xuất phát từ mục đích đưa ra một giải

pháp kĩ thuật mới cho việc vận hành tàu

thủy, hai sinh viên Vương Hoàng Nguyên

và Trần Nguyễn Kim Luân (bộ môn Tàu

thủy, khoa Kỹ thuật giao thông, ĐH Bách

khoa TPHCM) đã nảy sinh ra ý tưởng thiết

kế động cơ tàu thủy chạy bằng năng lượng

mặt trời.

Nói về lí do đưa ra sáng kiến này,

Hoàng Nguyên cho hay: “Tàu thủy chạy

bằng năng lượng mặt trời có rất nhiều ưu

điểm. Nó sử dụng động cơ điện nên không

gây ô nhiễm môi trường, êm hơn và không

gây tiếng ồn. Bên cạnh đó, nó mang tính

kinh tế hơn so với các động cơ diezen

truyền thống”.

Để thực hiện được công trình này,

Hoàng Nguyên và Kim Luân đã phân chia

nhau công việc của mình. Hoàng Nguyên

phụ trách về mảng điện, tính toán điện pin

năng lượng mặt trời. Còn Kim Luân đảm

nhiệm phần thiết kế những chi tiết của hệ

động lực.

Để thực hiện được mô hình này, nhóm

sinh viên đã mất tới 4 tháng rưỡi. Thời

gian đầu thực hiện công trình, nhóm đã

gặp nhiều khó khăn vì thiếu kinh phí và

những dụng cụ, thiết bị để tiến hành đo

đạc, kiểm tra động cơ của tàu. Những công

cụ cần dùng cho việc thực hiện đều phải đi

mượn hoặc tự chế theo cách của mình.

Mục đích thiết kế của tàu là dành cho

những khu du lịch sinh thái có hồ hoặc là

ven sông để phục vụ cho du lịch.

Công trình của Hoàng Nguyên và Kim

Luân được Hội đồng chấm giải thưởng

đánh giá cao về tính sáng tạo và tính ứng

dụng thực tế. Hiện tại, nhóm đã thiết kế

được hệ động lực theo tỉ lệ 1/10 so với

thực tế. Công trình đã được cấp kinh phí

và dự kiến đến năm sau sẽ đóng được tàu

thật.

Chia sẻ về kinh nghiệm để nghiên cứu

những mô hình tương tự, Hoàng Nguyên

tâm sự: “Yếu tố sáng tạo và tìm tòi theo

hướng mới là điều quan trọng trong việc

nghiên cứu những đề tài như thế này.

Muốn tìm được cái mới thì mình phải tự

bắt tay vào làm. Mình phải tìm hiểu và cố

gắng áp dụng được đề tài đó vào trong

thực tế”.

Theo www.truyenthongkhoahoc.vn,

23/9/2013

*****************

Page 6: TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆsac.edu.vn/Upload/file/KHCN/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_9_2013.pdf · Thiết bị xử lý nước cấp an toàn ... của hệ thống

Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói Tháng 09/2013 Trang 6/16

HỆ THỐNG KIỂM SOÁT TỪ XA

LƯỢNG NƯỚC TRÊN KÊNH TƯỚI

Mới đây, các nhà

khoa học thuộc Trung

tâm Công nghệ phần

mềm thủy lợi (Viện Khoa

học Thủy lợi Việt Nam)

đã nghiên cứu chế tạo

thành công hệ thống kiểm

soát từ xa lượng nước

trên kênh tưới.

Hệ thống gồm: các cụm thiết bị cửa

van (thiết bị SGate) đượclắp đặt tại đầu

các kênh phân phối nước và các cống điều

tiết trên kênh; phần mềm quản lý, giám sát

điều khiển và điều hành hệ thống thủy

nông được cài đặt trên máy chủ tại trung

tâm điều hành. Điểm nổi bật của hệ thống

này là thiết bị SGate sử dụng nguồn năng

lượng pin mặt trời, có camera giám sát và

cảnh báo khi có người đến gần. Thiết bị

SGate tự động truyền số liệu mực nước, độ

mở cửa van, nhiệt độ về cơ sở dữ liệu máy

chủ trung tâm qua mạng điện thoại thông

qua dịch vụ GPRS hoặc qua sóng vô tuyến

và nhận lệnh điều khiển đóng mở cửa van

từ trung tâm điều hành để điều khiển thiết

bị. Phần mềm quản lý, giám sát điều khiển

và điều hành hệ thống thủy nông được

thiết kế trên giao diện GIS, dễ sử dụng, hỗ

trợ tính toán nhu cầu tưới, lập kế hoạch

điều hành hệ thống, hiển thị các số liệu

giám sát tức thời... giúp người dùng ra

lệnh đóng mở cửa van, in số liệu báo cáo

theo yêu cầu. Hệ thống kiểm soát từ xa

lượng nước trên kênh tưới đã được ứng

dụng thành công tại Cầu Sơn - Cấm Sơn

(Lục Ngạn - Bắc Giang).

Chi tiết xin liên hệ: TSKH Nguyễn

Đăng Vỹ - Trung tâm Công nghệ phần

mềm thủy lợi

Số 269 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội;

Tel: 04.35634913, 0912260509;

Fax: 04.35636602

Theo www. tchdkh.org.vn, 27/9/2013 *****************

BẦU LỌC NƯỚC TƯỚI DẠNG ĐĨA (FILTERS BROCHURE)

Các nhà khoa học thuộc Viện Nước,

tưới tiêu và môi trường - Viện Khoa học

Thủy lợi Việt Nam đã nghiên cứu chế tạo

thành công bầu lọc nước tưới dạng đĩa.

Bầu lọc nước tưới dạng đĩa là sản

phẩm của đề tài “Nghiên cứu quy trình

công nghệ tưới cho cây mía vùng sản xuất

tập trung”, được sản xuất bằng nhựa PE

100%, có đường kính đầu vào/ra 40 mm,

công suất 10-18 m3/h, độ bền cao, đảm

bảo lọc sạch nước, thao tác đơn giản, giá

chỉ bằng 50% so với sản phẩm cùng loại

nhập khẩu. Bầu lọc nước tưới dạng đĩa đã

được áp dụng thành công tại một số tỉnh

như Phú Thọ, Bình Phước, Bình Dương và

sẵn sàng chuyển giao cho các đơn vị có

nhu cầu.

Chi tiết xin liên hệ: ThS Trần Hùng -

Viện Nước, tưới tiêu và môi trường

Số 2 ngõ 165 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà

Nội; Tel/Fax: 04.35634809

Theo www. tchdkh.org.vn, 17/9/2013

*****************

DỤNG CỤ NỔI CỨU SINH

Page 7: TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆsac.edu.vn/Upload/file/KHCN/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_9_2013.pdf · Thiết bị xử lý nước cấp an toàn ... của hệ thống

Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói Tháng 09/2013 Trang 7/16

Mới đây, các nhà khoa học thuộc Viện

Nghiên cứu và chế tạo tàu thủy (Trường

Đại học Nha Trang)đã nghiên cứu sản xuất

thành công dụng cụ nổi cứu sinh, thuận

tiện cho việc cứu hộ trên các tuyến giao

thông thủy.

Dụng cụ nổi cứu sinh được làm bằng

composite có hình bát giác không đều, tiết

diện hình chữ nhật, xung quanh có gắn 1

sợi dây nylon mềm đường kính 12mm, có

độ võng để người bám vào dễ dàng và an

toàn.Bên trong vòng xuyến có tạo lưới bằng

các sợi nylon mềm đường kính 8mmcó tác

dụng nâng trẻ em hoặc các vật cần

thiết.Thiết bị đã đạt các yêu cầu của Cục

Đăng kiểm Việt Nam (kiểm tra thử rơi, thử

kín nước, thử tính nổi...) và sẵn sàng

chuyển giao cho các đơn vị có nhu cầu.

Chi tiết xin liên hệ: Viện Nghiên cứu

và chế tạo tàu thủy - Trường Đại học Nha

Trang

Số 2 Nguyễn Đình Chiểu, Nha Trang,

Khánh Hòa;

Tel: 058.3714476; Fax: 058.3714025

Theo www. tchdkh.org.vn, 10/9/2013

*****************

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

SẢN XUẤT TÁ DƯỢC TỪ NGUỒN

NGUYÊN LIỆU XENLULOZA VÀ

CÁC LOẠI TINH BỘT SẴN CÓ

TRONG NƯỚC

Việt Nam nằm ở vùng khí hậu nhiệt

đới gió mùa, rất thuận lợi cho việc phát

triển cây trồng, đặc biệt là các loại cây

lương thực, là nguồn nguyên liệu chủ yếu

của công nghiệp sản xuất tinh bột. Tinh

bột là nguồn thực phẩm nuôi sống con

người và là một trong những nguyên liệu

quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp.

Nước ta có nhiều nguồn tinh bột khác nhau

với ưu điểm về giá thành và số lượng lớn,

hiện nay tinh bột đang được quan tâm

nghiên cứu ứng dụng cho các ngành công

nghiệp khác nhau, trong đó có ngành công

nghiệp dược phẩm.

Công nghệ sản xuất các loại tinh bột

biến tính làm tá dược từ các nguồn tinh bột

trong nước đã bước đầu phát triển nhưng

do mức độ đầu tư cho nghiên cứu và trang

thiết bị còn hạn chế, quy trình công nghệ

chưa hoàn thiện, chất lượng chưa ổn định.

Nguồn nguyên liệu xenlulo và tinh bột các

loại trong nước rất dồi dào và giá rẻ, trong

khi đó chúng ta phải hoàn toàn nhập ngoại

các loại tá dược với giá rất cao.

Vì vậy, với mục đích xây dựng và

hoàn thiện được quy trình sản xuất tá dược

từ tinh bột sắn, tinh bột gạo và xenlulo có

sẵn trong nước đạt tiêu chuẩn Dược điển

châu Âu và Mỹ, ThS Vũ Văn Hà đã chủ

nhiệm thực hiện đề tài “Nghiên cứu hoàn

thiện quy trình công nghệ sản xuất tá dược

từ nguồn nguyên liệu xenluloza và các loại

tinh bột sẵn có trong nước”.

Đề tài đã đạt được những kết quả sau:

- Việc lựa chọn, phân tích và đánh giá

chỉ tiêu chẩt lượng nguyên liệu đầu vào;

việc phân tích, lựa chọn phương pháp

nghiên cứu, công nghệ sản xuất các loại tá

dược đã được thực hiện.

- Trên cơ sở quy trình công nghệ đã

được hoàn thiện, nhóm đề tài tiến hành sản

xuất các loại tá dược, đủ về khối lượng và

đảm bảo về chất lượng để có thể sử dụng

trong dược phẩm.

- Thử nghiệm và kết luận tá dược do đề

tài sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn để bào chế

thuốc.

Theo www.vista.vn, 16/9/2013

*****************

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ

VÀ THIẾT BỊ SẢN XUẤT

CANXI CACBONAT DƯỢC DỤNG

TỪ VỎ HÀU

Hàu không chỉ có giá trị thương mại ở

phần thịt mà phần vỏ còn có nhiều ứng

Page 8: TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆsac.edu.vn/Upload/file/KHCN/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_9_2013.pdf · Thiết bị xử lý nước cấp an toàn ... của hệ thống

Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói Tháng 09/2013 Trang 8/16

dụng trong đông y. Vỏ hàu chứa canxi với

hàm lượng cao dưới dạng muối cacbonat,

phosphat và sulfat, magie, sắt, nhôm và

chất hữu cơ.

Sản phẩm canxi cacbonat dược dụng

từ vỏ hàu sản xuất trong nước có chất

lượng đạt tiêu chuẩn theo Dược điển Việt

Nam (tương đương sản phẩm cùng loại

của nước ngoài) sẽ góp phần giúp cho các

ngành Y tế chủ động trong sản xuất, hạn

chế nhập khẩu. Đồng thời góp phần sử

dụng hợp lý vỏ hàu thải ra, giảm thiểu ô

nhiễm môi trường; thúc đẩy ngành nuôi

hàu phát triển mạnh hơn, tạo công ăn việc

làm cho người lao động.

ThS Nguyễn Xuân Thi và các đồng

nghiệp đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu

công nghệ và thiết bị sản xuất canxi

cacbonat dược dụng từ vỏ hàu” và thu

được các kết quả như sau:

- Đã nghiên cứu xây dựng thành công

Quy trình công nghệ sản xuất canxi

cacbonat dược dụng từ vỏ hàu phù hợp với

điều kiện Việt Nam, chất lượng sản phẩm

theo quy trình đạt yêu cầu, ổn định.

- Đã thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị

đồng bộ sản xuất canxi cacbonat dược

dụng từ vỏ hàu công suất 10 tấn/năm.

- Đã xây dựng Quy trình vận hành và

bảo dưỡng dây chuyền thiết bị chế biến

canxi cacbonat dược dụng từ vỏ hàu.

Theo www.vista.vn, 13/9/2013

*****************

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT

THỬ NGHIỆM SẢN PHẨM

KẸO CAO SU CÓ CHỨA NICOTIN

PHỤC VỤ NGƯỜI CAI NGHIỆN

THUỐC LÁ

Những năm gần đây, Chính phủ Việt

Nam đã ban hành nhiều chủ trương và

chính sách nhằm phòng chống tác hại của

việc hút thuốc lá, tuyên truyền rộng rãi về

tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con

người; một số chương trình hỗ trợ cai

nghiện thuốc lá đã được triển khai. Những

biện pháp cai nghiện được áp dụng bao

gồm: châm cứu, thuốc y học cổ truyển, các

phương pháp dưỡng sinh, phương pháp

tâm lý trị liệu, sử dụng thuốc Bupropion.

Những biện pháp này đã hỗ trợ người cai

nghiện dần dần từ bỏ được thói quen hút

thuốc. Tuy nhiên, những phương pháp trên

khá tốn kém về chi phí và thời gian, đồng

thời phụ thuộc khá nghiêm ngặt vào các

hướng dẫn của thầy thuốc.

Liệu pháp thay thế Nicotin đã được sử

dụng rộng rãi trên thế giới nhưng chưa có

ở Việt Nam do các sản phẩm có chứa

Nicotin như kẹo cao su, băng dán chưa

được sản xuất trong nước cũng như chưa

có đơn vị nhập khẩu.

Nhằm hỗ trợ việc cai nghiện thuốc lá,

giảm tác hại đến sức khỏe người hút thuốc

lá và cộng đồng, Viện Kinh tế Kỹ thuật

Thuốc lá thực hiện đề tài “Nghiên cứu sản

xuất thử nghiệm sản phẩm kẹo cao su có

chứa nicotin phục vụ người cai nghiện

thuốc lá”, do ThS Đào Anh Tuyên làm chủ

nhiệm.

Đề tài đã đạt được những kết quả như sau:

- Xây dựng được quy trình triết tách

nicotin đạt độ tinh khiết 98%, hiệu suất

chiết tách đạt 51%.

- Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất

kẹo cao su có chứa nicotin.

- Sản xuất thử nghiệm 6 mẫu kẹo cao

su có chứa nicotin.

- Thử nghiệm cho thấy sản phẩm

không gây tác dụng phụ và không ảnh

hưởng đến chức năng gan và thận.

Theo www.vista.vn, 12/9/2013

*****************

Page 9: TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆsac.edu.vn/Upload/file/KHCN/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_9_2013.pdf · Thiết bị xử lý nước cấp an toàn ... của hệ thống

Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói Tháng 09/2013 Trang 9/16

CHẾ PHẨM SINH HỌC BIO-HR TỪ NƯỚC THẢI SAU CHƯNG CẤT CỒN

Nước thải sau chưng cất cồn

(NTSCCC) có giá trị dinh dưỡng cao,

không chứa vi sinh vật tạp nhiễm, có thể

tận dụng làm thức ăn chăn nuôi, phân bón

hữu cơ, nhưng hiện tại chưa được tận dụng

và không bảo quản được lâu, gây ô nhiễm

môi trường, tăng chi phí cho xử lý.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà

khoa học thuộc Viện Sinh học nhiệt đới đã

đăng ký với Sở KH&CN TP Hồ Chí Minh

thực hiện đề tài “Nghiên cứu tận dụng

NTSCCC để sản xuất chế phẩm sinh học

phục vụ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản”.

Kết quả, đã sản xuất thành công chế phẩm

sinh học BIO-HR, có thành phần dinh

dưỡng: Bacillus sp. ≥ 107 CFU/ml,

Lactobacillus sp. ≥ 107 CFU/ml.

Saccharomyces sp. ≥ 107 CFU/ml,

Coliforms trong giới hạn cho phép, pH 4,

có mùi thơm và vị chua. Thời gian bảo

quản 3-6 tháng. Chế phẩm đã được thử

nghiệm trong nuôi cá tra giống, gà lương

phượng, lợn cai sữa và lợn thịt.

Hiệu quả cho thấy, BIO-HR giúp cải

thiện tăng trọng, giảm FCR (hệ số tiêu tốn

thức ăn) của cá tra giống, gà lương

phượng, heo cai sữa và heo thịt (trọng

lượng trung bình tăng tương ứng 4,5%,

21%, 5-7% và 6,7%; FCR giảm tương ứng

38%, 15%, 13-22% và 7,6%), giảm ô

nhiễm môi trường ao nuôi và chuồng trại.

Ngoài ra, tỷ lệ sống của cá tra giống tăng

54,6% và cải thiện chất lượng nước ao

nuôi. Đề tài cũng xây dựng được quy trình

công nghệ sản xuất chế phẩm BIO-HR từ

NTSCCC với quy mô nhỏ (1.000 lít/mẻ).

Quy trình gồm 5 bước cụ thể, đơn giản,

chất lượng ổn định, đã được chuyển giao

cho Nhà máy rượu Bình Tây.

Chi tiết xin liên hệ: Viện Sinh học

nhiệt đới

C9/621 Xa lộ Hà Nội, phường Linh

Trung, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh;

Tel: (08)22181635; Fax: (08)38978791

Theo www. tchdkh.org.vn, 29/8/2013

*****************

SẢN XUẤT THỰC PHẨM CHỨC

NĂNG TỪ MỘT LOÀI TẢO SUỐI

Tiến sỹ Lại Minh Hiền, Giám đốc

Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học cho

biết Trung tâm đã sản xuất được viên thực

phẩm chức năng bào chế dưới dạng viên

nang từ một loại tảo lục sợi dài. Tên địa

phương là “Tò cày” và gắn với truyền

thuyết “ruộng đất mềm” (Tom nà ón) của

người Tày ở tỉnh Cao Bằng.

Lô thực phẩm chức năng đầu tiên được

chế biến dưới dạng viên nén gần 5.000

viên có thành phần chính là tảo lục ở Cao

Bằng, do Trung tâm Kiểm nghiệm nghiên

cứu Dược Quân đội bào chế đang được thử

nghiệm tại Học viện Quân y với nhiều tín

hiệu khả quan.

Đây là một đề tài ứng dụng trên nền

tảng kế thừa tri thức bản địa và ứng dụng

các tiến bộ khoa học hiện đại của thế giới,

nhằm phục vụ đời sống của người dân.

Từ xa xưa, người dân Việt Nam cũng

như các nước trên thế giới đã biết sử dụng

các loài tảo làm thức ăn. Những năm gần

đây tảo được chế biến thành thực phẩm

chức năng để bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ

sức khỏe và tăng cường miễn dịch cho con

người.

Những năm 70 của thế kỷ 20, khi còn

công tác tại Trung tâm Kiểm nghiệm Dược

Quân đội (Cục Quân y), tiến sỹ Lại Minh

Page 10: TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆsac.edu.vn/Upload/file/KHCN/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_9_2013.pdf · Thiết bị xử lý nước cấp an toàn ... của hệ thống

Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói Tháng 09/2013 Trang 10/16

Hiền đã nghiên cứu song mới chỉ dừng lại

ở việc xác định thành phần loài, thành

phần hóa học của chúng, sau này mới đi

sâu nghiên cứu bào chế thành thực phẩm

chức năng. Mục đích phát triển loài tảo

này và biến chúng thành hàng hóa có giá

trị cao, phục vụ thiết thực đời sống xã hội

và góp phần xóa đói giảm nghèo cho

người dân địa phương.

Trước thực tế do thói quen ăn uống của

mọi người trong thời gian gần đây thường

là ưa chuộng các loại thực phẩm giàu dinh

dưỡng, hệ quả dẫn đến sự gia tăng bệnh béo

phì và cùng với nó là tỷ lệ mắc bệnh tim,

tiểu đường và huyết áp cao ngày càng tăng.

Nhiều nghiên cứu về mối tương quan

giữa chế độ ăn uống và một số bệnh mãn

tính cho thấy những khả năng của các loại

thực phẩm hỗ trợ, hoặc thậm chí để cải

thiện sức khỏe của con người. Những thực

phẩm này vì thế đã có tên gọi chung là

thực phẩm chức năng.

Ở mỗi nước, thực phẩm chức năng

được gọi bằng những thuật ngữ khác nhau.

Khái niệm thực phẩm chức năng được

người Nhật sử dụng đầu tiên trong những

năm 1980 để chỉ những thực phẩm chế

biến có chứa những thành phần tuy không

có giá trị nhưng giúp nâng cao sức khoẻ

cho người sử dụng.

Còn Bộ Y tế Việt Nam định nghĩa

“thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng

để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong

cơ thể người, có tác dụng bổ sung dinh

dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái,

tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ

bệnh tật.”

Có thể coi thực phẩm chức năng nằm ở

nơi giao thoa giữa thực phẩm và thuốc,

người ta còn gọi thực phẩm chức năng là

thực phẩm - thuốc. Tuy vậy, sự hiểu biết

không rõ ràng về khái niệm này sẽ dẫn đến

việc nhầm lẫn giữa thực phẩm chức năng

và thực phẩm, thuốc. Nên cần có những

tiêu chí cụ thể để phân biệt giữa thực phẩm

chức năng và thực phẩm thuốc.

Thực phẩm chức năng mà Trung tâm

Bảo tồn đa dạng sinh học nghiên cứu chế

biến khác với thực phẩm mà đồng bào đã

từng chế biến ở chỗ là được sản xuất, chế

biến theo công thức bổ sung một số thành

phần có lợi hoặc loại bớt một số thành

phần bất lợi (để kiêng).

Việc bổ sung hay loại bớt phải được

chứng minh và cân nhắc một cách khoa

học và được cơ quan nhà nước có thẩm

quyền cho phép (thường là phải theo tiêu

chuẩn). Có tác dụng với sức khỏe (một số

chức năng sinh lý của cơ thể) nhiều hơn là

các chất dinh dưỡng thông thường. Nghĩa

là thực phẩm chức năng ít tạo ra năng

lượng (calorie) cho cơ thể như các loại

thực phẩm, ví dụ, gạo, thịt, cá…

Liều sử dụng thường nhỏ, thậm chí tính

bằng miligram, gram như là thuốc. Đối

tượng sử dụng có chỉ định rõ rệt như người

già, trẻ em, phụ nữ tuổi mãn kinh, người

có hội chứng thiếu vi chất, rối loạn chức

năng sinh lý nào đó…

Theo kết quả nghiên cứu về thành phần

hóa học của “Tò cày” - tảo lục Cao Bằng

của Trung tâm Kiểm nghiệm nghiên cứu

Dược Quân đội, đạm chiếm từ 35-40%,

trong đó có 14 loại axit amin là Acid

Glutamic, Serin, Alanin, Arginin, Tyrosin,

Tryptophan, Threonin, Histidin, Valin,

Lysin, Methionin, Isoleucin, Phenylalanin

và Leucin và đặc biệt có 8 loại axit amin

không thay thế là Threonin, Histidin,

Valin, Lysin, Methionin, Isoleucin,

Phenylalanin và Leucin có trong mẫu tảo

chiếm 21,43% trọng lượng khô.

Về nguyên tố vi lượng có mặt 12

nguyên tố, trong đó quan trọng là nguyên

tố Mangan (Mn), sắt (Fe), kẽm ( Zn), selen

(Se). Hàm lượng Gluxit trung bình là

13,74%. Lipid là 5,68%. Trong thành phần

tảo có các vitamin A,D, E, C, B1, B2, B6,

PP và có mặt của sắc tố chlorophyll.

Theo www. vietnamplus.vn, 01/9/2013

*****************

Page 11: TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆsac.edu.vn/Upload/file/KHCN/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_9_2013.pdf · Thiết bị xử lý nước cấp an toàn ... của hệ thống

Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói Tháng 09/2013 Trang 11/16

MÔ HÌNH TRỒNG RAU

THỦY CANH ĐOẠT GIẢI NHẤT

Sáng 21-9, lễ trao giải cuộc thi Thiết kế

mô hình sản phẩm tái chế diễn ra tại Nhà

văn hóa Thanh niên TP.HCM với giải nhất

trị giá 15 triệu đồng thuộc về Đỗ Ngọc

Thanh Mai và Ngô Thị Tú Trinh của

trường ĐH Nông lâm TP.HCM.

Thanh Mai và Tú Trinh (sinh viên khoa

công nghệ sinh học) đoạt giải với sản

phẩm “Mô hình trồng rau thủy canh hoàn

lưu sử dụng sản phẩm tái chế”.

Lấy ý tưởng từ một chuyến đi khảo sát

thực tế tại xã đảo Thạnh An, huyện Cần

Giờ, TP.HCM, hai sinh viên này đã thiết

kế mô hình trồng rau thủy canh cho người

dân Thạnh An.

Mô hình có 5 tầng, 3 tầng là rau ăn lá,

còn 2 tầng là rau ăn trái. Hệ thống này hoạt

động theo cơ chế hoàn lưu. Mỗi mô hình

sẽ được lắp đặt một bình nước dinh dưỡng

lớn, có lắp đặt môtơ. Sau khi khởi động

môtơ, nước sẽ tự động chạy lên tầng trên

cùng, khi nước chạy đến 2/3 ống nhựa, hệ

thống nước qua ống dẫn chạy xuống tầng

kế tiếp. Khi nước chạy hết 5 tầng thì sẽ có

ống dẫn nước chạy về bình dinh dưỡng

ban đầu.

Mô hình rau thủy canh được hai sinh

viên làm trong một tuần, với nguyên liệu

hoàn toàn tái chế. Khi trồng rau ở mô hình

thủy canh sẽ sử dụng thêm các nguyên liệu

như vỏ trấu, xơ cây dừa, bột gỗ …

Mô hình thiết kế lúc đầu được thiết kế

bằng kim loại, nhưng khi lắp đặt tại Thạnh

An thì bị rỉ sét do hơi nước bị nhiễm mặn.

Hai sinh viên lại nghiên cứu và thiết kế

bằng các ống nhựa. “Mô hình bằng ống

nhựa sẽ sử dụng được 4-5 năm, dễ vận

chuyển và chi phí cũng rẻ. Nó phù hợp với

điều kiện khí hậu ở đây, chịu đựng được

hơi muối, và rau cũng tốt hơn” - Tú Trinh

chia sẻ.

Giải nhì (trị giá 10 triệu đồng) thuộc về

Hồ Hoàng Thông, sinh viên Trường ĐH

Kỹ thuật và công nghệ TP.HCM, với “Mô

hình mô phỏng các thiết bị và công trình

bằng thép làm bằng vỏ lon tái chế phục vụ

công tác giảng dạy”. Giải ba (trị giá 7 triệu

đồng) được trao cho Ngô Văn Thành, Sở

Giao thông vận tải TP.HCM với sản phẩm

“Kệ treo tường xanh”.

Tại buổi lễ, chương trình tái chế cùng

Interfood sau ba tháng phát động và triển

khai đã trao tặng hai công trình nước sạch

cho trẻ em huyện Cần Giờ và huyện Bình

Chánh.

Chương trình do Thành đoàn TP.HCM

và Công ty cổ phần sản phẩm quốc tế

Interfood tổ chức.

Theo www.tuoittre.com.vn, 21/9/2013

*****************

AN GIANG PHỤC TRÁNG THÀNH

CÔNG GÀ GIỐNG TÀU VÀNG

Ảnh minh họa: Đình Huệ/TTXVN

Tiến sỹ Võ Lâm, Phó trưởng Khoa

Nông nghiệp và Tài nguyên thiên nhiên

(Đại học An Giang) đã nghiên cứu thành

công đề tài “Phục tráng gà tàu vàng địa

phương có sức tăng trưởng cao, chất lượng

tốt.”

Được triển khai từ tháng 11/2011 đến

tháng 11/2013, đề tài được thực hiện qua

các giai đoạn: Điều tra kỹ thuật; chọn mua

200 con giống tại nhiều địa phương huyện

Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) và huyện

Thốt Nốt (thành phố Cần Thơ); chọn lọc

120 gà bố mẹ có trọng lượng từ 1kg - 1,2

Page 12: TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆsac.edu.vn/Upload/file/KHCN/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_9_2013.pdf · Thiết bị xử lý nước cấp an toàn ... của hệ thống

Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói Tháng 09/2013 Trang 12/16

kg/con cho lai cận huyết thống nội bộ; sản

xuất chuyển giao giống và phối hợp với

Trung tâm khuyến nông tỉnh chuyển giao

đại trà cho nhân dân nhân tạo giống và

nuôi lấy thịt.

Tiến sỹ Võ Lâm cho biết kết quả

nghiên cứu thành công đã cho ra thế hệ gà

tàu vàng F2 có nhiều ưu điểm như lông

màu vàng, mồng lá, thịt và chân màu vàng

sáng, thơm, dinh dưỡng cao, tăng trưởng

nhanh.

Khi nuôi để lấy thịt khoảng ba tháng,

gà cho trọng lượng 1,5kg - 1,7 kg/con, rút

ngắn thời gian nuôi xuống một nửa so với

các giống gà hiện có. Do không phải gà

siêu trứng nên bình quân mỗi năm gà đẻ

trên 200 trứng/con, nếu ấp bằng máy đạt tỷ

lệ nở trên 80%, giá trị khoảng 80.000 đồng

- 90.000 đồng/kg.

Với sản phẩm đầu tiên, tháng 4/2013,

đề tài đã chuyển giao 400 con cho 4 hộ có

kinh nghiệm nuôi gia cầm an toàn sinh học

tại các huyện Châu Phú, Chợ Mới, Thoại

Sơn và 100 con cho Trung tâm Ứng dụng

khoa học công nghệ (thuộc Sở Khoa học -

Công nghệ An Giang).

Gà tàu vàng đã mất giống ở tỉnh An

Giang từ rất lâu nên với việc đề tài được

nghiên cứu thành công sẽ phục tráng được

giống gia cầm thả vườn đặc sản của vùng

đất Nam bộ. Tuy nhiên do mất giống trong

thời gian dài nên người tiêu dùng dễ nhầm

lẫn với nhiều giống gà hiện có nên bị

thương lái đã lợi dụng ép giá chỉ còn 50%

so với giá trị thực tế.

Thời gian tới, Đại học An Giang kết

hợp với Trung tâm khuyến nông chuyển

giao kỹ thuật nuôi và tìm đầu ra cho con

giống.

Theo www. vietnamplus.vn, 13/9/2013

*****************

SINH SẢN NHÂN TẠO

CÁ TRÊ VÀNG

Kỹ sư Phạm Thanh Dung và các cộng

sự thuộc Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ

KH&CN Long An đã cho sinh sản nhân

tạo thành công cá trê vàng. Nhóm nghiên

cứu đã cho sản xuất giống cá trê vàng đợt

đầu tiên vào tháng 5.2013 với số lượng 30

kg cá cái, dùng kích dục tố là HCG + não

thùy để kích thích cá sinh sản.

Kết quả thu được rất khả quan: tỷ lệ cá

cái tham gia sinh sản là 95%, số lượng

trứng thu được trên 2,2 kg, sức sinh sản

tương đối 42.000 trứng/kg cá cái, tỷ lệ

trứng thụ tinh 67,6%, tỷ lệ nở khoảng

85%, tỷ lệ cá bột sống 87%.

Việc cho sinh sản thành công cá trê

vàng sẽ giúp cho bà con nông dân có thêm

đối tượng nuôi mới, mang lại hiệu quả

kinh tế cao hơn, góp phần đa dạng hóa

giống loài vật nuôi; đồng thời có ý nghĩa

quan trọng trong việc bảo vệ nguồn lợi

thủy sản, duy trì nguồn giống tránh nguy

cơ tuyệt chủng.

Chi tiết xin liên hệ: Trung tâm Ứng

dụng Tiến bộ KH&CN Long An

Số 365 Quốc lộ 1A, phường 4, Tp Tân

An, Long An; Tel: 070.3820027;

Email: [email protected]

Theo www. tchdkh.org.vn, 10/9/2013

*****************

Page 13: TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆsac.edu.vn/Upload/file/KHCN/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_9_2013.pdf · Thiết bị xử lý nước cấp an toàn ... của hệ thống

Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói Tháng 09/2013 Trang 13/16

SẢN XUẤT GIẤY TỪ CHẤT THẢI

DƯ THỪA NÔNG NGHIỆP

Sản phẩm

cuối cùng là

những tờ giấy có

độ trắng tương

đối và hoàn toàn

có thể sd một

cách bình thường

Với ưu điểm là có tổng mức đầu tư

thấp, hiệu quả sản xuất cao lại có thể sản

xuất quy mô lớn bằng các dây chuyền

phân tán, đặt tại các địa điểm khác nhau

nhằm tận dụng hợp lý nguồn nguyên liệu

tại chỗ, ông Thanh sử dụng nguyên liệu

mới và đưa ra một phương pháp mới để

làm bột giấy. Sản phẩm tạo ra có thể thay

đổi và đẩy mạnh sự phát triển ngành sản

xuất giấy Việt Nam.

Tận dụng chất thải dư thừa từ nông

nghiệp

Công nghiệp giấy Việt Nam (CNGVN)

có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế

quốc dân mặc dù quy mô của nó vẫn còn

nhỏ bé so với khu vực và thế giới. Theo

thống kê năm 1995 sản xuất CNGVN đạt

giá trị 572 tỷ VNĐ, chiếm 2,34% tổng giá

trị công nghiệp cả nước và đứng hàng thứ

10 trong ngành công nghiệp.

Nói chung, công nghệ sản xuất giấy và

bột giấy của Việt Nam là một ngành quan

trọng trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu

dùng, cung cấp sản phẩm thiết yếu phục vụ

phát triển giáo dục, văn hóa xã hội,…

Tuy nhiên, nguyên liệu chính để sản

xuất bột giấy hiện nay là gỗ và một phần

nhỏ từ tre, lứa,.. phải mất nhiều thời gian

để nguyên liệu phát triển được. Việc sử

dụng gỗ chế biến làm bột giấy ảnh hưởng

phần nào đến tài nguyên rừng nước ta. Bên

cạnh đó, phải kể đến vấn đề ô nhiễm môi

trường sinh thái do công nghệ sản xuất

giấy hiện nay đang sử dụng khá nhiều hóa

chất và nước.

Với diện tích gần 4 triệu ha đất trồng

lúa tại Việt Nam như hiện nay, chúng ta

mới chủ yếu tận thu được sản phẩm chính

là hạt gạo. Nhiều năm về trước thì người

dân còn dùng rơm, rạ làm đồ nấu nướng

nhưng nhiều năm trở lại đây người nông

dân thường bỏ phí rơm rạ không những

gây lãng phí mà còn gây ô nhiễm môi

trường. Số rơm rạ thải ra môi trường hàng

năm ước tính lên tới 76 triệu tấn. Xuất

phát từ thực tế đó, ông Nguyễn Phúc

Thanh, 79 tuổi, ở Hà Nội đã nảy sinh ý

tưởng sản xuất giấy từ bèo tây. Vốn là

người có lòng say mê nghiên cứu nên khi

nhận thấy sản xuất giấy từ bèo tây năng

suất thấp nên ông đã nghĩ ra phương án

sản xuất bột giấy từ rơm rạ.

Giải pháp hữu ích

Không những tìm ra nguyên liệu mới

mà ông Thanh còn đưa ra một phương

pháp mới để làm bột giấy. Ông Thanh cho

biết, bản chất kỹ thuật của phương pháp

này căn cứ vào cấu tử chính của tế bào

thực vật tồn tại dưới dạng tổ hợp chất phức

tạp, trong đó các chất hóa học xâm nhập

vào nhau bằng liên kết hóa học và liên kết

hydro.

Các hóa chất và Natri Hydro, Axit

Clohydric được dùng trong giai đoạn

nghiền thô để làm phân rã tổ hợp vào các

tế bào rơm rạ và phân chia đại phân tử

ligin thành phần nhỏ có thể hòa tan được

vào dung môi.

Còn trong công đoạn làm trắng, các

hóa chất khác như canxi hydroxit và

hydroperoxit sử dụng kết hợp với các chất

màu và ligin trong rơm rạ, ngăn không cho

các phân tử ligin kết hợp lại với nhau đồng

thời làm trắng bột giấy.

Công đoạn sản xuất giấy bao gồm

chuẩn bị nguyên liệu để nghiền thô, ngâm

rơm rạ trong dung dịch tẩy trắng. Sau đó

đưa vào máy nghiền xay vụn. Rồi đến

bước nghiền tinh thì trộn dung dịch tẩy

trắng lần hai cho máy khuấy, khuấy đều và

ngâm trong hai tiếng để được lớp chất kết

Page 14: TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆsac.edu.vn/Upload/file/KHCN/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_9_2013.pdf · Thiết bị xử lý nước cấp an toàn ... của hệ thống

Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói Tháng 09/2013 Trang 14/16

dính trắng mịn. Lọc bỏ nước để lấy bột

giấy. Cuối cùng là quét bột giấy lên khung

rồi đem đi phơi nắng.

Phương pháp sản xuất bột giấy từ rơm

rạ của ông Thanh dễ thực hiện, không đòi

hỏi phải có công đoạn xử lý nguyên liệu ở

điều kiện nhiệt độ và áp suất cao, lượng

hóa chất tiêu thụ ít, lại thông dụng, rẻ và

không độc hại.

Ngoài ra, trong quá trình sản xuất do

không có quá trình nấu nên vừa tiết kiệm

được năng lượng lại không sinh ra khí

CO2. Nước thải ra sau từng công đoạn

đảm bảo độ an toàn, có thể xử lý để tái sử

dụng hoặc chuyển ra hồ sinh thái nếu còn

dư thừa mà lại không gây ô nhiễm môi

trường.

Phương pháp sản xuất bột giấy từ rơm

rạ của ông Thanh được tiến hành trong

điều kiện môi trường thông thường, không

yêu cầu nhiệt độ và áp suất cao, tiêu tốn ít

năng lượng và hóa chất.

Với những kết quả này, sản phẩm của

ông Thanh đã được Cục Sở Hữu trí tuệ

Việt Nam – Bộ KH&CN cấp Bằng độc

quyền giải pháp hữu ích với tên là

“Phương pháp sản xuất bột giấy” từ rơm

rạ. Ông Thanh chia sẻ, ông luôn ấp ủ mong

muốn sớm có thể thay đổi và đẩy mạnh sự

phát triển ngành sản xuất giấy Việt Nam.

Theo www. truyenthongkhoahoc.vn,

20/9/2013

*****************

THIẾT BỊ XỬ LÝ NƯỚC CẤP

AN TOÀN SINH HỌC SỬ DỤNG

VẬT LIỆU CHỨA BẠC NANO

Các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học -

Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã

nghiên cứu chế tạo thành công thiết bị xử lý

nước cấp an toàn sinh học sử dụng vật liệu

chứa bạc nano (cột lọc chứa nano bạc).

Thiết bị xử lý nước sử dụng cột lọc khử

khuẩn chứa nano bạc có thể lọc và diệt

hoàn toàn các loại vi khuẩn E.coli,

Coliform, Vibrio Cholerae và Samonella ở

nồng độ cao (105-106cfu/ml) chỉ sau 10

phút tiếp xúc với vi khuẩn. Hệ thống có

khả năng vận hành tốt, làm việc ổn định,

nước sau khi lọc đạt Quy chuẩn Việt Nam

(QCVN 01:2009/BYT). Tuổi thọ của cột

lọc khử khuẩn đạt tối thiểu một năm sử

dụng tùy thuộc vào nồng độ khuẩn của

nguồn nước cấp. Thiết bị có giá cạnh tranh

so với các hệ thống lọc nước tương tự của

nước ngoài, phù hợp với mức thu nhập của

người dân lao động.

Chi tiết xin liên hệ: Trần Quang Vinh -

Viện Hóa học

Nhà A18 Viện Hàn lâm KH&CN Việt

Nam,18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà

Nội; Tel: (04)37564312;

Fax: (04)38361283;

Email: [email protected]

Theo www. tchdkh.org.vn, 27/8/2013

*****************

Page 15: TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆsac.edu.vn/Upload/file/KHCN/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_9_2013.pdf · Thiết bị xử lý nước cấp an toàn ... của hệ thống

Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói Tháng 09/2013 Trang 15/16

CHÀNG TRAI NGƯỜI NÙNG

”CHA ĐẺ” ROBOT CỨU HỘ

Chủ nhân Huy chương vàng Cuộc thi

sáng tạo khoa học công nghệ trẻ (IEYI) tại

KualaLumpur (Malaysia, tháng 5/2013),

chàng trai người Nùng Hoàng Duy Khánh,

lớp 12A1, Trường THPT Lương Văn Tri,

huyện Văn Quan (Lạng Sơn) liên tục có

những sáng tạo, ứng dụng thiết thực trong

cuộc sống.

Duy Khánh cầm huy chương, được tôn vinh tại sân bay Nội Bài (Hà Nội). ảnh: Duy Chiến

Niềm đam mê sáng tạo được nhân lên

khi mới đây Khánh trở thành tân sinh viên

ĐH Bách khoa Hà Nội. Sinh ra trong gia

đình thuần nông ở huyện miền núi biên

giới, từ nhỏ, Khánh đã mày mò nghiên cứu

các vật dụng quanh nhà, từ chiếc đèn pin,

mỏ hàn, cho đến ti vi, đài, quạt. Năm

2010, khi theo học tại Trường THPT

Lương Văn Tri, niềm đam mê sáng tạo của

cậu học trò phố huyện lớn hơn với sự cổ

vũ, tiếp sức từ các thầy cô giáo.

Thầy Phùng Văn Thời, Hiệu trưởng

trường THPT Lương Văn Tri cho biết, sản

phẩm đầu tay của Khánh là “Ống nhòm kỳ

diệu”; tham dự cuộc thi Sáng tạo Thanh

thiếu niên nhi đồng tỉnh Lạng Sơn tổ chức

đã đoạt giải Nhì (không có giải Nhất). Sau

đó, chiếc máy phục vụ nông nghiệp có tên:

“Máy gieo hạt mini” chạy bằng động cơ

đốt trong, giành giải Nhất cuộc thi sáng tạo

trẻ của tỉnh năm sau.

Về ý tưởng làm robot LVT2 rinh giải

vàng quốc tế tại KualaLumpur (Malaysia),

Khánh kể: “Xuất phát từ những hình ảnh

người công nhân gặp nạn trong hầm mỏ,

những lần chứng kiến dân bản bị lũ quét

làm sập nhà cửa, hoa màu, em đã phác

thảo ý tưởng về một người máy cứu hộ

làm việc trong điều kiện nguy hiểm thay

thế con người”. Ông Lường Đăng Ninh,

Giám đốc Sở KH-CN Lạng Sơn nhận xét:

Robot LVT2 khá giống người máy Asimo

của Nhật Bản, nhưng người máy cứu hộ

hầm lò này có nhiều ưu điểm khác biệt là

khả năng tự đu mình lên xuống dễ dàng và

cẩu được vật nặng; có thể thay con người

làm việc ở những môi trường độc hại,

nguy hiểm.

Hiệu trưởng đích thân “phục vụ” học trò

Duy Khánh say mê sáng tạo từ nhỏ

Để sáng tạo được robot LVT2, Khánh

không thể nào quên được những ngày đầu

gian khó, đặc biệt vấn đề kinh phí. Phác

hoạ xong các bước, lập trình sẵn từng phần

thiết kế nhưng Khánh ngồi nhìn sản phẩm

trên giấy vì không biết lấy đâu ra tiền để

mua trang thiết bị hỗ trợ. Nhờ có sự quan

tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo, đầu

năm học 2012, nhà trường vận động các

nhà tài trợ, các doanh nghiệp trên địa bàn,

cả huyện miền núi tham gia đóng góp

được hơn chục triệu giúp Khánh thực hiện

ước mơ.

Khánh kể: “Ngày ấy, thầy hiệu trưởng

xuống chợ trời ở Hà Nội, tìm mua linh

Page 16: TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆsac.edu.vn/Upload/file/KHCN/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_9_2013.pdf · Thiết bị xử lý nước cấp an toàn ... của hệ thống

Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói Tháng 09/2013 Trang 16/16

kiện. Do không thông thuộc địa bàn, lại

không dám dùng tiền dân góp để đi taxi

nên thầy phải cuốc bộ hơn 10 cây số mới

mua được mô tơ và các linh kiện cần thiết

khác. Vậy mà, đem về lắp thử, vận hành,

robot không hoạt động do các thiết bị quá

yếu, không đủ công suất. Lần thứ hai cũng

vậy, thầy trò lại mua trúng đồ rởm, quá cũ

được mông má lại”.

Khi đó, Khánh rất buồn vì tiền mất, ý

tưởng dở dang, lại có người nghi hoặc.

Nhưng với thầy cô và bố mẹ vẫn tin tưởng,

động viên nên Khánh quyết tâm trở lại Thủ

đô lần nữa. Lần này, Khánh lựa chọn các

linh kiện thật kỹ, xem xét các thông số kỹ

thuật cẩn thận. Sau một tháng miệt mài,

vừa làm, vừa chỉnh sửa, sản phẩm robot

LVT2 đã hoàn thành. Hồi hộp nhất là khi

vận hành thử, ai cũng lo lắng, chờ đợi. Khi

robot LVT2 bước đầu di chuyển, biểu diễn

các thao tác xoay, nắm tay, nâng đỡ vật

nặng khá thuần thục, ai cũng mừng và xúc

động. Khánh không giấu nổi niềm vui,

rơm rớm nước mắt.

“Mặc dù sống trong gia đình nghèo ở

thị trấn miền núi, để có tiền chi phí kỳ thi

đại học vừa qua, gia đình em đã vay ngân

hàng 10 triệu đồng. Khánh là một trong số

ít học sinh miền núi của huyện thi đỗ ĐH

Bách khoa năm nay. Nhà nghèo khó, song

Khánh luôn có ý thức giúp đỡ người khác.

Khánh vừa mua vở để tặng cho các bạn

vùng sâu, vùng xa”, thầy Phùng Văn Thời

nói.

Sau khi đoạt HCV quốc tế, Khánh được

các cấp, các ngành động viên, khen

thưởng, Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng

khen. Năm 2012, Khánh vinh dự nhận giải

thưởng “Quả cầu vàng” do T.Ư Đoàn và

Bộ KH-CN trao tặng.

Theo www. tienphongonline.com.vn,

20/8/2013

*****************