toøa soaïn: Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 fax: 3827608 e...

8
Bảo Lâm là huyện có hơn 79 nghìn ha quy hoạch rừng và đất rừng chiếm gần 54% diện tích đất toàn huyện. Trước tình hình diễn biến phức tạp của các vụ vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng, Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Lâm quyết định tiếp tục ban hành nghị quyết chuyên đề về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2015 - 2020 và những năm tiếp theo. NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ BA, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, Ñöôøng daây noùng: 3811383 - 01645477577 4504 THÖÙ BA 12 - 4 - 2016 Toøa soaïn: 38 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏT Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai. (Bài nói chuyện tại lớp đào tạo hướng dẫn viên các trại hè cấp I. Ngày 12/6/1956. T.8, Tr.184). (XEM TRANG 3) Hiện nay, đang có hàng trăm giáo viên của 3 cấp học là mầm non, tiểu học và THCS tại 6 xã vùng khó khăn của huyện Bảo Lâm là Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Phú, Lộc Lâm, B’Lá và Lộc Nam nằm trong danh sách bị truy thu hàng chục, thậm chí hơn 100 triệu đồng tiền phụ cấp thu hút theo các Nghị định của Chính phủ. Cần làm rõ việc truy thu phụ cấp của giáo viên ở Bảo Lâm Triển khai mô hình “Trường học mới” bậc THCS tại Đà Lạt: Khó vì lớp học đông TRANG 5 Đây là năm đầu tiên Đà Lạt áp dụng mô hình trường học mới trong bậc trung học cơ sở (THCS) tại 2 trường trên địa bàn với ba lớp 6. Dù chương trình mới có nhiều ưu điểm nhưng rất khó để triển khai rộng vì nhiều trường THCS tại Đà Lạt có sĩ số học sinh từng lớp khá đông. Sự cần thiết một công viên bảo tồn động vật hoang dã ° Đoàn khảo cứu của tỉnh tại Vườn Quốc gia Biduop - Núi Bà. Ảnh: MINH ĐẠO TRANG 7 ° Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S, (thứ hai, trái qua) kiểm tra rừng tại xã Lộc Ngãi (huyện Bảo Lâm). Ảnh: HỮU SANG (XEM TRANG 2) Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh: Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học Là một ngôi trường với 100% học sinh dân tộc thiểu số, chất lượng không đều, năng lực tự học chưa tốt… nhưng vài năm trở lại đây, chất lượng dạy và học ở Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh đã được nâng lên một cách rõ rệt, đặc biệt công tác giáo dục mũi nhọn ngày càng được chú trọng và đạt được một số thành tích đáng kể. TRANG 4

Upload: voanh

Post on 02-Feb-2018

218 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Toøa soaïn: Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E ...baolamdong.vn/upload/others/201604/19536_Bao_Lam... · các trại hè cấp I. Ngày 12/6 ... THCS tại Đà Lạt

Bảo Lâm là huyện có hơn 79 nghìn ha quy hoạch rừng và đất rừng chiếm gần 54% diện tích đất toàn huyện.Trước tình hình diễn biến phức tạp của các vụ vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng, Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Lâm quyết định tiếp tục ban hành nghị quyết chuyên đề về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2015 - 2020 và những năm tiếp theo.

NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trongcông tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ BA, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀNwww.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, Ñöôøng daây noùng: 3811383 - 01645477577

4504 THÖÙ BA 12 - 4 - 2016

Toøa soaïn: 38 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏTÑieän thoaïi: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai.

(Bài nói chuyện tại lớp đào tạo hướng dẫn viêncác trại hè cấp I. Ngày 12/6/1956. T.8, Tr.184).

(XEM TRANG 3)

Hiện nay, đang có hàng trăm giáo viên của 3 cấp học là mầm non, tiểu học và THCS tại 6 xã vùng khó khăn của huyện Bảo Lâm là Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Phú, Lộc Lâm, B’Lá và Lộc Nam nằm trong danh sách bị truy thu hàng chục, thậm chí hơn 100 triệu đồng tiền phụ cấp thu hút theo các Nghị định của Chính phủ.

Cần làm rõ việctruy thu phụ cấp của giáo viên ở Bảo Lâm

Triển khai mô hình “Trường học mới” bậc THCS tại Đà Lạt:

Khó vì lớp học đông

TRANG 5

Đây là năm đầu tiên Đà Lạt áp dụng mô hình trường học mới trong bậc trung học cơ sở (THCS) tại 2 trường trên địa bàn với ba lớp 6. Dù chương trình mới có nhiều ưu điểm nhưng rất khó để triển khai rộng vì nhiều trường THCS tại Đà Lạt có sĩ số học sinh từng lớp khá đông.

Sự cần thiết một công viên bảo tồn động vật hoang dã

° Đoàn khảo cứu của tỉnh tại Vườn Quốc gia Biduop - Núi Bà. Ảnh: MINH ĐẠO

TRANG 7

° Phó Chủ tịch UBND tỉnhPhạm S,(thứ hai, trái qua)kiểm tra rừng tại xã Lộc Ngãi (huyện Bảo Lâm).Ảnh: HỮU SANG

(XEM TRANG 2)

Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh:

Nỗ lực nâng caochất lượng dạy và họcLà một ngôi trường với 100% học sinh dân tộc thiểu số, chất lượng không đều, năng lực tự học chưa tốt… nhưng vài năm trở lại đây, chất lượng dạy và học ở Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh đã được nâng lên một cách rõ rệt, đặc biệt công tác giáo dục mũi nhọn ngày càng được chú trọng và đạt được một số thành tích đáng kể.

TRANG 4

Page 2: Toøa soaïn: Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E ...baolamdong.vn/upload/others/201604/19536_Bao_Lam... · các trại hè cấp I. Ngày 12/6 ... THCS tại Đà Lạt

THÖÙ BA 12 - 4 - 20162

Trong những ngày đầu tháng 4/2016, Ban Thường trực UBMTTQ huyện Di Linh phối hợp với các thành viên của Ủy ban Bầu cử huyện đã tổ chức giám sát công tác chuẩn bị bầu cử tại các xã, thị trấn trong huyện.

Qua giám sát cho thấy, công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016 - 2021 tại các xã, thị trấn đều triển khai tốt, đảm bảo đúng luật, trình tự và các bước theo quy định chung. Các xã, thị trấn đã tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp vào ngày 22/5/2016; tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất và lần thứ 2 để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người được ứng cử HĐND xã và thỏa thuận, lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu HĐND xã; tổ chức lấy ý kiến

nhận xét, tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với ứng cử viên đại biểu HĐND các cấp và giải quyết những khiếu nại, thắc mắc của cử tri... Tuy nhiên, về mặt thiếu sót, tồn tại là một số địa phương, đơn vị còn có những lúng túng nhất định; trong các cuộc họp và hội nghị, biên bản ghi chép chưa đầy đủ; việc tập hợp các văn bản chưa khoa học; số lượng cử tri tham gia các cuộc họp, hội nghị chưa thật đông đủ; ý kiến đóng góp, nhận xét của cử tri đối với ứng cử viên còn ít... Ban Thường trực UBMTTQ huyện Di Linh và các thành viên của Ủy ban Bầu cử huyện đã nhắc nhở; đồng thời, hướng dẫn việc tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ 3 (để lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu HĐND xã, thị trấn) và các bước chuẩn bị tiếp theo.

BÙI TRƯỞNG

DI LINH: Giám sát công tác chuẩn bị bầu cử

UBMTTQ tỉnh Lâm Đồng cho biết, trước tình hình đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân Lâm Đồng bị ảnh hưởng do nắng hạn, UBMTTQ TP. Hà Nội đã trích 1 tỷ đồng từ quỹ hỗ trợ khẩn cấp để hỗ trợ nhân dân Lâm Đồng khắc phục khó khăn. Với số tiền trên, UBMTTQVN tỉnh Lâm Đồng sẽ thông báo cho các địa phương khảo sát tình hình khó khăn, thiệt hại do nắng hạn trên từng

địa bàn cụ thể, lập danh sách, cân đối kinh phí để phân bổ đảm bảo đúng đối tượng, thành phần. Cùng với tinh thần sẻ chia, tiết kiệm nguồn nước trong mùa khô của nhân dân địa phương thì sự chung tay giúp sức của các địa phương khác như TP. Hà Nội đã góp phần quan trọng để nhân dân Lâm Đồng ổn định đời sống, phát triển sản xuất trong mùa khô hạn năm nay. VĂN NGUYỄN

Hà Nội hỗ trợ 1 tỷ đồng cho Lâm Đồng chống hạn

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản thống nhất chủ trương xây dựng đề án huyện Lạc Dương đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020, như đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng. Đây là huyện có gần 5.000 hộ với khoảng 25.000 nhân khẩu, trong đó chiếm hơn 75% đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên, gồm 5 xã và 1 thị

trấn. Quá trình xây dựng nông thôn mới, đến nay, huyện Lạc Dương có 2 xã đạt từ 16 - 17 tiêu chí là Đạ Sar và Đạ Nhim; 3 xã đạt từ 10 - 12 tiêu chí là Đưng K’Nớ, Đạ Chais và xã Lát. Huyện Lạc Dương phấn đấu đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới trong năm 2016 đối với xã Đạ Nhim và trong năm 2020 đối với 4 xã còn lại.

VŨ VĂN

Lạc Dương đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2020

Sáng 9/4, tại Cục thi hành án dân sự tỉnh Lâm Đồng đã diễn ra Hội thi Chấp hành viên giỏi tỉnh Lâm Đồng lần thứ I, dành cho các Chấp hành viên đang công tác tại Cục Thi hành án dân sự và các Chi cục Thi hành án dân sự huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Hội thi có sự tham gia của 46 chấp hành viên với nội dung thi viết đề cập đến việc tìm hiểu pháp lý về thi hành án dân sự và các quy định pháp luật có liên quan; Kỹ

năng xử lý tình huống trong việc thực hiện nghiệp vụ thi hành án của Chấp hành viên.

Hội thi Chấp hành viên giỏi được triển khai trên toàn quốc nhằm tạo ra đợt sinh hoạt, tìm hiểu sâu rộng về chuyên môn, nghiệp vụ trong thi hành án dân sự đối với Chấp hành viên. Qua đó, nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp cũng như góp phần tăng cường

đoàn kết trong đội ngũ Chấp hành viên. Hội thi còn góp phần triển khai thực hiện hiệu quả Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự.

Kết thúc hội thi những Chấp hành viên giỏi sẽ được phát hiện, tuyên dương để xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến. Đồng thời 7 thí sinh có bài thi xuất sắc nhất sẽ được chọn đi thi vòng 2 tại khu vực Đông Nam bộ.

N. NGÀ

Hội thi Chấp hành viên giỏi tỉnh Lâm Đồng lần thứ I

Ñ ồng chí Trương Hoài Minh - Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm cho biết, sau khi thực hiện nghị quyết, vai trò

của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong công tác chỉ đạo, phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các cấp, các ngành đã cùng vào cuộc để thực hiện nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừng. Trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được gắn với công tác thi đua, khen thưởng, đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, các tổ chức chính trị, cán bộ, đảng viên. Công tác tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành các điều luật về bảo vệ và phát triển rừng được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở triển khai đến từng cán bộ, đảng viên. Các xã, thị trấn đều phát động nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng; đồng thời, khuyến khích bà con tham gia tố giác các đối tượng xâm phạm về rừng và đất rừng.

Phó Chủ tịch UBND huyện cũng cho biết, tổng số vụ vi phạm về rừng đã được lập biên bản xử lý từ cuối năm 2008 đến tháng 7 năm 2015 là 1.912 vụ. Tổng thu nộp ngân sách nhà nước từ tiền xử phạt hành chính, lâm sản và phương tiện tịch thu là trên 19 tỷ đồng. Nếu như năm 2009 có 268 vụ vi phạm, trong đó diện tích rừng bị phá, lấn chiếm trái phép trên 269ha thì năm 2015, giảm xuống còn 197 vụ với diện tích rừng bị phá, lấn chiếm giảm còn gần 54ha. Mặc dù số vụ vi phạm và diện tích rừng bị phá, lấn chiếm, tăng giảm không đều trong 7 năm qua, song công tác điều tra, xử lý đã được tiến hành triệt để hơn. Có hơn 1.800 vụ đã được xử lý hành chính, 37 vụ xử lý hình sự.

Trong 7 năm thực hiện nghị quyết, một số vụ vi phạm nổi cộm đã được xử lý. Điển hình như tình trạng bà con đồng bào dân tộc

tổ chức phát rừng làm rẫy tại xã Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Tân ở tiểu khu 454 (thuộc lâm phần của Ban quản lý rừng phòng hộ Đam’ri), tiểu khu 373, 374, 375 (thuộc lâm phần của Công ty Cổ phần cao su Bảo Lâm), tiểu khu 416 (lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lộc Bắc... Huyện ủy, UBND huyện Bảo Lâm đã kịp thời chỉ đạo cho các ngành, Mặt trận và các đoàn thể cùng chính quyền xã tuyên truyền, vận động kết hợp với đối thoại để giải quyết những kiến nghị, yêu cầu chính đáng của bà con để bà con không quay về buôn cũ. Cụ thể, tại xã Lộc Tân, khi vụ việc xảy ra, huyện đã đối thoại và tổ chức rà soát, giải quyết đất sản xuất nông nghiệp cho 32 hộ dân thiếu đất sản xuất với diện tích trên 19ha. Ngoài ra, Ban quản lý rừng phòng hộ Đam’ri đã hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng với diện tích 1.200ha cho 104 hộ gia đình để giúp bà con có thêm nguồn thu nhập từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Tại xã Lộc Bảo, một số hộ dân tổ chức phá rừng tập thể tại tiểu khu 373, 374, 375 diễn ra từ năm 2008, 2009, 2012, 2013. Huyện Bảo Lâm đã tập trung giải quyết giao 650ha rừng tại tiểu khu 375 cho các hộ dân thôn 2, 3 xã Lộc Bảo quản lý, bảo vệ và hưởng lợi từ rừng theo chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; đồng thời, rà soát và giao đất sản xuất cho các hộ dân thiếu đất sản xuất trên 200ha. Đến nay, hầu hết các hộ dân đã ổn định sản xuất và thực hiện theo các quy định của Nhà nước về Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Tại xã B’lá, đồng chí Chủ tịch Nông Viết Cống cho biết, Đảng ủy và Ban Lâm nghiệp của xã thường xuyên phối kết hợp với các đơn vị chủ rừng tổ chức đi tuần tra rừng. Đồng thời gây dựng mạng lưới thông tin trong nhân dân để chính quyền và nhân dân kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành động xâm phạm đến rừng. Trong năm

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảngtrong công tác quản lý, bảo vệvà phát triển rừng

2015, xã đã phát hiện kịp thời 21 vụ vi phạm cụ thể và chuyển Hạt kiểm lâm xử lý theo quy định. Huyện Bảo Lâm đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm phối hợp với Công an huyện điều tra làm rõ và xử lý các đối tượng phá rừng, các doanh nghiệp để xảy ra vi phạm. Riêng trong năm 2015, các cơ quan chức năng của huyện đã phát hiện và khởi tố bắt tạm giam 10 đối tượng liên quan đến các vụ ken cây đổ hóa chất (tại xã Lộc Ngãi), chặt phá rừng (tại xã Lộc Tân). Bên cạnh đó, trước việc một số cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ của mình đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, UBND huyện Bảo Lâm đã kiên quyết chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra và xử lý đối với 3 nhân viên tại Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Lộc Bắc với hành vi cấu kết lấy tài sản (lâm sản lập biên bản khai thác rừng trái phép) đang quản lý đem bán. Tiến hành kiểm điểm Ban giám đốc, xử lý hành chính và chuyển công tác giám đốc công ty. Khởi tố và xử lý phạt tù giam 5 năm đối với một cán bộ tại Ban quản lý rừng phòng hộ Đam’ri với hành vi lợi dụng chính sách giao khoán rừng làm trái quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Lâm, hiện nay, tình trạng phá rừng, hủy hoại rừng, lấn chiếm đất nông nghiệp, khai thác, vận chuyển mua bán lâm sản, khoáng sản trái pháp luật trên địa bàn huyện vẫn còn diễn biến ngày càng phức tạp cả về tính chất vi phạm, mức độ thiệt hại. Nguyên nhân do công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nhân dân chấp hành pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng chưa tốt. Các phòng, ban, đơn vị, xã, thị trấn chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Nhiều đơn vị chủ rừng còn buông lỏng quản lý nên chậm phát hiện và xử lý không kịp thời các vụ vi phạm về rừng. Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Lâm quyết định tiếp tục ban hành nghị quyết chuyên đề về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2015 - 2020 và những năm tiếp theo. Tập trung thực hiện quyết liệt nhiệm vụ này với mục tiêu giữ vững diện tích rừng hiện có, phấn đấu độ che phủ rừng đạt 55% vào năm 2020.ª

N. NGÀ - P. NHÂN

Bảo Lâm là huyện có hơn 79 nghìn ha quy hoạch rừng và đất rừng, chiếm gần 54% diện tích đất toàn huyện. Trước diễn biến phức tạp của các vụ vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng, năm 2008 huyện Bảo Lâm đã ban hành nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Nghị quyết đã được triển khai đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, mặt trận và các đoàn thể trong huyện.

THÔØI SÖÏ - CHÍNH TRÒ

Sáng ngày 11/4, các ông Đường Anh Ngữ - Phó Chủ tịch Thường trực UBMTTQ tỉnh và Hòa thượng Thích Quảng Đức - Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng đã đồng chủ trì buổi gặp mặt đại biểu chức sắc Phật giáo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Sau khi nghe báo cáo nhanh về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, kết quả công tác Mặt trận năm 2015, quý I năm 2016 và nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2016; nhiệm vụ của MTTQ và các tổ chức thành viên tham gia công tác bầu cử; các đại biểu đã được nghe báo cáo tóm tắt công tác Phật sự năm 2015 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng. Với 1.599 tăng ni, thời gian qua, Ban Trị sự đã vận động các tăng ni, phật tử đoàn kết thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X. Trên cơ sở đó, đồng hành cùng các tôn giáo thực hiện an toàn giao thông, chung tay cùng xã hội kiềm chế tai nạn giao thông. Phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, làm tốt công tác từ thiện nhân đạo với kinh phí hàng chục tỷ đồng để giúp đỡ những người già neo đơn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Phật tử tích cực tham gia chương trình an sinh xã hội vì người nghèo, xây dựng

nông thôn mới, văn minh đô thị, xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.

Nhiều đại biểu chức sắc bày tỏ sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, UBND, UBMTTQ, các ban, ngành liên quan đối với các hoạt động của Phật sự thời gian qua, nhất là công tác xây dựng, hợp thức hóa các chùa, cơ sở thờ tự tại các địa phương. Ngoài ra, các đại biểu cũng đặc biệt quan tâm đến một số lĩnh vực nhân dân bức xúc như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, thủ tục cải cách hành chính.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, ông Đường Anh Ngữ đã ghi nhận và biểu dương những đóng góp tích cực của các vị chức sắc Phật giáo, của tập thể Ban Trị sự trong thời gian qua; đồng thời, tiếp thu những kiến nghị, đề xuất từ phía Ban Trị sự để báo cáo Thường trực Tỉnh ủy và các ban, ngành liên quan sớm có hướng giải quyết nhằm tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt Phật giáo trong tỉnh hoạt động ngày càng tốt hơn. Ngoài hoạt động Phật sự, các tăng ni, phật tử cần thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia công tác bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp trong thời gian tới. Tiếp tục cùng địa phương phát triển KT-XH, ổn định an ninh chính trị, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc... NGUYỆT THU

Gặp mặt chức sắc Phật giáo tỉnh Lâm Đồng

Page 3: Toøa soaïn: Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E ...baolamdong.vn/upload/others/201604/19536_Bao_Lam... · các trại hè cấp I. Ngày 12/6 ... THCS tại Đà Lạt

(XEM TIẾP TRANG 8)

VĂN VIỆT

Nông dân Nguyễn Văn Sáu ở thôn 3, xã Quốc Oai (Đạ Tẻh) đã vượt khó nghiên cứu, nhân giống thành công cây điều ghép khá thích nghi với hai mùa mưa - nắng trên các vùng đất đồi cao ở các huyện phía Nam Lâm Đồng. Kết quả này giúp ông Sáu bước lên vị trí là một trong những người sản xuất điều giỏi toàn quốc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận.

Từ việc chọn cây điều năng suất vượt trội

Qua Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng “làm cầu nối”, tôi được tiếp xúc với ông Nguyễn Văn Sáu, một nông dân sản xuất điều giỏi cả nước, hiện định cư tại thôn 3, xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh. Ông Sáu nguyên là bộ đội tình nguyện ở chiến trường Campuchia xuất ngũ về nước từ năm 1981, chuyển ngành làm nghề sản xuất cây cao su ở Nông trường Phú Riềng, tỉnh Sông Bé (Bình Dương ngày nay). Đến năm 1987, cơ chế thị trường bắt đầu thâm nhập, phát huy tính tự chủ của kinh tế hộ gia đình nói riêng, của các thành phần kinh tế nói chung, ông Sáu được nhiều mối quan hệ quen

Cây điều thích mưa, ưa nắng trên đồibiết “dẫn đường” tìm về địa bàn xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh để chuyển đổi cây trồng mới. “Để tự cung tự cấp được lương thực tại chỗ, gia đình tôi được phép khai phá một khu vực đất đồi cao, nhiều người chọn cây cà phê, cây keo lá tràm… thì gia đình tôi quyết định chọn cây điều. Tôi qua tỉnh Bình Phước nhờ người quen mua hơn 200 hạt giống điều về trồng đồng loạt trên 1ha xen với cây lúa rẫy…” - ông Sáu kể lại.

Dù toàn bộ 1ha cây điều được hộ gia đình ông Sáu tích cực chăm sóc bằng việc học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nhiều năm của những hộ gia đình đi trước làm mô hình ở tỉnh Bình Phước, nhưng chỉ thu hoạch được 2 vụ đầu tiên chưa thể thu hồi

đủ vốn, cộng với công sức lao động bỏ ra thì gặp tình trạng mất mùa. Ông Sáu nhận định, do địa hình đất đồi cao khoảng hơn 50m so với mặt đất bằng phẳng trồng lúa nước, nên khi gặp trời mưa cuốn theo sức gió trên cao, khiến phần lớn số cây điều trong thời kỳ ra hoa đậu trái đều rơi rụng xuống đất. Nhưng rất may, ông Sáu phát hiện trong 200 cây điều bỗng còn lại một cây đột biến nổi trội, gặp nắng cũng ưa mà gặp mưa cũng chịu, đạt năng suất từ 20 - 25kg hạt/năm. Không bỏ lỡ cơ hội, ông Sáu tự phân tích về từng đặc tính sinh thái của cây điều thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời tập trung mày mò để chọn ra cách “nhân bản” đạt kết quả cao nhất.

Đến ghép tế bào và ghép đọt cây

Ông Sáu vận dụng kỹ thuật ghép cải tạo cây cao su (tiếp cận từ hồi làm việc ở Nông trường Phú Riềng) để ghép cải tạo thử nghiệm cho cây điều. Theo đó, vào năm 1993, ông Sáu tuyển lựa các mắt chồi của cây điều thích mưa, ưa nắng nói trên để ghép vào phần thân gốc cây điều kém năng suất trong vườn đất đồi cao của mình. Cách ghép này thường gọi là ghép tế bào. Mấy tháng sau, ông Sáu mới hoàn chỉnh các công đoạn ghép tế bào với 10 cây thành công. Đến các quy trình chăm sóc cây điều ghép mới này, ông Sáu chú trọng đến các kích thước về chiều cao của đọt cây, chiều rộng của tán cây, khoảng cách giữa cành với cành để đón lấy ánh nắng, đồng thời tiếp nhận đủ lượng nước trong mùa mưa để nuôi bộ rễ… tương tự như cây thích mưa, ưa nắng làm mô hình duy nhất trong vườn. Kết quả sinh trưởng đến năm thứ 4, thứ 5, lần lượt những cây điều ghép mới đạt năng suất thu hoạch trái bói từ 5 - 7kg/cây/năm.

Chưa dừng lại, năm 1998, ông Sáu chuyển sang hình thức ghép đọt để tiếp tục cải tạo vườn điều của mình. Cụ thể là ghép phần đọt mầm của cây điều thích mưa, ưa nắng với phần thân mầm của cây điều rụng hoa, rơi quả. Với cách tỉa cành, tạo tán như cây điều ghép tế bào, đến 3 năm sau, tất cả 20 cây điều ghép đọt đã vào thời kỳ thu trái bói, năng

suất tăng lên từ 8 - 10kg hạt/cây/năm. So với điều ghép bằng tế bào thì thời gian chăm sóc, thu hoạch của cây điều ghép đọt ngắn hơn 1 năm. Tức là từ năm thứ 4 trở đi, tính chung năng suất thu hoạch vườn điều ghép đọt của ông Sáu sẽ tiếp tục tăng nhanh, trở thành vụ mùa chính hàng năm đạt trung bình từ 2,5 - 3 tấn hạt/ha. Vụ mùa điều năm 2016, ông Sáu ước tính với giá điều thị trường 34.000đồng/kg thì trên diện tích 3ha đất đồi cao đã “nhân bản” trồng điều ghép của mình, mang về thu nhập gấp nhiều lần so với trồng cây cà phê hoặc trồng cây ăn quả khác. “Cây điều ghép của hộ gia đình trồng trên đồi cao, sinh trưởng bằng nước trời và nắng trời, nên không tốn chi phí nhiên liệu bơm tưới, ít tốn công lao động, có thể trồng xen thêm hoa màu ngắn ngày khác…” - ông Sáu nói.

Hiện nay, vườn điều của ông Sáu đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng bình tuyển 2 cây đầu dòng được đầu tư chăm sóc với các biện pháp đặc biệt để nhân giống trên địa bàn 3 huyện phía Nam. Đánh giá về việc chọn tạo giống điều ghép của ông Sáu, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết: “Giống điều ghép mới của ông Sáu sản xuất hàng năm cung cấp cho bà con nông dân chuyển đổi các giống điều cũ, kém năng suất ở 3 huyện phía Nam Lâm Đồng từ 3.000 - 5.000 cây, kết quả thu hoạch sản phẩm hạt điều đều đạt năng suất và đảm bảo chất lượng…”.ª

°Ông Nguyễn Văn Sáu trong vườn điều thích mưa, ưa nắng, đạt năng suất vượt trội trên vùng đất đồi cao ở xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh.

Hiệu quả không nhỏ về bảo tồn

Việt Nam là một trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học (ĐDSH) cao trên thế giới. Trong đó, khu hệ ĐVHD ở Việt Nam rất đa dạng; riêng các hệ sinh thái trên cạn đã xác định được 310 loài thú, 840 loài chim, 260 loài bò sát, 120 loài ếch nhái; trong đó các loài đặc hữu chiếm số lượng cao trong khu vực. Tuy nhiên, như Báo Lâm Đồng đã phản ảnh, tình trạng xâm hại ĐVHD ở Việt Nam nói chung và Tây Nguyên, Nam Trung Bộ nói riêng, trong đó có Lâm Đồng, đang là vấn đề rất cần quan tâm đặc biệt. Trên toàn quốc, thời điểm năm 2013, đã xác định có 1.134 loài động vật nguy cơ bị đe dọa. Có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do sự tác động của con người, như săn bắn trái phép, chia cắt sinh cảnh, làm cháy rừng, mất rừng hoặc suy thoái rừng… Bài học vô cùng đắt giá ở tỉnh Lâm Đồng còn nhãn tiền là cá thể Tê giác Java cuối cùng bị kẻ xấu giết chết để lấy sừng ở VQG Cát Tiên.

Đối với Bidoup - Núi Bà, nằm ở trung tâm cao nguyên Lâm Viên, cùng với khu bảo tồn thiên nhiên Hoàn Bà ở phía Bắc, VQG Chư Yang Sin ở phía Tây Bắc, VQG Phước Bình phía Tây Nam, Vườn và vùng phụ cận trở thành khu vực rừng nguyên sinh liên tục rộng nhất Việt Nam hiện nay. Khi phần lõi của Vườn là Langbiang được UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) thế giới càng đưa Vườn trở thành nơi lý tưởng để thực hiện

Sự cần thiết một công viên bảo tồn động vật hoang dã MINH ĐẠO

Theo Dự án, Công viên Động vật hoang dã (ĐVHD) Tây Nguyên được xây dựng tại Vườn quốc gia (VQG) Bidoup - Núi Bà (trong bài này gọi tắt là Vườn) khi hoàn thành vừa góp phần bảo tồn ĐVHD vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế du lịch với sức thu hút 1,2 triệu lượt khách du lịch/năm. Nhưng, để thành công còn rất nhiều phần việc phải làm, vừa đảm bảo đúng quy định vừa nhanh về tiến độ. Vì vậy, ngày 1/4, tại chương trình làm việc với Vườn, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt đã chỉ đạo các ngành của tỉnh cần giúp đỡ, hướng dẫn để Vườn triển khai Dự án.

chiến lược bảo tồn các loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Theo Giám đốc Vườn - ThS Lê Văn Hương, “Chiến lược tốt nhất nhằm bảo tồn lâu dài các quần thể ĐVHD là bảo tồn nguyên vị hay là bảo tồn tại chỗ. Tuy nhiên, đối với nhiều loài động vật đặc hữu, quý hiếm thì bảo tồn nguyên vị chưa phải là giải pháp khả thi trong điều kiện những áp lực của con người ngày càng gia tăng. Nếu quần thể

còn lại quá nhỏ hoặc những cá thể quý hiếm tìm thấy ngoài các VQG thì bảo tồn nguyên vị sẽ không hiệu quả. Trong những trường hợp này, giải pháp duy nhất ngăn cho các loài khỏi bị tuyệt chủng là bảo tồn các cá thể trong môi trường nhân tạo dưới sự giám sát của con người. Bảo tồn chuyển vị được biết đến nhiều nhất đối với các loài ĐVHD là mô hình Vườn thú hoặc vườn thú bán hoang dã (Safari). Việc xây dựng Công viên ĐVHD Tây Nguyên tại khu

rừng phòng hộ thuộc phân khu hành chính dịch vụ của VQG Bidoup - Núi Bà là nơi phù hợp cho cả bảo tồn nguyên vị và bảo tồn chuyển vị của hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam”.

Phát triển du lịch và giáo dục môi trường

Thực tế trên thế giới cho thấy, bảo tồn và du lịch là hai chức năng cơ bản và song hành của tất cả các công viên quốc gia (National Park).

Nhiều quốc gia đã phát triển du lịch bằng chủ trương thành lập hệ thống các VQG, trong đó có các Safari. Ở Việt Nam, mặc dù đã có 30 VQG nhưng nguồn thu từ du lịch và du lịch sinh thái chưa đáng kể - sự lãng phí rất lớn về tài nguyên du lịch. Vì vậy, khi phát huy được VQG nói chung, công viên ĐVHD nói riêng dĩ nhiên sẽ giảm được phần đáng kể về gánh nặng nguồn chi từ ngân sách của Nhà nước. Một lợi thế về địa kinh tế của Lâm Đồng - Đà Lạt mà không mấy địa phương ở Việt Nam có được là VQG và KDTSQ thế giới lại nằm trên địa bàn du lịch nổi tiếng Đà Lạt. Vì vậy, sự hình thành Công viên bảo tồn ĐVHD Tây Nguyên chính là sự phát triển liên tục của ngành du lịch Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt. Nói cách khác, nền kinh tế du lịch Lâm Đồng - Đà Lạt được nâng lên một tầm cao mới về thương hiệu. Theo đó, lượng du khách trong nước và quốc tế hàng năm không ngừng tăng lên. Tham gia vào chuỗi sản phẩm du lịch, Vườn và Safari sẽ đóng góp không nhỏ về du lịch sinh thái trong tương quan hữu cơ với công tác bảo tồn bền vững. Việc xây dựng Công viên bảo tồn ĐVHD Tây Nguyên trong phân khu hành chính dịch vụ của Vườn là một trong các giải pháp hữu hiệu theo hướng ưu việt này.

Cuộc sống của con người luôn gắn bó mật thiết với môi trường nói chung và môi trường tự nhiên nói riêng. Vấn đề bảo vệ môi trường đang trở thành tính thời sự hơn bao giờ hết...

°Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt chỉ đạo các ngành phối hợp xây dựng Dự án Công viên ĐVHD Tây Nguyên.

THÖÙ BA 12 - 4 - 2016 3 KINH TEÁ

Page 4: Toøa soaïn: Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E ...baolamdong.vn/upload/others/201604/19536_Bao_Lam... · các trại hè cấp I. Ngày 12/6 ... THCS tại Đà Lạt

4 THÖÙ BA 12 - 4 - 2016

Tính đến nay, Lâm Hà có 16/16 xã, thị trấn trong toàn huyện có trung tâm học tập cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội học tập. Với nhiều hoạt động phù hợp nhu cầu, các trung tâm học tập cộng đồng trong huyện đã thu hút đông đảo nhân dân địa phương tham gia học tập, trung tâm đang dần trở thành “nhà trường nhân dân”, tạo điều kiện cho mọi người dân được học tập suốt đời.

Năm qua, 16 trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện đã tổ chức được gần 200 chuyên đề với trên 40 nghìn lượt người tham gia. Trong đó, tập trung đi sâu vào các chuyên đề:

kinh tế và thu nhập, chính trị, văn hóa, pháp luật, sức khỏe, đời sống gia đình, phụ nữ và phát triển. Bên cạnh đó, các Trung tâm học tập cộng đồng đã phối hợp tổ chức lớp xóa mù chữ, giáo dục sau biết chữ, mở lớp phổ cập THCS, dạy nghề ngắn hạn, tập huấn kỹ năng sống, hội thảo chuyển giao khoa học kỹ thuật... Qua đó, đã giúp người dân hiểu biết về chính sách, pháp luật của nhà nước, hiểu rõ chủ trương đường lối của Đảng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. QUỲNH UYỂN

UBND huyện Di Linh vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác giáo dục Quốc phòng an ninh (GDQPAN) năm 2015 và triển khai nhiệm vụ giáo dục Quốc phòng an ninh năm 2016.

Trong năm 2015, Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh huyện và các xã, thị trấn đã tổ chức 15 hội nghị bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho 180 người thuộc các đối tượng 2, 3 và 4; mở 1 lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho 40 đối tượng là chức việc các tôn giáo trên địa bàn huyện; thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh cho 6.230 học sinh của 6 trường THPT trên địa bàn.

Hội nghị đề ra phương hướng, nhiệm vụ của công tác GDQPAN năm 2016: Tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, Nhà nước về GDQPAN; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền các cấp và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức; thường xuyên kiện toàn Hội đồng GDQPAN các cấp đủ thành phần, số lượng; nâng cao chất lượng GDQPAN toàn dân; khảo sát, nắm chắc các đối tượng trong diện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo quy định...

NDONG BRỪM

LÂM HÀ: 100% xã, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng

Di Linh tổng kết công tác giáo dụcQuốc phòng an ninh năm 2015

Sáng 10/4, gần 3.000 bạn trẻ là học sinh, sinh viên đến từ 9 trường THPT, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn TP. Bảo Lộc đã hội tụ về Nhà thi đấu đa năng (Trung tâm Văn hóa - Thể thao Bảo Lộc) tham gia Hội thi hát Quốc ca và đồng diễn “Giai điệu Tổ quốc” do Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp với Thành Đoàn Bảo Lộc tổ chức. Đây là hoạt động thiết thực tiến tới chào mừng, kỷ niệm 41 năm Ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2016), Ngày Quốc tế Lao động 1/5 và tuyên truyền ngày hội bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp sẽ diễn ra vào ngày 22/5 sắp tới.

Tại Hội thi, đông đảo các bạn trẻ đã trang nghiêm làm lễ chào cờ và

hát vang Quốc ca thể hiện tình yêu, tự hào của tuổi trẻ cùng quyết tâm học tập, cống hiến để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp. Tiếp đó, trên nền nhạc của những “Giai điệu Tổ quốc” như các bài hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ, nhạc cách mạng... các đội đã đồng diễn xếp hình cờ Tổ quốc, biểu tượng quốc gia Việt Nam, bản đồ Việt Nam... Kết thúc Hội thi, giải nhất thuộc về Trường THPT Lộc Phát; Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc giành giải nhì và Trường THPT Nguyễn Du đoạt giải ba.

Trước đó, ngày 9/4, Hội Đồng đội TP. Bảo Lộc phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo TP đã tổ chức Hội thi “Nghi thức Đội Thiếu niên tiền phong

(TNTP) Hồ Chí Minh” năm học 2015 - 2016. Hội thi có 39 Liên đội đến từ các trường tiểu học và THCS trên địa bàn TP. Bảo Lộc tham gia. Các Liên đội đã trải qua 6 bài thi, gồm: Thi động tác cá nhân tại chỗ, động tác di động, các bài nghi thức Đội, các bài trống quy định, múa dân vũ cộng đồng và thi trắc nghiệm kiến thức về Đội TNTP Hồ Chí Minh. Kết quả, Ban tổ chức đã trao 2 giải nhất cho Liên đội Trường Tiểu học Tây Sơn và Liên đội Trường THCS Quang Trung. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao Giấy khen cho 2 liên đội đoạt giải nhì, 2 liên đội đoạt giải ba cùng 39 Giấy chứng nhận cho các liên đội về tham dự và 2 Giấy chứng nhận cho 2 em Chỉ huy đội xuất sắc.

KHÁNH PHÚC

BẢO LỘC: Gần 3.000 bạn trẻ thi hát Quốc cavà đồng diễn “Giai điệu Tổ quốc”

° Mộttiết mục đồng diễn tại Hội thi.

“Điểm mặt” trong thành tích giáo dục mũi nhọnĐến với Trường PT DTNT tỉnh

những ngày này, niềm vui của cả thầy và trò ở đây càng được lan tỏa khi liên tục “bội thu” thành tích trong các cuộc thi cấp tỉnh. Năm học 2015 - 2016, lần đầu tiên nhà trường có học sinh tham gia “sân chơi” trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Và kết quả đề tài tham dự đã đoạt giải khuyến khích tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh phổ thông do Sở GD&ĐT tổ chức là một thành công bước đầu, tạo thêm động lực để học sinh nhà trường tiếp tục mạnh dạn đăng ký tham gia. Cũng trong năm học này, nhà trường “gặt hái” được kết quả cao trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh với 8/16 học sinh đoạt giải, trong đó, 2 giải nhất, 2 giải nhì, 1 giải ba và 3 giải khuyến khích. Điều đáng nói đây cũng là lần đầu tiên nhà trường có học sinh đoạt giải nhất, nhì, và giải nhất lại ở bộ môn năm đầu tham gia là môn Sinh học. “Những năm trước, học sinh của trường cũng đã đoạt các giải ba, khuyến khích ở các môn xã hội như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí. Năm nay, nhà trường đã động viên học sinh mạnh dạn tham gia thêm môn

tự nhiên là Sinh học, kết quả đoạt 1 giải nhất và 2 giải khuyến khích là một bất ngờ và cũng là niềm vui lớn của trường. Qua đó, nhà trường cũng thêm tự tin để bồi dưỡng cho học sinh tham gia cả các bộ môn tự nhiên cần sự tư duy và lô gíc - điều mà các em học sinh trường dân tộc có phần hạn chế hơn so với các trường khác”, cô Phạm Thị Hồng - Phó Hiệu trưởng Trường PT DTNT cho biết.

Nói đến công tác giáo dục mũi nhọn, cô Hồng chia sẻ thêm, ngay từ đầu mỗi năm học, nhà trường đã lên kế hoạch “dài hơi”, nghĩa là phát hiện, động viên những học sinh có năng lực ngay từ lớp 11 trên tinh thần định hướng cho học sinh đăng ký môn theo sở thích, đam mê. Từ đó, cho các em theo học những lớp ôn tập thi tốt nghiệp, đại học cùng các anh chị lớp 12 để các em làm quen và mạnh dạn hơn. Bên cạnh đó, nhà trường chọn ra đội ngũ giáo viên được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi là những người có tâm huyết. Với thuận lợi ở môi trường nội trú, nhiều giáo viên đã không quản ngại tổ chức bồi dưỡng thêm cho học sinh vào các giờ tự học trên lớp trong các buổi tối. “Được thầy cô động viên, giúp đỡ tận tình và tư vấn cách học tập tốt nhất, em đã mạnh

TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH:

Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học

dạn đăng ký tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh ở môn Sinh học và đã đoạt giải nhất. Em rất vui và thêm tự tin để theo đuổi ước mơ trở thành bác sĩ của mình”, K’Nguyệt - lớp 12D hồ hởi nói.

Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diệnNhững năm gần đây, cái tên

Trường PT DTNT tỉnh bắt đầu được “điểm danh” trong “bảng vàng” của các kỳ thi tốt nghiệp THPT. Liên tục 2 năm liền 2013, 2014, trường đứng trong top các trường THPT có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100%. Năm 2015 là năm đầu tiên có sự thay đổi trong tổ chức thi tốt nghiệp bằng một kỳ thi chung - kỳ thi THPT Quốc gia, kết quả đỗ tốt nghiệp của trường tiếp tục nằm trong top cao khi đạt 99,3%. Bên cạnh đó, nhà trường cũng thường xuyên đạt thành tích trong các cuộc thi, hội thi như: có học sinh tham gia vòng tỉnh

cuộc thi Tiếng Anh và giải Toán trên Internet; có giáo viên dự thi và đạt tiêu chuẩn trong hội thi Nghiệp vụ sư phạm trẻ cấp cơ sở, cấp tỉnh; 10 năm liền vô địch toàn đoàn Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh...

Để đạt được những thành tích trên, nhà trường luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng dạy - học. Đội ngũ giáo viên áp dụng phối hợp các phương pháp dạy học tích cực với phương pháp dạy học truyền thống giúp học sinh có phương pháp tự học, tự rèn luyện. Bên cạnh đó, nhà trường thường xuyên tổ chức các chuyên đề và hội thi nhằm nâng cao tay nghề và chất lượng đội ngũ giáo viên như: hội giảng “Nghiệp vụ sư phạm trẻ”, hội thi giáo viên giỏi cơ sở, tổ Toán đổi mới cách kiểm tra đánh giá, tổ Văn kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực, tổ Hóa - Sinh - Thể thực hiện chuyên đề sinh hoạt tổ chuyên môn

theo hướng nghiên cứu bài học và chuyên đề kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực... Các tổ bộ môn còn thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa theo chủ điểm để rèn luyện thêm kỹ năng sống cho học sinh. Ban Giám hiệu nhà trường phân công giáo viên có kinh nghiệm để phụ đạo học sinh yếu, giúp học sinh tự vươn lên và làm giảm số học sinh yếu cuối năm học. Đồng thời, tổ chức cho học sinh có điều kiện tham gia các lớp bồi dưỡng bộ môn để tự nâng cao năng lực học tập, tìm hiểu chuyên sâu để kích thích tinh thần tự học của học sinh.

Là một ngôi trường chuyên biệt, với các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, Trường PT DTNT tỉnh đang nỗ lực để đào tạo ra những cán bộ, trí thức người dân tộc vừa có năng lực, vừa có phẩm chất đạo đức để phục vụ cho sự phát triển của địa phương.ª

TUẤN HƯƠNG

Là một ngôi trường với 100% học sinh dân tộc thiểu số, chất lượng không đều, năng lực tự học chưa tốt… nhưng vài năm trở lại đây, chất lượng dạy và học ở Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PT DTNT) tỉnh đã được nâng lên một cách rõ rệt, đặc biệt công tác giáo dục mũi nhọn ngày càng được chú trọng và đạt được một số thành tích đáng kể.

° Giờ họccủa cô và trò Trường PT DTNT tỉnh.

VAÊN HOÙA - XAÕ HOÄI

Ñheo số liệu thống kê của Sở NN-PTNT, cả tỉnh Lâm Đồng hiện có 33.200ha lúa với cơ cấu mùa vụ 16.080ha lúa mùa, 10.860ha lúa đông

xuân...; năng suất bình quân đạt 4,9 tấn/ha/vụ, sản lượng đạt 160.000 tấn; hệ số sử dụng đất trồng lúa đạt 1,52 lần.

Page 5: Toøa soaïn: Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E ...baolamdong.vn/upload/others/201604/19536_Bao_Lam... · các trại hè cấp I. Ngày 12/6 ... THCS tại Đà Lạt

HUYỀN LOAN

Tạm xa Tokyo phồn hoa, Yuko Osaki đến với Việt Nam như một lời cảm ơn dành cho đất nước hình chữ S. Ở tuổi 41, cô tạm gác lại cuộc sống riêng tư và đem ngôn ngữ Nhật vào giảng đường Trường Đại học Đà Lạt. Mang trong mình niềm tự hào về văn hóa truyền thống Nhật Bản, Yuko luôn quan niệm, hãy đi khi còn có thể và đừng bao giờ quên lịch sử dân tộc.

° Cô Yuko trong giờlên lớpcủa mình.

5 THÖÙ BA 12 - 4 - 2016

Những giờ họcsinh động Hơn 9 giờ sáng khi chúng tôi

bước vào lớp 6A2 - THCS Nguyễn Đình Chiểu - Đà Lạt, tất cả học sinh của lớp đang học giờ Vật lý. Khác hẳn với một lớp học bình thường, 36 học sinh của lớp được chia thành 6 nhóm, bố trí bàn ghế ngồi theo nhóm, mỗi nhóm có một bảng tên riêng rất dễ thương do các em trong nhóm tự đặt: nhóm Khỉ con, nhóm Tí hon, nhóm Mèo Tom, nhóm Chuột vàng, nhóm Rồng lửa, nhóm Rồng vàng. Giờ học diễn ra vui và sinh động, cô giáo Phạm Thị Phượng - giáo viên Lý, đặt câu hỏi trên bảng, các nhóm cùng chụm đầu lại thảo luận, cử đại diện trả lời câu hỏi của cô, các nhóm khác bổ sung, có quyền tán đồng hay phản bác phát biểu của nhóm khác.

Là 1 trong 2 trường học tại Đà Lạt trong bậc THCS đang thí điểm mô hình “Trường học mới”, THCS Nguyễn Đình Chiểu năm học này có 734 học sinh với 20 lớp, mỗi khối (từ lớp 6 đến lớp 9) có 5 lớp, trong đó có 2 lớp 6 đang học chương trình này. “Hầu hết các giờ học ở các môn khác cũng được tiến hành tương tự như vậy” - cô giáo Phạm Mỹ Trâm, giáo viên Lý của trường cho biết.

Mô hình “Trường học mới” này là bước tiếp nối của chương trình VNEN đang triển khai rộng ở bậc tiểu học trong tỉnh và tại Đà Lạt hiện nay. Cũng như bậc tiểu học đang áp dụng VNEN, các lớp học trong bậc THCS cũng được chia thành nhóm theo chỗ ngồi để thảo luận, sĩ số lớp được khống chế từ 35 - 36 học sinh, cũng có nhóm trưởng, còn lớp trưởng lại có tên “Chủ tịch Hội đồng tự quản”; lớp học cũng được trang trí như bậc tiểu học với các góc thiên nhiên, góc học tập... trông bắt mắt.

Khác biệt lớn nhất của lớp học

“Trường học mới” so với các lớp học bình thường trong bậc THCS theo cô Trâm là cách xây dựng chương trình. Chương trình học được phân thành khoa học tự nhiên với các môn lý, hóa, sinh; khoa học xã hội gồm sử, địa; hoạt động giáo dục gồm thể dục, âm nhạc, mỹ thuật. Riêng 2 môn văn và toán dựa trên cơ sở chương trình cũ nhưng được xây dựng lại mới hoàn toàn. “Chương trình toán mới này rất chi tiết nên dễ học hơn” - cô giáo dạy toán Đinh Thị Hồng của trường cho biết.

Một khác biệt nữa là ở sách giáo khoa. Với chương trình mới, sách giáo khoa các môn là tài liệu “3 trong 1”, dùng cho cả giáo viên, học sinh lẫn phụ huynh có thể hướng dẫn cho con em mình khi ở nhà. Cùng đó, trong kiểm tra, không chấm điểm học sinh theo thang điểm bình thường mà chỉ đánh giá đạt hay không đạt.

Khó triển khai rộngvì thiếu cơ sở vật chất Rất nhiều ưu điểm có thể chỉ ra

từ chương trình này. Theo cô giáo Hoàng Thị Vân Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, sau gần 1 năm trường áp dụng chương trình mới tại đây, học sinh của 2 lớp học thí điểm này đã có sự thay đổi rất rõ, năng động hơn rất nhiều so với học sinh các lớp bình thường. Đa số các em theo chương trình mới đã biết cách tự học, tự làm việc, biết phối hợp nhóm... Cũng do làm việc nhóm thường xuyên, được khuyến khích phát biểu ý kiến cá nhân trong lớp nên việc trao đổi giữa học sinh với giáo viên khá dễ dàng và suôn sẻ. Giáo viên được khuyến khích tôn trọng ý kiến riêng của các em, sẵn sàng hỗ trợ để các em hoàn thành chương trình nên không khí học tập cũng nhẹ nhàng, thân thiện hẳn lên.

TRIỂN KHAI MÔ HÌNH “TRƯỜNG HỌC MỚI” BẬC THCS TẠI ĐÀ LẠT:

Khó vì lớp học đông VIẾT TRỌNG

Đây là năm đầu tiên Đà Lạt áp dụng mô hình trường học mới trong bậc trung học cơ sở (THCS) tại 2 trường trên địa bàn với ba lớp 6. Dù chương trình mới có nhiều ưu điểm nhưng rất khó để triển khai rộng vì nhiều trường THCS tại Đà Lạt có sĩ số học sinh từng lớp khá đông.

° Lớp học theo mô hình Trường học mới tại THCS Nguyễn Đình Chiểu.

Do là năm đầu tiên thí điểm nên theo cô Anh, THCS Nguyễn Đình Chiểu cũng gặp những khó khăn nhất định. Trước nhất hầu hết học sinh của 2 lớp này đều đến từ các trường tiểu học chưa áp dụng mô hình VNEN nên việc tổ chức lớp học theo cách mới phải mất một thời gian khá lâu mới ổn định được. Trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho chương trình mới cũng chưa được đáp ứng kịp, trường phải sử dụng đồ dùng dạy học của các lớp bình thường. Cùng đó là những phản ứng của phụ huynh. Trong đầu năm học, khi biết con em mình vào học chương trình thí điểm mới, rất nhiều phụ huynh do chưa hiểu rõ nên không đồng ý, chưa tích cực hợp tác với trường; phải mất một thời gian khá lâu nhà trường làm công tác vận động mọi việc mới đâu vào đó.

Theo ông Nguyễn Xuân Phong, Phó Trưởng phòng Giáo dục Đà Lạt, hầu hết các trường tiểu học tại Đà Lạt đến nay đã từng bước áp dụng chương trình VNEN, nên việc triển khai chương trình thí điểm này trong bậc THCS cũng khá thuận lợi. Sở Giáo dục - Đào tạo Lâm Đồng cũng thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn phương pháp cho giáo viên trong tỉnh dạy chương trình này; sách giáo khoa theo chương trình mới cũng từng bước được cung cấp cho các trường.

Tuy nhiên, cái khó nhất của Đà Lạt khi triển khai rộng mô hình trường học mới này, theo ông Phong chính là chuyện cơ sở vật chất. Hầu hết các trường trên địa bàn Đà Lạt hiện nay để mở rộng qui mô số lớp học đều hết sức khó khăn, các lớp học bậc THCS ở hầu hết các trường đều có sỹ số học sinh khá đông, từ 40 - 45 học sinh trong khi chương trình yêu cầu mỗi lớp chỉ khoảng 35 học sinh. Chính vì vậy, dù yêu cầu các trường có bậc THCS trên địa bàn đăng ký áp dụng mô hình này, nhưng khả năng trong năm học 2016 - 2017, theo ông Phong, bên cạnh trường THCS Nguyễn Đình Chiểu và Hermann Gmeiner đang áp dụng trong năm học này, sẽ chỉ có thêm một trường nữa là THCS - THPT Đống Đa áp dụng mô hình này với 2 lớp 6 mà thôi.ª

Ñối với Yuko, Việt Nam như một cơ duyên. Cô biết đến nước Việt khi còn là học sinh tiểu

học. Thông qua phim ảnh, sách vở, Yuko cảm thấy hình dáng của Việt Nam rất giống với Nhật Bản. Là một thành viên của trường dạy tiếng Nhật tại Tokyo, trường đều đưa giáo viên dạy tiếng Nhật đến khắp nơi trên thế giới. Đáp lại tấm lòng chân tình của Việt Nam khi ủng hộ Nhật Bản trong đợt thiên tai động đất sóng thần kép, cô nói với sếp của mình “hãy cho tôi đến Việt Nam” và ông ấy đã chấp nhận.

Hiện, Yuko đã sống và làm việc tại Việt Nam được 3 năm. Điều khó khăn nhất mà cô phải đối diện khi mới sang chính là ngôn ngữ. Yuko có thể nói được tiếng Anh, tiếng Hàn Quốc, tiếng Thái... nhưng tiếng Việt thật sự rất khó và cho đến bây giờ cô vẫn không thể nói được tiếng Việt.Tuy nhiên, đôi khi cô vẫn hiểu những gì người Việt giao tiếp hằng ngày. Mỗi ngày ở Việt Nam, cô lại có một trải nghiệm mới mẻ bên những sinh viên của mình. Ngoài những giờ lên lớp, cô thường cùng với học trò lân la ở các chợ nhỏ gần Trường Đại học Đà Lạt với thú vui ẩm thực. Cô có thể tự đi chợ và nấu bữa cơm với những món ăn đậm chất Việt. Yuko tâm sự đã được ăn nhiều món ăn Việt Nam như bánh mì, lẩu, bún bò Huế, hủ tiếu... Để có những trải nghiệm tuyệt vời, hòa nhập với cộng đồng, Yuko không thể quên được học trò của mình đã hỗ trợ về vốn ngôn ngữ.

Tiếp xúc lâu ngày với sinh viên, Yuko cảm nhận một số người Việt thường ngại và ngượng ngùng khi tiếp xúc với người lạ nhưng theo thời gian thì trở nên gần gũi, là những người bạn giới thiệu văn

hóa bản địa với giáo viên. Bây giờ, mỗi khi lên lớp cô luôn nhìn thấy nụ cười trên môi các sinh viên của mình, “thật mừng quá” Yuko không dấu được xúc động. Sau thời gian gắn bó tại Trường Đại học Đà Lạt, cô đã có nhiều bạn và nhận thấy “rất thích Đà Lạt, hơn nữa, người Đà Lạt rất thân thiện, đồ ăn ở đây cũng ngon và học sinh của tôi rất dễ thương”.

Ngoài vai trò sứ giả văn hóa, Yuko còn chuyển tinh thần ham học hỏi của sinh viên Nhật đến Việt Nam. Đây cũng là chìa khóa khiến giờ học của cô không nhàm chán, luôn sôi nổi. Bằng lối giao tiếp cởi mở, đan xen cùng các câu chuyện về nước Nhật, cách sống và hòa nhập của người Nhật khi đến những nước khác nhau luôn khiến cho sinh viên hứng thú mỗi lần lên lớp. Tuy nhiên, sinh viên Nhật cũng là những người bình thường, cũng có những hạn chế nhất định. Yuki cho biết, sinh viên Việt - Nhật đều không giỏi tiếng Anh. Trong khi đó, Anh ngữ lại phổ biến nhất hiện nay giúp sinh viên có cơ hội hội nhập quốc tế. Yuko nghĩ sinh viên Việt nên đi nhiều hơn, ra bên ngoài thế giới. Hiện Internet, Facebook, Zalo,... là những phương tiện hữu hiệu giúp sinh viên giao tiếp và học ngôn ngữ tốt hơn.

Sống và làm việc tại Việt Nam, cô cảm nhận mọi người xung quanh như chính người thân của mình. Cô luôn dành một tình cảm đặt biệt cho Việt Nam khi nhắc đến. Người Việt Nam và Nhật Bản đều muốn vươn đến sự thành công nhưng con đường đến đích của mỗi người lại một khác. Sinh viên Việt hiện nay mang trong mình nhiều lý tưởng, khát vọng lớn, “Việt Nam muốn thay đổi phải thay đổi từ chính thế hệ trẻ” - Yuko tâm sự.ª

Sứ giả văn hóa Nhật

VAÊN HOÙA - XAÕ HOÄI

Ñheo số liệu thống kê của Sở NN-PTNT, cả tỉnh Lâm Đồng hiện có 33.200ha lúa với cơ cấu mùa vụ 16.080ha lúa mùa, 10.860ha lúa đông

xuân...; năng suất bình quân đạt 4,9 tấn/ha/vụ, sản lượng đạt 160.000 tấn; hệ số sử dụng đất trồng lúa đạt 1,52 lần.

Page 6: Toøa soaïn: Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E ...baolamdong.vn/upload/others/201604/19536_Bao_Lam... · các trại hè cấp I. Ngày 12/6 ... THCS tại Đà Lạt

THÖÙ BA 12 - 4 - 20166

Trên quốc lộ 27 đoạn qua địa bàn hai huyện Lâm Hà, Đam Rông, hiện có quá nhiều pa nô, áp phích không còn tác dụng, ngược lại còn gây phản cảm, làm xấu thêm cảnh quan của địa phương. Chẳng hạn, tại xã Liêng Srônh và trên đèo Phú Sơn, huyện Đam Rông có hai pa nô (ảnh 1 và 2) tuyên truyền về Luật BV-PT rừng, khuyến cáo mọi công dân không nên phá rừng, lấn chiếm đất rừng… Nhưng vì bị cây cối che lấp và lâu ngày chữ viết bị bào mòn, nhạt nhòa không thể đọc được, nên không còn tác dụng tuyên truyền, khuyến cáo.

Tại xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà, ngay trước Bưu điện xã có một pa nô (ảnh 3) có nội dung tuyên truyền về các hoạt động của bưu điện, nhưng qua thời gian mưa, nắng, pa nô này đã bị rách “tơi tả”, không xác định được nội dung nói gì. Không những thế, tấm pa nô này còn góp phần làm “nhếch nhác” thêm cảnh quan của địa phương. Đặc biệt, ngay trước

cổng UBND xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng có hai tấm pa nô (ảnh 4) tuyên truyền về nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, do Sở NN-PTNT phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền. Một pa nô thì chữ viết đã bị mờ, chỉ có những người thật sự quan tâm đến thật sát mới đọc được “chữ được, chữ mất”, một pa nô thì bị rách nát, rơi xuống, trông thật “nhếch nhác”. Điều đáng quan tâm là hai tấm bảng này được đặt vị trí trang nghiêm ngay trước cổng trụ sở UBND xã, nên gây phản cảm đối với mọi người, nhất là khách qua đường, hoặc những ai có việc cần đến UBND xã liên hệ công việc.

Thiết nghĩ, các ngành chức năng và chính quyền địa phương sở tại, cần phải phát quang bụi rậm, thay đổi, nâng cấp những pa nô, áp phích đã bị xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng nói trên, góp phân nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền và cảnh quan của địa phương. HOÀNG KIẾN GIANG

Những pa nô, áp phích không còn tác dụngTRƯỚC ỐNG KÍNH

Theo báo cáo của UBND tỉnh, hoạt động của tội phạm ma túy diễn biến phức tạp, thủ

đoạn tinh vi, xảo quyệt, liều lĩnh, manh động. Công an rất khó phát hiện, khi bị phát hiện truy bắt chúng chống trả quyết liệt. Các chất ma túy được phát hiện bắt giữ ngày càng đa dạng về chủng loại, có tính chất gây nghiện cao như: heroin, cần sa, ma túy đá và các chất ma túy tổng hợp khác hiện đang có chiều hướng gia tăng. Tình trạng trồng cần sa đã xâm nhập vào khu vực thành phố dẫn đến tình trạng sử dụng cần sa trong trường học, sinh viên trên địa bàn tỉnh gia tăng. Trong năm 2015, phát hiện 3 vụ 4 đối tượng trồng trái phép cây chứa chất ma túy (đặc biệt có 2 vụ phát hiện tại Đà Lạt và Bảo Lộc với 189 cây cần sa).

Thực hiện Đề án “Xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy”, Hội Phụ nữ tỉnh đã xây dựng mới 17 mô hình với 1.094 thành viên tham gia, như mô hình “Gia đình và người thân không sử dụng ma túy”, “Gia đình không có ma túy”… Tổ chức bình xét cho 94.336 hộ gia đình hội viên phụ nữ đạt tiêu chí “5 không, 3 sạch”, 65.356 hộ gia đình đạt tiêu chí “không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội”. Hội Phụ nữ đã tuyên truyền hơn 2.000 buổi cho 136.756 người tham gia phòng chống ma túy, vận động 4.618 gia đình hội viên ký cam kết không tham gia tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép chất ma túy, không trồng cây cần sa. Hội viên phụ nữ cung cấp 54 tin liên quan đến ma túy cho lực lượng chức năng, giáo dục cảm hóa 180 thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, với 111 người có tiến bộ, vận động 46 học sinh bỏ học trở lại trường.

Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh đã tăng cường phối hợp, cấp phát 300 cuốn sổ tay tình nguyện viên, 130 đơn đăng ký và tờ rơi về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho các đội tình nguyện tại Đà Lạt. Tổ chức 101 đợt tuyên truyền cho trên 4.000 lượt

Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống ma túyAN NHIÊN

Nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng chống ma túy năm 2016: Đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy, thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống ma túy theo phương châm hướng về cơ sở, không dàn trải, tập trung vào các địa bàn trọng điểm, loại đối tượng trọng điểm, tăng số lượng người cai nghiện thành công để tái hòa nhập cộng đồng, tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án “Xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy”.

người; tư vấn giáo dục, cảm hóa, vận động hỗ trợ cho 557 lượt người nghiện ma túy cai nghiện, người hoạt động mại dâm hoàn lương, nạn nhân bị mua bán tái hòa nhập cộng đồng, người nhiễm HIV/AIDS.

Tỉnh Đoàn chú trọng tuyên truyền nội dung phòng chống ma túy góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng chống ma túy cho 73.000 lượt đoàn viên, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. Các cơ sở Đoàn đẩy mạnh hoạt động tạo sân chơi lành mạnh với chủ đề: “Thể thao đẩy lùi tệ nạn ma túy”, xây dựng đội thanh niên tình nguyện, xung kích trong các trường học, cơ quan, địa bàn dân cư tham gia phòng chống tệ nạn ma túy. Ủy ban MTTQVN tỉnh phối hợp tuyên

truyền phòng chống tệ nạn xã hội cho 1.357 lượt người tham gia; tổ chức cho các thôn, buôn, khu phố đăng ký xây dựng “Khu dân cư lành mạnh, không có tội phạm, không có ma túy, tệ nạn xã hội” lồng ghép thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

Năm 2015, cơ quan chức năng đã điều tra bắt giữ 131 vụ, 152 đối tượng phạm tội tàng trữ, mua bán và trồng trái phép cây có chất ma túy; thu giữ 140,4 gam heroin; 302,5 gam ma túy tổng hợp; 10,39kg cần sa; 196 cây cần sa tươi. Đề nghị truy tố 83 vụ với 92 bị can về các tội mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy. Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh thụ lý 105 vụ, 126 bị can, đề nghị truy tố 104 vụ, 124 bị can (tồn

túy cơ bản ổn định nhưng vẫn còn một số tồn tại vướng mắc như: Số lượng lập hồ sơ đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc khó triển khai được theo quy định tại Luật Xử phạt vi phạm hành chính, nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ; tình hình tái nghiện cao khi người sau cai nghiện từ Trung tâm trở về cộng đồng; vấn đề dạy nghề và đào tạo, giải quyết việc làm cho người sau cai còn lúng túng chưa hiệu quả.

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, năm 2016, công tác phòng chống ma túy của tỉnh tập trung: Xây dựng, triển khai Chương trình phòng chống ma túy giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó tiếp tục triển khai có hiệu quả các Chỉ thị 48-CT/TW và 21-CT/TW của Bộ Chính trị về: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm; phòng chống ma túy trong tình hình mới”; Nghị quyết 98-NQ/CP của Chính phủ về “Tiếp tục tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới”. Tiến hành rà soát, thống kê các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy; tổ chức rà soát, phát hiện, ngăn chặn, triệt xóa diện tích trồng và tái trồng cây có chứa chất ma túy; tăng cường quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh như: nhà hàng, vũ trường, khách sạn để phòng ngừa, kịp thời phát hiện ngăn chặn tội phạm lợi dụng tổ chức mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy. Tiếp tục tổ chức rà soát thống kê số người nghiện ma túy để áp dụng các biện pháp quản lý người nghiện theo các quy định của pháp luật. Triển khai có hiệu quả Đề án: “Đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh và Đề án “Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone”. Tư vấn, giúp đỡ việc làm, biểu dương, nêu gương những người đã thành công trong cai nghiện ma túy, người hoạt động mại dâm hoàn lương, những người sau cai có việc làm ổn định, thu nhập cao, giúp đỡ việc làm cho người khác. ª

°DS Ngô Dương Thiên Lý cấp thuốc cho bệnh nhân điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone.

1 vụ 2 bị can). Tòa án Nhân dân các cấp thụ lý sơ thẩm 119 vụ, 144 bị cáo, đã giải quyết 118 vụ, 142 bị cáo (37 vụ đưa đi xét xử lưu động). Về hình phạt: 25 bị cáo bị phạt mức tù từ 7 - 15 năm, 41 bị cáo chịu mức phạt tù 3-7 năm, 52 bị cáo bị phạt mức án tù từ 3 năm trở xuống, 2 bị cáo bị phạt tù cho hưởng án treo.

UBND tỉnh đã chỉ đạo tiến hành đợt tổng rà soát số người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định. Kết quả trên địa bàn tỉnh có 467 người, trong đó số người nghiện có nơi cư trú nhưng không thường xuyên sống tại đó là 162 người; số người nghiện không xác định nơi cư trú, thường xuyên đi lang thang là 305 người. Tỉnh đã tiến hành các biện pháp quản lý chặt chẽ số đối tượng này, đồng thời thường xuyên củng cố hồ sơ, tra cứu về tình trạng cư trú để phối hợp với các ngành chức năng lập hồ sơ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định. Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy tỉnh đang tiếp tục triển khai thực hiện công tác tư vấn cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện, tiếp tục duy trì 1 Điểm tư vấn cai nghiện ma túy tại Đà Lạt và thành lập mới 1 Điểm tư vấn cai nghiện ma túy tại Đức Trọng, đã tư vấn cho 620 lượt người về cai nghiện ma túy. Năm 2015, Trung tâm đã điều trị cai nghiện cho 388 lượt người cai nghiện, điều trị cắt cơn cho 265 lượt người cai nghiện. Hiện nay, Trung tâm đang cai nghiện cho 123 người (17 người cai nghiện bắt buộc, 86 người cai nghiện tự nguyện, 20 người quản lý sau cai). Tình hình cai nghiện và chữa bệnh tại Trung tâm tư vấn và điều trị cai nghiện ma

1 2

3 4

ÑÔØI SOÁNG - PHAÙP LUAÄT

Page 7: Toøa soaïn: Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E ...baolamdong.vn/upload/others/201604/19536_Bao_Lam... · các trại hè cấp I. Ngày 12/6 ... THCS tại Đà Lạt

Sáng ngày 10/4, tại Trung tâm tư vấn và điều trị nghiện ma túy tỉnh Lâm Đồng đã diễn ra buổi giao lưu văn nghệ “Trái tim đồng cảm” do Trung tâm phối hợp với Hội Người khuyết tật tỉnh tổ chức. Đây là hoạt động nhằm chào mừng Ngày Khuyết tật Việt Nam 18/4/2016.

Tham gia buổi giao lưu có 60 hội viên Hội Người khuyết tật và 90 học viên của Trung tâm tư vấn và điều trị nghiện ma túy tỉnh. 16 tiết mục hát, múa, ảo thuật sôi nổi đã đưa những con người khiếm khuyết về cơ thể xích lại gần hơn với những học viên một thời lầm lỡ, giúp họ có một ngày chủ nhật ý nghĩa với những lời ca tiếng hát.

Ông Trần Mạnh Thu, Chủ tịch Hội Người

khuyết tật tỉnh Lâm Đồng, cho biết: “Đây là lần thứ 2 chương trình giao lưu văn nghệ của chúng tôi được phối hợp tổ chức tại Trung tâm tư vấn và điều trị nghiện ma túy tỉnh. Chương trình không chỉ giúp người khuyết tật được sống trong không khí vui tươi, động viên giúp đỡ nhau về mặt tinh thần, mà còn có mục đích đưa hình ảnh người khuyết tật ngồi xe lăn, chống nạng, đi chân giả,... vẫn cất cao tiếng hát, có nghị lực vươn lên để sống có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội đến gần hơn với các học viên của trung tâm, giúp các bạn nhìn nhận lại mình, sửa chữa lỗi lầm để trở thành người công dân tốt”. VIỆT QUỲNH

Kết nối những trái tim đồng cảm

°Cùng nhau

cất cao lời ca

tiếng hát.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh (TS) tự do trong việc nộp hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia 2016, Sở GD&ĐT yêu cầu tất cả các trường THPT trên địa bàn huyện, thành phố, các Trung tâm GDTX, Trung tâm GDNN - GDTX có học sinh lớp 12 dự thi THPT quốc gia năm 2016 nhận hồ sơ của TS tự do (không phân biệt địa bàn huyện, thành phố). Theo đó, các điểm tiếp nhận hồ sơ của TS tự do trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng gồm những đơn vị sau:

Thành phố Đà Lạt: các trường THPT Bùi Thị Xuân, Chi Lăng, Chuyên Thăng Long, Đống Đa, DTNT tỉnh, Hermann Gmeiner, Phù Đổng, Tà Nung, Tây Sơn, Trần Phú, Xuân Trường, Yersin; Trung tâm GDTX tỉnh tại Đà Lạt.

Huyện Lạc Dương: các trường THPT Đạ Sar, LangBiang.

Huyện Đam Rông: các trường THPT Đạ Tông, Nguyễn Chí Thanh, Phan Đình Phùng.

Huyện Đơn Dương: các trường THPT Đơn Dương, Hùng Vương, Lê Lợi, Ngô Gia Tự, Pró.

Huyện Đức Trọng: các trường THPT Chu Văn An, Đức Trọng, Hoàng Hoa Thám, Lương

Thế Vinh, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thái Bình; Trung tâm GDNN - GDTX Đức Trọng.

Huyện Lâm Hà: các trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Lâm Hà, Lê Quý Đôn, Tân Hà, Thăng Long; Trung tâm GDNN - GDTX Lâm Hà.

Huyện Di Linh: các trường THPT Di Linh, Trường Chinh, Lê Hồng Phong, Nguyễn Huệ, Nguyễn Viết Xuân, Phan Bội Châu; Trung tâm GDNN - GDTX Di Linh.

Huyện Bảo Lâm: các trường THPT Bảo Lâm, Lộc An, Lộc Bắc, Lộc Thành; Trung tâm GDNN - GDTX Bảo Lâm.

Thành phố Bảo Lộc: các trường THPT Bá Thiên, Bảo Lộc, Chuyên Bảo Lộc, Lê Thị Pha, Lộc Phát, Lộc Thanh, Nguyễn Du, Nguyễn Tri Phương; Trung tâm GDTX tỉnh tại Bảo Lộc.

Huyện Đạ Huoai: các trường THPT Đạ Huoai, Đạm Ri.

Huyện Đạ Tẻh: các trường THPT Đạ Tẻh, DTNT Liên huyện, Lê Quý Đôn; Trung tâm GDNN - GDTX Đạ Tẻh.

Huyện Cát Tiên: các trường THPT Cát Tiên, Gia Viễn, Quang Trung; Trung tâm GDNN - GDTX Cát Tiên.

TUẤN HƯƠNG

Bạn cần biết:

Các điểm thu nhận hồ sơ thí sinh tự do đăng ký dự thi THPT quốc gia 2016

Truy thu vì phát hiện chi dưCác Nghị định 35/2001/NĐ-CP, 61/2006/

NĐ-CP và 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ, cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác trong Ngành Giáo dục tại các xã đặc biệt khó khăn sẽ được thụ hưởng mức trợ cấp thu hút 70% mức lương cơ bản trong 5 năm (60 tháng) tại các thời điểm các Nghị định được ban hành theo quy định. Theo đó, các cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác trong Ngành Giáo dục tại các vùng đặc biệt khó khăn của huyện Bảo Lâm được các trường lập danh sách và trình lên các cấp có thẩm quyền phê duyệt để hưởng chế độ phụ cấp vào hàng tháng, hoặc hàng quý theo quy định.

Theo thông tin từ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Lâm cung cấp: Sau khi thực hiện theo Quyết định số 1778/QĐ - UBND ngày 25/9/2015 của UBND huyện Bảo Lâm về việc thành lập tổ liên ngành kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với Ngành Giáo dục, thì cơ quan chức năng đã phát hiện gần 200 trường hợp chi dư chế độ trợ cấp thu hút theo các Nghị định của Chính phủ. Trên cơ sở này, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Lâm đã trực tiếp chỉ đạo các trường tại 6 xã đặc biệt khó khăn nói trên tiến hành kiểm tra nội bộ và có văn bản báo cáo để các ngành chức năng tiến hành truy thu theo quy định. Ông Lê Xuân Thành, Tổ trưởng Tổ chuyên quản Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Lâm, cho biết: “Hiện tại, qua kiểm tra ban đầu, tại tất cả các trường thuộc 3 cấp học là mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn 6 xã đặc biệt khó khăn của huyện, thì hầu hết các trường đều có cán bộ, giáo viên bị chi dư trợ cấp thu hút. Tuy nhiên, do các trường chưa báo cáo bằng văn bản cụ thể về Phòng, nên chúng tôi chưa nắm được con số chính xác là bao nhiêu trường hợp sẽ bị truy thu. Việc truy thu, được tổ kiểm tra căn cứ trên cơ sở cộng dồn các thời gian của người thụ hưởng chế độ theo các Nghị định của Chính phủ khi vượt quá 60 tháng”.

Nhiều uẩn khúc cần làm rõ!Việc chi sai, chi dư tiền phụ cấp thu hút cho

cán bộ, giáo viên, nhân viên đang công tác trong Ngành Giáo dục tại các xã đặc biệt khó khăn của huyện Bảo Lâm làm thâm hụt ngân sách Nhà nước đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện tại, theo biên bản kiểm tra tại Trường Tiểu học Lộc Nam A (xã Lộc Nam) đang có 17 cán bộ,

Cần làm rõ việc truy thu phụ cấp của giáo viên ở Bảo Lâm

Điều tra: KHÁNH NGUYỄN - Q. TUẤN

Hiện nay, đang có hàng trăm giáo viên của 3 cấp học là mầm non, tiểu học và THCS tại 6 xã vùng khó khăn của huyện Bảo Lâm là Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Phú, Lộc Lâm, B’Lá và Lộc Nam nằm trong danh sách bị truy thu hàng chục, thậm chí hơn 100 triệu đồng tiền phụ cấp thu hút theo các Nghị định 35, 61 và 116 của Chính phủ. Việc truy thu được tiến hành theo kết quả kiểm tra ban đầu của tổ liên ngành gồm Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Nội vụ và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Lâm tổ chức kiểm tra vào cuối 2015.

giáo viên bị truy thu với tổng số tiền hơn 1,3 tỷ đồng; trong đó, có những giáo viên bị truy thu với số tiền lên đến hơn 100 triệu đồng. Tương tự, tại Trường Mầm non Lộc Nam (xã Lộc Nam) cũng có đến 13 giáo viên bị truy thu, với tổng số tiền gần 700 triệu đồng. Theo đó, việc kiểm tra được các trường tiến hành thông qua việc cộng dồn thời gian thụ hưởng chế độ thu hút của giáo viên thông qua các Nghị định 35, 61, 116 của Chính phủ và Quyết định 1448/1998/QĐ - UBND ngày 12/6/1998 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc giải quyết trợ cấp thu hút cho giáo viên vùng sâu, vùng xa trên địa bàn

ý ra Quyết định và thúc ép buộc chúng tôi nộp lại tiền, thì sao chúng tôi chấp nhận được. Khi cơ quan chức năng có thẩm quyền vào cuộc kiểm tra, nếu chúng tôi hưởng dư thì chúng tôi nhất định sẽ hoàn trả lại cho Nhà nước. Nhưng, Nhà nước cũng phải tạo điều kiện để chúng tôi trả lại theo tháng, theo quý. Còn không, với số tiền này, chúng tôi có bán nhà, bán vườn thì mới đủ khả năng để trả 1 lần” - bà Thắm mong muốn.

Còn bà Lương Thị Thu Hằng, phản ánh: “Bản thân tôi, nhận tiền thu hút theo các Nghị định 61 và 116 mới được 49 tháng, nhưng vẫn bị cô Hiệu trưởng tự ý ra Quyết định và buộc phải nộp gần 30 triệu đồng. Tôi thấy, việc truy thu tiền chế độ thu hút của chúng tôi còn thiếu căn cứ chính đáng. Vì vậy, tôi mong muốn các ngành chức năng cần vào cuộc để làm rõ và trả lại công bằng cho chúng tôi”.

Theo phản ánh của phần lớn giáo viên tại 2 trường Tiểu học Lộc Nam A và Mầm non Lộc Nam thì trước đây, họ hưởng trợ cấp thu hút với mức phụ cấp 40% mức lương cơ bản theo Quyết định 1448/1998 của UBND tỉnh Lâm Đồng dành cho giáo viên vùng sâu, vùng xa. Sau này, Chính phủ lần lượt ban hành các Nghị định 35, 61, 116 quy định giáo viên công tác tại vùng đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp. Tuy nhiên, phần lớn giáo viên chỉ mới được hưởng 40% theo Nghị định 61. Quyết định kiểm tra của UBND huyện Bảo Lâm đem cộng Quyết định 1448 của tỉnh và các Nghị định 61, 35, 116 của Chính phủ để tính đủ 60 tháng. Việc cộng dồn này khiến hàng trăm giáo viên bị đội số tháng hưởng phụ cấp lên rất nhiều. Trên thực tế, nhiều giáo viên chưa được hưởng đủ vẫn phải truy thu nên rất thiệt thòi, lâm vào khó khăn.

Ông Nguyễn Trung Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm, khẳng định: “Quan điểm của huyện là làm đúng nguyên tắc khi đã có đầy đủ căn cứ. Việc truy thu sẽ được huyện ban hành Quyết định dựa trên các căn cứ chính xác do các ngành chuyên môn cung cấp. Vì vậy, nếu có giáo viên nhận dư tiền trợ cấp thu hút thì huyện buộc phải thu hồi để hoàn trả lại cho Nhà nước theo quy định. Nếu như việc thu hồi một lần gây khó khăn cho giáo viên thì huyện sẽ xem xét kéo dài thời gian thu hồi để không ảnh hưởng đến đời sống giáo viên. Đồng thời, huyện cũng sẽ có hình thức xử lý nghiêm theo quy định đối với những người liên quan, mà đặc biệt là những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị đã trực tiếp gây ra sự việc này!”.ª

toàn tỉnh. Thậm chí, khi mọi chuyện chưa “ngã ngũ”, Hiệu trưởng Trường Mầm non Lộc Nam đã tự ý ra Quyết định thu hồi khiến giáo viên bức xúc.

Ông Nguyễn Văn Ngọc, giáo viên Trường Tiểu học Lộc Nam A, cho hay: “Theo quy định, tôi về công tác tại Trường Tiểu học Lộc Nam A sẽ được hưởng tiền phụ cấp thu hút trong thời gian 60 tháng và hiện tại tôi đã hưởng đủ. Trong đó, tôi nhận 18 tháng theo Nghị định 61 và 42 tháng theo Nghị định 116. Nhưng trước đó, khi công tác tại 1 trường khác, tôi cũng đã được hưởng trợ cấp 40% theo mức lương cơ bản trong vòng 42 tháng theo Quyết định 1448/1998 của UBND tỉnh Lâm Đồng. Sau khi nhà trường lập tổ kiểm tra đã lập biên bản gửi phòng để truy thu của tôi số tiền hơn 95 triệu đồng. Thực sự, tôi không biết nhà trường đang căn cứ vào đâu để lập biên bản truy thu số tiền này của tôi. Hiện, nhà trường và Phòng Giáo dục đang thúc ép chúng tôi nộp lại tiền về kho bạc. Nhưng, chúng tôi thấy còn nhiều uẩn khúc cần được làm sáng tỏ, nên hầu hết

các giáo viên trong trường chưa đồng ý nộp”.Còn theo bà Đinh Thị Thắm, thì bà về công

tác tại Trường Mầm non Lộc Nam từ năm 2007. Theo quy định, bà Thắm được hưởng phụ cấp thu hút 60 tháng. Nhưng đến hiện tại, bà Thắm mới hưởng được 58 tháng, gồm: 4 tháng theo Nghị định 61 (40% mức lương cơ bản) và 54 tháng theo Nghị định 116 (70% mức lương cơ bản). Tuy nhiên, bà vẫn bị nhà trường ra Quyết định truy thu và buộc bà phải nộp số tiền là 107 triệu đồng. “Khi chúng tôi nhận tiền thì nhận hàng tháng, hàng quý mỗi lần một ít. Giờ chưa có căn cứ nào rõ ràng, mà cô Hiệu trưởng đã tự

°Hiệu trưởng Trường Mầm non Lộc Nam ra Quyết định truy thu tiền trợ cấp thu hút của giáo viên.

THÖÙ BA 12 - 4 - 2016 7 TOØA SOAÏN & BAÏN ÑOÏC

Page 8: Toøa soaïn: Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E ...baolamdong.vn/upload/others/201604/19536_Bao_Lam... · các trại hè cấp I. Ngày 12/6 ... THCS tại Đà Lạt

THÖÙ BA 12 - 4 - 2016

Vây, Sở Giao thông Vận tải thông báo sau 7 ngày kể từ ngày đăng thông báo này, nếu các xe máy chuyên dùng trên không có tranh chấp, Sở Giao thông Vận tải sẽ tiến hành đăng ký cấp biển số cho các xe máy chuyên dùng trên.

Thông báoSở Giao thông Vận tải Lâm Đồng có nhận hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp biển số xe máy chuyên dùng nhưng

do chủ phương tiện không có đầy đủ hồ sơ gốc của các phương tiện theo danh sách dưới đây:

1. DNTT Ánh Tuyền, địa chỉ: Thôn 3 - Đạ Kho - Đạ Tẻh - Lâm Đồng:Loại xe Nhãn hiệu Số máy Số khung Màu sơnXe lu tĩnh Kawasaki KMRH10Z DA120-562516 KMRH10Z-0311 XanhMáy ủi bánh xích Caterpillar D3CLGP 45V28319 28Y0531 Vàng

2. Công ty TNHH Hồ Hưng Thịnh, địa chỉ: 70 Nguyễn Đình Chiểu - Đạ Tẻh - Lâm ĐồngLoại xe Nhãn hiệu Số máy Số khung Màu sơnMáy đào bánh xích Sumitomo F2 722640 281F2-1283 Vàng

3. Ông Trần Hải, địa chỉ 32 Trần Hưng Đạo - Lộc Sơn - Bảo Lộc - Lâm Đồng:Loại xe Nhãn hiệu Số máy Số khung Màu sơnMáy đào bánh xích Caterpilar E120B 004794 9HF001124 Vàng

4. Công ty TNHH Châu Nhất Thiên, địa chỉ: TDP 6A - TT Đạ Tẻh - Đạ Tẻh - Lâm ĐồngLoại xe Nhãn hiệu Số máy Số khung Màu sơnMáy đào bánh xích Hitachi EX 200-1 6BD1-566597 145-33618 VàngMáy ủi bánh xích Komatsu D31P16 4D1052-60448 D31-P16-28536 Vàng

Thông báo về việc giải quyết hồ sơ đăng ký QSD đất

° Năm 1997, Công an huyện Lâm Hà được cấp 1 GCNQSDĐ số 556683 với tổng diện tích 12.197m2, tại tờ bản đồ số 16, số thửa 101, 101A, 102, 103 theo Quyết định 43/QĐ-UB ngày 26/4/1997 của UBND tỉnh Lâm Đồng. Và GCNQSDĐ số: 556993 tại xã Liêng Srôn với tổng diện tích 10.350m2 theo quyết định số 117/QĐ-UB ngày 4/12/1997 của UBND tỉnh Lâm Đồng.

Do quá trình di chuyển địa điểm phòng làm việc Công an huyện Lâm Hà đã làm thất lạc 2 GCNQSDĐ nói trên. Vì vậy Công an huyện Lâm Hà xin thông báo tới các cơ quan, đoàn thể biết, trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân nào có liên quan đến 2 GCNQSDĐ nói trên thì gửi văn bản và liên hệ với Công an huyện Lâm Hà để xử lý, giải quyết. Sau thời gian trên nếu không có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến 2 giấy chứng nhận trên thì Công an huyện Lâm Hà sẽ làm hồ sơ đề nghị Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Lâm Đồng làm thủ tục cấp lại GCNQSDĐ trên theo quy định của pháp luật.

°Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của

Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013.

Xét hồ sơ đăng ký, cấp GCNQSDĐ của hộ ông Nguyễn Văn Vỵ thường trú tại thôn 7, xã Đại Lào, TP. Bảo Lộc.

Nay UBND xã Đại Lào thông báo với nội dung như sau:Hộ ông Nguyễn Đức Viễn được UBND thị xã Bảo Lộc cấp

GCNQSDĐ số N 536720, N 536719, gồm các thửa đất số 328, diện tích 3.423m2, đất nông nghiệp; thửa 321, diện tích 707m2, đất nông nghiệp; thửa 343, diện tích 2.660m2 đất nông nghiệp, tờ bản đồ số 55, danh pháp K 206.III xã Đại Lào; thửa số 99, diện tích 2.538m2 đất nông nghiệp, thuộc tờ bản đồ số 54, danh pháp K 206.IV, xã Đại Lào, theo Quyết định cấp giấy số 202/QĐ-UB ngày 24/6/1999.

Ngày 1/1/2004, ông Nguyễn Đức Viễn chuyển nhượng thửa số 328, diện tích 3.423m2 đất nông nghiệp; thửa 321, diện tích 707m2, đất nông nghiệp; thửa 343, diện tích 2.660m2 đất nông nghiệp, tờ bản đồ số 55, danh pháp K 206.III xã Đại Lào; thửa số 99, diện tích 2.538m2 đất nông nghiệp, thuộc tờ bản đồ số 54, danh pháp K 206.IV, xã Đại Lào, cho ông Nguyễn Văn Vỵ, có giấy sang nhượng viết tay và giao GCNQSDĐ số N 536720, N 536719 cho ông Nguyễn Văn Vỵ nhưng chưa làm thủ tục chuyển nhượng theo quy định, nay hộ ông Nguyễn Đức Viễn đã bỏ đi khỏi địa phương.

Vậy UBND xã Đại Lào thông báo sau 30 ngày kể từ ngày ra thông báo, nếu không ai tranh chấp, khiếu nại, UBND xã Đại Lào sẽ lập hồ sơ trình UBND TP. Bảo Lộc hủy GCNQSDĐ của hộ ông Nguyễn Đức Viễn và cấp lại GCNQSDĐ cho hộ ông Nguyễn Văn Vỵ, mọi khiếu nại về sau, UBND xã Đại Lào không giải quyết.

° Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất cho ông Nguyễn Văn Nối, với thông tin như sau:

Thửa đất số 09, diện tích: 5.917m2. Đất trồng cây lâu năm (CLN).Tờ bản đồ 66a, xã Lộc Thành; Thời hạn sử dụng đất: 10/2043Giấy CNQSD đất số hiệu Đ 708389, số vào sổ cấp giấy: 05578/

QSDĐ của ông Phan Văn Thức do nhận chuyển nhượng của hộ bà Nguyễn Thị Đúng theo chứng thực số: 517/CT-UBND, ngày 26/11/2008 của UBND xã Lộc Thành.

Năm 2013 ông Phan Văn Thức sang nhượng bằng giấy viết tay nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định cho ông Nguyễn Văn Nối; đồng thời giao giấy chứng nhận QSDĐ số hiệu Đ 708389 cho ông Nguyễn Văn Nối để lập thủ tục sang nhượng theo quy định.

Vậy chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm thông báo:

Ông Phan Văn Thức ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến thửa đất trên, thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Nguyễn Văn Nối tại thửa đất nêu trên theo quy định của pháp luật.

... Và giáo dục ý thức môi trường sẽ trở nên hiệu quả nhất, con đường ngắn nhất, hấp dẫn và thuyết phục nhất chính là thực tiễn cuộc sống. Công viên ĐVHD sẽ là những “trang sách cuộc đời” sinh động nhất, thân thiện nhất trong cơ chế thông tin - giáo dục này. Từ Công viên, mỗi người không chỉ được trang bị những kiến thức quý báu và lí thú về ĐDSH mà còn khơi gợi nẩy nở từ nhận thức đúng đến hành động đẹp đối với môi trường. Nắm bắt cơ hội quý

Xây dựng Công viên ĐVHD Tây Nguyên đã được các ngành liên quan của trung ương và UBND tỉnh Lâm

Đồng đồng ý về chủ trương. Tổng diện tích về quy mô dự án là 490 ha, thuộc tiểu khu 75B, là khu vực rừng phòng hộ, trên địa bàn xã Lát, huyện Lạc Dương; thời gian thực hiện từ nay đến năm 2020. Theo ông Hương, dự án được đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn xã hội hóa, ngân sách Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần để xây dựng cơ sở hạ tầng và hoạt động cứu hộ. Đơn vị chủ đầu tư là Công ty cổ phần du lịch Lâm Đồng (Dalat Tourist). Được biết, phía chủ đầu tư đã thuê các nhóm tư vấn từ Áo và Singapore để xây dựng ý tưởng dựa trên khảo sát hiện trạng địa hình, khí hậu và thú quý hiếm của Lâm Đồng và các mô hình vườn thú lớn

trên thế giới.Như đã nêu, tại hội nghị ngày

1/4, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt nhấn mạnh phải đẩy mạnh thực hiện dự án Highland Safari. Chủ tịch đã giao trực tiếp những nhiệm vụ theo chức năng cụ thể đối với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Nội vụ, Sở TN&MT… nghiên cứu, hướng dẫn Vườn triển khai các bước tiếp theo. Ông Đoàn Văn Việt nói: “Cần khai thác và phát huy giá trị KDTSQ thế giới Lang Biang; theo đó, phải tích cực tuyên truyền, quảng bá và triển khai phân khu, xây dựng đề án quy hoạch. Công viên ĐVHD nếu làm được sẽ là hết sức độc đáo, mang tầm khu vực và quốc gia”.ª

Sự cần thiết... (TIẾP TRANG 3)THÔNG BÁO

Mời viết bài cho Tập san “Đạ Huoai - 30 năm hình thành và phát triển”

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập huyện Đạ Huoai (6/6/1986 - 6/6/2016), UBND huyện xuất bản ấn phẩm “Đạ Huoai - 30 năm hình thành và phát triển”, Tổ Biên tập tập san kính mời các văn nghệ sỹ, nhà báo, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân đang sống và làm việc trong và ngoài tỉnh viết bài đăng trên ấn phẩm.

- Nội dung: Viết về vùng đất, con người Đạ Huoai (bao gồm tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng...).

- Thể loại: Tác phẩm chính luận, báo chí, văn xuôi, thơ, nhạc …- Dung lượng: Thể loại chính luận, văn xuôi, báo chí có độ dài

không quá 2.500 từ; thơ không quá 30 dòng.- Thời gian nhận bài viết: Trước ngày 30 tháng 4 năm 2016.- Địa điểm nhận bài viết: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện

Đạ Huoai, tổ dân phố 4, thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai; email: [email protected]; điện thoại 0633874458.

Tổ Biên tập rất mong nhận được sự cộng tác. Các bài viết được chọn đăng trên ấn phẩm sẽ được chi trả nhuận bút cho tác giả.

TỔ BIÊN TẬPThông báo về việc giải quyết hồ sơ đăng ký QSD đất

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

8