Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 fax: 3827608 sự lãng mạn ... filehội đất nước do...

12
NAÊM THÖÙ 37 TOØA SOAÏN: 8 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏ T Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 FAX: 3827608 E-mail: [email protected] CUOÁI TUAÀN SOÁ 241 THÖÙ BAÛY 6 - 6 2015 CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM ÑOÀNG TIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, NHAÂN DAÂN LAÂM ÑOÀNG 1 TUAÀN CON SOÁ V ấn đề cuối tuần BAÙ O LA Â M ÑO À NG PHA Ù T HA Ø NH THÖ Ù HAI, THÖ Ù TÖ, THÖÙ SAÙ U VAØ CUOÁ I TUAÀ N Baùo Laâm Ñoàng ñieän töû: www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn (XEM TRANG 8) (XEM TIEÁP TRANG 2) 4 5 (XEM TRANG 3) Tục ngữ trong đời sống của người K’Ho 34 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh vừa được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011- 2020 vào năm 2014. Thành phố Bảo Lộc là địa phương có nhiều xã đạt tiêu chí nhất trong đợt này với 7 xã được công nhận. Nguồn: UBND tỉnh Hiện nay, cả nước đang tiến hành đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước do Đại hội XI đề ra trong hoàn cảnh đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa với tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp về an ninh chính trị, kinh tế - xã hội; các thế lực thù địch tăng cường hoạt động chống phá, gây diễn biến hòa bình trên nhiều lĩnh vực… Do vậy, hơn lúc nào hết công tác tư tưởng, công tác quan trọng hàng đầu của Đảng cần phát huy cao vai trò, trách nhiệm định hướng dư luận xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam quan niệm tuyệt đối trung thành với các luận điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng ta qua thực tiễn 85 năm. Công tác tư tưởng hình thành và phát triển trên nền tảng hệ tư tưởng, cương lĩnh, đường lối của Đảng, có nhiệm vụ truyền bá những nội dung chủ đạo ấy để xây dựng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, xây dựng niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Công tác tư tưởng phải cổ vũ, động viên mọi người chủ động tự giác thực hiện cương lĩnh, đường lối của Đảng; gắn kết với công tác tổ chức để Đảng thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Phải góp phần định hướng xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu đất nước phát triển bền vững. Bên cạnh đó, công tác tư tưởng phải đấu tranh kịp thời, sắc bén, hiệu quả để đập tan những âm mưu, luận điệu xuyên tạc, thù địch của các đối tượng chống phá Đảng, chống phá chủ nghĩa xã hội… Phát huy vai trò công tác tư tưởng Sự lãng mạn tuyệt vời của du lịch 6 Jacques Danois và “Trở lại với đời” 9 Người đi đầu đẩy lùi hủ tục lạc hậu ở làng K’Ho Ông đại úy ª Truyện ngắn: VÕ ANH CƯƠNG ° Hồ Đạ Tẻh (huyện Đạ Tẻh) nằm ven sông Đồng Nai. Môi trường nước lưu vực sông Đồng Nai - vấn đề đang đặt ra ° Vùng biển Mũi Cà Mau - cực Nam của Tổ quốc - Ảnh: NGUYÊN THI

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

NAÊM THÖÙ 37 TOØA SOAÏN: 8 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏT Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 FAX: 3827608 E-mail: [email protected]

CUOÁI TUAÀN

SOÁ 241THÖÙ BAÛY

6 - 6

2015CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM ÑOÀNG

TIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, NHAÂN DAÂN LAÂM ÑOÀNG

1 TUAÀN CON SOÁ

Vấn đề cuối tuần

BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀNBaùo Laâm Ñoàng ñieän töû: www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

(XEM TRANG 8)

(XEM TIEÁP TRANG 2)

4

5

(XEM TRANG 3)

Tục ngữ trong đời sống của người K’Ho

34 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh vừa được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011- 2020 vào năm 2014. Thành phố Bảo Lộc là địa phương có nhiều xã đạt tiêu chí nhất trong đợt này với 7 xã được công nhận.

Nguồn: UBND tỉnh

Hiện nay, cả nước đang tiến hành đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước do Đại hội XI đề ra trong hoàn cảnh đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa với tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp về an ninh chính trị, kinh tế - xã hội; các thế lực thù địch tăng cường hoạt động chống phá, gây diễn biến hòa bình trên nhiều lĩnh vực… Do vậy, hơn lúc nào hết công tác tư tưởng, công tác quan trọng hàng đầu của Đảng cần phát huy cao vai trò, trách nhiệm định hướng dư luận xã hội.

Đảng Cộng sản Việt Nam quan niệm tuyệt đối trung thành với các luận điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng ta qua thực tiễn 85 năm. Công tác tư tưởng

hình thành và phát triển trên nền tảng hệ tư tưởng, cương lĩnh, đường lối của Đảng, có nhiệm vụ truyền bá những nội dung chủ đạo ấy để xây dựng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, xây dựng niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Công tác tư tưởng phải cổ vũ, động viên mọi người chủ động tự giác thực hiện cương lĩnh, đường lối của Đảng; gắn kết với công tác tổ chức để Đảng thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Phải góp phần định hướng xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu đất nước phát triển bền vững. Bên cạnh đó, công tác tư tưởng phải đấu tranh kịp thời, sắc bén, hiệu quả để đập tan những âm mưu, luận điệu xuyên tạc, thù địch của các đối tượng chống phá Đảng, chống phá chủ nghĩa xã hội…

Phát huy vai trò công tác tư tưởng

Sự lãng mạn tuyệt vời của du lịch

6 Jacques Danois và “Trở lại với đời”

9 Người đi đầu đẩy lùi hủ tục lạc hậu ở làng K’Ho

Ông đại úyª Truyện ngắn:

VÕ ANH CƯƠNG

° Hồ Đạ Tẻh (huyện Đạ Tẻh) nằm ven sông Đồng Nai.

Môi trường nước lưu vực sông Đồng Nai - vấn đề đang đặt ra

° Vùng biển Mũi Cà Mau - cực Nam của Tổ quốc - Ảnh: NGUYÊN THI

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 6 - 6 - 20152

tin töùc - söï kieän

Trước tình trạng tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình còn thấp; công tác phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát phát sinh các cơ sở gây ô nhiễm môi trường còn yếu; các hành vi vi phạm pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được xử lý kịp thời và đúng mức..., ngày 29/5/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg về tăng cường công tác kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản.

Tại Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ NN&PTNT

tập trung thống kê, rà soát, phân loại về quy mô, mức độ ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, nuôi trồng, chế biến thủy sản và sản xuất, chế biến khác trong các lĩnh vực nông lâm thủy sản; xây dựng mô hình về cơ sở sản xuất gắn với kiểm soát ô nhiễm môi trường hiệu quả trong từng lĩnh vực, có lộ trình để nhân rộng đưa vào sản xuất. Đồng thời, đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ về khoa học, công nghệ thân thiện với môi trường, công nghệ thu gom và xử lý chất thải đối với cơ sở chăn nuôi và

giết mổ tập trung, nuôi trồng thủy sản tập trung, sản xuất chế biến khác trong lĩnh vực nông lâm thủy sản hiệu quả và phù hợp với điều kiện của từng vùng miền.

Bộ TN&MT có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên đề, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản theo thẩm quyền; xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc các cơ sở chây ỳ, không thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả; đặc biệt, sẽ công khai thông tin các hành vi vi phạm để tạo áp lực dư luận... M.ĐẠO

Công khai các hành vi vi phạm về ô nhiễm môi trường

Ngày 30/5, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM đã tổ chức hội thảo cập nhật các kiến thức mới về điều trị phẫu thuật các bệnh lý tim mạch cho các bác sĩ Lâm Đồng. TS - BS Nguyễn Hoàng Định, Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM, Trưởng khoa phẫu thuật Tim mạch đã trình bày tại Hội thảo.

Bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch ngày nay lớn tuổi hơn, mắc nhiều bệnh mạn tính và bệnh kèm theo. Bệnh nhi mắc các dị tật tim bẩm sinh ngày càng đuuợc điều trị sớm hơn, các cháu nhẹ cân hơn và mắc các dị tật phức tạp hơn. Để có

thể điều trị tốt những bệnh nhân có nguy cơ phẫu thuật cao, chúng ta cần áp dụng các biện pháp càng ít xâm lấn, càng ít gây hại cho bệnh nhân càng tốt.

Sự phát triển của ngành phẫu thuật tim mạch trong thời đại hiện nay không chỉ giúp điều trị được các bệnh lý phức tạp hơn một cách an toàn hơn mà còn nhắm đến việc làm giảm thiểu sang chấn cho bệnh nhân.

Các phương pháp điều trị ít xâm lấn được áp dụng thành công tại Việt Nam trong thời gian gần đây gồm phẫu thuật nội soi và phẫu thuật ít xâm lấn điều trị các bệnh lý van tim và một số dị tật tim bẩm

sinh; can thiệp nội mạch qua da điều trị các bệnh lý động mạch chủ, thay van động mạch chủ qua da.

Phẫu thuật bắc cầu mạch vành dùng toàn bộ vật liệu động mạch làm cầu nối, hạn chế sử dụng tĩnh mạch hiển đã giúp cho bệnh nhân có kết quả phẫu thuật lâu dài tốt hơn trước kia.

Nhiều kỹ thuật mới nêu trên đã được ứng dụng tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM đã bước đầu triển khai thành công kỹ thuật mổ nội soi và ít xâm lấn cho hơn 50 bệnh nhân với kết quả rất tốt, đem lại sự an toàn và hài lòng cho người bệnh. DIỆU HIỀN

Cập nhật kiến thức về điều trị phẫu thuật các bệnh lý tim mạch cho các bác sĩ Lâm Đồng

Xác định xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn (GTNT) là yếu tố quan trọng tạo điều kiện đẩy mạnh sản xuất, lưu thông hàng hóa và đi lại của người dân tại các địa bàn nông thôn, nên những năm qua, huyện Đạ Tẻh ưu tiên đầu tư ngân sách và vận động nhân dân đóng góp kinh phí để phát triển hệ thống GTNT. Năm 2015, UBND huyện đã phê duyệt quy hoạch xây dựng 20 tuyến đường GTNT, với tổng chiều dài 7,299km, tổng mức đầu tư 7,7 tỷ đồng, trong

đó ngân sách địa phương đầu tư 4,5 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 3,2 tỷ đồng. Đến nay, đã triển khai xây dựng được 12 tuyến đường, trong đó, đã thi công hoàn chỉnh đưa vào sử dụng 8 tuyến đường, với chiều dài 4,310km, tổng số vốn đầu tư 4,997 tỷ đồng (ngân sách địa phương đầu tư 2,966 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 2,031 tỷ đồng).

Hầu hết các tuyến đường GTNT được xây dựng trên địa bàn huyện Đạ Tẻh đều được cứng hóa nền đường bằng bê tông xi măng và

mặt đường khá rộng, nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển cây giống, vật tư phân bón và lưu thông sản phẩm nông nghiệp, cũng như giao lưu đi lại, nên rất được người dân đồng tình, hưởng ứng việc đóng góp kinh phí để xây dựng. Hiện nay, các địa phương của huyện đang khẩn trương hoàn thiện 4 tuyến đường đã khởi công và lập các thủ tục cần thiết để tiếp tục khởi công 8/20 tuyến đường GTNT còn lại đã được phê duyệt.

HOÀNG ĐẠI HUYNH

Đạ Tẻh đầu tư 7,7 tỷ đồng xây dựng 20 tuyến đường GTNT, với tổng chiều dài gần 7,3km

Trước tình trạng quản lý sử dụng đất, thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các công trình, dự án thiếu cơ sở pháp lý, gặp nhiều khó khăn, làm mất nhiều cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước..., ngày 20/5/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg về công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia.

Tại Chỉ thị, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tiến hành rà soát, xác định nhu cầu sử dụng đất và đề xuất các công trình, dự án có sử dụng đất

giai đoạn 2016 - 2020 của ngành, lĩnh vực theo từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30/5/2015 để cân đối lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia. Đồng thời, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cung cấp dự báo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước giai đoạn 2016 - 2020 làm cơ sở để điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia; rà soát quy hoạch các khu công nghiệp, sân golf; quy hoạch phát triển các khu kinh tế

ven biển, khu kinh tế cửa khẩu đến năm 2020 và đề xuất danh mục các công trình, dự án có sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020 do bộ quản lý theo từng đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Bộ Xây dựng có trách nhiệm rà soát quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2020; quy hoạch phát triển các khu đô thị, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu chế xuất trên phạm vi cả nước đến năm 2020 và các chương trình, dự án khác có liên quan đến sử dụng đất; đề xuất danh mục các công trình, dự án có sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ quản lý theo từng đơn vị hành chính cấp tỉnh... M.Đ

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

So với các thôn khác trong xã, Nam Trang là thôn khá phức tạp về an ninh trật tự. Do vậy, xã Đinh Trang Hòa (huyện Di Linh) vừa chọn thôn Nam Trang để triển khai mô hình “kẻng an ninh”. Cùng với kẻng an ninh, thôn Nam Trang còn làm thêm “cổng rào an ninh”. Để duy trì hoạt động kẻng và cổng rào an ninh, UBND xã Đinh Trang Hòa đã thành lập Đội tự quản an ninh trật tự thôn Nam Trang cùng với việc xây dựng quy chế và các hiệu lệnh (phát hiện truy bắt tội phạm, phòng cháy

chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn…). Khi phát hiện vụ việc xảy ra, người trực sẽ đánh kẻng báo động theo hiệu lệnh.

Trước đó, tại huyện Di Linh, mô hình “kẻng và cổng rào an ninh” đã được triển khai tại một số thôn ở xã Gia Hiệp và xã Gung Ré. Được biết, đây cũng là một trong những biện pháp triển khai phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với các phong trào thi đua yêu nước và xây dựng nông thôn mới.

BÙI TRƯỞNG

Xã Đinh Trang Hòa (Di Linh) triển khai mô hình “kẻng an ninh”

Theo điều tra của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, vùng cà phê xã Tà Nung, Đà Lạt đang nhiễm sâu đục thân trên diện tích khoảng 400ha, trong đó chiếm tỷ lệ gây hại từ 30-70%. Chi cục khuyến cáo bà con nông dân Tà Nung cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với sâu đục thân gây hại cà phê gồm: Trồng các loại cây che bóng (muồng, bơ, hồng ăn trái…) để giảm cường độ chiếu sáng của vườn cây cà phê; tỉa cành, tạo tán cho cây cà phê phát triển cân đối; cắt

bỏ, tiêu hủy những phần thân cây cà phê bị nhiễm sâu đục thân; cung cấp đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cây cà phê. Chi cục cũng đồng thời hướng dẫn bà con nông dân sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục phòng trừ sâu đục thân gây hại cà phê như: Diazol 10GR, Diazan 50EC với liều lượng 20-30kg/ha, rải đều quanh gốc; Supertac 500EC với liều lượng 2,5 lít/ha, lượng nước phun 800 lít/ha…

VĂN VIỆT

400ha cà phê Tà Nung bị nhiễmsâu đục thân

UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các địa phương không khuyến khích nông dân mở rộng diện tích cà phê trong mùa mưa 2015 mà chỉ tập trung đầu tư cải tạo, tăng năng suất loại cây trồng này trên diện tích hiện có. Đặc biệt, UBND tỉnh Lâm Đồng còn yêu cầu các địa phương cần tăng cường các biện pháp quản lý, không để người dân lấn chiếm đất rừng để mở rộng diện tích trồng mới cây dài ngày, trong đó có cây cà phê; tăng cường kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp lấn chiếm đất rừng để trồng mới cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm. Lâm Đồng hiện có 152.275ha cà phê, sản lượng đạt khoảng 420.000 tấn; trong đó, diện

tích ứng dụng công nghệ cao chiếm 15.335ha (gồm 6.750ha ghép chồi và 8.500ha cây giống ghép). Từ 5 năm qua, Lâm Đồng không có chủ trương mở rộng diện tích cây cà phê nhưng hằng năm, diện tích trồng mới loại cây trồng này trong dân vẫn tăng từ 500 - 700ha theo hình thức tự phát; trong đó có cả việc lấn chiếm đất rừng để trồng cà phê. Hiện Lâm Đồng là tỉnh đứng thứ hai trong cả nước về diện tích và sản lượng cà phê. Theo quy hoạch, đến năm 2020, Lâm Đồng ổn định diện tích cà phê khoảng 150.000ha và sản lượng đạt từ 460.000 - 480.000 tấn (năng suất từ dưới 3 tấn/ha hiện nay tăng lên khoảng 3,7 tấn/ha).

K.D

Không mở rộng diện tích cà phê

Đến nay, ngành Y tế Lâm Đồng có 5 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, 10 bệnh viện tuyến huyện, 2 phòng khám đa khoa trung tâm của Trung tâm Y tế Đà Lạt và Trung tâm Y tế Bảo Lộc, nhà hộ sinh khu vực Trung tâm Y tế Đà Lạt đã được cấp phép hoạt động khám chữa bệnh. Theo Sở Y tế Lâm Đồng, việc cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám

chữa bệnh được thực hiện theo Luật Khám chữa bệnh, Nghị định số 87 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám chữa bệnh, Thông tư 41 của Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh. Sở Y tế đã đôn đốc các đơn vị rà soát lại cơ sở vật chất, nhân sự, trang thiết bị

để làm hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động khám chữa bệnh theo quy định tại Thông tư 41/2011/TT-BYT (theo lộ trình quy định tại Nghị định 87/2011/NĐ-CP: Phòng khám đa khoa hoàn thành việc cấp phép hoạt động khám chữa bệnh trước ngày 31/12/2014, trạm y tế xã hoàn thành cấp phép hoạt động khám chữa bệnh trước ngày 31/12/2015).

AN NHIÊN

Tiến độ cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh

Phát huy... (TIẾP TRANG 1)

... Đó là những sứ mệnh, chức năng căn bản của công tác tư tưởng.

Ý thức sâu sắc vai trò, trách nhiệm của mình, các cơ quan làm công tác tư tưởng thuộc hệ thống các cơ quan nghiên cứu, các trường chính trị, các khoa Mác-Lênin trong các trường Đảng, hệ thống giáo dục quốc dân; hệ thống các trung tâm thông tin công tác tư tưởng, báo cáo viên, tuyên truyền viên; các cơ quan nghiên cứu và định hướng dư luận xã hội…phải thường xuyên chú trọng củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đổi mới phương pháp thông tin, tuyên truyền. Hệ thống thông tin truyền thông báo chí là lực lượng, phương tiện, một vũ khí cực kỳ sắc bén của công tác tư tưởng.

Trước thềm Đại hội XII của Đảng, công tác tư tưởng cần tập trung tuyên truyền sâu rộng bối cảnh, ý nghĩa, mục tiêu, yêu cầu, nội dung, thời điểm diễn ra Đại hội; đặc biệt là phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu được Đại hội xác định trong thời gian tới. Quán triệt phương châm Đại hội lần thứ XII là giữ vững và không từ bỏ mục tiêu, lý tưởng phấn đấu vì “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà Đảng, Bác Hồ và dân tộc Việt Nam đã lựa chọn! LAN HỒ

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 6 - 6 - 2015 3

kinh teá - xaõ hoäi

Lâm Đồng không chỉ là tỉnh nằm ở phía thượng nguồn hệ thống sông Đồng Nai mà

còn là địa phương có diện tích lưu vực thuộc hệ thống sông này khá lớn - 8.524km2, gồm một số con sông chính như Đa Dâng, Đa Nhim, Đại Nga, Đạ Huoai... và một số phụ lưu phía tả ngạn. Với vị trí như vậy, Lâm Đồng có một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (và cả hệ thống sông Krông Nô).

Ghi nhận kết quả bước đầuỞ phạm vi quốc gia, tháng

12/2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai. Đây chính là cơ sở để Lâm Đồng (và các địa phương khác có hệ thống sông Đồng Nai đi qua) xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hành động cụ thể về bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh. Với Lâm Đồng, mốc thời gian đáng nhớ về vấn đề này là quyết định phê duyệt đề án “Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn từ năm 2014

Môi trường nước lưu vực sông Đồng Nai - vấn đề đang đặt ra ª KHẮC DŨNG

Lâm Đồng là một trong những địa phương sớm đưa ra đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh giai đoạn từ 2014 đến 2020. Qua một năm triển khai thực hiện đề án này, kết quả bước đầu mang lại tuy rất đáng ghi nhận nhưng phía trước vẫn còn nhiều thách thức.

đến năm 2020” hồi cuối năm 2014 vừa qua với tổng kinh phí hơn 1.162 tỷ đồng. Đề án bảo vệ môi trường sông Đồng Nai của Lâm Đồng đặt ra mục tiêu tổng quát: “Kiểm soát và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ sinh thái lưu vực hệ thống sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh Lâm Đồng”.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng, bước đầu triển khai đề án, trong vài tháng qua, Lâm Đồng đang có nhiều cố gắng trong việc xây mới hoặc nâng cấp các công trình thuộc hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung trên địa bàn tỉnh; trong đó, đáng kể là các hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung gồm nước thải sinh hoạt đô thị (Đà Lạt, Bảo Lộc, Đức Trọng...), nước thải trong hoạt động sản xuất công nghiệp (hai khu công nghiệp Lộc Sơn - Bảo Lộc và Phú Hội - Đức Trọng),

nước thải y tế (các bệnh viện nằm trên địa bàn hai TP Đà Lạt và Bảo Lộc)... Cùng đó, Lâm Đồng cũng đã, đang và sẽ tiếp tục rà soát, lập danh mục và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; thu hút, đầu tư xây dựng theo quy hoạch các cơ sở xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh; xây dựng hệ thống quan trắc môi trường tự động giám sát diễn biến chất lượng môi trường nước tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao trên hệ thống sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh... Cũng theo Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng, trên thực tế, công tác điều tra cơ bản và thống kê nguồn thải trên địa bàn tỉnh đang bắt đầu thực hiện một cách có hệ thống hơn, hứa hẹn mang lại kết quả khả quan hơn. Đáng chú ý là việc kiểm soát nguồn ô nhiễm đã được triển khai thực hiện tại một số

doanh nghiệp và địa phương có phát sinh nguồn nước thải thoát ra sông Đồng Nai như ở TP Bảo Lộc đối với một số nhà máy dệt nhuộm, ở hai huyện Đức Trọng và Lâm Hà đối với một số cơ sở chế biến cà phê ướt, ở hai huyện Cát Tiên và Đạ Tẻh đối với việc kiểm soát chặt nguồn ô nhiễm do khai thác cát trực tiếp trên sông Đồng Nai. Một trong những việc làm cụ thể có thể nêu ra đây là việc tỉnh Lâm Đồng nói chung và huyện Cát Tiên nói riêng đang tìm mọi cách để hạn chế đến mức tối đa và tiến tới chấm dứt hoàn toàn hoạt động khai thác cát trên sông Đồng Nai đoạn qua huyện Cát Tiên để chính quyền huyện này đưa sông Đồng Nai vào khai thác du lịch theo như kế hoạch đã đề ra (trên sông Đồng Nai đoạn qua Cát Tiên, hiện vẫn còn hoạt động khai thác cát nhưng quy mô thấp hơn nhiều so với trước đây nhờ mới đây, nhiều giấy phép khai thác đã được UBND tỉnh Lâm Đồng ra quyết định chấm dứt hiệu lực; đồng thời, không cấp giấy phép mới cho các cơ sở và hộ cá nhân).

Phía trước còn nhiều thách thứcTrong một số hội thảo khoa

học về vấn đề quản lý môi trường và tài nguyên nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai được tổ chức trong thời gian gần đây, ý kiến của các nhà khoa học là vẫn chưa thôi lo ngại về những tác động tiêu cực của việc sử dụng tài nguyên nước và tài nguyên rừng đầu nguồn của sông Đồng Nai trên địa bàn nhiều tỉnh, đặc biệt là đối với tỉnh thuộc khu vực đầu nguồn quan trọng Lâm Đồng. Một thông điệp chung nhất được các nhà khoa học và các nhà quản lý địa phương 11 tỉnh thành trong khu vực lưu vực sông Đồng Nai, trong đó có Lâm Đồng, đưa ra là: Tài nguyên nước và rừng đầu nguồn thuộc hệ thống lưu vực sông Đồng Nai là tài sản chung của quốc gia và cần được quy hoạch và quản lý một cách có hiệu quả cao vì sự phát triển bền

vững. Cho đến lúc này, mặc dầu đã

có nhiều cố gắng nhưng những hoạt động cụ thể của từng địa phương, trong đó có Lâm Đồng, trong thời gian qua vẫn chưa đưa nguồn tài nguyên nước nói riêng và sự đa dạng sinh học nói chung của hệ thống sông Đồng Nai thoát khỏi thực tế đáng báo động về sự cạn kiệt và suy thoái. Với riêng tỉnh Lâm Đồng, nguồn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng hằng năm (trung bình hơn 500.000 tấn phân bón và 3.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật) vẫn đang là một thách thức lớn đối với môi trường nước sông Đồng Nai khi mà hiện cho tới lúc này, việc kiểm soát nguồn phân và nguồn thuốc vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để. Cũng cần nói thêm, mục tiêu đề ra là đạt 60% số khu đô thị trên địa bàn tỉnh có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn kỹ thuật cũng là một thách thức khác (hiện Lâm Đồng chỉ mới đạt khoảng 15%). Theo số liệu của cơ quan chuyên môn, sông Đồng Nai trung bình mỗi ngày tiếp nhận hơn 500.000m3 nước thải công nghiệp từ hơn 60 khu công nghiệp và khoảng 2 triệu m3 nước thải sinh hoạt từ các khu đô thị; trong đó, chỉ khoảng 40% nước thải công nghiệp và 15% nước thải sinh hoạt đã qua xử lý. Và, Lâm Đồng là địa phương “đóng góp” một phần rất đáng được quan tâm để hình thành nên những con số đáng quan tâm được nêu lên từ kết quả điều tra đó của các cơ quan hữu trách.

Trong những tháng còn lại của năm 2015 và giai đoạn từ 2016 - 2020, nhiệm vụ đặt ra cho Lâm Đồng dĩ nhiên là còn rất lớn: Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường hệ thống sông Đồng Nai; rà soát, ban hành mới hoặc bổ sung những nội dung thiết yếu vào chương trình đề án bảo vệ lưu vực hệ thống sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; đẩy nhanh tiến độ xử lý các nguồn ô nhiễm đang đe dọa môi trường nước và hệ sinh thái sông Đồng Nai; tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc và cơ sở dữ liệu môi trường phục vụ công tác quản lý môi trường lưu vực hệ thống sông; tăng cường kiểm tra để phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường...ª

° Hồ Đạ Tẻh (huyện Đạ Tẻh) nằm ven sông Đồng Nai.

Vừa qua đã diễn ra hội nghị đánh giá khả quan về công nghệ tưới nước tiết kiệm cho cà phê của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và của cả vùng Tây Nguyên nói chung. Qua đó còn cho thấy sự năng động của các doanh nghiệp đã tìm gặp người nông dân để giới thiệu, cung cấp và lắp đặt hệ thống thiết bị tưới nước tiết kiệm “chính hãng” và hướng dẫn sử dụng theo quy trình canh tác ổn định và bền vững.

Lâm Đồng có Chi nhánh Công ty cổ phần công nghệ tưới Khang Thịnh hiện đứng chân tại xã Hiệp An, Đức Trọng, tính riêng từ 5 năm trở đây, đã tìm gặp khoảng 25 hộ nông dân để lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống tưới nước tiết kiệm trên dưới 70ha cà phê hơn 10 năm tuổi, thuộc các vùng Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lộc, Bảo Lâm. Với các mức giá thuận mua vừa bán từ 60- 0 triệu đồng, mỗi dây chuyền thiết bị bơm nước lên hệ thống lắng lọc rồi phân phối đến đường ống nhánh chôn ngầm dưới đất tưới nhỏ giọt thấm từng bộ rễ cà phê. Toàn bộ công đoạn thiết kế, lắp đặt, tư vấn, chuyển giao kỹ thuật đều do doanh nghiệp Khang Thịnh thực hiện hoàn toàn miễn phí. Đại diện Chi nhánh Khang Thịnh tại Lâm Đồng, chị Nguyễn Thị Xuân cho biết, trong năm đầu tiên, trung bình từ 10-15 ngày, Chi nhánh duy trì việc phân công kỹ sư xuống tận vườn cà phê cùng với nông dân kịp thời điều

chỉnh các tỷ lệ hòa tan phân bón với nước tưới một cách phù hợp theo từng địa hình, từng điều kiện sản xuất. Từ năm thứ 2 trở đi, mặc dù không còn thời gian bắt buộc bảo hành, nhưng kỹ sư của Chi nhánh vẫn luôn giữ liên lạc “thông suốt” với nông dân, định kỳ từ 2-3 tháng một lần thăm vườn cà phê …

Đáng kể thêm, từ đầu năm 2015 đến nay, Chi nhánh doanh nghiệp Khang Thịnh tại Lâm Đồng còn phối hợp với một doanh nghiệp khác cùng tìm gặp 10 hộ nông dân triển khai hợp đồng liên kết sản xuất cà phê bền vững trên 10ha trong tỉnh. Theo đó, 2 doanh nghiệp đầu tư toàn bộ vốn lắp đặt dây chuyền tưới nhỏ giọt, hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc và chịu trách nhiệm bao tiêu toàn bộ sản phẩm thu hoạch niên vụ cà phê 2015 - 2016. Phần 10 hộ nông dân là chủ vườn mô hình 10ha cà phê trực tiếp bố trí công lao động. Dự kiến sau khi hoàn thành 10 mô hình này sẽ tiếp tục nhân rộng trên các địa bàn cà phê trọng điểm của Lâm Đồng.

Hiệu quả tưới nhỏ giọt cho cây cà phê được ngành nông nghiệp Tây Nguyên khẳng định đã tiết kiệm 30-40% lượng phân bón, giảm 90% chi phí nhân công và tăng từ 15-20% năng suất, trong đó việc tìm gặp nhà nông của nhà doanh nghiệp Khang Thịnh tại Lâm Đồng như nêu trên là một phần đóng góp đáng khích lệ. VĂN VIỆT

Doanh nghiệp tìm nông dân Di Linh hỗ trợ nông dân trồng 2,5ha cây dâu tằmNgoài việc hỗ trợ cà phê giống mới để tái canh cà phê, năm 2015,

huyện Di Linh còn hỗ trợ cho bà con nông dân các xã Gia Hiệp, Tân Nghĩa và Đinh Lạc trồng 2,5ha cây dâu tằm (nâng tổng số diện tích dâu tằm trên địa bàn huyện lên gần 210ha). Các giống dâu tằm hỗ trợ cho bà con nông dân đưa vào trồng trong năm nay, gồm các giống dâu lai VA 201, S7CB.

Theo Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông - Lâm nghiệp Lâm Đồng: Ngoài việc cung ứng giống cây dâu tằm nói trên cho bà con nông dân huyện Di Linh, đơn vị còn cung ứng cho TP Bảo Lộc, huyện Đức Trọng và huyện Lâm Hà trồng trên diện tích khoảng 50ha. Hiện Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông - Lâm nghiệp Lâm Đồng đang giao cây giống cho bà con nông dân để tiến hành trồng kịp thời vụ. NDONG BRỪM

° Nông dân xã Gia Hiệp (Di Linh) nhận cây giống.

Sổ tay

4

kinh teá - xaõ hoäiCUOÁI TUAÀN Ngaøy 6 - 6 - 2015

Sau 10 ngày tổ chức tại Nhà sáng tác Đà Lạt, ngày 29/5, 15 trại viên đã kết thúc Trại sáng tác kịch bản phim hoạt hình do Hội Điện ảnh Việt Nam và Hãng hoạt hình tổ chức. Các trại viên gồm 2 nam và 13 nữ, trong đó có nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch Trần Ninh Hồ là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thuộc thế hệ đầu, tuổi đã cao nhưng năm nào cũng có kịch bản phim hoạt hình sản xuất. Dự trại lần này, ông có tác phẩm “Chiếc tàu thủy bằng vàng”. Hầu hết các trại viên còn lại là lớp trẻ, như Phạm Thị Sông Thu với tác phẩm “Tít tít”; Dương Thị Bích Ngọc (Chú chó máy); Dương Thị Hằng (Gà xám và Cú xám); Bùi Thị Hoài Thu (Thiên Nga trắng); Phi Như Quỳnh (Xin chào Lucy); Vũ Kim Dũng (Những cánh bay không mỏi); Đàm Thùy Dương (Truyền thuyết chiếc khăn piêu); Bùi Văn Nam (Tiếng đàn lúc hoàng hôn)…

Tham dự lễ bế mạc có nhà thơ, nhà biên kịch

Nguyễn Thị Hồng Ngát - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam; nhà thơ Phạm Quốc Ca - Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Lâm Đồng; ông Dương Văn Thắng - Giám đốc Nhà sáng tác Đà Lạt; đại diện lãnh đạo Hãng Hoạt hình…Các đại biểu đều có chung cảm nhận: Để có phim hoạt hình hay cho thiếu nhi cần thực sự đam mê mãnh liệt và sự nỗ lực về tài năng mới sáng tạo những tác phẩm hay và nhẹ nhàng đi vào thế giới của trẻ thơ. Thực trạng ở Việt Nam nhiều năm nay đang rất thiếu những kịch bản phim hoạt hình hay, vẫn đang là kiểu “ăn đong”. Vì vậy, hàng năm tổ chức riêng trại sáng tác kịch bản phim hoạt hình là sự quan tâm đặc biệt và cố gắng lớn của Hội Điện ảnh Việt Nam. “Với môi trường sáng tác tại Đà Lạt hết sức lý tưởng, Hội hi vọng sẽ nghiệm thu 15 kịch bản hoàn chỉnh và sẽ được đưa vào sản xuất 100% kịch bản”, bà Nguyễn Thị Hồng Ngát nói. MINH ĐẠO

Bế mạc Trại sáng tác kịch bản phim hoạt hình

Ñại úy Ngạn nhồi thuốc vào tẩu, tay phải ông bật cái quẹt díp pô đưa vào miệng

tẩu, bập bập cái ống píp rồi phà ra một làn khói xanh. Ông thường dùng loại thuốc Hép vừn hép từ hơn chục năm nay, mùi thơm dịu của khói thuốc khiến ông dễ chịu. Sáng nay ông mặc bộ trây di màu đen, đầu ông đội mũ bê rê màu đen, chân ông mang bốt đờ sô cũng màu đen. Tay cầm kính đen, chưa đeo lên mắt vì ông còn đi đi lại lại trong phòng khách, không biết nghĩ gì mà mặt ông cau có. Hàm râu kẽm với những sợi râu được cắt tỉa cẩn thận thỉnh thoảng động đậy, có lẽ đây là thói quen của ông đại úy! Một người lính từ ngoài đi vào phòng khách đến trước mặt ông Ngạn chụm chân đánh cốp một tiếng, tay anh ta đưa lên vành mũ nhà binh:

- Trình đại úy xe đã chuẩn bị xong!

Ông đại úy nhìn người lính:- Anh báo cho trung đội

trưởng nghĩa quân và hai người lính mang máy truyền tin PRC 25 đi theo tôi.

Hạ lệnh xong đại úy quay người đi ra khỏi nhà. Ông Đoàn Sĩ Ngạn là sĩ quan biệt phái từ tiểu khu về làm Phường trưởng phường Tân Lạc. Phường Tân Lạc là một vùng ven nửa quê nửa tỉnh, những xóm nhà xa nhất của phường nằm sát chân núi, có trời mới biết hàng đêm chuyện gì xảy ra ở trong đó. Hồi hôm ông cho toán nhân dân tự vệ đi kích ở hướng Trại gà, theo tin tình báo ông thu thập được, đêm nay du kích sẽ về nhà bà Tám Lạc. Vậy mà cả đêm hướng đó im ắng đến khó hiểu. Ngược lại, nửa đêm xóm Di cư lại “ăn” một quả đạn pháo làm một căn nhà gỗ sập một góc, may mắn đó là căn nhà bỏ không. Nguyên căn nhà này của tay bí thơ phường bộ Tân Lạc đảng Dân chủ kiêm toán trưởng nhân dân tự vệ. Bề ngoài là vậy còn bên trong có trời mới biết hắn

Theo dòng sự kiện

Thực hiện dự án Youfarm - Cánh đồng quê tôi nhằm tôn vinh người nông dân; lần đầu tiên những người nông dân tự viết kịch bản, đạo diễn và cầm máy quay để thực hiện những phim ngắn về cuộc sống và công việc gắn với đồng ruộng thường ngày của họ.

Dự án đã chọn bốn hộ nông dân ở xã Mỹ An, huyện Thủ Thừa, Long An để

mời tham gia. Bốn hộ gia đình này sẽ cùng ba đạo diễn trẻ thực hiện bốn bộ phim ngắn (khoảng ba phút/phim). Ba đạo diễn trẻ được chọn là những tên tuổi đang gây chú ý trong giới làm phim ngắn, phim độc lập: Tạ Nguyên Hiệp, Trịnh Đình Lê Minh và Nguyễn Hữu Tuấn. Trong suốt thời gian làm phim, các đạo diễn hướng dẫn người nông dân sử dụng máy quay và các kỹ năng quay phim cơ bản.

Các đạo diễn giúp nông dân ghi lại những cảnh đồng ruộng, mái nhà, chái bếp… gắn bó với họ. Những cảnh đó tưởng chừng

Nông dân ra ruộng cầm máy quay phimquen thuộc nhưng khi lên phim thì nông dân nào cũng gật gù “quê mình đẹp quá!”.

Ít ai nghĩ đến cảnh người nông dân sẽ quay phim. Thế nhưng sau vài ngày sống cùng với máy quay, nhiều nông dân Mỹ An đã bắt được những cảnh đẹp của quê nhà, của gia đình họ. Cuối con đường đất hẹp, những nông dân như chú Mười Nên, cô Bảy Ước và cô Năm Sữa cầm máy quay chắc nịch, lia đều ống kính, quay cận, quay xa… Theo nghề nông ở mảnh ruộng quê đã hơn 40 năm, thuộc lòng từ rải sạ, thời tiết, thổ nhưỡng vùng đất nhưng chưa bao giờ chú Bảy Ước thấy quê mình đẹp như những ngày vừa qua. “Tui có 17 công ruộng, hai vợ chồng thường xuyên ngoài đồng nhưng vẫn không ngờ khi mình ghi hình lại thấy quê mình đẹp vậy! Mình cũng từng thấy ruộng đồng trên tivi nhưng khi tui tự quay ruộng nhà tui, vô hình thấy ruộng xanh mướt, đẹp thiệt cà!” - chú Bảy Ước hãnh diện kể.

Với những thước phim ngắn, các cảnh phim, chuyện phim chắt lọc những câu chuyện rất đời. Không chỉ từ đồng ruộng, những

Kho tàng về kinh nghiệm sốngTrước đây, tuy nhận thức xã

hội của người K’Ho một số mặt có những hạn chế nhất định, nhưng ý thức về tính cộng đồng, xã hội của họ rất cao. Có được điều này là nhờ Luật tục (gùng đơs n’rí) và kho tàng văn học dân gian (jơnau pơnđik) đã chi phối về mọi mặt trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng.

Trong kho tàng văn học dân gian của người K’Ho gồm các thể loại, như: Truyện cổ tích, truyền thuyết, sử thi, thơ, ca, tục ngữ và được “lưu giữ” dưới hình thức truyền khẩu. Trong số các thể loại nói trên, tục ngữ luôn chiếm một số lượng khá lớn. Với người K’Ho, tục ngữ chính là kho tàng về những kinh nghiệm sống quý báu mà hầu hết các thành viên trong cộng đồng đều phải biết, phải học để tự điều chỉnh hành

Tục ngữ trong đời sống của người K’Hoª NDONG BRỪM

Cũng như đồng bào các DTTS khác, cùng với luật tục, người K’Ho còn có cả một kho tàng văn học dân gian khá phong phú và độc đáo. Đây là kho tàng văn hóa, kinh nghiệm sống quý báu của cả một tộc người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi, giúp cho cộng đồng có nếp sống đẹp hơn.

vi của bản thân. Nó luôn gắn bó mật thiết đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của mỗi người, cách đối nhân xử thế… nhằm hướng con người đến cái chân, thiện, mỹ. Nội dung của những câu tục ngữ K’Ho thường xoay quanh các chủ đề chính, đó là về con người, vạn vật, cách đối nhân xử thế và kinh nghiệm lao động sản xuất, với những câu, từ hết sức ngắn gọn, súc tích, ít dị bản và dễ truyền khẩu. Nó đã phản ánh những nét trung thực về mọi mặt trong đời sống xã hội của cộng đồng. Ù dùl kơnăc/ Răc dùl rơsòn/ Kòn dùl me, dùl bàp (tạm dịch nghĩa đen: Đất một cục/ Chim một tổ/ Con người một mẹ, một cha). Về nghĩa bóng thì câu tục ngữ trên có hàm ý nói lên nguồn gốc của con người và nghĩa của nó tương đồng như câu tục ngữ của dân tộc Kinh: “Chim có tổ,

người có tông”.Ông K’Broh (Tổ Dân phố Ka

Ming, thị trấn Di Linh), người có thâm niên tìm hiểu và sưu tầm văn hóa K’Ho, cho biết: “Mỗi câu, chữ trong tục ngữ K’Ho đều được ép chặt, dè xẻn từng tiếng, từng câu từ, làm cho ngôn ngữ luôn có âm điệu, cô đọng, giàu ý nghĩa, phản ánh được những tri thức, kinh nghiệm sống của dân tộc trong lịch sử. Nó ca ngợi sự cần cù, siêng năng trong lao động sản xuất; đồng thời, lên án và phê phán những thói hư tật xấu, tính lười biếng lao động...”.

Vì những câu từ ngắn gọn, liên kết chặt chẽ giữa vần câu trên đến vần của câu dưới, nên câu tục ngữ K’Ho luôn dễ học, dễ thuộc, dễ nhớ và những cách thể hiện luôn sinh động, gần gũi với cuộc sống cộng đồng. Bên cạnh đó, những đối tượng được đề cập đến thường gắn bó mật thiết với con người, để con người dễ hình dung, liên tưởng để tiếp cận và vận dụng vào thực tế cuộc sống.

Cần bảo tồn và lưu truyềnNgày nay, khi cuộc sống xã

hội ngày càng phát triển, cùng với sự giao thoa văn hóa, nên

con cháu người K’Ho đã có một thời gian khá dài “quên” văn hóa truyền thống. Họ không còn quan tâm đến việc tổ chức các lễ hội, đặc biệt là những câu ca, tục ngữ của dân tộc mình. Những thế hệ trẻ ngày nay hiếm có ai còn biết, học và thuộc những câu tục ngữ K’Ho.

Kho tàng văn học dân gian của người K’Ho khá phong phú và đa dạng, phản ánh đời sống văn hóa cũng như những tâm tư tình cảm và nguyện vọng của cộng đồng. Hiện tại, các bản làng của người K’Ho còn rất ít người am hiểu về câu ca, tục ngữ. Vì vậy, hơn ai hết, những thế hệ trẻ hôm nay cần ý thức trong việc bảo tồn và lưu giữ những kho tàng văn học quý báu mà ông bà đã dày công lưu truyền theo dòng lịch sử.

“Văn học dân gian nói chung và câu tục ngữ của người K’Ho nói riêng luôn có ý nghĩa hết sức sâu sắc trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của cộng đồng. Trước đây, khi dạy bảo con cháu, người K’Ho thường dùng tục ngữ. Ngày nay, văn hóa của người K’Ho đã bị mai một và rất cần được lưu truyền. Muốn bảo tồn và phát huy phải có những người am hiểu và tâm huyết. Bên cạnh đó, thế hệ trẻ cần nâng cao ý thức trong việc học tập và lưu giữ…” - Già làng K’Tiếu (thôn Duệ, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh) nói.ª

° Tục ngữ của

người K’Ho có ý nghĩa

sâu sắc trong đời sống

sinh hoạt, lao động

sản xuất của cộng đồng.

Ảnh: PHAN NHÂN

5 CUOÁI TUAÀN Ngaøy 6 - 6 - 2015

Vaên hoùa - Ngheä thuaät

(XEM TIEÁP TRANG 11)

Ông đại úyª Truyện ngắn:

VÕ ANH CƯƠNG

làm cái gì và làm cho những ai. Chỉ có điều hình như đối phương nắm không rõ tình hình, tay Yên đã âm thầm cho vợ con bỏ căn nhà gỗ về nhà mẹ vợ hắn tháng trước, đêm đêm y bật ngọn đèn điện vàng vọt làm như gia đình y vẫn sinh hoạt bình thường. 10 giờ đêm qua y dẫn toán nhân dân tự vệ đi kích, y rải 15 thằng “cô hồn các đảng” trang bị 10 khẩu cạc bin M2 và 5 khẩu M16 dọc theo một con đường mòn, con đường y cho rằng quân du kích muốn về nhà bà Tám Lạc phải đi qua để lấy gạo, thuốc tây và nhu yếu phẩm. Con đường mờ mờ dưới ánh trăng non im lặng đến khó hiểu, một tiếng động cũng không có nói gì đến tiếng chân người? 1 giờ sáng y rút quân, ngang qua nhà bà Tư bánh mì thuận tay y cho quân ghé vô chuồng gà nhà bà Tư “mượn tạm” 3 con gà mái dầu. Về tới cái bốt đóng quân sai thằng Tròn làm mồi, thầy trò nhậu tới 5 giờ sáng. Lúc 1 giờ rưỡi nghe một tiếng nổ lớn hướng nhà y nhưng y không để tâm, thời buổi này không có tiếng nổ hàng đêm mới là chuyện lạ!

Lúc đại úy Ngạn chạy chiếc xe Jeef lùn A2 đến, Yên với cặp mắt đỏ kè đứng bên căn nhà đổ nát. Đại úy Ngạn bước xuống xe, y đứng nghiêm giơ tay lên vành mũ chào:

- Trình đại úy đêm qua Vi Xi pháo kích vô xóm di cư, tổn thất bên ta bằng không!

Đại úy Ngạn hất đầu:- Đối phương sử dụng loại vũ

khí gì?Tay toán trưởng lúc này mới

bỏ tay xuống, trả lời:- Theo tường trình của bà

Năm đậu hũ, trên giông nhà bà có dấu vết bánh xe, chắc đối phương kéo 105 ly pháo kích vào khu này! Yên bắt chước ông đại úy dùng từ “đối phương” thay cho từ Vi Xi mà y vẫn dùng lâu nay.

Ông đại úy nhìn dấu vết vụ bắn, với con mắt nhà nghề của

ông, cùng lắm chỉ là một quả B40 chớ làm gì tới pháo 105 ly? Nhưng ông đại úy vẫn leo lên đồi sau nhà bà bán đậu hũ để coi dấu bánh xe. Quả nhiên, trên mặt đất còn hằn dấu bánh xe nhưng vết hằn coi bộ cạn nhách, ông đại úy nhếch bộ râu kẽm cười gằn:

- Anh nhận định đúng, tôi sẽ tường trình về tiểu khu trận pháo kích này!

Ông đại úy đi một vòng quanh nhà bà bán đậu hũ, nhìn thật kỹ đống củi dẻ cau sau chái bếp. Ông lên xe về ngay sau câu nói đó, chiếc Jeef lùn chồm lên một mô đất quay ngược chạy về ủy ban hành chánh phường Tân Lạc, bỏ lại sau lưng tên trưởng toán nhân dân tự vệ còn chưa giã rượu đứng

ngẩn ngơ nhìn xuống căn nhà gỗ bị sụp một góc nhà. Buổi trưa Đài phát thanh thị xã phát một bản tin “đêm qua Việt Cộng kéo pháo 105 ly vào vùng phụ cận khu Di cư thuộc phường Tân Lạc và pháo kích làm cháy 10 căn nhà, chết 10 con heo và 5 con bò. Không có thương vong trong trận pháo kích của Cộng quân….”. Sau bản tin đó là hàng loạt người bị bắt. Ông Hai Nhị nhà sát chân núi bị dẫn giải ra đồn cảnh sát, tay ông ôm một cái chiếu đơn, một cái mền mỏng và hai bộ quần áo. Coi bộ ông quá quen với việc được “mời” lên làm việc với nhà chức trách nên gương mặt không có chút lo lắng nào. “Nó đánh riết sẽ mỏi, nhốt riết cũng phải thả, lần nào

về tôi cũng phải uống 50 thang thuốc mới lại người”, ông thường trả lời người hỏi thăm ông như vậy. Ở cái phường Tân Lạc này ai mà không biết ông có 2 thằng con theo Việt Cộng?

Tình hình chiến trường trên cả nước nóng bỏng thì ở phường Tân Lạc cũng nóng theo. Sau vụ “pháo kích” một tháng, nhà đại úy Đoàn Sĩ Ngạn cũng bị “ăn” một trái B40, ngôi biệt thự kiểu Pháp bị bắn sập một bên chái, hất văng những miếng ngói màu đỏ chót có dòng chữ Fabriquer au Bordeaux - France đi xa hơn chục mét! Đứng còn xa hơn miếng ngói văng, gương mặt đại úy sáng hôm đó còn xám hơn cả miếng gan heo chợ chiều. May mà ông không chết, vợ con cũng được Chúa che chở, đại úy Ngạn vừa làm dấu thánh giá vừa lẩm bẩm điều gì đó như tiếng cầu kinh. Ông xin tiểu khu một chuyến công xa, huy động trung đội nghĩa quân khuân vác hết vật dụng trong nhà chất đầy chiếc GMC rồi chở xuống đường Phan Đình Phùng, nơi nhà vợ ông đang ở. Từ đó, người ta ít thấy đại úy râu kẽm ngông nghênh trên chiếc Jeef lùn phía sau có một bình xăng dự trữ, một cái xẻng cạnh chiếc cần ăng ten như chiếc đuôi con chó…chạy nhong nhong quanh những con đường đất đỏ của phường Tân Lạc.

Ngày 2 tháng 4, đại úy Ngạn chở vợ và 2 con trên chiếc xe Jeef lùn di tản. Lần này chính tay ông cầm lái, ông thay bộ trây di vải kaki thường mặc bằng một bộ đồ dân sự. Duy chiếc kính đen vẫn ngự trị trên đôi mắt, một đôi mắt mệt mỏi vì lo sợ! Đến Phan Rang, sau khi tránh được cảnh cướp bóc, bắn giết của tàn quân trong lúc hỗn quân hỗn quan, ông đưa gia đình về lại nơi ông đã ra đi rồi ra trình diện chính quyền cách mạng. Ông được lệnh chuẩn bị 20 ngày lương thực để đi học tập cải tạo và phải đến 10 năm sau ông mới về đoàn tụ với gia đình. Ông về đúng lúc tập đoàn sản xuất nông nghiệp rã đám, cha mẹ ông còn một miếng đất trên đồi để làm kế sinh nhai.

Ông Ngạn đi quanh làng xóm một vòng, tới nhà người quen nào cũng ghé thăm và nói lời xin lỗi. Hàng xóm cười xòa, ai có khúc mắc với ông trước đây nói vài lời đay nghiến rồi cũng thôi coi như chuyện cũ. Ông Hai Nhị còn khuyên ông Ngạn:

- Giờ chú đã học tập cải tạo, tội cũng đã trả rồi thì ráng làm người tốt, nghe!

Chỉ đơn giản vậy thôi mà khiến ông Ngạn bùi ngùi muốn khóc! Ông về nhà nghiền ngẫm mấy ngày rồi bắt đầu làm một giàn trồng su su. Ông kiếm được chục cây sắt Mỹ làm trụ trồng những chỗ xung yếu, phần trụ còn lại là những nhánh cây có thể chặt. Ông tỉ mẩn gỡ từng cái gai để lấy kẽm đan giàn su su, bàn tay ông đầy vết cắt. Một tháng, hai tháng… giàn su su hình thành, những ngọn su mập mạp bò trên những sợi kẽm gai bắt đầu cho trái. Ông Ngạn bán những trái su su cho những người buôn và đâu biết những trái su su đó được bán cho bộ đội, chúng được vận chuyển đến những vùng đất xa xôi nơi tiếng súng còn đì đùng nổ.

Năm 1990, ông Ngạn đăng ký đi Mỹ theo diện HO4, ông chia tay hàng xóm bằng một lời hứa sẽ trở về thăm. Hàng xóm nghĩ rằng ông chỉ nói theo phép lịch sự chớ nước Mỹ xa xôi làm sao mà về? Vậy mà 15 năm sau ông Ngạn về thăm nhà thiệt, ông về chơi với vợ, hai đứa con không về theo vợ chồng ông. Ngay sáng hôm sau khi về lại ngôi nhà cũ, ông ra đồn Công an đăng ký tạm trú, đến đây câu chuyện mới bắt đầu….

Tiếp ông Ngạn là người công an khu vực, anh cán bộ trẻ đang hướng dẫn ông khai bản đăng ký thì trưởng Công an phường bước vào. Mắt ông Hương nhướng lên khi nhìn thấy ông Ngạn:

- Anh Ngạn mới về à?Ông Ngạn ngước nhìn người

cán bộ công an vừa gọi tên mình, ông ngạc nhiên:

- Dạ, tôi mới về hôm qua, xin thứ lỗi ông là…?

Người cán bộ công an cười:- Bộ tui lạ lắm sao anh Ngạn?Ông Ngạn lẩm bẩm trong

miệng “tôi nhớ rồi, tôi nhớ rồi…”. … Làm vườn trồng su su

không hết thời gian, ông Ngạn mon men xuống khu chợ trời thăm người bạn vốn cũng là sĩ quan học cùng khóa với ông. Ông Tài bán chợ trời, ai bán gì ông cũng mua, ai mua gì ông cũng bán nếu ông có. Ông Tài bày cho ông Ngạn đi thu mua tăng phô bóng đèn nê ông đôi một thước hai của Mỹ mang xuống Nha Trang bán, dưới đó người ta cần, bao nhiêu cũng thu. Đang còn thời gian quản chế, ông Ngạn không hy vọng gì người ta sẽ cấp thông hành cho ông đi Nha Trang nhưng ông vẫn đi lên đồn công an. Vậy mà người cán bộ công an khu vực lại giúp cho ông có giấy thông hành, nhờ vậy mà có được đồng vô đồng ra trong mấy năm khó khăn đó…

Ông Ngạn lôi một chai rượu Chivas 21 năm ra đặt trên bàn, cạnh đống hồ sơ của anh công an khu vực:

- Tôi có mang về chai rượu xin biếu mấy ông uống lấy thảo!

Ông Hương nghiêm mặt:- Xin anh cất cho, chúng tôi

không được phép nhận bất cứ quà cáp gì khi đang làm nhiệm vụ!..

Minh họa: H.T

Nông dân ra ruộng cầm máy quay phimcâu chuyện của bốn hộ nông dân ghi lại trong dự án làm phim còn là chuyện của những gia đình quê. Với gia đình chú Mười Nên là câu chuyện của gia đình nông thôn bởi gia đình chú có ba thế hệ sống cùng. Trong gia đình nông dân Mười Thành sẽ là câu chuyện về chân dung một người quảng giao cao, ham học hỏi và luôn là người kết nối các hộ dân với nhau. Cô Năm Sữa là người cực kỳ lanh lợi

khi áp dụng khoa học kỹ thuật cho ruộng; câu chuyện của cô còn là chuyện nhiều gia đình nông hay “cự cãi” khi trong nhà người này áp dụng khoa học kỹ thuật còn người kia quen kiểu làm nông truyền thống. Chú Bảy Ước là câu chuyện lịch sử của vùng đất này từ sau năm 1975 cùng đất cằn khô như thế nào, áp dụng bón phân, đổi nước ra sao để sản lượng tăng... Những câu chuyện ấy sẽ dẫn dắt

° Đạo diễn trẻ Trịnh Đình Lê Minh đang hướng dẫn chú Mười Nên thực hiện cảnh quay.

khán giả về với cuộc sống Tây Nam Bộ hồn hậu và chân phương.

Còn với chính những người như chú Mười Thành, Mười Nên… thì những cảnh sinh hoạt hằng ngày như con chó vàng luôn quẩn quanh bên cạnh chủ từ nhà ra ruộng, bữa cơm đến chiều muộn đốt đồng; ông gội đầu cho cháu trai dưới gốc mít; bà chải tóc cho cháu gái trước hiên nhà… là những cảnh đẹp một cách lạ lùng. “Cảnh bình thường của nhà tui nhưng khi đưa máy quay lên quay, chiếu vô máy tính thấy đẹp lạ kỳ. Thiệt tình là sau những ngày quay phim này tui không muốn đi đâu ngoài nhà mình, ruộng mình. Thành phố làm chi có cảnh đó mà lên!” - chú Mười Thành nói.

Dự kiến hai phim sẽ được lựa chọn tham dự cuộc thi làm phim Youfarm - Farm and Family do Tập đoàn Bayer tổ chức trên toàn cầu (diễn ra vào tháng 8-2015 tại Úc). Dự án do Công ty Mây Cộng Mây xây dựng và thực hiện với sự tài trợ của Công ty Bayer Việt Nam, Canon Việt Nam hỗ trợ máy quay.

TS tổng hợp (theo phapluattp.vn)

Cuoái tuaàn Ngaøy 6 - 6 - 20156 VAÊN HOÙA - NGHEÄ THUAÄT

HỒ SƠ TƯ LIỆU

(XEM TIẾP TRANG 11)

T rở lại với đời, tên nguyên tác La Terre Gourmande (Dải đất háu ăn), tác phẩm

của Jacques Danois là một cuốn tiểu thuyết thời sự, tại đó tác giả buông cho trí tưởng tượng nhập hòa hiện thực thông qua những nhân vật mà một nhà phê bình châu Âu gọi là bán hư cấu (semi-fiction). Nhân vật trong tác phẩm không nhiều, chừng một tá, hầu như đều có nguyên mẫu trên đời. Họ sống cạnh nhau hay cách xa nhau nửa vòng trái đất, mà số họ phận hầu như thường xuyên hiện hữu bên nhau, người này là chiếc kính lúp làm nổi rõ người kia hơn. Khung cảnh là một góc rừng nào đó tại vùng biên giới Campuchia - Thái Lan gần một thị trấn có thật trên bản đồ: Aranyaprathẹt, một nơi chẳng phải là Campuchia cũng chẳng phải là Thái Lan nhưng mọi thứ sẽ phải đi qua chốn này - tác giả mượn lời nhân vật. Mọi thứ, vào thời bình là những du khách qua đường Bangkok viếng đền Angkor Thom, Angkor Wat và những trùm buôn lậu cổ vật quý hiếm. Mọi thứ ngày nay (thời điểm những năm 1979 - 1984) là dân tị nạn Khơme, các nhà báo, chính khách, nhà kinh doanh, sĩ quan quân đội Thái, các nhà làm công tác từ thiện cùng đủ loại gián điệp nườm nượp tới lui. Mọi thứ, là gạo và thực phẩm cứu trợ, là vũ khí tiếp sức cho các nhóm tàn quân Pôn Pốt bị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Quân giải phóng Campuchia đánh cho tan tác, chỉ còn một số toán chui lủi trong rừng sâu mà vẫn sống khá đàng hoàng nhờ có lương thực, thực phẩm, vũ khí từ nơi khác đưa đến tận tay. Dân tị nạn đông vô số, nơi có một vạn người tị nạn người ta hô lên mười vạn; các vị quốc tế có trách nhiệm kiểm tra, xác minh thì đếm đi đếm lại ba lần cùng một gia đình ấy và nhân lên hai mươi lần vẫn số chiếc xe bò ấy. Một khi đã lên được một bản thống kê giả mà chuẩn xác về số lượng người tị nạn rồi, người ta sẽ phân phát cho họ gạo và dầu ăn mua từ các doanh nghiệp Thái; chỗ thừa ra sau khi cứu trợ, ba phần tư được Khơme đỏ bán lại cho người Thái, người Thái bán lại cho các tổ chức quốc tế cứu trợ nhân đạo... Nhiều người Thái là người Tàu, họ sinh ra ở đây và lấy vợ người Thái. Với số tiền kiếm được, Khơme đỏ mua vũ khí. Mua ở đâu? Mua ở các công ty bán gạo cứu trợ.

Nguồn vũ khí từ lục địa

Tác giả - Tác phẩm

Jacques danois và “Trở lại với đời”

ª PHAN QUANG

LTS: Nhà báo, nhà văn Jaques Danois (1927 - 2008) từng có mặt ở Việt Nam từ những năm 1960 đến 1975 với tư cách là đặc phái viên của Hãng PT-TH Luxembourg - Bỉ (RTL). Ông đã chứng kiến tận mắt những tội ác do quân đội Mĩ và tay sai gây ra ở nước ta, là tác giả hơn 50 tác phẩm văn chương được đánh giá cao. Nhân “Trở lại với đời” do nhà báo Phan Quang dịch từ 20 năm trước được tái xuất bản vào tháng 4/2015, Lâm Đồng Cuối tuần trân trọng giới thiệu bài viết của dịch giả về cuốn tiểu thuyết “Trở lại với đời”.

chuyển tới Hồng Kông bằng đường đường sắt đóng trong những thùng dán nhãn đề thiết bị công nghiệp, quá cảnh đường không từ Hồng Kông (hồi ấy thuộc Anh) đến thủ đô Bangkok, rồi từ đây lên xe lửa về Aranyaprathẹt...

Thế còn quân đội Việt Nam? Sau khi đã đánh đuổi Khơme đỏ khỏi thủ đô Pnôm Pênh bằng những trận thắng vũ bão và giúp giải phóng nước Campuchia, tại sao ở lại nước bạn lâu đến thế? Họ bắt buộc phải làm như vậy - lời một nhân vật khác lý giải. Người ta một lần nữa đã tỏ ra vô cùng xảo quyệt. Người ta đã hối thúc quân Pôn Pốt tiến công Việt Nam ở tỉnh Tây Ninh. Người ta bảo đảm với Pôn Pốt rằng nếu có chuyện gì xảy ra, người ta sẽ bảo vệ chúng đến cùng. Bọn Pôn Pốt nghe lời, liên tiếp gây thêm nhiều tội ác. Việt Nam đành phải đánh trả. Lúc này không ai buồn động đậy một ngón tay út để cứu Khơme đỏ. Bắn một mũi tên trúng hai con chim là thế. Một mặt gạt bỏ được guồng máy giết người ghê tởm có thể làm cho người ta lúng túng trước quốc tế, mặt khác khiến cho Việt Nam chịu tiếng là xâm lược, bành trướng, v.v... Việt Nam giảm uy tín, bạn bè quay lưng lại, viện trợ quốc tế bị cắt, Việt Nam gặp khó khăn mọi bề và điều đó hiện nay (1979-1984) vẫn đang tiếp diễn.

Báo chí truyền thông quốc tế có mặt thường xuyên ở đây, hùng hậu đến vậy, sao không ai có động thái nào cảnh báo nhân loại? “Chúng tôi tường thuật các sự kiện xảy ra ở cái góc xa xôi này của thế giới mà phần đông những người làm tường thuật chẳng ai biết mô tê gì cả” - ông nhà báo trả lời. Hơn thế, các nhà

báo Âu Mỹ đến đây tác nghiệp sẽ “có được tất cả khi nói dối”. Còn những người trung thực, tôn trọng sự thật khách quan thì cho dù danh tiếng đã lẫy lừng như ông nhà báo Mỹ luống tuổi nọ hay chân thành thơ ngây như cậu phóng viên người Pháp mới vào nghề kia sớm muộn rồi cũng sẽ bị gạt ra rìa, bị gọi về nước hoặc bị cài bẫy để sa vào tình thế buộc phải bán mình cho cơ quan tình báo…

Dựng nên những nhân vật với những việc làm, lời nói và suy nghĩ như trên, phải chăng tác giả Jacques Danois là một người có khuynh hướng thiên cộng sản? Không. Thần tượng của ông dường như hiện thân ở người bác sĩ già, ông tây sống cô đơn trên ngọn núi cao biên giới, ông chữa bệnh cho mọi người, từ những dân thường người Thái gặp nạn trong rừng, anh tàn binh Khơme đỏ ốm đau, ông nhà báo Mỹ đột quỵ ở lưng chừng đèo và cả một số chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam mắc sốt rét ác tính. Quan điểm chính trị - triết học của ông được giãi bày đầy đủ và có khi lê thê nữa qua những trang nhật ký của chàng thanh niên Tây Âu nồng nhiệt rời quê hương sang góc trời biên giới này tham gia tổ chức cứu trợ nhân đạo, để chẳng được bao lâu thì vỡ mộng hoàn toàn.

Người thầy thuốc từ một nước Bắc Âu sau nhiều năm chìm nổi một mình tìm đến vùng đất thanh bình và nhốn nháo này chữa bệnh làm phúc. Tiền công duy nhất của ông, phần thưởng lớn nhất ông nhận được là nụ cười em bé ông cứu sống. Một con người lập dị? Chắc chắn ít hay nhiều. Một nhà trí thức lớn lên ở một thành phố phương bắc với những dãy nhà gạch cổ,

bầu trời gần như xám xịt quanh năm. Chàng sinh viên từng có mối tình đầu lãng mạn với một cô gái tóc vàng gặp tình cờ trong một chuyến đi chơi bằng xe đạp. Tốt nghiệp bác sĩ y khoa, anh khước từ làm nội trú, anh không mở phòng khám tư, anh tình nguyện sung vào đội quân lê dương sang Đông Dương cùng với những tên SS Đức quốc xã cũ, chỉ anh vì say mê phiêu lãng, phiêu lãng với chữ P viết hoa, anh ước mơ quanh năm được tắm nắng mặt trời. Anh có biết đâu phiêu lãng mãi thì đến lượt nó Phiêu lãng trở thành Chán nhàm. Quá đau đớn phải chứng kiến những cảnh giết chóc, máu me do chiến tranh xâm lược gây nên cũng những số phận trẻ em bị hành hạ, người thầy thuốc đã trốn chạy mọi sự trên đời. Ngôi nhà sàn ông sống trên chóp một ngọn núi cũng là phòng ông điều trị bệnh nhân. Ban ngày cứu người đưa đến từ các nẻo đường rừng biên giới đông nam Á. Ban đêm mơ về phương bắc trời Âu với những dãy phố hẹp, vị nồng đồng quê, đôi mắt những thiếu nữ da trắng càng lớn lên màu tóc càng ngả sang vàng.

Tại góc rừng biên giới này, người thầy thuốc già không cô đơn. Có một cô gái người Thái với khuôn mặt hiền từ, nụ cười thường trực đã rời bỏ gia đình trong ngày hôn lễ cổ truyền, một mình leo dốc lên đây sống với ông. Nàng vừa là hộ lý vừa là y tá khoác tấm áo choàng trắng giúp việc bác sĩ, vừa là người bạn lòng của ông tây già mũi lõ. Đêm đêm trong căn phòng đã tắt hết đèn để cho ánh trăng mờ hắt qua cửa sổ, nàng hóa thành tiên nữ apxara múa ru ông tây già ngủ và mơ về phương Bắc của ông, hai bàn tay thon thả của nàng tiên uốn lượn như ve vuốt ánh trăng.

Cô gái - nàng tiên ấy có một người anh trai mà cô thân quý. Anh vẫn hay leo dốc lên đỉnh núi này khuyên em gái bỏ lão già mũi lõ trở về với gia đình. Anh có cái khác cô em là anh rất say mê phim hành động Mỹ; mỗi khi có dịp về thị trấn là xem liền hai, ba bộ phim trong một buổi sáng. Anh muốn hành động như những nhân vật trong phim, họ dám làm mọi việc để có nhiều tiền, để mau chóng trở nên giàu có. Anh ngưỡng mộ những người Mỹ cao lớn, tóc vàng, khỏe mạnh, họ đấm đá nhau, dùng súng bắn nhau, bỏ ra cả tệp đô la xanh ra trả công cho nhau không hề do dự. Những bộ phim ấy cùng với những chiếc quần bò xanh của lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam sang Thái Lan nghỉ phép giữa hai trận đánh vào những năm 1960 đã phá vỡ xã hội truyền thống Thái, làm tan nát nhiều gia đình Thái, khiến cho cái xã hội thanh bình, nền nếp, thành kính của những người dân Thái sùng đạo Phật dần dần trở thành lỗi thời, lố bịch trong mắt chàng trai, may mà nụ cười đôn hậu đến nay vẫn tiếp tục nở trên môi nhiều cô gái Thái. Và cuối cùng chàng trai, trong một lần đến thăm em gái đã đang tâm gây nên cái chết cho viên thầy thuốc già bởi muốn đoạt cho bằng được cái ví tiền dày cộm những tờ đô la xanh của ông nhà báo Mỹ vừa được người thầy thuốc cấp cứu

và cho phép nghỉ dưỡng tại ngôi nhà sàn của ông.

Tác giả Jacques Danois dành tất cả lòng kính trọng và thán phục của mình cho người chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam, họ đã rời gia đình êm ấm, giã từ quê hương yên bình sang dải đất rừng này giúp bạn diệt quân Khơme đỏ. Biểu tượng là người sĩ quan Hà Nội tóc đốm bạc đã không nề hà cứu mạng tên lính Pôn Pốt lâm bệnh bị rớt lại giữa rừng, cùng đồng đội khiêng đến nhờ viên thầy thuốc già chăm sóc. Anh cũng là người chỉ huy bốn chiến sĩ của mình cáng anh chàng nhà báo Mỹ to béo đột quỵ giữa rừng khi đang cố tìm cách, dù không được phép, lần vào căn cứ địa của quân tình nguỵện Việt Nam. Họ cáng anh ta lên ngôi nhà sàn nhờ bác sĩ cứu chữa giúp, để rồi tất cả năm con người nhân hậu ấy đồng loạt ngã xuống trong đầm máu giữa rừng trên đường trở về đơn vị vì bị tàn quân Khơme đỏ phát hiện và phục kích. “Những con người đáng ra vào những giờ này đang lên lớp, viết văn hay đơn giản là chăm sóc ruộng vườn của họ”. Tạm biệt nhau sau khi nhận bệnh nhân, viên thầy thuốc già như sớm nhìn thấy số mệnh của những con người hào hiệp ấy trong rừng đêm Thái. Và ông đã ngỏ với người sĩ quan Việt Nam lời chào vĩnh biệt: “Trái tim của tôi lúc nào cũng đập vì những người hiến dâng cuộc sống của mình cho một mục tiêu hào hiệp như ông”.

Tác giả Trở lại với đời có những trang viết rất hay về con người Hà Nội và những nét đẹp cổ truyền Việt Nam - những trang viết đặc sắc nhất trong những gì các nhà văn nước ngoài nói về thủ đô Hà Nội mà tôi được đọc. Người Hà Nội dẫn cháu bé đi ngắm trăng trung thu hồ Hoàn Kiếm, ông nội chỉ mặt hồ bảo cháu, mặt trăng muốn tự ngắm mình kia nhưng chỉ có chúng ta mới có thể ngắm trăng thôi...

° Jacques danois.

DU LỊCH ĐÀ LẠTBài này không có ý định đi sâu vào

đề tài rộng lớn về du lịch ở Đồng Nai Thượng, chỉ có mục đích giới thiệu cụ thể với bạn đọc những tuyến du lịch chính xuất phát từ trung tâm Đà Lạt, hành trình hấp dẫn nhất.

Công ty Du lịch Đà Lạt đóng tại Câu lạc bộ cung cấp cho du khách những thông tin cần thiết. Chính quyền tỉnh Đồng Nai Thượng đã tạo điều kiện dễ dàng cho ngành du lịch trong vùng. Khắp nơi đều có những con đường lớn, đường mòn tốt. Xin giới thiệu với du khách đi bằng đường hàng không gần Đà Lạt có một sân bay.

Ở Đà Lạt, có thể dễ dàng thuê ô tô và ngựa, nhưng nhờ khí hậu mát mẻ, đi bộ là một thú vui lớn. Du khách dạo chơi trên những con đường mòn dưới rừng thông hay đi xa hơn ra ngoài vùng ven thành phố.

Những ai thích leo núi, ngoài 5 đỉnh núi Lang Biang, có thể tổ chức những chuyến mạo hiểm thể thao ngoài những con đường mòn. Cần phải có người hướng dẫn và chuẩn bị kỹ hành trang cắm trại và tiếp tế.

Những người quan tâm đến kinh tế địa phương có thể viếng thăm các đồn điền chè và cà phê ở Cầu Đất, Djiring và trạm thử nghiệm cây canh-ki-na ở Dran. Sinh hoạt của người dân tộc bản địa còn mang tính chất nguyên sơ và thuần phác cũng rất hấp dẫn.

Chúng ta trở về với chuyến du lịch các thác nước, đỉnh Lang Biang, những điểm ngoạn cảnh ở vùng lân cận Đà Lạt.

Cự ly được tính từ bưu điện Đà Lạt.

Cuoái tuaàn Ngaøy 6 - 6 - 2015 7 VAÊN HOÙA - NGHEÄ THUAÄT

Lời hay - Ý đẹpThất bại chỉ là một

nơi nghỉ ngơi. Nó là một cơ hội để bắt đầu lại một cách thông minh hơn.

DU LỊCH ĐÀ LẠT NĂM 1937

Mỗi lần được đọc một cuốn sách hay, con người lại nhận ra đời, sâu hơn, chứa chất muôn triệu lung

linh mà mình chưa biết, lại soi thấy chính mình như mới được soi thấy hôm nay thôi, tìm được khát vọng sống thanh tao, nâng mình lên một ước mong mới, sống đẹp hơn, cao thượng hơn, rạo rực như gió, rả rích như mưa, mãnh liệt như bão, lâng lâng say đắm như được nhắm men rừng, chỉ có rừng, thiên nhiên rừng bao la mới có, và chỉ có rừng thắm xanh biếc đang nở vô số ngọn búp non tơ mới đưa lại niềm đắm say của riêng rừng, ta ơi rừng đã về đây.

Tác phẩm hay là tấm gương mênh mông và sâu thẳm. Đôi mắt nào thì tấm gương ấy. Tác phẩm chỉ có một, mà lạ thế, nó có thể trở thành hàng triệu tấm gương riêng cho hàng triệu con người, vốn không ai giống ai, riêng đến vô cùng.

May mắn cho đời tôi là được đọc một bản dịch hay hiếm có của nhà báo lớn Phan Quang, bản dịch cuốn tiểu thuyết rất hay La terre gourmande (Mảnh đất háu ăn) của nhà văn lớn Jacques Danois, sinh ra ở nước Bỉ xa xôi, cách đất nước ta hơn một phần tư vòng trái đất, nơi mà tôi chưa từng đặt chân tới.

Cám ơn vô cùng nhà báo tài năng Phan Quang. Cám ơn vô cùng nhà văn lớn Jacques Danois, sắp đến ngày giỗ lần thứ bảy của ông (20/9/2008 - 20/9/2015}, xin ông cho phép tôi cùng người thân được thắp một nén hương trước vong linh ông mà đối với chúng tôi, ông như người thân ruột thịt, xa lạ trên trái đất mênh mông, khổ đau dày vò và trăn trở dưới bầu trời thu Việt Nam đượm nắng, có những chùm mây xốp trắng như bông, im lặng suy tư từ thuở nảo thuở nào.

Ông đã tới Việt Nam từ năm 1960, khi dân tộc chúng ta nén chặt đau khổ tưởng chừng không vượt nổi để đứng dậy làm cuộc

kháng chiến mà ông từng nói đến như một thiên anh hùng ca.

Ông đã đến rất sớm với các dân tộc bị áp bức ở châu Phi và châu Mỹ La tinh. Ông đã đến rất sớm với nhân dân Campuchia quay mãi và đau khổ như trái đất, ngoan cường như sấm sét.

Sau khi bị nhân dân Campuchia và quân Tình nguyện Việt Nam đánh tan bọn Khmer đỏ, bọn tàn quân đủ loại, tàn quân Lonnol, tàn quân Bảo hoàng căm thù cộng sản và nông dân, bọn đồ tể, bọn buôn người, buôn máu và buôn thuốc phiện, bọn nhà báo dởm, bọn đào vàng, bọn du lịch trá hình để buôn đồ cổ, bọn căm thù Việt Nam, miệng ra rả gọi Việt Nam là kẻ thù, tất cả bọn chúng chạy về rẻo đất dài dọc biên giới Campuchia - Thái Lan xây dựng 16 căn cứ để cụm lại phản kích.

Jacques Danois đã đến đó, nơi mà ông gọi là “mảnh đất háu ăn” (La terre gourmande), trung tâm của cơn lốc.

Ông là một anh hùng không tên. Ông là chiếc lá rừng xanh thẳm lẩn khuất trong những tán rừng Campuchia vĩnh cửu. Mục đích của đời ông là nụ cười của các em bé. Sung sướng của đời ông là cứu được những người đau khổ. Tâm hồn của ông như ngọn thốt nốt trăm năm, cao vút và ngạo nghễ, cô đơn và nồng nàn yêu thương nhân loại. Nhân loại đau, nhân loại buồn, nhân loại đang vả vào mồm bọn đế quốc nói dối, chặt tung sự lừa mị, nơi này câm lặng thì nơi kia bừng bừng đứng dậy. Ông chữa bệnh cho những con người đau khổ với mong ước là chữa lành vết thương khổ đau cho nhân quần và cho chính ông.

Với ông, lời cám ơn nặng lòng là lời cám ơn không nói.

Nói sao hết lời cám ơn sâu thẳm, như nỗi đau không đáy, không tận, không cùng của dân tộc chúng ta, hôm nay và còn lâu nữa,

hình như thế. Không có khổ đau, không có con người. Không có khổ đau không hình thành dân tộc. Có dân tộc nào không trải qua khổ đau sinh nở. Có khổ đau sinh nở nào không mỉm cười buốt thấu xương.

Đối với chúng tôi, ông là người thầy dạy chúng tôi biết đau khổ, thêm một lần sau vạn lần khổ đau, biết nhân ái, thêm một lần sau ngàn lần giết người vì nhân ái.

Ông đã nói với đời rằng: “Ta từ giã cuộc đời, nhưng cuộc sống vẫn tiếp tục như cổ họng khô đắng của ta, như những giọt mưa trong trái tim ta”.

Ngoài trời không có mưa. Ngoài đời cũng không có tiếng mưa. Chỉ có tiếng vọng của muôn triệu giọt mưa vô hình rỉ rả trong không gian cô đơn mênh mông nhắn về từ xa xăm, gõ nhẹ không thành tiếng vào tâm hồn hoang vắng, bàng hoàng, đau buồn và cô quạnh của chúng tôi, bao bọc bởi chân lý rực cháy tưởng như dè xẻn. Nhà văn lão thành kính mến Jacques Danois ơi!ª

Lời khóc từ lúc đọc những trang đầu

ª Nhà văn, thiếu tướng NguyễN Chí TruNg(Đọc “Trở lại với đời”, NXB Kim Đồng, 2015)

ª NguyễN NgỌC PhÚ

Cua càng thổi xôiCua càng đi hộiCõng nồi trên lưngVừa đi vừa thổiMùi xôi thơm lừng

Cái Tép đỏ mắtCậu Ốc vặn mìnhChú Tôm lật đậtBà Sam cồng kềnh

Tép chuyên nhóm lửaBà Sam dựng nhàTôm đi chợ cáCậu Ốc pha trà

Hai tay dụi mắtTép chép miệng: XongChú Tôm về chậmDắt tay bà Còng

Hong xôi vừa chínNhà đã dựng xongTrà pha thơm ngátMời ông Dã Tràng

Dã Tràng móm mémRụng hai chiếc răngKhen xôi nấu dẻoNhất cô Cua càng

DU LỊCH ĐÀ LẠTBài này không có ý định đi sâu vào

đề tài rộng lớn về du lịch ở Đồng Nai Thượng, chỉ có mục đích giới thiệu cụ thể với bạn đọc những tuyến du lịch chính xuất phát từ trung tâm Đà Lạt, hành trình hấp dẫn nhất.

Công ty Du lịch Đà Lạt đóng tại Câu lạc bộ cung cấp cho du khách những thông tin cần thiết. Chính quyền tỉnh Đồng Nai Thượng đã tạo điều kiện dễ dàng cho ngành du lịch trong vùng. Khắp nơi đều có những con đường lớn, đường mòn tốt. Xin giới thiệu với du khách đi bằng đường hàng không gần Đà Lạt có một sân bay.

Ở Đà Lạt, có thể dễ dàng thuê ô tô và ngựa, nhưng nhờ khí hậu mát mẻ, đi bộ là một thú vui lớn. Du khách dạo chơi trên những con đường mòn dưới rừng thông hay đi xa hơn ra ngoài vùng ven thành phố.

Những ai thích leo núi, ngoài 5 đỉnh núi Lang Biang, có thể tổ chức những chuyến mạo hiểm thể thao ngoài những con đường mòn. Cần phải có người hướng dẫn và chuẩn bị kỹ hành trang cắm trại và tiếp tế.

Những người quan tâm đến kinh tế địa phương có thể viếng thăm các đồn điền chè và cà phê ở Cầu Đất, Djiring và trạm thử nghiệm cây canh-ki-na ở Dran. Sinh hoạt của người dân tộc bản địa còn mang tính chất nguyên sơ và thuần phác cũng rất hấp dẫn.

Chúng ta trở về với chuyến du lịch các thác nước, đỉnh Lang Biang, những điểm ngoạn cảnh ở vùng lân cận Đà Lạt.

Cự ly được tính từ bưu điện Đà Lạt.

Thác Cam Ly (suối Đà Lạt ) chỉ cách 2km theo một con đường ô tô. Thác nước rất đẹp, những con đường mòn và ki-ốt dưới rừng thông thích hợp cho những chuyến đi dã ngoại.

Có 3 tuyến đường vòng: đường số 1 dài 3km cả đi và về, đường số 2 và 3 dài 7 và 11km. Du khách có thể đi bộ hay cưỡi ngựa trên những con đường mòn chạy ngang qua những khu rừng tuyệt đẹp khiến người ta liên tưởng đến rừng Fontainebleau (ghế dài và ki-ốt cho người đi dạo).

3 tuyến du lịch hấp dẫn du khách đi bộ hay cưỡi ngựa được tiến hành như sau:

1) Đường Robinson1 - những ngọn đồi - trở về theo đường vòng số 32: 1 giờ 45 phút

đi bộ. 2) Rừng thông - đường vòng số 3 - sân

bay - cây đại thụ - ô tô có thể đến sân bay: 1giờ 30 phút đi bộ.

3) Từ sân bay đến Măng Lin (Manline) theo đường vòng số 3; đường dẫn đến Măng Lin (làng người dân tộc bản địa) 3 và đồi Thouard 4, trở về theo đường cái của trang trại Cam Ly (đường vòng ngoạn cảnh) 5: 1 giờ 45 phút đi bộ.

Trang trại Cam Ly cách thác nước 500m, sau chiếc cầu. Trang trại được ông O’Neill thành lập từ năm 1920. Ông mất năm 1928, mộ ông nằm trên một bán đảo ven hồ nước lặng yên.

Trên đường vòng 99 ngoạn cảnh (đường

vòng săn bắn xưa) dài 20km, du khách lái xe trong một khu rừng và gặp nhiều đàn nai thuần dưỡng quen thuộc với ô tô. Khởi hành từ trung tâm Đà Lạt, du khách theo đường Đăng Kia (Dangkia), sân cù, doanh trại quân đội, nhà máy nước, trở về theo quốc lộ 11.

Đường Klong - xe ô tô chạy đến nông trại Faraut - một con đường mòn theo hướng Nam dẫn đến đỉnh núi cuối cùng của hoành sơn cao nguyên Lang Biang ngự trị cả cánh đồng và làng người dân tộc bản địa Fyan. Điểm nhìn rất đẹp: 1 giờ 20 phút đi bộ.

Đà Lạt - đỉnh Gió Hú (La Boule, Hurle-vent) - quốc lộ 11. Du khách leo lên đỉnh Gió Hú cách Đà Lạt 7km theo một con đường du lịch - 15 phút - ki-ốt. Từ đỉnh núi, du khách nhìn thấy toàn cảnh Đà Lạt và cao nguyên Lang Biang.

Leo lên đỉnh Lang Biang mất nguyên một ngày nếu du khách muốn đi khắp dãy núi. Trước tiên, du khách đi ô tô đến cây số 10,500 (ga-ra sửa xe) trên đường Đà Lạt - Đăng Kia. Từ sáng sớm, du khách dùng ngựa hay đi bộ trên con đường rừng đến ki-ốt thứ hai (2 giờ đi bộ hay dùng ngựa). Ngựa được dắt đến từ tối hôm trước.

Du khách phải đi bộ trên đoạn đường leo núi cuối cùng. Sau khi leo núi 15 phút, du khách đến đỉnh núi đầu tiên (độ cao 2.100m). Trên đỉnh núi này, du khách nhìn thấy toàn cảnh cao nguyên Đà Lạt và một phần tỉnh Đắc Lắc (Darlac, Tac-Lak). Tiếp tục đi trên con đường nối liền các đỉnh núi, du khách đi trong nửa giờ thì đến đỉnh núi

thứ hai. Du khách nhìn thấy biển cả vào những ngày đẹp trời. Đỉnh núi này nằm trên độ cao 2.200m là một đỉnh núi lửa bazan đã tắt từ kỷ đệ tam. Hoa đỗ quyên và phong lan mọc xung quanh. Rừng dày phủ đỉnh núi thứ 4 và thứ 5.

Dãy núi Kauthâra nối tiếp về hướng Bắc. Dưới chân núi là nơi trú ẩn của nhiều đàn trâu, bò rừng, nai, thỉnh thoảng voi, heo rừng, cọp, có thể cả vài con tê giác.

Leo núi Lang Biang tốt nhất nên thực hiện vào mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 3. Vào thời điểm khác, đỉnh núi thường phủ đầy mây mù.

Ở Đăng Kia (cách Đà Lạt 15km) có một nông trại nuôi bò và cừu cung cấp sữa cho thành phố Đà Lạt. Tại đây có nhiều giống bò, cừu đẹp nhất của châu Âu và châu Á.

Thác Ankroët thứ nhất cách Đăng Kia 4km - đường ô tô chạy được trong mùa khô. Thác trên dòng sông Đạ Đờng, cao 18m, nằm trong một vực sâu hoang vắng giữa rừng thông. Một ki-ốt được cất lên ở tả ngạn dòng sông, phía trên thác. Quanh thác, du khách nhìn thấy nhiều loài hoa phong lan. Người ta đã lập dự án sử dụng năng lượng của thác nước để thắp sáng trung tâm thành phố Đà Lạt và vận chuyển bằng đường sắt từ Krongpha lên Đà Lạt.

Thác Ankroët thứ hai cách Đăng Kia 6km. Ở hạ lưu sông Đạ Đờng còn nhiều thác nước khác nhưng ít ai đến tham quan vì đường sá khó khăn.

(CÒN NỮA)NguyễN hỮu TrANh (trích dịch)

° Thác Ankroët.

Thơ thiếu nhi

(TIẾP THEO)

Cuoái tuaàn Ngaøy 6 - 6 - 20158 DU LÒCH

Xem người sông nước làm du lịchChiếc cano nhỏ lao vun vút

từ bến Năm Căn vào tận cùng Mũi Cà Mau trên vùng nước đậm màu phù sa, đi qua những làng chài, rừng đước, rồi lại làng chài, rừng đước nối tiếp nhau. Có những con thuyền nhỏ, những cây cầu khỉ bất chợt lọt vào ống kính, cộng với những vạt nắng loang loáng trên mặt nước… khiến những khuôn hình trở nên sống động đến không ngờ. Thỉnh thoảng, có chú cò kiếm ăn trên mặt nước giật mình sải cánh bay lên càng khiến cho những vị khách lạ từ vùng đất cao nguyên thêm phấn khích. Đất Mũi chợt mưa, chợt nắng nên vùng biển tận cùng Tổ quốc như được bao phủ bởi một màn sương mờ nhẹ. Bữa ăn trưa với các sản vật đồng quê ở điểm du lịch sinh thái Mũi Cà Mau là cá nướng, nghêu hấp…, nhấm nháp với rượu nho rừng, mà dân xứ này gọi là giác… cùng với món tráng miệng bằng đu đủ và chuối cau “của nhà trồng” được hưởng ứng nhiệt tình. Chị Sợ - chủ nhà và con trai chính là người phục vụ bữa ăn, cho biết: Gia đình có khoảng 7 vuông nước nuôi trồng thủy sản tự nhiên gồm cá, vọp, sò, cua… Chị mới làm du lịch sinh thái từ hè 2014. Được 3 tháng, chồng chị khăn gói đi du lịch để học kinh nghiệm. Khách đến nhà chị chưa đều, lúc nhiều nhất đón khoảng 100 khách…

Loại hình du lịch như anh chị đang làm chưa nhiều ở vùng Đất Mũi này, nhưng anh chị biết sắp tới sẽ rất phát triển, vì vậy, anh đi học hỏi kinh nghiệm và tham khảo những cách làm hay hơn, để phục vụ du khách tốt hơn… Sau bữa ăn, Kiên - con trai chị Sợ dẫn khách lên bè đi chơi vuông, thăm bẫy cua và bắt ốc. Các vuông được bao bọc bởi cây đước và dây giác leo chằng chịt, phủ bóng xuống mặt nước. Mỗi cái bẫy nhấc lên mà có một chú cua nằm đó là cả đoàn khách ào lên thích thú. Cậu chủ nhà liên tục tạo cảm giác mới bằng cách hướng dẫn khách bắt ốc đang bám vào những chùm rễ đước, hoặc giới thiệu những loại cây mọc lẫn đước trong vuông… Có một đoàn khách khác đang đi thu hoạch “chiến lợi phẩm” để làm bữa trưa. Kiên cho biết, nhiều đoàn khách thích như thế, họ đi thăm vuông trước, nhặt cua, bắt ốc mang về rồi mới nấu ăn…

Khi đến Bạc Liêu, chúng tôi được chính những chàng công tử Bạc Liêu thời hiện đại giới thiệu rành rọt về 6 điểm nhấn của du lịch Bạc Liêu, thuyết minh chi tiết từng công trình, thời điểm nào trong ngày sẽ

Sự lãng mạn tuyệt vời của du lịchª LÊ HOA

Hơn 10 năm trước, có câu chuyện đáng kinh ngạc về việc người Cà Mau có ý tưởng xây dựng một Đà Lạt thu nhỏ bằng nguồn tiền khổng lồ từ những vụ tôm trúng đậm… Còn người dân xứ núi lại cứ ngẩn ngơ nhìn cảnh những cánh đồng cói bất tận, những ruộng lúa chín nhuộm vàng đến tận chân trời, hay những con rạch chằng chịt, những đầm sen ngạt ngào hương sắc… trên tivi hoặc tranh ảnh…

nhìn được công trình đẹp nhất, chẳng hạn như nhà hát 3 nón lá thì phải nhìn ban ngày, còn biểu tượng đờn ca tài tử Nam bộ là chiếc đàn kìm thì phải ngắm vào ban đêm, công trình điện gió thì nên thăm vào lúc trời trong xanh… Ở Hà Tiên, chúng tôi lại bất ngờ với một kiểu thu hút khách rất đặc trưng. Sân khấu “Hát với nhau” nằm giữa chợ… do Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch Kiên Giang tổ chức. Ngoài lực lượng chính là nhạc công và 1-2 ca sĩ kiêm MC, thì du khách, người dân và cả những người bán hàng đều có thể làm ca sĩ. Cùng với việc đưa thực đơn cho khách chọn món, chủ quán hỏi: “Anh/chị có muốn “ca” không, em mời MC đến?”. Rồi nhân lúc khách

đã yên vị, cô bé bán hàng xin phép chị chủ: “Cho em ca một bản!”. Mấy vị khách đang nâng lên đặt xuống, cụng ly côm cốp, một người đứng vụt dậy: “Đến lượt tao ca rồi!”… Bản nhạc nào có thể khiêu vũ được thì mọi người cứ việc dắt nhau ra “sàn”… Bất kể là nhạc tân nhạc, cổ nhạc… đều có thể trình diễn một cách rất tự nhiên… Chương trình này đã diễn ra 2 năm nay, kể từ khi khu chợ mới của thị xã Hà Tiên hoạt động và được duy trì đều đặn hằng đêm từ 8 giờ đến 11 giờ. Cứ như thế… ai cũng có thể được hát, được nghe hát, được xem hát, được khiêu vũ trong lúc đi dạo quanh chợ, mua sắm hoặc ăn uống. Điều độc đáo là vào ban ngày, sân khấu biểu diễn chính là nơi làm việc của Tổ bảo vệ trật tự, còn chỗ ngồi của khán giả là bãi để xe… Cũng là thưởng thức âm nhạc như nhiều vùng miền khác, ở Cần Thơ, du khách có thể mời các nhóm đờn ca tài tử đến biểu diễn phục vụ hoặc giao lưu. Không ai có thể làm ngơ khi giọng ca ngọt ngào, trong trẻo cất lên…

Triển vọng từ đường bay Đà Lạt - Cần ThơNhưng, dù có những đặc sắc

rất riêng của miền sông nước, doanh thu từ dịch vụ du lịch của toàn vùng đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) rất thấp. Trong những lý do được nhận định có giao thông cách trở, đi lại khó khăn. Chẳng hạn, từ Tây Nguyên đến thẳng các tỉnh ĐBSCL chỉ có đường bộ với thời gian ít nhất cũng trên 10 giờ đồng hồ. Theo như lời Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch (HHDL) ĐBSCL - ông Lê Thanh Phong: “Mặc dù phía Cần Thơ đã tìm cách xúc tiến đường bay lên Tây Nguyên 5 năm nay, nhưng chỉ đến khi chính quyền tỉnh Lâm Đồng vào cuộc từ đầu tháng

4/2015, thì chưa đầy 1 tháng, ngày 23/4, đã diễn ra lễ ký kết hợp tác phát triển đường bay Cần Thơ - Đà Lạt giữa UBND TP Cần Thơ, UBND tỉnh Lâm Đồng, Công ty Du lịch Vietravel và Công ty Dịch vụ bay hàng không Vasco; và cũng chưa đầy 2 tuần sau, chuyến bay đầu tiên đã thành sự thật”. Ngày 7/5 đường bay Đà Lạt - Cần Thơ - Đà Lạt chính thức được khai trương, mở ra một triển vọng mới giữa hai vùng miền, chỉ mất khoảng 1 giờ bay. Đây là đường bay lịch sử và có thời gian kết nối nhanh nhất từ trước tới giờ. Trong

3 tháng thử nghiệm, từ ngày 7/5/2015 đến ngày 6/8/2015, Công ty Du lịch Vietravel tổ chức bay thuê chuyến với tần suất 2 chuyến khứ hồi mỗi tuần vào các ngày thứ năm và chủ nhật bằng máy bay ATR72, 67 chỗ, có sự hỗ trợ kinh phí của Công ty Dịch vụ bay hàng không Vasco, UBND thành phố Cần Thơ, UBND tỉnh Lâm Đồng, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam, với mức giá mỗi vé 999 ngàn đồng. Sau đó, nếu thị trường ổn định thì hãng hàng không Vasco sẽ mở các chuyến bay thường lệ và tăng thêm tần suất bay.

Trong buổi lễ khai trương, ông Nguyễn Quốc Kỳ - Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Vietravel đã xúc động chia sẻ: “Đây là sự lãng mạn tuyệt vời của những người làm du lịch. Chúng tôi vinh dự được thực hiện sứ mệnh của người mở đường. Hy vọng đường bay này sẽ khai thác thành công nhờ sự chung tay góp sức của các hãng lữ hành”... Điều này không chỉ mở ra cơ hội giao thương trong vận chuyển hành khách, hàng hóa mà còn là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy thị trường du lịch giữa hai địa phương, góp phần giao lưu văn hóa và phát triển kinh tế giữa 2 vùng miền… Đường bay Đà Lạt - Cần Thơ không những kết nối 2 tỉnh mà còn kết nối hành khách từ 2 cửa ngõ hàng không. 9 tỉnh hữu ngạn sông Cửu Long sẽ sử dụng đường bay Cần Thơ để đến Đà Lạt và các tỉnh Tây Nguyên; người dân Tây Nguyên có thể sử dụng đường bay từ Đà Lạt để đến ĐBSCL, Phú Quốc hoặc Côn Đảo... Đường đi không ngắn hơn, nhưng thời gian chỉ bằng đọc xong một tờ báo. Bán kính từ Cần Thơ đến các nơi xa nhất trong vùng thêm 4 giờ đồng hồ ngồi ôtô nữa… Thế là người Tây Nguyên thỏa mãn ước mơ thưởng thức những phong cảnh tuyệt vời của miệt sông nước! Và người dân sông nước dễ dàng tự mình trải nghiệm và khám phá Đà Lạt một cách thoải mái và trọn vẹn.ª

Ý kiến° Ông Lê Minh Sơn - Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Cần Thơ:

Cần Thơ có đặc trưng du lịch sông nước. Làm sao để khách đến nhiều, ở lại nhiều ngày là nỗ lực của ngành du lịch và chính quyền Cần Thơ. Cần Thơ đã đầu tư hạ tầng du lịch tương đối đồng bộ hơn so với các địa phương khác trong vùng, là nơi tổ chức nhiều sự kiện mang tầm quốc gia và quốc tế với các chuỗi sự kiện, các lễ hội dân gian và ẩm thực truyền thống… Như, lễ hội trong dịp 30/4 vừa qua, đã thu hút 18 tỉnh thành với 160 ngàn lượt khách. Cần Thơ cũng là đầu mối giao thông của vùng ĐBSCL.

° Ông Vưu Chấn Hùng - Chủ tịch, TGĐ Cty Du lịch Cần Thơ: Ngoài Cty Vietravel, Cty Du lịch Cần thơ cũng được UBND tỉnh Cần Thơ chỉ đạo tìm lượng khách đi Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên. Để hỗ trợ cho các cty lữ hành Đà Lạt tổ chức đưa khách đến Cần Thơ, thì tất cả những gì chúng tôi đã có, như khách sạn, hướng dẫn viên… chúng tôi sẽ hỗ trợ. Đồng thời, chúng tôi sẽ vận động hiệp hội, doanh nghiệp tham gia hỗ trợ đường bay để nâng tần suất lên mỗi tuần 3 chuyến như mong muốn của lãnh đạo 2 tỉnh.

° Ông Lê Thanh Phong - Phó Chủ tịch Thường trực HHDL ĐBSCL: ĐBSCL đã có liên kết du lịch Cần Thơ - Kiên Giang - Lâm Đồng, đường bay làm cho liên kết đặc sắc hơn. Người miền tây chỉ thích đến 2 nơi là Vũng Tàu để tắm biển và có lên núi thì đi Đà Lạt. Mục tiêu của chúng tôi là kết nối để Cần Thơ trở thành vùng trọng điểm, trong đó, trọng điểm kết nối giao thông là điều quan trọng nhất. Tài nguyên du lịch của 2 vùng rất khác biệt, là lợi thế để phát triển sản phẩm đặc thù. Hiệp hội ĐBSCL sẽ cố gắng xây dựng sản phẩm thật tốt để thu hút du lịch và sử dụng đường bay là đường giao thông chiến lược của 2 địa phương. TIỂu VÂN ghi

° Đường bay Đà Lạt - cần Thơ - Đà Lạt đang ngày càng thu hút khách.

Theo thông tin từ Sở Lao động, Thương binh và xã hội, từ đầu năm 2015 tới nay, đã có 40 lao động đi làm việc có thời hạn tại Qatar trong ngành dịch vụ. Các lao động này được làm việc trong các hoạt động dịch vụ mặt đất của sân bay như thu ngân, phục vụ, vệ sinh…với mức lương từ 16 tới 18 triệu đồng/tháng. Thị trường lao động này mỗi năm cần tuyển 100 lao động từ Lâm Đồng nhưng hiện vẫn

chưa đủ người tham gia. Yêu cầu dành cho người lao động muốn làm việc tại sân bay Qatar là người lao động nam - nữ dưới 30 tuổi, sức khỏe tốt, ngoại hình đạt chuẩn, tiếng Anh khá trở lên. Những ứng viên có nhu cầu liên lạc trực tiếp với chính quyền các cấp hoặc Sở Lao động, Thương binh và xã hội, tránh làm việc với cò mồi dễ bị lừa đảo thiệt hại kinh tế.

D.Q

LÂm ĐồNg: Thị trường xuất khẩu lao động Qatar mở rộng

Cuoái tuaàn Ngaøy 6 - 6 - 2015 9 GIA ÑÌNH - ÑÔØI SOÁNG

Chuyên mục Thanh niên ([email protected])

T rươc đây, đến làng Ka Ming (thị trấn Di Linh, huyện Di Linh), không khó để được

nghe, được thấy những câu chuyện về tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nối dòng để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng; việc ép cươi, thách cươi cao đã dẫn đến nhiều bi kịch trong tình yêu - hôn nhân; việc tang ma người chết để lâu trong nhà, ăn uống linh đình tốn kém; tình trạng ăn ở sinh hoạt không hợp vệ sinh, thả rông gia súc ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống; mê tín dị đoan, ma lai, thầy mo, thần cúng... đã gây ảnh hưởng lơn đến đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào nơi đây. Cả làng có 412 hô, 1.902 nhân khâu thì chi có 3 hô người Kinh, còn lại là đồng bào K’Ho. Cùng vơi nét đẹp văn hóa truyền thống được gìn giữ thì những hủ tục lạc hậu dường như quá khó để loại bỏ. 13 năm làm Trưởng ban Công tác Măt trận, là thành viên ban phần việc nhà thờ Ka Ming, ông Tou Blui Bràng tâm niệm: Bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp, loại bỏ hủ tục lạc hậu không phù hợp se là nguồn đông lưc lơn giúp đồng bào mình loại bỏ lòng tư ti, măc cảm, sống

có niềm tin xây dưng đời sống văn minh, tiến bô.

Ông Tou Blui Bràng đứng ra bàn bạc vơi chính quyền địa phương, ban nhân dân và cùng thống nhất ghi thành những điều khoản “giấy trắng mưc đen” trong hương ươc công đồng. Muốn thay đổi nếp nghĩ của bà con, thì gia đình ông luôn gương mẫu đi đầu thưc hiện. Sau môt thời gian dài ông Bràng kiên trì vận đông, đi vào từng nhà hương dẫn thưc hiện, đồng bào hưởng ứng tích cưc; cuôc sống cũng từng bươc

thay đổi; đến nay Ka Ming hoàn xóa bỏ những hủ tục lạc hậu. Những cô gái bắt chồng không phải lo lắng về môt món tiền “khổng lồ” do nhà trai thách cươi, người chết không để quá 48 tiếng đồng hồ, trai gái kết hôn đúng đô tuổi quy định, hoàn toàn tư nguyện, đăng ky kết hôn theo quy định của pháp luật, trẻ em sinh ra được làm giấy khai sinh, không sinh nhiều con để nuôi dạy tốt, người mắc bệnh được đưa đến cơ sở y tế, không ai còn tin vào bùa ngải, không sợ ma lai, không mê tín dị đoan, thầy mo, thầy cúng. Nhà nhà đều biết tiết kiệm trong tiêu dùng, có tích lũy để phát triển sản xuất, đầu tư cho con cái học hành. Các căp vợ chồng mơi kết hôn được MTTQ và các đoàn thể phổ biến Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bình đăng giơi, phòng chống bạo lưc gia đình...

Không còn hủ tục lạc hậu, đói nghèo cũng lùi xa. Năm qua, thôn có 371/398 hô đạt gia đình văn hoá (92,3%), 100% trẻ em trong đô tuổi được đến trường. Các phong trào khuyến học, đoàn kết tình làng nghĩa xóm, gia đình chung sống hòa thuận, không có người vi phạm pháp luật, nhân dân đoàn kết giúp nhau phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo được đây mạnh. Chi 4 năm

lại đây, cả thôn đã vận đông được gần 31 triệu đồng, xây dưng được 3 căn nhà đại đoàn kết cho hô nghèo, vận đông nhân dân hiến đất, góp tiền làm đường giao thông nông thôn làm cho buôn làng ngày càng khang trang.

Ông Tou Blui Bràng luôn nghĩ phát triển phải dưa trên nền cái “gốc” bản sắc văn hóa, phải giữ cho được cái “gốc” văn hóa dân tôc thì mơi phát triển bền vững. Ông đã đứng ra thành lập đôi cồng chiêng của thôn mình, mời các nghệ nhân cao tuổi dạy con cháu đánh cồng chiêng. Tổ chức các hoạt đông văn hóa công đồng, phục dưng lại các lễ hôi xưa. Hàng năm vào ngày lễ tết, mỗi dịp lễ trọng đại buôn làng lại rôn ràng tiếng chiêng, nhiều hoạt đông văn hóa văn nghệ được tổ chức như múa xoang, hát dân gian, lễ hôi “Nơ wer”, lễ hôi đâm trâu... 10 năm liên tục Ka Ming đạt danh hiệu thôn văn hóa cấp tinh. Ka Ming còn là điển hình đi đầu gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa dân tôc, loại bỏ các tập tục lạc hậu, xây dưng đời sống văn minh, tiến bô. Thành công đó là nhờ lòng nhiệt tình và những đóng góp không nhỏ của ông Tou Blui Bràng - Trưởng ban Măt trận tổ dân phố.ª

GươnG sánG buôn lànG Người đi đầu đẩy lùi hủ tục lạc hậu ở làng K’Hoª QuYNh uyỂN

° Ông Tou Blui Bràng, người đi đầu vận động xóa bỏ hủ tục lạc hậu ở Ka ming được đồng bào tin yêu.

Đoàn khối Các cơ quan tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành (mở rộng)

Đây là một trong những hoạt động được Chi đoàn Báo Lâm Đồng thực hiện nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Thiếu nhi (1/6); đồng thời, động viên và chia sẻ khó khăn đối với học sinh nghèo vượt khó học giỏi. Hiện, Trường Vừ A Dính có 18 lớp học, với gần 300 học sinh; trong đó, có gần 100 học sinh người đồng bào DTTS H’Mông, K’Ho… Trong năm học 2014-2015, Trường có 60 học sinh đạt học lực giỏi và 132 học sinh đạt học lực khá. Nguồn kinh phí trao học bổng lần này được trích từ Quỹ hoạt động hàng năm của Chi đoàn. Ngoài ra, hàng năm, Chi đoàn Báo Lâm Đồng còn vận động và phối hợp cùng các nhà tài trợ nhằm tạo nguồn học bổng giúp học sinh nghèo tại các vùng sâu, vùng xa trong tỉnh vượt qua hoàn cảnh khó khăn để vươn lên trong học tập.

nhất cá nhân được trao cho Nguyễn Thị Hồng Nhung (Tiểu học Đà Loan) và giải nhất tập thể được trao cho Trường Tiểu học Đà Loan. Ngoài ra, BTC còn trao nhiều giải khác cho các cá nhân và tập thể xuất sắc ở tất cả các khối.

Chi đoàn Báo Lâm Đồng trao học bổng giúp học sinh nghèo

Sáng 28/5, Chi đoàn Báo Lâm Đồng đã tổ chức trao 10 suất học bổng (300 ngàn đồng/suất) giúp học sinh nghèo vượt khó của Trường Tiểu học - THCS Vừ A Dính (xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm).

° chi đoàn Báo Lâm Đồng trao học bổng tại Trường Tiểu học - ThcS Vừ A Dính.

Ngày 2/6, Đoàn khối Các cơ quan (CCQ) tỉnh đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành (mở rộng) lần thứ 10, khóa VI, nhiệm kỳ 2012-2017. Tại hội nghị đã thông qua báo cáo sơ kết công tác Đoàn và phong trào thanh niên 6 tháng đầu năm 2015. Trong đó, Đoàn khối đã có một số hoạt động nổi bật như: thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục với 32 đợt sinh hoạt chính trị, tọa đàm… được tổ chức. Đồng thời, phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” được thực hiện có chất lượng. Trong công tác xây dựng tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; đã có 39 đoàn viên ưu tú được kết nạp Đảng trong 6 tháng đầu năm…

Kể từ ngày 1/6/2015, đồng chí Nguyễn Thế Vinh, nguyên Bí thư Đoàn khối được Ban Thường vụ Đảng ủy Khối điều động và giữ chức Phó Ban Tuyên giáo - Dân vận Đảng ủy. Tại hội nghị đã thông qua quy trình bầu Bí thư Đoàn khối CCQ đối với đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - nguyên chuyên viên Ban Tổ chức Đảng ủy khối được điều động sang công tác tại Đoàn khối. Kết quả, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng đã trúng cử Bí thư Đoàn khối CCQ tỉnh nhiệm kỳ 2012-2017.

huyệN ĐoàN ĐứC TrỌNg: Trao giải cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Huyện Đoàn Đức Trọng vừa tổ chức trao giải cuộc thi viết tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ. Với chủ đề “Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng”, cuộc thi trên được Huyện Đoàn Đức Trọng triển khai trong tất cả đoàn viên, thanh niên, thiếu nhi đang sinh hoạt và học tập tại các tổ chức Đoàn, Hội, Đội trực thuộc từ đầu tháng 1/2015 đến hết ngày 30/4/2015. Nội dung của bài thi xoay quanh việc tìm hiểu các kiến thức, thể hiện sự hiểu biết chung về Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ của địa phương với hai phần trắc nghiệm và tự luận.

Kết quả: Về khối Đoàn - Hội, giải cá nhân xuất sắc được trao cho Nguyễn Hải An (Đoàn xã Phú Hội); giải tập thể: giải nhất thuộc về Đoàn xã Phú Hội. Về khối Liên Đội, giải nhất cá nhân thuộc về Phan Thanh Huyền (THCS Trần Phú); giải nhất tập thể được trao cho THCS Trần Phú. Về khối tiểu học, giải

° Tân Bí thư Nguyễn mạnh hùng (bìa phải) chia tay 2 đ/c Ủy viên Bch Đoàn khối khóa Vi (nhiệm kỳ 2012-2017).

° Đại diện huyện Đoàn trao giải cho các thí sinh.

Huyện Đoàn Đam Rông triển khai xây dựng mô hình, điển hình “Dân vận khéo” tại cơ sở Đoàn năm 2015

Huyện Đoàn Đam Rông đã chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn huyện triển khai xây dựng mô hình, điển hình “Dân vận khéo” tại cơ sở Đoàn năm 2015. Theo đó, các tổ chức cơ sở Đoàn tập trung xây dựng các mô hình, điển hình tập thể, cá nhân “Dân vận khéo” đảm bảo các yêu cầu: Đối với tập thể, mô hình, điển hình “dân vận khéo” phải có hiệu quả cao về các mặt kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị và có khả năng nhân rộng; là mô hình, điển hình huy động, vận động đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia, có tính lan tỏa rộng, tầm ảnh hưởng lớn, tích cực trong cộng đồng. Đối với cá nhân, mô hình, điển hình “Dân vận khéo” là những người tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Dân vận khéo”; trực tiếp tuyên truyền, vận động được gia đình và nhiều đoàn viên, hội viên, nhân dân xây dựng, thực hiện mô hình, điển hình “Dân vận khéo”. Thông qua việc triển khai xây dựng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” tại các cơ sở Đoàn năm 2015, đã góp phần thực hiện có hiệu quả các lĩnh vực về: kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương.

h.yếN - K.PhÚC - Đ.ANh - T.Vũ - Đ.TrỌNg

Cuoái tuaàn Ngaøy 6 - 6 - 201510 BệNh VIệN hoàN mỹ Đà LạT Trao 100 suất quà và khám bệnh miễn phí cho thiếu nhi

Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, chiều ngày 31/5, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt phối hợp với Nhà Thiếu nhi Lâm Đồng đã tổ chức trao tặng quà và khám tầm soát các bệnh lý tai mũi họng cho thiếu nhi Đà Lạt với tổng giá trị hoạt động của 2 chương trình này là 65 triệu đồng.

Chương trình Hoàn Mỹ vì thế hệ tương lai đã tổ chức trao tặng 100 suất quà trị giá 150 ngàn đồng /suất (gồm dụng cụ học tập) cho 100 em học sinh nghèo học giỏi ở các trường thuộc Đà Lạt, đa số là học sinh tiểu học.

Cũng tại Nhà thiếu nhi Lâm Đồng, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt tổ chức khám tầm soát các bệnh lý tai mũi họng và phát thuốc miễn phí cho 150 thiếu nhi do BS Dương Quang Trung - Trưởng khoa Tai Mũi Họng thực hiện. AN NhIÊN

LÂm hà:Khởi công xây dựng “Bếp ăn thanh niên” hỗ trợ bệnh nhân nghèo

Huyện Đoàn Lâm Hà vừa phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Liên đoàn Lao động huyện khởi công xây dựng “Bếp ăn Thanh niên” dành cho bệnh nhân nghèo tại Trung tâm Y tế Lâm Hà. Công trình “Bếp ăn Thanh niên” có tổng kinh phí hơn 180 triệu đồng từ nguồn vận động đoàn viên, thanh thiếu nhi và sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong huyện, sẽ hoàn thành sau 2 tháng thi công. Sau khi hoàn thành đi vào hoạt động, bếp ăn sẽ là nơi các CLB, các đội hình thanh niên tình nguyện trên địa bàn huyện thường xuyên tổ chức các hoạt động tình nguyện, hỗ trợ những bữa ăn từ thiện cho các bệnh nhân nghèo và thân nhân người bệnh đang điều trị tại Trung tâm y tế; đồng thời là cầu nối tiếp nhận nguồn quyên góp ủng hộ từ các nhà hảo tâm để duy trì hoạt động. Đây là công trình thanh niên có ý nghĩa thiết thực, một cách làm sáng tạo của tuổi trẻ Lâm Hà trong phong trào tuổi trẻ xung kích vì an sinh xã hội, vì cộng đồng. QuYNh uyỂN

Sâm Ngọc Linh có thể trồng từ hạt của cây invitro

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt nguồn kinh phí 950 triệu đồng để thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu khả năng ra hoa, tạo hạt của cây sâm Ngọc Linh invitro tại Đà Lạt” do Ban quản lý Khu công nghệ sinh học và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt chủ trì thực hiện. Với đề tài này, nhóm nghiên cứu đã và đang tập trung vào việc nghiên cứu khả năng ra hoa và tạo hạt của cây sâm Ngọc Linh invitro để từ đó làm nguồn giống trong phát triển loại cây trồng quý hiếm này trên địa bàn Đà Lạt và một số địa phương khác trong tỉnh Lâm Đồng. Theo nhóm nghiên cứu, từ trước đến nay, ngoài một số ít cây giống thực sinh (rất hiếm trên núi Ngọc Linh) thì nguồn cây giống chủ yếu của sâm Ngọc Linh là từ nguồn nhân giống vô tính (invitro). Nếu nghiên cứu khả năng ra hoa và tạo hạt cây sâm Ngọc Linh invitro thành công thì đây là một trong những nguồn giống đáng kể để cung cấp cho thị trường giống sâm Ngọc Linh thực sinh từ cây mẹ invitro. K.D

° Trong “Tháng Công nhân”, Liên đoàn Lao động thành phố Bảo Lộc đã hỗ trợ gia đình chị Trần Thị Phương (giáo viên Trường Trung học cơ sở xã Đam B’ri) có hoàn cảnh khó khăn (chồng mất sớm, nuôi 2 con nhỏ) xây dựng “mái ấm tình thương”. Căn nhà xây dựng cấp 4, rộng 50m2, tổng chi phí 80 triệu đồng. Trong đó, Liên đoàn Lao động thành phố Bảo Lộc hỗ trợ 15 triệu đồng. Căn nhà vừa được hoàn thành và đã bàn giao cho gia đình chị Phương sử dụng.

° Ngày 28/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Di Linh đã tổ chức khởi công xây dựng “mái ấm tình thương” giúp gia đình chị Nguyễn Thị Thúy Diễm (Tổ dân phố 9). Gia đình chị Nguyễn Thị Thúy Diễm thuộc diện đặc biệt khó khăn (2 vợ chồng đều bị bệnh và 2 con còn nhỏ, cuộc sống chỉ nhờ vào tiền làm thuê của chồng). Dự tính căn nhà được xây dựng có tổng chi phí 60 triệu đồng. Trong đó, Hội trích từ “Quỹ vì phụ nữ nghèo” hỗ trợ 20 triệu đồng; số tiền còn lại do họ hàng giúp đỡ. XuÂN LoNg

Xây “mái ấm tình thương” giúp phụ nữ nghèo

Ngày 30/5, tại Khách sạn Mường Thanh Đà Lạt, khoảng 150 trẻ em từ Làng SOS Đà Lạt, Trung tâm Bảo trợ xã hội Lâm Đồng, Trường Khiếm thính Lâm Đồng, trẻ em thuộc các gia đình ở Đà Lạt và con em CBCNV Khách sạn Mường Thanh Đà Lạt đã tham gia các hoạt động vui chơi nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6. Chương trình nổi bật là cuộc thi vẽ “Những ước mơ xanh”, bên cạnh thi vẽ tranh cá nhân, các em cùng vẽ và tô màu một bức tranh lớn dài 6m về Đà Lạt (được ghép từ 6 bức tranh nhỏ) dưới sự phác họa của một họa sĩ chuyên nghiệp, tranh được trưng bày tại khách sạn.

Các em còn tham gia tô tượng và các trò chơi

hoạt náo, diễn kịch. Tất cả trẻ em tham gia chương trình Vì cộng đồng trẻ thơ “Những ước mơ xanh” đều được nhận quà tặng từ Ban tổ chức do Khách sạn Mường Thanh Đà Lạt, Công ty Pepsi, Đà Lạt Milk, Công ty HaiYih tài trợ với tổng trị giá 30 triệu đồng.

Tối cùng ngày, Khách sạn Mường Thanh Đà Lạt đã tổ chức đêm Gala dành cho các cháu, với khoảng 100 phụ huynh và trẻ em tham dự chương trình và tổ chức trao giải tác phẩm xuất sắc cuộc thi vẽ “Những ước mơ xanh”, giải Nhất: 1.380.000 đồng, giải Nhì: 880.000 đồng; giải Ba 680.000 đồng và kèm nhiều phần quà. DIệu hIỀN

Thi vẽ “Những ước mơ xanh” và nhiều phần quà hấp dẫn

° Ban tổ chức

trao quà tặng cho các

họa sĩ nhí trước

bức tranh khổng lồ vừa mới

hoàn thành.

Ngày 1/6, tại tiểu khu 163B, nằm trên địa bàn xã Xuân Trường (TP Đà Lạt), đơn vị chủ đầu tư - Công ty TNHH Môi trường Năng lượng xanh, tổ chức vận hành, đưa công trình nhà máy xử lý chất thải rắn TP Đà Lạt vào hoạt động.

Nhà máy xử lý rác thải rắn Tp. Đà Lạt có tổng diện tích khoảng 28ha, công suất khoảng 200 tấn rác mỗi ngày, quy trình xử lý rác khép kín, bằng công nghệ hiện đại Green - Entec, máy móc nhập từ Thái Lan.

Rác thải sinh hoạt được vận chuyển về sẽ được tách lọc, phân loại qua nhiều bước hoàn toàn bằng máy móc, sau đó sẽ được đốt và chế biến thành phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp và tái tạo nguồn năng lượng (điện, khí đốt) cho sản xuất và sinh hoạt.

D.ThươNg

Một số hình ảnh vận hành nhà máy xử lý chất thải rắn đầu tiên tại Đà Lạt

° Rác được xay nhuyễn để chuẩn bị đưa vào lò hấp.

° Rác được đưa vào máy xay. ° Rác được đưa vào máy phân loại rác.

Hội CCB TP Bảo Lộc giúp hội viên “xóa” xong nhà tạm

Với tấm lòng và nghĩa cử cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ, trong 5 năm qua, Hội Cựu Chiến binh (CCB) thành phố Bảo Lộc đã tích cực vận động các nhà tài trợ và hội viên đóng góp để giúp hội viên CCB nghèo xây dựng được 13 căn nhà “nghĩa tình đồng đội”, với số tiền hỗ trợ trên 570 triệu đồng. Đồng thời, trong mấy năm gần đây, Hội CCB thành phố còn phát động và triển khai Chương trình “xóa” nhà tạm cho hội viên. Qua đó, Hội đã vận động đóng góp giúp hội viên nghèo làm được 7 căn nhà. Nhờ vậy, đến nay, Hội CCB TP Bảo Lộc đã giúp hội viên “xóa” xong nhà tạm. Ngoài ra, Hội CCB thành phố còn có những hoạt động thiết thực khác để giúp nhau phát triển sản xuất, ổn định đời sống.

BÙI TrưỞNg

TOØA SOAÏN - BAÏN ÑOÏC

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 6 - 6 - 2015 11

Thông báo cấp GCNQSDĐVăn phòng Đăng ký QSDĐ huyện Bảo Lâm nhận được hồ sơ đăng ký nhận QSDĐ của ông

Nguyễn Quý Cường và bà Nguyễn Thị Kim Loan;Thuộc thửa đất số 10, bản đồ 11, diện tích: 2.251m2 đất trồng cây lâu năm (CLN).Thuộc thửa đất số 11, bản đồ 11, diện tích: 1.656m2 đất trồng cây lâu năm (CLN).Thuộc thửa đất số 13, bản đồ 11, diện tích: 910m2 đất trồng cây lâu năm (CLN).Thời hạn sử dụng đất: tháng 10/2043.GCNQSDĐ số hiệu M 619308 đã cấp cho hộ ông Nguyễn Theo, có số vào sổ cấp giấy: 01866/

QSDĐ đã được UBND huyện Bảo Lâm cấp ngày 31/10/1998.Năm 2007, hộ ông Nguyễn Theo sang nhượng bằng giấy viết tay, nhưng chưa làm thủ tục sang

nhượng theo quy định cho ông Nguyễn Quý Cường và bà Nguyễn Thị Kim Loan. Đồng thời giao GCNQSDĐ số hiệu M 619308 cho ông Nguyễn Quý Cường và bà Nguyễn Thị Kim Loan để lập thủ tục sang nhượng theo quy định.

Văn phòng Đăng ký QSDĐ huyện Bảo Lâm thông báo:Hộ ông Nguyễn Theo ở đâu đề nghị ông, bà liên hệ với Văn phòng Đăng ký QSDĐ huyện Bảo

Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất trên, thì Văn phòng Đăng ký QSDĐ huyện Bảo Lâm sẽ thực hiện lập thủ tục đăng ký nhận QSDĐ cho ông Nguyễn Quý Cường và bà Nguyễn Thị Kim Loan tại các thửa đất nêu trên theo quy định của pháp luật.

... Ông Ngạn nhìn xuống bàn tay mình rồi nhìn qua chai rượu:

- Nói thiệt với các ông, khi chờ máy bay ở phi trường Đài Bắc, tôi mới mua chai rượu này mang về biếu các ông gọi là lời cám ơn đồn công an đã giúp đỡ tôi rất nhiều từ ngày ra trại đến khi được đi định cư ở Mỹ, chớ không có ý tứ gì để làm ảnh hưởng đến các ông, mong các ông nhận cho!

Suy nghĩ một chút ông Hương nói:- Anh đã nói vậy chúng tôi mà không nhận

thì mất lòng anh. Thôi thì thế này, tôi nhận chai rượu này với tư cách là bà con của anh; chiều nay, sau giờ làm việc, mời anh đến nhà tôi lai rai với anh em trong cơ quan nói chuyện đời….Nhà tôi mới đi Nha Trang về có mang mấy con mực một nắng. Anh Ngạn, bà con cũng phải biết nhà của nhau chớ anh?

Quả ông Ngạn và ông Hương có bà con với nhau, cả hai cùng sinh ra từ phường Tân Lạc, nhưng từ nhỏ ông Ngạn đã không qua lại với nhà ông cậu, bởi ông theo cha mẹ sống xa nhà từ nhỏ. Đến khi lớn ông đăng lính, cha mẹ về lại phường Tân Lạc, rồi ma đưa lối quỷ dẫn đường ông lại bị biệt phái về làm Phường trưởng phường Tân Lạc. Ông biết ông Hương là bà con với mình nhưng không dám nhận bởi mặc cảm tự ti khiến ông không thể. Nay nghe ông Hương nói vậy ông cũng thấy nhẹ lòng.

Tiệc rượu đơn giản được tổ chức dưới giàn hoa giấy cho mát. Hai con mực một nắng nướng với chút tương ớt trên chiếc dĩa trắng coi bắt mắt. Rượu được hai vòng mấy anh công an trẻ tìm cớ rút lui nhường cho ông Hương và ông Ngạn nói chuyện. Tuần rượu thứ ba ông Hương hỏi ông Ngạn về cuộc sống ở Mỹ. Ông Ngạn mím môi:

- Qua Mỹ tôi làm đủ nghề để kiếm sống, việc gì cũng nhận miễn là lương thiện để lo cho hai thằng con ăn học. Được cái là khi lên đại học tụi nó tự vay tiền nhà băng sau này ra trường trả lại. Vợ chồng tôi cùng đi làm nên dư chút đỉnh nay về thăm lại quê hương. Hiện giờ tôi làm tạp vụ cho một ngôi trường tương tự như trường trung học phổ thông bên nhà!

Tuần rượu thứ năm, chuyện xưa phường Tân Lạc được xới lên. Ông Hương hỏi:

- Lúc anh làm Phường trưởng anh nhớ vụ tụi tôi bắn nhà tên Yên chớ?

Ông Ngạn gật:- Làm sao tôi quên được, nhìn là tôi biết chỉ

một phát B40 chớ chẳng phải 105, 106 gì. Mấy anh nghi binh hay lắm, tôi hỏi khí không phải dấu bánh xe trên giông nhà bà đậu hũ có phải là dấu dép cao su không?

Ông Hương hỏi lại:- Anh đoán vậy à, sao đài phát thanh của

mấy anh lại nói là pháo 105 ly?Ông Ngạn nhún vai:- Tôi phải báo vậy thôi chớ không thể khác,

anh hiểu không? Mà nè tôi hỏi khí không phải, lúc đó các anh rút không kịp phải không?

Ông Hương hỏi lại:- Sao anh biết?- Thì nhìn chỗ đống củi dẻ cau chất lộn xộn

tôi biết các anh còn dưới hầm nhà bà Năm, cái thằng Yên không để ý nên tôi cũng lơ luôn. Thú thiệt tôi không biết có phải là anh dưới đó không nhưng tôi nghe mẹ tôi nói nhà cậu Hai có người con theo phía bên kia!

Tuần rượu thứ bảy, ông Hương hỏi ông Ngạn:

- Hỏi thiệt anh, hôm nhà anh bị bắn anh có sợ không?

- Sao lại không, tôi sợ… nói xin lỗi anh, vãi đái trong quần!

Ông Hương:- Anh biết ai bắn phát B40 đó không?Ông Ngạn lắc đầu, ông Hương chỉ tay vào

ngực mình “là tôi bắn!”. Ba chữ đó còn to hơn tiếng đạn B40 đêm hôm đó, ông Ngạn đặt ly rượu xưống bàn, tay ông run run làm đổ mấy giọt rượu ra bàn.

- Tôi biết phòng anh trên lầu chỗ có cái cửa sổ nhỏ, tôi bắn cũng không tệ nhưng cố tình nhắm phía sau hè. Tôi biết nhà dì Ba chỉ có một người con trai….

Đến ly thứ tám cả hai không nhắc lại chuyện xưa nữa, họ nói chuyện đời đúng như lời mời của ông Hương lúc trên đồn. Ông Hương tò mò cuộc sống ở Mỹ, ông Ngạn nói với người bà con:

- Ở đâu cũng phải làm ăn cả thôi, tụi Mỹ mấy trăm năm nay không có chiến tranh nên nó xây dựng đất nước đàng hoàng, còn mình thì vừa ra khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ lại tiếp theo cuộc chiến tranh biên giới, thời gian để xây dựng chẳng có bao nhiêu….

Ly thứ mười ông Ngạn nói:- Bây giờ tôi có một cái nhà trị giá hai trăm

ngàn đô trả góp sắp xong, hai thằng nhỏ có công việc đàng hoàng. Thằng đầu học máy tính, công ty nó định cử nó về Việt Nam mở một văn phòng đại diện, có lẽ tháng sau cháu sẽ về. Còn thằng em theo ngành luật, nó làm ở Tòa thượng thẩm bang Florida….

Ly thứ mười lăm ông Hương nói:- Cháu về cũng phải, nhà nước đang kêu

gọi trí thức về làm việc mà, mà nè tôi hỏi điều gì anh tâm đắc nhất khi qua Mỹ?

Trầm ngâm một chút ông Ngạn trả lời:- Anh hỏi khó tôi, khi qua tới Mỹ vợ chồng

tôi hai bàn tay trắng làm việc cật lực mới có chút thành công….Mà nói vậy cũng chưa đúng tôi có mang theo bốn chữ làm vốn ban đầu….

Ông Hương ngạc nhiên:- Là bốn chữ gì?- Bốn chữ “cần, kiệm, liêm, chính” tôi răm

rắp tuân theo nên mới có ngày nay!Ông Hương kêu lên:- Bốn chữ đó của Bác Hồ dạy thanh niên

mà?Ông Ngạn xác nhận:- Đúng vậy, tôi được học trong trại cải tạo

và áp dụng từ lúc ra trại tới giờ chưa thất bại bao giờ….

Ly thứ hai mươi, ông Hương thay cách xưng hô:

- Cậu có định về lại quê hương không?Ông Ngạn trịnh trọng:- Thưa anh có chớ, em sẽ làm chừng mười

năm nữa rồi về lại Việt Nam dưỡng già!…Mười năm sau, tháng 5 hàng phượng tím

đường Nguyễn Văn Cừ, con đường mới mở ven Công viên Ánh Sáng lác đác nở hoa như chào đón hai người cao tuổi đang đi trên một chiếc tắc xi, người đàn ông thò hẳn đầu ra ngoài cửa xe như để hít thở thứ không khí trong lành phả vào buồng phổi.ª

... Cháu muốn bắt mặt trăng chớ có nhảy xuống hồ, mà cháu hãy tìm cách bay lên cung trăng. Người Hà Nội cho trẻ ăn quả vải, quả nhãn mùa hè, không dọa đứa nào ăn quả nuốt luôn cả hạt thì rồi sẽ phải mổ bụng ra lấy hạt, người ta khuyên các cháu ăn từ tốn, để còn giữ cái hạt làm hòn bi hay xếp thành đồ chơi... Vâng, nghèo, đất nước Việt Nam còn nghèo lắm, và điều đó trở thành một triết lý, một biểu hiện cao quý và cũng là một lời tạ lỗi với nhân dân họ trước muôn vàn thiếu thốn. Sức mạnh của người mẹ Việt Nam bắt nguồn từ ý chí gánh cho bằng được cái gánh nặng hàng ngày làm sao nuôi sống gia đình, chăm sóc con cháu, họ hàng, bà con. Ở người mẹ Hà Nội cũng như ở bao phụ nữ nước Việt Nam, ý chí đã thay thế vitamin và thuốc bổ.

Phải chăng vì những chuyện đó mà ông thầy thuốc già tự lưu đày không chỉ

tin ở Đức Phật, ở Chúa Jesus, ở Thánh Mohammed mà ở Các Mác nữa. Đến góc trời đông nam Á này, ông nhìn thấy Phật trong niềm tin của người nông dân. Ông nhìn thấy sự công bằng trong ánh mắt các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam ngã bệnh được ông chăm sóc. Và ông cũng có thấy nữa, ông thú thật với mình, hình bóng Lênin cúi xuống những người lính tình nguyện tin tưởng vào sự công bằng và xả thân vì niềm tin ấy.

Ở thế giới đầy rối ren ngày nay, người hiền sẽ không lên thiên đàng, kẻ ác xuống địa ngục như Đấng Jehovah, Chúa Kitô hay nhà tiên tri Mohammed hằng dạy. Mà rồi sẽ đúng như lời viên cảnh sát trưởng người Anh ở Hồng Kông đã thốt lên khi được tin đại uý Wayner phụ trách an ninh sân bay bị giết hại, và người ta lại tìm thấy trong túi áo xác ông những gói ma tuý: “Tội nghiệp Wayner, cậu chết rồi mà còn bị bôi nhọ. Tại cậu đã nhìn thấy một cái gì đó đáng ra không nên nhìn và cậu đã bị phản bội bởi một trong những người cộng sự trung thành nhất của cậu”. Cái gì đó là những thùng súng đạn ngụy trang dưới nhãn hiệu thiết bị công nghiệp đưa từ lục địa đến, quá cảnh Hồng Kông và Bangkok để tới thị trấn biên giới Aryanaprathẹt, mà đại úy Wayner đã vô tình nhìn thấy khi kiểm tra an ninh kho hàng hóa ký gửi, và mặc dù sau đó ông đã ra lệnh đóng gói lại ngay như cũ, tiếp tục cho chuyển hàng đi, và ông cũng chưa bao giờ hé chuyện ấy với ai ngoài anh phụ tá tin cẩn, viên trung úy người địa phương có tên là Tieng.

Trong thế giới rối ren này, rốt cuộc con người sẽ trở lại với đời, với xã hội loài người với những khổ đau và hạnh phúc của nó, để cố gắng làm được một cái gì đó vì cuộc đời. Anh chàng tình nguyện viên cứu trợ nhân đạo quốc tế nhìn ra sự thật, đã từ bỏ chuyến bay đưa anh sang Hà Nội quá cảnh về Paris. Anh mua một ít trái cây, ngồi lên chiếc xe bò kéo lúc lắc lăn bánh nhiều giờ trên đường, sau đó đi bộ đến vùng biên giới Thái Lan - Campuchia. Ở “trong ấy” rồi ta sẽ có việc gì đó để làm, giúp đỡ một người, một em bé, một gia đình, còn hơn là ngồi tại thủ đô Pnôm Pênh viết kín hai ngàn trang báo cáo. “Có thể rồi đây chẳng bao giờ có ai nhìn thấy ta nữa, và nếu vậy thì đấy là sự dấn thân đẹp nhất của đời ta”.

Ông nhà báo Mỹ tài năng và danh tiếng sa vào cái bẫy do tình báo chính nước ông chăng, thoát cơn đột quỵ giữa rừng nhờ được quân tình nguyện Việt Nam cứu kịp thời, cuối cùng đã đưa lên đường trở về Mỹ qua sân bay Bangkok. Viên thầy thuốc già người Âu bảo ông nhà báo Mỹ: May mà người sĩ quan Việt Nam đã phát hiện kịp thời và chuyển ông đến cho tôi sơ cứu. “Người ấy đã chịu hiểm nguy tính mạng khi trở lại con đường vừa đi qua - xin ông chớ có bao giờ

quên điều đó”.Người anh trai của cô gái-nàng tiên

bị mê hoặc bởi những tờ đô la xanh đã giẫm phải mìn khi chạy trốn. Những tờ giấy xanh anh cướp được đã nhuốm máu đỏ của anh. Nhìn thấy cảnh tượng ấy, tên cựu tàn quân Pôn Pốt được quân tình nguyện Việt Nam cứu sống quyết định trở về với đất nước Campuchia của y. Đối với y, “những mảnh giấy lộn ấy chẳng đẹp đẽ gì để mà dán lên tường, cũng chẳng đủ rộng để dùng gói cơm nắm”. Một mình, không vũ khí, không gia đình, không bè bạn, y trở về sẵn sàng làm lại cuộc đời.

Cô gái - nàng tiên một thân một mình gom củi hỏa táng viên thầy thuốc người bạn lòng, rải tro ông xuống dòng sông chảy, rồi không chút do dự đi về phía có những con người. Chỉ còn nằm lại trong rừng sâu biên giới, anh sĩ quan

người Hà Nội cùng bốn đồng đội của anh đã cùng nhau cứu sống ông nhà báo Mỹ đột quỵ vẫn được trả tiền công hậu hĩnh để nói dối, cứu sống tên tàn quân Pôn Pốt, cứu sống chàng trai Thái bị mê hoặc bởi những tờ đô la xanh và các bộ phim hành động. Thể phách họ nằm lại đó, tinh anh hào hiệp và dũng cảm của họ đã trở về với đời trong niềm tin và ý chí của dân tộc họ.

* * *Việc chuyển tiểu thuyết La Terre

Gourmande sang tiếng Việt đối với tôi là chuyện gần như tình cờ. Khoảng cuối 1984 hoặc đầu 1985, tôi nhận được cuốn sách mới in do tác giả gửi biếu. Đọc thích thú quá, tôi cho nhà văn Nguyễn Văn Bổng mượn xem. Anh lại chuyển cho nhiều bạn nữa của anh tại Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà văn Vũ Tú Nam thời ấy làm Giám đốc Nhà Xuất bản Tác phẩm mới gửi tôi bức thư tay đề nghị dịch luôn cho để nhà xuất bản anh kịp ấn hành.

Tôi xin phép tác giả. Jacques Danois vui lắm: “Tôi viết về Việt Nam và Đông Dương. Không có bản tiếng Việt, làm sao những người bạn của tôi ở Việt Nam có thể đọc”. Ông đề nghị bản dịch in xong, xin gửi nhanh cho ông một bản.

Tình hình nước ta hồi ấy gặp nhiều khó khăn về KT-XH. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc đã đẩy lùi đối phương nhưng tình hình vẫn căng thẳng lắm. Ở phía Nam, ta đã có kế hoạch từng bước rút quân tình nguyện tại Campuchia mà vẫn giúp bạn ổn định được tình hình. Trong bối cảnh ấy, quý báu xiết bao tấm lòng của một nhà văn phương Tây, qua tác phẩm của mình, góp phần làm sáng tỏ trước dư luận thế giới nhiều sự hiểu sai hoặc cố tình bị xuyên tạc về Việt Nam. Trở lại với đời ra mắt độc giả mấy tháng sau ngày nguyên tác phát hành tại châu Âu là một nỗ lực đáng ghi nhận của Nhà Xuất bản Tác phẩm mới (nay là Nhà Xuất bản Hội Nhà văn). In lần đầu 10.200 bản trên giấy sản xuất thủ công vàng khè tại thành phố Hồ Chí Minh, bán hết trong mấy tuần.

Năm sau, tôi nhận được thư tác giả Jacques Danois gửi từ thủ đô Adbijan nước Bờ biển Ngà bên bờ Đại Tây Dương, nơi đóng Văn phòng UNICEF Khu vực Trung Phi và Tây Phi, mà anh làm Giám đốc phụ trách Thông tin và Đối ngoại: “Anh Phan Quang thân mến, cảm ơn anh về bản dịch cũng như những lời thân thiết qua mấy dòng anh đề tặng tôi cuốn sách “của chúng ta”. Tôi hy vọng năm tới sẽ lại sang Việt Nam để được tự tai mình nghe anh nói cho hay anh đã viết những gì trong Lời giới thiệu (bản tiếng Việt). Rất nóng lòng gặp lại anh và các bạn Việt Nam. Tôi hy vọng mọi sự đều tốt đẹp dưới bầu trời Hà Nội. Anh biết đấy, tôi yêu thành phố Hà Nội và yêu nước Việt Nam của anh đến dường nào”.ª

Jacques danois... (TIẾP TRANG 6)

Ông đại úy... (TIẾP TRANG 5)

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 6 - 6 - 201512

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THEÅ THAO

Trận đấu cho cả mùa giảibóng đá châu Âu ª VIẾT TRỌNG

Góc ảnh đẹp

Chi nhánh Công ty CP XD&DV Hoàng HàĐiều 1: Công ty CP XD&DV Hoàng Hà quyết định giải thể chi nhánh Công ty CP

XD&DV Hoàng HàĐịa chỉ tại: Ngã ba Tân Hà, thôn Liên Trung, xã Tân Hà, huyện Lâm Hà,

tỉnh Lâm Đồng.MST: 0500444797-001Từ ngày 26/5/2015.Điều 2:Kể từ ngày 26/5/2015 Chi nhánh Công ty CP XD&DV Hoàng Hà không còn

được hoạt động kinh doanh hoặc giao dịch bất cứ một lĩnh vực nào.Chi nhánh Công ty CP XD&DV Hoàng Hà đã hoàn tất các nghĩa vụ thuế

nhà nước.Chi nhánh Công ty CP XD&DV Hoàng Hà không nợ bất cứ một khoản nợ

nào đối với cá nhân hoặc tổ chức tập thể nào.Chi nhánh Công ty CP XD&DV Hoàng Hà không tranh chấp với một cá

nhân hay tổ chức nào.Toàn bộ nhân viên làm việc tại chi nhánh trước đây sẽ chuyển về làm việc

tại công ty mẹ là Công ty CP XD&DV Hoàng Hà.Điều 3:Quyết định này được dán công khai tại chi nhánh - tại công ty và được gửi

cho các cơ quan liên quan và các đối tác của chi nhánh và công ty.Giám đốc Công ty CP XD&DV Hoàng Hà có trách nhiệm hoàn tất các thủ

tục giải thể và hoàn toàn chịu trách nhiệm nội dung của quyết định.Các phòng ban, tổ đội trực thuộc cùng toàn bộ Công ty CP XD&DV Hoàng

Hà thực hiện theo quyết định này.

GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

Doanh nghiệp tư nhânlưu trú du lịch

Đức Thành- Địa chỉ: 70A đường 3 tháng 2,

phường 1, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

- Mã số thuế: 5800213221.Thông báo về việc giải thể

doanh nghiệp như sau:- Quyết định giải thể số: 01/

QĐ-ĐT ngày 31 tháng 5 năm 2015.

- Lý do giải thể: Kinh doanh không hiệu quả.

Doanh nghiệp cam kết đã hoàn thành các khoản nợ, nghĩa vụ thuế, tài sản và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung thông báo này.

1- Chắc chắn rằng sẽ có rất đông cổ động viên xứ mỳ ống Italia lặn lội sang Đức để cổ vũ, lên “dây cót” tinh thần cho đội bóng nhà trước một đối thủ quá mạnh đến từ quê hương đấu bò tót là Barcelona. Sân vận động lâu đời của nước Đức này (được xây từ năm 1936 cho Thế vận hội Berlin, tu sửa lại trong năm 2006 cho các hoạt động mở màn và trận chung kết Cúp bóng đá thế giới - World Cup năm 2006 với 76 nghìn chỗ ngồi) sẽ lại là tâm điểm của cả thế giới bóng đá cho mùa giải châu Âu kéo dài trong 2 năm 2014- 2015.

Bên ngoài sân cỏ này là cả nước Đức với mùa hè đang đến. Vạn vật rực rỡ, những lễ hội âm nhạc hè thâu đêm suốt sáng ở nhiều thành phố, bia tươi sủi bọt, những cô gái tóc vàng mắt xanh xinh như mộng cùng một không khí yêu bóng đá cuồng nhiệt, người Đức đang chào đón các cổ động viên của 2 đội từ Nam Âu đến góp mặt cho cuộc vui. Bóng đá rốt cuộc cũng chỉ là trò chơi

nhưng ngôi vương bóng đá châu Âu thì chỉ có một. Liệu có một điều gì “bất ngờ” xảy ra cho đêm chung kết này không?

2- Không phải vô cớ mà người ta gọi 3 cầu thủ tấn công của Barcelona là “bộ ba nguyên tử”. Đến thời điểm này, cả 3 danh thủ Messi, Naymar và Suarez tổng cộng đã ghi được 121 bàn trong mùa bóng năm nay - một con số đủ làm “choáng” bất cứ hàng thủ nào. Trước đó đã từng có một bộ ba khác của đội Hoàng gia Tây Ban Nha Real Madrid là Ronaldo - Benzema - Higuain cũng từng ghi được 118 bàn trong mùa giải 2011 - 2012, nhưng nay bộ ba của Barcelona đã “nhẹ nhàng” vượt mặt và con số bàn thắng này có thể sẽ còn cao hơn vì cả ba vẫn còn trận đấu trước mắt.

Linh hồn của bộ ba ăn ý này chính là Lionel Messi. Ở độ tuổi 28 (sinh năm 1987) danh thủ người Argentina này dường như đã có đủ mọi thứ mà đời một cầu thủ chơi bóng có thể mơ ước được: danh tiếng, lương cao ngút

Cuối tuần này, đêm ngày 6 rạng sáng 7/6, cả thế giới yêu bóng đá sẽ hướng mắt về sân vận động Olympic tại Berlin - Đức để chờ đón trận chung kết Champions League 2015 giữa Barcelona của Tây Ban Nha và Juventus của Italia.

ngàn, những chiếc cúp vô địch… Đây sẽ là lần thứ tư Messi cùng Barcelona nâng cao chiếc cúp Champions League nếu chiến thắng trong trận đấu này, sau các năm vô địch 2006, 2009 và 2011. Chỉ tính trong mùa giải năm nay, cầu thủ này đã ghi được 10 bàn thắng tại sân chơi châu Âu này cùng vô số những pha kiến tạo cho đồng đội ghi bàn. Khi xem Messi thi đấu, ông thầy cũ của cầu thủ này là Pep Guardiola đã phải che mặt thán phục vì màn xỏ kim của anh qua hàng loạt cầu thủ phòng ngự khác của đối thủ trước khi ghi bàn. Thể hình không phải là lý tưởng (cao 1,7m) trước những cầu thủ châu Âu cao to nhưng bù lại anh cực nhanh, như điện xẹt, ngăn chặn được anh đi bóng nhiều khi như là một điều không tưởng.

Hai cầu thủ còn lại trong bộ ba Nam Mỹ này cũng là những cỗ máy ghi bàn thực thụ. Neymar là cầu thủ hay nhất Brazil, còn Suarez là quái kiệt của đất Uruguay. Hãy coi sự có mặt của Suarez tại đội Liverpool của nước Anh đã làm khuynh đảo giải ngoại hạng và khi anh ra đi đã khiến đội bóng này lao đao thế nào. Cả ba như Neymar vẫn còn rất trẻ (sinh 1992) hoặc

trong độ chín sự nghiệp như Lionel Messi, Luis Suarez (sinh 1987, cùng năm với Messi), mang đến chất quái của bóng đá Nam Mỹ trong một đội hình châu Âu đáng xem nhất thế giới hiện nay. Họ đang đến Đức cùng đội bóng của mình để lần thứ 5 trong lịch sử đội giành được cúp Champions League.

3- Nhưng rõ ràng Juventus chẳng cất công đến Đức chỉ cốt để làm nền cho chiến thắng của Barcelona. “Bà đầm già” thành Turin này không phải là kẻ “vô danh tiểu tốt” ở Ý. Chính xác hơn, họ đang là một ông kẹ đang làm mưa làm gió trên đất Ý. Năm nay đã lần thứ tư họ vô địch Serie A 4 năm liền, thêm chiếc cúp quốc gia tô điểm trong giải năm nay. Họ đang mơ về cú ăn 3 lịch sử mà suốt 117 năm từ khi thành lập đến nay chưa làm được. Trong lịch sử của mình, Juventus đã từng vô địch Champions League 2 lần vào các năm 1985 và 1996, từng 5 lần vào đến trận chung kết và lần gần đây nhất là vào năm 2003. Không dễ gì bắt nạt họ trong trận cầu lịch sử như thế này.

Để đối phó với “bộ ba nguyên tử” Juventus trong hành trang của mình mang đến nước Đức ngoài món mì ống truyền thống họ còn có “catenaccio” - tạm dịch là “phòng ngự đổ bê tông” - một đặc sản nổi tiếng sản sinh từ bóng đá Italia. Văn vẻ hơn, theo cách nói hiện nay đó là kéo một chiếc xe bus về lấp trước cầu môn đội nhà, kiểu như đội Chelsea của Mourinho trong Ngoại hạng Anh vẫn làm, oằn mình chịu trận, chỉ chực chờ cơ hội đối thủ lơ lỏng dâng lên phản công, kiếm được một bàn thắng rồi đưa xe bus về lại, nếu thủ hòa cũng không tệ. Không cần đá đẹp, thắng là được. Nhưng so với Ngoại hạng

Anh, bóng đá Ý còn là bậc thầy của phòng ngự. Để phòng ngự tốt cần kinh nghiệm và trong đội hình của mình Juventus có những cầu thủ dạn dày trận mạc như Carlos Tevez, Patrice Evra, Andrea Pirlo, như thủ thành Gianluigi Buffon, đủ để không “giật mình” trong một trận đấu lớn như vậy. Cộng vào đó là các chân chạy trẻ như Alvaro Morata và Paul Pogba sẵn sàng cho các đợt phản công cực nhanh.

4- Có một câu chuyện vui về “mâu thuẫn”. Một người bán đao (mâu) và khiên (thuẫn - một dụng cụ để che chắn trong chiến đấu ngày xưa) trong chợ bảo rằng đao tôi rất sắc, có thể đâm thủng bất cứ thứ gì, còn khiên (thuẫn) của tôi cực kỳ cứng, có thể ngăn chặn bất cứ thứ gì. Một người mua đã hỏi người bán rằng nếu lấy đao của ông đâm vào khiên thì đao có xuyên thủng khiên hay không và khiên có chắn được đao hay không? Câu chuyện không cho ta câu trả lời của người bán. Và từ nguyên “mâu thuẫn” đã có mặt trong hệ thống từ dùng lâu nay.

Vậy thì ở trận đấu này, liệu bộ ba nguyên tử bén như dao, cực nhanh như điện của Barcelona có xuyên qua được tấm khiên cứng với nhãn hiệu đã được cầu chứng của bóng đá Ý hay không? Barcelona rõ ràng đang ở cửa trên nhưng không thể xem thường quyết tâm nặng như bê tông của người Ý. Nếu may mắn thủ hòa, trong các hiệp đấu chính, Juventus sẽ rất vui khi đối diện với màn đấu súng phân định thắng thua cuối trận. Ai thắng ai thua trong trận đấu này rồi sẽ được phân định nhưng với người xem như chúng ta, đây quả thật là một trận đấu rất đáng chờ đợi và mọi người xem đều thắng.ª

° “Bộ banguyên tử”của Barcelona (ảnh Internet).

° Suy tư - Ảnh: THẾ ANH