tổng quan kinh kiến thiết trên sự · 2015-05-30 · đến 7,0% vào q4/2014 trong khi...

7
MARKETVIEW 0 5 10 15 20 25 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Lãi suất (%) Kiến thiết trên sự phục hồi Tổng quan Kinh tế Việt Nam Triển vọng kinh tế Việt Nam được nhận định tiếp tục tích cực phần lớn do sự ổn định kinh tế mô và hiệu quả của lĩnh vực xuất khẩu nhờ vào nguồn vốn đầu trực tiếp nước ngoài. Tăng trưởng GDP cả nước tăng từ 5,1% vào Q1 đến 7,0% vào Q4/2014 trong khi lạm phát trung bình được kiểm soát ở mức 4,1% cho cả năm. Điện thoại trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam nhờ vốn đầu từ Samsung. Trong năm 2014, công ty này đã đầu vào bốn nhà máy tại Việt Nam với tổng số vốn là 5,4 tỷ USD. Kể từ năm 2011, Chính phủ đã thúc đẩy quy trình cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước để thúc đẩy tăng trưởng. Trong năm 2001, doanh nghiệp nhà nước chiếm 60% tổng số vốn đóng góp 32% GDP. Đến năm 2013, con số này đã giảm xuống tương ứng 40% và 33%. Lãi suất bao gồm lãi suất tiền gửi và lãi vay đều được điều chỉnh giảm. Vốn vay theo đó dễ dàng tiếp cận hơn và chi phí vay vốn trung bình cũng giảm từ 17% năm 2011 xuống 10% năm 2014. Giá dầu thế giới giảm cũng một vấn đề thời sự hiện nay. Việc giảm giá dầu dự tính sẽ ảnh hưởng trực tiếp và tích cực lên ngành kho vận và các ngành chịu chi phí lớn từ xăng dầu như hàng không và hàng hải (vận chuyển hàng rời và hàng đóng công-te-). Ngoài những ngành này với mối liên hệ trực tiếp với giá xăng dầu, bất động sản cũng sẽ được hưởng lợi từ việc tăng tiêu dùng, giảm chi phí xây dựng và chi phí vận hành toà nhà. Tuy nhiên, xuất khẩu dầu thô lại chiếm gần một phần mười tỷ lệ thu ngân sách nhà nước, việc giảm giá xăng dầu thế giới sẽ dẫn đến hụt thu ngân sách khoảng 3 tỷ USD. Tình hình ngành bất động sản cũng cải thiện rệt, đặc biệt thị trường nhà bán. Các dự án khởi động lại tiến độ xây dựng tăng tốc nhờ vào việc tiếp cận vốn vay dễ dàng và chi phí thấp hơn. Trong năm 2014, vốn FDI đầu vào thị trường bất động sản xếp thứ 2, chiếm 12,6% tổng số vốn đầu vào Việt Nam. Q4 2014 BP. Nghiên cứu CBRE © 2014 CBRE, Inc. | 1 GDP VIỆT NAM 5.98% so với năm trước GDP TP.HCM 9.60% so với năm trước GDP HÀ NỘI 8.80% so với năm trước VN-INDEX 8.12% so với năm trước Biểu đồ 1: Lạm phát và lãi suất Việt Nam Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Thế Giới. CPI trung bình Lãi suất tái chiết khấu Lãi suất cho vay Lãi suất tiền gửi Lãi suất tái cấp vốn

Upload: others

Post on 07-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tổng quan Kinh Kiến thiết trên sự · 2015-05-30 · đến 7,0% vào Q4/2014 trong khi lạm phát trung bình được kiểm soát ở mức 4,1% cho cả năm. •Điện

MARKETVIEW

0

5

10

15

20

25

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Lãi suất (%)

Average CPI (y-o-y) Rediscounting rate Refinancing rate

Lending rate Deposit rate

Kiến thiết trên sự phục hồi

Tổng quan Kinh tế Việt Nam

Triển vọng kinh tế Việt Nam được nhận định tiếp tục

tích cực phần lớn do sự ổn định kinh tế vĩ mô và hiệu

quả của lĩnh vực xuất khẩu nhờ vào nguồn vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài.

• Tăng trưởng GDP cả nước tăng từ 5,1% vào Q1

đến 7,0% vào Q4/2014 trong khi lạm phát trung

bình được kiểm soát ở mức 4,1% cho cả năm.

• Điện thoại trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ chốt

của Việt Nam nhờ vốn đầu tư từ Samsung. Trong

năm 2014, công ty này đã đầu tư vào bốn nhà

máy tại Việt Nam với tổng số vốn là 5,4 tỷ USD.

• Kể từ năm 2011, Chính phủ đã thúc đẩy quy trình

cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà

nước để thúc đẩy tăng trưởng.

• Trong năm 2001, doanh nghiệp nhà nước chiếm

60% tổng số vốn và đóng góp 32% GDP. Đến năm

2013, con số này đã giảm xuống tương ứng 40%

và 33%.

• Lãi suất bao gồm lãi suất tiền gửi và lãi vay đều

được điều chỉnh giảm. Vốn vay theo đó dễ dàng

tiếp cận hơn và chi phí vay vốn trung bình cũng

giảm từ 17% năm 2011 xuống 10% năm 2014.

Giá dầu thế giới giảm cũng là một vấn đề thời sự hiện

nay. Việc giảm giá dầu dự tính sẽ ảnh hưởng trực tiếp

và tích cực lên ngành kho vận và các ngành chịu chi

phí lớn từ xăng dầu như hàng không và hàng hải (vận

chuyển hàng rời và hàng đóng công-te-nơ). Ngoài

những ngành này với mối liên hệ trực tiếp với giá

xăng dầu, bất động sản cũng sẽ được hưởng lợi từ việc

tăng tiêu dùng, giảm chi phí xây dựng và chi phí vận

hành toà nhà. Tuy nhiên, xuất khẩu dầu thô lại chiếm

gần một phần mười tỷ lệ thu ngân sách nhà nước, việc

giảm giá xăng dầu thế giới sẽ dẫn đến hụt thu ngân

sách khoảng 3 tỷ USD.

Tình hình ngành bất động sản cũng cải thiện rõ rệt,

đặc biệt là thị trường nhà ở bán. Các dự án khởi động

lại và tiến độ xây dựng tăng tốc nhờ vào việc tiếp cận

vốn vay dễ dàng và chi phí thấp hơn. Trong năm 2014,

vốn FDI đầu tư vào thị trường bất động sản xếp thứ 2,

chiếm 12,6% tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam.

Q4 2014 BP. Nghiên cứu CBRE © 2014 CBRE, Inc. | 1

Title

Amount

Title

Amount

GDP VIỆT NAM

5.98% so với

năm trước

GDP TP.HCM

9.60% so với

năm trước

GDP HÀ NỘI

8.80% so với

năm trước

VN-INDEX

8.12% so với

năm trước

Biểu đồ 1: Lạm phát và lãi suất Việt Nam

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Thế Giới.

CPI trung bình Lãi suất tái chiết khấu

Lãi suất cho vay Lãi suất tiền gửi

Lãi suất tái cấp vốn

THINH
logo up
Page 2: Tổng quan Kinh Kiến thiết trên sự · 2015-05-30 · đến 7,0% vào Q4/2014 trong khi lạm phát trung bình được kiểm soát ở mức 4,1% cho cả năm. •Điện

ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG

0

10

20

30

40

50

Q1Q2Q3Q4Q1Q2Q3Q4Q1Q2Q3Q4Q1Q2Q3Q4

2011 2012 2013 2014

Giá

chào thuê

(US

D/m

2/t

háng)

Hạng A Hạng B

TỔNG NGUỒN CUNG HẠNG A&B TĂNG 5 LẦN

TRONG VÒNG 10 NĂM

Về nguồn cung, năm 2014 chào đón thêm một tòa văn

phòng Hạng A – Lotte Center Hà Nội và 5 tòa văn

phòng Hạng B tham gia vào thị trường. Tổng nguồn

cung Hạng A đã tăng gấp 4 lần kể từ năm 2004, đạt

343.000 m2 trong khi tổng nguồn cung hạng B tăng 7

lần, đạt hơn 774.000m2. Hơn 40% tổng nguồn cung

tập trung tại khu vực phía Tây, tạo nên sức ép rất lớn

cho khu vực này.

GIÁ CHÀO THUÊ TIẾP TỤC XU HƯỚNG GIẢM VÀ

PHÙ HỢP HƠN ĐỐI VỚI KHÁCH THUÊ

Các tòa nhà Hạng A&B đều trải qua các đợt giảm giá

thuê liên tục trong năm. So với cùng kỳ năm ngoái,

giá chào thuê Hạng A đã giảm 2,6% và Hạng B giảm

2,5%, đạt mức lần lượt là 30,3 USD/m2/tháng và 18,1

USD/m2/tháng. Các tòa nhà tại khu vực trung tâm ghi

nhận mức giảm giá lớn nhất so với cùng kỳ năm

ngoái, 5,6% cho Hạng A và 7,5% cho Hạng B. Cùng

với sự đi xuống của giá thuê, sự đa dạng hơn về các

loại hình văn phòng đang mang lại nhiều ưu thế hơn

cho khách thuê. Tỷ lệ trống tại các tòa nhà Hạng A là

26,3% và Hạng B là 25,6% vào cuối năm 2014. So

với cùng kỳ năm ngoái, tỷ lệ trống Hạng A đã tăng 2

điểm% trong khi tỷ lệ trống Hạng B giảm 8 điểm%.

Nhờ giá thuê ngày càng hợp lý hơn, rất nhiều tòa nhà

Hạng B đã thu hút được khách thuê với diện tích lớn,

góp phần tạo ra tỷ lệ hấp thụ rất ấn tượng trong suốt

năm vừa qua.

SỨC ÉP GIA TĂNG CHO KHU VỰC PHÍA TÂY

Theo dự kiến, trong năm 2015 sẽ không có thêm dự

án Hạng A nhưng có 12 dự án Hạng B sẽ ra mắt.

Trong số đó, 68% nguồn cung mới tọa lạc tại khu vực

phía Tây thành phố tạo sức ép lớn hơn cho khu vực

này. Vì vậy, giá thuê sẽ là một yếu tố cạnh tranh then

chốt đối với các tòa nhà, đặc biệt ở khu vực phía Tây.

Đáng chú ý nữa là sự phục hồi của nền kinh tế, với

mức GDP và FDI tăng trưởng lạc quan, được dự đoán

sẽ làm tăng tỉ lệ lấp đầy trong năm 2015.

© 2014 CBRE, Inc. | 2

VĂN PHÒNG CHO THUÊ HÀ NỘI

Nguồn: BP. Nghiên cứu CBRE, Q4/2014.

Nguồn: BP. Nghiên cứu CBRE, Q4/2014.

Nguồn: BP. Nghiên cứu CBRE, Q4/2014.

Biểu đồ 2: Giá chào thuê văn phòng

Biểu đồ 3: Tỷ lệ hấp thụ và tỷ lệ trống, Hạng A&B

Biểu đồ 4: Nguồn cung tương lai, 2015F

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

-10,000

0

10,000

20,000

30,000

40,000

50,000

Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4

2012 2013 2014

Tỷ lệ

lấ

p đ

ầy (

m2)

Tỷ lệ lấp đầy - Hạng A Tỷ lệ lấp đầy - Hạng B

Tỷ lệ trống - Hạng A Tỷ lệ trống - Hạng B

0

100

200

300

400

500

600

700

Nghìn

m2

Khu vực phía Tây Khu vực Đống Đa-Ba Đình

Q4 2014 BP. Nghiên cứu CBRE

Page 3: Tổng quan Kinh Kiến thiết trên sự · 2015-05-30 · đến 7,0% vào Q4/2014 trong khi lạm phát trung bình được kiểm soát ở mức 4,1% cho cả năm. •Điện

ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG

TRÀNG TIỀN PLAZA MỞ CỬA TRỞ LẠI VỚI CÁC

GIAN HÀNG ẨM THỰC VÀ NHÃN HÀNG THỜI

TRANG TẦM TRUNG

Trong năm 2014, năm dự án đã gia nhập thị trường,

cung cấp thêm 55.058 m2 diện tích cho thuê (NLA),

tăng tổng diện tích cho thuê bán lẻ toàn thị trường TP.

Hà Nội lên 624.718 m2, với 18 trung tâm thương mại,

3 trung tâm thương mại tổng hợp, và 8 sảnh bán lẻ. Sự

mở cửa trở lại của TTTM Tràng Tiền Plaza với với

một số thay đổi được kì vọng sẽ làm cải thiện tình

hình kinh doanh của TTTM nổi tiếng này.

GIÁ THUÊ VÀ TỶ LỆ LẤP ĐẦY VẪN ĐANG TRÊN

ĐÀ GIẢM

Về giá và tỷ lệ lấp đầy so với cùng kỳ năm trước, giá

chào thuê trung bình giảm 15,5% tại khu vực trung

tâm và 10,4% tại khu vực ngoài trung tâm. Sự sụt

giảm chủ yếu là do giá chào thuê thấp hơn đáng kể tại

các sảnh bán lẻ tại khu vực trung tâm và các TTTM

nằm ở khu vực ngoài trung tâm. Tỷ lệ lấp đầy trong

Q4 2014 giảm 4,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm

2013.

CÁC NHÀ BÁN LẺ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

CÙNG MỞ RỘNG KINH DOANH

Siêu thị Lotte Mart từ Hàn Quốc thông báo kế hoạch

của họ với 60 siêu thị tại Việt Nam cho đến năm 2020,

trong khi AEON từ Nhật Bản lên kế hoạch mở 20 đại

siêu thị trên toàn quốc. Thêm vào đó, Vingroup, một

nhà bán lẻ nội địa vừa mới mua lại Ocean Mart, đã lên

lịch trình xây dựng thêm 9 TTTM trên toàn Việt Nam.

TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG

Mặc dù Việt Nam sẽ cho phép các nhà bán lẻ với

100% vốn nước ngoài tham gia vào thị trường từ năm

2015, tuy nhiên, ENT vẫn là một rào cản kỹ thuật.

Trong ngắn hạn, đây chưa phải là một sự chuyển biến

to lớn bởi lẽ các nhà bán lẻ nước ngoài đã xâm nhập

thị trường được một thời gian.

Giá thuê sẽ tiếp tục đà giảm nhằm duy trì tỷ lệ lấp

đầy, tuy nhiên sẽ chỉ giảm ở mức khiêm tốn bởi các

chỉ số kinh tế vĩ mô ổn định được trông đợi sẽ làm

củng cố niềm tin người tiêu dùng.

© 2014 CBRE, Inc. | 3

MẶT BẰNG BÁN LẺ HÀ NỘI

Biểu đồ 5: Diện tích bán lẻ theo khu vực, m2

Biểu đồ 6: Giá chào tầng trệt

Biểu đồ 7: Diện tích hấp thụ và tỷ lệ trống

0

100,000

200,000

300,000

400,000

500,000

600,000

700,000

2010 2011 2012 2013 2014

Trung tâm Ngoài trung tâm

0

20

40

60

80

100

120

2011 2012 2013 2014

USD/m2/ tháng Trung tâm Ngoài trung tâm

0%

6%

12%

18%

-10,000

30,000

70,000

110,000

150,000

2010 2011 2012 2013 2014

Diện tích hấp thụ (m2) Tỷ lệ trống (%)

Nguồn: BP. Nghiên cứu CBRE, Q4/2014.

Nguồn: BP. Nghiên cứu CBRE, Q4/2014.

Nguồn: BP. Nghiên cứu CBRE, Q4/2014.

Q4 2014 BP. Nghiên cứu CBRE

Page 4: Tổng quan Kinh Kiến thiết trên sự · 2015-05-30 · đến 7,0% vào Q4/2014 trong khi lạm phát trung bình được kiểm soát ở mức 4,1% cho cả năm. •Điện

ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG

LÀN SÓNG MỞ BÁN TIẾP TỤC

Trong Quý 4/2014, làn sóng các đợt mở bán mới căn

hộ tiếp tục mạnh mẽ. Trong quý có tổng cộng 7.200

căn hộ được chào bán ra thị trường từ 16 dự án, hầu

hết thuộc phân khúc trung cấp và bình dân, nâng tổng

số căn hộ chào bán mới cả năm 2014 lên 16.200 căn,

gần gấp đôi năm 2013.

ĐÀ GIAO DỊCH TIẾP TỤC TĂNG TRƯỞNG

Đà giao dịch tiếp tục tăng trưởng mạnh và vững chắc.

Riêng trong quý 4, có khoảng 3.990 căn hộ ước lượng

được giao dịch, tăng 47% so với quý trước. Căn hộ

trung cấp có lượng giao dịch tốt nhất, chiếm khoảng

48% lượng giao dịch trên toàn thị trường. Phân khúc

bình dân xếp thứ hai, chiếm khoảng 37% lượng giao

dịch. Tổng cộng cả năm 2014, khoảng 10.700 căn hộ

đã được giao dịch, tăng tới 60% so với năm 2013.

GIÁ ĐANG TĂNG

Về giá, các dự án ở các quận nội đô tiếp tục thu hút

khách mua và giữ mức giá bán sơ cấp cao. Giá sơ cấp

bình quân của các dự án tại các quận nội đô tăng

khoảng 10% - 20% so với năm trước. Tại phân khúc

bình dân, các căn hộ được mở bán mới, đặc biệt vào

thời điểm cuối năm đã có mức giá chào bán cao hơn

các căn hộ mở bán trước đó từ 5% - 10% tùy dự án và

vị trí.

Giá bán lại các căn hộ thứ cấp cũng tăng nhẹ khoảng

0,4% so với quý trước. Giá thứ cấp cải thiện ở hầu

hết các phân khúc, và mạnh nhất tại phân khúc cao

cấp với mức tăng 2,2% so với quý trước. Tính theo

năm, giá thứ cấp của phân khúc cao cấp và hạng sang

cũng tăng mạnh hơn so với các phân khúc khác với

mức tăng 4,0% và 6,7% tương ứng. Trong khi đó, giá

thứ cấp các căn hộ trung cấp và bình dân lại giảm so

với năm trước. Diễn biến này là do nguồn cung căn

hộ cao cấp và hạng sang đang dần hạn chế, trong khi

đó nguồn cung trung cấp và bình dân ngày càng nhiều

hơn, đặc biệt là các dự án quy mô lớn với thiết kế căn

hộ nhỏ và có giá tốt.

© 2014 CBRE, Inc. | 4

CĂN HỘ ĐỂ BÁN HÀ NỘI

Biểu đồ 8: Số căn mở bán mới theo năm

Biểu đồ 9: Số căn bán theo quý

Nguồn: BP. Nghiên cứu CBRE, Q4/2014.

Nguồn: BP. Nghiên cứu CBRE, Q4/2014.

Biểu đồ 10: Thay đổi giá thứ cấp theo quý

Nguồn: BP. Nghiên cứu CBRE, Q4/2014.

.0

5.000

10.000

15.000

20.000

25.000

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Q1 Q2 Q3 Q4 Cả năm

.0

.500

1.000

1.500

2.000

2.500

3.000

3.500

4.000

4.500

Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4

2012 2013 2014

Hạng sang Cao cấp Trung cấp Bình dân

Q4 2014 BP. Nghiên cứu CBRE

Page 5: Tổng quan Kinh Kiến thiết trên sự · 2015-05-30 · đến 7,0% vào Q4/2014 trong khi lạm phát trung bình được kiểm soát ở mức 4,1% cho cả năm. •Điện

ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG

0

20

40

60

80

100

120

140

160

180

200

ThanhXuân

Cầu Giấy

Tây Hồ

Từ Liêm

HoàngMai

HàĐông

LongBiên

ThanhTrì

Hoài Đức

GiaLâm

MêLinh

Triệ

u V

/m2

Giá trung bình 13Q4 Giá trung bình 14Q4

Giá trung bình thị trường Q4 2014

15%

10%

32% 10%

8%

10%

14%

Hoàng Mai

Tây Hồ

Hà Đông

Từ Liêm

Cầu Giấy

Long Biên

Khác

-20%

-10%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

0

20

40

60

80

100

120

140

Q111

Q211

Q311

Q411

Q112

Q212

Q312

Q412

Q113

Q213

Q313

Q413

Q114

Q214

Q3 1

4

Q4 1

4

triệ

u V

/mm

2

Giá trung bình thị trường Q4 2014

Biến động giá trung bình so với Q3

GIAO DỊCH SÔI DỘNG VÀ NGUỒN CUNG MỚI

TIẾP TỤC ĐƯỢC CHÀO BÁN RA THỊ TRƯỜNG

Quý 4 2014 chứng kiến hai dự án chào bán cuối cùng

của năm bao gồm Ecopark – Park River – Giai đoạn

2B và đợt mở bán cuối cùng của dự án Sunny Garden

City. Tổng cộng, có 5 dự án mở bán mới trong năm

2014, cung cấp cho thị trường thêm 750 căn biệt

thự/liền kề, ít hơn nhiều so với các năm trước. Điều

này đã góp phần làm giảm áp lực cho thị trường khi

nguồn cung vẫn còn vượt trội so với nhu cầu. Hầu hết

các dự án mở bán gần đây đều đạt tỷ lệ bán tốt. Các

dự án này đều có tiến độ xây dựng nhanh chóng, cơ sở

hạ tầng đầy đủ, cảnh quan đẹp và chủ đầu tư uy tín

GIÁ THỨ CẤP TĂNG LẦN THỨ 2 TRONG NĂM

2014 – THỊ TRƯỜNG ĐANG TRÊN ĐÀ HỒI PHỤC

Quý 4 2014 là quý thứ hai liên tiếp giá thứ cấp tăng

trong năm với mức tăng 0,4% so với quý trước. So với

cùng kỳ năm ngoái, mức giảm đang thu hẹp lại chỉ

còn 7% thay vì 20% và 30% của các năm trước đây.

Điều này đã cho thấy được tín hiệu tích cực trên toàn

thị trường. Về vị trí, huyện Hoài Đức và Mê Linh

được ghi nhận mức giảm giá lớn nhất trong khi quận

Cầu Giấy, Hà Đông và Gia Lâm lại chứng kiến mức

tăng giá từ 2% đến 9% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ

có cơ sở hạ tầng và quy mô dân số ngày càng được cải

thiện bên cạnh những cây cầu mới được hoàn thiện và

đường cao tốc trên cao sẽ được đưa vào sử dụng trong

tương lai.

TRIỂN VỌNG

Thị trường được được kì vọng sẽ có sự tăng giá nhẹ

trong một vài quý tới nhờ những quy định mới trong

luật đất đai sửa đổi và lòng tin của người mua đối với

thị trường được cải thiện. Các chủ đầu tư cần đặc biệt

lưu ý rằng tiến độ xây dựng và cơ sở hạ tầng, tiện ích

đầy đủ là những yếu tố tiên quyết trong việc thu hút

người mua. Cuối cùng, luật nhà ở sửa đổi cho phép

người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam được kì vọng

sẽ làm tăng lượng giao dịch trên thị trường nhà đất.

© 2014 CBRE, Inc. | 5

BIỆT THỰ, NHÀ LIỀN KỀ HÀ NỘI

Nguồn: BP. Nghiên cứu CBRE, Q4/2014.

Nguồn: BP. Nghiên cứu CBRE, Q4/2014.

Nguồn: BP. Nghiên cứu CBRE, Q4/2014.

Biểu đồ 11: Tổng nguồn cung theo quận

Biểu đồ 12: Giá thứ cấp trung bình thị trường

Biểu đồ 13: Giá thứ cấp theo quận

Q4 2014 BP. Nghiên cứu CBRE

Page 6: Tổng quan Kinh Kiến thiết trên sự · 2015-05-30 · đến 7,0% vào Q4/2014 trong khi lạm phát trung bình được kiểm soát ở mức 4,1% cho cả năm. •Điện

ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG

LƯỢNG KHÁCH QUỐC TẾ TỪ CÁC NƯỚC PHÁT

TRIỂN ĐANG TĂNG TRƯỞNG TÍCH CỰC

Trong năm 2014, TP. Hà Nội đón chào 2 triệu khách

du lịch quốc tế, với 9,4% tăng trưởng so với cùng kỳ

năm 2013. Tổng cục thống kê đã ghi nhận những sự

tăng trưởng lượng khách đến khá đáng kể từ các quốc

gia APEC như Hoa Kỳ (+21,6%), Hàn Quốc (+51,3%)

và Úc (+16,8%).

NGUỒN CUNG MỚI NGOÀI TRUNG TÂM

Đã có năm dự án mới với tổng cộng 603 phòng tham

gia vào thị trường trong năm 2014, giúp tăng tổng

nguồn cung của thị trường khách sạn 3 đến 5 sao tại

TP. Hà Nội lên 9.783 phòng. Đáng chú ý, các khách

sạn này được phân bố chủ yếu ngoài khu trung tâm,

đặc biệt có dự chuyển dịch về phía Tây.

“VIỆT NAM LÀ MỘT TRONG NHỮNG ĐIỂM ĐẾN

LÝ TƯỞNG NHẤT TRÊN THẾ GIỚI TRONG NĂM

2015” (TẠP CHÍ FORBESLIFE)

Việt Nam đã tiếp tục miễn thị thực cho bảy quốc gia,

bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Đan Mạch, Na-

uy, Phần Lan và Thụy Điển. Sự hoàn thành của nhà ga

T2 sân bay quốc tế Nội Bài, cũng như của cầu Nhật

Tân được kỳ vọng sẽ cải thiện khả năng phục vụ

ngành du lịch của TP. Hà Nội. Những bước đi này sẽ

tạo điều kiện để thu hút một lượng lớn hơn du khách

quốc tế đến Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung,

như là một nơi được tạp chí ForbesLife bình chọn là «

một trong những nơi đáng đến nhất trong năm 2015 ».

TÌNH HÌNH KINH DOANH ĐƯỢC CẢI THIỆN

Cả giá thuê và công suất thuê đều được cải thiện so

với quý trước, làm cho doanh thu trung bình theo

phòng (RevPAR) tăng 35%. So với cùng kỳ năm

ngoái, giá thuê phòng khách sạn giảm nhẹ ở mức 2%

trong khi công suất thuê phòng lại được cải thiện, tăng

thêm 6,8 điểm phần trăm, kết quả là RevPAR tăng

thêm 8,3%.

© 2014 CBRE, Inc. | 6

KHÁCH SẠN 3-5 SAO HÀ NỘI

Biểu đồ 14: Khách du lịch đến Hà Nội

Biểu đồ 15: Tổng nguồn cung

Nguồn: BP. Nghiên cứu CBRE, Q4/2014.

Biểu đồ 16: Tình hình hoạt động các khách sạn

00

500,000

1,000,000

1,500,000

2,000,000

2,500,000

3,000,000

Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4

2011 2012 2013 2014

Nội địa Quốc tế

0

10

20

30

40

50

60

70

80

0

2,000

4,000

6,000

8,000

10,000

12,000

1995 2000 2005 2010 2011 2012 2013 2014

Số khách sạn Số phòng

5 sao 4 sao 3 sao Số khách sạn

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

$0

$30

$60

$90

$120

T12 2013 T3 2014 T6 2014 T8 2014 T12 2014

%

US

D/p

hòng/đ

êm

ADR (trái)

RevPAR (trái)

Công suất thuê (phải)

Nguồn: BP. Nghiên cứu CBRE, Q4/2014.

Nguồn: BP. Nghiên cứu CBRE, Q4/2014.

Q4 2014 BP. Nghiên cứu CBRE

Page 7: Tổng quan Kinh Kiến thiết trên sự · 2015-05-30 · đến 7,0% vào Q4/2014 trong khi lạm phát trung bình được kiểm soát ở mức 4,1% cho cả năm. •Điện

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin sử dụng trong báo cáo, bao gồm những dự đoán, được thu thập từ các nguồn thông tin mà chúng tôi cho

là đáng tin cậy. Chúng tôi không nghi ngờ về tính chính xác của các thông tin nên sẽ không kiểm chứng nguồn tin và không bảo đảm, đoan

chắc hay đại diện cho các thông tin này. Độc giả có trách nhiệm tự đánh giá độ chính xác và tính toàn vẹn của những thông tin trong ấn

phẩm này. Báo cáo này chỉ dành riêng cho các khách hàng và đội ngũ chuyên gia của CBRE, và toàn bộ tài liệu này đều được bảo lưu bản

quyền và không được sao lưu hay phát tán mà không có sự cho phép trước bằng văn bản của CBRE.

ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG

LIÊN HỆ

Dương Thùy Dung

Phó giám đốc

+84 8 3824 6125

[email protected]

Nguyễn Hoài An

Quản lý cấp cao

+84 4 2220 0220

[email protected]

Nguyễn Hoàng Hạnh

Chuyên viên tư vấn cấp cao

+84 4 2220 0220

[email protected]

VĂN PHÒNG CBRE

Văn phòng TP.HCM

P. 1201, Tòa nhà Mê Linh Point,

2 Ngô Đức Kế, Quận 1,

TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Văn phòng Hà Nội

Tầng 6, Tháp BIDV,

194 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm,

Hà Nội, Việt Nam

Văn phòng Đà Nẵng

Tầng 3, Indochina Riverside Towers,

74 Bạch Đằng, Quận Hải Châu,

Đà Nẵng, Việt Nam

Để biết thêm thông tin về BP. Nghiên cứu CBRE,

hoặc xem các báo cáo nghiên cứu khác, vui lòng

truy cập Cổng Thông tin Nghiên cứu Toàn cầu tại

www.cbre.com/researchgateway.

HÀ NỘI