tin trong tỈnh doanh nghiỆp ngÀnh cÔng thƯƠng...

28
1 TIN TRONG TNH DOANH NGHIP NGÀNH CÔNG THƯƠNG VƯỢT KHÓ, N ĐỊNH VÀ PHÁT TRIN Năm 2012 và 4 tháng đầu năm 2013 hot động sn xut kinh doanh ca các doanh nghip thuc ngành tiếp tc gp nhng khó khăn do nh hưởng ca tình trng suy thoái kinh tế, mt schính sách tăng cường qun lý đầu tư và tài nguyên ca Chính phđã có tác động mnh đến sn xut tiêu thmt smt hàng chlc ca tnh như qung st, đá trng, chì km, xi măng...Phn ln các DN thi ếu vn, thtrường tiêu thcác sn phm chyếu gp khó khăn...Hi n nay mt sgi i pháp ca Chính phvà ca t nh đã được thc hin và bt đầu có nhng tác động tích cc đến SXKD ca các DN: như các chính sách giãn gim thuế, hlãi sut, đầu tư mt scông trình htng, gia hn xut khu mt smt hàng khoáng sn...cùng vi snl c vượt khó ca các doanh nghip, đã thúc đẩy SXKD đạt kết qukhá: Trong năm 2012, sn xut công nghip dù chưa đạt kế hoch đề ra song trong tình hình khó khăn khc lit thì kết quđạt được đã phn ánh rõ nét vsthích ng nhanh ca các DN. Giá trSXCN (giá cđịnh 1994) ước đạt 3.851 tđồng, bng 98.74% so vi kế hoch, tăng 14,1% so vi cùng knăm trước; Chssn xut công nghip tăng 12,08%, trong đó: Công nghip khai khoáng tăng 15,18%; Công nghip chế biến, chế to tăng 4,81%; Sn xut và phân phi đin, khí đốt, nước nóng tăng 35,42%; Cung cp nước, hot động qun lý và slý rác thi, nước thi tăng 14,65%. Hot động thương mi có sbt phá mnh nht là trong lĩnh vc xut khu. Tng mc lưu chuyn hàng hoá bán lvà doanh thu dch vước đạt 7.828 tđồng, vượt 11,83% kế hoch, tăng 20,49% so vi cùng k; Kim ngch xut khu ước đạt 46,27 tri u USD, vượt 15,6% kế hoch, tăng 28,8% so vi cùng k; Kim ngch nhp khu ước đạt 12.714,8 ngàn USD, tăng 29,28% so vi cùng knăm 2011. Bước vào thc hin nhim vkế hoch năm 2013, qua 4 tháng tri n khai cho thy đã có nhng du hiu tích cc trong sn xut kinh doanh. Mc dù trùng vào knghtết dài ngày, bình quân các doanh nghip chSXKD hơn 3 tháng song vn đạt kết qukhá. Đáng chú ý là hu hết Nhà máy xe đá tm nh- Công ty TNHH RK

Upload: others

Post on 29-Dec-2019

11 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

TIN TRONG TỈNH DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG THƯƠNG VƯỢT KHÓ, ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN

Năm 2012 và 4 tháng đầu năm 2013 hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

thuộc ngành tiếp tục gặp những khó khăn do ảnh hưởng của tình trạng suy thoái kinh tế, một số chính sách tăng cường quản lý đầu tư và tài nguyên của Chính phủ đã có tác động mạnh đến sản xuất tiêu thụ một số mặt hàng chủ lực của tỉnh như quặng sắt, đá trắng, chì kẽm, xi măng...Phần lớn các DN thiếu vốn, thị trường tiêu thụ các sản phẩm chủ yếu gặp khó khăn...Hiện nay một số giải pháp của Chính phủ và của tỉnh đã được thực hiện và bắt đầu có những tác động tích cực đến SXKD của các DN: như các chính sách giãn giảm thuế, hạ lãi suất, đầu tư một số công trình hạ tầng, gia hạn xuất khẩu một số mặt hàng khoáng sản...cùng với sự nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp, đã thúc đẩy SXKD đạt kết quả khá:

Trong năm 2012, sản xuất công nghiệp dù chưa đạt kế hoạch đề ra song trong tình hình khó khăn khốc liệt thì kết quả đạt được đã phản ánh rõ nét về sự thích ứng nhanh của các DN. Giá trị SXCN (giá cố định 1994) ước đạt 3.851 tỷ đồng, bằng 98.74% so với kế hoạch, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước; Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 12,08%, trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng 15,18%; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,81%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng tăng 35,42%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và sử lý rác thải, nước thải tăng 14,65%.

Hoạt động thương mại có sự bứt phá mạnh nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước đạt 7.828 tỷ đồng, vượt 11,83% kế hoạch, tăng 20,49% so với cùng kỳ; Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 46,27 triệu USD, vượt 15,6% kế hoạch, tăng 28,8% so với cùng kỳ; Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 12.714,8 ngàn USD, tăng 29,28% so với cùng kỳ năm 2011.

Bước vào thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2013, qua 4 tháng triển khai cho thấy đã có những dấu hiệu tích cực trong sản xuất kinh doanh. Mặc dù trùng vào kỳ nghỉ tết dài ngày, bình quân các doanh nghiệp chỉ SXKD hơn 3 tháng song vẫn đạt kết quả khá. Đáng chú ý là hầu hết

Nhà máy xe đá tấm nhỏ - Công ty TNHH RK

2

các sản phẩm đều tăng, kể cả sản phẩm gặp khó khăn trong tiêu thụ như xi măng tăng 14,3%, Quặng sắt tăng 16% so cùng kỳ...

Sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, giá trị sản xuất công nghiệp đạt được phù hợp với kế hoạch đề ra. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) quý I ước đạt 806,829 tỷ đồng, bằng gần 20% kế hoạch năm, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2012. Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I tăng 4,98% so với cùng kỳ năm 2012; 4 tháng đầu năm: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,36% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng 0,97%; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,96%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng tăng 2,58%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và sử lý rác thải, nước thải tăng 21,32%.

Kinh doanh thương mại tiếp tục duy trì sự tăng trưởng từ trước trong và sau tết. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ quý I ước đạt 2.280,8 tỷ đồng, tăng 20,39% so với cùng kỳ và bằng 27% kế hoạch năm; Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 11,212 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ và gần bằng 25% kế hoạch năm; Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1,88 triệu USD, tăng 305,25% so với cùng kỳ năm 2012. 4 tháng đầu năm: Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước đạt 3.039 tỷ đồng, tăng 21,4% so với cùng kỳ và bằng 36,18% kế hoạch năm; Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 17,894 triệu USD, tăng 34,58% so với cùng kỳ và gần bằng 40% kế hoạch năm; Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 2,619 triệu USD, tăng 340,9% so với cùng kỳ năm 2012.

Mặc dù đạt được những kết quả khá, song dự báo tình hình trong thời gian tiếp theo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, các DN trong ngành vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng của những khó khăn, cụ thể cho từng nhóm DN như sau:

Nhóm khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng: Đây là nhóm gặp nhiều khó khăn nhất do các chính sách về cấp mỏ, về xuất khẩu, về đầu tư công có nhiều thay đổi: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm dừng cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản, nhiều doanh nghiệp phải dừng khai thác do hết hạn cấp phép cũ, chưa được cấp phép mới. Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tạm dừng xuất khẩu quặng sắt, chì kẽm, đá khối dẫn đến khai thác chế biến các SP này chững lại. Hiện nay Chính phủ đã cho phép kiểm kê hàng tồn kho, gia hạn xuất khẩu đến hết năm 2013. Tuy nhiên các DN đang lúng túng về thị trường trong nước sau khi hết hạn xuất khẩu. Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, vốn đầu tư xây dựng giảm, tình trạng đầu tư bất động sản gặp khó khăn, tiêu thụ vật liệu xây dựng như xi măng, gạch, vật liệu xây dựng thông thường chững lại.

Nhóm sản xuất chế biến lâm nông sản thực phẩm: Khó khăn chủ yếu là thiếu vốn lưu động để thu mua nguyên liệu nông lâm sản tới kỳ thu hoạch, chi phí đầu vào tăng cao, thị trường không ổn định, giá bán không tăng tương ứng, hiệu quả kinh doanh giảm thấp...Nhiều cơ sở chế biến phát triển tự phát ảnh hưởng không tốt đến thu mua nguyên liệu Chè, Gỗ rừng trồng; Tinh dầu quế...

Nhóm phát điện và đầu tư các dự án sản xuất công nghiệp: Các ngân hàng thắt chặt tăng trưởng tín dụng nên việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng khó khăn, trong khi năng lực chủ đầu tư có hạn, chậm triển khai dự án, hoặc chậm tiến độ. Hầu hết các dự án thủy điện chậm tiến độ. Một số dự án tiến độ giải phóng mặt bằng, đầu tư hệ thống truyền tải vào lưới quốc gia chậm...Các chủ đầu tư chậm huy động được vốn, một số dự án triển khai được một phần nay đang dừng lại vì không bố trí được vốn, một số phải điều chỉnh công suất quy hoạch...Dự án thủy địên Văn Chấn và một số dự án khác của khu vực phía tây chuẩn bị phát điện đang gặp khó khăn về đường truyền tải đưa điện lên lưới.

3

Các dự án có quy mô khá được đầu tư chuyển tiếp từ các năm trước chậm tiến độ, nguyên nhân chính vẫn là thiếu vốn đầu tư, chậm giải phóng mặt bằng cụ thể: Nhà máy chế biến gỗ MDF, Nhà máy bột giấy mới hoàn thành san tạo mặt bằng; Nhà máy chế biến Ethanol chưa đền bù giải phóng mặt bằng; Nhà máy chế biến ván ép xuất khẩu đang xây dựng song chậm do thiếu vốn...

Theo kế hoạch năm 2013, mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp là 4.100 tỷ đồng, chỉ số SXCN 11%; Tổng mức hàng hóa bán lẻ 8.400 tỷ đồng kim ngạch xuất khẩu 45 triệu USD. Trong tình hình khó khăn chung, hiện nay đã xuất hiện những cơ hội để phấn đấu thực hiện kế hoạch: Lãi suất cho vay đã giảm và sẽ tiếp tục giảm theo lộ trình, điều kiện cho vay đã thuận lợi hơn; Các chính sách hỗ trợ DN như giảm, giãn nộp thuế tiếp tục được thực hiện. Đầu tư hệ thống hạ tầng thiết yếu tiếp tục được triển khai, một số công trình lớn đang được triển khai xây dựng trên địa bàn...Để nắm bắt cơ hội phát triển, tháo gỡ khó khăn, đồng thời với việc cơ cấu lại sản xuất, cơ cấu lại các DN và cơ sở sản xuất cho phù hợp với quy hoạch, đảm bảo tiến độ đầu tư và cân đối với khả năng cung cấp vật tư nguyên liệu, Sở Công Thương đề xuất thực hiện một số giải pháp như sau:

Trong lĩnh vực khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất VLXD: Đề nghị tỉnh thành lập đoàn kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các mỏ các được cấp phép, kiên

quyết thực hiện các giải pháp: Yêu cầu chuyển nhượng, hoặc thu hồi giấy phép của chủ đầu tư không có năng lực để cấp cho các chủ đầu tư có đủ năng lực. Đối với các mỏ đã hết hạn, các chủ đầu tư đã làm đầy đủ các thủ tục và chứng minh được năng lực thì tiếp tục cấp phép khai thác.

Đề nghị UBND tỉnh kiến nghị với Chính phủ về việc tiếp tục cho phép các doanh nghiệp khai thác chế biến đá vôi trắng được phép xuất khẩu đá Block (Thay vì chỉ được xuất khẩu đến hết 2013) đi kèm với sản lượng các chủng loại sản phẩm chế biến khác từ đá trắng nhằm sử dụng có hiệu quả tài nguyên. Có định hướng cho các doanh nghiệp khai thác và tuyển quặng sắt, chì kẽm và các khoáng sản kim loại khác trong liên kết tiêu thụ trong nước hoặc được xuất khẩu có điều kiện.

Đề nghị UBND tỉnh thực hiện các giải pháp khuyến khích các đơn vị xây dựng trên địa bàn sử dụng vật liệu xây dựng được khai thác và sản xuất trong tỉnh nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm này.

Trong ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản: Rà soát đánh giá toàn bộ các cơ sở chế biến hiện có, tập trung vào ngành chế biến Chè, Gỗ

rừng trồng, Tinh dầu quế trên cơ sở đó phân xếp loại các cơ sở sản xuất. Kiên quyết dừng sản xuất các cơ sở không đủ các điều kiện quy định.

Có biện pháp đôn đốc kiên quyết để các dự án vừa và lớn đã có chứng nhận đầu tư như: Nhà máy ván MDF, EEthanol, Bột giấy... nhanh chóng triển khai do đã quá chậm, cần thiết phải thu hồi để cấp cho nhà đầu tư khác

Với các dự án thủy điện, phát triển lưới điện Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng để phát điện sớm nhất các công trình thủy điện Văn

Chấn, Ngòi Hút II, Trạm Tấu, Khao Mang...Đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo tập đoàn điện lực triển khai xây dựng tuyến đường dây mạch kép 110KV Nghĩa Lộ Yên Bái để các dự án thủy điện phía tây phát điện lên lưới quốc gia khi dự án đi vào sản xuất trong năm 2013.

Đề nghị điện lực Yên Bái có phương án cụ thể trong việc cung cấp điện cho sản xuất, ổn định chất lượng điện đảm bảo sản xuất. Khẩn trương hoàn thành các dự án trung áp của dự án REII để đấu nối điện cho hạ áp.

4

Đề nghị UBND các Huyện thị, các ngành liên quan phối hợp làm các thủ tục về đất đai, nhanh chóng giải phóng mặt bằng để hoàn thành dự án REII, hoàn thành mục tiêu đưa điện đến 100% số xã trong tỉnh.

Về phía các cơ quan nhà nước. Đề nghị UBND tỉnh giao các ngành tiếp tục xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp

trong năm 2013, nhất là các DN hoạt động trong các lĩnh vực gặp nhiều khó khăn; Các Sở ngành địa phương tập trung làm tốt thủ tục hành chính để các doanh nghiệp sớm đi

vào sản xuất kinh doanh . Đẩy mạnh công tác quản lý thị trường phối hợp ngăn chăn việc khai thác chế biến khoảng

sản trái phép, thu mua nguyên liệu Chè, Gỗ, Quế trái quy định... Tỉnh tăng cường kinh phí hỗ trợ từ ngân sách theo hướng tăng thêm cho công tác khuyến

công, xúc tiến thương mại liên kết tìm kiếm thị trường... Nguồn: Phòng KHTH

TRẤN YÊN QUYẾT TÂM KHÔNG ĐỂ SẢN PHẨM CHÈ KHÔNG ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CÒN TÁI DIỄN

Trấn Yên là huyện vùng thấp của tỉnh Yên Bái, có diện tích đất nông nghiệp 57.230,98 ha

chiếm 90% diện tích tự nhiên trong toàn huyện, trong đó diện tích đất chè của huyện chiếm khoảng 2.500 ha. Trong những năm qua Trấn Yên đã có nhiều chủ trương, giải pháp khuyến khích nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng gắn với mục tiêu tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích canh tác, trong đó cây chè được xác định là cây kinh tế mũi nhọn. Với diện tích chè khá lớn đứng thứ 2 sau huyện Văn Chấn, cây chè đã góp phần đáng kể vào thu nhập của người lao động, giải quyết việc làm cho hàng ngàn hộ dân ở các xã trên địa bàn huyện.

Trên địa bàn huyện có 16 đơn vị, công ty, HTX, cơ sở tham gia sản xuất, chế biến kinh doanh chè (có công suất từ 01 tấn - 18 tấn chè búp tươi/ngày) trong ®ã: Loại hình doanh nghiệp có 06 đơn vị, HTX và hộ có đăng ký kinh doanh 10 cơ sở. Ngoài ra trên địa bàn huyện hiện có trên 450 cơ sở chế biến chè thủ công quy mô hộ gia đình (có công suất dưới 01 tấn chè búp tươi/ngày).

Lực lượng Quản lý thị trường tiêu hủy chè bẩn

5

Tổng công suất chế biến 355 tấn chè búp tươi/ngày. Sản lượng chè búp tươi năm 2012 đạt 15.000 tấn, chế biến được trên 3.300 tấn chè khô bán thành phẩm các loại, sản phẩm chủ yếu là chè đen chiếm 80%, chè xanh chiếm 20%. Tổng giá trị sản phẩm chè chế biến đạt trên 70 tỷ đồng. Việc đổi mới trang thiết bị chế biến chè đã được các cơ sở sản xuất quan tâm, từ đó chất lượng sản phẩm chè ngày một nâng cao, đồng thời đã khuyến khích các cơ sở chế biến đăng ký xây dựng thương hiệu chè, đến nay trên địa bàn huyện đã có 2 cơ sở đăng ký xây dựng thương hiệu chè Bát Tiên Trấn Yên đó là: Cơ sở HTX 6/12 xã Đào Thịnh và Công ty TNHH Thảo Nhung xã Bảo Hưng, sản phẩm chè Bát Tiên bước đầu đã được thị trường chấp nhận.

Trong những năm trước đây xuất hiện t×nh tr¹ng chÕ biÕn lo¹i “chÌ bÈn”, thường được gọi là chè tầm. Do nhËn thøc cßn h¹n chÕ cña mét sè hộ gia đình v× lîi Ých tr­íc m¾t nªn t¹i mét sè hé gia ®×nh vẫn còn chế biến loại chè như đã nêu trên.

Với mô hình sản xuất chế biến tự phát của các hộ dân, trang thiết bị chế biến gồm máy sào chè cối vò có gắn động cơ (loại công xuất nhỏ, mỗi mẻ sào từ 10 – 20 kg chè tươi) lắp đặt từ một hoặc hai máy sào, cối vò tuỳ theo diện tích rộng hẹp.

Tại công đoạn vò chè có cho thêm phụ gia như: (Bột sắn, bột ngô sống hoặc nấu chín) với tỷ lệ 1 kg bột khô/ 100kg búp chè tươi. Mục đích cho thêm bột để có độ dính làm chè săn hơn, hình thức đẹp hơn, đồng thời cọng và lá già đều tận dụng được, ít bồm, cám, thời gian chế biến nhanh sản phẩm được giá dễ bán, loại chè này tiêu thụ chủ yếu bán cho các thương lái đến thu mua gom để xuất sang Trung Quốc. Do nhu cầu tiêu thụ nên việc chế biến loại chè này diễn ra công khai từ 1 - 2 năm trước đây. Các hộ dân chưa được qua một lớp đào tạo, tập huấn, hướng dẫn cơ bản nào về kỹ thuật, quy trình các điều kiện đẩm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến chè, cùng với sự nhận thức thiếu hiểu biết về pháp luật và các quy định của nhà nước còn hạn chế. Nên tại các điểm sao sấy thủ công có rất nhiều các vi phạm trong quá trình sản xuất, chế biến chè như: Nơi chế biến ngay cạnh chỗ nuôi nhốt gia xúc, gia cầm, nhà vệ sinh, cống rãnh nước thải, chè phơi ở khắp mọi nơi trực tiếp dưới đất, sân, gần đường giao thông có nhiều bụi bẩn, để gia súc, gia cầm đi lại; Sử dụng các loại phụ gia (bột sắn, ngô,...) để cho vào chế biến chè. Dẫn đến sản phẩm chè kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Qua kết quả xét nghiệm mẫu chè xanh khô thành phẩm cho thấy các chỉ tiêu vi sinh đều vượt mức cho phép rất nhiều lần. Toàn bộ các điểm sao sấy chè thủ công này đều không có đăng ký kinh doanh, mua bán không có hoá đơn chứng từ. Là nơi phát sinh nguồn sản phẩm chè không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Xuất phát từ những tình hình trên năm 2012 đội QLTT số 3 đã tham mưu cho chính quyền địa phương và Chi cục QLTT thành lập đoàn kiểm tra liên ngành với vai trò nồng cốt là lực lượng QLTT.

Với sự quyết tâm vào cuộc của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái cùng với chính quyền địa phương, đã chỉ đạo đội Quản lý thị trường số 3 tiến hành kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm.

Năm 2012 Đội QLTT số 3 đã kiểm tra 13 cơ sở trong đó: 02 doanh nghiệp; 05 hộ kinh doanh, 06 điểm sao sấy chè thủ công. Xử lý 04 cơ sở chế biến vi phạm. Phạt hành chính: 27.550.000đ. Buộc tiêu huỷ: 484 Kg chè búp khô không đảm bảo VSATTP.

Điển hình: Ngày 15/5/2012 Đội QLTT số 3 đã tiến hành kiểm tra 02 cơ sở sản xuất và chế biến chè của

DN chế biến chè Xuân Anh và cơ sở chế biến chè của ông Nguyễn Anh Tuấn địa chỉ thôn Yên Ninh, Xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Qua kiểm tra phát hiện hai cơ sở trên sản xuất, chế biến chè không đảm bảo VSATTP. Đội đã tiến hành lập biên bản trình Chi cục trưởng

6

Chi cục QLTT tỉnh ra Quyết định xử phạt hành chính với số tiền là 22.750.000đ; tịch thu toàn bộ chè không đảm bảo VSATTP trị giá 16.940.000 để tiêu huỷ.

Kể từ sau đợt kiểm tra cao điểm tháng 5/2012 đến hết niên vụ 2012, tình trạng sản xuất, kinh doanh, chế biến chè trên địa bàn huyện Trấn Yên đã được chấn chỉnh và đi vào nề nếp. Ý thức về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, chế biến chè đã có chuyển biến tích cực. Tình trạng độn, trộn các chất phụ gia để chế biến chè đã không còn.

Để duy trì công tác quản lý VSATTP trong sản xuất chế biến kinh doanh chè đi vào nề nếp, vừa đảm bảo được năng suất, chất lượng, hiệu quả, cũng là để nâng cao uy tín đảm bảo sự phát triển bền vững đối với ngành chè của địa phương. Năm 2013, Huyện Trấn Yên tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật, phổ biến tác hại của việc sản xuất chế biến chè không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chỉ đạo Đội Quản lý thị trường số 3 với chức năng nhiệm vụ của mình, chủ động nắm bắt tình hình hoạt động của các cơ sở chế biến chè, làm tốt công tác tham mưu với UBND huyện, Chi cục QLTT, để xây dựng kế hoạch phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức triển khai, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm. Không để tình trạng sản xuất, chế biến, kinh doanh chè không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn tái diễn trên địa bàn.

Nguồn: Chi Cục QLTT CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM NÔNG SẢN THỰC PHẨM YÊN BÁI - HIỆU

QUẢ TỪ VIỆC MẠNH DẠN ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ

Công ty Cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái tiền thân là Nhà máy giấy Yên Bái, được

thành lập từ năm 1972, đến năm 1994 được thành lập lại và đổi tên thành Công ty chế biến Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái, là Doanh nghiệp nhà nước trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Yên

Ảnh: Sản phẩm Giấy vàng mã của công ty

7

Bái, được thành lập theo Quyết định số 53/QĐ-UB ngày 09/06/1994 do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái cấp.

Từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 Công ty chế biến Lâm nông sản thực phẩm chính thức chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần theo Quyết định số 276/QĐ-UB của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ngày 27 tháng 08 năm 2004. Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số 1603000045 ngày 01 tháng 10 năm 2004 và Đăng ký thay đổi lần 1 số 1603000045 ngày 16 tháng 05 năm 2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái cấp.

Sau khi cổ phần hoá, xác định rõ hướng đi của ngành Chế biến Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái, Công ty đã mạnh dạn đầu tư thêm nhiều máy móc, dây chuyền thiết bị sản xuất mới, nâng cấp nhà xưởng, tập trung vào nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đổi mới công nghệ, bước đi đầu tiên này đã mở ra cho Công ty một chặng đường phát triển mạnh mẽ, số lượng mặt hàng sản xuất dần tăng lên, chất lượng sản phẩm từ đó cũng phát huy được hết ưu điểm, sản lượng sản xuất cũng tăng nhanh đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng. Công ty có đội ngũ lãnh đạo giàu tâm huyết, giàu năng lực, có kinh nghiệm và tinh thần đoàn kết khắc phục khó khăn. Ðội ngũ công nhân đang dần được trẻ hoá, có khả năng tiếp thu và đáp ứng được yêu cầu của quá trình đổi mới. Người lao động được sống và làm việc trong môi trường văn hoá, hiện đại, bình đẳng và được tôn trọng.

Hiện nay Công ty có 03 nhà máy sản xuất giấy đế với công suất 12.000 tấn SP/năm; 01 Nhà máy gia công giấy vàng mã xuất khẩu, công suất 4.000 tấn SP/năm; 01 Nhà máy sản xuất tinh bột sắn, công suất 20.000 tấn SP/năm, 01 Nhà máy chế biến tinh dầu Quế, công suất 60 tấn SP/năm.

Do các nhà máy của công ty được xây dựng ở các huyện trong tỉnh nên cơ chế khoán quản đã được Ban giám đốc lựa chọn và áp dụng, đây chính là cách giao quyền chủ động cho lãnh đạo các nhà máy để độc lập điều hành sản xuất, tự xây dựng phương án sản xuất, giao dịch trực tiếp với khách hàng, chăm lo đời sống cho người lao động và phải chịu trách nhiệm trước công ty về các chỉ tiêu pháp lệnh được giao như: khối lượng sản phẩm, bảo đảm đời sống cho công nhân v.v... Về phía Công ty, tuy không trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng quản lý các đơn vị bằng cơ chế Kiểm tra – Hướng dẫn. Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngày hôm trước của các đơn vị như: Số lượng nguyên nhiên liệu thu mua, sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, các định mức kinh tế kỹ thuật chủ yếu … đều được báo cáo qua internet về Công ty trước 7h30 sáng ngày hôm sau.

Định kỳ hàng quý, công tác báo cáo tài chính được công khai, minh bạch theo quy định của đơn vị niêm yết. Hàng tháng, hội đồng thi đua khen thưởng công ty thực hiện chấm điểm các đơn vị theo cơ chế Kiểm tra - Hướng dẫn. Kết quả chấm điểm là cơ sở để thanh toán lương cho các bộ phận quản lý tại các đơn vị và văn phòng công ty đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cán bộ quản lý.

Về công tác cán bộ: hàng quý, các đơn vị có báo cáo nhận xét cán bộ quản lý và các cán bộ, công nhân khác có trình độ từ đại học trở lên của đơn vị mình về công ty để đảng uỷ công ty tổng hợp đánh giá nhận xét, từ đó có kế hoạch đào tạo, bổ nhiệm hoặc luân chuyển cho phù hợp với điều kiện công việc.

Về phía Công ty, ngoài việc giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh, tiến độ triển khai thực hiện kế hoạch còn hỗ trợ các đơn vị định hướng và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại; giải quyết các yêu cầu về vốn, tư vấn sản xuất kinh doanh, bổ sung nhân lực, giúp đỡ chuyên môn trong quản lý tài chính, đầu tư thiết bị, đẩy mạnh các hoạt động thi đua trong toàn Công ty.

8

Qua nhiều năm áp dụng đồng thời bổ sung hoàn thiện cơ chế quản lý mới đã chứng minh giải pháp này thực sự phù hợp với yêu cầu thực tế, tạo sự chủ động về mọi mặt cho các đơn vị trực tiếp sản xuất. Đây cũng là cơ sở, là vấn đề mấu chốt để các đơn vị thể hiện sự năng động, phát huy tối đa các sáng kiến, nâng cao tinh thần thi đua và ý thức trách nhiệm của toàn thể cán bộ công nhân với Công ty.

Nhờ mạnh dạn áp dụng cơ chế quản lý mới nên trong những năm qua, mặc dù Công ty gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát và suy thoái kinh tế thế giới; chi phí đầu vào tăng cao; thị trường tiêu thụ luôn có sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, giá bán; áp lực về vốn...Song, Công ty cổ phần Nông lâm sản thực phẩm Yên Bái đã vượt qua tất cả, khẳng định được mình và đạt được những kết quả đáng khích lệ, các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm sau đều cao hơn năm trước. Năm 2012: Tổng doanh thu đạt: 275,7 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra trên 70 tỷ đồng; nộp ngân sách 14 tỷ đồng; thu nhập bình quân đạt sấp sỉ 4 triệu đồng/người/tháng; các chế độ với công nhân như trang bị bảo hộ lao động, ăn giữa ca, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… đều được Công ty quan tâm, chú trọng.

Với trên 400 cán bộ, công nhân, mỗi năm có hàng chục sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, làm lợi cho doanh nghiệp hàng tỷ đồng. Những sáng kiến này đều được khen thưởng xứng đáng và kịp thời, góp phần tạo thêm yếu tố nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Từng bước vượt qua khó khăn, đến nay Công ty đã xây dựng được thương hiệu, khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Các sản phẩm của Công ty đang được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường quốc tế như Đài Loan, Trung Quốc….

Tập thể cán bộ, nhân viên, Công nhân Công ty cổ phần Nông lâm sản thực phẩm Yên Bái đang hoàn toàn tự tin triển khai thực hiện kế hoạch năm 2013. Quý I/ 2013, doanh thu của Công ty đã thực hiện được trên 85 tỷ đồng đạt 31,5% KH, trong đó doanh thu xuất khẩu đạt gần 39 tỷ đồng, nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng.

Kết quả thực hiện của Công ty đã và đang là tín hiệu tốt đẹp khẳng định cho một năm tiếp tục thành công của Công ty, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch, giữ vững tốc độ tăng trưởng 10 đến 15%, luôn xứng đáng là cánh chim đầu đàn của ngành chế biến công nghiệp tỉnh Yên Bái./.

Nguồn: Phòng XTTM

YÊN BÁI: HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CÂY CHÈ Việt Nam là nước xuất khẩu Chè đứng thứ 5 thế giới, sau Kenya, Ấn Độ, Trung Quốc và Sri

Lanka. Diện tích trồng chè cả nước hiện đạt 124.000ha. Sản lượng chè năm 2012 đạt 210.000 tấn trong đó 160.000 tấn (chiếm 76%) dành cho xuất khẩu đạt kim ngạch 243 triệu USD. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của chè Việt là Pakistan, Đài Loan, Indonesia, Nga, Trung Quốc, Afghanistan, Mỹ, Iran, Ba Lan và Malaysia.

Yên Bái là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất nước. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có hơn 12.000 ha chè, trong đó có hơn 2.296 ha chè Shan, trên 2.668 ha chè lai LDP, 1.551 ha chè nhập nội, 4.688 ha chè trung du....Vùng chè tập trung có diện tích lớn nhất là các huyện Văn Chấn 4.393 ha, Trấn Yên 2.074 ha và Yên Bình 1800 ha. Năng suất chè búp tươi năm 2012 đạt bình quân 8,4 tấn/ha. Sản lượng chè búp tươi đạt từ 91.000 tấn/năm. Tổng sản lượng chè khô đạt 20.000 tấn chè khô gồm chè đen, chè xanh các loại. Tổng giá trị sản phẩm chè qua chế biến đạt trên 400 tỷ đồng.

Tính đến hết năm 2012 trên địa bàn có 104 cơ sở chế biến gồm: Đơn vị trung ương 4 cơ sở; địa phương 4 cơ sở; công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân 62 cơ sở; liên doanh nước ngoài 02 cơ sở; hợp tác xã, cơ sở chế biến 32 cơ sở. Trong đó có 10 cơ sở đang tạm ngừng hoạt động. Theo

9

thống kê chưa đầy đủ, còn khoảng 400 cơ sở chế biến nhỏ quy mô hộ gia đình. Tổng công suất chế biến đạt 1.213 tấn chè búp tươi/ngày. Do nhiều cơ sở chế biến xây dựng không theo quy hoạch vì vậy nguyên liệu chè búp tươi mới chỉ đáp ứng 50% nhu cầu của các cơ sở chế biến.

Vào vụ Chè năm nay, những bất cập đã gõ cửa cả vùng chè chất lượng cao Suối Giàng. Do không quản lý được chất lượng đầu vào và cả đầu ra, thương hiệu thì chưa được đăng ký, sản phẩm chè Suối Giàng nổi tiếng cả nước đang dần đánh mất mình. Mùa chè, những căn nhà người Mông ở xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn vắng lặng. Già trẻ đều lên nương hái chè. Với 7.000 – 15.000 đồng một cân chè búp tươi, thì mỗi ngày một gia đình ít nhất cũng thu được vài trăm nghìn đồng. Chè shan tuyết cổ thụ Suối Giàng nổi tiếng cả nước về hương vị nên chưa bao giờ mất giá. Thậm chí mùa này, dân hái đến đâu là thương nhân ào ngay đến cân hàng. Mạnh ai nấy mua, cứ trả giá cao là được. Có điều các thương lái mua xô bồ, không cần chuẩn 1 tôm 2 lá như bao năm nay người làm chè Suối Giàng vẫn đặt ra. Trước cảnh các thương nhân đứng cả ngày chờ người dân thu hái thì việc mua chè của các xưởng, các hợp tác xã có trụ sở ngay tại địa phương là rất khó khăn. Với hơn 400 ha cây chè cổ thụ, mỗi năm bà con xã Suối Giàng chỉ thu được khoảng 400 tấn búp tươi, tương đương 100 tấn chè khô thành phẩm. Lượng chè này tính ra chỉ đủ cho người dân địa phương và một vài nơi trong tỉnh dùng trong năm, vậy mà từ Yên Bái tới Hà Nội và các tỉnh lân cận, đâu đâu cũng thấy bán chè Suối Giàng! Điều đó đồng nghĩa với việc có sự gian lận. Biết các thương nhân mang chè của xã nhà đi nơi khác chế biến nhưng không biết chế biến thế nào và chất lượng ra sao. Chỉ cần trộn thêm một chút chè khác vào thôi là hương vị chè Suối Giàng suy giảm hẳn. Uống phải thứ chè đó với giá nửa triệu đồng 1 kg, chắc hẳn chè Suối Giàng sẽ không còn được khách hàng mua lần thứ hai.

Cây chè Shan Tuyết 300 năm tuổi

Trước đây, trên địa bàn tỉnh có hiện tượng pha trộn thêm nhiều phụ gia không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm như bột ngô, bột sắn và cả bột đất, đá, cao lanh vào chè để búp chè đẹp và

10

nặng hơn, tăng lợi nhuận của một bộ phận sản xuất chè nhỏ lẻ đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu chè Yên Bái

Trước thực trạng đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương triển khai nhiều giải pháp, trong đó kiên quyết tịch thu và thiêu hủy các loại chè kém chất lượng và rút giấy phép hoạt động của các cơ sở chế biến chè "bẩn". Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã không còn tình trạng sản xuất “chè bẩn”. Chè Yên Bái đang từng bước khắc phục và tìm nhiều hướng đi mới để khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường.

Về lâu dài để khai thác, phát huy tiềm năng thế mạnh ngành chè Yên Bái, Tỉnh ủy Yên Bái đã có Kết luận số 11-KL/TU ngày 11 tháng 4 năm 2012 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Ban thường vụ Tỉnh ủy khoa XVI về “ Phát triển, nâng cao chất lượng sản xuất, chế biến, kinh doanh chè đến năm 2010”. Tỉnh ủy đã giao cho Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành xây dựng “ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CHÈ TỈNH YÊN BÁI” giai đoạn 2013-2015.

Tỉnh đang khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng mới các nhà máy chế biến chè với công nghệ tiên tiến như dây chuyền sản xuất chè đen theo công nghệ CTC, dây chuyền sản xuất chè xanh chất lượng cao, dây chuyền tinh chế và đấu trộn chè thành phẩm, chế biến chè nhúng, chè hòa tan, chè thảo mộc...Đối với các doanh nghiệp đầu tư vào Yên Bái ngoài cơ chế chính sách hỗ trợ của Chính phủ, tỉnh Yên Bái sẽ có những chính sách ưu đãi như hỗ trợ giải phóng mặt bằng, hỗ trợ xúc tiến thương mại, lãi suất sau đầu tư và các hoạt động xúc tiến đầu tư…tạo điều kiện tốt nhất cho công nghiệp sản xuất chế biến chè.

Đặc biệt là trong đầu tư trồng mới, trồng cải tạo thay thế chè già cỗi bằng giống chè mới năng suất, chất lượng cao. Trong năm, ngành nông nghiệp đã chỉ đạo các địa phương trồng và cải tạo được 400 ha chè, tăng 100 ha, vượt 33,3% so với kế hoạch. Bên cạnh đó, còn xây dựng vùng chè sạch, chè an toàn đạt các quy chuẩn VietGap, GlobalGap, ISO...

Sở Công Thương tập trung phát triển các cơ sở chế biến chè, trong hoạt động khuyến công hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư dây chuyền máy móc, đổi mới công nghệ chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm chè. Lực lượng quản lý thị trường đã có biện pháp để ngăn ngừa xử lý gian lận, làm hàng giả, nhái, kém chất lượng. Hướng dẫn các doanh nghiệp trong sản xuất sạch hơn. Giúp đỡ các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm nâng cao giá trị sản phẩm chè cho các doanh nghiệp. Tập trung xây dựng đường điện cung cấp điện ổn định cho các xã vùng chè trên địa bàn toàn tỉnh.

Để sản xuất, kinh doanh chè hiệu quả, người làm chè sống được bằng chè,. Người dân, doanh nghiệp cần hướng đến sản xuất chè sạch, chè an toàn, thay đổi cách làm chè bằng kinh nghiệm truyền thống sang ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; ngành nông nghiệp, các huyện, thị phải thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân, doanh nghiệp về sản xuất, chế biến chè an toàn, chè sạch.

Trong chế biến phải rà soát và sàng lọc chọn doanh nghiệp đủ tiềm lực tài chính, công nghệ chế biến tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh công nghiệp để đầu tư phát triển.

Tỉnh cũng cần có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư riêng trong sản xuất chế biến chè, nhất là trong chế biến chè sạch, chè an toàn, chè tinh. Đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần nâng cao đời sống, thu nhập ổn định cho người dân làm Chè./.

Nguồn: Phòng QLCN Một số điểm mới quy định trong Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu

11

Kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 7 tháng 4 năm 2008 về sản xuất, kinh doanh rượu, tạo cơ sở cho các cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị sản xuất, kinh doanh rượu thực hiện đúng các quy định của pháp luật đồng thời bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Tuy nhiên qua quá trình triển khai Nghị định này còn nhiều hạn chế chưa phù hợp với tình hình thực tế, cần phải ban hành Nghị định mới. Vì vậy n gày 12/11/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, bãi bỏ Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07/4/2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.

Nghị định này gồm có 6 chương và 32 điều trong đó quy định về sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu và cồn thực phẩm bao gồm: Đầu tư, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán và các hoạt động khác liên quan đến sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu và cồn thực phẩm. Áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu và các hoạt động khác liên quan đến sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Phòng Quản lý thương mại xin giới thiệu một số điểm cơ bản cần lưu ý như sau:

Quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm Sản phẩm rượu là sản phẩm hàng hóa bắt buộc phải đăng ký bản công bố hợp quy. Thủ tục đăng ký bản công bố hợp quy theo quy định của Luật an toàn thực phẩm, Nghị định

số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác liên quan.

Quy định về nhãn hàng hóa sản phẩm rượu Sản phẩm rượu chỉ được tiêu thụ tại Việt Nam khi có nhãn hàng hoá theo quy định của pháp

luật, trừ trường hợp sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu.

Sản phẩm rượu tiêu thụ tại Việt Nam phải thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa thực phẩm.

Đối với rượu sản xuất để xuất khẩu thì thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo yêu cầu của nước nhập khẩu với điều kiện những yêu cầu này không làm sai lệch bản chất của hàng hoá, không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu.

Quy định về tem sản phẩm rượu Sản phẩm rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và sản phẩm rượu nhập khẩu để tiêu thụ tại

Việt Nam phải dán tem trên bao bì sản phẩm theo quy định của Bộ Tài chính (trừ trường hợp sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu).

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 sản phẩm rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước lưu hành trên thị trường phải được dán tem.

Bộ Tài chính quy định việc in, ban hành tem và quản lý sử dụng tem sản phẩm rượu tiêu thụ trong nước và tem sản phẩm rượu nhập khẩu.

Tem sản phẩm rượu sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ trong nước chỉ được cấp cho các tổ chức, cá nhân có Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu.

Sản phẩm rượu sản xuất để xuất khẩu, chào hàng, triển lãm ở nước ngoài thực hiện dán tem theo quy định của nước nhập khẩu.

Quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin về sản phẩm rượu

12

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh rượu có trách nhiệm cung cấp thông tin về sản phẩm rượu của mình theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.

Thông tin về sản phẩm rượu phải nêu rõ thành phần, hàm lượng, tác hại của việc lạm dụng rượu.

Việc quảng cáo sản phẩm rượu phải theo quy định của pháp luật hiện hành về quảng cáo. Nghị định quy định điều kiện cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp gồm: Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất rượu phải phù hợp với quy hoạch

tổng thể phát triển ngành Bia-Rượu-Nước giải khát được phê duyệt; có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu (có nguồn gốc hợp pháp); đảm bảo các điều kiện theo quy định về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường; có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hàng hóa sản phẩm rượu tại Việt Nam; cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp; người tham gia trực tiếp sản xuất rượu phải đảm bảo sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm.

Bộ Công Thương là cơ quan cấp giấy phép sản xuất rượu đối với những dự án đầu tư sản xuất rượu có quy mô từ 3 triệu lít/năm trở lên. Sở Công Thương là cơ quan cấp giấy phép kinh doanh sản xuất rượu đối với những dự án đầu tư sản xuất rượu tại địa phương có quy mô sản xuất rượu dưới 3 triệu lít/năm. Nghị định đã quy định rõ đối với:

1/ Sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh gồm: - Có đăng ký kinh doanh ngành, nghề sản xuất rượu thủ công; - Đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường, chất lượng, an toàn thực phẩm, nhãn hàng hóa

sản phẩm rượu theo quy định của pháp luật hiện hành. - Thẩm quyền cấp giấy phép là Phòng Kinh tế /Kinh tế hạ tầng huyện, thị xã, thành phố nơi tổ

chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh. - Giấy phép này có thời hạn 05 năm. 2/ Sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế

biến lại rượu gồm: - Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản

xuất rượu để chế biến lại rượu phải đăng ký với chính quyền địa phương tại nơi sản xuất. - Ủy ban nhân dân xã, phường nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất rượu thủ công để bán

cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu là cơ quan để tổ chức, cá nhân đến đăng ký sản xuất rượu.

- Tổ chức cá nhân sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu chịu trách nhiệm thực hiện quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất rượu do mình sản xuất.

Nghị định cũng quy định điều kiện cấp giấy phép kinh doanh phân phối, bán buôn, bán lẻ sản phẩm rượu được xác định trên các nguyên tắc sau:

- Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu được xác định theo số dân trên cả nước theo nguyên tắc không quá một (01) Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu trên bốn trăm nghìn (400.000) dân.

- Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu được xác định trên địa bàn tỉnh theo nguyên tắc không quá một (01) Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu trên một trăm nghìn (100.000) dân.

13

- Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu tại các cửa hàng bán lẻ trên huyện, thị xã, thành phố được xác định theo nguyên tắc không quá một (01) Giấy phép bán lẻ sản phẩm rượu trên một nghìn (1.000) dân và phù hợp theo quy hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu.

Về nhập khẩu rượu, theo quy định của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP, đối với doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm rượu, chỉ doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh phân phối mới được nhập khẩu trực tiếp rượu và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm của rượu nhập khẩu. Doanh nghiệp nhập khẩu rượu bán thành phẩm và phụ liệu dùng để pha chế thành rượu thành phẩm chỉ được bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu. Đây cũng là điểm mới so với Nghị định số 40/2008/NĐ-CP về sản xuất kinh doanh rượu vì theo Nghị định này doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh bán buôn mới được nhập khẩu trực tiếp, ủy thác nhập khẩu rượu./.

Nguồn: Phòng QLTM

Yên Bái: Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý Nhà nước về cụm công nghiệp

Các cụm công nghiệp đã trở thành nhân tố quan trọng, tạo động lực đối với sự phát triển công

nghiệp và kinh tế-xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ và trở thành nhân tố quyết định quá trình CNH, HĐH của tỉnh.

Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã tập trung phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có tổng số 13 cụm công nghiệp, trong đó thành phố Yên Bái: 02 cụm, thị xã Nghĩa Lộ: 01 cụm, huyện Văn Chấn: 01 cụm, huyện Trấn Yên: 03 cụm, huyện Văn Yên: 02 cụm, huyện Yên Bình: 01 cụm, huyện Lục Yên: 03 cụm.

Các cụm công nghiệp đều nằm trong quy hoạch tổng thể hệ thống khu, cụm công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008-2015, định hướng đến năm 2020 và đã được UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt tại Quyết định số 673/QĐ-UBND ngày 18/5/2009.

Để nắm bắt kịp thời công tác quản lý Nhà nước về cụm công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh và thực tế hoạt động của các cụm công nghiệp. Ngày 05/4/2013 Giám đốc Sở Công Thương Yên

Ảnh Khu Công nghiệp Yên Bái

14

Bái đã ban hành Quyết định số 17/KL-TTr về việc thanh tra, kiểm tra công tác quản lý Nhà nước về cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Kiểm tra đối với Phòng Quản lý công nghiệp- cơ quan được giao thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về cụm công nghiệp của Sở Công Thương. Đồng thời kiểm tra thực tế các đơn vị quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái và công tác triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng, hoạt động của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp.

Thực hiện quyết định thanh tra và kế hoạch được phê duyệt. Từ ngày 06/3/2013 đến 19/3/2013 Đoàn thanh tra đã tiến hành kiểm tra tại Phòng Quản lý công nghiệp, 3 đơn vị quản lý cụm công nghiệp về việc thực hiện quy định tại Quy chế quản lý cụm công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 105/QĐTTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý cụm công nghiệp, Thông tư 39/2009/TT-BCT ngày 28/12/2009 của Bộ Công Thương quy định một số nội dung của Quy chế quản lý cụm công nghiệp, Thông tư liên tịch số 31/2012/TTLT-BCT-BKHĐT ngày 10/10/2012 của Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và đầu tư về hướng dẫn xử lý cụm công nghiệp hình thành trước khi quy chế quản lý cụm công nghiệp có hiệu lực.

Qua thanh tra, kiểm tra đã đạt được những kết quả quan trọng như: Phòng Quản lý công nghiệp đã kịp thời tham mưu Sở Công Thương xây dựng quy hoạch cụm công nghiệp và đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp. Đã tiến hành kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của Nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thực hiện chế độ báo cáo với UBND tỉnh, Bộ Công Thương theo quy định. Tuy nhiên, còn một số tồn tại cần khắc phục như: chưa kịp thời rà soát để tiến hành thành lập cụm công nghiệp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 31/2009/TTLT-BCT-BKHĐT, hồ sơ thành lập cụm công nghiệp chưa đầy đủ theo quy định; 7/7 huyện, thị, thành phố chưa thành lập trung tâm phát triển cụm công nghiệp; chưa tham gia ý kiến thiết kế cơ sở kết cấu hạ tầng đối với một số cụm công nghiệp theo quy định.

Các tồn tại trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, đặc biệt Yên Bái là một tỉnh miền núi còn có khó khăn về cơ sở hạ tầng giao thông, đội ngũ cán bộ quản lý cụm công nghiệp còn kiêm nhiệm.

Kết thúc cuộc Thanh tra Giám đốc Sở đã ban hành Kết luận số 206/KL-TTr ngày 05/4/2013. Trong đó đã yêu cầu Phòng Quản lý công nghiệp phát huy những ưu điểm, kịp thời rút kinh nghiệm, khắc phục các tồn tại đã nêu trong kết luận thanh tra. Trong thời gian tới phải tham mưu cho Sở Công Thương để xuất với UBND tỉnh xây dựng các chương trình phối hợp, liên kết với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để thu hút đầu tư phát triển các cụm công nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp theo vùng lãnh thổ; chỉ đạo các hoạt động xúc tiến đầu tư vào cụm công nghiệp; ban hành văn bản hướng dẫn UBND các huyện, thị, thành phố phối hợp rà soát các cụm công nghiệp; lập hồ sơ thành lập, điều chỉnh, mở rộng, bổ sung quy hoạch cụm công nghiệp theo quy định; để xuất UBND tỉnh ban hành văn bản yêu cầu các huyện, thị, thành phố làm thủ tục thành lập trung tâm phát triển cụm công nghiệp theo quy định tại Quyết định số 105/QĐ-TTg, Thông tư số 39/2009/TT-BCT, Thông tư liên tịch số 31/2012/TTLT/BCT-BKHĐT. Từ đó, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước về cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thúc đẩy sự phát triển các cụm công nghiệp, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Nguồn: Thanh tra Sở

YÊN BÁI: THÚC ĐẨY CÁC HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

15

Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đời sống nhân dân ngày

một nâng cao do đó nhu cầu năng lượng ngày càng tăng nhanh trong khi năng lượng không tái tạo đang ngày càng cạn kiện, khả năng cung cấp nội địa có hạn, khả năng nhập khẩu hạn chế và bị ảnh hưởng lớn bởi sự biến động giá cả của mặt hàng này trên thị trường thế giới. Chính vì thế nguy cơ thiếu hụt năng lượng ngày càng đáng lo ngại và hiện hữu; năng lượng nói chung và điện năng nói riêng, hiện nay tình trạng thiếu điện vào mùa khô đã và đang xảy ra, gây thiệt hại cho sản xuất và khó khăn trong đời sống của người dân. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ nhiều năng lượng sẽ làm gia tăng lượng phát thải ra môi trường, gây hiệu ứng nhà kính. Trong khi nguồn năng lượng đang thiếu hụt thì vẫn đang tồn tại cách tiêu dùng còn lãng phí và kém hiệu quả trong mọi mặt của đời sống xã hội.

Nhận thức rõ và để giải quyết những vấn đề trên; Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và đã có nhiều chủ trương liên quan tới vấn đề về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; cụ thể các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai thực hiện đã được ban hành: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII đã ban hành Luật số 50/2010/QH12 về việc Sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được áp dụng từ ngày 01/01/2011. Chính phủ ban hành Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011 quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Quyết định số 1427/2012/QĐ-TTg ngày 02/10/2012 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012 – 2015.

Yên Bái đang cùng với cả nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nhu cầu năng lượng cũng ngày một tăng cao, mặc dù là tỉnh miền núi, mức độ tiêu thụ năng lượng không cao, tuy nhiên những năm qua việc sử dụng năng lượng trên địa bàn tỉnh ta vẫn còn nhiều lãng phí điền hình như, lãng phí sử dụng điện trong sinh hoạt, trong sản xuất; chiếu sáng công cộng; sử dụng nhiên liệu xăng, dầu trong sản xuất, giao thông vận tải...Để góp phần tích cực cùng với cả nước tiết kiệm nguồn tài nguyên; đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia; giữ gìn môi trường sinh

Sử dụng khí bioga tiết kiệm nhiên liệu tại Nhà máy sắn Văn Yên

16

thái; đảm bảo phát triển bền vững cho xã hội; UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 1335/2012/QĐ-UBND ngày 24/10/2012 Về việc phê duyệt Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tỉnh Yên Bái giai đoạn 2013 – 2017; Chương trình gồm 07 nội dung và 14 đề án, với mục tiêu nhằm triển khai đồng bộ các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tạo bước chuyển biến đột phá trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng; đồng thời, thúc đẩy hoạt động tiết kiệm năng lượng trên địa bàn tỉnh Yên Bái nhằm phấn đấu tiết kiệm ít nhất 5% tổng mức năng lượng giai đoạn 2013-2017; tập trung vào các lĩnh vực như: Sản xuất công nghiệp; Nông nghiệp; Xây dựng; Giao thông vận tải; Hoạt động dịch vụ, hộ gia đình; Cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

Thông qua việc thực hiện các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có cơ hội và có trách nhiệm kiểm tra lại tình hình sản xuất kinh doanh của mình, từ đó tìm ra các giải pháp nhằm giảm mức tiêu hao năng lượng, mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, môi trường cho bản thân doanh nghiệp và quốc gia. Mỗi người dân sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho chính bản thân, gia đình và cho xã hội.

Nguồn: TT KC&TVPTCN

Yên Bái: Triển khai Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh năm 2013

Công tác đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm là trách nhiệm của toàn xã hội. Việc đảm bảo

ATVSTP là đảm bảo sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng góp phần đảm bảo an ninh xã hội. Để tăng cường trong công tác đảm bảo ATVSTP Chính phủ đã ban hành những văn bản quy phạp pháp luật liên quan, thành lập ban chỉ đạo quốc gia về chăm sóc sức khoe nhân dân. Hàng năm trên địa bàn tỉnh cũng như cả nước ngoài tháng cao điểm trong dịp tết nguyên đán Nhà nước đã phát động tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, nhận thức của các cấp, các các ngành đối tượng có liên quan đến sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm.

Với tiềm năng và điều kiện tự nhiên của tỉnh Yên Bái tập chung chủ yếu phát triển công nghiệp, dịch vụ thương mại trong các lĩnh vực: Chế biến nông lâm sản thực phẩm, các cơ sở kinh

Ảnh minh họa

17

doanh thực phẩm, các bếp ăn tập thể. Để công tác ATVSTP năm 2013 đạt hiệu quả, Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Yên Bái đã xây dựng và triển khai Kế hoạch số 37/KH-BCĐ ngày 05/4/2013 của Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân về việc tổ chức Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2013 tỉnh Yên Bái với chủ đề “ An toàn thực phẩm bếp ăn tập thể”... và Kế hoạch tổ chứ Lễ phát động vào ngày 25/4/2013 tại huyện Trấn Yên. Trong kế hoạch trên đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành chức năng, các đơn vị sản xuất, kinh doanh chủ động thực hiện hưởng ứng nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSTP tới mọi tầng lớp nhân dân và ký cam kết đảm bảo ATTP của một số đơn vị địa diện trên địa bàn. Thành lập đoàn thanh tra liên ngành của tỉnh tiến hành kiểm tra các cơ sở xuất, kinh doanh thực phẩm các bếp ăn tập thể, các nhà hành trên địa bàn tỉnh từ ngày 15/4/2013 đến ngày 15/5/2013.

Thực hiện kế hoạch trên Sở Công Thương đã xây dựng và triển khai Kế hoạch số 11/SCT-KTATMT ngày 15/4/2013 của Sở Công Thương về việc tổ chức Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ngành Công thương năm 2013, thời gian từ ngày 15/4 đến 15/5/2013. Với mục đích phát động và tuyên truyền sâu rộng công tác ATVSTP trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm trên địa bàn tỉnh, qua đó nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về ATVSTP của người quản lý, người trực tiếp tham gia tại các công ty, doanh nghiệp, Siêu thị, chợ. Tập chung vào các ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm; góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu của chương trình Quốc gia về ATVSTP. Trong kế hoạch yêu cầu các đơn vị căn cứ vào ngành nghề sản xuất, kinh doanh của mình chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch hưởng ứng với một số nội dung cụ thể như: Tuyên truyền, phổ biến công tác ATVSTP, Treo khẩu hiệu tuyên truyền, cổ động; Xây dựng và phổ biến các tài liệu hướng dẫn an toàn theo từng lĩnh vực, công việc; Tổ chức các lớp huấn luyện cho người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh; Phát động phong trào thi đua cam kết đảm bảo ATVSTP tại đơn vị; Tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và có báo cáo tình hình thực hiện. Đồng thời trong tháng hành động theo chức năng nhiệm vụ của mình, Sở Công Thương đã cử Lãnh đạo tham gia buổi mít tinh hưởng ứng Tháng hành động do Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Yên Bái tổ chức phát động tại huyện Trấn Yên vào ngày 25/4/2013; Cử cán bộ Sở và Chi cục Quản lý thị trường tham gia đoàn thanh tra liên ngành của tỉnh tiến hành thanh tra một số cơ sở sản xuất, kinh doanh, bếp ăn tập thể trên địa bàn tỉnh thuộc chức năng quản lý của Sở Công thương, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thời gian tiến hành thanh tra từ ngày 02/5/2013 đến hết ngày 15/5/2013. Nội dung thanh tra việc thực hiện các qui định của pháp luật về đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống theo qui định tại các văn bản hiện hành qui định về chất lượng ATVSTP.

Trong những tháng còn lại của năm 2013 nhất là vào những dịp lễ hội lớn như Tết trung thu...Sở Công Thương sẽ tiếp tục chủ động và phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý đối với những đơn vị thực hiện không tốt công tác đảm bảo ATVSTP của đơn vị thuộc lĩnh vực ngành Công thương nhằm góp phần vào sự đảm bảo an toàn tính mạng của người dân và ổn định trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh./.

Nguồn: Phòng KTATMT

Thị trường hàng hóa tại thành phố Yên Bái từ 01-20/5/2013 Dạo qua thị trường thành phố Yên Bái những ngày tháng 5, giá giá các mặt hàng lương thực,

thực phẩm tại một số chợ dân sinh trên địa bàn đều tương đối ổn định so với tháng trước Cụ thể: Thịt gà hơi: 120.000-130.000đ/kg, gà mổ sẵn: 160.000-170.000 đ/kg; Lợn hơi: 38.000-40.000 đ/kg, Thịt nạc thăn 90.000-95.000 đ/kg, Thịt mông sấn: 80.000- 85.000 đ/kg; Thịt bò - thịt trâu ngon loại I có giá 240.000 - 250.000 đồng/kg.

18

Do giá gas thế giới giảm mạnh, vì vậy ngay từ những ngày đầu tháng 5/2013 giá gas trong nước cũng được điều chỉnh giảm. Đây là lần thứ 5 kể từ đầu năm 2013, giá gas giảm. Đầu tháng 1, giá gas giảm 7.000 đồng/bình 12 kg, tháng 2 giảm 13.000 đồng/bình, tháng 3 giảm thêm 4.000 đồng/bình, tháng 4 giảm thêm 2.000-3.000đ/kg và đầu tháng 5 giảm 17.000đồng/bình. Đến thời điểm này giá gas trên địa bàn thành phố có giá: Total 397.000 đ/bình 12 kg (-13.000đ); Petrolimex 384.000 đ/bình 12 kg (-16.000đ); Gas Thăng Long (Petronas) 370.000 đ/bình 12 kg (-20.000đ).

Nhóm hàng vật liệu xây dựng có chiều hướng giảm so với tháng trước: Sắt φ 6-8 Hòa Phát:15.550 đ/kg (-100đ/kg), Sắt φ 10 Hòa Phát 97.000 đ/cây (-2.000 đ/cây), Sắt φ 12 Hòa Phát 150.000 đ/cây (-2.000đ/cây), Sắt φ 14 Hòa Phát 202.000 đ/cây (-3.000đ/cây), Sắt φ 16 Hòa Phát 267.000 đ/cây (-3.000đ/cây), Sắt φ 18 Hòa Phát 339.000 đ/cây (-4.000đ/cây); Xi măng ChinFon Hải Phòng: 1.390.000 đ/tấn; Xi măng Yên Bái (PC30): 1.010.000 đ/tấn; Xi măng VINACONEX Yên Bình: 1.060.000 đ/tấn.

Dưới đây là diễn biến giá cả một số mặt hàng tại thành phố Yên Bái tuần qua

Giá cả hàng hoá Mặt hàng ĐVT 01-20/4/2013 01-20/5/2013

Chênh lệch

I/ Hàng lương thực - thực phẩm - Thóc tẻ đ/kg 7.000-8.000 7.000-8.000 - Gạo tẻ thường đ/kg 12.000-13.000 12.000-13.000 - Gạo tám đ/kg 15.000-16.000 15.000-16.000 - Gạo kén đ/kg 17.000 17.000 - Gạo Xén Cù đ/kg 20.000-21.000 20.000-21.000

- Gạo nếp ngon Điện Biên đ/kg 24.000-25.000 24.000-25.000 - Gạo nếp tú lệ ngon đ/kg 28.000-30.000 28.000-30.000

- Thịt bò loại I đ/kg 240.000-250.000 240.000-250.000

- Đỗ xanh đ/kg 30.000-32.000 30.000-32.000

- Thịt trâu ngon đ/kg 240.000-250.000 240.000-250.000

- Thịt gà hơi đ/kg 120.000-130.000 120.000-130.000

- Thịt gà mổ sẵn đ/kg 160.000 –170.000 160.000 –170.000

- Thịt lợn hơi đ/kg 38.000-40.000 38.000-40.000

- Thịt nạc thăn đ/kg 90.000-95.000 90.000-95.000

- Thịt mông sấn đ/kg 80.000-85.000 80.000-85.000 - Muối I ốt Đ/kg 3.500 3.500 II/ Hàng vật liệu xây dựng - Sắt φ 6-8 Hòa Phát Đ/kg 15.650 15.500 -150 - Sắt φ 10 Hoà Phát Đ/cây 99.000 97.000 -2.000 - Sắt φ 12 Hoà Phát " 152.000 150.000 -2.000 - Sắt φ 14 Hoà Phát " 205.000 202.000 -3.000 - Sắt φ 16 Hoà Phát " 270.000 267.000 -3.000 - Sắt φ 18 Hoà Phát " 343.000 339.000 -4.000 -Xi măng ChinFon Hải Phòng Đ/tấn 1.390.000 1.390.000

19

- Xi măng Yên Bái (PC30) " 1.010.000 1.010.000 -Xi măng vinaconex Yên Bình (PC30)

" 1.060.000 1.060.000

III/ Hàng công nghệ phẩm - Đường tinh luyện XK Đ/kg 21.000 - 22.000 21.000 - 22.000 - Thuốc lá Vinataba Đ/Bao 15.000 15.000 IV/ Nhóm khí đốt hoá lỏng - Gas Petrolimex 12kg đ/bình 400.000 384.000 -16.000 - Gas Thăng Long “ 390.000 370.000 -20.000 - Total gas ‘ 410.000 397.000 -13.000 - Xăng A 95 Đ/lít 25.040 24.300 -740 - Xăng A 92 " 24.530 23.790 -740 - Dầu Diezel 0,05%S “ 21.870 21.670 -200 - Dầu Diezel 0,25%S ‘ 21.820 21.620 -200

Biểu trên chỉ có giá trị tham khảo Nguồn: Sở Công Thương

THỦ TỤC MỚI BAN HÀNH Cấp lại Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm Trình tự thực hiện:

Bước 1: Trường hợp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cấp nhưng bị mất, thất lạc hoặc bị hư hỏng, cơ sở phải có văn bản đề nghị cấp lại gửi tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo để được xem xét cấp lại.

- Trường hợp sản phẩm thực phẩm được quảng cáo với mục đích tiêu thụ tại Việt Nam đã được cơ quan xác nhận nội dung quảng cáo cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo quy định nhưng sau đó sản phẩm này có nhu cầu xuất khẩu thì phải đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo tại cơ quan xác nhận nội dung quảng cáo

- Thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm căn cứ vào: (1) Hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm

quyền (áp dụng đối với cơ sở sản xuất trong nước); (2) Hiệu lực của văn bản công nhận đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm của cơ quan

có thẩm quyền Việt Nam đối với quốc gia hoặc cơ sở xuất khẩu thực phẩm vào Việt Nam Bước 2: Cán bộ, công chức kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ Trường hợp hồ sơ đã đảm bảo theo quy định của pháp luật thì cán bộ, công chức viết phiếu

tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả. Trường hợp hồ sơ thiếu chưa đảm bảo thì hướng dẫn cá nhân, tổ chức bổ sung theo đúng quy

định - Trường hợp từ chối cấp lại, phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do. Các bước tiếp theo

giống như trường hợp cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm. Thời gian tiếp nhận hồ sơ : vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần. Bước 3: Cá nhân, tổ chức đến nhận kết quả tại Sở Công thương vào giờ hành chính các ngày

làm việc trong tuần, nộp lại phiếu hẹn trả kết quả nộp lệ phí và nhận biên lai theo quy định - Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện. Thành phần, số lượng hồ sơ:

20

Thành phần hồ sơ gồm : + Giấy đề nghị xác nhận lại nội dung quảng cáo thực phẩm Phụ lục II Ban hành kèm theo

Thông tư số 40/2012/TT-BCT; + Bản thuyết minh kèm theo các tài liệu sửa đổi, bổ sung liên quan đến nội dung quảng cáo

thực phẩm đã thay đổi; + Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm còn hiệu lực

của cơ quan có thẩm quyền; + Bản dự thảo nội dung dự kiến quảng cáo (video clip, hình ảnh, phóng sự, bài viết…); Số lượng hồ sơ : Hồ sơ xin cấp lại Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đóng thành

01 quyển. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp

lệ Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, Tổ chức Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công Thương . b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm. Lệ phí: + Lệ phí cấp: 50.000 đ/lần/sản phẩm; + Phí thẩm định, xét duyệt hồ sơ: 300.000 đ/lần/sản phẩm. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: - Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm ( Thông tư

số 40/2012/TT-BCT ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương ) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Luật An toàn thực phẩm; - Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết

thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; - Thông tư số 40/2012/TT-BCT ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương về Quy

định cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

- Theo Quyết định số 80/QĐ-BTC ngày 17/01/2005 của Bộ Tài chính về phí, lệ phí. Nguồn: VP Sở

TIN TRONG NƯỚC CÔNG KHAI QUỸ BÌNH ỔN GIÁ XĂNG DẦU MỖI QUÝ

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu Bộ Tài chính định kỳ hằng quý phải thực hiện việc công bố công khai tình hình trích lập, quản lý, sử dụng và tồn Quỹ Bình ổn giá xăng dầu trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính.

21

Mục đích của việc công khai này nhằm cung cấp thông tin chính thống cho các cơ quan chức năng và nhân dân về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.

Phó Thủ tướng yêu cầu trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính thực hiện theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

Trước đó, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết: Quỹ Bình ổn giá do Liên Bộ Tài chính-Công Thương quyết định, không phải do doanh nghiệp tự quyết định.

Về vấn đề tăng cường, công khai minh bạch Quỹ Bình ổn giá, Bộ Tài chính khẳng định, điều này luôn là tư duy điều hành của Bộ. Thông tin về Quỹ Bình ổn giá cần minh bạch ở mức cao nhất để người dân và các cơ quan chức năng được biết.

Cũng liên quan đến việc điều hành giá xăng dầu, Bộ Công Thương cho biết Bộ đang chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan sửa đổi Nghị định 84/2009/NĐ-CP trình Chính phủ trước 30/6. Hiện Bộ Công Thương đã thành lập Ban soạn thảo để tiếp thu ý kiến và công khai lấy ý kiến của người dân, trong đó có nội dung quan trọng như Quỹ Bình ổn giá xăng dầu…

Theo Chinhphu.vn

Kê khai thuế điện tử: Nhiều doanh nghiệp còn dè dặt Kê khai, nộp thuế qua mạng in-tơ-nét là một trong những hoạt động cải cách thủ tục hành

chính thuế, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Tuy nhiên, một số bất cập về hạ tầng, sự cố mạng điện tử,... khiến nhiều doanh nghiệp (DN) nhất là các DN thuộc cấp Chi cục Thuế quản lý vẫn còn dè dặt.

Theo Luật Quản lý thuế sửa đổi mới có hiệu lực thi hành từ đầu tháng 7 tới, tổ chức kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử. Thừa Thiên - Huế là một trong những địa phương được sự quan tâm chỉ đạo của Tổng cục Thuế về triển khai lộ trình này, với phương châm triển khai đúng trình tự các bước thực hiện, trên cơ sở tuyên truyền thấu đáo về mục đích ý nghĩa của việc kê khai thuế qua mạng. Qua đó, mọi DN đều thấy hết những thuận lợi, tiện ích mà họ đăng ký tham gia với tinh thần vừa quyền lợi vừa trách nhiệm trong việc góp phần cùng ngành thuế từng bước hiện đại hóa các khâu thu nộp thuế.

Ảnh minh họa

22

Cuối năm 2011, Cục Thuế Thừa Thiên - Huế chính thức khởi động chủ trương kê khai thuế điện tử với nhiều hình thức như: thông qua chỉ đạo của chính quyền địa phương, kết hợp các ngành chức năng để triển khai, tổ chức tập huấn nội bộ ngành thuế và cho khối DN đang kê khai nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh. Với tinh thần của ban chỉ đạo ngành thuế, tập trung tuyên truyền và hướng dẫn cho các DN thuộc Cục Thuế tỉnh quản lý thực hiện trước, rút kinh nghiệm về kết quả đạt được và triển khai trên diện rộng đến các chi cục thuế các huyện, thị xã, TP Huế. Sau hơn một năm triển khai thực hiện, trên địa bàn có hơn 630 DN đăng ký kê khai thuế qua mạng tại Cục Thuế tỉnh. Nhìn chung, chất lượng tờ khai đều đạt yêu cầu đề ra, chưa có DN chậm trễ về thời gian kê khai. Ðiều đáng nói, qua các DN kê khai thuế điện tử đều có suy nghĩ chung là đã tạo thuận lợi nhiều cho tổ chức nộp thuế, giảm chi phí đi lại; nhất là những ngày mưa gió, lụt bão.

Tuy nhiên, đi sâu tìm hiểu thì băn khoăn lớn nhất của người nộp thuế vẫn là mong sao giảm bớt các lỗi kỹ thuật, các sự cố mạng để họ yên tâm khỏi phải lo trễ hạn nộp. Một DN trên địa bàn thẳng thắn bày tỏ: Mặc dù hoạt động kê khai thuế qua mạng đã thực hiện rộng rãi nhưng việc kiểm soát chưa kịp thời, cơ quan thuế chưa quản lý được dữ liệu khai thuế mà còn để "rơi rớt" trên đường truyền. Một số lỗi kỹ thuật thường gặp nhất là tờ khai không hợp lệ nhưng hệ thống khai thuế vẫn nhận, lỗi hệ thống khiến tờ khai không chuyển được đến cơ quan thuế nhưng ứng dụng vẫn báo đã chuyển thành công với người khai thuế.

Một số DN lại phàn nàn: Có ghi nhận trường hợp lỗi kỹ thuật nhưng lại không hỗ trợ đầy đủ dẫn đến một số hồ sơ khai thuế qua mạng không thể tra cứu được thông tin người nộp thuế đến nay vẫn chưa khắc phục được. Ngay cả chính sách gia hạn thuế gần đây, ứng dụng không xử lý tự động và kịp đối chiếu với những tờ khai đã nhận tin trước đây, dẫn đến nợ sai, tính phạt oan cho người nộp thuế. Ngoài ra, hạ tầng công nghệ thông tin còn nhiều bất cập, tình trạng nghẽn mạng, sự cố mạng,... cũng gây ra nhiều phiền toái cho người nộp thuế. Bởi vậy, tình trạng DN kê khai thuế qua mạng nhưng vẫn phải đi đến cơ quan thuế thao tác bằng tay vẫn diễn ra. Mặt khác, một số DN nhỏ vẫn e ngại mức chi phí ban đầu phải trả cho các nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số trong điều kiện phát sinh thêm chi phí, một số DN thì ngại tiếp xúc với đổi mới công nghệ trong điều kiện cơ sở vật chất còn nghèo nàn.

Phải thừa nhận việc khai thuế qua mạng trong những năm qua đã không còn cảnh xếp hàng chờ kê khai và nộp thuế như trước đây, đặc biệt giảm bớt áp lực xử lý hồ sơ của cán bộ ngành thuế, nhất là tờ khai thuế giá trị gia tăng vào ngày 20 hằng tháng. Chi phí quản lý lưu trữ hồ sơ khai thuế bằng giấy hằng năm là khá lớn. Bởi vậy, việc kê khai, nộp thuế qua mạng tiết kiệm được khoản kinh phí rất lớn cho xã hội. Tuy nhiên, vẫn cần phải chỉnh sửa kịp thời những bất cập như đã nêu trên thì mục tiêu tổng số DN trên địa bàn kê khai thuế điện tử mà Cục Thuế tỉnh đặt ra cho Chi cục Thuế TP Huế trong năm 2013 mới thành hiện thực.

Hiện Cục Thuế Thừa Thiên - Huế đã và đang tập trung triển khai thực hiện tại Chi cục Thuế TP Huế , với tư tưởng chỉ đạo là tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của kê khai thuế điện tử, tập huấn cho các DN trên địa bàn để từ đó họ thấy được quyền lợi và trách nhiệm để tự đăng ký kê khai qua mạng. Theo kế hoạch từ đầu quý II-2013, tại Chi cục Thuế TP Huế có khoảng 200 DN đi vào kê khai thuế điện tử.

Theo Báo Nhân Dân

XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI DOANH NGHIỆP CẦN LÀM GÌ ĐỂ THÂM NHẬP THÀNH CÔNG THỊ TRƯỜNG CAM PU CHIA

(Tiếp theo kỳ trước) Campuchia là thị trường tiềm năng, không quá khó tính để thâm nhập. Nhưng để thành công,

doanh nghiệp Việt Nam phải có chiến lược sản phẩm phù hợp, xây dựng chính sách giá hợp lý,

23

thiết lập và quản lý tốt hệ thống phân phối, cũng như tăng cường các hoạt động tiếp thị hiệu quả đặt trong chiến lược phát triển lâu dài.

Cần có chiến lược giá Người tiêu dùng Campuchia không đòi hỏi quá cao về kiểu dáng mẫu mã hay tích hợp nhiều

công năng trong sản phẩm. Họ thường chọn lựa sản phẩm có độ tin cậy cao, độ bền và tính hữu dụng của sản phẩm tốt. Ngoài ra đa số người tiêu dùng tại thị trường Campuchia có đặc điểm là trung thành cao với sản phẩm và thương hiệu, ít thay đổi thói quen tiêu dùng. Chính vì vậy ngay từ ban đầu, khi doanh nghiệp thâm nhập thị trường này cần phải cung ứng các sản phẩm có công năng tác dụng chính thật tốt đồng thời về quy cách bao bì, mẫu mã, màu sắc, kích cỡ, kiểm dáng… cần phù hợp với thị trường. Cho dù mỗi một sản phẩm đều cần có sự sáng tạo riêng, song đối với những doanh nghiệp mới tham gia thị trường Campuchia nên theo xu hướng chung của thị trường sẽ dễ dàng tiếp cận thị trường hơn. Nếu sản phẩm có nhiều đặc điểm quá mới, quá riêng biệt sẽ rất khó tiếp cận thị trường.

Người tiêu dùng Campuchia thường tin cậy vào chính trải nghiệm của bản thân và của người thân, bạn bè, do vậy các sản phẩm mới thâm nhập thị trường cần phải có chất lượng tương đương hoặc cao hơn so với các sản phẩm cùng loại đã xuất hiện trước đó. Nếu chất lượng sản phẩm và tính năng tác dụng chỉ tương đương với những gì đang có trên thị trường thì chắc chắn giá bán phải thấp hơn thì mới có thể thâm nhập thành công vào thị trường Campuchia.

Thực tế, mỗi doanh nghiệp đều có nhiều sản phẩm, thậm chí nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, nhưng về mặt chiến lược, doanh nghiệp nên chọn những sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu, thói quen, sở thích của người tiêu dùng để tung ra thị trường trước. Những sản phẩm có sự cải tiến hay sáng tạo đột phá cần tung ra sau khi người tiêu dùng đã quen dần với thương hiệu và nhà sản xuất. Sự cải tiến về mẫu mã kiểu dáng sản phẩm cần phải xuất phát từ nhu cầu thực sự của người tiêu dùng và không nên quá khác biệt với xu hướng tiêu dùng. Khách hàng Campuchia ưa thích màu vàng, đỏ đậm, xanh đậm. Doanh nghiệp có thể tận dụng điểm này để thể hiển các màu chủ đạo này trên trên bao bì, phương tiện quảng cáo để dễ tiếp cận với người tiêu dùng.

Về bao bì, mẫu mã sản phẩm làm sao cho bắt mắt cũng là vấn đề quan trọng, thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam dùng bao bì nguyên tiếng Việt, không dịch sang tiếng Khmer; có doanh nghiệp chỉ in tiếng Khmer; có doanh nghiệp in cả tiếng Việt và tiếng Khmer. Nếu không bao bì chỉ in bằng tiếng Việt, không in tiếng Khmer thì người Campuchia không đọc được. Do ở Campuchia tình trạng hàng giả, hàng nhái vẫn còn xảy ra nên bao bì in bằng tiếng Khmer nhưng có địa chỉ sản xuất tại Việt Nam bằng tiếng Việt vẫn được tin cậy hơn và là giải pháp các doanh nghiệp nên áp dụng.

Campuchia có thu nhập bình quân đầu người còn ở mức thấp, song cũng có nhiều người có thu nhập khá cao. Sự chênh lệch khá lớn giữa nhóm khách hàng thu nhập cao với nhóm khách hàng có thu nhập thấp đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được phân khúc khách hàng mục tiêu và sản xuất sản phẩm theo các tiêu chí phù hợp để thoả mãn nhu cầu đó. Với những sản phẩm đại trà, bình dân, doanh nghiệp nên tập trung đi sâu vào công năng, tác dụng chính và tính tiện dụng, dễ sử dụng, độ bền cao và giá thấp. Các chi tiết phụ của sản phẩm hay kiểu dáng bên ngoài không cần quá cầu kỳ, hay có quá nhiều chức năng. Với nhóm đối tượng có thu nhập cao, sản phẩm có thể thiết kế cầu kỳ hơn, nhiều công năng hơn, làm sao thể hiện được cái tôi cá nhân, thể hiện đẳng cấp của người sử dụng và cần định giá bán cao hơn.

Có thể nói đối với những sản phẩm mới tham gia thị trường Campuchia, chính sách giá có vai trò rất quan trọng. Sản phẩm mới muốn thâm nhập được vào thị trường cần có giá thấp hơn so với các sản phẩm cùng chủng loại đã có trên thị trường. Với đặc điểm người tiêu dùng không dễ dàng chấp nhận cái mới, nên yếu tố giá thấp hơn sẽ kích thích họ lựa chọn dùng thử, so sánh và

24

có nhiều cơ hội dùng cho những lần mua sau. Nếu sản phẩm thoả mãn được nhu cầu thì quá trình điều chỉnh về giá có thể sớm hơn.

Trong trường hợp giá ngang với các sản phẩm cùng loại, nhưng chất lượng không có gì nổi trội thì sẽ rất khó thuyết phục ngay cả đối với các nhà bán sỉ, bán lẻ. Ví như trong thị trường phân bón phục vụ nông nghiệp, mới đây một doanh nghiệp Việt Nam khi đưa phân bón bán vào thị trường Campuchia, các nhà bán sỉ, bán lẻ và nông dân đều cho rằng mỗi bao phân 50kg phải định giá thấp hơn 1 USD so với phân bón mang hiệu Đầu Trâu của công ty Phân bón Bình Điền thì mới bán được.

Chiến lược giá rất quan trọng, bởi vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ thị trường, đặc điểm khách hàng và các đối thủ cạnh tranh để xác định được giá thâm nhập hợp lý, thị trường chấp nhận. Khi sản phẩm đã được thị trường chấp nhận thì chính sách giá có thể điều chỉnh tăng giảm tuỳ theo từng thời điểm và sản lượng bán ra. Giá bán cũng cần có sự linh hoạt khi áp dụng với các nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ hay nhóm người mua trực tiếp để đảm bảo không bị xung đột giữa các thành viên kênh phân phối và khuyến khích họ tích cực bán hàng.

Quan tâm hệ thống phân phối Xây dựng hệ thống phân phối là công việc quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp khi

tham gia thị trường quốc tế. Hiện nay, hàng hoá của Việt Nam được người tiêu dùng Campuchia đánh giá cao, tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp đang khó khăn trong vấn đề thiết lập hệ thống phân phối. Hiện tại hàng hóa từ Việt Nam hầu hết được đưa cho các đầu mối ở thủ đô PhnomPenh sau đó mới được phân phối ra các tỉnh, thành khác. Tuy nhiên, sau một thời gian làm quen, xây dựng thị trường tốt, nếu doanh nghiệp chủ động đưa được hàng xuống trực tiếp các tỉnh là tốt nhất, nhưng điều này cũng tuỳ thuộc vào khả năng của từng doanh nghiệp và chủng loại hàng hoá.

Nhìn chung, hiện hàng hóa từ Việt Nam đang đi theo hai hình thức phân phối chính. Một là xuất cho nhà phân phối độc quyền tại Campuchia, từ đó nhà phân phối bán hàng đi các tỉnh thành khác cho các nhà bán sỉ, bán lẻ rồi tới tay người tiêu dùng. Việc thiết lập các kênh phân phối và quản trị kênh do nhà phân phối tự thực hiện. Thứ hai là doanh nghiệp trực tiếp mở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc công ty con tại Campuchia để kiểm soát và chủ động phân phối sản phẩm của mình cho các nhà bán sỉ tại các tỉnh, thành.

Việc bán hàng thông qua nhà phân phối độc quyền có mặt tích cực là kiểm soát tài chính tốt, ít rủi ro hơn mặc dù có thể vẫn phải hỗ trợ chậm trả nếu muốn phát triển thị trường nhanh. Tuy vậy việc bán hàng qua một nhà phân phối cũng có hạn chế là trong trường hợp nhà phân phối gặp khó khăn hoặc họ không tích cực đẩy hàng thì doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do vậy vấn đề là cần chọn được nhà phân phối có đủ khả năng về nhân lực, tài lực và có định hướng làm ăn lâu dài với doanh nghiệp.

Một vấn đề mà các doanh nghiệp cần lưu ý khi chọn nhà phân phối độc quyền là cần qui định không được phép phân phối các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Hình thức doanh nghiệp Việt Nam có chi nhánh, công ty đặt tại Campuchia sẽ có những thuận lợi và thách thức. Nếu muốn nhanh chóng phủ hàng, chiếm lĩnh thị trường cần có chính sách bán gối đầu cho các nhà bán sỉ. Hình thức này có rủi do tài chính cao hơn khi bán thông qua phân phối độc quyền. Nếu đảm bảo an toàn tài chính thì doanh nghiệp chỉ bán tiền mặt, như vậy độ phủ hàng sẽ giới hạn và thị phần khó có thể cao. Với đặc điểm thị trường và tập quán kinh doanh theo kiểu gối đầu như vậy, nếu doanh nghiệp Việt Nam quản lý nhiều nhà bán sỉ sẽ gặp nhiều trở ngại và rủi ro hơn.

Như vậy, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, lại mới thâm nhập thị trường Campuchia thì chọn hình thức thông qua nhà phân phối độc quyền sẽ có nhiều ưu điểm hơn. Vấn đề quan trọng là cần lựa chọn đối tác tin cậy, có chung tầm nhìn và chiến lược với doanh nghiệp. Nhà phân phối có thể

25

bán nhiều mặt hàng, nhưng trong ngành hàng chỉ bán độc quyền của doanh nghiệp mình là tốt nhất. Khi mua bán cần thanh toán thông qua ngân hàng.

Ngoài ra, một trong những cách hiện nay có nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng, là đồng thời xuất khẩu trực tiếp với gián tiếp. Xuất khẩu gián tiếp thông qua các nhà bán sỉ tại Việt Nam vùng giáp biên giới để họ đưa hàng sang cho các nhà bán sỉ, bán lẻ tại các tỉnh biên giới của Campuchia. Khi áp dụng hình thức này, doanh nghiệp cần phải có dòng sản phẩm riêng để không bị đụng hàng với dòng sản phẩm xuất trực tiếp thông qua nhà phân phối hoặc chi nhánh, công ty con tại Campuchia.

Thống kê cho thấy, nếu doanh nghiệp Việt Nam nào chịu đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu, thiết lập được hệ thống phân phối, sản phẩm được người dân ưu chuộng tìm mua thì vấn đề nợ gối đầu cũng hạn chế hơn thậm chí không cần thiết. Bởi vậy khi đã đầu tư phát triển thị trường Campuchia, doanh nghiệp cần phải có chiến lược kinh doanh lâu dài, thực hiện tốt các hoạt động quảng bá để gia tăng sức kéo của thị trường. Khi sức tiêu thụ tăng lên, doanh nghiệp sẽ không quá phụ thuộc vào các thành viên kênh phân phối và cũng hạn chế được rủi ro. Để phát triển được hệ thống phân phối mạnh, doanh nghiệp cần có những chính sách đảm bảo cho sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành viên kênh, nhưng lại không lấn sân và xung đột lẫn nhau.

Ngoài ra, lâu nay các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như các chương trình xúc tiến thương mại chủ yếu hướng tới phát triển kênh phân phối theo hệ thống các chợ đầu mối tại Phnom Penh, và các tỉnh thành, huyện lỵ. Hệ thống phân phối hiện đại, quy mô tại Campuchia trưng bày, bán hàng Việt Nam là rất ít, dù đã có nhiều dự án đề cập đến tính cần thiết phải xây dựng một trung tâm thương mại trưng bày hàng hoá được sản xuất từ Việt Nam.

Tại Campuchia cộng đồng người gốc Hoa tham gia nhiều vào hoạt động phân phối hàng hóa. Do đặc trưng thiên về mảng thương mại, trong kinh doanh lấy chữ tín làm trọng, quá trình kinh doanh có tính cộng đồng cao nên họ có hệ thống phân phối rộng và tin cậy. Khi xây dựng hệ thống phân phối, các doanh nghiệp nên kết hợp với cộng đồng người gốc Hoa, trong quá trình kinh doanh cần đề cao chữ tín và tạo nhiều ưu đãi cho đối tác.

Thị trường thích khuyến mại Tại thị trường Campuchia, hầu hết người tiêu dùng đều thích khuyến mãi nên doanh nghiệp

cũng nên tận dụng các cơ hội này để đưa ra các chương trình khuyến mại hợp lý, phù hợp với từng thời điểm, gắn liền với các dịp lễ hội, ngày nghỉ của người Campuchia. Đặc biệt những đợt tung hàng đầu tiên, doanh nghiệp cần phải có chương trình khuyến mãi hấp dẫn để tạo ra sự kích hoạt mạnh và hiệu quả. Ngoài khuyến mãi cho người tiêu dùng, các nhà bán sỉ, bán lẻ ở Campuchia cũng rất thích các hình thức khuyến mại. Do vậy doanh nghiệp cũng cần có các chương trình khuyến mại dành cho hệ thống phân phối để kích thích họ bán hàng.

Người tiêu dùng Campuchia cũng rất thích xem quảng cáo, do vậy muốn được người tiêu dùng biết đến, tin tưởng và chọn mua, các doanh nghiệp nên thực hiện quảng cáo, nhất là khi mới tung hàng ra thị trường. Các phương tiện quảng cáo hiệu quả hiện nay là radio, truyền hình, pa nô ngoài trời, báo viết… nhưng hiệu quả vẫn là quảng cáo qua radio vì hầu hết mọi nhà đều có. Còn quảng cáo trên truyền hình chỉ hiệu quả đối với các đô thị và vùng ven đô vì nhiều vùng nông thôn Campuchia còn chưa có điện.

Tại Campuchia, vai trò của người bảo trợ khá quan trọng, do đó nếu quảng cáo có sự hiện diện của các ca sĩ, nghệ sĩ, diễn viên nổi tiếng, các nhà khoa học, những chức sắc cao cấp thì sẽ có hiệu quả cao và sức lan tỏa nhanh chóng. Ngoài ra sự xuất hiện của những người có ảnh hưởng kể trên tại các sự kiện của doanh nghiệp như khai trương, động thổ, khánh thành, hội nghị khách hàng… sẽ làm tăng mức độ nhận biết thương hiệu, khiến nhiều người dân sẽ biết đến sản phẩm, doanh nghiệp.

26

Kinh doanh tại Campuchia, doanh nghiệp sẽ phải chịu thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp... như các nước khác song với mức thuế cũng không cao so với các nước trong khu vực. Ngoài ra, nguồn nhân lực tại Campuchia tuy còn thiếu và yếu, đồng thời giá nhân công có chiều hướng tăng, nhưng nếu doanh nghiệp có ý định làm ăn lâu dài cũng cần có chiến lược tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ. Với nhân sự có trình độ đại học, kinh nghiệm làm việc 3-4 năm, biết tiếng Việt thì mức lương vào khoảng 700 USD-1.000 USD/tháng, tùy theo ngành nghề. Với những nhân sự có thể đảm đương được chức vụ trưởng đại diện văn phòng hoặc giám đốc chi nhánh thì mức lương phải trên 1.000 đến 1.500 USD/tháng.

Các vấn đề vướng mắc cơ bản mà doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Cam Pu Chia:

Theo đánh giá của vụ Thị trường Châu Á – Thái Bình Dương, hiện có ba vấn đề nổi lên là vướng mắc chính trong mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Campchia.

Thứ nhất, các mặt hàng Việt Nam tiêu thụ mạnh ở thị trường Campuchia là các mặt hàng bách hoá tiêu dùng, rau quả, thực phẩm, đồ nhựa, mỳ ăn liền, sản phẩm may mặc và nguyên phụ liệu, xăng dầu, dược phẩm…, là những hàng hoá mang tính chất phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày, giá cả hàng hóa vừa phải. Do đó, khối lượng hàng hóa Việt Nam xuất nhiều, nhưng kim ngạch xuất khẩu thu được còn chưa cao.

Thứ hai, mức thuế suất nhập khẩu vào Campuchia còn cao, cộng với thuế VAT không hoàn lại 10%; việc hàng hóa trốn thuế và gian lận thương mại còn phổ biến làm cho hàng hóa chính ngạch của Việt Nam không thể cạnh tranh với hàng hóa của các nước khác.

Thứ ba, các công ty của Việt Nam khi bán hàng sang Campuchia thường giao hàng và thanh toán tại Việt Nam hoặc khu vực cửa khẩu, còn vận chuyển nhập khẩu vào Campuchia do người mua Campuchia tự lo. Các công ty của Campuchia khi mua hàng của Việt Nam đều là những công ty vừa và nhỏ, ngại mua bán theo hình thức thanh toán qua ngân hàng bằng L/C, vì tập quán mua bán bằng L/C chưa quen, kiến thức về nghiệp vụ thanh toán quốc tế chưa thành thạo, và cũng lợi dụng hình thức buôn bán này để trốn thuế nhập khẩu và thuế doanh thu. Do vậy nạn buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trốn thuế còn phổ biến, gây khó khăn cho hàng nhập khẩu theo đường chính ngạch.

Nguồn: Phòng XTTM VĂN BẢN MỚI CHO VAY HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHÔNG QUÁ 30 TỶ/DỰ ÁN

Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 601/QĐ-TTg ngày 17/04/2013 về việc thành lập Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tại Quyết định này, Thủ tướng quy định thành lập Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi là Quỹ) với vốn điều lệ do ngân sách Nhà nước cấp là 2.000 tỷ đồng để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa có dự án, phương án sản xuất - kinh doanh khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần tạo việc làm cho người lao động.

Theo đó, Thủ tướng cũng quy định mức vốn cho vay đối với mỗi dự án, phương án sản xuất - kinh doanh tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án đó nhưng không quá 30 tỷ đồng. Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ của người vay và điều kiện cụ thể của từng dự án nhưng tối đa không quá 07 năm; trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định nhưng không quá 10 năm, với lãi suất không vượt quá 90% mức lãi suất cho vay thương mại và được áp dụng thống nhất trên toàn quốc.

27

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn vay vốn từ Quỹ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: Có dự án, phương án sản xuất - kinh doanh khả thi thuộc Danh mục các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ của Quỹ; đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu là 20%; có đủ khả năng trả nợ trong thời hạn quy định trong hợp đồng và phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật hiện hành. Doanh nghiệp nào được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ thì không được hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ các tổ chức tín dụng khác của Nhà nước...

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Nguồn: Văn Bản Luật VN

GIAO DỊCH TRÊN 300 TRIỆU PHẢI BÁO CÁO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg ngày 18/04/2013 quy định về

mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo. Theo đó, nhằm đảm bảo công tác phòng, chống rửa tiền, Thủ tướng yêu cầu các tổ chức tài

chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan phải có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan là tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc một số hoạt động như: Kinh doanh trò chơi có thưởng, casino; kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản, môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản; kinh doanh kim loại quý và đá quý; cung ứng dịch vụ công chứng, kế toán; dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; dịch vụ ủy thác đầu tư, dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; dịch vụ cung cấp giám đốc, thư ký giám đốc của doanh nghiệp cho bên thứ ba…

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/06/2013. Nguồn: Văn Bản Luật VN

CÔNG CHỨC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG PHẢI CÓ CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ

Đây là yêu cầu của Bộ Công Thương theo Thông tư số 09/2013/TT-BCT ngày 02/05/2013 quy định về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường.

Tại Thông tư này, Bộ Công Thương quy định các Tổ kiểm tra thực hiện hoạt động kiểm tra của Quản lý thị trường phải có ít nhất 02 công chức Quản lý thị trường và do 01 công chức làm Tổ trưởng; đồng thời, công chức Quản lý thị trường của Tổ kiểm tra phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý thị trường theo quy định của Bộ Công Thương; không trong thời gian xem xét, thi hành kỷ luật hoặc có thư khiếu nại, tố cáo đang được xác minh. Riêng Tổ trưởng Tổ kiểm tra phải có Thẻ kiểm tra thị trường được cấp theo quy định.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng yêu cầu các công chức Quản lý thị trường phải chủ động báo cáo để không tham gia Tổ kiểm tra trong trường hợp có vợ (chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột mình hoặc của vợ (chồng) là đối tượng được kiểm tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo quản lý trong tổ chức là đối tượng được kiểm tra.

Cũng theo Thông tư này, hoạt động kiểm tra có thể được tiến hành thường xuyên theo kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt hoặc đột xuất khi có thông tin về hành vi vi phạm pháp luật, có dấu hiệu vi phạm hoặc theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc liên quan đến hoạt động kiểm tra, xử lý đối với hành vi vi phạm hành chính hoặc có dấu hiệu vi phạm hành chính phải được bảo mật theo quy định và không được tiết lộ cho những người không có thẩm quyền liên quan trực tiếp đến vụ việc.

28

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013; bãi bỏ Thông tư số 26/2009/TT-BCT ngày 26/08/2009 và Thông tư số 12/2008/TT-BCT ngày 22/10/2008.

Nguồn: Văn Bản Luật VN

TIN THẾ GIỚI Châu Á sẽ là đầu tàu kinh tế thế giới trong năm nay

Phụ san kinh tế báo Le Figaro trích dẫn đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng châu Á sẽ là đầu tàu kinh tế thế giới trong năm 2013.

Theo ước đoán của IMF, tăng trưởng kinh tế của châu Á vào năm 2013 là 5,7% và năm 2014 là 6%.

Báo cáo của IMF nhấn mạnh châu Á có được mức tăng trưởng đó là nhờ môi trường bên ngoài đã tốt hơn và nhu cầu nội địa tăng mạnh. Tiêu thụ và đầu tư tư nhân cũng nhận được sự hỗ trợ từ thị trường lao động được ưu đãi.

Tại Đông Á, Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu, với mức tăng trưởng 7,1% năm nay và khoảng 7,5% năm tới. Với Nhật Bản, IMF hoan nghênh các chính sách tiền tệ, thuế và các cải cách cơ cấu dài hạn của Thủ tướng Shinzo Abe.

Đối với 10 quốc gia Đông Nam Á, IMF dự đoán mức tăng trưởng trung bình trong vòng hai năm là 5,5%.

Bốn nước dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế trong năm 2013 là Lào (8%), Campuchia (6,7%), Myanmar (6,5%) và Indonesia (6,3%).

Tuy nhiên, IMF lưu ý bốn nước Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam cần phải tăng cường hội nhập kinh tế, cách duy nhất để đối phó với khủng hoảng.

Bên cạnh đó, IMF còn cảnh báo các nước trong khu vực phải đề phòng bong bóng kinh tế phát sinh từ những chính sách tiền tệ quá dễ dãi, nhất là trong lĩnh vực bất động sản.

Cuối cùng, IMF đề cập đến hiện tượng dân số đang già đi và sự sụt giảm lượng người trong độ tuổi lao động trong khu vực. Theo IMF, “châu Á không nên già trước khi trở nên giàu có”./.

Theo TTXVN

Ảnh minh họa