gÓp phẦn phÁt triỂn ngÀnh cÔng nghiỆp hỖ …º¡o tiền đề cho việc phát triển...

48
43 Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu cho ngành dệt may TRẦN THỊ NGỌC HOA 40 Vĩnh Long: Phát huy hiệu quả hai dự án cấp nước vay vốn ODA - AFD BÙI VĨNH HÒA TỔNG BIÊN TẬP: ThS. Đào Dung Anh THỰC HIỆN : Phòng Thư ký - Biên tập THIẾT KẾ: Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN: 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04 3311 9390 Fax: 04 3355 4482 Email: [email protected] Website: www.vdb.gov.vn CƠ CHẾ - CHÍNH SÁCH THÔNG TIN DỰ ÁN HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CHÂN DUNG DOANH NHÂN - DOANH NGHIỆP Giấy phép xuất bản: Số 88/GP-XBĐS do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 02 tháng 7 năm 2014. 07 Cơ chế cho vay các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ BAN THẨM ĐỊNH 02 Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam: Thực trạng và một số giải pháp BBT 17 Một số dự án công nghiệp hỗ trợ và một số dự án đầu tư vay vốn VDB hoàn thành năm 2014 BAN TDĐT VÀ PHÒNG TKBT 22 Giải pháp tài chính và hạ tầng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ PV 33 Đưa vào vận hành an toàn đường dây 500kV Quảng Ninh - Hiệp Hòa BÍCH LOAN - QUỲNH NGA 46 Doanh nhân Nguyễn Hoàng: Niềm tin với công nghiệp hỗ trợ PV 37 Thủy điện Ngòi Phát - Vận hành theo cơ chế sạch CDM KIM YẾN - THANH HƯƠNG GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VIỆT NAM 1 Đặc san số 14 - QuýIV/2014

Upload: lamnhan

Post on 13-Apr-2018

213 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

43 Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu cho ngànhdệt may

TRẦN THỊ NGỌC HOA

40 Vĩnh Long: Phát huy hiệu quả hai dự án cấp nước vay vốn ODA - AFD

BÙI VĨNH HÒA

TỔNG BIÊN TẬP:ThS. Đào Dung Anh

THỰC HIỆN:Phòng Thư ký - Biên tập

THIẾT KẾ:Phạm Huy Cường

ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN:25A Cát Linh, Đống Đa, Hà NộiTel: 04 3311 9390Fax: 04 3355 4482Email: [email protected]: www.vdb.gov.vn

CƠ CHẾ - CHÍNH SÁCH

THÔNG TIN DỰ ÁN

HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ

CHÂN DUNG DOANH NHÂN - DOANH NGHIỆP

Giấy phép xuất bản: Số 88/GP-XBĐSdo Bộ Thông tin và Truyền thôngcấp ngày 02 tháng 7 năm 2014.

07 Cơ chế cho vay các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

BAN THẨM ĐỊNH

02 Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam:Thực trạng và một số giải pháp

BBT

17 Một số dự án công nghiệp hỗ trợ và một số dự ánđầu tư vay vốn VDB hoàn thành năm 2014

BAN TDĐT VÀ PHÒNG TKBT

22 Giải pháp tài chính và hạ tầng phát triển ngànhcông nghiệp hỗ trợ

PV

33 Đưa vào vận hành an toàn đường dây 500kVQuảng Ninh - Hiệp Hòa

BÍCH LOAN - QUỲNH NGA

46 Doanh nhân Nguyễn Hoàng: Niềm tin vớicông nghiệp hỗ trợ

PV

37 Thủy điện Ngòi Phát - Vận hành theo cơ chế sạch CDM

KIM YẾN - THANH HƯƠNG

GÓP PHẦN PHÁT TRIỂNNGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VIỆT NAM

1Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

Vai trò của công nghiệp hỗ trợCông nghiệp hỗ trợ được hiểu là những ngành sản

xuất các sản phẩm đầu vào, gồm các sản phẩm, hàng hóa trung gian và các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ phục vụ quá trình sản xuất. Trong thực tiễn kinh doanh, có hai cách hiểu về công nghiệp hỗ trợ. Ở góc độ hẹp, công nghiệp hỗ trợ là các ngành sản xuất phụ tùng, linh kiện phục vụ cho công đoạn lắp ráp ra sản phẩm hoàn chỉnh. Ở góc độ rộng hơn, công nghiệp hỗ trợ được hiểu như toàn bộ các ngành tạo ra các bộ phận của sản phẩm cũng như tạo ra các máy móc, thiết bị hay những yếu tố vật chất khác góp phần tạo thành sản phẩm chính. Như vậy, hiểu một cách chung nhất, công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất, từ sản xuất nguyên vật liệu đến gia công chế tạo các sản phẩm, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện, bán sản phẩm... để cung cấp cho ngành công nghiệp lắp ráp các sản phẩm cuối cùng là tư liệu, công cụ sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng. Trên thực tế, khái niệm công

nghiệp hỗ trợ thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất những sản phẩm có sự kết nối của nhiều chi tiết phức tạp, đòi hỏi tính chính xác cao, dây chuyền sản xuất đồng loạt với các công đoạn lắp ráp tách biệt.

Công nghiệp hỗ trợ có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển ngành công nghiệp nói riêng và đối với phát triển kinh tế nói chung. Ngoài việc tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo chiều rộng và chiều sâu, công nghiệp hỗ trợ còn góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài và tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Một ngành công nghiệp hỗ trợ kém phát triển sẽ khiến cho các ngành công nghiệp chính thiếu đi sức cạnh tranh, làm cho nhiều công ty sản xuất thành phẩm cuối cùng khác phải phụ thuộc vào nhập khẩu, làm giảm hiệu quả của nhiều dự án đầu tư. Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng, trong quá trình mở cửa hoàn toàn thị trường trong nước,

Phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mỗi quốc gia, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển. Để hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp hiện đại, công nghệ cao thì phải thực hiện thành công việc nội địa hóa một cách cơ bản các sản phẩm ngành công nghiệp đó.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam Thực trạng và một số giải pháp

Công nhân làm việc trong khu công nghiệpMinh Hưng III tỉnh Bình Phước

Ảnh: MP

2 Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

C Ơ C H Ế - C H Í N H S Á C H

nếu không xây dựng được ngành công nghiệp phụ trợ tương ứng, đủ sức cạnh tranh quốc tế và có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài thì sẽ có những nhà đầu tư nước ngoài chuyển hướng đầu tư sang các nước khác, có nhiều lợi thế hơn Việt Nam.

Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ở nước ta

Nhận thức được vai trò quan trọng của việc phát triển công nghiệp hỗ trợ, thời gian qua, Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản nhằm đẩy mạnh việc phát triển công nghiệp hỗ trợ như: Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN ngày 31/7/2007 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ... Trong những năm vừa qua, chúng ta đã có nhiều cố gắng để

đầu tư, phát triển các doanh nghiệp (DN) hỗ trợ nhằm tạo tiền đề cho việc phát triển ngành công nghiệp ở nước ta. Mặc dù đã thu được một số kết quả nhất định trong quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ như góp phần nâng dần tỷ lệ nội địa hóa của một ngành công nghiệp lắp ráp, giảm bớt tỷ lệ linh kiện, phụ tùng phải nhập khẩu từ nước ngoài..., tuy nhiên, có thể nhận thấy, ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam trong thời gian qua còn rất nhiều hạn chế, yếu kém. Điều này thể hiện rõ qua các mặt sau:

Một là, công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn phát triển sơ khai và còn rất nhiều yếu kém. Việt Nam hiện có khoảng 30 ngành kinh tế - kỹ thuật cần đến công nghiệp hỗ trợ, trong đó có nhiều ngành sản xuất hàng xuất khẩu, nhưng hầu hết các ngành công nghiệp lớn ở Việt Nam đều phải nhập khẩu nguyên liệu, phụ kiện ở nước ngoài để sản xuất. Chẳng hạn như ngành dệt may hàng năm xuất khẩu mang về cho nước ta hàng tỷ đô la Mỹ, nhưng phần lớn số ngoại tệ đó lại được sử dụng để nhập khẩu nguyên liệu, phụ kiện phục vụ cho sản xuất. Đây chỉ là một trong số nhiều ngành của Việt Nam điển hình trong việc phụ thuộc vào nguyên phụ liệu và linh kiện từ bên ngoài.

Hai là, công nghiệp hỗ trợ còn manh mún, kém phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu của các ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp ô tô, xe máy; công nghiệp dệt may, giày da.

Theo số liệu từ Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp, tính đến nay, Việt Nam có khoảng 210 DN sản xuất linh kiện, phụ tùng cung cấp cho 50 DN sản xuất, lắp ráp xe ô tô. Nhưng các linh kiện, phụ tùng đó chủ yếu là các sản phẩm đơn giản, hàm lượng công nghệ thấp như: các chi tiết cấu thành khung gầm xe, thùng xe, xăm lốp, bộ tản nhiệt... Mục tiêu quy hoạch đặt ra đến năm 2010 là các chi tiết, linh kiện quan trọng như động cơ, hộp số, cụm truyền động phải sản xuất được 100.000 bộ sản phẩm/năm đã không đạt được. Mỗi năm, ngành sản xuất ô tô trong nước phải nhập khẩu gần 2 tỷ USD linh kiện, phụ tùng. Mặc dù đã có nhiều năm phát triển, nhưng các sản phẩm hỗ trợ của ngành này được đánh giá là kém phát triển nhất hiện nay, với tỷ lệ nội địa hóa chỉ đạt 5-10%. Ngành dệt may - da giày cũng là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng có tới 80 - 85% tỷ lệ nguyên phụ liệu phải nhập khẩu, bao gồm: vải, da, chỉ khâu cao cấp, nút áo, khóa kim loại...

Ba là, các DN sản xuất các sản phẩm hỗ trợ ở nước ta còn rất ít, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh yếu kém.

Qua khảo sát của các chuyên gia ở Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ thì trình độ công nghệ của phần lớn các DN sản xuất các sản phẩm hỗ trợ ở nước ta mới chỉ đạt ở mức trung bình so với khu vực và nhiều quốc gia trên thế giới. Chỉ có sản phẩm của một số DN có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này là có trình độ tiên tiến. Thực tế hiện nay, phần lớn các sản phẩm của công nghiệp hỗ trợ ở nước ta vẫn do

3Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

C Ơ C H Ế - C H Í N H S Á C H

các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sản xuất và cung cấp, chất lượng thấp, khả năng cạnh tranh hạn chế nên chủ yếu chỉ tiêu thụ được ở thị trường trong nước. Vẫn còn tình trạng thiếu sự gắn kết giữa DN lớn và DN nhỏ, giữa DN trong nước với DN có vốn đầu tư nước ngoài trong việc sản xuất các sản phẩm hỗ trợ. Chính điều này đã dẫn đến không ít trường hợp DN có vốn đầu tư nước ngoài phải nhập khẩu những linh kiện, chi tiết sản phẩm mà DN trong nước sản xuất được với giá rẻ hơn giá nhập khẩu.

Bốn là, các sản phẩm hỗ trợ của nước ta nhìn chung còn nghèo nàn về chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã đơn điệu, giá lại cao hơn nhiều sản phẩm cùng loại nhập khẩu.

Trong khi đó, các sản phẩm hỗ trợ của Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia... nhất là của Trung Quốc tuy chất lượng cũng không phải là cao hơn sản phẩm cùng loại của Việt Nam, nhưng hàng của họ giá rất rẻ, nhiều chủng loại, mẫu mã đa dạng; thêm vào đó, các quốc gia này còn có rất nhiều chính sách ưu ái với những khách hàng mới, khách hàng lớn, nhất là chính sách ưu đãi về giá, cho thanh toán chậm và có phong cách phục vụ tận tình nên được nhiều DN trong nước thuộc

các lĩnh vực dệt may, giày da, lắp ráp xe máy, sản xuất sản phẩm điện tử đặt hàng.

Năm là, nhân lực phục vụ công nghiệp hỗ trợ chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, nguồn nhân lực giá rẻ không còn là một lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút FDI của Việt Nam khi mà các thỏa thuận về miễn giảm thuế nhập khẩu chính thức được thực hiện. Vấn đề cần phải quan tâm là làm thế nào để sản xuất được các mặt hàng vừa có chất lượng tốt, vừa có giá thành rẻ. Bởi sản phẩm rẻ nhưng chất lượng kém hay sản phẩm tốt nhưng giá thành cao về lâu dài đều rất khó có thể cạnh tranh được trước các sản phẩm nhập khẩu. Vì thế, điều cốt yếu hiện nay là cần phải đào tạo được nguồn nhân lực có khả năng quản lý, khả năng ứng dụng và có tính sáng tạo để sản xuất ra được những sản phẩm có sức cạnh tranh cao.

Một số giải pháp phát triểnTheo tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XI, công nghiệp

hỗ trợ được xác định là khâu đột phá để phát triển các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH. Để có thể phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ ở nước ta trong thời gian tới, cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau đây:

4 Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

C Ơ C H Ế - C H Í N H S Á C H

Một là, đẩy mạnh việc hoàn thiện quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Mặc dù Bộ Công Thương đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, nhưng có thể nhận thấy rất nhiều mục tiêu mà quy hoạch đề ra đến năm 2010 đã không thực hiện được. Sở dĩ có tình trạng này là vì các mục tiêu được đưa ra nhưng không có đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, không có kế hoạch tài chính đủ mạnh để đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu đó, hay rất nhiều mục tiêu đề ra còn mang tính dàn trải mà chưa tính toán hết các yếu tố tác động của thị trường... Chính vì vậy, ngành công nghiệp hỗ trợ ở nước ta trong những năm vừa qua vẫn ở trong tình trạng “dậm chân tại chỗ”.

Khâu đột phá đầu tiên để phát triển ngành này phải được thực hiện trên cơ sở hoàn thiện lại quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ. Trong đó từng ngành, từng lĩnh vực phải rà soát và đề ra mục tiêu phát triển các sản phẩm hỗ trợ của ngành theo phương châm “làm đến đâu chắc đến đó” và đề ra tiến độ cụ thể việc nội địa hóa cho từng sản phẩm, từng chi tiết chứ không đề ra theo kiểu “phong trào”. Trên cơ sở rà soát các mục

tiêu đã đề ra, Bộ Công thương cùng với các ngành có liên quan cần tiến hành hoàn thiện quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Để đảm bảo việc thực hiện được quy hoạch này, Nhà nước cần đầu tư có trọng điểm về mặt tài chính, công nghệ, nhân lực để tạo điều kiện từng bước hiện đại hóa các ngành như cơ khí chế tạo, điện tử, nhựa, cao su... đó là những ngành chủ chốt trong việc phát triển các sản phẩm hỗ trợ.

Hai là, đổi mới các chính sách nhằm khuyến khích các nhà đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Muốn ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển nhanh và bền vững, Nhà nước phải coi đây là một ngành quan trọng, cần được sự quan tâm đúng mức và phải có những chính sách khuyến khích đủ mạnh để công nghiệp hỗ trợ phát triển. Việc đổi mới các chính sách ưu đãi dành cho các DN sản xuất các sản phẩm hỗ trợ là hết sức cần thiết. Trong đó, cần tập trung vào việc đổi mới các chính sách chủ yếu như:

- Về chính sách đất đai, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi về quỹ đất cho các DN sản xuất các sản phẩm hỗ trợ (kể cả những DN được thành lập mới hay những DN mở rộng quy mô sản xuất) được thuê lâu dài và ổn

Gia công thép cuộnẢnh: Ma Linh

5Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

C Ơ C H Ế - C H Í N H S Á C H

định theo luật định. Các DN này được thuê đất với mức giá ưu đãi để các chủ DN có điều kiện thuận lợi hơn trong việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất.

- Về chính sách tín dụng, Nhà nước cần khuyến khích các ngân hàng thương mại dành sự ưu tiên nhất định về lãi suất và hạn mức tín dụng để tạo thuận lợi cho các DN hỗ trợ, nhất là trong trường hợp các DN này đầu tư hiện đại hóa máy móc, thiết bị hay sản xuất các sản phẩm thay thế nhập khẩu cung cấp cho các DN khác.

- Về chính sách thuế, cần xếp các DN sản xuất các sản phẩm hỗ trợ vào nhóm các DN được ưu đãi về thuế, để các DN này khi thành lập được hưởng thời gian miễn giảm thuế như các DN được ưu đãi đầu tư khác.

- Về chính sách đầu tư, để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ một cách hiệu quả thì Nhà nước cần đầu tư hình thành một số DN chủ chốt ở một số lĩnh vực như cơ khí chế tạo, nhựa, cao su, sản xuất linh kiện... theo hình thức Nhà nước đầu tư thành lập mới DNNN ở lĩnh vực này, sau khi đi vào hoạt động có hiệu quả thì sẽ triển khai cổ phần hóa; hoặc có thể mua cổ phần ở những DN chủ chốt ở lĩnh vực này, sau đó đầu tư hiện đại hóa các DN đó, khi các DN này đi vào hoạt động ổn định và kinh doanh có hiệu quả thì Nhà nước có thể bán cổ phần của mình cho các nhà đầu tư khác. Đây là kinh nghiệm khá thành công khi được áp dụng ở Singapore và một số quốc gia châu Á khác.

Ba là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp hỗ trợ.

Muốn đặt ra mục tiêu phát triển một ngành công nghiệp hỗ trợ mạnh và hoạt động có hiệu quả trong tương lai, vấn đề căn bản nhất đặt ra là đó phải là một ngành công nghiệp có thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại. Muốn vậy, chất lượng nguồn nhân lực cũng phải được không ngừng nâng cao. Để thực hiện được điều này, ngành giáo dục và các ngành có liên quan phải đào tạo cho được những kỹ sư có đủ trình độ về kỹ thuật thực hành và thực tiễn, trang bị cho họ kiến thức cần thiết về công nghệ hiện đại; mở rộng sự liên kết trong đào tạo giữa các trường đại học trong nước và các trường đại học có uy tín trên thế giới. Đồng thời, cần có sự đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo, từ các trường đại học cho đến các trường nghề để từng bước nâng dần chất lượng của những người lao động trong tương lai. Ngoài ra, Nhà nước cũng dành một phần ngân sách thỏa đáng để cử người đi đào tạo ở những quốc gia có truyền thống mạnh về phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho việc phát triển công nghiệp hỗ trợ của nước ta trong những năm tiếp theo.

Bốn là, tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Cần đẩy mạnh sự liên kết giữa các DN trong nước với nhau cũng như giữa các DN trong và ngoài nước trong việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm hỗ trợ. Bộ Công Thương và Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam cần phối hợp với các DN có nhu cầu về các sản

phẩm hỗ trợ cũng như các DN có khả năng sản xuất những sản phẩm này để tổ chức các buổi hội thảo về phát triển các sản phẩm hỗ trợ của từng ngành, từng lĩnh vực; tổ chức các hội chợ, triển lãm về sản phẩm; thông qua đó làm cầu nối cho các DN trong và ngoài nước liên kết, hợp tác với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoặc thành lập liên doanh để cùng nhau sản xuất các sản phẩm hỗ trợ. Đây là cách thức rất hiệu quả mà các DN trong nước có thể tạo thêm bạn hàng mới, mở rộng thị trường, tiếp cận được các công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm hỗ trợ của mình. Các DN có vốn đầu tư nước ngoài có thể giảm được chi phí nhập khẩu qua đó giảm được giá thành sản phẩm và cũng giảm bớt sự phụ thuộc vào các thị trường bên ngoài.

Năm là, hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho công nghiệp phụ trợ phát triển.

Hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng là một trong những giải pháp hết sức quan trọng trong việc đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để sản xuất các sản phẩm hỗ trợ. Việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng sẽ góp phần giảm bớt chi phí cho các nhà đầu tư, giúp cho hàng hóa của họ (linh kiện, vật tư, phụ tùng...) thuận lợi hơn trong việc lưu thông cả ở thị trường trong và ngoài nước.

Do nguồn vốn đầu tư nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng thường rất lớn nên Nhà nước cần lựa chọn đầu tư những dự án có thể phát huy được hiệu quả cao ngay sau khi được đưa vào sử dụng như: xây dựng một số tuyến đường cao tốc kết nối giữa các trung tâm kinh tế ở các vùng kinh tế trọng điểm, hiện đại hóa một số bến cảng, sân bay quan trọng trong khu vực này, hiện đại hóa hệ thống viễn thông và nâng cấp hệ thống lưới điện... Ngoài ra, cũng nên khuyến khích hình thành một số KCN hợp tác với nước ngoài ở những vùng kinh tế trọng điểm... như mô hình KCN Việt Nam - Singapore để tạo thuận lợi cho các DN hỗ trợ của các nước này đến đầu tư tại Việt Nam.

Sáu là, Nhà nước cần tổ chức bộ phận chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Cần thành lập một bộ phận chịu trách nhiệm theo dõi việc triển khai kế hoạch phát triển các sản phẩm hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế (có thể trực thuộc Bộ Công Thương). Để bộ phận này hoạt động có hiệu quả, cần bố trí những cán bộ chuyên trách có năng lực để kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch cũng như các kế hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Theo định kỳ, bộ phận này sẽ họp với đại diện các ngành để nắm chắc được tình hình thực hiện, qua đó, góp phần giải quyết những vướng mắc cho các DN trong quá trình thực hiện; đồng thời, tham mưu, đề xuất các kiến nghị, giải pháp cho lãnh đạo Bộ và Chính phủ để việc tổ chức thực hiện theo đúng lộ trình mà các quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đã đề ra./.

BBT (TỔNG HỢP)

6 Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

C Ơ C H Ế - C H Í N H S Á C H

Thực trạng cơ chế chính sách ưu đãi cho CNHT Việt Nam

Ngày 24/02/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành CNHT; theo đó quy định các chính sách khuyến khích phát triển CNHT đối với các ngành: cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt - may, da - giày và CNHT cho phát triển công nghiệp công nghệ cao.

Danh mục sản phẩm CNHT được quy định tại Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26/8/2011 ban hành danh mục sản phẩm CNHT được ưu tiên phát triển; theo đó một số sản phẩm của các ngành công nghiệp sau được hưởng các ưu đãi thích hợp: ngành dệt - may (xơ thiên nhiên, xơ tổng hợp, vải kỹ thuật, vải sợi dệt kim…); ngành da - giày (da thuộc, vải giả da, chỉ may, hóa chất thuộc da…); ngành điện tử - tin học (linh kiện điện

tử - quang điện tử cơ bản, vi mạch điện tử, pin dùng cho máy vi tính xách tay, điện thoại di động...); ngành sản xuất rắp ráp ô tô (động cơ và chi tiết động cơ, lốp xe, hộp số, hệ thống lái, hệ thống phanh…); ngành cơ khí chế tạo (khuôn, dao điện, dao phay, mũi khoan, bu lông cường độ cao, bánh răng, xi lanh…) và các sản phẩm CNHT cho công nghiệp công nghệ cao.

Để có thể xem xét áp dụng các cơ chế ưu đãi thích hợp, Chủ đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm CNHT phải xây dựng dự án theo quy định hiện hành, trong đó đề xuất cụ thể các cơ chế ưu đãi thích hợp, trình Hội đồng thẩm định dự án phát triển CNHT xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Hội đồng thẩm định dự án phát triển CNHT đã được thành lập tại Quyết định số 4290/QĐ-BCT ngày 24/8/2011 do Thứ trưởng Bộ Công Thương làm Chủ tịch Hội đồng, thành viên gồm đại diện các bộ, ngành liên quan và VDB.

Với kinh nghiệm trong hoạt động cho vay vốn tín dụng đầu tư (TDĐT), tín dụng xuất khẩu (TDXK) của Nhà nước, việc tiếp nhận dự án, thẩm định, duyệt vay đối với các dự án công nghiệp hỗ trợ (CNHT) sẽ được triển khai nhanh chóng và hiệu quả tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). VDB sẽ tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tối đa đối với các doanh nghiệp CNHT trong việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của Nhà nước.

CƠ CHẾ CHO VAY CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

BAN THẨM ĐỊNH - VDB

Hoạt động sản xuất của doanh nghiệpẢnh: Thu Hằng

7Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

C Ơ C H Ế - C H Í N H S Á C H

Tuy nhiên, từ khi thành lập, Hội đồng thẩm định chỉ tham gia thẩm định 01 dự án CNHT vào tháng 11/2012 của một doanh nghiệp FDI (dự án sản xuất linh kiện dán bề mặt SMD của công ty TNHH Kyocera Việt Nam, đề nghị được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp). Đến thời điểm hiện nay, doanh nghiệp trong nước chưa có dự án nào được thông qua Hội đồng thẩm định.

Như vậy, có thể thấy các cơ chế ưu đãi chưa đủ sức thu hút các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNHT. Trên thực tế, các ưu đãi không lớn, không rõ ràng nhưng trình tự thủ tục tương đối phức tạp, chưa thực sự phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNHT, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tất cả các dự án đều phải gửi Hội đồng thẩm định do Bộ Công Thương chủ trì, sau đó trình Thủ tướng Chính phủ quyết định gây sự nghi ngại về mặt thủ tục hành chính.

Chính vì vậy, tại Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 29/8/2013 về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư nước ngoài trong thời gian tới, Chính phủ giao Bộ Công Thương ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới thay thế Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg theo hướng “Nghiên cứu, nâng mức ưu đãi đủ sức hấp dẫn các dự án đầu tư trong lĩnh vực CNHT theo Danh mục lĩnh vực và sản phẩm CNHT do Chính phủ ban hành, cũng như các dự án sử dụng nhiều nguồn cung cấp vật tư, nguyên liệu... từ thị trường nội địa” và “quy định cụ thể tiêu chí xác định ngành, sản phẩm được hưởng ưu đãi theo hướng đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu, minh bạch theo hướng tập trung vào một số ngành, sản phẩm trọng điểm”.

Hiện, Bộ Công Thương đang chủ trì soạn thảo Nghị định mới thay thế Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg. Dự thảo đã được các thành viên góp ý, sửa đổi và đang được chỉnh sửa trước khi lấy ý kiến các Bộ, ngành.

Cơ chế cho vay các dự án CNHT tại VDBVay vốn tín dụng đầu tư theo quy định tại Quyết định số

12/2011/QĐ-TTg

Theo quy định tại Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011, “Dự án sản xuất sản phẩm CNHT được xem xét vay một phần vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định hiện hành”.

Tuy nhiên, như đã nêu trên, để có thể xác định một dự án là dự án sản xuất sản phẩm CNHT, Chủ đầu tư cần trình dự án qua Hội đồng thẩm định dự án phát triển CNHT xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định (thủ tục này tương tự như đối với các dự án thuộc Chương trình Cơ khí trọng điểm; dự án công nghệ cao). Trên cơ sở đó, VDB tiếp nhận, thẩm định dự án để cho vay theo quy định hiện hành. Từ khi Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg được ban hành đến nay, VDB chưa nhận được một dự án CNHT nào đề nghị vay vốn.

Vay vốn tín dụng đầu tư theo quy định tại Nghị định số 75/NĐ-CP

Quy định hiện hành về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước là Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 (NĐ 75); theo đó quy định các dự án thuộc địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn hoặc dự án thuộc ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục quy định tại Nghị định này được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước. Đối chiếu quy định của NĐ 75, Hà Nội không thuộc đối tượng ưu đãi về địa bàn; đồng thời dự án CNHT cũng không thuộc Danh mục quy định của NĐ 75. Như vậy, hiện không có ưu đãi về tín dụng đầu tư đối với các dự án CNHT. Việc ưu đãi trong lĩnh vực CNHT chỉ dành cho các dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khu CNHT, khu công nghệ cao thuộc nhóm A, B.

Hiện NĐ 75 cũng đang được sửa đổi và dự kiến sẽ được ban hành trong thời gian sắp tới. Nếu không có gì thay đổi so với bản dự thảo VDB đã được tham gia, đối tượng dự án CNHT đã được bổ sung vào ngành nghề được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

8 Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

C Ơ C H Ế - C H Í N H S Á C H

Vay vốn theo chương trình mục tiêu của JBIC

Từ năm 2011, VDB đã triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển tín dụng xuất khẩu và công nghiệp phụ trợ trong khuôn khổ của Khoản vay 2 bước giữa VDB và Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC). Khoản vay trị giá 100 triệu USD này có 2 giai đoạn, riêng giai đoạn 2 (từ ngày 17/9/2014 trở đi), toàn bộ khoản vay này sẽ được tài trợ cho dự án đầu tư có lợi ích Nhật Bản ở Việt Nam, trong đó ưu tiên các dự án CNHT có yếu tố Nhật Bản. Khoản vay này nằm trong chương trình hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản, nhằm mục tiêu phát triển CNHT, dần dần tạo lập kênh tín dụng chuyên biệt đầu tư cho lĩnh vực CNHT.

Về đối tượng, các doanh nghiệp CNHT có yếu tố Nhật Bản hoặc có quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp Nhật Bản (như nhà thầu Nhật Bản, máy móc thiết bị Nhật Bản, xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản…) có thể được vay lại từ Chương trình hỗ trợ phát triển tín dụng xuất khẩu và công nghiệp phụ trợ của JBIC với mức vốn vay lên đến 15 triệu USD, nhưng không vượt quá 70% tổng mức đầu tư tài sản cố định của dự

án. Trong trường hợp, doanh nghiệp thuộc đối tượng được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước thì mức vốn vay tối đa từ nguồn tín dụng đầu tư và nguồn JBIC có thể tương đương 85% Tổng mức đầu tư tài sản cố định của dự án.

Lãi suất cho vay vốn của Chương trình tại thời điểm hiện nay là 10,5%/năm (bằng lãi suất cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước). Thời hạn cho vay tối đa 12 năm; trong đó, thời hạn ân hạn được xác định theo thời gian xây dựng của dự án. Đồng tiền cho vay, thu nợ gốc và lãi là Việt Nam đồng.

Hồ sơ vay vốn cho dự án CNHT1. Giấy đề nghị vay vốn - bản chính.

2. Hồ sơ dự án:

- Báo cáo đầu tư hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự án đầu tư được lập theo quy định hiện hành, kèm phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay - bản chính;

- Giấy chứng nhận đầu tư (trường hợp dự án bắt buộc

Công đoạn lắp ráp ô tôẢnh: Thu Hằng

9Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

C Ơ C H Ế - C H Í N H S Á C H

phải có Giấy chứng nhận đầu tư) - bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của chủ đầu tư;

- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư (đối với dự án có Quyết định đầu tư) - bản chính;

- Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư dự án (đối với dự án đang thực hiện) - bản chính;

- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về các nội dung liên quan đến dự án theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của chủ đầu tư), bao gồm các tài liệu sau:

+ Ý kiến tham gia về thiết kế cơ sở của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc đối tượng phải lấy ý kiến về thiết kế cơ sở;

+ Kết quả thẩm định tổng mức đầu tư (nếu có);

+ Quyết định giao đất hoặc cho thuê đất của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; hợp đồng thuê đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có). Trường hợp không có các giấy tờ trên thì phải có văn bản thỏa thuận của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về địa điểm xây dựng dự án.

3. Hồ sơ chủ đầu tư:

a. Hồ sơ pháp lý:

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế); Giấy chứng nhận đầu tư (đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không đăng ký lại theo quy định của Luật Doanh nghiệp) - bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của chủ đầu tư;

- Văn bản của cấp có thẩm quyền trong doanh nghiệp quy định về: chấp thuận đầu tư dự án; quyền hạn, trách nhiệm của Người đại diện theo pháp luật trong giao dịch với VDB - bản chính;

- Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc được đơn vị cấp trên giao làm Chủ đầu tư dự án (hoặc làm đại diện chủ đầu tư) thì phải có văn bản ủy quyền của cấp trên có thẩm quyền.

b. Hồ sơ tài chính:

- Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật trong 2 năm gần nhất và báo cáo nhanh tình hình tài chính đến gần nhất (đối với chủ đầu tư đã hoạt động sản xuất kinh doanh). Trường hợp báo cáo tài chính của Chủ đầu tư đã được kiểm toán thì phải gửi báo cáo tài chính đã được kiểm toán kèm theo kết luận của doanh nghiệp kiểm toán độc lập.

Trường hợp Chủ đầu tư là công ty mẹ, báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm công ty.

Trường hợp công ty con hạch toán độc lập vay vốn với sự đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của công ty mẹ, báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tài chính của công ty con, báo cáo tài chính công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm công ty.

- Nghị quyết của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, chủ sở hữu vốn (đối với công ty TNHH một thành viên), Nghị quyết đại hội xã viên (đối với HTX) về việc góp vốn đầu tư xây dựng dự án, phương án góp vốn phù hợp với Nghị quyết được thông qua (đối với chủ đầu tư là đơn vị mới thành lập) - bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của chủ đầu tư;

- Các tài liệu trong hồ sơ tài chính là bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của chủ đầu tư.

c. Bảng kê danh mục về tình hình tín dụng với các tổ chức tín dụng khác - bản chính.

d. Hồ sơ đảm bảo tiền vay.

đ. Báo cáo năng lực chủ đầu tư - bản chính./.

Lắp ráp linh kiện điện tửẢnh: Thu Hằng

10 Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

C Ơ C H Ế - C H Í N H S Á C H

I. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ DỰ ÁN1. Họp cổ đông, thành viên góp vốn để giải quyết

chủ trương đầu tư dự án.

2. Lập dự án đầu tư

Thuê tư vấn lập dự án đầu tư. Nội dung dự án bao gồm:

- Thuyết minh dự án.

- Thiết kế cơ sở.

3. Chủ đầu tư thẩm định nội dung dự án do cơ quan tư vấn lập, hoàn chỉnh nội dung và hình thức dự án. Sau khi hoàn chỉnh, chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án (thuyết minh dự án và thiết kế cơ sở) đến sở chuyên ngành (xây dựng hoặc công nghiệp) hoặc BQL khu công nghiệp (nếu dự án nằm trong khu công nghiệp) xét duyệt và nhận kết quả thẩm định thiết kế cơ sở từ các cơ quan trên, Chủ đầu tư tiến hành phê duyệt thiết kế cơ sở trên cơ sở ý kiến thẩm định của cơ quan có thẩm quyền.

4. Thuê tư vấn lập Báo cáo tác động môi trường và phòng chống cháy nổ đến cơ quan chức năng để thẩm định và nhận kết quả từ các cơ quan này.

5. Gửi các hồ sơ dự án và các tài liệu liên quan (theo danh mục hồ sơ thẩm định) nói trên đến chi nhánh VDB kèm theo văn bản đề nghị thẩm định phương án vay vốn của dự án.

6. Chi nhánh VDB thẩm định và gửi báo cáo thẩm định đến chủ đầu tư:

+ Nếu chấp nhận cho vay, đề nghị chủ đầu tư phê duyệt dự án và thực hiện các yêu cầu bổ sung dự án (nếu nội dung dự án cần bổ sung).

+ Nếu từ chối, nêu lý do và đề nghị chủ đầu tư tìm nguồn khác để thực hiện dự án.

7. Chủ đầu tư ra Quyết định đầu tư dự án trên cơ sở ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan.

II. GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN DỰ ÁN1. Chủ đầu tư gửi hồ sơ vay vốn đến chi nhánh VDB

(theo danh mục hồ sơ vay vốn).

2. Chi nhánh VDB thẩm định hồ sơ vay vốn. Nếu hợp lệ, chi nhánh VDB gửi thông báo cho vay đến chủ đầu tư.

QUY TRÌNH ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN VAY VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI VDB

(DO CHỦ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN)

Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn IẢnh: Kim Yến

11Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

C Ơ C H Ế - C H Í N H S Á C H

3. Chủ đầu tư hoàn thiện và bổ sung các yêu cầu trong thông báo cho vay (nếu có). Sau đó, cùng với chi nhánh VDB thương thảo các điều kiện hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay.

4. Chủ đầu tư và chi nhánh VDB tiến hành ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay. Chủ đầu tư phối hợp chi nhánh VDB làm thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm.

5. Trong thời gian đàm phán hợp đồng tín dụng, chủ đầu tư tiến hành các thủ tục thực hiện dự án:

- Thuê tư vấn lập bản vẽ thiết kế kỹ thuật (TKKT) và tổng dự toán công trình. Tổ chức thẩm định (nếu đủ năng lực) hoặc thuê tư vấn thẩm định TKKT và tổng dự toán công trình. Chủ đầu tư phê duyệt TKKT và tổng dự toán sau khi đã thẩm định.

- Chọn nhà thầu thực hiện công trình: tùy theo giá trị gói thầu mà thực hiện hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu (gói thầu xây lắp, hàng hóa lớn hơn 1 tỷ đồng phải đấu thầu).

- Phê duyệt kết quả đấu thầu và thương thảo để ký hợp đồng xây dựng, hợp đồng mua sắm máy móc, thiết bị.

6. Triển khai thực hiện thi công xây dựng công trình theo hợp đồng kinh tế.

7. Lập hồ sơ giải ngân theo hướng dẫn của chi nhánh VDB để rút vốn vay thanh toán cho các đơn vị thi công và đơn vị cung cấp thiết bị hàng hóa theo tiến độ thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế.

8. Chi nhánh VDB kiểm tra hồ sơ rút vốn vay và tiến hành giải ngân vốn theo tiến độ rút vốn ghi trong hợp đồng tín dụng. Mỗi lần rút vốn vay, chủ đầu tư ký khế ước nhận nợ và bắt đầu trả lãi vay.

III. GIAI ĐOẠN HOÀN THÀNH DỰ ÁN1. Khi công trình hoàn thành: chủ đầu tư phối hợp

với các đơn vị thi công, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị cung cấp máy móc thiết bị tiến hành nghiệm thu công trình, vận hành máy móc thiết bị để bàn giao, đưa vào sử dụng.

2. Chủ đầu tư làm thủ tục quyết toán công trình và thanh lý hợp đồng kinh tế với các nhà thầu.

3. Chủ đầu tư lập hồ sơ báo cáo quyết toán dự án công trình hoàn thành gửi chi nhánh VDB.

4. Chi nhánh VDB xác nhận số liệu cấp vốn.

5. Chủ đầu tư ra quyết định phê duyệt quyết toán và gửi đến chi nhánh VDB và cơ quan liên quan.

6. Chi nhánh VDB tiến hành thu hồi số cấp vượt hoặc cấp tiếp so với giá trị quyết toán.

7. Căn cứ giá trị quyết toán dự án công trình được duyệt, chi nhánh VDB và chủ đầu tư ký Phụ lục hợp đồng xác định giá trị tài sản hình thành từ vốn vay đã đầu tư xong và thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm và bổ sung.

8. Khi dự án vận hành đi vào sử dụng, chi nhánh VDB phối hợp cùng chủ đầu tư tiến hành kiểm tra hoạt động của dự án, tình hình SXKD của chủ đầu tư theo định kỳ hoặc đột xuất, tiến hành thu hồi nợ vay (gốc, lãi, phí...) theo hợp đồng tín dụng đã ký.

9. Khi chủ đầu tư trả hết nợ vay, chi nhánh tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng và làm thủ tục thế chấp tài sản./.

Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn IẢnh: Kim Yến

12 Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

C Ơ C H Ế - C H Í N H S Á C H

Vị trí, vai trò và thực trạng CNHT Việt Nam Trong điều kiện nền kinh tế thế giới và khu vực gặp

nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta, tình hình xuất khẩu có nhiều biến động về thị trường, giá cả và những chính sách hạn chế của nhà nhập khẩu đòi hỏi chúng ta phải tăng cường tính chủ động của nền kinh tế, tránh phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu và thị trường nước ngoài. Do đó Việt Nam phải có định hướng phát triển thị trường cung ứng và tiêu thụ nội địa một cách đồng bộ, toàn diện, chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó tăng năng lực cạnh tranh.

Để từng bước thực hiện được mục tiêu trên, cần nhìn nhận và phát huy đúng vai trò và vị trí của CNHT trong nền kinh tế. Phát triển CNHT giúp tăng trưởng GDP một cách bền vững, giảm nhập siêu, thu hút đầu tư nước ngoài, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng trong nước, khu vực và quốc tế. Có thể khẳng định, phát triển ngành CNHT là một nhiệm vụ quan trọng trong tái cấu trúc ngành

công nghiệp, thực hiện thắng lợi mục tiêu của Đảng và Nhà nước, đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Thực tiễn phát triển nền kinh tế nước ta cho thấy, CNHT trong giai đoạn trước mắt phải là ngành công nghiệp chủ lực, đóng vai trò xương sống của nền công nghiệp, là nền tảng để phát triển công nghiệp chế tạo, tiến tới hiện đại hóa nền kinh tế đất nước, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới.

Theo số liệu điều tra của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản tại Việt Nam (JETRO) năm 2013, tại các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam mới đạt 32,2% (tăng 5% so với năm 2012), thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Trung Quốc đạt 64%, Thái Lan 53%, Malaysia 42%, Indonesia 41%. Nhiều ngành tỷ lệ nội địa hóa đạt rất thấp so với mục tiêu và yêu cầu phát triển: công nghiệp ô tô, công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo, dệt may… Chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp CNHT Việt Nam còn thấp và chưa ổn định, giá thành

Dự thảo Nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ:

Nhiều ưu đãi cho ngành công nghiệp hỗ trợNGỌC HOA

CHI NHÁNH VDB NAM ĐỊNH

Câu chuyện về Samsung và đơn đặt hàng con ốc vít đối với các doanh nghiệp Việt Nam đã trở thành chủ đề nóng với nhiều ý kiến trái chiều. Cũng từ đó, vai trò và vị thế của ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) trở nên nổi bật và thu hút được nhiều sự chú ý của dư luận. Các cơ quan hữu quan, đặc biệt là các doanh nghiệp đã và đang dành nhiều sự quan tâm đến nội dung của Dự thảo Nghị định về phát triển CNHT Việt Nam do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo và lộ trình thực hiện. Theo kế hoạch, Dự thảo Nghị định sẽ được trình Chính phủ xem xét vào cuối năm 2014 và có hiệu lực vào đầu năm 2015.

Gỗ tròn nguyên liệu để đưa vào sản xuất gỗ MDFcủa Nhà máy sản xuất gỗ ép MDF Long Việt

Ảnh: Đỗ Ngọc

13Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

C Ơ C H Ế - C H Í N H S Á C H

cao, yếu về công nghệ, thiết bị và nguồn nhân lực… hầu như chưa có khả năng đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn đòi hỏi trình độ kỹ thuật, công nghệ cao.

Dự thảo Nghị định về phát triển CNHT Việt Nam

Từ năm 2007, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN ngày 31/7/2007 phê duyệt quy hoạch phát triển CNHT đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 về chính sách phát triển một số ngành CNHT; Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26/8/2011 ban hành Danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển. Tuy nhiên các ưu đãi phát triển CNHT được quy định còn chung chung dẫn tới khó khăn, lúng túng cho các doanh nghiệp.

Theo Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg: “Các dự án sản xuất sản phẩm CNHT thuộc danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển được xem xét áp dụng cơ chế ưu đãi thích hợp. Chủ đầu tư xây dựng dự án theo quy định hiện hành, trong đó đề xuất cụ thể các cơ chế ưu đãi thích hợp, trình Hội đồng thẩm định dự án phát triển CNHT xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định”. Điều này tạo tâm lý e ngại cho chủ đầu tư khi phải tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các quy định hiện còn dàn trải và nằm trong nhiều chương trình khác nhau như chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất, chính sách phát triển các khu - cụm công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, các quy định về thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng… Mặt khác không có cơ sở nào để chắc chắn các đề xuất của doanh nghiệp có được phê duyệt hay không, thời gian là bao lâu, gây ảnh hưởng đến tiến độ và các yếu tố khác của dự án.

Đặc thù của ngành CNHT là một khâu trong chuỗi cung ứng, đặc biệt khi tham gia vào thị trường cung ứng quốc tế, trong tình hình biến đổi rất nhanh về khoa học và công nghệ thì các sản phẩm của ngành CNHT phải hết sức đa dạng và linh hoạt để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Do đó sẽ có một số sản phẩm CNHT không nằm trong Danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển ban hành kèm theo Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26/8/2011, gây thiệt thòi cho doanh nghiệp và dẫn tới tình trạng không đồng bộ trong khuyến khích phát triển ngành.

Trước những yêu cầu cấp thiết để phát triển ngành CNHT của Việt Nam hiện nay, Bộ Công Thương đã chủ trì soạn thảo và lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Nghị định về phát triển CNHT Việt Nam (Dự thảo Nghị định). Nhiều hạn chế trong các quy định trước đây đã được khắc phục trong Dự thảo Nghị định, cụ thể hóa và bổ sung nhiều chính sách phát triển và ưu đãi CNHT một cách toàn diện và đồng bộ: nghiên cứu phát triển công nghệ; ứng dụng và chuyển giao công nghệ; phát triển nguồn nhân lực; hợp tác quốc tế; phát triển thị trường; chính sách về cụm CNHT; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân; thuế nhập khẩu; hạ tầng cơ sở… giúp các doanh nghiệp dễ dàng áp dụng để được hưởng ưu đãi. Đặc biệt đối với doanh nghiệp CNHT vừa

và nhỏ còn được hưởng các ưu đãi riêng về tín dụng đầu tư, tiền thuê đất, các chính sách về thuế. Đối với sản xuất CNHT công nghệ cao, ngoài được hưởng những chính sách ưu đãi phát triển CNHT còn được hưởng các chính sách khuyến khích theo quy định của pháp luật về công nghệ cao.

Theo Dự thảo Nghị định, dự án sản xuất sản phẩm CNHT áp dụng thí điểm đến năm 2020 sẽ được miễn thuế tối đa 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp tối đa 9 năm tiếp theo được tính từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư, trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án thì thời gian miễn, giảm thuế được tính từ năm thứ 4. Bộ Công Thương cũng đề xuất miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định và phục vụ sản xuất sản phẩm CNHT bao gồm: Thiết bị, máy móc chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm CNHT trong nước chưa sản xuất được; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng; những nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc trong dự thảo cũng đề nghị cho miễn thuế.

Dự thảo Nghị định thể hiện được tính linh hoạt với diễn biến thị trường khi không quy định cụ thể các sản phẩm của CNHT, được nêu tại điểm 1, 2 Điều 3:

“1. Công nghiệp hỗ trợ: là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh.

2. Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ: là vật liệu, phụ tùng, linh kiện mang tính chất bán thành phẩm, được sản xuất để cung cấp cho khâu lắp ráp, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh”.

Từ kinh nghiệm của các nước trong khu vực, cho thấy vai trò của môi trường kinh tế vĩ mô, của Chính phủ

14 Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

C Ơ C H Ế - C H Í N H S Á C H

và các quỹ tài chính trong phát triển CNHT. Đồng thời mỗi thời kỳ chỉ nên tập trung vào một số nhóm ngành, sản phẩm ưu tiên, không nên dàn trải, tránh phân tán nguồn lực. Nội dung Dự thảo Nghị định cũng đã đề cập đến vấn đề này: “Danh mục sản phẩm CNHT khuyến khích phát triển là các sản phẩm CNHT được khuyến khích phát triển theo từng thời kỳ”.

Tại Dự thảo Nghị định, Quỹ Đầu tư CNHT Quốc gia trực thuộc Bộ Công Thương sẽ đảm nhận vai trò hỗ trợ về vốn cho CNHT, theo đó các doanh nghiệp CNHT sẽ được hưởng nhiều ưu đãi, đặc biệt là lãi suất vay vốn. Nguồn vốn của Quỹ gồm vốn điều lệ do ngân sách Nhà nước cấp là 2.000 tỷ đồng, vốn bổ sung từ kết quả hoạt động, vốn đóng góp tự nguyện, vốn ủy thác và huy động từ các nguồn. Mong rằng lộ trình thành lập Quỹ và đưa vào vận hành sẽ được thực hiện nhanh chóng sau khi Dự thảo Nghị định được thông qua và có hiệu lực. Đồng thời thông tư và các quy định hướng dẫn thi hành nghị định cũng cần sớm được ban hành một cách đồng bộ.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong phát triển CNHT

Theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 về tín dụng đầu tư (TDĐT) và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, ngành CNHT thuộc danh mục được vay vốn TDĐT phát triển của Nhà nước. Ngoài ra, một số doanh nghiệp thuộc ngành này cũng thuộc đối tượng của Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg ngày 10/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại. Tuy nhiên các quy định này chưa cụ thể, Thông tư hướng dẫn chậm ban hành nên chưa theo kịp với thực tiễn phát triển của ngành CNHT. Theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP, các doanh nghiệp CNHT cũng không nhận được ưu đãi riêng về lãi suất, thời hạn vay vốn, thủ tục vay vốn. Mặc dù đứng trước nhu cầu lớn về vốn nhưng rõ ràng cơ chế, chính sách hiện nay chưa tạo được nhiều sức hút đối với các doanh nghiệp CNHT.

Hiện VDB mới chỉ giải ngân được cho một doanh nghiệp FDI - Công ty TNHH Đầu nối điện tử Kyocera

Việt Nam. Doanh nghiệp này cũng là đơn vị duy nhất được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách phát triển một số ngành CNHT.

Theo Dự thảo Nghị định, sau khi được thành lập Quỹ đầu tư CNHT Công Quốc gia sẽ ủy thác cho các tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi các tổ chức, cá nhân hoạt động CNHT, có dự án sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và cung ứng dịch vụ công nghiệp hỗ trợ, thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước và phù hợp với mục đích hoạt động của Quỹ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có dự án sản xuất sản phẩm CNHT được hưởng các ưu đãi về tín dụng đầu tư từ Quỹ với lãi suất không quá 80% lãi suất vay thương mại, thời gian vay không quá 10 năm. Quy định này mở ra triển vọng cho VDB, nếu được nhận ủy thác sẽ tăng cường hoạt động trên một lĩnh vực mới, qua đó đa dạng hóa đối tượng khách hàng, nâng cao uy tín và vị thế của VDB trong phát triển ngành CNHT và phát triển kinh tế đất nước.

Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007, đánh dấu sự hội nhập toàn diện vào nền kinh tế quốc tế. Hiện tại chúng ta đang triển khai đồng thời đàm phán 6 khuôn khổ thương mại tự do lớn là: Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); Đối tác kinh tế toàn diện khu vực Đông Á (RCEP); các hiệp định thương mại tự do với EU, Hàn Quốc; Khu vực mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) và Liên minh Thuế quan Nga - Belarus - Kazakhstan. Theo dự kiến đến năm 2015 sẽ hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Lộ trình miễn giảm thuế nhập khẩu theo cam kết bắt buộc phải thực hiện, nếu ngành CNHT trong nước không nỗ lực phát triển sẽ dẫn tới tụt hậu nghiêm trọng so với khu vực và thế giới, mất năng lực cạnh tranh ngay cả ở thị trường nội địa… Thời gian không còn nhiều, đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, mong rằng Nghị định phát triển ngành CNHT Việt Nam khi có hiệu lực sẽ tạo bước đột phá cho CNHT, đưa ngành CNHT cũng như nền kinh tế đất nước cất cánh bay lên tầm cao mới./.

Tăng tốc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợẢnh: Minh Nguyệt

15Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

C Ơ C H Ế - C H Í N H S Á C H

STT NGÀNH CÔNG NGHIỆP (Không phân biệt địa bàn đầu tư) NHÓM

1

Dự án đầu tư chế biến sâu từ quặng khoáng sản:- Sản xuất fero hợp kim sắt có công suất tối thiểu 1 nghìn tấn/năm;- Sản xuất kim loại màu có công suất tối thiểu 5 nghìn tấn/năm;- Sản xuất bột màu đioxit titan có công suất tối thiểu 20 nghìn tấn/năm.

Nhóm A, B

2 Dự án đầu tư sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc cai nghiện, vắc xin thương phẩm và thuốc chữa bệnh HIV/AIDS; sản xuất thuốc thú y đạt tiêu chuẩn GMP. Nhóm A, B

3 Dự án đầu tư xây dựng nhà máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng: gió, mặt trời, địa nhiệt, sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo. Nhóm A, B

4 Dự án đầu tư xây dựng thủy điện nhỏ, với công suất nhỏ hơn hoặc bằng 50MW thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nhóm A, B và C

5 Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Nhóm A, B và C6 Dự án thuộc danh mục các ngành công nghiệp hỗ trợ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Nhóm A, B và C

STT Tên và nội dung văn bản(theo trình tự thời gian ban hành)

Ngày tháng ban hành Cấp (cơ quan) ban hành

1 Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 31/7/2007 Bộ Công nghiệp (nay

là Bộ Công Thương)

2 Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ 24/02/2011 Chính phủ

3Thông tư số 96/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chính sách tài chính quy định tại Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ.

04/7/2011 Bộ Tài chính

4 Quyết định số 1483/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển 26/8/2011 Chính phủ

5 Nghị định số 75/2011/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước 30/8/2011 Chính phủ

6 Quyết định số 1556/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ 17/10/2012 Chính phủ

7 Quyết định số 143/QĐ-UBND của UBND Tp. Hà Nội về việc quy định một số chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2014 - 2015 07/01/2014 UBND thành phố

Hà Nội

Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư(Ban hành kèm theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ)

Một số văn bản pháp lýliên quan ngành công nghiệp hỗ trợ đã ban hành

Hiệu quả của hỗ trợ cải tiến máy móc sản xuấtẢnh: Thu Hằng

16 Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

C Ơ C H Ế - C H Í N H S Á C H

I. CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

1. Mua máy biến áp 220KV - 125MVA dự phòng sản xuất cho hệ thống truyền tải điện

Tên dự án: Đầu tư mua máy biến áp 220kV - 125MVA dự phòng sản xuất cho hệ thống truyền tải điện.

Chủ đầu tư: Công ty Truyền tải điện 03.

Địa điểm thực hiện: Khuôn viên trạm biến áp 500kV, thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.

Tổng mức đầu tư: 22,194 tỷ đồng.

Vốn vay VDB: 14,19 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2009 - 2011.

Mua sắm mới máy biến áp 220kV - 125MVA dự phòng sản xuất cho hệ thống truyền tải điện Trạm biến áp 500kV Pleiku do Công ty Truyền tải điện 03 vận hành góp phần nâng cao tính ổn định của hệ thống điện, phát triển ngành cơ khí trọng điểm quốc gia.

2. Dây chuyền chế tạo MBA 220kV và 500kV, Hà Nội

Tên dự án: Đầu tư mở rộng dây chuyền chế tạo máy biến áp 220kV và 500kV.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Chế tạo thiết bị điện Đông Anh.

Địa điểm thực hiện: Huyện Đông Anh, Hà Nội.

Tổng mức đầu tư: 105,224 tỷ đồng.

Vốn vay VDB: 31,5 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2009 - 2010.

Sản phẩm máy biến áp 220 - 500 kV là nằm trong danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn 2009 - 2015 theo Quyết định số 10/2009/QÐ-TTg ngày 16/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Việc đầu tư mở rộng dây chuyền chế tạo máy biến áp 220kV và 500kV sẽ tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, chủ động cung cấp các loại máy biến áp phục vụ chống quá tải lưới điện quốc gia, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của ngành cơ khí chế tạo thiết bị điện; đồng thời làm đối trọng để các hãng nước ngoài chào bán sản phẩm máy biến áp vào Việt Nam phải giảm giá, không còn “một mình một chợ” như trước.

3. Nhà máy chế tạo thiết bị Lilama 69-3, Hải Dương

MỘT SỐ DỰ ÁN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢVÀ MỘT SỐ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN VDB HOÀN THÀNH NĂM 2014

Trạm biến áp đường dây truyền tải điệnẢnh: Minh Nguyệt

Ảnh: Văn Chương

17Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

T H Ô N G T I N D Ự Á N

Tên dự án: Nhà máy chế tạo thiết bị Lilama 69-3.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Lilama 69-3.

Địa điểm thực hiện: xã Quang Phúc, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.

Tổng mức đầu tư: 218,995 tỷ đồng.

Vốn vay VDB: 90 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2010 - 2015.

Với diện tích nhà xưởng: 26.000 m2  và nhiều trang thiết bị, máy móc hiện đại, công suất gia công chế tạo thiết bị tối đa của Nhà máy là: 10.000 tấn/năm. Nhà máy có khả năng gia công chế tạo các thiết bị nặng, phức tạp theo tiêu chuẩn AWS, ASTM, ANSI, ASME, DIN, DINEN, ISO, JIS, GOST, PS, quản lý chất lượng theo hệ thống ISO 9001: 2008 gồm: các sản phẩm kết cấu thép, các thiết bị khung nhà; các thiết bị sấy, thiết bị làm mát, làm nguội clinker cho dây chuyền sản xuất xi măng lớn, các thiết bị chủ yếu trong công đoạn đập đá vôi và đồng nhất sơ bộ nguyên liệu đá vôi; khung băng tải, vít tải, lọc bụi túi, lọc bụi tĩnh điện, quạt công suất lớn, quạt khói, ống đường kính lớn bằng thép hàn, bồn, bể, sản xuất bi đạn nghiền, các phụ tùng chống mòn cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng, đúc các sản phẩm cơ khí bằng thép cao cấp và các sản phẩm đúc khác, sản xuất bơm các loại với công suất đến 18.000 m3/h… Nhà máy đã và đang tham gia gia công, chế tạo thiết bị cho các công trình lớn, trọng điểm quốc gia và tham gia chế tạo thiết bị phục vụ hàng xuất cho các hãng, tập đoàn cung cấp thiết bị hàng đầu trên thế giới.

4. Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội

Tên dự án: Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội - giai đoạn I (dự án Hanssip 1).

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển N&G.

Địa điểm thực hiện: xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.

Tổng mức đầu tư: 1.130 tỷ đồng.

Vốn vay VDB: 791 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2011 - 2014.

Xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội sẽ tạo động lực quan trọng đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH, đô thị hóa khu vực phía nam Thủ đô và ngành công nghiệp phụ trợ trong cả nước. KCN tạo mặt bằng đồng bộ hiện đại cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ thuộc các lĩnh vực cơ khí chế tạo, dệt may, da giày, điện tử, tin học, sản xuất linh kiện ô tô, công nghiệp hỗ trợ phục vụ công nghệ cao và một số ngành công nghiệp khác. Ngoài ra, sẽ thu hút khoảng 2.000 - 3.000 DN đầu tư, tạo việc làm mới cho khoảng 30.000 lao động. Khai thác lợi thế về vị trí địa lý, hạ tầng giao thông, nguồn nhân lực dồi dào của khu vực phía Nam, nhanh chóng phát triển Phú Xuyên trở thành một trong 5 đô thị vệ tinh của Hà Nội.

II. CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ HOÀN THÀNH NĂM 2014

1. Đường dây 500kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông

Tên dự án: Dự án Đường dây 500kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông (đóng điện ngày 30/4/2014).

Chủ đầu tư: Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia.

Địa điểm thực hiện: Đi qua 6 tỉnh, thành phố gồm Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Bình Dương và TP. HCM.

Tổng mức đầu tư: 9.288 tỷ đồng.

Vốn vay VDB: 720 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2011 - 2014.

Việc đóng điện đưa vào vận hành đường dây 500 kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông theo đúng kế hoạch đã kịp thời cung cấp điện cho sự phát triển kinh tế - xã hội của miền Nam vào mùa khô năm 2014 - 2015. Đây cũng là tiền đề cho việc nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam và liên kết lưới điện 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia giai đoạn sau năm 2015. Đồng thời, tăng cường liên kết lưới điện truyền tải cấp 500kV, góp phần đảm bảo vận hành hệ thống điện an toàn, kinh tế trong trường hợp cần có sự trao đổi điện năng ở mức độ cao giữa các vùng - miền trên cả nước.

2. Đường dây 500 kV Quảng Ninh - Mông Dương

Tên dự án: Đường dây 500 kV Quảng Ninh - Mông Dương.

Chủ đầu tư: Tổng Công ty Truyền tải Điện quốc gia.

Địa điểm thực hiện: tỉnh Quảng Ninh.

Tổng mức đầu tư: 950 tỷ đồng.

Vốn vay VDB: 662 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2012 - 2014.

Dự án hoàn thành, đóng điện ngày 10/4/2014. Sau khi đưa vào vận hành, đường dây 500 kV sẽ truyền tải điện năng từ Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương, với quy mô công suất 4 x 500MW vào hệ thống điện

Nguồn: Internet

18 Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

T H Ô N G T I N D Ự Á N

Địa điểm thực hiện: Khu công nghiệp Hòa Xá, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

Tổng mức đầu tư: 644,432 tỷ đồng.

Vốn vay VDB: 216 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2010 - 2014.

Nhà máy hoàn thành có công suất 30 triệu mét/năm với dây chuyền hiện đại khép kín đồng bộ từ khâu dệt - nhuộm - hồ và hoàn tất. Sản phẩm của Nhà máy là vải bò thành phẩm chất lượng cao chủ yếu xuất khẩu ra thị trường Nhật, Mỹ và Trung Quốc. Nhà máy hoàn thành tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương, cung cấp vải bò thành phẩm cho các doanh nghiệp trong nước thay thế một phần vải bò thành phẩm chất lượng cao nhập khẩu.

5. Nhà máy tái chế và xử lý rác thải sinh hoạt Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh

quốc gia, tạo mối liên kết mạnh, đảm bảo vận hành an toàn, giảm tổn thất điện năng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh điện. Việc cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước đối với dự án này nằm trong những giải pháp của Chính phủ nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Quy hoạch điện VII với định hướng phát triển lưới điện truyền tải, trong đó có việc đẩy mạnh xây dựng các công trình điện có cấp điện áp 220 - 500 kV nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng, đảm bảo huy động tối đa công suất của các nhà máy điện nhằm cung cấp điện an toàn, liên tục cho các phụ tải khu vực Đông Bắc nói riêng và cả nước nói chung.

3. Đường dây 500 kV Quảng Ninh - Hiệp Hòa

Tên dự án: Dự án Đường dây 500 kV Quảng Ninh - Hiệp Hòa.

Chủ đầu tư: Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia.

Địa điểm thực hiện: Đi qua địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc Giang.

Tổng mức đầu tư: 2.260 tỷ đồng.

Vốn vay VDB: 365 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2011 - 2014.

Đường dây 500kV Quảng Ninh - Hiệp Hòa đóng điện ngày 26/7/2014. Dự án đi vào vận hành sẽ truyền tải công suất của cụm Nhiệt điện Quảng Ninh - Mông Dương vào hệ thống điện quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải của miền Bắc cũng như cả nước; đảm bảo tiêu chí n-1, khép kín mạch vòng 500 kV cho khu vực Hà Nội và các tỉnh Đông Bắc, Tây Bắc, góp phần nâng cao khả năng vận hành hệ thống điện quốc gia an toàn, liên tục và giảm tổn thất điện năng trong hệ thống, đồng thời dự phòng cho sự phát triển nguồn nhiệt điện giai đoạn sau năm 2020 tại khu vực Quảng Ninh.

4. Nhà máy dệt nhuộm Denim công suất 30 triệu mét/năm, Nam Định

Tên dự án: Nhà máy dệt nhuộm Denim công suất 30 triệu mét/năm.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần TCE Vina Denim. Nguồn: Internet

Trạm biến áp 110kV Phúc Điền - Hải Dương Ảnh: Thanh Huyền

19Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

T H Ô N G T I N D Ự Á N

Tên dự án: Xây dựng Nhà máy tái chế và xử lý rác thải sinh hoạt Củ Chi.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần đầu tư - phát triển Tâm Sinh Nghĩa.

Địa điểm thực hiện: xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh.

Tổng mức đầu tư: 758 tỷ đồng.

Vốn vay VDB: 423 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2009 - 2014.

Nhà máy đi vào hoạt động biến toàn bộ nguồn rác thải - một trong những thủ phậm gây ô nhiễm môi trường thành nguồn nguyên liệu tái chế ra những hàng hóa thân thiện, mang lại lợi ích to lớn phục vụ cho cộng đồng xã hội. Mặt khác, sẽ giải quyết việc làm cho nhiều lao động chủ yếu là lao động phổ thông, đặc biệt là những lao động trước đây sống lang thang trên những bãi rác có cuộc sống ổn định, thu nhập tốt.

6. Thủy điện Sông Giang 2, Khánh Hòa

Tên dự án: Dự án Thủy điện Sông Giang 2 - Khánh Hòa.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Khai thác thủy điện Sông Giang.

Địa điểm thực hiện: huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.

Tổng mức đầu tư: 1.092,556 tỷ đồng.

Vốn vay VDB: 451,217 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2007 - 2014.

Nhà máy Thủy điện Sông Giang 2 công suất 37MW đi vào hoạt động góp phần giảm tải cho hệ thống truyền tải siêu cao áp đảm bảo an ninh hệ thống điện miền Trung nói riêng, hệ thống điện quốc gia nói chung.  Đây là một trong những dự án đầu tiên tại Việt Nam được Chính phủ Đan Mạch ký kết hợp đồng mua bán toàn bộ lượng giảm phát thải (CDM) do Nhà máy sản sinh ra. Nhờ vậy đã góp phần bảo vệ môi trường (dự án sẽ góp phần giảm lượng khí phát thải toàn cầu tương đương 73,757 tấn CO2/năm), cải thiện và nâng cao chất

lượng cuộc sống của nhân dân trong khu vực, đồng thời mang lại một nguồn thu đáng kể hàng năm, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án.

7. Đường dây 110kV đấu nối Nhà máy Thủy điện Sông Giang 2 vào lưới điện Quốc gia

Tên dự án: Đường dây 110kV đấu nối Nhà máy Thủy điện Sông Giang 2 vào lưới điện Quốc gia.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Khai thác thủy điện Sông Giang.

Địa điểm thực hiện: huyện Khánh Vĩnh và Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.

Tổng mức đầu tư: 84 tỷ đồng.

Vốn vay VDB: 29 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2007 - 2014.

Đấu nối Nhà máy thủy điện Sông Giang 2 vào lưới điện quốc gia, truyền tải điện năng từ Nhà máy Thủy điện Sông Giang 2 vào hệ thống điện quốc gia, góp phần làm giảm tổn thất điện năng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành Điện.

8. Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương

Tên dự án: Cải tạo, nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương.

Chủ đầu tư: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương.

Địa điểm thực hiện: số 78, đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Ảnh: HC

20 Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

T H Ô N G T I N D Ự Á N

Tổng mức đầu tư: 191,343 tỷ đồng.

Vốn vay VDB: 103,5 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2009 - 2014.

Dự án đã đầu tư xây dựng mới khối nhà phẫu thuật và điều trị nội trú cao 11 tầng và 01 tầng hầm trên diện tích 900m2, tổng diện tích sàn xây dựng 10.800m2, quy mô 200 giường bệnh nội trú. Đồng thời cải tạo, nâng cấp hệ thống kỹ thuật hạ tầng: sân vườn, đường nội bộ, cấp thoát nước tòa nhà, hệ thống điện ngoài nhà, trạm biến áp, cổng tường rào, thường trực... giảm quá tải và giúp người bệnh được hưởng dịch vụ y tế chất lượng cao. Dự án đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 12/2013 đáp ứng được mục tiêu xây dựng Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương là Bệnh viện đầu ngành của cả nước chuyên khoa Tai - Mũi - Họng; xây dựng cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại, nhằm nâng cao chất lượng khám, điều trị bệnh cho các bệnh nhân.

III. CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ODA HOÀN THÀNH NĂM 2014 VÀ QUÝ I/2015

1. Thủy điện Tả Trạch

Tên dự án: Thủy điện Tả Trạch.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Thủy điện Bitexco Tả Trạch.

Địa điểm thực hiện: Thừa Thiên - Huế.

Nguồn vốn ODA (từ JICA): 85 tỷ đồng.

Vốn vay VDB: 320 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2012 - 2015.

Nhà máy Thủy điện Tả Trạch được xây dựng tại xã Dương Hòa, huyện Hương Thủy, tận dụng khối lượng nước của hồ Tả Trạch với dung tích 420 triệu m3. Đây là dự án nhóm B, công suất 19,5 MW. Khi đưa vào vận hành, mỗi năm nhà máy sẽ bổ sung 80 triệu kW cho mạng lưới điện Quốc gia.

2. Hệ thống cấp nước mở rộng thành phố Vĩnh Long

Tên dự án: Hệ thống cấp nước mở rộng thành phố Vĩnh Long.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Cấp nước Vĩnh Long.

Địa điểm thực hiện: tỉnh Vĩnh Long.

Nguồn vốn ODA (Chương trình cấp nước đô thị ĐBSCL - AFD): 59,389 tỷ đồng.

Vốn vay VDB: 59,389 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2011- 2014.

Cung cấp ổn định và bổ sung vào hệ thống cấp nước hiện có của thành phố Vĩnh Long, đảm bảo phục vụ sinh hoạt công nghiệp và dịch vụ cho toàn thành phố. Ngoài ra, một phần công suất sau xử lý của dự án được cấp về cho thị trấn Long Hồ, huyện Long Hồ của Vĩnh Long, góp phần khắc phục tình trạng khó khăn về nguồn nước khai thác, đảm bảo nhu cầu dùng nước sạch chính đáng của người dân.

3. Mạng phân phối và truyền tải điện

Tên dự án: Phát triển mạng phân phối và truyền tải điện (Chương trình tín dụng ngành điện giai đoạn 2).

Chủ đầu tư: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Địa điểm thực hiện: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hải Dương, Đà Nẵng, Đồng Nai.

Nguồn vốn ODA (từ JICA): 2.279,76 tỷ đồng.

Vốn vay VDB: 2.279,76 tỷ đồng trong đó:

- Sở Giao dịch I: 414, 69 tỷ đồng.

- Sở Giao dịch II: 1.216,47 tỷ đồng.

- Chi nhánh VDB Hải Phòng: 119,83 tỷ đồng.

- Chi nhánh VDB Đồng Nai: 163,3 tỷ đồng.

- Chi nhánh VDB Hải Dương: 242,88 tỷ đồng.

- Chi nhánh VDB Đà Nẵng: 122,59 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2008 - 2015.

Ổn định nguồn cung điện, đáp ứng nhu cầu tải điện ngày càng cao đặc biệt là ở các khu công nghiệp thông qua việc phát triển mạng phân phối và truyền tải điện, từ đó góp phần thúc đấy phát triển kinh tế và cải thiện điều kiện sống của người dân địa phương./.

Nhà máy sản xuất gỗ ép MDF Long Việt Ảnh: Đỗ Ngọc

21Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

T H Ô N G T I N D Ự Á N

Hội thảo nhằm trao đổi các biện pháp thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT), và là diễn đàn mở để các doanh nghiệp hội viên HANSIBA, các nhà nghiên cứu thể chế, chính sách kinh tế

đóng góp ý kiến với Nhà nước, Chính phủ về cơ chế chính sách hỗ trợ, ưu tiên phát triển ngành CNHT để từ đó nỗ lực thực hiện và hoàn thành các bước cụ thể trong nhiệm vụ chung tay phát triển ngành CNHT. PV Tạp chí HTPT đã lược ghi ý kiến của một số đại biểu tại Hội thảo này, xin giới thiệu cùng bạn đọc.

1. Ông Đặng Duy Đông - Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Trong nền kinh tế thị trường hội nhập đầy đủ và sâu rộng như ngày nay, mỗi quốc gia, mỗi ngành nghề đều phải có sự liên kết. Quốc gia nào tham gia nhiều vào chuỗi giá trị sản xuất thì mới thực sự tạo ra được giá trị gia tăng của cải vật chất. Trong đó, ngành Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) có vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế. CNHT sẽ là bài toán không chỉ của riêng Việt Nam trong việc thu hút đầu tư quốc tế… từ đó góp phần không nhỏ để đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Chính phủ Việt Nam và các cấp, các ngành hết sức quan tâm cùng cộng đồng doanh nghiệp quyết tâm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Nghị quyết về chiến lược phát triển kinh tế do Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành năm 2011 đã nêu rõ: cần phát triển nhanh, mạnh nền công nghiệp. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ. Quyết định quan trọng đó đã xác định định hướng, cơ chế để phát triển ngành CNHT của Việt Nam. Hiện tại, Bộ KH&ĐT cũng đang dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ Đề án xây dựng cụm liên kết ngành đối với một số sản phẩm chủ lực của Việt Nam tự thân có lợi thế cạnh tranh trên thế giới. Không chỉ có Bộ KH&ĐT mà các bộ, ngành liên quan hiện thực hóa chủ trương của Thủ tướng Chính phủ là tạo ra cụm công nghiệp ngành. Về hỗ trợ tài chính, hiện nay chúng tôi đang có một chương trình triển khai thực hiện Quyết

định 601/QĐ-TTg ngày 17/4/2013 của Chính phủ về quy định hỗ trợ phát triển DNVVN, theo quy định này chúng tôi sẽ ưu tiên phát triển dịch vụ cung cấp tài chính cho các DNVVN, đặc biệt ưu tiên cho các DNVVN tham gia vào chuỗi liên kết ngành được xác định là ưu tiên phát triển của đất nước và những DNVVN tham gia vào chuỗi liên kết đó thì sẽ được hưởng hỗ trợ rất cụ thể. Quỹ Hỗ trợ phát triển DNVVN sẽ giải ngân thông qua một số ngân hàng, trong đó bao gồm cả VDB. Với các hình thức hỗ trợ DNVVN như: cung cấp một số dịch vụ đầu tư được thừa nhận theo tập quán quốc tế và không bị coi là trợ giá khi chúng ta xuất khẩu hàng hóa. Hỗ trợ về

Ngày 28/8/2014, tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Hiệp hội doanh nghiệp Ngành công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hà Nội (HANSIBA), VDB, Trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa phía Bắc (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp tài chính và hạ tầng - phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ”.

Giải pháp tài chính và hạ tầngphát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

PV (LƯỢC GHI)

Ngành Công nghiệp hỗ trợ có vai trò rất lớn trong phát triển kinh tếẢnh: Lâm Phương

22 Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

T H Ô N G T I N D Ự Á N

đào tạo nguồn nhân lực, quản trị doanh nghiệp, hỗ trợ về kinh doanh, hỗ trợ về quản lý tài chính, khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, đào tạo kỹ năng, thông tin thị trường, xuất khẩu… Ngoài ra, Bộ KH&ĐT cũng sẽ kết nối các Bộ, ngành có liên quan để tập trung hỗ trợ một số ngành và lĩnh vực cần thiết một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Với chương trình hỗ trợ DNVVN của Bộ KH&ĐT, chúng tôi sẽ kết nối các ngân hàng và doanh nghiệp xích lại gần nhau. Cung cấp các dịch vụ để các DNVVN tiếp cận với các ngân hàng một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất… Chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn của các ngân hàng để thực hiện thành công các dự án trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

2. TS. Lê Hồng Thăng - Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội:

Việt Nam là nước đang phát triển, công nghiệp hỗ trợ (CNHT) có vai trò rất quan trọng. CNHT thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước. CNHT tham gia mạnh mẽ vào quá trình chuyển hóa, sử dụng công nghệ mới tiên tiến và hiện đại. CNHT góp phần tăng trưởng kinh tế dài hạn, bền vững khi góp phần thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài và tham gia xuất khẩu. CNHT còn đóng vai trò quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm công nghiệp, thúc đẩy tiếp thu các công nghệ mới và hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Đối với Hà Nội, CNHT càng có vị trí quan trọng. Đây chính là nguồn lực để hình thành, duy trì và phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố,

giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu. CNHT phát triển hạn chế rất nhiều nhập siêu, bảo đảm cân bằng cán cân xuất nhập khẩu. CNHT là nhân tố quan trọng để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm ngành công nghiệp Hà Nội do CNHT góp phần chủ động về nguồn cung ứng cho các nhà sản xuất, cắt giảm chi phí vận chuyển, lưu kho, tận dụng được nguồn nhân công và nguyên liệu tại chỗ. Đối với Hà Nội, CNHT còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thu hút đầu tư FDI, hình thành các sản phẩm công nghiệp có giá trị cao, kim ngạch xuất khẩu lớn, tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn đa quốc gia.

Số lượng doanh nghiệp CNHT Hà Nội hiện có khoảng gần 2 nghìn doanh nghiệp, được phân thành 8 nhóm ngành chính. Về tỷ trọng, doanh thu của CNHT chiếm khoảng 25% doanh thu toàn ngành công nghiệp Hà Nội. Nhóm ngành CNHT hàng đầu của Hà Nội là sản xuất lắp ráp phương tiện vận tải như ô tô, xe máy… Thứ hai là nhóm điện, điện tử, viễn thông. Tiếp theo là nhóm ngành cơ khí chế tạo máy, nhóm ngành sản xuất bao bì, nhãn mác… và cuối cùng là nhóm ngành CNHT chế biến nông sản thực phẩm.

Dù đã có bước phát triển nhất định, nhưng khi bước vào hội nhập, CNHT Hà Nội còn đang ở trình độ thấp, còn khoảng cách lớn về trình độ khi so sánh với các nước khu vực. Chính vì vậy, CNHT trong nước chưa tham gia nhiều, và nếu có cũng chỉ mới làm được các linh phụ kiện đơn giản cho khối FDI. Các doanh nghiệp FDI rất khó tìm được nhà cung cấp là các doanh nghiệp hỗ trợ trong nước. Dù rất mong muốn, nhưng trở thành nhà cung cấp cho công nghiệp FDI vẫn là sân chơi khó khăn đối với doanh nghiệp trong nước. Nếu không vươn lên mạnh mẽ, thì ngay tại Việt Nam, các doanh nghiệp CNHT trong nước đang đứng trước nguy cơ phải nhường sân chơi này cho các doanh nghiệp CNHT đến từ các nước khác trong khu vực.

Về khía cạnh nào đó, CNHT là sự thể hiện phát triển ở trình độ cao hơn, chất lượng tốt hơn, giá thành hạ hơn. Nói chung, CNHT mạnh thì phải dựa trên nền tảng là công nghệ tiên tiến. Nhất là công nghệ gia công chính xác, công nghệ vật liệu, công nghệ hóa nhựa vật liệu mới, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa…

3. Ông Nguyễn Quang Vinh - Giám đốc Công ty TNHH Tầm nhìn Quốc tế Việt:

Công ty TNHH Tầm nhìn Quốc tế Việt được thành lập 29/4/2009, có trụ sở tại phố Hoàng Hoa Thám, Tây Hồ, Hà Nội, có cơ sở sản xuất tại KCN Quang Minh, Vĩnh Phúc. Doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh trên lĩnh vực công nghiệp phụ trợ là chủ yếu, mặt hàng kinh doanh là linh kiện điện tử bằng kim loại. Doanh thu tăng trưởng của Công ty tính đến hết tháng 8/2014: doanh thu bán hàng đạt 2,6 tỷ đồng, tổng doanh thu đạt 3 - 3,5 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu hàng năm của Công ty phấn đấu từ 150 - 200%.

Được thành lập năm 2009, 4 năm đầu tiên chúng tôi chủ yếu tham gia mảng thương mại xuất nhập khẩu.

23Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

T H Ô N G T I N D Ự Á N

Nhận thấy cơ hội và tiềm năng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ còn rất lớn nên từ tháng 4/2012, chúng tôi bắt đầu chuyển dịch mô hình kinh doanh và tập trung đi sâu phát triển sản phẩm liên quan đến công nghiệp hỗ trợ. Tại KCN Quang Minh, Công ty ký hợp đồng thuê đất ngắn hạn để làm xưởng và đầu tư máy móc thiết bị gia công các linh kiện chi tiết bằng kim loại cho các doanh nghiệp FDI của nước ngoài tại Việt Nam. Do một số khó khăn về nguồn vốn cũng như các cơ hội kinh doanh chưa được nhiều nên chúng tôi chỉ có khả năng đầu tư thuê mặt bằng nhà xưởng hiện tại chỉ có 600 m2. Hiện tại, Công ty đang sản xuất các chi tiết để cung cấp cho các đối tác của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan tại Việt Nam. Với mặt bằng 600 m2 thì Công ty có khả năng gia công những chi tiết kim loại với sản lượng từ 1 triệu đến 1,5 triệu sản phẩm/năm, đó là những chi tiết rất nhỏ và có giá trị rất nhỏ là vài trăm đồng… Trong tương lai, chúng tôi mong muốn HANSIBA và các tổ chức tín dụng hỗ trợ nguồn vốn để chúng tôi mua các khuôn mẫu sản xuất các linh kiện, các chi tiết máy.

Về lâu dài, những doanh nghiệp nhỏ và vừa như chúng tôi rất muốn có được sự hỗ trợ của các ban, ngành địa phương cũng như hỗ trợ về giải pháp tài chính của các tổ chức tín dụng để mở rộng sản xuất. Nếu không có sự hỗ trợ thì chúng tôi rất khó tiếp cận vốn để đầu tư và có kế hoạch yên tâm đầu tư lâu dài để mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh. Về cấp tín dụng của các ngân hàng đối tác (Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Tiên Phong - PV) cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, nếu không có sự hỗ trợ thì như là ở trong rừng mà không biết lối đi, chúng tôi muốn biết rõ hơn, cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào để được sự hỗ trợ vốn của các ngân hàng?

Là Giám đốc điều hành của một Công ty 100% vốn của Việt Nam, đầu tư trong lĩnh vực sản xuất ngành công nghiệp hỗ trợ, tôi xin chia sẻ quan điểm của cá nhân về vấn đề công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam nói chung, của Hà Nội nói riêng đang ở vị trí nào? Được biết, hiện tỷ lệ nội địa hóa Việt Nam của Toyota, liên quan đến lĩnh vực cơ khí chính xác đạt khoảng 37%, trong đó, chỉ có 02 doanh nghiệp 100% vốn của Việt Nam có thể tham gia cung cấp trực tiếp cho Toyota Việt Nam, phần còn lại là dành cho doanh nghiệp của Đài Loan và Nhật Bản. Theo rà soát về mức độ quan trọng của thị trường ASEAN của Phòng Thương mại công nghiệp của Mỹ, giai đoạn 2013 đến 2015 tỷ lệ kỳ vọng về mức độ quan trọng của thị trường ASEAN là 73% và nhận định thị trường này sắp tới sẽ vẫn chiếm tỷ trọng rất quan trọng cho nền kinh tế của toàn cầu. Theo con số khảo sát về cơ hội mở rộng thị trường kinh doanh của các doanh nghiệp tại thị trường ASEAN, Việt Nam đang xếp thứ 2. Xét trên khía cạnh lợi nhuận đầu tư thì thấy chỉ số kỳ vọng của Việt Nam đang xếp hạng thứ 4/11. Qua đó có thể thấy, tiềm năng thị trường công nghiệp và khả năng mở rộng đầu tư hiện tại và tương lai còn rất nhiều, vì thế cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp 100% vốn của Việt

Nam còn rất lớn, bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải biết rằng mình đang ở đâu, mình đang bị thiếu gì và cần gì.

Quan điểm cá nhân tôi xác định công nghiệp hỗ trợ là một lĩnh vực khó khăn đối với các doanh nghiệp có trình độ công nghiệp như hiện tại. Ngoài những vấn đề công nghệ sản xuất và trình độ công nghệ thì yêu cầu rất khắt khe về chất lượng, tiến độ giao hàng cũng như khả năng cung cấp hàng hóa ổn định của nhà cung ứng đối với khách hàng đòi hỏi ngày càng cao. Cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp hoạt động trong công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam hiện nay trong chuỗi sản phẩm cung ứng cho các doanh nghiệp lớn trên thị trường Việt Nam hiện tại là rất thấp, phần lớn các linh kiện, phụ kiện chủ yếu đều vẫn phải ngoại nhập từ các thị trường như Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc. Chính vì điều này nên tỷ lệ chi phí sản xuất của chúng tôi rất cao, chi phí đầu vào chiếm đến 60 - 70% giá thành sản phẩm. Không chủ động được nguồn nguyên liệu, không tìm được các nhà cung cấp ở trong nước dẫn đến phải nhập khẩu rất nhiều chi tiết nên chi phí sản xuất cao. Do vậy, để góp phần phát triển công nghiệp hỗ trợ, mỗi doanh nghiệp thiết nghĩ cần phải thực hiện nhiều giải pháp mang tính đồng bộ và thực hiện trên phạm vi lớn, từ đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, cải thiện chế độ thuế...

4. Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Giám đốc Công ty TNHH Kim loại màu Việt Nam:

Công ty TNHH Kim loại màu Việt Nam (VMP) có văn phòng giao dịch đặt tại Thanh Trì, Hà Nội. Là hội viên của Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ (HANSIBA), Công ty chúng tôi được thành lập tháng 3/2010, ngành nghề chính là cung cấp nguyên liệu sản xuất từ đồng, nhôm, nhựa… Từ năm 2011, chúng tôi sản xuất mặt hàng dây cáp điện, dây đồng tráng men, thiết bị điện.

Nhờ sự nỗ lực của Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong Công ty, doanh thu của Công ty luôn tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, thị trường tiêu thụ không ngừng được mở rộng trên khắp cả nước.

24 Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

T H Ô N G T I N D Ự Á N

Tính đến hết tháng 6 năm 2014, doanh thu của Công ty đạt 375 tỷ đồng. Trong kế hoạch phát triển 5 năm tới, qua nghiên cứu thấy công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn rất yếu và thiếu, chính vì vậy chúng tôi quyết định trọng tâm sản xuất là các nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất chế tạo các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, cũng như rất nhiều các doanh nghiệp đầu tư sản xuất khác, vấn đề khó khăn nhất của chúng tôi là đầu tư nhà xưởng sản xuất và nguồn vốn để tổ chức sản xuất. Mục tiêu lớn nhất của chúng tôi là trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm phục vụ cho sản xuất công nghiệp trong nước và xuất khẩu.

Thời gian qua, sau khi trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội HANSIBA, được sự khuyến khích và kết nối của Hiệp hội, Công ty chúng tôi đã gặp gỡ và làm việc với Chủ đầu tư Khu công nghiệp (KCN) hỗ trợ Nam Hà Nội nhằm tiếp cận, tìm hiểu để thực hiện đầu tư dự án của mình. KCN Nam Hà Nội đã đáp ứng yêu cầu của chúng tôi về mặt bằng xây dựng nhà máy. Dự án của chúng tôi được thực hiện trên vị trí thuận lợi về giao thông, điện, nước… và các dịch vụ tiện ích khác được Chủ đầu tư đáp ứng. KCN Nam Hà Nội đã phối

hợp với công ty thiết kế, các tập đoàn xây dựng… nên chúng tôi gặp nhiều thuận lợi khi được đầu tư vào dự án này.

Với nguyện vọng cùng chung tay góp sức xây dựng nền kinh tế nước nhà phát triển, Công ty chúng tôi đã được sự hỗ trợ giúp sức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phía Bắc, HANSIBA, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Tiên Phong… hỗ trợ tối đa giúp chúng tôi tiếp cận được nguồn vốn dài hạn, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, tiếp nối với các bạn hàng trong nước và quốc tế để chúng tôi thực hiện mục tiêu sản xuất lâu dài và phát triển doanh nghiệp.

Chúng tôi ủng hộ và hoan nghênh sáng kiến thành lập Tổ công tác hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên HANSIBA triển khai các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp trong việc lên ý tưởng. Cảm ơn các cơ quan đơn vị đã nỗ lực vì sự phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam./.

Sản xuất sản phẩm cơ khíẢnh: MP

25Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

T H Ô N G T I N D Ự Á N

PV: Được biết Khu công nghiệp Nam Hà Nội (Hanssip) là KCN hỗ trợ đầu tiên của Việt Nam và Thủ đô Hà Nội, xin Ông giới thiệu đôi nét về Hanssip?

Ông Phạm Văn Chi:

Khu công nghiệp (KCN) Nam Hà Nội (Hanssip) là KCN chuyên sâu về công nghiệp hỗ trợ đầu tiên của Việt Nam, được quy hoạch và thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế của Nhật Bản.

KCN có diện tích 640 ha và dự kiến mở rộng lên 2.000 ha. Đây là một tổ hợp công nghiệp đô thị với hạ tầng đồng bộ, hiện đại, các tiện ích hạ tầng và dịch vụ chất lượng quốc tế. Hanssip có vị trí chiến lược, cách trung tâm thành phố Hà Nội 30 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 60 km và cách cảng Đình Vũ Hải Phòng 80 km. Hanship nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng số 1 của Việt Nam, nối với Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Hanssip được phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn 1 là 72 ha, giai đoạn 2 là 491 ha. Trong giai đoạn 1, chúng tôi sẽ dành 23 ha để phát triển khu đô thị và 33,6 ha để phát triển KCN. Hanssip có hạ tầng cơ sở đồng bộ bao gồm nhà máy cấp nước 25.000 m3/ngày đêm, giai đoạn 1 là 3.500 m3/ngày đêm, nước sạch cung cấp đến chân hàng rào KCN. Về nguồn điện, KCN cung cấp trạm điện công suất 35 kV với hệ thống truyền tải ngầm được thiết kế dọc, tập trung gần giao thông nội bộ. Hanssip

có hệ thống viễn thông tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng yêu cầu thông tin truyền dữ liệu cao cấp và tốc độ cao và dịch vụ tiên tiến. Hệ thống cáp quang được đấu nối trực tiếp đến hàng rào của từng doanh nghiệp. Chúng tôi có nhà máy xử lý rác thải 17.500 m3/ngày đêm, giai đoạn 1 là 3.000 m3/ngày đêm, nước thải được xử lý đạt chất lượng loại B trước khi xả thải ra hệ thống chung của Hanssip.

Trong tương lai, Hanssip sẽ trở thành một tổ hợp khu đô thị dịch vụ tiện ích đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư. Trong khu đô thị Hanssip sẽ có nhà ở cho công nhân, nhà ở cho các chuyên gia, trung tâm thương mại, văn phòng và nhà điều hành, nhà trẻ, trường học, bệnh viện đa khoa, tuyến xe nội bộ và ngoại tuyến, có khu thể thao vui chơi giải trí. Trong KCN Hanssip có nhà máy cung cấp nước sạch, xử lý nước thải, hệ thống thông tin liên lạc tiên tiến, khu dịch vụ goluctich chuyên nghiệp, khu vực điều hành, văn phòng cho thuê, khu vực hành chính một cửa, ngân hàng, hải quan và thuế.

PV: Thưa Ông, mục tiêu của Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển N&G khi xây dựng Khu công nghiệp Nam Hà Nội là gì?

Ông Phạm Văn Chi:

Việt Nam từ lâu đã trở thành điểm đến lý tưởng cho hàng ngàn doanh nghiệp Nhật Bản do có môi trường đầu tư an toàn về chính trị ổn định, chính sách khuyến

Hanssip luôn chào đóncác doanh nghiệp, đối tác

Ông Phạm Văn Chi - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển N&G,chủ đầu tư Khu công nghiệp Nam Hà Nội (HANSSIP):

26 Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

T H Ô N G T I N D Ự Á N

khích thu hút đầu tư hấp dẫn từ Chính phủ Việt Nam. Các tập đoàn lớn của nước ngoài đã vào đầu tư tại Việt Nam như Sam Sung, Toyota… Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải nhập hàng tỷ đô la linh kiện và phụ tùng, các sản phẩm phụ trợ cho máy móc thiết bị, dệt may, da giày, cơ khí... và Việt Nam luôn đứng trong top 10 nhập khẩu các mặt hàng chủ lực của quốc gia. Do đó, mục tiêu của Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển N&G chúng tôi khi xây dựng Hanssip là muốn tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ.

Hanssip được xây dựng dựa trên các mục tiêu cơ bản: là trọng điểm sản xuất đáp ứng các nhu cầu của ngành công nghiệp hỗ trợ; xây dựng đô thị có mức sống chất lượng cao cho người lao động; xây dựng đô thị trọng điểm sản xuất đảm bảo sự an toàn, an tâm cho các doanh nghiệp; xây dựng đô thị trọng điểm và phát huy sự tiện lợi; xây dựng cơ cấu trọng điểm sản xuất phát triển đón đầu xu hướng từng giai đoạn để đáp ứng nhu cầu từng giai đoạn của công nghiệp hỗ trợ.

PV: Ông có thể cho biết, khi đầu tư vào Hanssip, các doanh nghiệp thuộc ngành CNHT sẽ được hưởng những ưu đãi gì?

Ông Phạm Văn Chi:

Các lô đất KCN được phân chia linh hoạt, đáp ứng yêu cầu cho tất cả các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nhỏ. Đối với các doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất, Hanssip có nhà xưởng cho thuê với nhiều loại diện tích: 500 m2, 1.000 m2, 2.000 m2. Hanssip có môi trường sống và hạ tầng xã hội đảm bảo mức sống chất lượng cao cho người lao động; chúng tôi sẽ đáp ứng đầy đủ các chương trình hỗ trợ, trang bị đầy đủ các công trình giáo dục, nhà trẻ và sinh hoạt cộng đồng... Để hỗ trợ đầy đủ cho các doanh nghiệp trong Hanssip, sẽ có các dịch vụ bằng tiếng Việt, tiếng Anh, trung tâm mua sắm,

trường đào tạo nghề… được xây dựng trên cốt an toàn 520. Hanssip được thiết kế thuận tiện về giao thông, có các điểm xe buýt trong KCN. Để đón nhu cầu phát triển trong KCN, KĐT sẽ phát triển, chúng tôi cố gắng giữ lại các hạ tầng kỹ thuật có thể mở rộng lên 200 m2.

Các nhà đầu tư vào Hanssip có thể được hưởng rất nhiều ưu đãi từ Chính phủ và Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển N&G. Hiện nay, Hanssip đã được thành phố Hà Nội, các bộ, ban, ngành báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt: thuế thu nhập doanh nghiệp các nhà đầu tư trong Hanssip sẽ được hưởng ưu đãi 10% trong vòng 15 năm tính từ thời điểm có doanh thu trừ thuế, trong đó miễn thuế 4 năm đầu và giảm 50% 9 năm tiếp theo; đối với thuế nhập khẩu hàng hóa, tài sản cố định, các doanh nghiệp được miễn phí thuế thu nhập doanh nghiệp rồi đến nhập khẩu hàng hóa trong vòng 5 năm; đối với thuế thu nhập cá nhân, người lao động sẽ được giảm 50% thuế thu nhập cá nhân trong vòng 15 năm. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng có rất nhiều ưu đãi khi đầu tư vào Hanssip: được tư vấn miễn thuế về thủ tục hành chính, cung cấp các giải pháp đầy đủ, hỗ trợ các thủ tục liên quan đến quá trình xây dựng. Về thời gian, Hanssip cho các nhà đầu tư thuê từ 1 - 3 năm, dài nhất là 48 năm, chúng tôi có mức phí ưu đãi về thuế thuê đất, xuyên suốt quá trình hỗ trợ, kinh doanh. Hanssip cung cấp các dịch vụ đến các nhà sản xuất lắp ráp quốc tế; hỗ trợ kinh doanh các loại giấy phép thủ tục hành chính, dịch vụ xây dựng và quy hoạch, dịch vụ và cung cấp nhà ở cho các chuyên gia, hỗ trợ thủ tục xin phép giấy chứng nhận...

KCN Hanssip luôn chào đón các doanh nghiệp các đối tác đến với Hanssip./.

PV THỰC HIỆN

27Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

T H Ô N G T I N D Ự Á N

Theo đó, mục tiêu của quy hoạch nhằm xây dựng và phát triển công nghiệp hỗ trợ đảm bảo thực hiện mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, với sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có khả năng

cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa và xuất khẩu 25% giá trị sản xuất công nghiệp. Đến năm 2030, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng được 70% nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa.

Đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 1.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đủ năng lực cung ứng cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam. Đến năm 2030, phấn đấu đạt khoảng 2.000 doanh nghiệp.

Về giá trị sản xuất công nghiệp, đến năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp của công nghiệp hỗ trợ chiếm khoảng 11% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành công nghiệp; đến năm 2030, chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành công nghiệp.

Giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ thuộc ba lĩnh vực sau:

Lĩnh vực linh kiện phụ tùng phát triển linh kiện phụ tùng kim loại:

Linh kiện phụ tùng nhựa - cao su và linh kiện phụ tùng điện - điện tử, đáp ứng mục tiêu đến năm 2020 cung ứng được 60% nhu cầu sản phẩm linh kiện phụ tùng cho các ngành công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó giá trị xuất khẩu các sản phẩm linh kiện phụ tùng chiếm 30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong lĩnh vực này. Đến năm 2030, cung ứng được 80% nhu cầu trong nước, đẩy mạnh sản xuất các lĩnh vực sản phẩm phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao.

Giai đoạn đến năm 2020, ưu tiên phát triển lĩnh vực linh kiện phụ tùng phục vụ nhu cầu các ngành sản xuất chế tạo tại nội địa, đặc biệt là ngành công nghiệp cơ khí, ôtô, máy nông nghiệp, điện tử và một số ngành công nghệ cao và giai đoạn đến năm 2030, tập trung sản xuất các sản phẩm linh kiện phụ tùng yêu cầu công nghệ cao.

Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may - da giày:

Phát triển nguyên vật liệu và phụ liệu phục vụ ngành dệt may - da giày, đáp ứng mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ cung cấp trong nước của ngành công nghiệp dệt may đạt 65%, ngành da giày đạt 75-80%, với các sản phẩm có giá trị gia tăng cao phục vụ sản xuất xuất khẩu.

Ưu tiên thu hút vào lĩnh vực nguyên vật liệu và phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da giày, phát huy lợi thế, tiềm năng của từng địa phương, hình thành các cụm liên kết ngành trong sản xuất công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giày tại các vùng kinh tế trọng điểm.

Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao:

Phát triển sản xuất vật liệu, thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, phần mềm và dịch vụ phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao; phát triển hệ thống doanh nghiệp cung cấp thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, hỗ trợ chuyển giao công nghệ trong công nghiệp công nghệ cao. Hình thành các doanh nghiệp bảo trì, sửa chữa máy móc đạt tiêu chuẩn quốc tế, làm tiền đề phát triển doanh nghiệp sản xuất thiết bị, phần mềm phục vụ các ngành này. Hình thành hệ thống nghiên cứu phát triển và sản xuất vật liệu mới, đặc biệt là vật liệu điện tử.

Ưu tiên thu hút đầu tư vào sản xuất vật liệu chế tạo như thép chế tạo, nhựa, cao su, composit, gốm phục vụ công nghiệp công nghệ cao, hóa chất cơ bản, hóa chất chuyên dụng trong công nghiệp công nghệ sinh học, vật liệu điện tử…

Để thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ, Quy hoạch của Bộ Công Thương cũng đưa ra các giải pháp và chính sách phát triển. Cụ thể: Hoàn thiện cơ chế chính sách cho phát triển công nghiệp hỗ trợ; đẩy mạnh thu hút đầu tư; phát triển số lượng và nâng cao năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa; tiếp tục phát triển khoa học công nghệ cho công nghiệp hỗ trợ; đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp hỗ trợ..

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 9028/QĐ-BCT ngày 08/10/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệpTHANH TÙNG

Doosan vina là Công ty công nghiệp nặng 100% vốn nước ngoài đang làm ăn hiệu quả tại KKT Dung Quất

Ảnh: Ma Linh

28 Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

T H Ô N G T I N D Ự Á N

Tham gia phiên chất vấn của Quốc hội, các đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiều câu hỏi về vấn đề công nghiệp hỗ trợ, sự chậm chạp trong phát triển công nghiệp hỗ trợ dẫn đến tình trạng không thể đáp ứng

được những yêu cầu tối thiểu của các nhà sản xuất, các tập đoàn nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam về công nghiệp hỗ trợ; trách nhiệm của các bộ, ngành cũng như những chính sách cụ thể để thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ?

Trả lời các ý kiến chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thừa nhận: thời gian qua, công nghiệp hỗ trợ có nhiều vấn đề. Tuy đã có chế độ chính sách nhưng chưa đầy đủ và cấp độ pháp lý còn hạn chế nên chưa tạo điều kiện cho công nghiệp hỗ trợ phát triển. Ngoài ra, công nghiệp hỗ trợ liên quan đến sản xuất phụ tùng đòi hỏi nguyên vật liệu, nhất là vật liệu mới là thép, chất dẻo mà chúng hầu như chưa có nên phải nhập; nhập nên khó cạnh tranh với nhà sản xuất nước ngoài. Về nhân lực, công nghiệp hỗ trợ đòi hỏi nhân lực cao nhưng thực trạng hiện nay, nhân lực đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ trong lĩnh vực này đang rất thiếu. Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ báo cáo Chính phủ, Quốc hội những nội dung liên quan đến biện pháp đào tạo công nghiệp hỗ trợ.

Về vấn đề phát triển công nghiệp hỗ trợ, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết: Giải pháp đầu tiên là hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho phát triển công nghiệp

hỗ trợ, bên cạnh đó đề xuất Quốc hội thông qua luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp với doanh nghiệp hỗ trợ.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ một số giải pháp khác gồm: có Quỹ tăng cường hỗ trợ ban đầu cho doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp tham gia công nghiệp hỗ trợ gồm: hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ vay để mua công nghệ, mở rộng sản xuất; kiến nghị thành lập Trung tâm hỗ trợ cho doanh nghiệp hỗ trợ gồm các phòng thí nghiệm, kiểm định, thiết kế tạo khuôn mẫu phi lợi nhuận; đề nghị Chính phủ tạo điều kiện hơn cho doanh nghiệp hỗ trợ trong tiếp cận thị trường, đào tạo công nhân, cán bộ; đối với các dự án ODA, có thể dành tỷ lệ nhất định cho doanh nghiệp hỗ trợ.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng cam kết, sẽ đề nghị Chính phủ xem xét dự thảo nghị định về công nghiệp hỗ trợ; đề nghị Quốc hội sớm thông qua về luật thuế sửa đổi, trong đó có hỗ trợ công nghiệp hỗ trợ.

Cùng chia sẻ với phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Công Thương về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói thêm: “Công nghiệp hỗ trợ là vấn đề rất lớn của đất nước. Chúng tôi trăn trở rất nhiều, nhưng đây là vấn đề không đơn giản”.

Cũng theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Phát triển công nghiệp hỗ trợ chính là phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính là phát triển doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam. Thừa nhận công nghiệp hỗ trợ phát triển mới thu hút FDI và tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế, Ông khẳng định cần khuyến khích các doanh nghiệp trong việc khởi nghiệp và tạo điều kiện tiếp cận vốn. Bên cạnh đó, cần phải tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch để thu hút dòng tiền kinh doanh từ người dân.

Phát biểu kết luận về phiên chất vấn của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Bộ trưởng tiếp tục phối hợp, tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, có chính sách cần thiết để khuyến khích, thúc đẩy, tạo điều kiện môi trường và kinh tế cho ngành này phát triển. Về luật pháp, trước mắt sớm ban hành nghị định về công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời, Quốc hội sẽ thúc giục Chính phủ tập trung thu hút đầu tư trong nước, ngoài nước; có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ./.

Sẽ sớm ban hành nghị định về công nghiệp hỗ trợSau phiên chất vấn của Quốc hội vào chiều

17/11/2014 với trọng tâm là vấn đề phát triển công nghiệp hỗ trợ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cam kết sẽ đề nghị Chính phủ xem xét dự thảo nghị định về công nghiệp hỗ trợ.

NHƯ QUỲNH

Nguồn: Internet

29Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

T H Ô N G T I N D Ự Á N

chính sản xuất phụ tùng, linh kiện ô-tô; sửa chữa, lắp ráp phương tiện vận tải cơ giới; thiết kế, cải tiến, chế tạo phương tiện cơ khí… KCN Lê Minh Xuân 3 tại huyện Bình Chánh, quy mô 231,25 ha cũng được Thành phố phê duyệt để ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường với bốn ngành công nghiệp mũi nhọn, gồm: điện - điện tử - tin học; thực phẩm; cơ khí và ngành hóa, dược. KCN này cũng ưu tiên phát triển các ngành CNHT như sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế; sản xuất sợi nhân tạo, dệt và hoàn thiện sản phẩm dệt, sản xuất trang phục và các sản phẩm từ da; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; công nghiệp in ấn…

Để xây dựng và phát triển ngành CNHT theo hướng bền vững, ngoài việc thay đổi các chính sách về thu hút đầu tư, Thành phố còn tiếp tục hỗ trợ DN về tài chính, nguồn nhân lực, tập trung xóa bỏ những rào cản trong hoạt động sản xuất, hỗ trợ về kinh doanh và xuất khẩu. Theo các chuyên gia kinh tế, để ngành CNHT của TP. HCM phát triển tốt, cần có một lộ trình thông thoáng về hợp tác đầu tư, hỗ trợ vốn với lãi suất thấp, đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu và có nhiều chính sách ưu tiên cho DN.

Theo tiến sĩ Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. HCM, ngành công nghiệp phụ trợ không phát triển thì không thể nâng cao giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu. Đối với TP. HCM, để hàng hóa xuất khẩu số lượng lớn, mang về nhiều ngoại tệ, cần phải có chiến lược rõ ràng trong chiến lược xuất khẩu, chú trọng các nhóm ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho cả nền kinh tế.

Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. HCM Nguyễn Phương Đông cũng cho biết: ngành CNHT của nước ta hiện chủ yếu là phục vụ cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu. Tỷ lệ DN CNHT trên DN công nghiệp chính chỉ mới đạt 2,07 lần, trong khi Thái Lan đã là 50 lần. Ngành CNHT dù đã hình thành khá lâu nhưng chưa tạo ra được bước đột phá nào đáng kể, hoạt động sản xuất phục vụ xuất khẩu phần lớn còn phụ thuộc tới 80% nguyên vật liệu, linh kiện nhập khẩu. Để giảm bớt sự phụ thuộc này, Thành phố đang tập trung ưu tiên để các DN trong và ngoài nước hợp tác, đồng thời dồn lực để đầu tư phát triển ngành CNHT./.

PV

Theo thống kê của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), tại TP. HCM, tỷ lệ cung ứng nội địa của các doanh nghiệp (DN) FDI Nhật Bản tại Việt Nam năm 2012 là 27,9%, hiện đã tăng lên 32,2%. Trong khi tỷ lệ cung ứng từ

các DN nội địa tại khu vực phía Nam mới đạt 14,8%, phía Bắc đạt 11,7%. Đây là tỷ lệ thấp so với tỷ lệ cung ứng của các DN Thái Lan và Indonesia. Ông Hirotaka Yasuzumi, Giám đốc điều hành JETRO đánh giá, ngành CNHT của Việt Nam chưa phát triển, nguyên nhân do chính sách chưa đáp ứng được nhu cầu của DN. Chẳng hạn, DN muốn đầu tư nhưng không có vốn, khi đi vay thì lãi suất quá cao. Đối với DN sản xuất, khi lãi suất vay từ 8% đến 18%/năm thì không thể vay để sản xuất được. Trong khi đó, các DN CNHT Việt Nam chủ yếu là DN vừa và nhỏ, có mức đánh giá tín nhiệm tín dụng thấp, mà tín nhiệm thấp thì ngân hàng không cho vay.

Xác định CNHT là một trong những ngành được ưu tiên đầu tư, dồn lực để phát triển, TP. HCM đã đề ra hàng loạt chính sách nhằm ưu tiên, thúc đẩy ngành CNHT phát triển đúng tầm của một thành phố đứng đầu cả nước về sản xuất công nghiệp. Đó cũng là động thái tích cực nhằm “kết nối” với những kế hoạch từ hơn 10 năm trước.

Hiện nay, các khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX, KCN) của TP. HCM có 371 DN trong nước, 261 DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thuộc ngành CNHT. Theo thống kê, các linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu để phục vụ sản xuất cho các DN này chủ yếu nhập khẩu, thành phẩm sau đó lại xuất khẩu. Điều đáng quan tâm là đa phần hàng hóa của các DN nội chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, số lượng cho chuỗi sản phẩm công nghiệp hiện nay, chưa nói đến giá trị gia tăng trên từng sản phẩm. TP. HCM vẫn thu hút hàng tỷ USD từ nguồn vốn FDI, nhiều nhà máy có công suất lớn được mọc lên, nhưng thực tế sự đóng góp từ các dự án này chỉ là tiền thuê đất, lương nhân công. Riêng nguồn thu từ nội địa hóa thiết bị, nguyên phụ liệu do DN trong nước tham gia trong quá trình sản xuất là rất ít. Nhận thấy những mặt hạn chế này, nhiều quyết sách về đầu tư, ưu tiên vốn, nguồn nhân lực để phát triển ngành CNHT đã được Thành ủy, UBND TP. HCM tích cực triển khai. Cụ thể, KCN cơ khí - ô tô rộng hơn 99,3 ha đã được thành lập tại huyện Củ Chi với tổng số vốn đầu tư là 506 tỷ đồng. Đây là KCN đặc trưng đầu tiên trong lĩnh vực công nghiệp cơ khí - ô tô tại Thành phố với chức năng

Thành phố Hồ Chí Minh ưu tiên cho phát triển ngành CNHTMặc dù chiến lược xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ

(CNHT) đã được Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) quan tâm thực hiện hơn 10 năm qua, song lĩnh vực này vẫn phát triển chậm.

Nguồn: Internet

30 Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

T H Ô N G T I N D Ự Á N

Sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểmNằm trên Quốc lộ 5 nối thủ đô Hà Nội với thành phố

cảng Hải Phòng, cách hai địa điểm trên khoảng 50km, Công ty đã có gần 50 năm hoạt động trong lĩnh vực chế tạo, thi công xây lắp, bảo trì bảo dưỡng các công trình công nghiệp, dân dụng; sản xuất vật liệu xây dựng. Để nâng cao năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và tăng thu nhập cho CBNV Công ty cũng như nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, Công ty cổ phần Lilama 69-3 đã thực hiện đầu tư dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy chế tạo thiết bị Lilama 69-3 với công suất 15.000 tấn sản phẩm/năm tại xã Quang Phục, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.

Dự án có tổng mức đầu tư gần 219 tỷ đồng, thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư (TDĐT) của Nhà nước theo quy định tại Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg ngày 16/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm và Danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm; Danh mục dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015. Dự án cũng đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép triển khai tại Công văn số 1307/TTg-KTN ngày 23/7/2010 về việc Dự án đầu tư Nhà máy chế tạo thiết bị Lilama được hưởng cơ chế hỗ trợ cơ khí trọng điểm.

Dự án đầu tư xây dựng mới Nhà máy chế tạo thiết bị Lilama 69-3 với công suất 15.000 tấn sản phẩm/năm nhằm mục tiêu phục vụ cho việc gia công chế tạo thiết bị hiện tại của Công ty. Với công nghệ sản xuất hiện đại, đặc thù dự án sẽ thực hiện việc gia công, chế tạo thiết bị, phụ tùng, các linh kiện chi tiết máy cho các dây chuyền sản xuất của các nhà máy xi măng, nhiệt điện, các công trình công nghiệp, dân dụng… Các quy trình chế tạo các thiết bị, các chi tiết đặc biệt của các thiết bị nằm trong danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm đã được Hội đồng khoa học cấp Nhà nước thông qua trong dự án khoa học công nghệ.

Nguyên vật liệu đầu vào chính của Nhà máy là các loại thép tấm, thép hình, ống thép, thép tròn… được mua trong nước và nhập khẩu từ các nước như: Nga, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan… Các loại vật liệu phụ phục vụ cho giai đoạn gia công như: sơn, que hàn, ôxy, khí nén… được nhập trong nước với các đối tác lâu năm tại thị trường Hà Nội, Hải Phòng… và một

phần được nhập khẩu từ nước ngoài. Trải qua các công đoạn sản xuất phức tạp, tinh vi và những công đoạn thủ công cần có trình độ tay nghề của thợ bậc cao, để tạo ra sản phẩm là các thiết bị cơ khí, chi tiết máy, thiết bị máy công nghiệp, phụ tùng phục vụ trong các nhà máy công nghiệp như: nhà máy xi măng, nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện…

Khi hoàn thành dự án, Nhà máy sẽ có các sản phẩm đặc thù để phục vụ sản xuất công nghiệp mà ít cơ sở sản xuất cơ khí nhỏ làm được, cụ thể như: Máy nghiền đứng (khối lượng 4.500 tấn/năm) gồm: khung, vỏ máy nghiền; phân ly, vỏ phân ly; bệ máy nghiền, bệ hộp giảm tốc; gối đỡ con lăn nghiền; tấm lót thân và tấm lót bàn nghiền...; Máy nghiền bi (khối lượng 750 tấn/năm) gồm: vỏ, tấm lót, bi...; Máy đập búa (máy đập đá vôi, máy đập sét - khối lượng 1.125 tấn/năm) gồm: vỏ máy, cụm roto, cụm ghi sàng, bệ động cơ....; Lò nung Clinker (khối lượng 1.050 tấn/năm) gồm: tấm đế, bệ đỡ, vỏ lò, vành băng đa, giá đỡ động cơ hộp giảm tốc...; Máy rút, rải liệu (khối lượng 5.500 tấn/năm) gồm: khung dầm máy, chân khung băng, giá đỡ con lăn, puly, con lăn băng tải, kết cấu thép của máy, giá đỡ băng tải; Lọc bụi tĩnh điện (khối lượng 2.400 tấn/năm) gồm: kết cấu đỡ lọc bụi, vỏ, vít tải.

Ngoài ra, Nhà máy còn sản xuất, chế tạo kết cấu thép, chế tạo các thiết bị khác (máy làm nguội Clinker, quạt công suất lớn, băng tải, gầu tải, thiết bị nâng hạ…) cho các dây chuyền sản xuất xi măng (công suất đến 5.000 tấn Clinker/ngày), nhà máy nhiệt điện; chế tạo thiết bị, kết cấu thép cho các nhà máy thuỷ điện, than và các công trình công nghiệp khác… Đồng thời, tiếp tục mở rộng và nâng cao khả năng gia công, chế tạo thiết bị xuất khẩu ra nước ngoài.

Công ty Cổ phần Lilama 69-3 là một doanh nghiệp cổ phần được thành lập theo quyết định số 351/QĐ-BXD ngày 06/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, trên cơ sở cổ phần hoá và chuyển đổi từ Công ty Lắp máy và Xây dựng 69-3 - doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 008A/BXD -TCLĐ ngày 27/01/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Dự án Nhà máy chế tạo thiết bị Lilama 69-3, Hải Dương:Phát triển sản xuất sản phẩmcơ khí trọng điểm

BÀI VÀ ẢNH: NGUYỄN VĂN CHƯƠNG CHI NHÁNH VDB HẢI DƯƠNG

31Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

H I Ệ U Q U Ả Đ Ầ U T Ư

Vốn tín dụng đầu tư tạo động lực thực hiện dự án

Dự án được lập, phê duyệt theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư, xây dựng, có hiệu quả kinh tế - xã hội, có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và hoàn trả vốn vay theo quy định. Chủ đầu tư khởi công triển khai thực hiện từ cuối năm 2009. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã thẩm định và đồng ý cho vay vốn tín dụng đầu tư bằng 42% tổng mức đầu tư tư tài sản cố định của dự án. Theo đó, Chi nhánh VDB Hải Dương cho vay với mức 90 tỷ đồng, thời gian vay vốn 9 năm, từ năm 2011.

Dự án ban đầu dự kiến thực hiện từ tháng 10/2009 đến tháng 12/2012, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, dự án gặp một số khó khăn khách quan (về việc xin chấp thuận dự án được hưởng cơ chế hỗ trợ cơ khí trọng điểm của Chính phủ và một số khó khăn khác...), do vậy đã phải kéo dài thêm thời gian thực hiện. Nguồn vốn đầu tư ưu đãi cho dự án (90 tỷ đồng) được VDB cam kết cho vay chính là động lực tạo sự tin tưởng cho Chủ đầu tư quyết tâm đầu tư xây dựng Nhà máy.

Đến nay, Chủ đầu tư đang tổ chức thực hiện các hạng mục, công việc cuối cùng của dự án như: Nhà văn phòng làm việc các phân xưởng; Hệ thống cấp nước; Nhà để xe và mua sắm máy móc thiết bị.... Tính đến tháng 10/2014, tổng giá trị khối lượng đã thực hiện đạt 185/219 tỷ đồng, giá trị thanh toán đạt trên 150 tỷ đồng, trong đó vốn TDĐT đã giải ngân được 52/90 tỷ đồng, vốn tự có của Chủ đầu tư đã đầu tư trên 100%, các nguồn vốn khác cũng đảm bảo thanh toán theo tiến độ và tỷ lệ cơ cấu nguồn vốn, phù hợp với khối lượng hoàn thành của dự án.

Với việc tích cực và quyết tâm của toàn thể cán bộ nhân viên Công ty và nhà thầu, Chủ đầu tư cam kết sẽ hoàn thành và đưa nhà máy vào hoạt động toàn bộ

trong tháng 12/2014, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng đã đề ra.

Trong những năm qua, với sự đầu tư phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, Công ty cổ phần LILAMA 69-3 đã tạo được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, được Tổng Công ty lắp máy Việt Nam và các khách hàng tin tưởng. Hiện nay, Công ty ngày càng nhận được nhiều các hợp đồng về gia công chế tạo thiết bị cho các dự án lớn, trọng điểm của đất nước, với tính chất công việc ngày càng cao hơn, đặc biệt là việc nội địa hoá sâu hơn, tỷ trọng gia công chế tạo trong nước đối với các thiết bị lên đến trên 80%. Ngoài ra, Công ty

còn là nhà cung cấp hàng cho nhiều đối tác nước ngoài có uy tín trên thị trường quốc tế. Công ty đã trúng thầu và ký kết một số hợp đồng với các đối tác nước ngoài như: MTV Material Handling GmBH-F.L.Smidth A/S - Đan Mạch; Tập đoàn POLYSIUS AG - CHLB Đức; Tập đoàn công nghệ xi măng Đài Loan (TCEC), Công ty cũng thực hiện một số hợp đồng xuất khẩu với F.L.Smidth A/S, POLYSIUS AG trị giá gần 1 triệu EUR.

Bên cạnh năng lực chế tạo thiết bị, kết cấu thép cho các công trình công nghiệp, dân dụng và chế biến lương thực, thực phẩm, Công ty còn thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa và cung cấp thiết bị phụ tùng thay thế cho các nhà máy xi măng, nhà máy nhiệt điện, nhà máy thuỷ điện. Đây là ngành nghề được Công ty coi là một trong những ngành nghề mũi nhọn trong thời gian tới trên thị trường

trong và ngoài nước, khi các nhà máy xi măng, nhiệt điện, thuỷ điện đang vận hành đã đến giai đoạn phải sửa chữa, thay thế lớn sau thời gian vận hành liên tục trong thời gian dài. Hiện tại, Công ty đang thực hiện dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và cung cấp các thiết bị, phụ tùng thay thế cho Nhà máy xi măng Nghi Sơn, Nhà máy xi măng Bút Sơn, Nhà máy Xi măng Tam Điệp, Nhà máy Xi măng Chinfon, Nhà máy xi măng Cẩm Phả, Nhà máy xi măng Thăng Long, Nhà máy xi măng Hoàng Thạch.

Với uy tín và thị trường truyền thống của Chủ đầu tư như trên, có thể tin tưởng rằng, Dự án sau khi hoàn thành, đầu ra đối với sản phẩm sẽ đảm bảo và cạnh tranh được trên thị trường.

Có thể nói, việc đầu tư xây dựng Nhà máy chế tạo thiết bị Lilama 69 - 3 là rất cần thiết, phù hợp với định hướng phát triển chung của đất nước, của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam; đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Lilama 69-3, cũng như nhu cầu đòi hỏi ngày một cao của thị trường công nghiệp hỗ trợ./.

Công trường xây dựng Nhà máy

32 Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

H I Ệ U Q U Ả Đ Ầ U T Ư

Thực tế thời gian qua cho thấy, phát triển năng lượng của Việt Nam còn nhiều hạn chế, tiến độ các dự án, đặc biệt là các dự án lớn, trọng điểm đều chậm, trong khi đó các nguồn năng lượng hiện tại không có dự phòng, vì thế không

những không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển mà còn thiếu hụt, gây cản trở trong công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Do vậy, nhằm đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Ban chỉ đạo Nhà nước về quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia và các bộ, ngành có liên quan đã thảo luận các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện các dự án điện, trong đó chủ yếu là giải pháp nhằm giải quyết vốn cho các dự án điện cấp bách. Theo đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) được phép cấp tín dụng để phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho các dự án điện cấp bách có yêu cầu tiến độ đưa vào vận hành giai đoạn đến năm 2014. Dự án Đường dây 500 kV Quảng Ninh - Hiệp Hòa là một trong các dự án đó.

Đường dây 500 kV Quảng Ninh - Hiệp Hòa là dự án năng lượng cấp I do Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung làm đại diện chủ đầu tư quản lý điều hành thực hiện dự án, Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 3 là đơn vị tư vấn thiết kế, Công ty Cổ phần Xây lắp điện 1 và Tổng công ty Cổ phần Xây dựng điện Việt Nam là hai đơn vị thi công công trình.

Cùng các đường dây 500 kV Quảng Ninh - Thường Tín, đường dây 500 kV Quảng Ninh - Hiệp Hòa đi vào

vận hành sẽ truyền tải công suất của cụm nhiệt điện Quảng Ninh - Mông Dương vào hệ thống điện Quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải của miền Bắc cũng như cả nước. Công trình vận hành an toàn, tin cậy hệ thống điện trong trường hợp bình thường và khi có sự cố n-1. Ngoài ra, công trình cũng góp phần giảm chi phí chung của hệ thống, giảm tổn thất công suất, tổn thất điện năng trong hệ thống, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Công trình cũng là nguồn dự phòng cho sự phát triển nguồn nhiệt điện giai đoạn sau năm 2020 tại khu vực Quảng Ninh. Tiến độ đầu tư dự án là giai đoạn 2011 - 2015.

Quy mô dự án bao gồm đường dây, phần ngăn đấu nối 500 kV tại Trạm biến áp 500 kV Quảng Ninh, phần hệ thống thông tin. Phần đường dây gồm xây dựng đường dây 500 kV mạch kép (treo dây 2 mạch, vận hành trước 01 mạch) có chiều dài 139 km từ Trạm biến áp 500 kV Quảng Ninh đến Trạm biến áp 500 kV Hiệp Hòa, dây dẫn phân pha 4 x ACSR 330/42. Phần ngăn đấu nối 500 kV tại Trạm biến áp 500 kV Quảng Ninh bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị hoàn chỉnh cho một ngăn đường dây 500 kV đã được bố trí dự phòng đất trong phạm vi hàng rào TBA 500 kV Quảng Ninh. Phần ngăn đấu nối đường dây 500 kV tại TBA 500 kV Hiệp Hòa được thực hiện trong thiết kế TBA 500 kV Hiệp Hòa. Phần hệ thống thông tin dự án trang bị 01 dây cáp quang kết hợp chống sét OPGW120, có 24 sợi quang đơn mốt tán sắc dịch chuyển theo tiêu chuẩn

Đưa vào vận hành an toàn đường dây 500 kV Quảng Ninh - Hiệp Hòa

Theo đánh giá của các chuyên gia trên thế giới, Việt Nam là một trong 10 nước có tiềm năng lớn về phát triển các nguồn năng lượng, nhưng Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với sự thiếu hụt điện.

BÍCH LOAN - QUỲNH NGA

Đấu nối đường dây truyền tải điệnẢnh: Ma Linh

33Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

H I Ệ U Q U Ả Đ Ầ U T Ư

ITU-TG.655 trên toàn tuyến từ Quảng Ninh đến Hiệp Hòa. Thiết bị đầu cuối được thực hiện trong thiết kế TBA 500 kV Hiệp Hòa.

Dự án được xây dựng qua địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc Giang. Điểm đầu là sân phân phối tại TBA 500 kV Quảng Ninh. Điểm cuối là sân phân phối tại TBA 500 kV Hiệp Hòa. Tổng số nhà dân bị ảnh hưởng là 230, có 87 khoảng néo và 316 vị trí móng, cột.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 2.591 tỷ đồng, trong đó chi phí đền bù, GPMB là hơn 400 tỷ đồng. Nguồn vốn dự án bao gồm vốn vay từ Ngân hàng Thế giới theo Chương trình truyền tải và phân phối (TD2), nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước cho phần đền bù, giải phóng mặt bằng và vốn đối ứng trong nước do EVN cân đối hàng năm.

Chi nhánh VDB Đà Nẵng được VDB giao nhiệm vụ cho vay vốn để thanh toán chi phí đền bù giải phóng mặt bằng theo đúng quyết định đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổng số vốn vay theo hợp đồng tín dụng là 365 tỷ đồng. Lãi suất áp dụng là lãi suất thỏa thuận tại từng thời điểm giải ngân. Số vốn thực giải ngân đến nay là 170 tỷ đồng cho 185 quyết định phê duyệt phương án đền bù. Hiện nay, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia đã có quyết định số 2086/QĐ-EVNNPT ngày 29/9/2014 về việc phê duyệt hiệu chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư của dự án đường dây 500 kV Quảng Ninh - Hiệp Hòa điều chỉnh chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư xuống còn 246 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Chi nhánh VDB Đà Nẵng còn được giao nhiệm vụ kiểm soát chi đối với vốn vay WB của dự án. Chi nhánh đã thực hiện kiểm soát chi đối với 5 gói thầu xây lắp và thiết bị với tổng số vốn đã thực hiện kiểm soát chi quy đổi Việt Nam đồng khoảng trên 1.700 tỷ đồng. Đến nay, Chi nhánh đã hoàn thành kiểm soát chi cho toàn bộ dự án. Dự án trả nợ gốc vào tháng 6/2015. Đến nay, tổng số lãi Chi nhánh thu được là 11,858 tỷ đồng. Chủ đầu tư phối hợp tốt với Chi nhánh trong suốt quá trình giải ngân và kiểm soát chi dự án.

Ngày 26/7/2014, đường dây 500 kV Quảng Ninh - Hiệp Hòa đã đóng điện thử nghiệm, nghiệm thu thành công. Tuy nhiên, công tác giải ngân đền bù giải phóng mặt bằng của dự án vẫn đang tiếp tục thực hiện. Đây là nhiệm vụ khó khăn và phức tạp. Đặc điểm dân cư trong khu vực phân bổ chủ yếu ở các trung tâm hành chính như thành phố, thị trấn, thị xã hoặc dọc theo các đường giao thông chính. Dọc theo hành lang tuyến, dân cư phân bổ tương đối thưa thớt, chủ yếu tập trung dọc theo các đường giao thông chính cắt ngang tuyến. Dân cư trong khu vực chủ yếu sống bằng nghề nông và buôn bán nhỏ, đời sống khó khăn. Một số chủ tài sản thuộc đối tượng được thụ hưởng tiền đền bù phải đi làm ăn xa. Vì vậy, chủ tài sản không ký vào Biên bản kiểm kê. Mặt khác, do hiểu biết về pháp luật không đầy đủ nên một số hộ dân thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng không làm thủ tục sang tên trước bạ mà chỉ có xác nhận của UBND phường.

Một khó khăn nữa là sự thiếu nhất quán trong việc thực hiện thủ tục chi trả tiền đền bù ở các Hội đồng đền bù địa phương. Cụ thể là một số trường hợp người thân ký nhận tiền nhưng không có giấy ủy quyền hợp pháp. Hoặc Tổ Kiểm định đến làm việc trong thời gian chủ tài sản đi vắng nhưng không hoàn chỉnh thủ tục để yêu cầu chủ tài sản ký.

Tất cả các trường hợp nêu trên đã được Chi nhánh báo cáo đầy đủ VDB và đề xuất giải pháp tháo gỡ. VDB đã có văn bản hướng dẫn cụ thể cho từng trường hợp để Chi nhánh thực hiện. Theo đó, Chi nhánh đã xem xét giải ngân nếu chính chủ tài sản nhận tiền bồi thường và trong giấy nhận tiền bồi thường có nội dung “chủ tài sản chấp thuận nhận tiền đền bù, cam kết không khiếu kiện và bàn giao mặt bằng để phục vụ kịp thời tiến độ thi công công trình”.

Về cơ chế kiểm tra giải ngân chi phí, bồi thường giải phóng mặt bằng. Theo quy định tại điểm 2 mục III Phần A Chương IX Giải ngân vốn vay của Sổ tay nghiệp vụ cho vay tín dụng đầu tư ban hành kèm theo Quyết định số 653/QĐ-NHPT ngày 22/9/2008 và Quyết định điều chỉnh, bổ sung số 408/QĐ-NHPT ngày 30/6/2011 của VDB, việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay được thực hiện dưới hai hình thức kiểm tra qua hồ sơ chứng từ và kiểm tra tại hiện trường. Nhưng do tính chất của công tác giải ngân tạm ứng/thanh toán chi phí đền bù, GPMB của các đường dây truyền tải điện là số lượng đối tượng được chi trả tiền đền bù rất lớn tại nhiều Hội đồng đền bù khác nhau của các tỉnh có dự án đi qua, nên việc yêu cầu cán bộ tín dụng đi kiểm tra thực tế là rất khó khăn, phức tạp. Hơn nữa, các chứng từ chi trả tiền bồi thường, GPMB đã được chủ tài sản, đại diện chính quyền địa phương hoặc đại diện TTPTQĐ/HĐBT và Chủ đầu tư ký xác nhận. Do vậy, VDB cho phép Chi nhánh thực hiện kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay đối với trường hợp giải ngân tạm ứng/thanh toán chi phí đền bù, GPMB qua hình thức kiểm tra, đối chiếu chứng từ chi trả tiền thực tế cho người dân, tổ chức phù hợp với Quyết định phê duyệt phương án đền bù của cấp có thẩm quyền.

Công tác đền bù, GPMB là công việc phức tạp, nhạy cảm. Thêm vào đó, đường dây đi qua nhiều tỉnh, nhiều địa phương, đối tượng được thụ hưởng nhiều nhưng số tiền cho mỗi trường hợp lại không lớn nên phát sinh chi phí. Ngoài ra, dự án phải đáp ứng yêu cầu tiến độ đóng điện theo chỉ đạo của Chính phủ. Do vậy, để thực hiện tốt công tác giải ngân, Chi nhánh thường xuyên phối hợp với chủ đầu tư, bám sát công trình, phân tích tình huống thực tiễn để có đề xuất kịp thời với VDB hoặc Bộ Tài chính (đối với vốn nước ngoài) xem xét giải quyết. Vì thế, đến nay, Chi nhánh đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ giải ngân và kiểm soát chi cho dự án, đáp ứng được nhu cầu vốn cho công trình, góp phần cung ứng điện theo đúng mục tiêu của dự án./.

34 Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

H I Ệ U Q U Ả Đ Ầ U T Ư

Tập đoàn BITEXCO là một trong những tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu tại Việt Nam. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, BITEXCO đã và đang đạt được

nhiều thành công trong các lĩnh vực hoạt động của mình. Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước, BITEXCO đã quyết định lựa chọn cơ sở hạ tầng là lĩnh vực đầu tư chiến lược. Trong lĩnh vực thủy điện, BITEXCO đã chủ trương tích lũy năng lực và kinh nghiệm thông qua việc tham gia đầu tư thủy điện theo một lộ trình từ quy mô nhỏ tới quy mô lớn và từ đầu tư tài chính đến phát triển dự án một cách độc lập. Đa số các dự án thủy điện do Tập đoàn đầu tư đều thuộc các địa bàn đặc biệt khó khăn. Khi hoàn thành, các công trình sẽ góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho các địa phương có điều kiện kinh tế kém phát triển này. Tập đoàn BITEXCO đã và đang tham gia

Thủy điện Tả Trạch:Hoàn thành mục tiêu phát điện trong năm 2014

Dự án Thủy điện Tả Trạch (thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế) là hợp phần của dự án hồ Tả Trạch được Thủ tướng Chính phủ giao cho Công ty Cổ phần Thủy điện BITEXCO - Tả Trạch (thuộc Tập đoàn BITEXCO) làm chủ đầu tư theo hình thức BOO (xây dựng - sở hữu - kinh doanh).

Tổ máy phát điện của Nhà máy

Phòng điều khiển của Nhà máy

BÀI VÀ ẢNH: NGỌC HÀ

35Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

H I Ệ U Q U Ả Đ Ầ U T Ư

đầu tư xây dựng 9 nhà máy thủy điện trên khắp lãnh thổ Việt Nam, với tổng công suất trên 600MW và tổng kinh phí đầu tư lên đến 600 triệu USD. Trong đó có Nhà máy Thủy điện Tả Trạch được xây dựng tại xã Dương Hòa, huyện Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế). Đây là dự án nhóm B, công suất 19,5 MW với 3 tổ máy, tổng mức đầu tư trước thuế là 309,5 tỷ đồng.

Nhà máy Thủy điện Tả Trạch tận dụng khối lượng nước của hồ Tả Trạch với dung tích 420 triệu m3. Cùng với dự án hồ Tả Trạch, Dự án Thủy điện Tả Trạch có nhiệm vụ chống lũ tiểu mãn, lũ sớm, giảm lũ chính vụ cho hệ thống sông Hương; Cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp; Tạo nguồn nước tưới ổn định cho gần 35 nghìn ha đất canh tác thuộc vùng Đồng bằng sông Hương; Bổ sung nguồn nước ngọt cho hạ lưu sông Hương để đẩy mặn, cải thiện môi trường vùng đầm phá, phục vụ nuôi trồng thủy sản và phát điện. Khi đưa vào vận hành, mỗi năm nhà máy sẽ bổ sung khoảng 84,79 triệu kW/năm cho mạng lưới điện Quốc gia.

Do công trình Thủy điện Tả Trạch ngoài nhiệm vụ phát điện, còn góp phần điều tiết nước, đẩy mặn vào mùa khô và phòng chống ngập lụt cho vùng hạ lưu vào mùa mưa lũ nên các tổ máy được trang bị tua bin Francis, động cơ trục đứng đồng bộ 3 pha và các thiết bị điện, thiết bị phụ trợ khác hiện đại, đảm bảo cho nhà máy hoạt động an toàn trong mọi chế độ. Đồng thời việc sử dụng tuabin nước, máy phát điện hiện đại có hiệu suất cao và tải điện ở điện áp cao còn nhằm giảm thiểu việc tổn thất điện.

Để hỗ trợ Công ty Cổ phần Thủy điện BITEXCO - Tả Trạch trong việc thực hiện công trình, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) Chi nhánh Thừa Thiên - Huế đã tài trợ cho dự án một gói các sản phẩm tín dụng bao gồm tín dụng đầu tư của Nhà nước (TDĐT) trị giá 320 tỷ đồng, trong đó: Vốn TDĐT 235 tỷ đồng; Vốn vay nước ngoài nguồn JICA: 85 tỷ đồng.

Tháng 4/2014, Công ty thủy điện Tả Trạch đã thực hiện chặn cánh phai của 5 cửa xả van sâu tại cao trình

+ 16 tràn xả lũ, để kiểm tra độ kín của cánh phai cũng như tích nước, kiểm tra đập theo quy trình vận hành hồ chứa đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn phê duyệt. Đến tháng 6/2014, công việc nghiệm thu bàn giao Nhà máy, đường dây 110kV, công tác thí nghiệm tĩnh thiết bị và các thủ tục hòa lưới điện Quốc gia đối với dự án Thủy điện Tả Trạch cũng đã hoàn thành. Tháng 7/2014, sau 5 năm xây dựng, Dự án đã hoàn thành và bắt đầu phát điện, hòa lưới điện Quốc gia đối với cả 2 tổ máy.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thiếu điện nghiêm trọng do nguồn cung cấp không thể đáp ứng đủ nhu cầu điện ngày càng tăng, điều này đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế của cả nước cũng như sinh hoạt của nhiều hộ gia đình trên diện rộng. Cùng với hệ thống thủy điện của tỉnh Thừa Thiên - Huế, Thủy điện Tả Trạch sẽ góp phần làm cân bằng sự chênh lệch giữa cung và cầu; làm giảm sự phụ thuộc vào nguồn điện năng sử dụng nhiên liệu hóa thạch đang cạn kiệt và cũng giảm nhập khẩu nhiên liệu cho hoạt động sản xuất điện năng.

Khi đi vào hoạt động ổn định, Dự án sẽ làm tăng đáng kể tỷ trọng công nghiệp của xã Dương Hòa, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế; góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá của tỉnh; tạo điều kiện phát triển các làng nghề truyền thống và hình thành các khu du lịch, dịch vụ trong tỉnh. Dự án cũng sẽ đóng góp trực tiếp vào việc cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cải tạo hệ thống giao thông trong vùng dự án. Ngoài ra hệ thống thông tin liên lạc và xử lý nước sạch được xây dựng để phục vụ cho cán bộ công nhân trong giai đoạn xây dựng và vận hành dự án cũng sẽ được chia sẻ cho người dân địa phương. Bên cạnh đó, dự án đã và sẽ tạo công ăn việc làm với nguồn thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động địa phương trong giai đoạn thi công và vận hành Nhà máy./.

36 Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

H I Ệ U Q U Ả Đ Ầ U T Ư

Nằm trên suối Ngòi Phát thuộc địa bàn ba xã Bản Xèo, Bản Vược và Dền Thàng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, dự án Nhà máy Thủy điện Ngòi Phát được xây

dựng với mục đích bổ sung nguồn điện cho lưới điện quốc gia với điện lượng trung bình hàng năm 314 triệu kWh; góp phần đáp ứng nhu cầu năng lượng quốc gia và thúc đẩy tiến trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai nói riêng, vùng Tây Bắc nói chung theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây cũng là dự án thủy điện được Liên Hợp Quốc công nhận đạt tiêu chuẩn phát triển theo cơ chế sạch CDM, góp phần giảm lượng khí phát thải toàn cầu tương đương 168.000 tấn CO2/năm, mang lại nguồn thu hơn hai triệu USD/năm nhờ đáp ứng tiêu chuẩn này. Khi xây dựng thủy điện Ngòi Phát, VINACONEX đặt mục tiêu xây dựng nhà máy điện vừa cung cấp sản lượng điện lớn, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, vừa thân thiện với môi trường, lại có thể cắt, chống lũ trong mùa mưa và cung cấp nước cho nhu cầu tưới tiêu của địa phương.

Công trình thủy điện Ngòi Phát bao gồm đập chính bố trí trên suối Ngòi Phát; tuyến năng lượng bao gồm: cửa lấy nước, đường hầm dẫn nước, tháp điều áp, đường hầm áp lực, nhà máy - kênh dẫn nước ra, trạm phân phối điện ngoài trời và đường dây truyền tải 110KV. Nhà máy Thủy điện Ngòi Phát gồm 3 tổ máy với tổng công suất 72 MW, có lợi thế vừa kết hợp được ưu thế độ dốc lớn của địa hình, vừa khai thác được dòng chảy mạnh mẽ của tự nhiên, thuận lợi cho việc phát điện, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Công trình có tổng mức đầu tư ban đầu gần 1.500 tỷ đồng, sau điều chỉnh lên 2.068 tỷ đồng, trong đó vốn tham gia của chủ đầu tư là 403 tỷ đồng, vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) 438 tỷ đồng, còn lại là vốn vay từ ngân hàng thương mại.

Trong quá trình triển khai, do sự khó khăn chung của nền kinh tế ảnh hưởng đến quá trình thu xếp vốn nên

dự án thủy điện Ngòi Phát đã gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng. Với tâm huyết của Chủ đầu tư và các cổ đông góp vốn, sự nỗ lực tháo gỡ khó khăn của các đơn vị tài trợ vốn trong đó có VDB, đã giúp Chủ đầu tư khắc phục những khó khăn để tiếp tục triển khai dự án.

Tháng 6/2014, Nhà máy Thủy điện Ngòi Phát đã chạy thử thành công không tải tổ máy số 1, đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình thi công, xây dựng Nhà máy. Cũng trong tháng 6/2014, Nhà máy đã tổ chức thông hầm tuyến năng lượng. Hệ thống hầm dẫn nguồn nước năng lượng để chạy máy phát điện của Nhà máy thuộc loại dài nhất Việt Nam, tổng chiều dài 9.137m, rộng 4 mét, gồm 4 hầm phục vụ thi công, 5 đoạn hầm dẫn nước, tuyến ống áp lực và 2 giếng đứng sâu 148 và 109 mét, xuyên qua vùng đá gốc có độ cứng rất cao (độ 16). Hai nhà thầu là Công ty Cổ phần Vimeco và Công ty TNHH Xây dựng và Lắp đặt thủy điện Chiết Giang (Trung Quốc) đã áp dụng công nghệ thi công hầm không áo tiên tiến và phương pháp khoan rôbin đứng, bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình và tiết kiệm chi phí.

Tháng 9/2014, Nhà máy Thủy điện Ngòi Phát đã chính thức đi vào vận hành phát điện tổ máy số 1 và số 2. Tháng 11/2014, Nhà máy đã tiến hành chạy không tải tổ máy số 3.

Khi đi vào hoạt động, hàng năm Dự án cung cấp bổ sung vào lưới điện quốc gia hàng trăm triệu kWh, góp phần khắc phục tình trạng thiếu hụt điện năng cho địa bàn tỉnh Lào Cai và các tỉnh lân cận, góp phần quan trọng vào việc cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Ngoài lợi ích về điện năng, Thủy điện Ngòi Phát còn tạo công ăn việc làm cho hơn 60 lao động trong đó chủ yếu là người địa phương, nộp ngân sách hàng năm khoảng 45 tỷ đồng và nộp phí bảo vệ môi trường rừng trên 5 tỷ đồng/năm./.

Thủy điện Ngòi Phát -

vận hành theo cơ chế sạch CDM

Thủy điện Ngòi Phát là một trong 2 dự án thủy điện lớn nhất được đầu tư xây dựng tại tỉnh Lào Cai. Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Điện miền Bắc 2 thuộc Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VINACONEX). Tháng 9/2014, Nhà máy Thủy điện Ngòi Phát đã vận hành thành công 2 tổ máy, chính thức hòa lưới điện Quốc gia.

BÀI VÀ ẢNH: KIM YẾN (TẠP CHÍ HTPT)THANH HƯƠNG (CHI NHÁNH VDB LÀO CAI)

37Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

H I Ệ U Q U Ả Đ Ầ U T Ư

Hải Dương là một trong bảy tỉnh của cả nước triển khai dự án, Chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương. Thực hiện việc cho vay lại theo ủy quyền của Bộ Tài chính với Ngân hàng Phát triển Việt Nam

(VDB), ngày 10/12/2008, Chi nhánh VDB Hải Dương và Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương đã ký Hợp đồng vay vốn ODA số 03/2008/HDODA-NHPT, cho vay vốn đầu tư dự án với tổng số vốn thực rút không vượt quá 1.056.000.000 JPY. Chi nhánh VDB Hải Dương thực hiện kiểm soát chi để Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương giải ngân cho dự án. Tính đến tháng 10/2014, Chi nhánh đã thực hiện kiểm soát chi, chấp thuận giải ngân 232,8 tỷ đồng, dư nợ cho vay gồm cả lãi trong thời gian thi công được gốc hóa 276,5 tỷ đồng. Việc giải ngân vốn ODA cho vay lại đảm bảo tiến độ thi công, góp phần đưa dự án hoàn thành tiến độ đề ra.

Là địa phương nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc, những năm qua tỉnh Hải Dương liên tục có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ. Hàng loạt các khu, cụm công nghiệp tập trung được hình thành và phát triển làm tiền đề cho việc đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa trên địa bàn. Theo dự án được phê duyệt, trước đây nguồn điện khu vực tỉnh Hải Dương được cung cấp chủ yếu từ các Nhà máy nhiệt điện Phả Lại 1, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2 với các Trạm biến áp 110kV đặt tại thành phố Hải Dương, các huyện Chí Linh, Kim Thành, Ninh Giang và Kinh Môn. Các xuất tuyến 220kV và 110kV của Nhà máy được đấu nối vào lưới truyền tải điện và cung cấp cho các trạm 110kV trên địa bàn tỉnh. Do mật độ phân bố phụ tải không đồng đều nên mức độ mang tải các trạm có khác nhau, tùy theo từng mùa (mùa khô, mùa chống úng) nên các trạm thường bị quá tải. Cùng với sự xuất hiện của các khu

công nghiệp lớn như Nam Sách, Đại An, Phúc Điền, Tân Trường, các cụm công nghiệp Conteccons - Tân Việt - Vĩnh Hồng (huyện Bình Giang), Lam Sơn, Đoàn Tùng, Tứ Cường (huyện Thanh Miện)..., phụ tải công nghiệp trong tỉnh tăng trưởng mạnh dẫn đến nhu cầu nâng công suất các trạm trở nên rất cấp thiết.

Việc Hải Dương có dự án trong Chương trình tín dụng ngành điện giai đoạn 2 đã góp phần giải quyết những bất cập trong việc phân phối và truyền tải điện năng, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp và sản xuất của địa phương. Trên địa bàn tỉnh có 9 dự án thành phần với tổng mức đầu tư 431,5 tỷ đồng được sử dụng nguồn vốn từ Chương trình. Các dự án khởi công từ cuối năm 2008 và triển khai tại 12/12 huyện, thị xã và thành phố (sau đây gọi là các huyện) trên toàn tỉnh, đến nay đã cơ bản hoàn thành, bàn giao và đi vào hoạt động. Kết quả đầu tư đã xây dựng mới 03 trạm biến áp 110 kV với tổng dung lượng 166 mVA được đấu nối bởi 8 km đường dây mạch kép 110 kV, xây dựng 11,6 km đường dây mạch kép 110 kV, 77 km đường dây trung thế và 93 trạm biến áp trung áp 22, 35 kV với tổng dung lượng 39.140 kVA, tăng công suất truyền tải điện năng tới các huyện của tỉnh.

Dự án hoàn thành đi vào hoạt động đã cấp điện ổn định cho cụm các phụ tải hiện có và phát triển mới thuộc địa bàn các huyện của tỉnh Hải Dương, đồng thời cung cấp điện ổn định cho sản xuất của các doanh nghiệp dọc quốc lộ 191, khu công nghiệp Phúc Điền, Phú Thái, cụm công nghiệp Long Xuyên, nhà máy sản xuất phôi thép BCH - Kim Lương - Kim Thành... đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế các huyện của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2008 - 2020. Dự án cũng tạo điều kiện đẩy nhanh và mở rộng nâng cấp lưới điện công nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, làm nhiệm vụ dự phòng cấp điện 35 kV, 22 kV cho thành phố Hải Dương (từ phía Nam). Ngoài ra dự án còn san tải và làm nguồn dự phòng cho các trạm khác trong khu vực không đáp ứng được cho các phụ tải lớn (bơm công nghiệp) và các phụ tải công nghiệp đang phát triển, cải thiện chất lượng điện năng và giảm tổn thất vận hành lưới điện.

Với kết quả đó, dự án đã góp phần giảm thời gian mất điện, số lần mất điện, khách hàng bị mất điện, tăng sản lượng điện cho ngành điện. Ngoài việc đầu tư xây dựng nêu trên, dự án còn mang ý nghĩa chính trị và có ý nghĩa chiến lược đi đầu trong việc phát triển cơ sở hạ tầng cho khu vực. Từ khi đi vào khai thác đến nay, dự án đã phát huy hiệu quả kinh tế và góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân./.

Dự án Phát triển mạng phân phối và truyền tải điện: Góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương

Dự án Phát triển mạng phân phối và truyền tải điện (Chương trình tín dụng ngành Điện giai đoạn 2) sử dụng nguồn vốn ODA của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) theo Hiệp định vay số VNVX-5 ký ngày 31/3/2008. Dự án có hiệu lực từ ngày 28/7/2008 với thời hạn cho vay là 25 năm.

ĐỖ THANH HUYỀN CHI NHÁNH VDB HẢI DƯƠNG

38 Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

H I Ệ U Q U Ả Đ Ầ U T Ư

Một trong những dự án điển hình trong lĩnh vực này là Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy tái chế và xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển

Tâm Sinh Nghĩa làm chủ đầu tư.

Dự án được triển khai thực hiện từ tháng 5/2008 với tổng mức đầu tư 711.368 tỷ đồng, được xây dựng trên diện tích 20ha với công suất thiết kế 1.000 tấn/ngày. Dự án được VDB - Sở giao dịch II cho vay vốn tín dụng đầu tư là 423 tỷ đồng và bảo lãnh vay vốn Ngân hàng Công thương Chi nhánh 7 - TP. HCM là 100 tỷ đồng. Ngoài dự án tại Củ Chi - TP. Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Tâm Sinh Nghĩa còn là chủ đầu tư của nhiều dự án xử lý rác tại các địa phương khác trong cả nước như Thừa Thiên - Huế, Kiên Giang, Long An, Bình Thuận... Các dự án của Công ty đều nhận được sự hỗ trợ nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước qua VDB.

Nhà máy tái chế và xử lý rác thải sinh hoạt Củ Chi sử dụng công nghệ ANSINH-ASC do Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Tâm Sinh Nghĩa sáng chế và độc quyền sở hữu. Công nghệ ANSINH-ASC đã được nội địa hóa 100%, đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại, trình độ cơ khí hóa cao, liên hoàn, khép kín. Rác thải sinh hoạt sau khi phân loại, xử lý sẽ tạo ra các sản phẩm hữu ích như phân bón hữu cơ, hạt nhựa tái chế... tỷ lệ chôn lấp khoảng 5% và không có khả năng gây ô nhiễm môi trường.

Từ tháng 3/2014, dự án đã được UBND TP. Hồ Chí Minh giao số lượng rác thải 1.000 tấn/ngày đảm bảo cho Nhà máy hoạt động đủ công suất. Nhà máy xử lý được khoảng 12% lượng rác thải sinh hoạt của toàn Thành phố, đồng thời tạo việc làm thường xuyên cho hơn 400 lao động trên địa bàn.

Trong thời gian đầu khai thác của dự án, Nhà máy cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Hiện tại nguồn thu của dự án mới chỉ có từ nguồn thu phí xử lý rác (khoảng hơn 9 tỷ đồng/tháng), các sản phẩm sau rác cần phải có thời gian xử lý, tái chế và tìm thị trường... Mặt khác, chi phí cho hoạt động của dự án khá lớn, ngoài chi phí thường xuyên như tiền lương, điện, xăng dầu… để vận hành dự án thì các chi phí khác để đầu tư bổ sung, sửa chữa, hiệu chỉnh dây chuyền thiết bị cũng rất cần thiết. Doanh nghiệp đã luôn nỗ lực, tìm mọi biện pháp khắc phục để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Bên cạnh đó, các ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương cùng VDB đã luôn đồng hành với doanh nghiệp để tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Với tinh thần cộng tác hết mình của những người có cùng tâm huyết, cùng chí hướng đối với lĩnh vực xử lý rác thải còn nhiều khó khăn này, Sở Giao dịch II - VDB sẽ tiếp tục đồng hành cùng với doanh nghiệp, qua đó góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống đúng theo mong mỏi của lãnh đạo và người dân thành phố./.

Nhà máy tái chế và xử lý rác thải sinh hoạt Củ ChiTHÀNH CÔNG NHƯ MONG ĐỢI

Là đơn vị thực hiện chính sách tín dụng đầu tư (TDĐT) phát triển của Nhà nước tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh Sở Giao dịch II - Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã góp phần đưa nguồn vốn tín dụng Nhà nước đầu tư hiệu quả; trong đó có lĩnh vực bảo vệ môi trường.

BÀI VÀ ẢNH: PHÒNG TỔNG HỢPSỞ GIAO DỊCH II VDB

39Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

H I Ệ U Q U Ả Đ Ầ U T Ư

Vĩnh Long có dân số trên 1,1 triệu người, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và có rất nhiều sông, kênh, rạch nên nguồn nước mặt tự nhiên được phân bổ đều khắp các địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên, nguồn nước

mặt tự nhiên từ các sông, kênh, rạch ngày càng bị ô nhiểm trầm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau như chất thải từ các khu công nghiệp, thuốc trừ sâu phục vụ sản xuất nông nghiệp... Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và đời sống của người dân nên việc đầu tư xây dựng thêm hệ thống cấp nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long là rất cấp thiết và có ý nghĩa rất lớn về mặt an sinh xã hội.

Hai dự án cấp nước của Công ty TNHH Một thành viên Cấp nước Vĩnh Long là dự án đầu tư mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Vĩnh Long và dự án xây dựng mở rộng hệ thống cấp nước thị trấn Long Hồ nằm trong Chương trình đầu tư cấp nước đô thị ĐBSCL với mục tiêu cải tạo, mở rộng hệ thống cấp nước sạch đô thị, tăng cường chất lượng dịch vụ cấp nước, qua đó nâng cao chất lượng sống của người dân.

Dự án đầu tư mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long với mục đích nâng công suất từ 25.500m3/ngày đêm lên 35.500m3/ngày đêm, với mục tiêu là nâng cao dịch vụ cung cấp nước sạch ở thành phố Vĩnh Long cho 100% dân cư nội thị với mức 150 lít/người/ngày đêm, 90% dân cư ngoại thị với mức 120 lít/người/ngày đêm và cung cấp nước sạch cho khu đô thị Phú Quới. Dự án gồm các hạng mục: xây dựng nhà máy nước và khu xử lý nước với công suất 10.000m3/ngày đêm, lắp đặt các tuyến ống chuyển tải có chiều dài 12.795m và ống phân phối dịch vụ D90 có chiều dài 10.000m, tuyến ống D63 có chiều dài 20.000m. Nhà máy nước được xây dựng tại số 519 ấp Tân Vĩnh Thuận, xã Trường An, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long; các tuyến ống chuyển tải và phân phối được lắp đặt nằm dọc theo quốc lộ hoặc các tuyến đường của thành phố Vĩnh Long. Dự án có tổng mức đầu tư là 91 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn vay ODA - AFD là 59 tỷ đồng, phần vốn còn lại là vốn ngân sách của tỉnh và vốn tự có của Công ty. Dự án được vay vốn ODA - AFD với lãi suất là 0,3%/năm, thời gian vay vốn là 15 năm.

Dự án xây dựng mở rộng hệ thống cấp nước thị trấn Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, nâng công suất từ 240m3/ngày đêm lên 1.500 m3/ngày đêm. Các hạng mục chủ yếu của dự án là xây dựng 1 trạm tăng áp có công suất 1.500m3/ngày đêm, lắp đặt các tuyến ống chuyển tải có chiều dài 14.218m và ống phân phối dịch vụ có chiều dài 8.000m. Nhà máy nước được xây dựng tại

ấp Long Thuận B, xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long; các tuyến ống chuyển tải và phân phối lắp đặt nằm dọc theo các tuyến đường của Thị trấn Long Hồ. Dự án có tổng mức đầu tư là 27 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn vay ODA - AFD là 15,4 tỷ đồng với lãi suất là 0,3%/năm, thời gian vay vốn là 15 năm, phần vốn còn lại là vốn ngân sách của tỉnh và vốn tự có của Công ty. Mục tiêu của dự án là cung cấp nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia cho 90% dân số trong phạm vi thị trấn Long Hồ và các xã ven biển huyện Long Hồ với mức nước bình quân là 110 lít/người/ngày.

Sau hơn một năm triển khai thi công, đến nay dự án đầu tư mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Vĩnh Long và dự án xây dựng mở rộng hệ thống cấp nước thị trấn Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long đã hoàn thành, đưa vào sử dụng. Đây được xem là hai dự án đầu tiên thuộc Chương trình đầu tư cấp nước đô thị ĐBSCL có tiến độ hoàn thành, đưa vào sử dụng sớm nhất.

Hai dự án này hoàn thành và đưa vào sử dụng đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, nâng cao sức khỏe cho người dân, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương, tạo mỹ quan đô thị, đặc biệt là giúp người dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long hạn chế được các bệnh truyền nhiễm, các dịch bệnh liên quan đến ô nhiễm nguồn nước như tiêu chảy, tả, bệnh ngoài da, đau mắt hột, sốt xuất huyết…/.

Vĩnh Long:Phát huy hiệu quả hai dự án cấp nước vay vốn ODA - AFD

Vĩnh Long là một trong 06 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) xem xét cho vay lại từ nguồn vốn tài trợ của Cơ quan phát triển của Pháp (AFD). Hai dự án cấp nước của Công ty TNHH Một thành viên Cấp nước Vĩnh Long là những dự án đầu tiên thuộc Chương trình đầu tư cấp nước đô thị ĐBSCL được VDB và AFD xem xét, chấp thuận cho vay.

BÙI VĨNH HÒA CHI NHÁNH VDB VĨNH LONG

Trạm cấp nước Hòa PhúẢnh: MP

40 Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

H I Ệ U Q U Ả Đ Ầ U T Ư

Thời gian qua, quá trình đổi mới ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của ngành Năng lượng Việt Nam: sản lượng điện phát ra hàng năm trên 100 tỉ kWh, đưa sản lượng từ 300 - 400 lên 1.500kWh/người/năm, đáp ứng nhu cầu

năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng cho Tổ quốc. Tuy nhiên, theo dự báo của các chuyên gia năng lượng, nhu cầu năng lượng và điện năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức độ cao, khả năng trong những năm tới nhu cầu thiếu điện để phát triển kinh tế - xã hội là điều không tránh khỏi.

Tại TP. Hồ Chí Minh, theo Quyết định số 699/QĐ-TTg ngày 23/8/2002, Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển và cải tạo lưới điện TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2002 - 2010 có xét đến năm 2020, trong đó yêu cầu phát triển ổn định, nâng cao chất lượng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu phụ tải cho sinh hoạt của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng; đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020. Việc cải tạo và

phát triển lưới điện phải đáp ứng nhu cầu phụ tải nói trên, có dự phòng và được thực hiện đồng bộ từ cao thế đến hạ thế, khắc phục tình trạng lưới điện kém an toàn, chắp vá nhằm giảm tổn thất điện năng, giảm sự cố và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.

Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (lúc bấy giờ là Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh) đã nỗ lực chuẩn bị tất cả các điều kiện cần thiết để tranh thủ được nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức do Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) (nay là Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ cho Dự án Phát triển mạng truyền tải và phân phối điện thông qua Hiệp định vay vốn số VNXV-5 ngày 31/3/2008. Trị giá toàn dự án là 10.900 triệu JPY, thời gian hiệu lực từ ngày 28/7/2008 đến ngày 28/7/2015. Theo đó, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh được phân bổ số tiền tài trợ là 5.289 triệu JPY để triển khai và thực hiện các công việc như: Xây dựng các trạm biến áp và lắp đặt các biến áp mới; Xây dựng các đường dây truyền tải và cải tạo/nâng cấp các đường dây truyền tải và phân phối điện đối với 10 tiểu dự án:

Góp phần phát triển mạng truyền tảivà phân phối điện tại TP. Hồ Chí Minh

Ngành Điện là một ngành kinh tế đặc biệt và là ngành công nghiệp chiến lược góp phần tạo cơ sở hạ tầng và động lực cho nhiều ngành kinh tế khác phát triển.

NGUYỄN THỊ THU HẰNG - ĐOÀN THỊ CÚCPHÒNG TÍN DỤNG III - SỞ GIAO DỊCH II, VDB

Mạng truyền tải điệnẢnh: Lâm Phương

41Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

H I Ệ U Q U Ả Đ Ầ U T Ư

Bản (JICA); phần còn lại là nguồn vốn đối ứng của Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh; đã có hơn 20 gói thầu xây lắp, thiết bị được thực hiện từ năm 2008 đến năm 2014 cho cả 10 tiểu dự án. Tính đến tháng 9/2014, sau 7 năm thực hiện, đã có 7/10 tiểu dự án hoàn thành nghiệm thu đóng điện 17.284 mét cáp ngầm 110 kV - 1.000mm2 không có sợi quang và 8.686 mét cáp ngầm 110 kV - 1.000mm2 có sợi quang; trạm biến áp 110kV đáp ứng công suất max 2.632MW; lưới điện 220kV công suất trạm đạt 2.207MVA; lưới điện 110kV công suất trạm đạt 4.920MW; lưới phân phối công suất trạm là 4.759MW; 1.952km lưới trung thế và 4.409km lưới hạ thế. Số còn lại 3/10 tiểu dự án dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2014.

Thành công của các tiểu dự án thuộc dự án Phát triển mạng truyền tải và phân phối điện đã minh chứng cho chính sách đúng đắn của Nhà nước đối với việc hỗ trợ doanh nghiệp bằng sự tiếp sức từ nguồn vốn ODA thông qua Sở Giao dịch II - Ngân hàng Phát triển Việt Nam quản lý và cho vay. Các tiểu dự án hoàn thành luôn vận hành với độ tin cậy cao, chẳng những giảm tổn thất cho lưới truyền tải mà còn đảm bảo an toàn cho việc cung cấp điện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống xã hội, cải thiện dân sinh đồng thời góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng cho Tổ quốc./.

Stt Tên tiểu dự án1 Đường dây nhánh rẽ và trạm biến áp 110kV Tân Quy2 Trạm biến áp 110kV Tăng Nhơn Phú3 Dự án cáp ngầm 110kV Tao Đàn - Hòa Hưng4 Đường dây 120 kV đấu nối Cát Lái - Xa Lộ5 Trạm biến áp 120kV Bình Hòa và đường dây đấu nối

6 Trạm biến áp 110kV Bình Trị Đông và đường dây đấu nối

7 Trạm biến áp 110kV Tân Thới Hiệp và đường dây đấu nối

8 Trạm biến áp 110kV Nam Sài Gòn 39 Trạm biến áp 110kV Bàu Đưng và đường dây đấu nối

10 Trạm biến áp 220kV Củ Chi và đường dây đấu nối.

Mục tiêu của dự án là khắc phục tình trạng quá tải trong hệ thống phân phối điện nhằm đáp ứng yêu cầu phụ tải, đảm bảo chất lượng, giảm tổn thất điện năng, củng cố độ tin cậy và an toàn cung cấp điện, nâng cao hiệu quả cung ứng điện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Ổn định việc cung cấp điện, đáp ứng sự tăng nhanh của phụ tải tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tại các quận, huyện trên địa bàn, từ đó đóng góp vào sự phát triển kinh tế của TP. Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung, cải thiện mức sống của người dân.

Đây là dự án có quy mô lớn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, với tổng mức đầu tư 1.316,552 tỷ đồng trong đó vay 859,575 tỷ đồng của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) (nay là Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật

Mạng truyền tải điệnNguồn: Internet

42 Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

H I Ệ U Q U Ả Đ Ầ U T Ư

Việt Nam hiện là một trong 5 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh và liên tục trong những năm gần đây. Trong thời gian tới, dệt may vẫn là ngành kinh tế quan trọng, góp

phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động và vươn lên dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu.

Theo dự kiến, đến năm 2015 Việt Nam sẽ chính thức trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), khi đó để đạt được lợi ích xuất khẩu cao nhất phải giảm tối đa các nguyên liệu đầu vào từ các nước không thuộc TPP, trong đó có Trung Quốc. Cùng với xu hướng dịch chuyển nhà máy sản xuất của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới khỏi Trung Quốc, Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vì vậy, việc tập trung đầu tư phát triển chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, tăng tỷ trọng và chất lượng nguyên phụ liệu nội địa góp phần nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, giảm nhập siêu đang là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.

Ngày 14/10/2007, Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy dệt nhuộm vải Denim công suất 30 triệu mét/năm đã được khởi công xây dựng tại Khu công nghiệp Hòa Xá, tỉnh Nam Định. Dự án có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD do Công ty Cổ phần TCE Vina Denim làm Chủ đầu tư. Dự án là kết quả hợp tác bốn bên giữa Tập đoàn Teachang Hàn Quốc (TCE Corporation Korea), Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thiên Nam và Công ty Cổ phần BSC Việt Nam. Sau khi hoàn thành xây dựng, Nhà máy sẽ cho ra đời các sản phẩm được sản xuất theo công nghệ tiên tiến của

Hàn Quốc, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu may xuất khẩu trong nước và thị trường nước ngoài.

Trước những yêu cầu cấp thiết để nâng cao năng lực cung cấp vải nguyên liệu chất lượng cao cho ngành dệt may, Dự án đầu tư Nhà máy dệt nhuộm vải Denim của Công ty CP TCE Vina Denim tại Nam Định (Dự án) đã được chọn là một trong 05 dự án dệt nhuộm trọng điểm do Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) làm hạt nhân liên kết triển khai trong giai đoạn 2007 - 2012 theo Quyết định số 43/2008/QĐ-BCT ngày 19/11/2008 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Chương trình sản xuất vải dệt thoi phục vụ xuất khẩu đến năm 2015. Mục tiêu của Chương trình là tập trung phát triển sản xuất vải dệt thoi phục vụ xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và của khách hàng theo hướng phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế, chất lượng sản phẩm; phấn đấu đến năm 2015 sản xuất 1,5 tỷ m2 vải dệt thoi, trong đó 1 tỷ m2 phục vụ xuất khẩu. Theo đó, tập trung đầu tư vào lĩnh vực dệt nhuộm gắn với hợp tác quốc tế nhằm tiếp cận nguồn vốn, thị trường, công nghệ và kinh nghiệm quản lý của các nước có ngành dệt phát triển và có xu hướng chuyển dịch; đa dạng hóa sở hữu, tổ chức các nhà máy nhuộm theo hình thức công ty cổ phần, hợp tác sản xuất, liên doanh liên kết trong đó Vinatex giữ vai trò nòng cốt. Dự án phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của ngành và cả nước và là một trong ba dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất trong tổng số 52 dự án FDI còn hiệu lực tại thời điểm 30/9/2014 trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Nhờ tiềm năng, thế mạnh của các bên trong liên doanh, Dự án sẽ phát huy được tối đa hiệu quả và các

Nâng cao tỷ lệ nội địa hóanguyên liệu cho ngành dệt may

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), dệt may là một trong những ngành kinh tế lớn nhất Việt Nam với khoảng 4.000 doanh nghiệp, doanh thu hàng năm đạt trên 20 tỷ USD, chiếm tới 15% GDP cả nước. Sản phẩm dệt may của nước ta đã có mặt tại 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản.

BÀI: TRẦN THỊ NGỌC HOA ẢNH: THÚY MAI - QUANG HUY

CHI NHÁNH VDB NAM ĐỊNH

43Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

H I Ệ U Q U Ả Đ Ầ U T Ư

lợi thế cạnh tranh tại thị trường vải denim trong khu vực và thế giới. Nhà đầu tư lựa chọn địa điểm xây dựng dự án tại Khu công nghiệp (KCN) Hòa Xá, tỉnh Nam Định, là KCN đã hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thông tin liên lạc, điện, nước... Đây là khu vực trung tâm kinh tế Nam đồng bằng sông Hồng, có vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội, hạ tầng giao thông thuận lợi, được định hướng quy hoạch cho phát triển ngành dệt may của cả nước. Dự án được hưởng nhiều ưu đãi từ các chính sách của Nhà nước: được hưởng mức thuế suất thuế TNDN 15% áp dụng trong 10 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh; được miễn thuế TNDN 02 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 03 năm tiếp theo; được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản theo tiến độ dự án được duyệt và 03 năm kể từ khi hoàn thành đi vào hoạt động; được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án. Dự án được đầu tư xây dựng vào thời điểm hết sức thuận lợi, khi mà nhu cầu vải nguyên liệu chất lượng cao cho ngành may mặc trong nước và xuất khẩu tăng cao. Đặc biệt, Việt Nam đã và đang trong quá trình đàm phán để trở thành thành viên của các Hiệp định thương mại tự do lớn, do đó sản phẩm của dự án xuất khẩu đi Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN được miễn thuế xuất khẩu; dự kiến đến năm 2015 khi Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực đối với Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu đi Mỹ cũng được miễn thuế.

Dây chuyền công nghệ tiên tiến với máy móc hiện đại của Nhà máy được nhập khẩu theo hình thức hợp đồng mua bán trực tiếp kèm theo chuyển giao công nghệ giữa Công ty CP TCE Vina Denim với Tập đoàn Teachang. Để đảm bảo về nguyên tắc xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, dự án sử dụng tới 95,76% nguồn nguyên liệu bông tự nhiên của Việt Nam; một số loại sợi chất lượng cao, sợi lõi Slub, sợi co dãn có thể được

nhập khẩu từ nước ngoài (Trung Quốc, Pakistan, Thái Lan) chỉ chiếm 4,24%. Công nghệ nhuộm tiên tiến sử dụng hơn 90% hóa chất thuốc nhuộm từ thị trường Việt Nam, đảm bảo chất lượng, an toàn khi sử dụng, thân thiện với môi trường.

Sản phẩm của dự án đa dạng về mẫu mã, chất lượng và giá cả đáp ứng nhu cầu của các phân khúc thị trường và đối tượng khách hàng khác nhau. Các mặt hàng giá thấp có thể cạnh tranh với các công ty tại Trung Quốc, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ. Các mặt hàng cao cấp có thể cạnh tranh với các công ty tại Nhật, Italy, Tây Ban Nha. Vải denim chun co giãn 2 chiều, co giãn 4 chiều, vải denim sử dụng sợi Slub (độ mảnh thân sợi không đều nhau) là thế mạnh của Tập đoàn Teachang sẽ được chuyển giao công nghệ sản xuất cho Công ty CP TCE Vina Denim. Các sản phẩm này có giá bán tương đối cao hơn các loại vải denim thông thường sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất của nhà máy.

Thị trường chủ yếu của dự án được xác định là Mỹ với những đơn hàng lớn, giá cả ổn định. Ngoài ra, sản phẩm của dự án còn xuất khẩu sang Nhật Bản, châu Âu, Hàn Quốc và một phần cung cấp cho các nhà máy may hàng xuất khẩu của Việt Nam theo nhu cầu hoặc theo chỉ định của khách hàng (trọn gói). Nhờ đó sẽ giảm được nhu cầu nhập khẩu vải denim chất lượng cao, giảm thời gian và chi phí vận chuyển vải nguyên liệu, giảm nhu cầu ngoại tệ và cải thiện cán cân thương mại cho ngành dệt may.

Tận dụng ưu thế về địa lý của Việt Nam để giảm chi phí và thời gian vận chuyển hàng, trong tương lai, công ty còn hướng tới thị trường các nước lân cận như Campuchia, Indonesia, Philipine, Trung Quốc, Thái Lan, Banglades… là các nước sản xuất nhiều hàng may mặc trên thế giới. Ban lãnh đạo của Công ty đã xác định: sản phẩm của TCE Vina Denim phải có chất lượng tốt, giá thành cạnh tranh, quản lý hiệu quả, thời hạn giao

44 Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

H I Ệ U Q U Ả Đ Ầ U T Ư

hàng nhanh nhất, phương pháp tiếp cận và chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo là những yếu tố khác biệt trong chiến lược kinh doanh tạo nên thương hiệu cho TCE Vina Denim.

Dự kiến thị trường cho sản phẩm đầu ra của dự án:

Thị trườngLoại sản phẩm (m/năm)

Tỷ lệVải không giãn

Vải co giãn Cộng

Mỹ/Canada 6.000.000 8.400.000 14.400.000 48%Nhật/châu Âu 3.060.000 5.100.000 8.160.000 27%

Hàn Quốc 1.100.000 2.500.000 3.600.000 12%Việt Nam 1.840.000 2.000.000 3.840.000 13%

Tổng cộng 12.000.000 18.000.000 30.000.000 100%

Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vải Denim công suất 30 triệu m/năm của Công ty CP TCE Vina Denim là đối tượng được vay vốn ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; là đối tượng ưu đãi đầu tư theo Quyết định số 2702/2004/QĐ-UB ngày 25/10/2004 của UBND tỉnh Nam Định về việc ban hành quy định chi tiết tiếp tục thực hiện cơ chế khuyến khích đầu tư vào KCN Hòa Xá tỉnh Nam Định. Dự án đã được Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cấp vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để triển khai thực hiện giai đoạn II, từ 01/3/2011 với số vốn vay ưu đãi theo Hợp đồng tín dụng là 216 tỷ đồng trên tổng mức đầu tư 644 tỷ đồng (trong đó: tổng số vốn đầu tư tài sản cố định là 585 tỷ đồng), thời hạn vay vốn 8 năm, thời gian ân hạn 2 năm kể từ khi giải ngân. Dự án đang được xem xét để điều chỉnh lãi suất các khoản giải ngân với lãi suất từ 12%/năm trở lên xuống còn 10,5%/năm kể từ thời điểm 01/10/2014 theo Công văn số 3063/NHPT-CĐKH ngày 07/10/2014 của VDB. Đến thời điểm

31/10/2014, Dự án luôn trả lãi định kỳ đầy đủ, đúng hạn, lũy kế lãi đã thu của Dự án là 43,7 tỷ đồng.

Dự án đã tiến hành đầy đủ các bước cần thiết, từ chuẩn bị cho ký kết hợp đồng liên doanh đến lên kế hoạch dự án, đi vào xây dựng, lắp đặt, tuyển dụng, huấn luyện, chuyển giao công nghệ, vận hành chạy thử và đang bước vào giai đoạn cuối chuẩn bị đi vào sản xuất kinh doanh. Đây là dự án liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài có quy mô lớn, do đặc thù riêng của ngành dệt nhuộm là quá trình sản xuất có nguồn nhiệt phát sinh nhiều và sử dụng hóa chất nên đòi hỏi cao về thiết kế, kỹ thuật và công nghệ, chất lượng công trình, mỹ quan, xử lý nước thải và khí thải, phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh môi trường, an toàn lao động… Nhờ sự quan tâm tạo điều kiện của tỉnh, các ngành hữu quan và nguồn vốn tín dụng được giải ngân đầy đủ theo kế hoạch từ VDB, cùng với sự nỗ lực cao của chủ đầu tư, dự kiến Dự án sẽ hoàn thành giải ngân trong năm 2014; trong quý I/2015 dự án sẽ quyết toán, đi vào hoạt động và có doanh thu, bắt đầu trả nợ gốc vốn vay cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Khi đi vào hoạt động, trong giai đoạn đầu sẽ thu hút hơn 600 nhân công, tạo việc làm và cơ hội được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho lao động địa phương. Với mục tiêu tạo môi trường làm việc, cảnh quan xanh, sạch, đẹp, dự án được thiết kế với tổng mặt bằng trồng cây xanh và thảm cỏ chiếm khoảng 25% diện tích đất trong khuôn viên Nhà máy. Việc xử lý rác thải, nước thải, khí thải, tiếng ồn và nhiệt phát sinh trong quá trình sản xuất được quan tâm đặc biệt và đảm bảo tuân thủ các quy định của Nhà nước. Công ty cũng có chủ trương xây dựng ký túc xá với khoảng 300 chỗ ở cho người lao động làm việc tại Công ty. Sau khi hoàn thành và đi vào sản xuất ổn định, dự kiến doanh thu hàng năm của Dự án khoảng 110 triệu USD, đóng góp vào ngân sách Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế cả nước và địa phương./.

Công ty CP TCE Vina Denim tại Nam Định

45Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

H I Ệ U Q U Ả Đ Ầ U T Ư

Chiến lược đi cùng người khổng lồPhải thẳng thắn, trước khi Hanssip khởi công cách

đây gần 2 năm, vào tháng 12/2012, ông Hoàng không nổi danh như bây giờ, ít nhất là trên các phương tiện truyền thông.

Khi đó, tên tuổi của Chủ tịch Nguyễn Hoàng và N&G Corp., thường ẩn bên cạnh những tên tuổi lớn - Chủ tịch Tập đoàn Doji Đỗ Minh Phú và Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc Công ty Hanel Nguyễn Quốc Bình - những đối tác chiến lược của N&G Corp trong Dự án đầu tư xây dựng Hanssip trị giá 1 tỷ USD trở thành cái nôi chuyên biệt đầu tiên của ngành công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội và Việt Nam.

Thậm chí, trao đổi với báo giới trong ngày Hanssip khởi công, ông Hoàng không ngần ngại chia sẻ câu chuyện “cùng bắt tay với những người anh lớn - Hanel - anh cả trong lĩnh vực phát triển khu công nghiệp công nghệ cao và Doji - thương hiệu nổi đình đám với thương vụ mua lại TPBank để tạo nên nền tảng vững cho Hanssip - dự án bất động sản khu công nghiệp đầu tiên của N&G Corp., sau hàng loạt dự án bất động sản đô thị”…

Hiện giờ, mọi việc đã chuyển biến khá nhiều. Nguyễn Hoàng và công nghiệp hỗ trợ được nhắc đến với tần

suất lớn, nhất là sau những chuyến con thoi giữa ông và các doanh nghiệp Việt Nam, Nhật Bản. Cứ vài tháng, thông tin về việc chủ đầu tư Hanssip có mặt tại Nhật Bản để làm việc với các nhà đầu tư Nhật Bản lại được cập nhật trên trang thông tin của Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội, từ việc lựa chọn tư vấn thiết kế, tư vấn đầu tư… đến việc tiếp cận từng doanh nghiệp lớn của các ngành, lĩnh vực…

Mới đây nhất, ông Hoàng khiến các doanh nghiệp trong ngành cơ khí xôn xao khi ký giao kết giữa N&G Corp. và Tập đoàn General Production tại Osaka - Nhật Bản trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng giới chức Nhật Bản.

Phải nói rõ, General Production là đại diện cho nhóm 150 công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực dập đúc lớn nhất của Nhật Bản. Sản phẩm của nhóm này cung cấp cho các thương hiệu lớn nhất của Nhật Bản và thế giới, tạo ra các sản phẩm máy bay, ô tô, máy công nghiệp, máy xây dựng… Nếu tổ hợp này được hình thành, đây sẽ là đầu kéo cho các doanh nghiệp - thầu phụ của Việt Nam trong lĩnh vực này - gắn kết vào chuỗi giao thương của thế giới.

Thông tin về những giao kết lớn hơn nữa cũng đang manh nha...

Có vẻ chiến lược chơi với người khổng lồ lại được Chủ tịch N&G Corp. Nguyễn Hoàng áp dụng. Chỉ có khác, lần này là những tên tuổi đến từ Nhật Bản.

“Tại sao là với các nhà đầu tư Nhật Bản ư? Thử nhìn quanh, chỉ có Nhật Bản có thể cung cấp cho doanh nghiệp Việt Nam cả kinh nghiệm, nguồn vốn và đặc biệt là công nghệ lõi trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Đúng là ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam hầu như chưa có gì, nhưng chúng ta có thể đi tắt đón đầu cơ hội bằng việc bắt tay với những người giỏi nhất trong lĩnh vực này”, ông Hoàng thẳng thắn xoa dịu lo ngại về sự chênh lệch khá lớn giữa doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản.

Dường như đối với ông Nguyễn Hoàng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển N&G (N&G Corp.), chủ đầu tư Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip), mọi con đường đều dẫn tới… công nghiệp hỗ trợ.

Doanh nhân Nguyễn Hoàng:Niềm tin với công nghiệp hỗ trợ

46 Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

C H Â N D U N G D O A N H N H Â N - D O A N H N G H I Ệ P

Thậm chí, trong bối cảnh tình hình chính trị trên thế giới có những diễn biến phức tạp và khó lường như hiện nay, theo ông Hoàng, chơi với những người khổng lồ là một biện pháp tự phòng vệ để phát triển hữu hiệu nhất của những doanh nghiệp nhỏ Việt Nam nói riêng…

Hào hứng, song ông Nguyễn Hoàng khá thận trọng với các bước đi.

“Chúng tôi dành hơn 100 ha trong giai đoạn 2 cho tổ hợp này vào năm 2015. Phần diện tích này được xác định theo đúng quy chuẩn của các doanh nghiệp dập đúc Nhật Bản, cách xa khu dân cư 500m, cách doanh nghiệp khác tối thiểu 100m. Việc thiết kế nhà xưởng cũng đang được bàn thảo với doanh nghiệp chuyên thiết kế của Nhật Bản để đảm bảo đúng tiêu chuẩn Nhật Bản. Cơ chế chính sách cho các dự án này cũng đang được hai bên cùng bàn bạc để trình các cơ quan có thẩm quyền của hai nước, đảm bảo thông đồng bén giọt. Còn giai đoạn 1 của Hanssip sẽ chính thức khởi động bằng các doanh nghiệp Việt Nam”, ông Hoàng cho biết.

Quân cờ doanh nghiệp khởi tạo và ván bài công nghệ

Ngoài Hanel là tên tuổi lớn đương nhiên sẽ xuất hiện trong giai đoạn 1 của Hanssip, khi cách đây 2 năm, cũng trong ngày khởi công Hanssip, Hanel cũng đã khởi công Tổ hợp công nghiệp hỗ trợ của mình tại đây, các doanh nghiệp có mặt đầu tiên tại Hanssip đa phần là các doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp khởi tạo - thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội do ông Nguyễn Hoàng là Chủ tịch.

Không chỉ trẻ về tuổi doanh nghiệp, chủ các doanh nghiệp này đa phần là những người trẻ, khoảng 28-30 tuổi, là những người mới trong ngành. Đây là cách đi hoàn toàn ngược với chiến lược đi cùng người khổng lồ mà người ta thấy lâu nay ở N&G và đích thân Chủ tịch HĐQT Nguyễn Hoàng.

“Doanh nghiệp khởi tạo yếu hơn ư, có thể ở góc độ nào đó, nhưng nếu đến và thấy họ làm, tôi nghĩ họ mới thực sự là những người nắm trong tay tương lai”, ông Hoàng đặt vấn đề khi nhận được câu hỏi sao lại chơi với doanh nghiệp “yếu ớt” vậy.

Lắp ráp linh kiện điện tử tại KCNẢnh: Ma Linh

47Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

C H Â N D U N G D O A N H N H Â N - D O A N H N G H I Ệ P

Không hiểu có nhiều người nhiệt huyết đến vậy khi nói về đối tác không, nhưng nghe ông Hoàng kể, niềm tin về những điều lớn lao mà doanh nghiệp khởi tạo có thể làm rõ dần lên.

“Giám đốc là những người trẻ tuổi, được đào tạo ở nước ngoài. Nhiều người đã có thời gian làm việc trong các doanh nghiệp Nhật Bản. Họ có tư duy hội nhập, có năng lực thực sự trong tiếp nhận công nghệ. Và quan trọng họ là những người muốn làm việc, muốn thay đổi hình ảnh về doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Điểm yếu nhất của họ là vốn, đối tác, cơ sở hạ tầng nhà xưởng…, nhưng đây là những điểm chúng tôi có thể hỗ trợ được”, ông Hoàng chia sẻ về những đối tác trẻ của Hanssip.

Ông Hoàng nhắc tới hơn 30 năm trước, thời điểm những con rồng châu Á bắt đầu vào bệ phóng. Khi đó, theo ông, họ không đủ điều kiện tốt như mình bây giờ. “Có hai điểm mấu chốt để doanh nhân Việt Nam tự tin vào cuộc chơi mới, đó là xu thế liên kết mới của thế giới và sự phát triển của khoa học - công nghệ. Vai của người khổng lồ bây giờ chính là những yếu tố này”, ông Hoàng theo dòng câu chuyện.

Có cảm giác như một vòng xoáy phát triển với những bậc thang cao hơn đang được tạo dựng. N&G Corp. đang góp vốn bằng mặt bằng, nhà xưởng vào những doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trẻ tuổi nhưng định hướng công nghệ rõ ràng.

Có lẽ ông Hoàng đúng khi cho rằng, các doanh nghiệp khởi tạo này đang nắm trong tay tương lai. Đi cùng với các doanh nghiệp này là cơ hội đấu nối vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp hỗ trợ Nhật Bản qua bàn tay kết nối của N&G Corp. và những người bạn. Hình ảnh N&G Corp. đang gắn trực tiếp với các doanh nghiệp sản xuất thay vì đứng riêng là nhà đầu tư hạ tầng…

“Tôi có hai niềm tin để không mệt mỏi giữa chừng. Một là chỉ có công nghiệp hỗ trợ với công nghệ cao mới có thể đưa nền kinh tế của Việt Nam bứt phá. Hai là thị trường của công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam gần như đang ở điểm xuất phát, có nghĩa là lợi nhuận lớn đang ở phía trước, dù chưa nhanh được”, ông Hoàng tâm sự.

Tụ họp để chọn điểm rơi chính sáchGiờ thì ông Hoàng đang căng mình với các chuyến

đi con thoi giữa doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản. Ông chọn ngày để khánh thành giai đoạn I Hanssip. Nhưng đó mới chỉ là điểm bắt đầu của chiến lược tạo hình hài cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

Với các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, thời gian để hoàn vốn chắc phải 10-12 năm, trong khi đó, thị trường biến động phức tạp, nhiều doanh nghiệp không đủ sức để tồn tại, chứ chưa nói đến đầu tư công nghệ hay tìm kiếm thị trường mới… Nếu không có sự hậu thuẫn của chính sách, của môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ rất khó đi hết con đường của mình.

“Tôi đã nói với các nhà đầu tư Nhật Bản là, tôi có hạ tầng công nghiệp chuyên sâu theo đúng tiêu chuẩn Nhật Bản. Doanh nghiệp của chúng tôi có năng lực, khả năng tiếp nhận công nghệ. Môi trường kinh doanh có thể nói đang vào điểm rơi của công nghiệp hỗ trợ. Doanh nghiệp Nhật Bản đang cần địa điểm an toàn, chi phí hợp lý. Vấn đề là kết nối và bài toán win - win. Nhưng họ vẫn cần nhìn thấy những chính sách cụ thể. Mà chúng tôi cũng vậy”, ông Hoàng nói.

Cũng khó cho các doanh nghiệp ngành hỗ trợ Việt Nam khi nhiều năm nay, hệ thống chính sách dành cho khu vực này vẫn đang trong giai đoạn nỗ lực hoàn thiện. Cái khó là xác định được đối tượng ưu đãi và cơ chế phù hợp. Hệ quả là, cho đến thời điểm này, không nhiều doanh nghiệp nhận được lợi thế từ những tuyên bố của Chính phủ về việc thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ.

Thậm chí, tư duy dàn đều trong phát triển cũng đang khiến doanh nghiệp bối rối. “Chúng tôi cùng doanh nghiệp Nhật Bản đi đến đâu cũng thấy giới thiệu về công nghiệp hóa, đến đâu cũng thấy công nghệ cao, trong khi doanh nghiệp cần nhìn thấy quy hoạch tổng thể của cả ngành, cả vùng với từng thế mạnh, không đối kháng cạnh tranh mà bổ trợ nhau…”, ông Hoàng trăn trở.

Đặt câu hỏi có phải đây là lý do ông chọn tính chuyên biệt cho Hanssip - một cách chọn thị trường khôn khéo, ông nói không hẳn vậy. Doanh nghiệp Việt Nam sau một thời gian dài bươn trải phát hiện rằng, cuộc chơi bề nổi sẽ chóng chìm, chơi một mình sẽ lẻ bóng…

Nghe ông kể mất mát thì mới thấu hiểu bài học cơ bản là tỉnh táo để biết mình, biết người, để biết chơi với ai và chơi thế nào thực sự quý báu. Có thể một doanh nghiệp đơn lẻ không đủ sức để gánh trách nhiệm và nhận ưu đãi, thì nhóm doanh nghiệp cùng chung tay sẽ giải quyết được.

“Chúng tôi đã kết nối với nhau, với doanh nghiệp Nhật Bản cùng ngành nghề để tạo nên chuỗi giá trị. Cách đi này sẽ tạo nên thế cộng dồn lợi ích, thay vì đối đầu trực tiếp khi cùng lao vào thị trường bất động sản trước đây”, ông tâm sự.

Được biết, những cuộc làm việc theo kiểu cùng nhau xây dựng mô hình, phân chia công việc và thế mạnh để cùng làm đang được các doanh nghiệp trong nhóm thực hiện.

Tuy vậy, như ông Hoàng phân tích, việc cộng dồn lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị vẫn không dễ dàng. “Chúng tôi mới nghĩ được cách này, đang quyết tâm làm, nhưng chuỗi này cần sự hậu thuẫn của chính sách, vì dẫu sao, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn đang nhập cuộc với thế yếu hơn”, ông Hoàng nói.

PV

48 Đ ặ c s a n s ố 1 4 - Q u ý I V / 2 0 1 4

C H Â N D U N G D O A N H N H Â N - D O A N H N G H I Ệ P