bÀi 24. vẤn ĐỀ phÁt triỂn ngÀnh thỦy sẢn vÀ lÂm nghiỆp...

20
BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRI N NGÀNH THY SN VÀ LÂM NGHI P A. KI N THỨC CƠ BẢN 1. Ngành thy sn a. Những điều kin thun lợi và khó khăn để phát trin ngành thusn * Thun li: - Bbiển dài 3.260 km và vùng đặc quyn kinh tế rng ln. - Ngun li hi sn khá phong phú: tng trlượng khong 3,9-4,0 triu tấn, có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, hơn 100 loài tôm, nhuyễn thcó hơn 2500 loài, rong biển hơn 600 loài ... Ngoài ra còn có nhiu loại đặc sn (hải sâm, bào ngư ...) - Có 4 ngư trường trọng điểm: + Ngư trường Cà Mau – Kiên Giang (ngư trường vnh Thái Lan), + Ngư trường Ninh Thun – Bình Thun – Bà Ra – Vũng Tàu, + Ngư trường Hi Phòng – Quảng Ninh (ngư trường vnh Bc B) + Ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. - Dc bbin có bãi triều, đầm phá, cánh rng ngp mn thun li cho nuôi trng thy sản nước l. - mt shải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiu thy sn có giát trkinh tế ... - Ven bcó nhiều đảo và vng, vnh tạo điều kin cho các bãi cá đẻ. - Có nhiu sông sui, kênh rch, ao h, vùng đồng bng có các ô trũng có thể nuôi thcá, tôm nước ngt. - Nhân dân có kinh nghim và truyn thống đánh bắt và nuôi trng thusn. - Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bngày càng t ốt hơn. - Các dch vthy sn và chế biến thusản được mrng. - Nhu cu vcác mt hàng thusn trong nước và thế giới tăng nhiều trong nhng năm gần đây. - Sđổi mi chính sách của Nhà nước vphát trin ngành thusn. * Khó khăn: - Hằng năm có tới 9-10 cơn bão xut hin Biển Đông và khoảng 30-35 đợt gió mùa đông bắc, gây thit hi vngười và tài sn, hn chế sngày ra khơi. - Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mi. - Hthng các cng cá còn chưa đáp ứng yêu cu. - Vic chế biến thusn, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiu hn chế. - mt svùng ven biển, môi trường bsuy thoái và ngun li thy sn cũng bị đe dọa suy gim. b. Sphát trin và phân bngành thusn * Phát trin mnh trong những năm gần đây:

Upload: others

Post on 09-Oct-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP …lethanhphuong.phuyen.edu.vn/upload/48488/20200407/BaI_24-_BaI__… · BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN

BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Ngành thủy sản a. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản * Thuận lợi: - Bờ biển dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. - Nguồn lợi hải sản khá phong phú: tổng trữ lượng khoảng 3,9-4,0 triệu tấn, có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, hơn 100 loài tôm, nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển hơn 600 loài ... Ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản (hải sâm, bào ngư ...) - Có 4 ngư trường trọng điểm: + Ngư trường Cà Mau – Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), + Ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, + Ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ) + Ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. - Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. - Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều thủy sản có giát trị kinh tế ... - Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ. - Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. - Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. - Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn. - Các dịch vụ thủy sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng. - Nhu cầu về các mặt hàng thuỷ sản ở trong nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây. - Sự đổi mới chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản. * Khó khăn: - Hằng năm có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30-35 đợt gió mùa đông bắc, gây thiệt hại về người và tài sản, hạn chế số ngày ra khơi. - Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới. - Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu. - Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế. - Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản cũng bị đe dọa suy giảm. b. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản * Phát triển mạnh trong những năm gần đây:

Page 2: BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP …lethanhphuong.phuyen.edu.vn/upload/48488/20200407/BaI_24-_BaI__… · BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN

- Sản lượng thủy sản năm 2005 hơn 3,4 triệu tấn, lớn hơn sản lượng thịt cộng lại từ chăn nuôi gia súc, gia cầm. - Sản lượng thủy sản tính bình quân trên đầu người hiện nay khoảng 42kg/ năm. - Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản. * Khai thác thuỷ sản: - Sản lượng khai thác hải sản năm 2005 đạt 1791 nghìn tấn (gấp 2,7 lần năm 1990), trong đó riêng cá biển là 1367 nghìn tấn. Sản lượng khai thác nội địa đạt khoảng 200 nghìn tấn. - Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng nghề cá có vai trò lớn hơn ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. - Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận và Cà Mau (riêng 4 tỉnh chiếm 38% sản lượng thủy sản khai thác cả nước). * Nuôi trồng thủy sản: - Nuôi tôm: + Nghề nuôi tôm nước lợ (tôm sú, tôm he, tôm rảo, ...) và tôm càng xanh phát triển mạnh. + Kĩ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp. + Vùng nuôi tôm lớn nhất: Đồng bằng sông Cửu Long, nổi bật các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh và Kiên Giang. Nghề nuôi tôm cũng đang phát triển mạnh ở hầu hết các tỉnh duyên hải. + Tính đến năm 2005, sản lượng tôm nuôi đã lên tới 327194 tấn, riêng Đồng bằng sông Cửu Long là 265.761 tấn (chiếm 81,2%). - Nuôi cá nước ngọt: + Cũng phát triển, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng (nổi bật là An Giang) + Tính đến năm 2005, sản lượng cá nuôi đã lên tới 179 triệu tấn, riêng. 2. Ngành lâm nghiệp a. Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò về mặt kinh tế và sinh thái Nước ta 3/4 diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển. Do vậy ngành lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ. b. Tài nguyên rừng của nước ta vốn giàu có, nhưng đã bị suy thoái nhiều:(Giảm tải kiến thức) - Tổng diện tích của rừng năm 1943 là 14,3 triệu ha, độ che phủ 4,0%. Đến năm 1983, diện tích rừng còn 7,2 triệu ha, độ che phủ 22,0%. Đến 2006, nhờ công tác trồng rừng và bảo vệ rừng, diện tích rừng đạt 12,9 triệu ha, độ che phủ 39,0%. Mặc dù tổng diện tích rừng đang dần tăng lên, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái, vì chất lượng rừng không ngừng giảm sút.

Page 3: BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP …lethanhphuong.phuyen.edu.vn/upload/48488/20200407/BaI_24-_BaI__… · BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN

* Rừng được chia thành 3 loại: - Rừng phòng hộ (gần 7 triệu ha), có ý nghĩa rất quan trọng đối với môi sinh, bao gồm: các khu rừng đầu nguồn, các cánh rừng chắn cát bay, các dải rừng chắn sóng. - Rừng đặc dụng: các vườn quốc gia (Cúc Phương, Ba Vì, Ba Bể, Bạch Mã, Nam Cát Tiên ..), các khu dự trữ thiên nhiên, các khu bảo tồn văn hóa – lịch sử – môi trường. - Rừng sản xuất (khoảng 5,4 triệu ha): rừng tre nứa, rừng lấy gỗ, củi ... c. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp - Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm: lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng) và khai thác, chế biến gỗ, lâm sản. * Trồng rừng: Cả nước có khoảng 2 triệu ha rừng trồng tập trung, trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, thông nhựa ..., rừng phòng hộ. Hàng năm, cả nước trồng trên dưới 200 nghìn ha rừng tập trung. * Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: - Mỗi năm, khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 100 triệu cây nứa. - Các sản phẩm gỗ quan trọng nhất là: gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng và gỗ dán. Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công. - Công nghiệp bột giấy và giấy được phát triển. Lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (tỉnh Phú Thọ), Liên hiệp giấy Tân Mai (Đồng Nai). - Rừng còn được khai thác để cung cấp nguồn gỗ củi và than củi. B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Nguồn lợi hải sản nước ta phong phú, trữ lượng hải sản vào khoảng: A. 3,0 – 3,5 triệu tấn. B. 3,5 – 4,0 triệu tấn. C. 3,9 – 4,0 triệu tấn. D. 4,0 – 5,0 triệu tấn. Câu 2. Khả năng khai thác hải sản hàng năm ở vùng biển nước ta vào khoảng: A. 1 – 1,5 triệu tấn. B. 1,9 triệu tấn. C. 1, 6 – 1,8 triệu tấn. D. Trên 2,5 triệu tấn. Câu 3. Ngư trường có nguồn tiềm năng về nguồn lợi thủy hải sản lớn nhất nước ta là: A. Bà Rịa – Vũng Tàu. B. Hải Phòng – Quảng Ninh. C. Ninh Thuận – Bình Thuận. D. Bạc Liêu – Cà Mau. Câu 4. Sản phẩm nông nghiệp nào có giá trị xuất khẩu lớn nhất? A. Cà phê. B. Chăn nuôi C. Lúa gạo. D. Thủy sản. Câu 5. Các vườn quốc gia như Cúc Phương, Bạch Mã, Nam Cát Tiên thuộc loại: A. Rừng phòng hộ. B. Rừng đặc dụng. C. Rừng khoanh nuôi. D. Rừng sản xuất. Câu 6. Đây là tỉnh có ngành thuỷ sản phát triển toàn diện cả khai thác lẫn nuôi trồng: A. An Giang. B. Đồng Tháp. C. Bà Rịa - Vũng Tàu. D. Cà Mau.

Page 4: BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP …lethanhphuong.phuyen.edu.vn/upload/48488/20200407/BaI_24-_BaI__… · BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN

Câu 7.Nghề nuôi cá tra, cá ba sa trong lồng rất phát triển ở tỉnh : A. Đồng Tháp. B. Cà Mau. C. Kiên Giang. D. An Giang. Câu 8. Dựa vào bảng số liệu sau đây về sản lượng thuỷ sản của nước ta thời kì 1990 - 2005. (Đơn vị : nghìn tấn)

Chỉ tiêu 1990 1995 2000 2005 Sản lượng 890,6 1584,4 2250,5 3432,8 Khai thác 728,5 1195,3 1660,9 1995,4 Nuôi trồng 162,1 389,1 589,6 1437,4

Nhận định nào sau đây chưa chính xác ? A. Sản lựơng thuỷ sản tăng nhanh, tăng liên tục và tăng toàn diện. B. Nuôi trồng tăng gần 8,9 lần trong khi khai thác chỉ tăng hơn 2,7 lần. C. Tốc độ tăng của nuôi trồng nhanh gấp hơn 2 lần tốc độ tăng của cả ngành. D. Sản lượng thuỷ sản giai đoạn 2000 - 2005 tăng nhanh hơn giai đoạn 1990 - 1995. Câu 9. Ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì: A. Có hai mặt giáp biển, ngư trường lớn. B. Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. C. Có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú. D. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. Câu 10. Đây là biện pháp quan trọng để có thể vừa tăng sản lượng thuỷ sản vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản : A. Tăng cường và hiện đại hoá các phương tiện đánh bắt. B. Đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến. C. Hiện đại hoá các phương tiện tăng cường đánh bắt xa bờ. D. Tăng cường đánh bắt, phát triển nuôi trồng và chế biến. Câu 11. Giải pháp cần thiết nhất để thực hiện chương trình đánh bắt cá xa bờ của nhà nước hiện nay là A. Hợp tác với các nước trong khu vực. B. Xây dựng đội tàu cồng xuất lớn, trang bị hiện đại. C. Mở rộng thị trường xuất khẩu. D. Xây dựng, nâng cấp các cảng cá, đẩy mạnh công nghiệp chế biến. Câu 12. Nước ta 3/4 diện tích là đồi núi lại có nhiều rừng ngập mặn, rừng phi lao ven biển cho nên : A. Lâm nghiệp có vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ cấu nông nghiệp. B. Lâm nghiệp có mặt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ. C. Việc trồng và bảo vệ rừng sử dụng một lực lượng lao động đông đảo. D. Rừng ở nước ta rất dễ bị tàn phá. Câu 13.Vai trò quan trọng nhất của rừng đầu nguồn là : A. Tạo sự đa dạng sinh học. B. Điều hoà nguồn nước của các sông.

Page 5: BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP …lethanhphuong.phuyen.edu.vn/upload/48488/20200407/BaI_24-_BaI__… · BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN

C. Điều hoà khí hậu, chắn gió bão. D. Cung cấp gỗ và lâm sản quý. Câu 14. Ngư trường trọng điểm số 1 của nước ta là : A. Quảng Ninh - Hải Phòng. B. Hoàng Sa - Trường Sa.

C. Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu.

D. Kiên Giang – Cà Mau.

Câu 15. Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi trồng hải sản là : A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Duyên hải miền Trung. D. Đông Nam Bộ. Câu 16. Loại rừng có diện tích lớn nhất ở nước ta hiện nay là: A. Rừng phòng hộ. B. Rừng đặc dụng. C. Rừng sản xuất. D. Rừng trồng. Câu 17. Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc tỉnh : A. Lâm Đồng. B. Đồng Nai.

C. Ninh Bình. D. Thừa Thiên - Huế.

Câu 18. Việc trồng rừng của nước ta có đặc điểm: A. Rừng trồng chiếm diện tích lớn nhất trong các loại rừng. B. Mỗi năm trồng được gần 0,2 triệu ha. C. Rừng trồng không bù đắp được cho rừng bị phá. D. Mỗi năm trồng được gần 0,5 triệu ha. Câu 19. Diện tích mặt nước nôi trồng thủy sản của Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2005 là: A. 680.000 ha. B. 670.000 ha. C. 780.000 ha. D. 868.000 ha Câu 20. Vùng dẫn đầu cả nước về nuôi trồng thủy sản là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải miền Trung. Câu 21. Hiện nay vùng có diện tích rừng bị chặt phá, cháy nhiều nhất là A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Tây Nguyên. Bài 25: Khuyến khích học sinh tự đọc (Giảm tải của Bộ Giáo dục)

Page 6: BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP …lethanhphuong.phuyen.edu.vn/upload/48488/20200407/BaI_24-_BaI__… · BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN

BÀI 26. CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành

- Khái niệm: Cơ cấu ngành CN là tỉ trọng giá trị sản xuất từng ngành trong toàn bộ các ngành CN. - Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng gồm 3 nhóm với 29 ngành: + Công nghiệp khai thác: 4 ngành + Công nghiệp chế biến: 23 ngành + Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước: 2 ngành - Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch theo hướng: + Giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác + Tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến. - Hiện nay đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm: + Là những ngành có thế mạnh lâu dài. + Mang lại hiệu quả kinh tế cao. + Có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác như CN CB LTTP, CN năng lượng... - Cơ cấu CN nước ta đang có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tinh hình mới và hội nhập khu vực, quốc tế. - Hạn chế: Trong cơ cấu công nghiệp nước ta, chuyển dịch CNCB còn chậm, công nghiệp khai thác còn chiếm tỷ lệ lớn, hiệu quả sản xuất chưa cao, chất lượng còn kém, công nghệ chậm đổi mới…, đã tạo điều kiện cho hàng ngoại xâm nhập. - Các hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp: - SGK- 2. Cơ cấu CN theo lãnh thổ - Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực: + ĐBSH & vùng phụ cận: có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất nước. Từ Hà Nội toả theo các hướng với các ngành chuyên môn hoá khác nhau + Ở Đông Nam Bộ: dẫn đầu về giá trị sản xuất CN, chiếm >1/2 của cả nước. + DHMT: Đà Nẵng là TTCN lớn nhất vùng. - Các vùng còn lại: công nghiệp chậm phát triển, phân bố phân tán, rời rạc. - Hình thành 2 TTCN lớn: TP HCM và Hà Nội. - Nguyên nhân: Do vị trí địa lý, TNTN, nguồn lao động có tay nghề, thị trường tiêu thụ, kết cấu hạ tầng, chính sách phát triển CN, thu hút đầu tư nước ngoài… các vùng khác nhau. 3. Cơ cấu CN theo thành phần KT - Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế đã có những thay đổi sâu sắc: + Nhiều thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động công nghiệp.

Page 7: BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP …lethanhphuong.phuyen.edu.vn/upload/48488/20200407/BaI_24-_BaI__… · BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN

+ Xu hướng chung: giảm tỷ trọng khu vực Nhà nước, tăng tỷ trọng khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài..

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1.Công nghiệp trọng điểm không phải là ngành

A. có thế mạnh lâu dài B. đem lại hiệu quả cao về kinh tế- xã hội và môi trường C.có tác động mạnh mẽ tới các ngành kinh tế khác D.Sản xuất chỉ chuyên nhằm vào việc xuất khẩu

Câu 2. Vùng có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước ta là A. Đông Nam Bộ B. Đông bằng sông Cửu Long C. Đồng bằng sông Hồng D. Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 3. Cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng A. Tăng tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước B. Giảm tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước C. Giảm tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài D. Tăng nhanh tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Câu 4. Ngành nào dưới đây không phải là ngành công nghiệp trọng điểm ? A. Công nghiệp năng lượng B. Công nghiệp chế biến lâm sản C. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm D. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Câu 5.Trong cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế, thành phần kinh tế nào có tỉ trọng giảm nhưng luôn giữ vai trò chủ đạo?

A. Nhà nước B. Ngoài Nhà nước C. Có vốn đầu tư nước ngoài D. Tư nhân

Câu 6.Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, ngành công nghiệp nào có tỉ trọng lớn nhất ?

A. Công nghiệp chế biến B. Công nghiệp khai thác C. Công nghiệp sản xuất phân phối điện, nước, khí đốt D. Công nghiệp dệt may

Câu 7.Theo cách phân chia hiện hành, nước ta có ba nhóm với bao nhiêu ngành công nghiệp?

A.26 B. 27 C. 28 D. 29 Câu 8. Cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng

A. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác B. Tăng tỉ trọng công nghiệp sản xuất phân phối điện, nước, khí đốt và giảm tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác C. Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác và giảm tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến

Page 8: BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP …lethanhphuong.phuyen.edu.vn/upload/48488/20200407/BaI_24-_BaI__… · BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN

D. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác và tăng tỉ trọng xuất phân phối điện, nước, khí đốt

Câu 9. Nhân tố nào dưới đây không tác động trực tiếp đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta?

A. Vị trí địa lí B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa C. Tài nguyên thiên nhiên D. Thị trường

Câu 10. Trung tâm công nghiệp quan trọng nhất dọc theo duyên hải miền Trung là A.Vinh B. Đà Nẵng C. Quy Nhơn D. Nha Trang

Câu 11. Cơ cấu sản xuất công nghiệp của nước ta đang chuyển dịch theo hướng A. đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp. B. giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến. C. tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác. D. tăng tỉ trọng sản phẩm chất lượng thấp

BÀI 27 . VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH

CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Công nghiệp năng lượng:

a. CN khai thác nguyên nhiên liệu *Công nghiệp khai thác than: - Than antraxít: tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỷ tấn, chiếm hơn 90% trữ lượng than cả nước - Than nâu ở ĐBSH, than bùn ở ĐBSCL… - Sản lượng than tăng liên tục đạt hơn 34 triệu tấn năm 2005. *Công nghiệp khai thác dầu khí: - Tập trung ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa: bể trầm tích s.Hồng, Trung Bộ, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu-Mã Lai, với trữ lượng vài tỷ tấn dầu, hàng trăm tỷ m3 khí. - Sản lượng khai thác tăng liên tục: + Khai thác dầu: mỏ Rồng, bạch Hổ, Rạng Đông…phục vụ xuất khẩu và nhà máy lọc dầu Dung Quất, Quảng Ngãi. + Khai thác khí: mỏ Lan Đỏ, Lan Tây… phục vụ CN điện lực, sản xuất phân bón như: nhà máy nhiệt điện và sản xuất phân đạm Phú Mỹ, Cà Mau. b. Công nghiệp điện lực * Tình hình phát triển và cơ cấu: - Đến nay, sản lượng điện tăng rất nhanh đạt 52,1 tỷ kwh (2005), trong đó nhiệt điện cung cấp 70% sản lượng điện.

Page 9: BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP …lethanhphuong.phuyen.edu.vn/upload/48488/20200407/BaI_24-_BaI__… · BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN

- Đường dây 500 kv được xây dựng từ Hoà Bình đi Phú Lâm (TP.HCM) đưa vào hoạt động. * Thủy điện: - Tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai (19%). - Hàng loạt các nhà máy thủy điện công suất lớn đang hoạt động: Hòa Bình (1900 MW), Yaly (700MW), Trị An (400 MW)… - Nhiều nhà máy đang triển khai xây dựng: Sơn La (2400 MW), Tuyên Quang (340 MW) * Nhiệt điện: - Nhiên liệu dồi dào: than, dầu khí, năng lượng mặt trời, sức gió… - Các nhà máy nhiệt điện phía bắc chủ yếu dựa vào than ở Quảng Ninh, các nhà máy nhiệt điện ở miền Trung và miền Nam chủ yếu dựa vào dầu, khí. + Hàng loạt nhà máy nhiệt điện có công suất lớn đi vào hoạt động: Phả Lại 1 và 2 (trên 1000 MW), Uông Bí và Uông Bí mở rộng (450 MW), Phú Mỹ 1, 2, 3, 4 (4100 MW), Cà Mau 1, 2 (1500 MW)… 2. CN chế biến lương thực, thực phẩm: - Là ngành CN trọng điểm do có nhiều tiềm năng phát triển: nguồn nguyên liệu tại chỗ, phong phú; thị trường tiêu thụ lớn… - Cơ cấu gồm 3 nhóm ngành: + CN chế biến sản phẩm từ trồng trọt:

Công nghiệp xay xát phát triển mạnh, phân bố tập trung tp.HCM, HN, ĐBSH, ĐBSCL.

Công nghiệp đường mía: phân bố tập trung ở ĐBSCL, ĐNB, DHMT… Công nghiệp chế biến cafe, chè, thuốc lá: chế biến chè chủ yếu ở TD-MN BB, Tây

Nguyên; chế biến cafe chủ yếu ở Tây Nguyên, ĐNB, BTB Công nghiệp rượu, bia, nước giải khát tập trung nhất ở tp.HCM, HN, HP, ĐN…

*Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi: - Các cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tập trung ở một số đô thị lớn. Sản lượng sữa đặc trung bình hàng năm đạt 300-350 triệu hộp. - Thịt và sản phẩm từ thịt : Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh. *Công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản: - Nước mắm: nổi tiếng ở Cát Hải (Hải Phòng), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang). - Chế biến tôm, cá và một số sản phẩm khác: tăng trưởng nhanh đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước phát triển tập trung ở ĐBSCL. B. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1. Hoạt động nào sau đây không thuộc ngành công nghiệp năng lượng nước ta?

A. Sản xuất điện. B. Khai thác than. C. Khai thác bôxit. D. Khai thác dầu khí.

Page 10: BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP …lethanhphuong.phuyen.edu.vn/upload/48488/20200407/BaI_24-_BaI__… · BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN

Câu 1. Trong những năm gần đây, sản lượng khai thác than tăng nhanh chủ yếu là do A. trữ lượng than dồi dào B. bổ sung nguồn lao động C. thiết bị khai thác hiện đại và mở rộng thị trường D. phát hiện nhiều mỏ than mới

Câu 2. Những nhà máy nhiệt điện nào có cơ sở nhiên liệu từ than A. Uông Bí, Hiệp phước B. Ninh Bình, Thủ Đức C. Phả lại, Phú Mĩ D. Uông Bí, Phả Lại

Câu 3. Ngành công nghiệp xay xát ở nước ta phát triển với tốc độ nhanh là do A. sản lượng lương thực tăng nhanh B. hệ thống máy móc được hiện đại hoá C. nhu cầu lớn trong nước và xuất khẩu D. sản lượng thực phẩm nước ta tăng nhanh

Câu 4. Công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, không phải vì ngành này

A. dựa trên nguồn tài nguyên tự nhiên dồi dào B. mang lại hiệu quả cao về kinh tế – xã hội C. Có vai trò chủ lực trong xuất khẩu hàng hóa D. Có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác

Câu 5. Tiềm năng thủy điện nước ta tập trung chủ yếu ở hệ thống sông A. Sông Hồng và Đồng Nai B. Đồng Nai và Mê Công C. Sông Hồng và sông Đà D.Sông Đà và sông Đồng Nai.

Câu 6. Từ năm 2005 đến nay, sản lượng điện nước ta chủ yếu từ A.thủy điện B. nhiệt điện C. nguyên tử D. Các nguồn năng lượng khác

Câu 7. Ngành công nghiệp năng lượng được coi là ngành công nghiệp trọng điểm là do A. ngành này có lợi thế về tài nguyên B. sử dụng ít lao động C. thu hút nhiều đầu tư nước ngoài D. trình độ sản xuất cao

Câu 8. Ý nào không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến lương thực- thực phẩm?

A .Có cơ cấu ngành đa dạng. B. Là ngành mới, đòi hỏi cao về trình độ C. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú D. Có thị trường tiêu thụ lớn

Câu 9. Công nghiệp năng lượng bao gồm các ngành A. nhiệt điện và thuỷ điện B.khai thác than và sản xuất điện C. khai thác dầu khí và thuỷ điện D. khai thác nguyên nhiên liệu và thuỷ điện

Câu 10. Nhà máy thuỷ điện nào có công suất lớn nhất đang hoạt động ở nước ta ? A. Hoà Bình B. Sơn La C. Thác Bà D. Yaly

Page 11: BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP …lethanhphuong.phuyen.edu.vn/upload/48488/20200407/BaI_24-_BaI__… · BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN

BÀI 28 - VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

1. Khái Niệm - TCLTCN là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất CN trên một lãnh thổ sản xuất nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên nhằm đạt hiệu về kinh tế, xã hội và môi trường. 2. Các hình thức chủ yêu tổ chức lãnh thổ công nghiệp. a. Điểm công nghiệp - Đồng nhất với 1 điểm dân cư.. Gồm 1 - 2 xí nghiệp. - Không có mối quan hệ giữa các xí nghiệp. - Nước ta có các điểm CN ở tỉnh miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên. b. Khu công nghiệp - Có ranh giới địa lí xác định, vị trí thuận lợi - Chuyên SX công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ SX công nghiệp. - Không có dân cư sinh sống - Đến tháng 8 - 2007 cả nước có 150 khu CN tập trung, khu chế xuất, khu CN cao. - Các khu CN phân bố không đồng đều, tập trung ở ĐNB, ĐBSH, DHMT - Các vùng khác còn hạn chế. c. Trung tâm CN - Gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi - Cách phân loại TTCN: * Dựa vào vai trò: 3 loại:

+ TTCN có ý nghĩa quốc gia: TPHCM, HN + TTCN có ý nghĩa vùng: Hải Phòng, Đà Nẳng, Cần Thơ… + TTCN có ý nghĩa địa phương: Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang …

* Dựa vào quy mô: 4 loại: - TTCN có qui mô lớn rất lớn: TP HCM - TTCN có qui mô lớn: HN, Biên Hòa, Vũng Tàu… - TTCN vừa: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. - TTCN nhỏ: Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang. d. Vùng CN: 6 vùng -Vùng 1 Gồm các tỉnh: TDMNBB trừ Quảng Ninh . - Vùng 2 : Gồm các tỉnh ĐBSH cộng Quảng Ninh , Thanh Hóa , Nghệ an , Hà Tĩnh . - Vùng 3: Gồm các tỉnh từ Quảng bình đến Ninh Thuận . - Vùng 4: Gồm các tỉnh Tây Nguyên trừ Lâm Đồng . - Vùng 5: Gồm các tỉnh Đông Nam Bộ cộng Lâm Đồng , Bình Thuận . -Vùng 6: Gồm các tỉnh ĐBSCL .

Page 12: BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP …lethanhphuong.phuyen.edu.vn/upload/48488/20200407/BaI_24-_BaI__… · BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN

BÀI 30. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. Giao thông vận tải 1. Đường bộ *Sự phát triển: -Ngày càng được mở rộng và hiện đại hóa. -Mạng lưới đường bộ đã phủ kín các vùng. *Các tuyến đường chính: -QL 1A: chạy từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau) dài 2.300 km, là tuyến đường xương sống đi qua các vùng kinh tế của cả nước. - Đường HCM có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển KT-XH của dải đất phía tây đất nước. -Các tuyến đường bộ xuyên Á được kết nối vào hệ thống đường bộ các nước trong khu vực. 2. Đường sắt * Tổng chiều dài là 3.143 km. * Các tuyến đường chính: -Đường sắt Thống Nhất dài 1.726 km (HN-tp.HCM) là trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc-Nam. -Các tuyến khác: HN-HP, HN-Lào Cai, HN-Đồng Đăng. -Các tuyến đường thuộc mạng đường sắt xuyên Á cũng đang được xây dựng. 3. Đường sông * Tổng chiều dài là 11.000 km. *Các tuyến đường chính: tập trung trên một số hệ thống sông chính. -Hệ thống s.Hồng-s.Thái Bình -Hệ thống s.Mê kông-s.Đồng Nai -Hệ thống sông ở miền Trung. 4. Đường biển - Cả nước có 73 cảng biển, quan trọng là các cảng: HP, Cái Lân, Đà Nẵng, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn - Vũng Tàu - Thị Vải. - Các tuyến đường chính: chủ yếu ven bờ theo hướng Bắc-Nam. Quan trọng nhất là tuyến HP-TP.HCM, dài 1.500 km. 5. Đường không -Phát triển nhanh chóng và ngày càng hiện đại hóa. -Cả nước có 19 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế: Tân Sơn Nhất (tp.HCM), Nội Bài (HN)… - Các tuyến bay được khai thác trên cơ sở 3 đầu mối chính: TP.HCM, HN, Đà Nẵng. 6. Đường ống Ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu, khí. Chủ yếu là các tuyến từ nơi khai thác dầu, khí ngoài thềm lục địa phía Nam vào đất liền.

Page 13: BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP …lethanhphuong.phuyen.edu.vn/upload/48488/20200407/BaI_24-_BaI__… · BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN

II. Thông tin liên lạc. 1. Bưu chính - Mạng lưới phân bố rộng khắp. - Định hướng phát triển theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa. 2. Viễn thông - Tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, đạt mức trung bình 30%/năm - Chú trọng đầu tư công nghệ mới và dịch vụ. -Hệ thống vệ tinh thông tin và cáp quang hiện đại đã kết nối với mạng thông tin quốc tế. B. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1. Tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta là A. quốc lộ 1. B. đường Hồ Chí Minh. C. đường 14. D. Câu A và B đúng. Câu 2. Quốc lộ 1 ở nước ta chạy từ đâu đến đâu? A. cửa khẩu Lào Cai đến thành phố Cần Thơ. B. cửa khẩu Thanh Thủy đến Cà Mau. C. cửa khẩu Hữu Nghị đến Năm Căn. D. cửa khẩu Móng Cái đến Hà Tiên. Câu 3. Quốc lộ 1 không đi qua vùng kinh tế nào ở nước ta? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Tây Nguyên. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 4. Tuyến đường có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của dải đất phía tây nước ta là A. đường 26. B. đường 9. C. đường 14. D. đường Hồ Chí Minh. Câu 5. Tuyến đường sắt dài nhất nước ta là A. Hà Nội-Đồng Đăng. B. Hà Nội-Lào Cai. C. Lưu Xá-Kép-Uông Bí-Bãi Cháy. D. tuyến đường sắt Thống Nhất. Câu 6. Trong các cảng sau đây, cảng nào là cảng sông? A. Sài Gòn. B. Vũng Tàu. C. Nha Trang. D. Đà Nẵng. Câu 7. Hạn chế lớn nhất của ngành vận tải đường sông của nước ta là A. Chỉ phát triển chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. B. Bị hiện tượng sa bồi và sự thay đổi thất thường về độ sâu luồng lạch. C. Lượng hàng hoá và hành khách vận chuyển ít, phân tán. D. Sông ngòi có nhiều ghềnh thác, chảy chủ yếu theo hướng tây bắc - đông nam. Câu 8. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển giao thông vận tải đường biển? 1) Đường bờ biển dài. 2) Nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió. 3) Nhiều đảo, quần đảo ven bờ. 4) Nằm trên đường hàng hải quốc tế. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 9. Tuyến đường biển quan trọng nhất nước ta là A. Thành Phố Hồ Chí Minh - Cà Mau. B. Phan Rang- Thành Phố Hồ Chí Minh. C. Hải Phòng-Thành Phố Hồ Chí Minh. D. Đà Nẵng - Quy Nhơn.

Page 14: BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP …lethanhphuong.phuyen.edu.vn/upload/48488/20200407/BaI_24-_BaI__… · BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN

Câu 10. Các cảng biển nước sâu của nước ta kể theo thứ tự từ Bắc vào Nam là A. Vũng Áng, Nghi Sơn, Chân Mây, Dung Quất, Cái Lân. B. Cái Lân, Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất. C. Nghi Sơn, Cái Lân, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất. D. Cái Lân, Vũng Áng, Nghi Sơn, Dung Quất, Chân Mây. Câu 11. Năm sân bay quốc tế ở nước ta là A. Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Phú Bài, Đà Nẵng, Cát Bi. B. Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Nha Trang, Đà Nẵng, Cát Bi.

C. Nội Bài, Cát Bi, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cần Thơ. D. Tân Sơn Nhất, Nha Trang, Đà Nẵng, Cần Thơ, Cát Bi.

Câu 12. Tuyến đường ống chủ yếu của nước ta hiện nay là A.Tuyến vận chuyển xăng dầu Bãi Cháy- Hạ Long đến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

B.Tuyến vận chuyển nước ở các đô thị trong nước. C.Tuyến dẫn khí từ nơi khai thác dầu khí ngoài thềm lục địa vào đất liền.

D. Cả A và C. Câu 13. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành Viễn thông nước ta trước khi Đổi mới? A. Dịch vụ nghèo nàn. B. Mạng lưới cũ kĩ, lạc hậu. C. 0,17 máy điện thoại/100 dân (năm 1990). D. Có cơ sở vật chất kĩ thuật tiên tiến. Câu 14. Để đạt trình độ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, ngành Bưu chính cần phát triển theo hướng A. tin học hóa và tự động hóa. B. tăng cường các hoạt động công ích. C. đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh. D. giảm số lượng lao động trong ngành. Câu 15. Loại hình nào sau đây thuộc mạng phi thoại? A. Mạng điện thoại nội hạt. B. Mạng Fax. C. Mạng điện thoại đường dài. D. Mạng truyền dẫn Viba. Câu 16. Cho bảng số liệu: KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN PHÂN THEO NGÀNH VẬN TẢI CỦA NƯỚC TA

( Đơn vị: nghìn tấn) Năm Đường sắt Đường ôtô Đường sông Đường biển Đường hàng không 2000 6258 141139 43015 15553 45 2005 8838 212263 62984 33118 105 Biểu đồ thích hợp nhất thề hiện cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải nước ta năm 2000 và 2005. A. Biểu đồ cột nhóm. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ đường. Câu 17. Cho bảng số liệu: KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN PHÂN THEO NGÀNH VẬN TẢI CỦA NƯỚC TA

( Đơn vị: nghìn tấn) Năm Đường sắt Đường ôtô Đường sông Đường biển Đường hàng không 2000 6258 141139 43015 15553 45 2005 8838 212263 62984 33118 105 Nhận xét nào sau đây là đúng nhất từ bảng số liệu trên? A. Đường sông là ngành có tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn thứ hai nhưng là ngành tăng chậm nhất.

Page 15: BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP …lethanhphuong.phuyen.edu.vn/upload/48488/20200407/BaI_24-_BaI__… · BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN

B. Đường biển là ngành có tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển cao thứ ba và có tốc độ tăng nhanh nhất. C. Đường ô tô có tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển cao nhất và tăng nhanh nhất. D. Đường hàng không có tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển thấp nhất nhưng lại tăng nhanh nhất.

BÀI 31 - VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Ngoại thương

a. Nội thương

- Hình thành thị trường thống nhất trong cả nước, hàng hoá đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. - Tổng mức bán lẽ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2005 theo thành phần kinh tế có sự thay đổi theo hướng tích cực. 2. Ngoại thương - Hoạt động XNK có nhiều chuyển biến rõ rệt. 1992, lần đầu tiên cán cân XNK tiến tới cân đối; từ 1993 tiếp tục nhập siêu. - Thị trường mua bán ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. a.Xuất khẩu: - XK liên tục tăng: 1990 đạt 2,4 tỷ USD tăng lên 32,4 tỷ USD vào năm 2005. - Các mặt hàng XK ngày càng phong phú: hàng CN nặng và khoáng sản, hàng CN nhẹ và tiểu thủ CN, hàng nông lâm thuỷ sản. - Thị trường XK lớn nhất hiện nay là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc. * Hạn chế: hàng gia công vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn (90-95% hàng dệt may) hoặc phải nhập nguyên liệu (60% đ/v da giày). b.Nhập khẩu: -Tăng khá mạnh: 1990 đạt 2,8 tỷ USD tăng lên 36,8 tỷ USD vào năm 2005nhập siêu - Các mặt hàng NK: tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng, nguyên liệu… -Thị trường NK chủ yếu là khu vực châu Á-TBD và châu Âu. II. Du lịch 1. Tài nguyên du lịch - Khái niệm: TN du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích CM, các giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch. - TN du lịch: + TN tự nhiên:

Địa hình: có 125 bãi biển, 2 di sản thiên nhiên thế giới, với hơn 200 hang động. Khí hậu: đa dạng, phân hóa. Nước: sông, hồ, nước khoáng, nước nóng.

Page 16: BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP …lethanhphuong.phuyen.edu.vn/upload/48488/20200407/BaI_24-_BaI__… · BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN

SV: hơn 30 vườn quốc gia. + TN nhân văn:

Di tích: 4 vạn di tích, 5 di sản văn hóa vật thể: Quần thể cố Đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh Địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long, Thành Nhà Hồ và 9 di sản văn hóa phi vật thể thế giới: Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên, Hội Gióng, Ca Trù, Quan Họ, Hát Xoan, Tín Ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Đờn ca tài tử Nam Bộ, Dân ca Ví Dặm.

Lễ hội: diễn ra quanh năm, tập trung vào mùa xuân. + TN khác: làng nghề, văn nghệ dân gian, ẩm thực… 2. Tình hình phát triển du lịch và các trung tâm du lịch chủ yếu - Hoạt động du lịch phát triển nhanh chóng thể hiện qua: số khách nội địa, số khách quốc tế và doanh thu tăng liên tục qua các năm. - Cả nước chia làm 3 vùng du lịch: vùng du lịch Bắc Bộ, vùng du lịch Trung Bộ, vùng du lịch NTB và Nam Bộ. - Các trung tâm du lịch lớn: HN, TP.HCM, Huế-Đà Nẵng, Hạ Long, Vũng Tàu, Cần Thơ… B. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay là A. Hoa Kì, EU, Châu Á.

B. Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc. C. Nhật Bản, Hàn Quốc.

D. Hoa Kì, Trung Quốc, Ấn Độ. Câu 2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta là A. công nghiệp nặng, khoáng sản, nông - lâm - thủy sản, công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp. B. công nghiệp nhẹ và máy móc. C. công nghiệp nặng, công nghệ thông tin. D. điện tử, tin học, khoáng sản. Câu 3. Kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng lên khá nhanh điều đó phản ánh A. tích cực tìm kiếm thị trường.

B. nhu cầu tiêu dùng nhiều, giá rẻ. C. sự phục hồi và phát triển của sản xuất, nhu cầu tiêu dùng và yêu cầu xuất khẩu. D. sản xuất phát triển, thu hút vốn đầu tư. Câu 4. Các mặt hàng nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990-2005 chủ yếu là A. nguyên liệu, tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng.

B. máy móc. C. khoáng sản.

D. công nghiệp chế biến. Câu 5. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là A. Nhật Bản, EU. B. châu Á, Hoa Kì.

Page 17: BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP …lethanhphuong.phuyen.edu.vn/upload/48488/20200407/BaI_24-_BaI__… · BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN

C. châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu. D .Hoa Kì, Trung Quốc.

Câu 6. Hàng dệt may nước ta gia công chiếm khoảng A. 80 - 90%.

B. 90 - 95%. C. > 95%.

D. 80 - 85%. Câu 7. Kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục tăng lên nhờ vào: A. Mở rộng và đa dạng hóa thị trường.

B. Thu hút vốn đầu tư. C. Tăng cường giao lưu.

C. Tham gia diễn đàn APEC. Câu 8. Việt Nam là thành viên của các tổ chức A. ASEAN, OPEC, WTO. B. ASEAN, EU, WTO. C. ASEAN, APEC, WTO. D. ASEAN, APEC, OPEC. Câu 9. Tỉ trọng hàng chế biến của nước ta đang ở mức A. tương đối thấp và tăng chậm. B. Tương đối cao, tăng nhanh. C. Rất cao, tăng nhanh. D. Khá thâp, tăng nhanh. Câu 10. Nước ta được chia làm những vùng du lịch nào sau đây A. Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng Bằng Sông Hồng.

B. Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ. C. đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. D. Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Câu 11.Tài nguyên du lịch nước ta gồm các loại tài nguyên nào sau đây A. Tài nguyên du lịch tự nhiên. B. Tài nguyêndu lịch thiên nhiên. C. Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. D. Di tích lịch sử, di tích văn hóa. Câu 12. Các trung tâm du lịch lớn nhất nước ta gồm A. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. B. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng. C. Hà Nội, Huế, Cần Thơ.

D. TP Hồ Chí Minh, Huế, Hải Phòng. Câu 13. Tài nguyên du lịch tự nhiên nước ta bao gồm các loại tài nguyên nào sau đây A. Địa hình, lễ hội. B. Khí hậu, di tích.

Page 18: BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP …lethanhphuong.phuyen.edu.vn/upload/48488/20200407/BaI_24-_BaI__… · BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN

C. Nước, sinh vật, danh lam. D. Địa hình, khí hậu, nước, sinh vật. Câu 14. Tài nguyên du lịch nhân văn nước ta bao gồm các loại tài nguyên nào sau đây A. di tích, lễ hội, tài nguyên khác.

B. văn hóa phi vật thể, địa hình. C. cảnh quan, sinh vật. D. lễ hội, nước, nghỉ dưỡng. Câu 15. Số hang động nước ta có giá trị du lịch là A. 205 hang động. B. 200 hang động.

C. 300 hang động. D. 150 hang động. Câu 16. Số bãi biển có giá trị du lịch ở nước ta gồm

A. 152 bãi biển. B. 120 bãi biển. C. 125 bãi biển. D. 200 bãi biển. Câu 17. Thời gian tổ chức du lịch lễ hội của nước ta thường là A. quanh năm, nhiều vào mùa xuân.

B. quanh năm, đều trong các tháng C. rải rác trong năm. D. tập trung nhiều vào mùa khô. Câu 18. Các loại tài nguyên khác của nước ta bao gồm A. lễ hội, di tích. B. nước, sinh vật. C. địa hình, ẩm thực. D. làng nghề, văn nghệ dân gian, ẩm thực. Câu 19. Ngành du lịch nước ta được hình thành vào thời gian nào sau đây A. những năm 50 thế kỉ XX. B. những năm 60 của thế kỉ XX. C. những năm 60 thế kỉ XXI. D. những năm đầu thế kỉ XX. Câu 20. Ngành du lịch nước ta phát triển nhanh từ:

A. Những năm 80 đến nay. B. Những năm 60 đến nay. C. Đầu thập kỉ 90 đến nay.

D. Đầu thế kỉ XX đến nay. Câu 21. Hình 31.6 là loại

Page 19: BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP …lethanhphuong.phuyen.edu.vn/upload/48488/20200407/BaI_24-_BaI__… · BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN

A. Biểu đồ hình cột. B. Biểu đồ cột gép. C. Biểu đồ kết hợp cột và đường . D. Biểu đồ cột rời.

Câu 22. Hình 31.6 có tên là

A. biểu đồ kết hợp cột và đường. B. biểu đồ thể hiện số lượt khách du lịch và doanh thu từ du lịch của nước ta. C. biểu đồ thể hiện ngành dịch vụ nước ta. D. biểu đồ kết hợp cột và đường thể hiện ngành dịch vụ nước ta. Câu 23. Nhận xét nào sau đây chính xác nhất cho hình 36.1

A. khách nội địa ít hơn khách quốc tế, doanh thu tăng. B.khách quốc tế tăng nhanh hơn khách nội địa, doanh thu giảm. C. khách nội địa tăng nhanh hơn khách quốc tế, doanh thu tăng. D.khách nội địa tăng gấp hơn 10 lần, khách quốc tế tăng hơn 11 lần, doanh thu tăng rất nhanh.

Câu 24. Nhận xét nào đúng

A.giảm tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp . B. tăng tỉ trọng hàng nông, lâm, thủy sản . C. giảm nhanh tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản . D.giảm tỉ trọng hàng nông-lâm-thủy sản, tăng tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ-tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nặng và khoáng sản.

Câu 25. Cho bảng số liệu

Page 20: BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP …lethanhphuong.phuyen.edu.vn/upload/48488/20200407/BaI_24-_BaI__… · BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN

Loại biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị các nhóm hàng A. Biểu đồ hình cột. B. Biểu đồ đường C. Biểu đồ miền D. Biểu đồ hình tròn.

Câu 26. Dựa vào trang 25 Átlas Địa lí Việt Nam, hãy cho biết các trung tâm du lịch quốc gia gồm

A. Hà Nội; Huế; Đà Nẵng. B. Hà Nội; TP Hồ Chí Minh. C. Huế; Đà Nẵng. D. Hà Nội; Huế; Đà Nẵng; TP Hồ Chí Minh.

Câu 27. Di sản văn hóa thế giới có ở: A. Hà Nội B. Huế. C. Đà Nẵng. D. TP Hồ Chí Minh.

Câu 28. Năm 2007 các thành phố sau xuất siêu A. Hà Nội, Đà Nẵng. B. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. C. Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. D. TP Hồ Chí Minh. Câu 29. Năm 2005 Việt Nam xuất siêu đến: A. Hoa Kì, Trung Quốc, Đài Loan. B. Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản. C. Hoa Kì, Anh, Ôxtraylia. D. Hoa Kì, Trung Quốc, Ấn Độ. Câu 30. Trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2005, xếp theo tỉ trọng từ cao đến thấp, thứ tự của các khu vực sau A. khu vực ngoài Nhà nước, khu vực Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. B. khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. C. khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước D. khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực ngoài Nhà nước, khu vực Nhà nước.