tin hoạt độngthcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/20200219/... · 2020. 2. 19. · tin...

46
Tin hoạt động Trường THCS Quang Trung- Thành phBo Lc chung tay phòng chng dch Virus Corona (Covid-19) Trước tình hình din biến phc tp ca dch bệnh viêm đường hô hp do chng virut Corona (Covid-19), Trường THCS Quang Trung Thành phBo Lc đã tích cc thc hin công tác phòng chng dịch theo các văn bản chđạo ca các cấp như: Văn bn s536/UBND -VXI ngày 03 tháng 02 năm 2020 của UBND tỉnh Lâm Đồng vvic cho hc sinh nghhc phòng chng bnh dch nCoV; Văn bản s17/PGD&ĐT Bo Lc ngày 04 tháng 02 năm 2020 ca Phòng GD-ĐT Bảo Lc vvic Thc hin công tác phòng, chng dch cúm Corona (Covid-19)

Upload: others

Post on 24-Jan-2021

9 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

  • Tin hoạt động

    Trường THCS Quang Trung- Thành phố Bảo Lộc chung tay phòng chống dịch Virus

    Corona (Covid-19)

    Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng virut

    Corona (Covid-19), Trường THCS Quang Trung – Thành phố Bảo Lộc đã tích cực

    thực hiện công tác phòng chống dịch theo các văn bản chỉ đạo của các cấp như: Văn

    bản số 536/UBND -VXI ngày 03 tháng 02 năm 2020 của UBND tỉnh Lâm Đồng về

    việc cho học sinh nghỉ học phòng chống bệnh dịch nCoV; Văn bản số 17/PGD&ĐT

    Bảo Lộc ngày 04 tháng 02 năm 2020 của Phòng GD-ĐT Bảo Lộc về việc Thực hiện

    công tác phòng, chống dịch cúm Corona (Covid-19)

  • 1. Theo văn bản số 516/UBND-VXI ngày 31/1/2020 của UBND Tỉnh Lâm Đồng về

    việc triển khai công tác y tế trường học, phong trào chống dịch bệnh mùa Đông-

    Xuân, BGH Trường THCS Quang Trung, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của thầy Hiệu

    trưởng Võ Trọng Hà (phân công nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh viên đường hô hấp

    cấp), bộ phận Y tế của trường đã có Kế hoạch số 03/KH QTr ngày 3 tháng 2 năm

    2020 về việc Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút

    Corona (nCoV) gây ra và dịch bệnh mùa Đông - Xuân năm học 2019-2020.

  • PHÒNG GDĐT TP. BẢO LỘC

    TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    Số: 03/KH-QTr Bảo Lộc, ngày 03 tháng 02 năm 2020

    KẾ HOẠCH Phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona

    (nCoV) gây ra và chống dịch bệnh mùa Đông Xuân

    Năm học 2019 - 2020

  • Thực hiện văn bản số 516/UBND-VXI ngày 31/01/2020 của Ủy ban nhân dân

    tỉnh Lâm Đồng về việc tăng cường triển khai công tác y tế trường học, phong trào

    chống dịch bệnh mùa đông xuân;

    Thực hiện văn bản số 536/UBND-VXI ngày 03/02/2020 của Ủy ban nhân dân

    tỉnh Lâm Đồng về việc cho học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh nCoV;

    Trường THCS Quang Trung xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh viêm

    đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra và chống dịch bệnh

    mùa Đông Xuân trong nhà trường năm học 2019-2020 như sau:

    I. MỤC TIÊU:

    1. Mục tiêu chung:

    Chủ động dự báo, phát hiện sớm ca dịch đầu tiên. Xử lý kịp thời triệt để, không

    để bùng phát thành dịch lớn.

    Giảm tỷ lệ mắc và cấp cứu, điều trị người bệnh kịp thời, không có tử vong vì

    dịch; hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của dịch bệnh tới sức khỏe của CB-GV-NV,

    CMHS và học sinh.

    2. Mục tiêu cụ thể:

    Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, xây dựng kế hoạch và triển

    khai có hiệu quả các hoạt động phòng chống dịch bệnh. Đẩy mạnh vai trò, trách

    nhiệm của chi ủy đảng, chính quyền, đoàn thể trong nhà trường về công tác chủ động

    phòng chống dịch. Từng bước xã hội hóa các hoạt động phòng chống dịch.

    Nâng cao kiến thức, thực hành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và

    CMHS về thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, ATTP, chủ động

    phòng chống các dịch bệnh trong cộng đồng. Nghiêm túc thực hiện việc tổng vệ sinh

    môi trường, trường lớp hang ngày

    Giám sát chặt chẽ các ổ dịch được phát hiện kịp thời, xử trí triệt để không để

    dịch lây lan, tái phát. Sẵn sàng ứng phó có hiệu quả với những dịch bệnh mới nổi,

    nhằm hạn chế thấp nhất tỷ lệ mắc dịch bệnh, giảm thiểu tối đa những thiệt hại về kinh

    tế, văn hóa, xã hội do bệnh dịch.

    Cán bộ y tế được tập huấn để nắm vững kiến thức, kỹ năng giám sát, xử lý dịch

    bệnh.

    Triển khai các biện pháp phòng chống dịch, kiểm tra, giám sát các hoạt động

    tại các lớp trong nhà trường.

    Tăng cường công tác thông tin giáo dục truyền thông nguy cơ phòng chống

    dịch bệnh truyền nhiễm và truyền thông nâng cao sức khỏe tại trường nhằm nâng cao

    nhận thức, thay đổi hành vi.

    II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

  • 1. Công tác tổ chức, chỉ đạo

    Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng

    thành viên trong BCĐ.

    Nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo về công tác chủ động phòng chống

    dịch. Xác định rõ vai trò của lãnh đạo trong việc triển khai các biện pháp phòng,

    chống dịch. Huy động toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và CMHS tự

    giác và tích cực thực hiện các biện pháp chủ động phòng, chống dịch cho bản thân,

    gia đình và cộng đồng. Xã hội hóa công tác phòng chống dịch.

    Ban chỉ đạo phòng, chống dịch chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống dịch

    năm 2019- 2020 và phối hợp chặt chẽ với trạm y tế phường trong triển khai có hiệu

    quả công tác phòng chống dịch.

    2. Công tác tuyên truyền

    Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động cán bộ, giáo viên, nhân

    viên, học sinh và CMHS nhằm nâng cao kiến thức thực hành các biện pháp đảm bảo

    vệ sinh môi trường, ATTP, chủ động phòng, chống dịch bệnh trong cộng đồng.

    Đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền:

    + Nhân viên y tế: Biên soạn nội dung tuyên truyền, thực hiện tuyên truyền trực

    tiếp vào các buổi sinh hoạt đầu tuần, tập trung đầu giờ hàng ngày (chú trọng tuyên

    truyền các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, ATTP, các biện pháp phòng chống

    dịch đặc biệt là dịch SXH và nguy cơ, phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm);

    + Tăng cường kiểm tra vệ sinh môi trường.

    + Đội xung kích chữ thập đỏ phát thanh vào các giờ ra chơi

    + Phát tờ rơi tới các lớp.

    + Giáo viên thực hiện dạy học lồng ghép giáo dục phòng chống dịch bệnh.

    Yêu cầu: Nội dung phong phú, hấp dẫn, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thuộc để học

    sinh dễ tiếp thu và thực hiện.

    Thông tin chính xác, kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh dịch, tình

    hình diễn biến của dịch bệnh trên hệ thống loa phát thanh… để CBGVNV, học sinh

    và CMHS biết và không hoang mang, lo lắng.

    Thực hiện truyền thông nguy cơ, phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm.

    3. Công tác giám sát, xử lý dịch

    – Tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực hệ thống giám sát dịch với mục tiêu

    nhằm phát hiện sớm các ca dịch bệnh, xử lý kịp thời, triệt để, hiệu quả, đáp ứng trước

    mọi diễn biến của bệnh dịch không để dịch lan rộng.

  • – Phối hợp giữa nhân viên y tế, GVCN và nhân viên phụ trách chăm sóc học

    sinh phòng chống dịch trong việc phát hiện sớm, thông báo kịp thời ca dịch bênh để

    tổ chức xử lý dịch kịp thời.

    – Tăng cường công tác theo dõi, giám sát tình hình và diễn biến của dịch bệnh

    ở các địa bàn giáp ranh, khu vực lân cận trường học để kịp thời tham mưu, cách ly

    không để dịch xâm nhập.

    – Ứng dụng CNTT trong việc thống kê, giám sát số liệu dịch.

    4. Công tác đào tạo, tập huấn

    – BCĐ tham gia đầy đủ các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ xây dựng

    và triển khai các hoạt động phòng chống dich.

    – Cán bộ y tế nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật, nắm chắc về Luật

    phòng, chống bệnh truyền nhiễm, cập nhật các quy định, quy trình chuẩn đoán, điều

    trị, giám sát và xử lý triệt để các ca dịch, ổ dịch, bệnh truyền nhiễm, phác đồ điều trị

    các bệnh mới nổi có nguy cơ xâm nhập; Kỹ năng phòng chống dịch tại nhà trường và

    công tác khai báo, thông tin, tổng hợp báo cáo.

    5. Công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh

    – Thực hiện tổng vệ sinh môi trường, phòng chống dịch vào các ngày trong

    tuần, hàng tuần.

    – Nghiêm túc thực hiện các văn bản chỉ đạo của các cấp về Hướng dẫn thực

    hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị công tác HSSV, hoạt động NGLL và y tế trường học

    năm học 2019-2020; phòng chống dịch; phòng chống tác hại của thuốc lá; đảm bảo

    ATTP năm học 2019-2020.

    – Tổng vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh trong, sau dịp Tết Nguyên

    đán.

    – Tổ chức các chiến dịch thu gom phế liệu, phế thải, chất thải, diệt bọ gậy, xử

    lý hóa chất, chủ động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và phòng chống các dịch

    bệnh khác trước và trong mùa dịch…

    – Tăng cường công tác kiểm tra đảm bảo vệ sinh để chủ động phòng ngừa bệnh

    dịch lây lan.

    6. Đảm bảo hậu cần cho công tác phòng chống dịch

    – Phối hợp với trạm y tế Phường II chuẩn bị đầy đủ nhân lực, phương tiện,

    trang thiết bị, cơ số thuốc, hóa chất, sẵn sàng công tác cấp cứu và công tác xử lý dịch.

    – Cập nhật các ca dịch đầy đủ, chính xác và kịp thời. Thực hiện chế độ thông

    tin báo cáo dịch chính xác và kịp thời theo quy định.

    7. Công tác kiểm tra

  • – Kiểm tra định kỳ: BCĐ phòng chống dịch, bệnh có kế hoạch định kỳ kiểm

    tra công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống các dịch bệnh tại nhà trường.

    – Căn cứ vào tình hình diễn biến của thành phố, BCĐ phòng chống dịch,

    ATTP tổ chức tự kiểm tra để kịp thời chỉ đạo công tác phòng chống dịch.

    III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

    1. Ban chỉ đạo phòng chống dịch

    – Kiện toàn BCĐ phòng chống dịch, xây dựng và triển khai có hiệu quả kế

    hoạch phòng chống dịch năm 2019- 2020. Lập hồ sơ theo dõi dịch bệnh tại trường

    (nếu có).

    – Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng chống dịch,

    công tác y tế học đường trong nhà trường.

    – Chỉ đạo và tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho 100% giáo viên, cán bộ, công

    nhân viên và học sinh có kiến thức, thực hành đúng các biện pháp phòng chống dịch

    bệnh..

    – Cung cấp kịp thời thông tin về trường hợp dịch bệnh trong trường học cho

    ngành Y tế để kịp thời xử lý.

    2. Nhân viên y tế

    – Tham mưu cho Ban giám hiệu kiện toàn BCĐ phòng chống dịch, xây dựng

    và triển khai kế hoạch phòng chống dịch năm 2019- 2020.

    – Tham gia tập huấn, đào tạo nâng cao nghiệp vụ, tổ chức triển khai công tác

    phòng dịch.

    – Phổ biến các quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, các văn

    bản hướng dẫn thi hành luật. Cập nhật các quy định, quy trình chẩn đoán, điều trị,

    phát hiện, giám sát và tham gia xử lý triệt để các ca dịch, ổ dịch bệnh truyền nhiễm,

    phác đồ điều trị các bệnh mới nổi có nguy cơ xâm nhập, kỹ năng truyền thông phòng

    chống dịch và công tác khai báo thông tin; tổng hợp báo cáo. Phối hợp tuyên truyền,

    giáo dục và vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và CMHS thực hiện các

    biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, ATTP, chủ động phòng chống dịch bệnh.

    – Phối hợp triển khai chương trình, kế hoạch của UBND quận về việc sử dụng

    rau, củ, quả và thực phẩm an toàn tại các bếp ăn của các nhóm trông giữ trẻ ngoài nhà

    trường.

    – Thực hiện công tác kiểm tra việc triển khai công tác đảm bảo vệ sinh môi

    trường, ATTP, phòng chống dịch trong nhà trường.

    – Tổ chức và giám sát việc đảm bảo an toàn trong tiêm chủng, nhất là đối với

    hoạt động tiêm vắc xin phòng chống dịch cho học sinh.

  • – Phối hợp xây dựng các phương án sẵn sàng ứng phó trước những diễn biến

    phức tạp của dịch bệnh. Thực hiện giám sát, phát hiện sớm, báo cáo kịp thời ổ dịch

    theo quy định.

    – Đảm bảo các chế độ trực dịch theo yêu cầu. Tổng hợp báo cáo kết quả thực

    hiện và những khó khăn, vướng mắc để kịp thời giải quyết.

    – Chủ động phòng chống dịch Tiêu chảy cấp do vi khuẩn Tả, Sốt xuất huyết,

    Cúm A/H1N1, Cúm A/H5N1, Viêm màng não do Não mô cầu, dịch do virut Zika gây

    nên, các dịch bệnh mới nổi có nguy cơ xâm nhập và dịch bệnh theo mùa.

    – Giám sát, phát hiện sớm, báo cáo kịp thời khi có dịch theo quy định, không

    để dich bùng phát.

    Trên đây là kế hoạch phòng, chống dịch năm học 2019-2020 của trường THCS

    Quang Trung. Ban giám hiệu yêu cầu CB-GV-NV, học sinh nhà trường nghiêm túc

    thực hiện.

    DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

    KT. HIỆU TRƯỞNG

    PHÓ HIỆU TRƯỞNG

    (đã ký)

    NHÂN VIÊN Y TẾ

    Lưu Kiên Trung Nguyễn Thị Hoài Phương

    Bên cạnh đó, Nhà trường cũng đã có hai bài: Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh

    đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra và Tuyên truyền

    phòng chống một số dịch bệnh mùa Đông Xuân được tuyên truyền trước cờ trong

    ngày 3 tháng 2 năm 2020

    PHÒNG GD&ĐT BẢO LỘC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    Bảo Lộc, ngày 03 tháng 02 năm 2020

    BÀI TUYÊN TRUYỀN

    phòng chống một số dịch bệnh mùa đông xuân

    Kính thưa: Quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến!

    Mùa đông tiết trời lạnh khí hậu lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt, là điều kiện rất

    thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển. Trong vô số các bệnh phát tác

    mạnh vào mùa đông, thì các bệnh về hô hấp, khớp và bệnh ngoài da là hay gặp nhất.

    Đây là thời điểm thuận lợi làm tăng các bệnh ở trẻ, nhất là ở những bé có hệ miễn

    dịch yếu, dẫn đến tỷ lệ trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp gia tăng. Đường hô hấp

    chính là nơi mà nhiều mầm bệnh (vi rút, vi khuẩn) dễ dàng xâm nhập khi chúng ta hít

    thở.

  • Đối với trẻ em, đường thở ngắn và hẹp nên mầm bệnh dễ lây lan hơn. Đặc biệt

    là trẻ dưới 5 tuổi, bệnh đường hô hấp thường xuyên tấn công do hệ miễn dịch chưa

    hoàn chỉnh nên sức đề kháng và khả năng miễn dịch kém. Chính vì vậy, trẻ không đủ

    sức chống đỡ với sự tấn công của các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài.

    Một số bệnh thường gặp vào mùa đông:

    Viêm họng cấp tính:

    – Bệnh thường xảy ra vào mùa đông, gặp cả ở người lớn và trẻ em. Triệu

    chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô

    hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi.

    – Nguyên nhân gây bệnh thường thấy do loại vi khuẩn liên cầu tan máu beta

    nhóm A, có nhiều trường hợp do vi rút. Nếu không được chữa trị hiệu quả, bệnh có

    thể dẫn đến viêm phổi, viêm khớp, biến chứng tại cơ tim và van tim hay còn gọi là

    thấp tim.

    Viêm amidan

    – Triệu chứng đầu tiên khi bị viêm amindan, chúng ta sẽ cảm thấy khó nuốt,

    đau trong họng, cơn đau đôi khi kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Trẻ có thể lạc giọng hoặc

    mất hẳn giọng nói, cảm thấy rất mệt mỏi và có thể sốt cao hơn 38oC.

    – Bên cạnh đó, khi bị viêm amidan ta sẽ cảm thấy miệng khô đắng, lưỡi trắng,

    niêm mạc họng đỏ và góc hàm có thể nổi hạch.

    – Trong trường hợp bị viêm amidan mãn tính trẻ sẽ ngáy khi ngủ và chủ yếu

    thở bằng miệng. Khi nói chuyện, trẻ sẽ phát âm giọng mũi hoặc khó khăn khi phát

    âm. Tình trạng amidan mãn tính nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra hội

    chứng ngưng thở khi ngủ và sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tai .

    Cúm:

    – Trẻ em là nhóm mắc căn bệnh này nhiều do sức đề kháng chưa hoàn thiện

    khiến vi rút cúm dễ dàng gây bệnh. Trong cúm, mầm bệnh là các vi rút cúm lây trực

    tiếp do tiếp xúc, giao tiếp hàng ngày, đặc tính vi rút là sinh sôi nảy nở nhanh nên có

    số lượng ồ ạt tấn công cơ thể, nhất là những trẻ có hệ miễn dịch yếu.

    – Triệu chứng thường thấy như sốt nhẹ, có thể ớn lạnh, đau đầu, chóng mặt,

    ho, đau họng, nghẹt mũi, chán ăn, đặc biệt là hắt hơi nhiều và chảy nước mũi trong.

    Tùy theo sức đề kháng của cơ thể mà thời gian bệnh kéo dài hay rút ngắn, giảm nhẹ

    hoặc nghiêm trọng hơn. Thậm chí, một số bệnh cúm diễn tiến nhanh và ồ ạt có thể

    khiến tử vong.

    * Để phòng bệnh hô hấp cần lưu ý 1 số vấn đề sau:

    – Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn

    tay, ngực, cổ, đầu., nhất là khi chúng ta đi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm,

    – Không nên tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp và

    những chỗ đông người ngột ngạt, có khói thuốc lá.

    – Uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh như: Kem, đá.

  • – Tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối của các nhóm dưỡng chất như:

    Tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả.

    – Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất có chứa nhiều trong các loại rau củ

    quả. Đây là những dưỡng chất quan trọng vừa giúp các em phát triển hoàn thiện cả về

    thể chất lẫn tinh thần cũng như tăng cường hệ miễn dịch.

    – Ngoài ra chúng ta còn cần phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh

    môi trường sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để phòng bệnh.

    Các bệnh về khớp Bệnh viêm khớp:

    Do thời tiết lạnh, ẩm nên các bệnh xương khớp có dịp hoành hành. Viêm khớp

    dạng thấp, thấp tim và gút là 3 bệnh dễ lên những đợt cấp tính nhất trong mùa đông.

    Viêm khớp dạng thấp là bệnh khớp mãn tính kéo dài trong nhiều năm và có thể gây

    những di chứng nặng nề như: dính, biến dạng khớp.

    Triệu chứng của bệnh là viêm nhiều khớp (viêm cổ tay, bàn tay, đốt tay, khớp

    chân…) và diễn biến kéo dài. Người bệnh cũng có thể bị cứng khớp vào buổi sáng,

    gây khó cử động các khớp và kéo dài hàng giờ. Nếu thấy có các triệu chứng kể trên,

    bạn cần đi khám và điều trị ngay. Nếu để kéo dài sẽ xuất hiện tổn thương ở sụn khớp

    và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và

    mất khả năng vận động của khớp. Đối với các bệnh viêm khớp, khi trời lạnh, điều cần

    làm đầu tiên chính là giữ ấm cơ thể, đặc biệt là chân tay. Hạn chế ra ngoài khi trời

    quá lạnh, mưa phùn.

    Những người bị bệnh gút cần phải kiêng hoàn toàn rượu, bia và hạn chế các

    món ăn giàu đạm, giàu chất béo.

    Bệnh da Trời lạnh cũng là điều kiện thuận lợi cho các bệnh ngoài da, đặc biệt

    là các bệnh như: mề đay, chàm, nứt gót chân… phát triển.

    – Mề đay thường phát triển nhiều hơn khi từ môi trường có gió lạnh vào trong

    phòng ấm áp hơn. Một số người còn kèm theo triệu chứng nhức đầu, hạ huyết áp, tím

    tái, phù thanh quản… Để tránh tình trạng trên, những người có cơ địa dị ứng và hay

    nổi mề đay nên tránh ra ngoài lúc trời lạnh và nên mặc quần áo ấm. Nên uống các

    thuốc kháng histamin khi mới chớm có dấu hiệu mề đay để giảm và cắt cơn ngứa, vì

    khi mề đay đã nổi thì các thuốc kháng histamin không có tác dụng.

    – Chàm khô, hay còn gọi là bệnh ngứa do lạnh, là hậu quả của trời lạnh và độ

    ẩm ở trong phòng gia tăng khiến da bị giảm tiết mồ hôi và chất bã. Chất sừng của da

    bị mất nước khiến da trở nên khô hơn, đóng ít vảy. Da bị nứt kèm theo triệu chứng

    ngứa từ lâm râm đến dữ dội, làm cho da bị trầy xước, thậm chí còn gây ra những

    chấm xuất huyết dưới da.

    Những người bị chàm khô nên uống nhiều nước, tránh tắm nước nóng, dùng

    loại sữa tắm có chất làm ẩm da và không có chất làm thơm. Bôi kem làm ẩm da ngay

    sau khi tắm và nếu nặng thì uống thuốc chống dị ứng hàng ngày theo chỉ định của bác

    sĩ.

  • Hi vọng rằng sau buổi tuyên truyền ngày hôm nay, các em học sinh đã trang bị

    thêm cho mình những kiến thức phòng các bệnh hay gặp trong mùa đông hiệu quả

    nhất, để chúng ta luôn đảm bảo đủ sức khỏe trong vui chơi và học tập.

    Xin kính chúc các thầy cô cùng toàn thể các bạn HS sức khỏe dồi dào và 1 tuần

    làm việc và học tập bổ ích!

    DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

    KT. HIỆU TRƯỞNG

    PHÓ HIỆU TRƯỞNG

    (đã ký)

    NHÂN VIÊN Y TẾ

    Lưu Kiên Trung Nguyễn Thị Hoài Phương

    PHÒNG GD&ĐT BẢO LỘC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    Bảo Lộc, ngày 03 tháng 02 năm 2020

    BÀI TUYÊN TRUYỀN

    PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP

    CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VI RÚT CORONA (nCoV)

    GÂY RA

    1. Nguyên nhân và triệu chứng.

    Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút Corona là bệnh truyền nhiễm

    cấp tính, người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp như: sốt, ho, khó

    thở.

    Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với dịch tiết mũi họng của

    người mang bệnh khi nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.

    Bệnh tiến triển nặng sẽ dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp. Nếu không điều trị kịp

    thời có thể dẫn đến tử vong. Đến nay, bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều

    trị đặc hiệu.

    2. Cách phòng chống.

    Để chủ động phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona,

    Ngành Y tế khuyến cáo cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau:

    Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.

    Che miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi, đeo khẩu trang ở nơi công cộng.

    Tập thể dục, ăn chín uống chín, ăn đủ chất để tăng cường sức khỏe.

  • Thường xuyên lau chùi sàn nhà, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, vệ sinh các đồ vật bằng chất tẩy rửa, xà phòng.

    Tăng cường lưu thông không khí trong phòng bằng việc mở cửa sổ, cửa ra vào, hạn chế dùng điều hòa.

    Tránh tiếp xúc với người có biểu hiện cúm, người có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh không nên đi du lịch, đến nơi đông người.

    Người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế khi có các biểu hiện: sốt, ho, khó thở.

    .Không tập trung nơi đông người, khi đi du lịch hoặc ở những vùng đang có dịch về địa phương, phải báo cáo ngay với địa phuong mình đang ở để địa phương có

    biện pháp phòng chống.

    3. Địa chỉ tư vấn và điều trị dịch bệnh.

    Trong trường hợp có nghi ngờ bệnh dịch, có những dấu hiệu như đã nói ở trên, cần đến ngay cơ sở y tế để bác sỹ khám, chuẩn đoán, điều trị bệnh kịp thời.

    Không tự mua thuốc uống, không để bệnh lây lan ra cộng đồng.

    DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH

    TỈNH LÂM ĐỒNG CÓ KHẢ NĂNG THU DUNG, ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI DO

    CORONA VIRUS STT Đơn Vị Địa chỉ

    I BỆNH VIỆN TUYẾN TỈNH

    1 Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng Số 01, Phạm Ngọc Thạch, P6, Đà Lạt

    2 Bệnh viện Nhi Lâm Đồng Số 57 Thánh Mẫu, Phường 7, Đà Lạt

    3 Bệnh viện II Lâm Đồng Số 02 Đinh Tiên Hoàng, Phường 1, Tp.

    Bảo Lộc

    II BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN

    1 Trung tâm Y tế huyện Lạc Dương TDP B’Nơ B – Thị Trấn Lạc Dương –

    huyện Lạc Dương

    2 Trung Tâm Y tế huyện Đức Trọng Số 44, tổ 1, TT. Liên Nghĩa, Đức Trọng

    3 Trung Tâm Y tế huyện Lâm Hà Hùng Vương- Đinh Văn- Lâm Hà

    4 Trung tâm Y tế huyện Đam Rông Thôn 1- Rô Men- Đam Rông

    5 Trung tâm Y tế huyện Đơn Dương 46 Phạm Ngọc Thạch, TT Thạnh Mỹ,

    Đơn Dương

    6 Trung tâm Y tế huyện Di Linh 20 Phạm Ngọc Thạch, tổ 4 – TT Di Linh

    7 Trung tâm Y tế huyện Bảo Lâm 213 Hùng vương, Lộc Thắng, Bảo Lâm

    8 Trung tâm Y tế huyện Đạ Huoai Tổ Dân Phố 5 - TT Mađaguôi - Đạ Huoai

    9 Trung tâm Y tế huyện Đạ Tẻh Đường Phạm Ngọc Thạch, TDP 3A, TT

    Đạ Tẻh

    10 Trung tâm Y tế huyện Cát Tiên TDP 1 TT Cát Tiên, Cát Tiên

    III CƠ SỞ TƯ NHÂN

    1 BV Đa khoa tư nhân Hoàn Mỹ Đà Lạt Đồi Long Thọ- P10 - Đà Lạt

    TT Tên đơn vị Tên cán bộ trực

    1 Sở Y tế BSCKII Nguyễn Đức Thuận – Trưởng

  • ban chỉ đạo

    Sở Y tế BSCKII Trịnh Văn Quyết – Phó trưởng

    Ban chỉ đạo

    Phòng Nghiệp vụ Y Th.s BS Võ Kim Hải – Thư ký Ban chỉ

    đạo

    2

    Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh BS Nguyễn Quốc Minh

    Khoa Phòng chống bệnh Lây Nhiễm - Trung

    tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh. BS Nguyễn Xuân Song Hà

    Khoa Kiểm dịch Quốc tế - Trung tâm kiểm

    soát bệnh tật tỉnh. Th.s Phạm Thị Thùy Trang

    3 Trung tâm Y tế thành phố Đà Lạt Th.s BS Nguyễn Thị Hiếu Hòa

    4 Trung tâm Y tế thành phố Bảo Lộc BS Phan Sỹ Long

    DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

    KT. HIỆU TRƯỞNG

    PHÓ HIỆU TRƯỞNG

    (đã ký)

    NHÂN VIÊN Y TẾ

    Lưu Kiên Trung Nguyễn Thị Hoài Phương

    2. Trong chiều và tối ngày 03 tháng 02 năm 2020, qua hệ thống nhắn tin vnEdu,

    Trường đã nhắn tin báo cho toàn thể giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh biết về

    việc phải nghỉ học để phòng chống dịch (từ ngày 4/2 đến ngày 9/2/2020) đồng thời

    cũng yêu cầu toàn thể CB-GV-CNV, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm thông tin đến

    gia đình học sinh về việc cho sinh nghỉ học qua nhiều kênh thông tin khác như: Zalo,

    Facebook, Email… nhờ vậy, sáng 04/2/2020 không một học sinh nào đến trường.

  • Hình ảnh thầy cô thông báo thông tin cho phụ huynh học sinh và học sinh.

  • Hình ảnh thầy cô thông báo thông tin cho phụ huynh học sinh và học sinh.

  • Hình ảnh trường vắng bóng học sinh (học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh)

    3. Ngày 05/02/2020 nhà trường đã phân công lao động cho CB – GV – CNV nhà

    trường lao động dọn vệ sinh trường lớp phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp

    cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) gây ra.

    PHÒNG GD&ĐT BẢO LỘC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    Số: 01/PCLĐ-QTr Bảo Lộc, ngày 05 tháng 02 năm 2020

    BẢNG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG NGÀY 06/02/2020

    CHO CÁN BỘ – GIÁO VIÊN – NHÂN VIÊN

    (Về việc lao động dọn vệ sinh trường lớp phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp

    cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) gây ra

    1. Nội dung: dọn vệ sinh trường lớp.

    2. Dụng cụ:

    - Khăn lau, xô đựng nước, chổi quét rác, thùng đựng rác, …

    3. Yêu cầu:

    - Cán bộ – giáo viên – nhân viên thực hiện theo đúng vị trí, nhiệm vụ và nội dung

    được phân công.

    Stt Công việc phải làm: vệ sinh trường lớp Giáo viên, nhân viên phụ trách

    1 6A1 và 7A1 Cô Nguyễn Thị Như Huyền, Thầy

    Đoàn Văn Cương

    2 6A2 và 7A2 Cô Đinh Thị Ly

    3 6A3 và 7A3 Cô Phan Thị Dung, Cô Võ Thị

    Như

  • Stt Công việc phải làm: vệ sinh trường lớp Giáo viên, nhân viên phụ trách

    4 6A4 và 7A4 Cô Trần Thị Thu Sương

    5 6A5 và 7A5 Cô Hoàng Thị Trung Hậu

    6 6A6 và 7A6 Cô Đỗ Thị Chinh

    7 6A7 và 7A7 Cô Lê Thị Diễm

    8 6A8 và 7A8 Cô Trịnh Thị Minh Châu

    9 6A9 và 7A9 Cô Nguyễn Ngô Lệ Chi

    10 6A10 và 7A10 Cô Nguyễn Thị Hoa

    11 6A11 và 7A11 Cô Đoàn Thu Lan

    12 8A1 và 9A1 Cô Phan Thái Kim Hương, Thầy

    Đào Thanh Hoàn

    13 8A2 và 9A2 Cô Nguyễn Thị Kim Loan, Thầy

    Trương Văn Thuấn

    14 8A3 và 9A3 Cô Trần Thị Điểm

    15 8A4 và 9A4 Cô Trần Thị Ngọc Mai

    16 8A5 và 9A5 Cô Nghiêm Thị Hương

    17 8A6 và 9A6 Cô Nguyễn Thị Kim Luyến

    18 8A7 và 9A7 Cô Ngô Thị Hoa

    19 8A8 và 9A8 Cô Nguyễn Thị Ngọc Ân

    20 8A9 và 9A9 Cô Vũ Thị Hoa

    21 Phòng bộ môn tin học

    Cô Thiều Thị Thân, Thầy Phan

    Anh Tuấn, Thầy Lưu Quý Định,

    Cô Nguyễn Đồng Mai Linh, Cô Vũ

    Thị Huyên, Cô Chu Thị Phương

    Thảo.

    22 Phòng bộ môn Hóa học

    Cô Nguyễn Thị Thu Huyền, Cô

    Nguyễn Thị Thức, Cô Nguyễn Thị

    Hoàng Minh

    23 Phòng bộ môn Sinh học

    Thầy Nguyễn Thế Anh, Cô Trương

    Phi Oanh, Cô Nguyễn Thị Minh

    Trang.

    24 Phòng bộ môn Vật Lý

    Cô Nguyễn Thị Huyền, Cô Nguyễn

    Thị Hạnh, Cô Lưu Thị Hồng

    Nhung

    25 Sân thể dục trước dãy phòng học bộ

    môn, nhà xe học sinh

    Thầy Trần Duy Thiện, Cô Lê Thị

    Thanh Duyên, Cô Hoàng Thị Minh

    Tâm, Cô Bùi Thị Kim Chung, Cô

    Lê Thị Thanh Huyền, Thầy

    Nguyễn Công Khanh, Thầy

    Nguyễn Văn Thuận

    26 Phòng Bảo vệ đến hết nhà xe học sinh Bác Hồ Xuân Quang

  • Stt Công việc phải làm: vệ sinh trường lớp Giáo viên, nhân viên phụ trách

    27

    Nhà vệ sinh học sinh, giáo viên; Hội

    trường; Phòng truyền thống; Phòng giáo

    viên

    Cô Bùi Thị Dinh

    28 Bên hông và sau dãy phòng học bộ môn Cô Nguyễn Thị Nhuận

    29 Sân thể dục trước dãy phòng học bộ môn Cô Phạm Thị Hiền Liên, Cô Ninh

    Thị Duyên

    30 Sau dãy nhà B (sau phòng truyền thống) Cô Nguyễn Thị Hoài Phương, Cô

    Lương Thị Quỳnh

    31

    Sân Trường, nhà xe giáo viên, sau dãy

    nhà B (sau phòng truyền thống), sau dãy

    phòng học bộ môn

    Những Thầy, cô còn lại.

    Nơi nhận: KT. HIỆU TRƯỞNG

    PHÓ HIỆU TRƯỞNG

    Lưu Kiên Trung

    - Ban giám hiệu;

    - các tổ chuyên môn; tổ văn phòng;

    - Đội thiếu niên;

    - Lưu: VT.

    Từ ngày 6/2/2020, Nhà trường đã huy động toàn thể CB-GV-CNV đến trường để làm

    vệ sinh toàn trường. Công việc được phân chia cụ thể đến từng tổ Chuyên môn, từng

    khu vực, từ các phòng học đến phòng bộ môn, sân trường, cầu thang…

  • Thầy cô lao động quét sân trường

  • (hình ảnh thầy cô vệ sinh phòng học, bàn ghế lớp học)

  • 4. Trong thời gian học sinh tiếp tục nghỉ học phòng - chống dịch bệnh, Nhà trường

    tiếp tục biên tập các bài tuyên truyền, hướng dẫn về cách phòng chống dịch bệnh:

    PHÒNG GD&ĐT BẢO LỘC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    Bảo Lộc, ngày 03 tháng 02 năm 2020

    BÀI TUYÊN TRUYỀN

    phòng chống một số dịch bệnh mùa đông xuân

    Kính thưa: Quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến!

    Mùa đông tiết trời lạnh khí hậu lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt, là điều kiện rất

    thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển. Trong vô số các bệnh phát tác

    mạnh vào mùa đông, thì các bệnh hô hấp, khớp và bệnh ngoài da là hay gặp nhất.

    Đây là thời điểm thuận lợi làm tăng các bệnh ở trẻ, nhất là ở những bé có hệ miễn

    dịch yếu, dẫn đến tỷ lệ trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp gia tăng. Đường hô hấp

    chính là nơi mà nhiều mầm bệnh (vi rút, vi khuẩn) dễ dàng xâm nhập khi chúng ta hít

    thở.

    Đối với trẻ em, đường thở ngắn và hẹp nên mầm bệnh dễ lây lan hơn. Đặc biệt

    là trẻ dưới 5 tuổi, bệnh đường hô hấp thường xuyên tấn công do hệ miễn dịch chưa

    hoàn chỉnh nên sức đề kháng và khả năng miễn dịch kém. Chính vì vậy, trẻ không đủ

    sức chống đỡ với sự tấn công của các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài.

    Một số bệnh thường gặp vào mùa đông:

    Viêm họng cấp tính:

    – Bệnh thường xảy ra vào mùa đông, gặp cả ở người lớn và trẻ em. Triệu

    chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô

    hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi.

    – Nguyên nhân gây bệnh thường thấy do loại vi khuẩn liên cầu tan máu beta

    nhóm A, có nhiều trường hợp do vi rút. Nếu không được chữa trị hiệu quả, bệnh có

    thể dẫn đến viêm phổi, viêm khớp, biến chứng tại cơ tim và van tim hay còn gọi là

    thấp tim.

    Viêm amidan

    – Triệu chứng đầu tiên khi bị viêm amindan, chúng ta sẽ cảm thấy khó nuốt,

    đau trong họng, cơn đau đôi khi kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Trẻ có thể lạc giọng hoặc

    mất hẳn giọng nói, cảm thấy rất mệt mỏi và có thể sốt cao hơn 38oC.

    – Bên cạnh đó, khi bị viêm amidan ta sẽ cảm thấy miệng khô đắng, lưỡi trắng,

    niêm mạc họng đỏ và góc hàm có thể nổi hạch.

    – Trong trường hợp bị viêm amidan mãn tính trẻ sẽ ngáy khi ngủ và chủ yếu

    thở bằng miệng. Khi nói chuyện, trẻ sẽ phát âm giọng mũi hoặc khó khăn khi phát

    âm. Tình trạng amidan mãn tính nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra hội

    chứng ngưng thở khi ngủ và sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tai .

  • Cúm:

    – Trẻ em là nhóm mắc căn bệnh này nhiều do sức đề kháng chưa hoàn thiện

    khiến vi rút cúm dễ dàng gây bệnh. Trong cúm, mầm bệnh là các vi rút cúm lây trực

    tiếp do tiếp xúc, giao tiếp hàng ngày, đặc tính vi rút là sinh sôi nảy nở nhanh nên có

    số lượng ồ ạt tấn công cơ thể, nhất là những trẻ có hệ miễn dịch yếu.

    – Triệu chứng thường thấy như sốt nhẹ, có thể ớn lạnh, đau đầu, chóng mặt,

    ho, đau họng, nghẹt mũi, chán ăn, đặc biệt là hắt hơi nhiều và chảy nước mũi trong.

    Tùy theo sức đề kháng của cơ thể mà thời gian bệnh kéo dài hay rút ngắn, giảm nhẹ

    hoặc nghiêm trọng hơn. Thậm chí, một số bệnh cúm diễn tiến nhanh và ồ ạt có thể

    khiến tử vong.

    * Để phòng bệnh hô hấp cần lưu ý 1 số vấn đề sau:

    – Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn

    tay, ngực, cổ, đầu., nhất là khi chúng ta đi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm,

    – Không nên tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp và

    những chỗ đông người ngột ngạt, có khói thuốc lá.

    – Uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh như: Kem, đá.

    – Tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối của các nhóm dưỡng chất như:

    Tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả.

    – Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất có chứa nhiều trong các loại rau củ

    quả. Đây là những dưỡng chất quan trọng vừa giúp các em phát triển hoàn thiện cả về

    thể chất lẫn tinh thần cũng như tăng cường hệ miễn dịch.

    – Ngoài ra chúng ta còn cần phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh

    môi trường sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để phòng bệnh.

    Các bệnh về khớp Bệnh viêm khớp:

    Do thời tiết lạnh, ẩm nên các bệnh xương khớp có dịp hoành hành. Viêm khớp

    dạng thấp, thấp tim và gút là 3 bệnh dễ lên những đợt cấp tính nhất trong mùa đông.

    Viêm khớp dạng thấp là bệnh khớp mãn tính kéo dài trong nhiều năm và có thể gây

    những di chứng nặng nề như: dính, biến dạng khớp.

    Triệu chứng của bệnh là viêm nhiều khớp (viêm cổ tay, bàn tay, đốt tay, khớp

    chân…) và diễn biến kéo dài. Người bệnh cũng có thể bị cứng khớp vào buổi sáng,

    gây khó cử động các khớp và kéo dài hàng giờ. Nếu thấy có các triệu chứng kể trên,

    bạn cần đi khám và điều trị ngay. Nếu để kéo dài sẽ xuất hiện tổn thương ở sụn khớp

    và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và

    mất khả năng vận động của khớp. Đối với các bệnh viêm khớp, khi trời lạnh, điều cần

    làm đầu tiên chính là giữ ấm cơ thể, đặc biệt là chân tay. Hạn chế ra ngoài khi trời

    quá lạnh, mưa phùn.

    Những người bị bệnh gút cần phải kiêng hoàn toàn rượu, bia và hạn chế các

    món ăn giàu đạm, giàu chất béo.

    Bệnh da Trời lạnh cũng là điều kiện thuận lợi cho các bệnh ngoài da, đặc biệt

    là các bệnh như: mề đay, chàm, nứt gót chân… phát triển.

  • – Mề đay thường phát triển nhiều hơn khi từ môi trường có gió lạnh vào trong

    phòng ấm áp hơn. Một số người còn kèm theo triệu chứng nhức đầu, hạ huyết áp, tím

    tái, phù thanh quản… Để tránh tình trạng trên, những người có cơ địa dị ứng và hay

    nổi mề đay nên tránh ra ngoài lúc trời lạnh và nên mặc quần áo ấm. Nên uống các

    thuốc kháng histamin khi mới chớm có dấu hiệu mề đay để giảm và cắt cơn ngứa, vì

    khi mề đay đã nổi thì các thuốc kháng histamin không có tác dụng.

    – Chàm khô, hay còn gọi là bệnh ngứa do lạnh, là hậu quả của trời lạnh và độ

    ẩm ở trong phòng gia tăng khiến da bị giảm tiết mồ hôi và chất bã. Chất sừng của da

    bị mất nước khiến da trở nên khô hơn, đóng ít vảy. Da bị nứt kèm theo triệu chứng

    ngứa từ lâm râm đến dữ dội, làm cho da bị trầy xước, thậm chí còn gây ra những

    chấm xuất huyết dưới da.

    Những người bị chàm khô nên uống nhiều nước, tránh tắm nước nóng, dùng

    loại sữa tắm có chất làm ẩm da và không có chất làm thơm. Bôi kem làm ẩm da ngay

    sau khi tắm và nếu nặng thì uống thuốc chống dị ứng hàng ngày theo chỉ định của bác

    sĩ.

    Hi vọng rằng sau buổi tuyên truyền ngày hôm nay, các em học sinh đã trang bị

    thêm cho mình những kiến thức phòng các bệnh hay gặp trong mùa đông hiệu quả

    nhất, để chúng ta luôn đảm bảo đủ sức khỏe trong vui chơi và học tập.

    Xin kính chúc các thầy cô cùng toàn thể các bạn HS sức khỏe dồi dào và 1 tuần

    làm việc và học tập bổ ích!

    DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

    KT. HIỆU TRƯỞNG

    PHÓ HIỆU TRƯỞNG

    (đã ký)

    NHÂN VIÊN Y TẾ

    Lưu Kiên Trung Nguyễn Thị Hoài Phương

    PHÒNG GD&ĐT BẢO LỘC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    Bảo Lộc, ngày 03 tháng 02 năm 2020

    BÀI TUYÊN TRUYỀN

    PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP

    CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VI RÚT CORONA (nCoV)

    GÂY RA

    1. Nguyên nhân và triệu chứng.

  • Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút Corona là bệnh truyền nhiễm

    cấp tính, người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp như: sốt, ho, khó

    thở.

    Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với dịch tiết mũi họng của

    người mang bệnh khi nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.

    Bệnh tiến triển nặng sẽ dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp. Nếu không điều trị kịp

    thời có thể dẫn đến tử vong. Đến nay, bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều

    trị đặc hiệu.

    2. Cách phòng chống.

    Để chủ động phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona,

    Ngành Y tế khuyến cáo cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau:

    Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.

    Che miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi, đeo khẩu trang ở nơi công cộng.

    Tập thể dục, ăn chín uống chín, ăn đủ chất để tăng cường sức khỏe.

    Thường xuyên lau chùi sàn nhà, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, vệ sinh các đồ vật bằng chất tẩy rửa, xà phòng.

    Tăng cường lưu thông không khí trong phòng bằng việc mở cửa sổ, cửa ra vào, hạn chế dùng điều hòa.

    Tránh tiếp xúc với người có biểu hiện cúm, người có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh không nên đi du lịch, đến nơi đông người.

    Người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế khi có các biểu hiện: sốt, ho, khó thở.

    .Không tập trung nơi đông người, khi đi du lịch hoặc ở những vùng đang có dịch về địa phương, phải báo cáo ngay với địa phuong mình đang ở để địa phương có

    biện pháp phòng chống.

    3. Địa chỉ tư vấn và điều trị dịch bệnh.

    Trong trường hợp có nghi ngờ bệnh dịch, có những dấu hiệu như đã nói ở trên, cần đến ngay cơ sở y tế để bác sỹ khám, chuẩn đoán, điều trị bệnh kịp thời.

    Không tự mua thuốc uống, không để bệnh lây lan ra cộng đồng.

    DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH

    TỈNH LÂM ĐỒNG CÓ KHẢ NĂNG THU DUNG, ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI DO

    CORONA VIRUS STT Đơn Vị Địa chỉ

    I BỆNH VIỆN TUYẾN TỈNH

    1 Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng Số 01, Phạm Ngọc Thạch, P6, Đà Lạt

    2 Bệnh viện Nhi Lâm Đồng Số 57 Thánh Mẫu, Phường 7, Đà Lạt

    3 Bệnh viện II Lâm Đồng Số 02 Đinh Tiên Hoàng, Phường 1, Tp.

    Bảo Lộc

  • II BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN

    1 Trung tâm Y tế huyện Lạc Dương TDP B’Nơ B – Thị Trấn Lạc Dương –

    huyện Lạc Dương

    2 Trung Tâm Y tế huyện Đức Trọng Số 44, tổ 1, TT. Liên Nghĩa, Đức Trọng

    3 Trung Tâm Y tế huyện Lâm Hà Hùng Vương- Đinh Văn- Lâm Hà

    4 Trung tâm Y tế huyện Đam Rông Thôn 1- Rô Men- Đam Rông

    5 Trung tâm Y tế huyện Đơn Dương 46 Phạm Ngọc Thạch, TT Thạnh Mỹ,

    Đơn Dương

    6 Trung tâm Y tế huyện Di Linh 20 Phạm Ngọc Thạch, tổ 4 – TT Di Linh

    7 Trung tâm Y tế huyện Bảo Lâm 213 Hùng vương, Lộc Thắng, Bảo Lâm

    8 Trung tâm Y tế huyện Đạ Huoai Tổ Dân Phố 5 - TT Mađaguôi - Đạ Huoai

    9 Trung tâm Y tế huyện Đạ Tẻh Đường Phạm Ngọc Thạch, TDP 3A, TT

    Đạ Tẻh

    10 Trung tâm Y tế huyện Cát Tiên TDP 1 TT Cát Tiên, Cát Tiên

    III CƠ SỞ TƯ NHÂN

    1 BV Đa khoa tư nhân Hoàn Mỹ Đà Lạt Đồi Long Thọ- P10 - Đà Lạt

    TT Tên đơn vị Tên cán bộ trực

    1

    Sở Y tế BSCKII Nguyễn Đức Thuận – Trưởng

    ban chỉ đạo

    Sở Y tế BSCKII Trịnh Văn Quyết – Phó trưởng

    Ban chỉ đạo

    Phòng Nghiệp vụ Y Th.s BS Võ Kim Hải – Thư ký Ban chỉ

    đạo

    2

    Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh BS Nguyễn Quốc Minh

    Khoa Phòng chống bệnh Lây Nhiễm - Trung

    tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh. BS Nguyễn Xuân Song Hà

    Khoa Kiểm dịch Quốc tế - Trung tâm kiểm

    soát bệnh tật tỉnh. Th.s Phạm Thị Thùy Trang

    3 Trung tâm Y tế thành phố Đà Lạt Th.s BS Nguyễn Thị Hiếu Hòa

    4 Trung tâm Y tế thành phố Bảo Lộc BS Phan Sỹ Long

    DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

    KT. HIỆU TRƯỞNG

    PHÓ HIỆU TRƯỞNG

    (đã ký)

    NHÂN VIÊN Y TẾ

    Lưu Kiên Trung Nguyễn Thị Hoài Phương

  • (HÌNH ÀNH HƯỚNG DẪN PHÒNG CHỐNG BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP

    DO CHỦNG MỚI…)

  • (HÌNH ÀNH HD ĐEO KHẨU TRANG ĐÚNG CÁCH)

  • (HÌNH ÀNH HD RỬA TAY ĐÚNG CÁCH)

    5. Chuẩn bị trang thiết bị cần thiết hỗ trợ cho việc phòng, chống dịch bệnh nCoV và

    đón học sinh đi học lại theo công văn 767/UBND-VX1 ngày 14/02/2020 của Ủy ban

    nhân dân tỉnh Lâm Đồng; công văn 220/SGDDT-VP ngày 14/02/2020 của Sở giáo

    dục và đào tạo Lâm Đồng về việc cho hoc sinh, sinh viên đi học trở lại từ ngày

    17/02/2020. Trường THCS Quang Trung đã tu sửa cơ sở vật chất, lắp đặt thêm các

    trang thiết bị cần thiết để CB-GV-CNV và học sinh sử dụng hỗ trợ cho việc chống

    dịch khi trở lại trường. Trường đã lắp đặt thêm 9 bồn rửa tay, mua sắm dung dịch sát

    khuẩn, hướng dẫn đeo khẩu trang, lao động dọn vệ sinh, phun hóa chất tiêu độc, khử

    trùng toàn bộ khuôn viên trường chuẩn bị cho hoạt động dạy-học.

  • (hình ảnh lắp đặt thêm các bồn bồn rửa tay, các chai dung dịch vệ sinh)

    (HÌNH ÀNH HD RỬA TAY ĐÚNG CÁCH)

  • (HÌNH ÀNH HD ĐEO KHẨU TRANG ĐÚNG CÁCH)

  • Ngày 12/02/2020 nhà trường tiếp tục phân công lao động cho CB – GV – CNV nhà

    trường lao động dọn vệ sinh trường lớp phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp

    cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) gây ra.

  • Hình ảnh giáo viên tiếp tục lao động chuẩn bị đón học sinh trở lại trường

  • (HÌNH ÀNH TRUNG TÂM Y PHUN HÓA CHẤT PHÒNG CHỐNG DỊCH)

  • (xe phòng chống dịch của trung tâm y tế Bảo Lộc)

    (Hình ảnh pha thuốc phu hóa chất)

  • (Hình ảnh phu hóa chất các thùng rác)

    (Hình ảnh phun thuốc nhà vệ sinh)

  • (Hình ảnh phu thuốc phòng học bộ môn)

    (hình ảnh phun thuốc phòng học)

  • (hình ảnh phu thuốc khu vực rửa tay của học sinh)

    (hình ảnh phun thuốc dãy phòng học)

  • Những hoạt động trên của Trường THCS Quang Trung góp phần nâng cao nhận thức

    của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về công tác phòng chống bệnh viêm

    đường hô hấp do chủng vi rút mới (nCoV). Đồng thời giúp cho CB-GV- CNV, học

    sinh và cha mẹ yên tâm hơn khi tiếp tục hoạt động dạy-học trường.