tiểu luận-triết

27
MỞ ĐẦU Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, đi theo đó là công nghệ ngày một được nâng cao. Con người cứ mải mê đi kiếm tìm những giá trị về vật chất mà quên đi giá trị ngay bên cạnh mình, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, đó chính là: Môi Trường. Và Việt Nam cũng không nằm trong ngoại lệ. Hàng năm, có biết bao rừng cây đổ xuống để phục vụ cho công nghiệp và thú vui của những người chơi gỗ. Nước thải công nghiệp chua qua xử lí, thẳng tay đổ xuống sông hồ,.. Và đang còn nhiều yếu tố nguy hại về môi trường đang nảy sinh và phát triển ở nước ta. Phải chăng nguyên nhân xuất phát tất cả điều trên đều do ý thức con người mà ra. Họ cứ mặc sức mà phá hoại thiên nhiên mà không biết được rằng mình đang tiếp tay phá hủy tương lai của con cháu sau này. Các nhà bác học nhìn xa trông rộng như Z.Lanmark, năm 1820 đã viết: “Mục đích của con người dường như là tiêu diệt nòi giống của mình, trước hết là làm cho Trái đất trở thành không thích hợp với sự cư trú”. Nếu chúng ta không muốn tiên đoán này trở thành sự thật thì hãy chung tay hành động trước khi còn

Upload: linh-chan

Post on 24-Jan-2017

139 views

Category:

Education


0 download

TRANSCRIPT

MỞ ĐẦU

Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, đi theo đó là công nghệ ngày một được nâng

cao. Con người cứ mải mê đi kiếm tìm những giá trị về vật chất mà quên đi giá trị

ngay bên cạnh mình, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, đó chính là: Môi Trường. Và

Việt Nam cũng không nằm trong ngoại lệ. Hàng năm, có biết bao rừng cây đổ xuống

để phục vụ cho công nghiệp và thú vui của những người chơi gỗ. Nước thải công

nghiệp chua qua xử lí, thẳng tay đổ xuống sông hồ,.. Và đang còn nhiều yếu tố nguy

hại về môi trường đang nảy sinh và phát triển ở nước ta.

Phải chăng nguyên nhân xuất phát tất cả điều trên đều do ý thức con người mà ra. Họ

cứ mặc sức mà phá hoại thiên nhiên mà không biết được rằng mình đang tiếp tay phá

hủy tương lai của con cháu sau này. Các nhà bác học nhìn xa trông rộng như

Z.Lanmark, năm 1820 đã viết: “Mục đích của con người dường như là tiêu diệt nòi

giống của mình, trước hết là làm cho Trái đất trở thành không thích hợp với sự cư

trú”. Nếu chúng ta không muốn tiên đoán này trở thành sự thật thì hãy chung tay hành

động trước khi còn quá muộn. Hiện nay, các nước lớn như Mỹ, Singapore,.. đã có

nhận thức đúng đắn hơn trong việc bảo vệ mội trường. vậy cớ sao Việt Nam chúng ta

lại không thể xác định rõ mối quan hệ giữa môi trường và xã hội để cùng nhau bảo vệ

môi trường sống.

Tiểu luận này được viết nhằm nêu lại quan điểm của triết học Mác- Leenin về mối

quan hệ giữa tự nhiên và xã hội, phân tích vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay của Việt

Nam. Bên cạnh đó, nó cũng được hi vọng có thể thay đổi được nhận thức xã hội nhằm

tạo ra những thay đổi tích cực trong hành động của mỗi cá nhân, tạo thuận lợi cho việc

bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

Để đạt được mục đích trên, tiểu luận đề cập. giải quyết những vấn đề sau

- Mối quan hệ giữa xã hội và thiên nhiên, sự tác động qua lại giữa hai yếu tố trên.

- Thực trạng môi trường của nước ta hiện nay và biện pháp bảo vệ môi trường cần áp

dụng.

NỘI DUNG

1. Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội;

Hai yếu tố tự nhiên và xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

1.1 Khái niệm chung:

Tự nhiên: theo nghĩa rộng. tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất vô cùng, vô tận.

Theo nghĩa này, con người và xã hội loài người cũng là một bộ phận của tự

nhiên.

Xã hội: là hình thái vận động cao nhất của vật chất. Hình thái này lấy mối quan

hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng.

Mác cho rằng: Xã hội không phải gồm các cá nhân với nhau”.

=> Như vậy, xã hội là một bộ phận đặc thù của tự nhiên. Tính đặc thù của bộ

phận này thể hiện ở chỗ: phần còn lại của tự nhiên chỉ có những nhân tố vô ý

thức và mù quáng tác động lẫn nhau, còn trong xã hội, nhân tố hoạt động là

những con người có ý thức, hành động có suy nghĩ và theo đuổi một mục đích

nhất định.

1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội:

1.2.1 Xã hội- một bộ phận của thiên nhiên:

Từ thời trung cổ, loài vượn đã hình thành nên đặc tính sông bầy đàn, đứng đầu

là con vượn chúa. Nó có thể điều khiển được các con vật ở phía theo đúng trật

tự, tránh hỗn chiễn và để cho mọi thức ăn kiếm được đều được phân chia đồng

đều, không ai bị đói. Từng nhóm một, nhóm một như thế sẽ trở thành một “xã

hội” loài vượn. Chúng có thể đi sắn bắn, hái lượm và cùng nhau bảo vệ, tránh

khỏi thú dữ.

Dần dần, loài vượn hình thành nên con người. Xã hội của loài người trở nên

cầu kì và phức tạp hơn, nó không còn đơn thuần chỉ là việc kiếm tìm thức ăn,

bảo vệ nhau khỏi “thú dữ”. Con người ra đời không chỉ nhờ đơn thuần vào

những quy luật sinh học mà còn nhờ vào lao động. Khi con người ta lao động

nhiều là lúc tác động vào thiên nhiên nhiều thì sẽ được kinh nghiệm cho những

lần phía sau, cơ thể sẽ dần phát triển phù hợp với môi trường sống và ngôn ngữ

bắt đầu xuất hiện.

Như vậy nhờ có thiên nhiên ban tặng, xã hội mới bắt đầu và phát triển. Con

người là sản phẩm của thiên nhiên đất trời tạo nên và cũng là nhân tố chính tạo

nên xã hội.

Xã hội còn tác động lại với tự nhiên. Sự tương tác này thông qua các hoạt động

thực tiễn của con người, trước hết là quá trình lao động. “Lao động trước hết là

một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng

hoạt động của chinh mình, con người làm trung gian điều tiết và kiểm soát sự

trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”. Thiên nhiên cho con người nhiều vật chất để

có thể sản xuất và sử dụng được. Con người sau khi nhận được, biến đổi nó và

điều kiện thiên nhiên xung quanh tức là đang tác động mạnh mẽ đến tự nhiên.

Ví dụ như: đánh bắt thủy hải sản, chặt cây để phục vụ ngành lâm sản,.. Vì đời

sống của con người đa dạng nên nhu cầu sản xuất cũng phong phú. Khi đó xã

hội tác động vào tự nhiên bằng nhiều cách hơn. Hiện nay xã hội phát triển hơn

cùng với sự tiến bộ trong công nghệ, những tác động của xã hội lên tự nhiên

còn được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Thế nhưng không có gì tồn tai được mãi

mãi. Con người cần phải nhìn lại, biết khai thác, chi tiêu một cách tiết kiệm và

hợp lí hơn tài nguyên của thiên nhiên

1.2.2 Tự nhiên – nền tảng của xã hội;

Như đã nói ở trên, nhờ có tự nhiên mà xã hội mới được hình thành.Tự nhiên vô

cùng quan trọng đối với xã hội. Nó vừa là nguồn gốc của sự xuất hiện xuất hiện,

vừa là tiền đề để xã hội tồn tại và phát triển lên.

Xã hội được hình thành trong thế giới vật chất. Tự nhiên luôn có sẵn những gì

mà con người cần để lao động. Theo Mác, con người không thể sáng tạo ra cái

gì nếu không có được tự nhiên. Ví như ngày xưa, con người cần thứ để đốt, để

duy trì ngọn lửa sưởi ấm hay làm thức ăn chín, thiên nhiên ban tặng củi. Từ củi,

sau này khi công nghệ hiện đại lên, trí óc của con người phát triển, sáng chế ra

những thứ có thể đốt. Như vậy, tự nhiên đã cung cấp mọi thứ cho sự tồn tại của

xã hội, mọi thứ mà lao động của con người cần.

Tự nhiên và xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tự nhiên có thể tác động

thuận lợi hay gây khó khăn cho xã hội, có thể thúc đẩy hay kìm hãm cho xã hội

phát triển vì nó là nên tảng của xã hội.

2.1 Khái quát về môi trường và các tài nguyên thiên nhiên của nước ta:

2.11 Tài nguyên đ t c a Vi t Nam:ấ ủ ệ

Diện tích đất tự nhiên nước ta khoảng 33 triệu ha, được xếp thứ 57/200 nước. Nhưng

dân số đông ( khoảng 78 triệu người) nên diện tích đất bình quân mỗi người vào loại

thấp (0,5 ha) và xếp vào thứ 159.

Đất vùng đồi núi, dốc chiếm 22 triệu ha (67% diện tích cả nước), đất tốt có đất bazan

2,4 triệu ha chiếm 7,2% đất phù sa 3,0 triệu ha chiếm 8,7%. Đất nông nghiệp khoảng

7,36 triệu ha, trong đó 5,9 triệu ha trồng cây ngắn ngày như lúa, hoa màu, lương thực

thực phẩm ( số liệu từ năm 1994). Đất rừng khoảng 9,91 triệu ha. Ngoài ra, có khoảng

13,58 triệu ha chưa được sử dụng, trong đó chỉ có khoảng 400.000 ha có thể sử dụng

vào nông nghiệp, còn lại là đồi núi trọc và mặt nước ao hồ, sông suối. Diện tích đất

nông nghiệp những năm qua có tăng ít nhiều nhưng có lẽ so với tr lệ tăng dân số thì

vẫn giảm. Ngoài ra, đấ chuyên dùng như đất xây dựng, giao thông, thủy lợi, đất ở ngày

một tăng càng làm thu hẹp đất nông nghiệp. Trừ hai vùng đồng bằng sông Cửu Long,

sông Hồng và đất Tây Nguyên là đất tốt, những vùng đất còn lại đều có tiềm năng

năng suất thấp, lại bị rửa trôi, xói mòn, nhiễm mặn, nhiễm phèn; nhiều đất phì nhiêu đã

bị thoái hóa. Hơn một triệu ha bị xóa mòn, trơ xỏi đá, laterit hóa

Cơ cấu sử dụng đất ở Việt Nam cũng có xu hướng giống thế giới: tăng đất nông

nghiệp, giảm đất rừng, tăng đất chuyên dùng và đất trống đồi trọc. 55% diện tích đất tự

nhiên được sử dụng vào 4 mục đích cơ bản; nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyeen dụng

và các khu dân cư. Khoảng 7 triệu ha đất (21,113% diện tích đất tự nhiên) được sử

dụng vào các khu nông nghiệp như trồng cây hàng năm (5,5 triệu ha), trồng cây lâu

năm (1,1 triệu ha), đồng cỏ chăn nuôi (0,35 triệu ha). Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới,

mưa nhiều, nhiệt ddooj không khí cáo, khoáng hóa mạnh, dễ bị rửa trôi, xói mòn,

ruộng đất dễ bị thoái hóa, khó khôi phục lai trạng thái ban đầu

2.2 Tài nguyên n c Vi t Nam:ướ ở ệ

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam không phải là quốc gia mạnh về tài

nguyên nước bởi hơn 60% lượng nước bề mặt ở Việt Nam có nguồn gốc từ các nước

khác. Dù Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhưng khoảng một nửa dân số Việt

Nam vẫn chưa có đủ nước sinh hoạt. Những vấn đề nảy sinh từ biến đổi khí hậu cũng

tác động đến tài nguyên nước Việt Nam, làm gia tăng thách thức vốn đã rất nghiêm

trọng…

Báo cáo đánh giá ngành nước Việt Nam cho thấy, tổng lượng nước mặn hằng năm cửa

nước ta vượt tiêu chuẩn quốc tế, nhưng không đều giữa các mùa. Mùa khô ở Việt Nam

kéo dài và khắc nghiệt, lượng nươc trong thời gian này chỉ bằng khoảng 30% lượng

nươc cả năm. Vào thời ddierm này, khoảng một nửa trong số 16 lưu vực sông chính bị

thiếu nước – bất thường hoặc cục bộ.

Tình trạng khai thác quá mức cũng diễn ra ở Tây nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu

Long. Theo đánh giá của các nhà khoa học, một số tầng nước ngầm hiện nay chỉ còn

tồn tại được trong khoảng thời gian ngăn nữa.

Không chỉ suy thoái, tài nguyên nước còn ô nhiễm nghiêm trọng do nhiều nguyên

nhân. Tại Hà Nội, mỗi ngày thành phố thải ra khoảng 300.000 - 400.000m3 nước thải.

Tuy nhiên, lượng nước thải này không qua xử lý hoặc chỉ được xử lý sơ bộ trước khi

xả vào tuyến thoát nước chung, do đó nồng độ chất ô nhiễm ở một số điểm xả rất cao.

Ở TP Hồ Chí Minh, riêng lượng nước thải công nghiệp xả ra môi trường mỗi ngày là

400.000m3. Một số ngành công nghiêp hóa chất, phân bón, khai thác khoáng sản có

lượng nước thải lớn, chứa nhiều chát độc hại được thải trực tiếp ra các sông, ao, hồ,

kênh, rạch nên đã gây ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng.

Trên thực tế, tính trung bình, mỗi người Việt Nam có thể nhận 9.650 m3 nước/năm

trong khi mức trung bình thế giới là 7.400 m3. Tuy nhiên, xét về nguồn nước nội địa,

Việt nam chỉ đứng mức trung bình kém của thế giới với 3.600m3/người/năm, ít hơn

mức bình quân toàn cầu (4.000m3/người/năm). Nếu tính theo tiêu chí nguồn nước nội

địa, Việt Nam thuộc diện quốc gia thiếu nước. Điều đáng lo là, vì 63% tổng tài nguyên

nước mặt của chúng ta là ngoại lai, cụ thể ở lưu vực sông Hồng, nguồn nước ngoại lai

chiếm 50% tổng khối lượng nước bề mặt, còn ở lưu vực sông Cửu Long, con số này là

90% nên chúng ta không thể chủ động bảo vệ, khai thác và sử dụng nguồn nước, đặc

biệt là khi các quốc gia ở thượng nguồn ngày càng khai thác triệt để nguồn nước này.

2.3 Tài nguyên khoáng s n c a Vi t Namả ủ ệViệt Nam nằm ở vị trí giao nhau của 2 vành đai sinh khoáng: vành đai Tây Thái Bình

Dương và vành đai địa Trung Hải. Vì vậy tài nguyên khoáng sản của Việt Nam đa

dạng về chủng loại và tương đối phong phú. Theo kết quả điều tra đánh giá, thăm dò

khoáng sản ở nước ta đến nay đã phát hiện được trên 5.000 mỏ và điểm quặng với trên

60 loại khoáng sản khác nhau.

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều loại khoáng sản được khái

thác, chế biến để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu. Hoạt

động khoáng sản từng bước hướng tới gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu lợi nhuận, kinh tế

với trách nhiệm bảo vệ môi trường, an toàn lao động, bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

Ngành khai khoáng đóng góp GDP mỗi năm khoảng 10% - 11%, thu ngân sách nhà nước

khoảng 25%,  về cơ bản ngành này đã đáp ứng kịp thời nguyên liệu (than đá, thiếc, kẽm,

sắt, đồng, apatit v.v.) cho các ngành kinh tế sử dụng nguyên liệu khoáng (nhiệt điện,

ximăng, hóa chất, luyện kim...). Công nghiệp khai khoáng đã góp phần quan trọng trong

sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước.

Tuy nhiên, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản còn bộc lộ nhiều bất cập: Do chú

trọng vào kinh tế, nhất là tăng trưởng GDP, ít chú ý đến bảo vệ môi trường nên tình trạng

khai thác khoáng sản bừa bãi gây suy thoái môi trường và làm mất cân bằng sinh thái

đang diễn ra ở nhiều nơi; Gần 10 năm thực hiện Quyết định 64/2003/QĐ-TTg, nhưng đến

nay vẫn còn nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (vùng than Quảng Ninh);

Khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản chưa hợp lý, làm tổn thất, lãng phí tài nguyên

quốc gia và gây bức xúc, áp lực lớn cho xã hội ở khu vực có hoạt động khoáng sản; Lập

quy hoạch, kế hoạch, quyết định đầu tư dự án chưa tính toán đến các chi phí, lợi ích về

mặt xã hội và môi trường; Việc phân cấp cho các địa phương trong cấp phép, quản lý

khai thác, chế biến khoáng sản, bảo vệ môi trường đã được tiến hành, nhưng chưa thanh

tra, kiểm tra kịp thời để xử lý các vi phạm pháp luật; Tài nguyên khoáng sản là sở hữu

toàn dân, nhưng lợi ích từ hoạt động khoáng sản hiện tại chủ yếu thuộc về các công ty, cá

nhân khai thác, chế biến khoáng sản. Lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội chưa tương xứng với

giá trị tài nguyên; Tài nguyên của đất nước bị sử dụng lãng phí, trong khi thu ngân sách

được ít, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư phải gánh chịu hậu quả nặng nề về

kinh tế, xã hội và môi trường, cần được khắc phục.

Ví dụ điển hình:

Để sản xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ 8-10m3 đất phủ, thải từ 1 – 3 m3 nước thải mỏ.

Chỉ riêng năm 2006, các mỏ than của tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt

Nam đã thải vào môi trường tới 182,6 triệu m3 đất đá, khoảng 70 triệu m3 nước thải mỏ,

dẫn đến một số vùng của tỉnh Quảng Ninh bị ô nhiễm đến mức báo động như Mạo Khê,

Uông Bí, Cẩm Phả…

Trên các mỏ than thường có mặt với hàm lượng cao các nguyên tố Sc, Ti, Mn… Các

khoáng vật sulphua có trong than còn chứa Zn, Cd, HG.. làm cho bụi mỏ trở nên độc hại

với sức khỏe con người.

Khai thác quặng boxit chế biến thành alumin để luyện nhôm là một quy trình tiêu

tốn lượng nước và điện khổng lồ, đồng thời phát thải một lượng khí thải nahf kính và

bùn đỏ có sức hủy diệt môi trường rất ghê gớm. Chưa kể theo quy trình hiện nay,

muốn sản xuất một tấn nhôm cần phải có 2 tấn alumin, tức là phải khai thác ít nhất 4

tấn quặng boxit, Và quá trình này phải thải ra đến 3 tấn bùn đỏ là một chất thải cực kì

nguy hại, thậm chí chứa phóng xạ. Hiện nay, không có cách nào khác là chôn lấp bùn

đỏ ngay tại Tây Nguyên và với vị trí thượng nguồn của các con sông lớn, những bãi

bùn đó sẽ trở thành những núi bom bẩn, nếu xảy ra thiên tai và lũ quét.

2.4 Tài nguyên bi n c a n c ta:ể ủ ướ

Nước ta có đặc điểm ưu thế hơn rất nhiều so với các quốc gia khác là giáp với biển

Đông. Ngoài ý nghĩa về quân sự, về an ninh khu vực, biển đảo Việt nam còn chứa

lượng tài nguyên rất lớn. Trong tương lai, kinh tế biển sẽ quyết định phần quan trọng

nền kinh tế quốc dân. Dưới đây là khái quát về tài nguyên biển được ghi trong sách

“100 câu hỏi đáp dành cho tuổi trẻ Việt Nam”, của Ban Tuyên Giáo trung ương do

NXB Thông tin và Truyền Thông ấn hành.

Tài nguyên sinh vật

Biển Đông có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, có đến hơn 160.000 loài,

gần 10.000 loài thực vật và 260 loài chim sống ở biển. Trữ lượng các loài động vật ở biển

ước tính khoảng 32,5 tỷ tấn, trong đó, các loài cá chiếm 86% tổng trữ lượng.Vùng biển

Việt Nam có hơn 2.458 loài cá, gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có khoảng 110 loài

có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 5 triệu tấn/năm, trữ lượng

cá có thể đánh bắt hàng năm khoảng 2,3 triệu tấn. Các loài động vật thân mềm ở Biển

Đông có hơn 1.800 loài, trong đó có nhiều loài là thực phẩm được ưa thích, như: mực, hải

sâm,...

Tài nguyên phi sinh vật

Dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta, có tầm chiến lược quan trọng. Đến

nay, chúng ta đã xác định được tổng tiềm năng dầu khí tại bể trầm tích: Sông Hồng, Phú

Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Malay - Thổ Chu, Tư Chính  - Vũng Mây. Trữ lượng

dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn quy dầu. Ngoài dầu,

Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khai thác khoảng 3.000 tỷ m3/năm. Trữ lượng đã

được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m3 khí. Trữ lượng khí đã được

thẩm lượng, đang được khai thác và sẵn sàng để phát triển trong thời gian tới vào khoảng

400 tỷ m3.

Tài nguyên giao thông vận tải

Lãnh thổ nước ta có đường bờ biển chạy theo hướng Bắc - Nam dọc theo chiều dài đất

nước, lại nằm kề trên các tuyến đường biển quốc tế quan trọng của thế giới, có những

vụng sâu kín gió là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển và mở rộng

giao lưu với bên ngoài.

Tài nguyên du lịch

Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp là tiềm năng về du lịch lớn của

nước ta.Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển tạo nhiều

cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vụng, vịnh, bãi cát trắng, hang động,

các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên

thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng. Hệ thống gần 82 hòn

đảo ven bờ có diện tích trên 01 km2, trong đó 24 đảo có diện tích trên 10 km2 (10 - 320

km2), cách bờ không xa là những hệ sinh thái đảo hấp dẫn. Ở đây không khí trong lành,

nước biển trong và sạch, bãi cát trắng mịn. Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như

Phong Nha, Bích Động, Non Nước... Các di tích lịch sử và văn hoá như Cố đô Huế, phố

cổ Hội An, Tháp Chàm, nhà thờ đá Phát Diệm,... phân bố ngay ở vùng ven biển.

Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta tài nguyên biển phong phú và đa dạng nhưng ta vẫn

chưa biết cách bảo vệ nó một cách triệt để nhất. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên

và Môi trường cho thấy, hiện nay có từ 70 đến 80% lượng rác thải trên biển có nguồn gốc

từ lục địa khi các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu dân cư... xả nước thải, chất

thải rắn không qua xử lý ra các con sông ở vùng đồng bằng ven biển hoặc xả thẳng ra

biển. Điển hình như trong quá trình nuôi trồng thủy sản cũng làm phát sinh đáng kể lượng

chất thải rắn trực tiếp ra biển, nguồn thải chủ yếu là các loại phân bón, thức ăn nhân tạo

sử dụng trong nuôi trồng. Bình quân một ha nuôi tôm sẽ thải ra môi trường khoảng năm

tấn chất thải rắn và hàng chục nghìn m 3 nước thải trong một vụ nuôi. Với tổng diện tích

nuôi tôm hiện nay hơn 600 nghìn ha, thì sẽ có gần ba triệu tấn chất thải rắn thải ra mỗi

năm. Tình trạng ô nhiễm dầu do khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển không ngừng

gia tăng, đến nay đã ghi nhận được hơn 40 vụ, điển hình như vụ tai nạn tàu Neptune

Aries làm tràn 1.865 tấn dầu (năm 1994) tại cảng Sài Gòn đã gây ảnh hưởng tới hệ sinh

thái rừng ngập mặn Cần Giờ. Hàng loạt tàu thuyền du lịch chìm đắm tại Vịnh Hạ Long,

gây ô niễm cho sinh vật ở nơi đây,….

Ngoài ra, ý thức của du khách chưa cao, còn tình trạng vứt rác, thức ăn thừa bừa bãi trên

các bãi tắm, trong khi đó phần lớn rác thải sinh hoạt chưa được xử lý, nếu có xử lý chỉ

bằng phương pháp chôn lấp... ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường tự nhiên và chất

lượng nguồn nước tại các khu vực này. Điển hình như vùng đảo Cát Bà hiện không còn

xanh trong như vốn có, mà đang bị nguy cơ ô nhiễm môi trường sinh thái nghiêm trọng.

2.5 Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ở nước ta:

Rừng là một hệ sinh thái chứa đựng trong đó sự đa dạng sinh học phong phú nhất là rừng

nhiệt đới như Việt Nam. Bảo tồn đa dạng sinh học là một yếu tố vô cùng quan trọng

trong việc phát triển rừng và phát triển bền vững đất nước.

Hiện nay, sự giảm sút độ che phủ và chất lượng rừng là vấn đề đáng lo ngại ở nước ta.

Nếu như vào khoảng thế kỉ XX ở nước ta độ che phủ của rừng còn lại là 43% diện tích

đất tự nhiên. Thì sau 30 năm chiến tranh tiếp theo là giai đoạn mà rừng Việt Nam thu hẹp

khá nhanh. Thheo số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn, tính đến

thời điểm tháng 12 năm 2008, diện tích rừng cả nước là 13,1 triệu ha ( chiếm 38,7% tổng

diện tích rừng tự nhiên) bao gồm 10,3 triệu ha rừng tự nhiên và 2,8 triệu ha rừng trồng.

Mặc dù diện tích rừng, tăng từ 7,8 triệu ha ( năm 1981 ) lên 13,1 triệu ha ( năm 2008 )

nhưng hiện tượng mất rừng vẫn xảy ra ở khắp mọi nơi. Hiện tượng mất rừng và phá vỡ sự

gắn kết các mảng rừng làm cho rừng trở nên manh mú khá phổ biến tại các khu rừng

thiên nhiên.

Theo số liệu Báo cáo chương trình điều tra,theo dõi và đánh giá tài nguyên rừng trê toàn

quốc chu kì III, hơn 2/3 diện tích Việt Nam là rừng nghèo. Rừng giàu và rừng trung bình

chỉ chiếm 4,6% tổng diện tích rừng và phân bố ở vùng sâu vùng xa. Nhiều khu rừng ngập

măn và rừng Tràm tại vùng đồng bằng ven biển có vai trờ vô cùng quan trọng việc đa

dạng sinh học. Cơ hội tái tự nhiên có trữ lượng lớn thật cô lập và manh mún. Báo cáo

cũng cho thấy chất lượng và đa dạng sinh vật học rừng đang tiếp tục bị suy giảm. Trong

giai đoạn 1999-2005, diện tích rừng tự nhiên giảm 10,2 % và rừng trung bình giảm 13,4

%, Nhiều diện tích rừng tự nhiên rộng lớn tại vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ , Tây Bắc

đã bị mất trong giai đoạn 1991 – 2001.

Đa dạng sinh học là cơ sở quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các quốc

gia. Tuy nhiên trong những năm gần đây, trước sự tác động mạnh của biến đổi khí hậu

toàn cầu, đa dạng sinh học đã và đang bị ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng. Rồi đây,

trái đất sẽ nóng lên, mực nước biển cũng sẽ dâng cao hơn. Dựa vào một số nghiên cứu đã

thực hiện trên thế giới như ở quàn đảo Maldavis, Bangalades và một số vùng khác, kết

hơp với điều kiện thiên nhiên của Việt Nam, ta có thể dự đoán được hậu quả của biến đổi

khí hậu sẽ làm ảnh hưởng đến vùng ngập nước của bờ biển Việt Nam, nghiêm trọng nhất

là khu vực ngập mặn của Cà Mau, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu… Hai vùng đồng bằng

ven biển của nước ta, trong đó có rừng ngập mặn và hẹ thống ngập nước rất giàu có về

các lọi sinh vật nhjy cảm và dễ bị tổn thương. Mức nước biển dâng cao còn đe dọa đến sự

sống còn của rừng ngập mặn và các loài sinh vật trong đó. Khi mực nước biển dâng cao,

khoảng 68 khu vực đất ngập nước có tầm quan trọng quôc giasex bị ảnh hưởng nặng ,

nước biển sẽ xâm nhập sâu vào nội địa, giết chết nhiều loại động thực vật ngọt, ảnh

hưởng đến vùng nước sinh hoạt và hệ thống trồng trọt của nhiều vùng. Hệ sinh thái biển

sẽ bị tổn thương. Các rạn san hô là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển quan trọng,

là lá chắn chống xói mòn bờ biển và bảo vệ rừng ngập mawjnsex bị suy thaosi do nhiệt

độ nước biển tăng, đồng thời mưa hiều làm nước bị ô nhiễm phù sa và có thể có các chất

công nghiệp từ cửa sông đổ ra. Nhiệt độ tăng làm cho nguồn thuy sản, hải sản bị phân

tán. Các loài các nhiệt đới ( kèm theo giá trị kinh tế cao trừ cá ngừ) tăng lên, các loài các

cận nhiệt đới ( giá trị kinh tế cao) giảm ( thông báo Quóc gia lần thứ nhất). Các thay đổi

diễn ra trong hệ thống vật lí, hệ sinh học và hệ thống kinh tế xã hội đe dọa sự phát triển,

đe dọa cuộc sống của tất cả các loài, các hệ sinh thái. Biến đổi khí hậu, với các hệ quả

của nó như lũ lụt, thiên tai, hạn hán, cháy rừng… sẽ thúc đẩy cho sự suy thoái đa dạng

dạng một cách nhanh hơn, trầm trọng hơn, nhất là hệ sinh thái của rừng nhiệt đới không

còn nguyên vẹn và các loài đang nguy cấp với số lượng các thể ít, cũng vì thế mà tăng

nguy cơ tuyệt chủng động vật.

Từ những khái quát đến cụ thể của các dạng môi trường và tài nguyên thiên nhiên

nước ta, ta có thể rút ra những ý chính về thức trạng chung của môi trường Việt

Nam

3. Vấn đề môi trường ở Việt Nam

Chính phủ Việt Nam được sự giúp đỡ của các tổ chức Quốc tế đã xác định 8 vấn đề môi

trường bức bách nhất cần được ưu tiên giải quyết là:

Nguy cơ mất rừng và tài nguyên rừng đang đe doạ cả nước, và trong thực tế tai

hoạ mất rừng và cạn kiệt tài nguyên rừng đã xảy ra ở nhiều vùng, mất rừng là một thảm

hoạ quốc gia.

Sự suy thoái nhanh của chất lượng đất và diện tích đất canh tác theo đầu người,

việc sử dụng lãng phí tài nguyên đất đang tiếp diễn.

Tài nguyên biển, đặc biệt là tài nguyên sinh vật biển ở ven bờ đã bị suy giảm đáng

kể, môi trường biển bắt đầu bị ô nhiễm, trước hết do dầu mỏ.

Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái

v.v... đang được sử dụng không hợp lý, dẫn đến sự cạn kiệt và làm nghèo tài nguyên thiên

nhiên.

Ô nhiễm môi trường, trước hết là môi trường nước, không khí và đất đã xuất hiện

ở nhiều nơi, nhiều lúc đến mức trầm trọng, nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường phức tạp

đã phát sinh ở các khu vực thành thị, nông thôn.

Tác hại của chiến tranh, đặc biệt là các hoá chất độc hại đã và đang gây ra những

hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đối với môi trường thiên nhiên và con người Việt Nam.

Việc gia tăng quá nhanh dân số cả nước, sự phân bố không đồng đều và không

hợp lý lực lượng lao động giữa các vùng và các ngành khai thác tài nguyên là những vấn

đề phức tạp nhất trong quan hệ dân số và môi trường.

Thiếu nhiều cơ sở vật chất - kỹ thuật, cán bộ, luật pháp để giải quyết các vấn đề

môi trường, trong khi nhu cầu sử dụng hợp lý tài nguyên không ngừng tăng lên, yêu cầu

về cải thiện môi trường và chống ô nhiễm môi trường ngày một lớn và phức tạp.

4. Việt Nam chung tay bảo vệ môi trường:

Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động, ảnh hưởng trực

tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe, đời sống của con người. Môi trường cung cấp cho ta

không gian để sống, cung cấp nguồn tài nguyên để sản xuất và là nơi chứa đựng chất

thải.

Từ ngày xưa, khi chưa thể tự tạo ra các công cụ lao động, con người sống chủ yếu

bằng săn bắt và hái lượm, phụ thuộc vào những cái có sẵn trong thiên nhiên. Lâu dần,

khi cộng đồng người phát triển, những cái có sẵn từ thiên nhiên đã hết thì môi trường

lại là nơi cung cấp cho họ nguyên liệu để sản xuất từ sản phẩm thô sơ nhất. Ngày nay,

cùng với sự phát triển của nhân loại, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, môi trường lại

cung cấp cho con người các nguyên liệu, nguồn tài nguyên để sản xuất.

Dù ở bất kỳ thời đại nào môi trường đều rất quan trọng đối với con người. Giữa môi

trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng

của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi môi trường. Hiện

nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Có thể thấy rằng, khí hậu ngày

càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước,

suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng… Đó là

các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt. Con người đã tác

động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải

nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự phân hủy.

Chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và vực nó dậy trước khi quá muộn. Bằng

những việc làm nhỏ, mỗi người trong chúng ta đều đã góp công sức của mình để bảo

vệ môi trường sống:

“Đối với cá nhân: Đầu tiên, bản thân mình phải thực hiện tốt những việc, thiết thực và

cụ thể như:

- Tiết kiệm điện, nước ở cơ quan cũng như ở nhà, tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi. Khuyến

khích mọi người sử dụng những bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tắt điện vào giờ trái đất,

tắt điện, quạt khi rời khỏi cơ quan, tránh để nước rò rỉ…

- Đối với rác thải: Hạn chế sử dụng túi nilon. Ở nhà nên phân loại rác, đối với những rác

thải như chai nhựa, giấy, túi nilon... gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, tiết kiệm được

nguồn tài nguyên. Ở cơ quan, nên tiết kiệm giấy, đọc kỹ văn bản trước khi in, tận dụng

giấy một mặt… Ở những nơi công cộng, không nên tiện tay vứt rác bừa bãi ra ngoài

đường, phải tìm nơi có thùng rác để vứt, khi đi chơi, picnic, nên thu dọn rác sạch sẽ, gọn

gàng và vứt đúng nơi quy định. Tránh vứt rác xuống dòng sông, lòng đường, hè phố.

- Đối với cây xanh: Không bẻ cành, ngắt phá cây xanh, trồng và chăm sóc cây xanh ở nhà

cũng như cơ quan, lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây

xanh nơi công cộng.

- Hạn chế đi xe máy khi không cần thiết…

- Đối với môi trường nước: Không vứt rác, xác chết động vật xuống dòng sông, ao hồ, bờ

biển…

Đối với phong trào thanh niên: Thanh niên là tầng lớp tiên phong, đi đầu trong mọi

phong trào và hoạt động. Thanh niên hãy cùng nhau kêu gọi mọi người chung tay giữ gìn

vệ sinh chung, cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống của chúng ta. Cụ thể, vào

các thành lập Đoàn thanh niên (26/3), môi trường thế giới (5/6), toàn thanh niên tổ chức

và phát động phong trào dọn vệ sinh lòng đường, hè phố, trồng và chăm sóc cây xanh,

tuyên truyền cho mọi người dân cùng tham gia thực hiện.

Đối với các hội đoàn thể, cơ quan chính quyền: Hội phụ nữ, nông dân, các cơ quan ban

ngành cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề môi trường; thường xuyên đưa các thông tin về

bảo vệ môi trường trong các buổi hội họp; tập trung dân ở từng địa phương, tuyên dương,

khen thưởng những gia đình thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường chung, những

cá nhân tiêu biểu đã đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Đồng thời, chúng ta

cần lên án, phê phán những trường hợp gây tác hại đến môi trường như vứt rác bừa bãi,

không tham gia đóng phí vệ sinh môi trường, nhổ cây, bẻ cành và ngắt phá cây xanh…,

xem xét về việc công nhận gia đình văn hóa hằng năm ở từng địa phương.”

KẾT LUẬNTự nhiên và xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng tác động lên nhau.

Xã hội là một bộ phận cơ bản của tự nhiên và tự nhiên là tiên đề để tồn tại và

phát triển của xã hội. Xã hội không ai khác mà chính là mỗi chúng ta. Mỗi một

công việc chúng ta làm đều ảnh hưởng rất nhiều với thiên nhiên đất mẹ. Tự

nhiên có trở nên tốt đẹp hay không đều do một phấn suy nghĩ và hành động của

chúng ta. Hiện nay, trái đất đang dần nóng lên, vấn đề môi trường chưa bao giờ

cấp bách ngay như lúc này đây, không chỉ Việt Nam mà các nước trên thế giới

hãy cùng nhau chung tay để bảo vệ và khôi phục phần nào môi trường sống, Vì

môi trường là ngôi nhà to lớn của chúng ta. Mỗi hành động của ta, dù là việc

nhỏ nhất cũng ảnh hưởng đến tự nhiên.