thu y c2. hội chứng nhiễm trùng

24
Bệnh Trên Vật Nuôi Người thực hiện : NGUYỄN KHÁNH AN Lớp : Sinh - KTNN k16 11/3/22 03:07 AM bài thực hành số 2 1

Upload: sinhky-hanam

Post on 29-Jun-2015

433 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Thu y   c2. hội chứng nhiễm trùng

04/14/2023 12:04 AMbài thực hành số 21

Bệnh Trên Vật Nuôi

Người thực hiện : NGUYỄN KHÁNH AN

Lớp : Sinh - KTNN k16

Page 2: Thu y   c2. hội chứng nhiễm trùng

04/14/2023 12:04 AMbài thực hành số 22

Hội chứng nhiễm trùng ở vật nuôi

Các bệnh nhiễm trùng gia súc, gia cầm thường

xuyên xảy ra do Staphylococcus, Streptococcus,

E. coli… Vi khuẩn xâm nhập trong các trường hợp

thiến hoạn, gia súc cắn mổ nhau, môi trường mất vệ sinh.

Page 3: Thu y   c2. hội chứng nhiễm trùng

04/14/2023 12:04 AMbài thực hành số 23

Sau khi sinh đẻ, các loại vi khuẩn xâm nhập và phát

triển trong cơ quan sinh dục, gây hiện tượng nhiễm

trùng cho cơ thể. Ngoài ra, các dịch sản sinh trong

quá trình sinh đẻ là môi trường rất tốt cho vi khuẩn

phát triển, gây ra quá trình sinh mủ trong cơ quan

sinh dục, dễ dàng dẫn đến cơ thể bị nhiễm độc.

Các bệnh nhiễm khuẩn thường xảy ra sau các phẫu

thuật nếu như không bảo đảm vô trùng trong phẩu

thuật và giữ vệ sinh sạch sẽ sau phẫu thuật.

Do các vết thương ngoài da, sây sát, bỏng, dự ứng…

và vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể qua vết

thương. Nếu không điều trị kịp thời, con vật sẽ chết do

nhiễm trùng huyết hay huyết nhiễm mủ.

Page 4: Thu y   c2. hội chứng nhiễm trùng

04/14/2023 12:04 AMbài thực hành số 24

1.Triệu chứng

Con vật mệt mỏi, ăn ít, có con sốt cao, nhiễm khuẩn nặng gây rối loạn tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, nhất là rối loạn trao đổi chất.

Nếu không điều trị kịp thời có thể sẽ giảm sức đề kháng, dễ nhiễm khuẩn thứ phát và có thể chết do nhiễm trùng huyết hay huyết nhiễm mủ.

2.Điều trị

- Rửa vết thương bằng các dung dịch thuốc tím 0,1%, Rivanol 1-2% hoặc nước oxy già (H2O2) 1%.

- Xoa lên mặt vết thương bằng các thuốc sau:

Mỡ kháng sinh, bột Sulfamid, dung dịch Lugol 0,1%

Hay hỗn hợp: Sulfamid 9 phần, Iodoforme 1 phần, Vaselin vừa đủ để tạo thành hỗn hợp sền sệt.

Hoặc: Sous nitrat bismuth 2 phần, Sulfamid 1 phần, Vaselin (hay dầu parafin) vừa đủ để tạo thành hỗn hợp sền sệt.

Page 5: Thu y   c2. hội chứng nhiễm trùng

04/14/2023 12:04 AMbài thực hành số 25

3.Một số bài thuốc đông y Bài 1: Có thể thay thuốc đỏ bôi tại chỗ

Tô mộc (gỗ vang) 200g

Trầu không 200g

Phèn chua 200g

Tô mộc chẻ nhỏ nấu với 1 lít nước, lấy 500ml dịch. Trầu không thái nhỏ đun với 1 lít nước, lấy 500ml. Trộn 2 dung dịch thuốc với nhau sau đó hòa tan 20g phèn chua vào đun sôi cho tan hết phèn, đóng chia dùng dần. Sau khi rửa sạch vết thương nhiễm trùng bằng nước muối 1-2%, thấm khô vết thương, dùng bông tẩm dung dịch thuốc bôi vào hoặc đắp vào vết thơơng ngày 2 lần đến khi khỏi.

Bài 2: Lá mỏ quạ: 200g

Rửa sạch, giã nhuyễn rồi đắp vào vết thương mỗi ngày 1 lần.

Bài 3:

Lá sài đất 50g

Lá tâm biến (cây sống đời) 50g

Rửa sạch, giã nhuyễn, đắp vào vết thương, ngày thay một lần.

Page 6: Thu y   c2. hội chứng nhiễm trùng

04/14/2023 12:04 AMbài thực hành số 26

Bệnh uốn ván trên gia súc Bệnh uốn ván trên gia súc do loài vi khuẩn này yếm khí gây ra nhiễm

trùng vết thương và gây nguy hiểm đến tính mạng gia súc. Loài vi khuẩn này có khả năng hình thành nha bào ở ngoài môi trường, có sức đề kháng cao nên có khả năng tồn tại hàng chục năm trong đất. Nha bào xâm nhập vào cơ thể qua vết thương, vết thiến, vết cắt rốn, đường sinh dục bị tổn thương, gặp điều kiện yếm khí sẽ phát triển thành khuẩn gây bệnh

H3 ngựa bị bệnh uốn ván; bình thường,

người ta tìm thấy C tetani trong đương tiêu

hóa

Page 7: Thu y   c2. hội chứng nhiễm trùng

04/14/2023 12:05 AMbài thực hành số 27

Điều trị: cần phát hiện sớm, chẩn đoán kịp thời, điều trị khẩn cấp (tỉ lệ tử vong ở

người: 40-50% ca bệnh)

+ Tiêm: kháng độc tố uốn ván, giải độc tố uốn ván, kháng sinh (tiêm 3 vị trí khác nhau)

+ Mở rộng & vệ sinh vết thương

+ Để bệnh súc nơi yên tĩnh, ánh sáng dịu, truyền dung dịch điện giải, bơm thức ăn lỏng, thường xuyên trở mình, xoa bóp cơ

+ Có thể dùng thêm thuốc chống co giật, trợ hô hấp, an thần

Trực khuẩn C .tetani

Page 8: Thu y   c2. hội chứng nhiễm trùng

04/14/2023 12:05 AMbài thực hành số 28

Phòng bệnh:+ Thường xuyên quan sát để phát hiện, xử lý, chăm

sóc vết thương; tuân thủ nguyên tắc vô trùng khi

tiêm truyền, phẫu thuật, thiến hoạn

+ Vaccin: người có nguy cơ nhiễm bệnh cao (làm

ruộng, chăn nuôi, bác sĩ thú y, công nhân vệ sinh,

thanh niên xung phong, phụ nữ ở lứa tuổi sinh

đẻ…), động vật quý, gia súc trong vùng có nguy cơ

nhiễm bệnh cao… nên được tiêm vaccin; C. tetani

không tạo miễn dịch nên sau khi khỏi bệnh vẫn phải

dùng vaccin

Page 9: Thu y   c2. hội chứng nhiễm trùng

04/14/2023 12:05 AMbài thực hành số 29

Bệnh nấm da lông trên gia súc

Bệnh do một số loài nấm ký sinh ở da và lông gây ra, trong điều

kiện nóng ẩm của nước ta bệnh thường xảy ra ở bê, nghé dưới một

năm tuổi. Các khuẩn ty và bào tử nấm xâm nhập vào da lông do

gia súc tiếp xúc môi trường chuồng trại, bãi chăn thả, dụng cụ,

thức ăn có mầm bệnh hoặc gia súc đang bị nhiễm nấm

Page 10: Thu y   c2. hội chứng nhiễm trùng

04/14/2023 12:05 AMbài thực hành số 210

Triệu chứng: Thể hiện ba dấu hiệu đặc trưng:

- Các mụn sùi loét trên da có phủ vảy vàng xám hoặc nâu sẫm, cạy

vảy ra, phía dưới có loét đỏ. Các đám da sần sùi loét có thể tập trung

từng đám hoặc riêng rẽ.

- Các đám da bị sần sùi, nhăn nheo, dầy cộm trên mặt da nhưng

không bị lở loét, lông rụng từng đám.

- Trên da nổi các mụn cóc to nhỏ khác nhau bị sừng hoá sần sùi màu

xám hoặc nâu nhạt rải rác ở hai bên sườn, mông, vai và thường gặp ở

bê, nghé 6 - 12 tháng tuổi.

Page 11: Thu y   c2. hội chứng nhiễm trùng

04/14/2023 12:05 AMbài thực hành số 211

Phòng bệnh:- Tắm chải gia súc hàng ngày

- Chuồng trại khô ráo, tháng mát, có sân bãi chăn thả cho gia súc

tắm nắng. Định kỳ sát trùng chuồng trại bằng Vimekon 1/200, 15

ngày/lần.

- Thường xuyên kiểm tra phát hiện gia súc bệnh để cách ly điều trị

Page 12: Thu y   c2. hội chứng nhiễm trùng

04/14/2023 12:05 AMbài thực hành số 212

Điều trị:

- Dùng Vimekon pha nồng độ 1/100 bôi vào các đám da lông bị nấm

, mỗi ngày 1 - 2 lần, bôi liên tục cho đến khi khỏi bệnh.

- Phối hợp tiêm Penstrep – suspension 1ml/20kg thể trọng và

Vemectin 1ml/15kg trọng lượng để phòng nhiễm trùng và ve. ghẻ

gây bệnh kế phát.

- Giữ không cho ruồi, mòng bu đậu và tiêm thêm Poly AD để chỗ da

tổn thương chóng hồi phục

Page 13: Thu y   c2. hội chứng nhiễm trùng

04/14/2023 12:05 AMbài thực hành số 213

Một số bệnh khác

A. Bệnh cảm nắng ơ gia súc

Thời tiết vào mùa hè thường nắng nóng, nhiệt độ môi trường lên

cao, bức xạ nhiệt lớn khiến cho việc thải nhiệt của cơ thể gia súc bị

cản trở, dẫn đến thân nhiệt gia tăng quá mức dễ gây ra bệnh cảm nóng.

• khi để ánh nắng chiếu lâu vào

gia súc ,đặc biệt chiếu trực tiếp

vào vùng đầu sẽ gây ra cảm

nắng cho nó

Page 14: Thu y   c2. hội chứng nhiễm trùng

04/14/2023 12:05 AMbài thực hành số 214

Triệu chứng: - Gia súc đang ở ngoài trời nắng tỏ ra mệt mỏi, thân nhiệt tăng cao có thể lên trên 410C, choáng váng, chân đi lảo đảo. Gia súc thở nhanh, lúc thở chậm, tim đập nhanh có khi bị loạn nhịp.

- Các triệu chứng trên kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ cộng với nhiệt độ môi trường vẫn cao sẽ có các biểu hiện sau:

+ Gia súc khó thở, mũi banh ra.

+ Tĩnh mạch cổ nổi rõ.

+ Niêm mạc tím tái.

+ Gia súc nằm liệt, co giật và bị hôn mê.

- Khi bệnh đã nặng, không có biện pháp chữa trị kịp thời để gia súc thân nhiệt tăng cao hơn 43oC, sùi bọt mép, có khi trào máu ra và chết

Page 15: Thu y   c2. hội chứng nhiễm trùng

04/14/2023 12:05 AMbài thực hành số 215

Điều trị Nhanh chóng đưa gia súc vào chỗ thoáng mát hoặc tạo bóng mát tại

chỗ che cho gia súc. Dùng nước mát dội toàn thân, đầu tiên dội vào

vùng đầu, dội nhiều lần đến khi đầu hạ nhiệt tiếp đến các vùng khác

trên thân. Đặc biệt nếu sử dụng nước để lạnh hoặc đá thì việc hạ

nhiệt cho gia súc càng có hiệu quả nhanh.

- Dùng thuốc trợ sức, trợ lực như đường Glucoza, Cafein, Vitamin C.

- Cho uống hạ sốt (Paracetamol 20mg/kg thể trọng).

- Để cho gia súc nghỉ ngơi, không làm việc 4 - 5 ngày.

Page 16: Thu y   c2. hội chứng nhiễm trùng

04/14/2023 12:05 AMbài thực hành số 216

Biện pháp phòng bệnh - Với gia súc vào mùa hè cần có chế độ quản lý thích hợp: không chăn thả và làm việc ngoài trời nắng gắt trong thời gian lâu.

- Mật độ chuồng nuôi vừa phải, cần đảm bảo độ thông thoáng, nên sử dụng vật liệu ít hấp thụ nhiệt để làm mái (mái ngói, mái lá...).

- Nhiệt độ môi trường quá cao hạn chế cho gia súc ăn no, nên cho uống đủ nước và tắm mát.

- Khi vận chuyển gia súc tốt nhất vào lúc trời mát, thành thùng xe làm trấn xong để tăng độ thông thoáng, có mái che

Page 17: Thu y   c2. hội chứng nhiễm trùng

04/14/2023 12:05 AMbài thực hành số 217

Một số bài thuốc nam Bài 1:

Bột sắn dây: 100 g

Nước sạch: 300 ml

Hoà tan hết cho gia súc uống thay nước, sau đó khoảng 1 giờ cho uống tiếp.

Bài 2:

Rau diếp cá: 100g

Rau má: 100g

Rửa sạch, giã nhỏ, cho vào 200 ml nước khuấy đều vắt lấy nước, chia

làm 2 lần uống trong ngày.

Page 18: Thu y   c2. hội chứng nhiễm trùng

04/14/2023 12:05 AMbài thực hành số 218

B: Bệnh cảm nóng

Bệnh thường phát ra vào mùa nắng nóng. Sự gia tăng nhiệt độ của cơ thể quá mức cho phép làm xuất hiện căn bệnh này

1) Nguyên nhân gây bệnh

- Khi nhiệt độ trong chuồng trại, trong toa xe vận chuyển thú quá nóng, nhất là lúc ẩm độ của không khí cao, sự thải nhiệt không hữu hiệu làm tăng thân nhiệt thú.

- Do thú phải vận động, làm việc trong điều kiện nhiệt độ môi trường nóng, thiếu cung cấp nước uống hoặc nước quá nóng làm thú uống ít nước.

- Thú mập mỡ dễ nhạy cảm với bệnh như heo nuôi thịt, heo giống, gà thịt giai đoạn cuối khả năng thoát nhiệt kém nên dễ bị cảm nóng

Page 19: Thu y   c2. hội chứng nhiễm trùng

04/14/2023 12:05 AMbài thực hành số 219

2) Cách sinh bệnh

Sự gia tăng thân nhiệt cao hơn so với sức chịu đựng của gia súc và sự

mất nước nặng là hai yếu tố chính của bệnh cảm nóng.

Nhiệt độ môi trường tăng cao, tăng thân nhiệt, thú gia tăng hô hấp để

thoát nhiệt dẫn đến giảm hàm lượng acid carbonic trong máu, máu

trở nên kiềm, hồng cầu bị phá vỡ, tạo stress do đó bệnh này còn gọi

là stress nhiệt.

Trường hợp nhiệt độ môi trường tăng cao mà gia súc lại thiếu nước

uống, cơ thể gia súc không thể thoát nhiệt, thân nhiệt tăng cao vượt

ngưỡng chịu đựng của hệ thần kinh, hệ thần kinh bị kích thích trong

giai đoạn đầu sau đó vài giờ thần kinh sẽ rơi vào trạng thái ức chế,

thú không thể thở, tim đập yếu rồi chết (còn gọi là hiện tượng shock nhiệt)

Page 20: Thu y   c2. hội chứng nhiễm trùng

04/14/2023 12:05 AMbài thực hành số 220

3) Triệu chứng

Bệnh thường xuất hiện khá đột ngột, có thể trên nhiều con trong bầy,

hoặc chỉ một vài con. Thường những con thú mệt mỏi, thú đang nhiễm

bệnh dễ mẫn cảm với bệnh này hơn.

- Hiện tượng stress nhiệt: thú ăn yếu, thở nhiều, uống nhiều nước, dể

- nẫm cảm với các bệnh thông thường, năng suất giảm, đẻ non, sảy thai.

- Hiện tượng shock nhiệt:

• Triệu chứng đầu tiên là thú tỏ ra rất mệt mỏi, nằm một chỗ, nhịp thở

tăng rất nhanh và thở cạn.

• Toàn thân thú đỏ ửng (có thể nhìn thấy trên heo lông trắng, niêm mạc xung huyết).

• Thân nhiệt tăng lên rất cao, có thể lên hơn 41 độ C.

• Tim đập rất nhanh, mạch lặn.

Page 21: Thu y   c2. hội chứng nhiễm trùng

04/14/2023 12:05 AMbài thực hành số 221

Các triệu chứng trên kéo dài từ 30 – 60 phút, nếu không có biện

pháp chữa trị và nhiệt độ môi trường vẫn cao thì tình trạng bệnh sẽ

nặng thêm với các biểu hiện sau:

• Thú thở khó, mũi banh ra để thở, tần số hô hấp rất cao.

• Tim đập yếu mạch chìm do máu bị cô đặc.

• Niêm mạc trở nên tím tái.

• Cơ nhai co giật.

• Đối với heo có thêm triệu chứng nôn mữa.

• Thú nằm liệt, sau cùng các cơ co giật, đồng tử mở rộng, hôn mê rồi chết.

• Khi chết có triệu chứng sùi bột mép, có khi lẫn máu.

Page 22: Thu y   c2. hội chứng nhiễm trùng

04/14/2023 12:05 AMbài thực hành số 222

4) Tiên lượng

Bệnh dễ chữa khỏi nếu phá hiện sớm (stress nhiệt), và điều trị đúng

mức. Nếu để quá nặng thú sẽ chết do trở ngại tuần hoàn, máu cô

đặc kèm theo xung huyết và thủy thủng ở phổi, gây nên trạng thái

thiếu Oxy quá nặng. Sự mất nước và thiếu Oxy gây tích tụ nhiều

vật trung gian trong các tế bào, gây ngộ độc toàn thân. Do đó, thú

có thể chết sau vài giờ hoặc vài ba ngày sau khi mắc bệnh .

5) Chẩn đoán

Cần phân biệt cảm nóng với cảm nắng. Ở bệnh cảm nắng, nhiều khi

thân nhiệt không tăng quá cao, còn ở bệnh cảm nóng triệu chứng

thần kinh không mạnh mẽ bằng bệnh cảm nắng

Page 23: Thu y   c2. hội chứng nhiễm trùng

04/14/2023 12:05 AMbài thực hành số 223

6) Điều trị- Nhanh chóng hạ nhiệt độ cho cơ thể thú, bằng các biện pháp đưa thú vào nơi thông thoáng, dùng nước lạnh dội vào đầu, sau đó dội toàn thân nhiều lần, cấp thuốc hạ sốt để tăng cường sự giải nhiệt:

Paracetamol: 20 mg/kg thể trọng/lần. Ngày cho uống 2 lần.

Anagil: 10 mg/kg thể trọng, chích bắp ngày 2 lần

- Cấp nước cho thú bằng cách cho thú uống nước mát, đồng thời tiến hành tiêm truyền nước muối sinh lý vào tĩnh mạch hoặc xoang bụng.

- Trợ tim và trợ hô hấp cho thú bằng Caffeine hoặc Camphorate.

- Chích vitamine C liều cao (10 – 15 mg/kg thể trọng/lần. Ngày chích 2 lần.)

- Tương tự như cách điều trị bệnh cảm nắng, khi tình trạng bệnh lý giảm xuống, tiếp tục cấp đủ nước, thuốc trợ tim, trợ hô hấp và vitamine liều cao trong vài ngày

- Khi thú đã hồi phục, ăn uống được cần cho ăn thức ăn dễ tiêu, thức ăn chứa nhiều nước, giàu vitamin.

Page 24: Thu y   c2. hội chứng nhiễm trùng

04/14/2023 12:05 AMbài thực hành số 224

7) Phòng bệnh

- Khi xây dựng chuồng trại nên chú ý đến hai thông số quan trọng là nhiệt độ và độ thông thoáng. Nên sử dụng các vật liệu ít hấp thụ nhiệt để làm mái, mái cần làm cao, vách xây vừa phải, cần có chấn song để tăng độ thông thoáng. Giữa các dãy chuồng nên có khoảng cách thích hợp, có thể tiến hành trồng cây che mát xung quanh chuồng.

- Vào lúc nhiệt độ môi trường tăng quá cao, không nên cho thú ăn quá no, tắm mát cho thú bằng vòi xịt, hoặc dùng hệ thống phun sương, xịt nước lên mái chuồng và quan trọng nhất là cấp đầy đủ nước uống cho thú.

- Mật độ nuôi nhốt nên vừa phải.

- Tốt nhất nên vận chuyển thú vào lúc trời mát, xe nên chạy với tốc độ đều, thùng xe nên làm bằng chấn song để tăng độ thông thoáng. Không nên dừng xe quá lâu. Nếu vận chuyển trên lộ trình xa, chọn chỗ mát, dừng xe, cho thú ăn nhẹ và uống đầy đủ nước.