thÀnh phẦn loÀi vÀ phÂn bỐ cỦa thỰc vẬt ngẬp mẶn Ở … · tẠp chÍ khoa...

12
TP CHÍ KHOA HC, Đại hc Huế, Tp 75A, S6, (2012), 37-48 37 THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA THỰC VẬT NGẬP MẶN Ở ĐẦM LẬP AN, HUYỆN PHÚ LỘC , TỈNH THỪA THIÊN HUPhm Ngc Dũng 1 , Hoàng Công Tín 2 , Tôn Tht Pháp 2 1 Hi Khoa hc Kthut Lâm nghip Tha Thiên Huế 2 Trường Đại hc Khoa hc, Đại hc Huế Tóm tt. Bài báo trình bày kết qunghiên cu đánh giá hiện trng phân bthm TVNM đầm Lp An bng cách áp dụng các phương pháp sinh thái học truy n thng và công nghGIS. Kết qunghiên cứu đã xác định được 33 loài TVNM thuc 32 chi, 25 hthuc 2 ngành. Trong đó, một sloài trước đây đã được công bnhưng hiện không còn tìm thy như Bần chua (Sonneratia caseolaris) và Ô rô (Acanthus ilicifolius). Tuy nhiên, đã phát hin cây Dà quánh (Ceriops decandra) và xem là loài lần đầu tiên được ghi nhn tại đầm Lp An. TVNM Lp An hin chphân bthành tng mng ri rác các bãi đất ven bđầm và tp trung vào 5 khu vc chính. Vi shtrca công nghGIS, bản đồ sGIS hin trng lp phthảm TVNM đã được xây dng. Cùng vi các lp thông tin nn ca hcơ sở dliu GIS, các lp thuc tính chi tiết vslượng thành phần loài, loài ưu thế, din tích các thm TVNM ti 5 khu vực được xây dng slàm cơ sở cho vic qun lý, sdng, bo tn và phc hi thm TVNM vùng này. Tkhóa: thc vt ngp mặn, đầm Lp An, công nghGIS. 1. Đặt vấn đề Thc vt ngp mn (TVNM) là hsinh thái ven bi ển điển hình vùng bi n nhi t đới và á nhi ệt đới, nơi giao thoa giữa đất lin và bi ển, nơi nguồn phù sa, trầm tích được bi ttheo thi gian to nên một môi trường sng lý tưởng nhưng cũng đầy thách thc cho các loài sinh vt. Tht vy, TVNM là những loài cây đặc bi t kchình thái và đặc tính thích nghi với điều ki n sng. Bên cạnh đó, do sự gia tăng dân số nhanh chóng, sphát tri n ca hoạt động nuôi trng thy sản, khai hoang đất làm rung lúa và sphát tri ển nhanh chóng cơ sở htng của các đô thị ven bi ển đã gây suy thoái hsinh thái TVNM ca Vi t Nam. TVNM đầm Lp An tnh Tha Thiên Huế cũng nằm trong bi cảnh chung như vậy. Đầm Lp An thuc thtrấn Lăng Cô, có dạng như một túi nước l ớn ăn sâu vào đất li n, có di n tích mặt nước khong 1.655ha và bi t l p với các đầm phá khác trong hthống đầm phá ca tnh Tha Thiên Huế. T rước đây , ti bãi tri u khong 300 ha phía Tây và Đông của đầm, thm TVNM phát tri n khá tt, thành phn loài phong phú. Tuy nhiên, hi n nay thm TVNM đây đã b suy thoái nghiêm trng. Vì vy, nghiên

Upload: others

Post on 20-Aug-2020

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA THỰC VẬT NGẬP MẶN Ở … · TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 37-48 37 THÀNH PHẦN LOÀI VÀ

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 37-48

37

THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA THỰC VẬT NGẬP MẶN Ở ĐẦM LẬP AN, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Phạm Ngọc Dũng1, Hoàng Công Tín2, Tôn Thất Pháp2 1Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế

2Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Tóm tắt. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá hiện trạng phân bố thảm TVNM ở đầm Lập An bằng cách áp dụng các phương pháp sinh thái học truyền thống và công nghệ GIS. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 33 loài TVNM thuộc 32 chi, 25 họ thuộc 2 ngành. Trong đó, một số loài trước đây đã được công bố nhưng hiện không còn tìm thấy như Bần chua (Sonneratia caseolaris) và Ô rô (Acanthus ilicifolius). Tuy nhiên, đã phát hiện cây Dà quánh (Ceriops decandra) và xem là loài lần đầu tiên được ghi nhận tại đầm Lập An. TVNM ở Lập An hiện chỉ phân bố thành từng mảng rải rác ở các bãi đất ven bờ đầm và tập trung vào 5 khu vực chính. Với sự hỗ trợ của công nghệ GIS, bản đồ số GIS hiện trạng lớp phủ thảm TVNM đã được xây dựng. Cùng với các lớp thông tin nền của hệ cơ sở dữ liệu GIS, các lớp thuộc tính chi tiết về số lượng thành phần loài, loài ưu thế, diện tích các thảm TVNM tại 5 khu vực được xây dựng sẽ làm cơ sở cho việc quản lý, sử dụng, bảo tồn và phục hồi thảm TVNM ở vùng này.

Từ khóa: thực vật ngập mặn, đầm Lập An, công nghệ GIS.

1. Đặt vấn đề

Thực vật ngập mặn (TVNM) là hệ sinh thái ven biển điển hình ở vùng biển nhiệt đới và á nhiệt đới, nơi giao thoa giữa đất liền và biển, nơi nguồn phù sa, trầm tích được bồi tụ theo thời gian tạo nên một môi trường sống lý tưởng nhưng cũng đầy thách thức cho các loài sinh vật. Thật vậy, TVNM là những loài cây đặc biệt kể cả hình thái và đặc tính thích nghi với điều kiện sống. Bên cạnh đó, do sự gia tăng dân số nhanh chóng, sự phát triển của hoạt động nuôi trồng thủy sản, khai hoang đất làm ruộng lúa và sự phát triển nhanh chóng cơ sở hạ tầng của các đô thị ven biển đã gây suy thoái hệ sinh thái TVNM của Việt Nam. TVNM ở đầm Lập An tỉnh Thừa Thiên Huế cũng nằm trong bối cảnh chung như vậy.

Đầm Lập An thuộc thị trấn Lăng Cô, có dạng như một túi nước lớn ăn sâu vào đất liền, có diện tích mặt nước khoảng 1.655ha và biệt lập với các đầm phá khác trong hệ thống đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trước đây, tại bãi triều khoảng 300 ha ở phía Tây và Đông của đầm, thảm TVNM phát triển khá tốt, thành phần loài phong phú. Tuy nhiên, hiện nay thảm TVNM ở đây đã bị suy thoái nghiêm trọng. Vì vậy, nghiên

Page 2: THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA THỰC VẬT NGẬP MẶN Ở … · TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 37-48 37 THÀNH PHẦN LOÀI VÀ

38 Thành phần loài và phân bố của thực vật ngập mặn…

cứu đánh giá hiện trạng phân bố thảm TVNM ở đầm Lập An để nắm được thực trạng hiện nay của hệ thực vật này là công việc cấp thiết, có nhiều ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

2. Phương pháp nghiên cứu

- Chúng tôi đã thiết lập 20 ô tiêu chuẩn có kích thước 10 m x 10m gồm: Khu vực trong đường bờ Đông của đầm: 02 ô; khu vực mũi Doi: 12 ô; khu vực Hói Mít: 03 ô và khu vực Hói Dừa: 03 ô. Dọc theo mép đầm, những nơi TVNM phân bố thành từng dãi hẹp, chúng tôi tiến hành quan trắc toàn diện để xác định thành phần loài và đặc điểm phân bố của chúng.

- Tiến hành điều tra, thu mẫu theo các phương pháp nghiên cứu thực vật của Klein (1979), Thái Văn Trừng (1978), Nguyễn Nghĩa Thìn (1997, 2007) và Phan Nguyên Hồng (2003). Đồng thời, chúng tôi đã chụp ảnh tất cả mẫu vật cũng như hiện trạng hệ TVNM tại các địa điểm nghiên cứu.

- Phân tích mẫu và xác định tên loài theo phương pháp so sánh hình thái dựa trên các tài liệu chính của Phạm Hoàng Hộ (2001) và FAO (2008).

- Sử dụng máy định vị vệ tinh GPS 76CSx, công nghệ Viễn thám, GIS để xác định tọa độ các ô tiêu chuẩn, tọa độ các khu vực có TVNM và xây dựng bản đồ số hiện trạng TVNM ở đầm Lập An

- So sánh với kết quả nghiên cứu về hệ TVNM ở Lăng Cô trước đây của các tác giả Mai Văn Phô và Đoàn Ngọc Đính (1993); Nguyễn Khoa Lân (1999); Lê Thị Trễ và Phan Trung Hiếu (2002).

3. Địa điểm nghiên cứu

Toàn bộ đầm Lập An, những khu vực có sự hiện diện của TVNM.

4. Kết quả và bàn luận

4.1. Cấu trúc thành phần loài TVNM ở đầm Lập An.

Kết quả điều tra khảo sát hiện trạng đã xác định được ở đầm Lập An hiện có 33 loài TVNM thuộc 32 chi, 25 họ thuộc hai ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta) (bảng 4.1).

Bảng 4.1. Danh lục thành phần loài TVNM ở đầm Lập An

Stt Tên họ Stt

Tên loài Dạng sống

Nhóm thực vật

Tên phổ thông

Tên khoa học

(1) Ngành Dương xỉ - Polypodiophyta

1. Pteridaceae Họ Ráng

Page 3: THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA THỰC VẬT NGẬP MẶN Ở … · TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 37-48 37 THÀNH PHẦN LOÀI VÀ

PHẠM NGỌC DŨNG, HOÀNG CÔNG TÍN, TÔN THẤT PHÁP 39

1 Ráng đại Acrostichum aureum L. C MS

(2) Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta

2. Aizoaceae Họ Ram đắng đất

2 Sam biển Sesuvium portulacastrum L. C MS

3. Apocynaceae Họ Trúc đào

3 Mướp sát Cerbera manghas L. G MAS

4 Cây Dừa cạn

Catharanthus roseus (L.) G. Don C MAS

4. Asteraceae Họ Cúc

5 Lúc ấn Pluchea indica (L.) Lees. C MAS

5. Bignoniaceae Họ Quao

6 Quao nước

Dolichandrone spathacea (L.f.) K.Schum.

G MS

6. Casuarinaceae Họ Phi lao

7 Phi lao (Dương liễu)

Casuarina equisetifolia Forst. G MAS

7. Caprifoliaceae Họ Kim ngân

8 Kim ngân nhật

Lonicera japonica Thunb.

8. Combretaceae Họ Bàng

9 Cóc vàng hoa trắng

Lumnitzera racemosa Wild. var. vacemosa

Gn MS

9. Convolvulaceae Họ Bìm bìm

10 Rau muống biển

Ipomoea pes-capre (L.) Sweet. DL MAS

10. Clusiaceae Họ Bứa

11 Mù u Calophyllum inophyllum L. G MAS

12 Bứa cát Garcinia schefferi Piere G MAS

11. Fabaceae Họ Đậu

Page 4: THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA THỰC VẬT NGẬP MẶN Ở … · TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 37-48 37 THÀNH PHẦN LOÀI VÀ

40 Thành phần loài và phân bố của thực vật ngập mặn…

13 Cóc kèn Derris trifolia Lour. DL MAS

14 Me nước, Đậu biển

Dalbergia cadenatensis (Denst). Prain

DL/ Bu

MAS

12. Lauraceae Họ Long não

15 Bời lời nhớt

Litsea glutinosa (Lour.) C. Rob. G MAS

13. Malvaceae Họ Bông

16 Tra hoa vàng

Hibicus tiliaceus L. G MAS

17 Tra lâm vồ

Thespesia populnea (L) Soland. Ex Correa

G MAS

14. Melastomataceae Họ Mua

18 Mua Melastoma sp. Bu MAS

15. Myrtaceae Họ Sim

19 Tràm Melaleuca cajeputi Powel G/Gn MAS

16. Phyllanthaceae Diệp Hạ Châu

20 Bồ cu vẽ Breynia fruticosa L. Benth MAS

17. Myrsinaceae Họ Đơn nem

21 Sú, Trá Aegiceras corniculatum (L.) Blanco.

Gn MS

18. Rhizophoraceae Họ Đước

22 Vẹt khang Bruguiera sexangula (L.) Lamk. G MS

23 Đước vòi Rhizophora Stylosa Griff. G MS

24 Dà quánh*

Ceriops decandra (Griff.) Ding Hou.

G MS

19. Rubiaceae Họ Cà phê

25 Dành dành

Gardenia jasminioides Ellis G MAS

20. Euphorbiaceae Họ Thầu dầu

26 Giá/ Chá Excoecaria agallocha L. G MS

Page 5: THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA THỰC VẬT NGẬP MẶN Ở … · TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 37-48 37 THÀNH PHẦN LOÀI VÀ

PHẠM NGỌC DŨNG, HOÀNG CÔNG TÍN, TÔN THẤT PHÁP 41

21. Goodeniaceae Họ Hếp

27 Cây Hếp Scaevola taccada (Gaertn). Roxb.

G MAS

22. Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa

28 Ngọc nữ biển

Clerodendrum inerme Gaertn. Bu MAS

23. Avicenniaceae Họ Mắm

29 Mấn ổi, mắm biển

Avicennia marina (Fossk.) Vierh. Bu MS

30 Mắm quăn

Avicennia lantana Ridley. Bu MS

Lớp Loa kèn – Liliopsida

24. Cyperaceae Họ Cói

31 Cỏ Cú biển

Cyperus stoloniferus Retz. C MAS

32 Năng Cyperus sp. C MAS

25. Pandanaceae Họ Dứa dại

33 Dứa dại Pandanus sp. G MAS

Ghi chú: (*) Loài mới bổ sung cho danh mục thành phần loài TVNM ở đầm Lập An

G: cây gỗ; GB: cây gỗ dạng bụi; Gn: cây gỗ nhỏ; C: cây thân cỏ; DL: dây leo;

MAS (Mangrove Associated Species): cây tham gia rừng ngập mặn; MS (Mangrove Species): cây ngập mặn chính thức.

Từ danh mục thành phần loài TVNM cho thấy hầu hết các loài cây đã được công bố trước đây. Tuy nhiên, cũng có một số loài trước đây đã được công bố nhưng hiện không còn tìm thấy, đó là loài Bần chua (Sonneratia caseolaris) và Ô rô (Acanthus ilicifolius). Theo kết quả nghiên cứu của Mai Văn Phô & Đoàn Ngọc Đính năm 1993 và thông tin từ người dân địa phương thì Bần chua (Sonneratia caseolaris) là loài cây có ở khu vực đầm Lập An, thế nhưng hiện nay, Bần chua không còn hiện diện; loài Ô rô (Acanthus ilicifolius) cũng vậy. Khảo sát của Lê Thị Trễ & Phan Trung Hiếu năm 2002 cũng cho biết không phát hiện được loài Ô rô.

Tuy nhiên, đã phát hiện được cây Dà quánh (Ceriops decandra), một loài cây ngập mặn chính thức (MS) và coi loài này được ghi nhận lần đầu tiên tại đầm Lập An. Đây là những cây dạng bụi, chiều cao khoảng 1m, đã cho quả. (hình 4.1a-b).

Page 6: THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA THỰC VẬT NGẬP MẶN Ở … · TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 37-48 37 THÀNH PHẦN LOÀI VÀ

42 Thành phần loài và phân bố của thực vật ngập mặn…

Hình 3.1. a-b Cây Dà quánh (Ceriops decandra) ở bờ phía đông Mũi Doi của đầm Lập An.

(a) cây; (b) cành mang hoa và trụ mầm.

4.2. Các vùng phân bố của TVNM ở đầm Lập An

Hiện nay TVNM ở đầm Lập An đã bị suy thoái khá nhiều, chỉ phân bố thành từng mảng rải rác ở các bãi đất ven bờ đầm, tập trung vào 5 khu vực chính như sau:

4.2.1. Khu vực bãi đất bồi phía Đông mũi Doi

Thảm TVNM ở đây khá phong phú và đa dạng về thành phần loài, nhưng diện tích nhỏ, chỉ khoảng 1,15ha. Tại đây có mặt của hầu hết các loài CNM được tìm thấy ở đầm Lập An như Đước (Rhizophora apiculata), Mắm (Avicennia marina), Sú (Aegiceras corniculatum), Vẹt khang (Bruguiere sexangula), Cóc vàng (Lumnitzera racemosa) và Giá (Excoecaria agallocha)... (Hình 4.2)

Hình 4.2. Thảm TVNM ở bãi đất bồi phía Đông mũi Doi

4.2.2. Khu vực bờ phía Tây mũi Doi

Thảm TVNM ở phía Tây mũi Doi có diện tích khá lớn, khoảng 5,7ha gồm các loài chính là Mắm (Avicennia marina), Đước (Rhizophora apiculata), Cóc vàng (Lumnitzera racemosa), Vẹt khang (Bruguiera sexangula) và Giá (Excoecaria

Page 7: THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA THỰC VẬT NGẬP MẶN Ở … · TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 37-48 37 THÀNH PHẦN LOÀI VÀ

PHẠM NGỌC DŨNG, HOÀNG CÔNG TÍN, TÔN THẤT PHÁP 43

agallocha). Đây là vùng ven bờ đầm thường xuyên ngập triều nên ở vùng triều thấp, quần thể Mắm (Avicennia marina) và Cóc vàng (Lumnitzera racemosa) phát triển ưu thế, tiếp; ở vùng đất triều cao bên trong Giá (Excoecaria agallocha) và Tra (Hibicus tiliaceus) là loài chiếm ưu thế (hình 4.3).

Hình 4.3. Thảm TVNM ở bờ phía Tây mũi Doi: Quần thể cây Mắm ưu thế phía ngoài (a), tiếp sau đó là quần thể Cóc vàng (b).

Về sự phân tầng: thảm TVNM ở đây không có sự phân tầng rõ ràng, chủ yếu là những cây gỗ nhỏ, cây bụi và thảm cỏ. Ven bờ đầm, chủ yếu là các loài TVNM thân gỗ nhỏ và bụi như Mắm (Avicennia marina), Sú (Aegiceras corniculatum), Đước (Rhizophora apiculata); tiếp đến ở vùng đất triều cao chủ yếu là các loài Tra (Hibicus tiliaceus), Giá (Excoecaria agallocha), Cóc kèn (Derris trifolia Lour). Ở các vùng đất, bãi bồi trống chủ yếu là thảm cỏ với các loài Sam biển (Sesuvium portulacastrum) và Cỏ cú biển (Cyperus stoloniferus) .

4.2.3. Khu vực phía trong đường bờ Đông của đầm và chân cầu Lăng Cô

Hình 4.4. Thảm TVNM ở bờ phía Tây mũi Doi của đầm Lập An (chỉ còn là các đám cây rải rác

phía trong đường ô tô và dưới chân cầu Lăng Cô)

TVNM ở đây chỉ còn là các đám cây rải rác, dọc theo đường bờ Đông và một số ở chân cầu Lăng Cô. Tổng diện tích các đám cây chỉ khoảng 1,18 ha, đang tiếp tục bị

Page 8: THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA THỰC VẬT NGẬP MẶN Ở … · TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 37-48 37 THÀNH PHẦN LOÀI VÀ

44 Thành phần loài và phân bố của thực vật ngập mặn…

thu hẹp và có nguy biến mất do khu vực này đã được đưa vào quy hoạch san lấp lấy mặt bằng để xây dựng các công trình hạ tầng, công trình dân dụng (đường giao thông, trạm y tế, trường học…) và làm nhà ở. (hình 4.4).

Các loài CNM chủ yếu là Cóc vàng (Lumnitzera racemosa), Giá (Excoecaria agallocha) và Tra (Hibicus tiliaceus). Đáng chú ý, vẫn còn tồn tại một số cây Đước (Rhizophora apiculata) ở vùng đất cao, trong vườn nhà của người dân, nhưng hầu như không có liên hệ trực tiếp với nước lợ mặn của đầm do bị ngăn cách hẳn bởi tuyến đường bờ đông ven đầm, chúng vẫn sống, nhưng không thấy ra hoa, kết quả.

4.2.4. Khu vực Hói Dừa

Thảm TVNM ở đây có diện tích khoảng 3,05ha, phân bố từ phía trong đường ô tô đến phía trong đường sắt (hình 4.5). Các loài TVNM chính thức ưu thế gồm có Ráng đại (Acrostichum aureum), Cóc vàng (Lumnitzera racemosa), Vẹt khang (Bruguiere sexangula), Sú (Aegiceras corniculatum), Giá (Excoecaria agallocha). Các loài TVNM tham gia có Tra (Hibicus tiliaceus) và Quao (Dolichandrone spathacea).

Hình 4.5. Thảm TVNM ở Hói Dừa: Phân bố từ phía trong đường ô tô đến phía trong đường sắt

Thảm TVNM khu vực này phân thành hai tầng chính. Tầng trên gồm cây gỗ nhỏ và cây bụi cao từ 1- 3m, với các loài tiêu biểu như Vẹt khang (Bruguiere sexangula), Giá (Excoecaria agallocha), Cóc vàng (Lumnitzera racemosa), Tra (Hibicus tiliaceus), Dứa dại (Pandanus sp.); tầng cây thảo ở dưới với các loài tiêu biểu như Ráng đại (Acrostichum aureum) và Rau muống biển (Ipomoea pes-capre).

4.2.5. Khu vực Hói Mít

Đây là khu vực triều cao nơi đổ ra của Hói Mít. Do chịu tác động lớn của hoạt động xây đắp ao nuôi tôm nên thảm TVNM ở khu vực này đã bị suy thoái rất nhiều. Hiện chỉ còn những loài thích sống ở vùng đất triều cao, ven bờ hói, bờ sông như Giá (Excoecaria agallocha), Quao (Dolichandrone spathacea), Tra (Hibicus tiliaceus), Ngọc nữ biển (Clerodendrum inerme), Cóc kèn (Derris trifolia) và Ráng đại (Acrostichum aureum), với diện tích phân bổ nhỏ khoảng 0,9 ha.

Page 9: THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA THỰC VẬT NGẬP MẶN Ở … · TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 37-48 37 THÀNH PHẦN LOÀI VÀ

PHẠM NGỌC DŨNG, HOÀNG CÔNG TÍN, TÔN THẤT PHÁP 45

TVNM ở đây phân thành hai tầng chính gồm tầng cây thân gỗ cao từ 1-5m chủ yếu được tạo nên bởi các loài Quao (Dolichandrone spathacea), Tra (Hibicus tiliaceus) và Giá (Excoecaria agallocha) và tầng cây thảo gồm các loài Rau muống biển (Ipomoea pes-capre) và Ráng đại (Acrostichum aureum) (hình 4.6).

Hình 3.6. Thảm TVNM ở Hói Mít (a): Sự phân tầng;

(b) các loài Giá và Tra phân bố ven bờ Hói Mít.

4.3. Bản đồ hiện trạng lớp phủ thảm TVNM ở đầm Lập An

Với sự hỗ trợ của công nghệ Viễn thám, GIS và máy định vị vệ tinh GPS 76CSx để xác định tọa độ các khu vực có TVNM, bản đồ số GIS hiện trạng lớp phủ thảm TVNM ở đầm Lập An đã được xây dựng. (hình 4.7)

Cùng với lớp thông tin nền của hệ cơ sở dữ liệu GIS, lớp thông tin bản đồ số với các thuộc tính chi tiết về số lượng thành phần loài, loài ưu thế, diện tích các thảm TVNM tại mỗi khu vực đã được thiết lập. (bảng 4.2)

Bảng 4.2. Diện tích các khu vực TVNM chính ở đầm Lập An

STT Khu vực phân bố Diện tích

(ha)

Tỷ lệ %

diện tích

1 Phía Bắc đầm (chủ yếu Ráng biển) 1,030 7,893

2 Phía Tây mũi Doi 5,729 43,900

3 Phía Đông mũi Doi 1,152 8,828

4 Phía trong đường bờ Đông và chân cầu Lăng Cô 1,183 9,065

5 Hói Dừa 3,049 23,364

6 Hói Mít 0,907 6,950

Tổng 13,050 100

Page 10: THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA THỰC VẬT NGẬP MẶN Ở … · TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 37-48 37 THÀNH PHẦN LOÀI VÀ

46 Thành phần loài và phân bố của thực vật ngập mặn…

Hình 4.7. Bản đồ hiện trạng thảm thực vật ngập mặn tại đầm Lập An

5. Kết luận

5.1. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận tại đầm Lập An hiện có 33 loài TVNM thuộc 32 chi, 25 họ, 02 ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). Ngành Dương Xỉ cũng chỉ có 1 họ và 1 loài, trong khi ngành Ngọc Lan có đến 24 họ, 32 loài. Trong số này loài Dà quánh (Ceriops decandra) được xem là loài bổ sung cho danh mục TVNM ở đầm Lập An và không phát hiện sự hiện diện của hai loài Bần chua và Ô rô ở đầm này.

5.2. TVNM ở đầm Lập An lớn nhất về diện tích và đa dạng nhất về thành phần loài cây so với những nơi khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

5.3. TVNM ở vùng này hiện tập trung ở 05 khu vực phân bố chính gồm: (i) khu vực bãi đất bồi phía Đông mũi Doi; (ii) Khu vực bờ phía Tây mũi Doi; (iii) Khu vực phía trong đường bờ Đông của đầm Lập An và chân cầu Lăng Cô; (iv) Khu vực Hói Dừa và (v) Khu vực Hói Mít.

5.4. TVNM ở đầm Lập An với diện tích phân bố chi tiết thảm TVNM tại mỗi khu vực đã được xây dựng làm cơ sở cho quản lý, sử dụng, bảo tồn và phục hồi thảm TVNM ở vùng này.

Page 11: THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA THỰC VẬT NGẬP MẶN Ở … · TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 37-48 37 THÀNH PHẦN LOÀI VÀ

PHẠM NGỌC DŨNG, HOÀNG CÔNG TÍN, TÔN THẤT PHÁP 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Võ Văn Chi, Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2007.

[2]. Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Như Khanh (bản dịch tiếng Việt), Phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1979.

[3]. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, Tập I, II, III, Nxb. Trẻ - Tp. Hồ Chí Minh, 2001.

[4]. Phan Nguyên Hồng (chủ biên), Rừng ngập mặn Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 1999.

[5]. Phan Nguyên Hồng, Phương pháp điều tra rừng ngập mặn, Sổ tay hướng dẫn giám sát và điều tra đa dạng sinh học, Nxb. Giao thông vận tải, (2003), 315 - 331.

[6]. Nguyễn Khoa Lân, Thực vật ngập mặn trong môi trường sinh thái ven biển Thừa Thiên Huế, Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên Huế, 2 (24), (1999), 34 – 39.

[7]. Mai Văn Phô, Đoàn Ngọc Đính, Các loài cây ngập mặn ở đầm Lăng Cô, Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ, Ban KH&KT Thừa Thiên Huế, Số 2 (1993), 105-108.

[8]. Nguyễn Nghĩa Thìn, Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 1997.

[9]. Hoàng Công Tín, Nghiên cứu đặc điểm phân bố, cấu trúc thảm TVNM và cỏ biển ở vùng đất ngập nước xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ Sinh thái học, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế, 2008.

[10]. Thái Văn Trừng, Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật - Hà Nội, 1978.

[11]. Phạm Minh Thư, Điều tra hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý cây ngập mặn Rú Chá, xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế dựa vào cộng đồng, Luận văn thạc sỹ Sinh thái học, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế, 2003.

[12]. Lê Thị Trễ, Phan Trung Hiếu, Nghiên cứu hiện trạng hệ TVNM ở Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Đại học Huế lần thứ nhất – Khoa học Tự nhiên, (2002), 140-144.

[13]. FAO and Wetlands International, Mangrove Guidebook for Southeast Asia. Printed by Dharmasarn Co., Ltd, 2007.

Page 12: THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA THỰC VẬT NGẬP MẶN Ở … · TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 37-48 37 THÀNH PHẦN LOÀI VÀ

48 Thành phần loài và phân bố của thực vật ngập mặn…

THE DISTRIBUTION AND SPECIES COMPOSITION OF MANGROVES AT LAP AN LAGOON, PHU LOC DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE

Pham Ngoc Dung1, Hoang Cong Tin2, Ton That Phap2

1Thua Thien Hue Forestry Science Association 2College of Sciences, Hue University

Abstract. The paper presents the assessment results of the status of mangrove distribution at Lap An lagoon by employing traditional ecological study methods and GIS techniques. 33 mangrove species of 32 genuses, 25 families belonging to two phyla have been identified. In particular, some species were previously reported but were no longer found in this survey such as Sonneratia caseolaris and Acanthus ilicifolius. The one species, however, Ceriops decandra is considered the first species recorded in this study area. Mangroves are scattered along the coastal lagoon and form five major areas. With the support of GIS techniques, a map of mangrove distribution has been established. Based on the GIS database of the region, other layers such as mangrove species, dominant species, the areas of five major mangrove areas have been developed as basic information for management, utility, conservation and restoration of mangrove ecosystem. It also provides useful data for sustainable social-economic development and climate change adaptation of the region.

Keywords: distribution, species composition, mangroves, Lap An lagoon.