nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia...

128
MC LC DANH MC KÝ HIU, CHVI T T T Ký hiu Tiếng Anh Din gii NMR Nuclear Magnetic Resonance Phcộng hưởng tht nhân 1 H-NMR Proton Magnetic Resonance spectroscopy Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton 13 C-NMR Carbon 13 Nuclear Magnetic Resonance spectroscopy Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon 13 DEPT Distortionless Enhancement by Polarisation PhDEPT HMBC Heteronuclear Multiple Bond Correlation Phtương tác dị ht nhân qua nhiu liên kết HSQC Heteronuclear Single Quantum Coherence Phtương tác dị ht nhân tr c tiếp H→C COSY Corrrlated Spectroscopy PhCOSY NOESY Nuclear Overhauser Effect Spectroscopy PhNOESY ESI-MS Electron Spr ay Ionization Mass Spectra Phkhối lượng ion hóa phun mù điện tTMS Tetramethylsilane

Upload: anhbotuong

Post on 23-Jan-2018

615 views

Category:

Education


15 download

TRANSCRIPT

Page 1: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

MỤC LỤC

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Tiếng Anh Diễn giải

NMR Nuclear Magnetic Resonance Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

1H-NMR Proton Magnetic Resonance

spectroscopy

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

proton

13C-NMR Carbon 13 Nuclear Magnetic

Resonance spectroscopy

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

cacbon 13

DEPT Distortionless Enhancement

by Polarisation

Phổ DEPT

HMBC Heteronuclear Multiple Bond

Correlation

Phổ tương tác dị hạt nhân qua

nhiều liên kết

HSQC Heteronuclear Single

Quantum Coherence

Phổ tương tác dị hạt nhân trực

tiếp H→C

COSY Corrrlated Spectroscopy Phổ COSY

NOESY Nuclear Overhauser Effect

Spectroscopy

Phổ NOESY

ESI-MS Electron Spray Ionization

Mass Spectra

Phổ khối lượng ion hóa phun

mù điện tử

TMS Tetramethylsilane

Page 2: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

DMSO Dimethyl sulfoxide

TT Số thứ tự

MeOH Methanol

EtOAc Ethylacetate

EC50

Effective Concentration at

50%

Nồng độ gây tác động sinh

học cho 50% đối tượng thử

nghiệm.

IC50 Inhibitory Concentration at

50%

Nồng độ ức chế 50% đối

tượng thử nghiệm

KB Human epidemic carcinoma Ung thư biểu mô

LU-1 Human lung carcinoma Ung thư phổi

MCF7 Human breast carcinoma Ung thư vú

Hep- G2 Hepatocellular carcinoma Ung thư gan

LNCaP Hormone dependent human

prostate carcinoma

Ung thư tuyến tiền liệt

δH Proton chemical shift Độ dịch chuyển hóa học của

proton

δC Carbon chemical shift Độ dịch chuyển hóa học của

carbon

s: Singlet d: Doublet t: Triplet q: Quartet

m: Multiplet dd: double doublet

Page 3: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Hình ảnh cây A. balansana ............................................................................ 9

Hình 1.2: Hình ảnh cây A. splendens ........................................................................... 10

Hình 1.3: Hình ảnh cây A. insularis ............................................................................. 11

Hình 1.4: Hình ảnh cây A. Incarnata ........................................................................... 12

Hình 2.3: Sơ đồ phân lập chất từ cặn chiết n-hexan và etyl axetat của cây cơm

nguội rạng ........................................................................................................................ 45

Hình 2.4: Sơ đồ phân lập chất từ cặn nước của cây cơm nguội rạng....................... 46

Hình 2.5:Sơ đồ phân lập chất từ cặn chiết etyl axetat của cây cơm nguội đảo ...... 52

Hình 2.6: Sơ đồ phân lập chất từ cặn nước của cây cơm nguội đảo ........................ 53

Hình 2.7: Sơ đồ phân lập chất từ cặn nước của cây cơm nguội thắm...................... 59

Hình 2.8: Sơ đồ phân lập chất từ cặn chiết etyl axetat của cây cơm nguội thắm ... 60

Hình 3.1: Cấu trúc hóa học của hợp chất AB-1 .......................................................... 66

Hình 3.2: Cấu trúc hóa học của hợp chất AB-2 .......................................................... 67

Hình 3.3: Cấu trúc hóa học của hợp chất AB-3 .......................................................... 68

Hình 3.4: Cấu trúc hóa học của hợp chất AB-4 .......................................................... 70

Hình 3.5: Cấu trúc hóa học của hợp chất AB-5 .......................................................... 71

Hình 3.6: Cấu trúc hóa học của hợp chất AB-6 .......................................................... 74

Hình 3.7: Phổ 1H-NMR của hợp chất AS-1 ............................................................... 76

Hình 3.9: Phổ HMBC của hợp chất AS-1 ................................................................... 77

Hình 3.11: Phổ COSY của hợp chất AS-1 .................................................................. 78

Hình 3.12: Cấu trúc hóa học của hợp chất AS-1 ........................................................ 79

Hình 3.13: Cấu trúc hóa học của các hợp chất AS-2, AS-3, AS-4, AS-5, AS-6, AS-

7 ........................................................................................................................................ 80

Hình 3.14: Cấu trúc hóa học của các hợp chất AS-8, AS-9, AS-10, AS-11, AS-12

........................................................................................................................................... 84

Hình 3.15: Phổ 1H-NMR của hợp chất AI-1 ............................................................... 89

Hình 3.16: Phổ 13C-NMR của hợp chất AI-1.............................................................. 90

Page 4: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Hình 3.18: Phổ HMBC của hợp chất AI-1 .................................................................. 91

Hình 3.20: Phổ ROESY của hợp chất AI-1................................................................. 93

Hình 3.22: Cấu trúc hóa học của hợp chất AI-1 ......................................................... 96

Hình 3.23: Các tương tác HMBC và COSY c ủa hợp chất AI-1 ............................... 96

Hình 3.24: Cấu trúc hóa học của các hợp chất AI-2, AI-3, AI-4, AI-5 ................... 98

Hình 3.25: Cấu trúc hóa học của các hợp chất AI-6, AI-7, AI-8, AI-9, AI-10, AI-

11 ....................................................................................................................................103

Hình 3.26: Cấu trúc hóa học của các hợp chất AI-12, AI-13, AI-14 .....................105

Hình 3.27: Cấu trúc hóa học của các hợp chất AInc-1, AInc-2, AInc-3, AInc-4,

AInc-5, AInc-6, AInc-7, AInc-8 .................................................................................107

Page 5: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

MỞ ĐẦU

Tài nguyên sinh vật trên thế giới rất phong phú và đa dạng. Đến nay con

người đã nhận biết và gọi tên được hơn một triệu loài sinh vật khác nhau. Việt

Nam là một nước nhiệt đới gió mùa, đa dạng về địa hình, thổ nhưỡng và đặc trưng

khí hậu khác nhau giữa các vùng miền nên là điều kiện thuận lợi để các loài sinh

vật phát triển đa dạng về số lượng các loài, phong phú về chủng loại. Trong đó có

nhiều thực vật có công dụng được sử dụng làm thuốc trong dân gian. Tổng kết các

công bố về hệ thực vật Việt Nam, đã ghi nhận có 15.986 loài thực vật khác nhau.

Trong đó có 4.528 loài thực vật bậc thấp và 11.458 loài thực vật bậc cao, có 10%

số loài thực vật là đặc hữu, hơn 3.200 loài cây được sử dụng trong y học dân tộc.

Họ Đơn nem (Myrsinaceae) là một họ thực vật khá lớn, bao gồm 35 chi và

khoảng 1400 loài, được phân bố rộng rãi khắp nơi, nhất là ở các nước có khí hậu

ôn đới và nhiệt đới, trong đó chi Cơm nguội (Ardisia) là chi lớn nhất, có khoảng

500 loài [1]. Kết quả nghiên cứu tài liệu cho thấy các loài Ardisia có nhiều hoạt

tính sinh học rất đáng quý, như: hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn, kháng virut,

hoạt tính chống oxi hóa, chống lao, antileishmania, chống đái tháo đường, bảo vệ

thần kinh, bảo vệ tim mạch, chống loãng xương và đặc biệt là hoạt tính gây độc tế

bào, chống ung thư rất tốt. Các hợp chất đã được phân lập từ một số loài Ardisia

có cấu trúc phong phú, bao gồm các tritecpen saponin, benzoquinon,

bisbenzoquinon, flavonoid, isoflavonoid, steroid, alkylphenolic, các dẫn xuất của

bergenin, các dẫn xuất của resorcinol…, trong đó có nhiều chất có cấu trúc mới.

Ở Việt Nam, họ Đơn nem có khoảng 140 loài và được phân thành 6 chi, gồm

có: Ardisia, Embelia, Maesa, Aegyceras, Rapanea và Myrsine, phân bố rộng rãi ở

khắp nơi trên toàn quốc, nhất là ở các vùng đồng bằng trung du. Chi lớn nhất trong

họ này là Ardisia có khoảng 98 loài [2]. Nghiên cứu về các loài thực vật này hầu

như chưa có ở Việt Nam, chúng chỉ mới được sử dụng trong phạm vi dân gian để

chữa bệnh. Các loài trong chi Ardisia thường có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu

Page 6: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

thũng và được sử dụng trong dân gian để chữa các bệnh viêm khớp, đòn ngã tổn

thương, sưng đau hầu họng, trị ỉa chảy, lậu, sốt rét, viêm ruột, loét dạ dày, mụn

nhọt ghẻ lở và trị các bệnh về gan [3, 4]. Do đó, với mong muốn tìm kiếm các hoạt

chất ứng dụng trong Y-Dược từ nguồn dược liệu Việt Nam, chúng tôi đã chọn các

thực vật chi Cơm nguội (Ardisia) họ Đơn nem (Myrsinaceae) làm đối tượng

nghiên cứu cho đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học

của một số loài Ardisia thuộc họ Myrsinaceae ở Việt Nam”.

Mục đích của đề tài:

1. Phân lập các hợp chất từ các bộ phân khác nhau của một số loài Ardisia thu hái

ở Việt Nam

2. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chât phân lập được dựa vào các phương

pháp phổ hiện đại.

3. Thăm dò hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn, gây độc tế bào của một số hợp

chất phân lập được.

Page 7: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. Đặc điểm hình thái và phân loại họ Đơn nem (Myrsinaceae) và chi

Ardisia ở Việt Nam

1.1.1. Họ Đơn nem (Myrsinaceae)

Họ Đơn nem là một họ lớn, trên thế giới có khoảng 35 chi và hơn 1400 loài,

phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của hai bán cầu như Ấn Độ,

Mianma, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan,

Malaysia, Philippin, New Zealand, Australia, Nam Phi, Nam Mỹ. Hệ thực vật trong

họ này chủ yếu là cây và những khóm cây bụi, đôi khi là những dạng leo bám. Tuy là

1 họ rộng song trong họ này chủ yếu là các chi: Ardisia, Embelia, Maesa,

Aegyceras, Rapanea và Myrsine. Một số chi được sử dụng như cây trồng, đôi khi

lại là cây trang trí, một số trong số đó còn được xếp vào hàng cây thuốc quý sử

dụng trong dân gian đã được báo cáo trong dược điển cây thuốc ở một số nước

trong việc diệt giun sán, tiêu diệt vi khuẩn… [64].

Họ Đơn nem là một trong những họ rất dễ nhận biết ngoài thiên nhiên, bởi

chúng mọc phổ biến dưới tán rừng, ven đường đi, một số loài gặp ở vùng đồi núi.

Chúng có dạng cây gỗ nhỏ hoặc bụi phân nhánh, thường cao khoảng 1-2 m, có khi

cao 6-12 m, một số loài cao 7-50 cm hoặc bụi không phân nhánh, rất ít khi cây

thảo, riêng chi Chua ngót (Embelia) có dạng bụi leo. Lá đơn mọc cách, không có

lá kèm, mép nguyên hoặc khía răng. Hoa tập trung ở đầu cành hoặc ở nách lá tạo

thành cụm hoa hình chùm, tán hoặc ngù. Tất cả các bộ phận của cây từ các bộ

phận dinh dưỡng như lá đến các bộ phận sinh sản như các thành phần của hoa hầu

hết đều có điểm tuyến hoặc dưới dạng đường gân rõ nhất là ở chi Đơn nem

(Mease) hoặc ở quả như chi Cơm nguội (Ardisia). Hoa phần lớn mẫu 4-5, ít khi

mẫu 6. Bầu thượng hoặc trung gặp ở chi Đơn nem. Quả hạch, hình cầu, một hạt

hoặc quả hạch nhiều hạt và hạt có cạnh (Mease). Tuy nhiên họ Đơn nem rất dễ

nhận biết các chi, nhưng khó khăn về phân biệt thành phân loài nhất là chi Cơm

nguội là chi lớn nhất (khoảng 101 loài ở Việt Nam) có những loài nhìn bằng mắt

Page 8: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

thường rất giống nhau, cho nên sự có mặt của điểm tuyến, hình dạng và vị trí cụm

hoa, cách sắp xếp lá đài là đặc điểm rất quan trọng để phân biệt các loài trong chi

Cơm nguội [4].

1.1.2. Chi Ardisia (Cơm nguội)

1.1.2.1. Đặc điểm thực vật chung của chi Ardisia

Ardisia là một chi lớn thuộc họ Myrsinaceae, chi lớn trên thế giới có

khoảng 500 loài, phân bố phần lớn ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, châu Á, số ít ở châu

Úc, các đảo Thái Bình Dương. Số lượng tuyệt đối của loài trong chi này, thêm sự

thiếu chính xác trong việc cập nhật số lượng loài đã phần nào gây ra những khó

khăn nhất định trong việc xác định mức độ loài trong chi này. Chi này được biết

đến như các vị thuốc dùng trong dân gian từ xa xưa, sử dụng lá, thân rễ, cành, đôi

khi là quả [25].

Ở Việt Nam chi Ardisia có khoảng 101 loài. Đặc điểm thực vật chung, cây

nhỏ, bụi hoặc nửa bụi gần với dạng cây thảo. Lá đơn, mọc cách, ít khi mọc đối

hoặc gần mọc vòng, phiến lá thường có điểm tuyến, mép nguyên hoặc khía răng

cưa tròn, giữa các răng có điểm tuyến, hoặc khía răng cưa nhỏ và nhiều. Cụm hoa

hình chùm, xim, tán, ngù ở đầu cành, nách lá hoặc ngoài nách lá. Hoa lưỡng tính,

thường mẫu 5, ít khi mẫu 4. Lá bắc nhỏ và sớm rụng. Lá đài thường hợp ở gốc, ít

khi rời, xếp van hay xếp lợp, thường có điểm tuyến. Cánh hoa hơi hợp ở gốc, ít khi

hợp đến 1/2 chiều dài, xếp vặn về phía phải, thường có điểm tuyến. Nhị đính ở

gốc ống tràng (hoặc đính ở giữa); chỉ nhị ngắn hơn cánh hoa, ít khi dài bằng hoặc

dài hơn; bao phấn hai ô, mở dọc, ít khi mở lỗ, trung đới thường có điểm tuyến.

Bầu thường hình cầu hoặc hình trứng; vòi nhị, chỉ nhị thường ngắn hơn cánh hoa;

núm hình chấm; noãn 3-12 hoặc nhiều hơn, xếp thành một vòng đến nhiều vòng.

Quả mọng dạng quả hạch, hình cầu hoặc hình cầu dẹt, thường có màu hồng, có

điểm tuyến, có lúc có gân tuyến. Hạt hình cầu, lõm ở gốc, hạt bao phủ bởi một cái

màng còn lại của giá noãn; nội nhủ sừng, phôi hình trụ mọc ngang hoặc thẳng [2,

4].

Page 9: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

1.1.2.2. Đặc điểm thực vật một số loài Ardisia nghiên cứu

1.1.2.2.1. Ardisia balansana – Cơm nguội balansa

Loài A.balansana được Yang miêu tả khoa học lần đầu năm 1989. Là loại cây

bụi nhỏ, có thân dễ bò, thân đứng thẳng cao 25-50(100) cm, có vảy hình khiên tròn.

Lá mọc cách hoặc gần như vòng, phiến hình mác ngược hoặc trứng ngược hẹp, 8-

20(26)x3-5,5(8) cm, dai, chóp lá tù, gốc hẹp từ từ và thành hình nêm, mặt trên

màu đen, nhẵn, trừ gân chính có lông, mép lá khía răng cưa nhỏ mịn, không đều;

gân bên khoảng 8-12 đôi; cuống lá có cánh. Cụm hoa chùy ở nách lá, dài 6-7(11)

cm; cuống hoa dài 3-7 mm, đạt đến 1cm khi mang quả. Lá đài 5, hình tam giác

hoặc trứng, có lông nhỏ và điểm tuyến. Cánh hoa 5, màu trắng sau trở thành hồng

nhạt; dài 3-4 mm, có điểm tuyến. Nhị 5, dài gần bằng cánh hoa, bao phấn có điểm

tuyến ở lưng. Bầu có lông; vòi ngắn hơn cánh hoa; noãn 4-5, 1 vòng. Quả hình cầu,

khi chín màu đỏ, đường kính 6-8 mm, có tuyến dọc, có lông, sau nhẵn [2, 4].

Phân bố: cây mọc ở rừng dày thường xanh lá rộng, khe đá, nơi ẩm ướt, bờ suối, ở

độ cao 1000-1500 m. Phân bố chủ yếu ở miền bắc Việt Nam, Vân Nam (Trung

Quốc) [2].

Mẫu nghiên cứu được thu tại Mẫu Sơn – Lạng Sơn – Việt Nam:

Hình 1.1: Hình ảnh cây A. balansana

Page 10: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

1.1.2.2.2. Ardisia splendens – Cơm nguội rạng

Ardisia splendens được Pitard miêu tả khoa học lần đầu năm 1930. Là loại cây

bụi, cao khoảng 1-1,2 m. Thân non tròn, mảnh, vỏ màu xám, có đường khía dọc.

Lá hình mác ngược hẹp, 8-15x1,5-4 cm, chóp lá nhọn hoặc tù, giảm dần dài và

men xuống cuống, mép cuộn xuống phía dưới; gân bên 8-12 đôi, hướng lên, gân

cấp III không rõ; cuống dài 5-8 mm, dẹp và có rãnh ở mặt trên. Cụm hoa hình

chùm dạng gần ngù tán ở đầu cành, dài 8-18 cm, trục thứ cấp dài 1-2 cm, mang ở

đầu nhiều hoa, xếp thành tán hoặc ngù; cuống hoa dài 5-8 mm, khi ra quả đạt đến

10 mm. Lá đài 5, hình tam giác, dài 1,5 mm, mép nguyên, xếp lợp không rõ; ống

dài 0,75 mm. Cánh hoa 5, dài 5-6 mm, hình thuôn, nhọn, mỏng, màu hồng; ống rất

ngắn. Nhị 5, dài 3 mm, chỉ nhị ngắn; bao phấn hình thuôn, nhọn ở đầu, lưng có

điểm tuyến to. Bầu hình cầu, cao 1 mm, vòi nhụy dài 6 mm, núm hình chấm. Quả

hình cầu, đường kính 5-7 mm [2, 4].

Phân bố: A. splendens mới thấy ở Đồng Nai

Mẫu nghiên cứu được thu hái tại Cát Tiên – Tân Phú – Đồng Nai:

Hình 1.2: Hình ảnh cây A. splendens

1.1.2.2.3. Ardisia insularis – Cơm nguội đảo

Page 11: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Loài Ardisia insularis được Mez miêu tả khoa học lần đầu vào năm 1902. Là

loại cây bụi, cao 2-2,5 m; cành mảnh, cành non và trục cụm hoa có lông vảy màu

nâu, cành non hơi dẹt, vỏ màu xám, có đường khía dọc. Lá hình mác thuôn hoặc

bầu dục hẹp, 12-24x2,5-5 cm, chóp lá hẹp dần và nhọn, gốc hình nêm, mép hơi

gợn sóng, mặt dưới có nhiều điểm tuyến rõ; gân chính lõm ở mặt trên, gân bên

nhiều hướng lên, mảnh, nỗi rõ ở mặt dưới, gân cấp III hình mạng; cuống dài 0,5-

1,5(1,8) cm. Cụm hoa hình chùy ở đầu cành, dài 12-15 cm, trục thứ cấp 8-10, dài

1-1,5 cm, trục tam cấp dài 0,8-2 cm; lá bắc dài khoảng 1 mm, hẹp, nhọn; cuống

hoa dài 0,3 cm. Hoa họp thành 8-12 chiếc, thành chùm ở đầu các trục chính, thứ

cấp và tam cấp. Hoa màu hồng, thơm. Lá đài 5, hình trái xoan, đ ầu tù hoặc nhọn,

dài 0,75 mm, có lông quanh mép, có điểm tuyến. Cánh hoa 5, hình trái xoan, dài

3-4 mm, hơi nhọn, có gân và có điểm tuyến ít rõ. Nhị 5, hình mác nhọn, bao phấn

lưng có ít điểm tuyến, chỉ nhị dài 1 mm. Bầu hình trứng, cao 0,75 mm, vòi nhụy

dài 5 mm; noãn nhiều, 3 vòng. Quả hình cầu, đường kính 4-5 mm, dẹp ở đầu.

Phân bố: Đồng Nai (Trảng Bom, núi Đỉnh). Còn có ở Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia.

Mẫu thực vật nghiên cứu thu tại Quảng Khê, Đăk Glong, Đắk Nông, Tây

Nguyên:

Hình 1.3: Hình ảnh cây A. insularis

Page 12: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

1.1.2.2.4. Ardisia incarnata – Cơm nguội thắm

Ardisia incarnata được miêu tả khoa học lần đầu tiên bởi Pitard năm 1930. Là

loại cây bụi, cao khoảng 2-3m, đường kính gốc khoảng 10 cm. Cành mang hoa dài

50 cm, mảnh, vỏ màu xanh, có đường kính khía dọc nhỏ, về sau tròn, vỏ màu xám,

có nhiều bì khổng. Lá hình mác, mác ngược hoặc thuôn, 7-11x2-3 cm, thường đầu

lá cong dạng lưỡi liềm, chóp lá nhọn, gốc hình nêm, phiến mỏng, mép cuộn xuống

phía dưới và hơi nhăn nheo, tuyến mép ít rõ; gân bên 10-14 đôi, mảnh, ít rõ; gân

cấp III hình mạng; cuống dài 0,7-2 cm, có rãnh ở mặt trên. Cụm hoa hình tán kép

ở đầu cành, có lông nhỏ ; cuống cụm hoa dài 1cm, cuống hoa dài 1,5 cm. Lá bắc

hình thuôn, dài 6 mm. Lá đài 5, hình thuôn hoặc trứng, dài 2,5 mm, đầu tù hoặc

nhọn, có vài điểm tuyến. Cánh hoa 5, màu hồng, dài 8 mm, hình trái xoan hẹp, đầu

nhọn, mỏng, có điểm tuyến ở đầu. Nhị 5, bao phấn dài 5 mm, hình thuôn, đầu

nhọn. Bầu gần hình cầu cao 1 mm, có nhiều điểm tuyến; vòi nhụy dài 6 mm; núm

hình chấm, noãn 5, 1 vòng.

Phân bố: Mới thấy ở Lào Cai, Khánh Hòa ( núi Vọng Phu – Nha Trang), Ninh

Thuận (Phan Rang).

Mẫu thực vật được thu ở Cát Cát - Sa Pa - Lào Cai:

Hình 1.4: Hình ảnh cây A. Incarnata

Page 13: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

1.2. Tình hình nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học về chi

Ardisia trên thế giới

1.2.1. Nghiên cứu thành phần hóa học

Các loài thực vật thuộc chi Ardisia họ Myrsinaceae đã được nghiên cứu từ rất

sớm trên thế giới. Ngay từ năm 1968, Ogawa Hideko và các cộng sự đã tìm thấy

các hợp chất ardisiaquinon A, B, C từ loài Ardisia sieboldi của Nhật Bản [70]. Tuy

nhiên, các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các thực

vật thuộc chi này chỉ thực sự phát triển vào khoảng chục năm trở lại đây. Các kết

quả nghiên cứu gần đây cho thấy các loài Ardisia thuộc họ Myrsinaceae chứa

nhiều lớp chất thú vị, trong đó có nhiều hợp chất có cấu trúc mới, như các

tritecpen saponin, benzoquinon, flavonoid, isoflavonoid, steroid, polyphenolic, các

dẫn xuất của bergenin, các dẫn xuất của resorcinol… và có nhiều hoạt tính sinh

học đáng quý trong đó nổi trội nhất là hoạt tính gây độc tế bào, chống ung thư.

1.2.1.1. Các hợp chất có khung tritecpen saponin

Tritecpen saponin được biết đến như một lớp chất phổ biến phân bố rộng

rãi ở rất nhiều cây lớn, sinh vật biển, sự đa dạng về cấu trúc của lớp chất này đã

đem lại những hoạt tính thú vị như kháng nấm, kháng khuẩn và đặc biệt hơn là có

tác dụng ức chế tế bào ung thư rất tốt [60]. Ghi nhận trên các báo cáo từ trước cho

đến nay cho thấy lớp chất này rất phổ biến trong họ Myrsinaceae và đặc biệt rất

nhiều trong chi Ardisia.

Ban đầu việc xác định thành phần hóa học của chi này được báo cáo bởi

Chaweewan và cộng sự năm 1986 với 2 hợp chất tritecpen saponin là

ardisiacrispin A (1) và ardisiacrispin B (2) phân lập được từ rễ của cây Ardisia

crispa [36]. Hỗn hợp 2 chất này được báo cáo có thể ức chế sự tăng sinh tế bảo

Bel-7402 bằng cách gây ra sự chết tế bào theo chương trình [51].

Page 14: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Tên chất R1 R2 R3 R4

Ardisiacrispin A (1)

CHO

β-D-Glucopyranosyl

β-D-

Glucopyranosyl

α-

OH

Ardisiacrispin B (2)

α-L-

Rhamnopyranosyl

α-

OH

Ardicrenin (3) α-

OH

Ardisicrenoside

A (4)

CH2OH

α-

OH

Ardisicrenoside

B (5)

β-D-xylopyranosyl

α-

OH

Ardisicrenoside I (12)

CH(OCH3)2

α-

OH

Ardisicrenoside J (13)

α-L-

Rhamnopyranosyl

α-

OH

Ardisicrenoside

K (14) =O

Page 15: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Ardisicrenoside L (15) OH α-L-

Arabinopyranosyl β-D-

Glucopyranosyl

α-

OH

Ardisicrenoside

M (16) CH(OCH3)2

β-D-xylopyranosyl

=O

Primulanin (18)

CHO

H α-

OH

Cyclaminorin (19) H β-D-

Glucopyranosyl

α-

OH

Năm 1992, khi nghiên cứu thành phần hóa học trên cây Ardisia crenata, từ rễ

cây này đã phân lập được 20 hợp chất tritecpen saponin [23, 36, 37, 38, 47, 55,57]

trong đó 2 hợp chất ardisiacrispin A & B còn được tìm thấy từ loài A. crispa, A.

brevicaulis [11, 34].

Page 16: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

R1 R2

Ardisicrenoside C (6) α-L-Rhamnopyranosyl

β-D-glucopyranoyl

Ardisicrenoside D (7) β-D-xylopyranoyl

Ardisicrenoside E (8)

α-L-Rhamnopyranosyl

Ardisicrenoside H

(11) H

Ardisicrenoside F (9) β-D-xylopyranoyl

Ardisicrenoside G

(10) β-D-xylopyranoyl H

Ardisicrenoside N

(17) α-L-Rhamnopyranosyl

Từ rễ loài A. japonica, các tác giả đã phân lập được 24 hợp chất tritecpen

saponin và đã khảo sát hoạt tính của chúng, trong đó có hợp chất ardisicrenoside A

đã được phân lập từ A.crenata trước đó [17, 25, 51].

Page 17: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

STT R1 R2 R3 R4 R5

Ardisianosides A (19) S1

α-

OH

H2

CH3

CH3

Ardisianosides B (20) S2

Ardisianosides C (21) S5

Ardisianosides D (22) S6

Ardisianosides E (23) S7 CH2OH

Ardisianosides F (24) S3

Ardisianosides G (25) S4 OH

Ardisianosides H (26) S1

=O

CH3

Ardisianosides I (27) S4 CH2OH

Ardisianosides J (28) S4 CHO

Page 18: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Ardisianosides K (29)

S1 S2

S3 S4

S5 S6

Page 19: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

S7

Nghiên cứu trên loài A. mamillata, Jing Hang đã phân lập được 8 hợp chất

triterpenoid saponin từ rễ được đặt tên là ardisimamillosides (A-H) [32, 33,34],

cùng với đó 17 hợp chất triterpenoid saponin đã thu được từ loài A. gigantifolia,

trong đó 13 hợp chất được phân lập từ phần rễ thân của loài này [29, 61, 62, 63,

90].

STT R1 R2 R3 R4 R5

(29)

CH3

α-

OH

β-D-

Glucopyranosyl

β-D-

Glucopyranosyl

α-L-Rhamnopyranosyl (30) H

(31) 6-OAc-β-D-

Glucopyranosyl H

(32)

H H

(33) CH2OAc β-D- α-L-Rhamnopyranosyl

Page 20: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

α-

OH

β-D-

Glucopyranosyl

Glucopyranosyl

(34) CH2OH H

(35)

CHO

H

(36) β-D-

Glucopyranosyl

(37) 6-OAc-β-D-

Glucopyranosyl H

(38) =O H H

(39) α-

OH

H H H

Điều đặc biệt ở đây sau khi phân lập các hợp chất saponin từ loài này, tác giả

đã có sự đánh giá mối tương quan giữa hoạt tính và cấu trúc, sự ảnh hưởng và hiệu

quả giữa bộ khung aglycon (tritecpen) và phần đường tới hoạt tính của lớp chất.

Kết quả chỉ ra rằng sự kết hợp của nhóm C=O tại vị trí C16, phần đường L-

rhamnose của R5, nhóm acetyl của 6-OH ở phần đường glucose, làm gia tăng

đáng kể hoạt tính ức chế trên 2 dòng tế bào A549, HCT-8 song cùng với đó là sự

suy giảm hoạt tính trên dòng tế bào Bel-7402 [69].

Nghiên cứu thành phần hóa học loài A. pusilla đã phân lập được một số

tritepen saponin mới và ardipusillosides (I-V). Tất cả các hợp chất được thử

nghiệm, đánh giá hoạt tính gây độc tế bào, trong đó ardipusillosides (I, II) thể hiện

hoạt tính đáng kể trong việc chống lại ung thư biểu mô ở phổi và gan [85]. Ba hợp

chất ardipusillosides (III-V) thể hiện tiềm năng gây độc tế bào U251MG ở người

[81,82].

Page 21: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Gần đây, 2 loài A. kivuensis, A. elliptica cũng đã được nghiên cứu, trong việc

nỗ lực nghiên cứu thành phần hóa học của loài, một lần nữa các tritecpen saponin

mới lại được tìm thấy trong 2 loài này [65,75].

1.2.1.2. Các hợp chất có khung quinone và alkyl phenol

Quinone là lớp chất hữu cơ bắt nguồn từ các hợp chất thơm ví như benzen

hoặc naphthalen, hợp chất này được xác định bởi sự hiện diện của 2 liên kết đôi

của một vòng thơm. Cũng giống như lớp chất tritecpen saponin, ở một số loài

thuộc chi Ardisia, người ta cũng tìm thấy sự đa dạng về cấu trúc của bộ khung

quinone.

Năm 1987, từ rễ thân loài A. cornudentata, lần đầu tiên đã phân lập được 2

hợp chất 1, 4-benzoquinon [86]. Tiếp sau đó, một loạt các hợp chất có bộ khung

quinone, alkyl phenol được phân lập từ rễ thân loài A. japonica, các hợp chất này

sau đó đều được thử nghiệm hoạt tính sinh học trên enzym PTB1B, trong đó hợp

chất 40, 41, 42 thể hiện hoạt tính in vitro đáng kể trong việc ức chế enzym này

[28, 52, 53].

Tên chất STT R n

Maesanin 40 CH3 9

5-ethoxy-2-hydroxy-3-[(10Z)-pentadec-10-en-1-

yl][1,4]benzoquinone

41 C2H5 9

5-ethoxy-2-hydroxy-3-[(8Z)-tridec-8-en-1-yl][1,4]benzoquinone 42 C2H5 7

Page 22: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Từ rễ và gốc loài A. viren đã phân lập được 31 hợp chất trong đó có 4 hợp

chất thuộc khung quinone và 27 hợp chất thuộc lớp chất alkyl phenol, các hợp chất

đều được thử hoạt tính gây độc tế bào trên 3 dòng tế bào MCF-7, NCI-H460 và

SF-268 và các giá trị IC50 đã được Hsun-Shuo Chang và cộng sự công bố năm

2009. Từ loài A. punctata, 3 hợp chất mới là dẫn xuất của 1, 4-benzoquinone cũng

đã được phân lập [48].

Trong những năm gần đây, loài A. kivuensis được nghiên cứu bởi nhiều nhà

khoa học. Từ năm 2011, những nghiên cứu về thành phần hóa học loài này đã

được công bố, từ lá và rễ đã phân lập được các hợp chất ardisiaquinone J-P (43-

50), trước đó các hợp chất ardisiaquinone (A-H) lần lượt được phân lập từ loài A.

sieboldii và A. teysmanniana [64, 65, 91].

Tên chất STT R1 R2 R3 R4 N

Ardisiaquinone J (43) OH O OH CH3 10

Ardisiaquinone K (44) OH O OH CH3 10

Ardisiaquinone L (45) H O CH3 H 10

Ardisiaquinone M (46) H O H CH3 9

Ardisiaquinone N (47) H O H H 9

Ardisiaquinone O (48) OH OCH3 OH OH 9

Ardisiaquinone P (49) OH OCH3 OH OH 10

Page 23: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Đánh giá về khả năng gây độc tế bào của dãy chất ardisiaquinone trên các

dòng tế bào HeLa, A431, MCF7 và Ishikawa, đồng thời đánh giá hoạt tính của

những chất này trên các chủng vi khuẩn đã cho kết quả rất thú vị, qua đó tác giả

cho rằng những dẫn xuất tự nhiên của lớp chất alkylphenol có hoạt tính hay, đó là

những ứng cử viên tiềm năng trong việc tìm ra những hợp chất mới trong điều trị

bệnh đặc biệt là các bệnh có liên quan tới bạch cầu và các bệnh truyền nhiễm gây

ra bởi vi khuẩn gram dương [64, 65, 70].

1.2.1.3. Các hợp chất có khung isocoumarin

Ngoại trừ các lớp chất đã nhắc đến trong chi này thì lớp chất isocoumarin

cũng rất đáng được quan tâm, điển hình như bergenin (50). Lớp chất này có nhiều

tác dụng đã được báo cáo như hoạt tính chống lại tế bào ung thư gan, kháng nấm,

chống loạn nhịp tim, chống HIV [54, 72,74]. Hợp chất này được tìm thấy trong

nhiều loài thực vật khác nhau và trong một số loài trong chi Ardisia như A.

colorata, A. elliptica, A. japonica, A. crenata… Đặc biệt, nghiên cứu cho thấy

hàm lượng bergenin ở loài A. elliptica khá cao [46]. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu

phân lập được 11-Ogalloylbergenin (51) và 11-O-syringylbergenin (52) cùng với 2

dẫn xuất mới của bergenin là 11-O-vanilloyl-bergenin và 11-O-(3-

dimethylgalloyl)-bergenin (53-54) từ rễ A. crenata [39]. Một dẫn xuất khác của

bergernin là demethoxybergenin (55) cũng được phân lập từ loài A. colorata [79].

Từ loài A. gigantifolia, 6 hợp chất là dẫn xuất của bergenin, trong đó có một hợp

chất mới là 11-O-veratroylbergenin (56) đã được phân lập từ phần rễ của loài này

[62].

Bergenin (50)

Demethoxy-bergenin (55)

Page 24: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

1.2.1.4. Các hợp chất có khung resorcinol

Từ rễ của một số loài như A. brevicaulis, A. cornudentata, A. gigantifolia, A.

maculosa và lá của loài A. silvestris, một loạt các hợp chất resorcinol được phân

lập, cấu trúc và hoạt tính của chúng đã được báo cáo [15, 18, 56,66].

Năm 2010, khi nghiên cứu thành phần từ dễ cây của loài A. brevicaulis đã phân

lập được 6 hợp chất resorcinol (57-62), trong đó có hai hợp chất mới là 57 và 58.

Tên chất STT R1 R2 R3

11-Ogalloylbergenin (51) OH OH OH

11-O-syringylbergenin (52) Ome OH Ome

11-O-vanilloyl-bergenin (53) Ome OH H

11-O-(3-dimethylgalloyl)- bergenin (54) Ome Ome OH

11-O-veratroylbergenin (56) Ome Ome H

Page 25: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

(57) 4-hydroxy-2-methoxy-6-[(8Z)-pentadec-8-en-1-yl] phenyl acetat

(58) 4-hydroxy-2-methoxy-6-pentadecylphenylacetate (59) ardisiphenol D

(60) 5-tridecylresorcinol (61) 5-pentadecylresorcinol

(62) 5-[(8Z)-pentadecyl-8-en-1-yl] resorcinol

1.2.1.5. Các hợp chất có khung flavonoid

Cho đến nay, lớp chất flavonoid trong chi này được báo cáo rất ít. Năm 2005,

trong việc nghiên cứu hoạt tính ức chế PTP1B trên loài A. japonica, lần lượt các

lớp chất flavonoid phổ biến như quercitin, myricitin, kaempferol 3-O-α-L-

rhamnopyranoside và rutin được tìm thấy trong loài này [52]. Đến năm 2009, từ

loài A. colorata trong một nghiên cứu của Kikuchi H và cộng sự đã phân lập được

11 hợp chất isoflavon (63-73), trong đó có một hợp chất mới coloratanin A(63)

cũng được phân lập [44].

Tên chất STT Cấu tạo Gốc R

Page 26: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Coloratanin A

63

7,4’-dihydroxy-8-meth-

oxyisoflavone 64

R1=OMe,

R2=H;

Genistein 66

R1=H,

R2=OH

2-hydroxyformononetin 65

R=OH

Formonotetin 69

R=H

Derrisoflavone B

67

Derrisoflavone D

68

Derrisoflavone A

70

Page 27: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Isolupalbigennin

71

2,3,4-trimethoxy-5-

hydroxyphenyl-2,3-

dihydro-7-hydroxy- 4H-

1-benzopyran

72

R1=OH,

R2=Me;

(R)-mucronulatol 73 R1=R2=H

1.2.2. Nghiên cứu hoạt tính sinh học

Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy các loài thực vật họ Myrsinaceae, đặc

biệt là các loài thuộc chi Ardisia, có nhiều hoạt tính sinh học đáng quý, như: hoạt

tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virut, kháng viêm giảm đau, chống oxi hóa,

chống đái tháo đường, chống loãng xương, bảo vệ thần kinh, bảo vệ gan và nhất là

hoạt tính chống ung thư rất tốt. Trong một bài review đăng trên tạp chí Journal of

Ethnopharmacology, Kobayashi H. de Mejía E (Mỹ) đã nhận định: Chi Ardisia –

một nguồn mới cung cấp các hợp chất tăng cường sức khỏe và dược phẩm có

nguồn gốc thiên nhiên quý giá [46].

Điểm nổi trội nhất về hoạt tính sinh học của các thực vật thuộc chi Ardisia họ

Myrsinaceae là hoạt tính gây độc tế bào trên các dòng tế bào ung thư. Một nghiên

cứu sàng lọc về hoạt tính gây độc tế bào đối với dòng tế bào ung thư máu HL-60

của 155 dịch chiết từ 93 loài cây thuốc ở Malaysia cho thấy, dịch chiết metanol

của loài A. crenata đã tiêu diệt hơn 50% tế bào khi thử ở nồng độ 20 µg/ml [49].

Page 28: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Từ loài A. colorata, ba hợp chất tritecpen saponin khác là ardisiphenols A – C có

hoạt tính ức chế tế bào ung thư vú ở chuột FM3A [17].

Các hợp chất tritecpen saponin và các hợp chất là dẫn xuất của benzoquinon

tìm thấy ở các loài Ardisia thuộc họ Myrsinaceae cũng thể hiện hoạt tính gây độc

đối với các dòng tế bào ung thư rất tốt. Từ loài A. crispa, một hợp chất

benzoquinonoid là 2-metoxy-6-tridecyl-1,4-benzoquinon (ký hiệu AC7-1) có tác

dụng ngăn chặn rất tốt sự bám dính và sự xâm lấn của tế bào u ác tính B16-F10 in

vitro, đồng thời hợp chất này cũng ức chế đáng kể sự lớn lên và sự di căn vào phổi

của khối u in vivo. Hai hợp chất alkyl benzoquinon từ loài A. cornudentata là

ardisianone và cornudentanone có ho ạt tính gây độc tế bào đối với dòng tế bào

NCI-H460 với các giá trị IC(50) là 2,3 và 2,5 µg/mL tương ứng [16].

Một số hợp chất 2, 17, 18, 19 được thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào trên 6

dòng tế bào ung thư là HCT-8, Bel7402, BGC-823, A549, A2780 và KETR3 với

chất đối chứng dương là taxol song đều cho kết quả âm tính, chỉ riêng

ardisiacrispin B được coi là chất ức chế yếu đối với 6 dòng tế bào trên [93]. Gần

đây, thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào U251MG của hai hợp chất 1 và 2 đã cho

thấy tiềm năng của hợp chất 2 khi cho giá trị IC50 là 3,33 µmol/L so với chất đối

chứng dương Nimustine hydrochloride (giá trị IC50 0,98 µmol/L); trong khi đó hợp

chất 1 cũng thể hiện hoạt tính song ở một mức độ thấp hơn, cụ thể giá trị IC50

12,20 ± 1,14 µmol/L [85]. Các hợp chất 2, 4, 5, 6, 7, 18 còn được thử nghiệm trên

enzym cAMP phosphodiesterase (một loại enzym có tác dụng phân hủy các chất

truyền tín hiệu nội bào gây ra việc rối loại ở nam giới), kết quả cho thấy các hợp

chất có khả năng ức chế mạnh ngoại trừ hợp chất 7 [37].

Trong nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài A.

Mamillata và A. Gigantifolia, đã ghi nhận 10 hợp chất có khả năng ức chế những

dòng tế bào khác nhau trên 3 dòng tế bào thử nghiệm là A549, Bel-7402 và tế bào

HCT-8, các hợp chất 29, 31-33, 36-39 cho tác dụng tốt trên cả 3 dòng tế bào trên,

Page 29: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

các hợp chất 30, 34 chỉ có tác dùng trên tế bào Bel-7402, còn riêng hợp chất 35 chỉ

cho kết quả tốt đối với dòng tế bào HCT-8 [59].

Bên cạnh hai lớp chất tritecpen saponin và benzoquinon, các dẫn xuất của

resorcinol được tìm thấy ở các loài Ardisia cũng có hoạt tính gây độc tế bào,

chống khối u tốt. Một dẫn xuất của resorcinol phân lập từ loài A. maculosa có hoạt

tính gây độc tế bào đối với tế bào ung thư người với giá trị GI (50) là 0,214

µM/ml .Từ loài A. gigantifolia, hai dẫn xuất khác của resorcinol đã được tìm thấy

và có hoạt tính gây độc tế bào mạnh đối với các dòng tế bào PC-3, EMT6, A549,

Hela, RM-1 và SGC7901 với các giá trị IC(50) nhỏ hơn 30 µM [56]. Mới đây,

năm 2010, từ loài A. brevicaulis, bốn dẫn xuất của resorcinol là 4-hydroxy-2-

methoxy-6-[(8Z)-pentadec-8-en-1-yl]phenyl acetate, 4-hydroxy-2-methoxy-6-

pentadecylphenyl acetate, 5-tridecylresorcinol và ardisiphenol D có tác dụng ức

chế các dòng tế bào A549, MCF-7 và PANC-1, đặc biệt cả bốn hợp chất này đều

thể hiện hoạt tính ức chế rất mạnh đối với dòng tế bào A549 (với các giá trị IC(50)

tương ứng là 3,0; 3,2; 12,5 và 3,4 µM), mạnh hơn cả chất đối chứng cisplatin (có

giá trị IC(50) là 18,7 µM) [11]. Một hợp chất isoflavonoid là coloratanin A được

phân lập từ vỏ cây A. colorata có tác dụng ức chế tế bào ung thư phổi người AGS

thông qua con đường tăng cường hoạt tính của DR5 (một thụ thể gây chết gắn kết

với protein gây ra cái chết theo chương trình của tế bào TRAIL) [Kikuchi-2009].

Lá của loài A. compressa được uống thay trà ở Mỹ để chữa các bệnh mãn tính,

trong đó bao gồm cả bệnh ung thư. Kết quả nghiên cứu cho thấy các thành phần

tanin và polyphenolic là các thành phần chính quyết định đến hoạt tính này [15,76].

Một nghiên cứu khác cho thấy, các hợp chất phenolic tìm thấy ở loài này như axit

gallic, epicatechin gallate, proanthocyanidin dime, kaempferol, naringenin và một

số dẫn xuất của ardisin có tác dụng ức chế đối với dòng tế bào ung thư ruột kết ở

người [25].

Ngoài hoạt tính gây độc tế bào, chống ung thư và hoạt tính kháng nấm kháng

khuẩn, các thực vật thuộc chi Ardisia họ Myrsinaceae còn có nhiều hoạt tính sinh

Page 30: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

học quý giá khác như hoạt tính kháng virut (virut viêm gan B, virut viêm gan C,

virut HIV-1 và 2), hoạt tính trừ giun và các loài nhuyễn thể, ức chế enzym (PTP1B,

acetylcholinesterase), hoạt tính chống ôxi hóa, bảo vệ thần kinh, bảo vệ gan,

chống đái tháo đường, chống nhồi máu cơ tim, chống co giật…

Gần đây nhất (năm 2011), hợp chất beta-amyrin phân lập từ loài A. elliptica có

tác dụng ức chế sự đông kết tiểu cầu gây ra bởi collagen mạnh hơn cả chất đối

chứng aspirin: giá trị IC(50) của beta-amyrin là 4,5 µg/ml (10,5 µM) trong khi đó

giá trị này của aspirin là 11 µg/ml (62,7 µM), tức là hợp chất beta-amyrin có hoạt

tính ức chế sự đông kết tiểu cầu mạnh hơn aspirin 6 lần [19].

1.3. Tình hình nghiên cứu về chi Ardisia ở Việt Nam

Ở Việt Nam chưa có nhiều các nghiên cứu về hóa học cũng như hoạt tính sinh

học của các thực vật họ Myrsinaceae nói chung và các loài thực vật trong chi

Ardisia nói riêng, chúng chỉ mới được sử dụng trong dân gian làm thuốc chữa

bệnh. Duy nhất chỉ có một công trình công bố trên tạp chí Planta medica năm

1996 của tác giả Nguyễn Hoàng Anh và cộng sự nghiên cứu về thành phần hóa

học của hai loài A. silvestri và A. gigantifolia, trong đó công bố đã tìm thấy 2-

methyl-5-(Z-nonadec-14-enyl)resorcinol và 5-(Z-nonadec-14-enyl)resorcinol cùng

một số các hợp chất tritecpen khác [66].

Trong dân gian, nhìn chung các thực vật thuộc họ này có tính mát, có tác dụng

kháng sinh, hoạt huyết tán ứ, tiêu thũng tiêu viêm và thường được sử dụng để chữa

phong thấp đau xương, đòn ngã tổn thương, chữa các bệnh về gan, chữa sưng đau

yết hầu, chữa ho ra máu, chữa bệnh đái đượng, bệnh lỵ, chữa mụn nhọt, eczema và

các bệnh ngoài da, đau dạ dày, chữa rắn cắn và trị giun sán. Lá của một số loài

được dùng uống thay trà hoặc ăn gỏi để chữa các bệnh về ngộ độc thực phẩm. Quả

của một số loài cũng ăn được [3, 4].

Page 31: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ THỰC NGHIỆM

2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Mẫu thực vật

Đã tiến hành thu hái và xác định tên khoa học của 09 loài Ardisia. Danh sách

các loài bao gồm tên khoa học, tên gọi thông thường, nơi thu hái mẫu và hình ảnh

mẫu được đưa ra trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Mẫu các loài Cơm nguội đã được thu thập để sử dụng trong nghiên

cứu

S

TT Tên khoa học

Tên

thường

gọi

Địa điểm

thu hái

Bộ

phận

thu

hái

Ảnh, số hiệu mẫu

1 Ardisia

balansana Yang

Cơm

nguội

balansa

Bản

Khoang,

Sa Pa, Lào

Cai

Toàn

cây

VMN-B0001635

2 Ardisia caudata

Hemsl.

Cơm

nguội

đuôi

Bản

Khoang,

Sa Pa, Lào

Cai; độ cao

1700 m

VMN-B0001387

3 Ardisia

incarnata Pitard

Cơm

nguội

thắm

Cát Cát, Sa

Pa, Lào

Cai; độ cao

1.500 m

VMN-B0001452

Page 32: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

4 Ardisia insularis

Mez.

Cơm

nguội

đảo

Quảng

Khê, Đăk

Glong,

Đắk Nông,

Tây

Nguyên

BMN-B0001532

5 Ardisia

maculosa Mer.

Cơm

nguội

đốm

Sín Chải,

Sa Pa, Lào

Cai; độ cao

1.700 m

VMN-B0001476

6

Ardisia

primulifolia

Gardn.

Cơm

nguội

anh

thảo

Mẫu Sơn,

Lạng Sơn;

ở độ cao

1.100 m

VMN-B0001346

7 Ardisia

pseudocrispa Pit.

Cơm

nguội

nhu

nhăn

Mẫu Sơn,

Lạng Sơn;

độ cao 800

m

VMN-B0001256

8 Ardisia

splendens Pit.

Cơm

nguội

rạng

VQG Cát

Tiên, Tân

Phú, Đồng

Nai

VMN-B0001498

9 Ardisia tsangii

E. Walker.

Cơm

nguội

tsang

Trạm Tôn,

Sa Pa, Lào

Cai; độ cao

1.700 m

VMN-B0001428

Page 33: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Mẫu cây của 9 loài Ardisia trên đều được TS. Nguyễn Quốc Bình, Bảo tàng

Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giám

định tên khoa học. Tiêu bản mẫu được lưu giữ tại Viện Hóa học các Hợp chất

thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

2.1.2. Phương pháp xử lý và chiết mẫu

Các mẫu thực vật sau khi thu hái được rửa sạch đất cát, thái nhỏ, phơi trong

bóng mát, sấy khô ở nhiệt độ 50-60 oC và nghiền thành bột. Bột được chiết kết

hợp siêu âm và gia nhiệt trong dung môi metanol ở 50 oC (3 lần x 2 giờ mỗi lần).

Dịch chiết metanol sau đó được cất loại dung môi dưới áp suất giảm. Cặn metanol

tổng được bổ sung thêm nước và chiết phân bố lại với các dung môi n-hexan,

cloroform, etyl axetat và n-butanol. Cất loại dung môi dưới áp suất giảm thu được

các cặn chiết tương ứng.

2.1.3. Phương pháp phân lập các hợp chất từ mẫu cây

Phương pháp chiết tách, phân lập các hợp chất: sử dụng các phương pháp

nghiên cứu thông thường trong hoá học: phương pháp chiết, tách, phân lập các

chất bằng sắc ký lớp mỏng, sắc ký cột silica gel pha thường, silica gel pha đảo và

dianion.

Sắc kí lớp mỏng (TLC): Sắc ký lớp mỏng dùng để khảo sát thành phần,

được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn DC-Aluofolien 60 F254 (Merck), RP18

F254s (Merck). Dung môi triển khai sắc ký là hỗn hợp của một số trong số các dung

môi thông thường như n-hexan, chloroform, etyl axetat, axeton, metanol và nước.

Phát hiện chất bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254 nm và 365 nm hoặc dùng

thuốc thử là dung dịch vanillin H2SO4 10 % được phun đều lên bản mỏng, sấy khô

rồi hơ nóng trên bếp điện từ từ đến khi hiện màu.

Sắc ký cột (CC): Được tiến hành với chất hấp phụ là silica gel pha thường,

silica gel pha đảo. Silica gel pha thường Merck có cỡ hạt là 0,040 – 0,063 mm

(240-430 mesh). Silica gel pha đảo YMC (30-50 m, Fujisilisa Chemical Ltd.)

2.1.4. Phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được

Page 34: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Phương pháp chung để xác định cấu trúc hóa học cuả các hợp chất để cập

đến là sự kết hợp giữa việc xác định các thông số vật lý và các phương pháp phổ

hiện đại bao gồm:

Phổ hồng ngoại (FT-IR): Phổ IR của các chất được đo trên máy

SHIMADZU FTIR 8107M của Nhật tại viện Hoá học - viện Khoa học và Công

nghệ Việt Nam. Chế độ đo: đo độ truyền qua, dải số sóng 4000-500 cm-1, độ phân

giải 0,25 cm-1, số lần quét 32 lần/phổ ; mẫu được chuẩn bị bằng cách nghiền mịn

với bột KBr theo tỷ lệ 5 10 mg chất /1gam KBr và ép thành viên trong suốt ở

600 psi trong 5 phút.

Phổ khối: Phổ khối ion hóa bụi electron (ESI-MS) được đo trên máy

AGILENT 1100 LC-MSD ion Trap spectrometer-Viện Hóa học các Hợp chất

thiên nhiên.

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR, 13C-NMR được đo trên máy

BRUKER ADVANCE – 500M của Đức tại Phòng phân tích cấu trúc, Viện Hoá

học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Các điều kiện đo: tần số 500 MHz

và 125 MHz, dung môi DMSO-d6, chất chuẩn nội TMS.

Điểm nóng chảy (Mp): Điểm nóng chảy được đô trên máy Kofer-micro-

hotstage của Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên-Viện Hàn lâm Khoa học và

Công nghệ Việt Nam.

2.1.5. Các phương pháp thử hoạt tính sinh học

2.1.5.1. Phương pháp thử hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn

Các thí nghiệm thử hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn được tiến hành tại

phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn

lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định được tiến hành trên các phiến vi lượng

96 giếng theo phương pháp của Vander Bergher & Vlietlinck (1991) và c ủa

MCKane L. & Kandel (1996).

Page 35: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Các chủng vi sinh vật kiểm định: vi khuẩn Gram (+) B. subtillis, S. aureus; vi

khuẩn Gram (-) E. coli, P. aeruginosa; nấm men S. cerevisiae, C. albicans và nấm

mốc Asp. niger, F. oxysporum.

Các chứng dương tính là: ampicilin cho vi khuẩn Gram (+), tetracylin cho vi

khuẩn Gram (-), nystatin cho nấm sợi và nấm men.

Kháng sinh pha trong DMSO 100% với nồng độ thích hợp: ampicilin 50

mM; tetracylin 10 mM; nystatin 0,04 mM.

Chứng âm tính: vi sinh vật kiểm định không trộn kháng sinh và chất thử.

Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của chất có hoạt tính: Các mẫu đã có hoạt

tính được sàng lọc ban đầu được pha loãng theo các thang nồng độ thấp dần (từ 5 -

10 thang nồng độ) để tính giá trị nồng độ tối thiểu mà ở đó vi sinh vật bị ức chế

phát triển gần như hoàn toàn.

2.1.5.2. Phương pháp thử hoạt tính kháng virut

Các thí nghiệm thử hoạt tính kháng virut được tiến hành tại Khoa Dược,

Viện Khoa học Dược Yonsei, Trường Đại học Yonsei, Incheon, Hàn Quốc.

Virut Coxsackievirus A16 (CVA16) được cung cấp bởi Viện Nghiên cứu

môi trường và Sức khỏe Chungcheongnam, Hàn Quốc và được nhân giống trong

tế bào Vero thận khỉ xanh Châu Phi (ATCC CCR-81) ở 37°C. Các tế bào Vero

được giữ trong môi trường MEM có bổ sung 10% huyết thanh bào thai bò (FBS)

và 0,01% dung dịch kháng sinh chống nấm. Dung dịch kháng sinh chống nấm,

axit trypsin-ethylene diamin (EDTA) và dung dịch MEM được cung cấp bởi hãng

Gibco BRL (Invitrogen Life Technologies, Karlsruhe, Đức). Các tấm nuôi cấy mô

được cung cấp bởi hãng Falcon (BD Biosciences, San Jose, CA, Mỹ).

Sulforhodamine B (SRB) được đặt mua của hang Sigma-Aldrich (St. Louis, MO,

Mỹ).

Page 36: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Phương pháp thử hoạt tính kháng virut: Hoạt tính kháng virut được đánh giá

theo phương pháp SRB trong đó có đánh giá hiệu quả gây bệnh tế bào (CPE).

Ribavirin được sử dụng làm chứng dương, DMSO được sử dụng làm chứng âm.

Tác dụng gây bệnh tế bào (CPE) gây ra bởi virut đã được quan sát. Cách tiến hành

như sau: Các tế bào MDCK được cấy vào khay 96 giếng với nồng độ 2 × 104 tế

bào/giếng. Sau một ngày, dịch môi trường được bỏ đi và sau đó rửa với PBS. Sau

đó, 0,09 ml dung dịch chứa virut và 0,01 ml dung dịch môi trường có bổ sung

trypsin-EDTA có chứa mẫu thử nghiệm đã được thêm vào. Hoạt tính kháng virut

của mỗi mẫu thử nghiệm được xác định ở 6 nồng độ khác nhau từ 0,4 đến 50 µM,

pha loãng 5 lần đối với mỗi mẫu thử. Sau khi ủ hai ngày ở 37 0 C và 5% CO2 , hình

thái tế bào được quan sát và chụp ảnh dưới kính hiển vi AXIOVERT10 (ZEISS,

Germany).

2.1.5.3. Phương pháp thử độ độc tế bào in vitro

Các thí nghiệm thử hoạt tính gây độc tế bào được tiến hành tại phòng Thử

nghiệm sinh học, Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công

nghệ Việt Nam.

Năm dòng tế bào ung thư được sử dụng là KB (ung thư biểu mô), LU-1 (ung

thư phổi), MCF7 (ung thư vú), Hep-G2 (ung thư gan) và LNCaP (ung thư tuyến

tiền liệt).

Phương pháp thử độ độc tế bào in vitro được Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ

(National Cancer Institute – NCI) xác nhận là phép thử độ độc tế bào chuẩn nhằm

sàng lọc, phát hiện các chất có khả năng kìm hãm sự phát triển hoặc diệt tế bào

ung thư (TBUT) ở điều kiện in vitro.

Phép thử tiến hành xác định hàm lượng protein tế bào tổng số dựa vào mật

độ quang học (OD – Optical Density) đo được khi thành phần protein của tế bào

được nhuộm bằng Sulforhodamine B (SRB). Giá trị OD máy đo được tỉ lệ thuận

Page 37: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

với lượng SRB gắn với phân tử protein, do đó lượng tế bào càng nhiều (lượng

protein càng nhiều) thì giá trị OD càng lớn.

Phép thử được thực hiện trong điều kiện cụ thể như sau:

- Chất thử (20 l) pha trong DMSO 10% được đưa vào các giếng của khay

96 giếng để có nồng độ cuối cùng là 100 g/ml; 50 g/ml; 25 g/ml; 12,5 g/ml;

6,25 g/ml

- Thêm vào các giếng thí nghiệm lượng tế bào phù hợp (trong 180 l môi

trường) và để chúng phát triển trong vòng từ 3-5 ngày.

- Một khay 96 giếng khác không có chất thử nhưng có tế bào ung thư (180l)

sẽ được sử dụng làm đối chứng ngày 0. Sau 1 giờ, đĩa đối chứng ngày 0 sẽ được

cố định tế bào bằng TCA.

- Sau giai đoạn phát triển trong tủ ấm CO2, tế bào được cố định vào đáy

giếng, được nhuộm bằng SRB. Cuối cùng, sử dụng unbuffered Tris base để hòa

tan lượng SRB đã bám và nhuộm các phân tử protein, đưa lên máy lắc đĩa lắc nhẹ

trong 10 phút và sử dụng máy ELISA Plate Reader (Bio-Rad) để đọc kết quả về

hàm lượng màu của chất nhuộm SRB qua phổ hấp phụ ở bước sóng 515 nm.

Khả năng sống sót của tế bào khi có mặt chất thử sẽ được xác định thông qua

công thức sau:

% sống sót = [OD(chất thử) − OD(ngày 0)] x 100

OD(đối chứng âm) − OD(ngày 0)

Các phép thử được lặp lại 3 lần để đảm bảo tính chính xác. Ellipticine

(Sigma) luôn được sử dụng như là chất đối chứng dương. DMSO 10% luôn được

sử dụng như đối chứng âm. Giá trị IC50 (nồng độ ức chế 50% sự phát triển) sẽ

được xác định nhờ vào phần mềm máy tính TableCurve.

Page 38: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Chất thử nào có IC50 < 20 g/ml (với chất chiết thô, hoặc với phân đoạn hóa

học) hoặc IC50 4 g/ml (với hoạt chất tinh khiết) sẽ được xem là có hoạt tính gây

độc tế bào và có khả năng ức chế sự phát triển hoặc diệt tế bào ung thư.

2.2. Phân lập các hợp chất từ cây cơm nguội balansana (Ardisia balansana)

2.2.1. Xử lý mẫu thực vật

Rễ cây cơm nguội balansa (Ardisia balansana) sau khi phơi khô, nghiền nhỏ

(3,5 kg), được chiết kết hợp siêu âm và gia nhiệt trong dung môi metanol ở 50oC

(3 lần x 2 giờ mỗi lần). Dịch chiết metanol được gộp chung lại và cất loại dung

môi dưới áp suất giảm thu được 500 g cặn chiết metanol tổng. Cặn metanol tổng

được bổ sung thêm nước và chiết phân bố lại với các dung môi n-hexan, cloroform,

etyl axetat và n-butanol. Cất loại dung môi dưới áp suất giảm thu được các cặn

chiết n-hexan (AB/A, 60 g), chloroform (AB/B, 50 g), etyl axetat (AB/C, 30 g) và

n-butanol (AB/D, 25 g) tương ứng. Pha nước còn lại được lọc trên giấy lọc thu

được cặn rắn E (AB/E, 160 g) và dịch nước. Phần dịch nước này được tiến hành

sắc ký trên cột dianion và rửa giải bằng dung môi MeOH (25%, 50%, 75% và

100% MeOH), sau khi cất loại dung môi dưới áp suất giảm từ phần dịch rửa 100%

MeOH thu được cặn AB/F (8 g).

Cặn AB/B (50 g) được tiến hành phân lập trên cột silica gel pha thường, hệ

dung môi rửa giải n-hexan:etyl axetat (từ 90:1 đến 1:1, 100% EtOAc) và 100%

MeOH, thu được 10 phân đoạn (ký hiệu từ B-1 đến B-10). Phân đoạn B-7 (500

mg) được tiếp tục sắc ký trên cột silica gel pha thường và rửa giải bởi hệ dung môi

n-hexan:etyl axetat (4:1, v/v), thu được 4 phân đoạn (ký hiệu từ B-7/1 đến B-7/4).

Phân đoạn B-7/2 tiếp tục được sắc ký trên cột silica gel pha thường và rửa giải bởi

hệ dung môi n-hexan: etyl axetat (2:1, v/v), thu được hợp chất AB-1 (chất bột

không màu, 20 mg). Phân đoạn B/7-4 được tinh chế trên cột silica gel pha thường

với hệ dung môi rửa giải n-hexan:etyl axetat (1:1, v/v) thu được hợp chất AB-2

(tinh thể hình kim màu trắng, 20 mg). Phân đoạn B-10 (900 mg) tiếp tục được sắc

Page 39: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

ký trên cột silica gel pha thường với hệ dung môi rửa giải cloroform:metanol:nước

(5:1:0,1, v/v/v) thu được 5 phân đoạn nhỏ (ký hiệu từ B/10-1 đến B/10-5). Hợp

chất AB-3 (chất bột màu trắng, 15 mg) thu được sau khi tiến hành sắc ký phân

đoạn B/10-3 trên cột silica gel pha đảo và rửa giải với hệ dung môi axeton:nước

(8:1, v/v).

Cặn AB/C (30 g) được tiến hành sắc ký trên cột silica gel pha thường, hệ

dung môi n-hexan:etyl axetat (từ 90:1 đến 1:1, 100% EtOAc) và 100% MeOH, thu

được 10 phân đoạn (ký hiệu từ C-1 đến C-10). Phân đoạn C-5 (600 mg) được tiếp

tục sắc ký trên cột silica gel pha thường và rửa giải bởi hệ dung môi n-hexan:etyl

axetat (4:1, v/v), thu được 5 phân đoạn nhỏ (ký hiệu từ C/5-1 đến C/5-5). Phân

đoạn C/5-5 (75 mg) tiếp tục được sắc ký trên cột silica gel pha đảo với hệ dung

môi rửa giải MeOH:H2O (5:1, v/v) thu được hợp chất AB-4 (chất bột màu vàng,

30 mg).

Cặn AB/F (8 g) được tiến hành sắc ký trên cột silica gel pha thường, hệ

dung môi rửa giải clorofrom:metanol (10:1, 6:1, 3:1, 1:1, 100% MeOH, v/v) thu

được 5 phân đoạn (ký hiệu từ F-1 đến F-5). Phân đoạn F-2 tiếp tục được tiến hành

sắc ký trên cột silica gel pha thường và rửa giải bằng hệ dung môi

clorofrom:metanol:nước (4:1:0,1, v/v/v), sau đó tinh chế trên cột silica gel pha đảo

với hệ dung môi rửa giải MeOH:H2O (2:1, v/v) thu được hợp chất AB-5 (chất bột

màu vàng nhạt, 20 mg). Phân đoạn F-3 được tiếp tục sắc ký trên cột silica gel pha

thường và rửa giải bằng hệ dung môi clorofom:metanol:nước (3:1:0,1, v/v/v) thu

được hợp chất AB-6 (chất bột màu vàng, 20 mg).

2.2.2. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cây cơm nguội balansana

Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cây cơm nguội balansana được trình bầy

trong Hình 2.1 và Hình 2.2 dưới đây

Page 40: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Hình 2.1: Sơ đồ phân lập các chất từ cặn chiết chloroform của cây cơm nguội

balansana

CC, SiO2,

CHCl3:MeOH:H2O

(5:1:0,1)

CC, SiO2, n-hexan:etyl axetat

(từ 90:1 – 100% EtOAc) và 100% MeOH

CC, SiO2,

n-hexan:

etyl axetat

(4:1)

Cặn chloroform

AB/B (50g)

B-1 B-7 ..... .... B-10

CC, SiO2, n-hexan: etyl

axetat (4:1)

B-7/1 B-7/2 B-7/4 B-7/3 B-10/1 B-10/2 B-10/3 B-

10/4

B-10/5

AB-1

20 mg

AB-2

20 mg

AB-3

20 mg

CC, SiO2,

n-hexan:

etyl axetat

(4:1)

CC, RP-18

Aceton:H2O (8:1)

Page 41: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Hình 2.2: Sơ đồ phân lập chất từ cặn chiết etyl axetat và cặn nước của cây

cơm nguội balansana

- Bổ sung nước

- Chiết phân bố lại bằng các dung môi

n-hexan, chloroform, etyl axetat, n-butanol

CC, SiO2, n-hexan: etyl

axetat (4:1)

C-5/1 ..... C-5/5

AB-4

30 mg

CC, RP-18

MeOH:H2O(0,8:1, v/v)

1.CC, SiO2,

CHCl3:MeOH:H2O

(4:1:0,1)

2. CC, RP-18

MeOH:H2O

(2:1)

AB-5

20 mg

CC, SiO2,

CHCl3:MeOH:H2

O

(3:1:0,1)

AB-6

20 mg

3,5 kg bột rễ cây

A. balansana

- Chiết kết hợp siêu âm gia nhiệt trong MeOH

ở 500C

- Cât loại dung môi dưới áp suất giảm

Cặn MeOH 500 gam

Cặn

n-hexan

AB/A 60

g

Cặn

chloroform

AB/B

50 g

Cặn

etyl axetat

AB/C

30 g

Cặn rắn

AB/E

160 g

Cặn

n-butanol

AB/D

25 g

Dịch nước

AB/F

8 g

CC, SiO2, n-hexan:etyl axetat

(từ 90:1 – 100% EtOAc) và 100%

MeOH

CC, SiO2, CHCl3:MeOH

(10:1, - 100% MeOH)

C-1 C-5 .... .... C-10 F-1 F-3 F-2 F-4 F-5

Page 42: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

2.2.3. Hằng số vật lý và dữ kiện phổ của các hợp chất phân lập được

Hợp chất AB-1: Chất bột không màu; Mp.: 126-128 oC; ESI-MS: m/z 170

[M+H]+, C10H18O2. 1H-NMR (CD3OD, 500 MHz) δ (ppm): 3,86 (1H, ddd, J =

2,0/3,0/10,0 Hz, H-2), 2,26 (1H, ddd, J = 5,0/9,0/14,0 Hz, Ha-3), 0,79 (1H, dd, J =

3,0/14,0 Hz, Hb-3), 1,68 (1H, d, J = 5,0 Hz, H-4), 3,82 (1H, dd, J = 3,5/8,0 Hz, H-

5), 1,34 (1H, ddd, J = 2,0/3,5/13,5 Hz, Ha-6), 2,34 (1H, dd, J = 8,0/13,5 Hz, Hb-6),

1,1 (3H, s, H-8), 0,89 (3H, s, H-9), 0,87 (3H, s, H-10). 13C-NMR (CD3OD, 125

MHz) (ppm): 51,3 (C-1), 76,3 (C-2), 36,7 (C-3), 53,8 (C-4), 75,8 (C-5), 39,1 (C-

6), 48,7 (C-7), 20,1 (C-8), 21,6 (C-9), 13,1 (C-10).

Hợp chất AB-2: Tinh thể hình kim, màu trắng; Mp.: 237-238 oC; ESI-MS: m/z

170 [M+H]+, C7H6O5. 1H-NMR (CD3OD, 500 MHz) δ (ppm): 7,079 (2H, s, H-2,

H-6). 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) (ppm): 122 (C-1), 110,3 (C-2), 146,3 (C-3),

139,5 (C-4), 146,3 (C-5), 110,3 (C-6),170,4 (C-7).

Hợp chất AB-3: Chất bột màu trắng; Mp.: 201-203 oC; ESI-MS: m/z 184 [M+H]+,

C8H8O5. 1H-NMR (CD3OD, 500 MHz) δ (ppm): 3,32 (3H, s, OCH3), 7,10 (2H, s,

H-2, H-6). 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) (ppm): 121,54 (C-1), 110,3 (C-2),

145,9 (C-3), 139,3 (C-4), 145,9 (C-5), 110,3 (C-6),170,5 (C-7), 49,83 (OCH3).

Hợp chất AB-4: Chất bột màu vàng nhạt; Mp.: 313-314 oC; ESI-MS: m/z 325

[M+Na]+, 301 [M-H]-, C15H10O7. 1H-NMR (500 MHz, CD3OD) (ppm): 6,20 (1H,

d, J = 2,0 Hz, H-6), 6,41 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-8), 7,75 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-2′),

6,90 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-5′), 7,65 (1H, dd, J = 8,5/2,0 Hz, H-6′). 13C-NMR (125

MHz, CD3OD) δ (ppm): 148,6 (C-2), 137,2 (C-3), 177,3 (C-4), 162,6 (C-5), 99,1

(C-6), 165,6 (C-7), 94,4 (C-8), 158,2 (C-9), 104,5 (C-10), 124,1 (C-1′), 116,0 (C-

2′), 146,2 (C-3′), 148,0 (C-4′), 116,2 (C-5′), 121,7 (C-6′).

Hợp chất AB-5: Tinh thể hình kim màu vàng cam; Mp.: 196-197 oC, ESI-MS:

m/z 487 [M+Na]+, C21H20O12. 1H-NMR (500 MHz, CD3OD) (ppm): 6,22 (1H, d,

J = 2,0 Hz, H-6), 6,38 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-8), 6,97 (1H, s, H-2′, H-6′), 5,33 (1H,

Page 43: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

d, J = 1,5 Hz, H-1''), 4,24 (1H, dd, J = 1,5/3,5 Hz, H-2''), 3,82 (1H, dd, J = 3,5/9,5

Hz, H-3''), 3,37 (1H, m, H-4′), 3,53 (1H, m, H-5''), 0,98 (3H, d, J = 6,0 Hz). 13C-

NMR (CD3OD, 125 MHz) (ppm): 17,6 (C-6''), 71,8 (C-5''), 73,5 (C-4''), 72,14

(C-3''), 72,03 (C-2''), 103,61 (C-1''), 109,6 (C-6'), 146,8 (C-5'), 137,9 (C-4'), 146,8

(C-3'), 109,6 (C-2'), 122(C-1'), 105,9 (C-10), 159,4 (C-9), 94,7 (C-8), 165,8 (C-7),

99,8 (C-6), 163,1 (C-5), 179,6 (C-4), 136,3 (C-3), 158,5 (C-2).

Hợp chất AB-6: Tinh thể hình kim mảnh, màu vàng; Mp.: 190-192 oC; ESI-MS:

m/z 611 [M+H]+, C27H30O16. 1H-NMR (CD3OD, 500MHz) δ (ppm): 1,14 (3H-CH3,

d, J = 6,0 Hz, H-6'''), 3,32 (1H, m, H-5'''), 328 (1H, m, H-4'''), 3,56 (1H, dd, J =

9,5/3,5 Hz, H-3'''), 3,65 (1H, dd, J = 3,5/1,5 Hz, H-2'''), 4,54 (1H, d, J = 1,5 Hz,

H-1'''), 3,83 (1H, dd, J = 10,5/1,0 Hz, Hb-6''), 3,49 (1H, d, J = 1,0 Hz, Ha-6''), 3,25-

3,47 (4H, m, H-2'', H-3'', H-4'', H-5''), 5,12 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1''), 7,65 (1H, dd,

J = 2,5/8,0 Hz, H-6'), 6,89 (1H, d, J = 8,0, H-5'), 7,69 (1H, d, J = 2,5 Hz, H-2'),

6,42 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-8), 6,29 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6). 13C-NMR (CD3OD,

125 MHz) (ppm): 17,8 (C-6'''), 69,1 (C-5'''), 73,9 (C-4'''), 72,1 (C-3'''), 72,2 (C-

2'''), 102,4 (C-1'''), 68,5 (C-6''), 77,2 (C-5''), 71,4 (C-4''), 78,1 (C-3''), 75,7 (C-2''),

104,6 (C-1''), 123,5 (C-6'), 116,1 (C-5'), 149,8 (C-4'), 145,8 (C-3'), 117,7 (C-2'),

123,1 (C-1'), 105,6 (C-10), 159,3 (C-9), 94,9 (C-8), 166 (C-7), 99,9 (C-6), 162,9

(C-5), 179,4 (C-4), 135,6 (C-3), 158,1 (C-2).

2.3. Phân lập các hợp chất từ cây cơm nguội rạng (Ardisia splendens)

2.3.1. Xử lý mẫu thực vật

Lá cây cơm nguội rạng (Ardisia splendens) sau khi thu hái được rửa sạch đất

cát, cắt nhỏ, sấy ở nhiệt độ 50-60 oC cho đến khô và nghiền thành bột. Bột lá cây

(3 kg) được chiết kết hợp siêu âm và gia nhiệt trong dung môi metanol ở 50 oC (3

lần x 2 giờ mỗi lần). Dịch chiết metanol được gộp chung lại và cất loại dung môi

dưới áp suất giảm thu được 200 g cặn chiết metanol tổng. Cặn metanol tổng được

bổ sung thêm nước và chiết phân bố lại với các dung môi n-hexan và etyl axetat.

Page 44: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Sau khi cất loại dung môi dưới áp suất giảm thu được các cặn chiết n-hexan (AS1,

50g), etyl axetat (AS2, 80 g) và cặn nước (AS3, 70g), tương ứng.

Cặn AS1 được sắc ký trên cột silica gel pha thường và rửa giải với dung n-

hexan:axeton (40:1, 20:1, 10:1, 5:1, 1:1, v/v) thu đư ợc năm phân đoạn, ký hiệu

từ AS1A đến AS1E. Phân đoạn AS1D tiếp tục được sắc ký cột trên silica gel pha

thường, rửa giải với dung môi cloroform:axeton (8:1, v/v) thu được bốn phân

đoạn nhỏ, ký hiệu từ AS1D1 đến AS1D4. Tinh chế phân đoạn AS1D2 trên cột

silica gel pha đảo YMC RP-18 với hệ dung môi rửa giải metanol:nước (6:1, v/v)

thu được hợp chất AS-7 (15 mg). Phân đoạn AS1D3 được sắc ký trên cột silica

gel pha đảo YMC RP-18, rửa giải với hệ dung môi metanol:nước (3:1, v/v) thu

được hợp chất AS-5 (10 mg).

Cặn AS2 được tiến hành sắc ký trên cột silica gel và rửa giải bởi hệ dung

môi gradient CHCl3:MeOH (40:1→0:1, v/v), thu được hai phân đoạn AS2A (20 g),

AS2B (18 g), AS2C (15 g) và AS2D (15 g). Phân đoạn AS2A được sắc ký cột trên

silica gel pha thường, rửa giải với hệ dung môi CHCl3:MeOH (5:1, v/v) thu được

hai phân đoạn nhỏ, ký hiệu là AS2A1 (2 g) và AS2A2 ( 1,5 g). Tinh chế phân

đoạn AS2A1 trên cột silica gel pha đảo YMC RP-18 với hệ dung môi rửa giải

metanol:nước (2,5:1) thu được hai hợp chất AS-2 (15 mg) và AS-4 (15 mg). Tiến

hành tinh chế phân đoạn AS2D trên cột silica gel pha đảo YMC RP-18 với hệ

dung môi rửa giải metanol:nước (1:2, v/v) thu được hợp chất AS-6 (5 mg).

Phần cặn nước (AS3, 70,0 g) được tiến hành rửa giải qua cột Dianion HP-20

với dung môi MeOH (từ 0%-25%-50%-75%-100% MeOH), thu được 5 phân đoạn,

ký hiệu từ AS3A đến AS3E. Phân đoạn AS3C được xử lý trên cột silica gel pha

thường, hệ dung môi rửa giải CHCl3:MeOH:H2O (5:1:0,1, v/v/v) thu được 3 phân

đoạn, ký hiệu từ AS3C1 đến AS3C3. Tinh chế phân đoạn AS3C1 trên cột silica

gel pha đảo YMC RP-18 với dung môi rửa giải MeOH:H2O (1:2, v/v) thu được

hợp chất AS-3 (12,0 mg). Tinh chế phân đoạn AS3C2 trên cột silica gel pha đảo

Page 45: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

YMC RP-18 với dung môi rửa giải axeton:nước (1:1, v/v) thu được hợp chất AS-

1 (6,0 mg). Tiếp tục tiến hành sắc ký phân đoạn AS3C3 trên cột silica gel pha đảo,

rửa giải bởi hệ dung môi axeton:nước (1:2, v/v) thu được hợp chất AS-8 (10 mg)

và AS-9 (13 mg). Phân đoạn AS3D được sắc ký trên cột silicalgel pha thường với

hệ dung môi rửa giải CHCl3:MeOH:H2O (3:1:0,1, v/v) thu được 3 phân đoạn, ký

hiệu từ AS3D1 đến AS3D3. Tiếp tục tiến hành sắc ký cột phân đoạn AS3D1 với

hệ dung môi rửa giải CHCl3:MeOH:H2O (3:1:0,1, v/v) thu được hợp chất AS-10

(10 mg) và AS-11 (10 mg). Hợp chất AS-12 (11 mg) thu được sau khi tinh chế

phân đoạn AS3D2 bằng sắc ký cột trên silica gel pha đảo RP-18 với hệ dung môi

MeOH:H2O (1:2, v/v).

2.3.2. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cây cơm nguội rạng

Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cây cơm nguội rạng được thể hiện trong Hình

2.3 và Hình 2.4 dưới đây.

Hình 2.3: Sơ đồ phân lập chất từ cặn chiết n-hexan và etyl axetat của cây cơm

nguội rạng

CC, SiO2, n-hexan:axeton

(40:1, 20:1,10:1, 5:1,1:1, v/v)

CC, SiO2, CHCl3:MeOH

(5:1, v/v) CC, RP-18, MeOH: H2O

(1:2, v/v)

3 kg bột lá

Asplenden

- Chiết kết hợp siêu âm gia nhiệt trong MeOH ở 500C - Cât loại dung môi dưới áp suất giảm

Cặn MeOH

200 gam

- Bổ sung nước - Chiết phân bố lại bằng các dung môi n-hexan, etyl axetat

Cặn n-hexan

AS1 (50 g)

Cặn etyl axetat

AS2 (80 g)

Cặn nước

AS3 (70 g)

CC, SiO2, CHCl3:MeOH (40:1→0:1, v/v)

AS2A AS2B AS2D AS2E AS1D ..... AS1A

CC,SiO2, CHCl3 :axeton

8:1)

Page 46: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Hình 2.4: Sơ đồ phân lập chất từ cặn nước của cây cơm nguội rạng

CC, SiO2, CHCl3:MeOH:H2O

(5:1:0,1, v/v)

CC,RP-18,

Axeton:nước

(1:1, v/v)

CC,RP-18,MeOH:H2O

(1:2, v/v)

CC, SiO2,

CHCl3:MeOH:H2O

(3:1:0,1, v/v)

AS9

13 mg

AS11

10 mg

AS12

11 mg

AS3

12 mg AS1

6 mg

CC,RP-18,

MeOH:H2O

(1:2, v/v)

AS3A AS3B

CC,RP-18,

Axeton:nước

(1:1, v/v)

Cặn nước AS3 70 g

Rửa giả i qua cột Dianion HP-20 vớ i dung môi

MeOH (từ 0%-25%-50%-75%-100% MeOH

AS3C AS3D AS3E

AS8

10 mg

AS10

10 mg

AS3C1 AS3C3 AS3C2 AS3D1 AS3D2 AS3D3

CC, SiO2, CHCl3:MeOH:H2O

(3:1:0,1, v/v)

Page 47: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

2.3.3. Hằng số vật lý và dữ kiện phổ của các hợp chất phân lập được

Hợp chất AS-1: Chất bột màu vàng; HR-ESI-MS: m/z 609,1455 [M – H]– (tính

toán lý thuyết cho công thức C27H29O16: 609,1461). Các dữ kiện phổ 1H-NMR và

13C-NMR được đưa ra trong Bảng 3.7.

Hợp chất AS-2: Tinh thể hình kim màu vàng cam; ESI-MS: m/z 464,38 [M]+,

C21H20O12. 1H-NMR (CD3OD, 400 MHz) δ (ppm): 6,22 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6),

6,38 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-8), 6,97 (2H, s, H-2′, H-6′), 3-O-Rham: 5,33 (1H, d, J =

1,5 Hz, H-1''), 4,24 (1H, dd, J = 1,5/3,5 Hz, H-2''), 3,82 (1H, dd, J = 3,5/9,5 Hz,

H-3''), 3,53 (1H, m), 3,37 (1H, m), 0,98 (3H, J = 6,0 Hz, H-6''). 13C-NMR

(CD3OD, 100 MHz) (ppm): 17,6 (C-6''), 71,8 (C-5''), 73,5 (C-4''), 72,14 (C-3''),

72,03 (C-2''), 103,61 (C-1''), 109,6 (C-6'), 146,8 (C-5'), 137,9 (C-4'), 146,8 (C-3'),

109,6 (C-2'), 122 (C-1'), 105,9 (C-10), 159,4 (C-9), 94,7 (C-8), 165,8 (C-7), 99,8

(C-6), 163,1 (C-5), 179,6 (C-4), 136,3 (C-3), 158,5 (C-2).

Hợp chất AS-3: Chất bột màu vàng; ESI-MS: m/z 616 [M]+, C28H24O16. 1H-NMR

(CD3OD, 400 MHz) δ (ppm): 6,18 (1H, d, J = 1,8 Hz, H-6), 6,35 (1H, d, J = 1,8

Hz, H-8), 6,97 (2H, s, H-2', H-6'), 3-O-Rham: 5,50 (1H, d, J = 1,2 Hz, H-1"), 5,63

(1H, br s, H-2"), 4,04 (1H, dd, J = 3,0/8,8 Hz, H-3"), 3,47 (1H, m, H-4"), 3,50 (1H,

m, H-5"), 1,01 (3H, d, J = 5,6 Hz, H-6"), 7,07 (2H, s, H-2"', H-6"'). 13C-NMR

(CD3OD, 100 MHz) (ppm): 159,38 (C-2), 135,62 (C-3), 179,35 (C-4), 163,17

(C-5), 99,81 (C-6), 165,87 (C-7), 94,66 (C-8), 158,47 (C-9), 105,82 (C-10),

121,77 (C-1'), 109,56 (C-2', C-6'), 146,88 (C-3', C-5'), 137,93 (C-4'), 100,47 (C-

1"), 73,47 (C-2"), 70,71 (C-3"), 73,84 (C-4"), 72,19 (C-5"), 17,81 (C-6"), 167,45

(C-7"'), 121,22 (C-1"'), 110,35 (C-2"', C-6"'), 146,42 (C-3"', C-5"'), 139,95 (C-4"').

Hợp chất AS-4: Chất bột màu vàng; ESI-MS: m/z 616,48 [M]+, C28H24O16. 1H-

NMR (CD3OD, 400 MHz) δ (ppm): 6,20 (1H, d, J = 1,8 Hz, H-6), 6,37 (1H, d, J =

1,8 Hz, H-8), 6,99 (2H, s, H-2', H-6'), 3-O-Rham: 5,28 (1H, d, J = 1,2 Hz, H-1"),

4,48 (1H, br s, H-2"), 5,24 (1H, dd, J = 3,0/9,2 Hz, H-3"), 3,68 (m, H-4"), 3,69

Page 48: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

(1H, m, H-5"), 1,01 (3H, d, J = 5,6 Hz, H-6"), 7,17 (2H, s, H-2"', H-6"'). 13C-NMR

(CD3OD, 100 MHz) (ppm): 159,43 (C-2), 136,44 (C-3), 179,58 (C-4), 163,22

(C-5), 99,81 (C-6), 165,91 (C-7), 94,7 (C-8), 158,22 (C-9), 105,87 (C-10), 121,87

(C-1'), 109,55 (C-2', C-6'), 146,87 (C-3', C-5'), 137,92 (C-4'), 103,74 (C-1"), 69,95

(C-2"), 75,36 (C-3"), 70,9 (C-4"), 72,3 (C-5"), 17,72 (C-6"), 168,39 (C-7"'),

121,62 (C-1"'), 110,47 (C-2"', C-6"'), 146,41 (C-3"', C-5"'), 139,9 (C-4"').

Hợp chất AS-5: Chất bột màu vàng; ESI-MS: m/z 450,08 [M]+, C20H18O12. 1H-

NMR (CD3OD, 400 MHz) δ (ppm): 6,20 (1H, d, J = 1,6 Hz, H-6), 6,37 (1H, d, J =

1,6 Hz, H-8), 7,35 (1H, d, J = 1,6 Hz, H-2'), 6,93(1H, d, J = 8,0 Hz, H-5'), 7,32(1H,

dd, J = 1,6/8,0 Hz, H-6'), 3-O-Rham: 5,35 (1H, d, J = 1,2 Hz, H-1"), 4,23 (1H, s,

H-2"), 3,76 (1H, dd, J = 3,2/9,2 Hz, H-3"), 3,35 (1H, m, H-4"), 3,42 (1H, m, H-5"),

0,94 (3H, d, J = 6,0 Hz, H-6"). 13C-NMR (CD3OD, 100 MHz) (ppm): 159,29 (C-

2), 136,21 (C-3), 179,62 (C-4), 163,2 (C-5), 99,79 (C-6), 165,88 (C-7), 94,69 (C-

8), 158,5 (C-9), 105,86 (C-10), 122,84 (C-1'), 116,89 (C-2'), 146,4 (C-3'), 149,78

(C-4'), 116,34 (C-5'), 122,94 (C-6'), 103,53 (C-1"), 71,89 (C-2"), 72,09 (C-3"),

73,23 (C-4"), 72,02 (C-5"), 17,65 (C-6").

Hợp chất AS-6: Chất bột màu vàng; ESI-MS: m/z 594,52 [M]+, C27H30O15. 1H-

NMR (CD3OD, 400 MHz) δ (ppm): 6,39 (1H, d, J = 1,6 Hz, H-6), 6,64 (1H, d, J =

1,6 Hz, H-8), 7,32 (1H, d, J = 1,6 Hz, H-2'), 6,88 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5'), 7,28

(1H, dd, 1,6/8,0 Hz, H-6'). 3-O-Rham: 5,35 (1H, br s, H-1''), 4,23 (1H, s, H-2''),

3,76 (1H, dd, J = 3,2/9,2 Hz, H-3''), 3,35 (1H, m, H-4''), 3,42 (1H, m, H-5''), 0,94

(3H, d, J = 6,0 Hz, H-6''). 7-O-Rham: 5,54 (1H, br s, H-1'''), 4,03 (1H, s, H-2'''),

3,83 (1H, dd, J = 3,2/9,2 Hz, H-3'''), 3,49 (1H, m, H-4'''), 3,60 (1H, m, H-5'''), 1,25

(3H, d, J = 6,0 Hz, H-6'''). 13C-NMR (CD3OD, 100 MHz) (ppm): 159,63 (C-2),

136,43 (C-3), 179,62 (C-4), 162,81 (C-5), 95,49 (C-6), 163,38 (C-7), 100,46 (C-8),

157,85 (C-9), 107,42 (C-10), 122,67 (C-1'), 116,93 (C-2'), 146,31 (C-3'), 149,87

(C-4'), 116,36 (C-5'), 122,99 (C-6'). 3-O-Rham: 103,46 (C-1''), 71,83 (C-2''), 72,01

Page 49: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

(C-3''), 73,22 (C-4''), 71,62 (C-5''), 17,65 (C-6''). 7-O-Rham: 99,78 (C-1'''), 72,01

(C-2'''), 72,07 (C-3'''), 73,57 (C-4'''), 71,19 (C-5'''), 18,07 (C-6''').

Hợp chất AS-7: Chất bột màu vàng; ESI-MS: m/z 290,27 [M]+, C15H14O6. 1H-

NMR (CD3OD, 400 MHz) δ (ppm): 4,55 (1H, d, J = 7,6 Hz, H-2), 3,96 (1H, m, H-

3), 2,48 (1H, dd, J = 8,0/16,0 Hz, Ha-4), 2,74 (1H, dd, J = 5,2, 16,0 Hz, Hb-4), 5,91

(1H, d, J = 2,0 Hz, H-6), 5,84 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-8), 6,82 (1H, d, J = 1,6 Hz,

H2'), 6,75 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5'), 6,61 (1H, dd, J = 1,6/8,0 Hz, H-6'). 13C-NMR

(CD3OD, 100 MHz) (ppm): 82,85 (C-2), 68,81 (C-3), 28,55 (C-4), 157,58 (C-5),

96,21 (C-6), 156,90 (C-7), 95,43 (C-8), 157,83 (C-9), 100,76 (C-10), 132,17 (C-1'),

115,21 (C-2'), 146,22 (C-3'), 146,22 (C-4'), 116,03 (C-5'), 120,02 (C-6').

Hợp chất AS-8: Chất bột vô định hình; ESI-MS: m/z 271 [M+H]+, C13H18O6. 1H-

NMR (MeOD, 400 MHz) δ (ppm): 7,41 (1H, d, J = 7,0 Hz, H-2, H-6), 7,32 (1H, t,

J = 7,0 Hz, H-3, H-5), 7,26 (1H, t, J = 7,0 Hz, H-4), 4,66 (1H, d, J = 12,0 Hz, Ha-

7), 4,92 (1H, d, J = 12,0 Hz, Hb-7), 4,34 (1H, d, J = 7,7 Hz, H-1′), 3,24 (1H, m, H-

2′), 3,33 (1H, m, H-3′), 3,29 (1H, m, H-4′), 3,25 (1H, m, H-5′), 3,69 (1H, dd, J =

5,4/12,0 Hz, Ha-6′), 3,89 (1H, dd, J = 1,6/12,0 Hz, Hb-6′). 13C-NMR (MeOD, 100

MHz) (ppm): 139,06 (C-1), 129,19 (C-2, C-6), 129,26 (C-3, C-5), 128,68 (C-4),

71,71 (C-7), 103,26 (C-1′), 75,15 (C-2′), 78,02 (C-3′), 71,68 (C-4′), 78,07 (C-5′),

62,8 (C-6′).

Hợp chất AS-9: Chất bột vô định hình; ESI-MS: m/z 285,2 [M+H]+, C14H20O6.

1H-NMR (MeOD, 400 MHz) δ (ppm): 7,23 (1H, d, J = 7,0 Hz, H-2, H-6), 7,22

(1H, d, J = 7,0 Hz, H-3, H-5), 7,14 (1H, t, J = 7,0 Hz, H-4), 2,91 (2H, t, J = 7,0 Hz,

H-7), 3,75 (1H, m, Ha-8), 383 (1H, m, Hb-8), 4,27 (1H, d, J = 7,7 Hz, H-1′),

3,24-3,65 (5H, H-2′, H-3′, H-4′, H-5′). 13C-NMR (MeOD, 100 MHz) (ppm):

125,83 (C-1), 130,01 (C-2, C-6), 129,33 (C-3, C-5), 127,19 (C-4), 37,22 (C-7),

62,73 (C-8), 104,36 (C-1′), 75,08 (C-2′), 78,08 (C-3′), 71,70 (C-4′), 77,95 (C-5′),

71,61 (C-6′).

Page 50: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Hợp chất AS-10: Chất bột vô định hình; ESI-MS: m/z 244,32 [M]+, C13H24O4. 1H-

NMR (MeOD, 400 MHz) δ (ppm): 1,42 (1H, Ha-2), 1,63 (1H, Hb-2), 4,04 (1H, m,

H-3), 1,75 (2H, H-4), 6,04 (1H, d, J = 16,0 Hz, H-7), 5,78 (1H, dd, J = 6,0/16,0 Hz,

H-8), 4,33 (1H, m, H-9), 1,26 (3H, d, J = 6,4 Hz, H-10), 0,83 (3H, s, H-11), 1,19

(3H, s, H-12), 1,13 (3H, s, H-13). 13C-NMR (MeOD, 100 MHz) (ppm): 40,68

(C-1), 46,44 (C-2), 65,26 (C-3), 45,69 (C-4), 77,75 (C-5), 78,91 (C-6), 131,2 (C-7),

136,09 (C-8), 69,57 (C-9), 24,21 (C-10), 27,51 (C-11), 26,21 (C-12), 27,08 (C-13).

Hợp chất AS-11: Chất bột màu vàng; ESI-MS: m/z 619 [M+H]+, C27H22O17. 1H-

NMR (MeOD, 400 MHz) δ (ppm): 6,35 (1H, s, H-1), 3,97 (1H, s, H-2), 4,80 (1H,

br, H-3), 4,45 (1H, br, H-4), 4,51 (1H, m, H-5), 4,15 (1H, dd, J = 8,0/11,0 Hz, Ha-

6), 4,94 (1H, m, Hb-6), 7,04 (2H, s, H-2', H-6'), 6,68 (1H, s, H-3"), 6,65 (1H, s, H-

3"'). 13C-NMR (MeOD, 100 MHz) (ppm): 94,98 (C-1), 69,4 (C-2), 71,55 (C-3),

62,42 (C-4), 76,13 (C-5), 64,97 (C-6), 120,56 (C-1'), 110,91 (C-2', C-6'), 146,32

(C-3', C-5'), 140,35 (C-4'), 166,64 (C-7'), 117,15 (C-1"), 125,38 (C-2"), 110,14 (C-

3"), 145,56 (C-4"), 137,61 (C-5"), 145,27 (C-6"), 168,47 (C-7"), 116,63 (C-1"'),

125,45 (C-2"'), 108,28 (C-3"'), 145,98 (C-4"'), 138,13 (C-5"'), 145,17 (C-6"').

Hợp chất AS-12: Chất vô định hình dạng gel; ESI-MS: m/z 515,5 [M+H]+,

C27H46O9. 1H-NMR (MeOD, 400 MHz) δ (ppm): 3,62 (1H, dd, J = 4,2/10,8 Hz,

Ha-1′), 3,88 (1H, dd, J = 5,4/10,8 Hz, Hb-1′), 3,96 (1H, m, H-2′), 4,13 (2H, m, H-

3′), 4,20 (1H, d, J = 7,6 Hz, H-1), 3,49 (1H, m, H-2), 3,44 (1H, dd, J = 3,0/10,2 Hz,

H-3), 3,48 (1H, m, H-5), 3,70 (1H, m, H-6), 2,33 (2H, t, J = 6,8 Hz, H-2″), 1,58

(2H, m, H-3″), 1,28-1,38 (4H, H-4″, H-5″, H-6″, H-7″), 2,06 (1H, H-8″), 5,30 ~

5,34 (6H, H-9″, H-10″, H-12″, H-13″, H-15″, H-16″), 2,80 (2H, m, H-11″), 2,80

(2H, m, H-14″), 2,06 (2H, m, H-17″), 0,95 (3H, t, J = 7,0 Hz, H-18″). 13C-NMR

(MeOD, 100 MHz) (ppm): 71,8 (C-1′), 69,6 (C-2′), 66,5 (C-3′), 105,9 (C-1),

72,5 (C-2), 70,2 (C-3), 74,8 (C-4), 76,7 (C-5), 62,4 (C-6), 173,8 (C-1″), 34,9 (C-

2″), 25,9 (C-3″), 30,69 (C-4″), 30,3 (C-5″), 30,1 (C-6″), 30,2 (C-7″), 28,1 (C-8″),

Page 51: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

129,1 (C-9″), 128,8 (C-10″), 26,57 (C-11″), 129,3 (C-12″), 129,3 (C-13″′), 26,4

(C-14″), 128,2 (C-15″), 132,7 (C-16″), 21,5 (C-17″), 14,6 (C-18″).

2.3.4. Phân lập các hợp chất từ cây cơm nguội đảo (Ardisia insularis)

2.4.1. Xử lý mẫu thực vật

Lá cây cơm nguội đảo (Ardisia insularis Mez.) sau khi thu hái về được rửa

sạch đất cát, cắt nhỏ, sấy ở nhiệt độ 50 - 60 oC cho đến khô và nghiền thành bột.

Bột lá cây (2 kg) được chiết kết hợp siêu âm và gia nhiệt trong dung môi metanol

ở 50 oC (3 lần x 2 giờ mỗi lần). Dịch chiết metanol được gộp chung lại và cất loại

dung môi dưới áp suất giảm thu được 150 g cặn chiết metanol tổng. Cặn metanol

tổng được bổ sung thêm nước và chiết phân bố lại với các dung môi n-hexan và

etyl axetat. Sau khi cất loại dung môi dưới áp suất giảm thu được các cặn chiết n-

hexan (AI1, 40 g), etyl axetat (AI2, 45 g) và cặn nước (AI3, 65 g) tương ứng.

Phân đoạn AI2 (45,0 g) được tiến hành sắc ký trên cột silica gel và rửa giải

bởi hệ dung môi gradient CHCl3:MeOH (50:1→1:1, v/v), thu được bốn phân đoạn

AI2A (8,0 g), AI2B (7,5 g), AI2C (12,5 g) và AI2D (10,0 g). Phân đoạn AI2B tiếp

tục được sắc ký trên cột silica gel pha đảo YMC RP-18, rửa giải bởi hệ dung môi

axeton:nước (1:1, v/v) thu được hợp chất AI-10 (55,0 mg) và AI-11 (19,0 mg).

Phân đoạn AI2C được sắc ký trên cột silica gel pha đảo YMC RP-18, rửa giải bởi

hệ dung môi axeton:nước (0,8:1, v/v), thu được hợp chất AI-9 (42,0 mg) và AI-6

(80,0 mg).

Phần cặn nước (AI3, 65 g) được tiến hành rửa giải qua cột Dianion HP-20

với dung môi MeOH (từ 0%-25%-50%-75%-100% MeOH), thu được 5 phân đoạn

ký hiệu từ AI3A đến AI3E. Phân đoạn AI3B được xử lý trên cột silica gel pha

thường, hệ dung môi rửa giải CHCl3:MeOH:H2O (5:1:0,1, v/v) thu được 4 phân

đoạn, ký hiệu từ AI3B1 đến AI3B4. Phân đoạn AI3B2 tiếp tục được sắc ký trên

cột silica gel pha đảo YMC RP-18 và rửa giải bởi hệ dung môi metanol:nước (1:1,

v/v) thu được hợp chất AI-12 (8,0 mg) và AI-13 (9,0 mg). Tiếp tục tiến hành sắc

Page 52: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

ký phân đoạn AI3B3 trên cột silica gel pha đảo YMC RP-18 với hệ dung môi rửa

giải MeOH:H2O (2:1, v/v) thu được hợp chất AI-2 (9,0 mg), AI-3 (6,0 mg) và AI-

4 (5,0 mg). Phân đoạn AI3C được sắc ký trên cột silica gel pha thường, rửa giải

bởi hệ dung môi gradient CHCl3:MeOH (từ 50:1 → 1:1, v/v) thu được bốn phân

đoạn nhỏ, ký hiệu từ AI3C1 đến AI3C4. Tinh chế phân đoạn AI3C2 trên cột silica

gel pha đảo YMC RP-18 và rửa giải bởi hệ dung môi MeOH:H2O (2:1, v/v) thu

được hợp chất AI-5 (10,0 mg), AI-7 (17,0 mg) và AI-8 (9,0 mg). Phân đoạn

AI3C3 được sắc ký trên cột silica gel pha đảo YMC RP-18 với hệ dung môi rửa

giải axeton:nước (0,7:1, v/v) thu được hợp chất AI-1 (6,0 mg). Phân đoạn AI3D

được phân tách trên cột silica gel pha thường và rửa giải bởi hệ dung môi

CHCl3:MeOH:H2O (4:1:0.1, v/v/v) cho 5 phân đoạn nhỏ, ký hiệu từ AI3D1 đến

AI3D5. Hợp chất AI-14 thu được từ phân đoạn AI3D3 thông qua quá trình sắc ký

trên cột silica gel pha đảo YMC RP-18 với hệ dung môi rửa giải MeOH:H2O (1:3,

v/v).

2.4.2. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cây cơm nguội đảo

Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cây cơm nguội đảo được thể hiện qua Hình

2.5 và Hình 2.6 dưới đây

Hình 2.5:Sơ đồ phân lập chất từ cặn chiết etyl axetat của cây cơm nguội đảo

2 kg bột lá

A. insularis

- Chiết kết hợp siêu âm gia nhiệt trong MeOH ở 500C - Cât loại dung môi dưới áp suất giảm

Cặn MeOH 150 gam

- Bổ sung nước - Chiết phân bố lại bằng các dung môi n-hexan, etyl axetat

Cặn n-hexan

AI1 (40 g)

Cặn etyl axetat

AI2 (45 g)

Cặn nước

AI3 (65 g)

CC, SiO2, CHCl3:MeOH (50:1→1:1, v/v)

Page 53: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Hình 2.6: Sơ đồ phân lập chất từ cặn nước của cây cơm nguội đảo

CC, RP-18

axeton:nước

(2:1, v/v)

AI13

9 mg

AI12

8 mg

AI3A AI3B

CC, RP-18

axeton:nước

(1:1, v/v)

Cặn nước AI3

65 g

Rửa giả i qua cột Dianion HP-20 với dung môi

MeOH (từ 0%-25%-50%-75%-100% MeOH

CC, SiO2, CHCl3:MeOH

(50:1→1:1, v/v)

AI3C AI3D AI3E

AI3B1 AI3B2 AI3B3 AI3B4

CC, RP-18

axeton:nước

(2:1, v/v)

AI2

9 mg

AI3

6 mg

AI4

5 mg

CC, SiO2, CHCl3:MeOH

(50:1→1:1, v/v)

AI3C1 AI3C2 AI3C3 AI3C4

AI5

10mg

AI7

17mg

AI8

9mg

CC, RP-18

axeton:nước

(2:1, v/v)

AI1

6 mg

Page 54: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

2.4.3. Hằng số vật lý và dữ kiện phổ của các hợp chất phân lập được

Hợp chất AI-1: Chất bột màu trắng, C41H68O12, HR ESI MS: m/z 787,4394

[M+Cl]– (tính toán lý thuyết cho công thức C41H68O12Cl: 787,4405). Các dữ liệu

phổ 1H-NMR và 13C-NMR được đưa ra trong Bảng 3.8.

Hợp chất AI-2: Chất bột màu trắng; ESI-MS: m/z 328, [M]+ C14H16O9. 1H-NMR

(CD3OD, 400 MHz) δ (ppm): 3,52 (1H, m, H-2), 3,16 (1H, t, J = 9,0 Hz, H-3),

3,61 (1H, dd, J = 9,0/10,4 Hz, H-4), 3,95 (1H, dd, J = 10,0/10,4 Hz, H-4a), 6,95

(1H, s, H-7), 4,94 (1H, d, J = 10,4 Hz, H-10b), 3,39 (1H, m, H-11a), 3,79 (1H, d, J

= 11,4 Hz, H-11b), 3,73 (1H, s, 9-OMe). 13C-NMR (CD3OD, 100 MHz) (ppm):

82,13 (C-2), 71,06 (C-3), 74,06 (C-4), 80,15 (C-4a), 163,77 (C-6), 118,44 (C-6a),

109,84 (C-7), 151,34 (C-8), 140,95 (C-9), 148,44 (C-10), 116,31 (C-10a), 72,47

(C-10b), 61,48 (C-11), 60,2 (9-OMe).

Hợp chất AI-3: Chất bột màu vàng nâu nhạt; ESI-MS: m/z 314 [M-H]- , C13H14O9.

1H-NMR (CD3OD, 400 MHz) δ (ppm): 3,63 (1H, m, H-2), 3,16 (1H, t, J = 9,0 Hz,

H-3), 3,65 (1H, dd, J = 9,0/10,4 Hz, H-4), 4,01 (1H, dd, J = 10,0/10,4 Hz, H-4a),

4,94 (1H, d, J = 10,4 Hz, H-10b), 3,40 (1H, m, H-11a), 3,78 (1H, d, J = 11,4 Hz,

H-11b). 13C-NMR (CD3OD, 100 MHz) (ppm): 82,94 (C-2), 71,88 (C-3), 75,61

Page 55: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

(C-4), 81,39 (C-4a), 166,43 (C-6), 117,3 (C-6a), 110,92 (C-7), 147,26 (C-8),

141,19 (C-9), 143,64 (C-10), 114,21 (C-10a), 74,32 (C-10b), 62,69 (C-11).

Hợp chất AI-4: Hình kim không màu; ESI-MS: m/z 298, [M]+, C13H14O8. 1H-

NMR (CD3OD, 400 MHz) δ (ppm): 3,52 (1H, m, H-2), 3,14 (1H, H-3), 3,62 (1H, t,

J = 8,4 Hz, H-4), 3,94 (1H, t, J = 9,4 Hz, H-4a), 6,83 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-7),

4,90 (1H, d, J = 9,4 Hz, H-10b), 3,38 (1H, m, H-11a), 3,79 (1H, d, J = 11,4 Hz, H-

11b). 13C-NMR (CD3OD, 100 MHz) (ppm): 82,08 (C-2), 71,1 (C-3), 74,04 (C-4),

80,17 (C-4a), 163,9 (C-6), 125,24 (C-6a), 108,68 (C-7), 158,85 (C-8), 109,15 (C-

9), 155,9 (C-10), 114,88 (C-10a), 72,35 (C-10b), 61,5 (C-11).

Hợp chất AI-5: Chất bột màu trắng, ESI-MS: m/z 480, [M]+, C21H20O13. 1H-NMR

(CD3OD, 400 MHz) δ(ppm): 3,77 (1H, m, H-2), 3,75 (1H, H-3), 5,55 (1H, dd, J =

8,8/8,8 Hz, H-4), 4,40 (1H, t, J = 10,0 Hz, H-4a), 7,06 (1H, s, H-7), 5,11 (1H, d, J

= 10,4 Hz, H-10b), 3,72 (1H, m, H-11a), 4,02 (1H, d, J = 11,4 Hz, H-11b), 3,89

(1H, s, 9-OMe), 7,11 (2H, s, H-2', H-6'). 13C-NMR (CD3OD, 100 MHz) (ppm):

83,1 (C-2), 70,05 (C-3), 76,07 (C-4), 79,1 (C-4a), 165,3 (C-6), 119,29 (C-6a),

111,18 (C-7), 152,45 (C-8), 142,37 (C-9), 149,47 (C-10), 116,94 (C-10a), 74,25

(C-10b), 62,3 (C-11), 60,89 (9-OMe), 121,15 (C-1'), 110,35 (C-2', C-6'), 146,453

(C-3'&5'), 139,97 (C-4'), 167,71 (C-7').

Hợp chất AI-6: Chất bột màu vàng; ESI-MS: m/z 465 [M+H]+, C21H20O12. 1H-

NMR (CD3OD, 400 MHz) δ (ppm): 6,15 (1H, s, H-6), 6,31 (1H, s, H-8), 6,93 (1H,

s, H-2′), 6,93 (1H, s, H-6′), 5,29 (1H, br s, H-1′′), 4,22 (1H, br s, H-2′′), 3,78 (1H,

d, J = 8,0 Hz, H-3′′), 3,51 (1H, m, H-4′′), 3,34 (1H, m, H-5′′), 0,94 (3H, d, J = 6,0

Hz, H-6′′). 13C-NMR (CD3OD, 100 MHz) (ppm): 159,5 (C-2), 136,4 (C-3),

179,7 (C-4), 163,3 (C-5), 99,9 (C-6), 165,9 (C-7), 94,8 (C-8), 158,6 (C-9), 106 (C-

10), 122,1 (C-1′), 109,7 (C-2′), 146,9 (C-3′), 138,8 (C-4′), 146,9 (C-5′), 109,7 (C-

6′), 103,7 (C-1′′), 72,2 (C-2′′), 72,1 (C-3′′), 73,5 (C-4′′), 72 (C-5′′), 17,8 (C-6′′).

Page 56: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Hợp chất AI-7: Chất bột màu vàng cam; ESI-MS: m/z 617 [M+H]+, C28H24O16.

1H-NMR (CD3OD, 400 MHz) δ (ppm): 6,18 (1H, d, J = 1,6 Hz, H-6), 6,35 (1H, d,

J = 1,6 Hz, H-8), 6,97 (2H, s, H-2', H-6'), 5,28 (1H, d, J = 1,6 Hz, H-1"), 4,47 (1H,

br s, H-2"), 5,24 (1H, dd, J = 3,0, 9,2 Hz, H-3"), 3,68 (1H, m, H-4"), 3,69 (1H, m,

H-5"), 1,00 (1H, d, J = 5,6 Hz, H-6"), 7,15 (2H, s, H-2"', H-6"'). 13C-NMR

(CD3OD, 100 MHz) (ppm): 159,41 (C-2), 136,41 (C-3), 179,54 (C-4), 163,19

(C-5), 99,83 (C-6), 166,03 (C-7), 94,71 (C-8), 158,5 (C-9), 105,8 (C-10), 121,54

(C-1'), 109,49 (C-2', C-6'), 146,85 (C-3', C-5'), 137,91 (C-4'), 103,73 (C-1"), 69,91

(C-2"), 75,3 (C-3"), 70,86 (C-4"), 72,28 (C-5"), 17,72 (C-6"), 121,81 (C-1"'),

110,41 (C-2"', C-6"'), 146,4 (C-3"', C-5"'), 139,9 (C-4"'), 168,37 (C-7"').

Hợp chất AI-8: Chất bột màu vàng nhạt, ESI-MS: m/z 617 [M+H]+, C28H24O16.

1H-NMR (CD3OD, 400 MHz) δ (ppm): 6,12 (1H, d, J = 1,6 Hz, H-6), 6,29 (1H, d,

J = 1,6 Hz, H-8), 6,86 (2H, s, H-2', H-6'), 5,55 (1H, br s, H-1"), 4,14 (1H, br s, H-

2"), 3,92 (1H, dd, J = 2,8/9,2 Hz, H-3"), 4,90 (1H, m, H-4"), 3,29 (1H, m, H-5"),

0,72 (1H, d, J = 6,0 Hz, H-6"), 6,96 (2H, s, H-2"', H-6"'). 13C-NMR (CD3OD, 100

MHz) (ppm): 159,78 (C-2), 135,05 (C-3), 179,44 (C-4), 163,22 (C-5), 99,9 (C-6),

166,03 (C-7), 94,74 (C-8), 158,56 (C-9), 105,83 (C-10), 122,02 (C-1'), 109,44 (C-

2', C-6'), 147,16 (C-3', C-5'), 137,57 (C-4'), 101,95 (C-1"), 71,66 (C-2"), 70,14 (C-

3"), 75,03 (C-4"), 69,64 (C-5"), 17,2 (C-6"), 121,35 (C-1"'), 110,42 (C-2"', C-6"'),

146,28 (C-3"', C-5"'), 139,82 (C-4"'), 167,95 (C-7"').

Hợp chất AI-9: Chất bột màu vàng, ESI-MS: m/z 450 [M]+, C21H20O11. 1H-NMR

(CD3OD, 400 MHz) δ (ppm): 6,20 (1H, d, J = 1,6 Hz, H-6), 6,37 (1H, d, J = 1,6

Hz, H-8), 7,35 (1H, d, J = 1,6 Hz, H-2'), 6,93 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5'), 7,32 (1H,

dd, J = 1,6/8,0 Hz, H-6'), 3-O-Rham: 5,35 (1H, d, J = 1,2 Hz, H-1"), 4,23 (1H, s,

H-2"), 3,76 (1H, dd, J = 3,2/9,2 Hz, H-3"), 3,35 (1H, m, H-4"), 3,42 (1H, m, H-5"),

0,94 (3H, d, J = 6,0 Hz, H-6"). 13C-NMR (CD3OD, 100 MHz) (ppm): 159,29 (C-

2), 136,21 (C-3), 179,62 (C-4), 163,2 (C-5), 99,79 (C-6), 165,88 (C-7), 94,69 (C-

8), 158,5 (C-9), 105,86 (C-10), 122,84 (C-1'), 116,89 (C-2'), 146,4 (C-3'), 149,78

Page 57: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

(C-4'), 116,34 (C-5'), 122,94 (C-6'), 103,53 (C-1"), 71,89 (C-2"), 72,09 (C-3"),

73,23 (C-4"), 72,02 (C-5"), 17,65 (C-6").

Hợp chất AI-10: Chất bột màu vàng, ESI-MS: m/z 458 [M]+, C22H18O11. 1H-NMR

(CD3OD, 400 MHz) δ (ppm): 4,95 (1H, m, H-2), 5,49 (1H, br s, H-3), 2,82 (1H, d,

J = 6,8 Hz, Ha-4), 2,99 (1H, dd, J = 4,5/16,8 Hz, Hb-4), 5,93 (1H, s, H-6), 5,93 (1H,

s, H-8), 6,90 (1H, d, J = 1,6 Hz, H-2'), 6,66 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5'), 6,78 (1H, dd,

J = 1,6, 8,0 Hz, H-6'), 6,92 (2H, s, H-2", H-6"). 13C-NMR (CD3OD, 100 MHz)

(ppm): 78,62 (C-2), 69,95 (C-3), 26,88 (C-4), 157,26 (C-5), 96,46 (C-6), 157,85

(C-7), 95,83 (C-8), 157,85 (C-9), 99,33 (C-10), 131,42 (C-1'), 115,06 (C-2'), 146,3

(C-3'), 146,3 (C-4'), 115,95 (C-5'), 119,34 (C-6'), 121,37 (C-1"), 110,14 (C-2", C-

6"), 145,95 (C-3", C-5"), 139,81 (C-4"), 167,57 (C-7").

Hợp chất AI-11: Chất bột màu vàng, ESI-MS: m/z 472 [M]+, C23H20O11. 1H-NMR

(CD3OD, 400 MHz) δ (ppm): 4,95 (1H, m, H-2), 5,5 (1H, br s, H-3), 2,82 (1H, d, J

= 16,8, Ha-4), 2,99 (1H, dd, J = 4,5/16,8 Hz, Hb-4), 5,94 (1H, s, H-6), 5,92 (1H, s,

H-8), 6,62 (1H, s, H-2'), 6,53 (1H, s, H-6'), 3,56 (1H, s, 3-OMe), 6,96 (2H, s, H-2",

H-6"). 13C-NMR (CD3OD, 100 MHz) (ppm): 78,96 (C-2), 69,9 (C-3), 26,96 (C-

4), 157,88 (C-5), 96,51 (C-6), 157,25 (C-7), 95,85 (C-8), 157,88 (C-9), 99,32 (C-

10), 130,55 (C-1'), 103,19 (C-2'), 149,32 (C-3'), 134,77 (C-4'), 146,09 (C-5'),

108,69 (C-6'), 56,2 (3-OMe), 121,37 (C-1"), 111,43 (C-2", C-6"), 146,4 (C-3", C-

5"), 139,81 (C-4"), 167,57 (C-7").

Hợp chất AI-12: Tinh thể không màu; Mp.: 237-238 oC; ESI-MS: m/z 171,1

[M+H]+, C7H6O5. 1H-NMR (CD3OD, 400 MHz) δ (ppm): 7,00 (2H, s, H-2, H-6).

13C-NMR (CD3OD, 100 MHz) (ppm): 126,39 (C-1), 110,07 (C-2, C-6), 146,01

(C-3, C-5), 138,0 (C-4), 173,6 (C-7).

Hợp chất AI-13: Chất bột màu trắng. ESI-MS: m/z 185 [M+H]+, C8H8O5. 1H-

NMR (CD3OD, 400 MHz) δ (ppm): 7,10 (2H, s, H-2, H-6), 3,32 (3H, s, H-8). 13C-

Page 58: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

NMR (CD3OD, 100 MHz) (ppm): 121,54 (C-1), 110,32 (C-2, C-6), 145,92 (C-3,

C-5), 139,35 (C-4), 170,59 (C-7), 49,83 (C-8).

Hợp chất AI-14: Chất bột màu trắng. EI-MS: m/z 406 [M]+, C19H34O9. 1H-NMR

(CD3OD, 400 MHz) δ (ppm): 1,57 (1H, m, H-2a), 1,72 (1H, t, J = 12,0 Hz, H-2b),

4,18 (1H, m, H-3), 1,74 (1H, m, H-4a), 1,92 (1H, t, J = 11,0 Hz, H-4b), 6,03 (d, J =

16,0 Hz, H-7), 5,76 (1H, dd, J = 5,6/16,0 Hz, H-8), 4,32 (1H, m, H-9), 1,25 (3H,

dd, J = 6,0/16,0 Hz, H-10), 0,86 (3H, s, H-11), 1,20 (3H, s, H-12), 1,09 (3H, s, H-

13), 4,38 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-1'), 3,12 (1H, m, H-2'), 3,31 (1H, m, H-3'), 3,28

(1H, m, H-4'), 3,25 (1H, m, H-5'), 3,65 (1H, dd, J = 5,0/12,0 Hz, Ha-6'), 3,82 (1H,

d, J = 12,0 Hz, Hb-6'). 13C-NMR (CD3OD, 100 MHz) (ppm): 40,76 (C-1), 44,48

(C-2), 73,18 (C-3), 42,28 (C-4), 77,05 (C-5), 79,16 (C-6), 130,91 (C-7), 136,11

(C-8), 69,56 (C-9), 24,10 (C-10), 27,53 (C-11), 26,24 (C-12), 27,15 (C-13),

102,16 (C-1'), 75,66 (C-2'), 77,70 (C-3'), 71,57 (C-4'), 77,82 (C-5'), 62,67 (C-6').

2.5. Phân lập các hợp chất từ cây cơm nguội thắm (Ardisia incarnata)

2.5.1. Xử lý mẫu thực vật

Lá cây cơm nguội thắm (Ardisia incarnata) sau khi thu hái về được rửa sạch

đất cát, sấy khô ở nhiệt độ 50-60 oC và nghiền thành bột. Bột lá khô (4,0 kg) được

chiết kết hợp siêu âm và gia nhiệt trong dung môi metanol ở 50 oC (3 lần x 2 giờ

mỗi lần). Dịch chiết metanol được gộp chung lại và cất loại dung môi dưới áp suất

giảm thu được 252 g cặn chiết metanol tổng. Cặn metanol tổng được bổ sung thêm

nước và chiết phân bố lại với các dung môi n-hexan, etyl axetat và phần nước. Mỗi

phần đem cất loại dung môi dưới áp suất giảm thu được các cặn chiết n-hexan

(AInc1, 55g), etyl axetat (AInc2, 86g) và cặn nước (AInc3, 72g) tương ứng.

Cặn chiết AInc2 (86,0 g) được sắc ký trên cột silica gel pha thường và rửa

giải bởi hệ dung môi CHCl3:MeOH (40:1, 20:1, 10:1, 1:1, 0:1, v/v) thu được 6

phân đoạn, ký hiệu từ AInc-2A đến AInc-2F. Phân doạn AInc-2B tiếp tục được

sắc ký trên cột silica gel pha thường và rửa giải bởi hệ dung môi CHCl3:MeOH

Page 59: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

(5:1, v/v) thu được 5 phân đoạn nhỏ, ký hiệu từ AInc-2B1 đến AInc-2B5. Phân

đoạn AInc-2B3 được tinh chế trên cột silica gel pha thường và rửa giải bởi hệ

dung môi CHCl3:MeOH:H2O (4:1:0.1, v/v/v) thu được hợp chất AInc-1 (15 mg)

và AInc-2 (50 mg). Hợp chất AInc-3 (12 mg) thu được từ phân đoạn AInc-2B2

sau khi tinh chế phân đoạn này trên cột silica gel pha đảo YMC RP-18 với hệ

dung môi rửa giải MeOH:H2O (4:6, v/v). Phân đoạn AInc-2B1 tiếp tục được tinh

chế trên cột silica gel pha thường với hệ dung môi CHCl3:MeOH: H2O (14:12:0.1,

v/v/v) thu được hợp chất AInc-7 (10 mg) và AInc-8 (11 mg).

Phần cặn nước (AInc3, 72,0 g) được tiến hành rửa giải qua cột Dianion HP-

20 với dung môi MeOH (từ 0%-25%-50%-75%-100% MeOH), thu được 5 phân

đoạn ký hiệu từ AInc3A đến AInc3E. Phân đoạn AInc3A được tiến hành sắc ký

trên cột silica gel pha thường và rửa giải bởi hệ dung môi CHCl3:MeOH gradient

(15:1, 12:1, 10:1, 5:1, 1:1 và 100 % MeOH) thu được 6 phân đoạn nhỏ , ký hiệu từ

AInc3A1 đến AInc3A6. Phân đoạn nhỏ AInc3A2 sau đó tiếp tục được tinh chế

trên cột silica gel pha thường và rửa g bởi hệ dung môi CHCl3:MeOH (5:1, v/v)

thu được hợp chất AInc-4 (10 mg). Tiến hành sắc ký phân đoạn nhỏ AInc3A3

trên cột silica gel pha thường với hệ dung môi rửa giải CHCl3:MeOH (4:1 v/v),

sau đó tiếp tục tinh chế trên cột silica gel pha đảo YMC RP-18 thu được hợp chất

AInc-5 (9 mg). Phân đoạn nhỏ AInc3A4 được sắc ký trên cột silica gel pha

thường và rửa giải bởi hệ dung môi CHCl3:MeOH:H2O (4:1:0.1, v/v/v) thu được

hợp chất AInc-6 (10 mg).

2.5.2. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cây cơm nguội thắm

Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cây cơm nguội đảo được thể hiện qua Hình

2.7 và Hình 2.8 dưới đây

Hình 2.7: Sơ đồ phân lập chất từ cặn nước của cây cơm nguội thắm

AInc3A AInc3B

Cặn nước AInc3

72 g

Rửa giả i qua cột Dianion HP-20 vớ i dung môi

MeOH (từ 0%-25%-50%-75%-100% MeOH

CC, SiO2, CHCl3:MeOH

(15:1, 12:1,10:1, 5:1, 1:1, 100%MeOH)

AInc3C AInc3D AInc3E

Page 60: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Hình 2.8: Sơ đồ phân lập chất từ cặn chiết etyl axetat của cây cơm nguội

thắm

AI2A

4 kg bột lá

A. incarnata

- Chiết kết hợp siêu âm gia nhiệt trong MeOH ở 500C - Cât loại dung môi dưới áp suất giảm

Cặn MeOH

252 gam

- Bổ sung nước - Chiết phân bố lại bằng các dung môi n-hexan, etyl axetat

Cặn n-hexan

AInc1 (55 g)

Cặn etyl axetat

AInc2 (86 g)

Cặn nước

AInc3 (72 g)

CC, SiO2, CHCl3:MeOH (40:1→0:1, v/v)

AI2B AI2C AI2D AI2E AI2F

Page 61: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

2.5.3. Hằng số vật lý và dữ kiện phổ của các hợp chất phân lập được:

Hợp chất AInc-1: C21H20O11, chất bột màu vàng, ESI-MS m/z 448,30 [M+H]+.

1H-NMR (500 MHz, CD3OD) (ppm): 6,18 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6), 6,35 (1H, d,

J = 2,0 Hz, H-8), 7,31 (1H, d, Jmeta = 2,0 Hz, H-2′), 6,88 (1H, d, Jocto = 8,0 Hz, H-

5′), 7,28 (1H, dd, Jocto/meta = 8,0/2,0 Hz, H-6′), 5,33 (1H, br s, H-1''), 4,19 (1H, s,

H-2''), 3,74 (1H, d, J = 9,2 Hz, H-3''), 3,40 (1H, m, H-4''), 3,32 (1H, m, H-5''),

0,91 (3H, J = 6,0 Hz, H-6''). 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) (ppm): 17,66 (C-6''),

72,06 (C-5''), 73,20 (C-4''), 72,03 (C-3''), 71,88 (C-2''), 103,52 (C-1''), 122,91 (C-

6'), 116,87 (C-5'), 149,80 (C-4'), 146,41 (C-3'), 116,34 (C-2'), 122,83 (C-1'),

105,84 (C-10), 158,50 (C-9), 94,69 (C-8), 165,93 (C-7), 99,80 (C-6), 163,20 (C-5),

179,62 (C-4), 136,20 (C-3), 159,29 (C-2).

Hợp chất AInc-2: C21H20O12, chất bột màu vàng; Mp.: 196-197 oC; ESI-MS m/z

464,38 [M+H]+. 1H-NMR (500 MHz, CD3OD) (ppm): 6,15 (1H, d, J = 2,0 Hz,

H-6), 6,31 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-8), 6,93 (1H, s, H-2′, H-6′), 5,29 (1H, br s, H-1''),

4,22 (1H, br s, H-2''), 3,78 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-3''), 3,51 (1H, m, H-4''), 3,34 (1H,

Page 62: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

m, H-5''), 0,94 (3H, d, J = 6,0 Hz, H-6''). 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) (ppm):

17,61 (C-6''), 71,80 (C-5''), 73,24 (C-4''), 71,95 (C-3''), 72,00 (C-2''), 103,50 (C-

1''), 109,52 (C-6'), 146,69 (C-5'), 137,76 (C-4'), 146,69 (C-3'), 109,52 (C-2'),

121,82 (C-1'), 105,75 (C-10), 158,34 (C-9), 94,62 (C-8), 165,70 (C-7), 99,72 (C-6),

163,01 (C-5), 179,51 (C-4), 136,21 (C-3), 159,31 (C-2).

Hợp chất AInc-3: C20H18O10, chất bột màu vàng, ESI-MS m/z 431,0 [M-H]+. 1H-

NMR (CD3OD, 500 MHz) δ (ppm): 6,18 (1H, d, J = 1,6 Hz, H-6), 6,33 (1H, d, J =

1,6 Hz, H-8), 7,74 (2H, d, J = 8,0 Hz, H-2', H-6'), 6,93 (2H, d, J = 8,0 Hz, H-3', H-

5'), 3-O-Rham: 5,39 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-1"), 4,26 (1H, s, H-2"), 3,75 (1H, m, H-

3"), 3,70 (1H, m, H-4"), 3,33 (1H, m, H-5"), 0,95 (3H, d, J = 5,5 Hz, H-6"). 13C-

NMR (CD3OD, 125 MHz) (ppm): 159,32 (C-2), 136,23 (C-3), 179,66(C-4),

163,26 (C-5), 99,84 (C-6), 165,95 (C-7), 94,75 (C-8), 158,6 (C-9), 105,94 (C-10),

122,64 (C-1'), 116,54 (C-3', C-5'), 131,91 (C-2', C-6'), 161,62 (C-4'), 103,52 (C-

1"), 71,93 (C-2"), 72,13 (C-3"), 73,23 (C-4"), 72,02 (C-5"), 17,66 (C-6").

Hợp chất AInc-4: C13H24O4, chất bột màu trắng, ESI-MS: m/z 244,32 [M]+. 1H-

NMR (MeOD, 400 MHz) δ (ppm): 1,42 (1H, H-2a), 1,63 (1H, H-2b), 4,04 (1H, m,

H-3), 1,75 (2H, H-4), 6,04 (1H, d, J = 16,0 Hz, H-7), 5,78 (1H, dd, J = 6,0/16,0 Hz,

H-8), 4,33 (1H, m, H-9), 1,26 (3H, d, J = 6,4 Hz, H-10), 0,83 (3H, s, H-11), 1,19

(3H, s, H-12), 1,13 (3H, s, H-13). 13C-NMR (MeOD, 100 MHz) (ppm): 40,68

(C-1), 46,44 (C-2), 65,26 (C-3), 45,69 (C-4), 77,75 (C-5), 78,91 (C-6), 131,2 (C-7),

136,09 (C-8), 69,57 (C-9), 24,21 (C-10), 27,51 (C-11), 26,21 (C-12), 27,08 (C-13).

Hợp chất AInc-5: C19H34O9, chất bột màu trắng, ESI-MS m/z 406,47 [M+H]+. 1H-

NMR (400 MHz, CD3OD) (ppm): 0,86 (3H, s, CH3-12), 1,09 (3H, s, CH3-11),

1,20 (3H, s, CH3-13), 1,25 (3H, d, J = 6,4 Hz, CH3-10), 1,57 (1H, ddd, J =

12,0/4,0/2,0 Hz, Heq-2), 1,73 (1H, t, J = 12 Hz, Hax-2), 1,74 (1H, dd, J = 13,0/12,0

Hz, Hax-4), 1,92 (1H, d, J = 13,0/4,0/2,0 Hz, Heq-4), 3,12 (1H, m, H-2'), 3,31 (1H,

m, H-3'), 3,28 (1H, m, H-4'), 3,25 (1H, m, H-5'), 3,65 (1H, dd, J = 12,0/5,0 Hz,

Page 63: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Ha-6'), 3,82 (1H, d, J = 12,0 Hz, Hb-6'), 3,81 (1H, m, H-3), 4,31 (1H, m, H-9), 4,38

(1H, d, J = 8,0 Hz, H-1'), 5,76 (1H, dd, J = 5,6/16,0 Hz, H-8), 6,03 (1H, d, J =

16,0 Hz, H-7). 13C-NMR (CD3OD, 100 MHz) (ppm): 40,76 (C-1), 44,48 (C-2),

73,18 (C-3), 42,28 (C-4), 78,05 (C-5), 79,16 (C-6), 130,93 (C-7), 136,11 (C-8),

69,56 (C-9), 24,10 (C-10), 27,53 (C-11), 26,24 (C-12), 27,15 (C-13), 102,16 (C-1'),

75,66 (C-2'), 77,70 (C-3'), 71,57 (C-4'), 77,82 (C-5'), 62,67 (C-6').

Hợp chất AInc-6: C27H46O9, chất bột màu trắng, ESI-MS m/z 515,5 [M+H]+. 1H-

NMR (MeOD, 400 MHz) δ (ppm): 3,62 (1H, dd, J = 4,2/10,8 Hz, Ha-1′), 3,88 (1H,

dd, J = 5,4/10,8 Hz, Hb-1′), 3,96 (1H, m, H-2′), 4,13 (2H, m, H-3′), 4,20 (1H, d, J

= 7,6 Hz, H-1), 3,49 (1H, m, H-2), 3,44 (1H, dd, J = 3,0/10,2 Hz, H-3), 3,48 (1H,

m, H-5), 3,70* (2H, H-6), 2,33 (2H, t, J = 6,8 Hz, H-2″), 1,58 (2H, m, H-3″), 1,28-

1,38 (4H, H-4″, H-5″, H-6″, H-7″), 2,06 (1H, H-8″), 5,30 ~ 5,34 (6H, H-9″, H-10″,

H-12″, H-13″, H-15″, H-16″), 2,80 (2H, m, H-11″), 2,80 (2H, m, H-14″), 2,06 (2H,

m, H-17″), 0,95 (3H, t, J = 7,0 Hz, H-18″). 13C-NMR (MeOD, 100 MHz) (ppm):

71,8 (C-1′), 69,6 (C-2′), 66,5 (C-3′), 105,9 (C-1), 72,5 (C-2), 70,2 (C-3), 74,8 (C-

4), 76,7 (C-5), 62,4 (C-6), 173,8 (C-1″), 34,9 (C-2″), 25,9 (C-3″), 30,69 (C-4″),

30,3 (C-5″), 30,1 (C-6″), 30,2 (C-7″), 28,1 (C-8″), 129,1 (C-9″), 128,8 (C-10″),

26,57 (C-11″), 129,3 (C-12″), 129,3 (C-13″′), 26,4 (C-14″), 128,2 (C-15″), 132,7

(C-16″), 21,5 (C-17″), 14,6 (C-18″).

Hợp chất AInc-7: C10H18O2, chất bột màu trắng, ESI-MS: m/z 170 [M]+. 1H-NMR

(CD3OD, 500 MHz) δ (ppm): 3,86 (1H, ddd, J = 2,0/3,0/10 Hz, H-2), 2,26 (1H,

ddd, J = 5,0/9,0/14,0 Hz, Hexo-3), 0,79 (1H, dd, J = 3,0/14,0 Hz, Hendo-3), 1,68

(1H, d, J = 5,0 Hz, H-4), 3,82 (1H, dd, J = 3,5/8,0 Hz, H-5), 1,34 (1H, ddd, J =

2,0/3,5/13,5 Hz, Hexo-6), 2,34 (1H, dd, J = 8,0/13,5 Hz, Hen do-6), 1,1 (3H, s, H-8),

0,89 (3H, s, H-9), 0,87 (3H, s, H-10). 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz) (ppm): 51,3

(C-1), 76,3 (C-2), 36,7 (C-3), 53,8 (C-4), 75,8 (C-5), 39,1 (C-6), 48,7 (C-7), 20,1

(C-8), 21,6 (C-9), 13,1 (C-10).

Page 64: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Hợp chất AInc-8: C7H6O5, tinh thể màu trắng, Mp.: 237-238 oC, ESI-MS m/z

170,12 [M+H]+. 1H-NMR (CD3OD, 400 MHz) δ(ppm): 7,00 (2H, s, H-2, H-6).

13C-NMR (CD3OD, 100 MHz) (ppm): 126,39 (C-1), 110,07 (C-2), 146,01 (C-3),

138,00 (C-4), 146,01 (C-5), 110,07 (C-6),173,60 (C-7).

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Xác định cấu trúc hóa học các hợp chất phân lập được

3.1.1. Xác định cấu trúc hoá học của các chất phân lập được từ loài cơm

nguội balansana (Ardisia balansana)

Hợp chất AB-1 thu được dưới dạng chất bột không màu có nhiệt độ nóng

chảy 126-128 oC. Các số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR thu được cho thấy hợp

chất này có cấu trúc dạng vòng trimetyl-bicyclo[2,2,1] heptandiol. Cụ thể, trên phổ

1H-NMR cho thấy có 3 tín hiệu singlet của 3 nhóm metyl tại H 0,87 (3H, s, H-8),

1,1 (3H, s, H-9), 0,89 (3H, s, H-10); hai tín hiệu cộng hưởng tại H 3,86 (1H, ddd,

J = 2,0/3,0/10 Hz, H-2) và 3,82 (1H, dd, J = 3,5/8,0 Hz, H-5) cùng với các tín

hiệu cộng hưởng khác tại H 2,26 (1H, ddd, J = 5,0/9,0/14,0 Hz, Hexo-3), 0,79 (1H,

dd, J = 3,0/14,0 Hz, Hendo-3), 2,34 (1H, dd, J = 8,0/13,5 Hz, Hendo-6), 1,34 (1H,

ddd, J = 2,0/3,5/13,5 Hz, Hexo-6) cho thấy sự có mặt của hai đơn vị -CHOH-CH2-.

Tương ứng, trên phổ 13C-NMR và DEPT cho thấy tín hiệu cộng hưởng của 10

nguyên tử cacbon, trong đó gồm có 3 nhóm CH3, 2 nhóm CH2, 3 nhóm CH và 2

Page 65: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

cacbon bậc 4. Phổ HSQC chỉ ra vị trí cộng hưởng của các nguyên tử cacbon tương

ứng: 3 nhóm metyl tại δC 20,1 (C-8), 21,6 (C-9) và 13,1 (C-10); 2 nhóm methylen

tại δC 36,7 (C-3) và 39,1 (C-6); 3 nhóm methin tại δC 76,3 (C-2), 53,8 (C-4) và

75,8 (C-5); 2 cacbon bậc 4 tại δC 48,7 (C-1) và 51,3 (C-7). Trên phổ HMBC của

hợp chất AB-1 chỉ ra mối tương tác của proton H-4 (H 1,68 ppm) với C-7 (δC

51,3 ppm), C-3 (δC 36,7 ppm) và C-5 (δC 75,8 ppm) cũng như các tương tác giữa

proton H-2 (H 3,86 ppm) với cacbon C-1 (δC 48,7 ppm); giữa cacbon C-7 (δC 51,3

ppm) với proton H-4 (H 1,68 ppm), CH3-8 (δH 1,1 pm) và CH3-9 (δH 0,89 ppm),

giữa cacbon C-1 (δC 48,7 pm) với proton CH3-10 (δH 0,87 ppm). Phù hợp với các

dữ liệu phổ NMR, phổ khối của hợp chất AB-1 cho pic ion [M+H]+ tại m/z 170

tương ứng với công thức phân tử C10H18O2. Kết hợp dữ liệu phổ thu được với các

số liệu của tài liệu tham khảo [20], hợp chất AB-1 được xác định là angelicoidenol.

Đây là lần đầu tiên hợp chất này được tìm thấy ở chi cơm nguội (Ardisia).

Bảng 3.1: Các dữ liệu phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất AB-1 và số liệu tham

khảo

STT Hợp chất AB-1 Tài liệu tham khảo [5]

δC, ppm δH, ppm (J, Hz) δC, ppm δH, ppm (J, Hz)

1 51,3 - 52,2 -

2 76,3 3,86 (ddd, 2,0/3,0/10,0) 77,2 3,84 (ddd, 2,0/3,0/9,0)

3β 36,7

2,26 (ddd, 5,0/9,0/14,0) 37,5

2,24 (ddd, 5,0/9,0/14,0)

3α 0,79 (dd, 3,0/14,0) 0,77 (dd, 3,0/14,0)

4 53,8 1,68 (d, 5,0) 54,5 1,66 (d, 5,0)

5 75,8 3,82 (dd, 3,5/8,0) 76,7 3,80 (dd, 3,5/8,0)

6 β 39,1

1,34 (ddd, 2,0/3,5/13,5) 39,9

1,32 (ddd, 2,0/3,5/13,5)

6 α 2,34 (dd, 8,0/13,5) 2,32 (d, 8,0/13,5)

Page 66: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

7 48,7 - 49,6 -

8 21,6 1,1 22,5 1,08

9 20,1 0,89 20,9 0,87

10 13,1 0,87 14,0 0,85

Hình 3.1: Cấu trúc hóa học của hợp chất AB-1

Hợp chất AB-2 thu được dưới dạng tinh thể hình kim màu trắng, nhiệt độ

nóng chảy 237 - 238 oC. Trên phổ 1H-NMR xuất hiện duy nhất một tín hiệu singlet

ở vùng thơm tại δH 7,079 (2H, s) cho thấy hợp chất AB-2 có chứa vòng thơm bị

thế ở 4 vị trí có trục đối xứng. Trên phổ 13C-NMR xuất hiện tín hiệu cộng hưởng

của 6 nguyên tử cacbon thuộc vòng thơm bao gồm 2 nhóm CH và 4 cacbon bậc

bốn, bên cạnh đó có một tín hiệu cộng hưởng của một nguyên tử cacbon thuộc

nhóm cacbonyl tại δC 170,4 (C-7). Tín hiệu cộng hưởng của CH tại δC 110,3 (C-2,

C-6) và của cacbon bậc bốn tại δC 146,3 (C-3, C-5) có cường độ pic cao gấp đôi

các tín hiệu cộng hưởng khác, điều này khẳng định hợp chất AB-2 chứa một vòng

thơm bị thế ở 4 vị trí có trục đối xứng, trong đó có một nhóm thế cacboxyl. Các dữ

liệu phổ NMR trên hoàn toàn phù hợp với dữ liệu phổ khối thu được khi cho pic

ion [M+H]+ tại m/z 170 tương ứng với công thức phân tử C7H6O5. So sánh dữ liệu

phổ của hợp chất AB-2 với tài liệu tham khảo [27], chúng tôi kết luận hợp chất

AB-2 là axit gallic. Hợp chất này đã được tìm thấy có trong loài A. pusila và thể

hiện có tác dụng chống viêm [10, 86].

Bảng 3.2: Các dữ liệu phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất AB-2 và số liệu tham

khảo

Page 67: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

C Hợp chất AB-2 Tài liệu tham khảo [5]

δC, ppm δH , ppm (J, Hz) δC, ppm δH , ppm (J, Hz)

1 122,0 - 121,0 -

2 110,3 7,08 (s) 109,0 6,91 (s)

3 146,3 - 145,9 -

4 139,5 - 138,3 -

5 146,3 - 145,9 -

6 110,3 7,08 (s) 109,0 6,91 (s)

7 170,4 - 168,0 -

Hình 3.2: Cấu trúc hóa học của hợp chất AB-2

Hợp chất AB-3 thu được dưới dạng chất bột màu trắng, nhiệt độ nóng chảy

201 - 203 oC. Phổ NMR của hợp chất AB-3 có dạng tương tự như hợp chất AB-2,

ngoại trừ có sự xuất hiện thêm một nhóm metoxy. Trên phổ 1H-NMR, bên cạnh sự

xuất hiện của một tín hiệu singlet tại δH 7,10 (2H, s) đặc trưng cho hai proton tại

C-2, C-6 của vòng thơm còn thấy xuất hiện một tín hiệu singlet khác của nhóm -

OCH3 tại δH 3,32 (3H, s). Tương ứng, trên phổ 13C-NMR, ngoài sự xuất hiện các

tín hiệu của cabon vòng thơm tại δC 121,54 (C-1), 110,3 (C-2), 145,9 (C-3), 139,3

(C-4), 145,9 (C-5), 110,3 (C-6) còn thấy xuất hiện tín hiệu cộng hưởng của nguyên

tử cacbon thuộc nhóm cacbonyl tại δC 170,5 (C-7) và của nhóm metoxy tại δC

49,83 (OCH3). Các số liệu phổ trên gợi ý hợp chất AB-3 có thể là metyl gallat.

Phổ khối lượng của hợp chất AB-3 cũng xuất hiện pic ion giả phân tử [M+H]+ tại

m/z 184 tương ứng với công thức phân tử C8H8O5. Kết hợp các dữ liệu phổ trên

Page 68: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

với tài liệu tham khảo [21], hợp chất AB-3 được xác định là metyl gallat. Một số

nghiên cứu trước đây đã cho thấy hợp chất này có những tác dụng tốt như kháng

viêm, chống oxi hóa, và mới đây nhất là tác dụng kháng các tế bào u thần kinh

đệm [78]. Tuy vậy, đây là lần đầu tiên hợp chất này được tìm thấy trong chi

Ardisia.

Bảng 3.3: Các dữ liệu phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất AB-3 và số liệu tham

khảo

C Hợp chất AB-3 Tài liệu tham khảo [8]

δC, ppm δH, ppm (J, Hz) δC, ppm δH , ppm (J, Hz)

1 121,54 - 121,0 -

2 110,3 7,10 (s) 109,0 6,91 (s)

3 145,9 - 145,9 -

4 139,3 - 138,3 -

5 145,9 - 145,9 -

6 110,3 7,10 (s) 109,0 6,91 (s)

7 170,5 - 168,0 -

OCH3 49,83 3,32 48,5 3,4

Hình 3.3: Cấu trúc hóa học của hợp chất AB-3

Hợp chất AB-4 thu được dưới dạng chất bột màu vàng nhạt gợi ý đây có thể

là một hợp chất flavonoid, nhiệt độ nóng chảy 313-314 oC. Trên phổ 1H-NMR

Page 69: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

xuất hiện hai tín hiệu doublet tại δH 6,20 (1H, d, J = 2,0 Hz) và 6,41 (1H, d, J =

2,0 Hz) đặc trưng cho 2 proton tại C-6 và C-8 của vòng A; ba tín hiệu tại δH 7,75

(1H, d, Jmeta = 2,0 Hz, H-2′), 6,90 (1H, d, Jocto = 8,5 Hz, H-5′) và 7,65 (dd, Jocto và

meta = 8,5/2,0 Hz, H-6′) khẳng định vòng B thế 1, 3, 4. Tương ứng, trên phổ 13C-

NMR cho thấy tín hiệu đặc trưng của khung flavanol với 15 nguyên tử cacbon

trong đó có một nhóm cacboxyl (δC 175,7), 9 cacbon bậc 4 cùng 5 cacbon nhóm

CH vùng thơm (93,3 - 119,9 ppm). Các giá trị phổ NMR của hợp chất AB-4 phù

hợp với các dữ kiện tương ứng đã công bố của hợp chất quercetin [40]. Phổ khối

lượng cũng xuất hiện các píc m/z 325 [M+Na]+ và 301 [M-H]- phù hợp với công

thức phân tử C15H10O7 của quercetin. Do đó, hợp chất AB-4 được xác định là

quercetin.

Bảng 3.4: Các dữ liệu phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất AB-4 và số liệu tham

khảo

C Hợp chất AB-4 Tài liệu tham khảo [10]

δC, ppm δH , ppm (J, Hz) δC, ppm δH , ppm (J, Hz)

2 148,6 - 146,8

3 137,2 - 135,6

4 177,3 - 175,7

5 162,6 - 160,6

6 99,1 6,18 (d, 2,0) 98,1 6,20 (d, 2,0)

7 165,6 - 163,8

8 94,4 6,40 (d, 2,0) 93,3 6,41 (d, 2,0)

9 158,2 - 156,1

10 104,5 - 103,0

1' 124,1 - 115,1

2' 116,0 7,67 (d, 2,2) 145,0 7,75 (d, 2,0)

3' 146,2 - 147,6

4' 148,0 - 146,6

5' 116,2 6,89 (d, 8,3) 115,5 6,90 (d, 8,5)

6' 121,7 7,53 (dd, 8,6, 2,2) 119,9 7,65 (dd, 8,5/2,0)

Page 70: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Hình 3.4: Cấu trúc hóa học của hợp chất AB-4

Hợp chất AB-5 thu được dưới dạng tinh thể hình kim màu vàng cam với

nhiệt độ nóng chảy là 196-197 oC. Các phổ NMR của hợp chất AB-5 có dạng phổ

của một hợp chất flavonoid glycoside: hai tín hiệu doublet đặc trưng cho 2 proton

cặp đôi meta với nhau tại δH 6,22 (1H, d, J = 2 Hz), 6,38 (1H, d, J = 2 Hz) trên phổ

1H-NMR và tương ứng với tín hiệu của 2 nguyên tử cacbon tại δC 99,8 và 94,7

ppm trên phổ HSQC, đặc trưng cho sự có mặt của hai proton ở vị trí 6 và 8 của

vòng A; tín hiệu của 2 proton thơm khác tại δH 6,97 (2H, s, H-2', H-6') tương ứng

với tín hiệu CH có cường độ pic cao gấp đôi các tín hiệu CH khác trên phổ HSQC

tại δC 109,6 ppm đặc trưng cho 2 proton ở vị trí C-2' và C-6' của vòng B đã bị thế

4 vị trí. Ngoài ra, trên phổ 13C-NMR có một tín hiệu cacbon của nhóm cacbonyl

tại δC 179,6 (C-4). Các tín hiệu proton nằm trong vùng 3,37 - 4,24 ppm trên phổ

1H-NMR cùng với sự xuất hiện một tín hiệu doublet của proton anomeric tại δH

5,33 (1H, d, J = 1,0 Hz) và một tín hiệu singlet của nhóm metyl tại δH 0,98 (3H, d,

J = 6,0 Hz) cho thấy sự có mặt của một cấu tử đường α-L-rhamnopyranosyl. Mối

tương tác giữa C-3 (δC 136,3) với proton anomeric (δH 5,33, d, J = 1,0 Hz) trên

phổ HMBC chứng tỏ cấu tử đường được gắn vào khung flavonoid tại vị trí C-3.

Các dữ liệu phổ NMR phù hợp với phổ khối khi cho pic ion [M+Na]+ tại m/z 487

tương ứng với công thức phân tử C21H20O12. Kết hợp với tài liệu tham khảo [77],

hợp chất AB-5 được xác định là myricitrin.

Bảng 3.5: Các dữ liệu phổ 1H và 13C-NMR của AB-5 và số liệu tham khảo

C Hợp chất AB-5 Tài liệu tham khảo [11]

δC, ppm δH , ppm (J, Hz) δC, ppm δH , ppm (J, Hz)

Page 71: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

2 158,5 - 157,7 -

3 136,3 - 134,7 -

4 179,6 - 178,2 -

5 163,1 - 161,8 -

6 99,8 6,22 (d, 2,0) 99,2 6,17 (d, 2,2)

7 165,8 - 164,7 -

8 94,7 6,38 (d, 2,0) 94,1 6,34 (d, 2,2)

9 159,4 - 156,9 -

10 105,9 - 104,5 -

1' 122 - 120 -

2' 109,6 6,97 (s) 108,3 6,89 (s)

3' 146,8 - 146,3 -

4' 137,9 - 137,1 -

5' 146,8 - 146,3 -

6' 109,6 6,97 (s) 108,3 6,89 (s)

Rham

1''' 103,61 5,33 (d, 1,5) 101,1 5,48 (d, 1,5)

2''' 72,03 4,24 (dd, 3,5/1,5) 81,7 4,03 (d, 2,7)

3''' 72,14 3,82 (dd, 9,5/3,5) 70,7 3,3-3,7 (m)

4''' 73,5 3,37 (m) 72,3 3,3-3,7 (m)

5''' 71,8 3,53 (m) 70,9 3,3-3,7 (m)

6''' 17,8 0,98 (d, 6,0) 18,9 0,85 (d, 6,6)

Hình 3.5: Cấu trúc hóa học của hợp chất AB-5

Hợp chất AB-6 thu được dưới dạng tinh thể hình kim mảnh màu vàng,

điểm nóng chảy 190- 192 oC. Tương tự như ở hợp chất AB-5, các phổ NMR của

hợp chất AB-6 cũng có dạng phổ của một hợp chất flavonoid glycoside nhưng

phần đường phức tạp hơn, bao gồm hai cấu tử đường rhamnopyranosyl và

Page 72: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

glucopyranosyl. Trên phổ 1H-NMR có sự xuất hiện hai tín hiệu doublet của 2

proton cặp meta của vòng A tại δH 6,29 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6), 6,42 (1H, d, J =

2,0 Hz, H-8) và ba tín hiệu doublet khác tại δH 7,69 (1H, d, Jmeta = 2,5 Hz, H-2′),

6,89 (1H, d, Jocto = 8,0 Hz, H-5′) và 7,65 (dd, Jocto và meta = 8,0/2,5 Hz, H-6′) của

vòng B thế 1, 3, 4, chứng tỏ cấu trúc phần aglycon của hợp chất AB-6 là quercetin.

Điều này có thể thấy rõ ràng hơn khi trên phổ 13C-NMR xuất hiện tín hiệu của 15

nguyên tử cacbon của khung flavonoid, bao gồm 5 cacbon nhóm CH vùng thơm

(δC nằm trong vùng từ 94,9 đến 123,5 ppm), 1 cacbon của nhóm cacbonyl (δC

179,4 ppm) và 9 cacbon bậc 4. Tín hiệu cộng hưởng của các nhóm CH nằm trong

vùng δH 3,25-3,85 ppm trên phổ 1H-NMR và δC 68,5 – 78,1 ppm trên phổ 13C-

NMR cùng với sự xuất hiện của 2 tín hiệu doublet của 2 proton anomeric tại δH

4,54 (1H, d, J = 1,5 Hz) và 5,12 (1H, d, J = 7,5 Hz) và các tín hiệu của nhóm

metyl và metylen ở δC 17,87 và 68,5 ppm trên phổ HSQC cho thấy trong cấu trúc

của có chứa hai gốc đường α-L-rhamnopyranosyl và β-D-glucopyranosyl. Trên

phổ HMBC nhận thấy có sự tương tác của cacbon C-3 của khung flavonoid (δC

135,6 ppm) với proton anomeric của cấu tử đường glucopyranosyl (δH 5,12 ppm),

điều này cho thấy gốc đường glucopyranosyl được gắn vào vị trí C-3 của phần

khung aglycon. Trên phổ HMBC cũng cho thấy tương tác giữa proton anomeric

của cấu tử đường rhamnopyranosyl tại δH 4,54 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-1''') với

cacbon C-6'' (δC 68,5 ppm) của cấu tử đường glucopyranosyl, tương tác giữa

cacbon C-1''' của cấu tử đường rhamnopyranosyl (δC 102,4 ppm) với proton H-6

của cấu tử đường glucopyranosyl tại δH 3,83 (1H, dd, J = 10,5/1,0 Hz, Hb-6''), cho

thấy 2 cấu tử đường này được nối với nhau qua liên kết C-1 với C-6. Các dữ liệu

phổ NMR trên cho kết quả trùng với dữ liệu phổ khối với pic ion giả phân tử

[M+H]+ tại m/z 611 tương ứng với công thức phân tử C27H30O16. Kết hợp với tài

liệu [8], hợp chất AB-6 được xác định là rutin.

Bảng 3.6: Các dữ liệu phổ 1H và 13C-NMR của AB-6 và số liệu tham khảo

C Hợp chất AB-6 Tài liệu tham khảo [12]

Page 73: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

δC, ppm δH, ppm (J, Hz) δC, ppm δH, ppm (J, Hz)

2 158,1 - 158,4 -

3 135,6 - 135,6 -

4 179,4 - 179,3 -

5 162,9 - 162,8 -

6 99,9 6,29 (d, 2,0) 99,9 6,19 (d, 2,1)

7 166,0 - 165,9 -

8 94,9 6,42 (d, 2,0) 94,9 6,39 (d, 2,1)

9 159,3 - 159,3 -

10 105,6 - 105,6 -

1' 123,1 - 123,6 -

2' 117,7 7,69 (d, 2,5) 116,2 7,9 (d, 2,1)

3' 145,8 - 145,7 -

4' 149,8 - 149,7 -

5' 116,1 6,89 (d, 8,0) 123,1 6,9 (d, 8,7)

6' 123,5 7,65 (dd, 8,0/2,5) 117,7 7,63 (dd, 2,1/8,7)

Glu

1'' 104,6 5,12 (d, 7,5) 102,3 5,1 (d, 7,2)

2'' 75,7 3,25-3,47 (m) 75,6 3,3-3,7 (m)

3'' 78,1 3,25-3,47 (m) 78,1 3,3-3,7 (m)

4'' 71,4 3,25-3,47 (m) 71,3 3,3-3,7 (m)

5'' 77,2 3,25-3,47 (m) 77,1 3,3-3,7 (m)

6'' 68,5 3,49-3,83 (d, 10,5/1,0) 68,6 3,48-3,83 (m)

Page 74: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Rham

1''' 102,4 4,54 (d, 1,5) 104,7 4,5 (d, 1,5)

2''' 72,2 3,65 (dd, 3,5/1,5) 72,0 3,3-3,7 (m)

3''' 72,1 3,56 (m) 72,2 3,3-3,7 (m)

4''' 73,9 3,28 (m) 73,9 3,3-3,7 (m)

5''' 69,1 3,32 (m) 69,6 3,3-3,7 (m)

6''' 17,8 1,14 (d, 6,0) 17,8 1,1 (d, 6,2)

Hình 3.6: Cấu trúc hóa học của hợp chất AB-6

3.1.2. Xác định cấu trúc hoá học của các chất phân lập được từ loài cơm

nguội rạng (Ardisia splendens)

Hợp chất AS-1 thu được dưới dạng chất bột màu vàng. Phổ khối lượng phân

giải cao HR-ESI-MS của hợp chất AS-1 cho pic ion phân tử tại m/z 609,1455 [M-

H]- (tính toán lý thuyết cho 609,1461 phù hợp với công thức phân tử C27H29O16).

Phổ 1H-NMR của hợp chất AS-1 cho thấy sự có mặt của các tín hiệu sau: hai

proton đặc trưng của vòng A tại δH 6,39 (s) và 6,64 (s) cùng hai proton của vòng B

Page 75: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

tại δH 6,95 (s), ở phía trường cao có sự xuất hiện của hai tín hiệu của hai proton

anomeric tại δH 5.31 (br s) và 5.52 (br s).

Page 76: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Hình 3.7: Phổ 1H-NMR của hợp chất AS-1

Hình 3.8: Phổ 13C-NMR của hợp chất AS-1

Page 77: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Hình 3.9: Phổ HMBC của hợp chất AS-1

Hình 3.10: Phổ HSQC của hợp chất AS-1

Page 78: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Hình 3.11: Phổ COSY của hợp chất AS-1

Phổ 13C-NMR và DEPT (Bảng 4.2) chỉ ra sự có mặt của các tín hiệu cộng

hưởng của 27 nguyên tử cacbon, trong đó có 15 cacbon thuộc khung flavonol và

12 cacbon của hai cấu tử đường. Các dữ liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của AS-1

có dạng tương tự của hợp chất quercetin 3,7-di-O-α-L-rhamnopyranoside[45]

ngoại trừ sự xuất hiện thêm một nhóm hydroxyl tại vị trí C-7. Tiến hành thủy phân

hợp chất AS-1 thu được L-rhamnose (được xác định bởi dẫn xuất trimetylsilyl

bằng phương pháp GC-MS). Ngoài ra, trên phổ HMBC có sự xuất hiện các tương

tác giữa proton anomeric của cấu tử đường rhamnose thứ nhất H-1" (δH 5,31) với

cacbon C-3 (δC 136,5); giữa proton anomeric của cấu tử đường rhamnose thứ hai

H-1"' (δH 5,52) với cacbon C-7 (δC 163,4) cho thấy hai cấu tử đường này được gắn

lần lượt váo các vị trí C-3 và C-7 của khung flavonol. Từ các dữ liệu phổ thu được,

hợp chất AS-1 được xác định là myricetin 3,7-di-O-α-L-rhamnopyranoside. Đây

là một hợp chất mới, lần đầu tiên phân lập từ thiên nhiên.

Bảng 3.7: Các dữ liệu phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất AS-1

C δC, ppm δH, ppm (J, Hz)

2 159,8 -

3 136,5 -

4 179,6 -

5 162.8 -

6 - 6,39 (d, 2,0)

7 163,4 -

8 - 6,64 (d, 2,0)

9 157,9 -

10 146,7 -

1' 121,6 -

2' 109,6 6,95 (s)

3' 146,7 -

4' 138,0 -

5' 146,7 -

6' 109,6 6,95 (s)

Page 79: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

3-O-Rha

1" 103,5 5,31 (br s)

2" 71,8 4,22 (br s)

3" 72,0 3,79 (dd, 3,2/9,2)

4" 73,3 3,30 (m)

5" 71,6 3,50 (m)

6" 17,6 0,95 (d, 6,0)

7-O-Rha

1'" 99,79 5,52 (br s)

2'" 72,0 4,00 (br s)

3'" 72,0 3,82 (dd, 3,2/9,2)

4'" 73,5 3,47 (m)

5'" 71,2 3,59 (m)

6'" 18,1 1,24 (d, 6,0)

Hình 3.12: Cấu trúc hóa học của hợp chất AS-1

Hợp chất AS-2 thu được dưới dạng tinh thể hình kim màu vàng cam với

nhiệt độ nóng chảy là 196-197 oC. Các phổ NMR của hợp chất AS-2 có dạng phổ

của một hợp chất flavonoid glycoside: hai tín hiệu doublet đặc trưng cho 2 proton

cặp đôi meta tại δH 6,22 (d, J = 2,0 Hz), 6,38 (d, J = 2,0 Hz) trên phổ 1H-NMR và

tương ứng với tín hiệu của hai nguyên tử cacbon tại δC 99,8 và 94,7 ppm trên phổ

HSQC đặc trưng cho sự có mặt của hai proton H-6 và H-8 của vòng A; tín hiệu

của 2 proton thơm khác tại δH 6,97 (2H, s, H-2', H-6') tương ứng với tín hiệu CH

có cường độ pic cao gấp đôi các tín hiệu CH khác trên phổ HSQC tại δC 109,6

Page 80: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

ppm đặc trưng cho 2 proton ở vị trí 2' và 6' của vòng B đã bị thế 4 vị trí. Ngoài ra,

trên phổ 13C-NMR có một tín hiệu cacbon của nhóm cacbonyl tại δC 179,6 (C-4).

Các tín hiệu proton nằm trong vùng 3,37 - 4,24 ppm trên phổ 1H-NMR cùng với

sự xuất hiện một tín hiệu doublet của proton anomeric tại δH 5,33 (d, J = 1,0 Hz)

và một tín hiệu singlet của nhóm metyl tại δH 0,98 (3H, d, J = 6,0 Hz) cho thấy sự

có mặt của một cấu tử đường α-L-rhamnopyranosyl. Mối tương tác giữa C-3 (δC

136,3) với proton anomeric H-1'' trên phổ HMBC chứng tỏ cấu tử đường được gắn

vào vị trí C-3 của khung flavonoid. Các dữ liệu phổ NMR phù hợp với phổ khối

khi cho pic ion phân tử [M]+ tại m/z 464 tương ứng với công thức phân tử

C21H20O12. Kết hợp với tài liệu tham khảo [92], hợp chất AS-2 được xác định là

myricitrin. Hợp chất này cũng đã được tìm thấy ở một số loài Ardisia như A.

balansana [6], A. japonica [52] và có khả năng ức chế PTP1B tốt với giá trị IC50

là 28,12 µM [52].

Hình 3.13: Cấu trúc hóa học của các hợp chất AS-2, AS-3, AS-4, AS-5, AS-6,

AS-7

Hợp chất AS-3 thu được dưới dạng chất bột màu vàng. Các tín hiệu phổ của

hợp chất AS-3 phần lớn giống như của hợp chất AS-2. Cụ thể, trên phổ 1H-NMR

của AS-3 xuất hiện hai tín hiệu doublet của 2 proton ghép cặp meta của vòng A tại

δH 6,18 (d, J = 1,8 Hz), 6,35 (d, J = 1,8 Hz) cùng với tín hiệu của 2 proton thơm

khác của vòng B tại δH 6,97 (2H, s, H-2', H-6') của khung flavonoid; ở vùng

trường cao hơn xuất hiện các tín hiệu multiplet của các nhóm oximetin nằm trong

khoảng 3-4 ppm của cấu tử đường α-L-rhamnopyranosyl cùng một tín hiệu

doublet của một proton anomeric tại δH 5,50 (d, J = 1,6 Hz) và một tín hiệu singlet

Page 81: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

của proton nhóm metyl tại δH 1,01 (3H, d, J = 5,6 Hz). Tuy nhiên, khác với AS-2,

trên phổ 1H-NMR của AS-3 còn xuất hiện thêm tín hiệu của hai proton thơm khác

tại δH 7,07 (2H, s), điều này gợi ý rằng ở AS-3 có thêm một vòng thơm bị thế 4 vị

trí. Tương ứng, trên phổ 13C-NMR, bên cạnh 15 nguyên tử cacbon của khung

flavonoid và 6 cacbon của cấu tử đường α-L-rhamnopyranosyl tương tự như ở hợp

chất AS-2, ở vùng trường thơm của hợp chất AS-3 còn thấy xuất hiện thêm các tín

hiệu của 6 cacbon vòng thơm và một cacbon nhóm caboxyl tại δC 167,45 ppm.

Các dữ liệu phổ trên gợi ý trong cấu trúc của AS-3 có thêm một cấu tử galloyl.

Trên phổ HMBC của AS-3 cho thấy có sự tương tác giữa proton anomeric H-1''

(δH 5,50) của cấu tử đường với cacbon C-3 (δC 135,62) của khung flavonoid,

tương tác giữa proton H-2'' (δH 5,63) của cấu tử đường với cacbon của nhóm

cacboxyl tại δC 167,45, chứng tỏ cấu tử galloyl được gắn vào vị trí C-2'' của cấu tử

đường, phần cấu tử đường lại được gắn vào vị trí C-3 của khung flavonoid. Các dữ

liệu phổ NMR của AS-3 phù hợp với phổ khối khi cho pic ion phân tử [M]+ tại m/z

616 (C28H24O16). So sánh các dữ liệu phổ trên với các số liệu của tài liệu tham

khảo [67], hợp chất AS-3 được xác định là desmanthin-1. Hợp chất này đã được

tìm thấy ở loài Myrcia multiflora với hoạt tính ức chế enzym aldose reductase gây

nên các bệnh về võng mạc và thần kinh ở những người bị tiểu đường [35].

Hợp chất AS-4 thu được dưới dạng chất bột màu vàng. Các tín hiệu phổ 1H-

NMR và 13C-NMR của AS-4 hoàn toàn tương tự với các tín hiệu phổ của AS-3: ở

vùng thơm có sự xuất hiện các tín hiệu cộng hưởng của khung flavonoid và một

cấu tử galloyl, ở vùng trường cao hơn có sự xuất hiện của một cấu tử đường α-L-

rhamnopyranosyl. Các tín hiệu trên phổ HMBC của AS-4 cũng cho thấy có sự

tương tác giữa proton anomeric H-1'' (δH 5,28) với cacbon C-3 (δC 136,44) chứng

tỏ cấu tử đường được gắn vào khung flavonoid tại vị trí C-3. Tuy nhiên, có sự sai

khác về độ chuyển dịch hóa học của các tín hiệu cộng hưởng của các proton cấu tử

đường H-2'', H-3'' ở hợp chất AS-4 so với hợp chất AS-3: tín hiệu cộng hưởng của

proton H-3'' của 4 chuyển dịch về phía trường thấp hơn (δH 5,24) so với hợp chất

Page 82: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

AS-3 (δH 4,04); trong khi đó tín hiệu cộng hưởng của proton H-2'' của AS-4 lại

nằm về phía trường cao hơn (δH 4,48) so với hợp chất 3 (δH 5,63). Sự sai khác này

gợi ý rằng cấu tử galloyl của AS-4 được gắn vào vị trí C-3'' của cấu tử đường mà

không gắn vào vị trí C-2'' như ở hợp chất AS-3. Các tương tác giữa proton H-3''

(δH 5,63) với cacbon C-2'' (δC 69,95), C-4'' (δC 70,9) và cacbon nhóm cacboxyl

C=O (δC 168,39) đã khẳng định nhận định trên. Các số liệu phổ trên của AS-4

được đối chiếu với số liệu của tài liệu tham khảo [80] đã cho thấy có sự trùng

khớp, do đó hợp chất AS-4 được xác định là myricetin 3-O-(3"-O-galloyl)-α-L-

rhamnopyranoside.

Hợp chất AS-5 thu được dưới dạng bột màu vàng. Các tín hiệu trên phổ 1H-

NMR của AS-5 gợi ý hợp chất này cũng có cấu trúc của một flavonoid glucoside:

hai tín hiệu doublet đặc trưng cho 2 proton ghép cặp meta tại δH 6,20 (d, J = 1,6

Hz) và 6,37 (d, J = 1,6 Hz) của vòng A; ba tín hiệu của 3 proton vòng B thế 1, 3, 4

tại δH 7,35 (d, Jmeta = 1,6 Hz), 6,93 (d, Jocto = 8,0 Hz) và 7,32 (dd, Jocto và meta =

8,0/1,6 Hz); các tín hiệu proton nằm trong vùng 3,35 - 4,23 ppm cùng với sự xuất

hiện một tín hiệu doublet của proton anomeric tại δH 5,35 (d, J = 1,2 Hz) và một

tín hiệu singlet của nhóm metyl tại δH 0,94 (3H, d, J = 6,0 Hz) của một cấu tử

đường α-L-rhamnopyranosyl. Tương ứng, trên phổ 13C-NMR của AS-5 cho thấy

các tín hiệu đặc trưng của khung flavonoid với 15 nguyên tử cacbon và 6 nguyên

tử cacbon của một cấu tử đường α-L-rhamnopyranosyl. Vị trí thế của cấu tử đường

vào khung flavonoid được xác định ở C-3 thông qua tương tác giữa proton

anomeric H-1" (δH 5,35) với cacbon C-3 (δC136,21) trên phổ HMBC. Kết hợp các

số liệu phổ trên với phổ khối cho pic ion phân tử [M] + tại m/z 450, đồng thời đối

chiếu với tài liệu tham khảo [87], hợp chất AS-5 được xác định là quercetin 3-O-

α-L-rhamnopyranoside.

Hợp chất AS-6 thu được dưới dạng chất bột màu vàng. Dữ liệu phổ 1D-

NMR, 2D-NMR của AS-6 có sự giống nhau với hợp chất AS-5 ở các tín hiệu vòng

thơm của khung flavonoid và các tín hiệu của cấu tử đường α-L-rhamnopyranosyl.

Page 83: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Tuy nhiên, khác với AS-5, trên phổ 1H-NMR của AS-6 thấy xuất hiện hai tín hiệu

doublet của hai proton anomeric tại δH 5,35 (d, J = 1,2 Hz) và δH 5,54 (d, J = 1,2

Hz), các tín hiệu trong vùng 3-4 ppm nhiều gấp đôi, thêm vào đó là tín hiệu của

hai nhóm metyl tại δH 0,94 (3H, d, J = 6,0 Hz) và δH 1,25 (3H, d, J = 6,0 Hz). Điều

này cho thấy hợp chất AS-6 có nhiều hơn hợp chất AS-5 một cấu tử đường α-L-

rhamnopyranoside. Trên phổ HMBC có tương tác giữa proton H-1'' với cacbon C-

3 (δC 136,43), tương tác giữa proton H-1''' với cacbon C-7 (δC 163,38), chứng tỏ

hai cấu tử đường được gắn vào hai vị trí C-3 và C-7 của khung flavonoid. Các dữ

liệu phổ trên được so sánh với tài liệu tham khảo cho thấy có sự phù hợp [87], do

đó hợp chất AS-6 được xác định là quercetin 3,7-di-O-α-L-rhamnopyranoside.

Hợp chất AS-7 thu được dưới dạng bột màu vàng. Khác với các hợp chất

trên, phổ NMR của AS-7 gợi ý hợp chất này có cấu trúc dạng khung flavan-3-ol.

Trên phổ 1H-NMR có hai tín hiệu doublet của hai proton vòng thơm ghép cặp

meta tại δH 5,91 (d, J = 2,0 Hz), 5,84 (d, J = 2,0 Hz) của vòng A và ba tín hiệu

doublet khác đặc trưng cho ba proton vòng thơm tương tác kiểu ABX tại δH 6,82

(d, Jmeta = 1,6 Hz), 6,75 (d, Jocto = 8,0 Hz), 6,61 (dd, Jmeta và octo = 1,6/8,0 Hz) của

vòng B thế 1, 3, 4. Ở phía trường cao hơn xuất hiện hai tín hiệu cộng hưởng tại H

4,55 (d, J = 7,6 Hz) và 3,96 (m) đặc trưng cho hai nhóm metin đứng cạnh nguyên

tử oxi; hai tín hiệu cộng hưởng tại H 2,48 (dd, J = 8,0/16,0 Hz) và 2,74 (dd, J =

5,2/16,0 Hz) thể hiện sự có mặt của một nhóm metylen. Tương ứng, trên phổ 13C-

NMR và DEPT của AS-7 cho tín hiệu của 15 nguyên tử cacbon, bao gồm 1 nhóm

CH2, 7 nhóm CH và 7 cacbon bậc 4; không thấy xuất hiện nhóm cacbonyl. Các dữ

liệu phổ trên của AS-6 được đối chiếu với tài liệu [13] cho thấy có sự trùng khớp,

do đó hợp chất AS-7 được xác định là (+)-catechin.

Hợp chất AS-8 thu được dưới dạng bột vô định hình. Dữ liệu phổ 1H-NMR

của AS-8 cho thấy sự có mặt của một vòng benzen bị thế một vị trí thông qua sự

xuất hiện của các tín hiệu tại H 7,41 (2H, d, J = 7,0 Hz, H-2, H-6), 7,32 (2H, d, J

= 7,0 Hz, H-3, H-5) và 7,26 (1H, t, J = 7,0 Hz, H-4). Ngoài ra, trên phổ 1H-NMR

Page 84: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

của AS-8 còn thấy các tín hiệu cộng hưởng của một nhóm methylen tại H 4,66

(1H, d, J = 12,0 Hz), 4,92 (1H, d, J = 12,0 Hz) và một cấu tử đường β-D-

glucopyranoside với các tín hiệu đặc trưng của proton anomeric tại H 4,34 (1H, d,

J = 7,7 Hz), hai proton nhóm methylen tại H 3,69 (1H, dd, J = 5,4/12,0 Hz), 3,89

(1H, dd, J = 1,6/12,0 Hz) và của các nhóm oximetin nằm trong khoảng 3-4 ppm.

Tương ứng, dữ liệu phổ 13C-NMR và DEPT của AS-8 cũng cho thấy sự có mặt

của một vòng thơm thế một vị trí với các tín hiệu tại C 129,19 (C-2, C-6), 129,26

(C-3, C-5), 128,68 (C-4), 139,06 (C-1); một cacbon nhóm methylen tại C 71,2 (C-

7) cùng với các tín hiệu của cấu tử đường β-D-glucopyranoside xuất hiện tại C

103,26 (C-1′); 75,15 (C-2′); 78,02 (C-3′); 71,68 (C-4′); 78,07 (C-5′) và 62,8 (C-6′).

Trên phổ HMBC của hợp chất AS-8 có tương tác giữa proton anomeric H-1′ (H

4,34 ppm) với cacbon C-7 (C 71,7 ppm) của nhóm methylen, tương tác giữa

cacbon C-7 với các proton H-2 và H-6 (H 7,41 ppm) của vòng thơm, chứng tỏ cấu

tử đường β-D-glucopyranoside được gắn vào nhóm methylen thế ở vòng thơm.

Phổ khối lượng ESI-MS của hợp chất AS-8 cho pic ion phân tử [M+H]+ tại m/z

271 tương ứng với công thức phân tử C13H18O6 (M = 270). Từ các dữ liệu phổ thu

được kết hợp đối chiếu so sánh với tài liệu tham khảo [43], hợp chất AS-8 được

xác định là benzyl O-β-D-glucopyranoside.

Hình 3.14: Cấu trúc hóa học của các hợp chất AS-8, AS-9, AS-10, AS-11, AS-

12

Page 85: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Hợp chất AS-9 thu được dưới dạng bột vô định hình. Phổ 1H-NMR và 13C-

NMR của AS-9 cũng có dạng tương tự như ở hợp chất AS-8, tuy nhiên trên phổ

1H-NMR của AS-9 thấy xuất hiện thêm một nhóm metylen tại δH 2,91 (2H, t, J =

7,0 Hz) tương ứng với tín hiệu tại δC 37,22 ppm của nhóm CH2 trên phổ 13C-NMR

và DEPT. Phù hợp với các dữ liệu phổ trên, phổ khối lượng ESI-MS của hợp chất

AS-9 cho pic ion phân tử [M+H]+ tại m/z 285 tương ứng với công thức phân tử

C14H20O6 (M = 284), nhiều hơn hợp chất AS-8 một nhóm CH2. Đối chiếu các dữ

liệu phổ trên với số liệu trong tài liệu tham khảo [71] thấy hoàn toàn phù hợp, do

đó hợp chất AS-9 được xác định là 2-phenylethyl O-β-D-glucopyranoside.

Hợp chất AS-10 thu được dưới dạng bột vô định hình. Trên phổ 1H-NMR

của hợp chất AS-10 xuất hiện một tín hiệu doublet của một nhóm metyl bậc hai tại

δH 1,26 (3H, d, J = 6,4 Hz, CH3-10) và ba tín hiệu singlet của 3 nhóm metyl bậc

bốn tại δH 0,83 (3H, s, CH3-11), 1,19 (3H, s, CH3-12) và 1,13 (3H, s, CH3-13); các

tín hiệu của hai nhóm metylen tại δH 1,42 (1H, m, Ha-2), 1,63 (1H, m, Hb-2) và

1,75 (2H, m, H-4); hai tín hiệu của 2 proton nhóm metin gắn với ôxi tại δH 4,04

(1H, m, H-3) và 4,33 (1H, m, H-9) cùng các tín hiệu của một liên kết đôi cấu hình

trans tại δH 6,04 (1H, d, J = 16,0 Hz, H-7) và 5,78 (1H, dd, J = 6,0/16,0 Hz, H-8).

Các dữ liệu phổ 13C-NMR và DEPT của hợp chất AS-10 hoàn toàn phù hợp với dữ

liệu phổ 1H-NMR khi chỉ ra sự có mặt của 13 nguyên tử cacbon trong đó có 4

cacbon nhóm metyl tại δC 24,21 (C-10), 27,51 (C-11), 26,21 (C-12), 27,08 (C-13),

2 cacbon nhóm metylen tại δC 46,44 (C-2), 45,69 (C-4), 4 cacbon nhóm metin

trong đó có 2 nhóm metin của liên kết đôi tại δC 131,2 (C-7), 136,09 (C-8) và 2

nhóm metin khác tại δC 65,26 (C-3), 69,57 (C-9) cùng 3 cacbon bậc bốn trong đó

có 2 cacbon bậc 4 liên kết với oxi tại δC 77,75 (C-5), 78,91 (C-6), tín hiệu còn lại

được xem xét khả năng liên kết với 2 nhóm metyl tại δC 40,68 (C-1). Các dữ liệu

phổ thu được của hợp chất AS-10 gợi ý hợp chất này có cấu trúc khung

tetrahydroxy megastigman-7-ene. Các tín hiệu trên phổ HMBC cho thấy có tương

tác rõ ràng giữa proton H-7 (δH 6,04) và proton H-8 (δH 5,78) với cacbon C-6 (δC

Page 86: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

78,91), chứng tỏ mạch nhánh được gắn vào vị trí C-6 của vòng no 6 cạnh. Các dữ

liệu phổ thu được của hợp chất AS-10 hoàn toàn trùng hợp với các dữ liệu trong

tài liệu tham khảo [24], do đó hợp chất AS-10 được xác định là 3S, 5R, 6R, 9S-

tetrahydroxymegastigman-7-ene.

Hợp chất AS-11 thu được dưới dạng bột màu vàng. Phổ 1H-NMR cho các tín

hiệu của các proton vòng thơm tại H 7,04 (2H, s, H-2', H-6'); 6,68 (1H, s, H-3'')

và 6,65 (1H, s, H-3'''), tín hiệu proton của nhóm metylen tại H 4,15 (1H, dd, J =

8,0/11,0 Hz, Ha-6); 4,94 (1H, m, Hb-6); ngoài ra, ở vùng trường cao có các tín hiệu

dạng multiplet nằm trong khoảng 3-5 ppm và một tín hiệu singlet tại H 6,35 (1H,

s, H-1). Các dữ liệu phổ thu được trên gợi ý hợp chất AS-11 có chứa cấu trúc vòng

thơm và cấu tử đường dạng glucopyranoside. Nhận định trên được làm sáng tỏ

thông qua các dữ liệu thu được trên phổ 13C-NMR và phổ DEPT cho thấy có 27

tín hiệu cacbon, bao gồm 9 cacbon nhóm CH, 1 tín hiệu cacbon nhóm CH2 và 17

cacbon bậc bốn trong đó có 3 cacbon bậc bốn của nhóm cacbonyl có độ chuyển

dịch hóa học tại C 166,64 (C-7'), 168,47 (C-7''), 170,0 (C-7'''), 9 cacbon bậc bốn

khác có độ chuyển dịch từ 140-150 ppm dự đoán đây là những cacbon vòng thơm

có đính nhóm OH. Các số liệu phổ trên gợi ý trong cấu trúc vòng thơm của AS-11

có chứa 3 cấu tử galloyl, trong đó hai cấu tử galloyl bị thế 4 vị trí và một cấu tử

galloyl còn lại bị thế 3 vị trí và cùng gắn với một cấu tử đường. Điều này được thể

hiện rõ ràng hơn khi trên phổ HMBC có các tương tác giữa proton H-3'' (H 6,68)

với cacbon C-1'' (C 117,15), C-5'' (C 137,61) và C-7'' (C 168,47); tương tác giữa

proton H-3''' (H 6,65) với cacbon C-1''' (C 116,63), C-5''' (C 138,13) và C-7''' (C

170,07). Như vậy có thể thấy rằng phần cấu trúc vòng thơm của AS-11 có chứa ba

cấu tử galloyl, phần cấu trúc còn lại là hexahydroxydiphenoyl. Ngoài ra, trên phổ

HMBC của AS-11 còn có các tương tác giữa proton Hb-6 (H 4,94) với cacbon C-

7'', giữa proton H-3 (H 4,80) với cacbon C-7''' chứng tỏ trong cấu trúc của AS-11

có liên kết 3,6-(R)-hexahydroxydiphenoyl-D-glucose. Các dữ liệu phổ của AS-11

hoàn toàn phù hợp với các dữ liệu của tài liệu tam khảo [74]. Do đó, hợp chất AS-

Page 87: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

11 được xác định là β-1-O-galloyl-3,6-(R)-hexahydroxydiphenoyl-D-glucose (hay

còn gọi là corilagin). Hợp chất corilagin đã được tìm thấy trước đó từ loài

Macaranga tanarius và cho thấy có những hoạt tính đáng chú ý như kháng khuẩn,

kháng virut và chống khối u.

Hợp chất AS-12 thu được dưới dạng gel. Trên phổ 1H-NMR của AS-12 xuất

hiện một tín hiệu cộng hưởng của proton nhóm metyl tại H 0,95 (3H, t, J = 7,0 Hz,

H-18) cùng với các tín hiệu đặc trưng cho các nhóm metylen xuất hiện trong

khoảng H 1,28-2,80 ppm và các tín hiệu đặc trưng cho các nhóm metin mạch

thẳng xuất hiện trong khoảng H 5,30-5,34 ppm. Ngoài ra, trên phổ 1H-NMR của

AS-12 còn thấy xuất hiện một tín hiệu multiplet tại H 3,96 tương ứng với tín hiệu

tại C 70,3 trên phổ 13C-NMR gợi ý sự có mặt của một nhóm metin có gắn với

nhóm hydroxyl tự do; hai tín hiệu doublet doublet tại H 3,62 (dd, J = 4,2/10,8 Hz)

và H 3,88 (dd, J = 5,4/10,8 Hz) của một nhóm metylen gắn với oxi và một tín

hiệu multiplet khác xuất hiện tại H 4,13 ppm của một nhóm metylen gắn với oxi

thứ hai. Các dấu hiệu phổ trên gợi ý sự có mặt của phần cấu trúc

monoacylglycerol trong cấu trúc của AS-12. Mặt khác, trên phổ 1H-NMR của AS-

12 còn cho thấy sự có mặt của một cấu tử đường thông qua sự xuất hiện của các

tín hiệu đặc trưng của các proton nhóm oximetin nằm trong khoảng 3-4 ppm cùng

với một tín hiệu của nhóm metylen tại H 3,70 ppm và một tín hiệu doublet của

proton anomeric tại H 4,02 (1H, d, J = 7,6 Hz). Dữ liệu phổ 13C-NMR và DEPT

của 12 đã làm sáng tỏ thêm những nhận định ban đầu khi trên phổ thấy rõ các tín

hiệu cacbon của gốc đường, các tín hiệu của nhóm glyxerol (tín hiệu của nhóm

metyl cuối mạch nhánh tại C 14,6 ppm, tín hiệu của các nhóm metylen nằm trong

khoảng 20-30 ppm, sáu tín hiệu của các proton nối đôi nằm trong khoảng 128-132

ppm và một tín hiệu nhóm cacbonyl tại 173,8 ppm). Phổ HMBC cho thấy có sự

tương tác giữa proton anomeric tại H 4,02 với cacbon C-1 (C 71,8) của glycerol

và tương tác giữa proton H-3 (H 4,13) của cấu tử glycerol với cacbon nhóm

Page 88: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

cacbonyl tại C 173,8, chứng tỏ cấu tử đường được gắn vào vị trí C-1 và nhóm

acyl gắn vào vị trí C-3 của glycerol. Đối chiếu các dữ liệu phổ trên của AS-12 với

các dữ liệu phổ của tài liệu tham khảo [30], hợp chất AS-12 được xác định là (2S)-

3-O-(9, 12,15-octadecatrienoyl)-glyceryl-β-D-galactopyranoside. Hợp chất này đã

được tìm thấy ở loài Euphorbia nicaeensis và cho thấy có hoạt tính chống viêm tốt

[14], tuy nhiên đây là lần đầu tiên hợp chất này được tìm thấy trong chi Ardisia.

3.1.3. Xác định cấu trúc hoá học của các chất phân lập được từ loài cơm

nguội đảo (Ardisia insularis)

Hợp chất AI-1 thu được dưới dạng chất bột màu trắng. Phổ khối lượng phân

giải cao HR-ESI-MS của hợp chất AI-1 cho pic ion giả phân tử tại m/z 787,4394

[M+Cl]– (tinh toán theo lý thuyết cho công thức phân tử C41H68O12Cl, Calcd.

787,4405).

Phổ 1H-NMR của AI-1 cho thấy có sự xuất hiện của các tín hiệu sau: một

proton olefinic tại δH 5,17, một proton của nhóm oximetin tại δH 3,61 và sáu nhóm

metyl bậc 4 tại δH 0,73, 0,87, 0,88, 0,99, 1,00 và 1,20 gợi ý rằng hợp chất AI-1 có

cấu trúc kiểu khung tritecpen olean; bên cạnh đó còn có sự xuất hiện của hai

proton anomeric tại δH 4,35 (d, J = 7,6 Hz) và 4,54 (d, J = 7,6 Hz) cho thấy trong

cấu trúc của AI-1 có chứa hai cấu tử đường.

Page 89: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Hình 3.15: Phổ 1H-NMR của hợp chất AI-1

Phổ 13C-NMR và phổ DEPT của AI-1 cho thấy sự xuất hiện của các tín hiệu

của 41 nguyên tử cacbon, bao gồm: 07 cacbon bậc bốn, 14 cacbon nhóm metin, 14

cacbon nhóm metylen và 6 cacbon nhóm metyl. Các dữ liệu phổ 1H-NMR và 13C-

NMR của AI-1 tương tự với các số liệu phổ của hợp chất assamicoside A, tuy

nhiên ở hợp chất AI-1 không xuất hiện hai nhóm hydroxy tại C-16 và C-21 của

khung aglycone [10]. Các tín hiệu cacbon và proton tương ứng được thể hiện rõ

ràng trên phổ HMQC (Bảng 3.8).

Page 90: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Hình 3.16: Phổ 13C-NMR của hợp chất AI-1

Hình 3.17: Phổ DEPT của hợp chất AI-1

Page 91: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Hình 3.18: Phổ HMBC của hợp chất AI-1

Hình 3.19: Phổ HSQC của hợp chất AI-1

Page 92: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Trên phổ HMBC, các mối tương tác giữa proton H-23 (δH 3,33 và 3,64) với

cacbon C-3 (δC 83,5), C-4 (δC 43,8), C-5 (δC 48,2) và C-24 (δC 13,4); giữa proton

H-24 (δH 0,73) với cacbon C-3 (δC 83,5), C-4 (δC 43,8), C-5 (δC 48,2), và C-23 (δC

65,2) cho thấy hai nhóm hydroxyl được gắn vào vị trí C-3 và C-23 của khung

aglycon (Hình 4.7). Cấu hình của nhóm hydroxyl tại C-3 và của nhóm metyl tại C-

4 được xác định là cấu hình β bởi sự xuất hiện trên phổ ROESY các tương tác giữa

các proton H-3 (δH 3,61)/H-23 (δH 3,33 và 3,64)/H-5 (δH 1,22) (Hình 14) cùng với

hằng số tương tác lớn JH2a-H3a = 10,4 Hz. Trên phổ HMBC, các tương tác giữa

proton H-28 (δH 3,10) với các cacbon C-16 (δC 22,9), C-17 (δC 38,1), C-18 (δC

43,9) và C-22 (δC 32,3) đã khẳng định nhóm hydroxyl được gắn vào vị trí C-28.

Thủy phân axit hợp chất AI-1 thu được D-glucose và L-arabinose. Hằng số tương

tác của các proton anomeric của hai cấu tử đường là JH-1′-H-2′ =7,6 Hz và JH-1″-H-2″ =

7,6 Hz đã chứng tỏ hai cấu tử đường này có cấu hình là -D-glucopyranoside và

-L-arabinopyranoside. Ngoài ra, trên phổ HMBC của hợp chất AI-1 còn xuất

hiện các tương tác giữa proton anomeric H-1″ (δH 4,54) của cấu tử đường

glucopyranoside với cacbon C-3′ (δC 84,2) của cấu tử đường arabinopyranoside,

tương tác giữa proton H-3′ (δH 3,64) của cấu tử đường arabinopyranoside với

cacbon C-1″ ((δC 105,5) của cấu tử đường glucopyranoside chứng tỏ hai cấu tử

đường này được gắn với nhau thông qua liên kết -D-glucopyranosyl-(13)--L-

arabinopyranoside. Phần cấu tử đường này lại được gắn vào vị trí C-3 của khung

aglycon thông qua sự xuất hiện của mối tương tác giữa proton H-3 (δH 3,61) và

cacbon C-1′ (δC 106,1) của arabinopyranoside, tương tác giữa proton anomeric H-

1′ (δH 4,35) của arabinopyranoside với cacbon C-3 (δC 83,5) của khung aglycon

trên phổ HMBC.

Page 93: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Hình 3.20: Phổ ROESY của hợp chất AI-1

Hình 3.21: Phổ COSY của hợp chất AI-1

Page 94: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Các mối trương tác trên phổ HMBC và COSY của hợp chất AI-1 được thể

hiện trên Hình 14. Từ các dữ liệu phổ thu được, hợp chất AI-1 được xác định là 3,

23, 28-trihydroxyolean-12-ene 3-O-[-D-glucopyranosyl-(1→3)--L-

arabinopyranoside. Đây là hợp chất mới, lần đầu tiên phân lập được từ thiên

nhiên và được đặt tên là ardinsuloside.

Bảng 3.8: Dữ liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của hợp chất AI-1

C δC, ppm δH, ppm (J, Hz)

1 39,6 0,96 (m)/1,62 (m)

2 26,3 1,73 (m)/1,81 (m)

3 83,5 3.61 (br d, 10,4)

4 43,8 -

5 48,2 1,22 (m)

6 18,9 1,40 (m)/1,50 (m)

7 33,3 1,32 (m)/1,65 (m)

8 41,0 -

9 49,0 1,64 (m)

10 37,6 -

11 24,7 1,89 (m)

12 123,4 5,17 (br s)

13 145,7 -

14 42,9 -

15 26,6 1,32 (m)/1,84 (m)

16 22,9 1,19 (m)

17 38,1 -

18 43,9 1,97 (m)

Page 95: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

19 47,8 1,04 (m)/1,77 (m)

20 31,8 -

21 35,3 1,12 (m)

22 32,3 1,35 (m)/1,52 (m)

23 65,2 3,33 (d, 10,4)/3,64 (d, 10,4)

24 13,4 0,73 (s)

25 16,6 1,00 (s)

26 17,4 0,99 (s)

27 26,6 1,20 (s)

28 69,8 3,10 (d, 11,2)/3,51 (d, 11,2)

29 33,8 0,87 (s)

30 24,0 0,88 (s)

3-Ara

1 106,1 4,35 (d, 7,6)

2 72,1 3,68 (dd, 7,6/8,0)

3 84,2 3,64 (m)

4 69,5 4,03 (br s)

5 66,9 3,56 (d, 12,0)/3,86 (d, 12,0)

3-Glc

1″ 105,5 4,54 (d, 7,6)

2″ 75,3 3,30 (m)

3″ 77,9 3,35 (m)

4″ 71,1 3,30 (m)

5″ 77,6 3,30 (m)

6″ 62,3 3,65 (d, 4,8/12,0)/3,83 (d, 12,0)

Page 96: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Hình 3.22: Cấu trúc hóa học của hợp chất AI-1

Hình 3.23: Các tương tác HMBC và COSY của hợp chất AI-1

Hợp chất AI-2 thu được dưới dạng chất bột màu trắng. Trên phổ 1H-NMR

xuất hiện một tín hiệu singlet của một nhóm metoxy tại δH 3,73 (3H, s), một tín

hiệu singlet khác của proton thơm tại δH 6,95 (s, H-7) gợi ý sự có mặt của một

vòng thơm bị thế 5 vị trí. Ngoài ra, sự xuất hiện của một tín hiệu doublet đặc trưng

cho proton anomeric tại δH 4,94 (d, J = 10,4 Hz, H-10b), hai tín hiệu tương ứng với

hai proton của nhóm metylen tại δH 3,39 (m, H-11a) và 3,79 (d, J = 11,4 Hz, H-

11b) đều có liên hệ với cùng một nguyên tử cacbon C-11 tại δC 61,48 ppm trên phổ

HSQC, cùng với các tín hiệu multiplet khác có độ chuyển dịch nằm trong khoảng

3 - 4 ppm đặc trưng cho các proton của các nhóm oximetin chứng tỏ sự có mặt của

một cấu tử đường β-D-glucopyranosyl trong cấu trúc hợp chất AI-2. Tương ứng,

phổ 13C-NMR và DEPT của AI-2 cho thấy sự có mặt của 14 nguyên tử cacbon

trong đó có 6 tín hiệu thuộc về cacbon của một vòng thơm, 6 tín hiệu khác thuộc

về cacbon của cấu tử đường cùng với một tín hiệu của nhóm metoxy thơm tại δC

60,2 ppm và một tín hiệu của cacbonyl este tại δC 163,77 ppm. Phổ HMBC của

Page 97: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

hợp chất AI-2 thể hiện những tương tác xa đáng chú ý giữa proton anomeric (δH

4,94) với cacbon thơm có gắn với ôxi C-10 (δC 148,44) và với hai cacbon bậc bốn

C-6a (δC 118,44) và C-10a (δC 116,31); cacbon bậc bốn C-10a lại có mối tương tác

xa với proton H-4a (δH 3,95). Điều này cho thấy cấu tử đường β-glucopyranosyl

có liên kết C-C tại vị trí C-10a của vòng thơm thông qua nguyên tử cacbon

anomeric. Tín hiệu cộng hưởng của proton H-4a (δH 3,95) xuất hiện tại trường

thấp hơn so với các tín hiệu của các proton nhóm ôxi metin khác của cấu tử đường

cho thấy cacbon C-4a được liên kết với cacbon C-6a thông qua một nhóm este.

Ngoài ra, trên phổ HMBC của AI-2 cũng xuất hiện các tín hiệu khác chứng tỏ có

sự tương tác xa giữa proton thơm tại δH 6,95 với cacbon C-6a, C-10a và cacbon

nhóm cacbonyl (δC 163,77) chứng tỏ đây là proton H-7 của vòng thơm. Vị trí của

nhóm metoxy được xác định gắn vào C-9 của vòng thơm thông qua tương tác giữa

proton của nhóm metoxy tại δH 3,73 với cacbon C-9 tại δC 140,95 trên phổ HMBC.

Phổ khối lượng ESI-MS của AI-2 cho pic ion phân tử [M]+ tại m/z 328 tương ứng

với công thức phân tử C14H16O9. Trên cơ sở các dữ liệu phổ thu được ở trên kết

hợp với việc so sánh và đối chiếu với tài liệu tham khảo [83], hợp chất AI-2 được

xác định là bergenin. Bergenin là một hợp chất C-glucoside và đã được tìm thấy

khá phổ biến trong chi Ardisia như ở các loài A. crenata, A. punctata, A.

gigantifolia, A. pusilla, A. japonica, A. colorata . Hợp chất isocoumarin này đã

được chứng minh có nhiều tác dụng dược lý như chống độc gan, chống viêm loét,

chống HIV, chống loạn nhịp tim, chống viêm khớp [22, 50, 68].

Hợp chất AI-3 thu được dưới dạng chất bột màu vàng nâu nhạt. Các dữ liệu

phổ 1D-NMR và 2D-NMR của hợp chất AI-3 thể hiện rất rõ ràng và giống với

hợp chất AI-2, ngoại trừ sự vắng mặt của tín hiệu metoxi (tại δH 3,37/δC 60,20 ở

hợp chất AI-2) trên dữ liệu phổ của hợp chất AI-3. Phổ ESI-MS cho pic ion phân

tử [M-H]- tại m/z 313 tương ứng với công thức phân tử C13H14O9, cho thấy hợp

chất AI-3 kém hợp chất AI-2 một nhóm CH2. Từ các dữ liệu phổ thu được, kết

hợp với đối chiếu tài liệu tham khảo [83], hợp chất AI-3 được xác định là

Page 98: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

norbergenin. Hợp chất này cũng đã được tìm thấy có trong một số loài Ardisia như

A. colorata, A. japonica, A. crenata. Norbergenin được chứng minh có hoạt tính

chống oxi hóa, chống viêm khớp, điều hòa hệ thống miễn dịch thông qua sự điều

biến cân bằng cytokine Th1/Th2 [68, 79].

Hình 3.24: Cấu trúc hóa học của các hợp chất AI-2, AI-3, AI-4, AI-5

Hợp chất AI-4 thu được dưới dạng hình kim không màu. Các dữ liệu phổ

1D-NMR và 2D-NMR của AI-4 có dạng tương tự với các dữ liệu phổ của hai hợp

chất AI-2 và AI-3, gợi ý hợp chất AI-4 là một dẫn xuất của bergenin. Tuy nhiên,

trên phổ 1H-NMR và 13C-NMR của hợp chất AI-4 không thấy xuất hiện các tín

hiệu của nhóm metoxy như ở hợp chất AI-2 (tại δH 3,37/δC 60,20). Ở vùng trường

thơm, thay vì sự xuất hiện một tín hiệu singlet của một proton thơm như ở hợp

chất AI-2 và AI-3, trên phổ 1H-NMR của hợp chất AI-4 xuất hiện hai tín hiệu

doublet đặc trưng cho hai proton thơm ghép cặp meta tại δH 6,45 (d, J = 2,0 Hz, H-

9) và δH 6,83 (d, J = 2,0 Hz, H-7) và tương ứng với chúng là hai tín hiệu cacbon

tại δC 108,68 (C-7) và 109,15 (C-9) trên phổ 13C-NMR, chứng tỏ vòng thơm ở hợp

chất AI-4 bị thế ở 4 vị trí. Các dữ liệu phổ trên gợi ý hợp chất AI-4 là

demethoxybergenin. Điều này hoàn toàn phù hợp khi trên phổ khối lượng ESI-MS

của hợp chất AI-4 cho pic ion phân tử [M]+ tại m/z 298 ứng với công thức phân tử

C13H14O8. Đối chiếu các số liệu phổ thu được với các số liệu trong tài liệu tham

khảo [79], hợp chất AI-4 được xác định là demethoxybergenin. Hợp chất này đã

được tìm thấy có trong quả của loài Ardisia colorata [79].

Page 99: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Hợp chất AI-5 thu được dưới dạng chất bột màu trắng. Phổ ESI-MS cho pic

ion phân tử [M]+ tại m/z 480 tương ứng với công thức phân tử C21H20O13. Các đặc

tính phổ NMR của hợp chất AI-5 cho thấy đây là một dẫn xuất của bergenin. Trên

phổ 1H-NMR, bên cạnh các tín hiệu của phần khung bergenin, một tín hiệu singlet

kiểu AA' đối xứng xuất hiện tại δH 7,11 (H-2', H-6'). Tín hiệu siglet này, ngoài

tương tác với tín hiệu của các cacbon tương ứng thể hiện trên phổ HSQC tại δC

110,35 (C-2', C-6'), còn có tương tác với ba cacbon có gắn với oxi tại δC 139,97

(C-4'), 146,45 (C-3', C-5') và tương tác với cacbon cacbonyl tại δC 167,71 (C-7')

trên phổ HMBC, điều này chứng tỏ sự có mặt của một cấu tử galloyl trong cấu

trúc của hợp chất AI-5. Bên cạnh đó, mối tương tác giữa proton H-4 (δH 5,55) của

phần cấu tử đường với cacbon cacbonyl C-7' (δC 167,71) của phần cấu tử galloyl

trên phổ HMBC đã cho thấy cấu tử galloyl được gắn vào vị trí C-4 của khung

bergenin. Các dữ liệu phổ trên được đối chiếu với các số liệu của tài liệu tham

khảo [94] cho thấy có sự trùng khớp, do đó hợp chất AI-5 được xác định là 4-O-

galloylbergenin. Hợp chất này cũng từng được tìm thấy ở rễ của loài Ardisia

gigantifolia và thể hiện có hoạt tính chống oxi hóa với giá trị EC50 là 28,3 µmol L-1

[50].

Hợp chất AI-6 thu được dưới dạng chất bột màu vàng. Các phổ NMR của

hợp chất AI-6 có dạng phổ của một hợp chất flavonoid glycoside: hai tín hiệu

doublet của hai proton ghép cặp meta tại δH 6,15 (1H, d, J = 2,0 Hz), 6,31 (1H, d, J

= 2,0 Hz) trên phổ 1H-NMR và tương ứng với tín hiệu của 2 nguyên tử cacbon tại

δC 99,9 và 94,8 ppm trên phổ 13C-NMR đặc trưng cho sự có mặt của hai proton H-

6 và H-8 của vòng A; một tín hiệu singlet có cường độ tích phân bằng 2 proton tại

δH 6,93 (2H, s) trên phổ 1H-NMR tương ứng với tín hiệu CH trên phổ HSQC có

cường độ pic cao gấp đôi các tín hiệu CH khác tại δC 109,7 cho thấy vòng B đã bị

thế ở 3 vị trí và có cấu trúc đối xứng. Về phía trường cao hơn trên phổ 1H-NMR

xuất hiện các tín hiệu đặc trưng của một cấu tử đường α-L-rhamnopyranosyl: tín

hiệu doublet của proton anomeric tại δH 5,29 (1H, d, J = 1,0 Hz), tín hiệu singlet

Page 100: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

của nhóm metyl tại δH 0,98 (3H, d, J = 6,0 Hz) cùng với các tín hiệu khác của các

nhóm oximetin nằm trong vùng 3,37 - 4,24 ppm. Tương ứng, trên phổ 13C-NMR và

DEPT của 6 xuất hiện tín hiệu của 21 nguyên tử cacbon, bao gồm 15 cacbon thuộc

khung flavonoid và 6 cacbon của cấu tử đường. Vị trí liên kết của cấu tử đường α-

L-rhamnopyranosyl được xác định tại C-3 của khung flavonoid thông qua tương

tác giữa proton anomeric H-1" (δH 5,33) với cacbon C-3 (δC 136,4) trên phổ

HMBC. Phổ ESI-MS của AI-6 cho pic ion [M+H]+ tại m/z 465 tương ứng với công

thức phân tử C21H20O12. Các dữ liệu phổ trên hoàn toàn phù hợp với các số liệu

phổ trong tài liệu tham khảo [92], do đó hợp chất AI-6 được xác định là myricitrin.

Hợp chất này cũng đã được tìm thấy có trong một số loài Ardisia như A. balansana

[7], A. japonica [52] và thể hiện có hoạt tính kháng virut tốt [52].

Hợp chất AI-7 thu được dưới dạng chất bột màu vàng. Các tín hiệu phổ của

hợp chất AI-7 phần lớn giống như hợp chất AI-6, gợi ý hợp chất này cũng có cấu

trúc của một flavonoid glycoside. Cụ thể, giống như hợp chất AI-6, trên phổ 1H-

NMR của AI-7 cũng xuất hiện các tín hiệu doublet của 2 proton H-6 và H-8 tại δH

6,18 (d, J = 1,6 Hz), 6,35 (d, J = 1,6 Hz) của vòng A và một tín hiệu singlet có

cường độ tích phân bằng 2 của hai proton H-2', H-6' tại δH 6,97 (2H, s) của vòng B

đã bị thế ở 3 vị trí và có cấu trúc đối xứng; ở phía trường cao hơn xuất hiện các tín

hiệu đặc trưng cho một cấu tử đường α-L-rhamnopyranosyl, bao gồm một tín hiệu

doublet của proton anomeric tại δH 5,28 (d, J = 1,6 Hz), một tín hiệu của nhóm

metyl tại δH 1,00 (3H, d, J = 5,6 Hz) và nhiều tín hiệu dạng multiplet trong khoảng

3-4 ppm của các nhóm oximetin. Tuy nhiên, khác với AI-6, trên phổ 1H-NMR của

AI-7 xuất hiện thêm tín hiệu singlet kiểu AA' đối xứng tại δH 7,07 (2H, s, H-2''',

H-6''') gợi ý trong cấu trúc của AI-7 còn có thêm một vòng thơm bị thế 4 vị trí và

có cấu trúc đối xứng. Tương ứng, trên phổ 13C-NMR và DEPT của AI-7 xuất hiện

28 nguyên tử cacbon, trong đó ngoài 15 cacbon của khung flavonoid và 6 cacbon

của cấu tử đường α-L-rhamnopyranosyl giống như ở hợp chất AI-6 còn xuất hiện

thêm sáu cacbon của một vòng thơm và một cacbon của nhóm cacboxyl tại δC

Page 101: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

168,37 (C-7'''). Nguyên tử cacbon của nhóm cacboxyl này có tương tác với hai

proton H-2''' và H-6''' (δH 7,07), đồng thời hai proton này lại có tương tác với ba

cacbon có gắn với oxi tại δC 139,9 (C-4'''), 146,4 (C-3''', C-5''') trên phổ HMBC,

điều này chứng tỏ sự có mặt của một cấu tử galloyl trong cấu trúc của AI-7. Ngoài

ra, trên phổ HMBC còn xuất hiện các tương tác giữa proton anomeric H-1'' (δH

5,28) với cacbon C-3 (δC 135,41) và tương tác giữa proton H-3'' (δH 5,24) với

cacbon của nhóm cacboxyl C-7''' (δC 168,37) đã xác định vị trí liên kết của cấu tử

đường tại C-3 của khung flavonoid và vị trí liên kết của cấu tử galloyl tại C-3'' của

đường rhamnopyranosyl. Do có sự liên kết với cấu tử galloyl thông qua liên kết

este nên cacbon C-3'' của AI-7 có độ chuyển dịch hóa học nằm về phía trường

thấp hơn (δC 75,30) so với cacbon C-3'' của 6 (δC 71,95). Phổ ESI-MS của AI-7

cho pic ion [M+H]+ tại m/z 617 tương ứng với công thức phân tử C28H24O16. Từ

các dữ liệu phổ trên, kết hợp với tài liệu tham khảo [80], hợp chất AI-7 được xác

định là myricetin 3-O-(3''-O-galloyl)-α-L-rhamnopyranoside.

Hợp chất AI-8 thu được dưới dạng chất bột màu vàng. Các tín hiệu phổ 1H-

NMR và 13C-NMR của AI-8 hoàn toàn tương tự với các tín hiệu phổ của AI-7: ở

vùng thơm có sự xuất hiện các tín hiệu cộng hưởng của khung flavonoid và một

cấu tử galloyl, ở vùng trường cao hơn có sự xuất hiện của một cấu tử đường α-L-

rhamnopyranosyl. Các tín hiệu trên phổ HMBC của AI-8 cũng cho thấy có sự

tương tác giữa proton anomeric H-1'' (δH 5,55) với cacbon C-3 (δC 136,44) chứng

tỏ cấu tử đường được gắn vào khung flavonoid tại vị trí C-3. Tuy nhiên, khác với

hợp chất AI-7, ở hợp chất AI-8 phần cấu tử galloyl xác định được gắn vào vị trí C-

4'' của đường α-L-rhamnopyranosyl do trên phổ HMBC xuất hiện tương tác giữa

proton H-4'' (δH 4,90) với cacbon nhóm cacboxyl C-7''' (δC 167,95), C-5'' (δC

69,64) và cacbon nhóm metyl C-6'' (δC 17,20). Bên cạnh đó, phổ ESI-MS của AI-8

cho pic ion phân tử [M+H]+ tại m/z 617 cũng giống như của AI-7, tương ứng với

công thức phân tử C28H24O16. Các dữ liệu phổ trên hoàn toàn phù hợp với các dữ

Page 102: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

liệu phổ trong tài liệu tham khảo [67], do đó hợp chất AI-8 được xác định là

desmathine-2.

Hợp chất AI-9 thu được dưới dạng chất bột màu vàng. Các tín hiệu trên phổ

1H-NMR của AI-9 gợi ý hợp chất này cũng có cấu trúc của một flavonoid

glucoside: hai tín hiệu doublet đặc trưng cho 2 proton H-6 và H-8 của vòng A tại

δH 6,20 (d, J = 1,6 Hz), 6,37 (d, J = 1,6 Hz), ba tín hiệu doublet đặc trưng cho ba

proton thơm tương tác kiểu ABX của vòng B thế 1, 3, 4 tại δH 7,35 (d, Jmeta = 1,6

Hz), 6,93 (d, Jocto = 8,0 Hz) và 7,32 (dd, Jocto và meta = 8,0/1,6 Hz); các tín hiệu

proton nằm trong vùng 3,35 – 4,23 ppm cùng với sự xuất hiện một tín hiệu doublet

của proton anomeric tại δH 5,35 (d, J = 1,2 Hz) và một tín hiệu singlet của nhóm

metyl tại δH 0,94 (3H, d, J = 6,0 Hz) đặc trưng cho một cấu tử đường α-L-

rhamnopyranosyl. Tương ứng, trên phổ 13C-NMR của AI-9 cho tín hiệu của 21

nguyên tử cacbon, bao gồm 15 cacbon của khung flavonoid và 6 cacbon của cấu

tử đường α-L-rhamnopyranosyl. Vị trí thế của cấu tử đường vào khung flavonoid

được xác định ở C-3 thông qua tương tác giữa proton anomeric H-1'' (δH 5,35) với

cacbon C-3 (δC136,21) trên phổ HMBC. Kết hợp các số liệu phổ trên với phổ khối

cho pic ion phân tử [M]+ tại m/z 450 (tương ứng với công thức phân tử C21H20O11),

đồng thời đối chiếu với tài liệu tham khảo [87], hợp chất AI-9 được xác định là

quercetin 3-O-α-L-rhamnopyranoside.

Page 103: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Hình 3.25: Cấu trúc hóa học của các hợp chất AI-6, AI-7, AI-8, AI-9, AI-10,

AI-11

Hợp chất AI-10 thu được dưới dạng bột màu vàng. Khác với các hợp chất

trên, phổ NMR của AI-10 gợi ý hợp chất này có cấu trúc khung flavan. Cụ thể,

trên phổ 1H-NMR có hai tín hiệu singlet của hai proton vòng thơm H-6 và H-8 của

vòng A tại δH 5,93 (2H, s), ba tín hiệu khác đặc trưng cho ba proton thơm của

vòng B thế 1, 3, 4 tại δH 6,90 (s, H-2'), 6,93 (d, J = 8,0 Hz, H-5') và 7,32 (d, J =

8,0 Hz, H-6'); ở phía trường cao hơn xuất hiện hai tín hiệu cộng hưởng tại H 4,95

(1H, m) và 5,49 (1H, m) đặc trưng cho hai proton của hai nhóm metin CH-2 và

CH-3 đứng cạnh nguyên tử oxi của khung flavan; hai tín hiệu cộng hưởng tại H

2,82 (d, J = 16,8 Hz, Ha-3) và 2,99 (dd, J = 4,5, 16,8 Hz, Hb-3) thể hiện sự có mặt

của một nhóm metylen. Trên phổ 1H-NMR của AI-10 còn ghi nhận một tín hiệu

singlet có cường độ tích phân bằng 2 proton kiểu AA' tại δH 6,92 (2H, s, H-2'', H-

6''), chứng tỏ trong cấu trúc của AI-10 còn có một vòng thơm bị thế bởi 4 vị trí và

có cấu trúc đối xứng. Phổ 13C-NMR và phổ DEPT của AI-10 xuất hiên 22 nguyên

tử cacbon, trong đó có 15 cacbon của khung flavan và 6 cacbon của một vòng

thơm khác cùng với một cacbon của nhóm cacbonyl tại δC 167,57 (C=O). Trên

phổ HMBC, nguyên tử cacbon của nhóm cacbonyl này có tương tác với proton H-

2'', H-6'' và với proton H-3 của khung flavan, chứng tỏ trong cấu trúc của AI-10 có

một cấu tử galloyl và được gắn vào vị trí C-3 của khung flavan. Phù hợp với các

dữ liệu phổ trên, phổ ESI-MS của AI-10 xuất hiện pic ion phân tử [M]+ tại m/z 458

tương ứng với công thức phân tử C22H18O11. Toàn bộ các dữ liệu phổ thu được của

Page 104: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

AI-10 hoàn toàn trùng khớp với số liệu của tài liệu tham khảo [9], do đó hợp chất

AI-10 được xác định là 3-O-galloylepicatechin.

Hợp chất AI-11 thu được dưới dạng chất bột màu vàng. Các dữ liệu phổ

NMR của hợp chất AI-11 hoàn toàn tương tự như của hợp chất AI-10, điểm khác

biệt là ở hợp chất AI-11 xuất hiện thêm một nhóm metoxy tại δH 3,56/δC 56,2. Phổ

ESI-MS của AI-11 cho pic ion phân tử [M]+ tại m/z 472 tương ứng với công thức

phân tử C23H20O11, tức là hơn hợp chất AI-10 một đơn vị CH2. Trên phổ HMBC,

tương tác giữa proton nhóm metoxy (δH 3,56) với cacbon C-3' (149,32) chứng tỏ

nhóm metoxy được gắn vào vị trí C-3' của khung flavan. Đối chiếu các dữ liệu

phổ trên với các số liệu của tài liệu tham khảo [9] thấy có sự trùng khớp, do đó

hợp chất AI-11 được xác định là 3-O-galloyl-3'-methoxyepicatechin.

Hợp chất AI-12 thu được dưới dạng tinh thể màu trắng. Trên phổ 1H-NMR

của chất AI-12 chỉ thấy xuất hiện một tín hiệu singlet duy nhất của hai proton

thơm tại δH 7,00 (2H, s), gợi ý sự có mặt của một vòng benzene đã bị thế tại bốn vị

trí. Trên phổ 13C-NMR của chất AI-12 cho thấy có 6 nguyên tử cacbon thơm bao

gồm hai nhóm methine và bốn cacbon bậc bốn, ngoài ra còn có một cacbon của

nhóm cacboxyl tại δC 173,60 (C-7). Phổ ESI-MS của AI-12 cho pic ion phân tử tại

m/z 171 [M+H]+ tương ứng với công thức phân tử C7H6O5. Từ các dữ liệu phổ thu

được, kết hợp với việc đối chiếu với các dữ liệu của tài liệu tham khảo [94], hợp

chất AI-12 được xác định là axit gallic. Hợp chất này cũng đã được tìm thấy có

trong một số loài Ardisia như A. balansana [5], A. elliptica [58], A. compressa

[79], A. colorata [31] và đã được chứng minh có các hoạt tính kháng sinh, gây độc

tế bào và chống oxi hóa.

Hợp chất AI-13 thu được dưới dạng bột màu trắng. Phổ 1H-NMR và 13C-

NMR của hợp chất AI-13 có dạng tương tự như của hợp chất AI-12 (axit gallic),

ngoại trừ sự xuất hiện thêm một nhóm metoxy tại δH 3,32 (3H, s, OMe)/δC 49,83,

chứng tỏ hợp chất AI-13 là dẫn xuất metyl este của AI-12. Phổ khối lượng ESI-

Page 105: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

MS của chất AI-13 cho pic ion phân tử [M+H]+ tại m/z 185, chứng tỏ công thức

phân thử của hợp chất AI-13 được xác định là C8H8O5, tức là nhiều hơn hợp chất

AI-12 một nhóm CH2. Từ các dữ liệu phổ thu được, đối chiếu với số liệu tỏng tài

liệu tham khảo [94], hợp chất AI-13 được xác định là metyl gallat. Hợp chất metyl

gallat cũng đã được tìm thấy ở loài A. balansana [5] và có các hoạt tính chống ôxi

hóa, gây độc tế bào, kháng virut HIV [42, 88].

Hình 3.26: Cấu trúc hóa học của các hợp chất AI-12, AI-13, AI-14

Hợp chất AI-14 thu được dưới dạng chất bột màu trắng. Trên phổ 1H-NMR

và 13C-NMR của AI-14 chỉ ra các tín hiệu của một cấu tử đường β-D-

glucopyranosyl, một nhóm metyl bậc hai, ba nhóm metyl bậc ba, hai nhóm

metylen, hai nhóm metin có gắn với nhóm hydroxyl, một nối đôi cấu hình trans,

hai cacbon bậc bốn có gắn với nhóm hydroxyl cùng với một cacbon bậc bốn khác.

Sự xuất hiện của các nhóm chức này gợi ý hợp chất AI-14 có cấu trúc của một

megastigmane glucoside [69]. Cụ thể, trên phổ 1H-NMR cho thấy sự có mặt của

cấu tử đường β-D-glucopyranoside thông qua sự xuất hiện của một proton

anomeric tại δH 4,38 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-1'), hai proton của nhóm metylen tại δH

3,65 (dd, J = 5,0, 12,0 Hz, Ha-6'), 3,82 (d, J = 12,0 Hz, Hb-6') cùng các tín hiệu

của bốn proton nhóm oximetin tại δH 3,12 – 3,31 ppm. Các tín hiệu của phần cấu

trúc aglycon bao gồm một nhóm metyl bậc hai tại δH 1,25 (3H, d, J = 6,4 Hz, H-

10); ba tín hiệu của ba nhóm metyl bậc ba tại δH 0,86 (3H, s, H-11), 1,20 (3H, s,

H-12), 1,08 (3H, s, H-13); hai tín hiệu của hai nhóm metylen tại δH 1,57 (1H, m,

Page 106: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Ha-2), 1,73 (1H, m, Hb-2), 1,74 (1H, m, Ha-4), 1,94 (1H, m, Hb-4), hai tín hiệu của

hai nhóm metin gắn với nhóm hydroxyl tại δH 4,18 (1H, m, H-3) và 4,32 (1H, m,

H-9) cùng với hai proton của một liên kết đôi cấu hình trans tại δH 6,03 (d, J =

16,0 Hz, H-7), 5,76 (d, J = 5,6, 16,0 Hz, H-8). Phổ 13C-NMR và DEPT của AI-14

chỉ ra sự xuất hiện của 19 nguyên tử cacbon của phần khung megastigmane và của

một cấu tử đường. Ngoài ra, trên phổ HMBC chỉ ra mối tương tác giữa proton

anomeric H-1' (δH 4,38) với C-3 (δC 73,4) chứng tỏ cấu tử đường β-D-

glucopyranoside được gắn vào vị trí C-3 của phần aglycon. Bên cạnh đó, phổ khối

lượng EI-MS của hợp chất AI-14 cho pic ion giả phân tử [M]+ tại m/z 406 tương

ứng với công thức phân tử C19H34O9. Từ các dữ liệu phổ thu được, kết hợp đối

chiếu với tài liệu tham khảo [8], hợp chất AI-14 được xác định là (3S, 5R, 6R, 7E,

9S)-megastigman-7-ene-3,5,6,9-tetrol 3-O-β-D-glucopyranoside. Đây là lần đầu

tiên hợp chất AI-14 được phân lập từ chi Ardisia.

3.1.4. Xác định cấu trúc hoá học của các chất phân lập được từ loài cơm

nguội thắm (Ardisia incarnata)

Hợp chất AInc-1 thu được dưới dạng chất bột màu vàng. Khối lượng phân

tử của AInc-1 được xác định là C21H20O12 thông qua sự xuất hiện của pic ion giả

phân tử [M+H]+ tại m/z 464,38 trên phổ khối lượng ESI-MS. Các số liệu phổ 1H-

NMR và phổ 13C-NMR của AInc-1 hoàn toàn tương tự với các dữ liệu phổ của

các hợp chất AS-2 và AI-6, do đó hợp chất AInc-1 được xác định là myricitrin.

Hợp chất AInc-2 thu được dưới dạng chất bột màu vàng. Khối lượng phân

tử của AInc-2 được xác định là C21H20O11 thông qua sự xuất hiện của pic ion giả

phân tử [M+H]+ tại m/z 448,30 trên phổ khối lượng ESI-MS. Các dữ liệu phổ 1H-

NMR và 13C-NMR của AInc-2 rất giống với các dữ liệu phổ của myricitrin

(AInc-1) ngoại trừ có sự khác biệt tại vòng B: ba tín hiệu proton thơm đặc trưng

của vòng B bị thế tại ba vị trí 1, 3 và 4 tại δH 7,31 (1H, d, Jmeta = 2,0 Hz, H-2′),

6,88 (1H, d, Jortho = 8,0 Hz, H-5′) và 7,28 (1H, dd, Jortho and meta = 8,0, 2,0 Hz, H-

6′) ở hợp chất AInc-2 xuất hiện thay thế cho hai tín hiệu singlet tại δH 6,93 (2H, s,

Page 107: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

H-2 ', H-6') ở hợp chất AInc-1. Đối chiếu các dữ liệu phổ thu được của AInc-2

với tài liệu tham khảo [87] thấy có sự trùng khớp, do đó hợp chất AInc-2 được

xác định là quercitrin.

Hình 3.27: Cấu trúc hóa học của các hợp chất AInc-1, AInc-2, AInc-3, AInc-4,

AInc-5, AInc-6, AInc-7, AInc-8

Hợp chất AInc-3 thu được dưới dạng chất bột màu vàng. Dữ liệu phổ 1D-

NMR, 2D-NMR cho thấy có sự giống nhau với các hợp chất AInc-1 và AInc-2 ở

các tín hiệu vòng thơm của khung flavonoid và các tín hiệu của đường α-L-

rhamnopyranosyl. Phổ 1H-NMR hợp chất AInc-3 xuất hiện tín hiệu của 2 proton

vòng thơm bị thế ở 4 vị trí tại δH 6,18 (1H, d, J = 1,6 Hz, H-6 ), 6,37 (1H, d, J =

1,6 Hz, H-8) vòng A và bốn proton vòng thơm bị thế ở vị trí para tại δH 7,74 (2H,

d, J = 8,0 Hz, H-2', H-6' ), 6,93 (1H, d, J = 8Hz, H-3', H-5') của vòng C, ngoài ra

tín hiệu của phân tử đường cũng được xác định khi tín hiệu của một proton

anomeric xuất hiện tại δH 5,33 (1H, d, J = 1,5 Hz), tín hiệu của proton của nhóm

metyl tại δH 0,94 (d, J = 5,5 Hz) và các tín hiệu của các nhóm oximetin xuất hiện

tại vùng δH 3,34-4,26 ppm. Dữ liệu phổ 13C-NMR phù hợp với phổ 1H-NMR khi

xuất hiện nhiều cacbon thơm có gắn với nhóm hydroxyl, một nhóm cacboxyl tại

δC 179,46 (C-4), một nhóm metyl tại δC 17,61 (C-6"). Xem xét trên phổ HMBC

Page 108: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

thấy có tương tác giữa proton anomeric H-1" tại δH 5,39 với cacbon C-3 tại δC

136,23, chứng tỏ cấu tử đường được gắn vào vị trí C-3 của khung flavonoid. Các

dữ liệu phổ NMR trên phù hợp với phổ khối khi cho pic ion giả phân tử [M-H]- tại

m/z 431 tương ứng với công thức phân tử C21H20O10. Kết hợp với tài liệu tham

khảo [41], hợp chất AInc-3 được xác định là afzeline.

Hợp chất AInc-4 thu được dưới dạng chất bột vô định hình. Phổ 1H-NMR và

13C-NMR của hợp chất AInc-4 có dạng hoàn toàn tương tự với phổ của hợp chất

AS-10 đã được phân lập từ cây cơm nguội rạng (Ardisia splendens) ở trên. Do đó

hợp chất AInc-4 được xác định là 3S, 5R, 6R, 9S-tetrahydroxymegastigman-7-ene.

Hợp chất AInc-5 thu được dưới dạng chất bột màu trắng. Khối lượng phân tử

của AInc-5 được xác định là C19H34O9 thông qua sự xuất hiện của pic ion giả phân

tử [M+H]+ tại m/z 406,47 trên phổ ESI-MS. Phổ 1H-NMR của AInc-5 cho thấy sự

xuất hiện ba tín hiệu singlet tại δH 0,86, 1,09 và 1,20 của ba nhóm metyl bậc ba

gắn tại các vị trí C-12, C-11 và C-13, tương ứng; một tín hiệu doublet tại δH 1,25

(1H, d, J = 6,4 Hz) của một nhóm metyl bậc hai gắn vào vị trí C-10. Về phía

trường thấp hơn trên phổ 1H-NMR có sự xuất hiện của các tín hiệu của các nhóm

oximetin tại δH 3,81 (1H, m, H-3) và 4,31 (1H, m, H-9), hai proton của một liên

kết đôi cấu hình trans tại δH 6,03 (1H, d, J = 16,0 Hz, H-7) và 5,76 (dd, J = 5,6,

16.0 Hz, H-8), cùng với một cấu tử đường β-D-glucopyranosyl với các tín hiệu

của các nhóm oximetin tại δH 3,12-3,82 (5H, m) và một tín hiệu doublet của proton

anomeric tại δH 4,38 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-1'). Tương ứng, phổ 13C-NMR của

AInc-5 chỉ ra sự có mặt của 19 cacbon, trong đó có hai cacbon của liên kết đôi

ngoài vòng thơm tại δC 130,93 và 136,11, hai cacbon có gắn với oxi tại δC 69,56

(C-9) và 73,18 (C-3), một cacbon anomeric tại δC 102,16 và năm cacbon có gắn

với oxi tại δC 75,66, 77,70, 71,57, 77,82, 62,67 đã khẳng định sự có mặt của cấu tử

đường trong cấu trúc của AInc-5. Hằng số tương tác lớn của proton anomeric (8,0

Hz) chứng tỏ cấu tử đường D-glucose có cấu hình β (Stephen et al., 1977). Từ các

dữ kiện phổ thu được, phần aglycon của hợp chất AInc-5 được xác định có cấu

Page 109: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

trúc khung megastiman. Trên phổ HMBC, tương tác giữa proton anomeric H-1'

(δH 4,38) với cacbon C-9 (δC 69,56) chứng tỏ phần cấu tử đường β-D-

glucopyranosyl được gắn vào vị trí C-9 của khung megastigman. Các dữ liệu phổ

của AInc-5 hoàn toàn trùng khớp với các số liệu phổ của hợp chất AI-14 và phù

hợp với số liệu trong tài liệu tham khảo [8], do đó hợp chất AInc-5 được xác định

là (3S,5R,6R,7E,9S)-megastigman-7-ene-3,5,6,9-tetrol 3-O-β-D-glucopyranoside.

Hợp chất AInc-6 thu được dưới dạng gel. Phổ 1H-NMR và phổ 13C-NMR

của hợp chất AInc-6 có dạng hoàn toàn tương tự như phổ của hợp chất AS-12, do

đó hợp chất AInc-6 được xác định là (2S)-3-O-(9, 12, 15-octadecatrienoyl)-

glyceryl-β-D-galactopyranoside.

Hợp chất AInc-7 thu được dưới dạng chất bột không màu có nhiệt độ nóng

chảy 126-128 oC. Các số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR thu được cho thấy hợp

chất này có cấu trúc dạng vòng trimetyl-bicyclo[2,2,1] heptandiol và hoàn toàn

tương tự với phổ của hợp chất AB-1. Phổ khối lượng ESI-MS của hợp chất AInc-

7 cho pic ion giả phân tử [M+H]+ tại m/z 170 tương ứng với công thức phân tử

C10H18O2. Do đó, hợp chất AInc-7 được xác định là angelicoidenol.

Hợp chất AInc-8 thu được dưới dạng tinh thể hình kim màu trắng, nhiệt độ

nóng chảy 237 - 238 oC. Trên phổ 1H-NMR xuất hiện duy nhất một tín hiệu singlet

ở vùng thơm tại δH 7,079 (2H, s), cho thấy hợp chất AInc-8 có chứa vòng thơm bị

thế ở 4 vị trí có trục đối xứng. Trên phổ 13C-NMR xuất hiện tín hiệu cộng hưởng

của 6 nguyên tử cabon thuộc vòng thơm bao gồm 2 nhóm metin và 4 cacbon bậc

bốn, bên cạnh đó có một tín hiệu cộng hưởng của một nguyên tử cacbon thuộc

nhóm cacbonyl tại δC 170,4 (C-7). Tín hiệu cộng hưởng của CH tại δC 110,3 (C-2,

C-6) và của cacbon bậc bốn tại δC 146,3 (C-3, C-5) có cường độ pic cao gấp đôi

các tín hiệu cộng hưởng khác, điều này khẳng định hợp chất AInc-8 chứa một

vòng thơm bị thế ở 4 vị trí có trục đối xứng, trong đó có một nhóm thế cacboxyl.

Các dữ liệu phổ NMR trên hoàn toàn phù hợp với dữ liệu phổ của các hợp chất

AB-2 và AI-12, do vậy hợp chất AInc-8 được xác định là axit gallic.

Page 110: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

3.2. Thử hoạt tính sinh học của các chất phân lập được

Một số hợp chất phân lập được đã được tiến hành thử hoạt tính sinh học

(kháng nấm, kháng khuẩn, kháng virut, gây độc tế bào). Kết quả được đưa ra trong

các Bảng 14, 15, 16, 17 dưới đây.

3.2.1. Hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn

Một số chất phân lập được đã được thử hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn.

Kết quả được đưa ra trong Bảng 3.9 dưới đây.

Bảng 3.9: Hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn của một số hợp chất phân lập

được

S

T

T

Tên

mẫu

thử

Giá trị MIC (µg/ml)

VK Gram (-) VK Gram (-) Nấm mốc Nấm men

E.

coli

P.

earugino

sa

B.

subtil

is

S.

aure

us

A.

niger

F.

oxyspor

um

C.

albica

ns

S.

serevisi

ae

1 AB-4 - - - - - - - -

2 AB-6 200 - - - 200 - - -

3 AS-3 200 - 200 - - - 200 -

4 AS-11 - - - - - - - -

5 AI-2 - - - - - - - -

6 AI-3 - - - - 200 - - -

7 AInc-1 - 200 - - 200 - 200 -

8 AInc-2 - 200 - - - - 200 -

9 AInc-3 - 200 - - - - - -

Page 111: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Kết quả thu được trong Bảng 14 cho thấy: một số hợp chất như AB-6 (rutin),

AS-3 (desmanthin-1), AI-3 (norbergenin), AInc-1 (myricitrin), quercitrin (AInc-2),

afzeline (AInc-3) thể hiện có hoạt tính đối với một số chủng vi sinh vật kiểm

nghiệm với các giá trị MIC đều là 200 µg/ml.

3.2.2. Hoạt tính kháng virut Coxsackie A16

Virut Coxsackie A16 (CA16) thuộc loại virut đường ruột ở người, là tác

nhân gây bệnh chân tay miệng, một loại bệnh truyền nhiễm thường xảy ra ở trẻ em,

thường xuất hiện ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, gây ra một số biến chứng

và có thể gây tử vong [12]. Vào năm 2012, Trung Quốc ghi nhận có tổng số

2.198.442 trường hợp mắc bệnh chân tay miệng, trong đó chủ yếu do virut CA16

gây ra. Ngoài ra, một số nghiên cứu ghi nhận rằng, các bệnh nhân bị nhiễm virut

CA16 cũng có thể phát triển các biến chứng nghiêm trọng, như viêm não, viêm cơ

tim, viêm phổi và cuối cùng có thể dẫn đến tử vong [89]. Tuy nhiên, cho tới nay

chưa có vắc xin hoặc thuốc để ngăn chặn hoặc điều trị các bệnh nhiễm virut CA16.

Kết quả thử hoạt tính kháng virut CA16 của một số chất phân lập được từ chi

Cơm nguội (Ardisia) được đưa ra trong Bảng 3.10.

Bảng 3.10: Hoạt tính kháng virut của một số hợp chất phân lập được

STT Ký hiệu

chất

Tên hợp chất IC50 (µM)

1 AS-2

(AInc-1)

Myricitrin 40,1

2 AS-3 Desmanthin-1 32,2

3 AS-11 Corilagin 30,5

Page 112: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Các kết quả thu được trong Bảng 15 cho thấy: các hợp chất myricitrin,

desmanthin-1, corilagin đều có hoạt tính ức chế virut CA16 với các giá trị IC50

tương ứng là 40,1, 32,2 và 30,5 µM.

3.2.3. Hoạt tính gây độc tế bào

Một số hợp chất phân lập được đã được thử hoạt tính gây độc tế bào trên một

số dòng tế bào ung thư: KB (ung thư biểu mô), LU-1 (ung thư phổi), MCF7 (ung

thư vú), HepG2 (ung thư gan) và LNCaP (ung thư tuyến tiền liệt), A-549 (ung thư

phổi), HT-29 (ung thư đại tràng) và OVCAR (ung thư buồng trứng). Kết quả được

đưa ra trong Bảng 3.11 và 3.12 dưới đây.

Bảng 11: Hoạt tính gây độc tế bào của một số hợp chất phân lập được

Ký hiệu

chất

Tên

chất

Relative cell viability (%)

A-549 HT-29 OVCAR

AI-1 14,6±3,1 21,7±5,3 16,2±2,8

AI-2 94,4±8,2 92,7±5,9 97,0±6,7

AI-3 94,4±7,4 87,5±6,2 99,9±6,6

AI-4 99,3±12,4 97,9±9,9 80,8±5,5

AI-5 65,6±10,4 88,9±7,3 76,7±4,5

AI-6 71,5±5,7 73,4±5,6 93,6±3,6

AI-7 76,2±4,5 86,4±7,2 89,0±2,1

AI-8 53,1±5,6 69,3±3,9 59,4±9,7

AI-9 66,4±8,8 76,0±5,4 69,7±12,1

AI-10 99,2±5,3 98,8±8,9 91,4±6,1

AI-11 43,3±2,6 56,2±6,4 48,8±4,6

AI-12 79,7±6,6 65,9±7,1 81,8±8,7

AI-13 91,5±7,5 83,7±5,8 82,3±4,3

Page 113: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

Bảng 3.12: Hoạt tính gây độc tế bào của một số hợp chất phân lập được

STT Tên mẫu Giá trị IC50 (µg/ml)

KB LU-1 HepG2 LNCaP MCF7

1 AB-4 >100 >100 >100 >100 >100

2 AB-6 >100 >100 >100 >100 >100

3 AS-3 62,12 76,48 67,89 81,57 >100

4 AS-11 57,8 85,97 >100 >100 >100

5 AI-2 >100 >100 >100 >100 >100

6 AI-3 53,37 57,99 >100 >100 32,09

7 AInc-1 48,96 52,45 49,95 48,79 81,92

8 AInc-2 >100 >100 68,92 75,83 >100

9 AInc-3 >100 >100 >100 >100 >100

10 Elippticine 1,13 0,96 0,08 0,97 1,22

Các kết quả thu được trong Bảng 11 và Bảng 12 cho thấy: hợp chất mới

ardinsuloside (AI-1) thể hiện khả năng ức chế đối với các dòng tế bào A-549, HT-

29 và OVCAR với các giá trị IC50 tương ứng là 8,5, 16,4 và 13,6 μM. Hợp chất

myricitrin (AInc-1 hay AS-2) có hoạt tính trung bình đối với các dòng tế bào ung

thư thử nghiệm KB, LU-1, HepG2 và LNCaP. Các hợp chất còn lại không biểu

hiện có hoạt tính hoặc có hoạt tính yếu đối với một số dòng tế bào thử nghiệm.

Page 114: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Sau thời gian thực hiện đề tài luận án, đề tài đã thu được các kết quả như sau:

1. Về các kết quả nghiên cứu khoa học:

- Đã điều tra, thu hái và xác định tên khoa học của 9 loài thực vật chi Cơm

nguội (Ardisia) thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae) ở Việt Nam, bao gồm cơm

nguội nhu nhăn (A. pseudocrispa Pit.), cơm nguội Anh thảo (A. primulifolia

Gardn.), cơm nguội đuôi (A. caudata Hemsl.), cơm nguội Tsang (A. tsangii E.

Walker), cơm nguội thắm (A. incarnata Pitard), cơm nguội đốm (A. maculosa

Mez.), cơm nguội rạng (A. splendens Pit.), cơm nguội đảo (A. insularis Mez.) và

cơm nguội balansana (A. balansana).

- Đã tiến hành xử lý mẫu, tạo 9 cặn chiết metanol tổng của 9 mẫu thực vật

thu được để tiến hành sàng lọc hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn và gây độc tế

bào.

- Đã tiến hành sàng lọc hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn và hoạt tính gây

độc tế bào trên 05 dòng tế bào ung thư thử nghiệm là KB, LU-1, HepG2, LNCaP

và MCF7 của 9 mẫu cặn chiết metanol tổng thu được. Kết quả sàng lọc hoạt tính

cho thấy: một số loài cơm nguội như A. incarnata, A. insularis, A. pseudocrispa, A.

splendens, A. stangii và A. balansana có khả năng kháng lại một số chủng vi

khuẩn và chủng nấm thử nghiệm với các giá trị MIC là 200 µg/ml; loài cơm nguội

thắm (A. incarnata) thể hiện hoạt tính tốt nhất đối với cả 5 dòng tế bào ung thư thử

nghiệm với các giá trị IC50 nằm trong khoảng 5,26 – 12,63 µg/ml, các loài A.

insularis, A. splendens, A. balansana và A. stangii thể hiện hoạt tính trung bình

đối với 5 dòng tế bào thử nghiệm.

- Từ kết quả sàng lọc hoạt tính sinh học, đã tiến hành thu mẫu lượng lớn của

04 loài thực vật, bao gồm: cơm nguội thắm (Ardisia incarnata), cơm nguội

Page 115: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

balansana (A. balansana), cơm nguội rạng (A. splendens) và cơm nguội đảo (A.

insularis) để tiến hành nghiên cứu về thành phần hóa học.

- Đã lần đầu tiên nghiên cứu về thành phần hóa học của các loài cơm nguội

thắm (Ardisia incarnata), cơm nguội balansana (A. balansana), cơm nguội rạng (A.

splendens) và cơm nguội đảo (A. insularis).

- Đã phân lập và xác định cấu trúc của 40 hợp chất sạch, trong đó có 02 hợp

chất mới lần đầu tiên phân lập được từ thiên nhiên. Cụ thể như sau:

+ Từ rễ cây cơm nguội balansana (Ardisia balansana), đã phân lập và xác định

cấu trúc của 6 hợp chất, bao gồm: angelicoidenol (AB-1), axit gallic (AB-2), metyl

gallate (AB-3), quercetin (AB-4), myricitrin (AB-5) và rutin (AB-6).

+ Từ lá cây cơm nguội rạng (Ardisia splendens), đã phân lập và xác định cấu trúc

của 12 hợp chất, bao gồm myricetin 3,7-di-O-α-L-rhamnopyranoside (AS-1) và 11

hợp chất đã biết khác là myricitrin (AS-2), desmanthin-1 (AS-3), myricetin 3-O-

(3"-O-galloyl)α-L-rhamnopyranoside (AS-4), quercetin 3,-O-α-L-

rhamnopyranoside (AS-5), quercetin 3,7-di-O-α-L-rhamnopyranoside (AS-6),

(+)-catechin (AS-7), benzyl O-β-D-glucopyranoside (AS-8), 2-phenylethyl O-β-D-

glucopyranoside (AS-9), 3S, 5R, 6R, 9S-tetrahydroxymegastigman-7-ene (AS-10),

corilagin (AS-11) và (2S)-3-O-(9, 12, 15-octadecatrienoyl)-glyceryl-β-D-

galactopyranoside (AS-12). Trong số đó, hợp chất AS-1 là hợp chất mới lần đầu

tiên được tìm thấy trong thiên nhiên; các hợp chất AS-8, AS-9, AS-10, AS-11

và AS-12 lần đầu tiên được phân lập từ cho Cơm nguội (Ardisia).

+ Từ lá cây cơm nguội đảo (Ardisia insularis), đã phân lập và xác định cấu trúc

của 14 hợp chất, bao gồm: ardinsuloside (AI-1), 04 dẫn xuất bergenin (bergenin

(AI-2), norbergenin (AI-3), demethoxybergenin (AI-4), 4-O-galloylbergenin (AI-

5), 06 hợp chất flavonoid (myricitrin (AI-6), myricetin 3-O-(3″-O-galloyl)-α-L-

rhamnopyranoside (AI-7), desmanthine-2 (AI-8), quercetin 3-O-α-L-

rhamnopyranoside (AI-9), 3-O-galloylepicatechin (AI-10), 3-O-galloyl-3'-

Page 116: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

methoxyepicatechin (AI-11), 02 hợp chất phenolic (axit gallic (AI-12), metyl

gallat (AI-13) và 01 dẫn xuất của megastigman là (3S, 5R, 6R, 7E, 9S)-

megastigman-7-ene-3,5,6,9-tetrol 3-O-β-D-glucopyranoside (AI-14). Trong số đó,

hợp chất AI-1 là hợp chất mới, lần đầu tiên được phân lập từ thiên nhiên.

+ Từ lá cây cơm nguội thắm (Ardisia incarnata), đã phân lập và xác định cấu trúc

của 8 hợp chất, bao gồm myricitrin (AInc-1), quercitrin (AInc-2), afzeline (AInc-

3), 3S, 5R, 6R, 9S-tetrahydroxymegastigman-7-ene (AInc-4), (3S,5R,6R,7E,9S)-

megastigman-7-ene-3,5,6,9-tetrol 3-O-β-D-glucopyranoside (AInc-5), (2S)-3-O-

(9,12,15-octadecatrienoyl)-glyceryl-β-D-galactopyranoside (AInc-6),

angelicoidenol (AInc-7) và axit gallic (AInc-8).

- Đã tiến hành thử hoạt tính sinh học của một số chất phân lập được. Kết quả

cho thấy, các hợp chất myricitrin (AInc-1), desmanthin-1 (AS-3) và corilagin (AS-

11) có hoạt tính kháng virut Coxsackie A16 (một loại virut gây bệnh chân tay

miệng ở trẻ em) với các giá trị IC50 tương ứng là 40,1, 32,2 và 30,5 µM; hợp chất

mới ardinsuloside (AI-1) thể hiện có khả năng ức chế đối với ba dòng tế bào ung

thư A-549, HT-29 và OVCAR với các giá trị tỉ lệ phần trăm tế bào sống sót nằm

trong khoảng 14,6 – 21,7 % ở nồng độ thử nghiệm là 100 μM; hợp chất myricitrin

(AInc-1, AS-2) có hoạt tính trung bình đối với một số dòng tế bào ung thư thử

nghiệm KB, HepG2, LU-1 và LNCaP.

Page 117: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Wikipedia, the free encyclopedia: en.wikipedia.org/wiki/iridaceae

2. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, Nhà xuất bản trẻ, Quyển 1, p.

674-710

3. Đỗ Tất Lợi (2001), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản y

học, p. 129, 167, 265, 481.

4. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản y học, p.

244, 315, 623, 1271.

5. Lưu Tuấn Anh, Nguyễn Thị Hồng Vân, Vũ Đình Hoàng, Trịnh Anh Viên,

Phạm Quốc Long (2013), Preliminary study on the chemical constituents of

Ardisia balansana belonging to the family Myrsinaceae in Vietnam, Tạp

chí Hóa học, 51 (6ABC), p. 99-102.

6. Nguyễn Thị Hồng Vân, Lưu Tuấn Anh, Trịnh Anh Viên, Vũ Đình Hoàng,

Nguyễn Mạnh Cường, Phạm Quốc Long (2013), Một số hợp chất flavonoid

phân lập từ cây cơm nguội balansa (Ardisia balansana), Tạp chí Hóa học,

51(6ABC), tr. 103 - 106.

7. Nguyễn Thị Hồng Vân, Lưu Tuấn Anh, Trịnh Anh Viên, Vũ Đình Hoàng,

Nguyễn Mạnh Cường, Phạm Quốc Long (2013). Một số hợp chất flavonoid

phân lập từ cây cơm nguội balansa (Ardisia balansana), Tạp chí Hóa học,

51(6ABC): p. 103-106.

8. Ahmad, S.-A., Catalano, S., Marsili, A., Morelli, I., Scartoni, V. (1977),

Chemical examination of the leaves of Ardisia solanacea, Planta Med., 32,

p. 162-164.

9. Aihara Y., Yoshida A., Furuta T., Wakimoto T., Akizawa T., Konishi M.,

Kan T. (2009), Regioselective synthesis of methylated epigallocatechin

gallate via nitrobenzenesulfonyl (Ns) protecting group, Bioorganic &

Medicinal Chemistry Letters, 19, p. 4171-4174.

10. B. H. Kroes, Quarles van Ufford, H. van Dijk, R. P. Labadiel (1992), Anti-

inflammatory activity of gallic acid, Planta Med, 58 (6), p. 499-504.

Page 118: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

11. Bao, L., Wang, M., Zhao, F., Zhao, Y., & Liu, H. (2010). Two new

resorcinol derivatives with strong cytotoxicity from the roots of Ardisia

brevicaulis Diels. Chem Biodivers, 7(12), 2901-2907.

12. Cai Y, Liu Q, Huang X, Li D, Ku Z, Zhang Y, Huang Z. (2013), Active

immunization with a Coxsackievirus A16 experimental inactivated vaccine

induces neutralizing antibodies and protects mice against lethal infection.

Vaccine, 31, p. 2215-2221.

13. Cai Y., Evans F.J., Roberts M.F., Phillipson J.D., Zenk M.H., Gleba Y.Y.

(1991), Polyphenolic compounds from Croton lechleri, Phytochemistry, 30,

p. 2033-2040.

14. Cateni F., Falsone G., Zilic, J., Sosa S., Altinier G. (2004),

Glyceroglycolipids from Euphorbia nicaeensis All. with antiinflamatory

activity, Arkivoc., V, p. 54-65.

15. Chandra S, D. M. G. E. (2004). Polyphenolic compounds, antioxidant

capacity, and quinone reductase activity of an aqueous extract of Ardisia

compressa in comparison to mate ( Ilex paraguariensis) and green

(Camellia sinensis) teas. J Agric Food Chem, 52(11), 3583-3589.

16. Chang, C. P., Chang, H. S., Peng, C. F., Lee, S. J., & Chen, I. S. (2011).

Antitubercular resorcinol analogs and benzenoid C-glucoside from the roots

of Ardisia cornudentata. Planta Med, 77(1), 65.

17. Chang, X., Li, W., Jia, Z., Satou, T., Fushiya, S., & Koike, K. (2007).

Biologically active triterpenoid saponins from Ardisia japonica. J Nat Prod,

70(2), 179-187.

18. Chen, L. P., Zhao, F., Wang, Y., Zhao, L. L., Li, Q. P., & Liu, H. W. (2011).

Antitumor effect of resorcinol derivatives from the roots of Ardisia

brevicaulis by inducing apoptosis. J Asian Nat Prod Res, 13(8), 734-743.

19. Ching J, C. T., Chin LC, Lau AJ, Pang YK, Jaya JM, Tan CH, Koh HL.

(2010). 3-amyrin from Ardisia elliptica Thunb. is more potent than aspirin

Page 119: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

in inhibiting collagen-induced platelet aggregation. Indian J Exp Biol, 48(3),

275-279.

20. Chikako Masuoka, M. O., Yasuyuki Ito, Toshihiro Nohara (2003),

Antioxidative, antihyaluronidase and antityrosinase activities of some

constituents from the aerial part of Piper elongatum”, Food Sci. Technol.

Res, 9(2), p. 197-201.

21. Cinthia J.M. Kane, J. H. M., Yun -Chi Yeh. (1988), Methyl gallate, methyl

3,4,5-trihydroxy benzoate, is a potent and highly specific inhibitor of

herpes simplex virus in vitro. I. Purification and characterization of methyl

gallate from Sapium sepiferum, Bioscience reports, 8 (1), p. 84-94.

22. D. K. Patel, K. Patel, R. Kumar, M. Gadewar, V. Tahilyani (2012),

Pharmacological and analytical aspects of bergenin: a concise report. Asian

Pacific Journal of Tropical Biomedicin, p. 163-167.

23. Dai-Lin Liu, N.-L. W., Xue Zhang, Xin-Sheng Yao. (2011). Three New

Triterpenoid Saponins from Ardisia crenata. Helvetica Chimica Acta, 94(4),

693-702.

24. Dai Y., Zhou G.X., Yao X.S. (2009), A biphenyl glycoside from

Pyracantha fortuneana Natural Product Research: Formerly Natural

Product Letters, 23 (13), p.1163-1167.

25. de Mejia, E. G., & Ramirez-Mares, M. V. (2011). Ardisia: health-

promoting properties and toxicity of phytochemicals and extracts. Toxicol

Mech Methods, 21(9), 667-674.

26. De Tommasi, N., Piacente, S., De Simone, F., Pizza, C., & Zhou, Z. L.

(1993). Characterization of three new triterpenoid saponins from Ardisia

japonica. J Nat Prod, 56(10), 1669-1675.

27. Eldahshan, O. A. (2011), Isolation and structure elucidation of phenolic

compounds of Carob leaves grown in Egypt, Current Research Journal of

BiologicalSciences, 3(1), p. 52-55.

Page 120: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

28. Fukuyama, Y., Kiriyama, Y., Okino, J., Kodama, M., Iwaki, H., Hosozawa,

S., & Matsui, K. (1993). Naturally occurring 5-lipoxygenase inhibitor. II.

Structures and syntheses of ardisianones A and B, and maesanin, alkenyl-

1,4-benzoquinones from the rhizome of Ardisia japonica. Chem Pharm

Bull (Tokyo), 41(3), 561-565.

29. Gong, Q. Q., Mu, L. H., Liu, P., Yang, S. L., Wang, B., & Feng, Y. L.

(2010). New triterpenoid sapoin from Ardisia gigantifolia Stapf. Chinese

Chemical Letters, 21(4), 449-452.

30. Gunawan-Puteri M. D. P. T., Kawabata J. (2010), Novel α-glucosidase

inhibitors from Macaranga tanarius leaves, Food Chem., 123, p. 384-389.

31. Hsu FL., Huang WJ., Wu TH., Lee MH., Chen LC., Lu HJ., Hou WC., Lin

MH. (2012), Evaluation of antioxidant and free radical scavenging

capacities of polyphenolics from pods of Caesalpinia pulcherrima, Int. J.

Mol. Sci., 13(5), p. 6073-6088.

32. Huang, J., Ogihara, Y., Zhang, H., Shimizu, N., & Takeda, T. (2000a).

Ardisimamillosides C-F, four new triterpenoid saponins from Ardisia

mamillata. Chem Pharm Bull (Tokyo), 48(10), 1413-1417.

33. Huang, J., Ogihara, Y., Zhang, H., Shimizu, N., & Takeda, T. (2000b).

Triterpenoid saponins from Ardisia mamillata. Phytochemistry, 54(8), 817-

822.

34. Huang, J., Zhang, H., Shimizu, N., & Takeda, T. (2003).

Ardisimamillosides G and H, two new triterpenoid saponins from Ardisia

mamillata. Chem Pharm Bull (Tokyo), 51(7), 875-877.

35. Hisashi M., Toshio M., Iwao T., Masayuki Y. (2002), Structural

requirements of flavonoids and related compounds for aldose reductase

inhibitory activity, Chem. Pharm. Bull., 50(6), p. 788 - 795.

36. Jia, Z., Koike, K., Nikaido, T., & Ohmoto, T. (1994). Two novel

triterpenoid pentasaccharides with an unusual glycosyl glycerol side chain

from Ardisia crenata. Tetrahedron, 50(41), 11853-11864.

Page 121: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

37. Jia, Z., Koike, K., Nikaido, T., Ohmoto, T., & Ni, M. (1994). Triterpenoid

saponins from Ardisia crenata and their inhibitory activity on cAMP

phosphodiesterase. Chem Pharm Bull (Tokyo), 42(11), 2309-2314.

38. Jia, Z., Koike, K., Ohmoto, T., & Ni, M. (1994). Triterpenoid saponins

from Ardisia crenata. Phytochemistry, 37(5), 1389-1396.

39. Jia, Z., Mitsunaga, K., Koike, K., Ohmoto, T. (1995). New bergenin

derivatives from Ardisia crenata. Natural Medicines, 49, 187-189.

40. Kashif Ali, M. I., Henrie A. A. J. Korthout, Federica Maltese, Ana

Margarida Fortes, Maria Salome´ Pais, Robert Verpoorte,Young Hae Choi

(2012), NMR spectroscopy and chemometrics as a tool for anti-TNFα-

activity screening in crude extracts of grapes and other berries,

Metabolomics, 8, p. 1148–1161.

41. Kaouadji M. (1990), Acylated and non-acylated kaempferol

monoglycosides from Plantanus acerifloria, Phytochemistry, 29, p. 2295-

2297.

42. Khurana S., Hollingsworth A., Piche M., Venkataraman K., Kumar

A., Ross GM., Tai TC. (2014), Antiapoptotic actions of methyl gallate on

neonatal rat cardiac myocytes exposed to H2O2, Oxid. Med. Cell Longev.,

Epub 2014 Jan 12.

43. Ki H. K., Kyu H. L., Sang U. C., Young H. K. (2008), Terpene and

phenolic constituents of Lactuca indica L., Arch. Pharm. Res, 31 (8), p.

983-988.

44. Kikuchi, H., Ohtsuki, T., Koyano, T., Kowithayakorn, T., Sakai, T., &

Ishibashi, M. (2009). Death receptor 5 targeting activity-guided isolation of

isoflavones from Millettia brandisiana and Ardisia colorata and evaluation

of ability to induce TRAIL-mediated apoptosis. Bioorg Med Chem, 17(3),

1181-1186.

45. Kiem PV, Mai NT, Minh CV, Khoi NH, Dang NH, Thao NP, Cuong NX,

Nam NH, Nhiem NX, Heyden YV, Joëlle QL, Kim GN, Jang HD, Kim YH.

Page 122: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

(2010), Two new C-glucosyl benzoic acids and flavonoids from Mallotus

nanus and their antioxidant activity, Archives of Pharmacal. Research, 33,

p. 203-208.

46. Kobayashi, H., & de Mejía, E. (2005). The genus Ardisia: a novel source of

health-promoting compounds and phytopharmaceuticals. J Ethnopharmacol,

96(3), 347-354.

47. Koike, K., Jia, Z., Ohura, S., Mochida, S., & Nikaido, T. (1999). Minor

triterpenoid saponins from Ardisia crenata. Chem Pharm Bull (Tokyo),

47(3), 434-435.

48. Li, C., Yue, D. K., Bu, P. B., & Sun, Y. F. (2006). Three new

belamcandaquinones from Ardisia punctata. Yao Xue Xue Bao, 41(9), 830-

834.

49. Li, M., Wei, S. Y., Xu, B., Guo, W., Liu, D. L., Cui, J. R., & Yao, X. S.

(2008). Pro-apoptotic and microtubule-disassembly effects of ardisiacrispin

(A+B), triterpenoid saponins from Ardisia crenata on human hepatoma

Bel-7402 cells. J Asian Nat Prod Res, 10(7-8), 739-746.

50. Li-Hua Mu, Ju-Qiang Feng, Ping Liu (2014), A new bergenin derivative

from the rhizome of Ardisia gigantifolia. Natural Product Research:

Formerly Natural Product Letters, 27:14, p. 1242-1245.

51. Li, Q., Li, W., Hui, L.-P., Zhao, C.-Y., He, L., & Koike, K. (2012). 13,28-

Epoxy triterpenoid saponins from Ardisia japonica selectively inhibit

proliferation of liver cancer cells without affecting normal liver cells.

Bioorg Med Chem Lett, 22(19), 6120-6125.

52. Li, Y. F., Hu, L. H., Lou, F. C., Li, J., & Shen, Q. (2005). PTP1B inhibitors

from Ardisia japonica. J Asian Nat Prod Res, 7(1), 13-18.

53. Li, Y. F., Li, J., Shen, Q., & Hu, L. H. (2007). Benzoquinones from Ardisia

japonica with inhibitory activity towards human protein tyrosine

phosphatase 1B (PTP1B). Chem Biodivers, 4(5), 961-965.

Page 123: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

54. Lim, H.-K., Kim, H.-S., Choi, H.-S., Oh, S., Choi, J. (2000).

Hepatoprotective effects of bergenin, a major constituents of Mallotus

japonicus, on carbon tetrachloride-intoxicated rats. J Ethnopharmacol, 71,

469–474.

55. Liu, D. L., Wang, N. L., Zhang, X., Gao, H., & Yao, X. S. (2007). Two

new triterpenoid saponins from Ardisia crenata. J Asian Nat Prod Res, 9(2),

119-127.

56. Liu, H., Zhao, F., Yang, R., Wang, M., Zheng, M., Zhao, Y., Wang, H.

(2009). Dimeric 1,4-benzoquinone derivatives and a resorcinol derivative

from Ardisia gigantifolia. Phytochemistry, 70(6), 773-778.

57. Maotian, W., Xiongtai, G., Xiuwen, H., & Shanhai, H. (1992). A new

triterpenoid saponin from Ardisia crenata. Planta Med, 58(2), 205-207.

58. Methin Phadungkit, Omboon Luanratana (2006), Anti-salmonella activity

of constituents of Ardisia elliptica Thunb., Natural product research, 20 (7),

p. 693-696.

59. Mu, L.-H., Huang, C.-L., Zhou, W.-B., Guo, D.-H., & Liu, P. (2013).

Methanolysis of triterpenoid saponin from Ardisia gigantifolia stapf. and

structure–activity relationship study against cancer cells. Bioorg Med Chem

Lett, 23(22), 6073-6078.

60. Mu, L. H., Feng, J. Q., & Liu, P. (2013). A new bergenin derivative from

the rhizome of Ardisia gigantifolia. Nat Prod Res, 27(14), 1242-1245.

61. Mu, L. H., Gong, Q. Q., Zhao, H. X., & Liu, P. (2010). Triterpenoid

saponins from Ardisia gigantifolia. Chem Pharm Bull (Tokyo), 58(9), 1248-

1251.

62. Mu, L. H., Huang, X. W., Guo, D. H., Dong, X. Z., & Liu, P. (2013). A

new triterpenoid saponin from Ardisia gigantifolia. J Asian Nat Prod Res.

63. Mu, L. H., Wei, N. Y., & Liu, P. (2012). Cytotoxic triterpenoid saponins

from Ardisia gigantifolia. Planta Med, 78(6), 617-621.

Page 124: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

64. Ndonsta, B. L., Tatsimo, J. S. N., Csupor, D., Forgo, P., Berkecz, R.,

Berényi, Á., . . . Tane, P. (2011). Alkylbenzoquinones with antiproliferative

effect against human cancer cell lines from stem of Ardisia kivuensis.

Phytochemistry Letters, 4(3), 227-230.

65. Ndontsa, B. L., Tchinda, A., Teponno, R. B., Mpetga, J. S., Frederich, M.,

& Tane, P. (2012). Ardisikivuoside, a new triterpenoid saponin from

Ardisia kivuensis (Myrsinaceae). Nat Prod Commun, 7(4), 515-516.

66. Nguyen, H. A., Ripperger, H., Schmidt, J., Porzel, A., Tran, V. S., & Adam,

G. (1996). Resorcinol derivatives from two Ardisia species. Planta Med,

62(5), 479-480.

67. Nicollier G., Thompson A.C., Flavonoids of Desmanthus illinoensis (1983),

J. Nat. Prod., 46, p. 112-117.

68. Nighat Nazir, Surrinder Koul, Mushtaq A. Qurishi, Sachin C.

Taneja,Sheikh F. Ahmadc, Sarang Bani, Ghulam N. Qazi (2007),

Immunomodulatory effect of bergenin and norbergenin against adjuvant-

induced arthritis-A flow cytometric study, Journal of Ethnopharmacology,

112, p. 401-405.

69. Otsuka H., Hirata E., Shinzato T., Takeda Y. (2003), Stereochemistry of

megastigmane glucosides from Glochidion zeylanicum and Alangium

premnifolium, Phytochemistry (62), p. 763-768.

70. Paul, D. J., Laure, N. B., Guru, S. K., Khan, I. A., Ajit, S. K., Vishwakarma,

R. A., & Pierre, T. (2013). Antiproliferative and antimicrobial activities of

alkylbenzoquinone derivatives from Ardisia kivuensis. Pharm Biol.

71. Piao M.S., Kim M.R., Lee D.G., Hahm K.S., Moon Y.H., Woo E.R. (2003),

Antioxidative constituents from Buddleia officinalis, Arch. Pharm. Res.,

26 (6), p. 453-457.

72. Prithivirai, B., Singh, U.P., Manickam, M., Srivastava, J.S., Ray, A.B.

(1997). Antifungal activity of bergenin, a constituent ofFlueggea

microcarpa. Plant Pathology, 46, 224–228.

Page 125: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

73. Pu, H. L., Huang, X., Zhao, J.H., Hong, A. (2002). Bergenin is the

antiarrhythmic principle of Fluggea virosa. Planta Med, 68, 372–374.

74. Qian Y., Hideaki O., Eiji H., Takakazu S., Yoshio T. (2002),

Turpinionosides A - E: megastigmane glucosides from leaves of Turpinia

nakai, Chem. Pharm. Bull. 50 (5), p. 640 - 644.

75. Raga, D. D., Herrera, A. A., & Ragasa, C. Y. (2013). Angio-suppressive

triterpenoids from Ardisia cf. elliptica (subgenus Tinus) on duck (Anas

platyrynchosL.) chorioallantoic membrane. Chin J Nat Med, 11(2), 128-138.

76. Ramirez-Mares MV, C. S., de Mejia EG. (2004). In vitro chemopreventive

activity of Camellia sinensis, Ilex paraguariensis and Ardisia compressa

tea extracts and selected polyphenols. Mutat Res, 554(1-2), 53-65.

77. Ryosuke SHIMIZU, Hiroshi SHIMABAYASHI, and Masamitsu

MORIWAK (2006), Enzymatic production of highly soluble myricitrin

glycosides using β-galactoside, Biosci. Biotechnol. Biochem, 70(4), p. 940–

948.

78. Sang-Hyun Lee a, J. K. K., Dae Won Kim, Hyun Sook Hwang, Won Sik

Eum, Jinseu Park, Kyu Hyung Han, Joa Sub Oh, Soo Young (2013),

Antitumor activity of methyl gallate by inhibition of focal

adhesionformation and Akt phosphorylation in glioma cells, Biochimica et

Biophysica Acta, 1830, p. 4017-4029.

79. Sumino, M., Sekine, T., Ruangrungsi, N., Igarashi, K., Ikegami, F. (2002).

Ardisiphenols and other antioxidant principles from the fruits of Ardisia

colorata. Chemical and Pharmaceutical Bulleti, 50 , 1484–1487

80. Sun D., Zhao Z., Lai, Y. F., and Herbert W. (1991), Flavonoids from

Myrica esculenta Bark, Chemistry and Industry of Forest Products, 11, p.

251-255.

81. Tang, H. F., Lin, H. W., Chen, X. L., Cheng, G., Zhao, Y. P., & Wen, A. D.

(2009). Cytotoxic triterpenoid saponins from Ardisia pusilla. Chinese

Chemical Letters, 20(2), 193-196.

Page 126: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

82. Tang, H. F., Yun, J., Lin, H. W., Chen, X. L., Wang, X. J., & Cheng, G.

(2009). Two new triterpenoid saponins cytotoxic to human glioblastoma

U251MG cells from Ardisia pusilla. Chem Biodivers, 6(9), 1443-1452.

83. Taneyama M., Yoshida S., Kobayashi M., and Hasegawa M. (1983),

Isolation of norbergenin from Saxifraga stolonifera. Phytochemistry, 22, p.

1053-1054.

84. Tian, J. M.; Fu, X. Y.; Zhang, Q.; He, H. P.; Gao, J. M.; Hao, X. J. (2013),

Biochem. Sys. Ecol., 48, 288.

85. Tian, Y., Tang, H. F., Qiu, F., Wang, X. J., Chen, X. L., & Wen, A. D.

(2009). Triterpenoid saponins from Ardisia pusilla and their cytotoxic

activity. Planta Med, 75(1), 70-75.

86. Tian, Z., Chang, M. N., Sandrino, M., Huang, L., Pan, J. X., Arison, B., &

Smith, J., Lam, Y. K. T. (1987). Quinones from Ardisia cornudentata.

Phytochemistry, 26(8), 2361-2362.

87. Toker G., Memisoglu M., Yesilada E., Aslan M. (2004), Main flavonoids

of Tilia argentea DESF. ex DC. leaves, Turk. J. Chem., 28, p. 745-749.

88. Wang CR., Zhou R., Ng TB., Wong JH., Qiao WT., Liu F. (2014), First

report on isolation of methyl gallate with antioxidant, anti-HIV-1 and HIV-

1 enzyme inhibitory activities from a mushroom (Pholiota adiposa),

Environ Toxicol Pharmacol., 37(2), p. 626-637.

89. Wang CY, Li Lu F, Wu MH, Lee CY, Huang LM. (2004), Fatal

coxsackievirus A16 infection, Pediatr Infect Dis J., 23, p. 275-276.

90. Wen, P., Zhang, X. M., Yang, Z., Wang, N. L., & Yao, X. S. (2008). Four

new triterpenoid saponins from Ardisia gigantifolia Stapf. and their

cytotoxic activity. J Asian Nat Prod Res, 10(9-10), 873-880.

91. Yang, L. K., Khoo-Beattie, C., Goh, K. L., Chng, B. L., Yoganathan, K.,

Lai, Y. H., & Butler, M. S. (2001). Ardisiaquinones from Ardisia

teysmanniana. Phytochemistry, 58(8), 1235-1238.

Page 127: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

92. Zhang Z., ElSohly H. N., Li X.C., Khan S. I., Broedel S. E., Raulli R. E.

(2003), Phenolic compounds from Nymphaea odorata, J. Nat. Prod., 66, p.

548-550.

93. Zheng, Z. F., Xu, J. F., Feng, Z. M., & Zhang, P. C. (2008). Cytotoxic

triterpenoid saponins from the roots of Ardisia crenata. J Asian Nat Prod

Res, 10(9-10), 833-839.

94. Yoshida T., Seno K., Takama Y., Okuda, T. (1982), Bergenin derivatives

from Mallotus aponicas. Phytochemistry, 21, p. 1180-1182.

Page 128: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài ardisia thuộc họ myrsinaceae ở việt nam

PHỤ LỤC