thda-phan 1

81
PHẦN I. HIỆN TRẠNG KHU VỰC..................................1 I.1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC CHỢ HÀNG DA......................1 I.2. LỊCH SỬ KHU VỰC CHỢ HÀNG DA...........................4 I.3. VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI..............................9 I.4. VẤN ĐỀ GIAO THÔNG.....................................9 I.5. VẤN ĐỀ KIẾN TRÚC, QUY HOẠCH...........................9 I.6. VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG, ĐIỆN NƯỚC, CẢNH QUAN 26 HIỆN TRẠNG KHU VỰC Khu vực chợ Hàng Da nằm ở Phường Cửa Đông, Quận Hoàn Kiếm Vị trí, quy mô Quận Hoàn Kiếm Quận Hoàn Kiếm nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp quận Ba Đình, phía Đông giáp sông Hồng, phía Nam giáp quận Hai Bà Trưng , phía Tây giáp quận Đống Đa và quận Ba Đình. Đặc biệt do giáp sông Hồng nên ở đây có 2 cầu lớn đó là cầu Long Biên và cầu Chương Dương nối thủ đô Hà Nội với quận Long Biên. Quận Hoàn Kiếm gồm 18 phường, diện tích 5,29 km 2 , dân số 173.000 người với mật độ 32.703 người/km 2 Trang 1 I.1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC CHỢ HÀNG DA

Upload: api-3733519

Post on 07-Jun-2015

138 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: THDA-Phan 1

PHẦN I. HIỆN TRẠNG KHU VỰC.......................................................................................1

I.1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC CHỢ HÀNG DA..........................................................1

I.2. LỊCH SỬ KHU VỰC CHỢ HÀNG DA........................................................................4

I.3. VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI......................................................................................9

I.4. VẤN ĐỀ GIAO THÔNG...............................................................................................9

I.5. VẤN ĐỀ KIẾN TRÚC, QUY HOẠCH.........................................................................9

I.6. VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG, ĐIỆN NƯỚC, CẢNH QUAN 26

HIỆN TRẠNG KHU VỰC

Khu vực chợ Hàng Da nằm ở Phường Cửa Đông, Quận Hoàn Kiếm

Vị trí, quy mô Quận Hoàn Kiếm

Quận Hoàn Kiếm nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp quận Ba Đình, phía Đông giáp sông Hồng, phía Nam giáp quận Hai Bà Trưng , phía Tây giáp quận Đống Đa và quận Ba Đình. Đặc biệt do giáp sông Hồng nên ở đây có 2 cầu lớn đó là cầu Long Biên và cầu Chương Dương nối thủ đô Hà Nội với quận Long Biên.

Quận Hoàn Kiếm gồm 18 phường, diện tích 5,29 km2 , dân số 173.000 người với mật độ 32.703 người/km2

Trang 1

I.1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC CHỢ HÀNG DA

Page 2: THDA-Phan 1

Vị trí, qui mô khu vực Phường Cửa Đông

Sơ đồ vị trí

Quy mô của phường Cửa Đông:

+ Diện tích 0,4 km2

+ Dân số 6831 người với mật độ là 17.078 người/km2 . So sánh với quận Hai Bà Trưng, quận Tây Hồ mật độ dân số trung bình của Quận Hai Bà Trưng là 26.229 người/ km 2, Quận Tây Hồ là 3.765 người/ km2. Mật độ dân số toàn thành phố (kể cả ngoại thành) là 2.881 người/ km2, còn nếu chỉ tính riêng các quận nội thành thì con số này là 17.122 người/ km2.

+ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,24%

+ Địa bàn phường Cửa Đông gồm 32 tổ dân phố với 1896 hộ gia đình

Vị trí khu vực nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu nằm trong phường Cửa Đông, thuộc quận Hoàn Kiếm. Là nơi giao cắt của nhiều tuyến phố: phố Đường Thành, phố Nguyễn Văn Tố, phố Hàng Da, phố Yên Thái, phố Hàng Điều và phố Hà Trung; đồng thời khu vực này cũng nằm gần ga Hà Nội. Với vị trí này bước đầu nói lên tầm quan trọng và khả năng phát triển của khu chợ.

Trang 2

Page 3: THDA-Phan 1

Điều kiện tự nhiên

Khu vực chợ Hàng Da mang đầy đủ đặc điểm tự nhiên khí hậu của Hà Nội: là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời  dồi dào và có nhiệt độ cao. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn.Trung bình hằng năm, nhiệt độ không khí 23,6 oC, độ ẩm 79%, lượng mưa 1245 mm. Mỗi năm có khoảng 114 ngày mưa. Hà Nội có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Sự luân chuyển của các mùa làm cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng và có những nét riêng.Từ tháng 5 đến tháng 8 là mùa hè, nóng và thi thoảng có mưa rào. Từ tháng 9 đến tháng 11 là mùa thu, thời tiết khô ráo, trời cao, xanh ngắt, gió mát, nắng vàng.Từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau là mùa đông, thời tiết lạnh, khô ráo.Từ tháng 2 đến tháng 4 là mùa xuân, cây cối xanh tốt với hàng ngàn loài hoa khoe sắc,  mùa của những lễ hội truyền thống độc đáo, mở đầu là Tết nguyên đán, lễ hội lớn và quan trọng nhất của người Việt Nam. Nhiệt độ thấp nhất là 2,70C (tháng 1/1955). Nhiệt độ cao nhất: là 42,80C(tháng 5/1926).

Lịch sử khu vực xung quanh chợ

Lịch sử hình thành và phát triển kiến trúc

Lịch sử hình thành và phát triển kiến trúc khu vực chợ Hàng Da có thể tạm chia làm 3 giai đoạn: trước năm 1954, từ 1954 đến 1986 và từ 1986 đến nay.

a) Giai đoạn 1- trước năm 1954

Trang 3

I.2. LỊCH SỬ KHU VỰC CHỢ HÀNG DA

Chợ Hàng Da

KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Page 4: THDA-Phan 1

Khu vực phía sau chợ:

Khu vực phía sau chợ Hàng Da thuộc thôn Yên Trung, trước kia mãi đến khi tường thành bị phá, hào bị lấp (1896) nơi đây là một bãi đất trống xen lấn là ao hồ. Và mươi năm sau đấy, phía sau chợ Hàng Da cũng chưa có nhà cửa, nhưng phần lớn hồ ao đã được lấp bằng, phố Đơmăng (tên thường quen gọi đoạn đầu phố Henri d'Orléans, nay là Phùng Hưng) đã được mở đến chỗ ngã ba phố Hà Trung. Chính quyền thành phố đã cho một người Pháp là Dufourq thuê chỗ đất đó; Dufourq cho rào lại làm thành một khu vườn rộng trồng hoa và rau tây.

Sau năm 1920, chính quyền thành phố đổi chỗ đất khác ở phía Thiền Quang cho Dufourq, cho sửa sang khu vực sau chợ hàng Da thành khu phố nhà ở. Họ vạch đường phố, chia đất thành lô bán cho tư nhân để xây dựng, hình thành những đường phố như sau: đoạn phố Orléans (Phùng Hưng) nối từ ngã ba Hà Trung đến Cửa Đông, phố Bourret (Ngõ Trạm), phố Nguyễn Trãi (nay là phố Nguyễn Văn Tố), phố Phạm Phú Thứ (nay là phố Nguyễn Quang Bích và phố Hội Tin Lành). Mới được mở mang về sau, những đường phố mới có, nên những nhà ở đây mới xây dựng sau 1920, hầu hết đều là những ngôi nhà gác kiểu kiến trúc theo Tây cao và đẹp, một số còn làm theo kiểu villa có sân vườn trồng cây, có hàng rào sắt hoặc tường hoa bên ngoài.

Như vậy mặc dù nằm trong khu vực phố cổ Hà Nội nhưng sự hình thành của khu vực phía sau chợ Hàng Da là khá muộn. Do vậy những ngôi nhà cổ còn tồn tại đến ngày nay chủ yếu là những ngôi nhà mà đắc trưng kiến trúc phương Tây.

Khu vực Hà Trung, Ngõ Trạm.

Khu vực Hà Trung, Ngõ Trạm (thuộc thôn Yên Nội,Yên Trung) hình thành sớm hơn do ở đây vào năm Minh Mạng thứ 21 người ta cho lập một trạm dịch ở đây .Vào đầu thế kỉ 20 những người làm nghề hàng da tập trung ở đây (Hà Trung) tạo thành một phố chuyên làm hàng da. Do vậy ở đây vẫn còn nhiều nhà cổ.

Khu vực phía trước chợ.

Khu vực phía trước chợ Hàng Da (từ Hàng Bông tới Hàng Nón) trước kia thuộc thôn Yên Thái. Khác với khu vực phía sau chợ Hàng Da khu vực này được hình thành khá sớm, thuộc một làng khá lớn và dân cư trù mật. Điều đó được chứng minh qua những di tích ở khu vực này: Tú Đình Thị (đình thờ ông tổ nghề thêu ), kho tạm thương (kho chứa thóc gạo nộp thuế) và đình làng Yên Thái (thờ nguyên phi Ỷ Lan), chùa Kim Cổ.

Như vậy khu vực phía trước chợ Hàng Da đã được hình thành khá sớm và tới nay khu vực này vấn còn tồn tại những ngôi nhà cổ dạng nhà ống đặc trưng.

Giai đoạn 2 - từ 1954 đến 1986.

Từ 1954 trở đi, do chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư nhân; chính sách phát triển sản xuất, chính sách kinh tế của thời bao cấp (Nhà nước đảm nhận  việc cung cấp mọi nhu yếu phẩm cho cuộc sống của dân cư qua hệ thống các cửa hàng bách hoá và dịch vụ phục vụ v.v...) Toàn bộ khu Phố Cổ nơi buôn bán đã trở thành khu đơn thuần để ở (1960 - 1983) dân cư trở thành cán bộ, công nhân viên, phục vụ cho xí nghiệp, hợp tác xã các cơ quan thành phố v.v... mặt tiền của nhiều nhà cửa được sửa lại thành mặt tiền nhà ở có cửa đi và cửa sổ - phố xá yên tĩnh hơn.

Trang 4

Page 5: THDA-Phan 1

Dân cư ở khu vực cứ tăng dần lên, lấn chiếm các không gian trống của các sân trong từng nhà; các gác xép  chất đầy trong không gian nhà; Đình yên Thái ,chùa Kim Cổ cũng bị người ta lấn chiếm để ở. Nghề thủ công như thêu, làm đồ hàng da truyền thống bị mai một (đình thờ ông tổ nghề thêu trở thành nhà dân ở); văn hoá lễ hội tâm linh bị lắng xuống.

Giai đoạn 3 - từ 1986 đến nay.

Từ năm 1986 đến nay với đường lối chính sách mới từ nền kinh tế bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường; mở rộng sự giao lưu kinh tế và quan hệ với quốc tế; mở rộng các thành phần kinh tế trong nước, kích lệ mọi tầng lớp nhân dân xây dựng mở mang phát triển kinh tế văn hoá xã hội, buôn bán ở khu vực dần dần được phục hồi, phát triển và sầm uất hơn xưa. Các mặt tiền nhà được cải tạo đổi mới - nhiều nhà xuống cấp, bị hỏng đã được xây dựng lại với nhiều  kiểu cách. Đình Yên Thái được tu sửa trở thành di tích lịch sử văn hoá quí giá của thành phố Hà Nội, Tú Đình Thị cũng đang được quan tâm phục hồi.

Lịch sử phát triển kinh tế - xã hội

Phố Đường Thành

Phố Đường Thành dài khoảng 0.5km, nối phố Cửa Đông chỗ cổng Chính Đông cũ với phố Hàng Bông. Như vậy đoạn đầu phố phía Bắc là chỗ hào và dương mã thành (tường thành phụ bên ngoài) mới bị san bằng năm 1896, còn đoạn gần Hàng Bông là đất của thôn cũ Kim Cổ. Đó là đoạn phố có sẵn từ xưa được mở mang rộng, có đủ vỉa hè, cống thoát nước ngay từ những năm cuối thế kỷ 19.

Đoạn phố giáp Cửa Đông trên đất thôn cũ Tân Khai, tiếp theo đó là đoạn phố trên đất thôn Kim Cổ từ chợ Hàng Da đến Hàng Bông đệm. Đoạn phố Hàng Da này là đoạn nối chợ Hàng Da với phố Hàng Bông là những nơi buôn bán sầm uốt nên cũng là một phố buôn bán có những cửa hang vào loại khá, xen với những ngôi nhà ở mà những người ở thuê cũng là gia đình sống dư dật.

Phố Hàng Da

Hàng Da là một phố không dài chưa đến 250m , và là một trong 5 đường phố đổ về chợ Hàng Da, một đầu thông sang Hàng Bông và thẳng sang phố Quán Sứ.

Đường phố đó trước đó có tên nôm na là phố Thầy Bói vì ở trước cửa đền Tam Thánh (một tên gọi của đình Vũ Du_40 Hàng Da) có nhiều ông bà thày bói bắc chống ngồi chờ xem cho khách đi lễ và người ta đồn nhau đến, còn tên phố Hàng Da thì đến năm đầu thế kỉ 20, chính quyền thành phố sắp đặt lại tên phố và đặt cho nó tên là Rue des cuirs. Thực tế phố Hàng Da không có những hàng làm và bán đồ da nhà chỉ có mấy khách trú giàu có làm chủ những xưởng thuộc ngoại thành ; họ có những kho chứa hàng tức là da do họ thuộc hoặc buôn ở nhà máy Thuộc da Thụy Khê, hoặc da nước ngoài do mấy hãng sản xuất nhập khẩu Pháp bán. Những người mua da làm hàng là những thợ thủ công đóng giày dép, vali ở nhưng phố khác.

Trang 5

Page 6: THDA-Phan 1

Mặc dù gần chợ mà Hàng Da không có mấy cửa hàng buôn bán, không có nghề thủ công truyền thống, tuy cũng có một hai nhà làm vàng quỳ, thuê thợ ngồi đập búa ở hè phố, già nửa nhà cửa ở Hàng Da là nhà làm cho những công chức thuê để ở, chồng đi làm , vợ ở nhà nội trợ. Mãi đến những năm 30-40, khi việc buôn bán ở Hà Nội phát triển mạnh thì mới có những người đến thuê nhà mở cửa hàng kinh doanh : thợ may Tây (số 9-11) ; cửa hàng ăn Phú Xuân (số 36) ; nhà Lemur may quần áo nữ tân thời…

Phố Nguyễn Văn Tố

Trước kia , phố Nguyễn Văn Tố có tên gọi là phố Nguyễn Trãi , được quy hoạch và xây dựng vào những năm 20. Đến năm 1946 thì mới đổi tên thành phố Nguyễn Văn Tố.

Phố Nguyễn Văn Tố không phải là một phố cổ của Hà Nội xưa. Nhà cửa ở đây phần nhiều làm vào thời kì sau. Đây là một phố ta , ở cạnh chợ Hàng Da, nên đa số nhà nào trong nhà cũng có giếng nước vì nói chung các phố ta việc dùng điện thắp trong nhà rất muộn và nước dùng thì gánh từ vòi nước công cộng ở đầu phố.

Không phải là một phố buôn bán, phố Nguyễn Văn Tố lại là nơi có những hoạt động văn hóa của khu Cửa Đông. Giáp thành ngoài ngôi nhà số 44 là trụ sở hội truyền bá Quốc ngữ. Ở phố đó còn thấy nhà số 26 là trường tư thục An Nam Học đường, một nhà là trụ sở Hà Thành Thời Báo (1937)_ cơ quan của Mặt Trận Dân Chủ Đông Dương.

Phố Hà Trung

Phố Hà Trung ban đầu chỉ là con đường từ đầu múi khế Đông Nam thành Hà Nội đi vào thành phố buôn bán Cửa Đông. Con đường đó không thẳng và vẫn còn dấu vết là chỗ vạch cong chợ Hàng Da. Chỗ giáp múi khế đất thành trì, trên đất thôn Yên Trung thượng, năm Minh Mạng 21, triều đình nhà Nguyễn có đặt một trạm dịch, đó là nhà trạm đấu của tổ chức chuyên công văn giấy tờ giữa tỉnh thành Hà Nội và kinh thành Huế. Do vậy con đường đó có tên là Ngõ Trạm Hà Trung, cho đến khi mở thêm một phố nữa song song ở bên cạnh, người ta mới gọi riêng rẽ, một phố là Hà Trung và một phố là Ngõ Tram mới.

Dân phố không có mấy gia đình là người bản địa, những người lập nghiệp sớm nhất ở đây có mấy gia đình gốc người Tây Tựu, rồi làng Ninh Hiệp , làng Kiêu Kỵ chuyên làm đồ da. Ban đầu chủ yếu làm đồ da cứng da mềm ; da cứng phải khâu tay ,làm yên ngựa, dây cương. Dần dần do nhu cầu phát triển, Hà Trung làm thêm hang da cho thể thao, giày dép, nhất là từ sau 1930, đồ yên cương ngựa không còn khách mà người đi giày tây ngày càng nhiều.

Gần khắp hai mặt phố Hà Trung đều mở cửa hang, đông hơn cả là hiệu bán giày, đóng cặp sách , vali. Dưới nhà là cửa hang trên gác là cho thuê. Người thuê nhà đa số là công chức bậc trung, nhân viên hỏa xa, học sinh.

Phố Yên Thái

Phố Yên Thái bắt đầu từ giữa phố Hàng Mành và kết thúc ở đầu phố Hàng Điếu, ngang chỗ bãi trống trước mặt chợ Hàng Da. Phố có bề dài khoảng non 150m.

Suốt thời kì Pháp thuộc, trong khi các khu phố xung quanh được mở mang khang trang rộng rãi thì ở phố này mặt đường hẹp chỉ vừa đi lọt chiếc xe tay, phố không có vỉa hè , không có cống thoát nước, nhà cửa hầu hết chật chội, bẩn thỉu.

Người dân cư trú đa số là dân nghèo kiếm ăn bằng những nghề nhỏ mọn. Họ chủ yếu là thợ thuyền đủ mọi nghề: vẽ mành mành, thọ thuyền , thợ mộc, thợ quét vôi đi rong, kéo xe…,vợ con buôn thúng bán mẹt ở trong chợ Hàng Da.

Thời Pháp ở phố này còn là nơi tập trung nhiều nhà thổ, những nhà chứa chính thức có muôn bài và nộp thuế.

Trang 6

Page 7: THDA-Phan 1

Phố Hàng Điếu

Bắt đầu từ ngã tư Hàng Gà đến giữa phố Đường Thành , dài 280m. Đoạn đầu phía Bắc phố Hàng Điếu bây giờ từ chỗ phố Hàng Gà đến chôc Bát Đàn, ngày xưa gọi là phố Nhà Hỏa vì trong khu vực đó có đền Thần Hỏa (số nhà 30 Hàng Điếu).

Gọi là phố Hàng Điếu nhưng thực ra trong phố không có mấy phố bán điếu và thuốc lào. Ở đầu thế kỉ 20, Hàng Điếu chỉ có vài ba hàng làm nghề bịt bạc và chữa các loại điếu hút thuốc lào.Phố Hàng Điếu có một nghề chính đó là nghề làm và bán đồ da.

Khác với đồ da bên phố Hà Trung làm yên ngựa, cặp sách, đồ dùng khác bằng da tây cứng, hàng da bên phố Hàng Điếu chủ yếu làm giày dép kiểu cổ thông thường tức là da lộn , da thuộc sơ sài, dép quai ngang, giày da lợn…,sau này còn bán thêm thứ guốc gỗ sơn gọi là guốc Sài Gòn.

Lịch sử phát triển chợ Hàng Da

Thời Nguyễn đây là đất thôn Yên Nội, một số người buôn bán da trâu, bò về ngõ Yên Thái, ngõ Tạm Thương để chế biến. Thành phẩm da khô được mang ra chợ Hàng Da bán. Lúc ấy chợ chỉ là vài cái lều dựng tạm kiểm chợ làng. Năm 1937- 1938 xây chợ, mặt hàng da thuộc bày bán khắp chợ và tràn ra cả phố. Từ ấy chợ và phố đều mang tên Hàng Da (nguồn gốc nghề làm da ở khu vực bắt đầu từ ông Thạch Văn Ngũ người ở Ninh Hiệp).

Chợ Hàng Da đang tồn tại được xây vào năm 1990. Hiện nay, chợ Hàng Da có những đặc điểm như sau : chợ Hàng Da được phân loại là chợ loại 1, có quy mô kiến trúc:

+ Diện tích mặt bằng: 3.367,7 m2.

+ Tổng diện tích xây dựng: 4.041,3 m2.

I.3.1. Đặc điểm dân cư khu vực chợ Hàng Da

Dân số: 6831 người

Trang 7

I.3. VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI

Page 8: THDA-Phan 1

TỈ LỆ NAM - NỮ

Nam49%Nữ

51%

Nam

Nữ

Địa bàn gồm 32 tổ dân phố với 1896 hộ gia đình

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,24%, tỷ lệ tăng dân số này là khá cao. Ngoài ra còn có tỉ lệ tăng dân số cơ học vào khoảng 1.3%.

Tỷ lệ nam- nữ:

Mật độ dân số: 17.078 người/km2

So sánh với quận Hai Bà Trưng, quận Tây Hồ mật độ dân số trung bình:Hai Bà Trưng : 26.229 người/ km2

Tây Hồ : 3.765 người/ km2

Mật độ dân số toàn thành phố (kể cả ngoại thành) là 2.881 người/ km2, còn nếu chỉ tính riêng các quận nội thành thì con số này là 17.122 người/ km2.

Mật độ của khu vực chúng ta ngiên cứu tương đương mật độ dân số các quận nội thành, so với mật độ một số phường có mật độ rất cao như Phường Hàng Gai 117.400 người/ km2 thì nó chỉ vào cỡ 1/6 còn nếu so với mật độ chung của toàn quận Hoàn Kiếm thì cỡ 1/2 .

Dân cư trong khu vực chủ yếu hoạt động kinh doanh

2. Thực trạng các công trình văn hoá- xã hội trong khu vực

a. Về giáo dục và đào tạo

Trên địa bàn quận có đủ các cấp học, từ mẫu giáo tới THPT, trong số đó ví dụ tiêu biểu nhất là trường tiểu học Thăng Long Hà Nội:

Trường tiểu học Thăng Long

Trang 8

Page 9: THDA-Phan 1

Cơ sở chính của trường đặt tại 20 Ngõ Trạm, là một trường có truyền thống lâu đời. Xuất phát từ ý thức chống lại chính sách ngu dân của thực dân Pháp, vào năm 1928 một số nhà trí thức yêu nước của dân tộc ta đã lập nên ngôi trường Thăng Long với mong ước nối trí Đông Kinh Nghĩa Thục, mở mang trí tuệ cho con em Việt Nam, góp phần xây dựng nước nhà. Trường tiểu học Thăng Long được thành lập vào năm 1928, nổi tiếng với đội ngũ giáo viên là những học giả, nhà văn, nhà sử học nổi tiếng như Võ Nguyên Giáp, Phan Thanh, Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Vũ Đình Liên... Ngay từ những ngày đầu thành lập, trường đã trở thành cơ sở cách mạng, với hạt nhân là 5 đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên của Hà Nội. Tổ chức thanh niên của trường Thăng Long đã đóng vai trò nòng cốt trong nhiều phong trào dân chủ yêu nước, đấu tranh cách mạng cũng như các cuộc vận động chính trị của Đảng ta thời đó như truyền bá quốc ngữ, vận động Đại hội Đông Dương... Trường tiểu học Thăng Long được gắn biển di tích cách mạng kháng chiến vào sáng 30-1-2007

Tổng số học sinh của trường khoảng 1200 em, chia thành 30 lớp với 5 khối. Mỗi năm trường tuyển sinh khoảng 200 em, đa số là học sinh thuộc phường Hàng Bông, còn lại là các em học trái tuyến. Trường Thăng Long nổi tiếng là một trường rèn chữ đẹp tốt nhất thành phố Hà Nội. Ngoài chuyện chữ đẹp ra thì trường cũng chú trọng việc rèn luyện học sinh để đi thi các giải.

Với một truyền thống lâu đời như vậy, nhưng trường cũng đang gặp phải rất nhiều khó khăn về diện tích đất xây dựng. Trường tiểu học Thăng Long bị "xé" ra tới 3 điểm lẻ: 20 Ngõ Trạm, 220 Hàng Bông, 38 Phùng Hưng. Ngoài ra, trường phải mượn 3 phòng học của Trường mầm non 1/6 và 13 phòng học ở Cung thiếu nhi Hà Nội, cách điểm chính 20 Ngõ Trạm gần 2 km. Việc phân tán trường ra nhiều địa điểm ảnh hưởng lớn đến việc dạy, học và mọi hoạt động khác của nhà trường. Trước yêu cầu tiến dần tới học 2 buổi/ngày, trường không thể tổ chức được cho 100% học sinh học tại trường. Trường Thăng Long phải đi thuê điểm học là do địa điểm chính của trường - trên con phố buôn bán sầm uất gần chợ Hàng Da - quá chật chội, lại sát nhà dân.

Nằm ở trung tâm thành phố, mỗi tấc đất ở quận Hoàn Kiếm đều là tấc vàng. Vì vậy mà trong năm 2004, quận này vẫn có tới 55 điểm lẻ của 46 trường. Đa số các điểm lẻ của các trường đều nằm xen lẫn nhà dân, quán ăn, chợ, thậm chí nằm trên đất đình, chùa, nhà thờ và đang bị đòi lại như các trường tiểu học Hồng Hà, Lý Tự Trọng, THCS Hoàn Kiếm, Tân Trào. Hầu hết các điểm lẻ đều không có công trình vệ sinh riêng, không có sân chơi, lớp học vừa chật chội, tối tăm, ẩm thấp. Do "mắc kẹt" ở bài toán diện tích mà toàn quận Hoàn Kiếm trong năm 2004 chỉ có 1 trường đạt chuẩn quốc gia là Trường tiểu học bán công Tràng An, một số trường đã đạt 4 chuẩn nhưng đành lắc đầu chịu đứng ngoài vì không đảm bảo chuẩn về diện tích. Cũng vì thiếu diện tích mà năm 2004, cả quận chỉ đạt 75% học sinh học 2 buổi/ngày.

Một trong những vướng mắc lớn nhất vẫn nằm ở hai khâu giải tỏa, giá tiền đền bù. Các hộ dân viện lý do Nhà nước có chính sách khi giải tỏa, nơi ở mới không được kém nơi ở cũ. Ở những quận trung tâm như Hoàn Kiếm, có không ít hộ dân sở hữu hàng trăm m2, xây nhà 3-4 tầng mặt phố để kinh doanh, vì vậy yêu cầu họ trả đất để đến khu tái định cư mới, vừa xa trung tâm, vừa không kinh doanh được là chuyện không tưởng. Thứ nữa là những hộ dân trong trường vốn là các giáo viên của trường.

Trang 9

Page 10: THDA-Phan 1

Quyết định phân nhà không rõ ràng, hàng chục năm nay họ cứ vô tư ở, rồi lấn chiếm cơi nới,  càng gây khó khăn trong vấn đề hợp thức hóa, để bây giờ ngành giáo dục lại phải đứng ra giải quyết! Hiện đã có quyết định của thành phố về việc xây dựng lại trường với dự kiến một tầng ngầm để xe.

Cùng với hai trường tiêu học khác của quận Hoàn Kiếm là trường tiểu học bán công Tràng An và trường tiểu học Trần Quốc Toản, trường tiểu học Thăng Long thường xuyên đạt nằm trong danh sách các đơn vị tiên tiến xuất sắc ngành học phổ thông bậc tiểu học. Chính vì những thành tích đó của trường nên cũng nảy sinh những hiện tượng tiêu cực trong việc chạy trường cho con của các bậc phụ huynh

Trong số 85 ngôi đình, mái chùa, đền thờ, miếu mạo... trên địa bàn phố cổ thì có không ít công trình nằm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Dưới đây là một số công trình đình chùa trên địa bàn quận:

+) Đền Bạch Mã (Ngựa trắng)

Đền Bạch MãĐền Bạch Mã (số 76 Hàng Buồm) có thời dùng làm đình là một công trình tôn

giáo tín ngưỡng cố nhất trong khu "36 phố Phường". Đền được xây dựng từ nhà hậu Lý thế kỷ II để thờ thần Long Đỗ tượng trưng cho khí thiêng sông núi ở Kinh thành Thăng Long, được Lý Thái Tổ phong làm thành hoàng kinh thành Thăng Long. Bạch Mã là tên vị thần ngựa trắng đã hiện lên giúp Vua Lý Thái Tổ theo dấu chân ngựa để xây thành Thăng Long. Ngôi đền này đã được trùng tu vài lần và đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử năm 1987. Đây là một trong  “Thăng Long Tứ trấn”, được khoanh vùng bảo vệ và được xếp hạng là di tích lịch sử, văn hóa quan trọng bậc nhất của khu phố cổ.

+) Đình Nhân Nội tại số nhà 84b  2  thờ công chúa Lan Ngọc được xây vào khoảng giữa thế kỷ XIX.

Trang 10

I.1 I.3.2. Hoạt động tín ngưỡng

Page 11: THDA-Phan 1

Đình làng Nhân Nội

+) Đền Hỏa Thần phố Hàng Điếu, thờ thần Hỏa nhằm cầu mong thần phù giúp, ngăn ngừa hỏa hoạn ở chốn Kinh thành.

+) Chùa Cầu Đông phố Hàng Đường

Hoạt động tín ngưỡng của người dân trên địa bàn chủ yếu diễn ra vào các tuần rằm, dịp mồng 1, các dịp lễ tết. Ngày 13 các tháng 2 và 8 thường có những đội văn nghệ múa hát, biểu diễn các hình thức nghệ thuật dân gian như trầu văn,…. Đối tượng đến phần lớn là những người cao tuổi, các bà, các chị,...

+) Hội thánh tin lành VN thuộc tổng hội và chi hội Hà Nội tại số 2 ngõ Trạm. Đến đây chủ yếu là những người theo đạo. Các buổi sáng chủ nhật, tầm từ 8-9h là thời điểm mọi người đến đây đông nhất. Bên cạnh đó là các dịp Noel, lễ tết..Một trong các trung tâm tôn giáo lớn,t ập trung khoảng 400 000 tín đồ.

c. Các hoạt động văn hóa- xã hội khác

Trên địa bàn quận cũng có nhiều địa điểm phục vụ nhu cầu ẩm thực, giải trí cho người dân. Nổi tiếng từ lâu là lẩu Phùng Hưng, Ngõ Trạm, tạo nên một nét văn hóa trong ẩm thực cho khu vực.

Ở các góc phố là các quán cafe, tập trung rất đông người vào mỗi buổi sáng. Một số quán nước còn là nơi tập trung những người yêu thích cờ tướng, trong số đó có khá đông tầng lớp thanh niên. Đây là một nét đẹp văn hóa, chúng ta nên duy trì và phát huy để hướng tầng lớp thanh niên tới một lối sống lành mạnh, không cờ bạc, tụ tập rượu chè…

Trên các con phố lớn trong địa bàn khu vực có rất nhiều cửa hàng thủ công mỹ nghệ, các Galery trưng bày hội họa,… góp phần làm phong phú thêm hoạt động văn hóa cho dân cư trong khu vực.

Hoạt động văn hoá nghệ thuật truyền thống của Hà Nội nói chung và khu vực quận Hoàn Kiếm nói riêng được diễn ra tại rạp Hồng Hà

Trang 11

Page 12: THDA-Phan 1

Rạp Hồng Hà

Rạp Hồng Hà được quản lý bởi nhà hát tuồng trung ương. Rạp nằm ngay trên phố Đường Thành, ngay gần trung tâm thành phố, đối diện với chợ Hàng Da. Rạp được nhiều người biết đến như một điểm giải trí. Nhiều hoạt động văn hóa được diễn ra ở đây. Rạp có hệ thống ánh sáng, âm thanh, máy lạnh hiện đại, đáp ứng được nhu cầu của nhà tổ chức cũng như của khán giả.Tuy nhiên người xem phải gửi xe trong điều kiện khá lộn xộn trên vỉa hè chật hẹp trước cửa, xe xếp bừa bãi tràn ra cả lòng đường. Liệu có thể yên tâm ngồi thưởng thức nghệ thuật khi chiếc xe của mình chưa có được một điểm gửi an toàn? Đáng ngại hơn là tình trạng của rạp Hồng Hà. Người xem gửi xe phải nín thở vì mùi hôi bốc lên từ những bãi rác la liệt trước cổng chợ Hàng Da để vào rạp. Thật oái ăm, cứ vào giờ mở màn thì các xe rác được tập hợp đông nhất. Tình trạng rạp Hồng Hà thật đáng lo ngại hơn nữa khi có hai hộ gia đình sinh sống trong long rạp. Điều này đã làm xấu đi bộ mặt văn hoá của rạp Hồng Hà _ một điểm sinh hoạt văn hoá quần chúng.

I.3.3. Tình trạng phân bố chợ không hợp lý và thiếu chợ trong khu vực

Điều này được chứng minh bởi sự tồn tại một chợ cóc trong khu vực nằm ngay cạnh chợ Hàng Da, cho thấy sự yếu kém của chợ Hàng Da

4. Tình trạng sử dụng đất trong khu vực

SỐ TT

LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH (HA)

TỶ LỆ (%)

1 Đất dân dụng 31,10 77,77

2 Đất khu ở 15,50 38,74

3 Đất công cộng quận và thành phố (bao gồm: Đất hành chính; Văn hoá; Y tế; Giáo

2,74 6,86

Trang 12

Page 13: THDA-Phan 1

dục; Dịch vụ công cộng khác)

4 Đất cây xanh TDTT quận và thành phố

2,64 6,60

5 Đất giao thông quảng trường và bãi đỗ xe

10,23 25,57

6 Đất dân dụng khác 8,00 20,01

7 Đất ngoài dân dụng 0,69 1,73

Tổng cộng 40 100

Giá đất , giá nhà và giá thuê cửa hàng trên tuyến phố Chùa Bộc rất cao, đồng thời doanh thu của các cửa hàng trên tuyến phố này rất tốt.

Chi phí thuê mặt bằng phụ thuộc vào vị trí cửa hàng cũng như diện tích nhưng nhận xét chung qua khảo sát thì giá thuê một cửa hàng ở đây rất đắt.Trung bình 1÷1,5triệu/m2

I.3.4. Tình hình an ninh trong khu vực

- Tốt: 66%

- Trung bình: 33%

- Kém: 1%

Tốt

Trung bình

Kém

I.3.5. Các tuyến phố thương mại trong khu vực

1.Phố Hàng Da

Phố Hàng Da ngày xưa so với ngày nay đã khác xa nhiều.Ngày nay đi đến phố Hàng da chúng ta có thể thấy được sự sầm uất của nó,thể hiện qua rất nhiều mặt hàng mới,hiện đại,như các quán ăn,các cửa hàng thời trang quần áo dày dép,mũ nón,vàng bạc,các quán cà phê càng ngày càng nhiều để phù hợp với nhịp sống hiện đại.Bên cạnh các mặt hàng mói thì vẫn còn lác đác các mặt hàng có từ lâu đời như đồ dày da,săm lốp,hoa quả,các của hàng bánh kẹo đơn lẻ

Trang 13

Page 14: THDA-Phan 1

Thu nhập của những người kinh doanh ở khu phố này khá cao và nói chung hầu như không liên quan đến khu vực phố cổ

2.Phố Hàng Điếu

Các mặt hàng chủ yếu là đồ ăn uống-một nét truyền thống về văn hóa ẩm thực của Hà Nội.Ỏ khu phố này bây giờ vẫn có rất nhiều của hàng bánh kẹo,đồ ăn uống,ô mai,bún các loại.Có một số quán bún ăn khá ngon tuy nhiên phạm vi họat động còn nhỏ lẻ. Bên cạnh đó vẫn còn các cửa hàng bán Chăn ga gôi đệm,vàng bạc,phụ kiện gia dụng

Phố Hàng Điếu không sầm uất bằng Phố Hàng Da nhưng cũng đã thay đổi nhiều so với thời cũ

3. Phố Đương Thành

Chủ yếu kinh doanh các mặt hàng mới

4. Phố Nguyễn Văn Tố

Chủ yếu kinh doanh các mặt hàng như thuốc men,đồ khô,bánh kẹo. Càng ngày càng có nhiều quán ăn và quán xá mọc lên,có khá nhiều quán karaoke ở trên tuyến phố này

5.Phố Ngõ Trạm

Kinh doanh các mặt hàng như bán kẹo,lẩu,bún chả,bánh ngọt,đồ điện,hàng da

6.Phố Hà Trung

Chủ yếu là hàng bọc da,bọc yên

7.Phố Bát Đản

Chăn chiếu,Bánh kẹo,du lịch

Bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều mặt hàng kinh doanh mới như là kinh doanh khách sạn,các trung tâm du lịch

8.Ngõ Yên Thái

Đây là một ngõ nhỏ,và hình như đây là một chợ cóc nhỏ bên cạnh chợ hàng Da.Người dân trong khu vực này nếu kô muốn vào chợ Hàng Da và muốn tiện lợi nhanh gọn thì cũng có thể mua các nhu yếu phẩm hàng ngày tại đây

Bên cạnh các mặt hàng nhỏ lẻ thì ở đây cũng có các trung tâm du lịch,

A.Thực trạng giao thông khu vực chợ Hàng Da

1.1 Phố Đường Thành1- Đặc điểm : Là đường liên khu vực. tiêu chuẩn vỉa hè:4.5m.- Hiên trạng vỉa hè:

+Mặt cắt điển hình:

Trang 14

I.4 VẤN ĐỀ GIAO THÔNG

I.4.1. Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông của nút chợ Hàng Da và các tuyến đường lân cận.1. Vỉa hè

Page 15: THDA-Phan 1

370076003150

14

0

15

0

+Chiều rộng trung bình: 3.508m

+Đặc điểm sử dụng: Chiều rộng vỉa hè không đủ tiêu chuẩn thiết kế, tuy nhiên việc kiểm soát trên vỉa hè của đường này kha tốt nên vẫn đảm bảo giao thông an toàn cho người đi bộ.

1.2 Phố Hàng Da- Đặc điểm : Đường ranh giới khu vực. tiêu chuẩn vỉa hè 4.5m.- Hiên trạng vỉa hè:

+Mặt cắt điển hình:

280075502350

10

0

12

0

+Chiều rộng trung bình: 2.575m

+Đặc điểm sử dụng: Vỉa hè nhỏ hẹp lại bị chiếm dụng bởi các củă hàng kinh doanh nên hầu như không có tác dụng. người đi bộ phải đi xuống lòng đường(ảnh)

1.3. Phố Hàng Điếu

- Đặc điểm :- Hiên trạng vỉa hè:

+Mặt cắt điển hình:

2500 7450 2600

150

150

+Chiều rộng trung bình:2.550m

+Đặc điểm sử dụng: Cũng như phố Đường Thành 1, việc kiểm soát trên vỉa hè của tuyến phố này tốt nên vẫn đảm bảo được vai trò giao thông cho người đi bộ.

1.4. Phố Đường Thành 2

- Đặc điểm : Là đường liên khu vực. tiêu chuẩn vỉa hè:4.5m.- Hiên trạng vỉa hè:

Trang 15

Page 16: THDA-Phan 1

+Mặt cắt điển hình:

345073003100

400

150

+Chiều rộng trung bình: 3.275m

+Đặc điểm sử dụng: Vỉa hè bị chiếm dụng làm chỗ để xe cho các củă hàng kinh doanh(ảnh).

1.5. Phố Ngõ Trạm

- Đặc điểm : Là đường liên khu vực. tiêu chuẩn vỉa hè:4.5m.- Hiên trạng vỉa hè:

Mặt cắt điển hình:

+Chiều rộng trung bình: 2.225m

+Đặc điểm sử dụng: Vỉa hè bị chiếm dụng làm nơi bán hàng (đồ điện tử, hàng nước, hàng ăn…), nơi để xe.

1.6. Phố Nguyễn Văn Tố

+Mặt cắt điển hình:

145054002400

CH?

+Chiều rộng trung bình:1.925m

+Đặc điểm sử dụng: vỉa hè phía bắc bị các hộ dân chiếm dụng làm nơi buôn bán. Phía nam : không có vỉa hè ở gần nút, phía bên kia có vỉa hè khá rộng tuy nhien nằm sát chợ nên bị ảnh hưởng bởi điều kiện vệ sinh của chợ. Vì vậy người dân vẫn “thích” đi dưới lòng đường hơn (ảnh).

I.4.2. Giao thông công cộng

Có 2 tuyến xe buýt qua nút: tuyến 14 (1 chiều qua phố Đương Thành), tuyến 01( 2 chiều qua phố Hàng Da, Hàng Điếu).

Vị trí các bến xe buýt:

Loại xe và tần suất các tuyến xe: 2 tuyến đều sử dụng loại xe to. Tần suất: xe 14(15 phút), xe 01( 10 phút).

I.4.3. Thiết bị chiêú sáng.

a. Các thông số của hệ thống đèn chiếu sáng

Trang 16

H

S

P

e

Page 17: THDA-Phan 1

- H : chiều cao của đèn = 8m

- P : khoảng cách vươn xa của đèn = 100cm

- α : độ dốc của đèn = 300

- S : đọan chìa ra hướng mặt đường = 30cm

- e : khoảng cách hai trụ đèn liền kề nhau = 20m

b. Tiêu chuẩn bố trí đèn :

+ Hệ thống đèn được bố trí 1 bên đường

+ Ta có:

b = 6m < 1.2H = 9.6m ( b : Bề rộng đường)

Vậy đèn bố trí 1 bên là hợp lý.

* Nhận xét:

- Hệ thống đèn đang sử dụng là đèn vàng.

- Cường độ sáng không đảm bảo, bóng đèn đã bị lão hóa không còn đủ sáng.

- Hệ thống đèn chiếu sáng bị lấn chiếm.

- Trong phạm vi chiếu sáng bị che khuất.

- Rất nhiều đèn không còn hoạt động nhưng không được sửa chữa.

Như vậy hiện trạng chiếu sáng đô thị là không đảm bảo do hệ thống đèn đường với cường độ, chất lượng chưa đạt tiêu chuẩn; cùng với thực trạng khu phố có rât nhiều cây xanh lâu năm, với tán rậm rạp không được cắt tỉa dẫn tới hiện tượng che lấp cả đèn đường. Từ đó làm giảm nhiều tới vùng ảnh hưởng của đèn, dẫn tới hiện tượng không đủ sáng cho các phương tiện và người đi bộ lưu thông trên đường.

Do hoạt động kinh doanh buôn bán cần thu hút sự chú ý của khách hàng nên ánh sáng muôn màu của các của hàng cũng góp phần không nhỏ vào chiếu sáng giao thông, và tạo nên sự lung linh cũng như bộ mặt phát triển của khu phố cổ.

Khu quảng trường hay một số khu vực sân chơi nhỏ giữa các phố, đèn điện được bố trí rất ít và không đủ sáng.

Trang 17

Page 18: THDA-Phan 1

I.4.4. Bãi đỗ xe.

Diện tích để xe của nhà để xe trước chợ chỉ là 270 m2 như vậy là chỉ đáp ứng được 338 xe máy, do thiếu diện tích để xe máy nên bãi để xe còn được tận dụng luôn trong chợ và lấn chiếm cả lòng đường để làm chỗ để xe cho khách và những người buôn bán trong chợ.

Diện tích của bãi để xe trong chợ khoảng 30m2 và đáp ứng được tầm 40 xe máy,bãi để xe này còn lấn chiếm cả đường đi lại của cổng chợ đường Ngõ Trạm để làm chỗ để xe gây khó khăn cho việc đi lại của người mua và người bán.

Măc dù vậy nhu cầu về chỗ để xe vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu để xe của chợ vì vậy việc lấn chiếm lòng đường để biếny thành bãi để xe là điều tất yếu. Với diện tích lấn chiếm lên tới 727m2 trở thành chỗ để xe tương đương của hơn 900 xe máy như vậy mới có thể đáp ứng được nhu cầu về chỗ để xe của chợ.

Ở các con đường xung quanh chợ thì việc lấn chiếm vỉa hè để biến thành chỗ để xe máy là chuyện bình thường vì các tuyến đường xung quanh chợ thì đều là các tuyến đường thương mại với lưu lượng khách lớn mà lại không có chỗ để xe để phục vụ các tuyến đường này nên việc lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh là vấn đề không tránh khỏi.

Điểm tập kết và đổ hàng để đưa vào chợ là ở ngay mặt tiền chợ và ở chợ Hàng Da thì thời gian đổ diễn ra ở tất cả các thời gian trong ngày chỉ cần có yêu cầu của chủ hàng

I.4.5. Hệ thống thoát nước.

Như đã nói ở trên, điều kiện vệ sinh môi trường ở chợ hàng Da rất thấp. Điều này làm cho hệ thống thoát nước ở đây bị ảnh hưởng rất nhiều. Các cống rãnh bị rác thải tồn đọng gây tẵc nghẽn, nước thải không thoát được và ứng đọng lại

Trang 18

Page 19: THDA-Phan 1

Ở trong chợ thì ở tầng 1 tình trạng thoát nước nói chung là chưa được tốt. Nước thải vẫn còn bị ứng đọng và tràn ra lối đi. Hiện tượng này có là do trong chợ không có hệ thống cống rãnh để thoát nước. Ngoại trừ khu vực thuỷ hải sản là có hệ thống cống rãnh còn ở khu vực hàng rau củ quả thì hoàn toàn không có nên những người bán hàng buộc phải đổ nước thải ra lối đi.

I.4.6. Quy hoạch chiều cao.

Theo quan niệm Việt Nam, kiến trúc nhà là do chủ nhà quyết định, bởi vậy luôn tồn tại nhiều kiểu nhà, với kiểu kiến trúc, màu sắc, cũng như ban công đa dạng , thêm nữa chiều cao tầng của các nhà cũng không đồng đều, khiến cho bộ mặt kiến trúc khu phố khá lộn xộn. Ảnh hưởng tới thẩm mỹ, cảnh quan đô thị.

Đường Thành:

Tầng cao trung bình là 2.6, trong đó nhà 2 tầng chiếm tỉ lệ lớn. Do các hoạt động xây mới và tôn tạo nên chiều cao cũng như kiến trúc có sự lộn xộn, nhấp nhô cao thấp khác nhau

Nguyễn Văn Tố:

Tầng cao trung bình là 2.8, trong đó số nhà cổ chiếm tỉ lệ lớn (hơn 60%). Tuy nhiên cái thực trạng mỹ quan mà nó mang lại không mang nét cổ kính như vốn có. Cũng vẫn chỉ là sự lô nhô, khập khiễng giữa cổ kính và cách tân, giữa những nét đẹp truyền thống với cái hiện đại.

Ngõ Trạm:

Tầng cao trung bình là 2.3, trong đó hơn một nửa số nhà đã được xây dựng lại.

Yên Thái:

Chỉ là một ngõ nhỏ liên thông, tuy nhiên trong nó luôn tồn tại sự vận động: nhộn nhịp và sôi động. Các hoạt đông xây dựng cũng vậy. Hơn 90% nhà đã được xây mới hoàn toàn với lối kiến trúc hiện đại, tạo sự hoạt bát của một khu phố thương mại. Nhưng do không theo một quy chuẩn quy hoạch nên nhìn lên vẫn cái nhô cao, cái thụt sâu, tầng cao trung bình là 2.5.

Hàng Da:

Tầng cao trung bình 2.6

Hàng Điếu:

Trang 19

Page 20: THDA-Phan 1

Tầng cao trung bình 2.7 tầng, số nhà cổ chiếm hơn 60%

Một góc khu chợ Hàng Da (mặt đường Nguyễn Văn Tố) phơi bày được tất cả những tồn tại đặc trưng của cả khu chợ cũng như khu vực xung quanh: hệ thống điện chồng chéo; biển quảng cáo lỡ cỡ đủ màu sắc kích thước; tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi buôn bán, để xe; kiến trúc phong phú đa dạng về hình dáng, kiểu cách cũng như màu sắc…

I.4.7. Hệ thống mạng lưới điện.

Hệ thống điện không được bố trí hợp lý gây mất mỹ quan cho bộ mặt của đường. Các loại đường dây điện bố trí chồng chéo gây khó khăn cho việc quản lý và sửa

chữa. Đường dây điện đã xuống cấp nên bị trùng xuống gây ảnh hưởng đến việc đi lại

và an toàn cho người đi lại.

I.4.8. Điều kiện vệ sinh môi trường.

Đặc trưng của một khu chợ là điều kiện vệ sinh luôn rất thấp. Chợ Hàng Da cũng vậy.

Tầng 1 là nơi bán các thực phẩm rau củ quả và các đồ dùng nhu yếu phẩm hàng ngày như giày dép, đồ sứ… Có thể chia ra làm hai khu vực :

+ Khu vực bán đồ thực phẩm như thịt, cá, rau củ quả … : ở khu vực này thì điều kiện vệ sinh rất thấp, trừ những nơi bán thịt là còn khá sạch sẽ còn lại khu vực bán rau và đặc biệt là bán đồ thuỷ hải sản thì rất bẩn thỉu. Rác thải vương vãi khắp nơi, nước thải đổ tràn ra cả lối đi. Những người bán hàng thường nhặt bỏ những lá rau bị hỏng, bị dập nát và tiện tay vứt ngay cạnh lối đi. Ớ khu bán gia cầm và đồ thuỷ sản thì không chỉ bẩn mà còn rất tanh. Những người bán hàng thường sơ chế, làm sẵn gà vịt, cua tôm cá … luôn cho khách hàng nên nước thải và rác thải ở đây vô cùng kinh khủng. Điều này làm cho khách mua hàng cảm thấy rất khó chịu mỗi khi đi qua khu vực này. Họ phải đi rất chậm, vừa đi vừa nhìn đường để tránh chỗ rác bẩn.

Ở tầng lửng và tầng 2, nơi bán quần áo, điều kiện vệ sinh có tốt hơn. Do đặc trưng là buôn bán quần áo nên môi trường vệ sinh ở đây có tốt hơn nhưng do đặc trưng hiện trạng của khu chợ đã khá xuống cấp nhưng dù không có rác thải nhưng trông khu vực này cũng không được sạch sẽ sáng sủa lắm.

Ở các tuyến phố xung quanh khu vực chợ Hàng Da thì có một thực trạng chung là khá nhiều rác thải. Nếu như ở trên mặt đường khá sạch sẽ do các phương tiện thường xuyên đi lại thì ở trên vỉa hè cũng như ở các cống rãnh lại có nhiều rác thải bị tồn đọng

rác gây tắc nghẽn cống rãnh

Ở ngõ Yên Thái ngay trước mặt chợ và phố Nguyễn Văn Tố, ở những nơi này thường xuyên tồn tại chợ cóc để phục vụ nhu cầu mua sắm cho người dân nên thường xuyên xảy ra tình trạng mất vệ sinh

Đặc biệt trên khu vực chợ Hàng da còn có phố lẩu PHÙNG HƯNG. Đây là một điểm nóng về sự lấn chiếm vỉa hè cũng như xả rác ra vỉa hè lòng đường. Cứ vào các buổi tối là

Trang 20

Page 21: THDA-Phan 1

trên vỉa hè tràn ngập các bàn ghế của các vị khách ăn lẩu và uống rượu, bia. Vừa ăn uống họ vừa xả rác ra xung quanh. Đến khi ăn uống xong, chủ cửa hàng dọn dẹp thì họ lại quét tất cả xuống lòng đường cho công ti vệ sinh môi trường đi dọn dẹp.

I.4.9. Công tác quản lý.

Công việc này thuộc thẩm quyền của sở giao thông công chính. Tuy nhiên cũng có 1 phần việc của chính quyền địa phương.

Cơ quan quản lý làm việc chưa thường xuyên và hiệu quả. Cụ thể :

Việc tổ chức quản lý hệ thống công trình ngầm chưa được quan tâm duy tu, bảo dưỡng kịp thời nên các công trình chưa phát huy hết tác dụng và đang bị xuống cấp.

Các đường dây điện đang có dấu hiệu chùng xuống gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Thế nhưng cơ quan quản lý vẫn không có biện pháp cải tạo gì.

I.4.10. Cảnh quan cây xanh

Mật độ cây xanh ở khu vực này ở mức độ trung bình. Đây là khu vực nằm trong khu phố cổ, mật độ xây dựng cao, diện tích đất dành cho cây xanh không nhiều. Không có diệ tích cây xanh mặt nước.

- Các tuyến phố có mật độ cây xanh cao: Đường Thành, Hàng Điếu, Hàng Da, Hàng Bông, Phùng Hưng. Mật độ cây xanh 3-4m, đường kính trung bình thân cây 15-20cm (cá biệt có cây 40-50cm), đương kính tán cây 5-10m.

- Các tuyến phố có mật độ cây xanh thấp: Hàng Nón( chỉ có bên đường phía bắc), Hà Trung( chỉ có bên đường phía nam), Hàng Mành. Mật độ 5-10m/cây. Đường kính thân cây trung bình 6-15cm. Đường kính tán cây 3-5m.

- Các tuyến phố không có cây xanh: Ngõ Tạm Thương, ngõ Yên Thái, Phố Nguyễn Văn Tố. Đặc điểm chung của các tuyến phố này là vỉa hè nhỏ hẹp (hoặc không có), không có khoogn gian cho phát triển cây xanh.

B. Hiện trạng giao thông các tuyến đường vào nút.

1. Một vài nhận xét về lưu lượng xe vào các tuyến đường

Lưu lượng xe tại các tuyến phố vào nút chợ Hàng Da trong các giờ cao điểm buổi sáng và buổi chiều (buổi sáng từ 7h30 – 8h30; buổi chiều từ 17h – 18h) gần như nhau. Dao động trong khoảng từ 600-700 lượt.Trong các ngày lễ thì thường cao hơn,trên 1200. Cao nhất là ở các tuyến phố Hàng Điếu,Hàng Da,Ngõ Trạm.Vào các ngày lễ và chủ nhật thì thường xẩy ra tắc đường

2. Nguyên nhân gây ách tắc trên đường :

- Các tuyến phố hẹp, không đáp ứng được một lưu lượng xe khá lớn; bên cạnh đó xe bus co kích thước lớn, chiếm dụng quá nhiều diện tích lòng đường cũng góp phần gây ách tắc.

- Các xe ôtô, xe máy quay xe không đúng nơi quy định

- Là khu thương mại nên lượng người làm việc ở đây là khá lớn. Và vì vậy nên lượng người tham gia giao thông cũng rất lớn.

Trang 21

Page 22: THDA-Phan 1

- ý thức người tham gia giao thông chưa tốt .

II. Nút giao thông chợ

Giới thiệu chung nút giao thông:

- Là nơi giao nhau của 5 con đường chính : Đường Thành, Hàng Da, Ngõ Trạm, Hàng Điếu, Nguyễn Văn Tố.

- Nút giao thông ngang mức.

- Đây là nút giao thông quan trọng vì từ đây có thể đi về nhiều hướng khác nhau.

1. Mức độ nguy hiểm:

- Mức độ nguy hiểm của một nút giao thông dựa vào số điểm giao cắt của các dòng phương tiện tham gia giao thông:

+ Số điểm nhập dòng Nn.

+ Số điểm tách dòng Nt.

+ Số điểm cắt của hai dòng Nc.

Tách dòng Nhập dòng Cắt dòng

Nt = 8, Nn = 8, Nc = 16

Vậy mức độ nguy hiểm:

M = Nt + 3*Nn + 5*Nc = 8 + 3*8 + 5*16 = 112 > 50

=> nút giao thông rất phức tạp.

Trang 22

Page 23: THDA-Phan 1

2. Lưu lượng tại nút:

Lưu lượng xét vào các giờ cao điểm trong ngày: sáng từ 7h30 – 8h30, chiều từ 17h – 18h.

a. Lưu lượng vào nút:

Bảng lưu lượng: 7h30 – 8h30

Xe máy

xe/h

Xe đạp

xe/h

Ôtô xe/h Xe quy đổi

Tỉ lệ %

Đường Thành 1

1194 50 98 730 14,12

Đường Thành 2

648 62 30 379 7,33

Hàng Da 1312 57 97 790 15,28

Hàng Điếu 4100 292 80 2234 43,21

Nguyễn Văn Tố

650 46 1 340 6,58

Ngõ Trạm 1330 58 12 697 13,48

Tổng 100%

Bảng lưu lượng: 17h – 18h

Xe máy

xe/h

Xe đạp

xe/h

Ôtô xe/h Xe quy đổi Tỉ lệ %

Đường Thành 1

1428 66 92 844 15,27

Đường Thành 2

990 68 60 587 10,62

Hàng Da 1428 56 99 850 15,38

Hàng Điếu 4040 182 88 2180 39,44

Trang 23

Page 24: THDA-Phan 1

Nguyễn Văn Tố

672 52 1 353 6,39

Ngõ Trạm 1345 62 18 713 12,9

Tổng 100%

b. Lưu lượng ra nút:

Bảng lưu lượng: 7h30 – 8h30

Xe máy

xe/h

Xe đạp

xe/h

Ôtô xe/h Xe quy đổi

Tỉ lệ %

Đường Thành 1

1224 64 86 734 17,64

Đường Thành 2

526 36 64 351 8,44

Hàng Da 1452 64 91 854 20,52

Hàng Điếu 1920 140 82 1100 26,44

Nguyễn Văn Tố

720 34 2 373 8,96

Ngõ Trạm 1455 64 2 749 18

Tổng 100%

Bảng lưu lượng: 17h – 18h

Xe máy

xe/h

Xe đạp

xe/h

Ôtô xe/h Xe quy đổi Tỉ lệ %

Đường Thành 1

1704 78 62 950 19,45

Đường Thành 2

990 68 60 587 12,02

Hàng Da 1532 78 92 900 18,42

Hàng Điếu 2300 170 74 1290 26,41

Nguyễn Văn Tố

740 58 1 3897,96

Trang 24

Page 25: THDA-Phan 1

Ngõ Trạm 1485 85 1 769 15,74

Tổng 100%

Khả năng thông hành của xe trên các đường giao nhau tại nút:

Trong đó:

V = 0.7*Vđo: vận tốc vào nút

t: thời gian. phản ứng tâm lý cúa lái xe, t = 1s.

I: phụ thuộc vào độ dốc i, vì gần đúng i = 0 nên I = 0.054

lx: kích thước chiều dài xe, lx = 4

l0: khoảng cách an toàn, l0 = 4.

Nlàn Số làn Nphố Thực tế

Đường Thành 1

1071 1 1071 844

Đường Thành 2

1071 1 1071 587

Hàng Da 1247 1 1247 850

Hàng Điếu 1247 1 1247 2180

Nguyễn Văn Tố

1247 1 1247 353

Ngõ Trạm 1247 1 1247 713

=> Như vậy xét về năng lực thông xe thì đường phố vẫn đảm bảo tốt sự thông xe vào các giờ cao điểm. Nhưng vẫn xảy ra tình trạng tắc đường do một số các nguyên nhân sau:

+ Kích thước đường không đảm bảo giao thông thông suốt.

+ Ý thức tham gia giao thông không tốt của người dân.

+ Nút giao thông quá phức tạp nên thường xuyên xảy ra hiện tượng xung đột giao cắt của các tuyến trong giờ cao điểm.

* Ngoài các giờ cao điểm trên lưu lượng tham gia giao thông là không quá cao, theo thống kê vào các giờ từ 9h – 10h sáng và 15h – 16h chiều thì lưu lượng chỉ còn khoảng 60 - 65% so với giờ cao điểm. Như vậy giao thông đảm bảo sự thông suốt và hợp lý trong đầu tư.

3. Bán kính cong.

Trang 25

Page 26: THDA-Phan 1

Bán kính cong là bán kính của cung tròn đảm bảo cho phương tiện giao thông khi rẽ phải không lấn sang làn đường khác gây ra các xung đột đối đầu.

Ta có:

R* = R – b/2.

Trong đó:

R* - bán kính cong theo mép bó vỉa (m).

b - chiều rộng làng xe rẽ phải (m).

R - bán kính cong theo tim đường (m) =

Với V là vận tốc xe chạy vào nút theo thiết kế và lấy bằng 0.7 vận tốc trên đường.

=> vậy bán kính cong đảm bảo cho các phương tiện tham gia giao thông rẽ phải mà không bị lấn sang làn đường khác.

C. Giao thông đối nội.1. Giao thông ở mặt bằng tầng :

1. Ở tầng 1 : có 5 cổng vào, 1 cổng chính ở phố Hàng Da rộng 2m và 2 cổng ở phố Nguyễn Văn Tố, 2 cổng ở phố Ngõ Trạm.

Tầng 1 chia làm 6 khu

+ Khu bán đồ gốm và giày dép

+ Khu bán hàng khô

+ Khu bán rau củ quả

+ Khu bán thịt

+ Khu bán đồ hải sản

+ Khu phục vụ ăn uống

Lối đi giữa các khu bán rau củ quả, bán đồ gốm và giày dép khá nhỏ. Chỉ khoảng 90 cm. Đặc biệt ở khu bán giày dép họ còn bày hàng tràn ra cả lối đi khiến cho đường đi càng chật. Chỉ có thể đi một người một. Vừa đi vừa phải chú ý để tránh hàng hoá.

Lối đi giữa các khu còn lại thì rộng hơn, từ 1,2m đến 1,6m. Có thể đi 2 người.

2. Ở tầng lửng : khu vực bán quần áo này khá chật chội. Quần áo treo la liệt khắp nơi.

Có hai loại đường, một loại khá hẹp chỉ rộng 90cm. Loại này thường ở các góc ở tầng. Ở đây hai người đi rất khó khăn. Nếu có người nào đứng lại xem hàng thì chỗ đó dễ bị ùn người, đi lại phải chen lấn.. Loại thứ hai rộng hơn khoảng 2,5 m. Nói chung lối đi ở tầng này khá tối tăm, nóng nực. Do tính chất của mặt hàng nên đang vào mùa hè nhưng một số gian hàng đã bán quần áo len mùa đông nên càng khiến cho lối đi bị chật chội và nóng nực.

3. Ở tầng 2 : là khu vực bán vải và quần áo. Không gian ở đây khá rộng rãi, các gian hàng thưa thớt, lối đi rộng rãi khoảng 1,5m

2. Giao thông cầu thang

Có hai loại cầu thang :

+ Loại cầu thang ở bên hông chợ khá nhỏ, chỉ khoảng 1,2 m

Trang 26

Page 27: THDA-Phan 1

+ Loại cầu thang ở trong chợ thì to hơn khoảng 2.5 m.

Nói chung số lượng cầu thang là đủ dùng cho giao thông đi lại giữa các tầng thậm chí là thừa. Đảm bảo cả các yêu cầu về thoát hiểm. Tuy nhiên hiện trạng của các cầu thang đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Chợ hàng Da vẫn chưa rút kinh nghiệm từ những vụ cháy của các chợ khác nên việc thực hiện các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy còn sơ sài bình cứu hoả rất ít và có nhiều bình đã bị gỉ sét không hiểu có còn khả năng hoạt động không nữa? Và do đặc trưng của chợ là bán toàn đồ dễ cháy và hành lang đi lại nhỏ khiến việc đi lại khó khăn để cứu hoả khi có hoả hoạn. Vì vậy ban quản lý chợ cần có những biện pháp cần khắc phục luôn

Kiến trúc khu vực xung quanh chợ

Các loại hình kiến trúc

Kiến trúc chủ yếu của khu vực là kiến trúc nhà ở kết hợp với kinh doanh, dịch vụ. Các loại nhà nhà công cộng khác chiếm rất ít.

Kiến trúc nhà ở.

Theo công năng: loại hình nhà chủ yếu là nhà liền kề, nhà chung cư nhà biệt thự không đáng kể.

Theo kiểu kiến trúc: kiến trúc cổ (58%), kiến trúc hiện đại (42%)

Theo chiều cao: khu vực có ít nhà cao tầng, chỉ có 1 nhà cao 7 tầng nằm trên phố Yên Thái. Các công trình còn lại có chiều cao từ 1 - 5 tầng, trong đó, nhà 2 tầng chiếm tỷ lệ lớn (48%). Tầng cao trung bình của khu vực là 2,5.

3% 12%

29%48%

8%5 tầng

4 tầng

3 tầng

2 tầng

1 tầng

Kiến trúc nhà công cộng.

Nhà công cộng trong khu vực không nhiều, ngoài chợ Hàng Da còn có các loại hình nhà công cộng sau đây:

+ Trường học: trường tiểu học Thăng Long (số 20, Phố Ngõ Trạm).

+ Công trình văn hóa: rạp Hồng Hà (số 51, Phố Đường Thành); chùa Kim Cổ (số 73, Phố Đường Thành); đình Yên Thái (Ngõ Tạm Thương).

+ Công trình tôn giáo: Hội Thánh Tinh Lành (số 2 Ngõ Trạm).

+ Công trình dịch vụ: đây là loại công trình kết hợp với nhà ở, tầng 1 làm dịch vụ và tầng 2 trở lên để ở.

Trang 27

I.4. VẤN ĐỀ KIẾN TRÚC, QUY HOẠCH

Page 28: THDA-Phan 1

Tình trạng kiến trúc.

Tình trạng chung nhà khu vực:

Xuống cấp Bình thường

Nhà cổ 40 % 60 %

Nhà hiện đại 8 % 92 %

Dưới đây thể hiện chi tiết tình trạng nhà của khu vực:

Mặt bằng thể hiện tình trạng nhà khu vực

Kiến trúc mặt phố

Xung quanh chợ Hàng Da có các phố: Đường Thành, Hàng Điếu, Hàng Da, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Quang Bích, Ngõ Trạm, Hà Trung, Yên Thái:

Phố Đường Thành: Nhà cổ 47%, nhà hiện đại 53 %, tầng cao trung bình 2.6 tầng

Trang 28

Page 29: THDA-Phan 1

Phố Nguyễn Văn Tố: Nhà cổ 63%, nhà hiện đại 37%, tầng cao trung bình 2.8 tầng

Phố Nguyễn Quang Bích: Nhà cổ 68%, nhà hiện đại 32%, tầng cao trung bình 2.5 tầng

Phố Ngõ Trạm: Nhà cổ 42%, nhà hiện đại 58%, tầng cao trung bình 2.5 tầng

Trang 29

Page 30: THDA-Phan 1

Phố Yên Thái: Nhà cổ 8%, nhà hiện đại 92%, tầng cao trung bình 2.5 tầng

Phố Hàng Da: Nhà cổ 43%, nhà hiện đại 57%, tầng cao trung bình 2.6 tầng

Phố Hà Trung: Nhà cổ 64%, nhà hiện đại 36%, tầng cao trung bình 2.2 tầng

Trang 30

Page 31: THDA-Phan 1

Phố Hàng Điếu: Nhà cổ 62%, nhà hiện đại 38%, tầng cao trung bình 2.7 tầng

Ngõ Tạm Thương: Nhà cổ 21%, nhà hiện đại 79%, tầng cao trung bình 2.5 tầng

Như nhiều khu phố khác hiện nay ở Hà Nội, các khu phố quanh chơ Hàng Da có những đặc điểm sau:

+ Trên tất cả các con phố đều có hiện tượng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè bởi những người bán hàng và các phương tiện giao thông (xe máy, xe đạp,...); phía trên là các hệ thống dây chằng chịt, làm cho bộ mặt kiến trúc của các con phố rất xấu.

Trang 31

Page 32: THDA-Phan 1

+ Sự lộn xộn về kiểu kiến trúc, về tầng nhà (do sở thích cá nhân của chủ nhà và do sự quản lý thiếu chặt chẽ) cũng làm giảm thẩm mỹ mặt phố.

Những nét đặc trưng về kiến trúc của khu vực:

+ Kiến trúc đa dạng, gồm có kiến trúc kiểu mới, kiến trúc cũ, kiến trúc nhà Pháp.

+ Nhưng đang diễn ra sự chuyển đổi từ kiến trúc cổ sang kiến trúc hiện đại. Nguyên nhân của tình trạng này là sự xuống cấp trầm trọng của các công trình cổ, cộng với việc các công trình nhà cổ không còn phù hợp với nhu cầu phát triển hiện nay (là sự phát triển kinh doanh ở tầng 1 kết hợp với ở từ tầng 2 trở lên) làm cho các nhà cổ có nguy cơ bị thu hẹp lại. Dưới đây là những thống kê về tình trạng nhà cổ hiện nay ở các phố:

Đường Thành

Nguyễn Văn Tố

Nguyễn Quang Bích

Hàng Điều

Ngõ Tạm Thương Yên Thái

Trung bình

Nhà cổ (%) 47 63 68 62 21 8 42

Xuông cấp (%)

59 50 76 52 67 25 40

Bình thường (%)

41 50 24 48 33 75 60

Các công trình tiêu biểu

Sau khi điều tra, phân loại, có thể đưa ra những công trình tiêu biểu của khu vực, cụ thể như sau:

+ Công trình nhà ở: kiểu nhà ở phổ biến của khu vực này là nhà liền kề . Dù kiểu nhà cổ hay hiện đại thì đều sử dụng tầng 1 để kinh doanh, tầng 2 trở lên dùng để ở.

+ Công trình công cộng, có các công trình tiêu biểu sau: Rạp Hồng Hà; Hội Thánh tin lành; Chùa Kim Cổ; Đình Yên Thái; Trụ sở Báo Pháp Luật và Xã hội; Trường tiểu học Thăng Long.

a) Công trình nhà ở tiêu biểu.

Một số mặt đứng trên các phố:

Phố Hàng Da Phố Hàng Điếu

Một số mặt bằng nhà tiêu biểu:

Nhà cổ (Nhà 24 – Nguyễn Văn Tố)

Trang 32

Page 33: THDA-Phan 1

Nhà Pháp (Số 8 – Nguyễn Quang Bích)

Nhà hiện đại:

Trang 33

Page 34: THDA-Phan 1

II.1.1.1.1 Công trình nhà công cộng tiêu biểu.

Trang 34

Hội thánh tin lành

Báo PL và XH

Rạp Hồng Hà

Đình Yên TháiChợ Hàng Da

CÁC CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU

Page 35: THDA-Phan 1

Nhà hát tuồng Trung ương - Rạp Hồng Hà.

Địa chỉ: Số 51, Phố Đường Thành, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Nhà hát Tuồng Trung ương đã được Bộ Văn hóa thông tin chính thức giao cho quản lý rạp Hồng Hà, đây là địa điểm hoạt động nghệ thuật thường xuyên của nhà hát Tuồng Trung ương và các đơn vị nghệ thuật khác có nhu cầu về địa điểm biểu diễn tại Hà Nội.

Mặt bằng có diện tích là 780m2, rạp có là 395 ghế. Kiến trúc rạp mang đậm tính truyền thống dân tộc.

Hội thánh Tin lành Hà Nội.

Địa chỉ số 2 Ngõ Trạm.

Được thành lập năm 1923, hiện có hơn 1.000 tín đồ sinh hoạt thường xuyên.

Đình Yên Thái.

Di tích Đình Yên Thái thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan (triều đại thứ 3 nhà Lý). Đình do dân làng Yên Thái xây dựng năm Kỷ Hợi, đến nay đã tồn tại được 300 năm:

+ Được các triều đại, phong 10 đạo sắc (sắc phong đầu tiên niên đại Cảnh Hưng năm 1773)

+ Được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia năm 1995.

+ Đại trùng tu cung thờ Đức Mẫu năm Canh Thìn 2000.

+ Được thành phố Hà Nội, UBND Quận Hoàn Kiếm khen thưởng nhiều lần.

Đình mang vẻ đặc trưng của kiến trúc đình chùa Việt Nam. Tuy nhiên, không gian xung quanh đình đã và đang bị các hộ dân xung quanh lấn chiếm. Thực tế này gây ảnh hưởng nhiều tới mỹ quan của đình.

Trang 35

Page 36: THDA-Phan 1

Chùa Kim Cổ.

Địa chỉ: số 73, Phố Đường Thành, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Chùa có bề dày lịch sử lâu đời. Trước kia, đây cũng là nơi ở của Nguyên Phi Ỷ Lan. Tuy nhiên hiện nay, khuôn viên chùa bị các hộ dân xung quanh lấn chiếm khá nghiêm trọng. Chắc chắn ít ai có thể nhận ra được đây là một ngôi chùa nếu không có tấm bảng ghi tên trước cổng.

Trường Tiểu học Thăng Long.

Địa chỉ: số 20, Phố Ngõ Trạm, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trường hiện có 1200 học sinh.

Trường tiểu học Thăng Long được thành lập vào năm 1928, nổi tiếng với đội ngũ giáo viên là những học giả, nhà văn, nhà sử học nổi tiếng như Võ Nguyên Giáp, Phan Thanh, Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Vũ Đình Liên...

Ngay từ những ngày đầu thành lập, trường đã trở thành cơ sở cách mạng, với hạt nhân là 5 đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên của Hà Nội. Tổ chức thanh niên của trường Thăng Long đã đóng vai trò nòng cốt trong nhiều phong trào dân chủ yêu nước, đấu tranh cách mạng cũng như các cuộc vận động chính trị của Đảng ta thời đó như truyền bá quốc ngữ, vận động Đại hội Đông Dương...

Trụ sở Báo Pháp luật và Xã hội.

Địa chỉ: số 7 Nguyễn Văn Tố, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Kiến trúc chợ Hàng Da

Đánh giá công năng

Chợ phân ra các khu vực chức năng sau:

Trang 36

Page 37: THDA-Phan 1

Trang 37

Page 38: THDA-Phan 1

III.1.1.1.1 Về các khu chức năng:

Trang 38

Page 39: THDA-Phan 1

Phân khu chức năng không rõ ràng. Chẳng hạn, mặt hàng rau củ quả không được bố trí gọn trong một khu mà bố trí rải rác trên mặt bằng tầng 1,... Từ đó làm cho việc mua bán cũng như quản lý gặp nhiều khó khăn.

Diện tích khu chức năng có nhiều điểm không hợp lý:

+ Diện tích bãi đỗ xe không đủ để đáp ứng nhu cầu, dẫn đến tình trạng lấn chiếm.

+ Không có điểm tập kết hàng.

+ Khu vực bán quần áo được bố trí ở toàn bộ tầng lửng và tầng 2. Khu bán quần áo hạ giá thì chỉ hoạt động sau khoảng 9h sáng (trước 9h sáng thì vắng vẻ cả người mua và bán). Khu bán vải vóc, quần áo đúng giá (ở tầng 2 – khu nhà phía trước) thì hầu như không có khách hàng.

+ Khu vực vệ sinh (có 1 nhà vệ sinh ở tầng có thể sử dụng) không đáp ứng được nhu cầu.

IV.1.1.1.1 Về tổ chức giao thông:

+ Tổ chức đưa hàng vào chợ rất lộn xộn vì chưa có điểm tập kết hàng.

+ Tổ chức đi lại trong chợ gặp nhiều khó khăn do phân khu chức năng không rõ ràng, lối đi lại rất nhỏ hẹp vì sự lấn chiếm của các quầy hàng.

+ Tổ chức thoát hiểm hợp lý đảm bảo thoát hiểm nhanh chóng.

V.1.1.1.1 Về điều kiện vệ sinh và an toàn:

+ Thông gió chiếu sáng rất kém.

+ Hệ thống cấp điện, nước và thoát nước cũng rất kém.

+ Rác thải không được thu gom gọn gàng. Việc tập kết rác thải diễn ra ngay trước chợ.

+ Khu vực tầng 2 và tầng lửng bán quần áo là nơi có nguy cơ xảy ra cháy rất cao. Hệ thống bình cứu hỏa được bố trí tốt nhưng không biết có thể sử dụng hay không.

Đánh giá độ bền vững

VI.1.1.1.1 Kết cấu chịu lực.

Chợ Hàng Da có kết cấu khung chịu lực:

Trang 39

Page 40: THDA-Phan 1

Mặt bằng kết cấu của chợ

Đặc điểm kết cấu của chợ : Khu nhà phía trước và tầng 1 khu nhà phía sau: nhịp 3m, 6m, khẩu độ 6 m, cột 25x35, 25x40, 40x40. Tầng 2 khu nhà phía sau có kết cấu thép. Khu vực bao quanh chợ (được dựng thêm để bán quần áo) có kết thép. Nhìn chung, kết cấu của khu nhà vẫn còn tốt, chỉ có một vài cột ở tình trạng xuống cấp

VII.1.1.1.1 Kết cấu che

Mái chợ (được trần bằng cót và gỗ giấy móng, được che bằng, mái tôn) ở tình trạng xuống cấp, khi có mưa thì có nhiều nơi trong chợ bị dột.

Đánh giá thẩm mỹ

Một số hình ảnh:

Trang 40

Trước chợ Từ trên cao

Page 41: THDA-Phan 1

Bên ngoài chợ:

+ Không tạo ra một ấn tượng nào về vẻ đẹp, chiều cao chợ không tương xứng với chiều cao trung bình của khu vực (là 2.5 tầng).

+ Sự lấn chiếm của khu vực xung quanh càng làm chợ thêm xấu thêm.

Bên trong chợ rất xấu.

I.6.1 Hạ tầng kĩ thuật

I.6.1.1. Hệ thống cấp thoát nước

a)Vấn đề cấp nước

Sơ đồ cấp sử dụng nước của khu vực Hàng Da

Các hộ dân sinh sống quanh khu vực chợ Hàng Da sử dụng hệ thống cấp nước đô thị của Thủ đô

Trang 41

I.5. VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG, ĐIỆN NƯỚC, CẢNH QUAN

Mặt bên Trong chợ

Page 42: THDA-Phan 1

Hệ thống cấp nước của Thủ đô hiện do Cty Kinh doanh nước sạch Hà Nội, trực thuộc Sở Giao thông - Công chính quản lý.

Các hô dân sinh sống quanh khu vực Hàng Da sử dụng nước do công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội cung cấp.

Đặc biệt, mức độ dịch vụ của hệ thống cấp nước còn thấp, chưa bảo đảm độ tin cậy đối với khách hàng. Nguyên nhân là do việc cấp nước không thường xuyên, không đủ cả về lưu lượng và áp lực, bình quân chỉ đạt 8 h/ngày - đêm. Chất lượng nước cấp cho một số nơi, một số thời điểm, nhất là vào mùa hè không ổn định, không đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Tiêu chuẩn cấp nước bình quân cho ăn uống, sinh hoạt của Hà Nội chỉ đạt xấp xỉ 100 lít/người/ngày, mặc dù lưu lượng tính toán bình quân là 150 lít/người/ngày.

Chợ Hàng Da theo khảo sát cho thấy sử dụng hệ thống nước giếng khoan. Nói chung, Tầng 1 là có các hộ kinh doanh sử dụng nước nhiều nhất (phục vụ cho bán cá, các sản phẩm tươi sống…)

Khảo sát cho thấy chất lượng sử dụng ở đây rất bẩn, thế nhưng lương nước đó lại để sử dụng để rửa các sản phẩm tươi sống: thịt, cá…

b) Vấn đề thoát nước

Dưới dây là mặt cắt điển hình của đường quanh khu vực chợ Hàng Da.. Các rãnh thoát nước thường bố trí hai bên đường và lộ thiên không che chắn. Nước thoát ra thưưòng bị ứ đọng trên các rãnh và có mùi.

Một số hộ để tiện cho đi lại và kinh doanh họ đã san và thu nhỏ rãnh thoát trước cửa nên rãnh thoát rất hẹp chỉ còn 14cm (thậm chí có chỗ 10cm) và rác bị tắc ngay ở rãnh.

Nước thải được thoát xuống các rãnh thoát nước, sau đó tập trung tại cống thoát nước thoát ra hệ thống thoát nước của Thành phố.

Trang 42

Page 43: THDA-Phan 1

Sơ đồ thoát nước trong và ngoài chợ Hàng Da

Sơ đồ cống thoát nước trên mặt bằng tổng thể

Các rãnh thoát nước bị xâm phạm hết sức nghiêm trọng. Một số rãnh thoát nước bị rác thải lấp đầy, do vậy sẽ dẫn đến tình trạng ngập úng khi mừa mưa đến. Nhưng do khu vực nằm trên địa bàn cao của Hà Nội vì vậy hiện tượng ngập úng lớn ở đây sẽ không xảy ra nghiêm trọng.

Trang 43

Page 44: THDA-Phan 1

Hình ảnh trong qua trình khảo sát thu được thấy người dân sinh sống gần khu vực đó đục phá hệ thống rãnh thoát nước (nhằm cho phương tiện lên xuống một cách dễ dàng). Nhưng điều này ảnh hưởng đến hiện trạng khu vực cúng như khả năng thoát nước của khu vực Hàng Da.

Ý thức người dân rất thấp

Các rãnh thoát nước trong khu vực chợ tồn tại song trong chợ (khu vực bán hàng tươi sống, rau quả, …) thường xuyên ẩm ướt, một số nơi cồn đọng nước gây ra rất mất vệ sinh.

Trang 44

Page 45: THDA-Phan 1

Các rãnh thoát nước bị xâm chiếm nghiêm trọng, các hố ga thu nước luôn trong trạng thái quá tải

I.6.1.2) Hệ thống điện

a) Điện sinh hoạt

Khu vực sử dụng mạng lưới điện của Sở Điện Lực Thanh phố Hà Nội, nói chung theo khảo sát cho thấy điện lưới nói chung là ổn định. Tình trạng mất điện là rất ít khi xảy ra, và nếu mất thì điện lưới cũng nhanh chóng được khắc phục. Nhưng cũng như các khu vực khác, thì điện lưới ở đây tuy ổn định nhưng điện lưới chỉ khoảng 200V, do đó để máy móc hoạt động hết công suất thì vẫn phải sử dụng thêm một ổn áp điện. Các bóng đèn ở đây thường sáng nhung cường độ không phải theo định mức vì điện ở đây chưa đạt 220V.

Trong khu vực chợ có một bóng đèn không hoạt động

b) Điện chiếu sáng

Hệ thống ánh sáng được cấu thành bởi:

- chiếu sáng ngoài chợ

- chiếu sáng trong chợ

Trang 45

Page 46: THDA-Phan 1

Chiếu sáng có vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên vẻ đẹp cho khu chợ Hàng Da. Nó là phông nền và chính vai trò này có thể làm cho khu chợ nổi bật, là điểm nhấn hoặc lu mờ đi. Tuy nhiên bởi thói quen nhận thức giản đơn người ta chỉ quan tâm tới bản thân chợ hoặc các hoạt động kinh tế mà quên đi trang điểm cho nó.

(Trong chiếu sáng thể phân loại theo chiếu sáng từ bản thân chợ và từ các công trình lân cận)

Thời gian cần che nắng:

- Ngày hạ chí từ 7 h đến 17h - Ngày xuân phân và thu phân từ 7h đến 17h- Ngày đông chí từ 10h đến 14h

(số liệu lấy trong tài liệu Âm học Kiến Trúc của PGS.TS Phạm Đức Nguyên)

Tỷ lệ các đường giao thông chính được chiếu sáng là 100%, tỷ lệ các đường giao thông nhánh được chiếu sáng là 100%

Trong chiếu sáng ban đêm chia làm hai bộ phận:

Chiếu sáng mạng lưới thành phố (chủ yếu là hệ thống đèn giao thông) Chiếu sáng của khu dân cư : các đèn của các cửa hàng

* Chiếu sáng ngoài chợ

Chiếu sáng tự nhiên (ban ngày) trước khu vực chợ Hàng Da

Ban ngày do vi trí khu vực chợ Hàng Da không có các công trình cao tầng nên không chiếu sáng trong thời điểm này vì ánh sáng bảo đảm.

Phía nhà thờ thì không được chiếu sáng do công trình nhà thờ và nhà dân làm cản mức độ chiếu sáng.

Mặt trước công trình chiếu sáng cũng không được đảm bảo vì gara để xe và cây xanh tốt.

Ban đêm, thì chiếu sáng được hình thành từ 3 nguồn sáng sau:

Trang 46

Page 47: THDA-Phan 1

Mạng lưới các cột đèn cao áp và đèn chiếu sáng của các hộ kinh doanh

Chiếu sáng công cộng

Phương tiện

giao thông

Chiếu sáng hộ gia đình

- nguồn sáng công cộng (hệ thống đèn cao áp)- nguồn sáng từ các hộ gia đình- nguồn sáng từ các phương tiện giao thông

Nguồn sáng chủ yếu là: nguồn sáng công cộng

Hệ thống chiếu sáng làm việc từ 5h chiều đến 5 h sáng ngày hôm sau. Chiếu sáng về phương tiện giao thông chủ yếu là các phương tiện giao thông (xe máy, ô tô,…). Còn các hộ dân (kinh doanh bên đường) sau 11h đêm thì dóng cửa.

Hệ thống chiếu sáng quanh khu chợ

Tên đường Loại chiếu sáng Số đèn cao áp Chất lượng

Đường Thành chiếu sáng 1 bên 4 Đảm bảo

Hàng Da chiếu sáng 1 bên 4 Đảm bảo

Hà Trung chiếu sáng 1 bên 7 chiếu sáng yếu

Trang 47

Page 48: THDA-Phan 1

Ngõ Trạm chiếu sáng 1 bên 3 Không đảm bảo

Nguyễn Van Tố chiếu sáng 1 bên 5 Chưa đảm bảo

Yên Thái chiếu sáng 1 bên Dùng đèn treo Thấp

Nguyễn Quang Bích chiếu sáng 1 bên 4 Đảm bảo

Ghí chú:

- có 4 bóng đèn cao áp bị hỏng (tên đường Hà Trung, trung tâm quảng trường, phía cuối Đường Thành)

- Yên Thái chiếu sáng rất kém nguyên do ngõ nhỏ- Các hẻm không được chiếu sáng- Đường Thành và Phủ Doãn có hệ thống chiếu sáng tốt, tuy nhiên sự chiếu sáng bị

giảm đi do có nhiêu cây cối- Phố Hà Trung và Ngõ Trạm chiếu sáng không được đảm bảo, có nhiều góc khuất- hệ thống chiếu sáng quảng trường sử dụng hệ thống đèn chùm 5 bóng. Tuy nhiêm đã

bỉ hỏng 1 chiếc. Điểm đối diện với chợ Hàng Da bị tối.

Sở dĩ dùng chiếu sáng đơn phương là do lưu lương dòng xe không lớn, chủ yếu là xe máy, xe đạp và người đi bộ

Kết cấu hệ thống chiếu sáng:

- khoảng cách trunh bình giữa các cột đèn là 30- 35m- Hiện nay trên địa bàn Hà Nội, chỉ có khoảng 60% cột các loại là sử dụng riêng cho

chiếu sáng, còn lại khoảng 40% là tận dụng của Sở Điện Lực Hà Nội

Dây dẫn truyền tải:

- Hệ thống chiếu sáng hiện nay sử dụng thống nhất mạch 3 pha 4 dây, điện áp 380/220V, thực hiện trung tính nối đất. Tiết diện dây dẫn hầu hết từ 6- 25mm2

- Hệ thống đường dây cấp điện cho chiếu sáng bao gồm nhiều chủng loại:

+ Cáp điện ngầm ruộtt đồng, ruột nhôm: chiếm tỷ lệ 15,34%

+ Cáp điện treo ruột đồng, ruột nhôm: chiếm tỷ lệ 59,34%

+ Dây điện bọc ruột đồng, ruột nhôm: chiếm tỷ lệ 25,13%

+ Dây điện trần ruột đồng: chiếm tỷ lệ 0,19%

Cần, xà, chụp đèn:

- Các loại cần, xà, chụp đèn tương đối đa dạng: chủ yếu tập trung vào các cần chữ S, cần chữ L, cần cánh én, chụp liên cần…

- Vật liệu bằng thép ống hoặc thép góc

Thiết bị chiếu sáng:

- nguồn sáng: chiếu sáng đường sử dụng chủ yếu là đèn cao áp thủy ngân- đèn cao áp thủy ngân (công suất 125W, 250W, 400W)- chóa đèn: sử dụng nhiều loại như các chóa đèn cao áp CS-02, CS-03, CS-04, CS-

06…(của Việt Nam)

Thiết bị nguồn điện:

Trang 48

Page 49: THDA-Phan 1

- nguồn điện cấp cho đèn chiếu sáng đường lấy từ các tủ điện điều khiển chuyên dùng (trạm vận hành) gồm các loại tủ TĐ-01, TĐ-03. Trong tủ thường được lắp các thiết bị: áptomat, khởi động từ, cầu dao, rơle thời gian, đồng hồ đo đếm… Toàn bộ tủ được đặt ở gần các trạm biến áp công cộng của Sở Điện Lực Hà Nội

Điều khiển, vận hành hệ thống chiếu sáng:

- hiện có 3 phương pháp vận hành lưới đèn đường tại TP Hà Nội

+ vận hành tập trung tại một thiết bị diều khiển: hệ thống chiếu sáng TP bao gồm 20 mạch vòng theo tổng sơ đồ thiết kế của Liên Xô (lập năm 1986), đến nây đã có 14 mạch vòng được khép kín (142 trạm) hoạt động điều khiển tập trung tại thiết bị YTY. Tại 14 mạch vòng đã đặt 14 tủ nhận lệnh và từ sơ đồ nối về trung tâm điều khiển với 17,5 km cáp điện thoại

+ vận hành liên hoàn đóng cắt tự động từ một trạm cái bằng rơle thời gian

+ vận hành trực tiếp cho từng tủ riêng biệt, đóng cắt tự động bằng rơle thời gian

Hiện nay tại khu vực chợ Hàng Da, các trạm đèn đã được vận hành theo 2 chế độ: buổi tối và đem khuya (đến 23h cắt 2/3 số đèn). Tỷ lệ chiếu sáng bình quân trong năm khoảng 91%

Thông số các chỉ tiêu kỹ thuật của Hệ thống chiếu sáng:

- đường giao thông chính:

Chỉ tiêu Thiết kê ban đầu Thực tế khảo sát

Độ chói trung bình (cd/m2) 1,2 0,72

Độ rọi trung bình (lux) 16,8 10

- đường giao thông nhánh:

Chỉ tiêu Thiết kế ban đầu Thực tế khảo sát

Độ chói trung bình (cd/m2) 0,8 0,5

Độ rọi trung bình (lux) 11,2 7

*) Chiếu sáng trong chợ

Trang 49

Page 50: THDA-Phan 1

bóng neong đèn tròn vàng

Sử dụng chiếu sáng nhân tạo cả ngày do hệ thống cửa không phát huy tác dụng. Việc sử dụng ánh sáng nhân tạo có sự phân khu rõ rệt :

+ khu bán thịt : Sử dụng bóng đèn tròn để tạo mầu sắc ấn tượng cho sản phẩm

+ Khu bán rau và các cửa hàng còn lại của tầng 1 và toàn bộ tầng 2 đều sử dụng hệ thống bóng neong.

Đèn của khu chợ nhưng đã không hoạt động từ lâu

Ngay cả ban ngày cũng phải sử dụng tới hệ thống chiếu sáng nhân tạo bởi vì thiết kế hệ thống chiếu sáng cho toàn bộ công trình là rất yếu và không phát huy được tác dụng.

Chợ chỉ hoạt động bắt đầu từ khoảng 6h sáng tới 6h tối. Đây là khoảng thời gian ban ngày tuy vậy các hộ trong chợ Hàng Da vẫn phải dùng bóng đèn để chiếu sáng.

* Dưới đây, một số hình ảnh các nút điện chằng chịt gây mất mỹ quan cũng như gây nguy hiểm, cần khắc phục.

Trang 50

Page 51: THDA-Phan 1

Cột điện rất gần với cây lớn có thể gây nguy hiểm cho mùa mưa bão, nhà dân có lan can rất gần với dây điện (có thể vươn tay tới !)

Dây điện chằng chịt, chạy xung quanh khu vực chợ Hàng Da

Cột điện tập trung rất nhiều đoạn dây nối đến, gây chằng chịt làm khó khăn cho công tác sửa chữa và gây nguy hiểm.

Hộp kỹ thuật và hệ thống cột bị lạm dụng

Trang 51

Page 52: THDA-Phan 1

Nút cột ở Nguyễn Văn Tố

Mạng điện rất gần nhà dân, rất nguy hiểm

3) Hệ thống phòng chống cháy nổ

Nói chung trong lịch chợ Hàng Da chưa xáy ra các vụ cháy nổ lớn. Khu chợ có hệ thống phòng chống cháy nổ, 6 bình chóng chảy (ở lốii đi vào chiếu nghỉ) và cạnh các nhân viên bảo vệ

Tuy nhiên, theo khảo sát nếu có sự cố xảy ra thì không thể đảm bảo dập được lửa và an toàn thoát hiểm cho người trong chợ. Vì diện tích cửa sử dụng thực té rất nhỏ, thêm vào

Trang 52

Page 53: THDA-Phan 1

đó các kiốt kinh doanh đựoc bố trí nhau rất là sát và không đảm bảo khoảng cách an toàn thoát hiểm. Các mặt hàng được bán trên tầng 2 và một phẩn ở tầng 1 là những chất rất dể bắt lửa.

Khu vực không có đường nước dập hoả riêng mà chỉ có nước phục vụ kinh doanh bởi 2 hệ thống giếng khoan

II) Cây xanh và cảnh quan

Cây xanh phân bố nhiều ở đường Hàng Da, Đường Thành. Cây xanh phân bố nhiều sẽ làm cho khí hậu ở đây mát mẻ hơn, tạo nhiều bóng mát xuống nền đường. Do vậy, về mùa hè khu vực này sẽ mát mẻ thoáng mát hơn. Riêng khu vực Hàng Điếu và Đường Hà Trung có ít cây xanh

Đặc biệt Ngõ Trạm, đường Nguyễn Văn Tố, đường Nguyễn Quang Bích, Ngõ Yên Thái hầu như không có cây xanh. Đây là vấn đề liên quan đến cảnh quan chung của cả khu vực. Mật độ cây xanh ở nước ta hiện nay cũng rất thấp, do vậy vấn đề phát triển diện tích cây xanh cũng là vấn đề đáng quan tâm.

Một số hình ảnh cây xanh trên các tuyến đường quanh khu vực Hàng Da.

Trước Hàng Da Đường Thành

Tuyến đường có diện tích cây xanh cao

Trang 53

Page 54: THDA-Phan 1

Với bóng cây xanh lớn tạo cảm giác và cảnh quan đẹp xử lí vi khí hậu tốt

Các điểm gây nguy hiểm trong các khu vực Hàng Da:

1- Phía giáp giữa Hà Trung và chợ Hàng Da

2- Ngã rẽ Hà Trung và Phùng Hưng

3- Trước cửa trường tiểu học Thăng Long dây điện chằng chịt

4- Góc trước chợ Hàng Da

5- Điện và hệ thống dây cáp ở phố Yên Thái

Cây xanh nhiều là tốt, nhưng khi cây xanh có tán lá quá rộng thì sẽ gây ra nguy hiểm khi vào mùa bão (hiện tượng cây đổ xây ra ở một số tuyến đường Hà Nội buộc các nhà chức năng rất là quan tâm)

III) Các vấn đề về môi trường

Trang 54

Page 55: THDA-Phan 1

NhËn xÐt chung: ®©y lµ mét khu chî cã tõ kh¸ l©u ®êi, song ®èi tîng phôc vô chÝnh lµ ngêi d©n ë trong khu vùc xung quanh chî vµ mét sè lîng kh«ng Ýt kh¸ch hµng tõ xa tíi ®©y ®Ó mua v¶i vµ c¸c lo¹i rîu ngo¹i

Qui m« cña chî th× bao gåm diÖn tÝch mÆt b»ng lµ S=2550m2 chî cã 2 tÇng vµ chî th× ®îc ph©n ra mét c¸ch rÊt s¬ sµi c¸c khu chøc n¨ng:

1) Ở phía trước của chợ

Đây là bãi đỗ, trông giữ xe cho khách vào chợ cũng như khu vực gần sát chợ. Đồng thời đây cũng là nút giao thông quan trọng của khu vực này với mật độ đi lại rất cao và cũng là điểm tập kết thu gom rác thải của khu chợ. Thông thường thì một ngày xe sẽ tới và chở rác ở điểm này 3 tới 4 lần trong ngày trừ những ngày có nhiều rác phát sinh (ngày lễ, ngày cuối tuần...). Đây lẽ ra phải là điểm nhấn về bộ mặt của khu chợ nhưng dưới góc độ môi trường thì đây lại là một điểm ô nhiễm và bị ô nhiễm khá nghiêm trọng:

Trang 55

Page 56: THDA-Phan 1

Rác thải đựơc thu gom vào mỗi đầu giờ và được tập trung ở đây như vậy hầu như khi nào cũng có rác thải ở trước mặt chợ điều này làm mất vẻ mặt thẩm mỹ cũng như sức hút của chợ. Hơn nữa rác thải chủ yếu là rác sinh hoạt (do việc buôn bán bên trong và bên ngoài chợ, của người dân và đặc biệt là của các hộ kinh doanh ăn uống. Nhiều khi đây còn là địa điểm bán hàng của một số người bán rong, do vậy ta thấy ở đây khi nào cũng có rác trên các xe đi thu gom và cả ở trên mặt đất, rác "thập cẩm" cộng với nước thải trong rác thải chảy ra khi chúng chưa được chở đi hoặc không được che đậy... tràn lênh láng trực tiếp trên mặt đường có mùi rất hôi thối khó chịu , đặc biệt là vào những ngày có mưa. Nồng độ các khí độc hại luôn luôn ở mức vượt quá giới hạn nhiều lần

Các xe đến chở rác thông thường vào 11h sáng, 7h tối và 12h đêm. Các công nhân vệ sinh môi trường của khu vực này tiến hành thu gom rác vào các đầu giờ

2) Ở ngay lối vào cổng trước của chợ:

Đây là địa điểm sở hữu toàn bộ cây xanh của chợ, hệ thống thoát nước mặt phía trước của chợ và cũng là nơi có các kiốt bán hàng khô hoặc rượu ngoại do vậy nhìn chung đây là khu vực khá khô và thoáng mát. Tuy nhiên rất nhiều khi, nó bị chiếm dụng để là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hoa hoặc hoa quả. Có hai lối lên trực tiếp từ trước cổng chợ. Chúng ta không thể bỏ qua một ngịch lý đáng buồn đó là ở đây có đặt 2 thùng rác nhưng "rác thải thì bừa phứa xung quanh thùng mà trong thùng thì không có rác". Lúc này ta phải xem xét lại ý thức chung của người dân ở khu chợ Hàng Da nói riêng và của người Việt nam đang ở mức nào!

Trang 56

Page 57: THDA-Phan 1

3) Ở phía bên ngoài của chợ

Ban ngày ở đây là nơi các hộ kinh doanh bán tạp hoá khô, chủ yếu là rượu nên đây cũng là một địa điểm khá khô, thoáng nhưng không" mát" bởi ở đây không có cây xanh, buổi tối từ khoảng 19h tới 23h30 nó là nơi được người ta tận dụng làm nơi bán hoa quả do vậy mà vào buổi tối thì ở đây cũng phát sinh khá nhiều rác ngay trên lòng đường bởi họ bán hàng trên lòng đường. Điều này không những làm mất cảnh quan khu chợ vào buổi tối mà còn gây cản trở lớn về mặt giao thông (bởi lòng đường thì bị chiếm và khách hàng tới mua hàng lại đỗ xe ngay ở giữa đường...)

Phía bên chợ Hàng Da

4) Ở bên phải của chợ (cả phía trong lẫn phái ngoài) ở tầng 1

Là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại thực phẩm tươi sống (rau xanh, hoa quả, thịt, thuỷ sản...), thực phẩm chín (thịt chín, bún ...) và các quán ăn nhanh ngay trong chợ( phở, bún chả....). Đây là khu vực luôn luôn ẩm ướt, hôi hám bởi sự lộn xộn trong việc tổ chức, sắp xếp các quầy hàng được bán trong chợ

Các hàng rau bán lẫn với hàng thịt, hàng thuỷ hải sản tươi sống hay đông lạnh, các sạp hàng (rau, thịt,cá, tôm ...) không đạt chiều cao tiêu chuẩn cho phép, các hàng thuỷ sản không được đặt trong tủ kính nên có mùi rất khó chịu, đặc biệt là việc sơ chế (giết mổ, thái băm...) các loại thực phẩm tươi sống này xả các loại chất thải, nước thải trực tiếp xuống sàn, xuống hệ thống nước mặt của chợ do đó mà sàn chợ luôn luôn ẩm ướt và bốc lên mùi rất khó chịu

Trang 57

Page 58: THDA-Phan 1

Ngoài ra, do khoảng cách giữa các sạp là rất nhỏ hẹp ngay cả ở bên ngoài chợ, ở cửa trái của chợ hay ở bên trong chợ do đó mà nó ngăn cản việc thông gió tự nhiên ở trong chợ cộng thêm với việc sử dụng than tổ ong để đun nấu ở trong chợ tạo ra một môi trường ngày càng tồi tệ ở trong toàn bộ khu chợ (ở cả trong khu bên cạnh hay ở trên tầng 2) nồng độ các khí độc hại như CO2, SO2, H2S ... là rất lớn phải kế thêm đến việc sự ẩm ướt và các chất thải rất giàu chất dinh dưỡng là một môi trường rất thuận lợi để cho các loại vi khuẩn, nấm mốc phát triển....

Việc bán lẫn lộn các loại thực phẩm sống chín như vậy là sẽ không đảm bảo các điều kiện về vệ sinh môi trường của một khu chợ nằm ngay giữa trung tâm của thành phố.

Khu vực trong chợ thì chỉ họp vào ban ngày nhưng khu vực ngoài chợ thì họp vào cả buổi tối do vậy mà "nguồn gây ô nhiễm chính của chợ này " hoạt động suốt cả ngày lẫn đêm !

Người dân muốn bán hàng ở ngoài chợ hơn là ở trong chợ bởi họ có thể thu hút được khác ở bên ngoài và dù sao thì không khí ở bên ngoài cũng sáng sủa và thông thoáng hơn bên trong

5) Khu vực gian bên phải của chợ (ở tầng 1)

Là khu vực bán các hàng tạp hoá khô(đồ gốm sứ ,đồ thủ công,tạp hoá .....) đây là khu vực khá kín đáo tự nó không tạo ra nhiề chất gây ô nhiễm môi trường nhưng nó lại là nạn nhân của các ổ ô nhiễm bên cạnh song có một điều cũng không thể bỏ qua đó là không gian rất bí không được thông khí tốt ,ánh sáng tự nhiên cũng rất khó đẻ có thể len lỏi được vào bên trong

Vấn đề là hệ thống thông gió và chiếu sáng tự nhiên được bị bịt kín và cũng bị xuống cấp nghiêm trọng

Trang 58

Page 59: THDA-Phan 1

6) Tầng 2 của chợ là nơi giành riêng cho các mặt hàng may mặc (vải, quần áo …)

Các lô có kích thước nhỏ hẹp không gian đi lại rất trật trội !

Đây cũng là khu vực rất bí về không gian, không được thông gió cũng như chiếu sáng tự nhiên, để tận dụng diện tích thì các hộ kinh doanh đ• bịt hết các lỗ thoáng để treo hàng, và cũng phải nói rằng hệ thống che chắn đ• xuống cấp tệ hại hậu quả là ban ngày mà toàn bộ hệ thống chiếu sáng trong chợ đều phải hoạt động không chỉ ở tầng 1 mà cả tầng 2. Hơn nữa ở trên tầng 2 vào mùa hè rất nóng bức, vào mùa đông thì lại rất lạnh

Trang 59

Page 60: THDA-Phan 1

Như vậy vào mùa hè tầng 1 là nơi rất nóng bức và ẩm ướt cộng với các mùi, khí độc hại khó chịu do các hoạt động của khu mua bán thực phẩm việc sử dụng bếp than tạo ra, môi trường thuận loại cho các loại nấm mốc phát triển sự tiện nghi của là những nhận định cơ bản mang tính khác quan dưới góc độ môi trường. Nếu như chúng ta không có những giải pháp giải quyết sớm thì vấn đề môi trường sẽ trở thành một cản trở sự phát triển của chợ. Theo ý kiến của nhiều người bán hàng ở tầng2 thì một phần họ không bán được hàng là do khách hàng ngại phải đi qua một nơi ô nhiễm khủng khiếp như tầng 1 của chợ

Ở trong chợ chúng ta không thể bỏ qua những vị trí rất quan trọng đó là khu cấp thoát nước, khu vệ sinh chung... Nhưng thực trạng cho chúng ta một kết quả đáng buồn: Các nhà vệ sinh chung đã bị hư hỏng và tê liệt từ gần 10 năm nay mà không được quan tâm sửa chữa, nó nằm gần ngay với khu dự chữ nước của chợ, bể nước không đựoc che đậy cẩn thận nó đã bị nước thải, chất thải của khu chợ làm cho ô nhiễm, sàn luôn luôn ẩm ướt ,hệ thống thoát nước cũng ở trong tình trạng tương tự nó là chỗ để cho các loài muỗi sinh trưởng phát triển

Thay vì tiếp tục hoạt động khu vệ sinh chung cũ thì họ mở ra một khu vệ sinh nơi nhưng có qui mô nhỏ hơn nhiều và nó đang bị quá tải và ô nhiễm nghiêm trọng bởi bên trong không được thông gió với bên ngoài nên sự ẩm thấp là không thể tránh khỏi và nồng độ các khí nặng ở trong khu vực này luôn luôn ở mức vượt quá giới hạn nhiều lần mà ngay

Trang 60

Page 61: THDA-Phan 1

cạnh nó là các cửa hàng bán đồ ăn và thực phẩm chín một sự lộn xộn về qui hoạch phân khu chức năng trong chợ

Hơn nữa do toàn bộ phần mái của chợ đều được trần bằng cót và gỗ giấy mỏng và được che bằng mái tôn nên thực tại cho thấy vào mùa mưa thì chợ bị dột ở nhiêu nơi và hơi nóng được giữ lại không thoát ra ngoài được nên trong chợ rất nóng bức

Đối với khu vực xung quanh chợ

Các khu phố xung quanh chợ Hàng Da đều là các phố cổ song mỗi tuyến phố đều có những đặc điểm riêng và nó cũng có những ảnh hưởng nhất định tới môi trường của khu chợ Hàng Da

Tuyến phố Nguyễn văn Tố bắt đầu là ở bên phải của chợ. Đây là tuyến phố ngắn.

Tuyến phố Phùng Hưng đây là tuyến phố ẩm thực với sự có mặt của hàng loạt các quán lẩu ở hai bên đường do đó đây là địa điểm tập trung rất nhiều người, xe cộ qua lại và đỗ gửi ở đây.

Do vậy đây là địa điểm sản sinh ra rất nhiêu rác, tiếng ồn một nguồn gây ồn lớn mà ta không thể bỏ qua đó là tuyến đường sắt chạy qua và đây là một điểm trông giữ xe rất lớn uốt dọc tuyến đường nồng độ các khí thải của các loại phương tiện giao thông và việc đun nấu bằng than tổ ong ở đây là rất cao

Trang 61

Page 62: THDA-Phan 1

Chợ Hàng Da là nơi tập trung 7 tuyến đường lớn và nhỏ. Vì vậy việc ô nhiễm tiếng ồn, không khí là không tránh khỏi, tiếng ồn thường vượt qua mức độ cho phép là 70dBA. Các ngã tư là nơi tập trung lưu lượng xe qua lại tập trung rất lớn do vậy tiếng ồn phát ra từ là chủ yếu.

Mặt trước khu vực chợ Hàng Da tập trung số lương người qua lại đông (do mua sắm) do vậy tiếng ồn ở khu vực này luôn ở mức cao về ban ngày. Chỉ khi về đêm thì nơi đây mới có độ ồn giảm xuống.

Ngoài ra, mặt sau khu vực Hàng Da tiếp xúc với đường Phùng Hưng (nơi có tuyến đường sắt chạy qua), do vậy tiếng ồn do tuyến đường sắt đo gây nên cũng góp phần đáng kể cho khu vực.

- Người dân đi vệ sinh bừa bãi, gây nên ô nhiẽm môi trường, đặc biệt là địa điểm khu vệ sinh công cộng (chỗ bệnh viện Việt Đức,…)

Trang 62

Page 63: THDA-Phan 1

I.7.1 Về các vấn đề kinh tế xã hội

- Phần lớn các hộ trong khu vực đều hoạt động kinh doanh nên thu nhập của các hộ trong khu vực không chênh lệch lớn.

- Trong khu vực chợ Hàng Da có rất nhiều công trình văn hoá, tín ngưỡng là nơi sinh hoạt văn hoá và tín ngưỡng cho nhân dân trong khu vực mà còn cho các khu vực khác.

- Hình thức kinh doanh trên cừng một tuyến phố rất đa dạng ,nhiều loại hình, và quy mô khác nhau. Đây là hệ quả tất yếu của nền kinh tế thị trường và nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.

- Hoạt động của rạp Hồng Hà chưa đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của dân chúng, đồng thời cơ sở hạ tầng phục vụ chưa đạt tiêu chuẩn của một rạp chiếu bóng. Đây là nhà hát tuồng trung ương nhưng nghệ thuật truyền thống đã bị lãng quên.

- Tồn tại một chợ cóc trong phố Yên Thái ngay bên cạnh chợ Hàng Da, mặc dù tuyến phố này rất hẹp gây cản trở giao thông của phố.

I.7.2 Nhận xét về môi trường,cảnh quan khu vực

- hạ tầng kĩ thuật kém, không đáp ứng đủ nhu cầu hiện tại và thường xuyên bị quá tải- Hệ thống gara bố trí không hợp lý gây khó khăn cho công tác thoát hiểm và diện tích gara không đủ đáp ứng số lượng xe gửi hằng ngày- Bài tập kết rác và thu rác không hợp lý vào giờ cao điểm, dẫn đến ảnh hưởng môi trường và ùn tác giao thông - Vê sinh trong chợ không đảm bảo tiêu chuẩn, vệ sinh bị qua tải (WC bị quá tải…)- Khu vực chợ đã phải mất một lượng tiền rất lớn cho chi phí chiếu sáng

Nhận xét hệ thống điện:

- Trong khu vực, hệ thống điện nói chung có một số điểm rất rắc rối. Một số điểm tồn tại mạng lưới điện tất chằng chịt. Mặt khác, nhà dân tồn tại rất gần các nút điện gây ra rất nguy hiểm cho người dân.

- Do các kiốt bán quần áo che hết hệ thống chiếu sáng tự nhiên- Chỉ có 5 cửa đi gồm của trước mặt (2,55mx2,7m) và của bên (2,55mx4,5m). Tong

khi đó diện tích của đi thực tế có chiều rộng chỉ khoảng 2 m (rất nhỏ do các hộ kinh doanh lấn chiếm)

- Hệ thống giếng trời rất nhỏ (khoảng 1,2m) do vậy hệ thống chiếu giữa chợ không đảm bảo

Nhận xéthệ thống cấp thoát nước:

- Theo khảo sát cho thấy hệ thống thoát nước luôn trong tình trạng quá tải, nước thải ứ đọng, gây ô nhiễm môt trường trong chợ và khu xung quanh chợ

- Ảnh hưởng xấu đến giao thông đi lại cũng như cảnh quan khu vực

- Gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng sức khoả người dân và cảnh quan khu phố cổ (nước sử dụng ở đây là chưa đạt yêu cầu, khảo sát cho thấy nồng độ sắt (Fe) cho nước vượt quá cho phép)

Trang 63

I.7. Kết luận và đánh giá hiện trạng khu vực

Page 64: THDA-Phan 1

!.7.3 Vấn đề về giao thông

-Giao thông trong chợ còn nhiều vướng mắc và gây cản trở đi lại của mọi người khi vào chợ

-Các tuyến đường ở khu vực chợ có lưu lượng xe vào và ra khá đông,vào các ngày nghĩ lễ do ảnh hưởng của các công trình văn hóa lân cận nên xảy ra hiện tượng tắc đường,

- mạng lưới đường điện chằng chịt gây mất mỹ quan đường phố và khu vực

I.7.4 Các vấn đề về kiến trúc,quy hoạch

+ Đây là khu vực có nhiều nhà cổ, và hiện một số lượng lớn đã xuống cấp. Nếu không cải tạo, có thể nó sẽ được chuyển sang kiến trúc hiện đại.

+ Nhà 2 tầng chiếm tỷ lệ rất lớn (48%). Nhà cao tầng rất ít, chỉ có duy nhất 1 nhà 7 tầng trên phố Yên Thái. Chiều cao trung bình của khu vực là 2.5 tầng. Đây là chiều cao hợp lý đối khu vực này.

+Nhà mặt phố thường kết hợp ở với kinh doanh (vì thế, các vỉa hè thường xuyên bị lấn chiếm). Đặc điểm của các nhà này là có chiều dài mặt phố bình thường nhưng lại rất sâu.

+ Tuyến phố chính là phố Đường Thành, phố Hàng Da, phố Hàng Điếu.Tuyến phố có nhiều nhà cổ là Nguyễn Văn Tố, Hàng Điếu, Hà Trung. Đặc biệt, trên phố Nguyễn Quang Bích thì số lượng nhà Pháp là rất lớn.

+ Các công trình văn hóa: rạp Hồng Hà chưa được bố trí hợp lý (không có khoảng lùi tạo sự trang trọng); Đình Yên Thái hay chùa Kim Cổ không tạo ra dấu ấn mang lại sức hút.

+ Chợ Hàng Da nằm tại vị trí trung tâm của khu vực, phải là một điểm có sức hút lớn. Tuy nhiên kiến trúc của nó không đáp ứng được công năng và thẩm mỹ.

Trang 64