tạp chí tháng 3 - tháng thanh niên

22
1 | TRONG VEO MAGAZINE THÁNG 3.2016 TRONG VEO THÁNG 3 2016 ẤN PHẨM CỦA TỔ CHỨC THIỆN NGUYỆN VÌ GIÁO DỤC VOLUNTEER FOR EDUCATION VIET NAM THÁNG THANH NIÊN

Upload: duc-tuan

Post on 27-Jul-2016

224 views

Category:

Documents


6 download

DESCRIPTION

Tạp chí trong VEO: Khỏe để Đi, Trẻ để Cống Hiến

TRANSCRIPT

Page 1: Tạp chí Tháng 3 - Tháng Thanh Niên

1 | TRONG VEO MAGAZINE THÁNG 3.2016

TRONG VEO

THÁNG 32016

ẤN PHẨM CỦA TỔ CHỨC THIỆN NGUYỆN VÌ GIÁO DỤC VOLUNTEER FOR EDUCATION VIET NAM

THÁNGTHANH NIÊN

Page 2: Tạp chí Tháng 3 - Tháng Thanh Niên

TÒA SOẠNBÁO TRONG VEO - VOLUNTEER FOR EDUCATION

Thư tòa soạn

Bạn đọc thân mến,Tháng 3, mùa con ong đi lấy mật, mùa hoa sưa nhuộm trắng tinh góc phố.Tháng 3, tháng Thanh niên, tháng của người trẻ, của đam mê và cống hiến hết mình. Còn với chúng tôi, những tình nguyện viên mang màu áo tím của V.E.O, tháng 3 là những hành trình nối tiếp nhau, đem sức trẻ và tình yêu của mình đến những vùng đất mới, những vùng đất mà chúng tôi tin rằng sự cống hiến của mình sẽ đem lại giá trị sống tươi đẹp hơn cho người dân nơi đây, hay đơn thuần là những bài học đầy nhân văn cho chính chúng tôi - những tình nguyện viên áo tím.Đó là Mai Châu, thung lũng xanh ẩn mình trong ngút ngàn rừng núi, với câu chuyện không mang màu du lịch mà là những chia sẻ về sự đóng góp chân thành dành cho người khuyết tật nơi đây. Đó là Tam Đảo - thiên đường mù sương với những trải nghiệm phượt lần đầu của cô sinh viên năm nhất. Tháng 3, chúng tôi mang sức trẻ cho đi, với biết bao yêu thương nhận lại.Chỉ có ở tạp chí Trong Veo số tháng 3, bạn mới được nghe đến những câu chuyện bên lề rất thật về đóa hồng của Top 30 under 30 tạp chí Forbes Việt Nam – thủ lĩnh trẻ Mai Lan Vân. Cũng trong số tạp chí này, V.E.O giới thiệu đến bạn con đường khởi nghiệp dành cho người Việt trẻ, với những thử thách, song hành cùng cơ hội, trong sân chơi Social Up đầy đam mê. Đặc biệt, lần đầu tiên, chúng tôi gửi tặng những tình nguyện viên tấm Hộ chiếu V.E.O, tấm hộ chiếu có 1-0-2 dành cho dân mê thiện nguyện.Nào bạn thân mến, hãy đem háo hức và sự tò mò của mình, cùùng V.E.O trẻ để cống hiến và khỏe để đi.

Trẻ để cống hiến

khoẻ đểđi!

Chịu trách nhiệm Tạp chí: Trương Đức TuấnHội đồng biên tập: Nguyễn Linh Chi

Lương Tiến HiệpCộng tác viết bài: Nguyễn Huyền Ly

Hạ Nhật LệThiết kế: Nguyễn Quang Cơ

Phạm Hồng Nhung

Page 3: Tạp chí Tháng 3 - Tháng Thanh Niên

LỊCH TRÌNH VEO

THÁNG 4

Mai Châu

Mai Châu

Sapa

Bản Cỏi

Bản Cỏi

Thác Bà

9-10/4

23-24/4

30/4 - 1/5

2-3/4

29/4-1/5

16-17/4

Page 4: Tạp chí Tháng 3 - Tháng Thanh Niên

MỤC LỤCTRẢI NGHIỆM V.E.O .................................................... 7NHÂN VẬT V.E.O .......................................................11DỰ ÁN V.E.O ........................................................... 13CHƯƠNG TRÌNH V.E.O .............................................. 15GU CUẢ V.E.O ......................................................... 17NHẬT KÝ TRONG VEO ............................................... 19KHOẢNH KHẮC V.E.O................................................ 21

Page 5: Tạp chí Tháng 3 - Tháng Thanh Niên

Ngôi làng xanh hiền hòa ẩn mình giữa trung tâm vùng núi Tây Bắc“ ”

2 ngày 1 đêm Bản LácMai Châu, Hòa Bình

Tham gia cáchoạt động tình nguyện

BẢN�LÁC�2-�MAI�CHÂUD U L Ị C H T H I Ệ N N G U Y Ệ N

Page 6: Tạp chí Tháng 3 - Tháng Thanh Niên

VOLUNTEERFOR EDUCATION

Page 7: Tạp chí Tháng 3 - Tháng Thanh Niên

Đến�Mai�Châu�âu��phải�chỉ��ể�i�du�lịch?

Có những hành trình đơn giản để thưởng ngoạn, nhưng cũng có những hành trình mang cả sự quan tâm. Chuyến đi thiện nguyện đến Mai Châu, gặp gỡ và giúp đỡ những người khuyết tật kém may mắn ở trung tâm hỗ trợ Xã Hội Thuận Hòa của chúng tôi là một hành trình như thế.

7 | TRONG VEO MAGAZINE THÁNG 3.2016

TRẢ

I NG

HIỆ

M V.E

.O

Page 8: Tạp chí Tháng 3 - Tháng Thanh Niên

8 | TRONG VEO MAGAZINE THÁNG 3.2016

Mai Châu từ lâu đã là điểm đến cho những tâm hồn lãng mạn. Thung lũng nhỏ ẩn mình giữa trùng điệp núi rừng, gây

ấn tượng mạnh với du khách tới thăm bởi vẻ đẹp mộng mơ của cảnh sắc Tây Bắc, cái đẹp tinh khiết và trong trẻo và nét văn hóa dân tộc đặc trưng.

Mai Châu gồm hai bản nhỏ: Lác 1 và Lác 2, hai mảnh đất có thể được ví von như Sapa và Si Ma Cai của Lào Cai. Khi bản Lác 1 được khá nhiều du khách thập phương ghé thăm thì sâu bên trong vùng đất Mai Châu xinh đẹp, bản Lác 2 với trung tâm hỗ trợ người khuyết tật Thuận Hòa chỉ được rất ít người biết đến. Và chúng tôi – những tình nguyện viên mang màu áo tím V.E.O hiểu, mảnh đất xinh đẹp với những con người nghị lực ấy xứng đáng được quan tâm và đầu tư.

Người thành lập trung tâm Thuận Hòa tại bản Lác 2 là chị Vi Thi Thuận, một phụ nữ từng trải và giàu tình thương đối với cộng đồng. Những tháng ngày rong ruổi bán hàng tại vùng sâu vùng xa, chị đã gặp không ít người khuyết tật, những người thậm chí chưa thể tự chăm sóc cho chính mình chứ chưa nói đến việc giúp gia đình làm nương rẫy. Theo thời gian, họ dần trở thành gánh nặng cho gia đình, sống tự ti mặc cảm. Mỗi chuyến đi tới vùng cao, chị Thuận lại càng thêm trăn trở về hướng đi cho số phận của những mảnh đời thiếu lành lặn ấy. Và sau 3 năm kể từ chuyến hàng lên vùng cao lần đầu tiên, chị quyết định thành lập một trung tâm hỗ trợ cho chính những người khu-yết tật miền núi. Giờ đây, nhờ trung tâm Thuận Hòa mà người khuyết tật, trong đó phần lớn những người phụ nữ kém may mắn đã vươn lên thay đổi số phận, cống hiến cho xã hội qua những sản phẩm thổ cẩm thủ công, những bức thêu mang đậm bản sắc văn hóa do chính tay mình làm ra.

Tuy nhiên, hình thức kinh doanh vẫn đang nằm ở việc buôn bán nhỏ lẻ, thủ công khiến trung tâm Thuận Hòa vẫn còn gặp nhiều vấn đề trong việc quảng bá sản phẩm, tạo đầu ra ổn định. Bên cạnh đó, trình độ dân trí, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ của người dân trong bản nói chung và các chị em trong trung tâm nói riêng còn thấp nên khó tiếp cận với nguồn khách hàng tiềm năng là du khách nước ngoài. Nhận thấy những khó khăn đó, đoàn tình nguyện viên chúng tôi đã liên tục tổ chức những chuyến đi hỗ trợ cơ sở vật chất cũng như đào tạo các kỹ năng kinh doanh và ngoại ngữ cần thiết cho chị em trung tâm. Những lớp học còn tạm bợ đơn sơ, những tiếng phát âm lần đầu còn bỡ ngỡ nhưng đầy hứng khởi của các chị em khiến chúng tôi càng thêm tin rằng chúng tôi đang đi đúng hướng, và sự xuất hiện của màu áo tím V.E.O sẽ đem đến một cuộc sống tốt hơn cho trung tâm Thuận Hòa nói riêng và người dân bản Lác 2 nói chung.

Cùng với đó chúng tôi dành thời gian ng-hiên cứu các sản phẩm đồ thổ cẩm thủ công, từ đó hỗ trợ xây dựng bộ sưu tập văn hóa thổ cẩm dân tộc Thái, hướng tới mô hình trưng bày và trải ng-hiệm thổ cẩm cho bản Lác 2 trong tương lai.

Mỗi chuyến đi mang theo niềm tin và tri thức là động lực để chúng tôi lại tiếp tục hành trình của mình hướng về bản nhỏ Mai Châu. Những người dân bản Lác cùng người khuyết tật tại trung tâm Thuận Hòa dường như đã quen lắm với những

chuyến ghé thăm của chúng tôi, màu áo tím V.E.O trở nên thân thuộc với bản Lác. Không chỉ là tấm bằng chứng nhận từ V.E.O, cái mà chúng tôi nhận được sau mỗi chuyến đi còn là trải nghiệm, là niềm vui khi được người dân nơi đây chào đón như người nhà trong mỗi chuyến thăm. Và hơn hết,

TRẢ

I N

GH

IỆM

V.E

.O

Page 9: Tạp chí Tháng 3 - Tháng Thanh Niên

9 | TRONG VEO MAGAZINE THÁNG 3.2016

TRẢ

I NG

HIỆ

M V.E

.O

Page 10: Tạp chí Tháng 3 - Tháng Thanh Niên

10 | TRONG VEO MAGAZINE THÁNG 3.2016

NỮ THỦ LĨNH ‘DẠI KHỜ’ NỮ THỦ LĨNH TRONG VEO

MAI LAN VÂN

NH

ÂN

VẬ

T V.

E.O

Page 11: Tạp chí Tháng 3 - Tháng Thanh Niên

11 | TRONG VEO MAGAZINE THÁNG 3.2016

NỮ THỦ LĨNH ‘DẠI KHỜ’ NỮ THỦ LĨNH TRONG VEO

Tôi không phải người đầu tiên viết về Vân. Nói về chị, báo chí đã dành tặng biết bao mỹ từ: Thủ lĩnh 9x của giới trẻ, đóa hồng của cộng đồng Forbes 30

Under 30, Giám đốc tài chính của Tổ chức Tình nguyện vì Giáo dục V.E.O... Còn với riêng tôi, Vân là người chị tôi luôn kính trọng và tự hào, đủ sức để chị luôn là câu chuyện đầu tiên tôi kể cho bạn bè vê sự nhiệt huyết, tài năng và tâm hồn trong veo hiếm có.

Anh em chúng tôi vẫn gọi đùa, Mai Lan Vân trong veo bởi chị làm trong V.E.O. Nói vậy thôi, chỉ cần gặp Vân một lần, bạn sẽ chẳng thể quên cô gái ấy, cô gái có tâm hồn đẹp và sẵn lòng giúp đỡ mọi người bất luận hoàn cảnh nào. Tôi còn nhớ lần bản thân tình cờ chia sẻ chuyện buồn lên Facebook, chị ngay lập tức gửi tin nhắn hỏi thăm, nói tôi nghe chị hiểu cảm giác ấy như thế nào, nỗi khó chịu trước những vô thường của cuộc sống đớn đau ra sao. Sự trong veo của Mai Lan Vân, trước hết nằm ở tấm lòng thấu cảm với những người quanh mình. Rồi biến thành từng lời chị nói, từng câu chuyện chị sẻ chia về cuộc sống, công việc của mình bằng cách hồn nhiên nhất, bằng ánh mắt vô tư nhất. Người ta không tìm thấy sự xấu xa trong ánh mắt Mai Lan Vân, bởi trái tim của cô gái này đủ bận rộn để không màng tới những điều như vậy.

Thán phục chị là thế. Nhưng tôi thừa nhận, có lúc tôi “ghét” chị!

Tôi “ghét” vì Vân sao ngốc ngếch và dại khờ thế, bỏ công việc mơ ước ở KPMG Anh quốc để trở về Việt Nam. Sao chị dại khờ thế, bỏ con đường an toàn được vạch sẵn để dành phần lớn thời gian của mình cho các dự án của giới trẻ mà không hề mảy may cơ hội như bao kẻ khác. Tôi gọi đó là dại khờ, bởi chỉ có “dại khờ” mới khiến chị sẵn sàng gật đầu hợp tác với những ý tưởng táo bạo tới liều lĩnh, đơn giản vì nó trong sáng, vì cộng đồng, và là ý tưởng của người trẻ. Không thiếu đâu những chuỗi ngày chị thức thâu đêm chỉ để làm cho xong một dự án thiện nguyện cho sinh viên. Thiếu ngủ, mệt mỏi và áp lực tột độ, nhưng Vân chưa bao giờ nói lời từ chối, bất chấp quỹ thời gian

của mình đang eo hẹp đến thế nào. Tôi trách chị hà cớ gì ôm hết những lo toan, bận rộn với bao dự án vì cộng đồng, còn khoảng trống nào để sống cho riêng mình, còn khoảng trống nào cho những phút nghỉ ngơi giữa những bộn bề liên tục ...

Trong veo và Dại khờ chưa đủ để biến chị thành một siêu nhân. Nhưng niềm lạc quan với cuộc đời có lẽ là điểm nhấn biến Vân trở nên khác biệt. Hiếm có ai dám thú nhận rằng họ đã nhìn thấy Vân buồn rầu, chứng kiến Vân bỏ cuộc, lắng nghe Vân than vãn; bởi đơn giản, chị không có thói quen chia sẻ sự khó khăn của mình, vì chị sợ nó làm ảnh hưởng tới sự lạc quan của người khác. Nghĩ đến Vân là nghĩ đến nụ cười vượt lên mệt mỏi, để mỗi lần thấy nụ cười ấy, bất cứ ai đều được tiếp thêm năng lượng. Nguồn năng lượng có thể so sánh với hiệu ứng Domino - hiệu ứng lạ kỳ có tên “Mai Lan Vân” mà tôi tin không ít bạn trẻ từng làm việc với Vân cảm nhận được.

Tôi cho rằng những người trẻ “dại khờ”, những người sống trọn vẹn với đam mê và cống hiến hết mình cho cộng đồng như Vân luôn tạo ra sự khác biệt lớn lao. Hãy xem cách chị truyền cảm hứng mạnh mẽ đến người trẻ trongnhững năm qua, từ chương trình Nick Vujic đến Viêt Nam, cho tới cuộc thi tìm kiếm tài năng dành riêng cho sinh viên Việt tại Anh, và đặc biệt là chương trình giải chạy kết nối tuổi trẻ Việt cùng chuỗi hội thảo Tour de Job. Với tâm hồn trong trẻo, tình yêu với hoạt động xã hội, Vân đã chung tay xây nên một cồng đồng có cùng chung ý niệm và tình yêu ấy, mang tên V.E.O. Nơi đây, chúng tôi giành cho nhau tình yêu và sự quan tâm vô điều kiện, luôn đồng hành và hỗ trợ nhau, cùng nhau vững bền và phát triển. Nếu không phải vì tình yêu thuần khiết với tuổi trẻ, với cộng đồng, vì sao Mai Lan Vân có đủ năng lượng để mải miết làm việc sau cánh gà, và cháy hết mình trên sân khấu, truyền cảm hứng tới các bạn trẻ về một thế hệ Việt chủ động hơn, khát khao hơn, cống hiến nhiều hơn, cho chính mình, cho Tổ quốc, và cho cuộc đời này.

NH

ÂN

VẬ

T V.E.O

Page 12: Tạp chí Tháng 3 - Tháng Thanh Niên

12 | TRONG VEO MAGAZINE THÁNG 3.2016

Trong thời đại mà mỗi ý tưởng kinh doanh đều có thể đáng giá hàng triệu đô, người trẻ Việt thực sự cần một môi trường cạnh tranh công bằng nơi họ

có cơ hội chứng tỏ khả năng và tìm kiếm nhà đầu tư bền vững. Có không ít bạn trẻ tuy đã có trong tay ý tưởng, thậm chí đã xây dựng mô hình kinh doanh, nhưng lại rơi vào bế tắc khi không tìm được hướng phát triển hoặc đơn giản là không có chiến lược để thu hút đầu tư hiệu quả. Cuộc thi ‘Social up – Thách thức khởi nghiệp trẻ’ ra đời với mong muốn hỗ trợ người Việt trẻ trên con đường gây dựng dự án kinh doanh tiềm năng.

“Social up – Thách thức khởi nghiệp trẻ’ do dự án “Kiến tạo tương lai người Việt trẻ” thuộc Tổ chức Tình nguyện vì Giáo dục V.E.O (Volunteer for Education Or-ganization) kết hợp với WEF Global Shapers HaNoi Hub, Trung tâm Pháp Việt đào tạo về quản lý (CFVG), Tổng hội sinh viên tại Vương quốc Anh và Bắc Ailen (SVUK) và Tour De Job tổ chức. Cuộc thi gồm 4 vòng: vòng ý tưởng online, vòng phỏng vấn, vòng thử thách và đêm chung kết tranh tài phản biện. Tổng trị giá giải thưởng cuộc thi lên tới 50 triệu đồng.

Đây được đánh giá là nơi quy tụ các tài năng trẻ trong lĩnh vực kinh doanh, nhằm mở ra cơ hội trải ng-hiệm, hình thành mạng lưới người trẻ khởi nghiệp, tạo dựng mối quan hệ với các nhà đầu tư tiềm năng. Với sự tham gia và cố vấn chuyên nghiệp của nhiều diễn giả kinh tế nổi tiếng như bà Phạm Chi Lan - Nguyên phó chủ tịch phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, thầy Nguyễn Văn Mỹ - Giảng viên cao cấp CEFE, Cố vấn cấp cao Chương trình Khởi nghiệp quốc gia, ‘Social up – Thách thức khởi nghiệp trẻ’ hứa hẹn là môi trường lý tưởng kích thích óc sáng tạo, tư duy năng động, và cảm hứng kinh doanh cho thế hệ trẻ cả nước. Đặc biệt, sự có

mặt với tư cách khách mời và giám khảo của các công ty hàng đầu Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho những đề án khởi nghiệp của người Việt trẻ có cơ hội trở thành hiện thực.

Cuộc thi đồng thời giúp người Việt trẻ có được cái nhìn đúng đắn về làn sóng khởi nghiệp, từ đó ươm mầm những ý tưởng đột phá, tạo động lực cho sinh viên luôn có ý thức hoàn thiện, trau dồi kỹ năng.

Làn sóng khởi nghiệp đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam với sự hình thành và mở rộng của nhiều doanh nghiệp trẻ trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Ban tổ chức ‘Social up – Thách thức khởi nghiệp trẻ’ kỳ vọng cuộc thi sẽ là bước đệm để biến các ý tưởng khởi nghiệp trở nên khả thi và đảm bảo tính bền vững lâu dài của các mô hình startup dành cho người trẻ Việt.

Khởi động từ ngày 20/03, cuộc thi ‘Social Up – Thách thức khởi nghiệp trẻ’ với tổng trị giá giải thưởng lên đến 50 triệu đồng đang thu hút sự chú ý của cộng đồng, đặc biệt là các bạn trẻ ấp ủ ý tưởng kinh doanh táo bạo trong giai đoạn Startup đang bùng nổ mạnh mẽ.

DỰ ÁN V.E.O:

Thách thức khởi nghiệp với nhà đầu tư

DỰ

ÁN

V.E

.O

Page 13: Tạp chí Tháng 3 - Tháng Thanh Niên

13 | TRONG VEO MAGAZINE THÁNG 3.2016

DỰ

ÁN

V.E.O

Page 14: Tạp chí Tháng 3 - Tháng Thanh Niên

MADE BYVOLUNTEER FOR EDUCATION ORGANIZATION

Page 15: Tạp chí Tháng 3 - Tháng Thanh Niên

15 | TRONG VEO MAGAZINE THÁNG 3.2016

Lấy ý tưởng từ chiếc hộ chiếu pháp lý dùng để xuất nhập cảnh khi đi du lịch, hộ chiếu V.E.O ra đời với mục đích ghi lại hành trình hỗ trợ

cộng đồng cùng với Tổ chức Tình nguyện vì Giáo dục V.E.O của các bạn tình nguyện viên. Với tấm hộ chiếu này trong tay, bạn hoàn toàn chủ động trong quá trình đăng ký tham gia các hoạt động du lịch thiện nguyện cùng V.E.O và hưởng những đặc quyền mà chỉ hộ chiếu V.E.O mới có.

Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký cho chuyến đi đầu tiên, bạn lập tức trở thành tình nguyện viên dự án và được trao tấm Hộ chiếu, chứng thực việc chính thức ra nhập mạng lưới tình nguyện viên quốc tế vì giáo dục của V.E.O.

Kể từ đây, trong mỗi chuyến đi đến những vùng đất khác nhau, bạn sẽ ‘rinh’ ngay một tem đóng dấu xác nhận việc tham gia hoạt động tình nguyện tại địa phương mà V.E.O đang triển khai dự án. Càng nhiều tem đóng dấu, hồ sơ tình nguyện càng ‘khủng’, gián tiếp chứng minh được khả năng và tinh thần hoạt động cộng đồng của bạn với tư cách tình nguyện viên.

Điểm đặc biệt chưa dừng lại ở đó, từ lượt đóng dấu thứ 2 trong hộ chiếu V.E.O, bạn sẽ tự động được hỗ trợ 5% chuyến đi. Điều đó đồng nghĩa với việc, càng tham gia nhiều chuyến đi thiện nguyện, bạn sẽ có nhiều thêm nhiều lượt check-in, và chi phí của bạn sẽ chắc chắn sẽ ngày càng giảm đi. Khó hình dung ư? Mỗi một dấu tem check-in sẽ được hỗ trợ thêm 5% chi phí so với số % hỗ trợ trước đó. Dấu tem thứ 3 tương đương với việc chuyến đi được hỗ trợ 10%, 15% cho lần thứ 4 và tiếp tục được hỗ trợ theo cấp độ tịnh tiến tăng 5% cho đến khi bạn được miễn phí hoàn toàn chuyến đi của mình.

Nhỏ xinh như chiếc ví và tiện dụng hệt chiếc hộ chiếu nhập cảnh, bạn chỉ cần mang theo hộ chiếu V.E.O trong mỗi lần đăng ký tham gia hành trình thiện nguyện để chắc chắn bạn không bỏ lỡ một chặng chinh phục nào trong chặng đường cống hiến cho cộng đồng của V.E.O với chi phí vô cùng thuyết phục. Hộ chiếu dành riêng cho du lịch thiện nguyện, chúng tôi chào mừng bạn đến với thế giới của V.E.O!

HỘ CHIẾU V.E.OVật BẤT LY THÂN của dân MÊ THIỆN NGUYỆN!

Hộchiếuvốnđượccoilàtấmchứngminhthưquốctế,làthứcầncóđểcôngnhậnbạnvớitưcáchmộtcôngdântoàncầu.Nhưngmộtchiếchộchiếumàbạncàngcónhiềulượtcheck-in,chiphídulịchcủabạncàngrẻthìsao,liệubạnđãtừngnghĩđến?

CH

ƯƠ

NG

TRÌN

H V.E

.O

Page 16: Tạp chí Tháng 3 - Tháng Thanh Niên

16 | TRONG VEO MAGAZINE THÁNG 3.2016

Từng mảnh đất trên thế giới đều ghi dấu ấn riêng với người đến bằng những cách khác nhau, và ẩm thực là một nét đặc trưng làm nên văn hóa. Đến Sapa, không khó để nhận ra dọc mọi con phố là vô vàn những quầy đồ ăn bắt mắt. Chỉ với chiếc bếp than, mấy băng ghế gỗ, đầu bếp Tây Bắc đã đủ sức thu hút thực khách đến thưởng thức quầy hàng đa dạng của mình. Nếu bạn là người yêu du lịch, đam mê ẩm thực thì đừng ngần ngại đặt chân đến vùng đất xinh đẹp Sapa để thưởng thức những món ăn này nhé!

Sapa từ lâu đã được du khách ưu ái gọi tên là ‘hòn ngọc sáng miền Tây Bắc’ bởi vẻ đẹp hùng vĩ, văn hóa dân tộc H’mong đậm đà bản sắc, và đặc biệt là nét ẩm thực đặc trưng của miền núi với vô vàn những món ăn đặc sắc cộp mác ‘chỉ Sapa mới có’.

Điểm mặt gọi tên đặc sản SapaVì sao gọi là lợn cắp nách? Ở Sapa, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân xách lợn con, hoặc thậm chí là cắp nách bán ở các phiên chợ. Đây là giống lợn riêng của người dân vùng cao, lợn con sinh ra được thả rông tự nhiên cho đến khi lợn đạt số cân nặng trong khoảng 20kg thì đem bán lấy thịt. Lơn cắp nách Sapa thường xuất hiện trong thực đơn của các nhà hàng lớn bởi vị ngọt cùng độ giòn, ngậy đặc trưng.

Rất khó chế biến, đòi hỏi sự khéo léo, nhanh nhậy của đầu bếp. Trứng nướng không khéo sẽ bị vỡ, biến trứng có vị tanh. Vì thế, để có được món trứng ngon, phải tinh tế từ khâu chọn nguyện liệu, vốn là những quả trứng “nguyên chất” từ gà rừng, gà đồi ngọt lòng, bổ dưỡng. Quả trứng sau khi nướng có hương vị thơm bùi của lòng đỏ, dai giòn của lòng trắng. Trứng được ăn kèm với gia vị, lá răm và gừng thái sợi. Cắn một miếng trứng đậm đà, nhấp một ngụm rượu táo mèo thơm tê đầu lưỡi thì không gì bằng.

Là xứ lạnh, Sapa nổi tiếng với các loại rau đặc trưng của vùng ôn đới như súp lơ, củ cải đỏ, su su,...Nhưng món rau đặc biệt nhất của Sapa có lẽ là “ngồng”, phần thân đã đâm hoa của những cây rau già. Có nhiều loại ngồng: ngồng tỏi, ngồng cải, ngồng su hào, ngồng su su...Rau ngồng ăn ngon nhất là khi xào tái với tỏi hoặc bò bắp. Dân nghiền rau ngồng thậm chí chỉ cần luộc sơ, chấm với xì dầu và trứng luộc, để thưởng thức trọn vẹn nhất vị đắng của ngọn rau.

Món ăn riêng biệt của dân tộc H’mông được chế biến từ thịt ngựa. Một nồi Thắng Cố thơm ngon sẽ có đủ thịt, tim, gan, lòng, tiết ngựa cùng 12 loại gia vị dân tộc khác.Ăn Thắng Cố đúng điệu là phải uống với rượu ngô, thứ rượu nồng ấm, thơm phức được kết tinh từ tinh hoa của núi rừng. Vị nồng của rượu ngô quyện với đậm đà hương rừng của thắng cố khiến thực khách càng ăn càng hứng thú, dư vị đặc biệt tới khó quên.

Page 17: Tạp chí Tháng 3 - Tháng Thanh Niên

17 | TRONG VEO MAGAZINE THÁNG 3.2016

Sau nhiều ngày tìm kiếm trên các trang phượt on-line, tớ khá tự tin có thể tìm được đường đến Tam Đảo. Không ngờ thời điểm khởi hành chuyến đi cũng là lúc mọi gian khổ bắt đầu. Dù chưa có ai từng đi Tam Đảo nhưng cả nhóm lại quyết tâm đi xe máy, nên vừa xa địa phận thủ đô là chúng tớ chính thức bị ngợp khi lạc vào ma trận đường đèo quanh co. Sau hơn 3 tiếng đồng hồ mò mẫm, cả nhóm mới đặt chân được đến Tam Đảo khi đồng hồ vừa điểm 9h. Giây phút vượt qua cung đèo cuối cùng, chính thức chạm tay với cái lạnh nơi đây có lẽ được đánh giá là khoảnh khắc hạnh phúc nhất của chuyến phượt đầu tiên.

Đặt chân đến nơi đây, tớ mới hiểu tại sao Tam Đảo lại là điểm đến được yêu thích đến vậy! Điểm cộng lớn nhất chính là khí hậu. Ai mà tin được, chỉ cách thủ đô chưa đầy 100 cây số, nhưng không khí nơi đây vô cùng mát mẻ

và khô thoáng, dễ chịu. Dễ nhận ra Tam Đảo không hề rộng, các điểm thăm quan đều nằm xung quanh thị trấn. Vì thế bạn có thể gửi xe ngay ở trung tâm rồi thong thả tản bộ. Nhà thờ đá là điểm dừng chân đầu tiên của cả nhóm. Nhà thờ được xây dựng theo kiến trúc Pháp. Từ sân nhà thờ, leo lên một cầu thang lộ thiên, chúng tớ được ngắm toàn bộ cảnh Tam Đảo thấp thoáng những mái nhà nhỏ

xíu chìm trong rừng cây xanh ngắt. Nhà thờ đá không thu tiền vé nên ai cũng có thể tới thăm và thoải mái chụp ảnh check-in. Rời nhà thờ đá, bọn tớ kéo nhau tới thác Bạc. Đến Tam Đảo đúng mùa khô nên thác cạn nước khiến cả lũ có phần thất vọng vì thác Bạc tình yêu khác xa tưởng tưởng. Nhưng bù lại, bọn tớ có cơ hội ngắm cổng trời với vẻ đẹp mờ ảo và ngọn Tháp truyền hình cao hơn trăm mét.

Nhắc đến Tam Đảo, không thể không nhắc đến ẩm thực. Đồ ăn tại đây đa dạng từ nhà hàng cho tới quán vỉa hè, phong phú từ lẩu cho tới nướng, tuy có rất nhiều lựa chọn nhưng điểm chung là giá cả có phần hơi chát một chút. Đặt mục tiêu tiết kiệm chi phí nhưng không bỏ lỡ đặc sản, chúng tớ đã ghé vào một quán ăn bình dân, gọi ngay ngọn su su xào và gà đồi bọc đất nướng, ăn kèm với bánh mì cùng đồ ăn cả lũ mang theo.

Buổi chiều là khoảng thời gian tự do khám phá ‘Sapa thu nhỏ’. Tớ dành vài tiếng còn lại để đi ngắm những căn biệt thự xây theo kiến trúc Pháp cổ giữa lòng thị trấn, rồi vòng qua khu trồng su su với bạt ngàn những giàn su su mơn mởn. Giữa không khí trong lành, phảng phất hơi sương của những ngày đầu xuân, cảm giác như đang lạc vào một không gian ngôn tình phương Tây thực sự.

Bọn tớ trở về Hà Nội vào buổi chiều hôm đó với rất nhiều nuối tiếc vì đã không kịp thưởng thức các gian hàng đồ nướng đặc trưng Tam Đảo do chỉ bày bán vào chiều tối. Cũng nhờ vậy mà cả lũ hô quyết tâm sẽ thêm một lần chinh phục Tam Đảo, tận hưởng cái lạnh về đêm bên bếp than thơm mùi ngô nướng nơi đây.

“Tớ đã đi đâu với 500k ?”

20 năm lớn lên tại Hà Nội, tớ dần thấy nhàm chán với những khu mua sắm đắt đỏ, cùng một vài tụ điểm xem phim, café quen thuộc. Ngay khi vừa lên đại học, tớ quyết định đổi gió, thực hiện ngay kế hoạch ‘đưa nhau đi trốn thủ đô’. Và bọn tớ quyết định chọn Tam Đảo – Sapa thu nhỏ làm điểm đến đầu tiên.

Phượt Tam Đảo

GU

CU

Ả V.E

.O

Page 18: Tạp chí Tháng 3 - Tháng Thanh Niên

18 | TRONG VEO MAGAZINE THÁNG 3.2016

Trải nghiệm đầu tiên:

Đi để lớnCó những thứ đến và đi rất nhanh, có những điều đơn giản nhưng chan chứa nhiều ý nghĩa, có những thứ càng xa lại càng nhớ... Tôi vẫn không hiểu tại sao đã hai ngày trôi qua nhưng giờ đây tôi vẫn còn nhớ như in cái cảm giác được sống, được làm những điều mà mình thích, được góp một phần công sức nhỏ bé của mình ở Bản Cỏi - một địa danh mà tôi chưa hề nghe tên trước đó. 05/03/2016 – một ngày đã cho tôi một trải nghiệm ý nghĩa về chuyến hành trình thiện nguyện cùng với V.E.O – cái tên gọi đã gợi lên cho tôi sự trong trẻo, tươi mới của tuổi đôi mươi và đáng để tôi lưu giữ về một khoảng trời Trẻ của bản thân.Đó là lần đầu tiên của tôi! Lần đầu tiên của một cậu sinh viên được đi làm tình nguyện ở một nơi xa cùng với những con người mà tôi chưa hề quen trước đó. Lần đầu tiên được trải nghiệm cuộc sống của của những con người sống ở vùng miền núi vô cùng cực khổ, tôi cảm thấy cuộc sống vẫn đang “ưu đãi” tôi quá nhiều và tôi nhận ra mình vẫn còn may mắn và hạnh phúc biết bao. Lần đầu tiên mới hiểu một cách sâu sắc, không phải trên lý thuyết rằng cuộc sống luôn có những người con người vẫn lạc quan, vẫn sống cho dù hoàn cảnh của họ có khó khăn như thế nào. Chuyến hành trình hai ngày một đêm, không dài nhưng đủ, chúng tôi đã được tham gia nhiều hoạt động rất thú vị. Ban đầu, tôi sợ bản thân mình không thể hoà nhập với những người bạn mới nhưng khi làm việc và trò chuyện với nhau, chúng tôi đã thực sự hiểu và có nhiều tiếng cười. Mỗi người mỗi việc, ai ai cũng đều có nhiệm vụ của riêng mình. Chúng tôi được chia thành ba nhóm nhỏ với hai công việc chính: dạy học cho các trẻ em tại bản và hỗ trợ trồng rau tại vườn của người dân địa phương. Sự tham gia nhiệt tình của tất cả mọi người đã cho tôi thấy được rằng việc làm tình nguyện còn là tạo cơ hội cho chính những người tham gia cảm nhận được niềm hạnh phúc của mình trong niềm hạnh phúc của những đứa trẻ, của những con người bản nhỏ nơi đây. Sống hết mình, cống hiến, được phát huy rèn luyện, tận hưởng những điều trong cuộc sống với một tâm hồn rộng mở là những gì mà tôi học được từ những bạn trẻ trong chuyến hành trình này.

Kết thúc hai ngày, chúng tôi đã hoàn thành công việc dạy học cho trẻ em một cách tốt nhất có thể, trồng được những luống rau cũng nhưng hoàn thiện những biển hiệu: Cấm-Đổ-Rác, Hãy-Bảo-Vệ-Rừng, Hãy-Yêu-Thiên-Nhiên,… nhằm tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân nơi đây cũng như các du khách mỗi lần ghé thăm. Bên cạnh đó, chúng tôi còn được tham gia các hoạt động leo núi, tham quan những cảnh đẹp, thưởng thức những món ăn đặc biệt mà chỉ Bản Cỏi mới có. Tất cả với tôi đến thời điểm này thật tuyệt vời và trọn vẹn!Với những trải nghiệm quý giá và những kết quả mà chúng tôi đã đạt được, nhất là khi ở đó đã cho tôi thấy được sự thay đổi nhận thức lớn của thế hệ trẻ chúng tôi, của đất nước chúng tôi. Một lời cảm ơn xin được gửi tới V.E.O vì đã mang lại cho tôi một cơ hội trải nghiệm mới và cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống, về con người. Tất cả sẽ là động lực để giúp tôi vững bước niềm tin trong trái tim tôi, vững bước trên hành trình của chính cuộc đời mình, để tôi biết cuộc sống cần phải yêu thương, chia sẻ và cống hiến nhiều hơn.

Lê Doãn Bắc

NH

ẬT

TR

ON

G V

EO

Page 19: Tạp chí Tháng 3 - Tháng Thanh Niên

19 | TRONG VEO MAGAZINE THÁNG 3.2016

NH

ẬT K

Ý TR

ON

G V

EO

Page 20: Tạp chí Tháng 3 - Tháng Thanh Niên

20 | TRONG VEO MAGAZINE THÁNG 3.2016

Khoảnh khắc

V.E.O

Tác phẩm vẽ trên đá của các em nhỏ tại

Bản Cát Cát - Sapa

Hai tình nguyện viên ngành Y khám miễn phí cho bà con Bản Lác 2

Á hậu Dương Tú Anh cùng người dân

làm bánh chưng đón Tết người Thái

Ngài Gordon Ste

phen tặng quà ch

o

trường tiểu học

Lao Chải - Sapa

KH

OẢ

NH

KH

ẮC

V.E

.O

Page 21: Tạp chí Tháng 3 - Tháng Thanh Niên

21 | TRONG VEO MAGAZINE THÁNG 3.2016

V.E.O

Lớp học tiếng Anh tại nhà trưởng

thôn

luôn đầy ắp tiếng cười

Đoàn tình nguyện V.E.O phát thuốc và khám bệnh cho bà con tại Mộc Châu

Bạn Ayumi - TNV Nhật Bản dạy tiế

ng Anh

cho trẻ em bản

Hoạt động sửa sân trường thôn Đồng Tý , Thác Bà, Yên Bái của VEO

KH

OẢ

NH

KH

ẮC

V.E.O

Page 22: Tạp chí Tháng 3 - Tháng Thanh Niên

22 | TRONG VEO MAGAZINE THÁNG 3.2016

Volunteer for Education Organization