tailieu.vncty.com 5067 1967

114
TRƢỜNG ĐẠI HC NGOI THƢƠNG KHOA QUN TRKINH DOANH CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUC T------------- KHÓA LUN TT NGHIP Đề tài: HOÀN THI N C Ơ CH QU N LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC T P Đ OÀN KINH T NHÀ N ƢỚ C VI T NAM HI N NAY Sinh viên thc hin : Đinh Vũ Ngc Anh Lp : Anh 3 Khoá : 45 Giáo viên hướng dn : TS. Trn ThKim Anh Hà Ni, tháng 05/2010

Upload: tran-duc-anh

Post on 21-Jan-2015

116 views

Category:

Health & Medicine


4 download

DESCRIPTION

http://tailieu.vncty.com

TRANSCRIPT

Page 1: Tailieu.vncty.com   5067 1967

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ

-------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài: HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG

CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện : Đinh Vũ Ngọc Anh

Lớp : Anh 3

Khoá : 45

Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Thị Kim Anh

Hà Nội, tháng 05/2010

Page 2: Tailieu.vncty.com   5067 1967

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN

LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƢỚC ....................... 4

1.1. Lý luận tổng quan về Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc ............................................ 4

1.1.1 Các quan niệm về Tập đoàn kinh tế ....................................................... 4

1.1.2 Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế Nhà nước. ............................................ 7

1.1.3 Mô hình phát triển của Tập đoàn kinh tế Nhà nước ............................ 10

1.1.4 Vai trò của Tập đoàn kinh tế Nhà nước ............................................... 13

1.2. Tổng quan về cơ chế quản lý tài chính ............................................................. 14

1.2.1 Quan điểm về cơ chế quản lý tài chính................................................. 14

1.2.2 Nội dung của cơ chế quản lý tài chính ................................................. 15

1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính trong Tập

đoàn kinh tế Nhà nước .................................................................................. 31

1.2.4 Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các Tập

đoàn kinh tế Nhà nước .................................................................................. 32

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC

TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM TỪ KHI CHUYỂN ĐỔI

ĐẾN NAY ............................................................................................................ 34

2.1 Quá trình hình thành và hoạt động của các Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc ...... 34

2.1.1 Sự ra đời của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước ở nước ta ..................... 34

2.1.2 Quá trình hoạt động của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước từ khi chuyển

đổi đến nay .................................................................................................... 36

2.2 Thực trạng cơ chế quản lý tại chính trong các Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc .. 49

2.2.1 Cơ chế huy động vốn ............................................................................ 49

2.2.2. Cơ chế quản lý sử dụng vốn và tài sản ................................................ 61

2.2.3 Cơ chế quản lý và phân phối lợi nhuận ............................................... 69

Page 3: Tailieu.vncty.com   5067 1967

2.2.4 Cơ chế kiểm soát tài chính.................................................................... 70

2.3. Đánh giá cơ chế quản lý tài chính trong các Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc ..... 73

2.3.1 Những kết quả đạt được ....................................................................... 73

2.3.2 Những mặt hạn chế .............................................................................. 74

CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM ................. 78

3.1 Kinh nghiệm quản lý cơ chế tài chính tại Trung Quốc .................................... 78

3.1.1 Mô hình Tập đoàn doanh nghiệp của Trung Quốc .............................. 78

3.1.2. Cơ chế quản lý tài chính của các Tập đoàn doanh nghiệp của Trung

Quốc .............................................................................................................. 81

3.1.3 Bài học cho Việt Nam ........................................................................... 84

3.2 Quan điểm của Nhà nƣớc về xu hƣớng phát triển cơ chế quản lý tài chính

trong các Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc ..................................................................... 85

3.3. Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các Tập đoàn kinh tế

Nhà nƣớc ở Việt Nam ............................................................................................... 87

3.3.1. Đối với Nhà nước ................................................................................ 87

3.3.2. Đối với các Tập đoàn kinh tế Nhà nước .............................................. 91

3.3.3. Đối với các nhà quản lý của Tập đoàn kinh tế Nhà nước ................. 101

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 102

PHỤ LỤC ........................................................................................................... 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 105

Page 4: Tailieu.vncty.com   5067 1967

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CCQLTC : Cơ chế quản lý tài chính

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

CPH : Cổ phần hoá

HĐQT : Hội đồng quản trị

HTĐL : Hạch toán độc lập

HTPT : Hạch toán phụ thuộc

NSNN : Ngân sách nhà nƣớc

SCIC : Tổng công ty đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc

TCT : Tổng công ty

TĐDN : Tập đoàn doanh nghiệp

TĐKTNN : Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ : Tài sản cố định

TSLĐ : Tài sản lƣu động

TTCK : Thị trƣờng chứng khoán

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Page 5: Tailieu.vncty.com   5067 1967

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: So sánh mô hình tổng công ty với ........................................................ 35

Bảng 2.2: Quy mô doanh thu của các tập đoàn kinh tế nhà nước ....................... 38

Bảng 2.3: Lợi nhuận của các tập đoàn kinh tế nhà nước .................................... 39

Bảng 2.4 : Quy mô lực lượng lao động trong các TĐKTNN ................................ 41

Bảng 2.5: Quy mô giao dịch của TTCK 4 năm gần đây ....................................... 50

Bảng 2.6: Kết quả hoạt động SXKD của các đơn vị thuộc tập đoàn Bưu chính

viễn thông sau khi thực hiện CPH (Đơn vị: Tỷ đồng) .......................................... 53

Bảng 2.7: Nợ tổ chức tín dụng trong nước của 7 TĐKTNN (không bao gồm TĐ

Bảo Việt)( tỷ đồng)................................................................................................ 56

Bảng 2.8: Quy mô vốn chủ sở hữu và vốn đầu tư Nhà nước tại các TĐKTNN ... 58

Bảng 2.9 : Hiệu suất sử dụng tài sản của các TĐKTNN ..................................... 67

Bảng 3.1: Bảng xếp loại điểm của các tiêu chí quyết định ................................... 97

Bảng 3.2: Tỷ lệ phần trăm phản ánh mức độ quan trọng của ............................. 98

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Doanh thu và nộp NSNN của tập đoàn PVN từ 2000-2009 ............. 43

Biểu đồ 2.2: Thị phần điện thoại cố định trong nước .......................................... 44

Biểu đồ 2.3: Thị phần thuê bao di động trên cả nước .......................................... 45

Biểu đồ 2.4: Thị phần thuê bao Internet băng rộng trong nước .......................... 45

Biểu đồ 2.5: Giải ngân ODA giai đoạn 2007 - 2009 ............................................ 61

Biểu đồ 2.6: Vốn kinh doanh bình quân cho một lao động (tỷ đồng/người) ........ 61

Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của 8 TĐKTNN ...... 66

Biểu đồ 2.8: ROA của 6 TĐKTNN năm 2008....................................................... 68

Biểu đồ 2.9: ROE của 7 TĐKTNN năm 2008....................................................... 75

Page 6: Tailieu.vncty.com   5067 1967

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Bốn yếu tố quyết định đến mô hình TĐKTNN .................................... 12

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức theo mô hình công ty mẹ- con .................................... 12

Sơ đồ 1.3: Cơ chế đầu tư đơn cấp trong các TĐKTNN ........................................ 24

Sơ đồ 1.4: Cơ chế đầu tư đa cấp trong các TĐKTNN .......................................... 24

Sơ đồ 1.5: Cơ chế đầu tư hỗn hợp trong các TĐKTNN ....................................... 25

Sơ đồ1.6: Phân phối lợi nhuận ............................................................................ 29

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Viettel .................................................................... 47

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu vốn nhà nước trong các tập đoàn kinh tế nhà nước ............... 64

Sơ đồ 2.3: Các tầng kiểm soát tài chính trong các TĐKTNN ............................... 72

Sơ đồ 3.1: Lộ trình tái cơ cấu cấu trúc trong các TĐKTNN ................................ 92

Sơ đồ 3.2: Các tầng kiểm soát tài chính trong các TĐKTNN ............................. 100

Page 7: Tailieu.vncty.com   5067 1967

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Khủng hoảng tài chính 2008 đã qua đi nhƣng hậu quả mà nó đã và đang để

lại có tác động không hề nhỏ đến kinh tế toàn cầu. Các doanh nghiệp từ nhỏ đến

lớn, đa quốc gia, xuyên quốc gia đang nỗ lực hết sức để hạn chế, đẩy lùi tàn dƣ

của cuộc suy thoái đồng thời khôi phục và hƣng thịnh lại tiềm lực tài chính, sức

sản xuất và khả năng tiêu thụ hàng hóa của mình. Đây chính là lúc những yếu

kém bị lột tẩy và những thế mạnh chứng tỏ sức mạnh và nổi lên sau cơn khủng

hoảng. Vì vậy mà bên cạnh hàng loạt doanh nghiệp phá sản, nợ nần thì vẫn có

những doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Các tập đoàn kinh tế (TĐKT) chính là

những ví dụ điển hình cho lập luận này. Bên cạnh General Motor tuyên bố phá

sản thì lại có những tập đoàn nhƣ Samsung (Hàn Quốc), IBM (Mỹ),

Mobil&Exxon (Mỹ)… vẫn gia tăng sản xuất và mở rộng quy mô.

Tại Việt Nam, các tập đoàn kinh tế nhà nƣớc (TĐKTNN) bắt đầu đƣợc

thành lập từ năm 1994 sau khi có quyết định số 91/TTg của Thủ tƣớng chính

phủ, quyết định chuyển đổi từ các tổng công ty 91. Trong suốt thời gian thành

lập đến nay, các TĐKTNN đã chứng tỏ đƣợc vai trò đối với kinh tế- xã hội của

đất nƣớc. Các TĐKT không chỉ có vai trò nòng cốt, xƣơng sống trong các lĩnh

vực trọng yếu của quốc gia mà còn có tầm ảnh hƣởng rất lớn vấn đề chính trị-

văn hoá- xã hội. Xác định đƣợc những vai trò to lớn của TĐKTNN, mục tiêu của

Đảng và Nhà nƣớc ta chính là phát triển mô hình TĐKT và hỗ trợ bằng chính

sách vĩ mô để giúp giảm thiểu những thiệt hại cho các tập đoàn sau cơn đại

khủng hoảng. Mô hình TĐKT có quy mô lớn, cơ cấu tổ chức đa dạng, phức hợp

nên đòi hỏi các tập đoàn phải có một cơ chế quản lý tài chính phù hợp và hiệu

quả với mình. Từ khi chuyển đổi, các TĐKTNN đã không ngừng cải cách cơ

chế quản lý tài chính sao cho phù hợp với bối cảnh kinh tế mới và nội lực của

bản thân. Tuy nhiên, dù đã nỗ lực hết sức nhƣng trong việc xây dựng và quản lý

cơ chế tài chính của các TĐKTNN còn nhiều bất cập và chƣa thực sự phù hợp.

Điều đó khiến cho các tập đoàn gặp nhiều khó khăn, mất cân bằng trong hoạt

động tài chính. Nghiên cứu những điểm mạnh và từ đó đƣa ra những giải pháp

Page 8: Tailieu.vncty.com   5067 1967

2

hoàn thiện cơ chế tài chính tại các TĐKTNN ở Việt Nam là một nhu cầu cấp

thiết nhằm thúc đẩy các TĐKTNN nói riêng và nền kinh tế của đất nƣớc nói

chung phát triển một cách ổn định và công bằng.

Từ những lí do trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “ Hoàn thiện cơ chế

quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở Việt Nam hiện nay” làm

đề tài khóa luận.

2. Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hóa và hoàn thiện những nội dung cơ bản về mô hình TĐKTNN và

cơ chế quản lý tài chính thời kì hội nhập.

- Phân tích và đánh giá hoạt động của các TĐKTNN hiện nay trong việc hoàn

thiện cơ chế quản lý tài chính.

- Đƣa ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại và phát

triển những lối đi mới trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tƣợng nghiên cứu: mô hình TĐKT trên Thế giới và TĐKTNN tại Việt

Nam, nội dung và quá trình cải cách cơ chế quản lý tài chính của các

TĐKTNN Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: mô hình TĐKTNN ở Trung Quốc và Việt Nam

Thời gian: Từ năm 1994 khi có quyết định 91/TTg đến nay (đặc biệt

là sau khi Việt Nam gia nhập WTO)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả có sử dụng một số phƣơng pháp nghiên

cứu sau:

Phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.

Phƣơng pháp thực nghiệm: Tác giả tự thu thập và tổng hợp các số

liệu, các sự kiện, thông tin tài chính của các TĐKTNN ở Việt Nam và

Trung Quốc.

Phƣơng pháp phân tích thống kê, so sánh và bảng biểu, phƣơng pháp

quy nạp.

Page 9: Tailieu.vncty.com   5067 1967

3

5. Kết cấu khóa luận

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chữ viết tắt, bảng

biểu, mục lục, nội dung của khóa luận gồm ba chƣơng:

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các

tập đoàn kinh tế nhà nước

Chương 2: Thực trạng cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà

nước ở Việt Nam hiện nay

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh

tế nhà nước ở Việt Nam

Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên nội dung của khoá

luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong quý thày cô thông cảm và

đóng góp ý kiến giúp khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn

Tiến sĩ Trần Thị Kim Anh và các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh đã

nhiệt tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.

Page 10: Tailieu.vncty.com   5067 1967

4

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI

CHÍNH TẠI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƢỚC

1.1. Lý luận tổng quan về tập đoàn kinh tế nhà nƣớc

1.1.1 Các quan niệm về tập đoàn kinh tế

a. Quan niệm của thế giới

Xét về mặt lịch sử, TĐKT đã ra đời từ cách đây rất lâu khi mà có sự xuất hiện

của phát minh vĩ đại tiên phong cho nền công nghiệp thế giới đó là đầu máy tàu hỏa

chạy bằng hơi nƣớc. Các nhà tƣ bản cần một nguồn vốn lớn để xây dựng và phát

triển phát minh vĩ đại này, vì thế việc tích tụ, tập trung sản xuất và hợp tác nghiên

cứu, phát triển đã diễn ra mạnh mẽ vào những năm sau thế chiến thứ II hình thành

các tập đoàn tƣ bản lớn. Tuy nhiên, thuật ngữ “ tập đoàn kinh tế’’ mới thực sự đƣợc

ngƣời ta dùng đến vào những năm 60 của thế kỉ XX khi những Conglomerate đƣợc

hình thành từ những đơn vị kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau. Sau đó lan

rộng ra toàn thế giới và đến ngày nay, thuật ngữ này có những tên gọi khác nhau ở

các quốc gia khác nhau và vì thế mà quan niệm về TĐKT cũng có khác nhau đôi

chút.

Nếu các nƣớc phƣơng Tây dùng “group” hay “business group” để ám chỉ một

tổ hợp các công ty hay chi nhánh góp cổ phần chịu sự kiểm soát của công ty mẹ về

hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) hay tài chính hoặc cả hai nhƣng cũng có thể

tham gia góp vốn hoặc kiểm soát các tổ hợp khác thì tại Nhật Bản dùng từ Keiretsu

(trƣớc đây gọi là Zaibatsu) làm tên gọi của TĐKT đƣợc giải thích nhƣ sau: Keiretsu

là một nhóm các doanh nghiệp độc lập về mặt pháp lý , nắm giữ cổ phần của nhau

và có mối quan hệ mât thiết về nguồn vốn, nguồn nhân lực, công nghệ, cung ứng

nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm hoặc tập đoàn bao gồm các công ty có sự liên kết

không chặt chẽ đƣợc tổ chức quanh một ngân hàng để phục vụ lợi ích mỗi bên. Còn

tại Trung Quốc, tập đoàn doanh nghiệp là một hình thức liên kết giữa các doanh

nghiệp bao gồm công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên ( bao gồm công ty con

và các doanh nghiệp liên kết khác), trong đó công ty mẹ giữ vai trò trung tâm kết

nối các công ty thành viên với nhau và các công ty liên kết phải có đầy đủ các

Page 11: Tailieu.vncty.com   5067 1967

5

quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân độc lập. Về thực chất, các tập đoàn doanh

nghiệp của Trung Quốc có nhiều điểm khá tƣơng đồng với Keiretsu của Nhật Bản.

Tuy nhiên, điều khác biệt là quá trình hình thành nên các tập đoàn doanh nghiệp

mang đậm dấu ấn của Nhà nƣớc Trung Quốc, đặc biệt là sự can thiệp trong giai

đoạn đầu tiên cũng nhƣ các chính sách hỗ trợ và ƣu đãi sau này.

Bên cạnh các định nghĩa khác nhau của các quốc gia trên thế giới, các chuyên

gia kinh tế cũng đã nghiên cứu và đƣa ra một số định nghĩa về TĐKT nhƣ sau:

“TĐKT là một tập hợp các công ty hoạt động kinh doanh trên các thị trƣờng

khác nhau dƣới sự kiểm soát về tài chính hoặc quản trị chung, trong đó các thành

viên của chúng ràng buộc với nhau bằng các mối quan hệ tin cậy lẫn nhau trên cơ sở

sắc tộc hoặc bối cảnh thƣơng mại” (Leff, 1978); hay năm 1994, nhà kinh tế học

Mark Granovette (Mỹ) đã nghiên cứu và đƣa ra định nghĩa về TĐKT nhƣ sau:

“TĐKT dựa trên hoạt động cung ứng sản phẩm dịch vụ thông qua mối ràng buộc

trung gian, một mặt ngăn ngừa sự liên minh ngắn hạn ràng buộc đơn thuần giữa các

công ty, mặt khác ngăn ngừa một nhóm công ty sát nhập với nhau thành một tổ

chức duy nhất”.

Cho đến nay vẫn chƣa có một định nghĩa nào đƣợc coi là chuẩn mực, thống

nhất cho thuật ngữ “tập đoàn kinh tế” trên thế giới, nhƣng cho dù các định nghĩa ở

các quốc gia có khác nhau nhƣ thế nào đi chăng nữa thì những nét cơ bản về TĐKT

là khá thống nhất và có thể tập hợp thành một khái niệm chung về TĐKT nhƣ sau:

TĐKT là tập hợp các doang nghiệp, bao gồm công ty mẹ, các công ty con và

công ty liên kết hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, thị trƣờng khác nhau có

mối quan hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, trong đó các công ty

thành viên chịu sự kiểm soát về tài chính hoặc quản trị chung của công ty mẹ và

cùng thực hiện các hoạt động SXKD theo chiến lƣợc chung của tập đoàn.

b. Quan niệm của Việt Nam

Mặc dù có khá nhiều văn bản quy định về TĐKT nhƣ Nghị định 39/CP ngày

27/6/1999, quyết định chuyển đổi các Tổng công ty 91 số 91/QĐ-TTg ngày

7/3/1994, Luật Doanh nghiệp 2005 và gần đây nhất là Nghị định 101/2009/NĐ-CP

về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nƣớc

Page 12: Tailieu.vncty.com   5067 1967

6

(TĐKTNN) của Chính phủ đã đƣợc ban hành ngày 5/11/2009 nhƣng tại Việt Nam

vẫn chƣa có một định nghĩa đƣợc coi là chuẩn mực cũng nhƣ các quy định cụ thể

nào về TĐKT. Tuy khung pháp lý xoay quanh hoạt động của các TĐKTNN lại

đƣợc quy định khá cụ thể tại Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 do

Chính phủ ban hành về quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nƣớc và quản lý

vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp khác, trong đó Nghị định có định nghĩa về

TĐKTNN: “TĐKTNN là nhóm công ty có tư cách pháp nhân độc lập, đáp ứng các

điều kiện theo quy định của pháp luật và TĐKTNN không có tư cách pháp nhân độc

lập” nhƣng thuật ngữ “tập đoàn kinh tế” lại chỉ đƣợc đề cập chung chung.

Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 thì loại hình TĐKT đƣợc xếp là

một thành phần trong nhóm công ty, cụ thể nhƣ sau: "Nhóm công ty là tập hợp các

công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ thị

trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Thành phần của nhóm công ty gồm có:

Công ty mẹ, công ty con, TĐKT, các hình thức khác."

Theo Viện nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ƣơng CIEM thì:"Khái niệm

TĐKT đƣợc hiểu là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tƣ cách pháp nhân hoạt

động trong một hay nhiều ngành khác nhau, có quan hệ về vốn, tài chính, công

nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các

bên tham gia. Trong mô hình này, "công ty mẹ" nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt

động của "công ty con" về tài chính và chiến lƣợc phát triển."

Mặc dù chƣa thực sự hoàn thiện các hành lang pháp lý quy định về định nghĩa,

tƣ cách pháp nhân, phƣơng thức hoạt động cho các TĐKT nói chung nhƣ Trung

Quốc, nhƣng Đảng và Nhà nƣớc ta đã đặc biệt quan tâm tới mô hình TĐKTNN từ

rất sớm. Theo quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc nhiệm vụ cơ bản của các

TĐKTNN đó chính là xây dựng và phát triển mô hình TĐKT theo những đặc trƣng

cơ bản của TĐKTNN và phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và

với điều kiện kinh tế của nƣớc ta, phát triển những ngành nghề, lĩnh vực kinh tế mũi

nhọn của cả nƣớc phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì thế

những TĐKTNN có vốn nhà nƣớc rất mạnh do sự hỗ trợ của nhà nƣớc cả về vốn lẫn

các chính sách đầu tƣ khác. Bên cạnh đó, với xu hƣớng toàn cầu hóa và thƣơng mại

Page 13: Tailieu.vncty.com   5067 1967

7

hóa đang ngày càng lan rộng, Đảng ta cũng rất khuyến khích những TĐKT tƣ nhân

có vốn trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài hoạt động bằng nhiều chính sách ƣu đãi khác.

Trong nội dung của khóa luận tác giả xin phép đƣợc đề cập đến các tập đoàn kinh tế

nhà nƣớc (viết tắt là TĐKTNN).

1.1.2 Đặc điểm của tập đoàn kinh tế nhà nước.

a. Đặc điểm về quy mô

Khi đã gọi là TĐKTNN thì có thể nói nôm na rằng đó là một tổ chức có sở hữu

nhà nƣớc với quy mô rất lớn không chỉ về vốn, số lƣợng lao động, doanh thu hàng

năm mà còn về phạm vi hoạt động.

Vốn: Vốn của TĐKTNN là rất lớn, đƣợc huy động từ nhiều kênh khác nhau,

qua đó các TĐKT tham gia vào nhiều kênh đầu tƣ khác nhau tạo một dòng vốn lƣu

chuyển lớn trong thị trƣờng vốn… Các TĐKT thƣờng huy động từ hai nguồn chính:

Một là tích lũy từ nội bộ nền kinh tế trong nƣớc mà chủ yếu là từ nhà nƣớc; Hai là

thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài qua các kênh hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đầu

tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI), đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài (FPI), hợp đồng hợp tác

kinh doanh… Những TĐKTNN tại Việt nam đƣợc chuyển đổi từ các Tổng công ty

(TCT) 91 cũ, có số vốn chủ yếu là của nhà nƣớc. Đến nay mặc dù đã và đang tiến

hành cổ phần hóa các TĐKTNN nhƣng Nhà nƣớc vẫn là một chủ sở hữu nắm giữ

phần lớn cổ phần của các tập đoàn.

Lao động: TĐKTNN không chỉ có số lƣợng rất lớn lao động mà chất lƣợng

lao động còn rất cao, đƣợc tuyển chọn và đào tạo kĩ lƣỡng.

Doanh thu: Nhƣ đã nói ở trên các TĐKTNN có tiềm lực rất lớn về vốn, nhờ

đó mà có thể đầu tƣ sản xuất, kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất và thâm nhập

các thị trƣờng mới, tận dụng đƣợc lợi thế chi phí về quy mô nên có thể nâng cao

năng suất lao động từ đó doanh thu tăng trƣởng một cách nhanh chóng và đạt những

con số khổng lồ thu đƣợc từ các kênh đầu tƣ khác nhau.

Phạm vi hoạt động: Phạm vi hoạt động của các TĐKTNN không chỉ trong

nƣớc mà còn trên toàn thế giới bằng rất nhiều hình thức khác nhau, phổ biến nhất

hiện nay là mua lại và sáp nhập, liên doanh, liên kết thành các công ty xuyên quốc

gia, đa quốc gia… Các TĐKTNN hoạt động trên toàn bộ phạm vi lãnh thổ của Việt

Page 14: Tailieu.vncty.com   5067 1967

8

Nam và hiện đang tiến hành các dự án thành lập các chi nhánh, công ty con ở nƣớc

ngoài.

b. Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh

Đặc điểm nổi bật của các TĐKTNN đó là hoạt động đa ngành nghề trong

nhiều lĩnh vực kinh doanh chủ chốt trong nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trƣờng

hiện nay, với một tiềm lực tài chính và nhân lực rất mạnh cộng với sự khuyến khích

của Nhà nƣớc thì việc mở rộng phạm vi hoạt động và ngành nghề kinh doanh chủ

yếu là để phân tán rủi ro và tận dụng lợi thế chi phí giảm theo quy mô. Nhƣ tập

đoàn Petronas (Malaysia) bắt nguồn từ hoạt động trong lĩnh vực dầu khí rồi mở

rộng sang việc kinh doanh bất động sản, siêu thị, vui chơi, giải trí, đào tạo nguồn

nhân lực. Tại Việt Nam, những tập đoàn lớn nhƣ Tập đoàn điện lực Việt Nam

(EVN), Dầu khí Việt Nam (PVN), bƣu chính viễn thông (VNPT)… hầu nhƣ là độc

quyền trong những lĩnh vực kinh doanh chính nhƣ điện lực, dầu khí…

c. Đặc điểm về các hình thức liên kết

Hình thành từ khá lâu và phát triển ở nhiều nƣớc nên các hình thức liên kết của

TĐKT hiện nay rất đa dạng và có nhiều cách tiếp cận khác nhau.

- Nếu tiếp cận theo tiêu chí phƣơng thức hình thành và nguyên tắc tổ chức thì

TĐKT có các hình thức liên kết sau:

Liên kết cứng: Liên kết này là hình thức biểu hiện sự thống nhất của các

công ty thành viên thành 1 tổ chức có mối quan hệ rất chặt chẽ và mất đi

hẳn tính độc lập về tài chính, sản xuất và thƣơng mại. TĐKT này đƣợc cấu

tạo dƣới dạng đa sở hữu theo kiểu công ty cổ phần với nhiều thành viên

đồng sở hữu. Liên kết này chủ yếu diễn ra ở những công ty hoạt động trong

cùng ngành, cùng chu kỳ sản xuất hay quy trình sản xuất để bổ sung đầu

vào cho nhau.

Liên kết mềm: Liên kết này là hình thức biểu hiện sự thỏa thuận giữa các

công ty thành viên với nhau về quy mô sản xuất, hợp tác, nghiên cứu và

trao đổi bằng phát minh sáng chế kĩ thuật, quy định giá cả và thị trƣờng

tiêu thụ… mà trong đó các công ty thành viên vẫn không mất đi tính độc

lập về tài chính, sản xuất hay thƣơng mại. Họ thống nhất thành lập một Ban

Page 15: Tailieu.vncty.com   5067 1967

9

quản trị chung điều hành các hoạt động phối hợp của tập đoàn theo một

đƣờng lối chung.

Holding Company: Là một công ty mẹ đƣợc hình thành trên cơ sở xác lập

thống nhất về tài chính và sự kiểm soát tài chính của công ty mẹ do các

công ty thành viên thỏa thuận và kí kết các hiệp định về tài chính. Đây là

hình thức tổng hợp đƣợc hai ƣu điểm của hai hình thức trên: công ty mẹ

chặt chẽ trong kiểm soát tài chính nhƣng lại nới lỏng kiểm soát trong các

hoạt động sản xuất, kinh doanh, thƣơng mại.

- Nếu tiếp cận theo tiêu chí nguồn gốc xuât xứ và tính chất đặc trƣng thì TĐKT

có những hình thức liên kết sau:

Consortium: Xét về phƣơng diện ngôn ngữ, “Consortium” là một từ gốc

Latin có nghĩa là “đối tác, hiệp hội hoặc hội”, đƣợc sử dụng để chỉ sự tập

hợp của 2 hay nhiều thực thể nhằm mục đích tham gia vào một hoạt động

SXKD chung hoặc đóng góp nguồn lực vào quá trình SXKD để đạt đƣợc

mục tiêu chung. Khi tham gia vào một Consortium, các công ty vẫn giữ

nguyên tƣ cách pháp nhân độc lập của mình. Thông thƣờng, vai trò kiểm

soát của Consortium đối với các công ty thành viên chủ yếu giới hạn trong

các hoạt động chung của cả tập đoàn, đặc biệt là việc phân phối lợi nhuận.

Sự ra đời của một Consortium đƣợc xác lập trên cơ sở hợp đồng, trong đó

quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của từng công ty thành viên tham gia

Consortium.

Cartel: Cartel là một nhóm các nhà sản xuất độc lập có cùng mục đích là

tăng lợi nhuận chung bằng cách kiểm soát giá cả, hạn chế cung ứng hàng

hoá, hoặc các biện pháp hạn chế khác. Đặc trƣng tiêu biểu trong hoạt động

của Cartel là việc kiểm soát giá bán hàng hoá, dịch vụ nhƣng cũng có một

số Cartel đƣợc tổ chức nhằm kiểm soát giá mua nguyên vật liệu đầu vào.

Tại nhiều nƣớc, mặc dù bị cấm bởi luật chống phá giá (Antitrust law); tuy

nhiên, nhiều Cartel vẫn tiếp tục tồn tại trên phạm vi quốc gia và quốc tế,

dƣới hình thức ngầm hoặc công khai, chính thức hoặc không chính thức.

Page 16: Tailieu.vncty.com   5067 1967

10

Ngoài ra còn rất nhiều kiểu liên kết khác nhƣ Trust, Syndicate, Conglomerate,

Concern…

Tại Việt Nam hay dùng từ Holding Company hay Conglomerate để chỉ công ty

mẹ của một TĐKTNN.

1.1.3 Mô hình phát triển của tập đoàn kinh tế nhà nước

a. Nguyên tắc hình thành và phát triển của tập đoàn kinh tế nhà nước

Các doanh nghiệp muốn phát triển lên thành TĐTKNN cần phải hội tụ đủ các

điều kiện cần và đủ. Trong đó điều kiện cần là tuân thủ các nguyên tắc chung khi

tiến hành thành lập TĐKT:

- Chiến lƣợc phát triển phải phù hợp với chính sách và chiến lƣợc phát triển

kinh tế của nhà nƣớc nhằm thúc đẩy hoạt động của các TĐKTNN theo đúng

hƣớng.

- Kể từ khi Luật Cạnh tranh (2004) ra đời càng cho thấy quan điểm của Nhà

nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN đó là khuyến khích cạnh

tranh lành mạnh, nghiêm cấm các hành vi hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí

độc quyền làm tổn hại đến các doanh nghiệp khác trên thị trƣờng. Khi tiến

hành mua lại, sáp nhập, liên doanh, liên kết thành TĐKTNN các doanh nghiệp

phải tuân thủ quy định này của luật Cạnh tranh (trừ một số tập đoàn đƣợc phép

hoạt động độc quyền dƣới sự bảo hộ của Nhà nƣớc trong các lĩnh vực trọng

yếu nhƣ dầu khí, điện lực, viễn thông).

- Việc hình thành và phát triển các TĐKTNN phải tuân theo nguyên tắc tự

nguyện của các công ty thành viên, không thể ép buộc bằng các mệnh lệnh

hành chính.

Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, để tập đoàn hoạt động hiệu quả, việc hình

thành tập đoàn cần đảm bảo các điều kiện sau:

- Sản xuất phải đạt đến một trình độ xã hội hoá nhất định.

- Nền kinh tế thị trƣờng đạt trình độ nhất định và thiết lập cơ cấu thị trƣờng

vững chắc.

- Chính phủ phải ban hành tƣơng đối đầy đủ các quy định và chính sách liên

quan đến hình thành và phát triển tập đoàn.

Page 17: Tailieu.vncty.com   5067 1967

11

- Đáp ứng điều kiện bên trong của tập đoàn: quy mô vốn đăng ký của công ty

mẹ, tổng vốn đăng ký của cả tập đoàn, số lƣợng doanh nghiệp thành viên tối

thiểu, tƣ cách pháp nhân của các công ty thành viên.

- Điều kiện về nguồn nhân lực, bộ máy quản lý, trình độ khoa học- công nghệ.

Với bối cảnh kinh tế đang phục hồi sau khủng hoảng nhƣ hiện nay, việc xem

xét và cân nhắc những điều kiện trên càng hết sức quan trọng. Có thể tóm tắt thành

bốn điều kiện chính:

- Về quy mô sản xuất, trình độ tích tụ sản xuất: Mô hình TĐKTNN tại Việt

Nam muốn hoạt động hiệu quả phải rút kinh nghiệm từ mô hình tổng công ty 91,

nghĩa là trình độ sản xuất phải phát triển và số vốn góp phải đủ lớn (ít nhất là

12.000 tỷ đồng).

- Về mối quan hệ liên kết, cơ cấu quản lý: Mối quan hệ giữa công ty mẹ- công

ty con phải là mối quan hệ chặt chẽ, phân cấp rõ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ

của công ty mẹ đối với công ty con và ngƣợc lại. Đồng thời phải tách bạch vai trò

của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.

- Về môi trƣờng kinh doanh: Đây là yếu tố khách quan thuộc về nhà nƣớc.

Trong những năm vừa qua, nƣớc ta đã mở cửa thị trƣờng, là thành viên của WTO

và gần đây nhất là chủ tịch ASEAN, vì thế môi trƣờng kinh doanh tại Việt nam

ngày càng đƣợc đánh giá là hấp dẫn. Môi trƣờng pháp lý cần phải sửa đổi, bổ sung

để phù hợp với xu thế toàn cầu hóa nhƣ: các hàng rào thƣơng mại dần đƣợc rỡ bỏ,

các chính sách thƣơng mại thông thoáng hơn, hành lang pháp lý không còn cứng

nhắc nhƣ trƣớc.

- Về trình độ đội ngũ quản lý: nguồn nhân lực cấp cao phải đƣợc đào tạo,

thƣờng xuyên trau dồi và học hỏi kiến thức của các nƣớc bạn thì mới có thể vận

hành đƣợc bộ máy khổng lồ của một TĐKTNN. Nếu chỉ dựa trên 3 yếu tố trên mà

lơ là công tác đào tạo nguồn nhân lực thì TĐKTNN chỉ có “thế” chứ chƣa có “lực”.

Page 18: Tailieu.vncty.com   5067 1967

12

b. Cơ cấu tổ chức của tập đoàn kinh tế nhà nước

Sơ đồ 1.1: Bốn yếu tố quyết định đến mô hình TĐKTNN

Về cơ bản, mô hình TĐKTNN nhƣ thế nào đƣợc quyết định dựa trên bốn yếu

tố: mục tiêu, chiến lƣợc của tập đoàn, các quy định pháp luật về tập đoàn, môi

trƣờng kinh doanh và các đặc điểm của các đơn vị thành viên. Vì thế, cơ cấu tổ

chức của các TĐKT trên thế giới rất đa dạng. Do đặc trƣng cơ bản của một

TĐKTNN là thành phần kinh tế do Nhà nƣớc thành lập, hoạt động theo định hƣớng

của Nhà nƣớc cho nên TĐKTNN ở Việt Nam đi theo mô hình công ty mẹ- công ty

con.

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức theo mô hình công ty mẹ- con

Trong quan hệ giữa công y mẹ- công ty con, công ty mẹ có thể là chủ hoặc cổ

đông góp vốn vào công ty con hoặc không có mối quan hệ tài chính nào với công ty

con, còn công ty con có thể là:

Page 19: Tailieu.vncty.com   5067 1967

13

- Công ty cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn (TNHH) có vốn góp của công ty

mẹ, có thể hoạt động trong hoặc ngoài nƣớc.

- Công ty TNHH một thành viên do công ty mẹ làm chủ.

- Công ty liên doanh với nƣớc ngoài, công ty mẹ nắm giữ quyền chi phối hoạt

động theo quy định của pháp luật về đầu tƣ nƣớc ngoài và điều lệ của công ty.

- Công ty con không có vốn góp, cổ phần của công ty mẹ nhƣng tự nguyện

chịu sự chi phối của công ty mẹ thông qua các hoạt động liên kết.

Ở Việt Nam, qua nghiên cứu và tham khảo kinh nghiệm từ các nƣớc trên thế

giới, Đảng và Nhà nƣớc nhận thấy mô hình công ty mẹ- công ty con trong các

TĐKTNN rất phù hợp với điều kiện và nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN ở

nƣớc ta.

1.1.4 Vai trò của TĐKTNN

Kể từ khi hình thành, TĐKTNN đã thể hiện rõ vai trò to lớn của mình không

chỉ đối với nền kinh tế mà còn có ảnh hƣởng tới văn hóa, chính trị, xã hội của một

quốc gia. Nhƣ đã đề cập ở phần 1.2, các TĐKTNN có vốn rất lớn, hoạt động trong

nhiều lĩnh vực nòng cốt và nắm giữ số lƣợng lao động lớn, vì thế vai trò và tầm ảnh

hƣởng của TĐKT tới một quốc gia là không hề nhỏ.

Thứ nhất, với tầm vóc của mình, các TĐKTNN đã huy động một số lƣợng lớn

nguồn lực dồi dào của xã hội, giải quyết đƣợc thực trạng thất nghiệp, đào tạo và

phát triển kỹ năng và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý trong nền kinh tế thị

trƣờng định hƣớng XHCN thay thế những nếp nghĩ, nếp làm của đội ngũ quản lý

trong cơ chế quan liêu, bao cấp trƣớc kia, nâng cao đời sống và tay nghề cho ngƣời

lao động. Qua đó tạo lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực của Việt Nam với các

nƣớc khác.

Thứ hai, TĐKTNN giữ vững vai trò trụ cột trong nền kinh tế, là công cụ điều

tiết vĩ mô của Nhà nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá

và khu vực hóa nền kinh tế theo đúng sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc.

Thứ ba, đầu tƣ mạnh vào công tác nghiên cứu và phát triển khoa học- công

nghệ, các TĐKTNN đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của khoa học- công nghệ

của đất nƣớc trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa. TĐKTNN bảo vệ nền

Page 20: Tailieu.vncty.com   5067 1967

14

sản xuất trong nƣớc, cạnh tranh với các công ty đa quốc gia, TĐKT lớn của các

nƣớc khác. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nƣớc có thể thâm nhập vào

thị trƣờng quốc tế kể cả thị trƣờng các nƣớc phát triển.

Thứ tƣ, các TĐKTNN có tiềm lực rất lớn về tài chính, liên tục mở rộng quy

mô sản xuất, tận dụng đƣợc lợi thế chi phí theo quy mô từ đó nâng cao năng lực

cạnh tranh không chỉ của tập đoàn mà của cả quốc gia.

Thứ năm, trong giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng, chính các TĐKTNN đã

tái cơ cấu và thúc đẩy quá trình tiêu thụ, xuất nhập khẩu hàng hóa làm tăng GDP

đồng thời cùng chung tay với chính phủ thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát

giúp nền kinh tế đất nƣớc thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

1.2. Tổng quan về cơ chế quản lý tài chính

1.2.1 Quan điểm về cơ chế quản lý tài chính

Khi nói về CCQLTC trƣớc hết phải hiểu cơ chế là gì? Trong đại từ điển kinh tế

thị trƣờng có định nghĩa: “Cơ chế là tổng thể các phương pháp, các hình thức, các

công cụ được vận dụng để tác động lên một hệ thống như liên kết, điều hòa, phân

phối hoạt động giữa các bộ phận trong hệ thống để đạt được những mục tiêu cuối

cùng1.” Có nghĩa là cơ chế là cách thức tiến hành lên một chủ thể để đạt đƣợc mục

tiêu mong muốn. Với cách nhận thức nhƣ vậy, tác giả đƣa ra định nghĩa về

CCQLTC nhƣ sau:

CCQLTC là tổng thể những phƣơng pháp, các hình thức, các công cụ đƣợc

vận dụng tác động lên hệ thống tài chính nhằm điều hòa, phân phối, liên kết các

nguồn lực một cách hiệu quả nhất giúp hoạt động của doanh nghiệp đƣợc duy trì và

phát triển.

CCQLTC bao gồm bốn nội dung: cơ chế huy động vốn, cơ chế quản lý và sử

dụng vốn và tài sản, cơ chế quản lý và phân phối lợi nhuận, cơ chế kiểm soát tài

chính.

- Cơ chế huy động vốn bao gồm phƣơng pháp, hình thức, công cụ huy động

nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn.

1 Nguyễn Hữu Quỳnh (1998), Đại từ điển kinh tế thị trƣờng,

Nxb Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa, tr.281

Page 21: Tailieu.vncty.com   5067 1967

15

- Cơ chế quản lý, sử dụng vốn và tài sản bao gồm các phƣơng pháp, hình thức

cân đối, phân phối và điều hòa sử dụng vốn và tài sản nhằm khai thác hiệu quả tối

đa trên chi phí tối thiểu.

- Cơ chế quản lý và phân phối lợi nhuận bao gồm các phƣơng pháp, các hình

thức quản lý lợi nhuận, phân phối và sử dụng kết quả kinh doanh, hình thành và sử

dụng các quỹ tập trung của doanh nghiệp.

- Cơ chế kiểm soát tài chính bao gồm các phƣơng pháp, hình thức và công cụ

nhằm kiểm soát các thông tin tài chính, kiểm soát số liệu về dự toán, quyết toán,

kiểm soát nội bộ.

Nƣớc ta có ban hành Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của

Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nƣớc và quản lý vốn

nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp khác và thông tƣ 72/2005/TT-BTC hƣớng dẫn

xây dựng Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nƣớc hoạt động theo mô hình

công ty mẹ - công ty con. Sau đó, vì điều kiện và bối cảnh kinh tế không còn phù

hợp để áp dụng hai văn bản trên, ngày 5/2/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số

09/2009/NĐ-CP quy định mới về việc quản lý cơ chế tài chính của công ty nhà

nƣớc và quản lý vốn nhà nƣớc vào doanh nghiệp khác. Chứng tỏ CCQLTC đóng

một vai trò quyết định tới hoạt động của một doanh nghiệp càng quan trọng hơn đối

với một TĐKTNN. Có một cơ chế quản lý tài chính phù hợp với mô hình tập đoàn

là nền tảng để các tập đoàn phát huy hết sức mạnh tài chính, nguồn lực, công nghệ

của mình trong hoạt động SXKD và các hoạt động khác.

1.2.2 Nội dung của cơ chế quản lý tài chính

1.2.2.1 Cơ chế huy động vốn

Mục tiêu của công tác huy động và sử dụng vốn là không ngừng mở rộng quy

mô vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của TĐKT. Khi tập đoàn huy động vốn,

tùy vào nhu cầu bù đắp nguồn vốn nào mà tập đoàn quyết định huy động nguồn vốn

ngắn hạn hay dài hạn. Quyết định nguồn vốn dài hạn bao gồm những quyết định

xem tập đoàn nên huy động bao nhiêu vốn chủ sở hữu và bao nhiêu nợ vay, quyết

định xem loại vốn chủ sở hữu nào và loại nợ vay nào tập đoàn nên sử dụng và quyết

định khi nào nên huy động các nguồn vốn đó. Quyết định nguồn vốn ngắn hạn, về

Page 22: Tailieu.vncty.com   5067 1967

16

nguyên tắc chỉ nên đƣa ra khi tập đoàn cần đầu tƣ vào các tài sản lƣu động. Huy

động nguồn vốn ngắn hạn khi tập đoàn cần đầu tƣ vào tài sản lƣu động thời vụ gồm

có:

- Các khoản nợ phải trả ngƣời bán

- Các khoản ứng trƣớc của ngƣời mua

- Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nƣớc

- Các khoản phải trả công nhân viên

- Các khoản phải trả khác

- Vay ngắn hạn từ ngân hàng

Hiện nay, có rất nhiều kênh huy động vốn cho các TĐKTNN cũng nhƣ là các

doanh nghiệp khác, có thể kể đến những hình thức huy động chủ yếu sau:

a. Thị trường chứng khoán

Trên thế giới, kênh huy động này đã phát triển từ rất lâu nhƣng tại Việt nam

mấy năm gần đây mới đƣợc các TĐKTNN sử dụng nhiều. Huy động vốn qua TTCK

có ƣu điểm là huy động nhanh chóng vốn nhàn dỗi từ các nhà đầu tƣ. Tuy nhiên,

hình thức huy động này chiếm một chi phí khá cao, thời gian tích lũy vốn lâu và có

nhiều rủi ro. Huy động vốn qua TTCK có thể qua các loại chứng khoán sau:

- Thƣơng phiếu: Thƣơng phiếu ra đời trên cơ sở quan hệ mua bán chịu giữa

các chủ thể trong nền kinh tế. Trong quá trình phát triển, thƣơng phiếu dần dần biến

đổi tính chất, từ một giấy chứng nhận nợ thông thƣờng đã trở thành một công cụ lƣu

thông tín dụng có thể thực hiện đƣợc chức năng phƣơng tiện lƣu thông và phƣơng

tiện thanh toán thay thế cho tiền mặt trong nền kinh tế. Thƣơng phiếu tồn tại dƣới 2

hình thức là hối phiếu và lệnh phiếu:

Hối phiếu là chứng chỉ có giá do ngƣời bán chịu lập, là một mệnh lệnh đòi

tiền vô điều kiện, yêu cầu ngƣời mua khi nhìn thấy hối phiếu chịu trả một

số tiền xác định vào một thời gian và ở một địa điểm nhất định cho ngƣời

thụ hƣởng.

Lệnh phiếu là chứng chỉ có giá do ngƣời mua chịu lập, cam kết trả một số

tiền xác định trong một thời gian và ở một địa điểm nhất định cho ngƣời

thụ hƣởng.

Page 23: Tailieu.vncty.com   5067 1967

17

- Trái phiếu công ty: Trái phiếu công ty là công cụ nợ dài hạn do công ty phát

hành nhằm huy động vốn dài hạn. Trên trái phiếu bao giờ cũng có ghi một số tiền

nhất định, gọi là mệnh giá của trái phiếu. Mệnh giá nói chung (face or par value) tức

là giá trị đƣợc công bố của tài sản. Trong trƣờng hợp trái phiếu, mệnh giá thƣờng

đƣợc công bố là 1.000USD hoặc 100.000 đồng nhƣ ở Việt Nam. Ngoài việc công

bố mệnh giá, ngƣời phát hành trái phiếu còn công bố lãi suất của trái phiếu. Lãi suất

của trái phiếu (coupon rate) tức là lãi suất mà ngƣời mua trái phiếu đƣợc hƣởng, nó

bằng lãi đƣợc hƣởng chia cho mệnh giá của trái phiếu. Thông qua phát hành trái

phiếu, doanh nghiệp có thể vay đƣợc từ thị trƣờng một khoản vốn khá lớn. Nhờ đó

tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cãi thiện đáng kể, tập đoàn sẽ

có thêm tiền để đầu tƣ, mở rộng hoạt động sản suất kinh doanh. Có rất nhiều loại

trái phiếu, đƣợc phân loại theo nhiều căn cứ:

Căn cứ vào thứ tự ƣu tiên thanh toán: Trái phiếu cao cấp và trái phiếu thứ

cấp

Căn cứ theo lãi suất coupon: lãi suất cố định, lãi suất thay đổi, lãi suất bằng

0.

Liên quan đến việc hoàn trả gốc: trái phiếu có thể thu hồi trƣớc hạn, trái

phiế có thể bán trƣớc hạn cho nhà phát hành, trái phiếu chuyển đổi.

Căn cứ theo tính chất đảm bảo: Bond (loại trái phiếu có tài sản đảm bảo) và

Denbenture (loại trái phiếu không có tài sản đảm bảo)

- Cổ phiếu: Khác với trái phiếu, cổ phiếu là chứng nhận góp vốn vào công ty

cổ phần. Nó là chứng khoán vốn, trong khi trái phiếu là chứng khoán nợ. Theo định

nghĩa của pháp luật doanh nghiệp thì: Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần

phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần

của công ty đó2. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu còn đƣợc

chia thành cổ phiếu ƣu đãi và cổ phiếu phổ thông hay còn gọi là cổ phiếu thƣờng.

Cổ phiếu thƣờng đƣợc xem nhƣ là loại cổ phiếu có thu nhập không cố định. Cổ

2 Quốc hội khoá X,

Luật doanh nghiệp 2005, điều 85

Page 24: Tailieu.vncty.com   5067 1967

18

phiếu ƣu đãi bao gồm: Cổ phiếu ƣu đãi biểu quyết, Cổ phiếu ƣu đãi cổ tức, Cổ

phiếu ƣu đãi hoàn lại trong đó có cổ phiếu ƣu đãi cổ tức có thu nhập cố định.

Phát hành cổ phiếu ƣu đãi cổ tức : Một TĐKTNN có thể chọn cách phát

hành cổ phiếu ƣu đãi cổ tức mới để huy động vốn. Những ngƣời mua các

cổ phiếu này đƣợc hƣởng mức cổ tức cố định hàng năm và sẽ đƣợc điều

chỉnh nếu mức chi trả cổ phiếu phổ thông cao hơn. Họ có quyền ƣu tiên

đặc biệt khi tập đoàn gặp phải khó khăn về tài chính. Nếu lợi nhuận bị hạn

chế thì chủ sở hữu cổ phiếu ƣu đãi cổ tức sẽ đƣợc nhận cổ tức sau trái chủ

nhƣng trƣớc chủ sở hữu bất kỳ loại cổ phiếu thƣờng nào.

Chào bán cổ phiếu phổ thông: Nếu một TĐKTNN đang ở trong tình trạng

tài chính lành mạnh, nó có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu

phổ thông của các công ty thành viên hay của chính tập đoàn. Thông

thƣờng, các ngân hàng đầu tƣ giúp các tập đoàn phát hành cổ phiếu, đồng ý

mua bất kỳ cổ phần mới nào đƣợc phát hành với mức giá đặt trƣớc nếu

công chúng từ chối mua cổ phiếu đó với mức giá tối thiểu nhất định. Việc

các cổ đông phổ thông có đƣợc nhận cổ tức sau khi kết thúc một niên độ kế

toán hay không còn phụ thuộc vào chính sách cổ tức của tập đoàn và quyết

định của hội đồng quản trị. Mặc dù ngƣời giữ cổ phiếu phổ thông có quyền

riêng bầu chọn hội đồng quản trị tập đoàn, nhƣng họ lại chƣa đƣợc nhận cổ

tức khi đến kỳ phân chia lợi nhuận nếu tập đoàn chƣa thanh toán tiền lãi

cho các trái chủ và cổ tức ƣu đãi cho những ngƣời nắm giữ cổ phiếu ƣu đãi

cổ tức.

Cơ hội huy động vốn bằng cổ phiếu trên thị trƣờng niêm yết phụ thuộc vào

quy mô vốn hóa của thị trƣờng, trong đó tốc độ thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp

và niêm yết cổ phiếu trên thị trƣờng đóng vai trò quyết định. Quy mô vốn hóa và số

lƣợng công ty niêm yết trên thị trƣờng thay đổi hàng ngày theo hƣớng càng tăng đã

mở ra cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tƣ nói chung và cho hoạt động của doanh

nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, số lƣợng tài khoản giao dịch và khối lƣợng vốn các

nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đổ vào thị trƣờng cổ phiếu cũng tăng theo khiến cho

việc tìm kiếm cơ hội huy động vốn trở thành việc cạnh tranh gay gắt.

Page 25: Tailieu.vncty.com   5067 1967

19

b. Huy động vốn tín dụng

Đây là hình thức huy động vốn phổ biến hiện nay bởi thủ tục đơn giản hơn

hình thức huy động vốn qua TTCK và tiết kiệm chi phí tuy nhiên các TĐKTNN

thƣờng phải có một tài sản đảm bảo cho khoản tín dụng.

Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (

ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (ở đây là các TĐKTNN),

trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn

nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc

và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán3.

Giá trị hoàn trả thông thƣờng phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách

khác là ngƣời đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài phần gốc. Các TĐKTNN có thể

vay vốn từ các tổ chức khác nhau mà theo đó có các tên gọi khác nhau:

- Tín dụng nhà nƣớc: Tín dụng nhà nƣớc về thực chất có thể coi nhƣ một

khoản chi của ngân sách nhà nƣớc, vì cho vay theo lãi suất ƣu đãi, tức lãi suất cho

vay thƣờng thấp hơn lãi suất trên thị trƣờng tín dụng, nên Nhà nƣớc phải dành ra

một phần ngân sách trợ cấp bù lãi suất. Song tín dụng nhà nƣớc có những ƣu thế

riêng, phát triển hoạt động tín dụng nhà nƣớc là đi liền với giảm bao cấp về chi

ngân sách nhà nƣớc trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, đồng thời nâng cao hơn

nữa trách nhiệm của ngƣời sử dụng vốn. Hiện tại, hoạt động tín dụng nhà nƣớc do

Quỹ hỗ trợ phát triển đảm nhận. Đây là một tổ chức tài chính nhà nƣớc thực hiện

việc tài trợ chính sách.

- Tín dụng Ngân hàng: Là khoản tín dụng đƣợc cấp bởi các ngân hàng thƣơng

mại. Căn cứ vào từng đặc điểm của tín dụng, có thể phân loại tín dụng nhƣ sau:

Căn cứ vào mục đích sử dụng khoản tín dụng: cho vay bất động sản, cho

vay công nghiệp và thƣơng mại, cho vay nông nghiệp, cho vay các định

chế tài chính, cho vay cá nhân, cho thuê

Căn cứ vào thời hạn cho vay: cho vay ngắn hạn (dƣới 1 năm), cho vay

trung hạn (từ 1-5 năm), cho vay dài hạn (từ 5 năm trở lên)

3 Học viện Ngân hàng (2001),

Giáo trình “Tín dụng Ngân hàng”, Nxb Thống kê, tr.20

Page 26: Tailieu.vncty.com   5067 1967

20

Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: cho vay không bảo đảm,

cho vay có bảo đảm

Căn cứ vào phƣơng pháp hoàn trả: cho vay có thời hạn, cho vay không có

thời hạn cụ thể

Căn cứ vào xuất xứ tín dụng: cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp

- Tín dụng từ các tổ chức phi ngân hàng và nguồn khác: Tổ chức tín dụng phi

ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng

như là nội dung kinh doanh thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không

kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán4. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm công

ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

TĐKTNN có thể huy động vốn từ các tổ chức này với mức lãi suất có thể thấp hơn

lãi suất ngân hàng hoặc đƣợc hƣởng một số ƣu đãi khác vì các tổ chức tín dụng này

muốn tạo lợi thế cạnh tranh. Mặc dù vậy, đây là một kênh vay vốn còn khá mới mẻ

với các TĐKTNN ở Việt Nam.

c. Huy động nguồn vốn nội bộ

Vốn nội bộ luôn là nguồn vốn có sẵn nhƣng dàn trải, không thể huy động bất

cứ lúc nào vì thời điểm nhàn dỗi của khoản đầu tƣ là khác nhau. Tự tài trợ bằng

nguồn vốn nội bộ tuy không giải quyết đƣợc toàn bộ nhu cầu vốn của tập đoàn

nhƣng đƣợc coi là biện pháp chủ động và với chi phí thấp. Hình thức này đƣợc huy

động theo các cách sau:

- Cách 1: Thực hiện tái đầu tƣ từ khoản lợi nhuận giữ lại. Lợi nhuận thu đƣợc

đƣợc chia ra theo tỷ lệ nào đó và tiếp tục quay vòng vốn, làm tăng vốn chủ sở hữu

(VCSH) để tiếp tục các hoạt động kinh doanh. Khi thực hiện cách này còn phải phụ

thuộc vào điều lệ của công ty, tình hình kinh doanh các ký trƣớc và sự đồng thuận

của các chủ sở hữu công ty.

- Cách 2: Lƣu chuyển vốn nội bộ từ việc tận dụng tín dụng nội bộ nghĩa là vay

của nhân viên trong công ty với lãi suất thấp hơn lãi suất ngân hàng, nhƣng bù vào

đó công ty sẽ có những chính sách ƣu đãi khác bù đắp và khuyến khích nhân viên.

4 Quốc hội (2004),

Luật các tổ chức tín dụng, điều 20.

Page 27: Tailieu.vncty.com   5067 1967

21

Ngoài ra, trong mô hình TĐKTNN các công ty con có thể kêu gọi sự đầu tƣ của

công ty mẹ dƣới hình thức đầu tƣ thêm vốn hoặc cấp tín dụng.

- Cách 3: Thành lập một định chế tài chính với quan hệ là công ty con. Định

chế tài chính này có thể là Ngân hàng thƣơng mại hoặc các tổ chức tín dụng phi

ngân hàng nhƣ: công ty tài chính, quỹ đầu tƣ, công ty bảo hiểm… Vai trò của định

chế tài chính của tập đoàn trong việc điều hoà vốn nội bộ có tầm quan trọng đặc

biệt. Khi tồn tại vốn nhàn dỗi, chƣa sử dụng đến của một công ty thành viên trong

khi các công ty thành viên khác đang có nhu cầu bù đắp vốn thì lúc này vau trò

trung gian tài chính của các định chế tài chính, đặc biệt là các công ty tài chính đƣợc

phát huy cao độ.

d. Huy động nguồn vốn khác

Ngoài những kênh huy động đã nói ở trên, doanh nghiệp có thể dùng đến các

hình thức huy động khác nhƣ:

- Cho thuê tài chính (cho thuê vốn- Capital leases): là loại cho thuê trung và

dài hạn, bên cho thuê là các TĐKTNN, bên đi thuê là các cá nhân, tổ chức khác

không đƣợc phá hủy hợp đồng. Bên đi thuê chịu trách nhiệm bảo trì, đóng bảo hiểm

và thuế tài sản. Phần lớn các hợp đồng cho thuê tài chính, bên thuê đƣợc quyền gia

hạn hợp đồng hoặc đƣợc quyền mua đứt tài sản sau khi thời hạn hợp đồng kết thúc.

Thực chất cho thuê tài chính là một hình thức tài trợ vốn cho bên đi thuê, trong đó

theo yêu cầu sử dụng của bên đi thuê, các TĐKTNN dùng tài sản có sẵn chuyển

giao cho bên đi thuê sử dụng và nhận lại khoản tiển thuê. Nhƣng trong ngắn hạn

cũng là một kênh cung cấp vốn cho các tập đoàn đang rất cần vốn. Hình thức này

thƣờng đƣợc áp dụng trong ngành bất động sản hoặc thiết bị sản xuất.

- Cho thuê vận hành (Operation leases): Cho thuê vận hành là hình thức cho

thuê hoạt động, tức cho thuê tài sản có thời hạn nhất định (thời gian thuê chỉ chiếm

một phần trong khoảng thời gian hữu dụng của tài sản và là ngắn hạn) và sẽ trả lại

các TĐKTNN khi kết thúc thời gian thuê tài sản. Các tập đoàn giữ quyền sở hữu tài

sản cho thuê và nhận tiền cho thuê theo hợp đồng đã thỏa thuận. Tiền thuê hoạt

động sẽ giúp các tập đoàn trang trải một số nhu cầu vốn lƣu động thiếu hụt. Nhƣng

hình thức này mang lại số vốn không lớn lại phải trải đều theo các kỳ.

Page 28: Tailieu.vncty.com   5067 1967

22

- Liên doanh, liên kết sản xuất: là hình thức hợp tác giữa hai chủ thể kinh

doanh (có thể trong nƣớc hoặc ngoài nƣớc) bằng cách thành lập 1 pháp nhân mới

hoặc chỉ thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh cùng thực hiện những hoạt động

kinh doanh hợp pháp để đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh chung cùng có lợi cho cả hai

bên. Nếu TĐKTNN có quy trình kĩ thuật, thƣơng hiệu hoặc nguồn lực chất lƣợng

nhƣng lại thiếu tiềm lực về vốn có thể huy động theo hình thức này. Có thể kể đến

các kênh nhƣ thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI), vốn hỗ trợ phát triển

chính thức (ODA), hay kí kết các hợp đồng BOT, BT,… Đây là hình thức biểu hiện

tính chất toàn cầu hóa rõ nhất và hiện đang rất đƣợc các doanh nghiệp ƣa dùng.

1.2.2.2 Cơ chế quản lý, sử dụng vốn và tài sản

a. Quản lý, sử dụng vốn

Vốn sau khi đã đƣợc huy động, doanh nghiệp phải lên kế hoạch quản lý, sử

dụng vốn sao cho vốn phải sinh lời với tỷ suất sinh lời lớn hơn lãi suất công bố tại

ngân hàng. Trƣớc hết vay vốn để bù đắp nhu cầu vốn thiếu hụt trong quá trình

SXKD. Sau đó, nguồn vốn dƣ thừa sẽ đƣợc đầu tƣ vào các kênh khác nhau vì

nguyên tắc của một doanh nghiệp là không đƣợc để quá nhiều tiền nhàn rỗi. Hiệu

quả của việc đầu tƣ phụ thuộc chủ yếu vào các quyết định sử dụng nguồn vốn của

doanh nghiệp. Về cơ bản, quyết định nguồn vốn gồm quyết định nguồn vốn ngắn

hạn, quyết định nguồn vốn dài hạn, quyết định quan hệ cơ cấu giữa nợ và vốn chủ

sở hữu, quyết định vay để mua hay thuê tài sản. Doanh nghiệp phải quyết định xem

nguồn vốn ngắn hạn đầu tƣ vào kênh nào, nguồn vốn dài hạn sử dụng ra sao để cân

bằng nguồn vốn trong doanh nghiệp. Theo mô hình công ty mẹ - công ty con đang

đƣợc áp dụng tại VN, các TĐKTNN nhìn chung có những thẩm quyền nhƣ sau đối

với các quyết định đầu tƣ:

- Đầu tƣ mới 100% vào những công ty 100% vốn của tập đoàn, hay những

công ty đã có/sẽ có vốn chi phối của tập đoàn.

- Đầu tƣ phát triển SXKD vào những công ty nói trên.

- Đầu tƣ vào những công ty liên kết cũng nhƣ việc tăng hay giảm vốn sau này.

Trong nền kinh tế mở nhƣ hiện nay, có rất nhiều hình thức đầu tƣ để sinh lời:

Page 29: Tailieu.vncty.com   5067 1967

23

- Đầu tƣ vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh: Đây là mục tiêu chính từ các

khoản vốn huy động đƣợc. Doanh nghiệp có thể sử dụng vốn để phát triển sản xuất,

kinh doanh theo hai hƣớng:

Theo chiều rộng: Tiến hành mở rộng quy mô sản xuất và mở rộng thị

trƣờng. Vốn sẽ đƣợc đầu tƣ vào máy móc, nhà xƣởng, trang thiết bị kỹ

thuật, nhân viên mới.

Theo chiều sâu: Doanh nghiệp sử dụng vốn đổi mới công nghệ, thay thế

các thiết bị cũ bằng các dây chuyền sản xuất mới, hiện đại nhằm nâng cao

năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật, từ đó nâng cao chất lƣợng đầu ra.

- Đầu tƣ vốn ra ngoài TĐKTNN5:

Góp vốn, mua cổ phần để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm

hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn hợp đồng hợp tác kinh doanh không

hình thành pháp nhân mới;

Mua cổ phần hoặc góp vốn tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm

hữu hạn, công ty hợp danh đang hoạt động;

Mua lại một công ty khác;

Mua công trái, trái phiếu để hƣởng lãi;

Đầu tƣ ra nƣớc ngoài: đây là hình thức đầu tƣ rất đƣợc nhà nƣớc khuyến

khích vì có tác động tích cực đến cán cân thanh toán của quốc gia. Doanh

nghiệp đầu tƣ ra nƣớc ngoài dƣới các hình thức nhƣ: đầu tƣ chứng khoán,

góp vốn cổ phần, hợp tác liên doanh…

Và một số hình thức đầu tƣ khác theo quy định của pháp luật

Cơ chế đầu tƣ vốn xét trong mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con,

cháu, công ty liên kết trong các TĐKTNN đƣợc phân loại thành các loại hình sau:

- Đầu tƣ đơn cấp: đây là cơ chế đầu tƣ đơn thuần chỉ có một cấp, công ty mẹ

đầu tƣ trực tiếp xuống công ty con, công ty con đầu tƣ trực tiếp xuống các công ty

cháu…

5 Chính phủ (2009),

Nghị định 09/2009/NĐ-CP, chƣơng 2, mục 1, điều 7

Page 30: Tailieu.vncty.com   5067 1967

24

Sơ đồ 1.3: Cơ chế đầu tư đơn cấp trong các TĐKTNN

- Đầu tƣ đa cấp: Trong mô hình đa cấp, các công ty, đặc biệt là công ty mẹ,

vừa đầu tƣ trực tiếp vào các công ty con, đồng thời cũng đầu tƣ trực tiếp vào các

công ty cháu, chắt ở dƣới, không thông qua công ty trung gian nào.

Sơ đồ 1.4: Cơ chế đầu tư đa cấp trong các TĐKTNN

- Đầu tƣ hỗn hợp: là mô hình kết hợp tất cả các hình thức đầu tƣ đơn cấp, đa

cấp và các công ty con, cháu còn đầu tƣ ngƣợc lại công ty mẹ.

Page 31: Tailieu.vncty.com   5067 1967

25

Sơ đồ 1.5: Cơ chế đầu tư hỗn hợp trong các TĐKTNN

b. Quản lý, sử dụng tài sản

Thực chất, vốn và tài sản là hai mặt của một vấn đề, vốn chính là biểu hiện

bằng tiền của tài sản. Vì thế khi nghiên cứu cơ chế quản lý và sử dụng vốn thì

không thể không nói tới cơ chế quản lý, sử dụng tài sản. Khi sử dụng tài sản,

TĐKTNN đƣa ra các quyết định đầu tƣ liên quan đến: tổng giá trị tài sản và giá trị

từng bộ phận tài sản cần có và mối quan hệ cân đối giữa các bộ phận tài sản trong

doanh nghiệp. Quản lý tài sản trong các TĐKTNN đƣợc xét trên hai góc độ: quản lý

nhà nƣớc về sử dụng tài sản và quan hệ sử dụng tài sản trong nội bộ tập đoàn.

- Nhà nƣớc quản lý tài sản của mình trong các TĐKTNN theo cơ chế tăng

quyền tự chủ cho các TĐKTNN trong các quyết định nhƣ: đƣợc quyền thay đổi cấu

trúc tài sản sao cho phù hợp với yêu cầu SXKD của tập đoàn, đƣợc cầm cố, thế

chấp… tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng hợp pháp của TĐKTNN.

- Cơ chế quản lý và sử dụng tài sản đối với các TĐKTNN bao gồm các nội

dung sau: cơ chế cấp phát vốn, tài sản cho các doanh nghiệp là thành viên, cơ chế

phân cấp đầu tƣ, cơ chế thực hiện góp liên doanh hay đầu tƣ vào các doanh nghiệp

khác... Trong đó cơ chế quản lý tài sản tập trung vào cơ chế phân cấp sử dụng tài

sản. Hội đồng quản trị (HĐQT) có quyền ban hành cơ chế này, quyết định những

chính sách và biện pháp về sử dụng tài sản trong các doanh nghiệp là thành viên.

Quản lý tài sản bao gồm quản lý tài sản cố định (TSCĐ) và quản lý tài sản lƣu động

(TSLĐ).

Page 32: Tailieu.vncty.com   5067 1967

26

Quản lý tài sản cố định: Theo thông tƣ 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài Chính,

mỗi TSCĐ (bao gồm TSCĐ vô hình và TSCĐ hữu hình) phải đƣợc quản lý theo

nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán:

Giá trị còn lại trên sổ

kế toán của TSCĐ

= Nguyên giá của tài

sản cố định

- Số hao mòn luỹ kế của

TSCĐ

Để quản lý đƣợc số hao mòn lũy kế của TSCĐ, tất cả TSCĐ hiện có của doanh

nghiệp đều phải trích khấu hao gồm cả tài sản cố định không cần dùng, chờ thanh

lý, trừ những tài sản cố định thuộc công trình phúc lợi công cộng, nhà ở. Căn cứ khả

năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phƣơng pháp trích khấu hao

tài sản cố định mà doanh nghiệp đƣợc lựa chọn các phƣơng pháp trích khấu hao phù

hợp với từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp nhƣ sau:

phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng

phƣơng pháp khấu hao theo số dƣ giảm dần có điều chỉnh

phƣơng pháp khấu hao theo số lƣợng, khối lƣợng sản phẩm

Quản lý tài sản lưu động: Tài sản lƣu động là những tài sản thuộc quyền sở

hữu của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng luân chuyển và thu hồi trong vòng 1

năm. TSLĐ thƣờng đƣợc tài trợ bằng vốn lƣu động (vốn ngắn hạn). Vì thế quản lý

TSLĐ chính là quản lý vốn lƣu động theo các hoạt động sau:

Xác định nhu cầu về vốn lƣu động

Xây dựng và quản lý các định mức hao phí về nguyên, nhiên, vật liệu, tiền

lƣơng và các chi phí bằng tiền khác

Xây dựng và quản lý các định mức về tồn quỹ tiền mặt, các khoản phải thu,

khoản phải trả, số lƣợng hàng tồn kho

Trong quá trình sử dụng doanh nghiệp phải tổ chức kiểm kê, xác định số lƣợng

tài sản (tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn, tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn), đối

chiếu các khoản công nợ phải trả, phải thu khi khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài

chính năm để xử lý tổn thất tài sản và đánh giá lại tài sản (trong một số trƣờng hợp).

Theo nghị định 09/2009/NĐ-CP, vấn đề quản lý vốn và tài sản của nhà nƣớc

tại các doanh nghiệp, TĐKTNN nhà nƣớc phải có trách nhiệm bảo toàn và phát

Page 33: Tailieu.vncty.com   5067 1967

27

triển vốn và tài sản của nhà nƣớc, sử dụng vào những mục đích sinh lời, có lợi cho

xã hội và không vi phạm pháp luật.

1.2.2.3 Cơ chế quản lý và phân phối lợi nhuận

Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng nói đến cùng là lợi

nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hƣớng

đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận. Theo quy định hiện hành, lợi nhuận bao gồm

lợi nhuận từ hoạt động SXKD và lợi nhuận khác. Lợi nhuận trong mối quan hệ với

doanh thu và các khoản chi phí:

Lợi nhuận = Doanh thu thuần – Các khoản chi phí

Đi đôi với việc quản lý lợi nhuận, các TĐKTNN phải quản lý doanh thu và chi

phí bằng cơ chế quản lý doanh thu và chi phí:

- Doanh thu bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh và các thu nhập khác.

Cơ chế quản lý doanh thu phụ thuộc nhiều vào mô hình hoạt động kinh doanh đa

ngành hay đơn ngành và tính chất sở hữu của từng loại hình TĐKTNN. Cơ chế

quản lý doanh thu đƣợc thực hiện theo 3 cách:

Cơ chế quản lý doanh thu theo hình thức tập trung: cơ chế hoạt động dựa

trên cơ sở quản lý chặt chẽ doanh thu của các công ty thành viên, qua đó

xác định doanh thu của toàn bộ tập đoàn. Hình thức này chỉ phù hợp với

những tập đoàn kinh doanh đơn ngành, kết quả kinh doanh ổn định không

phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố của môi trƣờng bên trong và bên ngoài

và quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con là liên kết chặt.

Cơ chế quản lý doanh thu theo hình thức phân tán: hình thức này không

xây dựng định mức doanh thu cho các công ty thành viên mà chỉ thống kê

doanh thu của toàn tập đoàn nhằm đƣa ra chiến lƣợc phát triển cho toàn tập

đoàn. Hình thức này phù hợp với các TĐKTNN kinh doanh đa ngành và

quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con là liên kết chặt.

Cơ chế quản lý doanh thu theo hình thức hỗn hợp: là hình thức tổng hợp

của hai hình thức trên. Trong TĐKTNN có các đơn vị hạch toán độc lập

(HTĐL) và hạch toán phụ thuộc (HTPT). Hình thức này hiện nay rất phổ

biến trong các TĐKTNN.

Page 34: Tailieu.vncty.com   5067 1967

28

- Chi phí là các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động SXKD trong

năm tài chính, bao gồm chi phí SXKD và các chi phí khác. Cơ chế quản lý chi phí

cũng tuỳ vào mô hình hoạt động kinh doanh đa ngành hay đơn ngành mà các

TĐKTNN có các hình thức khác nhau:

Cơ chế quản lý chi phí theo hình thức khoán chi phí: hình thức này phù hợp

với các TĐKTNN kinh doanh đa ngành, khó có thể lƣợng hoá hoặc quy

chuẩn về một định mức nhất định. Gọi là khoán chi phí nhƣng thực chất là

phƣơng thức khoán theo các chỉ tiêu nhƣ: khoán theo doanh thu, khoán

theo tốc độ phát triển sản phẩm…

Cơ chế quản lý chi phí theo hình thức áp dụng định mức: Đối với các

TĐKTNN kinh doanh đơn ngành thì áp dụng một định mức nhất định cho

các công ty thành viên.

Cơ chế quản lý chi phí theo hình thức hỗn hợp: là hình thức tổng hợp của

hai hình thức trên.

Dựa theo cơ chế quản lý doanh thu và chi phí mà TĐKTNN xây dựng cơ chế

quản lý lợi nhuận cho phù hợp. Cơ chế quản lý lợi nhuận cũng có ba hình thức quản

lý:

Cơ chế quản lý lợi nhuận theo hình thức tập trung

Cơ chế quản lý lợi nhuận theo hình thức phân tán

Cơ chế quản lý lợi nhuận theo hình thức hỗn hợp

Trong cơ chế quản lý lợi nhuận, cơ chế phân phối lợi nhuận trong các

TĐKTNN đƣợc các chủ sở hữu và ngƣời lao động quan tâm nhất. Lợi nhuận sau

thuế đƣợc phân phối theo điều lệ của tập đoàn, quy định của nhà nƣớc và các

phƣơng án kinh doanh ở kỳ tiếp theo của tập đoàn theo sơ đồ 1.6:

Page 35: Tailieu.vncty.com   5067 1967

29

Sơ đồ1.6: Phân phối lợi nhuận

Theo Nghị định 09/2009/NĐ-CP, lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động sản xuất,

kinh doanh và thu nhập khác, sẽ tiến hành phân phối lần lƣợt từ bƣớc 1 đến bƣớc 5

nhƣ sơ đồ 1.6, không đƣợc đảo lộn thứ tự các bƣớc. Phần lợi nhuận còn lại ở bƣớc

thứ 5 đƣợc phân phối nhƣ sau6:

a. Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng

(nếu có);

b. Bù đắp khoản lỗ của các năm trƣớc đã hết thời hạn đƣợc trừ vào lợi nhuận

trƣớc thuế;

c. Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính; khi số dƣ quỹ bằng 25% vốn điều lệ

thì không trích nữa;

d. Trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ đã đƣợc nhà nƣớc

quy định đối với TĐKTNN đặc thù mà pháp luật quy định phải trích lập.

đ. Số còn lại sau khi lập các quỹ quy định tại điểm a, b, c, d đƣợc phân phối

theo tỷ lệ giữa vốn nhà nƣớc đầu tƣ tại TĐKTNN và vốn công ty tự huy động bình

quân trong năm.

6 Chính phủ,

Nghị định 09/2009/NĐ-CP, chƣơng 2, mục 4, điều 27

Page 36: Tailieu.vncty.com   5067 1967

30

Đối với các TĐKTNN, các công ty thành viên cùng góp một quỹ chung (trích

nộp cho công ty mẹ) để phục vụ mục đích chung của cả tập đoàn.

1.2.2.4. Cơ chế kiểm soát tài chính

Song song với các cơ chế trên là cơ chế kiểm soát tài chính. Việc kiểm tra,

giám sát tài chính của các TĐKTNN phải luôn luôn sát sao và kịp thời, bao gồm:

- Nhà nƣớc thực hiện kiểm tra, giám sát có định kỳ đối với các TĐKTNN. Nhà

nƣớc kiểm soát tài chính thông qua cơ chế quản lý tài chính và ban hành quy định

về Luật kế toán, điều lệ tổ chức kế toán, Luật kiểm toán…

- Công ty mẹ thực hiện kiểm tra, giám sát các công ty con, công ty liên kết.

Mức độ kiểm soát phụ thuộc vào tỷ lệ phần trăm sở hữu cổ phần chi phối trong các

công ty này.

TĐKTNN phải tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê theo đúng quy

định của pháp luật đồng thời phải chịu sự kiểm tra, giám sát tài chính của các đơn vị

có thẩm quyền nhƣ: thanh tra, các cơ quan độc lập, kiểm soát nội bộ doanh nghiệp.

Sau khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh, để minh bạch và chính xác trong những

báo cáo tài chính và khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng cho nhà nƣớc, tập

đoàn phải chịu sử kiểm tra, soát xét của các kiểm toán viên. Công tác kiểm toán

đƣợc thực hiện theo các nội dung sau:

- Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán quyết toán vốn đầu tƣ nhằm kiểm tra

và xác nhận tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp, độ tin cậy của báo cáo trƣớc khi

giám đốc, tổng giám đốc ký duyệt và công bố. Thông qua công tác kiểm tra, kiểm

toán viên nội bộ đƣa ra những kiến nghị và tƣ vấn cần thiết cho hoạt động SXKD

của TĐKTNN nhằm đảm bảo tính hiệu quả và hợp lý.

- Kiểm toán tuân thủ: kiểm tra tính tuân thủ luật pháp, chính sách, chế độ tài

chính, chế độ quản lý của nhà nƣớc và tình hình chấp hành các chính sách, quy chế,

quyết định của hội đồng quản trị, Ban giám đốc… Nội dung công việc kiểm toán

tuân thủ đƣợc kết hợp với cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán báo cáo

quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản.

- Kiểm toán chuyên đề theo các nội dung cụ thể tại các đơn vị nhằm đảm bảo

thực hiện quản lý theo các mục tiêu đã định có ảnh hƣởng quan trọng tới việc quản

Page 37: Tailieu.vncty.com   5067 1967

31

lý, điều hành của TĐKTNN nhƣ kiểm toán chuyên đề quản lý tài sản, quản lý tem

thƣ, kiểm toán ngân quỹ, kiểm toán quản lý công nợ….

Thực chất, ba nội dung trên đều cùng đƣợc kết hợp thực hiện để đảm bảo đánh

giá toàn diện tình hình quản lý ở một lĩnh vƣc cụ thể.

Đối với các TĐKTNN, vai trò và công việc của các kiểm soát viên nội bộ càng

phải đƣợc nêu cao, cụ thể và chặt chẽ hơn tại các công ty con và đƣợc sự kiểm soát

trực tiếp từ công ty mẹ.

1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính trong tập

đoàn kinh tế nhà nước

- CCQLTC trong các TCT 91- tiền thân của các TĐKTNN bị ảnh hƣởng từ cơ

chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, trƣớc khi có chính sách đổi mới của Đảng và

Nhà nƣớc. Quy mô vốn của các TCT phụ thuộc vào cơ chế cấp phát vốn của ngân

sách nhà nƣớc (NSNN) nên các TCT không phát huy đƣợc khả năng tự chủ, sáng

tạo trong việc tạo lập, huy động vốn. Trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng

XHCN, có sự điều tiết của chính phủ hiện nay, CCQLTC trong các TĐKT hoàn

toàn phụ thuộc vào các động lực kinh tế và cung cầu về vốn trên thị trƣờng. Nhƣ

vậy, cơ chế huy động vốn trong các TĐKTNN nói riêng và tất cả doanh nghiệp nói

chung phụ thuộc vào một số yếu tố cụ thể của mỗi nền kinh tế: hệ thống tài chính và

thị trƣờng tài chính; hệ thống luật phát và vai trò can thiệp vĩ mô của Nhà nƣớc đối

với nền kinh tế và môi trƣờng kinh doanh đa dạng của quốc gia.

- Trong môi trƣờng có sự điều tiết của Chính phủ; có sự mở rộng hơn các kênh

thu hút vốn cho các doanh nghiệp và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với

các công cụ tài chính khác nhau. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, đặc biệt là các

TĐKTNN phải tuân thủ các quy định chặt chẽ của Chính phủ và bị kiểm soát tƣơng

đối chặt chẽ của các cơ quan chức năng của Chính phủ nhƣ Bộ Tài Chính, Ngân

hàng thƣơng mại, Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc, cơ quan kiểm toán, cơ quan chủ

quản... Hoạt động huy động vốn của các TĐKTNN bị kiểm soát một số mặt nhƣ:

phƣơng thức huy động vốn, công cụ tài chính và cơ chế báo cáo. Vì vậy, cơ chế

kiểm soát của các cơ quan, ban ngành có tác động đến hƣớng đi của CCQLTC trong

các TĐKTNN.

Page 38: Tailieu.vncty.com   5067 1967

32

- Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức của các TĐKTNN và mối quan hệ giữa công ty

mẹ và công ty con cũng là yếu tố có ảnh hƣởng lớn thứ hai đến CCQLTC. Mối quan

hệ giữa công ty mẹ và công ty con càng chặt chẽ thì sự ảnh hƣởng của những quyết

định của công ty mẹ đến CCQLTC của công ty con càng lớn và ngƣợc lại.

- Ngoài ra, đặc điểm ngành nghề kinh doanh của TĐKTNN cũng có tác động

không nhỏ đến CCQLTC đặc biệt là cơ chế huy động vốn. TĐKTNN hoạt động

trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng hay công nghiệp nặng thƣờng có nhu cầu về vốn

rất lớn. Những TĐKTNN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hoặc một số lĩnh vực

khác có nhu cầu về vốn ít hơn. Vì thế mà CCQLTC ở các TĐKTNN là khác nhau.

1.2.4 Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các tập

đoàn kinh tế nhà nước

Khi khủng hoảng tài chính xảy ra, tƣởng chừng những TĐKTNN sẽ đứng

vững và nổi lên nhƣ là một hiện tƣợng chống lại “cơn bão” khủng hoảng. Nhƣng sự

phá sản của rất nhiều các TĐKT trên thế giới là một lời cảnh báo cho các TĐKT

khác đang ung dung tin rằng CCQLTC của mình đủ tốt. Ví dụ điển hình là tập đoàn

General Motor, Mỹ (GM) đã nộp đơn xin phá sản đầu năm 2009, khủng hoảng nền

kinh tế Mỹ không phải là lí do duy nhất nhƣng nó là yếu tố cơ bản nhất để đẩy

nhanh quá trình này. Không quản lý tốt chi phí, khiến chi phí của mỗi sản phẩm dôi

lên quá cao mà độ bền của sản phẩm lại không làm vừa lòng ngƣời tiêu dùng đã đẩy

GM vào tình trạng phá sản. Theo giới chuyên gia, sự sụp đổ của GM có thể làm tê

liệt nền kinh tế Mỹ, khiến số ngƣời thất nghiệp tăng cao. Thực tế đã chứng minh

rằng, bất cứ mặt nào yếu kém của doanh nghiệp đều dẫn đến sự yếu kém về

CCQLTC. CCQLTC là yếu tố căn bản và quan trọng nhất để một TĐKTNN có đủ

nội lực để tiến hành sản xuất, kinh doanh đạt năng suất cao nhất. Vậy nền kinh tế

của Việt Nam sẽ ra sao nếu tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam hay tập đoàn điện

lực Việt Nam- những tập đoàn có số vốn rất lớn của nhà nƣớc sẽ phá sản vì yếu

kém trong cơ chế quản lý tài chính? Điều đó sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến kinh

tế- chính trị- xã hội của Việt Nam:

- Số lƣợng ngƣời thất nghiệp gia tăng một cách chóng mặt làm tăng tỉ lệ thất

nghiệp của nƣớc ta. Tỷ lệ thất nghiệp cao gây khó khăn cho cuộc sống của rất nhiều

Page 39: Tailieu.vncty.com   5067 1967

33

ngƣời lao động dẫn đến những ảnh hƣởng xấu đến tốc độ tăng trƣởng quốc gia và

nền kinh tế đất nƣớc.

- Thâm hụt vốn của ngân sách nhà nƣớc khi nguồn vốn đầu tƣ vào các

TĐKTNN là quá lớn. Mức thâm hụt vƣợt quá giới hạn cho phép, chính phủ không

thể tự chống đỡ đành phải dựa vào sự hỗ trợ từ nƣớc ngoài bằng cách tăng khoản nợ

quốc gia. Nợ nƣớc ngoài dôi lên quá cao khiến Nhà nƣớc mất tự chủ, bị nƣớc ngoài

chi phối bề ngoài là về mặt tài chính nhƣng thực chất ẩn chứa nguy cơ chính trị bên

trong.

- Nhà nƣớc mất công cụ điều tiết kinh tế đẩy nền kinh tế vào nguy cơ rơi vào

tình trạng tê liệt dẫn đến khủng hoảng.

- Khi các TĐKTNN rơi vào phá sản, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ nhảy vào

các ngành nghề thế mạnh và nhạy cảm của nƣớc ta mà các tập đoàn đang nắm giữ

chủ yếu. Điều này tạo cơ hội cho những thành phần nƣớc ngoài muốn chống phá

chủ nghĩa XHCN ở nƣớc ta khống chế và chi phối nền kinh tế, qua đó chi phối

chính trị và làm lệch lạc định hƣớng XHCN của nƣớc ta.

Chính vì vậy, đổi mới căn bản chính sách, hoàn thiện CCQLTC tại các doanh

nghiệp, đặc biệt là trong các TĐKTNN là vấn đề cấp thiết để không đi theo vết xe

đổ của các TĐKTNN trên thế giới trong thời kì hậu khủng hoảng.

Tóm lại, việc xây dựng một CCQLTC hoàn thiện tại các TĐKTNN là vô cùng

cần thiết. Nó không chỉ có ý nghĩa tạo điều kiện để các TĐKTNN phát huy năng lực

một cách tốt nhất mà còn tạo lợi nhuận và uy tín đối cho nhà nƣớc và cũng đồng

thời có những ảnh hƣởng tích cực đến kinh tế- chính trị- xã hội.

Page 40: Tailieu.vncty.com   5067 1967

34

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC

TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM

TỪ KHI CHUYỂN ĐỔI ĐẾN NAY

2.1 Quá trình hình thành và hoạt động của các Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc

2.1.1 Sự ra đời của các tập đoàn kinh tế nhà nước ở nước ta

Xét trên góc độ vi mô, cơ chế quản lý nền kinh tế của nƣớc ta đã thay đổi, từ

kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN có sự

quản lý của nhà nƣớc và sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Mục tiêu của

Đảng và Nhà nƣớc trong những năm qua là hoàn thành tốt các mục tiêu kinh tế mũi

nhọn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa sớm đƣa đất nƣớc phát triển

sánh kịp với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Vì thế việc hình thành các tổ

chức kinh tế lớn nhằm phục vụ mục tiêu trên là vô cùng cấp thiết. Trƣớc năm 1994,

các TCT nhà nƣớc (các TCT 91 và 90) đã cơ cấu và sắp xếp lại nhƣng vẫn chƣa

nâng cao đƣợc hiệu quả sử dụng vốn tƣơng xứng với quy mô của mô hình Tổng

công ty, vì trong quá trình hoạt động, các tổng công ty 91 gặp nhiều vƣớng mắc:

- Hiện tƣợng tham ô, tham nhũng diễn ra rất nhiều trong các tổng công ty 91

- Tổng công ty đƣợc hình thành theo phƣơng pháp cộng dồn nên sản xuất đơn

ngành và đƣợc hình thành theo các mệnh lệnh hành chính nên mối quan hệ giữa các

công ty thành viên và tổng công ty mang tính ép buộc.

- Vai trò của TCT đối với các công ty thành viên rất mờ nhạt, đặc biệt là vai

trò điều phối vốn chỉ có ở trên văn bản.

Chính vì những lí do đó, ngày 7/3/1994, Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định

số 91/TTg về việc thí điểm chuyển đổi các tổng công ty 91 theo mô hình TĐKT.

Theo quyết định này, Tổng công ty theo mô hình TĐKT có những sự khác biệt ƣu

việt hơn mô hình Tổng công ty 91 nhƣ bảng 2.1 sau:

Page 41: Tailieu.vncty.com   5067 1967

35

Bảng 2.1: So sánh mô hình tổng công ty với

mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước

So sánh Tổng công ty TĐKTNN

Tƣ cách

pháp

nhân

TCT là một pháp nhân

kinh tế, các đơn vị

thành viên có mức độ

độc lập khác nhau

TĐKTNN không có tƣ cách pháp nhân. Về

mặt pháp lý, các đơn vị SXKD thuộc tập đoàn

có thể là chi nhánh thuộc sở hữu hoàn toàn

công ty mẹ, hoặc công ty có tƣ cách pháp

nhân, nhƣng công ty mẹ nắm giữ cổ phần và

có khả năng khống chế.

Sở hữu

TCT là tập hợp các

doanh nghiệp đều

thuộc sở hữu nhà nƣớc

TĐKTNN thông thƣờng có sở hữu đa

dạng, đó là sự tập hợp các chủ sở hữu khác

nhau có chung mục tiêu kinh doanh, trong đó

Nhà nƣớc vẫn nắm giữ số cổ phần lớn trong

các TĐKNN.

Cơ cấu tổ

chức

quản lý

TCT và TĐKTNN có những nét tƣơng đồng về cơ cấu tổ chức quản lý:

Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban kiểm soát. Nhƣng cơ cấu tổ chức

quản lý, các mối quan hệ quản lý, và các nhiệm vụ, trách nhiệm của

từng cấp quản lý… của TĐKTNN đƣợc phân cấp một cách cụ thể, rõ

ràng hơn dần mang dáng dấp của mô hình quản lý hiện đại.

Các mối

liên kết

kinh tế

Quan hệ lỏng lẻo, vai

trò của TCT đối với

các công ty thành viên

rất mờ nhạt, đặc biệt

vai trò điều phối vốn

chỉ có trên văn bản

Trong tập đoàn thƣờng có sự thỏa thuận

chia thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Công ty

thành viên chủ động hoàn toàn trong việc sử

dụng nguồn vốn tự có cho SXKD. Quan hệ tài

chính giữa công ty mẹ và công ty con chủ yếu

là quan hệ hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho

các công ty con vay vốn từ nguồn vốn cổ phần

chung của tập đoàn (thành lập 1 Holding

Company hoạt động nhƣ một công ty tài chính

chung của cả tập đoàn)

Page 42: Tailieu.vncty.com   5067 1967

36

Do sự yếu kém trong công tác sử dụng vốn của các TCT 91, mô hình kinh tế

này không còn phù hợp với bối cảnh kinh tế và, xu hƣớng toàn cầu cũng nhƣ là sự

phát triển của quan hệ sản xuất ở nƣớc ta. Vì thế việc chuyển đổi sang các

TĐKTNN là bƣớc đi đúng đắn và phù hợp của Đảng và Nhà nƣớc ta.

Danh sách các TĐKTNN Việt Nam7 tính đến thời điểm hiện tại có:

TĐ Bƣu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT)

TĐ Than - Khoáng sản Việt Nam – Vinacomin (TKV)

TĐ Dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam- PVN)

TĐ Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD Holdings)

TĐ Dệt may Việt Nam- Vinatex (DM)

TĐ Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam- Vinashin (VNS)

TĐ Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG)

TĐ Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt (BV)

TĐ Viễn thông Quân đội (Viettel)

TĐ Công nghiệp hóa chất Việt Nam- Vinachem (HCV)

TĐ Điện lựcViệt Nam (EVN)

TĐ Công nghiệp xây dựng Việt Nam (Songda)

2.1.2 Quá trình hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước từ khi chuyển

đổi đến nay

a. Tình hình chung

TĐKTNN là một cơ cấu sở hữu đƣợc tổ chức thành hệ thống với quy mô lớn,

vừa có chức năng sản xuất - kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm

tăng cƣờng khả năng tích tụ, tập trung cao nhất các nguồn lực (tài chính, lao động,

công nghệ...) để có sức mạnh cạnh tranh trên thị trƣờng nhằm tối đa hoá lợi nhuận

thông qua hoạt động trên nhiều ngành, nhiều lĩnh vực ở nhiều vùng lãnh thổ khác

nhau. Từ khi có quyết định chuyển đổi từ các TCT 91 sang mô hình TĐKT, các

TĐKTNN đã chứng minh đƣợc vai trò nòng cốt của mình đối với nền kinh tế:

7 Cổng thông tin điện tử Chính phủ (2010),

http://www.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=517,33802599&_dad=portal&_schema=PORTAL,

truy cập ngày 12/3/2010.

Page 43: Tailieu.vncty.com   5067 1967

37

- Nhiều TĐKTNN có đƣợc nhiều lợi thế thƣơng mại nhờ sự độc quyền trong

các ngành nhƣ: điện lực, dầu khí, viễn thông… nâng cao hiệu quả hoạt động của các

TĐKTNN này trên thị trƣờng. Ngƣợc lại, mặt trái của sự độc quyền lại bóp chết sự

cạnh tranh gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân. Hiện nay để công bằng và phát

triển hóa sức cạnh tranh của các TĐKT tƣ nhân, nhà nƣớc ta đang từng bƣớc xóa bỏ

sự độc quyền của các TĐKT nhà nƣớc (trừ một số TĐKTNN hoạt động trong các

lĩnh vực trọng yếu nhƣ dầu khí, điện lực, viễn thông..), tạo sức cạnh tranh cho các

TĐKT tƣ nhân. Tuy nhiên, không thể phủ nhận nhờ những lợi thế cạnh tranh đó mà

các TĐKTNN đã đóng góp những thành quả có ý nghĩa rất lớn với nền kinh tế Việt

Nam8:

Kể từ khi thành lập, tập đoàn PVN giữ bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu

nhƣ: phân đạm, khí hóa lỏng, điện. Với nguồn thu chiếm 25% - 30% ngân

sách, việc chi phối ngành dầu khí đã góp phần quan trọng để Nhà nƣớc

thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Mặc dù, giá bán than trong nƣớc còn thấp hơn giá thành sản xuất nhƣng tập

đoàn vẫn nghiêm túc chấp hành chỉ đạo của Chính phủ chƣa tăng giá bán

cho một số ngành quan trọng để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế

lạm phát. Tập đoàn TKV cung cấp trên 97% tổng lƣợng than tiêu thụ trong

nƣớc, góp phần bảo đảm an ninh năng lƣợng.

Tập đoàn EVN cung cấp cho nền kinh tế 94% sản lƣợng với hệ thống phân

phối tới 100% các huyện trên toàn quốc; vẫn thực hiện bù lỗ cho điện nông

thôn bình quân mỗi năm 5.000 tỉ đồng.

Tập đoàn Dệt may là đơn vị trọng yếu trong ngành dệt may, với 18% doanh

thu xuất khẩu toàn ngành, trong đó nhiều loại mặt hàng chiếm tỷ trọng cao

nhƣ: sợi, vải chiếm trên 30%, bông chiếm trên 90%. Đặc biệt, tỷ trọng

những mặt hàng cao cấp của dệt may Việt Nam chủ yếu do tập đoàn nắm

giữ.

8 Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh,

“Phát triển các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”,

http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha=3439&cap=4&id=5476,

truy cập ngày 14/3/2010.

Page 44: Tailieu.vncty.com   5067 1967

38

- Nhà nƣớc nắm phần lớn cổ phần trong các TĐKTNN lớn, vì thế mọi hoạt

động, chiến lƣợc và hƣớng phát triển của TĐKTNN đều hƣớng đến mục tiêu phát

triển kinh tế của đất nƣớc. Vì thế trong thời gian qua, TĐKTNN đã thể hiện rõ vai

trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế, chi phối nhiều lĩnh vực hoạt động, đóng góp

không nhỏ vào tăng trƣởng kinh tế, góp phần thực hiện đƣờng lối, chính sách của

Đảng và Nhà nƣớc.

Từ khi chuyển sang hoạt động theo mô hình TĐKTNN, doanh thu và quy mô

của các tập đoàn đều tăng nhanh. Hai bảng dƣới đây là bảng đánh giá quy mô

doanh thu và lợi nhuận của các TĐKTNN từ năm 2006- 2008:

Bảng 2.2: Quy mô doanh thu của các tập đoàn kinh tế nhà nước

Tập

đoàn

Doanh thu (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%)

2006 2007 2008 ‘07/‘06 ‘08/‘07 Trung

bình

VNPT 37.601 43.380 55.500 15,37 27,93 21,65

VRG 11.629 13.474 16.296 15,87 20,94 18,38

VNS 11.778 21.098 29.707 79,13 40,80 58,82

TKV 28.978 37.458 57.454 29,26 53,38 40,81

PVN 180.118 213.400 295.435 18,47 38,44 28,45

DM 11.584 12.405 11.459 7,09 -7,63 -0,54

EVN 44.917 58.106 65.401 29,36 12,55 20,67

VN 6.965 6.425 11.746 -7,75 82,82 29,86

HCV -- -- 19.949 -- -- --

Tổng 333.570 411.746 562.947 24,49 33,36 27,26

Nguồn: Tạp chí Tài chính Doanh Nghiệp số 10/2009

Page 45: Tailieu.vncty.com   5067 1967

39

Bảng 2.3: Lợi nhuận của các tập đoàn kinh tế nhà nước

Tập đoàn

Lợi nhuận trƣớc thuế

(tỷ đồng)

Lợi nhuận sau thuế

(tỷ đồng)

2006 2007 2008 2006 2007 2008

VNPT 13.331 13.008 48.700 9.491 8.654 --

VRG 4.545 4.293 4.545 3.302 3.335 3.499

VNS -- -- -- 453 721 774

TKV 2.664 3.151 6.234 2.049 2.424 4.619

PVN 76.049 60.707 77.349 32.272 17.841 22.365

DM 187 449 381 168 407 335

EVN 2.627 4.459 2.096 2.256 3.336 1.543

BV 644 779 677 490 636 529

Tổng 100.047 86.845 91.283 50.481 37.354 33.664

Nguồn: Tạp chí Tài chính Doanh Nghiệp số 10/2009

(Ghi chú: Trong bảng thiếu một vài số liệu của VNPT và VNS)

Hai bảng trên cho thấy doanh thu của các TĐKTNN là rất lớn (năm 2008, tất

cả các tập đoàn doanh thu đều trên 10 tỷ đồng) và có xu hƣớng tăng, PVN luôn là

tập đoàn dẫn đầu về doanh thu qua các năm nhƣng tốc độ tăng trƣởng doanh thu

trung bình lại không cao bằng các tập đoàn khác nhƣ VNS, TKV. Tuy nhiên, riêng

doanh thu của tập đoàn dệt may năm 2008 giảm so với năm 2007 do những khó

khăn về thị trƣờng xuất khẩu dệt may trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn

cầu. Trong khi tổng doanh thu của đa số các tập đoàn tăng, lợi nhuận các tập đoàn

có sự điều chỉnh tăng, giảm khác nhau. Doanh thu của PVN, VRG tăng qua các năm

nhƣng lợi nhuận năm 2007 lại giảm so với năm 2006 do đóng góp vào ngân sách

nhà nƣớc và phải bù những khoản chi phí không đƣợc giảm trừ doanh thu.

- Các TĐKTNN là các đầu mối xuất khẩu trong những ngành có kim ngạch

xuất khẩu chủ đạo của đất nƣớc, có giá trị xuất khẩu lớn:

Kim ngạch xuất khẩu cua PVN năm 2009 đạt 7,82 tỷ USD, bằng 134% kế

hoạch năm, bằng 14% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc (giá dầu trung

Page 46: Tailieu.vncty.com   5067 1967

40

bình năm 2009 là 64 USD/thùng, giảm 38 USD/thùng so với giá dầu trung

bình năm 2008 (102 USD/thùng)9.

Năm 2009, tăng trƣởng xuất khẩu âm 9,7% nên kim ngạch xuất khẩu ngành

dệt may Việt Nam cũng bị sụt giảm 2 tỷ USD. Tuy vậy, tập đoàn dệt may

Việt Nam là một trong số ít doanh nghiệp dệt may đạt mức tăng trƣởng

dƣơng trong năm 2009. Kim ngạch xuất khẩu của tập đoàn dệt may năm

2009 là 1,74 tỷ USD chiếm trên 19% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc.

Riêng năm 2010, tập đoàn dệt may đƣa ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu

đạt 2 tỷ USD tăng 15% so với cùng kỳ và các giá trị sản xuất công

nghiệp10

.

- Năm 2009, trong bối cảnh chịu nhiều tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu,

các TĐKTNN đã chung tay cùng Chính phủ đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, điều

tiết phát triển kinh tế- xã hội theo mục tiêu đề ra. Cụ thể, TKV đáp ứng đủ nhu cầu

tiêu thụ than, không tăng giá bán cho các hộ tiêu thụ, PVN tập trung đẩy mạnh xuất

khẩu với kim ngạch đạt 6,2 tỷ USD, DM vƣợt khó khăn, tìm kiếm thị trƣờng đảm

bảo việc làm cho 119 nghìn lao động, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,7 tỷ USD.

- Cùng với xu hƣớng gia tăng quy mô sản xuất, doanh thu, tài sản qua các năm,

số lƣợng lao động làm việc trong các TĐKTNN có xu hƣớng gia tăng, theo bảng

sau:

9 Cổng thông tin điện tử tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (6/01/2010),

http://www.pvn.vn/?portal=news&page=detail&category_id=11&id=904,

truy cập ngày 14/3/2010. 10 Cổng thông tin điện tử tập đoàn dệt may Việt Nam (22/2/2010),

http://www.vinatex.com.vn/WebPage/News/NewsDetails.aspx?ArticleID=4221,

truy cập ngày 14/3/2010.

Page 47: Tailieu.vncty.com   5067 1967

41

Bảng 2.4 : Quy mô lực lượng lao động trong các TĐKTNN

Tập đoàn Số lao động (ngƣời) Tốc độ tăng (%)

2006 2007 2008 ‘07/‘06 ‘08/‘07 Trung

bình

VNPT 92.769 90.712 -- 2,22 -- --

VRG 90.559 93.925 97.137 3,72 3,42 3,57

VNS 38.135 60.359 59.514 58,28 -1,40 24,92

TKV 111.086 117.617 121.289 5,88 3,12 4,49

PVN 21.356 25.342 32.031 18,66 26,39 22,47

Dệt may 45.978 42.817 39.002 -6,88 -8,91 -7,90

EVN 84.987 88.134 93.430 3,7 6,01 4,85

Bảo Việt 5.655 5.907 6.301 4,46 6,67 5,56

Tổng 490.525 524.813 448.704 6,99 3,36 6,21

Nguồn: Tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 10/2009

Bảng 2.4 cho thấy, TKV là tập đoàn có số lƣợng lao động lớn nhất trong 3

năm 2006, 2007, 2008 nhƣng số lƣợng này đƣợc duy trì khá ổn định, bằng chứng là

tốc độ tăng thuộc mức trung bình so với các tập đoàn khác (tốc độ tăng trung bình là

4,49%). Quy mô lực lƣợng lao động trong tập đoàn dệt may có xu hƣớng giảm rõ

rệt và là TĐKTNN duy nhất có tốc độ tăng quy mô lực lƣợng lao động âm trong khi

dệt may vốn đƣợc xem là ngành sử dụng nhiều lao động. Điều này đƣợc giải thích

bằng lí do tập đoàn đã khắc phục khó khăn từ khủng hoảng tài chính bằng cách tiến

hành tái cơ cấu cấu trúc, trong đó đẩy mạnh vào tái cấu trúc nguồn nhân lực, tập

trung đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao, cắt giảm một lƣợng lao động tay nghề

không cao.

- Bên cạnh đó, việc các TĐKTNN góp phần đảm bảo an sinh xã hội bằng nỗ

lực tạo công ăn việc làm, chấp hành nghiêm túc các chủ trƣơng của Chính phủ về

điều hành giá cả cũng đƣợc ngƣời đứng đầu Chính phủ ghi nhận. Trong năm 2008,

PVN đã ủng hộ 5.000 căn nhà đại đoàn kết, xây mới 8 trƣờng học và nhiều chƣơng

trình an sinh xã hội khác.

Page 48: Tailieu.vncty.com   5067 1967

42

Nhìn chung, các TĐKTNN nhà nƣớc đã thực sự phát huy vai trò đầu tàu trong

việc giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, không gây ra đổ vỡ hệ thống

doanh nghiệp. Nhiều tập đoàn đứng vững, phát triển, duy trì đƣợc sự tăng trƣởng

khá cao, huy động đƣợc nguồn lực đầu tƣ lớn trong điều kiện kinh tế suy giảm

mạnh. Với những nỗ lực cùng với Chính phủ ngăn chặn khủng hoảng và phục hồi

nền kinh tế trong năm 2009 – thời điểm đƣợc coi là đáy của cuộc khủng hoảng, suy

thoái kinh tế toàn cầu, đầu năm 2010, các TĐKTNN đã đƣợc Nhà nƣớc ghi nhận là

khu vực kinh tế chủ lực trong công tác đầy lùi suy thoái.

b. Tình hình hoạt động của một số TĐKTNN mạnh

Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam- PVN

Tập đoàn thành lập từ tháng 9/1975, ban đầu là Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt

Việt Nam, sau đó chuyển thành Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam và là Tập đoàn

Dầu khí quốc gia Việt Nam theo quyết định số 199/2006/QĐ-TTg ngày 29/8/2006.

Từ khi thành lập đến nay, PVN vẫn luôn là một đơn vị đi đầu về sự tăng

trƣởng doanh thu khổng lồ và đóng góp ngân sách nhà nƣớc đều đặn tăng qua các

năm:

Page 49: Tailieu.vncty.com   5067 1967

43

Biểu đồ 2.1: Doanh thu và nộp NSNN của tập đoàn PVN từ 2000-2009

(đơn vị: tỷ đồng)

Nguồn: Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (2009),

Báo cáo giữa kỳ tình hình thực hiện kế hoạch 2006-2010

Từ biểu đồ trên cho thấy, doanh thu qua các năm liên tục tăng, đặc biệt năm

2008 là năm nƣớc ta bị ảnh hƣởng nhiều nhất của khủng hoảng tài chính, nhƣng

doanh thu của PVN đạt 295.435 tỷ đồng, tăng 38,4% tăng cao nhất so với các năm

trở lại đây. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận qua các năm lại giảm cụ thể theo tính toán

tỷ suất lợi nhuận từ năm 2006, 2007, 2008 tƣơng ứng là 42,2%; 28,44%; 26,18%11

.

Điều này có nghĩa là hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh năm sau không

bằng năm trƣớc một phần là do những khó khăn trong hoạt động SXKD từ cuộc

khủng hoảng tài chính làm tăng tỷ suất phí, một phần do các dự án mới đầu tƣ chƣa

mang lại lợi nhuận ngay. Những khó khăn từ cơn suy thoái đã tác động đến doanh

thu của PVN năm 2009 giảm 82.935 tỷ đồng so với năm 2008 và 900 tỷ đồng so với

năm 2007.

Bên cạnh việc chú trọng phục hổi mức tăng trƣởng trƣớc đây của tập đoàn,

PVN đã tiến hành quá trình cải cách trong nội bộ tập đoàn, cụ thể là tiến hành cổ

phần hóa một số đơn vị thành viên. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số các đơn vị

trong PVN đƣợc sắp xếp đổi mới khoảng 110 đơn vị với các hình thức: cổ phần

hóa; niêm yết; tái cấu trúc, chuyển nhƣợng phần vốn; góp vốn, sắp xếp lại các đơn

vị thành viên và chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên12

.

Tại phiên họp thƣờng kỳ tháng 11/2008, Chính phủ đã đƣa ra các giải pháp cấp

bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì mức tăng trƣởng kinh tế, bảo đảm an

sinh xã hội. Với vai trò là TĐKT chủ lực của nhà nƣớc, Tập đoàn PVN xây dựng và

tổ chức thực hiện ngay Chƣơng trình hành động cùng Chính phủ thực hiện đồng bộ

11 Tác giả tự tính toán từ số liệu tổng hợp trong các bảng 2.2, 2.3. 12 Diễn đàn doanh nghiệp (9/4/2010),

Hội thảo “Quản trị doanh nghiệp ngành dầu khí khi tham gia TTCK Việt Nam”,

http://dddn.com.vn/20100412043928139cat52/hoi-thao-quan-tri-doanh-nghiep-nganh-dau-khi-khi-tham-

gia-ttck-viet-nam.htm, truy cập ngày 24/3/2010.

Page 50: Tailieu.vncty.com   5067 1967

44

các giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trƣởng kinh tế, bảo

đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong chỉ đạo, điều hành của

Đảng uỷ, Hội đồng Quản trị, Ban Tổng giám đốc của PVN trong tháng cuối năm

2008 và năm 2009. Theo đó, ngày 11/12/2008, Tập đoàn đã ban hành “chƣơng trình

hành động” của PVN thực hiện các giải pháp cấp bách của Chính phủ nhằm ngăn

chặn suy giảm kinh tế, duy trì mức tăng trƣởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Có thể nói, trong thời gian qua, PVN đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nhà nƣớc

giao phó, xứng đáng là một tập đoàn đầu tàu và là tấm gƣơng cho các TĐKTNN

khác.

Tập đoàn Bƣu chính viễn thông – VNPT

VNPT chính thức hoạt động theo mô hình TĐKTNN theo quyết định số

06/2006/QĐ-TTg ngày 9/1/2006 và là một trong những đơn vị tiên phong trong việc

chuyển đổi từ tổng công ty 91 sang mô hình TĐKTNN.

Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh theo quy hoạch, kế hoạch và chính sách của

Nhà nƣớc trong những lĩnh vực truyền thống nhƣ dịch vụ viễn thông đƣờng trục,

dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin, dịch vụ truyền thông, sản xuất, kinh

doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tƣ, thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin…

thì VNPT còn đƣợc phép trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào các lĩnh vực khác nhƣ

dịch vụ tài chính, tín dụng, ngân hàng, dịch vụ quảng cáo, kinh doanh bất động sản,

cho thuê văn phòng và các ngành nghề khác.

Cho dù trên thị trƣờng di động Việt Nam hiện nay có tới 7 mạng di động đang

cạnh tranh quyết liệt, nhƣng hai mạng di động của VNPT là MobiFone và VinaFone

vẫn là những mạng di động có số thuê bao và doanh thu lớn nhất. Trong đó,

MobiFone nhiều năm liền đƣợc đánh giá là mạng di động có chất lƣợng dịch vụ và

chăm sóc khách hàng tốt nhất. Sau đây là 3 biểu đồ biểu diễn thị phần của VNPT

trong lĩnh vực bƣu chính- viễn thông trên cả nƣớc năm 2009:

Biểu đồ 2.2: Thị phần điện thoại cố định trong nước

Page 51: Tailieu.vncty.com   5067 1967

45

Biểu đồ 2.3: Thị phần thuê bao di động trên cả nước

Biểu đồ 2.4: Thị phần thuê bao Internet băng rộng trong nước

Page 52: Tailieu.vncty.com   5067 1967

46

Nguồn: Bộ Thông tin và truyền thông, kết quả tổng hợp số liệu về phát triển bưu

chính, viễn thông và Internet năm 2009,

http://xahoithongtin.com.vn/20090617045124380p278c287/vnpt-khang-dinh-vi-the-

so-1-tren-thi-truong.htm

Theo VNPT, năm 2009, doanh thu của tập đoàn duy trì ở mức tăng trƣởng hơn

30%, đạt 78.450 tỷ đồng, tăng hơn 18.000 tỷ đồng so với mục tiêu đặt ra. Trong số

8 TĐKTNN năm 2008, VNPT có đóng góp vào ngân sách đứng thứ nhì, chỉ sau

PVN. Tuy duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao nhƣng nội tại VNPT còn nhiều ngổn

ngang kể từ sau quá trình tái cơ cấu mô hình tổ chức bắt đầu từ năm 2006 – VNPT

chuyển thành TĐKT hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con. Hiện tại,

VNPT cũng đang trong quá trình cổ phần hóa tập đoàn. Tính đến hết năm 2009,

VNPT đã cổ phần hóa đƣợc hơn 40 đơn vị thành viên. Theo các con số thống kê,

năm 2005, doanh thu của VNPT đạt 33.000 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nƣớc 5.000

tỷ đồng. Chỉ ba năm sau đó, doanh thu VNPT đã tăng 68%, đạt gần 55,5 nghìn tỷ

đồng; nộp ngân sách tăng 36%, đạt hơn 6.800 tỷ đồng13

. VNPT cũng tham gia rất

tích cực vào các quan hệ kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ với các bạn hàng quốc tế,

hiện tại tập đoàn đang tiến hành các thủ tục để mở chi nhánh tại Mỹ, lập liên doanh

tại Singapore.

Theo xếp hạng VNR500 của website: www.vnr500.vietnamnet.com thì sau

PVN, VNPT là tập đoàn đứng thứ hai cả về doanh thu hàng năm, nộp ngân sách nhà

nƣớc, quy mô hoạt động chỉ tiêu hoàn thành nhiệm vụ mà nhà nƣớc giao phó.

Tập đoàn Viễn thông quân đội- Viettel

Tập đoàn Viễn thông Quân đội đƣợc thí điểm thành lập theo Quyết định số

2078/QĐ-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2009. Tập đoàn Viễn thông Quân đội đƣợc

thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại TCT Viễn thông Quân đội và các đơn vị

thành viên. Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội (tên viết tắt là Viettel)

đƣợc hình thành trên cơ sở tổ chức lại các phòng ban chức năng của TCT Viễn

thông Quân đội, công ty Viễn thông Viettel và công ty Truyền dẫn Viettel. Viettel là

13 Cục tài chính doanh nghiệp (2008),

Báo cáo tình hình SXKD- tài chính của VNPT năm 2006, 2007, 2008.

Page 53: Tailieu.vncty.com   5067 1967

47

mô hình thí điểm đầu tiên tập đoàn trực thuộc Bộ chủ quản (các tập đoàn khác trực

thuộc Chính phủ). Việc quân đội có một TĐKT quốc phòng mạnh là một vấn đề có

tính chiến lƣợc, nhất là đối với nhiệm vụ quốc phòng và an ninh trong giai đoạn

mới. Vì vậy, chiến lƣợc và định hƣớng phát triển của Viettel chính là sự tƣ duy của

các chiến sỹ quân đội làm kinh tế nên cũng có sự khác biệt so với các tập đoàn

khác. Trong cơ cấu tổ chức, Viettel là tập đoàn duy nhất không có Hội đồng quản

trị:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Viettel

Page 54: Tailieu.vncty.com   5067 1967

48

Nguồn: Cổng thông tin tập đoàn Viễn thông quân đội,

http://viettel.com.vn/Mohinhtochuc/tabid/83/Cat/57/

language/vi-VN/21/5/2010.viettel

Năm 2009, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn còn bị ảnh hƣởng bởi khủng

hoảng tài chính và suy thoái, Viettel tiếp tục duy trì tăng trƣởng cao, đạt mức 81%

(tăng trƣởng toàn ngành gần 61%). Doanh thu đạt 60,2 nghìn tỷ đồng (chiếm 42%

doanh thu của ngành)14

. Với kết quả trên, Viettel là doanh nghiệp có mức tăng

trƣởng cao nhất trong các trong doanh nghiệp viễn thông và đứng thứ 4 về doanh

thu trong các tập đoàn nhà nƣớc trong năm qua. Năm 2009, Viettel cũng nộp ngân

sách Nhà nƣớc gần 7 nghìn tỷ đồng đóng góp cho ngân sách quốc phòng 160 tỷ

đồng và lợi nhuận đạt trên 10 nghìn tỷ đồng. Cùng năm 2009, Viettel là doanh

nghiệp trong danh sách 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và là nhà cung cấp dịch

vụ viễn thông duy nhất ở Việt Nam đƣợc nhận giải “Nhà cung cấp dịch vụ của

năm” khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng. Chuyển lên Tập đoàn, Viettel tích tụ

đƣợc các nguồn lực để thực hiện chiến lƣợc đa dạng hóa ngành nghề, mở rộng thị

trƣờng và hội nhập với kinh tế quốc tế.

Cũng từ khi chuyển lên mô hình TĐKTNN, Viettel nhận thấy đƣợc những

nguy cơ và khó khăn từ cuộc khủng hoảng tài chính, vì thế tập đoàn đã thực hiện tái

cấu trúc lại toàn bộ hệ thống chứ không chỉ vài bộ phận riêng lẻ nào trong năm

2009. Tập đoàn đã tiến hành tổ chức lại kinh doanh ở tuyến dƣới sâu và rộng hơn,

tổ chức các công ty độc lập theo từng lĩnh vực, giải quyết sự kết hợp giữa phân tán

và tập trung, hình thành các lĩnh vực kinh doanh mới, tìm ra những phân đoạn thị

trƣờng mới và tối ƣu hóa các chi phí. Hƣớng tới thị trƣờng viễn thông ở khu vực

nông thôn. Và Viettel đã thành công ở mảng điện thoại không dây giá rẻ, tại khu

vực mà các đối thủ khác trong ngành cho là chất lƣợng đời sống còn quá thấp nên

không thể khai thác nhu cầu của ngƣời dân vùng quê.

14 Công ty TNHH Chứng khoán ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam (22/01/2010),

“Viettel đạt mức tăng trƣởng đứng đầu về viễn thông”,

http://www.bsc.com.vn/News/2010/1/24/79597.aspx,

truy cập ngày 16/3/2010.

Page 55: Tailieu.vncty.com   5067 1967

49

Bởi quá trình phát triển của Viettel từ trƣớc đến nay và cả trong tƣơng lai luôn

gắn liền với sự phát triển và trƣởng thành của Quân đội, với nhiệm vụ quân sự, quốc

phòng. Trở thành TĐKTNN, Viettel có cơ hội tích tụ nguồn lực để đầu tƣ cho

nghiên cứu khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao, vƣơn lên

trở thành đơn vị chủ lực trong ngành viễn thông và công nghệ thông tin của đất

nƣớc, để xây dựng một tập đoàn mang tầm khu vực và thế giới.

2.2 Thực trạng cơ chế quản lý tại chính trong các tập đoàn kinh tế nhà

nƣớc

2.2.1 Cơ chế huy động vốn

Sau khủng hoảng, nhiều định chế tài chính lớn mạnh trên thế giới sụp đổ, việc

huy động vốn đã trở nên khó khăn không chỉ đối với các doanh nghiệp lớn trên thế

giới mà còn đối với các TĐKTNN ở Việt Nam. Hơn 10 năm qua nền kinh tế nhà

nƣớc đã hình thành và phát triển đồng bộ hơn, từng bƣớc đổi mới cơ chế, chính sách

quản lý tài chính đối với TĐKTNN, chuyển từ cơ chế quản lý hành chính sang mở

rộng quyền tự chủ tài chính, quyền tự chủ kinh doanh và chế độ tự chịu trách nhiệm

của các TĐKTNN tạo điều kiện thuận lợi về tài chính để khuyến khích kinh doanh;

bƣớc đầu xử lý có kết quả các vấn đề nợ quá hạn giữa các tập đoàn với ngân hàng;

thực hiện ƣu đãi tài chính, đẩy nhanh quá trình sắp xếp lại, đa dạng hóa các hình

thức sở hữu của các tập đoàn đƣợc triển khai khá mạnh mẽ và đem lại kết quả nhất

định.

Hòa nhập với xu thế toàn cầu hóa, thị trƣờng tài chính tại Việt Nam ngày càng

phát triển và đa dạng. Điểm mới từ những năm Việt Nam bắt đầu mở cửa thị

trƣờng, gia nhập WTO đó chính là sự phát triển mạnh mẽ của thị trƣờng tài chính

cuốn theo sự hình thành các tổ chức tài chính ngân hàng và phi ngân hàng. Từ khi

có những tổ chức này thì các kênh huy động vốn cũng mở rộng dần ra. Nắm bắt

đƣợc sự phát triển đó, các TĐKTNN đã thành lập nhiều công ty tài chính, công ty

bảo hiểm thậm chí cả quỹ đầu tƣ cho riêng mình với mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ

một thị trƣờng béo bở và thêm một kênh huy động vốn cho TĐ thông qua các công

ty thành viên này. Điển hình nhƣ:

Page 56: Tailieu.vncty.com   5067 1967

50

- PVN thành lập Tổng công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Tổng

công ty Bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI)

- VRC có Công ty tài chính cao su (RFC)

- Vinacomin có Công ty tài chính than- khoáng sản (CMF)

- EVN có Công ty Tài chính Điện lực

- Sông đà có Tổng công ty tài chính Sông Đà (SDFC)

- Vinatex có Công ty tài chính Dệt may

- Bảo Việt có Ngân hàng thƣơng mại cố phần Bảo Việt, Công ty chứng khoán

Bảo Việt...

Thực tế cho thấy, từ khi chuyển đổi với cách làm việc mới, cơ chế huy động

vốn tại các TĐKTNN đã đƣợc cải thiện đáng kể và bƣớc đầu đem lại những thành

quả đáng mừng:

a. Thị trường chứng khoán

- Phát hành cổ phiếu

Những năm qua, TTCK tại Việt Nam bắt đầu giao dịch sôi động và khối lƣợng

giao dịch ngày càng lớn. TTCK ra đời là một kênh huy động vốn mới xuất hiện.

TTCK là nhân tố quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính trên khía cạnh phản

ánh các quyết định đầu tƣ của doanh nghiệp. Mặc dù năm 2009, TTCK Việt Nam

có nhiều biến động do ảnh hƣởng của sự sụp đổ các định chế tài chính lớn trên thế

giới nhƣng các nhà đầu tƣ vẫn kì vọng vào TTCK năm 2010 sẽ có bƣớc nhảy vọt vì

từ khi đi vào hoạt động đến nay TTCK Việt Nam đã phát triển không ngừng.

Bảng 2.5: Quy mô giao dịch của TTCK 4 năm gần đây

Thị

trƣờng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

HOSE

Khối lƣợng cp

(triệu)

538,5 1.817 2.978 10.432

Giá trị (tỷ VND) 35.742 217.835 124.576 423.299

Giá TB 1 CP (VND) 66.370 119.900 41.832 40.577

Page 57: Tailieu.vncty.com   5067 1967

51

HNX

Khối lƣợng cp

(triệu)

95,6 612 1.531 5.765

Giá trị (tỷ VND) 3.917 63.442 57.122 197.524

Giá TB 1 CP (VND) 40.970 103.630 37.310 34.263

Toàn

thị

trƣờng

Khối lƣợng cp

(triệu)

6.341 2.426 4.509 16.197

Giá trị (tỷ VND) 39.3389 281.258 181.698 620.823

Giá TB 1 CP (VND) 62.118 115.935 40.296 38.329

Nguồn: công ty cổ phần chứng khoán Âu Việt (4/1/2010),

Báo cáo tổng kết TTCK 2009 và dự báo 2010,

http://www.avsc.com.vn/avscfiles//others/7c1905a0-2731-4b55-8d53-

dd376f7a32f3.pdf

Dựa vào bảng trên, ta thấy quy mô thị trƣờng đã tăng lên khá lớn, đặc biệt là

năm 2009 có sự bứt phá bất ngờ của khối lƣợng cổ phiếu giao dịch và giá trị giao

dịch trên toàn thị trƣờng, giá trung bình 1 cổ phiếu lại giảm nhẹ so với năm 2009.

Tuy nhiên, năm 2008, khối lƣợng giao dịch cổ phiếu của toàn thị trƣờng tăng nhƣng

tổng giá trị giảm 35,4% xuống còn 181.698 tỷ đồng, giá trị trung bình một cổ phiếu

giảm giá chỉ còn bằng gần 1/3 so với năm 2007. TTCK Việt Nam suy giảm mạnh,

các quỹ đầu tƣ đều có giá trị tài sản ròng giảm phổ biến từ 40-60%, các loại chứng

khoán và các khoản đầu tƣ góp vốn trong danh mục đầu tƣ của một số đơn vị bị ảnh

hƣởng. Hầu hết các tập đoàn bị lỗ hoặc không phát sinh lợi nhuận trong lĩnh vực

đầu tƣ chứng khoán và góp vốn vào quỹ đầu tƣ. Một số tập đoàn đã phải rút vốn ra

khỏi những lĩnh vực đầu tƣ vào công cụ tài chính, với sự hỗ trợ của chính sách Nhà

nƣớc mới bảo toàn đƣợc vốn đầu tƣ ban đầu (ví dụ: VNS rút vốn khỏi Công ty Bảo

Việt). Nhƣng nhìn chung, thị trƣờng cổ phiếu ngày càng sôi động và trở thành kênh

huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Các TĐKTNN sau khi đã thành lập các định chế tài chính riêng thì việc huy

động vốn gián tiếp thông qua phát hành cổ phiếu của các định chế này càng dễ dàng

hơn.

Page 58: Tailieu.vncty.com   5067 1967

52

Tập đoàn PVN huy động đƣợc khoảng 4.170 tỷ đồng vào năm 2007 sau đợt

tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu tiên ra công chúng của PVFC. Ngoài

ra, PVN đang tiến hành cổ phần hóa các công ty con để mau chóng tổ chức

bán đấu giá cổ phiếu của các công ty này nhằm huy động thêm vốn15

.

Tập đoàn Bảo Việt đã niêm yết cổ phiếu trên TTCK ngày 25/6/2009 trên

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mức giá tham

chiếu 38.500 đồng. Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên là ±

20% so với giá tham chiếu, đem lại một nguồn vốn lớn cho tập đoàn16

.

Hiện nay, theo chủ trƣơng của Nhà nƣớc, các TĐKTNN đang tiến hành cổ

phần hóa nhƣng xem ra còn rất lâu và sẽ gặp nhiều khó khăn vì TĐKTNN là một tổ

chức có quy mô lớn. Nhƣng đã có một số TĐKTNN cổ phần hóa thành công, ví dụ

nhƣ VNPT, Bảo Việt mặc dù vẫn còn nhiều sai phạm trong quá trình cổ phần hoá.

Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số các đơn vị trong PVN đƣợc sắp xếp đổi mới là

gần 90 đơn vị, trong đó có 20 doanh nghiệp trực thuộc PVN đang niêm yết trên 3

sàn: HOSE, HNX và UPCoM17

. Giá trị vốn hóa niêm yết của doanh nghiệp ngành

dầu khí là 58.112 tỷ đồng, tƣơng đƣơng khoảng 9% tổng mức vốn hóa thị trƣờng.

PVN đã lên kế hoạch đƣa 4 doanh nghiệp là: TCT cổ phần Tài chính dầu khí (PVF);

TCT cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC); TCT cổ phần Bảo hiểm dầu khí

(PVI); TCT Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) lên niêm yết trên TTCK

Singapore.

Chính phủ đã có chủ trƣơng bảo hộ cho một số ngành công nghiệp trong nƣớc

phát triển, trong đó có một số TĐKTNN đƣợc hƣởng chính sách này. Đây là một

chủ trƣơng đúng và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên đã có tình trạng có

TĐKTNN tham vọng trở thành tập đoàn đa ngành nhƣng không phải bằng con

15 Ban kiểm soát nội bộ, “Hiệu quả hoạt động trên TTCK của PVFC”, Bản tin nội bộ PVFC, sô 12, tháng 3/2008, tr.4,5 16 Cổng thông tin điện tử tập đoàn Bảo Việt, Công bố thông tin,

http://www.baoviet.com.vn/newsdetail.asp?websiteId=1&newsId=1281&catId=176&lang=VN,, truy cập

ngày 24/3/2010. 17 Diễn đàn doanh nghiệp (9/4/2010),

Hội thảo “Quản trị doanh nghiệp ngành dầu khí khi tham gia TTCK Việt Nam”,

http://dddn.com.vn/20100412043928139cat52/hoi-thao-quan-tri-doanh-nghiep-nganh-dau-khi-khi-tham-

gia-ttck-viet-nam.htm, truy cập ngày 24/3/2010.

Page 59: Tailieu.vncty.com   5067 1967

53

đƣờng cổ phần hóa và niêm yết trên TTCK mà bằng vốn vay, nghĩa là thành lập

nhiều doanh nghiệp, cấp vốn cho nhiều doanh nghiệp để thực hiện các dự án lớn

nhƣng nguồn vốn đầu tƣ chủ yếu hình thành từ vốn đi vay. Điều này không những

chứa đựng nhiều rủi ro cho tập đoàn mà còn khả năng đạt hiệu quả cao hay không

còn phải xem xét ở nhiều khía cạnh. Nhƣng phát triển theo hƣớng cổ phần hoá lại

đem lại hiệu quả rõ rệt. Sau khi cổ phần hóa, VNPT đã huy động đƣợc nguồn vốn

lớn từ đó tập trung vào sản xuất, kinh doanh vì thế đã đạt đƣợc kết quả khả quan,

nhƣ bảng sau:

Bảng 2.6: Kết quả hoạt động SXKD của các đơn vị thuộc tập đoàn Bưu chính

viễn thông sau khi thực hiện CPH (Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Trƣớc khi

thựchiện CPH

Sau khi

thực hiện CPH

So sánh

mức độ tăng

Doanh thu 2.427 5.331 220%

Nộp NSNN 200 364 182%

Lợi nhuận sau thuế 158 252 159%

Nguồn: Cục tài chính doanh nghiệp,

“Báo cáo SXKD- tài chính của VNPT”

Cả lợi nhuận và doanh thu của các đơn vị đƣợc cổ phần hoá của VNPT đều

tăng trên 150% không những tạo nguồn lợi riêng cho tập đoàn mà còn đóng góp vào

ngân sách nhà nƣớc 364 tỷ đồng tăng 182% so với trƣớc khi thực hiện cổ phần hoá.

Kết quả đã đánh dấu thành công bƣớc đầu của quá trình cổ phần hoá các doanh

nghiệp nhà nƣớc đặc biệt là các TĐKTNN.

Page 60: Tailieu.vncty.com   5067 1967

54

Nhìn chung, tuy gặp khó khăn vào năm 2008-2009 khi TTCK biến động xấu

nhƣng các TĐKT đã tìm đƣợc một kênh huy động vốn hiệu quả qua việc bán cổ

phần ra bên ngoài nhờ sự phát triển không ngừng của TTCK qua những năm qua và

vẫn kỳ vọng vào sự khôi phục lại của thị trƣờng trong năm 2010.

- Phát hành trái phiếu

Bên cạnh việc cổ phần hóa đang thực hiện dở dang, thị trƣờng trái phiếu cũng

khá phát triển. Các tập đoàn có lợi khi phát hành trái phiếu bởi vì tiền lãi phải trả

trên trái phiếu đƣợc xem nhƣ một loại chi phí kinh doanh đƣợc khấu trừ thuế. Phát

hành trái phiếu trong nƣớc là một bƣớc tiến quan trọng trong việc khẳng định sự có

mặt của các TĐKTNN trên thị trƣờng vốn. Tuy nhiên, các tập đoàn muốn phát hành

trái phiếu công ty thì phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau18

:

- Tập đoàn có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mƣời tỷ

đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

- Hoạt động kinh doanh của năm liền trƣớc năm đăng ký chào bán phải có lãi,

đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản

nợ phải trả quá hạn trên một năm;

- Có phƣơng án phát hành, phƣơng án sử dụng và trả nợ vốn thu đƣợc từ đợt

cháo bán đƣợc Hội đồng quản trị thông qua;

- Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tƣ về

điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ

và các điều kiện khác.

Trái phiếu công ty của các TĐKTNN đƣợc phát hành liên tục nhiều đợt nhằm

tạo ra một kênh huy động vốn ổn định, linh hoạt, chủ động phát huy nội lực của nền

kinh tế nhằm phát triển các ngành nghề mũi nhọn của đất nƣớc. Tính đến

31/12/2008, có 4 tập đoàn đã phát hành và bán trái phiếu cho các tổ chức tín dụng

đạt 3.621 tỷ đồng. Tập đoàn EVN bán trái phiếu cho các tổ chức tín dụng với số

lƣợng là 1549 tỷ đồng, tiếp đến là tập đoàn Vinashin là 1.272 tỷ đồng, tập đoàn

18 Quốc hội (2007),

Luật Chứng khoán 2007, điều 12, khoản 2.

Page 61: Tailieu.vncty.com   5067 1967

55

PVN là 500 tỷ đồng, tập đoàn Vinacomin là 300 tỷ đồng19

. Có một số trƣờng hợp sử

dụng vốn huy động trái phiếu để trả nợ vay ngân hàng. Ngoài ra, các tập đoàn huy

động vốn qua việc phát hành trái phiếu của các định chế tài chính nhƣ công ty tài

chính, bảo hiểm…của các tập đoàn. Ví dụ điển hình là PVFC đã phát hành thành

công trái phiếu doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam cho PVN ngày 3/9/2003. Trong

2 năm 2006-2007, PVFC đã huy động đƣợc 2.190 tỷ đồng bao gồm vốn trung và dài

hạn cho PVN từ phát hành trái phiếu Dầu khí. PVFC cũng là doanh nghiệp Dầu khí

đầu tiên niêm yết trái phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội với khối lƣợng

đăng ký giao dịch là 3.682.016 trái phiếu, tƣơng đƣơng với tổng giá trị

368.201.600.000 đồng.20

Tuy nhiên, các tập đoàn vẫn phải thanh toán các khoản tiền lãi ngay cả khi họ

thấy không có lợi nhuận. Nếu các nhà đầu tƣ nghi ngờ khả năng trả lãi của một công

ty, họ sẽ hoặc là từ chối mua trái phiếu của công ty đó, hoặc sẽ đòi hỏi lãi suất cao

hơn để bù đắp cho rủi ro lớn hơn của họ. Vì lý do đó, vốn huy động đƣợc của các

tập đoàn kinh tế tƣ nhân bằng hình thức phát hành trái phiếu rất ít so với các

TĐKTNN.

Ngoài ra, huy động vốn qua phát hành hối phiếu cũng đƣợc các TĐKTNN sử

dụng thƣờng đi kèm các hợp đồng thƣơng mại nhƣng không phổ biến và thƣờng

xuyên bởi hình thức này đem lại số vốn nhỏ lẻ và phải thực hiện rải rác.

Có lẽ sự phát triển của các TĐKT này đang làm phong phú cho hàng hóa trên

TTCK, nguồn hàng hóa có chất lƣợng từ việc cổ phần hóa TĐKTNN mới đang ở

thời điểm bắt đầu và hứa hẹn sẽ có một tƣơng lai giao dịch rất sôi động và là kênh

huy động vốn lớn của các tập đoàn.

b. Vay tín dụng

- Tín dụng nhà nước

19 Th.S Nguyễn Xuân Sinh (2009),

“Đánh giá hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, TCT nhà nƣớc”,

Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 22/2009, tr.9. 20 Ban kiểm soát nội bộ (2008),

“Hiệu quả hoạt động trên TTCK của PVFC”,

Bản tin nội bộ PVFC, sô 12, tháng 3/2008, tr.4,5

Page 62: Tailieu.vncty.com   5067 1967

56

Tín dụng nhà nƣớc luôn là kênh huy động mà các TĐKTNN mong đợi bởi vì

lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất thị trƣờng và qua đó thể hiện uy tín của các

TĐKTNN đối với nhà nƣớc. Về phía Nhà nƣớc, cấp tín dụng cho các TĐKTNN

thực chất là một biện pháp ƣu đãi đầu tƣ nhằm phát triển các ngành nghề mũi nhọn

của đất nƣớc và tạo lực đẩy cho các TĐKTNN. Trong tổng vốn tín dụng nhà nƣớc

giai đoạn 2000-2006 khoảng 300.000 tỷ đồng, TĐKTNN là những đối tƣợng cho

vay chính. Từ năm 2007, nguồn vốn tín dụng đầu tƣ nhà nƣớc có xu hƣớng tăng gần

500.000 tỷ đồng21

. Hình thức huy động này còn gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc do

nhiều nguyên nhân khác nhau:

Có nhiều đầu mối trong việc quản lý nguồn vốn tín dụng nhà nƣớc.

Cơ chế quản lý vốn thƣờng xuyên thay đổi: đối tƣợng đƣợc hƣởng vốn tín

dụng của nhà nƣớc, lãi suất không cố định, thƣờng xuyên thay đổi điều

chỉnh, thời hạn cho vay còn ngắn, cơ cấu vốn cho vay thƣờng xuyên thay

đổi.

Các văn bản vay vốn tín dụng nhà nƣớc chƣa rõ ràng, chƣa cố định mà luôn

luôn thay đổi.

- Tín dụng ngân hàng và phi ngân hàng

Theo báo cáo của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, đến thời điểm 31/12/2008,

tổng nợ tổ chức tín dụng của 7 Tập đoàn (trừ tập đoàn Bảo Việt) trong số 8 TĐKT

nhà nƣớc năm 2008 (không bao gồm tập đoàn HUD Holdings, Songda, Viettel,

HCV) là 128.786 tỷ đồng, tăng 20,54% so với cuối năm 2007 và chiếm gần 10% so

với tổng nợ tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế tại cùng thời điểm22

. Một số đơn vị

có nợ tổ chức tín dụng lớn là:

Bảng 2.7: Nợ tổ chức tín dụng trong nước của 7 TĐKTNN (không bao gồm TĐ

Bảo Việt)( tỷ đồng)

Tập đoàn Số nợ Tỷ trọng

21 Cổng thông tin điện tử Tổng cục thống kê, “Cơ cấu chi Ngân sách nhà nƣớc”,

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=389&idmid=3&ItemID=8654,

truy cập ngày 25/3/2010 22 Th.S Nguyễn Xuân Sinh (2009),

“Đánh giá hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, TCT nhà nƣớc”,Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 22/2009, tr.9.

Page 63: Tailieu.vncty.com   5067 1967

57

EVN 66.764 51.84%

PVN 21.477 16.67%

Vinashin 19.885 15.44%

VRC, DM, TKV, VNPT 20.690 16.05%

Tổng 128.786 100%

Nguồn: Tạp chí Kinh tế và dự báo số 22/2009

Số tiền vay từ các tổ chức tín dụng này, hầu hết các TĐKTNN dùng để đáp

ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn. Cụ thể, đến 31/12/2008, nợ ngắn hạn tổ chức tín

dụng của 7 TĐKTNN trên là 18.846 tỷ đồng, chiếm 15% tổng nợ; nợ trung và dài

hạn là 109.940 tỷ đồng, chiếm 85% tổng nợ.

Theo thống kê, vay các tổ chức tín dụng là hình thức phổ biến nhất của các

TĐKTNN (chiếm 70% tổng số vốn huy động). Thậm chí, một số ngân hàng do xếp

hạng các TĐKTNN thuộc hệ số tín nhiệm cao nên luôn có những ƣu đãi nhất định

nhƣ cho vay không cần tài sản thế chấp, chính sách cho vay thông thoáng hoặc có

thể giá trị khoản tiền vay lớn hơn giá trị bảo đảm của tài sản. Vì thế, các TĐKTNN

rất ƣa dùng hình thức huy động vốn qua các tổ chức tín dụng. Qua đó, chính những

TĐKTNN cũng đồng thời tạo đà phát triển hơn cho thị trƣờng tài chính Việt Nam.

Tuy nhiên, vì quá lạm dụng vào hình thức vay này có thể dẫn đến tình trạng

các TĐKTNN sẽ không có khả năng trả nợ vì số tiền vay quá lớn hầu hết để đáp

ứng nhƣ cầu vốn trung và dài hạn rủi ro cao và chất lƣợng nợ của các TĐKTNN

không mấy khả quan. Tổng nợ quá hạn của 7 TĐKTNN trên đến hết 31/12/2008 là

4.168 tỷ đồng, chiếm 3,24% tổng dƣ nợ của các tổ chức tín dụng. Tập đoàn VNS có

số nợ quá hạn là 3.812 tỷ đồng, chiếm 19,17% dƣ nợ của tập đoàn và chiếm 91,4%

tổng dƣ nợ quá hạn của cả 7 tập đoàn.

Đặc biệt, các TĐKTNN còn khá e ngại khi huy động vốn qua các công ty tài

chính. Lí do là các công ty tài chính là những định chế tài chính mới đi vào hoạt

động tại Việt Nam trong mấy năm gần đây còn gặp khó khăn về môi trƣờng kinh

doanh và hành lang pháp lý. Vì vậy trong quá trình hoạt động các công ty tài chính

còn gặp nhiều lúng túng chƣa thực sự thu hút các TĐKTNN. Thứ hai, do nếp nghĩ

và cách làm đặc biệt là của những ngƣời cầm lái trong TĐKTNN còn bị ảnh hƣởng

Page 64: Tailieu.vncty.com   5067 1967

58

bởi cơ chế cũ nên cách huy động và vận hành vốn để sinh lời từ các nguồn tài chính,

tiền tệ còn bị hạn chế.

c. Huy động nguồn vốn nội bộ

Kể từ khi đƣợc thí điểm thành lập, các TĐKTNN đã nhanh chóng gia tăng quy

mô vốn chủ sở hữu bao gồm cả vốn đầu tƣ của nhà nƣớc. Vốn đầu từ của nhà nƣớc

bao giờ cũng là một kênh huy động vốn an toàn và hiệu quả. Nó hiệu quả ở chỗ: thứ

nhất, khi đã đƣợc nhà nƣớc tín nhiệm đầu tƣ thêm vốn thì các TĐKTNN phải thể

hiện đƣợc đó là sự đầu tƣ hợp lý của nhà nƣớc, nghĩa là các TĐKTNN phải cẩn

trọng trong các quyết định đầu tƣ để sử dụng vốn đó nhƣ thế nào; thứ hai, nhà nƣớc

luôn có các văn bản dƣới luật quy định CCQLTC của các tập đoàn và đồng thời

luôn có Tổng công ty Đầu từ và kinh doanh vốn nhà nƣớc(viết tắt là SCIC) quản lý

và các cơ quan trực tiếp giám sát và kiểm tra việc sử dụng các phần vốn nhà nƣớc ở

các tập đoàn. Vì vậy luôn phải đảm bảo là các tập đoàn đi đúng hƣớng.

Quy mô vốn nhà nƣớc tăng thêm ở các TĐKT nhà nƣớc đƣợc thể hiện ở bảng

sau:

Bảng 2.8: Quy mô vốn chủ sở hữu và vốn đầu tư Nhà nước tại các TĐKTNN

Tập

đoàn

Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) Vốn Nhà nƣớc (tỷ đồng) Tỷ trọng vốn nhà

nƣớc (%)

2006 2007 2008 2006 2007 2008 2006 2007 2008

VNPT 55.530 60.965 -- 9.431 16.679 62.415 19,98 27,36 --

VRG 10.615 14.697 16.072 -- -- 15.831 -- -- 98,50

VNS 3.271 6.106 7.676 740 5.922 5.997 22,62 96,99 78,13

TKV 7.774 10.141 14.715 3.610 6.650 7.973 46,43 65,57 54,19

PVN 98.568 128.393 157.921 15.343 32.607 49.737 15,57 25,40 31,49

DM 2.334 3.308 3.654 2.106 2.817 3.288 90,23 85,14 89,98

EVN 96.074 129.201 149.130 51.201 73.086 76.469 53,29 56,57 51,28

BV 2.141 7.822 8.265 1.676 2.718 5.716 78,26 34,74 69,16

Tổng 276.306

360.633

357.432

87.441

118.434

189.309

31,65 32,84 52,96

Nguồn: Tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 10/2009

Page 65: Tailieu.vncty.com   5067 1967

59

Bảng 2.8 cho thấy vốn nhà nƣớc tài các TĐKTNN đều đặn tăng trong các năm,

tập đoàn có tổng vốn nhà nƣớc nhiều nhất đó chính là EVN: 76.086 tỷ đồng trong

năm 2008 tăng 51,28% so với năm 2007. Nhà nƣớc ƣu tiên vào ngành điện lực bởi

đó là ngành thế mạnh và nhạy cảm của một quốc gia. Vì thế, hiện tại EVN vẫn là

nhà cung cấp điện độc quyền tại nƣớc ta. Quy mô vốn tăng thêm của các TĐKTNN

tính số liệu tƣơng ứng với gần 29% tổng vốn đầu tƣ xã hội thực hiện năm 2007 và

năm 2008. Riêng vốn đầu tƣ nhà nƣớc tăng thêm tại các tập đoàn (không bao gồm

VRC) bằng hơn 30% tổng vốn đầu tƣ thực hiện của khu vực Nhà nƣớc trong năm

2007 và 2008. Nghĩa là sau nguồn vốn vay ngân hàng, thì vốn đầu tƣ của nhà nƣớc

là nguồn huy động vốn lớn thứ hai của các TĐKTNN.

Bên cạnh đó, hình thức huy động vốn giữa các công ty con cũng đã đƣợc thúc

đẩy mạnh bởi công ty mẹ. Tuy nhiên, hình thức này chƣa thực sự đƣợc thực hiện

triệt để, ít mang tính chất tự nguyện mà dƣới sự bắt buộc của công ty mẹ.

d. Huy động nguồn vốn khác

Thực tế, nhu cầu về vốn của các TĐKTNN là rất lớn. Với xu thế toàn cầu hóa,

các TĐKTNN cũng muốn mở rộng các kênh huy động vốn ra nƣớc ngoài. Đặc biệt

trong những năm trở lại đây, huy động vốn qua hình thức FDI, ODA trở thành hình

thức rất phổ biến.

Trong giai đoạn 2007-2009, vốn ODA cam kết vào Việt Nam đã đạt đƣợc con

số khổng lồ (nhƣ biểu đồ 2.7) tạo dòng ngoại tệ vào Việt Nam tăng, giúp các doanh

nghiệp trong đó có các TĐKTNN có thêm vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh và

các nhu cầu đầu tƣ, tài trợ.

Biểu đồ 2.5: Giải ngân ODA giai đoạn 2007 - 2009

Page 66: Tailieu.vncty.com   5067 1967

60

Nguồn: Tạp chí thông tin và dự báo kinh tế- xã hội, số 3/2010

Biểu đồ trên cho thấy, vốn ODA giải ngân ngày càng tăng qua các năm và

vƣợt kế hoạch. Nhu cầu về vốn qua kênh này cũng đƣợc giải quyết một phần. Hiện

tại, các TĐKTNN đang rất tích cực tham gia vào kênh huy động vốn này vừa tạo

nguồn vốn tăng thêm cho tập đoàn vừa tăng cƣờng, củng cố quan hệ kinh tế quốc tế

với các quốc gia trên thế giới.

Bên cạnh đó, các TĐKTNN còn tiến hành liên doanh, liên kết với các doanh

nghiệp nƣớc ngoài qua 3 hình thức chính:

- Liên kết theo chiều ngang: Các TĐKTNN hợp tác với các doanh nghiệp nƣớc

ngoài trong cùng ngành trên cơ sở một chiến lƣợc phát triển chung nhằm tăng

cƣờng khả năng cạnh tranh.

- Liên kết theo chiều dọc: Các công ty thành viên của TĐKTNN liên kết với

các doanh nghiệp nƣớc ngoài có quan hệ với nhau trong quá trình khai thác, chế

biến, tiêu thụ sản phẩm.

- Liên kết hỗn hợp: Các TĐKTNN liên kết với các doanh nghiệp nƣớc ngoài

theo cả hai hình thức trên.

Tóm lại, Nghị định 09/2009/NĐ-CP ra đời bổ sung cho NĐ 199/2006/NĐ-CP

đã đem lại khung pháp lý chung cho các TĐKTNN trong việc thực hiện huy động

vốn, bƣớc đầu đã đem lại những ƣu điểm:

Page 67: Tailieu.vncty.com   5067 1967

61

Một là, CCQLTC hiện nay đã xác lập quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn và

tài sản của Nhà nƣớc tại TĐKTNN đồng thời tạo quyền chủ động trong việc huy

động vốn phục vụ SXKD của TĐKTNN. Hiện nay, với việc quy định rõ vốn và tài

sản thuộc sở hữu Nhà nƣớc, CCQLTC đã cơ bản giải quyết đƣợc vấn đề giao vốn,

quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nƣớc tại công ty mẹ và các công ty con.

CCQLTC đã tạo điều kiện để công ty mẹ và các công ty con huy động vốn phục vụ

nhu cầu của SXKD bằng nhiều hình thức khác nhau. Huy động vốn bằng hình thức

vay của các ngân hàng thƣơng mại mà không phải thế chấp tài sản đã tạo điều kiện

thuận lợi cho các tập đoàn rất nhiều. Trong những năm qua, các TĐKTNN đã khai

thác và cân đối nguồn vốn đảm bảo nhu cầu SXKD và đầu tƣ sản xuất cơ bản, mua

sắm trang thiết bị, bổ sung vốn lƣu động cho các công ty con, giải quyết khó khăn

về vốn cho các công ty mới thành lập hoặc mới sáp nhập, góp phần đảm bảo tính

cân đối trong tập đoàn.

Hai là, cơ chế huy động vốn và sử dụng đã thúc đẩy sự đổi mới và hiện đại hóa

các trang thiết bị trong toàn ngành. Dựa vào đó mới khai thác, đáp ứng nhu cầu thị

hiếu của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của TĐKTNN.

2.2.2. Cơ chế quản lý sử dụng vốn và tài sản

a. Quản lý sử dụng vốn

Trong thời gian vừa qua TĐKTNN cũng đã đạt đƣợc những thành quả nhất

định qua nhiều kênh đầu tƣ khác nhau:

- Xét mức độ hiệu quả trong tạo việc làm của các TĐKTNN, cho thấy lƣợng

vốn đầu tƣ bao nhiêu để tạo ra một chỗ làm việc ngày càng tăng lên, biểu diễn ở

biểu đồ 2.8:

Biểu đồ 2.6: Vốn kinh doanh bình quân cho một lao động (tỷ đồng/người)

Page 68: Tailieu.vncty.com   5067 1967

62

Nguồn: Tổng hợp từ Tạp chí Tài Chính Doanh Ngiệp số 10/2009

Dựa vào bảng trên, cho thấy nhóm ba tập đoàn gồm VRG, DM, TKV có hệ số

vốn kinh doanh bình quân cho một lao động là khá thấp so với các tập đoàn khác.

PVN là tập đoàn đầu tƣ nhiều vốn nhất cho một lao động bởi mỗi lao động của tập

đoàn này đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm và tay nghề cao. Nhìn chung, các tập đoàn

đều gia tăng lƣợng vốn đầu tƣ vào SXKD theo chiều sâu, riêng một số tập đoàn đến

năm 2008 bị chững lại do ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu.

- Đối với số vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào các TĐKTNN đã có Nghị định

09/2009/NĐ-CP quy định rất rõ về quy chế quản lý tài chính của TĐKTNN và quản

lý vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp khác. Quy chế này có thể coi là một sự

đổi mới tƣ duy theo hƣớng mở rộng quyền tự chủ và tăng tính tự chịu trách nhiệm

của TĐKTNN; đã cải tiến một bƣớc về cơ chế quản lý vốn của nhà nƣớc tại các

TĐKTNN. Điểm mới của Nghị định là đã xác định rõ hơn trách nhiệm của từng tổ

chức, cá nhân trong việc quản lý và đại diện của phần vốn của nhà nƣớc tại các tập

đoàn; Việc thành lập tổng công ty đầu tƣ và kinh doanh vốn của nhà nƣớc sẽ làm

thay đổi căn bản phƣơng thức nhà nƣớc tác động đến hoạt động SXKD của doanh

Page 69: Tailieu.vncty.com   5067 1967

63

nghiệp, tạo môi trƣờng kinh doanh bình đẳng, năng động và hiệu quả hơn. Vốn huy

động đƣợc đã giúp các TĐKTNN phát triển SXKD, mở rộng quy mô, giao vốn cho

các công ty thành viên. Đặc biệt là nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc cấp cho các

TĐKTNN, theo quy định bƣớc giao nhận vốn của các TĐKTNN đƣợc thực hiện

nhƣ sau:

Bƣớc 1: Thẩm định và đánh giá vốn và tài sản nhà nƣớc của TĐKTNN trƣớc

khi giao vốn

Bƣớc 2: Giao vốn cho TĐKTNN, cơ quan giao vốn là Tổng công ty đầu tƣ và

kinh doanh vốn nhà nƣớc (SCIC)

Bƣớc 3: TĐKTNN giao vốn cho các đơn vị thành viên

Bƣớc 4: Báo cáo kết quả giao vốn với nhà nƣớc

Cơ cấu vốn Nhà nƣớc giao cho các TĐKTNN đƣợc thể hiện rõ hơn ở sơ đồ 2.2

dƣới đây:

Page 70: Tailieu.vncty.com   5067 1967

64

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu vốn nhà nước trong các tập đoàn kinh tế nhà nước

- Các TĐKTNN hiện nay hầu hết đều áp dụng cơ chế đầu tƣ đa cấp: công ty

mẹ đầu tƣ vốn cho cả công ty con, cháu và các công ty liên kết khác ở các cấp khác

nhau. Khi đầu tƣ vốn cho các công ty con, công ty thành viên, các TĐKTNN đang

sử dụng các tiêu chí để xếp hạng các công ty đó sau các kỳ kinh doanh, từ đó họ có

các quyết định phân bổ bao nhiêu vốn cho các đơn vị đó vào kỳ kinh doanh tiếp

theo, các tiêu chí đó là: lĩnh vực hoạt động của công ty con, kết quả kinh doanh của

hai kỳ liên tiếp gần nhất, tính khả thi của dự án đầu tƣ (tỷ suất hoàn vốn nội bộ, giá

trị hiện tại ròng, suất sinh lời...), thị trƣờng hoạt động của công ty, tỷ lệ vốn góp của

công ty mẹ... Tuy nhiên, các tiêu chí này chƣa đƣợc xây dựng thành hệ thống quy

chuẩn mà còn phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con làm

giảm hiệu suất đầu tƣ.

- Hiện nay, khi nền kinh tế đang dần phục hồi, các tập đoàn đã bắt đầu tham

gia vào những kênh đầu tƣ mới. Ngoài số vốn đầu tƣ vào SXKD, mở rộng quy mô,

Page 71: Tailieu.vncty.com   5067 1967

65

các TĐKTNN đầu tƣ vốn ra ngoài tập đoàn qua nhiều kênh khác nhau. Theo báo

cáo của Bộ Tài chính, họ đã đầu tƣ 116.768 tỉ đồng ra bên ngoài tập đoàn. Một kênh

đầu tƣ tuy mới phát triển trong vài năm trở lại đây nhƣng lại thu hút đƣợc rất nhiều

vốn của các tập đoàn đó là đầu tƣ vào lĩnh vực tài chính, bao gồm: ngân hàng,

chứng khoán, bảo hiểm, góp vốn quỹ đầu tƣ. Cuối năm 2009, theo thống kê trên cả

nƣớc có 47 tập đoàn, tổng công ty tham gia đầu tƣ vào lĩnh vực này với tổng số vốn

21.164 tỷ đồng (không bao gồm Bảo Việt và 5 ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc).

Trong đó, Tập đoàn Dầu khí có 5.494 tỷ đồng, chiếm 26% tổng số vốn trên; Tập

đoàn Điện lực là 2.146 tỷ đồng, chiếm 10,14%, Vinashin đã đầu tƣ 3.323 tỉ chiếm

15,7%23

. Thực tế đã cho thấy, lĩnh vực tài chính- ngân hàng đã mang lại những hiệu

quả ban đầu cho các TĐKTNN và cho thấy rõ sự cuốn hút của lĩnh vực này đối với

các tập đoàn đầu ngành là quá lớn. Không những thế, với sức mạnh về vốn, các

TĐKTNN đã mạnh tay đầu tƣ theo tiêu chí đa dạng hóa các danh mục đầu tƣ để san

sẻ rủi ro. Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến trái chiều cho rằng các TĐKTNN đầu tƣ

dàn trải nhƣng không đem lại hiệu quả cao. Trong năm 2009, Tập đoàn EVN đã

buộc phải tuyên bố ngƣng đầu tƣ 13 dự án phát triển điện do không bố trí đƣợc vốn

vay, Tập đoàn Vinashin với vấn đề sử dụng nguồn vốn trái phiếu ngoại tệ của Chính

phủ không hiệu quả. Một nỗi lo đặt ra là nội lực của các TĐKTNN có đủ mạnh để

quản lý hết đƣợc mọi danh mục đầu tƣ một cách hiệu quả khi mà bản thân lĩnh vực

kinh doanh chính của tập đoàn không đƣợc thực hiện tốt.

- Từ năm 2008 trở lại đây đầu tƣ ra nƣớc ngoài trở thành xu thế mạnh mẽ và

chính các TĐKTNN đóng vai trò tiên phong. Hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài đang

có sự chuyển biến mạnh từ những dự án có quy mô nhỏ trong các ngành nghề đơn

giản sang các dự án có quy mô lớn đầu tƣ vào những ngành nghề đồi hỏi kỹ thuật,

sản xuất điện năng... Điển hình nhƣ: Tập đoàn PVN đã ký 2 hợp đồng dầu khí mới

ở nƣớc ngoài, 3 thỏa thuận hợp tác chung trong lĩnh vực dầu khí với các công ty dầu

khí quốc gia ở Nam Mỹ; 2 thỏa thuận nghiên cứu chung về dầu khí với Công ty dầu

khí quốc gia Nicaragua. Trong những tháng cuối năm 2009, tập đoàn PVN đã thành

23 Diễn đàn VNR500 (6/1/2010),

“Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc”,

http://vnr500.vietnamnet.vn/content.aspx?id=116, truy cập ngày 25/3/2010.

Page 72: Tailieu.vncty.com   5067 1967

66

lập 2 công ty liên doanh tại Nga và Venezuela để thực hiện dự án khai thác dầu mỏ

đồng thời đƣa 4 mỏ mới vào khai thác và hai mỏ ở Malaysia; Tập đoàn Viettel đầu

tƣ 27 triệu USD tại Campuchia để khai thác mạng viễn thông di động24

.

Trên thị trƣờng tài chính, kênh đầu tƣ nào cũng có sự tham gia của các các

TĐKTNN tuy nhiên không phải kênh đầu tƣ nào cũng mang lại hiệu quả. Nhƣng

nhìn chung, hoạt động đầu tƣ vẫn làm cho quy mô vốn chủ sở hữu của hầu hết các

tập đoàn đƣợc bảo toàn và không ngừng tăng trong những năm qua. Nếu cuối năm

2006 chỉ có 3 tập đoàn có quy mô vốn chủ sở hữu trên 10 nghìn tỷ đồng, thì đến

cuối năm 2007 đã có 5 tập đoàn có quy mô vốn chủ sở hữu trên 10 nghìn tỷ đồng và

đến cuối năm 2008 có 6 tập đoàn, có quy mô vốn chủ sở hữu trên 10 nghìn tỷ

đồng25

. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn (hệ số tự chủ tài

chính) của các TĐKTNN lại giảm xuống (biểu đồ 2.7).

Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của 8 TĐKTNN

năm 2008

Nguồn: VNR Database

http://vnr500.vietnamnet.vn/content.aspx?id=116,

Theo lý thuyết, hệ số tự chủ tài chính của một doanh nghiệp nên nằm trong

mức an toàn là 0,55- 0,75. Thế nhƣng những số liệu trong biểu đồ 2.10 cho thấy hệ

số tự chủ tài chính của các TĐKTNN ngày cảng giảm và chƣa bao giờ nằm trong

mức an toàn. Điều này cho thấy, các tập đoàn đã lạm dụng quá nhiều vào nguồn vốn

24 Thanh Tâm, “Đầu tƣ ra nƣớc ngoài đang khởi sắc”,

Tạp chí tài chính doanh nghiệp, số 10/2009, tr.24. 25 Diễn đàn VNR500 (6/1/2010),

“Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc”,

http://vnr500.vietnamnet.vn/content.aspx?id=116, truy cập ngày 25/3/2010.

Page 73: Tailieu.vncty.com   5067 1967

67

đi vay, gây mất cân bằng nguồn vốn và làm giảm hệ số tự chủ tài chính, trong dài

hạn sẽ gây ảnh hƣởng tiêu cực đến tính chủ động trong nguồn vốn của tập đoàn.

b. Quản lý sử dụng tài sản

Từ khi nghị định 199/2006/NĐ-CP đƣợc sửa đổi bổ sung bằng nghị định

09/2009/NĐ-CP đã bƣớc đầu đem lại hiệu quả cho cơ chế quản lý sử dụng tài sản

tại các TĐKTNN. Chế độ khấu hao TSCĐ đã có sự đổi mới rõ rệt, quy định về

nguyên tắc tính khấu hao phải phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ đã từng

bƣớc khuyến khích thực hiện phƣơng pháp khấu hao nhanh để tại điều kiện hiện đại

hóa và đổi mới công nghệ. Chế độ khấu hao TSCĐ đã tạo điều kiện cho TĐKTNN

thực hiện việc bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, đồng thời nâng cao trách

nhiệm của mình đối với Nhà nƣớc về hoạt động quản lý tài sản.

Nhƣ đã phân tích ở phần 2.2.1, trong khi tổng doanh thu của đa số các

TĐKTNN đều tăng, lợi nhuận của các tập đoàn có sự điều chỉnh tăng, giảm khác

nhau cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản của các tập đoàn có xu hƣớng giảm. Bảng

2.9 cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản cao nhất là của tập đoàn TKV là khá cao (gần

bằng 1 và trên 1), thấp nhất là VNS, EVN. Tuy nhiên, cũng là doanh nghiệp khai

thác quản lý tài nguyên thiên nhiên nhƣng tập đoàn PVN cũng chỉ đạt hiệu suất sử

dụng tài sản trung bình qua ba năm là 0,59.

Bảng 2.9 : Hiệu suất sử dụng tài sản của các TĐKTNN

Tập đoàn Doanh thu/Tổng tài sản (lần)

2006 2007 2008

VNPT 0,48 0,46 --

VRG 0,65 0,59 0,67

VNS 0,21 0,26 0,32

TKV 1,35 1,18 1,19

PVN 0,67 0,53 0,57

Dệt may 1.35 1,09 0,93

EVN 0,33 0,31 0,32

Bảo Việt 0,42 0,23 0,46

Tổng hợp 0,52 0,46 0,44

Nguồn: Tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 10/2009

Page 74: Tailieu.vncty.com   5067 1967

68

Việc quản lý và sử dụng tài sản của các TĐKTNN chƣa đem lại hiệu quả cao,

vì vậy suất sinh lời từ tài sản (ROA) của các tập đoàn nhìn chung là khá thấp ( biểu

đồ 2.8)

Biểu đồ 2.8: ROA của 6 TĐKTNN năm 2008

Nguồn: Tác giả tự tính toán từ số liệu tổng hợp từ VNR Database

và Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp số 10/2009

PVN có tỷ suất ROA cao nhất là 14,82% trái lại tập đoàn dệt may lại có tỷ suất

ROA thấp nhất (0,25%). Mặc dù có hiệu suất sử dụng tài sản cao nhất nhƣng khả

năng tạo ra lợi nhuận từ tài sản lại quá thấp. Có thể thấy nguyên nhân chính nhằm ở

cơ chế quản lý chi phí chƣa tốt. Đầu tƣ vào tài sản nhiều nhƣng lại không sự gia

tăng của lợi nhuận không bắt kịp với tốc độ gia tăng của tài sản.

Nội dung chủ yếu của cơ chế quản lý, sử dụng tài sản trong các TĐKTNN ở

nƣớc ta hiện nay bao gồm:

- Cho thuê và thế chấp tài sản: Tập đoàn có quyền cho thuê, cầm cố, thế chấp

tài sản thuộc quyền quản lý của mình để tái đầu tƣ, đổi mới công nghệ.

- Nhƣợng bán, thanh lý tài sản: các đơn vị thành viên của TĐKTNN chủ động

lập phƣơng án thanh lý, nhƣợng bán trình công ty mẹ quyết định.

Page 75: Tailieu.vncty.com   5067 1967

69

- Khấu hao TSCĐ: Khấu hao TSCĐ cuả đơn vị HTĐL đƣợc để lại sử dụng ở

đơn vị, của đơn vị HTPT (trừ trƣờng hợp đơn vị tự vay, tự trả) đƣợc quản lý, sử

dụng tập trung ở công ty mẹ.

- Đánh giá và xử lý tổn thất TSCĐ: sau khi cổ phần hoá, tái cấu trúc doanh

nghiệp hoặc mua bán, sáp nhập, việc hạch toán các khoản chênh lệch, tăng hoặc

giảm của vốn Nhà nƣớc do kiểm kê, đánh giá lại tài sản trong các TĐKTNN đƣợc

cơ quan tài chính phê duyệt.

2.2.3 Cơ chế quản lý và phân phối lợi nhuận

Trong khi các TĐKTNN đã tự huy động vốn theo những cách riêng của mình

thì việc quản lý và phân phối lợi nhuận bắt buộc các tập đoàn phải tuân thủ những

quy định của Nghị định 09/2009/NĐ-CP và điều lệ của tập đoàn. Nhìn chung, cơ

chế quản lý và phân phối lợi nhuận của TĐKTNN hiện đang đƣợc thực hiện nhƣ

sau:

- Cơ chế phân phối lợi nhuận hiện nay đƣợc các TĐKTNN áp dụng theo hình

thức hỗn hợp. Tức là có quy định định mức lợi nhuận đối với các đơn vị HTĐL và

chỉ quản lý lợi nhuận theo phƣơng pháp thống kê để đƣa ra những chiến lƣợc kinh

doanh mới đối với các đơn vị HTPT. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bƣớc đầu của việc

áp dụng cơ chế này nên các TĐKTNN còn gặp nhiều lúng túng thậm chí ở một số

tập đoàn nhƣ EVN thì đây chỉ là hình thức còn thực chất các tập đoàn vẫn thực hiện

theo cơ chế cũ đó là theo hình thức tập trung.

- Về chính sách tiền lƣơng: tiền lƣơng đƣợc tính trong giá thành và lấy từ

doanh thu nhƣng do doanh thu thấp nên tỷ trọng tiền lƣơng trong doanh thu ở các

TĐKTNN còn thấp. Ngƣời lao động không sống bằng tiền lƣơng mà sống bằng thu

nhập. Trong tổng thu nhập, phần tiền lƣơng chỉ chiếm 1/4-1/3, còn lại là do các đơn

vị mang lại. Công ty đang cần vốn cũng nhƣ công ty đang thừa vốn, đều đƣợc phân

phối dẫn đến sự rối loạn trong phân phối. Ngoài ra, ngƣời lao động còn có các

khoản thu nhập từ các công việc khác. Điều này làm cho tiền lƣơng không trở thành

động lực thu hút ngƣời lao động và là đòn bẩy để thúc đẩy kinh tế phát triển.

Page 76: Tailieu.vncty.com   5067 1967

70

- Trích lập quỹ: Nhà nƣớc quy định nhiều loại quỹ bắt buộc cho TĐKTNN gây

khó khăn cho việc tập trung vốn. Việc căn cứ trên mức lƣơng để trích hai quỹ khen

thƣởng và quỹ phúc lợi là thiếu hợp lý và không công bằng.

- Hiện nay, các tập đoàn sử dụng một số chính sách phân phối lợi nhuận nhƣ

sau:

Xác định tỷ lệ phân phối lợi nhuận: đối với TĐKTNN có mức lợi nhuận ổn

định nhƣ PVN thì xác định một tỷ lệ phân phối ổn định dựa vào điều lệ

hoạt động và khả năng tái đầu tƣ của tập đoàn

Đối với tập đoàn có mức lợi nhuận không ổn định nhƣ EVN thì tập đoàn áp

dụng 2 cách xử lý:

Tiền lời đƣợc chia phải có tốc độ tăng thấp hơn so với tốc độ tăng

của lợi nhuận

Tiền lời đƣợc chia phải có tốc độ giảm thấp hơn so với tốc độ giảm

của lợi nhuận

- Các TĐKTNN hiện tại đang áp dụng hình thức chi trả lợi nhuận theo 3 cách

sau:

Trả bằng tiền mặt: TĐKTNN trả lợi tức cho các chủ sở hữu, các nhà đầu tƣ

bằng tiền mặt.

Trả bằng cổ phiếu: TĐKTNN trả lợi tức cho các chủ sở hữu, các nhà đầu tƣ

bằng cổ phiếu mới phát hành, đây thực chất là một hình thức huy động vốn

Trả bằng tài sản: TĐKTNN trả lợi tức bằng tài sản của tập đoàn dƣới hình

thức sản phẩm của tập đoàn hoặc tài sản hiện có của tập đoàn. Tuy nhiên,

đây là hình thức ít đƣợc dùng nhất vì không đƣợc các nhà đầu tƣ ƣa

chuộng.

2.2.4 Cơ chế kiểm soát tài chính

a. Kiểm soát của Nhà nước đối với các TĐKTNN

Nắm bắt đƣợc những vai trò quan trọng của cơ chế kiểm soát tài chính, nhà

nƣớc giao trách nhiệm giám sát và kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của nhà

nƣớc trong các TĐKTNN cho SCIC. Các TĐKTNN có nhiệm vụ báo cáo lên SCIC

kết quả kinh doanh, hiệu suất sử dụng vốn và tài sản nhà nƣớc hàng quý, hàng năm .

Page 77: Tailieu.vncty.com   5067 1967

71

Tuy nhiên, do báo cáo tài chính của các TĐKTNN còn thiếu tính minh bạch nên

SCIC rất khó đánh giá đúng hiệu quả hoạt động nhằm đƣa ra quyết định duy trì hay

thoái đầu tƣ vào các TĐKTNN này. Từ khi thí điểm thành lập, sự sai lệch, không

phản ánh đúng thực tế tài sản, doanh thu và kết quả kinh doanh là hiện tƣợng khá

phổ biến trong báo cáo tài chính của nhiều tập đoàn nhƣ: Tập đoàn TKV; Tập đoàn

EVN... hay việc VNPT sai phạm quá nhiều trong quá trình cổ phần hóa tập đoàn. Vì

lí do này, không chỉ có bộ phận kiểm toán nhà nƣớc mà còn có cả các cán bộ thanh

tra kiểm tra, giám sát chặt chẽ các TĐKTNN. Sau mỗi lần kiểm tra, kiểm toán nhà

nƣớc đều yêu cầu điều chỉnh tăng, giảm các khoản doanh thu, chi phí, tài sản, khoản

ngân sách nộp cho nhà nƣớc. Năm 2008, kiểm toán Nhà nƣớc đã phát hiện và kiến

nghị tăng thu ngân sách nhà nƣớc thêm 4.166 tỉ đồng (chủ yếu từ các khoản thuế và

phí, lệ phí); đề nghị giảm chi ngân sách nhà nƣớc 2.731 tỉ đồng (gồm chi sai, quyết

toán sai chế độ, không đúng nguồn kinh phí...); tiến hành điều chỉnh tăng hơn 137 tỉ

đồng về tài sản, nguồn vốn; gần 564 tỉ đồng doanh thu; giảm gần 159 tỉ đồng chi

phí, tăng lợi nhuận trƣớc thuế trên 722 tỉ đồng từ các TĐKTNN26

.

b. Các TĐKTNN kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính nội bộ

TĐKTNN Việt Nam mới đƣợc thí điểm thành lập từ việc chuyển đổi từ các

Tổng công ty 91 nhƣng chắc chắn cũng phải thể hiện đƣợc bản chất của TĐKT là

các mối quan hệ giữa công ty mẹ - công ty con phải là mối quan hệ đầu tƣ vốn, theo

đó phƣơng thức quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính của các tập đoàn cũng phải

thay đổi. Đó là các TĐKTNN cần quản lý các công ty con thông qua hệ thống kiểm

soát tài chính. Hệ thống kiểm soát tài chính là một trong những yếu tố quan trọng

của hệ thống quản lý hiện đại và có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả của hệ thống

quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng trong TĐKT. Kiểm soát tài chính là

công cụ quan trọng để thực hiện mục tiêu quản lý của công ty mẹ đối với các công

ty con trong mối quan hệ đầu tƣ vốn.

Đối với các TĐKT Việt Nam hiện nay, hệ thống kiểm soát tài chính vẫn chƣa

đƣợc xây dựng một cách hệ thống, chức năng kiểm soát tài chính còn chồng chéo.

Hệ thống kiểm soát tài chính trong các TĐKT bao gồm: kiểm soát của chủ sở hữu

26 Tạp chí Tài chính điện tử số 80, ngày 15/2/2010

Page 78: Tailieu.vncty.com   5067 1967

72

đối với Ban lãnh đạo tập đoàn, kiểm soát của ban lãnh đạo tập đoàn với các công ty

con đƣợc thực hiện theo hệ thống sau:

Sơ đồ 2.3: Các tầng kiểm soát tài chính trong các TĐKTNN

(1)

(2)

- Tầng 1: Tại tầng kiểm soát đầu tiên, các TĐKTNN thành lập Ban kiểm soát

thực hiện những công việc sau:

Kiểm tra, giám sát hoạt động của Ban lãnh đạo tập đoàn: đại hội

đồng cổ đông, hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giảm đốc.

Kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính của các công ty con thông

qua các Ban kiểm soát của các công ty con

- Tầng 2: Tầng kiểm soát tiếp theo là hoạt động của các Ban kiểm soát công ty

con. Ban kiểm soát của công ty con có hai nhiệm vụ chính, đó là:

Kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính các công ty con

Báo cáo kết quả của quá trình trên cho Ban kiểm soát của tập đoàn.

Các TĐKTNN ý thức rất cao về vai trò của kiểm soát tài chính tại các công ty

con, công ty liên kết. Vì vậy, trong thời gian qua, đội ngũ kiểm toán nội bộ của các

Page 79: Tailieu.vncty.com   5067 1967

73

TĐKTNN đƣợc thành lập và thực hiện kiểm toán tại các công ty thành viên những

nội dung sau: doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh, khoản phải thu,

khoản phải trả, TSCĐ và nguồn vốn kinh doanh. Chú trọng vào xây dựng đội ngũ

kiểm toán nội bộ chuyên nghiệp, các TĐKTNN ngày càng đặt yêu cầu tuyển dụng

cao hơn đối với các ứng viên và thƣờng xuyên tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn

cho các kiểm toán viên.

Nhìn chung, cơ chế kiểm soát tài chính trong các TĐKTNN đƣợc đề cao

nhƣng việc thực hiện nó một cách minh bạch và sát sao vẫn còn là một yêu cầu mà

các TĐKTNN chƣa thực hiện đƣợc.

2.3. Đánh giá cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nƣớc

2.3.1 Những kết quả đạt được

Mô hình tập đoàn ở Việt Nam đã đƣợc bàn luận từ năm 1994-1995 và việc ra

đời các TCT 91 là bƣớc quá độ chuyển đổi. Thực hiện chủ trƣơng của Đảng và

Chính phủ, các TCT 91 tiến hành chuyển đổi sang mô hình TĐKT theo quyết định

số 91/TTg để khắc phục những hạn chế của mô hình Tổng công ty đồng thời nâng

cao hiệu quả SXKD, khả năng cạnh tranh và tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế. Trên

cơ sở những công ty thành viên hiện có, các TĐKTNN đã tiến hành đổi mới, hoàn

thiện mô hình tổ chức và CCQLTC nhằm thay đổi tập đoàn từ quan hệ hành chính,

giao vốn sang quan hệ sở hữu vốn. Với những nỗ lực đó, CCQLTC đã đƣợc thay

đổi đem lại những kết quả đáng mừng:

- CCQLTC hiện nay đã xác lập quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn và tài sản

của Nhà nƣớc tại TĐKTNN, đồng thời tạo quyền chủ động trong việc huy động vốn

phục vụ SXKD của TĐKTNN. Hiện nay, với việc quy định rõ vốn và tài sản thuộc

sở hữu Nhà nƣớc, CCQLTC đã cơ bản giải quyết đƣợc vấn đề giao vốn, quản lý và

sử dụng vốn, tài sản Nhà nƣớc tại TĐKTNN (công ty mẹ và các công ty con).

CCQLTC đã tạo điều kiện để công ty mẹ và các công ty con huy động vốn phục vụ

nhu cầu của SXKD bằng nhiều hình thức khác nhau. Huy động vốn bằng hình thức

vay của các ngân hàng thƣơng mại mà không phải thế chấp tài sản đã tạo điều kiện

thuận lợi cho tập đoàn rất nhiều.

Page 80: Tailieu.vncty.com   5067 1967

74

- Trong những năm qua, các TĐKTNN đã khai thác và cân đối nguồn vốn đảm

bảo nhu cầu SXKD và đầu tƣ sản xuất cơ bản, mua sắm trang thiết bị, bổ sung vốn

lƣu động cho các công ty con, giải quyết khó khăn về vốn cho các công ty mới

thành lập hoặc mới sáp nhập, góp phần đảm bảo tính cân đối trong TĐKTNN.

- TĐKTNN đã đổi mới CCQLTC làm tăng quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu,

doanh thu, lợi nhuận và đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc với tốc độ khá cao.

- Cơ chế huy động vốn và sử dụng đã thúc đẩy sự đổi mới và hiện đại hóa các

trang thiết bị trong toàn ngành. Dựa vào đó mới khai thác, đáp ứng nhu cầu thị hiếu

của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của TĐKTNN.

- Cơ chế huy động vốn và quản lý sử dụng vốn của các TĐKTNN thay đổi đã

thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam với các nƣớc trong khu vực và trên

thế giới.

- CCQLTC đã từng bƣớc đƣợc cải cách từ khi các TĐKTNN chuyển đổi từ các

TCT 91, vì thế các TĐKTNN đã hoàn thành phần lớn các trọng trách, nhiệm vụ nhà

nƣớc giao phó, góp phần thúc đẩy kinh tế nƣớc nhà và ổn định cuộc sống của rất

nhiều ngƣời lao động.

2.3.2 Những mặt hạn chế

Mặc dù, các TĐKTNN đang nỗ lực hoàn thiện CCQLTC nhƣng vẫn còn một

số tồn tại về CCQLTC ở các TĐKTNN, đó là:

- Cơ chế huy động và sử dụng vốn chƣa phát huy đƣợc hết tính chủ động, sáng

tạo của các công ty con: Việc phân cấp, phân quyền, nhất là quyền đầu tƣ, mua sắm,

nhƣợng bán, cho thuê hoặc thế chấp, cầm cố tài sản để đi vay hoặc cho vay, cho

nợ... vẫn chƣa đƣợc thiết lập. Vì lẽ đó, luôn có tình trạng đƣa lên cấp trên chờ phê

duyệt hoặc cấp trên ủy quyền một cách hình thức cho cấp dƣới, gây khó khăn lúng

túng cho các công ty con. Quyết định kinh doanh của các công ty con đôi khi vì thế

mà bị chậm, bị động.

- Tổ chức thực hiện cơ chế huy động vốn còn hạn chế do nhiều nguyên nhân

chủ quan. Cơ chế hoạt động huy động vốn từ nội bộ còn rất khiêm tốn trong khi khả

năng có thể huy động đƣợc nhiều hơn nữa cho SXKD do thủ tục rƣờm rà, cứng

nhắc, hạn mức cho vay thấp, không đảm bảo vốn cho các dự án đúng tiến độ, thời

Page 81: Tailieu.vncty.com   5067 1967

75

hạn thanh toán ngắn, đôi khi các khoản vay giữa các công ty không thực sự tự

nguyện mà do sức ép của công ty mẹ. TĐKTNN muốn có đƣợc các hợp đồng tài trợ

từ nguồn vốn nƣớc ngoài bắt buộc phải thông qua Chính phủ, đƣợc sự bảo lãnh của

Bộ Tài chính nên rất khó khăn trong việc huy động vốn thực hiện dự án. Do vậy,

nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài rất hạn chế đƣợc đi đến trực tiếp các dự án

của tập đoàn, mà muốn có đƣợc thông thƣờng đều phải thông qua các tổ chức tài

chính trung gian, dẫn đến chi phí vốn từ nƣớc ngoài rất cao.

- Chủ trƣơng của một số TĐKTNN hiện nay đó là huy động vốn dựa vào vốn

đi vay. Con đƣờng phát triển này có nhiều hạn chế :

Không thể thực hiện phát triển đa ngành khi kinh nghiệm quản trị chƣa có

nhiều, nguồn nhân lực quản lý kém và tiềm lực vốn tự có không cao

Hiệu quả kinh doanh không tƣơng xứng với quy mô, thậm chí là thua lỗ do

nội lực yếu.

- Hiện nay, vẫn còn tồn tại hạn mức vay vốn đối với các công ty con thành

viên, dẫn tới làm giảm tính năng động và trách nhiệm và làm tăng sự phụ thuộc của

họ vào quan hệ giữa TĐKTNN với các ngân hàng. Điều này cũng đồng thời đặt

gắng nặng rủi ro lên TĐKTNN.

- Hiệu quả sử dụng vốn và đầu tƣ chƣa tƣơng xứng với quy mô: Theo thống kê

chỉ số tỷ suất sinh lời của VCSH (ROE) trong số 7 TĐKT trong Bảng xếp hạng

VNR500 năm 2008, có đến 3 tập đoàn có chỉ số ROE thấp hơn 10%. Điều này cho

thấy việc sử dụng đồng vốn trong các TĐKTNN chƣa cao, ảnh hƣởng đến hiệu quả

chung của khu vực kinh tế Nhà nƣớc:

Biểu đồ 2.9: ROE của 7 TĐKTNN năm 2008

Nguồn: Tác giả tự tính toán từ việc tổng hợp số liệu từ

VNR Database và Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp số 10/2009

Page 82: Tailieu.vncty.com   5067 1967

76

- Các TĐKTNN có tình trạng đầu tƣ dàn trải, không tập trung vào ngành kinh

doanh chính, đầu tƣ vào những lĩnh vực nhạy cảm, tỷ suất rủi ro cao và không thuộc

lĩnh vực ngành nghề chủ đạo thế mạnh của mình nhƣ bất động sản, chứng khoán,

ngân hàng... Hiệu suất đầu tƣ (lợi nhuận trên vốn đầu tƣ) tính gộp chung của tập

đoàn vào lĩnh vực tài chính năm 2006 là 7,41%; năm 2007 là 9,24%; năm 2008 là

4,78%27

, nhìn chung là thấp hơn so với đầu tƣ vào ngành kinh doanh chính của các

đơn vị này.

- Đầu tƣ vốn ra nƣớc ngoài mới chỉ là giai đoạn thăm dò thị trƣờng, các

TĐKTNN còn gặp nhiều bỡ ngỡ. Hiện nay, đa phần các TĐKTNN mới đang tự

xoay sở, chƣa nhận đƣợc nhiều sự trợ giúp của các cơ quan đại diện Việt Nam ở

nƣớc ngoài. Đồng thời vẫn đang phải đối mặt với không ít rào cản, khó khăn, thách

thức trên con đƣờng làm ăn lâu dài tại các nƣớc ngoài, trong khi tiềm lực của mình

vẫn còn hạn chế. Nhìn tổng thể, quy mô các dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài của các

TĐKTNN vẫn còn nhỏ, trung bình 1,2 triệu USD/1 dự án.

- Việc chuyển đổi các tổng công ty 91 thành TĐKT này chủ yếu mới mang

tính hình thức mà chƣa có sự thay đổi mang tính căn bản về quản lý nhà nƣớc cũng

nhƣ quản trị doanh nghiệp. Hiện chƣa có quy định hạn chế cơ cấu đầu tƣ trong nội

bộ tập đoàn dẫn đến tình trạng phức tạp quan hệ đầu tƣ, gây tình trạng chồng chéo,

lẫn lộn trong việc thực hiện quyền của chủ sở hữu vốn, gây ảnh hƣởng không tốt

đến chất lƣợng quản lý, sử dụng vốn nhà nƣớc do các TĐKTNN sử dụng cơ chế đầu

tƣ vốn hỗn hợp.

- Một số tập đoàn chƣa phát huy đƣợc thế mạnh của tổ chức tài chính trung

gian nhằm khơi thông các nguồn vốn và huy động các nguồn vốn nhàn rỗi để phục

vụ nhu cầu phát triển.

- Quá trình cổ phần hóa tại các TĐKTNN xem ra còn rất lâu nữa, bởi vì bản

thân các tập đoàn không muốn cổ phần hóa, một phần do vẫn bị ảnh hƣởng bởi tƣ

27 Diễn đàn VNR500 (6/1/2010),

“Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc”,

http://vnr500.vietnamnet.vn/content.aspx?id=116, truy cập ngày 25/3/2010.

Page 83: Tailieu.vncty.com   5067 1967

77

duy của chế độ cũ, một phần do các chủ sở hữu, đầu tƣ hiện tại chƣa muốn phân

chia quyền sở hữu cũng nhƣ lợi nhuận với những ngƣời khác.

- Việc huy động một số quỹ của các đơn vị thành viên cho quỹ tập trung tại tập

đoàn chƣa hợp lý, vì vậy chƣa tạo sự chủ động cho các đơn vị thành viên sử dụng

các quỹ tại đơn vị một cách hiệu quả.

Tóm lại, đổi mới CCQLTC trong các TĐKTNN mặc dù đã đƣợc thực hiện và

đem lại những kết quả khởi sắc nhƣng bên trong cơ chế đó còn tồn đọng những

điểm hạn chế và có thể biến thành yếu điểm của các TĐKTNN bất kỳ lúc nào nhất

là khi có khủng hoảng xảy ra. Vì vậy, cần thiết phải có những giải pháp hoàn thiện

hơn nữa CCQLTC trong các TĐKTNN để nâng cao năng lực sản xuất, sức chịu

đựng trong những “cơn bão khủng hoảng” và quan trọng nhất là xóa bỏ những điểm

yếu còn vƣớng mắc trong các tập đoàn.

Page 84: Tailieu.vncty.com   5067 1967

78

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC

TĐKTNN Ở VIỆT NAM

3.1 Kinh nghiệm quản lý cơ chế tài chính tại Trung Quốc

3.1.1 Mô hình Tập đoàn doanh nghiệp của Trung Quốc

a. Kinh tế Trung Quốc và những nét tương đồng với Việt Nam

Giữa Trung Quốc và Việt Nam có những điểm tƣơng đồng về tƣ duy, văn hóa,

cách thức tổ chức doanh nghiệp, trong đó quan trọng nhất là vấn đề sở hữu của

doanh nghiệp nhà nƣớc và cùng lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm nền tảng lý luận.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac- Lênin đã chỉ ra rằng cơ chế thị trƣờng tự do

không phải là độc quyền của chủ nghĩa tƣ bản mà vẫn có thể hiện diện trong

XHCN. Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ XVI đề ra “Lấy xây dựng kinh

tế thị trƣờng XHCN làm mục tiêu của cải cách thể chế kinh tế”. Công việc cơ bản

của Trung Quốc là để xây dựng một xã hội hài hòa cần phải xây dựng một xã hội

thịnh vƣợng. Nhƣng để thiết lập một xã hội hài hòa dựa trên nền kinh tế thị trƣờng

là một hệ thống kinh tế tƣơng đối công bằng, chỉ có kinh tế thị trƣờng XHCN mới

làm cho một xã hội hài hòa đƣợc thiết lập các điều kiện và khả năng.

Trung Quốc là một trong những quốc gia có số dân đông và diện tích lớn nhất

thế giới. Nền kinh tế của Trung Quốc đƣợc đánh giá là một trong những nền kinh tế

tăng trƣởng mạnh nhất toàn cầu sau những năm thực hiện cải cách. Nhờ những hỗ

trợ khổng lồ về tài khóa và tiền tệ mà nền kinh tế hồi sinh sau suy thoái nhanh và

mạnh hơn bất cứ cƣờng quốc kinh tế nào khác. Không chỉ đáp ứng đầy đủ nhu cầu

tiêu dùng của ngƣời dân trong nƣớc mà nền kinh tế Trung Quốc còn lớn mạnh lên

nhờ kim ngạch xuất, khẩu tăng trƣởng quá nhanh, đặc biệt là trong những năm gần

đây.

Ở nƣớc ta, khi thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng ta đã xây dựng tiến hành

chuyển đổi mô hình kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang mô hình kinh tế thị trƣờng

định hƣớng XHCN. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta một lần nữa

khẳng định: “ Thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng

hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trƣờng, có sự quản lý của Nhà nƣớc

Page 85: Tailieu.vncty.com   5067 1967

79

theo hƣớng XHCN, đó chính là nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN”28

. Sau

hơn 20 năm đổi mới, Đảng và Nhà nƣớc vẫn luôn thực hiện chính sách trên với mục

tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Sự nhất quán phát triển kinh tế thị trƣờng trong việc xây dựng xã hội hài hòa ở

Trung Quốc và sự lựa chọn phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN nhằm

thực hiện mục tiêu trên của nƣớc ta đều có nền tảng xuất phát từ cơ sở lý luận của

chủ nghĩa Mác- Lênin về một xã hội XHCN có nền tảng vật chất thịnh vƣợng và

một xã hội dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong quá

trình cải cách ở Trung Quốc cũng nhƣ trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, hai

Đảng Cộng sản luôn kiên trì, phát triển các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-

Lênin về sự vận động của thực tiễn lịch sử vậy nên chúng ta nhận thấy lý luận phát

triển CNXH của hai Đảng có những điểm tƣơng đồng.

Do đó, trong công cuộc đổi mới, Việt Nam cần tăng cƣờng xem xét, tham khảo

kinh nghiệm của Trung Quốc cả về lý luận và thực tiễn đặc biệt là kinh nghiệm cải

cách CCQLTC trong các TĐDN của Trung Quốc. Việc tìm hiểu sự nhất quán trong

phát triển kinh tế thị trƣờng XHCN và xây dựng xã hội hài hòa của Trung Quốc

cũng nhƣ đƣờng lối đổi mới của Việt Nam sẽ có ý nghĩa tích cực và có giá trị gợi

mở nhất định đối với công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay.

b. Mô hình tập đoàn doanh nghiệp của Trung Quốc

Quá trình hình thành mô hình tập đoàn doanh nghiệp của Trung Quốc

Bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XX, Trung Quốc đẩy mạnh quá trình tƣ

nhân hoá các doanh nghiệp Nhà nƣớc có quy mô nhỏ; đồng thời tập trung các

nguồn lực và cả các chính sách ƣu đãi nhằm phát triển các TCT thành những tập

đoàn đủ mạnh để cạnh tranh bối cảnh toàn cầu hoá, đặc biệt là trong các lĩnh vực

kinh tế chủ đạo nhƣ công nghiệp luyện kim, đóng tàu, điện tử, viễn thông, phần

mềm, dƣợc phẩm,... ví dụ nhƣ: Tập đoàn Petro China, Chinatex hay China

Telecom… Những năm sau thập kỷ 90, Trung Quốc bắt đầu chính sách hình thành

28 Đảng CS Việt Nam (2001),

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,

Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.86.

Page 86: Tailieu.vncty.com   5067 1967

80

các TĐKT. Đến năm 1990 khoảng 50 tập đoàn đã đƣợc thành lập từ sự hợp nhất các

doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực kinh doanh.

Theo quan điểm của Trung Quốc, TĐDN Trung Quốc là tổ chức kinh tế có kết

cấu tổ chức nhiều cấp, nó đáp ứng đòi hỏi của nền sản xuất hàng hoá XHCN và của

nền sản xuất lớn xã hội hoá. Doanh nghiệp nòng cốt của tập đoàn là thực thể kinh tế

có tƣ cách pháp nhân, tự chủ kinh doanh, hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm đối

với kết quả kinh doanh. Bằng các hình thức nắm giữ cổ phần khống chế, tham gia

cổ phần, hiệp tác; doanh nghiệp nòng cốt gắn bó với một loạt doanh nghiệp (có tƣ

cách pháp nhân độc lập) ở mức độ chặt chẽ, nửa chặt chẽ và liên kết lỏng lẻo. Nói

ngắn gọn, TĐDN là một khối liên kết bằng quan hệ về tài sản, quan hệ hợp tác.

Trong thời kỳ chuyển đổi, các công ty mẹ thuộc sở hữu nhà nƣớc 100%, song

đã dần cổ phần hóa để phát triển tính cạnh tranh. Tuy nhiên còn có tới 48% tổng số

công ty mẹ của các TĐDN là do Nhà nƣớc sở hữu 100% vốn, 52% công ty mẹ còn

lại là do cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh và các hình thức

khác. Các TĐDN có công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm tới 80,8% về lao

động trong toàn bộ số TĐDN ở Trung Quốc29

.

Mô hình tập đoàn doanh nghiệp của Trung Quốc

Các TĐDN của Trung Quốc tồn tại chủ yếu trên cơ sở các hình thức sau30

:

- TĐDN tổng hợp nhiều cấp: Đây là loại TĐDN nắm trong tay nhiều lĩnh vực

nhƣ khoa học công nghệ, thƣơng mại, tài chính, dịch vụ và lấy vốn làm nút liên kết

chủ yếu. Chúng đƣợc tổ chức thành 4 cấp, thực hiện nhất thể hoá kinh doanh bằng

cách thôn tính, sáp nhập, xoá bỏ tƣ cách pháp nhân của các doanh nghiệp cũ lập ra

TĐDN trong đó công ty có tƣ cách pháp nhân làm nòng cốt (tức là công ty mẹ)

bằng cách nắm giữ cổ phần khống chế, thầu khoán, thuê các doanh nghiệp có liên

quan, doanh nghiệp nòng cốt sẽ nắm quyền lãnh đạo đối với các doanh nghiệp này

trong việc đƣa ra các quyết sách về nhân lực, vật lực, sản xuất, cung ứng, tiêu thụ...

29 TS. Hoàng Ngọc Bắc,

“Kinh nghiệm phát triển mô hình công ty mẹ- công ty con tại Trung Quốc và Hàn Quốc”,

Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, số 7/2009, tr.36, 37 30 BaoLiXu và Mingao Shen (2003),

“TĐDN Trung Quốc: quá khứ, hiện tại và tƣơng lai phát triển”,

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng (sƣu tầm và dịch).

Page 87: Tailieu.vncty.com   5067 1967

81

biến chúng thành những doanh nghiệp ở cấp dƣới trực tiếp (tức là công ty con) của

tập đoàn.

- Tập đoàn theo mô hình liên kết dây truyền: loại này chủ yếu là tổ chức liên

hiệp lỏng lẻo, lấy sản xuất làm nút liên kết. Chúng thƣờng lấy một doanh nghiệp lớn

làm nòng cốt của tập đoàn, lấy sản phẩm nổi tiếng độc đáo của tập đoàn này làm

đặc trƣng, áp dụng hình thức chuyên môn hoá, hiệp tác SXKD thúc đẩy lực lƣợng

sản xuất phát triển.

- Tập đoàn phối hợp đồng bộ: loại tập đoàn này lấy hợp đồng nhận thầu công

trình làm nút liên kết. Chúng hình thành chủ yếu dựa vào một số doanh nghiệp công

nghiệp lớn, đơn vị nghiên cứu, thiết kế, lấy việc liên doanh nhận thầu đồng bộ hạng

mục công trình lớn làm hình thức chủ yếu. Dƣới sự lãnh đạo của hội đồng giám

đốc, doanh nghiệp đầu đàn loại lớn tổ chức thành công ty liên doanh thống nhất,

mạnh, lập ra các đơn vị thành viên có tƣ cách pháp nhân nhằm đạt đƣợc mục tiêu và

lợi ích chung.

- Tập đoàn hoà nhập nghiên cứu khoa học với SXKD: lấy liên kết phát triển kỹ

thuật mới làm nút liên kết. Loại tập đoàn này lấy những đơn vị nghiên cứu khoa học

trong cùng ngành hoặc xí nghiệp công nghiệp lớn làm chủ thể, bổ sung cho nhau lợi

thế khoa học- kỹ thuật và vốn nhằm phát triển sản phẩm kỹ thuật cao từ đó chế tạo

sản phẩm có giá trị cao, nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Tập đoàn liên kết mạng lƣới cùng ngành: Đây là hình thức biến tƣớng của

những liên hiệp các xí nghiệp đặc biệt lớn có cùng ngành nghề.

- Tập đoàn theo mô hình cổ phần: loại TĐDN này lấy công ty của Nhà nƣớc có

thực lực rất mạnh nắm giữ cổ phần khống chế làm doanh nghiệp nòng cốt. Toàn bộ

tập đoàn lấy tài sản dƣới hình thức cổ phần làm nút liên kết, hình thành thể liên hợp

các pháp nhân, triển khai hoạt động SXKD theo hình thức cổ phần.

3.1.2. Cơ chế quản lý tài chính của các tập đoàn doanh nghiệp của Trung

Quốc

a. Ưu điểm

Xu hƣớng kinh doanh quốc tế hoá, xuyên quốc gia hoá cũng đƣợc các TĐDN

ở Trung Quốc chú trọng từ rất sớm. Chính vì thế Trung Quốc đã sớm xác định cho

Page 88: Tailieu.vncty.com   5067 1967

82

các TĐKT một CCQLTC khuôn mẫu, sau đó tùy từng đặc điểm của các tập đoàn

mà thay đổi sao cho phù hợp. Đến nay, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO

CCQLTC của các TĐKT đã thay đổi ít nhiều nhằm thích ứng với bối cảnh kinh tế

mới. Tuy cùng có điều kiện và con đƣờng hình thành TĐKT giống Việt Nam,

nhƣng Trung Quốc có tới 503 tập đoàn nhà nƣớc có công ty mẹ là xí nghiệp quốc

hữu, đã có tới 3 tập đoàn trong danh sách 500 tập đoàn lớn nhất thế giới về vốn và

doanh thu, tài sản trung bình của một TĐKT là 12,4 tỷ nhân dân tệ31

, tƣơng đƣơng

khoảng 24.800 tỷ đồng Việt Nam. Trong khi đó tại Việt Nam chỉ có 3 TĐKTNN là

tập đoàn Điện lực, tập đoàn Dầu khí và tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam là

có tổng tài sản vƣợt mức trung bình này của Trung Quốc. Nhìn chung, CCQLTC

trong các TĐKT của Trung Quốc mang những ƣu điểm sau:

- Cơ chế giao vốn từ nhà nƣớc cho các TĐDN, từ công ty mẹ cho các công ty

con đƣợc thực hiện đồng bộ, công khai và luôn ƣu tiên cho lĩnh vực xuất khẩu. Vì

vậy mà kim ngạch xuất khẩu của các TĐDN chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu

của cả nƣớc .

- Huy động vốn của các tập đoàn hầu hết đƣợc dựa trên việc lƣợng hóa giá trị

của công ty trên thị trƣờng vốn quốc tế và phát hành cổ phiếu của các công ty con

trên sàn giao dịch Hong Kong và Thƣợng Hải, khai thác nhà đầu tƣ nƣớc ngoài để

bổ sung trực tiếp cho công ty. Thông qua hình thức này mà các TĐDN đã huy động

đƣợc một khối lƣợng vốn lớn đầu tƣ cho các vùng khác mà vẫn đảm bảo đƣợc

quyền quyết định của công ty mẹ đối với công ty con.

- Các TĐDN Trung Quốc đầu tƣ trong nhiều lĩnh vực với những chiến lƣợc dài

hạn đƣợc cân nhắc kĩ càng và đối với những dự án đầu tƣ nƣớc ngoài cần phải xin ý

kiến phê duyệt của Chính phủ về quyết định đầu tƣ. Vì vậy, những dự án này đã

đƣợc Chính phủ hỗ trợ và khuyến khích bằng nhiều hình thức ƣu đãi nên các TĐDN

có đƣợc tâm lý an toàn khi tham gia vào các quan hệ kinh tế quốc tế. Vì vậy thƣơng

mại quốc tế của Trung Quốc phát triển hơn bất cứ quốc gia nào trong lục địa.

31 Th.S. Nguyễn Văn Tài (2010), Cao đẳng du lịch Việt Nam,

“Sự nhất quán phát triển kinh tế thị trƣờng XHCN trong xây dựng

Mô hình TĐDN tại Trung Quốc”,

Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 2 (102), tr. 69.

Page 89: Tailieu.vncty.com   5067 1967

83

- Chính phủ Trung Quốc áp dụng một tiêu chí chung để đánh giá kết quả hoạt

động của các TĐDN hàng năm, đó là: tỷ suất lợi nhuận trên đồng vốn nhà nƣớc cần

phải đạt đƣợc bao nhiêu, tốc độ tăng năng suất lao động, tăng xuất khẩu, tỷ lệ đổi

mới mặt hàng và mở rộng thị trƣờng, tỷ lệ giảm tiêu hao năng lƣợng và nguyên vật

liệu, tỷ lệ đổi mới công nghệ, phát minh, sáng chế… qua đó việc kiểm soát và quản

lý các TĐDN của Trung Quốc dễ dàng và minh bạch hơn.

- Các TĐDN Trung Quốc đặc biệt chú ý đến việc đẩy mạnh sự phát triển của

các định chế tài chính trung gian (công ty tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…) của tập

đoàn. Vì thế Trung Quốc đã sớm có một hành lang pháp lý về việc quy định hoạt

động của các tổ chức này.

b. Hạn chế

Trong quá trình tiếp tục đổi mới CCQLTC trong các tập đoàn, bên cạnh những

thành tích đã đạt đƣợc, cũng phải ghi nhận một số hạn chế còn tồn tại, đó là:

- Xét về năng lực và hiệu quả vẫn chƣa xác định đƣợc công ty thành viên chủ

chốt của tập đoàn. Chƣa phân định đƣợc rõ rang quyền lợi giữa thành viên thuộc

nhà nƣớc và thành viên không thuộc nhà nƣớc của tập đoàn

- Chƣa thiết lập cơ chế điều tiết để đảm bảo công bằng và khuyến khích cạnh

tranh trong nội bộ tập đoàn, chống tham nhũng và các can thiệp chính trị vào tập

đoàn.

- Phần lớn việc sáp nhập các doanh nghiệp vào tập đoàn vẫn theo sự sắp đặt

của chính phủ, các doanh nghiệp phối hợp với nhau chỉ mang tính chất bắt buộc nên

hiệu quả hoạt động của các tập đoàn mới ra đời vẫn không cao.

- Hệ thống quản lý phức tạp, nhiều tầng lớp dẫn đến việc chỉ đạo khó tập

trung, kém hiệu quả và hậu quả xung đột lợi ích giữa chính phủ và lợi ích kinh

doanh của TĐDN. Các tập đoàn, đặc biệt là các tập đoàn có công ty mẹ là doanh

nghiệp nhà nƣớc ngoài chịu chi phối về vốn còn chịu sự giám sát chặt chẽ của các

cơ quan: Ủy ban công tác doanh nghiệp của Trung ƣơng đảng, ủy ban kế hoạch nhà

nƣớc, ủy ban kinh tế và thƣơng mại quốc vụ viện và ủy ban giám sát tài sản nhà

nƣớc của quốc vụ viện.

Page 90: Tailieu.vncty.com   5067 1967

84

Cùng với xu thế cải cách, mở cửa, hội nhập khu vực và thế giới, sự phát triển

không ngừng của nền kinh tế thị trƣờng thì những yêu cầu về khả năng cạnh tranh

của các doanh nghiệp là rất lớn. Các TĐDN Trung Quốc có hình thức liên kết

phong phú, nội dung tác nghiệp đa dạng, với ƣu thế là thị trƣờng nội địa hết sức

rộng lớn để phát triển và thử nghiệm các mô hình quản lý, tổ chức, nâng cao khả

năng cạnh tranh trƣớc khi mở rộng sang phạm vi xuyên quốc gia. Đó là một lợi thế

rất lớn của các TĐDN Trung Quốc. Tuy nhiên, CCQLTC trong các TĐDN của

Trung Quốc cũng còn tồn tại một số hạn chế. Những điểm mạnh và những hạn chế

của CCQLTC trong các tập đoàn đó sẽ giúp các TĐKTNN ở Việt Nam học hỏi,

tham khảo và rút kinh nghiệm, đƣa ra những bài học cho các tập đoàn trong việc

hoàn thiện CCQLTC.

3.1.3 Bài học cho Việt Nam

a. Về cơ chế tạo lập và huy động vốn

- Xây dựng trên cơ sở đa sở hữu về vốn và cơ bản dựa trên sở hữu tƣ nhân

nghĩa là ngƣời sở hữu về vốn trực tiếp quản lý điều hành, tránh đồng sở hữu về vốn

là đồng sử dụng vốn có thể tạo ra những khó khăn nhất định cho việc linh hoạt sử

dụng các nguồn vốn nội bộ trong TĐKTNN, nâng cao đƣợc hiểu quả sử dụng vốn

cho TĐKTNN.

- Cần tự đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các công ty con và công ty mẹ để

tăng cƣờng việc đa sở hữu về vốn và tạo nguồn vốn mạnh mẽ cho TĐKTNN, đặc

biệt là phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, sau dần mới tận dụng đƣợc nguồn

vốn từ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đổ vào thông qua mua cổ phiếu công ty.

- Cần hoàn thiện hơn nữa mô hình các định chế tài chính trung gian nhƣ: công

ty tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…để tăng cƣờng huy động, điều hòa vốn, tận dụng

tối đa nguồn vốn tài chính nội lực. Đồng thời các TĐKTNN cũng phải nghiên cứu,

lựa chọn loại hình tài chính trung gian phù hợp với TĐKTNN và tùy từng thời

điểm.

b. Về cơ chế quản lý, sử dụng vốn và tài sản

- Cần xây dựng các chiến lƣợc đầu tƣ phát triển TĐKTNN một cách dài hạn

tránh phát triển đầu tƣ theo cơ hội ngắn hạn (mang tính chất thời vụ) làm chệch định

Page 91: Tailieu.vncty.com   5067 1967

85

hƣớng SXKD chính xuyên suốt của TĐKT. Đầu tƣ đa lĩnh vực để chia sẻ bớt rủi ro

nhƣng cần phải xác định kênh đầu tƣ phù hợp và mang lại hiệu quả cao mà không

làm thất thoát, lãng phí về vốn.

- Dựa trên nguyên tắc chung là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, cần phải hạn

chế hẳn việc giao vốn nhƣ hiện nay trong các TĐKTNN. Ban lãnh đạo của

TĐKTNN quyết định chọn lựa chiến lƣợc đầu tƣ, dự án đầu tƣ, điều chuyển vốn,

nguồn nhân lực cho các dự án, thị trƣờng, sản phẩm có tính chiến lƣợc.

c. Về cơ chế phân phối lợi nhuận

Để các bên tham gia góp vốn trong tập đoàn đƣợc đảm bảo công bằng và các

bên cùng có lợi phải tránh tình trạng hình thành quỹ tập trung để điều tiết và phân

chia mang tính dàn trải, hình thức, không công bằng về lợi ích.

d. Về cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính

- Thiết lập một hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chí nhất định trong từng khâu, từng

lĩnh vực cụ thể, theo trình tự rõ rang, minh bạch, chính xác nhằm đánh giá các hoạt

động giám sát tài chính trong các TĐKTNN.

- Áp dụng các chuẩn mực, khuôn mẫu của các báo cáo tài chính một cách chặt

chẽ đối với các TĐKTNN.

3.2 Quan điểm của Nhà nƣớc về xu hƣớng phát triển cơ chế quản lý tài

chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nƣớc

Mặc dù, quyết định số 91/TTg về việc chuyển đổi các Tổng công ty 91 sang

mô hình TĐKT mới đƣợc ban hành cách đây 16 năm, nhƣng Đảng và Nhà nƣớc đã

thực sự nghiên cứu mô hình TĐKT từ khi mà nƣớc ta vừa lo đánh giặc Mỹ vừa

chung tay xây dựng nền kinh tế đất nƣớc. Từ khi chuyển đổi, các TĐKTNN đã

đƣợc nhà nƣớc định hƣớng phát triển mô hình TĐKT theo quan điểm tham khảo,

xem xét, rút kinh nghiệm từ mô hình TĐDN của Trung Quốc và một số nƣớc khác,

lựa chọn và phát triển mô hình cho phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam.

Trong đó, CCQLTC trong các TĐKTNN đặc biệt đƣợc quan tâm. Năm 2007, Viện

nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng (CIEM) đã trình Chính phủ đề án về TĐKT,

trong đó có đề cập đến phƣơng hƣớng phát triển của TĐKT trên hết là phải chú

trọng đến đổi mới CCQLTC phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN

Page 92: Tailieu.vncty.com   5067 1967

86

ở nƣớc ta. Quan điểm của Nhà nƣớc về xu hƣớng phát triển CCQLTC bao gồm

những nội dung sau:

- Việc xây dựng TĐKTNN là chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc nhằm đƣa

nền kinh tế phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới. Đảng và nhà nƣớc cũng đã

xác định rõ một số lĩnh vực trọng điểm cần phải hình thành TĐKT. Trong hầu hết

các chính sách phát triển kinh tế của mình, Nhà nƣớc đều thể hiện quan điểm hình

thành các TĐKTNN mũi nhọn và đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế, ví dụ

nhƣ tập đoàn PVN, EVN, VNPT…

- Các cơ chế chính sách Nhà nƣớc ban hành đều xuất phát từ quan điểm tạo

điều kiện để các TĐKTNN phát huy cao độ tính độc lập, tự chủ về vốn, không còn

quá lệ thuộc vào Nhà nƣớc. Ban hành các văn bản pháp lý quy định hoạt động của

thị trƣờng tài chính để tạo điều kiện cho các tập đoàn phát triển tự thân trong thị

trƣờng vốn. Nhà nƣớc yêu cầu các TĐKTNN phải xác định rõ ràng đầy đủ trách

nhiệm và quyền hạn giữa công ty mẹ và công ty con trong việc sử dụng nguồn vốn

chung của tập đoàn.

- Con đƣờng phát triển các TĐKTNN phải gắn với việc cổ phần hoá, đi kèm

với việc thu hút các đối tác chiến lƣợc trong nƣớc và nƣớc ngoài tham gia vào quá

trình cải tổ. Theo Luật doanh nghiệp 2005, chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội của

Đảng và Nhà nƣớc đến 1/7/2010 tất cả các doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc hiện

có sẽ chuyển sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp dƣới hình thức công ty cổ

phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Phát triển của các TĐKTNN

phải trên cơ sở: công ty cổ phần đại chúng, thực hiện niêm yết trên TTCK với công

tác quản trị doanh nghiệp luôn đƣợc hoàn thiện.

- Hƣớng các TĐKTNN tự phát triển thị trƣờng tài chính trong nƣớc bằng cách

khuyến khích tham gia vào các kênh huy động vốn khác nhau, đặc biệt quan tâm

đến kênh huy động vốn từ nƣớc ngoài. Nhà nƣớc khuyến khích sự đa dạng hoá

trong lĩnh vực đầu tƣ của các TĐKTNN ngoại trừ những lĩnh vực trƣớc đây tập

đoàn kinh doanh không hiệu quả mà chƣa có dự án kinh doanh mới phù hợp, phê

duyệt và hƣớng dẫn cụ thể những dự án đầu tƣ có yếu tố nƣớc ngoài.

Page 93: Tailieu.vncty.com   5067 1967

87

Chủ trƣơng này lại đƣợc đề cập trong nghị quyết hội nghị Trung ƣơng Đảng

lần thứ 6, khoá X: “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các TCT

Nhà nƣớc, hình thành các TĐKTNN mạnh”.

Những quan điểm trên không chỉ định hƣớng Nhà nƣớc đƣa ra những giải

pháp hoàn thiện việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nƣớc trong các tập đoàn

mà còn giúp các TĐKTNN có những giải pháp hoàn thiện CCQLTC phù hợp với

nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN ở nƣớc ta.

3.3. Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh

tế nhà nƣớc ở Việt Nam

Mô hình TĐKTNN là một loại hình tổ chức kinh doanh quan trọng trong nền

kinh tế nƣớc ta. CCQLTC trong các TĐKT này đang đƣợc đổi mới với nhiều dự

định, nhiều cái nhìn, nhiều quan điểm. Theo tác giả, để hoàn thiện nó cần sự phối

hợp, góp sức của Nhà nƣớc và của các TĐKTNN:

3.3.1. Đối với Nhà nước

Thứ nhất, Nhà nƣớc cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hành lang pháp lý

xung quanh việc thành lập, hoạt động của các TĐKTNN

- Nhà nƣớc hoàn thiện hành lang pháp lý quy định hoạt động tài chính của các

TĐKTNN đặc biệt là trong các hoạt động mới phát triển những năm gần đây nhƣ:

mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

- Nhà nƣớc sớm ban những yêu cầu và tiêu chí về quy mô tổ chức, phƣơng

pháp tổ chức, các hệ thống quản lý, đội ngũ cán bộ, số vốn pháp định, các chỉ tiêu

kinh tế tối thiểu... Song song với khung khổ cơ bản nhất về pháp lý, Nhà nƣớc có

những quy định rõ ràng hơn trong cơ chế hoạt động và mối quan hệ bên trong mỗi

tập đoàn liên quan đến kinh doanh, đầu tƣ, tài chính, thông tin, nhân sự, tài sản,

trách nhiệm... Quan trọng nhất là phải xác định và phân biệt một cách rõ ràng hơn

nữa vai trò quản lý của Nhà nƣớc và của chủ sở hữu.

- Đổi mới thể chế về đầu tƣ: các cơ quan chức năng cần ban hành kịp thời các

văn bản hƣớng dẫn thực hiện cho các doanh nghiệp, trong đó cần công khai những

ƣu đãi đầu tƣ. Kiên quyết thay đổi cơ chế giao vốn, cấp vốn bằng cơ chế đầu tƣ vốn

nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng cƣờng trách nhiệm trong quản lý vốn,

Page 94: Tailieu.vncty.com   5067 1967

88

bảo toàn và phát triển vốn. TĐKTNN chỉ có trách nhiệm hữu hạn đối với số vốn

nhà nƣớc tại các công ty con và công ty liên kết, không đƣợc điều chuyển vốn của

mình đầu tƣ tại công ty thành viên hạch toán độc lập và vốn, tài sản của công ty

thành viên này theo phƣơng thức không thanh toán, trừ trƣờng hợp quyết định tổ

chức lại công ty thành viên HTĐL hoặc thực hiện mục tiêu cung ứng sản phẩm,

dịch vụ công ích. Mọi quan hệ đều phải dựa trên cơ sở hợp đồng kinh tế. Điều này

sẽ giúp khắc phục tình trạng công ty mẹ hiện nay vẫn thực hành quyền phán quyết

về tài sản, nguồn vốn và các nguồn lực khác của các công ty con, đảm bảo quyên tự

chủ của các công ty con.

- Đối với tài nguyên đất đai giao cho công ty mẹ quản lý và đầu tƣ vào các

công ty con, Nhà nƣớc cần nghiên cứu để có cơ chế tài chính cần thiết xác định cụ

thể, chính xác giá trị đất đai làm cơ sở bàn giao vốn khi thành lập các công ty mẹ,

công ty con trong TĐKT. Khi TĐKTNN có nhu cầu sử dụng đất đai, tài nguyên,

Nhà nƣớc phải tạo môi trƣờng thông thoáng hơn nữa về các thủ tục hành chính

nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng đất đai của TĐ theo đúng quy định pháp

luật.

Thứ hai, Nhà nƣớc thúc đẩy sự phát triển của các kênh huy động vốn

trong thị trƣờng tài chính Việt Nam:

- Nhà nƣớc mở rộng các kênh huy động vốn cho các TĐKTNN có thể lựa chọn

những kênh huy động phù hợp, đặc biệt là cho phép vay vốn nƣớc ngoài trong một

thời hạn nhất định so với mức vốn điều lệ thực có. Giới hạn này có thể là từ 100%,

200% tổng vốn điều lệ thực có. Việc vay vốn nƣớc ngoài thực hiện theo qui chế tập

đoàn tự vay tự trả, Nhà nƣớc giúp đỡ tìm đầu mối và bảo lãnh vay vốn. Trong phạm

vi dƣ nợ cho phép, tập đoàn phân cấp cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc

quyết định việc vay vốn. Trƣờng hợp có nhu cầu vay ngoài hạn mức cho phép thì

phải đƣợc Bộ Tài chính phê chuẩn.

- Nhà nƣớc cần chỉ đạo các ngân hàng thƣơng mại phải thực hiện đúng các hợp

đồng tín dụng đã ký với các tập đoàn kịp thời giải ngân các khoản vay trên cơ sở

đàm phán điều chỉnh lại mức lãi suất phù hợp với tình hình mới, đảm bảo lợi ích

hài hòa giữa ngân hàng và tập đoàn.

Page 95: Tailieu.vncty.com   5067 1967

89

- Nhà nƣớc cần có giải pháp hữu hiệu hơn nữa để hỗ trợ TTCK đang bị giảm

sút hiện nay, bởi đây là thị trƣờng đầy tiềm năng mà các TĐKTNN có thể khai thác,

huy động nguồn vốn dài hạn là rất lớn. Cụ thể: ban hành các văn bản luật, văn bản

pháp quy nhằm củng cố và hoàn thiện môi trƣờng pháp lý, thu hút nhiều doanh

nghiệp tham gia vào TTCK, hỗ trợ các hoạt động tiếp thị, quảng cáo, đào tạo… về

TTCK nhằm nâng cao hiểu biết về tầm quan trong của nó tới đông đảo nhà đầu tƣ.

- Thúc đẩy đầu tƣ của Việt Nam sang một số địa bàn trọng điểm (Lào, Liên

bang Nga, Hoa Kỳ, Campuchia) bằng các hình thức tổ chức xúc tiến đầu tƣ thích

hợp, tổ chức biên dịch tài liệu về luật pháp, chính sách, môi trƣờng và cơ hội đầu tƣ

tại một số địa bàn trong điểm để cung cấp cho các TĐKTNN nói riêng và các doanh

nghiệp trong cả nƣớc nói chung.

Thứ ba, muốn nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn và tài sản qua

những biện pháp sau:

- Cần phân cấp cụ thể về quyền hạn đối với đầu tƣ, mua sắm, nhƣợng bán, cho

thuê tài sản hoặc thế chập, cầm cố tài sản để đi vay hoặc cho vay, cho nợ... vì việc

thiếu phân cấp cụ thể những vấn đề này đã hạn chế tính chủ động sáng tạo và quyên

độc lập kinh doanh của các công ty con.

- Nhà nƣớc phải hạn chế việc cấp phát, bổ xung vốn cho các TĐKTNN, thay

thế bằng phƣơng thức cấp tín dụng hay đầu tƣ nhằm tăng cƣờng tính tự chủ của các

TĐKTNN.

- Nhà nƣớc xem xét, khuyến khích các TĐKTNN nghiên cứu, phát triển các dự

án đầu tƣ vào những lĩnh vực mới, mạo hiểm nhƣng đem lại suất sinh lời cao nhƣ:

lĩnh vực công nghệ, sinh học, điện tử…

Thứ tƣ, Nhà nƣớc tiếp tục đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá, tái cấu trúc

toàn bộ các TĐKTNN:

- Rà soát lại chƣơng trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nƣớc đến năm 2010

và xây dựng kế hoạch cổ phần hoá năm 2015, đồng thời xác định lộ trình cụ thể về

bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc tại các tập đoàn đã cổ phần hoá.

- SCIC cần phải đẩy mạnh tiến độ bán vốn tại các tập đoàn không nắm giữ

đầu tƣ vốn. Theo đó, đa dạng các hình thức bán vốn, giảm đầu mối tập đoàn nhƣ

Page 96: Tailieu.vncty.com   5067 1967

90

bán đấu giá công khai, đầu giá các nhà đầu tƣ chiến lƣợc, bán thoả thuận, bán cho

ngƣời lao động, bán cho đội ngũ quản lý, hoán đổi cổ phiếu, sáp nhập, giải thể đơn

vị thành viên… Cơ cấu lại danh mục, nâng cao giái trị vốn nhà nƣớc thông qua việc

chuyển vốn nhà nƣớc từ tập đoàn thua lỗ sang đầu tƣ tại các tập đoàn hoạt động có

hiệu quả, có tiềm năng phát triển.

Thứ năm, đổi mới cơ chế quản lý, giám sát TĐKTNN là việc cần phải

hoàn thiện ngay đối với Nhà nƣớc:

- Quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc quản lý và giám sát

TĐKTNN, nhƣ Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ giám sát công ty mẹ thành lập doanh nghiệp

mới, góp vốn vào doanh nghiệp khác thuộc lĩnh vực có nguy cơ rủi ro, giám sát các

danh mục đầu tƣ, các ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề liên quan; Bộ

Nội vụ theo dõi, đánh giá năng lực cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp; Bộ Tài chính

giám sát, đánh giá hoạt động tài chính, kết quả kinh doanh của công ty mẹ và toàn

bộ hoạt động của TĐKT, giám sát việc tăng vốn điều lệ của công ty mẹ và các

doanh nghiệp thành viên, phát hành cổ phiếu, việc vay vốn đầu tƣ vào lĩnh vực tài

chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản; giám sát việc chuyển dịch vốn, đầu

tƣ, các nguồn lực bên trong tập đoàn và ngoài tập đoàn.

- Xây dựng những tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của TĐKTNN hàng

năm nhƣ: Tỷ suất lợi nhuận trên đồng vốn nhà nƣớc cần phải đạt đƣợc bao nhiêu,

tốc độ tăng năng suất lao động, tăng xuất khẩu, tỷ lệ đổi mới mặt hàng và mở rộng

thị trƣờng… Thành lập chế độ khen thƣởng và phạt với các tập đoàn nhằm khuyến

khích việc sử dụng vốn và tài sản có hiệu quả, qua đó nâng cao sức cạnh tranh giữa

các tập đoàn.

- Nhà nƣớc cần xóa bỏ độc quyền và đặc quyền kinh doanh của doanh nghiệp

nhà nƣớc để phù hợp với thực hiện các cam kết WTO. Có nhƣ vậy mới nâng cao

năng lực cạnh tranh của các TĐKT tƣ nhân và giải phóng đƣợc các nguồn lực kinh

tế khác.

- Nâng cao vai trò của SCIC trong việc quản lý vốn nhà nƣớc tại các TĐKTNN

bằng cách thiết lập một quy trình quản lý bao gồm cả quy trình và các tiêu chuẩn

Page 97: Tailieu.vncty.com   5067 1967

91

đánh giá của SCIC với các TĐKTNN nhận đầu tƣ. Cần phải học hỏi từ kinh nghiệm

của các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là từ Trung Quốc.

3.3.2. Đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước

Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nƣớc về khung pháp lỹ, những chính sách ƣu đãi

và định hƣớng hoạt động, bản thân các TĐKTNN phải nỗ lực không ngừng để hoàn

thiện CCQLTC và mô hình phát triển của tập đoàn trong thời kỳ mới. Sau đây là

một vài giải pháp tác giả đƣa ra để đạt đƣợc mục tiêu trên:

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện quá trình cải cách trong các TĐKTNN là

việc các TĐKTNN cần phải tiến hành ngay sau khủng hoảng tài chính 2008:

Tái cấu trúc lại các tập đoàn nhằm thu gom đầu mối doanh nghiệp có vốn đầu

tƣ của công ty mẹ theo từng ngành, nhóm ngành. Trên cơ sở đánh giá thực trạng cơ

cấu ngành nghề kinh doanh, quá trình tái cấu trúc sẽ định hƣớng lựa chọn cơ cấu

ngành nghề kinh doanh và sắp xếp lại các doanh nghiệp trong tập đoàn.

- Các TĐKTNN phải thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các công ty thành

viên. Công ty mẹ nên để các công ty con tự chủ trong các quyết định về sản xuất,

kinh doanh, nhân lực, tài chính bằng cách thay đổi điều lệ của tập đoàn, hỗ trợ gián

tiếp về tài chính, những ý kiến của công ty mẹ chỉ mang tính chất góp ý, không

đƣợc can thiệp quá sâu để các công ty con có quy mô quá nhỏ không còn quá lệ

thuộc vào công ty mẹ.

- Cổ phần hoá chỉ là bƣớc đầu của quá trình cải cách. Muốn nâng cao hiệu quả

hoạt động của các TĐKTNN, cần phải thực hiện các bƣớc tiếp theo của quá trình

cải cách: tái cơ cấu cấu trúc, cơ cấu quản lý, cơ cấu tài chính và nâng cao năng lực

quản trị tập đoàn. Cụ thể nhƣ sau:

(1) Tái cơ cấu cấu trúc: Tái cơ cấu cấu trúc là một quá trình làm thay đổi căn

bản trong doanh nghiệp thông qua việc thay đổi cấu trúc các bộ phận một cách

thuần tuý, hoặc thay đổi cả quy trình kinh doanh trên nền tảng và triết lý kinh doanh

cũ. Để thực hiện tái cơ cấu cấu trúc thành công, các TĐKTNN cần phải thực hiện

theo lộ trình sau:

Page 98: Tailieu.vncty.com   5067 1967

92

Sơ đồ 3.1: Lộ trình tái cơ cấu cấu trúc trong các TĐKTNN

(2) Tái cơ cấu quy trình quản lý: Quản lý tập trung các công ty cùng một khối

kinh doanh chiến lƣợc theo cùng một định hƣớng chung bằng cách nhóm các cán bộ

chủ chốt thích hợp quản lý các công ty dƣới quyền kiểm soát của tập đoàn con.

(3) Tái cơ cấu quy trình quản trị tập đoàn: Quản trị doanh nghiệp kém thì nhà

đầu tƣ sẽ đánh giá thấp giá trị doanh nghiệp. Nghĩa là, khi huy động vốn tín dụng,

doanh nghiệp sẽ bị xếp hạng tín nhiệm thấp và không đƣợc hƣởng nhiều ƣu đãi từ

nhà đầu tƣ do đó chi phí vốn vay sẽ lớn hơn so với việc quản trị doanh nghiệp tốt.

Vì vậy , phải xem xét việc áp dụng các quy trình quản trị thích hợp với mô hình tập

đoàn, phù hợp với quy định của pháp luật và lĩnh vực kinh doanh cụ thể cho từng

đơn vị kinh doanh chiến lƣợc của tập đoàn.

(4) Tái cơ cấu tài chính: Nguồn vốn trở nên khan hiếm và đắt đỏ hơn sau

khủng hoảng, vì vậy tái cơ cấu tài chính là nội dung quan trọng mà các TĐKTNN

cần thực hiện, trong đó đặc biệt quan tâm đến tái cấu trúc nguồn vốn trong tập đoàn.

Page 99: Tailieu.vncty.com   5067 1967

93

Để tập đoàn có khả năng cạnh tranh về chi phí và làm giảm bớt sức ép về trả nợ

gốc, các tập đoàn phải thay thế các khoản vay hiện hành bằng các khoản vay có thời

hạn dài hơn và chi phí lãi vay thấp hơn. Tuỳ từng tình hình hoạt động cuả từng tập

đoàn mà có những phƣơng án tái cấu trúc nguồn vốn cụ thể:

Đối với lĩnh vực kinh doanh thua lỗ của tập đoàn: Về mặt tài chính, sự thua

lỗ khiến cho giá trị tài sản của tập đoàn bị giảm đi và lẽ dĩ nhiên vốn chủ sở

hữu cũng bị giảm theo. Để giảm lỗ, tập đoàn cần phải cắt bớt những chi phí

không cần thiết, hạn chế những khoản vay đầu tƣ không thu lời đƣợc ngay,

chấp nhận rút gọn quy mô của ngành nghề, rút bớt chi nhánh, đại lý thiếu

hiệu quả, tìm mọi cách đẩy mạnh doanh thu bằng tăng khả năng tiêu thụ

hàng hoá, giảm giá thành đầu vài… từng bƣớc đƣa cấu trúc nguồn vốn đầu

tƣ cho lĩnh vực đó dần trở lại cân bằng.

Đối với lĩnh vực kinh doanh có sự tăng trƣởng “quá nóng” của tập đoàn:

Khủng hoảng đã đem lại cơ hội cho một số ngành nghề phát triển. Tuy

nhiên, việc tăng trƣởng quá nóng của một số lĩnh vực kinh doanh đó dễ làm

cạn kiệt các nguồn lực tài chính cũng nhƣ khiến cho cơ cấu nguồn vốn mất

cân đối nghiêm trọng. Mức sử dụng tín dụng bên ngoài nhiều hơn so với

nguồn vốn huy động từ trong tập đoàn dẫn đến hệ số nợ quá cao. Để giữ

vững quyền kiểm soát của tập đoàn với nguồn vốn của mình, không còn

cách nào khác phải kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tƣ, đặt ra các kế hoạch

thu hồi vốn và trả nợ đúng hạn định hoặc ít nhất cũng phải dự phòng những

phƣơng án phòng khi rủi ro không mong đợi xảy ra.

Ngoài ra, đối với những doanh nghiệp đƣợc các TĐKTNN mua lại hoặc sáp

nhập, cần phải tái cấu trúc nguồn vốn sao cho phù hợp hơn với những thay đổi của

điều kiện kinh doanh đồng thời phải tính đến mức độ rủi ro kinh doanh trong rủi ro

tổng thể của cả tập đoàn.

Sau khi quá trình cải cách đƣợc hoàn thành, các TĐKTNN phải tiến hành kiểm

kê, đánh giá lại toàn bộ tài sản, vốn của tập đoàn tại thời điểm cải cách, phân định

rõ ràng các nguồn vốn: vốn Nhà nƣớc cấp (cấp khi mới thành lập và bổ sung trong

quá trình hoạt động), vốn có nguồn gốc từ Nhà nƣớc (vốn tích luỹ đƣợc từ kết quả

Page 100: Tailieu.vncty.com   5067 1967

94

hoạt động SXKD trên phần vốn Nhà nƣớc), vốn góp của các đối tác (các tổ chức

kinh tế trong và ngoài nƣớc), vốn tự tích luỹ, các loại vốn vay… Từ đó lên kế hoạch

quản lý và sử dụng vốn và tài sản phù hợp với cấu trúc mới của tập đoàn.

Thứ hai, hoàn thiện CCQLTC trong các TĐKTNN là yêu cầu cấp thiết

- Về cơ chế huy động vốn

Tận dụng tối đa các kênh huy động vốn thông qua các công ty con mà các

TĐKTNN có cổ phần chi phối hay cổ đông chiến lƣợc. Tăng cƣờng quyền

chủ động huy động vốn cho các đơn vị thành viên nhƣ: tự chủ về kinh

doanh, tài chính, chủ động trong việc tìm kiếm và thực hiện các dự án đầu

tƣ có khả năng sinh lời cao bằng cách thƣờng xuyên tổ chức các buổi gặp

gỡ của ban lãnh đạo các công ty con để cập nhật liên tục tình hình kinh

doanh của công ty và tạo sự hoà đồng, gắn bó giữa các công ty con với

nhau. Qua đó, các công ty con tự trao đổi kinh nghiệm và đầu tƣ vốn cho

nhau chứ không phải là mệnh lệnh hành chính ép buộc của công ty mẹ nhƣ

trƣớc đây nữa.

Các TĐKTNN nên coi trọng kênh huy động vốn qua TTCK, nhất là trong

bối cảnh thị trƣờng tài chính phát triển nhƣ hiện nay. Chủ động đề xuất ý

kiến với nhà nƣớc về việc hoàn thiện hơn nữa những quy định pháp lý về

TTCK, tạo những ƣa đãi nhất định cho các nhà đầu tƣ lớn nhƣ các

TĐKTNN.

Cần tranh thủ thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài bằng các hình thức liên doanh,

liên kết giữa các TĐKTNN với các tổ chức kinh tế và cá nhân nƣớc ngoài,

thúc đẩy nhà nƣớc hoàn thiện luật pháp quản lý đối với doanh nghiệp có

vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Hoặc có thể phát triển các mối quan hệ quốc tế qua

việc tăng cƣờng kênh huy động tín dụng ngân hàng của các ngân hàng

thƣơng mại nƣớc ngoài, vừa có thể huy động một số vốn lớn, vừa tạo đƣợc

uy tín với các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc. Muốn thực hiện chiến

lƣợc này, trƣớc hết phải hoàn thiện hình ảnh của tập đoàn thông qua thƣơng

hiệu, các báo cáo tài chính và uy tín trong các hợp đồng làm ăn với các đối

tác nƣớc ngoài khác.

Page 101: Tailieu.vncty.com   5067 1967

95

Phát triển các hình thức liên doanh, liên kết giữa các TĐKTNN với nhau và

với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác dƣới hình thức lập

các công ty trách nhiệm hữu hạn.

Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, các ngân hàng thƣơng

mại trong nƣớc và các tổ chức tài chính quốc tế để kịp thời xử lý, giải quyết

những vƣớng mắc, khơi thông nguồn vốn tín dụng cũng là biện pháp quan

trọng để đảm bảo nguồn vốn đầu tƣ. Đồng thời trên tinh thần chia sẻ khó

khăn vì lợi ích chung, các TĐKTNN phải chủ động đàm phán với các ngân

hàng thƣơng mại để điều chỉnh mức lãi suất cho phù hợp với tình hình mới,

nhằm đảm bảo giải ngân vốn vay và tiếp tục thực hiện các hợp đồng tín

dụng;

- Về cơ chế quản lý, sử dụng vốn và tài sản

Cơ chế điều hoà vốn nội bộ thông qua các định chế tài chính, đặc biệt là

các công ty tài chính phải kết hợp đồng bộ với cơ chế quản lý và sử dụng

quỹ chung của TĐKTNN. Cơ chế điều hòa vốn phải đƣợc quy định cụ thể

trong quy chế tài chính của TĐKTNN và phải thực hiện theo những nguyên

tắc nhất định. Đặc biệt, tránh tình trạng hình thành nguồn vốn lớn trong các

quỹ chuyên dùng với mục đích cho vay. Điều này làm ảnh hƣởng đến hiệu

quả hoạt động của các định chế tài chính.

Xác định rõ quyền sở hữu tài sản của TĐKTNN, bỏ sự can thiệp của cơ

quan nhà nƣớc đối với các vấn đề tài sản của tập đoàn. Xây dựng cơ chế

xử lý linh hoạt gắn với tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc

thanh lý, nhƣợng bán tài sản, xử lý tổn thất về tài sản của tập đoàn.

Kiên quyết cắt giảm, đình hoãn những công trình, dự án chƣa thật cần thiết

hoặc chƣa thu hồi đƣợc lãi ngay để tập trung vốn đầu tƣ vào các công trình

chính, trọng điểm cần hoàn thành ngay. Nếu đầu tƣ dàn trải mà không thu

đƣợc lợi nhuận nhƣ mong đợi hoặc thua lỗ, TĐKTNN phải quyết định tái

cơ cấu nguồn vốn trong các dự án đầu tƣ theo giải pháp đã đề cập ở trên

Cơ chế chính sách tài chính cần phải tạo điều kiện để các công ty con phát

huy cao độ tính độc lập, tự chủ trong các quyết định đầu tƣ tránh tình trạng

Page 102: Tailieu.vncty.com   5067 1967

96

lệ thuộc quá nhiều vào công ty mẹ. Các TĐKTNN cần phân cấp cho các

doanh nghiệp thành viên linh hoạt chuyển đổi vốn lƣu động cho nhau, chủ

động thanh lý tài sản, chuyển nhƣợng, mua bán, thế chấp, cầm cố tài sản

trên nguyên tắc bảo toàn và sử dụng vốn, tài sản có hiệu quả. Cho phép các

doanh nghiệp thành viên quyết định mua sắm mới, sửa chữa TSCĐ dựa

trên quy mô vốn đầu tƣ.

Các TĐKTNN cần phải xây dựng một hệ thống tiêu chí hoàn chỉnh để xếp

hạng cho các công ty thành viên trong cơ chế đầu tƣ vốn. Cụ thể nhƣ sau:

xác định số điểm của các công ty thành viên theo hai bƣớc:

Bƣớc 1: Xác định số điểm của từng tiêu chí đối với đơn vị thành viên

cần xem xét cấp vốn theo bảng sau:

Page 103: Tailieu.vncty.com   5067 1967

97

Bảng 3.1: Bảng xếp loại điểm của các tiêu chí quyết định

trong cơ chế đầu tư vốn

Bƣớc 2: Sau khi xác định đƣợc số điểm của các tiêu chí trên thì nhân

kết quả đó với tỷ lệ phần trăm phản ánh mức độ quan trọng của từng tiêu

chí theo bảng sau:

Xếp loại/

Tiêu chí

Thấp Trung bình Cao

Số điểm tƣơng

ứng

10 20 30

Tỷ lệ vốn góp

của công ty mẹ

< 1 tỷ đồng 1-5 tỷ đồng >5 tỷ đồng

Lĩnh vực hoạt

động của công ty

con

lĩnh vực

khác

lĩnh vực công

nghiệp nhẹ, sản

xuất hàng hóa thiết

yếu, dịch vụ thiết

yếu

lĩnh vực công nghiệp

nặng, công nghệ cao

Tính khả thi của

dự án đầu tƣ

Phụ thuộc vào từng loại dự án mà quyết định dùng NPV,

IRR, PI… để tính điểm.

Kết quả kinh

doanh của hai kỳ

liên tiếp gần nhất

Kinh doanh

thua lỗ hoặc

không có lãi

Kinh doanh có lãi

nhƣng tỷ suất lợi

nhuận giảm

Kinh doanh có lãi lớn

và tỷ suất lợi nhuận

liên tục tăng

Thị phần Vị trí độc

quyền

Vị trí thống lĩnh thị

trƣờng

thị phần thấp và thị

trƣờng có quá nhiều

đối thủ cạnh tranh

Page 104: Tailieu.vncty.com   5067 1967

98

Bảng 3.2: Tỷ lệ phần trăm phản ánh mức độ quan trọng của

từng tiêu chí quyết định trong cơ chế đầu tư vốn

STT Các chỉ tiêu Tỷ lệ (%)

1 tỷ lệ vốn góp của công ty mẹ 50%

2 lĩnh vực hoạt động của công ty con 20%

3 tính khả thi của dự án đầu tƣ 15%

4 kết quả kinh doanh của hai kỳ liên

tiếp gần nhất

10%

5 Thị phần 5%

6 Một số tiêu chí khác 5 %

Bƣớc 3: Sau khi tính điểm cho các công ty thành viên, TĐKTNN tiến

hành xếp hạng các công ty đó rồi đƣa ra quyết định đầu tƣ bao nhiêu vốn.

- Về cơ chế phân phối lợi nhuận

Cơ chế quản lý chi phí của TĐKTNN cần phải xây dựng theo hƣớng mở

rộng quyền của ngƣời quản lý và điều hành các công ty con trong việc

quyết định các khoản chi phí, trên cơ sở trách nhiệm rõ ràng, cụ thể. Xây

dựng và ban hành cơ chế kiểm soát chi phí của các công ty con trong các

ngành có lợi thế hoặc độc quyền, chống việc lợi dụng những lợi thế, độc

quyền để tạo nên những đặc quyền, đặc lợi.

Xác định lại hệ thống quỹ của tập đoàn. Ban lãnh đạo của tập đoàn cần

phải theo dõi sát sao việc quản lý quỹ chung của tập đoàn. Nên có các

chính sách sử dụng quỹ vào những mục đích chung của cả tập đoàn theo

chiến lƣợc kinh doanh ban đầu mà tập đoàn đã đề ra với các công ty con,

nếu thực hiện khác đi phải công khai thông báo lí do. Và định kỳ công khai

báo cáo sử dụng quỹ của tập đoàn hàng quý cho các đơn vị thành viên cùng

đƣợc biết.

Nên hình thành cơ chế quản lý lợi nhuận theo hình thức hỗn hợp nhƣng

cũng cần phải phân định rõ lợi nhuận của từng loại hoạt động của từng đơn

Page 105: Tailieu.vncty.com   5067 1967

99

vị để từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, đƣa ra những phƣơng hƣớng, giải

pháp hợp lý trong vấn đề phân phối lợi nhuận (tránh hiện tƣợng chỉ áp

dụng cơ chế quản lý lợi nhuận chỉ mang tính hình thức).

- Về cơ chế kiểm soát tài chính

Phát triển một quy trình kiểm soát tài chính mới trong tập đoàn mà trong đó

các mục tiêu kiểm soát tài chính cụ thể, ngắn gọn, khả thi và các bƣớc

trong quy trình cứ theo đó định hƣớng thực hiện. Cần phải đƣa ra các tiêu

chuẩn định lƣợng các mục tiêu nhƣ là: tổng doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất

lợi nhuận trên vốn đầu tƣ… là bao nhiêu cho từng đơn vị kinh doanh chiến

lƣợc, từ đó theo dõi sát việc thực hiện những mục tiêu đó. Song song với

việc định hƣớng các mục tiêu cụ thể, tập đoàn cũng phải quy định rõ nhiệm

vụ, trách nhiệm của từng công ty con để phối hợp thực hiện kiểm soát tài

chính trong tập đoàn.

Cần nâng cao hơn nữa công tác dự báo và kiểm soát rủi ro tài chính: Hiện

nay, trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ngày càng phát triển thì mức độ rủi

ro tài chính ngày càng tăng thêm cùng với sự phát triển của thị trƣờng tài

chính. Do đó, kiểm soát rủi ro tài chính đƣợc coi là một nội dung quan

trọng và không thể thiếu của nội dung kiểm soát tài chính trong TĐKT.

Hoạt động kiểm soát muốn đạt hiệu quả, ngƣời đƣợc giao trọng trách kiểm

soát phải hội tụ đƣợc một số phẩm chất quan trọng: phải am hiểu ngành,

nghề, phải có tính hoài nghi nghề nghiệp, phát hiện ra sai sót, phải khách

quan, tôn trọng sự thật (muốn khách quan thì cần phải độc lập về kinh tế,

quan hệ, công việc…).

Từ những hạn chế còn tồn tại trong các TĐKTNN, cần xây dựng hệ thống

kiểm soát tài chính theo mô hình sau:

Page 106: Tailieu.vncty.com   5067 1967

100

Sơ đồ 3.2: Các tầng kiểm soát tài chính trong các TĐKTNN

( (1)

(2)

(3)

(1): Kiểm soát của chủ sở hữu đối với ngƣời quản lý tập đoàn và kiểm soát

của ngƣời quản lý tập đoàn đối với toàn bộ hoạt động trong phạm vi mình

quản lý. Ở tầng thứ nhất, đại hội cổ đông, cơ quan quyền lực cao nhất sẽ

lập và bầu ra Ủy ban kiểm soát tập đoàn. Ủy ban kiểm soát này có nhiệm

vụ kiểm soát tất cả những hoạt động của HĐQT. Nếu phát hiện HĐQT có

hành vi sai trái, Ủy ban này sẽ báo cáo đại hội cổ đông để cơ quan này xử

lý, kể cả cách chức, miễn nhiệm HĐQT

(2): Đồng thời, HĐQT cũng lập ra một Ban kiểm soát để giám sát hoạt

động của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, trong đó có hai hoạt động

quan trọng là hoạt động tài chính và việc thực thi chiến lƣợc, nghị quyết

của HĐQT…

(3): Ở tầng kiểm soát tiếp theo, để giám sát hoạt động của các công ty thành

viên, Tổng giám đốc cũng lập ra một bộ phận kiểm soát nội bộ. Bộ phận này

thay mặt Tổng giám đốc có thể kiểm soát các hoạt động tài chính của các công

ty thành viên bằng cách thành lập từng Ban kiểm soát nội bộ trong các công ty

thành viên (quay trở lại giống tầng kiểm soát thứ 2 trong sơ đồ 2.2)

Page 107: Tailieu.vncty.com   5067 1967

101

3.3.3. Đối với các nhà quản lý của TĐKTNN

Với vai trò lãnh đạo, các nhà quản lý cũng phải có những giải pháp hoàn thiện

cách thức quản lý của mình để phù hợp với TĐKTNN sau khi tiến hành cải cách.

Với những hạn chế còn tồn tại trong bộ máy lãnh đạo, các nhà quản lý của

TĐKTNN cần hoàn thiện theo hƣớng sau đây:

- Chủ động đổi mới tƣ duy, cách nghĩ, cách làm cho phù hợp với nền kinh tế

thị trƣờng hiện nay. Bộ phận nhân sự cần phải cất nhắc nguồn nhân lực trẻ, có lối tƣ

duy mới, tạo một phong cách làm việc năng động và hiệu quả hơn trong đội ngũ cán

bộ, công, nhân viên.

- Nâng cao năng lực quản lý của bộ máy quản lý tài chính trong các tập đoàn

bằng cách: tăng cƣờng đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn không chỉ về quản lý

mà còn về tài chính, hình thành một đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực tài chính tiến

hành nghiên cứu các giải pháp nhằm hoàn thiện CCQLTC trong các tập đoàn.

- Quản lý tài chính trong các TĐKTNN cần phải từng bƣớc vi tính hoá, đẩy

mạnh phân cấp quản lý tài chính trong tập đoàn trên cơ sở tăng cƣờng tính tự chủ tài

chính đối với các doanh nghiệp thành viên.

Tóm lại, dù muốn hay không, các TĐKTNN cũng phải tự nhìn lại rằng

CCQLTC cũng có nhiều điểm hạn chế, gây cản trở sự phát triển của tập đoàn. Để

những giải pháp trên đạt hiệu quả, các tập đoàn phải chủ động đổi mới cơ chế, phối

hợp với Nhà nƣớc một cách nhịp nhàng và không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ

những tập đoàn nƣớc ngoài.

Page 108: Tailieu.vncty.com   5067 1967

102

KẾT LUẬN

Để phát huy vai trò nòng cốt trong nền kinh tế, các TĐKTNN đã, đang và sẽ

nỗ lực hoàn thiện mô hình TĐKT và CCQLTC dƣới sự hỗ trợ của Nhà nƣớc qua

các cơ chế chính sách. Với tầm vóc của mình, các tập đoàn đã đạt đƣợc rất nhiều kết

quả đáng mừng góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất

nƣớc. Nhƣng không phải vì những đóng góp to lớn trong việc chung tay, góp sức

với Nhà nƣớc chống lại khủng hoảng mà bỏ qua những mặt hạn chế còn tồn tại

trong các TĐKTNN. CCQLTC trong các tập đoàn còn bị ảnh hƣởng nhiều từ cách

nghĩ, cách làm từ cơ chế quản lý cũ.

Qua quá trình nghiên cứu, phân tích và tổng hợp, nội dung của khóa luận đã

giải quyết đƣợc một số vấn đề sau:

- Đƣa ra cái nhìn tổng quát về lý luận và thực tiễn của mô hình TĐKT và

CCQLTC trong các tập đoàn từ khi chuyển đổi đến nay.

- Từ sự chênh lệch của lý luận và thực tiễn, khoá luận đã chỉ ra đƣợc những

hạn chế cần phải khắc phục trong CCQLTC của các tập đoàn

- Dựa vào những nghiên cứu trên, khoá luận đã đƣa ra những giải pháp từ phía

nhà nƣớc và các TĐKTNN nhằm hoàn thiện CCQLTC của các tập đoàn trong bối

cảnh kinh tế mới nhiều cơ hội và cũng nhiều thách thức

Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên khoá luận không tránh

khỏi những thiếu sót. Rất mong quý thày cô thông cảm và đóng góp ý kiến giúp

khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Page 109: Tailieu.vncty.com   5067 1967

103

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Xếp hạng các TĐKTNN theo VRN500:

Xếp

hạng

Tên Tập đoàn Mã số thuế Ngành nghề kinh doanh

1 Tập đoàn dầu khí Việt

Nam

0100681592 Khai thác, thăm dò và dịch

vụ dầu khí

3 Tập đoàn điện lực Việt

Nam

0100100079 Sản xuất và phân phối điện

4 Tập đoàn công nghiệp

than-khoáng sản VN

5700100256 Khai thác, thu gom, kinh

doanh than

5 Tập đoàn Bƣu chính Viễn

thông VN

0100692594 Viễn thông và công nghệ

thông tin

9 Tập đoàn Viễn thông quân

đội

0100109106

Viễn thông và công nghệ

thông tin

10 Tập đoàn công nghệ tàu

thuỷ Việt Nam

0100113303 Công nghiệp đóng tàu và

sửa chữa tàu

18 Tập đoàn dệt may Việt

Nam

0100100008 Ngành may

28 Tập đoàn công nghiệp cao

su Việt Nam

0301266564 Trồng, chế biến, kinh

doanh cao su

34 Tập đoàn Bảo Việt 0100111761 Bảo hiểm, ngân hàng, tài

chính

57 Tập đoàn công nghiệp xây

dựng VN Sông đà

0100105870 Xây dựng dân dụng &

công nghiệp; công trình

giao thông

104 Tập đoàn phát triển nhà và

đô thị VN

0100106144 Xây dựng dân dụng &

công nghiệp; công trình

giao thông

Page 110: Tailieu.vncty.com   5067 1967

104

Phụ lục 2: Hiệu quả kinh doanh của các TĐKTNN

Tập

đoàn

LN trƣớc thuế/Tổng

TS

LN trƣớc thuế/ Doanh

thu

LN sau thuế/VCSH

2006 2007 2008 2006 2007 2008 2006 2007 2008

VNPT 16,9 13,67 -- 34,45 29,99 -- 17,09 14,19 --

VRG 24,49 18,68 18,6 39,09 31,86 27,89 31,1 22,7 21,77

VNS -- -- -- -- -- -- 43,86 11,8 10,08

TKV 12,39 9,96 12,9 9,19 8,41 10,85 26,35 23,9 31,39

PVN 51,82 27,79 27,24 77,78 52,12 47,77 32,74 13,9 14,16

DM 2,17 3,96 3,08 1,61 3,62 3,33 7,2 12,29 9,18

EVN 1,91 2,41 1,02 5,85 7,67 3,21 2,35 2,58 1,03

BV 3,92 2,74 2,67 9,25 12,12 5,77 22,87 8,14 6,41

Tổng 20,7 12,88 11,39 39,81 28,12 25,79 18,27 10,36 9,42

Phụ lục 3: Mức độ an toàn vốn đầu tƣ của các TĐKTNN

Tập

đoàn

Hs nợ ngắn

hạn/TSNH

HS nợ phải

trả/VCSH

Hs vốn vay ngắn

hạn/VCSH (lần)

2006 2007 2008 2006 2007 2008 2006 2007 2008

VNPT 2,15 1,71 -- 0,35 0,36 -- 0,02 0,06 --

VRG 1,32 2,45 -- 0,58 0,49 -- 0,20 0,16 --

VNS 1,3 1,55 1,29 15,96 12,23 10,96 12,33 8,79 7,84

TKV 1,57 1,11 1,33 1,55 1,79 2,00 1,18 1,14 1,38

PVN 2,08 1,82 1,82 0,48 0,66 0,74 0,18 0,33 0,35

DM 1,06 1,22 1,28 2,44 2,03 1,61 1,67 1,36 0,99

EVN 2,03 1,95 1,86 1,59 1,44 1,76 1,35 1,19 1,54

BV 5,03 2,16 8,89 5,5 2,51 1,99 -- -- --

Page 111: Tailieu.vncty.com   5067 1967

105

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IX, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội

2. Quốc hội khóa IX (2004), Luật các tổ chức tín dụng 2004

3. Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10, Luật cạnh tranh 2004

4. Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 (2005), Luật Doanh nghiệp 2005

5. Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 (2006), Luật chứng khoán 2007

6. Chính phủ (2009), Nghị định 09/2009/NĐ-CP

7. Chính phủ (2009), Nghị định 101/2009/NĐ-CP

8. Nguyễn Tấn Bình (2005), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nxb Thống kê.

9. Mai Văn Bƣu và Phan Kim Chiến (2004), Giáo trình Quản lý nhà nƣớc về

kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia

10. Vũ Huy Cừ (2002), “Mô hình tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hoá, hiện

đại hoá”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

11. TS. Hồ Diệu, Học viện Ngân hàng (2001), Giáo trình Tín dụng Ngân hàng,

Nxb Thống kê

12. Bùi Văn Huyền (2008), “Xây dựng và phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt

Nam”, Nxb Chính trị quốc gia

13. Nguyễn Hữu Quỳnh (1998), Đại từ điển kinh tế thị trƣờng, Nxb Viện nghiên

cứu và phổ biến tri thức bách khoa

14. GS. NSƢT. Đinh Xuân Trình (2006), Trƣờng đại học Ngoại Thƣơng, Giáo

trình thanh toán quốc tế, Nxb Lao động- xã hội

15. Ban kiểm soát nội bộ, “Hiệu quả hoạt động trên TTCK của PVFC”, Bản tin

nội bộ PVFC, số 12, tháng 3/2008

16. BaoLixu và Mingao Shen (2003), “TĐDN Trung Quốc: quá khức, hiện tại và

tƣơng lai phát triển”, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng (sƣu tầm

và dịch)

Page 112: Tailieu.vncty.com   5067 1967

106

17. TS. Hoàng Ngọc Bắc, “Kinh nghiệm phát triển mô hình công ty mẹ- công ty

con tại Trung Quốc và Hàn Quốc”, tạp chí Tài chính doanh nghiệp, số

7/2009

18. Cục tài chính doanh nghiệp, Báo cáo tình hình SXKD- tài chính của VNPT

năm 2006, 2007, 2008

19. Vũ Hà Cƣờng, “Cơ chế quản lý tài chính theo mô hình thí điểm tập đoàn

kinh doanh ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân Hàng, số

3(5+6/2002)

20. ThS. Trần Thị Hồng, Cơ chế tài chính của tổng công ty bƣu chính viễn thông

Việt Nam theo mô hình tập đoàn”, Tạp chí Lao động – Xã hội, số 261(từ 16-

30/4/2005)

21. TS. Bạch Đức Hiến và ThS. Đoàn Hƣơng Quỳnh, “Tái cấu trúc nguồn vốn

của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Tài chính, tháng 2/2010

22. ThS. Nguyễn Xuân Sinh (2009), “Đánh giá hiệu quả hoạt động của các tập

đoàn, TCT nhà nƣớc”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 22/2009

23. Phạm Đình Soạn, “Một số vấn đề quản lý tài chính và báo cáo tài chính của

tập đoàn kinh tế công ty mẹ- công ty con”, Tạp chí Thƣơng Mại, số 35/2004

24. ThS. Nguyễn Văn Tài (2010), Cao đẳng du lịch Việt Nam, “Sự nhất quán

phát triển kinh tế thị trƣờng XHCN trong xây dựng mô hình TĐDN tại Trung

Quốc”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 2 (102)

25. Thanh Tâm, “Đầu tƣ ra nƣớc ngoài đang khởi sắc”, Tạp chí Tài chính doanh

nghiệp, số 10/2009

26. PGS.TS Pham Quang Trung, ThS. Nguyễn Đức Hiển, ThS. Vũ Hoàng Nam,

trƣờng Đại học kinh tế quốc dân, “Một số đánh giá về hiệu quả hoạt động

của các TĐKTNN”, Tạp chí tài chính doanh nghiệp, số 10/2009.

Tài liệu tiếng Anh

1. Brealey Richard A. (1998), Principles of corporate finance, Nxb McGraw

Hill

Page 113: Tailieu.vncty.com   5067 1967

107

2. Lawrence J.Gitman (1994), Principles of managerial finance, Harper and

Row

3. Bill J.Gilson (1998), Creating value through corporate restructing, McGraw-

Hill Book Company, New York

4. James C.Van Horme (2004), Financial Manangement and policy, Ninth

edition, Prentice Hall international edition

5. Harvard institude for international development (1995), Program on

investment appraisal and management

6. Frederic S. Mishkin (2003), The Economics of Money, Banking and

Financial Markets, Pearson publications company, USA

Tài liệu trên các website

1. Bộ Thông tin và truyền thông, kết quả tổng hợp số liệu về phát triển bƣu

chính, viễn thông và Internet năm 2009,

http://xahoithongtin.com.vn/20090617045124380p278c287/vnpt-khang-

dinh-vi-the-so-1-tren-thi-truong.htm, truy cập ngày 26/3/2010

2. Cindy A. Sela, “Coporate govermance in china: Then and now”, Cổng thông

tin điện tử Luật quốc tế Trung Quốc, http://www.iolaw.org.cn/en/art5.asp

3. Cổng thông tin điện tử tập đoàn Bảo Việt, Công bố thông tin,

http://www.baoviet.com.vn/newsdetail.asp?websiteId=1&newsId=1281&catI

d=176&lang=VN,, truy cập ngày 24/3/2010

4. Cổng thông tin điện tử Chính phủ (2010)

http://www.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=517,33802599&_dad=portal&

_schema=PORTAL, truy cập ngày 12/3/2010.

5. Cổng thông tin điện tử tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (6/01/2010),

http://www.pvn.vn/?portal=news&page=detail&category_id=11&id=904,

truy cập ngày 14/3/2010

6. Cổng thông tin điện tử tập đoàn dệt may Việt Nam

(22/2/2010),http://www.vinatex.com.vn/WebPage/News/NewsDetails.aspx?

ArticleID=4221, truy cập ngày 14/3/2010.

Page 114: Tailieu.vncty.com   5067 1967

108

7. Cổng thông tin điện tử Tổng cục thống kê, “Cơ cấu chi Ngân sách nhà

nƣớc”,

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=389&idmid=3&ItemID=8654,

truy cập ngày 25/3/2010

8. Cổng thông tin tập đoàn Viễn thông quân đội,

http://viettel.com.vn/Mohinhtochuc/tabid/83/Cat/57/language/vi-

VN/21/5/2010.viettel, truy cập ngày 26/3/2010

9. Công ty cổ phần chứng khoán Âu Việt (4/1/2010), Báo cáo tổng kết TTCK

2009 và dự báo 2010, http://www.avsc.com.vn/avscfiles//others/7c1905a0-

2731-4b55-8d53-dd376f7a32f3.pdf

10. Công ty TNHH Chứng khoán ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam

(22/01/2010), “Viettel đạt mức tăng trƣởng đứng đầu về viễn thông”,

http://www.bsc.com.vn/News/2010/1/24/79597.aspx, truy cập ngày

16/3/2010.

11. Diễn đàn doanh nghiệp (9/4/2010), Hội thảo “Quản trị doanh nghiệp ngành

dầu khí khi tham gia TTCK Việt Nam”,

http://dddn.com.vn/20100412043928139cat52/hoi-thao-quan-tri-doanh-

nghiep-nganh-dau-khi-khi-tham- gia-ttck-viet-nam.htm, truy cập ngày

24/3/2010.

12. Diễn đàn VNR500 (6/1/2010). “Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc”,

http://vnr500.vietnamnet.vn/content.aspx?id=116, truy cập ngày 25/3/2010

13. Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh, “Phát triển các tập đoàn

kinh tế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”,

http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha=3439&cap=4&id=

5476, truy cập ngày 14/3/2010.