sỞ khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ mÔi trƯỜng-hỘi vĂn hỌc

202
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TỈNH QUẢNG NGÃI ********* ĐỀ TÀI KHOA HỌC SƯU TẦM, NGHIÊN CỨU VĂN HỌC DÂN GIAN VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI

Upload: truongnga

Post on 05-Feb-2017

228 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬTTỈNH QUẢNG NGÃI

*********

ĐỀ TÀI KHOA HỌC

SƯU TẦM, NGHIÊN CỨUVĂN HỌC DÂN GIAN

VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI

QUẢNG NGÃI,1997

Page 2: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-

HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬTTỈNH QUẢNG NGÃI

*********

ĐỀ TÀI KHOA HỌC

SƯU TẦM, NGHIÊN CỨUVĂN HỌC DÂN GIAN

VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI

*Chủ nhiệm đề tài: THANH THẢO Cử nhân văn học Hội viên hội nhà văn Việt Nam

Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi *Thư ký đề tài: ĐĂNG VŨ Cao học ngữ văn Hội viên Hội văn nghệ dân gian Việt Nam Uỷ viên thường trực Hội văn học nghệ thuật Quảng Ngãi.

QUẢNG NGÃI, 1997

1

Page 3: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Biên soạn chínhĐĂNG VŨ

Những người cộng tácNGUYỄN TRUNG HIẾU

(Phó chủ tịch hội văn học Nghệ thuật Quảng Ngãi)NGUYỄN ĐỨC QUYỀN

Uỷ viên BCH Hội VHNT Quảng NgãiHội viên Hội văn nghệ dân gian Việt Nam

NGÔ QUANG HIỀNChuyên viên nghiên cứu Văn hóa dân gian, Viện KHXH VN tại TP.HCM

Hội viên Hội văn nghệ dân gian Việt NamLÊ HỒNG KHÁNH

Hội viên hội văn nghệ dân gian Việt NamCAO CHƯ

H.MANTRẦN CAO NGUYÊN

PHẠM PHONGPHẠM ĐƯƠNGLÝ VĂN HIỀN

ĐOÀN VĂN KHÁNHHUỲNH VÂN HÀ

2

Page 4: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

MỤC LỤC

QUẢNG NGÃI,1997.................................................................................................................0LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................2PHẦN I.......................................................................................................................................2GIỚI THUYẾT CHUNG.........................................................................................................2

I.MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA.........................................................................................................2II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:...........................................................................................................2III. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI...............................2IV. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH........................................................................................2

PHẦN 2......................................................................................................................................2Chương 1....................................................................................................................................2VÀI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI.............................................................................2

1/ Thiên nhiên-đất nước..........................................................................................................22/ Con người và lịch sử - văn hóa truyền thống.....................................................................2CHƯƠNG II..............................................................................................................................2CA DAO VÀ NHỮNG THỂ LOẠI LIÊN QUAN ĐẾN CA DAO........................................2

I. VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SƯU TẦM....................................................................2II.CA DAO CỦA MỘT VÙNG ĐẤT.....................................................................................2

Chương III.................................................................................................................................2TRUYỆN KỂ.............................................................................................................................2

I. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SƯU TẦM....................................................2KẾT LUẬN................................................................................................................................2

PHẦN 3.............................................................................................................................2VĂN HỌC DÂN GIAN VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI..........................................................2QUAN HỆ THIÊN NHIÊN......................................................................................................2VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT...................................................................................................2TÌNH YÊU NAM NỮ...............................................................................................................2HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH........................................................................................................2CA DAO CHỐNG PHONG KIẾN ĐẾ QUỐC......................................................................2NHỮNG MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI KHÁC............................................................................2NHỮNG THỂ LOẠI GẦN GŨI CA DAO..............................................................................2TỤC NGỮ..................................................................................................................................2VÈ CHIẾN THẮNG VẠN TƯỜNG.............................................................................2HÒ BẢ TRẠO...........................................................................................................................2(Trống hồi).................................................................................................................................2HÁT HÒ, HÁT HỐ...................................................................................................................2TIẾNG CHIM CÀ CÁT...........................................................................................................2ÔNG RỚ, BÀ RỚ......................................................................................................................2SỰ TÍCH CHÙA HANG..........................................................................................................2ĐÁNH GIẶC TÀU Ô................................................................................................................2Chuyện kể về.............................................................................................................................2CÁC VỊ TIỀN HIỀN Ở ĐẢO LÝ SƠN...................................................................................2

1. TIỀN HIỀN KHAI KHẨN.................................................................................................2NÀNG ROI................................................................................................................................2SỰ TÍCH CHÙA ÔNG RAU...................................................................................................2CHUYỆN KỂ VỀ:.....................................................................................................................2THẦY LÁNH Ở CỬA SA CẦN................................................................2

1/PHẠT NẬU RỖI.................................................................................................................22/. RẤM BINH........................................................................................................................2

3

Page 5: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

3/. CHUYỆN ĐỔI ĐÌNH:.......................................................................................................24/.CHIẾC DÀY.......................................................................................................................2

CHUYỆN KỂ VỀ:.....................................................................................................................2NHỮNG HÒN ĐÁ Ở SA HUỲNH..........................................................................................2SƯU TẦM VĂN HỌC DÂN GIAN.........................................................................................2VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI...................................................................................................2VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN LÝ SƠN.....................................................................2MẤY KHÚC HÁT RU CỦA QUÊ NHÀ................................................................................2

4

Page 6: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

LỜI MỞ ĐẦU

Nhằm để bảo tồn và phát huy vốn văn hóa văn nghệ của dân tộc Việt Nam nói chung của nhân dân Tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, Hội văn học - Nghệ thuật Quảng Ngãi từng bước tổ chức nghiên cứu, sưu tầm và giới thiệu văn học dân gian tỉnh nhà. Việc tiến hành thực hiện đề tài "Nghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi" chỉ là một bước mở đầu cho công tác này.

Sau hai năm sưu tầm, phân loại, chỉnh lý, sắp xếp chúng tôi-những người thực hiện đề tài này, đã cố gắng giới thiệu một cách tương đối đầy đủ các phần: ca dao, các thể loại liên quan đến ca dao và truyện kể dân gian của vùng biển tỉnh Quảng Ngãi. Trong tập này chúng tôi cũng đã có phần tổng quan để bạn đọc tiện việc nhận ra diện mạo chung của vùng văn học này.

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ và khuyến khích về nhiều mặt của Sở khoa học và Công nghệ môi trường, Sở Tài chính-Vật giá, Sở kế hoạch - Đầu tư, Sở - Văn hóa Thông tin tỉnh. Chúng tôi cũng nhận được sự công tác nhiệt tình của các cán bộ nghiên cứu ở Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, ở tạp chí văn học nghệ thuật, của các anh chị làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và đông đảo sinh viên, học sinh trong tỉnh, của các đồng chí lành đạo ở địa phương thuộc vùng biển Quảng Ngãi đã giúp chúng tôi trong quá trình điền giả khai thác tư liệu. Đặc biệt, chúng tôi hết sức biết ơn các anh chị là cộng tác viên thường xuyên của đề tài và các nghệ nhân đã cung cấp cho chúng tôi những tài liệu quý giá. Nhân đây, chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cảc các đồng chí và các bạn. Chúng tôi cũng xin cảm ơn quý anh chị trong Hội đồng nghiệm thu đã độ và góp những ý kiến sâu sắc, cặn kẻ về bản đề tài này.

Mặc dù chúng tôi đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. rất mong được sự quan tâm chỉ giáo của các đồng chí và của các ban để chúng tôi kịp thời sửa chữa và cũng là để có thêm phần kinh nghiệm trong việc thực hiện những công việc mà chúng tôi đang quan tâm trong những năm đến.

TM.BAN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀICHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Thanh Thảo

5

Page 7: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

PHẦN IGIỚI THUYẾT CHUNG

I.MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA

Đề tài "Nghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi" là một đề tài hướng đến việc sưu tầm, giới thiệu văn học dân gian thuộc vùng biển Quảng Ngãi trên các thể loại: Cac dao, dân ca, truyện kể dân gian trên cơ sở có phân tích, đánh giá một cách tổng quát để thấy được cái hay cái đẹp, để thấy được sự phong phú, đa dạng của kho tàng văn học dân gian còn đang khuất lấp trong vùng biển Quảng Ngãi.

Đề tài không những có ý nghĩa lưu giữ, bảo tồn và phát huy vốn văn học dân gian quý hiếm còn lại của vùng biển Quảng Ngãi mà còn một bước để tiến tới giới thiệu một cách tương đối toàn diện văn học dân gian Quảng Ngãi nói chung.

Với đề tài này, những người thực hiện hy vọng những câu ca, truyện kể sưu tầm, tuyển chọn được sẽ là nguồn tài nguyên bổ ích cho giới nghiên cứu folklore, cho các đối tượng là học sinh, sinh viên, các thầy cô giáo trong tỉnh (hiện nay các nhà trường phổ thông trung học và cơ sở, trường cao đẳng đã và đang giảng dạy văn học địa phương), và đông đảo cán bộ, nhân dân muốn tìm hiểm về quê hưong Quảng Ngãi.

II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:

Ngay sau Cách Mạng tháng 8 thành công. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn luôn kêu gọi phải ra sức phát triển vốn văn nghệ của của dân tộc, nhất là vốn văn nghệ bình dân, và coi đó là một nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng một nền văn nghệ nhân dân mới. Và cũng chính từ đó khoa nhiên cứu văn hóa dân gian và ngành nghiên cứu văn học dân gian ra đời, 50 năm qua ở nước ta có hàng trăm công trình nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian thật sự có giá trị, bao gồm những công trình về phương pháp luận nghiên cứu, sưu tầm, những công trình giới thiệu, khảo tả, đánh giá, tuyển chọn, hướng dẫn học tậpv.v… Khắp nơi trong nước, đặc biệt từ năm 1975 đến nay, phong trào nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu văn hóa văn nghệ dân gian địa phương thật sự "rầm rộ và đều khắp", tỉnh nào cũng có hàng chục công trình giới thiệu về văn nghệ dân gian tỉnh đó, thậm chí có cả sách sưu tầm giới thiệu về vốn văn hóa văn nghệ dân gian của làng, của xã.

Tại tỉnh Quảng Ngãi, về văn nghệ dân gian, từ năm 1964, trong Nước non xứ Quảng Phạm Trung Việt cũng có giới thiệu, tuy chưa nhiều, một số ca dao và truyện kể dân gian Quảng Ngãi. Mãi đến năm 1988, Sở Văn hóa- Thông tin Nghĩa Bình mới cho xuất bản cuốn Ca dao dân ca Nghĩa Bình. Đây là một tuyển tập ca dân ca của Quảng Ngãi và Bình Định trên cơ sở các tư liệu của một số sinh viên Đại học sư phạm Quy Nhơn và các trường khác, như Cao đẳng sư

6

Page 8: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

phạm Quảng Ngãi, Trường cấp III Tư Nghĩa … trong các đợt thực tế, hoặc từ các bài thực hành sưu tầm văn học dân gian địa phương, cộng với một số tư liệu điền dã của những cán bộ nghiên cứu trong Sở Văn hóa - Thông tin Nghĩa Bình. Các tác giả Đào Văn A, Cao Chư đã có nhiều cố gắng trong việc chỉnh lý, phân loại, sắp xếp các tư liệu và cũng đã có phần giới thiệu tổng quát tương đối kỹ lưỡng. Sau khi chia tỉnh, Sở Văn hóa - Thông tin Quảng Ngãi tiếp tục giới thiệu cuốn Một trăm câu ca dân gian Quảng Ngãi. Nói là một trăm câu - một con số ước lệ nhưng đây là một tuyển tập những vâu ca dân gian mà trước đó số lớn đã được giới thiệu trong Ca dao dân ca Nghĩa Bình, và có bổ sung thêm ít nhiều. Đây là những cuốn sách có giá trị về mặt tư liệu, hết sức đáng trân trọng, chỉ tiếc rằng số lượng những câu ca chưa nhiều và chưa có nhiều câu ca mới.

Ở đây cũng cần phải nhắc đến một số công trình khác về ca dao dân ca có liên quan đến Quảng Ngãi như Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan (NXB KHXH, 1978), Ca dao Nam Trung Bộ của Thạch Phương và Ngô Quang Hiển (NXB KHXH, 1994). Trong các công trình này có một số câu ca dân gian chiếm số lượng không nhiều so với các tỉnh khác và chủ yếu chỉ là những câu ca nói về địa danh, ngành nghề truyền thống… của người Quảng Ngãi.

Về truyện kể dân gian, ngoài cuốn Non nước xứ Quảng có giới thiệu một số truyện kể ở địa phương, năm 1995 Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ngãi còn cho ra mắt bạn đọc cuốn Quảng Ngãi truyền thuyết và giai thoại của Thế Kỳ và Hà Thanh. Đây là cuốn sách sưu tầm và tuyển chọn hơn 70 truyền thuyết và giai thoại ở tỉnh Quảng Ngãi. Trong cuốn sách này các tác giả đã có nhiều cố gắng trong việc thu nhập thêm một số tư liệu mới, bổ ích. Về truyện kể miền núi, có các cuốn Truyện cổ H're của Đinh Xăng Hiền và Nguyễn Thanh Mừng ( Sở Văn hóa Thông tin Nghĩa Bình, 1987), Truyện cổ Cor của Lê Như Thống ( Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ngãi, 1994), Trường ca Đhăm Ta Yoong của người H're do Việt Thương và Phạm Nhân Thành sưu tầm và dịch thơ (NXB văn hóa dân tộc, 1995). Các công trình này đã góp phần không nhỏ trong việc bảo lưu vốn văn học dân gian quý giá của đồng bào dân tộc trong tỉnh Quảng Ngãi.

Ngoài ra về bàn về văn học dân gian Quảng Ngãi, hoặc liên quan đến văn học dân gian Quảng Ngãi, còn có một số bài báo trên các báo, tạp chí, tập san…. trong và ngoài tỉnh, một số bài viết trong các kỷ yếu Hội nghị Văn học dân gian miền Trung tổ chức ở ĐHSP Vinh (1985) và ĐHSP Qui Nhơn (1988).

Nhìn chung, với số công trình vừa kể trên, có thể chưa thống kê được đầy đủ, nhưng cũng đã thấy vốn văn chương của người bình dân ở Quảng Ngãi đã được khai phá từ nhiều năm trước. Chắc chắn trong số công trình còn ít ỏi này còn có nhiều điều bàn cãi, song chắc chắn không thể phủ nhận những giá trị về mặt tư liệu. Tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng, không phải tất cả các tư liệu đều hoàn toàn chính xác. Việc "gạn đục, khoe trong" sẽ là lẽ đương nhiên.

Nhìn một cách tổng quan về các công trình kể trên thì rõ ràng, cần có một công trình chung về Văn học dân gian Quảng Ngãi, bao gồm cả hai phần ca dao, dân ca, tục ngữ…và truyện kể dân gian. Đây là một công trình phải tốn nhiều công sức và tiền của mới có thể đủ điều kiện đi sưu tầm tài liệu, chỉnh lý, phân

7

Page 9: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

loại, đánh giá. Để thực hiện công trình này cần phải bắt đầu từ việc điều tra khảo sát lại từng địa phương, từng vùng đất, từng dân tộc thì may ra mới có thể có một nguồn tài liệu phong phú và có độ tin cậy cao. Xét từ góc độ đó thì đề tài Nghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi là một đề tài mới, là một đề tài hẹp bởi đó là một bước khởi đầu với hy vọng có được những tư liệu phong phú, đa dạng và bổ ích.

III. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Để tiến hành giới thiệu một cách tương đối chuẩn xác về văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi, theo chúng tôi, trước nhất phải xác lập lại các khái niệm, tức là phải bắt đầu tư cơ sở lý luận để thống nhất một cách hiểu về các khái niệm như ca dao, dân ca, tục ngữ, truyện kể dân gian… Bởi nếu không hiểu đúng khái niệm này thì việc sắp xếp, phân loại cũng sẽ không thống nhất.

Trước nhất, thế nào là ca dao, thế nào là dân ca. Đây là các khái niệm khó phân biệt ranh giới rõ rệt, đặc biệt trong việc phân loại hoặc trích dẫn tư liệu.

Theo cách định nghĩa từ nguyên thi ca là bài hát có chương, có khúc, còn dao là bài hát trơn. Nhưng nếu chỉ hiểu như vậy thì ca dao cũng là dân ca, và dân ca cũng là ca dao. Theo Từ điển văn học, trước đây người ta đã xem bộ phận những câu thơ được ghi chép trong vốn ca hát và lời nói ví truyền miệng trong nhân dân là ca dao (hoặc còn gọi là phong dao). Về sau ca dao được hiểu không phải là toàn bộ lời thơ ca dân gian, chủ yếu thuộc thể trữ tình và mang một phong cách riêng. Và ca dao còn là những sáng tác có thể thuộc phạm trù văn học dân gian nếu đó là những sáng tác tập thể, truyền miệng, và cũng có thể phạm trù văn học thành văn nếu đó là những sáng tác cá nhân thành văn (1)1

Từ cách tiếp cận ở trên, trong đề tài này thuật ngữ ca dao được xác định là phần lời thơ của các câu hát dân gian, thuộc một bộ phận của thơ ca dân gian do tập thể hoặc cá nhân sáng tác được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác. Còn dân ca cũng là những sáng tác dân gian nhưng trong đó yếu tố âm nhạc hình thành đồng thời với yếu tố văn học, khi diễn xướng có thể kèm theo cả những động tác. Vì vậy, việc phân loại dân ca không thể chỉ dựa trên nội dung và hình thức của lời ca (như ca dao) mà phải căn cứ cả vào tính chất giai điệu giọng hát, các chức năng sinh hoạt khác nhau.

Đây là một đề tài về văn học dân gian nên chúng tôi không nghiên cứu đến dân ca (khác với các đề tài về văn nghệ dân gian), nếu có giới thiệu đến các làng điệu dân ca thì cũng giới thiệu có tính chất bổ sung, mà chủ yếu là phần lời, để thấy vùng biển Quảng Ngãi không phải chỉ có nguồn văn học dân gian đa dạng, phong phú mà còn có cả vốn văn nghệ dân gian độc đáo, nhiều màu sắc.

Một thể loại khác gần gũi với ca dao là tục ngữ. Thuật ngữ tục ngữ ở đây được hiểu là những câu nói dân gian ngắn gọn có nhịp điệu, được dùng trong lời nói hàng ngày, có tính đa nghĩa và được hình thành bằng cách liên tưởng. Tục ngữ có nội dung phản ánh những phán đoán, nhận xét, kết luận về các hiện tượng tự nhiên, những quan hệ xã hội và các mặt của đời sống. Theo Vũ Ngọc

1(1) Từ điển văn học - NXB Khoa học va Xã hội, Hà Nội, tập I, 1993, trang 92, 93.

8

Page 10: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Phan "tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một chân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán (1).Trong đề tài này, chúng ta còn giới thiệu các thể loại khác thuộc thơ ca dân gian như vè, hát hò, hát hố, hò (bả trạo) nhưng chúng tôi tách ra thành một phần riêng, gọi là các thể loại liên quan đến ca dao, hay đúng hơn là gần gũi với ca dao. Trong một số công trình nghiên cứu văn học dân gian trước đây cũng thường có cách sắp xếp như vậy. Việc sắp xếp này căn cứ vào sự gần gũi về nội dung phản án và nguồn tư liệu sưu tập. Thông thường các thể loại liên quan đến ca dao có nội dung phản án như ca dao, cũng là cách phô diễn tâm tình về các quan hệ thiên nhiân và quan hệ xã hội nhưng không được phong phú đa dạng như ca dao. Trong quá trình đánh giá chung chúng tôi sẽ nói rõ về các thể loại này.

Về truyện kể dân gian: Truyện kể dân gian ở đây được hiểu bao gồm các thể loại thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, giai thoại, truyện cười dân gian. Nói chung là các thể loại truyện được lưu truyền trong dân gian. Sẽ không đúng nếu xem truyện kể dân gian là huyền thoại như lâu nay một số người nhầm lẫn. Huyền thoại, truyền thuyết, cổ tích), còn truyện kể dân gian là để chỉ những chuyện hoang đường lẫn những chuyện phản ánh từ hiện thực, hay đúng hơn có cả chuyện về người thật, việc thật (giai thoại, truyện cười). Ở đây chúng tôi thấy cần thiết phải xác định rõ ràng các khái niệm thuộc truyện kể dân gian.

Trước nhất, thế nào là thần thoại? Thần thoại là những truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người xưa về nguồn gốc của thế giới vũ trụ (như chuyện Thánh Gióng, Sơn Tinh - Thuỷ Tinh).

Truyền thuyết giống thần thoại ở chỗ, nó cũng phản ánh các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo, nhưng khác là ở chỗ các nhân vật trong truyền thuyết là các nhân vật có thật trong lịch sử đã thông qua trí tưởng tượng nghệ thuật của nhân dân. Do vậy, truyền thuyết vẫn là những chuyện giữ được cái cốt lõi hiện thực lịch sử cụ thể (như truyện An Dương Vương, Mỵ Châu - Trọng Thuỷ, Chàng Lúa). Vì thế, thông qua truyền thuyết chúng ta có thể hiểu được một thời kỳ, một giai đoạn lịch sử cụ thể nào đó. Ngoài ra, truyền thuyết còn là những truyện mà người sáng tác ra nó đã mượn đề tài từ thiên nhiên, hoặc về một sự vật hiện tượng có thật trong đời sống nhằm giải thích những hiện tượng phổ biến của xã hội như các truyện Mả lùm, Chàng khổng lồ lấp biển truyện kể dân gian Quảng Ngãi.

Trên đây là những khái niệm có liên quan đến nội dung của đề tài mà chúng tôi sẽ trình bày ở những phần tiếp theo. Tất nhiên, đây cũng chỉ là mốt cách tiếp cận. Chúng tôi không có tham vọng và cũng không có điều kiện trình bày một cách đầy đủ, kỹ lưỡng những đặc điểm , những hình thức thể hiện của từng thể loại câu văn học dân gian, bởi chỉ riêng về thể loại truyện cổ tích lâu nay cũng đã có nhiều ý kiến chưa được thống nhất.

Một vấn đề khác cần thiết phải được đề cập đến là xác định khái niệm vùng, vùng biển, bởi nếu xác định rõ các khái niệm này thì mới làm sáng tỏ được (1) Vũ Ngọc Phan - Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, NXB, KHXH, Hà Nội 1997, trang 38.

9

Page 11: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

phạm vi của đề tài phản ảnh. Đã có nhiều nhà nghiên cứu đặt vấn đề về việc phân vùng văn nghệ dân gian. Trong những công trình đó chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những ý kiến của GS Vũ Ngọc Khánh. Trong một bài viết về các tiêu chí để phân vùng văn nghệ dân gian, GS Vũ Ngọc Khánh đã đưa ra tiêu chí để phân biệt miền, khu, vùng, trung tâm và điểm. Riêng về vùng, tác giả cho rằng: "Hiện tượng vùng là một hiện tượng phức tạp và đa dạng. Có thể nhận ra vùng qua nhiều góc độ. Có vùng là vùng thể loại như vùng chèo, vùng hát ghẹo, vùng múa rối. Có vùng là vùng của cổ tích, truyền thuyết hoặc diễn xướng, nghi lễ về các nhân vật địa phương. Có vùng lại chỉ chủ yếu lưu hành sinh hoạt văn nghệ dân gian về các nghành nghề. Ba loại vùng trên đây có thể đồng thời chồng chất lên nhau. Vùng có thể ở đây về mặt địa lý, có khi là một giải, một vệt, có khi trải rộng ra toàn khu vực."(1)Xét từ góc độ này, khái niệm vùng được xác định là vùng của thể loại, chứ không trùng khớp với vùng địa lý. Trong đề tài này, khái niệm vùng chỉ được hiểu thuần tuý là vùng địa lý

Bởi nếu xét theo những tiêu chí trên, khái niệm vùng biển Quảng Ngãi không phải là vùng trong vùng văn nghệ dân gian mà tác giả Vũ Ngọc Khánh đã đề cập.

Như vậy, vùng biển sẽ là các thôn xã dọc biển, sát biển, hoặc giữa biển. Vùng biển Quảng Ngãi là các thôn xã sát biển, dọc biển (như Bình Thuận, Bình Thạnh, Phổ Thạnh…) và giữa biển (như Lý Sơn, Lý Hải-Lý Sơn).

Để xác định là văn học dân gian một vùng đất, thông thường người ta dựa trên các tiêu chí:

Ngôn ngữPhong tục tín ngưỡngNếp sống văn hóa, ngành nghề truyền thốngTên đất tên ngườiCách biểu lộ tình cảmChính nhờ những tiêu chí này mà khi tiến hành sưu tầm, giới thiệu hoặc đánh

giá về một vùng văn học dân gian người ta tìm ra những đặc trưng của vùng văn học dân gian đó. Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thấy rằng, trong thực tế, sự giao lưu văn hóa là hết sức đa dạng, có thể bắt đầu từ sự di cư của cộng đồng (theo con đường Nam tiến) hoặc đơn thuần là sự giao tiếp giữa những con người ở vùng đất này hoặc vùng đất khác. Những câu ca, truyện kể dân gian được nhân bản trong những trường hợp này, đặc biệt trong thời kỳ con người thiếu thốn “những món ăn tinh thần”, thời kỳ mà phim ảnh, sách vở, băng nhạc chưa tràn về các làng xóm xa xôi, và con người còn mịt mù về chữ viết. Vì vậy, sẽ không có gì lạ khi chúng ta lại bắt gặp nơi này, nơi khác có những câu ca truyện kể giống nhau hoặc na ná như nhau ta gọi đó là những dị bản.

(1) Vũ Ngọc Khánh - Tiêu chí phân vùng văn h ọc dân gian - Kỷ yếu Họi nghị Văn học dân gian miền Trung, DDHSP, 1985, trang 31,32.

10

Page 12: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Qua thực tế sưu tầm trong những năm qua, chúng tôi thấy số lượng những bài ca dao dân gian giống nhau tương đối không phải là ít, và cũng không thiếu những bài có phát triển thêm hoặc có thay đổi đôi từ. Nếu có các bài ca dao hay truyện kể dân gian có quy luật lặp đi lặp lại ở các địa phương thuộc vùng biển Quảng Ngãi chúng tôi vẫn xem là văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi. Cũng chính vì quan niệm này cắt nghĩa vì sao có những bài ca mà chúng tôi tuyển chọn trong tập này có mặt trong “Ca dao Nam Trung Bộ” của Thạch Phương và Ngô Quang Hiển, hoặc trong “Ca dao dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan.

Về phương pháp điều tra, khảo sát, chúng tôi đã chọn một số trọng điểm để tiến hành việc thực địa tương đối kỹ lưỡng, đặc biệt quan tâm đến những vùng dân cư đông đúc, hoặc có dân cư cư trú lâu đời, hoặc đó là một địa bàn đặc biệt. Chúng tôi tạm xem đây là những điểm cần phải khảo sát kỹ. Trong khi thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tiến hành trực tiếp điền dã các điểm quan trọng sau đây: Một là vùng biển của biển Sa Cần và Vịnh Dung Quất (với các làng xã Bình Thạnh, Bình Chánh, Bình Đông, Bình Hải, Bình Dương, Bình Thuận). Sở dĩ chúng tôi chú trọng đầu tiên vì đây là những địa phương năm trong khu quy hoạch Nhà máy lọc dầu số 1, cảng biển nước sâu, và thành phố Vạn Tường trong tương lai không xa. Những điểm tiếp theo là là các xã vùng Đông Sơn Tịnh và Đông Tư Nghĩa (với các xã như Sa Kỳ, Mỹ Khê, Nghĩa Phú, Nghĩa An, Nghĩa Hòa). Những điểm khác như các xã phía Đông Bắc Mộ Đức cũng được chú ý quan tâm (Đức Lợi, Đức Thắng, Đức Minh) và chúng tôi cũng đặc biệt chú trọng đến làng biển Sa Huỳnh-Đức Phổ. Ngoài ra, Đảo Lý Sơn cũng đuợc xem là một điểm văn học dân gian độc đáo và hấp dẫn mà chúng tôi giành nhiều thời gian để khai thác.

Nhờ cách quan niệm này mà chúng tôi tránh được những sự nhầm lẫn đáng tiếc sau đây:

- Thứ nhất là việc xem chỉ có ca dao, truyện kể về biển hoặc liên quan đến biển Quảng Ngãi mới thuộc văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi. Đây là một cách hiểu phiến diện mà hậu quả của nó là không thấy hết sự phong phú đa dạng của văn học dân gian vùng biển Tỉnh nhà.

- Thứ hai sẽ tránh được cách hiểu thô thiển là văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi thành văn học dân gian ngư nghiệp Quảng Ngãi. Văn học dân gian vùng biển và văn học dân gian (về) ngư nghiệp mang hai nội dung hoàn toàn khác.

Vấn đề cuối cùng là, đây là đề tài chỉ hướng dẫn đến việc sưu tầm, giới thiệu một cách tổng quát về văn học dân gian Quảng Ngãi, cho nên việc đi sâu vào phân tích từng bài ca dao, hay từng truyện kể là một việc làm không thuộc phạm vi của đề tài. Tuy nhiên, trong quá trình phân loại, đánh giá chung chúng tôi sẽ trích dẫn một số bài ca dao hay truyện kể tiêu biểu và có phân tích sơ bộ

IV. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

Đề tài được thực hiện trên các bước nghiên cứu sau đây:

11

Page 13: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

- Bước 1: Điền dã sưu tập tài liệu ở các địa phương vùng biển (bằng ghi chép đơn thuần hoặc ghi âm); nghiên cứu lý thuyết; sưu tập tài liệu (thành văn) có liên quan xa gần với văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi.

- Bước 2: Phân loại, so sánh, đối chiếu. Trong phần ca dao và các thể loại liên quan đến ca dao chúng tôi sắp xếp theo chủ đề và từng bài theo thứ tự A,B,C.

- Bước 3: Biên soạn, giới thiệu thành văn bản và có đánh giá tổng quát.

12

Page 14: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

PHẦN 2TỔNG QUAN VỀ

VĂN HỌC DÂN GIANVÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI

Chương 1VÀI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI

VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI

1/ Thiên nhiên-đất nước

Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển miền Trung nhỏ hẹp, nhưng có chiều dài bờ biển hơn 130 km từ vùng Dung Quất đến vùng Sa Huỳnh, qua 24 xã thuộc các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ.

Bờ Biển Quảng Ngãi có nhiều đoạn quanh co, khúc khuỷu, còn nhiều cây cối rập rạp và những mỗm đá chòm ra mặt biển trong xanh, như các đoan từ mĩu Nam Châm đến Mũi Batâgân, từ Mũi Sa Huỳnh đễn Mũi Kim Bồng. Những nơi này cảnh quan kỳ vĩ, hùng tráng và ngoạn mục. Có nơi như ở Vạn Tường, Batâgân du khách còn được thưởng ngoạn vẻ non xanh nước biếc, một bên là núi đá cao vút như liền trời, một bên là vực sâu thăm thẳm với một màu trong xanh lấp lóa nắng vàng. Bờ biển Quảng Ngãi cũng còn có những đoạn Cát trắng phẳng lì, rừng dừa lô nhô xanh thẳm, rừng dương bạt ngàn đầy thơ mộng như Mỹ Khê, Phú Thọ, Tân Định, Minh Tân, Sa Huỳnh…

Bờ Biển Quảng Ngãi có nhiều vịnh, vũng lớn nhất như vũng Dung Quất, Việt Thanh, Nho Sa, Sa Huỳnh. Vũng lớn nhất là vũng Dung Quất. Nơi đây nước sâu, đẹp, thoáng đãng, thuận lợi cho thuyền có trọng tải lớn vào cập bến, đang là nơi sẽ khởi công xây dựng Nhà máy lọc dầu số 1 và cảng biển nước sâu cùng khu công nghiệp trọng điểm miền Trung. Ngoài ra, Quảng Ngãi còn là nơi có các cửa biển thuận lợi cho việc giao thông đường thủy và phát triển triển thương mại, thủy sản.

Cửa Sa Cần rộng 200m (còn gọi là cửa kẽm, cửa Thể Cần, cửa Sơn Tra), nằm ở phía Đông Bắc Huyện Bình Sơn.

Cửa Sa Kỳ rộng gần 600m nằm giữa 2 xã Bình Châu (Bình Sơn) và Tịnh kỳ (Sơn Tịnh), là Cảng biển lớn của Tỉnh. Nơi đây có gành đá nhô cao mà ngưòi xưa gọi là “Thạch cơ diếu tẩu” một trong 12 thắng cảnh của Quảng Ngãi.

Cửa Đại, rộng hơn 1500m ( còn gọi là cửa Cổ Lũy), nằm giữa các xã là Nghĩa Phú, Nghĩa An (Tư Nghĩa) và Tịnh Kỳ (Sơn Tịnh), là cửa biển lớn nhất ở Tỉnh,

13

Page 15: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

nơi hai con Sông Trà và Sông Vệ gặp nhau và cùng đổ ra biển. Cửa Đại từng là cửa biển chính của tỉnh ta trong việc mua bán, thông thường từ thời Pháp thuộc trở về trước, là nơi có cảnh đẹp nổi tiếng “Cổ Lũy cô thôn”.

Cửa Lở, rộng hơn 50m, nằm giữa hai xã Nghĩa An (Tư Nghĩa) và Đức Lợi (Mộ Đức), nơi một nhánh Sông Vệ đổ nước về. Có năm, vào mùa nắng, cửa lở bị các bồi lấp.

Cửa Mỹ Á, chỉ khoảng gần 40m, còn gọi là cửa Mỹ Ý ở phía Đông Bắc Huyện Đức Phổ, là nơi đổ về của con sông Trà Câu.

Cửa Sa Huỳnh, rộng chỉ khoảng hơn 40m, còn gọi là cửa Sa Hoàng, ở phía Đông Nam Huyện Đức Phổ, ngọn nước đổ về là từ con sông La Vân.

Về sông ngòi, nói đến Quảng Ngãi là người ta nói đến 4 con sông chính: Trà Bồng, trà Khúc, Sông Vệ, Trà Câu. Nhờ 4 con sông này mà đất đai ở vùng Đồng Bằng Quảng Ngãi trù phú, màu mở, ruộng đồng xanh tốt, kể cả ở một số làng xã thuộc vùng biển. Vì vậy nhân dân vùng biển Quảng Ngãi không chỉ bám biển làm nghề chài lưới, hoặc chế biển thủy sản mà còn canh tác nông nghiệp. Chưa lấy được con số thống kê tỷ lệ giữa số làm ngư nghiệp và nông nghiệp ở vùng đất này, nhưng chắc số người làm nông nghiệp cũng đông đảo không thua kém số người làm ngư nghiệp, đó là chưa kể đến còn có một số người vừa làm biển, vừa làm nông. Đây cũng là lý do cắt nghĩa vì sao văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi chủ yếu hình thành qua các sinh hoạt của người nông dân.

Ngoài đường sông, đường biển, vùng biển Quảng Ngãi chủ yếu được nối liền với các địa bàn khác bằng hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện. Tính từ phía Bắc tỉnh đến phía Nam tỉnh có các trục lộ chính: Đường Châu Ổ đi Sa Cần cũng khoảng 17 km , đường đi thị xã Quảng Ngãi đi Thu Xà khoảng 8 km, đường thị xã Quảng Ngãi đi Cổ Lũy (Nghĩ Phú) khoảng 7 km, đường thị trấn Sông Vệ đi Đức Lợi khoảng 8 km, đường Thạch Trụ đi Mỹ Á khoảng 10km, đường thị trấn Đức Phổ đi Mỹ Á khoảng 5km…Ngoài ra vùng biển Quảng Ngãi còn có Sa Huỳnh nằm trên trục lộ Bắc Nam. Việc giao thông thuận tiện cũng là điều kiện tốt trong việc giao lưu văn hóa giữa các vùng, các địa phương với nhau.

Nói đến vùng biển Quảng Ngãi còn phải kể đến Huyện Đảo Lý Sơn. Đây là Cù Lao giữa biển cách Sa Kỳ khoảng 18 hải lý, có diện tích chừng 11km2, bao gồm Hòn Lớn và Hòn Bé. Toàn huyện Lý Sơn chia làm hai xã Lý Vĩnh và Lý Hải. Đây là nơi có 5 ngọn núi trần trụi phô bày giữa biển khơi lộng gió. Nhân dân Lý Sơn từ bao đời nay vẫn sống bằng nghề nông là chủ yếu.

2/ Con người và lịch sử - văn hóa truyền thốngQuảng Ngãi là vùng đất vốn có truyền thống văn hóa từ lâu đời. Cách đây

khoảng 3-4.000 năm, vùng biển Quảng Ngãi là nơi cư trú của người cổ Sa Huỳnh. Những cuộc khai quật ở Long Thạnh (Sa Huỳnh), Bình Châu (Bình Sơn), Xóm ốc (Lý Sơn) từ đầu thế kỷ đến nay đã minh chứng điều đó, Các di chỉ khảo cổ về văn hóa Sa Huỳnh đã cho thấy nơi đây đã có nền văn minh từ thời đại đồ đá cũ đến thời đại đồ sắt sớm. Vùng biển Quảng Ngãi cũng là nơi người

14

Page 16: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Chàm sinh sống đông đảo trước thế kỷ XV. Hệ thống phòng Thành Cổ Lũy là hệ thống thành lũy quân sự kiên cố của người Chàm được xây dựng từ thế kỷ IX. Phòng thành này có độ cao thuận lợi cho việc quan sát vùng biển, bao gồm thành Hòn Giàng và Bàn Cờ, là đồn tiền tiêu bảo vệ Cửa Đại, liên kết với thành Châu Sa ở Tả ngạn Sông Trà Khúc.

Suốt từ những năm 1467 đến 1470, vua Chiêm là Trà Toàn đem quân đánh phá vùng Hóa Châu, nên sang năm 1471 vua Lê Thánh Tông phải thân chinh cùng các tướng lĩnh là Lê Niệm, Đinh Liệt, Lê Huy Cát, Hoàng Nhân Thiểm, Lê Thế, Trịnh Văn Sái, Nguyễn Đức Trung đem quân chinh phạt Chiêm Thành. Cửa Sa Cần là nơi Vua Lê Thánh Tông đã làm cho quân Chiêm đại bại phải rút quân về Trà Bàn. Sau đó vua Lê hiếm được Kinh Đô Trà Bàn và lập nên đội thừa tuyên Quảng Nam, tổ chức lại các Châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, đưa binh lính vào vùng đất này khai khẩn và lập các đồn điền. Từ đó trở đi người Việt, đặc biệt người Việt ở các vùng Thanh, Nghệ không ngừng vào đây làm ăn sinh sống.

Hải đảo Lý Sơn ngày xưa là vị trí tiền tiêu của trấn Quảng Nam. Năm 1545 theo cờ Cần vương phù Lê diệt Mạc, Bắc quân đô đốc Bùi Tá Hán đã lấy Cù lao Ré làm nơi diễn tập chiến trận, và là căn cứ xuất quân để tiến vào đất liền.

Từ thế kỷ XVII, hàng trăm chúa Nguyễn lập đội Hoàng Sa và Bắc Hải để tuần phòng, canh gác vùng biển đông và tìm kiếm hải vật. Đội Hoàng Sa có 70 người đều được tuyển mô từ trai tráng khoẻ mạnh ở An Vĩnh - An Hải (Lý Sơn).

Thời nông dân Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa, vùng biển Quảng Ngãi cũng là nơi sản sinh ra nhiều danh tướng theo Nguyễn Huệ đánh Nam, dẹp Bắc, lập nên nhiều chiến công lẫy lừng. Có thể kể đến những tên tuổi tiêu biểu như: Đô đốc Nguyễn Văn Huân, đại tứ mã Nguyễn Văn Danh (hai anh em ruột), người làng Văn Hà, xã Đức Phong, Mộ Đức, sau khi đại thắng quân Thanh ông được vua Quang Trung phong làm Lại bộ thị lang, rồi Kinh lượt sứ Thanh Hóa; Nữ tướng Huỳnh Thị Cúc (em ruột của Đô đốc Huỳnh Văn Thuận) là một trong 5 nữ tướng tài giỏi của quân Tây Sơn. Đô đốc Trương Đăng Đồ, vừa là danh tướng vừa là văn thần chính trực, liêm khiết vốn dòng họ Trương ở Mỹ Khê, Sơn Tịnh…(1)

Đến Triều Nguyễn, đất Mỹ Khê - Sơn Tịnh còn sinh ra một nhà chính trị, một học giả, một nhà thơ nổi tiếng, đó là Thái sư Trương Đăng Quế. Ông từng giữ nhiều trọng trách dưới ba đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tư Đức, vì thế người đương thời gọi ông là "Tam triều thạc phụ".

Khi Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, rồi sau đó chúng chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, một người anh hùng dân tộc cũng vốn sinh ra ở Tịnh Khê, Sơn Tịnh, đã lãnh đạo hơn một vạn nghĩa quân ở Gò Công và các tỉnh miền Tây Nam bộ đánh Pháp, làm cho quân Pháp liên tiếp bị tổn thất nặng nề đó là Bình tây Đại nguyên soái Trương Định.(1) Theo Hồng Nhân - Tư liệu về phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Quảng Ngãi, tạp chí Cẩm Thành số 10, trang 48.

15

Page 17: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Một trong những chiến sĩ yêu nước chống Pháp tiêu biểu của Quảng Ngãi là Thái Thú. Ông đã từng lãnh đạo nhân dân phía đông Tư Nghĩa nổi dậy tiêu diệt đồn Cổ Lũy, giết chết tên chủ sự Pháp là Regnart. Thái Thú cũng là người sinh ra trong một gia đình nông dân ở Thu Xà (Nghĩa Hòa, Tư Nghĩa).

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ vùng biển Quảng Ngãi luôn là nơi cung cấp nhân lực, vật lực quan trọng cho kháng chiến. Vùng đất này đã sinh ra những chiến sĩ cách mạng vô sản tiêu biểu như: Trần Kỳ Phong ( Châu Me, Bình Châu), Trương Quang Trọng (cũng là gốc gắc họ Trương ở Mỹ Khê, Sơn Tịnh), Võ Tòng (Phổ Minh, Đức Phổ), Võ Sĩ (Đức Minh, Mộ Đức), Nguyễn Năng Lự ( Nghĩa Phú, Tư Nghĩa), Trương Quang Giao (Tịnh Khê, Sơn Tịnh).

Vùng biển Quảng Ngãi cũng là nơi còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử - văn hóa. về di tích cách mạng tiêu biểu có chiến thắng Vạn Tường (8/1965). Đây là địa phận thuộc xã Bình Hải, Bình Sơn. Nơi đây quân và dân ta đã tiêu diệt cuộc hành quân lớn của Mỹ mang tên "Ánh sao" từ đường bộ, đường thuỷ, đường không 919 tên Mỹ bị tiêu diệt, 22 xe tăng và xe các loại của địch bị bắn cháy, 13 máy bay Mỹ bị bắn rơi.

Đại đại Đám Toái, Bình Châu nằm ở trung tâm bán đảo Ba - tân - gân cũng là một di tích cách mạng tiêu biểu của tỉnh Quảng Ngãi. Nơi đây có một đại đạo dài hơn 100m, sâu trong lòng đất 5m, là nơi trong kháng chiến chống Pháp quân Việt Minh thường xuyên tổ chức luyện tập quân sự, chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Trong kháng chiến chống Mỹ, đây chính là Trạm phẫu thuật tiền phương với mật danh là A100 của Quân khu V trong những năm 1965-1966.

Vùng biển Quảng Ngãi cũng là nơi ghi dấu sự khủng bố, thảm sát khốc liệt của đế quốc Mỹ, tiêu biểu là di tích căm thù Sơn Mỹ (nay là Tịnh Khê, Sơn Tịnh) 504 người dân vô tội gồm phụ nữ và trẻ em đã bị lính Mỹ sát hại.

Về di tích kiến trúc, vùng biển Quảng Ngãi là nơi có nhiều di tích kiến trúc cổ nổi tiếng, tiêu biểu có chùa Ông ở Thu Xà (Nghĩa Hòa), chùa Hang ở Lý Sơn. Đây là hai ngôi chùa đã được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Chùa Ông ở Thu Xà xây dựng từ năm 1821, là ngôi chùa còn nguyên vẹn kiểu kiến trúc cổ xưa và nhiều tượng Phật quý giá. Chùa Hang ở Lý Sơn do những vị tiền hiền của đảo này tôn tạo từ đầu thế kỷ thứ XVIII. Riêng về Lý Sơn, nơi đây còn đậm đặc các di tích kiến trúc cách đây hàng vài trăm năm trước, như chùa Đục, đền Thiên -y-a-na, các lăng Ông Nam Hải, đình làng Lý hải, đình Bà Roi…

Trên đây là vài nét sơ lược về đất nước và người vùng biển Quảng Ngãi. Thiết nghĩ việc phác họa ở trên cũng là điều cần thiết, bởi lẽ muốn xem xét một vùng văn học bao giờ cũng phải bắt đầu bằng việc xem xét điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử của vùng đất ấy. Trong phần giới thiệu nội dung của đề tài này chắc hẳn bạn đọc sẽ gặp lại ít nhiều tên đất, tên người, những kỳ tích, những huyền thoại của các bậc tiền bối khai phá và xây dựng vùng đất này.

16

Page 18: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

CHƯƠNG IICA DAO VÀ NHỮNG THỂ LOẠI LIÊN QUAN ĐẾN CA

DAO

I. VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SƯU TẦM

Trong suốt gần 2 năm qua chúng tôi đã sưu tầm hơn 3.000 bài ca dao và những thể loại gần gũi với ca dao như tục ngữ, vè, hát đối đáp, hát nhân ngãi…ở vùng biển Quảng Ngãi. Với số lượng như vậy chưa phải lớn lắm, và cũng chưa phải đã toại nguyện. Thực tế điền dã cho thấy, việc khai thác hết vốn liếng của một nghệ nhân đã là một việc hết sức khó khăn và phải cần đầu tư nhiều thời gian, đó là chưa kể đến việc vì lý do này, lý do khác nghệ nhân đó không cung cấp tư liệu được.

Ngoài việc chú trọng đến các nghệ nhân là những người lớn tuổi theo cách sưu tầm đơn lẻ, chúng tôi còn chú trọng đến các buổi sinh hoạt dân gian. Chính trong những buổi sinh hoạt này các nghệ nhân có điều kiện phô diễn tâm tình và dễ dàng gợi nhớ những bài ca tưởng đã lãng quên trong tâm thức của họ. Tuy nhiên, theo cách này, việc thu lượm kết quả cũng có những hạn chế, bởi không thể cắt chữ chưa rõ qua giọng hát (khi hát có người chỉ thuần tuý sử dụng tiếng địa phương).

Trong tập này chúng ta chọn giới thiệu những bài ca dân gian tương đối được xem là hoàn chỉnh. Khi có điều kiện chúng tôi sẽ giới thiệu số bài còn lại, đặc biệt là những bài hát hò hát hố. Với gần 10 băng cassette thu được, chủ yếu vẫn là hát hò hát hố. Tục ngữ, ca dao thường ngắn gọn, như hát hò hát hố thường là quá dài. Có người hát nhầm từ bài này sang bài khác, hoặc có khi quên hẳn một vài câu.

Căn cứ vào nội dung, tính chất của bài hát chúng tôi tạm chia thành hai loại: ca dao và những thể loại gần gũi với ca dao. Đây là cách chia mà một vài công trình về văn học dân gian trước đây cũng đã làm. Sở dĩ chia như vậy là vì số lượng ca dao tương đối nhiều, đa dạng và phong phú hơn các thể loại khác như tục ngữ, vè, hát hò, hát hố… Mặc khác gọi là những thể loại gần gũi với ca dao là xét ở chỗ chúng đều là những bài hát, câu hát, câu nói có vần có điệu được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác.

II.CA DAO CỦA MỘT VÙNG ĐẤT.

Trong phần sưu tập chúng tôi chia ca dao biển Quảng Ngãi theo đề tài. Những câu ca dao phản ánh quan hệ với thiên nhiên, đất nước, lao động sản xuất, kinh nghiệm sản xuất, ngành nghề truyền thống được gọi chúng là ca dao về thiên nhiên và lao động sản xuất. Những câu ca dao phản ánh những quan hệ bao gồm tình yêu nam nữ, những vấn đề hôn nhân, những quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ với con cái, giữa mẹ chồng và nàng dâu, thái độ của nhân dân với giai cấp địa chủ phong kiến, với thực dân đế quốc… được chia thành 3 mảng đề

17

Page 19: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

tài khác nhau: Tình yêu nam nữ; hôn nhân và gia đình; ca dao chống phong kiến, đế quốc; ca dao phản ánh những quan hệ xã hội khác.Thực tế việc phân chia này cũng có tính chất tương đối chỉ chia ca dao làm hai loại là ca dao trữ tình và ca dao trào phúng (1). Chúng tôi e rằng việc phân chia này sẽ làm người đọc khó theo dõi những vấn đề ca dao cần biểu đạt. Các nhà nghiên cứu văn học dân gian xem bản chất của ca dao là trữ tình, ngay cả thái độ phê phán thực dân đế quốc cũng là sự phê phán có tính chất trữ tình, được thông qua hình ảnh, vần điệu, nhưng không lẽ xếp những câu ca dao như thế này: "Bình Đông có tiếng đánh Tây; Có gan đánh Mỹ phá vây mấy lần" hoặc "Cha đời mấy đưa theo Tây: Mồ ông mã bố roi dày biết chưa?" là ca dao trữ tình? Việc phân chia theo cách của tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam", "Ca dao Nam Trung bộ" (2) và một vài công trình khác là hợp lý. Chúng tôi đã chọn phân chia theo hướng này.

Về thiên nhiên, trong ca dao vùng biển Quảng Ngãi không hiếm những câu ca nói về quê hương Quảng Ngãi nói chung và về vùng biển Quảng Ngãi nói riêng. Nhân dân dù ở đâu cũng có quyền tự hào về quê hương xứ sở của mình. Không cứ gì người vùng biển chỉ nói và hát về sông nước, thuyền bè, cá mắm… Là người dân của miền sông núi Ấn -Trà họ có quyền tự hào về sông Trà, núi Ấn, về những guồng xe nước 12 bánh tròn, về những đặc sản nổi tiếng kẹo gương, đường phổi mạch nha… Người vùng biển Quảng Ngãi có quyền hát về vùng đất giàu quế thơm và một thời cũng giàu tơ lụa.

"Ai về Quảng Ngãi mà xemBài tơ vàng óng đồng ken lúa vàng

HoặcAi về Quảng Ngãi cho tôi gởi tí quan tiền

Mua giùm miếng quế lâu niênĐêm về trị bệnh khỏi phiền bà con"

Tuy nhiên, người vùng biển Quảng Ngãi cũng có niềm tự hào riêng về vùng đất của họ. Đó là vùng đất có "Lắc lìa biển trải thảm xanh; Lô nhô sóng bạc trổ cành hoa tươi", có "Thu Xà ngọt lịm kẹo gương", có "Củ lang Long Phụng mỏng vỏ đỏ da", có xóm Câu -Cổ Luỹ dệt nhiều chiếu đẹp, có phong cảnh Sa Huỳnh "bừng bừng tảng sáng" nhấp nhô Hòn Son, Hòn Chữ, Hòn Nhọn, Hòn Lừa… và lạ thay, có khá nhiều câu ca dao ngợi ca Lý Sơn có 5 ngọn ngũ hành sơn, có cảnh đẹp chùa hang, có "bốn mùa sóng cả sóng trào vỗ reo", có bánh ít lá gai đã trở thành món ăn truyền thống… Lòng tự hào về quê hương xứ sở chính là biểu hiện của tình yêu thiêng liêng nhất, đó là yêu đất nước, yêu Tổ Quốc bắt đầu bằng sự tha thiết gắn bó với những gì thật đơn giản, thật gần gũi, là dừa Mỹ Á, là chiếu xóm Câu, là "Cá cơm, cá nục, cá ồ; Dưa gan, sọc mướp lô nhô biển này…"

Yêu quê hương, đất nước bao giờ cũng gắn với ý thức lao động sản xuất. Cần cù, siêng năng là một đức tính tốt đẹp của người Quảng Ngãi nói chung, người vùng biển Quảng Ngãi nói riêng. Họ cần mẫn đến mức:

Sớm mai lên núi quơ củi đốt thanChiều về xuống biển đào hang bắt còng

(1) Xem " Một trăm câu ca dân gian Quảng Ngãi", Sở VHTT Quảng Ngãi -1993(2) Xem danh mục tài liệu tham khảo

18

Page 20: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Có nghĩa là họ làm tất tật để giải phóng mình khỏi đói nghèo. Sự khắc nghiệt của môi trường lao động không làm họ nản chí. Có ra khơi mới thấy con người bé nhỏ trước biển cả mênh mông. Thời xưa người dân biển ra khơi chỉ có chiếc ghe bầu nhỏ bé chứ làm gì có tàu to, thuyền lớn. bão bùng, giông tố luôn là một mối đe doạ khủng khiếp. Cầu trời, khấn phật thành một lẽ đương nhiên:

Thuyền ngược ta khấn gió nồmThuyền xuôi ta khấn mưa nguồn gió may

Lạy trời gió thổi pheo pheoĐể cho thuyền chị thẳng lèo ra khơi….

Bằng thực tế và kinh nghiệm trong nghề nghiệp người dân chài biết khó nhất trong nghề đi biển là làm nghề gì. Trước đây họ cần. Trong ba cái khó, theo họ là

Nhất thời xóm ruộng khiêng maNhì thì hò hát thứ ba câu cần

Câu cần cũng chỉ là cái khó thứ ba thôi. Đám tang mà phải khiêng quan tài qua xóm ruộng mới là gian khó nhất, rồi tới cái khó của việc hò hát. Hò hát đâu có dễ, đâu phải ai cũng xó khả năng ứng biến trong những cuộc chơi hát đối lập, hát huê tình, hò đầm nền, hò giã gạo…

Vì tình yêu quê hương, vì cùng chung gian khó nên họ có ý thức đoàn kết để lao động sản xuất . Gian khổ càng nhiều thì sự cố kết cộng đồng càng thành một lẽ đương nhiên. Chỉ có cố kết mới đem lại những hiệu quả lớn, mới mong vượt qua đói nghèo tăm tối, mới có sự no ấm yên vui cho xóm làng. Đi làm biển mà không cùng chung tay chèo tay lái, không tương trợ lẫn nhau thì khó có thể vượt qua sóng to, gió dữ giữa Sa Huỳnh , ngoài việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên, sự phong phú của các loại cá, ta thấy ở đây còn có tinh thần gắn bó với nhau của người dân chài:

Rủ nhau ta bủa một dâyMỗi thợ mỗi tía chở đầy mà thôi

Cùng với tình yêu quê hương đất nước gắn với ý thức lao động sản xuất, cũng như bất cứ ở đâu, tình yêu quê nam nữ luôn là một đề tài muôn thuở của các sáng tác văn học, dù là thành văn hay truyền khẩu, đặc biệt trong các sáng tác bằng văn vần. "Truyện Kiều", "Lục Vân Tiên", "Bích câu kỳ ngộ", "Phan Trần"… trong nền văn chương Việt Nam đã minh chứng điều đó. Trong kho tàng ca dao Việt Nam nói chung bao giờ ca dao về tình yêu trai gái cũng chiếm số lượng lớn. Không những thế, những bài ca dao hay nhất, những câu ca dao hay nhất cũng nằm trong mảng đề tài này. Ca dao vùng biển Quảng Ngãi không nằm ngoài qui luật đó.

Hơn 250 bài với 1500 câu đề tài tình yêu nam nữ trong tập này đã phản ánh các sắc thái, các cung bậc tình cảm, những nỗi niềm riêng, chung của bao trai gái yêu nhau, hay nói khác hơn đó là những thiên tình ca muôn vần muôn điệu.

Tình yêu nam nữ của người bình dân bắt đầu thường là liên quan đến xóm làng, đồng ruộng, biển cả, nghề nghiệp, là sự cảm thông với những nỗi bần bàn cơ cực của nhau, là thứ tình yêu không hề vì vụ lợi mà cần có ngãi, có nhân:

19

Page 21: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Sớm mai em ra ngồi bờ cỏ chỉEm suy em nghĩ hột lụy nhỏ tuôn

Không hiếm chi nơi tiền vạn lúa muônEm thấy anh nghèo có ngãi em thương luôn cho vẹn tình

Cô gái là nhân vật trữ tình trong bài ca dao này cũng tính toán và so đo lắm chứ, nhưng lấy gì so được với cái ngãi, cái nhân? Cái ngãi cái nhân mới là cái giá cao nhất, là thứ hơn "tiền vạn, lúa muôn”. Bởi thế nên “em thưuơng luôn cho vẹn tình”. Hình như có cái gì đó hơi hóm hỉnh, nhưng đâu có gì là lạ vì con người ở đây vốn dĩ đã “thuơng thì thương cho chắc, thương cho chặt cho bền; Đừng thương lở dở bắt đền cho uổng công”. Mà chưa hết, đã thương “dữ dội” như vậy thì cần có sự thủy chung vô hạn. Đã yêu thì yêu đến răng long đầu bạc, đến chết cũng phải chôn chung nấm mồ:

Thề nguyền sau trước nhất ngônSống nằm chung gối, thác chôn chung mồ

Và đây là sự cương quyết:-Thà rằng tử tuyết cho luônDao thà kề cổ thiếp không buông nghĩa chàng

- Dao vàng kề cổ ai ơi- Chết thời chịu chết lìa đôi không lìa

Để đảm bảo sự chung thủy, người xưa cần có một lời giao ước. Nhiều câu ca đã nói lời thề nguyền: “Chàng ơi ở lại để nghe em thề”, “em nguyền cùng anh một miếng tóc mai”, “qua nguyền cùng em trước miễu sau chùa”, “lời nguyền xẻ núi tan rừng”…Nhiều khi có cả lưòi thề, nói như dân gian, đó là “lời thề độc”:

Thiếp mà ăn ở hai lòngTrởi tru đất diệt không mong thấy chàng

Lời nói thô kệch này là biểu hiện sự dứt khoát trong tình cảm. Nhưng sự dứt khoát trong tình cảm cũng còn được diễn đạt bằng cách khác, tình cảm hơn, hình ảnh hơn:

Trăm năm giữ trọn lời nguyềnSóng xô mược sóng đảo thuyền mược aiTình em nghĩa rộng lâu dàiLòng em nào phải hoa lài trôi sông

Bao giờ trên núi hết ongDưới đồng hết cỏ trong lòng hết thương

Càng đề cao sự chung thủy càng căm ghét thói bội bạc. Từ lâu, bội bạc đã thành lẻ thường tình của thói đời. Nhưng hơn đâu hết ca dao lên án nhiều về thói bội bạc. Trong kho tàng ca dao Việt Nam không hiếm nói về kẻ bạc tình như:

“Có cam phụ quýt có người phụ ta” hay “Trách người phơi lúa uống thưa; Chèo thuyền trên động khéo lừa duyên em”…Tuy lên án nhiều như vậy, song

20

Page 22: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

không có ở vùng đất nào lại nói về thói bạc tình bằng cách răn đe mà ý nhị như người Quảng Ngãi:

Trời mưa lâu cho đá nọ thành rêuĐứa nào ở bạc con dế kêu thấu trời

Đáng lý kẻ ở bạc sẽ bị nguyền rủa thậm tệ, bị trời tru đất diệt, theo logic bình thường, trong suy nghĩ của quảng đại nhân dân, ấy vậy mà, ở bạc thì chỉ có “con dế kêu thấu trời”!

Nhưng không phải chỉ có bội bạc, yêu đương gặp những chuyện trục trặc, trắc trở khác là lẻ bình thường. Vì đã “thương” theo cách thương yêu như vậy nên khi gặp cảnh ngộ éo le là dường như họ không thể chịu đựng được, là phải đấm ngực kêu trời, là “dậm chân xuống đất cái bon”, là đàm đìa “lệ sa”, “lụy nhỏ”. Mà chắc gì đã khóc than khi trắc trở. Tình yêu và nỗi buồn khi gắn liền với nhau. Hình như khi yêu người ta mới hết buồn. Và hơn thế nữa, khi yêu mới có ý thức sự cô đơn. Nỗi cô đơn càng vò xé khi trống vắng bạn tình, càng vò xé khi yêu dữ dội. Thế là nước mắt nhỏ tuôn. Khó có thể thấy trong áng văn chương nào có mối tình thắm thiết nồng nàn nhưng cũng đầm đìa nước mắt như như mối tình của một cô gái nào đó ở xứ này:

Ngó lên trời, trời cao lồng lộngNgó xuống biển biển rộng thinh thinhNgó ra ngoài dạ buồn tìnhĐêm nằm nưúơc mắt nhỏ như bình trà nghiêngĐêm nằm nước mắt triền miênÁo em năm vạt ướt liền cả năm

Và đây là hình ảnh đẹp và rất đỗi cô đơn:Dời chân bước xuống ghe buônSông bao nhiêu gợn dạ buồn bấy nhiêuDựa cột buồm gió thổi hiu hiuNước mắt ra lai láng múi dây lưng điều không khô

Càng nén lại buồn đau, càng buồn đau thêm. Những uất ức may ra chỉ có thể chảy ra ngoài được cùng với nước mắt. Ca dao tình yêu trong tập này có quá nhiều những câu thơ như “Lụy rơi khăn chặm không ngừng”, “Tay bưng nước mắt chảy đầy chén cơm”, hay “lòng ta thương bạn nước mắt đà lộn cơm”, “Bao nhiêu lệ ứa thương chàng bấy nhiêu”,hoặc “Đi rồi châu lụy lại không muốn về”, “Đó rưng rưng nước mắt đây có khi khóc thầm”…

Yêu tha thiết đến nhường vậy nhưng trai gái yêu nhau thời xưa đâu có dịp để thổ lộ tâm tình cùng nhau. Dù thương nhau đến độ “trầu hết lá lương, cau hết nửa vườn” nhưng cứ phải giấu cha giấu mẹ, giấu miệng thế gian. Lễ giáo phong kiến quái ác đã dồn họ vào thế bí của tình cảm, chỉ có nơi “thanh vắng” mới gỡ được chút ít thế bí đó. Nhiều câu ca nói đến việc phải ra nơi “thanh vắng để ngồi để than”. Thật tội nghiệp khi ta nghe cô gái nói với chàng trai:

Miệng thế gian họ đồn lắm anh ơiGỉa đò lơ, giả đò lảng như hồi chưa thương

hoặc:

21

Page 23: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Ngồi buồn tước lạt bẻ còDẫu thương cho mấy giả đò làm lơ

Yêu thương thắm thiết nhưng cần sự kín đáo, có kín đáo mới “qua mặt” thứ lể giáo lỗi thời, vượt lên trên thói thường đang ràng buộc ở đời. Hình như lúc này đây chế độ “ cha đặt đâu con ngồi đó” đã bắt đầu lung lay. Sự tự do yêu thương đã trở thành khát vọng chính đáng của đông đảo tầng lớp thanh niên dưới chế độ phong kiến lạc hậu.

Tóm lại, ca dao vùng biển Quảng Ngãi về tình yêu nam nữ là những đoạn, những khúc tình ca phô diễn tâm tình của trai gái, mà ở đó, các trạng thái tình cảm được biểu lộ khi quá thắm thiết nồng mặn, khi quá cay đắng xót xa. Tất cả là một bản hòa điệu ngợi ca tình yêu thủy chung., chân thành, cảm thông, ghét thói lừa phỉnh , bội bạc, là tiếng thở than đầy thương đau trước mất mát của hạnh phúc tình ái, trước lể giáo phong kiến lỗi thời, là tiếng vọng thiết tha về sự tự do yêu thương, tự do định đoạt tình cảm trai gái riêng tư. Không phải tất cả, nhưng chắc chắn trong tâm thức của người vùng biển nói riêng, người Quảng Ngãi nói chung, nhiều câu ca về tình yêu, cùng với thời gian, sẽ còn đọng lại mãi mãi.

Gắn tình yêu nam nữ, ca dao vùng biển Quảng Ngãi phản ảnh một cách sâu sắc mối quan hệ hôn nhân và gia đình. Suốt hàng nghìn năm sống trong luật pháp và đạo lý phong kiến, nhân dân lao động chịu nhiều áp bức và thiệt thòi, không chỉ bị áp bức và thiệt thòi trong những quyền lợi về kinh tế mà còn trong những quyền lợi xã hội. Về kinh tế, họ thật sự bị bóc lột đến tận xương tủy dưới roi vọt của giai cấp địa chủ. Về xã hội họ luôn là những kẻ thấp cổ bé họng, kêu trời không thấu dưới gông cùm của quan lại, cường hào và những thứ lể giáo cũ kỷ lối thời. Riêng về phương diện hôn nhân và gia đình họ phải chịu những ràng buộc nghiệt ngã, mà kẻ luôn phải gánh nặng những oan nghiệt đó chính là người phụ nữ. Dường như người phụ nữ không có tài sản gì riêng và cũng không có quyền lợi gì khác khi về nhà chồng, trừ một quyền là được sinh con đẻ cái. Họ thật sự như một kẻ làm thuê, hay đúng hơn là kẻ ở đợ cho cha mẹ chồng. Dù biết vậy nhưng họ cũng không được kêu ca than thở, chỉ cốt mong sao đuợc lòng cha mẹ chồng. Thật tội nghiệp khi nghe cô gái than:

Trắng da vì bởi phấn vùiĐen da vì bởi em ngồi chợ trưaPhận nghèo dãi nắng dầm mưaChỉ lo cha mẹ vẫn chưa vừa lòng

Chế độ trao duyên theo kiểu bán con trở thành một hệ lụy xót xa mà chính ngưòi con phải chịu ngậm đắng nuốt cay:

Bầu non ăn bắp phải eoTuổi em còn nhỏ mở mèo chi đâuTuổi em mười sáu tuổi đầuCha mẹ sở định làm dâu nhà ngườiNói ra sợ chúng bạn cườiĐôi ba trận thảm chín mười trận cayCông việc chẳng kịp trở tay

22

Page 24: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Nhịn thèm nhịn lạt hổng ngày nào noMẹ chồng sắc sảo gay goTấm quần tấm áo chẳng cho mặc lànhĐêm thời thức đủ năm canhNgày thời bỏ cỏ gánh phân hổng rời”

Bởi họ biết rằng:Có chồng thời phải theo chồngĐắng cay cũng chịu mặn nồng cũng cam

Đã vậy nhưng có người còn bội bạc, rượu chè, dối vợ lừa con, đó là chưa kể dến chồng chung vợ chạ. Chuyện năm thê bảy thiếp vốn chẳng có gì lạ, bởi luật pháp phong kiến không ngăn cấm, nó luôn bảo bệ quyền lợi của người chồng, bảo vệ cả chuyện “cưới vợ lớn làm nhà son đỏ, cưới vợ nhỏ làm nhà sơn đen”.

Đằng sau tiếng thở than của người phụ nữ ý thức thân phận của họ là sự đòi hỏi cần phải được giải phóng khỏi ràng buộc lể giáo và những định kiến cũ kỹ, lỗi thời. Đó chính là tư tưởng chủ đạo của những bài ca dao về hôn nhân gia đình trong vốn ca dao vùng biển Quảng Ngãi. Nhưng không phải chỉ có vậy, ở đây ta còn thấy có nhiều bài ca dao nói về đạo hiếu nghĩa, tình chồng vợ. Hiếu và tình luôn được đặt song song trước cánh cửa gia đình. Cả hai không thể đem so đo, cân đếm, bởi không thể biết được “bên tình, bên hiếu bên nào nặng hơn”.

Chuyện hiếu thảo thì thời nào cũng được coi trọng, càng được coi trọng hơn trong thời buổi “Trai thời trung hiếu làm đầu; Gái thời tiết hạnh là câu trau mình”. Ngày nay chúng ta nói nhiều đến sự “xuống cấp” về đạo đức, trong đó có sự xuống cấp về đạo lý gia đình. Có lẻ một phần do điều kiện chiến tranh nhiều khi chúng ta đã để một bên việc dạy dỗ con cái đạo làm người. Thời xưa khác hơn, ông cha ta luôn chú trọng đến lể nghĩa, hiếu thuận. Có được điều đó không phải chỉ nhờ đến đạo lý của Khổng Mạnh, các gương hiếu thảo của Mạnh Tử, Tuân Tử, Tăng Sâm…trong “Nhị thập tứ hiếu” mà còn bắt nguồn từ đạo lý tốt đẹp của người Việt Nam. Người Việt Nam nào mà chẳng thuộc lòng câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn; Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…”

Người vùng biển Quảng Ngãi cũng nói về sự hiếu thảo ấy:Đói lòng ăn hột chà làĐể cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng”

Ngó lên hòn núi tám cânBạc vàng chất đống không bằng công mẹ giàSớm thang trưa thuốc chiều tràGắng công nuôi dưỡng mẹ già vài nămƠn bằng của vạn tiền trămAnh không nhớ khi bú mớm lúc nằm trong nôi.

Ca dao vùng biển Quảng Ngãi còn nói về mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu (đây là mối quan hệ “không mấy tốt đẹp” trong ý thức của người bình dân cũ), về thân phận kẻ mồ côi, về sự túng quẫn, bần hàn trong gia đình…

23

Page 25: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Về hôn nhân gia đình, phải nói rằng ca dao vùng biển Quảng Ngãi đã phản ảnh được tâm tư, tình cảm của con người ở vùng đất này trên các mối quan hệ nhiều chiều, giữa vợ với chồng, giữa con cái với cha mẹ, giữa các thân phận mà thường là những thân phận bất hạnh như kiểu:

Còn cha gót đỏ như sonĐến khi cha chết gót son đen sì

hoặc:Gánh cực mà đổ lên nonCòng lưng mà chạy cực còn chạy theo

Bên cạnh ca dao trữ tình, vùng biển Quảng Ngãi cũng còn lưu giữ nhiều bài ca dao kháng chiến. Ca dao vùng biển Quảng Ngãi cũng đã góp một tiếng nói quan trọng trong việc động viên, khích lệ nhân dân đứng lên chống Pháp, đuổi Mỹ, giành lấy độc lập tự do cho Tổ Quốc.

Có nhiều bài ca dao ở vùng biển Quảng Ngãi thể hiện rỏ lòng căm thù sâu sắc bọn phong kiến Đế Quốc. Họ ý thức rỏ đâu là kẻ thù của họ:

Ai ơi nhớ lấy câu nàyCướp đêm là giặc, cướp ngày là quan

Nhiều ca dao ở vùng đất này nói về chuyện “càng ngày sưu nặng thuế cao”. “bạc ngãi vong ân”, cầm súng cho đế quốc là “mồ ông mồ mả bố voi dày”, “dứt cái dây nghĩa tình”…Càng căm thù phong kiến, đế quốc bao nhiêu họ càng căm ghét kẻ phản bội Tổ Quốc, phản bội nhân dân bấy nhiêu, họ càng ủng hộ công cuộc kháng chiến của Đảng và Cách mạng mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Đây là tâm tình của chàng trai vào bộ đội:

Em về thưa mẹ cùng chaAnh vào bộ đội mai ra chiến trườngAnh đi bảo vệ biên cươngMai này đất nước huy hoàng có nhau

Đất nước huy hoàng, tự do độc lập trở thành cái đích của tình yêu, bởi lúc này đây, với họ cái riêng và cái chung đã hòa quyện làm một:

Bao giờ đất nước bình anTự do, độc lập thiếp với chàng gặp nhau

Họ tự nguyện vào Vệ quốc đoàn, tự nguyện đi theo tiếng “mỏ giục dân công”. Bởi họ thật biết ơn cụ Hồ, biết ơn Cách mạng đã đem đến cho họ sự no đủ:

“Mãn mùa cấy gặt đã xongNợ em trả sạch còn trong cái bồLúc này là lúc giảm tô

24

Page 26: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Ơn này ơn của cụ Hồ Chí MinhTa nhìn hột lúa xinh xinhLúa bao nhiêu hột thắm tình bấy nhiêu”

Hàng nghìn năm sống trong tăm tối đói nghèo, sưu cao, thuế nặng, nên những hạt lúa giảm tô “còn trong cái bồ” của họ bây giờ đây thật đáng quý, thật thắm tình, thắm nghĩa, nó thể hiện rỏ công lao của cuộc kháng chiến, ý nghĩa lớn lao của cuộc cách mạng Tháng Tám vĩ đại và những chính sách của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh sau năm 1945.

Không ở đâu có những câu ca dao nói về tinh thần cách mạng, tinh thần kháng chiến sâu sắc nhưng mộc mạc, chân chất như những câu sau đây của những người vùng biển Quảng Ngãi:

Em ra gánh lúa vào khoNghe tin Bắc Bộ thắng họ lo quá chừngNgày thường em gánh sáu ang lưngBữa nay em gánh đôi nừng tám angMừng vui chân bước nhịp nhàngHai vai trĩu nặng lúa vàng đánh TâyNgoài kia xác giặc chết đầyEm ra nộp thuế để vây quân thù

Rõ ràng, ca dao kháng chiến ở vùng biển Quảng Ngãi thể hiện rỏ một thái độ oán thù, ơn nghĩa phân minh, một tấm lòng yêu nước nồng nàn, một tinh thần cách mạng sâu sắc, nhân dân và gia đình, tinh thần chống áp bức, phong kiến…ca dao vùng biển Quảng Ngãi còn phản ảnh những mối quan hệ giữa con người với con người, những quan niệm, những triết lý sống, là những bản phức hợp về thế thái nhân tình:

-Bãi dài thuyền chạy sóng lừaĐố ai ăn ở cho vừa ý ai

-Cá không cắn câu bảo rằng cá dạiVác cần về nghĩ lại các khôn

-Sống thì người chẳng cho ănChết thì xôi thịt làm văn tế ruồi…

Cùng với ca dao phong phú và đa dạng, phô diễn các cung bậc tình cảm, phản ảnh nhưng tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân và các mối quan hệ xã hội, vùng biển Quảng Ngãi cũng là nơi lưu giữ nhiều câu tục ngữ, nhiều bài vè đặc sắc, đặc biệt là vốn hát hò, hát hố.

Về tục ngữ, có thể thấy rằng đây là nơi tục ngữ xuất hiện nhiều trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân địa phương. Đó chính là những câu nói ngắn

25

Page 27: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

gọn, hàm súc, có vần có điệu, là những nhận xét, phán đoán, có khi là một kinh nghiệm, một chân lý về hiện tượng trong tự nhiên, hoặc trong đời sống xã hội . Bởi tục ngữ ngắn gọn, có vần có điệu nên dễ thuộc, dễ nhớ, chính vì dễ thuộc dễ nhớ mà khó phân biệt được sắc thái địa phương. Về hiện tượng khí tượng có những câu thơ:

-Mống đông vồng tâyChẳng mưa dây cũng gió giật- Nước ngời, trời động- Sao dày thì mưaSao thư thì nắng

-Ông tha mà bà chẳng thaLàm nên cái lụt hăm ba tháng mười…

Về kinh nghiệm lao động sản xuất có những câu như:-Trời nắng tốt dưaTrời mưa tốt mướp

-Trông lang đất lạGieo mạ đất quen

-Nồm động đất Bấc động khơi

Nhưng hầu hết tục ngữ thường nói về những triết lý sống, những kinh nghiệm ở đời, cánh đối nhân xử thế. Bởi chúng được đúc kết từ hàng nghìn năm nên kết cấu nội dung có tính chất bền vững, Ví dụ như những câu:

-Ăn không loCủa kho cũng hết

-Ra đường hỏi giàVề nhà hỏi trẻ

Thùng rỗng kêu to-Chưa học bòChớ lo học chạy

Một trong những thể loại khác gần gũi ca dao là vè. Vè là những sáng tác tự sự dân gian có vần, có điệu, theo các thể thơ dân tộc, mà chủ yếu là thể bốn chữ. Có nhiều loại vè như vè về thế sự, vè về lịch sử, và các nhân vật lịch sử, vè về hoa trái, cây có thiên nhiên, vè về nghề nghiệp, vè cổ động…có khi nhân dân dùng vè để phê phán các thói hư tật xấu trong xã hội, có khi để ca ngợi một sự kiện lịch sử, một nhân vật anh hùng nào đó (như vè Vè Chàng Lía), hoặc có khi thuần túy chỉ nhằm ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên (như vè Hoa trái), một bản tổng kết hải trình (như vè các lái)…Ở vùng biển Quảng Ngãi không thiếu như bài vè về các đề tài này, như vè về mẹ chồng nàng dâu, vè chiến thắng Vạn

26

Page 28: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Tường, vè về các loại cá, các loại chim và nhiều bài vè về Các lái. Rất tiếc trong quá trình sưu tập, nhiều bài chưa được hoàn chỉnh. Trong tập này chúng tôi chỉ chọn giới thiệu một số bài tạm coi là tiêu biểu. Vè chiến thắng Vạn Tường kể lại trận chiến đáu oanh liệt của quân và dân ta chống lại cuộc hành quân mang tên “Ánh sao” của Mỹ, là một bản ghi kết quả về sự thiệt hại nặng nề của quân giặc, và sự thắng lợi to lớn của ta, là lời động viên, cổ vũ lớn lao trong cuộc kháng chiến chống giặc Mỹ xâm lược. Trong tập này còn có mấy bài vè về cá biển. Các bài này kể tên các loại cá trong mênh mông biển cả, là sự tự hào về sự phong phú các loại cá ở biển quê hương, là sự cầu mong cho nhân dân được mùa cá rộ:

Đặng màu không thiếu cá chiƠn trời ơn biển tạc ghi trong lòng

Cùng với các loại thơ ca dân gian khác, các loại hò cũng xuất hiện ở vùng biển Quảng Ngãi, hò bả trạo là một điển hình. Hò bả trạo là một làn điệu dân ca dùng trong những buổi tế cúng cá Ông ở các Vạn chài. Hiện nay ở vạn Đông Yên (Bình Dương) và vạn Hải Ninh (Bình Thạnh) vẫn còn duy trì và phát triển hình thức sinh hoạt dân gian này. Toàn bộ bài Hò bả trạo sưu tập được như một kịch bản dân ca, có cao trào, thắt nút, gỡ nút…mà các nhân vật chính là những tay chèo đang lênh đênh trên biển cả gặp hiểm nguy bởi sóng to gió lớn và được thần Nam Hải (Cá Ông) cứu nạn. Cùng với sự tín ngưởng đối với thần hộ mệnh là tình yêu thiết tha đối vởi biển trời sông nước, là sự lạc quan trong nghề nghiệp.

Một loại hình sinh hoạt dân gian không thể thiếu ở bất kỳ vùng quê nào ở Quảng Ngãi là hát hò, hát hố. Thuật ngữ hát hò, hát hố trong đề tài này được dùng để chỉ các sáng tác dân gian bao gồm hát đối đáp, hát ngân ngãi, hát giã gạo, hát đầm nền… tức là những sáng tác dân gian bằng văn vần dùng trong các buổi sinh hoạt tập thể, có hò hê phụ họa. Có thể đây là những sáng tác được lưu truyền từ đời này sang đời khác và cũng có thể đựoc sáng tác tại chỗ. Cho đến nay, sinh hoạt hát hò hát hố dường như không còn ở các làng quê Quảng Ngãi, họa hoằn lắm mới có một vài địa phương năm ba cụ ông cụ bà ngồi cùng nhau ăn trầu, uống rượu, hát chơi với nhau vài ba câu hát cũ để nhớ về một thời họ đã từng thức thâu đêm suốt sáng ở sân đình, sân làng, xóm trên, xóm dưới. Những cuộc hát hò hát hồ ngày xưa thường bắt đầu bằng hát chào, hát dạo, đến hát đối, hát khích, hát kết, hát tiễn đưa…Nội dung của các bài hát thưưòng là than thân trách phận, những lời tỏ tình xa gần, thử tài trí qua chuyện xưa tích cũ…và sau này còn có cả những lời động viên thực hiện những chính sách xã hội như chuyện đóng thuế cho Việt Minh, chuyện cúp tóc, chuyện học bổ túc…

Ở vùng biển Quảng Ngãi, hát hò hát hố cũng có trình tự cuộc hát và những nội dung như vậy, đặc biệt là chuyện tỏ bày tình cảm gái trai. Xin hãy đọc thử một vài trích đoạn hát hò về đề tài tình yêu đôi lứa:

-Vì ai thương đoạn nhớ đànhChim kêu cuối bãi đầu gành thêm đau

27

Page 29: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Vì ai vắng trước quạnh sauVì ai mấy nỗi khăn lau ướt dầm…

..........-Thiếp trao cho chàng một miếng trầuMột kia đang còn đỏTạc tấm gương thề dạ nọ chưa phaiĐừng cho liễu cách đào maiĐường xa xôi viễn dặm khó vãng lai thăm nườngMột ngày mười hai khắc dạ anh thường ngóng trông

Một ngày ra ngõ ngóng mongNgõ thời thấy ngõ mà không thấy nàng

Quả đó là những lời tỏ bày yêu thương rất đổi thiết tha và nồng mặn, nhưng cũng rất kín đáo. Nhưng không phải chỉ kín đáo không, có lúc họ cũng thật liều lĩnh:

Không đi tới đó thời thôiĐà đi tới đó khuyên mời vô đâyĐể mai kẻ bắc người tâyVô đây gá nghĩa mà gầy nợ duyênEm đây thiệt gái thuyền quyênEm đâu có dám tự nhiên đâu màHam chi mô điệu xướng caChứ chị em họ không biết họ nói con nhà dư côngHai đứa mình giờ chưn rảnh tay khôngLoan ôm lấy phụng, phụng bồng lấy loan…

Nhân vật trong bài ca này quả thật đáo để, lời lẻ thật tự nhiên và cũng thật táo bạo, dù có thể đây là những lời đùa bỡn. Có thể kể lại câu chuyện này một cách nôm na rằng, cô gái “dụ” chàng trai vào nhà, nói với chàng rằng hát hò làm chi, người ngoài nghe đựơc sẽ nói rằng “con nhà dư công”, nhưng không hát thì “chân rảnh tay không”, vậy thì “Loan ôm lấy phụng, phụng (hãy)bồng lấy loan” đi cho rồi ! Ông cha ta quả quá liều lĩnh và cũng yêu thương thật “hiện đại” !

Ở vùng biển Quảng Ngãi còn lưu giữ nhiều bài hát đối đáp về các tuồng tích cũ như Phan Trần, Truyện Kiều, truyện Lục vân Tiên…Đây là những bài hát

28

Page 30: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

vừa làm thử tài lẫn nhau, vừa có ý nghĩa kích thích việc học và đọc các tác phẩm của các tác giả dân tộc, nhất trong thời buổi truyện Tàu, truyện Tây thống trị nền văn học nước nhà. Lúc này đây, ai biết chữ thì đọc, người không biết chữ thì người biết chữ đọc cho nghe, và có cả những người chỉ được nghe kể lại Truyện kiều, truyện Lục Vân Tiên…Vậy mà chúng ta đã gặp nhiều cụ ông cụ bà không biết chữ vần có thể thuộc làu làu hàng trăm câu Truyện Kiều. Đủ biết thời đó, thời hát hò hát hố thịnh hành, nhân dân đã say mê những áng văn chương của ông cha đến mức nào. Những câu hát đối về tuồng tích còn lưu truyền trong dân gian đã minh chứng điều đó. Rất tiếc những bài hát này quá dài, quá nhiều mà thường chỉ chủ yếu đến tuồng tích (vì hát đó là chính) thiếu gía trị nghệ thuật, nên chúng tôi sẽ chọn và giới thiệu trong một công trình khác.

Trở lên là đôi nét ca dao và những thể loại liên quan đến ca dao. Không thể nói hết những vẻ đẹp của từng bài ca dao, từng câu tục ngữ, từng bài hát hò hát hố…hiện diện ở vùng biển Quảng Ngãi. Tuy nhiên, qua cách tiếp cận ở trên có thể khẳng định đựơc rằng, vùng biển Quảng Ngãi có một vốn ca dao và những thể loại gần gũi với ca dao hết sức phong phú và đa dạng. Chúng không chỉ dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ của bao thế hệ qua đất này. Xét từ hai phương diện nội dung và nghệ thuật ca dao và những thể loại gần gũi với ca dao vùng biển Quảng Ngãi không thua kém bất cứ ca dao và những thể loại gần gũi với ca dao ở bất cứ vùng biển nào. Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng, do môi trường thiên nhiên và điều kiện sống đã ảnh hưởng đến tính cách con người ở vùng đất này mà tính cách bao giờ cũng ảnh hưởng lớn đến các sáng tác văn học. Người Quảng Ngãi nói chung chân thành, thẳng thắng, bộc trực, giàu nghị lực, chịu thương chịu khó, cần mẫn nhưng cũng vụng về, khô khan; người vùng biển Quảng Ngãi còn thêm cách ăn to nói lớn, hay nói như chính họ nói là “ăn sóng nói gió”. Vì vậy những bài dân gian họ đã sáng tác ra, hoặc cũng có thể là mang từ vùng đất khác nhưng đã nói theo cách nói của họ, bên cạnh cái chân thành, thẳng thắn, bộc trực kia cũng còn có cái thô tháp, vụng về, thiếu sự mềm mại, chải chuốt như ca dao xứa Bắc. Xứ Bắc nói: “Hỡi cô cắt cỏ bên sông; Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang”. Đó là cách nói hình ảnh, bóng bẩy, và rất “dịu ngọt”. Còn ở đây cũng để tỏ tình, thì lại nói thiệt thà và bộc trực: “Đôi ta mới ngộ tình cờ, Như đàn mới gãy như thơ mới đề, Muốn cho sông biển cận kề, Anh đi làm rể em về làm dâu”. Cách nói chân thành của con người vùng đất khó có thể ở đâu có được: “Thương người ra đứng ngõ người, Đất mòn chín tấc thiên hạ cười mười phân, Thương người khác thể thương thân, Cầu không tay vịn cũng lần mà qua”.

Văn là người, dù chỉ là văn chương của người bình dân. Những bài ca dân gian mà người vùng biển Quảng Ngãi đã hát hàng trăm năm qua chính là tâm hồn, là máu thịt của họ. Họ đã biết yêu biển cả, ruộng đồng, cây cỏ có lẻ bắt đầu bằng những bài hát bên vành nôi, cánh võng, và nhờ thế họ đã biết gìn giữ, bảo vệ mảnh đất này trải qua bao biến thiên của lịch sử.

29

Page 31: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

30

Page 32: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Chương IIITRUYỆN KỂ

I. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SƯU TẦM

Trong quá trình sưu tập tài liệu, một trong những cái khó của những người thực hiện đề tài là, làm thế nào để có thể sưu tầm được những truyện kể dân gian, đặc biệt là những truyện kể dân gian chưa được công bố trong các sách vở, lẫn các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí…Mặc dù đã có nhiều cố gắng song những truyện kể sưu tầm và tuyển chọn được trong tập này còn ít. Phải chăng ở vùng biển Quảng Ngãi “thiếu vắng” truyện kể dân gian? Điều này chưa khẳng định được, có lẻ một phần do điều kiện thời gian sưu tập còn hạn chế, một phần do năng lực khai thác tư liệu của những người trực tiếp điền dã, nhưng chắc chắn truyện kể dân gian ở vùng đất này không nhiều. Đây là trường hợp chung ở dải đất phía Nam Tổ quốc. Hầu hết những truyện kể dân gian mà Nguyễn Đổng Chi giới thiệu trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam chẳng hạn, là những truyện kể sưu tầm được ở Miền Bắc, những truyện kể đã trở thành niềm tự hào chung của người Việt Nam. Bởi không người Việt Nam nào lại không biết truyện Tấm Cám, sự tích Trầu Cau, truyện Phù Đổng Thiên Vương, truyện Sơn Tinh Thủy Tinh…Trong quá trình di cư vào Nam, người Việt đã mang tài sản quý giá này đi theo. Dường như tại vùng đất mới họ không “sáng tác” được nhiều, đặc biệt là truyện cổ tích và thần thoại. Có thể giải thích lý do này là thần thoại thường gắn liền thời kỳ mông muội, sơ khai của con người, còn cổ tích ra đời khi đã bắt đầu có sự phân hóa giai cấp, phân hóa giữa kẻ giàu người nghèo. Khi người Việt vào khai hoang, vỡ hóa vùng đất phía Nam, họ đã vào thời xã hội Phong Kiến Việt Nam phát triển đến giai đoạn cực thịnh, tiêu biểu là thời vua Lê Thánh Tông trị vì thiên hạ. Trong thời đại phong kiến truyền thuyết vẫn là loại truyện dân gian phát triển, chúng dùng để giải thích một số hiện tượng thiên nhiên, một số hiện tượng lịch sử, ít nhiều các sự kiện xảy ra trong đời sống xã hội, nhưng được khoát bên ngoài vỏ huyền bí, thần kỳ. Việc chúng tôi sưu tầm được số lượng truyền thuyết nhiều hơn các loại truyện khác là phù hợp với thực tế phát triển của loại hình văn học này.

Một vấn đề khác cũng cần nói đến đây là, trong phần giới thuyết chung chúng tôi có đề cập đến việc xác định: Nếu các bài ca hay truyện kể dân gian có quy luật lặp đi lặp lại ở cùng biển Quảng Ngãi thì chúng tôi vẫn xem là văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi, vậy thì những truỵên kể quen thuộc của người Việt như các truyện Tấm Cám, Sơn tinh Thủy tinh…mà người địa phương ai cũng thuộc lòng thì có gọi là văn học dân gian của vùng biển Quảng Ngãi không? Ở đây thiết tưởng cũng cần phải khẳng định lại rằng, những câu chuyện quen thuộc đó không thể gọi là văn học dân gian (của) vùng biển Quảng Ngãi được. Do đặc thù và tính chất của truyện kể, những chuyện đã phổ biến trong nền văn học nước nhà thì đó là vốn chung của dân tộc, không của riêng vùng đất nào. Nhân

31

Page 33: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

dân Việt Nam dường như ai cũng biết các câu hát như: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”; “Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” thì đó thuộc trượng hợp phổ biến. Ở vùng biển Quảng Ngãi cũng hát những câu đó, nhưng không thể gọi là văn học dân gian của vùng biển Quảng Ngãi. Về truyện kể dân gian, cách xác định cũng tương tự như vậy, trừ trường hợp có những dị bản.

II. TRUYỆN KỂ CỦA MỘT VÙNG ĐẤTTruyện tiếng chim Ca Vát và Ông Rớ bà Rớ là những truyện cổ tích có những

môtíp trong truyện cổ tích Việt Nam, đó là những chuyện mụ dì ghẻ độc ác, chuyện tên quan tham lam. Chủ đề của loại truyện này là ca ngợi lòng tốt của con người, ghét thói bội bạc gian xảo, đề cao cái thiện, phủ nhận cái ác, chúng là những lời khuyên răn con người hảy rủ bỏ thói tham lam ti tiện mà hướng về sự lương thiện, khoan dung, độ lượng. Bởi cái ác bao giờ cũng bị diệt vong, cái thiện mới trường tồn mãi mãi. Mụ dì ghẻ ngã lăn ra chết khi nghe tiếng chim Ca Vát kêu than trên ngọn cây hằng đêm là lời cảnh báo về điều đó. Hình ảnh con Rắn, con kiến giúp cha mẹ Rớ là lời khuyên nhủ mọi người hãy sống có nghĩa có nhân, sống sao cho xứng đáng với vai trò là con người (bởi đến con vật kia còn sống có nghĩa huống hồ là con người !)

Như đã nói, một trong những nội dung của truyền thuyết là nhân dân mượn hiện tượng tự nhiên, và gán vào đó những yếu tố hoang đường, nhằm để giải thích các hiện tượng xã hội. Quê hương Quảng Ngãi không hiếm những truyền thuyết như vậy, như truyện Ông khổng lồ gánh đất lấp biển, vì gánh nặng quá nên bị xoạc chân làm đổ hai đầu đất một thành Núi Ấn, một thành Núi Bút, chuyện hòn Ấn lấn Hòn Bút nên người có học có hành đến mấy cũng không làm được quan to chức trọng, mà nếu có làm được quyền cao chức trọng cũng không được lâu bền; chuyện Cao Biền yểm mạch đế vương ở núi Long Đầu; chuyện “Bao giờ Thiên Mã sang sông…”…Rõ ràng đây là những chuyện hoang đường, nhưng chúng cũng phản ánh phần nào thực tế ở địa phương qua con mắt chim nghiệm của người đời. Chuyện về Hòn Chữ ở Sa Huỳnh cũng nhằm để chứng minh thực tế như vậy. Từ chữ sĩ biến thành chữ thổ qua hình dáng của Hòn Chữ là một chiêm nghiệm về thực tế phát triển của người Sa Huỳnh, là lời an ủi, và cũng là lới nhắc nhở, động viên khéo của người đời đối với các thế hệ con cháu mai sau trên vùng đất này.

Ngoài việc mượn tự nhiên để giải thích các hiện tượng xã hội, vùng biển Quảng Ngãi còn có những truyện kể về gốc tích các chùa chiềng, miếu mạo, tiêu biểu là truyền thuyết chùa Hang (Lý Sơn), truyền thuyết Chùa Ông rau, truyền thuyết về miếu thờ ở Hòn Ông (Sa Cần). Đây là những chuyện kể ra đời cách đây không lâu, gắn liền với những sức mạnh siêu phàm, có tài phù phép. Các ông họ Trần ở chùa Hang thì có thể vào đất liền chỉ bằng chiếc nón ghe bầu, có thuật rấm binh, có thể bay về trời…Ông thầy lánh ở sa Cần cũng có tài rấm binh, trong một đêm có thể hóa phép đổi đình làng, rồi cũng bay về trời. Những trò bùa phép này là những môtíp phổ biến trong các truyện kể dân gian Việt Nam. Để cho chùa chiềng, miếu mạo thêm phần linh thiêng người ta thường gắn

32

Page 34: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

vào đó những câu chuyện thần bí, huyễn hoặc; các chủ nhân của chúng càng siêu phàm thì chúng cáng thu hút khách thập phương, càng có thêm thiện nam tín nữ. Riêng về sự tích chùa Ông Rau, Ông Rau không có phép thuật siêu phàm, nhưng chính việc ăn rau để tu hành của ông cũng là hiện tượng đặc biệt. Cho nên có thể thấy, những yếu tố hoang đường, hư ảo bao giờ cũng là cái vỏ bên ngoài bao bọc cái cốt lõi thực hiện, chính cái vỏ ấy tỏa hào quang lấp lánh, thu hút sự chú ý của con người.

Lý Sơn là Hòn đảo xinh đẹp, nằm giữa biển khơi, thuận đường thuyền bè qua lại, nên vào khaỏng đầu thế kỷ 19, giặc Tàu Ô thường xuyên vào quấy nhiễu hàng xóm, cướp bóc của cải, hãm hiếp đàn bà, con gái. Ngày nay nhân dân Lý Sơn, từ già đến trẻ dều có thể kể lại chuyện ông Nguyễn Văn Tuất đánh giặc Tàu Ô và tuần tiết, chuyện Bà Roi không để cho giặc tàu Ô làm nhục. Đó là những câu chuyện có thật, dù chưa được ghi trong lịch sử của vùng đất này, chỉ được nhắc qua trong các gia phả, trong các buổi tế lể tiền hiền, đình làng. Các truyền thuyết này ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quật cường, lòng trung trinh của những người anh hùng trên đất đảo (1).

Ở Lý Sơn còn có các câu chuyện kể về các vị “tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cư”…Đây là những câu chuyện nói về những công lao của các bậc thủy tổ khai phá hòn đảo này, là những lời ngợi ca sự tài trí, mưu lược của 13 vị tiền hiền trong buổi đầu giành chủ quyền đất đai. Người Lý Sơn lưu giữ những câu chuyện này cũng là để nhớ đến công đức của các bậc tiền nhân, để biết quý trọng, nâng niu, gìn giữ mảnh đất mà họ đang sống. Những truyền thuyết đó quả là có giá trị hết sức lớn lao.

Nhìn chung, các truyện kể sưu tầm được trong đề tài này là các truyền thuyết, mà số nhiều là truyền thuyết ở đảo Lý Sơn, còn thiếu vắng nhiều thể loại truyện dân gian khác như thần thoại, giai thoại, truyện cười dân gian, truyện ngụ ngôn. Mặc dù thiếu vắng do nhiều điều kiện như đã nói ở trên, nhưng không cứ gì phải bằng mọi cách tìm cho được đủ các thể loại, đủ các truyện nói về các địa phương trong vùng biển Quảng Ngãi (mới coi là truyện kể vùng biển Quảng Ngãi). Thiết nghĩ với số lượng truyện dù còn ít ỏi đó cũng đã thấy vùng biển tỉnh ta cho đến nay vẫn còn những truyện chưa khai thác, ghi chép, công bố. Có thể có một vài truyện chưa được giới thiệu trong tập này chưa hay, chưa đặc sắc, nhưng nhìn tổng quát, thì rõ ràng có những chuyện khá hấp dẫn, khá độc đáo mà không dễ gì các vùng đất khác có được. Chuyện về dánh giặc Tàu Ô trên đất đảo Lý Sơn chẳng hạn, đó không phải chỉ là niềm tự hào riêng của người Lý Sơn, theo chúng tôi nghĩ, là niềm tự hào chung của người Quảng Ngãi. Ghi chép các truyện kể dân gian là một việc làm rất khó, nó đòi hỏi khả năng cảm thụ, khả năng diễn đạt của người viết. Ghi chép một câu chuyện là một lần sáng tác lại chuyện đó, chắc chắn là chưa diễn đạt được hết tinh thần của câu chuyện, tinh thần của người kể.Dẫu sao đây cũng chỉ là bước đầu trong tiến trình sưu tập và nghiên cứu truyện kể dân gian của một vùng đất.

(1) Xem danh mục tài liệu tham khảo

33

Page 35: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

KẾT LUẬN

Trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ văn hóa năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Quần chúng là những người sáng tạo, công nông là những người sáng tạo, nhưng quần chúng không phải chỉ sáng tạo những của cải vật chất cho xã hội, quần chúng còn là những người sáng tác nữa (…)Các sáng tác ấy rất hay mà lại ngắn, chứ không “trường thiên đại hải”, dây cà ra dây muống…Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quý”(1). Người còn yêu cầu các cán bộ văn hóa phải ra sức tìm hiểu sưu tầm, nghiên cứu những hòn ngọc quý đó.

Thực hiện lời dạy của Hồ Chủ Tịch, trong suốt gần nửa thế kỷ qua, giới nghiên cứu văn hóa, văn nghệ dân gian đã hoạt động không mệt mỏi, và đã thu được những kết quả đáng trân trọng: xây dựng được những kho dữ liệu qúy giá, xây dựng được cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu về lĩnh vực này. Trong Hội thảo khoa học với chủ đề 50 năn sưu tầm, nghiên cứu và phổ biến văn hóa văn nghệ dân gian do Hội văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức tại Hà Nội tháng 11 năm 1995, GS Tô Ngọc Thanh-Tổng thư ký hội, thay mặt cho những người làm công tác nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian Việt Nam đã tổng kết, trong năm mươi năm qua “những sáng tạo của nhân dân các dân tộc Việt Nam ngày càng được phát hiện nhiều hơn. Qua các công trình sưu tầm nghiên cứu, nền văn hóa, văn nghệ dân gian của nhân dân ta ngày càng hiện lên đầy đủ hơn, toàn vẹn hơn với tất cả dáng vẻ rực rỡ, tính chất độc đáo, với sự phong phú, đa dạng về nội dung, về phong cách, về loại hình và thể loại” (2)

Chúng tôi thiết nghĩ đề tài nghiên cứu sưu tầm văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi đã góp một phần nhỏ vào việc làm có ý nghĩa đó.

Qua hai năm sưu tầm và nghiên cứu, những gì mà chúng tôi thu hoạch được thể hiện rỏ trong bản đề tài này. Vùng biển Quảng Ngãi rỏ ràng không hiếm những bài ca dao hay, những câu truyện kể dân gian độc đáo, và cũng rất đa dạng, rất độc đáo.

Văn học bao giờ cũng là thước đo tâm hồn, tình cảm, trí tuệ của con người, là tấm gương phản ánh hiện thực lịch sử cụ thể. Văn học dân gian chính là tâm hồn, trí tuệ, tình cảm của nhân dân lao động, là tấm gương phản ánh hiện thực lịch sử của đất nước, xã hội suốt hàng nghìn năm qua, bởi “Không thể hiểu biết lịch sử chân chính của nhân dân lao động nếu không biết văn học truyền khẩu dân gian” (Gorki). Văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi chính là tâm hồn, là máu thịt của người quê xứ sở này, là tấm gương phản ánh hiện thực lịch sử một vùng đất đã có gần 500 năm khai phá, xây dựng và phát triển. Thế hệ nối tiếp thế hệ. Những di sản tinh thần vô giá của ông cha để lại sẽ mãi mãi là niềm tự hào chung của cả dân tộc.

(1) Hồ Chí Minh-Bàn về văn hóa văn nghệ, NXB Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội, 1963(2) Kỷ yếu hội thảo khoa học 50 năm sưu tầm nghiên cứu, phổ biến văn hóa, văn nghệ dan gian, NXB KHXH, Hà Nội, 1997, trang 13

34

Page 36: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Trong khi đề cập đến sử thi Tây Nguyên, DS Tô Ngọc Thanh viết: “Chỉ tiếc rằng tôi không đủ kinh phí để sưu tầm lại vốn quý vô song đó. Nay đã đi qua hơn 10 năm không biết những vị lão trượng nhớ và biết những tác phẩm ấy còn sống không. Thật cứ như thấy nhà mình cháy mà không có lấy một giọt nước để cứu” (1). Chúng tôi muốn mượn ý kiến này để nói về việc sưu tầm và nghiên cứư văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi nói riêng, văn học dân gian Quảng Ngãi nói chung. Mạc dù những gì chúng tôi làm được chắc chắn còn nhiều hạn chế, nhưng với kết quả còn khiêm tốn này, chúng tôi muốn nói rằng chúng tôi làm bằng tâm huyết của những người không muốn “nhà mình cháy mà không có lấy một giọt nước để cứu”. Rất tiếc chúng tôi không đủ thời gian và điều kiện để khai thác hết những vốn liếng của các bậc trưởng lão, các nghệ nhân còn sống ở đất này. Nhiều người đã quá tuổi chín mươi, không biết rồi đây chúng tôi và những người quan tâm đến văn học dân gian địa phương có còn gặp để hỏi thăm về những điều chưa biết.

Đảng ta chủ trương phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Nghiên cứu và sưu tầm văn học dân gian địa phương cũng là cách làm tỏ rỏ việc thực hiện chủ trương đó. Để có điều kiện giữ gìn và phát huy vốn văn hóa văn nghệ dân gian tỉnh nhà, chúng tôi tha thiết đề nghị đồng chí lãnh đạo tỉnh và các cơ quan chức năng:

1. Tiếp tục tạo điều kiện kinh phí, phương tiện thỏa đáng cho những người làm công tác nghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian ở địa phương trong toàn tỉnh để tiện tới giới thiệu toàn diện nền văn học dân gian tỉnh nhà;

2. Thường xuyên giúp đỡ các địa phương, các cơ quan tổ chức các sinh hoạt dân gian ở làng xã như hát hò, hát hố, kể chuyện dân gian địa phương, hát ta lêu. Ra nghé (của đồng bào dân tộc)…

3. Tạo điều kiện mở các đợt vận động sưu tầm văn học dân gian đều khắp trong toàn tỉnh (học sinh cấp 2, cấp 3 và sinh viên cao đẳng) và có khuyến khích, phát thưởng cho các cá nhân, đơn vị có kết quả xuất sắc trong việc sưu tầm;

4. Cần có những cuộc thi kể chuyện về lịch sử truyền thống địa phương, kể chuyện dân gian địa phương (nhiều học sinh cấp 2, cấp 3 hiện nay thiếu kiến thức về lĩnh vực này);

5. Tạo điều kiện phổ biến văn học dân gian tỉnh Quảng Ngãi như in ấn, xuất bản (mà muốn có tác phẩm để phổ biến cần có điều kiện nghiên cứu, sưu tầm, phân loại, chỉnh lý…).

6. Tạo điều kiện cho Hội văn học nghệ thuật, Sở văn hóa thông tin tỉnh tổ chức các hoạt động nghiên cứu, sưu2 tầm, tổ chức các cuộc sinh hoạt dân gian; tạo điều kiện để chi hội văn nghệ dân gian Việt Nam tại Quảng Ngãi được thành lập và hoạt động có hiệu quả.

Thiết tưởng những lời đề nghị ở trên trở thành hiện thực trong thời gian không xa. Để kết thúc đề tài này, chúng tôi xin trích lời nói thấm thía sau đây

(1) Các vùng văn hóa Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội, 1995, trang 169 2(2) Lê Duẩn-Xây dựng tư tưởng làm chủ tập thể trên lạp trường của giai cấp vô sản-NXB Sự thật, hà Nội, 1964 trang 27 (trích thao Dạy và học thơ ca dân gian-Nhiều tác giả-Sở giáo dục, Nghĩa Bình, 1986, trang 20)

35

Page 37: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

của đồng chí Lê Duẩn: “Và ngày mai, dù cho đến khi chủ nghĩa cộng sản thành công thì câu ca dao Việt Nam vẫn rung động lòng người Việt Nam hơn hết” (2)

(

36

Page 38: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

PHẦN 3

GIỚI THIỆU

VĂN HỌC DÂN GIAN VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI

37

Page 39: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

QUAN HỆ THIÊN NHIÊNVÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

Ai về Cà ĐóChịu khó xách kyTay cầm đôi đũaChân đi lòm khòm

Ai về Cổ Lũy xóm Câu (1)

Nhờ mua đôi chiếu đón dâu về làng.

Ai về Long Phụng thì vềKề sông tắm mát chợ Kề một bên

Ai về Mộ Đức quê taMía ngon đường ngọt trắng ngà dễ ănMạch nha đường phổi đường phènKẹo gương thơm ngọt ăn quen lại ghiền

Ai về Quảng Ngãi cho tôi gửi ít quan tiềnMua giùm miến quế lâu niênĐem về trị bệnh khỏi phiền bà con

Ai về Quảng Ngãi mà xemBãi tơ vàng óng đồng ken lúa vàngXóm thôn sực nức mùi đàngNhắp chè Tam đảo luận bàn văn chương

Ai về quê ấy Nghĩa AnGhé thăm phong cảnh Chùa Hang, Bàn cờ

Bể dâu thay đổi mấy lầnLa Hà thạch trận phong trần nắng mưaThương nhau thương mấy cho vừaNhớ nhau xin nhớ những trưa Sa Huỳnh

Canh khuya tạnh vắng bên cồnTrắng phôi đất bãi sóng dồn mêng mông

(1) Xóm câu: thuộc xã Tịnh Khê-Sơn Tịnh

38

Page 40: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Chim bay mỏi cánh chim ngơiSóng dồi biển rộng trời đà sắp mưaChim mía Xuân PhổCá Bống Sông TràKẹo Gương Thu XàMạch nha Mộ Đức

Chùa Hang cát nhỏ như troHang Câu, bãi Ké kể cho thêm phiền

Củ lang mỏng vỏ đỏ daTắm nước Đồng Lãm cũng ra con người

Đó đưa Sông Vệ nghênh ngangBạn hàng náo nức sao chàng ngồi đây

Đức Minh xấu đất trồng treTre xanh thì ít gái hoe thì nhiều

Giếng tiền có bàn cờ TiênCờ tiên, tiên mất, giếng tiền, tiền đâu ?(1)

Hừng hừng tảng sáng chèo raHòn Hèo nằm đó kìa là Đục LưngHòn say, Hòn Nhọn có chừngChèo ra tưng bừng mới khỏi Đầu TrâuTrực nhìn mới thấy ghe câuBà Hoàng bãi nhỏ biết đâu đặng nàoHòn Lừa sóng bổ lao xaoGác mặt trông vào đa Tấn, Hang DơiHòn Chông, Hòn Nhọn nằm nơiNgó rra mặt trời rừng rựng mọc lênHòn Trào nằm dựa một bênBãi đá dập dềnh hớn hở ghe raHòn Son, Hòn Chữ trãi quaNgó lên kìa là mới thấy Lăng ÔngHòn Bườm kia hỡi còn trôngHòn Sụp ì ầm sóng bổ lao xaoKìa là Hòn Yến cao caoCon Chim lộn nhào Hòn Sảnh-Châu SaHòn Son, Hòn Chữ ngó raTrông lên Hóc Mó, Hòn Nha lại bàyKìa là bà Miễu xinh thay

(1) Nguyên là từ bài thơ dài của Phạm Châu

39

Page 41: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Ta chèo ta nghỉ bạn nay vui mừngCon cá to, con cá nhỏ nó nhảy tưng bừngChù, Hoa mấy tia lẫy lưùng ướp vôCá cơm, cá nục, cá ồDưa gang, sọc mướp lô nhô biển nàyRủ nhau ta bủa một dâyMỗi thợ mỗi tía chở đầy mà thôiMau lên kẻo tối mất rồiCh ghe tới bến nghỉ ngơi hát hò

Hỏi thăm chú ban cót, bán quynhThấy ngoài Bến Ván, Trà Đình gặt chưaBến Ván cho tới quán cơmGặt chưa không biết, thay hai cây rơm ú ù

Kỳ Tân, An Chuẩn không xaCách một bãi cát phân ra hai làng

Lạy trời thổi gió pheo pheoĐể cho thuyền chị thẳng lèo ra khơi

Lạy trời cho có gío nồmCho thuyền chúa Nguyễn thuận buồm ra khơi

Lặc lìa biển trải thảm xanhLô nhô sóng bạc trổ cành hoa tươi

Vườn hoa bướm lượn thảnh thơiGío đưa buồm trắng ra khơi chập chờn

Lý Sơn cảnh đẹp Chùa HangCó đường xuống đát có thang lên trời

Lý Sơn có đá san hôCó hòn đảo nhỏ lửng lơ giữa dòng

Lý Sơn có Ngũ Hành SơnBốn bề biển cả sóng trào vổ reoLý Sơn không đói không nghèoMột lòng son sắt mà theo cụ Hồ

Lý Sơn đồng trước đồng sauĐồng rừng đồng ruộng đồng nào cũng xinh

Lý Sơn ơi hỡi Lý Sơn

40

Page 42: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Nằm chi thoai thoải cô đơn một mình

Lý Sơn tuy nhỏ mược dầuTrời sinh phật đẻ daic dầi ngoài khơiBốn mùa nước phủ tứ bềTrời sinh phật đẻ chẳng hề nao nung

Lương nông Cà Đó có tàiNấu sắc lon gạo nồi hai cũng đầy

Mạch nha Thi PhổBánh nổ Nghĩa Hành

Mạch nha Thi PhổBánh nổ Thu XàMuốn ăn Chà làLên núi Đình Cương

Mặn mà muối biển Sa HuỳnhNgọt đường xứ Quảng thắm tình quê taĐường phổi, chim mía, mạch nhaAi về xứ Quảng thử qua một lần

Muối Sa Huỳnh ba năm còn mặnCá Sa Huỳnh có vạn nào hơnSáng mưa trưa nắng trời nồmTrời cho thuận gió xuôi buồm ra khơi

Muốn ăn bánh ít lá gaiLấy chồng Long Phụng sợ dài đường đi

Muốn ăn bánh ít lá gaiLấy chồng ngoài đảo sợ dài đường đi

Muốn về Mỹ Á ăn dừaSợ e Mỹ Á đẩy đưa nhiều lời.

Mồng bốn có hội đua gheRối đến mồng bảy bắt phe dội bòng(1)

Nghèo nghèo nợ nợCũng cưới cho được con vợ bán donMai sau nó chết cũng còn cặp ui

(1) Lý Sơn có hội đua ghe hàng năm từ mùng 4 đến mùng 7 Tết và sau đó là hội dội bòng trên núi Thới Lới

41

Page 43: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Nhất đồng Thi PhổNhì Thổ An Mô(1)

Nhất thời xóm ruộng khiêng maNhì thì hò hát thứ 3 câu cần

Non xanh giăng tận chân trờiThuyền ai thấp thoáng xa vời mênh mông

Núi bên kia, biển bên nàyÉp cong dãi đầy, thân gầy miền quê(2)

Núi cao ai đắp ai bồiBiển sông rộng rãi cá bơi rợp vàng

Phải đâu cháng nói mà xiêuTại con cá bống, tại niêu nước chè

Quê ta Sông Vệ, Núi GiàngCá chuồn cá nục, đó ngang dập dìuĐình Cương che bóng mây chiềuChe bờ xe nước đều đều với đêm

Rủ nhau xuống biển bắt cuaLên non hái nhãn vô chùa nghe kinh

Sa Huỳnh ăn cá bỏ đầuTân Diêm thấy vậy xỏ xâu xách về

Tân Diêm có hột muối toSa Huỳnh lợm mót về kho cá ngừ

Sớm mai lên níu quơ củi đốt thanChiều về xuống biển đào hang bắt còng

Tháng Giêng động dàiTháng Hai động tốTháng Ba nồm rộTháng Bốn nam nonTrông lên tới đỉnh Hòn Son(3)

Son còn đỏ rực anh còn ra khơi

(1) Thôn An Mô-cù lao cuối dòng sông Vệ thuộc xã Đức Lợi, Mộ Đức(2) Nói về địa thế Quảng Ngãi(3) Hòn Son ở Sa Huỳnh

42

Page 44: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Thu Xà ngọt dịu kẹo gươngLý Sơn xứ tỏi vị hương nồng nànAi qua Sông Vệ đò ngangRì rào xe nước rộn ràng năm xưaKhó quên Núi Ấn Chợ chùaBa Tơ lịch sử vẫn chưa phai mờCánh đồng bát ngát nên thơLà đây Thi Phổ mộng mơ giáo chiều

Trà Bồng đất quế thân yêuSa Huỳnh cát trắng mỹ miều biển xanh

Thuyền ngược ta khấn gió nồmThuyền xuôi ta khấn mưa nguồn gío may

Thương cho mấy chú câu cầnMuốn ăn cá lớn thì lần ra khơi

Ra khơi thì biết lợi bơiNếu mà không biết khất đời chú đi

Tốt cần tốt ống họ võng ra khơiMình xấu cần xấu ông thả trôi trong gò

TÌNH YÊU NAM NỮ

43

Page 45: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Ai làm cho đó xa đâyCho chim chèo bẻo xa cây măng vòi

Ai trắng như bông lòng tôi không chuộngNgười nọ đen giòn làm ruộng tôi thươngBiết rằng dạ có vấn vươngĐể tôi cậy mối tìm đường sang chơi

Ai về An Đại nhắn lại vài lờiDuyên nợ tại trời bớt nhớ bớt thương

Ai về xóm đó tôi nhắn người thươngMấy câu chung thủy bạn ra đường cho mình thanBuổi tiền duyên thiếp mới gặp chàngMấy lời thiếp dặn dạ chàng còn ghiBữa rày vắng bạn cố triĐêm thương ngày nhớ muốn đi thăm nàngSợ rằng ba mẹ bên nàngBà con chú bác họ hàng cười chêQua với em cũng muốn kết nghĩa phu thuêSợ vì cha mẹ định bề lứa đôiĐừng lo yến bắc nhạn đôngTình thương nhân ngãi còn trông ngàn ngàyAnh buồn em lại vui chiVui thì vui gượng có khi khóc thầm

Anh bơi xuống theo emĐứt mấy bộ quai chèoSao em không buông lái nới lèo đợi anh

Anh còn son em cũng còn sonƯớc gì ta được làm con một nhà

Anh đi anh mệt ngó chừngNgó sông sông rông, ngó rừng rừng caoRừng cao mặc sức chim bayBiển hồ lai láng mặc tài cá đua

Anh nguyện cùng em tại cầu Bến VánEm nguyện cùng anh tại quán cây đaEm biểu anh về có vợĐây em ra có chồngLời nguyện nước mắt chảy thành sôngDứt nghĩa đi thêm tội

44

Page 46: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Thương bao đồng khó thương

Anh than cùng em lời đã cạn lờiCha mẹ già yếu gần dời về quêPhu thê không trọn nghĩa phu thêHay đâu duyên nợ thiếp chê chàng nghèoHồi nào lên đỉnh xuống đèoChàng than, thiếp khóc, thiếp than nghèo với anhBây giờ có cá phụ canhCó tòa nhà ngói phụ lều tranh cũng buồnChiều chiều bước xuống ghe buôngBao nhiêu sóng dội dạ buồn bấy nhiêu

Anh thương em chẳng dám tới nhàChiều chiều ra đứng bờ tre ngó chừngHai hàng nước mắt rưng rưngKhóc không dám khóc xây lưng mà chùiBạn cũ ai lại giống bạn cũ tuiÔm đờn mà gãy cho nguôi tấm lòngXưa kia lựu đứng với bòngBây giờ lựu ngã qua dòng với maiBạc tình chi lắm bớ aiCây trúc cũng vịn cây mai cũng rờMực sa xuống giấy thành thơLời nguyền với bạn làm tờ cam đoanMực sa xuống giấy ngang hàngLời nguyền giửu bạn thành tơ cam đoan cho bạn cầm

Anh thương em không lẻ cứ thương thầmThương thì rượu quế trầu mâm tới nhà

Anh thương em đửng cho ai biết ai hayĐừng cho ai biểu ai bàyThâm thâm dìu dịu mỗi ngày mỗi thươngNước mía trong nấu lọc thành đườngAnh thương em thì anh biếtChứ thói thường biết đâu

Anh thương em thì thương cho chắcThương cho chặt cho bềnĐừng thương lở dở bắt đền uổng côngDốc lòng trồng cúc bẻ bôngNgó ra ngoài biển thấy ông đưa đòAnh ở làm sao cho biết đói biết noBiết ra khơi về lộng đây em lo kết nguyền

45

Page 47: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Anh thương em thương lụn thương bạiThương dại thương điênTay cầm một tiền anh nói một quan

Tấm lưới chồng anh phơi dọc phơi ngangPhơi đi phơi lại cốt chờ nàng đi qua

Anh về kiếm vợ cho xongEm là tép nhỏ lộn rong khó tìm

Anh về em cũng muốn theoSợ truông cát trắng sợ đèo dá dămĐá dăm anh đã lượm rồiCòn truông cát trắng em bồi bùn non

Anh về cuốc đất trồng rauCho em dâm ké dây trầu một bênChừng nào trầu đã lên xanhCau kia ra trái thì anh cưới nàng

Ăn chanh nhớ tỏi ngùi ngùiNgồi trong đam hẹ nhớ mùi rau rămHỏi người bạn cũ trăm nămQuay tơ có nhớ mối tằm ta xưa?

Bà già lể ốc trong nhàCon quốc uống nước, con gà mổ kêNực cười gànọ mổ kêNgựa ăn gò mã rỗng về Bình LongNúi Đông Dương dê chạy giáp vòngNgó ra ngoài biển thấy con cá nằm ngất ngưTrai như anh đối lại chừ chừTrầu têm cánh phưưọng, bỏ khay cừ em dâng

Bạc tình chi lắm hỡi chimBỏ nhành lê khô héo đi tìm nhành xanhNghe lời ai sớm dỗ chiều dànhNghĩa nhơn sao nỡ dứt tình bỏ ta

Bạn cũ sầu ai lai lai láng lángBạn cũ sầu mình cơm với cháo biếng ănTay bưng chén cơm hột kụy nhỏ giăng giăngTay cầm đôi đũa quên bằng, so leTa xa nghĩa bạn ta ra ghe ngồi

46

Page 48: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Bạn phỉnh ta ta đợi ta chờLênh đênh vườn hạnh dật dờ vườn lê

Bao giờ núi Diệp hết tranhSông Vệ hết nước thời mình mới xa

Bao giờ núi Hó hết tranhSông Trà hết nước thời mình mới xa

Bao giờ cho sóng bỏ gànhCù lao bỏ biển anh mới đành bỏ em

Bậu chê ta bậu lấy ông câuBậu ăn cá Bống chặt đầu kho tiêu

Bông cúc vàng nở ra bông cúc tímEm có chồng rồi trả yếm lại cho anhBông cúc vàng nở ra bông cúc xanhYếm em em mặc yếm gì anh anh đòi

Bớ người bận áo trắng luônBấy lâu nay xa cách dạ ta buồn thiu thiu

Không đi lên đi xuốngBạn ta nói ta lại làm kiêuCó đi lên đi xuốngCó bongd xế trăng chiều không thấy nhau (em)

Bước lên con ngựa quản baoTiếng ai than khóc thân mao ngựa ngừngChúng mình nó đạp lưng đưngTay ngưng cúi dặm tau ngừng dây cươngTiếng ai than khóc đau thưưongHay là bạn cũ vấn vương với mình

Bước xuống thuyền loanChèo xuôi Bến ThócVức chèo vừa khócKêu gọi ai ơiChầu rày duyên mãn tình rồiThân em như thuyền trôi giữa dòngBước xuống gheQuạt cho tay ngoắcCất mái chèo ruột thắt lòng đau

47

Page 49: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Thương nhau từ nhỏ đến giờDẫu ngheo dẫu đói cũng không từ nghĩa nhân

Cá bống đi tuCá thu nó khócCá lóc nó rầuPhải chi ngoài biển có cầuAnh ra ngoài đó giải cơn sầu cho em

Cá buồn cá lội tung tăngEm buồn em biết…

Cách sông nên phải lụy đòCách truông Ba Gìo nên phải lụy anh

Cá trích còn ở Biển ĐôngMà ông cả bảo hái lá bông cho nhiều

Cầu đôi còn nằm cạnh tháp đôiVật vô tri còn đèo bòng duyên lứa huống cho tôi với mình

Cầu trời khấn PhậtCho tóc mau dàiBao giờ tóc chấm ngang vaiThì ta kết nghĩa thành hai vợ chồng

Cây bầu xuất giá về đôngCon gái theo chồng bỏ mẹ ai nuôiMẹ tôi thì có kẻ nuôiTôi theo chú lái tôi xuôi một bềDẫu mà chú lái có chêTôi theo chú phụ tôi về Đồng NaiĐồng Nai gạo trắng như còTôi theo như phú đến đò theo anh

Cha mẹ giàu thì con thong thảCha mẹ nghèo con vất vả gian nanSáng mai lên núi đốt thanChiều về xuống biển đò hang bắt còngEm thưuơng anh hai chữ ghi lòngAi có giăng dây cũng đứt, ai có thắt vòng cũng mở ra

Chàng đi thiếp cùng theo cùngĐói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp camChàng xa thiếp cách tội đách gì rầu

48

Page 50: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Thác như ông Lã Vọng té xuống cầu Non TiênNgửa tay em trao cho anh một đồng tiềnPhận sao chịu vậy đừng phiền mà hư

Chèo ghe ra biển thả câuAnh đi mấy lễ em hầu cũng xong

Chèo ghe xuống vạn múc dầuHỏi thăm chị bốn đau đầu khá chưaChưa khá tôi hái lá tôi xôngĐổ mồ hôi tôi quạt ngọn gió lồng tôi che

Chèo ghe ra biển mà trôngGío đưa sông lượn, người không thấy người

Chê sông mà uống nước bàuChê đây lấy đó có giàu hơn ai

Chiều chiều bóng xế nhành dâuTrách ông Tơ bà Nguyệt buổi đầu không xeĐể bây giờ nghiên chén ngả veMùa thu thiếp đợi mùa hè chàng trôngLàm nhà ở dưới bực sôngĐêm nghe con cá quậy, ngày trông con chim gùGái có chồng rối xuất giá tòng phuDầu ai có lên võng xuống dù cũng ngó lơHồi tiền duyên gái giá trai tơSao anh không lăn líu để bây giờ anh líu lăn ?Trên trời có một cái trăngLâu đêm còn khuyết huống chi nghĩa đền hằng chàng loSông dài biển rộng không đoTam sơn tứ hải ai dò mược aiHồi nào tựa vè kề vaiSong song đó vợ một hai đây chồngBây giờ én Bắc nhạn ĐôngChàng xa thiếp cách khổ không biết chừng nàoLẽ thời gặp bạn không chàoAi xui trong dạ em làm sao cho đànhNghe lời thá sụ dỗ dànhHam giàu phụ khó bỏ đành nghĩa taMột ngày tình bướm nghĩa hoaLàm thinh cũng tội nói ra thêm buồnChiều chiều lại nhớ chiều chiềuLòng thương quân tử chín chiều ruột đau

49

Page 51: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Chiều chiều mây phủ Sơn TràLòng ta thương bạn nước mắt và lộn cơmVẫy vùng như cá trong nơmBuổi sớm mai ta trông bạn, buổi chiều nờm bạn trông ta

Chiều chiều mượn ngựa ông ĐôMượn dù chú xã đưa cô về nguồnCô về chẳng lẽ về khôngNgựa ô đi trước ngựa hồng theo sau

Chiều chiều ra đứng bờ gànhĐón ông tơ mành hỏi chuyện căn duyênDốc lòng chờ đợi thuyền quyênNăm canh thao thức không yên đêm nàoBuồn riêng hỏi lại buồn haoNằm trong thạch tín lẽ nào không thôi

Chiều chiều ra bãi mà trôngBãi thời thấy bãi mà không thấy người

Chiều chiều vác cuốc kiếm lươnNước trơn lươn trợt người thương mất rồi

Chim bay mỏi cánh chim ngơiĐố ai bắt đặng chim trời mới ngoan

Chim chuyền bụi ớt líu loLòng thương quân tử ốm o gầy mòn

Chim chuyền bụi ớt líu loLíu lo bụi ớt sang qua bụi càNói chơi là mấy năm quaBây giờ em bỏ em ra lấy chồngCó chồng thì phải có conĐi ngang qua ngõ thấy em bồng con thơCon thì giống mẹ giống chaGiống em chín rưỡi giống qua mười phần

Chẳng tin giở nóc lên cânPhía tình thời nặng ái ân nặng gì ?

Chim buồn chim bay về núiCá buồn cá chíu biển sâuChàng buồn cởi áo xem bâuThiếp buồn thiếp ngó đâu đâu cũng buồn

50

Page 52: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Chầu rày chắc đã xa luônÉn Nam, Nhạn Bắc bể nguồn hai nơi

Chim huỳnh huỳnh ăn trái huỳnh huỳnhRỉa lông rỉa cánh buồn tình muốn bayGặp anh đây là rủi lại mayPhải chi đường văng ngửa tay trao lời

Chim khôn kêu tiếng rảnh rangNgười khôn nói tiếng dịu dàng dễ ngheBóng trăng ngã lộn bóng treChàng ơi đứng lại mà nghe em thề

Chim lạc bầy thương cây nhớ cộiNgười xa người tội lắm người ơiChẳng thà không biết thì thôiBiết rồi mỗi đứa mối nơi thêm buồn

Chim nhàn bắt cá lượn khơiThấy anh châu chấu nhiều nơi em buồn

Chim phượng hoàng bay ngang qua chợEm hỏi anh rằng có vợ đâu chưaTay cầm tờ giấy che mưaChe sao khỏi ướt em chưa có chồng

Em mua cho anh một tờ giấy hoa hồngĐầu anh anh đội tay anh lồng ngọn mâyGío thổi gió trợt mưa bayMưa đâu ướt đó tờ giấy này còn khô

Chim xa rồi còn thương cây nhớ cộiNgười xa người tội lắm người ơiChẳng thà không biết thì thôiBiết rồi mối đứa mỗi nơi thêm buồn

Chim xanh ăn trái xoài xanhĂn no tắm mát lên nhành nghỉ ngơiCực lòng em lắm chàng ơiĐói no thiếp chịu lìa đôi em không lìa

Chim xanh ăn trái xoài xanhĂn no tắm mát lên nhành nghỉ ngơiCực lòng em lắm chàng ơi

51

Page 53: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Kiếm nơi thanh vắng để em ngồi em than

Chớ rày mắc chữ hiền thêĐi chưa đến bạn, bạn đề ta dongBao giờ trên núi hết ongDưới đồng hết cỏ trong lòng hết thương

Con chim chích chòe nó ăn đám mè ông phủCon chim đội mũ nó ăn đám củ ông hươngĐôi đứa ta bấy ngộ tình thươngDù ai có bảo đổi lường cũng không

Con cuốc chết còn như con cuốc khôChàng về ngoài nớ lẽ mô em không tìmTrăm năm giữ trọn lời nguyềnSóng xô mượt sóng đảo thuyền mược ai

Con quốc lẻ đôi lại ngồi than khócVợ với chồng chân tóc lìa tơKẻ đi âm phủ người chờ dương gianNgồi buồn em ra ngõ thở thanEm cảm thương phận bậu cơ hàng nắng mưa

Con quy nó đứng dưới gànhCon lân nó đứng trên nhành liểu châuCờ rung trống giục lên bầuChim kêu nhành liều đầu cầu líu loĐôi ta như đũa không soKhông tề không tiện không do cũng bằngChẳng tin đem chỉ ra giăngĐôi ta đứng lại cũng bằng như cưa

Con vịt đua dưới nướcCon cá vượt bàu senHồi này không thấy bạn quen đi đườngNgồi buồn thương phụng nhớ loanGửi lời cho gió, gió toan về trờiĐêm nằm ruột rã gan rờiThức thời thương nhớ ngủ thời chim baoĐặt mình xuống tấm ván saoGiật mình thức dậy nước mắt trào như mưaBiết trời đã sáng hay chưaĐể ra đường cái đón đưa bộ hànhTrồng cây cũng muốn cây xanhGá duyên với bạn biết có thành phu thê

52

Page 54: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Con chim liểu nó biểu con chim huỳnhBiểu to biểu nhỏ biểu mình thương tôiCá sầu ai chẳng đập đuôiNhư hòn Nôm sầu gió chướng như tôi sầu mình

Củ lang năm tiến sắc dạLúa từ từ trị giá mười haiĐôi ta xứng gái vừa traiKết nhau phu phụ nào ai biểu đừngĐó đưa tới bên đò ngừngBạn thương ta buổi trước nửa chừng phải thương luôn

Còn nam còn nồmCòn ơn còn nghĩaLưới anh phơi cuối bãi em chớ vướng vàoCon cá tung đứt nhỏ không saoEm làm rách lưới làm sao anh vá lành

Cũng tại vì mình nổi tôi trôiPhân ly hai ngả nước mắt tôi khóc dầmGhe lui khỏi bến còn dằmNgười thương đâu vắng chổ nằm còn đâyTrăng lu vì bởi đám mâyTôi với mình trắc trở vì dây tơ hồng

Dao vàng rọc là trầu vàngMắt thiếp thiếp ngó mắt chàng chàng luânTrai xuân gặp gái cũng xuânNhư bông lúa trổ giữa chừng gặp mưa

Dậm chân xuống đất cái kengChàng Nam thiếp Bắc nhiều phen thảm sầuPhải chi ngoài biển có cầuAnh đi ra dứt mối sầu cho em

Dốc lòng lên Núi Đình CươngTìm cây quế tìm người thương trao lờiGặp người thương em mới trao lờiCòn không gặp người thương em đứng giữa trời em than

Dời chân bước xuống ghe buônSông bao nhiêu gợn dạ buồn bấy nhiêuDựa cột buồm gió thổi hiu hiuNước mắt ra lai láng múi dây lưng đều khó khô

53

Page 55: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Đèo nào cao bằng đèo Đồng NgõBộ nào rộng bằng bộ An BaThấy anh ăn nói thật thàMuốn vô gầy dựng cửa nhà cùng anh

Đèo nào cao bằng đèo Phú CốcDốc nào ngược bằng dốc Xuân ĐàiTình em nghĩa rộng lâu dàiLòng anh nào phải hoa lài trôi sông

Đèo nào cao bằng đo Sơn CốcDốc nào ngược bằng dốc Mỹ TrangMột tiếng em than hai hàng luỵ nhỏPhụ mẫu già rồi biết bỏ cho ai

Đêm khuya ngộ gặp nhau đâyHôn nhơn chưa rõ mạ với thầy chưa hayThôi thì thương nhau bất nệ mỏng dàyThiếp muốn câu phối hiệp, chàng chọn ngày quy gia

Đêm nằm chiếp miệng thở raKhông biết làm sao cho đặng bướm với hoa dựa kềNgày thì mặt ủ mày êSống dương gian không đặng thác về quê cho trọn đời

Đêm qua chân bước lên trờiLạc đường lạc ngõ lạc người cung tiênƯớc gì duyên sẽ bén duyênCho duyên cõi thọ bằng duyên cõi trờiDạ buồn chân bước phân vânTrời xui anh thẳng tới xóm ông tơ hồngÔng tơ ông có nhà khôngÔng ra xua chó tôi cùng với naoTơ duyên ông cất nơi nàoCất trong chung quả hay vào ao sen ?

Người nào trái lứa lỡ duyênThì ông se lại cho liền một đôiCòn như cô ấy với tôiThì ông xe thẳng thành đôi vợ chồng

Đêm nay anh gối tay nàngNgày mai ra biển gối đàng dây neo

54

Page 56: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Đi qua lò mía thơm lừngMuốn vào kết nghĩa can thường với aiMong cho trúc nọ kề maiNúi cao cũng vượt, truông dài cũng qua

Đố anh chi sắc hơn daoCho sâu hơn biển cho cao hơn trờiEm ơi mặc sắc hơn daoDạ sâu hơn biển trán cao hơn trời

Đôi ta mới ngộ tình cờNhư đèn mới gãy như thơ mới đềMuốn cho sông biển cận kềAnh đi làm rể, em về làm dâu

Đói lòng ăn nửa trái simUống lưng bát nước đi tìm người thươngNgười thương ơi hỡi người thươngĐi đâu mà để buồng hương lạnh lùng ?

Đưa em về Quảng anh loAo vuông là một, Ba Gò là haiKiêng dè trong buổi hôm maiĐàng trong ổ cướp đàng ngoài hang beo

Đừng mơ chữ sĩ anh ơiUổng công em đang lưới mấy tháng trời cho anh

Đứng trên núi Sỏi phần tranhLiều công bỏ bạn theo anh phen này

Em có chồng rồi như ngựa có kẻ cầm cươngTới lui thăm bạn thói thường cười chêTưởng rằng em đợi em chờ Sông sâu có chổ thuyền về có nơiNói chơi với em không dám nói nặng lờiĐể đường qua lên xuống mà chơi cho khéo buồnCó ăn có chịu miễn làChớ không ăn mà chịu kể ra cũng thảm sầuTưởng tằm ơ ớ bọc dâuTưởng tằm có nghĩa hay đâu bạc tình

Em gặp anh đây nửa mừng nửa sợEm sợ anh về đánh vợ đánh conTrăng khuya nửa khuyết nửa tròn

55

Page 57: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Anh về lừa vợ lừa con tội trời

Em hát một câu anh bỏ bầu đậy nắpĐem vô đất liền đổi bắp ra rang

Em nghe anh đau đầu chưa kháEm băng đổng chỉ sá hái ngọn lá cho anh đây

Em ngồi cửa sổ theo cổ yếm đàoThấy anh lơ lửng ngoài rào em thươngDuyên em còn bỏ trong rươngCha mẹ khéo khoá em thương đường nào

Em nguyền cùng anh một miếng tóc maiTrước chùa quan thánh nghe lời ai bỏ nàngAnh ơi giữ đạo tam cangDù sanh dù tử giữ tròn trước sauAnh đừng có ham giàuTỉ như con chim kêu núi bắc con cá sầu biển đông

Em than với anh ba bốn tiếng mần riNơi nào xứng nút vừa khuy anh càiEm đà tình lợt duyên phaiAnh kiếm người da trằng tóc dài gầy duyên

Em thương anh mà cha mẹ không thươngNuôi kia muốn chảy cực vì mương chưa đàoBây giờ biển cạn thành aoBắc cầu chiếc đũa mà trao nhân tình

Em thương anh không biết làm saoGỉa đò con chim khiều đứng ngoài rào dòm vôThương chàng không biết nói làm môCứ đứng ngoài ngõ dòm vô cũng đànhNgó chuyện tụi mình như bất thànhLàm sao mà nghĩa cho đành rành với em

Em thương anh trầu hết lá lươnCau hết nửa vườn cha mẹ nào hayDẫu mà cha mẹ có hayNhứt đánh nhì đày hai lẽ mà thôiGươm vàng kề cổ ai ơiChết thì chịu chết lìa đôi không lìa

Em về kể lể với anh

56

Page 58: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Chẳng ai đan lưới cho thanh con người

Em về Bồ Địch Giếng VuôngSáo treo bốn bức em buồn nổi chi ?

Ghé vô suối Đục đụt mưaChẳng duyên thì nợ gió đưa gặp nàngTứ bề ruộng vắng gò hoangCho đây gửi chút can trường được chăng?

Gió đưa gió đẩy bông trangRau răm ở lại chịu lời đắng cay

Hai tay bưng gáo nước phân haiChiều hôm tưới lựu sáng mai tưới đàoAnh có tới chơi thì đứng ngoài ràoVườn hoa mới lập lựu với đào còn non

Hai tay cầm bốn trái dưaTrái ăn trái để trái đưa cho chàngTay cầm cuốn sách bìa vàngSách bao nhiêu chữ dạ em thương chàng bấy nhiêu

Hàng rào em ba bốn năm lớpNgõ em ngõ ngói chín mười tầngCon ong chen không lọt, con bướm dừng sớm saoEm nói với anh về lập lễ cho caoCây mai dong cho tốt mới đặng vào nhà em

Hết mùa tu hú kêu thanhCá chuồn đã mãn sao anh không về

Hạt sương sa xuống giếng cá ngờiEm thương anh đơ đỡ chớ thương đời đặng đâuNgọc còn ẩn cội cây ngâuAnh còn phụ mẫu thiếp dám đâu tư tình

Hoạ hổ hoạ bì nan họa cốtTri nhơn tri diện bất tri âmXa xôi chi đó mà lầmPhải hương bén phải trầm trầm thơm

Hòn đá dưới nước chịu nhiều rong rêu rều rácHón đá trên bờ chịu những sương saEm thương anh chảng dám nói ra

57

Page 59: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Sợ mẹ bằng biển sợ cha bằng trờiEm thương anh chẳng dám nói nên lờiSợ luồng mây bạc giữa trời mau tan

Không nên với bạn không nênEm về mua cót mua phên dùng buồngHai ngăn em cũng dừng luônMột bên quân tử cựu một buồng quân tử tânLiều mình em thác xuống sông NgânCho thoả tình hai bạn, trọn ái ân hai chàng

Không đi thời nhớ thời thươngMà đi thời mắc cái mương cái cầuKhông đi thời nhớ thời sầuMà đi thời mắc cái cầu cái mương

Lên chùa Núi Hó đốt bó nhang vàngXin cho bạn cũ lại hoàn như xưaTrông trời không thấy trời mưaEm đã trọn nghĩa em chưa trọn tình

Lên non bẻ lá mà ngồiBỏ quên cây quạt thôi rồi nhớ anhCòn nay soạn mai sànhDuyên anh em bỏ rừng xanh mất rồi

Lên non tìm hòn đá trắngTrách con chim phượng hoàng sao vắng tiếng kêuTrời mưa lâu cho đá nọ thành rêuĐứa nào ở bạc con dế kêu thấu trời

Liệu bề thương được thời thươngĐửng trao gáng nặng giữa đường cực em

Lưới trong tay anh cuốn chưa rồiNào hay duyên nợ tự ông trời khiến xaTa muốn đem em bậu về nhàCho cha mẹ biết thiệt là nàng dâuÁo dài năm nút hở bâuEm còn phụ mẫu anh dám đâu tư tìnhNgày nay duyên nợ về mìnhLao lư trong dạ anh buồn tình thảm thươngQua với em tự sợi chỉ vấn vươngTrăm năm đi nữa mối tình thương đã vềNgửa con xe ra nước mắt nhỏ dầm dề

58

Page 60: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Chẳng qua duyên nợ sai bề mà thôiĐau lòng thảm lắm em ơiChổ mô thanh vắng em ngồi cho anh than

Mát mẻ nước sông vui lòng con cá lộiMênh mông đồng nội thắng cảnh con cò bayEm không mặt dạn mày dàyChân em sao lại không tày cá chimChim ở trong lồng thay lông cũng ưng nhảyCá ở trong chậu có trầy vẫy cũng ưng vùngThương thay cá chậu chim lồngAnh đây xót ruột đau lòng hơn em

Mãn mùa tu hú kêu thanhCá chuồn đã vãng sao anh chưa về (1)

May mô cha chả là mayChàng đây là trai chưa có vợĐụng thiếp này đang xuânHọa may là hoa bướm chưa từng

Mồng một tháng tư đây anh cậy người bước tớiPhụ mãu nói em còn thơ ấu hậu sanhEm còn nhỏ đâu mà dỗ mà dànhTrầu cau cũng chí quyết thân lâu nghĩa dàiNăm mười ngày qua thúc giục ông maiTrầu rượu qua bên đó, phụ mẫu em nói bán cho ai đi rồiDậm chân xuống đất kêu thẳng ông trờiQua vơi em xa cách biết nơi nào tìm ?

Một em nói rằng khôngHai em cũng nói rằng khôngDấu chân ai dẵm(2) vườn hồng tan hoangCó không nói thiệt cùng chàngĐể nhựt lâm nguyệt, nhiễm hai đàng xa nhauRào thời rào trước rào sauBởi chưn em để bỏ cau nát vườnLiệu bề thương đặng thời thươngĐừng trao gáng nặng giữa đường cực anh

Một mai ai chớ bỏ ai

(1) Mùa tu hú kêu cũng là mùa đánh cá(2) Dày xéo, dẫm đạp

59

Page 61: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Chỉ thêu nên gấm sắt mài nên kim

Một mai mai một ngó chừngNgó truông, truông rậm, ngó rừng, rừng xanhRừng xanh lẫn biển cũng xanhĐể coi cây quế ngả nhành về đâu?

Một mai nước lớn đò trôiCây khô lá rụng bạn ngồi chờ aiChờ người quân tử có tàiChờ người ăn học, chờ trai anh hùng

Một mai nước lớn đò trôiCây khô lá rụng bạn ngồi chờ aiTôi ngồi chờ mít, chờ khoaiChờ người quân tử, chờ trai anh hùng

Một mình lo bảy lo baLo cau trổ muộn lo già hết duyênCòn duyên kẻ đón người đưaHết duyên đi sớm về trưa một mìnhMột mình thủ phận một mìnhMột ôm củi quế, một bình gạo châuBạn thương bạn nhớ về đâuNhớ nơi đám lúa, cả đám dâu hẹn hò

Một tấm tranh là nghĩaMột chiếc chiếu là tìnhBấy lâu nay thương nhớ bóng hìnhBây giờ hỏi thiệt thương mình hay không ?

Một trăm con bướm leo dâyBướm leo mược bướm thiếp đây với chàngĐừng nghỉ con bướm mà hoangBướm y như cựu bướm hoàn như xưaThiếp nói với chàng chẳng lẽ nói đưaDù tối cũng đợi dầu trưa cũng chờMực sa xuống giấy thành thơMực sa xuống giấy thành tờ cam đoan

Muốn nghe đờn bản năm dâyỞ đây cũng có hai dây đờn còĐờn kêu tiếng nhỏ tiếng toĐờn kêu còn líu, đờn hò xứ sangĐờn kêu tích tịch tình tang

60

Page 62: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Đờn kêu đà thấu tai nàng nàng nàng ơiĐêm khuya tạnh gió thanh trờiEm khoan giấc ngủ nghe lời anh phân

Nắng đò ngang nắng về Mỹ ÁLộng gió nồm nam thuyền cá quay vềAnh với em nặng mối tình quêThương nhau chung thủy đôi ghe chúng mìnhNgẫm nghĩ đến đâu buồn rầu đến đóNghẫm nghĩ chung tình buồn có vui khôngBữa rày anh cùng em như con cá xa sôngCàng gáng chung tình lịu địu càng tiếc cái công thậm dày

Ngó lên biển thánh rừng nhoĐây ta chưa bỏ bạn đừng lo mà sầuNgó lên miễu thánh tô vôiBạn có thương cũng tốt, bạn có thôi cũng đànhTa trồng cây cũng muốn cây xanhRa lá ra cành rồi lại ra hoaThương người người chẳng thương taMuối kia đổ biển mặn mà khắp nơiDậm chân xuống đất kêu trờiKhông ăn cũng chịu bấy lời đắng cay

Ngó lên dừa ngả ba câyThấy em khôn khéo muốn gầy nghĩa nhơnNghĩa nhơn ba gánh tràn trềGánh từ Tư Nghĩa, gánh về Bình SơnEm ngồi em kể công ơnBạc vàng nặng ít nghĩa nhơn nặng nhiều

Ngó lên dốc Một chùa DầuCảm thương người bạn buổi đầu thân nhauKể từ qua lại bấy lâuNào ai khỏa lấp sông ngâu suối vàngGấm trong kim cổ kỳ quanBước vô vườn liểu hoa tàn vì ai ?

Ngó lên hòn đá Cao BiềnThấy đôi chim nhạn đang chuyền nhành maiNgó lên hòn núi Sơn TràLòng ta thương bạn nước mắt và lộn cơm

Ngó lên hòn Núi Sơn TràLòng ta thương bạn nước mắt đà rưng rưng

61

Page 63: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Vẫy vùng con cá trong nơmSáng mai ta trông bạn chiều nờm bạn trông taMỗi ngày mỗi cách mỗi xaBữa ăn hột lụy nhỏ, bữa và hột lụy rơiBầm lòng ta lắm bạn ơiSáng mai trông ngóng chiều ngồi không yên

Ngó lên nuột lạt đứt tấm tranh rèmBao nhiêu nuộc lạt đứt thiên hạ dòm bấy nhiêuThiếp dặn chàng đi qua ngõ đừng kêuĐể ta ra đó liệu đường nói năngChữ đề hòn đá khăng khăngBa thu em cũng đợi chín trăng em cũng chờ

Ngó lên thử mả ông Cao BiềnThấy đôi chim liễu đi chuyền nhành maiHỡi người thương chắc rồi lại nhớ daiDù đi Gia Định Đồng Nai cũng về

Ngó lên trời từng cao, từng thấpNgó xuống biển từng cạn, từng sâuDạo chơi mười tám nước chư hầuKhông ai ăn nói thảm sầu như anh

Ngó lên trên núi Giếng TiềnThấy đôi chim én đang chuyền nhành maiBao giờ cho gái gặp traiCho loan nhớ phụng, cho ai biết mình

Ngó lên trên trời có đám mây xanhNgó ra ngoài biển có chiếc thuyền mành đong đưaGặp em đây còn bóng còn trưaRưng rưng nước mắt tay đưa miếng trầuÔng trời làm trắc trở vì đâuChàng chưa làm rể nhà thiếp, thiếp chưa làm dâu nhà chàngĐêm nằm ôm dạ mà thanÔm màn mà tiếc chứa chan làm vầy

Ngó lên trời trời cao lồng lộngNgó ra ngoài biển biển rộng mêng môngTừ rày lưới đã xa sôngChiếu hoa biến trải nệm hoa biến nằm

Ngó lên trên trời thấy sao vần vũNgó xuống âm phủ thấy đủ mặt bá quan

62

Page 64: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Ngó lên dương gian thấy đèn treo lưỡng diệnNgó ra ngoài biển chim lặn cá đuaQua nguyện cùng em trước miễu sau chùaNào ai có thả thuốc bùa đừng mê

Ngó ra bãi cát vàng vàngCát bao nhiêu hạt thương chàng bấy nhiêuNgó ra ngoài biển bao lầnThấy anh ở trần trong dạ em thươngEm về xe xấp hàng lươngCắt áo cổ giữa năm đường em mayThương chàng áo mới đến tayTrời hại thiếp chịu chứ thiếp đây không xa chàng

Ngó ra ngoài biển ba lầnThấy anh ở trần trong dạ xót xaTrở về mua lụa đậu baMay áo cổ giữa lại tra nút vàngCậy ai mà gởi tới chàngĐêm khuya chàng đắp kẻo nhiễm thương hàng khổ thân

Ngó ra ngoài biển dờn dờnNgó ra sông vực lưỡng sơn hạ điềnVí dù mưa gió ngã nghiêngLời thề bằng biển lời nguyền bằng nonĐông tây non bắc vuông trònLời thề buổi trước anh còn nhớ quên?

Ngó ra ngoài biển sóng dồiLàm người em nghĩ em ngồi em thanEm than cây úa lá vàngSông mòn biển cạn dạ nàng còn thươngVí dầu anh bạn lương ươngPhỉnh ta thương điếm thường lường thời thôiBây giờ anh bạn có đôiLòng ta nóng bỏng như vôi mới hầmTai nghe anh bạn có chốn tri âmĐây ta cũng mừng cho anh bạn sắc cầm đủ đôiEm than phần em lỡ đứng lỡ ngồiNhớ người bạn cũ bồi hồi lá gan

Ngó ra ngoài biển thu đôngThấy thiên thấy hạ mà không thấy chàngĐêm nằm lệ ứa chứa chanBao nhiêu lệ ứa thương chàng bấy nhiêu

63

Page 65: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Ngoài môi em nói thương chàngTrong lòng bạc bẽo thời chàng biết baoSông dài nhiều lạch cạn sâuNào ai có ở cơ cầu mần răngCây cao mực đánh thẳng băngNước trên nguồn chảy xuống có kẻ đón giăng đặng nàoChung tình hai chữ lượng sao ta nhờ

Ngoải vô đây không đầy cây sốGặp em chốn này cũng cố tình thươngChữ sầu sao cứ vấn vươngGặp em một bữa nhớ thương ngàn ngày

Ngọc thủy tinh anh giữ gìn sáng rỡAnh để giành chờ thuở nhẫn đeo tayNào ai năn nỉ nọ nàyChờ người biết nghĩa của ai anh mới trao

Ngồi buồn ngó biển rạng đôngThấy thiên thấy hạ mà không thấy chàngTóc dài đầu lại rối ngangTay cầm lược chải mà quên đàng em đi

Ngồi buồn tước lạt bẻ còDẫu thương cho mấy giả đò làm lơNgồi buồn xe chỉ thắt ngangGánh nước sông mảng đổ sang sông hồTrời làm biển cạn sông khôEm buồn qua thăm bạn sợ người mô nghi ngờ

Ngồi nghỉ đến phận mình cô quảSố tôi bần hàn vất vả tấm thânAi người tham phú phụ bầnPhú cho trời đất quỷ thần chứng chiEm chê qua nghèo chịu lấy chữ hàn viCha mẹ không gẻ vậy thì ông không ưngNhìn em nước mắt rưng rưngNgó ai em ngó xin em đừng ngó quaLấy gì can gián mẹ chaĐôi lứa ta cũng lỡ đôi ba năm cũng trườngDẫu mà cha mẹ không ưngĐôi ta trải chiếu ngoài vườn lạy vôLạy cùng ông chú bà côGián can cha mẹ định bề mô cho em nhờ

64

Page 66: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Lạy cùng ông Nguyệt bà TơXe dây chắp mối một giờ cho xong

Nguồn cao mạch nước còn trongSông sâu vẫn giữ một lòng như xưaCá nằm ấp trứng chờ mưaNước trong dợn thủy gió đưa hữu tình

Núi cao cũng ở dưới trờiThương em cho lắm cũng đợi lời mẹ chaNước sôi trong ấm trào raƯng không tai bậu mẹ cha đành rồi

Nước nguồn hai ngọn dao chiBồng Sơn hai huyện thiếu gì vợ anh ?Phải chi ngoài biển có câuAnh ra anh giải cơn sầu cho khuây

Qua cầu cầu yếu phải nươngChầu rày bạn cũ thôi thương mình rồiTai nghe bạn cũ có đôiTrong lòng nóng nảy như vôi mới hầmNắm tay bạn cũ khóc thầmChầu rày quế đã phụ trầm trầm ơi

Qua cầu ngả nón trông cầuCầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu

Qua chùa Núi Hó(1) thắp bó nhang vàngXin cho bạn cũ lại hoàn như xưaTrông trời chẳng thấy trời mưaRồng chưa lấy nước rồng chưa kịp vềLựu tìm đào, đào chẳng tìm lêLên non tìm quế, quế về rừng xanhTrách ai treo ngọn thắt gànhCho chàng xa thiếp cho anh xa nàng

Qụa kêu nam đáo nữ phòngNgười dưng khác họ đem lòng nhớ thươngChỉ điều ai khéo vấn vươngMỗi người mỗi xứ mà thương nhau đời

Ra đi mẹ có dặn dò(1) Tục danh Núi Thiên Ấn

65

Page 67: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Ruộng rộc thời cấy ruộng gò thời gieoĐường đi mấy nẻo quanh queoLúc leo lên dốc lúc trèo xuống sôngKhông đi bạn nhắc bạn trôngĐi rồi chậu lụy lại không muốn về

Rượu ngon chiết để bàn thờBa bốn năm không lạt sao bây giờ lạt điĐó bạn buồn đây ta lại vui chiBạn rưng rưng nước mắt ta có khi khóc thầm

Sáng mai lên núi đốt thanChiều về xuống biển đò hang bắt còngDặn ai hai chữ bền lòngAi trao cái dây cũng bứt, thắt cái vòng cững mở raSáng trăng quân tử dạo chơiKhông ai trải chiếu mời lơi quân tử ngồiQuân tử có chơi thì ngồi đó đãĐể em thổi lửa đốt đènXem thử bạn lạ hay là bạn quenMở rương ra lấy hộp bông senTem trầu cánh phượng mời bạn quen ăn trầu

Sáng trăng quân tử dạo chơiKhông ai trải chiêu mời lơi quân tử ngồiQuân tử lân la đuổi ra không tệTem ba miếng trầu làm lể tống đưa

Sáng trăng quân tử đi chơiĐái một chổ đái lội bơi mà về-Em đái chi đái dại đái khờNhà cửa em trôi trước bàn thờ em trôi sau

Sáng trăng trải chiếu hai hàngCho anh đọc sách cho nàng quay tơQuay tơ thì giữ mối tơDù năm bảy mối cũng chờ mối anh

Sao mai đã mọc tè tèGà cất tiếng gáy sao bạn không về phân giải với chồng conTrai gái thương nhau đờ đợNghĩa vợ chồng mấy thuở nào quênMuốn cho nấu chín làm nênĐường còn đi xuống đi lên chừng chừngChim ơi chim chớ phụ rừng

66

Page 68: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Cá ơi cá chớ phụ phàng sông sâuDuyên gì đâu nợ cùng đâuNên hư không đặng lúc ban đầu rồi thôi

Sao rua chín cái nằm kềThương em từ thuở mẹ về với cha

Sao rua chín cái nằm ngangThương em từ thuở mẹ mang trong lòngSao rua chín cái nằm chồngThương em từ thuở còn bồng trên tay

Sao rua chín cái tỏ nămTrăng rằm có một bửa rằm mà thôiAnh thương em chưa ráo mồ hôiChưa tan giọt nước em bảo thôi sao đànhBao giờ biển nọ xa gànhCù lao xa biển anh mới đành bỏ em

Sông Thoa ngả bóng tà tàSao em qua đó để ta một mình

Sen xa hồ sen khô hồ cạnLiểu xa đào liểu ngả đào nghiêngVàng trên tay rớt xuống không phiềnPhiền vì một nỗi nợ duyên chưa thành

Sông dài cá lội biệt tămPhải duyên chồng vợ ngàn năm vẫn chờ

Sông sâu còn có kẻ dòNào ai lấy thước mà đo lòng người

Sớm mai em ra ngồi bờ cỏ chỉĐi quanh ngõ giữa tình cờ gặp anhVô vườn bẻ trái cau xanhBửa ra làm tám mới anh ăn trầuTrầu em trầu thảm trầu sầuChính giữa trầu quế hai đầu thảm nhung

Sáng ai ra đứng góc lăngNghe tiếng ai than khóc trong bụi bần hu huQua với em thâm nhiễm nguyệt nhuTrách lầm cha mẹ sinh con ngu lỗi nghìEm chịu đòn anh lại vui chi

67

Page 69: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Đó rưng rưng nước mắt đây có khi khóc thầm

Sớm mai xách nước lên nonThấy anh trong trường cầm bút ngó raAnh bảo em về mua lụa đậu baCát nút cổ giữa mà đem tra nút vàng

Tay bên trái em cầm kim tìm đường nhân ngãiTay bên phải em cầm bút viết chữ ân tìnhChữ ân tình em nghe cũng phảiĐường nhơn nghĩa em nghe cũng vừaHòn núi Liên sơn cấy chặt cây chừaĐể ta đo làng bạn kén lừa nơi đâu

Tay cầm cuốn sách bìa vàngSách bao hiêu chữ dạ em thương chàng bấy nhiêu

Than rằng điều đó mau phaiTím tái mau lợt, gái với trai mau lìaTưởng rằng chàng sớm thiếp khuyaHay đâu duyên nợ phân chia như vầyLên rừng bứt một sợi dâyXuống sông tự vẫn sống chi đây cho thêm phiền

Thanh trời gió thổi Cù laoThấy anh đốn củi non cao em buồn

Thân em như cây thầu đâuNgoài tươi trong héo giữa sầu tương tư

Thề nguyền sau trước nhất ngônSống nằm chung gối thác chôn chung mồ

Thiếp thương chàng đừng cho ai biếtChàng thương thiếp chớ nói thiệt cho ai hayMiệng thới gian(1) nhiều cái tày layCực chàng tám lạng khổ thiếp rày nửa cân

Thiếp xa chàng hái dâu quên giỏChàng xa thiếp cắt cỏ quên liềmXuống sông gánh nước hủ chìm gióng trôiVề nhà than đứng khóc ngồiĐập tay xuống chiếu thôi rồi còn chi

(1) Thế gian

68

Page 70: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Núi vàng tra áo cổ yChàng mà xa thiếp tài chi không buồn

Thò tay ngắt ngọn bông ngòThương em đứt ruột giả đò ngó lơ

Thuốc ngon chợ huyệnGiấy quyến Sa HuỳnhNẫu xa mược nẫu hai đứa mình đừng có xa

Thuyền anh ngược sóng lên đâyMược em dãi yếm làm dây kéo thuyền

Thuyền đi giữa biển thuyền trôiEm không kiếm nơi nương tựa mà còn ngồi chờ ai

Thứ chi ngon bằng ngọn lá chiênChàng xa thiếp cách dạ phiền tương tưMuốn nên ai có muốn hưDẫu thương em cho mấy phụ mẫu không ừ cũng xa

Thương anh em cũng muốn liềuSợ vì một nỗi sớm chiều buồn loThương chi cho uổng công tìnhNẫu về quê nẫu bỏ mình bơ vơThương chi thương dại thương khờTrong nhà không khóc ra bụi bờ khóc than

Thương người ra đứng ngõ ngườiĐất bằng chín tức(1) thiên hạ cười mười phânTưởng là trọn nghĩa ái ânNào hay xa cách chín mười phần bạn ơi

Thương người ra đứng ngõ ngườiĐất môn chín tấc thiên hạ cười mười phânThương người khác thể thương thânCầu không tay vịn cũng lần mà qua

Thương người ra đứng ngõ ngườiĐất mòn chín tấc thiên hạ cười mười phânEm thương anh vô lượng vô ngầnCầu không tay vịn cũng lần mà quaMười phân thương bạn hết ba

(1) Tấc

69

Page 71: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Bảy phần thương mẹ nhớ cha vô hồi

Em đâu phải người nay đổi mai dờiÔm lòng chờ bạn suốt mười con trăng

Thương tằm ngửa áo bọc dâuTưởng rằng có nghĩa hay đâu bạc tình

Thương thời nói vậy bạn ơiChim trời cá nước kết đôi không đặng nàoSông sâu ai dễ cắm sàoBấy nhiêu lời bạn liệu, há lẻ nào bạn nguôiNước ngược mà cắm sào xuôiKhúc ông lòng hẹp hỡi người sầu riêng

Đêm nằm gối chiếc nệm nghiêngBao nhiêu vui về bạn, bấy nhiêu phiền về ta

Tiếc công anh đào ao thả cáNăm bảy tháng trời kẻ lạ đến câu

Tiếc là tiếc cái đĩa vàng sao đựng nải chuối xanhTiếc cái thau bịt bạc sao múc canh thài làiQua với em da trắng tóc dàiCha mẹ có sở sanh sở định lạc lài thằng chồng nguEm cầm cần em nhắp xuống ao tùEm có khôn lanh cho mấy đụng thằng ngu em cũng khờ

Tiền năm quan mất đi em không sợNghĩa nhơn ly biệt tiếc mãi tiếc hoàiTiếc cái công anh lên xuống bấy nhiêu ngày rồi xaAi làm bướm nọ xa hoaTrách người bạn cũ xa ta đành lòngNhật nguyệt kia luân chuyển hai tròngĐa ta xa người thương đau ruột xót lòng lắm người ơi

Tình thương gươm trường không sợSúng gươm kề duyên nợ không buôngThà rằng tử tiết cho luônDao thà kề cổ thiếp không buôn nghĩa chàng

Trách ai trồng chuối giữa mươngBa bốn tàu dã dượi em biết thương tàu nàoEm thương tàu thấp thì mất lòng tàu caoBa bốn tàu dã dượi tàu nào em cũng thương

70

Page 72: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Trái bí đao nấu không ngon tại vì người nấuThiếp xa chàng tại xấu mai dongNgó lên cửa sổ năm songTiếc đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàngCha mẹ thiếp cũng như cha mẹ chàngAi hay đôi đũa ngọc xa mâm vàng trời ơi

Trăm năm dầu lỗi hẹn hòCây đa bến cũ con đò khác đưaCây đa bến cũ còn lưaCon đò đã đổi người chưa thấy về

Trăng trên trời khi tròn khi méoLá trầu nguồn khi héo khi khôQua thấy em thế mỏng đơn côAnh muốn vô gầy dựng sợ người mô oán thù

Trầu em, em kiếm em ănThuốc anh anh hút đừng quăng đừng dồiMiệng thế gian họ đồn lắm anh ơiCứ giả đò lơ, giả đò lãng như hồi chưa thương

Trèo lên cây quế bẻ bôngNgó xuống trường học thấy đông dặm vầyPhải chi anh không sợ phép ông thầyAnh vô mà cầm viết sửa chổ này cho em

Trên trời có ông xanh cao rộngDưới có biển lặng sông trongThiếp mà ăn ở hai lòngTrời tru đất diệt không mong thấy chàng

Trồng tre cho đủ thứ treThứ tre lồng mét thứ tre lồng ngàTrồng cà cho đủ thứ càThứ cà tim tím, thứ cà xanh xanhTrồng chanh cho đủ thứ chanhThứ chanh uống nước, thứ chanh gội đầuTrồng dâu cho đủ thứ dâuThứ dâu ăn trái thứ dâu nuôi tằmMột nong tằm là năm nong kénMột nong kén là chín nén tơAnh thương em chín đợi mười chờBây giờ đứt mối lìa tơ sao đành?

71

Page 73: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Trời mưa không quán không nhàBờ tre suối Đục đôi ta cùng ngồiChờ cho ráo giọt mồ hôiCầm tay tỏ thiệt rằng tôi yêu mình

Trời mưa lâm thâm ướt dầm lé hẹTôi thương một người có mẹ không chaTrời mưa ướt bụi ướt bờƯớt cây ướt là ướt ngờ tới em

Tôi đi lên cũng gặp chịTôi đi xuống cũng gặp chịThiên hạ đồn mộng đồn mịRằng tôi với chị là hai vợ chồngXưa rày chị Bắc tôi ĐôngHôm nay gặp chị, hỏi thật lòng chị tính sao ?

Vắng một ngày trông hoài trông hủyVắng hai ngày nhớ hủy nhớ hoàiTiếc công lặn lội bấy lâu nay không thànhTrời làm thiếp ở đầu gànhChàng ngồi cuối bãi sao đành trời ơiTrách ai cầm mác phát chồiRào đàng lấp ngõ mỗi đứa rời mỗi phương

Vì ai nên tuổi em caoNên duyên em lợt, má đào em phaiMá đào trời nắng nó phaiTrời mưa nó lợt nào ai biểu chờ

Ví dầu tình bậu muốn thôiBậu gieo tiếng giữ cho rồi bậu raBậu ra cho khỏi tay quaCái xương bậu nát, cái da bậu mềm

Vô đây ớ bạn vô đâyCỗ đồ bát bửu đang xây trên bànTội tình gì ra đứng ngõ dòm đàngVạt sương sa nhỏ xuống cảm thương hàn ai nuôi?

Vô đây ới bạn vô đâyƠ hồ bát bửu đáng xây trên bànTội tình chi đứng ngõ dòm đàngHạt sương sa nhỏ xuống cảm thương hàn nắng mưa

72

Page 74: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Điệu chung tình nghĩa đó đây ưaLàm sao cho gặp bạn buổi trưa cho thỏa tìnhEm ơi nghe tiếng phân minhVợ chồng con xích mích hai đứa mình đừng xa nghe

Vườn đào vườn lựu vườn lêCon ong kia hút nhụy con bướm kia ra ngoàiChàng về nghĩ lại mà coiTấm lòng em ở gương soi nào bằngXa xôi chi đó mà lầmPhải hương hương bén phải trầm trầm thơmAnh đừng suy nghĩ thiệt hơnLắng nghe em gãy khúc đờn tri âm

Xưa rày nghe tiếng thị phiĐồn ta với bạn ra đi mặn nồngNghĩ ra tình cảm vợ chồngXa xôi chi đó nước mắt hồng lụy rơiEm có buồn anh cũng dạo chơiChơi cho thỏa dạ gặp nơi ngô đồng

Xưa rày vắng bạn cố triĐêm trông ngày nhớ tối gắng đi thăm nàngGặp nàng đây nắm áo mở khănEm có chồng mược để cho anh ăn miếng trầuTrầu em em giữ em ănThuốc anh anh giữ đừng quăng đừng dồiMiệng thế gian họ đồn lắm anh ơiĐồn ta với bạn ân lâu nghĩa dài

Xưa rày xa cách nghĩa nhauCầm dao cắt ruột ruột đau quá chừngLụy rơi khăn chậm không ngừngTrách ai ngăn gió, gió đừng rung câyVì ai duyên nợ chừng nàyTay bưng nước mắt chảy đầy chén cơm

73

Page 75: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH

Ai đời chồng thấp vợ caoQua sông nước lớn cõng tao bớ mày

Ai đời chồng thấp vợ caoRờ vú không tới lấy sào mà quơ

Ai ơi chớ lấy học tròDài lưng tốn vải ăn no lại nằm

Ai ơi chớ lấy dân chàiNgày mai đến tối ở hoài dưới sông

Anh cưới vợ lớn làm nhà xanh đỏAnh cưới vợ nhỏ làm nhà sơn đenĐêm khuya tối lửa tắt đènLớn kêu nhỏ dạ họ khen tới chồng

Anh đi cay đắng như gừngĐường xa nghìn dặm em đừng nhớ thương

Anh di em có dặn rằngĐừng tham tiền bạc bán thân cho ngườiChết mà thiên hạ cười chêNgày mai con cháu sống đời mỉa mai

Anh đừng thấy cá phụ canhThấy tòa nhà ngói phụ tranh rừng già

Anh nói với em như rìu chém xuống đáNhư rựa chém xuống đấtNhư mật rót vào taiBây giờ anh đã nghe aiBỏ em giữa chốn non đoài khổ chưa?

Aó dài chẳng nệ quần thưaBảy mươii có của cũng vừa mười lăm

Aó vá vai vợ ai không biếtÁo vá chàng nhất quyết vợ anh

Ba với ba là sáuSáu với bảy mười ba

74

Page 76: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Bạn nói với ta không thiệt không thàNhư cây đủng đỉnh trên già dưới nonBạn nói với ta chưa vợ chưa conBây giờ ai đứng đầu non kia kìaBạn nói với ta chưa có hiền thêBây giờ hiền thê đứng đó bạn trả lời thề cho ta

Bà già mà theo ông láiBao nhiêu gia tài lại quảy lỏng lơNgọn gió phất phơ ngọn cờ phơ phấtSông Ngân Hà con cá đối lội ngangMột trăm tơ có mối chỉ vàngDưới sông con cá lội trên ngàn con ve kêu

Bạc tình chi lắm bớ aiLên non cao trở mặt dưới dốc dài xây lưng

Bầu non ăn búp phải eoTuổi em còn nhỏ mở mèo chi đâuTuổi em hai tám tuổi đầuCha mẹ sở định làm dâu nhà ngườiNói ra sợ chúng bạn cườiĐôi ba trận thảm chín mười trận cayCông việc chẳng kịp trở tayNhịn thèm, nhịn lạt hổng ngày nào noMẹ chồng sắc sảo gay goTấm quần tấm áo chẳng cho mặc lànhĐêm thời thức đủ năm canhNgày thời bó cỏ gánh phân hổng rời

Bởi vì ai thiếp phải xa chàngBởi vì can xì lát mã bàn hai câyMười năm mà bọt lấy ông TâySang qua sớt lại bài này cũng ứ hơiCửa nào bốn lá khui chơiAi hay hăm mốt rụng rời tay chânMười lăm mười sáu tưng bừngMười bảy mười tám xỏ lưng lấy đồTình cờ ngoài ngõ tôi mới bước vôTôi cầm bài cái mà hô ách xìHay vầy đừng cầm cái mà chiChung thiếu chung đủ chung chi cho ngầy ngàĐứng xa tôi bớ con vợ nhàĐêm năm đồng tiền điếu cho anh buốc cái dây ra mà về

75

Page 77: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Cá nục gai bằng hai cá nục vọngVợ chồng nghĩa trọng, nhân nghĩa tình thâmXa nhau muôn dặm cũng tầmGặp nhau hớn hở tay cầm lời trao

Cá thu nấu với dưa hồngLơ mơ có kẻ mất chồng như chơi

Cảm thương cái áo xuống trônĐêm nằm sực nhớ vong linh hồn chồng xưaĐêm nằm nước mắt như mưaChàng duyên bạc phận, bỏ duyên thừa thiếp dương gian

Canh năm trời đã sáng raBồng con dạo xóm lân la bú nhờTay bồng con bước bơ phờMẹ con mất sớm cậy nhờ cùng ai

Phải chi âm phủ có đàngThiếp tìm thiép xuống thử chàng tội chiNói ra hổ thẹn cố triChàng vô duyên bạc phận thì thiếp ở chừng ni tới già

Cha mẹ giàu thời con thong thảCha mẹ nghèo thì con cực khổ gian nanSớm mai lên núi hái củi đốt thanChiều chiều xuống biển tìm hang bắt còng

Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bểCon nuôi cha mẹ con kể từng ngày

Chèo ghe vượt sóng qua sôngĐạo nghĩa vợ chồng nặng lắm ai ơi

Chiều chiều chim vịt kêu chiềuBâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau

Chiều chiều én lượn ngoài khơiThấy anh lang chạ ngoài khơi em buồn

Chiều chiều ông lữ đi câuBà Lữ đi xúc, con dâu đi mòBà về bà lặt bà khoCon dâu đứng đó bà cho cái càngCái càng rồi lại cái ngoe

76

Page 78: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Nó ăn mắc cổ đỏ khoe cùng đường

Chiều chiều ra đứng ngõ sauNgó về quê mẹ ruột đau chín chiều

Chiều chiều ra đứng ngõ sauDặn anh đi học làm sao cũng vềĐừng bày trò chuyện say mêBỏ cha già, mẹ yếu, ba bốn bề cực em

Chồng chài, vợ luới, con câuThằng rể đứng phá, con dâu đặt lờ (1) Chồng em nó chẳng ra gìTổ tôm xóc đĩa nó thì chơi hoangNói ra xấu thiếp hổ chàngNó giận nó phá tan hoang cửa nhàNói đây có chị có emCòn năm ba thúng thóc với vài cân bôngEm đi bán trả nợ cho chồngCòn ăn hết nhịn cho thỏa lòng chồng conĐắng cay ngậm quả bồ hònCon nhà gia giáo lấy thằng chông đần nguRồng vàng tắm nước ao tùNgười khôn ở với người ngu bực mình

Chồng già vợ trẻ là tiênVợ già chồng trẻ là duyên con bò

Có chồng thời phải theo chồngKhông cha không mẹ như đờn không dây

Có chồng thời phải theo chồngĐắng cay cũng chịu, mặn nồng cũng cam

Con cá đối nằm trong cối đáCon chim đa đậu nhánh lá đaChồng gần không lấy mà lấy lá xaMai sau cha yếu mẹ giàBát cơm chén nước chén trà ai dưng (2)

Con ông vua đi tàngCon ông quan đi kiệuMược sức chàng, chàng liệu chàng đi

(1) Nhá và lờ là những dụng cụ để bắt cá(2) Dâng

77

Page 79: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Cha mẹ em nghèo chẳng dám đòi chiAi thì đóng củi gà ri một lồngĐèn treo từ bắc chí đôngĐẹp lòng cha mẹ chứ em không dám nài

Con quạ nó đứng bên sôngNó kêu bớ mẹ đừng lấy chồng bỏ conVừa đi vừa chạy lon tonCảm thương từ mẫu bỏ con sao đành

Còn cha gót đỏ như sonĐến khi cha chết gót son đen sì

Dưới biển rạng đôngCon rồng nằm thấy dạngĐây ta đang lúc buồn gặp bạn cũng vuiThanh yên ruột đỏ, vỏ bùiLâm vào vòng chồng vợ sụt sùi sao đang

Đàn ông đi biển có đôiĐàn bà đi biển mồ côi một mình

Đèn lu li nửa nước nửa dầuNửa thương phần vợ nửa sầu phần conCon khóc làm chi cho dầm nước dầm nonKhóc làm chi cho cha đau ruột chớ mẹ con mất rồi

Đêm đêm mẹ ngồi tựa cửaNăm canh dài mẹ ứa lệ trông

Đói lòng ăn đọt chà làĐể cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng

Đôi ta như lúa đòng đòngĐẹp duyên nhưng chẳng đẹp lòng mẹ cha

Ghe bầu chở lái về đôngCon gái theo chồng bỏ mẹ ai nuôiMẹ tui đã có người nuôiTôi theo chú lái tôi xuôi một bềDầu mà chú lái có chêTôi theo chú phụ tôi về Đồng NaiĐồng Nai gạo trắng như cò

78

Page 80: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Bỏ cha bỏ mẹ xuống đò theo anh

Gío đưa bụi chuối sau hèĐã le cô chị lại dè cô em

Gío đưa ông đội về trờiBà đội ở lại chịu lời đắng cay

Kể từ dời gót di dânDạ thiếp bần thần phần với đi đưaĐưa chàng tám lạng hột dưaChè lan Yên tử em đưa hai bìnhRượu sen chàng uống giải tìnhBánh in bột đậu của mình mình đưaĐưa rồi nước mắt như mưaTình thâm nghĩa phụ phân chưa hết lời

Khôn ngoan đối đáp người ngoàiGà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Không đi sợ mất lòng chồngMà đi thời sợ cánh đồng Chu MeKhông đi thời sợ chợ đôngMà đi thời sợ cánh đồng Tú Sơn

Làm nhà ở dựa bờ sôngĐêm nghe cá quẫy ngày trông chim gùCó chồng xuất giá tùng phu (1)

Nơi mô lên võng xuống dù mặc ai

Làm trai như anh năm thê bảy thiếpLàm gái như em chí quyết một chồngAnh đà có vợ có conNhan sắc anh còn em thấy cũng thươngCực về vợ lớn ghen tương (2) Phá hư sự nghiệp ai bồi thường cho anh ?

Lỡ duyên nên phải ưng anhTiếc con tôm bạc nấu canh rau dền

Má ơi đừng đánh con đauĐể con bắt ốc hái ru má nhờMá ơi đừng đánh con khờ

(1) Tùng: tòng(2) Tương:tuông

79

Page 81: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Để con đan lờ thả cá má ăn

Má ôi đùng đánh con đauĐể con hát bội làm đào má coi

Mấy đời bánh đúc có xươngMấy dời dì ghẻ mà thương con chồngMẹ già hai đứa nuôi chungĐứa lo cơm cháo đứa giùm thuốc thang

Mẹ ngồi trên núi trên nonCha con dưới biển xây hòn cù laoNắng lâu có chổ mưa ràoẾch nhái réo xuống động bao đất trời

Mẹ ơi mẹ bạc như gàCon chưa lẻ mẹ mẹ đà lẻ con

Mượn vàng mượn bạc thì choĐại hàn, đông chí không cho mượn chồng

Nào khi anh bủng anh beoTay bưng chén thuốc tay đèo múi chanhBây giờ anh mạnh anh lànhAnh mê nhan sắc anh đành phụ tôi

Này em cũng bến sông nàyNgày xưa cha mẹ cầm tay hẹn hòĐói nghèo nặng gánh toan loChở làm sao nổi con đò con con

Ngó lên hòn núi tám cânBạc vàng chất đống không bằng ân mẹ giàSớm thang trưa thuốc chiều tràGắng công nuôi dưỡng mẹ già vài nămƠn bằng của vạn tiền trămAnh không nhớ khi bú mớm khi nằm trong nôi ?

Ngó lên ngọn núi đìu hiuEm ở sao có ngãi như nàng Kiều Nguyệt NgaVân Tiên lâm bệnh đường xaÔm lòng trực tiết kể đà sáu nămSương sa nhỏ xuống đằm đằmChồng mà xa vợ ăn nằm sao yên

80

Page 82: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Ở xa kêu bớ bạn hiềnTừ anh xa bạn bạn có phiền hay không ?

Ngó ra ngoài biển láng laiEm xa anh cách lòng ai không buồnLênh đênh kẻ biển người nguồnEm xa anh cách không cuồng cũng điênVui chung rồi lại buồn riêngHay vầy lúc trước gá duyên làm gì ?

Nhất thời vợ dại trong nhàNhì thời nhà dột thứ ba nợ đòiXem qua tiếc liếc lại mà coiNhà dột không sợ nợ đòi không ghêHiềm vì một nỗi hiền thêDậy trưa ngủ sớm vụng về vô songVá may lộn cuốn, lộn sòngNghề canh nghề cưởi không xong nghề nào

Nước mắm ngon thượng thủDằm đu đủ lờ đờEm than bổn phận em khờLàm dâu nhà mẹ cũng nhờ tiếng anh

Ớt nào là ớt chẳng cayGía nào là gái chẳng hay gen chồng ?Vôi nào là vôi chẳng nồngGái nào là gái có chồng không gen ?

Rau tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon

Sớm mai ra đứng bờ aoDặn anh đi học làm sao cũng vềĐừng bày trò chuỵên say mêBỏ cha già mẹ yếu, ba bốn bề cực em

Sông sâu ngựa lội ngập yênTiền căn báo hậu nhãn tiền thấy chưa ?Hồi nào thích muốn tình ưaBây giờ bạn bỏ nắng mưa một mình ?

Tai nghe trống giục trên lầu

81

Page 83: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Nửa thương phần vợ, nửa sầu phần conTrai mà chi gái mà chiCon nào có nghĩa có nghì thì hơn

Trăm năm giữ vẹn chữ tòngSống sao thác vậy một lòng mà thôi

Trắng da vì bởi phấn dồiĐen da vì bởi em ngồi chợ trưa Phận nghèo dãi nắng dầm mưaChỉ lo cha mẹ vẫn chưa vừa lòng

Trời mưa bong bóng phập phồngMẹ đi lấy chồng con ở với ai

Vợ chồng nghĩa nặng tình sâuThương cho đến thuở bạc đầu vẫn thương

82

Page 84: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

CA DAO CHỐNG PHONG KIẾN ĐẾ QUỐC

Ai làm lở bể rung ngànCho tổ cá vở, cho đàn chim bay

Anh đi lưu thú Bắc thànhĐể em khô héo như nhành từ bi (1) Anh đi em cũng xin điAnh thì Vệ Quốc, em thì cứu thươngRủ nhau ra chốn chiến trườngSay sưa giết giặc vì thương giống nòiMùa đông tiết lạnh gió gàoTrên rừng mũi đốt dưới hào bùn ngâmThương anh chiếc áo ướt dầmLạnh lòng chiến sĩ càng căm quân thù

Anh ra đi lính cho làngThượng văn học võ làm qua triều đìnhRa đi có tướng có binhLên lưng con mã ra kinh một hồiPhò vua một dạ trên ngôiEm tưởng anh có ngãi em ngồi em trôngHay đâu anh bạc nghĩa vong ânRộng ra biến bắc trốn lần biển đôngBấy lâu tưởng ngãi vợ chồngHay vầy thác trước biển đông một mình

Ba Tơ quê mẹ anh hùngTrồng mía mía ngọt trồng chông chông dài

Biển đông có lúc vơi đầyMối thù đế quốc biết ngày nào quên

Bình Đông có tiếng đánh TâyCó gan đánh Mỹ phá vây mấy lần

Càng ngày sưu nặng thuế caoMất màu nên phải lao đao nhọc nhằnXóm làng nhẫn nhục cắn răngBán đãi nộp thuế cho bằng lòng quanQuan trên ơi hỡi quan trên

(1) loài cây mọc hoang, phụ nữ thường hái lá về gội đầu

83

Page 85: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Hiếp dân, ăn chặn, biết tiền ,mà thôiCha đời mấy đứa theo TâyMồ ông mã bố roi dày biết chưa ?

Chim quyên xuống đất ăn trùnAnh hùng lỡ vận lên nguồn đốt thanĐốt than cháy sổ cháy sàngChiều về xuống biển đào hang bắt còng

Con ôi nhớ lấy câu nàyCướp đêm là giặc, cướp ngày là quan

Cô kia má đỏ hồng hồngCô không biết chữ nên chồng cô chêCô ơi gian khổ chớ nềBình dân đã mở sao không hề tham gia ?

Đau lòng lắm hỡi quê hươngĐang hậu phương hóa tiền phương nhọc nhằn

Đẹp gì súng Mỹ anh mangMà đi đốt phá xóm làng hỡi anh

Đứng trên hòn đất Hội AnNhìn về Lao Ré muôn ngàn thảm thương (1)

Lý Sơn cực khổ trăm đườngTừ ngày Pháp chiếm hết đường tự do

Em ra gánh lúa về khoNghe tin Bắc Bộ thắng to quá chừngNgày thường em gánh sáu ang lưngBữa nay em gánh đôi nừng tám angMừng vui chân bước nhịp nhàngHai vai nặng trĩu lúa vàng đánh TâyNgoài kia xác giặc chết đầyEm ra nộp thuế để vây quân thù

Em về thưa mẹ cùng chaAnh vào bộ đội mai ra chiến trườngAnh đi bảo vệ biên cươngMai này đất nước huy hoàng có nhau

Già thì già tóc già râuTinh thần cách mạng có đâu là già

(1) Lao Ré: tức huyện Đảo Lý Sơn ngày nay

84

Page 86: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Giặc đốt nhà lớn làm lại lều tranhGiặc đốt ghe mành ta đan thúng đi câu

Mã mùa cấy gặt đã xongNợ em trả sạch còn trong cái bồLúa này là lúa giảm tôƠn này ơn của cụ Hồ Chí MinhTa nhìn hột lúa xinh xinhLúa bao nhiêu hột thắm tình bấy nhiêu Một lòng theo ngọn cờ đàoThề cùng bạch quỷ, có tao không mày (1)

Nhiều quan thêm khổ thằng dânNhiều giàu thì lại chết trân thằng nghèo

Sáng ngày trải lưới đâm đầuCó làm cho chết cũng hầu quan ăn

Sông Trà Khúc ai mà tát cạnRừng Trà Bồng ai đẵng hết câyAnh mà đi với thằng TâyEm đành phải dứt cái dây nghĩa tình

Tai nghe mõ giục dân côngRa đi anh thấy trong lòng hân hoanSáng mai anh sẽ lên đàngViệc nhà em gắng lo toan kịp thờiRuộng kia cày vỡ được rồiCòn đám trên đồi em liệu trồng langNhà ta đã quá nghèo nànCon thơ mẹ yếu em càng phải loLàm ăn nhờ một đôi bòEm nên chăm chút chớ cho ốm gầyAnh đi tiếp vận kỳ nàyĐông-Xuân toàn thắng giết Tây giữ nhàLàm sao mùa lúa tháng baCho hơn mùa trước mới là thật tăngỞ nhà em hãy siêng năngGiúp anh anh ạ mà băng núi rừng

Trâu ta ăn cỏ đồng ta(1) Bach quỷ: bọn da trắng, ý nói bọn Pháp-ca dao thời Cần Vương

85

Page 87: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Đừng ham cỏ tốt ăn qua đồng ngườiHàng ta, ta bận cũng tươiHam chi hàng ngoại kẻ cười người chê

Trời trong ngó thấy Tổng BinhMuốn về thăm bạn bực mình chẳng nghe

Văn Hà(1) lắm củ nhiều khoaiNhiều làng kháng chiến, nhiều trai anh hùng

Việt Minh khởi nghĩa được chín nămAnh thì đi lính biệt tăm tin nàngRa đi nước mắt nhỏ hai hàngBởi hy sinh vì Tổ Quốc cũng nhân nghĩa chàng chàng ơiAnh có ra đi mặt biển chân trờiThời em ở lại cũng nhớ mấy lời anh thanBao giờ cho nước bình anTự do độc lập thiếp với chàng gặp nhau

(1) Văn Hà: thuộc xã Tịnh Phong, huyện Mộ Đức

86

Page 88: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

NHỮNG MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI KHÁC

Ai ơi chớ vội cười nhauNgẫm mình cho kỹ trước sau hãy cười

Anh em mình hữu lạc kỳ hoaChúc mừng cho bà chủ, bà chủ gia làm nghềBả đều nghề biểnỔng đều nghề nôngCon trai ăn học đỗ tri thôngTiền trong nhà năm bảy vạnLúa ngoài đồng một bao thiênDưới sông có một chiếc thuyềnSớm trà chiều tửu tợ như trên non hồngTrai có vợ, gái có chồngCân tiền cân của đổ gồng sai giaAnh đi đâu cũng ghé vô nhàTrước thăm cha mẹ sau mà thăm em

Ánh hồng ngàn dặm bôn baTuôn mấy đạp gió xông pha nghìn trùngNước non rõ mặt anh hùngHương trời sắc nước một vùng tự nhiiênMới hay ngồi cạnh đào nguyênNgười vui mở mặt kẻ phiền chân tayMơ màng một giấc tỉnh sayNgười buồn cảnh lạ biết rày hỏi aiRộn ràng kìa gái nọ traiMình tôi khách lạ biết ai mà chàoNghĩ mình nhiều nỗi ngán ngaoBơ vơ liễu rộng lao xao rừng dàiSân Trình cửa Khổng hôm maiMột bầu cúc tửu, một bài tình thươngĐêm thanh nghe giọng thê lươngBình minh vắng bạn thu trường thở thanHao mòn tiếng rượu chưa tànCòn đeo lấy thảm còn mang lấy sầuTang thương mấy cuộc bể dâuDẫu cho xa cách nhớ câu hữu tìnhThương người, người chẳng thương mìnhDù cho đá nát vàng phai cũng cònKìa kìa nước nước non nonBìa gành cá lội, đầu non chim cườiNhìn xem một đóa hoa tươi

87

Page 89: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Xuân lại không gặp bạn lúc thu dư cho muộn màngBà già lể ốc trong nhàCon cuốc uống nước con gà mổ kêNực cười gà nọ mổ kêNgựa ăn gò mả rồng về Thanh LongNúi Đông Dương con dê chạy giáp vòngNgó ra ngoài biển thấy con cá nằm ngất ngưTrai như anh đối đặng chừ chừTrầu têm cánh phượng bỏ khay cừ em dâng

Bãi dài thuyền chạy sóng lừaĐố ai ăn ở cho vừa ý ai

Ban ngày thì để đi chơiTối sập mặt trời đổ lúa vô xay

Bao giờ Thiên Mã qua sôngThì thôn Mỹ Lại mới không công hầu (1)

Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Bụng đói đầu gối phải bòCái chân phải chạy cái giò phải đi

Bữa nay gió mát trăng thanhNhớ người bạn cũ xuống gành buông câuChim bay về núi ngô đầuCá bơi dưới biển đàn đàn ngóng trông

Bướm bay ra biển bướm ơiBướm gieo tiếng xấu để đời cho anh

Cá không ăn muối cá ươnCon cưỡng cha mẹ trăm đường con hư

Cá trích còn ở Biển ĐôngMà ông cả bảo hái lá bông cho nhiều

Cá tươi thì xem lấy mangNgười khôn xem lấy đôi hàng tóc mai

Chầu rằng xa bạn Cây CầyXa gò Cây Thị xa mày Phú Ô

(1) Mỹ Lạc: thuộc Mỹ Khê-Sơn Tịnh

88

Page 90: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Mày cho tao một nắm mít khôĐặng tao qua lại lấy mô tao xa mầyChèo ghe xuống biển múc dầuHỏi thăm chị bốn đau đầu khá chưa ?

Chèo ghe xuống Vạn múc dầuHỏi thăm chú lái đau đầu bớt chưa ?Chưa bớt tôi hái lá tôi xôngGiọt mồ hôi tôi quạt, ngọn gió lồng tôi che

Chiều chiều con quạ lợp nhàCon cu chẻ lạt, con gà đưa tranhChèo bẻo xẻ bí nấu canhChìa vôi đi chợ mua hành mua tiêu

Chiều chièu lại nhớ chiều chiềuNhớ nồi cơm nguội nhớ niêu nước chèNhớ hồi thượng mà lên xeNhớ bát nước chè, nhớ tộ đường non

Chiều chiều nước cạn bày gòChị em phụ nữ đi mò rau đôngAnh em gánh đất trồng hànhTrước thời sinh sống sau sắm sanh cửa nhà

Chiều chiều ông đội về tàuBà đội ở lại xuồng bàu bắt cuaBắt cua làm mắm cho chuaGởi về ông đội khỏi mua tốn tiền

Chiều chiều ra đứng bờ aoTrông cá cá lặn trong sao sao mờ

Chiều chiều ra đứng bờ sôngNhìn ra đảo Bé mà không thấy người

Chiều chiều ra đứng bờ sôngNgó về xứ Quảng mà mong mẹ về

Chiều chiều ra đứng sau hèNhìn cây khế ngọt mà tê tái lòng

Chiều chiều vịt lội cò bayÔng Đội bẻ mía chạy ngay vô rừngVô rừng bứt một sợi mây

89

Page 91: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Đem về thắt guồng cho mày đi buônĐi buôn không lổ thì lờiRa đi cho thấy mặt trời mặt trăng

Chim bay mỏi cánh chim ngơiĐố ai bắt đặng chim trời mới ngoan

Chim quyên xuống đất ăn trùnAnh hùng lỡ vận lên rừng đốt thanĐốt than thì phải sàng thanLàm sao đừng để lấm gan anh hùng

Chim xanh ăn trái xoài xanhĂn hết trái chín ăn quanh trái giàĂn rồi nó đậu cành đaCành đa không đậu đậu qua bồ đề

Con cá trong lờ trảm lơ con mắtCon cá ngoài lờ lấm lét muốn vôMuốn vô giở bửng (1) cho vôChớ e nước cạn con cá khô trong lờ

Con mèo làm bể nồi rangCon cá chạy lại mà mang lấy đòn

Con mèo trèo lên cây cauHỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhàChú chuột đi chợ đường xaMua mắm mua muối về giổ cha chú mèo

Đàn ông miệng rộng thì sang Đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhàĐàn ông miệng rộng thì tàiĐàn bà miệng rông điếc tai xóm làng

Đến đây hỏi khách tương phùngChân chi một cánh dạo cùng nước nonTương phùng nhắn với tương triLá buồm một cánh bay đi khắp trời

Đời người có một gang tayAi hay ngủ ngày còn được nửa gang

Em ngồi hòn núi thấp(1) Bửng: miệng chắn miệng lờ

90

Page 92: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Ngó trật lên hòn núi caoLòng sông kia ai bới ai đàoĐể cho ngọn nước chảy ào chảy nhanhBạn ơi thương lấy khó cùngVí như con chim quyên lỡ lứa, trai anh hùng lỡ đôi

Em như cây quế giữa rừngThơm tho ai biết, ngát lừng ai hay

Gáng khổ mà đỏ lên nonCòng lưng mà chạy cực còn chạy theo

Hai lần nước cạn sớm chiềuChị em tu hú sớm chiều sau đông

Hỡi anh chăn vịt ngoài đồngNên anh mới có bồ trong bịch ngoài

Khi vui nhiều kẻ ra vàoĐến khi hoạn nạn thì nào thấy ai

Không chồng mà chửa mới ngoanCó chồng mà chửa thế gian sự thường

Làm trai như chàng trung quân ái quốcBạch đế sầu sa bình minh tẩu mãTai nghe trong triều có ả công nươngThanh thu nguyệt nhiểm vô trong trường, trường trungChàng đây vốn thiệt anh hùngĐể chàng vô khai thành phá lũy cứu anh hùng giải oanCất tiếng kêu lên bớ con Phi LoanBiểu mi đừng có lập lũy lại thác oan cho ngày

Lên non mới biết non caoXuống biển cầm sào mới biết nông sâu

Mai mưa, trưa nắng, chiều nồmTrời còn luân chuyển huống chi mồm thế gian

Miếng ăn là miếng tồi tànMất ăn một miếng lộn gan lên đầu

Một liều ba bảy cũng liềuCầm bằng con trẻ chơi diều đứt dây

91

Page 93: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Một mai trống lủng khó hànDây dùn (1) khó đứt người ngoan khó tìmMột mình thủ phận một mìnhMột ôm củi quế một bình rượu châu

Một mình vừa chống vừa chèoKhông ai tát nước đỡ nghèo một khi

Một ngày hai bữa cơm đènLấy gì má phấn răng đen hỡi chàng

Ngó ra ngoài biển mù mùThấy ba ông Phật che dù nấu cơmMột ông xách chén đi đơmHai ông húi hụi nồi cơm chưa dần

Ngồi bên bực lở thả câuTrách ai mách miệng cá sầu không ăn

Ngồi buồn se chỉ uốn câuChỉ se chưa đặng cá lần ra khơi

Ngồi buồn xem bắc ngó tâyKhen cho bác này khéo đẻ ra con

Đãi đưa cái miệng vuông trònLời ăn tiếng nói dạ còn mến thương

Nhất cao là núi Chóp ChàiNhất rộng là bể, nhất dài là sôngNhất gian hồ là kẻ đàn đôngBồng bềnh một chiếc thuyền dong hải hà

Những ngưưoì thắt đáy lưng ongĐã khéo chiều chồng lại khéo nuôi conNhững người béo trục béo trònĂn vụng như chớp đánh con cả ngày

Nước non lân đận một mìnhThân cò lên xuống thá gềnh bấy nayAi làm cho bể kia đầyCho sông kia cạn cho gầy cò con ?

Ở đời muôn sự của chung(1) Lủng: thủng; Dùn: chùng

92

Page 94: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi

Ra đi mẹ có dặn dòRuộng rộc thời cấy, ruộng gò thời gieo

Ra đi mẹ có dặn dòSông sâu đừng lội đò đầy đừng qua

Ra về nhớ cá tư mươiNhớ cây ớt chín nhớ người bạn xưa

Rổi chạy, rổi có lờiNồi rang mà chạy rối đời nồi rang

Rồng nằm giữa biển rồng thanTrách con cá đối nằm ngang mình rồng

Sáng mai lên rừng thấy cặp cu đang đáChiều về xuống biển thấy cặp cá đang đuaAnh về lập miếu thờ vuaLập lăng thờ mẹ lập chùa thờ cha

Sông sâu biển rộng đường dàiNào ai có bỏ nghĩa ai mà phiền

Sông sâu sào ngắn khó dòNào ai lấy thước mà đo lòng người

Sông sâu sào ngắn khó dòMuốn qua thăm bạn sợ đò không quaSông sâu không lội thời trưaĐò đầy không xuống ai đưa một mình ?

Sống thì người chẳng cho ănChết thì xôi thịt làm văn tế ruồi

Tay cầm chống sách, tay xách dĩa làDần, Thân, Tỵ, Hợi tôi tra địa bànCuộc đất này thậm sĩ, chí sangKẻ song long, người bạch hổ tìm đàng hậu laiCuộc đất này đoán chắc không saiTúng xuống hăm bốn tiếng gái trai sang tiềnĐoán chân là một kỷ mười hai niên

Nội trong chức họ cầm quyền người ta

93

Page 95: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Cậu nhất thi đỗ tú khoaCậu nhì thi đỗ thứ ba tú tàiRễ thì cậu sếp, cậu caiNội trong chức họ có hai ông quan hàmCuộc đất này tôi để tôi làmBa mươi đời thầy địa lý bán đất phàm mà ăn

Tiếng đồn cô bốn hát hayTôi hỏi cô bốn mấy cây trên rừng ?- Trên rừng mù mịt tối tămTôi hỏi cô bốn thuyền nan mấy chèo- Thuyền nan có bốn cái chèoTôi hỏi cô bốn con mèo mấy lông ?- Anh về tác cạn biển đôngTới đây tôi kể mấy cái lông con mèo !

Thiếu chi sông rộng biển dàiLưới ta đang bủa, đem chìa vãi vô ?

Thủy triều lên xuống mặc trờiDặn lòng đừng để đầy vơi nghĩa tình

Thuyền rồng chở lá mù uNgười khôn ở với người ngu bực mình

Thức lâu mới biết đêm dàiỞ lâu mới biết dạ ai thế nào

Thương thay con hến con sòNắng mưa chịu vậy biết bò cùng ai

Trời mưa trong Quảng mưa raMưa qua hòn Bé (1) hai đứa ta lạnh lùng

Tủi lòng sông lắm thuyền ơiChê chi sông nhỏ ham nơi phố phường

Vai mang lưng bạc kè kèNói bậy nói bạ họ nghe rầm rầmTrong lưng không có một đồngNói phụng nói rồng cũng chẳng ai nghe

(1) Hòn Bé: ở Lý Sơn, nay là thôn Bắc, Lý Vĩnh-Lý Sơn

94

Page 96: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Vì sương nên núi bạc đầuBiển lay bởi gió, hoa sầu bởi mưa

95

Page 97: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

NHỮNG THỂ LOẠI GẦN GŨI CA DAO

96

Page 98: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

TỤC NGỮ

Ăn bữa giỗ, lỗ bữa cày

Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt

Ăn ít no dai, ăn nhiều tức bụng

Ăn không lo của kho cũng hết

Ăn trái nhớ kẻ trồng cây

Bà con vì tổ vì tiênKhông ai vì tiền vì gạo

Bắt được tay, day được cánh

Bút sa gà chết

Cháy nhà lòi ra mặt chuột

Chiều chiều mây phủ Sơn TràSóng xô cửa Đại trời đà chuyển mưa

Chuồn chuồn bay thấp thì mưaBay cao thì nắng bay vừa thì râm

Chim trời, cá nước

Chưa học bò, chớ lo học chạy

Cò bay ngược, nước vô nhàCò bay xuôi, nước lui ra biển

Có tật giật mình

Có ghẻ né ruồi

Của một đồng, công một lượng

Của chồng công vợ

97

Page 99: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Của không ngon, nhà đông con cũng hết

Dời mả trúng ngày trùng tangTrồng ngoai lang trúng ngày gió bấc

Đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại

Đói ăn rau, đau uống thuốc

Đói rụng râu, rầu rụng tóc

Đời cha ăn mặn, đời con khát nước

Đời ông cho chí đời chaMây ráng Sơn trà không gió thì mưa

Đòn xóc nhọn hai đầu

Được mùa lúa, úa mùa cauĐược mùa cau, đau mùa lúa

Gìa đòn, non lẻ

Giỡn chó, chó liếm mặt

Giúp lời không ai giúp củaGiúp đũa không ai giúp cơm

Hết xôi rồi việc

Ít thầy đầy đãyNhiều thầy chia bảy chia ba

Khéo ăn thì noKhéo co thì ấm

Khó nhất đón treKhó nhì ve gái

Không thầy đố mày làm nên

Làm hay không bằng thay giống

Liệu cơm, gắp mắm

98

Page 100: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Lòng vả như lòng sung

Làm hồi lành để giành hồi đau

Lúa thóc để đâuBồ câu để đó

Lửa gần rơmLâu ngày cũng bén

Mất lòng trước, được lòng sau

Miếng ăn là miếng tồi tànMất ăn một miếng lộn gan trên đầu

Miếng khi đóiBằng gói khi no

Mèo đến nhà thì khóChó đến nhà thì sang

Mèo mù vớ cá rán

Mèo làm chó hỉnh

Mua heo lựa náiMua gái lựa nòi

Muốn ăn thì lăn xuống bếp

Mười bảy vảy thì thaMười ba vảy thì ních (1)

Mống cao gió tápMống thấp mưa rào

Mống đông vồng tâyChẳng mưa dây cũng gió giật

Một tiếng chào cao hơn mâm cổ

Nhất giống, nhì phân, tam cần, tứ giống

No dồn đói góp(1) Dân biển kiêng ăn thịt vích có 17 vảy

99

Page 101: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

No thành tiên, thành PhậtĐói ra cỏ ra ma

Nồi nào úp vung nấy

Nồm động đất, bấc động khơi

Nước chảy ào àoKhông bằng một ao lỗ mội

Nước chảy, đá mòn

Nước ngời, trời động

Ông tha mà bà chẳng thaLàm nên cái lụt hăm ba tháng mười

Ông vua cũng thua thằng khùng

Quen mặt, đắt hàng

Ra đường hỏi giàVề nhà hỏi trẻ

Rau nào, sâu nấy

Ráng đem sinh chuyệnVích hiện điềm lành

Sao dày thì mưaSao thưa cũng nắng

Sao ló trời nắngSao vắng trời mưa

Tham đó, bỏ đăng

Tháng giêng động dàiTháng hai động tốTháng ba nồm rộTháng tư nam nonTháng sáu nam dònTháng bảy mưa bãiTháng tám mưa giông

100

Page 102: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Tháng chín mưa ròngTháng mười lụt lớn

Thùng rỗng kêu to

Thừa trong nhàMới ra người ngoài

Tốt dầu tốt mỡ, đờ đứa vụng

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Trâu già chẳng nệ giao phay

Tre già măng mọc

Trẻ khôn qua, già lú lại

Trời nắng tốt dưaTrười mưa tốt mướp

Trồng lang đất lạGieo mạ đất quen

Trồng tre đất sỏiTrồng tỏi đất bồi

Tu hú kêu có cá chuồn

Ướt còn cháy mất

101

Page 103: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

VÈ CHIẾN THẮNG VẠN TƯỜNG

Tôi đi về huyệnNghe chuyện nực cườiBọc sắt bị hưHai ba chiếc cóNghe tôi kể rõMỹ nọ đi cànPhá xóm phá làngKhắp trong mấy xãQuân ta nhanh quáPhục kích tứ viChờ cho chúng điĐến gần mới đánhMỹ kia ỷ mạnhỒ ạt tới nơiQuân ta kịp thờiĐồng nhau súng nổMỹ quân vô sốChết thật ngổn ngangXác ở trên đàngXác nhào xuống ruộngTrực thăng hạ xuốngVớt xác tha điQuân ta bắn lìRơi mươi ba chiếcMỹ quân chết liệtBị cháy co roĐứa thời queo giòĐứa thời há họngQuân ta tổng cộngMỹ chết chín trămTôi còn hỏi thămĐồng bào ở đóNhững thằng mủi lỏMỹ nọ đi cànPhá xóm phá làngHoàn toàn thất bại

102

Page 104: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

VÈ CÁ BIỂN (1)

Chúc cho quý bác làm nghềĐến mùa thắng lợi no nê đủ dùngCon cá khơi điệp điệp trùng trùngCầu cho bủa đặng muối dư thùng tôi mới ưngChở vô trong bờ kẻ gánh người bưngNgó ra ngoài biển con cá trừng nổi lênTôi chúc cho mành lưới chắc bềnĐầy đôi khẳm chiếc chở lên hằng hàChúc qua mấy tím ngư giaKẻ mua người bán thật là vui thayChín phần lưới gửi chia tayKẻ cãi qua người cãi lại cả ngày chưa raCon cá dày tôi mới kể quaCá chan, cá bẹ, cá hoa, cá chùCá cờ, cá ẻo, cá thuCá hố, cá rựa, cá cu, cá bèCá cơm mồm lộn với lưỡi treCá mòi, cá liệp, cá de, cá hồngDưa gang dày lộn với cá bôngCá bùng binh, cá mối, cá nhồng, cá ongCá ngân, cá trích, cá sòngTè be sắc cạnh, quẩn xiêm, nục đờiCá chuồn là loại cá khơiNgày nay thanh bạch nó nơi kia kìaTrong bờ lại có cá thiaCá cam, cá kiếm, cá dìa, cá baiCá phèn, cá đổng, cá chaiLại thêm cá nóc có gai lạ kỳĐặng mùa không thiếu cá chiƠn trời ơn biển tạc ghi trong lòng

103

Page 105: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

VÈ CÁ BIỂN (2)

Nghe vẻ nghè veNghe vè con cáMêng mông biển cảCá biếc cá bèNhà giàu e dèLà con cá nụcCắt ra nhiều khúcLà con cá chìnhHay đi rập rìnhLà con cá veChồng nói vợ ngheLà con cá mácHay đi đánh bạcLà con cá cờNgủ đêm hay rờLà con cá ngứaĂn ngày ba nữaLà con cá cơmĂn chẳng kịp đơmLà con hấp tấpHay trèo lên dốcLà con cá leoMiệng thở pheo pheoLà con cá đuốiHay đi hái củiLà con cá rựaKhông chồng mà chửaLà con cá nócVừa chạy vừa khócLà con cá chuồn…

104

Page 106: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

VÈ CÁ BIỂN (3)

Nghe vẻ nghè veNghe vè con cáNo lòng ấm dạLà con cá cơmKhông ướp mà thơmLà con cá ngátLiệng hay thắm thoắtLà con cá chimHụt chẳng chết chìmLà con cá đuốiNhiều năm nhiều tuổiLà cá bạc đầuĐủ chữ xứng câuLà con cá đốiVòi như phun xốiĐúng là cá voi…

105

Page 107: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

VÈ NÓI NGƯỢC

Nghe vẻ nghè veNghe vè nói ngượcNgựa rược dưới nướcTàu thủy lên bờLên núi thả lờRa sông đốn củiGà cồ hay ủiHeo nái hay bươiSáng trăng ba mươiĐêm rằm trời tốiNấu cơm bằng cốiGỉa gạo bằng nồiGói bánh bằng vôiĂn trầu bằng bộtCắt tranh bằng cuốcXới đất bằng liềmBữa củi bằng kimMay áo bằng lúaĐòn xóc bửa cauCọp tắm dưới bàuCá bơi trên núi…

106

Page 108: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

HÒ BẢ TRẠO

(Vạn Hải Ninh (Bình Thạnh, Bình Sơn)

- Tổng mũi:Ơ, Bả trạo…(dạ)Đã đến giờ trình diện trước chư thầnToàn bả trạo chỉnh tề đội ngủ đó nghe…(dạ)

Ơ,Bả trạo…(dạ)Hôm nay ngày 18 tháng giêng thường lệBổn vạn ta làm lể tế chư thầnTrên bàn thờ nghi ngút khói hươngThần Nam Hải đã về đây ngự trị (đó nghe)

Anh em ta chuẩn bịĐồng quỳ xuống thẳng hàngGác chèo ngangĐể lạy thần ba lạy (đó nghe)…(dạ)

Lạy một lạy đền ơn thần Nam HảiLạy hai lạy cầu cho quốc thái dân anLạy ba lạy cầu cho bổn phận được bình yênBiển được mùa cá rộ

(Uý) Bả trạo ơiBiển được mùa cá rộCho thuyền về cá mực đầy khoang(Hò…đưa…)

- Tổng thuyền:

Ơ,Bả trạo…(dạ)Đã đến giờ xuất phát đăng trìnhKìa trăng đã lên cao vời vợiChắc tay chèo đưa thuyền ta lướt tới(Úy) Bả trạo ơi…lướt tớiĐể mai về cá mực đầy khoang(Hò…đưa…)

107

Page 109: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

- Tổng lái:

Ơ, Bả trạo…(dạ)Hò là hò đưa linhThuyền ta vượt sóng lênh đênhĐồng lòng chung sức (hố khoan) thác ghềnh (là hò khoan)Vui đời sông nước bao laTình yêu biển cả đậm đà tình thương (hò khoan)

- Tổng lái:Ơ,Bả trạo…(dạ)Trôi dạt mênh mông giữa nước trờiMột thuyền lướt sóng bạn đời ơi(Úy) Bả trạo ơiMái chèo đẩy mạnh nhờ tay bạn(Chớ)Bánh lài ghìm dây đã có tôi(Hò…đưa…)

-Tổng mũi:

Vui chung một kiếp sống phiêu hồngHồ hởi mừng say thỏa ước mongBến lạ đường xa rồi sẽ tớiĐồng lòng nên thách cả cuồng phong

- Tổng lái:Ơ, Tổng mũi! (Dạ có tôi đây)Truyền cho bả trạo bỏ neo gác tay chèo bủa lưới (đó nghe)…(dạ)Bủa lưới (a) chúng mình kéo cá lên…(Hò…đưa)

- Tổng thuyền:Ơ, Bả trạo…(dạ)Kìa lưới đã bủa vâyCá lọt vào trong lướiAnh em ta chuẩn bịHò rút kéo lưới lên đó nghe (dạ)

- Tổng mũi:Ơ,Bả trạo…(dạ)Hố rị cũng bố rịHố rị cũng bò lên (hò lên)Cùng kéo (mà)lưới lênKéo lên mà cho kịp (hố lên)Bát con cá vàng (hò ơ lên)(Hò ơ lên, ơ hò ơ lên…)Về trên bến bờ

108

Page 110: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

- Tổng thuyền:Ơ, Bả trạo…(dạ)Trời bưng bừng mây bạcMà thổi ngọn gió ngangMau mau neo nọ sang đàngMà chóng buồm kia bó cột đó nghe(Dạ) Chong chóng buồm kia bó cột (ơ)Lạy ông trời…cho lọt (ơ)Hòn Ông…(Hò …đưa…)

- Tổng mũi:Ơ, Bả trạo…(dạ)Kìa gió nổi lên rồiToàn bả trạo nhổ neo cho lỏng nghe…(dạ)Đưa thuyền ta vô thôi

- Tất cả:Hố rị cùng hố rị…(hố rị)Hố rị cùng hò lên…(hò lên)Cùng kéo neo lên…(hò mà lên)Về bên bến bờ…(hò lên ơi hò lên)

-Tổng lái:Cúi đầu lạy tạ ơn ôngCho neo tôi lỏng (ứ để)Kẻo mêng mông giữa vời(Hò…đưa…)

- Tổng thuyền:Ông đưa lặng lẽ như tờSóng êm gió lặng biển lờ từu chân(Hò…đưa…)Kìa neo đã lỏng rồiToàn bả trạo nhổ neo cho kịp đó nghe (dạ)

-Tất cả:Hố rị cùng hố rị…(hố rị)Hố rị cùng hò lên…(hò lên)Neo đã lỏng rồi…(hò lên)Kéo lên cho kịp lỏng…(hò lên)Về bên bến bờ (hò à lên ơi hò à lên)

-Tổng thuyền:Ơ,Bả trạo…(dạ)Kìa sấm chớp phía chân trờiGió đã nổi lên rồi đó vậyGió đập sóng xôThuyền ta không vững lái(Úy) Bả trạo ơi…Trời mịt mù (ừ)

109

Page 111: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Chẳng thấy bến bờ đâu(Hò…đưa…)

-Tổng lái:Ơ, tổng mũi ! (Dạ, có tôi đây)Giữa cuồng phong bão nổiThuyền ta gặp biển hiểm nghèoAnh em ta hãy tạm bớt tay chèoĐồng quỳ xuống lạy thần linh ứng cứu(Úy) Bả trạo ơi !…Gặp lúc hiểm nguyQùy lạy thần linh…(Hò…đưa…)

- Tổng mũi:Kìa xa xa vòi nước phun lênThần Nam Hải đã về đấy ứng cứuLạy trời đất, đất trời chưa thấu(Uý) Bả trạo ơi !Lạy thần linhNgài đã đến đây rồi(Hò…đưa…)

- Tổng thuyền:Ông đưa thuyền nhẹ sóng êm(Uý) Bả trạo ơi ! Bốn bề phẳng lặngÊm êm như tờ(Hò…đưa…)

- Tổng lái:Ơn ngài như biển lớn vô biên(Uý) Bả trạo ơi !Chúng con nguyện được ơn trên thấu tường

- Tổng mũi:Ơ, Bả trạo…(dạ)Ông đưa thuyền nhẹ sóng êmTruyền cho bả trạo bớt tay chèoLo tát nước đó nghe…(dạ)Tát nước (ớ)… cho thuyền nổi lên(Uý) Bả trọ ơi !Giận là giận cho ai đâyKhông ngăn đặng nước khó dời đặng non(Hò…đưa…)

- Tổng thuyền:(Úy) Yên ơi là yên !Đêm nay yên đứng khoan lòngTát một đôi gàu nướcNó té sấp thì yên còn gượng đượcNó té ngửa thì yên là yên ơiNgửa sấp (ớ)…khôn cùng…

110

Page 112: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

(Hò…đưa…)

- Tổng lái:Ơ, Bả trạo…(dạ)Xa xa nhìn đã rõ (ơ) Hòn Ông(Uý) Bả trạo ơi !Chắc tay chèo (khoan nhặt ư) một lòng không ngưng…(Hò…đưa…)

- Tổng mũi:Vui mà nước mắt rưng rưng(Uý) Bả trạo ơi !Không ngăn giọt lệ không ngừng dòng châu…(Hò…đưa…)

- Tổng lái:Ông đưa cho tới (ứ) chân gànhNgười lên khỏi nước (ứ) ông đành ra khơi(Hò…đưa…)

- Tổng mũi:Ơn ngài như biển (ơ) bao la(Uý) Bả trao ơi !Lòng con ghi tạc đâu mà dám quên

- Tổng thuyền:Ngàn năm nghĩa đáp ơn đềnChúng con xin được ơn trên thấu tường(Hò…đưa…)

- Tổng mũi:Ơ, Bả trạo…(dạ)Thuyền cho bả trạo gác tay chèo tạm nghĩ đó nghe….(dạ)

(Trống hồi)

- Tổng mũi: (chèo thuyền)

Vượt sóng (à…ớ…) ra khơi(Mà) thuyền ta (hò…đưa…) (ơ) thuyền ta vượt sóng ra khơiVẫy vùng sông nước, biển trời thêng thang(Hò…đưa…)Đêm nay anh gối tay nàng (ơ ơ )(Chứ) ngày mai ra biển (ôi đà…ớ ơ…sao)(Ơ) mai ra biển gối đàng dây neo(Hò…đưa…)

111

Page 113: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

HÁT HÒ, HÁT HỐ

Ái ân đảo lý ái ânHay đâu mối kim xe chỉÂn tình còn nghĩ còn thươngAi hay ca xướng trong trườngĐặt lưng xuống chiếu thấy thường chim baoÔng già kia đầu bạc tuổi caoTrên đây có đám hò sao là hòTôi gật mình tôi dậy tôi hoTôi quơ khăn áo tôi mò tôi điTôi tới đây tôi chào anh em lưu tửuSau tôi chào các vị thân nhơnMay mô Tấn lại gặp Tờn (1)

Gặp duyên tôi cũng kết, gặp đờn tôi cũng caGặp khúc tôi phải tùy giaChẻ tre nghe lóng điệu xướng ca thế nàoHai bên Đông lượn, Tây đàoKhông biết nơi đâu là nghĩa, không biết nơi nào là duyênTrai anh hùng gặp gái thuyền quyênGỉa ngư Lữ Bố gặp con Điêu Thuyền thuở xưa

Anh em mình nhứt lý đồng tâmKhi trà khi tửu, khi cầm khi thiCông danh phú quý mà chiCho bằng thong thả một khi không nhànRượu quỳnh tương tay xách vai mangSớm chơi suối vịnh chiều sang non tùngChơi cho thỏa chí anh hùngSay sưa suối, vịnh, chơi cùng cá chimBước tưng tưng tay khảy cái đờn kìmKhông ham phú quý chẳng tìm giàu sangLã Vọng kia ngồi chốn thạch bànNgâm nga khúc vịnh cũng nhàn tấm thânHoang thiêng bất phụ là hảo nhân tâmTơ kia có rối anh gỡ lần nó cũng ra

Anh thèm chi thèm chả thèm menThèm con cá diếc của em thèm hoàiThường ngày thường móc thường coiGiàu như họ tôi bắt vạ anh vài ba heo

(1) Tờn: nói lại của Tần

112

Page 114: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Nghèo như anh đây tôi đánh dăm bảy chục hèo thứ dung-Họ dài cần dài nhợ họ câu bổng ra khơiĐây tôi ngắn cần ngắn nhợ tôi câu chơi trong bờTay tôi cầm cần tôi xách vịt đi câuSanh nghề tử nghiệp chỗ tôi mần bấy lâuCon cá này nó ở vực sâuVừa nương theo ngọn nước nó trở đầu về sôngTrời làm bảo lụt mênh môngMưa to gió lớn cá lên đồng thiếu chiTrời làm phong vũ bất kỳThủy lưu tai hại con cá nó đà quay về hồHồ này sơn dã cao sơnTrên thì tôi phẩm phạt dưới tôi tầm đặng ngưTới đây cô hỏi hết cô chừChớ dìa trông thổ rõ hay đìa tư cô đào ?Đào hào thả cá nuôi chơiHay đào hào không để hứng nước trời tự giaEm hỏi anh, anh phải nói raĐầu, đuôi, khúc giữa phân ra cho tườngCâu thì câu ếch câu lươnHọa may con cá đói nó thương miếng mồiNuốt vô trong ruột đã rồiCầm cần tôi giựt không ngồi làm chiCâu thì cần quặc, nhợ trìHọa may con cá đói nó lì chừng môTôi không phải người du dạo trình đồ cô coiĐồ tôi cần ống hẳn hoiSay mê muốn ngó luận chi đòi đánh tôi Nhắp lên nhắp xuống cho vuiĐừng có nọc ra mà đánh tội tui bớ nàng

Bớ cô mang giỏ hái dâuNgừng chân đứng lại cho tôi hỏi đôi ba chuyện cầnTôi là trai ở làng TânHọc hành đôi chữ góp phần làm thơNhà tôi ươm kén làm tơRuộn vườn mươi mẫu ấy cơ nghiệp nhàNói gần hơn dễ nói xaƯng tui tui cưới về nhà sống chung- Anh ơi cảm nghĩ vô cùngSao anh đã trót thề cùng chị emDù cho tiền chất đầy thêmTrai mà ít học lòng em chẳng màngMuốn cho vui vẻ đôi đàngAnh về cố gắng đến trường học thêm

113

Page 115: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Bao giờ gió mát trời êmThi xong bổ túc thì em thuận tìnhBước lên xe loan, bước xuống kiệu hoaMở lời chào khách, khách xa người gầnChào trong nhà cho chí ngoài sânChị em ta chào trước, bà con gần chào sauLiếc xem hai ngọn đèn tàuMở lời chào khách kép với đào trong cungTrai đa ngôn chào gái nữ tùngNữ tùng chào đáng anh hùng thuyền quyênĐến đây chào khách là bất ngộ duyênMuốn vô kết nghĩa với gái thuyền quyên chưa chồngEm còn thu tiết thu đôngAnh muốn vô gá nghĩa với gá má hồng xuân xanh

Cá dưới sông nó còn ẩn bóngHuống chim trên nhành dạ hỡi châu saĐêm năm canh chong ngọn đèn hoaThấy duyên tơ tóc lòng ta những buồnCanh một ta những thức luônCanh hai ta những như chuông trên lầuCanh ba uống rượu giải sầuCanh tư gà đã gáy đầu vườn hoaCanh năm trời đã sáng raBình minh thức dậy gà đã gáy tan

Họa may con cá đói nó thương miếng mồiNuốt vô trong ruột đã rồiCầm cần tôi giựt không ngồi làm chiCâu thì câu quặc, nhợ trìHọa may con cá nó đói nó lì chừng môTôi không phải người du đạo trình đồ cô côiĐồ tôi câng ống hẳn hòiSay mê muốn ngó luận chi đòi đánh tôiNhắp lên nhắp xuống cho vuiĐừng nọc ra mà đánh tội tui bớ nàng

Cha mẹ đánh em đêm cột gốc tầnBiểu xa người bạn cũ chín mười phần không xaCha mẹ đánh em dẫu chặt làm baĐẩy vào địa ngục cũng gởi hồn ma theo chàng- Cha mẹ đánh em đêm cột gốc tầnBiểu xa người bạn cũ chín mười phần nên xa

114

Page 116: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Để cho anh có dịp đến nhàTrầu cau lễ hỏi cho đôi lứa ta nên vợ nên chồngChim chớp cánh đứng trông thơ nhạnBước lạc bầy chớ đợi tin ongHạ bút đề hai chữ niêm phongHỡi người thục nữ đứng trong thơ nàyNgâm thơ đôi dặm giải khuâyVì ai nông nỗi nước mắt chầy năm canhVì ai thương đoạn nhớ đànhChim kêu cuối bãi đầu gành thêm đauVì ai vắng trước quạnh sauVì ai mấy nỗi khăn lau ướt dầmĐứng giữa này than với bạn tri âmGắng ghi hai chữ tình thâm lâu dài

Con trâu ăn bắp ông NgưuCon chuột ăn lúa thử, con heo lui về đồnNgó lên Bòng Miên con mèo nhảy bôn chônNgó về hạ giới con cá dồn cầu ôBấy giờ gạn hỏi các côTrầu têm cánh phượng chỗ mô cho tường ?

Duyên em sáng tợ như saoDuyên em không nệ đem trao cho chàngĐể bây giờ nhụy rửa, hoa tànQuần lãnh đen vẫy nghệ, yếm trường em sử bôiĐến bây giờ anh nói anh thôiCon thơ nó tí máy anh đãi bội sao đành ?-Canh điền bất kiến điểuHòa thục điểu phi laiEm ơi nghĩ lại mà coiCái việc qua nói chơi thời có chớ cái việc lâu dài thời khôngĐến bây giờ em đã nở nhụy khai bôngMáu ai thâm thịt nấy, đây qua không bớ nàngMột, hai, ba, bốn em cũng nói con của chàngQuần lửng đen qua cũng không sắm, yếm trừu vàng qua cũng không mayKể từ ngày gặp bạn đến nayGặp nhau thời hỏi, chưa tày thời điQua với em không có điều gìGặp nhau trò chuyện lấy gì cho có conCó chơi có chịu mới ngonCòn không chơi bắt anh chịu nhìn sao cho đànhMột, hai, ba, bốn em cũng nói con anh

115

Page 117: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Hồi xe nguyên em không cho anh cởi, để lúc xe banh em đổ thừaOan không oan vô xó em thưaPhải, không, không, phải cho vừa lòng quaChứ tội tình chi qua lãnh cái nợ oan giaChớ chín mười chuyện xấu mà năm ba tiếng cười

Dưới vũng Dĩnh lên thăm Tỷ thônĐồn trên bắt phải anh ghe đồn Trọng BinhEm ơi em chớ buồn tìnhRa đi buôn bán thì mình phải loCanh tư gà gáy ó oAnh đành thức dậy vì phải lo lên chàKhuyên em, em ở lại nhàCòn cơm với nước anh đem ra gành hòmAnh ra coi mấy cành lưới họ làmCon cá sơn,cá đỏ, cá chàm, cá thiaEm bước xuống ghe phải trả cho tía liaĐể cho họ tới kẻ chia người giànhThôi thôi anh bơi thẳng vô gànhĐể em gánh cá lên chợ còn anh lên chà

- Đá kia kim chỉ mấy hònNúi cao mấy ngọn trăng tròn mấy trăng ?- Đá kia kim chỉ một hònNúi cao một ngọn trăng tròn một trăng- Cái gì nó bé mà cayCái gì nó bé mà hay có quyền ?- Hạt tiêu nó bé mà cayĐồng tiền nó bé mà hay có quyền

Đi đâu đi đó một mìnhĐến đây ta hỏi nữ trinh thế nàoThương ta mời bạn bước vàoPhượng loan kết cánh hòa giao ân tình- Nghe lời chú nói thật kinhBông sen tàn ai cắm lên lục bình bát xưa

Con cá mà mang guốc ai ưaĐĩa đeo chân hạc sao cho vừa mà mongChú đừng mong, đừng tưởng đừng hòngĐây tôi có xấu cũng con dòng lương giaThà vô duyên ta ở vậy đến giàTội tình gì ưng chú chúng bạn đà cười chê

116

Page 118: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

- Dốt sao dốt nát trăm bềTừ sáng chí tối cứ giở nghề chê traiEm đừng khoe sắc khoe tàiTốt xinh chi đó dám chê bai trai càySử kinh ta nắm trong tayTỷ như ông vua Thuấn lên cày Lịch San

Em ngồi làm chiMà lật lật dở dở từng trangAnh đây thắc mắc đôi hàngEm mà giải đặng thì anh sẵn sàng thương em- Em ngồi chi việc kệ emCó lật, có dở việc em, em làmDẫu anh có thắc mắc trăm hàngEm đây giải cũng đặng chứ sợ gì giúp chàng đôi câuNhưng cần gì giải đặng cho anh đâuEm cũng chưa muốn, chưa cần “cái thương em”

Gần nhà xa ngõChàng chịu khó thiếp mới hỏi thămCon chi đẻ một trăm trứng ấp một ngàn năm đó bạ tềSanh ra trai gái bộn bềNửa theo quê mẹ, nửa về quê cha ?Thiếp hỏi chàng, chàng phải nói raĐi vô gá nghĩa giao hòa nợ duyên- Trai Lạc Long lấy gái Âu CơDạo chơi trên núi bơ sờDấu chân mà đạp một giờ thọ thaiĐẻ ra năm mươi gái, năm mươi trai rõ ràngNửa thời tùng phụ quy sanNửa theo quê mẹ cho trọn đàng ấm thânThiếp hỏi chàng không đối cũng đáp lại cho cânChớ đi vô gá nghĩa giao lân cho trọn niềm

Không đi tới đó thì thôiĐà đi tới đó khuyên mời vô đâyĐể mai kẻ bắc, người tâyVô đây gá nghĩa mà gầy nợ duyênEm đây thiệt gái thuyền quyênEm đâu có dám tự nhiên mô màHam chi mộ điệu xướng caChứ chị em họ không biết, họ nói con nhà dư côngHai đứa mình giờ chân rảnh tay khôngLoan ôm lấy phụng, phụng bồng lấy loanTrăm lạy ông trời cho thiếp bén duyên chàng

117

Page 119: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Áo đan xong thiếp trải, trải giữa đàng mà ngồi chung

Một hai ba bốn năm sáu bảy tám chín mườiThiếp nguyện cùng chàngMột hai ba bốn năm sáu bảy tám chín mườiChàng nguyện cùng thiếpMười chín tám bảy sáu năm bốn ba hai mộtLời thề thốt còn đó rõ rõ ràng ràngVườn bông hoa khó chặt chờ chút tình langSen chờ ai sen rũCúc chờ ai cúc rũ cúc tànVườn bông hoa có kẻ điểm với trang nhụy hồngBây giờ em xách nón theo chồngBỏ một mình con chim quyên nó lơ lơ lửng lửng chốn non sông nhụy đào

Năm Thìn, năm Tỵ, năm Tý, năm ThânNăm Mẹo, năm dần là sáu năm dưChờ anh đã mãn tháng tưAnh không bước tới em ừ nơi xaMời anh mười sáu qua nhàTrầu ăn, rượu uống nơi xa kết nguyền

-Năm Thìn, năm Tỵ, năm Tý, năm ThânNăm Mẹo, năm Dần là sáu năm dưPhải em nói tận từThì anh bước tới tháng tư đã rồiBây giờ em đã có đôiMời anh bước tới đứng ngồi vào đâuMời anh uống rượu ăn trầuCũng bằng trao thảm trao sầu cho quaTai nghe em có chồng xaMắc lòng anh chịu, qua nhà anh khôngLời nguyền như sắt như đồngMắc lòng anh chịu, anh không qua nhà

Nghèo như aiNghèo như em đây nghèo thân nghèo thểNghèo như aiNhư em đây quá tệ chàng ơiPhần thì gió tạ mưa rơiGiường chiếu rách nát quân tử dạo chơi không chỗ ngồiPhần thì mẹ giá con lại mồ côiNgoài sân cỏ mọc chổ ngồi nhện giăngMột trăm viên thuốc không bằng

118

Page 120: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Hồng nhan không có mần răng sao đànhEm không phải người để quyến rủ anhMặc tình đó bạn ta đành thời thươngMai sau đừng có trách tới nườngTấm phên hư, nuột lạt đứt, trăm đường họ trăm khinh- Em đừng than thở mà chiGian nan có lúc vinh quy có hồiEm đừng than mẹ giá con côiTrời xui đất khiến định đôi can thườngÔng tơ bà Nguyệt biểu thươngKhông hiếm chi quần lĩnh áo lương qua không màngKhông hiếm chi nơi áo lụa quần hàngLên dù xuống võng còn toàn mẹ chaKhông hiếm chi nơi đất rộng lớn nhàLên dù xuống võng mà qua không dùngQua thấy em có chữ hiếu trungNhường cha kính mẹ điệu tam tùng bá niênMai sau nhà em có ngã, tấm vách có nghiêng Tấm tranh hư, nuột lạt đứt, đây dạ không phiền, đừng lo

Nhẹ đòn cân nên pha nỗi Đông-NgôNhẹ nhân ngãi xuôi vô tình SởGặp anh đây nhiều khi bỡ ngỡKhông biết toan liệu làm saoAnh nghe lời họ anh cầm dao cúp đầuƠn cha nghĩa mẹ anh để đâuCho nên anh cúp cái đầu anh điBữa xưa ông Thánh có dặn ghiTrai nam nhơn thờ chúa gái nữ nhi thờ chồng

- Nực nam anh mới cúp đầuBởi chưn em vội vã mới mang trầu đi thưaBởi chưn em bậu đón đưa Cho nên ba bốn năm anh không biết tại lỗi lông thừa tại em(1)

Nước trên dòng chảy xuống bao tuaTiền anh ở mướn một mùa bao nhiêu ?- Nước trên dòng dẫu chảy xuống một tuaTiền anh ở mướn đủ mua em, em à!- Anh về bán ruộng gốc đaBán đôi trâu già mới cưới đặng em- Anh về bán mẻ nồi rang

(1) Lỗi lông thừa: từ dùng để chỉ lỗi trong nghề đan thủ công (đan rổ, đan phên, đan lông một, đan lông hai…)

119

Page 121: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Bán đôi đũa bếp cưới nàng càng dưỚ anh ơi uất mà thậm uấtTrên trời mấy bực (1) âm phủ mấy vuaDương gian mấy miễu mấy chùaChợ Dinh ông lớn bán mau mấy người ?- Ớ em ơi uất mà không uấtTrên trời chín bực âm phủ nọ một vuaDương gian một miễu một chùaChợ Dinh ông lớn bán mua mười hai người (2)

Ở nhà tôi đắp chiếu tôi ngủ anLắng tai nghe mỹ nữ hò khoan ở trường nàyTôi dời chưn ba bước tới đâyTrước tôi chào người đáng mẹSau tôi chào kẻ đáng chaChào ông đáng bác, chào bà đáng côTôi đến đây bất khả hồ đồAi có hò nhân ngãi tôi hò vô lấy tình

Phụ mẫu bên anh kén dâu nữ túCha mẹ bên em kén rể đong sàngTội tình chi mà bán gã duyên nàng không yênTrai anh hùng gặp gái thuyền quyênChớ Trường An thôi đà trống giục nhờ ông Tiên thu đànBút hoa anh tạc tận bìa vàngSố em là số ông Thiên Hoàng định đôiBởi vì tà tửu tam bôiChén em thì anh trả, con anh hồi về tay khôngAnh mừng cho em đẹp vợ xứng chồngTiếc công danh anh bén chín ngô đồng thất danh

Sáng mai xách nón theo chồngNgó lên thấy bạn nước mắt hồng tuôn rơiEm có chồng xong chỗ xong nơiXong đầu xõa tócEm thấy anh chưa vợ em trằn trọc gối loanChìa tay lại đây nghe tiếng em thanBuổi tiền duyên không gá nghĩa thiếp với chàng thời thôiGối thơm chẳng đặng giao đầuTrai anh thương bát ngát, gái em sầu lơ ngơQuản bao con trăng đục trăng lờCon cá sầu rìa con cá ốm, con chim khô chim sầu nhành

(1) Bực: bậc(2) Dinh có 12 họ tộc

120

Page 122: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Sáng mai anh đi đến ngõ nàngThấy cha nàng đánh nàng, nàng lăn nàng lóc, nàng trằn nàng trọcỔng với bả vót một cặp nọc với năm bảy cái roiGiơ roi lên đánh em cái trót, hỏi em thương aiĐiệu chung tình nhưng đau đớn phải khaiAnh đứng ngoài ngõ nước mắt chảy dài xuống hai tayLập mưu ra kế thậm hayQuẹt thùng diêm đốt rác, đập bàn tay la làngỔng với bả trong nhà vừa bước chưn sangAnh vô bứt dây nhổ nọc dẫn đàng cho nàng điHiếu thuận hòa là ngỗ nghịch nhiBao giờ ổng với bả hồi quy chàng tườngVịn vai nường nước mắt rưng rưngGiở tay lên thấy dấu cột, giở vạt áo sau lưng thấy dấu lằnLàm vầy biết toan liệu sao đăngPhải chi anh chìa vai anh vác đòn oan cho mình

Sớm mai ra đứng đầu sânNghe tiếng ai than khóc dưới gốc tần hu huQua với em thâm nhiễm nguyệt thuTrách lầm cha với mẹ sinh con ngu lỗi nghìThiếp chịu đòn chàng lại sướng chiCha mẹ không suy nghĩ chết ta đi đó bớ chàngSống trên dương trần chịu lấy tiếng oanThác về địa ngục cũng chàng với taTiếng ai than khóc bên vườn hoaHay là bạn cũ hiện hồn ma thăm mìnhLiếc xem ba bốn ngọn đèn linhĐứt ruột ta bớ bạn, không thấy bóng hình vãng laiTay bắt tay là hai mươi ngónMắt nhìn mắt là bốn con ngươiBạn xa ta, biếng ăn, biếng nói, biếng cườiTrai năm ba phần nhớ, gái chín mười phần trôngTưởng là én với nhạn một lồngĐèn lê hạnh thiếp xách, mâm tơ hồng chàng bưngMặt nhìn nhau mà nước mắt rưng rưngNước mắt đà quá lã, nước mắt đừng giao duyênĐã đành đêm chiếc gối nghiêngKhi vui chung có bạn, lúc buồn riêng lại mình chàngĐịa Hậu ơi có thấu, Thiên Hoàng ơi có hay ?Chữ biệt lý ơn trượng nghĩa dàyDù bạn có xa ta đi nữa cũng cắn móng tay mà nhìnVườn hồng cậy bướm đem tinAi có tình thâm nghĩa trọng ra nhìn các lá thơ

121

Page 123: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Tay cầm trái chuối chấm tươngTương cay chuối chát, ngó người thương ngặt nghèoChung tình vì bởi em theoĂn canh nhớ tới bọt bèo quản baoNhớ khi đứng ngõ dòm ràoBẻ cấy viết cát hôm nào ôi chaCon rắn liu điu đậu nhánh là đàLưỡi câu vàng người thả cá, lưỡi câu tra bén lồngTài chi con cá chẳng băng sôngTài chi con chim chẳng băng đồng đi ănThiếp nói với chàng nỉ nỉ năn nănNgười khinh, ta lại cắn răng chịu phiềnTay bưng đĩa muối chén tươngTương chua, muối chát, nhớ thương nghĩa chàngBạn có gặp nơi nhà ngói nhà sànNhớ hồi áo rách lang thang chưa tề ?

Bạn có gặp nơi hàng lụa phủ phêNhớ hồi áo rách xưa tê không chàng ?

Tiếc công cha thảo mẹ hiềnPhải chi bà Nguyệt xe duyên không thànhNguyện cùng anh vừa bóng trăng thanhTiếc công cha mẹ, sao dứt nghĩa cho đành trời ơiEm có chồng như con cá lui khơiNó rời về biển bắc, anh cũng rời nơm raVì tay em cầm chổi quét nhàChuyện chồng con là vậy nói thêm ra thậm buồnEm nguyện cùng anh cau trác trầu buồnGìơ anh lâm vô trầu xà lặc, bỏ dạ em buồn bớ anh

Tiền duyên anh xách rượu đến mấy lầnEm chê anh trí đoản gia bần thời thôiBây giờ nghe nói hỡi ôiAnh xa em khó đứng, khó ngồi, khó phânAnh xa em như bạc như ngânNơi cựu không tới, nơi tâm lại tìmXa em như đèn nọ xa timNhư cá xa nước như chim xa lồngXa em như vợ xa chồngNhư đờn xa quyển như đờn xa chuôngEm đây cứ cách xa luônKhông biết mưu chi em giải cho anh đỡ buồn ít câu-Buổi tiền duyên sao anh không thở than

122

Page 124: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Thở thở tha than thì càng đau ruộtNghĩ e dè lở cuộc em không ưngNgười đời sao khỏi gian truânHết cơn bỉ cực đến chừng thái laiKhông nhớ khi nhà trống ngõ dàiAnh không bước tới để họ vác cái chà gai họ ràoBây giờ anh toan liệu làm saoVới em thì có thương được ngày nào thì thương

Tiếng anh ăn học có caoBà chị dâu em té xuống, anh nắm chỗ nào kéo lên ?- Bằng nắm cái đầu thì chịu tộiNắm cái nách thì sợ lỗi nhơn huynhThò tay vào mình thì thọ thọ bất thânAnh nói để em phân được lời phânAnh vùng dây thả xuống giếng chỉ lần lần chỉ leo lênEm ơi sao lại mau quênBà chị dâu em té xuống giếng, em đứng trên em la làngLa sao cho thấu Ngọc HoàngNgọc Hoàng thả xuống cứu nàng chị dâu

Thiếp thương chàng hái dâu quên giỏChàng thương thiếp làm có quên liềmXuống sông gánh nước hũ chìm gíong trôiVề nhà than đứng thở ngồiĐập bàn tay xuống chiếu, thôi rồi còn chi !Bộ nút vàng tra áo cổ yChàng mà xa thiếp tài cho không phiềnBuổi xuân xanh thiếp chẳng gặp chàngBước qua đông chí bông tàn nhụy rơiTrách ông tơ sao khéo xây răng rứaTrách bà Nguyệt để hai đứa lãng xaoTrách bướm với ong không gặp vườn đàoChàng mà gặp thiếp mà trao duyên nợLàm trai như chàng là trai có vợLàm gái như thiếp gái cũng có chồngCái chổi non Tiên quét sạch chợ Kim BồngTrai năm nhơn lấy vợ trước, gái nữ hồng có chồng sau

Thiếp trao cho chàng một miếng trầuMôi kia đang còn đỏTạc tấm gương thề nọ chưa phaiĐừng cho liễu cách đào maiĐường xa xôi viễn dặm khó vãng lai thăm nàngMột ngày mười hai khắc dạ anh thường nhớ trông

123

Page 125: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Một giờ ra ngõ ngó mongNgõ thời thấy ngõ mà không thấy nàngHia giờ ra đừng ngoài đàngTrông cho gặp mặt để than đôi lờiBa giờ giả chước đi chơiKiếm người tình tự để đoi lời nhắn nheBốn giờ gió ủ mây cheTưởng rằng gần bạn ai dè mà xaNăm giờ dời gót về nhàNgồi khoanh tay lại sầu mà chuyện chi ?Sáu giờ đèn hạnh tim lyNgười thương ơi, người thương hỡi còn gì người thươngBảy giờ dạ cuống canh trườngĐặt lưung xuống chiếu thấy thưưòng chim baoTám giờ tim lụn dầu haoNgười thương ơi, người thương hỡi cớ sao bạc tình ?Chín giờ nghĩ lại phận mìnhTrách sao căn số sao đành làm riMười giờ ơn biệt nghĩa lyTrách cho con tạo phân ly nghĩa mìnhMười một giờ chí bích đăng chinhĐừng cho liểu nọ xa bình xa maiMười hai giờ thảm lắm bớ aiNhớ khi liểu đứng với mai một nềnHồi nào mai liễu kề bênBây giờ mai liễu mỗi nền mỗi xaVì ai nên dạ đớn đauLệ sầu tuôn chảy, khăn lau không ngừngTội tình ta lắm người dưngDang tay đón gió, gió đừng rung câyHỡi người thương cũ có hayLàm sao giải đặng sầu này cho ta

124

Page 126: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

TIẾNG CHIM CÀ CÁT

Com chim Cà Cát hình dạng và màu sắc như thế nào người trong làng từ già đến trẻ vẫn chưa thấy. Vì con chim này chỉ xuất hiện vào lúc ban đêm và đậu ở một cây rất cao. Nhưng nhiều người đã nghe được tiếng chim Cà Cát. Câu chuyện như thế này:

Ngày xửa, ngày xưa tự lúc nào người ta không rõ, ở một vùng biển nọ có một đôi vợ chồng xứng đôi, vừa lứa rất mực thương yêu nhau, cùng nhau lo toan cái nghèo, cái đói. Đôi vợ chồng ấy dựng được một tấm lều nho nhỏ bên bờ biển và làm nghề chài lưới. Vì cuộc sống nghèo khó nên cả khi người vợ có mang gần ngày sinh mà đêm đêm cũng phải cùng chồng chèo ghe ra biển cả mênh mông để đánh bắt cá. Sau đó, người vợ sinh được một đứa con trai. Lúc vợ sinh người chồng đi làm biển một mình nên thu nhập chẳng được là bao. Vì thế khi con đầy tháng ngưòi vợ gửi con cho một người goá bên cạnh để đi làm cùng chồng. Nhưng không may, một đêm nọ gió thổi thình lình, sóng nước dâng cao, đập chiếc thuyền của họ ra từng mảnh. Người chồng may được sóng xô vào bờ, được bà con xóm biển cứu sống, còn người vợ trôi dạt nơi nào người ta không biết.

Khi người vợ qua đời, người chồng rất khổ vì phần thì kiếm sống, phần thì phải chăm sóc đứa con thơ. Nghe lời bà con lối xóm lấy vợ kế. Với mong muốn vợ kế sẽ chăm sóc con mình chu đáo.

Oái ăm thay, không như mong muốn của anh mụ vợ kế đối xử với con chồng thật độc ác, khi chồng vắng nhà, mỗi khi cho con chồng ăn, mụ lấy cát bỏ vào chén, rồi phả một ít cơm lên mặt trên của cát và đặt ngang chén cơm ấy một trái cà chín. Thế là đứa bé không ăn được nên đói và khóc hoài. Nhưng khi chồng có ở nhà thì mụ lại xúc đầy cơm để cho chồng, con thấy và cũng đặt ngang chén cơm một quả cà chín. Người chồng thấy ở người vợ kế của mình đối xử với con mình như vậy nên lấy làm mừng.

Chẳng bao lâu sau, thằng con trai ngã lăn ra chết vì đói khát.Người chồng trở về rất lấy làm buồn, than khóc nức nở, nhưng rồi sau đó suốt ngày chẳng nói chẳng rằng. Một đêm nọ, anh lắng nghe trên cành cây trước cửa nhà có tiếng chim rất lạ.Nó cứ kêu hoài "Cà cát, cà cát…" Rồi tiêng chim ấy bao giờ cũng đậu trước cành cây trước nhà mà kêu than như vậy. Đến đúng đêm thứ chín, khi tiếng chim cất lên, mụ vợ kế bổng lăn ra và hộc máu chết. Đến lúc đó người chồng mới hiểu ra tâm địa độc ác của người vợ kế

125

Page 127: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

ÔNG RỚ, BÀ RỚ

Ngày xưa, có một làng nhỏ xa xôi, bốn bề sông nước, dân làng hầu hết chỉ sống bằng nghề đánh cá trên sông. Họ kết thành những bè thả bồng bềnh trên mặt nước, rồi ăn ở sinh sống trên đó. Trong làng. có đôi vợ chồng ông bà già mà không có mụn con nào, ngày ngày sống lặng lẽ trên bờ sông bắt tôm, bắt ốc.

Một hôm, trời bổng nổi những cơn dông dữ dội , rồi mưa to bảo lớn, mặt nước sông ngày càng dâng cao. Nằm trong túp lều, hai vợ chồng già nhìn ra ngoài trời lo âu, sợ hãi. Bỗng lúc ấy,có một con rắn hổ đất bơ vơ tìm nơi trú ẩn. Ông bà già nghĩ " Có lẽ nó không có chỗ ở vì hang bị ngập nước". Thương tình, đem rắn vô nhà để nuôi. Ngày hôm sau, lúc ra bờ sông, thấy một tổ kiến trôi bềnh bồng trong dòng nước lũ, cảm thương, hai vợ chồng cũng mang kiến về nuôi. Từ ngày đó, kiến và rắn sống trong tình thương yêu của đôi vợ chồng già. cả hai ngày càng khôn lớn. Mỗi khi hai ông bà đi làm về, chúng mừng gọi: "Cha Rớ, mẹ Rớ".

Ngày kia, có một người lính của nhà quan đi lạc đường đói khát, thấy một túp lều bên sông, bèn ghé vào xin ở nhờ ít hôm. Ông và bà Rớ đồng ý cho ở nhờ và nói: " Nhà tôi đói khổ, bác ở có gì ăn nấy vậy." Thế là từ ngày đó, ông bà già nuôi cả rắn, kiến và anh lính nọ. Vài ngày sau, rắn và kiến thấy cha mẹ Rớ ngày càng khổ cực quá và thấy mình đã lớn khôn nên chúng muốn xin đi. Rắn nói với ông bà già:

- Thưa cha Rớ, mẹ Rớ chúng con xin được về núi. Chúng con không có gì đáp nghiã công ơn cha mẹ. Cha mẹ đưa tay con nhả hạt ngọc để gọi là đền ơn phần nào những ngày tháng cha mẹ nuôi dưỡng.

Người lính nghe thấy vậy, bèn băng đồng băng sông về bẩm với quan để lấy công. Lòng tham lam của nhà quan thật không đáy. Quan sai quân lính đi bắt vợ chồng ông bà ông bà Rớ đem về, đoạt lấy ngọc, rồi đem nhốt trong nhà ngục 5 ngày đêm liền.

Rắn biết sự tình, nửa đêm hôm nọ, nó bò vào chổ cha mẹ rớ đang bị nhốt để giúp cha mẹ Rớ. Nó ngậm một nắm lá cây rồi đưa cho cha và nói:

- Cha cầm nắm lá này và giữ lấy cẩn thận. Tôi vào mổ cổ bà quan rồi về núi, để chúng chữa chạy sao kệ chúng.

Thế là ngày hôm sau bà quan bổng dưng bị một cái mụt ở cổ. Cái mụt ngày càng lớn, chữa chạy thế nào cũng không khỏi. Quan truyền rao đi khắp nơi: "Ai cứu được vợ ta, ta sẽ gả con gái ta cho." Nhưng rồi cũng chẳng ai chữa khỏi. Thấy người đàn bà kia sắp chết cha mẹ Rớ bổng động lòng thương. Cha nói với bọn lính cai ngục: " Thôi để ta ra đắp miếng lá này may ra có khỏi không." Bọn lính trình quan, quan cho cha Rớ ra để chữa bệnh cho vợ quan. Cha Rớ nhai nắm lá cây rắn đưa đắp vào chổ cổ sưng. Hiệu nghiệm thay, cổ thức thì hết sưng và bà quan khỏi bệnh ngay. Quan mừng quá, nhưng khi vừa thấy người đàn ông

126

Page 128: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

vừa cưới vợ mình vừa già lại vừa rách rưới, quan không muốn gả con gái mình. Quan nói:

- Ta có chín cái nhà, trong đó có một cái tiểu thư con ta ở. Nhà ngươi chỉ được cái nào có tiểu thư đang ở thì ta gả cho.

Ngay lúc ấy, kiến bổng bò về, nó nói:- Cái nhà nào có tiểu thư thì con leo lên leo xuống ba lần, cha hãy chỉ nhà đó

và bảo rằng nhà đó có tiểu thư.Cha Rớ không muốn nghe theo lời kiến, song nó nhất định bảo ông phải nghe

theo lời nó. Thế là cha Rớ đã tìm ra chổ ở của con gái ông quan kia. Quan buộc lòng phải triệu ông đến để gả con gái. Nhưng cha Rớ từ chối xin được tha về và chỉ muốn sống cùng bà vợ già như những ngày đã sống trên bờ sông ngày nào.

Từ ngày đó dân gian có câu tục ngữ:" Cứu vật, vật trả ơnCứu nhân, nhân trả oán

127

Page 129: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

SỰ TÍCH CHÙA HANG

Chùa Hang có tên thật là Thiên Không Thạch Tự nằm ở phía Đông xã Lý Hải, huyện Lý Sơn. Đây là ngôi chùa được kiến tạo bằng thạch động tự nhiên qua hàng nghìn năm xâm thực của nước biển. Hàng năm vào dịp tết Nguyên Đán, Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan Ngọ…mỗi ngày có hàng nghìn người từ Nam chí Bắc về đây vãn cảnh chùa. Đây là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất của Quảng Ngãi, đã được Bộ Văn hoá- Thông tin xếp hạng di tích lịch sử quốc gia.

Sự hấp dẫn của chùa Hang trước tiên là ở khung cảnh thiên nhiên đẹp, thơ mộng và hoành tráng. Trước tiên là du khách sẽ thưởng thức vẻ ngoạn mục của đường đến chùa quanh co, khúc khuỷu, có khi phải lội bộ qua ghềnh đá san hô cong cong theo eo biển, có khi phải trèo lên trên biển núi cao thăm thẳm ở dãy núi Thới Lới.

Đi khoảng gần vài cây số đường bộ, du khách sẽ đến được chùa Hang. Chùa nằm kín đáo bên ghềnh đá nham thạch và chung quanh là những cây phong ba xù xì, to bằng hai vòng tay người ôm và những cành lá xanh biếc xum xuê vươn ra mặt biển.

Nhưng sự hấp dẫn của Chùa Hang không phải chỉ vì nơi đây là một thắng cảnh đẹp nổi tiếng mà còn là nơi nhóm đầy nhiều huyền thoại. Chùa Hang có từ bao giờ không ai xác định được, theo tài liệu của người Pháp còn để lại thì đây là một đền thờ của người Chàm, nhưng nó thật sự được biết đến từ khi đức thuỷ tổ họ Trần đến Lý Sơn sinh cơ lập nghiệp vào đầu thế kỷ 17 đời vua Lê Kính Tông.

Cách đây gần 300 năm, nối nghiệp thuỷ tổ, ba ông Trần Công Thành, Trần Công Tiềm, Trần Công Quận là người có nhiều công lao trong việc cùng các thiện nam tín nữ trùng tu ngôi chùa…Người ta cũng kể lại rằng đương thời đã ta đắc đạo nên nhiều phép thuật biến ảo khôn lường. Các ông đã dùng đậu, lúa mà rấm binh. Hàng đêm người ta lại thấy thiên binh nườm nượp ngoài biển. Nhiều lần người ta lại thấy các ông đi ra vào đất liền không cần đi bằng thuyền mà chỉ bằng chiếc nón bầu. Các ông đặt chiếc nón bầu xuống biển rồi ngồi vào đó, ngay tức thì chiếc nón bầu vùn vụt đưa các ông vào đất liền. Vì các ông có nhiều bùa phép như vậy nên triều đình sai quân tướng đem nhiều chiếc thuyền vây bắt.

Trong các bà vợ của ba ông có một bà tính hay thèo lẻo, làm tiếc lộ các câu thần chú nên khi quân tướng triều đình đến, các ông rấm binh để chống trả không thành. Trước lúc bị xử chém, ba ông xin ba tấm vải điều để che mặt. Khi quân lính đưa ba tấm vải điều, ba ông liền phủ lên mặt và tức thì vụt bay về trời. Ngày nay, tên tuổi ba ông họ Trần vẫn còn lưu tại Chùa Hang, bên bệ thờ phía bên phải.

128

Page 130: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

ĐÁNH GIẶC TÀU Ô

Vào những năm 40 của thế kỷ 19, giặc Tàu Ô thường tràn ngoài biển vào Cù Lao Ré và các làng xã phía Đông huyện Bình Sơn đốt phá nhà cửa. xóm làng, cướp bóc lương thực, vàng bạc và các thứ của cải quý hiếm khác. Ngoài ra chúng còn ngang ngược giết hại, bắt hiếp đàn bà, con gái. Giặc Tàu Ô là thứ cướp biển nguy hiểm mà đương thời Triều đình Huế luôn luôn phải đối phó nhưng cũng khó dẹp được.

Khi giặc Tàu Ô tràn vào đất liền và hai làng An Vĩnh, An Hải thuộc Cù Lao Ré, nhân dân ở đây đã kiên quyết chống trả. Tuyên truyền rằng, vì thiếu giáo mác nên nhân dân bất kể là con trai hay con gái, đàn ông hay đàn bà, đã lấy cộng lá dừa nhúng vào nước ớt ngâm lâu hoặc nhúng vào nước vôi, hoặc có khi là nước mủ xương rồng rồi núp sẵn ở hai bên đường có nhiều cây cối, rậm rạp. Lúc bọn giặc Tàu Ô ngang qua, cả làng bất ngờ gõ trống inh ỏi, xong xông đập tới tấp vào đầu giặc, làm cho quân giặc mù mắt mù mũi. Có khi còn hái mù u mà vải ra đường để khi bọn giặc Tàu Ô bỏ chạy mà trượt chân ngã.

Trong số những người lãnh đạo dân chúng nổi lên có ông Nguyễn Văn Tuất, người làng An Hải, huyện Bình Sơn (nay là xã Lý Hải, huyện Lý Sơn). Người ta kể rằng, ông Tuất là người mặt mũi khôi ngô, tuấn tú, vóc dáng khoẻ mạnh, có học hành lại có tài đi sông biển nên được nhân dân hai làng An Hải và An Vĩnh hết sức quý trọng. Năm 1842, ông Tuất đã lãnh đạo nhân dân ở đây nhiều lần đuổi được giặc Tàu Ô ra khỏi đảo. Nhưng sau đó, để trả thù ông Tuất và bà con Cù Lao Ré, bọn giặc Tàu Ô đông đảo có đến vài trăm người với đầy đủ gươm giáo, bất ngờ tràn vào đảo trong một đêm tối. Dù đã lập các kế chống trả quyết liệt nhưng quân của ông Tuất lúc này chỉ tập hợp được 40 người, nên bị thất bại. Trong lúc giao chiến với hàng trăm tên giặc ngoài bãi biển, ông Tuất bị vấp hang còng mà ngã quỵ xuống. Được thế bọn giặc xông tới bắt ông rồi giết ông ở bãi xóm ngoài (thuộc Thôn Tây, làng An Hải) Mộ của ông hiện còn ở đó.

Vì có công, ông được vua truy tặng sắc phong ( một tước hiệu gì đó), nhưng ông Nguyễn Nên là một kẻ giàu có, có thế lực ở địa phương đã giành lấy sắc phong của ông Nguyễn Văn Tuất, và tự nhận mọi công trạng đánh giặc Tàu Ô trước đó là của mình. Bà con ở Cù Lao Ré biết vậy nhưng không dám nói và sợ ông Nên trả thù. Chẳng bao lâu sau, bà vợ ông Nên bổng nhiên trở thành điên loạn. Trong một lần nổi cơn điên, bà Nên đã châm lửa đốt nhà. Thế là toàn bộ của cải của ông Nên bị cháy trụi. Ngọn lửa tai ác làm cháy luôn cả sắc phong của nhà Vua mà ông Nên đã chiếm đoạt.

Người dân ở Lý Sơn mãi mãi coi ông Nguyễn Văn Tuất là người anh hùng của đất đảo.

129

Page 131: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Chuyện kể vềCÁC VỊ TIỀN HIỀN Ở ĐẢO LÝ SƠN

1. TIỀN HIỀN KHAI KHẨNĐảo Lý Sơn ngày xưa có tên là Cù Lao Ré. Sở dĩ gọi là Cù Lao Ré vì nơi đây

có rất nhiều cây ré xanh tươi, rậm rạp, che phủ cả băm ngọn núi là: Hòn Tai, Giếng Tiền, Hòn Vung, Hòn Sỏi, Hòn Thới Lới.

Vào khoảng những năm 1610 đến 1620, 15 ngư dân thuộc hai xã An Vĩnh (ngày nay thuộc Tịnh Kỳ, Sơn Tịnh) và An Hải (ngày nay thuộc Bình Châu, Bình Sơn) dùng thuyền ra thăm dò Cù Lao Ré. 15 ông thấy nơi đây cây cối tốt tươi, đất dai màu mỡ nên mới cắm đất, đốn cây và dần đưa vợ con ra lập nghiệp. 8 ông tiền hiền ra đi từ An Hải đã chiếm phần đất đai phía nam và lập nên An Hải phường, sau đổi là Yến xã, 7 ông ra đi từ An Vĩnh chiếm phần đất phía Bắc và lập nên An Vĩnh phường, sau đổi là Vĩnh Long xã. Ranh giới giữa hai làng là một cái dốc tranh này mà trong dân gian còn lưu truyền câu ca: " Vĩnh Long, Hải Yến không xa. Cách một cái dốc sinh ra hai làng". Câu ca trên phản ảnh sự tranh chấp ranh giới giữa hai làng suốt nhiều năm cho đến khi thành lập huyện đảo.

Theo truyền thuyết, lúc 15 vị tiền hiền đến Cù Lao Ré dựng cửa dựng nhà, khai khẩn nương rẫy thì ở đây vẫn còn nhiều người Chàm sinh sống. Một lần, hai bên có cuộc tranh giành đất cát gay gắt và cuối cùng cả hai đi dến cuộc đọ trí. Họ thoả thuận là trong ba ngày bên nào chất được sớm thành đá nơi ranh giới tranh chấp thì phần đất đó thuộc về bên thắng cuộc. Trong ba ngày người Chàm tất bật huy động trẻ già trai gái khiêng, gánh đá suốt ngày đêm. Họ tin tưởng rằng họ sẽ thắng cuộc vì số người đông hơn, lại khoẻ hơn. Nhưng đến nửa đêm thứ 3 thì họ bổng thấy bờ đá của ngư dân người Việt đã cao hơn họ. Họ đành chấp nhận nhường phần đất đang tranh chấp. Hoá ra là 15 ông tiền hiền trong suốt ba ngày, vì sức yếu, người ít, đã dùng chước bằng cách đặt tre nứa đan lại bằng các khối tam giác, lục giác rồi lấy cây ré đốt hoặc giả ra phủ lên các hình thù bằng tra đó. Trong đêm mịt mờ các hình thù bằng tre lá tựa như đá thật.

Sau lần tranh chấp này người Chàm tự nguyện rời Lý Sơn mà vào tận Phan Rang, Phan Rí.

2. CHUYỆN PHẾ TRUẤT MỖI LÀNG MỘT ÔNG TIỀN HIỀNTrước đây làng Vĩnh Long (tức Lý Vĩnh ngày nay) có 7 ông tiền hiền, làng

An Hải (tức Lý Hải ngày nay) có 8 ông tiền hiền như đã nói ở trên, nhưng nay mỗi làng đã bị phế truất một ông. Làng Vĩng Long còn các họ Phạm văn, Phạm Quang, Võ Xuân, Võ Văn, Lê Nguyễn gọi là lục tộc; làng An Hải còn Nguyễn, Trương, Dương, Nguyên, Trần, Võ, gọi là thất tộc.

Làng Vĩnh Long phế truất ông họ Lê, làng An Hải phế truất ông họ Trần. Ngày nay ở Đảo Lý Sơn còn truyền hai câu ca:

130

Page 132: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

" Phạm Võ huy hoàng thiên địa chiếuTrần Lê bạo ngược quỷ thần kiêng"

Để giải thích lý do vì sao lại hạ bệ hai ông Lê Trần. Theo lời kể của dân địa phương thì sự "bạo ngược" của hai ông không lấy gì làm rõ ràng lắm, chủ yếu là do hai bà vợ. Ông Lê vốn có một mắt, trông dữ tợn, tính khí cộc cằn nhưng không làm gì ác, ông chỉ có lỗi là không dạy bà vợ người Huế. Bà ta là người khéo nấu nướng, giỏi giang việc nhà, nhưng lúc nào cũng tỏ ra khinh thường mọi người, chua ngoa, đanh đá, bép xép, không xem ai ra gì. Nhiều lần các tộc họ đã hội họp để chấn chỉnh nhưng bà ta đã không nghe lại còn tỏ ra bất cần tình làng nghĩa xóm. Còn ông Lê có lúc lại nghe lời vợ, hay gây gỗ với người khác. Vì vậy các họ tộc kia đồng lòng phế truất ông khỏi chức tiền hiền, không cho vợ chồng ông dự các ngày giổ chạp, lể hội ở đình làng.

Lý do ông Trần bị phế truất cũng là do mụ vợ miệng mồm không kín kẽ lại lắm điều. Trong một lần giỗ đình, mụ vợ ông Trần bổng dưng buộc miệng ví cái bánh ít lá gai như …cứt trâu! Thế là cả hai họ tộc từ già đến trẻ điều phẫn nộ. Bởi ai cũng biết rằng, từ xa xưa người Lý Sơn coi bánh ít lá gai là thứ bánh quý giá nhất, nó không thiếu trong bất cứ giổ chạp nào, nó luôn được đặt ở vị trí quan trọng nhất trong mâm đồ cúng giữa bàn thờ. Vốn đã ghét sẵn bà vợ lẫn ông Trần, thế là mọi người kiên quyết tống khứ hai ông bà không cho được dự các ngày giỗ chạp, hội hè, tên tuổi của ông Trần cũng bị gạch trong gia phả hệ của làng.

Ngày nay, vào các ngày lể tết trong năm, ở các đình làng Lý Hải và Lý Vĩnh con cháu vẫn tụ tập về hai nhà thờ này để cúng tế và tưởng nhớ đến các vị "tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cư". Đặt biệt trong ngày 20/2 ở Lý Hải và 6/7 ở Lý Vĩnh là hai ngày tế lễ này người ta chỉ nhắc đến thất tộc và lục tộc và chỉ thờ phụng 13 ông này, còn hai ông Trần, Lê thì được cúng riêng. Người dân địa phương vẫn xem ông là bậc tiền công nhưng không được xếp vào hàng đức thuỷ tổ.

131

Page 133: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

NÀNG ROI

Nàng Roi tên chữ là Phạm Tiên Điều, người làng An Vĩnh, huyện Bình Sơn, nay là xã Lý Vĩnh, huyện Lý Sơn. Nàng là hậu duệ của ông thuỷ tổ họ Phạm Văn-một trong bảy ông thuỷ tổ khai khẩn làng này.

Năm 15 tuổi, nàng Roi nổi tiếng xinh đẹp trong làng.Nàng có nước da trắng ngần, dáng người mảnh dẻ, tóc dài quá gót và lại thuỳ mị, nết na văn hay chữ giỏi.

Một hôm, giặc Tàu Ô bất ngờ ập vào làng nên mọi người chẳng ai hề hay biết. Lúc này, nàng Roi đang làm ngoài rẫy nên nàng phát hiện ra chúng, nàng tất tả chạy đi báo dân làng biết. Khi thấy nàng bỏ chạy, bọn giặc Tàu Ô đuổi theo. Nàng chạy đến đâu là hô to lên "Có giặc Tàu Ô, có giặc Tàu Ô" để cho mọi người biết mà đối phó. Dù bọn giặc truy đủi sau lưng nhưng nàng cũng phải gắng hết sức chạy ra ngoài bãi biển để báo cho cha nàng cùng cánh đàn ông đang câu cần. Chẳng may, nàng bị vấp ngã, mấy thằng giặc ào đến bắt được nàng. Chúng bắt đầu xé quần áo nàng để giở trò bậy bạ. Ngay tức thì nàng hốt đất cát vãi vào mặt chúng và bỏ chạy. Đến vũng Thầy Tu thì cùng đường. Biết không thể thoát khỏi tay giặc, để giữ trinh tiết, nàng nhảy xuống đó mà tự vẫn. Người ta kể lại rằng, khi mọi người tìm được xác nàng thì thấy nàng chết trong tư thế xếp bằng như đức Quan Âm dưới đáy vũng Thầy Tu.

Họ tộc cùng bà con dân làng đưa xác nàng roi về chôn cất và lập miễu thờ, gọi là dinh Bà Roi. Người đời sau tôn vinh miếu thờ là " Trinh Tịnh Đường". Người ta còn kể lại rằng, "bà Roi" luôn luôn hiển thánh báo cho dân làng biết những chuyện bấc trắc sẽ xảy ra cho dân chúng như gió bão, giặc tàu Ô, và cũng thường được cho thuốc men lúc ốm đau, khi đến đó cầu nguyện.

Trinh Tịnh Đường là miễu thờ thân nhân người Việt duy nhất ở đảo Lý Sơn và cũng là miễu thờ nhân thân người Việt hiếm có ở Quảng Ngãi. Đây là miễu thờ đẹp, to lớn, uy nghi và còn giữ được vết kiến trúc cũ. Hàng năm vào ngày 16 tháng 5 là ngày giỗ bà Roi, tộc họ Phạm cùng bà con Lý Sơn về đây cầu nguyện ban phước lành.

132

Page 134: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

SỰ TÍCH CHÙA ÔNG RAU

Chùa ông Rau hiện trên con đồi núi Đỏ-đuôi núi Long Phụng, thuộc thôn Tân Định, xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức. Hiện nay, bãi biển Tân Định đang hấp dẫn du khách không phải chỉ vì bãi biển đẹp nhất ,nhì trong tỉnh với bờ cát trắng ôm chân núi, đồi cây râm mát mà nơi đây còn có chùa ông Rau nổi tiếng một thời.

Đây là ngôi chùa nhỏ vuông vức, cao khoảng 2,5m, rộng khoảng 4,5m được đào ngầm trong đá ong. Bên cạnh lòng còn có 2 con đường nhỏ, mỗi con đường rộng chừng 0,5m. Người ta nói rằng, một con đường có thể theo đó ra lòng biển, gọi là đường xuống âm phủ và một con đường khác có thể theo đó lên núi đồi gọi là đường lên Trời.

Về phía Nam, trước đây có một con suối sâu, bốn mùa nước ngọt trong xanh. Giờ suối cũng đã cạn kiệt. Chung quanh chùa cây cối bị chặt phá, nhiều hang to lỗ chỗ do bị đào lấy đá ong.

Chùa ông Rau có tự bao giờ không ai biết. Người ta ước chừng khoảng vài trăm năm. Tương truyền đã có một đạo sĩ đến đây tu hành (hay cũng có thể là mai danh ẩn tích). Từ lúc đạo sĩ đến bãi đất hoang bên suối bỗng mọc nhiều loại rau tươi tốt. Thế là đạo sĩ ngày ngày ăn rau tu hành và thuyết giáo. Tên chùa ông Rau có tên từ đó.

Những năm trời hạn hán, mất mùa, đói kém, nhân dân trong vùng đến đây để hái rau về ăn thay bữa. Người ta ngạc nhiên khi thấy nơi đây rau rác bốn mùa điều tốt tươi còn đạo sĩ vẫn hồng hào, khoẻ mạnh. Người ta rình xem thì thấy đêm đêm có những vòi nước từ dưới suối phun lên bãi rau ngút ngàn kia. Từ đó họ bảo rằng những vòi nước từ suối phun lên chính là những vòi rồng của núi Long Phụng.

Một ngày kia người ta bổng thấy ông đạo sĩ biến mất. Ông ta đi đâu chẳng ai rõ. Có người nói ông ta đã lên đường hầm lên trời, hoặc có thể xuống biển, có người đón rằng ông ta đã bỏ đi. Biết đâu đó không phải là một vị tướng tài nào đó sa cơ thất thế về đây lánh.

Nay chùa ông Rau đã thành phế tích, trong chùa chỉ còn lại mấy bệ thờ không khói hương và vài chữ nho không đọc rõ. Nhưng dù sao hình ảnh người ăn rau ẩn náu trong hang nay vẫn còn lưu truyền trong nhân dân trong vùng. Và tên chùa ông Rau chắc chắn sẽ còn mãi mãi.

133

Page 135: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

CHUYỆN KỂ VỀ:THẦY LÁNH Ở CỬA SA CẦN

1/PHẠT NẬU RỖIVùng cửa Sa Cần có núi Kẽm, núi Luỹ, núi Trà và Hòn Ông, Hòn Bà. Hiện

nay, trên hòn ông có thờ một chiếc dày. Tương truyền đó là chiếc dày của thầy Lánh.

Cách đây khoảng vài trăm năm ở cửa Sa Cần có Thầy Lánh là người có nhiều phép biến ảo khôn lường. Thầy thường ngồi câu cá ở cửa biển.

Một hôm, để thử lòng của các nậu rỗi, thầy Lánh hỏi xem các nậu rỗi ít cá tôm để làm mồi câu, chẳng bà nào chịu cho. Thầy Lánh cười cười chẳng nói gì, cứ ngồi lầm lì ở đó bằng lưỡi câu không, nhưng cũng câu được khối cá to, cá nhỏ. Cá nậu rỗi chạy lên đến chợ, giở gánh ra, hỡi ôi nhiều rổ trống không, rổ nào còn cũng chỉ còn cá ươn, cá thối. Có mấy rổ tôm nhưng tôm cũng nhảy tự lúc nào. Các bà khóc lóc ầm ĩ, gióng gánh không trở về. Họ biết là thầy Lánh đã phạt họ. Vì thế các bà vừa thút thít vừa đi đến chỗ thầy Lánh đang ngồi câu cá. Các bà quỳ xuống khóc lóc xin ông tha cho, không có cá mà bán thì lấy đâu tiền mua củi lửa gạo nước, mà còn sợ chồng đánh đập. Thầy Lánh nói với họ rằng, từ nay về sau hãy bỏ thói keo kiệt, bủn xỉn thì ông không phạt nữa. Các bà vâng dạ rối rít. Thấy họ thành khẩn, thầy Lánh cũng lấy ít cỏ bỏ vào các giỏ của họ, xong thổi vào đó một hơi dài. Ngay tức thì giỏ nào cũng đầy cá tôm như cũ.

2/. RẤM BINHThầy Lánh còn là người giỏi thuật rấm binh. Nhiều lần, sợ thầy làm loạn,

quan quân của triều đình đưa quân lính đến hỏi tội, nhưng lần nào thiên binh vạn tướng của Thầy Lánh cũng làm họ thất kinh hồn vía. Biết thuật rấm binh của thầy cao cường, ai cũng kiên dè, song thầy thấy chưa phá phách chống đối gì nổi, quan quân triều đình không đụng chạm gì đến thầy nữa.

Vào một đêm khuya nọ, Thầy Lánh đêm quân đến hỏi tội bọn vua quan ức hiếp dân chúng, nhưng thầy đã rấm binh không thành. Để đủ số binh tướng hùng mạnh thầy rấm đếm bảy ang đậu. Thầy dặn vợ là chỉ đánh mõ nhỏ, và đều đều, không được đánh lớn trong lúc thầy đang đọc thần chú. Nhưng mụ vợ đã không làm theo ý thầy. Khi thầy Lánh đọc thần chú và mụ vợ gõ thì thiên binh thần tướng bắt đầu trỗi dậy từ từ lớn mà lại quá nhanh. Nhưng vì quá buồn ngủ nên mụ vợ đánh mõ với ý là để binh tướng mau thành hình mà đi ngủ cho rồi. Không ngờ vì cách đánh mõ đó mà binh tướng kẻ thì thiếu tay, kẻ thiếu đầu, kẻ thiếu chân, kẻ chưa kịp có mắt, có tóc…Thế là chuyện đêm quân đi hỏi tội triều đình thất bại. Từ đó trở đi Thầy Lánh không còn rấm binh nữa vì một lần mà rấm binh mà binh thành yêu tướng thì lần sau không bao giờ rấm binh lại được.

134

Page 136: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

3/. CHUYỆN ĐỔI ĐÌNH:Làng của Thầy Lánh vốn nghèo khổ. Dân làng quanh năm miệt mài với biển

giả nhưng vẫn túng thiếu. Còn làng bên cạnh thì có nhiều người vinh hoa phú quý và lắm kẻ quyền cao chức trọng. Một lần nọ, Thầy Lánh thấy làng bên vừa xây cất đình làng, cột kèo to lớn toàn bằng gỗ quý, có nhiều nét chạm trổ tứ linh, dây leo thực vật hết sức cầu kỳ, ngói mới đỏ tươi. Thầy chợt nghĩ đến đình làng mình vẫn còn thanh tre xiêu vẹo, thầy chạnh lòng. Thế là thầy Lánh quyết định đổi đình.

Đêm đó thầy về đình làng mình lập đàn cúng tế. Khi thầy vừa cúng vái xong, mây đen bỗng vần vũ còn bầu trời thì đen kịt, có nhiều tiếng chuyển động ầm ầm. Lát sau, họ bổng thấy đình làng tranh tre xiêu vẹo bổng dưng biến mất, rồi từ từ cột kèo to lớn, chạm trổ tinh vi xuất hiện…Họ thấy đình của họ giống hệt đình làng bên cạnh. Nhưng thầy Lánh cũng đã cẩn thận bằng cách hoá phép cho bầu bí bò phủ lên trên để làng bên không phát hiện được.

Sáng hôm sau, dân làng bên cạnh thấy đình mới xây của họ bổng nhiên biến mất mà thay vào đó là một ngôi nhà xiêu vẹo. Họ nhận ra đó là cái đình làng của làng thầy Lánh. Họ hết sức phẫn nộ, bèn kiện lên quan. Quan cũng không xử được vì sợ Thầy Lánh. Cuối cùng họ kiện ra tận triều đình. Nhà vua có trác về bắt thầy Lánh. Thầy Lánh lúc này đã không còn rấm binh được nên quân triều đình bắt được đêm về triều.

4/.CHIẾC DÀYNghe thầy Lánh có nhiều phép thuật, nhà vua sai thầy vẽ một con rồng rồi

phải làm sao cho rồng vẽ thành rồng thật, nhưng không được điểm nhãn. Việc điểm nhãn là phần việc của vua, khi nào vua thích. Thầy Lánh làm theo yêu cầu của vua. Ông xin vua 35mét lụa, rồi vẽ rồng đủ màu sắc rực rỡ. Nhà vua bảo ông phù phép để rồng có da có thịt. Thầy Lánh nói với vua rằng phải điểm nhãn mới thành rồng thật được. Nhà vua đến bên bàn vẽ, lấy màu mà điểm chỉ nhãn. Trong lúc vua điểm nhãn, Thầy Lánh rầm rầm yểm thần chú, thấy rồng vẻ vẫn còn là rồng vẽ, nhà vua tức lắm, hét quân sĩ bắt thầy Lánh đêm chém. Thầy Lánh vội vàng quỳ xuống tâu vua là hãy cho ông thử điểm nhãn. Vua cho ông cơ hội cuối cùng. Thầy Lánh lấy cọ chấm mực huơ lên ba lần xong chấm vào mắt rồng. Rồng vãi lập tức chuyển động, rồi múa nhảy trong sân đình. Nhà vua cùng các tướng sĩ reo vang ầm ĩ. Trong lúc quân thần mừng rỡ, thầy Lánh bất ngờ nhảy lên lưng rồng và vụt bay lên trời. Vì quá đột ngột nên không ai kịp phản ứng gì.

Thầy Lánh cỡi rồng bay về quê mình, đến cửa Sa Kỳ thầy quanh đi quanh lại mấy lần trên đỉnh Hòn Ông. Dân làng reo hò mừng vui. Nhưng rồi thầy vẫy tay chào mọi người và bay về trời. Hôm sau, mọi người đi biển thấy một chiếc dày của thầy nổi bồng bềnh trên mặt nước. Họ đoán là lúc thầy bay lượn trên cửa Sa Cần đã làm rơi. Họ đem chiếc dày đó đặt lên Hòn Ông và lập miếu thờ. Ngày nay, ở Hòn Ông-Sa Cần còn có miễu thờ chiếc dày của Thầy Lánh.

135

Page 137: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

CHUYỆN KỂ VỀ:NHỮNG HÒN ĐÁ Ở SA HUỲNH

Sa Huỳnh (Phổ Thạnh-Đức Phổ) có một vị trí khá đặc biệt. Nằm trên một con đường sắt xuyên Việt, và quốc lộ IA, Sa Huỳnh được biết đến như một trạm dừng chân lý tưởng trên những dặm dài lý tưởng trên những km2. Diện tích thổ cư chừng 31,4ha, còn lại là ruộng lúa, ruộng muối, núi đồi, cồn cát…Phía tây Sa Huỳnh chập chùng đồi núi, phía đông là biển cả bao la. Từ lâu biển Sa Huỳnh nổi tiếng với những bãi cát vàng, sạch và mịn như nhung; nước biển trong vắt không gợn phù sa. Cửa biển sa Huỳnh không biết cơ man nào là đá với những hình thù quái dị. Ngư dân đã căn cứ vào những hình dạng ấy mà đặt cho mỗi hòn một tên gọi: Hòn Cấm, Hòn Bù Nu, Hòn Đầu Trâu, Hòn Lừa, Hòn Đá Tấn, Hòn Nôm, Hòn Rùa, Hòn Chữ, Hòn Son…Nhiều hòn được dân địa phương gắn vào đó những tâm tư, tình cảm, những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nghề nghiệp…của họ thông qua các yếu tố có tính chất thần bí, hoang đường.

Riêng về Hòn Son, các cụ kể rằng, gần dinh bà có một chóm đỉnh đỏ như son. Năm nào điểm son ấy óng ánh, rực rỡ thì năm đó được mùa cá rộ, xóm làng được no ấm, và ngược lại, năm nào chóp son đó bị lu mờ, u ám thì biển giả mất mùa, xóm làng đói kém. Có người còn nói thêm rằng Hòn Son là biểu tượng của tấm lòng chung thuỷ, sắc son của người Sa Huỳnh trải qua bao gian nan, thử thách, bao biến động lịch sử. Lại có người nói Hòn Son chính là thỏi mực son mà các thiên thần đã thường dùng.

Bởi có Hòn Son nên cũng có Hòn Chữ. Đây là tản đá trên thân có chữ.Vết đá nứt có hình chữ sĩ( ) vạch ngang trên dài hơn vạch dưới. Lâu ngày vạch ngang dưới dài thêm ra nên lại hoá thành chữ thổ ( ). Các cụ bảo rằng, người Sa Huỳnh không mạng làm quan tướng, chỉ nên bám biển, bám đất mà làm ăn sinh sống thôi, từ xưa nay người Sa Huỳnh có ai làm quan làm tướng gì đâu (!)

136

Page 138: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

SƯU TẦM VĂN HỌC DÂN GIANVÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI"Sông dài, cá lội…"

THANH THẢO

"Sông dài, cá lội biệt tăm", nhưng "phải duyên chồng vợ"… thì "trăm năm cũng…sưu tầm". Qủa thật, sưu tầm văn học dân gian, dù là trong một giới hạn vùng, cũng là chuyện mênh mang trời biển. Bởi văn học dân gian tồn tại qua con đường truyền miệng, và sự lưu giữ không phải ở máy vi tính mà trong trí nhớ con người. Gìơ đây, khi những lớp người già đã trăm năm- những lớp người lưu giữ được nhiều nhất cái vốn quý giá này-thì sự thất thoát là rất lớn. Bây giờ, khi karaoke-một loại hình "Văn hoá dân gian…mới"đã tràn ngập từ thành thị tới nông thôn, tới những xóm chài hẻo lánh nhất, liệu ta con nghe được những điệu hò hò khoan , những đêm hát hố hay nói vè trong các xóm mạc ? Thời đại đổi thay, văn hóa cũng thay đổi. Nhưng những gì đã còn lại, dù chỉ còn trong trí nhớ một số người thì không thể để mất đi. Tôi dám chắc, nếu thuở ấu thơ bạn nghe được một câu hát ru như thế này: "Chiều chiều chim vịt kêu chiều-Buâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau", thì trong buổi xế chiều của cuộc đời, bạn sẽ được an ủi, mỗi khi nhớ đến câu hát ấy, nhớ đến mẹ mình. Điều an ủi là con mình sẽ nhớ đến mình, như giờ đây mình nhớ mẹ. Văn học dân gian chính là cái vô thức cộng đồng mà nhà phân tâm học Karl Jung hằng nghiên cứu. Nó là những thông điệp được cả cộng đồng lưu trữ và truyền lại cho những thế hệ sau, sự truyền lại đó có thể tự giác (thông qua những sưu tầm nghiên cứu), có thể không tự giác (thông qua những ghi nhận tình cờ hoặc qua sữa mẹ, qua máu huyết, qua vô thức)sẽ là ta sẽ rất ngạc nhiên khi thấy, văn học dân gian không thể nào mất được. Nó chẳng bao giờ là dòng văn học chính thống hay chủ đạo, nhưng nó cứ sống. Vì nó được cất lên từ phần hồn nhiên nhất của con người. Con người không thể đánh mất sự hồn nhiên, dù ở thời đại siêu thông tin, bởi con người không bao giờ muốn mình thành cái máy, dù là cái máy thông minh nhất, như Deep Blue.Phân biệt những vùng văn học dân gian, cũng chỉ là cách phân biệt ước lệ để sưu tầm, phân loại, chứ văn học dân gian không chỉ là tiếng hát của một dân tộc, nó còn giao lưu, pha trộn giữa nhiều dân tộc sống trên cùng một dãi đất, một quốc gia, thậm chí trên nhiều quốc gia. Ngay văn học dân gian của người Việt cũng là một phối hợp từ nhiều nguồn. Trong quá trình Nam tiến, người Việt dừng chân ở dãi đất Miền Trung, ở vùng đất Quảng Ngãi bây giờ, đã mang theo trong hành trang tinh thần của mình những câu ca dao, tục ngữ, những câu hát điệu hò từ miền Bắc. Mà ngay từ miền Bắc, những nguồn làm nên những điệu hò câu hát ấy cũng rất phong phú, và khá phức tạp.Phức tạp như chính sự hoà huyết của người Việt vậy. Còn khi vào miền trung, người Việt lại giao lưu, hoà huyết với người Chàm, với cả nguồn văn học dân gian giàu có mà

137

Page 139: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

người Chàm có được, cũng từ nhiều nguồn của các dân tộc từng sinh sống trên dãi đất này trước đó. Có văn hoá Sa Huỳnh hơn ba nghìn năm trước, nghĩa là đã có những câu hát, điệu múa từ ngày ấy. "Hố rị này hố rị…" "Hố hụi-xít cụi mới hò khoan…"những từ ngữ ấy liệu ta biết chúng là của ngôn ngữ nào, của dân tộc nào?

"Hết mùa tu hú kêu thanhCá chuồn đã mãn sao anh chưa về"

Khi về miền Bắc, mùa tu hú kêu trùng với mùa vải chín, thì ở miền Trung, ở Quảng Ngãi biển, màu tu hú cũng là mùa đánh cá chuồn của ngư dân. Cá chuồn phải đánh ngoài khơi, và câu ca dao tự nhiên có một không gian mênh mang, một khoảng cách giữa biển và bờ man mác những trông ngóng đợi chờ. Văn học dân gian là khuôn mặt tinh thần của một vùng đất, Vì thế, chỉ cần đọc một số câu ca dao, nghe một số điệu hò, xem trình diễn hò bả trạo, hay đọc những chuyện kể, truyền thuyết của vùng biển Quảng Ngãi, đã có thể hình dung khuôn mặt của vùng đất này. Trong các yếu tố để tạo nên diện mạo tinh thần của một vùng đất, của một cộng đồng, thì ngôn ngữ là yếu tố quan trọng đầu tiên. Trong ngôn ngữ có tín ngưỡng, có văn hoá, có phong cách sống, có những biểu hiện tình cảm tinh tế nhất. Ngôn ngữ trong văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi mang cái thật thà, bộc trực của tính cách người dân ở đây. Nó cũng ẩn một nỗi buồn thật đặc biệt của những lưu dân, nó mang những hoài nhớ của người xa xứ. Nhưng trên tất cả, nó đằm thắm một tình cảm giữa người với người, giữa người với thiên nhiên, nó là nhu cầu mong được chia sẽ và cũng mang cái căng thẳng của sự chịu đựng, phải vượt thắng như ở miền Trung. Vì thế cũng khó ở đâu mà nhu cầu được bộc lộ, được thông cảm lại mãnh liệt như ở Miền Trung. Những câu hát, những câu ca dao ở đây có thể còn thiếu trau chuốt, nhưng đầy nội lực, cái nội lực của những con người phải tồn tại trong những hoàn cảnh khắc nghiệt. Chính văn học dân gian ấy đã là cái nôi ngôn ngữ làm sản sinh từ đầu thế kỷ XX đến nay, những thế hệ nhà thơ ở miền Trung đặc sắc, không trộn lẫn được. Vì sao phải chờ đến thế kỷ XX mới có những thế hệ nhà thơ ở miền Trung ? Bởi phải cần một quá trình để từ những nhà thơ dân gian, những nhà thơ đã tự nguyện hy sinh tên tuổi mình, đến những nhà thơ của văn học thành văn, những nhà thơ có tên, những nhà thơ dám hy sinh cả cuộc đời vì sự phát triển của ngôn ngữ nói chung, và của ngôn ngữ thơ ca nói riêng.

138

Page 140: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN LÝ SƠN

ĐĂNG VŨ

Qua những lần đi thực tế ở Huyện đảo Lý Sơn, chúng tôi thực sự ngạc nhiên trước một Lý Sơn với quan cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng đến kỳ lạ, nơi đây còn giữ gần như nguyên vẹn các di tích kiến trúc gồm đền đài miếu mạo cổ xưa ngót 300-400 năm, hàng trăm ngôi nhà có vì trính, vò chèo chạm trổ tứ linh, dây leo thực vật công phu, tỉ mỉ đã qua hàng thế kỷ. Có thể là do Đảo Lý Sơn ít bị chiến tranh tàn phá, nhưng không phải chỉ có thế, người dân hòn đảo xinh xắn này còn biết giữ gìn, biết quý trọng và bảo vệ di sản văn hoá của cha ông mình để lại. Ngày nay, nhân dân Lý Sơn vẫn giữ những nét sinh hoạt dân gian độc đáo như lể hội đua thuyền truyền thống hàng năm, lể hội Chùa Hang, lể hội thờ cúng các vị tiền hiền trên đảo…Và đảo Lý Sơn còn có một kho tàng hết sức quý giá, đó là kho tàng văn học dân gian vô cùng phong phú và đặc sắc.

TỪ NHỮNG CÂU CA DÂN GIANVề Lý Sơn, có một điều làm chúng tôi thật sự xúc động, là khi nghe những

câu ca dân gian được phát ra từ những vành nôi, cánh võng, không phải chỉ các cụ già mà còn của các cô gái còn rất trẻ. Đã đi nhiều nơi, đã ở nhiều chỗ mới thấy thấm thía điều đó. Dường như nhiều nơi thế hệ trẻ đã lãng quên những bài ca dao mộc mạc nhưng sâu sắc và đầy tính nhân văn của cha ông đã để lại từ hàng nghìn năm trước. Tiếng ầu ơ ru em, ru con bên nôi đã được thay vào là " sao em nở vội lấy chồng", hoặc những bài hát "sếnh" với thể điệu Bolêro, Habanêra buồn thảm và có khi lại là những bài hát "nhập ngoại" theo thể điệu "Pop", ồn ào quá cỡ.

Về đây, tôi được nghe lại câu chuyện tình xa lắc xa lơ mà sao thấy nôn nao đến lạ:

Dốc lòng lên núi Đình CươngTìm cây trầm quế tìm người thương trao lời

Gặp người thương tôi sẽ trao lờiCòn không gặp người thương tôi đứng giữa trời mà than

Kiên quyết là thế, nhưng cũng chỉ gặp người yêu "ngỏ một đôi lời" (chứ không để làm gì khác), còn không gặp, những tưởng sẽ đạp bằng núi rừng thành tro bụi, ai ngờ, nếu không thì…đành "đứng giữa trời mà than" ! Có thể đó là bài ca được mang ra từ đất liền. Nhưng cũng chưa chắc, biết đâu lại không phải của người Cù Lao Ré mang vào, như họ đã từng hát trêu nhau:

Em hát một câu anh bỏ bầu đập nắpĐêm vô đất liền đổi bắp ra rang

Và đây, những câu ca dao chỉ có ở Đảo Lý Sơn:

139

Page 141: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

- Trời mưa trong Quảng mưa raMưa qua Hòn Ré mưa qua lạnh lùng

- Sớm mai ra đứng góc lăngNghe tiếng ai than khóc trong bụi bần hu hu…

Anh thương em chẳng dám tới nhàChiều chiều ra đứng bờ tra ngó chừngHai hàng nước mắt rưng rưngKhóc không dám khóc xây lưng mà chùi

Nhiều vô kể những câu ca dao như vậy ở Lý Sơn. Có khi để giải thích một hoàn cảnh của địa lý, mà cũng nói lên một mối bất hoà nào đó giữa hai làng lại có câu ca:

Vĩnh Long, Hải yến không xaCách một cái dốc sinh ra hai làng

Có khi câu ca gắn liền với một câu chuyện xa tích cũ nào đó, như câu chuyện đêm ngoài hòn đá Ghe Bầu ai khóc thở than đầy não nùng sau một lần bị bão tố đánh chìm thuyền:

Trời xui sóng gió bão bùngKhiến cho thân bậu bãi Bùn lách lau

Nói về những khó nhọc của những người đi trong các Đội Hoàng Sa và Bắc Hải có những câu:

- Hoàng Sa lắm đảo nhiều cồnChiếc chiếu bó tròn mấy sợi dây mây

- Trường sa trời bể mênh môngNgười đi thì có mà không thấy về

Trường Sa mấy nước bốn bềTháng hai khao lề thế lính Trường Sa

Trong những ngày ở lại Đảo Lý Sơn, chúng tôi được may mắn nghe các cụ, các bác ngồi lại với nhau hát những câu ca cũ suốt mấy đêm liền. Hát mà sợ con cháu không không hiểu lại chê cười. Trong số những người mà chúng tôi được nghe hát như bác Đặng Lại, bác Mai Văn Nghĩa, Bác Lê Phúc, bác Bùi Qua, bác Bùi Thị Viễn, bác Võ Thị Lực, bác Phù Thu, bác Ngô Liền, bác Trần Cử, bác

140

Page 142: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Phù Thị Sẻ, bác Đặng Thị Phận, bác Trần Dậu…có người đã ở khoảng giữa tuổi tám mươi. Ấy vậy mà khi đã hát lại cứ hát như thời trai trẻ, như thời còn thương cảm bạn tình núp ở góc lăng, như thời "chiều chiều ra đứng bờ tre ngó chừng". Đã qua cái thời ngóng đêm về tụ năm tụ bảy hát hò, hát hố ở sân nhà, sân bạn, sân đình, Bãi Trước, Bãi sau, Hát hò, hát hố đã thật sự chìm vào quên lãng.

Hát hò, hát hố (1) ở Lý Sơn có từ bao giờ chẳng ai xác dịnh được, cũng giống như không ai xác định được hát hò, hát hố ở miền Nam Trung Bộ có tự bao giờ, nó đã thành máu thịt của biết bao nhiêu thế hệ. Nó như một cuộc chơi đơn giản nhưng mang tính tập thể cao, đầy tự nguyện, mà lại hàm chứa những triết lý cao và giàu tính nhân văn, nó chẳng giống như thứ Karaokê đang thịnh hành ở khắp hang cùng ngỏ hẻm ở Lý Sơn ồn ĩ mà xa lạ.

Ở Lý Sơn, hát hò, hát hố cũng đầy đủ cá hình thức như hát giã gạo, hát huê tình, hát đầm nền…Tất cả đều có hò hê phụ hoạ. Cuộc hát bao giờ cũng thường theo trình tự từ hát dạo, hát chào, hát hỏi đấu, hát than trách, hát nguyền, hát kết, hát tiễn đưa. Lời qua, đáp lại suốt cuộc chơi, có khi đến mờ mờ sáng. Nghe các nghệ nhân ở Lý Sơn hát tôi cứ hình dung ra hòn đảo nhỏ bé hơn mười kilomet vuông này, ngày xưa đã như một cỏi thiên tiên, ở đó thơm lừng mùi gió biển; có tiếng suối Chình róc rách, có tiếng lao xao của những rặng dừa cao lều ngều, có những làn điệu dân ca trôi bồng bềnh từ đầu gành đến cuối bể, và dường như, vương quốc bé bỏng này đã có một thời không nhóm bụi trần ai.

Xin trích ra đây một vài câu hát"…Ngẫm nghĩ đến đâu buồn rầu đến đó

Ngẫm nghĩ chung tình buồn có vui khôngBữa rày anh cùng em như cá trôi sông

Càng gánh chung tình lịu địu càng tiếc cái công thậm dàyKhông nên với bạn không nên

Em về mua cát mua phên dừng buồngHai ngăn em cũng dừng luôn

Một ngăn quân tử cựu một buồng quân tử tânLiều mình em thác xuống sông Ngân

Cho thoả tình với hai bạn trọn ái ân với hai chàngRắn hổ mang nằm cây mít gãy

Em có lòng chờ sáu bảy năm nayNăm Thìn, năm Tý, năm Tỵ, năm Thân

Bước qua năm Mẹo, năm Dần là sáu năm dư

(1) Thực tế hát hò cũng là hát hố, nhưng ở đây chúng tôi gọi chung cho các thể loại hát nhân nghĩa, hát đối đáp, hát huê tình…hát hò hát hố, theo cách gọi chung của người Lý Sơn. Các thuật ngữ này lâu nay cũng chưa được dùng thống nhất

141

Page 143: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Chờ anh đã mãn tháng tưAnh không nói lại em ừ nơi xa

Mời anh mười tám qua nhàTrầu ăn rượu uống nơi xa kết nguyền

Cây khô bóng ngã non tuyềnAnh về chết phứt đi cho liền bạn ơi

Trong hàng trăm bài hát chúng tôi sưu tầm được ở đảo Lý Sơn có đủ các cung bậc tình cảm, có khi là tình yêu quê hương đất nước, có khi là sự phản kháng những thế lực thống trị, hoặc những ràng buộc lễ giáo đã lỗi thời; là giãi bày tình làng nghĩa xóm, tình chồng vợ, nghĩa mẹ cha, và đặc biệt là tình yêu đôi lứa, lúc mặn nồng khi cay đắng. Tóm lại, đó là bài hát đầy nhân nghĩa, chúng phản ánh tấm lòng mộc mạc, chân chất, trung thực và nhân hậu của người dân huyện đảo.

…ĐẾN CÁC TRUYỀN THUYẾT VÀ GIAI THOẠINgoài vốn ca dao dân ca hết sức phong phú, Lý Sơn còn lưu giữ nhiều truyện

dân gian bao gồm cả truyền thuyết, có giai thoại độc đáo, hấp dẫn và ly lỳ.Để giải thích một hiện tượng thiên nhiên về nơi có hòn đá phẳng lì ở Núi

Giếng Tiền, người ta gắn vào một câu chuyện hoang đường là, nơi đó thường có Nam Tào, Bắc Đẩu và những vị tiên xuống đánh cờ; không những thế, các vị tiên trên trời xanh kia còn thường xuống đánh đu, hát hò nhảy múa trong những đêm trăng sáng. Qua câu chuyện này, có lẽ người dân đảo có ý tự hào là quê hương mình xinh đẹp, đến tiên trên trời cũng thích xuống chơi !

Lý Sơn cón có nhiều truyền thuyết liên quan đến lịch sử khai phá và xây dựng hòn đảo này. Có câu chuyện kể về cuộc đọ trí của các vị tiền hiền từ Kỳ Xuyên, An Chuẩn,An Vĩnh, An Hải đi thuyền buồng ra đảo và đấu tranh giành đất với người Chiêm Thành như thế nào. Đó là một cuộc đọ trí cần đến một trí tuệ tập thể và sự đoàn kết nhất trí cao. Các vị tiền hiền đã "sáng tác" cuộc tranh tài bằng cách chất đá trong đêm để giành chủ quyền lãnh thổ". Lá cây và tre nứa đã thành đá, hay nói đúng hơn như đã trong cái chập choạng của bóng đêm. Sự thông minh, tài trí của các bậc tiền hiền khai sinh ra vùng đất này thật đáng khâm phục.

Ngày nay nhân dân Lý Sơn còn lưu truyền câu chuyện vì sao ở Lý Vĩnh có 7 ông tiền hiền, nay chỉ còn sáu gọi là lục tộc: ở Lý Hải có 8 ông nay chỉ còn 7 ông gọi là thất tộc. Mỗi làng bị phế truất một ông. Lý do gì bị phế truất chưa được giả thích thoả đáng, nhưng lại có chuyện lưu truyền trong dân gian rằng, vì trong một đám giỗ ở đình làng, bà vợ nọ đã quay mông mà ví bánh ít lá gai như …cứt trâu ! Mà ai cũng biết bánh ít lá gai là món ăn linh hồn, không thể thiếu vắng trong mọi cuộc giỗ chạp, lễ tết ở quê hương này. Té ra chỉ vì bánh ít lá gai, ví sự quá quắt của mụ vợ mà đức ông chồng phải bị phế truất khỏi "chức tiền hiền"

142

Page 144: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Chùa Hang (Thiên Khổng Thạch Tự) là di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng, đã được cấp bằng di tích quốc gia . Về lai lịch, ngôi chùa này cũng nhóm đầy huyền thoại. Có chuyện kể rằng 8 ông họ trần người Lý Hải tu tiên ở đây và đắc đạo. Các ông đã dùng đậu, lúa mà rấm binh (cũng có lần rấm binh không thành do mụ vợ thèo lẻo !)Nhiều lần các ông đã đi vào đất liền không phải bằng thuyền mà bằng chiếc nón bầu. Sau đó triều đình nghe chuyện, sợ các ông rấm binh làm loạn, có trác đòi về rồi đem xử tử. Trước khi hành quyết, các ông đã xin tấm vải điều phủ lên mặt mĩu rồi bay về trời. Câu chuyện này nói lên điều gì? Thật ra, chuyện rấm binh, chuyện đi nón bầu trên sông biển là những mô tiếp phổ biến trong các truyện kể dân gian. Đằng sau sự khuếch đại hoặc gần những yếu tố hoang đường, thần kỳ cho nhân vật có khi lại là một sự thật lịch sử. Có thể các ông họ Trần này là những người có tài đi sông biển và là những người tụ tập nghĩa binh để chống đối triều đình và các thế lực phong kiến thời đó. Chuyện các ông bay về trời cũng là một mô típ phổ biến trong các truyện kể. Các nhân vật huyền thoại thường là không chết, hoặc bay lên trời, hoặc hoá thân sống kiếp khác. Điều đó biểu hiện sự tôn kính, quý trọng của nhân dân; cái thiện, cái chính nghĩa luôn luôn được tồn tại.

Nhân dân Lý Sơn còn kể nhiều chuyện liên quan đến việc đánh giặc Tàu Ô vào năm 1842. Đến nay, Lý Sơn chưa có một cuốn sách hay một tài liệu nào ghi chép kỹ lưỡng về vùng đất này, ngoài một số gia phả của các dòng họ, hoặc những lời điếu ông bà ở các đình làng nhân ngày lể tế tiền hiền (17 tháng 6 Âm lịch, ở Lý Vĩnh và 2 tháng 2 AL ở Lý Hải), hoặc trong những bài thơ vịnh của các bậc túc nho. Vì vậy, chuyện đánh giặc Tàu Ô ở Lý Sơn chủ yếu cũng lưu giữ bằng miệng. Theo các lời kể của dân Đảo thì vì thiếu giáo mác nên đánh giặc thời đó chủ yếu chỉ là cộng lá dừa nhúng vào nước vôi, cay mũi. Và để cho quân Tàu Ô bị trượt ngã người ta hái trái mù u mà rải ra đường…Trong những người lãnh đạo dân chúng Lý Sơn chống giặc nổi lên có ông Nguyễn Văn Tuất. Người ta kể rằng, vì giặc Tàu Ô quá đông mà đội quân của ông chỉ có 40 người nên dù ông đã lập kế nghi binh để chống trả vẫn không thắng được giặc. Trong một cuộc giao chiến, ông Tuất chạy bị vấp hang còng mà quỵ chân và bị giặc bắt giết chết ở Bãi Xóm Ngoài. Vì có công, ông được vua truy tặng sắc phong (một chức tước gì đó), nhưng ông Nguyễn Văn Nên là một kẻ có thế lực ở địa phương, đã giành lấy công trạng về mình. Sau đò bà vợ ông Nên đã đốt nhà làm cháy cả sắc phong của nhà vua ! Lại còn chuyện bà Roi tử tiết và thành Thánh, 15 tuổi nàng Roi vốn họ Phạm, là người xinh đẹp, nết na nổi tiếng trong vùng, Khi phát hiện ra giặc Tàu Ô đang váo đảo cướp bóc, đốt phá xóm làng nàng chạy ra biển tìm cha đang câu cần để báo cho cha biết, chẳng may nàng bị giặc phát hiện. Chúng truy đuổi, nàng vừa chạy vừa kêu to để báo cho dân làng. Chạy đến vũng Thầy tu thì cùng đường. Sợ bị giặc phát hiện, để giữ tiết nghĩa, nàng nhảy xuống đó mà chết. Người ta nói, nàng chết trong tư thế xếp bằng như Phật Bà, Người ta nói, nàng luôn luôn hiển thánh, phù hộ dân lành (miếu thờ của bà còn ở Lý Vĩnh và là miếu thờ nhân thân người Việt duy nhất ở Lý Sơn). Qua câu chuyện này, chứng tỏ người Lý Sơn xưa kia đã có truyền thống anh dũng, bất

143

Page 145: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

khuất, có ý thức bảo vệ hòn đảo yêu quý của mình, và còn biết giữ khí tiết của người dân nước Việt, không để nhân phẩm, danh dự bị ô uế.

Lý Sơn còn nhiêu câu chuyên dân gian khác như chuyện Nguyễn Ánh lúc lánh nạn đã đào 2 giếng nước ngọt ở sát biển; chuyện về cá ông Nam Hải bị luỵ cách đây mấy trăm năm, nay còn bộ xương khổng lồ trong một ngôi đình ở Lý Hải, chuyện về trụ Bồ trên Hòn Thới Lới để báo động có giặc Tàu Ô mà nay còn câu ca: " Tàu Ô ăn cắp ghe bầu; cha con Thủ ngữ ra hầu lãnh binh" hay giai đoạn về " Cá trích còn ở Biển Đông; mà ông Cả bảo hái lá bông cho nhiều"; giai thoại về ông Tư Huấn bán cái máy may cho ông Dương Tư (nay còn sống)…Mỗi câu chuyện một dáng vẻ khác nhau nhưng đều hấp dẫn, sinh động, phản ánh sự thông minh, hóm hỉnh, giàu trí tưởng tượng của người dân Lý Sơn.

Qua các truyện kể giới thiệu sơ lược ở trên, xin cứ hình dung, một hòn đảo bé nhỏ như vậy mà không biết sinh ra bao nhiêu truyện kể truyền từ đời này sang đời khác. Đó chỉ là câu chuyện gắn liền với đất và người huyện đảo, về các bậc tiền hiền khai khẩn, hầu hiền khai cư", về các dấu tích còn lại ở xóm làng…Còn nhiều truyền thuyết và những giai thoại khác đã lưu truyền ở đây qua sự giao lưu văn hoá (hoặc sáng tác tại chổ), nhưng không có dấu ấn địa phương chúng tôi không giới thiệu trong bài viết này.

Trở lên là một số nét chưa đầy đủ về một vùng đất giàu có vốn văn học dân gian mà khó tìm thấy bất cứ nơi nào khác trong tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, trong cả nước nói chung. Lý Sơn quả là một kho báu văn nghệ dân gian lung linh, huyền ảo, sáng ngời giữa biển đông bởi những trái tim nhân hậu, thuỷ chung, bất khuất, anh dũng trong việc chống thù trong giặc ngoài, luôn có ý thức đắp xây và giữi gìn non sông yêu quý của mình. Tôi nghĩ, 5 trái núi trên đảo Lý Sơn như 5 trái tim khổng lồ luôn hít thở khí trời và tình yêu, ẩn chứa biết bao nhiêu điều kỳ diệu. Nếu lấy văn học dân gian làm thước đo cho trái tim con người, thì trái tim người Lý Sơn quả xứng đáng như vậy.

144

Page 146: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

MẤY KHÚC HÁT RU CỦA QUÊ NHÀ

NGUYỄN ĐỨC QUYỀN

Tôi đã được nghe những câu ca dao tuyệt vời của xứ…, những câu ca dao trong như ngọc, óng chuốt như ngà, uyển chuyển và duyên dáng. Tôi cũng đắm say với những câu ca dao mộc mạc, thô tháo của Nam Bộ, những câu hát phơi cả ruột gan trong âm điệu và ngôn từ của những con người miền đồng ruộng cò bay thẳng cánh. Nhưng in sâu trong tâm hồn tôi là những câu ca dao của quê hương tôi, những câu ca dao chơn chất mà mặn nồng tình nghĩa đã chảy trong máu huyết của tôi những ngày thơ ấu.

Tôi muốn mời các bạn cùng nghe với tôi câu ca dao vô thuỷ vô chung này:Lên non tìm hòn đá trắng

Con chim phượng hoàng sao vắng tiếng kêuTrời mưa lâu đá mọc đầy rêu

Đứa nào ăn ở bạc con dế kếu thấu trời.Câu ca dao cứ làm tôi kinh ngạc mãi về những con người của quê hương tôi,

những con người sống trên mãnh đất khét nghiệt của miền Trung, mùa nắng thì cháy cả cây cỏ mùa màng mà mưa lụt nhiều lúc phải trèo lên khu đỉ nhà treo ghe bè đến cứu, những con người quanh năm đầu tắt mặt tối vì miếng cơm manh áo, mà tiếng hát họ cất lên lại "thi sĩ hơn các nhà thi sĩ" (lời Xuân Diệu)

Lên non tìm hòn đá trắngCon chim phượng hoàng sao vắng tiếng kêu

Dẫu phải lên non cao họ cũng lặn lội đi tìm. Và kỳ tài là người bình dân đã diễn tả cái giá trị tinh thần đầy trừu tượng bằng màu sắc và thanh âm.

Lên non tìm hòn đá trắng Cái màu trắng của thuở ban đầu, của trinh nguyên, của thanh lọc không đáng

để bỏ công tìm kiếm sao ? Ý tưởng thanh khiết đến cảm động có hiện ra bằng lời và bằng nhạc. Hai thanh trắc (đá trắng) cuối câu lục (lạ chưa?) nghe tức ngược như cảm giác của người trèo núi. Nhạc thơ như còn chứa chất cái nghịch lý của cuộc sống, cái tráo trở của người đời. Thanh âm quen thuộc cũng đã tắt:

Con chim phượng hoàng sao vắng tiếng kêuCon người chân lấm tay bùn với cái đời sống trăm cay nghìn đắng qúa thân

thuộc đối với tôi mà tôi làm sao hiểu được họ đã nuôi dưỡng hình bóng của tình nhân, của quân tử, của nhơn tình, nhơn nghĩa trong tâm hồn họ như thế nào? Thì ra trong hình bóng của người thương trong lòng người thương kỳ vĩ như thế đấy !Anh trong lòng em (hay là em trong lòng anh ? Tôi hiểu:anh trong lòng em) là con chim phượng hoàng trên non cao, em đã từng nghe tiếng hát ân tình của nó:

145

Page 147: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

Ngày nào thề thốt lao xaoChàng trao miếng thuốc, thiếp trao miếng trầu

Còn lòng dạ của em thì xa xôi chi đó mà lầm:Anh thương em trầu hết lá lươnCau hết nửa vườn cha mẹ nào hayDẫu mà cha mẹ có hay

Nhứt đánh nhì đày hai lẽ mà thôiGươm vàng kề cổ anh ơiChết thì chịu chết lìa đôi không lìa

Cho nên càng xa càng nhớ, càng vắng càng lớn lao kỳ vĩ. Nhưng người đi tìm kiếm đã gặp những điều không chờ đợi gặp:

Trời mưa lâu đá mọc rêuĐứa nào ăn ở bạc con dế kêu thấu trời

Sắc đã đổi. Hòn đá trắng đã mọc rêu hóa ra bạc !Thân tình quá ! Sự tráo trở của màu sắc hay sự tráo trở của lòng dạ con người ?

Thanh đã chuyển. Tiếng chim phượng hoàng trên non cao đã im bặt chỉ có tiếng dế kêu, dưới hòn đá mọc rêu ai oán, thê thiết vọng đến thấu trời.

Rốt cuộc việc tìm kiếm chỉ còn lại một con người với một sắc trắng độc tôn với giọng độc ca não nề. Có nhà thi sĩ nào đã diễn tả sự tìm kiếm một giá trị tinh thần trầm thống và cảm động đến thế không ?

Dạo chơi miệt biển quê nhà, tôi nhặt được một hạt ngọc, hạt ngọc của tình yêu. Hạt ngọc có ánh sáng kỳ diệu lấp lánh mãi trong hồn tôi, có lẽ của một cặp tình nhân nào xa xưa đã ngưng kết trong cát lầm của sóng nước mặn mòi quê tôi trên bờ Thái Bình Dương bao la:

Đêm nay anh gối tay nàngNgày mai ra biển gối đàn dây neo

Cứ hồn nhiên, người tình muôn thuở, người nghệ sĩ dân gian đã vươn đến nghệ thuật của im lặng. Không lý sự dài dòng, im lặng là bản chất của người dân chài. Trước tiếng gào thắt của biển cả thì ngôn ngữ còn có ý nghĩa gì? Tình yêu của tuổi trẻ “ăn đằng sóng nói đằng gió” cũng trở thành vô thanh. Nhưng trong tịnh có động, động dữ dội, động như biển, như sóng, như gió, như ái ân. Vừa mới “đêm” đó thoắt đã cái thành “ngày”, thời gian của tình yêu như tên bay, vừa mới ái ân trêm bãi bờ đã biển khơi nghiêng chao sóng gió. Vừa mới mềm đó (gối tay nàng) đã cứng rồi (gối đàng dây neo). Vừa mới hai thoắt cái chỉ còn một. Nhưng không phải là cái một cô đơn khoắc khoải mà là cái hai đã xe thành một. Khỏe khoắn lạ thường ! Dẻo dai lạ thường ! Thách cả biển khơi bão bùng. Cái sợi dây tơ hồng ở đây cũng tương xứng với biển cả: “ Đàng dây neo”. Hình

146

Page 148: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC

ảnh của lứa đôi quấn quýt, xoắn xuýt cứ biểu hiện giữa rời nước mêng mông, giữa sóng gió khơi lộng. Hình ảnh ái ân quấn riết nồng nàn, của đêm lại được trưng bày giữa “ngày”, giữa thanh thiên bạch nhật một cách thiêng liêng (gối đầu lên cổ kia mà !) Có lẽ trước sự biến hóa vô thường như vậy, nhà họa sĩ của màu sắc, của không gian đành bất lực trước nhà họa sĩ của ngôn ngữ, thời gian thì xê dịch, thuyền thì xê dịch, người xê dịch, trước mặt là trùng trừng biển khơi, nhưng tình thì bất biến. Câu ca dao lục bát dành chữ thứ mười bốn, chữ “neo” để neo câu ca dao lại không ý tứ lắm sao ! Trong sự xê dịch của vô thường của nghề nghiệp này, dù có động trời động biển thì tình em đã “neo” anh lại, tình yêu đã “neo”anh lại. Dẫu thuyền anh có đi trong bão tố thì trái tim anh cũng yên tĩnh như đang gối tay nàng êm ru đêm nay.

Trong kho tàng của ca dao cổ nước nhà cũng có một câu nói gối lên êm ái, gối lên hương sắc, gối lên ngọc nhà như vậy:

Gối mền gối chiếu không êmGối lụa không mềm bằng gối tay em.

Nét tài hoa của câu ca dao này là tạo nhạc như một hòa âm của tứ tấu “mền”, “êm”, “mềm”, “em” nhằm phô diễn cái ấn tượng mỹ cảm của một cử chỉ ái ân.

Cùng một cử chỉ của tình yêu mà tình cảm tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện khác nhau biết mấy. Một đằng là vô ngôn, một đằng là đa ngôn, cái vô ngôn thơ hơn. Câu ca dao “gối mền gối chiếu không êm…” chưa thấy được bản lĩnh của người con trai. Câu ca dao “đêm nay anh gối tay nàng…” tình yêu đã chuyển hóa thành sức mạnh trong lao động, trong đấu tranh, lồ lộ ra một nhân cách. Câu ca dao của miền sông nước quê hương tôi đã chảy trong dòng tình cảm lớn và cao quý của dân tộc và nhân loại.

147