sỐ 8 2019 - vista.gov.vn

62
ISSN 1859 1000 THÔNG BÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8 2019 (12 SỐ/NĂM)

Upload: others

Post on 20-Feb-2022

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ISSN 1859 – 1000

THÔNG BÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỐ 8

2019 (12 SỐ/NĂM)

i

THÔNG BÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

(Định kỳ 1số/tháng)

BAN BIÊN TẬP

Trưởng ban: ThS. VŨ ANH TUẤN

Phó Trưởng ban: ThS. Trần Thị Hoàng Hạnh

Uỷ viên thư ký: CN. Nguyễn Thị Thúy Diệu

CN. Nguyễn Thu Hà

ThS. Nguyễn Thị Thưa

MỤC LỤC

Trang

Lời giới thiệu ii

Giải thích các yếu tố mô tả Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN iii

Bảng tra kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo lĩnh vực nghiên

cứu

4

Bảng tra kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo thông tin thư

mục

7

Phụ lục: Thủ tục đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN 59

ii

LỜI GIỚI THIỆU

Triển khai thực hiện việc thông tin về kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và

công nghệ được quy định trong Luật Khoa học và Công nghệ; Nghị định số

11/2014/NĐ-CP ngày 18/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động thông tin khoa

học và công nghệ; Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11/6/2014 của Bộ trưởng Bộ

Khoa học và Công nghệ quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin

về nhiệm vụ khoa học và công nghệ, là cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đăng ký, lưu

giữ, phổ biến thông tin KQNC, biên soạn và phát hành xuất bản phẩm: “Thông báo kết

quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ”.

Xuất bản phẩm "Thông báo kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công

nghệ" giới thiệu với bạn đọc thông tin thư mục cơ bản về kết quả thực hiện các nhiệm

vụ khoa học và công nghệ các cấp từ cấp quốc gia (cấp nhà nước), cấp bộ/ngành, cấp

tỉnh/thành và cấp cơ sở trên cả nước, thuộc tất cả các lĩnh vực khoa học và công nghệ

được đăng ký và lưu giữ tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia. Thông tin

trong xuất bản phẩm này được rút ra từ CSDL về nhiệm vụ KH&CN do xây dựng và có

thể tra cứu trực tuyến trên mạng VISTA của Cục theo địa chỉ: http://sti.vista.gov.vn.

Định kỳ xuất bản xuất bản phẩm là 1 số/tháng nhằm thông báo kịp thời thông tin các kết

quả nghiên cứu các cấp đã đăng ký và giao nộp tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ

quốc gia.

Mọi thông tin phản hồi về Xuất bản phẩm, xin liên hệ theo địa chỉ:

CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

Số 24-26 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

ĐT: (024) 39349116- Fax: (024) 39349127- E-mail: [email protected]

Website: http://www.vista.gov.vn/

iii

102.04-2013.21. Suy diễn tự động trong logic có miền giá trị ngôn ngữ/ TS. Trần Đức

Khánh - Trường Đại học Việt Đức. (Đề tài cấp Quốc gia)

Nghiên cứu về đại số gia tử tuyến tính và đại số gia tử min hóa, xây dựng các miền giá trị

chân lý dựa trên đại số gia tử tuyến tính và đại số gia từ mịn hóa cho logic ngôn ngữ. Xây

dựng logic mệnh đề có miền giá trị chân lý dự trên đại số gia tử tuyến tính và đại số gia

tử mịn hóa, bao gồm cú pháp, ngữ nghĩa và suy diễn. Xây dựng logic vị từ có miền giá trị

chân lý dựa trên đại số gia tử tuyến tính và đại số gia tử mịn hóa, bao gồm cú pháp, ngữ

nghĩa và suy diễn. Xây dựng logic mờ ngôn ngữ có miền chân lý dựa trên đại số gia tử

tuyến tính, đơn điệu bao gồm cú pháp, ngữ nghĩa và suy diễn. Các phưng pháp suy diễn

trong logic ngôn ngữ như suy diễn hợp giải, suy diễn modus ponens, chứng minh bảng,

lập trình logic...

Số đăng ký hồ sơ: 2018-52-989/KQNC

GIẢI THÍCH CÁC YẾU TỐ MÔ TẢ

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KH&CN

Giải thích:

Mã số nhiệm vụ

Tên nhiệm vụ

Chủ nhiệm nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì nhiệm vụ

Cấp nhiệm vụ

Số đăng ký kết quả nhiệm vụ tại Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

4

BẢNG TRA KẾT QUẢ NHIỆM VỤ KH&CN THEO LĨNH VỰC

20204. Các hệ thống và kỹ thuật truyền thông .................................................................... 7

20205. Viễn thông................................................................................................................ 9

20206. Phần cứng và kiến trúc máy tính ........................................................................... 11

20299. Kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật thông tin không xếp vào mục nào khác 12

20301. Kỹ thuật cơ khí nói chung ...................................................................................... 12

20302. Chế tạo máy nói chung .......................................................................................... 13

20303. Chế tạo máy công cụ .............................................................................................. 13

20305. Kỹ thuật cơ khí và chế tạo máy nông nghiệp ........................................................ 14

20306. Kỹ thuật cơ khí và chế tạo máy thuỷ lợi ................................................................ 16

20307. Kỹ thuật cơ khí và chế tạo ôtô và giao thông ........................................................ 16

20308. Kỹ thuật và công nghệ hàng không, vũ trụ ............................................................ 17

20313. Kỹ thuật cơ khí và chế tạo thiết bị năng lượng ...................................................... 17

20314. Kỹ thuật và công nghệ liên quan đến hạt nhân ...................................................... 18

204. Kỹ thuật hóa học ........................................................................................................ 19

20401. Sản xuất hóa học công nghiệp nói chung (nhà máy, sản phẩm) ............................ 19

20403. Kỹ thuật hoá dược .................................................................................................. 21

20404. Kỹ thuật hoá vô cơ ................................................................................................. 22

20405. Kỹ thuật hoá hữu cơ ............................................................................................... 22

20501. Kỹ thuật nhiệt trong luyện kim .............................................................................. 22

20502. Kỹ thuật và công nghệ sản xuất kim loại và hợp kim đen ..................................... 23

20503. Kỹ thuật và công nghệ sản xuất kim loại và hợp kim màu.................................... 23

20508. Vật liệu điện tử ...................................................................................................... 24

20510. Gốm ....................................................................................................................... 24

20512. Vật liệu composite (bao gồm cả plastic gia cường, gốm kim loại (cermet), các

vật liệu sợi tổng hợp và tự nhiên phối hợp;...) ................................................................... 25

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

5

20513. Gỗ, giấy, bột giấy ................................................................................................... 26

20601. Kỹ thuật và thiết bị y học ....................................................................................... 27

20602. Kỹ thuật phân tích mẫu bệnh phẩm ....................................................................... 28

20701. Kỹ thuật môi trường và địa chất, địa kỹ thuật ....................................................... 28

20703. Kỹ thuật năng lượng và nhiên liệu không phải dầu khí ......................................... 33

20704. Viễn thám ............................................................................................................... 33

20705. Khai thác mỏ và xử lý khoáng chất ....................................................................... 34

20706. Kỹ thuật hàng hải, đóng tàu biển ........................................................................... 37

20801. Công nghệ sinh học môi trường nói chung ........................................................... 37

20802. Xử lý môi trường bằng phương pháp sinh học; các công nghệ sinh học chẩn

đoán (chip ADN và thiết bị cảm biến sinh học) ................................................................ 38

20901. Các công nghệ xử lý sinh học (các quá trình công nghiệp dựa vào các tác nhân

sinh học để vận hành quy trình), xúc tác sinh học; lên men .............................................. 38

20902. Các công nghệ sản phẩm sinh học (các sản phẩm được chế tạo sử dụng vật liệu

sinh học làm nguyên liệu), vật liệu sinh học, chất dẻo sinh học, nhiên liệu sinh học, các

hóa chất được chiết tách từ sinh học, các vật liệu mới có nguồn gốc sinh học. ................ 39

21001. Các vật liệu nano (sản xuất và các tính chất) ........................................................ 40

21002. Các quy trình nano (các ứng dụng ở cấp nano). (Vật liệu sinh học kích thước

không phải nano được xếp vào 209) .................................................................................. 41

21099. Công nghệ nano khác ............................................................................................. 41

21101. Kỹ thuật thực phẩm ............................................................................................... 42

21102. Kỹ thuật đồ uống ................................................................................................... 42

299. Khoa học kỹ thuật và công nghệ khác ....................................................................... 42

3. Khoa học y, dược ........................................................................................................... 42

30204. Hệ tim mạch ........................................................................................................... 43

30207. Hệ hô hấp và các bệnh liên quan ........................................................................... 43

30211. Ngoại khoa (Phẫu thuật) ........................................................................................ 43

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

6

30213. Ghép mô, tạng ........................................................................................................ 44

30221. Ung thư học và phát sinh ung thư .......................................................................... 44

30301. Khoa học về chăm sóc sức khoẻ và dịch vụ y tế (bao gồm cả quản trị bệnh viện,

tài chính y tế,..) .................................................................................................................. 44

30304. Dinh dưỡng; Khoa học về ăn kiêng ....................................................................... 45

30309. Dịch tễ học ............................................................................................................. 45

30310. Sức khoẻ nghề nghiệp; tâm lý ung thư học, Hiệu quả chính sách và xã hội của

nghiên cứu y sinh học ........................................................................................................ 45

304. Dược học .................................................................................................................... 46

30403. Dược liệu học; cây thuốc; con thuốc; thuốc Nam, thuốc dân tộc .......................... 46

30404. Hoá dược học ......................................................................................................... 48

305. Công nghệ sinh học trong y học ................................................................................ 49

30501. Công nghệ sinh học liên quan đến y học, y tế ....................................................... 50

30502. Công nghệ sinh học liên quan đến thao tác với các tế bào, mô, cơ quan hay toàn

bộ sinh vật (hỗ trợ sinh sản); công nghệ tế bào gốc .......................................................... 50

30503. Công nghệ liên quan đến xác định chức năng của ADN, protein, enzym và tác

động của chúng tới việc phát bệnh; đảm bảo sức khỏe (bao gồm cả chẩn đoán gen, các

can thiệp điều trị trên cơ sở gen (dược phẩm trên cơ sở gen ............................................. 51

4. Khoa học nông nghiệp ................................................................................................... 51

401. Trồng trọt ................................................................................................................... 52

40103. Cây lương thực và cây thực phẩm ......................................................................... 52

40104. Cây rau, cây hoa và cây ăn quả.............................................................................. 54

40105. Cây công nghiệp và cây thuốc ............................................................................... 55

40106. Bảo vệ thực vật ...................................................................................................... 57

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

7

BẢNG TRA KẾT QUẢ

THỰC HIỆN NHIỆM KH&CN

THEO THÔNG TIN THƯ MỤC

20204. Các hệ thống và kỹ thuật

truyền thông

DT.047/18. Nghiên cứu xây dựng các

bài đo và bộ công cụ đo kiểm đánh

giá các lỗ hổng bảo mật với thiết bị

IP camera/ TS. Cao Minh Thắng -

Viện công nghệ Thông tin và Truyền

thông CDIT, (Đề tài cấp Bộ)

Xây dựng các bài đo và từ đó lựa chọn

các công cụ phù hợp để xây dựng bộ

công cụ đo kiểm đánh giá các lỗ hổng

bảo mật, chủ động trong công tác rà

quét lỗ hổng bảo mật của các thiết bị IP

camera từ đó hạn chế các sự cố an toàn

thông tin do thiết bị này gây ra. Nghiên

cứu về các lỗ hổng và công cụ rà quét

lỗ hổng bảo mật IP camera. Đề xuất các

bài đo và bộ công cụ rà quét lỗ hổng

bảo mật IP camera và bộ công cụ hỗ trợ

rà quét lỗ hổng bảo mật IP camera.

Số hồ sơ lưu: 2019-10-0103/KQNC

103.05-2016.37. Ăng ten cộng hưởng

Fabry-Perot cho phân cực tròn, băng

thông rộng, và độ lợi cao/ TS. Nguyễn

Trương Khang - Trường Đại học Tôn

Đức Thắng, (Đề tài cấp Quốc gia)

Nghiên cứu những phương pháp tạo

ra ăng-ten Circular polarization (CP)

băng rộng: Sử dụng cấu trúc 2 ăng-ten

lưỡng cực đặt vuông góc để tạo ra sóng

phân cực tròn bởi vì cấu trúc này có

cơ chế tiếp điện đơn giản. Những

phương pháp để tăng băng thông Axial

Ratio (AR) như sử dụng ăng-ten lưỡng

cực với phần đầu và cuối rộng, cấu trúc

không đối xứng, kết hợp ăng-ten lưỡng

cực điện và ăng-ten lưỡng cực từ...

sẽ được so sánh, đánh giá và chọn ra

cấu trúc tốt nhất. Thiết kế và tối ưu cấu

trúc ăng-ten CP băng rộng sử dụng

phần tử ký sinh: Từ cấu trúc ăng-ten

lưỡng cực vuông góc tốt nhất, sử dụng

các phần tử ký sinh để tăng băng

thông AR. Số lượng, hình dạng cũng

như vị trí của những phần tử ký sinh

này được nghiên cứu và tối ưu. Tìm

hiểu phương pháp nghiên cứu tính chất

của PRS: PRS cho 1 khoảng tần số

nhất định truyền qua. Đặc tính này

phải được nghiên cứu trước tiên để

xác định dải tần hoạt động, đặc tính

phản xạ sẽ được tìm hiểu để xác đinh

tần số cộng hưởng. Thiết kế và

tối ưu ăng-ten CP cộng hưởng Fabry-

Perot: Sử dụng công cụ mô phỏng để

mô hình hóa cấu trúc và nghiên cứu ảnh

hưởng của từng tham số lên tính

chất bức xạ của ăng-ten, đặc biệt là

tham số về kích thước, chiều dày,

khoảng cách giữa các

lớp điện môi. Chế tạo và đo đạc các

loại anten: chế tạo và đo đạc hiệu suất

hoạt động của ăng-ten theo các tiêu chí

như phối hợp trở kháng, khả năng kích

thích sóng phân cực tròn, độ lợi, và đồ

thị bức xạ trường xa của ăng-ten

Số hồ sơ lưu: 2019-68-0121/KQNC

B2-18-NSCL. Nghiên cứu các kỹ

thuật đo, đánh giá chất lượng trong

hệ thống truyền hình số/ ThS. Nguyễn

Huy Quân - Viện Khoa học Kỹ thuật

Bưu điện, (Đề tài cấp Bộ)

Nhiệm vụ đã phân tích, đánh giá hiện

trạng về chất lượng, về phương pháp

đo, đánh giá nguyên nhân chủ quan,

khách quan dẫn tới các hạn chế trong

công tác đo chất lượng. Từ đó, cùng với

các đề xuất cũng như cải tiến đã hoặc

đang khuyến nghị để áp dụng từ các

đơn vị liên quan như Cục Viễn thông,

các đơn vị phát sóng truyền hình, …

nhiệm vụ đã có những đề xuất nhằm

nâng cao năng lực đo, đánh giá thiết bị

cũng như khuyến nghị giải pháp, thông

số cần đo để đảm bảo chất lượng dịch

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

8

vụ truyền hình số cung cấp cho khách

hàng.

Số hồ sơ lưu: 2019-10-0222/KQNC

B3-18-NSCL. Nghiên cứu xây dựng

mô hình đánh giá chất lượng kỹ

thuật tín hiệu phát sóng số/ ThS.

Nguyễn Việt Dũng - Viện Khoa học Kỹ

thuật Bưu điện, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu tổng quan về hệ thống phát

sóng truyền hình số và công tác kiểm

soát chất lượng phát sóng truyền hình

số tại Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu

nguyên lý và phương pháp đo đánh giá

chất lượng tín hiệu phát sóng truyền

hình số sau quá trình sản xuất, trước khi

đưa vào phát sóng. Lựa chọn bộ thông

số đo đánh giá chất lượng tín hiệu phát

sóng truyền hình số phù hợp với từng

phương thức phát sóng số nhằm đảm

bảo chất lượng phát sóng truyền hình

số. Xây dựng mô hình đo đánh giá chất

lượng tín hiệu phát sóng truyền hình số

theo bộ thông số đánh giá được lựa

chọn. Thực hiện đo kiểm đánh giá chất

lượng tín hiệu phát sóng truyền hình số

theo mô hình đo và bộ thông số đánh

giá được lựa chọn tại Đài truyền hình

Việt Nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-10-0227/KQNC

102.02-2015.32. Các giải thuật phân

tích ten-xơ nhanh phục vụ xử lý dữ

liệu lớn/ PGS. TS. Nguyễn Linh Trung

- Trường Đại học Công nghệ, (Đề tài

cấp Quốc gia)

Phát triển các giải thuật phân tích

tensor thích nghi với độ phức tạp thấp

hoặc trung bình cho các tensor luồng

bậc ba; Áp dụng các giải thuật phân

tích tensor đã được đề xuất cho việc

phân tích dữ liệu EEG lớn.

Số hồ sơ lưu: 2019-53-0255/KQNC

ĐT.011/18. Nghiên cứu, rà soát và

sửa đổi các quy chuẩn kỹ thuật về

truyền hình kỹ thuật số DVB-T2

(QCVN 63:2012/BTTTT và QCVN

64:2012/BTTTT)/ TS. Nguyễn Phi

Tuyến - Cục Viễn thông, (Đề tài cấp

Bộ)

Truyền hình số quảng bá mặt đất là một

hệ thống truyền thông sử dụng công

nghệ số để cung cấp số lượng kênh

truyền nhiều hơn với chất lượng

hình ảnh, âm thanh tốt hơn dưới hình

thức phát quảng bá tới ăng ten thu thay

vì phải sử dụng chảo vệ tinh hay cáp

nối. Truyền hình số và tương tự khác

nhau ở dạng thông tin được truyền từ

máy thu đến máy phát, đối với truyền

hình tương tự thì tín hiệu có dạng sóng

liên tục trong khi đó tín hiệu trong

truyền hình số có dạng là các bit thông

tin rời rạc. Ưu điểm lớn nhất của hệ

thống truyền hình số mặt đất quảng bá

là sử dụng băng tần số hiệu quả và công

suất bức xạ nhỏ hơn so với truyền hình

tương tự. Ngoài ra truyền dẫn số còn có

thể tự phát hiện và sửa lỗi. Một ưu

điểm khác đó là có khả năng làm việc

trong mạng đơn tần SFN. Nghĩa là tất

cả các máy phát hình số trong một khu

vực nào đó có thể là một thành phố hay

một tỉnh sẽ phát trên cùng một kênh

sóng. Truyền hình số với công nghệ

mạng đơn tần SFN có thể tiết kiệm

được tài nguyên tần số quý hiếm của

quốc gia đồng thời những kênh lân cận

không gây can nhiễu lẫn nhau. Trong

truyền hình nói chung và truyền hình số

nói riêng, việc nén ảnh là một trong

những khâu rất quan trọng. Tín hiệu

truyền hình hiện nay được nén sử dụng

hệ thống MPEG. Những luồng dữ liệu

là luồng bit MPEG được nén cho phép

hệ thống có thể truyền được nhiều

chương trình qua kênh truyền hình

có độ rộng băng 8 MHz. Hiện nay trên

thế giới tồn tại bốn chuẩn cho hệ thống

truyền hình số quảng bá mặt đất: ATSC

của Mỹ, DVB-T của Châu Âu và

ISDB-T của Nhật Bản và DTMB của

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

9

Trung Quốc. Hệ thống truyền hình số

quảng bá được triển khai ở Mỹ là hệ

thống sử dụng điều chế 8 VSB cho

quảng bá mặt đất được chuẩn hoá bởi

ATSC. Hệ thống ISDB-T của Nhật bản

được chuẩn hoá bởi ARIB. Chuẩn

DVB-T của Châu Âu được rất nhiều

nước trên thế giới tuân thủ khi triển

khai hệ thống truyền hình số quảng bá

mặt đất cho nước mình. DVB-T hỗ trợ

rất nhiều loại hình dịch vụ bao gồm các

dịch vụ SDTV và HDTV, các dịch vụ

truyền hình số di động... Hiện nay Việt

Nam áp dụng theo chuẩn DVB-T

của Châu Âu, phiên bản mới nhất của

công nghệ này là DVB-T2.

Số hồ sơ lưu: 2019-10-0354/KQNC

08/2015/CNC-HDKHCN. Phát triển

công nghệ dịch đa ngôn ngữ Anh -

Việt - Trung/ PGS.TS. Nguyễn Ái Việt

- Viện Công nghệ thông tin, (Đề tài cấp

Quốc gia)

Phát triển, hoàn thiện và làm chủ công

nghệ dịch tự động đa ngôn ngữ dựa trên

công nghệ xử lý tiếng Việt và xử lý

hiệu năng cao nhằm tác động trực tiếp

tới các ngành công nghiệp, ngoại

thương, chuyển giao công nghệ, hội

nhập quốc tế và thông tin đối ngoại.

Số hồ sơ lưu: 2019-53-528/KQNC

20205. Viễn thông

ĐT.003/18. Nghiên cứu xây dựng hệ

thống đo kiểm, đánh giá chất lượng

dịch vụ chuyển vùng quốc tế chiều

Inbound (Roaming Inbound)/

Ths.Trần Hoàng Diệu - Viện Khoa học

Kỹ thuật Bưu điện - Học viện Công

nghệ Bưu chính Viễn thông, (Đề tài cấp

Bộ)

Nghiên cứu tình hình phát triển và thị

trường của dịch vụ chuyển vùng quốc

tế Roaming Inbound. Nghiên cứu tình

hình chuẩn hóa trong và ngoài nước về

các tham số đánh giá chất lượng mạng

và dịch vụ chuyển vùng quốc tế

Roaming. Nghiên cứu xây dựng bộ các

chỉ tiêu đo kiểm, đánh giá chất lượng

mạng và dịch vụ chuyển vùng quốc tế

Roaming theo tiêu chuẩn GSMA IR

81. Nghiên cứu, xây dựng hệ thống đo

kiểm và đánh giá chất lượng mạng và

dịch vụ chuyển vùng quốc tế Roaming

Inbound. Nghiên cứu xây dựng các

tham số, bài đo cho hệ thống đo kiểm,

đánh giá chất lượng mạng và dịch vụ

Roaming Inbound. Thử nghiệm đánh

giá hệ thống đo kiểm, đánh giá chất

lượng mạng và dịch vụ Roaming

Inbound tại Việt Nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-10-0183/KQNC

KQ012902. Nghiên cứu ứng dụng hệ

thống thư điện tử tích hợp hạ tầng

khóa công khai (PKI) sử dụng công

nghệ mở/ PGS.TS. Đào Ngọc Chiến -

Trung tâm Công nghệ thông tin, (Đề tài

cấp Bộ)

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng các hệ

thống thư điện tử và các phương thức

bảo mật sử dụng cho hệ thống thư điện

tử; Nghiên cứu, đánh giá một số phần

mềm thư điện tử tích hợp với hệ thống

PKI phát triển trên nền tảng nguồn mở

và so sánh với phần mềm nguồn đóng

trên cơ sở đó lựa chọn nền tảng phát

triển hệ thống thư điện tử hiệu quả và

khả thi hơn; Nghiên cứu, đánh giá một

số phương pháp mã hóa, giải mã và xác

thực cho hệ thống thư điện tử, lựa chọn

giải pháp mã hóa và xác thực cho hệ

thống thư điện tử phù hợp với hạ tầng

khóa công khai Chính phủ; Nghiên

cứu, xây dựng hệ thống thư điện tử trên

nền tảng mã nguồn mở; Nghiên cứu,

xây dựng và tích hợp hệ thống PKI;

Thiết lập và cài đặt cho hệ thống thử

nghiệm tại một số cơ quan đơn vị; Xây

dựng báo cáo tổng kết khoa học; Tổ

chức các hội thảo chuyên môn để lấy ý

kiến đóng góp của chuyên gia.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

10

Số hồ sơ lưu: 2019-60-0189/KQNC

ĐT.012/18. Nghiên cứu, rà soát và

sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật về chống

sét cho các trạm viễn thông (QCVN

32:2011/BTTTT)/ Ths. Vũ Hồng Sơn -

Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện, (Đề

tài cấp Bộ)

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc áp

dụng QCVN 32: 2011/BTTTT về

chống sét cho các trạm viễn thông.

Nghiên cứu, rà soát các tiêu chuẩn

trong nước có liên quan về chống sét

cho các trạm Viễn thông. Đánh giá thực

trạng việc áp dụng QCVN 32:

2011/BTTTT về chống sét cho các trạm

viễn thông. Nghiên cứu, đánh giá sự

phù hợp của Quy chuẩn với thực tế Việt

Nam; Nghiên cứu tình hình tiêu chuẩn

hóa về chống sét cho các trạm viễn

thông trên thế giới. Nghiên cứu các tiêu

chuẩn, khuyến nghị có liên quan về

chống sét cho các trạm viễn thông của

các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. Tìm

hiểu, nghiên cứu các tiêu chuẩn về

chống sét cho các trạm viễn thông của

một số nước.

. Ứng dụng công nghệ GIS quản lý hạ

tầng viễn thông trạm thu phát sóng

thông tin di động (BTS) trên địa bàn

tỉnh Phú Yên/ ThS. Lê Tỷ Khánh -

UBND Tỉnh Phú Yên, (Đề tài cấp Tỉnh/

Thành phố)

Thiết kế kiến trúc hệ thống thông tin

địa lý phục vụ quản lý hạ tầng viễn

thông trạm thu phát sóng thông tin di

động tỉnh Phú Yên. Xây dựng cơ sở dữ

liệu GIS phục vụ hạ tầng viễn thông

trạm thu phát sóng thông tin di động

tỉnh Phú Yên. Xây dựng, phần mềm

ứng dụng Việt hóa biên tập dữ liệu GIS

với chức năng cập nhât, phân tích, kết

xuất, hiển thị dữ liệu GIS phục vụ công

tác quản lý, quy hoạch hạ tầng viễn

thông trạm thu phát sóng thông tin di

động tỉnh Phú Yên. Xây dựng quy trình

cập nhật nhằm vận hành và phát triển

cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quản lý hạ

tầng viễn thông trạm thu phát sóng

thông tin di động tỉnh Phú Yên. Xây

dựng chương trình đào tạo và tổ chức

đào tạo, tập huấn chuyển giao công

nghệ.

KQ011104. Nghiên cứu tăng cường

hiệu quả các hoạt động hợp tác kỹ

thuật và phát triển bền vững trong

lĩnh vực bưu chính ở Việt Nam theo

chiến lược của UPU giai đoạn 2017-

2020/ CN. Đặng Thị Thủy - Vụ Hợp tác

quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông,

(Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu tổng quan về các chính

sách hợp tác phát triển của UPU như cơ

sở pháp lý về hợp tác phát triển của

UPU, các hoạt động và chương trình

hợp tác, chiến lược tương lai của

UPU... Nghiên cứu chính sách hợp tác

phát triển của UPU giai đoạn 2017-

2020. Nghiên cứu các kết quả hoạt

động hợp tác phát triển của UPU trong

giai đoạn vừa qua (2013-2016) và kế

hoạch hợp tác phát triển của UPU cho

giai đoạn mới 2017-2020. Rà soát, đánh

giá các hoạt động hợp tác phát triển và

hỗ trợ kỹ thuật của UPU dành cho Việt

Nam trong thời gian qua. Đề xuất các

hoạt động tham gia về hợp tác phát

triển của UPU đối với Việt Nam và

hướng hợp tác nhằm sử dụng hiệu quả

các hoạt động hợp tác phát triển và hỗ

trợ kỹ thuật của UPU trong giai đoạn

2017-2020.

Số hồ sơ lưu: 2019-10-0030/KQNC

ĐT.005/18. Nghiên cứu, xây dựng

mạng truyền thông quang tốc độ cao

dựa trên HAP phục vụ khắc phục

thảm họa thiên nhiên/ PGS.TS. Đặng

Thế Ngọc - Học viện Công nghệ Bưu

chính Viễn thông, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu khảo sát các giải pháp

truyền thông phục vụ khắc phục thảm

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

11

họa thiên nhiên trên thế giới. Nghiên

cứu đề xuất sử dụng các trạm hạ tầng

trên cao (HAP) được kết nối thông qua

các tuyến truyền dẫn quang không gian

(FSO) nhằm cung cấp giải pháp mạng

truyền thông tốc độ cao (Gigabit/s)

phục vụ khắc phục thảm họa thiên

nhiên. Xây dựng mô hình giải tích phân

tích hiệu năng hệ thống truyền thông

FSO tốc độ cao dựa trên HAP theo 03

kịch bản ứng dụng. Viết chương trình

phần mềm tính toán và mô phỏng phục

vụ việc đưa ra các kết quả đánh giá hiệu

năng hệ thống tương ứng với các kịch

bản. Phân tích các kết quả đánh giá

hiệu năng và khuyến nghị.

Số hồ sơ lưu: 2019-10-0016/KQNC

20206. Phần cứng và kiến trúc máy

tính

CS/18/D8-01. Nghiên cứu ứng dụng

vi mạch LattePanda trong chế tạo

thiết bị hạt nhân di động/ CN.

Nguyễn Thanh Hùng - Trung tâm chiếu

xạ Hà Nội, (Đề tài cấp Cơ sở)

Tìm hiểu cấu trúc phần cứng và phần

mềm của vi mạch LattePanda và đánh

giá khả năng ứng dụng của vi mạch

LattePanda trong chế tạo thiết bị hạt

nhân di động. Xác định giao thức

truyền số liệu trên MCA. Xây dựng sơ

đồ ghép nối MCA với LattePanda. Lập

trình cho vi xử lý và viết chương trình

ghi nhận phổ.

Số hồ sơ lưu: 2019-60-666/KQNC

KQ012907. Nghiên cứu ứng dụng hệ

thống mạng phát hiện và ngăn chặn

xâm nhập cho hệ thống mạng máy

tính dựa trên công nghệ mở/ KS. Lê

Trung Nghĩa - Trung tâm Công nghệ

thông tin, (Đề tài cấp Bộ)

Thiết lập được một hệ thống phòng thủ

trước các cuộc tấn công mạng dựa trên

công nghệ mở. Hệ thống có 2 chức

năng chính: Phát hiện, cảnh báo và

ngăn chặn hiệu quả, tức thì các hình

thức tấn công đã biết; Được áp dụng

các phương pháp giúp nhận diện và

ngăn chặn sớm các cuộc tấn công tiềm

tàng.

Số hồ sơ lưu: 2019-60-0192/KQNC

ĐT.006/18. Nghiên cứu chế tạo thử

nghiệm thiết bị mạng định nghĩa

bằng phần mềm cho các ứng dụng

IoT/ PGS.TS. Nguyễn Tiến Ban - Học

viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông,

(Đề tài cấp Bộ)

Tổng quan về công nghệ SDN và khả

năng ứng dụng trong IoT. Giới thiệu

tổng quan về công nghệ SDN, tìm hiểu

các yêu cầu đối với các thiết bị và hạ

tầng thông tin IoT và khả năng ứng

dụng SDN trong các hệ thống IoT. Giải

pháp chuyển mạch định nghĩa bằng

phần mềm, nghiên cứu và khảo sát các

giải pháp công nghệ chuyển mạch định

nghĩa bằng phần mềm qua đó, lựa chọn

giải pháp phù hợp với mục tiêu và

hướng tiếp cận của đề tài trong việc

hiện thực hóa một thiết bị chuyển mạch

SDN kích thước nhỏ. Nghiên cứu phát

triển thử nghiệm thiết bị chuyển mạch

SDN kích thước nhỏ và phần mềm điều

khiển chuyển mạch, nghiên cứu và đề

xuất giải pháp phần cứng, phát triển hệ

thống phần mềm và xây dựng thử

nghiệm hệ thống chuyển mạch SDN 4

cổng tốc độ 100 Mbps. Thử nghiệm

giải pháp cơ bản điều khiển lưu lượng

theo QoS cho ứng dụng IoT, xây dựng

mô hình và triển khai thử nghiệm khả

năng điều khiển lưu lượng theo QoS

cho hạ tầng thông tin của ứng dụng IoT

sử dụng hệ thống chuyển mạch SDN

được phát triển.

Số hồ sơ lưu: 2019-10-0023/KQNC

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

12

20299. Kỹ thuật điện, kỹ thuật điện

tử, kỹ thuật thông tin không xếp vào

mục nào khác

ĐT.008/18. Nghiên cứu triển khai

cung cấp ứng dụng bảo mật khóa

công khai (Resource Public Key

Infrastructure - RPKI) phục vụ xác

thực thông tin định tuyến trong công

tác quản lý địa chỉ IP/số hiệu mạng

ASN của Việt Nam./ ThS. Nguyễn Thị

Thu Thủy - Trung tâm Internet Việt

nam, (Đề tài cấp Bộ)

Tổng quan về hạ tầng khóa công khai

tài nguyên (RPKI) và sự cần thiết triển

khai RPKI trong công tác quản lý địa

chỉ Internet, số hiệu mạng ASN. Tiêu

chuẩn, công nghệ kỹ thuật cung cấp

ứng dụng bảo mật khóa công khai tài

nguyên (RPKI), hiện trạng triển khai tại

khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Đề xuất mô hình triển khai dịch vụ

RPKI trong công tác quản lý địa chỉ

IP/số hiệu mạng ASN tại Việt Nam.

Thử nghiệm ứng dụng RPKI cho hệ

thống mạng VNNIC và đề xuất giải

pháp triển khai ứng dụng RPKI cho

trạm trung chuyển VNIX và mạng DNS

quốc gia.

Số hồ sơ lưu: 2019-10-0080/KQNC

ĐT.007/18. Nghiên cứu giao thức

định tuyến IPv6 ứng dụng cho mạng

không dây công suất thấp/ ThS.

Nguyễn Trường Giang - Trung tâm

Internet Việt nam, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu tổng quan về định tuyến

IPv6 cho mạng không dây công suất

thập. Kỹ thuật và các giao thức định

tuyến IPv6 cho mạng không dây công

suất thấp. Đề xuất mô hình triển khai

định tuyến IPv6 cho mạng không dây

công suất thấp.

Số hồ sơ lưu: 2019-10-0079/KQNC

09/2015/CNC-HDKHCN. Ứng dụng

công nghệ bảo đảm an ninh, an toàn

mạng và bí mật thông tin ở mức cao

để phát triển bộ giải pháp an toàn an

ninh mạng LAN cho cơ quan nhà

nước và doanh nghiệp/ TS. Lê Quang

Minh - Viện Công nghệ thông tin, (Đề

tài cấp Quốc gia)

Hoàn thiện và làm chủ công nghệ phát

triển bộ sản phẩm V-AZUR nhằm bảo

vệ truy cập internet an toàn từ mạng

LAN và các ứng dụng thiết yếu đối với

cơ quan, tổ chức trên nền tảng

Linux. Đào tạo đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật

viên lành nghề phát triển công nghệ

đảm bảo an ninh thông tin mạng LAN.

Đào tạo đội ngũ nghiên cứu viên hướng

tới ứng dụng tại Viện Công nghệ Thông

tin, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện

Công nghệ thông tin và các doanh

nghiệp VIEGRID, FSOFT.

Số hồ sơ lưu: 2019-53-574/KQNC

20301. Kỹ thuật cơ khí nói chung

107.01-2011.06. Nghiên cứu động cơ

tự nâng sử dụng đệm từ trường/ TS.

Nguyễn Quang Địch - Trường Đại học

Bách Khoa Hà Nội, (Đề tài cấp Quốc

gia)

Cập nhật các kiến thức liên quan đến

động cơ ổ từ: Tiếp cận và làm chủ các

công nghệ và thành công trong nghiên

cứu mới nhất về động cơ ổ từ. Phân tích

và đánh giá kết cấu của động cơ ổ từ và

đề xuất phương án thiết kế mới đảm

bảo tính ổn định của động cơ khi làm

việc trong mọi chế độ; Thiết kế và chế

tạo các bộ phận cần được cải tiến trong

động cơ tự nâng dọc trục, chế tạo mô

hình động cơ tự nâng hoàn chỉnh. Thiết

kế và chế tạo bộ biến đổi công suất cho

động cơ tự nâng, Thiết kế và chế tạo hệ

điều khiển mới cho động cơ tự nâng.

Thử nghiệm và đánh giá kết quả thu

được. Phạm vi nghiên cứu: Động cơ tự

nâng dọc trục.

Số hồ sơ lưu: 2019-52-0277/KQNC

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

13

KQ015703. Nghiên cứu, tối ưu công

nghệ hàn Microplasma đối với hàn

vật liệu thép không gỉ nhằm cập nhật

và nâng cao chất lượng các khóa đào

tạo nhân sự hàn/ ThS. Đỗ Hải Tĩnh -

Trung tâm Đào tạo và Chuyển giao

công nghệ Việt - Đức ( Nay là Trung

tâm chuyển giao công nghệ Việt -

Đức), (Đề tài cấp Bộ)

Tổng quan tình hình nghiên cứu trong

nước và quốc tế về công nghệ

hàn Microplasma. Quy trình công nghệ

hàn Microplasma với hàn vật liệu thép

không gỉ. Đánh giá chất lượng sản

phẩm sau khi áp dụng quy trình công

nghệ hàn Microplasma.

Số hồ sơ lưu: 2019-60-606/KQNC

20302. Chế tạo máy nói chung

B1-18-NSCL. Nghiên cứu phát triển

hệ thống giám sát mạng cho các

doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt

Nam/ ThS. Đặng Huy Hoàng - Trung

tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt

Nam, (Đề tài cấp Bộ)

Xây dựng thử nghiệm hệ thống giám

sát thiết bị mạng phù hợp với các

doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt

Nam. Xây dựng hệ thống giám sát

mạng có khả năng giám sát hiệu năng,

tình trạng của các thiết bị kết nối mạng

của doanh nghiệp như server, switch,

router, firewall, tổng đài và điện thoại

VoIP v.v. Quá trình giám sát sẽ thông

qua giao thức SNMP - giao thức được

các thiết bị mạng và hệ điều hành trên

máy tính hỗ trợ mặc định, không yêu

cầu cài đặt thêm các phần mềm làm ảnh

hưởng tới hoạt động của

doanh nghiệp. Các nội dung nghiên cứu

cụ thể như sau: Nghiên cứu tổng quan,

phân tích các giải pháp giám sát mạng

hiện nay; định hướng giải pháp cho

doanh nghiệp Việt Nam; Nghiên cứu,

triển khai module quản lý thiết bị mạng,

cho phép quản lý trạng thái của các

thiết bị trong mạng theo thời gian thực

và thống kê hoạt động của các thiết

bị; Nghiên cứu, triển khai module giám

sát lưu lượng mạng cho phép giám

sát hoạt động lưu lượng trong hệ thống

mạng, giám sát lưu lượng trên từng

cổng của thiết bị; Triển khai

thử nghiệm và đánh giá kết

quả hệ thống.

Số hồ sơ lưu: 2019-10-281/KQNC

ĐTKHCN.066/18. Nghiên cứu, thiết

kế, chế tạo máy phun thuốc chống

mốc sản phẩm hàng may mặc/ TS.

Nguyễn Anh Tuấn - Trường Cao đẳng

Công Thương TP.HCM, (Đề tài cấp

Bộ)

Nghiên cứu tổng quan về tình hình

nghiên cứu trong và ngoài nước. Tính

toán, thiết kế bộ phận cấp và vận

chuyển sản phẩm; hệ thống thu hồi sản

phẩm; hệ thống phun dung dịch chống

mốc; hệ thống sấy; thiết kế và thi công

phần điện và bộ điều khiển, giao diện

người dùng. Lập trình điều khiển cho

các chế độ vận hành. Vận hành kiểm tra

các thông số hoạt động. Đánh giá độ

chính xác và tối ưu các thông số vận

hành.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-449/KQNC

20303. Chế tạo máy công cụ

KQ011786. Nghiên cứu thiết kế và

chế tạo máy phay CNC 3 trục thay

dao tự động phục vụ giảng dạy/ TS.

Đào Khánh Dư - Trường Cao đẳng kỹ

thuật Cao Thắng, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu tổng quan thực tiễn quá

trình đào tạo máy phay CNC tại các

trường và thiết kế, chế tạo hệ thống cơ

khí trên máy phay CNC 3 trục kết hợp

thay dao tự động. Xây dưng giải thuật

và viết phần mềm điều khiển cho máy

phay CNC. Tiến hành thiết kế và lắp

đặt phần cứng bộ điểu khiển máy phay

CNC, thiết kế giao diện giữa người và

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

14

máy. Xây dựng hệ thống bài tập thực

hành trên máy phay CNC và hương dẫn

vận hành máy.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0072/KQNC

ĐTKHCN.048/18. Nghiên cứu, thiết

kế và chế tạo máy tự động gia công

đai ốc bốn cạnh M3,4/ TS. Nguyễn

Công Thuật - Trường Đại học Công

Nghiệp Việt - Hung, (Đề tài cấp Bộ)

Làm chủ công nghệ, chế tạo thành công

máy tự động gia công đai ốc bốn cạnh

M4. Chủ động sản xuất thiết bị trong

nước, góp phần hạn chế và thay

thế sản phẩm nhập ngoại. Nghiên

cứu lý thuyết về các phương pháp gia

công, các phương pháp truyền động

từ đó lựa chọn được phương pháp gia

công và truyền động phù hợp; Tính

toán, thiết kế, xây dựng hệ thống các

bản vẽ kỹ thuật và chế tạo máy gia

công đai ốc bốn cạnh M4; Lựa chọn

mạch điều khiển, kết nối mạch công

suất và lập điểu khiển máy hoạt động

tốt ở các chế độ; Xây dựng quy trình

vận hành và bảo dưỡng thiết bị. Chế tạo

thành công máy gia công đai ốc bốn

cạnh M4 hoạt động tốt đáp ứng các yêu

cầu kỹ thuật đặt ra.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0286/KQNC

20305. Kỹ thuật cơ khí và chế tạo

máy nông nghiệp

07.17 DASXTN/HĐ-KHCN. Hoàn

thiện quy trình công nghệ và thiết kế,

chế tạo dây chuyền thiết bị chế biến

thức ăn cho ong mật/ TS. Vũ Kế

Hoạch - Trường Cao đẳng kỹ thuật Cao

Thắng, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu tổng quan các nguồn thức

ăn hiện nay của ong mật, ảnh hưởng

của nguồn thức ăn đến khả năng sinh

trưởng và chất lượng mật của đàn ong.

Nghiên cứu tổng quan các máy trong

dây chuyền chế biến thức ăn tổng hợp

cho chăn nuôi, tập trung vào các máy

rang, nghiền, định lượng, trộn và vô

bao. Xác định công nghệ và các kiểu

máy phù hợp cho chế biến thức ăn ong

đảm bảo đạt yêu cầu về độ nhỏ, tỷ lệ

thành phần và độ trộn đều và hoàn thiện

nguyên lý cấu tạo, nguyên lý làm việc

của các máy trong dây chuyền chế biến

thức tổng hợp cho ong mật, bao gồm

máy rang, nghiền, định lượng, trộn và

vô bao. Tính toán thiết kế các máy

trong dây chuyền chế biến bao gồm

máy rang, nghiền, định lượng, trộn và

vô bao, thiết kế hệ thống điện điều

khiển cho các máy chế biến và chế tạo

các máy rang, nghiền, định lượng, trộn

và vô bao và chế tạo hệ thống điện điều

khiển.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0069/KQNC

102.18.ĐTKHCN?HĐ-KHCN. Nghiên

cứu, thiết kế, chế tạo mô hình phục

vụ cải tiến sấy không khí cho nhà

máy chế biến tinh bột sắn/ ThS.

Huỳnh Đức Thọ - Viện Nghiên cứu

Điện tử, Tin học, Tự động hóa, (Đề tài

cấp Bộ)

Công nghệ chế biến tinh bột sắn đã có

từ lâu nên các dây chuyền này cũng có

công nghệ tương đương nhau, chúng

chỉ khác nhau chút ít về một vài vấn đề:

độ bền của thiết bị, hiệu suất năng

lượng tiêu thụ, quá trình điều khiển tự

động hóa. Qua khảo sát thực tế ở các

nhà máy chế biến tinh bột sắn khu vực

Miền trung – Tây nguyên, chúng tôi

nhận thấy ở hầu hết các nhà máy, các

vật tư thiết bị trọng yếu vẫn nhập khẩu

từ nước ngoài như hệ thống trích ly, hệ

thống phân ly, máy ly tâm tách nước...

Các dây chuyền đều hoạt động ở dạng

bán tự động. Một số công đoạn được

điều khiển riêng biệt. Đáng chú ý nhất

là hệ thống máy phân ly nhập khẩu từ

Đức thì được điều khiển tự động bằng

PLC. Như vậy, thực tế sản xuất đòi hỏi

một dây chuyên sản xuất được tự động

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

15

hóa cao hơn, đảm bảo chất lượng sản

phẩm tốt hơn và giá thành hạ hơn.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0231/KQNC

174.17.ĐT/HĐ-KHCN. Nghiên cứu,

thiết kế hệ thống cấp liệu từ kho bãi

bằng thiết bị cánh xoắn thay thế công

nghệ bốc dỡ truyền thống/ ThS. Đỗ

Ngọc Minh - Viện Cơ khí Năng lượng

và Mỏ - Vinacomin, (Đề tài cấp Bộ)

Tổng quan về tình trạng sử dụng hiện

nay của hệ thống cấp liệu từ kho bãi sử

dụng thiết bị cánh xoắn thay thế cho

công nghệ bốc dỡ truyền thống. Khảo

sát đánh giá thiết bị, thu thập tài liệu về

hệ thống cấp liệu từ kho bãi sử dụng

thiết bị cánh xoắn thay thế cho công

nghệ bốc dỡ truyền thống. Nghiên cứu

tổng quan về nguyên lý hoạt động, cấu

tạo và ứng dụng của thiết bị. Nghiên

cứu, xây dựng bộ tài liệu tính toán thiết

kế sản phẩm. Nghiên cứu lập bản vẽ

thiết kế chế tạo sản phẩm theo các

TCVN hiện hành. Nghiên cứu lập quy

trình công nghệ chế tạo một số chi tiết

điển hình phù hợp với công nghệ hiện

có tại Việt Nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0263/KQNC

ĐTKHCN.040/18. Nghiên cứu quy

trình công nghệ sản xuất bưởi tách

múi và thạch bưởi nhằm nâng cao

giá trị sản phẩm/ TS. Lê Quốc Tuấn -

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành,

(Đề tài cấp Bộ)

Nhằm đa dạng hóa sản phẩm từ nguồn

nguyên liệu bưởi da xanh, nghiên cứu

tập trung xây dựng quy trình công nghệ

sản xuất sản phẩm bưởi tách múi và

thạch bưởi đóng lọ thủy tinh nắp thiếc

cùng với sản phẩm cùi bưởi sấy chân

không (microwave-chân không) đạt vệ

sinh và chất lượng. Nghiên cứu quy

trình công nghệ sản xuất bưởi tách múi

đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

Công nghệ sản xuất thạch bưởi đảm

bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Công

nghệ sản xuất cùi bưởi đảm bảo vệ sinh

an toàn.

Số hồ sơ lưu: 2019-52-384/KQNC

ĐM.18.DN/16. Hoàn thiện thiết kế và

chế tạo hệ thống sấy lúa vỉ ngang

năng suất 150 tấn/mẻ/ ThS. Lê Thanh

Sơn - Doanh Nghiệp Tư Nhân Năm

Nhã, (Đề tài cấp Quốc gia)

Hoàn thiện được thiết kế và quy trình

công nghệ chế tạo hệ thống sấy lua vỉ

ngang năng suất 150 tấn/mẻ; Thực hiện

cơ giới hóa và tự động hóa cho hệ

thống sấy lua hợp lý với giá thành sản

xuất kinh tế với người sử dụng; Phát

triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp

và xây dựng mối liên kết hợp tác

chặt chẽ giữa doanh nghiệp/ Viện/

Trường trong quá trình phát triển bền

vững của doanh nghiệp Năm

Nhã. Trong đó đối với công nghệ của

dự án cần đạt được các yêu cầu sau: Cải

tiến hoàn thiện hệ thống sấy lua vỉ

ngang có hiệu suất và năng suất

cao, phục vụ sấy lua cho nông dân ; Cải

tiến đổi mới hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp để góp

phần trong việc giảm giá thành sản

phẩm thương mại hô trợ cho những nhà

đầu tư sản xuất nho bước đầu lập

nghiệp; Chất lượng của hệ thống sấy vỉ

ngang sau khi cải tiến hoàn thiện sẽ góp

phần nâng thời gian bảo quản lua lên

nhiều ngày , chất lượng lua sấy đạt tiêu

chuẩn bảo quản giup cho hoạt động

kinh doanh được linh động trong các

khâu mua bán, dự trữ quốc gia; Đóng

góp lớn cho ngành bảo quản lương thực

làm tiền đề để cạnh tranh giá gạo với

nước ngoài; Nâng cao trình độ nghiên

cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học -

công nghệ, mối liên kết giữa doanh

nghiệp và các tổ chức nghiên cứu

(Trường, Viện,...)

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

16

Số hồ sơ lưu: 2019-76T-0352/KQNC

DAĐL.CN-10/15. Hoàn thiện công

nghệ và thiết bị chế biến rơm, rạ làm

thức ăn cho trâu, bò và phân hữu cơ

vi sinh quy mô tập trung/ TS. Nguyễn

Năng Nhượng - Viện Cơ điện nông

nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch,

(Đề tài cấp Quốc gia)

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công

nghệ chế biến thức ăn, cho trâu bò và

phân hữu cơ vi sinh từ rơm, rạ quy mô

tập trung. Nghiên cứu hoàn thiện thiết

kế, chế tạo và lắp ráp các thiết bị chính

và dây chuyền thiết bị chế biến thức ăn

cho trâu, bò từ rơm, rạ. : Nghiên cứu

hoàn thiện thiết kế, chế tạo và lắp ráp

hệ thống thiết bị sản xuất phân hữu cơ

vi sinh từ rơm, rạ và các phế phụ phẩm

nông nghiệp quy mô 8-10 tấn sản

phẩm/ngày. Sản xuất thử nghiệm. Hoàn

thiện công nghệ và thiết bị.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-477/KQNC

KQ015365. Nghiên cứu thiết kế và

chế tạo thiết bị sản xuất đá lỏng từ

nước biển phục vụ công tác đào tạo/

TS. Trần Kim Quyên - Trường Cao

đẳng Công Thương miền Trung, (Đề tài

cấp Bộ)

Tổng quan các vấn đề về công nghệ bảo

quản thủy sản trong quá trình đánh bắt,

công nghệ sản xuất đá lỏng từ nước

biển sử dụng để bảo quản thủy sản ở

trên thế giới và trong nước. Thiết kế và

chế tạo thiết bị sản xuất đá lỏng từ nước

biển công suất 5 lít/giờ. Khảo sát thời

gian tạo đá lỏng với các hàm lượng

muối khác nhau trong nước biển. Đánh

giá thời gian làm lạnh và chất lượng cá

ngừ đại dương bằng đá cây xay nhỏ và

đá lỏng từ nước biển. Xây dựng bộ bài

tập thực hành phù hợp với mô hình sản

xuất đá lỏng từ nước biển.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-538/KQNC

20306. Kỹ thuật cơ khí và chế tạo

máy thuỷ lợi

DT184051. Nghiên cứu chế tạo sa bàn

mô hình vật lý thủy lực dòng sông

phục vụ công tác giảng dạy, nghiên

cứu khoa học và lao động sản xuất/

TS. Nguyễn Hoàng - Trường Đại học

Hàng hải Việt Nam, (Đề tài cấp Bộ)

Chế tạo sa bàn mô hình vật lý dòng

sông có tính chất công nghiệp, làm chủ

thiết kế và công nghệ chế tạo sa bàn mô

hình vật lý thủy lực dòng sông, phù hợp

với trình độ công nghệ chế tạo trong

nước, có thể tạo lưu lượng thay đổi theo

thời gian để thử nghiệm, phục vụ giảng

dạy, nghiên cứu khoa học. Điều tra thực

nghiệm về xói mòn, lắng đọng và các

đặc trưng hình thái học của dòng sông

như xói mòn, cắt sông, luống cát, bùn

cát lắng đọng…), quá trình chuyển

động của bùn cát và các hình thái kênh

dẫn.

Số hồ sơ lưu: 2019-34-575/KQNC

20307. Kỹ thuật cơ khí và chế tạo ôtô

và giao thông

ĐTKHCN.049/18. Nghiên cứu, thiết

kế, chế tạo đầu đo dao động góc của ô

tô phục vụ công tác đào tạo/ ThS.

Nguyễn Văn Việt - Trường Cao đẳng

Công nghiệp và thương mại, (Đề tài

cấp Bộ)

Nghiên cứu tổng quan trong nước và

trên thế giới về công nghệ đo dao động

góc. Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo hệ

đo dao động góc của ô tô. Xây dựng tài

liệu hướng dẫn sử dụng và bài tập ứng

dụng. Thực hành thí nghiệm đo một số

thông số dao động góc của ô tô ở chế

độ và điều kiện chuyển động cụ thể để

đánh giá độ ổn định của đầu đo.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-609/KQNC

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

17

20308. Kỹ thuật và công nghệ hàng

không, vũ trụ

KQ013274. Nghiên cứu đề xuất các

giải pháp để nâng cao hiệu quả quản

lý nhà nước trong lĩnh vực công nghệ

vũ trụ ở Việt Nam/ TS. Doãn Hà

Thắng - Văn phòng Ủy ban Vũ trụ Việt

Nam, (Đề tài cấp Bộ)

Đánh giá thực trạng và nhu cầu quản lý

nhà nước trong lĩnh vực công nghệ vũ

trụ ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất

các biện pháp tăng cường hiệu quả

công tác quản lý nhà nước về công

nghệ vũ trụ ở Việt Nam. Tăng cường cơ

chế phối hợp, phân công phân cấp giữa

cơ quan quản lý nhà nước thống nhất và

các Ban, ngành trong lĩnh vực nghiên

cứu, ứng dụng CNVT; đặc biệt chú

trọng sự đồng bộ hóa các phát triển tiến

bộ của luật pháp với các bước tiến của

khoa học kỹ thuật.

Số hồ sơ lưu: 2019-60-0224/KQNC

KQ013331. Nghiên cứu giải pháp phù

hợp khai thác mỏ quặng thiếc Phú

Lâm nhằm nâng cao hiệu quả kinh

tế, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi

trường/ ThS. Nguyễn Thị Thu - Viện

Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện

kim, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu tổng quan về các phương

pháp khai thác trong và ngoài nước đối

với các mỏ khoáng sản có thành tạo

dạng vỉa; Nghiên cứu các điều kiện địa

chất mỏ, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng

đến việc lựa chọn giải pháp khai thác

đối với các thân quặng tại mỏ thiếc Phú

Lâm. Nghiên cứu giải pháp khai thác

mỏ quặng thiếc Phú Lâm theo hướng

chuyển tiếp từ lộ thiên sang hầm lò

nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tiết

kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0233/KQNC

ĐTKHCN.083.18. Nghiên cứu tuyển

nổi quặng apatit loại 3 Lào Cai trên

thiết bị tuyển nổi cột có rửa bọt

nhằm nâng cao chất lượng tinh

quặng đáp ứng yêu cầu nguyên liệu

sản xuất DAP/ PGS.TS. Nguyễn

Hoàng Sơn - Trung tâm Khoa học công

nghệ Chế biến và Sử dụng khoáng sản.,

(Đề tài cấp Bộ)

Tổng quan về tuyển quặng apatit ở Việt

Nam và trên thế giới. Đánh giá khả

năng áp dụng thiết bị tuyển nổi cột để

tuyển nổi quặng apatit loại 3 Lào Cai.

Sơ đồ và chế độ công nghệ sử dụng

thiết bị tuyển nổi cột có rửa bọt nhằm

nâng cao chất lượng tinh quặng apatit

đáp ứng yêu cầu chất lượng cho sản

xuất phân bón DAP.

Số hồ sơ lưu: 2019-12-587/KQNC

20313. Kỹ thuật cơ khí và chế tạo

thiết bị năng lượng

11.17/HĐ-KHCN/NSCL. Nghiên cứu

xây dựng các yêu cầu kỹ thuật và

phương pháp thử phù hợp để đo đếm

LNG lỏng/ KS. Hoàng Hải Thành -

Tổng công ty khí Việt Nam - CTCP,

(Đề tài cấp Bộ)

Tổng quan về sản phẩm từ khí thiên

nhiên và hoạt động kinh doanh sản

phẩm từ khí thiên nhiên trên thế giới.

Cơ sở lựa chọn tài liệu liên quan đến

xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về các

yêu cầu kỹ thuật và phưng pháp thử

phù hợp để đo đếm sản phẩm từ khí

thiên nhiên lỏng. Tổng kết quá trình

thực hiện nhiệm vụ và các kết quả đã

đạt được.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-655/KQNC

10.17/HĐ-KHCN/NSCL. Nghiên cứu

xây dựng các yêu cầu kỹ thuật và

phương pháp thử phù hợp đối với

LNG thương mại/ KS. Hoàng Hải

Thành - Tổng công ty khí Việt Nam -

CTCP, (Đề tài cấp Bộ)

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

18

Tổng quan về sản phẩm khí thiên nhiên

lỏng và dạng hoạt động kinh doanh sản

phẩm khí thiên nhiên dạng lỏng trên thế

giới. Tiến hành xây dựng dự thảo và cơ

sở lựa chọn tài liệu liên quan xây dựng

tiêu chuẩn. Tổng kết quá trình xây dựng

dự thảo tiêu chuẩn và những kết quả

nghiên cứu đã đạt được của nhiệm vụ.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-656/KQNC

KQ012855. Nghiên cứu chế tạo thiết

bị và công nghệ sử dụng năng lượng

mặt trời cung cấp nước tưới cây công

nghiệp, cây ăn quả và nước sinh

hoạt/ ThS. Lê Việt Hùng - Viện Thủy

điện và năng lượng tái tạo, (Đề tài cấp

Bộ)

Sau quá trình hai năm nghiên cứu, dự

án đã hoàn thiện công nghệ thiết kế,

chế tạo được tấm pin năng lượng mặt

trời và bộ điều khiển bơm nước; tích

hợp đồng bộ công nghệ bơm sử dụng

năng lượng mặt trời để chủ động nguồn

cung cấp nước phục vụ tưới và nước

sinh hoạt. Xây dựng và chuyển giao 01

mô hình thực nghiệm Hệ thống bơm

nước sử dụng năng lượng mặt trời có

cột nước 10m, lưu lượng 20m3 /ngày

tại Lạc Dương - Lâm Đồng và 01 mô

hình thực nghiệm Hệ thống bơm nước

sử dụng năng lượng mặt trời có cột

nước 20m, lưu lượng 100m3 /ngày tại

Đam Rông - Lâm Đồng đã chứng tỏ

thành công của đề tài và khả năng nhân

rộng trên toàn quốc, đặc biệt là các tỉnh

Tây Nguyên và Nam Bộ nơi có nhiều

tiềm năng về năng lượng mặt trời.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-0184/KQNC

Đề tài. Nghiên cứu công cụ phân tích

dòng nguyên vật liệu nhằm tối ưu

hoá quá trình sản xuất trong các

doanh nghiệp nhiệt điện/ TS. Nguyễn

Tố Tâm - Trường Đại học Điện lực,

(Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu tổng quan và cơ sở lý luận

về tối ưu hoá lượng NVL (tối ưu trong

quản lý kinh tế) sử dụng trong quá trình

sản xuất. - Nghiên cứu lý thuyết về

phân tích dòng NVL là một công cụ hỗ

trợ phát triển công nghiệp xanh với sử

dụng hiệu quả năng lượng và tài

nguyên. Nghiên cứu một số bài học

kinh nghiệm từ các quốc gia, các công

ty lớn trên thế giới đã áp dụng thành

công. - Đánh giá về thực trạng công tác

phân tích và quản lý chi phí dòng

nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp

nhiệt điện Việt Nam. - Xác định những

tác động của phân tích dòng NVL và

đưa ra các đề xuất nhằm đảm bảo tối ưu

hoá sử dụng NVL trong quá trình sản

xuất trong các doanh nghiệp sản xuất

nhiệt điện (các vận dụng công cụ này

trong doanh nghiệp nhiệt điện).

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0228/KQNC

20314. Kỹ thuật và công nghệ liên

quan đến hạt nhân

CS/18/09-01. Nghiên cứu chế tạo cảm

biến dựa trên nguyên lý từ điện trở

lớn GMR ứng dụng trong đánh giá

không phá hủy/ KS. Nguyễn Đức

Huyền - Trung tâm Đánh giá không phá

hủy (NDE), (Đề tài cấp Cơ sở)

Chế tạo thành công cảm biến mẫu

GMR (dạng prototype) có khả năng dò

tìm và phát hiện một số dạng khuyết tật

bất liên tục trong mẫu (vết đứt gãy, lỗ

rỗng trong vật liệu) bằng kỹ thuật dòng

điện xoáy (Eddy Current). Chế tạo

thành công bộ thu thập và xử lý số liệu

DAQ (thu nhận và sử lý số liệu) và

phần mềm hiển thị tín hiệu trên máy

tính. Ứng dụng kết quả nghiên cứu làm

tiền đề để tiếp tục hoàn thiện sản phẩm

(hệ cảm biến dòng xoáy) nhằm chế tạo

thiết bị dòng xoáy kiểu cầm tay kết hợp

bộ thu thập, xử lý số liệu và máy tính

phù hợp với công tác kiểm tra NDT

(kiểm tra không phá hủy) hiện trường.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

19

Số hồ sơ lưu: 2019-60-0403/KQNC

204. Kỹ thuật hóa học

104.01-2016.59. Điều chế chất lỏng

ion đặc nhiệm (TSILs) làm xúc tác

cho phản ứng tạo nối C-C, C-N và

làm chất điện giải cho pin mặt trời

chất màu nhạy quang (DSC)/ TS.

Trần Hoàng Phương - Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên, (Đề tài cấp Quốc

gia)

Tổng hợp các TSILs (làm xúc tác đồng

thể), các TSILs dạng gel mang

nhóm định chức acid Brønsted (làm xúc

tác dị thể), và các TSILs gắn trên lõi

mang từ tính (làm xúc tác dị thể) theo

các qui trình công bố trước đây. Ứng

dụng các TSILs vừa điều chế được làm

xúc tác xanh cho phản ứng tạo nối C-C,

C-N trong tổng hợp hữu cơ: Trong

phản ứng tạo nối C-C: Tập trung

nghiên cứu sử dụng các TSILs làm chất

xúc tác cho các phản ứng như: phản

ứng acyl hóa Friedel-Crafts sử dụng

acid carboxylic làm tác chất; phản ứng

aryl hóa các dẫn xuất của

benzoxazole với tác chất là các

aldehyde; tổng hợp bisindolyl từ các

dẫn xuất indole và aldehyde. Trong

phản ứng tạo nối C-N: Tập trung

nghiên cứu sử dụng các TSILs làm chất

xúc tác cho các phản ứng như: phản

ứng Biginelli; phản ứng Paal-

Knorr; phản ứng đa thành phần

aldehyde–amine–alkyne. Ứng dụng các

TSILs vừa điều chế được làm chất điện

giải cho pin DSC: Nhóm nghiên

cứu chọn chất màu nhạy quang

Ruthenium dye N719 cho các thí

nghiệm về pin. Thí nghiệm được

xây dựng theo đúng quy trình hướng

dẫn khảo sát pin sử dụng TSILs làm

chất điện giải. Khảo sát hiệu

năng chuyển đổi của pin trong các

TSILs khác nhau.

Số hồ sơ lưu: 2019-54-0111/KQNC

20401. Sản xuất hóa học công nghiệp

nói chung (nhà máy, sản phẩm)

ĐTKHCN 103/16. Nghiên cứu ứng

dụng kỹ thuật siêu âm trong sản xuất

chất màu tự nhiên từ trái thanh long/

TS. Lê Thị Hồng Ánh - Trường Đại học

Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ

Chí Minh, (Đề tài cấp Bộ)

Khảo sát đặc điểm và thành phần hóa

học nguyên liệu thanh long ruột đỏ

thông qua đo lường một số chỉ tiêu hóa

lý. Nghiên cứu quá trình thủy phân

pectinase, quá trình trích ly và quá trình

sấy phun. Xác định các chỉ tiêu hóa lý

của sản phẩm nhằm đánh giá chất

lượng và tính ổn định của chế phẩm

màu. Ứng dụng chế phẩm màu trong

sản xuất nước giải khát.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-658/KQNC

ĐTKHCN.079/17. Nghiên cứu xây

dựng quy trình công nghệ sản xuất

da Pull-up từ nguyên liệu da bò/ KS.

Nguyễn Hồng Sơn - Viện Nghiên cứu

Da - Giầy, (Đề tài cấp Bộ)

Đánh giá hiện trạng công nghệ sản xuất

da thuộc Pull-up và xu hướng, khả năng

ứng dụng tại Việt Nam như: Đánh giá

thực trạng công nghệ sử dụng; Đánh giá

thực trạng nguyên liệu, hóa chất sử

dụng; Đánh giá xu hướng, khả năng

ứng dụng. Nghiên cứu xây dựng quy

trình công nghệ thuộc và hoàn thành da

Pull-up từ nguyên liệu da bò như việc

lựa chọn, thử nghiệm và đánh giá công

nghệ khả thi, nghiên cứu xây dựng quy

trình công nghệ thuộc và hoàn thành da

Pull-up sử dụng hóa chất phù hợp và

đánh giá chất lượng sản phẩm da thuộc

theo công nghệ xây dựng để xác định

các yếu tố ảnh hưởng tới quy trình công

nghệ chuẩn bị thuộc, thuộc và hoàn

thiện da Pull-up. Hiệu chỉnh và xây

dựng quy trình công nghệ thuộc và

hoàn thiện da Pull-up từ nguyên liệu da

bò làm giầy dép, cặp, túi, ví khả thi.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

20

Đánh giá hiệu quả kinh tế, môi trường

và đề xuất giải pháp ứng dụng trong

thực tế Phương pháp nghiên cứu được

sử dụng kết hợp giữa lý thuyết và thực

hành, thực nghiệm khoa học kết hợp so

sánh đối chứng. Trên cơ sở nghiên cứu

thực nghiệm, phân tích kiểm tra và

đánh giá chất lượng sản phẩm đồng

thời hiệu chỉnh về quy trình công nghệ

nhằm tối ưu hóa các thông số kỹ thuật

đã xây dựng được quy trình công nghệ

thuộc và hoàn thiện da Pull-up mang

tính khả thi.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0057/KQNC

03.ĐC.2017/HĐ-

KHCN/NSCL. Nghiên cứu xây dựng

mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật

và yêu cầu quản lý đối với tiền chất

thuốc nổ KNO3, KClO3, KClO4/

ThS. Nguyễn Thanh Loan - Cục Hóa

chất, (Đề tài cấp Bộ)

Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng

sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, sử

dụng và lưu thông đối với tiền chất

thuốc nổ KNO3, KClO3, KClO4. Đánh

giá hiện trạng và xây dựng mức giới

hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu

quản lý đối với tiền chất thuốc nổ

KNO3, KClO3, KClO4. Xây dựng Dự

thảo quy chuẩn: QCVN Tiền chất thuốc

nổ KNO3, KClO3, KClO4.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0084/KQNC

02.ĐC.2017/HĐ-

KHCN/NSCL. Nghiên cứu xây dựng

mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật

và yêu cầu quản lý đối với tiền chất

thuốc nổ Natri clorat NaClO3/ TS.

Nguyễn Chí Thanh - Cục Hóa chất, (Đề

tài cấp Bộ)

Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng

sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, sử

dụng và lưu thông đối với tiền chất

thuốc nổ NaClO3. Đánh giá hiện trạng

và xây dựng mức giới hạn của đặc tính

kỹ thuật và yêu cầu quản lý đối với tiền

chất thuốc nổ NaClO3. Xây dựng Dự

thảo quy chuẩn: QCVN Tiền chất thuốc

nổ NaClO3.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0083/KQNC

04.ĐC.2017/HĐ-

KHCN/NSCL. Nghiên cứu xây dựng

mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật

và yêu cầu quản lý đối với tiền chất

thuốc nổ NaNO3/ ThS. Văn Huy

Vương - Cục Hóa chất, (Đề tài cấp Bộ)

Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng

sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, sử

dụng và lưu thông đối với tiền chất

thuốc nổ NaNO3. Đánh giá hiện trạng

và xây dựng mức giới hạn của đặc tính

kỹ thuật và yêu cầu quản lý đối với tiền

chất thuốc nổ NaNO3. Xây dựng Dự

thảo quy chuẩn: QCVN Tiền chất thuốc

nổ NaNO3.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0082/KQNC

HĐ số: 11/HĐ-

ĐT.11.14/NLSH. Nghiên cứu chế tạo

màng lọc pervaporation từ vật liệu

poly (vinyl alcohol) ứng dụng để tách

hỗn hợp ethanol/nước trong sản xuất

cồn tuyệt đối/ PGS.TS. Mai Thanh

Phong - Trường Đại học Bách khoa -

Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí

Minh, (Đề tài cấp Quốc gia)

Xây dựng quy trình chế tạo màng lọc

thẩm thấu bốc hơi trên cơ sở vật liệu

pervaporation ứng dụng để phân tách

hỗn hợp ethanol/nước trong sản xuất

cồn tuyệt đối. Thiết kế và chế tạo hệ

thống phân tách hỗn hợp ethanol/nước

bằng kỹ thuật thẩm thấu - bốc hơi năng

suất 50 L/h. Khảo sát chế độ vận hành

của hệ thống phân tách và xác định chế

độ vận hành thích hợp cho hệ thống.

Số hồ sơ lưu: 2019-54-553/KQNC

04/HĐ-ĐT04.14/NLSH. Nghiên cứu

quy trình công nghệ sản xuất ethanol

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

21

sử dụng nguyên liệu hỗ hợp sắn tươi

và sắn khô tại nhà máy bio-ethanol

Dung Quất/ ThS. Phạm Văn Vượng -

Công ty CP Nhiên liệu sinh học Dầu

khí Miền Trung, (Đề tài cấp Quốc gia)

Nghiên cứu ảnh hưởng tính chất lý hóa

sinh của nguyên liệu bột sắn tươi, bột

sắn khô và hỗn hợp bột sắn tươi và sắn

khô qua các công đoạn sản xuất bio-

ethanol. Xác định khả năng tích hợp

phân xưởng xử lý sắn tươi vào dây

chuyền công nghệ hiện có và đánh giá

tác động môi trường của việc tích hợp

phân xưởng xử lý sắn tươi vào dây

chuyền công nghệ hiện có của nhà máy

bio-ehanol Dung Quất. Hiệu quả kinh

tế của việc sự dụng hỗn hợp nguyên

liệu 70% sắn lát khô và 30% sắn tươi

(bỏ 70% vỏ hoặc bỏ toàn bộ vỏ lụa)

trong sản xuất ethanol tại nhà máy bio-

ethanol Dung Quất.

Số hồ sơ lưu: 2019-55T-546/KQNC

KQ011477. Nghiên cứu xây dựng tài

liệu hướng dẫn phân loại và sử dụng

vật liệu trong sản xuất sản phẩm da

giầy/ ThS. Cáp Thị Phương Anh - Hiệp

hội Da - Giầy - Túi xách Việt Nam, (Đề

tài cấp Bộ)

Vật liệu có vai trò quyết định công

nghệ và xu hướng mốt thời tran sản

phẩm da giầy. Việc sử dụng vật liệu

phù hợp cho các sản phẩm da giầy có ý

nghĩa quan trọng đối với các nhà sản

xuất, kinh doanh vật liệu da giầy. Với

sự phát triển mạnh mẽ của khoa học

công nghệ, công nghệ hóa học, nhiều

loại vật liệu mới được nghiên cứu, sản

xuất và có ảnh hưởng quyết định đến

thay đổi công nghệ sản xuất sản phẩm

da giầy. Tìm hiểu các yêu cầu đối với

vật liệu da giầy và hướng dẫn sử dụng

vật liệu da giầy sẽ giúp hỗ trợ các

doanh nghiệp ngành da-giầy tìm hiểu,

mục đích sử dụng các loại vật liệu

thương mại thông dụng, cụ thể. Hiểu

biết về vật liệu, sử dụng đúng và hợp lý

vật liệu sẽ giúp các doanh nghiệp da

giầy nước ta nâng cao chất lượng sản

phẩm, năng suất lao động.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0053/KQNC

20403. Kỹ thuật hoá dược

ĐTKHCN.029/2017. Nghiên cứu quy

trình chiết xuất phân đoạn giàu hợp

chất polyphenol từ loài Hibiscus

sabdariffa L.(Malvaceae) ứng dụng

để chế tạo thực phẩm chức năng/

PGS.TS. Trần Thu Hương - Hội Hóa

học Việt Nam, (Đề tài cấp Bộ)

Xây dựng được quy trình chiết xuất

phân đoạn giàu hợp chất polyphenol từ

loài Hibiscus sabdariffa L.

(Malvaceae). Tạo ra các sản phẩm thực

phẩm chức năng hữu ích ứng dụng

trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng

đồng.

Số hồ sơ lưu: 2019-12-0193/KQNC

CNHD.ĐT. 071/16-18. Nghiên cứu

tổng hợp glipizid làm nguyên liệu sản

xuất thuốc điều trị bệnh đái tháo

đường Type 2/ ThS. Bùi Thị Thời -

Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam,

(Đề tài cấp Quốc gia)

Xây dưng quy trinh tổng hợp , tinh chế

hoạt chất glipizide đạt tiêu chuẩn dược

điên My - USP 35 (Hiệu lưc hiện tại là

USP 40). Nghiên cưu quy trình tổng

hơp glipizide làm thuốc ưng dung trong

điều trị bệnh đai thao đương type 2 là

yêu câu thiêt thưc để tiên tơi nghiên

cưu triển kh ai quy mô lơn , đủ đap ưng

nhu câu làm thuốc điều trị bệnh đai

tháo đường loại 2 ngày càng gia tăng ở

Việt Nam. Góp phân giảm sư phu thuộc

nguyên liệu nhập khâu , từ đó giảm giá

thành sản phâm thuốc trị bệnh đai thao

đương, góp phân giải qu yêt vân đề

phòng, chống các bệnh liên quan đên

đai thao đương trong tương lai.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

22

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0124/KQNC

20404. Kỹ thuật hoá vô cơ

ĐTKHCN.053/18. Nghiên cứu chế tạo

vật liệu hydroxit lớp kép trên nền vật

liệu Ccarbon siêu xốp làm xúc tác

cho phản ứng xử lý khí thải độc hại

cho lò hấp, lò nung tại Huế và các

tỉnh lân cận/ TS. Đào Anh Quang -

Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế,

(Đề tài cấp Bộ)

Đề xuất quy trình chế tạo vật liệu hydro

lớp kép trên nền carbon siêu xốp với

sản phẩm dạng viên có khả năng áp

dụng trực tiếp vào lĩnh vực xử lý khí

thải. Chỉ ra cấu trúc vật liệu, hình thái

tinh thế và mô tả các đặc tính của vật

liệu thông qua các phương pháp phân

tích vật lý. Thử nghiệm tính chất của

vật liệu trong phòng thí nghiệm để

chứng minh khả năng hấp phụ khí SOx,

NOx. Vật liệu được chế tạo được áp

dụng thử nghiệm trên hệ thống xử lý

khí thải để nâng cao hiệu suất xử lý khí

đạt tiêu chuẩn môi trường.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-480/KQNC

20405. Kỹ thuật hoá hữu cơ

ĐTKHCN.068/17. Nghiên cứu xây

dựng và ứng dụng quy trình xác định

các hợp chất clo hóa vòng thơm

(clobenzen và clotoluen hóa) (tổng số

21 hợp chất)/ ThS. Lê Văn Hậu - Công

ty Cổ phần - Viện Nghiên cứu Dệt

May, (Đề tài cấp Bộ)

Tổng quan về các hợp chất clo hóa

vòng thơm và các yêu cầu kỹ thuật về

hạn chế chúng trong sản phẩm dệt may,

da giầy. Tổng quan tài liệu về quy trình

phân tích các hợp chất clo hóa vòng

thơm trên thế giới. Phân tích các quy

trình, từ đó đề xuất quy trình thử

nghiệm trong phòng thí nghiệm. Khảo

sát các điều kiện chuẩn bị mẫu và phân

tích trên thiết bị, lựa chọn các điều kiện

tối ưu. Ứng dụng thử nghiệm các quy

trình phân tích đã xây dựng, xác nhận

giá trị sử dụng của phương pháp.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-661/KQNC

20501. Kỹ thuật nhiệt trong luyện

kim

ĐTKHCN.080/18. Nghiên cứu thiết

kế, chế tạo cụm chia gió cho lò ram

kiểu buồng/ ThS. Nguyễn Văn Thành -

Viện Công nghệ, (Đề tài cấp Bộ)

Khảo sát các lò ram kiểu giếng và

buồm và cơ chế truyền nhiệt trong

lò ram. Trong quá trình khảo sát, nhận

thấy ở nước ta vấn đề đồng đều

nhiệt độ cho lò ram còn chưa được chú

trọng và có quan tâm cần thiết. Chưa

thấy công trình nào nghiên cứu về cải

tiến và nâng cao độ đồng đều nhiệt cho

các lò ram hiện nay. Như vậy việc

nghiên cứu, chế tạo lò ram có độ đồng

đều nhiệt cao sẽ đáp ứng được yêu cầu

trong sản xuất thực tế. Từ yêu cầu nâng

cao độ đồng đều nhiệt của lò, đã tiến

hành tìm hiểu quá trình truyền nhiệt và

nhận thấy ở nhiệt độ ram thông thường

(nhỏ hơn 600oC), trao đổi nhiệt

chủ yếu là quá trình đối lưu. Do đó

để tăng độ đồng đều nhiệt trong lò cần

thiết kế một bộ phận chia gió, có mục

đích đồng đều lưu lượng gió trong

không gian làm việc của lò. Từ nghiên

cứu hệ thống phân phối gió trong lò

ram kiểu buồng của các hãng trên

thế giới. Chúng tôi đã tiến hành thiết

kế và chế tạo cụm chia gió phù hợp

với thiết bị của đơn vị. Thiết kế được

tiến hành dựa trên những thông số đầu

vào cơ bản của lò là không gian làm

việc và thông số quạt hút gió. Trong

thiết kế có một bộ phận quan trọng là

các khe chia gió ở hai mặt bên có

nhiệm vụ đồng đều gió trong

không gian buồng lò, để nâng cao

độ đồng đều nhiệt cho lò. Sau khi thiết

kế 3D để tối ưu các modun thiết kế, tiến

hành thiết kế bản vẽ chi tiết và chế tạo

cụm chia gió bằng mác thép 316. Tiến

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

23

hành xác định khoảng cách khe hở tối

ưu và kiểm tra độ đồng đều nhiệt trong

lò tại 3 nhiệt độ 400oC, 550oC và

700oC theo tiêu chuẩn AMS 2750

E. Kết quả cho thấy sau khi dịch

chuyển các khe chia gió, lò đạt độ đồng

đều nhiệt theo đăng kí của đề tài là

5oC. Ngoài ra lò cũng được kiểm tra

độ đồng đều nhiệt trong điều kiện có tải

trọng 1000 kg. Ngoài ra, sau khi chạy

thử thiết bị tại cơ sở sản xuất chúng tôi

đã cùng tiến hành kiểm tra độ cứng sản

phẩm. Kết quả cho thấy với cùng quy

trình nhiệt luyện cho lò chân không, lò

ram có cụm chia gió cho sản phẩm đạt

yêu cầu về kỹ thuật với độ cứng sai

lệch các mặt nằm trong khoảng ±1

HRC.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0348/KQNC

KQ010905. Nghiên cứu chế tạo vật

liệu chịu lửa đúc liền khối

(monolithic refractories) sử dụng tro

xỉ thải nhiệt điện Phả Lại/ TS. Hà

Quang Ánh - Trường Đại học Công

nghiệp Việt Trì, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu chế tạo thành công một số

chủng loại vật liệu chịu lửa đúc liền

khối sử dụng tro xỉ thải nhiệt điện Phả

Lại như bột đầm lò, vật liệu chịu lửa

dẻo, hỗn hợp phun bắn. Sản xuất thử

nghiệm vật liệu chịu lửa đúc liền khối;

thử nghiệm vật liệu chịu lửa đúc liền

khối trong lò luyện kim. Kết quả nghiên

cứu và ứng dụng cho thấy cần phải tiếp

tục nghiên cứu hoàn thiện, nâng cao

chất lượng sản phẩm để có thể đưa sản

phẩm sản xuất ở qui mô công nghiệp.

Đánh giá hiệu quả kinh tế và định

hướng phát triển sản phẩm.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0008/KQNC

20502. Kỹ thuật và công nghệ sản

xuất kim loại và hợp kim đen

KQ012362. Nghiên cứu công nghệ

chế tạo gang bền nhiệt mác ЧХ16/

KS. Nguyễn Hồng Phúc - Viện Luyện

kim đen, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu tổng quan tình hình sản

xuất gang bền nhiệt nói chung

và gang mác ЧX16 nói riêng ở trong

nước và ngoài nước. Lý thuyết về tính

ổn định nóng và bền nóng của kim

loại, xác định công nghệ sản

xuất gang mác ЧX16 đạt tiêu chuẩn

ГOCT 7769-82 của Nga bao gồm các

khâu công nghệ: luyện gang, đúc, nhiệt

luyện. Đánh giá chất lượng gang: thành

phần hoá học, cơ tính, tổ chức tế

vi. Chế tạo 20 phễu chia than để dùng

thử nghiệm, đánh giá chất lượng

và khả năng sử dụng của gang trong

thực tế sản xuất.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0125/KQNC

20503. Kỹ thuật và công nghệ sản

xuất kim loại và hợp kim màu

KQ013345. Nghiên cứu công nghệ

chế tạo bạc hợp kim đồng-graphite

sử dụng trong ngành cán thép/

ThS.Nguyễn Quang Huỳnh - Viện

Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện

kim, (Đề tài cấp Bộ)

Lựa chọn mác hợp kim sử dụng cho

bạc graphite là BCuAl10Fe4Ni4Mn tôi

ở nhiệt độ 950 0C với thời gian giữ

nhiệt là 120 phút cho nguội trong môi

trường nước, hóa già ở 600 0C trong

khoảng thời gian 30 phút và nguội cùng

lò. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng

đến độ bền của chi tiết bạc và đã đưa ra

qui trình công nghệ chế tạo bạc hợp

kim đồng – graphite. - Chế tạo và thử

nghiệm 30 sản phẩn bạc ở nhà máy cán

thép Lưu Xá đạt kết quả chạy liên tục

128 ngày, 20 sản phẩm bạc cung cấp

cho công ty TNHH cơ khí chính xác

Thiên An đạt yêu cầu về thời gian sử

dụng.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0250/KQNC

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

24

KQ015361. Nghiên cứu cơ sở khoa

học và thực tiễn xây dựng các yêu

cầu kỹ thuật đối với tinh quặng

diatomit, tinh quặng barit, tinh

quặng graphit/ ThS. Trần Thị Hiến -

Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ -

Luyện kim, (Đề tài cấp Bộ)

Tổng quan về các yêu cầu kỹ thuật đối

với tinh quặng diatomit, tinh quặng

barit, tinh quặng graphit. Khảo sát,

đánh giá về nhu cầu sử dụng và các yêu

cầu kỹ thuật đối với tinh quặng

diatomit, barit, graphit ở Việt Nam và

trên thế giới. Đánh giá thực trạng chế

biến và nhu cầu sử dụng tinh quặng

diatomit, barit và graphit trong các lĩnh

vực ở Việt Nam. Nghiên cứu xây dựng

các yêu cầu kỹ thuật và biện pháp quản

lý đối với tinh quặng diatomit, tinh

quặng barit và tinh quặng graphit.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-535/KQNC

20508. Vật liệu điện tử

KQ010903. Nghiên cứu chế tạo vật

liệu phủ điện cực cho siêu tụ điện

trên cơ sở graphen/ GS.TS. Vũ Thị

Thu Hà - Phòng Thí nghiệm trọng điểm

Công nghệ lọc, hóa dầu, (Đề tài cấp

Bộ)

Xây dựng thành công qui trình chế tạo

vật liệu phủ điện cực của siêu tụ điện

trên cơ sở graphen và điều chế được hệ

vật liệu phủ điện cực của siêu tụ điện

trên cơ sở graphen

CoFe2O4/rGO/PANI, gồm ba thành

phần là oxide kim loại – graphen –

polyme, có điện dung riêng (Cs), hiệu

suất Coulombic (η) và độ bền nạp xả

cao hơn so với các vật liệu chỉ gồm 1

hoặc 2 thành phần, như rGO,

CoFe2O4/rGO và rGO/PANI. Tại mật

độ dòng I = 1 A g-1 ,

CoFe2O4/rGO/PANI có Cs đạt 992,5 F

g-1 , và η đạt 98,6 %. Đã nghiên cứu và

xây dựng thành công phương pháp phủ

vật liệu trên cơ sở graphen lên bề mặt

điện cực của siêu tụ điện. Phương pháp

phủ có kết quả đáng tin cậy và độ lặp

lại cao. Đã chế tạo thành công 3 điện

cực bằng vải carbon có phủ vật liệu

CoFe2O4/rGO/PANI. Ngoài ra, đã thử

nghiệm chế tạo mô hình siêu tụ điện có

thể làm động cơ công suất 0,5 W hoạt

động trong khoảng 60 s, sau khi được

nạp trong khoảng 30 s, với điện thế 1,5

V và dòng 0,4 A và đề xuất các hướng

nghiên cứu tiếp theo nhằm phát triển

các ứng dụng của vật liệu graphen trong

siêu tụ điện.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0009/KQNC

KQ010900. Nghiên cứu công nghệ tái

chế dung môi isopropanol đã qua sử

dụng trong công nghiệp điện tử/ ThS.

Bùi Duy Hùng - Phòng Thí nghiệm

trọng điểm Công nghệ lọc, hóa dầu,

(Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu thiết lập qui trình công

nghệ tái chế, sản xuất dung môi

isopropanol có độ sạch cao từ dung môi

đã qua sử dụng trong công nghiệp điện

tử. Điều chế thử nghiệm 300 lít dung

môi IPA có độ sạch cao và đánh giá

chất lượng sản phẩm. Đánh giá hiệu

quả kinh tế - kỹ thuật và môi trường

của công nghệ và xây dựng phương án

ứng dụng, phát triển công nghệ ở qui

mô lớn hơn.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0011/KQNC

20510. Gốm

16.18/HĐ-KHCN/NSCL. Nghiên cứu

cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng

phương pháp phân tích thành phần

hóa học đối với cao lanh để sản xuất

gốm sứ dân dụng/ KS. Nguyễn Thị

Luyên - Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy

tinh Công nghiệp, (Đề tài cấp Quốc gia)

Nghiên cứu tổng quan về phương pháp

phân tích thành phần hóa học của cao

lanh dùng để sản xuất vật liệu xây dựng

và các sản phẩm gốm sứ khác. Khảo sát

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

25

lấy mẫu và phân tích thành phần hóa

cùng với máy móc thiết bị phù hợp.

Trên cơ sở tổng hợp dữ liệu, viết dự

thảo tiêu chuẩn Việt Nam về phương

pháp phân tích thành phần hóa học cho

nguyên liệu cao lanh để sản xuất gốm

sứ dân dụng. Xin ý kiến cho dự thảo

tiêu chuẩn Việt Nam về phương pháp

phân tích thành phần hóa học cho

nguyên liệu cao lanh để sản xuất gốm

sứ dân dụng.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-649/KQNC

17.18/HĐ-KHCN/NSCL. Nghiên cứu

cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng

phương pháp phân tích thành phần

hóa học đối với cao lanh để sản xuất

gốm sứ dân dụng/ KS. Nguyễn Thu

Dịu - Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy

tinh Công nghiệp, (Đề tài cấp Quốc gia)

Tổng quan về cao lanh và một số tính

chất kỹ thuật của cao lanh dùng để sản

xuất gốm sứ dân dụng. Cơ sở khoa học

và phương pháp xác định độ ẩm và xác

định thành phần hạt của cao lanh dùng

để sản xuất gốm sứ dân dụng. Cơ sở

khoa học và phương pháp xác định độ

co và độ trắng của cao lanh dùng để sản

xuất gốm sứ xây dựng.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-648/KQNC

15.18/HĐ-KHCN/NSCL. Nghiên cứu

cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng

các yêu cầu kỹ thuật và biện pháp

quản lý đối với cao lanh để sản xuất

gốm sứ dân dụng/ KS. Phan Thị Thúy

Nga - Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy

tinh Công nghiệp, (Đề tài cấp Quốc gia)

Tổng quan về các yêu cầu kỹ thuật và

biện pháp quản lý đối với cao lanh

dùng để sản xuất gốm sứ dân dụng.

Khảo sát, đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật

và biện pháp quản lý đối với một số

loại cao lanh thương mại dùng để sản

xuất gốm sứ dân dụng. Xây dựng các

yêu cầu kỹ thuật và biện pháp quản lý

đối với cao lanh để sản xuất gốm sứ

dân dụng. Đề xuất tiêu chuẩn quốc gia

về cao lanh để sản xuất gốm sứ dân

dụng.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-642/KQNC

20512. Vật liệu composite (bao gồm

cả plastic gia cường, gốm kim loại

(cermet), các vật liệu sợi tổng hợp và

tự nhiên phối hợp;...)

107.02-2015.05. Ứng xử cơ học của

vật liệu có cấu trúc vi mô và biến

dạng dẻo phức tạp/ TS. Nguyễn Trung

Kiên - Trường Đại học Giao thông vận

tải, (Đề tài cấp Quốc gia)

Phát triển một số phương pháp xác định

tính chất vĩ mô của vật liệu composite

có cấu trúc vi mô phức tạp. Phát triển

một phương pháp tính toán hệ số cường

độ tốc độ biến dạng (D) cho trường hợp

nén kim loại giữa các mặt khuôn thô và

gấp khúc (bài toán phẳng).

Số hồ sơ lưu: 2019-52-0179/KQNC

ĐTKHCN.06.17. Nghiên cứu sản xuất

tấm nhựa Polycarbonat chống lão

hóa và chống tia cực tím trong điều

kiện khí hậu Việt Nam/ ThS. Vũ Hiếu

Nghiêm - Công ty Cổ phần Nhựa Việt

Nam, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng công

nghệ sản xuất và nhu cầu sử dụng tấm

nhựa Polycarbonat trên thế giới và Việt

Nam. Nghiên cứu xác lập công nghệ

sản xuất gồm: Xây dựng công nghệ sản

xuất; Đánh giá lựa chọn nguyên liệu

phù hợp với công nghệ; Lựa chọn thiết

bị phù hợp với công nghệ. Sản xuất thử

nghiệm tấm nhựa Polycarbonat chống

lão hóa và chống tia cực tím (UV) trong

điều kiện khí hậu Việt Nam. Đánh giá

sơ bộ hiệu quả kinh tế và khả năng ứng

dụng triển khai trong thực tế.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-472/KQNC

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

26

ĐTKHCN.070/16. Nghiên cứu sản

xuất sản phẩm giả da PVC có khả

năng đạt mài mòn cao/ KS. Nguyễn

Văn Thường - Công ty Cổ Phần Nhựa

Rạng Đông, (Đề tài cấp Bộ)

Xác định nguyên liệu đầu vào, đánh giá

chất lượng nguyên liệu đầu vào và xây

dựng tiêu chuẩn cho nguyên liệu đầu

vào. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở chất

lượng cho sản phẩm, xây dựng tiêu

chuẩn cơ sơ cho quy trình thử nghiệm

sản phẩm phù hợp với điều kiện của

công ty. Nghiên cứu công nghệ sản

xuất, đánh giá chất lượng sản phẩm và

điều chỉnh quy trình công nghệ sản xuất

thử nghiệm. Đánh giá hiệu quả kinh tế

và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị

trường.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-560/KQNC

20513. Gỗ, giấy, bột giấy

ĐTKHCN.008/18. Nghiên cứu và xây

dựng quy trình công nghệ sản xuất

vải từ sợi polyester chứa phụ gia

kháng tia UV pha viscose để may

quần áo bảo hộ lao động cho người

làm việc ngoài trời/ KS. Nguyễn

Thanh Hương - Công ty Cổ phần - Viện

Nghiên cứu Dệt May, (Đề tài cấp Bộ)

Thiết kế kiểu dệt và xây dựng quy trình

công nghệ dệt vải dệt kim từ sợi

polyester chứa chất phụ gia kháng tia

UV pha viscose. Xây dựng quy trình

công nghệ nhuộm và hoàn tất vải dệt

kim từ sợi polyester chứa chất phụ gia

kháng tia UV pha viscose. Thực

nghiệm sản xuất vải dệt kim từ sợi

polyester chứa chất phụ gia kháng tia

UV pha viscose. Đánh giá các tính năng

của vải thành phẩm sau hoàn tất (các

chỉ tiêu độ bền màu, chỉ số UPF, khả

năng ngấm ướt...) của sản phẩm vải

thành phẩm sau hoàn tất.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-659/KQNC

ĐTKHCN.005/18. Nghiên cứu sản

xuất vải dệt thoi có độ đàn hồi ngang

cao từ sợi len pha polyeste/ KS.

Nguyễn Văn Huỳnh - Công ty Cổ phần

- Viện Nghiên cứu Dệt May, (Đề tài

cấp Bộ)

Tổng quan về vải dệt thoi có độ đàn hồi

ngang cao từ sợi len pha polyeste. Đánh

giá chỉ tiêu hóa lý, cơ lý của nguyên

liệu sợi pha len có độ đàn hồi ngang

cao để lựa chọn nhà cung cấp sợi. Thiết

kế kiểu dệt và xây dựng quy trình công

nghệ dệt vải pha len có độ đàn hồi

ngang cao. Xây dựng quy trình công

nghệ xử lý hoàn tất vải pha len có độ

đàn hồi ngang cao trong phòng thí

nghiệm. Sản xuất thử nghiệm vải len có

độ đàn hồi ngang cao từ sợi len pha và

hiệu chỉnh thông số công nghệ quá

trình sản xuất vải. Phân tích, đánh giá

các chỉ tiêu chất lượng vải hoàn tất như

độ đàn hồi ngang, độ bền màu, độ bền,

độ vón gút, độ ổn định kích thước.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-663/KQNC

DASXTN.018/17. Nghiên cứu sản

xuất vải dệt terryloop phục vụ cho

công nghiệp sản xuất sản phẩm giả

da PVC (simili)/ KS. Trần Hữu Tài -

Công ty Cổ Phần Nhựa Rạng Đông,

(Đề tài cấp Bộ)

Xác định loại sợi, thông số sợi dệt và

xây dựng tiêu chuẩn nguyên vật liệu sợi

đầu vào. Hoàn thiện quy trình công

nghệ dệt vải terryloop. Sản xuất thử

nghiệm sản phẩm giả da sử dụng vải

dệt terryloop trên công nghệ máy cán

và máy tráng. Đánh giá chất lượng, xây

dựng quy trình kiểm soát chất lượng vải

cho sản xuất giả da trên máy cán. và

trên máy tráng. Đánh giá hiệu quả kinh

tế và xây dựng phương án phát triển thị

trường cho sản phẩm giả da.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-563/KQNC

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

27

20601. Kỹ thuật và thiết bị y học

13/2014/HĐ-NĐT. Nghiên cứu chế

tạo đầu dò huỳnh quang phát hiện

một số phân tử sinh học dùng cho

nghiên cứu y sinh/ TS. Nguyễn Xuân

Trường - Trường Đại học Bách Khoa

Hà Nội, (Đề tài cấp Quốc gia)

Tổng hợp, xác định thành phần, cấu

trúc hóa học và đặc trưng quang lý, hóa

của phức chất huỳnh quang –

Rutheni(II) polypyridin. Nghiên cứu

tương tác của phức chất huỳnh quang –

Rutheni(II) polypyridin với một số

phân tử sinh học và các yếu tố ảnh

hưởng. Ứng dụng thử nghiệm xác định

định lượng một số phân tử sinh học dựa

trên phức chất huỳnh quang –

Rutheni(II) polypyridin. Thiết kế, chế

tạo hệ thiết bị quang phổ huỳnh quang

phân giải thời gian ở Việt nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-52-673/KQNC

ĐTKHCN.067/17. Nghiên cứu công

nghệ sản xuất sản phẩm tất cho

người bị bệnh suy tĩnh mạch/ ThS.

Trần Duy Lạc - Công ty Cổ phần - Viện

Nghiên cứu Dệt May, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu các chủng loại và yêu cầu

kỹ thuật của các loại sản phẩm tất cho

người bị suy tĩnh mạch. Xác định tính

chất sợi dệt, lựa chọn nguyên liệu để

sản xuất sản phẩm tất cho người bị suy

tĩnh mạch. Xây dựng hệ thống cỡ số

cho sản phẩm tất chống suy tĩnh mạch

dùng cho nam, nữ giới độ tuổi từ 35-60.

Thiết kế và xây dựng quy trình công

nghệ sản xuất các loại sản phẩm tất

dành cho bệnh nhân bị suy tĩnh mạch.

Sản xuất và đánh giá đặc tính kỹ thuật

sản phẩm tất chống suy tĩnh mạch (độ

nén, thay đổi kích thước sau giặt, quản

lý ẩm, chỉ tiêu kéo giãn...).

Số hồ sơ lưu: 2019-24-660/KQNC

KC.10.04/16-20. Nghiên cứu ứng

dụng các công nghệ tiên tiến để sản

xuất thủy tinh thể nhân tạo phục vụ

điều trị bệnh đục thủy tinh thể/ KS.

Cao Thị Vân Điểm - Công ty Cổ phần

Nhà máy Thiết bị Y học và Vật liệu

sinh học, (Đề tài cấp Quốc gia)

Nghiên cứu xây dựng các quy trình

công nghệ sản xuất 3 loại thủy tinh thể

nhân tạo (đơn tiêu cự, đa tiêu cự và

toric) với các chủng loại phù hợp. Xây

dựng tiêu chuẩn cơ sở của thủy tinh thể

nhân tạo theo tiêu chuẩn quốc tế. Báo

cáo đánh giá tính an toàn của thủy tinh

thể nhân tạo trên động vật thực nghiệm

và sản xuất 200 sản phẩm đạt tiêu

chuẩn cơ sở tương ứng với mỗi loại

thủy tinh thể nhân tạo. Xây dựng 01

dây chuyền sản xuất thủy tinh thể nhân

tạo tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn ISO

13485 và đã thiết lập, xây dựng được

nhà máy sản xuất thủy tinh thể với công

suất 250.000 chiếc/ năm với ba loại

thủy tinh thể : đơn tiêu cự, đa tiêu cự và

Toric từ hai loại nguyên liệu

Hydrophobic và Hydrophilic đạt chất

lượng quốc tế.

Số hồ sơ lưu: 2019-99-0068/KQNC

KQ011515. Hệ thống phát hiện và

cảnh báo vật cản trợ giúp người

khiếm thị sử dụng thị giác máy tính/

PGS.TS. Phạm Văn Cường - Khoa

Công nghệ Thông tin 1 - Học viện

Công nghệ Bưu chính Viễn thông, (Đề

tài cấp Bộ)

Nghiên cứu tổng quan bài toán phát

hiện và cảnh báo vật cản để từ đó tiên

hành nghiên cứu, đề xuất phương pháp

học máy cho nhận dạng vật cản như đề

xuất sử dụng mô hình học sâu mạng

nhân chập và cụ thể là kiến trúc mạng

YOLO để phát hiện và cảnh báo các vật

cản cho người khiếm thị. Hơn thế nữa

đã hoàn thiện phiên bản đầu tiên của hệ

thống bao gồm: phân tích và thiết kế

cũng như đã cài đặt và thử nghiệm đáp

ứng được các yêu cầu về việc phát hiện

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

28

và cảnh báo vật cản trong thời gian

thực. Thu thập các dữ liệu từ việc

nghiêm cứu phát hiện, cảnh báo vật

cản, nhân dạng vật cản để xây dựng

phát triển hệ thống cảnh báo cho người

khiếm thị sử dụng thiết bị di động.

Đồng thời cũng đang nghiên cứu đề

xuất sử dụng kết hợp giữa cảm biến gia

tốc và một số cảm biến khác để nâng

cao hiệu quả nhận dạng; đồng thời tích

hợp hệ thống này vào một số ứng dụng

như trợ giúp việc di chuyển cho người

khiếm thị, xe tự hành, phân tích dữ liệu

video...

Số hồ sơ lưu: 2019-10-0062/KQNC

KQ011564. Nghiên cứu, thiết kế, chế

tạo gậy thông minh trợ giúp cho việc

di chuyển và hệ thống quản lý, theo

dõi vị trí thời gian thực dành cho

người khiếm thị/ TS. Nguyễn Quốc

Uy - Khoa Kĩ thuật điện tử 1 - Học viện

Công nghệ Bưu chính Viễn thông, (Đề

tài cấp Bộ)

Nghiên cứu và đưa ra những tính năng

đặc biệt cần thiết dành cho gậy thông

minh: như cảnh báo vật cản, gửi tin

nhắn trong trường hợp khẩn cấp và cập

nhật vị trí thời gian thực lên phần mềm.

Từ thực trang trên nhóm nghiên cứu đã

nghiên cứu thiết kế, chế tạo mô hình và

sản phẩm mẫu gậy thông minh dành

cho người khiếm thị đáp ứng được

những yêu cầu đặt ra và đã xây dưng hệ

thống phần mềm quản lý, theo dõi vị trí

thời gian thực dành cho người khiếm

thị.

Số hồ sơ lưu: 2019-10-0064/KQNC

20602. Kỹ thuật phân tích mẫu bệnh

phẩm

KQ016038. Nghiên cứu phát triển bộ

xét nghiệm định lượng fructose và

kẽm trong tinh dịch ứng dụng chẩn

đoán vô sinh nam giới/ TS. Nguyễn

Thị Trang - Trường Đại học Y Hà Nội,

(Đề tài cấp Bộ)

Lựa chọn các hóa chất tạo hỗn hợp chất

tạo màu, chất chỉ thị màu phù hợp. Xây

dựng hàm hiệu chuẩn với bộ xét

nghiệm và quy trình hoàn chỉnh để định

lượng fructose trong tinh dịch. Thử

nghiệm quy trình vừa tạo ra trên mẫu

tinh dịch của bệnh nhân và đánh giá

tương đương với bộ kit thương mại đạt

chuẩn IVD.

Số hồ sơ lưu: 2019-64-628/KQNC

20701. Kỹ thuật môi trường và địa

chất, địa kỹ thuật

TNMT2016.02.20. Nghiên cứu ứng

dụng kỹ thuật đồng vị trong điều tra

đánh giá tài nguyên nước vùng đồng

bằng Gio Linh, Quảng Trị/ ThS. Trần

Thành Lê - Trường Đại học Tài nguyên

và Môi trường Hà Nội, (Đề tài cấp Bộ)

Xây dựng được bãi thí nghiệm để kiểm

chứng kết quả phân tích đồng vị tại khu

vực nghiên cứu. Xây dựng được các

quy trình điều tra đánh giá tài nguyên

nước ứng dụng kỹ thuật đồng vị, bao

gồm: điều tra xác định dòng chảy cơ

bản; điều tra xác định giá trị cung cấp

thấm, tuổi nguồn gốc nước dưới đất;

điều tra xác định hướng, tốc độ vận

động; điều tra xác định nguồn nhiễm

bẩn; điều tra xác định tốc độ bồi

lắng, thấm mất nước lòng hồ trên cơ sở

lý thuyết. Xây dựng được hướng dẫn

điều tra đánh giá tài nguyên nước bằng

kỹ thuật đồng vị.

Số hồ sơ lưu: 2019-04-0101/KQNC

TNMT.2016.04.09. Nghiên cứu tổng

hợp và ứng dụng vật liệu polyme

xốp-cấu trúc nano, trong xử lý nước

thải chứa kim loại nặng và các dung

môi hữu cơ/ TS. Mai Văn Tiến -

Trường Đại học Tài nguyên và Môi

trường Hà Nội, (Đề tài cấp Bộ)

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

29

Nghiên cứu xây dựng quy trình công

nghệ chế tạo và ứng dụng vật liệu

polyme xốp, cấu trúc nano, có diện tích

bề mặt riêng lớn trên cơ sở copolyme

mạng lưới (divinylbenzen-styren) biến

tính, ứng dụng trong việc xử lý nước

thải chứa ion kim loại nặng và các loại

dung môi hữu cơ độc hại. Xây dựng mô

hình ứng dụng vật liệu polyme xốp cấu

trúc nano trong xử lý nước thải chứa

ion kim loại nặng độc hại quy mô

phòng thí nghiệm.

Số hồ sơ lưu: 2019-04-0090/KQNC

TNMT.2016.04.14. Nghiên cứu công

nghệ xử lý nước thải bằng hồ sinh

học phủ hệ thực vật thủy sinh Cỏ

Lông Tây (Brachiaria mutica), áp

dụng thí điểm xử lý nước thải công

nghiệp tại khu công nghiệp Quận 12,

TP.HCM/ PGS. TS. Hồ Thị Thanh

Vân - Trường Đại học Tài nguyên và

Môi trường Tp.HCM, (Đề tài cấp Bộ)

Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải công

nghiệp bằng hồ sinh học phủ hệ thực

vật thủy sinh Cỏ Lông Tây. Đưa ra quy

trình thử nghiệm công nghệ xử lý để xử

lý nước thải công nghiệp tại khu công

nghiệp tập trung Tân Thới Hiệp Q12,

TPHCM; Đề xuất khả năng và phạm vi

ứng dụng của mô hình này trong thực tế

xử lý nước thải với chi phí xử lý thấp.

Số hồ sơ lưu: 2019-04-0252/KQNC

TNMT.2016.04.12. Nghiên cứu công

nghệ xử lý, tái sử dụng chất thải từ

các trạm xử lý nước thải sinh hoạt

tập trung ở một số tỉnh khu vực

Đông Nam Bộ - Thí điểm tại Tp. Hồ

Chí Minh/ TS. Đinh Thị Nga - Trường

Đại học Tài nguyên và Môi trường Tp.

Hồ Chí Minh, (Đề tài cấp Bộ)

Đanh gia tình hình phat sinh, quản lý và

xử lý chất thải ở các trạm xử lý nước

thải sinh hoạt tập trung ở TP . Hồ Chí

Minh; Xây dựng quy trình quản lý chất

thải và đanh giá hiệu quả xử lý kị khí

bùn thải sinh học tư các trạm xử lý

nước thải sinh hoạt tập trung tại TP. Hồ

Chí Minh ở quy mô phòng thí nghiệm

và quy mô pilot ; Đề xuất quy trình tổng

thể quản lý , xử lý các chất thải tư các

trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập

trung.

Số hồ sơ lưu: 2019-04-0215/KQNC

KQ013301. Nghiên cứu khả năng ứng

dụng công nghệ cảnh báo sớm lũ

quét của viện quản lý thiên tai Hàn

Quốc cho lưu vực sông nhỏ khu vực

miền núi phía bắc Việt Nam/ PGS.

TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh - Phòng Thí

nghiệm trọng điểm Quốc gia về động

lực học sông biển, (Đề tài cấp Bộ)

Xác định được công nghệ, khả năng

ứng dụng công nghệ cảnh báo sớm lũ

quét của Viện Quản lý thiên tai Hàn

Quốc đối với các lưu vực sông nhỏ khu

vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Lũ

quét là một hiện tượng thiên tai tự

nhiên nguy hiểm, có nơi có lúc tới mức

thảm họa, xảy ra hầu khắp các lưu vực

sông suối miền núi trên thế giới, đặc

biệt là các lưu vực nhiệt đới, cận nhiệt

đới vùng núi phụ cận dãy Himalaya

thuộc Ấn Độ, ở Trung Quốc, Pakistan,

Thái Lan, Nepan, Inđônêxia,

Philippines, Malayxia, Nhật Bản, Hàn

Quốc, Việt Nam,... nơi có mùa hè khô

nóng, mưa rào lớn, mưa do bão và xoáy

thuận nhiệt đới, gió mùa, đồng thời tại

các lưu vực bị khai thác mạnh mẽ do

hoạt động kinh tế - xã hội của con

người.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-0240/KQNC

KQ013327. Nghiên cứu giải pháp

nâng cao hiệu quả cắt lũ, đảm bảo an

toàn đập và vùng hạ du hồ chứa

trong điều kiện mưa, lũ lớn cực đoan/

TS. Nguyễn Ngọc Nam - Phòng Thí

nghiệm trọng điểm Quốc gia về động

lực học sông biển, (Đề tài cấp Bộ)

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

30

Xác định được nguyên nhân và đề xuât

tiêu chí cực đoan làm mât an toàn hồ

chưa v à gây ngập lụt , thiệt hại hạ du .

Đề xuât được các giải pháp KH &CN

nhằm nâng cao hiệu quả , đảm bảo an

toàn hồ chưa và giảm thiểu thiệt hại

(ngập lụt) hạ du. Áp dụng điển hình cho

01 hồ chưa ơ miền Trung.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-0238/KQNC

ĐTKHCN.024.17. Nghiên cứu xây

dựng mô hình sử dụng thực vật để xử

lý đất nhiễm Asen do hoạt động khai

thác, chế biến khoáng sản/ ThS. Mai

Văn Định - Viện Khoa học và Công

nghệ Mỏ - Luyện kim, (Đề tài cấp Bộ)

Đánh giá thực trạng ô nhiễm asen vùng

khai thác, chế biến thiếc Quỳ Hợp,

Nghệ An; Nghiên cứu cải tạo đất tạo

thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển của

thực vật trong khu vực và đánh giá tính

chất đất sau cải tạo; Nghiên cứu lựa

chọn loại thực vật có khả năng xử lý

asen phù hợp với đất vùng khai thác,

chế biến thiếc, Quỳ Hợp, Nghệ An;

Xây dựng quy trình xử lý đất nhiễm

asen bằng thực vật bằng loại cây tuyển

chọn được.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0251/KQNC

KQ013537. Nghiên cứu đề xuất các

giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước

trong hệ thống công trình thủy lợi

Bắc Hưng Hải/ PGS. TS. Vũ Thị

Thanh Hương - Viện Nước, Tưới tiêu

và Môi trường, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu tổng quan về các biện pháp

giảm thiểu ô nhiễm nước trong hệ

thống thủy lợi (HTTL). Thu thập tài

liệu và khảo sát thực địa. Nghiên cứu

đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước, hiện

trạng các nguồn thải, quản lý vận hành

các cống xả thải và tác động của ô

nhiễm nước. Nghiên cứu xây dựng kịch

bản ô nhiễm nước phục vụ công tác dự

báo. Nghiên cứu thiết lập bộ công cụ

dự báo phục vụ công tác cảnh báo ô

nhiễm nước trong HTTL Bắc Hưng

Hải. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp

giảm thiểu ô nhiễm nước trong HTTL

Bắc Hưng Hải.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-0262/KQNC

. Xây dựng mô hình mẫu về thu gom

xử lý nước thải cho khu vực nông

thôn vùng đồng bằng sông Hồng/

ThS. Trần Hưng - Viện Nước, Tưới tiêu

và Môi trường, (Đề tài cấp Bộ)

Phong trào xây dựng nông thôn mới đã

khẳng định chủ trương đúng

của Đảng và Nhà nước ta lựa chọn.

Hiện nay, chương trình mục tiêu quốc

gia xây dựng nông thôn mới đã

được triển khai trên cả nước, nhiều

vùng nông thôn đã thay đổi từ khi tham

gia xây dựng nông thôn mới cả bộ mặt

nông thôn và chất lượng thực của nông

thôn. Tuy nhiên, nếu thực hiện tốt các

tiêu chí khác nhưng không thực hiện

đồng bộ, hiệu quả tiêu chí 17

sẽ ảnh hưởng chung đến tiến độ thực

hiện chương trình. Thu thập thông tin,

số liệu, khảo sát thực địa. Tổng quan

về tình hình thu gom, xử lý nước thải

tại vùng nông thôn, nghiên cứu đánh

giá tình hình thực hiện tiêu chí môi

trường trong xây dựng nông thôn

mới. Nghiên cứu đề xuất quy trình thu

gom và xử lý nước thải sinh hoạt phù

hợp với điều kiện nông thôn khu vực

đồng bằng sông Hồng. Nghiên cứu tính

toán thiết kế xây dựng 02 mô hình:

thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt

khu vực nông thôn ven đô thị và khu

vực nông thôn. Theo dõi đánh giá hiệu

quả của mô hình, xây dựng tài liệu

hướng dẫn thu gom, xử lý, vận hành và

quản lý mô hình.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-0279/KQNC

B2015.20.01. Nghiên cứu chế tạo và

ứng dụng các vật liệu nano N-TiO2,

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

31

W-TiO2 và N, W-TiO2 trên nền

Bentonit để xử lí nước thải chế biến

thủy sản tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp/

TS. Nguyễn Văn Hưng - Trường Đại

học Đồng Tháp, (Đề tài cấp Bộ)

Chế tạo được các loại vật liệu nano: N-

TiO2, W-TiO2 và N, W-TiO2 phân

tán trên pha nền bentonit từ nguồn

bentonit Bình Thuận. Đánh giá được

khả năng ứng dụng của các vật liệu chế

tạo được trong xử lí nước thải chế biến

thủy sản. Ổn định quy trình làm

giàu quặng bentonit nguyên khai và

đánh giá một số tính chất như kích

thước hạt, thành phần, độ trương nở,

dung lượng trao đổi cation...của

sét bentonit trước và sau khi đã làm

giàu. Khảo sát một số yếu tố trong quá

trình chế tạo các vật liệu N-TiO2, W-

TiO2và N, W-TiO2 trên nền bentonit

theo phương pháp thủy phân có ảnh

hưởng đến cấu trúc tinh thể, kích thước

hạt, diện tích bề mặt riêng, năng lượng

vùng cấm, thành phần pha và hoạt tính

quang xúc tác của sản phẩm. Khảo sát

một số yếu tố trong quá trình chế

tạo các vật liệu N-TiO2, W-TiO2 và N,

W-TiO2 trên nền bentonit theo phương

pháp trộn ướt có ảnh hưởng đến cấu

trúc tinh thể, kích thước hạt, diện tích

bề mặt riêng, năng lượng vùng

cấm, thành phần pha và hoạt tính quang

xúc tác của sản phẩm. Khảo sát một số

yếu tố trong quá trình chế tạo các vật

liệu N-TiO2, W-TiO2 và N, W-

TiO2 trên nền bentonit theo phương

pháp trộn khô có ảnh hưởng đến hoạt

tính quang xúc tác của sản phẩm. Đánh

giá hoạt tính quang xúc tác của sản

phẩm thông qua khả năng phân hủy

quang dung dịch MB cũng như khả

năng xử lí nước thải chế biến thủy sản.

Số hồ sơ lưu: 2019-52-345/KQNC

. Nghiên cứu giải pháp, công nghệ

chống sạt lở bờ sông trên địa bàn

tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau/ PGS. TS.

Trần Bá Hoằng - Viện Khoa học Thủy

lợi Miền Nam, (Đề tài cấp Bộ)

Đánh giá tình hình sạt lở bờ sông và

hiệu quả các giải pháp chống sạt lở bờ

sông đã thực hiện; Đề xuất được giải

pháp, công nghệ chống sạt lở bờ sông

đảm bảo sự ổn định bền vững, thân

thiện với môi trường , phù hợp với điều

kiện kinh tế , xã hội của vùng . Điều tra

thu thập , đánh giá tình hình

sạt lở bờ sông, rạch trên địa bàn các

tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau ; Phân tích ,

đánh giá các giai pháp công nghệ chống

sạt lở bờ sông đã thực hiện trên địa

bàn các tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau ; Xây

dựng tiêu chí lựa chọn giai pháp công

nghệ bảo vệ bờ sông theo yêu cầu

kỹ thuật và môi trường ; Nghiên cứu

đề xuất các giai pháp công nghệ chống

sạt lở bờ sông phù hợp với điều kiện

từng vùng đặc trưng của tỉnh Bạc Liêu

và Cà Mau ; Thiết kế mẫu các giai pháp

bảo vệ bờ sông các vùng đặc trưng

của tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau ; Xây

dựng hướng dẫn tính toán thiết kế , thi

công các giai pháp chống sạt

lở bờ sông.Tất ca nội dung trên rất cần

thiết và cấp bách, vừa có ý nghĩa khoa

học và vừa có ý nghĩa về thực tiễn sâu

sắc. Sau hai năm thực hiện một cách

nghiêm túc, đề tài đã hoàn thành tốt các

nội dung ca về mặt khối lượng và chất

lượng theo yêu cầu đề ra trong

đề cương.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-0360/KQNC

TNMT.02/16.02-20. “Nghiên cứu đề

xuất cơ chế phối hợp trong thực hiện

nhiệm vụ điều phối, giám sát các hoạt

động xả nước thải, khai thác sử dụng

tài nguyên nước trên các lưu vực

sông liên tỉnh, áp dụng thí điểm trên

lưu vực sông Sê San và Srê pốk”/

ThS. Dương Quỳnh Anh - Cục Quản lý

tài nguyên nước, (Đề tài cấp Bộ)

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

32

Tổng quan về lưu vực sông, những vấn

đề thách thức của tài nguyên nước Việt

Nam, các nội dung quy định pháp luật

về điều phối, giám sát các hoạt động xả

nước thải và khai thác sử dụng nước ở

Việt Nam. Kinh nghiệm tổ chức điều

phối, giám sát các hoạt động khai thác,

sử dụng nước và xả nước thải vào

nguồn nước của một số quốc gia trên

thế giới. Hiện trạng phối hợp trong điều

phối, giám sát các hoạt động khai thác,

sử dụng nước và xả nước thải ở Việt

Nam và những khía cạnh cần hoàn

thiện nhằm tăng cường công tác điều

phối, giám sát các hoạt động tài nguyên

nước ở Việt Nam. Đề xuất giải pháp

nhằm thúc đẩy phối hợp trong triển

khai việc điều phối, giám sát các hoạt

động khai thác sử dụng nước và xả

nước thải vào nguồn nước ở Việt Nam

và áp dụng thí điểm trên lưu vực các

sông Sê San, Srê pốk.

Số hồ sơ lưu: 2019-04-492/KQNC

KQ010897. Hoàn thiện công nghệ chế

tạo và sản xuất thử nghiệm thiết bị

đánh giá nhanh ô nhiễm thủy ngân,

sử dụng công nghệ điện cực nano/

ThS. Trần Thị Liên - Phòng Thí nghiệm

trọng điểm Công nghệ lọc, hóa dầu,

(Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ chế

tạo điện cực nano có khả năng phát

hiện và định lượng thủy ngân ở quy mô

thí nghiệm. Nghiên cứu thiết kế, chế

tạo và lắp đặt thiết bị phân tích điện hóa

sử dụng điện cực nano để phân tích Hg

(II) qui mô phòng thí nghiệm. Xây

dựng phương án thiết kế và cải tiến

thiết bị điện hóa sử dụng điện cực nano

phân tích Hg (II) tại hiện trường, xây

dựng qui trình công nghệ hoàn thiện

chế tạo thiết bị xác định thủy ngân tại

hiện trường sử dụng điện cực nano có

khả năng phát hiện thủy ngân đến 5

ppb. Hoàn thiện công nghệ và sản xuất

thử nghiệm điện cực nano

AuND/Ccloth sử dụng trong hệ thiết bị

điện hóa phân tích Hg (II) và phân tích

định lượng Hg (II). Xây dựng tiêu

chuẩn cơ sở cho sản phẩm hệ thiết bị

điện hóa sản xuất thử nghiệm. Tiến

hành ứng dụng thử nghiệm và đánh giá

hiệu quả kinh tế - kỹ thuật.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0026/KQNC

KQ010886. Hoàn thiện công nghệ sản

xuất vật liệu xúc tác để nâng cao hiệu

suất đốt và giảm phát thải khí ô

nhiễm trong vận hành lò đốt công

nghiệp/ GS.TS. Vũ Thị Thu Hà -

Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công

nghệ lọc, hóa dầu, (Đề tài cấp Bộ)

Tổng quan tài liệu và xây dựng phương

án thực hiện hoàn thiện công nghệ sản

xuất vật liệu xúc tác để nâng cao hiệu

suất đốt và giảm phát thải khí ô nhiễm

trong vận hành lò đốt công nghiệp.

Hoàn thiện công nghệ chế tạo vật liệu

xúc tác trên cơ sở nano oxit kim loại.

Hoàn thiện công nghệ nâng cao độ bền

vật liệu và qui trình sử dụng vật liệu

xúc tác để nâng cao hiệu suất đốt và

giảm phát thải khí ô nhiễm từ quá trình

đốt lò bằng nhiên liệu DO, FO. Xây

dựng dây chuyền thiết bị sản xuất vật

liệu xúc tác qui mô 700 tấn/năm. Sản

xuất thử nghiệm 100 tấn vật liệu xúc

tác trên cơ sở nano oxit kim loại; hiệu

chỉnh thiết bị và các thông số kỹ thuật -

công nghệ. Ứng dụng thử nghiệm sản

phẩm trên lò đốt công nghiệp sử dụng

nhiên liệu DO và FO; đánh giá hiệu quả

nâng cao hiệu suất đốt và giảm phát

thải khí ô nhiễm.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0027/KQNC

ĐTKHCN.074/18. Nghiên cứu công

nghệ xử lý nước thải chứa lưu huỳnh

trong nhà máy sản xuất giấy sử dụng

hệ xúc tác oxit kim loại chuyển tiếp

cố định trên nền polyme/ TS. Trần Thị

Hằng - Trường Đại học Công nghiệp

Việt Trì, (Đề tài cấp Bộ)

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

33

Chế tạo hệ xúc tác oxit kim loại chuyển

tiếp cố định trên nền polyme để xử lý

nước thải chứa lưu huỳnh trong nhà

máy sản xuất giấy. Nghiên cứu các yếu

tố ảnh hưởng đến quá trình chế tạo hệ

xúc tác oxit kim loại chuyển tiếp cố

định trên nền polyme. Nghiên cứu chế

tạo hệ xúc tác composite, nghiên cứu

hoạt tính của hệ xúc tác composite

được tổng hợp trong xử lý mẫu nước

thải chứa lưu huỳnh phòng thí nghiệm

và hoạt tính của hệ xúc tác composite

được tổng hợp trong xử lý mẫu nước

thải chứa lưu huỳnh thực tế. Đề xuất

được công nghệ xử lý nước thải chứa

lưu huỳnh trong nhà máy sản xuất giấy

sử dụng hệ xúc tác oxit kim loại chuyển

tiếp cố định trên nền polyme.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0007/KQNC

20703. Kỹ thuật năng lượng và nhiên

liệu không phải dầu khí

KC.05/16-20. Nghiên cứu, thiết kế,

chế tạo động cơ điện tiết kiệm năng

lượng sử dụng vật liệu có mật độ từ

cảm cao/ TS. Bùi Minh Định - Viện

Điện- Trường Đại học Bách Khoa Hà

Nội, (Đề tài cấp Quốc gia)

Làm chủ việc tính toán, thiết kế, công

nghệ chế tạo dãy động cơ điện đồng bộ

3 pha roto lồng sóc nam châm vĩnh cửu

khởi động trực tiếp, công suất đến

11kW, đạt mức hiệu suất năng lượng

IE2 theo tiêu chuẩn IEC60034-30. Chế

tạo hoàn chỉnh dãy động cơ điện đồng

bộ nam châm vĩnh cửu roto lồng sóc,

công suất đến 11kW, đạt mức hiệu suất

năng lượng IE2 theo tiêu chuẩn quốc tế

IEC60034-30. Nghiên cứu các quy

trình lắp đặt, vận hành, thử nghiệm các

động cơ hiệu suất cao sử dụng các hệ

thống đo nội bộ và hệ thống đo của

trung tâm quatest I. Tiến hành áp dụng

các thiết kế và quy trình công nghệ để

đưa vào chếtạo các động cơ đồng bộ 3

pha roto lồng sóc nam châm vĩnh

cửu: 2,2kW-4p; 5kW-4p; 7,5kW-4p;

11kW-4p và 22kW-4p đạt hiệu suất tối

thiểu theo IEC60034-30 mức IE2.

Số hồ sơ lưu: 2019-52-0093/KQNC

ĐTKHCN.091/11. Nghiên cứu chế tạo

thuốc tuyển từ dầu thải để tuyển nổi

bùn than chất lượng xấu/ TS. Phạm

Văn Luận - Trung tâm Hỗ trợ Tiến bộ

Kỹ thuật Mỏ, (Đề tài cấp Bộ)

Tổng hợp các tài liệu về tình hình tuyển

nổi bùn than trên thế giới và Việt Nam.

Tổng quan về các loại thuốc tuyển để

tuyển nổi bùn than. Lấy mẫu và phân

tích một số tính chất cơ bản của bùn

than chất lượng thấp tại mỏ than khe

Sim. Tiến hành nghiên cứu chế tạo hỗn

hợp thuốc tuyển nổi từ dầu thải; Nghiên

cứu tuyển nổi một số mẫu bùn than

bằng hỗn hợp thuốc mới chế tạo ở một

vài chế độ công nghệ khác nhau.

Số hồ sơ lưu: 2019-12-501/KQNC

20704. Viễn thám

KQ012053. Nghiên cứu ứng dung

công nghê GIS va viễn tham trong

đánh giá tác động của cac yêu tô tư

nhiên và xa hôi đến sư dung đât / TS.

Bùi Thu Phương - Trường Đại học Tài

nguyên và Môi trường Hà Nội, (Đề tài

cấp Bộ)

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: các

khái niệm cơ bản, tổng quan tình

hình nghiên cứu trong và ngoài nước,

khả năng ứng dụng viễn thám và

GIS trong đánh giá tác động của các

yếu tố tự nhiên, xã hội đến sử dụng

đất. Đánh giá và lựa chọn các yếu tố tự

nhiên, xã hội ảnh hưởng đến sử dụng

đất. Nghiên cứu cơ sở khoa học phương

pháp ứng dụng công nghệ GIS và viễn

thám trong đánh giá sử dụng đất. Xây

dựng quy trình đánh giá tác động của

các yếu tố tự nhiên, xã hội đến sử dụng

đất từ tư liệu GIS và viễn thám. Thí

nghiệm ứng dụng công nghệ GIS và

viễn thám đánh giá tác động của các

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

34

yếu tố tự nhiên, xã hội đến sử dụng đất

khu vực thuôc địa bàn huyện Hướng

Hóa và huyện Gio Linh, tỉnh Quảng

Trị. Hoàn thiện quy trình và đề xuất

một số giải pháp sử dụng đất bền vững.

Số hồ sơ lưu: 2019-04-0118/KQNC

TMNT.2016.08.03. Nghiên cứu ứng

dụng công nghệ viễn thám theo dõi,

kiểm soát hoạt động khai thác

khoáng sản. Thử nghiệm phát hiện

hoạt động khai thác khoáng sản trái

phép vùng Cao Bằng - Thái Nguyên -

Bắc Cạn, Quảng Nam - Gia Lai -

Kon Tum./ ThS. Lê Minh Huệ - Cục

Viễn thám quốc gia, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu cơ sở khoa học ứng dụng

công nghệ viễn thám theo dõi, kiểm

soát hoạt động khai thác khoáng sản.

Đề xuất quy trình công nghệ và khả

năng ứng dụng công nghệ viễn thám

cho mục đích theo dõi, kiểm soát hoạt

động khai thác khoáng sản. Thực

nghiệm phát hiện khai thác khoáng sản

trái phép vùng Cao Bằng - Thái

Nguyên - Bắc Cạn, Quảng Nam - Gia

Lai - Kon Tum.

Số hồ sơ lưu: 2019-04-0423/KQNC

20705. Khai thác mỏ và xử lý khoáng

chất

097.18.ĐT.BO. Nghiên cứu đề xuất

các giải pháp xử lý xỉ thải trong lĩnh

vực sản xuất phốt pho vàng/ ThS.

Trần Anh Tấn - Trung tâm Môi trường

và Sản xuất sạch, (Đề tài cấp Bộ)

Tổng quan về hoạt động sản xuất phốt

pho vàng trong và ngoài nước và các

vấn đề môi trường liên quan đến xỉ thải.

Khảo sát lấy mẫu nghiên cứu, phân tích

xỉ thải từ hoạt động sản xuất phốt pho

vàng. Đánh giá thực trạng quản lý và

xử lý xỉ thải tại các nhà máy phốt pho

vàng. Đặc tính cơ bản của xỉ thải từ quá

trình sản xuất phốt pho vàng. Phân tích

đánh giá chỉ tiêu ô nhiễm môi trường

của xỉ thải. Phân tích, đánh giá khả

năng tái sử dụng xỉ thải. Đề xuất các

giải pháp xử lý xỉ thải.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-675/KQNC

TNMT.2016.03.10. Nghiên cứu đề

xuất giải pháp công nghệ sử dụng

hiệu quả than bùn vùng Đồng bằng

sông Cửu Long, thí điểm tại Hòn Đất

, tỉnh Kiên Giang/ ThS. Vũ Lê Vân

Khánh - Trường Đại học Tài nguyên và

Môi trường TP. HCM, (Đề tài cấp Bộ)

Xác định các giá trị sử dụng của than

bùn tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên

Giang. Nghiên cứu và đề xuất phương

án xử lý than bùn nhằm nâng cao giá trị

sử dụng. Đánh giá hiệu quả kinh tế của

phương án xử lý được đề xuất.

Số hồ sơ lưu: 2019-04-0259/KQNC

ĐTKHCN.087/18. Nghiên cứu công

nghệ tuyển quặng mỏ niken - đồng

xâm tán huyện Hòa An, tỉnh Cao

Bằng./ ThS. Đào Công Vũ - Viện Khoa

học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim,

(Đề tài cấp Bộ)

Với mục tiêu xây dựng được quy trình

công nghệ tuyển hợp lý đối với mỏ

niken - đồng xâm tán huyện Hòa An,

tỉnh Cao Bằng, đồng thời thu hồi được

quặng tinh đảm bảo yêu cầu cho các

công đoạn chế biến sâu tiếp theo và sản

phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng thương

phẩm tiêu thụ được trên thị trường,

nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực

nghiệm xác định được các chế độ công

nghệ tuyển như: độ mịn nghiền, chủng

loại và chi phí các loại thuốc tuyển,

nghiên cứu xác định số lần tuyển tinh,

tuyển vét cho từng khâu công nghệ.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0234/KQNC

KQ013349. Sản xuất thử nghiệm thu

hồi thiếc từ quặng nhiễm sắt và asen

cao/ KS. Giảng Văn Dứt - Viện Khoa

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

35

học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim,

(Đề tài cấp Bộ)

Để có thiếc tinh khiết phục vụ sản xuất

trong nước và xuất khẩu thì phải qua

một quá trình nấu luyện quặng thiếc

(cassiterite SnO2), tinh luyện, điện

phân, … mới có được sản phẩm. Lượng

quặng thiếc trước đây còn dồi dào , hàm

lượng thiếc trong quặng còn khá cao

(thường từ trên 70% SnO2), nay hàm

lượng thiếc dưới 60% rất phổ biến lại

còn lẫn nhiêu tạp chất như Fe , As, Pb,

Cu… Một số tạp chất trong quặng có

thể xử lý được (như Fe , As), nhưng

cũng có một số tạp chất khác còn lại

muốn xử lý đòi hỏi công nghệ phức tạp

và rất tốn kém . Các tạp chất thường lẫn

vào quặng thiếc nhiêu nhất và phổ biến

nhất là sắt và asen . Để xử lý sắt và asen

có nhiêu phương pháp : Sắt thường lẫn

vào trong quặng dưới dạng ôxýt sắt

FeO, Fe2O3 hoặc Fe3O4. Để tách ra

người ta thường sử dụng máy tuyển từ

(dùng nguyên lý của nam châm điện),

phương pháp này chỉ tách được một

phần sắt, còn lại một số (thường > 4%)

thì không tách được (thường là FeO và

Fe2O3). Để xử lý số quặng còn nhiễm

các loại ôxýt sắt này người ta thường

dùng phương pháp hóa học (ngâm với

axít HCl loãng) hoặc phương pháp

nhiệt (chuyển hóa thành Fe3O4 – oxýt

sắt từ) để tuyển từ tiếp. Asen (thạch tín)

là một á kim gây ngộ độc rất mạnh. Ở

trạng thái tự nhiên thường tồn tại 2

dạng As2O3 và As2O5 là những chất

hút ẩm và dễ dàng hòa tan trong nước

để tạo thành các dung dịch có tính axít

yếu. Asen tạo thành hidrua dạng khí và

không ổn định đó là arsin (AsH3). Khi

bị nung nóng trong không khí, nó bị ôxi

hóa để tạo thành triôxít asen (As2O3);

hơi từ phản ứng này có mùi như mùi

tỏi, không màu, rất độc. Asennopyrit

một cách không chính thức gọi là

mispickel (FeAsS) là khoáng vật chứa

asen phổ biến nhất. Khi bị nung nóng

trong không khí, asen thăng hoa ở dạng

triôxít asen để lại các oxít sắt . Để tách

asen ra khỏi quặng thiếc người ta

thường dùng phương pháp tuyển nổi

bằng hợp chất sodium butyl xanthate

(thường gọi tắt là xanthate có công thức

hóa học C 4H9OCSSNa). Phương pháp

này tiêu tốn nhiêu th ời gian và thực thu

thiếc thấp. Ngoài ra người ta cũng dùng

phương pháp nhiệt để tách asen, nhưng

phải đặc biệt chú trọng đến môi trường

do tạo thành triôxít asen (As2O3).

Phương pháp này thực hiện trong thời

gian rất ngắn, hiệu suất thu hồi thiếc

cao, xử lý asen khá triệt để, đáp ứng

được yêu cầu luyện thiếc.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0247/KQNC

TNMT.2016.03.02. Nghiên cứu, dự

báo tiềm năng khoáng sản vàng ẩn

sâu ở các trường quặng vàng đới

Tam Kỳ - Phước Sơn vùng Trung

Trung Bộ/ ThS. Võ Quang Bình - Liên

đoàn Địa chất Trung Trung Bộ, (Đề tài

cấp Bộ)

Nhằm đáp ứng một phần yêu cầu cấp

thiết cho việc quy hoạch thăm dò và

khai thác trong tương lai gần; thu hút

các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào

lĩnh vực tìm kiếm - thăm dò khoáng

sản, cũng như góp phần bổ sung vào

nghiên cứu lý luận khoa học địa chất,

phục vụ sản xuất; tạo cơ sở khoa học

cho việc dự báo tiềm năng, quy mô tài

nguyên quặng vàng ẩn sâu, tạo tiền đề

cho công tác tìm kiếm, thăm dò và khai

thác quặng vàng trong vùng góp phần

thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát

triển.

Số hồ sơ lưu: 2019-04-0249/KQNC

TNMT.2016.03.06. Nghiên cứu, đề

xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế,

chính sách bảo vệ quyền lợi người

dân nơi có khoáng sản khai thác đáp

ứng mục tiêu phát triển bền vững/

ThS. Nguyễn Thị Kim Ngân - Viện

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

36

Chiến lược, Chính sách tài nguyên và

môi trường, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển

bền vững khoáng sản; bảo vệ quyền

lợi người dân nơi có hoạt động khoáng

sản; cơ chế, chính sách bảo vệ quyền

lợi người dân nơi có khoáng sản khai

thác đáp ứng mục tiêu phát triển bền

vững. Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ

chế, chính sách bảo vệ quyền lợi người

dân nơi có khoáng sản khai thác

đáp ứng mục tiêu phát triển bền

vững. Hệ thống cơ sở lý luận, kinh

nghiệm quốc tế về quyền lợi người dân

nơi có khoáng sản khai thác; cơ chế,

chính sách bảo vệ quyền lợi người dân

nơi có khoáng sản khai thác đáp ứng

mục tiêu phát triển bền vững. Phân tích,

đánh giá thực trạng và tình hình thực

hiện cơ chế, chính sách của Việt Nam

về bảo vệ quyền lợi người dân nơi có

khoáng sản khai thác. Đề xuất đề xuất

giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách

bảo vệ quyền lợi người dân tại khu vực

có khoáng sản khai thác đáp ứng mục

tiêu phát triển bền vững. Hệ thống hóa

cơ sở lý luận vềquyền lợi người dân nơi

có khoáng sản khai thác; cơ chế, chính

sách đảm bảo thực thi quyền lợi người

dân nơi có khoáng sản khai thác. Tổng

hợp kinh nghiệm quốc tế về áp dụng

các cơ chế, công cụ bảo vệ quyền lợi

người dân nơi có khoáng sản khai thác

và rút ra bài học kinh nghiệm cho

Việt Nam; Thu thập, tổng hợp dữ liệu,

phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế,

chính sách bảo vệ quyền lợi người dân

nơi có khoáng sản khai thác ở Việt

Nam theo các tiêu chí phát triển bền

vững; Phân tích, đánh giá bối cảnh

quốc tế, trong nước và đưa ra các quan

điểm và các nhóm giải pháp nhằm hoàn

thiệncơ chế, chính sách bảo vệ, đảm

bảo thực thi quyền lợi người dân nơi có

khoáng sản khai thác đáp ứng mục tiêu

phát triển bền vững.

Số hồ sơ lưu: 2019-04-0374/KQNC

09.18/HĐ-KHCN/SXTDBV. Nghiên

cứu xác định định hướng ưu tiên

phát triển công nghệ sạch, công nghệ

thân thiện môi trường trong ngành

thép (công nghệ luyện thép bằng lò

điện hồ quang và công nghệ cán

thép)./ PGS. TS. Bùi Anh Hòa -

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội,

(Đề tài cấp Bộ)

Từ thực tiễn Việt Nam và xu hướng

phát triển của thế giới, mục tiêu chung

của đề tài là xác định định hướng công

nghệ luyện thép bằng lò điện hồ quang

và công nghệ cán thép theo hướng

sử dụng công nghệ sạch, thực

hiện chiến lược sử dụng công nghệ sạch

đến năm 2020. Với mục tiêu đặt ra,

đề tài đã thực hiện các nội dung nghiên

cứu sau: Xây dựng tiêu chí đánh giá

về công nghệ sạch đối với ngành

công nghiệp luyện thép bằng lò điện

hồ quang và cán thép tại Việt

Nam. Khảo sát, đánh giá thực trạng

sử dụng công nghệ sạch trong

ngành công nghiệp luyện thép bằng

lò điện hồ quang và cán thép ở Việt

Nam. Nghiên cứu về hiện trạng và xu

hướng sử dụng công

nghệ sạch, công nghệ thân thiện môi

trường trong luyện thép lò điện

hồ quang và cán thép trên thế giới. Xây

dựng định mức tiêu hao nguyên, nhiên,

vật liệu; đề xuất danh mục và lộ trình

áp dụng công nghệ sạch, công

nghệ cấm, hạn chế trong công nghiệp

luyện thép lò điện hồ quang và cán thép

giai đoạn đến năm 2025. Đánh giá tác

động của việc áp dụng định mức tiêu

hao nguyên, nhiên, vật liệu và danh

mục công nghệ sạch ưu tiên phát triển,

công nghệ cấm và hạn chế đối với các

doanh nghiệp luyện thép bằng công

nghệ lò điện hồ quang và cán thép tại

Việt Nam. Hội thảo về công nghệ luyện

thép bằng lò điện hồ quang và công

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

37

nghệ cán thép theo hướng công

nghệ sạch, thân thiện với môi trường.

Số hồ sơ lưu: 2019-52-0371/KQNC

15.17/HĐ-KHCN/NSCL. Nghiên cứu

xây dựng các yêu cầu kỹ thuật trong

thiết kế hồ thải quặng đuôi/ ThS.

Nguyễn Thị Hồng Gấm - Viện Khoa

học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim,

(Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu tổng quan các tiêu chuẩn về

thiết kế hồ thải quặng đuôi. Tổng hợp

một số yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế

đập và hồ thải quặng đuôi ở nước

ngoài, đánh giá sự phù hợp với đặc

điểm và điều kiện của Việt Nam. Xây

dựng yêu cầu kỹ thuật phục vụ công tác

thiết kế đập thải quặng đuôi và hồ thải

quặng đuôi phù hợp với điều kiện Việt

Nam. Xây dựng dự thảo Tiêu chuẩn

Quốc gia về yêu cầu kỹ thuật thiết kế

đập thải quặng đuôi.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-548/KQNC

Mã số: 21.BS.18/HĐ-

KHCN/NSCL. Nghiên cứu cơ sở khoa

học và thực tiễn xây dựng các quy

định về xác định giới hạn tối đa cho

phép bụi trong không khí mỏ than

hầm lò/ TS. Bùi Mạnh Tùng - Trung

Tâm KHCN Mỏ và Môi trường, (Đề tài

cấp Quốc gia)

Đặc điểm chung về công nghệ khai thác

mỏ than hầm lò trên thế giới và các

nguồn phát sinh bụi. Tổng quan quy

định, tiêu chuẩn nồng độ bụi tối đa

trong không khí mỏ than hầm lò ở một

số nước trên thế giới. Đánh giá đặc

điểm công nghệ khai thác mỏ than hầm

lò ở Việt Nam và các nguồn tạo bụi.

Tổng hợp nồng độ bụi trong không khí

mỏ than hầm lò ở Việt Nam. Cơ sở

khoa học và thực tiễn xây dựng các quy

định về xác định giới hạn tối đa cho

phép bụi trong không khí mỏ hầm lò.

Số hồ sơ lưu: 2019-52-636/KQNC

20706. Kỹ thuật hàng hải, đóng tàu

biển

ĐTĐL.CN 14/15. Nghiên cứu, xây

dựng mô phỏng hệ động lực chính và

trạm phát điện cho tàu biển chở hàng

tổng hợp/ GS.TS. Lương Công Nhớ -

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam,

(Đề tài cấp Quốc gia)

Chế tạo phần cứng ECR –S cho hệ

động lực chính và xây dựng phần mềm

mô phỏnghệ động lực chính trong ECR

-S. Chế tạo phần cứng cho bảng điện

chính và xây dựng phần mềm mô

phỏng cho trạm phát điện trong ECR–S

theo chức năng hoạt động 11

modul. Cài đặt, hiệu chỉnh thiết bị

ngoại vi cho trạm phát điện tàu biển.

Xây dựng phần mềm hỗ trợ kỹ thuật,

chẩn đoán chuyên gia cho hệ thống

phục vụ trên hệ động lực chính diesel

lai chân vịt. Xây dựng thiết bị ảo chung

hỗ trợ kỹ thuật, chẩn đoán chuyên gia

các hệ thống phục vụ máy chính

và phần mềm hỗ trợ kỹ thuật, chẩn

đoán chuyên gia cho hệ động lực chính

gồm máy chính -vỏ tàu -chân vịt. Xây

dựng phần mềm hỗ trợ kỹ thuật, chẩn

đoán chuyên gia cho tổ hợp diesel -

máy phát điện và phần mềm hỗ trợ kỹ

thuật, chẩn đoán chuyên gia cho bảng

điện chính (MSB, Main Switch-Board).

Xây dựng phòng mô phỏng ảo cho

buồng điều khiển máy, phòng thiết bị

ảo mô phỏng buồng điều khiển máy

cho hệ động lực chính và trạm phát

điện.

Số hồ sơ lưu: 2019-34-642/KQNC

20801. Công nghệ sinh học môi

trường nói chung

TNMT.2016.04.16. Nghiên cứu chế

tạo điện cực trên nền ống nano

cacbon ứng dụng xác định một số ion

kim loại nặng trong nước/ ThS. Trần

Duy Hải - Trường Đại học Tài nguyên

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

38

và Môi trường TP. HCM, (Đề tài cấp

Bộ)

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của chất kết

dính đến tính chất của điện. Nghiên cứu

ảnh hưởng của tác nhân biến tính đến

tính chất của điện cực. Nghiên cứu sự

ảnh hưởng của tính chất dung dịch nền

đến tính chất điện hóa của điện cực.

Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện hoạt

động đến khả năng xác định Pb2+ và

Cd2+ của điện cực theo phương pháp

ASV Nội dung 5: Khảo sát khoảng điện

hóa của điện cực đối với Pb2+ và Cd2+

4 trong điều kiện hoạt động và nền

thích hợp. Nghiên cứu ảnh hưởng của

tác nhân tạo phức trong nền đến khả

năng xác định chọn lọc của điện cực

đối với Pb2+ và Cd2+. Phân tích hàm

lượng Pb2+ và Cd2+ trong một số mẫu

nước mặt.

Số hồ sơ lưu: 2019-04-0394/KQNC

20802. Xử lý môi trường bằng

phương pháp sinh học; các công nghệ

sinh học chẩn đoán (chip ADN và

thiết bị cảm biến sinh học)

2016.03.14. Nghiên cứu công nghệ

sinh học hiếu khí để xử lý và tái sử

dụng bùn thải sinh học từ các nhà

máy xử lý nước thải tập trung của

các khu công nghiệp, thí điểm tại khu

vực Đông Nam Bộ/ PGS. TS. Tôn Thất

Lãng - Trường Đại học Tài nguyên và

Môi trường TP. HCM, (Đề tài cấp Bộ)

Đánh giá khả năng tái sử dụng của bùn

thải sinh học, từ đó đề xuất các biện

pháp và các công nghệ khả thi để xử lý

và tái sử dụng bùn thải theo cách tiếp

cận sử dụng bùn như một nguồn

nguyên liệu. Nghiên cứu về sự ô nhiễm

và tái sử dụng bùn sinh học trên sơ sở

đánh giá mối tương quan, tính tương

đồng và tác động qua lại giữa các thành

phần trong cùng một hệ thống: Phát

sinh – Tác động – Giảm thiểu. Mô hình

phân hủy sinh học kị khí hiếu khí được

bố trí với quy mô Phòng thí nghiệm và

quy mô pilot với các iii điều kiện thí

nghiệm khác nhau, kết quả và sản phẩm

có thể áp dụng ngay tại các KCN (phân

bổ sung cho cây trồng).

Số hồ sơ lưu: 2019-04-0278/KQNC

KQ013276. Nghiên cứu chế tạo thử

nghiệm màng lọc poly(ete sunphon)

(PES) dạng sợi rỗng ứng dụng trong

xử lý nước và nước thải/ TS. Trần

Hùng Thuận - Trung tâm Công nghệ

Vật liệu, (Đề tài cấp Bộ)

Xây dựng được quy trình và chế tạo

được màng lọc dạng sợi rỗng từ vật liệu

poly(ete-sunphon) (PES) để lọc

nước. Nước sạch là một trong những

yếu tố thiết yếu để duy trì sự sống của

con người và các sinh vật. Do vậy, đảm

bảo chất lượng môi trường nước là một

vấn đề quan trọng. Hiện nay, do quá

trình công nghiệp hóa ngày càng phát

triển, sự bùng nổ dân số ngày càng gia

tăng dẫn đến sự thiếu hụt nguồn tài

nguyên nước (nước mặt, nước ngầm)

cho các hoạt động sinh hoạt và sản

xuất. Vì thế, việc tái sử dụng nước sẽ là

biện pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề

khan hiếm nước trong tương lai. Công

nghệ màng lọc đã được ứng dụng rộng

rãi trong các quá trình xử lý nước, loại

bỏ các chất gây ô nhiễm, chất rắn lơ

lửng, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh một

cách có hiệu quả, mà không sử dụng

hóa chất hoặc phụ gia độc hại và ít tổn

hao năng lượng hơn các phương pháp

thông thường.

Số hồ sơ lưu: 2019-60-0221/KQNC

20901. Các công nghệ xử lý sinh học

(các quá trình công nghiệp dựa vào

các tác nhân sinh học để vận hành

quy trình), xúc tác sinh học; lên men

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

39

KC.07/11-15. Nghiên cứu ứng dụng

công nghệ sản xuất vi nang chứa các

hợp chất thiên nhiên có hoạt tính

sinh học sử dụng trong sản xuất thực

phẩm/ ThS. Trần Hải Đăng - Trường

Đại học Nha Trang, (Đề tài cấp Quốc

gia)

Nghiên cứu quy trình tạo nhũ tương và

vi nang dầu gấc. Lựa chọn chất bao gói

và xây dựng quy trình tạo vi nang phù

hợp, bảo vệ được các hoạt tính sinh học

của một số tinh dầu có giá trị cao

(gừng, tỏi...). Ứng dụng vi nang vào

một số sản phẩm thực phẩm cụ thể.

Số hồ sơ lưu: 2019-52-511/KQNC

20902. Các công nghệ sản phẩm sinh

học (các sản phẩm được chế tạo sử

dụng vật liệu sinh học làm nguyên

liệu), vật liệu sinh học, chất dẻo sinh

học, nhiên liệu sinh học, các hóa chất

được chiết tách từ sinh học, các vật

liệu mới có nguồn gốc sinh học.

KQ011809. Sản xuất thử nghiệm tinh

dầu Trúc (Citrus hystrix)/ KS. Võ

Bửu Lợi - Viện Nghiên cứu Dầu và cây

có dầu, (Đề tài cấp Bộ)

Tạo ra sản phẩm tinh dầu tự nhiên, góp

phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho cây

trúc (Citrus hystrix). Ứng dụng tinh dầu

vỏ quả trúc để tạo ra một số sản phẩm

như tinh dầu xông phòng và dầu

massage. Hoàn thiện quy trình công

nghệ và thiết bị để sản xuất tinh dầu qui

mô 10kg nguyên liệu/mẻ. Có công nghệ

và sản phẩm tinh dầu xông phòng và

dầu massage (TCCL, bao bì, nhãn

mác...). Tổ chức sản xuất 100 lít tinh

dầu xông phòng và 100 lít dầu massage,

sản phẩm đạt TCCL tinh dầu theo qui

định. Đào tạo 02-04 cán bộ kỹ thuật

vận hành thiết bị, công nghệ. Xác định

được thị trường và tổ chức kinh doanh

sản phẩm.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0081/KQNC

QG.16-03. Nghiên cứu xây dựng quy

trình sản xuất năng lượng tái tạo

hydro sinh học từ vi khuẩn kị khí

phân lập tại Việt Nam/ PGS.TS. Bùi

Thị Việt Hà - Trường Đại học Khoa

học Tự nhiên, (Đề tài cấp Bộ)

Có được các chủng vi khuẩn kị khí ưa

ám tại Việt Nam có khả năng sinh

hydro và sàng lọc, tuyển chọn một số

chủng có hiệu suất sinh hydro cao

nhất. Xây dựng được quy trình sản

xuất hydro sử dụng những nguyên liệu

thế hệ đầu tiên (các nguồn đường và

tinh bột sẵn có) từ một số chủng vi

khuẩn kị khí được lựa chọn. Bước đầu

thiết lập và chuẩn hóa được quy trình

kỹ thuật cho việc sản xuất hydro từ vi

khuẩn kị khí tại Việt Nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-53-0214/KQNC

ĐTKHCN.177/17. Nghiên cứu và xây

dựng quy trình công nghệ xử lý

kháng khuẩn cho khăn giấy cao cấp

từ nguồn tinh dầu thực vật có nguồn

gốc Việt Nam/ TS. Lưu Thị Tho -

Trường Đại Học Kinh tế Kỹ thuật Công

nghiệp, (Đề tài cấp Bộ)

Đánh giá khả năng kháng khuẩn của

một số loại tinh dầu thực vật. Lựa chọn

loại tinh dầu kháng khuẩn phù hợp cho

các ứng dụng trên sản phẩm dệt kháng

khuẩn có tiếp xúc với con người. Lựa

chọn chất liệu khăn giấy phù hợp để tạo

ra khăn giấy kháng khuẩn bằng tinh dầu

thực vật. Đưa ra công nghệ và quy trình

công nghệ tối ưu để tạo khăn giấy

kháng khuẩn bằng tinh dầu thực vật.

Sản xuất khăn giấy cao cấp kháng

khuẩn có hương thơm tự nhiên thân

thiện với người sử dụng và môi trường.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-578/KQNC

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

40

21001. Các vật liệu nano (sản xuất và

các tính chất)

TNMT.2016.04.09. Nghiên cứu tổng

hợp và ứng dụng vật liệu polyme

xốp-cấu trúc nano, trong xử lý nước

thải chứa kim loại nặng và các dung

môi hữu cơ/ TS. Mai Văn Tiến -

Trường Đại học Tài nguyên và Môi

trường Hà Nội, (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu xây dựng quy trình công

nghệ chế tạo và ứng dụng vật liệu

polyme xốp, cấu trúc nano, có diện tích

bề mặt riêng lớn trên cơ sở copolyme

mạng lưới (divinylbenzen-styren) biến

tính, ứng dụng trong việc xử lý nước

thải chứa ion kim loại nặng và các loại

dung môi hữu cơ độc hại. Xây dựng mô

hình ứng dụng vật liệu polyme xốp cấu

trúc nano trong xử lý nước thải chứa

ion kim loại nặng độc hại quy mô

phòng thí nghiệm.

Số hồ sơ lưu: 2019-04-0090/KQNC

B2015.20.01. Nghiên cứu chế tạo và

ứng dụng các vật liệu nano N-TiO2,

W-TiO2 và N, W-TiO2 trên nền

Bentonit để xử lí nước thải chế biến

thủy sản tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp/

TS. Nguyễn Văn Hưng - Trường Đại

học Đồng Tháp, (Đề tài cấp Bộ)

Chế tạo được các loại vật liệu nano: N-

TiO2, W-TiO2 và N, W-TiO2 phân

tán trên pha nền bentonit từ nguồn

bentonit Bình Thuận. Đánh giá được

khả năng ứng dụng của các vật liệu chế

tạo được trong xử lí nước thải chế biến

thủy sản. Ổn định quy trình làm

giàu quặng bentonit nguyên khai và

đánh giá một số tính chất như kích

thước hạt, thành phần, độ trương nở,

dung lượng trao đổi cation...của

sét bentonit trước và sau khi đã làm

giàu. Khảo sát một số yếu tố trong quá

trình chế tạo các vật liệu N-TiO2, W-

TiO2và N, W-TiO2 trên nền bentonit

theo phương pháp thủy phân có ảnh

hưởng đến cấu trúc tinh thể, kích thước

hạt, diện tích bề mặt riêng, năng lượng

vùng cấm, thành phần pha và hoạt tính

quang xúc tác của sản phẩm. Khảo sát

một số yếu tố trong quá trình chế

tạo các vật liệu N-TiO2, W-TiO2 và N,

W-TiO2 trên nền bentonit theo phương

pháp trộn ướt có ảnh hưởng đến cấu

trúc tinh thể, kích thước hạt, diện tích

bề mặt riêng, năng lượng vùng

cấm, thành phần pha và hoạt tính quang

xúc tác của sản phẩm. Khảo sát một số

yếu tố trong quá trình chế tạo các vật

liệu N-TiO2, W-TiO2 và N, W-

TiO2 trên nền bentonit theo phương

pháp trộn khô có ảnh hưởng đến hoạt

tính quang xúc tác của sản phẩm. Đánh

giá hoạt tính quang xúc tác của sản

phẩm thông qua khả năng phân hủy

quang dung dịch MB cũng như khả

năng xử lí nước thải chế biến thủy sản.

Số hồ sơ lưu: 2019-52-345/KQNC

ĐT.NCCB.ĐHƯD.2012-G/11. Nghiên

cứu tổng hợp vật liệu quang xúc tác

có cấu trúc nanô dùng làm điện cực

photoanot cho quá trình sản xuất

nhiên liệu hydro từ nước và năng

lượng mặt trời/ PGS.TS. Nguyễn Đình

Lâm - Phòng Thí nghiệm trọng điểm

Công nghệ lọc, hóa dầu, (Đề tài cấp

Quốc gia)

Nghiên cứu tổng hợp ống nano TiO2

bằng phương pháp sol-gel, phương

pháp thủy nhiệt trong môi trường kiềm

(TNTs) và phương pháp anot hóa lá Ti

kim loại. Chế tạo điện cực photoanot

FTO phủ xúc tác trên cơ sở TNTs bằng

phương pháp nhúng và phương pháp

phủ quay kết hợp với phương pháp phủ

chất nhạy sáng, đồng thời đánh giá hiệu

quả của các phương pháp phủ . Chế tạo

các điện cực trên cơ sở ống nano TiO2

có trật tự, mọc trên đế Ti (TNTA), được

biến tính bằng các tác nhân đã được lựa

chọn trong trường hợp đối tượng

nghiên cứu là TNTs. Đánh giá hoạt tính

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

41

của điện cực trong quá trình quang điện

phân nước sinh hydro.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-554/KQNC

KQ010901. Hoàn thiện công nghệ và

sản xuất thử nghiệm dung dịch phủ

đa năng trên cơ sở nano TiO2/ TS.

Nguyễn Thị Thu Trang - Phòng Thí

nghiệm trọng điểm Công nghệ lọc, hóa

dầu, (Đề tài cấp Bộ)

Tổng quan tài liệu nghiên cứu nước

ngoài và nhu cầu sử dụng cũng như

thực trạng nghiên cứu ở trong nước.

Hoàn thiện công nghệ chế tạo dung

dịch phủ trên cơ sở nano TiO2, hoàn

thiện hệ thiết bị sản xuất dung dịch phủ

trên cơ sở nano TiO2 qui mô 2.500

lít/năm. Sản xuất thử nghiệm 2.500

lít/năm dung dịch phủ chất lượng cao,

ứng dụng trong công nghệ lớp phủ bề

mặt, thay thế sản phẩm nhập ngoại. Đã

tiến hành đào tạo được đội ngũ công

nhân vận hành và tính toán, đánh giá

được hiệu quả về kinh tế và kỹ thuật.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0010/KQNC

21002. Các quy trình nano (các ứng

dụng ở cấp nano). (Vật liệu sinh học

kích thước không phải nano được

xếp vào 209)

TNMT.2016.04.15. Nghiên cứu biến

tính ống nano carbon và ứng dụng

hấp phụ các hợp chất hữu cơ BTEX

gây ô nhiễm trong không khí/ TS. Lê

Hữu Quỳnh Anh - Trường Đại học Tài

nguyên và Môi trường TP. HCM, (Đề

tài cấp Bộ)

Đánh giá hiệu quả hấp phụ của ống

nano carbon đa tường đối với từng chất

hữu cơ BTEX trong mẫu khí. Xây dựng

quy trình biến tính ống nano carbon với

các nhóm chức khác nhau và đánh giá

khả năng hấp phụ chọn lọc của ống

nano carbon đã chức hóa đối với từng

chất hữu cơ BTEX trong mẫu khí. Ứng

dụng thử nghiệm đánh giá khả năng

hấp phụ các chất hữu cơ BTEX trong

không khí tại TP.Hồ Chí Minh. Đề xuất

công nghệ hấp phụ, quan trắc các chất

thải độc hại BTEX gây ô nhiễm không

khí do phương tiện giao thông, các khu

công nghiệp gây ra.

Số hồ sơ lưu: 2019-04-0260/KQNC

21099. Công nghệ nano khác

KQ011572. Sản xuất chế phẩm nano

bạc/chitosan tan trong nước bằng

phương pháp chiếu xạ gamma để

phòng và trị bệnh cho cây trồng/ CN.

Nguyễn Tấn Mân - Viện Nghiên cứu

hạt nhân, (Đề tài cấp Bộ)

Nano bạc đã được điều chế từ dung

dịch AgNO3 bằng phương phương

pháp chiếu xạ gamma từ nguồn Co-60

sử dụng chitosan làm chất ổn định đã

được thực hiện. Phổ hấp thụ UV-Vis

cho thấy đỉnh hấp thụ cực đại λmax =

405 nm. Liều chuyển hoá bão hoà được

xác định là 8 kGy. Ảnh TEM cho thấy

các hạt nano bạc có dạng hình cầu và

đường kính trung bình khoảng 10 nm.

Dung dịch nano bạc bền theo trong thời

gian 24 tháng. Qui trình sản xuất nano

bạc bằng phương pháp chiếu xạ gamma

bao gồm các bước sau đây : Hoà tan

chitosan trong nước cất; Thêm AgNO3

vào dung dịch chitosan; Chiếu xạ ở liều

xạ 8 kGy; Sản phẩm nano bạc. Từ

những kiến thức trên nhóm nghiên cứu

đã tiến hành điều chế chitosan tan trong

nước, nghiên cứu hoàn thiện các thông

số công nghệ để chế tạo chế phẩm nano

bạc bằng phương pháp chiếu xạ gamma

(liều xạ, suất liều, liều chuyển hóa bão

hòa, pH). Đánh giá đặc trưng sản phẩm

(bước sóng hấp thụ cực đại λmax, kích

thước hạt nano bạc, hàm lượng bạc) và

hoàn thiện qui trình sản xuất chế phẩm

nano bạc/chitosan bằng phương pháp

chiếu xạ gamma Co-60 để phòng và trị

bệnh cho cây trồng.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

42

Số hồ sơ lưu: 2019-60-0067/KQNC

21101. Kỹ thuật thực phẩm

ĐTKHCN 102/16. Nghiên cứu sản

xuất soup đóng hộp từ rong mứt/

ThS. Nguyễn Thị Thảo Minh - Trường

đại học Công Nghiệp Thực Phẩm

Tp.HCM, (Đề tài cấp Bộ)

Đánh giá nhu cầu thị trường đối với các

sản phẩm giàu khoáng chất từ thực vật

biển. Đánh giá chất lượng và xử lý

nguyên liệu rong mứt. Tối ưu hóa công

thức của soup đóng hộp và quá trình xử

lý nhiệt trong chế biến soup đóng hộp

từ rong mứt. Đánh giá chất lượng sản

phẩm soup đóng hộp từ rong mứt. Xây

dựng tiêu chuẩn sản phẩm soup đóng từ

rong mứt. Nghiên cứu xác định thời hạn

bảo quản sản phẩm và đánh giá mức độ

chấp nhận của thị trường đối với sản

phẩm.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-644/KQNC

ĐTKHCN.097/17. Nghiên cứu xây

dựng một số quy trình sản xuất các

sản phẩm từ hạt điều (cashew) và

phế phẩm hạt điều/ ThS. Nguyễn Thị

Thảo Minh - Trường đại học Công

Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM, (Đề tài

cấp Bộ)

Xác định tiêu chuẩn chất lượng nguyên

liệu. Quy trình công nghệ sản xuất hạt

điều vi bóng vị BBQ và các thông số

công nghệ. Quy trình công nghệ sản

xuất nước uống dinh dưỡng từ điều và

các thông số công nghệ. Quy trình công

nghệ sản xuất bơ điều và các thông số

công nghệ. Quy trình công nghệ sản

xuất kẹo mềm và các thông số công

nghệ. Sự chấp nhận của người tiêu

dùng đối với các sản phẩm.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-626/KQNC

21102. Kỹ thuật đồ uống

ĐTKHCN 103/16. Nghiên cứu ứng

dụng kỹ thuật siêu âm trong sản xuất

chất màu tự nhiên từ trái thanh long/

TS. Lê Thị Hồng Ánh - Trường Đại học

Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ

Chí Minh, (Đề tài cấp Bộ)

Khảo sát đặc điểm và thành phần hóa

học nguyên liệu thanh long ruột đỏ

thông qua đo lường một số chỉ tiêu hóa

lý. Nghiên cứu quá trình thủy phân

pectinase, quá trình trích ly và quá trình

sấy phun. Xác định các chỉ tiêu hóa lý

của sản phẩm nhằm đánh giá chất

lượng và tính ổn định của chế phẩm

màu. Ứng dụng chế phẩm màu trong

sản xuất nước giải khát.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-658/KQNC

299. Khoa học kỹ thuật và công nghệ

khác

NCCB-ĐHƯD.2012-G01. Nghiên cứu

xây dựng mô hình địa thống kê đánh

giá tài nguyên khoáng mỏ khai thác

lộ thiên/ GS. TS. Trương Xuân Luận -

Trường Đại học Mỏ - Địa chất, (Đề tài

cấp Quốc gia)

Xây dựng được một sô mô hinh địa

thông kê (ĐTK) đanh gia sự biến đổi

không gian của các thông sô phản ảnh

sô lượng khoáng sản . Xây dựng được

mô hình dự báo không gian tài

nguyên/trữ lượng khoáng sản tại mỏ

đang khai thác lộ thiên (lấy ví dụ mỏ

than Cao Sơn, Cẩm Phả, Quảng Ninh

và mỏ đồng Sin Quyền, Lào Cai).

Số hồ sơ lưu: 2019-52-0399/KQNC

3. Khoa học y, dược

CNHD.ĐT.066/15-17. Nghiên cứu quy

trình chiết tách saponins trong lá và

củ Tam thất (Panax notoginseng)

trồng tại Việt Nam./ ThS. Trần Kiều

Duyên - Công ty Cổ phần Dược Trung

ương Mediplantex, (Đề tài cấp Quốc

gia)

Phân tích đánh giá nguồn dược liệu

Tam thất: sản lượng, chất lượng, khả

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

43

năng khai thác, thu mua ở 4 vùng (mỗi

tỉnh một vùng). 2. Xây dựng quy trình

chiết xuất và phân lập saponin trong rễ

củ Tam thất trồng tại Việt Nam quy mô

5 kg/mẻ. 3. Xây dựng quy trình chiết

xuất và phân lập saponin trong lá Tam

thất trồng tại Việt Nam quy mô 10

kg/mẻ. 4. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

cao khô lá Tam thất theo quy định. 5.

Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cao khô rễ

Tam thất theo quy định.

Số hồ sơ lưu: 2019-99-0152/KQNC

30204. Hệ tim mạch

. Đánh giá tác dụng của bài thuốc lục

vị quy thược hoàn trong điều trị tăng

huyết áp nguyên phát giai đoạn I/

BSCKI. Đoàn Ngọc Khanh - Lâm

Đồng UBND Tỉnh Lâm Đồng, (Đề tài

cấp Cơ sở)

Bài thuốc cổ phương “Lục vị quy thược

thang” xuất xứ từ “Y lược giải âm” của

tác giả Tạ Đình Hải [6].đã được áp

dụng nhiều trên lâm sàng để chữa THA

có hiệu quả, song THA là bệnh mãn

tính cần chữa trị lâu dài, thường xuyên,

nhiều bệnh nhân không mặn mà với

thuốc đông y do tốn nhiều thời gian và

công sức trong việc sắc và sử dụng

thuốc, việc sử dụng thuốc viên hoàn có

thể giúp người bệnh sử dụng thuốc

được nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm

chi phí điều trị hơn.

Do vậy, để nghiên cứu đánh giá khẳng

định tác dụng hạ huyết áp (HA) một

cách khoa học của bài thuốc “Lục vị

quy thược thang” dạng bào chế viên

hoàn trên lâm sàng, chúng tôi tiến hành

đề tài: “Đánh giá tác dụng hạ huyết áp

của bài thuốc Lục vị quy thược hoàn

trong điều trị THA nguyên phát độ I”

với mục tiêu sau đây:

1- Đánh giá tác dụng của bài thuốc

Lục vị quy thược hoàn trong điều trị

THA nguyên phát độ I.

2- Khảo sát tác dụng không mong

muốn của bài thuốc.

Số hồ sơ lưu: 2019--10/KQNC-CS

30207. Hệ hô hấp và các bệnh liên

quan

KC 10/16-20. Nghiên cứu ghép thùy

phổi hoặc một phổi từ người cho sống

hoặc người cho chết não/ GS.TS. Đỗ

Quyết - Học viện Quân y, (Đề tài cấp

Quốc gia)

Xây dựng được chỉ định ghép thùy phổi

hoặc một phổi từ người cho sống hoặc

người cho chết não: xây dựng các quy

trình lý thuyết, áp dụng các

quy trình trong tuyển chọn bệnh nhân,

người cho sống, lựa chọn được 1 bệnh

nhân và 2 người sống cho phổi để thực

hiện thành công ca ghép phổi từ người

cho sống tại Việt Nam. Xây dựng được

quy trình ghép thùy phổi từ người cho

sống: xây dựng các quy trình lý thuyết,

áp dụng các quy trình trong thực hiện

ca ghép phổi từ người cho sống, thực

hiện thành công ca ghép phổi từ người

cho sống tại Việt Nam và kết quả bước

đầu khả quan sau ghép 18 tháng.

Số hồ sơ lưu: 2019-66-0107/KQNC

30211. Ngoại khoa (Phẫu thuật)

KQ010857. Nghiên cứu ứng dụng

phẫu thuật tim hở ít xâm lấn có nội

soi hỗ trợ trong thông liên nhĩ và

bệnh van hai lá/ GS.TS. Lê Ngọc

Thành - Bệnh viện E, (Đề tài cấp Bộ)

Tổng quan bệnh học van hai lá và bệnh

lý thông liên nhĩ, đặc điểm giải phẫu

van hai lá và ứng dụng trong phẫu thuật

thay van, tìm hiểu nguyên nhân, những

thay đổi cấu trúc, chức năng trong bệnh

van hai lá. Xây dựng quy trình phẫu

thuật tim hở ít xâm lấn có nội soi hỗ trợ

trong vá thông liên nhĩ phù hợp với

người Việt Nam. Xây dựng quy trình

phẫu thuật tim hở ít xâm lấn có nội soi

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

44

hỗ trợ trong phẫu thuật bệnh van hai lá

phù hợp với người Việt Nam.

Số hồ sơ lưu: 2019-64-0021/KQNC

30213. Ghép mô, tạng

KC 10/16-20. Nghiên cứu ghép thùy

phổi hoặc một phổi từ người cho sống

hoặc người cho chết não/ GS.TS. Đỗ

Quyết - Học viện Quân y, (Đề tài cấp

Quốc gia)

Xây dựng được chỉ định ghép thùy phổi

hoặc một phổi từ người cho sống hoặc

người cho chết não: xây dựng các quy

trình lý thuyết, áp dụng các

quy trình trong tuyển chọn bệnh nhân,

người cho sống, lựa chọn được 1 bệnh

nhân và 2 người sống cho phổi để thực

hiện thành công ca ghép phổi từ người

cho sống tại Việt Nam. Xây dựng được

quy trình ghép thùy phổi từ người cho

sống: xây dựng các quy trình lý thuyết,

áp dụng các quy trình trong thực hiện

ca ghép phổi từ người cho sống, thực

hiện thành công ca ghép phổi từ người

cho sống tại Việt Nam và kết quả bước

đầu khả quan sau ghép 18 tháng.

Số hồ sơ lưu: 2019-66-0107/KQNC

30221. Ung thư học và phát sinh ung

thư

104.01-2015.08. Tổng hợp và thử tác

dụng kháng ung thư của một số dãy

acid hydroxamic mới mang khung

thiazolidin, imidazolin hoặc tương tự

hướng ức chế histone deacetylase/

GS.TS. Nguyễn Hải Nam - Trường Đại

học Dược Hà Nội, (Đề tài cấp Quốc

gia)

Thiết kế và tổng hợp được 40-50 acid

hydroxamic mới mang khung

thiazolidin hoặc tương tự như indolin,

imidazolin... có cấu trúc độc đáo hướng

ức chế enzym HDAC và độc tính tế bào

ung thư. Thử hoạt tính sinh học: thử tác

dụng ức chế enzym HDAC* và độc

tính tế bào ung thư (in vitro)** của các

dẫn chất tổng hợp được; thử tác dụng

chống ung thư in vivo của một số dẫn

chất có độc tính tế bào in vitro mạnh.

Thiết lập được mối liên quan cấu trúc,

tác dụng ức chế HDAC của các dẫn

chất tổng hợp được.

Số hồ sơ lưu: 2019-64-0109/KQNC

106-YS.05-2015.05. Nghiên cứu dược

liệu Đan sâm (Salvia miltiorrhiza

Bunge) trồng ở Việt Nam: thành

phần hóa học và tác dụng trên các

dòng tế bào ung thư máu/ TS. Nguyễn

Hữu Tùng - Khoa Y dược - Đại học

Quốc gia Hà Nội, (Đề tài cấp Quốc gia)

Xác định thành phần hóa thực vật của

cây đan sâm trồng ở Việt Nam và phân

tích định tính, định lượng cũng như dấu

vân tay sắc ký của thành phần chính.

Đánh giá tác dụng chống ung thư máu

của dịch chiết và các hợp chất phân lập

được từ rễ cay đan sâm trên hệ thống 4

dòng tế bào ung thư máu bao gồm dòng

tế bào ung thư máu thể cấp tính

lymphoblastic leukemia. Nghiên cứu cơ

chế chết rụng (chết theo chu trình) tế

bào apoptosis của các chất có tác dụng

gây ức chế mạnh sự phát triển của tế

bào ung thư máu thử nghiệm.

Số hồ sơ lưu: 2019-53-0123/KQNC

30301. Khoa học về chăm sóc sức

khoẻ và dịch vụ y tế (bao gồm cả

quản trị bệnh viện, tài chính y tế,..)

KQ013089. Nghiên cứu tuổi thọ khỏe

mạnh và gánh nặng bệnh tật tại Việt

Nam năm 2015/ PGS. TS. Nguyễn

Thanh Hương - Trường Đại học Y tế

Công cộng, (Đề tài cấp Bộ)

Xây dựng một môn học mới về Tính

toán và đo lường gánh nặng bệnh tật để

giảng dạy trong chương trình Thạc sĩ Y

tế Công cộng và Thạc sĩ Quản lý bệnh

viện của nhà trường để từng bước trang

bị cho học viên với những khái niệm,

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

45

phương pháp và kỹ thuật mới để trong

thời gian tiếp theo học viên có thể tự tin

và có nhiều điều kiện thuận lợi hơn

trong việc triển khai khóa luận tốt

nghiệp về chủ đề này. Đề cương môn

học Tính toán và đo lường gánh nặng

bệnh tật đã được Hội đồng khoa học và

đào tạo Trường đại học Y tế công cộng

thông qua vào tháng 9/2018 . Nghiên

cứu viên tham gia thực hiện đề tài cũng

đã dự kiến sử dụng cách tiếp cận tính

toán bệnh tật để tiến hành đề tài nghiên

cứu sinh y tế công cộng tại trường đại

học y tế công cộng. Việc sử dụng các

nội hàm của tính toán tuổi thọ khỏe

mạnh và gánh nặng bệnh tật đã được

nghiên cứu sinh thể hiện trong Bản

thuyết minh ý tưởng nghiên cứu nộp

hội đồng tuyển sinh nghiên cứu sinh

của Trường đại học Y tế công cộng.

Số hồ sơ lưu: 2019-64-0203/KQNC

KQ015102. Hợp tác quốc tế trong

nghiên cứu dịch tễ học phân tử đối

với ung thư dạ dày và đại trực tràng

ở Việt Nam/ PGS.TS. Nguyễn Thị Thu

- Trường Đại học Y Hà Nội, (Đề tài cấp

Quốc gia)

Xác định vai trò của các gen CYP1A1

và GSTM1 trong ung thư dạ dày và đại

– trực tràng. Khảo sát các yếu tố nguy

cơ gây bệnh ung thư dạ dày và đại –

trực tràng và mối liên quan của chúng

với các gen CYP1A1 và GSTM1.

Số hồ sơ lưu: 2019-64-512/KQNC

30304. Dinh dưỡng; Khoa học về ăn

kiêng

KQ015052. Thái độ của người nông

dân đối với sản xuất thực phẩm an

toàn/ PGS.TS. Lã Thị Thu Thủy - Viện

Tâm lý học, (Đề tài cấp Bộ)

Những lý luận cơ bản về thái độ của

người nông dân đối với sản xuất thực

phẩm an toàn; Thực trạng thái độ của

người nông dân đối với sản xuất an

toàn; Nguyên nhân dẫn đến thái độ sẵn

sàng tham gia hoặc không tham sản

xuất thực phẩm an toàn và đề xuất một

số giải pháp nhằm thúc đẩy người nông

dân tham gia sản xuất thực phẩm an

toàn.

Số hồ sơ lưu: 2019-62-496/KQNC

30309. Dịch tễ học

ĐTKHCN.040/18. Nghiên cứu quy

trình công nghệ sản xuất bưởi tách

múi và thạch bưởi nhằm nâng cao

giá trị sản phẩm/ TS. Lê Quốc Tuấn -

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành,

(Đề tài cấp Bộ)

Nhằm đa dạng hóa sản phẩm từ nguồn

nguyên liệu bưởi da xanh, nghiên cứu

tập trung xây dựng quy trình công nghệ

sản xuất sản phẩm bưởi tách múi và

thạch bưởi đóng lọ thủy tinh nắp thiếc

cùng với sản phẩm cùi bưởi sấy chân

không (microwave-chân không) đạt vệ

sinh và chất lượng. Nghiên cứu quy

trình công nghệ sản xuất bưởi tách múi

đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

Công nghệ sản xuất thạch bưởi đảm

bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Công

nghệ sản xuất cùi bưởi đảm bảo vệ sinh

an toàn.

Số hồ sơ lưu: 2019-52-384/KQNC

30310. Sức khoẻ nghề nghiệp; tâm lý

ung thư học, Hiệu quả chính sách và

xã hội của nghiên cứu y sinh học

CT2017-02-05. Nghiên cứu giải pháp

phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh

nghề nghiệp cho lao động trong khu

vực phi chính thức ở Việt Nam/ TS.

Chử Thị Lân - Viện Khoa học Lao

động và Xã hội, (Đề tài cấp Bộ)

Đề xuất giải pháp phòng ngừa tai nạn

lao động - bệnh nghề nghiệp cho lao

động trong khu vực phi chính thức ở

Việt Nam. Hệ thống hóa và góp phần

làm rõ cơ sở lý luận về phòng ngừa tai

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

46

nạn lao động - bệnh nghề

nghiệp trong khu vực phi chính

thức; Tổng quan kinh nghiệm quốc tế

và trong nước về phòng ngừa tai nạn

lao động - bệnh nghề nghiệp cho lao

động trong khu vực phi chính

thức; Đánh giá thực trạng công tác

phòng ngừa tai nạn lao động - bệnh

nghề nghiệp cho lao động trong

khu vực phi chính thức ở Việt Nam; Đề

xuất giải pháp phòng ngừa tai nạn lao

động - bệnh nghề nghiệp cho lao động

trong khu vực phi chính thức. Thông

qua tổng quan tài liệu đề tài đã đưa ra

kinh nghiệm trong nước và quốc

tế về phòng ngừa tai nạn lao động -

bệnh nghề nghiệp và bài học cho Việt

Nam bao gồm: Đối với khu vực

phi chính thức, các biên pháp áp dụng

cần đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng và

linh hoạt. Xây dựng và áp dụng mô

hình đơn giản về hỗ trợ đánh giá các

yếu tố nguy hại, ví dụ đánh giá nguy cơ

từ các chất hóa học một sách đơn giản

dựa trên bộ công cụ của ILO,

bổ sung chức năng hỗ trợ cho các

doanh nghiệp nhỏ. Áp dụng linh hoạt

chương trình như WISE vào các cơ

sở sản xuất khu vực phi chính thức;

Nâng cao nhận thức an toàn sức sức

khỏe nghề nghiệp của người lao động

và người sdụng lao động khu vực phi

chính thức thông qua nhiều biện pháp

như sdụng internet các phương tiện

truyền thông mục tiêu, phổ biến các tài

liệu giáo dục thăm quan, liên kết tư

vấn, giám sát. Các tài liệu hướng dẫn

đơn giản, thực tếvà thích hợp với các

đơn vnhỏ. Phát triển cơ sở phương tiện

cho công tác tập huấn về an toàn vệ

sinh lao động cho khu vực phi

chính thức; Thực hiện các chương trình

hoạt động về an toàn vệ sinh lao động

khu vực phi chính thức dựa trên

phương pháp có sự tham gia đặc biệt

sự tham gia của người lao động,

họ được đóng vai trò là những nhân

tố chính quyết đnh sự thành công của

chương trình. Cải thiện hệ thống thông

tin về an toàn vệ sinh lao động đặc biệt

chú trọng thông tin về vai trò đóng góp

kinh tế của lao động phi chính

thức nhằm thu hút sự quan tâm của các

nhà hoạch định chính sách; Nâng cao

vai trò, tiếng nói của người lao động

trong các buổi thảo luận về an toàn vệ

sinh lao động với chính quyền quốc gia,

chính quyền đa phương tổ chức quốc

tế; Cần xây dựng một chính sách bền

vững đặc biệt là cơ chế tài chính cho

các dịch vụ/trợgiúp về an toàn và sức

khỏe nghề nghiệp cơ bản cho người lao

động khu vực phi chính thức.

Số hồ sơ lưu: 2019-76-0364/KQNC

304. Dược học

30403. Dược liệu học; cây thuốc; con

thuốc; thuốc Nam, thuốc dân tộc

KQ016582. Nghiên cứu công nghệ

chế biến sản phẩm dạng bột và dạng

cao từ củ Ba kích/ ThS. Lê Thị Thắm -

Viện Công nghiệp Thực phẩm, (Đề tài

cấp Bộ)

Phân loại, phân bố, thành phần hóa học

và các hoạt chất sinh học có trong cây

ba kích. Quy trình công nghệ chế biến

sản phẩm dạng bột và dạng cao từ rễ ba

kích khô. Quy trỉnh công nghệ chế biến

sản phẩm dạng bột và dạng cao từ rễ ba

kích tươi. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

cho sản phẩm ba kích dạng bột và dạng

khô. Sản xuất thử nghiệm sản phẩm ba

kích dạng bột và dạng cao.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-676/KQNC

KQ011854. Nghiên cứu thành phần

hóa học và một số tác dụng sinh học

của rễ cây ba bét lùn (Mallotus nanus

airy shaw), theo hướng làm thuốc

điều trị một số bệnh da liễu/ ThS.

Phan Thị Hoa - Học Viện Y DƯợc học

cổ truyền Việt Nam, (Đề tài cấp Bộ)

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

47

Chiết xuất và phân lập, xác định cấu

trúc hóa học của một số chất từ phân

đoạn có tác dụng sinh học của rễ cây ba

bét lùn (Mallotus nanus Airy Shaw).

Xác định độc tính cấp, độc tính bán

trường diễn, kích ứng da, kích ứng mắt.

Nghiên cứu một số tác dụng sinh học:

kháng khuẩn và tác dụng điều trị bệnh

trứng cá trên động vật thực nghiệm.

Số hồ sơ lưu: 2019-64-0085/KQNC

CNHD.ĐT.058/15-17. Nghiên cứu quy

trình công nghệ bán tổng hợp

tetrahydrocurcumin từ curcumin

trong củ nghệ làm nguyên liệu cho

dược mỹ phẩm/ TS. Nguyễn Mai

Cương - Viện Hóa học Công nghiệp

Việt Nam, (Đề tài cấp Quốc gia)

Xây dựng được quy trình ổn định bán

tổng hợp tetrahydro-curcumin (THC)

từ curcumin quy mô 0,5 nguyên

liệu/mẻ,đạt chất lượng tương đương với

sản phẩm tetrahydrocurcumin của công

ty Somu, Ấn Độ. Nghiên cứu tinh chế,

nâng cao hàm lượng curcuminoid lên

98%; quy trình bán tổng hợp THC

90%; tinh chế nâng cao hàm lượng

THC lên 98%; phân tích, kiểm nghiệm,

thử độc tính cấp và bán trường

diễn, hoạt tính chống oxi hóa và độ ổn

định của sản phẩm; sản xuất

thử nghiệm. Tiến hành phân

tích,thử nghiệm sản phẩm THC 98%.

Kết quả cho thấy hàm lượng kim loại

nặng, vi sinh vật nằm trong giới hạn

cho phép của thuốc dùng cho đường

uống, không chứa các vi khuẩn gây

bệnh; IC50 của tetrahydrocurcumin là

75 ± 0,26 μg/ml. Đánh giá độc tính cấp

và độc tính bán trường diễn của sản

phẩm THC 98%, LD0 của mẫu THC

thử nghiệm ≥ 5000 mg /kg chuột, mẫu

THC thử nghiệm có độ an toàn

cao. Chế phẩm THC tương đối ổn

định ở điều kiện lão hoá cấp tốc và có

thể ngoại suy theo lý thuyết, chế phẩm

tetrahydrocurcumin sẽ ổn định trong

hơn 24 tháng ở điều kiện bảo quản

thường (nhiệt độ 20 độ C và độ ẩm

tương đối 75%), so sánh với kết

quảphân tích HPLC khi bảo quản

mẫu ởnhiệt độthường không có sự khác

biệt. Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn

cơ sở cho sản phẩm THC 98%.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0091/KQNC

106-YS.05-2015.05. Nghiên cứu dược

liệu Đan sâm (Salvia miltiorrhiza

Bunge) trồng ở Việt Nam: thành

phần hóa học và tác dụng trên các

dòng tế bào ung thư máu/ TS. Nguyễn

Hữu Tùng - Khoa Y dược - Đại học

Quốc gia Hà Nội, (Đề tài cấp Quốc gia)

Xác định thành phần hóa thực vật của

cây đan sâm trồng ở Việt Nam và phân

tích định tính, định lượng cũng như dấu

vân tay sắc ký của thành phần chính.

Đánh giá tác dụng chống ung thư máu

của dịch chiết và các hợp chất phân lập

được từ rễ cay đan sâm trên hệ thống 4

dòng tế bào ung thư máu bao gồm dòng

tế bào ung thư máu thể cấp tính

lymphoblastic leukemia. Nghiên cứu cơ

chế chết rụng (chết theo chu trình) tế

bào apoptosis của các chất có tác dụng

gây ức chế mạnh sự phát triển của tế

bào ung thư máu thử nghiệm.

Số hồ sơ lưu: 2019-53-0123/KQNC

CNHD.DA.020/15-17. Hoàn thiện quy

trình công nghệ chiết xuất

Glucomannan quy mô công nghiệp

từ cây Nưa (Amorphophallus konjac)

làm nguyên liệu sản xuất thuốc, thực

phẩm chức năng và xuất khẩu/ DS.

Trần Hồng Đăng - Công ty Cổ phần

Dược phẩm Trường Thọ, (Đề tài cấp

Quốc gia)

Hoàn thiện thẩm định quy trình sản

xuất ở quy mô 1000kg Glucomannan

theo GMP. Hoàn thiện tiêu chuẩn dược

liệu Nưa (Konjac) được thẩm định bởi

cơ quan có thẩm quyền. Hoàn thiện tiêu

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

48

chuẩn Glucomannan có hàm lượng ≥

90% tính theo sấy khô và các chỉ tiêu

chất lượng khác. Hoàn thiện độ ổn định

về chất lượng của Glucomannan.

Số hồ sơ lưu: 2019-99-0429/KQNC

30404. Hoá dược học

CNHD.DASXTN.021/16-18. Hoàn

thiện công nghệ và xây dựng dây

chuyền công nghệ ở qui mô pilot để

sản xuất tá dược bao phim trên cơ sở

copolyme tổng hợp/ TS. Phạm Thị

Thu Hà - Công ty TNHH Công nghệ và

Dịch vụ Thương mại Lạc Trung, (Đề

tài cấp Quốc gia)

Hoàn thiện và xây dựng dây chuyền

công nghệ sản xuất tá dược bao

phim trên cơ sở copolymepoly(methyl

metacrylat-co-metacrylic axit) (MMA-

MAA) công suất 10 tấn/năm, có chất

lượng tương đương Eudragit. Thiết kế

và xây dựng dây chuyền công nghệ quy

mô pilot sản xuất tá dược bao

phimcopolyme poly (metyl metacrylat-

co-metacrylic axit) quy mô

10 tấn/năm. Hoàn thiện dây chuyền

công nghệ sản xuất tá dược bao phim

copolyme poly(metyl metacrylat-co-

metaacryliclic axit). Sản xuất và cung

ứng 2 tấn sản phẩm để sử dụng làm tá

dược bao phim đạt chất lượngtương

đương Eudragit. Đã thiết kế, tính toán

và xây dựng dây chuyền công nghệ quy

mô pilot sản xuất tá dược bao

phimcopolyme poly (metyl metacrylat-

co-metacrylic axit) quy mô 10

tấn/năm. Đã hoàn thiện các điều kiện,

thông số kỹ thuật trong quá trình vận

hành dây chuyền công nghệ sản xuất tá

dược bao phim trên cơ sở copolyme

poly(methyl metacrylat-co-metacrylic

axit) (MMA-MAA) công suất 10

tấn/năm. Sản xuất và cung ứng 2 tấn

sản phẩm để sử dụng làm tá dược bao

phim đạt chất lượngtương đương với

các sản phẩm Eudragit. Xây dựng, hoàn

thiện các bộ tài liệu vận hành, bảo

dưỡng thiết bị, dây chuyền sản xuât tá

dược bao phim trên cơ sở copolyme

poly (methylmetacrylat-co-metacrylic

axit) (MMA-MAA) công suất 10

tấn/năm. Và bộ tài liệu kiểm định chất

lượng, đánh giá độ ổn định của

sản phẩm.

Số hồ sơ lưu: 2019-99-0337/KQNC

CNHD.ĐT.060/15-17. Nghiên cứu quy

trình công nghệ tổng hợp thuốc

kháng sinh linezolid/ TS. Trịnh Thị

Thanh Vân - Viện Hoá sinh biển, (Đề

tài cấp Quốc gia)

Nâng cao trình độ năng lực chuyên

môn về khoa học công nghệ của các

cán bộ trực tiếp tham gia nghiên cứu.

Tăng thêm tiềm năng trang thiết bị cho

cơ sở nghiên cứu góp phần vào việc

nâng cao trình độ KH&CN của đội ngũ

cán bô trong cơ sở nghiên cứu - Viện

Hóa sinh biển. Tạo tiền đề vững chắc

cho việc triển khai dự án sản xuất thuốc

kháng sinh linezolid ở trong nước.

Số hồ sơ lưu: 2019-48-0187/KQNC

106-YS.05-2016.01. Nghiên cứu một

số giải pháp nhằm cải thiện sinh khả

dụng và tác dụng dược lý cho thuốc

từ dược liệu áp dụng với silymarin và

l-tetrahydropalmatin/ TS. Nguyễn

Thạch Tùng - Trường Đại học Dược Hà

Nội, (Đề tài cấp Quốc gia)

Nghiên cứu phát triển các hệ mang

thuốc có thể cải thiện độ hòa tan cho

SIL và L-THP: Sàng lọc polyme hiệu

quả để cải thiện hòa tan và ức chế hiện

tượng tái kết tinh. Ứng dụng để bào chế

hệ phân tán rắn chứa dược liệu; Sàng

lọc thành phần và bào chế hệ tự nhũ

hóa chứa L-THP và SIL; Bào chế hệ tự

nhũ hóa siêu bão hòa dựa trên polyme

đã sàng lọc và hệ tự nhũ hóa thu được ở

trên. Nghiên cứu đánh giá sinh khả

dụng các hệ mang thuốc chứa SIL và L-

THP: Phát triển phương pháp định

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

49

lượng dược chất trong huyết tương;

Xây dựng phương pháp chiết L-THP và

silybin và isosilybin trong SIL từ huyết

tương; Cho động vật uống dạng bào chế

và đánh giá sinh khả dụng. Nghiên cứu

đánh giá tác dụng dược lý của các hệ

mang thuốc chứa SIL và L-THP; Đánh

giá tác dụng bảo vệ gan của SIL trên

chuột thực nghiệm; Đánh giá tác dụng

hướng thần kinh và tâm thần của L-

THP trên chuột thực nghiệm.

Số hồ sơ lưu: 2019-64-453/KQNC

CNHD.ĐT. 071/16-18. Nghiên cứu

tổng hợp glipizid làm nguyên liệu sản

xuất thuốc điều trị bệnh đái tháo

đường Type 2/ ThS. Bùi Thị Thời -

Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam,

(Đề tài cấp Quốc gia)

Xây dưng quy trinh tổng hợp , tinh chế

hoạt chất glipizide đạt tiêu chuẩn dược

điên My - USP 35 (Hiệu lưc hiện tại là

USP 40). Nghiên cưu quy trình tổng

hơp glipizide làm thuốc ưng dung trong

điều trị bệnh đai thao đương type 2 là

yêu câu thiêt thưc để tiên tơi nghiên

cưu triển khai quy mô lơn , đủ đap ư ng

nhu câu làm thuốc điều trị bệnh đai

tháo đường loại 2 ngày càng gia tăng ở

Việt Nam. Góp phân giảm sư phu thuộc

nguyên liệu nhập khâu , từ đó giảm giá

thành sản phâm thuốc trị bệnh đai thao

đương, góp phân giải quyêt vân đề

phòng, chống các bệnh liên quan đên

đai thao đương trong tương lai.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0124/KQNC

CNHD. ĐT.057/15-17. Nghiên cứu

tổng hợp thuốc điều trị ung thư

sorafenib tosylat/ PGS.TS. Cao Hải

Thường - Học viện Kỹ thuật quân sự,

(Đề tài cấp Quốc gia)

Nghiên cứu tổng hợp 4-

chloropicolinoyl chloride, 4-chloro-N-

methylpicolinamide, 4-(4-

aminophenoxy)-picolinamide, sorafenib

và tổng hợp sorafenib tosylat đạt tiêu

chuẩn tương đương tiêu chuẩn hãng

Guangdong Trung Quốc và đạt quy mô

100 g/mẻ. Nghiên cứu độc tính cấp, độc

tính bán trường diễn của sorafenib

tosylat cũng như độ ổn định của sản

phẩm sorafenib tosylat theo phương

pháp lão hóa cấp tốc. Nghiên cứu sản

xuất 300g sorafenib tosylat và kiểm tra

cấu trúc và hàm lượng sản phẩm

sorafenib tosylat. Các kết quả thu được

cho thấy tất cả các sản phẩm trung gian

và sản phẩm chính sorafenib tosylat đều

có thể phân lập tinh chế bằng phương

pháp kết tinh lại. Do đó, quy trình điều

chế hoạt chất sorafenib tosylat có thể

tiếp tục nâng được quy mô, công suất

để có thể sản xuất ở quy mô công

nghiệp với giá thành hợp lý. Tiếp tục

nghiên cứu để có thể chủ động sản xuất

thuốc chữa trị ung thư gan thận và

tuyến giáp trong nước với giá thành

cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu và chủ

động trong việc khám và điều trị các

bệnh nêu trên. và cuối cùng là tiến hành

xây dựng và thẩm định tiêu chuẩn cơ

sở.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0005/KQNC

305. Công nghệ sinh học trong y học

104.01-2015.08. Tổng hợp và thử tác

dụng kháng ung thư của một số dãy

acid hydroxamic mới mang khung

thiazolidin, imidazolin hoặc tương tự

hướng ức chế histone deacetylase/

GS.TS. Nguyễn Hải Nam - Trường Đại

học Dược Hà Nội, (Đề tài cấp Quốc

gia)

Thiết kế và tổng hợp được 40-50 acid

hydroxamic mới mang khung

thiazolidin hoặc tương tự như indolin,

imidazolin... có cấu trúc độc đáo hướng

ức chế enzym HDAC và độc tính tế bào

ung thư. Thử hoạt tính sinh học: thử tác

dụng ức chế enzym HDAC* và độc

tính tế bào ung thư (in vitro)** của các

dẫn chất tổng hợp được; thử tác dụng

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

50

chống ung thư in vivo của một số dẫn

chất có độc tính tế bào in vitro mạnh.

Thiết lập được mối liên quan cấu trúc,

tác dụng ức chế HDAC của các dẫn

chất tổng hợp được.

Số hồ sơ lưu: 2019-64-0109/KQNC

30501. Công nghệ sinh học liên quan

đến y học, y tế

SPQG.05a.03. Hoàn thiện qui trình

công nghệ sản xuất vắc xin bại liệt

bất hoạt ở qui mô công nghiệp/ ThS.

Đặng Mai Dung - Trung tâm Nghiên

cứu, Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y

tế, (Đề tài cấp Quốc gia)

Sản xuất được vắc xin bại liệt bất hoạt

phòng bệnh bại liệt, không phải nhập

ngoại vắc xin, tiết kiệm cho nhà nước

ngoại tệ. Vắc xin này được sản xuất từ

3 chủngvắc xin Sabin đã dùng cho sản

xuất OPV và sử dụng tế bào Vero là

dòng tế bào thường trực được WHO

khuyến cáo sử dụng trong sản xuất vắc

xin nên rất thuận lợi và chủ động trong

sản xuất; Vắc xin được sản xuất trong

nước sẽ giúp giảm giá thành, giảm chi

phí tiêm phòng cho trẻ em, để hầu hết

các cháu có cơ hội được tiêm phòng

bệnh bại liệt, từ đó duy trì, bảo vệ thành

quả thanh toán bệnh bại liệt tại Việt

Nam. Kết quả của dự án sẽ giúp cho

POLYVAC có cơ sở để xin cấp phép

lưu hành sản phẩm. Giúp Việt Nam nói

chung và Polyvac nói riêng có thêm 01

sản phẩm vắc xin cung cấp cho Chương

trình TCMR Quốc gia. Khi văc xin

OPV bị khuyến cáo không sử dụng, văc

xin IPOVAC sẽ là giải pháp thay thế

phù hợp. Ngoài ra đây là một thành

phần quan trọng để sản xuất văc xin 6

trong 1 (Bạc hầu-Ho gà-Uốn ván- Hib-

VGB-BL) mà Việt Nam đang hướng

tới. Xây dựng và phát triển tiềm lực về

cơ sở vật chất, nâng cao năng lực cho

đội ngũ cán bộ nghiên cứu, sản xuất

vắc xin trình độ cao, đáp ứng nhu cầu

đổi mới công nghệ, góp phần đào tạo và

phát triển đội ngũ cán bộ có trình độ

khoa học tiên tiến ngang tầm với các

nước phát triển trong khu vực; Với

nguồn nhân lực có nhiều kinh nghiệm

trong lĩnh vực sản xuất vắc xin, với

trang thiết bị tiên tiến thực hiện công

nghệ, POLYVAC có điều kiện mở

rộng, giao lưu và hợp tác quốc tế, góp

phần nâng cao nền khoa học nước ta;

Số hồ sơ lưu: 2019-64-0200/KQNC

30502. Công nghệ sinh học liên quan

đến thao tác với các tế bào, mô, cơ

quan hay toàn bộ sinh vật (hỗ trợ

sinh sản); công nghệ tế bào gốc

ĐTĐL/2013. Nghiên cứu ứng dụng

qui trình phân lập, nuôi cấy tế bào

gốc ngoại bì thần kinh từ bào thai

động vật và người để điều trị bệnh

Parkinson thực nghiệm/ TS. Nguyễn

Mạnh Hà - Trường Đại học Y Hà Nội,

(Đề tài cấp Quốc gia)

Parkinson là một bệnh thoái hóa thần

kinh phổ biến thứ hai sau

bệnh Alzheimer đặc trưng bởi sự thoái

hóa của các tế bào thần kinh tiết

dopamin trên con đường thể vân –liềm

đen ở não. Bệnh Parkinson có nhiều

phương pháp điều trị: điều trị nội khoa,

kích thích não bằng các điện cực cấy

vào nhân bèo nhạt hoặc nhân dưới đồi

nhưng những biện pháp này chỉ làm

giảm các triệu chứng của bệnh. Hiện

nay, việc ứng dụng công nghệ tế bào

gốc vào điều trị bệnh là một phương

pháp mang lại nhiều triển vọng mới cho

bệnh Parkinson. Có được qui trình phân

lập, nuôi cấy tế bào gốc ngoại bì thần

kinh từ bào thai động vật và người để

điều trị bệnh Parkinson. Có được qui

trình sử dụng tế bào gốc ngoại bì thần

kinh từ bào thai động vật và người để

điều trị bệnh Parkinson trên thực

nghiệm. Xây dựng qui trình phân lập tế

bào gốc ngoại bì thần kinh từ bào thai

chuột. Xây dựng qui trình nuôi cấy tăng

sinh, định danh tế bào gốc ngoại bì thần

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

51

kinh từ bào thai chuột. Xây dựng qui

trình phân lập tế bào gốc ngoại bì thần

kinh từ bào thai người. Xây dựng qui

trình nuôi cấy tăng sinh, định danh tế

bào gốc ngoại bì thần kinh từ bào thai

người. Xây dựng mô hình gây bệnh

Parkinson cho chuột cống trắng. Xây

dựng qui trình ghép tế bào gốc ngoại bì

thần kinh phôi để điều trị cho chuột bị

gây bệnh Parkinson thực nghiệm.

Số hồ sơ lưu: 2019-64-0300/KQNC

ĐM.10.DA/15. Đánh giá hiện trạng,

năng lực và khả năng nghiên cứu,

ứng dụng, phát triển công nghệ tế

bào gốc trong lĩnh vực y-dược và

nông nghiệp/ PGS.TS. Phạm Văn Phúc

- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Tp. Hồ Chí Minh, (Đề tài cấp Quốc gia)

Giới thiệu chung về tế bào gốc và

những công nghệ cốt lõi được ứng dụng

trong lĩnh vực y dược và nông nghiệp,

phương pháp đánh giá hiện trạng, năng

lực sản xuất các công nghệ của Việt

Nam so với thế giới. Đánh giá hiện

trạng, năng lực sản xuất - vận hành của

công nghệ đồng thời đánh giá năng lực

nghiên cứu và sản xuất của các cơ sở

nghiên cứu doanh nghiệp. Xu thế

nghiên cứu và phát triển công nghệ sản

xuất sản phẩm tế bào gốc. Đề xuất định

hướng phát triển công nghệ tế bào gốc

dựa vào năng lực và nhu cầu trong

nước.

Số hồ sơ lưu: 2019-54-0013/KQNC

30503. Công nghệ liên quan đến xác

định chức năng của ADN, protein,

enzym và tác động của chúng tới việc

phát bệnh; đảm bảo sức khỏe (bao

gồm cả chẩn đoán gen, các can thiệp

điều trị trên cơ sở gen (dược phẩm

trên cơ sở gen

106-YS.01-2014.34. Giải trình tự toàn

bộ hệ gen biểu hiện (exome) ở một số

con/ cháu của các nạn nhân chất độc

da cam/ dioxin bị thiểu năng trí tuệ/

PGS. TS. Nông Văn Hải - Viện Nghiên

cứu hệ gen, (Đề tài cấp Quốc gia)

Sàng lọc và lựa chọn được các đối

tượng nạn nhân chất độc da cam/dioxin

với các xét nghiệm và chẩn đoàn chính

xác bệnh thiểu năng trí tuệ ở các mức

độ khác nhau. Giải trình tự và phân tích

hệ gen biểu hiện (exome) của một số

gia đình có con/cháu bị thiểu năng trí

tuệ do chất độc da cam/dioxin. Qua đó

xác định các biến dị di truyền liên quan

đến thiểu năng trí tuệ.

Số hồ sơ lưu: 2019-48-459/KQNC

4. Khoa học nông nghiệp

106-NN.03.2015.20. Sử dụng phương

pháp hình thái học truyền thống kết

hợp với phương pháp sinh học phân

tử trong nghiên cứu đa dạng và hệ

thống học họ Màn màn

(Capparaceae) ở Việt Nam/ TS. Sỹ

Danh Thường - Trường Đại học Sư

phạm - Đại học Thái Nguyên, (Đề tài

cấp Quốc gia)

- Đánh giá được sự đa dạng sinh học

của họ Màn màn ở Việt Nam. Bổ sung

dẫn liệu về sinh học phân tử và hình

thái học góp phần phát hiện các loài

mới cho khoa học và cho Việt Nam, các

loài có giá trị sử dụng quan trọng, các

loài quý hiếm. - Xác định được mối

quan hệ gần gũi của các taxon trong họ

Màn màn (Capparaceae) ở Việt Nam. -

Xác định được vị trí của một số chi còn

chưa thống nhất trong các hệ thống

phân loại họ Màn màn đó là:

Borthwickia, Stixis, Tirania. Khẳng

định vị trí của chi Cleome thuộc họ

Màn màn (Capparaceae) hay thuộc họ

Cleomaceae.

Số hồ sơ lưu: 2019-52-0144/KQNC

106-NN.05-2014.06. Nghiên cứu ảnh

hưởng của chất kích thích miễn dịch,

β-glucan bổ sung vào thức ăn lên sinh

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

52

trưởng và đáp ứng miễn dịch tự

nhiên của cá chim vây ngắn,

Trachinotus ovatus (Linnaeus, 1758)/

TS. Đỗ Hữu Hoàng - Viện Hải dương

học, (Đề tài cấp Quốc gia)

Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá hiệu

quả sử dụng chất kích thích miễn dịch,

β-glucan bổ sung vào thức ăn lên sinh

trưởng và miễn dịch tự nhiên của loài

cá chim vây ngắn.

Số hồ sơ lưu: 2019-48-0155/KQNC

KQ013272. Nghiên cứu chọn tạo

giống lúa cực ngắn ngày cho các tỉnh

phía Bắc/ TS. Hà Văn Nhân - Viện

Cây lương thực và Cây thực phẩm, (Đề

tài cấp Bộ)

Chọn tạo được giống lúa có thời gian

sinh trưởng 80-90 ngày trong vụ mùa,

chống chịu khá với một trong số những

loại sâu bệnh hại chính (rầy nâu, bệnh

bạch lá, bệnh đạo ôn) chất lượng gạo

khá, năng suất đạt 50-55 tạ/ha vụ mùa,

60-65 tạ/ha vụ xuân muộn, thích hợp

cho các tỉnh phía Bắc. Xây dựng được

quy trình kỹ thuật canh tác cho các

giống lúa mới.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-0237/KQNC

106-NN.99-2013.16. Nghiên cứu ảnh

hưởng của độ chín và quá trình xử lý

hạt cacao đến hàm lượng oxalates và

phương pháp loại bỏ oxalates khỏi

bột cacao thô./ TS. Nguyễn Vũ Hồng

Hà - Trường Đại học Quốc tế, (Đề tài

cấp Quốc gia)

nghiên cứu ảnh hưởng của độ chín thu

hoạch và các quá trình xử lý hạt cacao

đến hàm lượng oxalates, từ đó sẽ đưa ra

những khuyến cáo cũng như những

phương pháp hữu hiệu nhằm loại bỏ

hoặc giảm thiểu hợp chất này trong bột

cacao thô. Việc nghiên cứu ra sản phẩm

bột cacao thô đã được loại bỏ hoặc

giảm bớt oxalates sẽ làm tiền đề cho

việc sản xuất những sản phẩm thực

phẩm an toàn cho bệnh nhân sỏi thận

nói riêng và sức khỏe cộng đồng nói

chung.

Số hồ sơ lưu: 2019-54-0162/KQNC

401. Trồng trọt

. Xây dựng mô hình trồng rau trên

giá thể tại huyện Hàm Thuận Nam,

tỉnh Bình Thuận/ Trần Văn Hòa -

Bình Thuận UBND Tỉnh Bình Thuận,

(Đề tài cấp Cơ sở)

Xây dựng mô hình trồng rau trên giá

thể trong nhà lưới kết hợp với tưới

phun làm mô hình trình diễn cho người

dân tại huyện Hàm Thuận Nam. Góp

phần hạn chế sâu bệnh hại, nâng cao hệ

số sử dụng đất/đơn vị diện tích, tận

dụng công lao động của địa phương và

mang lại hiệu quả kinh tế cho người

trồng rau. Nâng cao kiến thức cho

người dân về ứng dụng kỹ thuật trồng

rau trên giá thể trong điều kiện nhà lưới

tại huyện Hàm Thuận Nam.

Số hồ sơ lưu: 02-2019/KQNC

40103. Cây lương thực và cây thực

phẩm

KQ016267. Ứng dụng khoa học công

nghệ xây dựng mô hình sản xuất lúa

chất lượng cao và ớt đạt tiêu chuẩn

VietGAP tại huyện Phú Vang, tỉnh

Thừa Thiên Huế/ KS. Nguyễn Tuấn -

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên

Huế, (Đề tài cấp Quốc gia)

Tiếp nhận các quy trình sản xuất, sơ

chế, bảo quản lúa BT7 và HT1, quy

trình sản xuất ớt theo tiêu chuẩn

VietGAP cho người dân huyện Phú

Vang và quy trình thu hoạch , sơ chế ,

đống gói , bảo quản ớt đạt tiêu chuẩn

VietGAP. Xây dưng mô hình sản xuất

lúa giống BT7 và HT1 với diện tích 05

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

53

ha đạt năng suất 5tấn/ha, 02 mô hình

sản xuất lúa thương phẩm chất lượng

cao diện tích 30 ha đạt năng suất 5,5 - 6

tấn/ha và mô hình sản xuất ớt đạt tiêu

chuẩn VietGAP diện tích 10 ha đạt

năng suất 20 tấn/ha cho người dân

huyện Phú Vang.

Số hồ sơ lưu: 2019-54T-664/KQNC

ĐTĐL.2012-G36. Ứng dụng công

nghệ sinh học để chọn tạo giống lúa

năng suất cao, chất lượng tốt cho

Hưng Yên và Đồng bằng Bắc Bộ/ GS.

TS. Trần Trung - Trường Đại học Sư

phạm kỹ thuật Hưng Yên, (Đề tài cấp

Quốc gia)

Thu thập, đánh giá các tập đoàn giống

đặc sản/phổ biến hiện có ở vùng núi

phía bắc và Đồng bằng sông Cửu Long

để tạo vật liệu khởi đầu cho chọn tạo

giống lúa năng suất cao, chất lượng

tốt. Nghiên cứu chọn tạo 1-2 dòng của

giống Japonica - Nhật, trồng khảo

nghiệm và nghiên cứu đánh giá đặc tính

nông sinh học theo phả hệ để tạo thành

dòng/giống có triển vọng cho Hưng

Yên và Đồng bằng Bắc Bộ. Sử dụng

các kỹ thuật vật lý để gây để gây đột

biến đa dạng hóa nguồn gen từ tập đoàn

công tác đã được chọn lọc, kết hợp kỹ

thuật điện di proteins SDS-PAGE để

nhận diện, tách các tiống/dòng ưu

tú. Nghiên cứu lai tạo, đột biến tạo

dòng/giốngmới theo hướng hàm lượng

amylose trung bình, protein cao, năng

suất cao thích ứng với Hưng Yên và

Đồng bằng Bắc Bộ từ các dòng/giống

ưu tú, bao gồm các dòng/giốngtrong

nước, Japonica đã được chọn tạo.Khảo

nghiệm cơ bản và sinh thái hẹp, kết hợp

đánh giá các đặc tính nông sinh học các

dòng/giốnglúa ở một số vùng của Hưng

Yên, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh để

chọn lọc 1-2 giống cho khảo nghiệm

quốc gia ở cấp độ sản xuất thử nghiệm;

để chọn lọc 5-10 dòng có triển vọng

cho Hưng Yên và Đồng bằng Bắc

Bộ. Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu

mặn thích nghi ở vùng ven biển Đồng

bằng Bắc Bộ như Nam Định, Nghệ

An. Nghiên cứu xây dựng quy trình

canh tác lúa trên cánh đồng mẫu lớn

theo tiêu chuẩn Global GAP để bảo

đảm năng suất cao, chất lƣợng tốt và

thân thiện với môi trường, triển khai

quy trình trên các dòng/giốnglúa được

tuyển chọn. Nghiên cứu thành phần

sinh hóa đánh giá chất lượng gạo tổng

thể và sự thay đổi của chúng theo thời

vụ, theo thời gian.

Số hồ sơ lưu: 2019-52-473/KQNC

KQ013536. Nghiên cứu xây dựng gói

kỹ thuật nhằm tăng năng suất và

hiệu quả sản xuất ngô ở các tỉnh

miền Bắc/ PGS. TS. Lê Quốc Thanh -

Viện Nghiên cứu Ngô, (Đề tài cấp Bộ)

Xác định được gói kỹ thuật (giống và

biện pháp kỹ thuật) canh tác các giống

ngô lai tiên tiến đạt năng suất và hiệu

quả kinh tế cao đảm bảo hiệu quả kinh

tế tăng 15-20% cho người nông dân

trồng ngô ở các tỉnh phía Bắc (Bắc

Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng và

miền núi phía Bắc.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-0261/KQNC

KQ011389. Nghiên cứu chọn tạo và

phát triển giống lúa thuần năng suất

và chất lượng cao phù hợp với các

tỉnh phía Bắc, duyên hải Nam Trung

Bộ/ KS. Đỗ Bá Vọng - Công ty cổ phần

giống cây trồng trung ương, (Đề tài cấp

Quốc gia)

Nghiên cứu đánh giá, duy trì khai thác

nguồn vật liệu khởi đầu hiện có.

Nghiên cứu tạo nguồn vật liệu khởi đầu

và chọn giống lúa có năng suất cao,

chất lượng tốt, ngắn ngày, chống chịu

sâu bệnh khá và nghiên cứu chọn tạo

giống lúa mới. Khảo nghiệm quốc gia,

khảo nghiệm sinh thái và sản xuất thử

nghiệm các dòng/giống lúa mới có triển

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

54

vọng. Nghiên cứu xây dựng quy trình

kỹ thuật canh tác phù hợp cho các

giống lúa mới. Xây dựng mô hình sản

xuất thử các giống lúa mới triển vọng

và tiến hành sản xuất và chế biến hạt

giống các cấp.

Số hồ sơ lưu: 2019-99-0050/KQNC

KQ010824. Nghiên cưu chon tao

giông lua thơm, chịu mặn, chât lương

cao cho vu ng đông băng sông Cưu

Long/ TS. Trần Vũ Hải - Viên lua Đông

băng sông Cưu Long, (Đề tài cấp Bộ)

Tạo vật liệu khơi đầu để phục vụ tạo

giống lúa theo mục tiêu thơm , chịu mặn

và chất lượng cao . Chọn lọc, so sánh va

đánh giá các dòng/giống triển vọng

như: Chọn dòng phân ly tạo ra băng

phương pháp lai hữu tính , hôi giao ;

Chọn dòng phân ly tạo ra băng phương

pháp nuôi cấy túi phấn (dòng DH), nuôi

cấy mô tạo biến dị sô -ma (dòng SC) và

đột biến vật ly (dòng M ); Chọn dòng

phân ly từ nguôn vật liệu kế thừa. Đánh

giá tính chịu mặn của các quần thể phân

ly (F2-F6, DH1-DH3, SC2-SC4, M2-

M6): giai đoạn mạ , giai đoạn sinh

dưỡng và giai đoạn trổ bông . Phân tích

mẫu đất , mẫu nước ở địa điểm nghiên

cứu, tiến hành khao nghiệm so sánh

giống va khao nghiệm di ện

rộng. Nghiên cứu biện pháp canh tác

tổng hợp cho các giống triển vọng và

xây dựng mô hình trình diên cho các

giống lua mới.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-0012/KQNC

40104. Cây rau, cây hoa và cây ăn

quả

KQ011607. Nghiên cứu biện pháp

hạn chế hiện tượng “dừa treo” của

một số giống dừa có giá trị kinh tế

cao (dừa Sáp, Dứa) tại một số tỉnh

phía Nam/ KS. Nguyễn Đăng Phú -

Viện Nghiên cứu Dầu và cây có dầu,

(Đề tài cấp Bộ)

Xác định nguyên nhân gây hiện tượng

“dừa treo” của giống dừa sáp ở Tây

Ninh, Trà Vinh và dừa dứa ở Bến Tre,

Tây Ninh, Trà Vinh. Nghiên cứu một

số biện pháp kỹ thuật khắc phục hiện

tượng “dừa treo” của giống dừa dứa và

dừa sáp tại các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh

và Tây Ninh. Xây dựng mô hình áp

dụng các biện pháp kỹ thuật hạn chế

hiện tượng “dừa treo” trên giống dừa

dứa và dừa sáp tại các tỉnh Tây Ninh và

Bến Tre. Đánh giá hiệu quả kinh tế của

các biện pháp đã sử dụng tại các tỉnh

Bến Tre và Tây Ninh.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0070/KQNC

KQ011798. Nghiên cứu khả năng

thích nghi của giống dừa sáp thơm

tại một số tỉnh phía Nam/ ThS.

Nguyễn Thị Mai Phương - Viện Nghiên

cứu Dầu và cây có dầu, (Đề tài cấp Bộ)

Tổng quan nghiên cứu dừa sáp trên thế

giới cũng như ở Việt Nam và nêu ra các

phương pháp chọn giống, lai tạo và

nhân giống dừa. Đánh giá khả năng

thích nghi của giống dừa sáp thơm ở

thế hệ F1 lai tạo trong nước (ĐG9 và

ĐG10) trong thời kỳ kinh doanh (sau 4

- 6 năm trồng) tại Bến Tre, đánh giá

khả năng thích nghi của giống dừa sáp

thơm ở thế hệ F1 nhập nội trong thời kỳ

kinh doanh (sau 9 - 11 năm trồng) tại

Bến Tre, Tiền Giang và Tây Ninh. Tiếp

đó là đánh giá khả năng thích nghi của

giống dừa sáp thơm ở thế hệ F2 trong

thời kỳ kiến thiết cơ bản (sau 1 - 2 năm

trồng) tại Bến Tre, Tiền Giang và Tây

Ninh.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0075/KQNC

KQ011802. Nghiên cứu khả năng

thích nghi của giống dừa ta với điều

kiện xâm nhập mặn trong thời kỳ

kiến thiết cơ bản (giai đoạn 2016-

2018)/ ThS. Thái Nguyễn Quỳnh Thư -

Viện Nghiên cứu Dầu và cây có dầu,

(Đề tài cấp Bộ)

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

55

Đánh giá tình hình xâm nhập mặn của

các điểm thí nghiệm dừa ta tại tỉnh Bến

Tre và Tiền Giang, đánh giá khả năng

sinh trưởng của các điểm thí nghiệm

dừa ta chịu mặn tại hai tỉnh Bến Tre và

Tiền Giang. Nghiên cứu liều lượng và

kỹ thuật bón phân phù hợp cho giống

dừa ta trong điều kiện xâm nhập mặn.

Đánh giá đặc điểm hình thái của một số

cá thể dừa ta chịu mặn và đánh giá sự

khác biệt ở mức độ phân tử của một số

cá thể dừa chịu mặn.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0076/KQNC

CS/18/01-01. Xây dựng bộ số liệu

RAPD để quản lý và tuyển chọn

giống đầu dòng làm cơ sở chọn giống

đột biến hoa salem tại Lâm Đồng/

ThS. Lê Văn Thức - Viện Nghiên cứu

hạt nhân, (Đề tài cấp Cơ sở)

Tuyển chọn và thu thập nguồn mẫu các

giống hoa salem có màu sắc khác nhau

tại Lâm Đồng, tách chiết và tinh

sạch phân tử nucleic axit mang thông

tin di truyền (Deoxyribonucleic

acid) (DNA) tổng số. Phân tích đa dạng

di truyền của các giống salem được

tuyển chọn bằng kỹ thuật đa hình các

đoạn DNA được khuếch đại ngẫu nhiên

(Random Amplified

Polymorphic DNA) RAPD và xác định

sự tương quan di truyền giữa các

giống salem nghiên cứu dựa trên giản

đồ phả hệ DNA. Nghiên cứu các yếu

tố ảnh hưởng đến quá trình nhân

giống in vitro để giữ giống và làm cơ

sở thực hiện các bước nghiên cứu gây

tạo đột biến giống mới. Tạo ra được bộ

số liệu di truyền RAPD để quản lý và

tuyển chọn giống đầu dòng làm cơ sở

chọn giống đột biến hoa salem tại Lâm

Đồng. Góp phần khai thác hiệu quả hệ

thiết bị sinh học phân tử mới được đầu

tư tại Trung tâm CNSH, Viện Nghiên

cứu hạt nhân.

Số hồ sơ lưu: 2019-60-0098/KQNC

40105. Cây công nghiệp và cây thuốc

KQ012369. Nghiên cứu phương thức

xen canh bông với một số cây trồng

ngắn ngày tại Sơn La và Điện Biên/

KS. Nguyễn Ngọc Dương - Công ty Cổ

phần Bông và phát triển nông nghiệp

Công nghệ cao, (Đề tài cấp Bộ)

Xây dựng các mô hình trồng bông xen

canh với cây trồng ngắn ngày có hiệu

quả kinh tế cao trong hệ thống cây

trồng ngắn ngày tại tỉnh Sơn La và

Điện Biên. Xác định phương thức

trồng bông xen ngô và trồng bông xen

đậu tương thích hợp tại Sơn La và Điện

Biên. Xây dựng và đánh giá hiệu quả

kinh tế của một số mô hình trồng bông

xen với ngô, đậu tương thích hợp tại

Sơn La và Điện Biên. Xây dựng Bảng

hướng dẫn kỹ thuật trồng bông xen ngô

và trồng bông xen đậu tương tại Sơn La

và Điện Biên.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0130/KQNC

KQ012372. Nghiên cứu hiệu quả sử

dụng một số vật liệu giữ ẩm cho đất

trong canh tác bông tại Sơn La và

Điện Biên/ KS. Vũ Văn Bộ - Công ty

Cổ phần Bông và phát triển nông

nghiệp Công nghệ cao, (Đề tài cấp Bộ)

Đánh giá hiệu quả sử dụng một số vật

liệu giữ ẩm cho đất trong canh tác bông

và đề xuất bản hướng dẫn kỹ thuật sử

dụng vật liệu giữ ẩm cho đất trong canh

tác bông tại Điên Biên và Sơn La. Xác

định 1-2 vật liệu giữ ẩm cho đất có hiệu

quả trong sản xuất bông tại Sơn La và

Điện Biên. Xây dựng mô hình cho loại

vật liệu giữ ẩm có hiệu quả với quy mô

1,0 ha/1 mô hình (hiệu quả kinh tế tăng

≥10% so với mô hình truyền thống của

vùng). Xây dựng 01 bản hướng dẫn kỹ

thuật sử dụng vật liệu giữ ẩm cho đất

trong canh tác bông tại Sơn La và Điện

Biên.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0129/KQNC

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

56

KQ012373. Xây dựng mô hình sản

xuất bông mùa khô có tưới bổ sung

tại vùng Tây Bắc/ KS. Nguyễn Đình

Chiến - Công ty Cổ phần Bông và phát

triển nông nghiệp Công nghệ cao, (Đề

tài cấp Bộ)

Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất

bông mùa khô có tưới bổ sung cho

vùng Tây Bắc. Xác định được quỹ đất

lúa 1 vụ, đất màu có điều kiện để xây

dựng mô hình trồng bông mùa khô có

tưới bổ sung tại vùng Tây Bắc. Xác

định biện pháp kỹ thuật tưới nước bổ

sung cho bông mùa khô đạt hiệu quả

kinh tế cao tại vùng Tây Bắc. Xác định

giống, thời vụ, phân bón, biện pháp kỹ

thuật chăm sóc, chất điều tiết sinh

trưởng... phù hợp cho trồng bông vụ

khô có tưới bổ sung tại vùng Tây Bắc.

Xây dựng mô hình thâm canh bông

năng suất đạt trên 2,5 tấn/ha trong mùa

khô có tưới bổ sung trên đất màu và đất

1 vụ lúa tại vùng Tây Bắc.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0128/KQNC

KQ011360. Thu thập và đánh giá

nguồn gen cây thuốc lá/ ThS. Trần Thị

Thanh Hảo - Công ty TNHH một thành

viên Viện Thuốc lá, (Đề tài cấp Bộ)

Điều tra, thu thập thông tin và mẫu

nguồn gen thuốc lá địa phương Siêu lá

thấp cây tại thôn Liên Lạc 1, xã Vũng

Lăng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

với một số ưu điểm nổi bật, điều tra các

thông tin trong bản mô tả thông tin ban

đầu của nguồn gen siêu lá thấp cây mới

thu thập theo mẫu. Thu thập được đầy

đủ số liệu và hình ảnh của 10 nguồn

gen được đánh giá ngoài đồng ruộng và

tư liệu hóa được 10 mẫu nguồn gen

(gồm 50 chỉ tiêu/mẫu dưới dạng tư liệu

và hình ảnh mô tả hình thái cây, lá,

hoa).

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0037/KQNC

KQ011358. Lưu giữ và bảo quản

nguồn gen cây thuốc lá/ ThS. Trần Thị

Thanh Hảo - Công ty TNHH một thành

viên Viện Thuốc lá, (Đề tài cấp Bộ)

Lưu giữ, bảo quản an toàn và nguyên

trạng 80 mẫu nguồn gen cây thuốc lá

bằng biện pháp bảo quản sinh trưởng

chậm (in - vitro). Các mẫu cây on -

vitro được thanh lọc, cây chuyển từ 2-3

lần/năm, đảm bảo duy trì trạng thái sinh

trưởng bình thường trong ông nghiệm.

Lưu giữ an toàn và nguyên trạng 80

mẫu nguồn gen hạt thuốc lá bằng biện

pháp bảo quản hạt trung hạn, đảm bảo

lượng hạt trên 5gr/mẫu, ẩm độ hạt xấp

xỉ 7%, tỉ lệ nảy mầm lớn hơn hoặc bằng

70%. Nhân bổ sung thay thế 15 nguồn

gen hạt gồm Bắc Lưu, Đại Kim Tinh,

C254, Kutsaga E1, Kutsaga 51 E...

Khối lượng hạt thu được từ 30,6 - 191

gr/ nguồn gen; khối lượng 1000 hạt từ

0,062 - 0,108 gr; tỷ lệ nảy mầm đạt trên

85%, đảm bảo yêu cầu thay thế, bổ

sung nguồn gen hạt.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0036/KQNC

DAĐL-2012/11. Trồng sản xuất thử

nghiệm một số giống Macadamia mới

(OC, 246, 816 và 849) tại Tây

Nguyên/ TS. Đỗ Hữu Sơn - Viện

nghiên cứu giống và công nghệ sinh

học Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm

nghiệp Việt Nam, (Đề tài cấp Quốc gia)

Xây dựng và đánh giá 20 ha mô hình

vườn quả bằng các giống mới có năng

suất cao (OC, 246, 816 và 849) như tại

Buôn Dliêya, xã Dliêya, huyện Krông

Năng, Đắk Lắk: Dòng OC là dòng có

sản lượng hạt cao nhất, đạt từ 3,70

kg/cây (trồng xen cà phê) đến

4,30kg/cây ,(trồng thuần loài), vƣợt từ

7,96 đến 16,27% so với trung bình của

từng mô hình; tại Buôn EaNgai, xã

Dliêya, huyện Krông Năng, Đắk Lắk:

Dòng OC cũng là dòng có sản lượng

hạt cao nhất, đạt từ 3,66 kg/cây (trồng

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

57

xen tiêu) đến 3,96 kg/cây (trồng thuần

loài), vượt từ 5,04 đến 12,62% so với

trung bình của từng mô hình; tại Lâm

Hà, Lâm Đồng: Cũng giống như ở Đắk

Lắk thì dòng OC tuy có sinh trưởng

không bằng các dòng còn lại nhưng sản

lượng hạt lại luôn cao hơn các dòng còn

lại. Hoàn thiện kỹ thuật nhân giống,

trồng và chăm sóc cây Macadamia tại

Tây Nguyên. Tiến hành tập huấn

chuyển giao giống gốc, kỹ thuật trồng

và chăm sóc Macadamia cho 6 đơn vị

tại Tây Nguyên.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-0033/KQNC

40106. Bảo vệ thực vật

FWO.106-NN.2015.01. Xác định

thành phần và tiềm năng sử dụng

nhện bắt mồi họ Phytoseiidae trong

phòng chống bọ trĩ và nhện đỏ tại

Việt Nam/ TS. Nguyễn Đức Tùng -

Học viện Nông nghiệp Việt Nam, (Đề

tài cấp Quốc gia)

Thu thập mẫu nhện bắt mồi, bọ trĩ và

nhện hại tại vùng đồng bằng sông

Hồng. Phân loại các mẫu nhện bắt mồi,

bọ trĩ và nhện hại thu được. Nhân nuôi

các loài nhện bắt mồi và vật mồi trong

phòng thí nghiệm. Dùng biện pháp sinh

học phân tử trong phân tích thức ăn

trong ruột các mẫu nhện bắt mồi thu

được. Tiến hành đánh giá khả năng bắt

mồi của các loài nhện bắt mồi tiềm

năng.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-677/KQNC

KQ011572. Sản xuất chế phẩm nano

bạc/chitosan tan trong nước bằng

phương pháp chiếu xạ gamma để

phòng và trị bệnh cho cây trồng/ CN.

Nguyễn Tấn Mân - Viện Nghiên cứu

hạt nhân, (Đề tài cấp Bộ)

Nano bạc đã được điều chế từ dung

dịch AgNO3 bằng phương phương

pháp chiếu xạ gamma từ nguồn Co-60

sử dụng chitosan làm chất ổn định đã

được thực hiện. Phổ hấp thụ UV-Vis

cho thấy đỉnh hấp thụ cực đại λmax =

405 nm. Liều chuyển hoá bão hoà được

xác định là 8 kGy. Ảnh TEM cho thấy

các hạt nano bạc có dạng hình cầu và

đường kính trung bình khoảng 10 nm.

Dung dịch nano bạc bền theo trong thời

gian 24 tháng. Qui trình sản xuất nano

bạc bằng phương pháp chiếu xạ gamma

bao gồm các bước sau đây : Hoà tan

chitosan trong nước cất; Thêm AgNO3

vào dung dịch chitosan; Chiếu xạ ở liều

xạ 8 kGy; Sản phẩm nano bạc. Từ

những kiến thức trên nhóm nghiên cứu

đã tiến hành điều chế chitosan tan trong

nước, nghiên cứu hoàn thiện các thông

số công nghệ để chế tạo chế phẩm nano

bạc bằng phương pháp chiếu xạ gamma

(liều xạ, suất liều, liều chuyển hóa bão

hòa, pH). Đánh giá đặc trưng sản phẩm

(bước sóng hấp thụ cực đại λmax, kích

thước hạt nano bạc, hàm lượng bạc) và

hoàn thiện qui trình sản xuất chế phẩm

nano bạc/chitosan bằng phương pháp

chiếu xạ gamma Co-60 để phòng và trị

bệnh cho cây trồng.

Số hồ sơ lưu: 2019-60-0067/KQNC

106.03-2012.61. Nghiên cứu, tuyển

chọn và xác định đặc tính của vi

khuẩn nội sinh phân hủy N-acyl-L-

homoserine lactones (AHLs) sử dụng

trong phòng trừ bệnh thối nhũn cây

trồng do vi khuẩn Erwinia

carotovora subsp. carotovora gây ra/

TS. Hoàng Hoa Long - Viện Di truyền

nông nghiệp, (Đề tài cấp Quốc gia)

Đánh giá được sự đa dạng của các

chủng VKNS phân hủy AHLs từ các

loài cà dại trong tự nhiên (Solanum

toxicarium) và các loài cây trồng như

khoai tây, cà chua và bắp cải. Xác định

được các đặc tính sinh học của các

chủng VKNS liên quan đến khả năng

phân hủy AHLs như sản sinh enzyme

AHL lactonase hoặc các enzyme liên

quan khác cũng như các gen mã hóa

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

58

cho các enzyme liên quan đến khả năng

phân hủy AHLs. Đánh giá hiệu quả ức

chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh

thối nhũn và biểu hiện bệnh trên củ

khoai tây của các chủng VKNS phân

hủy AHLs, trên cơ sở đó đưa ra quy

trình xử lý VKNS để phòng trừ bệnh.

Số hồ sơ lưu: 2019-02-0185/KQNC

KQ011354. Nghiên cứu bệnh thối gân

mạng lưới do virus PVY (Potato vein

Y) gây hại cây thuốc lá và xây dựng

biện pháp phòng trừ/ ThS. Nguyễn

Văn Chín - Công ty TNHH một thành

viên Viện Thuốc lá, (Đề tài cấp Bộ)

Điều tra bệnh virus PVY gây hại tại các

vùng trồng thuốc lá Cao Bằng, Bắc

Kạn, Lạng Sơn và Bắc Giang trong vụ

xuân 2016 và 2017. Thu thập và chẩn

đoán chủng virus PVY gây hại thuốc lá

phía Bắc. Đánh giá khả năng lây nhiễm

của PVY qua tiếp xúc cơ học và côn

trùng môi giới truyền bệnh tại chi

nhánh Viện thuốc lá tại Bắc Giang, vụ

xuân 2016. Nghiên cứu ảnh hưởng của

virus PVY đến sinh trưởng phát triển,

năng suất và thành phần hóa học của

cây thuốc lá và nghiên cứu khả năng

bảo tồn độc tính của virus PVY trên tàn

dư cây bệnh, nghiên cứu ảnh hưởng của

thời vụ đến bệnh PVY gây hại thuốc lá

cũng như nghiên cứu các biện pháp

kiểm soát côn trùng môi giới ảnh

hưởng tới khả năng gây hại của bệnh

PVY. Đánh giá tính kháng bệnh PVY

của các dòng/ giống thuốc lá, tiến hành

thí nghiệm phòng trừ tổng hợp bệnh

thối gân mạng lưới do virus PVY gây

hại trên cây thuốc lá.

Số hồ sơ lưu: 2019-24-0047/KQNC

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

59

Phụ lục: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KH&CN

1. Tên thủ tục hành chính: Thủ tục đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và

công nghệ đặc biệt , nhiêm khoa hoc va công nghê cấp quốc gia , cấp bộ, câp cơ sơ sử

dụng ngân sách nhà nước thuôc pham vi quan ly cua Bô Khoa hoc va Công nghê va

nhiệm vụ khoa học và công nghệ do các quỹ của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và

công nghệ cấp Trung ương, cấp bộ tài trợ.

2. Trình tự thực hiện:

Bước 1:

Đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không có nhu cầu đăng ký

bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hoặc đã đăng ký bảo hộ quyền sở hữu

công nghiệp trước khi nghiệm thu chính thức

Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhiệm vụ khoa học và công nghệ được nghiệm thu

chính thức, tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt, cấp

quốc gia, cấp bộ, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở sử dụng ngân sách nhà

nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ va nhiệm vụ khoa học và

công nghệ do các quỹ của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ cấp Trung

ương, cấp bộ tài trợ phải thực hiện đăng ký và giao nộp kết quả thực hiện nhiệm vụ tại

thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

Đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đăng ký bảo hộ quyền sở

hữu công nghiệp sau khi nghiệm thu chính thức

Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu

công nghiệp, nhưng không muộn hơn 60 ngày kể từ ngày được nghiệm thu chính thức,

tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt, cấp quốc gia, cấp

bộ, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa

học và Công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, nhiệm vụ khoa học và công nghệ

do các quỹ của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ cấp Trung ương, cấp

bộ tài trợ phải thực hiện đăng ký và giao nộp kết quả thực hiện nhiệm vụ tại thuộc Bộ

Khoa học và Công nghệ.

Bước 2:

có trách nhiệm kiểm tra , xác nhận tính đầy đủ và hơp lệ của hồ sơ va ghi vao giây biên

nhân hô sơ đăng ky kêt qua thưc hiên nhiêm vu khoa hoc va công nghê . Trường hợp

hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, có

trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ

khoa học và công nghệ yêu cầu bổ sung. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày

nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm cấp 01 Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực

hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công

nghệ.

3. Cách thức thực hiện: thực hiện một trong các cách sau:

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

60

- Đăng ký trực tuyến tại trang thông tin điện tử: http://dangkykqnv.vista.gov.vn/;

- Nộp trực tiếp tại Phòng Quản lý Thông tin, Thống kê KH&CN, Cục Thông tin khoa

học và công nghệ quốc gia;

- Gửi bảo đảm theo đường bưu chính về Phòng Quản lý Thông tin, Thống kê KH&CN,

Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

4. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ

- 01 Phiếu đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân

sách nhà nước (Phiếu đăng ký đóng dấu giáp lai nếu 2 tờ, để rời - không đóng vào báo

cáo tổng hợp).

- 01 bản giấy Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ (đã chỉnh sửa, hoàn thiện

sau khi nghiệm thu chính thức), báo cáo mạ chữ vàng, gáy vuông có in tên chủ nhiệm

nhiệm vụ và tên cơ quan chủ trì), trên trang bìa lót bên trong có xác nhận của tổ chức

chủ trì nhiệm vụ về việc đã hoàn thiện kết quả thực hiện nhiệm vụ sau khi nghiệm thu

chính thức.

- 01 CD/DVD bao gồm: 01 bản điện tử Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ

thể hiện đúng với bản giấy (file hoàn chỉnh, không tách riêng bìa báo cáo, chương,

mục,…); 01 bản điện tử Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ; 01 bản điện tử

phụ lục tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát, bản đồ, bản vẽ, ảnh, sách chuyên khảo, bài

tạp chí... tài liệu đa phương tiện, phần mềm (nếu có). Bản điện tử phải sử dụng định

dạng Portable Document (.pdf) và phải sử dụng phông chữ tiếng Việt Unicode (Time

New Roman) theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6909:2001), được ghi trên đĩa quang

và không đặt mật khẩu.

- 01 bản sao Biên bản họp Hội đồng nghiệm thu chính thức kết quả thực hiện nhiệm vụ

khoa học và công nghệ;

- 01 văn bản xác nhận về sự thỏa thuận của các tác giả về việc xếp thứ tự tên trong

danh sách tác giả thực hiện nhiệm vụ (nếu có).

- 01 Bản sao đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (nếu có) kèm theo bản

chính để đối chiếu khi giao nộp.

- 01 Phiếu mô tả công nghệ (theo mẫu) đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ mà

sản phẩm bao gồm quy trình công nghệ sản xuất.

5. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngay nhận đủ hồ sơ hợp lệ .

6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và

công nghệ.

7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thông tin khoa học và công nghệ

quốc gia.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 8-2019

61

8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực

hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

9. Lệ phí: Không.

10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Phiếu đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách

nhà nước (theo mẫu);

- Phiếu mô tả công nghệ (nếu có);

- Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

11. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật khoa học và công nghệ ngày 18/6/2013;

- Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18/2/2014 của Chính phủ về hoạt động thông tin

khoa học và công nghệ;

- Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và

Công nghệ Quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm

vụ khoa học và công nghệ.

13. Thời gian và địa chỉ tiếp nhận hồ sơ:

Thời gian: Các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày Lễ, Tết)

Sáng: từ 8h30 đến 11h30; Chiều: từ 13h30 đến 16h30

Địa chỉ: Phòng Quản lý Thông tin, Thống kê KH&CN, Cục Thông tin khoa học và

công nghệ quốc gia

Phòng 308, tầng 3, 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: (024) 3934.9116; Fax: (024) 39349127;

Email: [email protected]/ [email protected];