bản tin nckh số 8 – tháng 8.2016

64
BIS Peter Hördahl Nghiên cu này sso sánh lãi sut ti các nn kinh tế phát trin và mi ni vi hai mc lãi sut chun là Fed funds rate và lãi sut thc toàn cu.(Chi tiết) Lãi sut dài hn mc thấp đang trthành mt hiện tượng trên toàn cu BIS Kinh nghim thc thi chính sách an toàn vĩ mô đang ngày mt nhiều hơn trong bi cảnh đã có nhiều quc gia trên thế gii xây dng thchế cùng khuôn khcho chính sách này.(Chi tiết) Các yếu tđể xây dng chính sách an toàn vĩ mô hiu qu- bài hc tkinh nghim quc tế ADB Park Các nn kinh tế Châu Á đã tri qua mt chặng đường dài trong vic xây dng thtrường trái phiếu bng đồng ni tệ, nhưng nhiều công vic vn cần được tiến hành để nâng cp chtng ca thtrường và phát trin các tchức trong nước.(Chi tiết) Phát trin thtrường trái phiếu chi trbằng đồng ni tti Châu Á IMF Pierpaolo Grippa Nghiên cứu đề xut mt kthut linh hot, da trên skết hp gia mô hình danh mc tín dụng đầy đủ và các kết qutim cận, để tính toán nhu cu vn cho ri ro tp trung theo khách hàng và ri ro tp trung theo ngành trong danh mục đầu tư của các ngân hàng.(Chi tiết) Đo lường ri ro tp trung Phương pháp tiếp cn danh mục đầu tư từng phn IMF Elif Arbatli Nghiên cứu đề xut các bin pháp phn chu kgn trong khuôn khdài hạn để neo lm phát và ncông. Ngoài ra nghiên cứu cũng đưa ra chính sách thu nhập để htrkích thích kinh tế.(Chi tiết) Phc hi kinh tế Nhât Bn: Thời điểm cho các gii pháp phi truyn thng? BIS Nikola Tarashev Nghiên cứu này đánh giá nhng ri ro tlưu chuyển dòng vn quc tế ti các nn kinh tế mi nổi, trong đó tập trung vào những điểm yếu trong doanh nghip phi tài chính.(Chi tiết) Dòng vn quc tế và các lhng tài chính ti các nn kinh tế mi ni: Phân tích và khong trng dliu VIN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG BANKING STRATEGY INSTITUTE (BSI); website: www.bsi.org.vn THÔNG TIN KHOA HC THÁNG 08 NGHIÊN CU QUC TCHU TRÁCH NHIM XUT BN VIN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG **** BAN BIÊN TP Trưởng ban ThS. Trn ThThanh Hòa Phó Trưởng phòng QLKH Phó Trưởng ban ThS. Nguyễn Đình Trung Thành viên ThS. Trnh Thanh Mai ThS. Lê Phú Lc ThS. Nguyễn Hà Phương ThS. Nguyn Khánh Duyên CN. Lã Xuân Đảng CN. Lê Quang Trung CN. Hoàng Ngc Anh Cương CN. Nguyễn Đông Giang *** Bn tin phát hành định kvào ngày 10 hàng tháng, được gi trc tiếp qua email và đăng tải trên Cng thông tin khoa hc và công nghngành Ngân hàng: www.khoahocnganhang.org.vn *** Liên hEmail: [email protected] Khuyến cáo sdng: ® Bản tin này được tng hp tcác báo cáo, đề tài nghiên cứu định khàng tháng liên quan đến lĩnh vc kinh tế tài chính ngân hàng ca các tchc quc tế WB, ADB, IMF, BIS và thông tin kết qunghiên cu của các đề tài cp nhà nước, cp ngành ca NHNN, các B, ngành TW ca Vit Nam, các thông tin Hi tho ca các Vin nghiên cứu, trường đại hc, n phm khoa hc ca các NXB có uy tín ti Vit Nam phù hp vi quy định pháp lut vbáo chí và bn quyn. ® Mọi quan điểm, ni dung trong Bản tin đều được dch hoc căn cứ vào thông tin khoa hc chính thng, chcó hàm ý cung cp thông tin tham kho mà không phn ánh ý kiến hay quan điểm ca Ban Biên tập cũng như của Vin CLNH. Người đọc chnên sdng Bn tin ni bnhư là thông tin tham kho. BẢN TIN ĐIỆN TNGHIÊN CU KHOA HC RESEARCH BULLETIN S08 - Tháng 08/2016 Volume: 08 Aug, 2016 LƯU HÀNH NỘI B

Upload: doque

Post on 28-Jan-2017

228 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

BIS

Peter Hördahl

Nghiên cứu này sẽ so sánh

lãi suất tại các nền kinh tế

phát triển và mới nổi với hai

mức lãi suất chuẩn là Fed

funds rate và lãi suất thực

toàn cầu.(Chi tiết)

Lãi suất dài hạn ở mức

thấp đang trở thành một

hiện tượng trên toàn cầu

BIS

Kinh nghiệm thực thi chính

sách an toàn vĩ mô đang

ngày một nhiều hơn trong

bối cảnh đã có nhiều quốc

gia trên thế giới xây dựng

thể chế cùng khuôn khổ cho

chính sách này.(Chi tiết)

Các yếu tố để xây dựng

chính sách an toàn vĩ mô

hiệu quả - bài học từ kinh

nghiệm quốc tế

ADB

Park

Các nền kinh tế Châu Á đã

trải qua một chặng đường

dài trong việc xây dựng thị

trường trái phiếu bằng đồng

nội tệ, nhưng nhiều công

việc vẫn cần được tiến hành

để nâng cấp cở hạ tầng của

thị trường và phát triển các

tổ chức trong nước.(Chi tiết)

Phát triển thị trường trái

phiếu chi trả bằng đồng

nội tệ tại Châu Á

IMF

Pierpaolo Grippa

Nghiên cứu đề xuất một kỹ

thuật linh hoạt, dựa trên sự

kết hợp giữa mô hình danh

mục tín dụng đầy đủ và các

kết quả tiệm cận, để tính

toán nhu cầu vốn cho rủi ro

tập trung theo khách hàng

và rủi ro tập trung theo

ngành trong danh mục đầu

tư của các ngân hàng.(Chi

tiết)

Đo lường rủi ro tập trung

– Phương pháp tiếp cận

danh mục đầu tư từng

phần

IMF

Elif Arbatli

Nghiên cứu đề xuất các biện

pháp phản chu kỳ gắn trong

khuôn khổ dài hạn để neo

lạm phát và nợ công. Ngoài

ra nghiên cứu cũng đưa ra

chính sách thu nhập để hỗ

trợ kích thích kinh tế.(Chi

tiết)

Phục hồi kinh tế Nhât Bản:

Thời điểm cho các giải

pháp phi truyền thống?

BIS

Nikola Tarashev

Nghiên cứu này đánh giá

những rủi ro từ lưu chuyển

dòng vốn quốc tế tới các nền

kinh tế mới nổi, trong đó tập

trung vào những điểm yếu

trong doanh nghiệp phi tài

chính.(Chi tiết)

Dòng vốn quốc tế và các lỗ

hổng tài chính tại các nền

kinh tế mới nổi: Phân tích

và khoảng trống dữ liệu

VIỆN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG – BANKING STRATEGY INSTITUTE (BSI); website: www.bsi.org.vn

THÔNG TIN KHOA HỌC THÁNG 08

NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ

CHỊU TRÁCH NHIỆM

XUẤT BẢN

VIỆN CHIẾN LƯỢC

NGÂN HÀNG

****

BAN BIÊN TẬP

Trưởng ban

ThS. Trần Thị Thanh Hòa Phó Trưởng phòng QLKH

Phó Trưởng ban

ThS. Nguyễn Đình Trung

Thành viên

ThS. Trịnh Thanh Mai

ThS. Lê Phú Lộc

ThS. Nguyễn Hà Phương

ThS. Nguyễn Khánh Duyên

CN. Lã Xuân Đảng

CN. Lê Quang Trung

CN. Hoàng Ngọc Anh Cương

CN. Nguyễn Đông Giang

*** Bản tin phát hành định kỳ vào

ngày 10 hàng tháng,

được gửi trực tiếp qua email và

đăng tải trên Cổng thông tin

khoa học và công nghệ ngành

Ngân hàng:

www.khoahocnganhang.org.vn

***

Liên hệ

Email: [email protected]

Khuyến cáo sử dụng:

® Bản tin này được tổng hợp từ

các báo cáo, đề tài nghiên cứu định

kỳ hàng tháng liên quan đến lĩnh

vực kinh tế tài chính – ngân hàng

của các tổ chức quốc tế WB, ADB,

IMF, BIS và thông tin kết quả

nghiên cứu của các đề tài cấp nhà

nước, cấp ngành của NHNN, các

Bộ, ngành TW của Việt Nam, các

thông tin Hội thảo của các Viện

nghiên cứu, trường đại học, ấn

phẩm khoa học của các NXB có uy

tín tại Việt Nam phù hợp với quy

định pháp luật về báo chí và bản

quyển.

® Mọi quan điểm, nội dung

trong Bản tin đều được dịch hoặc

căn cứ vào thông tin khoa học

chính thống, chỉ có hàm ý cung cấp

thông tin tham khảo mà không

phản ánh ý kiến hay quan điểm của

Ban Biên tập cũng như của Viện

CLNH. Người đọc chỉ nên sử dụng

Bản tin nội bộ như là thông tin

tham khảo.

BẢN TIN ĐIỆN TỬ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC RESEARCH BULLETIN

Số 08 - Tháng 08/2016

Volume: 08 – Aug, 2016 LƯU HÀNH NỘI BỘ

Page 2: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

IMF

Padamja Khandelwal

Bài viết nghiên cứu mối

liên kết giữa biến động giá

dầu thế giới với phát triển

tài chính và kinh tế vĩ mô

tạị Hội đồng Hợp tác các

nước Ả Rập vùng Vịnh

(GCC).(Chi tiết)

Tác động của giá dầu với

hệ thống ngân hàng tại

GCC

IMF

Olumuyiwa Adedeji

Bài nghiên cứu này đặt ra

câu hỏi bằng cách khai thác

mối quan hệ giữa sự biến

động của nợ, phân bố xác

suất của cán cân ngân sách

cơ bản, và mức lãi suất

hiệu quả.(Chi tiết)

Phương pháp tiếp cận xác

suất cho tài khóa và mức

nợ an toàn: ứng dụng cho

các quốc gia đang phát

triển có mức thu nhập

thấp.

IMF

George Kopits

Mikael Juselius

Adolfo Barajas

Nghiên cứu đánh giá chính

sách tài khóa của Nhật bản

trong những thập kỷ qua

cho thấy Nhật Bản sẽ

hưởng lợi rất nhiều từ việc

thiết lập một IFI theo các

chuẩn mực quốc tế về tập

quán tốt.(Chi tiết)

Tổ chức tài khóa độc lập

tại Nhật Bản

IMF

Vladimir Klyuev

Trong 10 năm trở lại đây,

các NHTW không đặt mục

tiêu tỷ giá theo một đồng

tiền cụ thể hoặc rổ tiền tệ

nào và việc điều hòa tỷ giá

trong ngắn hạn không ảnh

hưởng đến CSTT với ổn

định giá.(Chi tiết)

Sự thay đổi của tỷ giá ở

các nước ASEAN-5

IMF

Allan Dizioli

Bài viết này nghiên cứu sự

lan truyền tiềm tàng đến

các nền kinh tế ASEAN-5

trong đó khi tăng trưởng

kinh tế của Trung Quốc

giảm 1 % thì tăng trưởng

của các nước trên giảm từ

0,2 đến 0,5 %.(Chi tiết)

Hiệu ứng lan tỏa từ suy

thoái tăng trưởng của

Trung Quốc và sự tái cân

bằng với các nước

ASEAN-5

IMF

Bibek Adhikari

Nghiên cứu sử dụng

phương pháp kiểm soát

tổng hợp để đánh giá tác

động của các làn sóng cải

cách ở một số quốc gia tiên

tiến.(Chi tiết)

Liệu làn sóng cải cách có

giúp thay đổi tình hình/lật

ngược tình thế? Một vài ví

dụ nghiên cứu từ phương

pháp kiểm soát tổng hợp

IMF

Andreas Jobst

Việc tiếp tục điều chỉnh

tiền tệ có thể cần phải dựa

nhiều vào nới lỏng tín dụng

và mở rộng bảng cân đối

của ECB hơn là cắt giảm

thêm lãi suất chính

sách.(Chi tiết)

Chính sách lãi suất âm:

Gợi ý cho việc truyền dẫn

tiến tệ và lợi nhuận ngân

hàng ở khu vực đồng

Euro.

IMF

Sangyup Choi

Nghiên cứu cho thấy sự gia

tăng trong bất ổn chung –

đo lường bằng biến động

thị trường chứng khoán –

sẽ làm giảm tăng trưởng

năng suất nhiều hơn trong

các ngành phụ thuộc nhiều

vào tài chính bên

ngoài.(Chi tiết)

Bất ổn chung và tăng

trưởng năng suất khu

vực: Vai trò của giới hạn

tín dụng

IMF

Serkan Arslanalp

Nghiên cứu phát hiện rằng

tác động lan tỏa tài chính từ

Trung Quốc sang các thị

trường khu vực đang gia

tăng.(Chi tiết)

Gia tăng ảnh hưởng của

Trung Quốc lên các Thị

trường Tài chính Châu Á

WB

Cull

Các bằng chứng thực

nghiệm gần đây cho thấy

các tổ chức tài chính vi mô

có những tác động kinh tế

và xã hội rất nhỏ.(Chi tiết)

Mô hình kinh doanh tài

chính vi mô: trợ cấp lâu

dài và lợi nhuận khiêm

tốn

WB

Arteta

Nghiên cứu này chỉ ra

nguốn gốc và ngụ ý của

chính sách lãi suất âm.(Chi

tiết)

Chính sách lãi suất âm:

Nguồn gốc và ý nghĩa

WB

Cortina Lorente

Bài viết này nghiên cứu

mức độ ảnh hưởng của việc

tiếp cận các thị trường trái

phiếu trong nước và quốc

tế, các thị trường cho vay

hợp vốn và việc chuyển đổi

giữa các thị trường này đến

kỳ hạn trả nợ của các công

ty.(Chi tiết)

Kỳ hạn thanh toán các

khoản nợ của công ty là

bao nhiêu? Bằng chứng từ

việc phát hàng trái phiếu

và các khoản cho vay tại

các thị trường

Page 3: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Tóm tắt: Việc sử dụng các công cụ chứng khoán hóa của các chính quyền địa phương tại Trung Quốc (PRC) có khả

năng trở thành nhân tố đóng góp chủ yếu cho công cuộc cải cách tài chính công ở nước này. Một thị trường chứng khoán hóa

được tài trợ bởi chính phủ Trung Quốc đang có tiềm năng phát triển thành một thị trường lớn, có tính thanh khoản cao và bền

vững trong chu kỳ kinh tế. Trong khi hầu hết các khoản đầu tư nhiều khả năng đến từ các nhà đầu tư trong nước, một công cụ

khác có thể sẽ được phát triển để chỉ phục vụ cho các nhà đầu tư quốc tế. Nghiên cứu này sẽ chỉ ra những đặc điểm chính của

cơ chế chứng khoán hóa tại Trung Quốc cũng như việc vận hành các dòng doanh thu chứng khoán hóa từ các dạng thức tài

sản vật chất khác nhau trước và sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đồng thời cung cấp những thông tin về tác động của

bối cảnh này đến Trung Quốc. Mục đích của nghiên cứu nhằm hiểu sâu thêm về chứng khoán hóa và đóng góp vào các cuộc

thảo luận sắp tới về việc cải cách tài chính của chính quyền địa phương, tài trợ cho cơ sở hạ tầng và tài trợ dự án, xa hơn nữa

là đa dạng hóa các dịch vụ tài chính. Các chính quyền địa phương tại Trung Quốc và chi nhánh của các cơ quan này vẫn đang

vật lộn với mức nợ công gia tăng nhanh chóng nhưng cũng đang có rất nhiều tài sản vật chất trên bảng cân đối kế toán của

mình.(Chi tiết)

NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ CHUYÊN SÂU

CHỨNG KHOÁN HÓA TẠI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN TRUNG HOA

NGHIÊN CỨUTRONG NƯỚC

THÔNG TIN ĐỀ TÀI TRONG NƯỚC

ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY GIAO DỊCH THANH TOÁN QUA POS TẠI VIỆT NAM.(Chi tiết)

Chủ nhiệm: KS. Nguyễn Quang Minh, Phó Tổng giám đốc, Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam.

Mã số: DTNH.12/2014

ĐỀ TAI: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO THỐNG KÊ CỦA NHNN VÀ NÂNG CẤP THÔNG TƯ 31/2013/TT-

NHNN NGÀY 13/12/2013.(Chi tiết)

Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Thị Dịu - Phó trưởng phòng, Vụ Dự báo - Thống kê, NHNN.

Mã số: DTNH.03/2015

ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN Ở VIỆT NAM.(Chi tiết)

Chủ nhiệm:ThS. Nguyễn Thị Thanh Hằng - Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng, Cơ quan TTGSNgân hàng, NHNN.

Mã số: DTNH.06/2015

DỰ ÁN:GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ Ở NHNN VIỆT NAM.(Chi tiết)

Chủ nhiệm: ThS. Trần Hữu Thắng, Phó Vụ trưởng, Vụ Tổ chức cán bộ, NHNN.

Mã số: DANH.05/2013

DỰ ÁN:XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CẢNH BÁO SỚM VỀ CĂNG THẲNG TIỀN TỆ, THANH KHOẢN

TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM.(Chi tiết)

Chủ nhiệm: ThS. Ngô Thị Thu Trà - Trưởng phòng, Vụ Dự báo, Thống kê tiền tệ- NHNN.

Mã số: DANH.01/2013

Page 4: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG.(CHI TIẾT) HỘI THẢO “PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THANH

TOÁN BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM- CƠ HỘI VÀ

THÁCH THỨC”.(CHI TIẾT)

DẪN LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC.(CHITIẾT) HỘI THẢO “QUẢN LÝ, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG

ỦY THÁC TRONG LĨNH VỰC THANH

TOÁN”.(CHI TIẾT)

HỘI THẢO KHOA HỌC TRONG THÁNG 08 ẤN PHẨM KHOA HỌC TRONG THÁNG 08

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “ĐỘNG LỰC

PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

2016-2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035”.(CHI TIẾT)

KINH TẾ HỌC DANH CHO ĐẠI CHÚNG.(CHI

TIẾT)

HỘI THẢO "KẾ HOẠCH TÁI CƠ CẤU KINH TẾ

GIAI ĐOẠN 2016-2020".(CHI TIẾT)

HỘI THẢO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ THỰC

TIỄN TRIỂN KHAI CHUẨN TIN ĐIỆN QUỐC TẾ

ISO 20022. (CHI TIẾT)

Page 5: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 1

BẢN TIN NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ

1. Phát triển thị trường trái phiếu chi trả bằng đồng nội tệ tại Châu Á (Developing Local

Currency Bond Markets in Asia).

Nguồn: ADB

Tác giả:Park& Cyn-Young

Ngày xuất bản:24/08/2016

Các nền kinh tế Châu Á đã trải qua một chặng đường dài trong việc xây dựng thị trường

trái phiếu chi trả bằng đồng nội tệ, nhưng nhiều công việc vẫn cần được tiến hành để nâng cấp

cở hạ tầng của thị trường và phát triển các tổ chức trong nước, giải quyết những chính sách và

quy định không phù hợp và đẩy mạnh công tác quản trị doanh nghiệp. Nghiên cứu này đánh

giá những tiến bộ trong việc phát triển các thị trường trái phiếu đồng nội tệ tại các quốc gia

Châu Á mới nổi. Trong khi những tiến bộ tại các thị trường trái phiếu đồng nội tệ của Châu Á

rất đáng chú ý, vẫn có những trở ngại lớn đối với sự phát triển của thị trường này là cơ sở hạ

tầng của thị trường và mức độ phát triển của các tổ chức tài chính, những chính sách và quy

định không phù hợp, ở phạm vi rộng hơn là trình độ quản trị doanh nghiệp thấp, và chênh lệch

trình độ quản trị giữa các quốc gia là rất lớn. Bài viết điều tra thực nghiệm những nhân tố kinh

tế có liên quan đến việc mở rộng các thị trường trái phiếu đồng nội tệ và nhấn mạnh tầm quan

trọng của kinh tế vĩ mô và sức mạnh thể chế là những yếu tố quan trọng để cải cách nhiều hơn

nữa.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

2. Các yếu tố để xây dựng chính sách an toàn vĩ mô hiệu quả - bài học từ kinh nghiệm

quốc tế (Elements of Effective Macroprudential Policies- Lessons from International

Experience)

Nguồn: BIS

Tác giả:N/A

Ngày xuất bản: 05/08/2016

"Kinh nghiệm thực thi chính sách an toàn vĩ mô đang ngày một nhiều hơn trong bối cảnh

đã có nhiều quốc gia trên thế giới xây dựng thể chế cùng khuôn khổ cho chính sách này. Đồng

thời, các công cụ của chính sách an toàn vĩ mô cũng đang tiếp tục được phát triển, số lượng

các nghiên cứu thực nghiệm về tính hiệu quả của chính sách cũng tăng nhanh.

Do vậy, nghiên cứu này sẽ hệ thống lại tất cả những kinh nghiệm thực thi chính sách an

toàn vĩ mô trên thế giới, đồng thời chỉ ra các yếu tố để xây dựng một khuôn khổ chính sách an

toàn vĩ mô hiệu quả. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở kế thừa báo cáo tiến độ chung

năm 2011 cho hội nghị G20 về khuôn khổ và công cụ thực thi chính sách an toàn vĩ mô (FSB

/ IMF / BIS 2011) cũng như các nghiên cứu khác của IMF, FSB và BIS, đồng thời cập nhật

những kinh nghiệm gần đây của một số quốc gia và các bằng chứng thực nghiệm từ các học

giả khác.

Mặc dù các công cụ chính sách vĩ mô đã được sử dụng tại một số quốc gia mới nổi trước

cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng các công cụ này chỉ được sử dụng rộng rãi hơn

trong thời gian gần đây, đồng thời việc thiết lập các khuôn khổ chính sách vĩ mô cũng chỉ mới

được thúc đẩy bởi những kinh nghiệm từ sau cuộc khủng hoảng tài chính. Theo đó, những

kinh nghiệm có được ở nhiều nước chưa trải rộng trên một chu kỳ tài chính đầy đủ, và những

Page 6: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 2

bài học và bằng chứng thực nghiệm dựa trên những kinh nghiệm đó còn chưa được kiểm

chứng. Sự đa dạng của các khuôn khổ chính sách đã được áp dụng ở các nước cho thấy rằng

không có phương pháp tiếp cận duy nhất để phù hợp cho tất cả. Tuy nhiên, những kinh

nghiệm đã được tích lũy tới nay đã chỉ ra một số yếu tố cần thiết để xây dựng chính sách an

toàn vĩ mô"

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

3. Lãi suất dài hạn ở mức thấp đang trở thành một hiện tượng trên toàn cầu

(Low long-term interest rates as a global phenomenon)

Nguồn: BIS

Tác giả:Peter Hördahl; Jhuvesh Sobrun & Philip Turner

Ngày xuất bản: 08/08/2016

Lãi suất của các loại tiền trên thế giới đang có mối liên kết rất chặt chẽ, và do vậy môi

trường lãi suất thấp đã trở thành một hiện tượng toàn cầu. Nghiên cứu này sẽ so sánh lãi suất

tại các nền kinh tế phát triển và mới nổi với hai mức lãi suất chuẩn là Fed funds rate và lãi

suất thực toàn cầu. Lãi suất thực cân bằng (lãi suất tự nhiên) đã giảm tại nhiều quốc gia, đồng

thời lãi suất ngắn hạn trên toàn cầu cũng giảm mạnh trong nhiều năm sau khi Cục dự trữ liên

bang Mỹ giữ lãi suất ở gần mức bằng không. Tuy nhiên, diễn biến lãi suất Fed funds rate lại ít

tác động đến các mức lãi suất kỳ hạn dài, và do vậy ít tác động tới các điều kiện tài chính. Sự

sụt giảm của lãi suất dài hạn trên toàn cầu kể từ năm 2008 chủ yếu là do sự sụt giảm của phần

bù rủi ro kỳ hạn (term premium) vốn đã ở mức âm kể từ giữa năm 2014.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

4. Dòng vốn quốc tế và các lỗ hổng tài chính tại các nền kinh tế mới nổi: Phân tích và

khoảng trống dữ liệu (International capital flows and financial vulnerabilities in

emerging market economies: analysis and data gaps)

Nguồn: BIS

Tác giả:Nikola Tarashev; Stefan Avdjiev &Benjamin H Cohen

Ngày xuất bản: 09/08/2016

Nghiên cứu này đánh giá những rủi ro từ lưu chuyển dòng vốn quốc tế tới các nền kinh tế

mới nổi, trong đó tập trung vào những điểm yếu trong doanh nghiệp phi tài chính. Kết quả

nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của những biến như tổng nợ, tổng dòng vốn (thay vì

dòng vốn ròng), quốc tịch của người vay (thay vì địa điểm) cũng như các loại tiền định giá nợ.

Nghiên cứu cũng cung cấp phương pháp luận nhằm đo lường những điểm yếu tài chính, đồng

thời chỉ ra những khoảng trống trong dữ liệu.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

5. Đo lường rủi ro tập trung – Phương pháp tiếp cận danh mục đầu tư từng phần

(Measuring Concentration Risk - A Partial Portfolio Approach)

Nguồn: IMF

Tác giả:Pierpaolo Grippa &Lucyna Gornicka

Ngày xuất bản: 02/08/2016

Page 7: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 3

Rủi ro tập trung là một đặc điểm quan trọng của ngành ngân hàng, đặc biệt tại các nền

kinh tế nhỏ và mới nổi. Theo Trụ cột 1, Khuôn khổ Basel,yêu cầu về vốn đối với rủi ro tín

dụng không tính đến rủi ro tập trung, và các yêu cầu được tính toán theo cách tiếp cận xếp

hạng nội bộ (IRB) rõ ràng cũng đã loại trừ nó. Các ngân hàng được kỳ vọng sẽgiải quyết vấn

đề này bằng cách tự dự trù và dành riêng một khoản vốn dự trữ thích hợp, việc này đòi hỏi sự

đánh giá và kiểm định của cáccơ quan giám sát trong quá trình thực hiện trụ cột II. Việc phản

ánh không đầy đủ rủi ro này có thể dẫn tới việc hình thành các mức vốn không phù hợp ngay

cả khi tỷ lệ vốn có vẻ như khá cao. Nghiên cứu đề xuất một kỹ thuật linh hoạt, dựa trên sự kết

hợp giữa mô hình danh mục tín dụng đầy đủ và các kết quả tiệm cận, để tính toán nhu cầu vốn

cho rủi ro tập trung theo khách hàng (name concentration risk) và rủi ro tập trung theo ngành

(sector concentration risk) trong danh mục đầu tư của các ngân hàng. Phương pháp nói trên

khiến chính nó phù hợp đểđược sử dụng trong việc giám sát song phương , là lĩnh vực tiềm

năng để hỗ trợ kỹ thuật về giám sát ngân hàng và là công cụ chính sách để đánh giá mức độ

của rủi ro tập trung tại các hệ thống ngân hàng khác nhau.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

6. Phục hồi kinh tế Nhât Bản: Đến lúc thực hiện các giải pháp phi truyền thống?

(Reflating Japan : Time to Get Unconventional?)

Nguồn: IMF

Tác giả: Elif Arbatli; Dennis P. J. Botman; Kevin Clinton; Pietro Cova; Vitor Gaspar; Zoltan

Jakab; Douglas Laxton; Constant Lonkeng Ngouana; Joannes Mongardini & Hou Wang

Ngày xuất bản: 02/08/2016

Nhật Bản có mục tiêu kinh tế đầy tham vọng: tăng trưởng danh nghĩa đạt mức 3%, lạm

phát 2%, và ngân sách cơ bản (primary budget) đạt thăng dư. Chiến lược kinh tế của thủ

tướng Abe (Abenomics) sử dụng ba mũi tên chính sách bao gồm chính sách tiền tệ, chính

sách tài khóa và chính sách cấu trúc nhưng mục tiêu vẫn ở ngoài tầm với. Nghiên cứu đề xuất

các biện pháp phản chu kỳ gắn trong khuôn khổ dài hạn để neo lạm phát và nợ công. Ngoài ra

nghiên cứu cũng đưa ra chính sách thu nhập để hỗ trợ kích thích kinh tế. Kết quả mô hình cho

thấy, từ góc độ rủi ro-lợi nhuận, khi kết hợp với nhau, các đề xuất này sẽ mở đường tiến tới

mục tiêu đặt ra với cơ hội thành công cao hơn so với các lựa chọn chính sách phi truyền thống

khác do Krugman, Svensson, và Turner đề xuất.

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

7. Tổ chức tài khóa độc lập tại Nhật Bản (The Case for an Independent Fiscal Institution

in Japan)

Nguồn: IMF

Tác giả: George Kopits

Ngày xuất bản: 02/08/2016

Để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính và tình trạng tích tụ nợ công gần đây, ngày

càng nhiều các nền kinh tế phát triển thành lập các tổ chức tài khóa độc lập (IFIs) để cải thiện

chất lượng tài chính công và tăng độ tin cậy của chính sách của chính phủ. Đánh giá chính

sách tài khóa của Nhật Bản trong những thập kỷ qua cho thấy Nhật Bản hưởng lợi rất nhiều từ

việc thiết lập một IFI theo các chuẩn mực tập quán tốt được quốc tế chấp nhận. Một tổ chức

Page 8: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 4

như vậy có thể giúp sửa chữa những yếu kém quan trọng trong hoạch định chính sách và neo

kỳ vọng, đặc biệt nếu được sử dụng như một phần của khuôn khổ tài khóa với tầm nhìn trung

hạn.

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

8. Tác động của giá dầu với hệ thống ngân hàng tại GCC (The Impact of Oil Prices on the

Banking System in the GCC)

Nguồn: IMF

Tác giả: Padamja Khandelwal; Ken Miyajima & Andre Santos

Ngày xuất bản: 05/08/2016

Bài viết nghiên cứu mối liên kết giữa biến động giá dầu thế giới với phát triển tài chính và

kinh tế vĩ mô tại Hội đồng Hợp tác các nước Ả Rập vùng Vịnh (GCC). Nghiên cứu sử dụng

một loạt các phương pháp tiếp cận dữ liệu bảng đa biến trong đó có phương pháp tự hồi quy

véc tơ dữ liệu bảng và tìm thấy bằng chứng thực nghiệm mãnh mẽ cho thấy mối quan hệ tác

động qua lại (feedback loops) giữa biến động giá dầu, bảng cân đối ngân hàng và giá tài sản.

Bằng chứng thực nghiệm cũng cho thấy trong các chu kỳ kinh doanh, vốn và trích lập dự

phòng ngân hàng có phản ứng ngược chu kỳ.

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

9. Phương pháp tiếp cận xác suất cho tài khóa và mức nợ an toàn: ứng dụng cho các

quốc gia đang phát triển có mức thu nhập thấp. (A Probabilistic Approach to Fiscal

Space and Prudent Debt Level : Application to Low-Income Developing Countries)

Nguồn: IMF

Tác giả: Olumuyiwa Adedeji; Calixte Ahokpossi; Claudio Battiati & Mai Farid

Ngày xuất bản: 05/08/2016

Điều gì tạo ra không gian cho chính sách tài khóa (không gian tài khóa) hay một mức độ

an toàn cho các khoản nợ khi thực hiện chính sách phản chu kỳ (countercylical policy) để

đảm bảo tính bền vững của nợ? Bài nghiên cứu giải quyết vấn đề này bằng cách khai thác mối

quan hệ giữa sự biến động của nợ, phân bố xác suất của cán cân ngân sách cơ bản (primary

balance), và mức lãi suất hiệu quả. Phương pháp nghiên cứu này rất hữu ích trong trường hợp

thiếu số liệu, gây khó khăn cho việc ước lượng chi tiết các hàm phản ứng tài khóa.

Ứng dụng phương pháp này cho các nước đang phát triển thu nhập thấp (LIDCs) và dựa

trên các giả định về trần nợ, nghiên cứu cho thấy có khoảng 60% các nước LIDCs hiện có

không gian tài khóa để giải quyết các cú sốc bất lợi, tùy thuộc vào sự sẵn có của các nguồn tài

chính trong và ngoài nước. Các quốc gia có năng lực thể chế mạnh thường có không gian tài

khóa nhiều hơn, và các quốc gia có năng lực thể chế yếu, hầu hết là các nước có xung đột và

dễ tổn thương có xu hướng thiếu không gian tài khóa.

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

10. Sự thay đổi của tỷ giá ở các nước ASEAN-5 (Evolution of Exchange Rate Behavior

in the ASEAN-5 Countries)

Nguồn: IMF

Tác giả:Vladimir Klyuev & To-Nhu Dao

Page 9: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 5

Ngày xuất bản: 08/08/2016

Bài nghiên cứu này phân tích diễn biến tỷ giá ở các nước ASEAN-5 (Indonesia, Malaysia,

Philippines, Singapore, và Thái Lan). Kết quả cho thấy trong 10 năm trở lại đây, không có

bằng chứng nào chứng tỏ các ngân hàng trung ương đặt mục tiêu tỷ giá theo một đồng tiền cụ

thể hoặc một rổ tiền tệ. Do đó, trái ngược với một số quan điểm khác, các NHTW ASEAN-5

không nằm trong câu lạc bộ đồng đôla Mỹ, câu lạc bộ đồng Yên Nhật, câu lạc bộ đồng Nhân

dân tệ Trung Quốc hay câu lạc bộ ASEAN. Mặt khác, các NHTW này cũng tiến hành điều

hòa các biến động ngắn hạn, đặc biệt là đối với đồng đôla Mỹ. Mức độ điều hòa giảm rõ rệt

sau cuộc khủng hoảng châu Á và không rõ ràng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và

mức độ điều hòa không đồng nhất giữa các quốc gia. Việc điều hòa tỷ giá trong ngắn hạn mà

không đặt ra mức tỷ giá mục tiêu không ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách tiền tệ

nhằm mục tiêu ổn định giá.

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

11. Liệu làn sóng cải cách có giúp thay đổi tình hình/lật ngược tình thế? Một vài ví dụ

nghiên cứu từ phương pháp kiểm soát tổng hợp (Can Reform Waves Turn the Tide?

Some Case Studies Using the Synthetic Control Method)

Nguồn: IMF

Tác giả: Bibek Adhikari; Romain A Duval; Bingjie Hu & Prakash Loungani

Ngày xuất bản: 09/08/2016

Một số quốc gia tiên tiến đã tiến hành hàng loạt chính sách cải cách mạnh mẽ trên thị

trường lao động và thị trường hàng hóa trong những năm 1990 và đầu 2000. Sử dụng phương

pháp kiểm soát tổng hợp (Synthetic control method), nghiên cứu đánh giá 6 làn sóng cải cách

nổi tiếng tại 6 nước gồm New Zealand, Úc, Đan Mạch, Ireland và Hà Lan những năm 1900 và

cải cách thị trường lao động ở Đức những năm đầu 2000. Kết quả của cải cách là GDP bình

quân đầu người cao hơn nhóm cơ sở (control group) ở 4/6 quốc gia trên. Không có sự khác

biệt giữa trường hợp có cải cách với trường hợp cơ sở tương ứng (áp dụng phương pháp kiểm

soát tổng hợp) trong trường hợp của Đan Mạch và New Zealand, trong đó trường hợp của

New Zealand phản ánh việc thực thi các cải cách trong điều kiện kinh tế vĩ mô yếu kém. Nhìn

chung, mặc dù phương pháp SCM có những hạn chế, kết quả nghiên cứu mang tính gợi ý về

tác động tích cực nhưng không đồng nhất của chính sách cải cách lên GDP bình quân đầu

người.

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

12. Hiệu ứng lan tỏa từ suy thoái tăng trưởng của Trung Quốc và sự tái cân bằng với

các nước ASEAN-5 (Spillovers from China’s Growth Slowdown and Rebalancing to

the ASEAN-5 Economies)

Nguồn: IMF

Tác giả: Allan Dizioli; Jaime Guajardo; Vladimir Klyuev; Rui Mano & Mehdi Raissi

Ngày xuất bản: 09/08/2016

Sau nhiều năm phát triển nhanh, tăng trưởng của Trung Quốc đang chậm lại ở mức bền

vững hơn cũng như đang tái cân bằng, với tiêu dùng trở thành động lực chính cho tăng

trưởng. Sự chuyển đổi này có thể tác động tiêu cực đến các đối tác thương mại của Trung

Page 10: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 6

Quốc trong tương lai gần. Theo đó, bài viết này nghiên cứu khả năng tác động đến các nền

kinh tế ASEAN-5 thông qua thương mại, giá cả hàng hóa, và các thị trường tài chính.

Kết quả cho thấy, các nước có mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc (Malaysia,

Singapore và Thái Lan) và các nước xuất khẩu ròng hàng hóa sang Trung Quốc (Indonesia và

Malaysia) sẽ chịu tác động lớn nhất. Cụ thể, tùy thuộc vào mô hình và bản chất của cú sốc,

khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm 1 điểm phần trăm thì tăng trưởng của các nước

trên giảm từ 0,2 đến 0,5 điểm phần trăm. Mức tác động có thể lớn hơn nếu sự suy giảm và tái

cân bằng của Trung Quốc trùng hợp với những cơn biến động tài chính toàn cầu. Ngoài ra, sự

tái cân bằng của Trung Quốc cũng mang lại các cơ hội về thương mại hàng hóa và dịch vụ,

trong đó những bằng chứng sơ bộ cho thấy một số các nền kinh tế ASEAN-5 đã được hưởng

lợi từ xu hướng này.

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

13. Chính sách lãi suất âm: Gợi ý cho việc truyền dẫn tiến tệ và lợi nhuận ngân hàng ở

khu vực đồng Euro. (Negative Interest Rate Policy (NIRP) : Implications for Monetary

Transmission and Bank Profitability in the Euro Area)

Nguồn: IMF

Tác giả: Andreas Jobst & Huidan Lin

Ngày xuất bản: 10/08/2016

Hơn hai năm trước, Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã thông qua chính sách lãi suất

âm (NIRP) nhằm đạt được mục tiêu ổn định giá cả. Các mức lãi suất âm cho đến nay đã giúp

nới lỏng các điều kiện tài chính và góp phần mở rộng tín dụng ở mức vừa phải. Điều này cho

thấy việc lãi suất bị chặn ở mức 0 (zero – lower bound) không còn quá ràng buộc như nhận

định trước đây. Tuy nhiên, việc cắt giảm lãi suất cũng đặt gánh nặng lên lợi nhuận của ngân

hàng. Việc cắt giảm lớn về lãi suất có lúc sẽ gây ra những tổn hại lớn hơn là những lợi ích thu

được từ việc tăng giá tài sản và gia tăng tổng cầu. Việc tiếp tục điều chỉnh tiền tệ có thể cần

phải dựa nhiều vào nới lỏng tín dụng và mở rộng bảng cân đối của ECB hơn là cắt giảm thêm

lãi suất chính sách.

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

14. Gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc lên các Thị trường Tài chính Châu Á

(China’s Growing Influence on Asian Financial Markets)

Nguồn: IMF

Tác giả: Serkan Arslanalp; Wei Liao; Shi Piao & Dulani Seneviratne

Ngày xuất bản: 12/08/2016

Nghiên cứu phát hiện rằng tác động lan tỏa tài chính từ Trung Quốc sang các thị trường

khu vực đang gia tăng. Kênh truyền dẫn chính có vẻ là thông qua các mối liên kết thương

mại, mặc dù các mối liên kết tài chính trực tiếp đang ngày càng gia tăng vai trò. Không tính

đến tác động lên phần bù rủi ro quốc tế, ảnh hưởng của Trung Quốc lên các thị trường khu

vực vẫn chưa đạt đến mức như của Mỹ, nhưng có thể so sánh với mức của Nhật Bản.

Nếu các cú sốc liên quan đến Trung Quốc cộng gộp với sự gia tăng trong phần bù rủi ro

quốc tế, như trong tháng 8/2015 và tháng 1/2016, thì tác động lan tỏa tới khu vực có thể lớn

hơn đáng kể. Trong trung hạn, tác động tài chính của Trung Quốc có thể tăng nhiều hơn với

Page 11: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 7

các mối liên kết tài chính chặt chẽ hơn với khu vực, trong đó có việc tiếp tục quốc tế hóa đồng

nhân dân tệ và tự do hóa tài khoản vốn của Trung Quốc.

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

15. Bất ổn chung và tăng trưởng năng suất khu vực: Vai trò của giới hạn tín dụng

(Aggregate Uncertainty and Sectoral Productivity Growth: The Role of Credit

Constraints)

Nguồn: IMF

Tác giả: Sangyup Choi; Davide Furceri; Yi Huang& Prakash Loungani

Ngày xuất bản: 16/08/2016

Nghiên cứu cho thấy sự gia tăng bất ổn chung – đo lường bằng biến động thị trường

chứng khoán – sẽ làm tăng trưởng năng suất giảm đi nhiều hơn trong các ngành phụ thuộc

nhiều vào tài chính bên ngoài. Hiệu ứng này sẽ lớn hơn trong suốt các đợt suy thoái, khi giới

hạn tài chính chắc chắn có tác động lớn hơn so với trong thời kỳ phát triển. Phương pháp

thống kê của nhóm nghiên cứu - phương pháp khác biệt trong khác biệt (a difference-in-

difference approach) sử dụng số liệu tăng trưởng năng suất của 25 ngành tại 18 nền kinh tế

tiên tiến trong khoảng thời gian 1985 – 2010 - giúp làm giảm những lo ngại về những kết quả

sai lệch có thể xảy ra do thiếu các biến cần thiết trong mô hình và quan hệ nhân quả ngược.

Các kết quả là vững khi đưa vào mô hình các tác động qua lại khác, như sự phát triển về

tài chính (Rajan và Zingales, 1998) và chính sách tài khóa phản chu kỳ (Aghion và cộng sự,

2014). Các kết quả thu được cũng không đổi khi sự bất ổn trong chính sách kinh tế được sử

dụng thay cho biến động thị trường chứng khoán để đo lường mức độ bất ổn chung (Baker et

al., 2015).

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

16. Mô hình kinh doanh tài chính vi mô: trợ cấp lâu dài và lợi nhuận khiêm tốn (The

microfinance business model : enduring subsidy and modest profit)

Nguồn: WB

Tác giả: Cull; Robert J.; Demirguc-Kunt; Asli& Morduch; Jonathan J. Disclosure

Ngày xuất bản: 08/08/2016

Các bằng chứng thực nghiệm gần đây cho thấy các tổ chức tài chính vi mô có những tác

động kinh tế và xã hội rất nhỏ. Các tỷ lệ chi phí – lợi ích hợp lý lại phụ thuộc vào chi phí thấp.

Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu độc quyền của 1335 tổ chức tài chính vi mô từ năm 2005 đến

năm 2009, cùng phục vụ 80,1 triệu người đi vay, để tính toán chi phí của tài chính vi mô và

các yếu tố khác của mô hình kinh doanh tài chính vi mô. Theo tính toán của nhóm nghiên

cứu, tính trung bình, các khoản trợ cấp lên tới 132 đô la Mỹ trên một người đi vay, nhưng sự

phân phối này lại không đều. Các tổ chức tài chính vi mô có quy mô trung bình sử dụng các

khoản trợ cấp ở mức 26 đô la Mỹ trên một người vay và không có trợ cấp nào được sử dụng

bởi tổ chức phân vị thứ 25. Số liệu cho thấy rằng, đối với một vài tổ chức, ngay cả khi lợi ích

đạt được là thấp nhất cũng có thể cho ra những tỷ lệ chi phí – lợi ích ấn tượng.

Đồng thời, dữ liệu cho thấy khoản trợ cấp cho một vài tổ chức là khá lớn. Trái với mong

đợi, các nhóm đi vay được trợ cấp nhiều nhất là những khách hàng của các tổ chức thương

mại hóa nhất, với mực trợ cấp trung bình là 275 đô la Mỹ một người vay. Khách hàng của các

Page 12: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 8

tổ chức phi chính phủ tập trung vào những khách hàng nghèo nhất và phụ nữ, nhận được

khoản trợ cấp thấp hơn rất nhiều: các tổ chức tài chính vi mô phi chính phủ trung bình tài trợ

nhóm khách hàng này ở mức 23 đô la Mỹ trên một người vay, và trợ cấp của tổ chức phi

chính phủ ở phân vị thứ 25 cho đối tượng này chỉ là 3 đô là trên một người vay.

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

17. Chính sách lãi suất âm: Nguồn gốc và ý nghĩa (Negative interest rate policies:

sources and implications)

Nguồn: WB

Tác giả: Arteta; Carlos; Kose; Ayhan; Stocker; Marc; Taskin &Temel Disclosure

Ngày xuất bản: 10/08/2016

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế tiếp tục gây thất vọng, lạm phát kỳ vọng không như

mong muốn, và sự sụt giảm lãi suất thực cân bằng, có nhiều ngân hàng trung ương đã thực thi

chính sách lãi suất âm (NIRP) để cấp thêm các gói kích thích chính sách tiền tệ trong vài năm

qua. Nghiên cứu này chỉ ra nguốn gốc và ngụ ý của NIRP. Nghiên cứu bao gồm 4 kết quả

chính. Đầu tiên, các kênh truyền dẫn tiền tệ dưới chính sách lãi suất âm có sự tương tự về mặt

khái niệm với các kênh truyền dẫn tiền tệ dưới các chính sách tiền tệ thông thường khác,

nhưng NIRP có hạn chế là có thể giới hạn hiệu quả của chính sách. Thứ hai, từ khi chính sách

lãi suất âm ra đời, nhiều biến số tài chính chủ yếu đã tăng trưởng mạnh thông qua các kênh

truyền dẫn. Thứ ba, NIRP có thể gây ra rủi ro đối với ổn định tài chính, đặc biệt là nếu lãi suất

chính sách thấp hơn 0 rất nhiều hoặc nếu NIRP được áp dụng trong một thời kỳ kéo dài.

Hậu quả tiêu cực tiềm tàng bao gồm sự suy giảm lợi nhuận của các ngân hàng và các

trung gian tài chính khác, và việc chấp nhận rủi ro quá mức. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có

bằng chứng rõ rệt nào cho thấy ổn định tài chính bị ảnh hưởng bởi NIRP. Thứ tư, tác động lan

tỏa của NIRP đến thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển hầu như tương tự với

tác động của những công cụ chính sách tiền tệ đặc biệt khác. Tóm lại, NIRP có chỗ đứng

trong bộ công cụ chính sách tiền tệ của các nhà hoạch định chính sách, do những tác động

trong nước và toàn cầu của NIRP, những chính sách này cần phải được áp dụng thận trọng để

nâng cao lợi ích cũng như giảm thiểu rủi ro của chính sách.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

18. Kỳ hạn thanh toán các khoản nợ của công ty là bao nhiêu? Bằng chứng từ việc

phát hàng trái phiếu và các khoản cho vay tại các thị trường (How long is the maturity

of corporate borrowing ? evidence from bond and loan issuances across markets)

Nguồn: WB

Tác giả:Cortina Lorente; Juan Jose; Didier Brandao; Tatiana; Schmukler & Sergio L

Ngày xuất bản: 10/08/2016

Bài viết này nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của việc tiếp cận các thị trường trái phiếu

trong nước và quốc tế, các thị trường cho vay hợp vốn và việc chuyển đổi giữa các thị trường

này đến kỳ hạn trả nợ của các công ty. Thông qua việc nghiên cứu hoạt động phát hành chứng

khoán trên thế giới trong khoảng thời gian từ năm 1991 – 2014, bài viết cho thấy các thị

trường khác nhau tài trợ vốn tại các kỳ hạn khác nhau và tầm quan trọng của từng thị trường

khác nhau theo thời gian. Do đó, các loại nợ phát hành và cấu phần của nó ảnh hưởng đến kỳ

Page 13: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 9

hạn trả nợ của một công ty.

Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, các công ty phát hành nhiều

trái phiếu và tại các quốc gia đang phát triển thì vay mượn nội địa nhiều hơn. Do các thị

trường này đều có thời kỳ đáo hạn dài, việc thay thế lẫn nhau cho phép các công ty lớn nhất

chuyển sang các thị trường khác để duy trì thời hạn đáo hạn trung bình của họ, ngay cả khi

thời gian đáo hạn tại các thị trường giảm đi. Bằng chứng này cho thấy các công ty sử dựng

nhiều thị trường nợ khác nhau như những công cụ bổ trợ và thay thế để tác động đến thời hạn

trả nợ trung bình của công ty.

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

Page 14: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 10

NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU

CHỨNG KHOÁN HÓA TẠI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN TRUNG HOA

Bruce Gaitskell, Jurgen Conrat

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)

Tóm tắt: Việc sử dụng các công cụ chứng khoán hóa của các chính quyền địa phương tại

Trung Quốc (PRC) có khả năng trở thành nhân tố đóng góp chủ yếu cho công cuộc cải cách

tài chính công ở nước này. Một thị trường chứng khoán hóa được tài trợ bởi chính phủ Trung

Quốc đang có tiềm năng phát triển thành một thị trường lớn, có tính thanh khoản cao và bền

vững trong chu kỳ kinh tế. Trong khi hầu hết các khoản đầu tư nhiều khả năng đến từ các nhà

đầu tư trong nước, một công cụ khác có thể sẽ được phát triển để chỉ phục vụ cho các nhà

đầu tư quốc tế. Nghiên cứu này sẽ chỉ ra những đặc điểm chính của cơ chế chứng khoán hóa

tại Trung Quốc cũng như việc vận hành các dòng doanh thu chứng khoán hóa từ các dạng

thức tài sản vật chất khác nhau trước và sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đồng thời

cung cấp những thông tin về tác động của bối cảnh này đến Trung Quốc. Mục đích của

nghiên cứu nhằm hiểu sâu thêm về chứng khoán hóa và đóng góp vào các cuộc thảo luận sắp

tới về việc cải cách tài chính của chính quyền địa phương, tài trợ cho cơ sở hạ tầng và tài trợ

dự án, xa hơn nữa là đa dạng hóa các dịch vụ tài chính. Các chính quyền địa phương tại

Trung Quốc và chi nhánh của các cơ quan này vẫn đang vật lộn với mức nợ công gia tăng

nhanh chóng nhưng cũng đang có rất nhiều tài sản vật chất trên bảng cân đối kế toán của

mình.

I. GIỚI THIỆU

Theo tuyên bố từ Hội đồng Nhà nước của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (PRC – hay

Trung Quốc) vào tháng 6 năm 2014, việc cải cách hệ thống tài chính vào năm 2016 sẽ lấy các

nỗ lực lành mạnh hóa năng lực tài chính của các chính quyền địa phương làm trung tâm.

Trước đây, chính quyền các địa phương chịu trách nhiệm phần lớn cho nguồn chi tiêu của

chính phủ, nhưng chỉ được nhận một nửa nguồn thu ngân sách và bị giới hạn chỉ được vay

mượn một phần nhỏ thông qua chính phủ trung ương. Do các khoản chuyển giao ngân sách từ

chính phủ trung ương không đủ để bù đắp chi tiêu, nên hầu hết các chính quyền địa phương

đều thiết lập các cơ chế huy động tài chính ngoài ngân sách cho chính quyền địa phương (off

– budget local government financing vehicles – LGFVs) để trang trải các khoản chi tiêu, đặc

biệt là các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng.

LGFVs là các doanh nghiệp thuộc sở hữu chính quyền địa phương theo Luật Doanh nghiệp

của Trung Quốc. Các doanh nghiệp này được các chính quyền địa phương và khu vực (gọi tắt

là RLGs) sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng.

LGFVs đại diện cho các nguồn vốn “ngoại bảng” của RLGs. Chúng là các đơn vị đi vay với

nguồn vốn là một tập hợp các khoản dự trữ tiền mặt, quyền sử dụng đất, và cổ phiếu của các

doanh nghiệp nhà nước và được tài trợ bởi các khoản vay ngân hàng hoặc phát hành chứng

khoán.

Trong một số trường hợp, các dự án cơ sở hạ tầng tạo đủ thu nhập để hỗ trợ các khoản

Page 15: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 11

hoàn trả nợ. Trong một số trường hợp khác, trong đó có nhiều dự án cơ sở hạ tầng xã hội,

doanh thu lại không đủ. Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm nhà ở giá rẻ, cơ sở hạ tầng vật chất,

dịch vụ xã hội, và bảo vệ môi trường. Khi thu nhập thương mại không đủ, phần thiếu hụt sẽ

được bù đắp thông qua việc bán quyền sử dụng đất và/hoặc các khoản trợ cấp trực tiếp từ các

chính quyền địa phương và khu vực liên quan. Thậm chí khi các dự án tạo ra đủ thu nhập để

tài trợ các khoản hoàn trả nợ, LGFVs không phải thường xuyên đủ khả năng để chi trả các

khoản đến hạn theo phương thức trả từng phần trong suốt vòng đời tài chính. Việc thanh toán

khi đến hạn của LGFV do đó phụ thuộc vào khả năng phát hành các khoản nợ thay thế hoặc

phụ thuộc vào việc các thực thể RLG có đủ vốn để trả các khoản nợ của LGFV.

Các nhà đầu tư chủ yếu cho các khoản nợ của LGFV là các ngân hàng, đây cũng là đối

tượng chi phối thị trường tài chính Trung Quốc. Sự cân bằng được thực hiện thông qua các thị

trường nợ và vốn chủ sở hữu, và các tổ chức tài chính phi ngân hàng như quỹ tín thác. Các kỳ

hạn nợ có xu hướng là ngắn và trung hạn. Tuy nhiên, với việc tập trung của LGFVs vào cơ sở

hạ tầng, các kỳ hạn đầu tư của họ thường là trung và dài hạn. LGFVs chiếm phần lớn các

khoản vay dài hạn và trung hạn ở Trung Quốc (dài hạn là có kỳ hạn từ 5 năm trở lên). Trong

khi các công cụ trung và dài hạn này phản ánh sự mất cân đối lớn giữa tài sản và nguồn vốn

của LGFVs, thì các khoản cho vay trung hạn được cung ứng từ các ngân hàng và các tổ chức

tài chính khác với cơ cấu nguồn vốn của chủ yếu là ngắn hạn thể hiện sự mất cân đối tài sản –

nguồn vốn của các tổ chức này.

Ngoài vấn đề mất cân đối kỳ hạn và thiếu kỷ luật, minh bạch tài chính liên quan đến việc

đi vay ngoại bảng, sự gia tăng nhanh chóng trong các khoản nợ RLG, đặc biệt là kể từ sau

khủng hoảng tài chính toàn cầu, đã dấy lên nhiều quan ngại. Ngày 26/8/2005, Quốc hội đã

công bố bản cập nhật dữ liệu thống kê nợ của Hội đồng Nhà nước đối với các chính quyền

khu vực và địa phương. Bản cập nhật cho thấy các khoản nợ của RLG vào cuối năm 2014

tăng hơn 1/3 đạt mức 24 nghìn tỷ Nhân dân tệ (NDT) hay tương đương với 38% GDP từ mức

17,9 nghìn tỷ NDT vào cuối tháng 6 năm 2013.

Các cải cách đang tiến hành về nguồn tài chính của RLG được thực hiện theo một nguyên

tắc mà các cơ quan có thẩm quyền gọi là “mở cửa trước và đóng cửa sau”, hay cho phép các

RLG trực tiếp đi vay để tài trợ cho các khoản thâm hụt và cấm thực hiện các khoản vay ngoài

ngân sách thông qua các LGFV, trong khi đưa các hoạt động tài khóa ngoài ngân sách hợp

pháp vào ngân sách. Các biện pháp được thực hiện từ tháng 5/2014 bao gồm cho phép các

RLG chọn lọc được phát hành trái phiếu trực tiếp, sửa đổi Luật Ngân sách có hiệu lực vào

tháng 1/2015, và áp dụng các hướng dẫn giám sát đối với việc quản lý nợ. Các RLG cũng

được yêu cầu báo cáo các nghĩa vụ nợ ngoài ngân sách cho chính phủ trung ương, để quyết

định các khoản chi tiêu được đưa vào ngân sách. Trên cơ sở này, chính phủ trung ương phân

bổ hạn ngạch phát hành trái phiếu cho các chính quyền địa phương và khu vực để tài trợ cho

việc thanh toán các khoản nợ gốc đến hạn trong năm 2015 bằng phát hành trái phiếu. Ngoài

ra, chính phủ công bố kế hoạch thay thế toàn bộ các khoản thanh toán nợ đến hạn của các

RLG trong năm 2016 – 2017 bằng trái phiếu. Tuy nhiên, bên cạnh việc tái tài trợ các khoản

nợ đến hạn, các khoản tài chính trung tới dài hạn vẫn cần thiết để xây dựng cơ sở hạ tầng mới.

Trong bài viết này, chúng tôi xem xét khả năng mà chứng khoán hóa có thể hỗ trợ cho việc

xử lý các vấn đề tài trợ cho cơ sở hạ tầng. Kết quả quan trọng thu được là chứng khoán hóa,

nếu được tổ chức tốt, có khả năng có mức xếp hạng tín dụng cao và do đó chắc chắn sẽ hấp

Page 16: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 12

dẫn các ngân hàng và các nhà đầu tư hơn là các khoản nợ RLG không được bảo đảm. Bất kỳ

sáng kiến nào khuyến khích việc sử dụng chứng khoán hóa để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ

tầng của RLG (và có thể cho việc tái tài trợ các khoản vốn đến hạn hiện tại của LGFV) sẽ cần

phải có cơ cấu, quy tắc và quy định lành mạnh đảm bảo tính bền vững trong đó có việc xử lý

rủi ro tái tài trợ (refinancing risk) khi đến hạn.

Trên cơ sở xem xét các lĩnh vực liên quan về chứng khoán trên thế giới cũng như các

nguyên tắc và đặc điểm chung của nó trong phần tiếp theo, chúng tôi trước hết tìm hiểu các

vấn đề chứng khoán hóa liên quan đến bất động sản (chính là các tòa nhà và các cơ sở hạ tầng

vật chất như đường sá, cầu, cảng, và sân bay). Tiếp theo, chúng tôi tìm hiểu làm thế nào để

kết hợp các thông lệ quốc tế tốt nhất vào trong bất kỳ mô hình chứng khoán hóa tương lai nào

liên quan đến tài sản cơ sở hạ tầng của các thực thể RLG và xác định những thách thức cụ thể

trong mối tương quan với các hệ thống pháp luật khác nhau và các nhân tố đặc thù của các

RLG. Phần cuối cùng sẽ đề xuất một vài mô hình để các RLG có thể thực hiện việc chứng

khoán hóa.

II. TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN HÓA TRÊN THẾ GIỚI

A. Lịch sử

Chứng khoán hóa là một kỹ thuật tài chính lâu đời tại các nền kinh tế phát triển và cũng đã

tồn tại ở một số nền kinh tế đang phát triển.

Nó bắt nguồn từ Mỹ nơi hoạt động chứng khoán hóa đầu tiên xuất hiện vào đầu những năm

1970, nhưng với sự đảm bảo của chính phủ. Vào giữa những năm 1980, tổ chức bảo đảm của

chính phủ Mỹ được bán tư nhân hóa, theo đó, chính phủ vẫn tài trợ tài chính cho tổ chức này

nhưng không đảm bảo cho các nghĩa vụ của nó. Đồng thời, một thị trường song song được

phát triển ở đó chứng khoán hóa được cấu trúc mà không có đảm bảo.

Chứng khoán hóa lan sang Anh vào năm 1987, trong đó sử dụng các giao dịch được cấu

trúc thay vì các giao dịch được đảm bảo. Trong suốt những năm 1990, mô hình này đã lan

rộng trên hầu hết khu vực Tây Âu cũng như tới Úc, New Zealand, Nhật, Singapore, và Hồng

Kông. “Mô hình London” trong chứng khoán hóa trở thành mô hình cho tất cả các quốc gia

bên ngoài Mỹ.

Sau năm 2000, chúng tôi quan sát được sự phát triển của các thị trường chứng khoán hóa ở

hầu hết phần còn lại của Châu Á, Đông Á (bao bồm cả Liên Bang Nga), Trung Đông, Nam

Phi và gần đây hơn là ở Trung Quốc.

B. Các loại tài sản

Tài sản được chứng khoán hóa thường xuyên nhất ở các nền kinh tế (đo bằng lượng dư nợ

hiện tại) là các khoản cho vay thế chấp nhà ở. Có hai lý do chính. Thứ nhất, các ngân hàng,

những nhà đầu tư chính của các khoản thế chấp nhà ở, tạo ra một sự mất cân đối lớn giữa tài

sản – nguồn vốn khi nắm giữ các khoản thế chấp trong bảng cân đối của mình và do đó có

động lực để chứng khoán hóa các khoản thế chấp này. Thứ hai, các nhà đầu tư nhận thấy loại

tài sản này có tính hấp dẫn vì chúng nói chung có đặc trưng là có khả năng thanh toán cao (rủi

ro vỡ nợ thấp), có khả năng tự thu hồi (khoản nợ được hoàn trả đủ theo thời gian), và được

đảm bảo trên cơ sở bất động sản là những tài sản mà khi xảy ra tình trạng vỡ nợ, có thể được

đem bán để trả các khoản dư nợ.

Page 17: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 13

Loại tài sản thứ hai là các khoản phải thu tài chính phát sinh từ các tài sản thương mại dưới

các hình thức đa dạng của nó. Loại tài sản này chủ yếu bao gồm các tòa nhà văn phòng và các

đơn vị bán lẻ hoặc trung tâm thương mại, nhưng nhìn chung là tất cả các loại tài sản thương

mại tạo ra dòng doanh thu có thể được chứng khoán hóa bao gồm khách sạn, nhà cho thuê giá

rẻ, phương tiện y tế, các tổ hợp giải trí, bến cảng, sân bay,… Dòng tiền phát sinh từ những cơ

sở hạ tầng khác không phải là các tòa nhà (như đường cao tốc và cầu) cũng đã được chứng

khoán hóa.

Các khoản vay ngân hàng của doanh nghiệp, các khoản vay do các tổ chức phi ngân hàng

thực hiện, và các chứng khoán nợ cũng thường xuyên được chứng khoán hóa. Chúng được

gọi chung là các nghĩa vụ nợ thế chấp (collateralized debt obligations – CDOs).1

Các loại tài sản phổ biến nhất với các nhà đầu tư sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu

là các tài sản tiêu dùng ngắn hạn và trung hạn, dẫn đầu là các khoản cho vay mua và/hoặc

thuê ô tô, những cũng có cả các khoản vay cá nhân và các khoản phải thu từ thẻ tín dụng. Các

khoản vay mua và/hoặc thuê ô tô là đặc biệt phổ biến do chúng có đặc tính là khả năng thanh

toán cao, hoàn trả vốn nhanh chóng, và có được sự bảo đảm ở một mức độ nào đó từ phương

tiện hoặc ít nhất có thể có khoản tiền thu được từ việc bán phương tiện sau khi mất khả năng

trả nợ và chuyển quyền sở hữu.

Các kỹ thuật và đặc điểm của chứng khoán hóa khá tương đồng đối với các loại tài sản

khác nhau và ở các khu vực pháp lý khác nhau. Điều này sẽ được làm rõ ở phần sau.

C. Các đặc điểm chính:

Có 6 đặc điểm chính của hầu hết các giao dịch chứng khoán hóa, bao gồm:

1. Hợp pháp hóa việc tách Tài sản sang công ty mục đích đặc thù/chuyên biệt (SPV -

Special purpose company)2

Nhằm mục tiêu bảo vệ nhà đầu tư tránh khả năng phá sản của công ty sở hữu tài sản gốc và

tạo ra một công cụ bảo đảm có tính ràng buộc trong tài sản cho nhà đầu tư thì các quyền đối

với tài sản được chứng khoán hóa có thể được bán hoặc cam kết có bảo đảm sang cho một tổ

chức mục đích đặc thù (SPV). Ở nhiều quốc gia, đây là một loại công ty mới mà có hoạt động

giới hạn trong lĩnh vực chứng khoán hóa. Ở một vài quốc gia khác, SPV có địa vị pháp lý tách

biệt khỏi các công ty thông thường. Trong tất cả các trường hợp, quyền bảo đảm (hoặc quyền

sở hữu) được trao cho nhà đầu tư trên dòng tiền được chứng khoán hóa. Đối với trường hợp

các tài sản thực như cơ sở hạ tầng hoặc tài sản thương mại, quyền bảo đảm hoặc quyền sở hữu

của tài sản hữu hình đó cũng được giao cho một đại lý hoặc cơ quan ủy thác đại diện cho tất

cả các nhà đầu tư trong chứng khoán hóa đó. Trường hợp hình thành tài sản bảo đảm để bảo

vệ quyền lợi cho nhà đầu tư thì tài sản đó cần có đủ hiệu lực pháp lý trong trường hợp đơn vị

bảo đảm bị vỡ nợ. Điều này đồng nghĩa với việc nhà đầu tư có quyền sở hữu hay có khả năng

điều chỉnh việc mua bán tài sản và tài sản bảo đảm thông qua số tiền thu được từ việc mua

bán này.

2. Xây dựng các gói nợ (tranches of debt)

1CDOs bao gồm các nghĩa vụ cho vay thế chấp (Collateralized loan obligations - CLOs), nghĩa vụ trái phiếu thế chấp

(Collateralized bond obligations – CBOs), và các sản phẩm hỗn hợp bao gồm cả CLOs và CBOs. 2 http://www.saga.vn/thuat-ngu/special-purpose-vehicle-spv-to-chuc-muc-dich-dac-thu~33220

Page 18: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 14

Không giống như hầu hết các sản phẩm tài chính nợ khác (đặc biệt là trái phiếu có bảo

đảm), chứng khoán hóa bao gồm ít nhất 2 gói nợ có lãi suất khác nhau (đôi khi dưới dạng

“trái tức – coupon”) phản ánh mức độ rủi ro vỡ nợ khác nhau. Ví dụ đơn giản nhất là phát

hành 2 gói nợ gồm: nợ cao cấp được bán cho nhà đầu tư và nợ thứ cấp được giữ lại bởi người

sở hữu gốc của tài sản được chứng khoán hóa. Ở các nước phát triển hơn, thường có nhiều gói

nợ khác nhau được phát hành. Tất cả các khoản thanh toán đều được qui định theo thứ tự

thanh toán ưu tiên. Điều này có nghĩa rằng lãi suất được trả đầu tiên cho những người nắm

giữ các gói nợ cao cấp, sau đó nếu còn đủ nguồn sẽ tiếp tục chia cho người nắm giữ các gói

nợ xếp hạng tiếp theo, cứ thế tiếp tục cho đến những người nắm giữ các gói nợ thứ cấp. Đối

với các khoản thu gốc, tất cả các khoản gốc thu được được sử dụng để hoàn trả cho chủ nợ

cao cấp. Chỉ khi nào tất cả chủ các gói nợ cao cấp được hoàn trả hết thì chủ các gói nợ có thứ

hạng thấp hơn mới được nhận lại nợ gốc. Tình trạng vỡ nợ chỉ xảy ra đối với chứng khoán

hóa nếu chủ nợ cao cấp không nhận được lãi lẫn nợ gốc khi đến hạn. Do đó chủ các khoản nợ

xếp hạng thấp hơn sẽ chịu rủi ro cao hơn nếu doanh thu hay việc thu hồi nợ gốc không đủ để

chi trả cho họ. Nếu chủ nợ xếp hạng sau không nhận được lãi do thiếu hụt nguồn thu sẵn có

trong SPV thì họ phải đợi đến kỳ trả lãi sau để nhận cả lãi theo hạn và lãi còn thiếu trong

trường hợp có đủ nguồn tài chính. Lãi chưa thanh toán được dồn lại để trả trong các kỳ sau,

do đó sẽ không bị mất đi, trừ khi nó vẫn không được thanh toán vào ngày đáo hạn cuối cùng

của chứng khoán.

Chứng khoán hóa là các giao dịch bị hạn chế truy đòi. Điều này có nghĩa rằng khi đáo hạn,

nghĩa vụ trả nợ cho các nhóm nắm giữ giấy tờ có giá giới hạn trong nguồn tài chính sẵn có

của SPV và khoản nợ nào chưa được thanh toán ở kỳ cuối cùng do đó sẽ bị hủy.

Tại các thị trường chứng khoán hóa đang phát triển, đa phần chỉ chia thành 2 gói nợ trong

đó chỉ gói nợ cao cấp mới được phát hành ra cho các nhà đầu tư bên ngoài. Khi các thị trường

phát triển và các giao dịch sớm được thực hiện đầy đủ thì mới có khả năng để phát hành từ 3

gói nợ trở lên ở tất cả các thứ hạng trừ loại thấp nhất để phân phối cho nhóm các nhà đầu tư

khác nhau.

Ví dụ, nếu có 3 loại giấy tờ có giá theo 3 cấp là cao cấp, trung cấp3 và thứ cấp thì người

nắm giữ giấy tờ có giá loại trung cấp lệ thuộc vào người nắm giữ giấy tờ cao cấp nhưng lại ở

vị thế cao hơn người nắm giữ giấy tờ có giá thứ cấp. Như đã nói ở trên, trường hợp vỡ nợ chỉ

xảy ra nếu như người nắm giữ giấy tờ có giá cao cấp không được trả cả gốc và lãi khi đến hạn

và do vậy người nắm giữ giấy tờ có giá thứ cấp sẽ gánh rủi ro cao hơn người nắm giữ giấy tờ

có giá cao cấp và bù lại, họ được hưởng mức trái tức cao hơn so với người nắm giữ giấy tờ có

giá cao cấp.

Tại các thị trường chứng khoán hóa phát triển đầy đủ, có thể có đến 6 gói nợ được phát

hành. Trong một cấp cụ thể của gói nợ chẳng hạn như trong một gói nợ cao cấp, có từ 2 loại

giấy tờ có giá trở lên với thời hạn trả nợ gốc nhìn chung khác nhau, giấy tờ có giá ngắn hạn

hơn của gói nợ (thanh toán nhanh) - được thanh toán đầy đủ trước giấy tờ có giá thứ hai

(thanh toán chậm) – sẽ nhận bất kỳ khoản trả gốc nào.

3 Trong trường hợp chứng khoán hóa, “trung cấp” có nghĩa là các giấy tờ có giá và/hoặc chứng khoán ở xếp hạng dưới nợ cao

cấp và trên giấy tờ có giá thứ cấp, thường được gọi là “vốn sở hữu - equity”. Có nhiều gói nợ là các giấy tờ có giá trung cấp.

Ví dụ, trong CDO, giấy tờ có giá trung cấp được xếp hạng AA, A, BBB và BB. Bất kỳ giấy tờ có giá nào có hạng dưới BB

thường xếp vàovốn chủ sở hữu.

Page 19: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 15

Đối với đơn vị phát hành, ưu điểm của việc phát hành nhiều gói nợ là việc có thể kêu gọi

được nhiều nguồn tài chính trên cơ sở một danh mục đầu tư tài sản hơn so với trường hợp chỉ

có 2 loại gói nợ đơn giản vì nhà đầu tư khác nhau có khẩu vị rủi ro khác nhau.

3. Thực hiện nâng cấp tín dụng (credit enhancements):

Các danh mục đầu tư đặc trưng, chẳng hạn như danh mục đầu tư của tài sản tiêu dùng, khi

được đánh giá là một danh mục đầu tư độc lập, thường được xếp hạng BBB- (cấp đầu tư)

hoặc BB+ (cấp đầu cơ cao). Tuy nhiên, khi danh mục đầu tư như vậy được cơ cấu để chứng

khoán hóa, chúng tôi thường thấy rằng có 80-90% giá trị của danh mục đầu tư được xếp ở cấp

nợ cao cấp (thường được xếp hạng AAA) – sự chênh lệch này có thể được giải thích là do các

biện pháp nâng cấp tín dụng được thực hiệnkhi cơ cấu. Việc tách thành các gói nợ mình nó

không đủ khả năng để tạo ra được gói nợ cao cấp - chiếm một phần không quá nhỏ trong tổng

số nợ phát hành.

Danh mục đầu tư thuần có thể bị giảm giá trị lớn trong một khoảng thời gian ngắn do điều

kiện kinh tế bất lợi và có thể bị lỗ do sự mất cân đối giữa lãi suất cố định và thả nổi, thiệt hại

tài sản không có bảo đảm, rủi ro tín dụng cao hơn dự tính hoặc thông qua rủi ro tỷ giá không

có bảo hiểm.

Sự mất cân đối hoặc những sự kiện không mong đợi này có thể được giảm nhẹthông qua

việc bổ sung các giải pháp nâng cấp tín dụng riêng lẻ. Nhiều giải pháp trong số đó thường do

các đối tác có thứ hạng cao thực hiện hoặc được bảo đảm bằng tiền mặt.

Bên cạnh việc gắn các giấy tờ có thứ hạng thấp hoặc không được xếp hạng với các giấy tờ

khác (thông qua việc tạo ra các gói nợ), các biện pháp nâng cấp tín dụng khác có thể có những

loại sau:

(i) Tài khoản dự trữ tiền mặt,

(ii) Tài khoản chênh lệch (spread account),

(iii) Phương tiện thanh khoản,

(iv) Tài khoản đầu tư có bảo đảm cho SPV tái đầu tư tiền mặt,

(v) Sản phẩm phái sinh bảo hiểm rủi ro (giao dịch hoán đổi trả dần),

(vi) Bảo hiểm dự phòng,

(vii) Dịch vụ chờ (quản lý tài sảnhàng ngày),

(viii) Dịch vụ bảo đảm một phần hoặc toàn bộ được cung cấp bởi bên thứ ba.

4. Tài liệu pháp lý toàn diện

Chứng khoán hóa thường được xem như một công cụ nợ phức tạp nhất tại nhiều thị trường

vốn trên toàn cầu. Chúng được đánh giá cao về mặt các hành vi trong việc cơ cấu, của người

dịch vụ và nhà đầu tư đều được kiểm soát chặt chẽ bởi rất nhiều văn bản pháp lý.

Thêm vào đó, chứng khoán hóa chỉ có thể được định giá cao khi hệ thống luật pháp (đặc

biệt là các luật liên quan đến tài sản, việc hình thành và thực thi các quyền tài sản bảo đảm,

luật hợp đồng và cơ chế phá sản) được phát triển tốt và khi quyết định của tòa án là nhất quán

và đáng tin cậy theo đúng qui định của các luật nói trên.

Page 20: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 16

5. Vai trò quan trọng của cơ quan xếp hạng tín dụng

Giao dịch chứng khoán hóa có thể rất phức tạp và nhiều nhà đầu tư không có thời gian

hoặc các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để đánh giá đầy đủ kết cấu của một giao dịch. Do

đó, tại tất cả thị trường, chúng tôi thấy có ít nhất một nhưng thường là hai cơ quan xếp hạng

tín dụng tham gia xếp hạng cho mỗi loại giấy tờ có giá dự định được phân bổ. Những giấy tờ

có giá thứ cấp được giữ lại thường không được xếp hạng. Xếp hạng tín dụng của một loại giấy

tờ có giá có thể quyết định hoặc gây ảnh hưởng đến mức độ vốn mà một nhà đầu tư chịu sự

quản lý cần phải nắm giữ tương ứng với lượng chứng khoán hóa cụ thể mà họ đầu tư.

Ở hầu hết các quốc gia, có 03 cơ quan xếp hạng quốc tế đang cung cấp dịch vụ xếp hạng

các khoản nợ được chứng khoán hóa. Đó là Moody’s, Standard & Poor’s và Fitch. Các công

ty này cùng nhauchi phối hoạt động xếp hạng chứng khoán hóa trên toàn cầu. Ở Bắc Mỹ công

ty DBRS (Dịch vụ xếp hạng trái phiếu - Dominion Bond Rating Service) cũng đóng vai trò

ngày càng quan trọng. Đối với các cơ quan xếp hạng địa phương, điều quan trọng là phải đảm

bảo rằng họ có đủ các kỹ năng cần thiết để phân tích hợp lý và đưa ra xếp hạng chính xác đối

với các công cụ phức tạp này.

6. Sắp xếp và phân phối

Phần lớn các tổ chức nắm giữ tài sản có khả năng được chứng khoán hóa lại thiếu kinh

nghiệm và chuyên môn để tự thu xếp việc chứng khoán hóa cho doanh nghiệp của mình và do

vậy họ sẽ chỉ định một bên có kinh nghiệm làm việc này. Hầu hết bên được chỉ định thực hiện

là các tổ chức có mô hình hoạt động là một ngân hàng đầu tư.

Đơn vị sắp đặt việc chứng khoán hóa thường hoạt động như một nhà phân phối các giấy tờ

có giá đã được xếp hạng và có thể được yêu cầu bảo lãnh phân phối. Trên thực tế, rủi ro bảo

lãnh phát hành được khắc phục nhờ giai đoạn trước khi chào bán đã thực hiện thảo luận với

các nhà đầu tư chính để xây dựng một mức giá mà tất cả giấy tờ có giá có thể được phân phối.

Kết thúc quá trình này, giá cả và việc phân phối được thông báo và các giao dịch chính thức

được khởi phát và việc hoàn tất các giao dịch diễn ra sau đó vài ngày.

Nhiều nước qui định phải nộp một bản cáo bạch cho cơ quan quản lý thị trường vốn để

chấp thuận và cho phép thời điểm để tiến hành hay công bố giao dịch cần thực hiện. Trong

trường hợp này, đơn vị sắp xếp chứng khoán hóa thường sẽ phải thực hiện yêu cầu này.

D. Các quy định điều tiết thị trường chứng khoán hóa

Trước khủng hoảng tài chính toàn cầu, có rất ít hoặc không có qui định pháp lý chính thức

về thị trường chứng khoán hóa lớn. Mặc dù hoạt động chứng khoán hóa phát triển nhanh

(gồm tài sản thế chấp nhà ở và hầu hết tài sản tiêu dùng), một số loại và cấu trúc tài sản thực

tế có chất lượng tồi hơn so với dự báo của mô hình xếp hạng, đặc biệt là các tài sản liên quan

đến các CDO, các chứng khoán hình thành trên cơ sở các khoản thế chấp thương mại (CMBS)

và các giao dịch thế chấp dưới chuẩn của Mỹ.

Ngoài ra, tài sản và cơ cấu giao dịch hoạt động tốt trong khủng hoảng tài chính toàn cầu

chịu sự giảm giá lớn do sự mất cân đối người bán đông hơn người mua, nhiều nhà đầu tư bị

Page 21: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 17

thiệt hại lớn do thị trường đi xuống hoặc thiệt hại thực tế do thời gian bán chứng khoán4. Đối

với cơ quan quản lý tài chính rõ ràng rằng đa số các nhà đầu tư thiếu hiểu biết về đặc tính của

giao dịch chứng khoán mà họ đã mua hoặc gần như họ dựa vào ý kiến của cơ quan xếp hạng.

Cơ quan xếp hạng bị khiển trách vì những thiếu sót trong các mô hình và giả định của họ

cùng với sự phát triển thái quá của thị trường bởi các đơn vị sắp xếp chứng khoán hóa. Một số

chỉ trích này đã và đang có hiệu lực nhưng cũng có quan điểm cho rằng NHTW và các cơ

quan quản lý đã không để ý đến sự tăng lên của đòn bẩy tài chính trong hệ thống tài chính và

sự dư thanh khoản toàn cầu vượt mức. Các yếu tố này đã góp phần tạo ra khủng hoảng và sự

yếu kém của một số loại chứng khoán.

Cả cơ quan quản lý Mỹ và Châu Âu đã nhanh chóng hành động sau sự đổ vỡ của Lehman

Brothers năm 2009 để kiểm soát và quản lý cơ quan xếp hạng. Tại cả Mỹ và Châu Âu,từ đầu

năm 2011, đơn vị khởi tạo phải nắm ít nhất 5% giao dịch chứng khoán hóa của mình, trong

hầu hết các trường hợp, nó được coi như phần tổn thất đầu tiên mặc dù các đơn vị này có thể

lựa chọn giữ lại 5% của mỗi gói nợ. Các nhà đầu tư chịu sự quản lý của Mỹ và Châu Âu giờ

phải thực hiện việc thẩm định trên mỗi giao dịch mà họ thực hiện.5

Tại Châu Âu, Ủy ban Châu Âu đã soạn thảo qui định xác định các loại chứng khoán hóa

đơn giản, minh bạch và được tiêu chuẩn hóa (tiêu chuẩn STS6), trong đó qui định nhà đầu tư

được phép mua phải tiến hành thẩm định chi tiết. Các giao dịch không tuân thủ (CDOs, thế

chấp dưới chuẩn và hầu hết giao dịch CMBS) là các giao dịch không đáp ứng tiêu chuẩn STS,

sẽ đặt ra yêu cầu về vốn cao hơn cho các nhà đầu tư chịu sự quản lý và có thể hấp dẫn hơn đối

với các nhà đầu tư không chịu sự giám sát như các quĩ đầu tư thanh khoản (hedge funds). Qui

định này dự kiến có hiệu lực vào cuối năm 2016. Mục tiêu của qui định quản lý chứng khoán

hóa ở Châu Âu là nhằm phục hồi thị trường chứng khoán khi mà hoạt động trong năm 2015

vẫn thấp hơn mức đỉnh đạt được vào năm 2007. Trong khi đó, thị trường Mỹ đã hoàn toàn

phục hồi.7

III. Chứng khoán hóa toàn cầu: bất động sản thương mại

Một loại tài sản được sử dụng đáng kể trong hoạt động chứng khoán hóa trên toàn cầu là

bất động sản thương mại (commercial real estate -CRE). Mặc dù có những đặc điểm chung là

những tòa nhà vật chất hay cơ sở hạ tầng và tạo ra doanh thu thương mại, CRE bao gồm rất

nhiều loại tài sản khác nhau. Các loại tài sản (theo mức độ quan trọng đối với thị trường

chứng khoán hóa) bao gồm:

i. bán lẻ (trung tâm mua sắm, nhà cho thuê, siêu thị, v.v.),

ii. Văn phòng (phức hợp, các tòa nhà đơn lẻ, tập hợp các tòa nhà, v.v.),

iii. nhà ở cho thuê nhiều hộ

iv. các khách sạn và cơ sở giải trí,

4 Master trusts đặc biệt ổn định trong khi CDOs kém ổn định hơn, đặc biệt khi chúng được tổng hợp với các giao dịch hoán

đổi tín dụng (CDS) cấp cao. Giá cả tụt xuống vị trí thấp nhất trong vài tháng sau khi Lehman Brothers sụp đổ vào năm 2008.

Hầu hết các loại tài sản tốt đều phục hồi giá ở mức 90-95% mệnh giá trong vòng 6 tháng. 5 Ở Châu Âu, nhà đầu tư có điều tiết là các loại nhà đầu tư tổ chức gồm ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty quản lý quĩ và

quĩ tín thác cư trú tại Liên minh Châu Âu. 6 STS là đơn giản, minh bạch và được chuẩn hóa. Cụ thể http://ec.europa.eu/finance/securities/securitisation/index_en.htm 7 Điều này có thể phản ánh việc các nhà đầu tư của Mỹ ưa thích rủi ro hơn so với nhà đầu tư Châu Âu và/hoặc tiếp cận thanh

khoản tốt hơn nhờ từ các chính sách tiền tệ đa dạng.

Page 22: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 18

v. Các cơ sở y tế và chăm sóc,

vi. kho và các tòa nhà công nghiệp,

vii. ký túc xá sinh viên,

viii. các tuyến đường thu phí, cầu thu phí,

ix. các sân bay quốc tế, và

x. các cơ sở cảng lớn.

A. Đối tượng được chứng khoán hóa?

Có hai yếu tố chính trong việc chứng khoán hóa CRE: Thứ nhất, dòng doanh thu kỳ vọng

sẽ đủ để thực hiện việc chỉ trả tiền lãi, trang trải các chi phí cho SPV và bên thứ ba khác tham

gia vào hoạt động chứng khoán hóa đúng hạn. Thứ hai, với tài sản bảo đảm là các tòa nhà

hoặc khu nhà, các đại lý hoặc hay đơn vị ủy thác có thể sử dụng tài sản bảo đảm trong trường

hợp chứng khoán hóa vỡ nợđểtạo được một khoản tiền đủ để ít nhất hoàn trả các nhà đầu tư

cao cấp.

B. Dòng doanh thu

Trong hầu hết các trường hợp, các khoản vay có bảo đảm (quyền thế chấp thứ nhất – first

lien mortgage) được tạo ra trước khi tiến hành chứng khoán hóa (thông qua hoạt động kinh

doanh thông thường của ngân hàng hoặc thông qua một tổ chức phi ngân hàng đặc biệt trong

dự định chứng khoán hóa), và chính những khoản thế chấp đó là tài sản trong chứng khoán

hóa.

Tại phần lớn các quốc gia, chủ sở hữu tài sản CRE không phải là người sử dụng (hay thuê)

tòa nhà. Chủ sở hữu thường cho một hay nhiều người thuê tài sản với hợp đồng ngắn hạn,

trung hạn hoặc dài hạn. Doanh thu từ các hợp đồng cho thuê hỗ trợ việc thanh toán các khoản

thế chấp trên CRE, và các khoản thanh toán này hỗ trợ việc thanh toán lãi và gốc của các giao

dịch chứng khoán hóa.

C. Thời hạn của chứng khoánhóa các chứng khoán được bảo đảm bằngcác khoản thế

chấp thương mại.

Nhìn chung, tài sản CRE mất 25-30 năm để tạo ra đủ doanh thu ròng (tổng doanh thu trừ đi

chi phí quản lý và bảo trì của tòa nhà) nhằm chi trả cho cả khoản lãi của giao dịch và khoản

nợ gốc. Trên thực tế, các khoản vay CRE thường trong thời gian 7-10 năm vì chủ sở hữu tài

sản không muốn trả tất cả nợ gốc và cũng vì họ dự đoán rằng giá trị của tài sản sẽ tăng trong

suốt thời hạn vay vốn, cho phép họ tái huy động vốn nhiều hơn so với khoản nợ gốc, qua đó

tiếp tục thúc đẩy đầu tư. Vì vậy, chứng khoán hóa CMBS thường được phát hành với kỳ hạn

trung bình (10-12 năm) và thường chỉ trả từng phần ở mức khoảng 10% trong suốt kỳ hạn của

giao dịch, theo đó dựa vào khả năng thu hồi vốn của khoản vay cơ sở để thỏa mãn giấy tờ

chứng khoán hóa khi đáo hạn.

Số lượng những nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư dài hạn (có thể 25 năm hoặc hơn nữa)

thì nhỏ, nhưng số các nhà đầu tư quan tâm tới các khoản đầu tư trung bình 10 năm hoặc ít hơn

là rất lớn. Do đó thời gian đáo hạn của thị trường CMBS hài hòa cả mong muốn của chủ sở

hữu tài sản và nhà đầu tư CMBS.

Page 23: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 19

Trước cuộc khủng hoảng tài chính, có rất nhiều các khoản thế chấp CRE vượt quá giá mua

ban đầu của tòa nhà vì giá trị đã tăng rất cao trong 5-10 năm trước. Nhiều trong số các khoản

vay chỉ trả lãi hoặc có tỷ lệ trả nợ gốc rất thấp, có nghĩa là, khi đến hạn, số tiền cần tái tài trợ

bằng hoặc gần bằng như ở giai đoạn đầu của khoản vay ban đầu.

Giá trị CRE toàn cầu nói chung đã giảm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính; trong một số

trường hợp giảm tới 40%, dẫn tới phần lớn chứng khoán hoán CMBS đáo hạn không được

thanh toán khi đến hạn. Trong hầu hết các trường hợp, các nhà đầu tư đồng ý mở rộng kỳ hạn

thanh toán của các giao dịch để tránh tình trạng vỡ nợ. Giá trị CRE tại Mỹ và Anh đã phục hồi

khá mạnh mẽ kể từ năm 2013, trong đó những tiến bộ đạt được tại châu Âu là chậm hơn khi

hầu hết giá trị của CRE vẫn ở dưới mức đỉnh năm 2007. Phần lớn các giấy tờ có giá cao cấp

của CMBS (nhiều trong số đó có xếp hạng ban đầu AAA) đã bị xuống hạng kể từ cuộc khủng

hoảng tài chính.

D. Các hình thức giao dịch chứng khoán được đảm bảo bằng các khoản vay thế chấp

thương mại:

Có rất nhiều loại giao dịch CMBS khác nhau. Có hai cách để phân loại chúng: (i) bằng các

loại tài sản CRE hoặc (ii) bởi tính chất và thành phần của danh mục tài sản CRE cơ sở.

Một tòa nhà,một người thuê. Các giao dịch này có đặc trưng là các tòa nhà trụ sở chính

của các ngân hàng, các công ty bảo hiểm, hoặc các tập đoàn đa quốc gia. Chủ sở hữu hiện tại

bán tòa nhà cho một SPV (SPV1) và sau đó cho thuê lại trên hợp đồng thuê dài hạn (20-30

năm). Sau đó hợp đồng thuê này được chuyển cho cho một SPV khác (SPV2; cùng với quyền

lợi bảo đảm trên phần của SPV1), để phát hành một chứng khoán hóa với sự hỗ trợ của nhiều

biện pháp nâng cấp tín dụng đa dạng.

Một tòa nhà, nhiều người thuê. Trong mục này, một tòa nhà đơn lẻ có thể bao gồm một

cụm các tòa nhà trên một khu đất như một tổ hợp văn phòng hoặc trung tâm mua sắm. Sự

khác biệt chính là có rất nhiều người thuê với thời hạn thuê khác nhau và hồ sơ tín dụng khác

nhau. Các chủ sở hữu tài sản (thường sở hữu tòa nhà bằng cách giữ cổ phiếu của SPV 1 chứ

không sở hữu trực tiếp) sẽ thực hiện một khoản vay thế chấp trung hạn với quyền bảo đảm

thứ nhất trên tài sản này, sau đó bán khoản thế chấp đó cho SPV2, tại đây, SPV2 sẽ phát hành

một chứng khoán hóa được hỗ trợ bởi các khoản thanh toán thế chấp (lãi và bất kỳ khoản trả

nợ gốc) và các biện pháp nâng cấp tín dụng khác nhau.

Trước khủng hoảng tài chính toàn cầu, bảy loại danh mục đầu tư chính trong hình thức

chứng khoán hóa đối với loại tài sản là một tòa nhà có nhiều người thuê này là (i) danh mục

đầu tư bán lẻ; (ii) danh mục đầu tư văn phòng; (iii) danh mục đầu tư hỗn hợp là sự kết hợp

của danh mục đầu tư bán lẻ và văn phòng; (iv) nhà ở nhiều hộ gia đình (chủ yếu là cho thuê);

(v) các cơ sở y tế và chăm sóc nội trú; (vi) kho bãi và các tòa nhà công nghiệp; và (vii) một số

ít chứng khoán hóa hợp đồng cho thuê các sân bay, bến cảng và container (chứng khoán hóa

cho thuê container được liệt kê vì chúng liên quan tới CRE và qua đó hỗ trợ việc tài trợ tài

chính cho cảng, mặc dù trên thực tế chúng thuộc nhóm chứng khoán hóa hợp đồng cho

thuêthiết bị).

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, gần như tất cả các hoạt động CMBS diễn ra tại

thị trường Mỹ. Nhà ở nhiều hộ gia đình (chủ yếu là cho thuê nhà ở) chiếm gần một nửa số

lượng CMBS, tiếp đến là bán lẻ và văn phòng. Theo nhiều báo cáo khác nhau của các tổ chức

Page 24: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 20

đánh giá, tổng số CMBS dự kiến sẽ chiếm hơn một phần tư tất cả lượng chứng khoán hóa của

Mỹ vào năm 2016, khiến nó trở thành loại tài sản lớn nhất, sau nó là các khoản cho vay mua

xe và CDOs.

Nhiều tòa nhà, nhiều người thuê.Chứng khoán hóa “danh mục đầu tư” này có đặc điểm

là cáctài sản nằm tại các địa điểm khác nhau, trong đó mỗi tòa nhà thuộc một hoặc nhiều hợp

đồng cho thuê. Thông thường,mỗi tòa nhà được sử dụng cho các khoản vay thế chấp với

quyền giữ lại thứ nhất và chính danh mục các khoản thế chấp này được bán cho đơn vị SPV

thực hiện chứng khoán hóa. Các giao dịch chứng khoán hóa được hỗ trợ bởi các khoản thanh

toán thế chấp (lãi và trả nợ gốc bất kỳ) và các biện pháp nâng cấp tín dụng. Các tài sản cơ sở

bao gồm bán lẻ, văn phòng, kho bãi và các tòa nhà công nghiệp, bệnh viện và cơ sở chăm sóc,

và nhà ở nhiều gia đình.

Nhà ở nhiều gia đình.Loại tài sản này được xác định là hai hay nhiều căn hộ gia đình ở

trong một tòa nhà được tài trợ bởi một khoản vay, cho dù đó là cho thuê hay sở hữu. Danh

mục các nhà ở nhiều gia đình ở các vị trí địa lý khác nhau được gộp lại với nhau để đảm bảo

cho việc thực hiện chứng khoán hóa. Nhà ở nhiều gia đình là một loại tài sản đáng kể ở

Canada, Phần Lan, Đức, Thụy Điển và Mỹ. Tại Bắc Mỹ, hầu hết nhà ở nhiều gia đình là cho

thuê, trong khi tại châu Âu, nó tương đối cân bằng nhau giữa cho thuê và sở hữu. Trong vài

năm qua, giá trị tài sản này và mức giá thuê của nó đều có sự gia tăng mạnh so với các tài sản

CRE khác. Điều này lý giải vì sao CMBS đối với hình thức tài sản là nhà ở nhiều gia đình

ngày càng được các nhà đầu tư ưa thích. Ngoài ra, CMBS với nhà ở nhiều gia đình hoạt động

tốt hơn so với nhiều loại tài sản CRE khác trong cuộc khủng hoảng tín dụng. Các khoản cho

vay nói chung được thanh toán trả góp đầy đủ qua các kỳ hạn dài (25-40 năm), nhưng chứng

khoán khóa được thực hiện trong thời gian ngắn hơn gây nên nguy cơ cần tái hỗ trợ vốn là rất

lớn khi đáo hạn.

Ký túc xá sinh viên. Loại hình này thường được coi là một nhánh của nhà ở nhiều gia đình

mặc dù nó có một số đặc điểm riêng mà có thể được coi là một loại riêng biệt. Ký túc xá sinh

viên được chứng khoán hóa một lượng nhất định tại cả trước khủng hoảng (2008 trở về trước)

và sau khủng hoảng (2010 trở đi). Khối lượng giao dịch lớn nhất được ghi nhận tại thị trường

Mỹ, tiếp theo là Canada và Anh.

Bệnh viện và cơ sở chăm sóc. Tại thị trường Mỹ, trước khủng hoảng, một số bệnh viện tư

nhân và cơ sở chăm sóc đã được chứng khóa hóa và tại châu Âu (chủ yếu tại Anh) một số

chứng khoán hóa cơ sở chăm sóc đã được tiến hành. Các giao dịch được thực hiện dựa trên

một danh mục các tài sản chứ không phải là một cơ sở riêng lẻ. Các giao dịch được đảm bảo

bằngcác khoản thế chấp trên các cơ sở y tế, các khoản thế chấp này lại được hỗ trợ bởi các

hợp đồng cho thuê lại của chủ sở hữu CRE với người điều hành bệnh viện hoặc cơ sở chăm

sóc. Giống với nhiều giao dịch CMBS khác, có rất ít hoặc không có khoản trả nợ từng phần

nào trong suốt kỳ hạn chứng khoán hóa, điều này dẫn tới nguy cơ phải tái tài trợ khi đáo hạn.

Cầu đường thu phí. Mặc dù không chiếm một phần lớn trong thế giới CMBS, chứng

khoán hóa cầu đường đã có từ lâu trong lịch sử (từ giữa những năm 1980) và vẫn tiếp diễn

cho đến nay. Chẳng hạn như việc hỗ trợ tài chính cho xa lộ Quảng Châu- Thẩm Quyến (quy

hạch và xây dựng giai đoạn 1988-1994). Chứng khoán hóa các con đường thu phí thường do

tư nhân chứ không phải nhà nước thực hiện và hoặc là qua các khoản cho vay tài trợ dự án

Page 25: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 21

hạn chế quyền truy đòi do ngân hàng trong nước thực hiệnhoặc là thông qua việc phát hành

các cổ phiếu vốn - trong trường hợp của Trung Quốc – do các đơn vị truyền thông của tỉnh

thực hiện.

Chúng thường được mô tả tựa như chứng khoán hóa vì chúng sử dụng nhiều kỹ thuật và

cấu trúc của quá trình chứng khoán hóa thông thường, nhưng các công cụ tài chính nói chung

không ở dưới dạng các loại giấy tờ có giá chứng khoán hóa được xếp hạng để bán cho các nhà

đầu tư trên thị trường vốn. Thay vào đó, chúng thường mang hình thức các khoản vay ngân

hàng được cơ cấu.

Sân bay. Một số sân bay quốc tế chính đã được chứng khóa hóa trong khoảng thời gian 10

năm trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong hầu hết các trường hợp, các nguồn thu

chủ yếu là thu nhập cho thuê của hàng và các khoản tiền từ cho thuê văn phòng, thu phí bãi đỗ

xe và phí hạ cánh sân bay. Các hoạt động trong lĩnh vực này trở nên hạn chế kể từ cuộc khủng

hoảng tài chính do thiếu nhu cầu từ các nhà đầu tư quốc tế.

Cho thuê bến cảng và container. Về lý thuyết, những kỹ thuật tương tự sử dụng trong

chứng khoán hóa sân bay có thể áp dụng cho các bến cảng lớn mặc dù sự phát triển của chứng

khoán hóa bến cảng và các cơ sở liên quan khá chậm.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, có một lượng ổn định chứng khoán hóa cho thuê

container trên thị trường Mỹ từ các công ty như SeaCube Container Leasing, TAL

International, Textainer, và Cronos, với tổng giá trị khoảng 1 tỷ USD mỗi năm.

E.Tại sao nhiều giao dịch chứng khoán đảm bảo bằng các khoản thế chấp thương mại

được thực hiện không thành công trong suốt thời kỳ khủng hoảng?

Chứng khoán bảo đảm bằng các khoản thế chấp bất động sản thương mại (CMBS) là một

trong nhiều loại tài sản thất bại trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu; những tài sản

không thành công khác bao gồm các khoản cho vay mua nhà thế chấp dưới chuẩn và một số

nghĩa vụ nợ có thế chấp sử dụng trong kinh doanh chênh lệch giá (chủ yếu là những tài sản

chứng khoán hóa của các khoản nợ trung gian được chứng khoán hóa (securitized mezzanine

debt), hay những khoản vay có sử dụng đòn bẩy).

Cũng giống như các loại tài sản kém hiệu quả khác, nhiều CMBS có rủi ro cao hơn mức

đánh giá của các cơ quan xếp hạng tín nhiệm dự báo. Không giống như các tài sản kém hiệu

quả khác, CMBS mang một rủi ro đặc biệt, rủi ro tái cấp vốn (tái tài trợ cho khoản nợ).

Sở dĩ có rủi ro tái cấp vốn bởi có rất ít hoặc không có các khoản trả dần cho các khoản cho

vay cơ sở trong danh mục đầu tư CMBS trong thời gian chứng khoán hóa. Điều này có nghĩa

rằng khi đáo hạn (và ít nhất 50% các khoản chứng khoán hóa CMBS chủ chốt sẽ đáo hạn

trong khoảng thời gian 2009-2015), các khoản cho vay cơ sở phải được tái cấp vốn, một cách

riêng lẻ hoặc cần đến một giao dịch chứng khoán hóa mới.

Các ngân hàng, những tổ chức ban đầu đã cho vay những khoản vay cơ sở dựa trên CRE,

miễn cưỡng cho vay những khoản vay mới vì (i) hầu hết các khoản cho vay hậu khủng hoảng

đã được giảm nợ; (ii) những quy tắc an toàn vốn mới được đặt ra sau khủng hoảng biến những

khoản cho vay CRE dài hạn trở thành những tài sản kém hấp dẫn hơn trong bảng cân đối; (iii)

có một sự tập trung cao độ vào sự bất cân đối giữa tài sản – nguồn vốn trên bảng cân đối kế

toán của các ngân hàng, cho thấy các ngân hàng ưu tiên những khoản cho vay ngắn hạn; và

Page 26: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 22

(iv) các nguyên tắc cơ bản của hiệu suất và lợi tức của hầu hết CRE hậu khủng hoảng đều

không đủ để hỗ trợ cho một tỷ lệ nợ cần thiết để tái cấp vốn cho khoản nợ hiện tại.

Những cơ quan xếp hạng tín nhiệm đã sửa đổi mô hình xếp hạng của mình sau cuộc khủng

hoảng để phản ánh những trải nghiệm tiêu cực của hiệu suất tài sản CRE trong suốt cuộc

khủng hoảng và điều này dẫn đến kết quả là những giao dịch tái cấp vốn tiềm năng không thể

tái cấp vốn cho những khoản nợ hiện tại (và trong nhiều trường hợp thậm chí không thể tái

cấp vốn cho những khoản nợ được ưu tiên thanh toán).

Các nhà đầu tư quốc tế (ngoài Mỹ) ban đầu miễn cưỡng tham gia lại vào thị trường chứng

khoán hóa CMBS, đang tiếp tục chịu tổn thất hoặc đã bị “khóa” trong các giao dịch hiện tại

đã được mở rộng. Ngoài ra, các nhà đầu tư không hứng thú với nợ trung gian. Một khoản tái

cấp vốn chỉ dành riêng cho khoản nợ cao cấp không thể huy động đủ những nguồn vốn mới

để chi trả cho những khoản dự nợ cao cấp hiện hành.

1. Tính hiệu quả của một giao dịch chứng khoán hóa

Trong khi cân nhắc tham gia vào một giao dịch chứng khoán hóa CRE, một cơ quan chính

quyền địa phương (RLG) sẽ muốn biết bao nhiêu tiền cần phải có để có một tòa nhà cụ thể

hay một danh mục các tòa nhà (xét về giá trị tuyệt đối và tương đối trong tương quan với các

dạng tài trợ khác) và chi phí nợ (cả tuyệt đối và tương đối) và thời hạn của khoản chứng

khoán hóa sẵn có.

Nguồn quỹ có thể thu được bao nhiêu? Quỹ này thường được đo lường dựa trên giá trị

thị trường của một tòa nhà (hoặc một danh mục các tòa nhà) tại thời điểm bắt đầu chứng

khoán hóa. Điều này được thể hiện qua tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản (loan to value ratio).

Có thể tòa nhà thương mại tại Trung Quốc khó định giá hoặc tòa nhà sở hữu bởi chính quyền

địa phương thường không được phép bán cho bên thứ ba, trong trường hợp này thì hợp lý nhất

là xem xét chi phí xây dựng toà nhà và đo lường tính hiệu quả của khoản tài trợ dựa trên tỷ lệ

cho vay trên chi phí (loan to cost ratio).

Cần bao nhiều tiền cho chứng khoán hóa? Đây là chức năng của mô hình định giá của các

cơ quan xếp hạng tín nhiệm (được miêu tả cụ thể hơn trong phần tiếp theo) và cơ cấu nợ được

đề nghị. Cơ cấu nợ nghĩa là bao nhiêu đợt các khoản nợ được đề nghị bán (một hoặc nhiều) và

xếp loại từng đợt chào bán nợ. Cơ quan xếp hạng tín nhiệm sẽ sử dụng mô hình tài chính tại

từng mức tín nhiệm để quyết định bao nhiêu khoản nợ mà cấu trúc chứng khoán hóa có thể hỗ

trợ ở từng mức tín nhiệm.

Thời hạn của khoản nợ được chứng khoán hóa. Như đã thảo luận ở trên, thời hạn của

khoản nợ được chứng khoán hóa CRE có thể rất dài. Kỳ hạn thực tế được chọn dựa vào khẩu

vị thời hạn của nhà đầu tư. Tại đa số các nước, các nhà đầu tư ưa chuộng các kỳ hạn ngắn và

hiếm khi muốn kỳ hạn dài hơn mức kỳ hạn trung bình 10 năm.

Hầu hết các khoản chứng khoán hóa có đặc trưng là một vài mức nợ trả dần trong suốt kỳ

hạn trả nợ, và khoản nợ trả dần này có thể được chia kỳ hạn từ trước hoặc là một sự truyền

dẫn đơn giản của những khoản thanh toán nợ gốc thu thập được từ những khoản cho vay cơ

bản hay những khoản thế chấp (nói cách khác là không chia kỳ hạn). Đối với những khoản

giao dịch có thế chấp hoàn toàn hay thế chấp một phần trong suốt kỳ hạn chứng khoán hóa,

khoảng thời gian trung bình sẽ ngắn hơn thoài gian đáo hạn trên giấy tờ của các khoản chứng

Page 27: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 23

khoán hóa và các nhà đầu tư nhìn chung quan tâm đến thời hạn trung bình của khoản nợ hơn

là thời gian đáo hạn hợp pháp. Nếu không có điều khoản trả dần hoặc khoản trả dần được tính

kỳ hạn từ trước, khoản nợ có thể được phát hành với lãi suất thả nổi hoặc cố định. Nếu giao

dịch cho thấy các khoản nợ không được phân kỳ hạn trả nợ, các nhà đầu tư ngoài nước Mỹ

không thấy các khoản nợ trả dần với lãi suất cố định hấp dẫn và do đó, các chứng khoán

chứng khoán hóa các khoản nợ trả dần không phân kỳ hạn trả nợ được phát hành với lãi suất

thả nổi.

Các nhà đầu tư lựa chọn các khoản chứng khoán hóa CRE ngắn hạn hơn chấp nhận mức

rủi ro tái cấp vốn cao hơn so với các nhà đầu tư mua các loại chứng khoán hóa dài hạn.

Chi phí của khoản nợ chứng khoán hóa bất động sản thương mại. Khoản nợ chi phí

thấp nhất sẽ là khoản nợ có kỳ hạn trả nợ ngắn, khoản nợ ưu tiên được xếp hạng tín nhiệm

AAAsf8 - nếu xếp hạng của khoản nợ ưu tiên thấp hơn AAAsf, khoản coupon (lãi suất) mà

các nhà đầu tư mong muốn sẽ tăng lên. Khi kỳ hạn tăng lên, chi phí nợ nhìn chung sẽ tăng tại

tất cả các mức xếp hạng tín nhiệm.

Khoản nợ trung gian (nếu được phát hành) cũng sẽ nhạy cảm với kỳ hạn nợ nhưng cũng

nhạy cảm với xếp hạng thực tế của khoản nợ đó và số lượng các khoản nợ được chia nhỏ

được phát hành là khoản nợ ưu tiên so với xếp hạng cụ thể của khoản nợ trung gian.

Các khoản nợ có mức độ ưu tiên thấp hơn (nói cách khác là các phần chia nhỏ nhất của

khoản nợ thường không được xếp hạng và giữ lại bởi người giao dịch ban đầu) được định giá

ước lượng vì nó không được bán cho bên thứ ba.

2. Định giá các giao dịch mua bán chứng khoán hóa bất động sản thương mại

Mỗi cơ quan xếp hạng tín nhiệm đều có một phương thức đánh giá chung áp dụng trên toàn

cầu để xếp hạng các chứng khoán chứng khoán hóa CRE. Phương thức đánh giá toàn cầu này

được sửa đổi để áp dụng cho các quốc gia riêng biệt và/hoặc để phù hợp với một cấu trúc đặc

biệt của giao dịch.

Các vấn đề của quốc gia có thể bao gồm thiếu thanh khoản trên thị trường CRE, một sự

thiếu hụt của đăng ký đất trung tâm và không có khả năng giữ an toàn cho một tài sản CRE,

và/hoặc sự không chắc chắn về các vấn đề pháp lý, và đặc biệt là chế độ phá sản hoặc tính

nhất quán trong việc giải thích các luật về hợp đồng hay vấn đề sở hữu.

Điểm khởi đầu cho việc phân tích xếp hạng là xác định dòng tiền sẵn có từ tài sản sau khi

khấu trừ chi phí quản lý và bảo trì của tòa nhà. Các bài kiểm tra sức chịu đựng (stress tests)

được áp dụng để tính toán dòng tiền này. Stress tests kiểm tra sức chịu đựng ở những tình

huống bất lợi, chẳng hạn như một hoặc nhiều bên thuê không trả tiền thuê hoặc chấm dứt hợp

đồng cho thuê với giả định rằng sẽ có một khoản thời gian trống và rằng việc cho đối tác khác

thuê sẽ thu được tiền thuê thấp hơn mức tiền thuê trước đó.

Mức độ nghiêm trọng của stress test được áp dụng tùy thuộc vào mức xếp hạng yêu cầu

của khoản nợ chia nhỏ. Một stress test AAAsf sẽ nghiêm trọng hơn nhiều so với, ví dụ, stress

8 “sf” viết tắt của tài chính cấu trúc (structured finance). Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, một trong

những yêu cầu mới của quy định của các cơ quan xếp hạng tín nhiệm là phân biệt xếp hạng tài chính cấu trúc với

các xếp hạng khác. Các cơ quan này bổ sung “sf” vào các mức xếp hạng cho các giao dịch cơ sở là một chứng

khoán hóa.

Page 28: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 24

test Asf. Một stress test AAAsf điển hình sẽ bao gồm một khoảng thời gian trống trong 18

tháng và cho thuê ở mức giá 60% mức giá cho thuê của hợp đồng thuê trước đó.

Giá trị khoản nợ có thể được hỗ trợ tại mức xếp hạng cụ thể sẽ giảm đi khi mức xếp hạng

các gói nợ (tranche - khoản nợ chia nhỏ) tăng lên. Nếu hai hoặc nhiều hơn các gói nợ của

khoản nợ được chứng khoán hóa có thể được phát hành tại các mức xếp hạng tín nhiệm khác

nhau, một mức nợ cao hơn có thể được nâng lên so với trường hợp phát hành công khai một

khoản nợ chia nhỏ riêng lẻ. Mô hình stress test cho dòng tiền là điểm khởi đầu cho phân tích

mức độ tín nhiệm, nhưng những yếu tố bổ sung khác cũng sẽ được tính đến. Đầu tiên, đặc

trưng cấu trúc của chứng khoán hóa như các tài khoản dự trữ, các tài khoản chênh lệch

(spread account), và các phương tiện thanh khoản (trong giới hạn mà chúng được cung cấp)

đều được tính đến và có thể giảm thiểu một vài hạn chế của mô hình.

Thứ hai, bảo hiểm rủi ro của giao dịch được kiểm tra – liệu giao dịch có hoàn toàn được

bảo hiểm rủi ro hay chỉ được bảo hiểm một phần, hoặc hoàn toàn không có bảo hiểm. Nếu

giao dịch được bảo hiểm, khả năng tín dụng của nhà cung cấp các công cụ phòng vệ sẽ được

nghiên cứu. Để hỗ trợ xếp hạng đánh giá AAAsf về khoản nợ ưu tiên của một khoản chứng

khoán hóa, nhà cung cấp công cụ phòng vệ hay nhà cung cấp sẽ cần được đánh giá xếp hạng

các khoản đầu tư của mình. Thứ ba, trong trường hợp dòng tiền không đủ để duy trì thanh

toán khi đến hạn cho các nhà đầu tư nắm giữ các giấy tờ có giá được ưu tiên trả nợ, các dạng

doanh thu ròng có thể được nâng lên nhờ bán các khoản thế chấp hình thành nên chứng khoán

của giao dịch đó (hoặc trong một số trường hợp chính là các tòa nhà) đều được kiểm tra. Việc

đánh giá này được tiến hành dựa trên những giả định về các rủi ro như (i) việc bán tài sản diễn

ra vào thời điểm giá trị của bất động sản thương mại đang đi xuống và (ii) việc bán tài sản cần

được thực hiện nhanh chóng, hợp lý, và do đó khó có thể bán được mức giá cao nhất nếu so

với bán tài sản này trong thời gian dài hơn và marketing tốt hơn.

Thứ tư, rủi ro tập trung sẽ được đánh giá. Các trường hợp có mức tập trung cao nhất là

trường hợp chỉ có một tòa nhà riêng lẻ với một hợp đồng thuê nhà. Danh mục đầu tư này được

mô tả là “một cục”. Việc đánh giá chứng khoán hóa này sẽ được giới hạn trong xếp hạng tín

dụng của bên thuê, trừ khi tòa nhà có khả năng cho thuê dễ dàng hoặc dễ dàng bán trên thị

trường. Trường hợp ít tập trung nhất là một danh mục đầu tư gồm nhiều bất động sản với từ

100 cá nhân thuê nhà riêng lẻ trở lên. Danh mục này được mô tả như “dạng hạt”. Danh mục

đầu tư “dạng hạt” nhìn chung có hiệu quả cao hơn nhiều danh mục đầu tư “một cục” khi các

thử nghiệm stress test được tiến hành và do đó có thể có xếp hạng cao hơn và/hoặc tăng nợ

nhiều hơn (như được tính toán bằng tỷ lệ LTV) các danh mục đầu tư “một cục” tại tất cả các

mức xếp hạng. Các nhà đầu tư CRE có kinh nghiệm có sở thích thiên về các giao dịch với

danh mục đầu tư “dạng hạt”.

Như đã được nêu ở trên, điểm khởi đầu cho một phân tích xếp hạng tín nhiệm là phân tích

dòng tiền được tạo ra từ tài sản. Một danh mục đầu tư CRE có thể cần phải tạo ra một mức

tổng thu nhập cho thuê hàng năm là 1,5%-2% trên lợi tức trái phiếu chính phủ 10 năm để

nâng khoảng 60%-70% giá trị của danh mục đầu tư với một cơ sở lãi suất duy nhất. Nếu

khoản chứng khoán hóa được yêu cầu trả dần, mức lợi tức này cần đạt ít nhất 2,5% trên mức

lợi tức trái phiếu chính phủ 10 năm. Đối với các tài sản CRE có lợi tức thấp hơn nhiều so với

mức này (ví dụ như, cơ sở hạ tầng xã hội), các cấu trúc nhân tạo như bán và thuê lại tài sản

cần phải được xem xét (xem phần IV).

Page 29: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 25

3. Các công ty được Chính phủ Bắc Mỹ bảo trợ

Tại Bắc Mỹ, có ba công ty lớn được chính phủ bảo trợ (GSEs), các công ty này hỗ trợ nhà

ở thu nhập thấp (cả về quyền sở hữu và cho thuê) và hỗ trợ một số loại CRE xã hội.

Tại Mỹ, hai GSE nổi bật nhất là Fannie Mae và Freddie Mac và ở Canada là Tập đoàn Nhà

ở và Tài sản thế chấp Canada (CMHC). Sự khác biệt chính giữa các tập đoàn này là CMHC là

một cơ quan chính phủ và sự bảo lãnh của cơ quan này mang toàn bộ đức tin và tín dụng của

Chính phủ Canada, trong khi Freddie Mac và Fannie Mae là những cơ quan được Chính phủ

bảo trợ và, thông qua cổ phiếu ưu đãi, chính phủ kiểm soát hai tập đoàn này, tuy nhiên sự bảo

lãnh của hai tập đoàn này không phải là nghĩa vụ pháp lý của Chính phủ Mỹ. Cả cơ quan xếp

hạng tín nhiệm và nhà đầu tư đều được xem là có sự bảo đảm ngầm và cả hai GSE đều được 3

cơ quan xếp hạng tín nhiệm chính xếp hạng AAA.

Fannie và Freddie Mac. Hiệp hội Thế chấp Quốc gia Liên bang, thường được biết đến là

Fannie Mae, được thành lập vào năm 1938 trong suốt Đại Suy thoái, là một cơ quan thuộc sở

hữu của Chính phủ để tạo thanh khoản cho thị trường thế chấp thứ cấp, qua đó giúp các khoản

vay thế chấp phù hợp hơn với những gia đình có thu nhập thấp, và để hỗ trợ tài trợ cho một số

CRE xã hội. Cơ quan này được tư nhân hóa năm 1968 và được niêm yết trên thị trường chứng

khoán nhưng nhiệm vụ của cơ quan này lại được giới hạn chặt chẽ hơn bởi pháp luật. Năm

1970, một tổ chức tương tự được biết đến là Freddie Mac được thành lập với nhiệm vụ tương

tự để tạo lập môi trường cạnh tranh với Fannie Mae, mặc dù Fannie Mae vẫn luôn là công ty

được chính phủ bảo trợ lớn nhất tại Mỹ.

Cả Fannie Mae và Freddie Mac đều bảo lãnh cho các khoản thế chấp của những người cho

vay đã được phê duyệt mà đáp ứng những tiêu chuẩn về bảo lãnh và thu nhập nhất định và do

đó tạo ra “những khoản thế chấp phù hợp”. Những khoản thế chấp phù hợp được bảo lãnh này

sau đó hầu hết sẽ được mua từ các nhà cho vay và chứng khoán hóa thành những chứng

khoán được bảo đảm bằng những khoản thế chấp (MBS). Cả Fannie Mae và Freddie Mac đều

bảo lãnh cho các MBS mà họ phát hành và mỗi chứng khoán đều được xếp hạng tín nhiệm

AAA. Các chứng khoán MBS mà các công ty này tạo ra được bán cho các nhà đầu tư hoặc

được giữ lại trên bảng cân đối kế toán của công ty. Khi các công ty này mua những khoản nợ

có thế chấp từ những nhà cho vay thương mại, họ trả cho những khoản vay đó dưới dạng

MBS hoặc tiền mặt.

Hai công ty được chính phủ bảo trợ này có thu nhập từ hai nguồn chính: Đầu tiên, các công

ty thu phí bảo lãnh đối với người cho vay đối với từng khoản thế chấp phù hợp mà công ty

này bảo lãnh. Thứ hai, các công ty tài trợ cho các khoản thế chấp (trên bảng cân đối kế toán

của mình hoặc thông qua việc phát hàng các MBS) với mức chi phí thấp hơn nhiều khoản lợi

tức ròng của khoản thế chấp.

Các GSE thu được lợi nhuận trong hầu hết các năm sau khi thành lập, ngoại trừ giai đoạn

ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Năm 1971, Freddie Mac phát hành chứng

khoán truyền dẫn có bảo đảm bằng các khoản thế chấp (mortgage passthrough), được gọi là

chứng chỉ tham gia. Sau đó, năm 1981, Fannie Mae phát hành phiên bản chứng khoán có bảo

đảm bằng thế chấp đầu tiên của mình. Đến năm 2008, hai công ty này đã có các khoản nợ và

nghĩa vụ bảo lãnh trị giá trên 5 nghìn tỷ đô la Mỹ và bảo lãnh, chiếm tới hơn một nửa giá trị

các MBS phát hành trên toàn nước Mỹ.

Page 30: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 26

Mặc dù các công ty tư nhân và các chính trị gia vẫn tiếp tục xem các công ty này là những

công cụ của các chính sách của chính phủ, áp lực chính trị đặt lên các công ty được bảo trợ

của chính phủ từ năm 1970 đến ngày trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã

khiến các công ty này chấp nhận những rủi ro ngày càng tăng và tiếp tục hạ thấp các tiêu

chuẩn tín dụng của mình. Dần dần, các công ty này bắt đầu bảo lãnh cho những khoản cho

vay dưới chuẩn. Ngoài áp lực chính trị, sự cạnh tranh từ thị trường MBS của tư nhân cũng

khuyến khích các GSE hạ thấp hơn nữa các tiêu chuẩn tín dụng để duy trì thị phần.

Sự tích tụ của các khoản cho vay dưới chuẩn trên bảng cân đối của hai công ty lớn được

chính phủ bảo trợ và sự sụt giảm mạnh của giá nhà từ năm 2008 đã đưa hai công ty đến bờ

vực phá sản. Cả hai công ty đều được bảo trợ của chính phủ Mỹ, và chính phủ đã bơm hơn

150 tỷ đô la Mỹ vào hai công ty, đồng thời đã lấy cổ phiếu ưu đãi tại hai công ty này. Từ năm

2008, lãi suất trả cho cổ phiếu ưu đãi nhiều hơn việc trả lại các khoản đầu tư từ chính phủ

trong năm 2008. Hai công ty đã bị hủy niêm yết trên sàn chứng khoán trong năm 2010 và vẫn

còn ở dưới sự kiểm soát của chính phủ.

Với sự kiện này, theo Các Nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi của Mỹ, khoản nợ

và các nghĩa vụ bảo lãnh của hai công ty này thông thường sẽ được hợp nhất với các khoản nợ

của Chính phủ Mỹ. Nếu điều này xảy ra, tỷ lệ nợ trên GDP của Mỹ sẽ tăng lên đáng kể. Do

đó, Hội đồng Tư vấn Các Chuẩn mực Kế toán Liên bang đã đồng ý rằng do sự bảo trợ là tạm

thời và cần thiết nên sẽ không có sự cộng gộp các khoản nợ.

Tập đoàn Nhà đất và thế chấp Canada (CMHC). CMHC được thành lập vào năm 1994

là một tập đoàn của chính phủ Canada. Cơ quan này có một vai trò rộng lớn hơn trong lĩnh

vực nhà ở xã hội so với cơ quan tương tự bên Mỹ, và hỗ trợ cả quyền chủ sở hữu và thuê nhà

ở xã hội bao gồm những nhu cầu đặc biệt về nhà ở, chỗ ở cho sinh viên, và các cơ sở vật chất

khác của xã hội. Một trong những chức năng chính của CMHC là chức năng quản lý Quỹ bảo

hiểm thế chấp liên bang, quỹ có trách nhiệm bảo vệ các ngân hàng không muốn tham gia vào

thị trường cho vay thế chấp.

Năm 2013, vai trò chính của CMHC là “cải thiện chất lượng nhà ở, nâng cao khả năng

chọn lựa và khả năng chi trả” cho tất cả các công dân Canada. Với ước tính ngân sách trong

năm 2013-2014 là 2.1 tỷ đô la Canada, hơn 2 tỷ đô là Canada đã được sử dụng trực tiếp cho

việc hỗ trợ nhu cầu nhà ở cho người dân nước này, đồng thời hỗ trợ cho “ các công tác phân

tích thị trường nhà ở, và các chính sách, nghiên cứu, các hoạt động trao đổi thông tin”.

Hiện nay, cơ quan này chủ yếu bán bảo hiểm cho những người cho vay các khoản vay thế

chấp nhà ở dân cư để bảo vệ họ khỏi nguy cơ vỡ nợ. Bảo hiểm là bắt buộc đối với các khoản

cho vay với khoản đặt cọc ít hơn 20%. Ngoài bảo hiểm thế chấp bất động sản, tập đoàn này

cũng tài trợ cho các dự án nhà ở (như nhà ở cho người thuê nhà có thu nhập thấp, nhà ở xã hội

và các tiện ích xã hội khác) và những dự án tu bổ, phân tích thị trường nhà đất cũng như tài

trợ cho các nghiên cứu về công nghệ và thiết kế nhà ở.

Trong việc hỗ trợ cho các dự án nhà ở xã hội, CMHC đã đầu tư 1,9 tỷ đô la Canada (từ

năm 2009 đến năm 2014) cho các chương trình nhà ở và vấn nạn vô gia cư cho “người

Canada vô gia cư và những người Canada có thu nhập thấp có nguy cơ trở thành vô gia cư,

người già, người khuyết tật, những người nhập cư gần đây và thổ dân Canada” và 2 tỷ đô la

Canada (2009 – 2011) đến việc xây dựng và tu bổ những căng hộ nhà ở xã hooij hiện nay.

Page 31: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 27

Từ năm 2009 đến năm 2012, CMHC đã phê duyệt 272 khoản cho vay với tổng trị giá 2 tỷ

đô la Canada trong chương trình Cho vay cơ sở hạ tầng thành thị (2009-2012), cung cấp

những khoản vay có chi phí thấp cho các đô thị trong các dự án về cơ sở hạ tầng liên quan đến

nhà ở như “nước, nước thả và các dịch vụ về chất thải rắn, phòng chát và phát điện, cơ sở hạ

tầng giao thông vận tải địa phương trong hoặc tới khu dân cư; chẳng hạn như đường xá, cầu

cống và đường hầm; và vỉa hè, ánh sáng, đường đi bộ và không gian xanh”.

Không giống như Mỹ, Canada đẩy mạnh lĩnh vực nhà ở trên nhiều khía cạnh: sở hữu nhà

ở, cho thuê nhà ở, các dịch vụ hỗ trợ, và chuyển tiếp nhà ở. Chính sách của quốc gia này

không nhằm mục đích đơn thuần là tăng tỷ lệ sở hữu nhà. Dự án nhà ở cho người có thu nhập

thấp được giải quyết nhờ vào những chương trình trợ giúp của chính phủ, đa số những khoản

trợ giúp này được quản lý bởi CMHC.

Giống như cơ quan đồng nhiệm tại Mỹ, CMHC cung cấp những khoản bảo lãnh cho những

khoản cho vay phù hợp và cũng mua những khoản cho vay này để chứng khoán hóa. Các

khoản chứng khoán hóa của CMHC chiếm lĩnh thị trường MBS của Canada mặc dù tại quốc

gia này đã có một thị trường tư nhân cho những khoản cho vay không có bảo lãnh.

CMHC có tài chính ổn định trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính. Có được kết quả trên

do năng lực quản trị tập đoàn vững mạnh, so với Freddie mac và Fannie Mae, CMHC đã có

sự giám sát tốt hơn, có các tiêu chuẩn bảo lãnh thận trọng hơn, và một thị trường nhà đất

không quá nóng trong thời kỳ trước khủng hoảng tài chính toàn cầu. Kết luận này được chứng

minh bởi thông tin thống kê rằng “lãi suất của khoản nợ thế chấp 90 ngày của Canada là

0,29% trong quý 2 năm 2014, theo Hiệp hội Ngân hàng Canada, phù hợp với mức trung bình

từ năm 2000 là 0,35%. Trong khi đó, tại Mỹ, mức lãi suất cơ bản cho khoản cho vay thế chấp

với lãi suất cố định là 1,13% (đây là lãi suất hợp lý nhất khi dùng so sánh với lãi suất thị

trường cho vay thế chấp của Canada) trong quý 2 năm 2014 (mức trung bình là 0,82% từ năm

2000), số liệu từ Hiệp hội Ngân hàng Cho vay thế chấp Mỹ. Mức lãi suất trả sau của tổng thể

thị trường cho vay thế chấp bất động sản dân cư của Mỹ là 2,31% trong quý 2 năm 2014.

Ngoài ra, Canada không có một lượng lớn các khoản cho vay thế chấp dưới chuẩn (ước tình

mức cao nhất thấp hơn 5%) trong khi đó tại Mỹ, tỷ lệ này cao nhất là 23,5% trên tổng số các

khoản cho vay thế chấp. Các nghĩa vụ nợ và nghĩa vụ bảo lãnh của CMHC không được cộng

gộp vào các nghĩa vụ của Chính phủ và do đó không được phản ánh trên tỷ lên nợ trên GDP

của Canada.

IV. TIỀM NĂNG CHỨNG KHOÁN HÓA BẤT ĐỘNG SẢN THƯƠNG MẠI TẠI

TRUNG QUỐC

Các tài sản tài chính luôn có thể được chứng khoán hóa. Do vậy, mục này sẽ đánh giá một

số cấu trúc chứng khoán hóa cho các bất động sản thương mại tại Trung Quốc, đồng thời chỉ

ra tính hiệu quả, khả năng nhân rộng và tính bền vững của mỗi phương pháp

A. Bất động sản thương mại và phi thương mại

Có rất nhiều bất động sản thương mại được nắm giữ bởi các công ty huy động tài chính

cho chính quyền địa phương (LGFV-Local government financing vehicles) hoặc các cơ quan

chính quyền trong khu vực/địa phương tạo ra thu nhập thương mại từ các bên thứ ba. Với mục

tiêu của bài viết này, chúng tôi định nghĩa các bất động sản thương mại là các bất động sản

tạo ra nguồn thu nhập từ các bên thứ ba và có mức lợi tức bằng hoặc lớn hơn lợi tức của trái

Page 32: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 28

phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm. Các bất động sản bán thương mại là các bất động sản tạo ra

nguồn thu nhập từ các bên thứ ba nhưng với mức lợi tức thấp hơn đáng kể so với lợi tức của

trái phiếu Chính phủ. Bất động sản phi thương mại là các bất động sản không tạo ra thu nhập

hoặc chỉ tạo ra thu nhập rất thấp từ các bên thứ ba. Một ví dụ của bất động sản phi thương

mại là các tài sản công được sở hữu và quản lý bởi chính quyền địa phương.

Cấu trúc chứng khoán hóa cho các bất động sản thương mại cần đảm bảo:

(i) Tính hiệu quả (huy động được một phần lớn trong giá trị tài sản hoặc chi phí xây dựng

tòa nhà)

(ii) Tạo ra lượng thu nhập đủ để trả lãi đến hạn cho các khoản nợ được chứng khoán hóa

cũng như cho các công ty SPV và những chi phí giao dịch khác

(iii) Có khả năng trả nợ bằng cách trả dần trong suốt kỳ hạn hoặc trả một lần (bullet

repayment) trong hoặc trước ngày đáo hạn của các khoản nợ được chứng khoán hóa

(iv) Cơ chế hoạt động trong cấu trúc chứng khoán hóa như dự định ban đầu cũng là đủ để

hỗ trợ các trái phiếu chứng khoán hóa có mức độ ưu tiên cao9 (với điểm đầu tư cao) được phát

hành

B. Bất động sản thương mại đơn cùng một cơ quan chứng khoán hóa duy nhất

Một tài sản đơn nhất sẽ tạo ra rủi ro tập trung cao (high concentration risk) và những giao

dịch dạng này sẽ rất khó để có được xếp hạng tín dụng cao. Loại tài sản duy nhất có khả năng

hội tụ đủ điều kiện sẽ là một trung tâm mua sắm có vị trí tốt trong một thành phố lớn. Do vậy,

một bất động sản thương mại đơn nhiều khả năng được tài trợ qua các khoản vay ngân hàng

hơn là qua chứng khoán hóa

C. Danh mục đầu tư bất động sản thương mại cùng một cơ quan chứng khoán hóa

duy nhất

Một danh mục đầu tư tài sản thương mại ít tập trung hơn và sẽ có mức đánh giá xếp hạng

tốt hơn, tỷ lệ nợ trên giá trị tài sản thế chấp (loan to value ratio) cũng sẽ cao hơn. Do vậy, vấn

đề chính là tìm ra một cơ chế nhằm đảm bảo các khoản nợ được thanh toán khi đến hạn. Mặc

dù một khoản chứng khoán hóa có thể được tái cấp vốn (đảo nợ) bằng cách tạo ra một khoản

mới, tuy nhiên, cơ quan xếp hạng tín dụng có thể không chấp nhận cơ chế này bởi không có gì

chắc chắn rằng trong tương lai, một thị trường chứng khoán hóa sẽ được thành lập; hoặc một

danh mục cụ thể nào đó sẽ có khả năng được chứng khoán hóa và tạo ra đủ tiền để trả cho một

giao dịch hiện tại.

Một trong những cơ chế có thể được áp dụng là thông qua thỏa thuận mua lại (repurchase

agreement) giữa công ty SPV và chính quyền địa phương. Theo đó, nếu tài sản không được

tái cấp vốn thì chính quyền địa phương phải mua lại tài sản đó tại mức giá đủ cao để trả cho

các khoản nợ đã được chứng khoán hóa. Điểm yếu của cơ chế này nằm ở xếp hạng tín dụng

của các tổ chức chính quyền địa phương (RLG) có liên quan. Nguyên nhân là bởi, một khi cơ

chế này được áp dụng, xếp hạng của các trái phiếu có mức ưu tiên cao10 trong giao dịch sẽ bị

giới hạn bởi xếp hạng của bản thân các tổ chức chính quyền địa phương đó. Trong khi đó, hầu

9 Senior securitization notes 10 Senior notes

Page 33: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 29

hết các tổ chức chính quyền địa phương lại có mức xếp hạng tín dụng thấp (ít nhất là trên cơ

sở một tổ chức đứng độc lập), do vậy không đủ để thúc đẩy sự phát triển của một thị trường

chứng khoán hóa có tính thanh khoản cao cho các bất động sản thương mại của các tổ chức

chính quyền địa phương.

Một cơ chế giúp khắc phục nhược điểm về xếp hạng tín dụng thấp của các tổ chức chính

quyền địa phương là thiết lập một cơ quan bảo lãnh cấp quốc gia cho các hợp đồng mua lại.

Đối với các giao dịch nội địa, điều này có thể giúp các trái phiếu với mức ưu tiên cao đạt mức

xếp hạng lên tới AAAsf. Một cơ quan chính phủ sẽ đóng vai trò người bảo lãnh, theo đó,

người bảo lãnh sẽ tính một mức phí bảo lãnh, đồng thời sẽ yêu cầu một cam kết đối ứng

(counter-indemnity) từ các tổ chức chính quyền địa phương.

Cơ chế này không có nghĩa là bản thân các giao dịch chứng khoán hóa sẽ được Nhà nước

bảo lãnh bởi, trong các ví dụ trên, cơ chế này chỉ có thể đảm bảo việc mua lại các khoản nợ

được chứng khoán hóa, chứ không đảm bảo cho các khoản thanh toán lãi suất khi đến hạn.

D. Danh mục đầu tư bất động sản đa thương mại cùng một cơ chế chứng khoán hóa

có nhiều tổ chức tham gia

Đây là một loại danh mục đầu tư đa dạng xét về cả số lượng bên nợ (nguồn thu nợ), vị trí

địa lý với khoảng hơn 100 bất động sản riêng lẻ cùng 50-100 các tổ chức chính quyền địa

phương khác nhau (mức độ tâp trung không lớn hơn 2%). Một danh mục thuộc dạng này sẽ

đại diện cho các danh mục có mức độ đa dạng hóa cao (granular portfolio). Tuy nhiên, danh

mục này vẫn sẽ gặp rủi ro tái tài trợ (refinancing risk), do vậy các tổ chức chính quyền địa

phương vẫn cần thực hiện cam kết mua lại. Do có nhiều kỳ hạn khác nhau nên rủi ro nhiều tổ

chức cùng mất khả năng thanh toán là nhỏ hơn so với trường hợp chỉ có một tổ chức. Các tài

sản trong danh mục vẫn có mức độ tương quan cao khi các bên liên quan đều là các tổ chức

chính quyền địa phương (các tổ chức này cùng phải đối mặt với rủi ro tương tự nhau). Những

rủi ro chính mà các tổ chức này phải đối mặt bao gồm:

(i) Mức tài trợ từ chính quyền trung ương trong một giai đoạn nhất định, (ii) Doanh thu từ

việc bán đất trong khoảng thời gian đáo hạn (phụ thuộc vào giá đất, cầu của người mua và

mức độ sẵn có của lượng đất cần bán)

Phương pháp khả dĩ nhất để chứng khoán hóa một danh mục bất động sản đa thương mại

là thông qua việc ngân hàng cấp một khoản vay thế chấp (mortgage loans) trên bất động sản

thương mại (sở hữu bởi các tổ chức chính quyền địa phương) bao trùm một khu vực địa lý

rộng lớn. Sau đó, ngân hàng này sẽ thực hiện quy trình chứng khoán hóa khi danh mục đầu tư

đủ lớn.

Việc xếp hạng tín dụng sẽ sử dụng mô hình của các nghĩa vụ nợ được thế chấp

(collateralized loan obligation model), trong đó mô hình này sẽ rất nhạy cảm với rủi ro tương

quan và rủi ro tập trung. Một cơ quan bảo lãnh đối với từng nhóm tài sản (như đã mô tả ở

phần trên) sẽ cải thiện mức xếp hạng bằng cách làm mức AAAsf trở nên dễ dàng để có được.

E. Bất động sản bán thương mại hoặc phi thương mại

Khi tài sản hữu hình không đủ để hỗ trợ một khoản nợ (nợ ngân hàng hoặc nợ được chứng

khoán hóa), thì phương pháp khắc phục là thông qua giao dịch bán và cho thuê lại. Theo đó,

tổ chức chính quyền địa phương sẽ bán các bất động sản thương mại cho một công ty SPV và

Page 34: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 30

sau đó công ty này ngay lập tức cho thuê lại (chi tiết về cơ chế này xem ở phần sau). Mức phí

thuê lại phải đủ để trang trải cho chi phí của khoản nợ (mức khấu hao lý tưởng trong khoảng

từ 20-30 năm). Chi phí thuê có thể tăng dần theo thời gian, theo một lịch trình đã định trước

hoặc được điều chỉnh theo lạm phát. Hoặc theo một cách khác, trong đó các khoản vay sẽ

không được khấu hao trong suốt khoảng thời gian thuê lại nhưng sẽ áp dụng một quyền chọn

bán (put option) trong cuối thời kỳ, trong đó các tổ chức chính quyền địa phương sẽ phải mua

lại tài sản với giá gốc.

Cấu trúc bán và cho thuê lại sẽ giúp các bất động sản bán thương mại và phi thương mại

được chuyển đổi thành tài sản thương mại, đồng thời các nguồn thu nhập (từ các tổ chức

chính quyền địa phương) sẽ trở nên tập trung hơn so với trường hợp các tài sản thương mại

(nguồn thu nhập tạo ra từ bên thứ ba). Các tài sản bán thương mại và phi thương mại có thể

bao gồm tài sản xã hội, chẳng hạn như nhà ở cho sinh viên, các cơ sở vui chơi giải trí công

cộng, cơ sở y tế … (những nơi mà doanh thu thương mại không đủ để trang trải cho các chi

phí nợ).

Trong trường hợp của Trung Quốc, các tổ chức chính quyền địa phương sẽ là bên đi thuê

lại, vấn đề ở đây là từng tổ chức riêng lẻ sẽ không có mức xếp hạng tín dụng đủ cao để hỗ trợ

cho giao dịch chứng khoán hóa. Giải pháp khả dĩ ở đây là tập hợp nhiều giao dịch bán và cho

thuê lại vào một danh mục, trong đó, chẳng hạn có khoản hơn 100 tài sản; mỗi tài sản được

thuê bởi một tổ chức chính quyền địa phương khác nhau. Xếp hạng tín dụng theo đó sẽ cao

hơn so với xếp hạng của từng tổ chức chính quyền địa phương đơn lẻ (con số lý tưởng nhất là

khoảng 100 tài sản, hoặc hơn, mỗi tài sản có giá trị khá tương đồng và do vậy mỗi tổ chức sẽ

chiếm khoảng 1-2% giá trị danh mục). Rủi ro tương quan vẫn ở mức cao, tuy nhiên có thể

được khắc phục thông qua một cơ quan bảo lãnh của chính phủ cho các hợp đồng mua lại.

Bán và cho thuê lại là một kỹ thuật phổ biến trong các giao dịch liên quan đến chứng

khoán có đảm bảo bằng các tài sản thương mại11, cho dù chúng tôi chưa biết một trường hợp

nào kỹ thuật này được sử dụng bởi các tổ chức chính quyền địa phương. Tuy vậy, bán và cho

thuê lại đã được các trường đại học áp dụng để chứng khoán hóa nhà ở cho sinh viên tại nhiều

thị trường phát triển.

Bên cạnh đó, một chương trình tài trợ dành cho một số lượng lớn các tổ chức chính quyền

địa phương sẽ giúp giảm chi phí do các giao dịch sẽ được tập hợp lại với nhau (trong đó một

cơ quan chính phủ sẽ đóng vai trò là nhà tài trợ). Một phương pháp khác là ngân hàng sẽ tài

trợ cho các giao dịch bán và cho thuê lại ban đầu cho tới khi một danh mục đủ lớn được hình

thành và sẵn sàng để chứng khoán hóa.

F. Cơ chế cho các giao dịch bán và cho thuê lại

Một tổ chức chính quyền địa phương sẽ bán bất động sản thương mại cho công ty SPV

(đây có thể là một công ty bình thường hoặc một công ty do Nhà nước sở, hữu tương tự như

công ty huy động tài chính cho chính quyền địa phương LGFV). Sau đó, công ty SPV sẽ cho

thuê lại với mức phí thuê đủ để trang trải cho các khoản nợ đã vay để thực hiện giao dịch mua

tài sản ban đầu. Nếu các khoản vay là do ngân hàng cấp thì các khoản nợ ưu tiên trả trước

(senior debt) được cấp bởi ngân hàng sẽ được giới hạn trong khoảng 70-80% giá trị bất động

sản (hoặc chi phí xây dựng), số tiền còn lại sẽ do các tổ chức chính quyền địa phương tài trợ

11 Commercial Mortgage-back Securities

Page 35: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 31

trên cơ sở nợ thứ cấp (subordinate). Ngoài ra, các tổ chức chính quyền địa phương sẽ cam kết

mua lại tài sản vào sau khi hợp đồng cho thuê lại đáo hạn

Điểm yếu của cấu trúc chứng khoán hóa thông qua ngân hàng là việc rủi ro tập trung vẫn ở

mức cao do có tương quan cao giữa các tổ chức chính quyền địa phương. Điều này có nghĩa

là sẽ rất khó để đạt được mức xếp hạng AAAsf mặc dù các giao dịch được xếp hạng ở mức

“đầu tư” (investment grade) hoặc cao hơn xếp hạng của từng tổ chức chính quyền địa phương

riêng lẻ.

G. Sử dụng cơ quan bảo lãnh của Chính phủ

Những tiểu mục trước đã lưu ý tới việc do có rủi ro tập trung nên sẽ rất khó để đạt được

một mức xếp hạng tín dụng, dù cho tài sản thế chấp để thực hiện chứng khoán hóa đã bao

gồm nhiều loại bất động sản khác nhau, từ nhiều tổ chức khác nhau. Một giải pháp khả dĩ là

tập hợp các giao dịch bán và mua lại cùng một cơ quan bảo lãnh cấp Nhà nước đối với từng

tài sản và đối với toàn bộ danh mục khi thực hiện chứng khoán hóa.

Với mỗi bất động sản sẽ có một công ty SPV được thành lập. Công ty SPV này sẽ mua tài

sản từ các tổ chức chính quyền địa phương thông qua các khoản vay đảm bảo từ các tổ chức

tài chính được Chính phủ bảo trợ (GSE)12 và ngay lập tức cho các tổ chức chính quyền địa

phương thuê lại các tài sản này. Khoản thuê lại có kỳ hạn cố định và mức phí được trả hàng

năm. Các tổ chức chính quyền địa phương sẽ cam kết mua lại tài sản vào khi hợp đồng thuê

lại đáo hạn. Trên thực tế, hợp đồng mua lại có thể không cần thiết bởi công ty SPV thường

cấp một hợp đồng thuê lại mới và sử dụng một khoản vay mới từ các tổ chức tài chính được

Chính phủ bảo trợ cho các hợp đồng thuê lại này.

Các khoản vay ban đầu có thể được cấp trực tiếp bởi các GSE hoặc bởi các ngân hàng

được GSE ủy thác. Việc sử dụng nguồn vốn từ các ngân hàng được GSE ủy thác thường áp

dụng cho các tài sản tiêu dùng (cho vay mua nhà ở) hơn là các tài sản cơ sở hạ tầng xã hội.

Các công ty GSE thường thích giao dịch trực tiếp với các tổ chức RLG và tự thực hiện bảo

lãnh phát hành hơn là ủy thác việc này cho các ngân hàng thương mại.

Dù phương pháp nào được sử dụng thì khoản vay này phải tuân theo các tiêu chí bảo lãnh

phát hành của các công ty GSE. Cụ thể, lợi tức thu được phải cao hơn một ngưỡng xác định

trước, phải có hợp đồng mua lại (trong đó các tổ chức RLG phải mua lại tài sản khi hợp đồng

cho thuê đáo hạn), đồng thời đặt ra một mức trần cho tỷ lệ giá trị khoản vay trên tổng tài sản,

hoặc trên tổng chi phí xây dựng (loan to value ratio).

Việc bảo lãnh vay vốn sẽ bao gồm cả phần lãi và phần trả vốn gốc khi đáo hạn.

Đồng thời với việc thực hiện bảo lãnh cho khoản vay, công ty GSE thường yêu cầu có bảo

lãnh đối ứng (counter-guarantee) từ các tổ chức RLG. Trong trường hợp các tổ chức RLG

không thanh toán được tiền phí thuê hoặc không thực hiện cam kết mua lại, các công ty GSE

sẽ thanh toán hộ và đòi lại các khoản này từ các tổ chức RLG. Khi chính phủ cấp vốn ngân

sách cho các tổ chức RLG, thì chính phủ có quyền khấu trừ bất kỳ một khoản bảo lãnh thanh

toán nào. Các công ty GSE sẽ thu phí bảo lãnh, có thể dưới dạng trả một lần hoặc dưới dạng

phí hàng năm.

12 Government Sponsored Enterprise guaranteed loans

Page 36: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 32

Và khi cần thiết, các công ty GSE sẽ phát hành một tài sản chứng khoán hóa từ bảng cân

đối riêng của họ hoặc từ các ngân hàng được GSE-ủy quyền (tùy thuộc vào những gì phương

pháp đã được chọn cho các khoản vay). Các chứng khoán sẽ được hỗ trợ bởi một danh mục

đầu tư của các khoản vay được các GSE-đảm bảo. Các khoản nợ chứng khoán hóa với mức

ưu tiên cao cũng sẽ được GSE bảo đảm về cả gốc lẫn lãi trong quá trình chứng khoán hóa.

Đối với GSE, bảo lãnh chứng khoán hóa sẽ không kèm theo một nghĩa vụ bổ sung cho bảng

cân đối bởi tất cả các khoản cho vay cơ sở (underlying loan) đã được đảm bảo GSE. Việc bảo

lãnh chứng khoán hóa được sử dụng nhằm giúp các giao dịch trở nên đơn giản hơn cho các

nhà đầu tư và đảm bảo xếp hạng tín dụng cao nhất (mà đối với một giao dịch trong nước cần

được AAA). Trong ví dụ ở Bắc Mỹ, các giao dịch điển hình thường có giá trị lớn hơn 1 tỷ

USD và thường được phát hành với các kỳ hạn khác nhau13

Nếu hợp đồng cho thuê không có khấu hao (như trong những ví dụ trước, chi phí thuê lại

chỉ đủ để trang trải các khoản thanh toán lãi suất và phí bảo lãnh), khi đó dòng tiền là cố định,

từ đó đem lại hai lựa chọn là phát hành chứng khoán với lãi suất cố định hoặc chứng khoán

với lãi suất thả nổi. Trong trường hợp chứng khoán có lãi suất thả nổi, tổ chức phát hành có

thể tham gia vào hợp đồng hoán đổi với lãi suất cố định hoặc thả nổi hoàn toàn với giá trị của

hợp đồng bằng giá trị của chứng khoán. Có thể có chỉ một vài thị trường hoặc không có thị

trường hoán đổi cho các kỳ hạn dài hơn, trong trường hợp đó chứng khoán sẽ được phát hành

dưới dạng lãi suất cố định. Nếu đã có thị trường cho giai dịch hoán đổi, lựa chọn phát hành

chứng khoán với lãi suất cố định hay thả nổi sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của nhà đầu tư.

Các công ty GSE phải đối mặt với rủi ro tiềm ẩn (contingent risk) hơn là rủi ro tín dụng

của danh mục đầu tư cơ sở, bởi nếu các GSE phải thực hiện thanh toán theo bảo lãnh, họ có

thể lấy lại số tiền đó theo các cam kết đối ứng với các tổ chức RLG. Do đó, các khoản phí bảo

lãnh được tính toán để trang trải tất cả các chi phí vận hành của GSE, chi phí giao dịch của

chứng khoán, và một khoản lợi nhuận khiêm tốn để tích lũy thêm vốn trên bảng cân đối của

GSE.

Sự ra đời của một GSE để tài trợ cho các RLG có thể sẽ mang lại nhiều hiệu quả bởi những

lý do sau đây:

(i) Các chi phí nợ được bảo đảm cộng với phí bảo lãnh là ít hơn chi phí của chứng khoán

hóa nếu không được hỗ trợ, một phần vì chứng khoán được xếp hạng cao sẽ thu hút nhiều nhà

đầu tư hơn.

(ii) Các chứng khoán phát hành bởi GSE thường có giá trị lớn và có tính thanh khoản cao

hơn trên thị trường thứ cấp so với những chứng khoán hóa có cấu trúc (structured

securitizations).

(iii) Chi phí giao dịch thấp bởi các GSEs phát hành thường xuyên và giữ cho cấu trúc của

các giao dịch không đổi trong thời gian dài thông qua việc sử dụng những bộ giấy tờ giống

nhau cho các hợp đồng cho thuê, các SPVs, và các giao dịch chứng khoán hóa.

(iv) Các GSE kiểm soát tiêu chuẩn bảo lãnh phát hành. Khi áp đặt các tiêu chuẩn cao ngay

từ ban đầu thì các vấn đề sẽ ít phát sinh hơn trong tương lai.

(v) Rủi ro tái tài trợ giảm vì một GSE luôn có thể phát hành nợ mới. Chứng khoán GSE

13 Giao dịch nội địa là một giao dịch định giá bằng nội tệ và chỉ được phân phối giới hạn tới các nhà đầu tư trong nước

Page 37: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 33

có tính bền vững và cho phép phát hành ngay cả khi thị trường tín dụng và thị trường vốn là

không ổn định hay có tính thanh khoản kém.

V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:

Tại Trung Quốc, một dòng vốn lớn từ các nhà đầu tư tư nhân đã chảy vào nhiều loại hình

chứng khoán trong những năm gần đây, một phần do tỷ lệ tiết kiệm tương đối cao của quốc

gia này. Các nhà đầu tư không phải luôn luôn có những đánh giá tốt nhất khi lựa chọn các

khoản đầu tư và kết quả là một số đã phải gánh chịu tổn thất. Các nhà đầu tư chắc chắn sẽ trở

nên chọn lọc hơn theo thời gian và tìm kiếm các khoản đầu tư có chất lượng cao hơn, cụ thể là

các khoản đầu tư được xếp hạng cao hơn so với trước đây.

Các chính quyền khu vực và địa phương nói chung có xếp hạng tín dụng thấp hoặc không

xếp hạng. Do đó không chắc rằng việc RLG phát hành trực tiếp sẽ thu hút đủ các nhà đầu tư

để tạo đủ quỹ nhằm tái tài trợ các khoản LGFVs đến hạn, tài trợ cho các khoản đầu cơ sở hạ

tầng mới, và tài trợ cho các khoản thiếu hụt doanh thu của RLG.

Nhu cầu của các nhà đầu tư nói chung là lớn nhất đối với mức xếp hạng tín dụng cao nhất.

Do các nhu cầu tài chính của RGL là rất lớn, do đó phần lớn nguồn tài trợ cần phải ở mức

điểm đầu tư cao.

Các nhà đầu tư quốc tế chắc chắn sẽ ưa thích các khoản đầu tư bằng NDT nếu chúng được

chính phủ đảm bảo. Một doanh nghiệp được chính phủ tài trợ sẽ loại bỏ được các nhân tố địa

phương liên quan đến hệ thống luật pháp, hệ thống đăng ký đất đai, và theo đó, là các vấn đề

liên quan đến việc các nhà đầu tư quốc tế có thể thiếu những kiến thức cần thiết để có thể trở

nên thoải mái với các rủi ro này.

Bản thân các chính quyền địa phương và khu vực khả năng cao sẽ không thể tự tài trợ các

giao dịch chứng khoán hóa do rủi ro địa lý và rủi ro tập trung nghĩa vụ mà kết quả có thể dẫn

tới việc bị xếp hạng tín dụng ở mức thấp. Tuy nhiên, một ngân hàng thương mại với danh

mục đa đạng các khoản vay bất động sản thương mại được hậu thuẫn bởi các tài sản có thu

nhập thương mại từ bên thứ ba, có thể chứng khoán hóa thành công một danh mục đa đạng

các khoản vay như vậy trong một giao dịch chứng khoán hóa đơn lẻ.

Trong trường hợp các tài sản bán thương mại và tài sản là bất động sản thương mại xã hội,

một mức độ hỗ trợ nhất định từ nhà nước có thể cần thiết để các giao dịch chứng khoán hóa

trở nên khả thi. Ở mức độ thấp nhất, hỗ trợ của nhà nước có thể ở dưới dạng bảo lãnh cho

nghĩa vụ mua lại của RLG. Ở mức độ cao nhất, hỗ trợ của nhà nước có thể được thực hiện

thông qua việc một doanh nghiệp được nhà nước tài trợ bảo lãnh cho các khoản vay riêng lẻ

hoặc các đợt chứng khoán hóa. Khi xem xét một doanh nghiệp đươc chính phủ tài trợ, mô

hình của Canada đã cho thấy sự ưu việt hơn so với mô hình của Mỹ. Một GSE theo kiểu

Canada sẽ đảm bảo mức chi phí tài chính thấp nhất cho các bất động sản thương mại (CRE)

của RLG, trao cho chính phủ quyền kiểm soát thực sự các điều khoản mà theo đó các chính

quyền khu vực và địa phương có thể tài trợ cho các bất động sản thương mại, và cung cấp cho

các nhà đầu tư một công cụ chứng khoán hóa lớn, có tính thanh khoản, và đồng nhất, được

xếp hạng AAA, đề đầu tư vào.

Việc sử dụng chứng khoán hóa của các RLG có khả năng sẽ là một đóng góp lớn cho việc

cải cách tài chính công tại Trung Quốc nơi mà hệ thống 2 công cụ có thể làm việc tốt. Công

Page 38: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 34

cụ thứ nhất là các khoản phát hành nợ trực tiếp của RLG để chủ yếu bù đắp các khoản thiếu

hụt doanh thu hàng năm. Các khoản phát hành này có kỳ hạn tương đối ngắn phù hợp với

mức xếp hạng tín dụng vừa phải sẵn có. Công cụ thứ hai là chứng khoán hóa với sự bảo lãnh

của GSE các tài sản là cơ sở hạ tầng có mức xếp hạng tín dụng cao nhất và có kỳ hạn dài.

Thị trường chứng khoán hóa tài chính công được GSE bảo lãnh có tiềm năng sẽ trở nên

rộng lớn, thanh khoản, và bền vững theo chu kỳ kinh tế. Hầu hết các khoản đầu tư sẽ là từ các

nhà đầu tư trong nước, nhưng một công cụ phụ có thể được phát triển cho các nhà đầu tư

nước ngoài.

Chứng khoán hóa tài chính công được GSE bảo lãnh có thể kỳ vọng đạt được mức xếp

hạng AAA nếu việc phân phối chỉ giới hạn cho các nhà đầu tư trong nước. Bất kỳ đợt phát

hành nào mà một phần hoặc tất cả được phân phối bên ngoài Trung Quốc, bất chấp đồng tiền

phát hành, sẽ bị giới hạn ở mức xếp hạng tín nhiệm quốc tế của Trung Quốc.

Trở lại trang đầu

Page 39: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 35

NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

THÔNG TIN ĐỀ TÀI TRONG NƯỚC THÁNG 08-2016

1. Đề tài: Giải pháp thúc đẩy giao dịch thanh toán qua POS tại Việt Nam

Chủ nhiệm:KS. Nguyễn Quang Minh, Phó Tổng giám đốc, Công ty cổ phần Thanh toán

quốc gia Việt Nam

Mã số:DTNH.12/2014

Năm hoàn thành:2016

Xếp loại: Giỏi

Các chủ đề nghiên cứu chính:

- Một số công nghệ mới đang được triển khai trên thế giới trong phát triển thanh toán qua

POS.

- Thực trạng phát triển POS ở Việt Nam.

- Các giải pháp thúc đẩy phát triển POS tại Việt Nam.

Mô tả tóm tắt:

Trong thời gian qua, hoạt động thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ (Point of Sale –

POS) tại Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Số lượng thiết bị chấp nhận thanh toán

POS và điểm chấp nhận thanh toán đã không ngừng tăng lên, các ngân hàng quan tâm phát

triển cả về mạng lưới chấp nhận thẻ POS và chất lượng dịch vụ nhằm mang đến cho khách

hàng tiện ích tối đa. Bên cạnh những kết quả đạt được, thị trường thanh toán qua POS tại Việt

Nam còn nhiều hạn chế cần cải thiện. Đề tài DTNH.12/2014 được triển khai nghiên cứu nhằm

tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy phát triển POS tại Việt Nam. Đề tài được kết cấu thành 03

chương với các nội dung cụ thể như sau:

Chương 1 nghiên cứu tổng quan về thanh toán qua POS, xu hướng và kinh nghiệm phát

triển công nghệ thanh toán POS trên thế giới. Nghiên cứu tại chương 1 cho thấy để phát triển

thanh toán POS cần chú trọng các vấn đề về hành lang pháp lý, chính sách phí, quy hoạch thị

trường...

Hành lang pháp lý cho dịch vụ thanh toán POS được xây dựng nhằm quy định quyền hạn

và trách nhiệm của các bên tham gia khi cung cấp và phát triển dịch vụ thanh toán thẻ. Căn cứ

vào thực trạng thị trường thanh toán thẻ của từng quốc gia, các Ngân hàng trung ương, Chính

phủ các nước đã đưa ra những quy định, những chính sách nhằm phát triển dịch vụ thanh toán

bằng thẻ. Mỗi quốc gia cũng đều có những chính sách phí riêng, bao gồm chính sách về mức

phí interchange, phí chiết khấu của đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT), quy định về phụ phí

(surcharge)... Việc quy hoạch thị trường là nhằm đảm bảo sự đồng nhất trên toàn thị trường,

tránh tình trạng lộn xộn, không hiệu quả. Việc quy hoạch bao gồm quy hoạch về chất lượng

dịch vụ đảm bảo cơ sở hạ tầng cho việc phát triển dịch vụ thẻ, tránh việc chỉ tập trung phát

triển về lượng (số lượng thẻ) mà không đầu tư phát triển chất lượng dịch vụ; quy hoạch về

mạng lưới POS và đơn chấp nhận thẻ, đảm bảo sự phát triển đồng đều ở các vùng/miền, các

loại hình đơn vị chấp nhận thẻ khác nhau.

Chương 1 cũng giới thiệu về các công nghệ thanh toán hiện đang được ứng dụng phổ biến

trên thế giới như công nghệ mPOS; công nghệ NFC; công nghệ QRCode; công nghệ sinh trắc

và kinh nghiệm triển khai, áp dụng các công nghệ thanh toán mới trên thế giới.

Chương 2 nghiên cứu tổng quan về thị trường thanh toán qua POS tại Việt Nam, xu

hướng phát triển công nghệ POS hiện đại và đánh giá các kết quả đạt được cũng như những

Page 40: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 36

tồn tại, hạn chế của thị trường. Nghiên cứu cho thấy trong những năm qua, số lượng POS do

các ngân hàng phát triển liên tục tăng trưởng, tuy nhiên, số lượng POS tăng qua các năm

nhưng với tốc độ tăng trưởng giảm dần, số điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ trên đầu

người tại Việt Nam chưa cao, số lượng giao dịch thanh toán qua POS chỉ chiếm khoảng 2%

trong tổng số giao dịch qua ATM và POS.

Cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và cho các giao dịch

thanh toán qua POS ngày càng được chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu

quả, tạo sự phát triển đồng bộ và đảm bảo an toàn cho việc cung ứng dịch vụ trên thị trường.

Hành lang pháp lý, chính sách cho TTKDTM nói chung, thanh toán qua POS nói riêng

tiếp tục được hoàn thiện, một số văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát, chỉnh sửa, bổ

sung và ban hành mới để hướng dẫn và điều chỉnh các hoạt động thanh toán nhằm đáp ứng

yêu cầu phát triển và nhu cầu của thực tiễn; tạo sự đồng bộ và điều kiện thuận lợi, khuyến

khích phát triển TTKDTM; tăng cường quản lý thanh toán bằng tiền mặt; và đảm bảo an ninh,

an toàn trong hoạt động TTKDTM.

Thị trường thanh toán thẻ đã đạt được tốc độ gia tăng rất lớn trong giai đoạn vừa qua. Số

lượng thẻ đạt mức tăng trưởng bình quân gần 45%/năm trong giai đoạn 2007-2015, số lượng

thẻ phát hành năm 2015 tăng gấp hơn 10 lần so với năm 2007. Cùng với sự gia tăng về số

lượng thẻ thanh toán phát hành, các ngân hàng đã nhận thức được tầm quan trọng và tập trung

phát triển mạng lưới hệ thống POS, để thúc đẩy hơn nữa giao dịch thanh toán bằng thẻ. Với

những nỗ lực đó, mạng lưới điểm chấp nhận thanh toán POS cũng đạt mức tăng trưởng hơn

50% trong giai đoạn 2007-2015.

Chương 3 của đề tài tập trung đề xuất các giải pháp về hành lang pháp lý, quy hoạch thị

trường, kỹ thuật công nghệ và truyền thông, đồng thời đưa ra các kiến nghị với Ngân hàng

Nhà nước, với các Bộ/ban/ngành, với NAPAS và với cac Ngân hàng thương mại nhằm thúc

đẩy giao dịch thanh toán qua POS tại Việt Nam./.

Trở lại trang đầu

2. . Đề tài: Hoàn thiện hệ thống báo cáo thống kê của NHNN và nâng cấp Thông tư

31/2013/TT-NHNN ngày 13/12/2013

Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Thị Dịu - Phó trưởng phòng, Vụ Dự báo - Thống kê, NHNN.

Mã số:DTNH.03/2015

Năm hoàn thành:2016

Xếp loại:Khá

Các chủ đề nghiên cứu chính:

- Những vấn đề chung về thống kê tiền tệ, ngân hàng và kinh nghiệm quốc tế trong xây

dựng và tổ chức hệ thống báo cáo thống kê;

- Thực trạng hệ thống báo cáo thống kê tại Ngân hàng Nhà nước;

- Giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo thống kê tại Thông tư 31/2013/TT-NHNN.

Mô tả tóm tắt:

Nhằm mục tiêu xây dựng giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê ngành ngân

hàng làm cơ sở cho việc phân tích, dự báo, đánh giá tình hình ngành ngân hàng, đề tài

DTNH.03/2015 được cấu trúc thành 03 chương với các nội dung nghiên cứu cụ thể như sau:

Page 41: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 37

Chương 1 nghiên cứu những vấn đề chung về thống kê tiền tệ, ngân hàng và kinh

nghiệm quốc tế trong xây dựng và tổ chức hệ thống báo cáo thống kê. Theo đó, thống kê tiền

tệ ngân hàng là công cụ hữu hiệu để xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, cung

cấp thông tin đầy đủ, toàn diện, chuyên sâu cho từng lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ ngân hàng

để Ngân hàng trung ương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân

hàng. Với vai trò đó, nhiệm vụ của thống kê tiền tệ, ngân hàng bao gồm: (i) Nghiên cứu và

xây dựng cách thức tổ chức thu thập, tổng hợp số liệu thống kê về tiền tệ và hoạt động ngân

hàng đảm bảo tính chính xác, kịp thời, tránh trùng lắp để phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu liên

quan đến tiền tệ và hoạt động ngân hàng và (ii) Nghiên cứu phương pháp phân tích, đánh giá,

dự báo một số chỉ tiêu tiền tệ chủ yếu, giúp cho việc tạo lập chính sách phù hợp với các mục

tiêu kinh tế cho từng thời kỳ.

Các phương pháp thống kê truyền thống bao gồm: Phương pháp số tuyệt đối, số tương

đối, số bình quân; Phương pháp phân tổ; Phương pháp sắp xếp dãy số theo thời gian; Phương

pháp chỉ số; Phương pháp hồi quy tương quan, phương pháp hệ số co giãn. Bên cạnh các

phương pháp thống kê truyền thống, thống kê tiền tệ, ngân hàng còn sử dụng phương pháp

thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) theo hướng dẫn tại cuốn cẩm nang thống kê tài chính,

tiền tệ (MFS 2008). Đối với Việt Nam, phương pháp thống kê của IMF cho phép thống kê

trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ở nước ta dần dần tiếp cận với phương pháp thống kê tài

chính, tiền tệ quốc tế.

Về kinh nghiệm xây dựng và tổ chức hệ thống báo cáo thống kê, tại Ngân hàng Trung

ương Thái Lan (BOT), Vụ Quản lý dữ liệu (Data Management Department – DMD) được

thành lập năm 2000, thuộc Khối công nghệ thông tin để phụ trách công tác thống kê chung

của BOT. Tại Ngân hàng Trung ương Malaysia, Vụ Thống kê (Statistics Services Department

– SSD) được thành lập nhằm tập trung hệ thống thông tin cũng như chức năng thống kê vào

một đơn vị đầu mối; giảm thiểu các yêu cầu báo cáo không cần thiết đối với các tổ chức tín

dụng; tăng cường trao đổi thông tin giữa các đơn vị thuộc BNM, cải tiến việc thu thập số liệu

và công bố số liệu thống kê. Tuy nhiên, đến nay chức năng thống kê chưa hoàn toàn được tập

trung hoá vào SSD.

Trong tổ chức thực hiện công tác thống kê, cả hai ngân hàng đều có đơn vị chuyên

trách thực hiện công tác thống kê; phạm vi thống kê tương đối rộng, không chỉ bó hẹp trong

việc thu thập thông tin của các đơn vị do Ngân hàng Trung ương quản lý; các ngân hàng bố trí

một lực lượng cán bộ tương đối lớn để kiểm tra, đối chiếu số liệu khi có vấn đề. Để nâng cao

tính chính xác của báo cáo, BOT và BNM đều tổ chức cuộc gặp mặt giữa Ngân hàng Trung

ương với các doanh nghiệp, hoặc các ngân hàng … để trao đổi, thu thập thông tin, tăng thêm

sự hiểu biết về trách nhiệm của bên cung cấp thông tin và người nhận thông tin. BOT và

BNM đều áp dụng mô hình thu thập báo cáo tập trung, qui định thời gian gửi báo cáovới độ

trễ khá lớn để áp dụng cho các đơn vị báo cáo. Để hỗ trợ cho công tác báo cáo của các tổ

chức tín dụng, BOT cung cấp chương trình phần mềm ứng dụng báo cáo thống kê cho một số

ngân hàng không tự xây dựng được chương trình phần mềm đáp ứng được yêu cầu báo cáo

của BOT (thường chỉ hỗ trợ đối với các ngân hàng nhỏ).

Page 42: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 38

Trên cơ sở kinh nghiệm của BOT và BNM, nhóm nghiên cứu cho rằng NHNN Việt

Nam cần nghiên cứu sắp xếp, tổ chức lại bộ phận thống kê của hệ thống NHNN để có khối

lượng thông tin lớn, tin cậy, phục vụ đắc lực cho hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ –

tín dụng và hoạt động ngân hàng, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế về

thông tin. Để mở rộng phạm vi thu thập thông tin, NHNN cần phải sử dụng phương pháp điều

tra thống kê thường xuyên hơn để thu thập các thông tin chưa được quy định trong Thông tư

31 của Thống đốc NHNN; nghiên cứu hoàn thiện mô hình báo cáo tập trung; tiếp tục đổi mới

công tác thống kê của NHNN Việt Nam theo mô hình tập trung.

Để tiếp tục đổi mới công tác thống kê của NHNN Việt Nam theo mô hình tập trung,

vấn đề công nghệ phải được ưu tiên hàng đầu và phải được xây dựng trên nền tảng công nghệ

thông tin hiện đại, gồm:(i) ưu tiên đầu tư xây dựng mạng máy tính; (ii) sớm tiến hành xây

dựng kho dữ liệu (data warehouse) tập trung của NHNN để tránh tản mát dữ liệu; (iii) Triển

khai phần mềm ứng dụng trong khai thác, tổng hợp và phân tích dữ liệu.

Tại chương 2, đề tài nghiên cứu về thực trạng hệ thống báo cáo thống kê tại Ngân

hàng Nhà nước và đánh giá hệ thống so với yêu cầu thông tin phục vụ công tác quản lý, điều

hành, giám sát an toàn hoạt động tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Theo kết quả

nghiên cứu, tính đến thời điểm hiện nay, tính chính xác của số liệu báo cáo thống kê đã được

cải thiện đáng kể so với hệ thống báo cáo thống kê cũ; tính kịp thời, đầy đủ của số liệu, báo

cáo thống kê cũng được cải thiện. Cụ thể, công tác báo cáo thống kê tại Ngân hàng Nhà nước

đã đạt được một số kết quả như: (i) Điện tử hóa, tự động hóa hoàn toàn trong việc truyền,

nhận, tổng hợp thông tin báo cáo thống kê là cơ sở nền tảng cho việc tạo lập kho dữ liệu

chuẩn về cấu trúc, định dạng dữ liệu; (ii) Mô hình báo cáo thống kê chuyển dần từ phân tán

sang mô hình báo cáo tập trung; (iii) thay đổi về cơ cấu tổ chức bộ máy thống kê theo hướng

tinh gọn và hiệu quả; (iv) Xây dựng được quy trình kiểm tra, kiểm duyệt, tra soát báo cáo

thống kê; (v) Hệ thống báo cáo thống kê dần tiến tới được xây dựng theo hướng mở; (vi) Xây

dựng hệ thống chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo đảm bảo tránh trùng lắp, hướng dẫn cụ thể, rõ ràng,

dễ hiểu; (vii) Chế độ báo cáo thống kê cũng nhấn mạnh về chế tài xử lý vi phạm trong công

tác thống kê.

Tuy nhiên, hệ thống báo cáo thống kê hiện tại vẫn còn một số tồn tại. Ví dụ như về

phạm vi thống kê, Thông tư 31/2013/TT-NHNN quy định phạm vi báo cáo áp dụng đối với

các đơn vị thuộc NHNN, trong khi các thông tin này các đơn vị báo cáo thuộc NHNN cũng

phải thu thập từ TCTD hoặc các thông tin này có thể trích xuất tự động từ một hệ thống báo

cáo khác thuộc NHNN; Hệ thống chỉ tiêu, mẫu biểu báo cáo thống kê tại Thông tư 31 chưa

đảm bảo tính bao quát về đơn vị báo cáo và còn nhiều yêu cầu báo cáo được quy định rải rác

tại các văn bản khác ngoài Thông tư 31/2013/TT-NHNN. Về mức độ chi tiết và cách phân tổ

các chỉ tiêu thông kê cũng còn nhiều điểm bất hợp lý và chưa thống nhất.

Tại chương 3, nhóm nghiên cứu tập trung đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống

báo cáo thống kê quy định tại Thông tư 31/2013/TT-NHNN. Theo đó, hệ thống báo cáo cáo

thống kê ngành ngân hàng cần được hoàn thiện, tiến tới là nguồn thông tin chính yếu và đáng

tin cậy cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin phục vụ công tác xây dựng, hoạch định và điều

Page 43: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 39

hành chính sách tiền tệ của NHNN. Để đạt được điều này, hệ thống thống kê tiền tệ, ngân

hàng cần thực hiện theo một số định hướng cơ bản như sau:

- Xây dựng hệ thống báo cáo thống kê về tiền tệ và hoạt động ngân hàng tập trung,

thống nhất và hoạt động có hiệu quả dựa trên cơ sở nền tảng công nghệ thông tin tiên tiến

nhằm cải thiện căn bản chất lượng và hiệu quả của công tác thống kê trong ngành ngân hàng.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung (Data Warehouse) và tổ chức kho dữ liệu chuyên

biệt theo mảng nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu các đơn vị chức năng.

- Xây dựng chương trình phần mềm báo cáo thống kê với các chức năng tiện ích,

thông minh, thân thiện với người sử dụng cho phép tạo mới/chỉnh sửa/bổ sung yêu cầu dữ liệu

đầu vào.

- Ứng dụng triệt để các công cụ khai thác báo cáo thống kê linh hoạt, kịp thời tạo và

thiết kế báo cáo theo yêu cầu người sử dụng.

- Tăng cường khả năng chia sẻ dữ liệu tự động...

Đối với nội dung xây dựng chế độ báo cáo mới thay thế Thông tư 31/2013/TT-NHNN,

theo nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp như sau:

- Tách riêng quy định báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng

Nhà nước với quy định báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh

ngân hàng nước ngoài.

- Tích hợp quy định báo cáo thống kê, báo cáo tài chính, báo cáo cân đối tài khoản kế

toán áp dụng cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại một Chế độ báo

cáo mới.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành và xây

dựng kế hoạch, chiến lược phát triển ngành Ngân hàng.

- Chuyển đổi định dạng yêu cầu báo cáo từ chỉ tiêu sang mẫu biểu.

- Kiện toàn mô hình báo cáo thống kê tập trung hoàn toàn.

- Bổ sung chế tài xử phạt vi phạm quy định báo cáo thống kê theo hướng có quy định

cụ thể đối với từng thực thể vi phạm. Bên cạnh đó, quy định xử lý vi phạm hành chính cần đủ

để đánh vào điểm yếu của đơn vị báo cáo thay vì tác động vào tài chính của đơn vị, có tác

động đến các quyền lợi lâu dài của đơn vị báo cáo (như gắn với quyền mở rộng mạng lưới,

hoạt động mới), uy tín, hình ảnh của đơn vị (như công bố thông tin vi phạm trên trang tin điện

tử, phân loại TCTD)./.

Trở lại trang đầu

3. Đề tài: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bao thanh toán ở Việt Nam

Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Thị Thanh Hằng - Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân

hàng, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN

Mã số:DTNH.06/2015

Năm hoàn thành:2016

Xếp loại: Giỏi

Các chủ đề nghiên cứu chính:

- Lý luận về nghiệp vụ bao thanh toán và thông lệ quốc tế liên quan đến hoạt động bao

Page 44: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 40

thanh toán.

- Thực trạng hoạt động bao thanh toán của hệ thống các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước

ngoài tại Việt Nam, những nguyên nhân khiến hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam hiện

nay chưa phát triển.

- Các giải pháp nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động bao thanh toán tại Việt

Nam

Mô tả tóm tắt:

Nhằm mục tiêu đưa ra được một bức tranh toàn cảnh về thực trạng hoạt động bao thanh

toán của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam trong vòng 5 năm

trở lại đây, tham khảo kinh nghiệm, thông lệ quốc tế quy định về hoạt động bao thanh toán và

phát triển thị trường bao thanh toán để từ đó đề xuất nhóm các giải pháp đồng bộ nhằm phát

triển hơn nữa hoạt động bao thanh toán ở nước ta, đề tài DTNH.06/2015 được cấu trúc thành

03 chương với các nội dung cụ thể như sau:

Chương 1 của đề tài nghiên cứu lý luận và thông lệ quốc tế liên quan đến hoạt động bao

thanh toán, bao gồm khái niệm, các hình thức bao thanh toán; lợi ích, rủi ro và các nhân tố

ảnh hưởng đến hoạt động bao thanh toán; quy định về hoạt động bao thanh toán của một số

nước trên thế giới. Nghiên cứu tại chương 1 cho thấy khung khổ pháp lý cho hoạt động bao

thanh toán tại các quốc gia trên thế giới cho thấy khoảng cách về sự phát triển trong hoạt động

bao thanh toán tại các quốc gia phát triển và đang phát triển. Thông lệ quốc tế có đã có một số

quy định sau: (1) Quy định về điều kiện thành lập đơn vị bao thanh toán gồm có: hình thức

pháp lý cơ cấu sở hữu của đơn vị bao thanh toán, mức vốn điều lệ tối thiểu, kinh nghiệm quản

lý và cơ sở vật chất tối thiểu, quy định nội bộ; (2) Quy định về hoạt động và đảm bảo an toàn

trong hoạt động của đơn vị bao thanh toán; (3) Quy định về việc đăng ký thông tin về khoản

phải thu; (4) Quy định về hệ thống quản trị rủi ro… Đối với Việt Nam, việc nghiên cứu đặc

điểm hoạt động bao thanh toán và khảo sát khung khổ pháp lý cho hoạt động bao thanh toán

tại các quốc gia trên thế giới là nguồn tham khảo quan trọng giúp cơ quan quản lý có định

hướng sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách và các Bộ, ngành có liên quan phối hợp với

nhau trong hoạt động quản lý Nhà nước về hoạt động này để phát triển hơn nữa tiềm năng của

hoạt động bao thanh toán ở Việt Nam.

Chương 2 nghiên cứu thực trạng hoạt động bao thanh toán của hệ thống các TCTD, chi

nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm: Các văn bản quy phạm pháp luật điều

chỉnh hoạt động bao thanh toán ở Việt Nam; Tình hình hoạt động bao thanh toán của các ngân

hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; Nguyên nhân dẫn đến hoạt

động bao thanh toán tại Việt Nam chưa phát triển và Triển vọng phát triển nghiệp vụ bao

thanh toán ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu tại đây cho thấy một số vấn đề như: (i) Phần lớn

các đơn vị bao thanh toán chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, (ii) Hiện tại chưa

nhiều (khoảng 18,6%) đơn vị bao thanh toán sử dụng nghiệp vụ bao thanh toán xuất nhập

khẩu trong giao thương quốc tế, (iii) Không nhiều (khoảng 14%) đơn vị bao thanh toán có

mối liên hệ hoặc là thành viên của các Hiệp hội bao thanh toán quốc tế, (iv) Một số đơn vị

bao thanh toán chưa có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để triển khai bao thanh

Page 45: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 41

toán, (v) Thời hạn bao thanh toán ở Việt Nam dài hơn nhưng số tiền ứng trước/giá trị khoản

phải thu tương đồng với các nước Châu Âu, (vi) Mức độ rủi ro của khoản phải thu và độ dài

thời hạn bao thanh toán đóng vai trò quyết định mức phí mà đơn vị bao thanh toán áp dụng

cho khách hàng, (vii) Dư nợ bao thanh toán của hệ thống còn rất khiêm tốn trong tổng dư nợ

cấu tín dụng, (viii) Một số hạn mức rủi ro đã được áp dụng cho hoạt động bao thanh toán, (ix)

Bao thanh toán bên bán hàng phù hợp với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, SMEs, doanh

nghiệp có uy tín, (x) Rủi ro đối với khoản phải thu (rủi ro tín dụng) là rủi ro trọng yếu của

hoạt động bao thanh toán, tiếp đó, rủi ro tỷ giá liên quan tới hoạt động bao thanh toán quốc tế

(rủi ro thị trường). Tuy nhiên, quy định về an toàn cho hoạt động bao thanh toán ở Việt Nam

có phần ít chặt chẽ hơn so với quy định của một số nước trên thế giới.

Tại chương 3, nhóm nghiêm cứu tập trung vào việc đề xuất các giải pháp phát triển hoạt

động bao thanh toán tại Việt Nam, bao gồm giải pháp về cơ chế, chính sách và các giải pháp

đối với các TCTD. Theo đó, trong ngắn hạn Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện khuôn khổ

pháp lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động bao thanh toán thông qua việc ban hành

một Thông tư thay thế Quyết định số 1096 để hướng dẫn về hoạt động bao thanh toán phù

hợp với quy định mới tại Luật Tổ chức tín dụng. Thông tư thay thế Quyết định số 1096 cần

phải đảm bảo xử lý được các vướng mắc trong quy định bao thanh toán hiện nay để tạo điều

kiện cho hoạt động này phát triển, bao gồm: (i) giải thích quy định "bảo lưu quyền truy đòi"

trong khái niệm bao thanh toán, (ii) hướng dẫn cụ thể hoạt động bao thanh toán bên mua, (iii)

bổ sung quy định về quy trình bao thanh toán qua mạng điện tử, (iv) sửa yêu cầu cung cấp

hợp đồng gốc (hoặc bản sao có chứng thực) tại quy định hiện hành, (v) nhanh chóng thay đổi

giấy phép để cho phép các ngân hàng thương mại được thực hiện bao thanh toán mà không

cần phải xin phép. Trong trung, dài hạn, NHNN cần chú trọng các vấn đề sau:

(i) Sửa khái niệm bao thanh toán quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, đảm bảo khái

niệm đưa ra phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo đó, bao thanh toán không được coi là một

hình thức cấp tín dụng mà nên coi là một hình thức tài trợ thương mại.

(ii) Bổ sung quy định về “bao thanh toán không có quyền truy đòi”. Yêu cầu “bảo lưu

quyền truy đòi” đã làm giảm tính hấp dẫn của dịch vụ khi các doanh nghiệp không thể chuyển

rủi ro sang cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Vì vậy, Nhóm nghiên

cứu cho rằng trong trung hạn, khi sửa Luật các tổ chức tín dụng 2010 cần sửa đổi quy định về

bao thanh toán để cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyền lựa

chọn thực hiện hình thức bao thanh toán có hoặc không có quyền truy đòi tuỳ theo đánh giá

về mức độ rủi ro của khách hàng.

(ii) Khuyến khích thành lập các công ty tài chính bao thanh toán chuyên ngành.

(iii) Khuyến khích thành lập Trung tâm đăng ký giao dịch bao thanh toán nhằm kết nối

bên bán hàng, đơn vị bao thanh toán và bên mua hàng trong giao dịch bao thanh toán.

(iv) Nghiên cứu, đánh giá rủi ro hoạt động bao thanh toán đối với từng loại hình tổ chức

tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để từ đó điều chỉnh những tỷ lệ an toàn hiện có

hoặc quy định những tỷ lệ an toàn mới nhằm đảm bảo hoạt động an toàn, ổn định của các đơn

vị này. Bên cạnh đó, cũng cần có sự phối hợp của các bộ, ngành liên quan để thực hiện việc

giới thiệu rộng rãi hoạt động bao thanh toán đến các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh

Page 46: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 42

nghiệp xuất nhập khẩu và triển khai sàn giao dịch bao thanh toán tại Việt Nam.

Đối với các TCTD, cần có sự thay đổi về nhận thức đối với hoạt động Bao thanh toán; Mở

rộng quan hệ ngân hàng đại lý trong và ngoài nước và tham gia Hiệp hội bao thanh toán quốc

tế; Hoàn thiện quy định nội bộ về hoạt động bao thanh toán; Nâng cao hiệu quả khâu thẩm

định chất lượng khoản phải thu và bên mua hàng, đặc biệt cần nâng cao kỹ năng thẩm định

hợp đồng thương mại; Đẩy mạnh công tác marketing, giới thiệu, quảng bá dịch vụ bao thanh

toán tới khách hàng mạnh mẽ, sâu rộng và hiệu quả; Thành lập bộ phận chuyên trách thực

hiện triển khai, tư vấn phục vụ khách hàng và phát triển sản phẩm bao thanh toán, đặc biệt

trong việc thẩm định các hợp đồng thương mại giữa bên bán hàng và bên mua hàng; Xây

dựng kế hoạch, lộ trình phát triển cụ thể cho hoạt động bao thanh toán; Mở rộng tiếp cận dịch

vụ bao thanh toán đến các đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ; Đào tạo đội ngũ nhân viên am

hiểu hoạt động bao thanh toán...

Trở lại trang đầu

4. Dự án: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ ở NHNN Việt Nam

Chủ nhiệm: ThS. Trần Hữu Thắng, Phó Vụ trưởng, Vụ Tổ chức cán bộ, NHNN.

Mã số:DANH.05/2013

Năm hoàn thành:2016

Xếp loại: Giỏi

Các chủ đề nghiên cứu chính:

- Thực trạng công tác đánh giá cán bộ hiện nay của NHNN, những hạn chế, bất cập và

nguyên nhân cơ bản.

- Yêu cầu nâng cao chất lượng đánh giá cán bộ Ngân hàng nói chung và NHNN nói riêng

trong điều kiện mới.

- Đề xuất giải pháp để cải tiến phương pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá

cán bộ NHNN đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Mô tả tóm tắt:

Do đánh giá nhân sự là một khâu quan trọng trong quy trình hoạt động quản trị nhân sự,

tác động trực tiếp và có vai trò cốt yếu trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hoạt

động của tổ chức nên dự án này tập trung vào mục tiêu phân tích thực trạng công tác đánh giá

CC,VC hiện nay của khu vực công và của NHNN; Xác định định hướng, các yêu cầu đổi mới

để nâng cao chất lượng đánh giá CC,VC; Hệ thống hóa cơ cở lý luận về đánh giá nhân sự làm

cơ sở đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá CC,VC NHNN.

Chương 1 nghiên cứu cơ sở luận, các vấn đề tổng quan về đánh giá nhân lực, bao gồm

khái niệm về quản trị nguồn nhân lực; các nhóm phương pháp đánh giá nhân lực; một số

phương pháp phổ biến trong đánh giá nhân sự. Thông qua nghiên cứu lý luận và tìm hiểu,

phân tích cách thức triển khai đánh giá nhân sự ở khu vực công và NHTW một số nước, nhóm

nghiên cứu rút ra một số bài học đối với công tác đánh giá CC,VC tại NHNN, cụ thể như sau:

Một là, sự thành công trong việc áp dụng hệ thống đánh giá phụ thuộc phần lớn vào sự

sẵn sàng của những con người trong hệ thống hơn là bản thân hệ thống đó. Do đó, sự quyết

tâm và kiên trì của lãnh đạo cấp cao của tổ chức sẽ đóng vai trò quan trọng vào việc áp dụng

Page 47: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 43

thành công bất kỳ hệ thống đánh giá nào.

Hai là, trước khi xây dựng hệ thống đánh giá kết quả công việc, cá nhân cần thiết lập hệ

thống quản lý công việc phù hợp với thực hiện nhiệm vụ ở cấp độ tổ chức.Các tiêu chí đánh

giá cần được xây dựng rõ ràng, cụ thể và gắn với nhiệm vụ của mỗi người dựa trên cơ sở bản

mô tả công việc. Nên lượng hóa nhiều nhất trong khả năng có thể các tiêu chí đánh giá và

phải bảo đảm độ tin cậy của tiêu chí.

Ba là, đánh giá kết quả thực hiện nhằm mục tiêu cải thiện khả năng và kết quả công việc

của cá nhân và tổ chức chứ không phải đe dọa vị trí công việc của một số người. Việc tuyên

truyền, phổ biến, cung cấp các thông tin liên quan đến công tác đánh giá cần được thực hiện

một cách bài bản, đầy đủ để người lao động nhận thức đúng về công tác đánh giá.

Bốn là, hệ thống đánh giá cần được thiết kế để thúc đẩy hợp tác giữa các cá nhân, các bộ

phận/đơn vị hơn là cạnh tranh, ganh đua hoặc tạo cơ hội để một số người lợi dụng vì mục đích

xấu đối với thành viên trong tổ chức vì điều đó sẽ làm giảm năng suất và hiệu quả của cả tổ

chức.

Năm là, như phần trên đã nêu, có rất nhiều phương pháp đánh giá nhân sự với những ưu

và nhược điểm của từng phương pháp. Việc lựa chọn và thiết kế phương pháp đánh giá nhân

sự cần căn cứ vào mục tiêu đánh giá, mục tiêu của quản lý, đối tượng đánh giá....Trên cơ sở

những yếu tố trên, chúng ta có thể lựa chọn một phương pháp cụ thể hoặc kết hợp nhiều

phương pháp trong đánh giá nhân sự.

Các phương pháp hiện đại, tiên tiến trong việc đánh giá đội ngũ CC,VC hiện mới chỉ có

một vài địa phương áp dụng như Đà Nẵng, Bắc Ninh và chỉ mang tính chất thí điểm.

Chương 2 nghiên cứu thực trạng đánh giá công chức, viên chức khu vực công và ở NHNN

Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động đánh giá CC,VC trong khu vực công nói

chung và đánh giá CC,VC trong hệ thống NHNN nói riêng đã đạt được những thành quả nhất

định. Kết quả đánh giá đã được coi là căn cứ quan trọng, là một khâu trong quy trình ban hành

các quuyết định liên quan đến hoạt động quản trị nhân sự (quyết định nâng lương, nâng lương

trước hạn, đào tạo – bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm…). Hệ thống văn bản phục

vụ công tác đánh giá khá đầy đủ, quy định rõ trong Luật, Nghị định quy định về đánh giá

CC,VC và Thống đốc có Quyết định ban hành Quy chế đánh giá CC,VC trong hệ thống

NHNN. Hệ thống văn bản đầy đủ đã tạo được sự thống nhất cao trong toàn bộ các đơn vị, tổ

chức trong khu vực công, kết quả đánh giá được sử dụng làm cơ sở tham chiếu trong việc

điều động, luân chuyển công tác. Trên 70% CC,VC của đơn vị được khảo sát đánh giá hài

lòng về phương pháp và kết quả đánh giá.

Ngoài những mặt tích cực, hoạt động đánh giá CC,VC vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:

- Hệ thống đánh giá CC,VC của khu vực công tại VN và tại NHNN còn chưa khoa học,

chưa hình thành một hệ thống đánh giá CC,VC hoàn chỉnh để sử dụng cho các mục đích cụ

thể khác nhau trong công tác quản trị nguồn nhân lực.

- Việc quy định phương pháp đánh giá chung cho tất cả các đối tượng làm việc trong khu

vực công (bao gồm cả công chức lãnh đạo, quản lý và công chức thừa hành; công chức hành

chính và công chức, viên chức và người lao động khác ở đơn vị sự nghiệp) thoạt nhìn dường

như mang lại sự đánh giá thống nhất đối với toàn bộ đội ngũ CC,VC. Nhưng cách làm đó lại

Page 48: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 44

không phản ánh được những đặc điểm riêng biệt của từng đối tượng nên không chính xác;

không làm rõ được tính đặc thù, sự khác nhau trong chức trách công việc của các đối tượng

này.

- Nội dung, tiêu chí đánh giá khá đầy đủ, toàn diện, bao gồm cả về kết quả thực hiện công

việc lẫn ý thức tuân thủ pháp luật và quy định của cơ quan; tinh thần, thái độ làm việc, sự

phối hợp với các cá nhân và đơn vị khác trong công tác nhưng tiêu chuẩn đo lường, các tiêu

chí trên chỉ mang tính định tính, gần như không đo lường cụ thể được, đánh giá dàn trải, mang

tính cào bằng, đồng đều giữa các tiêu chí, mang nặng tính hình thức và tập trung nhiều vào

các nội dung chính trị tư tưởng mà ít căn cứ vào kết quả công việc cụ thể.

- Việc đánh giá CC,VC thời gian qua chưa bám sát vào kết quả cụ thể thực hiện công việc

thường xuyên của CC,VC.

- Trong một số trường hợp, người có thẩm quyền đánh giá đôi khi còn chưa khách quan

trong nhận xét, đánh giá CC,VC, nhân viên dưới quyền, chưa lấy hiệu quả công việc làm

thước đo chủ yếu, còn cảm tính hoặc chỉ đánh giá theo kiểu cho đủ thủ tục hoặc trong đánh

giá còn nể nang, ngại va chạm.

- Đánh giá CC,VC chưa được thực hiện thường xuyên, hàng ngày nên khó có thể phát

hiện kịp thời các vấn đề cần giải quyết, điều chỉnh, do đó khó để đánh giá chính xác khi thực

hiện vào cuối năm. Việc đánh giá cuối năm thường được làm một cách chiếu lệ, cho đủ thủ

tục.

- Cách thức đánh giá hiện nay chủ yếu tập trung vào đánh giá cá nhân mà không xem xét

trong mối tương quan giữa cá nhân và đơn vị, tổ chức CC,VC đang làm việc. Do vậy, có

những đơn vị/ tập thể cuối năm được đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ, nhưng trong

đơn vị/ tập thể đó vẫn có rất nhiều cá nhân được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, kể cả

những công chức lãnh đạo cũng được đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tạo nên sự

khập khiễng.

Tại chương 3, nhóm nghiên cứu tập trung đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công

tác đánh giá CC,VC ở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tham chiếu kinh nghiệm ở nước

ngoài trong đó có một số Ngân hàng Trung ương; qua thực trạng công tác đánh giá ở khu vực

công và tại NHNN Việt Nam; căn cứ nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, yếu kém của công

tác đánh giá CC,VC; Nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp, tập trung vào hai nhân tố cơ

bản ảnh hưởng đến chất lượng công tác đánh giá là:(i) Phải có cơ chế đánh giá phù hợp với

mục tiêu, nội dung, quy trình; Phương pháp đánh giá rõ ràng, minh bạch, tiêu chí đánh giá cụ

thể và dễ định lượng; (ii) Yếu tố con người tham gia đánh giá và được đánh giá phải thực hiện

một cách công tâm, khách quan, không áp đặt, với tinh thần cầu thị và vì mục tiêu chung của

tổ chức./.

Trở lại trang đầu

5. Dự án: Xây dựng và ứng dụng mô hình cảnh báo sớm về căng thẳng tiền tệ, thanh

khoản trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam

Chủ nhiệm: ThS. Ngô Thị Thu Trà - Trưởng phòng, Vụ Dự báo, Thống kê tiền tệ-

NHNN

Page 49: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 45

Mã số:DANH.01/2013

Năm hoàn thành:2016

Xếp loại:Giỏi

Các chủ đề nghiên cứu chính:

- Nghiên cứu tổng quan các phương pháp cảnh báo sớm về căng thẳng tiền tệ, thanh

khoản trong hệ thống ngân hàng.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, xác định ngưỡng cảnh báo cho từng chỉ số được lựa

chọn trên cơ sở các phương pháp được các tổ chức quốc tế xây dựng và phù hợp với thực tiễn

VN.

- Xây dựng và chạy thử mô hình cảnh báo sớm về căng thẳng tiền tệ, thanh khoản trong hệ

thống ngân hàng tại Việt Nam dạng tham số và phi tham số.

- Đề xuất mô hình cảnh báo sớm về căng thẳng tiền tệ, thanh khoản trong hệ thống NH

trong tương lai.

Mô tả tóm tắt:

Nhằm thiết lập và đưa vào vận hành mô hình cảnh báo sớm về căng thẳng tiền tệ, thanh

khoản trong hệ thống ngân hàng, hỗ trợ thiết thực cho việc thực thi các nhiệm vụ hoạch định

và điều hành chính sách của NHNN, dự án DANH.01/2013 đã triển khai các nội dung nghiên

cứu sau:

Chương 1 nghiên cứu cơ sở lý luận về cảnh báo sớm căng thẳng tiền tệ và thanh khoản

trong hệ thống ngân hàng, bao gồm: Khái niệm về hệ thống cảnh báo sớm (EWS); Khái quát

về các phương pháp luận EWS phổ biến trên thế giới; Cơ sở lý luận về EWS căng thẳng tiền

tệ; Cơ sở lý luận về EWS căng thẳng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Nghiên cứu cho

thấy các nguyên nhân dẫn đến căng thẳng tiền tệ gồm:

(i) Nhóm nguyên nhân cơ bản, mang tính chủ quan, bắt nguồn từ sự mất cân đối hay mất

ổn định kéo dài tiềm tàng trong hệ thống, làm gia tăng tính dễ tổn thương của nền kinh tế và

hệ thống tài chính, tiền tệ trước những cú sốc từ bên ngoài. Những nguyên nhân này thường

tạo ra áp lực khá dai dẳng trên thị trường ngoại hối và có thể được phát hiện nếu theo dõi diễn

biến của các chỉ tiêu có liên quan và NHTW có thể có cơ hội điều chỉnh kịp thời các yếu tố cơ

bản này để giúp giảm bớt thậm chí triệt tiêu căng thẳng tỷ giá. Những nguyên nhân này nếu

không được khắc phục và điều chỉnh kịp thời, thì có thể trở thành những ngòi nổ cho một

cuộc khủng hoảng tiền tệ với những hậu quả nặng nề.

(ii) Nhóm nguyên nhân phi cơ bản, không mang yếu tố chủ quan, mà phần nhiều bắt

nguồn từ các yếu tố khách quan. Với nguyên nhân này, diễn biến tỷ giá trên thị trường chính

thức và/hoặc tự do biến động bất thường không bắt nguồn từ sự mất cân đối cung cầu ngoại tệ

thực sự từ nền kinh tế, do đó không một phần mềm hay mô hình cảnh báo sớm nào có thể dự

đoán được chính xác thời điểm hay khả năng xảy ra các yếu tố này. Trong trường hợp tỷ giá

biến động nhẹ, NHTW chỉ cần trấn an thị trường. Tuy nhiên, NHTW cũng có thể phải can

thiệp mạnh để giữ tỷ giá ổn định hoặc phá giá đồng tiền nhằm bảo toàn dự trữ ngoại hối khi tỷ

gía biến động mạnh hơn.

Trong hệ thống ngân hàng, các nguyên nhân có thể dẫn đến căng thẳng thanh khoản gồm:

Page 50: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 46

(i) Sự mất cân đối về các kênh huy động vốn;

(ii) Sự mất cân đối cơ cấu kỳ hạn và quy mô giữa tài sản có và tài sản nợ, mà chủ yếu là

giữa tiền gửi và cho vay;

(iii) Biến động bất thường của nền kinh tế thực trong nước và quốc tế;

(iv) Biến động bất thường của thị trường tiền tệ, tài chính trong nước và quốc tế (tỷ giá, lãi

suất, chứng khoán, dòng vốn..);

(v) Sự yếu kém trong hệ thống chính sách, công cụ và năng lực quản trị rủi ro thanh khoản

của các TCTD;

(vi) Tác động lan truyền hệ thống.

Chương 2 đã khảo sát khá chi tiết về kinh nghiệm thực tiễn xây dựng các mô hình cảnh

báo sớm tại một số quốc gia láng giềng của Việt Nam như Hàn Quốc, Hồng Kông, Thái Lan

và mô hình cảnh báo sớm vùng của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) cho 6 nước khu vực

Châu Á. Trên cơ sở đó, Nhóm nghiên cứu đã rút ra bài học kinh nghiệm toàn diện cho Việt

Nam trong công tác xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm vĩ mô. Cụ thể, liên quan

đến cách thức thiết lập các mô hình EWS, Việt Nam nên vận dụng kết hợp linh hoạt cả 2

phương pháp tiếp cận phổ biến là phi tham số và tham số nhằm tận dụng các ưu điểm và khắc

phục các nhược điểm của mỗi phương pháp. Liên quan đến việc lựa chọn các chỉ tiêu có khả

năng cảnh báo căng thẳng/ khủng hoảng tiền tệ, ngân hàng, tài chính, Việt Nam chưa xây

dựng được chuỗi dữ liệu về các chỉ tiêu này, thậm chí chưa có tổ chức, cơ quan nào chịu trách

nhiệm tính toán và công bố các chỉ tiêu này. Liên quan đến khuôn khố và dạng thức cảnh báo

sớm, cần phải phát triển một hệ thống cảnh báo sớm trên toàn các lĩnh vực then chốt của nền

kinh tế. Đồng thời, cần có sự chia xẻ kết quả và phối hợp chặt chẽ trong công tác cảnh báo

sớm cũng như ngăn ngừa, đối phó khủng hoảng/căng thẳng giữa các cơ quan hoạch định

chính sách phụ trách các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Liên quan đến việc vận hành và

sử dụng hệ thống EWS trong hoạch định chính sách và cảnh báo an toàn, ổn định vĩ mô, cần

phải thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm ở cấp độ vi mô dựa trên số liệu thanh tra – giám sát

từng tổ chức tài chính riêng lẻ và có cơ chế kết hợp kết quả giám sát, cảnh báo sớm từ hai cấp

độ này thành một hệ thống cảnh báo sớm chung, toàn diện cho cả hệ thống từ vi mô đến vĩ

mô.

Chương 3 của Dự án phân tích thực tiễn về căng thẳng tiền tệ, thanh khoản VNĐ trong hệ

thống ngân hàng Việt Nam, từ đó rút ra dấu hiệu của các đợt căng thẳng tỷ giá và căng thẳng

thanh khoản VNĐ trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Kết quả nghiên cứu gợi ý căng thẳng

thanh khoản VNĐ trong hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể biểu hiện qua các dấu hiệu sau:

- Các mức lãi suất thị trường gồm có lãi suất giao dịch VNĐ trên thị trường LNH kỳ hạn

qua đêm và 1 tuần, lãi suất huy động vốn VNĐ, lãi suất cho vay VNĐ biến động tăng mạnh.

- Lãi suất liên ngân hàng vượt cao hơn lãi suất giao dịch trên thị trường mởkỳ hạn 7 ngày

(sau đây gọi tắt là lãi suất OMO), cao hơn lãi suất tái cấp vốn, trái với quy luật thông thường.

- Sự sụt giảm mạnh vốn thanh khoản của hệ thống ngân hàng và sự gia tăng hoặc sụt giảm

đột biến số dư huy động vốn các TCTD trên thị trường liên ngân hàng.

Chương 4 của dự án tập trung mô tả kết quả xây dựng các mô hình cảnh báo sớm căng

thẳng tiền tệ, thanh khoản VNĐ cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trên cơ sở kết quả của

Page 51: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 47

việc xây dựng thành công 2 mô hình EWS về căng thẳng tiền tệ, thanh khoản trong hệ thống

ngân hàng Việt Nam nêu tại Chương 4 cũng như các nền tảng cơ sở lý luận và thực tiễn nêu

tại các Chương 1, 2, 3, trong Chương 5, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp chi tiết về

lộ trình và 6 cấu phần công việc cần thực hiện tại NHNN nhằm ứng dụng các kết quả của

nghiên cứu và các mô hình vào công tác theo dõi, phân tích, cảnh báo an toàn, ổn định tiền tệ

ngân hàng của NHNN, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện, nâng cao

chất lượng của mô hình, năng lực trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác cảnh

báo sớm và một số giải pháp khác cần triển khai nhằm thiết lập, hoàn thiện khuôn khổ cảnh

báo sớm toàn diện ở tầm quốc gia nhằm nâng cao khả năng cảnh báo sớm và phòng ngừa,

quản lý các rủi ro mang tính hệ thống. Trong đó:

- Cấu phần 1: Ban lãnh đạo NHNN và các đơn vị chức năng xem xét sử dụng chọn lọc

bảng các ngưỡng cảnh báo rủi ro đối với các chỉ tiêu quan trọng mà các mô hình EWS trong

Dự án này đã đưa ra, có thể sử dụng các ngưỡng này như những mốc neo tham chiếu để đánh

giá mức độ an toàn hoặc tình trạng dễ tổn thương của từng khu vực trong hệ thống.

- Cấu phần 2: NHNN chính thức đưa vào vận hành thường xuyên định kỳ các mô hình

EWS, sử dụng như một trong các công cụ định lượng chính hỗ trợ phân tích và cảnh báo an

toàn, ổn định kinh tế vĩ mô và hệ thống ngân hàng. Đơn vị chủ trì là Vụ Dự báo Thống kê

- Cấu phần 3: NHNN tăng cường đầu tư nguồn lực, tiếp tục hoàn thiện hệ thống các mô

hình EWS nhằm phục vụ ngày càng đắc lực, hiệu quả cho công tác phân tích, cảnh báo an

toàn, ổn định tiền tệ, ngân hàng tại NHNN.

- Cấu phần 4: NHNN phát triển một hệ thống đồng bộ các công cụ hỗ trợ, bổ sung cho

nhau để phục vụ cho công tác giám sát, phân tích, cảnh báo an toàn hoạt động ngân hàng và

ổn định vĩ mô. Cấu phần này thuộc về chiến lược phát triển của ngành ngân hàng và được tiến

hành xuyên suốt, song song với các cấu phần khác dưới sự chỉ đạo của BLĐ NHNN.

- Cấu phần 5: NHNN đẩy mạnh công tác đào tạo, tăng cường năng lực chuyên môn trong

lĩnh vực cảnh báo sớm và phân tích, cảnh báo an toàn, ổn định tiền tệ ngân hàng cho các cán

bộ liên quan thông qua nhiều hình thức đa dạng.

- Cấu phần 6: NHNN cần kiến nghị với Chính phủ và các Bộ Ngành liên quan về việc

thiết lập khuôn khố và dạng thức cảnh báo sớm mang tầm quốc gia.

Theo nhóm nghiên cứu, căng thẳng tiền tệ (tỷ giá) và căng thẳng thanh khoản là 2 loại rủi

ro căng thẳng thường trực, phổ biến trong nền kinh tế và hệ thống tài chính, ngân hàng, đặc

biệt là đối với những nước có nền kinh tế nhỏ, mở, dựa nhiều vào luồng vốn nước ngoài và

hoạt động kinh tế đối ngoại, hệ thống ngân hàng tài chính còn non trẻ, đang trong giai đoạn

phát triển bùng nổ, trình độ và kinh nghiệm quản trị thanh khoản, rủi ro còn hạn chế, công cụ

bảo hiểm rủi ro chưa phát triển, tài khoản vốn tương đối mở cửa trong khi chính sách tỷ giá,

lãi suất còn chưa hoàn toàn tự do, lạm phát đã từng nhiều năm ở mức cao, giá trị đồng bản tệ

đã từng nhiều năm bị xói mòn như Việt Nam.

Theo kinh nghiệm quốc tế, không có một mô hình EWS nào là hoàn hảo và có thể nhận

diện chính xác tất cả những nguy cơ rủi ro trong tương lai, đặc biệt nếu các rủi ro thay đổi về

bản chất hoặc thay đổi các kênh truyền dẫn. Tuy nhiên, rất cần thiết có một công cụ định

lượng để giúp phần nào nhận diện sớm và đo lường mức độ nghiêm trọng của các rủi ro này.

Page 52: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 48

Các mô hình EWS trình bày trong Dự án, mặc dù mới ở giai đoạn đầu phát triển, nhưng có

khả năng cảnh báo tương đối tốt, phù hợp với tình hình thực tiễn và có thể tin cậy để sử dụng

như một trong những công cụ giúp cảnh báo sớm và nhận diện những nguy cơ, rủi ro tiềm

tàng về mất ổn định tỷ giá, thanh khoản, góp phần nâng cao chất lượng công tác phân tích,

cảnh báo an toàn, ổn định vĩ mô của hệ thống tài chính, tiền tệ, ngân hàng tại NHNN Việt

Nam./.

Trở lại trang đầu

Page 53: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 49

HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 08-2016

1. Hội thảo “Phát triển hệ thống thanh toán bán lẻ tại Việt Nam- Cơ hội và thách thức”

Thời gian tổ chức: Ngày 29/7/2016

Đơn vị thực hiện: Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nội dung hội thảo:

Sáng ngày 29/7/2016, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức

Hội thảo khoa học với chủ đề “Phát triển hệ thống thanh toán bán lẻ tại Việt Nam-Cơ hội và

thách thức”.

Tham dự Hội thảo có trên 50 đại biểu đến từ một số Vụ, Cục của NHNN, Học viện ngân

hàng, Trường Bồi dưỡng Cán bộ ngân hàng… Ngoài ra, khách mời tham dự có đại diện từ

Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an (C50), Công ty cổ

phần thanh toán quốc gia Việt Nam và một số ngân hàng thương mại có hệ thống thanh toán

phát triển như Vietcombank, Vietinbank, TPBank,Techcombank, BIDV, Agribank,...

Hội thảo do Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Vụ Thanh toán (NHNN) đồng tổ chức nhằm

trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về thực tiễn phát triển hệ thống thanh toán bán lẻ tại

Việt Nam, làm rõ những cơ hội, thách thức và rủi ro tiềm ẩn của hệ thống thanh toán này. Từ

đó đưa ra những giải pháp giám sát rủi ro và định hướng phát triển hệ thống thanh toán bán lẻ

tại Việt Nam trong thời gian tới.

Phát biểu tại Hội thảo, Ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán cho rằng,

trong thời gian qua, NHNN với vai trò là đơn vị tham mưu cho Chính phủ thực hiện quản lý

hoạt động thanh toán trong nền kinh tế, đã tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm

thúc đẩy hệ thống thanh toán phát triển đáp ứng nhu cầu của xã hội và chủ động trong tiến

trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng

hơntrong những năm tới, cùng với xu hướng đổi mới công nghệ mạnh mẽ thúc đẩy thanh toán

điện tử và thương mại điện tửsẽ tạo ra rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho sự phát triển

của các hệ thống thanh toán tại Việt Nam nói chung và hệ thống thanh toán bán lẻ nói riêng.

Hội thảo đã tập trung thảo luận 5 chủ đề chính do các diễn giả đến từ đơn vị Vụ Thanh

toán – NHNN; Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam và một số ngân hàng thương

mại: Hệ thống thanh toán bù trừ tự động phục vụ cho các giao dịch thanh toán bán lẻ tại Việt

Nam; Thanh toán di động - Bước tiến mới trong thanh toán bán lẻ; Ứng dụng công nghệ thanh

toán bán lẻ mới: Sự sẵn sàng và cơ hội tại Việt Nam;Phát triển hệ thống thanh toán bán lẻ tại

Techcombank; Rủi ro hệ thống thanh toán và thực tiễn giám sát hệ thống thanh toán tại Việt

Nam; Định hướng và một số giải pháp phát triển thanh toán bán lẻ tại Việt Nam đến năm

2020.

Bên cạnh đó, một số bài tham luận trong tài liệu Hội thảo cũng làm rõ thêm các nội dung

liên quan trực tiếp đếnviệc phát triển thanh toán bán lẻ như: Vai trò của NHNN trong việc

phát triển thanh toán điện tử tại Việt Nam (ThS. Bùi Quang Tiên - Vụ trưởng Vụ Thanh toán,

NHNN); Phổ cập tài chính - Góc nhìn từ thanh toán bán lẻ (Ths. Lê Phương Lan - Phó Viện

trưởng, Viện Chiến lược ngân hàng); Xây dựng hệ thống thanh toán bù trừ tự động phục vụ

giao dịch thanh toán bán lẻ (ACH) tại Việt Nam (Ths. Nguyễn Đăng Hùng-Phó Tổng Giám

đốc NAPAS); Giám sát hệ thống thanh toán bán lẻ nhìn từ kinh nghiệm của Liên minh châu

Âu và khuyến nghị cho Việt Nam (Thái Lan Anh-Vụ Pháp chế, NHNN)…

Tại Hội thảo, các đại biểu đã có nhiều ý kiến tham luận và trao đổi về vấn đề phát triển hệ

Page 54: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 50

thống thanh toán bán lẻ tại Việt Nam. Các đại biểu đều cho rằng, thời gian qua, NHNN đã có

những nỗ lực trong việc hoàn thiện và đồng bộ khuôn khổ pháp lý về thanh toán; hệ thống

ngân hàng thương mại cũng không ngừng nỗ lực đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán

không dùng tiền mặt nói chung và giao dịch thanh toán bán lẻ nói riêng. Tuy nhiên, việc sử

dụng các dịch vụ thanh toán bán lẻ mới ở mức độ cơ bản (thể hiện bởi số lượng người sử

dụng dịch vụ thanh toán qua ATM, POS, internet banking, mobile banking chiếm tỷ trọng

thấp, chưa đạt như kỳ vọng thị trường); giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đối với các

dịch vụ công (nộp thuế, thanh toán hóa đơn điện, nước, dịch vụ y tế, giáo dục…) chiếm tỷ

trọng nhỏ trong tổng doanh số thanh toán.

Từ những nội dung thảo luận, các đại biểu đã đề xuất một số giải pháp phát triển hê thống

thanh toán bán lẻ tại Việt Nam trong thời gian tới. Đó là: NHNN cần chỉ đạo tiếp tục hoàn

thiện hạ tầng thanh toán theo xu hướng tập trung, hiệu quả, an toàn, thông suốt làm nền tảng

cho các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; Hoàn thiện đồng bộ khuôn khổ pháp lý,

có chính sách khuyến khích phát triển, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức

cung ứng dịch vụ; Tăng cường năng lực thực hiện chức năng giám sát toàn diện các hệ thống

thanh toán tại Việt Nam theo thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Các ngân hàng thương mại cần tiếp tục tăng cường phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng thanh

toán; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu thực tế của khách hàng.

Đặc biệt, các đơn vị cần chú trọng, chủ động trong công tác thông tin tuyên truyền, phổ

biến, hướng dẫn, giáo dục tài chính chongười dân về thanh toán điện tử, thanh toán bán

lẻnhằm tạo sự chuyển biến căn bản về thanh toán điện tử và thói quen sử dụng tiền mặt hiện

nay. Đây là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của việc phát triển hệ thống thanh toán

bán lẻ tại Việt Nam, khi mà các đối tượng sử dụng từ hệ thống này là đại bộ phận người dân

trong xã hội.

Nguyễn Thị Thúy Nga - Vụ Thanh toán

Theo sbv.gov.vn

Tổng thuật hội thảo

Trở lại trang đầu

2. Hội thảo “Quản lý, giám sát hoạt động ủy thác trong lĩnh vực thanh toán”

Thời gian tổ chức:Ngày 12/8/2016

Đơn vị thực hiện:Vụ Thanh toán, Vụ Hợp tác quốc tế - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nội dung hội thảo:

Ngày 12/8/2016, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã phối hợp với

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tổ chức Hội thảo “Quản lý, giám sát hoạt động ủy thác

trong lĩnh vực thanh toán”.

Tham dự Hội thảo có các chuyên gia quốc tế thuộc đoàn tư vấn của ADB và gần 50

đại biểu đến từ các Vụ, Cục liên quan thuộc NHNN, một số đại diện, cán bộ của một số ngân

hàng thương mại như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng

TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), Ngân hàng

TMCP Bưu điện Liên việt (LienVietPostBank), Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng

Hợp tác xã và đại diện của IFC (WB).

Hội thảo do Vụ Thanh toán phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế (NHNN) tổ chức với sự

hỗ trợ kỹ thuật của ADB nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, xây dựng văn bản pháp lý quy

định về ủy thác trong lĩnh vực thanh toán; đây cũng là nhiệm vụ trong quá trình xây dựng Đề

Page 55: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 51

án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) giai đoạn 2016-2020 mà NHNN dự

kiến trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2016.

Tại Hội thảo, các chuyên gia tư vấn đến từ ADB đã trình bày, chia sẻ những vấn đề cơ

bản về hoạt động ủy thác trong lĩnh vực thanh toán (từ khái niệm cơ bản đến những nội dung

chuyên sâu của dịch vụ ủy thác trong lĩnh vực thanh toán, trên thế giới được biết đến như

Agent Banking/Banchless Banking…); các mô hình hoạt động ủy thác thanh toán phổ biến

hiện nay (đặc điểm, xu hướng phát triển, cách thức quản lý và hạn chế rủi ro của các mô

hình…); cơ chế quản lý, giám sát hoạt động ủy thác dịch vụ thanh toán của Ngân hàng trung

ương (vai trò của NHTW đối với việc quản lý, giám sát, các tiêu chí cấp phép và điều kiện

tuân thủ…).

Để chia sẻ thực tiễn tại Việt Nam, một số đại diện từ các ngân hàng thương mại

(Vietcombank, PG Bank, MB) cũng đã có bài trình bày về các mô hình dịch vụ thanh toán

đang được triển khai thí điểm trong khuôn khổ Đề án thí điểm phát triển một số hình thức

thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn tại Việt Nam (Mô hình dịch vụ thanh

toán do Vietcombank phối hợp với Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến

(M_Service); MB phối hợp với Tập đoàn Viễn thông Quân đội - Viettel; PGBank phối hợp

với Tổng công ty Xăng dầu - Petrolimex cung cấp).

Phát biểu tại Hội thảo, ông Bùi Quang Tiên, Vụ trưởng Vụ Thanh toán cho rằng, hoạt

động ủy thác trong việc cung ứng dịch vụ thanh toán của ngân hàng là một nhu cầu của thực

tiễn, trên thế giới đã triển khai hoạt động ủy thác này và hoạt động này cũng đang được triển

khai thí điểm tại Việt Nam. Thời gian qua, NHNN đã có nhiều nỗ lực trong việc hướng dẫn,

tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các mô hình dịch vụ; các mô hình này bước đầu đã

đạt được một số kết quả khả quan, góp phần thúc đẩy TTKDTM ở khu vực nông thôn, vùng

sâu, vùng xa.

Hội thảo là cơ hội để các bên trao đổi, chia sẻ thông tin liên quan đến các quy định

pháp lý cũng như các vấn đề thực tiễn phục vụ cho việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành

Thông tư về ủy thác trong lĩnh vực thanh toán, góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý chung,

thúc đẩy mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt và phổ cập tài chính (Financial Inclusion).

Phòng Phát triển thanh toán - Vụ Thanh toán

Theo sbv.gov.vn

Tổng thuật hội thảo

Trở lại trang đầu

3. Hội thảo "Kế hoạch tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2020"

Thời gian tổ chức: Ngày 18/8/2016

Đơn vị thực hiện:Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Nội dung hội thảo:

Theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày

30/3/2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao xây dựng Đề án “Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh

tế giai đoạn 2016 – 2020” dự kiến báo cáo Chính phủ trong tháng 9 năm 2016 và trình Quốc

hội tại kỳ họp thứ hai khóa XIV. Thực hiện nhiệm vụ trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì soạn thảo Đề án Kế hoạch tái cơ

cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020.

Hội thảo do TS. Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng CIEM chủ trì. Tham dự Hội thảo

có đại diện đến từ các Bộ, ban ngành có liên quan, các chuyên gia kinh tế.

Page 56: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 52

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Cung cho biết mục tiêu của Đề án là soạn thảo kế

hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng

theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Tại Hội thảo, TS. Đinh Trọng Thắng – Trưởng ban Chính sách đầu tư (CIEM) đã trình

bày những điểm chính của Đề án Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020. Theo

đó, Đề án gồm 4 phần chính: (1) Kết quả thực hiện tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011-2015; (2)

Bối cảnh, sự cần thiết, mục tiêu, quan điểm tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020; (3) Kế

hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 và (4) Tổ chức thực hiện. TS. Thắng cho

rằng tái cơ cấu nền kinh tế chưa thay đổi được mô hình tăng trưởng của nền kinh tế, chưa thay

đổi được các cơ cấu kinh tế thiết yếu giúp tạo ra tăng trưởng kinh tế bền vững, nhất là trong

bối cảnh của một nước có thu nhập trung bình thấp như Việt Nam.

Về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, TS. Thắng cho biết mục tiêu

chung là ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô và nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường

kinh doanh, thúc đẩy và hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế, góp phần tăng trưởng bền vững và tái cơ cấu

đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, tập trung vào đổi mới căn bản thể chế và cách thức huy

động, phân bố, quản lý và sử dụng vốn đầu tư xã hội.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu đều đánh giá cao Đề án. Nhiều ý kiến cho rằng trong

các hoạt động tái cơ cấu hiện nay, nhóm nghiên cứu cần chú ý xem xét tới tình hình kinh tế

Trung Quốc do đây là nền kinh tế ảnh hưởng rất mạnh đến Việt Nam. Việt Nam cần phải tạo

ra năng lực để tham gia vào hội nhập đẳng cấp cao. Và cần thực sự có những chính sách đúng

đắn để phát triển kinh tế tư nhân - một chủ thể lớn của nền kinh tế để tạo ra những doanh

nghiệp, những tập đoàn tư nhân lớn.

Kết thúc Hội thảo, TS. Nguyễn Đình Cung cảm ơn và ghi nhận những ý kiến đóng góp

của các đại biểu tham dự. Đồng thời, đề nghị Nhóm nghiên cứu xem xét, tiếp thu tối đa những

ý kiến để hoàn thiện Đề án Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 để trình lên

Chính phủ./.

Tài liệu tham khảo tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM) hoặc liên hệ qua: Email:

[email protected]. ĐT: 043.7338930

Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM).

Tổng thuật hội thảo

Trở lại trang đầu

4. Hội thảo khoa học Quốc gia: “Động lực phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-

2020, tầm nhìn đến năm 2035”

Thời gian tổ chức:Ngày 07/7/2016

Đơn vị thực hiện:Trường đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế-Luật, Đại học quốc gia

Thành phố Hồ Chí Minh và Viện nghiên cứu phát triển KTXH Tỉnh Bắc Ninh

Nội dung hội thảo:

Ngày 23-8-2016, tại Trung tâm văn hóa Kinh Bắc của Tỉnh Bắc Ninh, Trường đại học

Kinh tế Quốc dân, Khoa Kế hoạch và Phát triển phối hợp cùng Đại học Kinh tế-Luật, Đại học

quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Viện nghiên cứu phát triển KTXH Tỉnh Bắc Ninh tổ

chức hội thảo “Động lực phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm

2035” nhằm chào mừng 60 năm ngày thành lập Khoa Kế hoạch và Phát triển, hướng tới kỷ

niệm 60 năm ngày thành lập Trường.

Hội thảo đã vinh dự đón các đại biểu ngoài trường: TS Nguyễn Đức Kiên- Phó ban

Page 57: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 53

kinh tế Quốc hội; TS Vũ Trọng Bình- Vụ trưởng vụ kinh tế địa phương, ban kinh tế Trung

ương; TS Hoàng Xuân Hòa-Vụ trưởng vụ kinh tế tổng hợp, ban kinh tế Trung ương;

GS.TSKH Nguyễn Quang Thái - Viện trưởng viện nghiên cứu phát triển Việt nam; PGS.TS

Lê Xuân Đình - tổng biên tập tạp chí Kinh tế và dự báo; TS Nguyễn Thanh Bình-Viện trưởng

Viện nghiên cứu phát triển KTXH Hà nội, Ông Nguyễn Văn Phong - Phó chủ tịch tỉnh Bắc

Ninh; TS Nguyễn Phương Bắc, Viện trưởng viện nghiên cứu phát triển KTXH Tỉnh Bắc

Ninh; PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng - Hiệu trưởng Đại học Kinh tế-Luật, Đại học quốc gia

Thành phố Hồ Chí Minh cùng nhiều các nhà khoa học công tác tại các trường đại học, các

Vụ, Viện nghiên cứu của Trung ương và địa phương. Về phía đại biểu trong trường có

PGS.TS Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch hội đồng trường; GS.TS Phạm Quang Trung - Phó Hiệu

trưởng, Phó Bí thư Đảng ủy, PGS.TS Trần Vân Hoa - Phó hiệu trưởng GS.TSKH Lương

Xuân Quỳ - Nguyên hiệu trưởng nhà trường; GS.TS. Nguyễn Đình Hương – Nguyên Hiệu

trưởng; GS.TSKH Lê Du Phong – nguyên quyền Hiệu trưởng; cùng các đồng chí nguyên là

lãnh đạo Trường qua các thế hệ, các nhà khoa học trong hội đồng khoa học trường, lãnh đạo

các khoa, phòng ban trong trường; các nhà khoa học trong và ngoài trường đã có bài viết

trong kỷ yếu hội thảo.

PGS-TS Trần Thị Vân Hoa - Phó hiệu trưởng nhà trường đã phát biểu khai mạc và đề

dẫn hội thảo. Trong bài phát biểu của mình, PGS. Trần Thị Vân Hoa nhấn mạnh vai trò của

hội thảo trong việc đề xuất những ý kiến quí báu về định hướng phát triển đất nước cho Đảng

và Nhà nước cũng như các cơ quan hoạch định chính sách trong trong bối cảnh mới. PGS.

Trần Thị Vân Hoa cũng ghi nhận sự nỗ lực của các nhà khoa học trong và ngoài trường đặc

biệt là cán bộ giảng viên Khoa Kế hoạch & Phát triển trong việc viết bài và triển khai các hoạt

động của hội thảo nói riêng cũng như các hoạt động hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập

trường đại học KTQD nói chung. Trong bài phát biểu của mình, PGS cũng cảm ơn UBND

tỉnh Bắc Ninh, Viện NCPTKTXH tỉnh Bắc Ninh và Trường đại học Kinh tế Luật, Đại học

quốc gia Hồ Chí Minh đã phối hợp chuẩn bị vì sự thành công của hội thảo.

Trong gần 4 giờ thảo luận, hội thảo đã nghe 5 báo cáo trình bày về các yếu tố động lực

phát triển kinh tế của Việt nam trong giai đoạn tới, cũng như các giải pháp dưới góc độ thể

chế nhằm tạo động lực cho phát triển kinh tế Việt nam giai đoạn 2016-2020 tầm nhìn 2035.

Hội thảo cũng đã được nghe 12 ý kiến tham luận của các chuyên gia kinh tế hàng đầu

như: GS.TS Nguyễn Kế Tuấn, GS.TSKH Lê Du Phong, TS Nguyễn Đức Kiên, GS.TS Hoàng

Văn Hoa, GS.TS Nguyễn Thị Cành, GS.TS Nguyễn Đình Hương và nhiều ý kiến của các lãnh

đạo các Viện, các Vụ…của Trung ương, địa phương.

Buổi chiều, đoàn đại biểu dự hội thảo đi khảo sát thực tiễn, tham quan tại khu công

nghiệp VSIP, thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh và Làng tranh nghề truyền thống “Tranh Đông

Hồ” ở Bắc Ninh. VSIP là một trong số các khu công nghiệp sạch và rất thành công trên địa

bàn tỉnh. Chuyến đi thực tế này có ý nghĩa to lớn cho sự kết nối giữa các nhà khoa học, các

nhà làm chính sách với thực tiễn, giữa các trường đại học với doanh nghiệp.

Buổi khảo sát đã thu được nhiều kết quả có ý nghĩa, vừa bổ sung vốn kiến thức thực tế

cho các nhà nghiên cứu, đặc biệt các nghiên cứu trẻ, vừa chuyển giao kiến thức khoa học cho

các doanh nghiệp. Tất cả cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững và

hài hòa về lợi ích.

Bài và ảnh: Khoa Kế hoạch và Phát triển

Tổng thuật hội thảo

Page 58: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 54

Trở lại trang đầu

5. Hội thảo xu hướng phát triển và thực tiễn triển khai chuẩn tin điện quốc tế ISO

20022

Thời gian tổ chức:Ngày 30/08/2016

Đơn vị thực hiện:Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nội dung hội thảo:

Ngày 30/8/2016 tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Hôi

thảo xu hướng phát triển và thực tiễn triển khai chuẩn tin điện quốc tế ISO 20022.

Tham dự Hội thảo có ông Nghiêm Thanh Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán

NHNN, ông Rahul Bhargaval, Giám đốc sáng kiến thị trường thanh toán khu vực Châu Á

Thái Bình Dương - SWIFT, hơn 100 đại biểu đến từ các Vụ, Cục đơn vị thuộc NHNN, Hiệp

hội Ngân hàng Việt Nam, Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam, Trung tâm lưu ký

chứng khoán Việt Nam, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân

hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam…

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nghiêm Thanh Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán

NHNN cho biết, trong quá trình hoạt động, các tổ chức tài chính thường xuyên trao đổi lượng

thông tin lớn với nhau và với các khách hàng. Việc trao đổi thông tin như vậy chỉ có thể

nhanh chóng, an toàn và hiệu quả nếu bên gửi và bên nhận thông tin cùng thống nhất về cách

thức trao đổi, diễn giải dữ liệu. Các tin điện (message) được định nghĩa rõ ràng về cấu trúc, ý

nghĩa, nội dung, giúp việc trao đổi thông tin giữa các tổ chức tài chính đơn giản và hiệu quả

hơn rất nhiều.

Trên thế giới hiện có nhiều chuẩn hay định dạng tin điện khác nhau như SWIFT MT,

ISO 15022, ISO 8583, ISO 20022... Trong đó chuẩn ISO 20022 sử dụng phương pháp mô

hình hóa các quy trình kinh doanh, được xây dựng và thiết kế theo các cú pháp dễ đọc, thân

thiện và dễ hiểu với người dùng. Điều làm cho ISO 20022 có sức thu hút và sự phát triển

nhanh chính là lợi ích mà chuẩn này đem lại cho toàn bộ các hạ tầng thị trường tài chính và

bản thân các tổ chức tài chính. Hai lĩnh vực áp dụng phổ biến chuẩn ISO 20022 hiện nay là

thanh toán - chuyển tiền, bù trừ và quyết toán chứng khoán. Ngoài ra, chuẩn này còn có thể

phục vụ cho lĩnh vực tài trợ thương mại, giao dịch thẻ, thị trường ngoại hối hay các hệ thống

của Kho bạc, Thuế, Hải quan khi kết nối với hệ thống ngân hàng phục vụ thu, chi ngân sách

nhà nước.

Một số lợi ích nổi bật khi áp dụng chuẩn ISO 20022 cho các hạ tầng thị trường tài

chính có thể kể tới là: Đảm bảo khả năng kết nối liên thông với thị trường tài chính toàn cầu;

Tin điện ISO 20022 với trường dữ liệu chuyển tiền có độ dài lớn, có chiều sâu và tùy chỉnh dễ

dàng có thể là nền tảng chiến lược cho đổi mới sản phẩm, dịch vụ; Các tin điện theo chuẩn

này là đồng nhất, có thể tái sử dụng cho nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau; và có tiềm

năng đem lại chi phí vận hành thấp hơn so với các chuẩn tin điện hiện hành sau giai đoạn đầu

tư ban đầu.

Tại Việt Nam, với vai trò là người sở hữu và vận hành hệ thống thanh toán quan trọng

nhất - Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS), NHNN giữ vai trò dẫn dắt, định

hướng trong việc chấp nhận chuẩn chung này tại thị trường Việt Nam. Hiện tại, nhiều hệ

thống RTGS, ACH trên thế giới và trong khu vực đã áp dụng hoặc có kế hoạch chuyển sang

áp dụng chuẩn ISO 20022 khi tiến hành nâng cấp - hiện đại hóa hoặc phát triển mới. Do vậy,

để đáp ứng hội nhập quốc tế, hệ thống thanh toán Việt Nam cần áp dụng chuẩn ISO 20022 và

Page 59: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 55

mốc thời gian thích hợp để áp dụng chuẩn này là khi hệ thống IBPS của Việt Nam được nâng

cấp toàn diện trong giai đoạn tiếp theo. Do vậy, Hội thảo này được tổ chức nhằm thu thập ý

kiến, đề xuất của các ngân hàng thương mại, tổ chức thanh toán để tiến hành lựa chọn mô

hình và lộ trình triển khai áp dụng chuẩn ISO 20022 phù hợp tại Việt Nam.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe các diễn giả đến từ SWIFT, Ngân hàng

TMCP Công thương Việt Nam và Ngân hàng Citibank trình bày các nội dung về chuẩn tin

điện ISO 20022 cho thị trường Việt Nam, Chuẩn tin hiện nay giữa các hệ thống thanh toán

Việt Nam và lợi ích áp dụng chuẩn ISO 20022.

Các đại biểu dự Hội thảo đã trao đổi và đưa ra nhiều ý kiến, đề xuất cụ thể về các vấn

đề liên quan tới xu hướng phát triển và thực tiễn triển khai chuẩn tin điện quốc tế ISO 20022

như: Chuẩn ISO 20022 và lợi ích áp dụng trong ngân hàng; Những tác động tới hoạt động

thanh toán khi áp dụng chuẩn ISO 20022: kinh nghiệm áp dụng chuẩn ISO 20022 trong hoạt

động thanh toán của các nước trên thế giới; mô hình tổng thể kết nối các hệ thống thanh toán

tại Việt Nam hiện nay; thực trạng mô hình kết nối và chuẩn tin điện trong dịch vụ chuyển

tiền, dịch vụ thanh toán và dịch vụ hành chính công tại Việt Nam; Xu hướng phát triển và

kinh nghiệm thực tiễn triển khai chuẩn tin điện tài chính ISO 20022 trên thế giới cần nghiên

cứu để áp dụng tại Việt Nam…

CKH

Theo sbv.gov.vn

Tổng thuật hội thảo

Trở lại trang đầu

Page 60: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 56

ẤN PHẨM KHOA HỌC THÁNG 08-2016

1. Tín Dụng Ngân Hàng

Nguồn: NXB Lao động

Tác giả: PGS. TS. Lê Văn Tề

Giới thiệu ấn phẩm:

Trong toàn bộ hoạt động của các Ngân hàng thương mại diễn ra trên thế giới và ở nước ta,

tín dụng đóng vai trò cực kỳ quan trọng, xét trên phương diện: Quy mô sử dụng vốn và khả

năng tạo ra lợi nhuận. Xét về quy mô sử dụng vốn, thông thường ở các ngân hàng thương mại

dù ở châu lục nào, tín dụng thường chiếm khoảng 70% tổng số tài sản có và do vậy cũng là

khoản mục tạo lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng thương mại. Vì tín dụng là khoản mục sinh

lợi chủ yếu nên đây cũng lại là khoản mục rủi ro chủ yếu của ngân hàng thương mại. Rủi ro

trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại có nhiều: Rủi ro không hoàn trả, rủi ro

chậm trả, rủi ro lãi suất, rũi ro lạm phát và rũi ro tỉ giá… Tuy nhiên khi đề cập đến rủi ro của

ngân hàng thương mại, chủ yếu người ta đề cập đến rủi ro không hoàn trả. Sở dĩ như vậy là vì,

như chúng ta biết, tín dụng bao giờ cũng được hiểu là sự vận động đơn phương của giá trị từ

người cho vay sang người đi vay, và khi kết thúc kỳ hạn tín dụng, nó sẽ quay về với điểm

xuất phát ban đầu, cả vốn và lãi. Sự không quay lại hoặc chậm quay lại chính là rũi ro của tín

dụng.

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, khi đề cập đến tín dụng, các nhà kinh tế thường đề

cập đến vai trò to lớn của nó, vai trò của tín dụng chính là ở chỗ nó tạo một kênh dẫn vốn từ

người tạm thời thừa sang người tạm thời thiếu vốn, với tư cách là người sử dụng cuối cùng.

Kênh dẫn vốn đó được thông thoáng chắc chắn sẽ tạo ra được 4 hệ quả quan trọng: Người cho

vay sẽ thu lợi tức, người sử dụng cuối cùng số vốn đó sẽ tạo ra lợi nhuận, nền kinh tế có thêm

được sản phẩm mới và cuối cùng là sẽ tạo ra được nhiều việc làm. Các hệ quả đó, suy cho

cùng chính là tạo cho nền kinh tế ổn định, bền vững và được ví như là mạch máu trong một cơ

thể vậy.

Nghiệp vụ tín dụng là một nội dung cực kỳ quan trọng trong việc cung cấp kiến thức cho

sinh viên thuộc các trường đại học nói chung, và sinh viên trong các trường đại học khối kinh

tế nói riêng, với mong muốn là giúp họ có điều kiện tiếp cận kiến thức về một lĩnh vực có tầm

quan trọng đặc biệt mà mọi ngưòi đều thừa nhận.

Chính vì vậy cuốn sách này ra đời đã góp phần giới thiệu cho người đọc những kiến thức

cơ bản cũng như chuyên sâu về hoạt động tín dụng ngân hàng trên hai phương diện chính:

quản lý tín dụng vi mô trong các ngân hàng và hoạt động tín dụng vĩ mô trong toàn bộ nền

kinh tế. Nhận thức rõ vai trò của tín dụng ngân hàng trên từng hoạt động kinh tế, sẽ giúp cho

các nhà phân tích tín dụng chuyên sâu có những quyết định đúng đắn trong hoạt động quản lý

tín dụng ở cấp vi mô và vĩ mô. Nội dung cuốn sách gồm có 9 chương:

Mục lục:

Lời nói đầu

Chương 1: Tín dụng và chính sách tín dụng

Chương 2: Đảm bảo tín dụng

Chương 3: Hợp đồng tín dụng

Chương 4: Phân tích tín dụng

Chương 5: Tín dụng ứng trước

Chương 6: Chiết khấu thương phiếu

Page 61: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 57

Chương 7: Tín dụng trung và dài hạn

Chương 8: Tín dụng tiêu dùng

Chương 9: Cho thuê tài chính

Viện Chiến Lược Ngân Hàng hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc tác phẩm này để tham

khảo.

Giới thiệu sách

Trở lại trang đầu

2. Dẫn luận về Kinh tế học

Nguồn: NXB Hồng Đức

Tác giả:Partha Dasgupta

Dịch giả:

Giới thiệu ấn phẩm:

Tại sao cuộc sống của hai ba dân tộc ở hai phần thế giới lại trở nên quá khác nhau và vẫn

tiếp tục khác nhau đến thế? Tại sao một số cuộc sống và một số tương lai – vô cùng giàu có,

số khác lại túng quẫn?

Những câu hỏi tưởng chứng đơn giản này tạo thành xuất phát điểm cho Dẫn luận về kinh

tế học của tác giả Partha Dasgupta: một tác phẩm cập nhật, dễ hiểu về vấn đề làm thể nào kinh

tế học hé lộ và giải thích những tiến trình định hình cuộc sống của chúng ta. Kết hợp các ví dụ

từ đời sống thường ngày với một tiếp cận toàn cầu, và không chỉ xem xét kinh tế học của các

nước phát triển mà cả kinh tế học của 2,4 tỷ dân số nông thôn nghèo đói trên toàn thế giới.

Tác giả cho thấy làm thế nào kinh tế học cho chúng ta một hiểu biết sâu xa về vài vấn đề tồi tệ

nhất của đời sống, cũng như giải pháp cho các vấn đề ấy.

Viết một dẫn luận về kinh tế học vừa dễ vừa khó. Dễ vì bằng cách này hay cách khác, mỗi

người đều là nhà kinh tế học. Chẳng hạn, không cần ai giải thích giá cả là gì, vì con người đối

mặt với nó hàng ngày. Các chuyên gia có thể giải thích tại sao ngân hàng trả lãi suất cho

những khoản tiền gửi tiết kiệm, tại sao mức ngại rủi ro (risk aversion) là một khái niệm rắc

rối, hoặc tại sao phương pháp đo lường sự giàu có của chúng ta thiếu mất phần lớn ý nghĩa

của sự đo lường ấy…, nhưng không có ý tưởng nào trong số này là xa lạ. Kinh tế quan trọng

với mỗi người, nên con người còn có quan điểm về những điều cần làm để chỉnh đốn mọi thứ

khi cảm thấy chúng đã sai. Và chúng ta bảo vệ quan điểm một cách mạnh mẽ, vì đạo đức dẫn

dắt chính trị, và chính trị định hương kinh tế. Khi nghĩ về nền kinh tế, con người không ưa sự

không chắc chắn. Nên chính những lý do con người muốn tìm hiểu kinh tế học lại đóng vai

trò như những chương ngại kể cả khi con người cố gắng làm là khám phá những đường hướng

theo đó nền kinh tế thế giới được định hình. Nhưng vì kinh tế học đa phần là về những đường

hướng ấy – nó là một kha học xã hội dựa nhiều nhất có thể trên bằng chứng – nên không ngạc

nhiên khi những bất đồng mọi người thường gặp về các vấn đề kinh tế xét cho cùng lại là

những bất đồng về cách hiểu “sự việc”, không phải về những “giá trị” mà họ trân trọng. Chính

vì vậy, viết một dẫn luận về kinh tế học là khó.

Khi phác thảo kế hoạch viết cuốn sách này, tác giả đã định trao cho độc giả một tổng quan

về kinh tế học giống như nó xuất hiện trong những sách giáo khoa và tạp chí kinh tế học hàng

đầu. Nhưng dugf bản chất phân tích và thực nghiệm của kinh tế học đã ngày càng thành công

qua các thập kỷ, tôi vẫn không thoải mái với những chủ đề được sách giáo khoa đưa ra bàn

luận (ví dụ, đời sống nông thôn ở những khu vực nghèo khó – tức đời sống kinh tế của

khoảng 2,5 tỷ người – lại không hề được đề cập), cũng như những vấn đề được nhấn mạnh

Page 62: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 58

trong các tạp chí kinh tế học hàng đầu. Chính vì vậy, tác giả thay vì viết về một cuốn sách

kinh tế học thì lại lựa chọn việc viết về dẫn luận kinh tế học để trình bày về những lý lẽ mà

các nhà kinh tế học áp dụng để hiểu thế giới xung quanh, rồi triển khai lý lẽ ấy vào một số vấn

đề cấp thiết nhất mà nhân loại đối mặt ngày nay. Trong quá trình hoàn thiện cuốn sách này,

tác giả đã nhận ra kinh tế học đã ngày càng thúc đẩy quan điểm đạo đức của chính tác giả, và

đạo đức đến lược nó lại đính hướng cho quan điểm chính trị. Đây là một chuỗi nhân quả bất

thường, nên cuốn sách trước mang tính chuyên môn và nặng lý thuyết hơn nhiều.

Nội dung cuốn sách gồm có 8 chương bao gồm:

Lời nói đầu

Dẫn nhập

Chương 1: Lịch sử kinh tế vĩ mô

Chương 2: Sự tin tưởng

Chương 3: Cộng đồng

Chương 4: Thị trường

Chương 5: Khoa học và công nghệ như những định chế

Chương 6: Hộ gia đình và công ty

Chương 7: Phát triển kinh tế bền vững

Chương 8: Sự sung túc xã hội và nhà nước dân chủ

Lời kết.

Viện Chiến Lược Ngân Hàng hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc tác phẩm này để tham khảo.

Giới thiệu sách

Trở lại trang đầu

3. Kinh tế học dành cho đại chúng

Nguồn: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

Tác giả: Stven E. Landsburg

Dịch giả: Alphabooks

Giới thiệu ấn phẩm

"Cuốn sách Kinh tế học dành cho đại chúng (Tái bản đổi tên từ cuốn Ăn trưa với nhà kinh

tế) của Giáo sư Steven Landsburg thuộc dòng những tác phẩm thú vị kiểu "Kinh tế học hài

hước" của Steven Levitt và Steven Dubner. Với cách phân tích vấn đề hoàn toàn bằng kinh tế

học, cuốn sách đưa ra cách giải thích hợp lý cho nhiều hiện tượng đáng ngạc nhiên, lẫn

những câu hỏi hay suy luận gây ngạc nhiên cho nhiều hiện tượng vốn dĩ thông thường như

câu chuyện giá bỏng ngô cực cao ở rạp chiếu bóng, các buổi nhạc rock hết sạch vé, cho đến

những sự hiểu nhầm về thuế, thất nghiệp hay cả luật chống đa thê. Cuốn sách xứng đáng

được đọc và có mặt trên tủ sách của tất cả những độc giả quan tâm đến các vấn đề kinh tế -

xã hội." - Đỗ Quốc Anh, Tiến sĩ Kinh tế Havard.

Bàn đến kinh tế học là nói đến nỗ lực đi tìm lời giải thích hành vi của các chủ thể trong

nền kinh tế. Đó có thể là người tiêu dùng, nhà đầu tư, doanh nghiệp, chính phủ, hay đối tác

nước ngoài. Đặc thù của kinh tế học là lời giải thích đó nhằm vào cách tìm kiếm tối đa hóa

mục tiêu của chủ thể (tối đa hóa sự tiện ích, phúc lợi, hay giảm chi phí, tăng lợi nhuận …)

trong điều kiện các nguồn lực có hạn. Với nghĩa đó, nhiều người xem kinh tế học chỉ như một

môn khao học xã hội “chật hẹp”.

Kể từ khi kinh tế học thực sự được coi là khoa học, tức là có giả định, giả thuyết, lý thuyết

và kiểm định thực nghiệm (có thể là bằng các công cụ toán kinh tế), thì vấn đề lại có vẻ diễn

Page 63: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 59

biến theo chiều hướng xấu hơn. Không ít người cho rằng kinh tế học đã trở nên tầm thường,

vì nó quá xa long, xa rời với thực tiễn.

Cuốn sách Kinh tế học dành cho đại chúngđưa chúng ta tới một cách nhìn nhận khác về

kinh tế học. Có thể nhiều người cho đây là một cuốn sách phổ cập giới thiệu về các nguyên lý

kinh tế học. Nhưng chưa chắc đã thực sự như vậy. Đúng hơn đây là cuốn sách đem lại cho

người đọc mối liên hệ gần gũi, bình dị, song cũng rất lý trí giữa các nguyên lý kinh tế cơ bản

và dòng chảy sôi động của cuộc sống dẫn diễn ra. Các khái niệm , thuật nhữ tưởng chừng như

rất khô khan như chi phí – lợi ích, hiệu quả, chi phí cơ hội, cạnh tranh, rui ro, ngẫu nhiên, …

được hòa quyện trong biết bao chuyện thường nhật, từ việc mua soda cam và xăng, tình bạn,

tình ái, đến chứng khoán, xét xử, tranh cử tổng thống, ngụy biện chính sách và cả triết lý về

dân chủ.

Có rất nhiều các câu hỏi” được bày ra trong cuốn sách. Tại sao trong kinh tế thị trường, cá

nhân “chỉ kiếm lợi cho riêng mình” lại có thể bị dẫn dắt bởi “một bàn tay vô hình” dẫn đến

kết cục đẹp là sự thịnh vượng chung của xã hội? Tại sao “các loại thuế đều xấu”? Tại sao đối

với nhà kinh tế, “chính sách là một sai lầm? Hứng thú đến bất ngờ vì chúng ta được nếm trải

rất nhiều lý giải hợp lý cho những điều tưởng chừng vô lý và cả những điều vô lý trong những

hành vi dường như rất có lý. Và để rồi chúng ta sẽ phần nào hiểu được vì sao thị trường cũng

“tinh vi”, “diệu kỳ” không kém Thiên nhiên và còn hơn nữa, sự tinh vi đó “thường xuyên

giành được những chiến công mà ngay cả Thiên nhiên cũng không dám thử.

Kinh tế học tranh luận về cái hợp lý và bất hợp lý, và chính vì vậy, chân lý luôn là điều để

ngỏ. Nếu đã biết thưởng thức bữa trưa, tại sao chúng ta không suy tư. Biết đâu, chúng ta lại có

lời lý giải hơn, hợp lý hơn cho rất nhiều câu hỏi mà cuốn sách đặt ra. Và khi đó, chúng ta hiểu

hơn hành vi ứng xử của con người, như tác giả đã viết: “Hiểu bết không xa tôn trọng là bao”.

Hy vọng cuốn sách sẽ giúp ích cho tất cả những ai muốn năm bắt các nguyên lý kinh tế

học cơ bản, muốn vận dụng chúng vì một cuộc sống tốt hơn, đẹp hơn cho mình, người thân và

xã hội. Nội dung cuốn sách gồm có 24 chương chia làm 6 phần bao gồm:

Lời giới thiệu

Phần I: Cuộc sống là gì

Chương 1: Sức mạnh của thưởng phạt.

Chương 2: Những câu đó hợp lý.

Chương 3: Sự thật hay hậu quả.

Chương 4: Nguyên lý thờ ơ.

Chương 5: Trò chơi điện tử của cuộc sống.

Phần II: Tốt và xấu

Chương 6: Cái đúng trong cái sai.

Chương 7: Tại sao thuế lại xấu.

Chương 8: Tại sao giá cả là điều tốt.

Chương 9: Thuốc men và kẹo, tàu hỏa và tia lửa.

Phần III: Đọc tin tức như thế nào

Chương 10: Chọn phe nào trong cuộc chiến chống ma túy.

Chương 11: Chuyện hoang đường về thâm hụt.

Chương 12: Tỉnh táo và tức giận.

Chương 13: Các con số thống kê lừa bịp như thế nào.

Chương 14: Sai lầm của chính sách.

Page 64: Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2016

Viện Chiến Lược Ngân Hàng 08 - 2016

Trang 60

Chương 15: Một vài đề xuất khiêm tốn: ngày tàn của chế độ lưỡng đảng.

Phần IV: Thị trường vận hành như thế nào

Chương 16: Tại sao bỏng ngô ở rạp chiếu phim đắt hơn bình thường? Và tại sao những

câu trả lời được coi là hiển nhiên lại có thể sai?

Chương 17: Kết bạn và thông đồng.

Chương 18: Sự nguyền rủa của người thắng và sự rầu rĩ của kẻ thua.

Chương 19: Những ý tưởng về lãi suất.

Chương 20: Những bước đi ngẫu nhiên và giá chứng khoán.

Chương 21: Mùa xa Inova.

Phần V: Những cạm bẫy khoa học

Chương 22: Einstein có đáng tin hay không?

Chương 23: Bóng bầu dục mới và cải tiến.

Phần VI: Những cạm bẫy tôn giáo

Chương 24: Tại sao tôi không phải là nhà môi trường học.

Viện Chiến Lược Ngân Hàng hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc tác phẩm này để tham khảo.

Giới thiệu sách

Trở lại trang đầu