nckh tÚi nhỰa pe

91
LỜI MỞ ĐẦU Sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO bên cạnh việc đem lại nhiều cơ hội mới cho sự phát triển nền kinh tế thì các doanh nghiệp trong nước cũng phải đối mặt với những thách thức to lớn, với việc cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế giới. Các quốc gia lại càng tích cực trong việc sử dụng các công cụ pháp lý để bảo hộ ngành sản xuất trong nước. Do đó mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt những vụ kiện hàng xuất khẩu Việt Nam bán phá giá, và hậu quả từ những vụ kiện này là vô cùng lớn đối với nền kinh tế nước ta. Do vậy trong bài viết này đê cập đến một vụ kiện cụ thể: “Chống bán phá giá và trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE” với những nội dung chính như sau: - Phần I: Giới thiệu về vụ kiện túi nhựa PE. - Phần II: Vấn đề bán phá giá trong vụ kiện túi nhựa PE. - Phần III: Vấn đề Trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE. - Phần IV: Bài học kinh nghiệm. Phần II được viết theo hướng tập trung tổng hợp một số lý thuyết cơ bản về bán phá giá, các căn cứ xác định hàng hóa nhập khẩu bán phá giá, xác định thiệt hại thực tế; Những điểm lưu ý về quy định của pháp luật Hoa kỳ về quá

Upload: kieu-trang

Post on 02-Dec-2015

244 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: NCKH TÚI NHỰA PE

LỜI MỞ ĐẦU

Sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO bên cạnh việc đem lại nhiều cơ hội

mới cho sự phát triển nền kinh tế thì các doanh nghiệp trong nước cũng phải đối mặt

với những thách thức to lớn, với việc cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế

giới. Các quốc gia lại càng tích cực trong việc sử dụng các công cụ pháp lý để bảo hộ

ngành sản xuất trong nước. Do đó mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với

hàng loạt những vụ kiện hàng xuất khẩu Việt Nam bán phá giá, và hậu quả từ những

vụ kiện này là vô cùng lớn đối với nền kinh tế nước ta. Do vậy trong bài viết này đê

cập đến một vụ kiện cụ thể: “Chống bán phá giá và trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa

PE” với những nội dung chính như sau:

- Phần I: Giới thiệu về vụ kiện túi nhựa PE.

- Phần II: Vấn đề bán phá giá trong vụ kiện túi nhựa PE.

- Phần III: Vấn đề Trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE.

- Phần IV: Bài học kinh nghiệm.

Phần II được viết theo hướng tập trung tổng hợp một số lý thuyết cơ bản về bán phá

giá, các căn cứ xác định hàng hóa nhập khẩu bán phá giá, xác định thiệt hại thực tế;

Những điểm lưu ý về quy định của pháp luật Hoa kỳ về quá trình điều tra chống bán

phá giá và vấn đề bán phá giá trong vụ kiện túi nhựa PE – nguyên nhân và hậu quả.

Phần III đi sâu tìm hiểu các vấn đề Trợ cấp, căn cứ xác định hàng hóa được trợ cấp,

các biện pháp đối kháng và vấn đề Trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE.

Để hoàn thành bài viết này, chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của Thầy

Trần Văn Nam. Do kiến thức còn nhiều hạn chế, nên bài viết chắc hẳn còn nhiêu thiếu

sót. Người viết kính mong thầy cô cho ý kiến để bài viết cảu chúng em được hoàn

thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Page 2: NCKH TÚI NHỰA PE

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AOA Agreement on

Agriculture

Hiệp định Nông nghiệp

ADA Anti-dumping agreement

Hiệp định chống bán

phá giá ( Hiệp định thực

thi Điều VI của Hiệp

định chung về Thuế

quan và Thương mại

1994).

CVD Countervailing Duty Thuế chống bán phá giá

DOC Department ofCommerce Bộ thương mại Hoa Kỳ

GATT General Agreement on

Tarriffs and Trade

Hiệp định Chung eve

Thuế quan và Thương

mại.

ITC International Trade

Commission

Ủy ban thương mại

quốc tế Hoa Kỳ

PE Polyethylene

SSA Liên minh Tôm miền

nam Hoa Kỳ

SCM Subsidies and

Countervailing Measures

Trợ cấp và các biện

pháp đối kháng

USTR United Trade

Representative

Văn phòng đại diện

thương mại Mỹ

WTO World Trade

Organization

Tổ chức thương mại thế

giới

CBPG Chống bán phá giá

SPTT Sản phẩm tương tự

UBTVQH Ủy ban thường vụ Quốc

Page 3: NCKH TÚI NHỰA PE

Hội

Page 4: NCKH TÚI NHỰA PE

I. Giới thiệu vụ kiện túi nhựa PE.

1. Tình hình các vụ kiện CBPG của VN trong những năm gần đây.

Xuất khẩu Việt Nam hiện đứng thứ 39/260 nước với tốc độ xuất khẩu gia tăng cao

bình quân khoảng 20%/năm. Tập trung ở các thị trường chính như: Hoa Kỳ, Nhật,

Trung Quốc, Australia, Singapore, Đức, Anh (là những thị trường trên 1 tỷ USD),

chiếm đến 70% kim ngạch xuất khẩu và xuất khẩu tập trung vào 9 mặt hàng chủ lực

với tốc độ tăng nhanh1. Do vậy mà những năm gần đây, các doanh nghiệp xuất khẩu

của Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều các vụ kiện áp dụng thuế chống bán phá

giá (CBPG) của nước ngoài, trong đó có những vụ kiện lớn ảnh hưởng đến kim

ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như vụ kiện tôm, cá da trơn của

Hoa Kỳ hoặc vụ kiện giày mũ da của EU. Theo số liệu của Ban Thư ký WTO, từ

năm 1995 đến hết năm 2004 trên thế giới đả tiến hành 2647 cuộc điều tra về chống

bán phá giá, đứng đầu danh sách là Ấn độ (399 vụ) Hoa Kỳ (354 vụ) và EU (303 vụ).

Trong số 97 nước bị kiện, các nước đứng đầu là Trung Quốc (386 vụ) Hàn Quốc (94

vụ) Hoa Kỳ (146 vụ)... Đối với Việt Nam tính đến tháng 3/2006 đã phải đối phó với

21 vụ kiện chống bán phá giá, trong đó có 13 vụ Việt Nam phải chịu thuế chống bán

phá giá. EU là nước khởi kiện Việt Nam nhiều nhất (8 vụ) với mức thuế cao nhất lên

đến 93% đối với mặt hàng Oxyde kẽm. Điều đáng chú ý là số lượng các cuộc điều tra

chống bán phá giá tăng mạnh trong thời gian gần đây. Năm 2009 được coi là năm kỷ

lục về số lượng các vụ điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với

hàng hóa Việt Nam với 7 vụ ở 6 thị trường. Trong năm 2009, một số ngành khác

cũng được đặt trong tình trạng "báo động" về nguy cơ kiện phòng vệ thương mại như

giấy, thủy sản, gốm sứ...

1 http://www.baomoi.com/Chong-ban-pha-gia-thoi-ky-hau-khung-hoang/45/3073934.epi

Page 5: NCKH TÚI NHỰA PE

2. Vụ kiện túi nhựa PE.

a. Tóm tắt vụ kiện.

Vụ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp mà Hoa Kỳ tiến hành đối với túi

nhựa PE Việt Nam được khởi xướng ngày 21/4/2009 trên cơ sở Đơn kiện ngày

31/3/2009 của 02 nguyên đơn là Hilex Poly Co., và Superbag Cooperation. Ngày

27/4/2010, vụ điều tra đã đi đến quyết định chính thức với mức thuế chống bán phá

giá rất cao và các mức thuế chống trợ cấp không thấp như kỳ vọng. Sản phẩm bị kiện

trong vụ việc này được xác định là túi xách polyethylene (túi PE), thường biết tới

dưới tên túi/bịch nylon đựng hàng hay túi T-shirt. DOC giới hạn sản phẩm bị kiện ở

các loại túi/bịch nylon không gắn miệng, có quai xách, không khóa kéo hoặc dụng cụ

đóng bên ngoài, có hoặc không có miếng đệm, có hoặc không in, làm từ tấm nhựa

polyethylene mỏng (không dầy hơn 0,889mm và không mỏng hơn 0,00889mm) với

chiều dài/rộng không ít hơn 15,24cm và không dài hơn 101,6cm, chiều sâu túi có thể

hơn 101,6cm nhưng không ít hơn 15,24cm.

Sản phẩm bị kiện là túi đựng hàng trong các siêu thị, hiệu thuốc, cửa hàng. Tuy nhiên

sản phẩm bị kiện không bao gồm (i) túi PE không in logo hoặc tên cửa hiệu và có

dụng cụ đóng/khóa; (ii) túi PE được đóng gói với nhãn in nêu rõ mục đích sử dụng

khác chứ không phải để xách hàng từ siêu thị hoặc các cửa hàng bán lẻ. Các sản phẩm

bị kiện thường được nhập khẩu dưới mã HTSUS 3923.21.0085 (nhưng không phải tất

cả các sản phẩm thuộc mã này đều là sản phẩm bị kiện).

Ngày 21/4/2009, 20 ngày sau khi có Đơn kiện của các nguyên đơn, DOC ra Thông

báo khởi xướng điều tra chính thức đối với túi nhựa Việt Nam. Tuy nhiên ITC đã tiến

hành cuộc điều tra về thiệt hại từ trước đó.

Ngày 31/8/2009, sau hơn 4 tháng điều tra, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ra kết luận

túi nhựa Việt Nam được trợ cấp với mức thấp nhất là 0.20% cho đến cao nhất là

4.24% cho 3 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc và một mức biên độ chung toàn quốc là

2.97% (áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu túi nhựa của Việt Nam không

Page 6: NCKH TÚI NHỰA PE

thuộc nhóm được bị đơn bắt buộc). Trước đó Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ

(ITC) cũng có kết luận túi nhựa PE Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ gây thiệt hại

đáng kể cho ngành sản xuất nội địa của Hoa Kỳ. Do đó biện pháp tạm thời (thuế tạm

thời) đã được áp dụng với mức bằng với biên độ trợ cấp được tính cho từng doanh

nghiệp.

Đến ngày 26/3/2010, DOC có kết luận cuối cùng về biên độ trợ cấp đối với túi nhựa

PE trong vụ việc này. Kết quả này không được khả quan như kết luận sơ bộ, cụ thể là

các biên độ trợ cấp cao hơn so với kết luận trước đây, với mức thấp nhất là 0.44%,

cao nhất 52.56%, biên độ chung toàn quốc là 5.28%. Ngày 27/4/2010, ITC ra kết luận

cuối cùng khẳng định về thiệt hại và mối quan hệ nhân quả.Ngày 5/4/2010, DOC ra

Quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp chính thức với túi nhựa Việt Nam, kết thúc

quá trình điều tra gốc trong vụ việc này.

Đây là vụ việc có tác động đặc biệt lớn đến xuất khẩu Việt Nam, ít nhất ở hai khía

cạnh. Một là, lần đầu tiên hàng hóa xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt với một vụ điều

tra chống trợ cấp. Hai là, lần đầu tiên hàng hóa xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt với

một vụ điều tra đúp (chống bán phá giá và chống trợ cấp).

b. Các bị đơn trong quá trình điều tra

Trong đơn kiện có nêu ra 59 doanh nghiệp bị kiện, tuy nhiên DOC chỉ lựa chọn bị

đơn bắt buộc là 3 doanh nghiệp có khối lượng xuất khẩu túi nhựa PE đi Hoa Kỳ lớn

nhất của Việt Nam, bao gồm:

- Advance Polibag Co., (API) - Đường số 5, Khu công nghiệp Sóng Thần, Dĩ An,

Bình Dương.

- Chin Sheng Company (Chin Sheng) - A1/1, A1B/1, Đường 2B, Khu Công nghiệp

Vĩnh Lộc, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.

- Fotai Vietnam Enterprise Cooperation (Fotai Vietnam) - Số 73/1 Nguyễn Thái Bình,

P. Phú Hoà, TX. Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Page 7: NCKH TÚI NHỰA PE

II. Vấn đề Bán phá giá trong túi nhựa PE.

1. Bán phá giá là gì?

Khái niệm bán phá giá được ghi nhận tại Hiệp định thực thi Điều VI của GATT 1994

( gọi là hiệp định chống bán phá giá của WTO - ADA) Điều 2.1 quy định như sau “

trong phạm vi hiệp định này, một sản phẩm bị coi là bán phá giá ( tức là được đưa

vào lưu thông thương mại của một nước khác với giá trị thấp hơn trị giá thông

thường của sản phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ

một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản

phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại

thông thường”. Như vậy ta có thể hiểu bán phá giá là hiện tượng phân biệt giá mà

căn cứ xác định nó là giá xuất khẩu (giá bán vào thị trường nhập khẩu) và giá thông

thường của của hàng hóa nhập khẩu. Giá thông thường là giá có thể so sánh được của

hàng hóa tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu. Đó cũng là mức giá chuẩn mà

các doanh nghiệp áp dụng cho các giao dịch mua bán trên thị trường nước xuất khẩu.

Theo quy định của luật thương mại quốc tế, yếu tố then chốt để xác định hành vi bán

phá giá là sự so sánh biên độ chênh lệch giữa giá xuất khẩu với giá thông thường của

sản phẩm tại nước xuất khẩu. Việc so sánh phải được tiến hành đối với sản phẩm

cùng loại hoặc đối với sản phẩm tương tự. Tuy nhiên hiện tượng bán phá giá hàng

hóa nhập khẩu không đương nhiên đưa đến kết quả hàng hóa nhập khẩu có lợi thế

cạnh tranh hơn hàng hóa nội địa, điều này còn phụ thuộc vào việc hàng hóa nhập

khẩu bán phá giá có gây thiệt hại cho doanh nghiệp nội địa hay không.

Để chuẩn bị cho việc gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới – WTO thì Việt Nam

đã có sự sửa đổi ban hành nhiều văn bản pháp luật mới cho phù hợp với quy định của

tổ chức thương mại thế giới. Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào

Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh đó. Khái niệm bán phá giá đã được chuẩn hóa trong

văn bản pháp luật Việt Nam, cụ thể là tại Điều 3 Pháp lệnh về việc chống bán phá giá

hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam 2004 quy định như sau “ (1) Hàng hóa có xuất xứ

Page 8: NCKH TÚI NHỰA PE

từ nước hoặc vùng lãnh thổ bị coi là bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam (sau

đây gọi là hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam) nếu hàng hóa đó được bán với giá

thấp hơn giá thông thường theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.(2)Giá

thông thường của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là giá có thể so sánh được của

hàng hóa tương tự đang được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh

thổ xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường”. Như vậy thì sẽ không

có hiện tượng bán phá giá nếu giá xuất khẩu của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

không thấp hơn giá bán của sản phẩm tương tự trên thị trường xuất khẩu cho dù có

thấp hơn giá của sản phẩm cạnh tranh được sản xuất tại Việt Nam. Về nguyên tắc thì

pháp luật của các quốc gia thành viên phải phù hợp với Hiệp định của WTO, vì vậy

mà khái niêm về bán phá giá theo pháp luật Việt Nam không có sự khác biệt nhiều

lắm với khái niệm được quy định tại Hiệp định ADA. Một lý do khác nữa là pháp

luật nước ta cũng tiếp thu một cách thụ động các quy định của Hiệp định ADA, các

quy định hãy còn sơ sài khả năng được áp dụng trên thực tế không cao, bằng chứng

cho thấy là chưa có một vụ kiện về bán giá nào được tiến hành tại Việt Nam.

Việc bán phá giá của các doanh nghiệp diễn ra với rất nhiều lý do, không phải bất cứ

trường hợp nào bán phá giá bị coi là hủy diệt loại bỏ đối thủ cạnh tranh, mà đôi khi

việc bán phá giá là việc bất đắc dĩ do nhà sản xuất, xuất khẩu không bán được hàng,

sản xuất bị đình trệ, sản phẩm lưu kho lâu ngày có thể bị hỏng nên đành bán tháo để

thu hồi vốn. Ví dụ như khi đến cuối mùa đông thì nhiều loại quần áo mùa đông

không bán được, nếu để sang mùa năm sau có nguy cơ bị lỗi mốt và không ai mua.

Vì vậy những nhà kinh doanh thường có xu hướng giảm giá để bán hết hàng. Tuy

nhiên trong thương mại quốc tế, thuế chống bán phá giá có thể bị áp đặt mà không

quan tâm đến lý do vì sao nhà sản xuất bán phá giá. Bán phá giá sang thị trường nước

ngoài thường bị coi là một hiện tượng tiêu cực do nó làm giảm khả năng cạnh tranh

về giá và thị phần của sản phẩm nội địa của nước nhập khẩu. Vì vậy mà các biện

pháp chống bán phá giá được đặt ra để bảo vệ quyền lợi cho các nhà sản xuất nội địa.

Các biện pháp chống bán phá giá không mang tính chất trừng phạt hành vi bán phá

Page 9: NCKH TÚI NHỰA PE

giá mà chỉ là một biện pháp để khắc phục những thiệt hại do hành vi bán phá giá của

nhà xuất khẩu gây ra. Nhưng cũng không thể tùy tiện có thể áp dụng các biện pháp

chống bán phá giá mà phải xác định đủ những điều kiện như: (1) Hàng nhập khẩu bị

bán phá giá; (2) Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại

đáng kể; (3) Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt

hại nói trên.

2. Căn cứ xác định hàng hóa nhập khẩu bán phá giá2

a. Xác định giá thông thường hàng hóa nhập khẩu.

Như đã nói ở trên thì giá thông thường là giá trị chuẩn hoặc giá trị công bằng để xác

định mức phá giá của giá xuất khẩu. Các nhà làm luat đã đưa ra nhiều những cách

thức mềm dẻo và linh hoạt để tính giá thông thường. Pháp lệnh chống bán phá giá

của Việt Nam quy định tại khoản 4 Điều 2 như sau “Khối lượng, số lượng hoặc trị

giá hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam không đáng kể là khi khối lượng,

số lượng hoặc trị giá hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam đáp ứng các điều

kiện sau đây:

a) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá bán phá giá từ một nước không vượt

quá 3% tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt

Nam ;

b) Tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá bán phá giá từ nhiều nước đáp

ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản này không vượt quá 7% tổng khối lượng, số

lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam.

Vậy hàng hóa tương tự được bán tại thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ

xuất khẩu với khối lượng, số lượng hoặc giá trị hàng hóa sẽ bị coi là đáng kể nếu vượt

quá 3% (Đối với một nước hoặc vùng lãnh thổ) hoặc vượt quá 7% (đối với nhiều

2 Nguyễn Ngọc Sơn về Pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam.

Page 10: NCKH TÚI NHỰA PE

nước hoặc vùng lãnh thổ) tổng khối lượng, số lượng hoặc giá trị hàng hóa tương tự

nhập khẩu vào Việt Nam.

Tính giá thông thường theo cách thức chuẩn

+ Lựa chọn giao dịch nội địa để xác định giá thông thường.

Theo nguyên tắc thì chỉ lựa chọn những giao dịch tương tự với giao dịch xuất khẩu

diễn ra trong thời kỳ điều tra để tính giá thông thường. Giao dịch tương tự ở đây có

thể xét trên hai khía cạnh đó là hàng hóa tương tự với sản phẩm bị điều tra và thời

gian diễn ra giao dịch là đang được bán trên thị trường của nước xuất khẩu. Việc xác

định hàng hóa nội địa tương tự với hàng hóa bị điều tra nhằm xác định những đối

tượng chịu thiệt hại hoặc có khả năng chịu thiệt hại do hàng hóa nhập khẩu gây ra.

Việc lựa chọn những giao dịch tương tự thường được thực hiện theo những tiêu chí cụ

thể như: (1) Về đối tượng mua bán trong giao dịch nội địa phải là hàng hóa tương tự

với hàng hóa đang được điều tra. Quy định về hàng hóa tương tự được quy định tại

Điều 2.6 ADA “ sản phẩm tương tự được hiểu là sản phẩm giống hệt, tức là sản

phẩm có đặc tính giống với sản phẩm đang được xem xét hoặc trong trường hợp

không có sản phẩm nào như vậy thì sản phẩm khác mặc dù không giống ở mọi đặc

tính nhưng có nhiều điểm giống với sản phẩm đang được xem xét”. Việc xác định sản

phẩm tương tự càng giống với sản phẩm điều tra thì kết quả điều tra càng chính xác.

Múc đích việc xác định hàng hóa nội địa tương tự nhằm khoanh vùng những đối

tượng chịu thiệt hại hoặc có khả năng chịu thiệt hại do việc bán phá giá hàng hóa nhập

khẩu gây ra. (2) Hàng hóa tương tự được lựa chọn là hàng hóa đang được bán trên thị

trường của nước xuất khẩu. Tức là hàng hóa đang được tiêu dùng tại nước xuất khẩu

theo quy định tại Điều 2.1 của ADA. Việc xác định hàng hóa không còn được lưu

thông trên thị trường sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều tra bởi vì trên thị trường luôn có

những sự biến động về giá cả theo từng thời kỳ và chịu nhiều tác động của các yếu tố

khách quan, chủ quan khác. Tuy nhiên đây chỉ là quy định chung của ADA còn các

quốc gia sẽ có những quy định cụ thể riêng. (3) Khối lượng, số lượng hàng hóa tương

Page 11: NCKH TÚI NHỰA PE

tự được tiêu dùng trên thị trường nước xuất khẩu phải đáng kể để có thể so sánh một

cách hợp lý. Cụ thể là doanh số bán hàng đó chiếm 5% hoặc cao hơn số lượng bán sản

phẩm đang xem xét đó tới nước nhập khẩu với điều kiện là tỷ lệ thấp hơn cũng được

chấp nhận nếu như có bằng chứng cho thấy rằng tỷ lệ thấp như vậy vẫn đạt đủ lớn để

có thể so sánh một cách hợp lý3. Như vậy thì quy định này đã cho phép các nước

thành viên có thể dử dụng ngưỡng 5% là cơ sở xác định số lượng đủ lớn để có thể so

sánh hợp lý hoặc đặt ra các mức cao hơn, thấp hơn nếu cso đủ bằng chứng cho rằng

đó là mức đủ lớn để có thể so sánh hợp lý. (4) Giao dịch nội địa được lựa chọn phải

có khối lượng hàng hóa mua bán cùng cấp độ thương mại với giao dịch xuất khẩu.

Cùng cấp độ thương mại có thể hiểu là cùng khâu lưu thông hàng hóa như cùng là giá

xuất xưởng, giá bán buôn hay giá bán lẻ... Các cơ quan có thẩm quyền cần điều chỉnh

giá về cùng khâu trong quá trình phần phối, cùng địa điểm, cùng điều kiện bán hàng

… Nếu như hàng hóa tương tự và hàng hóa đnag bị điều tra không được đưa về cùng

một cấp độ thương mại để tính toán thì sẽ dẫn tới sự chênh lệch khá lớn trong kết quả

tính toán chi phí sản xuất của sản phẩm. Thông thường thì cấp độ thương mại được

lựa chọn là khâu xuất xưởng hàng hóa của Doanh nghiệp, với cấp độ này giá bán của

hàng hóa tương tự và giá xuất khẩu chưa bị chi phối bởi các chi phí lưu thông nên kết

quả so sánh sẽ chính xác hơn so với việc lựa chọn cấp độ thương mại sau đó4.

Một trong những điều kiện để có thể sử dụng cách tính giá thông thường chuẩn ( giá

thông thường được tính theo giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nội địa của

nước xuất khẩu) là sản phẩm tương tự được bán tại thị trường này trong điều kiện

thương mại thông thường. ADA vẫn chưa có định nghĩa cụ thể nào là hàng hóa được

bán trong điều kiện thương mại thông thường, tuy nhiên thì những giao dịch tương tự

được xác định theo những điều kiện thương mại thông thường có thể hiểu là việc thực

hiện giao dịch trong môi trường cạnh tranh, giá được thiết lập dựa trên sự tác động

qua lại giữa cung và cầu.

3 Chú thích số 2 Điều 2.2 ADA 4 Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam

Page 12: NCKH TÚI NHỰA PE

Mặc dù không có định nghĩa cụ thể về điều kiện thương mại thông thường của các

giao dịch nội địa, nhưng pháp luật WTO có đưa ra một số tình huống bán hàng hóa

không theo điều kiện thương mại thông thường như (1) SPTT được bán tại thị trường

nội địa hoặc bán sang một nước thứ 3 với mức giá không đủ để bù đắp chi phí sản

xuất theo đơn vị sản phẩm (bán hàng lỗ vốn). Theo Điều 2.2.1 ADA thì giao dịch nội

địa có giá bán dưới giá thành bị coi là không theo điều kiện thương mại thông thường

khi đáp ứng đủ 4 điều kiện như sau: (a) Giao dịch có giá thấp hơn tổng chi phí, như

chi phí cố định, chi phí biến đổi, chi phí quản trị, chi phí bán hàng và chi phí quản lý

chung. (b) Việc bán hàng lỗ vốn được thực hiện trong một thời gian dài, thường là 1

năm và trong mọi trường hợp cũng không được ít hơn 6 tháng. (c) Hàng hóa bị bán lỗ

vốn này được bán với số lượng đáng kể, tức là lượng sản phẩm bán lỗ vốn không ít

hơn 20% tổng số sản phẩm được bán hoặc giá bán bình quân gia quyền thấp hơn chi

phí bình quân gia quyền. Nếu sản phẩm bị bán với giá thấp hơn mức chi phí sản xuất

nhưng giá bán này vẫn cao hơn chi phí bình quân gia quyền trong khoảng thời gian

được điều tra thì việc bán hàng lỗ vốn này được xem như hành động bán hàng để thu

hồi vốn (bù đắp các chi phí) trong khoảng thời gian hợp lý và vẫn được coi là việc bán

hàng theo các điều kiện thương mại thông thường. Như vậy thì không phải mọi giao

dịch bán lỗ vốn đều bị loại khỏi việc tính giá thông thường. (2) giá bán trong các giao

dịch từ nước có nền kinh tế phi thị trường. Mặc dù ADA không trực tiếp đề cập đến

thuật ngữ nền kinh tế phi thị trường nhưng tại Điều 2.2 có quy định việc sử dụng một

số phương án dự phòng để xác định giá thông thường khi việc bán hàng trong nước

xuất khẩu không cho phép có đượ sự so sánh hợp lý do điều kiện đặc biệt của thị

trường đó. Như vậy thì quy định này cho phép các thành viên xây dựng những quy

chế điều tra đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc quốc gia bị coi là có

nền kinh tế phi thị trường.

+ Tính giá thông thường5

5 Theo http://chongbanphagia.vn/hoi-dap/20080812/gia-thong-thuong-normal-value-la-gi-va-duoc-tinh-nhu-nao.

Page 13: NCKH TÚI NHỰA PE

Có ba cách xác định giá thông thường (áp dụng với các điều kiện cụ thể) như:

(1) Giá thông thường được xác định theo giá bán của SPTT tại thị trường nước

xuất khẩu (tại thị trường nội địa của nước nơi sản phẩm đó được sản xuất ra)

(2) Giá thông thường được xác định theo giá bán của SPTT từ nước xuất khẩu liên

quan sang thị trường một nước thứ ba

(3) Giá thông thường được xác định theo trị giá tính toán (constructed normal

value) = Giá thành sản xuất + Chi phí bán hàng, hành chính + Lợi nhuận Trong

các cách thức nêu trên, cách 1 là cách thức tính giá thông thường tiêu chuẩn,

được ưu tiên xem xét áp dụng trước trong tất cả các trường hợp. Chỉ khi không

đáp ứng được các điều kiện để sử dụng cách 1 thì giá thông thường mới được

tính theo cách 2 hoặc cách 3.

Như vậy thì mặc dù cách tính giá thông thường chưa được quy định cụ thể tại văn bản

của WTO hay cũng như ở các văn bản Pháp Luật ở Việt Nam. Tuy nhiên vẫn có thể

áo dụng cách tính thông thường được áp dụng trên thực tế như trên để xác định giá

thông thường cho hàng hóa sản phẩm.

Những cách thức dự phòng tính giá thông thường

Những cách thức dự phòng này được quy định tại khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh chống

bán phá giá như sau: (1) Giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự của nước

hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu đang được bán trên thị trường một nước thứ ba trong

các điều kiện thương mại thông thường. Cách thức này chỉ có thể sử dụng khi nước

xuất khẩu có bán hàng hóa sang nước thứ ba bất kỳ với điều kiện giá lựa chọn là giá

có thể so sánh được và việc bán hàng hóa được thực hiện trong điều kiện thương mại

thông thường 6. (2) Giá thành hợp lý của hàng hóa cộng thêm các chi phí hợp lý khác

6 Hiện không có định nghĩa cụ thể thế nào là hàng hoá bán trong điều kiện thương mại thông thường. Tuy nhiên, ADP có nêu một trường hợp có thể được coi là không được bán theo điều kiện thương mại thông thường: đó là khi sản phẩm tương tự được bán tại thị trường nội địa hoặc bán sang một nước thứ ba với mức giá không đủ bù đắp chi phí sản xuất theo đơn vị sản phẩm (giá thành sản xuất + chi phí bán hàng, quản trị, chi phí chung) . ( Theo http://chongbanphagia.vn/hoi-dap/20090728/the-nao-la-hang-hoa-duoc-ban-theo-dieu-kien-thuong-mai-thong-thuong-sales-product-o).

Page 14: NCKH TÚI NHỰA PE

và lợi nhuận ở mức hợp lý, xét theo từng công đoạn từ sản xuất đến lưu thông trên thị

trường của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc nước thứ ba.

Cách quy định như vậy có phần hẹp hơn so với quy định Điều 2.2 của Hiệp định

ADA. Hiệp định ADA quy định ba trường hợp áp dụng cách thức dự phòng: (1)

Trong trường hợp không có các sản phẩm tương tự được bán trong nước theo các điều

kiện thương mại thông thường tại thị trường nước xuất khẩu. (2) Trường hợp việc bán

trong nước đó không cho phép có được sự so sánh chính xác do điều kiện đặc biệt của

thị trường đó. (3) Trường hợp số lượng hàng bán tại thị trường trong nước của nước

xuất khẩu hàng hóa quá nhỏ. Như vậy ta có thể thấy dường như các nhà làm luật nước

ta còn bỏ ngỏ những quy định về điều kiện thương mại thông thường, cũng có thể do

điều kiện kinh tế nên các nhà làm lust chưa dự liệu hoặc cũng có thể họ cho rằng

không cần thiết quy định vì không phù với với điều kiện kinh tế nước ta. Tuy nhiên,

sự phát triển kinh tế và sự giao thoa với các nước trên thế giới ngày càng trở lên mạnh

mẽ, vì vậy các quy định pháp luật cần phải đi trước những mối quan hệ phát sinh

trong thực tế. Chứ không phải có vấn đề phát sinh ta mới đặt ra quy định, rồi lại sửa

đổi lại Luật sẽ dẫn đến việc áp dụng khó khăn trên thực tế và tốn nhiều kinh phí nhà

nước.

b. Xác định giá xuất khẩu .

Để xác định được giá xuất khẩu thì trước tiên phải xác định được các giao dịch mua

bán hàng hóa giữa doanh nghiệp sản xuất hoặc xuất khẩu nước ngoài và nhà nhập

khẩu tại Việt Nam. Giá mua giá bán trong giao dịch này sẽ được sử dụng làm giá xuất

khẩu để điều tra về bán phá giá, điều quan trọng là tìm ra doanh nghiệp sản xuất,

doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài và nhà nhập khẩu tại Việt Nam. Tuy nhiên trong

quan hệ kinh tế có sự tham gia của nhiều chủ thể, các giao dịch không đơn thuần chỉ

là giao dịch giữa nhà sản xuất, nhà xuất khẩu – nhà nhập khẩu. mà bên cạnh đó còn có

sự tham gia của các bên trung gian thương mại, hay việc trung chuyển hàng hóa qua

nước thứ 3 trước khi đến nước nhập khẩu thực sự. Nhưng vẫn chưa có một quy định

Page 15: NCKH TÚI NHỰA PE

cụ thể nào cho việc hướng dẫn xác lập giá xuất khẩu cho những giao dịch phức tạp

như vậy. Vì vậy mà để có thể tiến hành một vụ kiện bán phá giá tại Việt Nam thì các

văn bản pháp luật quy định eve vấn đề này cũng cần phải được hoàn thiện, bổ sung

nhiều hơn nữa.

c. So sánh giá xuất khẩu và giá thông thường và tính biên độ phá giá.

Để có thể so sánh giá xuất khẩu và giá thông thường và giá xuất khẩu thì cần phải

điều chỉnh chúng nhằm đảm bảo giá thông thường và giá xuất khẩu được thực hiện

trong những điều kiện thị trường như nhau.

Giá thông thường và giá xuất khẩu phải được điều chỉnh về cùng một khâu trong quá

trình lưu thông, ở cùng thời điểm tính toán gần nhau nhất. Trong một khâu lưu thông

được hiểu là một khâu xuất xưởng hoặc một khâu bán lẻ. Bởi vì giá bán buôn và giá

bán lẻ cùng một loại hàng hóa là không giống nhau. Bên cạnh đó cũng cần điều chỉnh

2 loại giá đó về cùng một thời điểm tính toán hoặc tại các thời điểm tính toán gần

nhau nhất, điều này giúp cho việc xác định kết quả so sánh được chính xác và công

bằng. Một vấn đề quan trọng nữa trong quy trình này đó là việc quy đổi đồng tiền,

mỗi quốc gia thì đồng tiền có mệnh giá, giá trị khác nhau, vì vậy mà khi so sánh như

vậy cần đổi các đơn vị đồng tiền của riêng mỗi quốc gia đó thành ngoại tệ đang được

lưu thông trên thị trường.

Để xác định một sản phẩm có bán phá giá hay không người ta phải tính được biên độ

phá giá của nó. Biên độ phá giá là khoảng chênh lệch có thể tính được giữa giá thông

thường của hàng hóa so với giá xuất khẩu vào nước nhập khẩu. Một mặt hàng không

phải chịu thuế chống bán phá giá nếu biên độ phá giá của nó không cao hơn 2%. Vì

thế biên độ phá giá chính là cơ sở để xác định hàng hóa nhập khẩu có bán phá giá hay

không.

Biên độ phá giá có thể tính bằng phương pháp sau (giá thông thường – giá xuất

khẩu) / giá xuất khẩu. Như vậy thì giá xuất khẩu càng cao thì biên độ bán phá giá

càng nhỏ và ngược lại.

Page 16: NCKH TÚI NHỰA PE

Theo quy định của WTO, nước nhập khẩu không được tiến hành điều tra (và không

được áp thuế chống trợ cấp) nếu nước xuất khẩu là nước đang phát triển và có lượng

nhập khẩu sản phẩm liên quan dưới 3% tổng nhập khẩu hàng hoá tương tự vào nước

nhập khẩu. Đây là một trong những quy định của WTO nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các

nước đang phát triển có điều kiện phát triển cạnh tranh cùng những nước có nhiều thế

mạnh hơn. Tuy nhiên, quy định này sẽ không được áp dụng nếu tổng lượng nhập khẩu

sản phẩm liên quan từ tất cả các nước xuất khẩu có hoàn cảnh tương tự (cũng là nước

đang phát triển có lượng nhập khẩu thấp hơn 3%) chiếm trên 7% tổng lượng nhập

khẩu hàng hoá tương tự vào nước nhập khẩu.

3. Xác định có thiệt hại.

Thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước theo định nghĩa của Pháp lệnh chống

bán phá giá tại khoản 7 Điều 2 là tình trạng suy giảm đáng kể hoặc kìm hãm tăng

trưởng về sản lượng, mức giá, tiêu thụ hàng hóa, lợi nhuận, tốc độ phát triển sản

xuất, việc làm cho người lao động, đầu tư và chỉ tiêu khác của ngành sản xuất trong

nước hoặc là tình trạng dẫn đến khó khăn cho việc hình thành một ngành sản xuất

trong nước. Còn đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước là khả

năng trước mắt, rõ ràng và chứng minh được sẽ gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản

xuất trong nước (khoản 8 Điều 2 pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu

vào Việt Nam).

Thiệt hại đáng kể phải dựa trên những đặc tính như tính hiện hữu, ngành sản xuất nội

địa của nước nhập khẩu đã, đang và chắc chắn sẽ gánh chịu những tốn thất do hành vi

bán phá giá gây ra. Những căn cứ dựa trên sự suy đoán đều không được chấp nhận.

Một đặc tính nữa đó chính là mức độ đáng kể của thiệt hại, ở đây mức độ đnág kể của

thiệt hại được chứng minh bằng những tổn thất gây cho toàn ngành sản xuất trên thị

trường mà không phải chỉ là một hai doanh nghiệp nhỏ lẻ. Việc xác định có thiệt hại

hay không là một yếu tố vô cùng quan trọng trong cả quá trình điều tra bán phá giá

của một doanh nghiệp, bởi đây là yếu tố có tính quyết định xem liệu mặt hàng bán phá

Page 17: NCKH TÚI NHỰA PE

giá có bị áp thuế chống bán phá giá hay không. Căn cứ xác định có thiệt hại hay

không sẽ được thực hiện dựa trên những nội dung như:

- Khối lượng sản phẩm nhập khẩu được bán phá giá và ảnh hưởng của việc này đến giá

của sản phẩm tương tự tại thị trường nội địa nước nhập khẩu. Điển hình ảnh hưởng

của nó chính là việc thay đổi quy mô thị phần của hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa

nội địa, chính là việc hàng hóa nhập khẩu bán phá giá đang thay thế hàng hóa nội địa

trong xu hướng tiêu dùng của thị trường, từ đó làm biến mất các nhà sản xuất nội địa

trên thị trường và mục đích của hành vi này là nhằm chiếm lĩnh thị trường. Trong

ngắn hạn thì hành vi bán phá giá được coi là có lợi đối với người tiêu dùng, họ có thể

mua sản phẩm hàng hóa tương tự nhưng với mức giá hấp dẫn hơn. Tuy nhiên trong

dài hạn khi các nhà xuất khẩu đã loại bỏ hết các đối thủ giành thị phần thì lúc đó họ

có quyền áp đặt giá gây bất lợi đối với người tiêu dùng cũng như toàn bộ nền kinh tế.

Mặt khác, việc bán giá hàng hóa đó cũng phải làm kìm hãm giá bán của hàng hóa nội

địa, để có thể cạnh tranh và bán được hàng hóa thì nhà sản xuất nội địa cũng bắt buộc

phải hạ mức giá bàn và điều này dẫn đến thiệt hại cho các nhà sản xuất nội đia.

- Hậu quả của việc nhập khẩu này đối với các nhà sản xuất các sản phẩm này của nước

nhập khẩu như làm sụt giảm giá bán của hàng hóa nội địa do phải chịu sức ép cạnh

tranh từ hàng hóa nhập khẩu bán phá giá. Mức độ thiệt hại đáng kể của doanh nghiệp

sản xuất trong nước được tính toán dựa trên những căn cứ cơ sở thực tế, tính toán

được, chứ không phải do suy diễn mà ra.

4. Mối quan hệ nhân quả giữa bán phá giá và thiệt hại đáng kể.

Mối quan hệ nhân quả là những căn cứ cho thấy việc hàng hóa nhập khẩu bán phá giá

là nguyên nhân trực tiếp gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho các doanh

nghiệp trong nước sản xuất hàng hóa tương tự. Các căn cứ xác định mối quan hệ nhân

quả7 bao gồm:

7 Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr 99.

Page 18: NCKH TÚI NHỰA PE

- Mối quan hệ giữa bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với chứng cứ về

thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

- Số lượng và giá hàng hóa tương tự nhập khẩu vaò Việt Nam không bị bán phá giá.

- Mức độ giảm sút của cầu hoặc thay đổi về hình thức tiêu dùng đối với hàng hóa tương

tự sản xuất trong nước.

- Khả năng xuất khẩu và năng suất của ngành sản xuất trong nước.

5. Điểm lưu ý của PL Hoa Kỳ về CBPG đối với vụ kiện túi nhựa PE

a. Quy chế tính cho nền kinh tế phi thị trường.

Sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đã có nhiều những điều

kiện thuận lợi hơn để phát triển nền kinh tế với các nước thành viên bằng các điều

kiện ưu đãi như mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các

nước mở cửa theo các Nghị định thư gia nhập của các nước này, mà không bị phân

biệt đối xử. Điều đó, tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu. Bên

cạnh đó thì Việt Nam cũng chấp nhận thời hạn 12 năm cho nền kinh tế phi thị trường

kể từ ngày gia nhập và không muộn hơn 31/12/2018. Hệ quả trực tiếp của việc chấp

nhận quy chế này là khi phải đối mặt và đương việc bị kiện vì bán phá giá ở thị

trường nước ngoài thì một điều chắc chắn là dễ bị thua kiện. Bởi không được đối xử

bình đẳng, không được xét xử theo luật chung và chưa được công nhận là quốc gia có

nền kinh tế thị trường.

Nền kinh tế phi thị trường (Non-market Economy) được dùng để chỉ các nền kinh tế

nơi chính phủ có độc quyền hoặc gần như độc quyền về thương mại và nhà nước ấn

định giá cả nội địa. Mỗi nước điều tra có quy định riêng về các tiêu chí xác định nền

kinh tế phi thị trường. Khi một nước xuất khẩu bị xem là có nền kinh tế phi thị trường

thì các nguyên tắc tính toán Giá thông thường sẽ không được sử dụng và nước nhập

khẩu có thể sử dụng các phương pháp tính toán khác mà mình cho là hợp lý. Trên

thực tế, quy định này tạo ra bất lợi rất lớn cho các nhà sản xuất - xuất khẩu từ nước bị

xem là có nền kinh tế phi thị trường. Pháp luật một số nước để ngỏ khả năng từng nhà

sản xuất -xuất khẩu có thể chứng minh rằng hoạt động kinh doanh của mình hoàn toàn

Page 19: NCKH TÚI NHỰA PE

tuân theo các nguyên tắc thị trường dù cho nền kinh tế nước xuất khẩu bị xem là phi

thị trường8. Trong khuôn khổ WTO, vấn đề nền kinh tế phi thị trường được nêu ra

trong đoạn 1 của Điều VI của GATT 1994 về chống bán phá giá. “Trường hợp nhập

khẩu từ một quốc gia mà nhà nước độc quyền hoàn toàn hoặc độc quyền phần lớn về

thương mại và giá nội địa do nhà nước ấn định thì rất khó xác định giá so sánh như

qui định trong điều VI.1-GATT và trong trường hợp này, các bên trong hợp đồng

nhập khẩu cần phải tính tới khả năng nếu lấy giá nội địa của các nước này để so sánh

thì có thể không thích hợp”. Hiệp định về thực thi điều VI của GATT 1994 đã hoàn

thiện hóa điều khoản này và được xây dựng thành Hiệp định chống bán phá giá. Điều

khoản này cho phép phân biệt đối xử đối với các nước mà nhà nước độc quyền phần

lớn hoặc toàn bộ về thương mại quốc tế và toàn bộ giá cả nội địa do nhà nước ấn định.

Cơ quan quản lý pháp luật liên quan tới chống bán phá giá và các cuộc điều tra chống

bán phá giá thường vận dụng điều khoản này để phản bác thông tin về chi phí và giá

do các nước được coi là nền kinh tế phi thị trường cung cấp. Để thay thế cho giá và

chi phí này, họ thường sử dụng giá và chi phí từ nước thứ 3, thường là một nền kinh tế

thị trường có mức độ phát triển tương đương. Trong một số trường hợp cơ quan điều

tra sử dụng thông tin giá cả và chi phí tổng hợp9. Hiện nay trong WTO chỉ có 2 thành

viên cam kết về địa vị nền kinh tế phi thị trường bao gồm Trung Quốc và Việt Nam.

Việt Nam đã công nhận địa vị nền kinh tế phi thị trường trong Báo cáo về việc gia

nhập WTO như sau “Một số thành viên ghi nhận Việt Nam đã liên tục đẩy mạng quá

trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Những thành viên này cũng ghi nhận

rằng, sẽ gặp những khó khăn đặc thù trong việc xác định chi phí và giá cả hàng hoá

xuất xứ từ Việt Nam trong các cuộc điều tra chống bán phá giá hay áp dụng các biện

pháp đối kháng. Những thành viên này cho rằng, trong trường hợp đó nước nhập

khẩu có thể nhận định rằng việc sử dụng chi phí và giá cả tại Việt Nam có thể không

hợp lý”. Như vậy, địa vị nền kinh tế phi thị trường sẽ chỉ ảnh hưởng đến các doanh

8 http://chongbanphagia.vn/content/nen-kinh-te-phi-thi-truong-non-market-economy9 Longyue Zhao và Yan Wang, bài học từ vụ kiện chống trợ cấp đầu tiên của Mỹ với Trung Quốc. tr 14

Page 20: NCKH TÚI NHỰA PE

nghiệp Việt Nam trong hai lĩnh vực là chống bán phá giá và các biện pháp đối kháng.

Trong trường hợp một thành viên của WTO nhận định rằng, việc sử dụng chi phí và

giá cả tại Việt Nam là không hợp lý thì Việt Nam sẽ phải chấp nhận các quy chế riêng

cho một nền kinh tế phi thị trường khi áp dụng Hiệp định Chống bán phá giá và Hiệp

định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO.

Về pháp luật của Hoa Kỳ nhằm đối phó với thương mại “không công bằng” từ nước

ngoài bao gồm: Luật chống bán phá giá (AD) và Luật thuế đối kháng (CVD). Trong

đó 2 luật này có chức năng riêng như Luật chống bán phá giá nhằm bảo vệ ngành sản

xuất nội địa khỏi những hành vi thương mại không công bằng của những nhà xuất

khẩu hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ. Còn Luật thuế đối kháng bảo vệ ngành sản

xuất nội địa trước hàng nhập khẩu được trợ cấp bởi chính phủ hoặc thể chế công nước

ngoài10. Như vậy thì đối với vấn đề này pháp luật Hoa Kỳ có những quy định rất chi

tiết, ban hành các đạo luật có chức năng riêng biệt về từng lĩnh vực cụ thể. Điều này

cho thấy sự quan tâm của Hoa Kỳ đối với vấn đề bảo hộ nền kinh tế của nước mình

trươc sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài. Điều này cũng

được thể hiện rõ hơn trong việc phân định quyền hạn của các cơ quan như Bộ Thương

Mại (DOC) hay Ủy Ban Thương mại Quốc Tế (ITC). Bộ Thương Mại Hoa Kỳ chuyên

phụ trách về vấn đề xác định xem hàng hóa nhập khẩu bán phá giá hay không, còn

ITC phụ trách xác định xem có thiệt hại do hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập

khẩu hay không, nếu ITC tuyên không có thiệt hại do hàng nhập khẩu gây ra cho

ngành sản xuất nội địa thì DOC phải dừng ngay quá trình điều tra lại cho dù hàng

nhập khẩu đó có bán phá giá đi chăng nữa.

Do vậy mà khi bị điều tra thì các nhà sản xuất ở các nước chuyển đổi phải chứng tỏ

rằng họ hoạt động theo những điều kiện thị trường. Nước nhập khẩu (khiếu nại)

không có trách nhiệm cung cấp bằng chứng. Tuy nhiên, Hoa Kỳ xác định quy chế phi

thị trường căn cứ vào luật riêng của họ hơn là căn cứ vào những tiêu chuẩn được thỏa

thuận quốc tế. Các nền kinh tế chuyển đổi (điển hình như ở Việt Nam) ít có cơ hội

10 Longyue Zhao và Yan Wang, bài học từ vụ kiện chống trợ cấp đầu tiên của Mỹ với Trung Quốc. tr18

Page 21: NCKH TÚI NHỰA PE

bảo vệ mình trong một khoảng thời gian hạn chế dành cho việc cung cấp bằng chứng

về các cơ chế kinh tế thị trường dưới dạng trả lời các câu hỏi. Hơn nữa, không rõ là

chính xác thì các nền kinh tế chuyển đổi phải thỏa mãn những yêu cầu gì để được xem

là nền kinh tế thị trường. Điển hình như trong vụ túi nhựa PE, ngày 9/6/2009 Chính

Phủ Việt Nam yêu cầu DOC điều chỉnh bảng câu hỏi điều tra ngày 18/5/2009 nhằm

xác định một ngày mốc để ghi nhận các trợ cấp có thể bị điều tra, qua đó giới hạn thời

gian điều tra trong Bảng câu hỏi này, nhưng DOC đã từ chối yêu cầu này. Trong các

vụ chống hàng Việt Nam bán phá giá nhập khẩu vào thị trường của họ, Hoa Kỳ bỏ

qua giá cả và chi phí trong nước ở Việt Nam mà xác định giá trị thông thường bằng

cách sử dụng một nước thứ ba là nước có nền kinh tế thị trường để thay thế, một lẽ tất

nhiên là chính phủ các nước nhập khẩu chọn nước thay thế để xác định giá đúng ở nền

kinh tế phi thị trường luôn luôn có lợi cho họ để bảo vệ lợi ích của các nhà sản xuất

trong nước của họ. Điều này tạo ra một lợi thế to lớn cho nước nhập khẩu bởi vì họ có

thể chọn những nước nào đem lại kết quả mong muốn trong các điều tra chống bán

phá giá. Như vậy, trong các vụ kiện chống bán phá giá mà doanh nghiệp Việt Nam là

bị đơn, việc so sánh hàng hóa do chúng ta sản xuất với giá thành của một nước thứ ba

có cùng điều kiện đúng là bất lợi cho chúng ta, bởi vì nước so sánh do nguyên đơn lựa

chọn, chúng ta hoàn toàn bị động trong vấn đề này.

Có thể nói rằng, việc xác định giá trị thông thường để tính biên độ bán phá giá bằng

cách so sánh giá bán ở nước nhập khẩu với giá của một nước thứ ba có nền kinh tế thị

trường có trình độ phát triển tương tự sẽ dẫn tới biên độ phá giá bị phóng đại qua việc

làm tăng giá trị thông thường một cách giả tạo. Thông thường giá của sản phẩm của

nước thứ ba được chọn để so sánh thường cao hơn giá sản phẩm được sản xuất ở quốc

gia bị đơn. Điều này được chứng minh qua các vụ kiện mà Việt Nam là bị đơn. Trong

thực tiễn, giá cá basa ở Băng-la-đét là cao hơn giá cá basa của Việt Nam, Giầy da do

Bra-xin sản xuất có giá thành cao hơn giá thành của giầy da do Việt Nam sản xuất...

kết quả là trong các vụ hàng Việt Nam bị kiện bán phá giá ở nước ngoài thì biên độ

Page 22: NCKH TÚI NHỰA PE

bán phá giá thường là rất cao11. Mặc dù vậy thì Việt Nam vẫn phải chịu quy chế nền

kinh tế phi thị trường cho đến 31/12/2018, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải

chuẩn bị đối mặt với những vụ kiện từ các nhà sản xuất nước nhập khẩu với nhiều bất

lợi cho mình.

b. Thủ tục điều tra chống bán phá giá của Hoa Kỳ trong vụ kiện túi nhựa PE.

Hoa Kỳ là một trong những nước sử dụng biện pháp bảo đảm cạnh tranh thương mại

nhiều nhất, vì vậy trong bài nghiên cứu này xin đưa ra một số quy trình cơ bản trong

quấ trình điều tra hàng hóa bán phá giá theo pháp luật Hoa Kỳ.

Điều tra chống bán phá giá là thủ tục hành chính do hai cơ quan của chính phủ Hoa

Kỳ - Bộ thương mại Hoa Kỳ và Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ - sẽ quyết định

hàng nhập khẩu được giao dịch thương mại không công bằng có gây thiệt hại cho

ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ hay không.

Trong khung thủ tục12 điều tra bán phá giá này thì có một vài điểm là cố định không

thay đổi, bên cạnh đó cũng có một số điểm rất linh hoạt, nội dung của quy trình này

như sau:

(1) Khởi kiện và bắt đầu tiến hành điều tra.

Cuộc điều tra thường bắt đầu khi một bên liên quan (nhà sản xuất nội địa sản phẩm

bị nghi vấn, công đoàn hay hiệp hội ngành hàng) nộp đơn kiện lên DOC và ITC viện

cớ rằng có hành vi bán phá giá đang diễn ra. Hoặc DOC cũng có thể khởi kiện bất cứ

khi nào thấy cần thiết mà không cần đơn kiện chính thức. Trong vụ kiện chống bán

phá giá và trợ cấp túi nhựa PE thì do 2 nguyên đơn là Hilex Poly Co., và Superbag

Cooperation đưa đơn khởi kiện vào ngày 31/03/2009. Thông thường thì DOC sẽ tiến

hành điều tra khi có đơn kiện của các nguyên đơn chứ không thường tự khởi xướng

điều tra. Các cơ quan này cũng thường tạo điều kiện cho các nguyên đơn (mang tính

khuyến khích) trong việc giải quyết thủ tục khởi kiện chống bán phá giá một mặt

hàng nhập khẩu nào đó.

11 Dương Anh Sơn, Quy chế nền kinh tế phi thị trường và vấn đề minh bạch để ứng phó với các vụ kiện bán phá giá, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. Tr212 Hướng dẫn các biện pháp phòng vệ thương mại Hoa Kỳ - Trung tâm thương mại quốc tế. tr 27.

Page 23: NCKH TÚI NHỰA PE

(2) Khởi xướng điều tra

Đối với ITC thì việc khởi xướng điều tra gần như tự động và ngay lập tức mà không

có bắt buộc hoặc có yêu cầu nào đối với người khởi kiện trước khi bắt đầu cuộc điều

tra. Bất cứ vấn đề gì cũng được giải quyết trong quá trình tư vấn trước khi khởi kiện

với cơ quan mà hầu hết mọi người khi kiện đều tìm đến. trong khi đó quá trình điều

tra của DOC lại hoàn toàn khác. Trong vòng 20 ngày kể từ khi nhận được đơn kiện

DOC sẽ quyết định xem vụ kiện có đảm bảo đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật để điều tra

hay không. Tuy nhiên trong thực tế thì DOC luôn khởi xướng các vụ điều tra, Bộ

thương mại Hoa Kỳ luôn khuyến khích các doanh nghiệp trong nươc nộp đơn kiện để

xem xét trước khi có đơn chính thức. Qua đó thì DOC có thể thông báo cho các doanh

nghiệp về bất cứ vấn đề kỹ thuật nào trong đơn khởi kiện hay tư vấn những thông tin

cần thiết phải bổ sung nên đơn kiện luôn được chấp nhận khi nộp đơn chính thức nên

DOC và ITC. Điển hình như trong vụ kiện 6 nước bán phá giá tôm đông lạnh và tôm

đóng hộp vào Hoa Kỳ (trong đó có Việt Nam) do Liên minh tôm miền nam Hoa Kỳ

(SSA) khởi kiện ngày 31 tháng 12 năm 2003, mặc dù Hiệp hội những người đánh bắt

tôm Bang Louisiana phản đối và đòi đưa cả tôm tươi sống vào diện điều tra, song

DOC vẫn công nhận tính đại diện của đơn kiện của SSA và đã không tiến hành thăm

dò ý kiến ngành công nghiệp.

Luật Hoa Kỳ cấm DOC tiếp xúc với bên có thể bị kiện trước khi khởi xướng điều tra.

Mặc dù tiếp xúc với các cơ quan khác của Hoa Kỳ (ví dụ như Văn phòng USTR)

được pháp luật cho phép, song cũng gần như không thể thuyết phục được các cơ quan

đó giúp đỡ được gì trong những giai đoạn trước khi điều tra. Do vậy, nếu bên kiện đã

nộp hồ sơ, thì các công ty nước ngoài sẽ chẳng có sự lựa chọn nào khác ngoài việc

chờ DOC sẽ tất yếu khởi xướng điều tra13. Khởi xướng điều tra không ảnh hưởng

ngay đến kinh doanh. Nhập khẩu có thể tiếp tục bình thường, không phải đặt cọc hoặc

nộp thuế chống phá giá hoặc thuế chống trợ giá. Tuy nhiên, khởi xướng điều tra chính

thức cũng báo động với các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ và các nhà xuất khẩu nước ngoài

về rủi ro phải nộp thuế chống phá giá hoặc thuế chống trợ giá sau này.thức cũng báo 13 http://www.vietnam-ustrade.org/index.php?f=news&do=detail&id=5&lang=vietnamese

Page 24: NCKH TÚI NHỰA PE

động với các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ và các nhà xuất khẩu nước ngoài về rủi ro phải

nộp thuế chống phá giá hoặc thuế chống trợ giá sau này.

(3) Xác định thiệt hại sơ bộ.

Trong vòng 45 ngày sau khi có đơn khởi kiện ủy ban thương mại quốc tế phải đưa ra

kêt luận sơ bộ có hay không bằng chứng về thiệt hại đối với ngành sản xuất trong

nước. Ngành sản xuất nội địa chỉ cần chỉ ra có một đấu hiệu hợp lý cho thấy ngành

sản xuất nội địa bị thiệt hại đáng kể hay có nguy cơ bị thiệt hại đáng kể. Nếu kết luận

điều tra thiệt hại sơ bộ là phủ định thì cuộc điều tra chống bán phá giá của DOC và

ITC đều phải dừng lại.

Thủ tục điều tra và kết luận sơ bộ về thiệt hại đơn giản và nhanh chóng. Khoảng một

tuần sau khi nhận hồ sơ kiện, ITC đăng trên công báo lịch điều tra và kết luận sơ bộ.

ITC tổ chức phiên điều trần để nghe ý kiến của các bên, tại đó chỉ có các nhân viên

của ITC tham dự. Các uỷ viên ITC - những người có quyền quyết định cuối cùng -

không tham dự phiên điều trần này. Tại phiên điều trần này các bên sẽ cung cấp các

chứng cứ và thông tin mà họ thấy có ích cho quyết định của ITC. ITC gửi câu hỏi cho

các thành viên trong ngành công nghiệp trong nước, các nhà nhập khẩu những mặt

hàng bị điều tra, và các nhà xuất khẩu nước ngoài để thu thập thông tin cần thiết cho

quá trình điều tra. Do hạn chế về thời gian, nên chất lượng và khối lượng thông tin thu

thập được phục vụ cho kết luận sơ bộ về thiệt hại thường hết sức hạn chế.

Trong vụ túi nhựa PE ngày 22/05/2009, ITC đã ra kết luận có thiệt hại đáng kể của

ngành sản xuất nội địa do việc bán phá giá túi nhựa PE vào Hoa Kỳ. Đây là một điều

dễ hiểu bởi vì cơ hội giành được thắng lợi trong giai đoạn này đối với doanh nghiệp

sản xuất túi nhựa PE bị kiện ở Việt Nam là rất nhỏ. Tuy nhiên các doanh nghiệp này

vẫn nên tích cực tham gia thể hướng cho ITC xem xét các vấn đề một cách có lợi cho

mình.

(4) Trả lời bảng câu hỏi

Bộ thương mại sẽ giửi bảng câu hỏi ngay khi cuộc điều tra bắt đầu cho Luật sư đại

diện cho công ty nước ngoài hay đại sứ quán của quốc gia đó ở Washington DC hoặc

cả hai. Bảng câu hỏi trong một vụ kiện chống bán phá giá bao gồm tất cả thông tin

Page 25: NCKH TÚI NHỰA PE

cần thiết mà Bộ thương mại có thể so sánh giữa “giá Hoa Kỳ” và “giá thị trường nước

ngoài” hay “giá thông thường” để xác định có hành vi bán phá giá theo pháp luật Hoa

Kỳ hay không. Bộ thương mại dựa trên việc xem xét các câu trả lời bổ sung. Yêu cầu

của nguyên đơn đôi khi cũng gây nên những phản ứng bổ sung nếu Bộ thương mại

quyết định đồng ý với những phê phán và lập luận của nguyên đơn. Như trong vụ Túi

nhựa PE, mặc dù DOC đã gửi bảng câu hỏi từ ngày 18/5/2009 cho các bị đơn bắt

buộc, nhưng đến 17/7/2009 DOC đã chấp nhận điều tra bổ sung thêm 7 cáo buộc trợ

cấp và gửi Bảng câu hỏi điều tra bổ sung liên quan đến các cáo buộc mới đến Chính

Phủ Việt Nam và các bị đơn bắt buộc. Với hành vi này Chính Phủ Việt Nam đã gửi

phản đối và cho rằng lẽ ra nguyên đơn có thể đưa các cáo buộc này ngay trong đơn

kiện nhưng lại cố tình đưa sau nhằm làm rối thủ tục và khiến bên bị đơn không có đủ

thời gian trả lời Bảng câu hỏi điều tra. Bởi vì việc trả lời bổ sung cho bảng câu hỏi là

vấn đề quan trọng nhất trong quá trình biện hộ và cần dành rất nhiều thời gian và nỗ

lực để chuẩn bị câu trả lời chính xác và đầy đủ cho bảng câu hỏi của Bộ thương mại.

Tuy nhiên thì DOC vẫn lờ đi những phản đối này và vẫn tiến hành theo quy trình đã

định, đây chính là một trong những yếu tố bất lợi đối với các bị đơn trong vụ kiện.

Điều này có thể thấy mục đích bảo hộ ngành sản xuất nội địa của DOC một cách rõ

ràng bất chấp những kháng nghị từ phía bị đơn.

(5) Quyết định sơ bộ của Bộ thương mại.

Sau khi đánh giá sơ bộ có phá giá, DOC sẽ tính toán biên phá giá bình quân – mức

chênh lệch giữa giá trị thông thường và giá xuất khẩu của sản phẩm. Kết luận sơ bộ

này phải hoàn thành trong vòng 140 ngày kể từ ngày bắt đầu điều tra (160 ngày kể từ

ngày nhận hồ sơ kiện). Thời hạn này có thể được rút ngắn xuống 90 ngày nếu DOC

nhận được đầy đủ thông tin trong vòng 60 ngày đầu và các bên có văn bản miễn

thẩm tra thông tin và cùng thỏa thuận rút ngắn thời gian điều tra và kết luận sơ bộ.

Ngược lại, thời hạn này có thể kéo dài đến 190 ngày theo yêu cầu của bên kiện hoặc

trong những trường hợp hết sức phức tạp. Ngày DOC công bố trên công báo kết luận

sơ bộ có bán phá giá hoặc có trợ giá có ý nghĩa về mặt pháp lý vì Hải quan Hoa Kỳ

sẽ “đình chỉ thanh lý hải quan” đối với những lô hàng nhập khẩu sau ngày đó. Cũng

Page 26: NCKH TÚI NHỰA PE

kể từ ngày này, Hải quan bắt đầu yêu cầu người nhập khẩu sản phẩm bị điều tra phải

đặt cọc bond nhập khẩu hoặc tiền mặt với Hải quan Hoa Kỳ cam kết sẽ nộp thuế

chống phá giá hoặc thuế chống trợ giá.

Kết luận sơ bộ của DOC có thể có sai sót trong tính toán. DOC quan niệm rằng đây

chỉ là kết luận sơ bộ nên không cần phải sửa sai ngay mà để lại sửa trong giai đoạn

điều tra và kết luận cuối cùng. Mặc dù kết luận sơ bộ có giá trị pháp lý (kể từ ngày

công bố kết luận sơ bộ Hải quan sẽ ngừng thanh lý hải quan cho các lô hàng nhập

khẩu sau đó), song DOC vẫn hiếm khi chịu sửa sai ngay. Ít nhất đã có một trường

hợp nếu DOC chịu sửa sai ngay thì kết luận sơ bộ đã thay đổi từ có bán phá giá thành

không có bán phá giá. DOC thường chỉ chấp nhận xem xét sửa đổi biên phá giá sơ bộ

nếu như sai sót trong tính toán của DOC được coi là “đáng kể” có ảnh hưởng dẫn đến

tăng hoặc giảm biên phá giá từ 5 điểm % trở lên14.

Trong vụ túi nhựa PE thì DOC đã khẳng định các nhà sản xuất, xuất khẩu Việt Nam

đã bán túi nhựa PE với giá thấp hơn giá trị thực tại thị trường Mỹ từ 52,3% đến

76,11% và được hưởng trợ cấp chính phủ từ dưới 1% đến 52,56%. DOC tuyên bố 16

nhà sản xuất, xuất khẩu Việt Nam phải chịu mức thuế suất chống phá giá riêng biệt là

52,3%, trong khi mức thuế này chung cho các nhà sản xuất, xuất khẩu khác của Việt

Nam là 76,11%15. Đây là mức thuế rất cao đối với ngành sản xuất túi nhựa PE ở Việt

Nam vốn còn nhỏ lẻ và yếu kém. Vì các doanh nghiệp này thương là quy mô nhỏ,

năng lực tài chính yếu, trong khi đó với mức thuế như vậy thì gần như đánh bật các

nhà sản xuất túi nhựa Việt Nam ra khỏi thị trường Hoa Kỳ bởi họ không có đủ tiềm

lực để tiếp tục xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Bằng chứng là theo nguồn tin từ ITC

cho biết tại thị trường Mỹ, giá trị nhập khẩu túi nhựa PE từ Việt Nam trong năm

2009 đã giảm xuống còn 43 triệu USD, thấp hơn nhiều so với mức 79,4 triệu USD

của năm 2008.

(6) Xác minh.

14 http://www.vietnam-ustrade.org/index.php?f=news&do=detail&id=5&lang=vietnamese15 http://vietstock.vn/2012/05/my-doi-xu-bat-cong-voi-tui-pe-cua-viet-nam-457-148671.aspx

Page 27: NCKH TÚI NHỰA PE

Sau khi có kết luận sơ bộ, Bộ thương mại phải tiến hành xác minh thực địa tính chính

xác của các thông tin được cung cấp trong các câu trả lời của Bảng câu hỏi. Xác minh

thông thường diễn ra trong 1 đến 2 tuần phụ thuộc vào việc xác minh có liên quan đến

bao nhiêu doanh nghiệp và bao nhiêu vấn đê. Yêu cầu cũng rất đa dạng và quan trọng

là các doanh nghiệp bị điều tra cần chuẩn bị chu đáo nhất có thể cho việc xác minh

nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Sau khi xác minh xong nhân viên của Bộ thương mại

sẽ chuẩn bị báo cáo xác minh chi tiết tóm tắt lại kết quả. Các báo cáo này thường

được hoàn tất trong thời gian từ 2 đến 3 tuần sau khi quá trình xác minh kết thúc.

Khi có kết quả xác minh thì luật sư đại diện cho doanh nghiệp sản xuất nước ngoài và

doanh nghiệp nội địa Hoa Kỳ phải gửi bản tóm tắt ngắn gọn có tính pháp lý gửi cho

Bộ thương mại Hoa Kỳ. Bản tóm tắt phần lớn dựa trên các vấn đề trong vụ kiện và

những vấn đề phát sinh trong quá trình xác minh. Các bên xác nhân những quan điểm

của mình liên quan các vấn đề trong quá trình điều tra và Bộ thương mại sẽ tiến hành

xem xét các vấn đề này. Bản tóm tắt phải nộp trước 1 tuần trước khi Bộ thương mại tổ

chức phiên điều trần. Theo quy định của pháp lust thì phiên điều trân là không bắt

buộc, tuy nhiền thường các bên sẽ yêu cầu tổ chức phiên điều trần. Bất kỳ doanh

nghiệp nào cũng có thể tham gia, các doanh nghiệp nước ngoài có thể tham gia phiên

điều trần. Mục đích của phiên điều trần là cho phép các thành viên của DOC đưa ra

các câu hỏi để giúp họ xác định được các vấn đề quan trọng trong cuộc điều tra. Trên

thực tế, các quan chức Bộ thương mại hiếm khi đưa ra câu hỏi mặc dù điều này tùy

thuộc vào từng cá nhân cụ thể và những vấn đề liên quan. Đây là một trong những cơ

hội để thu hút sự chú ý của họ vào các vấn đề quan trọng trong vụ kiện.

(7) Kết luận cuối cùng của Bộ thương mại.

Trong vòng 75 ngày kể từ ngày ra quyết định sơ bộ, Bộ thương mại phải ra kết luận

cuối cùng. Kết luận cuối cùng cũng có thể được gia hạn, nếu có gia hạn thì kết luận

bán phá giá cuối cùng phải được đưa ra trong vòng 135 ngày sau khi có kết luận sơ

bộ. Kết luận cuối cùng có tầm quan trọng lớn về mặt pháp lý. Kết luận bán phá giá

cuối cùng sẽ cho biết hàng hóa có được bán duwois giá trị thực hay không theo cách

Page 28: NCKH TÚI NHỰA PE

hiểu của pháp luật Hoa Kỳ. Bộ thương mại sẽ tính biên độ phá giá, nếu kết luận biên

độ phá giá thấp hơn 2% Bộ thương mại sẽ coi đấy là biên độ tối thiểu và đưa ra kết

luận phủ định, chấm dứt quá trình điều tra. Nếu biên độ lớn hơn 2% thì DOC sẽ đưa

ra kết luận khẳng định và để ITC ra kết luận về thiệt hại cuối cùng. Ngày công bố kết

luận phá giá cuối cùng trên Công báo liên bang là ngà đánh giá sự thay đổi trong

nghĩa vụ nộp thuế. Luật pháp Hoa Kỳ quy định giữa kết luận sơ bộ và kết luận cuối

cùng của Bộ thương mại mức thuế cuối cùng không cao hơn mức đã quyết định trong

kết luận sơ bộ. Mức thuế này gọi là mức thuế tạm thời, sau khi có kết luân phá giá

cuối cùng, Bộ thương mại sẽ có thay đổi phù hợp với biên độ phá giá xác nhận trong

kết luận cuối cùng. Mức thuế tạm thời này sẽ vẫn có hiệu lực cho đến khi có kết luận

thiệt hại cuối cùng của Ủy ban thương mại, mức thuế có thể cao hơn hay thấp hơn

mức thuế mà Bộ thương mại đã đưa ra trong kết luận sơ bộ.

(8) Kết luận thiệt hại cuối cùng của ITC.

Kết luận thiệt hại là cơ hội cuối cùng để quyết định xem có áp thuế chống bán phá giá

hay không. Thời điểm ra quyết định này cũng phụ thuộc vào quyết định sơ bộ của bộ

thương mại. Nếu quyết định sơ bộ của Bộ thương mại là khẳng định thì ITC phải đưa

ra kết luận thiệt hại cuối cùng trong vòng 120 ngày kể từ ngày ra quyết định sơ bộ của

DOC hay 45 ngày kể từ ngày ra quyết định cuối cùng của DOC. Nếu quyết định sơ bộ

của DOC là phủ định thì ITC sẽ đưa ra quyết định cuối cùng trong vòng 75 ngày kể từ

ngày có quyết định cuối cùng của Bộ thương mại. Khoảng 7 ngày sau khi có kết luận

thiệt hại cuối cùng DOC sẽ công cố lệnh áp đặt thuế chống bán phá giá trên Công báo

liên bang. Cùng với thời điểm lệnh áp đặt thuế chống bán phá giá được công bố thì

DOC gửi tin cho cơ quan dịch vụ Hải quan Hoa Kỳ, đưa ra những hướng dẫn có thể

liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa đó cho hải quan. Tin này sẽ được gửi đến tất

cả các cảng để cán bộ Hải quan có thể thi hành lệnh áp thuế chống bán phá giá mới

cho hàng hóa phải chịu thuế.

6. Bán phá giá trong vụ kiện túi nhựa PE – nguyên nhân, hậu quả của vụ

kiện.

Page 29: NCKH TÚI NHỰA PE

Theo quyết định cuối cùng của DOC thì các nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam đã

bán sản phẩm túi nhựa PE vào Hoa Kỳ với mức giá thấp hơn giá thông thường từ

52.30% đến 76.11%. Trong điều tra chống bán phá giá, có 16 công ty sản xuất, xuất

khẩu của Việt nam nhận biên độ phá giá riêng biệt là 52.30% (Danh sách dưới đây).

Biên độ phá giá toàn quốc áp dụng đối với tất cả các công ty sản xuất, xuất khẩu túi

nhựa khác của Việt Nam là 76.11%, đây cũng là biên độ áp đặt đối với hai bị đơn bắt

buộc đã rút không tham gia điều tra chống bán phá giá là Công ty TNHH Advance

Polybag và Công ty TNHH Fotai Vietnam.

Biên độ phá giá cuối cùng16:

Quốc Gia Công ty xuất khẩu/ sản

xuất

Biên độ phá giá

Việt Nam

Bị đơn bắt buộc 52.30%

Các công ty khác (bao gồm

Công ty TNHH Advance

Polybag, Công ty TNHH

Fotai Vietnam)

76.11%

Danh sách bị đơn nhận biên độ phá giá riêng biệt17

Công ty sản xuất/xuất khẩu. Biên độ phá giá

Công ty TNHH Alpha Plastics  52.30%

Công ty Alta 52.30%

Công ty Ampac Packaging Vietnam 52.30%

BITAHACO/BITAHACO 52.30%

16 http://exporters.com.vn/bizcenter/0/K%E1%BA%BFt-lu%E1%BA%ADn-cu%E1%BB%91i-c%C3%B9ng-c%E1%BB%A7a-DOC-trong-v%E1%BB%A5-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-ch%E1%BB%91ng-b%C3%A1n-ph%C3%A1-gi%C3%A1,-ch%E1%BB%91ng-tr%E1%BB%A3-c%E1%BA%A5p-%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-t%C3%BAi-nh%E1%BB%B1a-PE-xu%E1%BA%A5t-kh%E1%BA%A9u-c%E1%BB%A7a-Vi%E1%BB%87t-Nam/1517/1147417 http://exporters.com.vn/bizcenter/0/K%E1%BA%BFt-lu%E1%BA%ADn-cu%E1%BB%91i-c%C3%B9ng-c%E1%BB%A7a-DOC-trong-v%E1%BB%A5-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-ch%E1%BB%91ng-b%C3%A1n-ph%C3%A1-gi%C3%A1,-ch%E1%BB%91ng-tr%E1%BB%A3-c%E1%BA%A5p-%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-t%C3%BAi-nh%E1%BB%B1a-PE-xu%E1%BA%A5t-kh%E1%BA%A9u-c%E1%BB%A7a-Vi%E1%BB%87t-Nam/1517/11474

Page 30: NCKH TÚI NHỰA PE

Công ty TNHH Chin Sheng 52.30%

Chung Va (Vietnam) Plastic Packaging

Co., Ltd

52.30%

Công ty TNHH Hanoi 27-7 Packaging 52.30%

Hoi Hung Company Limited/Kong Wai

Polybag Printing Company

52.30%

Công ty TNHH Kinsplastic Vietnam 52.30%

Công ty TNHH Ontrue Plastics 52.30%

Công ty TNHH Richway Plastics

Vietnam 

52.30%

Công ty TNHH RKW Lotus 52.30%

Công ty TNHH VINAPACKINK 52.30%

VN K’s International Polybags Joint

Stock Company/K’s International

Polybags MFG Ltd

52.30%

Công ty TNHH VN Plastic Industries 52.30%

Công ty TNHH Loc Cuong Trading

Producing

52.30%

Nguyên nhân – hậu quả của vụ kiện

- Một nguyên nhân đầu tiên cũng được coi là nguyên nhân chung cho các vụ kiện bán

phá giá ở Việt Nam đó là sự tập trung quá lớn trong việc xuất khẩu hàng hóa vào

một thị trường. Các doanh nghiệp ở Việt Nam sau khi tìm kiếm được thị trường để

xuất khẩu hàng hóa của mình thì thường tập trung nguồn lực cho viếc mở rộng phát

triển thị phần ở thị trường đó mà ít khi tìm kiếm những thị trường khác. Mặc dù khi

tìm kiếm thị trường khác có thể gặp nhiều rủi ro, tốn kém nhiều chi phí trong việc

nghiên cứu thị trường, tìm hiểu tâm lý người tiêu dùng, tìm kiếm nhà nhập khẩu …

Page 31: NCKH TÚI NHỰA PE

nhưng nếu tập trung tại một thị trường thì khi bị kiện bán phá giá các doanh nghiệp

có nguy cơ mất hẳn thị thị phần ở thị trường đó do mức thuế bán phá giá đánh vào

rất cao. Doanh nghiệp khó có thể mà tiếp tục cạnh tranh với các nhà sản xuất nội

địa.

Trong vụ kiện túi nhựa PE thì cũng có những số liệu chứng minh cho thấy sự xuất

khẩu túi nhựa PE vào thị trường Hoa Kỳ tăng nhanh trong 3 năm 2006, 2007, 2008

trong bảng thống kê số liệu18 sau đây:

Việt Nam 2006 2007 2008

Sản lượng

( nghìn cái)

3,061,998 7,288,037 7,288,037

Giá trị (USD) 17,480,448 65,428,966 79,408,688

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy sự tăng nhanh đột biến trong lượng nhập khẩu túi

nhựa PE của Hoa Kỳ từ Việt Nam, năm 2006 là hơn 17 triệu USD cho tới năm 2007

là hơn 65 triệu USD, tăng gấp xấp xỉ gần 4 lần. Điển hình như trong năm 2008, giá

trị nhập khẩu túi nhựa PE của Hoa Kỳ từ Việt Nam lên tới hơn 79 triệu USD. Điều

này chứng tỏ được mức độ tiêu thụ lượng túi nhựa PE nhập khẩu từ Việt Nam là rất

lớn, các nhà sản xuất nội địa sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với sản phẩm

18 http://aforimex.com/bizcenter/0/Hoa-K%E1%BB%B3-ra-ph%C3%A1n-quy%E1%BA%BFt-s%C6%A1-b%E1%BB%99-trong-v%E1%BB%A5-ki%E1%BB%87n-ch%E1%BB%91ng-b%C3%A1n-ph%C3%A1-gi%C3%A1-s%E1%BA%A3n-ph%E1%BA%A9m-t%C3%BAi-nh%E1%BB%B1a-PE-nh%E1%BA%ADp-kh%E1%BA%A9u-t%E1%BB%AB-Vi%E1%BB%87t-Nam-v%C3%A0-Indonesia/1517/11272.

Page 32: NCKH TÚI NHỰA PE

nhập khẩu. Và họ sẽ có những hành động để bảo vệ mình trước những mặt hàng

nhập khẩu như vậy bằng các biện pháp phòng vệ thương mại như kiện chống bán

phá giá bằng những lý lẽ viện cớ cho yêu cầu của mình.

- Yếu tố có tính quyết định cho việc viện cớ của các nhà sản xuất nội địa trở nên hợp lý

đó là các yếu tố chi phí cấu thành nên giá sản phẩm thường thấp ở Việt Nam, do đó

mức giá sản phẩm này thấp hơn mặt bằng giá chung của các nước khác. Các doanh

nghiệp ở Việt Nam có lợi thế nguồn nhân công giá rẻ, chi phí nhân công thấp, năm

2009  mức lương tối thiểu tương ứng đối với lao động tại các nhà máy thuộc doanh

nghiệp quốc nội được điều chỉnh trong khoảng 650,000 VND/tháng đến 800,000

VND/tháng19. Với mức lương tối thiểu được quy định như vậy thì giá nhân công ở

Việt Nam được cho là khá rẻ so với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó thì các

nhà sản xuất nhựa trong nước còn được hưởng một số chính sách ưu đãi của nhà

nước trong các chính sách phát triển kinh tế như cho thuê đất làm mặt bằng cơ sở

sản xuất với mức giá ưu đãi hơn. Hưởng các chính sách vay vốn từ ngân hàng với

lãi suất ưu đãi cho ngành nhựa hay như chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh

nghiệp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu theo nghị định 164/2003/NĐ-CP20 theo

đó thì thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ còn 10-15-20% (so với mức thông thường

28%) đối với doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu trên 50% tổng doanh thu. Từ

những yếu tố như vậy cấu thành nên giá sản phẩm sẽ thấp. Tuy nhiên do Việt Nam

phải chịu quy chế nền kinh tế phi thị trường nên giá trị thông thường của sản phẩm

túi nhựa PE không được xét trên các yếu tố cấu thành ở trong nước, mà dựa trên cơ

sở giá của thứ 3 thay thế có nền kinh tế thị trường với mức độ phát triển tương ứng.

Như vậy đã làm giá trị thông thường của hàng hóa đội lên rất nhiều so với giá trị

thực của nó. Thực tế là trong vụ kiện túi nhựa PE thì DOC đã xác định rằng các nhà

sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam bán túi nhựa PE với giá thấp hơn giá trị thông

thường tại Mỹ từ 52,30% đến 76,11%.

19 http://www.baomoi.com/Lao-dong-gia-re-tiep-tuc-la-loi-the-canh-tranh-cua-Viet-Nam/47/3234379.epi20 Nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính Phủ Quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp .

Page 33: NCKH TÚI NHỰA PE

- Nguyên nhân thứ 3 trong vụ này đó chính là tính tự chủ và liên kết giữa các

doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam không cao. Trong quá trình điều tra của DOC và

ITC thì đã có 2 doanh nghiệp là bị đơn bắt buộc (Công ty TNHH Advance Polybag

và Tập đoàn Fotai Việt Nam) rút lui trong quá trình điều tra, điều này dẫn đến việc

DOC đã áp dụng những thông tin bất lợi đối với bị đơn bắt buộc này và đã quyết

định áp mức thuế chống bán phá giá cao và cũng ảnh hưởng đến mức thuế chung

cho các doanh nghiệp khác trên cả nước với mức thuế 76,11%.

Các doanh nghiệp cũng không có sự liên kết với nhau để cùng đối phó với vụ điều

tra này, mặc dù đã được cảnh báo từ cuối năm 2008 về nguy cơ này và đã được Hội

đồng tư vấn khuyến nghị thực hiện một số công việc nhưng việc chuẩn bị sẵn sàng

đối phó còn nhiều hạn chế do một số lý do khách quan và chủ quan và các doanh

nghiệp vẫn bỏ lơ đối với vấn đề này.

- Sự minh bạch trong vấn đề công khai sổ sách ở các doanh nghiệp Việt Nam. Các

doanh nghiệp vẫn còn khá e ngại với việc công khai sổ sách tài chính của mình, vì

vậy trong quá trình trả lời bảng câu hỏi, xác minh của DOC nhiều doanh nghiệp thể

hiện sự không thiện chí hợp tác thậm chí rút lui khỏi vụ kiện. Bên cạnh đó thì một

phần cũng do các doanh nghiệp sản xuất túi nhựa PE chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ

và vừa, vì vậy việc lưu giữ chứng từ sổ sách không phải doanh nghiệp nào cũng làm

tốt, và các doanh nghiệp không có nhiều nguồn lực để phục vụ việc theo kiện theo

yêu cầu và mong muốn, do vậy mà có doanh nghiệp tích cực hợp tác nhưng vẫn

không cung cấp được đủ thông tin, đáp ứng yêu cầu của DOC.

- Một lý do không may nữa hai bị đơn lớn nhất trong ba doanh nghiệp bị lựa chọn là bị

đơn chính là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI), họ đã

dừng sản xuất rút khỏi Việt Nam và không tham gia kiện. Tuy vậy, Mỹ vẫn lấy số

liệu của các đơn vị trên làm cơ sở tính toán cho vụ kiện, khiến toàn bộ doanh nghiệp

nhựa tại Việt Nam có túi nhựa xuất khẩu sang Mỹ bị đánh thuế cao.

Tất cả các điều này dẫn đến việc Việt Nam thường thua trong các vụ kiện về

chống bán phá giá của các nước nhập khẩu và thường bị áp mức thuế chống bán phá

giá rất cao, điển hình trong vụ túi nhựa PE. Điều này làm rất nhiều doanh nghiệp

Page 34: NCKH TÚI NHỰA PE

nước ta đang phát triển nhanh, mới mức xuất khẩu lớn bị mất thị trường tiêu thụ do

mức thuế quá cao đối với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không có đủ tiềm

năng về vốn để tiếp tục duy trì thị trường. Điều này còn ảnh hưởng rất lớn đến sự

phát triển và khả năng cạnh tranh của sản phẩm bị kiện. Đối với các doanh nghiệp

liên quan trong vụ kiện này, phải mất một thời gian khá dài mới có thể hồi phục

được.

III. Vấn đề về Trợ cấp trong túi nhựa PE

1. Trợ cấp là gì?

Trong WTO, trợ cấp chính phủ được hiểu “là bất kì hỗ trợ tài chính nào của Nhà

nước hoặc một tổ chức công (trung ương hoặc địa phương) dưới một trong các

hình thức quy định tại Điều 1 của Hiệp định về trợ cấp và Các biện pháp đối kháng

(Agreement on Subsidies and Coutervailing Measures- SCM)”. Theo đó, các hình

thức được coi là trợ cấp bao gồm:

(I) Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền chuyển ngay (ví dụ: cấp vốn, cho vay, góp

cổ phần) hoặc hứa chuyển (ví dụ: bảo lãnh cho các khoản vay);

(II) Miễn hoặc cho qua những khoản lẽ ra phải đóng (ví dụ: ưu đãi thuê,

tín dụng);

(III) Mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hóa (trừ cơ sở hạ tầng

chung);

(IV) Thanh toán tiền cho một nhà tài trợ hoặc giao cho một đơn vị tư

nhân tiến hành các hoạt động nêu trên theo cách mà Chính phủ vẫn

làm.

Ngoài ra trong pháp lệnh của UBTVQH về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào

Việt Nam cũng đưa ra khái niệm trợ cấp “là sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ

hoặc cơ quan của Chính phủ dành cho tổ chức, cá nhân khi sản xuất, xuất khẩu

hàng hóa vào Việt Nam và đem lai lợi ích cho tổ chức, cá nhân đó”. Như vậy, các

khoản trợ cấp của Chính phủ sẽ mang lại những lợi ích nhất định cho các đối

tượng được hưởng hỗ trợ. Những doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ này sẽ có

Page 35: NCKH TÚI NHỰA PE

những lợi thế cạnh tranh trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh không được

trợ cấp, đặc biệt là về mặt giá cả. Điều này gây ra ảnh hưởng rất lớn khi hàng hóa

được lưu thông trên thị trường, đó là tạo ra một môi trường cạnh tranh không lành

mạnh trong thương mại nội đia và thương mại quốc tế. Cơ chế trợ cấp của Chính

phủ còn tạo ra tâm lý “ỷ lại” cho các doanh nghiệp khi trông chờ vào sự giúp đỡ

của Nhà nước, từ đó dẫn tới hiệu quả hoạt động giảm sút, không có động lực phát

triển, gây ra những hậu quả xấu và thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Như vậy hành

động trợ cấp của Chính phủ cho các doanh nghiệp nội địa sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu

cực tới thương mại quốc tế, “bóp méo môi trường cạnh tranh tự nhiên và tiêu diệt

ý nghĩa của chính sách tự do hóa mậu dịch”.

Tuy nhiên, trợ cấp không hoàn toàn là hình thức bị cấm. Trong một số trường hợp

thì việc duy trì cơ chế trợ cấp của Chính phủ đối với một số ngành kinh tế trọng

yếu là hoàn toàn cần thiết cho việc ổn định và bảo đảm cho nền kinh tế vĩ mô của

quốc gia như các ngành công nghiệp non trẻ, các ngành thiết yếu cho an ninh quốc

gia, nông nghiệp… Do vậy hiện nay các quốc gia cũng như các tổ chức như WTO

vẫn cho phép trợ cấp đối với một số nhóm sản phẩm nhất định. WTO có hai hệ

thống riêng quy định về trợ cấp áp dụng cho hai nhóm sản phẩm: hàng công

nghiệp, hàng nông sản. Trong đó đối với các quy định về trợ cấp đối với các mặt

hàng công nghiệp được quy định trong Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối

kháng (Agreement on Subsidies and Countervailing Measures- SCM); còn đối với

các quy định về trợ cấp đối với hàng nông sản thì tuân thủ theo Hiệp định về nông

nghiệp (Agreement on Agriculture- AOA).

Hiệp định SCM quy định ba loại trợ cấp bao gồm: Trợ cấp đèn đỏ, trợ cấp đèn

vàng, trợ cấp đèn xanh.

Trợ cấp đèn đỏ

Tại điều 3 Hiệp định SCM quy định:

Page 36: NCKH TÚI NHỰA PE

“Trừ khi có quy định khác tại Hiệp định nông nghiệp, các khoản trợ cấp sau đây

theo quy định tại điều 1 sẽ bị cấm:

a. Quy định về khối lượng trợ cấp, theo luật hay thực tế, dù là một điều kiện riêng

hoặc kèm theo những điều kiện khác, căn cứ vào kết quả thực hiện xuất khẩu,

bao gồm tất cả những khoản trợ cấp minh họa tại phụ lục I của Hiệp định này.

b. Quy định khối lượng trợ cấp, dù là một điều kiện riêng hoặc kèm theo những

điều kiện khác, ưu tiên sử dụng hàng nội địa hơn hàng ngoại”.

Như vậy có thể hiểu trợ cấp đèn đỏ là các loại hình trợ cấp bị cấm theo quy định

của Hiệp định SCM áp dụng đối với các thành viên của WTO với hai loại hình đó

là: trợ cấp xuất khẩu, trợ cấp nhằm ưu tiên hàng nội địa. Bên cạnh đó vẫn có

những ngoại lệ đối với các trường hợp Hiệp định về nông nghiệp có quy định

khác; các quy định dành riêng cho các thành viên đang phát triển và các nền kinh

tế chuyển đổi. Ví dụ, tại điều 12 Hiệp định về nông nghiệp (AOA) quy định những

trường hợp được áp dụng các biện pháp hạn chế và cấm xuất khẩu thực phẩm- là

một hình thức trợ cấp phù hợp với khoản 2a, điều XI của GATT1994. Những đối

xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triển được quy định tại

điều 27, và các quy định riêng cho các nền kinh tế chuyển đổi được quy định tại

điều 29 của Hiệp định SCM là những ngoại lệ cho việc áp dụng các hình thức trợ

cấp. Ví dụ tại điều 29, quy định các quy chế đối với nền kinh tế chuyển đổi “Các

thành viên đang trong thời kì chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung

sang một nền kinh tế thị trường, tự do kinh doanh có thể áp dụng những chương

trình và biện pháp cần thiết cho quá trình chuyển đổi” và “các chương trình trợ cấp

nêu tại điểm 1(d) Điều 6 sẽ không thuộc diện có thể dẫn tới hành động đối kháng

nêu tại Điều 7”. Hay tại điều 27.3 Hiệp định SCM cũng quy định cho phép các

thành viên đang phát triển được phép trợ cấp trong thời giạn năm năm và áp dụng

đối với các thành viên chậm phát triển nhất trong thời gian tám năm kể từ ngày

hiệp định WTO có hiệu lực. Đối với các trường hợp không được ngoại lệ, khi có

hành vi vi phạm của các thành viên thì có thể sẽ bị áp dụng các biện pháp đối

Page 37: NCKH TÚI NHỰA PE

kháng và các chế tài quy định tại điều 4 Hiệp định SCM. Theo đó, thủ tục giải

quyết tranh chấp được quy định cụ thể từ bước tham vấn đến bược đưa vụ việc ra

cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB). Trong đó, tại điều 4.12 của Hiệp

định SCM quy định “để giải quyết tranh chấp theo điều này, ngoại trừ những thời

hạn được quy định cụ thể tại Điều này, thời hạn quy định để giải quyết các tranh

chấp đó sẽ chỉ bằng một nửa thời hạn quy định trong DSU”. Quy định này cho

thấy sự cứng rắn trong chế tài của WTO và các thành viên nhằm hạn chế mức tối

đa các hình thức trợ cấp- một hình thức gây ảnh hưởng lớn đến thương mại quốc

tế và tiêu diệt tự do mậu dịch.

Về phía Việt Nam, khi gia nhập WTO đã cam kết bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp

đèn đỏ (bao gồm trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp khuyến khích thay thế hàng nhập

khẩu) từ thời điểm gia nhập. Riêng đối với các ưu đãi đầu tư (ưu đãi về thuế) dựa

trên tiêu chí thành tích xuất khẩu và tỷ lệ nội địa hóa mà cơ quan Nhà nước đã cho

phép doanh nghiệp được hưởng từ trước ngày gia nhập WTO thì sẽ được tiếp tục

thực hiện cho đến hết 5 năm kể từ ngày gia nhập. Ví dụ như các doanh nghiệp

thành lập mời từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó

khăn21 (theo quy định nghi định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính

phủ), hay các doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại Khu kinh tế, khu

công nghệ cao, các dự án thuộc lĩnh vực Công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và

phát triển công nghệ, các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực sản xuất sản phẩm phần

mềm; doanh nghiệp lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư phát triển nhà

máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt, cảng

hàng không, cảng biển, cảng sông, sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạn tầng

đặc biệt quan trọng do Thủ tướng Chính phủ quyết định…là các doanh nghiệp

được ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trợ cấp đèn vàng

21 nghi định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế thu nhập 2008

Page 38: NCKH TÚI NHỰA PE

Đây là một loại trợ cấp được phép sử dụng, nhưng có thể bị kiện. Bao gồm tất cả

các loại trợ cấp có tính cá biệt. Đối tượng nhận những trợ cấp này chỉ giới hạn

trong một hoặc một số doanh nghiệp, một số ngành sản xuất hoặc một khu vực địa

lý nhất định. Cụ thể là các khoản trợ cấp (i) thỏa mãn các điều kiện đã nêu trong

định nghĩa tại khoản 1, 2 của Điều 1 Hiệp định SCM; (ii) không thuộc các nhóm

trợ cấp đèn đỏ (trợ cấp bị cấm) hay trợ cấp đèn xanh (trợ cấp được phép tự do sử

dụng), và (iii) gây tác động tiêu cực tới quyền lợi của Thành viên khác. Trong đó

“gây tác động tiêu cực tới quyền của các thành viên khác” cụ thể là:

“a. Gây tổn hại cho một ngành sản xuất của một Thành viên khác;

b. Làm vô hiệu hay gây phương hại đến những quyền lợi mà thành viện khác trực

tiếp hoặc gián tiếp được hưởng từ Hiệp định GATT 1994, đặc biệt là những

quyền lợi có được từ những nhân nhượng đã cam kết theo Điều 2 của Hiệp

định GATT 1994;

c. Gây tổn hại nghiêm trọng tới quyền lợi của một Thành viên khác.”22

Như vậy theo quy định này, các nước Thành viên có thể áp dụng các hình thức trợ

cấp đèn vàng nhưng nếu gây thiệt hại một cách nghiêm trọng cho nước thành viên

khác hoặc ngành sản xuất tương tự của nước thành viên khác thì có thể bị kiện ra

tòa và bị áp dụng các biện pháp đối kháng theo quy định về các chế tài tại điều 7

của Hiệp đinh SCM. Thông thường “thiệt hại nghiêm trọng” sẽ được xem là tồn

tại trong trường hợp tổng trị giá trợ cấp theo trị giá cho một sản phẩm vượt quá

5%23. Tại điều 6.1 của Hiệp định này cũng nêu cụ thể các trường hợp được coi là

tổn hại nghiêm trọng và các điều kiện phát sinh tổn hại (tại điều 6.3 của Hiệp định

này). Trong trường hợp có tổn hại nghiêm trọng xảy ra nhưng không phát sinh từ

các điều kiện được quy định tại điều 6.3 Hiệp định SCM thì đây cũng không được

coi là “tổn hại nghiêm trọng” trong trợ cấp đèn vàng.

22 Điều 5 Hiệp định SCM23 http://trungtamwto.vn/wto/van-kien/hiep-dinh-ve-tro-cap-va-cac-bien-phap-doi-khang-0

Page 39: NCKH TÚI NHỰA PE

Đối với loại hình trợ cấp này, Việt Nam cam kết áp dụng tất cả các hình thức xử lý

vi phạm hoặc biện pháp đối kháng đều tuân thủ theo quy định của Hiệp định SCM.

Trợ cấp đèn xanh

Đây là những trợ cấp không thể đối kháng, hay không phải chịu các biện pháp đối

kháng. Các khoản trợ cấp đèn xanh được quy định tại điều 8 Hiệp định SCM bao

gồm: trợ cấp không mang tính chất riêng biệt nêu tại Điều 2; trợ cấp mang tính

riêng biệt nhưng thỏa mãn các điều kiện quy đinh tại điều 8.2 của Hiệp định này.

Trợ cấp không mang tính chất riêng biệt tức là các loại trợ cấp không hướng tới

một hoặc một nhóm doanh nghiệp, ngành nghề hoặc khu vực địa lý nào. Tiêu chí

để hưởng trợ cấp là khách quan; không cho cơ quan thẩm quyền cấp khả năng tùy

tiện xem xét và không tạo ra hệ quả ưu đãi riêng đối với bất kì đối tượng nào.

Đối với trợ cấp mang tính riêng biệt nhưng thỏa mãn các điều kiện:

a. Trợ cấp cho các hoạt động nghiên cứu do các hãng hay các cơ sở đào tạo cao

học hoặc cơ sở nghiên cứu, thông qua kí hợp đồng với các hãng với một số

điều kiên về loại trợ cấp và mức trợ cấp cụ thể như là: sự hỗ trợ không quá

75% chi phí cho nghiên cứu công nghiệp, 50% chi phí cho phát triển sản phẩm

tiền cạnh tranh và chỉ là trong các chi phí cho nhân sự, công cụ thiết bị, chi phí

bổ sung phụ trội phát sinh từ hoạt động nghiên cứu, chi phí điều hành phát sinh

trực tiếp từ hoạt động nghiên cứu.

b. Trợ cấp cho các khu vực khó khăn trên lãnh thổ của một Thành viên theo

chương trình chung phát triển vùng và không mang tính chất riêng biệt trong

phạm vi vùng đủ điều kiện được hưởng trợ cấp. Trong đó các điều kiện được

quy định cụ thể như là điều kiện về các vùng được coi là khó khăn, các tiêu chí

đánh giá mức độ phát triển kinh tế (điều 8.2b hiệp định SCM).

c. Trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện sản xuất cho phù hợp với điều kiện

kinh doanh mới và các yêu cầu mới về môi trường do luật pháp hay các quy

định đặt ra, khi các yêu cầu này đã làm cho các hãng phải chịu khó khăn hoặc

Page 40: NCKH TÚI NHỰA PE

gánh nặng tài chính lớn hơn nhưng thỏa mãn một số điều kiện. Cụ thể là: đó

chỉ là một biện pháp nhất thời không kéo dàu, giới hạn không quá 20% chi phí

nâng cấp; không bao gồm chi phí thay thế và vận hành khoản đầu tư đã hỗ trợ,

những chi phí này phải hoàn toàn do các hãng tự chịu; phải có liên hệ trực tiếp

tới hay tương ứng với các chương trình giảm tiếng ồn và ô nhiễm của doanh

nghiệp, và không bao gồm bất kỳ khoản tiết kiệm chi phí sản xuất nào có thể

đạt được; và được cấp cho mọi doanh nghiệp có thể ứng dụng thiết bị mới hay

quy trình sản xuất mới.

Mỗi khoản trợ cấp mang tính riêng biệt khi thỏa mãn một trong các điều kiện nhất

định nêu trên thì mới được coi là trợ cấp không thể đối kháng. Theo quy định của

điều 31.1 Hiệp định SCM quy định về trợ cấp đèn xanh đã hết hiệu lực từ năm

2000, tức là sau 5 năm sau ngày hiệp định WTO có hiệu lực. Như vậy hiện nay

không còn tồn tại trợ cấp đèn xanh đối với các mặt hàng công nghiệp. Đối với các

mặt hàng nông sản, hiện nay trong vòng đàm phán Doha, các quốc gia cũng hướng

tới việc loại bỏ các loại trợ cấp xuất khẩu vào năm 2013, và gia hạn thêm thời gian

loại bỏ trợ cấp xuất khẩu đối với các nước đang phát triển thêm 5 năm nữa (2018).

Như vậy cho thấy xu hướng chung trong các quy định của WTO và các vòng đàm

phán là hướng dần tới việc loại bỏ trợ cấp của Nhà nước đối với các hoạt động

kinh doanh thương mại, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và tự do hóa mậu

dịch.

2. Căn cứ xác định hàng hóa được trợ cấp và các biện pháp đối kháng

a. Căn cứ xác định hàng hóa trợ cấp

Theo quy định của WTO, việc áp dụng các biện pháp chống trợ cấp chỉ có thể

được thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến

hành việc điều tra chống trợ cấp và có kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của

cả ba điều kiện đó là: hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp; ngành sản xuất sản phẩm

tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại một cách đáng kể hoặc bị đe dọa thiệt hại

đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước; và

Page 41: NCKH TÚI NHỰA PE

có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu được trợ cấp với thiệt hại xảy

ra.

Thứ nhất, hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp. Biên độ trợ cấp để xác định có hành

vi trợ cấp hay không24 . Thông thường biên độ trợ cấp vượt quá mức tối thiểu là

1% trên trị giá hàng hóa liên quan thì sẽ bị coi là có hành vi trợ cấp đối với loai

mặt hàng này. Việc điều tra đối kháng phải dừng ngay khi mức trợ cấp nằm dưới

mức tối thiểu hoặc khi khối lượng hàng nhập khẩu được trợ cấp trên thực tế là

không đáng kể. Trong đó, phương pháp tính toán mức trợ cấp tuân theo pháp luật

của nước tiến hành điều tra về vấn đề này, nhưng về cơ bản theo các hướng chung

đó là:

Trường hợp Nhà nước cho doanh nghiệp vay một khoản với mức lại suất thấp hơn

mức lãi suất thương mại bình thường cho khoản vay tương tự, thì mức trợ cấp

được tính là phần chênh lệch giữa hai mức lãi suất này;

Trường hợp Nhà nước bảo lãnh vay với chi phí bảo lãnh thấp hơn chi phí mà

doanh nghiệp phải trả cho khoản vay thương mại tương tự mà không có sự bảo

lãnh của Nhà nước. Khi đó mức trợ cấp được tính là phần chênh lệch giữa hai mức

lãi suất này;

Trường hợp Nhà nước mua hoặc cung cấp hàng hóa, dịch vụ với giá mua cao hơn

mức hợp lý hoặc giá cung cấp thấp hơn mức hợp lý25 , mức trợ cấp là mức chênh

lệch giá giữa mặt hàng này với các loại hàng hóa, dịch vụ tương tự không được

Nhà nước trợ cấp.

Thứ hai, ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu thiệt hại đáng kể

hoặc bị đe dọa thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành

sản xuất trong nước. Để chứng minh được điều này, các cơ quan nhà nước có thẩm

24 Biên độ trợ cấp: dùng để tính toán thuế chống trợ cấp (hay còn gọi là thuế đối kháng) được tính theo phần trăm mức trợ cấp trên trị giá hàng hóa.25 Mức hợp lý: được hiểu ở mức có thể chấp nhận, xác định theo các điều kiện thị trường của hàng hóa/ dịch vụ luên quan.

Page 42: NCKH TÚI NHỰA PE

quyền phải tiến hành điều tra và đưa ra kết luận xác định có thiệt hại trên thực tế

hay không. Việc xác định “thiệt hại” là bước không thể thiếu trong vụ điều tra

chống trợ cấp, mang tính quyết định đối với việc xem xét việc áp dụng các biện

pháp chống trợ cấp. Trong Hiệp định SCM chỉ rõ “Việc xác định mối đe doạ gây

ra thiệt hại vật chất sẽ được dựa trên sự thật chứ không dựa trên sự suy đoán, quy

kết hay khả năng xa xôi. Sự thay đổi hoàn cảnh có thể tạo ra một tình huống theo

đó một trợ cấp có thể gây ra thiệt hại phải được nhận thấy trước một cách rõ ràng

và sát thực”26. Do vậy việc xác định thiệt hại cần phải thỏa mãn các điều kiện sau:

Về hình thức, các thiệt hai này có thể tồn tại dưới hai dạng thiệt hại thực tế hoặc

nguy cơ gây thiệt hại. Các thiệt hại phải được tính toán trên cơ sở thực tế, có căn

cứ để xác định đó là thiệt hại từ hành vi trợ cấp. Mọi suy đoán không có căn cứ

đều không được coi là thiệt hại thực tế hoặc nguy cơ gây thiệt hại.

Về mức độ, các thiệt hại này phải ở mức đáng kể.

Về phương pháp, các thiệt hại thực tế được xem xét trên cơ sở phân tích tất cả các

yếu tố có liên quan đến thực trạng của ngành sản xuất nội địa (ví dụ tỷ lệ và mức

tăng lương nhập khẩu, thị phần của sản phẩm nhập khẩu, thay đổi về doanh số, sản

lượng, nhân công…).

Quy trình này tương tự như trong việc điều tra xác định thiệt hại trong vụ kiện

chống bán phá giá.

Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu được trợ cấp và thiệt hại

xảy ra. Trong đó hành vi trợ cấp được coi là nguyên nhân và thiệt hại được coi là

hậu quả. Việc xác định mối quan hệ nhân quả có ý nghĩa quan trọng trong việc áp

dụng các biện pháp đối kháng. Bởi vì chỉ khi thiệt hại đó phát sinh trực tiếp, là hậu

quả từ hành vi trợ cấp của nước nhập khẩu gây ra thì mới được áp dụng các biện

pháp đối kháng để bảo vệ các doanh nghiệp, cũng như nền kinh tế của quốc gia đó.

Tại điều 15.5 Hiệp định SCM cũng quy định “Phải chỉ ra được rằng hành nhập

26 Điều 15.7 Hiệp định SCM

Page 43: NCKH TÚI NHỰA PE

khẩu được trợ cấp, chính vì sự trợ cấp đó đã gây thiệt hại nói trong Hiệp định

này. Việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu được trợ cấp

và sự tổn hại đối với một ngành sản xuất trong nước sẽ được dựa trên kết quả xem

xét mọi bằng chứng liên quan trước cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm

quyền cũng xem xét bất kỳ yếu tố nào đã biết đến ngoài việc nhập khẩu được trợ

cấp nhưng cũng gây thiệt hại đến ngành sản xuất trong nước, và những thiệt hại

do các yếu tố đó gây ra sẽ không được coi là do việc nhập khẩu được trợ cấp”.

Theo đó, mối quan hệ nhân quả phải được xác định một cách có căn cứ, tránh sự

đánh giá miễn cưỡng, suy diễn chủ quan, phiến diện. Nếu không có hành vi trợ cấp

thì không có hậu quả, có nghĩa là thiệt hại đã có sẵn trong cơ sở hành vi. Ngược

lại, thiệt hại xảy ra phải đúng là kết quả từ hành vi trợ cấp, mọi thiệt hại từ hành vi

khác mà không phải là kết quả của hành vi trợ cấp thì đều không được coi là có

mối quan hệ nhân quả giữa chúng. Khi đó, nước nhập khẩu không được áp dụng

các biện pháp đối kháng.

b. Các biện pháp đối kháng trợ cấp

Trước hành vi trợ cấp và gây thiệt hại của nước xuất khẩu đối với nước nhập khẩu,

các nước nhập khẩu có thể tiến hành áp dụng các biện pháp nhằm chống lại sự trợ

cấp này. Theo quy định tại phần V Hiệp định SCM về các biện pháp đối kháng, thì

các biện pháp này được thực hiện thông qua thuế đối kháng.

Thuế đối kháng (countervailing duty) là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu

thông thường) đánh vào sản phẩm nước ngoài được trợ cấp vào các nước nhập

khẩu27. Đây là một loại thuế đặc biệt nhằm bù lại thiệt hại đối với ngành sản xuất

nội địa của nước nhập khẩu do việc các nhà sản xuất hàng xuất khẩu được hưởng

trợ cấp chính phủ. Như vậy thuế đối kháng không phải nhằm trả đũa thương mại

đối với hành vi gây thiệt hại từ phía nước xuất khẩu đối với nước nhập khẩu thông

qua hành vi trợ cấp, mà ý nghĩa căn bản của biện pháp này là bù đắp thiệt hại vật

chất do ngành sản xuất nội địa tại quốc gia nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp. Hơn

27 http://chongbanphagia.vn/content/thue-chong-tro-cap-hay-thue-doi-khang-countervailing-duty

Page 44: NCKH TÚI NHỰA PE

nữa, biện pháp này nhằm vào các nhà sản xuất xuất khẩu nước ngoài được trợ cấp

(thông qua thủ tục điều tra chống trợ cấp do nước nhập khẩu tiến hành) chứ không

nhằm vào chính phủ nước ngoài đã thực hiện việc trợ cấp28. Cũng vì lý do này mà

việc đánh thuế đối kháng đối với hàng hóa nhập khẩu được quy định không vượt

quá số tiền trợ cấp của Chính phủ, tính theo đơn vị sản phẩm được trợ cấp và xuất

khẩu29. Tại điều 21.1 Hiệp định SCM cũng chỉ rõ “Thuế đối kháng sẽ có hiệu lực

chỉ khi và ở chừng mực cần thiết để đối kháng lại việc trợ cấp gây ra thiệt hại”.

Trong trường hợp việc áp dụng thuế đối kháng đối với hàng hóa nước xuất khẩu

mà không có căn cứ hoặc khi việc áp dụng thuế đối kháng đã không còn cần thiết

thì cần phải dừng việc áp dụng thuế đối kháng. Nếu vẫn tiếp tục duy trì mà gây ra

thiệt hại đối với doanh nghiệp bị áp thuế thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt

hại cho các doanh nghiệp này. Đồng thời, để đảm bảo tính công bằng và hợp lý,

các loại thuế đối kháng chỉ được áp dụng khi có căn cứ trên cơ sở khởi tố và điều

tra được quy định tại chương V Hiệp định SCM và quy định tại Hiệp định Nông

nghiệp.

c. Thủ tục thực hiện thuế đối kháng

Thủ tục thực hiện thuế đối kháng thông qua việc khởi tố và tiến hành điều tra30.

Việc tiến hành điều tra để xác định sự tồn tại, mức độ và tác động của việc được

coi là trợ cấp chỉ được khởi xướng trên cơ sở có sự đề nghị bằng văn bản của hoặc

thay mặt cho một ngành sản xuất trong nước. Khi đưa ra đề nghị tiến hành điều tra

về trợ cấp đối với một mặt hàng nhất định thì trong đơn phải có những bằng chứng

chỉ rõ: (a) khoản trợ cấp và nếu có thể nêu rõ cả giá trị  trợ cấp, (b) thiệt hại theo

nghĩa của Điều VI Hiệp định GATT 1994 được giải thích theo Hiệp định này, và

28 Điều 19.3 Hiệp định SCM29 Điều 19.4 Hiệp định SCM30 Thủ tục tiến hành điều tra đối với trợ cấp tương tự thủ tục đối với quy trình điều tra chống bán phá giá. Chỉ khác nhau ở thời hạn điều tra.

Page 45: NCKH TÚI NHỰA PE

(c) mối quan hệ nhân quả giữa nhập khẩu được trợ cấp với thiệt hại được cho là đã

xảy ra. Đồng thời đơn yêu cầu cũng phải thỏa mãn các điều kiện được quy định tại

điều 11.2 Hiệp định SCM về nội dung và tính đúng đắn, đầy đủ của bằng chứng

cung cấp trong đơn. Trên cơ sở đơn yêu cầu, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành

xác định tính đúng đắn của đơn yêu cầu và đưa ra quyết định có tiến hành điều tra

hay không trong thời hạn nhất định. Nếu đơn yêu cầu được chấp nhận thì việc điều

tra được tiến hành. Trường hợp đã tiến hành điều tra nhưng các cơ quan có thẩm

quyền nhận thấy không đủ bằng chứng về việc tồn tại một trợ cấp hay tổn hại để

tiến hành điều tra, thì việc điều tra phải dừng lại ngay lập tức31. Trong trường hợp

đặc biệt, cơ quan vẫn có thẩm quyền quyết định điều tra mà không nhận được đơn

của và nhân danh một ngành sản xuất trong nước yêu cầu tiến hành điều tra. Khi

đó, cơ quan có thẩm quyền chỉ bắt đầu điều tra nếu đã có đủ bằng chứng cho rằng

đó là hành vi trợ cấp, xác định được thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa hành

vi trợ cấp với thiệt hại thực tế xảy ra cho nước mình để chứng minh rằng việc bắt

đầu tiến hành điều tra này là hoàn toàn cần thiết.

Ngay sau khi đơn yêu cầu được chấp nhận, tại bất kỳ thời điểm nafotruowsc khi

mở cuộc điều tra, Thành viên có sản phẩm có thể là đối tượng bị điều tra sẽ được

mời tham vấn với mục đích làm sáng tỏ những vấn đề về hành vi trợ cấp và đạt

được giải pháp do hai bên thỏa thuận.

Trước khi tiến hành quá trình tiến hành điều tra, cơ quan có thẩm quyền có quyền

áp dụng các biện pháp tạm thời nhằm mục đích ngăn chặn các thiệt hại xảy ra

trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày bắt đầu điều tra32. Sau khi đã cố gắng để hoàn

thành việc tham vấn, nếu một Thành viên xác định chắn chắn rằng có trợ cấp và

mức trợ cấp, thông qua hành vi trợ cấp, hàng nhập khẩu được trợ cấp đã gây ra tổn

hại, thì Thành viên đó có thể đánh thuế đối kháng theo quy định tại điều 19 Hiệp

định SCM, trừ trường hợp việc trợ cấp được rút bỏ.

31 Điều 11.9 Hiệp định SCM.32 Điều 17 Hiệp định SCM

Page 46: NCKH TÚI NHỰA PE

3. Trợ cấp trong túi nhựa PE

a. Hàng hóa được trợ cấp và biên độ trợ cấp.

Vụ việc chính thức được khơi mào từ ngày 21/4/2009, thời điểm DOC bắt đầu tiến

hành điều tra sau khi nhận được đơn yêu cầu từ hai nhà sản xuất túi nhữa Hilex

Poly Co. và Superbag Corporation kiện phía Việt Nam và một số quốc gia và vùng

lãnh thổ khác đã bán sản phẩm túi nhựa dưới mức “giá thông thường” tại thị

trường Mỹ, gây thiệt hại cho sản xuất kinh doanh của họ và cáo buộc rằng Chính

phủ Việt Nam có chính sách phát triển và mở rộng ngành túi nhựa PE Việt Nam

thông qua các hình thức trợ cấp.

Cụ thể, trong đơn yêu cầu khởi xướng điều tra, nguyên đơn đã đưa ra các cáo buộc

đối với hình thức trợ cấp của Chính phủ Việt Nam bao gồm:

Các văn bản liên quan đến kế hoạch phát triển ngành

Các kế hoạch kinh tế chung bao gồm:

- Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001-2010: trong đó có nêu chỉ tiêu tăng

trưởng xuất khẩu gấp hai lần tăng trưởng GDP và khuyến khích xuất khẩu các sản

phẩm công nghiệp thay vì nông sản và hàng hóa tiêu dùng; kêu gọi sự thiết lập

một số chương trình trợ cấp (hình thành quỹ hỗ trợ hoạt động xuất khẩu, khuyến

khích sử dụng hàng nội đia)

- Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001-2010: đề cập việc tạo điều kiện để Nhà

nước và cộng đồng xã hội sẽ hỗ trợ tài chính cho các nỗi lực công nghiệp hóa và

tăng cường xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam; đồng thời lưu ý các cơ sở sản xuất

cần ổn định giá, tránh các tác động của các biến động về thị trường và giá cả.

Các kế hoạch phát triển ngành

- Kế hoạch tổng thể phát triển ngành nhựa Việt Nam đến 2010 trong đó nêu các chỉ

tiêu sản xuất và các chỉ tiêu khác của ngành; đồng thời yêu cầu các Bộ ngành và

ngân hàng hỗ trợ cho ngành để đạt được các chỉ tiêu đó.

Page 47: NCKH TÚI NHỰA PE

- Kế hoạch ưu tiên phát triển một số sản phẩm nhựa nhất định nằm trong đối tượng

ưu tiên của các hỗ trợ từ Chính phủ33

Các chương trình trợ cấp

- Các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp xuất khẩu: thể hiện

thông qua cac tuyên bố về việc Nhà nước và xã hội tạo quỹ, cho vay ưu đãi, ưu

tiên phát triển, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp.

- Các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi cho ngành nhựa.

Các chương trình hỗ trợ khác

- Chương trình xúc tiến xuất khẩu34

- Chương trình thưởng xuất khẩu

- Chương trình phát triển sản phẩm mới

Các khoản hỗ trợ liên quan đến thuế

- Các ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cac doanh nghiệp xuất khẩu

Nghị định 164/2003/NĐ-CP quy đinh về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là 10-

15-20% (so với thông thường là 25- 28%) đối với những doanh nghiệp có kim

ngạch xuất khẩu trên 50% tổng doanh thu. Trong đó nhiều công ty trong ngành

nhựa đã có thành tích xuất khẩu đã được Chính phủ công nhận hoặc thông báo

công khai về việc xuất khẩu hầu như toàn bộ sản lượng. Vì vậy, được suy đoán là

các doanh nghiệp sản xuất túi nhựa PE của Việt Nam đã được hưởng ưu đãi này.

- Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với FDI hoạt động trong các lĩnh vực

khuyến khích đầu tư.

Năm 2008, thuế thu nhập doanh nghiệp chung là 28% trong khi các doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài được hưởng mức thuế thu nhập là 10-15-20% trong

33Phụ lục của Quyết định 55/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 4 năm 2007 phê duyệt danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giao đoạn 2007-2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển34 Ví dụ: quyết định số 279/2005/QĐ-TTg ban hành quy chế xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006-2010 nêu Chính phủ sẽ sử dụng quỹ hỗ trợ xuất khẩu để trả một phần chi phí cho các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Trong đó đã có nhiều doanh nghiệp nhựa đã được hỗ trợ theo cách này khi tham gia các hội chợ ở nước ngoài.

Page 48: NCKH TÚI NHỰA PE

vòng 15 năm35. Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất bao bì

nhựa công nghệ cao- thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư. Do vậy được suy đoán

là được hưởng trợ cấp theo cách này.

- Ưu đãi thuế nhập khẩu đối với FDI định hướng xuất khẩu

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng không phải trả thuế nhập khẩu

nguyên liệu. Nhiều doanh nghiệp vốn FDI trong ngành nhựa có thành tích xuất

khẩu đã được Chính phủ công nhận hoặc thông báo công khai về việc xuất khẩu

hầu như toàn bộ sản lượng. Vì vậy được suy đoán là đã được hưởng ưu đãi này.

- Miễn thuế VAT đối với doanh nghiệp có nguồn vốn FDI

Doanh nghiệp có vốn FDI được miễn thuế VAT khi mua máy móc, thiết bị xây

dựng làm tài sản cố định mà Việt Nam chưa sản xuất được. Các doanh nghiệp này

cũng được miễn thuế các nguyên liệu nhập khẩu sử dụng cho các nhà máy sản

xuất để xuất khẩu.

Đơn yêu cầu đã nêu ra các hình thức trợ cấp của Chính phủ Việt Nam đối với mặt

hàng túi nhựa PE cho một số doanh nghiệp, đặc biệt là các ưu đãi đối với các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trong đơn kiện của mình, các nguyên

đơn hầu hết đưa ra các cáo buộc mang tính chất suy đoán đối với việc hưởng ưu đãi từ

Nhà nước thông qua các quy định của pháp luật mà không chỉ ra được các căn cứ thực

tế. Trên thực tế, một số chương trình bị cáo buộc là không tồn tại như chương trình

miễn thuế VAT đối với trang thiết bị, chương trình thưởng xuất khẩu; hay các chương

trình trợ cấp của Chính phủ nhưng một số doanh nghiệp sản xuất túi nhựa PE lại

không phải là đối tượng thụ hưởng…Vì vậy, DOC chỉ xem xét một số cáo buộc trong

số đó, còn lại qua quá trình điều tra tiền tố tụng thì hầu hết các cáo buộc này bị bác

bỏ.

Sau hơn 4 tháng điều tra, ngày 31/8/2009, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đưa ra

kết luận túi nhựa Việt Nam được trợ cấp với mức thấp nhất là 0.20% cho đến cao nhất

35 Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Page 49: NCKH TÚI NHỰA PE

là 4.24% cho ba doanh nghiệp bị đơn bắt buộc và một mức biên độ chung cho toàn

quốc là 2.97% (áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu túi nhựa của Việt Nam

không thuộc nhóm được bị đơn bắt buộc). Đến ngày 26/3/2010, DOC có kết luận cuối

cùng về biên độ trợ cấp đối với túi nhựa PE trong vụ việc này. Kết quả này không

được khả quan như kết luận sơ bộ. Cụ thể là các biên độ trợ cấp cao hơn so với kết

luận trước đây, với mức thấp nhất là 0.44%, cao nhất là 52.56%, biên độ chung toàn

quốc là 5.28%.

Biên độ trợ cấp

Tên doanh nghiệp Biên độ trợ cấp sơ bộ Biên độ trợ cấp cuối cùng

API 0.2% 52.56%

Fotai 4.24% 5.28%

Chin Sheng 1.69% 0.44%

Các công ty khác của VN 2.97% 5.28%

Theo quy định của WTO, mức trợ cấp cho phép đối với sản phẩm nhập khẩu từ các

nước đang phát triển là không quá 3% tính trên giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, mức

hưởng trợ cấp của các doanh nghiệp sau điều tra lần cuối thì đều cao hơn mức 3% so

với quy định (trừ doanh nghiệp Chin Sheng có biên độ trợ cấp theo điều tra lần cuối là

0.44%).

b. Thiệt hại thực tế xảy ra

Mặc dù ngày 21/4/2009 sau khi có đơn kiện từ các nguyên đơn, DOC ra thông báo

khởi xướng điều tra chính thức về vụ kiện đối với túi nhựa PE của Việt Nam, nhưng

trên thực tế, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kì (ITC) đã tiến hành cuộc điều tra về

thiệt hại từ trước đó. Trước ngày 31/8/2009, ITC đã đưa ra kết luận túi nhựa PE Việt

Nam nhập khẩu vào Hoa Kì đã gây ra những thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội

Page 50: NCKH TÚI NHỰA PE

địa Hoa Kì36. Thông qua quá trình điều tra và kết luận của ITC, DOC đã hoàn toàn có

cơ sở chứng minh thiệt hại thực tế xảy ra từ việc nhập khẩu túi nhựa PE từ Việt Nam.

c. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trợ cấp và thiệt hại thực tế xảy ra.

Trong mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trợ và thiệt hại thực tế xảy ra, DOC đã cáo

buộc đối với các Chương trình trợ cấp của Chính phủ Việt Nam đã dẫn tới việc gây

thiệt hại cho các ngành sản xuất túi nhựa nội địa của Hoa Kì. Cụ thể:

- Đối với các chương trình hỗ trợ lãi suất ưu đãi cho ngành nhựa: Đã có việc trợ cấp tài

chính từ phía Nhà nước đối với các doanh nghiệp thông qua các chính sách hỗ trợ các

ngành hàng; các trợ cấp mang tính riêng biệt bởi trong các văn bản đều nêu rõ ngành

nhựa là ngành mũi nhọn ưu tiên phát triển; các hỗ trợ này đã tạo ra lợi thế riêng cho

ngành mà trong đó các doanh nghiệp bị đơn đã được hưởng mức chênh lệch lãi suất

thực tế và lãi suất chuẩn37

- Chương trình miễn thuế sử dụng đất cho các doanh nghiệp sản xuất nhựa: Các doanh

nghiệp được hưởng hỗ trợ tài chính từ Chính phủ thông qua việc được hưởng mức giá

thuê đất thấp (có thể coi là hình thức trợ cấp dưới dạng cung cấp dịch vụ/hàng hóa);

hình thức trợ cấp mang tính riêng biệt bởi nó chỉ dành cho một số ngành hàng ưu tiên

theo Luật đất đai đã được sửa đổi bổ sung năm 2006, trong đó có ngành nhựa; loại

hình trợ cấp này đem lại lợi ích cho doanh nghiệp thuê đất38

- Chương trình miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: Theo DOC, chương trình này là

một hình thức hỗ trợ tài chính dưới dạng một khoản thu của Chính phủ nhưng các

doanh nghiệp được miễn; chương trình này là riêng biệt vì chỉ cấp cho đối tượng cụ

thể (ví dụ chương trình Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp dành cho FIEs thì doanh

nghiệp Fotai được hưởng lợi; doanh nghiệp Chin Sheng được hưởng lợi từ chương

trình miễn giảm thuế cho doanh nghiệp mới thành lập hoặc mới chuyển địa điểm…);

36 Mục I.5 về bán phá giá trong vụ kiện túi nhựa PE- nguyên nhân, hậu quả của vụ kiện.37 17 18 Vụ việc tư vấn số 10- Bài học từ kết quả vụ kiện chống trợ cấp - www.chongbanphagia.vn/ tra ng/hoi- dong-tu-van?page=138

Page 51: NCKH TÚI NHỰA PE

chương trình mang lại lợi ích bằng số tiền thuế mà đáng lẽ doanh nghiệp phải đóng

góp cho Chính phủ39.

DOC đã nhận định việc hưởng lợi từ việc hưởng các lợi ích từ các chương trình hỗ

trợ, ưu đãi của Chính phủ đã làm giảm mức giá thành đầu vào đối với sản phẩm túi

nhựa của các doanh nghiệp là đối tượng điều tra nói riêng và toàn quốc nói chung.

Điều này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc giá thành của sản phẩm túi nhựa trên

thị trường Hoa Kì thấp hơn so với giá thành trung bình. Từ đó, các doanh nghiệp sản

xuất túi nhựa PE Việt Nam đã chiếm thị phần lớn trong thị trường sản xuất túi nhựa

nội địa của Hoa Kì với tổng giá trị lên tới 79 triệu USD/1 năm. Điều này đã gây ảnh

hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất và tiêu thụ đối với mặt hàng này trên thị trường

Hoa Kì. Đẩy các doanh nghiệp nội địa mất dần thị phần trong nước, ảnh hưởng

nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh cũng như lao động của các doanh

nghiệp này.

IV. Bài học kinh nghiệm.

Theo đánh giá của Hội đồng tư vấn về chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ (Phòng

thương mại và Công nghiệp Việt Nam), đây là vụ kiện có tác động lớn đến tình hình

xuất khẩu của Việt Nam, ít nhất ở hai khía cạnh. Một là, lần đầu tiên hàng hóa xuất

khẩu Việt Nam phải đối mặt với vụ điều tra chống trợ cấp. Hai là, lần đầu tiên hàng

hóa Việt Nam phải đối mặt với một vụ điều tra đúp (chống bán phá giá và chống trợ

cấp). Một số bài học rút ra từ sau vụ kiện có thể kể đến đó là:

- Bài học về việc hợp tác của bị đơn bắt buộc

Trong vụ kiện, sự hợp tác không đầy đủ từ phía doanh nghiệp Việt Nam đã dẫn tới

việc DOC sử dụng các thông tin sẵn có bất lợi, gây ảnh hưởng không chỉ tới bản thân

doanh nghiệp là bị đơn mà còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp bị đơn liên quan- hậu

quả là biên độ trợ cấp thực tế trong vụ kiện đã bị tăng lên nhiều lần. Do vậy, việc hợp

tác đầy đủ và trọng vẹn trong quá trình điều tra tố tụng giữa cơ quan điều tra với các

39

Page 52: NCKH TÚI NHỰA PE

doanh nghiệp bị đơn bắt buộc là điều rất quan trọng và có ý nghĩa lớn đến kết quả của

toàn bộ quá trình điều tra.

Một điểm nữa trong vụ việc này, trong khi công ty TNHH Advance Polibag (API) bỏ

cuộc hoàn toàn thì phía Tập đoàn doanh nghiệp Fotai Việt Nam (Fotai) lại rất tích cực

trong việc hợp tác với cơ quan điều tra trong quá trình tiến hành điều tra vụ việc. Tuy

nhiên, doanh nghiệp này lại không có đủ thông tin để cung cấp trong một số trường

hợp như không có giấy tờ đầy đủ về các khoản vay ngắn hạn, thiếu thống nhất về

thông tin giữa các lần xuất trình trong việc chứng minh doanh nghiệp này không được

hưởng lợi từ Chương trình hỗ trợ lãi suất ưu đãi cho ngành nhựa. Do vậy mà Fotai

vẫn bị áp dụng thông tin thực tế sẵn có bất lợi trong một số cáo buộc trợ cấp. Đây

thực sự là bài học đáng lưu ý cho các trường hợp sau này, rằng việc hợp tác không chỉ

bao gồm thiện chí tham gia mà cần phải có đầy đủ các thông tin và có chiến lược cung

cấp thông tin một cách thống nhất. Đồng thời, đây cũng là bài học cho các doanh

nghiệp trong việc minh bạch hóa các giấy tờ chứng từ, tránh tình trạng khi cần phải

đưa ra chứng minh thì lại không đủ căn cứ để chứng minh. Từ đó gây ảnh hưởng

không nhỏ tới bản thân doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến kết quả chung của quá

trình điều tra.

- Bài học về việc lựa chọn bị đơn bắt buộc và cam kết hợp tác của các bị đơn

Vai trò của các bị đơn bắt buộc trong vụ việc có tầm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả

điều tra từ phía nước nhập khẩu, từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của rất

nhiều bị đơn khác trong vụ kiện. Vì vậy, chỉ cần bị đơn bắt buộc có hành xử không

đúng, hoặc không thiện chí trong việc hợp tác với cơ quan điều tra gây bất lợi cho kết

quả điều tra, thì bất lợi đó cũng bị nhân rộng ra đối với tất cả các bị đơn khác. Do vậy,

theo ý kiến của các luật sư tư vấn và các chuyên gia thì việc tập hợp các doanh nghiệp

từ đầu vụ kiện để thống nhất hành động, tham gia ý kiến với DOC trong việc lựa chọn

bị đơn bắt buộc và các bị đơn được lựa chọn điều tra có sự cam kết tham gia đầy đủ là

rất quan trọng. Bên cạnh đó, các bản trả lời của các bị đơn bắt buộc trước khi trả lời

Page 53: NCKH TÚI NHỰA PE

đối với phía cơ quan điều tra thì nên được gửi trước cho các cơ quan có thẩm quyền

Việt Nam để luật sư tư vấn và các chuyên gia có thể kiểm soát và đưa ra những

khuyến nghị điều chỉnh cho phù hợp và thống nhất. Tránh tình trạng không thống nhất

trong việc cung cấp thông tin từ cùng một doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp

với nhau về cùng một vấn đề.

- Bài học về sự gắn kết lợi ích Việt Nam của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài (FDI)

Trong vụ kiện này cũng như trong nhiều trường hợp có thể xảy ra khác, khả năng các

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được lựa chọn là bị đơn bắt buộc là rất cao (vì

các doanh nghiệp này thường là các doanh nghiệp lớn nên có tỷ trọng xuất khẩu

chiếm tỷ lệ cao). Tuy nhiên một bất cập là trong khi các doanh nghiệp Việt Nam có

lợi ích gắn kết bền chặt với sự phát triển ngành của Việt Nam thì các doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài lại không như vậy, họ dễ dàng chuyển sản xuất sang nước khác

nếu hàng Việt Nam bị áp đặt biện pháp đối kháng. Vì vậy họ sẵn sàng “bỏ lửng” vụ

điều tra, kết quả nếu có bất lợi thì cũng không quá ảnh hưởng đến họ, cùng lắm là

tuyên bố phá sản, đóng cửa nhà máy ở Việt Nam và sang sản xuất ở nước khác. Rất

không may trong vụ kiện túi nhựa PE, hai bị đơn lớn nhất lại là doanh nghiệp FDI. Và

càng không may hơn khi các doanh nghiệp FDI này đã dừng sản xuất, rút khỏi Việt

Nam và không tham gia vào vụ kiện. Điều này đã tạo điều kiện cho DOC của Hoa Kỳ

áp dụng các bất lợi sẵn có để đẩy mức thuế đối kháng cho sản phẩm túi nhựa PE của

Việt Nam lên cao. Việc các công ty Việt Nam chịu mức thuế cao, khiến cho mức độ

cạnh tranh của các công ty Việt Nam giảm trên thị trường Hoa Kỳ, và có thể sẽ tạo lợi

thế cho các công ty con của chính các doanh nghiệp bị đơn bắt buộc ở nước ngoài,

nếu có. Trong khi các doanh nghiệp bám trụ tại Việt Nam bị thiệt hại nặng nề từ mức

thuế suất cao bị áp đặt mà các bị đơn bắt buộc gây ra, thì các bị đơn đó lại không hề bị

ảnh hưởng dù mức thuế có cao đến đâu (vì đã không còn sản xuất tại Việt Nam). Do

vậy, một vấn đề đặt ra đó là Việt Nam cần có một cơ chế pháp lý ràng buộc trách

nhiệm đối với các doanh nghiệp FDI khi rơi vào những tình huống tương tự.

Page 54: NCKH TÚI NHỰA PE

Một vấn đề thực tế không thể không nhắc tới đó là Việt Nam bị kiện lây với Trung

Quốc. Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia được coi là có nền kinh tế phi thị

trường, và thường được DOC áp dụng các thông lệ như nhau trong các quá trình điều

tra vụ việc liên quan đến chống bán phá giá, trợ cấp và tự vệ. Nhưng cho đến năm

2007, Hoa Kì đã xem xét Trung Quốc là nền kinh tế phi thị trường nhưng có những

biểu hiện định hướng thị trường và có những công ty ít nhiều thoát khỏi sự kiểm soát

của Nhà nước- do đó đã tồn tại “giá thị trường” để có thể so sánh và tính toán mức độ

trợ cấp. Điều này đã gây bất lợi không chỉ cho Trung Quốc, mà Việt Nam cũng phải

hứng chịu lây, mất đi “tấm bình phong nền kinh tế phi thị trường”- đứng trước việc

phải đối mặt với cả ba nguy cơ phòng vệ thương mại, bao gồm cả chống bán phá giá,

chống trợ cấp và tự vê. Qua vụ việc này, đã rút ra bài học xương máu cho các doanh

nghiệp Việt Nam đó là cần phải tỉnh táo, không nên chủ quan trong việc xuất khẩu

hàng hóa ra thị trường quốc tế, chủ động hơn trong việc đối phó với các vụ kiện liên

quan đến phòng vệ thương mại.

Kết luận

Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, Việt Nam đã và đang tích cực hơn nữa trong việc

chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế bằng chiến lược đẩy mạnh hội

nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, các vấn đề lý luận và thực tiễn về các biện pháp

phòng vệ thương mại ngày càng có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền và lợi

ích của các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường quốc tế; đồng thời cũng đóng

vai trò là công cụ để Nhà nước thực hiện việc bảo hộ đối với một số ngành nghề, lĩnh

vực mũi nhọn của mình.

Từ việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề “Chống bán phá giá và

trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE”, tác giả rút ra một số kết luận sau:

i. Pháp luật chống bán phá giá là một trong những chế định quan trọng trong

thương mại quốc tế. Chế định này được ghi nhận trong Hiệp định GATT của Tổ chức

thương mại thế giới và quy định chi tiết trong Hiệp định ADA. Theo đó, sự tồn tại của

Page 55: NCKH TÚI NHỰA PE

việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu khi thỏa mãn

các điều kiện: có hành vi bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu; có thiệt hại thực tế

xảy ra; và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại thực tế. Khi

thỏa mãn các điều kiện này, quốc gia nhập khẩu có quyền áp đặt thuế chống bán phá

giá lên các mặt hàng này.

ii. Khái niệm về trợ cấp và những căn cứ để xác định trợ cấp, các biện pháp

đối kháng trợ cấp được áp dụng theo quy định pháp luật của WTO, cụ thể là Hiệp

định GATT 1994 và Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Hiệp định

SCM). Từ đó xem xét, phân tích các khía cạnh pháp lý về trợ cấp trong vụ kiện túi

nhựa PE giữa Hoa Kì và Việt Nam cũng như đánh giá các căn cứ được đưa ra trên cơ

sở quy định pháp luật của WTO.

iii. Qua quá trình phân tích, đánh giá các khía cạnh về việc Hoa Kì áp dụng vụ

kiện đúp đối với mặt hàng túi nhựa PE Việt Nam, rút ra các bài học kinh nghiệm cho

các doanh nghiệp Việt Nam để đối phó một cách chủ động hơn trong các sự việc

tương tự có thể xảy ra trong tương lai.

Page 56: NCKH TÚI NHỰA PE

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn bản pháp luật

- Hiệp định thực thi điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và

Thương mại 1994 (GATT 1994).

- Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Hiệp định SCM)

- Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về Quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế thu nhập

2008

- Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ về việc quy

định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

- Nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định

chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Quyết định 55/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 4 năm 2007 phê duyệt danh

mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giao

đoạn 2007-2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến

khích phát triển

- Hiệp định Nông nghiệp.

2. Sách, tạp chí

- Trung tâm thương mại Quốc tế, Hướng dẫn các biện pháp phòng vệ

thương mại Hoa Kì.

- Dương Anh Sơn, Quy chế nền kinh tế phi thị trường và vấn đề minh

bạch để ứng phó với các vụ kiện bán phá giá, ĐH Quốc gia thành phố

Hồ Chí Minh

- Longyue Zhao và Yan Wang, Bài học từ vụ kiện chống trợ cấp đầu tiên

của Mỹ với Trung Quốc.

- Dự án hỗ trợ thương mại đa biên, Vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của

tổ chức thương mại thế giới trong hệ thống thương mại đa phương, Nxb

Lao động- xã hội

Page 57: NCKH TÚI NHỰA PE

- Nguyễn Ngọc Sơn về Pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa nhập

khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam

- Vụ việc tư vấn số 10- Bài học từ kết quả vụ kiện chống trợ cấp-

www.chongbanphagia.vn/ tra ng/hoi-dong-tu-van?page=1

3. Trang thông tin điện tử

- http://trungtamwto.vn/wto/van-kien/hiep-dinh-ve-tro-cap-va-cac-bien-

phap-doi-khang-0

- http://chongbanphagia.vn/content/thue-chong-tro-cap-hay-thue-doi-

khang-countervailing-duty

- http://www.vietnamustrade.org/index.php?

f=news&do=detail&id=5&lang=vietnamese

- http://www.vietnamustrade.org/index.php?

f=news&do=detail&id=5&lang=vietnamese

- http://vietstock.vn/2012/05/my-doi-xu-bat-cong-voi-tui-pe-cua-viet-

nam-457-148671.aspx.