short introduction of pho 24

65
SHORT INTRODUCTION OF PHO 24. WHAT: Phở 24 là một chuỗi nhà hàng cắt bún thuộc tập đoàn Nam An – một tập đoàn gồm 17 nhà hàng, bars, cafes do ông Lý Quí Trung – là một bác sĩ làm tổng giám đốc. WHEN: Phở 24 có mặt tại Thành Phố Hồ Chí Minh bắt đầu tháng 6 năm 2003. Gọi là phở 24 vì nước súp được nấu trong 24 giờ trước khi phục vụ, bao gồm 24 gia vị, với mong ước mở cửa 24/24 và lúc mới khai trương bán với giá 24,000 đồng/tô. Gần 1 năm rưỡi sau, tức tháng 12 năm 2004, Phở 24 mở cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội – nơi được coi là “ trang chủ của Phở”, và cửa hàng này tiếp tục được hưởng ứng như các cửa hàng trong thành phố Hồ Chí Minh. Đến tháng 1 năm 2005, mở cửa hàng nhượng quyền thương mại đầu tiên tại Quận 7, TP.HCM, tiếp theo sau là chuỗi các cửa hàng khác ở Huế, Đà Nẵng, Bình Dương, Vũng Tàu, Nha Trang. Đến tháng 7 năm 2005, mở cửa hàng nhượng quyền thương mại đầu tiên tại nước ngoài ( Jarkata, Indonesia), đáng dấu một bước ngoặt quan trọng của sứ mệnh công ty: mang phở 24 đến với thế giới. WHERE: Và cho đến nay, phở 24 đã đạt được nhiề giải thưởng cao quý như “ Sự Tin Cậy Nhiều Nhất Việt Nam”, được chọn là 1 trong 20 thương hiệu hàng đầu ở Phía Nam”, giải thưởng The Guide”…..và tổng số cửa hàng của Phở 24 Việt Nam trong nước và ngoài nước cho đến nay là 65 cửa hàng. HOW:

Upload: chu-minh-thang

Post on 22-Jun-2015

1.153 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Short Introduction of Pho 24

SHORT INTRODUCTION OF PHO 24.

WHAT:

Phở 24 là một chuỗi nhà hàng cắt bún thuộc tập đoàn Nam An – một tập đoàn gồm 17 nhà hàng, bars, cafes do ông Lý Quí Trung – là một bác sĩ làm tổng giám đốc.

WHEN:

Phở 24 có mặt tại Thành Phố Hồ Chí Minh bắt đầu tháng 6 năm 2003. Gọi là phở 24 vì nước súp được nấu trong 24 giờ trước khi phục vụ, bao gồm 24 gia vị, với mong ước mở cửa 24/24 và lúc mới khai trương bán với giá 24,000 đồng/tô.

Gần 1 năm rưỡi sau, tức tháng 12 năm 2004, Phở 24 mở cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội – nơi được coi là “ trang chủ của Phở”, và cửa hàng này tiếp tục được hưởng ứng như các cửa hàng trong thành phố Hồ Chí Minh.

Đến tháng 1 năm 2005, mở cửa hàng nhượng quyền thương mại đầu tiên tại Quận 7, TP.HCM, tiếp theo sau là chuỗi các cửa hàng khác ở Huế, Đà Nẵng, Bình Dương, Vũng Tàu, Nha Trang.

Đến tháng 7 năm 2005, mở cửa hàng nhượng quyền thương mại đầu tiên tại nước ngoài ( Jarkata, Indonesia), đáng dấu một bước ngoặt quan trọng của sứ mệnh công ty: mang phở 24 đến với thế giới.

WHERE:

Và cho đến nay, phở 24 đã đạt được nhiề giải thưởng cao quý như “ Sự Tin Cậy Nhiều Nhất Việt Nam”, được chọn là 1 trong 20 thương hiệu hàng đầu ở Phía Nam”, giải thưởng The Guide”…..và tổng số cửa hàng của Phở 24 Việt Nam trong nước và ngoài nước cho đến nay là 65 cửa hàng.

HOW:

Phở 24 được bán với sự chuyên nghiệp của nhà hàng, thễ hiện ngay từ cửa, trong logo, sự tiếp đón khách, cách trang trí mang dáng dấp cổ điển của Phương Đông, kết hợp sự hiện đại của Tây phương. Phở 24 kết hợp kinh nghiệm làm nhà hàng hơn 20 năm của Nam An Group và khả năng trang trí nội thất của một thương hiệu nổi tiếng là AA décor, Triết lý của Phở 24 là “ Mọi thứ chúng tôi làm à dựa trên chất lượng, dịch vụ khách hàng và tính liêm chính. Chúng tôi nghĩ rằng , sự quay trở lại của khách hàng là nguồn sống của công ty……..”

phở 24

GIÁ TRỊ THUƠNG HIỆU:

Page 2: Short Introduction of Pho 24

Với thực khách trong nước và quốc tế, phở đã trở thành một món ăn đặc trưng của người Việt Nam, và chỉ có người Việt Nam mới phát huy hết sự tinh tế của ẩm thực góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của người Việt. Phở 24 đã thực hiện được điều này nhằm quảng bá hình ảnh đất nước con người, giới thiệu ẩm thực Việt Nam trên toàn thế giới. Phở 24, một thương hiệu lớn trong ẩm thực và nhượng quyền thương mại trong và ngoài nước. Có thể nói phở là một món ăn đặc biệt: ngon, bổ dưỡng, là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại trong xu hướng chung của thế giới. Được chế biến từ 24 thành phần nguyên liệu và gia vị như xương bò, thịt bò, các loại gia vị để trở thành món phở hoàn chỉnh. Vì vậy trong tâm trí của người Việt Nam mỗi khi xa quê luôn nhớ về hương vị độc đáo này.QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU:

Sau 7 năm trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu. Phở 24 khẳng định thương hiệu uy tín, với một hệ thống hơn 50 cửa hàng trên thị trường cả nước. Đồng thời hình thức nhượng quyền lần đầu tiên ra nước ngoài đối với một doanh nghiệp Việt Nam được mở rộng sang các nuớc như Indonexia, Campuchia, Philipin, Hàn Quồc, Úc, Singapore, và sắp tới có tham vọng mở rộng sang thị trường Châu Âu, Trung Đông và Trung Quốc… Quy mô hiện nay là được tạo dựng từ ý tưởng “Tại sao món phở độc đáo và bổ dưỡng đại diện cho nền ẩm thực Việt Nam lại không được lại không được doanh nghiệp Việt Nam nào quảng bá đến thế giới”. Chỉ đặt một câu hỏi xuất phát từ mong muốn thiết thực của mỗi người khi có nhu cầu ăn uống. Nhưng từ một người ‘ghiền’ phở từ lúc nhỏ đã không lãng quên thực hiện ý tưởng và đam mê, tin tưởng, quyết tâm thực hiện cho bằng được ý đồ của mình. Và nó đã trở thành thương hiệu lớn nổi tiếng như ngày hôm nay, được nhiều người trong và ngoài nước biết đến.

CHÍNH SÁCH CHẤT LUỢNG:

Chiến lược sắp tới của công ty là nhân rộng mô hình quán phở ở Việt Nam và nước ngoài thông qua hình thức nhượng quyền và hợp tác kinh doanh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa ẩm thực Việt Nam - Với tiêu chí “ngon, sạch, đẹp”, Vệ sinh an toàn thực phẩm là mục tiêu hàng đầu của công ty. Vì vậy Phở 24 đã đầu tư công nghệ hiện đại, R & D, đội ngũ kiểm tra chất lượng và luôn tuân thủ một quy trình chế biến kiểm tra nghiêm ngặt để luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như sự bổ dưỡng của món ăn. Từ khâu nguyên liệu được chọn bởi các doanh nghiệp có uy tín và được kiểm soát chặt chẽ từng công đoạn trong quá trình sản xuất và chế biến cho ra những bánh phở hoàn toàn không sử dụng hóa chất như Formol, hàn the đề đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Từng tô phở là khẩu vị thích hợp với thực khách trong và ngoài nước, đó là một khẩu vị chuẩn, ít béo, thơm ngon, đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt bạn sẽ cảm thấy bị kích thích muốn ăn ngay khi nhìn thấy rổ rau vị ăn kèm được trình bày thật xanh tươi bắt mắt, màu đỏ của ớt, màu xanh của hành, màu nâu đỏ của thịt bò, những hủ tương trắng sạch thể hiện sự tươm tất, cẩn thận, chăm chút cho từng chi tiết nhỏ. Thực khách cảm thấy an tâm tuyệt đối vào thực phẩm giống như những món ăn ở nhà, tự mình cần mẫn chế biến.ẦN TƯỢNG BỞI KHÔNG GIAN

Phở 24 ngoài mặt chất lượng, an toàn, vệ sinh,… còn hấp dẫn thực khách bằng không khí văn hoá ẩm thực Việt, từ những băng ghế dài, những chiếc bàn gỗ không khác gì những quán phở truyền thống. Với không gian ấm cúng, cổ điển kết hợp với hiện đại, vừa trang nhã, lịch thiệp, mọi người có thể thoải mái trò chuyện với nhau, tạo nên một cảm giác dễ chịu, thư thái trong lúc thưởng thức món ăn. Đến với quán Phở 24 bạn sẽ thấy một phong cách phục vụ chu đáo, ứng xử nhã nhặn, lịch sự đã gây nhiều thiện cảm tin yêu. Không gian hài hoà giữa những đồ vật và cách bài trí màu sắc trong mỗi phòng, đó là cả một quá trình nghiên cứu nhằm tạo phong cách, hình ảnh,

Page 3: Short Introduction of Pho 24

bản sắc riêng, và chỉ khi nào bạn đặt chân vào quán Phở 24 để cảm nhận không gian, thỏa mãn với hương vị đặc trưng của Phở 24. Với tâm huỵết và chiến lược kinh doanh dài hạn, định hướng cụ thể bằng những dự án lớn. Phở 24 đã không ngừng xây dựng một thương hiệu mạnh, bền vững, có tiếng vang và trở thành thương hiệu của đất nước Việt Nam được cả thế giới công nhận. Vì vậy ngay từ đầu Phở 24 đã tuân thủ các thủ tục pháp lý, đầu tư đăng ký nhãn hiệu trong và ngoài nước cả nhãn hiệu và kiến trúc không gian riêng, và đã vinh dự được nhiều danh hiệu: sản phẩm vàng, sản phẩm gia nhập WTO, sản phẩm cúp vàng Thương Hiệu Việt…..  

KHẲNG ĐỊNH THUƠNG HIỆU PHỞ 24 VỚI THẾ GIỚI Nung nấu ý chí đưa thương hiệu vươn xa toàn cầu Tiến Sỹ Lý Quý Trung – Tổng Giám đốc An Nam Group, tiếp tục đặt mục tiêu trong năm 2008 phát triển hệ thống 100 cửa hàng tại Việt Nam và 100 cửa hàng ở nước ngoài trong vòng 3 năm sắp tới. Biết ước mơ, có sự tin tưởng, chiến lược kinh doanh đúng đắn, Phở 24 đã góp phần giữ giá trị văn hoá ẩm thực phở truyền thống Việt Nam. Có thể nói Ông đã hoàn thành sứ mệnh của chính mình và cộng đồng, và sứ mệnh của Phở 24 – mang văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới. Đây không chỉ là vinh dự của Phở 24 mà là niềm tự hào của ẩm thực Việt Nam, có được điều đó là chính sách đổi mới kinh tế đúng đắn của Đảng và nhà nước, sự ủng hộ quý báu của đông đảo người tiêu dùng, sự hỗ trợ đắc lực của đồng nghiệp trong và ngoài nước. Đặc biệt là lòng hăng say yêu nghề , tinh thần làm việc nghiêm túc của toàn thể cán bộ công nhân viên. Chắc chắn trong thời gian tới Phở 24 sẽ tiến xa hơn nữa trên con đường sự nghiệp phục vụ tốt hơn người tiêu dùng và góp phần xây dựng đất nước để mỗi khi bạn bè nhắc đến Việt Nam là không thể quên đi hương vị đặc trưng của Phở 24.

Hệ thống cửa hàng phở 24

Tuần trước, chuỗi cửa hàng Phở 24 đã có mặt trong khu Tebet Indraya Square, Jarkata, Indonesia. Đây là cửa hàng thứ 5 của Phở 24 tại Jarkata, Indonesia, do Hery Santoso làm chủ đầu tư.

Đến nay, Phở 24 đã có 68 cửa hàng trong và ngoài nước, đã có mặt tại TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Vũng Tàu, Jarkata, Manila, Phnom Penh, Seoul, Sydney.

Ngày 21/12/2007, Phở 24 đã khai trương cửa hàng đầu tiên tại Singapore, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa ẩm thực của Việt Nam. Đây là cửa hàng theo phướng thức nhượng quyền thương mại do ông Paul Tan làm chủ. Ông có kế hoạch phát triển thương hiệu Phở 24 rộng khắp Singapore, trong 3 năm mở thêm 10 cửa hàng, cửa hàng thứ hai sẽ khai trương vào tháng 2/2008.

Sau hơn 4 năm Phở 24 đã trở thành thương hiệu yêu thích với trên 50 cửa hàng tại Việt Nam và có mặt tại một số nước như Indonesia (3 cửa hàng), Philippines (2 cửa hàng), Australia ( 1 cửa hàng), Korea (1 cửa hàng).

Mô hình nhượng qyền kinh doanh (franchise) từng được dự đoán sẽ “bùng nổ” ở VN. Đến năm 2007, nhiều dấu hiệu cho thấy VN đã hình thành một thị trường franchise rõ nét. Trong đó, nhà hàng, quán ăn, tiệm giải khát là lĩnh vực phù hợp nhất để áp dụng mô hình này. Vì thế, franchise đã và đang trở thành một khuynh hướng, trào lưu, thậm chí là một “mốt” làm ăn

Page 4: Short Introduction of Pho 24

mới. Tuy vậy, mua – bán franchise trong môi trường kinh doanh ởVN hiện nay đang hiển hiện cả cơ hội lẫn thách thức (trang 56, Cẩm nang Ẩm thực & khách sạn, tháng 7-8/2007, PV Đông Phong)

“Địa hình” lý tưởng cho franchise

Tiến sĩ Lý Quí Trung, nhà sáng lập và tổng giám đốc của Nam An Group – trong đó có Công ty Phở 24 - được xem là một trong những chuyên gia về franchise uy tín nhất VN hiện nay, đánh giá: “Franchise rất thích hợp với xu hướng kinh tế ở nước ta và sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. Trước hết là vì franchise còn khá mới mẻ với VN nên dễ phát triển và ít cạnh tranh. Thứ hai, 95% doanh nghiệp VN ở quy mô nhỏ và vừa, rất thích hợp cho mô hình nhượng quyền. Nhượng quyền là phương cách giúp hình thành tập đoàn nhanh, đặc biệt là khi đa số doanh nghiệp VN ít vốn, hệ thống ngân hàng, các nguồn hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp còn hạn chế”. Hơn nữa, cũng theo ông Trung: “Khác với Mỹ, nơi mô hình nhượng quyền phát triển mạnh mẽ nhất, và nhiều nước khác, VN có đặc trưng là các cửa hàng bán lẻ không bắt buộc phải tập trung vào các khu thương mại dành riêng mà có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trong thành phố. Do đó, franchsie sẽ giúp thương hiệu len lỏi vào nhiều ngõ ngách hơn. Đây là điểm khác biệt khá thú vị của kinh tế VN mà chúng ta khó có thể tìm thấy được trong các tài liệu, sách vở của các chuyên gia franchise thế giới. Mặt khác, trong xu thế hội nhập quốc tế nhanh, franchise sẽ giúp chứng minh năng lực của đội ngũ kinh doanh VN khi nhanh chóng hình thành những chuỗi cửa hiệu hùng hậu, những thương hiệu nổi tiếng, những công ty, tập đoàn mạnh”. Theo thông tin từ Cục Sở hữu trí tuệ VN, hiện thị trường trong nước đã có 530 nhãn hiệu được chuyển nhượng quyền sử dụng, 21.000 nhãn hiệu đã nộp đơn xin bảo hộ độc quyền, hàng loạt thương hiệu “khổng lồ” đang “hùng dũng” bước vào VN qua hình thức franchise. Các lĩnh vực franchise mạnh và thành công nhất là cửa hàng bán lẻ, dịch vụ tiện ích và dịch vụ tài chính, đào tạo. Chiếm tuyệt đại đa số nhãn hiệu thu hút mua nhượng quyền và đứng đầu các bảng thống kê hiệu quả kinh doanh là lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, hàng ăn uống. Franchise từ ngoài vào và từ trong ra KFC, một “ông lớn” cả về giá trị thương hiệu và hiệu quả franchise đến từ Mỹ, hiện đã phát triển được khoảng 25 cửa hiệu tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trong mục tiêu gần, KFC muốn “bành trướng” cửa hàng gà rán của mình đến nhiều địa phương khác. Chắc chắn KFC hiểu rằng phải tiến hành nhanh nhất kế hoạch này ngay khi có thể, bởi thị trường trống đang là lợi thế cho những người đi trước, trước khi McDonald’s, Subway và nhiều “gã khổng lồ” khác tiến quân vào. Theo “sát ván” KFC là một nhãn hiệu gà rán, thức ăn nhanh khác: Lotteria. Trên địa bàn TP.HCM, người ta có thể thấy rõ sự cạnh tranh ráo riết giữa hai nhãn hiệu này. Tiếp đó, Jollibee, Pizza Hut, cà phê Gloria Jean’s… đang kéo thị trường VN vào bản đồ franchise của các nhãn hiệu quốc tế hùng mạnh. Các thương hiệu trong nước, Trung Nguyên, Kinh Đô, Phở 24, Highland… đã và đang triển khai rất tốt phương thức kinh doanh nhượng quyền. Trung Nguyên đã có khoảng 600 cửa hiệu trên toàn quốc, Phở 24 đã nhân được trên 50 cửa hiệu,

Page 5: Short Introduction of Pho 24

Kinh Đô, Highland cũng đã đạt được những số liệu hùng hậu tương đương. Thị trường thành phố Hồ Chí Minh cũng đang chứng kiến sự phát triển rất nhộn nhịp của hàng loạt nhãn hiệu quán ăn, tiệm giải khát qui mô nhỏ, được thiết kế tươi tắn, bắt mắt, hướng tới đối tượng khách hàng trẻ và gia đình. Tuyệt đại đa số các hàng quán này đều được xây dựng theo mô hình thương hiệu có thể franchise. Các nhãn hiệu nội địa cũng đang bắt đầu phát huy lợi thế khi mạnh dạn franchise ra thị trường quốc tế và đã gặt hái được nhiều thành công bước đầu. Các cửa hàng nhượng quyền của Phở 24 đang kinh doanh hiệu quả tại Philippines, Indonesia, sắp tới sẽ “đi” Hàn Quốc, Singapore và một kế hoạch lớn để đưa thương hiệu này franchise đến Mỹ, Nhật Bản, EU… sau khi Phở 24 bắt tay với nhà đầu tư lớn VinaCapital. Cà phê Trung Nguyên cũng đã có cửa hàng nhượng quyền ở nhiều nước. Đây cũng là một trong những thương hiệu giúp “nhận biết” Việt Nam của khách nước ngoài. Phương thức đầu tư khôn ngoan? Các chuyên gia đang khẳng định điều này. Franchise không chỉ là phương thức kinh doanh có thể sinh lợi nhanh cho chủ thương hiệu, mà còn là một trong những giải pháp tối ưu cho các nhà kinh doanh nhỏ lẻ khi mua nhượng quyền. Chẳng hạn, với số vốn xấp xỉ 1 tỷ đồng, nếu bạn muốn kinh doanh một tiệm phở, bạn sẽ dễ lúng túng khi chưa biết triển khai đầu tư như thế nào, mô hình kinh doanh, công nghệ quản lý, phương thức tiếp thị ra sao, trong khi đó với số tiền tương đương, bạn có thể đàng hoàng đứng vào chuỗi cửa hàng khang trang với hình ảnh đã được định hình ổn định của Phở 24. Tương tự, bạn sẽ có thể thuận tiện hơn nhiều nếu mua nhượng quyền của Kinh Đô thay vì phải tự đi mày mò đầu tư từ đầu cho một tiệm bánh riêng, một quán cà phê franchise từ Trung Nguyên, Highland hay Gloria Jean’s sẽ cho bạn bệ phóng tốt hơn khi phải bắt đầu từ con số không với nhãn hiệu mới khi trong tay chỉ có số vốn hạn chế. Tuy nhiên, tiến sĩ Lý Quí Trung cũng khẳng định, nếu bạn có một ý tưởng kinh doanh đặc sắc và đủ năng lực để triển khai, thì thay vì phải đi mua nhượng quyền, tức ở vai trò của một franchisee, bạn nên mạnh dạn xây dựng mô hình thương hiệu nhượng quyền riêng trong vai trò một franchisor. Nhưng thách thức không nhỏ Cơ hội rõ ràng là rất nhiều, song môi trường pháp lý ở VN hiện nay cũng khiến cho cả bên bán và bên mua franchise tại VN phải gặp nhiều vướng mắc và bất trắc. Tiến sĩ Lý Quí Trung cho biết: “Còn rất nhiều điều trở ngại khác cho các doanh nghiệp VN áp dụng phương thức kinh doanh này. Đó là khung pháp lý chưa rõ ràng. Cụ thể là những quy định cho franchise giữa Bộ Thương mại và Bộ Khoa học Công nghệ vẫn còn nhiều chồng chéo. Chỉ riêng khái niệm franchise trong tiếng Việt, Bộ Thương mại thì gọi là nhượng quyền thương mại, trong khi Bộ Khoa học Công nghệ gọi là cấp đặc quyền kinh doanh. Các loại giấy tờ xin phép cũng mỗi nơi mỗi khác. Luật về bảo hộ tác quyền cũng chưa đủ mạnh, thủ tục khiếu nại nhiêu khê khi bị nhái, ăn theo thương hiệu. Hơnn ữa, hiện nay rất ít công ty luật VN đủ am hiểu để tư vấn cho doanh nghiệp về lĩnh vực này.”

Page 6: Short Introduction of Pho 24

Trong cuốn sách “Mua Franchise – Cơ hội mới cho các doanh nghiệp VN”, tiến sĩ Lý Quí Trung đã phân tích những thách thức của việc mua franchise: Chi phí đầu tư một cửa hàng franchise cao hơn một cửa hàng không franchise, sự ràng buộc chặt chẽ giữa bên mua và bên bán franchise (những người không kỷ luật hoặc vô tình vi phạm do không nắm bắt hết qui định chung của thương hiệu rất dễ rơi vào tình cảnh phải đền hợp đồng), tất cả giá trị thương hiệu đều thuộc về bên bán franchise dù trong khoảng thời gian hợp đồng, phía mua franchsie cũng đóng góp kinh phí vào quá trình tiếp thị, xây dựng và quản bá thương hiệu… CHIẾN ĐẤU ĐỂ PHỞ 24 TRỞ THÀNH SỐ 1

Nhiều người đã biết chuyện một anh bồi bàn trở thành TGĐ và ông chủ của hệ thống nhà hàng Nam An group gồm 7 nhà hàng chuyên về món ăn Việt Nam cao cấp và hàng chục cửa hiệu Phở 24 - một thương hiệu lớn trong lĩnh vực ẩm thực. Nhưng không phải ai cũng biết ông chủ trẻ Lý Quí Trung - GĐ điều hành hệ thống Nam An group và Phở 24 - đang nuôi mộng "đối đầu" thực sự với những ông lớn ẩm thực toàn cầu như KFC, Mc Donal.

Đối thủ chính là KFC, Mc Donal

- Có nhiều thương hiệu phở khác rầm rộ ra đời như phở 2000 tại thành phố Hồ Chí Minh, phở Vuông, phở Cali... tại Hà Nội? Đó có phải là đối thủ hàng đầu của Phở 24?

Nhiều hàng phở giống Phở 24 ra đời, nhưng chúng tôi tập trung vào leading market (thị trường dẫn đầu) và tập trung xây dựng thương hiệu. Thứ nhất có thể thấy rằng thương hiệu không thể sao chép, không thể làm một sớm một ngày có được. Thứ hai, Phở 24 chú trọng xây dựng lực lượng nhân sự và cách làm chuyên nghiệp, đó là thách thức lớn cho đối thủ cạnh tranh nào. Chúng tôi cũng có kế hoạch đối phó với cạnh tranh trong nước, nhưng thực ra đối thủ cạnh tranh chính của Phở 24 lại là các chuỗi cửa hàng fast food quốc tế: KFC, Mc Donal, Loterria đang bành trướng rất nhanh tại Việt Nam vì cùng đối tượng khách hàng. Nếu chúng tôi chậm chân thì một ngày nào đó người trẻ Việt Nam sẽ chọn KFC, hamburger... và từ từ sẽ thấy ngon. Khi hamburger vào Việt Nam, nhiều người cho rằng khó thắng vì người Việt thích cơm, phở, nhưng điều này không còn đúng. Đầu tiên mình thấy không ngon, nhưng ăn riết thành quen. Khi tôi du học ở Úc, lúc đầu cũng không quen ăn đồ Mc Donal, nhưng ăn riết 5 năm, về Việt Nam lại thấy thèm. Sắp tới MC Donal sẽ vào Việt Nam. Nếu phở 24 chậm chân thì thị trường thức ăn nhanh sẽ rơi vào tay chuỗi cửa hàng thế giới vì khi là chuỗi thì họ mạnh hơn gấp nhiều lần so với cửa hàng nhỏ lẻ.

- Vậy chiến lược phát triển của Phở 24 là trở thành fast food hàng đầu của Việt Nam?

Chính xác là như vậy. Nhu cầu fast food sẽ bùng nổ trong tương lai khi cao ốc phát triển, nhân viên làm việc nhiều hơn, bận rộn hơn, ngoài ra nó cũng chịu ảnh hưởng của phim ảnh. KFC 5 năm trước vắng khách lắm, nhưng nay tiệm nào cũng đông, vì người ta ăn riết cũng ngon và tiện.

- Kinh nghiệm của các tập đoàn nổi tiếng cho thấy, muốn hùng mạnh thì bên cạnh thương hiệu chính, phải phát triển được những thương hiệu con kèm theo. Anh có tính toán gì cho điều này?

Tôi xin phép chưa tiết lộ, nhưng chúng tôi đã có chương trình này và thực hiện trong 1 -2 năm tới. Chúng tôi phải củng cố rất mạnh thương hiệu Phở 24, từ đó sẽ bung ra sản phẩm ăn kèm và liên quan tới phở 24.

Làm PR “cao cấp”

Page 7: Short Introduction of Pho 24

- 2 cuốn sách Franchie của anh được liên tiếp ra mắt trong thời gian ngắn - có thể coi đó là việc PR hiệu quả cho Phở 24?

Tôi viết sách từ niềm đam mê viết lách và chia sẻ niềm đam mê ấy cho người khác - đó là cái gốc, nhưng nó cũng là lợi ích khác là công cụ để xây dựng thương hiệu. Sắp tới, phở 24 cũng đi PR theo hướng này.

PHỞ 24 KHÔNG NGỪNG CHINH PHỤC NGƯỜI TIÊU DÙNG

Khởi nghiệp năm 2000, nhưng mãi đến 6/2003 khi thương hiệu Phở 24 ra đời và áp dụng hình thức nhượng quyền thương mại, ông Lý Quí Trung cùng Cty Nam An do ông làm giám đốc mới thực sự được người tiêu dùng cả nước biết đến.

Đây là một hình thức liên kết hợp đồng giữa nhà chuyển giao và người nhận chuyển giao. Cụ thể, người chuyển giao cho mượng thương hiệu, hệ thống kinh doanh, cách thức quản lý, thương hiệu. Người nhận quyền chuyển giao có trách nhiệm chi trả tiền bản quyền, thuê thương hiệu và tiền phí để được kinh doanh với tên hệ thống của nhà chuyển giao.Có được thành quả này, ông Lý Quí Trung đã phải trải qua rất nhiều thử thách. Từ chỗ trải qua nhiều trường học trong và ngoài nước, rồi những thất bại đầu tiên khi bước chân vào nghiệp kinh doanh. Tất cả các điều này đã thôi thúc ông sớm tìm cho mình một con đường đi đúng đắn. Bằng những chất liệu và truyền thống đã có Lý Quí Trung mạnh dạn cải tiến và nâng cấp món phở thông thường thành món phở chỉ được bán trong các nhà hàng sang trọng với tên gọi mới là Phở 24. Chỉ một thời gian đi vào hoạt động Phở 24 không chỉ được người tiêu dùng ở TPHCM mà người tiêu dùng ở Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc biết đến. Đến nay thì ngoài 10 tiệm phở đang có ở TP.HCM, 5 ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc khác, Phở 24 còn có mặt ở một số nước như Indonesia, Philippines... Và để cho Phở 24 đến được với nhiều người tiêu dùng cũng như giữ được thương hiệu Lý Quí Trung đã đăng ký bản quyền thương hiệu không chỉ tại thị trường Việt Nam mà còn ở thị trường một số nước trên thế giới đồng thời áp dụng triệt để hình thức nhượng quyền thương mại (Franchise).Theo đó: "Tất cả các cửa hàng để hoạt động tốt ngoài tuân thủ các qui định kinh doanh của Công ty Nam An như hình thức phục vụ, không gian nhà hàng, còn phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui định của Franchise - một nhân viên thị trường của Cty Nam An cho chúng tôi biết.Từ hình thái này, Phở 24 đã lần lượt giành nhiều thị phần tại các thị trường Phở 24 có mặt. Phở 24 đang chứng tỏ được phương thức kinh doanh ưu việt của mình. Nhận định: "Phở 24 đang là hiện tượng trong thị trường kinh doanh nước nhà của các nhà chuyên môn đã nói lên điều đó!Thấu hiểu về Franchising một cách thấu đáo Nhượng quyền thương mại có thể chấp cánh cho thương hiệu bay xa, nhưng cũng có thể làm diệt vong một thương hiệu nếu không có sự bài bản cần thiết. Có thể ví nhượng quyền thương mại với một cuộc hôn nhân mà trong đó tờ hôn thú cũng như tờ hợp đồng mua bán nhượng quyền. Nghĩa là, không phải xé bỏ tờ hôn thú, vợ chồng chia tay là xong mà còn biết bao nhiêu vấn đề liên quan cần giải quyết như con cái, tài sản, công việc, uy tín… Người bán và người mua

Page 8: Short Introduction of Pho 24

nhượng quyền khi quyết định “chia tay” cũng sẽ phải giải quyết rất nhiều vấn đề liên quan và trước hết uy tín của thương hiệu đã bị ảnh hưởng. Do đó, việc tìm hiểu, chọn lựa đối tác mua nhượng quyền phải được thực hiện kỹ lưỡng, cũng như tìm hiểu để đi đến hôn nhân vậy! Nếu ta liên tưởng để so sánh nhượng quyền và hôn nhân thì hầu như cái gì cũng đúng cả! Nói tómlại, mấu chốt quan trọng của việc hợp tác kinh doanh franchising là ở chỗ chọn lựa kỹ càng đối tác. Người bán nhượng quyền thì phải đảm bảo rằng mình chuyển giao công nghiệp, thương hiệu của mình cho đúng người có khả năng, có thời gian, có sự cam kết cần thiết với việc kinh doanh. Quang trọng hơn, người mua nhượng quyền phải thực sự ngưỡng mộ mô hình kinh doanh mà mình muốn mua để tuyệt đối trung thành với hệ thống. Một thương hiệu kha khá mà trao cho một đối tác có năng lực sẽ biến thành một thương hiệu mạnh. Ngược lại, một thương hiệu mạnh mà trao cho một đối tác yếu kém sẽ góp phần làm cho thương hiệu suy vong. Còn đối với người mua nhượng quyền cũng phải biết tìm hiểu, chọn lựa cẩn thận hệ thống thương hiệu nào để gia nhập, nếu không, thì cũng như cưới nhầm vợ hay lấy nhầm chồng vậy! Yếu tố con người là số một trong phát triển kinh doanh Kể từ ngày thành lập Nam An Group và Phở 24 đến nay, công ty không ngừng phát triển liên tục, không chỉ hướng vào thị trường nội địa mà đang mở tầm hoạt động ra quốc tế. Để thực hiện kế hoạch lớn như vậy, công ty luôn chú trọng yếu tố con người. Thật vậy, đội ngũ cán bộ quản lý từ cấp cửa hàng đến văn phòng trung tâm tất cả đều khá trẻ và nhiều nhiệt huyết. Và để tập thể nhân viên trẻ, tài năng gắn kết với công ty lâu dài và hết mình thì hơn ai hết lãnh đạo doanh nghiệp phải có một tầm nhìn rõ ràng và khả thi, hợp lý. Tầm nhìn của Phở 24 thu hút những người trẻ tài năng muốn đem công sức và trí tuệ của mình để góp phần làm tự hào thương hiệu Việt trên trường quốc tế và ngay trên sân nhà. Trong bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập WTO chắc chắn sẽ có thêm nhiều công ty đa quốc gia xuất hiện với chủ trương trải thảm đỏ để chiêu dụ lực lượng nhân viên, cán bộ tài năng từ các công ty hiện hữu, tạo ra một sức ép to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam vừa và nhỏ. Để đối phó với tình hình đó, các doanh nghiệp Việt Nam – trong đó có Phở 24 - phải khẩn trương xây dựng thương hiệu và xem việc xây dựng thương hiệu Việt như vũ khí cạnh tranh đối đầu với các đại gia quốc tế. Trong xu thế cạnh tranh gay gắt, hãy suy nghĩ một ý tưởng cho riêng mình Có người từng hỏi rằng doanh nghiệp nên tự xây dựng cho mình một thương hiệu riêng hay đi mua franchise từ các thương hiệu đã chứng minh thành công. Thiết nghĩ, nếu đã có trong tay một ý tưởng kinh doanh độc đáo và một lòng quyết tâm cao độ để đi đến cùng con đường xây dựng thương hiệu thì tại sao không xây dựng cho riêng mình một thương hiệu Việt Nam. Vì sự thành công của chính cái thương hiệu do mình tạo nên thì phần thưởng tinh thần và tài chính thu được sẽ lớn hơn rất nhiều. Các nhà đầu tư luôn săn lùng những ý tưởng kinh doanh đặc biệt đã được hiện thực hóa một cách thành công. Khi đó thương hiệu - một thứ tài sản mà bạn sẽ không bao giờ sở hữu được khi đi mua franchise - sẽ gia tăng đáng kể. Tuy nhiên không phải lúc nào chọn việc tự xây dựng thương hiệu cho riêng mình cũng "có lãi". Theo nhiều tài liệu nghiên cứu thì hầu hết các doanh nghiệp mới

Page 9: Short Introduction of Pho 24

thành lập do thiếu kinh nghiệm đã không thành công như mong đợi nếu không muốn nói là thất bại. Đó là lý do tại sao ngành kinh doanh franchise vẫn tồn tại và phát triển tốt. Một yếu tốt rất cơ bản là mua franchise để tránh bớt rủi ro trong lúc có thể tích lũy thêm kinh nghiệm, và một ngày đẹp trời nào đó có thể đứng ra tự xây dựng riêng cho mình một mô hình kinh doanh và một thương hiệu hoàn toàn mới mà mình sở hữu 100%. Chia sẻ kinh nghiệm về Franchising Cách tốt nhất để tìm hiểu một cách bài bản về nhượng quyền thương mại là đi tìm đọc sách chuyên đề về franchise. Nếu không lầm thì hiện nay trên thì trường sách chỉ có hai cuốn sách do chính tôi viết bằng tiếng Việt! Một cuốn nói về các điểm cơ bản và trải nghiệm của tác giả về việc xây dựng một hệ thống nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Còn cuốn còn lại viết về cách thức bài bản để đi mua franchise một cách hiệu quả nhất. Sách bằng tiếng Anh chuyên đề franchise cũng đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường tuy không nhiều. Truy cập trên internet cũng là một phương thức để tiếp cận thêm thông tin về lĩnh vực này, ngay cả có thể mua qua mạng. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất có lẽ là những kinh nghiệm thực tế của cả người mua lẫn người bán franchise tại Việt Nam. Những "người thật việc thật" này chắc chắn sẽ có thể cung cấp những thông tin vô cùng quí giá, có điều làm thế nào để tiếp cận họ là một thách thức không nhỏ. Ngoài ra người tìm hiểu về lĩnh vực franchise cũng có thể chủ động tham gia vào CLB franchise (mới được thành lập tại TP HCM) hay tham dự các diễn đàn, hội thảo chuyên đề về franchise để trao đổi tìm hiểu thêm.

5/ Phát triển chiến thuật thâm nhập thị trường nước ngoài

Phở 24 sử dụng áp dụng các tiêu chí sau đây để thâm nhập thị trường Indonesia và các nước khác:

- Mở một cửa hàng “thử nghiệm” trước, có thể là của công ty tự mở, liên doanh hoặc bán nhượng quyền. Sau đó có thể ký hợp đồng khai thác độc quyền thương hiệu và mô hình kinh doanh cho một đối tác lớn có nhiều uy tín và khả năng. Nói khác đi, Phở 24 sẽ “xuất khẩu” số lượng lớn thông qua một đại lý độc quyền tại nước ngoài thay vì bán trực tiếp sản phẩm cho người tiêu dùng (hay nhượng quyền trực tiếp cho các đối tác riêng lẻ).

- Luôn cân nhắc yếu tố văn hoá, phong tục tập quán của từng địa phương mà điều chỉnh sản phẩm và mô hình kinh doanh của Phở 24 cho phù hợp nhất. Ví dụ, người Indonesia rất thích ăn cánh gà chiên nên Phở 24 tại Jakarta có bổ sung thêm món cánh gà chiên nước mắm kiểu Việt Nam.

- Luôn chú trọng đến chất lượng và uy tín thương hiệu khi xuất khẩu thương hiệu ra nước ngoài. Xuất khẩu thương hiệu ở đây nên được hiểu là xuất khẩu thương hiệu có bao gồm  mô hình kinh doanh, chứ không phải chỉ có “nhãn hiệu”. Trên thực tế, đã có một số đối tác Nhật và Hàn Quốc đã đề nghị mua “nhãn hiệu” của Phở 24 nhưng không quan tâm đến công thức kinh doanh của Phở 24. Và Phở 24 đã từ chối vì về lâu về dài việc để khai

Page 10: Short Introduction of Pho 24

thác bừa bãi “nhãn hiệu” Phở 24 sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của “thương hiệu” Phở 24.

Cuối cùng, mô hình kinh doanh của Phở 24 cũng có thể được xem như một mô hình “xuất khẩu tại chỗ” vì tất cả các sản phẩm của công ty là của Việt Nam và được bán cho người nước ngoài tại Việt Nam, thu hút ngoại tệ tại Việt Nam.

Thực vậy, các chuỗi cửa hàng trong toàn hệ thống Phở 24 hàng ngày phục cả ngàn du khách quốc tế và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Con số này sẽ tiếp tục tăng nhanh theo kế hoạch nhân rộng mô hình kinh doanh của Phở 24 khắp các tỉnh thành của Việt Nam."Xây dựng thương hiệu phởTheo giải thích của người quản lý nhà hàng Phở 24, con số 24 ẩn chứa ý nghĩa: ngoài việc phục vụ khách 24/24 giờ, nước soup được chuẩn bị trong 24 tiếng, một tô phở có 24 thành phần (gồm: nước, thịt, xương ống, muối, tiêu, đường, nước mắm, hành tây, hành tím, hành lá, hồi, đinh hương, gừng, quế, thảo quả, hạt ngò, ngò gai, củ cải trắng, chanh, ớt, ngò rí, bánh phở tươi, rau, quế, giá) và giá một tô phở là 24.000đ.Chuỗi nhà hàng phở 24Phở 24 là chuỗi quán phở Việt Nam gồm 14 quán tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và thủ đô Jakarta – Inđonesia tính từ thời điểm tháng 7 năm 2005. Một số cửa hàng tại các nước Mỹ, Indonesia, Hàn Quốc, Úc… đang được chuẩn bị để đưa vào hoạt động trong năm 2006. Đây là chuỗi quán phở cao cấp và đang trên đà phát triển của Việt Nam nhờ chất lượng sản phẩm và mô hình kinh doanh đặc thù, dễ mở rộng. Chiến lược đường dài của công ty là sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình quán phở tại Việt Nam và nước ngoài thông qua hình thức bán franchise và hợp tác kinh doanh.

Trong 2 năm đầu, thông qua các quán phở đầu tiên, Phở 24 tập trung mạnh vào xây dựng tính đồng bộ xuyên suốt tất cả các khâu của hoạt động kinh doanh Phở 24 với mục đích tạo nền tảng vững mạnh cho chiến lược franchise dài hạn sau này. Nói khác đi, Phở 24 chọn hướng đi tập trung vào chất lượng và chiều sâu của mô hình kinh doanh nói chung và mô hình nhượng quyền kinh doanh nói riêng trước khi bành trướng ra chiều rộng.

Để đảm bảo các thủ tục pháp lý được chặt chẽ ngay từ đầu, Phở 24 đã đầu tư đáng kể vào các khâu đăng ký nhãn hiệu trong và ngoài nước, nhờ luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng nhượng quyền mẫu… Các khâu về tổ chức, đào tạo, huấn luyện cũng được chuẩn bị từng bước để có thể chuyển giao và hổ trợ đắc lực cho phía đối tác mua franchise. Phở 24 quyết định áp dụng hình thức nhượng quyền công thức kinh doanh, trong đó phía đối tác mua franchise được nhượng quyền sử dụng thương hiệu và được hướng dẫn và đào tạo chi tiết cách thức tổ chức, điều hành và quản lý mô hình quán Phở 24 đã được chứng minh thành công trong 2 năm qua.

Chương trình đào tạo cho đối tác mua franchise Phở 24 bao gồm thời gian 2-3 tuần huấn luyện tại trung tâm đào tạo của tập đoàn dưới hình thức lớp học lý thuyết và thực hành ngay cửa hàng phở hoạt động. Phía đối tác mua franchise được yêu cầu gửi ít nhất một nhân viên quản lý, 1 nhân viên bếp và 1 đại diện chủ đến trung tâm để được huấn luyện miễn phí. Các nhân viên này sau đó sẽ cùng với đội ngũ chuyên gia của tập đoàn huấn luyện toàn thể nhân viên còn lại của cửa hàng franchise. Đội ngũ chuyên gia của tập đoàn này sẽ có mặt tại cửa hàng franchise trước và sau ngày khai trương ít nhất 3 ngày.

Page 11: Short Introduction of Pho 24

Để được cấp quyền sử dụng thương hiệu và công thức vận hành một quán Phở 24 với những tiêu chuẩn đồng bộ, đối tác mua franchise phải trả cho chủ thương hiệu Phở 24 một khoản phí ban đầu (trả một lần duy nhất) cộng thêm một khoản phí hàng tháng. Chí phí hàng tháng này là chi phí sử dụng (hay thuê thì đúng hơn) thương hiệu, nhãn hiệu và những dịch vụ hổ trợ khác như khuyến mãi, quảng bá, tiếp thị, đào tạo, tư vấn,… từ phía chủ thương hiệu Phở 24 trong suốt quá trình 5 năm của hợp đồng nhượng quyền kinh doanh.

Do đặt trọng tâm phát triển chiều sâu trước nên Phở 24 phải chấp nhận tốc độ nhân rộng mô hình kinh doanh chậm hơn nhiều so với nhu cầu của thị trường, và điều này cũng tạo nên một rủi ro cho chủ thương hiệu: đó là rủi ro bị các đối thủ cạnh tranh sao chép mô hình kinh doanh. Để đối phó với rủi ro này, chủ thương hiệu Phở 24 chỉ còn cách đánh bóng và xây dựng thương hiệu mình thật vững mạnh vì chỉ có thương hiệu là không thể sao chép được. Mạng lưới tiếp thị và quảng cáo phủ sóng khắp nước cũng là một thế mạnh mà các đối thủ cạnh tranh mới không thể so sánh được.

Một trong những chiến thuật quan trọng của việc xây dựng thương hiệu Phở 24 là củng cố liên tục tính ổn định và đồng bộ của chuỗi quán phở, đặc biệt đối với chất lượng món ăn, chất lượng dịch vụ, trang trí nội thất, đồng phục nhân viên, bảng hiệu và hầu như tất cả các dụng cụ và trang thiết bị dù thật nhỏ trong quán. Xây dựng một văn hoá chung xuyên suốt các tầng lớp của công ty (văn phòng trung tâm, cửa hàng của công ty, cửa hàng franchise…) cũng được đặt lên hàng đầu.

Lực lượng quản lý nòng cốt được xây dựng dựa trên tính toán tầm vóc công ty muốn phấn đấu ít nhất từ 2 đến 3 năm sau. Nói khác đi, chủ trương công ty phải luôn chuẩn bị đào tạo và tuyển dụng đủ nhân sự giỏi và có kinh nghiệm phù hợp để sẵn sàng điều hành công ty thời điểm 2-3 năm sau, chứ không phải khi cần mới bắt đầu tuyển dụng. Do đó chi phí của bộ phận hành chính, điều hành trước mắt lúc nào cũng có vẻ rất cồng kềnh so với nghề kinh doanh các quán phở!

Một trong những thách thức lớn nhất mà Phở 24 gặp phải trong quá trình nhượng quyền không nằm ở chỗ chính đối tác mua franchise người chủ điều hành của quán phở nhượng quyền. Thật vậy, cho dù mọi thứ trong quán phở nhượng quyền đều tuân thủ các tiêu chuẩn của Phở 24 nhưng nếu chủ quán không quan tâm hay thiếu kinh nghiệm vì chỉ là một nhà đầu tư đơn thuần thì khó có thể cho ra những quyết định đúng đắn và như thế mô hình kinh doanh nhượng quyền sẽ không đạt kết quả tối ưu, ảnh hưởng ít nhiều đến hình ảnh chung của thương hiệu. Ngược lại, trong một số trường hợp khác nếu đối tác mua franchise có quá trình kinh nghiệm trong lãnh vực nhà hàng thì lại có xu hướng tự làm theo cách của mình vì nghĩ mình đã quá rành.

Đào tạo nhân viên hay cán bộ quản lý không khó nhưng đào tạo và hướng dẫn chủ quán phở nhượng quyền mới thật sự là một khó khăn lớn vì họ vừa là chủ đầu tư vừa là đối tác và thường thì không có nhiều thời gian như nhân viên. Và đối với ngành kinh doanh ẩm thực, chủ quán đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, việc nghiên cứu hồ sơ, phỏng vấn để “chọn mặt gửi vàng“ đối tác mua franchise phải được đặt lên hàng đầu. Nhưng cũng như việc tuyển chọn nhân viên, cho dù đã qua nhiều cuộc sát hạch rất kỹ lưỡng nhưng công ty vẫn có thể chọn “nhầm“ người. Và đây là một rủi ro, một cái giá phải trả đối chủ thương hiệu khi bán franchise.

Phở 24 có mặt trên kênh truyền hình NewAsia trong chương trình Giới thiệu ẩm thực Châu ÁPhở bò của Phở 24 đại diện món ăn truyền thống Việt Nam lên phim Chương trình Giới thiệu ẩm thực Châu Á của kênh truyền hình NewsAsia(Singapore).

Page 12: Short Introduction of Pho 24

Anh Đỗ Văn Đức – bếp trưởng của Phở 24 là người thực hiện món ăn này. Sử dụng công thức nấu ăn truyền thống với các gia vị đơn giản và dễ mua, anh Đức đã hướng dẫn cách thức nấu món phở bò cổ truyền của VN để anh Mark (Singapore) có thể dễ dàng bắt chước thực hiện nấu lại. Tất cả đều được ghi hình trực tiếp bởi Hummingbird Films cho chương trình của kênh NewsAsia. 

Phở 24 rất hân hạnh được đại diện VN để giới thiệu món ăn dân gian cổ truyền của dân tộc đến bạn bè năm châu qua NewsAsia. Như lời ông Lý Quí Trung, người sáng lập –TGĐ Phở 24, “Phở không chỉ là món ăn cân bằng, nó đại diện cho trái tim và tâm hồn con người và đất nước VN”. Với hơn 100 năm tồn tại và phát triển, phở xứng đáng được ghi danh trong nền ẩm thực Châu Á và thế giới.

Kênh truyền hình NewsAsia (Singapore) quay phim tài liệu giới thiệu thương hiệu Phở 24 trong chuyên mục “Nhà tư vấn”.Ngày 28/06, kênh truyền hình NewsAsia (Singapore) quay phim tài liệu giới thiệu thương hiệu Phở 24 trong chuyên mục “Nhà tư vấn”.Theo sự giới thiệu và hỗ trợ của của Trung tâm ngoại giao báo chí, hàng năm, kênh truyền hình Newsasia (Singapore) vẫn luôn tìm kiếm và giới thiệu các thương hiệu lớn của Đông Nam Á, đặc biệt tại khu vực các nước Singapore, Việt Nam, Indonesia, Malaysia.Đây là cơ hội để quảng bá và giới thiệu sự vươn lên một cách vững chãi của các thương hiệu Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam ra thế giới. Phở 24 rất vinh dự được góp mặt trong chương trình này.

Kênh truyền hình cáp HTVC quay phim tài liệu giới thiệu Phở 24

Kênh truyền hình cáp HTVC quay phim tài liệu giới thiệu Phở 24 (vào 18/6) theo chương trình Vệ sinh An toàn thực phẩm của Trung tâm Khoa học và Công nghệ thực phẩm.

HÀNH TRÌNH PHỞ 24 "HIỆN ĐẠI HÓA" ẨM THỰC VIỆT NAM

Một du khách kể rằng, trong một chuyến đi Hà Nội, anh bảo tài xế taxi chỉ giúp mình một vài quán phở “gia truyền” nổi tiếng để thử thưởng thức một trong những “món ngon” tinh túy nhất của văn hóa ẩm thực quán phở “gia truyền” nổi tiếng để thử thưởng thức một trong những “món ngon” tinh túy nhất của văn hóa ẩm thực Hà thành. Nhưng chàng tài xế mau mắn kia đã “tư vấn” cho anh rằng: “Phở Hà Nội gia truyền bây giờ … xưa rồi chú ạ! Nay người ta chỉ chuộng Phở 24 thôi”. Đây không chỉ là câu chuyện về cuộc “lật đổ” của một thương hiệu ẩm thực hiện đại trước những giá trị văn hóa ẩm thực “gia truyền”, mà còn là một điển hình cho năng lực kinh doanh của giới doanh nhân Việt Nam. Hãy thử xem Phở 24 đã thực hiện cuộc chinh phục ngoạn mục của mình như thế nào! (Tạp chí Marketing, Số 24-2006, trang 30, PV Vương Tường)

Một du khách kể rằng, trong một chuyến đi Hà Nội, anh bảo tài xế taxi chỉ giúp mình một vài quán phở “gia truyền” nổi tiếng để thử thưởng thức một trong những “món ngon” tinh túy nhất của văn

Page 13: Short Introduction of Pho 24

hóa ẩm thực quán phở “gia truyền” nổi tiếng để thử thưởng thức một trong những “món ngon” tinh túy nhất của văn hóa ẩm thực Hà thành. Nhưng chàng tài xế mau mắn kia đã “tư vấn” cho anh rằng: “Phở Hà Nội gia truyền bây giờ … xưa rồi chú ạ! Nay người ta chỉ chuộng Phở 24 thôi”. Đây không chỉ là câu chuyện về cuộc “lật đổ” của một thương hiệu ẩm thực hiện đại trước những giá trị văn hóa ẩm thực “gia truyền”, mà còn là một điển hình cho năng lực kinh doanh của giới doanh nhân Việt Nam. Hãy thử xem Phở 24 đã thực hiện cuộc chinh phục ngoạn mục của mình như thế nào!Xuất phát điểm Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn, trong nỗ lực tìm hướng đi mới mang tính đột phá, tháng 6.2003, tiến sĩ Lý Quí Trung cùng các thành viên trong gia đình - hầu hết là dân kinh doanh - quyết định khai trương thương hiệu Phở 24 với cửa hàng đầu tiên tại số 5 Nguyễn Thiệp, Tp. HCM. Phở tuy là món ăn tiêu biểu của văn hóa ẩm thực Việt Nam, song chưa có một thương hiệu phở nào mang hình ảnh hiện đại với đẳng cấp và tiêu chuẩn ẩm thực quốc tế. Vì thế, ý tưởng chính quyết định sự ra đời của Phở 24 là: “Xây dựng một mô hình nhà hàng phở hoàn toàn, vừa hiện đại vừa mang bản sắc văn hóa Việt Nam, đạt tiêu chuẩn quốc tế về mọi mặt”. Sau gần 2 năm nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khẩu vị của cả thực khách trong và ngoài nước, Phở 24 được “nêm nếm” hương vị để thích hợp với thực khách của nhiều vùng, miền.Mô hình kinh doanh Trên thế giới đã có những thương hiệu thức ăn nhanh “bành trướng” cửa hàng ra khắp toàn cầu như McDonald’s, KFC, Lotteria… Phở 24 cũng sẽ theo con đường chinh phục đó để khẳng định mộ thương hiệu thức ăn nhanh “made in Vietnam”. Và ngay từ đầu, Phở 24 đã được xây dựng trên mô hình kinh doanh franchise (nhượng quyền thương hiệu) với những đặc tính quan trọng như chi phí đầu tư thấp, hoàn vốn nhanh, dễ nhân rộng, dễ điều hành. Theo mô hình franchise, mọi công đoạn chế biến, phục vụ, xây dựng dịch vụ của Phở 24 đều được quy chuẩn với những tiêu chí, quy định này được áp dụng đồng nhất cho tất cả các cửa hàng để đảm bảo rằng “dù ở đâu, thực khách cũng có thể thưởng thức được tô Phở 24 đúng mùi vị và chất lượng dịch vụ.”Sau gần 3 năm ra đời, hiện Phở 24 đã được nhân lênt hành chuỗi 29 cửa hàng, “phủ sóng” khắp các thành phố lớn của Việt Nam như TP. HCM, Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Long An… và đã “xuất ngoại” sang Indonesia (2 cửa hàng), Philippines (1 cửa hàng).“Nhân vật chính” làm nên Phở 24 Tiến sĩ Lý Quí Trung, một trong những thành viên sáng lập, hiệ làm Giám đốc Điều hành của Nam An Group và Phở 24, đang là một trong những gương mặt được chú ý nhiều nhất trong giới doanh nhân Việt hiện nay.Còn khá trẻ, từng du học thạc sĩ tại Úc, làm luận văn tiến sĩ tại Mỹ, Lý Quí Trung thuộc thế hệ doanh nhân hiện đại với kiến thức và phong cách chuyên nghiệp. Ngoài công việc kinh doanh, Lý Quí Trung còn tham gia lãnh đạo Hội cựu du học sinh Úc tại Việt Nam, hội hữu nghị Việt – Úc, làm giảng viên thỉnh giảng của một số trường đại học, tổ chức đào tạo và gần đây, anh còn viết sách. Hai cuốn sách về franchise của anh đang được bán rất chạy, là một trong những tài liệu tiếng Việt hiếm hoi của chủ đề này.Và từ Phở 24, một xu hướng Franchise ở Việt Nam? Tại Việt Nam, franchise được mở màn bởi thương hiệu Cà phê Trung Nguyên và thực sự trở thành tâm điểm chú ý bởi chính Phở 24. Mô hình kinh doanh này hiện đang rất được giới kinh doanh trong nước quan tâm và dự đoán sẽ có “một làn sóng franchise trong tương lai gần”. Từ kinh nghiệm của mình, tiến sĩ Lý Quí Trung chia se: “Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện Phở 24, tôi rút ra được kinh nghiệm quan trọng nhất để xây dựng một thương hiệu franchise thành công là sự chuẩn bị kỹ về kiến thức và sự chuyên nghiệp. Franchise đồng nghĩa với sự chuyên nghiệp, 95% doanh nghiệp Việt Nam ở quy mô nhỏ và vừa, rất thích hợp cho franchise. Franchise là phương cách giúp hình thành tập đoàn nhanh, đặc biệt là khi đa số doanh nghiệp Việt Nam ít vốn, hệ thống ngân hàng, quỹ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp còn khó khăn. Hơn nữa, khác với Mỹ, nơi khởi phát của mô hình franchise, và nhiều nước khác, Việt Nam có đặc trưng là phương thức kinh doanh không tập trung, do đó franchise sẽ giúp thương hiệu len lỏi được vào nhiều ngõ ngách. Đây là điểm khác biệt nhất của kinh tế nước ta nên sẽ không tìm thấy trong bất kỳ sách vở nào được viết bởi các chuyên gia franchise thế giới. Mặt khác, trong xu thế hội nhập quốc tế nhanh, franchise sẽ giúp chứng minh năng lực của đội ngũ kinh doanh Việt

Page 14: Short Introduction of Pho 24

Nam khi nhanh chóng hình thành những chuỗi cửa hiệu hùng hậu, những thương hiệu nổi tiếng, những công ty, tập đoàn mạnh.” THAM GIA DIỆN ĐÀN DOANH NGHIỆP TOÀN CẦU SINGAPORE 2006

GES có một chương trình hoạt động phong phú: 50 cuộc hội thảo quốc tế mà nổi bật là các hội thảo do Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Trung Đông tổ chức. Ba đêm lễ hội tưng bừng, xa hoa đều có trao các giải thưởng tôn vinh doanh nghiệp: đêm đầu, Tổng thống Singapore trao giải cho các doanh nghiệp xuất sắc của đảo quốc này, đêm thứ nhì, trao giải thưởng sáng tạo châu Á và đêm thứ ba, trao giải thưởng franchise thế giới. Trong ba đêm, có một doanh nghiệp Việt Nam được tặng thưởng là doanh nghiệp triển vọng sau khi lọt vào đến vòng chung kết giải thưởng franchise thế giới và ban giám khảo tỏ ý tiếc chỉ vì hoạt động này ở Việt Nam còn mới quá, với 45 điểm franchise thì Phở 24 chưa đánh bại được các đối thủ sừng sỏ có hàng nghìn cửa hàng ở Mỹ, Úc, Anh…

2. Phở24 và những cột mốc quan trọng :

Ý tưởng về Phở 24 đến với Lý Quí Trung năm 2002 trên máy bay khi một người Úc xin ông địa chỉ phở ngon ở VN.                 + 07-2003 : Cửa hàng đầu tiên được mở tại số 5 Nguyễn Thiệp Q1.           + 12-2004 : Mở cửa hàng đầu tiên ở Hà Nội.            + 01-2005 : Mở cửa hàng nhượng quyền đầu tiên ở Q7, Tp.HCM, kế tiếp là hàng loạt cửa hàng nhượng quyền khác ở Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Bình Dương…+ 7-2005: Mở cửa hàng đầu tiên ở nước ngoài (Jakarta, Indonexia). Đây là cột mốc quan trọng để Phở 24 vươn ra thế giới.    + 6-2006: Mở tiếp các cửa hàng nhượng quyền ở nước ngoài (Manila, Philippines).+ Vừa qua, tại Diễn đàn doanh nghiệp toàn cầu (Singapore), Phở 24 đã lọt vào vòng chung khảo “Giải thưởng quốc tế về nhượng quyền” do hiệp hội nhượng quyền châu Á - FLA (Frachising & Licensing Asia) cùng với 7 thương hiệu hàng đầu thế giới.+ Mục tiêu sắp tới: trong năm 2007, Phở 24 sẽ mở rộng hơn nữa, tăng số cửa hàng ở VN lên con số 80, và mở nhiều cửa hàng Phở 24 ở Singapore, Thái Lan, Hong Kong, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản.        + Tính đến ngày 20/03/2007, số cửa hàng Phở 24 trong và ngoài nước đã lên đến con số 50.

3. Ý nghĩa con số 24 :+ Gồm 24 thành phần (nước, thịt, xương ống, muối, tiêu, đường, nước mắm, hành tây, hành tây, hành tím, hành lá, hồi, đinh hương, gừng, quế, thảo quả, hạt ngò, ngò gai, củ cải trắng, chanh, ớt, ngò rí, bánh phở tươi, rau, quế, giá )          + 24 giờ chuẩn bị cho một nồi nước dùng thơm ngon.          + Ngoài ra trong tương lai Phở 24 còn hướng tới phục vụ 24/24. Giá tiền 24000 chỉ là ngẫu nhiên vì đây là giá tối thiểu để có được một tô phở chất lượng.

4. Ưu điểm của Phở 24 :

- Mô hình nhà hàng phở vừa hiện đại vừa mang bản sắc văn hóa VN, đạt tiêu chuẩn quốc tế về các mặt            :          + Trang trí nội thất hiện đại được thiết kế bởi công ty AA Decor.

Page 15: Short Introduction of Pho 24

+ Phở sạch sẽ, không quá béo. Không gian quán mát mẻ, chất lượng phục vụ cao.+ Trong hương vị không sử dụng bột ngọt mà nước dùng ngọt nhờ chỉ hầm bằng xương ống chân bò, bánh phở đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, không sử dụng chất bảo quản, hàn the.+ Nhân viên phục vụ của Phở 24 khi lấy order của khách phải qua 9 bước, trụng bánh phở phải 6 động tác, nấu nước lèo phải qua 6 bước. Khâu vệ sinh cũng phải theo đúng những tiêu chuẩn trên giấy trắng mực đen.- Khẩu vị Phở 24 được chế biến theo công thức riêng, không quá ngọt cũng không quá mặn. Kết hợp những tinh hoa trong phở của các miền: vị béo trong nước dùng, độ dai mềm tự nhiên của phở Hà Nội, vị ngọt đậm đà của phở Nam Bộ, vị thơm của hoa hồi, quế chi của phở Nam Định. Nên dù là người VN hay du khách của nước nào đi nữa thì đều hài lòng với khẩu vị Phở 24.- Cách bài trí món ăn đẹp, bắt mắt. Tất cả được dọn bên cạnh những tô, đĩa, muỗng trắng tinh làm bằng sứ cao cấp của Minh Long.

5.Mô hình kinh doanh và yếu tố tạo nên thương hiệu Phở 24 :

- Chọn cách làm franchise khá mới mẻ nhưng thích hợp với môi trường kinh doanh Việt Nam: hoạt động theo hình thức single unit franchise dễ dàng kiểm soát tính đồng bộ và chất lượng của các cửa hàng nhượng quyền.         - Chuẩn bị chu đáo và nghiên cứu tỉ mỉ từ mô hình kinh doanh đến phương thức nhân rộng mô hình kinh doanh phù hợp thông qua chiến lược hợp tác và bán franchise.- Xây dựng mô hình phù hợp với xuất khẩu : + Điều hành hoạt động : tất cả các khâu (phục vụ, bếp, pha chế, vệ sinh…) được tiêu chuẩn hóa, hệ thống hóa rõ ràng, gọn gàng, dễ hiểu, dễ áp dụng để tiện cho việc huấn luyện đào tạo đội ngũ nhân viên của các cửa hàng nhân rộng sau này, đặc biệt là tại nước ngoài. Tất cả được thể hiện qua quyển cẩm nang hoạt động gọi là “operation manual”.     + Trang trí nội thất: được tiêu chuẩn hóa phù hợp với việc nhân rộng mô hình.+ Tên gọi,nhãn hiệu : có cân nhắc yếu tố quốc tế ngay từ đầu, làm sao cho người nước ngoài dễ đọc dễ nhớ.       + Con người: tuyển dụng và xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt đủ năng lực phù hợp với kế hoạch phát triển của thương hiệu một khi ra thị trường quốc tế sau này.

Page 16: Short Introduction of Pho 24

- Nhất quán trong xây dựng thương hiệu, dù ở đâu thì các cửa hàng phở 24 đều giống nhau, đồng nhất để gây ấn tượng thương hiệu cho khách hàng.- Liên tục củng cố chất lượng tô phở, chất lượng dịch vụ.     - Mô hình kinh doanh gọn nhẹ, vốn đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh.- Chú trọng bảo hộ thương hiệu:          + Đăng kí bảo hộ thương hiệu tại VN và hầu hết các nước trên thế giới.+ Đăng kí tên miền: pho24.com.vn , pho24.com, pho24.net ( comming soon)- Xây dựng website chuyên nghiệp.     - Khả năng thấu hiểu thị trường địa phương của quốc gia mà Phở 24 mở cửa hàng.- Chọn đối tác làm franchise môt cách rất kĩ càng.     - Liên kết với các hãng lữ hành để đưa du khách vào các cửa hàng Phở 24.- Không chọn phương thức quảng cáo rầm rộ mà chú trọng công tác quan hệ công chúng, quan hệ báo chí.        - Nguyên tắc kinh doanh của Phở 24 :            + Không phải mua đứt bán đoạn mà phải đồng hành cùng đối tác trong suốt 5 năm trời. Vì thế, tiêu chuẩn của Phở 24 chọn lựa đối tác là phải có sự đam mê tuyệt đối với mô hình kinh doanh, có khả năng, kinh nghiệm quản trị, điều hành và phải có đủ vốn đầu tư.            + 3 loại chi phí trong Franchise của Phở 24 :  

(1)Phí nhượng quyền hiện nay :( Franchisee chỉ phải nộp chi phí này cho Franchiser 1 lần duy nhất.)     vTrong nước : 15 000 USD/cửa hàng        v Nước ngoài : 20.000 USD/cửa hàng        (2) Mức đầu tư cho 1 cửa hàng Phở 24 đủ chuẩn là từ 50.000 USD đến 60.000 USD. ( mức đầu tư ban đầu bên Franchisee phải bỏ ra)            (3) Phí hàng tháng : 3 – 4% dựa trên doanh thu của từng cửa hàng.+ Một số bước Phở 24 tiến hành khi xuất khẩu thương hiệu ra nước ngoài :· Mở một cửa hàng thử nghiệm trước, sau đó ký hợp đồng khai thác độc quyền thương hiệu và mô hình kinh doanh cho đối tác có uy tín và khả năng.· Luôn cân nhắc yếu tố văn hoá, phong tục tập quán của từng địa phương mà điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ cho phù hợp nhất.     · Rất chú trọng đến chất lượng và uy tín khi xuất khẩu thương hiệu ra nước ngoài.

6.Kế hoạch tương lai :

Page 17: Short Introduction of Pho 24

- Vươn ra thế giới :     + Phở 24 đang tiếp tục kế hoạch “bay” ra nước ngoài để khẳng định phở là đặc sản của Việt Nam.         + Xuất khẩu phở cũng là một cách quảng bá hình ảnh VN với bạn bè quốc tế vì Phở 24 muốn mỗi thực khách bản địa khi bước chân vào cửa hàng Phở 24 là đặt chân vào đất nước VN và đến với văn hóa VN.      + Phở 24 ấp ủ dự định làm loại “Phở 24 fast food”. - Phở 24 đặt mục tiêu đến năm 2008 phát triển thành hệ thống 100 cửa hàng tại VN và 100 cửa hàng tại nước ngoài.    - Ngày 12/09/2006 vừa qua, VinaCapital thông qua quỹ Vietnam Opportunity Fund (VOF) công bố khoản đầu tư hơn 3 triệu USD vào chuỗi cửa hàng Phở 24. Với khoản đầu tư này, ông Lý Quý Trung cho biết sẽ đầu tư vào “nhà máy, xưởng chuyên nghiệp” làm bánh phở và gia vị. Khoản đầu tư 3 triệu USD của VinaCapital trên thực tế là một sức ép tích cực để Phở 24 chuyển đổi từ công ty mang nặng tính gia đình thành một tập đoàn với hệ thống và quy trình quản lí chuyên nghiệp.

7.Lý Quý Trung : (Tổng giám đốc Phở 24, Giám đốc điều hành Nam An Group)

Sinh tại Sài Gòn năm 1966. - Cha là nhà báo thể thao nổi tiếng Lý Quý Chung (bút danh Chánh Trinh), mẹ là Nguyễn Thị Quỳnh Nga - chủ nhà hàng Thanh niên nổi tiếng tại Saigon.- Ông rớt đại học năm 1985. Sau đó làm thuê, phục vụ bàn, tiếp tân trực tổng đài,… ở KS Đệ Nhất thuộc Saigon Tourist. - 1990 : là một trong số những du học sinh tự túc đầu tiên của Việt Nam tại Úc.- 1994 : lấy bằng cử nhân ngành Quản Trị Nhà hàng Khách sạn tại Western Sydney University.- 1995 : lấy bằng thạc sĩ Du lịch tại Griffith University.          - 1995 : về nước,vượt qua cuộc phỏng vấn tuyển dụng vào vị trí Phó TGĐ Công ty liên doanh Teca World. Làm việc ở đây trong 1 năm, sau đó chuyển sang làm TGD Khách sạn Saigon Star trong 5 năm. Trong thời gian này có kinh doanh quán bar nhạc jazz vào ban đêm nhưng do không biết cách quản lý nên thua lỗ. Trong thời gian này phụ thêm gia đình kinh doanh nhà hàng (1995-2000). Sau đó, ông quyết định ra làm riêng, chuyên sâu vào công viêc kinh doanh nhà hàng của gia đình.    - 2002 : lấy học vị tiến sĩ khoa Quản Trị Kinh Doanh tại Kenedy Western University.- Ý tưởng Phở 24 đến với LQT trên máy bay khi một người Úc ngồi cạnh xin ông địa chỉ phở ngon ở VN. Ngay sau khi đáp máy bay xuống,ông mời gia đình họp lại.- 2004 : giành giải thưởng Australia Asia Executive Award. - 8-2005 : Phát hành quyển sách Franchise thứ nhất.           - 5-2006 : Phát hành quyển sách Franchise thứ hai. - Sắp phát hành quyển thứ ba.           - Ngoài công viêc kinh doanh LQT còn tham gia giảng dạy tại một số đại học :

Page 18: Short Introduction of Pho 24

ĐH Kinh tế, RMIT, ĐH Văn Lang.        - Sở thích: chơi golf, tennis, vẽ tranh sơn dầu, chơi piano, viết sách.- Bí quyết lớn nhất trong cuộc đời: làm cái gì cũng phải có niềm đam mê.- Câu châm ngôn sống:”Mất tiền mất của là chưa mất gì,mất tự tin là mất một nửa còn mất ý chí là mất tất cả.” - Mơ ước về hệ thống Springroll24, BunCha24.        - 26/03/2007 mới đây, Lý Qúy Trung là người VN đầu tiên được ĐH Griffith (Úc) phong hàm “Giáo sư danh dự”.

Do đặt trọng tâm phát triển chiều sâu trước nên Phở 24 phải chấp nhận tốc độ nhân rộng mô hình kinh doanh chậm hơn nhiều so với nhu cầu của thị trường, và điều này cũng tạo nên một rủi ro cho chủ thương hiệu: đó là rủi ro bị các đối thủ cạnh tranh sao chép mô hình kinh doanh. Để đối phó với rủi ro này, chủ thương hiệu Phở 24 chỉ còn cách đánh bóng và xây dựng thương hiệu mình thật vững mạnh vì chỉ có thương hiệu là không thể sao chép được. Mạng lưới tiếp thị và quảng cáo phủ sóng khắp nước cũng là một thế mạnh mà các đối thủ cạnh tranh mới không thể so sánh được. Một trong những chiến thuật quan trọng của việc xây dựng thương hiệu Phở 24 là củng cố liên tục tính ổn định và đồng bộ của chuỗi quán phở, đặc biệt đối với chất lượng món ăn, chất lượng dịch vụ, trang trí nội thất, đồng phục nhân viên, bảng hiệu và hầu như tất cả các dụng cụ và trang thiết bị dù thật nhỏ trong quán. Xây dựng một văn hoá chung xuyên suốt các tầng lớp của công ty (văn phòng trung tâm, cửa hàng của công ty, cửa hàng franchise…) cũng được đặt lên hàng đầu. Lực lượng quản lý nòng cốt được xây dựng dựa trên tính toán tầm vóc công ty muốn phấn đấu ít nhất từ 2 đến 3 năm sau. Nói khác đi, chủ trương công ty phải luôn chuẩn bị đào tạo và tuyển dụng đủ nhân sự giỏi và có kinh nghiệm phù hợp để sẵn sàng điều hành công ty thời điểm 2-3 năm sau, chứ không phải khi cần mới bắt đầu tuyển dụng. Do đó chi phí của bộ phận hành chính, điều hành trước mắt lúc nào cũng có vẻ rất cồng kềnh so với nghề kinh doanh các quán phở!Nhiều hàng phở giống Phở 24 ra đời, nhưng chúng tôi tập trung vào leading market (thị trường dẫn đầu) và tập trung xây dựng thương hiệu. Thứ nhất có thể thấy rằng thương hiệu không thể sao chép, không thể làm một sớm một ngày có được. Thứ hai, Phở 24 chú trọng xây dựng lực lượng nhân sự và cách làm chuyên nghiệp, đó là thách thức lớn cho đối thủ cạnh tranh nào. Chúng tôi cũng có kế hoạch đối phó với cạnh tranh trong nước, nhưng thực ra đối thủ cạnh tranh chính của Phở 24 lại là các chuỗi cửa hàng fast food quốc tế: KFC, Mc Donal, Loterria đang bành trướng rất nhanh tại Việt Nam vì cùng đối tượng khách hàng. Nếu chúng tôi chậm chân thì một ngày nào đó người trẻ Việt Nam sẽ chọn KFC, hamburger... và từ từ sẽ thấy ngon. Khi hamburger vào Việt Nam, nhiều người cho rằng khó thắng vì người Việt thích cơm, phở, nhưng điều này không còn đúng. Đầu tiên mình thấy không ngon, nhưng ăn riết thành quen. Khi tôi du học ở Úc, lúc đầu cũng không quen ăn đồ Mc Donal, nhưng ăn riết 5 năm, về Việt Nam lại thấy thèm. Sắp tới MC Donal sẽ vào Việt Nam. Nếu phở 24 chậm chân thì thị trường thức ăn nhanh sẽ rơi vào tay chuỗi cửa hàng thế giới vì khi là chuỗi thì họ mạnh hơn gấp nhiều lần so với cửa hàng nhỏ lẻ Vậy chiến lược phát triển của Phở 24 là trở thành fast food hàng đầu của Việt Nam?Chính xác là như vậy. Nhu cầu fast food sẽ bùng nổ trong tương lai khi cao ốc phát triển, nhân viên làm việc nhiều hơn, bận rộn hơn, ngoài ra nó cũng chịu ảnh hưởng của phim ảnh. KFC 5 năm trước vắng khách lắm, nhưng nay tiệm nào cũng đông, vì người ta ăn riết cũng ngon và tiện.. Phở 24 và chuỗi cửa hàng trên khắp đất nướcTháng 6/2003, phở 24 mở cửa hàng đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay, Phở 24 đã có 13 cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh, 3 cửa hàng tại Hà Nội, 2 tại Huế, 2 tại Đà Nẵng, 1 tại Vũng Tàu và 1 tại Jakarta (Indonesia). 

Page 19: Short Introduction of Pho 24

Khi cửa hàng đầu tiên mở tại Hà Nội, nhiều người bình phẩm: “24 ngàn một bát phở, đắt!”. Sau đó, dịch cúm gia cầm, giá thực phẩm tăng (đặc biệt là giá thịt bò tăng khá cao) nhưng phở 24 vẫn không tăng giá để giữ uy tín với khách hàng. Vậy là thấy… rẻ hơn! Bát phở vẫn đầy đặn, quán ăn sạch sẽ, lịch sự và phong cách phục vụ tốt. Chẳng bao lâu cửa hàng đầu tiên, phở 24 liên tục mở thêm 2 quán nữa và quan sát bằng mắt thường cũng thấy khách ra vào tấp nập, chứng tỏ sự làm ăn thành đạt của cửa hàng. “Phở 24 có lợi điểm gì để cạnh tranh với phở Hà Nội, nơi có rất nhiều hàng phở ngon nổi tiếng?”- Giám đốc Marketing của Phở 24 Nguyễn Quang Hiển cười: “Đâu có định cạnh tranh với phở Hà Nội. Chỉ là thêm một hương vị, thêm một phong cách phở, thế thôi. Mỗi quán phở có một nét riêng biệt để hấp dẫn khách. Phở 24 xây dựng cho mình hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng ổn định ở chuỗi các cửa hàng và phong cách phục vụ chu đáo”. Anh giải thích: “Tên gọi Phở 24 không phải bắt nguồn từ chuyện …giá 1 bát phở 24 ngàn, mà muốn nhấn mạnh rằng cần có 24 gia vị để làm nên hương vị bát phở. Công thức món phở được nghiên cứu để “vừa miệng” đa số thực khách, nên phở không quá ngọt hay quá mặn. Người Bắc, người Nam, người Tây hay người Tàu đều ăn được…”Để tạo cảm giác dễ chịu cho khách hàng, cửa hàng được trang trí giản dị nhưng sang trọng với các băng ghế dài kiểu truyền thống; nhưng không quá chật chội với bàn kê san sát để tiết kiệm diện tích như các hàng ăn khác. Phòng ăn có máy lạnh. Bước vào quán là khách nhìn thấy ông đầu bếp đội mũ làm bếp, mang tạp dề trắng sạch sẽ, nét mặt niềm nở… Khi được hỏi về ý tưởng xây dựng mô hình kinh doanh phở 24, ông Lý Quý Trung- Tổng Giám đốc Tập đoàn Nam An cho biết: “Ý tưởng xây dựng mô hình kinh doanh Phở 24 phát xuất từ tập thể các thành viên trong gia đình chúng tôi, do đó tất cả đều trở thành thành viên sáng lập và chủ sở hữu của thương hiệu Phở 24, trong đó tôi là người đại diện gia đình (các cổ đông) trực tiếp điều hành, xây dựng thương hiệu và phát triển kinh doanh. Tất cả chúng tôi đều là những người có nhiều kinh nghiệm trong lãnh vực kinh doanh nhà hàng và tất cả đều “mê” món phở Việt Nam từ lâu”. Phở là món ăn đặc biệt phổ biến, người ta có thể ăn chơi hay ăn no, ăn sáng hay ăn trưa hoặc ăn tối… đều được. Hơn nữa, nếu như các nước láng giềng gần nước ta đều có món mì thì không có nước nào có món phở như phở Việt Nam.  Ra đời cách đây khoảng 2 năm, Phở 24 nhanh chóng “bành trướng” thương hiệu với một hệ thống cửa tiệm và cung cách phục vụ rất chuyên nghiệp. Phở 24 phục vụ theo cung cách “fastfood” của Mỹ, mà vẫn đảm bảo tính độc đáo của phở Việt. Chẳng hạn như việc “combo,” phần ăn cũng tương tự như cách thức của KFC. Giữa “phở đời mới” và “phở truyền thống,” theo tôi, có những điểm cách biệt như sau: Phở đời mới cho cảm giác an toàn hơn trong bối cảnh vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam còn quá nhiều “vấn đề” đáng tranh cãi. Ngược lại, phở đời mới không đa dạng bằng phở truyền thống. Vào tiệm Phở 24, bạn không thể hình dung phở Việt lại có những từ rất “gợi cảm” như: gân, gàu, tái, nạm... Phở 24 là một loại “thức ăn nhanh” và thanh, phù hợp nếp sống công nghiệp, rất dễ để khách ngoại quốc “đồng cảm”...

Nói đến điều gì tự hào về văn hoá Việt, không chỉ người Việt mà cả người nước ngoài đều nhắc đến phở. Phở được xem là biểu tượng văn hoá ẩm thực đặc trưng của người Việt. Như nhiều thương hiệu Việt khác, Phở 24 đang có những dấu hiệu chững lại. Liệu đa dạng hoá thực đơn có phải là ý tưởng hay?

Tuy nhiên, có được một thương hiệu phở Việt không phải là vấn

Page 20: Short Introduction of Pho 24

đề đơn giản. Người làm thương hiệu, ngoài việc hiểu kỹ thuật bài bản trong xây dựng thương hiệu còn cần phải am hiểu nhất định về văn hoá.

Phở 24 – Hơn cả niềm tự hàoNăm 2003, Phở 24 mở cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM, tạo ra một xu hướng mới trong văn hóa ẩm thực Việt Nam: Phở phải đượcc ăn ở nơi sang trọng và là biểu tượng của đẳng cấp. Đây quả là sự đột phá.

Năm 2004, Phở 24 đặt chân vào “thánh địa” của phở là Hà Nội. Sau đó lan nhanh ra các thành phố lớn như: Đà Nẵng, Bình Dương, Vũng Tàu…

Năm 2005, Phở 24 có mặt tại thủ đô Jakarta, Indonesia, với hình thức franchise để mở đầu cho công cuộc “quốc tế hoá” thương hiệu.

Những năm sau đó, Phở 24 liên tiếp gặt hái thành công trong việc mở rông quy mô từ Philippines, Lào, Singapore… Phở 24 còn nhận được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Năm 2005, VinaCapital đầu tư 3 triệu đô-la Mỹ (tương đương 30% cổ phần) vào Phở 24.

Đến nay, Phở 24 là thương hiệu phở số 1 của Việt Nam với số lượng cửa hàng trong nước và quốc tế lên đến con số 67.

Từ thương hiệu này, người ta không chỉ thấy được niềm tự hào mà còn có cả ánh hào quang từ sự thành công ngoài sức tưởng tượng.

Việc đầu tiên là đặt tên thương hiệu. Nhiều người cho rằng tên Phở 24 mang cả sự chuyên nghiệp và khả năng quốc tế hoá cao sẽ thành công.

Thoạt nhìn, điều này có cơ sở. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ: Đây là tên không thể bảo hộ độc quyền. Theo thông lệ quốc tế, những tên liên quan đến cái chung thì không thể là tài sản riêng. Vì vậy, phở không thể là tài sản riêng của Nam An Group. Con số 24 thì của nhân loại. Nói cách khác, một ngày

Page 21: Short Introduction of Pho 24

đẹp trời nào đó, có ai cho ra đời thương hiệu Phở 24 với hệ thống nhận diện khác biệt thì Phở 24 không thể kiện tụng được.

Thế nhưng, vấn đề nằm ở chỗ: Khi Phở 24 gặp những khó khăn thì sự chuyển đổi mặt hàng kinh doanh là gần như không thể. Điều này biểu hiện rất rõ, khi Phở 24 đa dạng hoá sản phẩm bằng cách cho thêm: cơm tấm, lẩu, cánh gà chiên nước mắm… khiến khách hàng không hiểu Phở 24 có đặc trưng riêng là gì.

Các thương hiệu lớn như McDonald’s hay KFC khi gặp khó khăn vẫn chuyển đổi món truyền thống sang các món phụ khác mà không ngặp khó khăn. Bởi vì, tên thương hiệu không quá “tường minh” như Phở 24.

Điều thứ hai: nhóm khách hàng mục tiêu của Phở 24 là ai? Dường như điều này không được (hoặc chưa được) các nhà làm thương hiệu Phở 24 lưu tâm đúng mức. Theo quan sát, khách hàng của Phở 24 dường như là người có tiền. Chấm hết. Như vậy, thương hiệu này thuộc về nhóm nào? Tính cách thương hiệu là gì?

Điều thứ ba: Phở 24 chưa tạo được một sự nhất quán và tin tưởng với khách hàng. Phở 24 định vị là phở sạch. Sạch có nghĩa là chất lượng vệ sinh từ gia vị, nguyên liệu chế biến, rau… đều phải được kiểm soát. Cho đến thời điểm hiện nay, tất cả những điều đó, Phở 24 chưa thoàn toàn chủ động. Do vậy, cam kết với khách hàng khó thực hiện được.

Điều tiếp theo, trong một hệ thống nhượng quyền, sự nhất quán về chất lượng là yêu cầu hàng đầu. Do vậy, xây dựng bếp trung tâm là yêu cầu bắt buộc. Điều này Phở 24 vẫn chưa đáp ứng được.

Một điểm nữa là: Phở 24 chưa cho khách hàng lý do thuyết phục đển gắn bó. Phở ngon ư? Phở 24 không thể ngon hơn loại phở gia truyền. Phục vụ chuyên nghiệp ư? Thương hiệu lớn nào chẳng đáp ứng được. Giá cả hợp lý ư? Hình như lại càng không. Lý do khách hàng kỳ vọng, gắn bó với Phở 24 là gì? Câu trả lời dường như vẫn treo lơ lửng.

Page 22: Short Introduction of Pho 24

Hơn thế, với người Việt, phở là văn hoá. Do vậy, nếu Phở 24 chỉ là: sạch, phục vụ chuyên nghiệp, ngon… chưa tạo ra sự khác biệt. Hay nói cách khác là lợi thế cạnh tranh không bền vững.

Gần đây, Phở 24 tăng giá bán và đa dạng hoá sản phẩm theo kiểu mở rộng thực đơn. Đây có thể sẽ là điều nguy hiểm cho thương hiệu Phở 24 vốn chưa có nhiều khác biệt và lợi thế cạnh tranh vượt trội.

Phở 24 cần làm gì?Điều đầu tiên phải định vị lại Phở 24. Tức là, Phở 24 không chỉ dành cho người có tiền nói chung mà là người có đẳng cấp, vị thế. Có thể, nhóm khách hàng của Phở 24 là doanh nhân và những người có địa vị xã hội cao. Điều này hết sức quan trọng. Bởi vì nó phân nhóm khách hàng cho Phở 24 một cách rõ ràng. Đây là cơ sở để Phở 24 có những cách thức chăm sóc họ. Hơn thến, nên biến nhóm này thành nhóm khách hàng trung thành của thương hiệu Phở 24.

Để nhất quán với định vị đó. Phở 24 cần đẩy hình ảnh lên một tầm mới. Ví dụ: Logo của Phở 24 biểu hiện là hiện đại, sạch… chưa đủ mạnh để tạo tính cách riêng hay vị trí xuất hiện của Phở 24. Những nơi có ít tầng lớp đẳng cấp và có vị thế cao thì cần “khoá” lại. Cụ thể là những quận ngoại thành hay những tỉnh kém phát triển về kinh tế.

Thứ hai, không nên đa dạng hoá sản phẩm mâu thuẫn với định vị. Nếu không, khách hàng không biết được Phở 24 đang bán gì? Nếu nhìn về ngắn hạn, Phở 24 có một ít khách hàng mới. Tuy nhiên, về dài hạn, nguy cơ là mất hẳn định vị. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm đối với thương hiệu.

Tiếp theo, Phở 24 cần xây dựng mô hình sản xuất gia vị và nguyên liệu như: trồng rau, tiêu, nuôi bò… Hoặc ít nhất, phải có nhà cung cấp những nguồn này đủ uy tín. Thử tưởng tượng Phở 24 nêu định vị là sạch nhưng nguồn nguyên liệu chưa thể (hoặc không thể) kiểm soát thì sao khách hàng tin tưởng được? Mà khi không tin tưởng thì tất cả những nỗ lực khác trở nên vô nghĩa.

Page 23: Short Introduction of Pho 24

Quan trọng hơn, tiến hành thành lập ngay bếp trung tâm. Nơi đây không chỉ là kiểu mẫu và chuẩn mực cho tất cả sản phẩm của Phở 24 mà còn là nơi kiểm soát và ứng biến kịp thời nếu các “vệ tinh” không đủ điều kiện thực hiện sự nhất quán.

Một điểm quan trọng khác. Phở 24 phải nêu bật lý do để khách hàng gắn kết với thương hiệu. Có thể, ăn Phở 24 là thưởng thức về văn hoá ẩm thực và là niềm tự hào về món “quốc hồn quốc tuý” chăng?

Chính điều này sẽ giúp Phở 24 tạo ra một lý do cảm tính để khách hàng tìm kiếm và trung thành với thương hiệu. Đó chính là cơ sở để Phở 24 tự tin và hy vọng vào những thành công trên thương trường quốc tế.

Văn hóa doanh nghiệp- yếu tố thể hiện rõ thương hiệu doanh nghiệp và công cụ để phở 24 giành chiến thắng trên thương trường.

Văn hóa doanh nghiệp là sự tổng hòa của quan niệm giá trị, tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh, quy phạm hành vi, ý tưởng kinh doanh, phương thức quản lý và quy tắc chế độ được toàn thể thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận, tuân theo. Văn hóa doanh nghiệp lấy việc phát triển toàn diện con người làm mục tiêu cuối cùng. Cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp.

Việt Nam có nền văn hóa ẩm thực rất phong phú và đa dạng, ngài PHILIP KOTLER – cha đẻ của Marketing hiện đại đã có một gợi ý về việc Viêt Nam nên trở thành ‘ Đầu bếp của thế giới’ Kitchen of the world. Rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này song những doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực này có thể kể đến Phở 24, bánh Kinh Đô… Và những doanh nghiệp này đã xây dựng cho mình một nên văn hóa doanh nghiệp thể hiện đậm đà văn hóa quốc gia trong mỗi sản phẩm. Riêng với phở 24 khi đưa ra nước ngoài đã giới thiệu với thực khách không chỉ là hương vị của một bát phở mà còn cả hình ảnh bếp Việt thu nhỏ.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp đã tạo điều kiện đánh bóng thương hiệu Phở 24 rất lớn, từ đó thương hiệu này đã xây dựng trong tâm trí khách hàng một tình cảm rất lớn. Góp phần bảo vệ thương hiệu, tăng sức cạnh tranh trong ngành và nhanh chóng mang thương hiệu Việt ra toàn thế giới.

Page 24: Short Introduction of Pho 24

Trong quá trình làm bài tiểu luận do thời gian hạn chế và kiến thức thu lượm hạn hẹp rất mong nhận được sự đóng góp từ phía thầy cô giáo để bài tiểu luận thêm hoàn thiện.

Phần II.

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY PHỞ24

II.1 Giới thiệu về doanh nghiệp:

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn, trong nỗ lực tìm hướng đi mới mang tính đột phá, tháng 6.2003, tiến sĩ Lý Quí Trung cùng các thành viên trong gia đình - hầu hết là dân kinh doanh - quyết định khai trương thương hiệu Phở 24 với cửa hàng đầu tiên tại số 5 Nguyễn Thiệp, Tp. HCM. Phở tuy là món ăn tiêu biểu của văn hóa ẩm thực Việt Nam, song chưa có một thương hiệu phở nào mang hình ảnh hiện đại với đẳng cấp và tiêu chuẩn ẩm thực quốc tế. Vì thế, ý tưởng chính quyết định sự ra đời của Phở 24 là: “Xây dựng một mô hình nhà hàng phở hoàn toàn, vừa hiện đại vừa mang bản sắc văn hóa Việt Nam, đạt tiêu chuẩn quốc tế về mọi mặt”. Sau gần 2 năm nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khẩu vị của cả thực khách trong và ngoài nước, Phở 24 được “nêm nếm” hương vị để thích hợp với thực khách của nhiều vùng, miền.

Và mô hình kinh doanh: Trên thế giới đã có những thương hiệu thức ăn nhanh “bành trướng” cửa hàng ra khắp toàn cầu như McDonald’s, KFC, Lotteria… Phở 24 cũng sẽ theo con đường chinh phục đó để khẳng định mộ thương hiệu thức ăn nhanh “made in Vietnam”. Và ngay từ đầu, Phở 24 đã được xây dựng trên mô hình kinh doanh franchise (nhượng quyền thương hiệu) với những đặc tính quan trọng như chi phí đầu tư thấp, hoàn vốn nhanh, dễ nhân rộng, dễ điều hành. Theo mô hình franchise, mọi công đoạn chế biến, phục vụ, xây dựng dịch vụ của Phở 24 đều được quy chuẩn với những tiêu chí, quy định này được áp dụng đồng nhất cho tất cả các cửa hàng để đảm bảo rằng “dù ở đâu, thực khách cũng có thể thưởng thức được tô Phở 24 đúng mùi vị và chất lượng dịch vụ.”

Sau gần 3 năm ra đời, hiện Phở 24 đã được nhân lên thành chuỗi 29 cửa hàng, “phủ sóng” khắp các thành phố lớn của Việt Nam như TP. HCM,

Page 25: Short Introduction of Pho 24

Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Long An…và đã “xuất ngoại” sang Indonesia (2 cửa hàng), Philippines (1 cửa hàng).

Sự phát triển của phở 24 gắn liền với sự phát triển của hình thức kinh doanh nhượng quyền ( còn được gọi là nhượng quyền thương mại hoặc franchise- theo tài liệu của thuật ngữ nước ngoài), ở đó sự đòi hỏi về tính đồng bộ của các yếu tố biểu hiện là rất lớn. Sự biểu hiện tính đồng bộ không chỉ thể hiện ra bên ngoài của các cửa hàng với khách hàng mà còn có sự đồng bộ giữa các cửa hàng với nhau về phương thức quản lý, về phương châm, triết lý kinh doanh, cách thức phục vụ khác hàng…tất cả đều làm cho phở trở thành một mặt hàng ‘công nghiệp’.

Văn hóa doanh nghiệp phở 24 chở thành một đặc trưng khi mà phở thực sự là món ăn được biết đến khi nhắc tới Việt Nam. Không chỉ những người sành ăn Việt Nam mà còn cả với thực khác nước ngoài thì phở 24 mang đậm trong mình một nền văn hóa trong đó có sự kết hợp giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa quốc tế.

Xét theo chuẩn mực chung của biểu hiện văn hóa doanh nghiệp thì phở24 có thể coi là khá chuẩn mực cho các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi. Xét theo từng cấp độ biểu hiện ta có thể thấy như sau:

II.2 Ở cấp độ thứ nhất được nhắc tới đó là: các quá trình và cấu trúc hữu hành của doanh nghiệp.a. Biểu t ượng, logo, khẩu hiệu (slogan) và tài liệu quảng cáo.Ý nghĩacủa logo: Màu chủ đạo trên biển quảng cáo của mỗi quán phở là màu xanh cốm pha tạo cảm giác cho thực khách về một sản phẩm an toàn, hương vị nhẹ nhàng và hết sức dân tốc.

d. Các hoạt động văn hóa- xã hội .

Hào hứng, sôi nổi và đoàn kết là những gì chúng tôi ghi nhận được khi đến với Hội thi tay nghề lần 2 của Phở 24. 7h30 sáng, Nhà Văn hóa Thanh Niên trở nên nhộn nhịp với những chiếc áo xanh mang thương hiệu Phở 24. Tiếp nối Hội thi tay nghề lần đầu tiên năm 2006, ngày 25.6 vừa qua, nhân dịp sinh nhật lần thứ 4, Công ty Phở 24 đã tổ chức Hội thi tay nghề lần 2 với sự tham gia của 27 cửa hàng. Đây là hội thi dành cho tất cả nhân viên ở các cửa hàng phở với 2 nội dung thi mang tên: Tốc độ và Nhịp nhàng - Ăn ý” Được biết, hội thi không chỉ nhằm mục đích sáng tạo sân chơi cho nhân viên mà còn hướng đến việc cải thiện năng suất lao động. Qua hình thức thi đua, Ban Giám đốc Công ty mong muốn nhân viên ngày càng hoàn thiện hơn nữa về hình thức và quy trình phục vụ, đồng thời khẳng định lại tính đồng nhất về chất lượng và phục vụ. Cũng trong dịp này, các nhân viên sẽ có dịp gặp gỡ, giao lưu, cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, nâng cao tay

Page 26: Short Introduction of Pho 24

nghề, gắn kết để xây dựng văn hóa công ty. Ngoài ra, thông qua các câu hỏi trắc nghiệp, kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm được chuyển tải đến từng nhân viên cũng là điều mà Ban Giám đốc Công ty muốn truyền đạt. Song song với Hội thi, tại các cửa hàng còn diễn ra chương trình ghi nhận ý kiến khách hàng bằng phiếu đánh giá dịch vụ dựa trên các tiêu chí: chất lượng phở, thái độ, tốc độ phục vụ và mức độ hài lòng của khách hàng.Hội thi khép lại với những thành công ngoài mong đơi. Nhưng chắc chắn một điều rằng trong mỗi nhân viên sẽ còn hẹn lại lần sau để thi thố tài năng.

e. Hình thức và mẫu mã sản phẩm, cung cách phục vụ khách hàng

Tất cả những cửa hàng Phở 24 đều được thiết kế theo phong cách thống nhất. Ở đây, toàn bộ bàn ghế được làm bằng gỗ đen tuyền đơn giản, không hoa văn trang trí. Nổi bật trên tông nền màu đen sang trọng ấy là màu trắng của những chiếc bát sứ cùng màu đỏ của những chiếc đèn lồng Châu Á. Tất cả đã tạo nét chấm phá màu sắc đầy ấn tượng cho một khung cảnh chung.Ở phở 24, nhân viên phục vụ khi nhận lời khách đặt món phải qua 9 buốc, nhúng bánh phở phải đủ 6 động tác, còn nấu nước dùng cũng qua 6 bước. Phở ở đây được chế biến từ 24 nguyên liệu cũng như gia vị khác nhau và nước dùng phải nấu đủ 24 giờ. Thế nên, bản thân tên thương hiệu “phở 24” cũng không chỉ đơng giản, như nhiều người nghĩ, là giá gốc mỗi tô phở là 24.000 đ. ( Hiện nay có thể nói các cửa hàng phở 24 đã bán một bát phở với giá trên 24.000đ, giải thích cho điều này đó là sự tăng cao của chi phí đầu vào khiến cho sản phẩm tăng)Nét hiện đại đã len lén len chân vào bát phở như thế, nhưng chỉ e ấp thôi, đủ để rủ khách khắp nơi ghé đến đây.

f. Phở 24 ngày đặc biệt

Ngày 3/6 là một ngày đặc biệt của Phở 24 khi nhận được đơn đặt hàng của một đoàn khách đặc biệt. Kết thúc cuộc gặp gỡ doanh nghiệp trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển quyết định “khao” các đối tác Mỹ tại nhà hàng Phở 24. (DNSG - trang 20, ngay 7/6-13/6/2006)

Sau khi xuất hiện liên tục trên các tạp chí nổi tiếng thế giới như New York Times (Mỹ), Paris Match/Match Du Monde (Pháp), The Standard (Hong Kong), LePoint (Pháp), AFP (Pháp)… Phở 24 dường như ngày càng nổi tiếng hơn trong vai trò “Quốc tế hóa thương hiệu Phở VN”.

Page 27: Short Introduction of Pho 24

Qua những biểu hiển của văn hóa doanh nghiệp ở cấp độ thứ nhất này thì ta có thể thấy đối với Phở 24 dường như là một điểm khác biệt cần phải làm bật so với các doanh nghiệp khác. Sự khác biệt này tạo nên một phong cách tiêu dùng sản phẩm đặc biệt- sự kết hợp hài hòa giữa cổ kính và hiện đại trong mỗi bát phở. Văn hóa doanh nghiệp không phở 24 đã được ‘xuất khẩu’ ra nước ngoài, và cùng với nó là văn hóa của quốc gia được giới thiệu với người dân các nước

II.3.a Triết lý kinh doanh của Phở 24

Trên báo haiphongparner bài viết về phở 24 có nội dung:

"Tất cả những điều chúng tôi làm đều dựa trên chất lượng, sự phục vụ khách hàng và sự toàn vẹn. Chúng tôi tin rằng những khách hàng quen thuộc là nhân tố quyết định đến hoạt động kinh doanh của chúng tôi. Chúng tôi cũng tin rằng những khách hàng mới sẽ tạo cho chúng tôi nguồn động lực mà chúng tôi cần có để phát triển hoạt động kinh doanh.Vì vậy chúng tôi mong muốn những khách hàng của mình đều có thể đến bất kỳ cửa hàng Phở 24 nào của chúng tôi với sự mong đợi được phục vụ tốt nhất và chúng tôi sẽ làm hết sức mình để vượt lên niềm mong đợi đó của quý khách.

Chúng tôi quyết định phát triển sự thành công của mình bằng cách truyền đạt lại những bí quyết kinh doanh của mình cho những người nhận quyền kinh doanh đã được chúng tôi lựa chọn kỹ lưỡng. Chúng tôi sẽ chỉ chọn những người nhận quyền mà họ cùng chia sẻ tầm nhìn về những giá trị đã được xây dựng nên của chuỗi các cửa hàng PHO24 của chúng tôi, những cửa hàng mà trải qua thời gian vẫn có thể liên tục duy trì những chuẩn mực kinh doanh cao cho tất cả các khách hàng.”

II.3.b Mục tiêu của phở 24

Đưa món phở truyền thống vào hệ thống các cửa hiệu tiêu chuẩn quốc tế là ý tưởng giúp Phở 24 được biết đến rộng rãi ở trong nước. Nhưng những người chủ của mô hình này còn có tham vọng lớn hơn: xuất khẩu thương hiệu Phở 24 ra nước ngoài.

Tính đến thời điểm này, 40 tiệm Phở 24 đã có mặt tại nhiều tỉnh thành. Phong cách hiện đại kết hợp với văn hoá truyền thống Việt cũng đang giúp cho 3 tiệm Phở 24 kinh doanh tốt tại Indonesia và Phillipines.

Sau những thành công trong 3 năm đầu hoạt động, Phở 24 đặt mục tiêu đến năm 2008 phát triển thành hệ thống 100 cửa hàng tại Việt Nam và

Page 28: Short Introduction of Pho 24

khoảng 100 cửa hàng ở nước ngoài. Và sự hợp tác với một công ty tài chính như VinaCapital đã được tính đến như một giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh kế hoạch tham vọng này.

Chính vì thế, không quá bất ngờ khi ngày 12/9 vừa qua, VinaCapital thông qua quỹ Vietnam Opportunity Fund, công bố khoản đầu tư hơn 3 triệu USD (tương đương 30% cổ phần) vào chuỗi cửa hàng Phở 24.

Với khoản đầu tư này, Phở 24 chắc chắn sẽ có một bộ mặt khác. Mà ít nhất là theo lời ông Lý Quí Trung, Giám đốc điều hành Phở 24, đó sẽ là "nhà máy, xưởng chuyên nghiệp" cho công việc làm bánh phở và gia vị.

Bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 2003, Quỹ Vietnam Opportunity Fund của VinaCapital bắt đầu với số vốn 224 triệu USD. Công việc của những người quản lí quỹ là phải tìm ra những lĩnh vực, những công ty hoạt động hiệu quả để đầu tư sinh lợi cho các cổ đông góp vốn. Và họ đã tìm thấy ở Phở 24 những yếu tố này.

Theo ông Kelvin Lee, Giám đốc điều hành VinaCapital: "Chúng tôi thường phải quyết định xem lĩnh vực kinh tế nào có thể phát triển tốt, mang lại lợi nhuận. Từ đó lựa chọn công ty hoạt động tốt nhất trong lĩnh vực này để đầu tư. Và Phở 24 đảm bảo những tiêu chí này. Đó là hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm ăn uống có tiềm năng phát triển, có thương hiệu đã được biết đến rộng rãi, có đặc thù Việt Nam nhưng lại có mô hình kinh doanh quốc tế".

Hợp tác với VinaCapital không chỉ mang lại cho Phở 24 sự hậu thuẫn lớn về tài chính. Kinh nghiệm của các chuyên gia, nhà quản lí, điều hành cùng với mạng lưới các nhà đầu tư trên thế giới của VinaCapital là điều mà Phở 24 muốn tận dụng trong quá trình xuất khẩu thương hiệu.

Theo ông Trung "đây là những cái Phở 24 cần khi vươn ra nước ngoài. Chẳng hạn vấn đề luật pháp, nhờ công ty luật nào, hãng quảng cáo nào, kiếm đối tác nào có uy tín trên thị trường quốc tế… Những điều này ở doanh nghiệp Việt Nam còn khá hạn chế".

Khoản đầu tư 3 triệu USD của VinaCapital trên thực tế còn là sức ép tích cực để Phở 24 chuyển đổi từ công ty mang nặng tính gia đình thành một tập đoàn với hệ thống và quy trình quản lí chuyên nghiệp

Trong cấp độ thứ hai này thì văn hóa doanh nghiệp đã phát triển có chiều sâu sau khi trải qua một quá trình hoạt động ban đầu , những quy định của doanh nghiệp về chuẩn mực hành vi được xác lập và đã hiện

Page 29: Short Introduction of Pho 24

hữu trong tâm trí khách hàng, thương hiệu phở 24 đã định vị rất chắc chắn trong tâm trí khách hàng. Cùng với đó là chiến lược, mục tiêu mới và cao hơn cũng lớn hơn, mang tầm vóc quốc tế.

II.4. Biểu hiện văn hóa doanh nghiệp trong cấp độ thứ ba

II.4.a Các giá trị chung ăn sâu vào tâm lý nhân viên như điều không thể phản bác

Sự phát triển tiếp theo dường như trở nên tất yếu khi các quan niệm chung của doanh nghiệp không chỉ dừng ở mức độ hình thành trong cả tâm trí của nhân viên và khách hàng, mà còn ăn sâu vào tâm lý nhân viên như điều không thể phản bác, không thể thay đổi hay làm khác đi được.

Lực lượng quản lý nòng cốt được xây dựng dựa trên tính toán tầm vóc công ty muốn phấn đấu ít nhất từ 2 đến 3 năm sau. Nói khác đi, chủ trương công ty phải luôn chuẩn bị đào tạo và tuyển dụng đủ nhân sự giỏi và có kinh nghiệm phù hợp để sẵn sàng điều hành công ty thời điểm 2-3 năm sau, chứ không phải khi cần mới bắt đầu tuyển dụng. Do đó chi phí của bộ phận hành chính, điều hành trước mắt lúc nào cũng có vẻ rất cồng kềnh so với nghề kinh doanh các quán phở!

Và kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương mại do đó vấn đề đối với bên nhận quyền mà phở 24 rất chú trọng tới và quyết định thành công rất lớn đó là đào tạo nhân viên.Chương trình đào tạo cho đối tác mua franchise Phở 24 bao gồm thời gian 2-3 tuần huấn luyện tại trung tâm đào tạo của tập đoàn dưới hình thức lớp học lý thuyết và thực hành ngay cửa hàng phở hoạt động. Phía đối tác mua franchise được yêu cầu gửi ít nhất một nhân viên quản lý, 1 nhân viên bếp và 1 đại diện chủ đến trung tâm để được huấn luyện miễn phí. Các nhân viên này sau đó sẽ cùng với đội ngũ chuyên gia của tập đoàn huấn luyện toàn thể nhân viên còn lại của cửa hàng franchise. Đội ngũ chuyên gia của tập đoàn này sẽ có mặt tại cửa hàng franchise trước và sau ngày khai trương ít nhất 3 ngày.

II.4.b Định hướng cho cách suy nghĩ, cảm nhận của mỗi thành viên trong cả mối quan hệ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

Các chuẩn mực hành vi về giao tiếp, cách cư sử mà nhân viên phở 24 được học đã khiến cho hình ảnh của họ in đậm trong tâm trí người tiêu dùng. Có lẽ điều đơn giản nhất để nói về điều này là bằng chính cảm nhận của khách hàng. Khách hàng của phở 24 đã dành những điều khá

Page 30: Short Introduction of Pho 24

ưu ái cho hương vị phở 24. Trên toàn hệ thống phở 24 những điều này đều thể hiện giống nhau. Tất nhiên là quá lời về điều đó xong cảm nhận của khách hàng là điều vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Và phở 24 đã trở thành thương hiệu mang văn hóa quốc gia ra khu vực và thế giới, thậm chí điều này còn được khách hàng truyền miệng về một món ăn đặc sản của Việt Nam và đến Việt Nam mà không ăn phở thì rất tiếc, khách hàng dù bất cứ nới đâu cũng đều chiêm nghiệm được tính chuyên nghiệp trong cách phục vụ và quan hệ với khách hàng của nhân viên. Mỗi nhân viên đều tự cảm nhận được mình phục vụ khách hàng một sản phẩm để họ hài lòng, theo đuổi đó là “bát sạch ngon cơm”. Thực khách vào nhà hàng cảm thấy dễ chịu, thư thái và theo đó cũng cảm thấy ăn ngon hơn.

Phần III.Văn hóa doanh nghiệp- tiếp thị văn hóa dân tộc ra thế giới

Sự khác biệt của Phở 2000, hay nói một cách khác, là sự xây dựng thương hiệu dựa trên món phở thuần tuý Việt Nam nhưng theo phong cách công nghiệp, và tiêu chuẩn vệ sinh gắt gao, chặt chẽ, buộc phải có cho bất cứ hàng quán nào muốn tồn tại ở các xứ Âu, Mỹ, trong khi đa số các phở khác trong nước lại thiếu hẳn điều này. Phở 2000 tạo ra một phong cách phở Việt đặt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường lên hàng đầu, sau đó mới đến chất lượng. Vào tiệm phở 2000, thực khách có thể yên tâm khi thấy một tiệm ăn, bếp núc, sạch bong, phục vụ mặc đồng phục gọn ghẽ, đầu bếp đeo găng nilông trong tất cả các thao tác nấu phở. Với thời điểm khai sinh lần lượt chuỗi 3 cửa hàng Phở 2000 tại TP.HCM bấy giờ, là một hiện tượng, một phong cách mang dáng vẻ an toàn, vệ sinh hiện đại, cao cấp và dĩ nhiên giá cả cũng thuộc hàng cao cấp nhất dù chưa kể đến... “chất phở” trong Phở 2000.

Tuy có cả thiên thời địa lợi nhân hoà, nhưng chỉ tiếc rằng Phở 2000 hiện nay chỉ còn duy nhất một cửa tiệm ở góc đường nhìn sang chợ Bến Thành, là nơi Tổng thống Bill Clinton từng đến thưởng thức món phở Việt theo hướng công nghiệp.

Chuỗi cửa hàng đầu tiên

Phở 24 lại là một chuỗi cửa hàng phở đang nổi lên và được đánh giá là một mô hình nhượng quyền thương hiệu khá thành công. Lý Quý Trung, một doanh nhân rất thành đạt trong lĩnh vực kinh doanh ẩm thực

Page 31: Short Introduction of Pho 24

với tập đoàn Nam An, đã phát triển ý tưởng xây dựng một hình thức phở mang tính chuyên nghiệp hơn. Trong vòng một năm nghiên cứu và hai năm phát triển, Ts. Lý Quý Trung và tập đoàn Nam An đã xây dựng một chuỗi cửa hàng mang thương hiệu “Phở 24”. Trong một lần trao đổi với báo chí, chủ thương hiệu “Phở 24” không giấu giếm mong muốn của ông về việc xây dựng Phở 24 thành một thương hiệu quốc tế, giống như KFC, McDonald... khi nói đến ẩm thực Việt Nam là phải nói đến Phở 24.

Sự thành công cho đến thời điểm hiện tại của Phở 24 là tạo sự khác biệt, chuyên nghiệp từ khẩu vị và phong cách phục vụ, mà theo ông Trung thì: “Khẩu vị của Phở 24 được chế biến theo một công thức riêng, người nào cũng có thể ăn được mà không quá ngọt hoặc quá mặn. Dù là người miền nào của Việt Nam hay du khách của nước nào đi nữa thì họ cũng đều hài lòng với khẩu vị của Phở 24”.

Trong tương lai, Phở 24 sẽ phục vụ thực khách 24/24 giờ. Và tôi muốn mô hình này sẽ được nhân rộng ra thế giới, mang đậm bản sắc văn hoá ẩm thực Việt Nam”. Có thể vì mang tính “đại chúng – for every body” hướng đến toàn cầu nên chất lượng Phở 24 dễ ăn, không mang sự đặc biệt lắm dù giá cả khá cao, đặc biệt trong hương vị không thấy có bột ngọt như kiểu phở ở miền Bắc hiện nay. Đến nay trên cả nước đã có hơn 20 cửa hiệu Phở 24 theo mô hình nhượng quyền tại TP.HCM, Huế, Đà Nẵng, Hà Nội. Phở 24 cũng đã có một cửa hiệu ở Indonesia.

Nhiều người kỳ vọng sẽ có thêm nhiều chuỗi cửa hàng phở có thương hiệu khác sẽ tiếp tục ra đời. Nhưng một số chuyên gia nghiên cứu thị trường cho rằng muốn được như vậy không là chuyện dễ dàng.

Phở đã có mặt khắp nơi trên thế giới, nơi nào có người Việt là có phở, ở Mỹ có chuỗi 13 hiệu phở Hoà. Tương tự như Phở 24 cũng có các hiệu phở California do Việt kiều làm chủ và đã về nước mở tại Hà Nội. Cả phở Tàu Bay cũng đã có mặt ở Mỹ và châu Âu.

Franchise- nhượng quyền thương hiệu Franchise (tạm dịch Hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh) là hình thức chuyển quyền sử dụng đặc quyền kinh doanh giữa hai hay nhiều công ty. Ra đời từ cuối những năm 50 của thế kỷ trước và hình thức kinh doanh này đã nhanh chóng phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt là những nước có nền công nghiệp dịch vụ phát triển. Từ chỗ chủ yếu được áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh (fast food), franchise hiện đã có mặt tại hơn 70 ngành công nghiệp Franchise - hình thức kinh doanh có nhiều ưu điểmNói đến franchise là nói đến hệ thống kinh doanh. Mục đích của các bên trong mọi hoạt động franchise là quyền quản lý và vận hành một hệ thống kinh doanh đã được chứng minh là thành công. Để đạt được điều này, hai bên giao và nhận franchise thoả

Page 32: Short Introduction of Pho 24

thuận thông qua một hợp đồng, theo đó, bên giao cấp cho bên nhận quyền sử dụng hệ thống kinh doanh của mình để kinh doanh những sản phẩm/dịch vụ xác định và bên nhận franchise có nghĩa vụ trả phí cho quyền sử dụng này. Hệ thống kinh doanh ở đây được hiểu theo nghĩa rộng: nó không chỉ liên quan tới sản phẩm/dịch vụ, mà còn bao gồm cả thương hiệu (nhãn hiệu hàng hoá, logo, biểu trưng...), công nghệ sản xuất sản phẩm, quy trình cung cấp dịch vụ, tiêu chuẩn sản phẩm/dịch vụ, chiến lược kinh doanh, chính sách khách hàng, kế hoạch đào tạo nhân viên, hệ thống lưu trữ, chế độ kế toán, kiểm toán... Franchise được coi là một hình thức kinh doanh có nhiều ưu điểm. Đối với bên nhận franchise, họ sẽ nắm trong tay một hệ thống kinh doanh đã được thừa nhận. Sự thừa nhận được thể hiện trước hết ở thương hiệu được sử dụng rộng rãi, sau đó là chất lượng sản phẩm/dịch vụ được công nhận, phương pháp kinh doanh hiệu quả và cao hơn hết là sự nhận thức của công chúng đối với sản phẩm/dịch vụ. Đây rõ ràng là điểm vượt trội của doanh nghiệp nhận franchise so với doanh nghiệp khởi nghiệp từ đầu, do những doanh nghiệp này luôn phải mất một thời gian tương đối dài để đạt được những yếu tố trên. Hơn nữa, do phần lớn liên quan tới lĩnh vực dịch vụ, đa số các franchise cần một số vốn không quá lớn, vì vậy, khá thích hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, các hỗ trợ ban đầu cũng như trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng cũng là một ưu điểm hình thức kinh doanh này mang lại cho bên nhận franchise. Mặt khác, đối với bên giao franchise, đây là dịp quảng bá thương hiệu, khuếch trương sản phẩm/dịch vụ, xây dựng mạng lưới bán hàng không chỉ trong phạm vi quốc gia, với một chi phí ít hơn nhiều so với khi tự mình thực hiện các hoạt động này. Không những thế, bên giao franchise không phải tham gia quá nhiều vào công việc quản lý doanh nghiệp nhận franchise, và đặc biệt là không phải chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này. Ngay cả trong trường hợp doanh nghiệp nhận franchise thua lỗ, bên giao franchise vẫn được nhận khoản phí định kỳ do bên nhận franchise chi trả.

Franchise ở Việt Nam Franchise cũng đã bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam. Vốn là một hình thức kinh doanh “ngoại nhập”, điều dễ giải thích là các franchise tiên phong tại Việt Nam được tìm thấy tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những công ty con (công ty 100% vốn nước ngoài) hoặc liên doanh với tỷ lệ vốn góp cao của các tập đoàn kinh tế lớn. Tại các doanh nghiệp này, sau khi hoàn thành thủ tục cấp giấy phép đầu tư và thành lập công ty, công ty mẹ tại nước ngoài tiến hành franchise cho công ty con/liên doanh tại Việt Nam dưới dạng cấp lixăng nhãn hiệu hàng hoá và chuyển giao công nghệ (thực chất là chuyển giao toàn bộ hệ thống kinh doanh). Để dễ dàng cho việc đăng ký, việc franchise như trên thường được chia thành hai hợp đồng: Hợp đồng Lixăng nhãn hiệu hàng hoá (đăng ký tại Cục Sở hữu Công nghiệp Việt Nam) và Hợp đồng Chuyển giao công nghệ (đăng ký tại Bộ Khoa học và Công nghệ). Sau quá trình này, công ty con/liên doanh tại Việt Nam chính thức trở thành một thành viên của tập đoàn: hoạt động theo những tiêu chí, tiêu chuẩn của tập đoàn từ cơ cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh, quy trình sản xuất cho tới quản lý, đào tạo... Việc cấp franchise cho chính công ty con/liên doanh như vừa nêu tỏ ra thích ứng với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, do hình thức này giúp bên cấp franchise kiểm soát chặt chẽ hơn bên nhận franchise, đặc biệt là bảo vệ tốt hơn quyền sở hữu công nghiệp đang được bên nhận franchise sử dụng. Ngoài ra, gần đây, tại Việt Nam đã xuất hiện một số franchise nhỏ của một số doanh nghiệp như Cà phê Trung Nguyên... Tuy nhiên, các hoạt động này mới chỉ mang tính tự phát, trong phạm vi quốc gia.

Hiện nay, tôi dạy parttime của một số trường đại học. Vừa rồi trường đại học Griffith - nơi tôi từng theo học (bang Queensland của úc) đã phong hàm giáo sư cho tôi vì công trình viết sách, báo, tham dự hội

Page 33: Short Introduction of Pho 24

thảo quốc tế chuyên ngành. Đó là học hàm vinh dự cho phép khi tôi hiện nay và sau này về hưu có thể qua Úc dạy đại học, chia sẻ kinh nghiệm. Cái đẹp nhất là được dạy ở nhiều nước, vừa đi dạy, vừa đi du lịch, làm nghề được trân trọng. Còn gì sung sướng, tự hào bằng.

3c. Khách hàng mục tiêu:

Nhóm khách hàng mục tiêu của Phở 24? Các nhà làm thương hiệu phở 24 chưa phân khúc sâu và rõ rệt nhóm khách hàng của mình. Theo quan sát , khách hàng của Phở 24 ở Việt Nam nói chung là những người có tiền, những người có địa vị, bận rộn và yêu thích phở. Khách hàng của phở 24 ở Singapore và Indonesia cũng vậy. Phở 24 ở nước ngoài cũng dành cho những khách hàng có thu nhập cao, bận rộn, yêu thích thức ăn nhanh, thức ăn đặc trưng của các nước.

3d. Văn hóa tiêu dùng:

Những người làm kinh doanh, sản xuất luôn mang theo khát vọng mở rộng quy mô hoạt động từ quốc gia này sang quốc gia khác, nhưng sự thành công hay thất bại của họ lại chịu sự quyết định bởi mức độ chấp nhận của người bản địa. Văn hóa rất có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng, đến quyết định mua hàng. Cụ thể ở đây là văn hóa có tầm ảnh hưởng rất lớn đến thói quen ăn uống, cách lựa chọn món ăn của người bản địa .

Ở Singapore: Singapore là một quốc gia đa sắc tộc với nhiều nền văn hóa khác nhau như Trung Quốc, Mã Lai, Ấn Độ… Sự pha trộn văn hóa dẫn đến sự phong phú các lĩnh vực trong đời sống của người Singapore, đặc biệt là về mặt ẩm thực. _ Người Singapore rất đam mê thú vui ăn uống. Lễ hội ẩm thực du lịch được tổ chức hàng năm tại đất nước đa văn hóa này. Các món ăn, thức uống được bắt gặp ở khắp nơi trên quốc đảo vào bất cứ giờ nào (cả đêm lẫn ngày), từ những khu ăn uống bình dân ngoài trời cho đến những bữa tối thịnh soạn tại các nhà hàng. Hàng loạt các món ăn phù hợp với tất cả các loại khẩu vị, tôn giáo, quốc tịch và văn hóa đều có thể được tìm thấy ở Singapore._ Ẩm thực Singapore là sự hội tụ của các phong cách ẩm thực Trung Hoa, Malaysia, Ấn Độ…Tuy nhiên, những món ăn đã được người dân Singapore chấp nhận thì đều được biến tấu cho phù hợp với khẩu vị và trở thành những món “quốc hồn quốc túy” mang phong cách đặc biệt của nền ẩm thực riêng: ẩm thực Singapore. Món ăn Trung Hoa không còn nhiều dầu mỡ, mặn gắt và ngọt đậm như ở chính quốc nữa mà nhẹ nhàng, ít béo hơn, đầy đủ chất dinh dưỡng. Món ăn Ấn Độ thì không còn sặc mùi nữa mà chỉ giữ lại hương vị đặc trưng mà thôi._ Là một đất nước phát triển, có nền kinh tế tăng trưởng cao, nhịp sống ở Singapore rất là nhộn nhịp và hối hả. Vì vậy , người Sinagpore rất ít chế biến thức ăn ờ nhà. Họ thường hay ăn ờ ngoài, ở các quán cơm từ bình dân , đến các nhà hàng... Đối với những người bận rộn ,những thức ăn chế biến nhanh luôn là lựa chọn hàng đầu của họ. _ Do phần lớn đã từng đi du lịch ở nhiều nước trên thế giới, sở thích của họ là những mặt hàng đặc trưng của các nước trên thế giới. Hiện các sản phẩm thực phẩm Việt Nam được mọi người ưa chuộng là quả thanh long và phở bò.

Page 34: Short Introduction of Pho 24

_ Người dân ở Singapore có thu nhập cao 25.000USD/đầu người/năm. Chất lượng cuộc sống của họ cao như vậy nên yêu cầu về chất lượng và giá trị thực phẩm cũng cao: phải đầy đủ chất dinh dưỡng , rõ nguồn gốc xuất xứ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phầm.

Ở Indonesia:

Với sự trải dài từ đông sang tây đường xích đạo của 13 ngàn hòn đảo lớn nhỏ, Indonesia là quốc gia có đến 90% dân số theo đạo Hồi. Sự đa chủng trong các ngôn ngữ, tập quán khác nhau của các bộ lạc tại đây xuất phát từ một lịch sử đa dạng do quốc gia này nằm ở vị thế quan trọng trong sự giao lưu, trao đổi hàng hoá, thực phẩm, vì vậy, ẩm thực của Indonesia cũng đa dạng như nền văn hoá đa chủng của họ._ Đa số dân là người đạo Hồi ( 99% dân số) nên các món ăn chế biến từ thịt lợn không được phổ biến. Thịt cừu, thịt bò, thịt gà, cá và đồ biển là những loại thực phẩm được ưa thích. _ Những món ăn của Indonesia thường khá cay, nồng. Cơm là thực phẩm chính được nấu cùng với một loại ngũ cốc như khoai tây, luân phiên thay đjổi. Món nướng, xào, canh là phổ biến._ Gia vị là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc chế biến thức ăn ở Indonesia, nó thậm chí có thể góp phần sáng tạo ra các món ăn mới với những mùi vị đặc trưng. Bên cạnh những loại gia vị tiêu biểu của Indonesia như đinh hương, vỏ nhục đậu khấu, dầu lạc…người dân nước này còn thích sử dụng những loại gia vị được chế biến từ thảo mộc tươi như rau húng, cỏ chanh… Ớt và tiêu đỏ là những lọai gia vị chính, có mặt trong tất cả các món ăn, vì thế rất nhiều món ăn của người Indonesia có vị cay xé lưỡi, vị cay của ớt chứ không như vị cay nồng của tiêu trong các món cà ri Ấn Độ.

Phở 24 nuôi mộng "đối đầu" với KFC và Mc.Donald

(Cập nhật: 5/7/2007 11:46:26 AM)

Page 35: Short Introduction of Pho 24

"Dự kiến cuối năm, chúng tôi sẽ có hơn 70 cửa hiệu phở 24 trên toàn quốc...Chúng tôi cũng có kế hoạch đối phó với cạnh tranh trong nước, nhưng thực ra đối thủ cạnh tranh chính của Phở 24 lại là các chuỗi cửa hàng fast food quốc tế: KFC, Mc Donal, Loterria...". Lý Quý Trung nói về dự định của mình trong năm 2007.

Nhiều người đã biết chuyện một anh bồi bàn trở thành TGĐ và ông chủ của hệ thống nhà hàng Nam An Group gồm 7 nhà hàng chuyên về món ăn Việt Nam cao cấp và hàng chục cửa hiệu Phở 24 - một thương hiệu lớn trong lĩnh vực ẩm thực.

Nhưng không phải ai cũng biết ông chủ trẻ Lý Quý Trung - GĐ điều hành hệ thống Nam An Group và Phở 24 - đang nuôi mộng 'đối đầu' thực sự với những ông lớn ẩm thực toàn cầu như KFC, Mc Donald.

Phở... quốc tế

- Kế hoạch phát triển Phở 24 tại nước ngoài hiện giờ đã đi tới đâu, sau khi anh mở cửa hiệu tại Manila (Philippine), Jarkarta (Indonesia)?

Trong năm nay, phở 24 sẽ mở 2-5 cửa hiệu tại Hàn Quốc, thêm một cửa hàng tại Indonesia, 1 cửa hiệu tại trung tâm Sydney. Ngoài ra, chúng tôi cũng dự định sẽ xuất hiện tại Singapore, Malaysia và Zhenzhen (Thâm Quyến - Trung Quốc).

- Lấy mốc từ năm 2006, anh nói rằng 3 năm tới sẽ mở tới 100 cửa hiệu phở 24 toàn quốc?

Đến nay, chúng tôi đã thực hiện được 50 %, 50% còn lại sẽ hoàn tất trong 2 năm tới. Việc xuất hiện cửa hiệu phở 24 tại các quận xa như: Gò Vấp, Tân Bình lại đông khách hơn các hiệu tại trung tâm cũng là dấu hiệu đáng mừng để chúng tôi nhân rộng phở 24 hơn nữa. Phở 24 có kế hoạch phát triển tại Hà Nội sẽ phát triển trọng điểm tại Hà Nội, sắp sửa mở tại Hải Phòng, Đà Lạt, Cần Thơ và một số tỉnh khác. Dự kiến cuối năm 2007, chúng tôi sẽ có hơn 70 cửa hiệu phở 24 trên toàn quốc.

- Người ta nói rằng anh thật cả gan khi dám phát triển phở 24 tại Hà Nội 'Kinh đô của phở'?

Cửa hàng đầu tiên của chúng tôi tại Hà Nội ở phố Bà Triệu rất thành công. Lần đầu tiên người Hà Nội tới Phở 24 do tò mò, nhưng sau vẫn tới do những giá trị khác mang lại như sự tiện nghi, phong cách phục vụ... Bạn tôi ở Hà Nội nói: Phở 24 không ngon bằng phở cổ truyền Hà Nội, nhưng anh ấy vẫn ăn tới 2-3 lần/tuần, vì gần cơ quan, vì sạch sẽ mát mẻ, tiện lợi. Tại Hà Nội chúng tôi có 9 cửa hàng rất thành công và tiếp tục triển khai. Cửa hàng ở số 1 Hàng Khay tuy nhỏ, chật chội nhưng lúc nào cũng đông. Điều đó cho thấy khách hàng luôn đánh giá cao sự tiện

Lý Quý Trung- Giám đốc của An Nam Group.

Page 36: Short Introduction of Pho 24

nghi, an toàn vệ sinh thực phẩm và thương hiệu.

Đối thủ chính là KFC, Mc Donald

- Có nhiều thương hiệu phở khác rầm rộ ra đời như phở 2000 tại thành phố Hồ Chí Minh, phở Vuông, phở Cali... tại Hà Nội? Đó có phải là đối thủ hàng đầu của Phở 24?

Nhiều hàng phở giống Phở 24 ra đời, nhưng chúng tôi tập trung vào leading market (thị trường dẫn đầu) và tập trung xây dựng thương hiệu. Thứ nhất có thể thấy rằng thương hiệu không thể sao chép, không thể làm một sớm một ngày có được. Thứ hai, Phở 24 chú trọng xây dựng lực lượng nhân sự và cách làm chuyên nghiệp, đó là thách thức lớn cho đối thủ cạnh tranh nào. Chúng tôi cũng có kế hoạch đối phó với cạnh tranh trong nước, nhưng thực ra đối thủ cạnh tranh chính của Phở 24 lại là các chuỗi cửa hàng fast food quốc tế: KFC, Mc Donald, Loterria đang bành trướng rất nhanh tại Việt Nam vì cùng đối tượng khách hàng. Nếu chúng tôi chậm chân thì một ngày nào đó người trẻ Việt Nam sẽ chọn KFC, hamburger... và từ từ sẽ thấy ngon. Khi hamburger vào Việt Nam, nhiều người cho rằng khó thắng vì người Việt thích cơm, phở, nhưng điều này không còn đúng. Đầu tiên mình thấy không ngon, nhưng ăn riết thành quen. Khi tôi du học ở Úc, lúc đầu cũng không quen ăn đồ Mc Donald, nhưng ăn riết 5 năm, về Việt Nam lại thấy thèm. Sắp tới MC Donald sẽ vào Việt Nam. Nếu phở 24 chậm chân thì thị trường thức ăn nhanh sẽ rơi vào tay chuỗi cửa hàng thế giới vì khi là chuỗi thì họ mạnh hơn gấp nhiều lần so với cửa hàng nhỏ lẻ.

- Vậy chiến lược phát triển của Phở 24 là trở thành fast food hàng đầu của Việt Nam?

Chính xác là như vậy. Nhu cầu fast food sẽ bùng nổ trong tương lai khi cao ốc phát triển, nhân viên làm việc nhiều hơn, bận rộn hơn, ngoài ra nó cũng chịu ảnh hưởng của phim ảnh. KFC 5 năm trước vắng khách lắm, nhưng nay tiệm nào cũng đông, vì người ta ăn riết cũng ngon và tiện.

- Kinh nghiệm của các tập đoàn nổi tiếng cho thấy, muốn hùng mạnh thì bên cạnh thương hiệu chính, phải phát triển được những thương hiệu con kèm theo. Anh có tính toán gì cho điều này?

Tôi xin phép chưa tiết lộ, nhưng chúng tôi đã có chương trình này và thực hiện trong 1 -2 năm tới. Chúng tôi phải củng cố rất mạnh thương hiệu Phở 24, từ đó sẽ bung ra sản phẩm ăn kèm và liên quan tới phở 24.

Làm PR “cao cấp”

- 2 cuốn sách Franchie của anh được liên tiếp ra mắt trong thời gian ngắn - có thể coi đó là việc PR hiệu quả cho Phở 24?

Tôi viết sách từ niềm đam mê viết lách và chia sẻ niềm đam mê ấy cho người khác - đó là cái gốc, nhưng nó cũng là lợi ích khác là công cụ để xây dựng thương hiệu. Sắp tới, phở 24 cũng đi PR theo hướng này.

- Thời gian qua, khá nhiều thương hiệu Việt Nam bắt đầu thu hút người tiêu dùng trong nước, nhưng cũng có một số thương hiệu khá lớn dường như chững lại? Anh thấy sao?

Các DN Việt Nam phần lớn đều tay trắng xây dựng thương hiệu, nhưng khi trưởng thành, đi tới đâu, gặp vướng mắc thì lại lúng túng trong cách giải quyết, vì đội ngũ quản trị và tầm

Những thông tin mới nhất về Phở 24 trong thời gian gần đây:+ Phở 24 bị copy ?+ Lý Quý Trung phong hàm giáo sư

Page 37: Short Introduction of Pho 24

nhìn của lãnh đạo chỉ đáp ứng đến vậy . Khi phở 24 khai mở chỉ có dăm ba tiệm nhưng tôi tuyên bố muốn vươn ra quốc tế - điều này có thể đúng hoặc sai, có thể thành hiện thực hoặc không, nhưng quan trọng là tôi dám phát triển. Và nay tôi đang nỗ lực 'chiến đấu' để phát triển Phở 24 trở thành thương hiệu phở số 1 thế giới. Tất cả nhân viên của tôi đều thấm nhuần tư tưởng đó và guồng máy phục vụ cũng theo tư tưởng đó. Tôi cũng không ngại đầu tư cho những bộ phận mà nhiều người nói rằng không cần thiết với cửa hàng phở như: R & D, kiểm tra chất lượng... Tôi muốn mình giống MC Donal, KFC nên cần phải có tầm nhìn.

Đại học – không phải là con đường duy nhất

- Thời gian anh làm bồi bàn, tiếp tân tại khách sạn Đệ nhất, bây giờ ngẫm lại có phải là rèn luyện bản thân mình biết chờ thời?

Đó là sự rèn luyện tình cờ nhưng nay ngẫm lại thấy rất giá trị, như là thiền vậy, có lúc mình phải nhịn người khác, vì khách hàng lúc nào cũng đúng, điều đó giúp tôi hiểu nhân viên hơn. Vì nhân viên thấy tôi ngày xưa cũng vất vả như họ hiện nay, nếu họ cố gắng thì sau này cũng được như vậy và hơn như vậy. Tôi nghĩ đó cũng là mục đích sống cho anh em trẻ đang tương đối lam lũ.

Có một số người khi thành đạt thường ngại nhắc về quá khứ lam lũ.

Tôi thấy thật vô lý khi quên quá khứ vất vả của mình, vì đó là điểm đáng tự hào. Tôi rớt đại học, tôi cảm thấy bình thường, thậm chí còn tự hào vì tuy thất bại nhưng không nản chí, chứ không giấu diếm với lý do người ta biết thì sẽ coi thường.

- Cha anh là một nhà báo danh tiếng và mẹ anh cũng là nhà kinh doanh ẩm thực tên tuổi của Sài Gòn. Anh ảnh hưởng của cha hay của mẹ nhiều hơn?

Có lẽ tôi may mắn được hưởng ưu điểm của cả cha và mẹ. Tôi ngưỡng mộ cha tôi về tinh thần làm việc, ý chí làm việc, niềm say mê trong công việc. Dù nằm trên giường bệnh rất yếu nhưng ông vẫn viết báo. Còn mẹ tôi năm nay đã gần 70 tuổi, nhưng vẫn cần mẫn đam mê công việc. Điểm mạnh của mẹ là kinh doanh, còn điểm mạnh của bố là viết lách và ngoại giao.

- Đứng đằng sau sự thành công của Nam An group là mẹ và các anh em trong gia đình anh. Với công ty gia đình thì đâu là phương pháp chủ đạo trong điều hành?

Đó là sự đồng thuận trong những quyết định quan trọng, chứ không phải là sự can thiệp vào những quyết định hàng ngày, vì tôi là giám đốc điều hành chuyên nghiệp. Trong quyết định đầu tư thì tiếng nói của mẹ rất quan trọng. Cái gì mẹ nói thông là chưa ổn, vì mẹ vừa lớn tuổi, kinh nghiệm kinh doanh nhiều, lại là phụ nữ nên có sự nhạy bén trong kinh doanh. Mẹ tôi đã quyết định thì sẽ thành công.

- Vậy có lần nào anh đã 'cãi' mẹ?

Có chứ, đó là lần tôi kinh doanh bar. Mẹ đã khuyên không làm vì phức tạp đủ thứ. Tôi nhất quyết làm nhưng không thành công, vì làm bar giờ giấc khuya, thành phần khách cũng phức tạp hơn nhà hàng, vì kinh doanh bar khác nhà hàng. Hơn nữa, mình sống riết trong môi trường đó cũng bị ảnh hưởng. Hồi đó tôi mới đi du học về, còn trẻ trung nên hăng lắm. Sau đó tôi làm TGĐ khách sạn liên doanh Sài Gòn Star, lĩnh lương mấy năm mới trả hết nợ cho vụ kinh doanh đó (vì gia đình không ủng hộ, nên không chi tiền tar nợ).

Góc riêng một doanh nhân

Page 38: Short Introduction of Pho 24

- Qua hình ảnh của anh trên truyền thông, có vẻ anh là doanh nhân thời thượng với thời trang hàng hiệu, đồ dùng cá nhân đắt tiền?

(Cười) Tôi tham gia giúp bạn bè một số bài editorial trên báo chí. Còn hàng ngày tôi ăn mặc giản dị, chemi, quần tây đồ An Phước, đồ Việt Nam chứ không chăm chút hàng hiệu. Quần áo toàn bà xã mua. Điện thoại tôi cũng xài lâu. Tôi thích lâu bền, chứ ngại thay đổi trong tiêu dùng cá nhân. Tôi mê đồ cổ, như đi xe Vol Vogen, đi riết bà xã nhăn quá, nên mới đổi.

- Anh đang mê chơi golf?

Bây giờ tôi đang thích golf như khám phá ra một mỏ vàng.

- Còn thú sưu tập ly của các nước trên thế giới nơi anh đi qua?

Tất cả những nơi tôi đi ngang đều mua một cái ly sứ thay vì mua album. Tôi thích làm cái gì một chút một ngày một tích dần.

- Tôi để ý thấy trong phòng làm việc của anh và phòng khách của công ty có tới mấy bức tranh của họa sĩ Lý Quý Trung?

Đó là niềm đam mê chung của cả đại gia đình tôi.

Đâu là bước ngoặt tiếp theo?

- Anh từng nói rằng đến nay có 3 bước ngoặt lớn trong đời: trượt đại học, du học và thành lập phở 24. Vậy bước ngoặt tiếp anh có tiên liệu?

Phở 24 sẽ là công ty của cả cộng đồng, lên sàn giao dịch và là tên tuổi quốc tế. Tôi muốn thấy bước ngoặt này.

- Việc Vina Capital rót 3 triệu USD vốn đầu tư vào chuỗi cửa hàng phở 24 vào tháng 10/2006 có phải là sự khởi động cho bước đi tiếp?

Bước ngoặt của công ty vào trang mới là chúng tôi không quản trị công ty theo kiểu gia đình mà đi theo hướng chuyên nghiệp trong quản trị.

- Nếu anh không kinh doanh nữa, anh chọn nghề gì?

Viết sách và dạy học. Hiện nay, tôi dạy parttime của một số trường đại học. Vừa rồi trường đại học Griffith - nơi tôi từng theo học (bang Queensland của úc) đã phong hàm giáo sư cho tôi vì công trình viết sách, báo, tham dự hội thảo quốc tế chuyên ngành. Đó là học hàm vinh dự cho phép khi tôi hiện nay và sau này về hưu có thể qua Úc dạy đại học, chia sẻ kinh nghiệm. Cái đẹp nhất là được dạy ở nhiều nước, vừa đi dạy, vừa đi du lịch, làm nghề được trân trọng. Còn gì sung sướng, tự hào bằng

Nói đến điều gì tự hào về văn hoá Việt, không chỉ người Việt mà cả người nước ngoài đều nhắc đến phở. Phở được xem là biểu tượng văn hoá ẩm thực đặc trưng của người Việt. Như nhiều thương hiệu Việt khác, Phở 24 đang có những dấu hiệu chững lại. Liệu đa dạng hoá thực đơn có phải là ý tưởng hay?

Tuy nhiên, có được một thương hiệu phở Việt không phải là vấn đề đơn giản. Người làm thương hiệu, ngoài việc hiểu kỹ thuật bài bản trong xây dựng thương hiệu còn cần phải am hiểu nhất định về văn

Page 39: Short Introduction of Pho 24

hoá.http://www.look.yeah1.com/albums/userpics/26594/IMG_2628_resize.jpgPhở 24 – Hơn cả niềm tự hàoNăm 2003, Phở 24 mở cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM, tạo ra một xu hướng mới trong văn hoá ẩm thực Việt Nam: Phở phải đượcc ăn ở nơi sang trọng và là biểu tượng của đẳng cấp. Đây quả là sự đột phá.

Năm 2004, Phở 24 đặt chân vào “thánh địa” của phở là Hà Nội. Sau đó lan nhanh ra các thành phố lớn như: Đà Nẵng, Bình Dương, Vũng Tàu…

Năm 2005, Phở 24 có mặt tại thủ đô Jakarta, Indonesia, với hình thức franchise để mở đầu cho công cuộc “quốc tế hoá” thương hiệu.

Những năm sau đó, Phở 24 liên tiếp gặt hái thành công trong việc mở rông quy mô từ Philippines, Lào, Singapore… Phở 24 còn nhận được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Năm 2005, VinaCapital đầu tư 3 triệu đô-la Mỹ (tương đương 30% cổ phần) vào Phở 24.

Đến nay, Phở 24 là thương hiệu phở số 1 của Việt Nam với số lượng cửa hàng trong nước và quốc tế lên đến con số 67.

Từ thương hiệu này, người ta không chỉ thấy được niềm tự hào mà còn có cả ánh hào quang từ sự thành công ngoài sức tưởng tượng.

Việc đầu tiên là đặt tên thương hiệu. Nhiều người cho rằng tên Phở 24 mang cả sự chuyên nghiệp và khả năng quốc tế hoá cao sẽ thành công.

Thoạt nhìn, điều này có cơ sở. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ: Đây là tên không thể bảo hộ độc quyền. Theo thông lệ quốc tế, những tên liên quan đến cái chung thì không thể là tài sản riêng. Vì vậy, phở không thể là tài sản riêng của Nam An Group. Con số 24 thì của nhân loại. Nói cách khác, một ngày đẹp trời nào đó, có ai cho ra đời thương hiệu Phở 24 với hệ thống nhận diện khác biệt thì Phở 24 không thể kiện tụng được.

Thế nhưng, vấn đề nằm ở chỗ: Khi Phở 24 gặp những khó khăn thì sự chuyển đổi mặt hàng kinh doanh là gần như không thể. Điều này biểu hiện rất rõ, khi Phở 24 đa dạng hoá sản phẩm bằng cách cho thêm: cơm tấm, lẩu, cánh gà chiên nước mắm… khiến khách hàng không hiểu Phở 24 có đặc trưng riêng là gì.

Các thương hiệu lớn như McDonald’s hay KFC khi gặp khó khăn vẫn chuyển đổi món truyền thống sang các món phụ khác mà không ngặp khó khăn. Bởi vì, tên thương hiệu không quá “tường minh” như Phở 24.

Điều thứ hai: nhóm khách hàng mục tiêu của Phở 24 là ai? Dường như điều này không được (hoặc chưa được) các nhà làm thương hiệu Phở 24 lưu tâm đúng mức. Theo quan sát, khách hàng của Phở 24 dường như là người có tiền. Chấm hết. Như vậy, thương hiệu này thuộc về nhóm nào? Tính cách thương hiệu là gì?

Điều thứ ba: Phở 24 chưa tạo được một sự nhất quán và tin tưởng với khách hàng. Phở 24 định vị là phở sạch. Sạch có nghĩa là chất lượng vệ sinh từ gia vị, nguyên liệu chế biến, rau… đều phải được kiểm soát. Cho đến thời điểm hiện nay, tất cả những điều đó, Phở 24 chưa thoàn toàn chủ động. Do vậy, cam kết với khách hàng khó thực hiện được.

Điều tiếp theo, trong một hệ thống nhượng quyền, sự nhất quán về chất lượng là yêu cầu hàng đầu. Do vậy, xây dựng bếp trung tâm là yêu cầu bắt buộc. Điều này Phở 24 vẫn chưa đáp ứng được.

Một điểm nữa là: Phở 24 chưa cho khách hàng lý do thuyết phục đển gắn bó. Phở ngon ư? Phở 24 không thể ngon hơn loại phở gia truyền. Phục vụ chuyên nghiệp ư? Thương hiệu lớn nào chẳng đáp ứng được. Giá cả hợp lý ư? Hình như lại càng không. Lý do khách hàng kỳ vọng, gắn bó với Phở 24 là gì? Câu trả lời dường như vẫn treo lơ lửng.

Hơn thế, với người Việt, phở là văn hoá. Do vậy, nếu Phở 24 chỉ là: sạch, phục vụ chuyên nghiệp, ngon… chưa tạo ra sự khác biệt. Hay nói cách khác là lợi thế cạnh tranh không bền vững.

Gần đây, Phở 24 tăng giá bán và đa dạng hoá sản phẩm theo kiểu mở rộng thực đơn. Đây có thể sẽ là điều nguy hiểm cho thương hiệu Phở 24 vốn chưa có nhiều khác biệt và lợi thế cạnh tranh vượt trội.

Page 40: Short Introduction of Pho 24

http://quanngon.org/images/com_sobi2/clients/107_img.pngPhở 24 cần làm gì?

Điều đầu tiên phải định vị lại Phở 24. Tức là, Phở 24 không chỉ dành cho người có tiền nói chung mà là người có đẳng cấp, vị thế. Có thể, nhóm khách hàng của Phở 24 là doanh nhân và những người có địa vị xã hội cao. Điều này hết sức quan trọng. Bởi vì nó phân nhóm khách hàng cho Phở 24 một cách rõ ràng. Đây là cơ sở để Phở 24 có những cách thức chăm sóc họ. Hơn thến, nên biến nhóm này thành nhóm khách hàng trung thành của thương hiệu Phở 24.

Để nhất quán với định vị đó. Phở 24 cần đẩy hình ảnh lên một tầm mới. Ví dụ: Logo của Phở 24 biểu hiện là hiện đại, sạch… chưa đủ mạnh để tạo tính cách riêng hay vị trí xuất hiện của Phở 24. Những nơi có ít tầng lớp đẳng cấp và có vị thế cao thì cần “khoá” lại. Cụ thể là những quận ngoại thành hay những tỉnh kém phát triển về kinh tế.

Thứ hai, không nên đa dạng hoá sản phẩm mâu thuẫn với định vị. Nếu không, khách hàng không biết được Phở 24 đang bán gì? Nếu nhìn về ngắn hạn, Phở 24 có một ít khách hàng mới. Tuy nhiên, về dài hạn, ngu cơ là mất hẳn định vị. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm đối với thương hiệu.

Tiếp theo, Phở 24 cần xây dựng mô hình sản xuất gia vị và nguyên liệu như: trồng rau, tiêu, nuôi bò… Hoặc ít nhất, phải có nhà cung cấp những nguồn này đủ uy tín. Thử tưởng tượng Phở 24 nêu định vị là sạch nhưng nguồn nguyên liệu chưa thể (hoặc không thể) kiểm soát thì sao khách hàng tin tưởng được? Mà khi không tin tưởng thì tất cả những nỗ lực khác trở nên vô nghĩa.

Quan trọng hơn, tiến hành thành lập ngay bếp trung tâm. Nơi đây không chỉ là kiểu mẫu và chuẩn mực cho tất cả sản phẩm của Phở 24 mà còn là nơi kiểm soát và ứng biến kịp thời nếu các “vệ tinh” không đủ điều kiện thực hiện sự nhất quán.

Một điểm quan trọng khác. Phở 24 phải nêu bật lý do để khách hàng gắn kết với thương hiệu. Có thể, ăn Phở 24 là thưởng thức về văn hoá ẩm thực và là niềm tự hào về món “quốc hồn quốc tuý” chăng?

Chính điều này sẽ giúp Phở 24 tạo ra một lý do cảm tính để khách hàng tìm kiếm và trung thành với thương hiệu. Đó chính là cơ sở để Phở 24 tự tin và hy vọng vào những thành công trên thương trường quốc tế.~OTheo Tạp chí Thành Đạt

Phở 24: Sau ánh hào quangNói đến điều gì tự hào về văn hoá Việt, không chỉ người Việt mà cả người nước ngoài đều nhắc đến phở. Phở được xem là biểu tượng văn hoá ẩm thực đặc trưng của người Việt. Như nhiều thương hiệu Việt khác, Phở 24 đang có những dấu hiệu chững lại. Liệu đa dạng hoá thực đơn có phải là ý tưởng hay?

Tuy nhiên, có được một thương hiệu phở Việt không phải là vấn đề đơn giản. Người làm thương hiệu, ngoài việc hiểu kỹ thuật bài bản trong xây dựng thương hiệu còn cần phải am hiểu nhất định về văn hoá.

 

Page 41: Short Introduction of Pho 24

Phở 24 – Hơn cả niềm tự hào

Năm 2003, Phở 24 mở cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM, tạo ra một xu hướng mới trong văn hoá ẩm thực Việt Nam: Phở phải đượcc ăn ở nơi sang trọng và là biểu tượng của đẳng cấp. Đây quả là sự đột phá.

 

Năm 2004, Phở 24 đặt chân vào “thánh địa” của phở là Hà Nội. Sau đó lan nhanh ra các thành phố lớn như: Đà Nẵng, Bình Dương, Vũng Tàu…

 

Năm 2005, Phở 24 có mặt tại thủ đô Jakarta, Indonesia,  với hình thức franchise để mở đầu cho công cuộc “quốc tế hoá” thương hiệu.

 

Những năm sau đó, Phở 24 liên tiếp gặt hái thành công trong việc mở rông quy mô từ Philippines, Lào, Singapore… Phở 24 còn nhận được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Năm 2005, VinaCapital đầu tư 3 triệu đô-la Mỹ (tương đương 30% cổ phần) vào Phở 24.

 

Đến nay, Phở 24 là thương hiệu phở số 1 của Việt Nam với số lượng cửa hàng trong nước và quốc tế lên đến con số 67.

 

Từ thương hiệu này, người ta không chỉ thấy được niềm tự hào mà còn có cả ánh hào quang từ sự thành công ngoài sức tưởng tượng.

 

Việc đầu tiên là đặt tên thương hiệu. Nhiều người cho rằng tên Phở 24 mang cả sự chuyên nghiệp và khả năng quốc tế hoá cao sẽ thành công.

 

Thoạt nhìn, điều này có cơ sở. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ: Đây là tên không thể bảo hộ độc quyền. Theo thông lệ quốc tế, những tên liên quan đến cái chung thì không thể là tài sản riêng. Vì vậy, phở không thể là tài sản riêng của Nam An Group. Con số 24 thì của nhân loại. Nói cách khác, một ngày đẹp trời nào đó, có ai cho ra đời thương hiệu Phở 24

Page 42: Short Introduction of Pho 24

với hệ thống nhận diện khác biệt thì Phở 24 không thể kiện tụng được.

 

Thế nhưng, vấn đề nằm ở chỗ: Khi Phở 24 gặp những khó khăn thì sự chuyển đổi mặt hàng kinh doanh là gần như không thể. Điều này biểu hiện rất rõ, khi Phở 24 đa dạng hoá sản phẩm bằng cách cho thêm: cơm tấm, lẩu, cánh gà chiên nước mắm… khiến khách hàng không hiểu Phở 24 có đặc trưng riêng là gì.

 

Các thương hiệu lớn như McDonald’s hay KFC khi gặp khó khăn vẫn chuyển đổi món truyền thống sang các món phụ khác mà không ngặp khó khăn. Bởi vì, tên thương hiệu không quá “tường minh” như Phở 24.

 

Điều thứ hai: nhóm khách hàng mục tiêu của Phở 24 là ai? Dường như điều này không được (hoặc chưa được) các nhà làm thương hiệu Phở 24 lưu tâm đúng mức. Theo quan sát, khách hàng của Phở 24 dường như là người có tiền. Chấm hết. Như vậy, thương hiệu này thuộc về nhóm nào? Tính cách thương hiệu là gì?

 

Điều thứ ba: Phở 24 chưa tạo được một sự nhất quán và tin tưởng với khách hàng. Phở 24 định vị là phở sạch. Sạch có nghĩa là chất lượng vệ sinh từ gia vị, nguyên liệu chế biến, rau… đều phải được kiểm soát. Cho đến thời điểm hiện nay, tất cả những điều đó, Phở 24 chưa thoàn toàn chủ động. Do vậy, cam kết với khách hàng khó thực hiện được.

 

Điều tiếp theo, trong một hệ thống nhượng quyền, sự nhất quán về chất lượng là yêu cầu hàng đầu. Do vậy, xây dựng bếp trung tâm là yêu cầu bắt buộc. Điều này Phở 24 vẫn chưa đáp ứng được.

 

Một điểm nữa là: Phở 24 chưa cho khách hàng lý do thuyết phục đển gắn bó. Phở ngon ư? Phở 24 không thể ngon hơn loại phở gia truyền. Phục vụ chuyên nghiệp ư? Thương hiệu lớn nào chẳng đáp ứng được. Giá cả hợp lý ư? Hình như lại càng không. Lý do khách hàng kỳ vọng, gắn bó với Phở 24 là gì? Câu trả lời dường như vẫn treo lơ lửng.

 

Page 43: Short Introduction of Pho 24

Hơn thế, với người Vệt, phở là văn hoá. Do vậy, nếu Phở 24 chỉ là: sạch, phục vụ chuyên nghiệp, ngon… chưa tạo ra sự khác biệt. Hay nói cách khác là lợi thế cạnh tranh không bền vững.

 

Gần đây, Phở 24 tăng giá bán và đa dạng hoá sản phẩm theo kiểu mở rộng thực đơn. Đây có thể sẽ là điều nguy hiểm cho thương hiệu Phở 24 vốn chưa có nhiều khác biệt và lợi thế cạnh tranh vượt trội.

 

Phở 24 cần làm gì?

Điều đầu tiên phải định vị lại Phở 24. Tức là, Phở 24 không chỉ dành cho người có tiền nói chung mà là người có đẳng cấp, vị thế. Có thể, nhóm khách hàng của Phở 24 là doanh nhân và những người có địa vị xã hội cao. Điều này hết sức quan trọng. Bởi vì nó phân nhóm khách hàng cho Phở 24 một cách rõ ràng. Đây là cơ sở để Phở 24 có những cách thức chăm sóc họ. Hơn thến, nên biến nhóm này thành nhóm khách hàng trung thành của thương hiệu Phở 24.

 

Để nhất quán với định vị đó. Phở 24 cần đẩy hình ảnh lên một tầm mới. Ví dụ: Logo của Phở 24 biểu hiện là hiện đại, sạch… chưa đủ mạnh để tạo tính cách riêng hay vị trí xuất hiện của Phở 24. Những nơi có ít tầng lớp đẳng cấp và có vị thế cao thì cần “khoá” lại. Cụ thể là những quận ngoại thành hay những tỉnh kém phát triển về kinh tế.

 

Thứ hai, không nên đa dạng hoá sản phẩm mâu thuẫn với  định vị. Nếu không, khách hàng không biết được Phở 24 đang bán gì? Nếu nhìn về ngắn hạn, Phở 24 có một ít khách hàng mới. Tuy nhiên, về dài hạn, ngu cơ là mất hẳn định vị. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm đối với thương hiệu.

 

Tiếp theo, Phở 24 cần xây dựng mô hình sản xuất gia vị và nguyên liệu như: trồng rau, tiêu, nuôi bò… Hoặc ít nhất, phải có nhà cung cấp những nguồn này đủ uy tín. Thử tưởng tượng Phở 24 nêu định vị là sạch nhưng nguồn nguyên liệu chưa thể (hoặc không thể) kiểm soát thì sao khách hàng tin tưởng được? Mà khi không tin tưởng thì tất cả những nỗ lực khác trở nên vô nghĩa.

 

Page 44: Short Introduction of Pho 24

Quan trọng hơn, tiến hành thành lập ngay bếp trung tâm. Nơi đây không chỉ là kiểu mẫu và chuẩn mực cho tất cả sản phẩm của Phở 24 mà còn là nơi kiểm soát và ứng biến kịp thời nếu các “vệ tinh” không đủ điều kiện thực hiện sự nhất quán.

 

Một điểm quan trọng khác. Phở 24 phải nêu bật lý do để khách hàng gắn kết với thương hiệu. Có thể, ăn Phở 24 là thưởng thức về văn hoá ẩm thực và là niềm tự hào về món “quốc hồn quốc tuý” chăng?

 

Chính điều này sẽ giúp Phở 24 tạo ra một lý do cảm tính để khách hàng tìm kiếm và trung thành với thương hiệu. Đó chính là cơ sở để Phở 24 tự tin và hy vọng vào những thành công trên thương trường quốc tế.

Theo Tạp chí Thành Đạt

 

Chuỗi nhà hàng phở 24

( Bình chọn: 5   --  Thảo luận: 27 --  Số lần đọc: 7743)

Phở 24 là chuỗi quán phở Việt Nam gồm 14 quán tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và thủ đô Jakarta – Inđonesia tính từ thời điểm tháng 7 năm 2005. Một số cửa hàng tại các nước Mỹ, Indonesia, Hàn Quốc, Úc… đang được chuẩn bị để đưa vào hoạt động trong năm 2006.

Đây là chuỗi quán phở cao cấp và đang trên đà phát triển của Việt Nam nhờ chất lượng sản phẩm và mô hình kinh doanh đặc thù, dễ mở rộng. Chiến lược đường dài của công ty là sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình quán phở tại Việt Nam và nước ngoài thông qua hình thức bán franchise và hợp tác kinh doanh.

Trong 2 năm đầu, thông qua các quán phở đầu tiên, Phở 24 tập trung mạnh vào xây dựng tính đồng bộ xuyên suốt tất cả các khâu của hoạt động kinh doanh Phở 24 với mục đích tạo nền tảng vững mạnh cho chiến lược franchise dài hạn sau này. Nói khác đi, Phở 24 chọn hướng đi tập trung vào chất lượng và chiều sâu của mô hình kinh doanh nói chung và mô hình nhượng quyền kinh doanh nói riêng trước khi bành trướng ra chiều rộng.

Để đảm bảo các thủ tục pháp lý được chặt chẽ ngay từ đầu, Phở 24 đã  đầu tư đáng kể vào các khâu đăng ký nhãn hiệu trong và ngoài nước, nhờ luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng nhượng quyền mẫu… Các khâu về tổ chức, đào tạo, huấn luyện cũng được chuẩn bị từng bước để có thể chuyển giao và hổ trợ đắc lực cho phía đối tác mua franchise. Phở 24 quyết định áp dụng hình thức nhượng quyền công thức kinh doanh, trong đó phía đối tác mua franchise được nhượng quyền sử dụng thương hiệu và được hướng dẫn và đào tạo chi tiết cách thức tổ chức, điều hành và quản lý mô hình quán Phở 24 đã được chứng minh thành công trong 2 năm qua.

Chương trình đào tạo cho đối tác mua franchise Phở 24 bao gồm thời gian 2-3 tuần huấn luyện tại trung tâm đào tạo của tập đoàn dưới hình thức lớp học lý thuyết và thực hành ngay cửa hàng phở hoạt động. Phía đối tác mua franchise được yêu cầu gửi ít nhất một nhân viên quản lý, 1 nhân viên bếp và 1 đại diện

Page 45: Short Introduction of Pho 24

chủ đến trung tâm để được huấn luyện miễn phí. Các nhân viên này sau đó sẽ cùng với đội ngũ chuyên gia của tập đoàn huấn luyện toàn thể nhân viên còn lại của cửa hàng franchise. Đội ngũ chuyên gia của tập đoàn này sẽ có mặt tại cửa hàng franchise trước và sau ngày khai trương ít nhất 3 ngày.

Để được cấp quyền sử dụng thương hiệu và công thức vận hành một quán Phở 24 với những tiêu chuẩn đồng bộ, đối tác mua franchise phải trả cho chủ thương hiệu Phở 24 một khoản phí ban đầu (trả một lần duy nhất) cộng thêm một khoản phí hàng tháng. Chí phí hàng tháng này là chi phí sử dụng (hay thuê thì đúng hơn) thương hiệu, nhãn hiệu và những dịch vụ hổ trợ khác như khuyến mãi, quảng bá, tiếp thị, đào tạo, tư vấn,… từ phía chủ thương hiệu Phở 24 trong suốt quá trình 5 năm của hợp đồng nhượng quyền kinh doanh.

Do đặt trọng tâm phát triển chiều sâu trước nên Phở 24 phải chấp nhận tốc độ nhân rộng mô hình kinh doanh chậm hơn nhiều so với nhu cầu của thị trường, và điều này cũng tạo nên một rủi ro cho chủ thương hiệu: đó là rủi ro bị các đối thủ cạnh tranh sao chép mô hình kinh doanh. Để đối phó với rủi ro này, chủ thương hiệu Phở 24 chỉ còn cách đánh bóng và xây dựng thương hiệu mình thật vững mạnh vì chỉ có thương hiệu là không thể sao chép được. Mạng lưới tiếp thị và quảng cáo phủ sóng khắp nước cũng là một thế mạnh mà các đối thủ cạnh tranh mới không thể so sánh được.

Một trong những chiến thuật quan trọng của việc xây dựng thương hiệu Phở 24 là củng cố liên tục tính ổn định và đồng bộ của chuỗi quán phở, đặc biệt đối với chất lượng món ăn, chất lượng dịch vụ, trang trí nội thất, đồng phục nhân viên, bảng hiệu và hầu như tất cả các dụng cụ và trang thiết bị dù thật nhỏ trong quán. Xây dựng một văn hoá chung xuyên suốt các tầng lớp của công ty (văn phòng trung tâm, cửa hàng của công ty, cửa hàng franchise…) cũng được đặt lên hàng đầu.

Lực lượng quản lý nòng cốt được xây dựng dựa trên tính toán tầm vóc công ty muốn phấn đấu ít nhất từ 2 đến 3 năm sau. Nói khác đi, chủ trương công ty phải luôn chuẩn bị đào tạo và tuyển dụng đủ nhân sự giỏi và có kinh nghiệm phù hợp để sẵn sàng điều hành công ty thời điểm 2-3 năm sau, chứ không phải khi cần mới bắt đầu tuyển dụng. Do đó chi phí của bộ phận hành chính, điều hành trước mắt lúc nào cũng có vẻ rất cồng kềnh so với nghề kinh doanh các quán phở!

Một trong những thách thức lớn nhất mà Phở 24 gặp phải trong quá trình nhượng quyền không nằm ở chỗ chính đối tác mua franchise người chủ điều hành của quán phở nhượng quyền. Thật vậy, cho dù mọi thứ trong quán phở nhượng quyền đều tuân thủ các tiêu chuẩn của Phở 24 nhưng nếu chủ quán không quan tâm hay thiếu kinh nghiệm vì chỉ là một nhà đầu tư đơn thuần thì khó có thể cho ra những quyết định đúng đắn và như thế mô hình kinh doanh nhượng quyền sẽ không đạt kết quả tối ưu, ảnh hưởng ít nhiều đến hình ảnh chung của thương hiệu. Ngược lại, trong một số trường hợp khác nếu đối tác mua franchise có quá trình kinh nghiệm trong lãnh vực nhà hàng thì lại có xu hướng tự làm theo cách của mình vì nghĩ mình đã quá rành.

Đào tạo nhân viên hay cán bộ quản lý không khó nhưng đào tạo và hướng dẫn chủ quán phở nhượng quyền mới thật sự là một khó khăn lớn vì họ vừa là chủ đầu tư vừa là đối tác và thường thì không có nhiều thời gian như nhân viên. Và đối với ngành kinh doanh ẩm thực, chủ quán đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, việc nghiên cứu hồ sơ, phỏng vấn để “chọn mặt gửi vàng“ đối tác mua franchise phải được đặt lên hàng đầu. Nhưng cũng như việc tuyển chọn nhân viên, cho dù đã qua nhiều cuộc sát hạch rất kỹ lưỡng nhưng công ty vẫn có thể chọn “nhầm“ người. Và đây là một rủi ro, một cái giá phải trả đối chủ thương hiệu khi bán franchise

Chuỗi nhà hàng phở 24

Cập nhật 6-12-2005 09:17

Page 46: Short Introduction of Pho 24

Phở 24 là chuỗi quán phở Việt Nam gồm 14 quán tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và thủ đô Jakarta – Inđonesia tính từ thời điểm tháng 7 năm 2005. Một số cửa hàng tại các nước Mỹ, Indonesia, Hàn Quốc, Úc… đang được chuẩn bị để đưa vào hoạt động trong năm 2006.

Đây là chuỗi quán phở cao cấp và đang trên đà phát triển của Việt Nam nhờ chất lượng sản phẩm và mô hình kinh

doanh đặc thù, dễ mở rộng. Chiến lược đường dài của công ty là sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình quán phở tại Việt Nam và nước ngoài thông qua hình thức bán franchise và hợp tác kinh doanh.

Trong 2 năm đầu, thông qua các quán phở đầu tiên, Phở 24 tập trung mạnh vào xây dựng tính đồng bộ xuyên suốt tất cả các khâu của hoạt động kinh doanh Phở 24 với mục đích tạo nền tảng vững mạnh cho chiến lược franchise dài hạn sau này. Nói khác đi, Phở 24 chọn hướng đi tập trung vào chất lượng và chiều sâu của mô hình kinh doanh nói chung và mô hình nhượng quyền kinh doanh nói riêng trước khi bành trướng ra chiều rộng.

Để đảm bảo các thủ tục pháp lý được chặt chẽ ngay từ đầu, Phở 24 đã đầu tư đáng kể vào các khâu đăng ký nhãn hiệu trong và ngoài nước, nhờ luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng nhượng quyền mẫu… Các khâu về tổ chức, đào tạo, huấn luyện cũng được chuẩn bị từng bước để có thể chuyển giao và hổ trợ đắc lực cho phía đối tác mua franchise. Phở 24 quyết định áp dụng hình thức nhượng quyền công thức kinh doanh, trong đó phía đối tác mua franchise được nhượng quyền sử dụng thương hiệu và được hướng dẫn và đào tạo chi tiết cách thức tổ chức, điều hành và quản lý mô hình quán Phở 24 đã được chứng minh thành công trong 2 năm qua.

Chương trình đào tạo cho đối tác mua franchise Phở 24 bao gồm thời gian 2-3 tuần huấn luyện tại trung tâm đào tạo của tập đoàn dưới hình thức lớp học lý thuyết và thực hành ngay cửa hàng phở hoạt động. Phía đối tác mua franchise được yêu cầu gửi ít nhất một nhân viên quản lý, 1 nhân viên bếp và 1 đại diện chủ đến trung tâm để được huấn luyện miễn phí. Các nhân viên này sau đó sẽ cùng với đội ngũ chuyên gia của tập đoàn huấn luyện toàn thể nhân viên còn lại của cửa hàng franchise. Đội ngũ chuyên gia của tập đoàn này sẽ có mặt tại cửa hàng franchise trước và sau ngày khai trương ít nhất 3 ngày.

Để được cấp quyền sử dụng thương hiệu và công thức vận hành một quán Phở 24 với những tiêu chuẩn đồng bộ, đối tác mua franchise phải trả cho chủ thương hiệu Phở 24 một khoản phí ban đầu (trả một lần duy nhất) cộng thêm một khoản phí hàng tháng. Chí phí hàng tháng này là chi phí sử dụng (hay thuê thì đúng hơn) thương hiệu, nhãn hiệu và những dịch vụ hổ trợ khác như khuyến mãi, quảng bá, tiếp thị, đào tạo, tư vấn,… từ phía chủ thương hiệu Phở 24 trong suốt quá trình 5 năm của hợp đồng nhượng quyền kinh doanh.

Do đặt trọng tâm phát triển chiều sâu trước nên Phở 24 phải chấp nhận tốc độ nhân rộng mô hình kinh doanh chậm hơn nhiều so với nhu cầu của thị trường, và điều này cũng tạo nên một rủi ro cho chủ thương hiệu: đó là rủi ro bị các đối thủ cạnh tranh sao chép mô hình kinh doanh. Để đối phó với rủi ro này, chủ thương hiệu Phở 24 chỉ còn cách đánh bóng và xây dựng thương hiệu mình thật vững mạnh vì chỉ có thương hiệu là không thể sao chép được. Mạng lưới tiếp thị

Page 47: Short Introduction of Pho 24

và quảng cáo phủ sóng khắp nước cũng là một thế mạnh mà các đối thủ cạnh tranh mới không thể so sánh được.

Một trong những chiến thuật quan trọng của việc xây dựng thương hiệu Phở 24 là củng cố liên tục tính ổn định và đồng bộ của chuỗi quán phở, đặc biệt đối với chất lượng món ăn, chất lượng dịch vụ, trang trí nội thất, đồng phục nhân viên, bảng hiệu và hầu như tất cả các dụng cụ và trang thiết bị dù thật nhỏ trong quán. Xây dựng một văn hoá chung xuyên suốt các tầng lớp của công ty (văn phòng trung tâm, cửa hàng của công ty, cửa hàng franchise…) cũng được đặt lên hàng đầu.

Lực lượng quản lý nòng cốt được xây dựng dựa trên tính toán tầm vóc công ty muốn phấn đấu ít nhất từ 2 đến 3 năm sau. Nói khác đi, chủ trương công ty phải luôn chuẩn bị đào tạo và tuyển dụng đủ nhân sự giỏi và có kinh nghiệm phù hợp để sẵn sàng điều hành công ty thời điểm 2-3 năm sau, chứ không phải khi cần mới bắt đầu tuyển dụng. Do đó chi phí của bộ phận hành chính, điều hành trước mắt lúc nào cũng có vẻ rất cồng kềnh so với nghề kinh doanh các quán phở!

Một trong những thách thức lớn nhất mà Phở 24 gặp phải trong quá trình nhượng quyền không nằm ở chỗ chính đối tác mua franchise người chủ điều hành của quán phở nhượng quyền. Thật vậy, cho dù mọi thứ trong quán phở nhượng quyền đều tuân thủ các tiêu chuẩn của Phở 24 nhưng nếu chủ quán không quan tâm hay thiếu kinh nghiệm vì chỉ là một nhà đầu tư đơn thuần thì khó có thể cho ra những quyết định đúng đắn và như thế mô hình kinh doanh nhượng quyền sẽ không đạt kết quả tối ưu, ảnh hưởng ít nhiều đến hình ảnh chung của thương hiệu. Ngược lại, trong một số trường hợp khác nếu đối tác mua franchise có quá trình kinh nghiệm trong lãnh vực nhà hàng thì lại có xu hướng tự làm theo cách của mình vì nghĩ mình đã quá rành.

Đào tạo nhân viên hay cán bộ quản lý không khó nhưng đào tạo và hướng dẫn chủ quán phở nhượng quyền mới thật sự là một khó khăn lớn vì họ vừa là chủ đầu tư vừa là đối tác và thường thì không có nhiều thời gian như nhân viên. Và đối với ngành kinh doanh ẩm thực, chủ quán đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, việc nghiên cứu hồ sơ, phỏng vấn để “chọn mặt gửi vàng“ đối tác mua franchise phải được đặt lên hàng đầu. Nhưng cũng như việc tuyển chọn nhân viên, cho dù đã qua nhiều cuộc sát hạch rất kỹ lưỡng nhưng công ty vẫn có thể chọn “nhầm“ người. Và đây là một rủi ro, một cái giá phải trả đối chủ thương hiệu khi bán franchise

Phở 24 là chuỗi quán phở cao cấp và đang trên đà phát triển của Việt Nam nhờ chất lượng sản phẩm và mô hình kinh doanh đặc thù, dễ mở rộng. Chiến lược đường dài của công ty là sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình quán phở tại Việt Nam và nước ngoài thông qua hình thức bán franchise và hợp tác kinh doanh.

Trong 2 năm đầu, thông qua các quán phở đầu tiên, Phở 24 tập trung mạnh vào xây dựng tính đồng bộ xuyên suốt tất cả các khâu của hoạt động kinh doanh Phở 24 với mục đích tạo nền tảng vững mạnh cho chiến lược franchise dài hạn sau này. Nói khác đi, Phở 24 chọn hướng đi tập trung vào chất lượng và chiều sâu của mô hình kinh doanh nói chung và mô hình nhượng quyền kinh doanh nói riêng trước khi bành trướng ra chiều rộng