quy-dinh-8 do dem dien nang

55
V.15.11.2010 TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM QUY ĐỊNH QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN Hà Nội 12/2010

Upload: tran-cong-thanh

Post on 24-Jul-2015

99 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

do dem dien nang

TRANSCRIPT

Page 1: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

V.15.11.2010

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG

TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Hà Nội 12/2010

Page 2: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang
Page 3: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang
Page 4: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 2/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

NỘI DUNG

Mục lục:

I. Mục đích 4

II. Tài liệu liên quan 4

III. Nội dung chính 5

CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CHUNG 5

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 5

Điều 2: Giải thích từ ngữ và các chữ viết tắt 6

Điều 3: Trách nhiệm của các đơn vị trong quản lý đo đếm điện năng 7

CHƯƠNG II: YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG ĐO ĐẾM VÀ HỆ THỐNG THU THẬP SỐ LIỆU ĐO ĐẾM 11

Điều 4: Yêu cầu chung của HTĐĐ 11

Điều 5: Cấu hình của HTĐĐ điện năng 11

Điều 6: Yêu cầu kỹ thuật của công tơ đo đếm điện năng 11

Điều 7: Yêu cầu kỹ thuật của CT sử dụng đo đếm điện năng 17

Điều 8: Yêu cầu kỹ thuật của VT sử dụng đo đếm điện năng 17

Điều 9: Lắp đặt, sử dụng chủng loại công tơ đo đếm mới 18

Điều 10: Yêu cầu kỹ thuật của mạch đo đếm 19

Điều 11: Yêu cầu kỹ thuật của HTTTSL tại các vị trí đo đếm 20

Điều 12: Yêu cầu đối với vị trí lắp đặt công tơ 20

Điều 13: Yêu cầu kẹp chì niêm phong và bảo mật HTĐĐ 21

CHƯƠNG III: THỎA THUẬN, LẮP ĐẶT, QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐO ĐẾM VÀ HỆ THỐNG THU THẬP SỐ LIỆU ĐO ĐẾM 22

Điều 14: Thỏa thuận về đo đếm điện năng 22

Điều 15: Lắp đặt HTĐĐ và HTTTSL 25

Điều 16: Quy ước chiều giao nhận điện năng và cài đặt thông số công tơ 26

Điều 17: Cài đặt và quản lý mật khẩu công tơ 29

Điều 18: Nghiệm thu HTĐĐ và HTTTSL 31

Điều 19: Kẹp chì niêm phong HTĐĐ 34

Điều 20: Quản lý vận hành HTĐĐ điện năng 34

Điều 21: Đồng bộ thời gian công tơ 35

Page 5: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 3/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

Điều 22: Kiểm định định kỳ và kiểm định bất thường HTĐĐ 36

Điều 23: Xử lý sự cố HTĐĐ 38

Điều 24: Thay thế thiết bị đo đếm, thay đổi thông số cài đặt của HTĐĐ 39

Điều 25: Quản lý vận hành, xử lý sự cố HTTTSL 40

Điều 26: Bảo mật HTTTSL 40

Điều 27: Loại bỏ vị trí đo đếm 41

Điều 28: Quản lý thông tin HTĐĐ 42

CHƯƠNG IV: THU THẬP, XỬ LÝ VÀ LƯU TRỮ SỐ LIỆU ĐO ĐẾM 43

Điều 29: Mục đích thu thập số liệu đo đếm 43

Điều 30: Phân cấp thu thập, quản lý và lưu trữ số liệu đo đếm 43

Điều 31: Phân quyền truy cập và khai thác số liệu đo đếm 43

Điều 32: Đọc và truyền số liệu đo đếm 43

Điều 33: Xác thực và xử lý số liệu thu thập 44

Điều 34: Lưu trữ số liệu đo đếm 45

CHƯƠNG V: GIAO NHẬN ĐIỆN NĂNG 46

Điều 35: Mục đích và yêu cầu của việc ghi chỉ số công tơ 46

Điều 36: Thời điểm giao nhận điện năng chính thức của công trình điện 46

Điều 37: Xác nhận chỉ số công tơ và sản lượng điện năng giao nhận hàng tháng 46

Điều 38: Báo cáo giao nhận điện năng 47

CHƯƠNG VI: TỔ CHỨC THỰC HIỆN 49

Điều 39: Tổ chức thực hiện 49

Điều 40: Điều khoản thi hành 49

PHỤ LỤC 1: Mô tả nguyên tắc xác định vị trí đo đếm chính và dự phòng tại các trạm điện của NPT có giao nhận điện giữa NPT và TCTĐL 50

PHỤ LỤC 2: Quy ước chiều giao nhận điện năng 53

Page 6: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 4/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

I. Mục đích

“Quy định quản lý hệ thống đo đếm điện năng tại các vị trí ranh giới giao nhận điện” nhằm mục đích hướng dẫn và quy định trách nhiệm của các đơn vị thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong việc thực hiện đầu tư lắp đặt, phối hợp quản lý vận hành hệ thống đo đếm ranh giới phục vụ giao nhận điện năng cho phù hợp với Pháp luật và các quy định của Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

II. Tài liệu liên quan

- Luật Điện lực và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

- Pháp lệnh Đo lường và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

- “Quy phạm trang bị điện” ban hành tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BCN ngày 11/07/2006 của Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công Thương);

- “Quy định về việc phê duyệt mẫu phương tiện đo” ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BKHCN ngày 10/11/2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- “Quy định yêu cầu kỹ thuật trang thiết bị đo đếm điện năng đối với các nhà máy điện” ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BCN ngày 09/01/2007 của Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công Thương);

- “Danh mục phương tiện đo phải kiểm định” ban hành tai Quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 06/07/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Quyết định số 25/2007/QĐ-BKHCN ngày 05/10/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc áp dụng quy trình và chu kỳ kiểm định đối với các phương tiện đo thuộc Danh mục phương tiện đo phải kiểm định;

- “Quy định đo đếm điện năng trong thị trường phát điện cạnh tranh” ban hành tại Thông tư số 27/2009/TT-BCT ngày 25/09/2009 của Bộ Công Thương;

- “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện” ban hành tại Thông tư số 40/2009/TT-BCT ngày 31/12/2009 của Bộ Công Thương;

- “Quy định hệ thống điện truyền tải” ban hành tại Thông tư số 12/2010/TT-BCT ngày 15/04/2010 của Bộ Công Thương;

- “Quy định hệ thống điện phân phối” ban hành tại Thông tư số 32/2010/TT-BCT ngày 30/07/2010 của Bộ Công Thương;

- “Quy trình kinh doanh điện năng áp dụng trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam”ban hành kèm theo quyết định số 01/QĐ-EVN-KD&ĐNT ngày 02/01/2008 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Page 7: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 5/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

III. Nội dung chính

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

a) Quy định trách nhiệm và các công việc liên quan của các đơn vị thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong việc đầu tư lắp đặt, phối hợp quản lý vận hành hệ thống đo đếm và thực hiện giao nhận điện năng tại các vị trí ranh giới giao nhận điện: giữa Công ty phát điện và Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, giữa Công ty phát điện và Tổng công ty Điện lực, giữa Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia và Tổng công ty Điện lực, giữa các Tổng công ty Điện lực.

b) Quy định này là cơ sở để các đơn vị thực hiện thỏa thuận lắp đặt, quản lý vận hành hệ thống đo đếm và giao nhận điện năng với các đơn vị ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam có mua bán điện năng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Quy định này được áp dụng đối với:

- Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

- Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia;

- Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia;

- Các Tổng công ty Điện lực;

- Các Ban quản lý dự án đầu tư các dự án nguồn điện trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

- Các Công ty phát điện là đơn vị trực thuộc, công ty con do Tập đoàn Điện lực Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Công ty Mua bán điện;

- Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực.

b) Quy định này là cơ sở để Người đại diện phần vốn góp, cổ phần của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại các doanh nghiệp khác vận dụng để có ý kiến khi xây dựng và biểu quyết ban hành quy định về quản lý hệ thống đo đếm điện năng tại các vị trí ranh giới giao nhận điện của đơn vị mình.

Page 8: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 6/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

Điều 2: Giải thích từ ngữ và các chữ viết tắt

1. EVN: Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

2. EPTC: Công ty Mua bán điện.

3. NPT: Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia.

4. TCTĐL: Tổng công ty Điện lực.

5. TNĐ: Công ty Thí nghiệm điện thuộc các Tổng công ty Điện lực.

6. Ban QLDA: Các Ban quản lý dự án đầu tư các dự án nguồn điện trực thuộc EVN.

7. Công ty phát điện: Các Công ty phát điện là đơn vị trực thuộc, công ty con do Tập đoàn Điện lực Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ.

8. KHSDĐ: Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tảivà có thực hiện giao nhận điện đồng thời giữa KHSDĐ và NPT và TCTĐL.

9. EVNTelecom: Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực.

10. EVNIT: Trung tâm Công nghệ thông tin trực thuộc Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực.

11. Đơn vị QLSLĐĐ (đơn vị quản lý số liệu đo đếm): là đơn vị quản lý vận hànhhệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ số liệu đo đếm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

12. IEC: Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế.

13. TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam.

14. CT: Máy biến dòng điện.

15. VT: Máy biến điện áp.

16. MBA: Máy biến áp lực

17. NMĐ: Nhà máy điện.

18. QLVH HTĐĐ: Quản lý vận hành hệ thống đo đếm điện năng.

19. HTĐĐ: Hệ thống đo đếm điện năng. Hệ thống đo đếm điện năng được đề cập trong quy định này bao gồm các thiết bị đo đếm (công tơ, CT, VT) và mạch điện nhị thứ được tích hợp để đo đếm điện năng.

20. HTTTSL: Hệ thống thu thập số liệu đo đếm điện năng, bao gồm các thiết bị phần cứng, chương trình phần mềm, đường truyền thông tin thực hiện chức năng thu thập, xử lý, lưu trữ số liệu đo đếm.

Page 9: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 7/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

21. Số liệu đo đếm là sản lượng điện năng được đo đếm bằng công tơ hoặc sản lượng điện năng được tính toán nhằm phục vụ việc thanh quyết toán trong giao nhận điện năng giữa các đơn vị.

22. Vị trí đo đếm là vị trí vật lý trên mạch điện nhất thứ, tại đó điện năng được đo đếm.

23. Vị trí ranh giới giao nhận điện là vị trí vật lý trên mạch điện nhất thứ, tại đó sản lượng điện năng giao nhận giữa các đơn vị được đo đếm và xác định.

24. Phương thức giao nhận điện là cách thức giao nhận điện năng tại mỗi vị trí đo đếm hoặc tại mỗi NMĐ hoặc trạm điện.

25. Thỏa thuận về đo đếm điện năng là thỏa thuận về vị trí đo đếm, phương thức giao nhận điện, thiết kế kỹ thuật của hệ thống đo đếm điện năng và hệ thống thu thập số liệu đo đếm điện năng.

26. Điểm đấu nối là điểm nối trang thiết bị, đường dây của NMĐ hoặc trạm điện vào hệ thống điện.

27. Thỏa thuận đấu nối là thỏa thuận về điểm đấu nối trang thiết bị, đường dây của NMĐ hoặc trạm điện vào hệ thống điện.

28. Ngày là ngày làm việc trong tuần không kể ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định.

Điều 3: Trách nhiệm của các đơn vị trong quản lý đo đếm điện năng

1. Trách nhiệm của Công ty phát điện (hoặc Ban QLDA nếu NMĐ đang trong giai đoạn đầu tư thuộc quyền quản lý của Ban QLDA):

a) Thỏa thuận, thống nhất với EPTC về đo đếm điện năng tại các điểm đấu nối giữa nhà máy điện với lưới điện. Trường hợp có các vị trí đo đếm của NMĐ đặt tại trạm điện thuộc quản lý của đơn vị khác thì Công ty phát điện (hoặc Ban QLDA) phải thỏa thuận, thống nhất với EPTC và đơn vị quản lý trạm điện đó.

b) Đầu tư, lắp đặt HTĐĐ và HTTTSL của NMĐ đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật quy định tại Chương 2 của Quy định này; Chủ trì kiểm tra, kiểm định, nghiệm thu, thay thế, loại bỏ HTĐĐ và HTTTSL của NMĐ; Chịu mọi chi phí liên quan trong quá trình kiểm tra, kiểm định, nghiệm thu, thay thế, loại bỏ HTĐĐ và HTTTSL của NMĐ.

c) Quản lý vận hành, bảo dưỡng HTĐĐ, HTTTSL nằm trong nhà máy điện. Ký thỏa thuận (hoặc ký hợp đồng thuê dịch vụ) quản lý vận hành, bảo dưỡng HTĐĐ và HTTTSL với đơn vị quản lý trạm điện trong trường hợp HTĐĐ, HTTTSL của NMĐ đặt tại trạm điện của đơn vị đó.

Page 10: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 8/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

d) Phối hợp với EPTC, đơn vị QLSLĐĐ, TNĐ và đơn vị có giao nhận điện liên quan trong việc quản lý, bảo mật, cung cấp, xác nhận số liệu đo đếm; nghiệm thu, kiểm tra, kiểm định, xử lý sự cố, thay thế, loại bỏ HTĐĐ và HTTTSL.

2. Trách nhiệm của NPT:

a) Thoả thuận, thống nhất với Công ty phát điện, TCTĐL, KHSDĐ (sau đây gọi chung là đơn vị có đấu nối với lưới điện truyền tải) và EPTC về đo đếm điện năng trong trường hợp có các vị trí đo đếm đặt tại trạm điện của NPT.

b) Đầu tư, lắp đặt HTĐĐ và HTTTSL tại các trạm điện của NPT đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật quy định tại Chương 2 của Quy định này, trừ trường hợp HTĐĐ và HTTTSL đặt tại trạm điện là của đơn vị có đấu nối với lưới điện truyền tải; Chủ trì kiểm tra, kiểm định, nghiệm thu, thay thế, loại bỏ HTĐĐ và HTTTSL tại các trạm điện của NPT; Chịu mọi chi phí liên quan trong quá trình kiểm tra, kiểm định, nghiệm thu, thay thế, loại bỏ HTĐĐ và HTTTSL của NPT.

c) Quản lý vận hành, bảo dưỡng HTĐĐ và HTTTSL tại các trạm điện của NPT. Ký thỏa thuận (hoặc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ) quản lý vận hành, bảo dưỡng HTĐĐ và HTTTSL với đơn vị có đấu nối với lưới điện truyền tải trong trường hợp có các HTĐĐ và HTTTSL của đơn vị đó nằm trong trạm điện của NPT.

d) Phối hợp với EPTC, đơn vị QLSLĐĐ, TNĐ và các đơn vị có giao nhận điện liên quan trong việc quản lý, bảo mật, cung cấp, xác nhận số liệu đo đếm; nghiệm thu, kiểm tra, kiểm định, xử lý sự cố, thay thế, loại bỏ HTĐĐ và HTTTSL.

3. Trách nhiệm của TCTĐL:

a) Thoả thuận, thống nhất với EPTC và các đơn vị có giao nhận điện liên quan (bao gồm: NPT, Công ty phát điện hoặc Ban QLDA, TCTĐL khác, KHSDĐ) về đo đếm điện năng tại các vị trí đo đếm ranh giới giữa TCTĐL với các đơn vị nêu trên.

b) Đầu tư, lắp đặt HTĐĐ và HTTTSL thuộc phạm vi đầu tư của TCTĐL đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật quy định tại Chương 2 của Quy định này; Chủ trì kiểm tra, kiểm định, nghiệm thu, thay thế, loại bỏ HTĐĐ và HTTTSL trong phạm vi quản lý vận hành của TCTĐL; Chịu mọi chi phí liên quan trong quá trình kiểm tra, kiểm định, nghiệm thu, thay thế, loại bỏ HTĐĐ và HTTTSL của TCTĐL.

c) Quản lý vận hành, bảo dưỡng HTĐĐ, HTTTSL tại các trạm điện của TCTĐL. Ký thỏa thuận (hoặc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ) quản lý vận hành, bảo dưỡng HTĐĐ và HTTTSL với Công ty phát điện hoặc NPT trong trường hợp có các HTĐĐ và HTTTSL của đơn vị đó nằm trong trạm điện của TCTĐL.

Page 11: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 9/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

d) Phối hợp với EPTC, đơn vị QLSLĐĐ và các đơn vị có giao nhận điện liên quan trong việc quản lý, bảo mật, cung cấp, xác nhận số liệu đo đếm; nghiệm thu, kiểm tra, kiểm định, xử lý sự cố, thay thế, loại bỏ HTĐĐ và HTTTSL.

e) Phân cấp, ủy quyền cho TNĐ thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung được nêu cụ thể tại các Điều của Quy định này, bao gồm:

i) Ký hợp đồng với đơn vị đầu tư HTĐĐ về việc cung cấp dịch vụ thí nghiệm, kiểm định HTĐĐ trong phạm vi được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường ủy quyền hoặc công nhận khả năng kiểm định. Thực hiện thí nghiệm, kiểm định các thiết bị đo đếm theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị và quy trình kiểm định hiện hành của Nhà nước.

ii) Cài đặt các thông số làm việc và các mức mật khẩu bảo vệ công tơ theo quy định của EVN; quản lý, bảo mật các mức mật khẩu bảo vệ công tơ; cung cấp cho đơn vị QLSLĐĐ mức mật khẩu “đồng bộ thời gian” của công tơ để phục vụ việc đồng bộ thời gian của công tơ theo quy định.

iii) Quản lý kìm niêm, chì niêm và thực hiện các biện pháp kẹp chì niêm phong các thiết bị đo đếm và mạch đo lường của HTĐĐ và HTTTSL nhằm đảm bảo tính bảo mật theo quy định của EVN. Thực hiện quản lý chặt chẽ việc sử dụng và thu hồi mặt kìm niêm, chì niêm sau sử dụng đảm bảo đúng yêu cầu của công tác quản lý và không làm ảnh hưởng tới môi trường.

iv) Tham gia nghiệm thu, kiểm tra, kiểm định, xử lý sự cố, thay thế, loại bỏ HTĐĐ tại các vị trí đo đếm ranh giới.

4. Trách nhiệm của EVNTelecom:

a) Thỏa thuận và ký hợp đồng cung cấp đường truyền số liệu, quản lý vận hành đường truyền số liệu đo đếm tính từ cổng giao tiếp của thiết bị phục vụ thu thập số liệu đặt tại vị trí đo đếm khi có yêu cầu của đơn vị đầu tư HTĐĐ.

b) Phân cấp, ủy quyền cho EVNIT thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung công việc của đơn vị QLSLĐĐ được nêu cụ thể tại các Điều của Quy định này, bao gồm:

i) Phối hợp với EPTC và các đơn vị liên quan thỏa thuận, thống nhất thiết kế kỹ thuật HTTTSL tại các vị trí đo đếm ranh giới.

ii) Quản lý vận hành, bảo mật các thiết bị, đường truyền số liệu, chương trình phần mềm thuộc HTTTSL đặt tại EVN.

iii) Phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, kiểm tra, xử lý khắc phục sự cố đường truyền và thiết bị thuộc HTTTSL tại các vị trí đo đếm ranh giới phục vụ việc giao nhận điện năng của các đơn vị.

Page 12: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 10/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

iv) Thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp số liệu đo đếm cho các đơn vị có liên quan. Chịu trách nhiệm về sự đầy đủ, chính xác của các số liệu đo đếm thu thập được.

v) Tham gia nghiệm thu, kiểm tra, xử lý sự cố, thay thế, loại bỏ HTTTSL tại các vị trí đo đếm ranh giới.

vi) Xây dựng quy trình quản lý vận hành, xử lý sự cố HTTTSL đặt tại EVN và quy trình phối hợp quản lý vận hành, xử lý sự cố HTTTSL tại đơn vị QLVH HTĐĐ.

5. Trách nhiệm của EPTC:

a) Làm đầu mối và chủ trì trong việc thoả thuận về đo đếm điện năng với Công ty phát điện (kể cả đơn vị phát điện ngoài EVN sở hữu NMĐ có công suất trên 30MW), NPT, TCTĐL, KHSDĐ.

b) Thỏa thuận, phối hợp với Công ty phát điện, NPT, TCTĐL, đơn vị QLSLĐĐ, TNĐ trong việc quản lý, bảo mật, cung cấp, xác nhận số liệu đo đếm; nghiệm thu, kiểm tra, kiểm định, xử lý sự cố, thay thế, loại bỏ HTĐĐ và HTTTSL.

c) Giám sát và phối hợp với Công ty phát điện, NPT, TCTĐL trong việc xác nhận chỉ số công tơ và các số liệu đo đếm điện năng làm căn cứ thanh toán tiền điện của các bên. Căn cứ số liệu đo đếm thực hiện thanh quyết toán điện năng giao nhận của các bên.

Page 13: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 11/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

CHƯƠNG II

YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG ĐO ĐẾM

VÀ HỆ THỐNG THU THẬP SỐ LIỆU ĐO ĐẾM

Điều 4: Yêu cầu chung của HTĐĐ

1. Các thiết bị thuộc HTĐĐ phải đảm bảo tính pháp lý theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường như: quy định về phê duyệt mẫu phương tiện đo, quy định về việc thử nghiệm, kiểm định phương tiện đo. Các đơn vị chỉ được phép sử dụng các thiết bị đo đếm tại các vị trí ranh giới giao nhận điện sau khi đã đảm bảo đầy đủ tính pháp lý theo quy định của Nhà nước.

2. Các thiết bị thuộc HTĐĐ phải đảm bảo phù hợp yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu về quản lý trong giao nhận điện năng theo quy định của Nhà nước và quy định của EVN. Công tơ đo đếm điện năng phải tương thích với HTTTSL hiện có của EVN nhằm tạo thuận lợi trong công tác sản xuất, kinh doanh điện năng của EVN. Không sử dụng kết hợp công tơ đo đếm điện năng trong mục đích điều khiển, bảo vệ an toàn điện.

Điều 5: Cấu hình của HTĐĐ điện năng

Cấu hình của HTĐĐ điện năng bao gồm:

1. Biến dòng điện;

2. Biến điện áp;

3. Công tơ đo đếm điện năng;

4. Mạch nhị thứ đo đếm;

5. Thiết bị bảo vệ an toàn: tủ công tơ, aptomat, chống sét;

6. Hộp đấu nối phục vụ thử nghiệm;

7. Thiết bị phục vụ thu thập số liệu đo đếm và đường truyền số liệu;

8. Thiết bị đấu nối trung gian; thiết bị logic phục vụ chuyển đấu nối mạch điện áp, dòng điện (nếu có).

Điều 6: Yêu cầu kỹ thuật của công tơ đo đếm điện năng

1. Yêu cầu kỹ thuật chung:

a) Là công tơ điện tử đa chức năng, lập trình được.

b) Kết cấu đo kiểu 3 pha 4 dây, 3 phần tử.

Page 14: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 12/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

c) Có khả năng kết nối với máy tính, modem truyền số liệu để đọc số liệu tại chỗ và từ xa, đảm bảo phù hợp về giao thức, mô hình kết nối và phần mềm thu thập số liệu đo đếm của EVN.

d) Được cấp nguồn từ hệ thống điện áp thứ cấp đo lường và phải đảm bảo duy trì hoạt động khi mất điện áp 1 hoặc 2 pha bất kỳ. Công tơ có thể có thêm chức năng cấp nguồn ngoài dự phòng để đọc số liệu khi mất điện lưới, nhưng việc cấp nguồn dư phòng cho công tơ phải đảm bảo sự hoạt động chính xác của công tơ.

e) Có các vị trí kẹp chì niêm phong đảm bảo không thể tiếp cận với các đầu cực đấu dây và thay đổi các thông số cài đặt trong công tơ nếu không phá bỏ chì niêm phong.

f) Điện áp danh định:

- Đối với HTĐĐ cấp điện áp từ 1000V trở lên, điện áp danh định của công tơ (pha-đất/pha-pha): 57,7/100(V) hoặc 63,5/110(V)

- Đối với HTĐĐ hạ thế, điện áp danh định của công tơ (pha-đất/pha-pha): 230/400(V)

- Trong trường hợp sử dụng công tơ có điện áp dải rộng thì dải điện áp của công tơ phải bao trùm các giá trị điện áp nêu trên.

g) Dòng điện danh định: 1(A) hoặc 5(A)

h) Tần số làm việc: 50Hz ± 2%

i) Các yêu cầu về cơ, điện, điều kiện khí hậu, yêu cầu về độ chính xác phải phù hợp theo các tiêu chuẩn IEC: 62053-21:2003, 62053-22:2003, 62053-23:2003; các TCVN: 7589-21:2007, 7589-22:2007; hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương.

2. Yêu cầu về chức năng:

a) Các bộ ghi điện năng tổng:

- Điện năng tác dụng tổng theo hai chiều giao và nhận

- Điện năng phản kháng của các góc phần tư (QI, QII, QIII, QIV).

b) Các bộ ghi công suất:

- Công suất tác dụng theo hai chiều giao và nhận.

- Công suất phản kháng của các góc phần tư (QI, QII, QIII, QIV).

c) Các đại lượng đo lường khác: công suất tác dụng tức thời, công suất phản

Page 15: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 13/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

kháng tức thời, dòng điện, điện áp, góc pha, hệ số công suất, tần số.

d) Các bộ ghi điện năng theo thời gian sử dụng (bộ ghi biểu giá):

- Có ít nhất 8 thanh ghi điện năng theo thời gian sử dụng. Nội dung từng thanh ghi được định nghĩa theo nhu cầu của người sử dụng.

- Mỗi thanh ghi có thể lập trình thời gian kích hoạt một cách độc lập nhau.

- Các thanh ghi điện năng theo thời gian đã kích hoạt phải được chỉ thị báo hiệu trên màn hình hiển thị.

e) Các bộ ghi công suất tác dụng cực đại theo thời gian sử dụng:

- Có ít nhất 8 thanh ghi công suất tác dụng cực đại. Nội dung từng thanh ghi được định nghĩa theo nhu cầu của người sử dụng.

- Mỗi thanh ghi có thể lập trình thời gian kích hoạt một cách độc lập.

- Các thanh ghi công suất tác dụng cực đại đã kích hoạt phải được chỉ thị báo hiệu trên màn hình hiển thị.

- Công suất tác dụng cực đại sẽ đặt về giá trị “0” khi công tơ thực hiện reset chốt chỉ số tự động hoặc bằng tay.

f) Biểu giá theo thời gian trong ngày

- Có khả năng lập trình được ít nhất 8 biểu giá theo thời gian trong ngày bởi người sử dụng

- Thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi biểu giá được ấn định bằng giờ và phút bất kỳ trong ngày

g) Biểu giá thay thế:

- Công tơ có khả năng thay thế biểu giá cũ bằng biểu giá mới tại một thời điểm trong tương lai được lập trình bởi người sử dụng (trong thời gian chờ biểu giá mới được kích hoạt, biểu giá cũ vẫn có hiệu lực).

h) Khoảng thời gian tích phân:

- Khoảng thời gian tích phân có thể lập trình theo các giá trị sau: 1, 5, 10, 15, 20, 30, 60 phút.

i) Đồng hồ thời gian thực:

- Đồng hồ thời gian thực trong công tơ được cấp nguồn nuôi bằng pin dự phòng trong công tơ.

- Đồng hồ thời gian thực phải thể hiện được giờ, phút, giây theo định dạng

Page 16: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 14/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

hh:mm:ss

- Đồng hồ thời gian của công tơ phải đảm bảo độ trôi thời gian của đồng hồ không quá ± 1,2 giây/ngày tại nhiệt độ làm việc bình thường của công tơ.

j) Chốt chỉ số và lưu trữ số liệu hóa đơn (Billing value):

- Công tơ có khả năng tự động chốt chỉ số vào cuối mỗi chu kỳ tính hóa đơn và được lập trình bởi người sử dụng. Số lần thực hiện chốt chỉ số tự động tối thiểu là 12 lần/năm.

- Tối thiểu phải lưu trữ được số liệu của 12 hóa đơn gần nhất.

- Mỗi hóa đơn của công tơ phải ghi lại các số liệu sau đây:

+ Thời điểm bắt đầu và kết thúc chu kỳ tính hoá đơn.

+ Điện năng tác dụng tổng theo hai chiều giao và nhận.

+ Điện năng phản kháng của các góc phần tư (QI, QII, QIII, QIV).

+ Điện năng của từng biểu giá theo hai chiều giao và nhận

+ Công suất tác dụng cực đại của từng biểu giá và thời điểm xảy ra tương ứng của từng giá trị theo hai chiều giao và nhận.

k) Biểu đồ phụ tải:

- Có khả năng lưu trữ biểu đồ phụ tải tối thiểu là 12 tháng tương ứng với trường hợp ghi lại biểu đồ của một đại lượng công suất với khoảng thời gian tích phân bằng 30 phút.

- Công tơ phải có khả năng lập trình lưu trữ riêng lẻ hoặc đồng thời biểu đồ phụ tải của các đại lượng sau:

+ Công suất tác dụng theo chiều nhận.

+ Công suất tác dụng theo chiều giao.

+ Công suất phản kháng của góc phần tư thứ nhất (QI).

+ Công suất phản kháng của góc phần tư thứ hai (QII).

+ Công suất phản kháng của góc phần tư thứ ba (QIII).

+ Công suất phản kháng của góc phần tư thứ tư (QIV).

l) Thông tin quản lý bảo mật:

Công tơ phải ghi lại được sự kiện lập trình thay đổi thông số, cấu hình của công tơ, thời điểm xảy ra của sự kiện và tối thiểu phải bao gồm các thông tin sau:

- Số lần lập trình và thời điểm lập trình cuối cùng;

Page 17: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 15/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

- Số lần thiết lập lại (reset) giá trị thanh ghi điện năng, công suất cự đại và thời điểm reset;

- Sự kiện về thay đổi thời gian của công tơ và thời điểm thay đổi.

m) Mật khẩu công tơ:

Mật khẩu truy cập công tơ phải được phân thành các mức khác nhau để thực hiện độc lập các tác vụ: lập trình cài đặt thông số công tơ, đồng bộ thời gian công tơ, đọc số liệu công tơ. Trong trường hợp các mật khẩu công tơ được thiết lập bằng khóa phần cứng thì các khóa phần cứng này phải có vị trí để kẹp chì niêm phong đảm bảo tránh can thiệp trái phép.

n) Ghi nhận và chỉ thị báo hiệu các sự kiện:

Công tơ phải ghi nhận và chỉ thị báo hiệu được các sự kiện xảy ra như sau:

- Báo lỗi hay hư hỏng phần cứng.

- Mất nguồn cung cấp

- Báo điện áp thấp, điện áp cao

- Báo quá dòng điện.

- Báo mất cân bằng dòng điện giữa các pha.

- Báo ngược chiều công suất.

- Báo sai thứ tự pha điện áp.

- Báo lỗi pha.

- Báo pin sắp hết thời gian sử dụng (hoặc pin yếu).

- Báo tràn bộ ghi

o) Giao tiếp thông tin với công tơ

- Công tơ phải có cổng giao tiếp kiểu quang điện trên bề mặt công tơ.

- Có thể giao tiếp thông tin qua các cổng truyền thông nối tiếp RS232 vàRS485 tích hợp trên công tơ.

- Công tơ có khả năng truyền thông với máy tính hoặc với modem truyền số liệu.

- Công tơ có khả năng kết nối theo kiểu chuỗi (multi-connection) thông qua cổng truyền thông RS232 và RS485.

- Ngoài các cổng giao tiếp bắt buộc trên, công tơ có thể có thêm cổng truyền

Page 18: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 16/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

thông qua Ethernet.

p) Phần mềm lập trình công tơ:

- Được sử dụng để lập trình cài đặt công tơ và đọc số liệu công tơ tại chỗ hoặc từ xa.

- Phần mềm tương thích với mọi phiên bản của công tơ, không hạn chế về thời gian sử dụng, số lượng máy tính và số lần cài đặt vào máy tính.

- Chạy trong hệ điều hành Windows XP và Windows có phiên bản mới hơn.

- Chương trình có khả năng xuất các số liệu đọc từ công tơ thành file có định dạng phù hợp cho phép kết nối với chương trình bảng tính và quản lý cơ sở dữ liệu như Excel hoặc MS Access hoặc MS SQL hoặc ORACLE.

3. Yêu cầu về cấp chính xác:

a) Đối với HTĐĐ cấp điện áp từ 110kV trở lên:

i) Công tơ đo đếm chính (ngoại trừ công tơ đo đếm điện năng của tụ bù hoặc máy cắt nối 100) phải đạt cấp chính xác tối thiểu là 0,2 với điện năng tác dụng theo tiêu chuẩn IEC 62053-22 hoặc TCVN 7589-22:2007 hoặc tiêu chuẩn khác tương đương.; 2,0 với điện năng phản kháng theo tiêu chuẩn IEC 62053-23 hoặc tiêu chuẩn khác tương đương. Đối với công tơ đo đếm điện năng của tụ bù hoặc máy cắt nối 100, áp dụng cấp chính xác như công tơ đo đếm dự phòng;

ii) Công tơ đo đếm dự phòng phải đạt cấp chính xác tối thiểu là 0,5 với điện năng tác dụng theo tiêu chuẩn IEC 62053-22 hoặc TCVN 7589-22:2007hoặc tiêu chuẩn khác tương đương; 2,0 với điện năng phản kháng theo tiêu chuẩn IEC 62053-23 hoặc tiêu chuẩn khác tương đương.

b) Đối với HTĐĐ cấp điện áp dưới 110kV và lớn hơn 0,4kV:

Công tơ đo đếm chính và công tơ đo đếm dự phòng (nếu có) phải đạt cấp chính xác tối thiểu là 0,5 với điện năng tác dụng theo tiêu chuẩn IEC 62053-22 hoặc TCVN 7589-22:2007 hoặc tiêu chuẩn khác tương đương; 2,0 với điện năng phản kháng theo tiêu chuẩn IEC 62053-23 hoặc tiêu chuẩn khác tương đương.

c) Đối với HTĐĐ cấp điện áp 0,4kV:

Công tơ đo đếm chính và công tơ đo đếm dự phòng (nếu có) phải đạt cấp chính xác tối thiểu là 1,0 với điện năng tác dụng theo tiêu chuẩn IEC 62053-21hoặc TCVN 7589-21:2007 hoặc tiêu chuẩn khác tương đương; 2,0 với điện

Page 19: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 17/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

năng phản kháng theo tiêu chuẩn IEC 62053-23 hoặc tiêu chuẩn khác tương đương.

Điều 7: Yêu cầu kỹ thuật của CT sử dụng đo đếm điện năng

1. Yêu cầu kỹ thuật chung:

a) Có các cuộn dây thứ cấp dùng cho các mục đích đo lường, bảo vệ độc lập nhau. Cuộn thứ cấp đo lường cấp điện cho công tơ phải là cuộn riêng biệt. Đối với CT phục vụ đo đếm dự phòng, cuộn thứ cấp đo lường có thể dùng chung cho cả công tơ đo đếm và thiết bị đo lường khác. Dung lượng của các cuộn thứ cấp phải phù hợp với tải mạch nhị thứ. Để đảm bảo đo đếm chính xác, dung lượng cuộn thứ cấp dành cho đo đếm phải phù hợp với tải mạch nhị thứ đo đếm và không được vượt quá 400% tải mạch nhị thứ đo đếm (bao gồm cả công tơ đo đếm).

b) Giá trị dòng điện thứ cấp danh định của CT phải là: 1(A) hoặc 5(A). Giá trị dòng điện sơ cấp danh định của CT phải phù hợp với giá trị dòng điện sơ cấp của tải thực tế và không được vượt quá 120% dòng điện sơ cấp của tải thực tế được tính toán theo chế độ vận hành cực đại.

c) Có vị trí niêm phong kẹp chì tại nắp hộp đấu dây cuộn thứ cấp đo lường cấp cho các thiết bị đo lường và công tơ đo đếm điện năng đảm bảo không thể tác động vào mạch điện đấu nối nếu không phá bỏ niêm phong.

2. Yêu cầu về cấp chính xác:

a) Đối với HTĐĐ cấp điện áp từ 110kV trở lên:

i) CT đo đếm chính (ngoại trừ CT đo đếm điện năng của tụ bù hoặc máy cắt nối 100) phải đạt cấp chính xác 0,2 theo tiêu chuẩn IEC 60044-1 hoặc TCVN 7697-1:2007 hoặc tiêu chuẩn khác tương đương. Đối với CT đo đếm điện năng của tụ bù hoặc máy cắt nối 100, áp dụng cấp chính xác như CT đo đếm dự phòng;

ii) CT đo đếm dự phòng phải đạt cấp chính xác 0,5 theo tiêu chuẩn IEC 60044-1 hoặc TCVN 7697-1:2007 hoặc tiêu chuẩn khác tương đương.

b) Đối với HTĐĐ cấp điện áp dưới 110kV:

CT đo đếm chính và CT đo đếm dự phòng (nếu có) phải đạt cấp chính xác 0,5 theo tiêu chuẩn IEC 60044-1 hoặc TCVN 7697-1:2007 hoặc tiêu chuẩn khác tương đương.

Điều 8: Yêu cầu kỹ thuật của VT sử dụng đo đếm điện năng

1. Yêu cầu kỹ thuật chung:

Page 20: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 18/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

a) Có các cuộn dây thứ cấp dùng cho các mục đích đo lường, bảo vệ độc lập nhau. Cuộn thứ cấp đo lường cấp điện cho công tơ phải là cuộn riêng biệt. Đối với VT phục vụ đo đếm dự phòng, cuộn thứ cấp đo lường có thể dùng chung cho cả công tơ đo đếm và thiết bị đo lường khác. Dung lượng của các cuộn thứ cấp phải phù hợp với tải mạch nhị thứ. Để đảm bảo đo đếm chính xác, dung lượng cuộn thứ cấp dành cho đo đếm phải phù hợp với tải mạch nhị thứ đo đếm và không vượt quá 400% tải mạch nhị thứ đo đếm (bao gồm cả công tơ đo đếm).

b) Giá trị điện áp thứ cấp danh định (pha-đất/pha-pha) là 57,7/100(V) hoặc 63,5/110(V);

c) Có vị trí kẹp chì niêm phong tại nắp hộp đấu dây cuộn thứ cấp đo lường cấp cho các thiết bị đo lường và công tơ đo đếm điện năng đảm bảo không thể tác động vào mạch điện đấu nối nếu không phá bỏ niêm phong.

2. Yêu cầu về cấp chính xác:

a) Đối với HTĐĐ cấp điện áp từ 110kV trở lên:

i) VT đo đếm chính (ngoại trừ CT đo đếm điện năng của tụ bù hoặc máy cắtnối 100) phải đạt cấp chính xác 0,2 theo tiêu chuẩn IEC 60044-2 hoặc TCVN 7697-2:2007 hoặc tiêu chuẩn khác tương đương đối với VT kiểu cảm ứng; tiêu chuẩn IEC 60044-5 hoặc tiêu chuẩn khác tương đương đối với VT kiểu tụ; Đối với VT đo đếm điện năng của tụ bù hoặc máy cắt nối 100, áp dụngcấp chính xác như VT đo đếm dự phòng;

ii) VT đo đếm dự phòng phải đạt cấp chính xác 0,5 theo tiêu chuẩn IEC 60044-2 hoặc TCVN 7697-2:2007 hoặc tiêu chuẩn khác tương đương đối với VT kiểu cảm ứng; tiêu chuẩn IEC 60044-5 hoặc tiêu chuẩn khác tương đương đối với VT kiểu tụ.

b) Đối với HTĐĐ cấp điện áp dưới 110kV:

VT đo đếm chính và VT đo đếm dự phòng (nếu có) phải đạt cấp chính xác 0,5 theo tiêu chuẩn IEC 60044-2 hoặc TCVN 7697-2:2007 hoặc tiêu chuẩn khác tương đương đối với VT kiểu cảm ứng; theo tiêu chuẩn IEC 60044-5 hoặc tiêu chuẩn khác tương đương đối với VT kiểu tụ.

Điều 9: Lắp đặt, sử dụng chủng loại công tơ đo đếm mới

1. Việc đưa vào sử dụng chủng loại công tơ mới tại các vị trí đo đếm ranh giới phải đảm bảo các điều kiện sau:

a) Công tơ đảm bảo đúng quy định về phê duyệt mẫu phương tiện đo của cơ quan quản lý Nhà nước về Đo lường;

Page 21: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 19/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

b) Công tơ phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về công tơ đo đếm điện năng quy định tại Điều 6, Chương 2 của Quy định này;

c) Các chức năng và hoạt động của công tơ phải được TNĐ và đơn vị QLSLĐĐkhẳng định phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu quản lý vận hành và thu thập số liệu của công tơ.

2. Căn cứ vào khả năng hỗ trợ của HTTTSL của EVN và sự đảm bảo phù hợp về yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu quản lý vận hành của từng loại công tơ, EVN sẽ công bố danh sách các loại công tơ được sử dụng tại các vị trí đo đếm ranh giới. Hằng năm, EVN sẽ xem xét và cập nhật các chủng loại công tơ mới (nếu công tơ phù hợp với quy định tại khoản 1 của Điều này) vào danh sách các loại công tơ được sử dụng tại các vị trí đo đếm ranh giới.

3. Các đơn vị có trách nhiệm báo cáo, đề xuất với EVN khi muốn đưa vào lắp đặt, sử dụng chủng loại công tơ mới. Căn cứ đề xuất của các đơn vị, EVN sẽ xem xét tính pháp lý, sự đảm bảo phù hợp về yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu quản lý và sự tương thích của công tơ với HTTTSL của EVN. Công tơ chủng loại mới chỉ được đưa vào sử dụng sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của EVN.

Điều 10: Yêu cầu kỹ thuật của mạch đo đếm

1. Mạch nhị thứ của HTĐĐ phải được đấu nối theo sơ đồ có kết cấu đo 3 pha 4 dây, 3 phần tử.

2. Phụ tải mạch thứ cấp CT, VT (bao gồm cả công tơ đo đếm) không được vượt quá dung lượng định mức của CT, VT.

3. Cuộn thứ cấp của CT, VT cấp điện cho công tơ của HTĐĐ chính không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác và HTĐĐ chính phải hoàn toàn độc lập với HTĐĐ dự phòng. Cáp nhị thứ của HTĐĐ chính phải đi riêng và nối trực tiếp từ hộp đấu dây của CT, tủ trung gian của VT đến tủ công tơ mà không qua hàng kẹp trung gian nào nữa.

4. Trường hợp mạch điện áp hoặc dòng điện của HTĐĐ dự phòng sử dụng chung với các thiết bị đo lường khác, phải đảm bảo không làm ảnh hưởng tới độ chính xác của HTĐĐ và đủ điều kiện thực hiện kẹp chì niêm phong toàn bộ mạch dòng điện, thiết bị đo lường, công tơ đo đếm điện năng và các vị trí đấu nối.

5. Tiết diện và chiều dài dây dẫn nối công tơ với CT hoặc VT phải đảm bảo CT hoặc VT hoạt động chính xác. Để đảm bảo độ bền cơ học cần thiết, tiết diện dây dẫn của mạch nhị thứ đo đếm tối thiểu phải là 4mm2. Cáp mạch nhị thứ đo đếm phải là cáp đồng, có vỏ bọc hai lớp cách điện, được đi theo đường ngắn nhất từ CT, VT đến tủ công tơ, số lượng điểm nối qua hàng kẹp là ít nhất và phải có đủ điều kiện thực hiện biện pháp kẹp chì niêm phong tủ hoặc hàng kẹp đấu nối.

Page 22: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 20/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

6. Trường hợp công tơ được cấp điện áp (hoặc dòng điện) từ hai nguồn trở lên thông qua bộ chuyển mạch điện áp (hoặc dòng điện) thì bộ chuyển mạch phải được thiết kế hoạt động theo cơ chế chuyển mạch logic và tự động, có đủ điều kiện kẹp chì niêm phong.

7. Các hộp nối thí nghiệm phải được lắp đặt để phục vụ cho việc thử nghiệm, kiểm tra thiết bị đo đếm và đủ điều kiện kẹp chì niêm phong.

Điều 11: Yêu cầu kỹ thuật của HTTTSL tại các vị trí đo đếm

1. Tại mỗi vị trí đo đếm, công tơ phải được kết nối với HTTTSL tại chỗ và HTTTSL của EVN.

2. Cổng thông tin, thiết bị truyền tin tích hợp của công tơ phải cho phép thực hiện kết nối giữa công tơ với máy tính đặt tại chỗ và HTTTSL của EVN. Số liệu đo đếm thu thập tại máy tính đặt tại chỗ phải được truyền về máy tính chủ lưu trữ số liệu đo đếm đặt tại EVN.

3. Môi trường truyền số liệu có thể sử dụng là các hệ thống hữu tuyến hoặc vô tuyến. Ưu tiên sử dụng phương thức thu thập số liệu đo đếm từ xa qua các dịch vụ như: kênh thuê riêng, LAN/WAN hoặc mạng Internet.

4. Thiết bị thông tin ghép nối với công tơ đo đếm điện năng phải được đảm bảo chống sét để tránh ảnh hưởng của xung sét lan truyền qua mạng thông tin gây hư hỏng cho công tơ.

5. Các thiết bị được lắp đặt trong tủ bảng phải phù hợp yêu cầu an toàn và thuận tiện cho công tác quản lý.

6. HTTTSL tại các vị trí đo đếm phải có các chức năng sau đây:

a) Thực hiện thu thập số liệu đo đếm theo hình thức tự động theo lịch định trướchoặc thủ công.

b) Thực hiện truyền số liệu đo đếm về máy tính chủ đặt tại EVN theo hình thứctự động theo lịch định trước hoặc thủ công.

c) Quản lý danh sách điểm đo, thời gian, lịch thu thập số liệu. Quản lý và lưu trữ số liệu đo đếm trên máy tính đặt tại NMĐ hoặc trạm điện sau khi đọc từ công tơ

d) Quản lý việc truy cập hệ thống bao gồm tên người sử dụng và quyền truy cập hệ thống.

Điều 12: Yêu cầu đối với vị trí lắp đặt công tơ

1. Để đảm bảo điều kiện môi trường cho công tơ hoạt động tin cậy, ổn định và thuận lợi cho việc quản lý, thu thập số liệu đo đếm, kiểm tra, kiểm định định kỳ công tơ

Page 23: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 21/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

trong quá trình vận hành, các công tơ phải được lắp đặt tập trung trong tủ công tơ. Tủ công tơ đặt trong nhà hoặc nơi khô ráo có mái che nắng, mưa và phải đảm bảo nhiệt độ thường xuyên trong tủ không quá 450C, độ ẩm tương đối không quá 75%. Trong trường hợp tủ công tơ không đảm bảo điều kiện nhiệt độ và độ ẩm theo yêu cầu thì cần phải trang bị thêm hệ thống làm mát và sấy khô cho tủ công tơ.

2. Tủ công tơ phải phải có khóa bảo vệ và được thiết kế thành hai ngăn phía trước và phía sau. Ngăn phía trước để lắp đặt công tơ và các thiết bị phục vụ thử nghiệm, có khóa bảo vệ. Ngăn phía sau để lắp đặt mạch nhị thứ đo đếm, có khóa bảo vệ và vị trí để kẹp chì niêm phong cửa tủ.

Điều 13: Yêu cầu kẹp chì niêm phong và bảo mật HTĐĐ

1. Toàn bộ HTĐĐ bao gồm hộp đấu dây CT, VT, công tơ đo đếm điện năng, hàng kẹp, con nối, mạch dòng điện, mạch điện áp, thiết bị phụ trợ, mạch logic chuyển đổi, ngăn tủ công tơ lắp đặt mạch nhị thứ đo đếm, mạch thông tin phải được kẹp chì niêm phong để chống can thiệp trái phép.

2. Số liệu đo đếm điện năng sau khi được đọc và truyền về máy tính đặt tại NMĐ hoặc trạm điện phải được mã hóa để tránh sự thay đổi trái phép trước khi được truyền về máy tính chủ lưu trữ số liệu đo đếm tại EVN.

3. Chương trình phần mềm quản lý, đọc và truyền số liệu đo đếm điện năng phải được bảo mật bằng nhiều cấp mật khẩu để đảm bảo tính bảo mật, chính xác và tin cậy của số liệu đo đếm.

Page 24: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 22/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

CHƯƠNG III

THỎA THUẬN, LẮP ĐẶT, QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐO ĐẾM VÀ HỆ THỐNG THU THẬP SỐ LIỆU ĐO ĐẾM

Điều 14: Thỏa thuận về đo đếm điện năng

1. Nguyên tắc thực hiện thỏa thuận về đo đếm điện năng:

a) Thỏa thuận về đo đếm điện năng phải được thực hiện khi phát sinh vị trí đo đếm ranh giới mới và là căn cứ để mua sắm, lắp đặt thiết bị thuộc HTĐĐ và HTTTSL phục vụ việc giao nhận điện năng.

b) Đơn vị đầu tư HTĐĐ phải tiến hành thoả thuận về đo đếm điện năng với EPTC.Đối với công trình điện được đầu tư mới hoàn toàn, thỏa thuận về đo đếm điện năng phải được thực hiện trong vòng 60 ngày kể từ sau khi đạt được thỏa thuận về đấu nối. Đối với công trình điện đang vận hành, khi có thay đổi hoặc phát sinh mới vị trí đo đếm, thỏa thuận về đo đếm điện năng phải được thực hiện ngay sau khi phát sinh nhu cầu.

c) EPTC là đơn vị làm đầu mối trong việc thỏa thuận đo đếm điện năng với đơn vị đầu tư HTĐĐ (kể cả đơn vị phát điện ngoài EVN sở hữu NMĐ có công suất trên 30MW) và các đơn vị có giao nhận điện liên quan. Đối với các NMĐ hoặc trạm điện có giao nhận điện năng đồng thời giữa ba đơn vị (Công ty phát điện –NPT – TCTĐL hoặc NPT – TCTĐL – KHSDĐ), EPTC phải thực hiện lấy ý kiến của đơn vị có giao nhận điện liên quan (NPT hoặc/và TCTĐL) về thỏa thuận đo đếm điện năng tại NMĐ hoặc trạm điện đó.

d) Hồ sơ đề nghị thỏa thuận về đo đếm điện năng bao gồm:

i) Thuyết minh về HTĐĐ trong đó mô tả: vị trí đo đếm; lựa chọn các thông số kỹ thuật của thiết bị đo đếm (trong đó bao gồm: điện áp, dòng điện định mức, tỷ số biến, dung lượng, cấp chính xác) phù hợp với các tham số tính toán thiết kế cơ sở; giải pháp đấu nối mạch nhị thứ đo đếm, kẹp chì niêm phong HTĐĐ; giải pháp thu thập và truyền số liệu đo đếm của công tơ.

ii) Các bản vẽ liên quan, bao gồm:

- Sơ đồ đấu nối NMĐ hoặc trạm điện vào hệ thống điện quốc gia;

- Sơ đồ một sợi phần nhất thứ của NMĐ hoặc trạm điện – nơi đặt HTĐĐ;

- Sơ đồ nguyên lý đo lường và bảo vệ của NMĐ hoặc trạm điện;

- Sơ đồ mạch điện nhị thứ HTĐĐ của NMĐ hoặc trạm điện;

Page 25: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 23/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

- Sơ đồ đấu nối HTTTSL;

- Sơ đồ thể hiện việc đấu nối mạch nhị thứ đo đếm tại hộp đấu dây của CT, VT, tủ trung gian đến tủ công tơ và công tơ, vị trí kẹp chì niêm phong.

iii) Các văn bản:

- Văn bản đề nghị thỏa thuận về đo đếm điện năng của đơn vị đầu tư HTĐĐ;

- Văn bản phê duyệt đấu nối của EVN hoặc văn bản đồng ý thỏa thuận đấu nối của đơn vị quản lý lưới điện.

2. Nguyên tắc xác định vị trí đo đếm:

a) Tại các NMĐ có giao nhận điện giữa Công ty phát điện với NPT (hoặc TCTĐL), các vị trí đo đếm được xác định theo quy định tương ứng tại Quyết định số 02/2007/QĐ-BCN ngày 09/01/2007 của Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công Thương) và các Thông tư số 27/2009/TT-BCT ngày 25/09/2009, Thông tư số 12/2010/TT-BCT ngày 15/04/2010 và Thông tư số 32/2010/TT-BCT ngày 30/07/2010 của Bộ Công Thương.

b) Tại các trạm điện của NPT có giao nhận điện giữa NPT với TCTĐL:

i) Trường hợp NPT có giao nhận điện với duy nhất một TCTĐL: Vị trí đo đếm chính được xác định tại lộ tổng điện áp 110KV của MBA hạ áp500(220)/110kV và lộ tổng điện áp dưới 110KV (nếu có) của MBA hạ áp220(110)/35(22;10;6)kV. Vị trí đo đếm dự phòng được xác định tại các lộ xuất tuyến tương ứng (mô tả chi tiết ở khoản 1 của phụ lục 1);

ii) Trường hợp NPT có giao nhận điện với hai TCTĐL trở lên: Vị trí đo đếm chính được xác định tại các lộ xuất tuyến điện áp 110KV và các lộ xuất tuyến điện áp dưới 110KV (nếu có) của MBA hạ áp. Vị trí đo đếm dự phòng được xác định tại các lộ tổng tương ứng (mô tả chi tiết ở khoản 2 của phụ lục 1).

iii) Đo đếm điện năng tự dùng của trạm điện được xác định tại phía hạ áp của máy biến áp tự dùng.

3. Trách nhiệm của Công ty phát điện (hoặc Ban QLDA):

a) Lập và gửi hồ sơ đề nghị thỏa thuận về đo đếm điện năng cho EPTC đối với các vị trí đo đếm của NMĐ, trừ trường hợp HTĐĐ tại các vị trí đo đếm đó là do NPT, TCTĐL hoặc KHSDĐ đầu tư theo thỏa thuận khác. Trong trường hợp có các vị trí đo đếm của NMĐ đặt tại trạm điện của đơn vị khác thì Công ty phát điện (hoặc Ban QLDA) phải gửi hồ sơ thỏa thuận cho cả EPTC và đơn vị quản

Page 26: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 24/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

lý trạm điện đó.

b) Trong vòng 05(năm) ngày kể từ khi nhận được yêu cầu thỏa thuận của EPTC, Công ty phát điện (hoặc Ban QLDA) phải có ý kiến thỏa thuận về nội dung hồ sơ thỏa thuận và gửi cho EPTC.

4. Trách nhiệm của NPT:

a) Lập và gửi hồ sơ đề nghị thỏa thuận về đo đếm điện năng cho EPTC đối với các vị trí đo đếm đặt tại trạm điện của NPT, trừ trường hợp HTĐĐ tại các vị trí đo đếm đó là do các đơn vị có đấu nối với lưới điện truyền tải đầu tư theo thỏa thuận khác. Trong trường hợp có các vị trí đo đếm do NPT đầu tư đặt tại trạm điện của đơn vị có đấu nối với lưới điện truyền tải thì NPT phải gửi hồ sơ thỏa thuận cho cả EPTC và đơn vị có đấu nối với lưới điện truyền tải đó.

b) Trong vòng 05(năm) ngày kể từ khi nhận được yêu cầu thỏa thuận của EPTC, NPT phải có ý kiến thỏa thuận về nội dung hồ sơ thỏa thuận và gửi cho EPTC.

5. Trách nhiệm của TCTĐL:

a) Lập và gửi hồ sơ đề nghị thỏa thuận về đo đếm điện năng cho EPTC đối với các vị trí đo đếm đặt tại trạm điện của TCTĐL, trừ trường hợp HTĐĐ tại các vị trí đo đếm đó là do Công ty phát điện, NPT hoặc KHSDĐ đầu tư theo thỏa thuận khác. Trong trường hợp có các vị trí đo đếm do TCTĐL đầu tư đặt tại trạm điện của đơn vị khác thì TCTĐL phải gửi hồ sơ thỏa thuận cho cả EPTC và đơn vị quản lý trạm điện đó.

b) Trong vòng 05(năm) ngày kể từ khi nhận được yêu cầu thỏa thuận của EPTC, TCTĐL phải có ý kiến thỏa thuận về nội dung hồ sơ thỏa thuận và gửi cho EPTC.

6. Trách nhiệm của đơn vị QLSLĐĐ:

a) Tham gia phối hợp với EPTC và đơn vị đầu tư HTĐĐ thỏa thuận, thống nhất thiết kế kỹ thuật HTTTSL tại các vị trí đo đếm.

b) Trong vòng 05(năm) ngày kể từ khi nhận được yêu cầu thỏa thuận của EPTC, đơn vị QLSLĐĐ phải có ý kiến thỏa thuận về nội dung thiết kế kỹ thuật HTTTSL và gửi cho EPTC.

7. Trách nhiệm của EPTC:

a) Làm đầu mối, chủ trì phối hợp với đơn vị đầu tư HTĐĐ, đơn vị có giao nhận điện liên quan và đơn vị QLSLĐĐ thỏa thuận, thống nhất về vị trí đo đếm, phương thức giao nhận điện, thiết kế kỹ thuật HTĐĐ và HTTTSL tại các vị trí đo đếm.

Page 27: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 25/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

b) Trong vòng 05(năm) ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị thỏa thuận về đo đếm điện năng của đơn vị đầu tư HTĐĐ gửi đến, EPTC có trách nhiệm xem xét sự phù hợp của hồ sơ theo quy định tại điểm d khoản 1 của Điều này. Trong trường hợp cần bổ sung, hiệu chỉnh hồ sơ thỏa thuận cho phù hợp với quy định, EPTC yêu cầu đơn vị đầu tư HTĐĐ bổ sung, hiệu chỉnh. Yêu cầu trên của EPTC phải được thông báo cho đơn vị QLSLĐĐ và đơn vị có giao nhận điện liên quan cùng với việc EPTC yêu cầu các đơn vị cùng xem xét và có ý kiến thỏa thuận về nội dung hồ sơ thỏa thuận.

c) Trong vòng 10(mười) ngày tiếp theo, EPTC phải có trách nhiệm đôn đốc đơn vị đầu tư HTĐĐ bổ sung, hiệu chỉnh hồ sơ phù hợp với quy định, đồng thời thu thập ý kiến thỏa thuận của đơn vị QLSLĐĐ và đơn vị có giao nhận điện liên quan về nội dung hồ sơ thỏa thuận.

d) Trong vòng 20(hai mươi) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thỏa thuận về đo đếm điện năng của đơn vị đầu tư HTĐĐ, EPTC phải có văn bản đồng ý thỏa thuận về đo đếm điện năng tại các vị trí đo đếm và gửi cho đơn vị đầu tư HTĐĐ, đơn vị QLSLĐĐ và đơn vị có giao nhận điện liên quan.

e) Trong quá trình thỏa thuận, nếu đơn vị nào chậm đáp ứng yêu cầu thỏa thuận theo thời hạn quy định, EPTC có trách nhiệm báo cáo EVN nêu rõ lý do chậm trễ và đề xuất hướng giải quyết.

Điều 15: Lắp đặt HTĐĐ và HTTTSL

1. Trách nhiệm của đơn vị đầu tư HTĐĐ:

a) Đầu tư, lắp đặt các thiết bị thuộc HTĐĐ và HTTTSL tại vị trí đo đếm;

b) Đảm bảo HTĐĐ và HTTTSL đặt tại chỗ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, phù hợp với thiết kế đã được thỏa thuận và phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật về đo lường có liên quan;

c) Ký hợp đồng với TNĐ tiến hành các công việc sau:

i) Thí nghiệm, kiểm định ban đầu các thiết bị đo đếm trước khi lắp đặt. Đối với các thiết bị đo đếm đã được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường cấp biên bản thí nghiệm và giấy chứng nhận kiểm định đạt yêu cầu và còn thời hạn hiệu lực thì cho phép không thực hiện thí nghiệm, kiểm định lại. Lập trình, cài đặt các thông số làm việc của HTĐĐ phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và theo đúng quy định.

ii) Thí nghiệm xác định tổng trở của mạch nhị thứ đo đếm (bao gồm cả công tơ đo đếm) sau khi lắp đặt.

Page 28: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 26/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

iii) Thực hiện các biện pháp niêm phong kẹp chì các thiết bị đo đếm bao gồm công tơ, CT, VT, thiết bị thử nghiệm, mạch nhị thứ đo đếm, hàng kẹp, tủ đấu nối trung gian đảm bảo tính bảo mật của HTĐĐ.

d) Cung cấp cho đơn vị QLSLĐĐ các thông tin bao gồm vị trí đo đếm, thông số kỹ thuật của các thiết bị thuộc HTĐĐ và HTTTSL; Yêu cầu đơn vị QLSLĐĐcấp phát mã điểm đo cho các HTĐĐ mới lắp đặt.

e) Phối hợp với đơn vị QLSLĐĐ trong quá trình lắp đặt, kiểm tra, thử nghiệm HTTTSL.

2. Trách nhiệm của TNĐ:

a) Thí nghiệm, kiểm định các thiết bị đo đếm, mạch nhị thứ đo đếm; lập trình, cài đặt các thông số làm việc của công tơ theo hợp đồng đã ký kết với đơn vị đầu tư HTĐĐ. Việc thí nghiệm, kiểm định phải tuân thủ các quy trình, quy định hiện hành và phải có biên bản thí nghiệm và giấy chứng nhận kiểm định của các thiết bi đo đếm với kết luận về tính chính xác của thiết bị đo đếm.

b) Cung cấp cho chủ đầu tư các biên bản thí nghiệm, kiểm định của các thiết bị đo đếm, mạch nhị thứ đo đếm; biên bản lập trình, cài đặt các thông số làm việc của HTĐĐ sau khi hoàn thành lắp đặt.

3. Trách nhiệm của đơn vị QLSLĐĐ:

a) Cấp phát mã điểm đo cho các HTĐĐ mới lắp đặt;

b) Phối hợp với đơn vị đầu tư HTĐĐ và các đơn vị liên quan trong quá trình lắp đặt, kiểm tra, thử nghiệm HTTTSL tại các vị trí đo đếm;

c) Cập nhật vào cơ sở dữ liệu đo đếm tại HTTTSL của EVN để đảm bảo việc thu thập và xử lý số liệu đo đếm của HTĐĐ mới lắp đặt. Các thông tin cập nhật bao gồm: tên điểm đo, tên NMĐ hoặc trạm điện, mã điểm đo, đơn vị QLVH HTĐĐ, đơn vị giao nhận điện, phương thức giao nhận điện, hệ số nhân của HTĐĐ.

Điều 16: Quy ước chiều giao nhận điện năng và cài đặt thông số công tơ

1. Quy ước chiều giao nhận điện năng (mô tả bằng hình vẽ tại phụ lục 2):

a) Chiều cực phát của thiết bị đo đếm phía nhất thứ được quy ước thống nhất như sau:

Máy phát => MBA nâng áp => Thanh cái cao áp => Xuất tuyến cao áp, MBA hạ áp => Thanh cái hạ áp => Xuất tuyến hạ áp, MBA tự dùng.

Công tơ đo đếm phải được lập trình sao cho khi đấu nối mạch dòng điện và điện áp vào công tơ theo đúng cực tính thì bộ ghi điện năng theo chiều giao của công tơ sẽ được đếm tích luỹ.

Page 29: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 27/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

b) Gốc giao nhận điện năng giữa các đơn vị được quy ước thống nhất như sau:

NMĐ => đơn vị truyền tải điện => đơn vị phân phối điện => Khách hàng sử dụng điện.

c) Quy ước chiều giao điện năng của công tơ trong các trường hợp cụ thể như sau:

i) Giữa NMĐ với NPT (hoặc TCTĐL nhận điện trực tiếp từ các NMĐ), lấy gốc giao nhận là NMĐ, bộ ghi điện năng theo chiều giao sẽ ghi lại điện năng đi từ NMĐ tới NPT (hoặc TCTĐL).

ii) Giữa NPT với TCTĐL, lấy gốc giao nhận là NPT, bộ ghi điện năng theo chiều giao sẽ ghi lại điện năng đi từ NPT tới TCTĐL.

iii) Giữa TCTĐL với khách hàng sử dụng điện, lấy gốc giao nhận là TCTĐL, bộ ghi điện năng theo chiều giao sẽ ghi lại điện năng đi từ TCTĐL tới khách hàng.

iv) Giữa TCTĐL với TCTĐL, bộ ghi điện năng theo chiều giao được xác định theo thứ tự ưu tiên: đơn vị giao điện là đơn vị QLVH HTĐĐ hoặc là đơn vị luôn luôn có sản lượng điện giao cho đơn vị kia mà không có nhận điện ngược trở lại; hoặc đơn vị giao điện là đơn vị có sản lượng điện giao đi lớnhơn sản lượng điện nhận lại tại điểm đo đếm đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa hai đơn vị.

2. Các thông số cài đặt trong công tơ:

a) Mật khẩu:

- Mật khẩu mức “chỉ đọc”: "M_KH_DOC" hoặc “MKHDOC” (nhằm phục vụ cho việc thu thập số liệu đo đếm của các đơn vị liên quan);

- Mật khẩu mức “đồng bộ thời gian”: do người được giao nhiệm vụ cài đặt quyết định;

- Mật khẩu mức “cài đặt”: do người được giao nhiệm vụ cài đặt quyết định;

b) Biểu giá: theo văn bản quy định về giá bán điện của Nhà nước.

c) Thời gian chốt hóa đơn: 0 giờ 0 phút ngày 01 hằng tháng

d) Tỷ số biến đổi của CT và VT: tương ứng với tỷ số biến đổi của CT, VT lắp đặt thực tế.

e) Sai số của CT, VT phải có giá trị bằng “0”. Thông số này chỉ được sử dụng trong trường hợp đặc biệt với sự đồng ý của EVN.

f) Định dạng hiển thị thời gian: dd:mm:yyyy và hh:mm:ss.

g) Nguồn dao động thời gian công tơ: chọn Crystal.

Page 30: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 28/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

h) Định dạng hiển thị bộ số chỉ thị điện năng:

- Nếu đơn vị hiển thị là MWh (hoặc GWh): hiển thị tối đa 03 chữ số lẻ sau dấu thập phân. Nếu đơn vị hiển thị là kWh: không hiển thị chữ số lẻ sau dấu thập phân.

- Việc lựa chọn đơn vị hiển thị phải đảm bảo sao cho bộ số chỉ thị điện năng trên công tơ không bị quay vượt quá 01(một) vòng trong thời gian tối thiểu là 02(năm).

i) Chế độ Daylight Saving: chọn “No Daylight Saving”.

j) Chỉ thị biểu giá đang kích hoạt: ON.

k) Biểu đồ phụ tải: chọn lưu trữ biểu đồ của 4 kênh phụ tải sau:

- Tổng công suất tác dụng chiều giao;

- Tổng công suất tác dụng chiều nhận;

- Tổng công suất phản kháng chiều giao;

- Tổng công suất phản kháng chiều nhận;

l) Hiển thị:

i) Ở chế độ màn hình cuộn tự động:

- Ngày, tháng, năm và giờ, phút, giây hiện tại;

- Chỉ số điện năng tác dụng chiều giao của biểu tổng và các biểu giá giờ bình thường, cao điểm, thấp điểm;

- Chỉ số điện năng phản kháng chiều giao biểu tổng;

- Chỉ số điện năng tác dụng chiều nhận của biểu tổng và các biểu giá giờ bình thường, cao điểm, thấp điểm;

- Chỉ số điện năng phản kháng chiều nhận biểu tổng;

- Giá trị công suất tác dụng cực đại chiều giao của các giờ bình thường, cao điểm, thấp điểm và thời điểm xảy ra tương ứng;

- Giá trị công suất tác dụng cực đại chiều nhận của các giờ bình thường, cao điểm, thấp điểm và thời điểm xảy ra tương ứng;

ii) Ở chế độ màn hình cuộn thủ công:

- Tỷ số CT, VT;

- Sai số CT, VT;

Page 31: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 29/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

- Tần số;

- Thứ tự pha;

- Điện áp pha A, B,C;

- Dòng điện pha A, B, C;

- Góc Ua-Ia, Ub-Ib, Uc-Ic;

- Cos pha A, B, C, trung bình;

- Công suất tác dụng tức thời pha A, B, C, tổng các pha;

- Công suất phản kháng tức thời pha A, B, C, tổng các pha;

- Chỉ số chốt điện năng tác dụng chiều giao của biểu tổng và các biểu giá giờ bình thường, cao điểm, thấp điểm;

- Chỉ số chốt điện năng phản kháng chiều giao biểu tổng;

- Chỉ số chốt điện năng tác dụng chiều nhận của biểu tổng và các biểu giá giờ bình thường, cao điểm, thấp điểm;

- Chỉ số chốt điện năng phản kháng chiều nhận biểu tổng;

- Giá trị chốt công suất tác dụng cực đại chiều giao của các giờ bình thường, cao điểm, thấp điểm và thời điểm xảy ra tương ứng;

- Giá trị chốt công suất tác dụng cực đại chiều nhận của các giờ bình thường, cao điểm, thấp điểm và thời điểm xảy ra tương ứng;

- Số lần chốt hóa đơn và thời điểm chốt hóa đơn lần cuối (nếu có);

- Số lần lập trình và thời điểm lập trình lần cuối (nếu có);

- Số lần mất điện áp pha, mất nguồn cung cấp.

m) Ngoài các thông số bắt buộc nêu trên, tùy theo nhu cầu quản lý của mình từng đơn vị có thể yêu cầu TNĐ cài đặt thêm các thông số khác nếu công tơ có khả năng đáp ứng, nhưng phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến yêu cầu quản lý của EVN.

Điều 17: Cài đặt và quản lý mật khẩu công tơ

1. Nguyên tắc chung:

a) Mật khẩu công tơ phải được chia thành 03(ba) mức truy cập khác nhau nhằm phục vụ yêu cầu quản lý vận hành công tơ và được quy ước như sau:

i) Mức “chỉ đọc”: Cho phép người sử dụng đọc toàn bộ thông số cài đặt của

Page 32: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 30/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

công tơ. Mức mật khẩu này được sử dụng để thu thập số liệu công tơ tại chỗ hoặc từ xa.

ii) Mức “đồng bộ thời gian”: Cho phép người sử dụng đọc toàn bộ thông số cài đặt của công tơ và thay đổi thời gian của công tơ. Mức mật khẩu này được sử dụng trong trường hợp cần đồng bộ thời gian của công tơ và chỉ người có trách nhiệm mới được sử dụng.

iii) Mức “cài đặt”: Cho phép đọc và cài đặt lại toàn bộ thông số cài đặt của công tơ. Mức mật khẩu này được sử dụng để cài đặt một hoặc toàn bộ các thông số của công tơ và chỉ người có trách nhiệm mới được sử dụng.

b) Mỗi công tơ phải được cài đặt nội dung mật khẩu riêng biệt, đồng thời nội dung các mức mật khẩu của một công tơ cũng phải được cài đặt khác nhau. Các mật khẩu công tơ phải được lưu trữ bảo mật trong phong bì dán kín có niêm phong tương ứng với từng công tơ.

c) Các phong bì mật khẩu công tơ phải được bàn giao cho duy nhất một người có trách nhiệm quản lý lưu trữ. Người quản lý có trách nhiệm tổng hợp các phòng bì mật khẩu công tơ thành hồ sơ với các nội dung rõ ràng như: tên NMĐ hoặctrạm điện, vị trí đo đếm, số công tơ, đơn vị quản lý điểm đo, đơn vị giao/nhận điện. Các hồ sơ mật khẩu công tơ phải được lưu trữ và bảo quản trong ngăn tủ riêng có khóa.

d) Việc bàn giao phong bì mật khẩu công tơ trong quá trình quản lý lưu trữ hoặc sử dụng mật khẩu công tơ phải được ghi nhận bằng biên bản có chữ ký xác nhận của hai bên tiếp nhận và bàn giao mật khẩu.

2. Trách nhiệm của các đơn vị trong việc lập trình và quản lý mật khẩu công tơ:

a) TNĐ:

i) Lập trình các mật khẩu của công tơ theo các mức truy cập được quy định tại khoản 1 của Điều này.

ii) Cài đặt nội dung các mật khẩu theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 16của Quy định này. Đối với công tơ có mật khẩu bằng khóa phần cứng thì phải kẹp chì niêm phong khóa phần cứng sau khi hoàn tất việc lập trình, cài đặt thông số làm việc của công tơ.

iii) Cung cấp cho đơn vị QLSLĐĐ mật khẩu mức “đồng bộ thời gian” để thực hiện đồng bộ thời gian của công tơ. Lập biên bản bàn giao mật khẩu cho đơn vị QLSLĐĐ. Việc lập biên bản bàn giao mật khẩu phải đảm bảo tính bảo mật, có đầy đủ họ tên, chức danh, đơn vị công tác và chữ ký xác nhận của cả bên nhận và bên giao.

Page 33: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 31/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

iv) Xây dựng quy trình cài đặt, quản lý và bảo mật các mật khẩu công tơ,trong đó có quy định trách nhiệm cụ thể của bộ phận, cá nhân được giao nhiệm vụ cài đặt, quản lý mật khẩu công tơ. Chịu trách nhiệm trước Pháp luật trong việc quản lý, bảo mật các mật khẩu “đồng bộ thời gian” và “cài đặt” của công tơ.

b) đơn vị QLSLĐĐ:

i) Tiếp nhận mật khẩu mức “đồng bộ thời gian” từ TNĐ và đảm bảo tính bảo mật của mật khẩu mức “đồng bộ thời gian” trong quá trình đồng bộ thời gian cho công tơ từ xa.

ii) Xây dựng quy trình quản lý và bảo mật mật khẩu “đồng bộ thời gian” của công tơ trong đó có quy định trách nhiệm cụ thể của bộ phận, cá nhân được giao nhiệm vụ sử dụng, quản lý mật khẩu “đồng bộ thời gian” của công tơ. Chịu trách nhiệm trước Pháp luật trong việc quản lý, bảo mật mật khẩu “đồng bộ thời gian” của công tơ.

Điều 18: Nghiệm thu HTĐĐ và HTTTSL

1. Nội dung công việc khi nghiệm thu HTĐĐ và HTTTSL:

a) Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật (bao gồm: biên bản xuất xưởng, biên bản thí nghiệm, giấy chứng nhận kiểm định) của các thiết bị thuộc HTĐĐ; Kiểm tra các thiết bị thuộc HTĐĐ có đảm bảo thủ tục phê duyệt mẫu phương tiện đo hay không;

b) Kiểm tra, đối chiếu vị trí đo đếm giữa thực tế lắp đặt tại hiện trường với hồ sơ thỏa thuận giữa các bên; kiểm tra, đối chiếu thông số kỹ thuật giữa thiết bị lắp đặt thực tế với hồ sơ kỹ thuật của thiết bị;

c) Kiểm tra sự phù hợp giữa bản vẽ hoàn công mạch nhị thứ đo đếm với lắp đặt thực tế (kiểm tra cả mạch nhị thứ đo lường khác có dùng chung CT, VT với mạch nhị thứ đo đếm, nếu có); Kiểm tra biên bản thí nghiệm xác định tổng trở của mạch nhị thứ đo đếm (bao gồm cả công tơ đo đếm);

d) Kiểm tra sự phù hợp của các thông số cài đặt trong công tơ, tỷ số biến làm việc của CT và VT; Chốt chỉ số công tơ và ghi nhận số lần lập trình, thời điểm lập trình cuối cùng của công tơ sau khi hoàn tất việc kiểm tra.

e) Kiểm tra các thông số làm việc dưới tải của HTĐĐ, so sánh giữa giá trị hiển thị trên công tơ đo đếm với tải thực tế của hệ thống;

f) Kiểm tra hoạt động của HTTTSL tại chỗ và từ xa;

g) Thực hiện kẹp chì niêm phong HTĐĐ và HTTTSL;

h) Lập biên bản nghiệm thu HTĐĐ và HTTTSL có chữ ký xác nhận của đại diện

Page 34: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 32/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

các bên tham gia nghiệm thu.

2. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong việc phối hợp nghiệm thu như sau:

a) Đơn vị đầu tư HTĐĐ:

i) Chủ trì tổ chức nghiệm thu HTĐĐ.

ii) Có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị nghiệm thu kèm theo kế hoạch nghiệm thu tới EPTC, đơn vị giao nhận điện liên quan, đơn vị QLSLĐĐ, TNĐ, đơn vị quản lý trạm điện (trong trường hợp HTĐĐ đặt tại trạm điện của đơn vị đó) sau khi hoàn thành việc lắp đặt HTĐĐ và HTTTSL. Văn bản đề nghị nghiệm thu phải được gửi tới các đơn vị liên quan trước ngày nghiệm thu theo kế hoạch ít nhất 14(mười bốn) ngày.

iii) Trong văn bản đề nghị nghiệm thu gửi tới EPTC, đơn vị chủ trì nghiệm thu phải gửi kèm các biên bản thí nghiệm, kiểm định của các thiết bị CT, VT, công tơ, mạch nhị thứ đo đếm để khẳng định HTĐĐ, HTTTSL đã hoàn thành lắp đặt, thí nghiệm, kiểm định theo đúng quy định.

iv) Đảm bảo thực hiện đầy đủ thủ tục liên quan nghiệm thu. Chủ trì tổ chức nghiệm thu theo kế hoạch được thống nhất giữa các bên liên quan. Kịp thời thông báo cho các đơn vị liên quan nếu có thay đổi kế hoạch nghiệm thu.

b) EPTC:

i) Trong vòng 03(ba) ngày kể từ sau ngày nhận được văn bản đề nghị nghiệm thu HTĐĐ, HTTTSL của đơn vị chủ trì nghiệm thu, EPTC xem xét các tài liệu đính kèm văn bản đề nghị nghiệm thu và phối hợp với các đơn vị liên quan thống nhất kế hoạch nghiệm thu HTĐĐ, HTTTSL nếu đủ điều kiện tiến hành nghiệm thu. Nếu chưa đủ, EPTC yêu cầu đơn vị chủ trì nghiệm thu bổ sung đầy đủ thủ tục liên quan việc nghiệm thu, đồng thời thông báo cho các đơn vị liên quan.

ii) Nếu đơn vị chủ trì nghiệm thu không bổ sung đầy đủ thủ tục liên quan nghiệm thu, trước 03(ba) ngày so với ngày nghiệm thu theo kế hoạch, EPTC có văn bản thông báo cho đơn vị chủ trì nghiệm thu và các đơn vị liên quan hoãn thực hiện nghiệm thu cho đến khi một kế hoạch nghiệm thu mới được thống nhất giữa các bên.

c) Đơn vị có giao nhận điện liên quan:

Tham gia nghiệm thu HTĐĐ và HTTTSL theo kế hoạch đã được thống nhấtgiữa EPTC và các bên.

d) TNĐ:

Page 35: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 33/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

i) Thực hiện kiểm tra sự chính xác, phù hợp giữa mạch nhị thứ đo đếm lắp đặt thực tế với bản vẽ hoàn công. Có biên bản kiểm tra mạch nhị thứ đo đếm khẳng định sự đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của mạch nhị thứ đo đếm.

ii) Thực hiện kiểm tra lần cuối cùng sự phù hợp của các thông số cài đặt của HTĐĐ. Chịu trách nhiệm về sự chính xác của các thông số đã lập trình, cài đặt trong công tơ. Có biên bản cài đặt thông số làm việc của công tơ đo đếm;

iii) Thực hiện kẹp chì niêm phong HTĐĐ và HTTTSL sau khi hoàn tất việc kiểm tra;

iv) Chịu trách nhiệm lưu trữ, quản lý, bảo mật mật khẩu mức “cài đặt” và mật khẩu mức “đồng bộ thời gian” của công tơ;

v) Cung cấp cho đơn vị QLSLĐĐ mật khẩu mức “đồng bộ thời gian” của công tơ để phục vụ việc đồng bộ thời gian của công tơ từ xa.

e) Đơn vị QLSLĐĐ:

i) Tham gia nghiệm thu HTĐĐ và HTTTSL theo kế hoạch đã được thống nhất.

ii) Chịu trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu HTTTSL giữa lắp đặt thực tế với bản vẽ hoàn công, kiểm tra tính đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của HTTTSL. Ký biên bản kiểm tra, nghiệm thu HTĐĐ và HTTTSL.

iii) Chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, bảo mật mật khẩu mức “Đồng bộ thời gian” để phục vụ công tác đồng bộ thời gian của công tơ từ xa.

3. Sau khi thực hiện xong các bước a, b, c, d nêu tại khoản 1 của Điều này, đồng thời được sự thống nhất của các bên tham gia nghiệm thu, đơn vị chủ trì nghiệm thu tiến hành thủ tục đóng điện công trình. Ngay sau khi đóng điện công trình, TNĐ kiểm tra các thông số làm việc dưới tải của HTĐĐ nêu tại điểm e, khoản 1 của điều này để khẳng định sự hoạt động đúng và chính xác của HTĐĐ.

4. HTĐĐ phải được nghiệm thu hoàn thành ngay khi đóng điện công trình. Nghiêm cấm việc đưa công trình điện vào vận hành mà không có HTĐĐ để xác định điện năng giao nhận giữa các đơn vị.

5. Kết thúc nghiệm thu, các đơn vị tham gia nghiệm thu cùng lập và ký vào biên bản nghiệm thu với các nội dung đã thực hiện trong quá trình nghiệm thu. Đơn vị chủ trì nghiệm thu có trách nhiệm tập hợp toàn bộ hồ sơ nghiệm thu, đồng thời sao gửi cho các đơn vị liên quan mỗi đơn vị một bộ. Hồ sơ nghiệm thu bao gồm:

- Biên bản nghiệm thu HTĐĐ và HTTTSL;

Page 36: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 34/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

- Các biên bản thành phần đính kèm: biên bản cài đặt các thông số làm việc của công tơ và biên bản kiểm tra mạch nhị thứ đo đếm của TNĐ;

- Bản vẽ hoàn công mạch nhị thứ đo đếm;

- Bản vẽ hoàn công HTTTSL;

- Hồ sơ kỹ thuật của các thiết bị đo đếm và mạch nhị thứ đo đếm, bao gồm: biên bản xuất xưởng, biên bản thí nghiệm, giấy chứng nhận kiểm định của các thiết bi đo đếm; giấy chứng nhận phê duyệt mẫu phương tiện đo của thiết bị đo đếm (trong trường hợp bắt buộc); biên bản thí nghiệm xác định tổng trở của mạch nhị thứ đo đếm.

Điều 19: Kẹp chì niêm phong HTĐĐ

1. TNĐ có trách nhiệm tiến hành kẹp chì niêm phong các thiết bị thuộc HTĐĐ trước khi HTĐĐ được đưa vào vận hành. Việc tiến hành kẹp chì niêm phong hoặc tháo bỏ chì niêm phong của HTĐĐ do TNĐ thực hiện và phải có sự chứng kiến của các đơn vị giao nhận điện, đơn vị QLVH HTĐĐ và EPTC. TNĐ có trách nhiệm quản lý kìm niêm và chì niêm, đảm bảo kìm niêm và chì niêm được sử dụng đúng mục đích và theo đúng quy định của Pháp luật.

2. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ có trách nhiệm quản lý HTĐĐ, đảm bảo sự nguyên vẹn của các vị trí niêm phong kẹp chì HTĐĐ và HTTTSL lắp đặt trong phạm vi quản lý của mình. Chịu trách nhiệm trước Pháp luật về việc quản lý chì niêm phong HTĐĐ và HTTTSL.

Điều 20: Quản lý vận hành HTĐĐ điện năng

1. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ có trách nhiệm quản lý, theo dõi vận hành, bảo dưỡng các HTĐĐ trong phạm vi quản lý của mình đảm bảo tính chính xác, ổn định, tin cậy và bảo mật của các HTĐĐ. Đơn vị sở hữu HTĐĐ có trách nhiệm thay thế các thiết bị đo đếm trong trường hợp thiết bị đo đếm bị hư hỏng.

2. Trong quá trình quản lý vận hành, đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình trạng hoạt động của các HTĐĐ trong phạm vi quản lý của mình. Trường hợp phát hiện bất thường hoặc sự cố trong HTĐĐ, đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ phải thông báo ngay cho EPTC, các đơn vị giao nhận điện, đơn vị QLSLĐĐ, TNĐ để phối hợp xử lý. Quá trình xử lý sự cố được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Quy định này.

3. Các thiết bị thuộc HTĐĐ chỉ được thực hiện thay thế khi đã có sự thoả thuận và đồng ý giữa các đơn vị giao nhận điện và EPTC. Việc thay thế thiết bị đo đếm, thay đổi các thông số cài đặt được quy định tại Điều 24 của Quy định này.

4. Việc tháo bỏ chì niêm phong các thiết bị thuộc HTĐĐ chỉ do TNĐ thực hiện trong

Page 37: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 35/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

trường hợp thay thế, kiểm định định kỳ hoặc bất thường và xử lý sự cố HTĐĐ có treo, tháo thiết bị đo đếm. Khi treo, tháo các thiết bị đo đếm điện năng phải có sự chứng kiến của các bên liên quan, lập biên bản treo tháo và có chữ ký xác nhận của các bên liên quan. Trước khi treo hoặc tháo thiết bị đo đếm điện năng, các bên liên quan phải cùng kiểm tra sự toàn vẹn của thiết bị, chì niêm phong, kiểm tra tình trạng hoạt động của công tơ, các chỉ số công tơ tại thời điểm treo hoặc tháo, tỷ số CT và VT, hệ số nhân, số lần lập trình và thời điểm lập trình cuối. Kết quả kiểm tra phải được ghi nhận đầy đủ vào biên bản treo tháo thiết bị đo đếm điện năng.

Điều 21: Đồng bộ thời gian công tơ

1. Đồng hồ thời gian của công tơ đo đếm và HTTTSL được lấy theo giờ Việt Nam và được đồng bộ với nguồn thời gian chuẩn lấy từ hệ thống định vị toàn cầu (GPS) hoặc từ các Time Server đã được đồng bộ thời gian với GPS. Thời gian của công tơ đo đếm không được sai khác quá ± 30 giây so với nguồn thời gian chuẩn.

2. Trách nhiệm của các đơn vị trong việc duy trì thời gian công tơ đồng bộ với nguồn thời gian chuẩn như sau:

a) Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ:

Theo dõi hoạt động và sai lệch thời gian của công tơ so với nguồn thời gian chuẩn. Thông báo cho EPTC, đơn vị giao nhận điện liên quan và yêu cầu đơn vị QLSLĐĐ thực hiện đồng bộ thời gian của công tơ nếu thời gian của công tơ sai lệch quá ± 30 giây so với nguồn thời gian chuẩn.

b) Đơn vị QLSLĐĐ:

i) Chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện đồng bộ thời gian của HTTTSL đặt tại EVN.

ii) Theo dõi và thực hiện đồng bộ từ xa thời gian của các công tơ trong trường hợp thời gian của công tơ sai lệch quá ± 30 giây so với nguồn thời gian chuẩn nhưng tối đa không quá ± 07 phút tại bất kỳ thời điểm nào trong vòng 12 tháng tính từ thời điểm kiểm định gần nhất. Đối với công tơ có sai lệch thời gian quá ± 07 phút, đơn vị QLSLĐĐ không được thực hiện đồng bộ từ xa.

iii) Tổng hợp kết quả đồng bộ thời gian công tơ. Thông báo cho EPTC, TNĐ trong trường hợp thực hiện đồng bộ từ xa không thành công hoặc trong trường hợp thời gian công tơ sai lệch quá ± 07 phút để các bên cùng phối hợp giải quyết.

c) TNĐ:

Page 38: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 36/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

i) Đảm bảo thời gian của công tơ được đồng bộ với nguồn thời gian chuẩn trước khi lắp đặt công tơ.

ii) Thực hiện kiểm tra sai số đồng hồ thời gian của công tơ hoặc kiểm định độ trôi thời gian của công tơ theo quy trình kiểm định công tơ hiện hành khi có yêu cầu xử lý của các bên liên quan.

Điều 22: Kiểm định định kỳ và kiểm định bất thường HTĐĐ

1. Nội dung công việc khi kiểm định HTĐĐ:

a) Kiểm tra tình trạng hoạt động, chì niêm phong của HTĐĐ. Kiểm tra số lần lập trình, thời điểm lập trình cuối cùng của công tơ. Ghi nhận các thông số làm việc của HTĐĐ trước khi tháo thiết bị;

b) Thực hiện tháo thiết bị ra khỏi hệ thống, đồng thời chốt các chỉ số công tơ lúc tháo;

c) Tiến hành kiểm định thiết bị đo đếm theo đúng quy trình kiểm định của Nhà nước. Nếu thiết bị đạt yêu cầu thì được lắp đặt lại, nếu thiết bị không đạt yêu cầu thì phải được hiệu chỉnh hoặc thay thế;

d) Thực hiện lắp đặt thiết bị vào hệ thống, đồng thời chốt chỉ số công tơ lúc lắp đặt;

e) Kiểm tra tình trạng hoạt động của HTĐĐ sau khi lắp đặt; Ghi nhận các thông số làm việc và bảo mật của công tơ sau khi lắp đặt;

f) Kết thúc kiểm định, các bên cùng tiến hành lập biên bản ghi nhận lại các nội dung công việc đã thực hiện. Trong quá trình kiểm định, nếu có phát sinh điện năng không qua đo đếm thì các bên tham gia cùng thỏa thuận cách tính toán, xác định sản lượng điện năng phát sinh đó và ghi nhận vào trong biên bản. Biên bản được lập phải có đầy đủ chữ ký xác nhận của các bên tham gia kiểm định.

2. Kiểm định định kỳ:

a) Đơn vị sở hữu HTĐĐ có trách nhiệm chủ trì, tổ chức thực hiện kiểm định định kỳ HTĐĐ của đơn vị. Ký hợp đồng kiểm định định kỳ với TNĐ.

b) Kiểm định định kỳ thiết bị đo đếm phải được TNĐ thực hiện theo đúng quy trình và chu kỳ do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường quy định hoặc theo thỏa thuận đã được các bên ký kết trong hợp đồng mua bán điện (nhưng không được trái với quy định của Nhà nước);

c) Quá trình kiểm định chỉ được thực hiện khi có sự chứng kiến đầy đủ của các đơn vị có giao nhận điện liên quan và EPTC.

d) Hằng năm, đơn vị sở hữu HTĐĐ có trách nhiệm xây dựng, thỏa thuận với TNĐ

Page 39: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 37/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

và EPTC về kế hoạch kiểm định định kỳ. Bản thỏa thuận kế hoạch kiểm định định kỳ phải được gửi đến EPTC và TNĐ chậm nhất vào cuối tháng 11 của năm trước năm thực hiện kiểm định định kỳ. Trong vòng 30(ba mươi) ngày, các bên phải thống nhất được kế hoạch nêu trên.

e) Căn cứ bản kế hoạch kiểm định định kỳ đã được các bên thống nhất, trước 14(mười bốn) ngày so với ngày kiểm định định kỳ theo kế hoạch, đơn vị sở hữu HTĐĐ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về thời gian, địa điểm kiểm định định kỳ theo kế hoạch cho TNĐ, EPTC. Trong thời hạn 05(năm) ngày kể từ khi nhận được thông báo của đơn vị sở hữu HTĐĐ, các bên liên quan phải có văn bản trả lời thống nhất kế hoạch kiểm định định kỳ. Trường hợp không thống nhất, các bên liên quan phải đưa ra lý do hợp lý và đề xuất kế hoạch mới;

3. Kiểm định bất thường:

a) Một trong các bên giao nhận điện có quyền yêu cầu kiểm định bất thường các thiết bị thuộc HTĐĐ vào bất cứ thời điểm nào.

b) Đơn vị có yêu cầu kiểm định phải thông báo cho EPTC và TNĐ trước ít nhất 14( mười bốn) ngày so với ngày dự kiến kiểm định. Căn cứ yêu cầu, EPTC tiến hành thỏa thuận với các bên liên quan về kế hoạch kiểm định. Kiểm định chỉ được tiến hành khi EPTC đạt được sự thống nhất của các bên và EPTC phải có văn bản thông báo kế hoạch cho các bên liên quan.

c) Trường hợp kiểm định theo yêu cầu của EPTC: EPTC phải thông báo cho đơn vị sở hữu HTĐĐ, đơn vị giao nhận điện liên quan, TNĐ trước ít nhất là 14(mười bốn) ngày so với ngày dự kiến kiểm định và chỉ được tiến hành sau khi đơn vị sở hữu HTĐĐ có văn bản chấp thuận.

d) Trường hợp không thống nhất với kế hoạch kiểm định bất thường như dự kiến, các bên liên quan phải đưa ra lý do hợp lý.

e) Trường hợp kết quả kiểm định bất thường cho thấy sai số của thiết bị đo đếm trong phạm vi giới hạn cho phép thì đơn vị yêu cầu kiểm định phải trả chi phí cho việc kiểm định. Trường hợp sai số của thiết bị đo đếm vượt quá giới hạn cho phép thì đơn vị sở hữu HTĐĐ phải trả chi phí cho việc kiểm định bất thường.

4. Trường hợp kết quả kiểm định cho thấy thiết bị đo đếm có sai số vượt quá giới hạn cho phép, thiết bị này phải được hiệu chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế trong thời gian ngắn nhất. Thiết bị sau khi hiệu chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế phải được TNĐ thực hiện kiểm định trước khi đưa vào sử dụng. Đơn vị sở hữu HTĐĐ chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí liên quan.

5. Đối với các HTĐĐ có sai số vượt quá giới hạn cho phép gây sai lệch số liệu đo

Page 40: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 38/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

đếm phục vụ thanh toán, EPTC chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan xác định lại số liệu đo đếm trong khoảng thời gian thiết bị đo đếm vượt quá sai số cho phép để phục vụ việc truy thu, thoái hoàn điện năng.

6. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu bất thường hoặc vi phạm hợp đồng mua bán điện, EPTC tiến hành lập biên bản ghi nhận sự việc và tiến hành kiểm tra, giải quyết theo quy định của hợp đồng mua bán điện và quy định của Pháp luật.

7. Trong trường hợp EPTC không thể tham gia kiểm định, EPTC phải có văn bản đề nghị một bên giao nhận điện thay mặt EPTC và gửi đến các đơn vị liên quan trước ngày bắt đầu kiểm định ít nhất 03(ba) ngày. Trong vòng 02(hai) ngày sau khi hoàn tất việc kiểm định, EPTC có trách nhiệm thu thập đầy đủ kết quả kiểm định.

8. EPTC có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm định cho đơn vị QLSLĐĐ để phục vụ cho việc thu thập, xử lý số liệu đo đếm điện năng của đơn vị QLSLĐĐ.

Điều 23: Xử lý sự cố HTĐĐ

1. Các nội dung liên quan khi xử lý sự cố HTĐĐ:

a) Kiểm tra, xác định nguyên nhân gây hư hỏng hoặc hoạt động bất thường của các thiết bị thuộc HTĐĐ;

b) Phối hợp với các đơn vị liên quan xác định phương án đo đếm thay thế hoặc xác định sản lượng điện năng trong thời gian HTĐĐ bị sự cố hoặc hoạt động bất thường;

c) Hiệu chỉnh hoặc thay thế thiết bị đo đếm bị sự cố, đảm bảo HTĐĐ hoạt động bình thường và chính xác trở lại.

d) Kết thúc xử lý sự cố, các bên tham gia phối hợp lập biên bản ghi nhận các nội dung làm việc. Biên bản phải có chữ ký xác nhận đầy đủ của các bên.

2. Đơn vị QLVH HTĐĐ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc giải quyết các sự cố của HTĐĐ. Trường hợp phát hiện thiết bị thuộc HTĐĐ bị hư hỏng hay hoạt động bất thường, đơn vị QLVH HTĐĐ phải thông báo ngay tới EPTC, đơn vị giao nhận điện liên quan, TNĐ và đơn vị QLSLĐĐ để cùng phối hợp xử lý. Thời hạn tiến hành khắc phục sự cố HTĐĐ không được quá 03(ba) ngày kể từ thời điểm phát hiện, trừ khi có thoả thuận khác giữa các đơn vị và EPTC.

3. Trong mọi trường hợp, trừ trường hợp khẩn cấp được quy định tại khoản 4 của Điều này, quá trình xử lý sự cố phải có sự tham gia, chứng kiến của EPTC, các đơn vị có giao nhận điện liên quan và TNĐ. Việc xử lý sự cố phải được ghi lại bằng biên bản và có chữ ký xác nhận của các bên tham gia xử lý sự cố.

4. Trường hợp khẩn cấp, khi sự cố xảy ra đối với HTĐĐ có thể gây nguy hiểm cho

Page 41: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 39/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

người hoặc thiết bị, đơn vị QLVH HTĐĐ được phép chủ động xử lý sự cố nhưng phải thông báo ngay tới EPTC, đơn vị giao nhận điện, TNĐ và phải lập biên bản ghi lại chi tiết các thông tin về sự cố và biện pháp khắc phục như: thời điểm xảy ra sự cố, tình trạng sự cố, thời gian khắc phục, chỉ số công tơ tại các thời điểm bị sự cố và sau khi được phục hồi. Biên bản phải có dấu và chữ ký xác nhận của đại diện có thẩm quyền của đơn vị QLVH HTĐĐ. Sau đó, đơn vị QLVH HTĐĐ phải thông báo ngay với EPTC, đơn vị có giao nhận điện liên quan, TNĐ, đơn vị QLSLĐĐ để thực hiện các thủ tục kẹp chì niêm phong, ước tính số liệu đo đếm.

5. Trường hợp thiết bị thuộc HTĐĐ bị hư hỏng dẫn đến không thu thập được số liệu đo đếm chính xác, trong thời gian ngắn nhất, EPTC chủ trì và phối hợp với các bên giao nhận điện liên quan tiến hành xác định sản lượng điện năng đo đếm trong khoảng thời gian hư hỏng của HTĐĐ điện năng phục vụ việc thanh toán hoặc truy thu, thoái hoàn sản lượng điện đã thanh toán. Số liệu điện năng được xác định trong thời gian sự cố HTĐĐ phải được cập nhật vào cơ sở dữ liệu đo đếm của các bên giao nhận điện và EPTC có trách nhiệm gửi kết quả đó cho đơn vị QLSLĐĐđể phục vụ việc thu thập, xử lý số liệu đo đếm của đơn vị QLSLĐĐ.

6. Trong trường hợp thiết bị đo đếm bị hư hỏng, đơn vị sở hữu HTĐĐ phải chịu trách nhiệm thay thế hoặc sửa chữa trong thời hạn ngắn nhất để các thiết bị đo đếm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và hoạt động trở lại bình thường. Việc thay thế hoặc sửa chữa phải thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Quy định này. Để công việc xử lý sự cố hư hỏng công tơ đo đếm được kịp thời, đơn vị QLVH HTĐĐ phải có sẵn công tơ dự phòng cho các chủng loại đang lắp đặt và phải được kiểm định sẵn, bảo quản theo đúng yêu cầu kỹ thuật quy định của nhà sản xuất.

7. Trong trường hợp không thể thay ngay thiết bị đo đếm bị sự cố, EPTC cùng đơn vị QLVH HTĐĐ và đơn vị có giao nhận điện liên quan thỏa thuận phương án đo đếm thay thế trong thời gian chờ thay thiết bị đo đếm.

Điều 24: Thay thế thiết bị đo đếm, thay đổi thông số cài đặt của HTĐĐ

1. Việc thay thế thiết bị đo đếm hoặc thay đổi thông số cài đặt của HTĐĐ phải có sự thoả thuận thống nhất giữa đơn vị sở hữu HTĐĐ với đơn vị QLVH HTĐĐ và đơn vị có giao nhận điện liên quan. Sau đó, đơn vị sở hữu HTĐĐ phải thông báo cho EPTC để cùng tham gia phối hợp thực hiện.

2. Đơn vị sở hữu HTĐĐ có trách nhiệm cung cấp thiết bị thay thế và ký hợp đồng với TNĐ để thực hiện thí nghiệm, kiểm định thiết bị thay thế, cài đặt lại các thông số mới; Chủ trì, tổ chức lắp đặt thay thế hoặc cài đặt lại thông số của HTĐĐ và thực hiện nghiệm thu HTĐĐ theo nội dung quy định tại khoản 1, Điều 18 của Quy định này.

Page 42: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 40/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

3. Trước khi tháo và lắp đặt thay thế hoặc cài đặt lại thông số của thiết bị đo đếm, EPTC phối hợp với các bên tham gia tiến hành kiểm tra tình trạng hoạt động, chì niêm phong của HTĐĐ, thu thập số liệu lưu trữ trong công tơ, ghi nhận các thông số làm việc, bảo mật và chỉ số của công tơ tại thời điểm tháo và lắp đặt thiết bị hoặc cài đặt lại thông số của HTĐĐ. Kết quả kiểm tra phải được ghi đầy đủ vào biên bản làm việc giữa các bên. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu bất thường hoặc vi phạm hợp đồng mua bán điện, EPTC tiến hành lập biên bản ghi nhận sự việc và tiến hành kiểm tra, giải quyết theo quy định của hợp đồng mua bán điện và quy định của Pháp luật.

4. EPTC có trách nhiệm thông báo kết quả cho đơn vị QLSLĐĐ để cập nhật thông tin thay đổi của HTĐĐ vào chương trình thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm của EVN.

Điều 25: Quản lý vận hành, xử lý sự cố HTTTSL

1. đơn vị QLSLĐĐ chịu trách nhiệm quản lý vận hành và theo dõi, kiểm tra HTTTSL đặt tại EVN. Đơn vị QLVH HTĐĐ chịu trách nhiệm quản lý vận hành và theo dõi, kiểm tra HTTTSL đặt tại vị trí đo đếm.

2. Trong quá trình vận hành, nếu phát hiện thấy xảy ra lỗi hoặc sự cố với HTTTSL tại đơn vị dẫn đến việc truy cập số liệu từ xa không thực hiện được thì đơn vị QLVH HTĐĐ phải có trách nhiệm thông báo cho đơn vị QLSLĐĐ xử lý, giải quyết. Ngay khi nhận được thông tin, đơn vị QLSLĐĐ có trách nhiệm liên hệ với các bên liên quan khẩn trương tiến hành kiểm tra, đề ra biện pháp khắc phục kịp thời. Sau khi kiểm tra, nếu phát hiện lỗi xảy ra tại khâu nào, đơn vị chịu trách nhiệm trong khâu đó phải có trách nhiệm khẩn trương phối hợp với đơn vị QLSLĐĐ xử lý, khắc phục để trong thời gian ngắn nhất có thể phục hồi tình trạng hoạt động của hệ thống thu thập số liệu đo đếm.

3. Sau khi hệ thống thu thập số liệu đo đếm đã được phục hồi, Đơn vị QLVH HTĐĐ và đơn vị QLSLĐĐ có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kết nối công tơ với HTTTSL đặt tại EVN để đọc bổ sung các số liệu còn thiếu trong quá trình hệ thống đọc số liệu bị lỗi.

4. Trường hợp chưa thể xử lý lỗi kịp thời, đơn vị QLSLĐĐ phối hợp với đơn vị QLVH HTĐĐ tiến hành thu thập số liệu công tơ trực tiếp tại chỗ và sử dụng các biện pháp thích hợp (như thư điện tử, ftp, fax…) chuyển số liệu về đơn vị QLSLĐĐ để cập nhật vào cơ sở dữ liệu đo đếm của EVN.

Điều 26: Bảo mật HTTTSL

1. Trách nhiệm của đơn vị QLSLĐĐ:

Page 43: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 41/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

a) Lập và bảo mật các thông số, cài đặt cho chương trình phần mềm thu thập số liệu công tơ thuộc HTTTSL tại EVN;

b) Phối hợp với đơn vị QLVH HTĐĐ thiết lập và triển khai biện pháp bảo mật cho HTTTSL tại chỗ, hệ thống truyền số liệu từ máy tính đặt tại chỗ về máy tính chủ lưu trữ số liệu đo đếm của EVN để đảm bảo tính chính xác, tin cậy của số liệu đo đếm.

2. Trách nhiệm của đơn vị QLVH HTĐĐ:

c) Quản lý, bảo mật các thông số cài đặt cho chương trình phần mềm thu thập số liệu công tơ trong phạm vi quản lý của mình;

d) Chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ, đảm bảo HTĐĐ, HTTTSL tại chỗ không bị can thiệp trái phép.

e) Trong mọi trường hợp, đơn vị QLVH HTĐĐ không được can thiệp vào chương trình thu thập và truyền số liệu để sửa đổi các thông số cài đặt và các số liệu đọc từ công tơ về máy tính đặt tại chỗ.

Điều 27: Loại bỏ vị trí đo đếm

1. Trường hợp có một hoặc nhiều vị trí đo đếm điện năng ranh giới giữa các đơn vị bị loại bỏ vì lý do thay đổi kết cấu đấu nối thiết bị, thay đổi phương thức vận hành, thay đổi phương thức mua bán điện hoặc các lý do khác, đơn vị sở hữu HTĐĐ phải thông báo bằng văn bản kế hoạch loại bỏ vị trí đo đếm cho EPTC, đơn vị có giao nhận điện liên quan, đơn vị QLSLĐĐ và TNĐ, đồng thời cùng EPTC và đơn vị giao nhận điện thống nhất cách tính toán điện năng giao nhận (nếu có) khi loại bỏ vị trí đo đếm.

2. Văn bản thông báo phải được gửi tới các đơn vị liên quan trước ngày thực hiện việc loại bỏ vị trí đo đếm theo kế hoạch ít nhất 14(mười bốn) ngày.

3. Trong quá trình loại bỏ vị trí đo đếm, các đơn vị tham gia phải thực hiện các thủ tục sau:

a) Chốt chỉ số công tơ tại thời điểm chính thức loại bỏ vị trí đo đếm.

b) Yêu cầu TNĐ kiểm tra các thông số cài đặt và tình trạng hoạt động của HTĐĐ tại thời điểm trước khi loại bỏ vị trí đo đếm.

c) Lập biên bản xác nhận việc loại bỏ vị trí đo đếm, trong đó thể hiện các thông tin: tên và mã của vị trí đo đếm bị loại bỏ, thời điểm chính thức loại bỏ vị trí đo đếm, các thông tin đo đếm của vị trí đo đếm đó (bao gồm: tỷ số đấu nối của TU, TI; tỷ số TU, TI và hệ số nhân cài đặt trong công tơ; số lần lập trình và thời điểm lập trình cuối). Biên bản xác nhận phải có chữ ký của đại diện các đơn vị liên quan.

Page 44: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 42/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

4. Căn cứ biên bản xác nhận loại bỏ vị trí đo đếm, EPTC có văn bản thông báo hủy điểm đo gửi các bên liên quan.

5. EPTC và các đơn vị liên quan có trách nhiệm cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu thông tin quản lý của mình.

Điều 28: Quản lý thông tin HTĐĐ

1. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ và EPTC có trách nhiệm quản lý các thông tin liên quan đến HTĐĐ bao gồm:

a) Sơ đồ đấu nối NMĐ hoặc trạm điện vào hệ thống điện quốc gia;

b) Sơ đồ một sợi phần nhất thứ của NMĐ hoặc trạm điện – nơi đặt HTĐĐ;

c) Hồ sơ nghiệm thu HTĐĐ và HTTTSL;

d) Mã vị trí đo đếm, tên vị trí đo đếm, đơn vị quản lý, phương thức giao nhận, ngày áp dụng.

e) Thông tin của các thiết bị thuộc HTĐĐ chính và dự phòng, bao gồm:

- Số chế tạo công tơ, VT, CT;

- Kiểu, mã hiệu công tơ, VT, CT;

- Tỷ số biến VT, CT, hệ số nhân của công tơ;

- Thời hạn hiệu lực kiểm định của công tơ, CT, VT.

f) Biên bản xử lý sự cố, thay thế, loại bỏ HTĐĐ.

2. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ, EPTC có trách nhiệm cập nhật chi tiết, đầy đủ thông tin về HTĐĐ vào cơ sở dữ liệu của đơn vị và cung cấp các thông tin liên quan cho đơn vị QLSLĐĐ để cập nhật vào cơ sở dữ liệu của hệ thống thu thập số liệu đo đếm điện năng.

3. Đơn vị QLSLĐĐ có trách nhiệm cập nhật các thông tin nêu trên và quản lý thêm thông tin về kết nối thu thập số liệu bao gồm:

- Mã địa chỉ công tơ để truy cập số liệu;

- Mật khẩu mức “Chỉ đọc”;

- Phương thức kết nối, số điện thoại hoặc địa chỉ IP của thiết bị kết nối.

Page 45: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 43/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

CHƯƠNG IV

THU THẬP, XỬ LÝ VÀ LƯU TRỮ SỐ LIỆU ĐO ĐẾM

Điều 29: Mục đích thu thập số liệu đo đếm

1. Theo dõi, kiểm soát sản lượng điện năng giao nhận của các đơn vị. Dần tiến tới việc sử dụng HTTTSL phục vụ lập hoá đơn thanh toán cho các Đơn vị.

2. Phân tích cân bằng cung, cầu về điện năng và sử dụng cho các mục đích khác phục vụ công tác SXKD điện năng và vận hành hệ thống điện.

3. Cung cấp số liệu đo đếm cho các đơn vị liên quan phục vụ tính toán tổn thất điện năng, xử lý sự cố đo đếm, thay thế số liệu, giải quyết tranh chấp về điện năng.

Điều 30: Phân cấp thu thập, quản lý và lưu trữ số liệu đo đếm

1. Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ có trách nhiệm quản lý vận hành hệ thống thu thập và xử lý số liệu công tơ để đảm bảo cập nhật đầy đủ, chính xác số liệu từ các công tơ đo đếm do đơn vị mình quản lý về máy tính đặt tại chỗ.

2. Đơn vị QLSLĐĐ có trách nhiệm quản lý, vận hành chương trình thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm và cơ sở dữ liệu đo đếm điện năng đảm bảo đầy đủ, chính xác, tin cậy và bảo mật, từ cổng giao tiếp của thiết bị phục vụ thu thập số liệu đến HTTTSL tại EVN; Phối hợp với đơn vị QLVH HTĐĐ tổ chức cách thức thực hiện truyền số liệu đo đếm từ trạm điện về máy tính chủ lưu trữ số liệu đo đếm của EVN.

3. Các số liệu đo đếm điện năng thu thập phải được lưu trữ ít nhất 5 năm.

Điều 31: Phân quyền truy cập và khai thác số liệu đo đếm

1. Đơn vị QLSLĐĐ chịu trách nhiệm thiết lập, quản trị hệ thống, cập nhật, kiểm tra và bảo mật cơ sở dữ liệu và chương trình thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm điện năng của EVN; Tổ chức phương thức truy cập và phân quyền khai thác số liệu đo đếm cho các đơn vị liên quan.

2. EPTC, đơn vị giao nhận điện, đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ phối hợp với đơn vị QLSLĐĐ về cách thức khai thác số liệu đo đếm điện năng trong phạm vi quản lý của mình.

Điều 32: Đọc và truyền số liệu đo đếm

1. Phương thức đọc số liệu đo đếm:

a) Việc đọc số liệu của các công tơ phải được tiến hành hằng ngày, thực hiện theo hai phương thức song song và độc lập với nhau:

Page 46: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 44/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

- Phương thức 1: Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ đọc số liệu của các công tơ đo đếm trong phạm vi quản lý của mình về máy tính đặt tại chỗ. Sau đó các số liệu này sẽ được truyền tự động về máy tính chủ lưu trữ số liệu đo đếm của EVN;

- Phương thức 2: đơn vị QLSLĐĐ tiến hành kết nối trực tiếp tới các công tơ để đọc số liệu và đồng bộ thời gian của tất cả các công tơ;

b) Quá trình đọc số liệu và đồng bộ thời gian công tơ phải được các đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ và đơn vị QLSLĐĐ thực hiện hằng ngày và phải đảm bảo toàn bộ số liệu đo đếm của ngày trước sẽ được cập nhật về trung tâm trước 10 giờ 00 phút của ngày sau.

c) Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi hệ thống đọc số liệu tại chỗ hằng ngày để đảm bảo số liệu các công tơ được truyền đầy đủ và chính xác về máy tính đặt tại chỗ. đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ phải thông báo ngay cho đơn vị QLSLĐĐ các thông tin về tình trạng không đọc hoặc không truyền được số liệu đo đếm, kể cả trường hợp số liệu đo đếm bị gửi muộn và các nguyên nhân sự cố hệ thống thu thập và truyền số liệu đo đếm trong phạm vi quản lý của đơn vị mình.

2. Các số liệu đo đếm được đọc về về máy tính đặt tại chỗ và truyền về máy tính chủ lưu trữ số liệu đo đếm phải bao gồm:

a) Số liệu đọc theo ngày gồm biểu đồ phụ tải với chu kỳ tích phân 30 phút, các giá trị của các bộ ghi điện năng tác dụng và phản kháng theo hai chiều giao và nhận của tất cả các công tơ đo đếm chính và dự phòng;

b) Số liệu đọc theo chu kỳ thanh toán gồm các giá trị chốt cuối tháng (lúc 0 giờ 0 phút ngày đầu tiên của tháng liền kề) của các bộ ghi điện năng tác dụng, phản kháng theo hai chiều giao và nhận của các công tơ đo đếm chính và dự phòng.

Điều 33: Xác thực và xử lý số liệu thu thập

1. Đơn vị QLSLĐĐ có trách nhiệm xác thực, xử lý số liệu thu thập được cho đúng và phù hợp với thực tế giao nhận điện năng tại các vị trí đo đếm. Phối hợp với đơn vị QLVH HTĐĐ và các đơn vị giao nhận điện liên quan trong quá trình xác thực, xử lý số liệu thu thập.

2. Đơn vị QLVH HTĐĐ và các đơn vị giao nhận điện liên quan có trách nhiệm cung cấp cho đơn vị QLSLĐĐ chi tiết các thông tin về kết quả xử lý sự cố hoặc kiểm định mà có ảnh hưởng đến số liệu đo đếm của các vị trí đo đếm để phục vụ việc xác thực, xử lý số liệu đo đếm thu thập được của đơn vị QLSLĐĐ.

Page 47: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 45/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

Điều 34: Lưu trữ số liệu đo đếm

1. Đơn vị QLSLĐĐ chịu trách nhiệm tổng hợp các số liệu điện năng giao nhận giữa các đơn vị sau khi đã xác thực, xử lý số liệu lên trang Web giao nhận điện năng ranh giới, đầu nguồn của EVN.

2. Đơn vị QLSLĐĐ có trách nhiệm thực hiện lưu trữ các dữ liệu sau đây:

a) Số liệu điện năng thu thập từ các công tơ trước khi xử lý, hiệu chỉnh số liệu (dữ liệu thô).

b) Số liệu điện năng của từng công tơ sau khi đã xử lý, hiệu chỉnh số liệu (dữ liệu tinh).

c) Số liệu điện năng giao nhận tổng hợp theo ngày, tháng, năm của từng đơn vị.

3. Thời hạn lưu trữ dữ liệu: 05(năm) năm.

Page 48: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 46/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

CHƯƠNG V

GIAO NHẬN ĐIỆN NĂNG

Điều 35: Mục đích và yêu cầu của việc ghi chỉ số công tơ

1. Mục đích của việc ghi chỉ số để:

a) Tổng hợp sản lượng điện giao nhận và lập hóa đơn tiền điện;

b) Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị và toàn ngành; tính toán tỷ lệ tổn thất điện năng trong truyền tải, phân phối điện;

c) Quản lý và dự báo nhu cầu phụ tải.

2. Yêu cầu của việc ghi chỉ số:

a) Ghi đủ: ghi chỉ số của tất cả các công tơ đo đếm phục vụ giao nhận, mua bán điện năng. Ghi đủ chỉ số của biểu tổng và các biểu giá thành phần.

b) Ghi đúng chu kỳ: ghi đúng chỉ số chốt của công tơ vào lúc 0 giờ 0 phút ngày 01 hằng tháng.

c) Ghi chính xác: Ghi tất cả các chữ số nguyên và các chữ số thập phân trong bộ đếm của công tơ.

d) Ghi rõ ràng: Các chữ số phải ghi cẩn thận, rõ ràng, đủ nét. Trường hợp ghi sai thì gạch ngang số đã viết sai và ghi số đúng gần bên, không được tẩy xóa các số đã viết.

e) Người ghi chỉ số phải phát hiện và báo cáo kịp thời các hiện tượng bất thường hoặc sai sót của HTĐĐ như: công tơ hỏng hoặc báo lỗi, chì niêm bị mất hoặc hư hỏng, sai hệ số nhân, chỉ số giảm, sản lượng tăng bất thường,…

Điều 36: Thời điểm giao nhận điện năng chính thức của công trình điện

1. Thời điểm giao nhận điện năng chính thức của các công trình điện được tính kể từ ngay sau khi đóng điện công trình.

2. Trong quá trình nghiệm thu HTĐĐ, nếu phát hiện HTĐĐ hoạt động sai lệch thì EPTC chủ trì phối hợp với các bên liên quan cùng khắc phục sai lệch, đồng thời tính toán, thỏa thuận sản lượng điện năng phải truy thu hoặc thoái hoàn trong thời gian HTĐĐ bị sai lệch.

Điều 37: Xác nhận chỉ số công tơ và sản lượng điện năng giao nhận hàng tháng

1. Vào ngày đầu tiên của mỗi tháng, đơn vị QLVH HTĐĐ có trách nhiệm phối hợp cùng đơn vị có giao nhận điện liên quan thực hiện xác nhận chỉ số chốt của công

Page 49: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 47/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

tơ và sản lượng điện năng giao nhận của tháng liền kề trước đó tại các HTĐĐ chính và dự phòng. Chỉ số chốt của công tơ được chốt tại thời điểm 0 giờ 0 phút ngày đầu tiên của tháng.

2. Chỉ số của từng công tơ phải được ghi nhận đầy đủ và chính xác từng chữ số nguyên và chữ số thập phân vào Biên bản xác nhận chỉ số công tơ và được đại diện các bên giao nhận điện có mặt tại thời điểm ghi chỉ số ký xác nhận.

3. Căn cứ vào các Biên bản xác nhận chỉ số công tơ và kết quả tính toán sản lượng truy thu, thoái hoàn trong thời gian HTĐĐ bị sự cố (nếu có) trong tháng, đơn vị phát điện hoặc đơn vị truyền tải điện phối hợp với đơn vị nhận điện lập Phiếu tổng hợp giao nhận điện năng trong tháng. Sản lượng điện năng giao nhận phải được tổng hợp chính xác và đầy đủ từ các Biên bản xác nhận chỉ số công tơ, không làm tròn số nhằm tránh sai lệch giữa hai biên bản. Biên bản tổng hợp sản lượng điện năng giao nhận sẽ được đại diện có thẩm quyền của các bên giao nhận điện ký xác nhận và đóng dấu.

4. Biên bản xác nhận chỉ số công tơ và Phiếu tổng hợp giao nhận điện năng được thực hiện thống nhất theo mẫu quy định hiện hành của EVN. EPTC chịu trrách nhiệm hướng dẫn các đơn vị thực hiện Biên bản xác nhận chỉ số công tơ và Phiếu tổng hợp giao nhận điện năng theo quy định của EVN. Trong trường hợp đặc biệt, EPTC báo cáo EVN để có hướng dẫn giải quyết cụ thể.

Điều 38: Báo cáo giao nhận điện năng

1. Các Công ty phát điện, NPT, TCTĐL thực hiện lập báo cáo điện năng giao nhận bằng chương trình “Quản lý đo đếm và giao nhận điện năng” trên máy tính và thực hiện đối chiếu số liệu điện năng giao nhận với các đơn vị liên quan trên trang Web giao nhận điện năng của EVN (//home.evn.com.vn/webgndn/ doichieugndn/aspx).

2. Các Công ty phát điện, NPT, TCTĐL xây dựng quy định báo cáo giao nhận điện năng ranh giới, đầu nguồn thực hiện thống nhất trong toàn đơn vị. Quy định cụ thể trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ tổng hợp báo cáo và truyền số liệu về EVN đảm bảo đầy đủ, chính xác, đúng thời gian quy định.

3. Đơn vị QLSLĐĐ đảm bảo điều kiện kỹ thuật cho việc tổng hợp và truyền số liệu báo cáo điện năng giao nhận qua mạng máy tính được liên tục và an toàn; lưu trữ, bảo quản và đảm bảo an toàn, tin cậy các số liệu điện năng giao nhận trên máy chủ và phân quyền sử dụng số liệu theo quy định của EVN; tổng hợp và hiển thị số liệu báo cáo của các đơn vị trên trang Web giao nhận điện năng của EVN.

4. Hình thức và thời hạn báo cáo gửi về EVN:

a) Báo cáo bằng văn bản (Phiếu tổng hợp giao nhận điện năng kèm theo chi tiết chỉ số công tơ và điện năng giao nhận tại các vị trí đo đếm):

Page 50: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 48/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

- Công ty phát điện: trước ngày 05(năm) tháng sau.

- NPT và TCTĐL: trước ngày 10(mười) tháng sau.

- Địa chỉ gửi văn bản: Công ty Mua bán điện – Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

b) Báo cáo bằng file dữ liệu:

- Thời hạn: trước ngày 05(năm) tháng sau.

- Nội dung file: bao gồm các số liệu chi tiết về chỉ số công tơ, điện năng giao nhận, thông tin điểm đo, … được kết xuất bằng chức năng “Gửi nhận số liệu/Xuất số liệu để gửi” của chương trình Quản lý đo đếm và giao nhận điện năng trên máy tính.

- Kiểu file: dạng file nén có phần mở rộng “.XML”. Tên file có dạng GNDN_xx_xxxxxx.XML, trong đó: 02 ký tự thứ 6 và 7 thể hiện mã đơn vị; 04 ký tự từ thứ 9 đến 12 thể năm báo cáo; 02 ký tự thứ 13 và 14 thể hiện tháng báo cáo.

- Địa chỉ gửi file: //ftpevn.evn.com.vn/gndn hoặc ftp://10.0.0.19/gndn.

Page 51: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 49/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

CHƯƠNG VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 39: Tổ chức thực hiện

1. Các TCTĐL, EVNTelecom có trách nhiệm chỉ đạo, phân cấp ủy quyền cho TNĐ, EVNIT thực hiện được đúng và đầy đủ các công việc liên quan phù hợp với Quy định này.

2. Các TCTĐL có trách nhiệm xây dựng quy định về quản lý HTĐĐ điện năng tại các vị trí ranh giới giao nhận điện giữa TCTĐL và các Công ty phát điện ngoài EVN sở hữu NMĐ có công suất ≤ 30MW, giữa TCTĐL và các đơn vị trực thuộcTCTĐL phù hợp với Quy định này.

3. NPT có trách nhiệm xây dựng quy định về quản lý HTĐĐ điện năng tại các vị trí ranh giới giao nhận điện giữa NPT và các Công ty Truyền tải điện trực thuộc NPT phù hợp với Quy định này.

Điều 40: Điều khoản thi hành

1. Các Phó Tổng giám đốc, Chánh Văn phòng, Trưởng các Ban chức năng của EVN;Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc EVN, các công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ; Người đại diện phần vốn góp, cổ phần của EVN tại các doanh nghiệp khác và các cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện Quy định này.

2. Trong quá trình thực hiện Quy định này nếu phát sinh vướng mắc không phù hợp, các đơn vị liên quan kịp thời có văn bản báo cáo EVN (qua Ban Kinh doanh) và đề xuất biện pháp xử lý để EVN xem xét và chỉ đạo giải quyết, đồng thời để sửa đổi, bổ sung Quy định cho phù hợp

3. Quy định này có hiệu lực kể từ khi ký quyết định ban hành. Các quy định và văn bản về quản lý hệ thống đo đếm điện năng tại các vị trí ranh giới giao nhận điện đãban hành trước đây của EVN đều hết hiệu lực.

Page 52: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 50/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

PHỤ LỤC 1:

Mô tả nguyên tắc xác định vị trí đo đếm chính và dự phòng tại các trạm điện của NPT có giao nhận điện giữa NPT và TCTĐL

1. Trường hợp NPT giao nhận điện với duy nhất một TCTĐL:

`

`

231 232

171

132

431

471 472

133

TD1

TD1

110KV220KV

35KV 22KV

TD2

0,4KV 0,4KV

35KV

TD2

T3

172 173 T101271 272 273 274

AT1

`

332

371 372

131

AT2

Tụ bù

TCTĐL A

TCTĐL A

TCTĐL A

TCTĐL A

331

1.1. Vị trí ranh giới giao nhận điện giữa NPT và TCTĐL tại trạm:

a) Vị trí đo đếm chính:

- Cấp điện áp 110kV: 131, 132

- Cấp điện áp 35kV: 332

- Cấp điện áp 22kV: 431

- Cấp điện áp 0,4kV: TD1

b) Vị trí đo đếm dự phòng:

- Cấp điện áp 110kV: 171, 172, 173, T101, 133

Page 53: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 51/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

- Cấp điện áp 35kV: 371, 372

- Cấp điện áp 22kV: 471, 472, TD2

- Cấp điện áp 0,4kV: không có dự phòng

1.2. Phương thức giao nhận điện tại trạm:

Điện năng giao nhận giữa NPT và TCTĐL được xác định theo công thức sau.

A = [(A131-G – A131-N) + (A132-G – A132-N) – (A133-G – A133-N)] + (A332-G – A332-N) +(A431-G – A431-N) + ATD1-G

= (A131-G + A132-G + A133-N + A332-G + A431-G + ATD1-G) – (A131-N + A132-N + A133-G

+ A332-N + A431-N)

- Nếu A > 0: A là điện năng NPT giao cho TCTĐL.

- Nếu A< 0: A là điện năng NPT nhận của TCTĐL.

2. Trường hợp NPT giao nhận điện với hai TCTĐL trở lên:

Hình vẽ sau mô tả NPT giao nhận với hai TCTĐL A và B. NPT ký hợp đồng mua bán điện với TCTĐL A cho lượng điện năng tự dùng và tụ bù của trạm.

`

`

231 232

171

132

431

473 474

133

TD1

TD1

110KV220KV

35KV 22KV

0,4KV

35KV

T3

172 173 174271 272 273 274

AT1

`

332

371 372

131

AT2

472471

TCTĐL B

TCTĐL A

TCTĐL BTCTĐL A

T101

Tụ bù

0,4KV

TD2

TD2

TCTĐL A TCTĐL A

331

Page 54: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 52/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

2.1. Vị trí ranh giới giao nhận điện giữa NPT và các TCTĐL tại trạm:

a) Vị trí đo đếm chính:

- Cấp điện áp 110kV: 173, 174, T101 (giao nhận với TCTĐL A); 171, 172 (giao nhận với TCTĐL B)

- Cấp điện áp 35kV: 332 (giao nhận với TCTĐL A)

- Cấp điện áp 22kV: 473, 474 (giao nhận với TCTĐL A); 471, 472 (giao nhận với TCTĐL B)

- Cấp điện áp 0,4kV: TD1, TD2 (giao nhận với TCTĐL A)

b) Vị trí đo đếm dự phòng:

- Cấp điện áp 110kV: 131, 132, 133

- Cấp điện áp 35kV: 371, 372

- Cấp điện áp 22kV: 431

- Cấp điện áp 0,4kV: không có dự phòng

2.2. Phương thức giao nhận điện tại trạm:

Điện năng giao nhận giữa NPT và TCTĐL A được xác định theo công thức:

ATCTĐL A = (A173-G – A173-N) + (A174-G – A174-N) + AT101-G + (A332-G – A332-N) + (A473-G – A473-N) + (A474-G – A474-N) + ATD1-G + ATD2-G

= (A173-G + A174-G + AT101-G + A332-G + A473-G + A474-G + ATD1-G + ATD2-G) – (A173-N + A174-N + A332-N + A473-N + A474-N)

- Nếu ATCTĐL A > 0: ATCTĐL A là điện năng NPT giao cho TCTĐL A.

- Nếu ATCTĐL A < 0: ATCTĐL A là điện năng NPT nhận của TCTĐL A.

Điện năng giao nhận giữa NPT và TCTĐL B được xác định theo công thức:

ATCTĐL B = (A171-G – A171-N) + (A172-G – A172-N) + (A471-G – A471-N) + (A472-G – A472-N)

= (A171-G + A172-G + A471-G + A472-G) – (A171-N + A172-N + A471-N + A472-N)

- Nếu ATCTĐL B > 0: ATCTĐL B là điện năng NPT giao cho TCTĐL B.

- Nếu ATCTĐL B < 0: ATCTĐL B là điện năng NPT nhận của TCTĐL B.

Page 55: Quy-dinh-8 Do Dem Dien Nang

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAMMã số:

QĐ-06-01Ngày sửa đổi:

QUY ĐỊNHMục ISO: Lần sửa đổi:

Ban hành mới

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI CÁC VỊ TRÍ RANH GIỚI GIAO NHẬN ĐIỆN

Trang: 53/53 Ngày hiệu lực:

V.15.11.2010

PHỤ LỤC 2:

Quy ước chiều giao nhận điện năng

`

`

`

G N

G N

G N

N G

G N

G N

G

MBA tự dùng

110KV220KV

35KV 22KV

N G

N G

0,4KV 0,4KV

10KV

G N

N G

500KV

N G

MBA nâng áp

MBA hạ áp

MBA tự dùng

MBA hạ áp

MBA hạ áp

Máy phát

G

Tụ bù

N G

G

N G

N G