quẢn lÝ nhÀ nƢỚc ĐỐi vỚi khu kinh tẾ cỬa khẨu quỐc...

171
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN BÁU HÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2017

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN BÁU HÀ

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ

CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN BÁU HÀ

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ

CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 62 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ NHƢ HÀ

2. PGS.TS. NGUYỄN QUỐC THÁI

HÀ NỘI - 2017

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu

trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ

ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trần Báu Hà

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI 8

1.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài 8

1.2. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước 12

1.3. Đánh giá tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan đến

đề tài luận án 20

Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

CẤP TỈNH ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU 22

2.1. Tổng quan về khu kinh tế cửa khẩu 22

2.2. Quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với khu kinh tế cửa khẩu 33

2.3. Kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu,

bài học cho Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 63

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KHU KINH

TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO 79

3.1. Tổng quan về Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 79

3.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc

tế Cầu Treo 88

3.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với Khu kinh tế

cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 111

Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO 122

4.1. Bối cảnh mới trong và ngoài nước có ảnh hưởng đến sự phát triển

của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 122

4.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với Khu kinh

tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 134

4.3. Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với Khu

kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo giai đoạn đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030 134

4.4. Một số kiến nghị 148

KẾT LUẬN 150

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153

PHỤ LỤC 161

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB : Asian Development Bank - Ngân hàng phát triển châu Á

ASEAN : Asscociation of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các

Quốc gia Đông Nam Á

BOT : Build Operate Transfer - Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao

BQL : Ban quản lý

BQLCK : Ban quản lý cửa khẩu

BT : Build Transfe - Xây dựng - Chuyển giao

BTO : Build Transfer Operate - Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh

CBTA : Cross Border Transport Agreement - Hiệp định vận tải qua

biên giới

EWEC : East-West Economic Corridor - Hành lang kinh tế Đông - Tây

FDI : Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA : Free Trade Agreement - Hiệp định Thương mại tự do

GMS : Greater Mekong Subregion - Tiểu vùng sông Mekong mở rộng

GMS-

CBTA

: Hiệp định Tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua

lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Kông mở rộng

JICA : Japan International Cooperaition Agancy - Cơ quan hợp tác

quốc tế Nhật Bản

KCN : Khu công nghiệp

KCX : Khu chế xuất

KHTKTBG : Khu hợp tác kinh tế biên giới

KKT : Khu kinh tế

KKTCK : Khu kinh tế cửa khẩu

KKT-TM : Khu kinh tế thương mại

KKTXBG : Khu kinh tế xuyên biên giới

KTM : Khu thương mại

KT-XH : Kinh tế xã hội

NAFTA : North - South Economic Corridor - Hiệp định mậu dịch tự

do Bắc Mỹ

ODA : Official Development Assistance - Viện trợ phát triển chính thức

PPP : Public Private Partner - Đối tác công tư

QLNN : Quản lý Nhà nước

UBND : Ủy ban nhân dân

USD : United States Dollar - Đô la Mỹ

XNC : Xuất, nhập cảnh

XNK : Xuất, nhập khẩu

WB : World Bank - Ngân hàng thế giới

WTO : World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ

Trang

Bảng 3.1: Đánh giá đất xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế

Cầu Treo 81

Bảng 3.2: Cơ cấu bố trí nhân sự quản lý nhà nước đối với Khu

kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo trước và sau khi hợp

nhất hai Ban quản lý 86

Bảng 3.3: Số liệu xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Cầu

Treo giai đoạn 2008-2015 102

Bảng 3.4: Các lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư vào Khu kinh tế cửa

khẩu quốc tế Cầu Treo giai đoạn 2010-2015 103

Biểu đồ 3.1: Kim ngạch xuất, nhập khẩu và thu ngân sách của Khu

kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo giai đoạn 2008-2015 99

Hình 3.1: Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng của Khu kinh tế cửa

khẩu quốc tế Cầu Treo 82

Hình 3.2: Quy hoạch phân khu chức năng Khu kinh tế cửa khẩu

quốc tế Cầu Treo 90

Sơ đồ 2.1: Nội dung quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu 59

Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế

cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 87

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Khu kinh tế cửa khẩu thường được xác định là một không gian kinh tế

nhất định có đ c tính gắn với cửa khẩu biên giới đất liền; được hình thành và

phát triển dựa trên nhiều chính sách đ c thù riêng biệt nhằm khai thác tối đa

lợi thế sẵn có, tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư, mở rộng giao lưu kinh

tế qua biên giới, phát triển thương mại và các loại hình dịch vụ, gắn với xây

dựng và phát triển tình hữu nghị ổn định, bền vững về chính trị giữa hai nước

có chung biên giới, từ đó đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), đ c

biệt là bảo vệ an ninh biên giới quốc gia.

Việt Nam, từ năm 1996, Chính phủ đã cho phép thí điểm chính sách

phát triển đầu tiên ở Khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) Móng Cái, tỉnh Quảng

Ninh, đến nay cả nước đã có 26 KKTCK được thành lập ở 21 tỉnh có biên

giới đất liền. Quá trình hình thành và phát triển các KKTCK trong những năm

qua đã đem lại những tác động lan toả rõ rệt, làm tăng vị thế của các tỉnh có

KKTCK, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng biên và giao lưu kinh tế giữa nước

ta với các nước láng giềng, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của cả

nước. Các KKTCK cũng đã thu hút một lượng lớn dân cư đến làm ăn, sinh

sống, tạo thành những khu dân cư tập trung, những đô thị biên giới, làm tăng

tiềm lực kinh tế quốc phòng tại tuyến biên giới, góp phần củng cố an ninh

quốc phòng.

Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh nằm

trên trục Quốc lộ 8, một trong những trục giao thông quan trọng đối với quốc

phòng, an ninh và hoạt động kinh tế đối ngoại với Lào và các nước láng

giềng. Trước năm 1998, khu vực cửa khẩu Cầu Treo là vùng núi hoang vu,

dân cư thưa thớt, cơ sở hạ tầng và kinh tế - xã hội đ c biệt khó khăn. Từ năm

1998 khu vực cửa khẩu quốc tế Cầu Treo được Chính phủ cho phép áp dụng

thí điểm một số chính sách ưu đãi về đầu tư và thương mại nên bước đầu đã

2

kích thích được phát triển kinh tế, thương mại, cơ sở hạ tầng được cải thiện;

tuy nhiên các kết quả đạt được vẫn còn khá khiêm tốn. Đến năm 2007,

KKTCK quốc tế Cầu Treo được chính thức thành lập với nhiều chính sách ưu

đãi hơn về đầu tư, thương mại, thuế, đất đai, tín dụng... Nhờ những động lực

có được từ các chính sách ưu đãi của Chính phủ và sự tăng cường phối hợp

quản lý nhà nước (QLNN) đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo, KKTCK này

đã đạt được những kết quả khá quan trọng, những năm gần đây kim ngạch

xuất, nhập khẩu (XNK) đạt bình quân khoảng 200 triệu USD/năm; xuất, nhập

cảnh (XNC) trên 600.000 người/năm; thu ngân sách khoảng 200 tỷ đồng/năm;

nhiều dự án cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, bước đầu đã tạo ra diện mạo

đô thị miền núi tương đối khang trang; đã thu hút được một lượng lớn người

dân từ miền xuôi lên định cư và làm ăn (từ khoảng 1,3 vạn người (năm 1998)

đến nay đã tăng lên khoảng 03 vạn người), thu nhập và đời sống của nhân dân

ngày càng được nâng lên, an ninh quốc phòng được giữ vững; sự giao lưu,

hợp tác toàn diện về văn hóa, kinh tế với Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan

được tăng cường. Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo trở thành một trong

09 KKTCK trọng điểm của cả nước, hiện đang được Chính phủ lựa chọn để

ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và chính sách phát triển từ nguồn ngân

sách nhà nước (NSNN).

Tuy vậy, kết quả đạt được trong những năm qua của KKTCK quốc tế

Cầu Treo vẫn chưa chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế, chưa đáp ứng

được kỳ vọng như những mục tiêu đã đề ra. Quản lý nhà nước đối với

KKTCK này còn nhiều m t hạn chế như: Tổ chức bộ máy QLNN đối với

KKTCK nhiều bất cập, cơ chế phối hợp giữa các lực lượng chức năng chuyên

ngành tại KKTCK chưa thực sự thống nhất và hiệu quả, nhất là sau khi sáp

nhập ban quản lý (BQL) Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo vào ban quản

lý khu kinh tế (KKT) tỉnh; Việc xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch,

kế hoạch, chính sách phát triển KKTCK còn nhiều vướng mắc nhưng chậm

được khắc phục; Việc điều hành, quản lý các hoạt động XNK, XNC, đầu tư

3

xây dựng cơ sở hạ tầng, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại vào KKTCK kết

quả chưa cao,... Vì thế, đến nay nền sản xuất ở KKTCK này vẫn còn ở trình

độ thấp, lạc hậu và nơi đây vẫn là khu vực miền núi đ c biệt khó khăn; tăng

trưởng kinh tế và việc làm trong KKTCK những năm gần đây liên tục sụt

giảm, thu nhập và đời sống của người lao động còn g p nhiều khó khăn.

M t khác, bối cảnh quốc tế và trong nước như: Việc tham gia các Hiệp

định Thương mại tự do (FTA), nhất là các FTA thế hệ mới của Việt Nam đòi

hỏi phải hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, bao gồm cả các chính sách

kinh tế, thương mại biên giới; Sự mở rộng các hoạt động của Tiểu vùng sông

Mê-kông ảnh hưởng quan trọng đến phát triển của KKTCK; Yêu cầu đ t ra từ

nhiệm vụ phát triển KT-XH của đất nước trong giai đoạn mới và quan điểm,

mục tiêu quy hoạch phát triển các KKTCK Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Nghị quyết của Đại

hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII cũng đã đ t ra mục tiêu xây dựng

KKTCK quốc tế Cầu Treo đến năm 2020 trở thành trung tâm thương mại,

dịch vụ lớn phía Tây của tỉnh, là cửa ngõ giao thương với các nước trên tuyến

hành lang kinh tế Đông - Tây;... Bối cảnh đó vừa tạo ra những cơ hội thuận

lợi nhưng cũng đ t ra không ít khó khăn, thách thức trong QLNN đối với

KKTCK quốc tế Cầu Treo như: Yêu cầu phát triển nhanh cơ sở hạ tầng

KKTCK trong điều kiện NSNN còn eo hẹp; Phải xây dựng được các chính

sách ưu đãi đ c biệt đảm bảo kích thích phát triển KKTCK (vốn là địa bàn đ c

biệt khó khăn) một cách có hiệu quả nhưng không trái các cam kết với Tổ chức

thương mại thế giới (WTO) và các Hiệp định Thương mại tự do (FTA); Các

vấn đề về an ninh, chính trị, xã hội cần phải giải quyết; Sự cạnh tranh của các

KKTCK khác để lọt vào danh sách KKTCK được Chính phủ ưu tiên đầu tư;...

Những thuận lợi cũng như các hạn chế, khó khăn, thách thức nêu trên đã

đ t ra những yêu cầu mới trước QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo trong

thời gian tới. Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu "Quản lý nhà

nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo" để làm luận án Tiến sĩ.

4

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của

QLNN đối với KKTCK, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối

với KKTCK quốc tế Cầu Treo trong thời gian tới.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để tìm khoảng

trống nghiên cứu.

- Hệ thống hóa, bổ sung làm rõ cơ sở lý luận về QLNN (cấp tỉnh) đối

với KKTCK trong bối cảnh hiện nay dưới góc nhìn của chuyên ngành quản lý

kinh tế.

- Khảo cứu kinh nghiệm QLNN đối với KKTCK trong nước (Khu KT-

TM đ c biệt Lao Bảo và KKTCK Cha Lo) để rút ra bài học kinh nghiệm cho

KKTCK quốc tế Cầu Treo.

- Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu

Treo giai đoạn 2008-2015, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân.

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện QLNN đối với

KKTCK quốc tế Cầu Treo đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là hoạt động quản lý nhà nước

(cấp tỉnh) đối với khu kinh tế cửa khẩu.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về

quản lý nhà nước (cấp tỉnh) đối với khu kinh tế cửa khẩu. Chủ thể quản lý là

chính quyền cấp tỉnh và các cơ quan quản lý trực thuộc.

- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu về quản lý nhà nước đối

với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh.

- Về thời gian: Luận án khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng

5

QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo giai đoạn 2008-2015. Các giải pháp

chủ yếu cho giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

4. Cơ sở u n và phƣơng pháp nghiên cứu

Luận án được xây dựng dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử, đồng thời có tiếp thu và kế thừa các phương pháp

luận nghiên cứu hiện đại chuyên ngành quản lý kinh tế.

Phương pháp tiếp cận chủ yếu của luận án là từ góc độ hoạt động quản

lý nhà nước của các cơ quan cấp tỉnh đối với KKTCK, đ t trong khung khổ

chính sách quốc gia và lợi ích vùng để xem xét.

Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, trên cơ sở quan điểm,

đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, nghiên cứu sinh sử dụng

phương pháp hệ thống, thống kê, so sánh, kết hợp với phân tích, tổng hợp,...

nhằm hệ thống hóa, có bổ sung phát triển các vấn đề về cơ sở lý luận QLNN

đối với KKTCK. Để có thêm các thông tin, tư liệu nhằm đánh giá thực trạng

về QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo, Nghiên cứu sinh đã khảo sát các

vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Các phương pháp được sử dụng cụ thể

trong các chương như sau:

Chương 1, luận án chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu,

phương pháp hệ thống hóa, phân tích để đánh giá về quan điểm của các học

giả trong nước cũng như trên thế giới về QLNN đối với KKT nói chung và

KKTCK nói riêng. Qua đó, rút ra những vấn đề đã được nghiên cứu cũng như

các vấn đề cần nghiên cứu bổ sung và nghiên cứu mới về QLNN đối với

KKTCK. Các tài liệu trong quá trình nghiên cứu đề tài được thu thập và hệ

thống hóa theo các mảng vấn đề chính như nhóm các công trình nghiên cứu

về chính sách phát triển kinh tế cửa khẩu, về hợp tác kinh tế biên giới, về

KKT, khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) hay những công trình

nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.

Chương 2, chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, suy luận

logic để hệ thống hóa và luận giải, bổ sung, phát triển những vấn đề cốt lõi về

6

cơ sở lý luận QLNN đối với KKTCK dưới góc nhìn của chuyên ngành quản

lý kinh tế. Đồng thời, sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu khảo cứu kinh

nghiệm QLNN đối với một số KKTCK khác trong nước để rút ra bài học kinh

nghiệm cho QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo. Nhiệm vụ chủ yếu của

chương này là xác định được khung phân tích của đề tài, vì vậy việc hệ thống

hóa và phát triển các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn là hết sức cần thiết.

Dựa trên việc phân tích đánh giá so sánh các nhân tố tác động ảnh hưởng đến

QLNN đối với KKTCK, luận án đã tiến hành tổng hợp, suy luận logic để định

hình khung khổ lý thuyết.

Chương 3, luận án chủ yếu sử dụng các phương pháp khảo sát, thu thập

số liệu (thông qua phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với các cán bộ của Ban quản

lý và các lực lượng chức năng tham gia quản lý tại KKTCK quốc tế Cầu Treo;

thu thập một số tài liệu, báo cáo của các cơ quan quản lý tại KKTCK quốc tế

Cầu Treo; thời gian khảo sát là giai đoạn 2012-2015, có cập nhật bổ sung

thêm một số thông tin đến năm 2016), trên cơ sở đó phân tích tổng hợp, thống

kê mô tả, so sánh đối chiếu, suy luận logic nhằm đánh giá về QLNN đối với

KKTCK quốc tế Cầu Treo giai đoạn 2008-2015. Các thông tin được xử lý s

được thể hiện thông qua các bảng, biểu, đồ thị và hình v . Trong chương này

của luận án, nguồn thông tin chủ yếu lấy từ: (i) Thông tin khoa học trong các

công trình nghiên cứu về QLNN đối với KKT và KKTCK trong và ngoài

nước; (ii) Thông tin và số liệu thống kê của các cơ quan nghiên cứu, cơ quan

quản lý cấp Trung ương, cấp tỉnh Hà Tĩnh, đ c biệt là của Ban quản lý và các

lực lượng chức năng tại KKTCK quốc tế Cầu Treo.

Chương 4, luận án sử dụng phương pháp tổng hợp, xây dựng khung

logic để xác định các quan điểm về QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo

và đề xuất các định hướng, các giải pháp QLNN đối với KKTCK này đến

năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Dựa trên các hạn chế được phát hiện ở

chương 3, luận án tiến hành xây dựng cây mục tiêu theo khung logic để từ đó

xác định hệ mục tiêu tầm nhìn và giải pháp khắc phục.

7

5. Những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của u n án

Một là, hệ thống hoá và xây dựng được khung phân tích về QLNN (cấp

tỉnh) đối với KKTCK dưới góc nhìn của chuyên ngành quản lý kinh tế.

Hai là, trên cơ sở khảo cứu kinh nghiệm QLNN đối với KKTCK ở một

số địa phương, đã chọn lọc được những kinh nghiệm có khả năng vận dụng

vào QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo một cách có hiệu quả.

Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng QLNN cấp tỉnh đối với KKTCK

quốc tế Cầu Treo giai đoạn 2008-2015 trên cơ sở khung lý thuyết đã xây

dựng, chỉ ra những thành công, những hạn chế, bất cập chủ yếu trong thực tế

QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo.

Bốn là, luận án đề xuất được hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện

công tác QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh trong thời

gian từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

6. Kết cấu của u n án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

chính của luận án gồm 4 chương, 12 tiết.

8

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NƢỚC NGOÀI

Biên giới đất liền luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với mỗi quốc

gia, vì vậy các hoạt động ở khu vực này bao gồm cả các hoạt động về kinh tế,

thương mại và an ninh… cũng đ c biệt được chú trọng. Do đó, đã có nhiều

công trình nghiên cứu, bài viết, hội thảo, báo cáo… về đề tài phát triển kinh tế

cửa khẩu ở ngoài nước, dưới đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về chính sách phát triển kinh tế cửa khẩu

Toward a New Frontier, Improving the U.S. - Canadian Border [67]

(Hướng đến một biên giới mới, cải thiện khu vực cửa khẩu Mỹ-Canada,

Sands, Christopher, Viện Brookings). Bài viết của Tiến sĩ Christopher Sands

(là một thành viên cao cấp tại Viện Hudson, chuyên về mối quan hệ Mỹ -

Canada và hội nhập kinh tế khu vực Bắc Mỹ) đề cập đến Hiệp định mậu dịch

tự do Bắc Mĩ năm 1994 (NAFTA) đã từng trở thành nền tảng cho sự thống

nhất về kinh tế và chính trị giữa ba quốc gia từ việc phát triển thương mại

giữa hai bên biên giới Mỹ - Canada và Mỹ - Mexico, những tác động quan

trọng của việc phát triển thương mại đối với các cộng đồng xung quanh khu

vực biên giới. Christopher Sands đã phân tích thực trạng quản lý biên giới của

Mỹ và Canada, chỉ ra các bất cập, hạn chế và nguyên nhân trên ba m t: Khu

vực biên giới; Hoạt động của con người ở khu vực biên giới; và thẩm quyền

quản lý, sự chồng chéo giữa pháp lý liên Bang và địa phương liên quan đến

cải cách chính sách biên giới.

Từ đó, tác giả đã đề xuất các cải cách để các bên liên quan ở cả hai

nước hoạch định chính sách, xây dựng một mô hình quản lý mới để khu vực

biên giới của Mỹ và Canada hoạt động có hiệu quả và an toàn hơn như: Kiểm

tra và phân cấp quản lý biên giới ở mức độ lớn hơn, phân bổ nguồn lực một

cách linh hoạt hơn, thiết lập các điều kiện thuận lợi đáp ứng cho nhu cầu đa

dạng của các hoạt động ở khu vực biên giới mà không phạm đến quyền lợi an

9

ninh quốc gia... Các chính sách này được thực thi s tạo nên sự đồng thuận

biên giới mới của bao gồm các bên liên quan ở cả hai bên biên giới, hướng tới

giải quyết nhanh chóng hầu hết các mối quan tâm về biên giới của các bên

liên quan nhằm tăng sức cạnh tranh của cả hai quốc gia.

The Cross Border Economies of Cambodia, Laos, Thailand and Vietnam

(Các nền kinh tế biên giới của Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam) [68].

Đây là nghiên cứu trong khuôn khổ dự án mạng lưới phát triển (DAN) được

điều phối bởi Viện Phát triển nguồn Campuchia (CDRI) do Quỹ Rockefeller tài

trợ, với sự đóng góp của các viện nghiên cứu phát triển hàng đầu tại

Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, nhóm tác giả gồm: KAS Murshid và

Sokphally (Trung Tâm nghiên cứu cao cấp - Viện Phát triển nguồn Campuchia,

Phnom Penh); Leeber Leebouapao, bà Phonesaly Souksavath, bà Phetsamone

Sone, ông Souphith Darachanthara và ông Vanthana Norintha (Trung tâm

Thống kê Quốc gia - Viện nghiên cứu kinh tế (Neri), Viêng Chăn); Worawan

Chandoevwit, Yongyuth Chalamwong và Srawooth Paitoonpong (Viện Tài

nguyên Phát triển Thái Lan - TDRI); Nguyễn Thị Kim Dung (Viện Nghiên cứu

Quản lý Kinh tế (CIEM), Hà Nội); Cù Chi Lợi (Viện Kinh tế, Hà Nội).

Nghiên cứu này đã giới thiệu một cách tổng quát kinh tế biên giới các

nước Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam (CLTV), các chính sách và các

thỏa thuận thương mại biên giới, các biện pháp tạo thuận lợi và chi phí giao dịch

cho hàng hóa, phương tiện và người qua cửa khẩu các nước CLTV, cấu trúc và

hoạt động thương mại cũng như các tác động đối với phúc lợi của hộ gia đình,

đ c biệt là những người sống dọc theo khu vực biên giới các nước này.

Cả bốn quốc gia đều xác định phát triển kinh tế biên giới là rất quan

trọng. Thái Lan với tầm nhìn lớn về phát triển kinh tế biên giới và tham vọng

biến mình thành một trung tâm kinh tế khu vực. Việt Nam coi phát triển kinh tế

qua biên giới như một chiến lược quan trọng, đã thành lập và ban hành các chính

sách phát triển các khu kinh tế cửa khẩu dọc biên giới của mình. Campuchia và

Lào nhận thức được vị trí chiến lược của họ giữa hai quốc gia lớn hơn là Việt

Nam và Thái Lan, mong muốn mở rộng tiếp cận thị trường trong khu vực. Mỗi

quốc gia đã thiết lập các cơ hội mới để biên giới trở nên cởi mở hơn.

10

Tuy nhiên, cả bốn nước này đều đang hội nhập khu vực và toàn cầu

hóa, đồng thời cũng nhận thức rất rõ về sự cần thiết để xây dựng một cách

hiệu quả nền kinh tế thị trường cạnh tranh trên cơ sở lợi thế so sánh của quốc

gia mình. Thương mại qua biên giới ngày càng được xem như là một phương

tiện để thúc đẩy hội nhập khu vực và là một cách để chuẩn bị cho nhiều chính

sách kinh doanh tự do hơn, cởi mở hơn, ví dụ như là thành viên của ASEAN,

AFTA, APEC và WTO. Kinh nghiệm cho thấy đến nay một số nước (như

Việt Nam) đã coi trọng phát triển kinh tế cửa khẩu và và đã đạt được nhiều

thành công đáng kể.

Regional Economic Impacts of Cross - Border Infrastructure: A General

Equilibrium Application to Thailand and Lao PDR (Tác động kinh tế của cơ sở

hạ tầng xuyên biên giới: Mô hình cân bằng với Thái Lan và Lào) [71]. Trong

bài viết này, các tác giả đã sử dụng mô hình cân bằng để nghiên cứu tác động

về kinh tế của chính sách phát triển cơ sở hạ tầng khu vực biên giới giữa Lào

và Thái Lan đối với sự phát triển của thương mại. Các tác giả đã nhấn mạnh

tầm quan trọng của mạng lưới đường cao tốc trong việc thúc đẩy dòng hàng

hóa lưu thông cũng như thu hút đầu tư nước ngoài ở các nước Tiểu vùng sông

Mê-kông mở rộng (GMS). Phát triển cơ sở hạ tầng tại các khu vực cửa khẩu có

thể làm giảm thời gian trung chuyển hàng hóa và giảm các phát sinh chi phí tại

cửa khẩu.

Bài viết tập trung phân tích các lợi ích kinh tế từ cây cầu quốc tế thứ hai

(cầu Hữu Nghị II) bắc qua dòng sông Mê-kông giữa tỉnh Mukdahan của Thái

Lan và tỉnh Savannakhet ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Từ đó, các tác

giả đã chỉ ra rằng: cơ sở vật chất tại các cửa khẩu (hạ tầng cửa khẩu) không

chỉ giảm chi phí vận chuyển mà còn tiết kiệm thời gian qua sông, giảm nhiều

chi phí cho người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho phát triển du lịch

không chỉ giữa Thái Lan và Lào mà còn cả đối với giữa Thái Lan và Việt

Nam (quá cảnh qua Lào). Ngoài ra, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cửa

khẩu đúng đắn s tạo điều kiện để thu hút các ngành công nghiệp vào khu vực

cửa khẩu, tạo công ăn việc làm, gia tăng các sản phẩm cũng như thu nhập cho

người dân ở khu vực cửa khẩu, góp phần giảm tỷ lệ nghèo đói…

11

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về hợp tác kinh tế biên giới

Cross Border Economic zone Roadmap-Developing Cross-Border

Economic Zones Between the PRC and Viet Nam (Lộ trình khu kinh tế xuyên

biên giới - phát triển các khu kinh tế xuyên biên giới giữa Trung Quốc và Việt

Nam) [69], là báo cáo kỹ thuật trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ kỹ thuật của

Ngân hàng Phát triển châu Á về "Phát triển các KKT xuyên biên giới giữa

Trung Quốc và Việt Nam". Dự án này nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện chiến

lược và kế hoạch hành động về Hành lang kinh tế Bắc - Nam bằng cách phát

triển các KKT xuyên biên giới tại Hà Khẩu - Lào Cai và Bằng Tường - Đồng

Đăng, dọc theo biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam. Báo cáo này đã

nghiên cứu hiện trạng và phân tích các xu hướng phát triển thương mại song

phương cũng như thương mại biên mậu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hiện

trạng phát triển KT-XH và các đ c điểm của khu vực hai bên các c p cửa khẩu

Hà Khẩu - Lào Cai và Bằng Tường - Đồng Đăng. Đồng thời phác thảo về mô

hình KKT xuyên biên giới, các khái niệm và luận giải lý do tại sao nên phát

triển các KKT xuyên biên giới, coi đây là một cách hữu hiệu để thu hút đầu tư

nhất là từ khu vực kinh tế tư nhân vào khu vực biên giới vốn đang còn rất khó

khăn, đ c biệt các KKT xuyên biên giới s góp phần quan trọng vào việc đẩy

nhanh tiến trình chuyển đổi các hành lang giao thông thành hành lang về dịch

vụ hậu cần và hành lang kinh tế. Từ đó đề xuất việc thành lập hai KKT xuyên

biên giới Hà Khẩu - Lào Cai và Bằng Tường - Đồng Đăng cũng như các giải

pháp và lộ trình để hình thành và phát triển hai KKT xuyên biên giới này.

Institutional Development and Capacity Building - developing cross-

border economic zones between the PRC and Viet Nam (Phát triển thể chế và

tăng cường năng lực - Dự án Phát triển các KKT xuyên biên giới giữa Trung

quốc và Việt Nam) [70]. Đây là báo cáo của chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật trong

khuôn khổ dự án Phát triển các KKT xuyên biên giới giữa Trung Quốc và

Việt Nam do Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ. Chủ trì là Robert L. Wallack,

chuyên gia tư vấn quốc tế, Hoa Kì; Người hỗ trợ là Wei Zhaohui, chuyên gia tư

vấn Trung Quốc và Nguyễn Anh Thu, chuyên gia tư vấn của Việt Nam. Tác giả

đã nghiên cứu các kinh nghiệm về hợp tác kinh tế cửa khẩu ở châu Âu, Bắc Mĩ

12

và châu Á, thực trạng quản lý Khu kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam, và

đưa ra một khung thể chế sơ bộ của KKT xuyên biên giới.

Bằng nghiên cứu của mình, tác giả cho rằng việc xây dựng KKT xuyên

biên giới đóng vai trò quan trọng để thu hút đầu tư và cải thiện cán cân

thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam dọc theo hai hành lang kinh tế Bắc

- Nam và tiểu vùng sông Mekông mở rộng. Các vấn đề nổi bật nhất của bản

báo cáo này là:

- Kinh nghiệm của quốc tế cho phát triển KKT xuyên biên giới.

- Đề xuất các thể chế cho các KKT xuyên biên giới trong giai đoạn đầu

tiên, trong đó lấy việc xây dựng các cảng cạn là trọng tâm của thể chế. Việc

phát triển các KKT xuyên biên giới cần hình thành hai loại thể chế: thể chế

chiến lược, và thể chế vận hành.

- Mối quan hệ thương mại Việt - Trung có tiềm năng tiếp tục tăng

trưởng, nhưng cần được hai bên cùng lập kế hoạch tại cửa khẩu để cân bằng

thương mại tại khu vực cửa khẩu và cân bằng sự phát triển đô thị.

1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG NƯỚC

Năm 2011 đánh dấu 20 năm hình thành và phát triển các KCN, KCX và

KKT ở nước ta, trong đó có KKTCK. Để tiếp tục phát huy có hiệu quả vai trò

của khu vực này vào quá trình phát triển của đất nước, Chính phủ đã chỉ đạo

tổng kết, đánh giá đầy đủ và toàn diện quá trình xây dựng và phát triển KCN,

KCX, KKT trong 20 năm qua, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, định hướng

phát triển KCN, KCX, KKT trong giai đoạn tới. Vì vậy, thời gian gần đây chủ

đề về KKT, KKTCK thu hút được khá nhiều chuyên gia, học giả tham gia

nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Một số công trình tiêu biểu như:

1.2.1. Những nghiên cứu về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu

kinh tế

Đề tài Khu kinh tế tự do - Những vấn đề lý luận và thực tiễn của Cù Chi

Lợi [30]. Theo tác giả, Khu kinh tế tự do là một khái niệm có nội hàm rộng

chỉ một khu vực địa lý có áp dụng những chính sách đ c biệt nhằm thu hút

đầu tư và khuyến khích xuất khẩu bao gồm khu chế xuất, khu kinh tế cửa

khẩu, khu công nghiệp, đ c khu kinh tế,... Dù cho tên gọi và chức năng của

13

khu có khác nhau, khu kinh tế tự do luôn là một công cụ kinh tế quan trọng

được nhiều nước sử dụng nhằm tạo ra động lực phát triển cho một khu vực

hay toàn bộ nền kinh tế. Trong những năm qua, Việt Nam cũng đã sử dụng

công cụ kinh tế này một cách mạnh m với nhiều KCX, KTK, KKTCK được

hình thành, và hàng loạt KCN được xây dựng.

Tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu đang xóa bỏ những khoảng trống

áp dụng chính sách và vì vậy tương lai của các KKT đang dần bị thu hẹp.

Các công cụ thuế quan và phi thuế quan không còn nhiều tác dụng, các chính

sách ưu đãi tạo dựng các "thiên đường doanh nghiệp" cũng trở thành khá phổ

thông, các KKT đang "lan tràn" khắp các nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, nhiều

câu hỏi đ t ra cho chiến lược xây dựng KKT tự do của Việt Nam rằng liệu mô

hình khu kinh tế tự do như vẫn áp dụng xưa nay còn hữu hiệu trong bối cảnh

toàn cầu hóa hay không? Mô hình KKT tự do trong bối cảnh toàn cầu hóa s

như thế nào? Và, Việt Nam có thể xây dựng KKT tự do được hay không? Đề tài

tập trung vào trả lời các câu hỏi trọng tâm trên bằng việc tổng kết các kinh

nghiệm quốc tế, thực tế phát triển của Việt Nam, và qua đó đưa ra một mô hình

KKT tự do phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh riêng có của Việt Nam.

Đề tài Xây dựng các KKT mở và đặc KKT ở Việt Nam trong điều kiện

hội nhập kinh tế quốc tế của Võ Đại Lược [32]. Nội dung chính của đề tài là

nghiên cứu xây dựng các KKT mở và đ c KKT ở Việt Nam trong điều kiện

hội nhập kinh tế quốc tế là: Làm rõ tiêu chí của KKT mở, đ c KKT, KKT tự

do trong điều kiện mới trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của một số nước châu

Á; Đánh giá thực trạng xây dựng các KKT mở, KKT tự do, đ c KKT hiện nay

ở Việt Nam. Quan điểm của chính sách mở và xây dựng định hướng phát triển

các KKT mở, KKT tự do, đ c KKT ở Việt Nam đến năm 2020. Một số cơ sở

lý thuyết về chính sách mở cửa các vùng ven biển và KKT tự do. Đề xuất các

thể chế cho các KKT tự do ở Việt Nam.

Cuốn Các khu kinh tế tự do ở Dubai, Hàn Quốc và Trung Quốc của Võ

Đại Lược [31]. Cuốn sách này tác giả chủ yếu giới thiệu một số khu kinh tế

của Dubai, Hàn Quốc và Trung Quốc, có sự nghiên cứu so sánh: Trung quốc

đã xây dựng các khu kinh tế tự do rất đa dạng từ cuối những năm 90 của thế

14

kỷ XX và đã thu được những thành tựu rất nổi bật. Hàn Quốc từ đầu năm

2000 đến nay đã xây dựng 03 khu kinh tế tự do với những cơ chế tự trị cao và

thuộc đẳng cấp quốc tế. Với thành công ban đầu đó, đến đầu tháng 12/2008,

Hàn Quốc đã quyết định xây dựng thêm 04 khu kinh tế tự do nữa. Đồng thời,

cuốn sách đã giới thiệu lý thuyết cạnh tranh, là cơ sở cho việc xây dựng các

khu kinh tế tự do.

Cuốn Tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng - những vấn

đề đặt ra cho KKT, KKTCK ở Việt Nam [60]. Đây là cuốn kỷ yếu Hội thảo về

các KKT, KKTCK của Ủy ban Kinh tế Quốc hội năm 2011. Trong cuốn kỷ yếu

này có nhiều công trình nghiên cứu của các chuyên gia, học giả về các KKT,

KKTCK ở Việt Nam trong thời gian qua và các định hướng phát triển trong

thời gian tới. Một số tài liệu có thể tham khảo cho đề tài như: Phương hướng

hoàn thiện chính sách pháp luật về KKT [60] của Lê Tuyển Cử; Bài học kinh

nghiệm từ đặc KKT Sán Đầu, Trung Quốc [60] của Nguyễn Đức Kiên; Thực

trạng phát triển và cơ chế chính sách đối với KKTCK biên giới [60] của Hồ

Phương Chi; Phát triển KKTCK để thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển KT-XH địa

phương [60] của Phạm Văn Cường,… Các bài viết, các công trình nghiên cứu

nêu trên đã cho cái nhìn tổng thể về các KKT và KKTCK trên cả nước, các

vướng mắc, bất cập, cả những kinh nghiệm quản lý trong và ngoài nước, đưa ra

các giải pháp để hoàn thiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các

KKTCK trên cả nước và cơ chế, chính sách áp dụng cho các KKTCK.

Cuốn 20 năm xây dựng và phát triển KCN, KCX, KKT ở Việt Nam của

Bộ Kế hoạch và Đầu tư [10]. Hội nghị Tổng kết 20 năm xây dựng và phát

triển KCN, KCX, KKT ở Việt Nam (1991-2011) diễn ra ngày 17/2/2012 tại

Hà Nội đã khái quát một cách toàn diện về hiệu quả lẫn hạn chế của gần 300

KKT, KCN, chế xuất đã và đang hoạt động trên khắp cả nước. Cuốn kỷ yếu

với 30 bài viết về KCN, KCX, KKT, trong đó đã đề cập đến các vấn đề sau:

+ Tổng kết tình hình xây dựng và phát triển các KKT ven biển,

KKTCK ở Việt Nam - Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

+ Một số giải pháp định hướng hoàn thiện mô hình quản lý các KKT

trong thời gian tới - Bộ Nội vụ;

15

+ Xây dựng và phát triển KCN, KCX và KKT - Bộ Tài chính;

+ Quản lý nhà nước đối với hoạt động công nghiệp, thương mại trong

các KCN, KCX, KKT - Bộ Công thương;

+ Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển KCN, KCX, KKT - Bộ KH&ĐT;

+ Thực trạng phát triển và cơ chế, chính sách đối với KKT cửa khẩu

trên địa bàn tỉnh Tây Ninh - Ban quản lý KKT tỉnh Tây Ninh.

Ngoài ra, còn có một số công trình khác nghiên cứu về KKT, KCN như:

Kinh nghiệm thế giới về phát triển KCX và Đặc KKT, sách tham khảo của

NXB chính trị quốc gia, Viện Kinh tế học - 1994 [64]; Một số vấn đề về QLNN

đối với KCX ở Việt Nam, luận án tiễn sĩ của Nguyễn Xuân Trình [55]; Đặc khu

kinh tế trong chiến lược phát triển quốc gia, luận án tiến sĩ của Nguyễn Trường

Sơn [41]; Nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý nhà nước KCN, KCX ở Việt

Nam, Lê Công Huỳnh, Trần Hồng Kỳ, Vũ Văn Thái, Nguyễn Minh Sang [23];

Phát triển KCN, KCX gắn với phát triển đô thị công nghiệp: Kinh nghiệm của

Châu Á và vận dụng vào Việt Nam, luận án tiến sĩ của Trần Hồng Kỳ [25]. Các

giải pháp quản lý nhà nước về thương mại tại khu thương mại tự do và khu

kinh tế cửa khẩu của nước ta của tác giả Hoàng Tuyết Minh [33]; Môi trường

KT-XH vùng cửa khẩu biên giới Việt - Trung:Quan điểm, hiện trạng và dự báo

phát triển của Vũ Như Vân [62]. Các công trình nêu trên chủ yếu nghiên cứu

về vấn đề lý luận (khái niệm, các yếu tố cấu thành, vai trò và các mô hình,

động thái hoạt động) cho đến thực trạng phát triển (kết quả đạt được, những

vấn đề phát sinh, mức độ tác động trên nhiều phương diện) của các KCN,

KCX, đ c KKT…, chỉ ra được các lợi ích của các loại hình này trong việc sản

xuất hàng hóa, tạo việc làm và kinh nghiệm quản lý, đào tạo nghề, qua đó

thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, quốc gia.

1.2.2. Những nghiên cứu về phát triển khu kinh tế cửa khẩu

Cuốn Một số vấn đề về KKTCK ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập của

Nguyễn Minh Hiếu [22]. Việt Nam, kinh tế cửa khẩu là một hoạt động có

từ lâu, được hình thành trong quá khứ với các nước lân bang, nhưng quy mô

và tầm ảnh hưởng to lớn của nó chỉ mới thể hiện rõ nét trong thời gian gần

đây, nhất là khi nước ta hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Một điều dễ

16

thấy là muốn phát triển kinh tế, khơi dậy các tiềm năng (nhân lực, vị trí địa lí,

tài nguyên, thông tin,…) phong phú của các tỉnh biên giới, thu hút các nguồn

lực (vốn, kĩ thuật công nghệ, kinh nghiệm quản trị,…) trong và ngoài nước,

nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân vùng biên giới, rút ngắn khoảng

cách phát triển của các vùng miền trong nước,… con đường hiệu quả và cần

làm lúc này là đẩy mạnh giao lưu cửa khẩu ở cả ba miền có chung đường biên

giới trên đất liền với Việt Nam là Trung Quốc, Lào và Campuchia.

Những thành quả đạt được của KTCK trong thời gian vừa qua là biểu

hiện thành công của chủ trương đúng đắn trong chiến lược phát triển KT-XH,

an ninh quốc phòng của Đảng và Nhà nước, vừa khẳng định sức bật kinh tế ở

các địa phương vùng biên, nhưng đồng thời cũng là hậu quả của sự phát triển

chủ quan, cân nhắc chưa đầy đủ, bằng chứng là một thời gian dài chúng ta

chưa chú trọng đầu tư phát triển vùng biên giới. Do vậy, bên cạnh các khu

kinh tế cửa khẩu (KKTCK) hoạt động hiệu quả, cũng còn không ít các nguồn

lực tại các cửa khẩu sử dụng chưa hợp lí nếu không nói là kém hiệu quả, đời

sống của người dân địa phương và bộ m t các KKTCK chưa có sự thay đổi

xứng tầm với vai trò vốn có của nó.

Cuốn Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt - Trung và tác động của

nó tới sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam của Phạm Văn Linh [29].

Cuốn sách đã phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa KKTCK với các

KKT khác; Các mô hình khu kinh tế cửa khẩu như: Mô hình không gian (Mô

hình đường thẳng; Mô hình quạt giao nhau ở cán; Mô hình quạt giao nhau ở

rìa cánh; Mô hình lan tỏa); Mô hình thể chế; Mô hình chiến lược phát triển

các KKTCK biên giới từ đối ứng sang đối trọng…

Luận án tiến sĩ Phát triển KKTCK biên giới phía Bắc Việt Nam trong

điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Đ ng Xuân Phong [39]. Nghiên cứu của

đề tài Luận án đã chỉ ra: từ khi mở cửa biên giới với Trung Quốc, các KKTCK

phía Bắc giáp với Trung Quốc đã trở thành vùng kinh tế động lực đóng góp

tích cực vào quá trình phát triển của cả nước nói chung cũng như các địa

phương có các KKTCK nói riêng. Tuy vậy, việc phát triển các KKTCK trên cả

nước nói chung và các KKTCK có chung đường biên giới với Trung Quốc nói

17

riêng còn nhiều tồn tại, yếu kém, đ c biệt là những vấn đề đ t ra trong giai

đoạn hiện nay khi nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát

triển KKTCK trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; Phân tích đánh giá thực

trạng phát triển các KKTCK Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc, chỉ ra những

thành tựu, hạn chế yếu kém và nguyên nhân; từ đó đề xuất các quan điểm,

phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển các KKTCK có

đường biên giới giáp với Trung Quốc ở nước ta.

Luận án tiến sĩ Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo

ở tỉnh Lào Cai của Giàng Thị Dung [16]. Luận án đã khái quát hóa, làm rõ cơ

sở lý luận về phát triển Khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo. Trong

đó, xây dựng khái niệm, nội dung phát triển Khu kinh tế cửa khẩu, mối quan

hệ giữa phát triển Khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo qua: Tăng

trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Phát triển thương mại, dịch vụ, du

lịch; Giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động nghèo; Phân phối

lại nguồn thu từ khu kinh tế cửa khẩu đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng Khu

kinh tế cửa khẩu; Phát triển kết cấu hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu.

Tác giả cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển Khu kinh tế cửa

khẩu với xóa đói giảm nghèo của tỉnh Vân Nam Trung Quốc và rút ra một số

bài học kinh nghiệm cho tỉnh Lào Cai. Đồng thời, phân tích thực trạng phát

triển Khu kinh tế cửa khẩu, đánh giá những kết quả đã đạt được, chỉ ra các

hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế giữa phát triển Khu kinh tế

cửa khẩu từ năm 2006 đến nay ở tỉnh Lào Cai. Đề xuất quan điểm, định

hướng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển Khu kinh tế cửa khẩu gắn

với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Lào Cai đến năm 2020. Tập trung vào các giải

pháp cơ bản là: Công tác quy hoạch không gian lãnh thổ Khu kinh tế cửa

khẩu; Hoàn thiện các chính sách chủ yếu để phát triển Khu kinh tế cửa khẩu;

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường bảo vệ an ninh quốc phòng.

Đề án Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển các Khu kinh tế cửa

khẩu (KKTCK) Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Viện

chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư [63]. Đề án đã nghiên cứu việc

18

thực hiện quy hoạch phát triển các KKTCK trên phạm vi cả nước giai đoạn

2008-2012; đánh giá khái quát thực trạng hoạt động và đầu tư phát triển kết

cấu hạ tầng của các KKTCK kể từ khi thí điểm KKTCK đầu tiên ở Móng Cái

(năm 1996) đến năm 2012; trên cơ sở đó xác định phương hướng và những

giải pháp cơ bản nhằm phát triển các KKTCK của Việt Nam đến năm 2020 và

tầm nhìn đến năm 2030.

Đề án Rà soát, xây dựng tiêu chí lựa chọn một số KKTCK để tập trung

đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách trung ương trong giai đoạn 2013-2015

của Bộ Kế hoạch và Đầu tư [11]. Đề án được nghiên cứu, xây dựng nhằm

mục đích rà soát, đánh giá khái quát thực trạng hoạt động của các KKTCK,

thực trạng đầu tư từ ngân sách nhà nước phát triển kết cấu hạ tầng các

KKTCK, trên cơ sở đó xác định các định hướng phát triển các KKTCK tới

năm 2020, định hướng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các KKTCK cho cùng

kỳ, các nguyên tắc, tiêu chí để đánh giá, lựa chọn một số KKTCK tập trung

đầu tư từ ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2013-2015. Đối tượng nghiên

cứu gồm 28 KKTCK được thành lập trên 21 tỉnh biên giới đất liền. Việc đánh

giá thực trạng được thực hiện từ năm 2005 đến nay và định hướng phát triển

được xác định cho đến năm 2020. Trên cơ sở kết quả rà soát hoạt động của 28

KKTCK trên phạm vi cả nước, Đề án đã đề xuất với Thủ tướng lựa chọn 8

KKTCK để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách trung ương trong

giai đoạn 2013-2015. Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn

bản số 2074/TTg-KTTH ngày 07/12/2012.

Báo cáo Tổng kết việc thực hiện Đề án Rà soát, xây dựng tiêu chí lựa

chọn một số khu kinh tế cửa khẩu để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn

ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2015 và lựa chọn một số khu kinh tế cửa

khẩu tập trung đầu tư giai đoạn 2016-2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư [12].

Báo cáo được xây dựng nhằm tổng kết tình hình đầu tư từ ngân sách Trung

ương đối với hệ thống cơ sở hạ tầng tại 26 KKTCK thuộc địa bàn 21 tỉnh biên

giới đất liền trên cả nước giai đoạn 2011-2015, từ đó xác định các định hướng

phát triển các KKTCK tới năm 2020; đồng thời, nghiên cứu, xây dựng các

tiêu chí để lựa chọn một số KKTCK có lợi thế, hoạt động có hiệu quả và đề

xuất nguyên tắc đầu tư từ nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020.

19

Ngoài ra, còn có một số công trình có liên quan như: "Xây dựng khu

hợp tác kinh tế biên giới, giải pháp quan trọng nhằm phát triển các khu kinh tế

cửa khẩu ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế" của Đ ng Xuân Phong [38,

tr.19-21]; "Một số vấn đề về kinh tế kinh tế cửa khẩu ở nước ta hiện nay" của

Nguyễn Minh Hiếu [21, tr.6-9]; Vấn đề phát triển các khu kinh tế mở hiện đại

vùng ven biển Việt Nam của Nguyễn Quang Thái [42]. Các công trình này

bước đầu góp phần đưa ra khung khổ lý thuyết và một số thông tin thực tiễn

về công tác quản lý các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu ở nước ta.

1.2.3. Những công trình nghiên cứu có iên quan đến Khu kinh tế

cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh với Đề án Phát triển Khu kinh tế cửa

khẩu Quốc tế Cầu Treo giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2020

[58]. Thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị, ý

kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã phối

hợp với các Bộ, ngành Trung ương tổ chức đánh giá, tổng kết quá trình thực

hiện Quyết định số 177/1998/QĐ-TTg ngày 15/9/1998 của Thủ tướng Chính

phủ về thí điểm một số chính sách tại khu vực cửa khẩu quốc tế Cầu Treo; và

các Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/1/2001, số 273/2005/QĐ-TTg

ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với Khu kinh tế

cửa khẩu biên giới. Trên cơ sở đó, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, các

chính sách để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế nhằm phát triển Khu

vực cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo trở thành KKT động lực của tỉnh Hà Tĩnh. Đề

án là cơ sở để Thủ tướng Chính phủ chính thức thành lập Khu kinh tế cửa

khẩu quốc tế Cầu Treo và ban hành Quy chế hoạt động đối với Khu kinh tế

cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.

Luận án Nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi

trường tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Hà Tĩnh của Nguyễn Văn

Trị [54]. Luận án tập trung nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, KT-XH ở khu

kinh tế cửa khẩu Cầu Treo để trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc quy

hoạch sử dụng đất và việc đánh giá tác động môi trường trong đồ án quy

hoạch chung xây dựng; hiện trạng các yếu tố môi trường có tác động đến sử

20

dụng đất và quy hoạch sử dụng đất; tác động qua lại của các yếu tố môi

trường và quy hoạch sử dụng đất.

Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những thông tin về điều kiện tự

nhiên, KT-XH và hiện trạng các yếu tố môi trường tại KKTCK Cầu Treo; đề

xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ở một số khu chức năng trên cơ sở đánh

giá tác động và lồng ghép các yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất

tại KKTCK quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh.

1.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

như đã tổng quan trên đây, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy

đủ các nội dung về QLNN đối với KKTCK dưới góc nhìn chuyên ngành quản

lý kinh tế, mà mỗi công trình chỉ có một số nội dung liên quan đến QLNN đối

với KKTCK cả trong lý luận và thực tiễn, cần được hệ thống hóa và phát triển

thêm. Cụ thể như sau:

1.3.1. Những kết quả nghiên cứu đã đƣợc khẳng định

- Về lý luận: Các công trình đã nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển

KKTCK như: (i) Khái niệm, đ c điểm, một số mô hình về KKTCK; (ii) Vai

trò, tác động của KKTCK đến phát triển KT-XH của khu vực, địa phương;

(iii) Một số khái niệm và nội dung quản lý nhà nước đối với KKTCK.

- Về thực tiễn: Luận án có thể tham khảo và kế thừa các nhận định, các

dữ liệu, số liệu thứ cấp từ các nghiên cứu trước đó như:

+ Những phân tích về phát triển khu kinh tế cửa khẩu, quản lý nhà

nước đối với khu kinh tế cửa khẩu nói chung và khu kinh tế cửa khẩu quốc tế

Cầu Treo nói riêng trên một số m t như quản lý về quy hoạch, chính sách,

quản lý xuất nhập cảnh, sự hợp tác kinh tế khu vực biên giới,...

+ Một số kinh nghiệm về quản lý và phát triển KKTCK ở trong và ngoài

nước có thể tham khảo để nghiên cứu, bổ sung cho nội dung của luận án.

+ Một số quan điểm, giải pháp về phát triển KKTCK.

1.3.2. Các khoảng trống cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu

- Trong các công trình nghiên cứu đã được tổng quan nêu trên, chưa có

21

công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ để làm sáng tỏ cơ sở lý luận về

QLNN đối với KKTCK dưới góc nhìn của chuyên ngành quản lý kinh tế. Đây

là khoảng trống mà luận án s tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện dưới

góc nhìn chuyên ngành quản lý kinh tế (như: các khái niệm, đ c điểm, mô

hình KKTCK; khái niệm, vai trò, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN

(cấp tỉnh) đối với KKTCK,…) để làm căn cứ cho phân tích thực tiễn QLNN

(cấp tỉnh) đối với KKTCK.

- Không có công trình nghiên cứu nào tập trung phân tích một cách có

hệ thống về QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo giai đoạn 2008 - 2015;

cũng không có công trình nào đi sâu đánh giá, chỉ ra những thành công, nhất

là hạn chế cần khắc phục trong QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo.

Đây là khoảng trống mà tác giả s tiếp tục nghiên cứu, phát triển trong quá

trình viết luận án.

- Một số văn bản, quy hoạch và chính sách phát triển đối với KKTCK

quốc tế Cầu Treo đã đưa ra một số định hướng, giải pháp phát triển khu kinh

tế cửa khẩu này nhưng chưa xuất phát từ những căn cứ thực tiễn sâu sắc và

thiếu tầm nhìn cần thiết, nhất là trong các bối cảnh mới của trong và ngoài

nước có ảnh hưởng đến QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo. Vì vậy,

việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện QLNN đối với

KKTCK quốc tế Cầu Treo đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là một

khoảng trống mà luận án s thực hiện để khỏa lấp.

22

Chƣơng 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

CẤP TỈNH ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU

2.1. TỔNG QUAN VỀ KHU KINH TẾ CỬA KHẨU

2.1.1. Khái niệm khu kinh tế cửa khẩu

Để hiểu rõ hơn về khái niệm Khu kinh tế cửa khẩu, tác giả tìm hiểu

những khái niệm có liên quan đến KKTCK như:

- Cửa khẩu được hiểu như là cửa ngõ để ra - vào một quốc gia, là nơi

thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và qua

lại biên giới quốc gia, bao gồm cửa khẩu biên giới đất liền, cửa khẩu đường

hàng hải và cửa khẩu đường hàng không. Trong khuôn khổ đề tài luận án, sau

đây chỉ tập trung nghiên cứu về cửa khẩu biên giới đất liền.

Cửa khẩu biên giới đất liền là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh,

quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và qua lại biên giới quốc gia trên đất liền.

Cửa khẩu biên giới đất liền có cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt và cửa

khẩu biên giới đường thủy nội địa (cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa là

cửa khẩu biên giới đất liền được mở trên các tuyến đường thủy đi qua đường

biên giới quốc gia trên đất liền).

Thông thường, các nước căn cứ vào phạm vi đối tượng xuất, nhập để

phân loại cửa khẩu biên giới đất liền, bao gồm: cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu

chính (hay cửa khẩu song phương), cửa khẩu phụ và lối mở biên giới. Theo

Nghị định số 112/2014/NĐ-CP của Chính phủ, ở Việt Nam hiện có các loại

cửa khẩu biên giới đất liền sau:

+ Cửa khẩu quốc tế được mở cho người, phương tiện của nước sở tại và

nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) được mở cho người,

phương tiện nước sở tại và nước láng giềng có chung cửa khẩu xuất cảnh,

nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Cửa khẩu phụ được mở cho người, phương tiện nước sở tại và nước

láng giềng thuộc tỉnh biên giới hai bên xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật

phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.

23

+ Lối mở biên giới (đường qua lại chợ biên giới, c p chợ biên giới;

điểm thông quan hàng hóa biên giới; đường qua lại tạm thời) được mở cho cư

dân biên giới hai bên, phương tiện, hàng hóa của cư dân biên giới hai bên qua

lại; ho c được mở trong trường hợp bất khả kháng hay yêu cầu đ c biệt của

hai bên biên giới.

Với nội hàm các khái niệm cửa khẩu biên giới đất liền như trên có thể

thấy ở khu vực cửa khẩu có tồn tại các hoạt động kinh tế. Hoạt động kinh tế

cửa khẩu chủ yếu là giao thương hàng hóa và du lịch qua cửa khẩu đất liền

giữa một quốc gia này với một quốc gia khác có chung biên giới (có thể đến

cả nước thứ ba, thứ tư). Thông qua phát triển kinh tế để giải quyết các vấn đề

xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng vùng biên giới. Phát triển kinh tế cửa

khẩu là một xu hướng phát triển trong chính sách phát triển của nhiều nước

theo hướng hội nhập khu vực và quốc tế, nhằm khai thác các tiềm năng và

nguồn lực của yếu tố vị trí địa lý kinh tế và chính trị của dải biên giới. Tâm

điểm là hình thành một khu vực đầu mối giao thông - cửa khẩu biên giới đất

liền thông thoáng, có cơ sở pháp lý và những chính sách phát triển phù hợp để

tạo động lực mới cho quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa một

nước với các nước láng giềng và qua đó tới các nước khác trong khu vực.

Theo một số công trình nghiên cứu trong cuốn "Tái cơ cấu nền kinh tế,

đổi mới mô hình tăng trưởng - những vấn đề đ t ra cho KKT, KKTCK ở Việt

Nam" của của Ủy ban Kinh tế Quốc hội [61], một số khái niệm về KKT,

KCN, KCX, khu phi thuế quan,.. được hiểu như sau:

Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện

các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được

thành lập bởi cấp có thẩm quyền.

Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực

hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh

giới địa lý xác định, được thành lập bởi cấp có thẩm quyền.

Khu phi thuế quan là khu vực địa lý có ranh giới xác định, được thành

lập bởi cấp có thẩm quyền, được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng

rào, có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của cơ quan

24

Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan, có cơ quan Hải quan giám

sát, kiểm tra hàng hóa và phương tiện ra vào khu.

Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường

đầu tư và kinh doanh đ c biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý

xác định, được thành lập bởi cấp có thẩm quyền.

Khu kinh tế có thể được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi

thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du

lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù

hợp với đ c điểm của từng khu kinh tế.

Khu kinh tế tự do là tên gọi chung cho các KKT đ c biệt được thành lập

trong một hay nhiều quốc gia nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước bằng

các biện pháp ưu đãi đ c biệt.

Khu hợp tác kinh tế biên giới (ho c KKT xuyên biên giới) là mô hình

KKTCK đ c biệt, liên kết hai quốc gia, tạo ra vùng lãnh thổ đ c thù, hai bên

có thể thỏa thuận bằng một hiệp ước, theo đó chỉ ra vùng lãnh thổ hợp lý, có

hàng rào, không có dân cư sinh sống. Khu hợp tác kinh tế biên giới có thể

được hiểu là một dạng của Khu kinh tế tự do.

Hiện nay, thuật ngữ KKTCK được sử dụng trong nhiều văn bản của các

cơ quan quản lý nhà nước, trong các văn kiện hội thảo, trong các đề tài, bài viết

nghiên cứu về KKTCK. Nhiều khái niệm về KKTCK đã được nêu ra như:

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đề án quy hoạch phát triển

KKTCK Việt Nam đến năm 2020 cho rằng: Khu kinh tế cửa khẩu là một loại

hình KKT, lấy giao lưu kinh tế biên giới qua cửa khẩu (cửa khẩu quốc tế ho c

cửa khẩu chính) làm nòng cốt, có ranh giới xác định, được thành lập bởi cấp

có thẩm quyền, có cơ chế hoạt động riêng, mô hình quản lý riêng và có quan

hệ ch t ch với khu vực xung quanh và nội địa phía sau [10].

Các KKTCK có cơ cấu chức năng các phân khu trong KKT tuy khác

nhau về quy mô nhưng đều có các phân khu như: trung tâm cửa khẩu, khu phi

thuế quan hay khu bảo thuế, khu công nghiệp,... và đều có thể phát triển

thương mại dịch vụ, du lịch, công nghiệp và xây dựng đô thị.

Từ góc độ nghiên cứu khoa học, tác giả Nguyễn Quang Thái cho rằng

25

Khu kinh tế cửa khẩu là một không gian kinh tế xác định, gắn với cửa khẩu có

dân cư ho c không có dân cư sinh sống và được thực hiện những cơ chế,

chính sách phát triển riêng, phù hợp với đ c điểm đó nhằm đưa lại hiệu quả

KT-XH cao hơn [42].

Khu kinh tế cửa khẩu là địa bàn bao gồm một cửa khẩu biên giới và

một khu vực liền kề bao quanh khu vực cửa khẩu, được tổ chức, khai thác, sử

dụng vào các hoạt động giao lưu kinh tế qua biên giới, được áp dụng các

chính sách riêng về thương mại, XNK, XNC, du lịch, thu hút vốn đầu tư trong

và ngoài nước, xây dựng kết cấu hạ tầng, quản lý tài chính, tiền tệ và phát

triển xã hội.

Theo tác giả Nguyễn Minh Hiếu, Khu kinh tế cửa khẩu là một không

gian kinh tế xác định, gắn với cửa khẩu có dân cư sinh sống và được áp dụng

những cơ chế, chính sách phát triển đ c thù, phù hợp với đ c điểm từng địa

phương sở tại nhằm mang lại hiệu quả KT-XH cao nhất dựa trên việc quy

hoạch, khai thác, sử dụng, phát triển bền vững các nguồn lực, do Chính phủ

ho c Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập [22].

Những khái niệm về KKTCK nêu trên còn có những điểm khác nhau

như: Có ho c không có dân cư sinh sống; có một hay nhiều cửa khẩu; có thể

có các khu đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp, khu thương mại, khu phi thuế

quan,… Tuy nhiên, các khái niệm nêu trên đều thống nhất ở các nội dung cơ

bản như sau: KKTCK được xác định là khu vực có địa lý xác định, có cửa

khẩu quốc tế ho c cửa khẩu chính, được thành lập bởi cấp có thẩm quyền;

KKTCK được áp dụng những cơ chế, chính sách ưu đãi đ c biệt để tạo môi

trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho nhà đầu tư nhằm thúc đẩy hoạt động

giao lưu kinh tế qua biên giới nhằm mang lại hiệu quả KT-XH. Từ những nội

dung trên, có thể nhận dạng và phân biệt được KKTCK với các loại KKT

khác như đã nêu trong phần khái niệm.

Dưới góc độ kinh tế, KKTCK được xem là trung tâm giao lưu kinh tế

quốc tế, là động lực thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại. Khu kinh tế cửa khẩu

được tạo lập môi trường hấp dẫn để thu hút đầu tư trong và ngoài nước nhằm

khai thác tối đa lợi thế sẵn có, phát triển sản xuất và các loại hình dịch vụ, đẩy

26

mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho

người dân. Thông qua hoạt động của KKTCK từng bước mở rộng quan hệ

hợp tác kinh tế và hữu nghị với nước láng giềng, góp phần vào sự phát triển

và hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Từ việc kế thừa các khái niệm về KKTCK của các tác giả đã nghiên

cứu trước và phân tích nội hàm các khái niệm trên thì có thể rút ra khái niệm

về KKTCK như sau: Khu kinh tế cửa khẩu là khu vực có không gian kinh tế

riêng biệt, được hình thành ở khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế

hoặc cửa khẩu chính, được thành lập bởi cấp có thẩm quyền với môi trường

đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh và

các loại hình dịch vụ, giao lưu kinh tế qua biên giới, nhằm thu lợi ích từ hội

nhập, đẩy mạnh phát triển KT-XH gắn với bảo vệ an ninh biên giới.

2.1.2. Đặc điểm cơ bản của các khu kinh tế cửa khẩu

Thứ nhất, cách xa các trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh,

của đất nước

Điểm khác nhau cơ bản giữa KKTCK và các KKT khác là ở vị trí điều

kiện hình thành. Để thành lập KKTCK trước hết phải gắn với vị trí cửa khẩu

biên giới đất liền. Cùng với điều kiện đ c thù của cấu tạo địa lý, các KKTCK

ở nước ta đều nằm ở khu vực miền núi, giáp biên giới, thường là ở khu vực

đ c biệt khó khăn và đều cách xa các trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa

của tỉnh, của đất nước. Vì vậy, cơ sở hạ tầng thiết yếu của các KKTCK (như

hệ thống đường giao thông, bến bãi, kho hàng, các trung tâm thương mại, hệ

thống chợ,...) thường khó khăn, thiếu đồng bộ nhưng lại có quy mô đầu tư

lớn, suất đầu tư cao; trong khi đây chủ yếu là các công trình công cộng, không

có khả năng thu hồi vốn nên ít nhà đầu tư có ý định đầu tư, việc đầu tư phát

triển cơ sở hạ tầng KKTCK phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách nhà nước. Điều

này đòi hỏi nhà nước phải có quy hoạch đồng bộ phát triển hệ thống cửa khẩu

trên phạm vi cả nước, có kế hoạch lựa chọn các KKTCK có lợi thế hơn để tập

trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện ngân sách trong

từng giai đoạn, đảm bảo hiệu quả đồng vốn đầu tư.

Thứ hai, có sự tương đồng về văn hóa nhưng khác biệt về trình độ phát

triển KT-XH ở hai bên biên giới

27

Quan hệ giao lưu qua biên giới giữa các nước có chung đường biên giới

thường có lịch sử từ lâu đời, xuất phát từ việc qua lại biên giới để trao đổi các

vật phẩm địa phương phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của cư dân biên

giới, dần hình thành nên các phiên chợ biên giới, chợ cửa khẩu, trung tâm

thương mại quy mô lớn như hiện nay. Do giao lưu qua lại từ nhiều đời nên cư

dân hai bên biên giới thường có sự tương đồng về văn hóa, truyền thống, tín

ngưỡng tôn giáo. Tuy vậy, do trình độ phát triển của mỗi nước có sự khác

nhau, chính sách biên giới của mỗi nước cũng không giống nhau nên mức độ

phát triển cơ sở hạ tầng, môi trường, các vấn đề về giáo dục, y tế,… và chất

lượng cuộc sống của người dân hai bên biên giới cũng có những khác biệt và

ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển kinh tế cửa khẩu. Các KKTCK là cánh cửa

rộng mở cho hợp tác giao lưu kinh tế qua biên giới, cũng là nơi tạo ra sức ép

trong cạnh tranh khi hàng hóa qua lại với số lượng ngày càng lớn, giá cả cạnh

tranh, cùng các tệ nạn và hoạt động tội phạm,... Chẳng hạn khu vực biên giới

của Trung Quốc thường có lợi thế hơn so với Việt Nam cả về cơ cấu hàng

xuất nhập khẩu, kim ngạch trao đổi song phương, đa phương lẫn quy mô, bán

kính lan tỏa hàng hóa và hoạt động xuất nhập cảnh, dịch vụ du lịch. Trong

quan hệ kinh tế qua biên giới giữa hai nước có sự chênh lệch về trình độ phát

triển thì bên có trình độ thấp hơn s chịu sức ép lớn hơn và thị trường vùng

biên dễ bị xâm nhập do ít có khả năng cạnh tranh và do đó các nhà sản xuất

trong vùng có nguy cơ bị mất dần thị trường của mình. Một ví dụ khá rõ nét là

trong những năm gần đây, nhiều m t hàng nông sản, trái cây tươi của Việt

Nam khi mua bán, trao đổi với Trung Quốc thường là theo hình thức đi chợ,

tức là doanh nghiệp bán không có hợp đồng mua bán sẵn với đối tác Trung

Quốc, ồ ạt chở lên biên giới khi vào mùa vụ khiến khả năng thông quan cửa

khẩu nhất thời không đáp ứng được, bị doanh nghiệp bên Trung Quốc lợi

dụng ép giá, gây nên tình trạng ùn tắc cửa khẩu, làm thiệt hại về kinh tế.

Trên khía cạnh kinh tế, trình độ phát triển KT-XH ở khu vực biên giới

của nước này cao hơn vừa là cơ hội phát triển, vừa là thách thức cho phía bên

kia biên giới. Điều đó, đòi hỏi nước có KT-XH kém hơn phải có nỗ lực trong

đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho

28

người dân khu vực biên giới, cải cách chính sách và các hoạt động quản lý,

không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để tận dụng được cơ hội hợp tác

và phát triển bền vững. Càng chậm trễ thì nguy cơ tụt hậu càng cao và càng

tụt hậu càng khó hợp tác và càng nhiều bất lợi hơn. Từ đây, công tác quản lý

KKTCK s có những thách thức lớn hơn rất nhiều, nhất là khâu huy động các

nguồn lực, sử dụng và kiểm soát đầu tư.

Thứ ba, hoạt động giao lưu kinh tế qua biên giới là chủ yếu

Khu kinh tế cửa khẩu được hình thành gắn với cửa khẩu quốc tế ho c

cửa khẩu chính nên hoạt động kinh tế cửa khẩu chủ yếu là giao lưu kinh tế

qua biên giới. Theo nghĩa rộng, giao lưu kinh tế qua biên giới không chỉ đơn

thuần là việc xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán, trao đổi hàng hóa thông thường

mà còn bao gồm cả các hoạt động hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển

giao kỹ thuật công nghệ, sản xuất hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, dịch vụ, du

lịch qua biên giới,... Hoạt động giao lưu kinh tế qua biên giới càng phát triển

thì càng thu hút dân cư đến làm ăn, sinh sống, người dân gắn bó với khu vực

biên giới, an ninh quốc phòng càng được củng cố, giữ vững.

Tuy nhiên, quá trình quản lý, điều hành hoạt động các KKTCK liên

quan đến rất nhiều đến các thông lệ quốc tế, các hiệp định thỏa thuận chung

của hai nước láng giềng và điều kiện thực tế của cửa khẩu và địa phương có

KKTCK hay các tuyến hành lang kinh tế. Chẳng hạn các KKTCK giáp với

Trung Quốc thường có lợi thế trong hoạt động giao lưu kinh tế qua biên giới

hơn so với các KKTCK giáp Lào và Campuchia nhưng cũng tiềm ẩn nhiều

vấn đề phức tạp hơn trong an ninh biên giới. Vì vậy, nhà nước cần có chính

sách phát triển và cơ chế quản lý phù hợp với điều kiện cụ thể của từng

KKTCK ho c nhóm KKTCK mới khai thác được tiềm năng lợi thế của

KKTCK một cách có hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của

nhau, bình đẳng các bên cùng có lợi.

Thứ tư, hoạt động sản xuất kinh doanh trong KKTCK chủ yếu là hợp

tác và cạnh tranh

Từ các đ c điểm thứ hai và thứ ba cho thấy hoạt động sản xuất kinh

doanh trong KKTCK chủ yếu là hợp tác và cạnh tranh. Trên phương diện lý

29

thuyết, sự hợp tác hay cạnh tranh này s tuân theo các nguyên tắc thị trường,

cần được thực thi trên nguyên tắc tự do cạnh tranh. Tuy nhiên, những bất cập

hay thất bại của thị trường là xu thế khó tránh khỏi vì vậy công tác quản lý

các KKTCK phải có những điều chỉnh, định hướng dẫn dắt và kiềm chế

những hạn chế này của thị trường, những hạn chế do cạnh tranh hay hợp tác

mang tính chất phi thị trường đem lại.

2.1.3. Các mô hình khu kinh tế cửa khẩu

nước ta, cho đến nay trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà

nước không có quy định cụ thể nào về các mô hình KKTCK. Thuật ngữ mô

hình khu kinh tế cửa khẩu chỉ được sử dụng trong một số đề tài, bài viết

nghiên cứu về KKTCK nhưng chưa có tài liệu nào đúc kết hết toàn bộ các mô

hình KKTCK trên thế giới.

Do đ c trưng của các KKTCK là gắn với các cửa khẩu và hoạt động

thương mại, dịch vụ là chủ yếu. Vì vậy, tùy vào điều kiện cụ thể của từng nơi

về trình độ tổ chức, quy mô phát triển (cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính) và

chính sách của nước láng giềng, các nước có thể xây dựng và phát triển

KKTCK theo các mô hình khác nhau. Trên cơ sở nội hàm khái niệm Khu kinh

tế cửa khẩu như đã nêu ở mục 2.1.1 gắn với nguyên tắc kiểm tra, kiểm soát

cửa khẩu biên giới đất liền và đ c điểm phân bổ dân cư biên giới, có thể phân

loại thành 03 mô hình KKTCK như sau:

2.1.3.1. Mô hình khu kinh tế cửa khẩu biệt lập

Là Khu kinh tế cửa khẩu có hàng rào cứng cách ly với bên ngoài,

không có dân sinh sống, thường là có quy mô nhỏ từ vài trăm đến vài nghìn

hecta. Quan hệ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa KKTCK và thị trường trong và

ngoài nước là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu; có tổ chức Hải quan thực hiện

việc kiểm tra, giám sát hàng hóa. Vì vậy KKTCK cũng là khu phi thuế quan

vừa là khu chế xuất. Phân khu chức năng gồm có: Khu kiểm soát (có 2 cửa

kiểm soát là Cửa khẩu - Cổng A, và Cổng kiểm soát nội địa - Cổng B); Khu

lưu trú cho các lực lượng chức năng làm việc tại KKTCK; Khu kinh doanh

thương mại, chợ, bán hàng miễn thuế; Khu kho, bãi tập kết hàng hóa, phương

tiện; Khu du lịch, dịch vụ; Khu sản xuất.

30

Mô hình này có ưu điểm là nhỏ gọn, đơn giản và dễ quản lý, dễ thu hút

vốn đầu tư từ khu vực tư nhân vào phát triển kinh doanh cơ sở hạ tầng, công

nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch,... Với tính chất biệt lập không có dân cư

sinh sống, mô hình này là bước đệm thuận lợi cho việc hình thành một khu

kinh tế chung với nước láng giềng có quy mô rộng lớn hơn.

Hạn chế của KKTCK này là: KKTCK vừa là khu chế xuất nhưng lại

không có nhiều diện tích để phát triển sản xuất công nghiệp; người, phương

tiện, hàng hóa từ nội địa qua cửa khẩu và từ bên kia biên giới vào nội địa phải

kiểm tra hai lần. Do đó, vấn đề đ t ra đối với quản lý nhà nước nếu áp dụng

mô hình này là cần phải đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng dùng chung, trang thiết

bị, phương tiện kiểm tra, kiểm soát cho các lực lượng chức năng trước khi đi

vào hoạt động; xây dựng các chính sách ưu đãi và cơ chế phân cấp quản lý,

phối hợp hoạt động đối với KKTCK, đồng thời phải đảm bảo tính ổn định về

cơ chế chính sách để các hoạt động tại KKTCK được thông suốt.

Đến nay mô hình này mới chỉ áp dụng ở một số ít nơi trên thế giới, và

thường là ở các cửa khẩu mà cả hai bên đều bố trí một khu biệt lập với mục

tiêu tiến tới thành lập một khu hợp tác kinh tế chung của hai quốc gia láng

giềng, chẳng hạn như khu vực cửa khẩu Trung-Nga tại Suifenhe và

Pogranichny, bắt đầu xây dựng từ năm 2004 với mục tiêu tiến tới thành lập

một khu kinh tế chung giữa hai nước này. Việt Nam hiện chưa có KKTCK

biệt lập nào.

2.1.3.2. Mô hình khu kinh tế cửa khẩu thông thường

Là KKTCK có dân cư sinh sống, thường là có quy mô lớn đến hàng

chục ngàn hecta, không có hàng rào cứng cách ly với bên ngoài. Phân khu

chức năng trong KKTCK có thể bao gồm: Khu phi thuế quan; Khu chế xuất;

Khu công nghiệp; Khu thương mại, dịch vụ, du lịch; Khu kiểm soát XNK và

XNC, khu hành chính; Khu đô thị, khu dân cư; và các khu chức năng khác,...

Phía bên kia biên giới có thể có ho c không có khu kinh tế đối xứng. Đây là

mô hình phổ biến nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay. Những

nơi có hai KKTCK loại này đối xứng nhau qua đường biên giới là có điều

kiện để tiến tới thành lập Khu hợp tác kinh tế biên giới.

31

Một biến thể của KKTCK loại này là toàn bộ ranh giới của KKTCK là

khu phi thuế quan, khi đó KKTCK cũng có 2 cổng kiểm soát như đối với mô

hình KKTCK biệt lập, ngoài ra có thể có các chốt ch n ở các tuyến đường

phụ và lối mòn do Hải quan kiểm soát để đảm bảo hàng hóa chỉ đi qua Cổng

A và Cổng B. Việt Nam có KKTCK quốc tế Cầu Treo và KKT-TM đ c

biệt Lao Bảo hiện đang áp dụng mô hình biến thể này.

Ưu điểm của mô hình KKTCK này là tận dụng được một số cơ sở hạ

tầng dùng chung có sẵn của địa phương biên giới. Quỹ đất rộng lớn, dễ bố trí

đất để xây dựng các khu chức năng. Khu kinh tế cửa khẩu có thể hoạt động

ngay mà chưa cần phải xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng

Hạn chế của KKTCK này là: phải đầu tư nhiều công trình hạ tầng, cần

vốn lớn, khó thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng cũng như thu

hút sản xuất công nghiệp trong KKTCK. Do không có hàng rào cứng cách ly

với bên ngoài nên tình trạng buôn lậu theo các lối mòn đường rừng núi, sông

suối diễn ra phức tạp hơn. Do hạ tầng, phương tiện, thiết bị, chính sách và

trình độ quản lý của các lực lượng chức năng hai bên biên giới thường có

nhiều sự khác biệt nên khó kiểm soát chung. Khu kinh tế có dân sinh sống, có

chính quyền địa phương (cấp xã) nên có sự song trùng trong quản lý, có sự

hiện diện của nhiều cơ quan quản lý đối với KKTCK. Vì vậy, quản lý nhà

nước đối với mô hình KKTCK này bao gồm nhiều vấn đề phức tạp hơn so với

mô hình KKTCK biệt lập.

2.1.3.3. Mô hình khu hợp tác kinh tế biên giới

hai mô hình trên, mỗi nước tự quy hoạch, áp dụng các chính sách và

biện pháp riêng để phát triển KKTCK của nước mình. M c dù cả hai bên đều

có những hợp tác nhất định trong phát triển kinh tế cửa khẩu nhưng hoạt động

của KKTCK vẫn còn mang tính đơn phương là chủ yếu.

Ngược lại, hình thức hợp tác kinh tế biên giới song phương giữa hai

quốc gia láng giềng s chuyển hai KKTCK ở hai bên biên giới thành một Khu

hợp tác kinh tế biên giới, được cách ly với bên ngoài (nội địa của mỗi bên) và

hoạt động theo một số chính sách chung. đây, hai nước tự nguyện hợp tác,

cùng nhau trao đổi, thỏa thuận quy hoạch, lựa chọn các chính sách và biện

32

pháp quản lý chung, thúc đẩy mở cửa và tăng cường hợp tác khu vực biên

giới,… Mô hình này gồm hai loại:

Một là, Khu kinh tế xuyên biên giới (KKTXBG): Trên cơ sở hai KKTCK

biệt lập ở hai bên biên giới, hai nước cùng nhau thỏa thuận để thành lập. Khu

kinh tế xuyên biên giới có nhiều đ c điểm cơ bản giống như KKTCK biệt lập;

điểm khác nhau là hai bên ký thỏa thuận một số chính sách ưu đãi về kinh tế và

cơ chế quản lý để áp dụng chung cho toàn khu; việc kiểm soát XNK được thực

hiện ở Cổng B của mỗi nước, ở cửa khẩu biên giới chỉ kiểm soát XNC.

Khu hợp tác kinh tế biên giới hoạt động theo các chính sách chung được

ký bằng các Hiệp định song phương giữa hai quốc gia nên đảm bảo tính ổn

định về chính sách hơn so với các KKTCK thông thường. KKTXBG s có

nhiều thuận lợi hơn KKTCK biệt lập trong việc thu hút đầu tư và sản xuất kinh

doanh thương mại, dịch vụ, du lịch,… nó không chỉ góp phần cải thiện cơ sở hạ

tầng, thuận lợi hóa thương mại, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào

khu vực biên giới, mà còn đóng vai trò cải thiện cán cân thương mại giữa hai

nước và đóng góp vào sự phát triển chuỗi cung ứng vùng và toàn cầu. Từ đó,

đóng góp quan trọng vào việc hình thành nên các hành lang kinh tế.

Tuy nhiên, sự khác biệt về trình độ phát triển KT-XH và thể chế chính

trị giữa các nước tại khu vực biên giới là rào cản đối với việc hình thành nên

các KKTXBG. Thông thường, trong ngắn hạn, quốc gia có "sức khỏe" của

nền kinh tế tốt hơn s thu lại được nhiều lợi ích hơn từ KKTXBG. Hoạt động

của KKTXBG liên quan đến các đối tác xuyên quốc gia và các quan hệ phức

tạp giữa nhiều đối tượng nên tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp về kinh tế, xã hội,

đ c biệt là về an ninh quốc phòng. Vì vậy, đòi hỏi chính phủ cả hai nước, nhất

là nước có KT-XH kém hơn phải có lộ trình chuẩn bị bài bản, thận trọng

trước khi quyết định thành lập KKTXBG. Bắt đầu từ việc hình và vận hành

một KKTCK biệt lập, tập trung đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng cân xứng với

bên kia biên giới, nghiên cứu kỹ các chính sách ưu đãi, cơ chế quản lý và áp

dụng thí điểm ở KKTCK biệt lập trước khi thành lập KKTXBG để đảm bảo

sự đồng thuận về mục tiêu và lợi ích của hai bên. Để hình thành được

KKTXBG thì chính phủ của một nước không nên lo ngại rằng KKTXBG s

33

có lợi hơn cho nước kia trong ngắn hạn mà cả hai nước cần phải đối m t với

thực tế đó và tìm cách giải quyết trực tiếp cho vấn đề này.

Hai là, Khu hợp tác kinh tế biên giới: Được thành lập trên cơ sở hai

KKTCK đối xứng nhau qua cửa khẩu biên giới, có diện tích rộng lớn (hàng

chục đến hàng trăm km2), có dân cư sinh sống, được cách ly với bên ngoài

bởi địa hình tự nhiên là các dãy núi ho c sông suối hiểm trở (có thể kết hợp

cả với những bức tường rào cứng) và hoạt động theo một số chính sách

chung. Do có diện tích lớn nên KHTKTBG có nhiều phân khu chức năng

(KCN; Khu thương mại; Khu dịch vụ, du lịch; Khu hành chính; Khu đô thị,

khu dân cư; và các khu chức năng khác,...), thường có nhiều cổng kiểm soát

nội địa trên những tuyến đường chính vào KHTKTBG và các chốt gác ở các

tuyến đường phụ, các lối mòn để ngăn ch n thẩm lậu hàng hóa ra bên ngoài.

Về cơ bản, mô hình KHTKTBG cũng có những ưu điểm và các m t

hạn chế như mô hình KKTXBG. Do KHTKTBG được hình thành từ các

KKTCK đã có sẵn của hai nước, nên có thể hoạt động được ngay mà không

cần phải đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng như trường hợp của KKTXBG. M t

khác, KHTKTBG có diện tích rộng lớn nên bố trí được nhiều khu chức năng,

về dài hạn s đưa lại nhiều lợi ích hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của

KHTKTBG cũng xuất phát từ diện tích rộng lớn của nó vì cần nhiều vốn đầu

tư cho cơ sở hạ tầng; KHTKTBG phải bố trí nhiều cửa kiểm soát, chốt ch n,

nạn buôn lậu và gian lận thương mại và tình hình an ninh trật tự tiềm ẩn nhiều

phức tạp hơn,... nên khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát.

2.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU

2.2.1. Khái niệm, vai trò và tổ chức bộ máy quản nhà nƣớc cấp

tỉnh đối với khu kinh tế cửa khẩu

2.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với khu kinh tế cửa khẩu

Quản lý nhà nước đối với KKTCK là tác động của các cơ quan nhà

nước có thẩm quyền đối với KKTCK, dựa trên việc xây dựng và thực hiện các

chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và ban hành chính sách, văn bản

quy phạm pháp luật về KKTCK, hướng dẫn khai thác, sử dụng, cũng như

kiểm tra giám sát nhằm phát triển bền vững các nguồn lực, từ đó mang lại

hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất cho KKTCK.

34

Từ khái niệm QLNN đối với KTTCK trên đây, có thể rút ra một số vấn đề sau:

Thứ nhất, quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu được thực

hiện ở nhiều cấp, gồm cấp Trung ương và cấp địa phương.

Quản lý nhà nước (cấp tỉnh) đối với KKTCK là tác động có tổ chức của

các cơ quan nhà nước địa phương có thẩm quyền đối với KKTCK, dựa trên

việc thực thi các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chính sách đã được các

cơ quan nhà nước các cấp ban hành (theo thẩm quyền) trong khuôn khổ pháp

luật quy định, hướng dẫn khai thác, sử dụng, cũng như kiểm tra giám sát việc

thực thi kế hoạch nhằm phát triển bền vững các nguồn lực, từ đó mang lại hiệu

quả KT-XH cao nhất cho khu kinh tế cửa khẩu trong chiến lược phát triển tổng

thể của cả quốc gia.

Thứ hai, chủ thể quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu bao

gồm nhiều cơ quan. Chủ thể QLNN ở mỗi cấp được xác định theo phân cấp

QLNN đối với KKTCK.

- cấp Trung ương, chủ thể QLNN đối với KKTCK là Chính phủ.

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về KKTCK trong phạm vi cả nước

trên cơ sở phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng Bộ, ngành, các cơ

quan ngang bộ (các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Nội vụ; Tài chính; Xây dựng;

Công Thương; Tài nguyên và Môi trường; Khoa học và Công nghệ; Lao

động, Thương binh và Xã hội; Công an; Quốc phòng; Văn hóa, Thể thao và

Du lịch; và Bộ quản lý ngành khác).

- địa phương, chủ thể QLNN đối với KKTCK là Uỷ ban nhân dân

(UBND) tỉnh và Ban quản lý KKTCK theo quyền hạn, trách nhiệm được

Chính phủ phân công.

Ban quản lý KKTCK do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, là

cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên

chế, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của UBND cấp

tỉnh; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính

công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất,

kinh doanh cho nhà đầu tư trong KKTCK trong phạm vi thẩm quyền được các

Bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn và uỷ quyền trong các lĩnh vực quy hoạch,

35

đầu tư, xây dựng, quản lý tài nguyên và môi trường, quản lý và phát triển đô

thị, quản lý lao động, xuất nhập khẩu, xúc tiến đầu tư và một số lĩnh vực khác

tại KKTCK theo quy định của pháp luật.

Đối với những lĩnh vực không phân cấp, uỷ quyền cho BQLKKT thì

các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối

với KKTCK bằng cách tổ chức các đơn vị trực thuộc (Hải quan, Công an,

Biên phòng, Kiểm dịch,...) tại KKTCK để thực hiện nhiệm vụ thuộc thẩm

quyền được giao, tạo thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức, cá nhân hoạt

động đầu tư, kinh doanh trong KKTCK. Ban quản lý KKTCK có trách nhiệm

phối hợp ch t ch với các cơ quan, đơn vị nêu trên và chính quyền địa phương

(cấp huyện) sở tại trong công tác quản lý KKTCK.

Với tính chất như vậy, việc phân cấp quản lý phải được thực hiện rành

mạch trên nhiều khía cạnh như pháp lý, hành chính và nguồn lực tài chính. Đi

liền với quyền lợi là cơ chế trách nhiệm cụ thể cần được xác định đối với từng

cấp. Cuối cùng, dù được phân định thế nào thì mục tiêu phát triển phải được

thống nhất trên cơ sở đồng thuận trong mọi hoạt động quản lý.

Thứ ba, đối tượng và phương diện QLNN đối với KKTCK

- Trong luận án, đối tượng QLNN đối với KKTCK ở cấp tỉnh là:

+ Các tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh, xuất cảnh, nhập cảnh, lưu

trú tại KKTCK.

+ Các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước tại KKTCK.

- Các phương diện quản lý bao gồm:

+ Các hoạt động quản lý tài nguyên và môi trường, đầu tư xây dựng

phát triển đô thị và kết cấu hạ tầng KKTCK.

+ Các hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại, xuất khẩu, nhập khẩu

tại KKTCK.

+ Các hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, lưu trú, tạm trú trong KKTCK.

Thứ tư, QLNN đối với KKTCK nhằm để thực hiện các mục tiêu sau:

- Tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt

Nam với các nước láng giềng.

- Khai thác lợi ích kinh tế qua các cơ chế hợp tác khu vực để thúc đẩy

36

phát triển KT-XH của địa phương, góp phần vào sự phát triển và hội nhập

kinh tế quốc tế của cả nước.

- Tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào

KKTCK; khai thác tối đa lợi thế sẵn có, phát triển sản xuất và các loại hình

dịch vụ, đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường.

- Tạo việc làm, thúc đẩy việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực cho KKTCK.

Thứ năm, cơ chế QLNN đối với KKTCK.

Cơ chế QLNN nói chung và cơ chế QLNN đối với KKTCK là những

quan điểm, chủ trương, nguyên tắc, biện pháp, công cụ, phương tiện mà chủ

thể quản lý (nhà nước) sử dụng để tác động vào các hoạt động, lĩnh vực (lĩnh

vực quản lý) nhằm thực hiện mục tiêu quản lý của Nhà nước.

Cơ chế QLNN cấp tỉnh đối với KKTCK do chính quyền địa phương đề

ra để quản lý KKTCK phù hợp với điều kiện địa phương theo quy định, phân

cấp, ủy quyền của Chính phủ. M t khác, QLNN đối với KKTCK cấp tỉnh còn

có chức năng tổ chức thực hiện các luật liên quan đến các vấn đề của KKTCK

và thực hiện các chính sách của Nhà nước Trung ương đối với KKTCK.

Hoạt động của các KKTCK ở địa phương rất đa dạng, các hoạt động đó

có thể nhiều cấp, ngành quản lý khác nhau, đ c biệt liên quan đến những vấn

đề quốc tế. Do đó, QLNN đối với KKTCK chính là việc duy trì, bảo đảm tự do

các hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của các quốc gia nên cần có cơ chế

phối hợp giữa các cơ quan các cấp có liên quan đến KKTCK và nước (tỉnh)

láng giềng để hướng tới mục tiêu cuối cùng của QLNN đối với KKTCK.

2.2.1.2. Vai trò của quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với khu kinh tế

cửa khẩu

Quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với KKTCK là quá trình chính quyền

cấp tỉnh thực thi, vận hành cơ chế quản lý phù hợp với quy định pháp luật,

phù hợp với điều kiện KT-XH, phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan

để tác động vào KKTCK nhằm đạt các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, các

KKTCK hoạt động hiệu quả lại không phải là có sẵn và chính quyền cấp tỉnh

buộc phải tham gia vào việc hình thành, định hướng và hỗ trợ cho quá trình

37

phát triển của các KKTCK đạt được các mục tiêu đã đề ra. Vai trò của QLNN

cấp tỉnh đối với KKTCK bao gồm:

Một là, hình thành và định hướng phát triển các KKTCK.

Đây có thể coi là vai trò quan trọng nhất của QLNN đối với KKTCK.

Muốn thực hiện được vai trò này, chính quyền cấp tỉnh phải:

- Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế cửa khẩu của tỉnh mình

trong quy hoạch hay chiến lược phát triển KKTCK trên phạm vi cả nước.

- Dựa trên quy hoạch phát triển tổng thể hệ thống các KKTCK trên

phạm vi cả nước, định hướng phát triển các KKTCK trên địa bàn tỉnh phù hợp

với điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và các lợi của từng KKTCK.

- Thành lập ho c đề xuất cấp có thẩm quyền thành lập các KKTCK, các

đơn vị quản lý, phân cấp quản lý.

Hai là, điều hành, dẫn dắt sự phát triển của KKTCK theo các mục tiêu

đã đề ra thông qua việc xây dựng, ban hành (ho c trình cấp có thẩm quyền

ban hành) và thực thi các khung pháp lý, quy hoạch, kế hoạch, các chính sách

đ c thù cho KKTCK.

Về cơ bản, các KKTCK được hình thành từ chỗ ban đầu là ở những địa

phương, địa bàn thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và đ c biệt khó khăn,

cách xa các trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh; hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ

và chủ yếu là trao đổi biên mậu của người dân bai bên cửa khẩu. Sau khi được

thành lập, nếu các hoạt động thu hút đầu tư và sản xuất kinh doanh của

KKTCK cũng dựa trên các quy định pháp luật thông thường thì rất khó để phát

triển. M t khác, hiệu quả thu hút đầu tư và hoạt động của các KKTCK còn phụ

thuộc vào hệ thống kết cấu hạ tầng của KKTCK. Vì vậy, chính quyền cấp tỉnh

cần phải xây dựng và ban hành ho c trình cấp có thẩm quyền ban hành các

chính sách đ c thù, các quy hoạch, kế hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

thiết yếu cho khu kinh tế cửa khẩu để KKTCK phát triển đạt mục tiêu đã đề ra.

Ba là, hỗ trợ các hoạt động, thúc đẩy sự phát triển và trọng tài giải

quyết các mâu thuẫn phát sinh trong KKTCK.

Trong quá trình tham gia hoạt động KT-XH, các chủ thể có năng lực và

điều kiện khác nhau nên hiệu quả hoạt động thu được cũng khác nhau. QLNN

38

cấp tỉnh đối với KKTCK còn có vai trò hỗ trợ các hoạt động và phát triển của

KKTCK thông qua thông qua việc điều hành phối hợp các hoạt động của các

cơ quan, đơn vị quản lý nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu

tư, sản xuất, kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp tại KKTCK có hiệu

quả. M t khác, quá trình hoạt động của các KKTCK không tránh khỏi những

mâu thuẫn, phát sinh mà các chủ thể không thể tự điều hòa, giải quyết được

cần có sự hiện diện của QLNN với tư cách là trọng tài để giải quyết.

2.2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với khu kinh

tế cửa khẩu

Quản lý nhà nước đối với KKTCK bao gồm nhiều cấp và nhiều cơ

quan quản lý từ cấp Trung ương đến địa phương. Trong Luận án này s tập

trung làm rõ tổ chức bộ máy QLNN cấp tỉnh.

Thông thường, mỗi địa phương cấp tỉnh chỉ có một Ban quản lý, thực

hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với tất cả các KCN, KCX và

KKT, KKTCK trên địa bàn theo quy định của pháp luật; quản lý và tổ chức

thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác

có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong

khu công nghiệp, khu kinh tế. Ban Quản lý là cơ quan trực thuộc chính quyền

tỉnh, do người đứng đầu Chính phủ quyết định thành lập và chịu sự chỉ đạo và

quản lý về tổ chức, biên chế, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt

động của chính quyền tỉnh; Ban Quản lý có tư cách pháp nhân, tài khoản và

con dấu; kinh phí quản lý hành chính nhà nước, kinh phí hoạt động sự nghiệp

và vốn đầu tư phát triển do ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch hàng năm.

Ngoài ra, tại các cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính thuộc KKTCK

còn có sự quản lý của các lực lượng chức năng chuyên ngành tại cửa khẩu

(Hải quan; Biên phòng; Công an; Kiểm dịch y tế, động vật, thực vật), đồng

thời có vai trò phối hợp quản lý của chính quyền địa phương (cấp huyện, xã

nơi có cửa khẩu). Đây cũng là nơi diễn ra nhiều hoạt động dịch vụ hành

chính, thương mại, XNK, XNC. Vì vậy, nhằm đảm bảo các hoạt động tại cửa

khẩu được thực hiện đồng bộ, phối hợp ch t ch , có trật tự, có nề nếp, tạo

điều kiện thuận lợi, thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất

39

nhập cảnh người, phương tiện giao thông vận tải qua các cửa khẩu theo hướng

đơn giản hóa thủ tục hành chính, chính quyền cấp tỉnh (UBND tỉnh) có thể

thành lập Ban quản lý cửa khẩu để điều hành việc phối hợp thống nhất các

hoạt động chuyên ngành của các lực lượng chức năng tại cửa khẩu, cụ thể:

(i) Các lực lượng chức năng chuyên ngành tại cửa khẩu thực hiện hoạt

động quản lý chuyên ngành theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm

trước Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên của mình. Ban Quản lý cửa khẩu

điều hành việc phối hợp thống nhất các hoạt động chuyên ngành của các lực

lượng chức năng tại cửa khẩu đảm bảo sự đồng bộ, có trật tự, có nề nếp.

(ii) Quản lý hoạt động XNK, XNC: Khi tham gia các hoạt động tại cửa

khẩu liên quan đến XNK hàng hóa, XNC người, phương tiện giao thông vận

tải và các hoạt động khác thì các tổ chức, cá nhân phải chấp hành Nội quy cửa

khẩu và các quy định khác của BQLCK.

(iii) Quản lý hoạt động dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu: BQLCK

tổ chức cung cấp và khai thác các dịch vụ, bao gồm: dịch vụ kho, bãi, giao

nhận, vận chuyển, gia công, đóng gói, bốc dỡ hàng hóa; dịch vụ thanh toán, thu

đổi ngoại tệ; dịch vụ hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của

pháp luật chuyên ngành có liên quan và các dịch vụ hỗ trợ khác theo quy định.

Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện dự án sau cấp chứng nhận

đầu tư vào các dịch vụ bãi kiểm hóa, bến bãi giao nhận vận tải, kho tập kết

hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ logistics khác tại cửa khẩu.

Ngoài ra BQLCK còn điều hành các hoạt động phối hợp với chính

quyền địa phương và cơ quan quản lý cửa khẩu của nước có chung biên giới.

* Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Khu kinh tế.

- Lãnh đạo BQLKKT, gồm có Trưởng Ban và các Phó trưởng Ban,

thường là do người đứng đầu chính quyền cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm.

- Các phòng chuyên môn, có thể bao gồm: Văn phòng; Phòng kế hoạch,

tài chính; Phòng quản lý doanh nghiệp; Phòng quản lý quy hoạch, xây dựng;

Phòng quản lý tài nguyên và môi trường; Phòng tổ chức, lao động và phát

triển nhân lực; Phòng thanh tra; Ban quản lý các dự án xây dựng,…

- Các đơn vị trực thuộc, có thể bao gồm: Ban quản lý cửa khẩu; Trung tâm

40

xúc tiến đầu tư và cung ứng nhân lực; Trung tâm dịch vụ hạ tầng khu kinh tế;

Trung tâm cấp nước; Trung tâm kiểm định xây dựng và quan trắc môi trường,…

- Các Văn phòng đại diện, có thể bao gồm: Văn phòng đại diện các

KCN; KCX; Văn phòng đại diện tại các KKT, KKTCK;…

Chính quyền cấp tỉnh quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

và cơ cấu tổ chức và biên chế của BQL KKT.

* Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban Quản lý cửa khẩu.

Người đứng đầu chính quyền cấp tỉnh quyết định thành lập BQLCK và

phê duyệt các thành viên của BQLCK, biên chế của văn phòng BQLCK.

+ Trưởng cửa khẩu: Đối với cửa khẩu nằm trong KKTCK thì Trưởng

cửa khẩu do Trưởng BQL KKTCK đảm nhiệm, là người đứng đầu, chịu trách

nhiệm chính tại cửa khẩu và ra các quyết định về điều hành hoạt động và phối

hợp hoạt động chuyên ngành của các lực lượng chức năng tại cửa khẩu; chịu

sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Chủ tịch UBND tỉnh; thay m t BQLCK ký

các văn bản với danh nghĩa BQLCK trong hoạt động điều hành cửa khẩu.

Danh sách các thành viên khác của BQLCK do Chủ tịch UBND tỉnh phê

duyệt, bao gồm:

+ 02 Phó cửa khẩu là người đứng đầu lực lượng Bộ đội Biên phòng và

Hải quan tại cửa khẩu, do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm.

+ Các thành viên khác của BQLCK gồm người đứng đầu các lực lượng

chức năng tại cửa khẩu và công chức, viên chức thuộc Văn phòng Ban Quản

lý cửa khẩu.

+ Văn phòng BQLCK đ t tại cửa khẩu, là đơn vị giúp việc cho Trưởng

cửa khẩu.

2.2.2. Nội dung quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với khu kinh tế cửa khẩu

2.2.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển khu kinh tế cửa khẩu

* Xây dựng quy hoạch KKTCK

Quy hoạch KKTCK bao gồm: Quy hoạch phát triển KKTCK; quy

hoạch chung xây dựng KKTCK; các quy hoạch phân khu xây dựng các khu

chức năng trong KKTCK; quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng, các

dự án đầu tư xây dựng trong KKTCK.

41

- Quy hoạch phát triển KKTCK: Việc xây dựng quy hoạch phát triển

KKTCK được coi là phương án tổng thể nhằm phát triển các KKTCK phù

hợp với yêu cầu của xã hội, phù hợp với chiến lược phát triển của toàn bộ nền

kinh tế. Phương án tổng thể này được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra

quyết định phê chuẩn, thể hiện sự nhất trí cao của các cấp lãnh đạo, sự thống

nhất của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cho phép thực hiện trong

một khoảng thời gian giới hạn nhất định.

Thông thường, các quy hoạch, kế hoạch phát triển Khu kinh tế cửa

khẩu được xây dựng ban hành ở hai cấp Trung ương và địa phương.

Quy hoạch phát triển KKTCK ở địa phương thường được xác định trong

Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh có KKTCK, gắn với chuyển

dịch cơ cấu kinh tế của địa phương và của vùng theo hướng công nghiệp hóa,

hiện đại hóa, lấy hiệu quả KT-XH làm tiêu chuẩn cao nhất và bảo đảm phát

triển bền vững. Quy hoạch phát triển mỗi KKTCK phải hướng tới hình thành

khu chức năng nòng cốt, chủ đạo và gắn kết ch t ch với phát triển vùng.

Việc quy hoạch phát triển các KKTCK phải có khả năng gắn kết giữa

phát triển kinh tế với việc giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội,

bảo vệ chủ quyền quốc gia tại khu vực biên giới; có khả năng đáp ứng yêu

cầu phát triển tổng hợp của của KKTCK bao gồm các hoạt động thương mại,

xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hóa quá cảnh, thu hút đầu

tư, sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ,… có điều kiện phát huy tiềm năng

tại chỗ và các vùng lân cận. Quy hoạch phát triển KKTCK cũng phải bảo đảm

kết nối thuận lợi với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia; giao lưu

thuận tiện với các nước láng giềng qua cửa khẩu biên giới đất liền, có điều

kiện thuận lợi và nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật; bảo đảm yêu

cầu về môi trường, môi sinh, không ảnh hướng xấu và làm tổn hại đến các di

sản văn hóa vật thể, danh lam thắng cảnh, các quần thể kiến trức có giá trị lịch

sử, thẩm mỹ khoa học.

Chính quyền cấp tỉnh cần căn cứ vào vị trí địa lý và thế mạnh đ c thù

riêng của KKTCK, phối hợp với các Bộ chủ quản xây dựng quy hoạch phát

triển các KKTCK trên địa bàn lãnh thổ theo từng giai đoạn, phù hợp với điều

42

kiện cụ thể và phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của địa phương và

của quốc gia, trình Chính phủ phê duyệt. Quy hoạch phát triển KKCTCK phải

định hướng phát triển lĩnh vực, ngành nghề phù hợp với các đ c điểm thực

tiễn của KKTCK đó, để từ đó tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư vào

KKTCK, thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ

tầng, hình thành khu chức năng trong KKTCK. Phát triển KKTCK phải

hướng tới hiện đại, đảm bảo sử dụng một cách hiệu quả cả quỹ đất và không

gian của KKTCK.

Như vậy, căn cứ để xây dựng quy hoạch phát triển KKTCK là: Quy

hoạch phát triển hệ thống KKTCK trên phạm vi cả nước; Quy hoạch tổng thể

phát triển KT-XH của địa phương (cấp tỉnh); và chủ trương điều chỉnh, mở

rộng KKTCK. Khi các quy hoạch ho c chủ trương nêu trên có thay đổi thì

quy hoạch phát triển KKTCK của địa phương cũng cần được rà soát, điều

chỉnh theo cho phù hợp.

- Quy hoạch chung xây dựng KKTCK do Chính quyền cấp tỉnh trình Chính

phủ phê duyệt. Nội dung quy hoạch chung xây dựng KKTCK phải phù hợp, thống

nhất với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (cấp tỉnh) và phát

triển hệ thống KKTCK trên phạm vi cả nước trong cùng giai đoạn phát triển.

Nội dung đồ án quy hoạch chung xây dựng KKTCK có thể bao gồm:

Xác định mục tiêu, động lực phát triển của khu chức năng; dự báo về dân số,

lao động, quy mô đất xây dựng, các chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật

theo từng giai đoạn; Định hướng quy hoạch sử dụng đất theo yêu cầu phát triển

từng giai đoạn; Định hướng phát triển không gian các phân khu chức năng

trong KKTCK; Định hướng hạ tầng kỹ thuật (cấp nước, cấp điện, hệ thống giao

thông, xử lý chất thải, nước thải và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác,…)

phù hợp với điều kiện địa hình, khí hậu và đ c điểm sinh thái của KKTCK.

Căn cứ để lập quy hoạch chung xây dựng KKTCK là quy hoạch phát

triển hệ thống KKTCK trên phạm vi cả nước và quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế - xã hội của tỉnh. Thời gian lập quy hoạch chung xây dựng KKTCK

thường là ngay sau khi thành lập KKTCK, và có thể được điều chỉnh khi có

điều chỉnh về chiến lược phát triển KT-XH của địa phương ho c có những chủ

trương, chính sách lớn tác động đến cơ cấu phân khu chức năng trong KKTCK.

43

- Quy hoạch phân khu xây dựng các khu chức năng trong KKTCK

nhằm cụ thể hóa quy hoạch chung xây dựng KKTCK. Các đồ án quy hoạch

phân khu được lập theo tính chất, chức năng và các yêu cầu riêng của từng

khu chức năng đã được xác định trong quy hoạch chung xây dựng KKTCK.

Nội dung chính quy hoạch phân khu xây dựng các khu chức năng gồm: Xác

định quy mô dân số, chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật

cho toàn khu vực quy hoạch; chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo chức năng đ c thù;

Quy hoạch tổng m t bằng sử dụng đất (xác định các khu chức năng trong khu

vực quy hoạch, ví dụ: nơi nào làm khu công nghiệp, khu thương mại, khu

dịch vụ, khu du lịch, khu dân cư, khu hành chính; và xác định chỉ tiêu sử dụng

đất về mật độ xây dựng,…); Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đối với

từng phân khu, trục đường chính, không gian mở, điểm nhấn; Định hướng hạ

tầng kỹ thuật được bố trí đến mạng lưới đường khu vực; Dự kiến các dự án ưu

tiên đầu tư, sơ bộ nhu cầu vốn và nguồn lực thực hiện.

Căn cứ để lập quy hoạch phân khu xây dựng các khu chức năng trong

KKTCK là quy hoạch chung xây dựng KKTCK. Sau khi có quyết định phê

duyệt quy hoạch chung xây dựng KKTCK, Ban quản lý KKTCK lập quy

hoạch phân khu xây dựng các khu chức năng trong KKTCK trình UBND cấp

tỉnh phê duyệt.

- Quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng: Căn cứ quy hoạch phân khu

xây dựng các khu chức năng đã được phê duyệt, Ban quản lý KKTCK lập quy

hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng trình UBND cấp tỉnh phê duyệt

(chẳng hạn quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp A hay khu dân cư B).

Nội dung chính của quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng có

thể bao gồm: Xác định quy mô dân số, chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng xã hội và

hạ tầng kỹ thuật cho toàn khu vực lập quy hoạch; Quy hoạch tổng m t bằng

sử dụng đất (xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất về mật độ xây dựng, hệ

số sử dụng đất, tầng cao công trình, khoảng lùi công trình đối với từng

lô đất và trục đường,…); Xác định chiều cao công trình, cốt sàn, hình thức

kiến trúc, màu sắc, tổ chức cây xanh, m t nước trong khu vực lập quy hoạch;

Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật được bố trí đến mạng lưới đường nội bộ;

xác định sơ bộ nhu cầu vốn và đề xuất nguồn lực thực hiện.

44

Đối với những KKTCK có quy mô diện tích nhỏ, m t bằng thuận lợi,

nếu quy hoạch chung có thể xác định cụ thể các khu chức năng thì có thể bỏ

qua bước quy hoạch phân khu xây dựng các khu chức năng và triển khai lập

quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng sau khi quy hoạch chung xây

dựng KKTCK được phê duyệt.

* Xây dựng kế hoạch phát triển KKTCK

Kế hoạch phát triển KKTCK gồm: Kế hoạch tổng thể phát triển

KKTCK; Các kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm.

Kế hoạch tổng thể phát triển KKTCK được xây dựng căn cứ vào quy

hoạch phát triển KT-XH của địa phương và quy hoạch chung xây dựng

KKTCK. Sau khi quy hoạch chung xây dựng KKTCK được phê duyệt, Ban

quản lý KKTCK lập kế hoạch tổng thể phát triển KKTCK trình UBND cấp

tỉnh phê duyệt để làm căn cứ thực hiện.

Kế hoạch 5 năm phát triển KKTCK do Ban quản lý KKTCK xây dựng,

trình UBND cấp tỉnh phê duyệt và thường được xây dựng kế hoạch cho các

lĩnh vực: xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và kế hoạch đầu tư xây dựng

các công trình cơ sở hạ tầng trong KKTCK. Căn cứ để lập kế hoạch 5 năm

cho KKTCK là kế hoạch tổng thể phát triển KKTCK và quy hoạch chung xây

dựng KKTCK.

Hàng năm, vào thời điểm cuối năm, Ban quản lý KKTCK lập kế hoạch

hoạt động năm sau trình UBND tỉnh phê duyệt. Kế hoạch hàng năm bao gồm

các nội dung chính như: xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, thu ngân sách, đầu

tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xúc tiến đầu tư và thương mại,…. Căn cứ để xây

dựng kế hoạch năm kế hoạch 5 năm của KKTCK, các quy hoạch chi tiết xây

dựng KKTCK, khả năng huy động nguồn lực của KKTCK, phù hợp với điều

kiện thực tiễn của địa phương.

* Hợp tác quốc tế trong việc phát triển kinh tế cửa khẩu "đối xứng".

Một trong những nội dung quan trọng của kế hoạch phát triển KKTCK

là hợp tác quốc tế trong việc phát triển kinh tế cửa khẩu "đối xứng".

Để phát triển các KKTCK trở thành các trung tâm kinh tế của khu vực

biên giới, là điểm nhấn biên giới về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư,

45

xây dựng các cửa khẩu trở thành cầu nối giao lưu, hợp tác, hòa bình và phát

triển giữa các quốc gia, thông thường Chính phủ các nước nghiên cứu, ký kết

và triển khai thực hiện các hiệp định kinh tế - thương mại song phương và đa

phương với các quốc gia có cùng biên giới để phát triển kinh tế cửa khẩu của

cả hai bên, tạo nên trục kinh tế cửa khẩu đối xứng. Trong đó, việc nghiên cứu

thành lập, hình thành các Khu hợp tác kinh tế biên giới trên cơ sở Khu kinh tế

cửa khẩu của một nước và Khu kinh tế đối xứng của nước láng giềng, có

chung một số chính sách, tạo thành "một khu vực, hai quốc gia, một chính

sách" là một trong những nội dung quan trọng, phù hợp với bối cảnh toàn cầu

hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Khu hợp tác kinh tế biên giới này s cho phép khai thác tiềm năng hợp

tác và bổ sung lợi thế giữa các nước láng giềng về tài nguyên, điều kiện tự

nhiên, con người và mở rộng thị trường, góp phần mở rộng kinh tế đối ngoại,

phát triển thương mại, đầu tư và du lịch lẫn nhau, thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài từ trong và ngoài khu vực thông qua việc kết nối với thị trường

quốc tế trong khu vực. Việc hình thành Khu hợp tác kinh tế biên giới s thúc

đẩy hợp tác về "hạ tầng mềm" như đơn giản hoá thủ tục, tạo thuận lợi cho qua

lại biên giới, hợp tác du lịch, phát triển nguồn nhân lực, phối hợp cơ chế

chính sách và cùng quảng bá thu hút đầu tư. Khu vực hợp tác kinh tế biên giới

còn là nơi để giới thiệu hình ảnh quốc gia với du khách nước ngoài, tiếp nhận,

xuất nhập khẩu và hoàn chỉnh các nhu cầu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ…, là

một điểm giao lưu quốc tế. Bên cạnh đó, Khu hợp tác kinh tế biên giới s giúp

cho khu vực biên giới này dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn Hỗ trợ phát

triển chính thức (ODA) và vốn đầu tư khác để phát triển cơ sở hạ tầng thông

qua các hình thức PPP, BOT, BT, BTO, tạo điều kiện thu hút đầu tư trong

nước và đầu tư nước ngoài (FDI) một cách mạnh m hơn. Quá trình hình

thành và phát triển Khu hợp tác kinh tế biên giới này s có tác động mạnh m

với vai trò là động lực đối với quá trình phát triển đô thị ở Khu kinh tế cửa

khẩu. Đến lượt, quá trình đô thị hóa này s là điều kiện để gia tăng nhịp độ và

hiệu quả của quá trình phát triển của khu hợp tác kinh tế biên giới thông qua

việc cung cấp các dịch vụ và nguồn nhân lực…

46

Chính quyền tỉnh có KKTCK, Ban quản lý KKTCK có thể phối hợp tổ

chức các cuộc giao lưu g p gỡ với các tỉnh biên giới của quốc gia có chung

đường biên giới nhằm thảo luận các vấn đề phát triển KKTCK như: phát triển

kinh tế, xúc tiến thương mại, phát triển nông nghiệp, xây dựng cửa khẩu, mậu

dịch biên giới,các biện pháp tăng cường quản lý xuất nhập hàng hoá, mở điểm

thông quan, trao đổi về cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, kinh

doanh tại các khu kinh tế cửa khẩu,... Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch và đề

xuất với Chính phủ hai nước về thành lập Khu hợp tác kinh tế biên giới, xây

dựng Đề án thành lập Khu hợp tác kinh tế biên giới trình các Bộ, ngành và

Chính phủ hai nước phê duyệt để triển khai thực hiện.

2.2.2.2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách

phát triển khu kinh tế cửa khẩu

* Tổ chức thực hiện các chính sách của Trung ương:

Chính sách phát triển KKTCK chủ yếu được xây dựng, ban hành chủ

yếu từ cấp Trung ương, bao gồm: Chính sách ưu đãi đầu tư đối với KKTCK;

về huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ

thuật và hạ tầng xã hội KKTCK; Các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, đi

lại và cư trú, tạm trú ở KKTCK; Các chính sách về tài chính và tín dụng đối

với KKTCK; và một số quy định riêng áp dụng đối với một số KKTCK.Về

nguyên tắc, chính sách và môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong các

KKTCK phải thực sự đ c biệt thông thoáng để tạo điều kiện thuận lợi nhất

cho các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài yên tâm

đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế các chính sách

do Trung ương ban hành bao gồm từ nhiều cơ quan như Chính phủ, Thủ

tướng Chính phủ và các Bộ, ngành cấp Trung ương nên thường không đồng

bộ và tồn tại không ít những chồng chéo, vướng mắc, ho c có những chính

sách mang tính chuyên ngành rất khó hiểu, khó tiếp cận đối với các tổ chức,

cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh tại KKTCK, làm cho môi trường

đầu tư, sản xuất, kinh doanh trở nên kém hấp dẫn. Vì vậy, quá trình tổ chức

thực hiện chính sách của Trung ương, chính quyền cấp tỉnh phải chỉ đạo Ban

quản lý và các lực lượng chức năng trong KKTCK tổng hợp, cụ thể hóa các

47

quy định, chính sách một cách rạch ròi, dễ hiểu để cho các nhà đầu tư, các tổ

chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận. Đồng thời tổng hợp các vướng mắc trình lên

các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương xem xét, tháo gỡ để đảm bảo các

chính sách đã ban hành được thực thi một cách thuận lợi. M t khác, trong

quá trình thực hiện, chính quyền cấp tỉnh cũng phải chỉ đạo Ban quản lý và

các lực lượng chức năng trong KKTCK tăng cường phối hợp, thực hiện cải

cách hành chính, trong đó đ c biệt chú trọng công tác hiện đại hóa hải quan

và cải cách hành chính thuế, đơn giản hóa các thủ tục để tạo điều kiện cho

các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân đến KKTCK đầu tư phát triển và mở

rộng sản xuất, kinh doanh.

* Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách thuộc thẩm

quyền của cấp tỉnh:

Chính quyền cấp tỉnh theo thẩm quyền và ủy quyền của Chính phủ

cũng ban hành một số chính sách phát triển KKTCK ở địa phương mình nhưng

thường chỉ là các chính sách ưu đãi trong một số lĩnh vực cụ thể phù hợp với

các quy định của pháp luật và thực tiễn của địa phương, có thể bao gồm:

- Chính sách hỗ trợ bồi thường, giải phóng m t bằng, tái định cư để đẩy

nhanh quá trình đầu tư và phát triển KKTCK;

- Chính sách hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch;

- Chính sách đối với việc ưu tiên tuyển dụng và sử dụng lao động tại

chỗ, lao động có chuyên môn cao, tay nghề giỏi; hỗ trợ đào tạo nghề đối với

lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế;

- Chính sách về hỗ trợ nhà đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ

thuật trong hàng rào các khu chức năng thuộc KKTCK từ nguồn NSNN;

- Chính sách về hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, công trình

dịch vụ, tiện ích công cộng phục vụ chung cho KKTCK và các công trình kết

cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội khác trong KKTCK theo quy định của pháp luật;

- Chính sách về hỗ trợ tài chính, tín dụng cho tổ chức, cá nhân đầu tư

vào KKTCK;

Các chính sách nêu trên do chính quyền cấp tỉnh quyết định ban hành trên

cơ sở đề xuất của BQL KKTCK và tham mưu của các sở, ban, ngành cấp tỉnh.

48

2.2.2.3. i u hành, quản lý các hoạt động chủ yếu của khu kinh tế

cửa khẩu

Các hoạt động của một KKTCK hết sức đa dạng, liên quan đến nhiều

chủ thể từ doanh nghiệp đến người lao động và cơ quan quản lý các cấp. Việc

điều hành, quản lý các hoạt động này trước hết phải dựa vào các kế hoạch và

các chính sách phát triển của từng KKTCK. Tuy nhiên, khác với các khu kinh

tế thông thường, KKTCK có nhiều đ c thù riêng do sát biên giới với nước

láng giềng, nên việc quản lý điều hành của KKTCK tập trung chủ yếu vào các

hoạt động: xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh; phòng

chống buôn lậu và gian lận thương mại; đầu tư cơ sở hạ tầng; xúc tiến đầu tư

và thương mại vào KKTCK. Ngoài ra, còn có các hoạt động khác như kinh

doanh biên mậu của cư dân biên giới, hoạt động dịch vụ hỗ trợ thương mại

khác như dịch vụ kho bãi, giao nhận, vận chuyển, gia công, đóng gói, bốc dỡ

hàng hóa,… nhưng tỷ trọng khối lượng công việc quản lý của nhà nước không

nhiều. Vì vậy, luận án chỉ đi sâu vào nghiên cứu các hoạt động điều hành

quản lý các hoạt động chính sau đây:

* Đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và thu ngân sách

Hoạt động XNK qua KKTCK bao gồm hoạt động xuất khẩu, nhập

khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh, chuyển khẩu đối với

hàng hóa, vật phẩm qua cửa khẩu.

Quản lý hoạt động XNK qua KKTCK do cơ quan Hải quan cửa khẩu

chủ trì, phối hợp với các lực lượng quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa

khẩu thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa tại cửa khẩu

biên giới; phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại; thực hiện kiểm tra

giám sát hải quan đối với phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo

quy định của pháp luật.

Việc quản lý nhà nước đối với các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu

được thực hiện theo các nguyên tắc:

- Tuân thủ luật pháp và các chính sách có liên quan của Nhà nước về

sản xuất, lưu thông và quản lý thị trường; các quy định về hoạt động của khu

phi thuế quan trong KKTCK; điều kiện được phép kinh doanh các loại hình

49

cửa hàng miễn thuế, tạm nhập tái xuất, quá cảnh hàng hóa trong KKTCK; các

tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục để được cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu; và các

quy định về kiểm tra, giám định hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu

- Tôn trọng các cam kết với nước ngoài và các hiệp định thương mại quốc tế.

- Bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp, và bảo đảm

sự quản lý của Nhà nước.

Chính quyền cấp tỉnh xây dựng chiến lược sản xuất hàng hoá xuất nhập

khẩu nhằm hình thành những m t hàng chủ lực, ổn định có sức cạnh tranh

trên thị trường trong nước và ngoài nước, tạo điều kiện đẩy mạnh quan hệ

thương mại, tăng thu cho ngân sách cho tỉnh. Đồng bộ hóa, hiện đại hóa chất

lượng các dịch vụ liên quan đến hoạt động cửa khẩu; sắp xếp bố trí bến bãi,

cửa khẩu phụ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập

khẩu. Kiểm soát ch t ch tình hình buôn lậu, nhất là đối với hàng hóa tạm

nhập tái xuất. Chú trọng các dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu như hệ thống ngân

hàng, tài chính, tiền tệ, dịch vụ bảo hiểm hàng xuất nhập khẩu, dịch vụ đóng

gói, dịch vụ hành chính công...

Ngoài ra, để tăng cường công tác quản lý có hiệu quả, khuyến khích

hoạt động xuất khập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu, về phía nhà nước cần có

chế độ quản lý cụ thể đối với việc quản lý hàng hóa của cư dân buôn bán biên

giới, do thực tế không thể áp dụng quy trình thủ tục hải quan quản lý hàng

chính ngạch đối với hàng cư dân.

Hoạt động XNK hàng hóa vào, KKTCK qua cửa khẩu biên giới và vào,

ra Khu phi thuế quan thuộc KKTCK do lực lượng Hải quan trong KKTCK

kiểm tra, giám sát. Đối với hàng hóa XNK qua cửa khẩu biên giới, ngoài lực

lượng hải quan còn có các lực lượng chức năng khác kiểm tra, kiểm soát theo

các quy định về kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu

chuẩn, chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước

chuyên ngành trước khi thông quan.

Đối với KKTCK đồng thời là khu phi thuế quan, ngoài việc kiểm tra

hàng hóa xuất nhập khẩu ở cửa khẩu biên giới (hay còn gọi là "Cổng A") còn

được kiểm tra ở cổng kiểm soát nội địa (hay còn gọi là "Cổng B").

50

Hoạt động thu ngân sách qua KKTCK do nhiều cơ quan quản lý nhà

nước trên địa bàn KKTCK thực hiện, bao gồm:

- Hải quan tại KKTCK: Thu các loại thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

thuế tiêu thụ đ c biệt, thuế VAT đối với hàng hóa XNK.

- Ban quản lý KKTCK:

+ Phí thẩm định đầu tư và lệ phí cấp giấy đăng ký kinh doanh, phí cung

cấp thông tin về đăng ký kinh doanh đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền.

+ Phí, lệ phí liên quan đến cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn giấy

phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức và thương nhân nước ngoài đ t

trụ sở tại khu kinh tế cửa khẩu; cấp giấy phép kinh doanh đối với hoạt động

mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài lần đầu

tiên đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu.

+ Phí, lệ phí liên quan đến cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao

động cho người nước ngoài, cấp sổ lao động cho người lao động trong nước

làm việc trong khu kinh tế cửa khẩu.

+ Phí, lệ phí liên quan đến cấp các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng

hóa sản xuất trong khu kinh tế cửa khẩu và các loại giấy phép, chứng chỉ,

chứng nhận khác có liên quan trong khu kinh tế cửa khẩu.

+ Phí, lệ phí liên quan đến xác nhận hợp đồng, văn bản về bất động sản

trong khu kinh tế cửa khẩu cho tổ chức có liên quan. Phí, lệ phí sử dụng hạ

tầng KKTCK.

- Các đơn vị kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật): Thu các loại phí, lệ

phí về kiểm dịch, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

qua cửa khẩu biên giới đất liền.

- Lực lượng Biên phòng và công an XNC thu các loại phí, lệ phí đối

với người và phương tiện xuất nhập cảnh theo quy định.

* Đối với hoạt động xuất nhập cảnh

Hoạt động XNC bao gồm: Hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh đối với

người; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập

đối với phương tiện qua cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền.

51

Quản lý hoạt động XNC là việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát của các

lực lượng chuyên ngành tại cửa khẩu (do lực lượng biên phòng chủ trì) và các

cơ quan quản lý nhà nước liên quan đối với các hoạt động xuất cảnh, nhập

cảnh qua cửa khẩu theo các nguyên tắc, thủ tục, quy định về xuất cảnh, nhập

cảnh và các quy định khác của pháp luật của nước sở tại và điều ước quốc tế

mà nước sở tại là thành viên.

Các tổ chức, cá nhân, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu

biên giới và ra, vào, lưu trú, hoạt động trong khu vực cửa khẩu phải có đầy đủ

giấy tờ hợp lệ, thực hiện các thủ tục theo quy định về xuất cảnh, nhập cảnh và

chịu sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước

chuyên ngành tại cửa khẩu.

Quản lý hoạt động XNC phải đảm bảo nguyên tắc sau:

- Tuân thủ quy định của pháp luật của nước sở tại ho c điều ước quốc

tế mà nước sở tại là thành viên.

- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm

an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng trong quan hệ quốc tế.

- Bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi cho người nước ngoài; ch t

ch , thống nhất trong quản lý hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư

trú của người nước ngoài tại nước sở tại.

Việt Nam, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nhập cảnh,

xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và quy định cơ

chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh,

cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Việc quản lý hoạt động XNC ở

KKTCK do lực lượng Bộ đội biên phòng (thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội biên

phòng cấp tỉnh) chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng khác tại khu

vực cửa khẩu quản lý theo quy định của pháp luật.

* Quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KKTCK bao gồm:

- Quản lý quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng cơ sở hạ tầng

cho KKTCK;

52

- Quản lý các dự án, công trình đầu tư xây dựng phát triển hệ thống kết

cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong KKTCK.

Trên cơ sở Quy hoạch chung, Quy hoạch chi tiết xây dựng KKTCK

được phê duyệt, BQLKKT xây dựng danh mục các dự án đầu tư và kế hoạch

đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và

tổ chức thực hiện, nhằm:

- Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng cơ sở

theo hướng có trọng tâm, trọng điểm và thống nhất, đồng bộ về hệ thống kết

nối theo đúng quy hoạch chung xây dựng KKTCK đã được Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt và quy hoạch chi tiết các khu chức năng đã được Ủy ban nhân

dân tỉnh phê duyệt.

- Ưu tiên tập trung đầu tư và hiện đại hóa các công trình hạ tầng thiết

yếu hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu hàng hóa, cải thiện

điều kiện thông quan tại các cửa khẩu và chợ biên giới như: nhà kiểm soát

liên ngành, bến bãi tập kết hàng hóa, chợ biên giới, khu vực chuyển khẩu, kho

hàng, cải tạo nâng cấp mở rộng các tuyến đường trong KKTCK kết nối tới

các địa điểm thông quan hàng hóa, kết nối giao thông tại cửa khẩu, chợ biên

giới,... tại các KKTCK.

- Từng bước đầu tư xây dựng, phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ

tầng KKTCK như: hệ thống giao thông vận tải quốc gia kết nối với KKTCK,

giao thông nội bộ KKTCK; bưu chính viễn thông; cấp nước, cấp điện và các

công trình dịch vụ công cộng khác. Xây dựng các khu chức năng như khu phi

thuế quan, khu trung tâm cửa khẩu, khu thương mại, khu công nghiệp, khu đô

thị và các điểm dân cư nông thôn trong KKTCK; chú trọng phát triển hệ

thống logistics và hệ thống kho bãi phục vụ các hoạt động thương mại biên

giới và cung cấp nguyên liệu cho sản xuất hàng hóa.

Nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng KKTCK là Ngân sách Trung ương,

Ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác (Vốn đầu tư của

doanh nghiệp, ODA, FDI, vốn từ hợp đồng theo hình thức đối tác công tư

(PPP),...). Tuy nhiên, để huy động được các nguồn vốn đầu tư có nguồn gốc

ngoài ngân sách vào lĩnh vực này thì Nhà nước phải đầu tư xây dựng kết cấu

hạ tầng thiết yếu của KKTCK và ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư kinh

53

doanh kết cấu hạ tầng KKTCK. Trong bối cảnh hạn hẹp về ngân sách cho đầu

tư phát triển hạ tầng KKTCK, để đảm bảo hiệu quả đồng vốn đầu tư từ Ngân

sách thì Nhà nước cần lựa chọn các KKTCK có lợi thế và có vị trí quan trọng

đối với hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu của quốc gia để đầu tư có trọng

tâm, trọng điểm.

Theo phân cấp, BQLKKT có trách nhiệm:

- Quyết định đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước

đầu tư tại khu kinh tế theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Ký hợp đồng PPP (BOT, BTO, BT,...) các dự án theo ủy quyền của

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trực tiếp tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn ODA;

- Thực hiện việc quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tư trên địa

bàn KKTCK theo thẩm quyền; chỉ đạo, quản lý có hiệu quả các dự án xây dựng

bằng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tại KKTCK thuộc thẩm quyền.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc duy tu, bảo

dưỡng hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, các công trình

dịch vụ và tiện ích công cộng được đầu tư từ ngân sách nhà nước trong KKTCK;

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ đất, m t nước chuyên dùng đã

được giao theo đúng mục đích sử dụng và phù hợp với Quy hoạch chung xây

dựng khu kinh tế, Quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng, Quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

* Quản lý hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại trong KKTCK

Xúc tiến đầu tư là tổng thể các biện pháp, các hoạt động nhằm thu hút

sự quan tâm của nhà đầu tư hay định hướng nhà đầu tư đến với các cơ hội đầu

tư vào một nước hay một khu vực cụ thể của một quốc gia. Chính phủ phê

duyệt kế hoạch, định hướng thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước

ngoài; chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia cho từng thời kỳ, từng năm; và

phân cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện. Tuy nhiên, xúc tiến

đầu tư cũng có thể do các tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước thực hiện nhưng

cũng phải tuân thủ nguyên tắc là phải xúc tiến đầu tư vào những lĩnh vực

thuộc chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia. Quản lý nhà nước đối với hoạt

động xúc tiến đầu tư bao gồm các nội dung: xây dựng và tổ chức thực hiện

định hướng xúc tiến đầu tư trong từng thời kỳ và hàng năm; hướng dẫn việc

54

xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư; điều phối các hoạt động

xúc tiến đầu tư; theo dõi, tổng hợp đánh giá tình hình và hiệu quả của hoạt

động xúc tiến đầu tư; phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức và

cá nhân trong hoạt động xúc tiến đầu tư.

Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán

hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo

thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm

thương mại. Xúc tiến thương mại có ý nghĩa hỗ trợ cho hoạt động thương mại

nhằm tạo cơ hội khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động này thực hiện với hiệu

quả cao nhất. Khác với xúc tiến đầu tư, chủ thể của hoạt động xúc tiến thương

mại thường là do các thương nhân trong nước ho c thương nhân nước ngoài

thực hiện. Nhà nước thực hiện vai trò quản lý của mình đối với hoạt động xúc

tiến thương mại thông qua các khuôn khổ pháp lý, các định chế nhà nước

nhằm tạo môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch, góp phần thúc đẩy hoạt

động xúc tiến thương mại phát triển, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng,

đảm bảo hiệu quả công tác quản lý nhà nước. Hoạt động thương mại và hoạt

động đầu tư mang bản chất khác nhau nhưng cách thức để xúc tiến những

hoạt động đó thì có nhiều nét tương đồng. Các biện pháp như thông tin, quảng

cáo, triển lãm… đều nhằm giới thiệu khuyến khích, khuếch trương cho các

doanh nghiệp, nhà đầu tư và hoạt động thương mại hay đầu tư của họ mang

đến hiệu quả cao nhất.

cấp địa phương, UBND các tỉnh xây dựng chương trình xúc tiến đầu

tư hàng năm, đề xuất các hoạt động đưa vào chương trình xúc tiến đầu tư

quốc gia và chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành cấp trung ương để thực hiện

các hoạt động xúc tiến đầu tư thuộc chương trình xúc tiến đầu tư của mình.

Đồng thời UBND tỉnh cũng thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động

thương mại tại địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ. Ban quản lý

KKTCK là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh về chương trình xúc tiến đầu

tư và xúc tiến thương mại trong KKTCK.

Hoạt động xúc tiến đầu tư vào KKTCK bao gồm nhiều nội dung nhưng

quan trọng nhất là việc hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về pháp luật,

chính sách, thủ tục đầu tư vào KKTCK; giới thiệu tiềm năng, thị trường, đối

55

tác, cơ hội đầu tư vào KKTCK và hỗ trợ triển khai dự án sau khi được cấp Giấy

chứng nhận đầu tư. Ban quản lý KKTCK tổ chức thực hiện các nhiệm vụ:

- Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu

tư phù hợp với nhu cầu của KKTCK; Xây dựng định hướng xúc tiến đầu tư

trong từng thời kỳ và hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc

tiến thương mại của KKTCK. Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư vào

KKTCK. Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu

tư, xúc tiến thương mại của KKTCK.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi

trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư của KKTCK.

- Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về

pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư của KKTCK; giới thiệu tiềm năng, thị

trường, đối tác, và cơ hội đầu tư của KKTCK; hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai

dự án vào KKTCK sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

- Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư và xúc tiến

thương mại trong KKTCK.

- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức và cá nhân trong

hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại. Thực hiện các hoạt động hợp

tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại vào KKTCK.

- Thực hiện ho c đề xuất cấp có thẩm quyền các biện pháp tạo thuận lợi

cho hoạt động của doanh nghiệp, nhà đầu tư như cải cách hành chính, thống

nhất các biểu mẫu, hồ sơ về các thủ tục, áp dụng dịch vụ công trực tuyến

nhằm rút ngắn thời gian xét duyệt, xử lý hồ sơ cho các dự án đầu tư và các

hoạt đông xúc tiến thương mại tại KKTCK.

- Theo dõi, tổng hợp đánh giá tình hình và hiệu quả của hoạt động xúc

tiến đầu tư, xúc tiến thương mại của KKTCK.

* Quản lý hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại

trong khu kinh tế cửa khẩu.

Buôn lậu và gian lận thương mại được coi là một trong những nguyên

nhân chính gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế của quốc gia và lợi ích

của cộng đồng. Vì vậy, các quốc gia đều coi trọng phòng chống buôn lậu,

56

gian lận thương mại, xác định đây là cuộc đấu tranh có tính cấp bách, lâu dài

và được tổ chức thực hiện với sự phối hợp của nhiểu ngành, nhiều cấp từ cấp

trung ương đến địa phương.

Các KKTCK thường có đường biên giới dài, địa hình phức tạp nên tình

hình buôn lậu, gian lận thương mại thường diễn ra phức tạp và khó khăn trong

công tác quản lý. Khu kinh tế cửa khẩu cũng là nơi có các chính sách thông

thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện và hàng hóa qua cửa

khẩu, đây cũng là yếu điểm để các đối tượng lợi dụng để buôn lậu, gian lận

thương mại qua biên giới. Các đối tượng thường dùng mọi phương thức, thủ

đoạn như: mang vác qua các lối mòn biên giới để tránh qua cửa khẩu; trà trộn

vào hành lý, hàng hóa; lợi dụng chính sách kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái

xuất, cơ chế tạo thuận lợi của hải quan về miễn kiểm tra để khai sai, khai

khống số lượng, chủng loại hàng hóa...

Như vậy, có thể thấy buôn lậu và gian lận thương mại ở KKTCK chủ

yếu là buôn lậu qua biên giới và gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan.

Xét trên phạm vi cấp tỉnh, phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại ở

KKTCK do nhiều lực lượng chức năng phối hợp quản lý như Biên phòng, Hải

quan, Công an, quản lý thị trường, kiểm dịch,... nhưng trong đó Biên phòng,

Hải quan là lực lượng nòng cốt, chuyên trách bảo vệ ở khu vực biên giới.

Các nội dung chính trong công tác phối hợp đấu tranh phòng chống buôn lậu

và gian lận thương mại của lực lượng Biên phòng và Hải quan ở KKTCK bao gồm:

+ Xây dựng kế hoạch, phương án công tác phòng chống buôn lậu, gian

lận thương mại của từng cơ quan, đơn vị.

+ Phát hiện, thu thập trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu về tình hình

buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn KKTCK như: quy luật, thủ đoạn

của các tổ chức, đường dây, ổ nhóm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá

qua biên giới, buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu,...

+ Tổ chức tuần tra, thanh tra, điều tra, kiểm tra, kiểm soát nhằm phát

hiện, ngăn ch n và xử lý các vụ việc vi phạm về buôn lậu, sản xuất, kinh

doanh hàng giả, gian lận thương mại.

+ Đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách pháp luật khi phát sinh

những vấn đề mới trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái

57

phép hàng hoá qua biên giới, buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu, sản xuất,

kinh doanh hàng giả và các hành vi gian lận thương mại khác phù hợp tình

hình thực tiễn của KKTCK.

+ Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, xây dựng lực lượng theo yêu cầu

nhiệm vụ phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.

+ Phối hợp trong công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật

cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chấp hành

các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh,

phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Tuyên truyền, phát

động người dân tham gia đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại.

2.2.2.4. Kiểm tra, giám sát và xử lý các vấn đề phát sinh trong hoạt

động của khu kinh tế cửa khẩu

Chủ thể quản lý (cấp tỉnh) tại KKTCK bao gồm các cơ quan quản lý hành

chính (Ban quản lý KKTCK, Ban quản lý cửa khẩu), các lực lượng chức năng

chuyên ngành (Hải quan, Biên phòng, Công an XNC, Kiểm dịch y tế, Kiểm dịch

động vật, Kiểm dịch thực vật) và còn có cả sự quản lý của chính quyền cấp

huyện nơi có KKTCK. Vì vây việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát, thanh tra (viết

gọn là kiểm tra, giám sát) và xử lý các vấn đề phát sinh trong KKTCK cũng do

các chủ thể nêu trên thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được

giao. Đối tượng được kiểm tra, giám sát là: các tổ chức, cá nhân hoạt động đầu

tư, sản xuất, kinh doanh trong KKTCK và các đối tượng là hàng hoá, người,

phương tiện vận tải khi làm thủ tục XNK, XNC qua cửa khẩu và Cổng B.

Các nội dung chính về kiểm tra, giám sát và xử lý các vấn đề phát sinh

trong KKTCK như sau:

* Về kiểm tra, giám sát:

- Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu kiểm tra, giám sát và thanh tra (theo

thẩm quyền) việc tuân thủ pháp luật, các chính sách, quy chế, quy hoạch, kế

hoạch,... của các tổ chức, cá nhân hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh

trong KKTCK, gồm:

+ Việc thực hiện mục tiêu quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, tiến độ

góp vốn và triển khai dự án đầu tư; phối hợp kiểm tra, thanh tra việc chấp

hành pháp luật về lao động, tiền lương.

58

+ Việc thực hiện các quy định, quy hoạch, kế hoạch có liên quan tới

KKTCK đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

+ Việc thực hiện các biện pháp phòng chống cháy nổ, an ninh - trật tự,

bảo vệ môi trường sinh thái đối với các dự án tại KKTCK.

- Ban quản lý cửa khẩu kiểm tra, giám sát các hoạt động dịch vụ hỗ trợ

thương mại tại cửa khẩu như: Các dịch vụ kho, bãi, giao nhận, vận chuyển, gia

công, đóng gói, bốc dỡ hàng hóa; dịch vụ thanh toán, thu đổi ngoại tệ; Dịch vụ

hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật chuyên

ngành có liên quan và các dịch vụ hỗ trợ khác; và kiểm tra, giám sát việc tuân

thủ Nội quy cửa khẩu của các lực lượng chức năng chuyên ngành tại cửa khẩu.

- Các lực lượng chuyên ngành thực hiện các nghiệp vụ kiểm tra, giám

sát, kiểm soát và thanh tra các hoạt động: xuất cảnh, nhập cảnh đối với người;

xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập đối với

phương tiện; xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá

cảnh, chuyển khẩu đối với hàng hóa, vật phẩm qua cửa khẩu và Cổng B theo

quy định của pháp luật và quy định chuyên ngành của ngành mình.

* Về xử lý vi phạm và xử lý các vấn đề phát sinh:

Quá trình kiểm tra, giám sát, kiểm soát, thanh tra nếu phát hiện các vi

phạm thì:

- Ban quản lý KKTCK và Ban quản lý cửa khẩu quyết định xử lý các

trường hợp vi phạm hành chính theo thẩm quyền; đối với những trường hợp

vi phạm không thuộc thẩm quyền thì kiến nghị lên chính quyền cấp tỉnh xem

xét phương án xử lý.

- Các lực lượng chức năng chuyên ngành trong KKTCK tiến hành xử lý

vi phạm theo quy định đối với các trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền

ho c đề nghị cơ quan chủ quản cấp trên xử lý đối với các trường hợp không

thuộc thẩm quyền.

Đối với các vấn đề phát sinh phát hiện qua kiểm tra, giám sát, giám sát

các chủ thể có trách nhiệm xử lý tại chỗ theo thẩm quyền ho c phối hợp để xử

lý một cách kịp thời.

Đối với những vấn đề không thuộc thẩm quyền, Ban quản lý KKTCK là cơ

quan tổng hợp báo cáo người đứng đầu chính quyền cấp tỉnh tỉnh quyết định ho c

59

kiến nghị với các ngành chức năng xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, có

những vấn đề phát sinh thuộc nghiệp vụ chuyên ngành của các lực lượng chuyên

ngành tại KKTCK thì các lực lượng này có trách nhiệm báo cáo đơn vị chủ quản

cấp trên để xử lý ho c kiến nghị cấp có thẩm quyền cao hơn để xử lý.

Tóm ại: Trên đây là 4 nội dung chủ yếu mà chủ thể QLNN đối với

KKTCK phải thực hiện trong quá trình quản lý.Các nội dung này được thực

hiện nhằm mục tiêu phát triển KKTCK, đồng thời thực hiện tốt các nội dung

này, tự nó cũng đã tạo ra nội lực để thúc đẩy KKTCK phát triển.

Sơ đồ 2.1: Nội dung quản nhà nƣớc đối với khu kinh tế cửa khẩu

Nguồn: Tổng hợp của tác giả.

(2) XÂY DỰNG, BAN HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

CÁC CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KKTCK

(1) XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH,

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KKTCK

HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU

VÀ THU NGÂN SÁCH

HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP CẢNH

HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ,

THƯƠNG MẠI

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ

SỞ HẠ TẦNG

HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI

(4) KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ XỬ LÝ CÁC VẤN

ĐỀ PHÁT SINH

(3)

ĐIỀU

HÀNH,

QUẢN

LÝ MỘT

SỐ

HOẠT

ĐỘNG

CHỦ

YẾU

ĐỒI

VỚI

KKT

CỬA

KHẨU

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KHU K

INH TẾ CỬA K

HẨU

PHÁT TRIỂN KT

-XH VÀ AN NINH QUỐC PHÒNG KHU VỰC CỬA

KHẨU

60

2.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản nhà nƣớc đối với khu

kinh tế cửa khẩu

Thứ nhất, điều kiện tự nhiên.

Các KKTCK ở nước ta có đ c điểm là gắn với cửa khẩu quốc tế hay

cửa khẩu chính của quốc gia. Khi xác định phạm vi ranh giới KKTCK thì việc

đầu tiên là phải dựa vào vị trí địa lý và các đ c điểm tự nhiên khác như địa

hình, địa chất, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên nhằm khai thác tối đa, có

hiệu quả các lợi thế sẵn có của từng KKTCK, trước hết là các lợi thế về điều

kiện tự nhiên. Vì vậy, điều kiện tự nhiên của KKTCK trước hết là có ảnh

hưởng đến địa bàn QLNN đối với KKTCK.

M t khác, khoảng cách từ các KKTCK đến các trung tâm kinh tế -

chính trị - văn hóa của địa phương và của nước láng giềng là khác nhau nên

có các điều kiện thuận lợi và khó khăn khác nhau, do dó vị trí địa lý có ảnh

hưởng đến giao lưu kinh tế, văn hóa, kéo theo là ảnh hưởng đến một loạt các

hoạt động QLNN đối với KKTCK như quản lý XNK, XNC và cả đảm bảo an

ninh quốc phòng.

Điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn,… của KKTCK ảnh

hưởng đến việc quy hoạch, kế hoạch và quản lý đầu tư xây dựng các công

trình hạ tầng của KKTCK.

Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực cơ bản trong việc

xây dựng và phát triển KT-XH nói chung và KKTCK nói riêng. Do đó, vấn

đề quản lý và sử dụng hợp lí đi đôi với việc bảo về và tái tạo tài nguyên thiên

nhiên đang được đ t ra nhằm đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho sự phát

triển bền vững của KKTCK hiện tại và trong tương lai.

Thứ hai, các điều kiện về kinh tế, xã hội trong nước và của quốc gia

láng giềng.

Kinh tế trong nội địa càng phát triển thì lượng hàng hóa và dịch vụ có

xu hướng dịch chuyển ngày càng nhanh và càng lớn qua các cửa khẩu để đến

các thị trường ngoài nước và ngược lại; việc đầu tư nâng cấp, phát triển cơ sở

hạ tầng KKTCK và hệ thống giao thông cũng phụ thuộc lớn vào yếu tố phát

triển kinh tế của mỗi nước. Vì vậy, khi ban hành cơ chế, chính sách đối với

KKTCK cần phải xem xét, tính toán dựa trên điều kiện kinh tế, xã hội trong

nước và các nước láng giềng để có sự điều tiết phù hợp.

61

Khi lượng hàng hóa, người và phương tiện qua cửa khẩu càng lớn thì

hoạt động quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, thu ngân sách, quản lý thị trường,

lao động và xuất cảnh, nhập cảnh, cũng như đảm bảo an ninh trật tự và quốc

phòng càng phức tạp và ngược lại. Do đó, quy mô và cách thức hoạt động

phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại cũng như kiểm tra, giám sát, kiểm

soát, thanh tra, xử lý vi phạm và các vấn đề phát sinh ở các KKTCK phải phù

hợp với tình hình XNK, XNC ở từng KKTCK.

Ngoài ra, các vấn đề như văn hoá, truyền thống, tín ngưỡng tôn giáo,

giáo dục, y tế, và chất lượng cuộc sống của người dân hai bên biên giới ở các

KKTCK thường có những khác nhau, dẫn đến các hoạt động đi lại, giao lưu

buôn bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới qua cửa khẩu cũng có những

đ c điểm riêng, ảnh hưởng đến chính sách biên mậu và quản lý tại KKTCK,...

Tóm lại, việc nghiên cứu xây dựng, ban hành các cơ chế chính sách đối

với KKTCK và việc điều hành các các hoạt động tại KKTCK phụ thuộc khá

nhiều vào điều kiện về KT-XH trong nước và của quốc gia láng giềng.

Thứ ba, quan hệ đối ngoại và quan hệ kinh tế - chính trị của quốc gia với

các nước trong khu vực, đ c biệt là với nước láng giềng có chung đường biên giới.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng

với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt thì nhân tố này tác động rất lớn đến

việc phân tích, xử lý và ban hành các chiến lược, quy hoạch phát triển đối với

KKTCK (chẳng hạn việc tham gia các Hiệp định thương mại liên quan đến lộ

trình cắt giảm thuế các m t hàng XNK và tác động đến thu ngân sách tại

KKTCK). Đ c biệt là mối quan hệ đối ngoại và quan hệ kinh tế - chính trị

giữa hai nước láng giềng là yếu tố quyết định đến hệ thống chính sách kinh tế

cửa khẩu của mỗi nước (ví dụ: chính sách hạn chế m t hàng nhập khẩu ho c

chính sách quá cảnh của hàng hóa sang nước thứ 3), thậm chí khi quan hệ hai

nước lắng xuống phải đóng cửa hàng loạt cửa khẩu biên giới đất liền. Vì vậy,

mỗi quốc gia, khi xây dựng và ban hành các chiến lược, quy hoạch phát triển

đối với KKTCK cần phải dựa vào yếu tố quan hệ đối ngoại và quan hệ kinh tế

- chính trị với các nước trong khu vực, nhất là với nước láng giềng; cần phân

nhóm các KKTCK có tính chất tương đồng về điều kiện tự nhiên, điều kiện

62

kinh tế và quan hệ kinh tế - chính trị với nước láng giềng để có chiến lược và

các chính sách phát triển phù hợp, chẳng hạn ở Việt nam các KKTCK giáp

với Trung Quốc thì khác với giáp Lào và giáp Campchia.

Thứ tư, là khung khổ pháp lý và chính sách của nhà nước Trung ương

đối với KKTCK

Các hoạt động của KKTCK chịu sự điều chỉnh của hệ thống khung

pháp luật, hệ thống cơ chế, chính sách đ c thù và các quy định về dịch vụ

công khá rộng lớn và phức tạp, liên quan đến rất nhiều các lĩnh vực. Khung

khổ pháp lý đó thường được ban hành từ nhà nước cấp trung ương, các địa

phương cấp tỉnh nơi có KKTCK chủ yếu là cấp thực thi. Một thực tế là hệ

thống pháp luật, các cơ chế, chính sách và các quy định về dịch vụ hành chính

công đối với KKTCK không phải lúc nào cũng đảm bảo cho các hoạt động ở

KKTCK được thông suốt. Sự rối rắm, chồng chéo của hệ thống pháp lý đó có

thể làm các doanh nghiệp và người dân trong KKTCK khó tiếp cận hay nắm

bắt được đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động

đầu tư, sản xuất, kinh doanh,... cụ thể của mình, dẫn đến cần phải có sự trợ

giúp của các cơ quan QLNN địa phương tại KKTCK. Việc giải quyết các vấn

đề tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể để áp dụng luật và các văn bản có

liên quan, tuy nhiên, cũng có những tình huống nằm ngoài phạm vi ho c chưa

được quy định trong luật, ho c do sự chồng chéo, vướng mắc giữa các văn

bản của các cơ quan quản lý cấp Trung ương ban hành về cùng một vấn đề

hay đối tượng quản lý. Khi đó, cần phải có văn bản hướng dẫn của cơ quan

quản lý cấp Trung ương để giải thích ho c "gỡ rối".

Do vậy, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách

và các quy định, hướng dẫn về các dịch vụ công của cơ quan quản lý nhà

nước cấp Trung ương đối với KKTCK là một yếu tố có ảnh hưởng đến công

tác QLNN đối với KKTCK. Yếu tố này đòi hỏi phải có tính chính xác và tính

kịp thời, nếu một vấn đề phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp

trong KKTCK không được hướng dẫn giải quyết chính xác thì nó s gây ra

hậu quả xấu cho doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của KKTCK.

Ngoài ra, nếu vấn đề mang tính chất cấp bách mà không được giải quyết kịp

thời thì cũng đem lại hậu quả không mong muốn.

63

Thứ năm, việc bố trí, sắp xếp tổ chức bộ máy và nhân lực của các cơ

quan QLNN đối với KKTCK

Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là hai nhân tố

quan trọng bảo đảm cho sự vận hành của hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước.

Ban quản lý KKT tỉnh thống nhất QLNN đối với toàn bộ các khu công

nghiệp, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh nên phạm vi hoạt

động khá rộng, không chỉ tập trung cho công tác QLNN đối với KKTCK. Tuy

nhiên mỗi tỉnh có số lượng, quy mô các KCN, KKT và KKTCK khác nhau

nên việc sắp xếp tổ chức bộ máy và bố trí nhân sự của Ban quản lý KKTCK

cũng khác nhau. Vì vậy, việc sắp xếp tổ chức bộ máy và bố trí nhân lực phù

hợp với chức năng, nhiệm vụ QLNN đối với KKTCK có ý nghĩa quyết định

đến hiệu quả hoạt động của KKTCK nói riêng cũng như góp phần quyết định

đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ban quản lý KKT tỉnh nói chung.

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác QLNN đối với

KKTCK là những người trực tiếp tham gia quá trình cung ứng dịch vụ hành

chính công và các dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và

sản xuất, kinh doanh cho nhà đầu tư trong KKTCK. Do dó, năng lực, trình độ

của đội ngũ này là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu

quả, hiệu lực công tác QLNN đối với KKTCK, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công

chức, viên chức làm công tác quản lý phải có tư duy khoa học, khả năng

nghiên cứu và am hiểu các văn bản chính sách pháp luật của nhà nước, có

kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên, năng lực trình độ của cán bộ, công chức, viên

chức cũng không phải là bất biến, vì vậy để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của

QLNN đối với KKTCK thì cần thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao

năng lực, trình độ nghiệp vụ chuyên môn và bản lĩnh chính trị cho đội ngũ

cán bộ, công chức, viên chức làm công tác QLNN đối với KKTCK.

2.3. KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ

CỬA KHẨU, BÀI HỌC CHO KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO

2.3.1. Kinh nghiệm quản nhà nƣớc đối với Khu kinh tế - thƣơng

mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị

Cửa khẩu Lao Bảo thuộc địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng trị,

nằm trên trục Quốc lộ 9 từ Đông Hà sang Lào. Từ năm 1998, khu vực cửa

64

khẩu Lao Bảo được hoạt động thí điểm theo Quyết định số 219/1998/QĐ-TTg

về quy chế khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại Lao Bảo.

Đến năm 2005, Khu kinh tế - thương mại đ c biệt Lao Bảo chính thức được

thành lập và hoạt động theo Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg ngày 12/01/2005

của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Khu KT-TM đ c biệt Lao Bảo có tổng

diện tích 15.804 ha, với 07 đơn vị hành chính cấp xã (bao gồm: thị trấn Khe

Sanh, thị trấn Lao Bảo và 05 xã Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Tân Long và

Tân Thành), dân số khoảng 45.000 người. Đối diện với Khu KT-TM đ c biệt

Lao Bảo qua đường biên giới là Khu kinh tế Đensavẳn của Lào. Hai KKTCK

này là một nút quan trọng trên trục Hành lang Kinh tế Đông - Tây (EWEC),

có điều kiện thuận lợi để phát triển mối quan hệ giao thương không chỉ đối

với Lào mà còn với các nước nằm trên EWEC và các nước Tiểu vùng sông

Mê-kông (GMS). Từ năm 2008, Khu KT-TM đ c biệt Lao Bảo được Chính

phủ xác định là một trong 09 KKTCK trọng điểm cả nước.

2.3.1.1. Quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế - thương mại đặc biệt

Lao Bảo

* Về xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển

Tỉnh Quảng Trị đã phát huy tốt lợi thế chiến lược của mình, tham mưu

cho Chính phủ đưa tuyến đường Quốc lộ 9 vào tham gia Hiệp định vận tải

xuyên biên giới (GMS-CBTA) và hợp tác với tỉnh Savanakhet tham mưu cho

Chính phủ Lào thành lập KKT Đensavẳn, mở ra cơ hội to lớn trong hợp tác

phát triển với Lào cũng như các nước GMS. Đây là những cơ sở quan trọng

để xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển Khu KT-TM đ c biệt Lao Bảo.

Từ năm 1999 quy hoạch chung xây dựng Khu KT-TM Lao Bảo đã

được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; năm 2000, UBND tỉnh Quảng Trị phê

duyệt Quy hoạch phát triển KT-XH Khu KT-TM đ c biệt Lao Bảo đến năm

2010. Ngoài ra, tỉnh Quảng Trị đã lập và phê duyệt 22 đồ án Quy hoạch chi

tiết các khu chức năng, khu dân cư tập trung và các trung tâm xã. Các quy

hoạch được quan tâm và sớm được phê duyệt là căn cứ quan trọng để xây

dựng các kế hoạch phát triển Khu KT-TM đ c biệt Lao Bảo đúng định hướng;

đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và các tổ chức, cá nhân,

doanh nghiệp tiếp cận thông tin, tiếp cận các nguồn lực, tài nguyên và chính

65

sách phát triển, qua đó thúc đẩy thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, thương

mại và các loại hình dịch vụ tại Khu KT-TM đ c biệt Lao Bảo.

* Về xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách phát triển

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển Khu KT-TM đ c biệt Lao

Bảo, UBND tỉnh Quảng Trị đã chủ động nghiên cứu, xây dựng chính sách,

tranh thủ sự hướng dẫn, hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương để tham mưu

cho Chính phủ không ngừng hoàn thiện cơ chế, chính sách áp dụng cho KKT-

TM đ c biệt Lao Bảo. Đồng thời, tỉnh Quảng Trị cũng đã tham gia tích cực,

đóng góp quan trọng vào quá trình xây dựng các chính sách hợp tác kinh tế -

văn hóa - khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và Lào, chính sách phát triển hành

lang kinh tế Đông - Tây của các nước GMS và các quy định pháp luật khác

liên quan đến KCN, KKT, KKTCK. Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã

ban hành các chính sách riêng của địa phương về hỗ trợ bồi thường giải

phóng m t bằng, đào tạo nhân lực cho KKT-TM đ c biệt Lao Bảo,...

Trong nhiều giai đoạn phát triển, Khu KT-TM đ c biệt Lao Bảo là

KKTCK có chính sách ưu đãi cao nhất và là hình mẫu cho nhiều KKTCK

khác học tập trong việc xây dựng chính sách phát triển. Quá trình tổ chức

thực hiện, BQL KKT tỉnh Quảng Trị đã chủ động, thường xuyên rà soát, phát

hiện và tích cực bám sát các Bộ, ngành Trung ương để tháo gỡ khó khăn,

vướng mắc về chính sách một cách nhanh chóng, kịp thời. Nhờ những chính

sách phù hợp với từng giai đoạn phát triển, đã giúp cải thiện cơ sở hạ tầng cho

Khu KT-TM đ c biệt Lao Bảo, góp phần xây dựng đô thị miền núi, tạo vùng

kinh tế động lực, thúc đẩy phát triển KT-XH và cải thiện chất lượng cuộc

sống người dân địa phương và các khu vực lân cận, thúc đẩy mạnh m sự

chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Trị. Chính sách phát triển Khu

KT-TM Lao Bảo đã góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại

giữa Việt Nam, Lào với các nước láng giềng, góp phần đảm bảo an ninh quốc

phòng của quốc gia.

* Về điều hành, quản lý một số hoạt động chính

Trong những năm qua, UBND tỉnh Quảng Trị luôn quan tâm hoàn

thiện tổ chức bộ máy và phối hợp các hoạt động quản lý tại Khu KT-TM đ c

66

biệt Lao Bảo; tăng cường xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại; đồng thời đẩy

mạnh cải cách hành chính, nhất là tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát,

giám sát tại cửa khẩu để tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện và

hàng hóa qua lại cửa khẩu cũng như các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh

doanh tại Khu KT-TM đ c biệt Lao Bảo nên đã đạt được nhiều kết quả khả

quan. Một số kết quả đạt được như sau:

- Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh và thu ngân sách:

+ Giai đoạn 1998-2005: hoạt động XNK, XNC đã có chuyển biến tích

cực nhưng số lượng và mức độ chưa lớn do Hành lang kinh tế Đông Tây

(EWEC) mới ở giai đoạn đầu khởi động, tuyến đường từ Mukdahan (Thái

Lan) đến Đông Hà đang giai đoạn nâng cấp, cầu Hữu Nghị II giữa Mukdahan

và Savanakhet chưa hoàn thành nên chưa thuận lợi cho giao thông đi lại.

+ Giai đoạn từ năm 2006 đến nay: Hoạt động XNK, XNC và dịch vụ,

du lịch tăng mạnh, đ c biệt là sau khi khánh thành cầu Hữu nghị II bắc qua

sông Mê-kông nối liền c p cửa khẩu Savanakhet (Lào) và Mukdahan (Thái

Lan) đánh dấu thông tuyến EWEC. Tổng kim ngạch XNK qua cửa khẩu Lao

Bảo giai đoạn 2006-2010 tăng gấp 3,5 lần giai đoạn 1998-2005; số lượng

người và phương tiện XNC tăng bình quân gần 145%/năm, đạt khoảng

620.000 lượt người/năm. Thu ngân sách đạt gần 2600 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng

lớn trong tổng thu ngân sách toàn tỉnh [59].

- Quản lý hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại: Tỉnh Quảng Trị đã

quan tâm, chủ động, sáng tạo quảng bá, xúc tiến đầu tư và thương mại bằng

nhiều hình thức, nhiều phương pháp nên đã thu hút được một lượng khá lớn

doanh nghiệp, dự án đầu tư, hộ kinh doanh vào Khu KT-TM đ c biệt Lao

Bảo. Năm 1998 khi mới thành lập, trên địa bàn chưa có cơ sở sản xuất công

nghiệp, chưa có các siêu thị, trung tâm thương mại; chỉ có 12 doanh nghiệp và

chợ Khe Sanh là chợ hạng III với khoảng 300 lô quầy kinh doanh. Nhưng đến

nay đã có hơn 400 doanh nghiệp; 68 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký

trên 4.000 tỷ đồng, diện tích đất thuê là 262 ha (trong đó có 04 dự án FDI với

tổng số vồn đăng ký 26 triệu USD và hàng chục nhà máy đi vào hoạt động

trên nhiều lĩnh vực: sản xuất nước tăng lực; sản xuất săm lốp xe đạp, xe máy;

67

sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông sản xuất khẩu với tổng giá trị sản

xuất công nghiệp (năm 2012) đạt gần 1.500 tỷ đồng, chiếm gần 40% giá trị

sản xuất công nghiệp toàn tỉnh); có trên 3000 đang hộ kinh doanh, hệ thống

các Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng miễn thuế, khách sạn, nhà hàng,

ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, vận tải,... tại KKT này đã được

đầu tư và đi vào hoạt động, tỷ trọng thương mại và dịch vụ bằng 65% tổng giá

trị sản xuất các ngành, thể hiện rõ là đầu mối giao thương, trung chuyển hàng

hóa, dịch vụ với thị trường trong tỉnh, cả nước và một số nước trong khu vực.

Về dân số và lao động, năm 1998 trên địa bàn Khu KT-TM đ c biệt Lao Bảo

có khoảng 2,9 vạn người, đến nay tăng lên khoảng 4,5 vạn người (tăng gấp

1,7 lần) với 12.000 lao động [59].

- Quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Công tác quy hoạch

sớm được phê duyệt là điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn lực xây

dựng phát triển cơ sở hạ tầng Khu KT-TM đ c biệt Lao Bảo, nhất là vốn

ngoài NSNN. Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu KT-TM đ c

biệt Lao Bảo giai đoạn 1998-2013 đã huy động được trên 1.341 tỷ đồng

(trong đó vốn ODA là 150 tỷ đồng) [59]. Đến nay khu vực này đã hình thành

đô thị miền núi khá khang trang, cơ bản đáp ứng các tiêu chí về chức năng đô

thị và có định hướng rõ nét về phát triển đô thị trong tương lai. Đồng thời hệ

thống kết cấu hạ tầng cũng đã góp phần quan trọng cải thiện được môi trường

sống cho người dân tại khu vực, tạo điều kiện để thu hút được nhiều dự án

đầu tư vào KKT, góp phần phát triển KT-XH, thu hút dân cư đến làm ăn, sinh

sống, gắn bó với biên giới. Tuy nhiên, cũng như nhiều KKTCK khác trên cả

nước, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Khu KT-TM đ c biệt Lao Bảo, nhất là

các dự án hạ tầng thiết yếu còn phụ thuộc nhiều vào nguồn NSNN, trong khi

nguồn vốn này đầu tư cho Khu KT-TM đ c biệt Lao Bảo còn hạn chế nên

việc đầu tư còn dàn trải, thiếu tập trung, nhiều công trình đã khởi công nhưng

phải đình hoãn, dãn tiến độ nên chưa phát huy được hiệu quả, đây là bài học

cần rút kinh nghiệm cho KKTCK quốc tế Cầu Treo.

* Về kiểm tra, kiểm soát và phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

Thực hiện Hiệp định GMS-CBTA, từ năm 2007, c p cửa khẩu Lao Bảo

68

- Đensavẳn đã bắt đầu thực hiện thí điểm mô hình kiểm tra, kiểm soát "Một

cửa - Một lần dừng" nhằm đơn giản hoá thủ tục tại cửa khẩu, giảm thời gian

làm thủ tục cửa khẩu và thông quan, nâng cao phối hợp giữa các cơ quan liên

quan tại cửa khẩu, tăng cường các biện pháp kiểm soát và tăng tính minh bạch

trong các quy định về lệ phí và xử phạt. Theo mô hình này, hai bên thống

nhất đ t "Điểm kiểm tra chung" trên lãnh thổ bên nhập tạo điều kiện cho

người, phương tiện khi xuất cảnh, nhập cảnh chỉ làm thủ tục một lần,

không phải làm thủ tục ở bên xuất. Các thủ tục kiểm tra, kiểm soát người

(hộ chiếu, thị thực, giấy phép lái xe, y tế, ngoại tệ...), xe vận tải (giấy đăng

ký, giấy đăng kiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm) và hàng hóa (hải quan, chất

lượng, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, thú y) s do các cơ quan

chức năng có thẩm quyền của các bên tại cửa khẩu (Biên phòng, Hải quan,

Nông nghiệp, Y tế) phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau thực hiện công vụ kiểm tra

chung và đồng thời tiến hành kiểm tra chung và đồng thời. Sau gần 10 năm

thực hiện thí điểm, mô hình này đã chứng tỏ được các ưu điểm và tính hiệu

quả, ngày 06/02/2015 Bộ Ngoại giao hai nước và chính quyền 2 tỉnh Quảng

Trị và Savanakhet đã phối hợp tổ chức Lễ khai trương chính thức triển khai

kiểm tra "Một cửa - Một lần dừng" tại c p cửa khẩu Lao Bảo - Đensavẳn,

tạo cơ hội để nhân rộng mô hình kiểm tra này ra các cửa khẩu quốc tế khác

giữa Việt Nam và Lào, nhờ đó thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư, du lịch

và giao lưu của người dân hai nước [59].

Khu KT-TM đ c biệt Lao Bảo có diện tích rộng lớn, địa hình phức tạp

với nhiều rừng núi, sông suối, nhiều đường dân sinh kết nối vào nội địa nên

hoạt động phòng chống vận chuyển hàng cấm, buôn lậu, gian lận thương mại

khá khó khăn và phức tạp. M c dù còn nhiều khó khăn nhưng lực lượng Hải

quan và Biên phòng đã phối hợp tốt với các cơ quan chức năng khác ngăn

ch n khá hiệu quả hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hóa từ Lào

về Việt Nam và từ Khu KT-TM đ c biệt Lao Bảo vào nội địa, bắt giữ nhiều

vụ vi phạm với số lượng lớn và giá trị cao. Chỉ tính riêng trong năm 2015, các

ngành, lực lượng chức năng đã kiểm tra phát hiện, bắt giữ và xử lý 4.081 vụ

buôn lậu, gian lận thương mạivới tổng trị giá hàng hóa vi phạm trên 35,45 tỷ

69

đồng; xử lý vi phạm hành chính và truy thu thuế 3.370 vụ, số tiền xử lý vi

phạm hành chính và truy thu thuế trên 53,63 tỷ đồng [6].

2.3.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý đối với Khu kinhh tế - thương mại

đặc biệt Lao Bảo

Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1229/QĐ-

TTg về việc thành lập BQL KKT tỉnh Quảng Trị trên cơ sở hợp nhất BQL các

KCN tỉnh Quảng Trị với BQL Khu KT-TM đ c biệt Lao Bảo. Theo đó, cơ

cấu tổ chức của BQL KKT tỉnh Quảng Trị gồm: Lãnh đạo Ban Quản lý; Văn

phòng Ban; Phòng Kế hoạch và Đầu tư; Phòng Quy hoạch - Xây dựng; Phòng

Tài nguyên và Môi trường; Phòng Doanh nghiệp, Lao động - Thương mại;

Văn phòng đại diện Ban Quản lý tại Khu KT-TM đ c biệt Lao Bảo; và các

đơn vị trực thuộc (Ban quản lý dự án ĐTXD Khu kinh tế Quảng Trị; và Trung

tâm quản lý cửa khẩu).

Tuy chức năng nhiệm vụ của Văn phòng đại diện của Ban Quản lý tại

Khu KT-TM đ c biệt Lao Bảo sau khi hợp nhất không còn đầy đủ như Ban

quản lý trước đây nhưng nhân sự của Văn phòng đại diện và các phòng

chuyên môn được giao theo dõi, quản lý đối với khu kinh tế - thương mại

(KKT-TM) đ c biệt Lao Bảo cơ bản được giữ nguyên từ bộ máy cũ của Ban

quản lý KKT-TM đ c biệt Lao Bảo. M t khác, Văn phòng đại diện có con

dấu, có tài khoản riêng và được giao quyền để chủ động xử lý các vấn đề phát

sinh tại KKT-TM đ c biệt Lao Bảo. Do sắp xếp tổ chức bộ máy hợp lý và ít bị

xáo trộn về nhân sự quản lý đối với KKT-TM đ c biệt Lao Bảo nên các hoạt

động ở KKT này cũng ít bị ảnh hưởng và được duy trì, phát triển.

2.3.2. Kinh nghiệm quản nhà nƣớc đối với Khu kinh tế cửa khẩu

Cha Lo, tỉnh Quảng Bình

Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo, tỉnh Quảng Bình được thành lập theo

Quyết định số 137/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ,

bao gồm 6 xã thuộc huyện Minh Hóa (gồm: Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Thanh,

Hóa Phúc, Hồng Hóa và Hóa Tiến), với tổng diện tích đất tự nhiên là 53.923 ha.

Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo nằm giữa 2 KKTCK Cầu Treo (Hà Tĩnh)

và KKTCK Lao Bảo (Quảng Trị), có kết nối giao thương với Lào, và vùng

70

Đông Bắc Thái Lan. Cửa khẩu quốc tế Cha Lo chiếm vị trí điểm đầu trong

hành lang phát triển kinh tế theo đường Quốc lộ 12A gắn liền với vùng kinh

tế Nam Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại

Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 02/6/2014. Tuyến đường Hồ Chí Minh đi

qua khu kinh tế là trục giao thông quan trọng thu hút khối lượng lớn hàng hóa

và hành khách đi qua. Hai tuyến đường trên là hai trục giao thông chính kết

nối KKTCK Cha Lo với các đầu mối giao thông trong nước và quốc tế.

2.3.2.1. Quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo

* Về xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển

Tại Quyết định số 52/2008/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch phát triển

các KKTCK của Việt Nam đến năm 2020, KKTCK Cha Lo là một trong 30

KKTCK được quy hoạch trên cả nước nhưng không phải là KKTCK trọng

điểm. Nhờ các kết quả đạt được qua 10 năm hình thành và phát triển, đến năm

2013 KKTCK Cha Lo được Chính phủ xác định là một trong 09 KKTCK

trọng điểm của cả nước tại Quyết định số 1531/QĐ-TTg về việc phê duyệt

điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam đến năm

2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (thay thế Quyết định số 52/2008/QĐ-TTg).

Về quy hoạch chung xây dựng KKTCK Cha Lo đến năm 2030 cũng đã

được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 283/QĐ-TTg ngày

21/02/2014. Trên cơ sở quy hoạch chung xây dựng được phê duyệt, UBND

tỉnh Quảng bình đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng

trong KKTCK Cha Lo, gồm: Khu trung tâm cửa khẩu Quốc tế Cha Lo; Khu

Bãi Dinh; Cụm thương mại kho ngoại quan tại khu vực Bãi Dinh; Khu dịch

vụ - thương mại tại Km138+200 Quốc lộ 12A; Quy hoạch phân lô khu tái

định cư Bãi Dinh; Khu vực ngã ba Khe Ve,...

Nhìn chung công tác quy hoạch của KKTCK Cha Lo được triển khai

khá chậm, thành lập từ năm 2002 nhưng đến năm 2014 UBND tỉnh Quảng

Bình mới trình Thủ tướng Chính phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng

KKTCK, việc này ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong

KKTCK, nhất là việc hình thành các khu chức năng như khu phi thuế quan,

KCN trong KKTCK,...

71

* Về xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách phát triển

Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo có các điều kiện địa hình và KT-XH khó

khăn khá giống với KKTCK quốc tế Cầu Treo. Tuy vậy, khi trình Chính phủ

thành lập KKTCK Cha Lo, tỉnh Quảng Bình không đề xuất các chính sách ưu

đãi riêng như đối với KKTCK Cầu Treo hay KKT-TM đ c biệt Lao Bảo mà

chỉ áp dụng theo chính sách chung đối với KKTCK biên giới (trước đây là

Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/ 2001 và hiện nay là Quyết định số

72/2013/QĐ-TTg ngày 26/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ). Vì vậy, trong

thời gian khá dài, từ 2002-2011 KKTCK Cha Lo hoạt động kém hiệu quả, thu

hút đầu tư không đáng kể.

* Về điều hành, quản lý một số hoạt động chính

- Quản lý hoạt động XNK, XNC và thu ngân sách:

Giai đoan từ 2011 trở về trước, hoạt động XNK, XNC và thu ngân sách

của KKTCK Cha Lo kém phát triển và thấp hơn rất nhiều so với KKTCK

quốc tế Cầu Treo do không có các chính sách ưu đãi đủ mạnh.

Từ sau sự kiện khánh thành đưa vào hoạt động cầu Hữu Nghị III giữa

Nakhonphanom (Thái Lan) và Thakhek (Lào) vào cuối năm 2011 thì hoạt

động XNK và XNC qua cửa khẩu Cha Lo liên tục tăng rất cao. Nếu như năm

2012 tổng kim ngạch XNK qua cửa khẩu Cha Lo đạt 392 triệu USD; XNC đạt

50 nghìn lượt phương tiện và 285 nghìn lượt người qua cửa khẩu; thu ngân

sách đạt 170 tỷ; Đến năm thì đến năm 2015 tổng kim ngạch XNK đạt 2,13 tỷ

USD; XNC đạt 143 nghìn lượt phương tiện và 482 nghìn lượt người. Riêng

thu ngân sách năm 2014 đạt 226,6 tỷ đồng nhưng đến năm 2015 giảm xuống

còn 120 tỷ đồng (thuế hàng hóa qua cửa khẩu giảm mạnh chủ yếu do các m t

hàng nông sản chủ yếu được áp dụng mức thuế 0% thay vì từ 5-10% như

trước đây đối với các nước trong khu vực ASEAN). Đáng chú ý là từ năm

2014 lượng hàng quá cảnh qua KKTCK quốc tế Cha Lo đạt cao (năm 2014

kim ngạch hàng quá cảnh đạt 1,23 tỷ USD và 2015 là 1,77 tỷ USD) [4; 5].

Nhận thấy cơ hội phát triển trong giai đoạn mới, hàng năm tỉnh Quảng

Bình đã tổ chức nhiều cuộc trao đổi, tiếp xúc với lãnh đạo các tỉnh Khăm

Muộn, Savanakhet (Lào), Nakhaphanom (Thái Lan) để bàn biện pháp thúc

đẩy đầu tư, trao đổi hàng hóa qua biên giới; giảm bớt các thủ tục phiền hà ở

72

các c p cửa khẩu. Đồng thời, tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các sở, ngành, địa

phương có liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện và hàng hóa

XNK qua cửa khẩu lưu thông trên các tuyến quốc lộ, giảm lệ phí qua cửa

khẩu và tạo điều kiện cho hàng nhập khẩu, quá cảnh qua cửa khẩu; đồng thời

triển khai các dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu như xây dựng hệ thống

kho, bãi, tổ chức các dịch vụ giao nhận, vận chuyển, gia công, đóng gói, bốc

dỡ hàng hóa. Do đó, phí sử dụng bến bãi đối với phương tiện vận chuyển

hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo đã bắt đầu thực hiện từ năm 2014,

bước đầu đã góp phần tăng thu ngân sách cho tỉnh, năm 2014 thu được 51,2 tỷ

đồng và năm 2015 thu được 48,7 tỷ đồng [4; 5].

- Quản lý hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại ở KKTCK Cha Lo

mới bắt đầu được quan tâm đẩy mạnh từ năm 2012. Tuy nhiên số lượng các

dự án đầu tư vào KKTCK Cha Lo vẫn còn khiêm tốn, hiện có 20 dự án đăng

ký đầu tư, trong đó có 11 dự án đã hoàn thành với tổng số vốn thực hiện đạt

khoảng 250 tỷ đồng. Hoạt động thương mại ở KKTCK Cha Lo cũng chủ yếu

là dịch vụ thương mại và xuất nhập khẩu tại khu vực trung tâm cửa khẩu Cha

Lo và dọc tuyến Quốc lộ 12A, đường Hồ Chí Minh [4].

- Quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Do triển khai quy

hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng chậm (đến 2014 mới được phê

duyệt quy hoạch chung) nên việc đầu tư xây dựng có sở hạ tầng còn mang

tính tự phát, đầu tư dàn trải, thiếu định hướng nên đầu tư thiếu đồng bộ, chưa

tranh thủ tốt sự hỗ trợ từ ngân sách trung ương, đến nay mới chỉ đầu tư xây

dựng các công trình hạ tầng thiết yếu tại Khu Trung tâm cửa khẩu, Khu vực

Bãi Dinh với các hạng mục chủ yếu như: san nền, đường giao thông nội vùng,

kè, công trình cấp thoát nước, bãi đỗ xe, Nhà làm việc Liên ngành tại cửa

khẩu...với tổng số dự án hoàn thành và đang hiện là 19 dự án có tổng mức đầu

tư khoảng 520 tỷ đồng. Trong đó, tổng vốn ngân sách trung ương được phân

bổ đến hết năm 2015 là: 239,8 tỷ đồng; vốn từ ngân sách địa phương bố trí

đến hết năm 2015 là: 27,2 tỷ đồng [4].

- Về kiểm tra, kiểm soát và phòng chống vận chuyển hàng cấm, buôn

lậu, gian lận thương mại:

73

Việc kiểm tra, kiểm soát ở KKTCK Cha Lo chủ yếu tập trung tại cửa

khẩu và chưa áp dụng cơ chế "Một cửa - Một lần dừng". Song những năm gần

đây UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã tăng cường chỉ đạo cải cách hành chính,

nhất là giảm thời gian làm thủ tục cửa khẩu và thông quan, nâng cao phối hợp

giữa các cơ quan liên quan tại cửa khẩu. Vì vậy, hàng hóa, người và phương

tiện qua cửa khẩu cũng như lưu thông trên các tuyến đường thuộc địa bàn tỉnh

được thuận lợi hơn.

Tuy vậy, do lượng người, hàng hóa và phương tiện qua lại cửa khẩu từ

năm 2012 đến nay tăng nhanh với số lượng lớn nên tình hình buôn lậu, gian

lận thương mại ngày càng diễn biến phức tạp, công tác tuần tra, kiểm soát g p

nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các

lực lượng chức năng tăng cường nhiều hoạt động để phòng chống. Các lực

lượng như Hải quan, Biên phòng, Công an, chính quyền địa phương đã phối

hợp ch t ch trong công tác chuyên môn và phòng chống vận chuyển hàng

cấm, buôn lậu, gian lận thương mại và các loại tội phạm. Hàng hóa vi phạm

được phát hiện chủ yếu tập trung vào những nhóm hàng có giá trị, thuế suất

nhập khẩu cao, lợi nhuận chênh lệch lớn như gỗ, động vật hoang dã, vải, áo

quần may sẵn, thuốc lá ngoại, rượu ngoại, đồ điện, điện tử, phụ tùng, hóa mỹ

phẩm… Riêng trong năm 2015, các cơ quan chức năng đã kiểm soát, xử lý

2.793 vụ, giảm 468 vụ so với năm 2014. Tổng số tiền phạt hành chính, tiền

bán hàng tịch thu, tiền truy thu xử phạt vi phạm hành chính trên 14 tỷ đồng;

tiền bán hàng tịch thu 12 tỷ đồng; truy thu thuế 17 tỷ đồng; trị giá hàng tịch

thu trong kỳ chưa thanh lý ước khoảng 05 tỷ đồng [4].

2.3.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý đối với Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo

Ban quản lý KKTCK Cha Lo do UBND tỉnh Quảng Bình thành lập tại

Quyết định 72/2002/QĐ-UBND ngày 13/11/2002. Năm 2009, UBND tỉnh

Quảng Bình ban hành Quyết định số 101/2009/QĐ-UBND sáp nhập BQL

KKT cửa khẩu Cha Lo vào ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Bình.

Đến tháng 7/2016, Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Bình kiện toàn lại

cơ cấu tổ chức bộ máy và ổn định đến nay, gồm: Lãnh đạo BQL (trong đó có

01 Phó Trưởng Ban được phân công chỉ đạo KKTCK Cha Lo); Văn phòng

74

Ban Quản lý; Phòng Kế hoạch tổng hợp; Phòng Quản lý đầu tư; Phòng Quản

lý doanh nghiệp; Phòng Quản lý tài nguyên và môi trường; Phòng Quản lý

quy hoạch và xây dựng; Văn phòng đại diện tại Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo;

Văn phòng đại diện tại Khu kinh tế Hòn La; và các đơn vị sự nghiệp công lập

trực thuộc (Công ty Quản lý hạ tầng khu kinh tế và Ban Quản lý dự án đầu tư

xây dựng khu kinh tế).

Cũng như ở KKT-TM đ c biệt Lao Bảo, m c dù đã hợp nhất hai Ban

quản lý nhưng nhân sự trực tiếp theo dõi, quản lý KKTCK Cha Lo được phân

công lại nhiệm vụ cơ bản vẫn được giữ nguyên từ bộ máy cũ của Ban quản lý

KKTCK Cha Lo và Văn phòng đại diện tại KKTCK Cha Lo có tài khoản, có

con dấu riêng nên các hoạt động ở KKTCK này cũng ít bị xáo trộn, được chủ

động xử lý các vấn đề tại KKTCK Cha Lo nên các hoạt động ở KKTCK Cha

Lo vẫn được duy trì, ổn định và phát triển.

2.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản í nhà nƣớc đối với Khu

kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho KKTCK quốc tế Cầu Treo từ

nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của hai KKTCK trên như sau:

Một là, khai thác lợi thế chiến lược

- Về vị trí chiến lược: KKTCK quốc tế Cầu Treo và KKT-TM đ c biệt

Lao Bảo, KKTCK Cha Lo đều là KKTCK giáp biên giới với Lào, có nhiều

đ c điểm tương đồng về vị trí địa lý cũng như xuất phát điểm về KT-XH,...

Bài học kinh nghiệm từ thành công của Quảng Bình và Quảng Trị cho Hà

Tĩnh trước hết là việc khai thác và phát huy tốt hơn lợi thế về vị trí chiến lược

của mình trong quá trình phát triển, đảm nhiệm tốt vai trò là một mắt xích

quan trọng trên Hành lang kinh tế Đông - Tây.

Đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo, việc đưa tuyến đường Quốc lộ 8

vào tham gia Hiệp định GMS-CBTA và bổ sung tuyến này vào Hành lang

kinh tế Đông - Tây s tạo nên những cơ hội mới cho KKTCK quốc tế Cầu

Treo trong phát triển thương mại và du lịch qua biên giới cũng như thu hút

đầu tư cơ sở hạ tầng và các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh vào Khu kinh tế

này tương tự như đối với trường hợp của KKT-TM đ c biệt Lao Bảo. Ngoài

75

ra, tuyến đường Quốc lộ 8 tham gia Hiệp định GMS-CBTA s là cơ hội thuận

lợi để tiếp cận các nguồn tài trợ từ Chính phủ Nhật Bản và ADB để đầu tư

xây dựng cơ sở hạ tầng cho KKTCK quốc tế Cầu Treo trước mắt cũng như

trong tương lai. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương đưa

tuyến đường Quốc lộ 8 và Quốc lộ 12 vào tham gia GMS-CBTA. Ủy ban

nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cần phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tích cực làm

việc với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Ngoại giao để sớm xúc tiến, làm các thủ

tục ký kết chính thức.

- Hình thành khu kinh tế đối xứng với KKTCK quốc tế Cầu Treo: Đối

diện bên kia biên giới với KKT-TM đ c biệt Lao Bảo là KKT Đensavẳn

(Lào), có cơ chế chính sách tương đồng với KKT-TM đ c biệt Lao Bảo. Hai

KKTCK đối xứng có chính sách tương đồng đã tạo điều kiện cho cả hai tỉnh

cùng khai thác tiềm năng và bổ sung lợi thế để hợp tác cùng phát triển cũng

như giải quyết những thách thức và khó khăn vướng mắc về giao thông vận

tải, thương mại, du lịch, xúc tiến đầu tư và đơn giản hóa thủ tục, cơ chế kiểm

tra chung tại cửa khẩu để khai thác tiềm năng lợi thế của EWEC.

Việc hình thành Khu kinh tế đối xứng thuộc tỉnh Bôlykhămxay s là

tiền đề để thành lập Khu hợp tác kinh tế biên giới Hà Tĩnh (Việt Nam) và

Bôlykhămxay (Lào) theo mô hình "một khu vực, hai quốc gia, một chính

sách". Việc thành lập Khu hợp tác kinh tế biên giới này s cho phép khai thác

tiềm năng hợp tác và bổ sung lợi thế giữa hai nước Việt Nam, Lào về tài

nguyên, điều kiện tự nhiên, con người và mở rộng thị trường, góp phần mở

rộng kinh tế đối ngoại, phát triển thương mại, đầu tư và du lịch lẫn nhau, thu

hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ trong và ngoài khu vực thông qua việc kết

nối với thị trường quốc tế trong khu vực.

Các cuộc họp cấp cao giữa hai tỉnh những năm gần đây đã đề cập đến

việc thành lập Khu kinh tế ở tỉnh Bôlykhămxay đối xứng với KKTCK quốc tế

Cầu Treo để tiến tới thành lập Khu hợp tác kinh tế biên giới Hà Tĩnh -

Bôlykhămxay, hai tỉnh cần có những hành động tích cụ thể và tích cực hơn để

đẩy nhanh tiến trình hình thành Khu kinh tế đối xứng thuộc tỉnh

Bôlykhămxay theo mô hình tương tự như Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu

Treo để tạo ra một khu vực phát triển năng động, hài hòa.

76

Hai là, về xây dựng, ban hành chính sách phát triển: Chủ động xây

dựng chính sách, sớm trình Chính phủ phê duyệt và kịp thời tháo gỡ các

vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện đã tạo điều kiện cho Khu KT-

TM đ c biệt Lao Bảo sớm tận dụng được thời cơ để phát triển lớn mạnh. Đây

là bài học kinh nghiệm cho KKTCK quốc tế Cầu Treo. Đ c biệt, trong bối

cảnh hiện nay, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, nhất là việc tham gia

nhiều FTA thế hệ mới buộc nhà nước phải thay đổi hệ thống chính sách và

pháp luật phù hợp với các hiệp định đã được ký kết, trong đó có các chính

sách đối với các KKTCK. Vì vậy, tỉnh Hà Tĩnh cần tập trung rà soát, nghiên

cứu xây dựng chính sách phát triển mới phù hợp với điều kiện thực tiễn của

KKTCK quốc tế Cầu Treo, đáp ứng được yêu cầu phát triển trong bối cảnh,

tình hình mới, sớm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện.

Trước mắt, cần khẩn trương rà soát, tháo gỡ ho c kiến nghị trung ương tháo

gỡ các vướng mắc về chính sách của KKTCK so với Luật thuế xuất khẩu,

thuế nhập khẩu mới (có hiệu lực từ 01/9/2016) để tạo điều kiện cho các tổ

chức, cá nhân, nhà đầu tư trong KKTCK quốc tế Cầu Treo yên tâm đầu tư và

hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ba là, về quản lý các hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu

- Về quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Bài học tốt rút ra từ

KKT-TM đ c biệt Lao Bảo là quan tâm công tác lập quy hoạch và tập trung

đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình hạ tầng thiết yếu của

KKTCK như hệ thống đường giao thông, m t bằng các khu công nghiệp, khu

đô thị, khu thương mại,... là điều kiện hết sức quan trọng để thu hút đầu tư và

phát triển thương mại, dịch vụ.

M t khác, hiện tượng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn NSNN

còn dàn trải, thiếu hiệu quả ở KKT-TM đ c biệt Lao Bảo trong thời gian qua

lại là bài học cần tránh. Quá trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của KKTCK

quốc tế Cầu Treo cần xác định nguồn vốn hỗ trợ từ NSNN là nguồn vốn "xúc

tác", "vốn mồi" để phát triển một phần những cơ sở hạ tầng thiết yếu tại Khu

kinh tế này. Từ đó, lập kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để đầu tư xây

dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với tiến độ hỗ trợ vốn từ ngân sách, đảm bảo tính

77

khả thi của từng công trình. Đồng thời có kế hoạch tiếp cận và huy động từ

các nguồn hợp pháp khác như ODA, các hình thức đối tác công tư (PPP), nhất

là các nguồn vốn ngoài ngân sách như để đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu

hạ tầng KKTCK.

- Về thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp: KKT-TM đ c biệt Lao

Bảo đạt nhiều thành tích cao hơn nhiều so với KKTCK quốc tế Cầu Treo về

thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Để đạt được kết quả tốt hơn trong

lĩnh vực này BQL KKT tỉnh Hà Tĩnh cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng

bộ, từ việc phát huy lợi thế chiến lược đến xây dựng cơ chế chính sách, cải

cách hành chính, xây dựng cơ sở hạ tầng... Đồng thời, tập trung cải thiện môi

trường đầu tư thuận lợi và đổi mới, tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư,

quảng bá thương mại để đẩy mạnh thu hút đầu tư vào khu kinh tế, đ c biệt cần

quan tâm thu hút được một số dự án lớn mang tính động lực, làm đầu tàu

nhằm tạo nên hiệu ứng thu hút đầu tư mạnh m vào KKT.

- Về hoạt động xuất nhập khẩu (XNK), xuất nhập cảnh (XNC) và thu

ngân sách: Tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình có lợi thế giáp với khu vực Nam

Lào và Đông Bắc Thái Lan, nhưng tỉnh Hà Tĩnh cũng có lợi thế là giáp với

Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan, về cơ bản lợi thế vùng là như nhau. Tuy

nhiên, để cải thiện tình hình hoạt động XNK, XNC và thu ngân sách, Hà Tĩnh

cần thúc đẩy mạnh hơn hợp tác kinh tế đối ngoại với tỉnh Bôlykhămxay,

Khăm Muộn của Lào và các tỉnh vũng Đông Bắc Thái Lan; xúc tiến sớm

thành lập Khu kinh tế đối xứng phía Lào, đ c biệt là sớm hình thành Khu hợp

tác kinh tế biên giới Hà Tĩnh - Bôlykhămxay và đưa tuyến đường 8 vào tham

gia Hiệp định GMS-CBTA. Đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính tại

KKTCK quốc tế Cầu Treo, nhất là cải cách thủ tục hành chính tại cửa khẩu;

tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp và

người dân trên địa bàn phát triển sản xuất, kinh doanh.

- Về dân số và lao động trên địa bàn: Để thu hút được các dự án đầu tư

lớn, mang tính động lực, tạo việc làm cho người lao động thì việc đào tạo dạy

nghề cho lao động trong KKTCK quốc tế Cầu Treo là hết sức quan trọng.

Trong thời gian tới, tỉnh Hà Tĩnh và BQL KKT tỉnh Hà Tĩnh cần tập trung

78

khảo sát, nắm bắt nhu cầu đầu tư, phối hợp với các nhà đầu tư để có chính

sách đào tạo kịp thời tạo thị trường lao động tốt phục vụ cho các dự án đầu tư

vào KKTCK quốc tế Cầu Treo phù hợp với các nhóm ngành có lợi thế như

công nghiệp lắp ráp, chế biến, thương mại, dịch vụ...

Bốn là, về kiểm tra, kiểm soát tại cửa khẩu

Hiện nay, ở c p cửa khẩu quốc tế Cầu Treo - Nậm Phao đều không có

bãi kiểm hóa và các trang thiết bị hiện đại để kiểm hàng ngay trên xe nên thời

gian thông quan vẫn còn dài, chưa thực sự thuận lợi cho phương tiện và hàng

hóa qua lại cửa khẩu. Công trình Nhà kiểm soát liên hợp ở cửa khẩu quốc tế

Cầu Treo đã được thiết kế bao gồm cho cả hoạt động kiểm tra chung cho các

lực lượng chức năng của hai cửa khẩu. Tỉnh Hà Tĩnh và cần rút kinh nghiệm

từ Quảng Trị khẩn trương xây dựng hoàn thành công trình này và đề xuất lên

các cơ quan có thẩm quyền để sớm triển khai thực hiện kiểm tra "Một cửa -

Một lần dừng" tại c p cửa khẩu Cầu Treo - Nậm Phao.

Năm là, về tổ chưc bộ máy quản lý đối với KKTCK

Việc bố trí tổ chức, bộ máy quản lý của BQL KKT tỉnh Hà Tĩnh đối

với KKTCK quốc tế Cầu Treo như hiện nay là chưa phù hợp với các quy định

của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nên còn nhiều vướng mắc, nhất là trong

phối hợp hoạt động các lực lượng chức năng, do vậy chưa phát huy được hiệu

lực, hiệu quả. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và việc phân cấp, ủy quyền

quản lý như ở Khu KT-TM đ c biệt Lao Bảo và KKTCK Cha Lo như hiện

nay cho thấy đã đảm bảo tính chủ động trong công tác quản lý, xử lý các vấn

đề phát sinh, các hoạt động ở 02 KKTCK này được duy trì, phát triển. Đây

chính là bài học kinh nghiệm mà Hà Tĩnh cần học tập để có sự điều chỉnh cho

phù hợp.

79

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI

KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO

3.1. TỔNG QUAN VỀ KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Cửa khẩu Cầu Treo nằm trên tuyến đường Quốc lộ 8, thuộc địa phận

huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, là một trong những cửa khẩu quốc tế có vị

trí chiến lược đối với quốc phòng - an ninh và kinh tế đối ngoại giữa Việt

Nam với Lào và các nước láng giềng. Ngay từ những năm đầu đổi mới, Chính

phủ của hai nước đã cùng đầu tư nâng cấp tuyến đường Quốc lộ 8 trên phạm

vi lãnh thổ của cả hai bên, tạo điều kiện cho Lào thông thương qua lãnh thổ

và cảng biển của Việt Nam. Đây cũng là tuyến đường ngắn nhất để Lào, vùng

Đông Bắc Thái Lan và Myanma ra Biển Đông đến với các nước Trung Quốc,

Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản, Bắc Mỹ…

Năm 1997, Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào nâng cấp c p cửa

khẩu Cầu Treo và Nậm Phao lên cửa khẩu quốc tế. Thời diểm này khu vực

cửa khẩu Cầu Treo vẫn còn là khu vực rất hoang sơ, hạ tầng hết sức yếu kém,

người dân chủ yếu sinh sống dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp; hàng hóa

trao đổi qua cửa khẩu chủ yếu là nông, lâm sản và nhu yếu phẩm cần thiết của

người dân hai bên biên giới. Ngày 15/9/1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quyết định số 177/1998/QĐ-TTg về thí điểm một số chính sách ưu đãi về đầu

tư, thương mại và dịch vụ tại khu vực cửa khẩu quốc tế Cầu Treo bao gồm xã

Sơn Kim và thị trấn Tây Sơn. Kể từ đây, do nhu cầu tất yếu về trao đổi hàng hóa,

thương mại qua biên giới và động lực có được từ các chính sách ưu đãi của

Chính phủ, các hoạt động của khu vực cửa khẩu quốc tế Cầu treo trở nên sôi

động. Từ khu vực vùng cao heo hút, dân cư thưa thớt với tổng dân số khoảng 1,3

vạn người (năm 1998), đến 2007 đã tăng lên trên 2,1 vạn người [58].

Giai đoạn 1999-2007, khu vực này đã đạt được những kết quả khá quan

trọng, mức tăng trưởng bình quân trên 14%; kim ngạch xuất khẩu đạt gần 750

triệu USD, hơn gấp ba lần so với giai đoạn 1991-1998; có trên 1,1 triệu lượt

người XNC qua cửa khẩu; thu ngân sách đạt gần 1.250 tỷ đồng, chiếm gần

80

40% tổng thu ngân sách tỉnh; được đầu tư trên 300 tỷ đồng từ NSNN và huy

động được trên 400 tỷ đồng từ người dân, doanh nghiệp để xây dựng cơ sở hạ

tầng; thu hút được 05 dự án đầu tư sản xuất và dịch vụ với số vốn đăng ký

183 tỷ đồng. Nhiều công trình hạ tầng thiết yếu đã được xây dựng như: giao

thông, hệ thống điện, cấp thoát nước, trường học, bệnh viện, trung tâm thương

mại, đài truyền hình, bưu chính viễn thông,... đã góp phần đẩy nhanh tốc độ

đô thị hóa, bước đầu tạo ra diện mạo đô thị miền núi tương đối khang trang.

Đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, văn hóa - giáo dục có bước phát

triển mới, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững [58].

Sau 8 năm hoạt động, các chính sách thí điểm tại Quyết định số

177/1998/QĐ-TTg đã phát huy tác dụng tích cực đối với khu vực cửa khẩu

quốc tế Cầu Treo. Do đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đề xuất Thủ tướng Chính

phủ ban hành Quyết định số 162/2007/QĐ-TTg ngày 19/10/2007 chính thức

thành lập Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo bao gồm toàn bộ ranh giới

hành chính: các xã Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Tây và thị trấn Tây Sơn thuộc

huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; tổng diện tích tự nhiên là 56.685 ha; với

nhiều chính sách ưu đãi về đầu tư, thương mại, XNK, XNC, đất đai, thuế, tín

dụng,... nhằm tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư trong và ngoài nước,

khai thác tối đa lợi thế sẵn có, phát triển sản xuất và các loại hình dịch vụ, đẩy

mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường [58].

Giai đoạn 2008-2015, KKTCK quốc tế Cầu Treo đã có bước phát triển

khá nhanh, KT-XH có nhiều khởi sắc, đã hình thành nên các khu đô thị, khu

công nghiệp, thương mại, du lịch; tạo thêm nhiều việc làm cho người lao

động, đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương ngày càng

được nâng lên, cơ sở hạ tầng được cải thiện, thu hút dân cư đến làm ăn, sinh

sống, gắn bó với biên giới, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng. Thông qua

hoạt động tại KKTCK đã từng bước mở rộng quan hệ, giao lưu, củng cố tình

hữu nghị giữa Việt Nam với các nước láng giềng.

Với những kết quả đã đạt được, hiện nay KKTCK quốc tế Cầu Treo là

một trong 09 KKTCK trọng điểm của cả nước được Chính phủ lựa chọn để

ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn ngân sách trong giai đoạn 2015-2020.

81

3.1.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Khu kinh tế cửa

khẩu quốc tế Cầu Treo

3.1.2.1. Điều kiện tự nhiên

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo nằm ở phía Tây của tỉnh Hà

Tĩnh, trên địa hình núi cao 300m800m, cửa khẩu là điểm cuối của Quốc lộ 8A

trên địa phận Việt Nam. Diện tích đồi núi chiếm 80%, diện tích đất bằng phẳng

rất ít, nằm rải rác ở các thung lũng ven sông Ngàn Phố. Quỹ đất xây dựng hạn

chế bởi điều kiện địa hình có độ dốc lớn, bị chia cắt nhiều, dễ trượt lở và lũ

quét khi có mưa lớn. Giao thông đi lại khó khăn, thường bị cản trở do trượt lở

đất sườn núi xuống lòng đường.

Bảng 3.1: Đánh giá đất xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

TT Nội dung Diện tích (Ha) Tỷ lệ%

1 Tổng diện tích tự nhiên theo quy hoạch 12.500 100

2 Đất XD thuận lợi, cao độ nền >17,0m 1.875 15

3 Đất ít thuận lợi do ngập 0,8m÷1,5m 875 7

4 Đất XD không thuận lợi, do ngập lũ > 1,5m 1.125 9

5 Không thuận lợi do độ dốc lớn >30% 8.625 69

Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh [65].

Trục giao thông chính của KKTCK quốc tế Cầu Treo là Quốc lộ 8A

(đoạn qua Khu kinh tế dài khoảng 43 km), nối với Quốc lộ 8 của Lào, giao cắt

với Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam. Khu kinh tế cửa

khẩu quốc tế Cầu Treo cách thành phố Hà Tĩnh 115 km, cách cảng Vũng Áng

180km, cách thành phố Vinh 105 km. Từ cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo đến thị

trấn Lạc Xao của Lào khoảng 35 km, đến đường 13 của Lào dài 148 km, qua

Lào đến các tỉnh đông bắc Thái Lan. Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo nằm trên

trung điểm của các thành phố lớn Hà Nội - Huế - Viên Chăn, do đó cửa khẩu

Cầu Treo là nơi giao lưu thuận lợi nhất giữa Việt Nam - Lào - Thái Lan và

Myanmar. Đây là vùng kinh tế quá cảnh cho 8 tỉnh thuộc 3 nước Việt Nam -

Lào - Thái Lan sử dụng Quốc lộ 8A, là tuyến đường ngắn nhất để vùng Đông

82

Bắc Thái Lan và khu vực Trung Lào thông thương ra các nước qua cụm cảng

biển nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương của Hà Tĩnh.

Hình 3.1: Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng

của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh [65].

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo có diện tích tự nhiên tương đối

rộng nhưng chủ yếu là đất rừng, núi (chiếm 80%) và hệ thống sông suối chằng

chịt. Đ c biệt có một diện tích khá lớn rừng nguyên sinh phân bổ chủ yếu tại

hai xã Sơn Kim 2 và Sơn Tây với 465 loài thực vật và hơn 70 loài thú trong đó

có nhiều loại quý hiếm đã được ghi vào sách đỏ; điều kiện khí hậu đất đai thổ

nhưỡng phù hợp với chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm…, nhiều loại cây

nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến như các loại lâm sản, biệt dược

và cây công nghiệp…, rất phù hợp để phát triển du lịch sinh thái, công nghiệp

chế biến gắn với vùng nguyên liệu tại chỗ và các vùng lân cận. Khí hậu hai bên

dãy Trường Sơn là trái ngược nhau nên về lâu dài có thể hợp tác với Lào để

phát triển nông nghiệp tiểu khí hậu để trao đổi sản phẩm trái mùa.

Ngoài ra, trên địa bàn đã phát hiện một số mỏ tài nguyên như thiếc tại

83

Sơn Kim, đá granit Kim Cương… nhưng chưa được nghiên cứu một cách có

hệ thống để khẳng định trữ lượng. Mỏ nước khoáng Nậm Chót, xã Sơn Kim

được xác định là nguồn khoáng nóng có giá trị cao, có tổng độ khoáng hoá

cao (0,34 g/l), nhiệt độ khoảng 780C, trữ lượng ước tính khoảng 250-350

m3/ngđ, có tiềm năng lớn trong phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

3.1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Tổng dân số hiện trạng trong KKTCK quốc tế Cầu Treo khoảng 30.000

người, thuộc 3 xã Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Tây và thị trấn Tây Sơn. Thành

phần dân số cơ bản là người Kinh, không có các bản làng định cư lâu đời của

các dân tộc thiểu số. Dân cư phân bố không đều, chủ yếu tại các khu vực lân

cận đường QL8A hiện hữu, tập trung nhiều nhất ở thị trấn Tây Sơn. Ngoài ra

là các khu dân cư phân bố rải rác trong khu vực thung lũng ho c sườn núi

trong các xã thuộc khu vực khu kinh tế. M c dù tại thị trấn Tây Sơn, dân cư

khá tập trung dọc theo tuyến đường QL8A, nhưng toàn khu vực nghiên cứu

nói chung chưa có trung tâm. Người dân chủ yếu sống nhờ vào chăn nuôi,

trồng trọt, khai thác gỗ và làm dịch vụ, kinh doanh thương mại.

Về cơ sở hạ tầng, giai đoạn 1998-2015 KKTCK quốc tế Cầu Treo được

đầu tư gần 1.000 tỷ đồng từ ngân sách các cấp để xây dựng các công trình hạ

tầng kỹ thuật (giao thông, hạ tầng các khu công nghiệp, khu thương mại, chợ

biên giới, cấp điện, cấp nước, xử lý rác thải,…) và các công trình hạ tầng xã

hội (bệnh viện đa khoa, trường học, bưu điện, hệ thống mạng internet, đài

truyền hình, …). Các công trình, dự án kết cấu hạ tầng hoàn thành, đưa vào sử

dụng bước đầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đầu

tư sản xuất, kinh doanh và góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, bước đầu

tạo ra diện mạo đô thị miền núi, các điểm dân cư nông thôn biên giới tương

đối khang trang.

3.1.3. Tổ chức bộ máy quản nhà nƣớc tại Khu kinh tế cửa khẩu

quốc tế Cầu Treo

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành hợp nhất Ban Quản lý KKT

Vũng Áng với Ban Quản lý KTTCK quốc tế Cầu Treo thành Ban quản lý

KKT tỉnh Hà Tĩnh từ ngày 01/01/2014. Hiện nay Ban Quản lý KKT tỉnh Hà

Tĩnh là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo.

84

Trước khi hợp nhất, cơ cấu tổ chức bộ máy BQL KKTCK quốc tế Cầu

Treo gồm 06 phòng và 02 đơn vị trực thuộc, với tổng số cán bộ, công chức và

hợp đồng lao động là 89 người (25 biên chế công chức, 20 viên chức, 04 hợp

đồng theo Nghị định số 68, 40 lao động hợp đồng); cụ thể như sau [2; 3]:

+ Lãnh đạo Ban và 06 phòng (Văn phòng; Thanh tra; Phòng Kế hoạch

và Đầu tư; Phòng Quy hoạch và Tài nguyên, môi trường; Phòng Quản lý

Hành chính cửa khẩu; Phòng Quản lý Doanh nghiệp): 39 người (trong đó, có

24 biên chế công chức, 04 hợp đồng theo Nghị định 68/2000/N§-CP, 11 lao

động hợp đồng ngắn hạn);

+ Trung tâm Tư vấn Quản lý dự án đầu tư xây dựng: 11 người (trong đó,

có: 01 công chức, 04 viên chức, 06 lao động hợp đồng ngắn hạn);

+ Trung tâm Dịch vụ công ích: 39 người (trong đó, có: 16 viên chức, 23

lao động hợp đồng ngắn hạn).

Sau khi hợp nhất, hiện nay Ban quản lý KKT tỉnh chỉ bố trí 15 biên chế

(09 công chức, 02 viên chức, 04 hợp đồng trong biên chế) và 10 lao động hợp

đồng thời vụ trực tiếp theo dõi quản lý KKTCK, cụ thể:

+ Văn phòng đại diện BQL tại KKTCK quốc tế Cầu Treo (bao gồm cả

nhân sự Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng) có 12 người, gồm:

01 phó Trưởng BQL KKT, 05 công chức, 02 hợp đồng theo Nghị định

68/2000/NĐ-CP và 04 lao động hợp đồng ngắn hạn.

+ Ban quản lý dự án (thay cho Trung tâm quản lý dự án trước đây) có 6

người, gồm 01 công chức và 04 hơp đồng ngắn hạn

+ Văn phòng BQLCK có 12 người, gồm: 02 công chức, 02 viên chức,

02 lao động hợp đồng trong biên chế, và 06 lao động hợp đồng thời vụ

Riêng Trung tâm dịch vụ công ích (quản lý nhà máy cấp nước và trung

tâm thương mại) đang giữ nguyên số lao động.

Như vậy, từ năm 2014, sau khi hợp nhất hai BQL, bộ máy quản lý

KKTCK quốc tế Cầu Treo có sự thay đổi lớn. Ngoai trừ Trung tâm dịch vụ

công ích đang giữ nguyên số lao động thì số người trực tiếp quản lý KKTCK

quốc tế Cầu Treo hiện nay chỉ bằng một nửa so với trước đây, trong đó phân

nửa là người mới, nhiều cán bộ, công chức thuộc BQL KKTCK trước đây

được phân công theo dõi, quản lý các KCN, KKT khác. So với KKT-TM đ c

85

biệt Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị) và KKTCK Cha Lo (tỉnh Quảng Bình) thì tổ

chức bộ máy quản lý của BQL KKT tỉnh Hà Tĩnh bố trí để QLNN đối với

KKTCK quốc tế Cầu Treo có phần chưa tương xứng. Bên cạnh đó, m c dù

việc hợp nhất Ban quản lý đã được 3 năm nhưng đến nay Quy chế hoạt động

của Ban quản lý KKT tỉnh Hà Tĩnh vẫn chưa được ban hành sửa đổi. Văn

phòng đại diện tại KKTCK là do BQLKKT tỉnh phân công chứ không có quyết

định thành lập, không có con dấu, tài khoản riêng và không được phân quyền để

xử lý các vấn đề phát sinh tại KKTCK. Sự xáo trộn về tổ chức bộ máy, cán bộ

quản lý và việc chậm sửa đổi quy chế hoạt động của Ban quản lý như trên đã ảnh

hưởng lớn đến kết quả hoạt động của KKTCK quốc tế Cầu Treo cũng như

QLNN đối với KKTCK này.

Ngoài ra, thực hiện Quyết định số 45/2013/QĐ-TTg ngày 25/7/2013

của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế điều hành hoạt động tại

các cửa khẩu biên giới đất liền, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã ban hành Quyết

định số 2088/QĐ-UBND ngày 29/7/2014 thành lập Ban Quản lý cửa khẩu

quốc tế Cầu Treo để thực hiện thống nhất quản lý các hoạt động tại cửa khẩu

quốc tế Cầu Treo do Trưởng BQL KKT tỉnh là Trưởng BQLCK và các thành

viên là cấp phó các sở, ngành (phó giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển

nông thôn, phó giám đốc Công an tỉnh, Phó chỉ huy trưởng Bộ đội Biên

phòng tỉnh, Phó cục trưởng Cục hải quan) lại là những người làm việc kiêm

nhiệm, không thường xuyên ở cửa khẩu. Tuy nhiên, theo Quy chế điều hành

hoạt động tại các cửa khẩu biên giới đất liền do Thủ tướng Chính phủ ban

hành thì các thành viên của BQLCK phải là trưởng các đơn vị đóng tại cửa

khẩu (Chi cục trưởng Hải quan, Đồn trưởng Biên phòng cửa khẩu, Trưởng

ho c phó phòng công an xuất nhập cảnh làm việc trực tiếp tại cửa khẩu,

Trưởng các đơn vị kiểm dịch tại cửa khẩu). Việc tổ chức bộ máy BQLCK như

hiện nay của Hà Tĩnh làm cho các hoạt động của Ban này khó khăn hơn vì các

thành viên quan trọng của BQLCK không thường xuyên ở cửa khẩu để xử lý,

tháo gỡ các vướng mắc tại chỗ.

Đối với các lực lượng quản lý chức năng: Chủ yếu bố trí ở Cổng A (cửa

khẩu) với đầy đủ các lực lượng chức năng (Bộ đội Biên phòng, Công an quản

lý XNC, Hải quan, Kiểm dịch Y tế, Kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật

86

và dơn vị quản lý hành chính của BQK KKTCK); Cổng B chỉ bố trí lực

lượng Hải quan và Bộ đội biên phòng. Về cơ bản, cơ cấu nhân sự của các lực

lượng tại Khu kinh tế trước và sau khi hợp nhất hai BQL thành BQL KKT

tỉnh được duy trì khá ổn định (xem số liệu Bảng 3.2).

Bảng 3.2: Cơ cấu bố trí nhân sự quản nhà nƣớc đối với Khu kinh tế

cửa khẩu quốc tế Cầu Treo trƣớc và sau khi hợp nhất hai Ban quản

Đơn vị tính: Người

TT Đơn vị quản lý

Trước khi hợp nhất 2 BQL

(31/12/2013)

Sau khi hợp nhất 2 BQL

(31/12/2016)

Tổng CC VC

theo

NĐ68

ngắn

hạn

Tổng CC VC

theo

NĐ68

ngắn

hạn

1 BQL KKTCK 89 68

+ BQL tại KKTCK 39 24 04 11 12 06 02 04

+ BQLCK 12 02 02 02 06

+ TT TVQLDA

(BQLDA XDCB)

11 01 04 06 05 01 04

+ TT DVCI 39 16 23 39 16 23

2 Biên phòng 57 55

+ Trạm BP CK 47 47 45 45

+ Trạm BP KKTCK 10 10 10 10

3 Hải quan 85 89

+ Chi cục HQ CK 45 45 49 49

+ Chi cục HQ KKTCK 40 40 40 40

4 Trạm CA QL XNC 05 05 06 06

6 Trạm Kiểm dịch y tế 07 07 05 05

7 Trạm Kiểm dịch ĐV 04 04 02 02

8 Trạm Kiểm dịch TV 04 04 04 04

Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh [2; 3].

Trong phạm vi ranh giới KKTCK quốc tế Cầu Treo có 3 xã và 01 thị

trấn nên còn có sự tham gia quản lý của chính quyền các địa phương nêu trên,

thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chính theo lãnh thổ và phối hợp

87

với Ban Quản lý KKT trong công tác bồi thường, GPMB và triển khai thực

hiện các chính sách phát triển KT-XH trên địa bàn. Trong quá trình thực hiện

nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn, Ban Quản lý KKT đã nhận được sự

quan tâm, phối hợp của UBND huyện Hương Sơn và UBND các xã, thị trấn

trong Khu kinh tế, đ c biệt là trong việc tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền các

chính sách phát triển Khu kinh tế cho cán bộ cốt cán các xã, thị trấn, các

doanh nghiệp trên địa bàn; tổ chức cho các cán bộ cốt cán xã Sơn Tây, thị trấn

Tây Sơn tham quan học tập tại Khu KT-TM đ c biệt Lao Bảo. Đồng thời

chính quyền địa phương cũng đã phối hợp khá tốt với Ban Quản lý để triển

khai các công tác: quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giải phóng m t

bằng, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, thu hồi đất, giao đất...

Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước

đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

Nguồn: Tổng hợp của Tác giả.

88

3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA

KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO

3.2.1. Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển Khu

kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

Để phát huy lợi thế đ c biệt của cửa khẩu quốc tế Cầu Treo trên tuyến biên

giới Việt - Lào, tỉnh Hà Tĩnh đã sớm xác định tập trung đầu tư và khai thác khu

vực cửa khẩu quốc tế Cầu Treo hướng tới phát triển đa ngành, đa lĩnh vực; trong

đó tập trung phát triển thương mại, dịch vụ. Điều đó đã được thể hiện trong quy

hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh qua các thời kỳ như:

- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 1996-2010.

- Quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Hà Tĩnh đến 2010.

- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2006-2020.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2050.

Sự phát triển KT-XH khá nhanh của tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua

có sự đóng góp hết sức quan trọng của KKT Vũng Áng và KKTCK quốc tế

Cầu Treo. Trong những năm tới, các khu kinh tế trọng tâm này s tiếp tục tạo

động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển không chỉ riêng cho tỉnh mà cho

khu vực và cả nước. Trong đó KKTCK quốc tế Cầu Treo có vị trí nằm giữa

trung tâm của nhiều mối liên kết giao thông xuyên lục địa Đông - Tây và Biển

Đông đầy tiềm năng, đóng vai trò quan trọng trong hợp tác Tiểu vùng sông

Mê-kông mở rộng. Sự kết hợp của KKT Vũng Áng và KKTCK quốc tế Cầu

Treo s đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế cũng như quan

hệ hợp tác với CHDCND Lào và Đông Bắc Thái Lan.

Vì vậy, quy hoạch phát triển KT-XH của Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2050 đã định hướng xây dựng Hà Tĩnh trở thành một trung tâm

thương mại và hậu cần phục vụ khu vực, là một trung tâm mới trong mối

quan hệ của Việt Nam với Lào, Thái Lan và các nước trong khu vực và thế

giới. Thiết lập mối liên kết ch t ch về công nghiệp và kinh tế với Lào và

Đông Thái Lan. Cảng Vũng Áng trở thành "cảng cho Lào", nhằm khai thác

phần lớn hoạt động thương mại qua biên giới với Lào và Đông Thái Lan. Việc

89

đẩy mạnh giao lưu, quan hệ hợp tác phát với các nước trong khu vực, nhất là

với Lào và Thái Lan s khai thác tối đa được các tiềm năng lợi thế của

KKTCK quốc tế Cầu Treo để sớm trở thành trung tâm thúc đẩy thương mại

với Lào và Đông Bắc Thái Lan, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế cho địa

phương, tăng cường đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, góp phần bảo vệ

anh ninh quốc phòng, bảo vệ biên giới.

Căn cứ quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh Hà Tĩnh và Quyết định số

162/2007QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế hoạt động

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Ban quản lý KKTCK quốc tế Cầu

Treo đã tham mưu cho UBND tỉnh lập quy hoạch chung xây dựng KKTCK

trình Thủ tướng phê duyệt vào năm 2010.

Quy hoạch chung xây dựng KKTCK quốc tế Cầu Treo (xem phụ lục 3)

đã xác định tính chất của khu kinh tế là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa

lĩnh vực nhưng trọng tâm là hoạt động thương mại cửa khẩu và là một trung

tâm nông lâm nghiệp công nghệ tiên tiến (bao gồm sản xuất công nghiệp, chế

biến), có giá trị cảnh quan sinh thái nông lâm nghiệp, kết hợp bền vững với

các hoạt động dịch vụ du lịch. Đồng thời phân định rõ các không gian phát

triển đô thị và phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, phù hợp với điều

kiện địa hình, khí hậu và đ c điểm sinh thái vùng rừng núi, bao gồm 7 khu

vực chức năng chính như sau [65]:

- Khu vực Hà Tân - Cổng B: Chức năng là khu công nghiệp, thương

mại, dịch vụ và đô thị; diện tích 540 ha. Khu vực này có cổng kiểm soát nội

địa, là ranh giới KKTCK quốc tế Cầu Treo và nội địa.

- Khu dân cư xã Sơn Tây: Chức năng là phát triển đô thị 2 bên Quốc lộ

8A từ cầu Hà Tân đến thị trấn Tây Sơn, diện tích 522,43 ha.

- Khu vực trấn Tây Sơn: Chức năng là đô thị trung tâm của KKTCK

quốc tế Cầu Treo; diện tích 494,98.

- Khu vực Đại Kim, xã Sơn Kim 1: Chức năng là khu công nghiệp và

dân cư; diện tích 50ha.

- Khu vực Đá Mồng, xã Sơn Kim 2: Chức năng là khu công nghiệp,

thương mại, dịch vụ và du lịch và đô thị sinh thái; diện tích 490ha.

90

- Khu du lịch Nước Sốt, xã Sơn Kim 1: Chức năng là khu du lịch sinh

thái, nghỉ dưỡng; diện tích 498,5ha.

- Khu vực cửa khẩu quốc tế Cầu Treo: Chức năng là kiểm soát cửa

khẩu, thương mại, dịch vụ; diện tích 25,43ha.

Hình 3.2: Quy hoạch phân khu chức năng Khu kinh tế cửa khẩu

quốc tế Cầu Treo

Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh [65].

Quy hoach chung xây dựng KKTCK quốc tế Cầu Treo được phê duyệt có

nhiều định hướng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa

phương; đồng thời đã xác định được danh mục các dự án cơ sở hạ tầng ưu

tiên đầu tư giai đoạn đầu cho KKTCK để triển khai đầu tư xây dựng sớm. Là

căn cứ quan trọng để triển khai lập các quy hoạch phân khu và quy hoạch chi

tiết xây dựng các khu chức năng cũng như lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng cho từng giai đoạn. Tuy nhiên, sau hơn 3 năm kể từ ngày KKTCK

quốc tế Cầu Treo chính thức được thành lập (theo quyết định 162/2007/QĐ-

TTg) thì quy hoạch chung xây dựng mới được Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt là một khoảng thời gian khá dài, làm mất đi cơ hội tận dụng các nguồn

lực hỗ trợ từ ngân sách Trung ương đối với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng

theo danh mục ưu tiên giai đoạn đầu được phê duyệt trong quy hoạch chung

xây dựng KKTCK quốc tế Cầu Treo (cả giai đoạn 2006-2010 vốn hỗ trợ từ

ngân sách Trung ương chỉ bằng khoảng 30% so với giai đoạn 2011-2015).

KHU VỰC HÀ TÂN - CỔNG B

KHU DÂN CƢ XÃ SƠN TÂY

KHU ĐÁ MỒNG

KHU NƢỚC SỐT

KHU VỰC CK CẦU TREO

KHU ĐẠI KIM

KHU VỰC THỊ TRẤN TÂY SƠN

PHÂN KHU CHỨC NĂNG

91

Căn cứ Quy hoạch chung được duyệt, Ban quản lý KKT tỉnh Hà Tĩnh đã

lập 11 đồ án Quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức

năng (xem phụ lục 4), đến nay đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, gồm có: 10

đồ án quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2.000 và 1/500 với tổng diện tích quy hoạch

2.621,34 ha. Riêng Quy hoạch chi tiết Khu vực giữa hai cửa khẩu Cầu Treo và

Nậm Phao, tỷ lệ 1/500 (12ha) đã hoàn thành từ năm 2012, hiện đang chờ ý kiến

của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào để phê duyệt. Ngoài ra còn có 02

quy hoạch chuyên ngành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt là: Quy hoạch

hệ thống thủy lợi và Quy hoạch phát triển điện lực KKTCK quốc tế Cầu Treo

đến năm 2020, có xét đến 2025.

Các đồ án quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng các khu

chức năng đã xác định được chức năng, chỉ tiêu sử dụng, tổ chức không gian

kiến trúc cảnh quan đối với từng khu, xác định danh mục các dự án hạ tầng kỹ

thuật và nhu cầu vốn thực hiện. Đây là căn cứ quan trọng để xây dựng kế

hoạch phát triển KKTCK 5 năm và hàng năm. Ban quản lý KKTCK đã xây

dựng kế hoạch phát triển KKTCK giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 trình

UBND tỉnh phê duyệt.

Kế hoạch phát triển KKTCK quốc tế Cầu Treo giai đoạn 2011-2015 khá

chi tiết, đầy đủ các nội dung, lĩnh vực như: xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại

và kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng trong KKTCK phù

hợp với các quy hoạch được duyệt. Giai đoạn này vốn đầu tư phát triển từ

NSNN thấp hơn so với những giai đoạn trước và có xu hướng giảm dần từ

2011 đến 2015. Theo chủ trương tái đầu tư công của Chính phủ, nhiều công

trình hạ tầng KKTCK quốc tế Cầu Treo bị giãn tiến độ, cắt giảm quy mô đầu

tư, thậm chí cắt giảm công trình đầu tư (như dự án Nâng cấp đường Quốc lộ

8A; đường cứu hộ, cứu nạn và phòng chống lụt bão trong KKTCK; Nhà liên

hợp cửa khẩu quốc tế Cầu Treo kết hợp Quốc Môn,…). Tuy vậy, do việc xây

dựng kế hoạch 5 năm khá chi tiết, theo đúng định hướng quy hoạch đã tạo điều

kiện thuận lợi cho việc xây dựng kế hoạch hàng năm sát với tình hình thực tiễn

và khả năng huy động các nguồn lực. Vì thế, giai đoạn 2010-2015 KKTCK

quốc tế Cầu Treo đã có bước phát triển khá tốt, 80% số dự án với trên 90% vốn

92

đầu tư vào KKTCK đến nay là thu hút được trong giai đoạn này, các chỉ tiêu kế

hoạch 5 năm cơ bản đạt và vượt mức kế hoạch [2].

Riêng giai đoạn 2016-2020 BQL KKT tỉnh trình kế hoạch phát triển 5

năm và hàng năm chung cho các KKT, KCN trên địa bàn toàn tỉnh nhưng chủ

yếu nghiêng về KKT Vũng Áng, kế hoạch phát triển KKTCK quốc tế Cầu

Treo khá mờ nhạt và chưa sát với tình hình thực tiễn, đ c biệt là trong bối

cảnh thay đổi chính sách thuế đối với KKTCK nên kết quả hoạt động của

KKTCK quốc tế Cầu Treo đang có xu hướng giảm so với giai đoạn trước.

Nhìn chung, các quy hoạch, kế hoạch phát triển của KKTCK trong

những năm qua, nhất là giai đoạn 2015 trở về trước đã đưa hoạt động của

KKTCK quốc tế Cầu Treo đạt nhiều kết quả quan trọng, liên tục các giai đoạn

2013-1015 và 2016-2020 đều lọt vào danh sách các KKTCK trọng điểm của

cả nước và được ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn

ngân sách nhà nước và hệ thống chính sách đồng bộ để phát triển.

3.2.2. Thực trạng xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các

chính sách phát triển đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

- Về xây dựng, ban hành chính sách

Chính sách áp dụng cho KKTCK quốc tế Cầu Treo được ban hành ở 2

cấp Trung ương và địa phương, trong đó chủ yếu là cơ chế chính sách do cấp

Trung ương ban hành.

Năm 2007, UBND tỉnh Hà Tĩnh xây dựng Đề án Phát triển KKTCK

quốc tế Cầu Treo giai đọan 2007-2010 và định hướng đến năm 2020 trình

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, các chính sách phát triển đối với

KKTCK quốc tế Cầu Treo đã được nghiên cứu, xây dựng và đề xuất Thủ

tướng Chính phủ ban hành trên cơ sở tham khảo những chính sách ưu đãi về

đầu tư, về đất đai, XNK, XNC, thuế, tài chính, tín dụng,… đã và đang áp

dụng trên phạm vi cả nước, đ c biệt là các chính sách ưu đãi đang áp dụng tại

KKT-TM đ c biệt Lao Bảo. Cụ thể, một số chính sách tiêu biểu như [58]:

+ Toàn bộ KKTCK quốc tế Cầu Treo là khu phi thuế quan (quan hệ

trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa KKTCK quốc tế Cầu Treo và thị trường trong

nước là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu; có tổ chức Hải quan thực hiện việc

kiểm tra, giám sát hàng hoá);

93

+ Hàng hoá, dịch vụ sản xuất, tiêu thụ trong KKTCK quốc tế Cầu Treo

và hàng hoá dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài vào KKTCK quốc tế Cầu Treo

không phải chịu thuế giá trị gia tăng. Hàng hoá, dịch vụ từ nội địa Việt Nam

đưa vào KKTCK quốc tế Cầu Treo hưởng thuế suất giá trị gia tăng là 0%;

+ Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đ c biệt được sản

xuất, tiêu thụ trong KKTCK quốc tế Cầu Treo và hàng hoá dịch vụ thuộc diện

chịu thuế tiêu thụ đ c biệt nhập khẩu từ nước ngoài vào KKTCK quốc tế Cầu

Treo không phải chịu thuế tiêu thụ đ c biệt. Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện

chịu thuế tiêu thụ đ c biệt từ KKTCK quốc tế Cầu Treo xuất khẩu ra nước

ngoài không phải chịu thuế tiêu thụ đ c biệt;

+ Hàng hoá, dịch vụ có xuất xứ từ nội địa Việt Nam và hàng hoá, dịch

vụ nhập khẩu từ nước ngoài vào KKTCK quốc tế Cầu Treo được miễn thuế

xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

+ Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại KKTCK quốc tế Cầu

Treo khi xuất khẩu ra nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu; nếu hàng hóa đó

có sử dụng nguyên liệu, vật tư, linh kiện và bán thành phẩm từ nước ngoài,

khi nhập khẩu vào nội địa Việt Nam thì được miễn thuế nhập khẩu trong 5

năm kể từ khi bắt đầu sản xuất;

+ Khách du lịch trong nước, ngoài nước khi vào KKTCK quốc tế Cầu

Treo được phép mua hàng nhập khẩu miễn thuế đưa vào nội địa với trị giá

không quá 500.000 đồng /người/ngày (từ năm 2014 tăng lên 1000.000

đồng/người/ngày);

+ Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư, sản xuất, kinh

doanh tại KKTCK quốc tế Cầu Treo được vay vốn tín dụng ưu đãi theo quy

định của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

+ Tất cả các dự án đầu tư vào KKTCK quốc tế Cầu Treo được hưởng các

ưu đãi tối đa áp dụng đối với các địa bàn KT-XH đ c biệt khó khăn theo quy

định của các Luật Đầu tư, Thuế giá trị gia tăng, Thuế tiêu thụ đ c biệt, Thuế thu

nhập doanh nghiệp và các ưu đãi khác theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là

thành viên. Trường hợp đối với cùng một vấn đề mà các văn bản quy phạm pháp

luật quy định các mức ưu đãi khác nhau thì áp dụng mức ưu đãi cao nhất.

94

+ Các dự án đầu tư vào KKTCK quốc tế Cầu Treo được áp dụng mức

thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong 15 năm kể từ khi dự án

đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong

thời gian 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu

nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Dự án đầu tư xây dựng

dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi

trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất thì được miễn thuế thu nhập

doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại tối đa là 4 năm

và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa là 7 năm tiếp theo.

+ Những người làm việc tại KKTCK quốc tế Cầu Treo là đối tượng

chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật được giảm 50% số

thuế phải nộp.

+ Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh

doanh hoạt động trong KKTCK quốc tế Cầu Treo, sau khi đã quyết toán với cơ

quan thuế mà bị lỗ thì được chuyển các khoản lỗ sang năm sau, số lỗ này được

trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá 5 năm.

+ Tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư vào KKTCK quốc tế Cầu Treo

được miễn tiền thuế đất trong 11 năm đầu, kể từ ngày ký hợp đồng thuê đất và

được hưởng mức giá thuê đất bằng 30% giá thuế đất áp dụng cho các huyện

miền núi tỉnh Hà Tĩnh kể từ năm thứ 12 trở đi.

Trên cơ sở Tờ trình và Đề án của tỉnh Hà Tĩnh, Thủ tướng Chính phủ đã

ban hành Quyết định số 162/2007/QĐ-TTg ngày 19/10/2007 về Quy chế hoạt

động của KKTCK quốc tế Cầu Treo. Các chính sách được ban hành tại quyết

định này rất phù hợp với điều kiện đ c thù của KKTCK quốc tế Cầu Treo, tạo

được sự hấp dẫn thu hút đầu tư và các loại hình dịch vụ vào KKTCK, được

cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.

Về phía địa phương, BQL KKTCK đã tham mưu cho UBND tỉnh ban

hành Quyết định số 26/2008/QĐ-UBND ngày 22/8/2008 quy định một số

chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư tại KKTCK quốc tế Cầu Treo nhằm khuyến

khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào KKTCK này.

95

Chính sách riêng của tỉnh Hà Tĩnh bổ sung các ưu đãi về tiền sử dụng đất,

thuê đất, giải phóng m t bằng, tái định cư, san lấp m t bằng, rà phá bom mìn,

hỗ trợ đào tạo nghề và quảng bá xúc tiến đầu tư, thương mại vào KKTCK

quốc tế Cầu Treo nhằm tăng thêm tính hấp dẫn thu hút đầu tư vào KKTCK.

- Về tổ chức thực hiện chính sách

Tính từ năm 2008 đến nay, các cơ chế chính sách do Trung ương ban

hành mà KKTCK quốc tế Cầu Treo được áp dụng có rất nhiều thay đổi theo

hướng giảm dần các ưu đãi so với Quyết định 162/2007/QĐ-TTg và thường

xuyên g p những vướng mắc nên mất khá nhiều thời gian để tháo gỡ. Chẳng

hạn, chính sách miễn thuế nhập khẩu linh kiện cho các sản phẩm lắp ráp tại

KKTCK đã được ban hành tại quyết định 162/2007/QĐ-TTg bị vướng mắc

bởi thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính nên dự án nhà máy lắp ráp xe điện

ra sản phẩm từ năm 2008 nhưng phải ngừng hoạt động, đến năm 2010 chính

sách mới thông suốt; ho c chính sách miễn thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ

đ c biệt cho xe dưới 24 chỗ ngồi phục vụ đi lại của các dự án đầu tư vào

KKTCK (xe mang biển kiểm soát 38-CT) cũng vướng mắc bởi các hướng dẫn

của các Bộ, đến năm 2010 mới được tháo gỡ nhưng lại bị hạn chế về thời gian

áp dụng chỉ đến năm 2012;...

Từ ngày 01/9/2016 khi Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số

107/2016/QH13 có hiệu lực, các cơ chế chính sách đang áp dụng đối với

KKTCK quốc tế Cầu Treo nhiều chính sách hết hiệu lực và xuất hiện nhiều

vướng mắc mới, đ c biệt là KKTCK quốc tế Cầu Treo s không còn là khu

phi thuế quan (do không được ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng)

nên không còn được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan nữa

mà phải áp dụng chính sách tài chính như đối với các KKTCK thông thường.

Quy định này làm nảy sinh một số vấn đề sau:

- Không còn thực hiện các chính sách ưu đãi đối với thuế giá trị gia tăng

(GTGT) và thuế tiêu thụ đ c biệt (TTĐB) đối với khu KKTCK quốc tế Cầu Treo

mà thực hiện theo quy định của Luật thuế GTGT và Luật thuế TTĐB hiện hành.

- Không thực hiện chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với

KKTCK quốc tế Cầu Treo như đối với khu phi thuế quan, theo đó:

96

+ Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào KKTCK thuộc đối tượng

chịu thuế nhập khẩu; Hàng hóa sản xuất và được tiêu thụ trong KKTCK được

xác định là hàng hóa sản xuất và tiêu thụ nội địa.

+ Chính sách bán hàng miễn thuế cho khách tham quan du lịch ở

KKTCK quốc tế Cầu Treo s không còn được áp dụng nữa (theo quy định

trước đây là tối đa 01 triệu đồng/người/ngày), điều này s gây khó khăn cho

các tổ chức, cá nhân đã đầu tư cửa hàng miễn thuế tại KKTCK quốc tế Cầu

Treo và làm giảm tính hấp dẫn du lịch của KKTCK này.

+ Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập

khẩu để sản xuất của dự án đầu tư tại KKTCK quốc tế Cầu Treo vẫn được

miễn thuế nhập khẩu (đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện) trong thời hạn 05

năm kể từ khi bắt đầu sản xuất, khi thành sản phẩm xuất khẩu đi nước ngoài

ho c bán vào nội địa Việt Nam s phải đóng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

(trước đây được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu thành phẩm trong 5 năm kể

từ ngày sản xuất). Đây là một thiệt thòi lớn cho KKTCK quốc tế Cầu Treo,

làm mất tính hấp dẫn thu hút các dự án đầu tư lĩnh vực sản xuất, gia công, tái

chế, lắp ráp vốn là hy vọng rất lớn đối với KKTCK này.

- Ngoài ra quy định mới s có những vướng mắc và khó khăn trong

việc xử lý chuyển tiếp như:

+ Xử lý đối với hàng hóa nhập khẩu vào KKTCK quốc tế Cầu Treo

trước ngày 01/9/2016 đã được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế GTGT;

hàng hóa đưa từ nội địa vào KKTCK quốc tế Cầu Treo đã áp dụng thuế suất

thuế GTGT là 0% trước ngày 01/9/2016 hiện còn tồn kho chưa bán ra; hay

việc xử lý chuyển tiếp đối với các dự án đã đầu tư vào sản xuất tại KKTCK

quốc tế Cầu Treo.

+ Vướng mắc về quản lý phương tiện mang biểm kiểm soát (BKS) 38-CT:

Theo Quyết định 162/2007/QĐ-TTg, từ năm 2008-2012 các doanh nghiệp đầu

tư sản xuất kinh doanh trong KKTCK quốc tế Cầu Treo được mua xe ô tô

dưới 24 chỗ ngồi miễn thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đ c biệt để hoạt động

trong KKTCK và chịu sự quản lý của cơ quan Hải quan. Vì vậy, hiện nay tại

KKTCK quốc tế Cầu Treo vẫn còn các phương tiện mang BKS 38-CT đang

hoạt động. Trước ngày 01/9/2016, các ô tô mang BKS riêng 38-CT khi vào

97

nội địa phải làm thủ tục hải quan tạm nhập - tái xuất. Tuy nhiên, sau ngày

01/09/2016, khi không còn ranh giới phân cách giữa KKTCK quốc tế Cầu

Treo và nội địa nữa, cơ quan hải quan không còn phải quản lý hàng hóa,

phương tiện qua Cổng B để ra - vào KKTCK nữa thì việc quản lý loại phương

tiện này trở nên vướng mắc và khó thực hiện.

Đối với các chính sách do UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành, quá trình tổ

chức thực hiện cũng g p nhiều khó khăn, nhất là thiếu nguồn lực. Chẳng hạn

tỉnh có chính sách hỗ trợ giải phóng m t bằng để giao m t bằng sạch cho nhà

đầu tư nhưng lại không bố trí được kinh phí để giải phóng m t bằng trước,

ho c kinh phí để hỗ trợ san lấp m t bằng,… cũng do nhà đầu tư bỏ tiền trước

sau đó trừ vào tiền thuê đất, trong khi chính sách về đất đai tại Quyết định

162/2007/QĐ-TTg quy định các dự án đầu tư vào KKTCK quốc tế Cầu Treo

được miễn tiền thuê đất 11 năm kể từ ngày đi vào sản xuất. M t khác, sau khi

ban hành Quyết định 26/2008/QĐ-UBND, tỉnh cũng ban hành chính sách phát

triển chung cho các địa phương, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

khác ở đồng bằng ven biển tương tự như chính sách đã ban hành riêng cho

KKTCK quốc tế Cầu Treo. Vì vậy các chính sách riêng do UBND tỉnh ban

hành cho KKTCK quốc tế Cầu Treo không tạo được sự hấp dẫn cho các

doanh nghiệp đầu tư vào khu vực miền núi đ c biệt khó khăn này. Đến nay,

sau 8 năm thực hiện, một số chính sách do tỉnh Hà Tĩnh ban hành cho

KKTCK quốc tế Cầu Treo đã lạc hậu, không còn phù hợp với yêu cầu phát

triển của KKTCK nhưng vẫn chưa được sửa đổi.

Các vướng mắc, bất cập nêu trên đã làm giảm đi tính hiệu lực, hiệu quả

của các chính sách đã ban hành đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo, nên chưa

tạo được môi trường thông thoáng, hấp dẫn thu hút đầu tư, thương mại và

dịch vụ vào KKTCK quốc tế Cầu Treo, chưa thực sự trở thành động lực để

phát triển như mục tiêu đã đề ra.

3.2.3. Thực trạng điều hành, quản các hoạt động chủ yếu đối với

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

3.2.3.1. Thực trạng quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và thu ngân sách

Hoạt động quản lý XNK, XNC và thu ngân sách tại KKTCK thực hiện

98

theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Biên giới quốc gia; Nghị định

của Chính phủ về quản lý biên giới đất liền và các quy định có liên quan khác

của pháp luật.

Hoạt động XNK chủ yếu diễn ra ở cửa khẩu (Cổng A) và Cổng kiểm

soát nội địa (Cổng B) và do cơ quan Hải quan (tại Cổng A là Chi cục hải quan

cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tại Cổng B là Chi cục hải quan KKTCK quốc tế

Cầu Treo) chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng khác quản lý. Tại

Cổng B chỉ kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hóa nên chỉ có lực lượng Hải

quan chủ trì thực hiện, Bộ đội Biên phòng chỉ phối hợp đảm bảo anh ninh trật

tự và phòng chống buôn lậu.

Tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, dây chuyền kiểm tra, kiểm soát, giám

sát đối với người, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa xuất khẩu,

nhập khẩu được bố trí như sau:

+ Cửa xuất: Hải quan - Kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật) - Biên phòng;

+ Cửa nhập: Biên phòng - Kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật) - Hải quan.

Trong trường hợp có dịch bệnh, dây chuyền s được bố trí điều chỉnh:

+ Cửa xuất: Kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật) - Hải quan - Biên phòng;

+ Cửa nhập: Kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật) - Biên phòng - Hải quan.

Ban quản lý cửa khẩu là cơ quan điều hành việc phối hợp thống nhất

các hoạt động chuyên ngành của các lực lượng chức năng tại cửa khẩu đảm

bảo sự đồng bộ, có trật tự, có nề nếp theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành

chính. Bộ đội biên phòng, Hải quan và các lực lượng chức năng khác tại cửa

khẩu thực hiện hoạt động quản lý chuyên ngành theo quy định của pháp luật;

chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên của mình về hoạt

động quản lý chuyên ngành. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đối với hoạt động

quản lý XNK hiện nay ở KKTCK quốc tế Cầu Treo là cơ sở hạ tầng và trang

thiết bị, nhất là tại cửa khẩu hiện nay chưa có bãi kiểm hóa và các thiết bị

kiểm hóa hiện đại để kiểm hóa hàng ngay trên phương tiện nên thời gian kiểm

hóa còn chậm. Ngoài ra cơ chế chính sách của Lào cũng thay đổi thường

xuyên và không đồng bộ với quy định của Việt Nam nên công tác kiểm tra,

giám sát tại cửa khẩu cũng có nhiều vướng mắc.

99

Trong giai đoạn từ 2008-2015, hoạt động thương mại dịch vụ, xuất nhập

khẩu của KKT phát triển khá nhanh. Người dân trong KKT từ chỗ làm ăn buôn

bán nhỏ lẻ, không hóa đơn chứng từ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm… đã đăng

ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, hoạt động có nề nếp, tăng quy

mô và thực hiện các thủ tục theo quy định; riêng trong giai đoạn này đã có 133

doanh nghiệp được thành lập, trên 1000 hộ kinh doanh cá thể được cấp Giấy

phép đăng ký kinh doanh và 21 dự án đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư

với tổng số vốn đăng ký trên 2.100 tỷ đồng. Cũng trong giai đoạn này các hoạt

động xuất nhập khẩu, nhập cảnh và thu ngân sách đã có những chuyển biến tích

cực với kết quả năm sau cao hơn năm trước, cụ thể:

Biểu đồ 3.1: Kim ngạch xuất, nh p khẩu và thu ngân sách của Khu kinh

tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo giai đoạn 2008-2015

Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh [2;3].

Hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo khá đa dạng, bao gồm: Nông

sản, thực phẩm, thức ăn gia súc, thạch cao, gỗ, giấy, vật liệu xây dựng, xăng

dầu, hóa chất, dược phẩm, thiết bị điện, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng,

linh kiện hàng điện tử, nguyên liệu,… Kết quả hoạt động của KKTCK quốc tế

Cầu Treo cho thấy kim ngạch XNK tăng dần từ 2008 và đạt đỉnh vào năm

2013 và liên tục giảm các năm sau đó do lộ trình giảm thuế của AFTA.

Trong các KKTCK trên tuyến biên giới giáp Lào, Kim ngạch xuất

khẩu, nhập khẩu của KKTCK quốc tế Cầu Treo giai đoạn 2008-2015 xếp thứ

3 sau KKTCK Cha Lo và KKT-TM đ c biệt Lao Bảo. Giai đoạn này tổng kim

ngạch xuất khẩu qua KKTCK quốc tế Cầu Treo đạt 531.19 triệu USD, kim

ngạch nhập khẩu USD 814.6 triệu USD. Kim ngạch tăng dần từ 2008 và đạt

0

50

100

150

200

250

Xuất khẩu (triệu USD) 25.14 32.15 34.68 48.9 79.04 120.42 102.98 87.88

Nhập khẩu (triệu USD) 30.72 60.87 51.88 67.7 104.72 233.85 172.79 92.07

Thu ngân sách (tỷ đồng) 50.53 57.55 67.51 71.64 95.31 205.23 225.95 191.76

1 2 3 4 5 6 7 8

100

đỉnh vào năm 2013 và liên tục giảm các năm sau đó, năm 2016 kim ngạch

xuất khẩu giảm không đáng kể so với 2015 nhưng kim ngạch nhập khẩu giảm

hẳn, chỉ bằng 62% so với năm 2015; thu ngân sách cũng đạt đỉnh vào 2014 và

giảm dần các năm sau đó, riêng năm 2016 chỉ đạt 82,14 tỷ, bằng khoảng 43%

so với 2015. Nguyên nhân giảm kim ngạch XNK là do lộ trình thực hiện

AFTA trong khối ASEAN, từ 1/1/2015 Việt Nam đã cắt giảm 1.720 dòng

thuế từ mức thuế suất 5% về 0% (chỉ còn lại 7% dòng thuế, tương đương với

khoảng trên 600 m t hàng được xem là nhạy cảm chưa cắt giảm về 0%). Đ c

biệt, từ 01/9/2016, KKTCK quốc tế Cầu Treo không còn được coi là khu phi

thuế quan nữa, dẫn đến không khuyến khích được các doanh nghiệp nhập

hàng về các kho ngoại quan trong KKTCK, các cửa hàng miễn thuế trong

KKTCK buộc phải đóng cửa ho c hoạt động cầm chừng [2; 3].

Về thu ngân sách tại KKTCK quốc tế Cầu Treo chủ yếu là thu qua hoạt

động XNK và do cơ quan Hải quan thực hiện. Ban quản lý KKTCK, BQLCK

và các lực lượng chức năng khác chủ yếu là thu các khoản phí liên quan đến

hoạt động quản lý của mình theo quy định của pháp luật chuyên ngành và quy

định của UBND tỉnh. Ngoài ra, cơ quan thuế địa phương thu các khoản thuế,

phí từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác của cá nhân, tổ chức trong

KKTCK nhưng những khoản thu này không tính vào số thu ngân sách hàng

năm của KKTCK. Số thu ngân sách qua KKTCK quốc tế Cầu Treo trong giai

đoạn 2008-2012 đạt 342,54 tỷ đồng và tăng khá mạnh trong các năm từ 2013

đến nay, giai đoạn 2013-2015 số thu là 622,94 tỷ đồng, gấp hơn 1,8 lần giai

đoạn 2008-2012 [2; 3].

3.2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động xuất nhập cảnh

Quản lý hoạt động XNC tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo do Trạm biên

phòng cửa khẩu chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng tại cửa khẩu,

thực hiện theo nguyên tắc, quy định nghiệp vụ quản lý chuyên ngành.

Việc quản lý hoạt động XNC thực hiện thống nhất theo Nghị định của

Chính phủ về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền và theo các quy định khác

của pháp luật có liên quan; đồng thời phải thực hiện đúng các điều khoản của

Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia, các thỏa thuận song phương với

nước láng giềng. Bố trí dây chuyền kiểm soát XNC cũng giống như đối với

101

dây chuyền kiểm soát hàng hóa XNK. Trách nhiệm các lực lượng quản lý

chuyên ngành tại cửa khẩu trong công tác quản lý hoạt động XNC như sau:

+ Bộ đội Biên phòng cửa khẩu có trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với

các lực lượng chức năng khác tại cửa khẩu thực hiện thủ tục biên phòng và

công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động XNC của người, phương

tiện; phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã

hội; quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia; phối hợp kiểm tra, giám sát

đảm bảo an ninh hàng hóa XNK và phòng, chống buôn lậu, gian lận thương

mại; Thực hiện cấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ thị thực, cấp chứng nhận tạm trú

theo quy định pháp luật.

+ Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện kiểm tra giám sát hải quan đối

với phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.

+ Các trạm kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật) chủ trì, phối hợp với các

lực lượng quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu giải quyết những vấn

đề liên quan đến hoạt động kiểm dịch, phòng dịch tại cửa khẩu biên giới.

+ Trạm công an quản lý XNC tại cửa khẩu: Quản lý người nước ngoài

qua lại cư trú tại khu vực cửa khẩu và trong khu kinh tế cửa khẩu; cấp mới,

cấp đổi giấy thông hành cho cư dân biên giới.

+ Ban quản lý cửa khẩu điều hành việc phối hợp thống nhất các hoạt

động chuyên ngành của các lực lượng chức năng tại cửa khẩu đảm bảo sự

đồng bộ, có trật tự, có nề nếp theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Giai đoạn từ 2008-2015, phương tiện và người XNC qua cửa khẩu quốc

tế Cầu Treo tăng cả số lượng cũng như thành phần (có 3.407.424 lượt người

(từ 120 quốc tịch khác nhau) và 575.950 lượt phương tiện qua lại cửa khẩu).

Các lực lượng chức năng tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đã tạo điều kiện

thuận lợi, thông thoáng, đáp ứng yêu cầu mở cửa và cải cách thủ tục hành

chính. Thường xuyên rà soát, theo dõi, quản lý ch t ch các loại đối tượng

thuộc diện cấm xuất cảnh, cấm nhập cảnh. Thông qua công tác kiểm soát,

đăng ký, kiểm chứng XNC, kịp thời phát hiện các loại đối tượng lợi dụng các

thủ đoạn thực hiện hành vi XNC trái phép để kịp thời đấu tranh ngăn ch n. Tổ

chức duy trì thường xuyên, liên tục việc kiểm tra, kiểm soát an ninh đối với

người, phương tiện, hành lý, hàng hóa qua lại cửa khẩu, hạn chế tối đa các

102

loại đối tượng lợi dụng buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy, vũ

khí, chất cháy, chất nổ, tài liệu và các loại văn hóa phẩm đồi trụy. Phối hợp

cùng chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra tạm trú, tạm vắng và tổ chức

đăng ký tạm trú, tạm vắng đối với tất cả mọi trường hợp cư trú, đi lại trên địa

bàn; đối với từng hộ gia đình phải có bản cam kết về việc đảm bảo an ninh

trật tự trong khu vực cửa khẩu, không chứa chấp các loại đối tượng tạm trú,

tạm vắng bất hợp pháp. Hướng dẫn quy trình tiếp nhận, báo cáo, lưu trữ và

khai thác thông tin báo cáo, đăng ký tạm trú của người nước ngoài, qua đó kịp

thời chấn chỉnh nhắc nhở những tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm.

Hiện nay, trong các cửa khẩu biên giới với Lào, cửa khẩu quốc tế Cầu

Treo hiện là cửa khẩu có lượng người và phương tiện làm thủ tục XNC

nhiều nhất, lý do là tuyến đường Viêng Chăn - Cầu Treo hiện nay là tuyến

đường ngắn nhất từ Thủ đô Viêng Chăn của Lào sang Việt Nam. Tuy nhiên,

khi tuyến đường P c Xăn - Thanh Thủy - Vinh đi vào hoạt động s thu hút

một lượng lớn hàng hóa, người và phương tiện từ Viêng Chăn từ Lào và

Thái Lan qua cửa khẩu Thanh Thủy (Nghệ An), đây s là một thách thức lớn

cho hoạt động thương mại, XNK và XNC của KKTCK quốc tế Cầu Treo

trong tương lai.

Bảng 3.3: Số liệu xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

giai đoạn 2008-2015

Năm Lƣợt ngƣời xuất cảnh,

nh p cảnh

Lƣợt phƣơng tiện xuất cảnh,

nh p cảnh

2008 274.666 56.124

2009 261.414 49.679

2010 248.838 46.450

2011 350.616 68.176

2012 516.252 74.622

2013 521.027 79.382

2014 608.603 100.355

2015 626.008 101.159

Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh [2;3].

3.2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại

Công tác xúc tiến đầu tư vào KKTCK do Ban quản lý KKT tỉnh chủ trì

(trươc đây là BQL KKTCK). Ban quản lý KKT đã chủ động lập các dữ liệu,

103

tổng hợp các cơ chế chính sách đối với KKTCK, in tài liệu, băng đĩa để quảng

bá, xúc tiến đầu tư. Đã tham gia nhiều Hội nghị xúc tiến đầu tư trong nước và

trong tỉnh; tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức nhiều cuộc làm việc với Lào,

Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản,… để giới thiệu, quảng bá, xúc tiến đầu tư vào

KKTCK quốc tế Cầu Treo.

Về hoạt động xúc tiến thương mại, BQL KKTCK đã xây dựng hệ thống

dữ liệu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, thương nhân hàng năm tổ chức

các hội chợ thương mại biên giới để quảng bá, xúc tiến thương mại vào

KKTCK quốc tế Cầu Treo.

Bảng 3.4: Các ĩnh vực ƣu tiên kêu gọi đầu tƣ vào Khu kinh tế cửa khẩu

quốc tế Cầu Treo giai đoạn 2010-2015

STT Vị trí

Tổng

Diện tích

( ha)

Diện tích

chưa cấp

(ha)

Lĩnh vực ưu tiên

1 Khu du lịch nước Sốt,

thuộc xã Sơn Kim 1 482 473,6

Sản xuất chế biến nước khoáng,

du lịch sinh thái nghĩ dưỡng

2 Khu Đại Kim, xã Sơn Kim 1 18,79 12,5

Khu công nghiệp lắp ráp ô tô, xe

máy, điện dân dụng, sản xuất kính

các loại

3 Khu công nghiệp Đá Mồng,

thuộc xã Sơn Kim 2 57,23 57,23

Công nghiệp chế biến, sản xuất

hóa mỹ phẩm, đường năng lượng

thấp, phân bón sinh học, nuôi

trồng sạch.

4 Khu thương mại, dịch vụ

và du lịch sinh thái Đá Mồng 160 160

Đầu tư hạ tầng đô thị, thương mại

dịch vụm du lịch sinh thái.

5 Khu đô thị Nam sông Ngàn

Phố, thị trấn Tây Sơn 100 100

Xây dựng hạ tầng đô thị, khách

sạn, nhà hàng

6 Khu đô thị dọc đường 8A

từ Hà Tân đến thị trấn Sơn Tây 400 400 Xây dựng hạ tầng đô thị.

7 Khu Công nghiệp Hà Tân,

thuộc địa bàn xã Sơn Tây 34,5 34,5

Công nghiệp lắp ráp, điện tử, điện

lạnh

8 Khu đô thị thương mại, du lịch

Hà Tân, xã Sơn Tây 81,2 81,2

Hạ tầng đô thị, khách sạn nhà

hàng.

9 Khu đô thị thương mại Cổng

B, thuộc địa bàn xã Sơn Tây 10 10

Các dự án hạ tầng đô thị, trung

tâm TM, khách sạn nhà hàng.

10 Khu vực cổng kiểm soát nội

địa (Cổng B) thuộc xã Sơn Tây 6,86 6,86

Hạ tầng đô thị, trung tâm TM, kho

ngoại quan, khách sạn nhà hàng.

Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh [2; 3].

104

Tính đến cuối năm 2015, đã có 165 doanh nghiệp được thành lập và

hoạt động trên địa bàn KKTCK quốc tế Cầu Treo, ngoài ra còn có hàng ngàn

hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong KKT, trong đó có 1.350 hộ đã được cấp

giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn

đều tham gia vào Hội doanh nghiệp KKTCK quốc tế Cầu Treo. Việc phát

triển các doanh nghiệp do nhân dân trong vùng kinh tế làm chủ bước đầu đã

góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho doanh nghiệp và

người dân, hoạt động giao thương hàng hóa qua khu kinh tế ngày càng sôi

động hơn. Hàng năm, Ban quản lý KKTCK đã tổ chức kiểm tra, rà soát tình

hình hoạt động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, để kịp thời chấn chính

các đơn vị hoạt động không đúng theo quy định của pháp luật.

M c dù hiện nay cơ sở hạ tầng còn khó khăn, chưa đáp ứng được nhu

cầu của các nhà đầu tư, tuy nhiên KKT quốc tế Cầu Treo cũng đã thu hút

được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tính đến hết năm

2015, KKTCK này đã có 26 dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong nước

được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.884 tỷ

đồng. Trong đó, có 09 dự án đầu tư đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh

với số vốn đầu tư khoảng 1.300 tỷ đồng; 06 dự án đang triển khai xây dựng

dở dang; các dự án khác đang triển khai làm các thủ tục [2; 3].

3.2.3.4. Thực trạng quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Trong thời gian qua, cơ sở hạ tầng KKTCK quốc tế Cầu Treo chủ yếu

được đầu tư xây dựng từ nguồn NSNN. Giai đoạn từ 2008-2015, tổng số vốn

ngân sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho KKTCK quốc tế Cầu Treo là trên

784 tỷ đồng (trong đó: vốn ngân sách Trung ương là 686 tỷ đồng; vốn ngân sách

tỉnh là 98 tỷ đồng) [2; 3].

- Các công trình hạ tầng kỹ thuật đã hoàn thành đưa vào sử dụng [2; 3]:

+ Công trình giao thông: Có 16 công trình giao thông với tổng chiều

dài hơn 80 km đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

+ Công trình hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu tái định cư: Hạ tầng

kỹ thuật khu công nghiệp Đại kim (quy mô 26ha); Hạ tầng kỹ thuật khu vực

cổng B (quy mô 13ha); Hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư tập trung tại Khu đô thị

Nam Sông Ngàn Phố (quy mô 5ha); Hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư khu

105

Thương mại - Công nghiệp Hà Tân, quy mô 12,5ha, bố trí được 140 suất tái định

cư; Khu tái định cư số 02, thị trấn Tây Sơn, bố trí được cho 32 suất tái định cư.

+ Công trình năng lượng gồm: Nhà máy thủy điện Hương Sơn, với

công suất 33MW; khoảng 20km đường dây 35KV; 39 trạm biến thế trong khu

vực với tổng công suất là 5.680KVA; và nhiều km đường điện hạ thế đã được

đầu tư xây dựng.

+ Công trình cấp nước: Có 02 công trình nhà máy nước với tổng công

suất 3.250 m3/ng.đ, bao gồm: Nhà máy nước thị trấn Tây Sơn, với công suất

thiết kế 3.000 m3/ng.đ (giai đoạn 2 công suất 6.000 m3/ngđ) và Trạm cấp

nước khu vực cửa khẩu Cầu Treo, với công suất thiết kế 250 m3/ngđ.

+ Công trình xử lý chất thải nguy hại: Bãi xử lý chất thải rắn thị trấn

Tây Sơn, với quy mô 0,5ha xử lý bằng phương pháp chôn lấp.

+ Công trình thủy lợi: Cải tạo, nâng cấp hệ thống hồ, đập, kè chống sạt

lở bờ sông trong KKTCK với tổng chiều dài khoảng 14 km.

+ Công trình thông tin liên lạc: Trạm truyền hình thị trấn Tây Sơn.

+ Công trình hạ tầng kỹ thuật khác: Cổng kiểm soát giữa KKTCK quốc tế

Cầu Treo và nội địa (cổng B); Cổng kiểm soát tạm khu vực cửa khẩu Quốc tế

Cầu Treo; Bãi tập kết xe xuất cảnh cửa khẩu Cầu Treo; San lấp m t bằng vùng I

khu vực cửa khẩu Cầu Treo; Nghĩa trang xã Sơn Tây, với quy mô 2,9ha

- Các công trình hạ tầng xã hội [2; 3]:

+ Công trình y tế: Đã thực hiện đầu tư 02 công trình y tế, đó là: Bệnh

viện đa khoa khu vực cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, với quy mô 70 giường;

Trạm y tế thị trấn Tây Sơn.

+ Công trình thương mại: Trung tâm thương mại Tây Sơn (hiện tại đổi

thành chợ Tây Sơn, tương ứng với quy mô chợ loại 2 trong); Chợ cửa khẩu

Cầu Treo; Trung tâm thương mại cửa khẩu (vốn nhà đầu tư thực hiện).

+ Công trình giáo dục: Đã đầu tư 09 công trình giáo dục từ trường mầm

non đến trường Trung học cơ sở, bao gồm: Trường Trung học cơ sở thị trấn Tây

Sơn; Trường tiểu học thị trấn Tây Sơn; Trường mầm non thị trấn Tây Sơn;

Trường Trung học cơ sở Đại Kim; Trường tiểu học Đại Kim; Trường tiểu học Đại

Kim (di dời phục vụ giải phóng m t bằng khu công nghiệp Đại Kim); Trường

Trung học cơ sở Sơn Kim; Trường tiểu học Sơn Kim 2; Trường tiểu học Sơn Tây.

106

+ Công trình trụ sở hành chính, nhà ở: Trụ sở làm việc liên ngành và

Ban quản lý; Nhà làm việc liên ngành khu vực cổng B; Khu nhà ở liên cơ khu

vực cửa khẩu quốc tế Cầu Treo; Nhà làm việc kết hợp bãi kiểm hóa Chi cụ

Hải quan cổng B; Trụ sở UBND thị trấn Tây Sơn; Cải tạo, nâng cấp Trạm

kiểm soát liên hợp.

+ Công trình văn hóa: Đã thực hiện đầu tư 02 công trình văn hóa, đó là:

Hội trường thị trấn Tây Sơn; Hội trường xã Sơn Kim 1.

+ Công trình bến xe: Đã thực hiện đầu tư 01 bến xe, đó là bến xe thị

trấn Tây Sơn, đạt tiêu chuẩn bến xe khách loại III.

Ngoài ra, một số công trình dịch vụ công công do nhà đầu tư thực hiện,

như: Khách sạn Thái Phát Đạt; Khách sạn Thịnh Tám,...

- Một số công trình, dự án hạ tầng đang thực hiện đầu tư [2; 3]:

Đang thực hiện 03 công trình giao thông, thủy lợi với tổng chiều dài km

5,094 Km đường, bao gồm: Đường tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, phòng chống

bão lụt kết hợp phát triển KT-XH phía Tây huyện Hương Sơn, với chiều dài

3,763 km; Đường giữa hai cửa khẩu Cầu Treo (Việt Nam) và Nậm Phao

(Lào), chiều dài 0,465 Km; Đường và Kè bờ sông Ngàn Phố đoạn từ cầu Tây

Sơn đến xã Sơn Tây (giai đoạn 2), với tổng chiều dài 0,866 km. Công trình

Nhà liên hợp cửa khẩu quốc tế Cầu Treo kết hợp Quốc môn, quy mô đầu tư:

Trụ sở làm việc chính 4 tầng với tổng diện tích sàn 14.057 m2 và kè chống sạt

lở hai bên nhà liên hợp.

Tổng vốn NSNN đầu tư cho hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu

Treo đã đầu tư giai đoạn 2011-2015 là 627,785 tỷ đồng, trong đó [3]:

+ Vốn Ngân sách Trung ương: 333,520 tỷ đồng (năm 2011: 96,141 tỷ

đồng; năm 2012: 45,979 tỷ đồng; năm 2013: 41,400 tỷ đồng; năm 2014: 80 tỷ

đồng; năm 2015: 70 tỷ đồng).

+ Vốn cân đối Ngân sách tỉnh: 76,265 tỷ đồng (năm 2012: 27,2 tỷ đồng;

năm 2013: 23,692 tỷ đồng; năm 2014: 17 tỷ đồng; năm 2015: 13,373 tỷ đồng).

+ Vốn TPCP: 173 tỷ đồng (năm 2011: 50 tỷ đồng; năm 2012: 35 tỷ

đồng; năm 2013: 18 tỷ đồng; năm 2014: 40 tỷ đồng; năm 2015: 30 tỷ đồng).

+ Vốn Hỗ trợ hợp tác Việt Nam với Lào và Campuchia: 38 tỷ đồng

(năm 2011: 2 tỷ đồng; năm 2012: 7 tỷ đồng; năm 2013: 13 tỷ đồng; năm

2014: 8 tỷ đồng; năm 2015: 8 tỷ đồng).

107

+ Vốn khắc phục bão lụt: 7 tỷ đồng (bố trí năm 2011).

3.2.3.5. Thực trạng quản lý hoạt động phòng chống buôn lậu, gian

lận thương mại

Công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại đã

được các lực lượng chức năng phối hợp với chính quyền địa phương tại

KKTCK quốc tế Cầu Treo thường xuyên quan tâm, thực hiện. Nhiều biện

pháp được triển khai có hiệu quả từ công tác tuyên truyền, vận động đến việc

áp dụng các biện pháp hành chính và thực thi theo quy định của pháp luật; lập

các trạm kiểm soát chốt ch n các tuyến đường tiểu ngạch, khảo sát các tuyến

đường để lắp đ t các biển báo cấm phương tiện XNC, hàng hóa XNK ra, vào

KKT; tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường,

quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu. Cũng như tại nhiều khu vực biên giới khác

thì ở KKTCK quốc tế Cầu Treo song song với hoạt động xuất nhập khẩu

chính ngạch vẫn còn hiện tượng buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập

lậu. Tại khu vực đường biên giới, các đối tượng buôn lậu xé lẻ hàng hóa rồi

thuê cửu vạn vác hàng qua đường biên giới sau đó dung xe mô tô chở hàng

vào các khu vực chợ, các quầy kinh doanh tại các trung tâm thương mại để

tiêu thụ. Một số đối tượng còn lợi dụng chính sách chính sách mua hàng miễn

thuế đối với cư dân biên giới thuê người dân sống ở khu vực biên giới mang

hàng hóa qua biên giới; quay vòng hóa đơn nhiều lần, sử dụng bảng kê hợp

thức hóa, làm chứng từ vận chuyển hàng lậu… Các m t hàng buôn lậu qua

biên giới chủ yếu là: Nước giải khát, gạo, các m t hàng điện tử điện lạnh như

tủ lạnh, điều hòa, rượu, pháo…

Bên cạnh đó, tình hình vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng trên

địa bàn KKTCK quốc tế Cầu Treo diễn ra với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, chủ

yếu do các cá nhân, hộ kinh doanh mua về để bán, không mang tính tổ chức.

Các loại hàng hóa vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng được bày bán

trên địa bàn chủ yếu từ các địa phương khác tuồn vào ho c có xuất xứ từ

Trung Quốc; các m t hàng vi phạm chủ yếu là hàng tiêu dung, như: Bánh kẹo,

rượu, nước giải khát, sữa bột, mỹ phẩm, đồ chơi, quần áo may m c sẵn…

Các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu thường xuyên bố trí đủ lực

lượng để duy trì và thực hiện nghiêm túc công tác tuần tra, kiểm soát, nắm

108

tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong địa bàn hoạt động. Đồng thời,

luôn đề cao cảnh giác, chủ động và có kế hoạch tăng cường kiểm tra, kiểm

soát đối với các m t hàng trọng điểm như xăng dầu, động vật hoang dã, hàng

điện tử điện lạnh, nước giải khát,... Thực hiện đúng quy định, trình tự thủ tục

của pháp luật đối với các vụ vi phạm hành chính, riêng năm 2015 xử lý 108

vụ vi phạm thủ thục Hải quan, thu 618,6 triệu đồng. (Số vụ vi phạm giảm

38,7%, trị giá tiền phạt giảm 57,9% so với năm 2014). Trạm Biên phòng cửa

khẩu chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng đã trực tiếp phát hiện, bắt

giữ, xử lý 22 vụ/64 đối tượng [3].

3.2.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát và xử các vấn đề phát sinh

tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vấn đề phát sinh trong hoạt

động của KKTCK quốc tế Cầu Treo chủ yếu do Ban quản lý KKTCK, BQLCK

và các lực lượng chức năng trong KKTCK thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ

được giao, một số nội dung kiểm tra, giám sát thực hiện theo cơ chế phối hợp.

Ngoài ra, UBND huyện Hương Sơn có trách nhiệm phối hợp với BQLKKT

trong công tác kiểm tra đối với một số lĩnh vực hoạt động tại KKTCK như quản

lý quy hoạch, xây dựng, giám sát việc quản lý, sử dụng đất đai theo thẩm quyền.

Hàng năm, Ban Quản lý KKTCK xây dựng kế hoạch thực hiện công tác

kiểm tra, giám sát đánh giá các dự án đầu tư vào địa bàn; kiểm tra, giám sát

việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, xây dựng cơ bản và các chính sách pháp

luật liên quan đến hoạt động của KKT CKQT Cầu Treo. Thành lập các đoàn

kiểm tra và tổ chức thực hiện một số hoạt động thanh tra các cơ sở sản xuất, kinh

doanh, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn trong việc chấp hành các quy định về

điều kiện kinh doanh; tham gia các đoàn kiểm tra, đấu tranh chống buôn lậu,

gian lận thương mại, hàng giả. Kiểm tra, giải quyết theo thẩm quyền ho c kiến

nghị cấp có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của tổ

chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong KKTCK, nhất là các vướng

mắc về chính sách của KKTCK. Phối hợp với các lực lượng chức năng trong

việc kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý XNK, XNC qua biên giới. Ngoài

ra, BQL KKTCK và chính quyền địa phương cũng thường xuyên trao đổi thông

tin về tình hình đầu tư và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu; phối hợp kiểm tra, xử

109

lý các hành vi vi phạm pháp luật và các vấn đề phát sinh trong KKTCK. Giai

đoạn 2008-2015, BQL KKTCK đã tổ chức 116 cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát

đột xuất và định kỳ theo kế hoạch; qua thanh tra, kiểm tra, giám sát đã phát hiện,

xử lý 56 vụ việc. Trong đó, có: 11 vụ vi phạm về quy hoạch và sử dụng đất, giải

phóng m t bằng, đã xử lý buộc tháo dỡ, di dời đối với 7 trường hợp và yêu cầu

sửa chữa đối với 04 trường hợp khác; 06 vụ việc vi phạm Giấy phép đầu tư; xử

lý theo thẩm quyền đối với 19 kiến nghị của doanh nghiệp, trình UBND tỉnh xử

lý 14 vụ việc; tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Chính phủ và các Bộ, ngành

có liên quan tháo gỡ 09 vụ việc vướng mắc về chính sách thuộc thẩm quyền cấp

trung ương. Thực hiện 16 lượt báo cáo giám sát, đánh giá các dự án đầu tư trên

địa bàn. Ngoài ra, BQL còn thực hiện kiểm tra, giám sát một số nội dung mang

tính thường xuyên như quản lý hoạt động xây dựng cơ bản do BQL KKTCK

làm chủ đầu tư; báo cáo tỉnh và trung ương 16 lượt giám sát, đánh giá các dự án

đầu tư từ ngân sách nhà nước,... [2; 3].

Đối với giám sát, điều hành phối hợp các hoạt động quản lý XNK,

XNC tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo: Từ tháng 8/2014 trở về trước do Phòng

quản lý hành chính cửa khẩu thuộc BQL KKTCK thực hiện. Căn cứ Quyết

định 45/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế hoạt động cửa

khẩu biên giới đất liền, ngày 29/7/2014 UBND tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định

thành lập Ban Quản lý cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (BQLCK) do Trưởng Ban

BQL KKT làm Trưởng cửa khẩu, Phó cửa khẩu là Phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ

huy Bộ đội biên phòng tỉnh và Phó cục Hải quan tỉnh. Các thành viên của

BQLCK bao gồm: Phó giám đốc các sở, ngành: Y tế, Nông nghiệp và phát

triển nông thôn, Công an tỉnh; Trưởng Trạm kiểm dịch động vật, Trưởng Trạm

kiểm dịch thực vật; và một số thành viên của BQL KKT tỉnh. Trừ 02 Trưởng

Trạm kiểm dịch và một số thành viên của BQL KKT tỉnh tham gia BQLCK

còn lại các lãnh đạo và thành viên khác đều hoạt động theo chế độ kiêm

nhiệm. Theo quyết định của UBND tỉnh Hà Tĩnh, BQLCK điều hành việc

phối hợp thống nhất các hoạt động chuyên ngành của các lực lượng chức

năng tại cửa khẩu đảm bảo sự đồng bộ, có trật tự, có nề nếp theo hướng đơn

giản hóa thủ tục hành chính; và tổ chức cung cấp và khai thác thu phí các dịch

vụ tại khu vực cửa khẩu phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Việc

110

thành lập BQLCK theo mô hình mới như trên bước đầu đã tạo điều kiện điều

hành phối hợp các hoạt động chuyên ngành của các lực lượng chức năng đi

vào nề nếp, có hiệu quả hơn so với trước đây. Tuy nhiên, do lãnh đạo BQLCK

và đa số các thành viên đều hoạt động kiêm nhiệm, trong khi cửa khẩu lại ở xa

trung tâm tỉnh (cách 110km) nên việc điều hành phối hợp các hoạt động

chuyên ngành tại cửa khẩu thiếu sâu sát, thiếu kịp thời, hiệu quả chưa cao. Đ c

biệt việc bố trí dây chuyền kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà

nước chuyên ngành tại cửa khẩu hiện nay đang do lực lượng Biên phòng chốt

cả hai đầu chiều xuất và chiều nhập là không đúng với quy định tại Nghị định

112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ về Quản lý biên giới đất

liền; trong phối hợp quản lý tại cửa khẩu dường như lực lượng Biên phòng còn

lấn át lực lượng Hải quan trong một số nhiệm vụ. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng

tại cửa khẩu chưa được đầu tư hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ (nhà kiểm soát liên

hợp xây dựng chưa xong, chưa có bãi kiểm hóa và kho hàng,...) nên hoạt động

quản lý XNK, XNC của các lực lượng chức năng cũng như việc thực hiện cung

ứng các dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu còn nhiều khó khăn. Đây là

những hạn chế cơ bản tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo cần sớm được khắc phục để

các hoạt động tại cửa khẩu đảm bảo thuận lợi, trật tự, nề nếp và hiệu quả hơn.

Trong những năm qua, các lực lượng chức năng tại cửa khẩu quốc tế Cầu

Treo, nhất là lực lượng Hải quan và Biên phòng, Công an XNC đã chú trọng đầu

tư, áp dụng khoa học công nghệ, hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật, đổi mới, cải

tiến quy trình nghiệp vụ, từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho người, hàng hóa

và phương tiện xuất, nhập qua cửa khẩu; phối hợp tốt với các lực lượng kiểm

dịch y tế, động vật, thực vật trong công tác phòng chống lây lan dịch bệnh qua

biên giới; phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác quản lý khách nước

ngoài xuất nhập cảnh vào tham quan, du lịch. Đồng thời tăng cường đấu tranh

phòng chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và buôn bán, vận chuyển

hàng cấm qua cửa khẩu, nhất là các m t hàng nhạy cảm như ma túy, động vật

hoang dã, xăng dầu, hàng điện tử điện lạnh, nước giải khát,... Vì vậy, số vụ vi

phạm có xu hướng giảm dần qua các năm, các thời kỳ. Qua công tác kiểm tra,

kiểm soát, giám sát giai đoạn 2008-2015 các lực lượng chức năng đã phát hiện,

xử lý trên 2.580 vụ việc vi phạm (trong đó riêng giai đoạn 2007-2010 chiếm trên

111

50%); Đã xử phạt hành chính, thu nộp ngân sách và tịch thu tang vật vi phạm với

số tiền trên 25 tỷ đồng và bắt giữ 126 đối tượng [2; 3].

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CẤP TỈNH ĐỐI VỚI

KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO

3.3.1. Những thành công chủ yếu

Thứ nhất, quy hoạch và kế hoạch phát triển KKTCK Cầu Treo được xây

dựng đồng bộ.

Trên cơ sở quy hoạch chung xây dựng KKTCK quốc tế Cầu Treo đã được

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (năm 2010), UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt

đầy đủ quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng theo

định hướng quy hoạch chung xây dựng. Các đồ án quy hoạch xây dựng trong

KKTCK đã xác định được danh mục và thứ tự ưu tiên đầu tư xây dựng các công

trình kết cấu hạ tầng quan trọng của KKTCK quốc tế Cầu Treo, nhờ đó đã xây

dựng được kế hoạch huy động các nguồn lực, nhất là ngân sách Trung ương để

xây dựng cơ sở hạ tầng thiết và các khu chức năng trong KKTCK như các khu

đô thị, công nghiệp, thương mại,... tạo điều kiện để thu hút đầu tư vào KKTCK.

Nhờ việc xây dựng các quy hoạch và kế hoạch đồng bộ, KKTCK quốc tế Cầu

Treo đã có những bước phát triển đúng định hướng, đúng mục tiêu đã đề ra, đến

nay KKTCK quốc tế Cầu Treo được xác định là một trong 9 KKTCK trọng

điểm của cả nước, được Thủ tướng Chính phủ ưu tiên để đầu tư kết cấu hạ tầng

từ nguồn ngân sách nhà nước và cơ chế chính sách để phát triển.

Thứ hai, là xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các chính sách

bước đầu có hiệu quả

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã sớm triển khai xây dựng Đề án thành

lập KKTCK quốc tế Cầu Treo gắn với các chính sách đ c thù cho KKTCK sát

với tình hình thực tiễn của địa phương, các tiềm năng, lợi thế của KKTCK

quốc tế Cầu Treo cũng như các yếu tố ảnh hưởng nên đã nhận được sự quan

tâm, ủng hộ của các Bộ, ngành Trung ương và đã được Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt tại Quyết định số 162/2007/QĐ-TTg ngày 19/10/2007 về Quy chế

hoạt đông của KKTCK quốc tế Cầu Treo. Ngoài ra UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng

đã ban hành Quyết định số 26/2008/QĐ-UBND về cơ chế chính sách riêng

cho KKTCK quốc tế Cầu Treo.

112

Quá trình triển khai thực hiện các chính sách đối với KKTCK quốc tế

Cầu Treo, BQL KKTCK đã thường xuyên bám sát thực tiễn, kịp thời tham

mưu cho UBND tỉnh xử lý ho c kiến nghị với Trung ương tháo gỡ các khó

khăn vướng mắc để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động

sản xuất kinh doanh và đầu tư vào KKTCK quốc tế Cầu Treo, bước đầu tạo

được động lực thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển các hoạt động sản xuất

kinh doanh trên địa bàn, góp phần phát triển KT-XH của KKT nói riêng và

tỉnh Hà Tĩnh nói chung.

Thứ ba, góp phần tăng thu ngân sách cho nhà nước, làm tốt công tác

phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Do đ c thù địa hình phức tạp và cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kiểm tra,

giám sát của Hải quan còn khó khăn nhưng trong những năm qua lực lượng

Hải quan ở KKTCK quốc tế Cầu Treo đã thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra,

kiểm soát, giám sát hoạt động XNK và thu ngân sách, đáp ứng yêu cầu mục

tiêu, nhiệm vụ đề ra của các năm, góp phần tăng thu ngân sách cho nhà nước.

Các ngành, các lực lượng chức năng thường xuyên phối hợp ch t ch

với nhau trong công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị

trường, quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, thực hiện có hiệu quả công tác

chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn Khu kinh tế,

không xảy ra các vụ việc phức tạp

Thứ tư, quản lý tốt hoạt động XNC.

Các lực lượng chức năng chuyên ngành cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đã

phối hợp tốt trong việc kiểm tra, kiểm soát XNC. Hoạt động quản lý XNC

ngày càng được cải thiện và rút ngắn được thời gian làm thủ tục, kiểm soát tốt

tình hình. Số lượt người và phương tiện xuất nhập cảnh qua KKTCK quốc tế

Cầu Treo tăng đều qua các năm, hiện nay cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là một

trong những cửa khẩu có số lượng người xuất cảnh, nhập cảnh lớn nhất trong

các cửa khẩu với Lào.

Thứ năm, bước đầu tạo dựng được cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường

sống cho người dân, mở rộng quan hệ hợp tác, củng cố tình hữu nghị giữa

Việt Nam với Lào và các nước láng giềng, góp phần bảo đảm an ninh quốc

phòng vùng biên giới.

113

Quá trình QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo trong những năm

qua gắn liền với việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã

hội, đến nay bước đầu đã tạo nên diện mạo đô thị miền núi, cải thiện được

môi trường sống cho người dân tại khu vực, tạo điều kiện để thu hút được một

số dự án đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn, góp phần phát

triển KT-XH, thu hút dân cư đến làm ăn, sinh sống, gắn bó với biên giới. Và

cũng thông qua hoạt động tại KKTCK đã từng bước mở rộng quan hệ, giao

lưu, củng cố tình hữu nghị giữa Việt Nam với Lào và các nước láng giềng,

đ c biệt là góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng vùng biên giới.

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

3.3.2.1. Hạn chế

Thứ nhất, việc lập các quy hoạch xây dựng trong KKTCK quốc tế Cầu

Treo triển khai còn chậm, quản lý quy hoạch còn bất cập

Quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng trong

KKTCK được xây dựng đồng bộ. Tuy nhiên, sau 03 năm kể từ khi KKTCK

quốc tế Cầu Treo chính thức được thành lập mới hoàn thành quy hoạch chung

xây dựng KKTCK là chậm, dẫn đến quy hoạch chi tiết các khu chức năng

cũng chậm theo, làm mất đi cơ hội thu hút vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

ít nhất là 02 năm đầu, ảnh hưởng đến quá trình đầu tư phát triển của khu kinh

tế. Ngoài ra, trong công tác quản lý quy hoạch còn có những yếu kém, bất cập

và chồng chéo giữa vai trò chức năng quản lý của BQL KKTCK với chính

quyền địa phương; nhận thức của người dân chưa cao nên khó khăn trong

công tác quản lý quy hoạch và giải phóng m t bằng các khu chức năng.

Thứ hai, các chính sách do UBND tỉnh ban hành áp dụng cho KKTCK

quốc tế Cầu Treo đã lạc hậu nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung.

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã nghiên cứu, xây dựng và sớm ban

hành một số chính sách ưu đãi riêng cho KKTCK quốc tế Cầu Treo (Quyết

định số 26/2008/QĐ-UBND). Tuy nhiên, các chính sách này lại không đủ hấp

dẫn để kích thích, thu hút đầu tư vào KKTCK do trùng với chính sách áp

dụng cho các địa phương khác trên địa bàn tỉnh, quá trình thực hiện lại khó

khăn về nguồn lực nên đến nay chỉ có một số ít dự án đầu tư hưởng lợi từ

chính sách của tỉnh, cụ thể đến nay chỉ có 3 dự án tại khu vực Cổng B được

114

hưởng chính sách rà phá bom mìn với số tiền không đáng kể. Do đó, có thể

nói chính sách do tỉnh Hà Tĩnh ban hành đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo là

thiếu tính khả thi, đến nay đã lạc hậu nhưng vẫn chưa được nghiên cứu sửa

đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới.

Thư ba, cơ sở hạ tầng KKTCK còn thiếu đồng bộ, một số công trình hạ

tầng kỹ thuật thiết yếu chưa được đầu tư.

M c dù cơ sở hạ tầng KKTCK trong thời gian qua đã được quan tâm

quy hoạch và đầu tư xây dựng. Tuy nhiên do nhu cầu lớn, suất đầu tư cao, chủ

yếu được đầu tư từ nguồn NSNN, trong khi nguồn vốn NSNN các cấp còn

hạn chế, nên đến nay nhiều khu chức năng trong KKTCK đã được quy hoạch

nhưng vẫn đang còn đang trên giấy, trên bản v , hạ tầng kỹ thuật chưa được

đầu tư (như KCN Hà Tân; Khu đô thị thương mại, du lịch Hà Tân; KCN Đá

Mồng; Khu thương mại, dịch vụ và du lịch sinh thái Đá Mồng; Khu đô thị dọc

đường 8A từ Hà Tân đến Tây Sơn,…). Một số khu chức năng quan trọng cần

khẩn trương hoàn thiện để phục vụ các hoạt động của KKTCK như khu vực

cửa khẩu, khu vực Cổng B nhưng nhiều công trình hạ tầng thiết yếu chưa

được đầu tư ho c chậm tiến độ do thiếu vốn đầu tư (hệ thống kho, bãi kiểm

hóa, khu dịch vụ, cửa hàng miễn thuế, kho ngoại quan, chợ cửa khẩu, Nhà

kiểm soát liên hợp kết hợp Quốc Môn,…).

Do hạ tầng cơ sở KKTCK quốc tế Cầu Treo còn thiếu và yếu, chưa đồng

bộ nên chưa tạo được sự hấp dẫn thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh

thương mại và các loại hình dịch vụ. Vì vậy, tăng trưởng tại KKTCK này thực

chất vẫn là nhờ vào nguồn hàng hoá ở các địa bàn khác thông quan qua KKTCK.

Thứ tư, thu hút đầu tư vào KKTCK quốc tế Cầu Treo còn g p nhiều

khó khăn.

M c dù UBND tỉnh Hà Tĩnh và BQL KKTCK đã có nhiều cố gắng xúc

tiến, quảng bá, thu hút đầu tư vào KKTCK quốc tế Cầu Treo, nhưng thu hút

đầu tư vào KKTCK quốc tế Cầu Treo vẫn còn g p nhiều khó khăn. Sau gần

10 năm kể từ khi chính thức được thành lập đến nay, KKTCK quốc tế Cầu

Treo vẫn chưa thu hút được dự án FDI nào, chỉ thu hút được 21 dự án đầu tư

trong nước với tổng mức vốn đầu tư đăng ký khá khiêm tốn, nhưng cũng mới

chỉ có 09 dự án đầu tư đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh (trong đó có

115

04 dự án sản xuất, 5 dự án thương mại, dịch vụ) và 06 dự án đang triển khai

xây dựng dở dang. Một số dự án đầu tư dở dang nhưng do vướng mắc về

chính sách nên tạm ngừng hoạt động. Điều đó cho thấy KKTCK quốc tế Cầu

Treo chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vì nhiều lý do như: cơ

chế chính sách chưa có những ưu đãi đột phá lại thiếu ổn định, vị trí địa lý và

khả năng kết nối giao thông với các trung tâm kinh tế lớn còn hạn chế.

Thứ năm, hoạt động thương mại, XNK của KKTCK quốc tế Cầu Treo

còn tự phát, có tính thời vụ, quy mô XNK còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm

năng, lợi thế; thu ngân sách còn thấp.

Là đầu mối quan trọng trên tuyến đường Xuyên Á, kết nối khu vực Đông

Bắc Thái Lan, Trung Lào với Bắc Miền Trung của Việt Nam, có lợi thế để

trung chuyển các khu vực đó của Thái Lan và Lào ra các biển Việt Nam để

vươn ra thị trường thế giới. Với tiềm năng, lợi thế như vậy, mục tiêu có tính

chất chủ đạo của phát triển kinh tế cửa khẩu trong KKTCK quốc tế Cầu Treo là

phát triển thương mại với các nước láng giềng, xây dựng KKTCK với vai trò là

đầu mối trung chuyển, đóng vai trò quan trọng trong phát triển thương mại.

Tuy vậy, kết quả hoạt động thương mại - XNK chưa đủ mạnh, chưa

tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Hoạt động thương mại, XNK của KKTCK

quốc tế Cầu Treo còn tự phát, quy mô nhỏ, có tính thời vụ, đối tượng tham gia

kinh doanh lộn xộn, vốn và kiến thức kinh doanh của doanh nghiệp còn hạn

chế, chưa có những cơ sở kinh doanh đủ mạnh trong lĩnh vực thương mại.

Xuất, nhập khẩu tăng trưởng chưa cao, chưa có hàng hóa sản xuất tại khu

kinh tế để xuất khẩu, chủ yếu là dựa vào nguồn hàng nơi khác thông quan qua

cửa khẩu. Do thu hút đầu tư kém hiệu quả, kinh tế cửa khẩu chủ yếu dựa vào

XNK, trong khi tăng trưởng XNK chưa cao nên thu ngân sách còn hạn chế.

Thứ sáu, việc phân cấp, ủy quyền cho BQL KKTCK trong một số lĩnh

vực còn thiếu nhất quán, cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước tại

KKTCK quốc tế Cầu Treo chưa thực sự thống nhất và hiệu quả

Việc phân cấp, ủy quyền cho BQL KKT trong một số lĩnh vực chưa

được thực hiện đầy đủ, nhất quán do có sự không thống nhất với quy định của

pháp luật chuyên ngành, chưa được các Bộ, ngành hướng dẫn chi tiết nên rất

khó phát huy được hiệu lực, hiệu quả, cụ thể:

116

Theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ thì BQL KKTCK là cơ

quan thuộc sự chỉ đạo, quản lý của UBND tỉnh và chịu sự hướng dẫn về

chuyên môn của các Bộ KHĐT. Tuy nhiên, BQL KKTCK không thuộc hệ

thống cơ quan quản lý hành chính Nhà nước (4 cấp) do Thủ tướng Chính phủ

thành lập. Nếu thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo Nghị định

29/2008/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan thì s bao trùm

lên chức năng, nhiệm vụ của nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Nếu không thực

hiện ủy quyền đồng bộ và toàn diện thì hoạt động của Ban quản lý lại kém hiệu

quả so với chức năng, nhiệm vụ được giao tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP.

Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định, các Ban quản lý được xếp hạng I

được phép thành lập Thanh tra để tăng cường trách nhiệm quản lý trong các

lĩnh vực xây dựng, môi trường, lao động,… trong các KCN, KKT. Tuy nhiên,

Luật Thanh tra lại không quy định chức năng Thanh tra của Ban quản lý dẫn

đến hoạt động thanh tra BQL KKTCK g p nhiều khó khăn, không thể xử phạt

vi phạm hành chính khi phát hiện doanh nghiệp trong KKTCK vi phạm pháp

luật trong các lĩnh vực hoạt động. Ngoài ra còn một số vướng mắc khác trong

phân cấp ủy quyền cho BQL KKTCK với các sở, ngành tại địa phương trong các

lĩnh vực xây dựng, tài nguyên môi trường, lao động. Sự phối hợp quản lý giữa

các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND huyện Hương Sơn và BQL KKTCK trong

QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo có lúc còn thiếu nhịp nhàng, bất cập,

còn nhiều chồng chéo, tầng nấc, nhất là trong quản lý quy hoạch, xây dựng, quản

lý đất đai, tài nguyên - môi trường, công tác cấp phép kinh doanh, chứng nhận

đầu tư, thông tin tuyên truyền, xúc tiến thương mại,... là nguyên nhân ảnh hưởng

đến hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo, tác động ảnh

hưởng đến kết quả hoạt động của KKTCK trên nhiều lĩnh vực.

Ngoài ra, công tác quản lý các hoạt động tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

đã được quan tâm, song nhiều m t còn hạn chế, nhất là quan hệ phối hợp liên

ngành quản lý (Hải quan, Biên phòng, Quản lý thị trường, kiểm dịch...) trong

các hoạt động quản lý XNK, XNC. Trong khi đó, vai trò điều hành phối hợp

của BQLCK còn mờ nhạt do cơ cấu tổ chức bất hợp lý. Việc xử lý các vấn đề

phát sinh tại cửa khẩu vẫn còn lúng túng, mất nhiều thời gian, chưa tạo được

sự thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân khi XNK hàng hóa và XNC qua

117

biên giới. Chưa triển khai được việc kiểm soát chung hải quan theo cơ chế

"một lần dừng, một lần kiểm tra" tại khu vực cửa khẩu.

3.3.2.2. Nguyên nhân

Một là, cơ sở hạ tầng KKTCK còn yếu kém, nguồn lực đầu tư phát triển

hạn chế, giải phóng m t bằng khó khăn.

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo có địa bàn rộng lớn, địa hình

vùng núi hiểm trở, đến nay vẫn còn là khu vực đ c biệt khó khăn, việc đầu tư

cơ sở hạ tầng phụ thuộc chủ yếu vào vốn NSNN, trong khi vốn ngân sách

trung ương đầu tư cho các KKTCK của cả nước hàng năm còn ít. Giai đoạn

2012 trở về trước Trung ương thường phân bổ đều cho các khu, đầu tư dàn

trải, chưa tập trung cao cho các KKTCK có điều kiện thuận lợi để phát triển.

Giai đoạn này, hàng năm KKTCK quốc tế Cầu Treo chỉ được phân bổ vài

chục tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nên rất khó khăn. Từ năm

2013, Chính phủ có chủ trương rà soát lựa chọn một số KKTCK trọng điểm

để tập trung đầu tư, tránh dàn trải (theo đó s ưu tiên dành 70% ngân sách

trung ương trong kế hoạch hàng năm để đầu tư phát triển các KKTCK này)

nên KKTCK quốc tế Cầu Treo được phân bổ số vốn khá hơn. Do ngân sách

trung ương còn hạn chế, các dự án hạ tầng tại KKTCK lại thuộc địa bàn miền

núi, địa hình hiểm trở, suất đầu tư xây dựng cao nên rất khó đáp ứng nhu cầu,

đến nay nhiều dự án trong danh mục được ưu tiên đầu tư theo quy hoạch chung

đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhưng vẫn chưa được đầu tư ho c bị

chậm tiến độ do thiếu vốn. Trong khi đó, tỉnh Hà Tĩnh lại chưa có kế hoạch

tổng thể hay các chính sách đủ mạnh để huy động nguồn lực đầu tư phát triển

kết cấu hạ tầng của KKTCK quốc tế Cầu Treo từ nguồn vốn ngoài ngân sách

ho c vốn ODA mà vẫn chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách trung ương. Bên

cạnh đó, một số công trình giải phóng m t bằng chậm, không bàn giao m t

bằng thi công đúng kế hoạch nên tiến độ hoàn thành cũng chậm theo.

Đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến cơ sở hạ tầng KKTCK quốc

tế Cầu Treo chậm được đầu tư, còn thiếu và yếu, chưa tạo được động lực để

thu hút đầu tư, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Hai là, hệ thống các trục giao thông chính nối KKTCK quốc tế Cầu

Treo với nội địa và Lào chậm được đầu tư nâng cấp

118

Quốc lộ 8A là trục giao thông chính của KKTCK quốc tế Cầu Treo,

nằm trên tuyến đường Xuyên Á (Asean Highway-AH15) nối thành phố Vinh

(Việt Nam, giao với AH1) đến Udon Thani (Thái Lan, giao với AH12). Đây

là tuyến đường ngắn nhất hiện nay từ Viêng Chăn (Lào) đi Việt Nam, nhưng

ở trên địa phận cả hai nước, tuyến đường này còn nhỏ hẹp, lại quanh co, chất

lượng đường thấp, chậm được nâng cấp, hay bị sạt lỡ đất về mùa mưa bão, rất

khó đi nên ảnh hưởng rất lớn đến các xe tải, cũng như xe du lịch cỡ lớn đi

qua. Quốc lộ 8A là tuyến đường do Bộ Giao thông vận tải quản lý, tuyến

đường này bắt đầu được đầu tư cải tạo, nâng cấp từ năm 2010 nhưng theo kế

hoạch đến năm 2017 mới chỉ hoàn thành đoạn từ thị xã Hồng Lĩnh đến thị

trấn Tây Sơn, đoạn còn lại đến cửa khẩu quốc tế Cầu Treo dài khoảng 45km

chưa được đầu tư; tuyến đường này nối với đường 8 của Lào, hiện cũng chưa

được đầu tư nâng cấp. Ngoài ra phía Lào có tuyến đường từ Laksao đi

Thakhek là tuyến đường thuận lợi kết nối cửa khẩu quốc tế Cầu Treo với cầu

Hữu Nghị III (bắc qua sông Mê-kông nối Thakhek (Lào) với Nakhonphanom

(Thái Lan)), tạo điều kiện để thu hút hàng Thái Lan quá cảnh qua Lào đến

Việt Nam. Tuy nhiên, tuyến đường này bắt đầu nâng cấp mở rộng từ 2012

nhưng dự kiến đến 2018 mới hoàn thành.

Do điều kiện giao thương hạn chế đã kéo theo những yếu tố không

thuận lợi cho môi trường kinh doanh tại KKTCK quốc tế Cầu Treo như cước

vận tải cao, hạn chế trong vận chuyển từ nội địa đến cửa khẩu, sang Lào, Thái

Lan và ngược lại

Ba là, khung khổ pháp lý và chính sách của Trung ương đối với

KKTCK thiếu ổn định, chồng chéo, vướng mắc nhưng chậm được tháo gỡ.

Quá trình thực thi chính sách do cấp Trung ương ban hành trong những

năm qua có rất nhiều thay đổi và thường xuyên g p những chồng chéo, vướng

mắc. Do cơ chế, chính sách ưu đãi thiếu tính ổn định nên gây tâm lý thiếu tin

tưởng đối với các nhà đầu tư, ảnh hưởng đến việc xúc tiến, thu hút đầu tư vào

khu kinh tế. Một số văn bản quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Thủ tướng

Chính phủ không phù hợp với các Luật, ho c Luật đã được sửa đổi, ban hành

nhưng các văn bản hướng dẫn Luật không sửa đổi kịp thời (như phân cấp, ủy

quyền cho BQL KKTCK hay một số cơ chế chính sách ưu đãi,…) nên ảnh

119

hưởng đến hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với KKTCK cũng như các hoạt động

sản xuất, kinh doanh tại KKTCK. Đ c biệt, kể từ ngày 01/9/2016, khi Luật

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 có hiệu lực, KKTCK

quốc tế Cầu Treo không còn được coi là Khu phi thuế quan nữa, kéo theo một

loạt chính sách ưu đãi hết hiệu lực làm giảm hẳn tính hấp dẫn đầu tư vào

KKTCK này; đồng thời nảy sinh một loạt các vướng mắc gây khó khăn cho

các tổ chức, cá nhân đang sản xuất kinh doanh trong khu kinh tế cũng như

công tác quản lý các hoạt động của KKTCK quốc tế Cầu Treo.

Bốn là, chính sách của các quốc gia láng giềng và các Hiệp định thương

mại tự do.

Kinh tế cửa khẩu của KKTCK quốc tế Cầu Treo trong những năm qua

phụ thuộc chủ yếu vào kim ngạch XNK với Lào và Thái Lan. Do chính sách

của Lào với hàng quá cảnh của Thái Lan nhiều thời điểm còn thiếu cởi mở nên

hàng quá cảnh của Thái Lan qua Lào đến Việt Nam cũng có lúc còn g p khó

khăn. Ngoài ra, hệ thống pháp luật của Lào trong những năm qua cũng có nhiều

thay đổi tác động đến chính sách kinh tế cửa khẩu (ví dụ: từ giữa năm 2016

Chính phủ Lào cấm xuất khẩu gỗ khi chưa phải là sản phẩm bằng gỗ làm giảm

hẳn kim ngạch nhập khẩu về Việt Nam m t hàng truyền thống có giá trị kim

ngạch cao, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch nhập khẩu qua cửa khẩu Cầu

Treo). Chính sách hạn chế các m t hàng nhập khẩu giữa 3 nước cũng có những

thay đổi theo từng thời kỳ làm ảnh hưởng đến hoạt động thương mại và XNK

qua KKTCK quốc tế Cầu Treo. Chẳng hạn chính sách cấm xuất khẩu một số

động vật sống của Thái Lan nên từ năm 2013 đến nay m t hàng chó nhập khẩu

từ Thái Lan về Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo không còn; ho c năm

2016 Việt Nam không chủ trương nhập khẩu một số m t hàng hoa quả như xoài,

bưởi, măng cụt,… để bảo hộ hàng trong nước nên những loại hàng hóa này

không mở tờ khai hải quan để nhập khẩu về Việt Nam được;… [3].

Hàng hoá XNK qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo chủ yếu là các m t hàng

có xuất xứ từ các nước ASEAN, được giảm thuế suất theo Hiệp định về chương

trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) cho Khu vực Thương mại Tự

do ASEAN (AFTA) có thuế suất thấp ho c bằng 0%. Bên cạnh đó, theo lộ trình

gia nhập WTO, đã có nhiều m t hàng giảm thuế suất xuống 0%- 5% như m t

120

hàng gạo, điện tử dân dụng, hoa quả… nên những năm gần đây đã có tác động

làm giảm mạnh số thu ngân sách tại KKTCK quốc tế Cầu Treo.

Năm là, việc bố trí, sắp xếp tổ chức bộ máy QLNN đối với KKTCK sau

khi hợp nhất hai Ban quản lý chưa được quan tâm đúng mức; trình lao động

trong KKTCK còn thấp

Hà Tĩnh vừa có KKT Vũng Áng vừa có KKTCK quốc tế Cầu Treo với

những tính chất khác biệt và nằm cách xa nhau hơn 150km; cả 02 Khu kinh tế

này đều được Chính phủ lựa chọn ưu tiên đầu tư phát triển từ nguồn ngân

sách nhà nước trong giai đoạn từ 2013- 2020, do đó cả 02 KKT đều có vị trí,

vai trò hết sức quan trọng trong phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh quốc

phòng của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung. KKT Vũng Áng

đã có những bước phát triển nóng và đã trở thành một trong những khu vực

kinh tế trọng điểm miền Trung, với nhiều dự án lớn tầm cỡ quốc gia và quốc

tế đang được triển khai. Quá trình triển khai hoạt động của các dự án tại KKT

Vũng Áng cũng phát sinh nhiều vấn đề bức xúc cần phải giải quyết. Vì vậy,

trong những năm qua, tỉnh Hà Tĩnh chú trọng tập trung đầu tư nhiều công sức

và vốn đầu tư phát triển cho KKT Vũng Áng; KKTCK quốc tế Cầu Treo

dường như ít nhận được sự quan tâm hơn, nhất là từ sau khi sáp nhập hai Ban

quản lý thành BQL KKT tỉnh (năm 2014) để quản lý chung cả 2 KKT và các

KCN trên địa bàn tỉnh. Đến nay đã hơn 3 năm kể từ ngày sáp nhập nhưng tổ

chức bộ máy BQL KKT tỉnh Hà Tĩnh vẫn chưa được củng cố, kiện toàn. Đối

với BQLCK, m c dù đã sớm được thành lập nhưng các thành viên lại không

đúng với Quyết định số 45/2013/QĐ-TTg ngày 25/7/2013 của Thủ tướng

Chính phủ. Quá trình hoạt động đã bộc lộ nhiều bất cập nhưng BQL KKT tỉnh

cũng bị lao vào vòng xoáy công việc của KKT Vũng Áng nên chậm tham

mưu cho UBND tỉnh trong việc kiện toàn tổ chức bộ máy, quy chế quản lý,

quy chế phối hợp, nội quy cửa khẩu, sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách và xay

dựng kế hoạch phát triển tổng thể KKTCK trong tình hình mới,...

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý tại các

KKTCK quốc tế Cầu Treo còn thiếu và chưa được chuẩn bị đầy đủ, kịp thời

các kiến thức, kinh nghiệm để đáp ứng những yêu cầu nảy sinh trong quá

trình triển khai thực hiện. Lao động trong KKTCK chủ yếu là lao động nông

121

nghiệp và kinh doanh thương mại biên mậu quy mô nhỏ lẻ, chưa đáp ứng

được nhu cầu lao động cho các dự án công nghiệp có yêu cầu kỹ thuật, chất

lượng lao động cao và các doanh nghiệp hoạt động thương mại quy mô lớn.

Ngoài ra, do những yếu kém trong vấn đề tổ chức quản lý và thực hiện

chính sách tại KKTCK quốc tế Cầu Treo, sự quan tâm chỉ đạo của UBND

tỉnh Hà Tĩnh trong phối hợp các lực lượng chức năng chuyên ngành tại cửa

khẩu có lúc chưa quyết liệt và thiếu kịp thời, nên hiện tượng buôn lận và gian

lận thương mại chưa được đẩy lùi, tư thương lợi dụng chính sách ưu đãi để

thu gom hàng miễn thuế tuồn vào nội địa còn xảy ra, ảnh hưởng đến hoạt

động thương mại, XNK của KKTCK.

Sáu là, công tác xúc tiến thương mại - đầu tư chưa hiệu quả

Công tác xúc tiến thương mại - đầu tư vào KKTCK quốc tế Cầu Treo

trong những năm qua tuy đã được UBND tỉnh, BQL KKTCK chú trọng

nhưng tính chuyên nghiệp chưa cao, thông tin về KKTCK quốc tế Cầu Treo

và các dự án xúc tiến đầu tư vào KKT còn còn chung chung, thiếu cụ thể;

chính sách thường xuyên thay đổi nên việc cập nhật nội dung quảng bá thiếu

kịp thời; Thông tin thị trường XNK còn hạn chế, các dịch vụ thương mại, du

lịch dịch vụ thông quan hàng hoá XNK, dịch vụ bốc xếp, vận tải tại khu vực

cửa khẩu còn yếu. Việc tuyên truyền, phổ biến các cơ chế chính sách phát

triển kinh tế cửa khẩu và phát triển du lịch chưa được sâu rộng nên hạn chế

đến việc thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất và

kinh doanh tại KKTCK.

Bảy là, chậm triển khai hợp tác giữa hai nước láng giềng.

Hai Chính phủ Việt Nam và Lào đã có chủ trương thành lập Khu hợp

tác kinh tế biên giới Hà Tĩnh - Bolykhămxay. Phía Việt Nam đã xây dựng Đề

án thành lập KHTKTBG gửi Chính phủ Lào. Gần đây, thực hiện thỏa thuận

hợp tác giữa hai Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu của Việt Nam tư đang tiếp

tục nghiên cứu triển khai xây dựng Đề án, tiến tới ký thỏa thuận với Chính

phủ Lào để thành lập KHTKTBG. Đây là một cơ hội lớn để phát triển

KKTCK quốc tế Cầu Treo trên nhiều lĩnh vực. Vai trò của Hà Tĩnh trong việc

xúc tiến thành lập KHTKTBG này là rất quan trọng, song sự quan tâm thúc

đẩy trong thời gian qua chưa đúng mức để tạo bước đột phá mới cho KKTCK

quốc tế Cầu Treo.

122

Chƣơng 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ

NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO

4.1. BỐI CẢNH MỚI TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO

4.1.1. Bối cảnh quốc tế có ảnh hƣởng đến sự phát triển của Khu

kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

Trong những thập kỷ qua, tình hình thế giới đã có những biến đổi hết

sức nhanh chóng và không thể lường trước đã ảnh hưởng tới sự nghiệp phát

triển KT-XH của các nước đang phát triển. Trong những năm tới, tình hình

thế giới và khu vực s còn nhiều diễn biến rất phức tạp, toàn cầu hoá, hội

nhập quốc tế, cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức s tiếp tục

được đẩy mạnh. Khu vực Đông Nam Á đã trở thành một cộng đồng, tiếp tục

là trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa - kinh tế - chính trị chiến lược

ngày càng quan trọng, là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn.

Một số xu hướng chủ đạo s ảnh hưởng đến định hướng phát triển của

KKTCK quốc tế Cầu Treo bao gồm:

4.1.1.1. Xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng

Việt Nam đã trở thành thành viên đầy đủ của WTO vào năm 2007 và đã

từng bước chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và

thế giới. Tính đến 31/12/2016 Việt Nam đã tham gia thiết lập 12 Hiệp định

thương mại tự do (FTA) với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, ngoài ra

đang đang đàm phán 4 FTA khác.

Các FTA đòi hỏi các thành viên phải thực hiện rà soát toàn bộ hệ thống

pháp luật của nước mình, trước hết là các lĩnh vực thương mại, đầu tư, IPR,

cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước, lao động, đấu thầu, thương mại điện tử,

môi trường, giải quyết tranh chấp,… Để thực hiện tiếp các cam kết trong các

FTA đã ký chúng ta s phải tiếp tục giảm thuế, theo Hiệp định FTA ASEAN,

từ 1/1/2015 Việt Nam đã cắt giảm 1.720 dòng thuế từ mức thuế suất 5% về 0%

(chỉ còn lại 7% dòng thuế, tương đương với khoảng trên 600 m t hàng được

123

xem là nhạy cảm chưa cắt giảm về 0%) [44]. Ngoài ra, việc tham gia các hiệp

định FTA thế hệ mới đòi hỏi chúng ta phải cạnh tranh ở mức độ cao hơn. Vì

vậy, một trong những yêu cầu đ t ra là cần phải hoàn thiện chính sách thương

mại cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam và không gây xung đột với các

cam kết trong các Hiệp định FTA Việt Nam đã ho c s tham gia, trong đó phải

hoàn thiện chính sách thương mại biên giới để nâng cao hiệu quả hoạt động của

các KKTCK và khu hợp tác thương mại biên giới. Gần đây, do các yêu cầu đ t

ra trong việc tăng cường và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như việc

thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, Quốc hội đã ban hành

sửa đổi Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (số 107/2016/QH13). Kể từ ngày

Luật này có hiệu lực từ 01/9/2016, KKTCK quốc tế Cầu Treo không còn được

coi là Khu phi thuế quan nữa, kéo theo một loạt chính sách ưu đãi hết hiệu lực.

Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng là một xu hướng mà KKTCK

quốc tế Cầu Treo muốn phát triển bền vững cũng phải hòa mình vào xu

hướng đó.

4.1.1.2. Việc đầu tư và mở rộng các hành lang kinh tế của Tiểu vùng

sông Mê-kông mở rộng (GMS)

Trong khuôn khổ chiến lược 10 năm cho Tiểu vùng sông Mê-kông mở

rộng giai đoạn 2012-2022 đã được các nhà lãnh đạo GMS thông qua tại Hội

nghị thượng đỉnh Tiểu vùng Mê-kông mở rộng lần thứ tư vào năm 2011. Để

đẩy mạnh hội nhập và hợp tác khu vực trong và ngoài Tiểu vùng sông Mê-

kông mở rộng, các quốc gia thành viên GMS tái khẳng định tầm nhìn và các

mục tiêu chỉ đạo chương trình hiện nay là:

- Các quốc gia GMS đ t mục tiêu về một tiểu vùng sông Mê-kông thịnh

vượng, hội nhập và hài hòa.

- Chương trình GMS s góp phần hiện thực hóa tiềm năng của tiểu

vùng qua (i) môi trường chính sách thuận lợi và hạ tầng kết nối hiệu quả

nhằm hỗ trợ thương mại, đầu tư, du lịch và các hình thức hợp tác kinh tế

xuyên biên giới khác; và (ii) phát triển nguồn nhân lực và năng lực kỹ năng.

- Đảm bảo một quá trình phát triển công bằng và bền vững, những lợi

ích về môi trường và xã hội s được tôn trọng đầy đủ trong việc hình thành và

triển khai Chương trình GMS.

124

Trọng tâm Khuôn khổ Chiến lược của Tiểu vùng Mê-kông Mở rộng

nhằm phát triển các hành lang kinh tế đã xúc tác đẩy mạnh sự quan tâm đến các

đ c khu kinh tế, đ c biệt là các khu kinh tế cửa khẩu, đòi hỏi sự phối hợp giữa

nhiều ngành lĩnh vực. Để tối đa hóa lợi ích của các hành lang kinh tế, cần phải

có ngày càng nhiều các dự án đa ngành với sự tham gia đầu tư của khu vực

công và tư nhân, bao gồm cả những can thiệp về phần cứng và phần mềm.

Trong khuôn khổ của chương trình, các tổ chức ngân hàng và tài chính

quốc tế đã có những cam kết tích cực hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng cho các

nước chậm phát triển. Đây là một trong những cơ hội khá phù hợp để phát

triển các KKTCK biên giới Việt Nam và Lào, nơi có cơ sở hạ tầng đang ở

trong tình trạng yếu kém.

Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với vị trí chiến lược nằm giáp

biên giới Lào và gần phía Đông Bắc Thái Lan, có cơ hội trở thành một trung

tâm thương mại quan trọng trên hành lang phía Đông - Tây nối liền với hành

lang phía Đông theo quy hoạch (Côn Minh - thành phố Hồ Chí Minh, đi dọc

theo bờ biển Bắc - Nam trong tỉnh Hà Tĩnh). Đồng thời đây cũng là cơ hội để

tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ các ngân hàng và tài chính đã cam kết tài

trợ cho GMS để đầu tư phát triển trên các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, giao thông,

đô thị, thương mại, du lịch, môi trường, công nghệ thông tin,…

4.1.1.3. Xu hướng đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới theo chuẩn mực

quốc tế

Trong xu thế gia tăng hội nhập và toàn cầu hóa, ngày càng nhiều nền

kinh tế mới nổi bắt đầu cạnh tranh ở các thị trường lớn hơn thuộc các nước

phát triển. Do đó, doanh nghiệp ở các nền kinh tế mới nổi phải đảm bảo chất

lượng hàng hóa dịch vụ đáp ứng yêu cầu cần thiết để tiêu thụ được tại thị

trường các nước phát triển. Ngoài ra, thế giới ngày càng được toàn cầu hóa,

dẫn đến hợp tác quốc tế rộng rãi hơn trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển.

Vì vậy, các KKTCK cần thu hút đầu tư phát triển các dự án đảm bảo lồng

ghép những công nghệ mới nhất và bền vững, thân thiện với môi trường, tuân

thủ những quy chuẩn quốc tế trong những lĩnh vực chính theo kế hoạch phát

triển của KKTCK, cũng như trong việc sử dụng các nguồn lực của mình để

đảm bảo cạnh tranh khi thâm nhập các thị trường lớn.

125

4.1.2. Bối cảnh trong nƣớc

4.1.2.1. Yêu cầu đặt ra từ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước 5 năm 2016-2020

Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã thông qua Nghị

quyết số 142/2016/QH13 về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-

2020 của đất nước với các nhiệm vụ chủ yếu là:

Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định kinh

tế vĩ mô, tạo môi trường và động lực cho phát triển kinh tế-xã hội; Đẩy mạnh

cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất,

hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; Tiếp tục thực hiện đột phá chiến

lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện

đại; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường tiềm lực khoa học,

công nghệ; Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai,

tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Tăng cường quốc

phòng, an ninh, bảo đảm độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, giữ

vững ổn định chính trị-xã hội và môi trường hòa bình để phát triển đất nước;

Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, tạo môi

trường hòa bình và điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước;…

Về phát triển kinh tế theo vùng, định hướng chung là quy hoạch không

gian phát triển kinh tế thống nhất trên cả nước, trong từng vùng theo nguyên

tắc kết hợp ch t ch giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ. Phát

triển các hành lang, vành đai kinh tế, kết nối hiệu quả với các nước trong khu

vực. Bố trí hợp lý các khu kinh tế, khu công nghiệp gắn với chuyển dịch cơ

cấu kinh tế vùng. Tập trung cho các vùng kinh tế trọng điểm. Lựa chọn một

số khu có lợi thế đ c biệt để xây dựng đ c khu kinh tế với cơ chế đ c thù,

hiệu lực, hiệu quả, có sức lan tỏa lớn đến chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông

nghiệp, cơ cấu lao động và cả nền kinh tế.

Như vậy, phát triển kinh tế cửa khẩu và KKTCK cũng là một nhiệm vụ

quan trọng nhằm đảm bảo hài hoà phát triển giữa các vùng, góp phần giảm

chênh lệch vùng, tạo sự đồng đều hợp lý về hưởng thụ xã hội, văn hoá.

126

4.1.2.2. Định hướng về hợp tác với các nước láng giềng giai đoạn

2015-2020 có liên quan đến phát triển kinh tế cửa khẩu và Khu kinh tế cửa

khẩu quốc tế Cầu Treo

Năm 2015, Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương hai nước

Việt Nam và Lào đã tổ chức tổng kết tình hình thực hiện các Hiệp định hợp

tác Việt Nam-Lào giai đoạn 2011-2015 và ký kết các Hiệp định và nhiều thỏa

thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực cho giai đoạn 2016-2020. Đ c biệt, Hiệp

định thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được ký kết

tháng 6/2015 với mục tiêu dành ưu đãi đ c thù cho thương mại biên giới giữa

hai bên, s là động lực thúc đẩy kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt

Nam và Lào, tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại và hội nhập khu vực

ASEAN và Tiểu vùng Mê-kông mở rộng (GMS). Phát triển các cửa khẩu biên

giới giữa Việt Nam và Lào trở thành những cửa ngõ và cầu nối trung chuyển

hàng hóa giữa các nước trong khu vực và thế giới cũng như phục vụ thuận lợi

hóa thương mại trong khu vực. Việc tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư

qua biên giới giữa Việt Nam và Lào, góp phần củng cố hơn nữa quan hệ hữu

nghị truyền thống, đoàn kết đ c biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và

Lào. Thúc đẩy mối quan hệ ch t ch giữa các tỉnh biên giới hai nước trên các

lĩnh vực kinh tế, thương mại, xã hội và văn hóa, góp phần xây dựng đường

biên giới trên đất liền giữa hai nước trở thành đường biên giới của giao lưu,

hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững, v.v...

Nằm ở vị trí chiến lược giáp biên giới Lào và gần phía Đông Bắc Thái

Lan, Hà Tĩnh có cơ hội trở thành một trung tâm thương mại quan trọng nối

liền hành lang phía Đông theo quy hoạch (Côn Minh - thành phố Hồ Chí

Minh, đi dọc theo bờ biển Bắc - Nam trong tỉnh Hà Tĩnh) với các hành lang

miền Trung (Côn Minh - Nha Trang/Sattahip, kết nối Lào với Cam-pu-chia và

Thái Lan, và đi qua Viêng Chăn, Pakading, Ban Lao và Thakhek của Lào,

Nong Khai của Thái Lan). Đây là thời cơ tốt đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa

khẩu và đưa KKTCK quốc tế Cầu Treo trở thành một trong những đầu mối

quan trọng của những hợp tác liên vùng đó.

127

Thương mại giữa Việt Nam và Thái Lan đã phát triển nhanh chóng

trong những năm gần đây, đạt gần 13 tỷ USD trong năm 2015 và dự kiến đạt

trên 15 tỷ USD vào năm 2020 [7] . Với việc Thái Lan là 1 trong 10 quốc gia

hàng đầu đầu tư vào Việt Nam, và hai nước đã ký gần 30 công ước và thỏa

thuận trong nhiều lĩnh vực như đầu tư, thương mại, du lịch, nông nghiệp, lâm

nghiệp và thủy sản… là cơ sở vững chắc cho sự tăng trưởng kim ngạch

thương mại trong tương lai. Vị trí chiến lược của Hà Tĩnh nói chung, KKTCK

quốc tế Cầu Treo nói riêng, s có cơ hội hưởng lợi từ quan hệ thương mại

này, đồng thời ngành công nghiệp trong tương lai của tỉnh s tìm được thị

trường tiềm năng trên ở khắp lãnh thổ Thái Lan.

4.1.2.3. Quan điểm, mục tiêu quy hoạch phát triển các khu kinh tế

cửa khẩu của Chính phủ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Ngày 30/8/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

1531/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án ''Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát

triển các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến

2030''. Theo đó:

- Quan điểm chỉ đạo:

+ Phát triển kinh tế cửa khẩu và KKTCK phải gắn với việc xây dựng và

phát triển các mối quan hệ chính trị hữu nghị, ổn định, bền vững giữa nước ta

với các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia. Tăng cường hợp tác quốc tế,

thu hút đầu tư trong và ngoài nước qua các khu kinh tế cửa khẩu;

+ Phát triển kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế cửa khẩu phải có tầm nhìn

dài hạn, có thứ tự ưu tiên theo từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện cụ thể và

định hướng phát triển của quốc gia;

+ Lấy hiệu quả kinh tế, chính trị và lợi ích chung của quốc gia làm yêu

cầu cao nhất và là tiêu chí quan trọng để rà soát quy hoạch và phát triển các

khu kinh tế cửa khẩu, tính toán đầy đủ ảnh hưởng của kinh tế thị trường và

hội nhập kinh tế quốc tế. Các bên tham gia hoạt động kinh tế, thương mại và

đầu tư... đều được hưởng lợi từ kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế cửa khẩu;

+ Việc triển khai xây dựng trong các khu kinh tế cửa khẩu phải tuân thủ

128

quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, sử dụng đất đúng lộ

trình, đầu tư xây dựng theo hướng tiết kiệm và hiệu quả, tránh sự dàn trải,

không tập trung, gây lãng phí nguồn lực;

+ Kết hợp ch t ch giữa phát triển kinh tế cửa khẩu với phát triển

nguồn nhân lực, đảm bảo quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu đồng

bộ với quy hoạch nguồn nhân lực, quy hoạch các công trình hạ tầng xã hội

(trường học, cơ sở y tế, văn hóa, thể thao, khu dân cư…);

+ Phát triển kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế cửa khẩu phải chú ý tới yêu

cầu bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh quốc phòng.

- Mục tiêu phát triển:

+ Xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu tại các khu vực biên giới theo

hướng hiện đại, đồng bộ, trở thành các vùng kinh tế động lực của từng tỉnh

biên giới giáp Trung Quốc, Lào và Campuchia. Đến năm 2020 cả nước quy

hoạch 26 khu kinh tế cửa khẩu, trong đó tập trung ưu tiên đầu tư bằng nguồn

vốn từ ngân sách để xây dựng đồng bộ về kết cấu hạ tầng và mô hình tổ chức

quản lý, cơ chế chính sách cho một số khu kinh tế cửa khẩu hoạt động có hiệu

quả cao; đảm bảo an ninh trật tự, kiềm chế, ngăn ch n có hiệu quả các loại tội

phạm, các hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến khu kinh tế cửa khẩu.

+ Đẩy nhanh sự phát triển hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, tạm

nhập tái xuất, vận chuyển hàng hóa quá cảnh, sản xuất công nghiệp, du lịch,

dịch vụ. Phấn đấu đến năm 2020 kim ngạch xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu đạt

khoảng 30 tỷ USD, đón khoảng 16,5 triệu lượt khách xuất nhập cảnh; Đến

năm 2030 kim ngạch xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu đạt khoảng 50 tỷ USD,

đón khoảng 26 triệu lượt khách xuất nhập cảnh [52].

Hiện nay KKTCK quốc tế Cầu Treo được đánh giá là KKTCK hoạt

động có hiệu quả cao và được lựa chọn là một trong 9 KKTCK được tập trung

ưu tiên đầu tư bằng nguồn vốn từ ngân sách để xây dựng đồng bộ về kết cấu

hạ tầng và mô hình tổ chức quản lý, cơ chế chính sách. Đây là một lợi thế để

KKTCK quốc tế Cầu Treo hoàn thiện cơ chế chính sách, tập trung đầu tư kết

cấu hạ tầng để phát triển.

129

4.1.3. Bối cảnh phát triển của tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2016-

2020 và những năm tiếp theo

Hà Tĩnh đã đạt được nhiều thành tựu trong 10 năm qua so với vị thế

của tỉnh năm 2005. Năm 2015 tăng trưởng GRDP đạt 17,5%, thu nhập bình

quân đầu người trên 38,9 triệu đồng, thu ngân sách đạt trên 12.500 tỷ đồng

(tăng 8,68% so với năm 2014, gấp 6,3 lần so với năm 2010) [51].

Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định

số 1786/QĐ-TTg ngày 27/11/2012 với mục tiêu xây dựng Hà Tĩnh trở

thành tỉnh có nền kinh tế phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng

bước hiện đại; bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; đời sống

vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, phấn đấu đến

năm 2020, thu nhập bình quân đầu người nằm trong nhóm các tỉnh đứng đầu

cả nước; giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội [51].

Mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011-

2020 đạt 18,4%/năm, trong đó giai đoạn 2011-2015 đạt 15,8%/năm và giai

đoạn 2016 - 2020 đạt 21,1%/năm. GDP bình quân đầu người (giá hiện hành)

đạt 35 triệu đồng vào năm 2015 và đạt 97,7 triệu đồng vào năm 2020; Đến

năm 2020 tỷ trọng nông nghiệp chiếm 13,1%, công nghiệp chiếm 54,7% và

dịch vụ chiếm 32,2% [51].

Định hướng đến năm 2020 phát triển nhanh lĩnh vực thương mại và

dịch vụ trở thành ngành kinh tế quan trọng và hỗ trợ các ngành, lĩnh vực khác

phát triển, đ c biệt là thúc đẩy thương mại với Lào, các tỉnh vùng đông Bắc

Thái Lan, Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN, trong đó tập trung

xây dựng KKTCK quốc tế Cầu Treo sớm trở thành trung tâm thương mại,

dịch vụ lớn phía Tây của tỉnh, là cửa ngõ giao thương với các nước trên tuyến

hành lang kinh tế Đông - Tây. Nâng cao hiệu quả hợp tác với các nước trong

khu vực, nhất là với Lào, Thái Lan và các nước trong khối ASEAN để phát

triển và khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của KKTCK quốc tế Cầu Treo.

Hiện nay Hà Tĩnh đang chủ trương rà soát lại các quy hoạch, nhất là

quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cho phù hợp với tình hình thực

130

tiễn và bối cảnh mới. Trong đó có yêu cầu cập nhật các cơ chế, chính sách và

bối cảnh tình hình mới để đề xuất điều chỉnh quy hoạch, chiến lược, chính

sách và bố trí nguồn lực, nhân lực cho KKTCK quốc tế Cầu Treo. Đây là điều

kiện thuận lợi để KKTCK quốc tế Cầu Treo bước sang một giai đoạn phát

triển mới.

4.1.4. Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của Khu

kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

4.1.4.1. Những cơ hội, thuận lợi cơ bản

Thứ nhất, yếu tố địa kinh tế: KKTCK quốc tế Cầu Treo có vị trí quan

trọng trong Tiểu vùng sông Mê-kông mở rộng, có thể tận dụng một số xu thế

chính trong nước và khu vực để phát triển. Chẳng hạn, với sáng kiến Tiểu

vùng Sông Mê-kông, KKTCK quốc tế Cầu Treo có thể trở thành đầu mối

thương mại giữa Đông Bắc Thái Lan, Lào, Việt Nam và các khu vực khác.

Việc tiếp tục tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và khu vực s làm gia tăng

nhu cầu về thương mại và sản xuất giúp đẩy mạnh thu hút đầu tư và hoạt động

dịch vụ, du lịch, thương mại và XNK, XNC của KKTCK quốc tế Cầu Treo.

Thứ hai, yếu tố lịch sử và văn hóa: Việt Nam và Lào từ rất sớm trong

lịch sử đã có mối quan hệ mật thiết về dân tộc, về văn hóa và có sự hiểu biết

lẫn nhau khá sâu sắc. Đ c biệt, sau hơn bảy thập kỷ qua, mối quan hệ truyền

thống tốt đẹp, sự gắn bó thủy chung giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Lào

được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn Phom-vi-hẳn đ t nền móng,

được các thế hệ lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai

nước dày công vun đắp đã trở thành tài sản vô giá của cả hai dân tộc, đã trở

thành mối quan hệ hữu nghị đ c biệt giứa hai nước láng giềng mà trên thế

giới không nơi nào khác có được. Sự gần gũi, tương đồng văn hóa là một yếu

tố thuận lợi cho sự phát triển bổ sung cho nhau về nhiều m t. Đó là yếu tố

thuận lợi cho việc thực hiện các Hiệp định thương mại giữa hai nước và trong

khu vực, là cơ sở quan trọng để cho hai bên tiếp tục tìm kiếm các hình thức

mới phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị trong giai đoạn lịch sử mới. Đây

cũng chính là lợi thế của kinh tế cửa khẩu và KKTCK của hai nước.

Thứ ba, yếu tố chính trị: Việt Nam đã hoàn thành công tác tăng dày, tôn

131

tạo mốc biên giới trên đất liên đi đôi với việc tăng cường cơ sở pháp lý, củng

cố cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong khu vực biên giới với

Lào; Thành tự về công tác biên giới lãnh thổ và yếu tố ngoại giao đ c biệt

giữa Việt Nam và Lào là cơ sở, là điều kiện quan trọng để phát triển cơ sở hạ

tầng, góp phần củng cố an ninh, quốc phòng, ổn định dân cư khu vực biên

giới, đ c biệt tạo điều kiện cho việc phát triển hệ thống cửa khẩu, khu kinh tế

cửa khẩu, thúc đẩy giao thương với các Lào.

Thứ tư, được Chính phủ quan tâm, ưu tiên đầu tư phát triển: KKTCK

quốc tế Cầu Treo hiện nay đang là 01 trong 09 KKTCK trọng điểm được

Chính phủ ưu tiên đầu tư phát triển bằng nguồn vốn từ ngân sách để xây dựng

đồng bộ về kết cấu hạ tầng và mô hình tổ chức quản lý, cơ chế chính sách.

Thứ năm, sự phát triển về KT-XH của tỉnh Hà Tĩnh là một lợi thế rất

quan trọng trong quá trình phát triển của KKTCK quốc tế Cầu Treo

4.1.4.2. Những thách thức chủ yếu

Một là, Hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng của Tiểu vùng sông Mê-kông

mở rộng vừa là thuận lợi nhưng cũng là thách thức đối với KKTCK quốc tế

Cầu Treo.

Trong Chương trình hợp tác của Tiểu vùng sông Mê-kông mở rộng, s

xây dựng 36 cây cầu bắc qua sông Mê-kông (trên đoạn hạ lưu dòng sông Mê-

kông ở khu vực Đông Nam Á), trong đó có 7 cây cầu Hữu nghị nối Lào với

Thái Lan (Thai Saphan Mittraphap Thai-Lao), hiện đã có 4 cầu khánh thành

đi vào hoạt động gồm, trong 3 cầu còn lại có cầu Hữu nghị số V nối tỉnh

Bưng Kàn (Bueng Kan) của Thái Lan với tỉnh Boolykhămxay của Lào [57].

Việt Nam và Lào cũng đã có chủ trương triển khai tuyến đường cao tốc

nối thủ đô Viêng Chăn, Lào với Thủ đô Hà Nội, Việt Nam. Tuyến đường này s

đi qua P c xan, tỉnh Bôlykhămxay (Lào), qua cửa khẩu Thanh Thủy (Nghệ An),

thành phố Vinh và đi Hà Nội có quy mô dự kiến 6 làn xe, giai đoạn 1 xây dựng 4

làn xe, chiều dài khoảng 750 km, đảm bảo phương tiện có thể lưu thông từ 80 -

120 km/h. Mức đầu tư dự kiến đoạn từ Viêng Chăn - P c Xan - Thanh Thủy -

Vinh dài 446km, tổng mức đầu tư trên 5,2 tỷ đô la Mỹ. Riêng tuyến đường đi

trên địa bàn Lào có chiều dài 381km. Đoàn từ Vinh đi Hà Nội hiện đã xây dựng

132

xong tuyến cao tốc Hà Nội - Ninh Bình, dự kiến đoạn Ninh bình - Vinh s hoàn

thành vào năm 2020. Về nguồn vốn, hai nước dự kiến s phối hợp, kêu gọi đầu

tư từ vốn ODA của Nhật Bản. Việc xây dựng cao tốc nối Thủ đô Viêng Chăn -

P c xan - Thanh Thủy - thủ đô Hà Nội là rất quan trọng nhằm sớm hiện thực

hiệp định hợp tác song phương và thỏa thuận kết nối giao thông giửa Bộ Chính

trị và Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào. Vì vậy, để sớm có phương án trình

hai Chính phủ các bên cần xem xét cụ thể chi tiết về hướng tuyến, quy mô,

mức độ đầu tư. Khi tuyến đường này kết nối s mở ra nhiều triển vọng trong

đẩy mạnh phát triển KT-XH không chỉ của cả 2 nước Việt Nam - Là mà cả các

nước trong khu vực. Hiện nay Bộ Giao thông vận tải của Việt Nam đã giúp Lào

công tác khảo sát, thiết kế và tuyết đường đã thiết kế xong [57].

Tuyến đường Viêng Chăn - P c xan - Thanh Thủy - Vinh ngắn hơn tuyến

Viêng Chăn - P c xan - Càu Treo - Vinh 40km. Sau khi cây cầu Hữu nghị số V

nối liền tỉnh Bưng Kàn của Thái Lan với P c xan, tỉnh Bôlykhămxay của Lào

thì đây s trở thành tuyến đường thuận lợi nhất thông thương hàng hóa giữa

Thái Lan, Lào với các tỉnh từ Nghệ An trở ra phía Bắc của Việt Nam. Dự kiến

tuyến đường này s hoàn thành đưa vào sử dụng vào năm 2022, điều đó s trở

thành một thách thức không nhỏ đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo.

Hai là, sự cạnh tranh của các KKTCK khác.

Trong thời kỳ mở rộng hội nhập kinh tế, lượng giao dịch thương mại

qua cửa khẩu không chỉ phụ thuộc trước hết vào chính sách thương mại và

quy mô nền kinh tế của hai nước láng giềng, mà còn do sự thuận lợi của cửa

khẩu đến với các thị trường khác trong khu vực. Trong những năm tới, xu

hướng hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào còn đến với các

nước khác trên thế giới, trong đó quy mô lớn nhất là với Trung Quốc và Thái

Lan và các nước trong ASEAN và ngược lại. Vì vậy, để phát triển thương

mại, các KKTCK giáp với Lào s phải cạnh tranh, tự đổi mới, tạo mọi điều

kiện để thu hút hàng hóa qua cửa khẩu.

Ngoài ra, theo quy định của Chính phủ, từ nay đến năm 2030, cứ cuối

mỗi kỳ kế hoạch s đánh giá lại kết quả hoạt động của các KKTCK theo các

tiêu chí như: Vị trí chiến lược của KKTCK, kết quả hoạt động XNK, XNC,

133

thu ngân sách, kết quả thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hộ kinh doanh,

số lao động có việc làm, và một số tiêu chí khác,… để đánh giá tính hiệu quả

của các KKTCK, từ đó chọn ra khoảng 30% trong tổng số các KKTCK để tập

trung ưu tiên đầu tư ngân sách và cơ chế, chính sách làm đầu tàu phát triển

cho các khu khác. Theo các tiêu chí đó, giai đoạn 2016-2020 đã có 9 KKTCK

được lựa chọn ưu tiên, trong đó có KKTCK quốc tế Cầu Treo. Tuy nhiên,

chấm điểm theo các tiêu chí thì KKTCK xếp thứ 08 trong 09 KKTCK, đây là

một thứ hạng khá mong manh, nếu không có sự cố gắng thì đến năm 2021

KKTCK quốc tế Cầu Treo có thể bị soán ngôi và đẩy ra ngoài danh sách được

Chính phủ ưu tiên đầu tư phát triển.

Ba là, xây dựng chính sách đ c thù trong tình hình mới.

Như đã phân tích ở các phần trên, do xu hướng hội nhập của nước ta,

việc tham gia các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới đòi hỏi hệ thống pháp luật

phải có những sửa đổi cho phù hợp với các điều kiện của các FTA trong các

lĩnh vực thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, lao động, đấu thầu, thương mại

điện tử, môi trường, giải quyết tranh chấp,… trong đó có chính sách thương

mại biên giới. Điều thấy rõ nhất là việc sửa đổi Luật Thuế xuất khẩu, thuế

nhập khẩu có hiệu lực từ 01/9/2016 đã làm thay đổi rất nhiều các chính sách

ưu đãi đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo. Việc xây dựng cơ chế chính sách

đ c thù cho KKTCK quốc tế Cầu Treo trong thời gian tới là việc rất quan

trọng nhưng cần được nghiên cứu kỹ để không trái với những cam kết WTO

và các FTA là một thách thức không nhỏ.

Bốn là, các vấn đề về an ninh, chính trị, xã hội cần phải giải quyết.

Quá trình thúc đẩy kinh tế phát triển, KKTCK quốc tế Cầu Treo còn

phải tính tới các yếu tố an ninh, chính trị, những vấn đề mang tính xã hội

phức tạp như buôn lậu các chất ma túy, di dân bất hợp pháp, tội phạm quốc tế,

khủng bố quốc tế,.. Đồng thời phải giải quyết các vấn đề nảy sinh giữa yêu

cầu phát triển nhanh với bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng,

ổn định biên giới; giữa yêu cầu phát triển nhanh với dân trí thấp…

Năm là, điểm xuất phát của KKTCK quốc tế Cầu Treo nếu tính từ thời

điểm này vẫn còn thấp, đây vẫn là khu vực đ c biệt khó khăn, kinh tế kém

phát triển, nền sản xuất lạc hậu, hạ tầng yếu kém.

134

4.2. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH ĐỐI

VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO

Phát triển các KKTCK là một chủ trương chiến lược quan trọng của

Đảng và Nhà nước nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của một số địa

phương, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng kinh tế, thúc đẩy

phát triển kinh tế cửa khẩu, kết hợp phát triển kinh tế với giữ vững quốc

phòng, an ninh, tăng cường quan hệ đối ngoại.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII (nhiệm kỳ 2015-

2020) cũng đã xác định mục tiêu đến năm 2020: Tập trung huy động nguồn

lực đầu tư xây dựng, phát triển Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo sớm

trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ lớn phía Tây của tỉnh, là cửa ngõ

giao thương, hợp tác toàn diện với Lào, các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan,

ASEAN và tiểu vùng sông Mê Kông [1].

Để đạt được mục tiêu đó, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện QLNN cấp

tỉnh đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo theo các quan điểm sau: (i) Tập trung

hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN đối với KKTCK theo hướng tinh gọn, hiệu

lực, hiệu quả; (ii) Rà soát, điều chỉnh, xây dựng và ban hành các quy hoạch,

kế hoạch, các chính sách đ c thù, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa

phương và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong tình hình mới nhằm khai

thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương; (iii) Tạo môi trường

thuận lợi, thông thoáng để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại

và các loại hình dịch vụ, giải quyết việc làm (iv) Quản lý nhà nước đối với

KKTCK quốc tế Cầu Treo phải đáp ứng nhu cầu về cơ sở hạ tầng, khai thác

và sử dụng đất có hiệu quả, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường; (v) Quản

lý nhà nước đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo phải gắn với mở rộng quan hệ

đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là đối với Lào.

4.3. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO GIAI ĐOẠN ĐẾN

NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

4.3.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản và nâng cao chất ƣợng

nguồn nhân ực cho Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

Như đã phân tích ở Chương 3, tổ chức bộ máy quản lý đối với KKTCK

quốc tế Cầu Treo hiện đang có nhiều hạn chế như số lượng cán bộ, công chức

135

thiếu, trách nhiệm, quyền hạn của bộ máy chưa thực sự được đảm bảo, cần

phải sớm được khắc phục. Ban quản lý KKT tỉnh Hà Tĩnh cần khẩn trương

nghiên cứu, xây dựng các báo cáo và tham mưu cho UBND tỉnh Hà Tĩnh một

số nội dung sau:

- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo

theo hướng cơ cấu hợp lý, tinh gọn nhưng phải đủ số nhân lực để thực hiện

nhiệm vụ, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.

- Ban hành sửa đổi, bổ sung quy chế hoạt động của Ban quản lý KKT

cho phù hợp với tình hình mới. Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của

BQL KKT tỉnh Hà Tĩnh trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối

với KKTCK quốc tế Cầu Treo. Giao quyền chủ động tối đa cho bộ phận quản

lý KKTCK theo các nội dung quản lý đã được phân cấp, ủy quyền tại Nghị

định số 29/2008/NĐ-CP, giao tài khoản, con dấu cho Văn phòng đại diện

BQL tại KKTCK quốc tế Cầu Treo để chủ động triển khai thực hiện nhiệm

vụ, nhất là xử lý các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng, hiệu quả theo cơ

chế một cửa - tại chỗ đối với hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư phát triển

và cung ứng dịch vụ công trong KKTCK quốc tế Cầu Treo. Ban hành quy chế

phối hợp giữa các sở, ban, ngành và địa phương với Ban quản lý KKT tỉnh,

trong đó làm rõ việc phối hợp thực hiện các nhiệm vụ còn chồng lấn theo

phân cấp ủy quyền của Chính phủ đối với Ban quản lý KKT tỉnh.

- Kiện toàn BQLCK quốc tế Cầu Treo theo Quyết định 45/2013/QĐ-TTg

của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế điều hành hoạt động tại các

cửa khẩu biên giới đất liền. Ban hành, sửa đổi nội quy cửa khẩu Quốc tế Cầu

Treo sau khi kiện toàn lại BQLCK theo hướng tăng hiệu lực điều hành phối

hợp các hoạt động tại cửa khẩu, tăng cường phối hợp giữa các lực lượng chức

năng chuyên ngành trong thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo hiệu quả hoạt động của

BQLCK. Bố trí một Phó Ban quản lý KKT tỉnh vừa phụ trách quản lý đối với

KKTCK, kiêm chức Trưởng Văn phòng đại diện tại KKTCK và kiêm chức

Trưởng cửa khẩu, thường xuyên có m t tại KKTCK để điều hành, xử lý công

việc hàng ngày. Bổ nhiệm một trưởng phòng ho c tương đương làm Phó cửa

khẩu kiêm Chánh văn phòng BQLCK để giúp Trưởng cửa khẩu điều hành và

xử lý các vấn đề phát sinh trong công việc hàng ngày tại cửa khẩu.

136

- Ban hành quy chế phối hợp giữa BQLCK với UBND huyện Hương Sơn,

Đồn Biên phòng cửa khẩu để giải quyết những vấn đề có liên quan đến hoạt

động của cửa khẩu như đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, cấp điện, cấp

nước, thoát nước, vệ sinh, đảm bảo mỹ quan, môi trường sinh thái khu vực cửa

khẩu và các vấn đề phát sinh khác. Tăng cường phối hợp giữa BQLCK, UBND

huyện Hương Sơn, Đồn Biên phòng, Hải quan, Kiểm dịch, Trạm công an XNC

với chính quyền và các lực lượng phía cửa khẩu Nậm Phao để đảm bảo quốc

phòng, an ninh trật tự và các hoạt động thông quan, XNK, XNC qua cửa khẩu

được thuận lợi, xử lý nhanh và hiệu quả các vấn đề phát sinh.

Đồng thời, Ban quản lý KKT tỉnh Hà Tĩnh xây dựng, hoàn thiện các quy

chế nội bộ và tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực cho Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo như:

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

và lao động trong các cơ quan quản lý, các lực lượng chức năng thực hiện

nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với KKTCK; làm tốt công tác đề bạt, tuyển

dụng, bố trí, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ, đẩy mạnh các phong trào thi đua, làm

tốt công tác thi đua khen thưởng. Xây dựng chính sách, chế độ phụ cấp đ c thù

để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho bộ máy quản lý Nhà nước của

các cơ quan, lực lượng quản lý trong KKTCK quốc tế Cầu Treo. Chú trọng đào

tạo và đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn.

- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp với kế hoạch

phát triển KKTCK, đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư và sản xuất, kinh doanh của

KKTCK. Bồi dưỡng nâng cao tay nghề, xây dựng đội ngũ thợ bậc cao, công

nhân lành nghề phục vụ cho các chương trình dự án đầu tư trong KKT gắn với

nhu cầu của doanh nghiệp; thực hiện tốt chính sách thu hút công chức, viên

chức, học sinh giỏi về công tác trong các cơ quan, các xã trên địa bàn KKT. Có

chính sách khuyến khích, thu hút lao động có chuyên môn kỹ thuật, tay nghề

cao từ nơi khác đến làm việc tại KKTCK quốc tế Cầu Treo, đ c biệt là đội ngũ

quản lý. Phối hợp với sở Lao động Thương bình và xã hội phải xây dựng được

kế hoạch hàng năm về đào tạo nghề cho phù hợp với yêu cầu phát triển, nhu

cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.

137

4.3.2. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển Khu kinh

tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Hiện nay Hà Tĩnh đang chủ trương rà soát, điều chỉnh Quy hoạch tổng

thể phát triển KT-XH tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2050 và các

quy hoạch ngành trên địa bàn tỉnh. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số

107/2016/QH13 và các chính sách mới của nhà nước cũng có tác động lớn

đến cơ cấu các khu chức năng trong KKTCK quốc tế Cầu Treo. M t khác,

thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KKTCK trong những năm qua cũng

không đáp ứng được nhu cầu theo quy hoạch chung xây dựng KKTCK quốc

tế Cầu Treo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong khi khả năng huy

động nguồn lực từ ngân sách Trung ương giai đoạn đến năm 2020 khá khó

khăn. Vì vậy, các quy hoạch, kế hoạch phát triển KKTCK quốc tế Cầu Treo

cần được rà soát lại để có những điều chỉnh phù hợp với định hướng phát

triển chung của trung ương và của tỉnh.

Ban quản lý KKT tỉnh tổ chức rà soát, đánh giá việc thực hiện quy

hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng của KKTCK

quốc tế Cầu Treo, đề xuất với UBND tỉnh điều chỉnh những nội dung không

phù hợp để đảm bảo tính nhất quán và đồng bộ giữa các quy hoạch của

KKTCK với các quy hoạch khác của tỉnh.

Ban quản lý KKT tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục làm việc với

phía bạn Lào để thống nhất Quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực giữa hai cửa

khẩu và thống nhất việc triển khai đầu tư xây dựng mở rộng Đường giao thông

giữa hai cửa khẩu Cầu Treo - Nậm Phao (đoạn phía Cộng hòa Dân chủ nhân

dân Lào); Đồng thời, UBND tỉnh Hà Tĩnh cần xây dựng quy hoạch phát triển

các vùng lận cận, vùng vệ tinh quanh KKTCK để bổ trợ cho các hoạt động của

KKTCK, như vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ sản xuất trong KKTCK, vùng

sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh cho xuất khẩu, quy hoạch tổng

thể ngành du lịch để dựa vào KKTCK phát triển ngành du lịch trong toàn tỉnh,

tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong KKTCK.

Căn cứ các quy hoạch đã được rà soát, điều chỉnh, BQL KKT tỉnh cần

xây dựng Kế hoạch tổng thể phát triển KKTCK giai đoạn đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030 phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, trên

cơ sở đó xây dựng kế hoạch hàng năm để thực hiện. Tập trung ưu tiên cơ chế,

138

chính sách, nguồn lực cho các dự án thuộc danh mục ưu tiên đầu tư phát triển

giai đoạn 2015-2020 theo quy hoạch và kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt. Cụ thể: Đến năm 2020, KKTCK quốc tế Cầu Treo và KKT đối xứng

phía Lào hợp thành KHTKTBG Hà Tĩnh - Bôlykhămxay và đi vào hoạt động,

KKTCK quốc tế Cầu Treo lúc này bắt đầu trở thành Trung tâm thương mại, dịch

vụ phía lớn Tây của tỉnh; Tầm nhìn đến năm 2030 KKTCK quốc tế Cầu Treo trở

thành Trung tâm thương mại, dịch vụ phát triển năng động, là điểm trung chuyển

hàng hóa lớn của khu vực nhờ các chính sách phi thuế quan.

Kế hoạch tổng thể và kế hoạch hàng năm cần phải bám sát các ''tiêu chí

lựa chọn một số khu kinh tế cửa khẩu để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn

ngân sách nhà nước'' của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để triển khai thực hiện, đảm

bảo các giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030 KKTCK quốc tế Cầu Treo tiếp tục

được đánh giá, lựa chọn là KKTCK trọng điểm được ưu tiên đầu tư phát triển từ

nguồn ngân sách trung ương.

4.3.3. Rà soát, điều chỉnh chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu

quốc tế Cầu Treo

Do có sự thay đổi của Luật Thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nên từ

ngày 01/9/2016, KKTCK quốc tế Cầu Treo có nhiều chính sách hết hiệu lực.

Hiện nay các chính sách tài chính do Trung ương ban hành đối với các

KKTCK trên cả nước là như nhau.

Tuy nhiên, tại Khoản 2, Điều 1, Quyết định số 1531/QĐ-TTg ngày

30/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án ''Rà soát, điều

chỉnh quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam đến năm 2020

và tầm nhìn đến năm 2030'' đã xác định mục tiêu: ''Đến năm 2020 cả nước

quy hoạch 26 khu kinh tế cửa khẩu, trong đó tập trung ưu tiên đầu tư bằng

nguồn vốn từ ngân sách để xây dựng đồng bộ về kết cấu hạ tầng và mô hình

tổ chức quản lý, cơ chế chính sách cho một số khu kinh tế cửa khẩu hoạt động

có hiệu quả cao''. Theo đó, tại văn bản số 2236/TTg-KTTH của Thủ tướng

Chính phủ ngày 02/8/2015 về việc ''lựa chọn một số khu kinh tế cửa khẩu để

tập trung đầu tư phát triển từ nguồn NSNN giai đoạn 2016-2020'' đã chọn

KKTCK quốc tế Cầu Treo là 01 trong 09 KKTCK trọng điểm để tập trung

đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020. Như

139

vậy KKTCK quốc tế Cầu Treo là một trong 09 KKTCK được ưu tiên xây

dựng chính sách đ c thù hơn so với 17 KKTCK còn lại.

Vì vậy, Ban quản lý KKT tỉnh Hà Tĩnh cần phải chủ động rà soát hệ

thống chính sách đối với KKTCK, sớm tham mưu cho UBND tỉnh lập Đề án

xây dựng các chính sách (đ c thù) phát triển KKTCK quốc tế Cầu Treo trong

thời gian tới, trình Chính phủ ho c Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để thực

hiện. Quá trình xây dựng chính sách mới cần phối hợp ch t ch với các Bộ,

ngành có liên quan, nghiên cứu kỹ các điều kiện của các FTA mà Việt Nam

đã và tham gia để các chính sách vừa đảm bảo tính đ c thù hấp dẫn thu hút

đầu tư, thương mại, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, vừa đảm

bảo điều kiện của các FTA.

Tuy vậy, để Chính phủ phê duyệt chính sách riêng cho KKTCK quốc tế

Cầu Treo cần nhiều thời gian để xây dựng, thẩm định và ban hành, có thể là

mất hàng năm. Trong khi đó, chính sách riêng của Hà Tĩnh đối với KKTCK

quốc tế Cầu Treo tại Quyết định số 26/2008/QĐ-UBND đến nay đã lạc hậu,

không còn phù hợp với yêu cầu phát triển của KKTCK, do đó BQL KKT tỉnh

Hà Tĩnh cần phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh nghiên cứu xây dựng

các chính sách mới phù hợp với điều kiện hiện nay của KKTCK trong phạm

vi thẩm quyền của cấp tỉnh, nhất là nhóm chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu

tư vào KKTCK, sớm trình UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành để áp dụng.

4.3.4. Nâng cao hiệu quả quản , điều hành các hoạt động của Khu

kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

4.3.4.1. Về phát triển xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, thu ngân

sách và phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

Để thúc đẩy hoạt động thương mại, tăng kim ngạch XNK và tăng thu

ngân sách, BQL KKT tỉnh Hà Tĩnh cần thực hiện một số giải pháp sau:

+ Trong Kế hoạch tổng thể phát triển KKTCK quốc tế Cầu Treo giai đoạn

đến năm 2025 phải chú trọng xây dựng nội dung kế hoạch phát triển thương mại,

phải cụ thể cho từng hình thức, từng giai đoạn, phù hợp với tình hình mới.

+ Phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh nghiên cứu, tìm hiểu thị

trường và có dự báo xu hướng phát triển thương mại trong từng giai đoạn

nhằm tận dụng và phát huy lợi thế địa kinh tế của KKTCK quốc tế Cầu Treo

140

để phát triển thương mại, XNK. Tăng cường xúc tiến thương mại, đổi mới các

hình thức xúc tiến thương mại và quảng bá về KKTCK quốc tế Cầu Treo để

thu hút hàng hóa thông quan qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo.

+ Tham mưu cho UBND tỉnh kiến nghị với Chính phủ và Bộ Giao

thông vận tải sớm hoàn thành nâng cấp tuyến đường Quốc lộ 8A và đưa tuyến

đường này vào tham gia Hiệp định GMS-CBTA, chuyển hành lang giao thông

này thành hành lang kinh tế. Đẩy mạnh hợp tác toàn diện giữa tỉnh Hà Tĩnh

với tỉnh Bôlykhămxay (Lào), xúc tiến để sớm thành lập Khu hợp tác kinh tế

biên giới Hà Tĩnh - Bôlykhămxay để biến khu hợp tác kinh tế biên giới này

thành trung tâm tập kết hàng hóa quá cảnh cho Lào, Thái Lan và Myanmar.

+ Tham mưu cho UBND tỉnh làm việc với Lào và Thái Lan để nâng cấp

c p cửa khẩu BanPhaeng (tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan) và Buongkuang (tỉnh

Bôlykhămxay, Lào) cách cửa khẩu quốc tế Cầu treo khoảng 150 km, cách ngã

ba đường 8 và đường 13 của Lào khoảng 10km, hiện đang là cửa khẩu chính

giữa Lào và Thái Lan thành c p cửa khẩu quốc tế để tạo điều kiện thuận lợi cho

hàng hóa Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo.

+ Tham mưu cho UBND tỉnh sớm xây dựng một số khu phi thuế quan

trong KKTCK, trước mắt đề xuất với Chính phủ tận dụng một số khu đã có sẵn

như Khu vực Cổng B, Khu công nghiệp Đại Kim đã được xây dựng cơ bản

hoàn thiện cơ sở hạ tầng để xây dựng thành khu phi thuế quan, không để các dự

án đã đầu tư vào các khu này phải ngừng hoạt động, đồng thời tiếp tục kêu gọi

các dự án đầu tư mới vào lấp đầy phần diện tích còn trống nhằm phát huy hiệu

quả đồng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. M t khác rà soát, xây dựng thêm

một số khu phi thuế quan khác, nhất là ở khu vực thị trấn Tây Sơn - trung tâm

của KKTCK nhằm thu hút phát triển thương mại và các loại hình dịch vụ.

+ Xây dựng kế hoạch để sớm đầu tư xây dựng một số cơ sở hạ tầng

thiết yếu cho dịch vụ thương mại như hệ thống kho, bãi kiểm hóa ở cửa khẩu;

hoàn thiện đưa vào sử dụng Nhà kiểm soát liên hợp cửa khẩu Quốc tế Cầu

Treo kết hợp Quốc Môn; thu hút các dự án đầu tư từ khu vực tư nhân vào xây

dựng các trung tâm thương mại, các khu phi thuế quan, kho ngoại quan và các

dịch vụ thương mại khác trong KKTCK.

+ Khuyến khích các ngân hàng thương mại triển khai các chi nhánh,

141

phòng giao dịch tại trung tâm KKTCK và cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo để phục

vụ các dịch vụ tài chính như tín dụng, thu đổi ngoại tệ, thanh toán giao dịch

thương mại, biên mậu,…

+ Đẩy mạnh tuyên truyền các cơ chế, chính sách và pháp luật của Nhà

nước về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại cho cư dân biên giới và

các đối tượng thường xuyên qua lại cửa khẩu, cho các tổ chức, cá nhân có

hoạt động sản xuất kinh doanh trong KKTCK; đồng thời tiếp tục tăng cường

quản lý các chính sách thương mại cư dân biên giới, tránh bị lợi dụng những

chính sách này để buôn lậu, gian lận thương mại. Đẩy mạnh cải cách hành

chính, nhất là thủ tục hành chính tại KKTCK. Điều hành có hiệu quả sự phối

hợp giữa các cơ quan quản lý hành chính và các lực lượng chức năng trong

KKTCK, nhất là các lực lượng chức năng chuyên ngành (Hải quan, Biên

phòng, Công an XNC, Kiểm dịch) làm nhiệm vụ kiểm soát trực tiếp đến hoạt

động XNK, XNC và thu ngân sách, phòng chống buôn lậu, gian lận thương

mại, phòng chống dịch bệnh. Tăng cường trang thiết bị, phương tiện, công

cụ kiểm tra kiểm soát, hiện đại hóa và rút ngắn thời gian kiểm tra, kiểm soát

hàng hóa, phương tiện, tiến tới triển khai thực hiện kiểm tra "một lần dừng -

một lần kiểm tra" tại khu vực cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo. Các cải cách thủ

tục hành chính trong công tác quản lý XNC, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa

cho người, phương tiện qua cửa khẩu.

4.3.4.2. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và thương mại vào Khu kinh tế

cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

Ban quản lý KKT tỉnh Hà Tĩnh cần xây dựng hệ thống dữ liệu về

KKTCK, nhu cầu thu hút đầu tư, danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, các

chính sách ưu đãi đầu tư,… Đổi mới, cải tiến các phương thức xúc tiến đầu tư

phù hợp với tình hình mới.

Chính quyền các cấp và các Sở, ban, ngành của tỉnh Hà Tĩnh cần tiếp tục

quan tâm, đẩy mạnh quảng bá xúc tiến đầu tư và thương mại, gắn với giới

thiệu tiềm năng và tuyên truyền về cơ chế chính sách, về quy chế hoạt động

của KKTCK quốc tế Cầu Treo, vừa kết hợp tuyên truyền, giáo dục, phổ biến

pháp luật. Xây dựng chiến lược, kế hoạch cụ thể để định hướng thu hút đầu tư

và vận động xúc tiến đầu tư một cách thống nhất có trọng tâm, trọng điểm;

trong đó xác định cơ cấu đầu tư, những dự án động lực phù hợp với tiềm

142

năng, lợi thế của KKTCK quốc tế Cầu Treo. Thường xuyên xây dựng, bổ

sung nguồn tài liệu, dữ liệu thông tin về các dịch vụ thương mại, các dịch vụ

tại cửa khẩu, công khai quy trình, thủ tục hành chính trong hoạt động XNK,

XNC, tình hình XNK và hoạt động thương mại của KKTCK và các thị trường

Lào, Thái Lan,… thường xuyên cập nhật dữ liệu để làm cơ sở cho xúc tiến

đầu tư, thương mại vào KKTCK. Thông tin về KKTCK và quảng bá xúc tiến

đầu tư cần được phát hành dưới nhiều hình thức, nhiều kênh thông tin như:

Website, catalogue, đĩa CD, phim tài liệu, phóng sự riêng về KKTCK quốc tế

Cầu Treo. Tích cực phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thống xây dựng

các phóng sự, bài viết, trang thông tin có chất lượng nhằm quảng bá "thương

hiệu" KKTCK quốc tế Cầu Treo đến với nhiều khu vực và đối tượng. Tích

cực tham gia các diễn đàn, các cuộc hội nghị, hội thảo, hội chợ quốc tế để

thông qua đó quảng bá về cơ chế chính sách, về quy hoạch, về tiềm năng du

lịch và các dịch vụ sản phẩm du lịch của KKTCK. Nhằm thu hút phát triển

thương mại và khai thác tốt thị trường Thái Lan, Hà Tĩnh cần xây dựng các

quy trình thống nhất để điều phối và thúc đẩy việc phát triển thương mại và

hỗ trợ lưu thông hàng hóa và hành khách từ Lào và Đông Bắc Thái Lan.

Thành lập một ban phối hợp đầu tư và thương mại chung gồm các đại diện

đến từ các tỉnh của 3 nước; tổ chức làm việc, trao đổi thường xuyên nhằm đơn

giản hóa quy trình, thủ tục, thực hiện điều phối việc phát triển các cơ sở hạ

tầng thiết yếu và thúc đẩy đầu tư, thương mại qua biên giới.

4.3.4.3. Đầu tư phát triển nhanh kết cấu hạ tầng

Ban quản lý KKTCK cần rà soát, điều chỉnh các kế hoạch đầu tư xây

dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với điều kiện thực tiễn về huy động nguồn lực trong

từng giai đoạn theo hướng đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. Nghiên cứu,

xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách huy động vốn, chú

trọng nguồn vốn doanh nghiệp và xã hội hoá đầu tư kinh doanh bất động sản và

cơ sở hạ tầng KKTCK quốc tế Cầu Treo theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng cơ sở

theo hướng có trọng tâm, trọng điểm và thống nhất, đồng bộ về hệ thống kết

nối, phát huy tối đa hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản

lý đầu tư xây dựng và khai thác cơ sở hạ tầng. Tuân thủ việc thực hiện đầu tư

hạ tầng của KKTCK quốc tế Cầu Treo theo đúng định hướng quy hoạch

143

chung xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các đồ án quy

hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt.

Xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực đầu tư phát triển KKTCK quốc

tế Cầu Treo theo quy hoạch được duyệt; chủ động huy động các nguồn vốn

khác ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KKTCK

quốc tế Cầu Treo; phát huy vai trò chủ động của địa phương, xây dựng cơ chế

phân công, phối hợp thống nhất, hiệu quả về quản lý nhà nước cho BQL KKT

theo chức năng nhiệm vụ được phân cấp, ủy quyền.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án

động lực hiện đã thu hút được và cơ sở hạ tầng thiết yếu trong KKTCK quốc

tế Cầu Treo để làm tiền đề cho việc hình thành các khu chức năng đ c thù

mang tính chiến lược trong KKT và thu hút các nhà đầu tư khác. Ưu tiên hoàn

thành các dự án hạ tầng tại khu vực cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo như: Nhà

kiểm soát liên hợp cửa khẩu quốc tế Cầu treo kết hợp Quốc môn, bãi tập kết

hàng hóa, kho hàng, trung tâm trung chuyển hàng hóa để phát triển dịch vụ

chuyển khẩu (tận dụng hành lang kinh tế Đông - Tây, khai thác ưu thế Cảng

Vũng Áng - Việt Lào), tuyến Quốc lộ 8A. Sớm triển khai xây dựng các Khu

phí thuế quan trong các khu chức năng của KKTCK.

4.3.5. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát và xử các vấn đề phát sinh

trong hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

Tăng cường và thực hiện định kỳ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

hoạt động đầu tư và phát triển KKTCK quốc tế Cầu Treo theo đúng quy

hoạch và quy chế quản lý quy hoạch xây dựng đã được duyệt. Thanh tra của

BQL phối hợp ch t ch với thanh tra các sở, ngành chuyên môn và huyện

Hương Sơn trong việc thực hiện pháp luật về lao động, môi trường của các

doanh nghiệp trong KKTCK quốc tế Cầu Treo; xử lý nghiêm các trường hợp

cố tình vi phạm pháp luật.

Tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục đề xuất, kiến nghị Thanh tra Chính

phủ và Thanh tra các bộ, ngành sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể việc

thành lập, lĩnh vực hoạt động, thẩm quyền và xử phạt của Thanh tra BQL

KKT theo quy định tại Nghị định 29/NĐ-CP.

Ban quản lý KKT phối hợp với các lực lượng chức năng trong KKTCK

144

tiếp tục nghiên cứu thực hiện cải cách quy trình kiểm tra, kiểm soát đối với

người, phương tiện, hàng hoá khi làm thủ tục qua cửa khẩu và qua Cổng B,

đảm bảo tính khoa học, văn minh, nhanh gọn, thuận lợi và hạn chế được các

hiện tượng tiêu cực phát sinh trong quá trình làm thủ tục.

4.3.6. Xúc tiến thành p Khu hợp tác kinh tế biên giới Hà Tĩnh -

Bo ykhămxay

UBND tỉnh Hà Tĩnh cần xúc tiến để sớm thành lập Khu hợp tác kinh tế

biên giới Hà Tĩnh - Bôlykhămxay nhằm thiết lập một không gian kinh tế

chung, đưa hoạt động thương mại giữa hai nước và trong khu vực ngày một

phát triển, hội nhập sâu, rộng hơn đúng mục tiêu thành lập KKTCK quốc tế

Cầu Treo tại Quyết định số 162/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Qua đánh giá hiện trạng phát triển của KKTCK quốc tế Cầu Treo về kết

quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân cũng như từ phân tích tình hình trong nước,

quốc tế cho thấy, để phát triển KKTCK quốc tế Cầu Treo trong giai đoạn mới

cần phải có giải pháp đột phá, dựa trên những tiềm năng lợi thế và phù hợp với

điều kiện thực tiễn của địa phương. Từ kinh nghiệm phát triển kinh tế xuyên

biên giới, phát triển KKT xuyên biên giới, cho thấy việc đề xuất xây dựng một

Khu hợp tác kinh tế biên giới tại khu vực cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo là phù hợp

và hết sức cần thiết cho sự phát triển của KKTCK quốc tế Cầu Treo nói riêng,

tỉnh Hà Tĩnh nói chung, đóng góp vào sự phát triển của cả nước. Cụ thể:

+ Tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt

Nam và Lào

Việt Nam - Lào với truyền thống quan hệ hữu nghị, đoàn kết đ c biệt và

hợp tác toàn diện vốn là tài sản vô giá cần được gìn giữ, phát triển và truyền lại

mãi mãi cho các thế hệ mai sau. Hai Đảng và Nhà nước đã nhất trí đẩy mạnh

quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an

ninh đến kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục…; quyết tâm đưa các

quan hệ hợp tác kinh tế đi vào chiều sâu, ngang tầm với quan hệ chính trị tốt đẹp

giữa hai nước; tổ chức ký kết Hiệp định thương mại biên giới giữa hai nước,

khuyến khích và tạo điều kiện để cộng đồng doanh nghiệp của hai nước tăng

cường các dự án hợp tác thiết thực và thực chất, vì sự phát triển kinh tế và an

sinh xã hội của mỗi nước. Lãnh đạo Việt Nam và Lào cũng khẳng định s tiếp

145

tục tăng cường hợp tác và phối hợp ch t ch tại các diễn đàn quốc tế và khu vực,

nhất là Liên hợp quốc, ASEAN, ASEM, Tiểu vùng Mê-kông…

Việc thành lập Khu hợp tác kinh tế biên giới Hà Tĩnh - Bôlykhămxay là

hành động cần thiết để tạo động lực thúc đẩy nhau cùng phát triển và tạo điểm

nhấn trong mối quan hệ hợp tác khu vực đúng như chủ trương của hai Bộ Chính

trị và Chính phủ hai nước Việt Nam, Lào nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị

truyền thống, đoàn kết đ c biệt, hợp tác toàn diện, nhất là phát triển kinh tế.

+ Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào khu vực biên giới

Với vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, Khu hợp tác kinh tế biên giới này s

trở thành trung tâm cho các mối giao thương liên vùng: Myanmar, Đông Bắc

Thái Lan, Trung Lào, Khu kinh tế Vũng Áng, Cảng Sơn Dương trong Hành

lang kinh tế Đông Tây của Tiểu vùng sông Mê-kông mở rộng. Mô hình Khu

hợp tác kinh tế biên giới được triển khai s cho phép khai thác tiềm năng hợp

tác và bổ sung lợi thế giữa các nước Việt Nam, Lào, Thái Lan về tài nguyên,

điều kiện tự nhiên, con người và mở rộng thị trường, góp phần mở rộng kinh

tế đối ngoại, phát triển thương mại, đầu tư và du lịch lẫn nhau, thu hút đầu tư

trực tiếp nước ngoài từ trong và ngoài khu vực thông qua việc kết nối với thị

trường quốc tế trong khu vực Đông Á.

Việc thành lập Khu hợp tác kinh tế biên giới Hà Tĩnh - Bôlykhămxay

cùng với việc đưa ba tuyến Đường 8A, Đường 12 (Việt Nam, Lào) và Đường

13 (Lào) tham gia Hiệp định Vận tải xuyên biên giới các nước Tiểu vùng

sông Mê-kông mở rộng (GMS-CBTA), tiến tới chuyển hành lang giao thông

này thành hành lang kinh tế s giúp cho Khu hợp tác kinh tế biên giới này dễ

dàng tiếp cận với các nguồn vốn ODA và vốn đầu tư khác để phát triển cơ sở

hạ tầng thông qua các hình thức PPP, từ đó tạo điều kiện thu hút đầu tư trong

nước và FDI một cách mạnh m hơn.

+ Thúc đẩy trao đổi hàng hóa và dịch vụ qua biên giới

Với lợi thế là đầu mối thông thương ra Biển Ðông của hành lang kinh tế

Đông - Tây và cả Tiểu vùng Mê-kông mở rộng. Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng về

vị trí địa lý, văn hóa, lịch sử, nhân lực, phát triển kinh tế biển; cùng với một số

tỉnh lân cận như Nghệ An, Quảng Bình... nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm

Bắc miền trung của nước ta, có thể hợp tác vận tải quá cảnh, hỗ trợ các vùng địa

phương sâu trong nội địa mở đường ra biển, làm đầu mối cung cấp hàng hóa và

146

nguyên nhiên vật liệu. Kinh tế biển và cận biển cũng là một lợi thế quan trọng

của Hà Tĩnh mà các địa phương khác của Lào và Đông bắc Thái Lan không có

được. Hà Tĩnh có thể cung cấp sản phẩm kinh tế biển, du lịch biển rất được các

địa phương bạn yêu thích. Đồng thời có thể đóng vai trò động lực thúc đẩy kinh

tế vùng thông qua mở rộng đầu tư, thương mại, du lịch, qua đó thúc đẩy giao lưu

của người và hàng hóa qua lại giữa các địa phương thuộc hành lang. Hiện nay,

hạ tầng giao thông phát triển đã cho phép kết nối du lịch một cách thuận lợi, ý

tưởng "một ngày ăn cơm ba nước" đến nay đã trở thành hiện thực.

Vì vậy, Khu hợp tác kinh tế biên giới Hà Tĩnh - Bôlykhămxay s là vùng

kinh tế quá cảnh cho 9 tỉnh (của Việt Nam, lào, Thái Lan) sử dụng chung Quốc

lộ 8, là tuyến đường ngắn nhất đến các tỉnh khu vực Trung Lào và Thủ đô Viêng

Chăn. Đ c biệt, từ tháng 11/2011 cầu Hữu Nghị III bắc qua sông Mê-kông nối

liền hai tỉnh Khăm Muộn (Lào) và Nakhon Phanom (Thái Lan) đã hoàn thành,

tạo cơ hội lớn cho giao thương hàng hóa và du lịch với khu vực Đông - Bắc Thái

Lan theo Quốc lộ 8 qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo kết nối với các tuyến đường

Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, Quốc lộ 1A và Khu kinh tế Vũng Áng, cảng

nước sâu Sơn Dương (khoảng cách từ Đông Bắc Thái Lan đến Khu kinh tế Vũng

Áng và cảng nước sâu Sơn Dương chỉ khoảng 300km so với 800km để đến với

các cảng biển ở phía Nam Thái Lan). Đồng thời, Khu vực hợp tác kinh tế biên

giới này còn là nơi để giới thiệu hình ảnh quốc gia với du khách nước ngoài,

xuất nhập khẩu, phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ các nhu cầu sản phẩm,

hàng hóa, dịch vụ và là điểm giao lưu quốc tế.

Bên cạnh đó, việc thành lập Khu hợp tác kinh tế biên giới s thúc đẩy

hợp tác về "hạ tầng mềm" như đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo thuận lợi

cho qua lại biên giới, hợp tác du lịch, phát triển nguồn nhân lực, phối hợp cơ

chế chính sách và cùng quảng bá thu hút đầu tư... và tạo điều kiện thúc đẩy

trao đổi hàng hóa và dịch vụ qua biên giới.

+ Phát triển KT-XH các khu vực biên giới khó khăn

Hà Tĩnh và Bôlykhămxay đều đang là những tỉnh nghèo của Việt Nam

và Lào, điều kiện KT-XH còn khó khăn nhưng trong những năm gần đây cả

hai tỉnh đã có bước tiến vững chắc và khá nhanh chóng, thể hiện quyết tâm và

nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc thu hẹp khoảng cách

phát triển với các vùng khác trong khu vực.

147

Ðến nay, về cơ bản hành lang giao thông qua hai tỉnh bước đầu đã

thuận lợi để thúc đẩy giao lưu và hợp tác kinh tế, văn hóa, cho phép tăng

cường được hợp tác và phát huy hiệu quả KT-XH thông qua việc tiếp tục nâng

cấp hạ tầng cứng như giao thông, viễn thông, năng lượng và "hạ tầng mềm",

tạo thuận lợi và thông thoáng thủ tục cho người và hàng hóa qua lại biên giới.

Thành lập Khu hợp tác kinh tế biên giới Hà Tĩnh - Bôlykhămxay chính là việc

tăng cường phối hợp chính sách, không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh

để thu hút được các doanh nghiệp tham gia đầu tư, mở rộng buôn bán và thúc

đẩy du lịch, cùng với việc bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống về văn hóa,

lịch sử và tích cực giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường nảy sinh s tạo ra

sự liên kết kinh tế giữa hai tỉnh và trong khu vực.

Ðối với các doanh nghiệp, Khu hợp tác kinh tế này s mở ra rất nhiều

cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Sự tham gia của các doanh nghiệp s là yếu tố

quyết định trong việc thúc đẩy phát triển KT-XH, xóa đói, giảm nghèo. Ngoài

ra, khu vực này s cho phép tiếp cận nguồn lực phía các Nhà tài trợ như ADB,

Nhật Bản… không chỉ trong phát triển hạ tầng mà cả về phát triển nguồn

nhân lực, nâng cao năng lực cho các địa phương này.

Như vậy, Khu hợp tác kinh tế này s cho phép khai thác tiềm năng hợp

tác và sự bổ sung lợi thế giữa các nước về tài nguyên, điều kiện tự nhiên, con

người và mở rộng thị trường nhất là tiềm năng biển, di sản văn hóa... Nó còn

góp phần mở rộng kinh tế đối ngoại, phát triển thương mại, đầu tư và du lịch,

thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ trong và ngoài khu vực thông qua việc

kết nối với thị trường quốc tế trong khu vực Ðông Á.

Ngoài ra, Khu hợp tác kinh tế biên giới này còn có ý nghĩa to lớn về

nhiều m t: KT-XH, hợp tác phát triển và xoá đói giảm nghèo. Việc khai thác

và phát triển kinh tế gắn với xoá đói giảm nghèo s giúp xoá đói giảm nghèo

cho không chỉ người dân trong Khu hợp tác kinh tế biên giới mà còn cho cả

hàng triệu người ở khu vực Trung Lào, Đông - Bắc Thái Lan và Bắc Miền

Trung Việt Nam, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển và tăng cường liên

kết giữa vùng này với những khu vực khác trong ASEAN cũng như với các

nước trong khu vực và trên thế giới.

+ Đáp ứng nhu cầu khách quan của sản xuất và lưu thông giữa các địa

phương vùng biên giới

Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, việc hình thành

148

Khu hợp tác kinh tế biên giới là một nhu cầu khách quan của sản xuất và lưu

thông giữa các địa phương vùng biên giới, và đây cũng s là nơi tác động tới

sản xuất, lưu thông trong nước một cách nhanh chóng nhất.

Do đó việc hình thành Khu hợp tác kinh tế biên giới Hà Tĩnh -

Bôlykhămxay như đã nêu trên là hết sức cần thiết đối với sự phát triển của

KKTCK quốc tế Cầu Treo nói riêng cũng như đối với tỉnh Hà Tĩnh nói chung

trong những năm tới. Hiện nay Chính phủ đang giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư

tiếp tục xây dựng Đề án thành lập KHTKTBG Hà Tĩnh - Bôlykhămxay báo

cáo Chính phủ hai nước tiến tới ký thỏa thuận thực hiện. Tỉnh Hà Tĩnh cần

nắm bắt cơ hội này, chủ động phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tích cực

xúc tiến làm việc với các Bộ, ngành có liên quan của hai nước để sớm thành

lập KHTKTBG này.

4.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

4.4.1. Kiến nghị với Quốc hội

Kiến nghị Quốc hội nghiên cứu, xem xét ban hành một bộ Luật riêng

về Khu kinh tế (trong đó có KKTCK) để tạo khung cơ sở pháp lý chung,

thống nhất, có hiệu lực pháp lý cao hơn trong việc điều chỉnh các vấn đề liên

quan đến KKT như: Các mô hình và thể chế đối với các KKT; việc thành lập,

xóa bỏ KKT; tổ chức bộ máy Ban quản lý KKT; về nguyên tắc xây dựng các

cơ chế, chính sách đ c thù cho các KKT trọng điểm; về quản lý đầu tư,

thương mại, xây dựng, đất đai,... của KKT; các chế tài xử lý vi phạm và các

vấn đề phát sinh trong KKT;...

4.4.2. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ƣơng

4.4.2.1. Kiến nghị với Chính phủ

- Nhằm cụ thể hóa thỏa thuận về Chiến lược về hợp tác kinh tế, văn

hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2011-2020, đề nghị Chính phủ

phối hợp với Chính phủ Lào sớm thống nhất thành lập Khu hợp tác kinh tế

biên giới Hà Tĩnh - Bôlykhămxay trên cơ sở Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế

Cầu Treo và Khu kinh tế đối xứng phía Lào theo phương thức "một khu vực,

hai quốc gia, một chính sách". Việc thành lập Khu HTKTBG Hà Tĩnh -

Bôlykhămxay là hành động cần thiết để tạo động lực thúc đẩy nhau cùng phát

triển và tạo điểm nhấn trong mối quan hệ hợp tác khu vực đúng như chủ

trương của hai Bộ Chính trị và Chính phủ hai nước Việt Nam, Lào nhằm tăng

149

cường quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đ c biệt, hợp tác toàn diện,

nhất là phát triển kinh tế.

- Rà soát, ban hành cơ chế, chính sách riêng cho các KKTCK trọng

điểm. Trong đó cần phân biệt các nhóm KKTCK giáp với từng nước láng giềng

(Trung Quốc, Lào, Campuchia) để có các nhóm chính sách phù hợp với đ c

điểm, tình hình thực tiễn của từng nhóm KKTCK trên các tuyến biên giới khác

nhau; có chính sách cho để lại nguồn thu trên địa bàn KKTCK để địa phương

chủ động tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, đồng thời phát huy tính chủ động, tích

cực, năng động của địa phương trong thu hút đầu tư, thương mại vào KKTCK.

- Đề nghị Chính phủ nghiên cứu thống nhất một đầu mối cấp Bộ quản

lý nhà nước các KKT và thực hiện mô hình "một cửa" tập trung cấp Trung

ương đối với các KCN, KCX, KKT nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tỉnh,

các BQL KKT trong việc kiến nghị xử lý các vấn đề phát sinh, các vướng

mắc từ quá trình điều hành, quản lý hoạt động của các KCN, KCX, KKT.

4.4.2.2. Kiến nghị với các Bộ

- Đề nghị Bộ KH&ĐT quan tâm ưu tiên đưa các danh mục công trình hạ

tầng quan trọng của Khu kinh tế vào danh mục kêu gọi vốn ODA; ban hành quy

định cụ thể về việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

các doanh nghiệp để xây dựng cơ sở hạ tầng KKT; Nghiên cứu ban hành các

chính sách về thủ tục đầu tư rút gọn đối với các dự án đầu tư vào các KKTCK

trọng điểm để tạo điều kiện thuận lợi, kích hoạt thu hút đầu tư vào KKTCK.

- Đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng, ban hành (ho c trình Thủ

tướng Chính phủ ban hành) các cơ chế, chính sách tài chính đối với KKTCK

phù hợp với các Luật mới ban hành và các FTA mà Việt Nam đã tham gia và

cam kết tham gia. Hướng dẫn việc thực hiện các cơ chế chính sách mới theo

hướng đảm bảo tính thống nhất và ổn định chính sách cho các KKTCK để tạo

niềm tin cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào các KKTCK.

- Đề nghị Bộ Giao thông vận tải thống nhất với các Bộ Giao thông của

Lào, Thái Lan để đưa các tuyến Đường 8A, Đường 12 (Việt Nam) và Đường

13 (Lào) tham gia Hiệp định Vận tải xuyên biên giới các nước Tiểu vùng

sông Mê-kông mở rộng (GMS-CBTA), đồng thời tập trung nguồn lực để sớm

hoàn thành dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 8A nhằm tạo điều kiện thuận lợi

cho thu hút đầu tư và hoàn chỉnh "hạ tầng cứng", tiến tới chuyển hành lang

giao thông này thành "hành lang kinh tế".

150

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo đã đạt

được được những kết quả khá quan trọng, sự phát triển của KKTCK quốc tế

Cầu Treo đã góp phần vào sự phát triển KT-XH của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và

sự phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước nói chung. Tuy nhiên,

QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, sự

phát triển của KKTCK quốc tế Cầu Treo vẫn chưa tương xứng với tiềm năng,

lợi thế, chưa đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra. Trong những năm tới, bối

cảnh quốc tế có những biến động khó lường, cùng với việc chủ động mở rộng

hội nhập sâu vào kinh tế thế giới của Việt Nam cũng như yêu cầu rà soát, điều

chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn đến

năm 2020 và những năm tiếp theo đã và s có nhiều tác động lớn đến sự phát

triển của KKTCK quốc tế Cầu Treo nói chung và QLNN đối với KKTCK

quốc tế Cầu Treo nói riêng. Vì vậy, việc đổi mới, hoàn thiện QLNN đối với

KKTCK quốc tế Cầu Treo trở thành đòi hỏi cấp thiết nhằm khai thác tốt các

tiềm năng, lợi thế để phát triển KKTCK đáp ứng các mục tiêu đã đề ra.

Nhằm góp phần thực hiện yêu cầu đó, luận án đã khái quát những công

trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, làm rõ thêm các vấn đề lý luận và

thực tiễn về QLNN đối với KKTCK; từ đó đã xác định khung phân tích với

các yếu tố then chốt, gồm: xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KKTCK;

xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách phát triển KKTCK; điều hành,

quản lý các hoạt động chủ yếu của KKTCK trên các phương diện (như: XNK,

XNC và thu ngân sách; xây dựng cơ sở hạ tầng; xúc tiến thương mại; kiểm

tra, giám sát và xử lý các vấn đề phát sinh trong hoạt động của Khu kinh tế

cửa khẩu,...). Luận án cũng đã nghiên cứu những kinh nghiệm QLNN đối với một

số KKTCK có điều kiện tương đồng và rút ra những bài học có ý nghĩa cho

QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo.

Dựa trên khung phân tích lý luận và thực tiễn đã xác lập, luận án đi sâu phân

tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo, chỉ ra những

151

thành công, hạn chế và nguyên nhân trong QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu

Treo của chính quyền cấp tỉnh giai đoạn từ 2008-2015.

Trên cơ sở nghiên cứu, dự báo bối cảnh quốc tế và trong nước có tác

động đến KKTCK quốc tế Cầu Treo, nhận định những yêu cầu mới đối với

KKTCK này; luận án đã luận chứng hệ thống các giải pháp chủ yếu nhằm

hoàn thiện QLNN (cấp tỉnh) đối với KKTCK Cầu Treo giai đoạn đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030 như: Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý và

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch,

chính sách phát triển; nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành và tăng cường

kiểm tra, giám sát và xử lý các vấn đề phát sinh trong hoạt động KKTCK

quốc tế Cầu Treo; xúc tiến thành lập Khu hợp tác kinh tế biên giới Hà Tĩnh -

Bolykhămxay. Ngoài ra, Luận án cũng đưa ra các kiến nghị đối với Quốc

hội, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương về các vấn đề liên quan nhằm

phát triển KKTCK quốc tế Cầu Treo.

Từ kết quả nghiên cứu trên, luận án bước đầu góp phần giúp các cơ

quan chính quyền địa phương tỉnh Hà Tĩnh có thể lập và thực hiện các đề án

về hoàn thiện QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo và xây dựng các

chính sách phát triển cho KKTCK quốc tế Cầu Treo.

152

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Trần Báu Hà (2012), "Mô hình nào cho Khu hợp tác kinh tế biên giới Việt -

Lào tại Hà Tĩnh", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (16), tr.39-40.

2. Trần Báu Hà (2016), "Tháo gỡ khó khăn để phát triển khu kinh tế cửa

khẩu", Tạp chí Tài chính, (637), tr.93-94.

3. Trần Báu Hà (2016), "Một số vấn đề về xây dựng cơ chế, chính sách cho

phát triển khu kinh tế cửa khẩu", Tạp chí Tài chính, (638), tr.91-92.

4. Trần Báu Hà (2017), "Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước khu kinh tế cửa

khẩu Cầu Treo hiện nay", Tạp chí Kinh tế môi trường, (122+123),

tr.101.

153

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tài iệu tiếng Việt

1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (2015), Nghị quyết Đại hội Đảng

bộ tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII (nhiệm kỳ 2015-2020), Hà Tĩnh.

2. Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (2012), Báo cáo tổng

kết 5 năm thực hiện Quyết định 162/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng

Chính phủ về ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa

khẩu quốc tế Cầu Treo (2007-2012), Hà Tĩnh.

3. Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (2015), Báo cáo tổng

kết việc triển khai đề án rà soát, xây dựng tiêu chí lựa chọn một số

Khu kinh tế cửa khẩu để tập trung đầu tư phát triển nguồn ngân

sách nhà nước trong giai đoạn 2013-2015 và đề xuất lựa chọn

trong giai đoạn 2016-2020, Hà Tĩnh.

4. Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình (2016), Báo cáo tổng kết 10 năm

(2006-2016) về phát triển kinh tế nhanh và bền vững, Quảng Bình.

5. Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình (2016), Báo cáo tổng hợp số

liệu xuất khẩu, nhập khẩu và xuất cảnh, nhập cảnh giai đoạn 2010-

2015, Quảng Bình.

6. Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Trị (2016), Báo cáo tổng kết tình hình

thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và kế hoạch năm 2016, Quảng Trị.

7. Báo Lao động (2016), "Kim ngạch thương mại Việt Nam - Thái Lan đ t

mục tiêu 20 tỉ USD", http://laodong.com.vn/kinh-te/kim-ngach-

thuong-mai-viet-nam-thai-lan-dat-muc-tieu-20-ti-usd-571140.bld,

[Truy cập ngày 18/7/2016].

8. Bộ Công thương (2015), Phát triển Khu Kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam,

Nxb Công thương, Hà Nội.

9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Báo cáo tổng hợp đề án quy hoạch phát

triển các khu Khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội.

154

10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), 20 năm xây dựng và phát triển khu công

nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế ở Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu

tư, Hà Nội.

11. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Rà soát, xây dựng tiêu chí lựa chọn một

số Khu kinh tế cửa khẩu để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn

ngân sách trung ương trong giai đoạn 2013-2015, Hà Nội.

12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Rà soát, xây dựng tiêu chí lựa chọn một

số khu kinh tế cửa khẩu để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn

ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2015 và lựa chọn một số khu

kinh tế cửa khẩu tập trung đầu tư giai đoạn 2016-2020, Bộ Kế

hoạch và Đầu tư, Báo cáo Tổng kết việc thực hiện Đề án, Hà Nội.

13. Lê Thị Minh Châu (2014), Quản lý nhà nước của hải quan tỉnh Hà Tĩnh

tại khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Luận văn Thạc sỹ

chuyên ngành Quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

14. Chính phủ (2008), Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm

2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế

Chính phủ, Hà Nội.

15. Nguyễn Cao Chương (2012), Phát triển kinh tế nông thôn tỉnh Quảng

Bình trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận án tiến sĩ,

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

16. Giàng Thị Dung (2014), Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói

giảm nghèo ở tỉnh Lào Cai, Luận án Tiến sĩ, Viện Nghiên cứu Quản

lý Kinh tế Trung ương, Hà Nội.

17. Nguyễn Bình Đức (2012), Chất lượng nhân lực trong các khu công

nghiệp ở thành phố Đà Nẵng, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị -

Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

18. Phan Huy Đường (2010), Quản lý nhà nước về kinh tế, Nxb Đại học quốc

gia, Hà Nội.

19. Phan Huy Đường (2014), Quản lý công, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

155

20. Nguyễn Thanh Hải (2011), Đánh giá và giải pháp thực hiện cam kết của

Việt Nam với WTO về thuế, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị -

Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

21. Nguyễn Minh Hiếu (2008), "Một số vấn đề về kinh tế kinh tế cửa khẩu ở

nước ta hiện nay", Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm thành phố

Hồ Chí Minh, (5), tr.6-9.

22. Nguyễn Minh Hiếu (2011) (Sách chuyên khảo), Một số vấn đề về Khu

kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, Nxb Giáo dục,

Hồ Chí Minh.

23. Lê Công Huỳnh, Trần Hồng Kỳ, Vũ Văn Thái, Nguyễn Minh Sang

(2002), Nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý nhà nước khu công

nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam, Vụ quản lý Khu công nghiệp,

Khu chế xuất, Bộ Khoa học và Đầu tư, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội.

24. Khăm Phả Phim Ma Sỏn (2010), Xây dựng đội ngũ công chức quản lý

nhà nước về kinh tế ở tỉnh BoLyKhămXay - Cộng hòa Dân chủ

Nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

25. Trần Hồng Kỳ (2008), Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất gắn với

phát triển đô thị công nghiệp: Kinh nghiệm của châu Á và vận dụng

vào Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Viện kinh tế và Chính trị thế giới,

Hà Nội.

26. Lê Xuân Lãm (2012), Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Gia Lai theo

hướng bền vững, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

27. Nguyễn Văn Lịch (Chủ biên 2005), Phát triển thương mại trên hành lang

kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Nxb Thống kê,

Hà Nội.

28. Nguyễn Văn Lịch (2005), Phát triển thương mại trên hành lang kinh tế

Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Đề tài khoa học cấp Bộ,

Hà Nội.

156

29. Phạm Văn Linh (2001), Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt - Trung

và tác động của nó tới sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Cù Chi Lợi (2010), Khu kinh tế tự do - Những vấn đề lý luận và thực tiễn,

Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

31. Võ Đại Lược (Chủ biên) (2009), Các khu kinh tế tự do ở Dubai, Hàn

Quốc và Trung Quốc, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

32. Võ Đại Lược (2010), Xây dựng các khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế ở

Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài cấp nhà

nước, Hà Nội.

33. Hoàng Tuyết Minh (2004), Các giải pháp quản lý nhà nước về thương

mại tại khu thương mại tự do và khu kinh tế cửa khẩu của nước ta,

Đề tài Khoa học cấp Bộ, Bộ Thương mại, Hà Nội.

34. Phạm Văn Mợ (2010), Giải pháp phát triển nhân lực khoa học và công nghệ

ở Hải Phòng phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận án tiến sĩ,

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

35. Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2012), Quản lý đầu tư phát triển từ ngân sách

nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Luận án tiến sĩ, Học

viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

36. Lương Đăng Ninh (2004), Đổi mới quản lý nhà nước về hoạt động xuất

nhập khẩu trên địa bàn các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

37. Nguyễn Xuân Phi (2011), Quản lý nhà nước đối với quỹ đất thành phố

Thanh Hóa, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc

gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

38. Đ ng Xuân Phong (2009), "Xây dựng khu hợp tác kinh tế biên giới, giải

pháp quan trọng nhằm phát triển các khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam

trong hội nhập quốc tế", Tạp chí Kinh tế & Phát triển, (2), tr.19-21.

157

39. Đ ng Xuân Phong (2011), Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía

Bắc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án

Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

40. Sengphaivanh SENG APHONE (2012), Quản lý nhà nước về thu hút dầu

tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào,

Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội.

41. Nguyễn Thường Sơn (1996), Đặc khu kinh tế trong chiến lược phát triển

quốc gia, Luận án tiến sĩ, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn

quốc gia, Hà Nội.

42. Nguyễn Quang Thái (2010), Vấn đề phát triển các khu kinh tế mở hiện đại

vùng ven biển Việt Nam, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

43. Phạm Minh Thoa (2011), Nghiên cứu đề xuất cơ chế chi trả cho dịch vụ

Giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc hạn chế mất rừng và

suy thoái rừng ở tỉnh Lâm Đồng, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị

- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

44. Thông tấn xã Việt Nam (2016), "Cộng đồng kinh tế ASEAN: Khi hàng

rào thuế quan được gỡ bỏ" http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages

/thue-voi-cuoc-song/2016-01-16/cong-dong-kinh-te-asean-khi-hang-

rao-thue-quan-duoc-go-bo-27939.aspx, [Truy cập ngày 26/01/2016].

45. Nguyễn Thị Kim Thu (2012), Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam trong điều

kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị -

Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

46. Thủ tướng Chính phủ (1996), Quyết định 675/TTg ngày 18/9/1996 về việc

áp dụng thí điểm một số cơ chế chính sách tại khu vực cửa khẩu

Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Hà Nội.

47. Thủ tướng Chính phủ (1998), Quyết định số 177/1998/QĐ-TTg ngày

15/09/1998 về việc áp dụng thí điểm một số chính sách tại khu vực

cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh, Hà Nội.

158

48. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 162/2007/QĐ-TTg ngày

19/10/2007 ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu

quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh, Hà Nội.

49. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 52/2008/QĐ-TTg về "Quy

hoạch phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm

2020", Hà Nội.

50. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định 671/QĐ-TTg ngày 07/6/2012 của

Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết

470/NQ-UBTVQH13 ngày 27/2/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc

Hội về kết quản giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về xây

dựng và phát triển các Khu kinh tế, Khu kinh tế cửa khẩu, Hà Nội.

51. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1786/QĐ-TTg ngày

27/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch tổng

thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2050, Hà Nội.

52. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 1531/QĐ-TTg ngày

30/8/2013 về việc phê duyệt Đề án ''Rà soát, điều chỉnh quy hoạch

phát triển các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam đến năm 2020 và tầm

nhìn đến 2030'', Hà Nội.

53. Thủ tướng Chính phủ (2015), Chỉ thị 07/CT-TTg ngày 2/3/2015 của Thủ

tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao

hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, khu chế xuất, cụm công

nghiệp, Hà Nội.

54. Nguyễn Văn Trị (2014), Nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu

tố môi trường tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Hà Tĩnh,

Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.

55. Nguyễn Xuân Trình (1994), Một số vấn đề về quản lý nhà nước đối với

khu chế xuất ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trung tâm Khoa học xã

hội và nhân văn Quốc gia, Hà Nội.

159

56. Đỗ Thị Ánh Tuyết (2012), Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây

dựng các công trình giao thông tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học

viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

57. Trung tâm tin (2016), "Thống nhất phương án xây dựng cao tốc Vientiane

- Hà Nội", http://vov.vn/kinh-te/thong-nhat-phuong-an-xay-dung-cao-

toc-vientiane-ha-noi-537108.vov, [Truy cập ngày 25/8/2016].

58. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2007), Đề án Phát triển Khu kinh tế cửa

khẩu Quốc tế Cầu Treo giai đọan 2007-2010 và định hướng đến

năm 2020, Hà Tĩnh.

59. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị (2013), Báo cáo tổng kết 15 năm hình

thành và phát triển Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo

(12/11/1998-12/11/20130) và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm

trong thời gian tới, Quảng Trị.

60. Uỷ ban Kinh tế Quốc hội (2011), Tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình

tăng trưởng - những vấn đề đặt ra cho Khu kinh tế, Khu kinh tế cửa

khẩu ở Việt Nam, Uỷ ban kinh tế Quốc hội, Hà Nội.

61. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2012), Nghị quyết 470/NQ-UBTVQH13

ngày 27/2/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về kết quản giám

sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về xây dựng và phát triển

các Khu kinh tế, Khu kinh tế cửa khẩu, Hà Nội.

62. Vũ Như Vân (1998), Môi trường kinh tế - xã hội vùng cửa khẩu biên giới

Việt - Trung: Quan điểm, hiện trạng và dự báo phát triển, Đề tài

nghiên cứu khoa học cấp Bộ trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên,

Thái Nguyên.

63. Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Rà soát, điều

chỉnh quy hoạch phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam đến

năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

64. Viện Kinh tế học (1994), Kinh nghiệm thế giới về phát triển Khu chế xuất

và đặc khu kinh tế, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

160

65. Viện Kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn (2010), Thuyết minh quy hoạch

chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Hà Nội.

66. Viện Nghiên cứu Bộ Thương mại Trung Quốc (2009), Báo cáo nghiên

cứu khả thi Khu hợp tác kinh tế xuyên quốc gia Bằng Tường, Trung

Quốc - Đồng Đăng, Việt Nam, Viện nghiên cứu Bộ Thương mại

Trung Quốc, Hà Nội.

* Tài iệu tiếng Anh

67. Sands Christopher (2009), Toward a NewFrontier, Improving the U.S.-

Canadian Border, Brookings Institute.

68. Cambodian Development Resource Institute (2005), The Cross Border

Economies of Cambodia, Laos, Thailand and Vietnam, Phnom Penh.

69. Dinyar LALKAKA, QuanAnh NGUYEN, YUAN Xiaohui (2011), Cross

Border Economic zone Roadmap-Developing Cross-Border Economic

Zones Between the PRC and Viet Nam, Asian Development Bank.

70. Robert L.Wallack (2010), Institutional Development and Capacity

Building - developing cross-border economic zones between the

PRC and Viet Nam, International Consultant, U.S.A - Asian

Development Bank.

71. Warr Peter, Menon Jayant, Yusuf Arief Anshory (2009), Regional

Economic Impacts of Cross - Border Infrastructure: A General

Equilibrium Application to Thailand and Lao PDR, Asian

Development Bank.

161

PHỤ LỤC

Phụ ục 1

Kết quả hoạt động của Khu kinh tế - thƣơng mại đặc biệt Lao Bảo

giai đoạn 1998-2014

TT NỘI DUNG

GIAI

ĐOẠN

1998-

2005

GIAI

ĐOẠN

2006-

2010

NĂM

2011

NĂM

2012

NĂM

2013

NĂM

2014

1 Diện tích (ha) 15.804 15.804 15.804 15.804 15.804 15.804

2 Dân số (người) 32.041 39.693 42.238 45.000 45.000 45.000

3 Số lao động (người) 7.494 10.204 11.032 11.500 11.960

4 Kim ngạch XNK (1000 USD) 373.120 929.928 391.391 342.180 412.230 505.000

Xuất khẩu 206.250 145.286 57.178 72.293 132.450

Nhập khẩu 166.870 784.642 334.213 269.887 297.780

6 Số lượt người XNC (lượt người) 1.129.021 2.147.211 627.251 609.896 616.185 683.000

- Xuất cảnh 571.293 1.074.539 316.469 306.178 321.121

- Nhập cảnh 557.728 1.072.672 310.782 303.718 295.064

7 Số phương tiện XNC (lượt

phương tiện) 278.272 269.780 65.262 53.864 63.217 89.000

- Xuất cảnh 140.524 136.915 32.669 30.500 34.412

- Nhập cảnh 137.748 132.865 32.593 23.364 28.805

8 Thu ngân sách qua Khu KTCK

(triệu đồng) 371.349 1.087.027 534.383 523.957 718.085 645.000

Thuế XNK 136.600 4.807 4.556 7.855

Thuế GTGT 938.811 526.383 515.715 704.349

Phí + thu khác 11.616 3.193 3.686 5.881

9 Số DN hoạt động trên địa bàn

KKTCK 135 345 351 400 432 450

10 Số hộ kinh doanh cá thể 1.650 2.200 2.458 2.600 2.712 3000

11 Số dự án đầu tư SXKD trong khu

KTCK 24 37 44 57

66 68

11.1 Dự án thu hút vốn đầu tư nước

ngoài (FDI)

Số dự án 2 5 5 5 5

Số vốn (Triệu USD) 11,6 18,8 26 26 26

11.2 Dự án thu hút vốn đầu tư trong nước

+ Số dự án 22 32 40 52 61

+ Số vốn (Triệu đồng) 2.909.000 2.546.000 2.760.000 3.261.610 3.616.210

11.3 Tổng vốn đầu tư các dự án trong

và ngoài nước (triệu đồng) 3.037.000 3.066.000 3.384.000 3.669.420 4.025.000

Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo của BQL KKT tỉnh Quảng Trị [6; 59].

162

Phụ ục 2

Các Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm

CÁC KKTCK TRỌNG ĐIỂM GIAI ĐOẠN

2013 - 2015 ĐƯỢC PHÊ DUYỆT TẠI VĂN

BẢN 2074/TTG-KTTH

CÁC KKTCK TRỌNG ĐIỂM GIAI ĐOẠN

2016 - 2020 ĐƯỢC PHÊ DUYỆT TẠI VĂN

BẢN 2074/TTG-KTTH

Trên tuyến biên giới đất liền giáp Trung Quốc

(1) KKTCK Lào Cai, tỉnh Lào Cai (1) KKTCK Lào Cai, tỉnh Lào Cai

(2) KKTCK Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (2) KKTCK Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

(3) KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn,

tỉnh Lạng Sơn

(3) KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn,

tỉnh Lạng Sơn

(4) KKT cửa khẩu tỉnh Cao Bằng;

Trên tuyến biên giới đất liền tiếp giáp Lào

(4) KKTCK QT Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh; (5) KKTCK QT Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh;

(5) KKT-TM ĐB Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị (6) KKT-TM ĐB Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị

(6) KKTCK quốc tế Bờ Y

(tỉnh Kon Tum, vừa tiếp giáp Lào, vừa tiếp

giáp Campuchia).

(7) KKTCK Cha Lo, tỉnh Quảng Bình;

Trên tuyến biên giới đất liền tiếp giáp Campuchia

7- KKTCK Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh; (8) KKTCK Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh;

8- KKTCK An Giang, tỉnh An Giang. (9) KKTCK An Giang, tỉnh An Giang.

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư [12].

163

Phụ ục 3

Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đến 2025

Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất

T

T Hạng mục

Năm 2025

Diện tích

(ha)

Tỷ ệ

% m

2/ngƣời

Tổng diện tích khu vực p quy hoạch (A + B) 12.500

A Đất xây dựng các khu chức năng chính 2.448 100,00 490

1 Đất đô thị tập trung 465 19,0 109

2 Đất dân cư nông thôn cải tạo, nâng cấp có thể xen

cấy các chức năng mới 407 16,6 504

3 Đất cây xanh công cộng (cây xanh công viên, hồ

điều hòa), TDTT cấp đô thị 79 3,2 16

4 Đất quảng trường công cộng 13 0,5 3

5 Đất CN, trang trại ho c các chức năng đô thị khác

theo dự án tương đối độc lập và có thể khép kín 560 22,9 112

6 Đất du lịch sinh thái 382 15,6 76

7 Đất tôn giáo tín ngưỡng 2 0,1

8 Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật 57 2,3

9 Đất an ninh, quốc phòng 8

10 Đất nghĩa trang 40 1,6

11 Đất giao thông đô thị 246 10,1 49

12 Giao thông đối ngoại 61 2,5 12

13 Đất dự trữ phát triển đô thị 129 5,2 26

B Đất khác 10.052

1 Đất dân cư hiện hữu không nằm trong khu vực

quyhoạch đợt đầu

2 Đất sinh thái nông nghiệp kết hợp tạo cảnh quan 1.300

3 Đất quy hoạch rừng sản xuất kết hợp tạo cảnh quan 2.490

4 Đất cồn cát ven sông 315

5 M t nước tự nhiên & kênh mương thủy lợi... 500

6 Đất rừng phòng hộ 5.448

Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh [65].

164

Phụ ục 4

Danh mục các QHCT đã đƣợc phê duyệt

STT Khu chức năng/Tên đồ án quy hoạch Diện tích

(ha) Ghi chú

A Khu vực Hà Tân - Cổng B

1 Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp, thương

mại, dịch vụ và đô thị Hà Tân, tỷ lệ 1/2.000 540

2 Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu vực cổng B, tỷ lệ 1/500 14,8

3 Quy hoạch chi tiết xây dựng khu TĐC của Khu thương

mại - công nghiệp Hà Tân, tỷ lệ 1/500 12,5

B Khu dân cư xã Sơn Tây

4

QH phân khu chức năng Khu đô thị kết nối hai bên quốc

lộ 8A đoạn từ cầu Hà Tân đến thị trấn Tây Sơn, tỷ lệ

1/2.000

522,43

C Khu vực thị trấn Tây Sơn

5 Quy hoạch chi tiết xây dựng thị trấn Tây Sơn và vùng

phụ cận, tỷ lệ 1/2.000 494,98

6 Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị Nam thị trấn Tây

Sơn, tỷ lệ 1/500 100

D Khu vực Đại Kim (xã Sơn Kim 1)

7 Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Đại Kim,

tỷ lệ 1/500 50

E Khu vực Đá Mồng (xã Sơn Kim2)

8

Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp, thương

mại, dịch vụ, du lịch và đô thị sinh thái Đá Mồng, tỷ lệ

1/2.000

490

F Khu du lịch nước sốt (xã Sơn Kim 2)

9 Quy hoạch phân khu chức năng khu du lịch Nước Sốt, tỷ

lệ 1/2.000 498,50

G Khu vực cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

10 Quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực cửa khẩu Quốc tế

Cầu Treo, tỷ lệ 1/500 25,43

Tổng diện tích 2.621,34

Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh [65].