ph¡m lÇ quyên bai-tap-lon-to-hinh

22
Mục Lục I/ MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................................1 II/ NỘI DUNG ..........................................................................................................................................2 1. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố ....................................................................................................................................................2 1.1 Khái niệm về trả hồ sơ bổ sung trong giai đoạn truy tố ..............................................................2 1.2 Thẩm quyền trả hồ sơ bổ sung trong giai đoạn truy tố ................................................................2 1.3 Thời điểm trả hồ sơ để Điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố ................................................3 1.4 Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về điều kiện để trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung ........4 1.5 Ý nghĩa của việc trả hồ sơ bổ sung trong giai đoạn truy tố ...................................................... 10 2. Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố ở tỉnh Quảng Ninh .......................................... 10 2.1 Thực trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung ....................................................................................... 10 2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung ở Quảng Ninh ..... 15 3. Những giải pháp, kiến nghị ............................................................................................................ 17 3.1 Giải pháp giúp nâng cao trình độ, tăng sự hiệu quả của quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố. ................................................................................................................... 17 3.2 Giải pháp kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về trả hồ sơ bổ sung trong giai đoạn truy tố .................................................................................................................... 19 III/ KẾT LUẬN .................................................................................................................................... 20 IV/ TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................. 21

Upload: others

Post on 25-Oct-2021

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ph¡m LÇ Quyên BAI-TAP-LON-TO-HINH

Mục Lục

I/ MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................................1

II/ NỘI DUNG ..........................................................................................................................................2

1. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn

truy tố ....................................................................................................................................................2

1.1 Khái niệm về trả hồ sơ bổ sung trong giai đoạn truy tố ..............................................................2

1.2 Thẩm quyền trả hồ sơ bổ sung trong giai đoạn truy tố ................................................................2

1.3 Thời điểm trả hồ sơ để Điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố ................................................3

1.4 Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về điều kiện để trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung ........4

1.5 Ý nghĩa của việc trả hồ sơ bổ sung trong giai đoạn truy tố ...................................................... 10

2. Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố ở tỉnh Quảng Ninh .......................................... 10

2.1 Thực trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung ....................................................................................... 10

2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung ở Quảng Ninh ..... 15

3. Những giải pháp, kiến nghị ............................................................................................................ 17

3.1 Giải pháp giúp nâng cao trình độ, tăng sự hiệu quả của quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung

trong giai đoạn truy tố. ................................................................................................................... 17

3.2 Giải pháp kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về trả hồ sơ bổ sung

trong giai đoạn truy tố .................................................................................................................... 19

III/ KẾT LUẬN .................................................................................................................................... 20

IV/ TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 21

Page 2: Ph¡m LÇ Quyên BAI-TAP-LON-TO-HINH

1

I/ MỞ ĐẦU

Thủ tục giải quyết vụ án hình sự là quy trình, các bước do cơ quan có thẩm quyền tiến

hành tố tụng thực hiện nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc giải quyết vụ án hình

sự có thể phải trải qua đầy đủ các bước gồm khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử. Ngoài

ra còn có các thủ tục tố tụng đặc biệt bao gồm Giám đốc thẩm, tái thẩm hoặc xem xét

lại bản án, quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Khi tiến hành

giải quyết một vụ án sẽ phải chuyển tiếp đến từng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến

nhành tố tụng khác nhau. Bởi vậy không thể tránh khỏi những sai sót, nhầm lẫn dẫn

đến bỏ lọt tội phạm, xét xử chưa đúng tội danh, vv… Cơ quan điều tra điều tra đúng

hướng, Viện kiểm sát truy tố đúng người, đúng tội thì mới tạo cơ sở cho Tòa án xét xử

vụ án đúng đắn, nhanh chóng và hiệu quả. Truy tố là một giai đoạn độc lập của hoạt

động tố tụng hình sự, trong đó Viện kiểm sát tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm

truy tố bị can ra trước tòa án để xét xử hoặc ra những quyết định tố tụng khác để giải

quyết đúng đắn vụ án hình sự. Thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi Viện

kiểm sát nhận được các tài liệu của vụ án hình sự (bao gồm cả kết luận điều tra và đề

nghị truy tố) do Cơ quan điều tra chuyển đến và kết thúc bằng việc Viện kiểm sát ra

một trong ba loại quyết định sau: Quyết định truy tố, bản cáo trạng; Trả lại hồ sơ để

điều tra bổ sung hoặc là đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ án hình sự tương ứng. Trong đó

có thể thấy trả hồ sơ bổ sung để nhằm bảo đảm tránh bỏ lọt tội phạm cũng như làm oan

người vô tội.

Page 3: Ph¡m LÇ Quyên BAI-TAP-LON-TO-HINH

2

II/ NỘI DUNG

1. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về trả hồ sơ để điều tra bổ sung

trong giai đoạn truy tố

1.1 Khái niệm về trả hồ sơ bổ sung trong giai đoạn truy tố

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung đã được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988

và ngày càng được hoàn thiện hơn trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Bộ luật

tố tụng hình sự năm 2015. Về mặt khoa học, khái niệm trả hồ sơ để điều tra bổ sung đã

được các tác giả tiếp cận ở các góc độ và phạm vi khác nhau và đã đưa ra những khái

niệm cụ thể khác nhau.

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án hình sự trong giai đoạn truy tố là việc Viện kiểm

sát trả lại toàn bộ hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra bổ sung những

chứng cứ, tình tiết chưa được làm rõ trong vụ án.

Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, nếu Viện kiểm sát phát hiện có những vi phạm nghiêm

trọng thủ tục tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra; không đủ chứng cứ để làm rõ

những vấn đề phải chứng minh mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được

hoặc qua nghiên cứu hồ sơ phát hiện cơ quan điều tra để lọt tội phạm thì Viện kiểm sát

sẽ phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

1.2 Thẩm quyền trả hồ sơ bổ sung trong giai đoạn truy tố

Theo khoản 1 Điều 245 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: Viện kiểm sát ra quyết định

trả hồ sơ vụ án, yêu cầu cơ quan điều tra điều tra bổ sung.

Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động

tư pháp. Để thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát tiến hành những hoạt động cụ thể

như:

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu liên quan đến vụ án trong trường

hợp cần thiết;

Page 4: Ph¡m LÇ Quyên BAI-TAP-LON-TO-HINH

3

- Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng

cứ để quyết định việc truy tố;

- Ra các quyết định tố tụng như quyết định khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi

tố vụ án, khởi tố bị can trong trường hợp phát hiện vụ án còn có hành vi phạm tội,

người phạm tội khác chưa được khởi tố, tiến hành điều tra;

- Quyết định việc tách, nhập vụ án, chuyển vụ án để truy tố theo thẩm quyền, áp dụng

thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Căn cứ vào kết quả của việc nghiên cứu hồ sơ vụ án và bổ sung, củng cố chứng cứ

trong giai đoạn truy tố, căn cứ vào các điều kiện pháp lí khác Viện kiểm sát quyết định

truy tố, không truy tố bị can trước Tòa án hoặc ra các quyết định khác như quyết định

đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án, bị can; quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều

tra bổ sung.

1.3 Thời điểm trả hồ sơ để Điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố

Truy tố là giai đoạn của Tố tụng hình sự, trong đó Viện kiểm sát tiến hành các hoạt

động cần thiết nhằm truy tố bị can trước toà án để xét xử hoặc ra những quyết định tố

tụng khác để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Giai đoạn truy tố được bắt đầu từ khi

Viện kiểm sát nhận đầy đủ hồ sơ vụ án cùng bản án án kết luận điều tra đề nghị truy tố

từ Cơ quan điều tra và kết thúc khi Viện kiểm sát quyết định đình chỉ vụ án hoặc truy

tố bị can trước Tòa án. Nhiệm vụ cơ bản của giai đoạn này là quyết định việc truy tố bị

can trước Tòa án hoặc ra các quyết định khác để giải quyết vụ án có căn cứ và đúng

pháp luật.

Giai đoạn truy tố chỉ phát sinh khi Cơ quan điều tra kết thúc điều tra bằng việc đề nghị

Viện kiểm sát truy tố bị can trước Tòa án. Tuy nhiên, ở giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát

không mặc nhiên truy tố theo đề nghị của Cơ quan điều tra mà phải xem xét đề nghị

truy tố của Cơ quan điều tra là có căn cứ và đúng pháp luật hay không để quyết định

việc truy tố. Nếu chứng cứ chưa đầy đủ, bỏ lọt người, lọt tội, hoặc có vi phạm nghiêm

trọng thủ tục tố tụng trong hoạt động điều tra thì Viện kiểm sát khắc phục sai lầm của

Page 5: Ph¡m LÇ Quyên BAI-TAP-LON-TO-HINH

4

Cơ quan điều tra bằng cách tiến hành các hoạt động điều tra, bổ sung quyết định khởi

tố vụ án, bị can hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Trong tố tụng hình sự, các giai đoạn tố tụng có mối quan hệ mật thiết với nhau, mỗi

giai đoạn tuy độc lập nhưng vẫn nằm trong mối quan hệ khăng khít với nhau và tạo

thành hoạt động thống nhất. Giai đoạn truy tố với vị trí là giai đoạn tiếp theo của giai

đoạn điều tra, vì vậy mối quan hệ giữa giai đoạn truy tố và giai đoạn điều tra cũng thể

hiện rõ nét mối quan hệ giữa các giai đoạn tố tụng, đồng thời cũng thểhiện rõ nét mối

quan hệ phối hợp và chế ước giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Giai đoạn truy tố

chỉ phát sinh khi Cơ quan điều tra kết thúc điều tra bằng việc đề nghị Viện kiểm sát

truy tố bị can trước Tòa án.

1.4 Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về điều kiện để trả hồ sơ vụ án để điều

tra bổ sung

Việc trả hồ sơ bổ sung trong giai đoạn truy tố được quy định tại Điều 245 Bộ luật tố

tụng hình sự năm 2015. Để đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử thật sự khách quan,

toàn diện đầy đủ trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, kiểm sát viên phải kiểm tra

tính hợp pháp và tính có căn cứ của quá trình điều tra được thể hiện trong hồ sơ và kết

luận điều tra. Kiểm sát viên phải báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo viện ra quyết định

trả hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra để điều tra bổ sung nhằm kịp thời khắc phục

những thiếu sót và vi phạm của cơ quan điều tra, đảm bảo việc giải quyết vụ án trong

thời hạn mà pháp luật đã quy định.

"1. Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra

bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:

(a) Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều

85 của Bộ luật này mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được;

“Điều 85. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự

Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố

tụng phải chứng minh:

Page 6: Ph¡m LÇ Quyên BAI-TAP-LON-TO-HINH

5

1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác

của hành vi phạm tội;

2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có

năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;

3. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc

điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;

4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;

5. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;

6. Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách

nhiệm hình sự, miễn hình phạt.”

Chứng cứ có tính quyết định đối với việc giải quyết các vấn đề quan trọng trong vụ án

như: Xác định sự liên quan của bị can đối với hành vi đã được thực hiện; xác định năng

lực trách nhiệm hình sự của bị can; xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

xác định có hay không lỗi của bị can trong việc thực hiện hành vi;…Theo quy định của

Điều luật thì các chứng cứ đó chỉ có thể thu thập qua công tác điều tra, tự bản thân

Viện kiểm sát không tự bổ sung được. Điều đó có nghĩa là để phát hiện thu thập những

cứ đó phải có những hoạt động nghiệp vụ chuyên môn sâu và đòi hỏi phải phân tích,

xử lý những tình huống phức tạp trong quá trình điều tra.

Tuy nhiên trong một số trường hợp Viện kiểm sát không trả hồ sơ để điều tra bổ sung

nếu: Thiếu chứng cứ mà tự mình bổ sung được hoặc khi thiếu chứng cứ nhưng vẫn truy

tố được mà không ảnh hưởng đến sự thật khách quan của vụ án; thiếu chứng cứ nhưng

trả cũng không thể bổ sung được chứng cứ đó.

Trong giai đoạn truy tố Viện Kiểm sát có quyền trực tiếp tiến hành một số hoạt động

điều tra nhằm kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ để quyết định việc truy tố như: Hỏi

cung bị can (Điều 183), lấy lời khai người làm chứng (Điều 186), đối chất (Điều 189),

thực nghiệm điều tra (Điều 204). Như vậy, đối với các trường hợp mà việc bổ sung

chứng cứ phải thực hiện các hoạt động thu thập chứng cứ nằm ngoài phạm vi các hoạt

Page 7: Ph¡m LÇ Quyên BAI-TAP-LON-TO-HINH

6

động mà Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định cho phép Viện Kiểm sát được

thực hiện, tức là không thể tự mình bổ sung được thì mới được ra quyết định trả hồ sơ

để điều tra bổ sung. Đây là điều kiện nhằm tránh việc Viện Kiểm sát ra quyết định trả

hồ sơ để điều tra trong trường hợp có thể tự mình bổ sung được làm cho thời gian giải

quyết vụ án bị kéo dài một cách không cần thiết.

Ví dụ 1: Có 03 người làm chứng nhưng chỉ xác định được 02 người. Sự việc này cũng

không cần phải trả hồ sơ vì Viện kiểm sát nhận thấy 02 người là đã đủ cho việc thu

thập đủ chứng cứ. Ví dụ 2: Hiện trường đã bị thay đổi không thể xem xét lại được hay

vật chứng đã mất không thể tìm được thì cũng không trả hồ sơ bổ sung.

(b) Có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác;

+ Khởi tố và điều tra về một hay nhiều tội nhưng chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy

hành vi của bị can đã thực hiện cấu thành một hay nhiều tội khác. Trong trường hợp

này cần trả hồ sơ điều tra bổ sung để nhập vụ án.

+ Ngoài tội phạm đã khởi tố và điều tra, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy còn có

căn cứ để khởi tố bị can về một hoặc nhiều tội khác.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung cụm từ “một hay nhiều” so với Bộ luật tố

tụng hình sự năm 2003 chỉ quy định “có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm

khác” đã thể hiện sự chính xác về kỹ thuật xây dựng văn bản. Rõ ràng, nếu hiểu theo

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì chưa bao quát được hết các trường hợp như ngoài

tội phạm mà bị can thực hiện đã được khởi tố, điều tra đến thời điểm truy tố phát hiện

bị can còn thực hiện từ hai tội phạm khác trở lên thì đây cũng chính là căn cứ để Viện

kiểm sát ra Quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra bổ sung.

Tại khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT giải thích “có căn cứ khởi tố

bị can về một hay nhiều tội phạm khác” có nghĩa là: “Khởi tố và điều tra về một hay

nhiều tội nhưng chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy hành vi của bị can đã thực hiện

cấu thành một hay nhiều tội khác; Ngoài tội phạm đã khởi tố và điều tra, chứng cứ

trong hồ sơ vụ án cho thấy còn có căn cứ để khởi tố bị can về một hoặc nhiều tội

Page 8: Ph¡m LÇ Quyên BAI-TAP-LON-TO-HINH

7

khác”. Như vậy, trong trường hợp Viện Kiểm sát phát hiện có căn cứ để khởi tố bị can

thêm tội khác thì Viện Kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Thực hiện một tội phạm khác ví dụ: Do mâu thuẫn cá nhân anh A đã nảy sinh ý định

giết chị B để cho bõ tức. Thấy trên người chị B có sợi dây chuyền A đã đánh B, đe dọa

để lấy sợi dây chuyền của chị B và tẩu thoát, nhưng chưa thực hiện hành vi giết người.

Cơ quan điều tra đề nghị truy tố A về tội cướp giật tài sản tài sản nhưng Viện kiểm sát

cho rằng đó là Cướp tài sản. Hoặc cùng hành vi đó nhưng cấu thành tội khác. Là do

trong quá trình xét xử tòa án các quận huyện sẽ có những nhận định khác nhau về định

tội danh.

(c) Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng

chưa được khởi tố bị can;

Ngoài bị can đã bị khởi tố và điều tra, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy còn có

người đồng phạm khác hoặc có người phạm tội khác có liên quan đến vụ án nhưng

chưa được khởi tố bị can.

Viện kiểm sát không trả hồ sơ bổ sung nếu có căn cứ để tách vụ theo quy định tại

khoản 2 Điều 242 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; Nếu quyết định trả hồ sơ để điều

tra bổ sung của Tòa án có căn cứ mà xét thấy không cần phải trả hồ sơ cho Cơ quan

điều tra thì Viện kiểm sát trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra để bổ sung tài

liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 246 BLTTHS năm 2015.

Như vậy, so với quy định của BLTTHS năm 2003 thì các nhà làm luật đã bổ sung thêm

căn cứ nếu có người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ

án, khởi tố bị can thì cũng được xem là căn cứ để Viện Kiểm sát trả hồ sơ để điều tra

bổ sung. Thông tư liên tịch số 02/2017/ TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP cũng

quy định: “Ngoài bị can đã bị khởi tố và điều tra, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy

còn có người đồng phạm khác hoặc có người phạm tội khác có liên quan đến vụ án

nhưng chưa được khởi tố bị can”.

(d) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Page 9: Ph¡m LÇ Quyên BAI-TAP-LON-TO-HINH

8

Theo khoản o điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: Vi phạm nghiêm trọng thủ tục

tố tụng là việc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình khởi tố,

điều tra, truy tố, xét xử không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các

trình tự thủ tục do BLTTHS quy định và đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích

hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng tới việc xác định sự thật

khách quan, toàn diện của vụ án.

“Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” quy định tại khoản 3 Điều 168 và

điểm c khoản 1 Điều 179 của BLTTHS là trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử,

cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không thực hiện hoặc thực

hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định đã

xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng

hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án.

Viện kiểm sát trả hồ sơ điều tra bổ sung trong trường hợp như: Không chỉ định, thay

đổi hoặc chấm dứt việc chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội theo quy định

tại Điều 76 và Điều 77 BLTTHS; xác định không đúng tư cách tham gia tố tụng của

người tham gia tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến xâm hại nghiêm

trọng quyền và lợi ích hợp pháp của họ; khởi tố vụ án hình sự nhưng không có yêu cầu

của bị hại hoặc của người đại diện của bị hại theo quy định tại khoản 1 Điều 155

BLTTHS,…

Việc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra làm mất giá trị

chứng minh của các chứng cứ thu được; làm cho tính pháp lý của các kết quả điều tra

không bảo đảm và bản thân hồ sơ vụ án, bản kết luận điều tra cũng không đủ căn cứ

pháp lý. Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng ở đây được hiểu là thực hiện các biện

pháp thu thập tài liệu chứng cứ không bằng các phương tiện, biện pháp mà pháp luật tố

tụng hình sự quy định; người tiến hành các biện pháp điều tra không đúng thẩm quyền;

tiến hành các biện pháp điều tra trong những điều kiện không gian, thời gian không

phù hợp với pháp luật tố tụng hình sự làm cho những kết quả thu được không bảo đảm

độ tin cậy… Chính vì vậy, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ và yêu cầu điều tra bổ sung.

Page 10: Ph¡m LÇ Quyên BAI-TAP-LON-TO-HINH

9

Một lưu ý là Viện kiểm sát, không trả hồ sơ để điều tra bổ sung mặc dù “có vi phạm

nghiêm trọng thủ tục tố tụng” khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Có vi phạm thủ tục tố tụng, nhưng không xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích

hợp pháp của người tham gia tố tụng;

- Bị can (bị cáo) là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra nhưng đến khi truy

tố, xét xử bị can (bị cáo) đã đủ 18 tuổi.

2. Quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung phải ghi rõ vấn đề cần điều

tra bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung quy định tại khoản 2

Điều 132 của Bộ luật này.

3. Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong quyết

định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung của Viện kiểm sát; trường hợp vì lý do bất

khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thực hiện được thì phải nêu rõ

lý do bằng văn bản.

Kết thúc điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra phải có bản kết luận điều tra bổ sung.

Bản kết luận điều tra bổ sung phải ghi rõ kết quả điều tra bổ sung, quan điểm giải

quyết vụ án. Nếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản kết luận điều tra

trước đó thì Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra mới thay thế.

Việc chuyển hồ sơ vụ án kèm theo kết luận điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát;

việc giao, nhận, gửi thông báo kết quả điều tra bổ sung được thực hiện theo quy

định tại Điều 232 và Điều 238 của Bộ luật này."

Theo quy định tại khoản 2 Điều 174 BLTTHS năm 2015 thì Viện kiểm sát chỉ được trả

hồ sơ để điều tra bổ sung hai lần, mỗi lần điều tra bổ sung không quá 2 tháng. Bởi vậy

để tránh mất thời gian mà chưa giải quyết hết vấn đề cần bổ sung, kiểm sát viên phải

nghiên cứu tất cả các tài liệu có trong hồ sơ nhằm phát hiện tất cả các vấn đề cần phải

bổ sung để chỉ cần trả hồ sơ một lần là đã giải quyết hết các vấn đề cần bổ sung hoặc

cần làm rõ thêm.

Page 11: Ph¡m LÇ Quyên BAI-TAP-LON-TO-HINH

10

1.5 Ý nghĩa của việc trả hồ sơ bổ sung trong giai đoạn truy tố

- Góp phần thực hiện các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng hình sự: Nguyên tắc

trách nhiệm thực hành quyền công tố; nguyên tắc xác định sự thật vụ án; nguyên tắc

bảo đảm pháp chế, nguyên tắc suy đoán vô tội…

- Trả hồ sơ bổ sung giúp Viện kiểm sát khắc phục được những sai sót mà Cơ quan điều

tra gặp phải khi tiến hành thu thập không đầy đủ các tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa đối

với vụ án. Qua đó củng cố hoạt động chứng minh tội phạm, xác định sự thật vụ án của

cơ quan tiến hành tố tụng được khách quan, minh bạch.

- Trả hồ sơ điều tra bổ sung tránh các trường hợp làm oan sai người không có tội, bỏ

lọt tội phạm…

2. Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố ở tỉnh Quảng Ninh

2.1 Thực trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung

Quảng Ninh là tỉnh biên giới vùng Đông Bắc của đất nước, là tỉnh có nhiều lợi thế để

phát triển kinh tế xã hội ở nhiều lĩnh vực như: xuất nhập khẩu, khai thác khoáng sản,

du lịch, kinh tế biển.., thu hút nhiều lao động đến từ các địa phương trong cả nước và

du khách trong, ngoài nước. Song bên cạnh đó tội phạm cũng nảy sinh nhiều và có

nhiều diễn biến phức tạp, trung bình hàng năm gần 2000 vụ án hình sự. Để làm tốt

công tác bảo vệ pháp luật, tạo môi trường lành mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội,

dưới sự chỉ đạo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và của Cấp ủy địa phương, những

năm qua, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo 2 cấp làm tốt

chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.

Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã quán triệt, thống nhất trong toàn

ngành nhận thức rõ: Muốn hạn chế việc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến

hành tố tụng thì cần phải tăng cường nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền

công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự. Đó cũng chính là việc cần

phải thực hiện thật tốt các quyền, nhiệm vụ của Viện kiểm sát được quy định tại các

Điều 165, 166 và các điều luật khác của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cũng như

Page 12: Ph¡m LÇ Quyên BAI-TAP-LON-TO-HINH

11

các quy định khác của pháp luật kể từ khi có sự kiện phạm tội xảy ra đến khi vụ án

được Tòa án xét xử có hiệu lực pháp luật.

Từ nhận thức thống nhất này, trong những năm qua tỷ lệ án trả hồ sơ điều tra bổ sung

giữa các cơ quan tiến hành tố tụng hai cấp ở tỉnh Quảng Ninh luôn ở mức thấp dưới

1%. Cụ thể trong 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp

tỉnh Quảng Ninh đã trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung là 33 vụ/159 bị

can trên tổng số 3.836 vụ án/6.597 bị can đã kết thúc điều tra, đề nghị truy tố đều Cơ

quan điều tra chấp nhận, đạt tỷ lệ là 33/3.836 vụ = 0,86%.

Qua các số liệu trên có thể thấy trong 2015-2017 số lượng vụ án bị trả hồ sơ để điều tra

bổ sung là rất ít. Trong đó 14 vụ do có căn cứ thiếu chứng cứ quan trọng đối với vụ án

thiếu chứng cứ quan trọng mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được, 09 vụ có

căn cứ yêu cầu khởi tố mới, 07 vụ do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, 03 vụ trả

hồ sơ vì lí do khác.

Các vụ án mà Viện kiểm sát trả hồ sơ điều tra bổ sung cho Cơ quan điều tra để điều tra

bổ sung được thể hiện ở các vụ án điển hình sau:

Vụ án thứ nhất: Viện kiểm sát quyết định trả hồ sơ cho cơ quan điều tra để điều

tra bổ sung khi nghiên cứu vụ án phát hiện thấy: Có căn cứ để khởi tố bị can về

một tội phạm khác.

Khoảng 13 giờ 30 phút ngày 22/12/2017 trên đường đi chơi ở nhà bạn về Nguyễn Văn

B điều khiển phương tiện giao thông là xe máy có đi qua đoạn đường ở thị xã Đông

Triều tỉnh Quảng thì nhìn thấy cháu Nguyễn Vân Ng đang di chuyển trên đường cùng

chiều với mình. Để í trong làng thấy nhà Ng giàu có B nảy sinh ý định trấn lột tiền để

tiêu sài. B phóng xe vụt lên có ý trêu chọc Nga và chặn xe lại làm Nga đang đi ngã ra

đường. B đòi Ng đưa cho hết số tiền 1tr đồng trong ví cho hắn và dọa không được kể

chuyện này với ai nếu không sẽ bị đánh. Nguyễn Vân Ng rất hoang mang, lo sợ sẽ bị B

trả thù nên đã kể với một người bạn cùng lớp và rủ thêm một vài người bạn đi cùng để

nếu gặp sự cố thì có các bạn giúp đỡ. Ba hôm sau B lại rình đợi sẵn ở đoạn đường hôm

Page 13: Ph¡m LÇ Quyên BAI-TAP-LON-TO-HINH

12

trước chờ Ng đi học qua để trấn lột tiền tiếp. Lần này gặp B bị đe dọa nhưng Ng không

đưa tiền, B xông vào đánh, đấm vào bụng Ng và liên tục quát to đưa tiền đây. Thấy có

người sắp đi đến Ng kêu cứu và B đã bỏ chạy. Ng đã đến cơ quan công an để trình báo

về sự việc. Tại cơ quan điều tra B đã khai nhận mọi hành vi phạm tội của mình. Kết

thúc giai đoạn điều tra, Cơ quan điều tra đã chuyển hồ sơ vụ án sang Viện kiểm sát và

trong bản kết luận điều tra đề nghị truy tố Nguyễn Văn B về tội “Cưỡng đoạt tài sản”,

áp dụng khoản 1 điều 135 Bộ luật hình sự.

Qua quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án và các chứng cứ tài liệu có liên quan, Viện kiểm

sát nhận thấy tội danh “Cưỡng đoạt tài sản” mà cơ quan điều tra đề nghị Viện kiểm sát

truy tố là chưa đủ căn cứ, chưa đủ yếu tố cấu thành tội danh này mà hành vi của bị can

có dấu hiệu phạm tội “Cướp tài sản” được quy định tại điều 133 của Bộ luật hình sự.

Như vậy trong trường hợp này Viện kiểm sát đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì có căn

cứ khởi tố bị can về một tội phạm khác theo quy định tại khoản 2 điều 168 Bộ luật tố

tụng hình sự năm 2015.

Vụ án thứ 2: Trả hồ sơ điều tra bổ sung vì vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng

Vụ án cháu Phan Ngọc H, sinh ngày 22/1/2001 phạm tội cố ý gây thương tích tại huyện

Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Vào ngày 25 tháng 3 năm 2016 tại cổng trường trung học

phổ thông A cháu Phan Ngọc H và bạn Nguyễn Văn N có xảy ra xích mích, cãi vã, khi

bị xúc phạm H bức xúc, không làm chủ được bản thân H đã chạy ra cổng trường lấy

viên gạch và ném trúng vào mắt N. Do khoảng cách ném gần, viên gạch đỏ vỡ có cạnh

sắc ném trúng mắt nên N bị chảy máu khá nhiều. Khi phát hiện sự việc các thầy cô

giáo đã nhanh chóng đưa N tới bệnh viện cấp cứu, gia đình N đã trình báo công an.

Nhận thức được hành động sai trái của mình gia đình H đã đến thăm hỏi và chi trả hoàn

toàn viện phí và bồi thường cho gia đình N. Sức khỏe của N đã dần bình phục. Tuy

nhiên gia đình N yêu cầu xử lí theo pháp luật. N được đưa đi giám định thương tích,

xác định N bị tổn hại 15% sức khỏe.

Page 14: Ph¡m LÇ Quyên BAI-TAP-LON-TO-HINH

13

Trong quá trình điều tra, lấy lời khai của cháu Phan Ngọc H, cơ quan điều tra không có

đề nghị chỉ định luật sư tham gia. Kết thúc điều tra, cơ quan điều tra gửi bản kết luận

điều tra, đề nghị truy tố với cháu Phan Ngọc H theo Khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự

năm 2015.

Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án kiểm tra trình tự, thủ tục lấy lời khai, Viện kiểm sát

thấy cơ quan điều tra đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra.

Vì đến thời điểm phạm tội cháu H chưa đủ 16 tuổi. Theo quy định của pháp luật trường

hợp của H trong quá trình điều tra bắt buộc phải chỉ định luật sư tham gia để bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp cho cháu H. Vì vậy Viện kiểm sát đã quyết định trả hồ sơ

điều tra bổ sung cho Cơ quan điều tra, đề nghị thực hiện lại trình tự, thủ tục như pháp

luật quy định

Vụ án thứ 3: Có người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi

tố bị can

Vào khoảng 15 giờ ngày 15/07/2018, anh Lâm Tuấn A bị hai vợ chồng ông Dương

Trường S và bà Nguyễn Thị K, sống cạnh nhà, dùng hai ống tuýp sắt đánh gây thương

tích, gãy xương sườn, nhiều vết thương khác trên toàn bộ phần lưng, hai bên hông, hai

cẳng chân, có cả vết thương ở đầu phải đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Sự việc xảy ra có

nhiều người chứng kiến, trong đó có vợ của anh Tuấn A và có cả camera của nhà ông

Sơn ghi lại.

Qua kiểm tra của bệnh viện, anh Tuấn A bị gãy xương sườn số 10, tràn dịch phổi và

phải nhập viện điều trị lâu dài. Tại kết luận giám định pháp y cho thấy: có hai hung khí

bằng sắt tác động lên nạn nhân.

Bị hại Tuấn A có đơn yêu cầu xử lý hình sự đối với vợ chồng ông S và bà K. Đồng thời

anh cũng yêu cầu bồi thường dân sự số tiền hơn 17 triệu đồng, bao gồm chi phí điều

trị, thu nhập bị mất và tổn thất tinh thần.

Là bị hại trong vụ án, anh Tuấn A khẳng định có hai người tham gia đánh mình là bà K

và ông S. Ông S là người cầm thanh sắt inox tấn công anh còn bà K giúp sức cầm một

Page 15: Ph¡m LÇ Quyên BAI-TAP-LON-TO-HINH

14

túyp sắt. Khi anh Tuấn Anh bị đánh ngã sấp trên đường, thì hai vợ chồng này dùng hai

cây tuýp sắt đánh tới tấp vào người và đầu bị hại gây đa chấn thương. Mãi đến khi vợ

anh Tuấn A tri hô để hàng xóm chạy đến can ngăn thì vợ chồng ông S và bà K mới

dừng lại. Nhưng Cơ quan điều tra xác định chỉ có bị cáo K đánh anh Tuấn A không

chấp nhận lời khai của bị hại, lời khai của những người chứng kiến. Chính ông S là

người cầm hung khí chủ động tham gia đánh Tuấn A trước và cũng chính ông S thừa

nhận điều này trong những biên bản ghi lời khai. Tuy nhiên, cơ quan điều tra chỉ căn

cứ vào lời khai của bị cáo K để giải quyết vụ án, không đề nghị Viện kiểm sát truy tố

ông S về tội “Cố ý gây thương tích” là có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.

Căn cứ vào kết luận giám định pháp y và những dấu vết trên người bị hại, hoàn hoàn

có thể khẳng định nếu chỉ một mình bị cáo K đánh bị hại sẽ không thể nào gây ra nhiều

vết thương từ hai phía hông anh Lâm Tuấn AThêm vào đó, từ lời khai và thực nghiệm

hiện trường, khẳng định rằng một mình bị cáo K không có khả năng gây vết thương ở

hông phải và lưng bị hại. Ngoài ra, sự việc còn được ghi lại toàn bộ bởi camera nhà

ông S, thế nhưng các cơ quan điều tra thành phố Đông Triều đã chậm trễ tiến hành

giám định camera dù bị hại đã yêu cầu nhiều lần, ngay từ đầu. Mãi đến ba tháng sau kể

từ khi xảy ra sự việc, cơ quan tố tụng mới cho trích xuất hình ảnh và giám định camera.

Lúc này, camera đã bị hư, các chứng cứ khách quan của vụ án đã không được kịp thời

thu thập.

Căn cứ quy định tại Điều 245 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về trả hồ sơ vụ án để

điều tra bổ sung. “Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án

nhưng chưa được khởi tố bị can

Vì vậy, có cơ sở để xác định các cơ quan tiến hành tố tụng đã bỏ lọt tội phạm, có người

phạm tội khác là ông Dương Trường S trong vụ án nhưng chưa được khởi tố, vụ án cần

được xem xét lại và đánh giá toàn bộ chứng cứ. Theo đó, kết luận mâu thuẫn với biên

bản giám định pháp y và thực nghiệm hiện trường, dẫn đến việc giải quyết vụ án đã

không còn tính chính xác, công minh.Viện kiểm sát trả hồ sơ bổ sung và xem xét quyết

định truy tố ông Dương Trường S về hành vi “Cố ý gây thương tích” để không bỏ lọt

Page 16: Ph¡m LÇ Quyên BAI-TAP-LON-TO-HINH

15

tội phạm, gây ảnh hưởng xấu đến địa phương và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp

luật.

2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung ở

Quảng Ninh

Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2020, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã trả

02 cho Cơ quan điều tra nào để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố. Đây là một dấu

hiệu đáng mừng cho thấy bước đầu giải quyết vụ án hình sự dần có hiệu quả và dần

khắc phục cao. Bởi vì việc trả hồ sơ bổ sung sẽ rất tốn thời gian, chi phí để xem xét lại

toàn bộ vụ án từ đầu, gây cản trở việc giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, kịp thời,

đúng pháp luật.

Trong những năm qua việc trả hồ sơ của Viện kiểm sát đã có những ưu điểm:

- Một là việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung cơ bản là có căn cứ, đúng pháp luật và cần

thiết cho việc giải quyết vụ án. Việc trả hồ sơ chủ yếu là yêu cầu điều tra bổ sung về

chứng cứ, nhằm củng cố hệ thống chứng cứ buộc tội và gỡ tội đối với bị can. Cũng có

trường hợp sau khi điều tra bổ sung không tìm thêm được chứng cứ buộc tội dẫn đến

đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án.

- Về cơ bản các yêu cầu điều tra bổ sung đều được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát

thực hiện nghiêm túc, khẩn trương, góp phần đảm bảo việc điều tra, truy tố xét xử của

vụ án hình sự đúng pháp luật.

- Việc trả hồ sơ được cơ quan có thẩm quyền thực hiện đúng trình tự, thủ tục : Việc trả

hồ sơ để điều tra bổ sung được thể hiện bằng quyết định tố tụng do người coa thẩm

quyền kí, kết thúc việc điều tra bổ sung được Cơ quan điều tra ban hành kết luận điều

tra bổ sung, việc giao nhận hồ sơ, thay đổi hoặc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong

giai đoạn điều tra bổ sung được thực hiện theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình

sự.

Page 17: Ph¡m LÇ Quyên BAI-TAP-LON-TO-HINH

16

Mặc dù kết quả thu thập được từ báo cáo hàng năm của Viện kiểm sát cho thấy các vụ

án từ 2017 đến 2020 đều được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên

trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều bất cập:

- Có trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng đã lạm dụng yêu cầu của quy định trả hồ sơ

để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố để tăng thời hạn điều tra của vụ án vì những

lí do khác nhau. Việc lạm dụng này càng thể hiện rõ trong thời điểm chuẩn bị báo cáo

tổng kết công tác hàng năm hoặc chạy theo thành tích. Điều này dẫn đến trả hồ sơ tràn

lan, thiếu căn cứ, không càn thiết trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Ngày nay thời đại công nghệ ngày càng phát triển, tội phạm có xu hướng trẻ hóa và

ngày càng dùng những thủ đoạn tinh vi. Có nhiều vụ án có tính chất phức nên trong

quá trình thu thập, đánh giá chứng cứ còn nhiều khó khăn, dẫn đến nhận thức, đánh giá

chứng cứ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng khác nhau.

- Thứ hai, do Kiểm sát viên chưa thực hiện tốt công tác thực hành quyền công tố, kiểm

sát các hoạt động điều tra. Với chức năng của mình, Viện kiểm sát có trách nhiệm bảo

đảm hoạt động tố tụng được đúng đắn, do đó để xảy ra vụ án trả hồ sơ điều tra bổ sung

cho dù lỗi thuộc về cơ quan điều tra ,nhưng trách nhiệm vẫn thuộc về Viện kiểm sát mà

trực tiếp là Kiểm sát viên được phân công nhiệm vụ chưa nghiên cứu tài liệu chứng cứ

một cách toàn diện, không phát hiện được các mâu thuẫn giữa các tài liệu, chứng cứ;

Kiểm sát viên chưa đề ra yêu cầu điều tra hoặc nội dung yêu cầu điều tra chưa đầy đủ;

cũng như thiếu đôn đốc, theo dõi tiến độ điều tra để kịp thời khắc phục, bổ sung chứng

cứ, thủ tục tố tụng hoặc nhằm định tội danh được chính xác, thường thấy đến khi vụ án

ở giai đoạn truy tố, Kiểm sát viên mới phát hiện vi phạm và phải trả hồ sơ cho Cơ quan

điều tra.

- Thứ ba, trình độ, năng lực của một số Kiểm sát viên, Điều tra viên còn hạn chế về

năng lực tương ứng với tính chất của vụ việc. Nguyên nhân khác nữa là ở nhiều địa

phương Điều tra viên ít nhưng phải kiêm nhiệm nhiều việc, năng lực, kinh nghiệm còn

hạn chế; chưa chú trọng đến hoạt động tố tụng của cán bộ làm công tác điều tra, giúp

việc cho Điều tra viên.

Page 18: Ph¡m LÇ Quyên BAI-TAP-LON-TO-HINH

17

- Kiểm sát viên khi được phân công chưa thường xuyên nghiên cứu, cập nhật các văn

bản liên quan đến lĩnh vực được phân công, nhất là các văn bản hướng dẫn các thao tác

nghiệp vụ của Ngành, từ đó trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chưa đúng, bỏ qua

nhiều thao tác nghiệp vụ nên không kịp thời phát hiện những hạn chế, thiếu sót của Cơ

quan điều tra, Điều tra viên trong điều tra giải quyết nguồn tin về tội phạm hoặc vụ án

hình sự.

Nhận thức pháp luật giữa các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Quảng Ninh trong một số

vụ việc còn chưa đồng nhất. Một số quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng

hình sự hiện hành còn bất cập, chưa chi tiết và cụ thể, vẫn còn mâu thuẫn, chồng chéo.

Các bộ luật mới có hiệu lực pháp luật, tuy nhiên công tác hướng dẫn giải thích pháp

luật của cơ quan có thẩm quyền chưa được thực hiện kịp thời và đồng bộ dẫn đến việc

nhận thức, đánh giá chứng cứ, xác định tội danh và đường lối xử lý của các cơ quan

tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng không thống nhất, nhất là đối với

các vụ án nghiêm trọng và phức tạp

3. Những giải pháp, kiến nghị

3.1 Giải pháp giúp nâng cao trình độ, tăng sự hiệu quả của quyết định trả hồ sơ

điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố.

Trong các vụ án phải trả hồ sơ ở Quảng Ninh chiếm đa phần là nguyên nhân thiếu

chứng cứ quan trọng của vụ án, do đó lãnh đạo Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát;

Điều tra viên và Kiểm sát viên cần chú trọng công tác khám nghiệm hiện trường vụ án.

Công tác khám nghiệm hiện trường vụ án có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc

giải quyết vụ án hình sự, nếu không được tiến hành đúng thủ tục tố tụng thì vụ án phải

trả hồ sơ điều tra bổ sung; nếu bỏ sót chứng cứ, dấu vết về sau khó khắc phục, do quy

luật khách quan của việc hình thành, mất đi dấu vết tại hiện trường, và nó làm cho vụ

án lâm vào tình trạng bế tắc kéo dài, vụ án phải trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần.

- Nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm của Kiểm sát viên được phân

công kiểm sát điều tra vụ án phải nắm chắc tiến độ điều tra, làm việc với điều tra viên

Page 19: Ph¡m LÇ Quyên BAI-TAP-LON-TO-HINH

18

trao đổi, bàn bạc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện kế hoạch điều tra.

Kiểm sát viên nên chủ động đề ra yêu cầu điều tra ngay khi tiếp nhận hồ sơ, tài liệu do

Cơ quan điều tra chuyển đến đề nghị xét phê chuẩn khởi tố bị can. Trong trường hợp

có những vấn đề mới phát sinh trong giai đoạn điều tra, Kiểm sát viên cần kịp thời ban

hành bản yêu cầu điều tra gửi đến Cơ quan điều tra, để được tiến hành điều tra hoặc

khắc phục những thiếu sót về chứng cứ và thủ tục tố tụng.

- Đối với các vụ án phức tạp, khó khăn thì cần thực hiện tốt quy chế phối hợp liên

ngành, tổ chức họp liên ngành để có phương hướng giải quyết kịp thời và đúng đắn

trước khi kết thúc điều tra vụ án.

- Nâng cao chất lượng công tác Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ của

cán bộ, Kiểm sát viên, giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình giải quyết

vụ án, chịu trách nhiệm trước các quyết định tố tụng, kết quả giải quyết vụ án, đảm bảo

chất lượng, hiệu quả. Giao việc tương xứng với năng lực của cán bộ, Kiểm sát viên

nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Viện kiểm sát chỉ ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung nếu có căn cứ pháp luật và

thực sự thấy cần thiết đối với việc giải quyết vụ án. Trong quyết định trả hồ sơ để điều

tra bổ sung phải nêu rõ những nội dung cần phải điều tra bổ sung. Kiểm sát viên phải

xem xét tính khả thi của yêu cầu điều tra bổ sung và kiểm tra chặt chẽ kết quả thực

hiện của Cơ quan điều tra, khắc phục việc trả đi trả lại nhiều lần giữa ba cơ quan tiến

hành tố tụng

- Cần có quy định cụ thể về xem xét và xử lí trách nhiệm đối với những người tiến

hành tố tụng khi để xảy ra việc trả hồ sơ điều tra bổ sung. Nếu chỉ sai sót ở một giai

đoạn tố tụng thì việc giải quyết vụ án sẽ không đảm bảo tính khách quan, kịp thời dẫn

đến phải trả hồ sơ điều tra bổ sung, ảnh hưởng không nhỏ tới tiến trình giải quyết vụ án

hình sự. Bởi vậy kỉ luật và xử lý trách nhiệm cá nhân đối với hành vi trả hồ sơ điều tra

bổ sung do lỗi chủ quan của người tiến hành tố tụng ở bất kì giai đoạn nào là một việc

làm cần thiết.

Page 20: Ph¡m LÇ Quyên BAI-TAP-LON-TO-HINH

19

- Lãnh đạo ngành cần chú trọng hơn nữa trong việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

cho đội ngũ Kiểm sát viên những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực hình sự. Thường

xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo chặt chẽ ngay từ khi khởi tố vụ án cho đến suốt quá

trình tố tụng.

3.2 Giải pháp kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về

trả hồ sơ bổ sung trong giai đoạn truy tố

Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung có ý nghĩa quan

trọng nhằm bảo đảm cho hoạt động điều tra tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

Đảm bảo quá trình giải quyết vụ án toàn diện và khách quan.

Để bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thi hành có hiệu quả cao trong đó có việc trả hồ sơ bổ

sung trong giai đoạn truy tố thì các cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường hướng dẫn,

cần hướng dẫn cụ thể về trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án có pháp nhân phạm tội.

- Theo khoản 2 điều 174 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì cách tính thời hạn để trả

hồ sơ điều tra bổ sung không căn cứ vào loại tội phạm như các quy định về thời hạn

điều tra, thời hạn tạm giam… Viện kiểm sát trả hồ sơ điều tra bổ sung thì thời hạn điều

tra bổ sung không quá 2 tháng; Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung thì thời hạn không quá

1 tháng. Theo em quy định này là chưa phù hợp với thực tiễn điều tra, truy tố do vậy

kiến nghị cần bổ sung quy định cụ thể về thời hạn trả hồ sơ điều tra bổ sung cần được

tăng theo tính chất, mức độ tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm

trọng ,…

- Ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng hình sự để giải thích rõ trường

hợp “Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” (điểm d, khoản 1 Điều 245) và “Việc

khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng” (điểm d, khoản 1

Điều 280 của BLTTHS năm 2015). Đây là những căn cứ để Viện kiểm sát, Tòa án trả

hồ sơ điều tra bổ sung.

Page 21: Ph¡m LÇ Quyên BAI-TAP-LON-TO-HINH

20

Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP quy định việc

phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một số quy định của Bộ

luật Tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung

Theo đó, Thông tư đã quy định rõ việc phối hợp giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều

tra để hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Cụ thể, Viện kiểm sát và Cơ quan điều

tra phối hợp chặt chẽ ngay từ khi tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và trong

suốt quá trình điều tra vụ án. Điều tra viên chủ động gửi đầy đủ, kịp thời chứng cứ, tài

liệu đã thu thập được cho kiểm sát viên thụ lý vụ án và thực hiện đầy đủ các yêu cầu

điều tra của Viện kiểm sát. Đồng thời, kiểm sát viên thường xuyên theo dõi, nắm chắc

tiến độ điều tra vụ án, nghiên cứu kỹ chứng cứ, tài liệu đã thu thập; kịp thời đề ra yêu

cầu điều tra, chủ động phối hợp với điều tra viên để làm rõ những vấn đề cần chứng

minh ngay trong giai đoạn điều tra vụ án; kiểm sát chặt chẽ các hoạt động điều tra và

việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra để bảo đảm điều tra vụ án khách quan, toàn

diện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Trước khi kết thúc điều tra vụ án ít nhất 10 ngày, Điều tra viên và Kiểm sát viên phải

phối hợp để đánh giá các chứng cứ, tài liệu đã thu thập bảo đảm đầy đủ, hợp pháp. Nếu

phát hiện một trong các căn cứ quy định tại các điều 3, 4, 5 và 6 của Thông tư liên tịch

này thì bổ sung, khắc phục ngay trong giai đoạn điều tra. Ngoài ra, đối với những vụ án

đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thì Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát phải tiến hành sơ

kết, đánh giá toàn diện kết quả điều tra vụ án, chỉ đạo điều tra giải quyết những vấn đề

còn mâu thuẫn, tồn tại và quyết định việc kết thúc điều tra, hướng xử lý vụ án theo quy

định của pháp luật.

III/ KẾT LUẬN

Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố có thể được xem là một trong những

hoạt động đánh giá chất lượng của công tác cán bộ điều tra viên , kiểm sát viên. Trả hồ

sơ bổ sung góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng

trong hoạt động điều tra, truy tố. Việc trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung đảm bảo

cho việc điều tra thu thập chứng cứ được đầy đủ, áp dụng trình tự thủ tục tố tụng đúng

Page 22: Ph¡m LÇ Quyên BAI-TAP-LON-TO-HINH

21

quy định của pháp luật nhằm nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử; đảm bảo cho

việc truy tố, xét xử có căn cứ vững chắc, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không

bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Đặc biệt trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có một số cụm từ mới so với Bộ

luật Tố tụng hình sự năm 2003 thể hiện sự tiến bộ và hội nhập cộng đồng quốc tế của

Việt Nam đó là “góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân”,

việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tự do cá nhân, nhân phẩm, danh dự, các quyển và lợi

ích hợp pháp của công dân quy định ý nghĩa, nội dung và việc áp dụng pháp luật tố

tụng hình sự ở nước ta, các nhiệm vụ chung và cụ thể của tố tụng hình sự.

Các nhiệm vụ đó được thực hiện và bảo đảm bằng cách chủ động phòng ngừa, ngăn

chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi

hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Việc phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mội hành vi phạm

tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội đòi hỏi phải xác định chính xác

các tình tiết thực tế của vụ án trên cơ sở phù hợp chính xác với hiện thực, tức là dựa

vào các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự xác định được chân lý khách quan của vụ

án.

IV/ TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

2. Giáo trình Luật Tố tụng hình sự

3. Thông tư liên tịch số 02/2017/ TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP

4. Https://www.tks.edu.vn

5. Https://tapchitoaan.vn