· Đánh giá thực hiện chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và...

111
Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030 của Việt Nam Báo cáo của Viện Đào tạo nghề Liên bang (BIBB) cho Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ GmbH Ngày 14/7/2020 Phòng: Dịch vụ Tư vấn Quốc tế/ Hợp tác với các Viện nghiên cứu đối tác Michael Schwarz (Phó phòng) Janina Meyer (Nghiên cứu viên) Michael Wiechert (Trưởng phòng) Nadine Augst (Trợ lý) Phòng: Điều phối nghiên cứu Ts. Sandra Liebscher (Trưởng phòng)

Upload: others

Post on 03-Oct-2020

14 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển

Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

giai đoạn 2021-2030 của Việt Nam

Báo cáo của Viện Đào tạo nghề Liên bang (BIBB) cho Tổ chức Hợp tác

Quốc tế Đức GIZ GmbH

Ngày 14/7/2020

Phòng: Dịch vụ Tư vấn Quốc tế/ Hợp tác với các Viện nghiên cứu đối tác

Michael Schwarz (Phó phòng)

Janina Meyer (Nghiên cứu viên)

Michael Wiechert (Trưởng phòng)

Nadine Augst (Trợ lý)

Phòng: Điều phối nghiên cứu

Ts. Sandra Liebscher (Trưởng phòng)

Page 2:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

Mục lục 1. Mở đầu ........................................................................................................................................... 1

2. Tổng quan và phân tích tài liệu ...................................................................................................... 3

I. Quản lý GDNN .................................................................................................................................. 3

I.1. Khung pháp lý về GDNN và quản lý hệ thống GDNN ................................................................ 3

I.2. Hợp tác với khối doanh nghiệp trong quản lý hệ thống GDNN ................................................ 4

I.3. Giám sát và báo cáo trong lĩnh vực GDNN ................................................................................ 4

I.4. Tài chính cho GDNN .................................................................................................................. 5

I.5. Hệ thống GDNN hòa nhập cho tất cả mọi người ...................................................................... 6

II. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý GDNN và người dạy nghề tại doanh nghiệp .............................. 6

III. Xây dựng mạng lưới cơ sở GDNN hiệu quả ................................................................................... 7

III.1. Mạng lưới cơ sở GDNN hiệu quả ............................................................................................ 7

III.2. Cơ sở GDNN chất lượng cao ................................................................................................... 8

III.3. Tự chủ của cơ sở GDNN .......................................................................................................... 8

IV. Hệ thống bảo đảm chất lượng GDNN ............................................................................................ 9

V. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và Chuẩn đầu ra ..................................................................... 10

VI. Hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp ................................................................................ 11

VII. Tăng cường tính hấp dẫn của GDNN thông qua truyền thông nâng cao nhận thức và hợp tác

quốc tế trong GDNN.......................................................................................................................... 12

VII.1. Tăng cường tính hấp dẫn của GDNN thông qua truyền thông nâng cao nhận thức ........... 12

VII.2. Tăng cường tính hấp dẫn của GDNN thông qua hợp tác quốc tế trong GDNN ................... 13

3. Tóm tắt kết quả phỏng vấn .......................................................................................................... 14

I. Quản lý GDNN ................................................................................................................................ 15

I.1. Khung pháp lý về GDNN và quản lý hệ thống GDNN .............................................................. 15

I.2. Hợp tác với khối doanh nghiệp trong quản lý hệ thống GDNN .............................................. 16

I.3. Giám sát và báo cáo trong lĩnh vực GDNN .............................................................................. 17

I.4. Tài chính cho GDNN ................................................................................................................ 19

I.5. Hệ thống GDNN hòa nhập cho tất cả mọi người .................................................................... 20

II. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý GDNN và người dạy nghề tại doanh nghiệp ............................ 23

II.1 Nhà giáo GDNN và chương trình đào tạo ............................................................................... 23

II.2. Cán bộ quản lý GDNN ............................................................................................................. 24

II.3. Người dạy nghề ở doanh nghiệp ........................................................................................... 25

III. Xây dựng mạng lưới cơ sở GDNN hiệu quả ................................................................................. 26

III.1. Mạng lưới cơ sở GDNN hiệu quả .......................................................................................... 26

Page 3:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

III.2. Cơ sở GDNN chất lượng cao ................................................................................................. 26

III.3. Tính tự chủ của cơ sở GDNN ................................................................................................. 27

IV. Hệ thống bảo đảm chất lượng GDNN .......................................................................................... 29

V. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và Chuẩn đầu ra ..................................................................... 31

VI. Hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp ................................................................................ 32

VII. Tăng cường tính hấp dẫn của GDNN thông qua truyền thông nâng cao nhận thức và hợp tác

quốc tế trong GDNN.......................................................................................................................... 37

VII.1. Tăng cường tính hấp dẫn của GDNN thông qua truyền thông nâng cao nhận thức ........... 37

VII.2. Tăng cường tính hấp dẫn của GDNN thông qua hợp tác quốc tế trong lĩnh vực GDNN ..... 38

VIII. Xây dựng Chiến lược Phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030 .................................................... 40

4. Khuyến nghị .................................................................................................................................. 43

I. Quản lý GDNN ................................................................................................................................ 43

II. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý GDNN và người dạy nghề tại doanh nghiệp ............................ 46

III. Xây dựng mạng lưới cơ sở GDNN hiệu quả ................................................................................. 47

IV. Hệ thống bảo đảm chất lượng GDNN .......................................................................................... 48

V. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và Chuẩn đầu ra ..................................................................... 48

VI. Hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp ................................................................................ 49

VII. Tăng cường tính hấp dẫn của GDNN thông qua truyền thông nâng cao nhận thức và hợp tác

quốc tế trong GDNN.......................................................................................................................... 50

VIII. Xây dựng Chiến lược Phát triển GDNN 2021-2030 .................................................................... 51

Phụ lục 1: Tài liệu tham khảo ................................................................................................................ 54

Phụ lục 2: Danh sách các cuộc phỏng vấn ............................................................................................ 58

Phụ lục 3: Bảng hỏi phỏng vấn.............................................................................................................. 61

Phụ lục 4: Biểu đồ (Nguồn: BIBB) .......................................................................................................... 88

Phụ lục 5: Trích dẫn một số câu trả lời phỏng vấn ............................................................................. 101

Page 4:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

Lời cảm ơn

Chúng tôi xin cảm ơn những người đã tham gia trả lời phỏng vấn và tận tình đóng góp ý kiến với tinh

thần xây dựng, làm cơ sở cho việc xây dựng báo cáo này.

Chúng tôi cũng cám ơn bà Hoàng Bích Hà và GS. Ts. Bùi Thế Dũng đã tích cực chuẩn bị, thực hiện và

báo cáo kết quả phỏng vấn, đóng góp ý kiến với những hiểu biết sâu rộng của mình về lĩnh vực giáo

dục nghề nghiệp ở Việt Nam.

Xin cám ơn Chương trình Hợp tác Việt-Đức “Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam” của GIZ ở Việt Nam, đặc

biệt là bà Britta van Erckelens và bà Phạm Ngọc Anh đã hỗ trợ chúng tôi trong suốt dự án nghiên cứu

này.

Page 5:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

1

1. Mở đầu

Phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN) là giải pháp mấu chốt để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao

động có trình độ tay nghề ở Việt Nam. Cần nâng cao năng lực của hệ thống GDNN nhằm đáp ứng nhu

cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo. Năm 2012

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-

2020 của Việt Nam với những mục tiêu cụ thể bao gồm mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh quốc

gia trong khu vực ASEAN và góp phần giảm nghèo.

Giai đoạn thực hiện Chiến lược Dạy nghề 2011-2020 sắp kết thúc, vì vậy cần đánh giá thực hiện Chiến

lược, ghi nhận những thành tựu phát triển GDNN và những khó khăn, hạn chế cần khắc phục. Kết quả

đánh giá là cơ sở để đưa ra những khuyến nghị cho việc xây dựng chiến lược phát triển GDNN giai đoạn

2021–2030.

Dự án nghiên cứu này được thực hiện trong phạm vi thỏa thuận hợp tác ba bên giữa Viện Khoa học

Giáo dục nghề nghiệp (NIVT), Viện Đào tạo nghề Liên bang (Đức) (BIBB) và Chương trình hợp tác Việt-

Đức “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam” do Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit

(GIZ) GmbH thực hiện dưới sự ủy nhiệm của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức (BMZ) với sự

hợp tác của Tổng cục GDNN-Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) (sau đây gọi tắt là Chương

trình TVET).

Hoạt động của Chương trình TVET đã đóng góp cho những nỗ lực của Tổng cục GDNN-Bộ LĐ-TBXH

trong quá trình đổi mới hệ thống GDNN ở Việt Nam. Chương trình TVET đã tham gia vào quá trình soạn

thảo Chiến lược Phát triển Dạy nghề (DN) thời kỳ 2011 – 2020 và soạn thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp

có hiệu lực năm 2015. Năm 2018, Tổng cục GDNN đã đề nghị Chương trình TVET hỗ trợ trong việc phân

tích thực trạng một số lĩnh vực và thành tựu của GDNN Việt Nam trong việc thực hiện Chiến lược DN

2011-2020 và tham gia đóng góp cho quá trình xây dựng Chiến lược GDNN 2021-2030. Viện Khoa học

Giáo dục nghề nghiệp (NIVT) được Tổng cục GDNN giao thực hiện nhiệm vụ này. Chương trình TVET

đã ủy quyền cho Viện BIBB thực hiện nghiên cứu thực trạng một số lĩnh vực cụ thể trong hệ thống

GDNN và đưa ra các khuyến nghị đóng góp cho việc xây dựng chiến lược GDNN giai đoạn 2021–2030.

Báo cáo này được xây dựng trên cơ sở kết quả của 59 cuộc phỏng vấn với các bên liên quan chính trong

hệ thống GDNN của Việt Nam (xem Phụ lục 2: Danh sách các cuộc phỏng vấn), bao gồm các cơ quan

nhà nước, khối doanh nghiệp, các cơ sở GDNN như trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm

GDNN-giáo dục thường xuyên, các hội nghề nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội và các đối tác phát triển

quốc tế trong GDNN.

Các chuyên gia của Viện BIBB đã xây dựng một bảng hỏi bán cấu trúc (bao gồm cả câu hỏi đóng và câu

hỏi mở) sử dụng cho phỏng vấn. Bảng hỏi được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các tài liệu

có liên quan, đặc biệt là các văn bản pháp luật, chiến lược (xem Phụ lục 1 – Tài liệu tham khảo). Phỏng

vấn do các chuyên gia trong nước thực hiện với nội dung liên quan đến các vấn đề sau:

• Đánh giá thực trạng, sự phát triển và những thành tựu chính trong một số lĩnh vực GDNN trong

giai đoạn 2011-2020 theo quan điểm của các đối tác được phỏng vấn;

• Đánh giá sự đóng góp của Chương trình TVET cho sự phát triển của GDNN ở Việt Nam;

• Những thử thách chính đối với hệ thống GDNN trong 10 năm tới

Page 6:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

2

• Khuyến nghị đối với Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030

Bảng hỏi kết hợp các câu hỏi đóng và câu hỏi mở, câu hỏi định lượng và định tính. Do phạm vi các vấn

đề quan tâm nghiên cứu khá rộng, bảng hỏi được thiết kế tương đối dài với 50 câu hỏi. Vì vậy, không

phải người được phỏng vấn (pv) nào cũng trả lời được hết các câu hỏi. Ngoài ra, ý kiến của người được

pv không nhất thiết đại diện cho quan điểm chính thức của cơ quan, tổ chức được lựa chọn trong danh

sách phỏng vấn.

Các chuyên gia trong nước đã ghi chép, tổng hợp và dịch sang tiếng anh nội dung từng cuộc phỏng

vấn, sau đó gửi cho chuyên gia của Viện BIBB phân tích, đánh giá. Những phát hiện chính từ các cuộc

phỏng vấn được Viện BIBB trình bày tại hội thảo tham vấn với Tổng cục GDNN tổ chức ngày 9/6/2020.

Kết quả thảo luận tại hội thảo đã được xem xét đưa vào báo cáo.

Báo cáo này gồm 4 chương. Chương 2 tiếp theo (Tổng quan và phân tích tài liệu) trình bày phương

pháp và kết quả phân tích chi tiết một số tài liệu có liên quan trong lĩnh vực GDNN. Chương 3 (Tóm tắt

kết quả phỏng vấn) trình bày tổng hợp kết quả phỏng vấn từng vấn đề chính được đề cập trong nghiên

cưu này. Chương 4 (Khuyến nghị) trình bày những khuyến nghị của các chuyên gia Viện BIBB dựa trên

cơ sở phân tich tài liệu và kết quả phỏng vấn các bên liên quan. Phần Phụ lục gồm có Phụ lục 1- Tài liệu

tham khảo, Phụ lục 2-Danh sách các cuộc phỏng vấn, Phụ lục 3- Bảng hỏi, Phụ lục 4- Biểu đồ phân tích

các câu hỏi định lượng và Phụ lục 5-Trích dẫn một số câu trả lời phỏng vấn.

Khi đánh giá kết quả phỏng vấn cần lưu ý một số hạn chế trong thiết kế và thực hiện nghiên cứu (xem

Chương 3, tr. 14 về những hạn chế của nghiên cứu). Vì lý do dịch bệnh COVID-19 các cuộc phỏng vấn

được thực hiện qua điện thoại. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng kết quả phỏng vấn liên

quan đến chiều sâu và mức độ chính xác của các câu trả lời phỏng vấn. Ngoài ra, với kích thước mẫu

phỏng vấn (59 tổ chức) rõ ràng sẽ không đem đến kết quả đại diện cho lĩnh vực GDNN trong cả nước;

tuy nhiên cũng giúp làm sáng tỏ quan điểm của các bên có liên quan chính trong các lĩnh vực của hệ

thống GDNN ở Việt Nam. Việc sử dụng một bảng hỏi duy nhất với số lượng nhiều câu hỏi cũng dẫn đến

hạn chế khi cần câu trả lời chi tiết đối với các câu hỏi mở.

Page 7:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

3

2. Tổng quan và phân tích tài liệu

Phân tích tình hình thực hiện Chiến lược Phát triển DN 2011-2020 được thực hiện dựa trên cơ sở

nghiên cứu các văn bản pháp luật và chiến lược do GIZ – Chương trình TVET cung cấp cho BIBB có tham

khảo ý kiến NIVT (Xem Phụ lục 1).

Phân tích tập trung vào các chủ đề chính mang tính chiến lược mà BIBB đã cùng GIZ và NIVT xác định.

Theo các chủ đề này, các chuyên gia của BIBB đã xây dựng khung phân tích nhằm đánh giá khung pháp

lý và tình hình thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề (DN) thời kỳ 2011-2020. Khung phân tích gồm

bảy chủ đề chính với các chỉ tiêu cụ thể được sử dụng cho việc phân tích tài liệu.

I. Quản lý GDNN

I.1. Khung pháp lý về GDNN và quản lý hệ thống GDNN

Khi đánh giá thực hiện Chiến lược DN thông qua các văn bản pháp luật và chiến lược cần lưu ý Luật

Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 được thông qua năm 2014. Chiến lược Phát triển DN không

được điều chỉnh theo Luật GDNN.1

Trong giai đoạn 2011-2020, hệ thống pháp luật GDNN đã có sự thay đổi cơ bản, trước hết là việc ban

hành Luật GDNN năm 2014. Luật GDNN hướng tới việc đổi mới chất lượng một cách toàn diện với

trọng tâm xây dựng một hệ thống GDNN chuẩn hóa, hội nhập quốc tế và liên thông.2 Nhằm khắc phục

những hạn chế trong phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về GDNN Chính phủ đã giao Bộ LĐ-TBXH

thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về GDNN (năm 2016). Bộ LĐ-TBXH đã ban hành nhiều văn bản

quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật GDNN nhằm giải quyết những bất cập và ưu tiên thực

hiện các mục tiêu chiến lược đề ra. Trong lĩnh vực tài chính cho GDNN, Luật GDNN nêu rõ ngân sách

cho GDNN được ưu tiên trong tổng chi ngân sách nhà nước dành cho giáo dục và đào tạo.3

Một trong những hạn chế và bất cập trong quản lý GDNN là sự phối hợp trong công tác quản lý, ví dụ

sự phối hợp giữa Bộ LĐ-TBXH với các bộ/ngành và giữa các bộ/ngành và địa phương trong quản lý nhà

nước về GDNN và thực hiện chiến lược dạy nghề đôi khi còn chưa đồng bộ và thiếu hiệu quả.4 Ngoài

ra, còn có sự thiếu thống nhất ở các địa phương nhất là trong phân cấp về nhân sự và tài chính; thiếu

phương án phát triển nguồn tài chính và nhân sự một cách nhất quán và có ưu tiên trong giáo dục, đào

tạo; chưa có chương trình, chính sách thúc đẩy việc học tập suốt đời, đảm bảo nhu cầu học tập, nâng

cao năng lực, kỹ năng cho người lớn5.

Các hoạt động đổi mới GDNN trong giai đoạn tới cần chú trọng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp

luật về GDNN, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ; hoàn thiện chính sách cho nhà giáo, cán bộ quản lý

GDNN; chính sách cho người học, cơ sở GDNN và chính sách cho doanh nghiệp khi tham gia hoạt động

GDNN; công tác nghiên cứu khoa học. Đổi mới cơ chế cấp phát ngân sách nhà nước sang cơ chế giao

nhiệm vụ đào tạo căn cứ vào số lượng tuyển sinh và chất lượng đào tạo. Phấn đấu đến năm 2030 nâng

1 Tóm tắt Dự thảo Báo cáo Đánh giá Thực hiện Chiến lược Phát triển DN (NIVT 2019), tr. 4. 2 Luật Giáo dục nghề nghiệp (2014), Điều. 6, trong: Một số Văn bản Quy phạm Pháp luật về GDNN (Tổng cục GDNN 2017). 3 Như trên. 4 Tóm tắt Dự thảo Báo cáo Đánh giá Thực hiện Chiến lược Phát triển DN (NIVT 2019), tr. 9. 5 Rà soát quốc gia tự nguyện về Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam (Bộ Kế hoạch 2018), tr. 37.

Page 8:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

4

quy mô tuyển sinh đạt trên 6,3 triệu người mỗi năm; ít nhất 90% người học có việc làm.6 Đẩy mạnh

ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước về GDNN và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ,

công chức của ngành làm công tác quản lý nhà nước về GDNN.7

I.2. Hợp tác với khối doanh nghiệp trong quản lý hệ thống GDNN

Trong mười năm qua, ngành GDNN Việt Nam gặp thử thách trong việc thể chế hóa sự tham gia của

doanh nghiệp và các hội nghề nghiệp trong việc xây dựng và thực hiện chính sách GDNN.

Luật GDNN đã đề cập đến vấn đề này. Theo Luật, mục tiêu chung của GDNN là nhằm đào tạo nhân lực

trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề.8 Luật quy định quyền và trách

nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động GDNN. Ví dụ: Các khoản chi cho hoạt động đào tạo nghề

nghiệp của doanh nghiệp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật về

thuế; doanh nghiệp có trách nhiệm tham gia xây dựng chương trình, tổ chức giảng dạy; trả tiền lương,

tiền công cho người học, nhà giáo trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm.9 Bộ luật Lao động

2019 quy định về học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động và coi đó là hình thức

doanh nghiệp tham gia hoạt động đào tạo nghề, đồng thời cho phép hợp thức hóa mối quan hệ giữa

cơ sở GDNN và doanh nghiệp.10 Tuy nhiên, cần có những văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định

của luật, đặc biệt là những hướng dẫn liên quan đến thực hiện phối hợp đào tạo với cơ sở GDNN và

tham gia hội đồng kỹ năng nghề.11 Kế hoạch sẽ thí điểm thành lập các hội đồng kỹ năng ngành trong

một số lĩnh vực ưu tiên; xây dựng mô hình hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.12

Trong thời gian tới đây cần tiếp tục giải quyết những vấn đề có liên quan như củng cố việc thể chế hóa

ở cấp quốc gia đối với sự tham gia của người sử dụng lao động trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp,

phát triển kỹ năng nghề, đẩy mạnh việc chuẩn hóa hoạt động đào tạo tại doanh nghiệp và thúc đẩy sự

tham gia của khối doanh nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp.13

I.3. Giám sát và báo cáo trong lĩnh vực GDNN

Trong giai đoạn thực hiện Chiến lược Phát triển DN, do thiếu một hệ thống thông tin quản lý GDNN

đồng bộ ở cấp quốc gia đã dẫn đến khó khăn trong công tác ra quyết định dựa trên bằng chứng. Thực

tế công tác thông tin, báo cáo theo định kỳ đối với hoạt động đào tạo chưa thường xuyên.14 Việc đẩy

mạnh công tác theo dõi, giám sát kết quả đầu ra của GDNN dựa trên các chỉ tiêu và kết quả nghiên cứu

đã trở thành mục tiêu đề ra trong các văn bản chiến lược.15 Luật GDNN quy định trách nhiệm quản lý

6 Nghị quyết số 617 về Đổi mới và Nâng cao chất lượng GDNN (Bộ LĐ-TBXH 2018), Tr. 3. 7 -Nt-, tr. 6. 8 Luật GDNN (2014), Điều. 4, trong: Một số Văn bản Quy phạm Pháp luật về GDNN (Tổng cục GDNN 2017). 9 Luật GDNN (2014), Điều. 51 and 52, trong: Một số Văn bản Quy phạm Pháp luật về GDNN (Tổng cục GDNN 2017). 10 Bộ luật Lao động (2019), Điều 61. 11 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH 14: Tóm tắt một số điều chỉnh cơ bản (Chương trình “Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam” 2019); Bộ luật Lao động (2019), Điều 59, Khoản 2. 12 Nghị quyết số 617 về Đổi mới và Nâng cao chất lượng GDNN (Bộ LĐ-TBXH 2018). 13 Việt Nam – Đánh giá ngành GDNN (ADB 2020), tr. 103. 14 Dự thảo Báo cáo Đánh giá Thực hiện Chiến lược Phát triển DN (NIVT 2019), tr. 79. 15 Quyết định số 630/QĐ-Ttg Phê duyệt Chiến lược Phát triển Dạy nghề (Thủ tướng Chính phủ 2012); Quyết định

số 710/QĐ-BLĐTBXH v/v phê duyệt Kế hoạch hành động của Bộ LĐTBXH thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng

Page 9:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

5

nhà nước về GDNN bao gồm công tác thống kê, thông tin về hoạt động đào tạo nghề nghiệp.16 Tổng

cục GDNN được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác thống kê, thông tin và xây dựng cơ sở dữ

liệu về GDNN trong cả nước.17 Ngoài ra, Luật GDNN còn quy định về hợp tác quốc tế trong phát triển

nghiên cứu khoa học trong GDNN.18 Những quy định này là cơ sở cho việc đẩy mạnh công tác giám sát

ngành GDNN một có hệ thống.

Chương trình “Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam” (TVET) 2015 – 2019 thực hiện hoạt động nâng cao

năng lực báo cáo GDNN trong khuôn khổ hợp tác ba bên với NIVT và BIBB bắt đầu từ năm 2010 với

trọng tâm xây dựng và xuất bản báo cáo GDNN Việt Nam hàng năm.19

Mặc dù đã có những biện pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo GDNN, thực trạng thu thập số liệu vẫn

chưa đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho công tác ra quyết định dựa trên bằng chứng.

Chính vì thế, việc xây dựng một hệ thống giám sát, báo cáo trong lĩnh vực GDNN gắn liền với công tác

nghiên cứu khoa học vẫn còn là một thử thách đối với Việt Nam.

I.4. Tài chính cho GDNN

Luật GDNN quy định đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp được ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội, phát triển nhân lực.20 Luật cũng quy định các nguồn tài chính khác cho GDNN như đầu tư của

các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, học phí, lệ phí tuyển sinh, thu từ các hoạt động hợp

tác đào tạo, tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng.21

Tuy nhiên, ngân sách nhà nước đầu tư cho GDNN nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều địa

phương còn chưa ưu tiên nguồn lực đầu tư cho phát triển GDNN.22

Đổi mới chính sách tài chính cho GDNN nhằm đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nguồn lực cho phát triển

GDNN bao gồm nhà nước, doanh nghiệp, người học, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, trong đó

nguồn ngân sách nhà nước là quan trọng; nâng tỷ lệ chi cho dạy nghề trong tổng chi từ ngân sách nhà

nước cho giáo dục đào tạo lên 12% - 13%.23 Đổi mới cơ chế cấp phát ngân sách nhà nước sang cơ

chế Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo căn cứ vào số lượng, chất lượng đầu ra.24 Đối với các

ngành đào tạo có khả năng xã hội hóa cao, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ các đối tượng chính sách,

đồng bào dân tộc thiểu số và khuyến khích tài năng.25

trưởng xanh (Bộ LĐ-TBXH 2019); Rà soát quốc gia tự nguyện về Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam (Bộ Kế hoạch 2018); Tổng cục GDNN, nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 (GIZ PR 2019). 16 Luật GDNN (2014), Điều 71 e. and k., trong: Một số Văn bản Quy phạm Pháp luật về GDNN (Tổng cục GDNN 2017). 17 Quyết định số 29/2017/QĐ-Ttg Quy định Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục GDNN, Điều 2, Mục 12 và 14 (2017), trong: Một số Văn bản Quy phạm Pháp luật về GDNN (Tổng cục GDNN 2017). 18 Luật GDNN (2014), Điều 47, Mục 3, trong: Một số Văn bản Quy phạm Pháp luật về GDNN (Tổng cục GDNN 2017). 19 Hợp tác trong lĩnh vực GDNN 2015 - 2019 (GIZ PR 2018), tr. 7. 20 Luật GDNN (2014), Điều 6, trong: Một số Văn bản Quy phạm Pháp luật về GDNN (Tổng cục GDNN 2017). 21 Luật GDNN (2014), Điều 28, trong: Một số Văn bản Quy phạm Pháp luật về GDNN (Tổng cục GDNN 2017). 22 Dự thảo Báo cáo Đánh giá Thực hiện Chiến lược Phát triển DN (NIVT 2019), tr. 83. 23 Quyết định số 630/QĐ-Ttg Phê duyệt Chiến lược Phát triển Dạy nghề (Thủ tướng Chính phủ 2012), tr. 4. 24 Nghị quyết số 617 về Đổi mới và Nâng cao chất lượng GDNN (Bộ LĐ-TBXH 2018), Tr. 6. 25 Nghị quyết số 29/NQ-TW (Đảng Cộng sản Việt Nam 2013), tr. 8.

Page 10:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

6

Chi tiêu ngân sách nhà nước cho cơ sở GDNN sẽ thay đổi như thế nào sau khi chính sách về tự chủ tài

chính của các cơ sở GDNN được chính thức ban hành và đưa vào thực hiện là điều còn chưa rõ.

I.5. Hệ thống GDNN hòa nhập cho tất cả mọi người

Tỷ lệ dân số được đào tạo nghề ở các trình độ có sự khác biệt lớn về giới và giữa khu vực thành thị,

nông thôn. Đặc biệt, tỷ lệ dân số ở nông thôn có trình độ cao đẳng nghề trở xuống còn rất thấp.26

Luật GDNN quy định cần “chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp ở các vùng có điều kiện kinh tế -

xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng ven biển“.27 Nhà nước thúc

đẩy tham gia học nghề thông qua các chính sách miễn giảm học phí và các hình thức hỗ trợ cho người

học là người dân tộc thiểu số, người sống ở vùng sâu, vùng xa và/ hoặc người thuộc các hộ nghèo và

các nhóm yếu thế khác (bao gồm cả người khuyết tật).28

Một trong những khó khăn cần kể đến là điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị thiếu thốn ở nhiều

địa phương, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa. Các chính sách về bình đẳng giới trong đào tạo và phát

triển kỹ năng cho người lao động vẫn còn chung chung và chưa đáp ứng các mục tiêu và chỉ tiêu thực

hiện nêu trong Luật Bình đẳng giới.29 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn có nơi còn chưa thực sự

hiệu quả, số học sinh, sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm vẫn còn khá lớn và có xu hướng gia tăng.30

Ngoài ra, sự chênh lệch ngày càng lớn giữa lao động nam và lao động nữ về tiếp cận đào tạo nghề đặt ra

yêu cầu về chính sách và giải pháp phù hợp để rút ngắn khoảng cách giới trong tiếp cận đào tạo.31

II. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý GDNN và người dạy nghề tại doanh nghiệp

Luật GDNN quy định thuật ngữ ‘nhà giáo GDNN’ nhưng không nhắc đến thuật ngữ người dạy nghề tại

doanh nghiệp. Năm 2017 Bộ LĐ-TBXH đã ban hành quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà

giáo GDNN.32 Tuy nhiên, các quy định chuẩn này không nhấn mạnh tiêu chuẩn về kinh nghiệm làm việc

thực tế và kỹ năng nghề.33 Liên quan đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ, Luật quy định nhiệm vụ

của nhà giáo GDNN là phải”bố trí thời gian thực tập tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng

thực hành, tiếp cận công nghệ mới theo quy định.”34 Tuy nhiên, không thấy có quy định cụ thể về tổ

chức, thời gian và nội dung thực hành.

Những nhận xét trên cũng áp dụng với cán bộ quản lý cơ sở GDNN: mục tiêu đặt ra là cần đào tạo, bồi

dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý GDNN.35 Cho đến nay, nhiều cán bộ quản lý GDNN vẫn chưa

có chứng chỉ kỹ năng quản lý, chỉ có một số người đã tham gia tập huấn về kỹ năng quản lý trường

học.36 Trong khi đó quy định về tuyển dụng nhấn mạnh yêu cầu về kinh nghiệm làm việc: ‘Ưu tiên tuyển

26 Việt Nam – Đánh giá ngành GDNN (ADB 2020), tr. 28. 27 Luật GDNN (2014), Điều 6, trong: Một số Văn bản Quy phạm Pháp luật về GDNN (Tổng cục GDNN 2017). 28 Việt Nam – Đánh giá ngành GDNN (ADB 2020), tr. 29. 29 Việt Nam – Đánh giá ngành GDNN (ADB 2020), tr. 40. 30 Dự thảo Báo cáo Đánh giá Thực hiện Chiến lược Phát triển DN (NIVT 2019), tr. 80. 31 Rà soát quốc gia tự nguyện về Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam (Bộ Kế hoạch 2018), tr. 38. 32 Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH Quy định Chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của Nhà giáo GDNN (2017), trong: Một số Văn bản Quy phạm Pháp luật về GDNN (Tổng cục GDNN 2017). 33 Việt Nam – Đánh giá ngành GDNN (ADB 2020), tr. 12. 34 Luật GDNN (2014), Điều 55, trong: Một số Văn bản Quy phạm Pháp luật về GDNN (Tổng cục GDNN 2017). 35 Quyết định số 899/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu về Giáo dục nghề nghiệp-Việc làm và An toàn Lao động giai đoạn 2016-2020 (Thủ tướng Chính phủ 2017), tr. 6f. 36 Việt Nam – Đánh giá ngành GDNN (ADB 2020), tr. 12.

Page 11:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

7

dụng làm nhà giáo đối với người có kinh nghiệm trong thực tế sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp

với ngành, nghề giảng dạy.’37

Theo Dự thảo Báo cáo đánh giá thực hiện chiến lược phát triển DN thời kỳ 2011 – 2020, chưa đạt mục

tiêu chiến lược về ‘số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý theo hướng

chuẩn hóa.’38 Báo cáo cũng nêu rõ mục tiêu số lượng đội ngũ giáo viên có thay đổi rất nhiều do quá

trình sáp nhập và tái cơ cấu hệ thống GDNN bao hàm trình độ, tiêu chuẩn giáo viên.39

Ngoài ra, nhiều văn bản chiến lược về GDNN đều đề cập đến mục tiêu chuẩn hóa đào tạo nhà giáo

GDNN, cán bộ quản lý và người dạy nghề tại doanh nghiệp,40 thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối

với chất lượng của hệ thống GDNN. Tuy nhiên, chưa thể hiện rõ là mục tiêu của việc chuẩn hóa nhà

giáo GDNN nhắm vào kỹ năng nghề và kinh nghiệm làm việc thực tế của nhà giáo: hệ thống tuyển dụng

và sử dụng nhân sự vẫn thiên về trình độ bằng cấp của người giáo viên thay vì kỹ năng làm việc thực

tế và năng lực chuyên môn của họ.41

III. Xây dựng mạng lưới cơ sở GDNN hiệu quả

III.1. Mạng lưới cơ sở GDNN hiệu quả

Mạng lưới cơ sở GDNN ở Việt Nam có sự thay đổi rất lớn kể từ năm 2016 sau khi Bộ LĐ-TBXH được giao

nhiệm vụ là cơ quan quản lý nhà nước về GDNN. Trong quá trình sáp nhập, tái cơ cấu hệ thống trình độ,

các trường cao đẳng chuyên nghiệp và trung cấp chuyên nghiệp thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được sáp

nhập vào hệ thống các cơ sở GDNN thuộc Bộ LĐ-TBXH. Vì vậy, số lượng cơ sở GDNN cao hơn so với mục

tiêu Chiến lược 2011-2020 đề ra. Mục tiêu số lượng của Chiến lược không còn phù hợp cho việc đánh

giá. Tuy nhiên, đánh giá thực hiện Chiến lược coi việc mở rộng mạng lưới cơ sở GDNN là một thành tựu

của hệ thống GDNN.42 Mặc dù vậy, mạng lưới cơ sở GDNN còn nhiều bất cập về phân bố giữa các vùng

miền, ngành nghề, trình độ đào tạo; chưa hình thành được những cơ sở GDNN tiếp cận trình độ khu

vực và quốc tế.43

Luật GDNN quy định quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát

triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nhân lực của đất nước, ngành, địa phương, khả năng đầu

tư của Nhà nước, khả năng huy động nguồn lực của xã hội. Đồng thời phải bảo đảm cơ cấu ngành,

nghề, trình độ đào tạo và cơ cấu vùng, miền trong hệ thống GDNN.44 Chiến lược phát triển DN nêu rõ

ưu tiên thành lập mới cơ sở dạy nghề ngoài công lập; khuyến khích hợp tác và thành lập các cơ sở dạy

nghề có vốn đầu tư nước ngoài.45

Trong quá trình tái cơ cấu mạng lưới cơ sở GDNN, cần hoàn chỉnh nguyên tắc quy hoạch. Trong Chiến

lược phát triển GDNN thời kỳ 2021-2030, Tổng cục GDNN hướng tới mục tiêu hoàn thành quy hoạch

37 Luật GDNN (2014), Điều 56, trong: Một số Văn bản Quy phạm Pháp luật về GDNN (Tổng cục GDNN 2017). 38 Dự thảo Báo cáo Đánh giá Thực hiện Chiến lược Phát triển DN (NIVT 2019), tr. 80. 39 Như trên. 40 Xem: Quyết định số 899/QĐ-TTg (Thủ tướng Chính phủ 2017); Quyết định số 630/QĐ-Ttg Phê duyệt Chiến lược Phát triển Dạy nghề (Thủ tướng Chính phủ 2012); Nghị quyết số 617 về Đổi mới và Nâng cao chất lượng GDNN (Bộ LĐ-TBXH 2018). 41 Việt Nam – Đánh giá ngành GDNN (ADB 2020). 42 Dự thảo Báo cáo Đánh giá Thực hiện Chiến lược Phát triển DN (NIVT 2019), tr. 82. 43 Như trên, tr. 79. 44 Luật GDNN (2014), Điều 8, trong: Một số Văn bản Quy phạm Phát luật về GDNN (Tổng cục GDNN 2017). 45 Quyết định số 630/QĐ-Ttg Phê duyệt Chiến lược Phát triển Dạy nghề (Thủ tướng Chính phủ 2012), tr. 5.

Page 12:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

8

và tái cơ cấu mạng lưới cơ sở GDNN thông qua việc sáp nhập, tái cơ cấu các cơ sở GDNN và giải thể

những cơ sở hoạt động không hiệu quả.46

III.2. Cơ sở GDNN chất lượng cao

Bộ LĐ-TBXH thực hiện mục tiêu của Nghị quyết 29/NQ-TUW củng cố và phát triển một số cơ sở giáo

dục đại học và giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới.47

Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 40 trường cao đẳng chất lượng cao48 và đến năm 2025 có khoảng

70 trường cao đẳng chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao cho hội nhập, phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam.49

Tập trung nguồn lực đầu tư một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, ngành, nghề trọng điểm

đã được quy hoạch.50

Việc triển khai đào tạo nghề chất lượng cao (trường nghề chất lượng cao) và thực hiện thí điểm đào

tạo nghề cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN theo chương trình chuyển giao từ nước ngoài còn chậm. Dự

thảo báo cáo đánh giá thực hiện Chiến lược của NIVT nêu rõ đã quy hoạch được mạng lưới 40 trường

nghề chất lượng cao và các nghề trọng điểm cấp quốc gia, khu vực và quốc tế theo từng vùng, địa

phương, cơ sở GDNN và trình độ đào tạo. Bắt đầu hình thành mô hình đào tạo chất lượng cao theo

tiêu chuẩn quốc tế thông qua các chương trình đào tạo chuyển giao.51 Trong thời gian tới, Tổng cục

GDNN tiếp tục tập trung xây dựng chuẩn đầu ra và các quy trình, tiêu chí đánh giá trường cao đẳng

chất lượng cao.52

III.3. Tự chủ của cơ sở GDNN

Luật GDNN quy định cơ sở GDNN tự chủ trong các hoạt động thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự,

tài chính và tài sản, đào tạo và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định

của pháp luật. Cơ sở GDNN công lập tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi

đầu tư được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện.53 Nhà nước hướng tới việc giao quyền

tự chủ cho các cơ sở giáo dục đào tạo hoạt động theo kinh tế thị trường, phân định công tác quản lý

nhà nước với quản trị của cơ sở giáo dục và đào tạo.54

Các cơ sở GDNN tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn và phê duyệt

chương trình đào tạo và giáo trình các trình độ GDNN. Như vậy sẽ không còn chương trình khung và

các trường sẽ phải chỉnh sửa, rà soát lại chương trình đào tạo của mình.55

46 Tổng cục GDNN, nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 (GIZ PR 2019). 47 Nghị quyết số 29/NQ-TW (Đảng Cộng sản Việt Nam 2013), tr. 6. 48 Trong báo cáo này sẽ gọi tắt là trường cao đẳng chất lượng cao 49 Quyết định số 1363/QĐ-Ttg Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án “Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao đến năm 2025” (Thủ tưởng CP 2019). 50 Nghị quyết số 617 về Đổi mới và Nâng cao chất lượng GDNN (Bộ LĐ-TBXH 2018). 51 Tóm tắt Dự thảo Báo cáo Đánh giá Thực hiện Chiến lược Phát triển DN (NIVT 2019), tr. 7. 52 Tổng cục GDNN, nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 (GIZ PR 2019). 53 Luật GDNN (2014), Điều 25, trong: Một số Văn bản Quy phạm Pháp luật về GDNN (Tổng cục GDNN 2017). 54 Nghị quyết số 29/NQ-TW (Đảng Cộng sản Việt Nam 2013), tr. 6. 55 Tóm tắt Dự thảo Báo cáo Đánh giá Thực hiện Chiến lược Phat triển DN (NIVT 2019), tr. 6.

Page 13:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

9

Dự thảo báo cáo đánh giá thực hiện Chiến lược phát triển DN 2011-2020 của NIVT cho biết kết quả thí

điểm tự chủ của 3 cơ sở GDNN cho thấy: Tự chủ là động lực cho cơ sở GDNN đổi mới, thích ứng với thị

trường lao động, việc làm. Tự chủ gắn với quá trình rà soát, quy hoạch lại trường nghề tại các địa

phương chính là giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Tuy nhiên công tác tự chủ của các cơ sở

GDNN diễn ra chậm.56

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Tổng cục GDNN là hoàn thành việc xây dựng dự thảo chính

sách tự chủ của cơ sở GDNN công lập. Cần có những chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy tự chủ trong

hoạt động đào tạo của cơ sở GDNN.57

Mặc dù tự chủ có thể góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, điều

quan trọng là cần có một hệ thống bảo đảm chất lượng đồng bộ. Ngoài ra, cần đánh giá một cách kỹ

lưỡng khả năng tự chủ tài chính của cơ sở GDNN.

IV. Hệ thống bảo đảm chất lượng GDNN

Chất lượng GDNN phụ thuộc vào việc cơ sở GDNN có khả năng tổ chức đào tạo kỹ năng đáp ứng yêu

cầu của thị trường. Chuẩn đầu ra và tiêu chuẩn đánh giá học viên không phù hợp có thể gây ảnh hưởng

đến năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chiến lược phát triển dạy nghề

2011-2020 chú trọng việc trang bị cho người học nghề những kỹ năng cần thiết theo yêu cầu của người

tuyển dụng. Để cung đáp ứng cầu trong GDNN không những cần có những số liệu nhất quán về tình

hình đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường lao động của cơ sở GDNN mà còn cần sự tham gia nhiều hơn

của các bên trong quá trình thực hiện.58

Chiến lược Phát triển Kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 định hướng phát triển mạnh mẽ và nâng cao

chất lượng giáo dục và đào tạo. Các đột phá chiến lược bao gồm phát triển nhanh nguồn nhân lực,

nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc

dân.59

Trên cơ sở đó, Chiến lược Phát triển Dạy nghề xác định trách nhiệm bảo đảo chất lượng của cơ quan

quản lý nhà nước là ‘quản lý chất lượng dạy nghề chung toàn quốc’.60 Đã nỗ lực thực hiện theo hai

hướng: thứ nhất, hoàn thiện hệ thống kiểm soát GDNN thông qua cải tiến công tác thu thập số liệu,

xác định rõ nhiệm vụ, quy trình thu thập số liệu (Xem mục I.3.); thứ hai, xác định tiêu chuẩn kiểm định

chất lượng GDNN. Thực hiện kiểm định chất lượng GDNN và hỗ trợ áp dụng hệ thống bảo đảm chất

lượng GDNN, đào tạo kiểm định viên và xây dựng trung tâm kiểm định chất lượng. Mục tiêu đặt ra là

xây dựng 3 trung tâm kiểm định chất lượng ở ba vùng.61 Luật GDNN 2014 đã xác định mục tiêu, đối

tượng, nguyên tắc và công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định cơ sở GDNN và chương trình đào tạo.62

Tự đánh giá chất lượng cơ sở GDNN được thực hiện bắt buộc đối với trường cao đẳng,

trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các

56 Dự thảo Báo cáo Đánh giá Thực hiện Chiến lược Phat triển DN (NIVT 2019), tr. 27f. 57 Tổng cục GDNN, nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 (GIZ PR 2019). 58 Việt Nam – Đánh giá ngành GDNN (ADB 2020), tr. 91. 59 Chiến lược Phát triển Kinh tế-Xã hội 2011-2020 (2011). 60 Quyết định số 630/QĐ-Ttg Phê duyệt Chiến lược Phát triển Dạy nghề (Thủ tướng Chính phủ 2012), tr. 6. 61 Như trên. 62 Luật GDNN (2014), Điều 65, trong: Một số Văn bản Quy phạm Phát luật (Tổng cục GDNN 2017).; Nghị định số 143 Quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực GDNN (2016), Điều 14- Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động GDNN, trong: Một số Văn bản Quy phạm Phát luật về GDNN (Tổng cục GDNN 2017).

Page 14:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

10

trình độ GDNN được thực hiện định kỳ mỗi năm 01 lần đối với chương trình đào tạo nghề trọng điểm

quốc gia, khu vực, quốc tế; chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng GDNN.63 Năm

2020, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Tổng cục GDNN DVET là đẩy mạnh giám sát kết quả

hoạt động GDNN. Tiếp tục thực hiện bảo đảm chất lượng GDNN, thực hiện kiểm định chất lượng bắt

buộc đối với tất cả các cơ sở GDNN, xây dựng và cập nhật các chuẩn nhà giáo GDNN, người dạy nghề

tại doanh nghiệp, cán bộ quản lý và sử dụng có hiệu quả các chương trình chuyển giao.64

V. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và Chuẩn đầu ra

Tiêu chuẩn Kỹ năng nghề Quốc gia (KNNQG) đóng vai trò quan trọng cho việc xây dựng chương trình

đào tạo,65 là cơ sở và căn cứ để xây dựng các chuẩn “đầu ra” phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh

doanh, giúp các cơ sở GDNN xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp,

nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu thị trường. Đối với người sử dụng lao động, tiêu chuẩn

KNNQG là cơ sở để tuyển chọn lao động, bố trí việc làm và trả lương cho người lao động dựa trên năng

lực làm việc.

Từ năm 2015, việc xây dựng tiêu chuẩn KNNQG và đánh giá KNNQG được điều chỉnh bởi Luật Việc

làm.66 Theo quy định mới tiêu chuẩn KNNQG được xây dựng dựa trên đơn vị năng lực của nghề và vị

trí công việc là cơ sở để so sánh và thỏa thuận về công nhận lẫn nhau trình độ kỹ năng giữa Việt Nam

và các nước trong khu vực ASEAN và trên thế giới.67

Sau 9 năm xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn KNNQG, đến cuối năm 2017 đã xây dựng được 193 bộ tiêu

chuẩn KNNQG, thực hiện đánh giá KNNQG cho 41 nghề.68

Năm 2017, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm và đề thi thực hành đã được sửa đổi và cập nhật cho các

ngành, nghề.69 Đến cuối năm 2017 có tổng số 41 trung tâm đánh giá KNNQG được cấp giấy phép hoạt

động. Mặc dù luật cho phép, cho đến nay chưa có doanh nghiệp nào xin giấy phép thành lập trung tâm

đánh giá KNNQG. Trong năm 2017 đã tổ chức tập huấn và cấp thẻ đánh giá viên cho 391 đánh giá viên

KNNQG. Hiện tại đánh giá viên chỉ thực hiện đánh giá KNNQG đến bậc 3.70

Do số lượng bộ tiêu chuẩn KNNQG được xây dựng chưa nhiều và số người tham gia thi đánh giá KNNQG

còn ít việc đẩy mạnh hoạt động xây dựng tiêu chuẩn KNNQG và đánh giá KNNQG là cần thiết. Ở đây

yếu tố mấu chốt là cần huy động sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là khối doanh nghiệp,

góp phần bảo đảm chất lượng GDNN ở Việt Nam và dịch chuyển lao động trong bối cảnh hội nhập thị

trường lao động trong khu vực và quốc tế.71

63 Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH Quy định hệ thống bảo đảm chất lượng của cơ sở GDNN (2017), trong: Một

số Văn bản Quy phạm Phát luật (Tổng cục GDNN 2017); Thông tư số 47/2016/TT-BLĐTBXH quy định điều lệ

trường trung cấp (2016), trong: Một số Văn bản Quy phạm Phát luật (Tổng cục GDNN 2017). 64 Tổng cục GDNN, nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 (GIZ PR 2019). 65 Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH về Quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình (2017), trong: Một số Văn bản Quy phạm Phát luật về GDNN (Tổng cục GDNN 2017). 66 Luật Việc làm (2013). 67 Thông tư số 56/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn việc xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (2015), trong: Một số Văn bản Quy phạm Pháp luật về GDNN (Tổng cục GDNN 2017). 68 Dự thảo Báo cáo GDNN Việt Nam 2018, Chương 6. 69 Như trên. 70 Nghị định Chính phủ số 31/2015/NĐ-CP (2015), Điều 11, Mục 2, trong: Một số Văn bản Quy phạm Phát luật về GDNN (Tổng cục GDNN 2017). 71 Dự thảo Báo cáo GDNN Việt Nam 2018, Chương 6.

Page 15:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

11

Ngoài ra, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho các đối tượng liên quan hiểu về mục đích, quy

trình và lợi ích của việc đánh giá kỹ năng nghề, đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách quy định trách

nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp trong việc tham gia xây dựng tiêu chuẩn KNNQG và đánh giá

KNNQG.72

VI. Hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp

Tỷ lệ doanh nghiệp có mối quan hệ hợp tác với cơ sở GDNN khá thấp ở mức khoảng 8 % trong năm

2017. Hình thức hợp tác chủ yếu là cử học sinh đến thực tập với khoảng 26.000 doanh nghiệp tham

gia.73

Luật GDNN quy định quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động GDNN74. Theo quy định

của Bộ Luật lao động75 người sử dụng lao động có thể tham gia đào tạo, phát triển kỹ năng nghề:

‘Khuyến khích người sử dụng lao động đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề cho người lao

động đang làm việc cho mình và người lao động khác trong xã hội’.76 Ngoài ra, Bộ luật còn đưa ra định

nghĩa về học nghề và tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.77 Bộ luật lao động 2019 lần

đầu tiên khuyến khích người sử dụng lao động có đủ điều kiện ‘[…] phối hợp với cơ sở GDNN đào tạo

các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định’.78

Bộ Luật là cơ sở để ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết về quan hệ hợp tác phối hợp đào tạo giữa

ba bên, nhà trường, doanh nghiệp và người học nghề tại doanh nghiệp, là cơ sở pháp lý cho việc xây

dựng hệ thống đào tạo nghề phối hợp trong tương lai.

Chiến lược Phát triển Dạy nghề 2011-2020 đặt mục tiêu thúc đẩy sự tham gia của người sử dụng lao

động, các hội nghề nghiệp, phòng thương mại và công nghiệp nhằm cung cấp thông tin về thị trường

lao động, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, đào tạo kỹ năng nghề cho người lao động.79 Đây có

thể là sự khởi đầu để hình thành một hệ thống thông tin thị trường lao động và dự báo về nhu cầu lao

động. Hình thành mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở GDNN và các trung tâm dịch vụ việc làm, sàn giao

dịch việc làm, hội chợ việc làm nhằm hỗ trợ người học tìm việc làm sau tốt nghiệp. Chú trọng phát triển

tinh thần khởi nghiệp là một giải pháp hướng tới việc làm bền vững cho người lao động.80

72 Dự thảo Báo cáo GDNN Việt Nam 2018, Chương 6. 73 Dự thảo Báo cáo GDNN Việt Nam 2018, Chương 6. 74 Luật GDNN (2014), Điều 51 and 52, trong: Một số Văn bản Quy phạm Phát luật về GDNN (Tổng cục GDNN 2017). 75 Bộ luật Lao động (2019). 76 Bộ luật Lao động (2019), Điều 59. 77 Bộ luật Lao động (2019), Điều 61: Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng. 78 Bộ luật Lao động (2019), Điều 59. 79 Quyết định số 630/QĐ-Ttg Phê duyệt Chiến lược Phát triển Dạy nghề (Thủ tướng Chính phủ 2012), trong: Một số Văn bản Quy phạm Phát luật về GDNN (Tổng cục GDNN 2017); Luật GDNN (2014), ĐIều 7, trong: Một số Văn bản Quy phạm Pháp luật về GDNN (Tổng cục GDNN 2017). 80 Nghị quyết số 617 về Đổi mới và Nâng cao chất lượng GDNN (Bộ LĐ-TBXH 2018).

Page 16:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

12

Đặc biệt, các trường cao đẳng,81 trường trung cấp82 phối hợp với doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo

tham gia vào việc xây dựng kế hoạch đào tạo, chương trình, giáo trình đào tạo của trường; tham gia

giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập, đánh giá kết quả học tập cho người học. Đảm bảo sự gắn

kết giữa dạy và học với yêu cầu sản xuất thực tế, tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh đến tham quan

và thực tập áp dụng công nghệ mới trong dây chuyền sản xuất.83

Ở đây, điều quan trọng nhất là đẩy mạnh đào tạo tại doanh nghiệp và thu hút nhiều hơn nữa đại diện

các nhà tuyển dụng, các hiệp hội nghề nghiệp hợp tác cùng các cơ sở GDNN trong xây dựng chương

trình, tổ chức đào.84

VII. Tăng cường tính hấp dẫn của GDNN thông qua truyền thông nâng cao nhận

thức và hợp tác quốc tế trong GDNN

VII.1. Tăng cường tính hấp dẫn của GDNN thông qua truyền thông nâng cao nhận thức

Tình hình tuyển sinh GDNN còn gặp nhiều khó khăn bởi xã hội còn coi trọng bằng cấp, đa số phụ huynh

chỉ muốn con em vào đại học. Cơ cấu tuyển sinh GDNN còn bất cập, chủ yếu vẫn là trình độ sơ cấp và

dưới 3 tháng (chiếm hơn 75%), trình độ trung cấp, cao đẳng chỉ chiếm khoảng gần 25%.85

Nâng cao tính hấp dẫn của giáo dục nghề nghiệp và tăng số lượng tuyển sinh GDNN là một trong những

vấn đề nổi bật trong các chính sách GDNN của Việt Nam. Một trong những giải pháp được nhắc đến

trong Luật GDNN VIệt Nam là khuyến khích nghệ nhân và người có tay nghề cao tham gia đào tạo nghề

nghiệp; hỗ trợ đào tạo các nghề truyền thống và ngành, nghề ở nông thôn.86 Biện pháp tiếp theo là

đẩy mạnh liên thông trong hệ thống GDNN giúp người học khi chuyển từ trình độ đào tạo thấp lên

trình độ đào tạo cao hơn cùng ngành, nghề hoặc khi chuyển sang học ngành, nghề khác thì

không phải học lại những nội dung đã học.87 Mặc dù các chính sách pháp luật rất quan tâm đến vấn đề

tăng cường tiếp cận đào tạo nghề nghiệp, để GDNN hấp dẫn hơn cần tăng cường tính liên thông trong

hệ thống giáo dục, đào tạo, đặc biệt là sự kết nối giữa đào tạo ngắn hạn không chính quy với hệ thống

đào tạo chính quy.88

Công tác hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho học sinh trường phổ thông trung học và trường nghề là

biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và tính hấp dẫn của GDNN.89 Nhằm mục đích hướng nghiệp và

81 Điều 8, Thông tư số 46/2016/TT-BLĐTBXH quy định điều lệ trường cao đẳng (2016), trong: Một số Văn bản Quy phạm Pháp luật (Tổng cục GDNN 2017). 82 Điều 8, Thông tư số 47/2016/TT-BLĐTBXH quy định điều lệ trường trung cấp (2016), trong: Một số Văn bản Quy phạm Pháp luật về GDNN (Tổng cục GDNN 2017). 83 Luật GDNN (2014), Điều 8 và Điều 35, trong: Một số Văn bản Quy phạm Pháp luật về GDNN (Tổng cục GDNN 2017); Thông tư số 47/2016/TT-BLĐTBXH quy định điều lệ trường trung cấp (2016), trong: Một số Văn bản Quy phạm Pháp luật về GDNN (Tổng cục GDNN 2017). 84 Việt Nam – Đánh giá ngành GDNN (ADB 2020), tr. 103ff. 85 Dự thảo Báo cáo Đánh giá Thực hiện Chiến lược Phat triển DN (NIVT 2019), tr. 79. 86 Luật GDNN (2014), Điều 7, trong: Một số Văn bản Quy phạm Phát luật (Tổng cục GDNN 2017). 87 Luật GDNN (2014), Điều 9, trong: Một số Văn bản Quy phạm Phát luật (Tổng cục GDNN 2017). 88 Việt Nam – Đánh giá ngành GDNN (ADB 2020), tr. 109. 89 Quyết định số 899/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu về Giáo dục nghề nghiệp-Việc làm và An toàn Lao

động giai đoạn 2016-2020 (Thủ tướng CP 2017).

Page 17:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

13

phân luồng học sinh phổ thông, cần xây dựng trang thông tin về giáo dục hướng nghiệp, hình thành

cơ sở dữ liệu về nghề nghiệp, thị trường lao động và thông tin, dữ liệu liên quan đến ngành, nghề.90

Bộ LĐ-TBXH đặt mục tiêu hình thành mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở GDNN và các trung tâm dịch vụ

việc làm, sàn giao dịch việc làm, hội chợ việc làm nhằm hỗ trợ người học tìm việc làm sau tốt nghiệp.91

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về GDNN là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong thời gian

tới.92 Trong năm 2020 Tổng cục GDNN tiếp tục hợp tác với Hiệp hội GDNN và Nghề Công tác xã hội Việt

Nam (VAVET & SOW) thực hiện công tác truyền thông nâng cao nhận thức và hướng nghiệp.93

VII.2. Tăng cường tính hấp dẫn của GDNN thông qua hợp tác quốc tế trong GDNN

Hợp tác quốc tế trong GDNN nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng GDNN theo hướng hiện đại với trọng

tâm phát triển hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực.94 Đặc biệt các trường được chọn đầu tư thành

trường chất lượng cao phấn đấu đào tạo theo tiêu chuẩn được các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN

hoặc quốc tế công nhận. Việc thí điểm đào tạo một số ngành nghề theo các chương trình được chuyển

giao từ nước ngoài là một trong các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu này.95

Mục tiêu chung đặt ra là đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế, bao gồm các tổ chức đa phương,

song phương và các tổ chức phi Chính phủ trên các lĩnh vực kỹ thuật, kinh nghiệm và tài chính để phát

triển GDNN, thị trường lao động, kết nối cung - cầu lao động.96

Theo Dự thảo báo cáo đánh giá thực hiện chiến lược của NIVT/ Tổng cục GDNN, hoạt động hợp tác

quốc tế trong lĩnh vực GDNN thời kỳ 2011-2020 được đẩy mạnh cả về qui mô, hiệu quả, hình thức và

đa dạng hóa về nội dung, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học GDNN, chuyển giao các công cụ

quản lý, bảo đảm chất lượng và các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề theo hướng quốc tế hóa. Tích cực triển

khai các hoạt động hợp tác song phương với các cơ quan, tổ chức của các nước.97 Năm 2020 Tổng cục

GDNN đặt mục tiêu tiếp tục hợp tác song phương và đa phương nhằm phát triển các dự án mới và

thực hiện các hoạt động đã ký Biên bản ghi nhớ. 98

Các phát hiện từ nghiên cứu, phân tích tài liệu trình bày trong Chương này là cơ sở tham khảo để thiết

kế bảng hỏi phỏng vấn các bên liên quan. Kết quả phỏng vấn sẽ được trình bày tóm tắt trong Chương

3 tiếp theo. Kết quả phỏng vấn và những phát hiện từ việc nghiên cứu tài liệu là cơ sở tổng hợp để xây

dựng những khuyến nghị đối với việc xây dựng chiến lược tại Chương 4.

90 Quyết định số 522/2018/QĐ-Ttg Phê duyệt đề án “Giáo dục Hướng nghiệp và định hướng phân luồng học

sinh trong giáo dục phổ thông” (Thủ tướng chính phủ 2018). 91 Nghị quyết số 617 về Đổi mới và Nâng cao chất lượng GDNN (Bộ LĐ-TBXH 2018), tr. 6. 92 Nghị quyết số 617 về Đổi mới và Nâng cao chất lượng GDNN (Bộ LĐ-TBXH 2018). 93 Tổng cục GDNN, nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 (GIZ PR 2019). 94 Luật GDNN (2014), Điều 46, 47, 48, 49, trong: Một số Văn bản Quy phạm Pháp luật về GDNN (Tổng cục GDNN 2017). 95 Quyết định số 1363/QĐ-Ttg Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án “Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao đến năm 2025” (Thủ tưởng CP 2019). 96 Quyết định số 899/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu về Giáo dục nghề nghiệp-Việc làm và An toàn Lao động giai đoạn 2016-2020 (Thủ tướng CP 2017). 97 Tóm tắt Dự thảo Báo cáo Đánh giá Thực hiện Chiến lược Phát triển DN (NIVT 2019), tr. 9. 98 Tổng cục GDNN, nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 (GIZ PR 2019).

Page 18:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

14

3. Tóm tắt kết quả phỏng vấn

Chương 3 tóm tắt kết quả 59 cuộc phỏng vấn thực hiện trong tháng 5-6/2020. Nội dung phỏng vấn đề

cập đến một số lĩnh vực của hệ thống GDNN Việt Nam và Chiến lược phát triển GDNN thời kỳ 2021-

2030 (xem Chương 2 – Tổng quan và phân tích tài liệu). Đồng thời phỏng vấn cũng có những câu hỏi

đánh giá tác động của Chương trình TVET đến sự phát triển của GDNN Việt Nam trong 10 năm qua.

Đối tác phỏng vấn được chọn từ các bộ chủ quản (9 cuộc phỏng vấn), sở LĐ-TBXH (4), các cơ sở GDNN

và các cơ sở giáo dục và đào tạo khác (17), các hội nghề nghiệp và tổ chức xã hội (9), doanh nghiệp

(13) và các đối tác phát triển quốc tế (7). Mẫu phỏng vấn thể hiện rộng rãi các chính kiến và quan điểm

trong hệ thống GDNN Việt Nam. Các địa phương có đơn vị được phỏng vấn gồm có các tỉnh thành Hà

Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai, Ninh Thuận, Huế, Vinh, Nha Trang, Bắc Ninh. Trung bình, thời

gian mỗi cuộc phỏng vấn từ 1,5 – 2 giờ.

Thiết kế và phương pháp thực hiện phỏng vấn có những hạn chế sau đây:

• Các cuộc phỏng vấn diễn ra trong thời gian đang có dịch bệnh Covid-19, do vậy các chuyên gia

trong nước đã thực hiện hầu hết các cuộc phỏng vấn qua điện thoại hoặc skype (bên cạnh các

cuộc trao đổi qua e-mail). Phương pháp phỏng vấn này có thể làm cho chất lượng khảo sát có

sự khác biệt về mức độ chi tiết và tính chính xác của trả lời phỏng vấn so với trả lời phỏng vấn

trực tiếp khi gặp mặt.

• Áp dụng phương pháp chọn mẫu có mục đích (không phải chọn mẫu ngẫu nhiên) nhằm thu

thập ý kiến của những bên tham gia chủ chốt. Người tham gia phỏng vấn được lựa chọn dựa

trên mối quan hệ hiện có của GIZ và theo bố trí của đơn vị được lựa chọn phỏng vấn. Do đó,

mẫu phỏng vấn 59 đơn vị, tổ chức chưa thể coi là đại diện cho hệ thống GDNN iệt Nam. Tuy

nhiên, mẫu được lựa chọn có thể giúp làm sáng tổ quan điểm, ý kiến về những lĩnh vực chính

trong hệ thống GDNN của Việt Nam: đại diện của khu vực nhà nước, khối doanh nghiệp, các

hội nghề nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội và các đối tác phát triển quốc tế. Quan điểm của các

bên liên quan tham gia phỏng vấn không nhất thiết đại diện cho quan điểm chính thống của

các tổ chức, cơ quan của người được phỏng vấn. Tuy nhiên, người được phỏng vấn (pv) đã thể

hiện cái nhìn sâu sắc về những vấn đề nhất định trong hệ thống GDNN. Ngoài ra, họ đã chia sẻ

quan điểm về những lĩnh vực cần cải tiến trong chiến lược phát triển trong thời kỳ tới.

• Có 4 đối tác từ sở giáo dục đào tạo và trường học đã từ chối tham gia phỏng vấn, tuy nhiên đã

thay thế bằng các đơn vị khác; kết quả tỷ lệ trả lời phỏng vấn là 92%.

• Thiết kế bảng hỏi dài có thể gây hạn chế nhất định đến kết quả trả lời. Với bảng hỏi gồm 50

câu hỏi, phỏng vấn trong 1 - 2 giờ có thể không đủ thời gian để phỏng vấn sâu tất cả các câu

hỏi mở. Do vậy, thông tin thu thập được có thể sẽ không toàn diện so với một cuộc phỏng vấn

sâu với ít câu hỏi hơn và tập trung hơn. Tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu khá rộng nên trong

khảo sát này đã chọn phương pháp nghiên cứu rộng thay vì đi sâu vào từng vấn đề. Bố cục

bảng hỏi dài nhằm đề cập tất cả các chủ đề trọng tâm lựa chọn theo yêu cầu của Chương trình

TVET trên cơ sở yêu cầu của NIVT và Tổng cục GDNN. Vì vậy, bảng hỏi đã kết hợp giữa yêu cầu

cần nghiên cứu nhiều lĩnh vực và mong muốn tìm hiểu thông tin trả lời cho những câu hỏi mở.

Bảng hỏi sử dụng hai thang điểm đánh giá, trong đó câu trả lời đã cho sẵn các phương án chấm điểm

đánh giá. Thang điểm thứ nhất là thang điểm từ 1 – 10 với điểm thấp nhất là 1 và điểm cao nhất là 10.

Page 19:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

15

Thang điểm thứ hai dùng để đánh giá theo giá trị trung bình từ 1 - 5, trong đó điểm thấp nhất là 1 và

điểm cao nhất là 5.

I. Quản lý GDNN

I.1. Khung pháp lý về GDNN và quản lý hệ thống GDNN

Quản lý GDNN liên quan đến cơ chế điều phối các vấn đề tài chính, cung cấp nguồn lực, hình thức sở

hữu và các quy định trong hệ thống GDNN, các bên tham gia, vai trò và trách nhiệm của mỗi bên, năng

lực của mỗi bên ở cấp địa phương, vùng/ miền, cấp quốc gia và liên quốc gia.99 Các câu hỏi đầu tiên

tập trung vào vấn đề xây dựng, thực hiện khung chính sách GDNN và quản lý hệ thống GDNN ở Việt

Nam (Câu 1-3100).

Theo ý kiến của người trả lời pv, thực tế xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách, chiến lược

GDNN hiện nay chưa phản ánh sự tham gia của bên cầu (khối doanh nghiệp) và các tổ chức chính trị-

xã hội. Số người đánh giá cao cơ chế phối kết hợp giữa các bên trong xây dựng và thực hiện chính sách

còn ít (N=8). Theo nhận xét của một số người, Bộ LĐ-TBXH và Tổng cục GDNN đã nhận thức được tầm

quan trọng của việc lấy ý kiến đóng góp khi xây dựng chính sách. Người trả lời pv đều đánh giá cơ chế

phối kết hợp giữa các bên liên quan ở mức tương đối hiệu quả (N=53 với điểm đánh giá trung bình là

6,2 /10 điểm). Tuy nhiên, theo họ, còn thiếu hướng dẫn và quy trình cụ thể giúp cho việc lấy ý kiến góp

ý của các bên liên quan được tốt hơn.

Hình 1: Đánh giá về cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan trong việc xây dựng và thực hiện chính

sách, chiến lược về GDNN

Nguồn: BIBB

54/55 (98%) người trả lời pv cho rằng huy động sự tham gia của các đối tác có liên quan ở cả cấp trung

ương và địa phương sẽ mang lại lợi ích cho việc xây dựng, thực hiện luật pháp, chính sách về GDNN.

Họ khẳng định rằng việc huy động và điều phối tốt sự tham gia của các bên liên quan giúp phản ánh

đúng thực tế của vùng miền cũng như nhu cầu thực tế (qua các hội nghề nghiệp), nhu cầu xã hội (các

tổ chức chính trị-xã hội), góp phần nâng cao tính khả thi (xây dựng chính sách từ dưới lên), cải thiện

chất lượng của chính sách, sát với thực tế và dễ dàng cho quá trình thực hiện với kết quả tốt hơn và

huy động thêm nhiều nguồn lực hơn.

99 UNESCO, Hướng dẫn Rà soát chính sách GDNN, 2010 100 Câu = Câu hỏi

0 02

79

6

21

6

1 1

0

5

10

15

20

25

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 1

Page 20:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

16

Các hội nghề nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội còn đưa ra đề xuất nên lập bản đồ các bên có liên quan,

trong đó xác định rõ vị trí của các cơ quan quản lý nhà nước và các bên có liên quan, đồng thời xác

định rõ cơ chế phối kết hợp và hợp tác giữa các bên ở cả cấp trung ương và địa phương. Ngoài ra còn

có đề xuất nên thành lập ban soạn thảo chính sách có sự tham gia của các bộ chủ quản có liên quan,

trong đó có Bộ Tài chính và thành lập các kênh tư vấn và phản biện chính sách.

Người trả lời pv cho rằng Chương trình hợp tác Việt-Đức “Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam” đã đóng

góp vào xây dựng chính sách GDNN trong các lĩnh vực liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp

(N=47), đào tạo người dạy nghề tại doanh nghiệp (N=37), lồng ghép xanh hóa vào chương trình đào

tạo nghề (N=36), xây dựng tiêu chí trường chất lượng cao (N=34) và sự tham gia của các bên liên quan

trong hội đồng kỹ năng nghề (N=32).

Hình 2: Những đóng góp của Chương trình Hợp tác Việt-Đức “Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam” trong

hoạt động xây dựng chính sách về GDNN

Nguồn: BIBB

I.2. Hợp tác với khối doanh nghiệp trong quản lý hệ thống GDNN

Sức mạnh của sự đổi mới trong hệ thống GDNN chính ở hợp tác giữa nhà nước (cơ quan quản lý nhà

nước) và khối doanh nghiệp. Phần này trình bày về lợi ích, thử thách và cơ hội của hợp tác của Nhà

nước với khối doanh nghiệp trong quản lý hệ thống GDNN (Câu 4-5).

Người trả lời pv đánh giá việc hợp tác giữa nhà nước và khu vực doanh nghiệp (bao gồm các hội nghề

nghiệp, phòng công nghiệp, doanh nghiệp v.v.) là cần thiết, nhất là trong cải tiến chương trình đào tạo

(N=58; điểm trung bình là 6,2/10 điểm). Họ cho rằng việc hợp tác giữa nhà nước, các cơ sở GDNN và

khối doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ)

và hợp tác mới chỉ trên lý thuyết. Tuy nhiên, đã bắt đầu có sự chuyển biến tích cực (N=21) cần được

47

37 3634

3230 30

28

6

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

1 Liên kết đào tạo

(giữa cơ sở GDNN và

DN)

3 Đào tạo người dạy nghề tại doanh nghiệp

7 Lồng ghép nội dung

chương trình “Xanh hóa”

đào tạo nghề

5 Tiêu chí trường cao đẳng chất lượng cao

2 Sự tham gia của đại diện các bên liên

quan (hội đồng kỹ năng

nghề)

6 Mô hình Trung tâm

xuất sắc (COE)

4 Tiêu chí bảo đảm

chất lượng cơ sở GDNN

8 Giám sát và báo cáo trong

lĩnh vực GDNN

9. Lĩnh vực khác

Câu 3

Page 21:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

17

tiếp tục tuyên truyền, có các biện pháp khuyến khích và cần có thời gian để doanh nghiệp thấy được

ích lợi của việc hợp tác đối với việc nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động.

Đồng thời, người trả lời nhấn mạnh rằng để cải thiện quan hệ hợp tác giữa nhà nước và khối doanh

nghiệp trong hoạt động GDNN cần hoàn thiện các quy định pháp luật và có chính sách, cơ chế hợp tác

cụ thể thể hiện một cách rõ ràng lợi ích của mỗi bên (nhà nước và doanh nghiệp) khi tham gia hợp tác

nhằm tăng động lực tham gia của các bên. Theo họ, sự hợp tác đó sẽ mang lại lợi ích cho cả ba bên:

người học được nâng cao kỹ năng, cơ sở GDNN nâng cao chất lượng đào tạo và doanh nghiệp sẽ được

bổ sung lao động có tay nghề.

Một số người cho rằng hợp tác giữa nhà nước và doanh nghiệp trong quản lý GDNN còn là vấn đề thử

thách. Doanh nghiệp còn ít tham gia hợp tác trong hoạt động đào tạo do chất lượng đào tạo chưa cao

(chưa hướng cầu), chương trình đào tạo còn quá chung chung (N=41), dẫn đến khoảng trống giữa trình

độ của học viên tốt nghiệp và yêu cầu của doanh nghiệp về kiến thức lý thuyết và kỹ năng nghề.

Ngoài ra, người trả lời pv cũng có ý kiến rằng cơ sở GDNN còn thiếu kỹ năng và kinh nghiệm thiết lập

quan hệ hợp tác với doanh nghiệp. Theo họ, nguyên nhân khiến doanh nghiệp không muốn hợp tác là

thủ tục hành chính phức tạp, tăng thêm chi phí; doanh nghiệp chưa được tuyên truyển nâng cao nhận

thức về cơ hội tham gia hoạt động đào tạo và ích lợi của việc hợp tác; doanh nghiệp còn e ngại rằng

khi học xong người học sẽ không làm việc tại doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ); ngoài

ra còn do thiếu sự phân biệt trong cách tiếp cận với các loại doanh nghiệp khác nhau.

Để vượt qua những khó khăn trên, theo những người trả lời pv, tất cả các bên có liên quan cần thiết

lập mối quan hệ chặt chẽ. Cơ sở GDNN cần cải thiện chất lượng đào tạo, chương trình và cho doanh

nghiệp biết về cơ hội hợp tác. Doanh nghiệp cần hợp tác với cơ sở GDNN trong việc xây dựng kế hoạch

dài hạn phát triển nguồn nhân lực, thường xuyên thông báo cho cơ sở GDNN về nhu cầu tuyển dụng,

nhu cầu đào tạo cũng như hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật (thông qua việc tư vấn, hỗ trợ trang thiết bị dạy

nghề). Các cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng cơ chế giám sát việc hợp tác giữa doanh nghiệp và

nhà trường và ban hành các chính sách nhằm khuyến khích/ bắt buộc doanh nghiệp tham gia hoạt

động đào tạo nghề, đặc biệt là các chính sách ưu đãi, giảm trừ thuế cho doanh nghiệp (N=20).

I.3. Giám sát và báo cáo trong lĩnh vực GDNN

Việc theo dõi, giám sát hệ thống GDNN đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo cho hệ thống luôn năng

động, được xây dựng trên cơ sở kết nối cung với cầu. Các bên tham gia cùng nhau hợp tác nghiên cứu,

đóng góp chung cho việc giám sát và quản lý hệ thống GDNN. Phần này trọng tâm vào tầm quan trọng

của thông tin, dữ liệu về GDNN và tình hình thông tin, dữ liệu về GDNN ở Việt Nam (Câu 6-9).

Đa số người trả lời pv đều đánh giá cao tầm quan trọng của số liệu, thông tin chính xác, tin cậy về

GDNN đối với việc ra quyết định (N=49; điểm trung bình = 8,1/10).

Page 22:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

18

Hình 3: Tầm quan trọng của các thông tin, số liệu chính xác về GDNN đối với việc ra quyết định

Nguồn: BIBB

Các số liệu, thông tin phục vụ cho quyết định về GDNN thường có trong báo cáo của Tổng cục GDNN

(N=39), báo cáo, văn bản hướng dẫn của Bộ LĐ-TBXH (N=31) và cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thống kê

(N=31). Ngoài ra, người trả lời còn sử dụng báo cáo của sở LĐ-TBXH, Ủy ban nhân dân (N=19), website

www.tvet-vietnam.org (N=19) và báo cáo GDNN Việt Nam thường niên của NIVT (N=19). Báo cáo của

các cơ sở GDNN, hội nghề nghiệp, tổ chức quốc tế (như ngân hàng ADB) và các nhà tài trợ cũng là

nguồn tài liệu thường được sử dụng.

Hình 4: Các nguồn thông tin, số liệu về GDNN được sử dụng

Nguồn: BIBB

Tuy nhiên, đa số người trả lời pv đều cho rằng số liệu, thông tin về GDNN được cung cấp từ các nguồn

trên hiện còn chưa đầy đủ (N=33). Chỉ có một số ít người (N=8) hài lòng với lượng thông tin được cung

cấp. Phần lớn người trả lời pv cho rằng số liệu về GDNN còn quá chung chung, chưa tổng kết đầy đủ

theo vùng miền, chưa cung cấp kịp thời, chất lượng còn thấp, chủ yếu là thông tin phục vụ quản lý. Đặc

biệt thiếu thông tin về cầu lao động, thị trường việc làm, nhu cầu tuyển dụng, học sinh tốt nghiệp, nhu

cầu đào tạo của doanh nghiệp, ngành nghề; chưa có hệ thống giám sát, báo cáo ngành GDNN. Ngoài

ra, người trả lời pv cũng nhận xét rằng chưa có một hệ thống thu thập dữ liệu và cơ sở dữ liệu chung

về GDNN, hiện tại mỗi vụ của Tổng cục GDNN có yêu cầu thu thập dữ liệu và báo cáo riêng.

0 0 0

32

4 4

1211

13

0

2

4

6

8

10

12

14

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 6

3935

31

2219 19

26

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

2 Các báo cáo, văn bản của Tổng cục GDNN

1 Báo cáo, văn bản chỉ đạo của Bộ LĐ-TBXH

5 Số liệu của Tổng cục Thống kê

3 Báo cáo của Sở LĐTBXH/Ủy ban nhân

dân

6 TVET-Vietnam.org (website của Chương trình “Đổi mới Đào tạo

nghề Việt Nam”)

4 Báo cáo GDNN hàng năm của Viện Khoa học

GDNN

7. Nguồn khác

Câu 7

Page 23:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

19

Để phục vụ cho công tác quản lý, các cơ sở GDNN cung cấp các thông tin về tuyển sinh, ngành nghề

đào tạo, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tìm được việc làm, số lượng cán bộ, nhân viên, tình hình trang thiết

bị. Doanh nghiệp cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo và báo cáo cho ban quản lý khu công nghiệp

và gửi báo cáo cho sở LĐ-TBXH ở địa phương.

Nhiều người trả lời pv cho rằng có thể cải thiện việc cung cấp số liệu, thông tin về GDNN thông qua

ban hành quy trình chuẩn về thu thập số liệu đối với từng đối tượng cụ thể (như cơ quan quản lý nhà

nước, doanh nghiệp, cơ sở GDNN) và xây dựng hệ thống báo cáo trực tuyến đảm bảo cập nhật một

cách thường xuyên và chính sác số liệu gốc.

I.4. Tài chính cho GDNN

Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đào tạo phấn đấu đạt 20% tổng ngân sách nhà nước. Năm 2015,

chỉ đạt 15,9%. Trong sáu năm vừa qua, theo Bộ LĐ-TBXH, ngân sách nhà nước chi cho dạy nghề chỉ

chiếm bình quân khoảng 8% NSNN chi thường xuyên cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề.101

Phần này đề cập đến mức chi ngân sách cho GDNN và đóng góp tài chính của các bên liên quan (Câu

10-12).

Theo ý kiến của người trả lời pv, mức chi ngân sách nhà nước hiện nay cho GDNN còn tương đối thiếu

so với nhu cầu (N=46, điểm đánh giá trung bình =2,5: thấp nhất là 1; đủ là 3 và cao nhất là 5).

Người trả lời pv nhận xét rằng đầu tư cho GDNN cần tập trung hơn, cần phân bổ nguồn ngân sách trong nước một cách hợp lý, đặc biệt là đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở GDNN. Hiện nay các cơ sở GDNN sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn khác chủ yếu cho chi phí hoạt động. Cần tăng ngân sách chi trả tiền lương cho giáo viên và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên, đào tạo lao động nữ, đặc biệt ở khu vực thành thị và tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo. Người trả lời pv cũng cho thấy sự cần thiết phải tăng chi ngân sách cho việc nâng cao chất lượng đào tạo vì chi phí đào tạo cao, học phí thấp do học sinh, sinh viên không thể trả học phí cao. Họ cũng nói rằng ở các nước ASEAN ngân sách được đầu tư nhiều hơn cho chi phí thường xuyên, nhất là cho cán bộ và nhà giáo GDNN.

Trả lời câu hỏi khối doanh nghiệp có nên tham gia đầu tư tài chính cho GDNN không, người được pv

cho rằng doanh nghiệp nên tham gia đóng góp tài chính trong một số lĩnh vực GDNN. Trong 5 lĩnh vực

được lựa chọn, số người cho rằng doanh nghiệp nên đóng góp bằng việc thực hiện đào tạo tại doanh

gần như cao nhất (N=50). Tiếp đến là đóng góp cho việc trả lương và phụ cấp cho học viên đến doanh

nghiệp học việc, thực tập nghề (N=46), đào tạo và trả lương cho người dạy nghề của doanh nghiệp

(N=44) và tham gia xây dựng chương trình đào tạo.

101 ADB: VIệt Nam – Báo cáo đánh giá ngành GDNN 2020.

Page 24:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

20

Hình 5: Các lĩnh vực cần có sự đóng góp tài chính của doanh nghiệp

Nguồn: BIBB

Ngoài ra, người trả lời pv (N=6) nói rằng sẽ hiệu quả hơn nếu doanh nghiệp đóng góp bằng cách tích

cực tham gia hoạt động GDNN chứ không phải bằng đóng góp tài chính. Vì chưa thực sự tin tưởng vào

hệ thống GDNN, doanh nghiệp cho rằng họ nên đóng góp bằng cách tham gia tích cực vào đào tạo

nghề nghiệp thì sẽ có ích hơn là đóng góp tài chính.

Trả lời câu hỏi những bên nào cần đóng góp nhiều hơn cho GDNN trong tương lai, người trả lời pv cho

rằng việc đầu tư tài chính cho GDNN cần có sự chia sẻ giữa nhà nước (cơ sở vật chất, trang thiết bị đào

tạo và một phần kinh phí hoạt động), doanh nghiệp (đào tạo nội bộ, bồi dưỡng và hợp tác đào tạo với

cơ sở GDNN) và sinh viên (học phí). Hầu hết người trả lời pv cho rằng trong tương lai doanh nghiệp

(N=53) và nhà nước (N=46) nên đóng góp nhiều hơn cho GDNN, tiếp đó là người học (N=21) và cơ sở

GDNN (N=16).

Hình 6: Những bên cần đóng góp tài chính nhiều hơn cho GDNN trong tương lai

Nguồn: BIBB

I.5. Hệ thống GDNN hòa nhập cho tất cả mọi người

Hệ thống GDNN hòa nhập là hệ thống mà tất cả mọi người đều có thể tiếp cận, không phân biệt giới

tính, hoàn cảnh kinh tế, dân tộc, tình trạng khuyết tật.102 Nhóm yếu thế trong GDNN ở Việt Nam bao

gồm lao động nông thôn thuộc hộ nghèo và cận nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người

thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất và phụ nữ nghèo. Phần này đề cập đến cơ hội tham gia học nghề và

ích lợi, hiệu quả của các chính sách GDNN cho nhóm yếu thế (Câu 13-16).

102 https://www.bibb.de/en/697.php

21%

27%23%

24%

5% Câu 11 a 1 Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề và chương trình đào tạo

2 Thực hiện đào tạo tại doanh nghiệp

3 Đào tạo người dạy nghề của DN, lương cho người dạy nghề

4 Trả lương và phụ cấp (ví dụ: đi lại) cho học viên

5 Khác

33%

38%

12%

15%

2% Câu 12

1 Nhà nước

2 Khu vực doanh nghiệp

3 Cơ sở GDNN

4 Học viên

5 Khác

Page 25:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

21

Cơ hội học nghề của nhóm yếu thế ở Việt Nam được đánh giá dường như khá tích cực. (N=48; điểm

đánh giá trung bình là 6,1/10). Có 21 người đánh giá tương đối thấp, trong khi 27 người có nhận xét

tích cực về cơ hội học nghề của nhóm đối tượng này.

Hình 7: Cơ hội tham gia đào tạo nghề của nhóm yếu thế ở Việt Nam

Nguồn: BIBB

Người trả lời pv đánh giá tương đối tích cực về ích lợi và hiệu quả của các chính sách liên quan đến

GDNN cho nhóm yếu thế (N=44; điểm trung bình=6,6/10). Có 16 người đánh giá tương đối thấp, và

28 người đánh giá khá tích cực về các chính sách này.

Hình 8: Ích lợi của các chính sách GDNN đối với nhóm yếu thế

Nguồn: BIBB

Người trả lời pv cho rằng bản thân mục tiêu của đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn thể hiện

những nỗ lực của nhà nước trong việc hỗ trợ đào tạo nghề cho nhóm yếu thế. Tuy nhiên, kết quả thực

hiện chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo nghề của khu vực kinh tế-xã hội cũng sự thay đổi của thị

trường lao động địa phương (N=26). Vì vậy, nhiều người có ý kiến rằng cần có sự hoàn thiện thêm

trong thiết kế đề án này.

Để phát huy hơn nữa hiệu quả của các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho nhóm yếu thế theo hướng

đào tạo gắn với việc làm, người trả lời pv nhấn mạnh cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa

phương, doanh nghiệp và cơ sở GDNN trong việc phân tích nhu cầu đào tạo, tổ chức đào tạo và giải

quyết việc làm, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm khác. Ngoài ra, cần xây dựng khung

chính sách về tuyển dụng nhóm yếu thế, đặc biệt là người khuyết tật, trong đó quy định chương trình

đào tạo riêng biệt cần được xây dựng cùng doanh nghiệp, kết hợp với tư vấn nghề, tư vấn tự tạo việc

0

1

5

6

9

5

7

8

7

00

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 13

0 0

2

4

10

54

13

5

1

0

2

4

6

8

10

12

14

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 14

Page 26:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

22

làm, giới thiệu việc làm cho từng nhóm yếu thế, đồng thời cần có các biện pháp nâng cao nhận thức

về học nghề cho nhóm đối tượng này.

Page 27:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

23

II. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý GDNN và người dạy nghề tại doanh nghiệp

Nhà giáo GDNN cần thành thạo kỹ năng nghề và kinh nghiệm thực tiễn, cần hợp tác với doanh

nghiệp trong việc xây dựng chương trình đào tạo và/ hoặc xây dựng mối quan hệ hợp tác với

doanh nghiệp.

II.1 Nhà giáo GDNN và chương trình đào tạo

II.1.1 Nhà giáo GDNN

Phần này đề cập đến nhà giáo trong hệ thống GDNN của Việt Nam và trình độ kỹ năng thực hành nghề

của họ (Câu 17-18).

Theo kết quả trả lời pv, kỹ năng thực hành nghề của nhà giáo GDNN được đánh giá là đủ hoặc cao hơn

(39 trong tổng số 49 người trả lời (N=49, điểm trung bình là 3,1 theo thang đánh giá từ 1-5, trong đó 1

là thấp nhất, 3 là đủ và 5 là cao nhất).

Hình 9: Đánh giá kỹ năng thực hành nghề của nhà giáo GDNN

Nguồn: BIBB

Khi được hỏi về biện pháp nhằm nâng cao trình độ kỹ năng thực hành nghề của nhà giáo GDNN (ví dụ

trong lĩnh vực số hóa, Công nghiệp 4.0 và xanh hóa đào tạo nghề), nhiều người (N=34) đề xuất nên tổ

chức các khóa bồi dưỡng, đưa ra quy định về trình độ nhà giáo GDNN, tổ chức tự học và đào tạo

thường xuyên cho giáo viên. Một số người (N=15) đề xuất nên đề nghị doanh nghiệp hỗ trợ trong việc

nâng cao trình độ cho giáo viên, huy động chuyên gia trong các lĩnh vực trên tập huấn cho giáo viên,

đồng thời tăng cường thực tập tại doanh nghiệp. Có người (N=8) cho rằng cần tăng cường đầu tư cho

việc nâng cao trình độ cho giáo viên và xây dựng cơ sở vật chất cho đơn vị đào tạo, bồi dưỡng giáo

viên (ví dụ: các trung tâm xuất sắc).

II.1.2 Chương trình đào tạo

Phần tiếp theo sẽ đánh giá về hai mô-đun do Chương trình TVET xây dựng: mô-đun Công nghiệp 4.0

và mô-đun Bảo vệ môi trường và sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên (Câu 19-20).

41% người trả lời pv (22 trong số 54 người) cho rằng mô-đun Công nghiệp 4.0 đang dạy thử nghiệm tại

trường LILAMA 2 và 9 trường cao đẳng khác có thể dạy lồng ghép vào chương trình đào tạo tại các

trường cao đẳng. Phần lớn người được pv (N=26, 48%) không biết về mô-đun này.

0

10

26

11

2

0

5

10

15

20

25

30

1 2 3 4 5

Câu 17

Page 28:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

24

Hình 10: Đánh giá v/v có thể lồng ghép mô-đun Công nghiệp 4.0 (dạy thí điểm tại trường LILAMA 2

và 9 trường cao đẳng khác) vào chương trình giảng dạy tại các trường cao đẳng khác không

Nguồn: BIBB

Số người ủng hộ nên lồng ghép mô-đun Bảo vệ môi trường và sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên

(do Chương trình TVET xây dựng) vào các chương trình đào tạo nghề nhiều hơn môt chút (33 trên 54

người trả lời = 61%). Có 19 người không biết mô-đun này và 2 người chưa biết câu trả lời.

Hình 11: Đánh giá v/v có nên lồng ghép mô-đun Bảo vệ môi trường và sử dụng hiệu quả năng lượng,

tài nguyên vào các chương trình đào tạo nghề không

Nguồn: BIBB

II.2. Cán bộ quản lý GDNN

Chương này đề cập đến cán bộ quản lý các cơ sở GDNN và cán bộ phụ trách công tác GDNN thuộc Tổng

cục GDNN, các bộ, các tập đoàn, tổng công ty, các hiệp hội, cán bộ làm việc tại cấp sở và cấp huyện

(Câu 21).

Khi được hỏi về giải pháp cần thực hiện nhằm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý GDNN đáp ứng

yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới, nhiều người (N=33) đề xuất nên tổ chức các khóa tập huấn, đưa

ra quy định chuẩn về năng lực quản lý. Ngoài ra, người trả lời pv cũng nhắc đến việc cần có quy định

chuẩn và đánh giá kết quả làm việc của cán bộ quản lý. Một số người (N=17) đề xuất nên xây dựng một

cuốn sổ tay hướng dẫn các tiêu chuẩn quản lý GDNN, trong đó giới thiệu những bài học điển hình và

kinh nghiệm quốc tế. Có vài người (N=6) đề xuất nên áp dụng quy trình tuyển dụng chung cho cán bộ

41%

2%9%

48%

Câu 19

Không

Chưa biết

Không biết mô-đun này

61%

0%

4%

35%

Câu 20

Không

Chưa biết

Không biết mô-đun này

Page 29:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

25

quản lý GDNN. Ngoài ra, còn có người (N=7) đề xuất nên tăng cường gắn kết với doanh nghiệp, đẩy

mạnh tự chủ để cán bộ quản lý có điều kiện cọ sát với thực tế.

II.3. Người dạy nghề ở doanh nghiệp

Phần này phân tích kết quả phỏng vấn các câu hỏi số 22-23 liên quan đến người dạy nghề tại doanh

nghiệp (được doanh nghiệp tuyển dụng) có nhiệm vụ thực hiện hoạt động đào tạo trong nội bộ doanh

nghiệp). Ở Việt Nam, người dạy nghề ở doanh nghiệp có thể tham gia đào tạo học sinh từ các cơ sở

GDNN đến học các mô-đun thực hành trong chương trình đào tạo phối hợp hoặc học sinh đến thực tập

tại doanh nghiệp.

Về chương trình đào tạo cho người dạy nghề ở doanh nghiệp, 84% người được pv (48 trong số 57

người) ủng hộ việc nên xây dựng chương trình đào tạo chuẩn cho người dạy nghề tại doanh nghiệp.

Hình 12: Có nên xây dựng một chương trình đào tạo chuẩn cho người dạy nghể ở doanh nghiệp

không?

Nguồn: BIBB

Sự hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở GDNN về mặt phối hợp nguồn lực và bố trí giáo viên/ người

dạy nghề cho hoạt động đào tạo được đánh giá tương đối thấp (điểm trung bình là 5/10 điểm) với tổng

số người trả lời N=54. Nhiều người (N=21) giải thích rằng hình thức hợp tác này chưa phổ biến; cần

phát triển cách làm này và xây dựng mô hình chuẩn. Một số người (N=12) giải thích lý do rằng doanh

nghiệp chưa nhận thức được ích lợi của việc hợp tác, chưa sẵn sàng, sợ mất thêm chi phí, sợ ảnh hưởng

đến hoạt động sản xuất, doanh nghiệp chưa có kế hoạch đào tạo và nhân sự, chỉ coi tham gia hợp tác

như một trách nhiệm xã hội, không thực thi. Một số người (N=9) nhận xét rằng hình thức hợp tác này

tốt, có hiệu quả và có lợi cho cả hai bên. Vài người (N=7) cho rằng hình thức hợp tác này mới ở giai

đoạn thử nghiệm và có tiềm năng tốt.

84%

12%4% Câu 22

Không

Chưa biết

Page 30:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

26

III. Xây dựng mạng lưới cơ sở GDNN hiệu quả

III.1. Mạng lưới cơ sở GDNN hiệu quả

Điều 8 Luật GDNN quy định về quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN. Phần này trình bày kết quả trả lời

của người được pv về tiêu chí của mạng lưới cơ sở GDNN đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động

(Câu 24).

Hầu hết người được pv (N=47) khẳng định rằng quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN phải đáp ứng nhu

cầu thị trường lao động, gắn với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương (bao gồm nhu cầu

của thị trường lao động, ngành nghề trọng điểm, cơ sở vật chất của cơ sở GDNN, mục tiêu, đặc điểm

dân số) và nhu cầu của vùng kinh tế-xã hội. Một vài người (N=3) nhận xét rằng tiêu chí này sẽ gây khó

khăn cho các cơ sở GDNN thuộc các bộ chủ quản.

Một số người đưa ra đề xuất cụ thể về các hoạt động hợp tác trong mạng lưới như thành lập mạng

lưới trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ sở GDNN, chuyên môn hóa ngành nghề đào tạo. Ngoài ra, cần

giảm số lượng cơ sở GDNN theo tiêu chí hiệu quả hoạt động.

III.2. Cơ sở GDNN chất lượng cao

Phần này đề cập đến vai trò của các trường cao đẳng dự kiến lựa chọn đầu tư thành trường cao đẳng

chất lượng cao theo Quyết định 761 năm 2014 (Câu 25-27).

Người trả lời pv (N=32) đánh giá tương đối tích cực tính hướng cầu và đáp ứng thị trường lao động của

các chương trình đào tạo đang sử dụng tại các trường cao đẳng dự kiến lựa chọn đầu tư thành trường

cao đẳng chất lượng cao (điểm trung bình là 6,8/10).

Hình 13: Đánh giá tính hướng cầu và đáp ứng thị trường lao động của các chương trình đào tạo đang

sử dụng hiện nay tại các trường dự kiến lựa chọn đầu tư thành trường cao đẳng chất lượng cao

Nguồn: BIBB

Theo họ các trường chất lượng cao thường hợp tác với doanh nghiệp nhiều hơn, có cơ sở vật chất kỹ

thuật tốt và có kinh nghiệm quốc tế.

Có 34 người trả lời pv đánh giá tương đối tích cực về vai trò của các trường chất lượng cao là các

trường trọng điểm làm hạt nhân về chất lượng GDNN, phổ biến kinh nghiệm, bài học cho các cơ sở

GDNN khác (điểm đánh giá trung bình là 6,7/10).

0 0 0

2

4 4

1110

10

0

2

4

6

8

10

12

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 25

Page 31:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

27

Hình 14: Đánh giá các trường cao đẳng chất lượng cao trong vai trò là các trường trọng điểm làm

hạt nhân về chất lượng GDNN, phổ biến kinh nghiệm, bài học cho các cơ sở GDNN khác

Nguồn: BIBB

Tuy nhiên, người trả lời pv cũng nhận xét rằng tuy các trường chất lượng cao có vai trò quan trọng

nhưng uy tín, sự hợp tác và trao đổi kinh nghiệm giữa các trường còn thấp. Ngoài ra, các trường chất

lượng cao thường không chia sẻ đầy đủ kinh nghiệm đào tạo của họ với các trường khác.

III.3. Tính tự chủ của cơ sở GDNN

Mức độ tự chủ của các cơ sở GDNN ở Việt Nam là vấn đề có nhiều tranh luận. Phần này trình bày kết

quả đánh giá của người trả lời pv về tầm quan trọng của tự chủ của cơ sở GDNN trong các lĩnh vực

(Câu 28).

41 trong số 53 người trả lời pv đánh giá cao tầm quan trọng của việc giao quyền tự chủ cho các cơ sở

GDNN trong lĩnh vực tổ chức bộ máy và nhân sự (8 điểm trở lên, điểm trung bình là 8,3/10).

Hình 15a: Đánh giá mức độ quan trọng của quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự đối với cơ

sở GDNN

Nguồn: BIBB

Tương tự, tự chủ về tổ chức đào tạo, quy mô đào tạo và liên kết đào tạo cũng được đánh giá cao (N=53

với điểm trung bình là 8,5/10) (Câu 28b).

0

1 1

2

6

4

8

7

1

4

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 26

0 1 1 02

4 4

12 13

16

0

5

10

15

20

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 28 a.

Page 32:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

28

Hình 15b: Đánh giá mức độ quan trọng của quyền tự chủ về tổ chức đào tạo, quy mô đào tạo và

liên kết đào tạo đối với cơ sở GDNN

Nguồn: BIBB

Tiếp theo, người trả lời pv (N=51) đánh giá tương đối cao tầm quan trọng của tự chủ về tài chính của

các cơ sở GDNN (điểm trung bình là 7,1/10).

Hình 15c: Đánh giá mức độ quan trọng của quyền tự chủ về về tài chính đối với cơ sở GDNN

Nguồn: BIBB

0 0 0 02

5 5

1310

18

0

5

10

15

20

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 28 b.

13 3

1

65

3

11

6

12

0

2

4

6

8

10

12

14

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 28 c.

Page 33:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

29

IV. Hệ thống bảo đảm chất lượng GDNN

Bảo đảm chất lượng là trách nhiệm chung của cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các tổ chức xã hội và

các cơ sở GDNN. Phần này trình bày về đánh giá các công cụ bảo đảm chất lượng (Câu 29-32).

Người trả lời pv (N=36) đánh giá hiệu quả của tự kiểm định, nhìn chung, tương đối tích cực (điểm trung

bình là 6,2/10). Có 18 người nhận xét rằng tự kiểm định chỉ đánh giá mang tính hình thức, quy trình

quá phức tạp, chỉ đánh giá những tiêu chí định lượng, không khách quan, số lượng cơ sở GDNN tham

gia tự kiểm định còn ít.

Hình 16a: Hiệu quả áp dụng tự kiểm định cơ sở GDNN trong giai đoạn 2011-2020

Nguồn: BIBB

Ngược lại, có nhiều người đã đánh giá cao hiệu quả của kiểm định độc lập (N=37, điểm trung bình là

7,1/10).

Hình 16b: Hiệu quả áp dụng kiểm định chất lượng độc lập trong giai đoạn 2011-2020

Nguồn: BIBB

Người trả lời pv đưa ra những đề xuất cụ thể như kiểm định độc lập do một cơ quan độc lập thực hiện

sẽ mang tính khách quan hơn. Cơ quan đó không nên là cơ quan nhà nước. Nhà nước cần đưa ra các

tiêu chí đối với cơ quan kiểm định độc lập có trách nhiệm bảo đảm chất lượng. Ngoài ra, kiểm định cần

gắn với đánh giá kết quả hoạt động của cơ sở GDNN và bảo đảm nguyên tắc trung thực, minh bạch

trong kiểm định.

Khi được hỏi cơ quan nào nên chịu trách nhiệm về bảo đảm chất lượng GDNN, hầu hết mọi người chọn

câu trả lời là bản thân cơ sở GDNN (31%, N=38) hoặc một cơ quan kiểm định độc lập (28%, N=34).

Người trả lời pv cho rằng kiểm định độc lập có thể là công cụ cung cấp thông tin đánh giá thực trạng

nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện trên thực tế.

0 01 1

1011

7

4

1 1

0

2

4

6

8

10

12

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 29 a.

0 0 0

2

4

7

9

3

9

1

0

2

4

6

8

10

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 29 b.

Page 34:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

30

Hình 17: Theo người được phỏng vấn, cơ quan nào nên chịu trách nhiệm về bảo đảm chất lượng

GDNN

Nguồn: BIBB

Người tham gia pv được hỏi họ có biết công cụ bảo đảm chất lượng ‘khảo sát doanh nghiệp’ và ‘nghiên

cứu lần vết’ do Chương trình TVET thiết kế và thực hiện không. 64% (N=34) trả lời rằng họ có biết công

cụ ‘khảo sát doanh nghiệp’ và 61% (N=33) có biết công cụ ‘nghiên cứu lần vết’. Hầu hết người trả lời

pv (N=38) cho rằng cần áp dụng các công cụ này nhằm nâng cao tính hướng cầu của các cơ sở GDNN.

Hình 18: Người được phỏng vấn có biết về các công cụ quản lý chất lượng GDNN sau đây do Chương

TVET xây dựng không

a. Khảo sát doanh nghiệp (khảo sát nhà tuyển dụng) b. Nghiên cứu lần vết học viên

Nguồn: BIBB

Theo những người trả lời pv, để nâng cao khả năng cạnh tranh của GDNN ở Việt Nam so với các nước

khác trong khu vực ASEAN (Câu 32), vấn đề quan trọng nhất là cần: nâng cao kỹ năng nghề (N=14) và

bồi dưỡng kỹ năng mềm (N=17) cho người học, nâng cao trình độ kỹ năng cho nhà giáo và cán bộ quản

lý (N=26); tăng vốn đầu tư cho GDNN (N=5) và tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp trong đào

tạo nghề nghiệp (N=6); có khung chính sách và chiến lược GDNN tốt, cơ sở vật chất kỹ thuật cho GDNN

và hệ thống thông tin, dữ liệu (N=7).

19%

7%

31%

15%

28%

Câu 301 Cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương

2 Cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh/thành

3 Bản thân cơ sở GDNN

4 Khối doanh nghiệp (bao gồm cả các hội nghề nghiệp, phòng công nghiệp)

5 Cơ quan độc lập

64%

36%

Câu 31 a

Không 61%

39%

Câu 31 b

Không

Page 35:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

31

V. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và Chuẩn đầu ra

Tiêu chuẩn KNNQG là cơ sở và căn cứ để xây dựng các chuẩn đầu ra phù hợp với yêu cầu của sản xuất

kinh doanh, giúp các cơ sở GDNN xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh

nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu thị trường. Phần này đặt trọng tâm vào sự hài

hòa giữa các văn bản của hệ thống Tiêu chuẩn KNNQG và hệ thống Chuẩn đầu ra và đóng góp của tiêu

chuẩn KNNQG trong việc nâng cao khả năng hội nhập ASEAN (Câu 33-34).

Khi được hỏi về sự hài hòa giữa các văn bản của hệ thống Tiêu chuẩn KNNQG và hệ thống Chuẩn đầu

ra, người được pv thể hiện sự do dự khi trả lời và đã chọn câu trả lời là “chưa biết” (N=26). Số còn lại

chọn câu trả lời là “Có” hài hòa (N=13); số trả lời là “Không” ít hơn (N=7). Họ cũng giải thích thêm:

doanh nghiệp cần có vai trò nhiều hơn trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn KNNQG.

Hình 19: Đánh giá sự hài hòa giữa các văn bản của hệ thống tiêu chuẩn KNNQG và hệ thống Chuẩn

đầu ra

Nguồn: BIBB

Về sự đóng góp của tiêu chuẩn KNNQG trong hội nhập ASEAN hầu hết người trả lời pv (N=30) cho rằng

tiêu chuẩn KNNQG có đóng góp cho hội nhập ASEAN nhờ thúc đẩy công nhận lẫn nhau, minh bạch,

dịch chuyển lao động ít nhất là trong một số ngành nghề (như du lịch, hàn). Nhìn chung, người trả lời

cho rằng tiêu chuẩn KNNQG là cơ sở tốt để đánh giá kỹ năng nghề. Chỉ có một người nói rằng Tiêu

chuẩn KNNQG không đóng góp cho hội nhập do các nước ASEAN vẫn còn rào cản trong nhập khẩu lao

động. Có vài người (N=3) không hiểu câu hỏi và nhiều người không trả lời câu hỏi này (N=25).

28%

15%57%

Câu 33

Không

Chưa biết

Page 36:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

32

VI. Hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp

Hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo có ý nghĩa quan trọng đối với sự

phát triển của hệ thống GDNN Việt Nam. Nhà nước khuyến khích các cơ sở GDNN hợp tác với doanh

nghiệp nhằm tăng cường đào tạo theo nhu cầu của người tuyển dụng. Phần này sẽ trình bày về đánh

giá của người được pv về thực trạng và tác động của hợp tác (Câu 35-42).

Phần lới người trả lời pv đánh giá tương đối thấp tác động của các quy định pháp luật liên quan đến

sự tham gia của doanh nghiệp trong hoạt động GDNN (N=42, điểm trung bình là 5,3/10).

Hình 20: Tác động của các văn bản pháp luật103 đối với sự tham gia của doanh nghiệp trong đào tạo

nghề

Nguồn: BIBB

Nhiều người trả lời pv (N=16) nói rằng các quy định pháp luật mới chỉ mang tính khuyến khích, chưa

được thực hiện trên thực tế. Không có hướng dẫn thi hành, nhiều doanh nghiệp không biết đến những

quy định đó. Ngoài ra, ý kiến khá phổ biến (N=15) là doanh nghiệp không quan tâm và không muốn

tham gia vì không rõ ích lợi và trách nhiệm của họ. Một số người (N=6) khẳng định các quy định pháp

luật đã tạo cơ sở cho doanh nghiệp tham gia hoạt động GDNN và đã thấy có tác động.

Trong số các biện pháp đề xuất khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động GDNN thường nhắc

đến chính sách ‘ưu đãi về tài chính (ví dụ: ưu đãi thuế)’ (N=51), tiếp đó là ‘chính sách bắt buộc doanh

nghiệp tham gia hoạt động GDNN’ (N=43) và ‘nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội’ (N=42).

103 ví dụ: Luật GDNN, Nghị định 48/2015, Điều 59-62 Bộ luật Lao động, Nghị định 15/2019

0

3

9

7

5

3

6 6

0

3

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 35

Page 37:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

33

Hình 21: Những giải pháp, chính sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động GDNN

Nguồn: BIBB

Được hỏi về đề xuất cơ chế chính sách gắn kết chặt chẽ 3 bên (Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh

nghiệp) nhiều người (N=26) đề xuất cần có chính sách thích hợp để doanh nghiệp tham gia hoạt động

đào tạo như các hình thức khuyến khích, gắn sinh viên tốt nghiệp với doanh nghiệp đã đào tạo. Nhiều

người (N=18) cho rằng cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của cả ba bên. Ngoài ra, có đề xuất cụ thể

là nên thành lập các hội đồng ba bên ở cấp trung ương (hội đồng ngành) và cấp địa phương. Có người

nói nhà nước nên đóng vai trò là cầu nối để kết nối giữa cơ sở GDNN và khối doanh nghiệp, các hội

nghề nghiệp nên đóng vai trò điều phối thu thập thông tin về nhu cầu lao động có kỹ năng từ các doanh

nghiệp hội viên và thành lập một cơ sở dữ liệu.

Tiếp theo, nhiều người được pv (N=42) có biết về mô hình đào tạo phối hợp được thí điểm tại các

trường cao đẳng LILAMA 2, Kỹ nghệ II ở Tp Hồ Chí Minh, Cơ giới và Thủy lợi.

Hình 22a: Biết về các mô hình đào tạo nghề phối hợp với doanh nghiệp được thử nghiệm trong đào

tạo nghề kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải tại Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II và các nghề kỹ thuật

công nghiệp tại Trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA 2

Nguồn: BIBB

Đa số người trả lời pv (31 trong số 42 người) cho rằng có thể phổ biến mô hình này và áp dụng ở các

cơ sở GDNN khác trên cả nước. Họ cho rằng mô hình thí điểm này là một kinh nghiệm hay, có lợi và có

tiềm năng nhân rộng. Những người trả lời “không” hoặc “chưa biết” giải thích rằng cần phải xem xét

hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, khả năng và nguồn lực của từng cơ sở GDNN. Mô hình đào tạo phối hợp

có thể thành công ở nơi này nhưng lại không phù hợp với những nơi khác. Không phải tất cả các cơ sở

29%

20%23%

23%

5%

Câu 361 Khuyến khích về tài chính (ví dụ: miễn trừ thuế)

2 Cơ chế cùng tham gia và quyết định (chỉ đạo, xây dựng chương trình, kiểm tra, đánh giá)

3 Nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

4 Các chính sách bắt buộc doanh nghiệp tham gia đào tạo

75%

25%

Câu 38 a

Không

Page 38:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

34

GDNN đều có khả năng áp dụng mô hình này. Có người cho ý kiến rằng mô hình này được thí điểm với

nghề xử lý nước thải do nhà nước quản lý nên kết quả thực hiện dường như chưa phải là ví dụ hợp lý

và hấp dẫn nhất để thuyết phục các ngành khác. Lý do vì đây là một ngành đặc biệt chỉ có ít nhà máy

do nhà nước độc quyền quản lý (tài nguyên thiên nhiên).

Hình 22b: Đánh giá mô hình đào tạo nghề phối hợp với doanh nghiệp có thể phổ biến trên cả nước

và áp dụng cho các nghề khác không

Nguồn: BIBB

Những người trả lời pv (N=53) đều nhất trí rằng khối doanh nghiệp cần có vai trò chủ thể trong đào

tạo nghề, cần tham gia xây dựng tiêu chuẩn và chương trình đào tạo (N=52). Số người đồng ý rằng

doanh nghiệp nên tham gia thi, kiểm tra đánh giá người học ít hơn không đáng kể (N=48), số ít hơn

cho rằng doanh nghiệp nên tham gia đào tạo, cấp chứng chỉ cho người dạy nghề tại doanh nghiệp

(N=42).

Hình 23: Đánh giá doanh nghiệp cần tham gia (những) hoạt động nào dưới đây

Nguồn: BIBB

Đại đa số người trả lời pv (N=52) cho rằng hợp tác giữa cơ sở GDNN và khối doanh nghiệp trong việc

‘phối hợp xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề và chuẩn đầu ra’ là cần thiết (điểm trung bình là 8,6/10).

Tiếp theo, 52 người cũng đánh giá việc ‘hợp tác tổ chức đào tạo và liên kết đào tạo’ là quan trọng

tương tự (điểm trung bình là 8,5/10). Việc ‘phối hợp tổ chức thi kiểm tra, đánh giá và cấp chứng chỉ’

được đánh giá là ít quan trọng hơn một chút (điểm trung bình là 8,0/10) với số người trả lời là (N=50).

66%8%

26%

Câu 38 b

Không

Chưa biết/ Khác

53 52 48 41

0 11

2

0 1 6 10

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

a. Tổ chức đào tạo b. Xây dựng tiêu chuẩn & chương

trình đào tạo

c. Thi, kiểm tra đánh giá

d. Đào tạo, cấp chứng chỉ cho

người dạy nghề của doanh

nghiệp

Câu 39

Chưa biết/ Khác

Không

Page 39:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

35

Hình 24: Đánh giá mức độ quan trọng của các hình thức hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp

Nguồn: BIBB

Ngoài ra, người được pv vấn cũng đi sâu đánh giá về kinh nghiệm của Chương trình TVET trong hoạt

động hợp tác giữa cơ sở GDNN và khối doanh nghiệp. Có trên 2/3 số người được hỏi (N=39) trả lời là

có biết về kinh nghiệm hợp tác giữa cơ sở GDNN và khối doanh nghiệp trong xây dựng tiêu chuẩn nghề

và chương trình đào tạo áp dụng tại các trường cao đẳng LILAMA 2, Kỹ nghệ II Tp. Hồ Chí Minh và Cao

đẳng Cơ giới và Thủy lợi.

Hình 25a: Người được phỏng vấn biết về kinh nghiệm của LILAMA 2, Cao đẳng Kỹ nghệ II, Cao đẳng

Cơ giới và Thủy lợi

Nguồn: BIBB

Đa số người trả lời (N=34) cho rằng kinh nghiệm hợp tác giữa cơ sở GDNN và khối doanh nghiệp trong

xây dựng tiêu chuẩn nghề và chương trình đào tạo có thể phổ biến trên cả nước và áp dụng với các cơ

sở GDNN khác.

Hình 25b: Đánh giá của người được phỏng vấn v/v nhân rộng kinh nghiệm hợp tác xây dựng tiêu

chuẩn nghề và chương trình đào tạo và áp dụng cho các cơ sở GDNN khác

Nguồn: BIBB

20 1

8

12

9

20

0 0 0 1 2 3

6

11

8

21

1

57 8

6 6

17

0

5

10

15

20

25

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 40 a. Hợp tác xây dựng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề và Chuẩn đầu ra

b. Hợp tác tổ chức đào tạo và liên kết đào tạo

c. Hợp tác tổ chức thi kiểm tra đánh giá và cấp chứng chỉ

70%

30%

Câu 41 a

Không

72%

0%

28%

Câu 41 bCó

Không

Chưa biết/ Khác

Page 40:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

36

Người trả lời pv coi thành lập hội đồng đại diện của các bên liên quan là một hình thức hợp tác quan

trọng. Có 44 người đánh giá hình thức hội đồng ngành tương đối quan trọng hơn (điểm trung bình là

8,3/10) so với hội đồng ở cấp cơ sở GDNN (N=48) (điểm trung bình là 8,0/10).

Nhiều người (N=22) cho rằng hội đồng cố vấn nghề quan trọng vì nó giúp xác định nhu cầu đào tạo và

tập hợp ý kiến thống nhất giữa các bên liên quan; mô hình này cần tiếp tục thực hiện trong tương lai.

Một vài người (N=5) nhận xét rằng mô hình hội đồng cố vấn nghề mới ở giai đoạn thử nghiệm, chưa

hoạt động thường xuyên, chưa phát huy hiệu quả hoặc chưa có ở Việt Nam.

Hình 26: Đánh giá mức độ quan trọng của hình thức hợp tác qua đại diện các bên liên quan

Nguồn: BIBB

0 01

01

2

14 14

8 8

0 0 0 0

2 2

9

11

7

13

0

2

4

6

8

10

12

14

16

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 42

a. Hội đồng cố vấn nghề ở cấp cơ sở GDNN

b. Hội đồng kỹ năng ngành ở cấp ngành

Page 41:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

37

VII. Tăng cường tính hấp dẫn của GDNN thông qua truyền thông nâng cao nhận

thức và hợp tác quốc tế trong GDNN

VII.1. Tăng cường tính hấp dẫn của GDNN104 thông qua truyền thông nâng cao nhận thức

Ở Việt Nam học nghề không có sức hấp dẫn bằng đại học. Vì vậy cần làm cho GDNN thoát khỏi cái bóng

mờ nhạt và trở nên hấp dẫn, giúp cho những người trẻ tuổi hiểu hơn về học nghề. Phần này sẽ đề cập

đến những công cụ truyền thông cần sử dụng để nâng cao nhận thức của giới trẻ, các bậc cha mẹ và

xã hội trong lĩnh vực này (Câu 43-44).

Trong số các công cụ truyền thông, tổ chức ‘Ngày hội nghề nghiệp, hướng nghiệp’ được đánh giá là

hình thức truyền thông nâng cao nhận thức tốt nhất đối với giới trẻ, cha mẹ và xã hội (N=39). Tiếp đến

‘câu chuyện thành công’ cũng là hình thức được nhiều người lựa chọn (N=37).

Hình 27: Các công cụ cần đẩy mạnh sử dụng nhằm nâng cao nhận thức về GDNN cho giới trẻ, các bậc

cha mẹ và cộng đồng

Nguồn: BIBB

104 Tính hấp dẫn của hệ thống GDNN thể hiện ở năng lực của hệ thống trong việc: thu hút nhiều người lựa chọn tham gia học nghề; đào tạo các trình độ với chất lượng cao, mở rộng triển vọng nghề nghiệp cho người học, thuyết phục người sử dụng lao động tuyển dụng người có bằng cấp, chứng chỉ GDNN. (CEDEFOP 2014, Thuật ngữ chính sách giáo dục và đào tạo Châu Âu)

39

37

30

28

27

25

15

13

13

13

7

5

4

3

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

7 Ngày hội Nghề nghiệp, hướng nghiệp

5 Câu chuyện thành công

10 Website chính thức

2 Tổ chức các chương trình truyền thông …

11 Facebook

1 Tổ chức các cuộc thi kỹ năng nghề toàn quốc …

14 Video

13 Lớp học truyền hình trực tiếp và các hình …

12 Các hội thi tổ chức đại chúng

6 Tài liệu in ấn (Tài liệu quảng cáo năng …

9 Triển lãm ảnh

8 Ngày hội nữ sinh

3 Biển quảng cáo

4 Biển quảng cáo di động

Câu 43

Page 42:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

38

Khi được hỏi về tầm quan trọng của truyền thông thúc đẩy phụ nữ học các nghề mang tính kỹ thuật

như ‘Ngày hội nữ sinh’ hoặc các hoạt động truyền thông kèm theo phát học bổng, hầu hết (N=53)

người trả lời pv đều đánh giá hoạt động này ở mức tương đối quan trọng (điểm đánh giá trung bình là

6,9/10).

Hình 28: Đánh giá mức độ quan trọng của truyền thông thúc đẩy phụ nữ tham gia học các nghề mang

tính kỹ thuật (ví dụ: Ngày hội Nữ sinh, hoạt động truyền thông phát học bổng)

Nguồn: BIBB

VII.2. Tăng cường tính hấp dẫn của GDNN thông qua hợp tác quốc tế trong lĩnh vực GDNN

Hợp tác quốc tế có thể góp phần nâng cao tính hấp dẩn của GDNN thông qua việc trao đổi các kinh

nghiệm điển hình. Phần này trình bày ý kiến của người được pv về những đóng góp của hợp tác quốc

tế trong lĩnh vực GDNN (Câu 45-46).

Người trả lời pv đã đánh giá như nhau về sự đóng góp của hoạt động hợp tác quốc tế cho việc hoàn

thiện GDNN Việt Nam trong năm lĩnh vực đưa ra. 21% người trả lời pv (N=49) cho rằng hoạt động hợp

tác quốc tế đã đóng góp trong đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp, 21 % người trả

lời pv (N=50) thấy được sự đóng góp về nâng cao năng lực cho nhà giáo và người dạy nghề ở doanh

nghiệp. 20% (N=47) thấy được sự đóng góp về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, 18% (N=43) kể

đến lĩnh vực xây dựng các tiêu chuẩn trong GDNN và 16% (N=38) nhắc đến đóng góp trong lĩnh vực

nghiên cứu, giám sát GDNN. Một người đã nhận xét rằng ‘những bài học kinh nghiệm’ rút ra từ các dự

án quốc tế tài trợ là rất thiết thực đối với Việt Nam và cần được nghiên cứu để nhân rộng trong hệ

thống GDNN trên cả nước.

Hình 29: Đóng góp của hoạt động hợp tác QT trong việc hoàn thiện các lĩnh vực GDNN ở Việt Nam

Nguồn: BIBB

1 10

5

9

2

12 12

56

0

2

4

6

8

10

12

14

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 44

16%

21%

18%

21%

20%

4% Câu 461 Nghiên cứu, giám sát, đánh giá

2 Đào tạo giáo viên và người dạy nghề

3 Xây dựng tiêu chuẩn

4 Hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp5 Nâng cấp cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề6 Khác

Page 43:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

39

Những người trả lời pv nói rằng Chương trình TVET đã đóng góp cho các hoạt động tư vấn chính sách,

đào tạo nhà giáo và cán bộ quản lý, hợp tác với doanh nghiệp, thí điểm mô hình đào tạo phối hợp, bảo

đảm chất lượng, xanh hóa đào tạo nghề và đào tạo nhân viên kỹ thuật xử lý nước thải.

Chương trình của GIZ được hầu hết người được pv biết đến (N=42), tiếp đó là các chương trình của

ADB (N=9), AFD (N=6), JICA (Nhật Bản) (N=5), và KOICA (Hàn Quốc) (N=4).

Page 44:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

40

VIII. Xây dựng Chiến lược Phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030

Chương cuối cùng của bảng hỏi tập trung tìm hiểu quan điểm của người được pv về chiến lược GDNN

2021-2030. Các câu hỏi trong phần này đều là câu hỏi mở về cơ hội và thử thách của hệ thống GDNN,

những mục tiêu trọng yếu đột phá của chiến lược và những lĩnh vực cần sự ưu tiên hỗ trợ của Chương

trình TVET trong giai đoạn tới (Câu 47-50).

Cơ hội và thử thách đối với GDNN

Đại đa số người trả lời pv (N=31) đề cập đến những thử thách chính đối với GDNN của Việt Nam trong

10 năm tới là nâng cao chất lượng đào tạo và năng lực làm việc (bao gồm kỹ năng nghề và thái độ làm

việc) cho lực lượng lao động và đội ngũ nhà giáo nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, hợp

tác với doanh nghiệp và tư vấn nghề. Theo nhiều người, trở ngại lớn nhất là số lượng lao động chưa

qua đào tạo cao. Ngoài ra còn có những trở ngại khác là tình trạng thiếu hụt trầm trọng lao động có kỹ

năng nghề và sự mất cân đối giữa cung cầu lao động; trình độ văn hóa thấp của lao động chưa qua đào

tạo gây khó khăn cho người học. Đối với nhà giáo, nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ, kỹ năng mềm

cho đội ngũ nhà giáo là một yêu cầu cần thiết.

Tiếp theo, nhiều người (N=22) nêu những lĩnh vực cần quan tâm là vấn đề số hóa, Công nghiệp 4.0

(yêu cầu về thiết bị, công nghệ, đào tạo) và các trình độ liên quan trong GDNN. Trong khi nhiều người

coi các vấn đề trên là thử thách (N=18), một số khác (N=5) lại coi đó là cơ hội. Thử thách là ở tình trạng

trang thiết bị dạy học lạc hậu, giáo viên thiếu trình độ về số hóa, quá trình hội nhập của Việt Nam và

sự tham gia của đất nước vào chuỗi cung ứng trong Cách mạng 4.0. Ở đây, người trả lời cũng thấy

những cơ hội cho GDNN của Việt Nam, đó là sự chuyển đổi sang nền kinh tế trí thức, sự phát triển để

chuyển đổi số hóa trong GDNN, sự phát triển của công nghệ thông tin, cơ hội tiếp cận với công nghệ

mới và nhiều ngành nghề mới. Ngoài ra, Việt Nam còn có cơ hội học từ các nước khác trong các lĩnh

vực này.

Một vấn đề khác có liên quan mật thiết là khả năng cạnh tranh của hệ thống GDNN, chuyển dịch lao

động và hội nhập quốc tế của Việt Nam (N=17). Nhiều người coi đó là thử thách (N=16), nhưng một

hai người (N=2) lại coi đây là một cơ hội vì quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ thúc đẩy tiếp cận với

các trào lưu quản lý GDNN mới, kiến thức, tiêu chuẩn và các nguồn lực mới từ bên ngoài. Người trả lời

pv nhắc đến khó khăn phải cạnh tranh mạnh với lao động có tay nghề cao từ nước ngoài vào, trong khi

tiêu chuẩn nước ngoài ngày càng cao, tiêu chuẩn của Việt Nam chưa đáp ứng với tiêu chuẩn quốc tế,

đó là những thử thách.

Nhiều người (N=17) coi cải tiến cơ chế nhà nước về đầu tư trong GDNN và cơ chế hợp tác giữa cơ sở

GDNN và doanh nghiệp là thử thách chính. Theo họ còn thiếu sự tham gia của doanh nghiệp và sự phối

hợp với các tổ chức của người lao động, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức nghề nghiệp và chính

quyền địa phương. Để tăng cường sự hợp tác với khối doanh nghiệp, người được pv đề nghị chiến lược

phát triển GDNN trong giai đoạn tới cần nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tham gia của doanh nghiệp

trong đào tạo nghề nghiệp và nhấn mạnh sự cần thiết phải có những chính sách, biện pháp khuyến

khích cụ thể đối với doanh nghiệp. Một đề xuất khác là các cơ quan quản lý nhà nước về GDNN cần

hợp tác với các bộ chủ quản trong xây dựng chiến lược phát triển GDNN nhằm đảm bảo chiến lược

GDNN gắn liền với các chiến lược phát triển ngành.

Theo một số người trả lời pv (N=11), việc tuyên truyền nâng cao hình ảnh của GDNN là một thử thách,

trong khi có vài người (N=3) coi đây là một cơ hội. Thử thách là vì số lượng người quan tâm học nghề

hiện còn ít, đặc biệt là học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng; công tác hướng nghiệp chưa đủ để thuyết

phục thanh niên học nghề. Tiếp đó, tìm việc làm bền vững, tử tế cho học sinh học nghề cũng là một

Page 45:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

41

thử thách. Về cơ hội người trả lời pv thừa nhận rằng đã có thay đổi tích cực trong nhận thức về tầm

quan trọng của GDNN.

Vấn đề cuối cùng được nhắc đến là sự già hóa dân số, xu hướng nhân khẩu học và sự phát triển kinh

tế chung. Có 4 người coi vấn đề già hóa dân số và sự phát triển kinh tế không ổn định là một thử thách,

2 người nghĩ rằng nếu nhiều thanh niên tham gia học nghề sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế.

Các mục tiêu đột phá trong GDNN

Người trả lời pv đề xuất nhiều mục tiêu mà theo họ là ‘mục tiêu mang tính đột phá’ trong chiến lược

phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030.

Mục tiêu được nhắc tới nhiều nhất (N=34) là nâng cao chất lượng của GDNN theo hướng chuẩn hóa

(hướng cầu) nhằm đào tạo kỹ năng nghề, trình độ năng lực và thái độ làm việc tốt hơn. Tiếp đến là cải

tiến chất lượng, chế độ tiền lương cho giáo viên và cán bộ quản lý GDNN thông qua việc xây dựng các

tiêu chuẩn, hợp tác quốc tế nhằm đạt được tiêu chuẩn ASEAN và quốc tế.

Người trả lời pv (N=26) nói rằng tăng cường sự tham gia và hợp tác của khối doanh nghiệp trong hoạt

động GDNN là vấn đề mấu chốt đối với chiến lược GDNN trong giai đoạn mới. Ở đây bao gồm sự hợp

tác giữa doanh nghiệp, cơ sở GDNN và nhà nước thông qua những chính sách hợp tác cụ thể (ưu đãi

về tài chính cho doanh nghiệp, chính sách tiền lương cho nhân viên) và cơ chế hợp tác rõ ràng. Vì vậy,

cần xây dựng một khung pháp lý đầy đủ quy định về hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp. Ngoài

ra, một vài người (N=4) nhận xét hợp tác với doanh nghiệp là chiếc chìa khóa để gắn kết GDNN với yêu

cầu về đào tạo Công nghiệp 4.0. Đào tạo tại nơi làm việc phải trở thành hình thức chủ đạo để đào tạo

nâng cao trong lĩnh vực này.

Số người coi mục tiêu củng cố mạng lưới cơ sở GDNN là ‘mục tiêu đột phá của GDNN’ có ít hơn (N=13).

Theo họ việc đổi mới quy hoạch mạng lưới và xây dựng khung pháp lý về tự chủ sẽ góp phần hoàn

thiện mạng lưới các cơ sở GDNN. Ngoài ra, cơ sở GDNN cần hoàn thiện công tác quản lý, đầu tư, tái

cấu trúc đào tạo theo những nghề chủ chốt có nhu cầu trong vùng. Có vài người (N=5) đề cập đến mục

tiêu hoàn thiện công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề (N=5). Họ nhấn mạnh công tác tư vấn nghề và

hướng nghiệp cần bắt đầu từ sớm, hỗ trợ việc phân luồng học sinh trung học vào học nghề.

Một vài người trả lời pv (N=6) đề xuất cần nâng cao hình ảnh của GDNN và coi đó là ‘mục tiêu đột phá’

tiếp theo của GDNN: Đẩy mạnh chiến lược truyền thông nâng cao nhận thức về cơ hội học nghề hấp

dẫn so với học đại học, tuyên truyền về tương lai của các ngành nghề đào tạo; tăng số lượng tuyển

sịnh học nghề. Một vấn đề nữa được người trả lời pv đề cập đến (N=6) đó là xây dựng một hệ thống

giám sát, dự báo, theo dõi và đánh giá trong GDNN. Hệ thống đó sẽ cho phép phân tích và xác định

thực trạng của hệ thống GDNN trên cơ sở hoàn thiện dự báo nhu cầu lao động và cải tiến việc thu thập,

quản lý số liệu. Hơn thế nữa, hệ thống đó sẽ giúp xây dựng một hệ thống bảo đảm chất lượng; gắn liền

công tác thống kê số liệu, nghiên cứu khoa học với việc xây dựng chính sách.

Vấn đề cuối cùng được người trả lời pv nhắc đến (N=2) là xây dựng một cơ chế hợp tác có hiệu quả

giữa Bộ LĐTBXH và các bộ chủ quản trong GDNN, đặc biệt là trong xây dựng chính sách, chiến lược

GDNN.

Các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ của Chương trình TVET

Bên cạnh những ý kiến đóng góp về xây dựng Chiến lược GDNN thời kỳ 2021-2030, người được pv đã

cho ý kiến về những lĩnh vực Chương trình TVET cần tập trung hỗ trợ trong tương lai.

Page 46:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

42

Người trả lời pv đề cập nhiều nhất (N=31) đến sự hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp, và với

nhà nước. Đồng thời họ cũng đề xuất một số hoạt động nâng cao năng lực liên quan đến lĩnh vực này.

Trước hết, người trả lời pv nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhân rộng mô hình đào tạo phối hợp

nhằm tăng cường đào tạo kỹ năng thực hành cho người học: Các sở LĐ-TBXH cần được hỗ trợ để thuyết

phục các cơ sở GDNN nghề nghiệp tại địa phương nên áp dụng mô hình này; có hình thức cho vay với

lãi suất ưu đãi cho các cơ sở GDNN áp dụng mô hình này để giúp họ nâng cấp trang thiết bị; tuyên

truyền về mô hình đào tạo phối hợp với doanh nghiệp. Thứ hai, tăng cường năng lực cho các hội nghề

nghiệp về giám sát và hỗ trợ triển khai thực hiện mô hình này. Thứ ba, xây dựng hệ thống thông tin về

đào tạo phối hợp, phát triển tài liệu và đánh giá mô hình này áp dụng trong điều kiện của Việt Nam.

Thứ tư, hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp cho học viên tốt nghiệp đào tạo nghề. Thứ năm, hỗ trợ đề án thí

điểm thành lập các trung tâm đào tạo trên doanh nghiệp và trung tâm xuất sắc. Người trả lời pv cho

rằng tiếp cận đào tạo phối hợp sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của GDNN ở khu vực ASEAN và quốc

tế và góp phần thúc đẩy xuất khẩu lao động.

Người trả lời pv nêu một số lĩnh vực quan trọng khác Chương trình TVET nên tập trung hỗ trợ (N=15).

Số hóa và Công nghiệp 4.0 là vấn đề cần Chương trình ưu tiên hỗ trợ. Một lĩnh vực khác cần ưu tiên là

Xanh hóa đào tạo nghề, đặc biệt là xây dựng chương trình, đào tạo giáo viên và phổ biến mô hình xanh

hóa. Ngoài ra, còn có vấn đề hướng nghiệp và tư vấn nghề, nâng cao hình ảnh của GDNN, đào tạo nghề

cho nhóm yếu thế. Theo người được pv, cần hỗ trợ thực hiện nghiên cứu thực trạng của các nhóm yếu

thế, mong muốn học nghề của họ và các ngành nghề phù hợp đối với nhóm đối tượng này.

Một lĩnh vực nữa Chương trình TVET nên hỗ trợ là đào tạo nâng cao năng lực cho nhà giáo và cán bộ

quản lý (N=12). Người trả lời pv nêu rõ nhiệm vụ đặt ra là đào tạo phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế

và nâng cao chất lượng đào tạo. Ngoài ra, cần quan tâm đến năng lực của giáo viên trong lĩnh vực Công

nghiệp 4.0, xây dựng chương trình và sử dụng thiết bị dạy học.

Một vài người (N=7) cho rằng Chương trình TVET cần tiếp tục đặt trọng tâm vào các nghề trọng điểm

và xây dựng các chuẩn mực, chương trình theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó có các nghề điện tử, cơ

khí, bảo dưỡng công nghiệp, cơ khí ô tô, nghề liên quan đến bảo vệ mô trường, bảo trì tòa nhà, du lịch,

chế biến thực phẩm, nghề nông nghiệp chịu ảnh hưởng của chuyển đổi kỹ thuật số và các nghề trong

lĩnh vực công nghiệp tái sinh.

Vấn đề giám sát hệ thống GDNN cũng được một số người cho rằng Chương trình TVET nên đặt trọng

tâm hỗ trợ nhằm tăng cường công tác dự báo nhu cầu đào tạo dựa trên bằng chứng và xây dựng một

hệ thống thông tin, dữ liệu đáng tin cậy.

Người trả lời (N=3) có ý kiến rằng trong giai đoạn tiếp theo của Chương trình TVET, bên cạnh Tổng cục

GDNN nên bổ sung các đối tác khác như Cục việc làm thuộc Bộ LĐ-TBXH, các hội nghề nghiệp, VCCI.

Ngoài ra, cần hỗ trợ Bộ LĐ-TBXH trong xây dựng chính sách và hỗ trợ Tổng cục GDNN trong việc cải

tiến hệ thống bảo đảm chất lượng GDNN.

Page 47:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

43

4. Khuyến nghị

Chương này đưa ra 14 khuyến nghị của Viện BIBB đối với hệ thống GDNN và việc xây dựng chiến lược

phát triển GDNN của Việt Nam. Các khuyến nghị được xây dựng trên cơ sở phân tích tài liệu và kết quả

phỏng vấn các bên liên quan trong lĩnh vực GDNN. Khuyến nghị được bố cục theo bố cục của bảng hỏi

phỏng vấn và bản phân tích tài liệu.

I. Quản lý GDNN

→ Khuyến nghị 1: Cần hoàn thiện cơ chế khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan trong

việc xây dựng các chính sách pháp luật về quản lý giáo dục nghề nghiệp.

Kết quả khảo sát cho thấy cơ chế hợp tác giữa các bên liên quan trong GDNN, đặc biệt là khối doanh

nghiệp còn hạn chế và thường được nhận xét là mới chỉ thực hiện trên lý thuyết. Tuy nhiên, người

được pv thừa nhận rằng đã có sự chuyển biến tích cực cần được tiếp tục phổ biến, tuyên truyền và có

các biện pháp tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp.

Để vượt qua những khó khăn, hạn chế, các bên có liên quan cần tích cực thiết lập mối quan hệ chặt

chẽ. Cơ sở GDNN cần mở rộng quy mô, cải tiến chương trình đào tạo, thường xuyên thông báo về kết

quả hợp tác. Doanh nghiệp cần hợp tác với cơ sở GDNN trong việc xây dựng kế hoạch dài hạn phát

triển nguồn nhân lực, thông báo cho cơ sở GDNN về nhu cầu tuyển dụng, nhu cầu đào tạo, hỗ trợ về

tài chính và kỹ thuật (thông qua việc tư vấn, hỗ trợ trang thiết bị dạy nghề) cho cơ sở GDNN. Các cơ

quan quản lý nhà nước cần xây dựng cơ chế giám sát việc hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường và

hỗ trợ trong quá trình thực hiện.

Bộ LĐ-TBXH đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện Luật GDNN nhằm bảo đảm tính nhất

quán trong quá trình thực hiện và ưu tiên thực hiện các mục tiêu chiến lược. Đặc biệt, cần đảm bảo

tính nhất quán và tuân thủ trong việc thực hiện các quy định liên quan đến hợp tác giữa cơ sở GDNN

và doanh nghiệp và sự tham gia của doanh nghiệp trong hoạt động GDNN. Cần ưu tiên khuyến khích

sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình xây dựng pháp luật và xây dựng một cơ chế hợp tác

phù hợp giữa các bên.

Ý kiến chia sẻ của BIBB:

Cần xây dựng cơ chế phối hợp và giám sát với sự tham gia của tất cả các bên liên quan. Các bên có

kế hoạch làm việc thường xuyên để giải quyết các vấn đề chính trong hoạt động GDNN. Nên thành

lập một cơ quan điều hành ba bên với sự tham gia của những đại diện quan trọng từ cơ quan quản

lý nhà nước và khối doanh nghiệp. Các phòng công nghiệp, các tổ chức của người tuyển dụng và hội

nghề nghiệp cũng phải là thành viên của cơ quan này. Ở Đức vai trò giám sát và điều phối do Hội

đồng chung (Main Board-Hauptausschuss) thực hiện với đại diện của tất cả các bên có liên quan như

nhà nước, các đối tác xã hội (tổ chức đại diện của người sử dụng lao động và công đoàn).

Page 48:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

44

→ Khuyến nghị 2: Cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của nhà nước và khối doanh nghiệp trong

quản lý hệ thống GDNN và nhấn mạnh lợi ích của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động

GDNN.

Việc xác định rõ vai trò, trách nhiệm của nhà nước và khối doanh nghiệp là cần thiết. Trở ngại chính

khiến doanh nghiệp không muốn hợp tác là thủ tục hành chính phức tạp, tăng thêm chi phí đào tạo,

doanh nghiệp chưa được tuyên truyển nâng cao nhận thức về cơ hội tham gia hoạt động đào tạo và

ích lợi của việc hợp tác; họ e ngại sau khi học xong người học sẽ không đến làm việc (nhất là doanh

nghiệp vừa và nhỏ); ngoài ra còn do thiếu sự phân biệt trong cách tiếp cận với các loại hình doanh

nghiệp khác nhau.

Vấn đề này đã được đề cập đến trong Luật GDNN và Bộ luật Lao động 2019 quy định về học nghề, tập

nghề, quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong đào tạo nghề nghiệp. Tuy nhiên, cần có những

văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định pháp luật, đặc biệt là những hướng dẫn liên quan

đến thực hiện phối hợp đào tạo với cơ sở GDNN và tham gia hội đồng kỹ năng nghề.

Ý kiến chia sẻ của BIBB:

Việc xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi bên có liên quan cần được đưa vào Luật GDNN. Cần

ban hành quyết định hướng dẫn cụ thể về vai trò của khối doanh nghiệp trong việc xây dựng các tiêu

chuẩn nghề, tiêu chuẩn đào tạo và đánh giá, chương trình đào tạo ở cấp quốc gia.

→ Khuyến nghị 3: Cần hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về GDNN thông qua việc xây dựng

một quy trình chuẩn về thu thập số liệu đối với các bên có liên quan (cơ quan quản lý nhà

nước/ doanh nghiệp/ cơ sở GDNN) và áp dụng một hệ thống báo cáo trực tuyến đảm bảo

định kỳ cập nhật số liệu gốc một cách chuẩn xác.

Đa số người được pv đều đánh giá cao tầm quan trọng của thông tin, số liệu chính xác, tin cậy về GDNN

đối với công tác ra quyết định. Tuy nhiên, theo họ hiện nay thông tin, số liệu về GDNN còn quá chung

chung, chưa thống kê đầy đủ theo vùng miền, chưa cung cấp kịp thời, chất lượng còn thấp, chủ yếu là

phục vụ quản lý hành chính. Cần ban hành quy trình chuẩn về thu thập số liệu bao gồm thông tin tin

cậy về cầu lao động, thị trường việc làm, đầu ra cho thị trường lao động, học sinh tốt nghiệp, nhu cầu

đào tạo của doanh nghiệp và ngành nghề đào tạo.

Mặc dù Bộ LĐ-TBXH và Tổng cục GDNN đã có những nỗ lực nhằm hoàn thiện hệ thống báo cáo GDNN,

việc thu thập số liệu vẫn chưa đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ làm cơ sở cho công tác ra

quyết định. Việc xây dựng một hệ thống giám sát nhất quán gắn liền với công tác nghiên cứu một cách

có hệ thống là vấn đề mấu chốt đối với một hệ thống GDNN hướng cầu, dựa trên bằng chứng khoa

học.

Ý kiến chia sẻ của BIBB:

Báo cáo GDNN Việt Nam hàng năm do NIVT biên soạn có thể trở thành một trong những công cụ

giám sát ngành quan trọng. Quy trình thu thập số liệu GDNN cần quy định thời hạn cung cấp thông

tin, số liệu giúp cho báo cáo GDNN Việt Nam được xuất bản đúng kỳ hạn. Điều này cần được quy

định trong văn bản pháp luật.

Page 49:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

45

→ Khuyến nghị 4: Cần đầu tư ngân sách nhà nước cho GDNN một cách tập trung và hợp lý (ví

dụ: đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị); cần chi ngân sách bổ sung cho lương cán bộ, giáo

viên cũng như cho doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề.

Theo kết quả trả lời pv, mức chi ngân sách nhà nước hiện nay cho GDNN là chưa đủ so với nhu cầu.

Người được pv cũng cho thấy cần thiết phải tăng chi ngân sách cho nâng cao chất lượng đào tạo do

chi phí đào tạo cao, tiền lương cho nhà giáo thấp, không thể thu học phí cao (hoàn cảnh kinh tế của

học sinh không thể đóng học phí cao). Nhìn chung, Nhà nước đặt mục tiêu chuyển từ cơ chế cấp phát

ngân sách nhà nước sang cơ chế đấu thầu, Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo căn cứ vào quy

mô, chất lượng đào tạo. Mặc dù những thay đổi này có thể sẽ giúp cho việc tập trung đầu tư ngân sách

nhà nước cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, ngân sách nhà nước vẫn rất cần để đầu tư cơ sở vật

chất, trang thiết bị của các cơ sở GDNN, chi trả tiền lương cho cán bộ, giáo viên, đồng thời để thực

hiện hợp tác với doanh nghiệp.

Để giúp các cơ sở GDNN không bị rơi vào tình trạng thiếu hụt tài chính trầm trọng, quá trình cắt giảm

hỗ trợ ngân sách nhà nước và giao quyền tự chủ cho các cơ sở GDNN cần được theo dõi và đánh giá

kỹ lưỡng.

Ý kiến chia sẻ của BIBB:

Đầu tư tài chính cho các cơ sở GDNN cần cân đối giữa đầu tư trọng điểm của Nhà nước với nhu cầu

đào tạo lao động có kỹ năng nghể của các ngành. Ở Đức, Viện Đào tạo nghề Liên bang (BIBB) quản

lý việc phân bổ các khoản hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các trung tâm đào tạo trên doanh

nghiệp trên cơ sở đề xuất của các trung tâm này. Cơ sở vật chất, thiết bị mua bằng nguồn hỗ trợ của

nhà nước phải đáp ứng yêu cầu của khối doanh nghiệp. Việc sử dụng và khai thác tốt công suất của

các trang thiết bị được giám sát chặt chẽ.

Hiện tại, chính sách miễn thuế khi xác định thu nhập chịu thuế đối với các khoản chi cho hoạt động

đào tạo nghề nghiệp của doanh nghiệp chưa có sức hấp dẫn đối với doanh nghiệp vì thủ tục thực

hiện phức tạp. Vì vậy, cần cải tiến thủ tục hiện nay.

→ Khuyến nghị 5: Cần gắn chính sách tuyển dụng nhóm yếu thế với việc thiết kế các chương

trình đào tạo chuyên biệt có sự tham gia của doanh nghiệp, kết hợp với tư vấn nghề, giới

thiệu việc làm, hướng dẫn tự tạo việc làm; đồng thời nâng cao nhận thức của nhóm yếu thế

về học nghề và việc làm.

Luật GDNN quy định cần chú trọng phát triển GDNN ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt

khó khăn. Với chủ trương không để ai bị bỏ lại phía sau, Nhà nước thúc đẩy tham gia học nghề thông

qua các chính sách miễn giảm học phí và các hình thức hỗ trợ cho người học là người dân tộc thiểu số,

người sống ở vùng sâu, vùng xa và/ hoặc người thuộc các hộ nghèo và các nhóm yếu thế khác (bao

gồm cả người khuyết tật).

Tuy người được pv đánh giá tương đối tích cực về ích lợi và hiệu quả của các chính sách về GDNN cho

nhóm yếu thế, họ đã nêu một số điểm còn hạn chế của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Theo họ, mục tiêu của đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn thể hiện những nỗ lực của Nhà

nước trong việc hỗ trợ đào tạo nghề cho nhóm yếu thế. Tuy nhiên, kết quả đào tạo nghề cho nhóm

đối tượng này chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo nghề của vùng kinh tế-xã hội cũng như sự thay đổi

của thị trường lao động địa phương.

Page 50:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

46

Trong thời gian tới các đề án hỗ trợ GDNN cho nhóm yếu thế cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ

quan địa phương; đẩy manh tư vấn nghề và giới thiệu việc làm. Những biện pháp này sẽ góp phần tăng

cơ hội việc làm, tự tạo việc làm, phù hợp với nhu cầu cụ thể của nhóm đối tượng này.

Ý kiến chia sẻ của BIBB:

Cần thiết lập cơ chế trao đổi thường xuyên về hiệu quả của các chính sách, đề án GDNN hòa nhập nhằm

kịp thời đưa ra các khuyến nghị. Ở Đức, Ban về Người Khuyết tật là một ví dụ. Ban về Người Khuyết

tật là một tiểu ban của Hội đồng chung (Hauptausschuss), gồm đại diện các liên quan về GDNN (người

tuyển dụng, người lao động, các tổ chức của người khuyết tật, cơ sở đào tạo, các cơ sở điều dưỡng

v.v.). Tiểu ban họp định kỳ để thảo luận về hiệu quả của các đề án đã thực hiện, các vấn đề tồn tại, các

chương trình nghiên cứu trong tương lai và đưa ra các giải pháp về đào tạo nghề hòa nhập. Tiểu ban

đảm bảo cho nhu cầu của người khuyết tật, một đối tượng của nhóm yếu thế, được xem xét trong phát

triển GDNN và phối hợp với các dịch vụ khác nhằm tạo điều kiện cho người khuyết tật được tham gia

lực lượng lao động.

II. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý GDNN và người dạy nghề tại doanh nghiệp

→ Khuyến nghị 6: Cần nâng cao nhận thức, hỗ trợ các chính sách đào tạo của doanh nghiệp. Áp

dụng các hình thức khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo GDNN

và người dạy nghề tại doanh nghiệp và tuyên truyền trong khối doanh nghiệp.

Để nâng cao kỹ năng nghề của nhà giáo GDNN, hợp tác với doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho giáo

viên thực hành tại nơi sản xuất là một xu hướng tất yếu. Thông tư của Bộ LĐ-TBXH (2017) đã quy định

chuẩn nhà giáo GDNN105, tuy nhiên, các tiêu chuẩn này chưa nhấn mạnh kỹ năng nghề và kinh nghiệm

làm việc thực tế của nhà giáo. Khi tuyển dụng giáo viên vẫn thiên về bằng cấp hơn là kỹ năng thực tế

và năng lực chuyên môn.

Người được pv đánh giá trình độ kỹ năng thực hành nghề của nhà giáo GDNN hầu hết ở mức ‘đủ’. Tuy

nhiên họ cũng đề xuất một số biện pháp nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho giáo viên như tổ chức các

khóa bồi dưỡng, quy định về năng lực làm việc thực tế của giáo viên, cải tiến chương trình đào tạo giáo

viên. Ngoài ra, họ cũng đề xuất cần khuyến khích doanh nghiệp hỗ trợ trong việc đào tạo, bồi dưỡng

giáo viên, cử chuyên gia của cơ sở sản xuất đến dạy ở trường, tạo điều kiện cho giáo viên thực hành

tại cơ sở sản xuất. Việc kết hợp giữa bồi dưỡng nâng cao trình độ, quy định chuẩn nhà giáo GDNN, hợp

tác chặt chẽ với doanh nghiệp và nhấn mạnh hơn nữa kỹ năng thực hành nghề của giáo viên sẽ góp

phần nâng cao kỹ năng dạy thực hành nghề của nhà giáo và nâng cao chất lượng đào tạo nói chung.

105 Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH Quy định Chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của Nhà giáo GDNN (2017), trong: Một số Văn bản Quy phạm Phát luật về GDNN (2017).

Page 51:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

47

Ý kiến chia sẻ của BIBB:

Việt Nam cần tăng cường vai trò của người dạy nghề tại doanh nghiệp. Một mặt cần khuyến khích

các chuyên gia của cơ sở sản xuất đến dạy ở trường, mặt khác, cần khuyến khích doanh nghiệp tham

gia vào việc thiết kế chương trình tập huấn cho người dạy nghề tại doanh nghiệp, trong đó có nội

dung sư phạm và phương pháp giảng dạy áp dụng trong môi trường làm việc thực tế. Ở Đức, chứng

chỉ người dạy nghề tại doanh nghiệp bảo đảm rằng người được cấp chứng chỉ có trình độ chuyên

môn kỹ thuật và năng lực cá nhân và là điều kiện tiên quyết để một người được chính thức tham gia

đào tạo nghề. Tiêu chuẩn Người dạy nghề tại doanh nghiệp của ASEAN cần được nghiên cứu điều

chỉnh làm cơ sở xây dựng Tiêu chuẩn của Việt Nam và chính thức đưa vào quy định pháp luật của

Việt Nam.

III. Xây dựng mạng lưới cơ sở GDNN hiệu quả

→ Khuyến nghị 7: Các trường cao đẳng chất lượng cao cần đi đầu trong việc hợp tác, chia sẻ

kinh nghiệm với các trường khác, hợp tác với doanh nghiệp và bồi dưỡng nâng cao trình độ

giáo viên.

Bộ LĐ-TBXH thực hiện đề án củng cố và phát triển một số cơ sở GDNN chất lượng cao đạt trình độ tiên

tiến của khu vực và thế giới. Đây là đề án tham vọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Việt

Nam. Tuy nhiên, việc triển khai đào tạo nghề chất lượng cao ở các trường nghề chất lượng cao, thực

hiện thí điểm đào tạo nghề cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN theo chương trình chuyển giao từ nước

ngoài còn chậm.

Theo những người trả lời pv, trường cao đẳng chất lượng cao đóng vai trò quan trọng là trường trọng

điểm làm hạt nhân về chất lượng GDNN, phổ biến kinh nghiệm, bài học cho các cơ sở GDNN khác. Tuy

nhiên, kết quả trả lời pv cũng cho thấy uy tín, sự hợp tác và trao đổi kinh nghiệm giữa các trường còn

hạn chế; vai trò đào tạo nâng cao trình độ cho giáo viên chưa phổ biến.

Chính vì vậy, điều mấu chốt là nên đẩy mạnh vai trò của trường chất lượng cao, đặc biệt là trong hợp

tác với doanh nghiệp, trao đổi kinh nghiệm, ví dụ thông qua tổ chức đào tạo giáo viên nòng cốt, phát

huy tác động của trường chất lượng cao.

Ý kiến chia sẻ của BIBB:

Các trường dự kiến lựa chọn đầu tư thành trường cao đẳng chất lượng cao cần phát huy vai trò là

các trường trọng điểm trong một số nghề trong vùng kinh tế. Ở Đức vai trò này là do các trung tâm

đào tạo trên công ty đảm nhận với nhiệm vụ rõ ràng. Đầu tư tài chính cho các công ty này do khối

doanh nghiệp và chính quyền bang sở tại nơi trung tâm này đóng thực hiện, chính phủ liên bang có

nhiệm vụ đảm bảo trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Page 52:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

48

IV. Hệ thống bảo đảm chất lượng GDNN

→ Khuyến nghị 8: Đánh giá chất lượng cơ sở GDNN bằng kiểm định độc lập và theo tiêu

chuẩn ASEAN.

Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là mục tiêu của Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội giai đoạn

2011-2020. Phấn đấu thực hiện kiểm định chất lượng GDNN và xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng

GDNN, đào tạo kiểm định viên, thành lập trung tâm kiểm định chất lượng. Mặc dù đã thực hiện mục

tiêu Chiến lược phát triển Dạy nghề là xây dựng 3 trung tâm kiểm định chất lượng ở ba vùng106 kết quả

pv cho thấy các trung tâm này chưa có tác động lớn đến quá trình bảo đảm chất lượng tại các cơ sở

GDNN.

Người được pv đánh giá hiệu quả của công cụ tự kiểm địnn chất lượng-quy định bắt buộc thực hiện

đối với các trường cao đẳng, trường trung cấp và trung tâm GDNN ở mức độ trung bình tuy có xu

hướng tích cực. Tuy nhiên họ cũng giải thích rằng tự kiểm định còn mang tính hình thức, quy trình quá

phức tạp, không khách quan và ít cơ sở GDNN tham gia.

Người trả lời pv đánh giá hiệu quả của kiểm định độc lập cao hơn so với tự kiểm định, tuy nhiên họ

cũng nhận xét rằng rằng khó có thể thực hiện một cách có hệ thống nếu như cả nước chỉ có 3 trung

tâm kiểm định độc lập. Người được pv nêu rõ quan điểm kiểm định/ đánh giá ngoài do một cơ quan

độc lập thực hiện sẽ khách quan hơn. Tuy nhiên, Nhà nước cần quy định các tiêu chí hoạt động đối với

cơ quan kiểm định độc lập chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng GDNN.

Nên thành lập một cơ quan kiểm định độc lập nhằm bảo đảm chất lượng một cách khách quan, đồng

thời điều chỉnh các tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn của các nước ASEAN.

Ý kiến chia sẻ của BIBB:

Việt Nam nên xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng ở các cấp độ khác nhau. Một mặt, các cơ sở GDNN

nên bắt đầu từ cấp độ cơ bản; mặt khác, những cơ sở hoạt động tốt hơn có thể phấn đấu đạt cấp độ

tiêu chuẩn cao hơn theo quy định thời gian. Cấp độ tiêu chuẩn cao nhất cần tương ứng với tiêu chuẩn

chất lượng quốc tế. Các cơ sở GDNN chất lượng cao cần cố gắng đạt tiêu chuẩn quốc tế đối với một số

nghề trọng điểm và cung cấp dịch vụ cho các cơ sở GDNN khác, góp phần đổi mới hệ thống GDNN.

V. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và Chuẩn đầu ra

→ Khuyến nghị 9: Đẩy mạnh vai trò của khối doanh nghiệp trong việc xây dựng các tiêu chuẩn

KNNQG và xác định chuẩn đầu ra nhằm tăng cường khả năng hội nhập ASEAN của Việt Nam.

Người được pv dường như gặp khó khăn khi đánh giá về sự hài hòa giữa các văn bản của hệ thống Tiêu

chuẩn KNNQG và hệ thống Chuẩn đầu ra. Mặc dù kết quả trả lời pv tương đối mơ hồ, nhiều người nhấn

mạnh rằng doanh nghiệp cần có vai trò mạnh mẽ hơn trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn KNNQG.

Kết quả pv cho thấy đa số người trả lời cho rằng tiêu chuẩn KNNQG có đóng góp cho việc hội nhập

ASEAN thông qua công nhận trình độ lẫn nhau, minh bạch, dịch chuyển lao động ít nhất là trong một

số ngành nghề. Nhìn chung, người trả lời cho rằng tiêu chuẩn KNNQG là cơ sở tốt để đánh giá kỹ năng

nghề.

106 Quyết định số 630/QĐ-Ttg (Ttg Chính phủ 2012), tr. 6.

Page 53:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

49

Cho đến nay số lượng bộ tiêu chuẩn KNNQG được xây dựng chưa nhiều và số người tham gia thi đánh

giá KNNQG còn ít, vì vậy cần đẩy mạnh hoạt động xây dựng tiêu chuẩn KNNQG và đánh giá KNNQG.

Việc huy động sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là khối doanh nghiệp là vấn đề mấu chốt

trong việc xây dựng tiêu chuẩn KNNQG, góp phần bảo đảm chất lượng GDNN và dịch chuyển lao động

trong bối cảnh hội nhập thị trường lao động trong khu vực và quốc tế. Thiếu sự tham gia của khối

doanh nghiệp trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn KNNQG sẽ dẫn đến những hạn chế đáng kể trong

việc phát huy hiệu quả và tác động của tiêu chuẩn KNNQG.

Ý kiến chia sẻ của BIBB:

Sự tham gia của doanh nghiệp trong việc xây dựng tiêu chuẩn KNNQG và đánh giá KNNQG là một

trong những yếu tố mấu chốt giúp nâng cao năng suất lao động và tăng cường khả năng cạnh tranh

của kinh tế Việt Nam. Khối doanh nghiệp cần trở thành một thành phần không tách rời trong quá

trình xây dựng tiêu chuẩn KNNQG nhằm một mặt, đảm bảo các tiêu chuẩn KNNQG được xây dựng

phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động, mặt khác làm tăng thêm giá trị cho quá trình đánh giá

KNNQG và khuyến khích người lao động tham gia thi đánh giá KNNQG. Hơn thế nữa, cần đảm bảo

sự hài hòa giữa tiêu chuẩn KNNQG và chuẩn đầu ra trên cơ sở tiêu chuẩn ngành và Khung trình độ

quốc gia nhằm hình thành một hệ thống GDNN nhất quán và theo hướng chuẩn hóa. Điều đó sẽ góp

phần nâng cao tiêu chuẩn chất lượng của lực lượng lao động Việt Nam, tăng cơ hội việc làm người

lao động trên thị trường lao động trong nước và khu vực.

VI. Hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp

→ Khuyến nghị 10: Xây dựng khung hợp tác giữa ba nhà, đảm bảo tính thực thi, minh bạch

trong quan hệ hợp tác; đồng thời khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp trong hoạt

động GDNN, kết nối học sinh tốt nghiệp với doanh nghiệp đã tham gia đào tạo.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ doanh nghiệp có quan hệ hợp tác với cơ sở GDNN còn thấp (khoảng

8 % trong năm 2017), chủ yếu là nhận học sinh đến thực hành tại doanh nghiệp (khoảng 26.000 doanh

nghiệp). Mặc dù Luật GDNN đã quy định quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động

GDNN, sự hợp tác giữa hai bên còn hạn chế. Nhiều văn bản pháp luật đã cho phép cơ sở GDNN được

hợp tác với doanh nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, chương trình, giáo trình đào tạo, tham

gia giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập, đánh giá kết quả học tập cho người học.

Người được pv đánh giá tương đối thấp tác động của các văn bản quy định pháp luật về sự tham gia

của doanh nghiệp trong hoạt động GDNN. Theo họ các văn bản pháp luật mới chỉ mang tính khuyến

khích, chưa có các văn bản hướng dẫn thực hiện, nhiều doanh nghiệp chưa biết đến các quy định này.

Ngoài ra, nhiều người được pv cho rằng doanh nghiệp không muốn hợp tác với cơ sở GDNN vì họ

không thấy rõ ích lợi cũng như trách nhiệm của họ.

Ưu đãi tài chính là biện pháp được nhắc đến nhiều nhất nhằm tăng cường sự tham gia của doanh

nghiệp trong hoạt động GDNN. Ưu đãi tài chính cùng một khung chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy

doanh nghiệp tham gia hoạt động đào tạo là giải pháp cấp thiết cần đưa vào Chiến lược phát triển

GDNN giai đoạn 2021-2030.

Việc xây dựng một khung hợp tác giữa ba nhà sẽ góp phần thúc đẩy đào tạo nghề dựa vào chủ thể là

doanh nghiệp và đẩy mạnh sự tham gia của đại diện của người sử dụng lao động, phòng công nghiệp,

Page 54:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

50

các hội nghề nghiệp trong việc xây dựng chương trình, thực hiện đào tạo và kiểm tra, đánh giá trong

mối hợp tác với cơ sở GDNN. Nhà nước cần đóng vai trò cầu nối nhưng cả ba nhà đều phải hợp tác với

tinh thần trách nhiệm.

Chính vì vậy, việc tăng cường vai trò của hội đồng ngành là hướng đi đúng để chính thức hóa quan hệ

hợp tác ba nhà.

Ý kiến chia sẻ của BIBB:

Có hai cách để đẩy mạnh sự tham gia của khối doanh nghiệp. Thứ nhất, thiết lập một cơ chế cùng

ra quyết định và thứ hai, ưu đãi về tài chính. Cơ chế đồng quyết định được thực hiện thông qua việc

thành lập hội đồng các bên liên quan như hội đồng quốc gia các bên liên quan về GDNN, hội đồng

ngành, hội đồng cố vấn kỹ năng nghề ở cấp cơ sở GDNN, nơi các bên liên quan cùng nhau xác định

nhu cầu và thống nhất ý kiến.

Ưu đãi tài chính cần được thực hiện thông qua việc ban hành quy định nhằm thực hiện tối ưu chính

sách miễn thuế đối với chi phí đào tạo. Ngoài ra, chế độ hỗ trợ trực tiếp tiền lương cho người học

được trả dưới hình thức học bổng hoặc thông qua hỗ trợ chi phí đào tạo cho doanh nghiệp có thể sẽ

khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo. Các hình thức này được áp dụng khác nhau ở mỗi

ngành.

Ở Đức, tất cả các công ty trong lĩnh vực xây dựng đều phải đóng lệ phí đào tạo (tương đương với

2,1% mức lương gross của người lao động) cho quỹ đào tạo, không phân biệt doanh nghiệp có hoạt

động đào tạo hay không. Các công ty tham gia đào tạo thuộc lĩnh vực thương mại và kỹ thuật thu

hồi được phần lớn chi phí đào tạo cho các trung tâm đào tạo liên công ty nhờ tăng năng suất lao

động của người tập nghề (sau 10 tháng trong năm đầu tiên, 4 hoặc 6 tháng trong năm thứ hai và 1

tháng trong năm thứ ba). Các quy định này nên được nghiên cứu đưa vào quy định pháp luật ở Việt

Nam.

VII. Tăng cường tính hấp dẫn của GDNN thông qua truyền thông nâng cao nhận

thức và hợp tác quốc tế trong GDNN

→ Khuyến nghị 11: Nâng cao nhận thức về GDNN thông qua các hoạt động tư vấn nghề và

hướng nghiệp ngay từ các bậc giáo dục đầu tiên. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong

lĩnh vực nâng cao chất lượng GDNN.

Hầu hết người trả lời pv đều cho rằng tổ chức ‘Ngày hội nghề nghiệp, hướng nghiệp’ là hình thức tốt

nhất để truyền thông nâng cao nhận thức về GDNN cho giới trẻ, cha mẹ và xã hội. Tuyên truyền các

‘câu chuyện thành công’ cũng là hình thức được nhiều người lựa chọn. Việc lựa chọn hai hình thức

truyền thông này thể hiện tầm quan trọng của việc đẩy mạnh công tác hướng nghiệp và tư vấn nghề.

Người được pv cho thấy học sinh, đặc biệt là học sinh bậc trung học chưa được tư vấn nghề đầy đủ.

Giai đoạn học sinh học trung học là thời điểm quan trọng nhất cần có hướng nghiệp trong toàn bộ

hành trình giáo dục của người trẻ tuổi.

Hầu hết người được pv đánh giá tương đối cao về tầm quan trọng của truyền thông thúc đẩy phụ nữ

học các nghề mang tính kỹ thuật như tổ chức ‘Ngày hội nữ sinh’ hoặc các hoạt động truyền thông kèm

theo phát học bổng. Cần đẩy mạnh các hoạt động truyền thông này nhằm thực hiện những nỗ lực của

Page 55:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

51

Nhà nước để giảm bớt khoảng cách giới, thực hiện chính sách bình đẳng giới trong đào tạo và nâng

cao trình độ của người lao động.

Tiếp đến, hoạt động hợp tác quốc tế góp phần nâng cao chất lượng GDNN theo hướng hiện đại hóa.

Cụ thể, các trường dự kiến lựa chọn đầu tư thành trường chất lượng cao là khởi đầu tốt để đào tạo

với chất lượng được công nhận ở các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và trên thế giới. Người trả

lời pv cho rằng các hoạt động hợp tác quốc tế đã đóng góp cho việc hoàn thiện hệ thống GDNN ở Việt

Nam trong các lĩnh vực: ‘Giám sát và Nghiên cứu’, ‘Đào tạo nhà giáo và người dạy nghề’, ‘Xây dựng

tiêu chuẩn trong GDNN’, ‘Hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp’ và ‘Nâng cao cơ sở vật chất kỹ

thuật và thiết bị dạy nghề’.

Ý kiến chia sẻ của BIBB:

Tính hấp dẫn của học nghề có tầm quan trọng đặc biệt ở Đức. Vì vậy, chính phủ, khối doanh nghiệp

và công đoàn thường cùng phối hợp tổ chức hoặc tổ chức riêng các chiến dịch truyền thông nâng

cao nhận thức. Ngoài ra, môn hướng nghiệp được đưa vào chương trình dạy phổ thông từ lớp 8 trở

đi để học sinh thấy được sự đa dạng của GDNN. Hoạt động tổ chức các Ngày Nữ sinh và ngày Nam

sinh góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong lựa chọn nghề nghiệp.

VIII. Xây dựng Chiến lược Phát triển GDNN 2021-2030

→ Khuyến nghị 12: Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030 cần chú trọng nâng cao

chất lượng đào tạo và năng lực làm việc (kỹ năng nghề và thái độ làm việc) cho người lao

động và giáo viên; đáp ứng yêu cầu về trình độ Kỹ năng số và Công nghiệp 4.0; hoàn thiện

quản lý và cơ chế hợp tác với khối doanh nghiệp trong GDNN.

Kết quả phỏng vấn chỉ ra những thử thách lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao năng

lực làm việc cho người lao động và giáo viên; đáp ứng yêu cầu về trình độ Kỹ năng số và Công nghiệp

4.0; hoàn thiện quản lý và cơ chế hợp tác với khối doanh nghiệp trong GDNN. Để nâng cao chất lượng

đào tạo và năng lực làm việc cần vượt qua thử thách về số lượng người lao động chưa qua đào tạo rất

lớn. Tiếp đó là sự thiếu hụt trầm trọng về kỹ năng và sự mất cân đối giữa cung cầu lao động. Trong số

các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cần kể đến việc nâng cao yêu cầu đào tạo kỹ năng công nghệ

thông tin, ngoại ngữ, kỹ năng mềm cho giáo viên. Đồng thời cần đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số

hóa. Bên cạnh đó phát triển đội ngũ nhà giáo có trình độ, nâng cấp trang thiết bị là vấn đề thiết yếu để

gắn kết hệ thống GDNN của Việt Nam với nền kinh tế trí thức.

Một vấn đề lớn cần đặt ra trong Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn tới là khắc phục sự hạn chế của

doanh nghiệp trong tham gia hoạt động GDNN. Chiến lược cần nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp

trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp và sự cần thiết phải có những chính sách, biện pháp ưu đãi cụ

thể cho doanh nghiệp. Ngoài ra, sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý về GDNN với các bộ chủ quản

khác trong quá trình xây dựng chiến lược là cần thiết nhằm đảm bảo sự kết nối giữa chiến lược phát

triển GDNN với các chiến lược phát triển ngành khác.

Vấn đề then chốt tiếp theo liên quan đến năng lực cạnh tranh quốc tế của hệ thống GDNN Việt Nam,

bao gồm lĩnh vực chuyển dịch lao động và hội nhập quốc tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh của GDNN

Việt Nam cần đưa thành vấn đề trọng tâm trong chiến lược giai đoạn mới và gắn kết chặt chẽ với vấn

đề bảo đảm chất lượng và tiêu chuẩn KNNQG. Việc điều chỉnh các tiêu chuẩn chất lượng GDNN của

Page 56:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

52

Việt Nam theo các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế là điều kiện tiên quyết nhằm trang bị cho người lao

động những năng lực cần thiết để có thể cạnh tranh với lực lượng lao động các nước.

Nâng cao hình ảnh của GDNN là vấn đề mà các bên có liên quan thấy là quan trọng và cần đưa vào mục

tiêu của Chiến lược. Con số ít người người quan tâm học nghề, đặc biệt là trình độ trung cấp và cao

đẳng đặt ra thử thách lớn đối với ngành GDNN; cần có các biện pháp nhằm cải tiến công tác hướng

nghiệp nhằm hướng cho thanh niên tham gia học nghề. Ở đây, giải quyết tốt việc làm bền vững cho

học sinh, sinh viên tốt nghiệp GDNN là yếu tố tiên quyết để nâng cao tính hấp dẫn của GDNN.

→ Khuyến nghị 13: Đưa các mục tiêu nâng cao chất lượng GDNN hướng tới chuẩn hóa, đẩy

mạnh sự tham gia và hợp tác của khối doanh nghiệp trong hoạt động GDNN, đổi mới quy

hoạch mạng lưới cơ sở GDNN, xây dựng chính sách tự chủ của cơ sở GDNN thành các ‘Mục

tiêu đột phá’ trong Chiến lược phát triển GDNN thời kỳ 2021-2030.

Xuất phát từ những thử thách đối với GDNN VIệt Nam, các bên liên quan đã đề xuất những ‘mục tiêu

đột phá’ của Chiến lược Phát triển GDNN giai đoạn mới 2021-2030. Một trong những mục tiêu cần chú

trọng là nâng cao chất lượng GDNN hướng đến chuẩn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, đào tạo

tốt hơn kỹ năng nghề và năng lực, thái độ làm việc của người học. Tiếp đó, tăng cường sự tham gia và

hợp tác của khối doanh nghiệp trong hoạt động GDNN được coi là vấn đề then chốt trong Chiến lược

của giai đoạn mới. Ở đây đề cập đến việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp, nhà trường

và nhà nước thông qua các chính sách thúc đẩy hợp tác cụ thể (như ưu đãi về tài chính cho doanh

nghiệp) và các cơ chế khác. Cần xây dựng một khung chính sách đồng bộ và toàn diện về hợp tác giữa

cơ sở GDNN và doanh nghiệp.

Các bên được pv cũng đề xuất nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, cải tiến chế độ

tiền lương; nâng cao hình ảnh của GDNN, hoàn thiện quy hoach mạng lưới cơ sở GDNN và đẩy mạnh

công tác hướng nghiệp và tư vấn nghề là các ‘mục tiêu đột phá’ của Chiến lược. Ngoài ra còn có mục

tiêu xây dựng hệ thống giám sát, dự báo, đánh giá trong hệ thống GDNN.

Những mục tiêu của chiến lược GDNN 2021-2030 được đề cập trong các cuộc pv cùng các ý kiến đưa

ra trong các phần trên thể hiện rõ quan điểm của các bên liên quan về những vấn đề quan trọng nhất

và những yếu kém cần có giải pháp khắc phục trong chiến lược GDNN giai đoạn tới của Việt Nam.

→ Khuyến nghị 14: Trong giai đoạn tới Chương trình TVET cần tập trung hỗ trợ đào tạo phối

hợp giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp, nâng cao năng lực cho giáo viên và cán bộ GDNN,

lồng ghép nội dung số hóa và xanh hóa vào chương trình đào tạo, tăng cường hoạt động của

các hội đồng cố vấn kỹ năng nghề, giám sát GDNN dựa trên thông tin, số liệu

Người trả lời pv đánh giá Chương trình TVET đã đóng góp cho hoạt động xây dựng chính sách GDNN

đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo phối hợp với doanh nghiệp, đào tạo người dạy nghề tại doanh nghiệp,

đào tạo giáo viên, lồng ghép nội dung xanh và số hóa vào chương trình đào tạo nghề và tăng cường sự

tham gia của các bên trong hội đồng kỹ năng nghề.

Khi được hỏi về những lĩnh vực Chương trình TVET cần ưu tiên hỗ trợ trong giai đoạn tới, người trả lời

pv đề cập nhiều nhất đến sự hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp, và với nhà nước. Đồng thời

họ đã đề xuất một số hoạt động nâng cao năng lực liên quan đến lĩnh vực này. Trong đó, cần nhân rộng

mô hình đào tạo phối hợp nhằm nâng cao kỹ năng thực hành của người học: Các sở LĐ-TBXH cần được

hỗ trợ để thuyết phục các cơ sở GDNN nghề nghiệp tại địa phương triển khai áp dụng mô hình này; có

hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi cho các cơ sở GDNN áp dụng mô hình này để giúp họ nâng cấp

Page 57:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

53

trang thiết bị; nâng cao năng lực của các hội nghề nghiệp về giám sát và hỗ trợ triển khai thực hiện mô

hình. Ngoài ra, cần xây dựng hệ thống thông tin về đào tạo phối hợp, phát triển tài liệu và đánh giá mô

hình này áp dụng trong điều kiện của Việt Nam. Người trả lời pv cho rằng về dài hạn, đào tạo phối hợp

sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của GDNN ở khu vực ASEAN và quốc tế và đóng góp cho

xuất khẩu lao động. Vì vậy, Chương trình TVET cần tiếp tục tập trung thực hiện và phát triển những

công cụ và chương trình đào tạo đã thử nghiệm và đạt được kết quả.

Một lĩnh vực nữa Chương trình TVET cần hỗ trợ trong thời gian tới là hoạt động đào tạo nâng cao năng

lực cho người dạy nghề ở doanh nghiệp, giáo viên và cán bộ quản lý. Người được pv đều nhấn mạnh

đào tạo phải theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao chất lượng GDNN; Chương trình TVET đã hoạt

động tích cực trong lĩnh vực này và cần tiếp tục trong thời gian tới.

Kết quả phỏng vấn cho thấy chương trình đào tạo ‘Mô-đun Công nghiệp 4.0’ và ‘Mô-đun Bảo vệ môi

trường và sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên’ do Chương trình TVET xây dựng nên phổ biến áp

dụng ở các trường khác. Kinh nghiệm của các trường cao đẳng LILAMA 2, Kỹ nghệ II và Cơ giới và Thủy

lợi về hợp tác giữa cơ sở GDNN và khối doanh nghiệp trong xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề và

chương trình đào tạo được phần lớn người trả lời pv đánh giá tích cực; điều đó thể hiện rõ lợi ích của

cách tiếp cận này và được nhận xét chung là thành công. Người được pv thấy rằng cách tiếp cận này

có tiềm năng để nhân rộng.

Các công cụ bảo đảm chất lượng GDNN như ‘Khảo sát doanh nghiệp’ và ‘Nghiên cứu lần vết’ được gần

2/3 số người được pv biết đến và đánh giá là có ích cho việc giám sát hệ thống GDNN dựa trên bằng

chứng và cần được Chương trình TVET tiếp tục thực hiện trong giai đoạn tới.

Ngoài những lĩnh vực quan trọng cần tập trung hỗ trợ, người trả lời pv cũng cho thấy cần chú trọng ưu

tiên vấn đề Số hóa và Công nghiệp 4.0 và Chương trình nên hỗ trợ trong lĩnh vực đào tạo về số hóa.

Page 58:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

54

Phụ lục 1: Tài liệu tham khảo

Page 59:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

55

BUNDESMINISTERIUM FÜR WIRTSCHAFTLICHE ZUSAMMENARBEIT UND ENTWICKLUNG - REFERAT 2020 SÜDOSTASIEN

(o. J.), Tài liệu nghiên cứu chiến lược: Länderstrategie zur bilateralen Zusammenarbeit mit Vietnam.

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (2017), Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ

sáu Ban Chấp hành Trung ương Khóa 12 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao

chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn

bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế tại Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI.

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ (2018), Rà soát quốc gia tự nguyện về Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam, https://sustainabledevelopment.un.org/content/documents/19967VNR_of_Viet_Nam.pdf

(26.06.2020).

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI (2015), Thông tư số 56/2015/TT-BLDTBXH Hướng dẫn việc xây

dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, trong: Một số Văn bản Quy phạm

Pháp luật về giáo dục nghề nghiệp (Tổng cục GDNN 2017).

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI (2016), Thông tư số 46/2016/TT-BLĐTBXH Quy định điều lệ trường

cao đẳng (2016), trong: Một số Văn bản Quy phạm Pháp luật về GDNN (Tổng cục GDNN 2017).

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI (2016), Thông tư số 47/2016/TT-BLĐTBXH Quy định điều lệ trường

trung cấp (2016), trong: Một số Văn bản Quy phạm Pháp luật về giáo dục nghề nghiệp (Tổng cục

GDNN 2017).

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI (2017), Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH về Quy trình xây dựng, thẩm

định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ

trung cấp, trình độ cao đẳng, trong: Một số Văn bản Quy phạm Pháp luật về giáo dục nghề nghiệp

(Tổng cục GDNN 2017).

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI (2017), Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH Quy định Chuẩn về

chuyên môn, nghiệp vụ của Nhà giáo GDNN, trong: Một số Văn bản Quy phạm Pháp luật về giáo dục

nghề nghiệp (Tổng cục GDNN 2017).

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI (2017), Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH Quy định hệ thống bảo

đảm chất lượng của cơ sở GDNN, trong: Một số Văn bản Quy phạm Pháp luật về giáo dục nghề nghiệp

(Tổng cục GDNN 2017); https://kenfoxlaw.com/wp-content/uploads/2019/01/28_2017_TT-BLDTBXH-

1.pdf (03.07.2020).

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI (2017), Quyết định số 1839/QĐ-LĐTBXH) Phê duyệt ngành, nghề

trọng điểm; trường tư thục, trường có vốn đầu tư nước ngoài và trường thuộc doanh nghiệp nhà

nước được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025.

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI, BAN CÁN SỰ ĐẢNG (2018), Nghị quyết số 617-NQ/BCSĐ về Tiếp tục

đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030.

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI (2019), Quyết định số 710/QĐ-BLĐTBXH Phê duyệt Kế hoạch hành

động của Bộ LĐTBXH thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2019 – 2020 và

định hướng đến năm 2030.

Page 60:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

56

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI – TỔNG CỤC GDNN (2017), Một số Văn bản Quy phạm Pháp luật về

giáo dục nghề nghiệp, https://www.tvet-vietnam.org/en/article/1466.selected-normative-

documents-on-vocational-education-and-training.html (26.06.2020).

CHÍNH PHỦ (2015), Nghị định số 31/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc

làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, trong Một số Văn bản Quy phạm Pháp luật về

giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục GDNN; https://vanbanphapluat.co/decree-no-31-2015-nd-cp-

detailing-the-law-on-employment-certificates-of-national-occupational-skills (03.07.2020).

CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC VIỆT-ĐỨC “ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO NGHỀ VIỆT NAM” (2018), Dự thảo báo cáo Hợp tác Việt-

Đức trong GDNN giai đoạn 2015 - 2019, không công bố.

CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC VIỆT-ĐỨC “ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO NGHỀ VIỆT NAM” (2019), Nhiệm vụ trọng tâm của Tổng

cục GDNN năm 2020: Ghi chép dựa trên báo cáo tổng kết năm của Tổng cục GDNN, không công bố.

CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC VIỆT-ĐỨC “ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO NGHỀ VIỆT NAM” (2019), Bộ luật Lao động số

45/2019/QH14: Tóm tắt những sửa đổi chính, tài liệu nghiên cứu của Chương trình TVET.

DƯƠNG ĐỨC LÂN (2015), Berufsbildungsgesetz - Wesentliche und umfassende Erneuerungen zur

Erfüllung der Integrationsanforderungen, tài liệu nghiên cứu của Chương trình TVET.

DƯƠNG ĐỨC LÂN (2015), Tư vấn về những điểm mới của Luật GDNN 2014, tài liệu nghiên cứu của

Chương trình TVET.

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (2011), Chiến lược Phát triển Kinh tế-xã hội giai đoạn 2011 - 2020,

http://pubdocs.worldbank.org/en/347151477448693952/pdf/Vietnam-SEDS-2011-2020.pdf

(26.06.2020).

LOTZ, GUIDO (2018), Đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp ở Việt Nam; Khuyến nghị về

cơ chế, chính sách và xây dựng đội ngũ người dạy nghề ở doanh nghiệp, tài liệu nghiên cứu của

Chương trình TVET.

NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (2020), Việt Nam - Báo cáo đánh giá ngành GDNN.

NGÂN HÀNG THẾ GIỚI; BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ (2016), Tài liệu chiến lược, Việt Nam đến năm 2035: Tiến tới

Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ, Tài liệu của Ngân hàng thế giới.,

https://documents.worldbank.org/en/publication/documents-

reports/documentdetail/996421479825859721/main-report (26.06.2020).

QUỐC HỘI (2013), Luật Việc làm số 38/2013/QH13

https://vietnamlawenglish.blogspot.com/2013/11/vietnam-employment-law-2013-law-no.html

(03.07.2020).

QUỐC HỘI (2014), Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13, trong Một số Văn bản Quy phạm Pháp

luật về giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục GDNN (2017), https://vanbanphapluat.co/law-no-74-2014-

qh13-on-vocational-education (03.07.2020).

QUỐC HỘI (2019), Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, https://www.vietnam-legal.com/work-in-

vietnam/labor-code-no-452019qh14/ (03.07.2020).

QUỐC HỘI (2019), Luật Giáo dục số 43/2019/QH14: Điều 8 - 12 về Chương trình giáo dục, sách giáo

khoa, trình độ đào tạo và cấp học, liên thông trong giáo dục https://hethongphapluat.com/law-no-

43-2019-qh14-dated-june-14-2019-education.html (03.07.2020).

Page 61:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

57

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ (2012), Quyết định số 432/QD-TTg Phê duyệt Chiến lược Phát triển Bền vững

Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020,

http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/English/strategies/strategiesdetails?categoryId=30&arti

cleId=10050825 (26.06.2020).

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ (2012), Quyết định số 630/QĐ-Ttg Phê duyệt Chiến lược Phát triển Dạy nghề

thời kỳ 2011-2020.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ (2012), Quyết định số 1393/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Tăng

trưởng xanh, https://www.giz.de/de/downloads/VietNam-GreenGrowth-Strategy.pdf (26.06.2020).

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ (2017), Quyết định số 899/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu về Giáo dục

nghề nghiệp-Việc làm và An toàn Lao động giai đoạn 2016-2020.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ (2018), Quyết định số 522/2018/QĐ-Ttg Phê duyệt đề án “Giáo dục Hướng

nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông” giai đoạn 2018 -2025.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ (2019), Quyết định số 1363/QĐ-Ttg Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án “Phát

triển trường cao đẳng chất lượng cao đến năm 2025”.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ (2016), Nghị định số 143/2016/NĐ-CP Quy định điều kiện đầu tư và

hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, trong Một số Văn bản Quy phạm Pháp luật về giáo

dục nghề nghiệp, Tổng cục GDNN, https://vanbanphapluat.co/decree-143-2016-nd-cp-on-

investment-and-operation-in-vocational-education (03.07.2020).

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP (2019), Dự thảo Báo cáo Đánh giá Thực hiện Chiến lược Phát triển

Dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020 (bản dịch không chính thức).

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP (2019), Tóm tắt Dự thảo Báo cáo Đánh giá Thực hiện Chiến lược

Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020 (bản dịch không chính thức).

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP (2020), Dự thảo Báo cáo giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2018

(chưa công bố).

Page 62:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

58

Phụ lục 2: Danh sách các cuộc phỏng vấn

Page 63:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

59

TT Tên cơ quan, tổ chức

Các bộ chủ quản

1. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Cục Việc làm

2. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

3. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Vụ Đào tạo chính quy

4. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Văn phòng Tổng cục

5. Bộ Công thương

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

9. Bộ Xây dựng

Các sở lao động-thương binh và xã hội

10. Sở lao động-thương binh và xã hội Tp. Hà Nội

11. Sở lao động-thương binh và xã hội Tp. Hồ Chí Minh

12. Sở lao động-thương binh và xã hội tỉnh Đồng Nai

13. Sở lao động-thương binh và xã hội tỉnh Ninh Thuận

Các cơ sở GDNN tham gia Chương trình TVET

14. Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II Tp. Hồ Chí Minh

15. Trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA 2

16. Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi

17. Trường Cao đẳng nghề Long An

18. Trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh

19. Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

20. Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế

21. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Nha Trang

Các cơ sở giáo dục và đào tạo khác

22. Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội

23. Trung tâm GDNN-Giáo dục thường xuyên Quận 4, Tp. Hồ Chí Minh

24. Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương

25. Trường Trung cấp Kinh tế-Kỹ thuật Bắc Thăng Long

26. Trường Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh

27. Trường Sư phạm Kỹ thuật Vinh (2 cuộc phỏng vấn)

28. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

29. Trường Trung cấp Kinh tế-Du lịch Hoa Sữa

30. Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Page 64:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

60

Các hội nghề nghiệp và tổ chức chính trị-xã hội

31. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

32. Phòng Thương mại và Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh

33. Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề Công tác xã hội Việt Nam

34. Hội cấp thoát nước Việt Nam

35. Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI)

36. Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA)

37. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (VCA)

38. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

39. Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam

Các đối tác phát triển quốc tế

40. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)

41. Ngân hàng Thế giới

42. Đại sứ quán Úc tại Hà Nội và Chương trình Aus4Skills (2 cuộc phỏng vấn)

43. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)

44. Ngân hàng Tái thiết Đức KfW

45. Chương trình Hợp tác Vùng “Cải tiến Chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động (RECOTVET II)

46. Chương trình “Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam”

Các doanh nghiệp

47. BOSCH Việt Nam

48. FESTO Việt Nam

49. Công ty TNHH ISHISEI Việt Nam

50. Công ty CP Quản lí & Khai thác tòa nhà (PMC-VNPT)

51. Tập đoàn Mường Thanh

52. Công ty TNHH VinaTak

53. Công ty TNHH Advance Multitech (Việt Nam)

54. Công ty Cổ phần Xây dựng Hòa Bình

55. Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam

56. Công ty TNHH Mạc Tích (Martech Boiler)

57. Công ty Cổ phần Nước-Môi trường Bình Dương (BIWASE)

58. Công ty TNHH MTV Thoát nước Đô thị Tp. Hồ Chí Minh

59. Công ty Cổ phần Sáng tạo Công nghiệp

Page 65:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

61

Phụ lục 3: Bảng hỏi phỏng vấn

Page 66:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

62

Thông tin chung

I. Quản trị giáo dục nghề nghiệp

I.1. Khung pháp lý về GDNN và quản lý hệ thống GDNN

I.2. Hợp tác với khối doanh nghiệp trong quản lý hệ thống GDNN

I.3. Giám sát và báo cáo trong lĩnh vực GDNN

I.4. Tài chính cho GDNN

I.5. Hệ thống GDNN hòa nhập cho tất cả mọi người

II. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý GDNN và người dạy nghề tại doanh

nghiệp

II.1. Nhà giáo GDNN

II.2. Cán bộ quản lý GDNN

II.3. Người dạy nghề ở doanh nghiệp

III. Xây dựng mạng lưới cơ sở GDNN hiệu quả

II.1. Mạng lưới cơ sở GDNN hiệu quả

III.2. Cơ sở GDNN chất lượng cao

II.3. Tự chủ của cơ sở GDNN

IV. Hệ thống bảo đảm chất lượng GDNN

V. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và Chuẩn đầu ra

VI. Hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp

VII. Tăng cường tính hấp dẫn của GDNN thông qua truyền thông nâng cao

nhận thức và hợp tác quốc tế

VII.1. Tăng cường tính hấp dẫn của GDNN thông qua truyền thông nâng cao nhận

thức

VII.2. Tăng cường tính hấp dẫn của GDNN thông qua hợp tác quốc tế

VIII. Xây dựng Chiến lược Phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030

Page 67:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

63

Đánh giá thực hiện Chiến lược Dạy nghề thời kỳ 2010-2020 và Khuyến nghị xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030: Bảng hỏi phỏng vấn các bên liên quan

Thông tin chung

o Về cuộc phỏng vấn

• Họ tên người phỏng vấn: ____________________________

• Ngày tháng thực hiện: ______________________________

• Địa điểm: ______________________________________

• Thời gian: ______________________________________

• Ghi chú chung (về bầu không khí phỏng vấn v.v.)

______________________________________________

o Về người được phỏng vấn

• Họ và tên: ___________________________________________

Xin chào quý vị. Tôi tên là (tên người phỏng vấn). Tôi xin phép được thực hiện cuộc phỏng

vấn này trong phạm vi của Chương trình hợp tác Việt-Đức “Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam”

do Tổ chức GIZ thực hiện với sự ủy nhiệm của Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển CHLB Đức và sự

hợp tác của Tổng cục GDNN - Bộ LĐ-TBXH. Đây là một phần của Nghiên cứu do Viện Đào tạo

nghề CHLB Đức (BIBB) thực hiện trong phạm vi của chương trình này.

Kết quả phỏng vấn sẽ được sử dụng cho nghiên cứu nhằm đóng góp cho Tổng cục GDNN trong

quá trình đánh giá thực hiện Chiến lược Dạy nghề 2011-2020 và đưa ra khuyến nghị cho việc

xây dựng Chiến lược GDNN 2021 – 2030 của Việt Nam. Đồng thời, phỏng vấn cũng giúp đánh

giá sự đóng góp của Chương trình hợp tác Việt-Đức “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”.

Chúng tôi xin bảo đảm rằng các thông tin, dữ liệu do Quý vị cung cấp sẽ được giữ bí mật. Báo

cáo kết quả khảo sát tại hội thảo sẽ không cung cấp thông tin cá nhân của người được phỏng

vấn. Ngoài ra, chúng tôi sẽ không sử dụng các thông tin do người được phỏng vấn cung cấp để

đưa ra kết luận về cá nhân họ.

Page 68:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

64

• Cơ quan/tổ chức: _____________________________________

• Chức vụ: ___________________________________________

• Loại hình tổ chức:

Bộ, Ban, Ngành

Cơ sở GDNN khác Đối tác hợp tác

quốc tế

Sở LĐ-TBXH/

Sở GD-ĐT

Tổ chức chính trị-xã hội,

tổ chức nghề nghiệp

Doanh nghiệp

FDI (100% vốn nước

ngoài, liên doanh)

Cơ sở GDNN đã/đang

tham gia Chương trình

“Đổi mới đào tạo nghể

Việt Nam” (TVET)

Học sinh đã tốt nghiệp

cơ sở GDNN

Doanh nghiệp trong

nước (DN nhà nước/tư

nhân)

Page 69:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

65

I. Quản trị GDNN

I.1. Khung pháp lý về GDNN và quản lý hệ thống GDNN

1. Xin quý vị hãy đánh giá cơ chế phối hợp giữa các bên (cơ quan quản lý nhà nước,

khối doanh nghiệp, các cơ sở GDNN, tổ chức chính trị-xã hội …) trong việc xây dựng,

thực hiện các chính sách, chiến lược GDNN hiện nay ở Việt Nam theo thang điểm từ

1-10 (thấp nhất là 1 điểm cao nhất là 10 điểm)?

Thấp Cao

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xin hãy giải thích cụ thể:

2. Theo quý vị, việc tăng cường sự tham gia của các bên liên quan ở cả cấp quốc gia và

cấp địa phương trong quá trình soạn thảo, triển khai thực hiện các chính sách, quy

định pháp luật về GDNN có mang lại ích lợi không?

Có Không Chưa biết

Xin hãy giải thích.

Quản trị GDNN liên quan đến cơ chế điều phối các vấn đề tài chính, cung cấp nguồn lực, hình

thức sở hữu và các quy định trong hệ thống GDNN, các bên tham gia, vai trò và trách nhiệm

của mỗi bên, năng lực của mỗi bên ở cấp địa phương, vùng/ miền, cấp quốc gia và liên quốc

gia. Ở nhiều nước, nhà nước vẫn đóng vai trò chính trong việc điều phối GDNN, tuy nhiên

ngày nay, việc phân chia trách nhiệm này đã có sự thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao

hiệu suất, hiệu quả, đặc biệt nhằm thu hút sự tham gia của các nhà sử dụng lao động.

(Nguồn: UNESCO, Hướng dẫn Rà soát chính sách GDNN, 2010)

Page 70:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

66

3. Theo quý vị, Chương trình hợp tác Việt-Đức “Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam” đã

đóng góp xây dựng chính sách trong những lĩnh vực nào dưới đây:

Hợp tác với doanh nghiệp:

Liên kết đào tạo (giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp)

Sự tham gia của đại diện các bên liên quan (hội đồng kỹ năng nghề)

Đào tạo người dạy nghề tại doanh nghiệp

Mạng lưới cơ sở GDNN:

Tiêu chí bảo đảm chất lượng cơ sở GDNN

Tiêu chí trường cao đẳng chất lượng cao

Mô hình Trung tâm xuất sắc - trường chất lượng cao với chức năng đặc biệt

trong mạng lưới cơ sở GDNN

Lồng ghép nội dung chương trình “Xanh hóa” đào tạo nghề

Giám sát và báo cáo trong lĩnh vực GDNN

Lĩnh vực khác, đề nghị nêu cụ thể: ___________________

I.2. Hợp tác với khối doanh nghiệp trong quản lý hệ thống GDNN

Sức mạnh của sự đổi mới trong hệ thống GDNN chính ở sự hợp tác giữa nhà nước (cơ

quan quản lý nhà nước) và khối doanh nghiệp. Trong hệ thống quản lý đào tạo nghề kép

của Đức, các nhà tuyển dụng lao động, các hiệp hội và cơ quan nhà nước đại diện cho các

lợi ích tập thể của mình theo đúng thẩm quyền và cách thức tổ chức đã quy định. Việc

hợp tác và cùng ra quyết định giữa các bên có liên quan cần được thực hiện theo một cơ

chế chính thức và tuân thủ theo quy định pháp luật. (Viện BIBB/GOVET)

1

1

1

1

5

6

8

2

3

9

4

3

7

3

Page 71:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

67

4. Xin quý vị hãy đánh giá ích lợi của việc hợp tác giữa nhà nước và khối doanh nghiệp

(bao gồm doanh nghiệp, các hội, hiệp hội, phòng công nghiệp…) trong 5 năm gần

đây ở Việt Nam (nếu có) theo thang điểm từ 1-10 (thấp nhất là 1 điểm cao nhất là 10

điểm)?

Thấp Cao

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xin hãy giải thích:

5. Theo quý vị, có những khó khăn, vướng mắc gì trong hợp tác giữa nhà nước và khối

doanh nghiệp trong quản lý GDNN và cần có những biện pháp gì để khắc phục

những khó khăn, trở ngại đó?

a. Khó khăn, vướng mắc:

b. Đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc:

I.3. Giám sát và báo cáo trong lĩnh vực GDNN

Thành công của hệ thống GDNN phụ thuộc vào việc hệ thống đó có đáp ứng được nhu

cầu và đòi hỏi của thị trường hay không. Vì vậy, việc theo dõi, giám sát hệ thống GDNN

đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo cho hệ thống đó luôn năng động và xây dựng

trên cơ sở kết nối cung với cầu. Các bên tham gia, bao gồm các đối tác xã hội, các

trường, đơn vị tư vấn và nhà nước cùng nhau hợp tác nghiên cứu, đóng góp chung cho

việc theo dõi, giám sát, xây dựng, quản lý hệ thống GDNN. (Apprenticeship Toolbox,

https://www.apprenticeship-toolbox.eu/governance-regulatory-

framework/monitoring-research)

Page 72:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

68

6. Xin quý vị hãy đánh giá tầm quan trọng của thông tin, số liệu GDNN đáng tin cậy đối

với quý vị khi ra quyết định về GDNN theo thang điểm từ 1-10 (thấp nhất là 1 điểm

cao nhất là 10 điểm)?

Thấp Cao

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

7. Quý vị thường sử dụng thông tin, số liệu về GDNN từ (các) nguồn nào dưới đây mỗi

khi ra quyết định liên quan đến GDNN?

Báo cáo, văn bản chỉ đạo của Bộ LĐ-TBXH

Các báo cáo, văn bản của Tổng cục GDNN

Báo cáo của Sở LĐTBXH/Ủy ban nhân dân

Báo cáo GDNN hàng năm của Viện Khoa học GDNN-Tổng cục GDNN

Số liệu của Tổng cục Thống kê

TVET-Vietnam.org (website của Chương trình hợp tác Việt-Đức “Đổi mới Đào

tạo nghề Việt Nam”)

Nguồn khác, đề nghị nêu cụ thể _________________________

8. Những thông tin cung cấp từ các nguồn trên có đầy đủ không?

Xin hãy giải thích cụ thể.

9. a. Hiện nay, có những thông tin, số liệu về GDNN nào đang được cơ quan quý vị cung

cấp (một cách đầy đủ, xác thực và kịp thời) để phục vụ cho công tác quản lý GDNN?

b. Cơ quan quý vị cần có cải tiến gì trong việc cung cấp thông tin về GDNN không?

1

1

1

1

3

1

1

1 4

1

1

1 5

1

1

1

6

1

1

1

7

1

1

1

2

Page 73:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

69

I.4. Tài chính cho GDNN

10. Quý vị đánh giá thế nào về mức chi ngân sách nhà nước cho đào tạo nghề ở Việt

Nam theo thang đánh giá từ 1-5 (1 là mức thấp nhất, 3 là đủ và 5 là mức cao nhất)?

-- - Đủ + ++

1 2 3 4 5

Xin hãy giải thích cụ thể:

11. a. Theo mô hình đào tạo nghề kép của Đức, doanh nghiệp tham gia đóng góp tài

chính cho đào tạo nghề. Nghiên cứu chi phí-lợi ích cho thấy doanh nghiệp có thể đạt

tỷ lệ hoàn vốn 100% đầu tư cho đào tạo ngay trong thời gian khóa đào tạo. Theo quý

vị, ở Việt Nam doanh nghiệp có thể đóng góp trang trải những chi phí nào dưới đây?

(Đề nghị đánh dấu vào ô tương ứng - có thể đánh dấu nhiều ô).

Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề và chương trình đào tạo

Thực hiện đào tạo tại doanh nghiệp

Đào tạo người dạy nghề của doanh nghiệp, lương/phụ cấp cho người dạy

nghề

Trả lương và phụ cấp (ví dụ: đi lại) cho học viên

Khác______________?

b. Nếu không đóng góp, xin hãy giải thích:

Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đào tạo phấn đấu đạt 20% tổng ngân sách nhà nước.

Năm 2015, chỉ đạt 15,9%. Trong sáu năm vừa qua, theo Bộ LĐ-TBXH, ngân sách nhà nước

chi cho dạy nghề chỉ chiếm bình quân khoảng 8% NSNN chi thường xuyên cho lĩnh vực giáo

dục, đào tạo và dạy nghề. (ADB: Báo cáo phân tích ngành, GDNN Việt Nam, 2020)

1

1

1

1

3

1

1

1 4

1

1

1 5

1

1

1

2

1

1

Page 74:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

70

12. Trong tương lai, ai có thể đóng góp tài chính nhiều hơn cho GDNN (có thể chọn

nhiều phương án)?

Nhà nước

Khu vực doanh nghiệp

Cơ sở GDNN

Học viên

Khác___________________?

Xin hãy giải thích cụ thể:

I.5. Hệ thống GDNN hòa nhập cho tất cả mọi người

13. Xin quý vị hãy đánh giá cơ hội tham gia GDNN của nhóm yếu thế ở Việt Nam theo

thang điểm từ 1-10 (thấp nhất là 1 điểm cao nhất là 10 điểm)?107

Thấp Cao

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

107 Bao gồm các đối tượng: lao động nông thôn thuộc các hộ nghèo và cận nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người lao động bị mất đất cho mục đích công, phụ nữ nghèo.

Hệ thống GDNN hòa nhập là hệ thống mà tất cả mọi người đều có thể tiếp cận, không phân

biệt giới tính, hoàn cảnh kinh tế, dân tộc, tình trạng khuyết tật. Trong hệ thống này bản thân

sự đa dạng chính là cơ hội và nguồn lực. Giáo dục phổ thông, GDNN và tiếp cận việc làm, mỗi

lĩnh vực đều có những chức năng quan trọng nhằm tạo cơ hội cho sự tiếp cận và tham gia bình

đẳng trong xã hội. (BIBB, https://www.bibb.de/en/697.php)

1

1

1

1 2

1

1

1 3

1

1

1 4

1

1

1

5

1

1

1

Page 75:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

71

14. Xin quý vị hãy đánh giá hiệu quả/ ích lợi của các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho

nhóm yếu thế thiệt thòi (ví dụ: chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo

dưới 3 tháng, miễn giảm học phí, chính sách nội trú cho học sinh dân tộc thiểu số,

cho vay hỗ trợ tạo việc làm) theo thang điểm từ 1-10 (thấp nhất là 1 điểm cao nhất

là 10 điểm)?

Thấp Cao

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

15. Theo quý vị, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm gì từ việc thiết kế

chương trình và tổ chức đào tạo theo Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”

(Quyết định 1956)?

16. Theo quý vị, có những giải pháp gì để cải thiện GDNN hòa nhập cho nhóm yếu thế

(người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn thuộc các hộ nghèo và

cận nghèo, đặc biệt là phụ nữ nghèo), nhằm tăng cường tiếp cận của nhóm đối

tượng này với đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường có sự hợp tác của doanh

nghiệp?

Xin hãy giải thích cụ thể:

Page 76:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

72

II. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý GDNN và người dạy nghề tại doanh nghiệp

II.1. Nhà giáo GDNN và Chương trình đào tạo

II.1.1. Nhà giáo GDNN

17. Xin quý vị hãy đánh giá trình độ kỹ năng thực hành nghề của nhà giáo GDNN ở Việt

Nam theo thang đánh giá từ 1-5 (1 là mức thấp nhất, 3 là đủ và 5 là mức cao nhất)?

-- - Đủ + ++

1 2 3 4 5

18. Làm thế nào để nâng cao trình độ kỹ năng nghề của nhà giáo GDNN trong các lĩnh

vực Số hóa, Công nghiệp 4.0 và đào tạo nghề xanh?

Xin hãy giải thích:

Nhà giáo GDNN phải có kỹ năng nghề và kinh nghiệm thực tiễn, cần hợp tác với

doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình đào tạo và/ hoặc xây dựng mối

quan hệ hợp tác với doanh nghiệp. Cần xây dựng chiến lược quốc gia và áp dụng

các hình thức khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức tư nhân hỗ trợ trong lĩnh

vực này.

(ILO 2015, Nhà giáo GDNN và người dạy nghề ở doanh nghiệp trong bối cảnh đổi

mới: thách thức đối với hệ thống đào tạo giáo viên chất lượng cao, tr. 14)

Page 77:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

73

II.1.2. Chương trình đào tạo

19. Quý vị có cho rằng có thể lồng ghép mô-đun Công nghiệp 4.0 hiện đang dạy thí điểm

tại trường LILAMA 2 và 9 trường của Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”

vào chương trình giảng dạy tại tất cả các trường cao đẳng khác ở Việt Nam không?

Có Không Chưa biết Tôi không biết mô-đun này

20. Theo quý vị, có nên quy định bắt buộc lồng ghép vào tất cả các chương trình đào tạo

nghề mô-đun Bảo vệ môi trường và sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên do

Chương trình Hợp tác Việt-Đức “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam” xây dựng không?

Có Không Chưa biết Tôi không biết mô-đun này

II.2. Cán bộ quản lý GDNN

21. Theo quý vị, cần có những giải pháp nào để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý

GDNN đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới?

Cán bộ quản lý nhà nước về GDNN bao gồm đội ngũ cán bộ phụ trách công tác giáo dục

nghề nghiệp thuộc Tổng cục GDNN, các bộ, các tập đoàn, tổng công ty, các hiệp hội, cán

bộ làm việc tại cấp sở và cấp huyện.

Cần chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề. Xây dựng nội dung, chương trình đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý dạy nghề; hình thành đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề có

tính chuyên nghiệp.

(Nguồn: Báo cáo GDNN 2018 và Chiến lược Phát triển Dạy nghề 2011-2020-Những giải

pháp phát triển dạy nghề)

Page 78:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

74

II.3. Người dạy nghề ở doanh nghiệp

22. Trong đào tạo liên kết với doanh nghiệp trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng,

người dạy nghề ở doanh nghiệp đóng vai trò thiết yếu trong giai đoạn đào tạo tại

doanh nghiệp. Theo quý vị, có nên xây dựng một chương trình chuẩn cho đào tạo

người dạy nghề của doanh nghiệp không?

Có Không Chưa biết

23. Xin quý vị hãy đánh giá sự hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở GDNN về mặt nguồn

lực và bố trí giáo viên/ người dạy nghề cho hoạt động đào tạo theo thang điểm từ 1-

10 (thấp nhất là 1 điểm cao nhất là 10 điểm)?

Thấp Cao

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xin hãy giải thích:

Người dạy nghề ở doanh nghiệp là người làm việc tại doanh nghiệp (được doanh nghiệp

tuyển dụng) có nhiệm vụ thực hiện hoạt động đào tạo trong nội bộ doanh nghiệp (do

doanh nghiệp tổ chức tại doanh nghiệp cho nhân viên và người học việc của họ) và hỗ trợ

các hoạt động học tập cho người lớn trong môi trường học tập chính thức và phi chính

thức tại công ty. (CEDEFOP 2015, Họ thường thực hiện hoạt động đào tạo tại các doanh

nghiệp vừa và nhỏ tùy theo tính chất, nhu cầu và hình thức hỗ trợ đào tạo.).

Ở Việt Nam, người dạy nghề ở doanh nghiệp có thể tham gia đào tạo học viên từ các cơ

sở GDNN trong giai đoạn thực hành hoặc trong các mô-đun thực hành của mô hình đào

tạo phối hợp.

Page 79:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

75

III. Xây dựng mạng lưới cơ sở GDNN hiệu quả

III.1. Mạng lưới cơ sở GDNN hiệu quả

24. Theo quý vị, để xây dựng một mạng lưới cơ sở GDNN đáp ứng nhu cầu của thị

trường lao động thì cần có những tiêu chí gì (ví dụ: phân bố giữa các vùng kinh tế-xã

hội, quy mô đào tạo, nghề đào tạo v.v.)?

Điều 8 Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định nội dung quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục

nghề nghiệp bao gồm:

a) Cơ cấu mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và quy mô đào tạo theo ngành, nghề,

trình độ đào tạo, loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

b) Phân bố các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo từng vùng, từng địa phương;

c) Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp;

d) Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo.

Quyết định 761/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ năm 2014 phê duyệt đề án “Trường

nghề chất lượng cao” nêu rõ mục tiêu tổng quát “Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 40

trường nghề chất lượng cao đủ năng lực đào tạo một số nghề được các nước tiên tiến

trong khu vực ASEAN hoặc quốc tế công nhận, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện đào

tạo nghề ở Việt Nam và đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước.”

“Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao đào tạo nhân lực trực tiếp cho các ngành,

nghề sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp,

có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc

tế.” (Quyết định số 1363/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ).

Page 80:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

76

III.2. Cơ sở GDNN chất lượng cao

25. Xin quý vị hãy đánh giá các chương trình đào tạo đang sử dụng hiện nay tại các

trường dự kiến lựa chọn đầu tư thành trường cao đẳng chất lượng cao về tính

hướng cầu và đáp ứng thị trường lao động theo thang điểm từ 1-10 (thấp nhất là 1

điểm cao nhất là 10 điểm)?

Thấp Cao

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xin hãy giải thích cụ thể:

26. Xin quý vị hãy đánh giá các trường cao đẳng chất lượng cao trong vai trò là các

trường trọng điểm làm hạt nhân về chất lượng GDNN, phổ biến kinh nghiệm, bài học

cho các cơ sở GDNN khác theo thang điểm từ 1-10 (thấp nhất là 1 điểm cao nhất là

10 điểm)?

Thấp Cao

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xin hãy giải thích cụ thể:

27. Theo quý vị, các trường cao đẳng chất lượng cao có nên bổ sung thêm chức năng bồi

dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên của các cơ sở GDNN khác trong một số nghề

hoặc nội dung (như Công nghiệp 4.0, đào tạo nghề xanh) không?

Có Không Chưa biết

Page 81:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

77

III.3. Tự chủ của cơ sở GDNN

28. Xin quý vị hãy đánh giá mức độ quan trọng của các quyền tự chủ sau đây đối với cơ

sở GDNN theo thang đánh giá từ 1-10 (thấp nhất là 1 và cao nhất là 10):

a. Tự chủ về tổ chức và nhân sự?

Thấp Cao

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

b. Tự chủ về tổ chức đào tạo, quy mô đào tạo và liên kết đào tạo?

Thấp Cao

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

c. Tự chủ về tài chính?

Thấp Cao

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Page 82:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

78

IV. Hệ thống bảo đảm chất lượng GDNN

29. Xin quý vị hãy đánh giá hiệu quả áp dụng các công cụ bảo đảm chất lượng cơ sở

GDNN sau đây trong giai đoạn 2011-2020 theo thang đánh giá từ 1-10 (thấp nhất là

1 và cao nhất là 10):

a. Tự kiểm định chất lượng?

Thấp Cao

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

b. Kiểm định chất lượng độc lập?

Thấp Cao

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xin hãy giải thích cụ thể:

Trách nhiệm bảo đảm chất lượng GDNN được phân công giữa các cơ quan nhà nước,

các đối tác xã hội và cơ sở GDNN. Công tác bảo đảm chất lượng được thực hiện ở tất

cả các cấp quản lý hệ thống theo nguyên tắc đánh giá theo kết quả đầu ra. Hệ thống

bảo đảm chất lượng được giám sát theo các cơ chế quy định trong Luật Giáo dục

nghề nghiệp và các văn bản liên quan. Hiện nay ngày càng phổ biến việc sử dụng các

chỉ số giám sát chất lượng cho từng giai đoạn. (Apprenticeship Toolbox,

https://www.apprenticeship-toolbox.eu/attractiveness-excellence)

Page 83:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

79

30. Cơ quan nào nên chịu trách nhiệm về Bảo đảm chất lượng GDNN? (hãy chọn tối đa 3

phương án trả lời)

Cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương

Cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh/thành

Bản thân cơ sở GDNN

Khối doanh nghiệp (bao gồm cả các hội nghề nghiệp, phòng công nghiệp)

Cơ quan độc lập

Xin hãy giải thích cụ thể:

31. a. Quý vị có biết về các công cụ quản lý chất lượng GDNN sau đây do Chương trình

hợp tác Việt-Đức “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam” xây dựng không?

o Khảo sát doanh nghiệp (khảo sát nhà tuyển dụng)

Có Không

o Nghiên cứu lần vết học viên

Không

b. Nếu có, theo quý vị, có nên áp dụng rộng rãi các công cụ này tại các cơ sở GDNN

nhằm đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường không?

32. Theo quý vị, đâu là những vấn đề/ lĩnh vực quan trọng nhất cần đề cập đến nhằm

nâng cao khả năng cạnh tranh của GDNN ở Việt Nam so với các nước khác trong khu

vực ASEAN?

Xin hãy giải thích cụ thể:

1

1

1

1 2

1

1

1

3

1

1

1 4

4

1

1

1 5

1

1

1

Page 84:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

80

V. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và Chuẩn đầu ra 33. Theo quý vị, các văn bản của hệ thống Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (KNNQG) và

hệ thống Chuẩn đầu ra đã đủ hài hòa với nhau chưa?

Có Không Chưa biết

Xin hãy giải thích cụ thể:

34. Theo quý vị, Tiêu chuẩn KNNQG có đóng góp cho việc nâng cao khả năng hội nhập

ASEAN về công nhận lẫn nhau, minh bạch và dịch chuyển không?

Nếu có, xin giải thích cụ thể đóng góp thế nào?

Nếu không, đề nghị nêu lý do?

Page 85:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

81

VI. Hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp

35. Xin quý vị hãy đánh giá tác động của các văn bản pháp luật đối với việc khuyến khích

doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề (ví dụ: Luật GDNN, Nghị định 48/2015, Điều 59-

62 Bộ luật Lao động, Nghị định 15/2019) theo thang đánh giá từ 1-10 (thấp nhất là 1

và cao nhất là 10)?

Thấp Cao

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xin hãy giải thích cụ thể:

36. Quý vị lựa chọn (những) giải pháp, chính sách nào dưới đây nhằm khuyến khích

doanh nghiệp tham gia hoạt động GDNN?

Khuyến khích về tài chính (ví dụ: miễn trừ thuế)

Cơ chế cùng tham gia và quyết định (chỉ đạo, xây dựng chương trình, kiểm tra,

đánh giá)

Nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Các chính sách bắt buộc doanh nghiệp tham gia đào tạo

Giải pháp khác, đề nghị nêu rõ:

Nhà nước khuyến khích cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp liên kết để tổ

chức đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội; trong đó doanh nghiệp và cơ sở giáo dục

nghề nghiệp hợp tác trong xác định chuẩn đầu ra, xây dựng chương trình, phát

triển đội ngũ giảng viên doanh nghiệp, tổ chức tuyển sinh/tuyển dụng, tổ chức đào

tạo tại doanh nghiệp, ký kết hợp đồng đào tạo với người học… (Thông tư

29/2017/TT-BLĐTBXH quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo).

1

5

2

3

4

Page 86:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

82

37. Quý vị hãy đề xuất cơ chế chính sách gắn kết chặt chẽ 3 bên: Nhà nước - Nhà trường

- Nhà danh nghiệp trong các hoạt động GDNN?

38. a. Quý vị có biết về các mô hình đào tạo nghề phối hợp với doanh nghiệp đã được

thử nghiệm trong đào tạo nghề kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải tại Trường

Cao đẳng Kỹ nghệ II và các nghề kỹ thuật công nghiệp tại Trường Cao đẳng Công

nghệ Quốc tế LILAMA 2 không?

Có Không

b. Nếu có, quý vị có cho rằng mô hình này có thể nhân rộng trên cả nước và áp dụng

với các nghề khác không?

Có Không Chưa biết/ khác

Nếu không hoặc chưa biết/ khác, xin hãy giải thích:

39. Theo quý vị, doanh nghiệp có cần tham gia (những) hoạt động dưới đây không:

a. Tổ chức đào tạo

Có Không Chưa biết

b. Xây dựng tiêu chuẩn &

chương trình đào tạo

Có Không Chưa biết

c. Thi, kiểm tra đánh giá

Có Không Chưa biết

d. Đào tạo, cấp chứng chỉ

cho người dạy nghề

của doanh nghiệp

Có Không Chưa biết

e. Khác, đề nghị nêu cụ

thể

_________________________

Page 87:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

83

40. Xin quý vị hãy đánh giá mức độ quan trọng của các hình thức hợp tác dưới đây giữa

cơ sở GDNN và doanh nghiệp theo thang đánh giá từ 1-10 (thấp nhất là 1 và cao

nhất là 10)?

a. Hợp tác xây dựng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề và Chuẩn đầu ra?

Thấp Cao

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

b. Hợp tác tổ chức đào tạo và liên kết đào tạo?

Thấp Cao

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

c. Hợp tác tổ chức thi kiểm tra đánh giá và cấp chứng chỉ?

Thấp Cao

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

d. Các hình thức khác (đề nghị nêu rõ):

41. a. Quý vị có biết về kinh nghiệm của các trường LILAMA 2, Cao đẳng Kỹ nghệ II, Cao

đẳng Cơ giới và Thủy lợi về hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp trong việc xây

dựng tiêu chuẩn nghề và chương trình đào tạo không?

Có Không

b. Nếu có, theo quý vị có thể nhân rộng cách tiếp cận này trên phạm vi cả nước và áp

dụng cho các cơ sở GDNN khác không?

Có Không Chưa biết

Nếu không, xin hãy giải thích lý do:

Page 88:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

84

42. Xin quý vị hãy đánh giá mức độ quan trọng của hình thức hợp tác qua các đại diên

bên liên quan sau đây theo thang đánh giá từ 1-10 (thấp nhất là 1 và cao nhất là

10)?

a. Hội đồng cố vấn nghề ở cấp cơ sở GDNN

Thấp Cao

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

b. Hội đồng kỹ năng ngành ở cấp ngành

Thấp Cao

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xin hãy giải thích cụ thể:

Page 89:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

85

VII. Tăng cường tính hấp dẫn của GDNN thông qua truyền thông nâng cao nhận thức và hợp tác quốc tế trong GDNN

VII.1. Tăng cường tính hấp dẫn của GDNN108 thông qua truyền thông nâng cao nhận

thức

43. Theo quý vị, cần đẩy mạnh sử dụng các công cụ nào dưới đây nhằm nâng cao nhận

thức về giáo dục nghề nghiệp của giới trẻ, các bậc cha mẹ và cộng đồng? (Hãy chọn 4

loại công cụ phù hợp nhất).

Tổ chức các cuộc thi kỹ năng nghề toàn quốc và quốc tế

Tổ chức các chương trình truyền thông và cấp phiếu ưu đãi (ví dụ: học bổng)

cho học sinh nữ tham gia học các nghề kỹ thuật

Biển quảng cáo

Biển quảng cáo di động

Câu chuyện thành công

Tài liệu in ấn (Tài liệu quảng cáo năng lực – Porforlio, tờ rơi, tờ gấp)

Ngày hội Nghề nghiệp

Ngày hội nữ sinh

Triển lãm ảnh

Website chính thức

Facebook

108 Tính hấp dẫn của hệ thống GDNN thể hiện ở năng lực của hệ thống trong việc: thu hút nhiều người lựa chọn tham gia học nghề; đào tạo các trình độ với chất lượng cao, mở rộng triển vọng nghề nghiệp cho người học, thuyết phục người sử dụng lao động tuyển dụng người có bằng cấp, chứng chỉ GDNN. (CEDEFOP 2014, Thuật ngữ chính sách giáo dục và đào tạo Châu Âu)

Ở nhiều nước, học nghề chỉ đứng thứ nhì, thứ ba trong danh sách lựa chọn nghề nghiệp

của giới trẻ vì các bậc cha mẹ thường cố gắng hết sức mình để con cái được vào học đại

học. Tuy nhiên, nền kinh tế rất cần những người thợ lành nghề. Vì thế, cần đưa GDNN ra

khỏi cái bóng mờ nhạt vốn có, làm cho nó trở nên hấp dẫn, giúp giới trẻ hiểu biết hơn về

học nghề.

(Chương trình “Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam” 2013, https://www.tvet-

vietnam.org/en/topic/28.awareness-raising.html)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Page 90:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

86

Các hội thi tổ chức đại chúng

Lớp học truyền hình trực tiếp và các hình thức phát thanh

Video

44. Xin quý vị hãy đánh giá mức độ quan trọng của truyền thông thúc đẩy phụ nữ tham

gia học các nghề mang tính kỹ thuật (ví dụ: tổ chức Ngày hội Nữ sinh, hoạt động

truyền thông phát học bổng) theo thang đánh giá từ 1-10 (thấp nhất là 1 và cao nhất

là 10)?

Thấp Cao

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

VII.2. Tăng cường tính hấp dẫn của GDNN thông qua hợp tác và trao đổi kinh

nghiệm quốc tế

45. Quý vị có biết (những) chương trình/ dự án hợp tác quốc tế nào đã đóng góp tích cực

cho việc đổi mới GDNN ở Việt Nam không?

Nếu có, xin hãy nêu cụ thể về những đóng góp của (các) chương trình/ dự án đó.

46. Hoạt động hợp tác quốc tế đã đóng góp cho việc hoàn thiện những lĩnh vực nào của

GDNN ở Việt Nam?

Nghiên cứu, giám sát, đánh giá

Đào tạo giáo viên và người dạy nghề

Xây dựng tiêu chuẩn

Hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp

Nâng cấp cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề

Khác, đề nghị nêu rõ: _________________________________

Hợp tác quốc tế góp phần nâng cao tính hấp dẫn của GDNN thông qua việc trao đổi kinh

nghiệm, cách thực hành tốt trong công tác quản lý và quy trình thực hiện đã đạt được

những kết quả xuất sắc, có thể đúc kết thành bài học điển hình cho các nước.

(UNEVOC/NCVER 2009)

1

2

3

4

5

6

12

13

14

Page 91:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

87

VIII. Xây dựng Chiến lược Phát triển GDNN 2021-2030

47. Theo quý vị, GDNN của Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thời cơ, thách thức lớn

nào trong vòng 10 năm tới?

48. Theo quý vị, chiến lược GDNN giai đoạn mới cần đưa ra những mục tiêu đột phá

trọng yếu nào?

49. Theo quý vị, trong tương lai, Chương trình hợp tác Việt-Đức “Đổi mới đào tạo nghề

Việt Nam” nên tập trung vào lĩnh vực nào?

50. Quý vị còn ý kiến đóng góp hoặc câu hỏi nào không?

Page 92:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

88

Phụ lục 4: Biểu đồ (Nguồn: BIBB)

Page 93:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

89

Hình 1: Đánh giá về cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan trong việc xây dựng và thực hiện chính

sách, chiến lược về GDNN

Hình 2: Những đóng góp của Chương trình Hợp tác Việt-Đức “Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam trong

hoạt động xây dựng chính sách về GDNN

0 02

79

6

21

6

1 1

0

5

10

15

20

25

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 1

47

37 3634

3230 30

28

6

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

1 Liên kết đào

tạo (giữa cơ sở GDNN và DN)

3 Đào tạo

người dạy nghề tại doanh nghiệp

7 Lồng ghép nội

dung chương

trình “Xanh

hóa” đào tạo nghề

5 Tiêu chí

trường cao đẳng

chất lượng cao

2 Sự tham gia của đại diện các bên

liên quan (hội đồng kỹ năng nghề)

6 Mô hình Trung tâm

xuất sắc (COE)

4 Tiêu chí bảo

đảm chất lượng cơ

sở GDNN

8 Giám sát và báo cáo trong lĩnh vực GDNN

9. Lĩnh vực khác

Câu 3

Page 94:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

90

Hình 3: Tầm quan trọng của các thông tin, số liệu chính xác về GDNN đối với việc ra quyết định

Hình 4: Các nguồn thông tin, số liệu về GDNN được sử dụng

Hình 5: Các lĩnh vực cần có sự đóng góp tài chính của doanh nghiệp

0 0 0

32

4 4

1211

13

0

2

4

6

8

10

12

14

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 6

39

35

31

22

19 19

26

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

2 Các báo cáo, văn bản của Tổng cục GDNN

1 Báo cáo, văn bản chỉ đạo của Bộ LĐ-TBXH

5 Số liệu của Tổng cục Thống kê

3 Báo cáo của Sở LĐTBXH/Ủy ban nhân

dân

6 TVET-Vietnam.org (website của Chương trình “Đổi mới Đào tạo

nghề Việt Nam”)

4 Báo cáo GDNN hàng năm của Viện Khoa học

GDNN

7. Nguồn khác

Câu 7

21%

27%23%

24%

5% Câu 11 a1 Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề và chương trình đào tạo

2 Thực hiện đào tạo tại doanh nghiệp

3 Đào tạo người dạy nghề của DN, lương cho người dạy nghề

4 Trả lương và phụ cấp (ví dụ: đi lại) cho học viên

5 Khác

Page 95:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

91

Hình 6: Những bên cần đóng góp nhiều hơn cho GDNN trong tương lai

Hình 7: Cơ hội tham gia GDNN của nhóm yếu thế ở Việt Nam

Hình 8: Ích lợi của các chính sách GDNN đối với các nhóm yếu thế

33%

38%

12%

15%

2%Câu 12

1 Nhà nước

2 Khu vực doanh nghiệp

3 Cơ sở GDNN

4 Học viên

5 Khác

01

56

9

5

78

7

00

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 13

0 0

2

4

10

54

13

5

1

0

2

4

6

8

10

12

14

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 14

Page 96:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

92

Hình 9: Đánh giá kỹ năng thực hành nghề của nhà giáo GDNN

Hình 10: Đánh giá v/v có thể lồng ghép mô-đun Công nghiệp 4.0 (đang dạy thí điểm tại trường

LILAMA 2 và 9 trường khác) vào chương trình giảng dạy tại các trường cao đẳng khác không

Hình 11: Đánh giá về việc có nên lồng ghép mô-đun Bảo vệ môi trường và sử dụng hiệu quả năng

lượng, tài nguyên vào các chương trình đào tạo nghề không

0

10

26

11

2

0

5

10

15

20

25

30

1 2 3 4 5

Câu 17

41%

2%9%

48%

Câu 19

Không

Chưa biết

Không biết mô-đun này

61%

0%4%

35%

Câu 20

Không

Chưa biết

Không biết mô-đun này

Page 97:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

93

Hình 12: Có nên xây dựng một chương trình chuẩn cho đào tạo người dạy nghể của doanh nghiệp

không?

Hình 13: Đánh giá tính hướng cầu và đáp ứng thị trường lao động của các chương trình đào tạo đang

sử dụng hiện nay tại các trường dự kiến lựa chọn đầu tư thành trường cao đẳng chất lượng cao

Hình 14: Đánh giá các trường cao đẳng chất lượng cao trong vai trò là các trường trọng điểm làm

hạt nhân về chất lượng GDNN, phổ biến kinh nghiệm, bài học cho các cơ sở GDNN khác

84%

12% 4%

Câu 22

Không

Chưa biết

0 0 02

4 4

11 10

1 00

5

10

15

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 25

0

1 1

2

6

4

8

7

1

4

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 26

Page 98:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

94

Hình 15a: Đánh giá mức độ quan trọng của quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự đối với cơ

sở GDNN

Hình 15b: Đánh giá mức độ quan trọng của quyền tự chủ về tổ chức đào tạo, quy mô đào tạo và

liên kết đào tạo đối với cơ sở GDNN

Hình 15c: Đánh giá mức độ quan trọng của quyền tự chủ về về tài chính đối với cơ sở GDNN

01 1

0

2

4 4

1213

16

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 28 a.

0 0 0 02

5 5

1310

18

0

5

10

15

20

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 28 b.

13 3

1

65

3

11

6

12

0

2

4

6

8

10

12

14

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 28 c.

Page 99:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

95

Hình 16a: Hiệu quả áp dụng tự kiểm định cơ sở GDNN trong giai đoạn 2011-2020

Hình 16b: Hiệu quả áp dụng kiểm định chất lượng độc lập trong giai đoạn 2011-2020

Hình 17: Theo người được phỏng vấn, cơ quan nào nên chịu trách nhiệm về bảo đảm chất lượng

GDNN

0 01 1

1011

7

4

1 1

0

2

4

6

8

10

12

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 29 a.

0 0 0

2

4

7

9

3

9

1

0

2

4

6

8

10

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 29 b.

19%

7%

31%

15%

28%

Câu 301 Cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương

2 Cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh/thành

3 Bản thân cơ sở GDNN

4 Khối doanh nghiệp (bao gồm cả các hội nghề nghiệp, phòng công nghiệp)

5 Cơ quan độc lập

Page 100:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

96

Hình 18: Người được phỏng vấn có biết về các công cụ quản lý chất lượng GDNN sau đây do Chương

trình TVET xây dựng không

b. Khảo sát doanh nghiệp (khảo sát nhà tuyển dụng) b. Nghiên cứu lần vết học viên

Hình 19: Đánh giá các văn bản của hệ thống Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (KNNQG) và hệ thống

Chuẩn đầu ra đã đủ hài hòa với nhau chưa

Hình 20: Tác động của các văn bản pháp luật109 đối với việc doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề

109 ví dụ: Luật GDNN, Nghị định 48/2015, Điều 59-62 Bộ luật Lao động, Nghị định 15/2019

64%

36%

Câu 31 a

Không 61%

39%

Câu 31 b

Không

28%

15%57%

Câu 33

Không

Chưa biết

0

3

9

7

5

3

6 6

0

3

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 35

Page 101:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

97

Hình 21: Những giải pháp, chính sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động GDNN

Hình 22a: Biết về các mô hình đào tạo nghề phối hợp với doanh nghiệp được thử nghiệm trong đào

tạo nghề kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải tại Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II và các nghề kỹ thuật

công nghiệp tại Trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA 2

Hình 22b: Đánh giá mô hình đào tạo nghề phối hợp với doanh nghiệp có thể phổ biến trên cả nước

và áp dụng với các nghề khác không

29%

20%23%

23%

5%

Câu 36 1 Khuyến khích về tài chính (ví dụ: miễn trừ thuế)

2 Cơ chế cùng tham gia và quyết định (chỉ đạo, xây dựng chương trình, kiểm tra, đánh giá)3 Nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

4 Các chính sách bắt buộc doanh nghiệp tham gia đào tạo

5 Khác

75%

25%

Câu 38 a

Không

66%8%

26%

Câu 38 b

Không

Chưa biết/ Khác

Page 102:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

98

Hình 23: Đánh giá doanh nghiệp cần tham gia (những) hoạt động nào dưới đây

Hình 24: Đánh giá mức độ quan trọng của các hình thức hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp

Hình 25a: Người được phỏng vấn biết về kinh nghiệm hợp tác của LILAMA 2, Cao đẳng Kỹ nghệ II,

Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi

53 52 48 41

0 11

2

0 1 6 10

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

a. Tổ chức đào tạo b. Xây dựng tiêu chuẩn & chương

trình đào tạo

c. Thi, kiểm tra đánh giá

d. Đào tạo, cấp chứng chỉ cho

người dạy nghề của doanh

nghiệp

Câu 39

Chưa biết/ Khác

Không

20 1

8

12

9

20

0 0 0 1 2 3

6

11

8

21

1

57 8

6 6

17

0

5

10

15

20

25

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 40 a. Hợp tác xây dựng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề và Chuẩn đầu ra

b. Hợp tác tổ chức đào tạo và liên kết đào tạo

c. Hợp tác tổ chức thi kiểm tra đánh giá và cấp chứng chỉ

70%

30%

Câu 41 a

Không

Page 103:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

99

Hình 25b: Đánh giá của người được phỏng vấn v/v có thể nhân rộng kinh nghiệm hợp tác trong

việc xây dựng tiêu chuẩn nghề và chương trình đào tạo và áp dụng cho các cơ sở GDNN khác

không

Hình 26: Đánh giá mức độ quan trọng của hình thức hợp tác qua đại diên các bên liên quan

Hình 27: Các công cụ cần đẩy mạnh sử dụng nhằm nâng cao nhận thức về GDNN cho giới trẻ, các bậc

cha mẹ và cộng đồng

72%0%

28%

Câu 41 b

Không

Chưa biết/ Khác

0 01

01

2

14 14

8 8

0 0 0 0

2 2

9

11

7

13

0

2

4

6

8

10

12

14

16

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 42

a. Hội đồng cố vấn nghề ở cấp cơ sở GDNN

b. Hội đồng kỹ năng ngành ở cấp ngành

3937

3028

2725

15131313

75

43

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

7 Ngày hội Nghề nghiệp, hướng nghiệp

5 Câu chuyện thành công

10 Website chính thức

2 Tổ chức các chương trình truyền thông và cấp …

11 Facebook

1 Tổ chức các cuộc thi kỹ năng nghề toàn quốc và quốc tế

14 Video

13 Lớp học truyền hình trực tiếp và các hình thức phát …

12 Các hội thi tổ chức đại chúng

6 Tài liệu in ấn (Tài liệu quảng cáo năng lực –…

9 Triển lãm ảnh

8 Ngày hội nữ sinh

3 Biển quảng cáo

4 Biển quảng cáo di động

Câu 43

Page 104:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

100

Hình 28: Đánh giá mức độ quan trọng của truyền thông thúc đẩy phụ nữ tham gia học các nghề mang

tính kỹ thuật (ví dụ: tổ chức Ngày hội Nữ sinh, hoạt động truyền thông phát học bổng)

Hình 29: Hoạt động hợp tác quốc tế đã đóng góp cho việc hoàn thiện những lĩnh vực nào của GDNN

ở Việt Nam

1 10

5

9

2

12 12

56

0

2

4

6

8

10

12

14

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 44

16%

21%

18%

21%

20%

4% Câu 461 Nghiên cứu, giám sát, đánh giá

2 Đào tạo giáo viên và người dạy nghề

3 Xây dựng tiêu chuẩn

4 Hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp

5 Nâng cấp cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề

6 Khác

Page 105:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

101

Phụ lục 5: Trích dẫn một số câu trả lời phỏng

vấn

Page 106:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

102

I. Quản lý giáo dục nghề nghiệp

I.1. Khung pháp lý về GDNN và quản lý hệ thống GDNN

‘Hiện tại chưa có một cơ chế phối hợp rõ ràng. Tuy có quy định về góp ý xây dựng văn bản pháp luật

nhưng việc thực hiện đôi khi còn mang tính hình thức. Cần có quy định cụ thể hơn, ví dụ:

• Cấp cơ sở cần lấy ý kiến đóng góp của những ai

• Quy trình lấy ý kiến cần quy định đủ thời gian để nghiên cứu văn bản, thu thập thông tin,

dữ liệu làm căn cứ đóng góp ý kiến.’

(Sở LĐ-TBXH)

‚Các cơ quan quản lý nhà nước có mối liên hệ khá chặt chẽ với các cơ sở GDNN trong khi quan hệ với

khối doanh nghiệp khá lỏng lẻ, từ đó dẫn đến (i) chính sách đưa ra không phù hợp với thực tế, không

có tính thời sự (ii) đào tạo kỹ năng không phù hợp và cập nhật với thực tế sản xuất do đó không đáp

ứng yêu cầu thị trường.’

(Đối tác phát triển)

I.2. Hợp tác với khối doanh nghiệp trong quản lý hệ thống GDNN

‘Nhà nước ban hành các quy định pháp luật về hợp tác. Doanh nghiệp thông báo về nhu cầu sử dụng

lao động, số lượng lao động cần tuyển dụng theo ngành nghề. Các hội nghề nghiệp đóng vai trò kết

nối, tập hợp nhu cầu về lao động có kỹ năng của các doanh nghiệp hội viên và thành lập một cơ sở dữ

liệu. Các doanh nghiệp sẵn sàng thông báo cho hội về nhu cầu của họ. Các cơ sở GDNN xây dựng

chương trình, kế hoạch đào tạo dựa trên nhu cầu kỹ năng của doanh nghiệp.’

(Doanh nghiệp)

‘Công ty chúng tôi đã hợp tác với Trường LILAMA-2 từ năm 2016. Đây là cách tiếp cận tốt. Hợp tác

có lợi cho doanh nghiệp, cho nhà trường và cho học sinh. Nếu doanh nghiệp không hợp tác với

trường, trường sẽ đào tạo học sinh ra trường không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.’

(Doanh nghiệp FDI)

I.3. Giám sát và báo cáo trong lĩnh vực GDNN

‚Năm nay trường tôi mới nhận được báo GDNN. Tôi thấy các thông tin, số liệu trong báo cáo thú vị và

có ích.’

(Cơ sở GDNN)

‘Thu thập thông tin phải có mục đích.’

(Cơ sở GDNN)

‘Các dự báo hiện nay về nhu cầu nguồn nhân lực còn quá chung chung, không sử dụng được để

tuyển sinh theo nhu cầu thị trường.’

(Cơ sở GDNN)

Page 107:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

103

I.4. Tài chính cho GDNN

‚Hệ thống GDNN với các cơ sở GDNN nhà nước chiếm đại đa số, phụ thuộc vào chi ngân sách nhà

nước, đã nhiều năm hoạt động trong hoàn cảnh thiếu kinh phí; sẽ ra sao nếu yêu cầu họ tự chủ về tài

chính trong khi họ chưa có khả năng tự chủ về cơ sở vất chất-kỹ thuật, nhân sự, kinh phí v.v. và không

có chính sách phù hợp tạo điều kiện cho họ có khả năng hoạt động tự chủ một cách bền vững.‘

(Đối tác phát triển)

I.5. Hệ thống GDNN hòa nhập cho tất cả mọi người

‘Chương trình đào tạo phải phù hợp với nhu cầu của vùng kinh tế-xã hội; Cần huy động doanh

nghiệp, các trang trại hoạt động có kết quả vào việc đánh giá nhu cầu đào tạo, tổ chức và thực hiện

đào tạo.’

(Cơ sở GDNN)

‘Chỉ tổ chức đào tạo khi chắc chắn có việc làm hoặc cơ hội việc làm cho người học.’

(Bộ chủ quản)

‘Song song với việc miễn học phí đối với học nghề trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng cho nhóm

yếu thế, cần có các biện pháp thiết thực về giải quyết việc làm, giúp họ tìm được việc làm sau khi học

xong.’

(Sở LĐ-TBXH)

II. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý GDNN và người dạy nghề tại doanh

nghiệp

‘Cách duy nhất để nâng cao kỹ năng nghề là thực hành và thực hành. Vì thế, cần tạo điều kiện cho

nhà giáo GDNN thực hành kỹ năng và phát triển bản thân.’

(Đối tác phát triển)

‘Sở LĐ-TBXH cần tổ chức các khóa tập huấn và quy định bắt buộc tham gia. Cần đặt ra chỉ tiêu tỷ lệ

nhà giáo GDNN biết sử dụng các phương tiện dạy học trực tuyến đến năm 2030.’

(Cơ sở GDNN)

‘Nhà giáo GDNN cần tích cực học tập, nâng cao năng lực và trau dồi kiến thức, kỹ năng. Các cơ sở

GDNN cần tạo điều kiện cho giáo viên học tập và nâng cao kiến thức, kỹ năng đặc biệt là tại các

doanh nghiệp giúp họ có nhiều kinh nghiệm và tiến bộ trong giảng dạy.’

(Hội nghề nghiệp)

‘Cán bộ GDNN cần được phổ biến các chính sách, quy định về GDNN; Họ cần học cách chủ động ứng

phó với thị trường lao động.’

(Doanh nghiệp)

‘Cần tiếp tục phát triển cách tiếp cận này để trao đổi nguồn giáo viên giữa doanh nghiệp và cơ sở

GDNN. Cần học tập kinh nghiệm của hệ thống y tế. Các bác sĩ nổi tiếng ở bệnh viện thường vẫn được

mời đến giảng dạy ở trường đại học y: có thể mời những người thợ lành nghề ở doanh nghiệp đến

Page 108:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

104

dạy ở các cơ sở GDNN. Việc dạy ở trường sẽ tăng thêm uy tín cho họ. Ngoài ra, khi dạy học cũng sẽ

giúp họ nâng cao kiến thức về lý thuyết.’

(Hội nghề nghiệp)

‘Hiện nay giáo viên của trường giúp doanh nghiệp tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp hoặc hướng dẫn

thực hành. Doanh nghiệp chưa thực hiện đào tạo, họ chỉ hướng dẫn học sinh thực hành và làm quen

với thực tế công việc (vì người của doanh nghiệp chưa đáp ứng tiêu chuẩn quy định đối với giáo

viên).’

(Cơ sở GDNN)

III. Xây dựng mạng lưới cơ sở GDNN hiệu quả

‘Tiêu chí cho hệ thống mới có thể là chuyên môn hóa ngành nghề dạy tại các cơ sở GDNN tùy theo

thế mạnh. Cần tránh tình trạng nhiều cơ sở GDNN ở cùng một địa phương cùng dạy một nghề.’

(Cơ sở GDNN)

‘Mạng lưới cơ sở GDNN mới không nên xây dựng trên nền tảng hệ thống hiện nay, vốn không hoạt

động theo nhu cầu của thị trường. Cần phân tích quan hệ cung cầu lao động để tìm ra sự mất cân đối

của lực lượng lao động. Phát triển mạng lưới cơ sở GDNN cần dựa vào kế hoạch phát triển ngành.’

(Hội nghề nghiệp)

‘Giảm số lượng cơ sở GDNN, không nên phân bố dàn trải. Phải lấy hiệu quả hoạt động của cơ sở

GDNN làm tiêu chí.’

(Bộ chủ quản)

III.2. Trường cao đẳng chất lượng cao

‘Chương trình đào tạo nghề cơ điện đã đáp ứng yêu cầu thị trường. Tuy nhiên, năng lực làm việc của

học sinh tốt nghiệp vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động.’

(Doanh nghiệp FDI)

‘[Các trường cao đẳng chất lượng cao mới chỉ đáp ứng yêu cầu về trình độ kỹ năng nhưng vẫn hạn

chế về ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm và tác phong công nghiệp.’

(Cơ sở GDNN)

‘Chất lượng đào tạo của các trường này thực sự cao hơn so với các trường khác. Sinh viên có cơ hội

thực hành với thiết bị hiện đại hơn.’

(Sở LĐ-TBXH)

Page 109:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

105

IV. Hệ thống bảo đảm chất lượng GDNN

[Về tự kiểm định:] ‘Trong số các tiêu chí đánh giá có nhiều tiêu chí định lượng chưa khách quan.

Thực tế, cơ sở GDNN thường chuẩn bị trước, báo cáo tốt về hoạt động của mình để cho thấy họ đạt

các tiêu chí theo yêu cầu.’

(Cơ sở GDNN)

‘Tự kiểm định có thể bị đánh giá chủ quan vì cơ sở GDNN thường có xu hướng thể hiện là họ hoạt

động tốt.’

(Doanh nghiệp)

‘Hiện tại, kiểm định độc lập mới chỉ đánh giá về điều kiện tổ chức đào tạo; chưa đánh giá chất lượng

đào tạo và chất lượng học sinh học nghề.’

(Sở LĐ-TBXH)

‘Nhìn chung, các công cụ này chưa hiệu quả lắm. Vai trò của kiểm định trong hệ thống bảo đảm chất

lượng chưa rõ ràng. Mục đích của kiểm định chưa được xác định rõ. Cần gắn mục đích kiểm định với

việc đánh giá kết quả hoạt động của cơ sở GDNN và quyết định sự tồn tại của cơ sở (có được duy trì

giấy phép hoạt động với kết quả kiểm định như vậy không). Do mục tiêu của kiểm định là công cụ bảo

đảm chất lượng chưa rõ ràng Nhà nước không thể áp dụng biện pháp xử phạt đối với những cơ sở

GDNN không thực hiện tự kiểm định hoặc không đáp ứng những tiêu chí kiểm định. Cần đổi mới hệ

thống bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn của các nước phát triển.’

(Bộ chủ quản)

V. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và Chuẩn đầu ra

‘Tiêu chuẩn KNNQG phải do doanh nghiệp xây dựng có tham khảo các nước và tích hợp với chuẩn

đầu ra.’

(Cơ sở GDNN)

‘Tiêu chuẩn KNNQG và chuẩn đầu ra cần được xây dựng trên cùng một cơ sở và thống nhất với khung

trình độ quốc gia. Cần đẩy mạnh liên thông giữa trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng.’

(Đối tác phát triển)

‘Tiêu chuẩn KNNQG với 5 bậc là cơ sở tốt để tham chiếu với Khung trình độ quốc gia.’

(Doanh nghiệp)

VI. Hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp

‘Tôi có nghe doanh nghiệp được phép tổ chức đào tạo nếu có đủ điều kiện theo yêu cầu và ưu đãi

thuế nhưng doanh nghiệp chúng tôi vẫn chưa được hưởng chính sách này. Phần lớn các chính sách từ

trên xuống và mang tính hình thức, thực tế chưa thực hiện.’

(Doanh nghiệp FDI)

‘Luật GDNN quy định quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp. Nhưng khi thực hiện lại liên quan đến

bộ tài chính và các bộ chủ quản khác.’

Page 110:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

106

(Cơ sở GDNN)

‘Các quy định trong luật chưa được thực thi trên thực tế; Doanh nghiệp chưa hiểu hết quyền và lợi ích

của họ trong việc sử dụng lao động đã qua đào tạo; Ưu đãi về thuế chưa được thực hiện. Mặc dù Nhà

nước có hoạt động tuyên truyền nhằm thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp trong hoạt động đào

tạo nhưng hiệu quả còn hạn chế.’

(Bộ chủ quản)

‘Mối quan tâm lớn của doanh nghiệp là họ đầu tư cho đào tạo nhưng học sinh tốt nghiệp không đến

làm việc ở doanh nghiệp. Cần có một cơ chế phù hợp.’

(Cơ sở GDNN)

‘Nhà nước cần ban hành các chính sách tài chính cụ thể (bao gồm chính sách thuế) nhằm khuyến

khích doanh nghiệp tham gia đào tạo kết hợp với những biện pháp bắt buộc đối với những doanh

nghiệp không tham gia đào tạo (ít nhất là đào tạo cho người lao động tại doanh nghiệp mình). Xây

dựng các chính sách ưu đãi đối với những cơ sở GDNN có hợp tác với doanh nghiệp. Phát triển chiến

lược truyền thông tuyên truyền các chính sách ưu đãi hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp.’

(Doanh nghiệp FDI)

VII. Tăng cường tính hấp dẫn của GDNN thông qua truyền thông nâng cao

nhận thức và hợp tác quốc tế

‘Một trong những hạn chế của nhiều dự án quốc tế là chưa phát triển đầy đủ tài liệu về các bài học

rút ra từ các dự án thí điểm để đối tác Việt Nam có thể nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng và nhân rộng

trong hệ thống GDNN trên cả nước.’

(Bộ chủ quản)

VIII. Xây dựng Chiến lược Phát triển GDNN 2021-2030

‘Cơ hội: Với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, cơ hội GDNN Việt Nam tiếp cận với công

nghệ mới và các nghề mới trên thế giới sẽ nhiều hơn.’

(Doanh nghiệp)

‘Thiếu hụt trầm trọng về kỹ năng và mất cân đối giữa cung cầu lao động. Nhiều kỹ năng doanh

nghiệp cần nhưng cơ sở GDNN không dạy. Đào tạo còn thiếu nhiều nghề (ví dụ: Không dạy các kỹ

năng hỗ trợ cho các ngành logistics). Cần xác định các ngành nghề cần đào tạo.’

(Hội nghề nghiệp)

‘Học sinh trung học chưa được hướng nghiệp và tư vấn nghề một cách đầy đủ và chưa hiểu mình có

những năng khiếu gì.’

(Doanh nghiệp)

‘Nhu cầu đào tạo rất lớn đòi hỏi các cơ sở GDNN phải phát triển tương xứng; cơ sở nào không đáp

ứng được yêu cầu sẽ buộc phải loại khỏi cuộc chơi.’

(Cơ sở GDNN)

Page 111:  · Đánh giá thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Khuyến nghị cho việc xây dựng Chiến lược Giáo dục nghề nghiệp

107

‘Cơ hội: GDNN trở thành vấn đề quan tâm của Đảng và Nhà nước.’

(Sở LĐ-TBXH)

‘Các cơ quan quản lý nhà nước cần hợp tác với các bộ chủ quản trong quá trình xây dựng chiến lược

GDNN nhằm đảm bảo chiến lược GDNN kết nối với các chiến lược phát triển ngành.’

(Hội nghề nghiệp)

‘Chiến lược giai đoạn mới cần đặt trọng tâm vào việc tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp

trong hoạt động GDNN; nhấn mạnh sự cần thiết phải ban hành các chính sách ưu đãi và các biện

pháp khuyến khích doanh nghiệp.’

(Doanh nghiệp)

[Mục tiêu đột phá:] ‘Chuẩn bị nguồn nhân lực để vượt qua những thử thách của Cách mạng Công

nghiệp 4.0: Lấy đào tạo gắn với việc làm là phương thức đào tạo chủ đạo, điều chỉnh và ban hành các

tiêu chuẩn GDNN theo tiêu chuẩn quốc tế, cải tiến công tác dự báo nhu cầu kỹ năng.’

(Đối tác phát triển)

‘Xây dựng hệ thống các Chỉ tiêu đánh giá hoạt động chính (KPI) giúp đánh giá hoạt động của cơ sở

GDNN như một doanh nghiệp.’

(Doanh nghiệp)

‘Đẩy mạnh đào tạo theo yêu cầu (trên cơ sở đơn đặt hàng của doanh nghiệp) thay cho đào tạo theo

hướng cung.’

(Cơ sở GDNN)