ĐẢng bỘ huyỆn thanh trÌ (thÀnh phỐ hÀ nỘi) lÃnh ĐẠo...

25
0 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------------ ĐỖ THỊ THU HƯỜNG ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ (THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2016

Upload: others

Post on 17-Sep-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ (THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16969/1/02050004581.pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

0

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------------------------------------------

ĐỖ THỊ THU HƯỜNG

ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ (THÀNH PHỐ HÀ NỘI)

LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2016

Page 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ (THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16969/1/02050004581.pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------

ĐỖ THỊ THU HƯỜNG

ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ (THÀNH PHỐ HÀ NỘI)

LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Mã số: 60 22 03 15

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Hồng

HÀ NỘI - 2016

Page 3: ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ (THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16969/1/02050004581.pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

2

MỤC LỤC

MỤC LỤC ........................................................................................................ 1

DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ 3

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4

1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 4

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 6

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 9

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 10

5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................ 10

6. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 11

7. Bố cục luận văn ........................................................................................... 11

Chương 1: ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ LÃNH ĐẠO KINH TẾ

NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 ................................................ 12

1.1. Các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Thanh

Trì và chủ trương của Đảng bộ ................................................................. 12

1.1.1. Các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế nông nghiệp của

huyện Thanh Trì .................................................................................... 11

1.1.2. Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ

huyện Thanh Trì ........................................................................... 25

1.2. Quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện

Thanh Trì ......................................................................................................... 35

1.2.1. Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản

xuất hàng hóa ........................................................................................ 35

1.2.2. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào nông nghiệp ........... 42

1.2.3. Chú trọng các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp ................ 43

1.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp ......................... 44

Tiểu kết chương 1 ................................................................................. 46

Page 4: ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ (THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16969/1/02050004581.pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

3

Chương 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 .... 47

2.1. Yêu cầu mới và chủ trương của Đảng bộ huyện Thanh Trì .................... 47

2.1.1. Yêu cầu mới: ............................................................................... 47

2.1.2. Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện

Thanh Trì .............................................................................................. 49

2.2. Quá trình chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ

huyện Thanh Trì .............................................................................................. 56

2.2.1. Chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo

hướng sản xuất hàng hóa ...................................................................... 56

2.2.2. Chú trọng phát triển mô hình kinh tế trang trại ......................... 61

2.2.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp ............................ 67

Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 70

Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU ........................ 71

3.1. Nhận xét ................................................................................................... 71

3.1.1. Ưu điểm: ....................................................................................... 71

3.1.2. Hạn chế ........................................................................................ 77

3.2. Kinh nghiệm chủ yếu ............................................................................... 82

Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 90

KẾT LUẬN .................................................................................................... 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94

PHỤ LỤC ..................................................................................................... 107

Page 5: ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ (THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16969/1/02050004581.pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

4

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội của nhiều quốc gia. Đối với Việt Nam, việc đầu tư phát triển kinh tế

nông nghiệp, nông thôn càng có vị trí quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối

với sự phát triển kinh tế đất nước.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của kinh tế nông nghiệp, Đảng và Nhà

nước ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm đổi mới chính sách phát triển

nông nghiệp. Ngay khi cách mạng mới giành được thắng lợi, ngày 07/12/1945

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trên báo “Tấc đất” số đầu tiên là: “Loài người

ai cũng “dĩ thực vi tiên” (nghĩa là trước cần phải ăn), nước ta thì “dĩ nông vi

bản” (nghĩa là nghề nông làm gốc). Dân muốn ăn no phải giồng giọt cho

nhiều. Nước muốn giầu mạnh thì phải phát triển nông nghiệp. Do đó, Đảng

và Nhà nước ta xác định việc phát triển kinh tế nông nghiệp “là một trong

những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu” và phải tiếp tục đổi mới đường lối phát

triển nông nghiệp theo hướng phát triển nhanh và bền vững, đáp ứng xu thế

hội nhập kinh tế quốc tế. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng đã đề ra nhiều chủ

trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là Nghị quyết

Trung ương bảy, khóa X (7 - 2008), đánh dấu mốc sự phát triển tư duy của

Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Trải qua quá trình hoàn thiện và đổi mới từng bước, nền nông nghiệp Việt

Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần đưa nước ta ra khỏi khủng

hoảng kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tạo tiền đề và cơ sở bước

đầu cho công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Là một huyện nằm ở trung tâm phía Nam thủ đô Hà Nội, huyện Thanh

Trì có đặc thù nổi bật là có tốc độ đô thị hoá nhanh. Năm 1995, huyện Thanh

Trì gồm có 25 xã và 01 thị trấn, kinh tế địa phương chủ yếu dựa vào sản xuất

Page 6: ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ (THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16969/1/02050004581.pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

5

nông nghiệp. Từ tháng 01/2004, đáp ứng yêu cầu quản lý hành chính trong

điều kiện tốc độ đô thị hóa nhanh trên địa bàn Hà Nội, Thanh Trì chuyển 9 xã

cùng 5 phường của quận Hai Bà Trưng để thành lập quận Hoàng Mai. Hiện

nay, Thanh Trì còn 15 xã và 01 thị trấn với diện tích đất tự nhiên 6.349,28 ha,

trong đó diện tích đất nông nghiệp là 3.349,8ha; dân số trên 23 vạn người, số

người sống ở nông thôn trên 200.000 người với 8.487 hộ nông nghiệp. Cơ cấu

kinh tế của huyện phát triển theo hướng Công nghiệp - Thương mại dịch vụ -

Nông nghiệp. Hiện nay, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn huyện diễn ra nhanh

chóng, các dự án lớn được triển khai trên toàn huyện đã tạo điều kiện thúc đẩy

chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ sang

công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp.

Công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Thanh

Trì mặc dù còn hạn chế nhưng đã góp phần đưa Thanh Trì từng bước khởi sắc

và phát triển. Thu nhập và đời sống của nông dân được cải thiện và ngày càng

nâng cao.

Việc tổng kết, đánh giá một cách khách quan khoa học vai trò của Đảng

bộ huyện Thanh Trì trong việc thực hiện đường lối phát triển nông nghiệp để

thấy được thực trạng nông nghiệp của huyện Thanh Trì trong những năm qua

và những cơ hội, thách thức đối với nông nghiệp địa phương trong tình hình

mới; trên cơ sở đó chỉ ra được thành tựu, hạn chế và những bài học kinh

nghiệm nhằm đẩy mạnh sự nghiệp phát triển nông nghiệp theo hướng CNH,

HĐH là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng.

Với tất cả những lí do trên, tác giả chọn đề tài: “Đảng bộ huyện Thanh

Trì (thành phố Hà Nội) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2006 đến

năm 2015” làm đề tài cho Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng

Cộng sản Việt Nam.

Page 7: ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ (THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16969/1/02050004581.pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

6

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nông nghiệp có vị trí quan trọng trong tiến trình cách mạng XHCN cũng

như trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Chính vì vậy, đường lối, chủ trương

của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp là một trong những vấn đề được

nhiều nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu, có

nhiều công trình nghiên cứu về KTNN ở các góc độ khác nhau như:

Thứ nhất, những công trình nghiên cứu chuyên về phát triển nông

nghiệp, nông thôn; nghiên cứu về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà

nước trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đáng chú ý là các công trình

khoa học của PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc (1995), “Nông nghiệp Việt Nam

1945 – 1995”, Nxb Thống kê, Hà Nội: đã nghiên cứu về điều kiện sản xuất,

quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất; kết quả và hiệu quả kinh tế của cả nước,

từng vùng, từng địa phương từ năm 1945 đến năm 1995 trong lĩnh vực nông

nghiệp. Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc còn nghiên cứu về nông

nghiệp, nông thôn qua công trình: “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ

đổi mới 1986-2002”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội (năm 2003). Tác giả

nghiên cứu về thực trạng nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới,

các vấn đề đặt ra và các giải pháp, đặc biệt tác giả đã thống kê được số liệu

nông nghiệp nông thôn Việt Nam hàng năm. Nguyễn Văn Bích (2007), “Nông

nghiệp, nông thôn sau hai mươi năm đổi mới: Quá khứ và hiện tại”, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội: đã phản ánh đầy đủ, toàn diện, thống kê số liệu

qua các thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế nông nghiệp nước ta dưới sự

lãnh đạo của Đảng qua công trình nghiên cứu. Bùi Huy Đáp (1996), “Nông

nghiệp Việt Nam từ cội nguồn đến đổi mới”, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà

Nội: nghiên cứu về quá trình phát triển của nông nghiệp Việt Nam qua các

giai đoạn lịch sử; nông nghiệp truyền thống và kinh nghiệm làm nông nghiệp;

sự đổi mới (công nghiệp hóa, hiện đại hóa) của nền nông nghiệp Việt Nam.

Page 8: ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ (THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16969/1/02050004581.pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

7

Nguyễn Kim Sơn (2008), “ Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam–

hôm nay và mai sau”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội: đã làm rõ thực trạng

về nông nghiệp, nông dân và nông thôn hiện nay, những thành tựu, những khó

khăn còn tồn tại. Từ đó, tác giả Nguyễn Kim Sơn đã đề xuất, kiến nghị nhằm

đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển.

Thứ hai, các bài báo, công trình khoa học công bố trên các tạp chí

khoa học như: Vũ Văn Phúc (1999), “Một số vấn đề về công nghiệp hóa, hiện

đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Cộ ng san , số 7 (4/1999). Nguyễn

Thanh Bạch (1999), “Chính sách và giải pháp cho nông dân nông nghiệp và

nông thôn hiện nay”, Tạp chí Kinh tế, số 248, tháng 1 – 1999. Nguyễn Thị

Hồng Phấn (2001), “Cơ cấu nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”,

Tạp chí Kinh tế, số 262, tháng 1 – 2001. Đặng Kim Oanh (2009), "Quan điểm

của Đảng về phát triển nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới", Tạp chí Lịch sử

Đảng, số 8/2009. Vũ Thị Thoa (2010), “Một số quan điểm của Đảng về công

nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số

11/2010. Nguyễn Văn Thông (2013), “Quan điểm của Đảng về công nghiệp

hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới”, Tạp chí Giáo

dục lý luận, số 199, tháng 7/2013.

Thứ ba, một số luận án, luận văn, đáng chú ý là của các tác giả: Lê

Quang Phi (2006),“Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp

hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ 1991 – 2002”, Luận án Tiến sĩ

Lịch sử, Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội. Nguyễn Tiến Dũng (2003),

“Hoàn thiện các chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại

thành Hà Nội theo hướng CNH – HĐH”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện

Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Lê Tiến Dũng (2015), “Đảng bộ thành phố

Hà Nội lãnh đạo phát triển kinh tế ngoại thành từ năm 1991 đến năm 2008”,

Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trường ĐHKHXH và NV, ĐHQG Hà Nội. Tống Thị

Page 9: ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ (THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16969/1/02050004581.pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

8

Nga (2014), “Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện

đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 1997 đến năm 2010”, Luận án Tiến sĩ

chuyên ngành Lịch sử Đảng, Trường ĐHKHXH và NV, ĐHQG Hà Nội.

Đặng Kim Oanh (2011), “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nông nghiệp (1996-2006)”, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHKHXH

và NV, ĐHQG Hà Nội. Lê Thị Thu Hương (2008), “Đường lối phát triển

nông nghiệp nông thôn của Đảng trong những năm 1986 – 2006”, Luận văn

thạc sỹ Lịch sử, Trường ĐHKHXH và NV, Hà Nội. Nguyễn Thị Tuyết

(2014), “Đảng bộ huyện Hoài Đức (tỉnh Hà Tây) lãnh đạo kinh tế nông

nghiệp từ năm 1996 đến 2008”, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Trường ĐHKHXH

và NV, ĐHQG Hà Nội. Nguyễn Thị Thoa (2014), “Đảng bộ huyện Mỹ Đức

(tỉnh Hà Tây) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến 2008”, Luận

văn Thạc sĩ Lịch sử, Trường ĐHKHXH và NV, ĐHQG Hà Nội. Nguyễn Văn

Lành (2015), “Đảng bộ huyện Quốc Oai (Hà Tây) lãnh đạo phát triển kinh tế

nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2008”, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Trường

ĐHKHXH và NV, ĐHQG Hà Nội. Nguyễn Văn Hoan (2015), “Đảng bộ

huyện Thường Tín (Hà Tây) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1996 đến năm

2008”, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Trường ĐHKHXH và NV, ĐHQG Hà Nội.

Phùng Xuân Huy (2015), “Đảng bộ huyện Mê Linh (thành phố Hà Nội) lãnh

đạo phát triển kinh tế từ năm 2008 đến năm 2013”, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử,

Trường ĐHKHXH và NV, ĐHQG Hà Nội.

Một số công trình đề cập đến kinh tế nông nghiệp huyện Thanh Trì như:

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Trì (2011), “Lịch sử Đảng bộ huyện

Thanh Trì (1930 – 2010)”, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật. Ban Chấp hành

Đảng bộ huyện Thanh Trì (2010), “Thanh Trì trên đường đổi mới”, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Trì (2011),

“Thanh Trì 50 năm xây dựng và phát triển (31/5/1961 - 31/5/2011)”.

Page 10: ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ (THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16969/1/02050004581.pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

9

Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến đường lối, chủ trương của

Đảng về nông nghiệp qua các thời kỳ lịch sử; trình bày và đánh giá chủ

trương, quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ thành

phố Hà Nội và Đảng bộ một số huyện ngoại thành Hà Nội trong thời kỳ đổi

mới. Từ nhiều khía cạnh khác nhau, các công trình đã trình bày và phân tích

sự phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng trong từng

thời kỳ lịch sử, chỉ ra những chủ trương và biện pháp của Đảng và Nhà nước

trong lãnh đạo công tác phát triển kinh tế nông nghiệp. Đây là những tài liệu

quan trọng để tác giả tham khảo, tiếp cận các sự kiện lịch sử, là cơ sở để phân

tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình lãnh đạo thực hiện

đường lối, chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng. Tuy nhiên,

cho đến nay chưa có một công trình nào đề cập một cách hệ thống, toàn diện,

trực tiếp về quá trình Đảng bộ huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội lãnh đạo

kinh tế nông nghiệp từ năm 2006 đến năm 2015 dưới góc độ lịch sử Đảng.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích:

- Làm rõ quá trình Đảng bộ huyện Thanh Trì lãnh đạo phát triển kinh tế

nông nghiệp từ năm 2006 đến năm 2015.

- Nêu được những thành tựu cũng như những hạn chế cần khắc phục và

rút ra một số bài học kinh nghiệm phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp của

huyện hiện nay.

Nhiệm vụ:

- Phân tích, làm rõ các yếu tố tác động đến kinh tế nông nghiệp của

huyện Thanh Trì.

- Trình bày theo hệ thống các chủ trương, biện pháp của Đảng bộ huyện

Thanh Trì trong lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2006 đến năm 2015.

Page 11: ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ (THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16969/1/02050004581.pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

10

- Phân tích những ưu điểm và hạn chế của Đảng bộ huyện Thanh Trì

trong lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2006 đến năm 2015; từ đó đúc rút

những kinh nghiệm có cơ sở khoa học và thực tiễn.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Chủ trương và các biện pháp trong quá trình chỉ

đạo thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Thanh Trì từ

năm 2006 đến năm 2015.

Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

- Thời gian: Từ năm 2006 đến năm 2015. Mốc thời gian nghiên cứu năm

2006 vì là năm đầu tiên thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thanh

Trì lần thứ XXI (nhiệm kỳ 2005 – 2010) và đây là Đại hội đầu tiên sau khi

Thanh Trì chia tách địa giới hành chính (chuyển 9 xã cùng 5 phường của quận

Hai Bà Trưng để thành lập quận Hoàng Mai).

- Nội dung: Trong phạm vi Luận văn, tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu

các vấn đề liên quan tới phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Thanh Trì từ

năm 2006 đến năm 2015 với trọng tâm nghiên cứu là: chủ trương và các biện

pháp của Đảng bộ huyện Thanh Trì chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu

kinh tế ngành nông nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp,

xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp, chú trọng áp dụng mô hình

kinh tế hiệu quả trong nông nghiệp.

5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

Nguồn tài liệu:

- Các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam

lần thứ IX, X; XI. Các Nghị quyết của hội nghị Trung ương và các Chỉ thị của

Ban Bí thư Trung ương Đảng liên quan đến kinh tế nông nghiệp.

Page 12: ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ (THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16969/1/02050004581.pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

11

- Các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch của Đảng bộ thành phố Hà Nội về

phát triển kinh tế nông nghiệp.

- Các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo tổng kết về tình hình kinh tế nông

nghiệp của Huyện uỷ, UBND và một số ban, ngành của huyện Thanh Trì.

- Một số sách và công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

Phương pháp nghiên cứu:

Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, ngoài việc sử dụng

các phương pháp chính của khoa học lịch sử như phương pháp lịch sử,

phương pháp logic, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như phân

tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê, so sánh để dựng lại chân thực quá trình

Đảng bộ huyện Thanh Trì lãnh đạo kinh tế nông nghiệp trong những năm

2006 – 2015.

6. Đóng góp của luận văn

- Góp phần làm rõ vai trò lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của

Đảng bộ huyện Thanh Trì trong giai đoạn từ năm 2006 – 2015.

- Khẳng định thành tựu, hạn chế và bước đầu rút ra những bài học kinh

nghiệm trong lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Thanh Trì.

- Là tài liệu tham khảo để nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương.

7. Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận,Tài liệu tham khảo, Phụ lục, cấu trúc

luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Đảng bộ huyện Thanh Trì lãnh đạo kinh tế nông nghiệp giai

đoạn 2006 – 2010.

Chương 2: Đảng bộ huyện Thanh Trì lãnh đạo đẩy mạnh phát triển

kinh tế nông nghiệp từ năm 2010 đến năm 2015.

Chương 3: Nhận xét và kinh nghiệm chủ yếu.

Page 13: ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ (THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16969/1/02050004581.pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (2015), Biên niên sự kiện cơ

bản lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội (2005 – 2010), Nxb Chính trị quốc

gia – Sự thật.

2. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Trì (2011), Lịch sử Đảng bộ huyện

Thanh Trì (1930 – 2010), Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật.

3. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Trì (2010), Thanh Trì trên đường

đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Trì (2011), Thanh Trì 50 năm xây

dựng và phát triển (31/5/1961 - 31/5/2011).

5. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Trì (2014), 60 năm giải phóng

huyện Thanh Trì (6/10/1954 - 6/10/2014), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Trì (2000), Nghị quyết số 01-

NQ/HU ngày 28/10/2000 tại Đại hội Đại biểu lần thứ XX Đảng bộ huyện

Thanh Trì, nhiệm kỷ 2000 - 2005.

7. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Trì (2005), Báo cáo chính trị Đại

hội Đảng bộ huyện Thanh Trì lần thứ XXI (nhiệm kỳ 2005 - 2010).

8. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Trì (2010), Báo cáo chính trị Đại

hội Đảng bộ huyện Thanh Trì lần thứ XXII (nhiệm kỳ 2010 - 2015).

9. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Trì (2005), Chương trình công tác của

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Trì khóa XXI (nhiệm kỳ 2005 - 2010).

10. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Trì (2005), Tài liệu triển khai quán

triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Trì lần thứ XXI

(nhiệm kỳ 2005 - 2010).

Page 14: ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ (THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16969/1/02050004581.pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

13

11. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Trì (2010), Báo cáo chính trị Đại

hội Đảng bộ huyện Thanh Trì lần thứ XXII (nhiệm kỳ 2010 - 2015).

12. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Trì (2010), Nghị quyết Đại hội

Đảng bộ huyện Thanh Trì lần thứ XXII (nhiệm kỳ 2010 - 2015).

13. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Trì, Chương trình công tác của

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Trì khóa XXII (nhiệm kỳ 2010 –

2015), tháng 3 năm 2011.

14. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Trì (2015), Nghị quyết Đại hội

Đảng bộ huyện Thanh Trì lần thứ XXIII (nhiệm kỳ 2015 - 2020).

15. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Trì (2015), Văn kiện Đại hội Đảng

bộ huyện Thanh Trì lần thứ XXIII (nhiệm kỳ 2015 - 2020).

16. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (7/2015), Thủ đô Hà Nội thành tựu,

kinh nghiệm và chặng đường phía trước.

17. Nguyễn Thanh Bạch (1999), “Chính sách và giải pháp cho nông dân nông

nghiệp và nông thôn hiện nay”, Tạp chí Kinh tế, số 248, tháng 1 – 1999.

18. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Chiến lược phát triển

nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 – 2020.

19. Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp, nông thôn sau hai mươi năm đổi

mới: Quá khứ và hiện tại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Chi cục Thống kê huyện Thanh Trì (2005), Niên giám thống kê 2005.

21. Chi cục Thống kê huyện Thanh Trì (2006), Niên giám thống kê 2006.

22. Chi cục Thống kê huyện Thanh Trì (2007), Niên giám thống kê 2007.

23. Chi cục Thống kê huyện Thanh Trì (2008), Niên giám thống kê 2008.

24. Chi cục Thống kê huyện Thanh Trì (2009), Niên giám thống kê 2009.

25. Chi cục Thống kê huyện Thanh Trì (2010), Niên giám thống kê 2010.

Page 15: ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ (THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16969/1/02050004581.pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

14

26. Chi cục Thống kê huyện Thanh Trì (2011), Niên giám thống kê 2011.

27. Chi cục Thống kê huyện Thanh Trì (2012), Niên giám thống kê 2012.

28. Chi cục Thống kê huyện Thanh Trì (2013), Niên giám thống kê 2013.

29. Chi cục Thống kê huyện Thanh Trì (2014), Niên giám thống kê 2014.

30. Chi cục Thống kê huyện Thanh Trì (2015), Niên giám thống kê 2015.

31. Nguyễn Sinh Cúc (1995), Nông nghiệp Việt Nam 1945 – 1995, NXB

Thống kê Hà Nội.

32. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt nam thời kỳ đổi

mới 1986 – 2002, NXB Thống kê, Hà Nội.

33. Nguyễn Tiến Dũng (2003), “Hoàn thiện các chính sách kinh tế phát triển

nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội theo hướng CNH – HĐH”,

Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

34. Lê Tiến Dũng (2015), “Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo phát triển

kinh tế ngoại thành từ năm 1991 đến năm 2008”, Luận án Tiến sĩ Lịch sử,

Trường ĐHKHXH và NV, ĐHQG Hà Nội.

35. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

36. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

37. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

38. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số vấn

đề phát triển nông nghiệp và nông thôn , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

39. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Các Đại hội và Hội nghị Trung ương,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 16: ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ (THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16969/1/02050004581.pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

15

41. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp

hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

42. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới

(Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

43. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Đảng Cộng sản Việt Nam với phong

trào hợp tác xã, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

44. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

45. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội.

46. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số 26 - NQ/TW của Hội

nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa X về vấn đề nông nghiệp, nông dân

và nông thôn.

47. Bùi Huy Đáp (1996), Nông nghiệp Việt Nam từ cội nguồn đến đổi mới,

Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

48. Nguyễn Văn Hoan (2015), “Đảng bộ huyện Thường Tín (Hà Tây) lãnh

đạo phát triển kinh tế từ năm 1996 đến năm 2008”, Luận văn Thạc sĩ Lịch

sử, Trường ĐHKHXH và NV, ĐHQG Hà Nội.

49. HĐND huyện Thanh Trì, HĐND huyện Thanh Trì (2013), Những chặng

đường phát triển (1961 – 2011), Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật.

50. Phùng Xuân Huy (2015), “Đảng bộ huyện Mê Linh (thành phố Hà Nội)

lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2008 đến năm 2013”, Luận văn Thạc sĩ

Lịch sử, Trường ĐHKHXH và NV, ĐHQG Hà Nội

51. Huyện ủy – HĐND – UBND huyện Thanh Trì (2010), Thanh Trì trên

đường đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

52. Huyện ủy – UBND huyện Thanh Trì (2008), Truyền thống lịch sử, văn

hóa và cách mạng huyện Thanh Trì, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Page 17: ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ (THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16969/1/02050004581.pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

16

53. Huyện ủy – UBND huyện Thanh Trì (2014), Thanh Trì - Di tích lịch sử -

văn hóa và lễ hội truyền thống, Nxb Chính trị Quốc gia, Sự thật.

54. Huyện ủy Thanh Trì, BC số 02B-BC/HU của Huyện ủy Thanh Trì về kết

quả ĐHĐB lần thứ XXI, ngày 06/10/2005.

55. Huyện ủy Thanh Trì, BC số 14-BC/HU tổng kết công tác lãnh đạo của

BCH Đảng bộ Huyện về thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2005, phương

hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2006, ngày 07/01/2006.

56. Huyện ủy Thanh Trì (2006), Báo cáo số 14-BC/HU ngày 07/1/2006 về

tổng kết công tác lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về thực

hiện nhiệm vụ chính trị năm 2005, phương hướng nhiệm vụ năm 2006.

57. Huyện ủy Thanh Trì (2006), Báo cáo số 91-BC/HU ngày 28/12/2006 về

kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm

2006, phương hướng nhiệm vụ năm 2007.

58. Huyện ủy Thanh Trì (2008), Báo cáo số 203-BC/HU ngày 20/6/2008 về

sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện 8 chương trình công tác của Ban Chấp

hành Đảng bộ huyện Thanh Trì (nhiệm kỳ 2005 - 2010).

59. Huyện ủy Thanh Trì (2009), Báo cáo số 326-BC/HU ngày 25/12/2009 về

kết quả 4 năm thực hiện 8 chương trình công tác của Ban Chấp hành

Đảng bộ huyện Thanh Trì (nhiệm kỳ 2005 - 2010).

60. Huyện ủy Thanh Trì (2009), Báo cáo số 321-BC/HU ngày 14/12/2009 về

tổng kết công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2009, phương

hướng nhiệm vụ năm 2010.

61. Huyện ủy Thanh Trì (2010), Báo cáo số 13-BC/HU ngày 24/12/2010 về

tổng kết công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2010, nhiệm

vụ và giải pháp trọng tâm năm 2011.

62. Huyện ủy Thanh Trì (2012), Chương trình làm việc số 10-CT/HU ngày

06/01/2012 của Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Trì năm 2012.

Page 18: ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ (THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16969/1/02050004581.pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

17

63. Huyện ủy Thanh Trì (2010), Chương trình làm việc số 23-CT/HU ngày

02/1/2010 của Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Trì năm 2010.

64. Huyện ủy Thanh Trì (2010), Chương trình làm việc số 02-CT/HU ngày

30/12/2010 của Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Trì năm 2011.

65. Huyện ủy Thanh Trì (2011), Báo cáo số 74-BC/HU ngày 28/12/2011 về

tổng kết công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2011, nhiệm

vụ và giải pháp trọng tâm năm 2012.

66. Huyện ủy Thanh Trì (2012), Báo cáo số 158-BC/HU ngày 26/12/2012 về

tổng kết công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2012, nhiệm

vụ và giải pháp trọng tâm năm 2013.

67. Huyện ủy Thanh Trì (2013), Báo cáo số 169-BC/HU ngày 31/01/2013 về

sơ kết 02 năm thực hiện 6 chương trình công tác của Ban Chấp hành

Đảng bộ huyện Thanh Trì (nhiệm kỳ 2010 - 2015).

68. Huyện ủy Thanh Trì (2013), Chương trình làm việc số 18-CT/HU ngày

06/01/2013 của Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Trì năm 2013.

69. Huyện ủy Thanh Trì (2013), Báo cáo số 199-BC/HU ngày 04/07/2013 về

sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện 6 chương trình công tác của Ban Chấp

hành Đảng bộ huyện Thanh Trì (nhiệm kỳ 2010 - 2015).

70. Huyện ủy Thanh Trì (2014), Báo cáo số 326-BC/HU ngày 23/12/2014 về

tổng kết công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2014, nhiệm

vụ và giải pháp trọng tâm năm 2015.

71. Huyện ủy Thanh Trì, BC số 63-BC/HU tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị

59-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với

nông nghiệp.

72. Huyện ủy Thanh Trì, Báo cáo số 53-BC/HU về tổng kết 10 năm thực hiện

Chỉ thị số 59-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về tăng cường sự lãnh

Page 19: ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ (THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16969/1/02050004581.pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

18

đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nông dân trong thời kỳ CNH –

HĐH nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2000 – 2011, ngày 18/8/2011.

73. Huyện ủy Thanh Trì (2015), Báo cáo số 392-BC/HU ngày 06/7/2015 về

tổng kết 05 năm thực hiện 6 chương trình công tác của Ban Chấp hành

Đảng bộ huyện Thanh Trì (nhiệm kỳ 2010 - 2015).

74. Huyện ủy Thanh Trì, Báo cáo số 57-BC/HU tóm tắt thành tích 10 năm

thực hiện Chỉ thị số 59-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về tăng cường

sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nông dân trong thời kỳ

CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2000 – 2011, ngày

16/9/2011.

75. Huyện ủy Thanh Trì, Báo cáo số 107-BC/HU tổng kết 10 năm thực hiện

Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 hội nghị lần thứ 5 BCH TW

(khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập

thể trên địa bàn huyện Thanh Trì, ngày 31/5/2012.

76. Huyện ủy Thanh Trì, BC số 203-BC/HU sơ kết 5 năm thực hiện NQTW 7

(khóa X) và Chương trình hành động 02 của Thành ủy (khóa XIV) về nông

nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Trì, ngày 19/7/2013.

77. Huyện ủy Thanh Trì, BC số 242-BC/HU sơ kết 3 năm thực hiện Chương

trình số 02-CTr/TU ngày 29/8/2011 của Thành ủy Hà Nội về tổng kết mô

hình xây dựng NTM tại xã điểm Đại Áng về kết quả công tác DDDT trên

địa bàn huyện Thanh Trì, ngày 12/12/2013.

78. Huyện ủy Thanh Trì, BC số 374-BC/HU tổng kết chương trình 02-

CTr/HU ngày 10/3/2011, ngày 19/6/2015.

79. Huyện ủy Thanh Trì, BC số 386-BC/HU báo cáo chính trị của BCH Đảng

bộ huyện khóa XII tại ĐH lần XXII, ngày 26/6/2015.

Page 20: ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ (THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16969/1/02050004581.pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

19

80. Huyện ủy Thanh Trì, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ

Huyện khóa XXII trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Thanh Trì lần thứ

XXIII, ngày 28/6/2015.

81. Huyện ủy Thanh Trì, Báo cáo sơ kết 04 năm thực hiện Chương trình số 02

- CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng

nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân” giai đoạn 2011 –

2015 trên địa bàn huyện Thanh Trì.

82. Huyện ủy Thanh Trì, Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện 06 Chương trình

công tác của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Trì (nhiệm kỳ 2010 –

2015), ngày 6/7/2015.

83. Huyện ủy Thanh Trì, Chương trình số 01-CT/HU tập trung đầu tư có

trọng điểm hạ tầng cơ sở, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng

vật nuôi chuyển đổi ngành nghề, phát triển làng nghề, đẩy nhanh tốc độ

phát triển kinh tế của huyện, ngày 10/04/2006.

84. Huyện ủy Thanh Trì, Chương trình số 10-CT/HU hành động thực hiện

Nghị quyết Đại hội X của Đảng, ngày 25/10/2006.

85. Huyện ủy Thanh Trì, Chương trình hành động số 17-CT/HU thực hiện

Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa X về

nông nghiệp, nông dân và nông thôn, ngày 10/11/2008.

86. Huyện ủy Thanh Trì, Chương trình số 19-CT/HU công tác năm 2009 của

Ban Thường vụ, ngày 03/02/2009.

87. Huyện ủy Thanh Trì, Chương trình số 23-CT/HU về làm việc của Huyện

ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy năm 2010, ngày 02/01/2010.

88. Huyện ủy Thanh Trì, Kế hoạch số 09-KH/HU tổng kết 5 năm thực hiện

Chỉ thị số 59-CT/TW của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của

Đảng đối với hoạt động của Hội Nông dân VN trong thời kỳ CNH – HĐH

nông nghiệp, nông thôn” giai đoạn 2001 – 2005, ngày 04/07/2006.

Page 21: ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ (THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16969/1/02050004581.pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

20

89. Huyện ủy Thanh Trì, Kế hoạch số 34-KH/HU về giám sát năm 2007 về

thực hiện 08 chương trình công tác của BCH Đảng bộ huyện khóa XXI

(nhiệm kỳ 2005 – 2010), ngày 26/7/2007.

90. Huyện ủy Thanh Trì, Kế hoạch số 48-KH/HU ngày 29/3/2012 về “Triển

khai thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU ngày 29/8/2011 của Thành ủy

Hà Nội về Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước

nâng cao đời sống nông dân và Chương trình công tác số 02-CTr/HU của

Huyện uỷ giai đoạn 2011 – 2015”

91. Huyện ủy Thanh Trì, Kế hoạch số 75-KH/HU kiểm tra công tác lãnh đạo,

chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế

nông nghiệp, ngày 25/11/2008.

92. Huyện ủy Thanh Trì, Kế hoạch số 112-KH/HU triển khai thực hiện

chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Thanh Trì, ngày

10/02/2010.

93. Huyện ủy Thanh Trì, BC số 234-BC/UBND huyện Thanh Trì về kết quả

thực hiện Chương trình xây dựng NTM 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng

tâm 3 tháng cuối năm 2014 trên địa bàn huyện, ngày 14/10/2014.

94. Huyện ủy Thanh Trì, BC số 307-BC/HU Thanh Trì sơ kết 01 năm thực

hiện Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 19/9/2003 của Thành

ủy Hà Nội thực hiện kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ

Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết TW 5 (khóa IX) “Tiếp tục đổi

mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể giai đoạn từ nay đến

năm 2020”, ngày 31/10/2014.

95. Phan Sỹ Mẫn (2001), Định hướng và tổ chức phát triển nền nông nghiệp

hàng hoá, Tạp chí Kinh tế, số 262, tháng 1/2001.

96. Tống Thị Nga (2014), “Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện công

nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 1997 đến năm

Page 22: ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ (THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16969/1/02050004581.pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

21

2010”, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng, Trường ĐHKHXH

và NV, ĐHQG Hà Nội.

97. Lê Thị Thu Hương (2008), “Đường lối phát triển nông nghiệp nông thôn

của Đảng trong những năm 1986 – 2006”, Luận văn thạc sỹ Lịch sử,

Trường ĐHKHXH và NV, Hà Nội.

98. Lê Huy Ngọ (2002), Con đường CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt

Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

99. Nguyễn Văn Lành (2015), “Đảng bộ huyện Quốc Oai (Hà Tây) lãnh đạo

phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2008”, Luận văn

Thạc sĩ Lịch sử, Trường ĐHKHXH và NV, ĐHQG Hà Nội.

100. Đặng Kim Oanh (2009), "Quan điểm của Đảng về phát triển nông

nghiệp trong thời kỳ đổi mới", Tạp chí Lịch sử Đảng, số 8/2009.

101. Nguyễn Thị Hồng Phấn (2001), Cơ cấu nông nghiệp Việt Nam trong thời

kỳ đổi mới, Tạp chí Kinh tế, số 262, tháng 1/2001.

102. Lê Quang Phi (2006),“Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ 1991 – 2002”,

Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội.

103. Phòng kinh tế UBND huyện Thanh Trì (2015), Báo cáo kết quả rà soát,

đánh giá các đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất nông

nghiệp huyện Thanh Trì từ năm 2000 đến năm 2015.

104. Vũ Văn Phúc (1999), “Một số vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa

nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Cộng sản, số 7 (4/1999).

105. Đặng Kim Sơn và Trần Công Thắng (2001), Chuyển đổi cơ cấu sản xuất

nông nghiệp một số nước Đông Nam Á, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 274.

106. Nguyễn Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam -

Hôm nay và mai sau, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 23: ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ (THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16969/1/02050004581.pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

22

107. Tạ Đình Thi (2007). Bàn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm

phát triển kinh tế bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Tạp chí

Tài nguyên và Môi trường số 2 trang 49 – 53.

108. Tài liệu tập huấn, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xây dựng NTM năm

2014, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, Chi cục phát triển

nông thôn.

109. Thành ủy Hà Nội (10/2006), Chương trình công tác của BCH Đảng bộ

thành phố Hà Nội khóa XIV (Lưu hành nội bộ).

110. Thành ủy Hà Nội (10/2008), Các văn bản chủ yếu của Thành ủy Hà Nội

khóa XIV, nhiệm kỳ 2005 – 2010, tập II, ban hành năm 2007, Văn phòng

Thành ủy Hà Nội (Lưu hành nội bộ).

111. Thành ủy Hà Nội (2010), Các văn bản chủ yếu của Thành ủy Hà Nội

khóa XIV, nhiệm kỳ 2005 – 2010, tập III, ban hành năm 2008, (Lưu hành

nội bộ), Nxb Chính trị Quốc gia

112. Nguyễn Thị Thoa, Đảng bộ huyện Mỹ Đức (tỉnh Hà Tây) lãnh đạo kinh tế

nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2008, Đại học KHXH&NV, Hà Nội,

2012.

113. Vũ Thị Thoa (2010), “Một số quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa,

hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số

11/2010.

114. Thành ủy Hà Nội (2011), Các văn bản chủ yếu của Thành ủy Hà Nội

khóa XIV, nhiệm kỳ 2005 – 2010, tập IV, ban hành năm 2009, (Lưu hành

nội bộ), Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật.

115. Thành ủy Hà Nội (2012), Các văn bản chủ yếu của Thành ủy Hà Nội

khóa XIV, nhiệm kỳ 2005 – 2010, tập V, ban hành năm 2010, (Lưu hành

nội bộ), Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật.

Page 24: ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ (THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16969/1/02050004581.pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

23

116. Thành ủy Hà Nội, Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ XIV Đảng bộ thành

phố Hà Nội, Nxb Hà Nội, 2010.

117. Thành ủy Hà Nội, Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ XV Đảng bộ thành

phố Hà Nội, Văn phòng Thành ủy Hà Nội.

118. Thành ủy Hà Nội, Chương trình công tác của Ban Chấp hành Đảng bộ

Thành phố Hà Nội lần thứ XV, Công ty in Báo mới, Hà Nội, 2011.

119. Thành ủy Hà Nội, Chương trình số 03-CTr/TU về tập trung nâng cao

chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế thủ đô tăng

trưởng nhanh và bền vững, Văn phòng Thành ủy Hà Nội ngày 9/9/2011.

120. Thành ủy Hà Nội, Chương trình số 02-CTr/TU Về phát triển nông

nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân

giai đoạn 2011-2015.Văn phòng Thành ủy Hà Nội.

121. Thành ủy Hà Nội, Chương trình số 05-CTr/TU Về phát triển kinh tế

ngoại thành và từng bước hiện đại hóa nông thôn giai đoạn 2006-

2010.Văn phòng Thành ủy Hà Nội.

122. Nguyễn Văn Thông (2013), “Quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa,

hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới”, Tạp chí Giáo

dục lý luận, số 199, tháng 7/2013.

123. Tổng cục Thống kê (2012). Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông

nghiệp và thủy sản năm 2011, Nxb Thống kê.

124. Thủ tướng chính phủ, Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết trung ương

7 và sơ kết thực hiện Nghị quyết số 26 (10/11/2013).

125. Nguyễn Thị Tuyết (2014), “Đảng bộ huyện Hoài Đức (tỉnh Hà Tây) lãnh

đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến 2008”, Luận văn Thạc sĩ Lịch

sử, Trường ĐHKHXH và NV, ĐHQG Hà Nội.

126. UBND huyện ủy Thanh Trì, BC số 233-BC/UBND huyện Thanh Trì về

kết quả thực hiện Chương trình “Phát triển nông nghiệp, xây dựng

Page 25: ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH TRÌ (THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16969/1/02050004581.pdf1 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

24

NTM, từng bước nâng cao đời sống nông dân” 6 tháng đầu năm, nhiệm

vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2014 trên địa bàn huyện

127. UBND huyện Thanh Trì, BC số 302-BC/UBND huyện Thanh Trì về kết

quả sản xuất vụ mùa, sơ kết sản xuất vụ đông, các mô hình phát triển

kinh tế năm 2013, kế hoạch làm giao thông thủy lợi, sản xuất vụ xuân

năm 2014 trên địa bàn huyện, ngày 12/12/2013.

128. UBND huyện Thanh Trì (2011). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

kinh tế - xã hội - quốc phòng an ninh năm 2010.

129. UBND huyện Thanh Trì (2016). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh năm 2015, nhiệm vụ trọng tâm năm

2016.