mỞ ĐẦ u - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l...

74
1 MĐẦU 1. Lý do chn đề tài Giáo dc thcht là mt nhim vcơ bn trong mc tiêu chiến lược ca snghip giáo dc và đào to nước ta nhm góp phn đào to nhng con người phát trin toàn din, hoàn thin vnhân cách, phát trin vtrí tu, nâng cao thcht để phc vđắc lc cho snghip công nghip hoá, hin đại hoá đất nước, givng và tăng cường nn an ninh quc phòng trong hoàn cnh đất nước ta đang trên con đường đổi mi, nn kinh tế xã hi mca vi các nước trong khu vc và trên thế gii. Đại hi Đảng toàn quc ln thVIII, đã quyết định “đẩy mnh công nghip hoá, hin đại hoá nhm mc tiêu dân giu nước mnh, xã hi công bng dân chvăn minh, vng bước đi lên chnghĩa xã hi. Mun vy cn phi phát trin mnh giáo dc và đào to, phát huy ngun lc con người, đó là yếu tcơ bn để phát trin nhanh và bn vng”[15]. Tcác quan đim ca Đảng ta nói trên, cùng vi lut giáo dc đã được ban hành, mc tiêu giáo dc là “ Đào to con người Vit Nam phát trin toàn din, có đạo đức, có tri thc, có sc kho, thm mvà nghnghip trung thành vi lý tưởng độc lp và chnghĩa xã hi…”[1; 21]. Cũng như các môn ththao khác, bóng chuyn là mt trong nhng môn ththao được phát trin rng rãi và khá phbiến trên toàn thế gii. Nó chiếm vtrí khá quan trng trong vic giáo dc thcht và giáo dc đạo đức con người. Vì nó là mt môn ththao tp thcó tính đối kháng cao. Tp luyn và thi đấu bóng chuyn có tác dng mau chóng nâng cao các tcht thlc như: Sc nhanh, Sc mnh, Sc bn, độ mm do, khéo léo và khnăng phi hp vn động. Hot động ca các đấu thtrên sân đòi hi người tp phi biết vn dng nhng giác quan ca mình để phán đoán chun xác các tình hung xy

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục thể chất là một nhiệm vụ cơ bản trong mục tiêu chiến lược

của sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta nhằm góp phần đào tạo những con

người phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, phát triển về trí tuệ, nâng

cao thể chất để phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước, giữ vững và tăng cường nền an ninh quốc phòng trong hoàn cảnh

đất nước ta đang trên con đường đổi mới, nền kinh tế xã hội mở cửa với các

nước trong khu vực và trên thế giới.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, đã quyết định “đẩy mạnh công

nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm mục tiêu dân giầu nước mạnh, xã hội công

bằng dân chủ văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Muốn vậy cần

phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, đó là

yếu tố cơ bản để phát triển nhanh và bền vững”[15]. Từ các quan điểm của

Đảng ta nói trên, cùng với luật giáo dục đã được ban hành, mục tiêu giáo dục

là “ Đào tạo con người Vi ệt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức,

có sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp trung thành với lý tưởng độc lập và chủ

nghĩa xã hội…”[1; 21].

Cũng như các môn thể thao khác, bóng chuyền là một trong những môn

thể thao được phát triển rộng rãi và khá phổ biến trên toàn thế giới. Nó chiếm

vị trí khá quan trọng trong việc giáo dục thể chất và giáo dục đạo đức con

người. Vì nó là một môn thể thao tập thể có tính đối kháng cao. Tập luyện và

thi đấu bóng chuyền có tác dụng mau chóng nâng cao các tố chất thể lực như:

Sức nhanh, Sức mạnh, Sức bền, độ mềm dẻo, khéo léo và khả năng phối hợp

vận động.

Hoạt động của các đấu thủ trên sân đòi hỏi người tập phải biết vận

dụng những giác quan của mình để phán đoán chuẩn xác các tình huống xẩy

Page 2: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

2

ra trong thi đấu. Bóng chuyền là một trong những môn thể thao mang tính tập

thể cao, sự hợp đồng giữa các vận động viên như một sợi dây chuyền liên hệ

chặt chẽ, đòi hỏi mỗi vận động viên phải có khả năng toàn diện và liên tục di

chuyển. Do đó, người tập phải không những có kỹ chiến thuật tốt mà đòi hỏi

phải có thể lực cao mới phù hợp với Bóng chuyền hiện đại.

Quá trình huấn luyện thể lực là một quá trình toàn diện, các tố chất thể

lực, đặc biệt là tố chất sức bền chuyên môn. Trong hoạt động thi đấu bóng

chuyền thì tố chất sức bền chuyên môn giữ một vai trò quan trọng. Các hoạt

động như bật nhảy đập bóng tấn công, bật nhảy chắn bóng, bật nhảy chuyền

bóng, di chuyển chiếm vị trí trên sân và đặc biệt là bật nhảy phát bóng tấn

công đây là một hoạt động dành lợi thế ngay từ khi đưa bóng vào cuộc, phù

hợp với xu thế huấn luyện bóng chuyền hiện đại.

Việc giáo dục thể chất (GDTC) nói chung và giảng dạy môn bóng chuyền

nói riêng của trường Đại học Tây Bắc hiện nay đã được quan tâm, song hầu như

vẫn giữ một thói quen dàn đều và cào bằng chưa chú trọng phát triển một cách

khoa học có hệ thống nhằm hướng tới các tố chất mang tính chất đặc thù có tính

chất quyết định trực tiếp trong các hoạt động thi đấu. Muốn giải quyết được

vấn đề đó đòi hỏi giảng dạy cũng như khi huấn luyện sức bền chuyên môn

cần sử dụng hợp lý có khoa học đảm bảo tính hệ thống trong quá trình tập

luyện và thi đấu.

Để đảm bảo giảng dạy cho nam sinh viên môn bóng chuyền của khoa

TDTT trường Đại học Tây Bắc có một trình độ sức bền chuyên môn đáp ứng

được một cách tích cực trong học tập và thi đấu cũng như công tác sau này

đòi hỏi các nhà chuyên môn cần có một chương trình giảng dạy và huấn luyện

đảm bảo tính hệ thống khoa học. Chúng ta cần nghiêm túc đánh giá và đưa ra

các bài tập cụ thể phù hợp để phát triển sức bền chuyên môn có hiệu quả cao

trong giảng dạy và huấn luyện.

Vấn đề sức bền từ trước tới nay đã có một số tác giả nghiên cứu và ứng

dụng. Song việc áp dụng hệ thống các bài tập đó trong công tác huấn luyện

Page 3: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

3

nói chung và trong giảng dạy nói riêng ở trường Đại học Tây Bắc thì hầu hết

chưa thực sự được quan tâm và việc vận dụng vào công tác giảng dạy và huấn

luyện còn rất non kém. Đó cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn tới kết quả học

tập chưa cao, thành tích thi đấu còn hạn chế, khả năng tiếp thu động tác, kỹ

chiến thuật của sinh viên còn gặp khó khăn hơn hoặc chưa theo kịp.

Đây là một vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết không thể thiếu trong

chương trình học tập và rèn luyện của sinh viên môn bóng chuyền khoa

TDTT trường Đại học Tây Bắc.

Qua tìm hiểu vấn đề phát triển sức bền chuyên môn cho nam sinh viên

môn bóng chuyền khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc thấy rằng chưa có một

tác giả hay một công trình nghiên cứu nào được công bố

Do vậy, việc nghiên cứu, lựa chọn tìm ra một hệ thống bài tập phát

triển sức bền chuyên môn là một vấn đề cấp thiết hiện nay đối với nam sinh

viên môn bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc, nhằm làm nền tảng cho việc

học tập cũng như nâng cao khả năng tiếp thu kỹ thuật động tác, và là cơ sở thể

lực vững chắc cho những năm tiếp theo.

Vì lý do nêu trên tác giả đi đến việc nghiên cứu đề tài.

“M ột số bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam sinh viên môn

Bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc”

2. Mục đích nghiên cứu

Đề tài đi tới việc nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển sức bền

chuyên môn cho nam sinh viên môn bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc để

góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn bóng chuyền nói riêng và công

tác đào tạo trong những năm học tới ở trường, từ đó đáp ứng nhu cầu của xã

hội và đối với giáo viên thể dục thể thao trong trường học các cấp.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để giải quyết vấn đề nêu trên đề tài đặt ra 03 nhiệm vụ như sau.

Nhiệm vụ 1. Đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn của nam sinh

viên (K49) môn bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc.

Page 4: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

4

Nhiệm vụ 2. Lựa chọn một số bài tập phát triển sức bền chuyên môn

cho nam sinh viên (K49) môn bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc.

Nhiệm vụ 3. Thực nghiệm kiểm chứng hiệu quả ứng dụng các bài tập

đã lựa chọn.

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.

4.1. Đối tượng nghiên cứu.

- Một số bài tập phát triển sức bền chuyên môn.

4.2. Khách thể nghiên cứu.

- Nam sinh viên (K49) môn bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc.

- Giáo viên, chuyên gia về bóng chuyền (20 - 30).

- Tài liệu tham khảo ước khoảng; 15 – 20 tài liệu.

5. Phương pháp và tổ chức nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, đề tài đã sử dụng các

phương pháp nghiên cứu sau.

5.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu, đọc tài liệu nhằm mục đích thu thập

các thông tin có liên quan về phương pháp nghiên cứu, về chỉ tiêu nghiên cứu,

về cơ sở lý luận khoa học của vấn đề nghiên cứu tìm ra được các test để đánh

giá và lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn. Đó cũng như là cơ sở

để viết phần tổng quan và bàn luận kết quả nghiên cứu.

5.2. Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm

- Thông qua phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu hỏi nhằm thu nhập thông

tin cần thiết từ ý kiến của các giáo viên, các chuyên gia để xác định được thực

trạng vấn đề và hình thành giả thiết khoa học, cũng như các chỉ tiêu đánh giá

và các bài tập phát triển sức bền chuyên môn.

- Đối tượng phỏng vấn là giáo viên giảng dạy TDTT, các chuyên gia,

huấn luyện viên có trình độ và kinh nghiệm công tác đối với môn bóng

Page 5: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

5

chuyền trong ngành của trường Đại học sư phạm Hà Nội, trường Đại học

TDTT - Bắc Ninh và trường Đại học Tây Bắc, ngoài ra còn trao đổi với một

số giáo viên ở các trường khác.

5.3. Phương pháp quan sát sư phạm(trong đó có kiểm tra sư phạm)

- Quan sát quá trình dạy học và hoạt động thi đấu bóng chuyền (nội,

ngoại khoá) của sinh viên, nhằm tổng kết các bài tập phát triển sức bền

chuyên môn, phân phối lượng vận động trong tập thể lực...

- Đồng thời qua quan sát, đề tài cũng tiến hành đánh giá sức bền

chuyên môn của nam sinh viên bóng chuyền ở một số test như

Các Test sử dụng đánh giá sức bền chuyên môn

* Test thực hiện bài tập liên hoàn

- Đánh giá sức bền phối hợp động tác

- Đơn vị tính: số lần (l)

- Cách tiến hành: Khi có tín hiệu còi VĐV đỡ bóng ở vị trí số 1 lên vị

trí số 3 sau đó di chuyển đến vị tí số 6 đỡ bóng ở vị trí số 6 lên vị trí số 3 rồi

di chuyển ngang ra biên trái đón đập bóng ở vị trí số 4.

- Yêu cầu: Đỡ bóng vào đúng ô quy định, đập bóng qua lưới và

trong sân.

- Thực hiện liên tục trong 3 phút, số tổ thực hiện 3 tổ

- Quãng nghỉ giữa các tổ là 3' lấy thành tích tốt nhất.

* Test bật nhảy đập bóng tung ở vị trí số 3 liên tục

- Nhằm đánh giá sức bền bật có đà của nam sinh viên

- Đơn vị tính: số lần (l)

- Cách tiến hành: VĐV đứng ở vị trí số 3 cách lưới 3 bước đà khi có

người phục vụ tung bóng ở số 3 lên thì lấy đà 3 bước bật nhảy đập bón xong

rồi lại lùi xuống lấy đà, cứ như vậy đập liên tục trong 2 phút

- Yêu cầu: Đập bóng qua lưới và trong sân, được tính một lần, đập liên

tục trong 2 phút thực hiện 2 tổ nghỉ giữa các tổ là 3' lấy thành tích tốt nhất.

Page 6: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

6

* Test hai người nhảy chắn bóng liên tục trên lưới

- Nhằm đánh giá sức bền bật tại chỗ

- Đơn vị tính: số lần (l)

- Cách tiến hành: 2 VĐV đứng đối diện nhau cùng bật nhảy chắn bóng

liên tục trong 2 phút

- Yêu cầu: VĐV khi nhảy lên thực hiện động tác chắn bóng phải chạm tay

vào nhau bên trên lưới, tuyệt đối người không chạm lưới thì được tính một lần,

thực hiện liên tục trong 3 tổ nghỉ giữa các tổ là 3 phút lấy thành tích tốt nhất.

* Test chay rẻ quạt (cây thông)

+ Mục đích nhằm đánh giá khả năng duy trì sức bền tốc độ của người

tập trong di chuyển có đổi hướng nhanh và liên tục.

+ Đơn vị đo: giây

+ Cách tiến hành: Đặt 7 quả bóng tại 7 điểm quy định là A, B, C, D, E,

F, G. Khi có hiệu lệnh xuất phát người thực hiện chạy từ A sang B quay lại A

sang C, quay lại A sang D... cứ như vậy hết điểm cuối cùng thì quay lại A là

đích kết thúc 1 lần thực hiện test.

+ Yêu cầu, chạy nhanh thường không di chuyển ngang và mỗi lần tới

phải chạm tay vào bóng.

+ Thực hiện 3 lần, nghỉ giữa các lần thực hiện là 5 phút, lấy thành tích

tốt nhất

+ Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ bấm giây.

Page 7: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

7

G F

E D

C B

A

Sơ đồ test chạy rẻ quạt.

5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Trong đề tài này, phương pháp thực nghiệm sư phạm được sử dụng để

kiểm nghiệm sự phát triển sức bền chuyên môn thông qua việc áp dụng một

số bài tập đã lựa chọn. Thực nghiệm được tiến hành trên 40 nam sinh viên

(K49) môn bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc.

- Nhóm thực nghiệm gồm 20 nam sinh viên bóng chuyền k49 Cao

Đẳng Thể dục

- Nhóm đối chứng gồm 20 nam sinh viên bóng chuyền K49 Cao Đẳng

Thể dục

5.5. Phương pháp toán học thống kê

Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm mục đích xử lí số liệu đã thu

thập được và gồm các công thức toán sau.

Page 8: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

8

* Sè trung b×nh: 1

n

i

XiX

n==∑

Trong đó: X là số trung bình cộng.

iX là kết quả đo của từng cá thể

n là tổng số người tham gia.

∑ là ký hiệu tổng

* Phương sai: ( )2

2

n

xxi∑ −=δ (n ≥ 30)

* Phương sai chung:

2 2

2 1 1

( ) ( )

2

Na Nb

A A B Bi i

cA B

X X X X

n nσ = =

− + −=

+ −

∑ ∑

Trong đó:

XA, XB; Là kết quả quan sát từng chỉ tiêu ở mỗi cá thể của hai nhóm A, B.

,A BX X : Là trung bình cộng các chỉ tiêu của hai nhóm A,B.

,A Bn n : Lµ tæng sè người tham gia t−¬ng øng cña hai nhóm A vµ B.

* §é lÖch chuẩn: 2σ σ= ±

* C«ng thøc so s¸nh hai sè trung b×nh.

2 2( 30)A B

tinh

c c

A B

X Xt n

n n

σ σ−= <+

Trong ®ã: X : Lµ sè trung b×nh.

2cσ : Lµ ph−¬ng sai chung

t : chỉ số so sánh hai số trung bình

Page 9: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

9

* C«ng thøc so s¸nh hai sè trung b×nh

b

b

a

a

ba

tính

nn

xxt

22 δδ +

−= (n ≥ 30)

Trong ®ã: X : Lµ sè trung b×nh.

2δ : Lµ ph−¬ng sai

t : chỉ số so sánh hai số trung bình

* n

s

xt

d

d

tính = ( dùng trong tự đối chiếu)

Trong đó: dx là số trung bình gia tăng

dδ là độ lệch chuẩn gia tăng

n là số cá thể được khảo sát

* Tính hệ số tương quan r:

...3,2,1)()(

))((22

=−−

−−=∑ ∑

∑ iyyxx

yyxxr

il

ii

(n < 30)

Trong đó: x là chỉ số đo của từng cá thể nhóm A

y là chỉ số đo của từng cá thể nhóm B

X , là giá trị trung bình của hai nhóm tương ứng

* Hệ số tương quan thứ bậc. )1(

61 2

2

−−= ∑

nn

dr

Trong đó. d là hiệu số thứ bậc ở hai biến lượng của từng cá thể.

* Công thức so sánh tần số quan sát giữa 2 mẫu.

( )2

2 i i

i

Q Lx

L

−=∑

Page 10: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

10

Trong đó: Qi : là tần số quan sát.

Li: là tần số lý thuyết

∑: là ký hiệu tổng

* Nhịp tăng trưởng. %100)(5.0 12

12

VV

VVW

+−=

Trong đó: W: là nhịp tăng trưởng được tính bằng phần trăm

V1: Kết quả đo lần trước.

V2: Kết quả đo lần sau.

5.6. Kề hoạch tổ chức nghiên cứu

5.6.1 Thời gian nghiên cứu

* Giai đoạn 1. Từ tháng 01/ 2010 đến 08/2010

- Xác định tên đề tài nghiên cứu

- Xây dựng đề cương nghiên cứu và báo cáo trước hội đồng khoa học

* Giai đoạn 2. Từ tháng 08/2010 đến 12/2010

- Giải quyết nhiệm vụ 1.

+ Đánh giá thực trạng sức bền của nam sinh viên môn bóng chuyền

trường Đại học Tây Bắc.

- Giải quyết một phần nhiệm vụ 2.

+ Lựa chọn một số bài tập phát triển sức bền chuyên môn làm cơ sở

cho thực nghiệm sư phạm.

* Giai đoạn 3 Từ tháng 12/2010 đến 8/2011

- Giải quyết phần còn lại của nhiệm vụ 2

- Giải quyết nhiệm vụ 3, tiến hành thực nghiệm sư phạm.

- Hình thành kết cấu luận văn, viết hoàn chỉnh luận văn và bảo vệ luận

văn trước hội đồng khoa học.

5.6.2. Địa điểm nghiên cứu

- Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.

- Trường Đại học Tây Bắc.

Page 11: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

11

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể

chất trong các trường Đại học, Cao đẳng

Đã nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng công tác GDTC

trường học, nhằm đào tạo những lớp người phát triển toàn diện, kế tục sự nghiệp

Cách mạng, xây dựng kinh tế xã hội theo định hướng XHCN và bảo vệ Tổ quốc,

thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.

Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo nói

chung, về GDTC trong trường học nói riêng, được xuất phát từ những cơ sở

tư tưởng, lý luận của học thuyết Mác - Lênin về con người và sự phát triển

con người toàn diện, về giáo dục thế hệ trẻ trong XHCN, về những nguyên lý

GDTC Mác-xit, từ tư tưởng quan điểm Hồ Chí Minh về TDTT nói chung và

GDTC cho thế hệ trẻ nói riêng.

Những cơ sở tư tưởng, lý luận đó đều được Đảng ta quán triệt trong

suốt thời kỳ lãnh đạo Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và tiến lên xây

dựng CNXH ngày nay, được cụ thể hoá qua các kỳ Đại hội Đảng, các chỉ thị,

các nghị quyết, nghị định, thông tư về TDTT ở từng giai đoạn cách mạng theo

yêu cầu nhiệm vụ và tình hình cụ thể của đất nước.

- Nghị quyết VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, tháng

06/1991 đã khẳng định: “... Bắt đầu đưa việc dạy thể dục và một số môn thể

thao cần thiết vào chương trình học tập của các trường học phổ thông,

chuyên nghiệp và các trường đại học...”.[14]

- GDTC còn là nội dung bắt buộc đã được khẳng định trong hiến pháp

nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại chương 3, điều 35, 36, 41

hiến pháp năm 1992 đã ghi rõ: “... Việc dạy và học TDTT trong trường học là

bắt buộc...”.[8]

Page 12: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

12

Gần đây, nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII

năm 1996 đã khẳng định: “... Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công

nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu...”.[15]

Để khẳng định vai trò tất yếu của TDTT đối với toàn xã hội, cũng như

nhằm thúc đẩy nhanh, mạnh hơn nữa phong trào TDTT quần chúng và phong

trào GDTC học đường, Đảng ta luôn có những chỉ thị, nghị quyết kịp thời, đề

ra những chủ trương đường lối đẩy mạnh tiến trình phát triển. Qua từng giai

đoạn cách mạng, tương ứng với những yêu cầu, tình hình và nhiệm vụ cụ thể,

Đảng ta ban hành các chỉ thị như.

- Chỉ thị 112/CT ngày 09/05/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ

tướng Chính phủ) về công tác TDTT trong những năm trước mắt có ghi: “...

Đối với học sinh, sinh viên, trước hết nhà trường phải thực hiện nghiêm túc

việc dạy và học môn TDTT theo chương trình quy định, có biện pháp tổ chức,

hướng dẫn các hình thức tập luyện và hoạt động thể thao tự nguyện ngoài giờ

học...”.[3]

- Chỉ thị 36/CT-TW ngày 24/03/1994 về công tác TDTT trong giai

đoạn mới đã nêu rõ: “... Cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện

thân thể, đào tạo giáo viên TDTT cho trường học các cấp, tạo những điều

kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả

các trường học...”.[2]

- Cũng trong năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị 133/TTg ngày

07/03/1996, về việc xây dựng và quy hoạch phát triển ngành TDTT, về

GDTC trường học đã ghi rõ: “... Bộ Giáo dục - Đào tạo cần đặc biệt coi trọng

việc GDTC trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khoá,

ngoại khoá, quy định tiêu chuẩn về rèn luyện thân thể cho học sinh các cấp

học, có quy chế bắt buộc đối với các trường...”.[4]

Vì vậy, GDTC trường học là bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục -

đào tạo và thể dục ngành nghề là một mặt quan trọng trong hệ thống GDTC

Page 13: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

13

học đường. Cùng với thể thao thành tích cao, GDTC trường học đã góp phần

đảm bảo cho nền TDTT nước nhà phát triển cân đối và đồng bộ, để thực hiện

mục tiêu giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, cùng với thực

hiện mục tiêu chiến lược củng cố, xây dựng và phát triển nền TDTT Việt

Nam từ nay đến năm 2025, đưa nền TDTT nước nhà hoà nhập và tranh đua

với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trong các trường đại học, GDTC có tác dụng tích cực trong việc hoàn

thiện cá tính, nhân cách, những phẩm chất cần thiết cho nghiệp vụ và hoàn thiện

thể chất của sinh viên. Việc tiến hành GDTC nhằm giữ gìn sức khoẻ và phát

triển thể lực, tiếp thu những kiến thức và kỹ năng vận động cơ bản, còn có tác

dụng chuẩn bị tốt về mặt tâm lý và tinh thần của người cán bộ tương lai. Đồng

thời giúp họ hiểu biết phương pháp khoa học, để tiếp tục rèn luyện thân thể, củng

cố sức khoẻ, góp phần tổ chức xây dựng phong trào TDTT trong nhà trường.

Quy chế về công tác GDTC trong nhà trường các cấp của Bộ Giáo dục

và Đào tạo quy định: “…đối với sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng phải

thực hiện kiểm tra lấy chứng chỉ, là điều kiện để thi tốt nghiệp” …[21]

Do đó, muốn giáo dục con người phát triển toàn diện phải “k ết hợp hài

hoà sự phong phú về tinh thần, sự trong sáng về đạo đức, sự toàn diện về thể

chất”. Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng

thời là vốn quý tạo ra sản phẩm trí tuệ và vật chất cho xã hội. Vì vậy, chăm lo

cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội nói chung và ngành

TDTT nói riêng. Đó chính là mục tiêu cơ bản, quan trọng nhất của nền giáo

dục TDTT nước ta mà Đảng, Nhà nước và Bác Hồ luôn coi trọng, quan tâm

và nhắc nhở.

1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan

- Khái niệm giáo dục thể chất (GDTC) là một loại hình giáo dục

chuyên biệt với nội dung chủ yếu là dạy học động tác và phát triển các năng

Page 14: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

14

lực con người. Đặc trưng của GDTC là dạy học động tác (Giáo dưỡng thể

chất) và giáo dục các tố chất thể lực.[25]

- Khái niệm về bài tập thể chất.

Để đạt hiệu quả của giáo dục thể chất người ta sử dụng nhiều phương

tiện giáo dục thể chất. Các phương tiện này bao gồm các bài tập thể chất (còn

gọi là bài tập TDTT), các yếu tố của tự nhiên, môi trường như nước, ánh nắng

mặt trời, khí hậu, thời tiết, các yếu tố vệ sinh...Trong đó bài tập thể chất được

coi là phương tiện chủ yếu và chuyên biệt của giáo dục thể chất.

Bài tập thể chất là hoạt động vận động được lựa chọn nhằm giải quyết

các nhiệm vụ giáo dục thể chất.[25].

Là phương tiện giáo dục thể chất, bài tập thể chất được thực hiện bằng sự

vận động cơ bắp một cách tích cực. Nói cách khác, bài tập thể chất là sự vận

động tích cực của cơ thể con người, phù hợp với qui luật giáo dục thể chất.

- Khái niệm sức bền: Là năng lực làm việc thời gian dài mà không suy

giảm hiệu quả công việc ( nói cách khác - năng lực chống mệt mỏi). Có 2 loại

sức bền.[25]

+ Sức bền chung. Là năng lực con người đối với hoạt động thể lực thời

gian dài với cường độ thể lực vừa phải với sự tham gia của phần lớn hệ cơ.

+ Sức bền chuyên môn: Đó là khả năng con người thực hiện các loại

hình công việc riêng, bất chấp sự tăng trưởng mệt mỏi. Ví dụ; Sức bền mạnh,

sức bền tốc độ, sức bền phối hợp vận động, sức bền trong các môn thể

thao.[25]

1.3. Đặc trưng của Bóng chuyền hiện đại

Nghiên cứu đặc trưng các môn thể thao có ý nghĩa quyết định tới việc

định hướng phát triển, lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp huấn luyện

môn thể thao đó để bồi dưỡng, đào tạo được người tài thi đấu thể thao phù

hợp yêu cầu phát triển của nó.

Page 15: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

15

Nhiều chuyên gia Bóng chuyền thế giới, đặc biệt là các nước phương

Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, những nước đã đạt được thành tích đỉnh

cao thế giới về Bóng chuyền, từ kinh nghiệm thành công đã nghiên cứu định

hướng phát triển và đưa ra đặc trưng của Bóng chuyền hiện đại là: toàn diện,

nhanh, cao, biến. Đó là những nhân tố chính, quan trọng không thể thiếu hay

coi nhẹ, hình thức để giành thắng lợi trong thi đấu Bóng chuyền đỉnh cao.

Các năng lực đó thể hiện ở các mặt:

* Toàn diện: Chỉ trình độ nắm vững toàn diện các mặt trong đó có kỹ

thuật, chiến thuật Bóng chuyền phải đạt mức điêu luyện, chuẩn, thực dụng,

bao gồm cá nhân vận động viên và đội phải đạt mức toàn diện.

Xu hướng toàn diện của Bóng chuyền là đặc trưng có tính quy luật,

nghĩa là vận động viên giỏi, có trữ lượng phát triển toàn diện, vững vàng là

điều kiện để nâng cao năng lực thi đấu, biến hoá linh hoạt và sáng tạo.

* Nhanh: Chỉ nhịp độ vận động, tốc độ trận đấu nhanh. Nhanh trong

Bóng chuyền chỉ tốc độ động tác nhanh, nhịp độ phối hợp liên tiếp nhanh,

chuyển đổi liên tục phòng thủ và tấn công nhanh. Ngoài ra, nhanh còn chỉ sự

tăng tốc và giảm tốc để tạo ra sự biến đổi tốc độ biến hoá động tác. Nhanh

theo nội hàm, thường hiểu gồm các mặt phản ứng nhanh, tần số động tác

nhanh, di chuyển vận động nhanh và bật nhảy nhanh.

* Cao: Chỉ độ cao khống chế trên lưới và cả so với lưới, bao gồm

chiều cao đứng, tay dài tức là chiều cao với tay và sức bật. Những năm gần

đây, Bóng chuyền xuất hiện xu thế nhiều người cao, nhiều đội nam có không

ít vận động viên cao trên 2m, các đội nữ cao trên 1m 85 cũng là phổ biến.

Chiều cao đứng của các đội nữ Bóng chuyền thế giới cuối thế kỷ XX cao

bằng các đội nam những năm 60.

* Bi ến: Chỉ năng lực phối hợp các loại kỹ, chíên thuật cũng như năng

lực vận dụng kỹ năng, kỹ xảo, căn cứ vào đối thủ và tình huống biến hoá khác

Page 16: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

16

nhau trên sân để tìm cách thay đổi hình thái vận động như: biến tốc, biến tầm,

biến vị trí, biến lực, biến đường, biến hình tay, biến đổi động tác.

Biến do năng lực thần kinh linh hoạt và trữ lượng kỹ năng, kỹ xảo

phong phù được hình thành, tích luỹ qua huấn luyện. Biến và nhanh kiết hợp

chặt chẽ với nhau và là cơ sở tác động lẫn nhau phát triển; trong nhanh có

biến, muốn biến phải có nhanh. Qua đó thấy việc yêu cầu vận động viên Bóng

chuyền phải có năng lực sáng tạo ở mức cao đồng thời phải phát triển toàn

diện các tố chất thể lực thành phần của vận động viên Bóng chuyền.

1.4. Sức bền và sức bền trong bóng chuyền

1.4.1. Quan điểm về sức bền

Quan điểm về sức bền trong các tài liệu, sách báo có những thể hiện và

nhìn nhận khác nhau. Qua phân tích và tổng hợp tài liệu chúng tôi thấy có một

số cách tiếp cận sau:

Theo tác giả D. Harre: "Sức bền được hiểu là khả năng chống lại sự

mệt mỏi của VĐV. Sức bền đảm bảo cho VĐV đạt được một cường độ nhất

định (tốc độ, dùng lực, nhịp độ thi đấu, sử dụng sức lực) trong thời gian vận

động kéo dài của thi đấu tương ứng khả năng huấn luyện mình. Sức bền còn

đảm bảo chất lượng động tác và giải quyết hoàn hảo các hành vi kỹ - chiến

thuật tới cuộc thi đấu và vượt qua một khối lượng vận động lớn trong luyện

tập" . Theo tác giả D.Harre: "Sức bền là nhân tố xác định ảnh hưởng lớn đến

thành tích thi đấu và là nhân tố xác định thành tích tập luyện, khả năng chịu

đựng lượng vận động (LVĐ) của VĐV" [7].

Theo tác giả Diên Phong: "Tố chất sức bền chỉ là năng lực của cơ thể

khắc phục mệt mỏi sản sinh trong quá trình hoạt động "[20]

Ông cho rằng, sức bền là năng lực đa nhân tố, ngoài cấu trúc tổ chức cơ

thể ảnh hưởng đến sức bền ra nó còn có những nhân tố ảnh hưởng khác như:

Page 17: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

17

Đặc trưng tâm lý VĐV, năng lực chức năng trao đổi và thu năng lượng khi cơ

thể vận động, tính ổn định chức năng cơ thể, sự tiết kiệm chức năng cơ thể…

Theo quan điểm của tác giả Lưu Quang Hiệp dưới góc độ sinh lý học:

Sức bền đặc trưng cho khả năng thực hiện các hoạt động thể lực kéo dài liên

tục từ 2-3 phút trở lên với sự tham gia của một khối lượng cơ bắp lớn (từ 1/2

đến toàn bộ lượng cơ bắp cơ thể) nhờ sự hấp thụ O2 để cung cấp năng lượng

cho cơ thể chủ yếu bằng con đường ưa khí [9].

Nguồn năng lượng chính cho sự co cơ trong vận động là 3 hệ:

- Hệ phốtphogen (ATP-CP)

- Hệ lắc tác

- Hệ oxy hoá

Trong đó hệ phốtphogen và hệ lắc tác là hệ yếm khí, còn hệ ôxy hoá là

hệ ưa khí. Như vậy việc vận dụng các phương pháp đều tập trung vào việc

giải quyết các nhiệm vụ là nâng cao khả năng hấp thụ O2 tối đa của cơ thể

(VO2max) và khả năng duy trì lâu dài mức độ khả năng hấp thụ O2 tối đa của

cơ thể. Song việc tập luyện sức bền cho sinh viên Bóng chuyền là một vấn đề

có ý nghĩa quan trọng. Trong tập luyện nguồn năng lượng chính cung cấp cho

hoạt động của sinh viên Bóng chuyền là hệ yếm khí và ưa khí, nhưng trong thi

đấu thì hệ yếm khi chiếm ưu thế hơn so với hệ ưa khí.

Theo tác giả Phạm Danh Tốn, Nguyễn Toán: Sức bền là năng lực thực

hiện một hoạt động với cường độ cho trước hay là năng lực duy trì khả năng

vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được [23].

Để phát sinh sức bền phải giải quyết hàng loạt nhiệm vụ nhằm hoàn

thiện và nâng cao những nhân tố chi phối đến sức bền.

+ Kỹ thuật thể thao hợp lý.

+ Năng lực duy trì trong thời gian dài trạng thái hưng phấn của các

trung tâm thần kinh.

+ Khả năng hoạt động cao của hệ tuần hoàn và hô hấp.

Page 18: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

18

+ Tính tiết kiệm của các quá trình trao đổi chất.

+ Cơ chế có nguồn năng lực lớn.

+ Sự phối hợp hài hoà trong hoạt động của các chức năng sinh lý.

+ Khả năng chịu đựng chống lại cảm giác mệt mỏi nhờ những nổ lực ý chí.

Mặt khác việc nâng cao sức bền thực chất là quá trình làm cho cơ thể

thích nghi dần dần với LVĐ ngày càng lớn, đòi hỏi người tập phải có ý chí

kiên trì, chịu đựng những cảm giác mệt mỏi đôi khi rất nặng nề và cảm giác

nhàn chán do tính đơn điệu của tài tập [23].

Theo các tác giả và A.D Novicốp - L.P Mátvêép: Sức bền là năng lực

chống lại mệt mỏi. Hiện tượng mệt mỏi trong những hoạt động với LVĐ khác

nhau là không giống nhau. Nói một cách khác khi giáo dục sức bền không

phải chỉ chú ý đến chiều sâu của sự mệt mỏi mà cả tính chất của nó nữa [16].

Như vậy huấn luyện sức bền LVĐ được xác định đầy đủ nhờ 5 nhân tố sau:

- Cường độ bài tập

- Thời gian của bài tập

- Thời gian nghỉ giữa quãng

- Tính chất nghỉ ngơi

5 - Số lần lặp lại.

Tóm lại: Sức bền là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ cho

trước hay năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ

thể chịu đựng được.

Đối với môn Bóng chuyền thời gian thi đấu tương đối dài (thời gian

một trận đấu kéo dài ước chừng vài tiếng đồng hồ) do vậy mà trong huấn

luyện LVĐ của bài tập với cường độ rất cao và trong thời gian tương đối dài

thì ta phải làm sao để nâng cao dần khả năng ưa khí và yếm khí của VĐV.

Trong các giây phút căng thẳng với cường độ vận động cao hoạt động như:

Bật nhảy tấn công cao biên hoặc chạy chiến thuật tấn công nhanh trước mặt

và nhanh sau đầu, sau đó lại di chuyển để bật nhảy chắn bóng thực hiện

Page 19: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

19

nhiệm vụ phòng thủ trên lưới, cứ như vậy thì hệ yếm khí cung cấp năng lượng

cho hoạt động là chủ yếu. Song khả năng yếm khí này rất kém bền vững, khi

ngừng các pha bật nhảy tấn công và bật nhảy chắn bóng thì mức độ yếu khí

cũng giảm đi một cách nhanh chóng [17].

Theo tác giả Trịnh Hùng Thanh: Sức bền là khả năng chống lại mệt mỏi

và duy trì hoạt động kéo dài của VĐV. Tác giả cho rằng sức bền có ý nghĩa

trong việc xác định thành tích thi đấu, đánh giá kết quả huấn luyện và khả

năng chịu đựng LVĐ, khả năng phục hồi nhanh chóng của VĐV [22]. Theo

tác giả Phạm Ngọc Viễn: "Sức bền là một mặt ý thức của VĐV phản ánh tổng

hợp độ lớn và thời gian của sự nỗ lực cơ bắp và ý chí của VĐV được thể hiện

khi thực hiện các hoạt động kéo dài" [27].

Phân tích các quan điểm về huấn luyện sức bền của các tác giả trong

nước và trên thế giới, chúng tôi có một số nhận xét sau:

Các tác giả Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn, A.D. Nôvicốp - L.P

MatVêép có cùng quan niệm về sức bền.

- Hầu hết các quan điểm về phương pháp huấn luyện sức bền đều thống

nhất cho rằng cơ sở khoa học huấn luyện sức bền là nâng cao khả năng hấp

thụ O2 tối đa của cơ thể.

- Sức bền có vai trò to lớn trong việc xác định thành tích thi đấu, khả

năng chịu đựng LVĐ, khả năng hồi phục của VĐV.

- Để phát triển được sức bền trong tập luyện TDTT thì VĐV phải khắc

phục mệt mỏi.

1.4.2. Phân loại sức bền

Việc phân loại sức bền có rất nhiều quan điểm khác nhau, mỗi một

trường phái khác nhau lại căn cứ vào đặc điểm khác nhau để phân loại. Qua

phân tích và nghiên cứu tài liệu chúng tôi thấy có một số cách phân loại sức

bền như nhau:

Căn cứ vào thời gian hoạt động chia sức bền ra thành:

Page 20: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

20

- Sức bền trong thời gian dài (trên 11'): Thành tích phụ thuộc vào khả

năng hoạt động ưa khí.

- Sức bền trong thời gian trung bình (2' - 11'): Thành tích phụ thuộc vào

yếm khí lẫn ưa khí

- Sức bền trong thời gian ngắn (45" - 2'): Thành tích phụ thuộc vào khả

năng hoạt động yếm khí và sự phát triển sức mạnh - bền và sức nhanh bền [23].

Trong sinh lý TDTT căn cứ vào hệ cung cấp năng lượng người ta chia

sức bền ra 2 loại.

- Sức bền ưa khí: Là khả năng hoạt động lâu dài của cơ thể trong điều

kiện sử dụng nguồn năng lượng thông qua quá trình ôxy hoá hợp chất hữu cơ

giàu năng lượng trong cơ thể.

- Sức bền yếm khí: Là khả năng hoạt động lâu dài của cơ thể trong điều

kiện dựa vào các nguồn cung cấp năng lượng yếm khí (các phản ứng giải

phóng năng lượng không có sự tham gia của O2) [10].

Sức bền ưa khí và sức bền yếm khí được coi là bộ phận chính của

chương trình huấn luyện đối với VĐV Bóng chuyền.

- Theo lý luận và phương pháp GDTC căn cứ vào số lượng các nhóm

cơ tham gia hoạt động, phân chia thành 3 loại.

+ Sức bền cục bộ: Là sức bền có dưới 1/3 khối lượng cơ quan tham gia

hoạt động.

+ Sức bền chung: Là sức bền trong các hoạt động kéo dài với cường độ

thấp có sự tham gia của 2/3 nhóm cơ trở lên. Trong hoạt động này đòi hỏi cơ

quan tuần hoàn và hô hấp hoạt động khẩn trương để đảm bảo cung cấp năng

lượng cho hoạt động.

+ Sức bền chuyên môn: Là sức bền đối với một hoạt động nhất định

được lựa chọn làm đối tượng chuyên môn hoá [25].

Căn cứ vào chế độ hoạt động của cơ người ta chia sức bền thành:

Page 21: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

21

- Sức bền tĩnh: Là khả năng hoạt động lâu dài trong điều kiện tĩnh.

- Sức bền động: Là khả năng hoạt động lâu dài trong điều kiện hoạt động.

Căn cứ vào tố chất vận động người ta chia sức bền thành:

- Sức bền - mạnh: Là năng lực phát huy sức mạnh cao trong thời gian dài.

- Sức bền - Tốc độ: là năng lực duy trì tốc độ trong thời gian dài.

Tổng hợp các quan điểm về phân loại sức bền trên chúng tôi đi đến kết

luận sau:

Mỗi một môn khoa học, mỗi một trường phái có những quan điểm về

sức bền khác nhau. Song việc phân chia sức bền theo lý luận và phương pháp

GDTC là toàn diện hơn cả.

Như vậy, sức bền trong Bóng chuyền có một số đặc điểm sau:

- Tố chất đặc trưng cơ bản nhất trong tập luyện và thi đấu Bóng

chuyền là sức bền - tốc độ, sức bền - bật và sức bền - thi đấu.

- Sức bền trong môn Bóng chuyền được chia ra thành.

+ Sức bền chung

+ Sức bền chuyên môn

Trong huấn luyện Bóng chuyền, muốn phát triển sức bền chung phải

xuất phát từ nội dung của huấn luyện sức bền chuyên môn và ngược lại nội

dung huấn luyện sức bền chuyên môn phải dựa trên các tiền đề do huấn luyện

sức bền chung mang lại

1.4.3. Sức bền đối với Bóng chuyền

- Sức bền là một tố chất thể lực, là năng lực chống lại mệt mỏi trong

hoạt động vận động, sức bền phụ thuộc vào các yếu tố sau.

+ Năng lực hoạt động của hệ thống tim mạch.

+ Quá trình trao đổi chất.

+ Sự tiết kiệm hóa trong vận động (khả năng thả lỏng, kỹ thuật hoàn hảo).

+ Các phẩm chất tâm lý chuyên môn.

Page 22: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

22

Sức bền phát triển tốt là tiền đề quan trọng để con người có thể sẵn

sàng lao động, học tập với năng xuất cao, đồng thời hình thành những phẩm

chất tốt đẹp như; tính kiên trì, tinh thần bền bỉ, ý chí quyết tâm...

Tập luyện sức bền sẽ nâng cao khả năng làm việc của cơ thể, đặc biệt là

hệ thống tuần hoàn, hô hấp và hệ thống vận động.

Trong thể thao, sức bền là yếu tố quyết định đến thành tích thi đấu, sức

bền phát triển tốt sẽ nâng cao khả năng chịu đựng lượng vận động tập luyện

và là tiền đề quan trọng để người tập có thể hồi phục nhanh chóng sau quá

trình tập luyện và thi đấu.

Dựa trên những yêu cầu cụ thể của thi đấu thể thao người ta chia sức

bền thành sức bền cơ sở và sức bền chuyên môn.

+ Sức bền cơ sở là năng lực chống lại mệt mỏi trong hoạt động vận

động kéo dài với cường độ trong vùng năng lượng có oxi. Cơ sở sinh lý của

năng lực sức bền này là sự “ tiết kiệm hóa” trong hoạt động của các chức

năng cơ thể ( tuần hoàn, hô hấp, trao đổi chất) và sự thuần thục kỹ thuật.

Phát triển sức bền cơ sở trước hết phải nâng cao năng lực hấp thụ oxi

và các năng lực chuyển hóa oxi cũng như các phát triển các phẩm chất tâm lý

chuyên môn.

+ Sức bền chuyên môn là năng lực của vận động viên nhằm chống lại

mệt mỏi trong hoạt động của môn thể thao chuyên sâu.

Trong các môn thể thao có chu kỳ, căn cứ vào yêu cầu thi đấu (thời

gian thi đấu) người ta chia sức bền chuyên môn thành bốn loại: sức bền tốc độ,

sức bền thời gian ngắn, sức bền thời gian trung bình, sức bền thời gian dài.

Tố chất sức bền đặc biệt quan trọng trong môn Bóng chuyền. Bóng

chuyền là môn thể thao thi đấu đồng đội có tính đối kháng gián tiếp cao, có

những trận đấu căng thẳng diễn ra trong thời gian dài, có những hiệp đấu,

những pha bóng căng thẳng gay cấn đền ngạt thở, bên cạnh những đặc điểm

như xuất phát nhanh, dừng đột ngột, bật nhảy tạo ra sự bất ngờ và thời cơ cho

Page 23: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

23

việc ghi điểm, chuyền bóng, đập bóng, bỏ bóng, phát bóng..., ngay cả trong

các động tác phòng thủ cũng đòi hỏi VĐV có một khả năng duy trì sự tập

chung chú ý cao trong thời gian dài. Vì vậy, có thể nói sức bền có vai trò quan

trọng để vận động viên có thể thực hiện tốt được các động tác kỹ thuật trong

Bóng chuyền, cũng như các nhiệm vụ đề ra trong một trận đấu, hiệp đấu .

Là một tố chất quan trọng đối với VĐV Bóng chuyền, sức bền tạo cho

VĐV đủ năng lực thực hiện ý đồ chiến thuật trong tập luyện và thi đấu, tạo ra sự

bền bỉ dẻo giai khó chịu cho đối phương, nâng cao hiệu quả thành tích thi đấu.

Tóm lại, sức bền là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong

tập luyện, thi đấu và nâng cao thành tích Bóng chuyền. Chính vì vậy mà nhiều

chuyên gia, huấn luyện viên Bóng chuyền nổi tiếng đều coi trọng huấn luyện

sức bền cho VĐV của họ.

Sức bền chuyên môn là một tố chất thể lực quan trọng, cần thiết của

một cầu thủ bóng chuyền, được thể hiện ở khả thực hiện chính xác các động

tác kỹ thuật, chiến thuật trong suốt thời gian thi đấu mà không giảm sút hiệu

quả. Sự biểu hiện sức bền chuyên môn đó là tốc độ động tác, các hoạt động

sức mạnh, các yếu tố về tâm lý như tính quyết đoán, ý chí khắc phục mệt mỏi

trong thi đấu căng thẳng. Sức bền chuyên môn bao gồm; Sức bền tốc độ ; sức

bền bật nhảy và sức bền thi đấu.

1.4.3.1. Sức bền tốc độ

Sức bền tốc độ là khả năng của cầu thủ duy trì hoạt động tốc độ cao

trong thực hiện động tác, di chuyển trong thời gian của trận đấu. Người ta

thường sử dụng các bài tập phát triển sức nhanh được lặp lại nhiều lần, các

bài tập chạy có đổi hướng, các bài tập phối hợp kỹ thuật với di động có lăn

ngã cứu bóng để phát triển sức bền tốc độ. Thời gian để duy trì một lần tập

khoảng 20 - 30 giây, lặp lại từ 6 - 10 lần trong một nội dung tập. Có thể đưa

ra một số bài tập mẫu để phát triển sức bần tốc độ như.

Page 24: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

24

- Chạy zíc zắc nhiều lần từ vạch biên ngang tới vạch giới hạn tấn công

- Di động chắn bóng nhiều lần dọc theo lưới.

- Bật nhảy đập, chắn bóng, khi rơi xuống thực hiện ngã lộn sau qua vai,

sau đó lặp lại 2 - 4 lần.

- Di động kết hợp lăn ngã theo tín hiệu của giáo viên.

- Đập bóng nhiều lần do giáo viên tung ở các vị trí khác nhau (4, 3, 2).

- Các bài tập phát triển sức bền tốc độ lên thực hiện ở cuối các buổi tập.

1.4.3.2. Sức bền bật

Sức bền bật là khả năng duy trì các hoạt động bật nhảy nhiều lần với sự

nỗ lực co cơ cao nhất. ví dụ: Bật nhảy đập bóng, chắn bóng và chuyền hai. Sự

nỗ lực cơ bắp ở mức độ tối đa trên lền mệt mỏi đòi hỏi cầu thủ bóng chuyền

phải có phẩm chất ý trí cao và được rèn luyện thường xuyên trong điều kiện

tập luyện và thi đấu căng thẳng. Người ta có thể sử dụng các bài tập với trọng

lượng phụ nhỏ để tập bật nhảy như: Bao cát, bao trì, tạ gánh 25 - 30 kg để

phát triển sức bền bật. Thời gian cho mỗi lần tập từ 1 - 3 phút, tùy thuộc vào

bài tập. cường độ tối đa liên tục không có nghỉ giữa các lần bật nhảy (khi chân

chạm đất là bật ngay), lặp lại từ 5 - 8 lần, quãng nghỉ từ 1 - 4 phút.

Có thể sử dụng các bài tập mẫu sau:

- Bật nhảy ở hố cát liên tục từ 25 - 30 lần.

- Bật chắn liên tục có đeo bao trì hoặc cát từ 3 - 5 kg.

- Gánh tạ từ 20 - 25 kg.

- Bật nhảy liên tục ở tư thế ngồi xổm (góc độ gập gối không nhỏ hơn 900)

- Nhảy đập liên tục, nhóm 2 - 3 người do giáo viên tung bóng.

1.4.3.3. Sức bền thi đấu

Sức bền thi đấu là khả năng duy trì tốc độ thi đấu với nhịp độ cao, đảm

bảo tính hiệu quả trong thực hiện các hoạt động kỹ - chiến thuật. Đây là một

tố chất tổng hợp, bao gồm tất cả các dạng sức bền và tố chất thể lực huyên

môn, khả năng phát triển cao của các chức năng, hệ thống cơ quan trong cơ

Page 25: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

25

thể đảm bảo duy trì các hoạt động chuyên môn lâu dài. có thể sử dụng các biện

pháp thi đấu với sân nhỏ, ít người, như thi đấu 5 x 5; 4 x 4; 3 x 3, với điều kiện

tăng dần thời gian hoặc số hiệp thi đấu. Có thể xen kẽ các bài tập thi đấu với các

bài tập chuyên môn để phát triển sức bền bật trong điều kiện đã xuất hiện mệt

mỏi để giáo dục các phẩm chất tâm lý, ý chí cho các cầu thủ bóng chuyền.

Một số bài tập mẫu có thể áp dụng để phát triển sức bền thi đấu:

- Di động lăn ngã, sau đó thực hiện bật nhảy 5 - 10 lần.

- Bật nhảy nâng cao đùi có đeo trọng lượng phụ (Bao cát hoặc bao trì)

từ 10 - 15 lần.

- Di động đổi hướng kết hợp với lăn ngã theo tín hiệu của giáo viên

(như cá nhảy, lộn nghiêng qua vai). Không có nghỉ giữa các lần ngã. Sau 30

giây, lặp lại như cũ.

- Di động đập bóng, chắn bóng, khi rơi xuống ngã ngửa lộn qua vai, di

động cham tay vạch tấn công, sau đó lặp lại từ 5 - 10 lần.

- Trò chơi vận động chuyền bóng tấn công cầu môn. Mỗi hiệp từ 3 - 5

phút, lặp lại từ 3 - 4 lần, nghỉ giữa các hiệp từ 2 - 3 phút.

Các bài tập thực hiện với cường độ tối đa xen kẽ quãng nghỉ tích cực

bằng các hoạt động khác. Cần xen kẽ các bài tập thể lực với các hoạt động

chuyên môn giống như thi đấu với lượng vận động cao sẽ có tác dụng ổn định

khả năng sức bền thi đấu cho cầu thủ bóng chuyền.

1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức bền

Trong quá trình tập luyện TDTT, tất cả các tố chất thể lực đều được phát

triển. Sự hoàn thiện của tố chất vận động này bao giờ cũng kèm theo sự hoàn

thiện tố chất vận động khác. Trong đó các bài tập nhằm phát triển sức bền có tác

dụng rõ rệt nhất đối với các tố chất khác. Vì vậy, các bài tập phát triển sức bền

chung được coi là bài tập cơ sở để phát triển các tố chất khác và nâng cao khả

năng vận động chung. Tuy nhiên sự hoàn thiện của tố chất sức bền nói chung và

sức bền chuyên môn nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.

Page 26: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

26

Cụ thể là:

- Yếu tố tâm lý

Để phát triển tố chất sức bền trong hoạt động TDTT thì người VĐV

phải có đặc trưng cá tính tâm lý: Tính ham thích hoạt động TDTT, tính mục

đích (hay động cơ tập luyện) có như vậy VĐV mới nỗ lực ý chí cao để khắc

phục, chống lại mệt mỏi trong các hoạt động kéo dài. Mặt khác VĐV phải có

tính cần cù chăm chỉ tập luyện và sẵn sàng chịu đựng LVĐ lớn của bài tập bởi

lẽ nếu không có tâm lý sẵn sàng tập luyện, sợ cảm giác hoạt động với khối

lượng lớn trong thời gian dài thì sức bền sẽ không phát triển được. Trong tập

luyện người tập phải gánh chịu một LVĐ rất lớn cho nên hiện tượng mệt mỏi

cảm xúc, mệt mỏi ý chí diễn ra thường xuyên. Vì vậy họ phải biết tự động

viên và phát huy năng lực dự trữ của cơ thể bởi vì một trong những đặc điểm

quan trọng để phát triển sức bền là người ta vẫn phải tiếp tục duy trì hoạt

động trong tập luyện khi đã xuất hiện mệt mỏi bằng phương pháp tự động

viên như sau: Tự ra lệnh cho bản thân và tự giao nhiệm vụ. Bên cạnh đó còn

phải biết điều khiển có ý thức sự tập trung chú ý của bản thân vào thực hiện

động tác của bài tập cho hợp lý.

- Trình độ kỹ thuật và khả năng phối hợp vận động

Trình độ kỹ thuật và khả năng phối hợp vận động cũng có ý nghĩa to

lớn đến sự phát triển của tố chất sức bền. Kỹ thuật động tác hợp lý và khả

năng phối hợp vận động nhuần nhuyễn tạo nên sự tiết kiệm hoá nguồn năng

lượng trong cơ thể, khi hoạt động đảm bảo duy trì hoạt động kéo dài của

VĐV. Ngược lại nó sẽ không duy trì hoạt động được lâu dài. Mặt khác giữa

kỹ thuật và tốc độ tối đa tương quan chặt chẽ với nhau, cho nên huấn luyện kỹ

thuật là một thành phần quan trọng của rèn luyện tốc độ. Chỉ có tốc độ động

tác cao khi kỹ thuật động tác thuần thục.

Page 27: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

27

- Khả năng hấp thụ ôxy tối đa (VO2max) của cơ thể và khả năng duy trì

lâu dài mức độ hấp thụ ôxy cao, mức thấp thụ ôxy tối đa của VĐV quyết định

khả năng làm việc trong điều kiện ưa khí của họ, VO2 max càng cao công suất

hoạt động ưa khí tối đa càng lớn. Ngoài ra khả năng hấp thụ O2 càng cao thì

cơ thể thực hiện hoạt động ưa khí càng dễ dàng cho nên duy trì hoạt động vận

động trong thời gian dài.

- Tốc độ tiêu hao năng lượng (J/phút) và nguồn dữ trữ năng lượng trên

cơ thể (J).

- Năng lực duy trì trong thời gian dài trạng thái hưng phấn của các

trung tâm thần kinh

- Khả năng hoạt động cao của hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bởi vì chỉ có

khả năng hấp thụ ôxy tối đa của cơ thể khi hệ tuần hoàn và hô hấp hoạt động

ở trạng thái tối đa.

- Sự tiết kiệm của các quá trình trao đổi chất.

- Sự phối hợp hài hoà trong hoạt động của các chức năng sinh lý.

Với thời gian có hạn vì thế trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ

nghiên cứu được những ảnh hưởng và những bài tập phát triển tố chất sức bền

chuyên môn dưới góc độ sư phạm.

1.5. Cơ sở lý luận về huấn luyện tố chất sức bền chuyên môn cho

VĐV Bóng chuyền

1.5.1. Năng lực thi đấu của vận động viên Bóng chuyền hiện đại

Năng lực thi đấu là năng lực tổng hợp mà bất kỳ vận động viên Bóng

chuyền nào muốn thi đấu đạt hiệu quả, thành tích cao đều cần phải có. Năng

lực thi đấu Bóng chuyền gồm có năng lực thể chất (hình thái cơ thể, cơ năng,

tố chất thể lực); năng lực kỹ thuật, chiến thuật; năng lực tâm lý; năng lực hiểu

biết (trí lực) và động cơ tư tưởng. Xét theo tác dụng của các mặt thì trong đó

Page 28: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

28

có Bóng chuyền, ba mặt: tố chất thể lực, kỹ thuật, chiến thuật giữ vai trò quan

trọng hơn các mặt tâm lý, cơ năng và trí năng.

Bóng chuyền là môn thuộc loại năng lực kỹ thuật, nghĩa là năng lực

thi đấu, mà trình độ thi đấu chủ yếu được đánh giá bằng trình độ kỹ thuật. Kỹ

thuật là cơ sở cho chiến thuật mà ở mức độ nhất định, nó bổ khuyết cho thiếu

sót về thể lực cho dù ảnh hưởng của năng lực thể lực khá mạnh nhưng không

thể thay thế cho kỹ thuật. Kỹ thuật – năng lực kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo và

trình độ vận dụng linh hoạt, thông minh, biến hoá là một ưu thế của người

phương Đông, vì họ có hệ thần kinh linh hoạt, điều khiển hành động vận động

nhanh, biến hoá đa dạng và trên cơ sở biến hoá đã tạo ra các kỹ thuật mới mà

trước đó trong Bóng chuyền gần như chưa có.

Để có năng lực, trình độ thi đấu, trước hết phải nói đến năng lực cơ

thể, trong đó gồm hình thái cơ thể, cơ năng mang tính di truyền cao, năng lực

thể lực, năng lực kỹ thuật, năng lực tâm lý, trí năng và động cơ tư tưởng.

Những mặt đó tác động trực tiếp gây ra những biến đổi mới có lợi cho quá

trình hình thành năng lực, trình độ thi đấu.

1.5.2. Năng lực thể lực của vận động viên Bóng chuyền hiện đại

Trình độ thi đấu Bóng chuyền do năng lực thi đấu quyết định. Năng lực

thi đấu là tổng hợp các năng lực, đặc trưng của hình thái cơ thể, cơ năng, tố

chất thể lực chung và chuyên môn... Trong đó năng lực thể lực giữ vai trò cơ sở,

nền móng của trình độ thi đấu và để phát triển toàn bộ các năng lực khác. Chỉ có

năng lực thể lực vững vàng mới bảo đảm chắc chắn cho nâng cao năng lực kỹ -

chiến thuật. Nó là yếu tố quan trọng để giữ vững, nâng cao thành tích thi đấu.

Thi đấu Bóng chuyền ngày càng căng thẳng, kịch liệt, đối kháng với

cường độ và mật độ lớn, nên đòi hỏi vận động viên Bóng chuyền phải có năng

lực thể lực cao, như sức bền bật cực tốt, phản ứng nhanh, khả năng phối hợp

Page 29: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

29

nhịp nhàng, tính linh hoạt, khéo léo, nhanh nhẹn. Nhiều tác giả thống nhất

quan điểm là năng lực thể lực của vận động viên ngày càng đóng vai trò cơ sở

quyết định cho năng lực thi đấu.

Chuẩn bị năng lực thể lực bao gồm chuẩn bị năng lực thể lực toàn diện

(năng lực thể lực chung) và năng lực thể lực chuyên môn.

* Chuẩn bị thể lực toàn diện:

Thi đấu thể thao hiện đại yêu cầu phải chuẩn bị đầy đủ, chu đáo, hoàn

chỉnh, toàn diện và khoa học các mặt: Thể lực, kỹ - chiến thuật, tâm lý và

kinh nghiệm thi đấu để đáp ứng xu thế thi đấu ngày càng quyết liệt.

Các tố chất thể lực của con người trong thể thao chia thành: sức

nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo, mềm dẻo hay có quan điểm cho rằng tố

chất thể lực được chia thành: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối

hợp vận động, mềm dẻo.

Phát triển thể lực toàn diện là chuẩn bị thể lực chung cho vận động

viên. Theo Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn: “Chuẩn bị thể lực chung là một

quá trình giáo dục thể chất không chuyên môn hoá hoặc chuyên môn hoá

tương đối ít nhằm tạo nên những tiền đề chung rộng rãi về thể lực là chính để

có thể đạt được kết quả tốt trong một hoạt động” .

Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, một mặt giúp nâng cao thể chất

chung của vận động viên, nâng cao khả năng hoạt động của hệ thống cơ quan

trong cơ thể, khả năng thích ứng, khả năng chịu đựng lượng vận động ở giai

đoạn kế tiếp, mặt khác, tạo tiền đề để nâng cao khả năng tiếp thu hành động

kỹ, chiến thuật trong tập luyện và thi đấu, nâng cao khả năng hoạt động thể lực

chuyên môn đặc thù - yếu tố quyết định thành tích của vận động viên. Nó còn giúp

họ phải vượt qua những khó khăn ở mức độ khác nhau do bài tập đem lại. Phát

triển thể lực toàn diện làm hình thái cơ thể, cơ năng, các tố chất thể lực được nâng

cao, làm cơ sở tốt cho hoàn thành, điêu luyện kỹ chiến thuật chuyên môn.

Page 30: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

30

Như vậy, chuẩn bị thể lực cho vận động viên là một bộ phận cấu thành

cơ bản không thể thiếu của chương trình tập luyện nhiều năm, nhằm phát triển

toàn diện cơ thể, củng cố sức khoẻ, hoàn thiện các tố chất thể lực và khả năng

vận động. Các tố chất thể lực đều có tầm quan trọng như nhau, tuy nhiên có tố

chất quan trọng nhiều và có tố chất quan trọng ít đối với việc nâng cao thành

tích. Song, chất lượng huấn luyện nâng cao thành tích thể thao chỉ xây dựng

trên cơ sở phát triển toàn diện vững chắc các tố chất thể lực.

Chuẩn bị thể lực cho vận động viên Bóng chuyền là một nội dung quan

trọng của quá trình huấn luyện nhằm mục đích phát triển cơ thể, hoàn thiện và

nâng cao các tố chất thể lực, năng lực hoạt động điều khiển của hệ thống thần kinh

trung ương, bảo đảm hình thành và ổn định trạng thái sung sức thể thao, kéo dài

tuổi thọ vận động viên, trên cơ sở đó tạo nền tảng cho các hoạt động thi đấu...

Không thể nâng cao thành tích thể thao mà không có cơ sở của huấn luyện toàn

diện các tố chất thể lực một cách vững vàng, hệ thống và khoa học.

Thể lực của vận động viên Bóng chuyền tốt chính là cơ sở để nắm

vững kỹ chiến thuật Bóng chuyền, không ngừng nâng cao thể lực chính là

đảm bảo tốt, ổn định và vững vàng cho việc nâng cao tương ứng kỹ - chiến

thuật... để thi đấu tốt.

Căn cứ vào đặc điểm môn thể thao Bóng chuyền, phải sử dụng các

biện pháp phát triển các tố chất thể lực chung và chuyên môn như: sức mạnh

(ở các bộ phận như thắt lưng, bụng, cổ chân, cánh tay, ngón tay, cổ tay...), sức

nhanh (phản ứng nhanh, bật nhảy nhanh, di chuyển nhanh, vung tay nhanh,

đánh chạm bóng nhanh....), sức bật (bật tại chỗ, bật có đà, bật nhảy liên tục...),

sức bền (bền di chuyển, bền bật, bền nhanh, bền tâm lý, bền thi đấu...), linh

hoạt (năng lực phối hợp nhịp nhàng chân, tay, thắt lưng, bụng..., năng lực ứng

biến linh hoạt thi đấu trên sân...), dẻo (phạm vi biên độ hoạt động của vai,

hông, gối, cổ chân, cổ tay....).

Page 31: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

31

Để huấn luyện nâng cao năng lực thể lực cho vận động viên Bóng

chuyền đạt hiệu quả tốt phải theo đúng nguyên lý của sinh lý thể thao, phù

hợp với từng cá nhân trên cơ sở nguyên lý của 3 hệ thống trao đổi năng lượng

trong Bóng chuyền.

Hoạt động của vận động viên Bóng chuyền là vận động mang tính kỹ

năng gắn liền với tố chất thể lực. Đặc điểm bên trong của hoạt động cơ bắp là

các tố chất thể lực nhờ cơ chế cung cấp năng lượng đáp ứng hoạt động cơ

(loại hình thứ nhất). Còn kỹ năng mang tính chiến thuật điêu luyện, nhuần nhuyễn,

phản ứng nhanh nhạy trong các điều kiện phức tạp, luôn thay đổi bất ngờ chính là

loại hình thư hai, tức khả năng phối hợp vận động, khéo léo, linh hoạt.

Phát triển thể lực cho vận động viên Bóng chuyền trẻ một cách hài

hoà cần chú trọng đến phát triển các tố chất thể lực mang tính đặc thù

chuyên môn trong giai đoạn huấn luyện ban đầu, là đích để hướng tới và

phải quan tâm đến mối quan hệ giữa chúng và mối tương quan của chúng

với các bài tập, đảm bảo được tác dụng tổng hợp. Phát triển các tố chất thể

lực tốc độ, sức mạnh tốc độ là những tố chất chính của vận động viên Bóng

chuyền. Trong quá trình phát triển đó phải sử dụng hợp lý các phương tiện,

phương pháp, bài tập theo quy luật phát triển của vận động viên Bóng

chuyền trẻ về lứa tuổi, giới tính và trình độ tập luyện.

1.5.3. Chuẩn bị tố chất thể lực chuyên môn của Bóng chuyền

Sức bên là tố chất thể lực chuyên môn nổi trội của Bóng chuyền.

Muốn thi đấu tốt vận động viên Bóng chuyền phải có khả năng duy trì các

hoạt động chuyên môn tốt như di động nhanh, dùng tốc độ để chuyển

hướng và bật nhảy... Vì vậy, sức bền tốc độ trong Bóng chuyền quyết định

đến trình độ, thành tích thi đấu.

Tố chất sức bền chuyên môn và sức bền tốc độ trong Bóng chuyền

phải được phát triển ngay trong giai đoạn huấn luyện ban đầu và giai đoạn

Page 32: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

32

chuẩn bị chung của thời kỳ chuẩn bị. Trong thi đấu Bóng chuyền, chiếm lĩnh

càng nhiều khoảng không trên lưới thì càng có điều kiện thực hiện ý đồ kỹ

chiến thuật, phá vỡ phòng thủ của đối phương. Do đó vận động viên Bóng

chuyền phải có sức bền bật tốt, mà bản chất của nó chính là tố chất sức bền

tốc độ. Vì thế trong giai đoạn huấn luyện ban đầu, phát triển sức bền tốc độ là

việc làm không thể thiếu được và phải đặc biệt quan tâm phát triển. Phát triển

sức bền tốc độ, nâng cao sức bền bật của vận động viên Bóng chuyền sẽ phải

được tiến hành trước một bước so với việc học kỹ thuật.

Tốc độ (sức nhanh) là tố chất thể lực có tính đặc thù chuyên môn cao

trong Bóng chuyền. Sức nhanh thể hiện dưới ba hình thức chủ yếu:

+ Thời gian tiềm phục của phản ứng vận động.

+ Tốc độ động tác đơn.

+ Tần số động tác.

Các hình thức của sức nhanh tương đối độc lập với nhau, nhất là chỉ

số thời gian phản ứng, nhiều trường hợp không tương ứng với các chỉ số

động tác vì phản ứng có thể rất nhanh nhưng động tác lại chậm hoặc ngược

lại. Một số động tác phối hợp phức tạp phụ thuộc không chỉ vào sức nhanh

mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Trong một số môn thể thao có

môn tăng tốc ngay sau xuất phát, có môn lại tăng tốc giữa quãng, phần lớn

các hoạt động thi đấu Bóng chuyền được biểu hiện dưới dạng sức nhanh

như: Sức nhanh phản ứng, sức nhanh di động, sức nhanh thực hiện động

tác, thể hiện bằng di động liên tục theo hướng bóng tới, phản ứng tức thời

với tình huống, dùng động tác kỹ thuật phù hợp nhanh đạt hiệu quả. Mục

tiêu của thi đấu Bóng chuyền là :”không để bóng rơi xuống đất” nên phải

di động nhanh tới bóng trong khoảng thời gian ngắn nhất để điều khiển

bóng chuẩn xác, cùng đồng đội thực hiện ý đồ chiến thuật.

Page 33: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

33

Như vậy tốc độ và sức bền tốc độ có mối liên quan mật thiết với nhau.

Nghiên cứu của nhiều tác giả về phát triển các tố chất đặc thù chuyên môn

Bóng chuyền cho thấy phát triển sức mạnh tốc độ chính là phát triển sức

nhanh di động. Sức nhanh phản ứng là yếu tố quan trọng của sức nhanh, đặc

biệt sức nhanh phản ứng lựa chọn phải được phát triển trước tuổi 13.

Huấn luyện sức bền chuyên môn cho VĐV Bóng chuyền là một quá

trình giáo dục chuyên môn, chủ yếu bằng hệ thống các bài tập, nhằm hoàn

thiện các phẩm chất năng lực của quá trình chuẩn bị để đảm bảo cho VĐV đạt

thành tích cao nhất trong thi đấu. (17)

Quá trình huấn luyện thể lực cho VĐV, chính là việc tạo cho con

người thích nghi với hoạt động thần kinh, cơ bắp, nhờ sự hoàn thiện khả năng

phối hợp vận động. (19) Trong quá trình huấn luyện sức bền, cần phải chú ý

tới: Đối tượng, trình độ, lứa tuổi của VĐV và đặc thù môn thể thao, mà sử

dụng các phương pháp, phương tiện cho phù hợp. Có vậy, quá trình huấn

luyện mới nhanh chóng đạt hiệu quả cao.

1.6. Đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi 18-22

1.6.1. Đặc điểm tâm lý [27]

Ở lứa tuổi này thế giới quan tự ý thức, tính cách, đặc biệt hướng về

tương lai đầy đủ nhu cầu sáng tạo mong muốn cho cuộc sống tốt đẹp.

- Hứng thú đã phát triển rõ rệt và hoàn thiện mang tính chất bền vững sâu

sắc phong phú. Hứng thú rất năng động sẵn sàng đi vào lĩnh vực mình ưa thích do

thái độ tự giác tích cực trong cuộc sống hình thành tư tưởng động cơ đúng đắn.

- Tình cảm đi đến hoàn thiện, biểu hiện các nét yêu quý tôn trọng mọi

người, cư xử đúng mực, biết kính trên nhường dưới…

- Trí nhớ phát triển hoàn thiện, đảm bảo nhớ một cách có hệ thống,

logic tư duy chặt chẽ.

Page 34: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

34

- Các phẩm chất ý chí được kiên định.

- Sự phát triển về nhân cách.

+ Phát triển và tồn tại độc lập như là một thành viên trong xã hội và lấy

chuẩn của những người đã trưởng thành làm mục tiêu phấn đấu của bản thân.

+ Bắt đầu thể hiện sự phản đối công khai với sự quản lý của cha mẹ.

+ Có xu hướng coi trọng mối quan hệ bạn bè hơn là mối quan hệ xã hội

nói chung.

+ Thích xây dựng các mối quan hệ thân thiết với người khác giới.

+ Thích gần gũi với những người lớn tuổi có học thức và hiểu họ.

- Sự phát triển về trạng thái tình cảm.

+ Rất nhạy cảm với những vấn đề của bản thân, có xu hướng thích sử

dụng bạo lực và luôn hướng tới sự hoàn thiện.

+ Hay dao động và dễ nổi cáu nhưng cũng nhanh chóng lấy lại bình tĩnh.

+ Nhìn chung đã biết suy nghĩ và định hướng cho tương lai, hưng phấn

cao khi được thành công, sống thân ái chan hoà với bạn bè và biết rút ra

những bài học kinh nghiệm từ những thất bại mắc phải.

- Sự phát triển về trí tuệ

+ Đặc điểm nổi bật của thời kì này là theo đuổi hoạt động trí tuệ và

thực hiện quá trình hệ thống hoá lại các kiến thức đã học.

+ Năng khiếu thẩm mỹ đã được nâng cao.

+ Sinh viên có xu hướng tìm tòi những thông tin và khoa học trên mọi

lĩnh vực.

+ Thích tìm hiểu những vấn đề mà đòi hỏi phải có một suy nghĩ trừu tượng.

+ Quan tâm hơn đến các hoạt động xã hội, chính trị, kinh tế và nghề

nghiệp khi mình ra trường.

1.6.2. Đặc điểm sinh lý [9][10]

- Hệ thần kinh: Các biểu hiện cơ bản của hoạt động thần kinh cao cấp

hoàn thiện khả năng tư duy, phân tích tổng hợp, trừu tượng hoá và khả năng

Page 35: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

35

giao tiếp ngày càng được hoàn thiện, làm cho nhận thức mở rộng. Độ linh

hoạt của các quá trình hưng phấn thần kinh và ức chế được cân bằng. Sự phối

hợp động tác đạt được những kỹ xảo.

- Trao đổi chất và năng lượng: Đặc điểm chính của lứa tuổi này là quá

trình dị hoá chiếm ưu thế hơn so với quá trình đồng hoá do sự phát triển hình

thành cơ bản ở lứa tuổi này diễn ra chậm.

- Hệ vận động:

+ Hệ xương: Bắt đầu giảm tốc độ phát triển, sinh viên nam cao thêm

khoảng 1-3cm, cột sống đã ổn định hình dáng và hoàn thiện.

+ Hệ cơ: Các tổ chức cơ phát triển muộn hơn xương nên cơ co còn yếu, các

cơ lớn phát triển tương đối nhanh, các cơ nhỏ phát triển chậm hơn các cơ duỗi.

+ Hệ tuần hoàn: Đã phát triển và hoàn thiện.

+ Buồng tim phát triển tương đối hoàn chỉnh

+ Mạch của sinh viên khoảng từ 70-90 lần/ phút.

+ Phản ứng của hệ tuần hoàn trong vận động tương đối rõ ràng, nhưng

sau vận động mạch và huyết áp hồi phục nhanh.

+ Thể tích phút của dòng máu tính trên 1kg trọng lượng (thể tích phút

tương đối giảm theo lứa tuổi). Khi 15 tuổi chỉ số này vào khoảng 70ml. Từ

16-22 tuổi giảm xuống 60ml, đây là lứa tuổi có ảnh hưởng nhất định đến thể

tích tâm thu và thể tích phút càng cao. Thể tích tâm thu tối đa ở lứa tuổi 18-22

là 120–140ml.

+ Huyết áp tăng dần cùng với lứa tuổi khi 18 tuổi huyết áp tối đa sẽ

tăng lên khoảng 100 – 110 mm Hg. Huyết áp thể thao tăng khoảng 90 – 95

mm Hg hoạt động thể lực làm tăng huyết áp trong hoạt động với công suất tối

đa. Huyết áp tối đa tăng trung bình thêm khoảng 50 mm Hg.

+ Hệ hô hấp: Đã phát triển tương đối hoàn thiện.

+ Lồng ngực trung bình khoảng 67 – 72 cm.

Page 36: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

36

+ Đặc điểm sinh lý lứa tuổi ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng hô hấp

trong quá trình trưởng thành của cơ thể có sự thay đổi về độ dài của chu kỳ

hô hấp, tỷ lệ thở ra, hít vào thay đổi độ sâu và tần số hô hấp. Tần số hô hấp

của trẻ từ 7-8 tuổi là 20-25 l/phút dần xuống đến 12-18l/phút ở lứa tuổi trưởng

thành. Độ sâu hô hấp (khí lưu thông) tăng dần theo lứa tuổi tới 18-22 tuổi.

Khí lưu thông vào khoảng 400 – 500 ml.

+ Một trong những chỉ số quan trọng nhất của cơ quan hô hấp là thông

khí phổi tối đa chỉ số này cũng tăng dần theo lứa tuổi, trong hoạt động thể lực

thông khí phổi tăng lên chủ yếu là do tần số hô hấp chứ không phải độ sâu hô

hấp, việc tăng tần số như vậy làm cho cơ thể nhận oxi, hấp thụ oxi trong hoạt

động thể lực phát triển từ 15 - 16 lần so với mức chuyển hoá cơ sở.

Với những cơ sở lý luận nêu trên có thể tóm tắt như sau

- Năng lực thi đấu Bóng chuyền gồm có năng lực thể chất (hình thái

cơ thể, cơ năng, tố chất thể lực); năng lực kỹ thuật, chiến thuật; năng lực tâm

lý; năng lực hiểu biết (trí lực) và động cơ tư tưởng. Xét theo tác dụng các mặt

đó thì trong Bóng chuyền có ba mặt: Tố chất thể lực, kỹ thuật, chiến thuật giữ

vai trò rất quan trọng trong môn bóng chuyền.

- Tố chất sức bền chuyên môn đặc biệt quan trọng trong môn Bóng

chuyền. Bóng chuyền là môn thể thao thi đấu đồng đội có tính đối kháng gián

tiếp cao, có đặc điểm luân phiên liên tục, có nhiều tình huống khác nhau, xuất

phát nhanh, dừng đột ngột, bật nhảy tạo ra sự bất ngờ và thời cơ cho việc ghi

điểm, chuyền bóng, đập bóng, bỏ bóng, phát bóng..., ngay cả trong các động

tác phòng thủ cũng đòi hỏi sức bền chuyên môn cao hơn. Vì vậy, có thể nói

sức bền chuyên môn có vai trò quan trọng để vận động viên có thể thực hiện

tốt được các động tác kỹ thuật và các nhiệm vụ đặt ra trong tập luyện cũng

như trong thi đấu Bóng chuyền.

Page 37: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

37

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG SỨC BỀN CHUYÊN MÔN VÀ M ỘT SỐ BÀI TẬP

PHÁT TRI ỂN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN CHO NAM SINH VIÊN

BÓNG CHUYỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

2.1. Nghiên cứu lựa chọn Test đánh giá sức bền chuyên môn cho

nam sinh viên Bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc

Để xác định được các Test đánh giá trình độ sức bền chuyên môn cho

nam sinh viên Bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc, trước hết thông qua phân

tích các tài liệu có liên quan [12][17][19], qua quan sát các buổi kiểm tra đánh

giá trình độ thể lực của sinh viên các lớp, qua phân tích các trận đấu, hiệp đấu

căng thẳng để tìm ra các Test thường được sử dụng để đánh giá sức bền chuyên

môn cho sinh viên nói chung, sau đó đưa ra phỏng vấn các giáo viên, HLV,

chuyên gia, trọng tài nhằm tìm ra những Test đặc trưng nhất để đánh giá sức bền

chuyên môn cho nam sinh viên Bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc.

Bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu nói trên, đề tài tìm hiểu thực

trạng sử dụng các Test đánh giá trình độ sức bền chuyên môn cho các đối

tượng khác nhau và đưa ra các Test đánh giá sức bền chuyên môn mang tính

chất định hướng bao gồm:

* Test đánh giá sức bền chuyên môn:

- Thực hiện bài tập liên hoàn

- Ném bóng nhồi liên tục bằng hai tay qua đầu đi xa

- Ném bóng nhồi bằng một tay liên tục đi xa

- Bật nhảy đập bóng tung ở vị trí số 3 liên tục

- Tự tung bóng, bật nhảy đập bóng ở vị trí số 4

Page 38: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

38

- Di chuyển ngang đón đỡ bóng liên tục

- Bật nhảy đập bóng hàng sau liên tục trong 20 quả

- Chuyền bóng vào tường liên tục kết hợp với di chuyển

- Hai người nhảy chắn bóng liên tục trên lưới

- Phát bóng cao tay vào ô 2m cuối sân

- Bật nhảy đập bóng treo

- Chay rẻ quạt (chạy cây thông)

Để tìm hiểu Test nào là đặc trưng phù hợp nhất trong đánh giá sức bền

chuyên môn cho nam sinh viên bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc, chúng

tôi đưa các Test đã lựa chọn ở trên ra phỏng vấn các giáo viên, chuyên gia,

HLV và trọng tài bằng phiếu hỏi. Đề tài thực hiện hai lần phỏng vấn bằng

phiếu, theo cùng một cách đánh giá và trên cùng 1 đối tượng. Kết quả cuối

cùng của phỏng vấn là tối ưu nhất nếu giữa 2 lần phỏng vấn có sự trùng hợp

cao. Đó sẽ là cơ sở để lựa chọn ra những test đặc trưng nhất dùng để đánh giá

sức bền chuyên môn cho nam sinh viên bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc

Hai lần phỏng vấn cách nhau một tháng với cách hỏi như nhau và trả

lời bằng cách cho điểm như sau.

Ưu tiên 1: 3 điểm

Ưu tiên 2: 2 điểm

Ưu tiên 3: 1 điểm

Lần phỏng vấn thứ nhất và lần phỏng vấn thứ hai có tỷ lệ thành phần

đối tượng phỏng vấn được trình bày cụ thể ở bảng 2.1

Page 39: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

39

Bảng 2.1. Tỉ lệ thành phần đối tượng phỏng vấn lựa chọn test

đánh giá sức bền chuyên môn (n = 20)

Số phiếu Đối tượng phỏng vấn

Số lần

phỏng

vấn

Phát

ra

Thu

về

Giảng

viên

(Thạc

si)

Tỉ lệ

%

Chuyên

gia,

HLV

Tỉ lệ

%

Tr ọng

tài

Tỉ lệ

%

Lần 1 20 18 10 55,5 % 6 33,3 % 2 11,1 %

Lần 2 20 19 12 63,2 % 5 26,3 % 1 5,3 %

Thành phần đối tượng phỏng vấn được minh họa ở biểu đồ 1

Lần 1

33.3

11.1

55.5

Thạc sĩ Chuyên gia,HLV Tr ọng tài

Lần 2

26.3

5.3

63.2

Thạc sĩ Chuyên gia,HLV Tr ọng tài

Biểu đồ 1. Thành phần đối tượng phỏng vấn.

Để đánh giá sức bền chuyên môn cho nam sinh viên Bóng chuyền

trường Đại học Tây Bắc, với lần phỏng vấn thứ nhất số phiếu phát ra 20,

số phiếu thu về 20; ở lần phỏng vấn thứ 2 số phiếu phát ra 20, số phiếu

thu về 20.

Kết quả điểm và tỉ lệ % được trình bầy cụ thể ở bảng 2.2.

Page 40: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

40

Bảng 2.2. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các Test đánh giá trình độ tập

luyện sức bền chuyên môn của nam sinh viên bóng chuyền

Trường Đại học Tây Bắc (n=20)

Kết quả phỏng vấn

lần 1

Kết quả phỏng vấn

lần 2 TT Các Test

Điểm % Điểm %

X2

1 Thực hiện bài tập liên hoàn trong 3

phút (lần) 54 90 56 93 0,04

2 Ném bóng nhồi liên tục bằng hai

tay qua đầu đi xa trong 2 phút (lần) 38 63 37 62 0,01

3 Ném bóng nhồi bằng một tay liên

tục đi xa trong 2 phút (lần) 53 88 51 85 0,04

4 Bật nhảy đập bóng tung ở vị trí số

3 liên tục trong 1 phút(lần) 54 90 56 93 0,04

5 Tự tung bóng, bật nhảy đập bóng ở vị

trí số 4 liên tục trong 20 quả (lần) 37 62 38 63 0,01

6 Di chuyển ngang đón đỡ bóng liên

tục 20 quả(lần) 56 93 54 90 0,04

7 Bật nhảy đập bóng hàng sau liên

tục trong 20 quả(lần) 40 67 43 72 0,10

8 Chuyền bóng vào tường liên tục kết

hợp với di chuyển ( phút) 36 60 38 63 0,05

9 Hai người nhảy chắn bóng liên tục

trên lưới(lần/Phút) 54 90 57 95 0,08

10 Phát bóng cao tay vào ô 2m cuối

sân(lần) 54 90 57 95 0,08

11 Bật nhảy đập bóng treo(lần) 51 85 50 83 0,01

12 Chay rẻ quạt(giây) 57 95 56 93 0,01

Page 41: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

41

Qua bảng 2.2 cho thấy kết quả phỏng vấn thể hiện sự tương đồng các ý

kiến trả lời rất cao ở hầu hết các Test, những Test nào ở lần phỏng vấn thứ

nhất được đánh giá cao thì ở lần phỏng vấn thứ hai cũng được đánh giá cao và

ngược lại, những Test nào không được tán đồng sử dụng ở lần phỏng vấn thứ

nhất thì ở lần phỏng vấn thứ hai cũng tương tự như vậy. Điều đó được minh

chứng bởi chỉ số X2tính < X2

bảng = 3,841 với P > 0,05.

Dựa vào kết quả trên thì đề tài chỉ chọn những test nào có kết quả

phỏng vấn ở cả hai lần đều đạt 90% điểm tối đa trở lên, đề tài lựa chọn được 6

Test đó là test 01; 04; 06; 09; 10 và test 12.

Để đảm bảo tính khách quan của các Test đã lựa chọn qua phỏng

vấn, chúng tôi tiếp tục tiến hành xác định độ tin cậy và tính thông báo của

các Test.

2.2. Xác định độ tin cậy của các Test đánh giá trình độ sức bền

chuyên môn của nam sinh viên bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc

Trong khoa học một Test được sử dụng để nghiên cứu cũng như trong

thực tiễn huấn luyện và giảng dạy phải là những test (chỉ tiêu) đảm bảo có

tính thông báo và độ tin cậy cần thiết.[5][11]

Để xác định độ tin cậy của 6 Test đã qua phỏng vấn, chúng tôi tiến

hành kiểm nghiệm bằng phương pháp Test lặp lại cách nhau 7 ngày ở 40 nam

sinh viên bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc. Tuần tự lập Test của các đối

tượng và quãng nghỉ giữa 2 lần tập Test cùng điều kiện kiểm tra đều được

đảm bảo như nhau giữa 2 lần tập Test.

Kết quả lập Test giữa hai lần và hệ số tương quan nhau giữa 2 lần lập

Test được trình bầy ở bảng 2.3

Page 42: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

42

Bảng 2.3. Giá trị trung bình và độ tin cậy của các Test đánh giá sức bền

chuyên môn cho nam sinh viên bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc

(n = 40).

Kết quả đo

TT Các Test Lần 1

δ±x

Lần 2

δ±x r

1 Thực hiện bài tập liên hoàn

trong 3 phút (lần) 10.25±0.71 10.35±0.66 0,83

2 Bật nhảy đập bóng tung ở vị

trí số 3 liên tục (lần/ phút) 21.6±1.31 21.85±1.22 0,83

3 Di chuyển ngang đón đỡ bóng

liên tục 20 quả (lần) 11.9±1.91 11.95±1.70 0,62

4 Hai người nhảy chắn bóng

liên tục trên lưới(lần/phút) 43.7±2.07 43.45±2.06 0,84

5 Phát bóng cao tay vào ô 2m

cuối sân liên tục 20 quả (lần) 14,2±2,13 14,3±12,2 0,50

6 Chay rẻ quạt (chạy cây

thông)(giây) 24.49±0.94 24.66±1.01 0,85

Qua bảng 2.3 cho thấy trong 6 test được lựa chọn qua phỏng vấn thì chỉ

có 4 test đạt độ tin cậy với r > 0,80 và P < 0.05 tức là đảm bảo độ tin cậy cần

thiết sử dụng, bao gồm các Test.

- Thực hiện bài tập liên hoàn

- Bật nhảy đập bóng tung ở vị trí số 3 liên tục

- Hai người nhảy chắn bóng liên tục trên lưới

- Chay rẻ quạt (chạy cây thông)

Còn các test

- Di chuyển ngang đón đỡ bóng liên tục

- Phát bóng cao tay vào ô 2m cuối sân

Page 43: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

43

Vì có hệ số tương quan r < 0,80 tức là không đủ độ tin cậy sử dụng

trong nghiên cứu cũng như trong thực tiễn huấn luyện và giảng dạy với đối

tượng là nam sinh viên bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc nên chúng tôi

loại ra khỏi vòng thử nghiệm tiếp theo của đề tài.

Như vậy, qua nghiên cứu chúng tôi đã chọn được 4 Test vừa đảm bảo độ

tin cậy cần thiết (r > 0,80 và p < 0.05). Để đảm bảo tính khả thi của các Test, đề

tài tiếp tục tiến hành xác định tính thông báo của 4 Test đủ độ tin cậy nêu trên.

2.3. Xác định tính thông báo của các Test đánh giá sức bền chuyên

môn cho nam sinh viên bóng chuyền Trường Đại học Tây Bắc

Để làm được điều này, đề tài tiến hành tìm mối tương quan giữa kết quả lập

Test với kết quả kiểm tra kết thúc học phần một nội dung bóng chuyền cơ bản mà

đề tài thu thập được, với nội dung và hình thức kiểm tra tương tự như các test mà

đề tài đã lựa chọn, nghĩa là tìm hệ số thông báo của các Test lựa chọn.

Nhằm xây dựng một cách chính xác tính thông báo của các Test đã lựa

chọn, đề tài tính hệ số tương quan thứ bậc Spirmen ở các số liệu có liên quan. Với

mục đích này, đề tài tiến hành lập Test trên cả 4 Test ở 40 sinh viên bóng chuyền

trường Đại học Tây Bắc, đồng thời thu thập kết quả kiểm tra học phần 1 nội dung

bóng chuyền cơ bản của cả 40 sinh viên đó. Cuối cùng, chúng tôi sử dụng công

thức tính r tương quan thứ bậc Spimen và kết quả cụ thể được trình bầy ở bảng 2.4

Bảng 2.4. Tính thông báo của các Test đánh giá sức bền chuyên

môn cho nam sinh viên bóng chuyền Trường Đại học Tây Bắc

TT Các Test r p 1 Thực hiện bài tập liên hoàn liên tục trong 3 phút (lần) 0,83 <0,01

2 Bật nhảy đập bóng tung ở vị trí số 3 liên tục trong 2

phút (lần) 0,82 <0,01

3 Hai người nhảy chắn bóng liên tục trên lưới trong 2

phút (lần) 0,85 <0,01

4 Chay rẻ quạt (chạy cây thông) (giây) 0,88 <0,01

Page 44: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

44

Qua bảng 2.4 cho thấy:

Xu hướng chung là ở 4 Test đã có đủ độ tin cậy đều có đủ tính thông báo

cần thiết, có nghĩa là mối tương quan giữa kết quả lập Test và thành tích học tập

thực hành là tương quan chặt. Nói cách khác, những sinh viên có kết quả kiểm tra

các Test tốt thì cũng có thành tích học tập thực hành tốt và ngược lại, những sinh

viên có kết quả học tập thực hành tốt thì cũng có kết quả kiểm tra các Test tốt.

Tóm lại qua nghiên cứu đề tài đã lựa chọn được 4 Test có đủ độ tin cậy

và tính thông báo cần thiết để sử dụng và kiểm tra đánh giá sức bền chuyên

môn cho nam sinh viên bóng chuyền Trường Đại học Tây Bắc bao gồm:

- Thực hiện bài tập liên hoàn liên tục trong 3 phút (lần)

- Bật nhảy đập bóng tung ở vị trí số 3 liên tục trong 2 phút (lần)

- Hai người nhảy chắn bóng liên tục trên lưới trong 2 phút (lần)

- Chay rẻ quạt (chạy cây thông) (giây)

2.4. Thực trạng sức bền chuyên môn của nam sinh viên bóng

chuyền trường Đại học Tây Bắc

2.4.1. Thực trạng tố chất sức bền chuyên môn của nam sinh viên

bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc

Tố chất sức bền là một tố chất rất quan trọng trong việc tập luyện và thi

đấu bóng chuyền. Nhờ vào nó mà VĐV giải quyết được hoàn hảo các động tác, kỹ -

chiến thuật cho tới cuối trận đấu, hiệp đấu, giúp VĐV vượt qua được một khối

lượng vận động lớn, đồng thời nó là một yếu tố tạo nên thắng lợi trong thi đấu.

Để đánh giá được thực trạng tố chất sức bền chuyên môn của nam sinh

viên bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc, đề tài tiến hành kiểm tra trên 40

nam sinh viên bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc bằng 4 test đã lựa chọn

và so sánh với thành tích của 40 nam sinh viên bóng chuyền trường Cao đẳng

Sơn La kết quả được trình bày ở bảng 2.6

Page 45: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

45

Bảng 2.6. Thực trạng tố chất sức bền chuyên môn của nam

sinh viên bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc

SV CĐSL

(n=40)

SV ĐHTB

(n=40) So sánh

TT Các Test kiểm tra

x δ± x δ± t P

1 Bài tập liên hoàn (lần) 11 0.65 10.9 0.64 0.71 > 0.05

2 Đập bóng vị trí số 3(lần) 21.6 0.99 21.3 0.64 1.67 > 0.05

3 Chắn bóng liên tục(lần) 44.1 0.89 44 0.95 0.5 > 0.05

4 Test chay rẻ quạt (giây) 24.6 0.92 25 0.64 2.35 < 0.05

Qua bảng 2.6 cho thấy: Có 3 test kiểm tra đều có ttính < tbảng với P <

0.05 và chỉ có 1 test (chạy rẻ quạt) thì sinh viên bóng chuyền cao đẳng tốt hơn

với P < 0,05. Điều này minh chứng rằng thực trạng sức bền chuyên môn của

nam sinh viên bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc có xu hướng kém hơn so

với nam sinh viên trường Cao đẳng Sơn La.

2.4.2. Thực trạng về chương trình đào tạo chuyên ngành GDTC hệ

Cao Đẳng của trường Đại học Tây Bắc

Để đánh giá được thực trạng sức bền chuyên môn của nam sinh viên

bóng chuyền, Đề tài đi tìm hiểu chương trình đào tạo chuyên ngành GDTC hệ

Cao Đẳng của trường Đại học Tây Bắc. Kết quả được trình bầy cụ thể theo kế

hoạch ở phụ lục 1.

Với tổng số có 90 tín chỉ trong toàn khóa học trong đó môn bóng

chuyền có 4 tín chỉ được chia làm hai phần ở 2 học kỳ. Để cụ thể hơn đề tài

tiếp tục tìm hiểu về chương trình môn học bóng chuyền.

* Thực trạng về chương trình môn học Bóng chuyền

Bóng chuyền là một trong những môn học chính được đưa vào giảng

dạy cho sinh viên chuyên ngành GDTC trường Đại học Tây Bắc. Chương

Page 46: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

46

trình môn học Bóng chuyền được sắp xếp và có những hình thức lên lớp được

trình bầy cụ thể ở bảng 2.5

Bảng 2.5. Chương trình môn học Bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc

Các hình thức lên lớp

Học kỳ Học phần Tín chỉ Lý thuy ết

(tiết)

Kỹ năng và

thể lực (tiết)

Tổng

I 1 2 5 45 50

VI 2 2 5 45 50

Chương trình môn học Bóng chuyền của trường Đại học Tây Bắc

được chia ra làm hai học phần, giảng dạy trong 2 học kỳ của khóa học với hai

hình thức lên lớp là: Lý thuyết và thực hành. Kỳ 1 năm thứ nhất học nội dung

bóng chuyền cơ bản với tổng số thời gian là 50 tiết trong đó 5 tiết lý thuyết và

45 tiết kỹ năng và thể lực (1tiết = 50 phút), mỗi tuần lên lớp 3 tiết cụ thể vào

thứ 5 học 3 tiết. Kỳ 6 năm thứ 3 học bóng chuyền tự chọn với tổng số thời

gian là 50 tiết trong đó có 5 tiết lý thuyết và 45 tiết kỹ năng và thể lực (1tiết =

50 phút), mỗi tuần lên lớp 3 tiết cụ thể vào thứ 5 học 3 tiết. Qua đó có thể

thấy sự sắp xếp giữa hai nội dung học vào hai học kỳ cách nhau khá xa về mặt

thời gian, đó cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến thành tích cũng như

phát triển sức bền chuyên môn hạn chế của sinh viên bóng chuyền, thứ hai là

số giờ giành cho học tập môn Bóng chuyền là rất ít, và số buổi tập quá ít (1

buổi tập/tuần) đặc biệt là học phần tự chọn (chuyên sâu).Từ thực tế đó đề tài

đi tới việc nghiên cứu lịch trình giảng dạy của môn học Bóng chuyền của

khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc được trình bày cụ thể ở phần phụ lục 2.

Với thực trạng 1 kỳ học tự chọn (kỳ 6), trong đó nội dung học tập

tương đối lớn mà số giờ quy định cho môn học thì ít do đó rất khó có thể duy

trì nội dung học tập được liên tục. Như vậy, khó có thể nâng cao được thể lực

Page 47: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

47

nói chung và tố chất sức bền chuyên môn nói riêng. Các nội dung giảng dạy

còn đơn giản, các bài tập được sử dụng và duy trì còn ít và đặc biệt là chưa

chú trọng vào việc phát triển sức bền chuyên môn cho sinh viên.

Qua nghiên cứu chương 2 đề tài đi đến các kết luận sau:

+ Thực trạng về chương trình giảng dạy sắp xếp theo kỳ học chưa hợp

lý, giữa hai nội dung học cách nhau quá xa, chưa đảm bảo được tính liên tục

trong quá trình huấn luyện kỹ thuật cũng như sức bền chuyên môn.

+ Thực trạng sức bền chuyên môn của nam sinh viên bóng chuyền

trường Đại học Tây Bắc có xu hướng kém hơn SV bóng chuyền trường cao

đẳng điều đó đã ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả học tập của sinh viên.

Page 48: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

48

CHƯƠNG 3

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN

SỨC BỀN CHUYÊN MÔN CHO NAM SINH VIÊN BÓNG

CHUYỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

3.1. Mức độ quan tâm của giảng viên môn bóng chuyền tới việc sử

dụng bài tập phát tri ển sức bền chuyên môn cho sinh viên bóng chuyền

Trường Đại học Tây Bắc

Tố chất sức bền là tố chất quan trọng trong huấn luyện hầu hết các môn

thể thao trong đó có môn Bóng chuyền. Bởi vì muốn có thể lực để tập luyện

hết khối lượng và thời gian quy định, muốn duy trì được khả năng thực hiện

kỹ thuật động tác với sức nhanh, sức mạnh, sự khéo léo… trong suốt thời gian

quy định thì các VĐV cũng như các sinh viên bóng chuyền không thể thiếu

được tố chất sức bền. Đồng thời sức bền phát triển tốt đảm bảo cho VĐV sử

dụng có hiệu quả kỹ - chiến thuật đề ra trong suốt giải đấu cũng như chịu

đựng sức ép tâm lý trong các giai đoạn của chu kỳ huấn luyện, giúp cho quá

trình tiếp thu kỹ thuật động tác, tư duy chiến thuật được tốt hơn. Khi tập luyện

căng thẳng, các sản phẩm phụ của quá trình oxy hoá các hợp chất hữu cơ

trong cơ thể theo thời gian tập luyện ngày càng tăng lên, nhưng đòi hỏi VĐV

vẫn phải tiếp tục duy trì và đảm bảo tốt chất lượng động tác. Vì vậy sức bền là

điều kiện đảm bảo giải quyết vấn đề đó trong suốt buổi tập.

Để rõ hơn được vấn đề cần quan tâm cũng như giải quyết nhiệm vụ

trọng tâm của vấn đề, đề tài tiến hành phỏng vấn trực tiếp 10 giáo viên đang

giảng dạy của khoa TDTT trong đó có 5 giáo viên chuyên ngành bóng chuyền

và 10 sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành GDTC đang học tập ở Trường về mức

độ quan tâm tới việc sử dụng bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho sinh

viên chuyên sâu bóng chuyền. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.1.

Page 49: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

49

Bảng 3.1. Mức độ quan tâm tới việc sử dụng bài tập phát tri ển sức bền

chuyên môn cho nam sinh viên chuyên sâu bóng chuyền

trường Đại học Tây Bắc (n = 20)

TT M ức độ quan tâm Ý ki ến tán

thành Tỉ lệ %

1 Rất quan tâm 1 5 %

2 Có quan tâm nhưng không nhiều 15 75 %

3 Không quan tâm 4 20 %

Qua bảng 2.1 cho thấy hầu hết các giảng viên, sinh viên bóng chuyền

trường Đại học Tây Bắc có ý kiến đánh giá rằng mức độ quan tâm tới việc sử

dụng bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam sinh viên bóng chuyền

là chưa có được sự quan tâm thích đáng (có quan tâm nhưng chưa nhiều

chiếm 75% và không quan tâm chiếm 20%).

Tóm lại, qua nghiên cứu đề tài nhận thấy mức độ quan tâm của các

giảng viên Trường trường Đại học Tây Bắc tới việc sử dụng bài tập phát triển

sức bền chuyên môn cho nam sinh viên là chưa hợp lý.

3.2. Thực trạng việc sử dụng bài tập phát tri ển sức bền chuyên

môn cho nam sinh viên Bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc

Qua phân tích 20 giáo án sử dụng trong giảng dạy môn Bóng chuyền

cho thấy thực trạng các bài tập thường được sử dụng để phát triển sức bền

chuyên môn cho nam sinh viên bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc ở bảng

3.2 như sau:

Page 50: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

50

Bảng 3.2. Thực trạng sử dụng các bài tập trong huấn luyện sức bền

chuyên môn cho nam sinh viên Bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc

(n =20)

Thực trạng

TT Các bài tập Mức sử

dụng Tỉ lệ %

1. Bật nhảy chắn bóng liên tục ở vị trí số 3 5 25 %

2. Di chuyển ngang sân liên tục trong 2 phút 8 40 %

3. Hai tay cầm bóng bật nhảy liên tục ném

bóng vào ô quy định. 7 35 %

4.

Chạy 3 bước bật nhảy mô phỏng động tác

đập bóng số 4, chắn bóng số 3 và số 2 liên

tục trong 4 phút

10 50 %

5. Mô phỏng động tác đập bóng 6 30 %

6. Di chuyển ngang làm động tác chắn bóng

dọc lưới 9 45 %

7. Đập bóng theo phương lấy đà (hạ thấp lưới) 3 15 %

Qua bảng 3.2 cho thấy thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức

bền chuyên môn cho nam sinh viên Bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc còn

rất đơn giản, mức độ sử dụng chưa nhiều, các bài tập sử dụng chưa đa dạng,

phong phú, mới chỉ dừng lại ở 07 bài tập, nhưng mức độ sử dụng vẫn còn rất

ít (Nhiều nhất là 50%, ít nhất là 15%).

Chính vì chưa thực sự quan tâm đến việc sử dụng bài tập phát triển sức

bền chuyên môn cho sinh viên bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc, (mục 3.1)

nên thực trạng việc sử dụng các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam

sinh viên bóng chuyền Trường Đại học Tây Bắc còn một số tồn tại đáng kể như:

Page 51: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

51

- Các bài tập sử dụng phát triển sức bền cho sinh viên còn ít, thiếu tính

sáng tạo gây nhàm chán cho sinh viên.

- Bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam sinh viên sử dụng với

khối lượng và cường độ chưa hợp lý dẫn tới hạn chế sự phát triển sức bền của

nam sinh viên.

- Bài tập phát triển sức bền cho nam sinh viên phân bố không đồng

đều, chưa có hệ thống.

- Phân bố thời gian huấn luyện sức bền trong quá trình học tập chưa hợp lý.

3.3. Nghiên cứu lựa chọn các bài tập phát tri ển sức bền chuyên

môn cho nam sinh viên bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc

Để lựa chọn được những bài tập có hiệu quả nhằm phát triển sức bền

chuyên môn cho nam sinh viên bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc trước

hết chúng tôi xác định những yêu cầu khi lựa chọn bài tập phát triển sức bền

chuyên môn cho nam sinh viên bóng chuyền. Qua nghiên cứu những nguyên

tắc cũng như những yêu cầu trong quá trình giảng dạy và huấn luyện ở các tài

liệu tham khảo [7][16][20][23], bước đầu đề tài đã xác định được một số yêu

cầu khi lựa chọn bài tập:

+ Các bài tập phải có tác dụng trực tiếp tới việc nâng cao sức bền

chuyên môn cho nam sinh viên bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc

+ Các bài tập phải phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý, trình độ thể lực

của sinh viên bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc

+ Các bài tập phải phù hợp với điều kiện thực tiễn

+ Các bài tập phải đảm bảo tính hệ thống.

Dựa trên cơ sở các yêu cầu đặt ra, thông qua phân tích các tài liệu

tham khảo, qua quan sát các buổi tập sức bền của các trường Đại học và CLB

Bóng chuyền mạnh và các đội tuyển….,đề tài đã lựa chọn được 39 bài tập

mang tính chất định hướng phát triển sức bền cho nam sinh viên bóng chuyền

trường Đại học Tây Bắc, trong đó có.

Page 52: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

52

+ Bài tập phát triển sức bền chung : 18 bài tập

+ Bài tập phát triển sức bền chuyên môn : 21 bài tập

Cụ thể bao gồm:

* Bài tập phát tri ển sức bền chung:

1 Chạy 5000m

2 Chạy 3000m

3 Chạy 1500m

4 Chạy 800m

5 Chạy nâng cao đùi liên tục 2 phút

6 Nằm sấp chống đẩy (tối đa sức)

7 Nhảy dây nhanh liên tục 2 phút

8 Bật cóc 60m

9 Bật xa tại chỗ

10 Bật rút gối liên tục 1 phút

11 Cơ lưng liên tục 40 lần

12 Cơ bụng liên tục 40 lần

13 Co tay xà đơn (tối đa sức)

14 Ke bụng thang gióng (tối đa sức)

15 Bật bục qua lại liên tục 2 phút

16 Bật bục đổi chân liên tục 2 phút

17 Gánh tạ 40kg đứng lên ngồi xuống liên tục 20 lần

18 Trò chơi vận động liên tục từ 10 - 30’

* Bài tập phát tri ển sức bền chuyên môn:

1 - Tung bắt bóng nhồi liên tục ở các tư thế (tại chỗ, khom người di

chuyển ngang, tung bắt một tay, hai tay)

2 - Tay cầm dây chun cố định một đầu vung tay hết biên độ

3 - Hai tay cầm bóng nhồi làm động tác giơ tay ngang trước ngực,

Page 53: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

53

ngang vai, lên trên, ra sau, quay tròn (Tối đa sức)

4 - Ném bóng nhồi liên tục bằng hai tay qua đầu đi xa

5 - Ném bóng nhồi liên tục bằng một tay đi xa

6 - Tay cầm tạ ante 0,5kg vung tay liên tục như động tác đập bóng

7 - Bật nhảy ném bóng qua lưới vào khu vực nhất định, thực hiện liên tục

8 - Bật nhảy đập bóng tung ở vị trí số 3 liên tục

9 - Gõ bóng vào tường liên tục

10 - Tự tung bóng, bật nhảy đập bóng ở vị trí số 4 liên tục

11 - Đập bóng số 4 liên tục có chuyền hai

12 - Bật nhảy đập bóng hàng sau liên tục tính số lần thành công

13 - Chuyền bóng vào tường liên tục kết hợp với di chuyển

14 Hai người nhảy chắn bóng liên tục trên lưới

15 Đón, đỡ bóng ở vị trí số 1 và vị trí số 6 lên vị trí số 3 di chuyển đập

bóng ở vị trí số 4 liên tục (bài tập liên hoàn)

16 Phát bóng cao tay vào ô 2m cuối sân liên tục trong 20 quả

17 Bật nhảy đập bóng treo (động tác kỹ thuật kéo tay, vai hết biên độ ra sau)

18 Thi đấu tập 2 đấu 2

19 Thi đấu tập 3 đấu 3

20 Thi đấu tập 4 đấu 4

21 Thi đấu tập 6 đấu 6

Để tìm hiểu được các bài tập phù hợp nhất nhằm mục đích phát triển

sức bền chuyên môn cho nam sinh viên chuyên sâu bóng chuyền trường Đại

học Tây Bắc, chúng tôi đưa các bài tập đã lựa chọn ở trên ra phỏng vấn các

giáo viên, huấn luyện viên và các trọng tài môn Bóng chuyền bằng phiếu hỏi.

Đề tài thực hiện phỏng vấn hai lần theo cùng một cách đánh giá trên

cùng một đối tượng. Kết quả cuối cùng của phỏng vấn sẽ là tối ưu nhất nếu

giữa hai lần phỏng vấn có đạt 70% điểm tối đa trở lên.

Page 54: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

54

Tỷ lệ thành phần đối tượng phỏng vấn được trình bày cụ thể ở mục (2.2)

Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.3

Bảng 3.3. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát tri ển sức bền

chuyên môn cho nam sinh viên Bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc

(n = 20)

Kết quả PV

lần 1

Kết quả PV

lần 2 TT Phân

loại Các bài tập

Điểm % Điểm %

X2

1 Chạy 5000m 48 80 49 82 0,01

2 Chạy 3000m 49 82 47 78 0,04

3 Chạy 1500m 45 75 46 77 0,01

4 Chạy 800m 38 63 40 67 0,05

5 Chạy nâng cao đùi liên tục 2

phút

46 77 47 78 0,01

6 Nằm sấp chống đẩy (tối đa sức) 49 82 50 83 0,01

7 Nhảy dây nhanh liên tục 2 phút 36 60 38 63 0,05

8 Bật cóc 60m 39 65 38 63 0,01

9 Bật xa tại chỗ 37 62 35 58 0,05

10 Bật rút gối liên tục 1 phút 36 60 38 63 0,05

11 Cơ lưng liên tục 40 lần 35 58 34 57 0,01

12 Cơ bụng liên tục 40 lần 33 55 34 57 0,01

13 Co tay xà đơn (tối đa sức) 34 57 36 60 0,05

14 Ke bụng thang dóng (tối đa sức) 47 78 46 77 0,01

15 Bật bục qua lại liên tục 2 phút 50 83 51 85 0,01

16

Bài

tập

phát

triển

sức

bền

chung

Bật bục đổi chân liên tục 2 phút 49 82 50 83 0,01

Page 55: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

55

17 Gánh tạ 40kg đứng lên ngồi

xuống liên tục 20 lần

34 57 33 55 0,01

18 Trò chơi vận động 48 80 47 78 0,01

19 - Tung bắt bóng nhồi liên tục ở

các tư thế

39 65 38 63 0,01

20 - Tay cầm dây chun cố định một

đầu vung tay hết biên độ

36 60 35 58 0,01

21 - Hai tay cầm bóng nhồi làm

động tác giơ tay ngang trước

ngực, ngang vai, lên trên, ra sau,

quay tròn (Tối đa sức)

37 62 35 58 0,05

22 - Ném bóng nhồi liên tục bằng

hai tay qua đầu đi xa

50 83 52 87 0,05

23 - Ném bóng nhồi liên tục bằng

một tay đi xa

49 82 50 83 0,01

24 - Tay cầm tạ ante 0,5kg vung tay

liên tục như động tác đập bóng

34 57 33 55 0,01

25 - Bật nhảy ném bóng qua lưới

vào khu vực nhất định

35 58 36 60 0,01

26 - Bật nhảy đập bóng tung ở vị trí

số 3 liên tục

51 85 49 82 0,05

27 - Gõ bóng vào tường 36 60 38 63 0,05

28 - Tự tung, đập bóng ở vị trí số 4

liên tục

48 80 47 78 0,01

29

Bài

tập

phát

triển

sức

bền

chuyên

môn

- Đập bóng số 4 liên tục có

chuyền hai

49 82 50 83 0,01

Page 56: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

56

30 - Bật nhảy đập bóng hàng sau

liên tục 20 quả

52 87 51 85 0,01

31 - Chuyền bóng vào tường liên

tục kết hợp với di chuyển

47 78 45 75 0,05

32 Hai người nhảy chắn bóng liên

tục trên lưới

50 83 49 82 0,01

33 Thực hiện bài tập liên hoàn 50 83 49 82 0,01

34 Phát bóng cao tay vào 2m cuối

sân liên tục 20 quả

37 62 35 58 0,05

35 Bật nhảy đập bóng treo 48 80 47 78 0,01

36 Thi đấu tập 2 đấu 2 48 80 50 83 0,05

37 Thi đấu tập 3 đấu 3 52 87 53 88 0,01

38 Thi đấu tập 4 đấu 4 49 82 48 80 0,01

39 Thi đấu tập 6 đấu 6 49 82 50 83 0,01

Qua bảng 3.3 cho thấy. Kết quả phỏng vấn thể hiện sự tương đồng của

các ý kiến trả lời rất cao. Ở hầu hết các bài tập, những bài tập nào ở lần phỏng

vấn thứ nhất được đánh giá cao thì ở lần phỏng vấn thứ hai cũng được đánh

giá cao và ngược lại những bài tập nào không được tán đồng sử dụng ở lần

phỏng vấn thứ nhất thì ở lần phỏng vấn thứ hai cũng không được tán

đồng.Điều đó được minh chứng qua chỉ số x2tính < x

2bảng = 3,841 với P > 0,05

Với kết quả trên đề tài chỉ chọn những bài tập có kết quả phỏng vấn ở

cả hai lần đều đạt 70% điểm tối đa trở lên. Với quan điểm đó đề tài đã lựa

chọn được 25 bài tập từ 39 bài tập ban đầu gồm:

+ Bài tập phát triển sức bền chung : 10 bài tập

+ Bài tâp sức bền chuyên môn :15 bài tập .

Page 57: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

57

* Nhóm bài tập phát triển sức bền chung:

1. Chạy 5000m

2. Chạy 3000m

3. Chạy 1500m

4. Chạy 800m

5. Chạy nâng cao đùi liên tục 2 phút

6. Nằm sấp chống đẩy (tối đa sức)

7. Ke bụng thang dóng (tối đa sức)

8. Bật bục qua lại liên tục 2 phút

9. Bật bục đổi chân liên tục 2 phút

10. Trò chơi vận động

* Bài tập phát triển sức bền chuyên môn:

1. Thực hiện bài tập liên hoàn

2. Ném bóng nhồi liên tục bằng hai tay qua đầu đi xa

3. Ném bóng nhồi liên tục bằng một tay đi xa

4. Bật nhảy đập bóng tung ở vị trí số 3 liên tục

5. Tự tung bóng, bật nhảy đập bóng ở vị trí số 4 liên tục

6. Đập bóng số 4 liên tục có chuyền hai

7. Bật nhảy đập bóng hàng sau liên tục tính số lần thành công

8. Chuyền bóng vào tường liên tục kết hợp với di chuyển

9. Hai người nhảy chắn bóng liên tục trên lưới

10. Phát bóng cao tay vào ô 2m cuối sân liên tục trong 20 quả

11. Bật nhảy đập bóng treo

12. Thi đấu tập 2 đấu 2

13. Thi đấu tập 3 đấu 3

14. Thi đấu tập 4 đấu 4

15. Thi đấu tập 6 đấu 6

Page 58: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

58

3.3. Tổ chức thực hiện bài tập

Cách thức thực hiện cụ thể từng bài tập được trình bầy ở phụ lục 3

Qua nghiên cứu nội dung các bài tập kết hợp với tham khảo tài liệu

cũng như căn cứ vào kết quả hai lần phỏng vấn, đề tài đã chọn được 15 bài

tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam sinh viên Bóng chuyền trường

Đại học Tây Bắc và tổng hợp nội dung, mục đích, yêu cầu và khối lượng thực

hiện các bài tập sức bền chuyên môn đã lựa chọn được trình bầy ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Tổng hợp nội dung, mục đích, yêu cầu và khối lượng thực hiện

các bài tập sức bền chuyên môn đã lựa chọn.

Khối lượng

TT Nội dung bài

tập

Thời gian (số

lượng)

Số lần lặp lại

Quãng nghỉ

Tính chất quãng nghỉ

Mục đích Yêu cầu

1 - Thực hiện bài

tập liên hoàn

3' 3 2 - 3' Tích cực Phát triển khả năng

hoạt động yếm khí

+ ưa khí

Thực hiện 90 -

95% sức tối đa

của cơ thể

2 - Ném bóng

nhồi liên tục

bằng hai tay

qua đầu đi xa

2' 2 2 - 3' Tích cực Phát triển khả năng

hoạt động yếm khí

Thực hiện 90 -

95% sức tối đa

của cơ thể

3 - Ném bóng nhồi

liên tục bằng một

tay đi xa

2' 2 2 - 3' Tích cực Phát triển khả năng

hoạt động yếm khí

Thực hiện 90 -

95% sức tối đa

4 - Bật nhảy đập

bóng tung ở vị

trí số 3 liên tục

2' 3 3 -4' Tích cực Phát triển khả năng

hoạt động yếm khí

Thực hiện 100%

sức tối đa của

cơ thể

5 - Tự tung bóng,

bật nhảy đập

bóng ở vị trí số

4 liên tục

20

Qủa

3 2 - 3' Tích cực Phát triển khả năng

hoạt động ưa khí +

yếm khí

Thực hiện 100%

sức tối đa

Page 59: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

59

6 - Đập bóng số 4

liên tục có

chuyền hai

20

Qủa

2 3 - 4' Tích cực Phát triển khả

năng hoạt động ưa

khí + yếm khí

Thực hiện 90 -

95% sức tối đa

7 - Bật nhảy đập

bóng hàng sau

liên tục tính số

lần thành công

10

Qủa

3 3 - 4' Tích cực Phát triển khả

năng hoạt động ưa

khí + yếm khí

Thực hiện

100% sức tối đa

8 -Chuyền bóng

vào tường liên

tục kết hợp với

di chuyển

2' 3 2 - 3' Tích cực Phát triển khả

năng hoạt động ưa

khí

Thực hiện

100% sức tối đa

9 Hai người nhảy

chắn bóng liên

tục trên lưới

2' 3 2 - 3' Tích cực Phát triển khả

năng hoạt động ưa

khí + yếm khí

Thực hiện tối đa

100% sức

10 Phát bóng cao

tay vào ô 2m

cuối sân liên tục

20

Quả

3 2 - 3' Tích cực Phát triển khả

năng ưa khí

Thực hiện tối đa

100% sức

11 Bật nhảy đập

bóng treo

1' 3 2 - 3' Tích cực Phát triển khả

năng hoạt động ưa

khí + yếm khí

Thực hiện tối đa

100% sức tối đa

12 Thi đấu tập 2

đấu 2

5

Hiệp

1 5' Tích cực Phát triển khả

năng hoạt động ưa

khí + yếm khí

Thực hiện tối đa

100% sức

13 Thi đấu tập 3

đấu 3

5

Hiệp

1 5' Tích cực Phát triển khả

năng hoạt động ưa

khí + yếm khí

Thực hiện tối đa

100% sức

14 Thi đấu tập 4

đấu 4

5

Hiệp

1 5' Tích cực Phát triển khả năng

ưa khí yếm khí

Thực hiện tối đa

100% sức

15 Thi đấu tập 6

đấu 6

5

Hiệp

1 5' Tích cực Phát triểt khả năng

ưa khí ,yếm khí

Thực hiện tối đa

100% sức

Page 60: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

60

3.4. Hiệu quả ứng dụng các bài tập đã lựa chọn

3.4.1. Xây dựng kế hoạch thực nghiệm

Căn cứ vào kế hoạch học tập và giảng dạy của nhà trường cũng như

phân phối chương trình của khoa, bộ môn, đề tài lập kế hoạch thực nghiệm

bắt đầu vào kỳ 2 của năm thứ 3 là năm các em vào học nội dung bóng chuyền

tự chọn, tổng thời gian học tập là 50 tiết trong đó có 05 tiết lý thuyết và 45 tiết

Kỹ năng và thể lực, trong thời gian là 12 tuần. Cụ thể mỗi tuần học 3 tiết học

vào thứ 5. Số tiết còn lại dành cho tự học và kiểm tra.

Khách thể nghiên cứu của đề tài là 40 nam sinh viên năm thứ 3 K49

Cao Đẳng GDTC của trường Đại học Tây Bắc được chia làm 2 nhóm theo

phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên để đảm bảo tính khách quan

Nhóm thực nghiệm gồm 20 nam sinh viên được tập luyện 15 bài tập

phát triển sức bền chuyên môn mà đề tài đã lựa chọn.

Nhóm đối chứng gồm 20 nam sinh viên tập luyện theo các bài tập

của nhà trường.

Thời gian giành cho tập luyện là 15 phút cuối mỗi buổi tập cho từng nhóm

Kế hoạch tập cụ thể của nhóm thực nghiệm được trình bày trong tiến

trình thực nghiệm ở phụ lục 4

3.4.2. So sánh kết quả thực nghiệm

3.4.2.1. Kết quả kiểm tra sức bền chuyên môn của hai nhóm trước

thực nghiệm

Để so sánh sức bền chuyên môn của nam sinh viên bóng chuyền ở hai

nhóm TN và ĐC K49 CĐ GDTC Trường Đại học Tây Bắc, đề tài tiến hành

kiểm tra trình độ sức bền chuyên môn của nam sinh viên bằng các test đã lựa

chọn. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.1.

Page 61: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

61

Bảng 4.1: Kết quả kiểm tra sức bền chuyên môn

của hai nhóm trước thực nghiệm

Đối chứng (n=20)

Thực nghiệm (n=20) So sánh

TT Các Test kiểm tra x δ± x δ± t P

1 Test thực hiện bài tập

liên hoàn(lần) 9.2 0.69 10.55 0.88 1.08

> 0.05

2 Test đập bóng tung ở vị

trí số 3(lần) 20.5 1.73 21.6 1.31 0.59

> 0.05

3 Test hai người nhảy

chắn bóng liên tục(lần) 41.6 1.53 43.7 2.07 0.72 > 0.05

4 Test chay rẻ quạt (giây) 24.49 0.46 25.02 0.41 0.92 > 0.05

Qua bảng 4.1 cho thấy ở cả 4 Test đánh giá trình độ sức bền chuyên

môn cho nam sinh viên Bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc trên 2 nhóm

thực nghiệm và đối chứng đều thu được tTính < tBảng ở ngưỡng xác suất P >

0.05. Điều đó có nghĩa là sự khác biệt giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối

chứng trước thực nghiệm là không có ý nghĩa, hay nói cách khác là trước thực

nghiệm, trình độ sức bền chuyên môn của hai nhóm thực nghiệm và đối

chứng là ngang nhau, và được thể hiện cụ thể bằng biểu đồ 2.

9.2

20.5

41.6

24.49

10.55

21.6

43.7

25.02

05

1015202530354045

Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm

Test bµi tËp liªn hoµn

Test ®Ëp bãng s« 3

Test ch¾n bãng

Test ch¹y rÎ qu¹t

Biểu đồ 2. Kết quả kiểm tra sức bền chuyên môn của hai nhóm trước thực nghiệm

Page 62: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

62

3.4.2.2. So sánh kết quả của từng nhóm trước và sau thực nghiệm

* Nhóm đối chứng.

Để đánh giá được thành tích của nhóm đối chứng trước và sau một kỳ

học, đề tài tiến hành so sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của

nhóm đối chứng thông qua 4 test đã lựa chọn. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả so sánh thành tích trước và sau thực nghiệm

của nhóm đối chứng

Trước thực nghiệm (n = 20)

Sau thực nghiệm (n = 20)

So sánh W %

TT Các Test kiểm tra

x δ± x δ± t P

1 Test thực hiện bài tập

liên hoàn(lần) 9.2 0.69 10.9 1.07 5.6

<0.05

16.9

2 Test đập bóng tung ở vị

trí số 3(lần) 20.5 1.73 21.8 0.98 3.3

<0.05

6.1

3 Test chắn bóng liên

tục(lần) 41.6 1.53 43 0.72 4.0

<0.05 3.3

4 Test chay rẻ quạt (giây) 24.49 0.46 23.37 0.55 4.9 < 0.05 4.7

W 7.75

Qua bảng 4.2 cho thấy thành tích của nhóm đối chứng sau thực

nghiệm so với trước thực nghiệm qua 4 test là có sự khác biệt. Điều đó được

minh chứng bằng chỉ số t tính > t bảng với ngưỡng xác suất P < 0.05. Như vậy

sau một học kỳ học bóng chuyền, các chỉ tiêu đánh giá SBCM trong BC của

nhóm đối chứng cũng có sự tăng trưởng đáng kể, chứng tỏ hiệu quả của

chương trình GDTC hiện hành đối với sự phát triển SBCM sinh viên nhóm

đối chứng. Điều đó đồng thời được minh chứng thông qua nhịp tăng trưởng,

thấp nhất là ở chỉ tiêu chắn bóng liên tục (W = 3,3%) và cao nhất là ở chỉ tiêu

Page 63: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

63

thực hiện bài tập liên hoàn (W = 16,9%), trung bình nhịp tăng trưởng là

7,75%. Nhịp tăng trưởng của các chỉ tiêu khảo sát được minh họa ở biểu đồ 3.

16.9

6.1

3.34.7

02

468

10121416

18

Bµi tËp liªn

hoµn

§Ëp bãng Ch¾n bãng Ch¹y rÎ qu¹t Test

W(%)

Biểu đồ 3. Nhịp tăng trưởng sau thực nghiệm của nhóm đối chứng

* Nhóm thực nghiệm.

Để đánh giá được thành tích của nhóm thực nghiệm trước và sau thực

nghiệm, đề tài tiến hành so sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm

của nhóm thực nghiệm thông qua 4 test đã lựa chọn. Kết quả được trình bày

ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả so sánh thành tích trước và sau thực nghiệm

của nhóm thực nghiệm

Trước thực nghiệm (n = 20)

Sau thực nghiệm (n = 20)

So sánh W% TT Các Test kiểm tra

x δ± x δ± t P

1 Test thực hiện bài tập liên hoàn(lần)

10.55 0.88 14 0.73 11.5 <0.05 28.1

2 Test đập bóng tung ở vị trí số 3(lần)

21.6 1.31 24.4 0.72 10.3 <0.05 12.2

3 Test chắn bóng liên tục(lần)

43.7 2.07 47 0.79 8.9 <0.05 7.3

4 Test chay rẻ quạt (giây) 25.02 0.41 22.03 0.32 15 < 0.05 12.7

W 15.1

Page 64: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

64

Qua bảng 4.3 cho thấy thành tích của nhóm thực nghiệm sau khi thực

nghiệm so với trước khi thực nghiệm qua 4 test là có sự khác biệt. Điều đó

được minh chứng bằng chỉ số t tính > t bảng với ngưỡng xác suất P < 0.05. Kết

quả đó minh chứng hiệu quả do tập luyện bóng chuyền và ứng dụng các bài

tập sức bền chuyên môn vào trong quá trình giảng dạy.

Xét dưới góc độ nhịp tăng trưởng có thể thấy tất cả 4 chỉ tiêu quan sát

đều có sự tăng tiến đáng kể, tăng trưởng thấp nhất là ở test chắn bóng liên tục (W

= 7,3%) và nhiều nhất là ở test thực hiện bài tập liên hoàn(W = 28,1%). Nhịp

tăng trưởng trung bình của 4 chỉ tiêu quan sát đánh giá sức bền chuyên môn là

15,1%. Nhịp tăng trưởng ở các chỉ tiêu khảo sát được trình bày ở biểu đồ 4.

28.1

12.2

7.3

12.7

0

5

10

15

20

25

30

Bµi tËp liªn

hoµn

§Ëp bãng Ch¾n bãng Ch¹y rÎ qu¹t Test

W(%)

Biểu đồ 4. Nhịp tăng trưởng sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm

3.4.2.3. Đánh giá trình độ sức bền chuyên môn của hai nhóm đối

chứng và thực nghiệm sau một học kỳ thực nghiệm

* So sánh giá trị trung bình của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm.

Sau một học kỳ thực nghiệm, để đánh giá sự phát triển sức bền

chuyên môn của nam sinh viên Bóng chuyền thuộc hai nhóm thực nghiệm và

đối chứng, đề tài tiến hành kiểm tra trình độ sức bền chuyên môn của nam

sinh viên bóng chuyền của cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm thông qua

các test đề tài đã sử dụng. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4.

Page 65: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

65

Bảng 4.4. Kết quả đánh giá trình độ sức bền chuyên môn

của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm sau một học kỳ thực nghiệm

Đối chứng (n = 20)

Thực nghiệm (n = 20) Kết quả

TT Các Test kiểm tra x δ± x δ± t P

1 Test thực hiện bài tập liên hoàn(lần)

10.9 1.07 14 0.73 3.01 < 0.05

2 Test đập bóng tung ở vị trí số 3(lần)

21.8 0.89 24.9 0.72 3.01 < 0.05

3 Test chắn bóng liên tục(lần)

43 0.72 47 0.79 3.13 < 0.05

4 Test chay rẻ quạt (giây) 23.37 0.55 22.03 0.32 2.97 < 0.05

Qua bảng 4.4 cho thấy ở các Test đánh giá trình độ sức bền chuyên

môn đều có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm đối chứng và thực nghiệm,

mà ưu thế thuộc về nhóm thực nghiệm.

Điều này được minh chứng ở ttính > tbảng với ngưỡng xác xuất P < 0.05.

Như vậy, sau một học kỳ thực nghiệm, trình độ sức bền chuyên môn của

nhóm thực nghiệm đã phát triển hơn hẳn so với nhóm đối chứng và được thể

hiện cụ thể bằng biểu đồ 5.

10.9

21.8

43

23.37

14

24.9

47

22.03

0

10

20

30

40

50

Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm

Test bµi tËp liªn hoµn

Test ®Ëp bãng s« 3

Test ch¾n bãng

Test ch¹y rÎ qu¹t

Biểu đồ 5. So sánh giá trị trung bình của hai nhóm đối chứng

và thực nghiệm sau một học kỳ thực nghiệm

Page 66: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

66

* So sánh nhịp tăng trưởng của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm

Kết quả so sánh nhịp tăng trưởng ở hai nhóm qua 4 chỉ tiêu đánh giá

sức bền chuyên môn trong bóng chuyền được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. So sánh nhịp tăng trưởng SBCM của 2 nhóm ĐC và TN

Số TT Chỉ tiêu (test) Nhóm TN

W (%) Nhóm ĐC

W(%) So sánh

(lần) 1 Bài tập liên hoàn 28.1 16.9 1.7 2 Đập bóng số 3 12.2 6.1 2.0 3 Chắn bóng liên tục 7.3 3.3 2.2 4 Chạy rẻ quạt 12.7 4.7 2.7

W 15.1 7.75 1.9

Những số liệu ở bảng 4.5 cho thấy nhịp tăng trưởng của 4 chỉ tiêu khảo

sát của nhóm thực nghiệm đều vượt trội hơn nhóm đối chứng, thấp nhất là ở test

bài tập liên hoàn (hơn 1,7 lần) và cao nhất là ở test rẻ quạt (2,7 lần) và trung bình

nhịp tăng trưởng ở 4 chỉ tiêu của nhóm thực nghiệm hơn nhóm đối chứng là 1,9

lần. So sánh nhịp tăng trưởng giữa hai nhóm được minh họa ở biểu đồ 6.

16.9

7.3

12.7

28.1

12.24.7

6.1

3.3

0

5

10

15

20

25

30

Bµi tËp liªn ®oµn

§Ëp bãng

Ch¾n bãng

Ch¹y rÏ qu¹t Nhãm TN

Nhãm §C

Biểu đồ 6. So sánh nhịp tăng trưởng của 2 nhóm TN và ĐC.

6.1

Page 67: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

67

KẾT LUẬN VÀ KI ẾN NGHỊ Kết luận

1. Thực trạng về chương trình giảng dạy sắp xếp theo kỳ học chưa hợp

lý, giữa hai nội dung học cách nhau quá xa, chưa đảm bảo được tính liên tục

trong quá trình huấn luyện kỹ thuật cũng như sức bền chuyên môn.

Thực trạng sức bền chuyên môn của nam sinh viên bóng chuyền trường

Đại học Tây Bắc có xu hướng kém hơn SV bóng chuyền trường cao đẳng

điều đó đã ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả học tập của sinh viên.

2. Qua các bước nghiên cứu đề tài lựa chọn được 4 Test đánh giá sức

bền chuyên môn có đủ ĐTC và tính thông báo cho nam sinh viên bóng

chuyền trường Đại học Tây Bắc bao gồm:

- Test thực hiện bài tập liên hoàn trong 3 phút (lần)

- Test bật nhảy đập bóng tung ở vị trí số 3 liên tục trong 2 phút (lần)

- Test hai người nhảy chắn bóng liên tục trên lưới trong 2 phút (lần)

- Test chay rẻ quạt (chạy cây thông) (giây).

3. Qua nghiên cứu đề tài đã lựa chọn được 15 bài tập phát triển sức bền

chuyên môn cho nam sinh viên bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc, bao gồm:

1. Thực hiện bài tập liên hoàn

2. Ném bóng nhồi liên tục bằng hai tay qua đầu đi xa

3. Ném bóng nhồi liên tục bằng một tay đi xa

4. Bật nhảy đập bóng tung ở vị trí số 3 liên tục

5. Tự tung bóng, bật nhảy đập bóng ở vị trí số 4 liên tục

6. Đập bóng số 4 liên tục có chuyền hai

7. Bật nhảy đập bóng hàng sau liên tục tính số lần thành công

8. Chuyền bóng vào tường liên tục kết hợp với di chuyển

9. Hai người nhảy chắn bóng liên tục trên lưới

Page 68: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

68

10. Phát bóng cao tay vào ô 2m cuối sân liên tục trong 20 quả

11. Bật nhảy đập bóng treo

12. Thi đấu tập 2 đấu 2

13. Thi đấu tập 3 đấu 3

14. Thi đấu tập 4 đấu 4

15. Thi đấu tập 6 đấu 6

4. Qua một học kỳ thực nghiệm kiểm chứng hiệu quả ứng dụng các

bài tập đề tài đã lựa chọn thấy rằng. Các bài tập đã có hiệu quả tích cực, nâng

cao sức bền chuyên môn cho nam sinh viên bóng chuyền trường Đại học Tây

Bắc. Ở cả 4 test khảo sát đều có chỉ số ttính > tbảng với P < 0.05 và nhịp tăng

trưởng trung bình tăng gần gấp 2 lần. Điều đó có nghĩa là sự khác biệt giữa

nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm là rất có ý nghĩa, hay

nói cách khác là sau thực nghiệm, trình độ sức bền chuyên môn của nhóm

thực nghiệm ứng dụng 15 bài tập lựa chọn đã hơn hẳn so với nhóm đối chứng

thực hiện theo các bài tập hiện hành.

Ki ến nghị

- Cần thiết ứng dụng 15 bài tập dược lựa chọn để phát triển sức bền

chuyên môn cho nam sinh viên bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc.

- Có thể sử dụng 4 test đặc trưng để đánh giá sức bền chuyên môn cho

nam sinh viên bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc.

- Cần mở rộng nghiên cứu ra các hướng tố chất khác nhằm xây dựng hệ

thống hoàn chỉnh các bài tập huấn luyện thể lực cho sinh viên bóng chuyền

chuyên ngành GDTC hệ cao đẳng và đại học tại Trường Đại học Tây Bắc.

Page 69: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

69

TÀI LI ỆU THAM KH ẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, quyết định số 931/RLTT ngày 29/4/1993 về

việc ban hành Quy chế về công tác GDTC trong nhà trường các cấp.

2. Chỉ thị số 36- CT/TW ngày 24-3-1994 của Ban Chấp hành Trung ương

Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới

3. Chỉ thị số 112/CT - TW ngày 09/05/1989 của Hội đồng Bộ trưởng

(nay là Thủ tướng Chính phủ).

4. Chỉ thị số 133/TTg ngày 07/03/1996 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Dương Nghiệp Chí (1980), Đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.

6. Nguyễn Ngọc Cừ, Dương Nghiệp Chí (2000), Huấn luyện với trao đổi

chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể, viện KH TDTT, Hà Nội.

7. Harre-D (1996), học thuyết huấn luyện,(Trương Anh Tuấn, Bùi thế

Hiển, dịch), NXB TDTT, Hà Nội.

8. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 1992. Tại

chương 3, điều 35, 36, 41.

9. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học TDTT, NXB

TDTT, Hà Nội.

10. Lưu Quang Hiệp, Lê Đức Chương, Vũ Chung Thuỷ, Lê Hữu Hưng

(2000), Y học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.

11. Lê Văn Lẫm - Phạm Xuân Thành (2007) “Đo lường Thể Dục Thể

Thao” NXB TDTT Hà Nội.

12. Đinh Văn Lẫm - Phạm Thế Vượng - Đàm Chính Thống (2006) “Giáo

trình Bóng Chuyền”, NXB TDTT

13. Nghị quyết Đại hội Đảng III và Đại hội Đảng VI.

14. Nghị quyết VIII Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII 06/1991.

15. Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII năm 1996.

16. Nôvicốp A. D. Mátvêép L.P (1980), Lý luận và phương pháp giáo dục

thể chất, tập 1 và 2, (Phạm Trọng Thanh và Lê Văn Lẫm dịch) NXB

TDTT, Hà Nội.

Page 70: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

70

17. Phan Hồng Minh - Nguyễn Thành Lâm - Trần Đức Phấn (1997),

18. Phương pháp huấn luyện bóng chuyền, Thông tin KHKT - Chuyên đề

Bóng chuyền, Viện Khoa học TDTT, NXB Hà Nôi.

19. Nguyễn Xuân Sinh (1999) – "Phương pháp nghiên cứu khoa học

TDTT" - Nhà xuất bản TDTT, Hà Nội.

20. Trần Đức Phấn (2001) Nghiên cứu ứng dụng hệ thống bài tập phát

triển năng lực linh hoạt cho VĐV bóng chuyền nữ 14- 16 tuổi. Luận án

tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học TDTT.

21. Diên phong (1999), 130 câu hỏi và trả lời về huấn luyện thể thao hiện

đại, NXB TDTT, Hà Nội.

22. Quy chế 931/RLTT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác GDTC

trong nhà trường.

23. Trịnh Hùng Thanh, Lê Nguyệt Nga, (1993), Cơ sở sinh học và sự phát

triển tài năng thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.

24. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp

TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.

25. Thông tư hướng dẫn thực hiện công tác GDTC, sức khoẻ y tế học

26. đường số 8127 GD TC năm học 2000 - 2001.

27. Vũ Đức Thu, Nguyễn Xuân Sinh, Lưu Quang Hiệp và cộng sự (1995),

Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, NXB Giáo dục, Hà Nội.

28. Nguyễn Đức Văn (1987) Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao,

NXB TDTT, Hà Nội

29. Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem, Mai Văn Muôn, Nguyễn Thanh Nữ

(1991), Tâm lý học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.

30. Vụ GDTC Bộ GD - ĐT. Tuyển tập nghiên cứu khoa học thể chất

31. và sức khoẻ trong nhà trường. Nhà xuất bản TDTT năm 1998.

32. Phạm Viết Vượng (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Đại

học Quốc gia Hà Nội.

Page 71: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

71

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1

1. Lý do chọn đề tài......................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu................................................................... 3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 3

4. Phương pháp và tổ chức nghiên cứu ........................................... 4

4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.............................. 4

4.2. Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm ............................................ 4

4.3. Phương pháp quan sát sư phạm(trong đó có kiểm tra sư phạm) . 5

4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ......................................... 7

4.5. Phương pháp toán học thống kê............................................... 7

4.6. Kề hoạch tổ chức nghiên cứu.............................................. 10

4.6.1 Thời gian nghiên cứu .......................................................... 10

4.6.2. Địa điểm nghiên cứu.......................................................... 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............. 11

1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất

trong các trường Đại học, Cao đẳng ............................................. 11

1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan ............................................. 13

1.3. Đặc trưng của Bóng chuyền hiện đại ...................................... 14

1.4. Sức bền và sức bền trong bóng chuyền................................... 16

1.4.1. Quan điểm về sức bền ........................................................ 16

1.4.2. Phân loại sức bền............................................................... 19

1.4.3. Sức bền đối với Bóng chuyền ............................................. 21

1.4.3.1. Sức bền tốc độ............................................................. 23

1.4.3.2. Sức bền bật ................................................................. 24

1.4.3.3. Sức bền thi đấu ........................................................... 24

Page 72: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

72

1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức bền .................................. 25

1.5. Cơ sở lý luận về huấn luyện tố chất sức bền chuyên môn cho

VĐV Bóng chuyền......................................................................... 27

1.5.1. Năng lực thi đấu của vận động viên Bóng chuyền hiện đại ... 27

1.5.2. Năng lực thể lực của vận động viên Bóng chuyền hiện đại ... 28

1.5.3. Chuẩn bị tố chất thể lực chuyên môn của Bóng chuyền........ 31

1.6. Đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi 18-22 .................................... 33

1.6.1. Đặc điểm tâm lý ............................................................... 33

1.6.2. Đặc điểm sinh lý................................................................ 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỨC BỀN CHUYÊN MÔN VÀ M ỘT

SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN CHO NAM

SINH VIÊN BÓNG CHUY ỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC...... 37

2.1. Nghiên cứu lựa chọn Test đánh giá sức bền chuyên môn cho

nam sinh viên Bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc....................37

2.2. Xác định độ tin cậy của các Test đánh giá trình độ sức bền

chuyên môn của nam sinh viên bóng chuyền trường Đại học Tây

Bắc ................................................................................................ 41

2.3. Xác định tính thông báo của các Test đánh giá sức bền chuyên

môn cho nam sinh viên bóng chuyền Trường Đại học Tây Bắc .... 43

2.4. Thực trạng sức bền chuyên môn của nam sinh viên bóng

chuyền trường Đại học Tây Bắc.................................................... 44

2.4.1. Thực trạng tố chất sức bền chuyên môn của nam sinh viên

sinh viên bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc ............................ 45

2.4.2. Thực trạng về chương trình đào tạo chuyên ngành GDTC hệ

Cao Đẳng của trường Đại học Tây Bắc......................................... 44

Page 73: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

73

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT

TRIỂN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN CHO NAM SINH VIÊN BÓNG

CHUYỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC......................................... 48

3.1. Mức độ quan tâm của giảng viên môn bóng chuyền tới việc sử

dụng bài tập phát tri ển sức bền chuyên môn cho sinh viên bóng

chuyền Trường Đại học Tây Bắc................................................... 48

3.2. Thực trạng việc sử dụng bài tập phát tri ển sức bền chuyên môn

cho nam sinh viên Bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc ............. 49

3.3. Nghiên cứu lựa chọn các bài tập phát tri ển sức bền chuyên môn

cho nam sinh viên bóng chuyền trường Đại học Tây Bắc.............. 51

3.3. Tổ chức thực hiện bài tập....................................................... 58

3.4. Hiệu quả ứng dụng các bài tập đã lựa chọn .......................... 60

3.4.1. Xây dựng kế hoạch thực nghiệm ......................................... 60

3.4.2. So sánh kết quả thực nghiệm............................................... 60

3.4.2.1. Kết quả kiểm tra sức bền chuyên môn của hai nhóm trước

thực nghiệm ................................................................................ 60

3.4.2.2. So sánh kết quả của từng nhóm trước và sau thực nghiệm . 62

3.4.2.3. Đánh giá trình độ sức bền chuyên môn của hai nhóm đối

chứng và thực nghiệm sau một học kỳ thực nghiệm ...................... 64

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 66

TÀI LI ỆU THAM KHẢO.................................................................69

Page 74: MỞ ĐẦ U - vnthanhsport.files.wordpress.com · cao thể ch ất để ph ục v ụ đắ c l ực cho s ự nghi ệp công nghi ệp hoá, hi ện đạ i hoá đất n ước,

74