lý thuyết phân tích tác phẩm âm nhạc

54
Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc PHÂN TÍCH TÁC PHẨM ÂM NHẠC Khi nghe một tác phẩm âm nhạc, để hiểu và cảm nhận thấu đáo nội dung và ý của tác giả, ngoài phần rung cảm của tâm hồn, ta còn cần có một số vốn kiến thức phân tích tác phẩm âm nhạc. Từ đó người sáng tác có thể nắm bắt được quy luật mà vận dụng sáng tạo, người biểu diễn có thể xử lý tốt để có thể truyền đạt được ý đồ của nội dung tác phẩm, người nghiên cứu có thể mổ xẻ tác phẩm, đúc kết được những lý luận âm nhạc. Phân tích tác phẩm là một môn Lí thuyết âm nhạc. Nó giúp ta hiểu được sự cấu tạo của tác phẩm âm nhạc, từ cấu tạo nên hình thức đến xây dựng một tác phẩm âm nhạc. Bất cứ loại hình nghệ thuật nào thì hình thức và nội dung đều có sự gắn bó với nhau. Nhưng, đặc biệt trong lĩnh vực âm nhạc thì hình thức và nội dung gắn bó rất hữu cơ với nhau, khó tác bạch. Cho nên ta có thể nói: “Học phân tích tác phẩm âm nhạc là học hình thức âm nhạc". Mà học hình thức âm nhạc của một tác phẩm nào là ta đã phân tích ý nghĩa và nội dung âm nhạc của tác phẩm đó rồi. Dĩ nhiên ta hiểu nội dung ở đây là nội dung âm nhạc của tác phẩm,chứ không bó hẹp trong nội dung ý nghĩa của văn từ trong lời ca của tác phẩm, cũng không chỉ riêng về mặt ý nghĩa triết học mà tác phẩm đạt tới. Không chỉ chỉ riêng về mặt tình cảm tác động với tâm sinh lý người nghe, mà nội dung âm nhạc là sự tổng hợp về sự nhận thức của con người qua âm thanh, nó trừu tượng, lại rất cụ thể. Môn Phân tích tác phẩm âm nhạc có nhiều tên gọi như: Khúc thức, Hình thức âm nhạc, tác khúc... nhưng nội dung chỉ là một. Quyển sách này mang đến cho các bạn kiến thức nghiên cứu cách cấu tạo nên một tác phẩm âm nhạc, từ những nhân tố nhỏ nhất, cơ bản nhất, đến những quy luật cấu tạo nên những tác phẩm âm nhạc đủ loại, từ đơn giản đến phức tạp, từ ngắn đến dài... Phân Tích Tác Phẩm Phần I nguyên tắc phân tích tác phẩm âm nhạc I- TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT CỦA NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC, PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÁC PHẨM ÂM NHẠC Âm nhạc như chúng ta đã biết và đã hiểu rất rõ về nó. Âm nhạc-nghệ thuật của âm thanh là một trong những hình thái ý thức của xã hội, phụ thuộc vào hoạt động và quy luật của tự nhiên, đồng thời âm nhạc còn có những quy luật riêng bắt nguồn từ tính chất đặc biệt của nó. Tính chất đặc biệt đó của âm nhạc là bản chất thời gian. Tại sao chúng ta lại có thể nói như vậy? Bởi âm nhạc được trình bầy, phát triển qua thời gian thể hiện sự tiến triển của nội dung hình tượng (hình tượng ở

Upload: nguyen-huu-phuong

Post on 13-Aug-2015

203 views

Category:

Documents


9 download

TRANSCRIPT

Page 1: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạcPHÂN TÍCH TÁC PHẨM ÂM NHẠC

Khi nghe một tác phẩm âm nhạc, để hiểu và cảm nhận thấu đáo nội dung và ý của tác giả, ngoài phần rung cảm của tâm hồn, ta còn cần có một số vốn kiến thức phân tích tác phẩm âm nhạc. Từ đó người sáng tác có thể nắm bắt được quy luật mà vận dụng sáng tạo, người biểu diễn có thể xử lý tốt để có thể truyền đạt được ý đồ của nội dung tác phẩm, người nghiên cứu có thể mổ xẻ tác phẩm, đúc kết được những lý luận âm nhạc. 

Phân tích tác phẩm là một môn Lí thuyết âm nhạc. Nó giúp ta hiểu được sự cấu tạo của tác phẩm âm nhạc, từ cấu tạo nên hình thức đến xây dựng một tác phẩm âm nhạc. Bất cứ loại hình nghệ thuật nào thì hình thức và nội dung đều có sự gắn bó với nhau. Nhưng, đặc biệt trong lĩnh vực âm nhạc thì hình thức và nội dung gắn bó rất hữu cơ với nhau, khó tác bạch.

Cho nên ta có thể nói: “Học phân tích tác phẩm âm nhạc là học hình thức âm nhạc". Mà học hình thức âm nhạc của một tác phẩm nào là ta đã phân tích ý nghĩa và nội dung âm nhạc của tác phẩm đó rồi. Dĩ nhiên ta hiểu nội dung ở đây là nội dung âm nhạc của tác phẩm,chứ không bó hẹp trong nội dung ý nghĩa của văn từ trong lời ca của tác phẩm, cũng không chỉ riêng về mặt ý nghĩa triết học mà tác phẩm đạt tới. Không chỉ chỉ riêng về mặt tình cảm tác động với tâm sinh lý người nghe, mà nội dung âm nhạc là sự tổng hợp về sự nhận thức của con người qua âm thanh, nó trừu tượng, lại rất cụ thể.

Môn Phân tích tác phẩm âm nhạc có nhiều tên gọi như: Khúc thức, Hình thức âm nhạc, tác khúc... nhưng nội dung chỉ là một. Quyển sách này mang đến cho các bạn kiến thức nghiên cứu cách cấu tạo nên một tác phẩm âm nhạc, từ những nhân tố nhỏ nhất, cơ bản nhất, đến những quy luật cấu tạo nên những tác phẩm âm nhạc đủ loại, từ đơn giản đến phức tạp, từ ngắn đến dài...Phân Tích Tác Phẩm

Phần I nguyên tắc phân tích tác phẩm âm nhạc 

I- TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT CỦA NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC, PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÁC PHẨM ÂM NHẠC

Âm nhạc như chúng ta đã biết và đã hiểu rất rõ về nó. Âm nhạc-nghệ thuật của âm thanh là một trong những hình thái ý thức của xã hội, phụ thuộc vào hoạt động và quy luật của tự nhiên, đồng thời âm nhạc còn có những quy luật riêng bắt nguồn từ tính chất đặc biệt của nó. Tính chất đặc biệt đó của âm nhạc là bản chất thời gian. Tại sao chúng ta lại có thể nói như vậy? Bởi âm nhạc được trình bầy, phát triển qua thời gian thể hiện sự tiến triển của nội dung hình tượng (hình tượng ở đây là các nhân vật sự kiện trong thời gian bài hát ra đời.v.v)

Âm nhạc thông qua những âm thanh mang tính nhạc dựa trên hai yếu tố cơ bản là giai điệu và tiết tấu được tổ chức một cách chặt chẽ tạo thành những hệ thống có logic để thể hiện hình tượng nôi dung nhất định những tình cảm sinh động, sâu sắc của con người. Một tác phẩm nghệ thuật âm nhạc có tính nghệ thuật cao bao giờ cũng chứa đựng một nội dung sâu sắc. Để thể hiện những nội dung này các tác giả đã lựa chọn những hình thức phù hợp,điển hình ko trùng lặp. Sự độc đáo của mỗi hình thức ko phải là ngẫu nhiên,đó là kết quả của nội dung khách quan biểu hiện bằng phương tiện của

Page 2: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

ngôn ngữ âm nhạc.

Mỗi tác phẩm âm nhạc là sản phẩm của từng thời đại lịch sử nhất định được sinh ra trong những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể. Các tác phẩm của các nhạc sĩ nổi tiếng đã phản ánh trong tác phẩm của mình bằng phương pháp này hay phương pháp khác những khuynh hướng tiến bộ của thời đại. Những tác phẩm ấy có giá trị bất diệt, có tác động trở lại để con người vươn tới cái đẹp cái thiện. Muốn phân tích được một tác phẩm âm nhạc dù nhỏ nhất như một bài hát tập thể, một làn điệu dân ca, dân vũ cho tới các tác phẩm có quy mô lớn như một bản giao hưởng, một vở nhạc kịch... đòi hỏi có sự hiểu biệt rộng, toàn diện. Ngoài những hiểu biết chung về lịch sử xã hội cần có các kiến thức về môn lý thuyết âm nhạc cơ bản, hòa âm, phức điệu, tính năng nhạc cụ, phối dàn nhạc, lịch sử âm nhạc, mĩ học âm nhạc...Phân tích một tác phẩm nghệ thuật trước hết phải nghiên cứu toàn diện,tổng hợp nhiều vấn đề trong một phạm vi rộng của nhiều vấn đề, ko chỉ giới hạn về cấu trúc của tác phẩm ấy. Phát hiện nội dung và ý nghĩa nghệ thuật của tác phẩm là công việc chính của phân tích. 

Việc tìm hiểu nội dung,hình thức của 1 tác phẩm cần dựa trên các yếu tố, các phương pháp diẽn tả cơ bản của âm nhạc : giai điệu, hòa âm, tiết tấu, nhịp độ, cường độ, âm sắc, cách cấu tạo... Đồng thời còn dựa trên phương pháp diễn tả chủ đề âm nhạc và những nguyên tác phát triển chủ đề.

Phân tích một tác phẩm âm nhạc cần bắt đầu từ những nhận xét tổng quát,toàn bộ đến từng chương, từng phần chi tiết nhỏ hơn, kết hợp mọi khía cạnh trong toàn bộ. Có tác phẩm nhìn bề ngoài có thể có dáng dấp về hình thúc chung là giống nhau nhưng khi phân tích các phần nhỏ hơn,chi tiết hơn theo từng phương pháp diễn tả cơ bản của âm nhạc lại có những điểm khác biệt thể hiện tính cách sáng tạo riêng của từng nhà soạn nhạc.

Trong quá trình phân tích ta sử dụng phươg pháp so sánh. Phân tích nội tại một tác phẩm âm nhạc nên kết hợp với phân tích so sánh. Có thể so sánh các tác phẩm của cùng một tác phẩm.hoặc tác phẩm của các tác giả khác cùng thời. Phương pháp so sánh sẽ phát hiện thấy đường nét điển hình để khẳng định một phong cách một thể loại, đồng thời còn xác định chính xác tính điển hình, độc đáo của mỗi tác phẩm.Trong quá trình phân tích tác phẩm việc nghiên cứu các chủ đề âm nhạc của tác phẩm rất quan trọng. Bởi chủ đề âm nhạc chứa đựng sự trần thuật, giới thiệu hình tượng tác phẩm và những mối liên quan chung của chúng trong quá trình phát triển. Không chỉ phân tích chủ đề âm nhạc một cách tỉ mỉ, chi tiết ở dạng trần thuật đầu tiên, mà còn tìm hiểu sự phát triển, biến đổii qua các nguyên tắc khác nhau trong mối liên quan chung để khẳng định nội dung hình tượng và hình thức của tác phẩm. 

Cũng cần biết thêm để phân biệt thuật ngữ hình thúc âm nhạc theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Bài phân tích tôi viết và gửi đến các bạn được sử dụng thuật ngữ hình thức âm nhạc theo nghĩa hẹp- là quá trình chứa đựng các phần, các chủ đề của tác phẩm. Trên cơ sở những quá trình đấy, các hình thức âm nhạc mẫu mực khác nhau được khẳng định.

II. Những Phương Pháp Diễn Tả Trong Âm Nhạc Là Gì?

Giai điệu, Tiết tấu, Tiết luật, Nhịp độ, Cường độ, Âm sắc, Âm vực, Cách cấu tạo .v.v. tạo thành hệ thống toàn diện phức tạp.

1. Giai điệu1.1 Giai điệu

Page 3: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

- Giai điệu là mối tương quan về độ cao thấp, độ dài ngắn của âm thanh cả mối quan hệ về hòa âm, điệu tính.Khi phân tích một tác phẩm âm nhạc ta cần chú ý đặc biệt vào phân tích âm điệu. Âm điệu được biểu hiện bằng quãng.Giai điệu được tạo nên bởi các quãng đó (đi lên hoặc đi xuống, đi ngang hay lượn sóng...)Khi xem xét các quãng cần đặt chúng trong mối liên quan đến một số tác phương pháp diễn tả khác như điệu tính, nhịp điệu, nhịp độ, cường độ...Phân tích lối tiến hành giai điệu giai điệu tiến hành lượn sóng, gồm những tiến hành đi lên đi xuống, lần lượt thăng bằng lẫn nhau. Bước đi liền bậc là dạng chính của sự chuyển động tạo cho giai điệu nhịp nhàng, trôi chảy. Sau một bước nhảy ngược hướng, sau 1 bước nhảy xa lại có những bước tiến hành liền bậc để điền đầy vào khoảng trống do bước nhẩy tạo nên.

1.2 Cách tiến hành độ cao của giai điệuCó 3 bước nhảy khác nhau.- Bước nhẩy tuần tự : là cách ghép từ âm nọ tới âm kia bằng quãng đồng âm hoặc quãng 2 liền bậc (2T, 2t)+ Có khi đi lên

+ Có khi đi xuống

+ Có khi đi ngang

+ Có khi được ghép với nhau bằng toàn quãng 2 thứ lúc này giai điệu trở thành những chuỗi cromatich ngắn hoặc dài (dùng cho khí nhạc )

+ Có khi được ghép với nhau bằng quãng 2T thông thường chỉ ghép hai quãng 2Trưởng, đôi khi 3. Còn nhiều hơn sẽ gây nên sự hỗn loạn về điệu tính và tạo nên những quãng nghịch ẩn trong giai điệu.*Thường giai điệu được tiến hành xen kẽ giữa quãng 2Trưởng và quãng 2thứ.* Bước nhảy tuần tự là cơ sở của giai điệu phương tây, còn trong âm nhạc phương đông với các điệu thức ngũ cung (nói chung ko có quãng 2 thứ ) thì lối nối tiếp kết hợp giữa quãng 2 trưởng và quãng 3 thứ có thể coi là bước nhảy tuần tự.- Bước nhẩy cách quãng là cách ghép từ âm nọ tới âm kia bằng quãng nhẩy (3, 4, 5, 6, 7, 8.v.v.)

+ Đôi khi nhẩy cả quãng rộng ngoài quãng 8

+ Đôi khỉ nhẩy cả quãng nghịch 7 thứ 5 giảmChưa thấy có tác giả nào dùng bước nhẩy các quãng nghịch 4tăng và 7trưởng.Các quãng nhẩy trong giai điệu cũng có ý nghĩa không ổn định như những hợp âm

Page 4: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

nghịch trong lối tiến hành hòa âm. Nên nó cũng đòi hỏi phải có chuẩn bị và giải quyết.

+ Chuẩn bị bước nhẩy trước nó, giai điệu phải tiến hành bình ổn (đi ngang hoặc quãng 2 liền bậc ), nếu cũng là bước nhẩy thì phải ngược hướng.

+ Giải quyết bước nhẩy sau nó giai điệu lại phải bình ởn trở lại. Nếu lại nhẩy nữa thì cũng ngược hướng.

+ Bước nhẩy quãng 4 trước nó được chuẩn bị bằng bước nhẩy tuần tự. Sau nó được giải quyết cũng bằng bước nhảy tuần tự.

+ Bước nhẩy quãng 8 trước nó được chuẩn bị bằng bước nhẩy quãng 4 ngược hướng sung nó cũng được nhẩy bằng bước nhẩy quãng 3 ngược hướng.

+ Quãng 5 giảm chỉ có 1 cách giải quyết là tuần tự bằng một quãng 2 thứ.

+ Quãng 4 đúng có khi nhảy được liên tục cùng hướng hoặc ngược hướng. Vì nó là một quãng cơ bản của âm nhạc phương đông.

+ Quãng 7 thứ đối với âm nhạc phương tây là một quãng nghịch ít dùng, Nhưng trong âm nhạc phương đông lại là một quãng nhẩy phổ biến được tiến hành thường xuyên trong giai điệu của dân ca và trong ca khúc mới.- Bước nhẩy hợp âm giải là cách ghép từ âm nọ tới âm kia bằng các nốt nằm trong hợp âm ba. Do vậy giai điệu có thể tiến hành bằng những bước nhaayrcungf hướng với nhau miễn là những bước nhẩy đó bao gồm những nốt nằm trong hợp âm 3. Cách giải quyết là phải theo từng hợp âm một chứ không phải chuẩn bị và giải quyết từng quãng một.

1.3 Giai điệu có bè ẩn là giai điệu có những bước nhẩy hoặc những quãng nghịch mà nó trì hoãn không giải quyết ngay sau đó đợi đến khi xuất hiện một số nốt khác rồi mới giải quyết, tao nên 2 bè cùng tồn tại trong giai điệu( dùn trong âm nhạc phức điệu,làm âm nhạc dễ phát triển tạo điều kiện thống nhất trong kết cấu các phần của một tác phẩm.Tiết tấu2. Tiết Tấu- Giai điệu bắt nguồn từ tiếng nói mô phỏng và nghệ thuật hóa tiếng nói. Tiết tấu bắt nguồn từ động tác.- Tiết tấu không chỉ là nhân tố của đường nét giai điệu mà còn có ý nghĩa độc lập. Tiết tấu là một trong những phương pháp diễn tả quan trọng của âm nhạc được phát triển rất sớm khi giai điệu và điệu thức còn chưa hình thành. Tiết tấu liên quan chặt chẽ tới ngôn ngữ, cả với hơi thở cũng như các hoạt động của con người.Tiết tầu tồn tại trong một số lĩnh vực của nghệ thuật như thơ ca, hội họa, kiến trúc...Theo nghĩa hẹp, tiết tấu chỉ sự liên tục có tổ chức về đọ dài ngắn của âm thanh. Theo nghĩa rộng tiết tấu là mối tương quan về thời gian giữa các phần của hình thức giữa các chương trong tác phẩm gồm nhiều chương.Khi xét sự chuyển động của tiết tấu cho ta một nhận xét là sự thay đổi từ những nốt có giá trị trường độ dài hơn đến những nốt có giá trị trường độ ngắn hơn được tiếp nhận như sự tăng cường sự căng thẳng, tích cực, sinh động và ngược lại sự thay đổi từ nốt ngắn đến có trường độ dài hơn làm giảm bớt tính tích cựcSự chuyển động của tiết tấu có liên quan về độ cao trong giai điệu. Những bước nhẩy trong nét giai điệu tương ứng với sự chuyển động của những nốt có trường độ ngắn hơn và những nốt có trường độ dài hơn (có thể coi là bước nhẩy tiết tấu). Sự chuyển động dần dần trong đường nét giai điệu phù hợp với chuyển động cân bằng của tiết tấu. Sau 1 bước nhẩy trong đường nét giai điệu tiếp đến sự điền đầy bước nhẩy tương

Page 5: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

tự sau những bước tiết tấu độc đáo, điển hình sắc nhọn, tiếp theo là sự chuyển động cân bằng của tiết tấu. Điển hình nhất là cách tiến hành kết của các cơ cấu âm nhạc...2.1 Định nghĩa :Tiết tấu kết hợp với độ cao các âm tạo nên ý nhạc làm cho âm nhạc có tình cảm, có tính cách, có đặc điểm.2.2 Tiết tấu nối tiếp các âmĐó là các nối tiếp các âm bằng thời giai ngân vang (trường độ) của chúng- Không có quy định nào bắt buộc về kết hợp giữa các âm có trường độ- Kết hợp các âm có trường độ ngắn móc tam mốc tứ thì kết hợp liên tục và xen kẽ với các âm có trường độ trung bình trong ca khúc. Vì giọng hát người có thể nhả lời phát âm chính xác với các trường độ ngắn, còn khí nhạc thì không hạn chế.- Các âm có trường độ ngắn hơn biểu hiện động so với các âm có trường độ dài hơn biểu hiện tĩnh.Vì thế các âm có trường độ dài hơn thường làm điểm tựa cho các âm có trường độ ngắn hơn. Đó là trọng âm- Không giống cao dộ có tần số rung chính xác trường độ chỉ là tương đối, không bắt buộc từng hình nốt phải có thời gian rung quy là bao nhiêu. Nó phụ thuộc vào nhịp độ của âm nhạc. Nó còn phụ thuộc vào sự thể hiện tình cảm của người biểu diễn âm nhạc.- Âm thanh có độ rung càng cao ( các âm trên cao ) thì thời gian rung càng ngắn (trường độ ngắn ) do đó âm nhạc càng đi lên thì thông thường tiết tấu các âm có trường độ cầng ngắn lại. khi âm nhạc càng đi xuống thì tiết tấu càng chậm lại. Nếu giai điệu âm nhạc đi lên mà tiết tấu càng chậm lại thì gây ra một sự mâu thuẫn căng thẳng đòi hỏi phải giải quyết và bổ cứu. Đây chính là một điểm mà các nhạc sĩ lợi dụng để tạo nên những điểm cao trào trong tác phẩm của mình.2.3 Tiết luật- Là sự luân phiên giữa phách mạnh và phách nhẹ. Tiết luật là hình thức cao của tổ chức tiết tấu. Phác mạnh là điểm tựa có chức năng dẫn dắt, còn phách nhẹ có chức năng phụ thuộcTrong âm nhạc hình thành 2 dạng chính của tiết luật* Tiết luật nghiêm khắc (tiết tấu thuận ) vị trí trọng âm không thay đổi trong các nhịp của loại nhịp nào đó* Tiết luật tự do : vị trí trọng âm thay đổi gây nên phách đảo và nghịch.2.4 Trong giai điệu, trong các kết cấu âm nhạc.(đọan nhạc, câu nhạc, tiết nhạc) không phải lúc nào tiết tấu cũng liên tục, mà có từng mạch ta có thể ngắt ra được.Có thể dùng số chỉ nhịp để ghi sơ đồ ngắt mạch tiết tấu âm nhạc trong khi phân tích.2.5 Hình tiết tấuSự kết hợp các trường độ trong tiết tấu có muôn hình muôn vẻ. Nhưng nó trong kết hợp ngẫu nhiên liên miên, mà có sự trùng lặp, nhắc lại có chu kỳ dài ngắn. Những chu kỳ ngắn diễn ra tạo nên những hình giống nhau về tiết tấu gọi là hình tiết tấu.Hình tiết tấu là hình thức bên ngoài của tiết tấu nhưng đóng một vai trò rất có ý nghĩa trong tác phẩm âm nhạc(hình tiết tấu +độ cao các âm) mà âm hình là những ý nhạc tạo nên nội dung của tác phẩm âm nhạc.Hình tiết tấu cũng là một biểu hiện về tính tổ chức của tiết tấu.2.6 Tiết tấu nối tiếp kết cấu âm nhạcTiết tấu không phải chỉ có một ý nghĩa hẹp là sự nối tiếp các âm mà còn có cả nghĩa rộng của nó là sự nối tiếp các kết cấu âm nhạc. Như một ngôi nhà phải có nhiều viên gạch gắn với nhau thành bức tường :nhiều bức tường ghép lại thành căn phòng, nhiều căn phòng với nhau thành ngôi nhà. Một tác phẩm âm nhạc cũng vậy, mặc dù ngắn hay dài cũng phải gồm có nhiều bộ phận được gắn với nhau.Nhiều âm hình gắn với nhau thành tiết nhạc.Nhiều tiết nhạc gắn với nhau thành câu nhạc.Nhiều câu nhạc gắn với nhau thành đoạn nhạc..V.V.Đó là những kết cấu âm nhạc.

Page 6: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

Trong xây dựng người ta dùng vôi vữa xi măng để gắn kết cấu xây dựng lại thành ngôi nhà. Còn trong âm nhạc người ta dùng tiết tấu để gắn các kết cấu âm nhạc lại với nhau thành tác phẩm âm nhạc.Hòa âm3. Hòa âmHòa âm là một trong những phương pháp diễn tả quan trọng nhất là động lực tạo thành hình thức âm nhạc và góp phần tạo nên sự tương phản giữa các hình tượng.Ba khía cạnh quan trọng nhất của âm hòa âm + Bổ xung và làm rõ cho giai điệu+ Tạo mầu sắc+ Công năngSự thay đổ thường xuyên của hòa âm làm cho giai diệu có tính căng thẳng, bất bình ổn.Khi nhắc lại giai điệu hoặc một phần nào đó của hình thức nếu thay đổi sẽ làm giai điệu đó hoặc phần nào đó của hình thức có mầu sắc sáng tối khác nhau.Tính công năng là bản chất quan trọng nhất khi nghiên cứu làm dàn ý hòa âm của tác phẩm. Công năng tạo nên sự thống nhất giữa các phần, trình bày một quá trình sinh động trong sự phát triển của hình thức.Tính công năng theo nghĩa hẹp là thể hiện sự đối chọi tương phản giữa các hợp âm chủ và các hợp âm khác.Theo nghĩa rộng tính công năng là sự trình bày mối quan hệ giữa các điệu tính.*Định nghĩa : Hòa thanh là sự hài hòa âm thanh, hài hòa giữa các âm theo chiều ngang (là giai điệu) và theo chiều dọc (là các hợp âm ) hài hòa giữa các kết cấu của âm nhạc (giữa các tiết nhạc, câu nhạc, đoạn nhạc... với nhau) và hài hòa trong toàn bộ tác phẩm.

3.1 Hòa thanh trong cấu tạo của giai điệuNhư nghiên cứu trong phần giai điệu. Cách tiến hành độ cao của giai điệu, các bước nhẩy cũng là một quy luật của hòa thanh để tạo nên sự hài hòa trong giai điệu.Giai điệu cũng là một quy luật cơ bản của hòa thanh trong cấu tọa giai điệu. Vì giai điệu nào cũng phải viết trên một giọng nhất định. Cao độ các âm nối tiếp nhau không phải ngẫu nhiên, mà phải theo quy luật tùy thuộc. Âm nọ hút âm kia. Âm này phụ thuộc vào âm khácTất cả các âm trong một giọng điệu nào đó đều phải phụ thuộc vào một âm chủ. Âm chủ chỉ đạo và chi phối các âm khác. Các âm khác đối với âm chủ, mỗi âm lại có một chức năng riêng, một sự phụ thuộc khác.Tất cả những thứ đó tạo nên sự hài hòa âm thanh trong giai điệu. Nó phục vụ cho nội dung âm nhạc lúc căng thẳng, lúc ổn định, lúc phát triển, lúc ngừng nghỉ.v.v.Từng âm có những vị trí và tác dụng nhất định trong việc cấu tạo giai điệu.+ Âm I (âm chủ ): ổn định thường chỉ xuất hiên lúc mở đầu và khi kết thúc trong bài (giữa câu ) ít khi xuất hiện. Nếu có xuất hiện cũng là những âm lướt ở những vị trí phụ không phải trọng âm+ Âm V (âm át ) là một âm trọng tâm trọng một giọng. Nó là một âm chuẩn. Có vị trí quan trọng sau âm chủ. Nó và âm chủ hình thành trục của giọng. Nó là một âm tương đối không ổn định. Nó thường là âm lấy đà để tiến vào chủ lúc mở đầu và kết thúc. Nó còn là âm trung gian để tiến hành đi lên hoặc đi xuống nối tiếp các âm, làm cho giai điệu hài hòa hợp lý. Vì vậy trong một giai điệu thì âm V xuất hiện nhiều lần và thường xuyên so với âm I. Nó còn là âm hay dùng để kết thúc một kết cấu âm nhạc.+ Âm IV (hạ át ) cũng là âm có tầm quan trọng trong một giọng điệu (sau âm V). Nó cũng là một âm không ổn định. Nhưng so với âm V thì nó điều hòa hơn. Vì khi lên nó gặp âm V khi đi xuống nó gặp âm III. Nó đóng vai trò điều hòa giữa sự ổn định của âm át sụ ổn định của âm chủ. Vì vậy trong giai điệu đó thường xuyên xuất hiện trước và sau âm ất, trước khí xuất hiên âm chủ.* Có khi nó chuẩn bị cho âm V xuất hiện khơi gây sự bất ơn định đột ngột.* Có khi nó xuất hiện lúc bắt đầu câu thứ 2 hoặc đoạn thứ 2 cũng làm nhiệm vụ điều

Page 7: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

hòa trước khi âm át xuất hiện về chủ* Nó cũng là nốt bản lề dùng biến âm để đổi giọng cho giai điệu.+Âm III (âm trung ) là một âm để xác định rõ giọng trưởng hay giọng thứ. Vì vậy nó thường xuất hiện ở đầu và cuối của giai điệu để xác định rõ giai điệu này ở giọng trưởng hay giọng thứ* Âm III còn nhiệm vụ thay đổi sắc thái cho giai điệu khi đi lên hay đi xuống(thứ thành trưởng, trưởng thành thứ ). Khi nó thay đổi giai điệu thì sắc thái thay đổi ngay, tuy các âm khác vẫn giữ nguyên trên cùng một âm chủ.+ Âm VII (âm dẫn-dẫn lên)là âm không ổn định dùng để chuẩn bị về chủ, nó phụ thuộc âm bậc V.+ Âm II (âm dẫn xuống ) là một âm phụ phụ thuộc vào âm bậc IV để tạo nên điều hòa giữa các âm át và âm chủ,lúc phụ thuộc vào âm V để tạo nên sự ổn định tương đối so với âm át. Nó cũng là một âm hút về chủ (tuy không mạnh bằng âm VII) nên cũng thường được dùng cho âm chủ về kết.+ Âm VI( hạ trung)cũng là một âm phụ lúc phụ thuộc vào âm IV để tạo sự điều hòa giữa âm át và âm chủ lúc phụ thuộc vào âm chủ để đóng vai trò thay thế tạm thời.* Trong ca khúc thông thường nó chuẩn bị cho âm V xuất hiện khỏi gây mất ổn định đột ngột.* Nó thường hay xuất hiện ở đầu một kết cấu sau của tác phẩm âm nhạc để làm nhiệm vụ điều hòa giữa hai kết cấu.

3.2 Hòa thanh trong kết cấu tác phẩmNhư mục trên ta đã biết bất cứ tác phẩm âm nhạc nào cũng được viết trên một giọng điệu nhất định (trừ các tác phẩm của trường phái phi điệu tính)-Từ một giọng điệu nhất định, hình thành những hợp âm phục vụ cho kết cấu của âm nhạc.Các hợp âm chínhBậc I hợp âm chủ (T,t)Bậc IV hợp âm hạ át (S,s)Bậc V hợp âm át DCác hệ thống chức năng phụ thuộcHợp âm chủ có các hợp âm phụ thuộc : DTIII, TSVIHợp âm hạ át có các hợp âm phụ thuộc : SII. TSVIHợp âm át có các hợp âm phụ thuộc : DTIII, DVII* Trong kết cấu âm nhạc khi kết câu kết đoạn thường được đánh dấu bằng những hợp âm chính D hoặc T. Kết câu ở D kết đoạn ở T.Trong nội bộ câu nhạc không phải lúc nào giai điệu cũng ở trên một nền hòa thanh chủ hoặc át, mà nó cũng có sự tiến hành luân chuyển hòa thanh. Mỗi khi một nền hòa thanh mới xuất hiện đều đánh dấu một kết cấu âm nhạc (hoặc kết thúc,hoặc bắt đầu một kết cấu âm nhạc).Trong tác phẩm âm nhạc không phải tác phẩm nào cũng chỉ được viết trên một giọng, mà có khi còn chuyển giọng (chuyển từ giọng này sang giọng khác ví dụ từ C thành F), chuyển điệu (điệu tính mang tính thứ hay tính trưởng ví du từ Am sang A).- Mỗi khi chuyển giọng chuyển điệu cũng có sự thay đổi kết câu âm nhạc (kết thúc hoặc bất đầu một kết cấu )- Trong các tác phẩm lớn có kết cấu phức tạp nhiều đoạn nhiều chương thì hòa thanh đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong cấu tạo tác phẩm. Nó góp phần quyết định trong việc phân chia tác phẩm vừa rõ ràng vừa mạch lạc trong kết cấu, vừa thống nhất toàn bộ tác phẩm. vừa hài hòa thuận tai giúp người nghe hiểu thấu được tác phẩm.Chuyển giọng, chuyển điệu trong tác phẩm không tùy tiện mà phải tuân theo những quy luật nhất định( những quy luật hòa thanh, nối tiếp, liên kết các hợp âm, quy luật chuyển giọng, chuyển điệu .v.v.)\Những nhân tố khác

Page 8: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

B. Những nhân tố khác.Ngoài 3 nhân tố chủ yếu là: giai điệu, tiết tấu, hoà thanh, còn có các nhân tố khác:1. Âm sắc:Là những màu sắc của âm thanh, nó phụ thuộc vào nguồn gốc âm thanh phát ra.- Âm sắc gồm 2 loại căn bản khác nhau:+ Âm sắc giọng người.+ Âm sắc nhạc khí.- Âm sắc không phụ thuộc vào một cơ cấu logic như tiết tấu, điệu thực.- Âm sắc có mối quan hệ đến một số phương pháp diễn tả đặc biệt là giai điệu.2. Nhịp độ.Nhịp độ có mối liên quan chặt chẽ đến tiết tấu, tiết luật và các nhân tố này tạo nên sự chuyển động của âm nhạc. Tiết tấu xác định về thời gian giữa các âm, còn nhịp độ liên quan đến tính chất, đến hình tượng và tính thể loại của tác phẩm âm nhạc.Các nhà soạn nhạc dượng đại rất quan tâm để lựa chọn nhịp độ chính xác cho từng chủ đề, từng đoạn nhạc và từng tác phẩm.3. Tốc độ.Tốc độ là quy định cụ thể về sự chuyển dộng của một đơn vị tiết tấu theo đơn vị thời gian là 1 phút. Giữa nhịp độ và tốc độ có sự liên quan chặt chẽ với nhau vì không có một bản nhạc mà nhịp độ chậm và tốc độ nhanh được và ngược lại.4. Cường độ.Cường độ là phương pháp diễn tả, xác định độ mạnh, nhẹ của âm thanh và liên quan chặt chẽ tới sự chuyển động của giai điệu. Khi âm thanh thể hiện với cường độ mạnh thường biểu hiện sự căng thẳng, tích cực và ngược lại sẽ bình ổn, êm ả.Do vậy lựa chọn cường độ thích hợp cho từng giai điệu, từng đoạn, từng phần là một trong những khía cạnh quan trọng cho sự biểu hiện của âm nhạc làm cho nội dung của tác phẩm được biểu lộ rõ ràng. Việc sử dụng nhạc cường độ cần quan tâm tới các âm hạn của nhạc cụ nhất là nhạc cụ hơi cũng như âm hạn của từng giọng hát.5. Âm vực.Âm vực thường liên quan tới giai điệu và âm sắc, trong toàn bộ phương pháp diễn tả cơ bản của âm nhạc âm vực ở mức độ thứ 2 đôi khi nó lại ở vị trí thứ nhất.Âm vực còn liên quan đến âm sắc như âm sắc của từng loại giọng hát và âm sắc của các nhạc khí nhất là kèn hơi.Sự tương phản về âm vực góp phần cho sự phát triển của tác phẩm, đặc biệt có cấu trúc ở các hình thức lớn, phức tạp.6. Cách cấu tạo.Là phương pháp sắp đặt âm thanh trong tác phẩm âm nhạc gồm các bè riêng biệt được phân thành hai dạng cơ bản là một bè và nhiều bè.Cách cấu tạo 1 bè có 03 kiểu khác nhau:+ Bè đơn.+ Bè đồng âm.+ Tăng đôi trong một vài quãng tám.- Cách cấu tạo nhiều bè được phân thành 03 kiểu:+ Chủ đề (homophonie)+ Bè tòng (heterophonie)+ Phức điệu (polyphonie)*, Chủ đề gồm 1 bè dẫn dắt còn các bè khác có ý nghĩa phụ thuộc với tính chất đệm.*, Bè tòng: gồm nhiều bè trong đó có một bè với ý nghĩa dẫn dắt nhiều bè khác trình bày biến hoá, hoạ lại những âm điệu điển hình nhất của bè chính.*, Phức điệu: là dạng nhiều bè phức tạp nhất, các bè đều phát triển và độc lập, cấu tạo phức điệu có hai kiểu chính là mô phỏng và tương phản.Trong mô phỏng tất cả các bè được hoạ lại từ một bè và cũng là chất liệu chủ đề theo một trật tự nhất định. Trong phức điệu tương phản các bè là những đường nét giai điệu độc lập, tương phản về nội dung. Trong thực tế cấu tạo nhiều bè còn có tính hỗn hợp.Cách cấu tạo còn phụ thuộc vào tính chất đặc biệt về thể lại của tác phẩm. Cấu tạo

Page 9: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

trong tác phẩm âm nhạc và trong nhiều trường hợp được giữ liên tục trong một phần lớn của hình thức.Chủ đề âm nhạcIII. Chủ đề âm nhạc.Những nguyên tắc phát triển trong hình thức âm nhạc:1. Chủ đề âm nhạc.Một tác phẩm âm nhạc là một thể thống nhất. Hình thức âm nhạc là một quá trình tiến triển theo thời gian và phụ thuộc vào những quy luật, các nguyên tắc nhất định.- Những quy luật và nguyên tắc phát triển trong hình thức âm nhạc có tính tương đối , không nên hiểu một cách cứng nhắc, cố định như một công thức vĩnh cửu.- Sự phát hiện những quy luật, nguyên tắc này có thể trên cơ sở chất liệu cấu trúc tồn tại trong mỗi tác phẩm, chứa đựng những đường nét trong sự phát triển. Cơ sở hiện thực đó là chủ đề âm nhạc, là tư duy, sự bố cục về cấu trúc và tính điển hình rõ ràng của hình tượng.- Chủ đề âm nhạc là những yếu tố chính dẫn dắt và chi phối bước phát triển trong tác phẩm âm nhạc.Bởi vậy việc tìm hiểu nội dung chủ đề, chất lượng cấu trúc và hình tượng chủ đề có ý nghĩa rất lớn trong việc phân tích âm nhạc toàn diện.- Tác phẩm âm nhạc có thể có một hay một vài chủ đề.- Chủ đề âm nhạc là một khối phức tạp, tổng hợp thống nhất một vài khía cạnh như đặc điểm của cảm xúc, hình tượng, tính chất đặc biệt về thể lại và những đường nét dân tộc độc đáo.- Tính điển hình về thể loại của chủ đề âm nhạc là một khía cạnh quan trọng của hình tượng âm nhạc, nếu phân tích chính xác sẽ phát hiện nội dung tác phẩm. - Khuôn khổ và cấu trúc của chủ đề âm nhạc rất khác nhau từ một vài nhịp đến một số nhịp tùy thuộc vào vai trò, chức năng của chủ đề trong toàn bộ dán ý sáng tác cũng như tùy thuộc vào phong cách và thể loại của tác phẩm.- Chủ đề âm nhạc phức điệu thường cấu trúc ngắn, gọn gàng.* Âm hình chủ đạo cũng là chủ đề khuôn khổ ngắn, độc đáo, rành mạch, giữ vai trò nền tảng cho sự phát triển của những tác phẩm giao hưởng trong âm nhạc sân khấu lớn.- Trong quá trình phát triển các yếu tố của âm hình chủ đạo được biến đổi hình dạng nhưng vẫn giữ được nét điển hình, nhất để tạo tính thống nhất cho tác phẩm.- Các giai đoạn của sự phát triển mà hạt nhân chủ …- Chủ đề chủ điệu có thể được hình thành từ một hạt nhân hoặc một vài hạt nhân và chúng được gọi là đồng nhất.- Chủ đề âm nhạc gồm vài hạt nhân tương phản giữa chúng được gọi là tương phản.- Phân tích tỷ mỷ chủ đề âm nhạc của tác phẩm có ý nghĩa quan trọng quyết định cho việc phân tích toàn bộ, đồng thời còn để tìm những đường nét chính của phương pháp sáng tạo và tư duy âm nhạc vốn có của nhà soạn nhạc.- Một chủ đề âm nhạc cao trình bày một cơ cấu phức tạp và biểu hiệu tư duy âm nhạc hoàn thiện.- Chủ đề là nền tảng của toàn bộ tác phẩm và trải qua một vài giai đoạn của sự phát triển + Giai đoạn đầu: chứa đựng sự trần thuật, đôi khi nhắc lại chủ đề để củng cố thêm.+ Giai đoạn phát triển: các chủ đề được thay đổi, phát triển, cũng có khi xuất hiện thêm mối liên quan đến chủ đề mới.+ Giai đoạn kết: khẳng định những đường nét hình tượng cơ bản của tác phẩm bằng việc họa lại chủ đề nguyên dạng hoặc thay đổi.2. Những nguyên tắc phát triển trong hình thức âm nhạc.Hình thức âm nhạc là một quá trình tiến triển theo thời gian, chất liệu chủ đề tiếp nhận sự phát triển, thay đổi dưới ảnh hưởng của các nguyên tắc nhất định. Những nguyên tắc này là những yếu tố dẫn dắt chất liệu chủ đề, hoạt động và điều chỉnh sự phát triển của chúng trong các giai đoạn riêng biệt.Một vài nguyên tắc cơ bản, tổng hợp nhất là:

Page 10: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

- Nguyên tắc nhắc lại gồm nhắc lại nguyên dạng và nhắc lại thay đổi.- Nguyên tắc biến đổi âm điệu gồm biến đổi chất liệu cũ và xuất hiện chất liệu chủ đề mới tương phản (tương phản đối chiếu, tương phản bổ sung và tương phản hoàn toàn)- Nguyên tắc tái hiện.+ Nhắc lại là một trong những nguyên tắc cơ bản tổng hợp nhất của sự phát triển chất liệu chủ đề. Trong giai đoạn đầu của hầu hết các dạng hình thức âm nhạc, chủ đề thường nhắc lại, còn trong khuôn khổ của chính chủ đề thường nhắc lại hạt nhân của chủ đề. Nhắc lại là nguyên tắc có nhiệm vụ khẳng định chất liệu chủ đề và củng cố một cách chắc chắn hơn trong ý thức.- Nhắc lại nguyên dạng là chủ đề hay phần nào đó từ chất liệu chủ đề giữ nguyên về cấu trúc và độ dài.- Nhắc lại thay đổi: nổi bật bởi tính sinh động lớn hơn không chủ củng cố trần thuật mà còn tăng cường đẩy nhanh quá trình âm nhạc đến giai đoạn mới.*, Đổi mới âm điệu là một trong những nguyên tắc tạo thành dạng của hình thức được dùng trong các hình thức âm nhạc đơn giản và phức tạp.Quá trình thay đổi âm điệu được thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau:a. Qua sự biến đổi của chất liệu chủ đề cũ.- Nghĩa là chất liệu chủ đề sẽ được biến đổi qua phát triển (hoặc nguyên tắc phát triển )- Khi nhắc lại không thể thay đổi một cách cơ bản cấu trúc chất liệu chủ đề, thì phát triển là nguyên tắc biến đổi chủ đề một cách căn bản, phát hiện nội dung và những khía cạnh mới còn chưa bộc lộ khi trần thuật.Phát triển thực hiện trước tiên ở giai đoạn phát triển của hình thức, nơi bắt đầu quá trình căng thẳng nhất trong biến đổi chất liệu.Phát triển tạo ra mức cao đột ngột của sự căng thẳng qua sự xé lẻ chất liệu chủ đề, họa lại kiểu mô phỏng và qua việc sử dụng các thủ pháp đa dạng về hòa âm, phức điệu cũng như các thủ pháp khác.b. Qua sự xuất hiện chất liệu chủ đề mới hoặc những hành động tương phản.- Vai trò của sự tương phản là căn bản trong nghệ thuật âm nhạc cũng như trong các loại hình nghệ thuật khác. Thiếu nó sẽ không thể tạo ra những hình tượng phức tạp và phản ánh những hiện tượng sung đột sống động và kịch tính. Hành động tương phản trong hình thức âm nhạc có mức độ khác nhau trong thể hiện tùy thuộc nhiệm vụ nghệ thuật và phạm vi của tính kịch âm nhạc.Hình thành một vài dạng tương phản như:+ Tương phản đối chiếu (so sánh)- sự đối chiếu tương phản trực tiếp của các phần hoàn thiện tương đối lớn hay nhỏ trong hình thức.+ Tương phản bổ sung- hai chủ đề hoặc hai phần của hình thức bổ sung cho nhau và tiếp nhận như hai khía cạnh của một tâm trạng hình tượng- cảm xúc.+ Tương phản cùng nguồn- hai chủ đề, trong đó chủ đề này được sinh ra từ cùng nguồn gốc của chủ đề kia.c. Đổi mới âm điệu bằng cách tổng hợp chất liệu chủ dề mới với việc phát triển chất liệu chủ đề cũ.Dạng tổng hợp đổi mới âm điệu đã phát hiện ra những khả năng mới, hấp dẫn cho sự phát triển của hình thức âm nhạc.+ Tái hiện- trở về chất liệu chủ đề cũ, một trong những nguyên tắc tạo thành hình thức với nhiều hiệu quả rộng rãi của hành động. Nhờ tái hiện đã góp phần trực tiếp ở giai đoạn kết để tạo nên sự cân bằng, ổn định. Trở lại chất liệu chủ đề cũ, tạo điểm tựa trong ý thức, khẳng định bản chất của nội dung. Tái hiện trong nhiều trường hợp đặc biệt khi phần trước phát triển căng thẳng nhất- phần trung tâm của hình thức, tái hiện phục hồi lại cho cân bằng và ổn định.Ngoài những nguyên tắc đã trình bày ở trên trong thực tề còn có thể tồn tại những nguyên tắc khác tùy thuộc vào từng trường phái, phong cách tác giả. Người nghiên cứu cần có thái độ khách quan xem xét phân tích tỷ mỷ để nêu ra được những gì là mới trong từng tác phẩm.

Page 11: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

Những nguyên tắc phát triển trong hình thức âm nhạc2. Những nguyên tắc phát triển trong hình thức âm nhạc.Hình thức âm nhạc là một quá trình tiến triển theo thời gian, chất liệu chủ đề tiếp nhận sự phát triển, thay đổi dưới ảnh hưởng của các nguyên tắc nhất định. Những nguyên tắc này là những yếu tố dẫn dắt chất liệu chủ đề, hoạt động và điều chỉnh sự phát triển của chúng trong các giai đoạn riêng biệt.Một vài nguyên tắc cơ bản, tổng hợp nhất là:- Nguyên tắc nhắc lại gồm nhắc lại nguyên dạng và nhắc lại thay đổi.- Nguyên tắc biến đổi âm điệu gồm biến đổi chất liệu cũ và xuất hiện chất liệu chủ đề mới tương phản (tương phản đối chiếu, tương phản bổ sung và tương phản hoàn toàn)- Nguyên tắc tái hiện.+ Nhắc lại là một trong những nguyên tắc cơ bản tổng hợp nhất của sự phát triển chất liệu chủ đề. Trong giai đoạn đầu của hầu hết các dạng hình thức âm nhạc, chủ đề thường nhắc lại, còn trong khuôn khổ của chính chủ đề thường nhắc lại hạt nhân của chủ đề. Nhắc lại là nguyên tắc có nhiệm vụ khẳng định chất liệu chủ đề và củng cố một cách chắc chắn hơn trong ý thức.- Nhắc lại nguyên dạng là chủ đề hay phần nào đó từ chất liệu chủ đề giữ nguyên về cấu trúc và độ dài.- Nhắc lại thay đổi: nổi bật bởi tính sinh động lớn hơn không chủ củng cố trần thuật mà còn tăng cường đẩy nhanh quá trình âm nhạc đến giai đoạn mới.*, Đổi mới âm điệu là một trong những nguyên tắc tạo thành dạng của hình thức được dùng trong các hình thức âm nhạc đơn giản và phức tạp.Quá trình thay đổi âm điệu được thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau:a. Qua sự biến đổi của chất liệu chủ đề cũ.- Nghĩa là chất liệu chủ đề sẽ được biến đổi qua phát triển (hoặc nguyên tắc phát triển )- Khi nhắc lại không thể thay đổi một cách cơ bản cấu trúc chất liệu chủ đề, thì phát triển là nguyên tắc biến đổi chủ đề một cách căn bản, phát hiện nội dung và những khía cạnh mới còn chưa bộc lộ khi trần thuật.Phát triển thực hiện trước tiên ở giai đoạn phát triển của hình thức, nơi bắt đầu quá trình căng thẳng nhất trong biến đổi chất liệu.Phát triển tạo ra mức cao đột ngột của sự căng thẳng qua sự xé lẻ chất liệu chủ đề, họa lại kiểu mô phỏng và qua việc sử dụng các thủ pháp đa dạng về hòa âm, phức điệu cũng như các thủ pháp khác.b. Qua sự xuất hiện chất liệu chủ đề mới hoặc những hành động tương phản.- Vai trò của sự tương phản là căn bản trong nghệ thuật âm nhạc cũng như trong các loại hình nghệ thuật khác. Thiếu nó sẽ không thể tạo ra những hình tượng phức tạp và phản ánh những hiện tượng sung đột sống động và kịch tính. Hành động tương phản trong hình thức âm nhạc có mức độ khác nhau trong thể hiện tùy thuộc nhiệm vụ nghệ thuật và phạm vi của tính kịch âm nhạc.Hình thành một vài dạng tương phản như:+ Tương phản đối chiếu (so sánh)- sự đối chiếu tương phản trực tiếp của các phần hoàn thiện tương đối lớn hay nhỏ trong hình thức.+ Tương phản bổ sung- hai chủ đề hoặc hai phần của hình thức bổ sung cho nhau và tiếp nhận như hai khía cạnh của một tâm trạng hình tượng- cảm xúc.+ Tương phản cùng nguồn- hai chủ đề, trong đó chủ đề này được sinh ra từ cùng nguồn gốc của chủ đề kia.c. Đổi mới âm điệu bằng cách tổng hợp chất liệu chủ dề mới với việc phát triển chất liệu chủ đề cũ.Dạng tổng hợp đổi mới âm điệu đã phát hiện ra những khả năng mới, hấp dẫn cho sự phát triển của hình thức âm nhạc.+ Tái hiện- trở về chất liệu chủ đề cũ, một trong những nguyên tắc tạo thành hình thức với nhiều hiệu quả rộng rãi của hành động. Nhờ tái hiện đã góp phần trực tiếp ở giai đoạn kết để tạo nên sự cân bằng, ổn định. Trở lại chất liệu chủ đề cũ, tạo điểm

Page 12: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

tựa trong ý thức, khẳng định bản chất của nội dung. Tái hiện trong nhiều trường hợp đặc biệt khi phần trước phát triển căng thẳng nhất- phần trung tâm của hình thức, tái hiện phục hồi lại cho cân bằng và ổn định.Ngoài những nguyên tắc đã trình bày ở trên trong thực tề còn có thể tồn tại những nguyên tắc khác tùy thuộc vào từng trường phái, phong cách tác giả. Người nghiên cứu cần có thái độ khách quan xem xét phân tích tỷ mỷ để nêu ra được những gì là mới trong từng tác phẩm.IV. Chức năng từng phần của hình thức.Ngoài chức năng logic như đã trình bày ở mục III, các giai đoạn cơ bản phát triển chủ đề trong hình thức âm nhạc tồn tại cả chức năng cấu trúc: phần mở đầu, phần trình bày, phần giữa, phần tái hiện và phần kết.Các phần của hình thức không tồn tại riêng biệt mà chúng phụ thuộc lẫn nhau, thống nhất trong toàn bộ dàn ý sáng tác chung. Phần trình bày, phần giữa và phần tái hiện là những phần chĩnh của hình thức âm nhạc. Các phần mở đầu, nối tiếp và kết phục thuộc vào các phần chính và trong nhiều trường hợp có ý nghĩa phụ thuộc, đôi khi ở những hình thức có khuôn khổ nhỏ hơn không có các phần này. Có phần mở đầu thực hiện chức năng của trung tâm, dẫn dắt bước phát triển tiếp theo trong hình thức.1. Phần mở đầu.Phần mở đầu có chức năng chuẩn bị cho sự xuất hiện của phần chính của hình thức âm nhạc. Nổi bật với tính chất không ổn định, thiếu hình thành cấu trúc và sự hoàn thiện để hướng tới phần tiếp theo. Phần mở đầu có thể không độc lập về chủ đề mà liên quan đến chất liệu chủ đề ở các phần tiếp theo.Phần mở đầu có chủ đề độc lập, không liên quan đến chất liệu chủ đề của các phần tiếp theo của hình thức.2. Phần trình bày.Phần trình bày là phần chính của hình thức, chứa đựng sự trần thuật đầu tiên của chất liệu chủ đề. Hình thành cấu trúc rõ ràng, ổn định thống nhất chủ đề và điệu tính; đảm bảo tính tập trung của các yếu tố hành động cơ bản; góp phần làm nổi bật chất liệu chủ đề chính để nhận thức dễ dàng hơn.Ở phần này, hạn chế thấp nhất các chất liệu chủ đề. Tuy nhiên cũng gặp một số trường hợp phần trình bày vừa trần thuật chất liệu đầu tiên chủ đề vừa phát triển ở mức độ nhất định. Phần trình bày có thể cấu trúc khác nhau tùy thuộc vào nội dung chủ đề. Phần trình bày đơn giản chưa đựng một chủ đề và phát triển hòa âm chỉ ở một điệu tính.Phần trình bày có thể cấu trúc phức tạp hơn và chứa đựng một vài chủ đề, mỗi chủ đề liên quan đến một điệu tính thích hợp. Trong âm nhạc đương đại tồn tại việc phân tích tính thống nhất điệu tính một cách rõ ràng hơn, trong một số tác phẩm đương đại không phụ thuộc vào sự thiếu vắng của nhân tố điệu tính trung tâm, trong nhiều trường hợp vẫn giữ được chất lượng phần trình bày.3. Phần nối tiếp.Nối tiếp liên kết hai chủ đề hoặc hai phần chính của hình thức, có chức năng dẫn dắt, hướng sự phát triển cũng như chuẩn bị điệu tính, chủ đề tới phần tiếp theo; nổi bật với tính chất không ổn định về hòa âm, không có cấu trúc hoàn thiện và không độc lập về chủ đề. Trong nhiều trường hợp nốp tiếp phát triển những nhân tố chủ đề đã xuất hiện ở trước. Nối tiếp có thể rất ngắn không phát triển mà chỉ là mối quan hệ chuyển giọng giữa hai chủ đề. Trong một số trường hợp sinh ra sự phát triển căng thẳng với đường nét không ổn định, chuyển đến các điệu tính xa. Kiểu nối tiếp này điển hình trong các hình thức âm nhạc phức tạp sẽ đề cập chi tiết ở hình thức rondo, sonate.4. Phần giữa.Phần giữa là trung tâm của các dạng hình thức âm nhạc. Phụ thuộc vào nội dung chủ đề, phần giữa thường có hai dạng chính:a. Phát triển- dựa trên cơ sở biển đổi chất liệu từ phần trình bày. Dạng này không ổn định về hòa âm, cấu trúc và phát triển căng thẳng. Ở hình thức âm nhạc phức tạp

Page 13: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

như hình thức sonate, phần giữa biển đổi sâu sắc chất liệu chủ đề, dẫn tới xuất hiện đường nét hình tượng mới và được gọi là phần phát triển. Sự phát triển của dạng này được thực hiện bằng nhiều phương tiện đa dạng để biến đổi chất liệu chủ đề: xé lẻ chất liệu, các phần riêng biệt tiếp nhận phát triển căng thẳng, độc lập đôi khi chuyển dịch, phát triển mô phỏng các nhân tố chủ đề; xuất hiện chất liệu chủ đề mới hỗn hợp. phát triển liên quan tới sự căng thẳng về hòa âm, chuyển đến các điệu tính xa. Phát triển là mẫu cao nhất của phần giữa phần phát triển, xuất hiện các quá trình phức tạp liên quan tới sự thay đổi cấu trúc hình tượng âm nhạc.b. Tương phản- chứa đựng chất liệu chủ đề mới tạo ra sự tương phản chủ đề mạnh mẽ, điển hình phần giữa tương phản là hình thành cấu trúc và ổn định điệu tính (tính ổn định là tương đối bởi còn phụ thuộc vào điệu tính chính của các phần bao quanh phần giữa tương phản)Một số trường hợp phần giữa là tổng hợp đường nét phát triển chất liệu chủ đề cũ với sự xuất hiện chủ đề mới.5. Phần tái hiện.Phần tái hiện là phần chính của hình thức, trong đó được phục hồi lại chất liệu chủ đề cơ bản. Tái hiện thực hiện chức năng hoàn thiện và tạo ra sự thống nhất chủ đề và điệu tính trong hình thức âm nhạc. Sự trở về chất liệu chủ đề cơ bản ở phần tái hiện để khẳng định trong nhận thức như một thời điểm quan trọng trong sự phát triển toàn bộ hình tượng- chủ đề.Trong nhiều mẫu mực của âm nhạc cổ điển sự trở về chất liệu chủ đề cũ trùng hợp với sự phục hồi điệu tính chính. Cũng có trường hợp không trùng hợp mà phần tái hiện bắt đầu ở điệu tính phụ thuộc, sau đó mới chuyển đến điệu tính chính. Phần tái hiện có thể phục hồi chất liệu chủ đề cơ bản không thay đổi gọi là tái hiện nguyên dạng. Khi phần tái hiện phát triển biến đổi đến mức cao của sự căng thẳng, kết quả là chất liệu chủ đề đi vào bước mới của sự phát triển, dạng này gọi là dạng tái hiện động.Đôi khi phần tái hiện còn phục hồi cả chất liệu chủ đề phần giữa tạo thành sự tổng hợp mối tương quan giữa chất liệu phần giữa với chất liệu phần trình bày gọi là tái hiện tổng hợp. Xuất hiện những dấu hiệu tái hiện sớm ở phần giữa của hình thức gọi là tái hiện giả, tái hiện giả luôn ở điệu tính phụ thuộc, là thời điểm ổn định nhất thời trong phát triển của phần giữa.6. Phần kết.Phần kết thực hiện chức năng tóm tắt, khái quát trong hình thức ân nhạc. Thường thường phần này tóm tắt những đường nét chính chất liệu chủ đề, kết thúc phát triển, tạo ra sự ổn định cân bằng hoàn toàn. Trong một số trường hợp phần kết không chỉ khái quát đường nét chất liệu chủ đề mà còn tóm tắt cả những thời điểm quan trọng, căn bản của sự phát triển, đem đến giá trị mới trong nội dung hình tượng- chủ đề.Những hình thức âm nhạc lớn, phức tạp phần kết được trải qua các bước, có thể phát triển bổ sung chất liệu với đường nét không ổn định. Bước vào phần trung tâm của phần kết phát triển lớn, tạo ấn tượng cho mối liên quan mới của sự xung đột nhưng trong những trường hợp tương tự, trung tâm phát triển của phần kết bắt đầu bước ổn định, trong đó là kết đầy đủ hoặc âm trì tục trên bậc chủ sau đó là không ổn định dẫn tới sự căng thẳng.Sự phân chia trong hình thức âm nhạc. Ngắt, cơ cấu, phần. môtip, tiết nhạc, cấu trúcV. Sự phân chia trong hình thức âm nhạc. Ngắt, cơ cấu, phần. môtip, tiết nhạc, cấu trúc câu giai điệu.1. Sự phân chia trong hình thức âm nhạc. Ngắt, cơ cấu, phần.Hình thức âm nhạc trình bày hệ thống toàn bộ hình tượng chủ đề. Đồng thời trong đó còn tồn tại sự phân chia thành các bộ phận riêng biệt, tạo ra thời điểm chia cắt nhất thời của chuyển động. Sự phân chia ấy tương tự như trong ngôn ngữ cũng như trong thơ ca, nhờ vậy mà việc biểu hiện trở nên rõ ràng, còn trong nhận thức các chi tiết riêng biệt nổi bật hơn.Trong hình thức âm nhạc tồn tại hai khuynh hướng tương phản và đồng thời chúng lại

Page 14: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

bổ sung cho nhau: cấu trúc tương phản và quá trình. Khuynh hướng cấu trúc tương phản được biểu hiện qua việc phân chia tạo ra tính rõ ràng trong logic. Còn khuynh hướng của các yếu tố tương phản đòi hỏi tính liên tục của dòng chảy thời gian. Sự phân chia là biểu hiện rõ trong khuynh hướng cấu trúc của hình thức âm nhạc. Nó tạo ra hiệu quả nổi bật có tính tổ chức logic của cấu trúc tác phẩmPhân chia hình thức âm nhạc thành từng bộ phận riêng biệt và ranh giới giữa chúng xuất hiện sự ngưng nghỉ, chuyển động. Sự ngưng nghỉ tạm thời đó được gọi là ngắt.a. Ngắt phân chia hình thức thành từng bộ phận, chứa đựng mức độ khác nhau về sự hoàn thiện của nhận thức.b. Cơ cấu là một bộ phận của hình thức, có mức độ nhỏ hơn về tính độc lập và sự hoàn thiện. Cơ cấu không thực hiện chức năng logic độc lập hoặc chức năng cấu trúc trong hình thức âm nhạc.c. Phần là một bộ phận lớn hơn của hình thức, có tính hoàn thiện tương đối và thực hiện chức năng cấu trúc độc lập.2. Môtip, tiết nhạc, câu nhạc.a. Môtip.Môtip là cơ cấu nhỏ nhất với tính hoàn thiện của tư duy, là một tổ âm bao quanh một phách mạnh. Ngoài tính tự nhiên của âm luật môtip luôn chứa đựng sự phong phú về giai điệu hoặc tính điển hình về nhịp điệu hay tính chất đặc biệt về hòa âm.Môtip là hạt nhân cơ bản của chủ đề, có vai trò dẫn dắt sự phát triển trong toàn bộ hình thức. Giới hạn của môtip không khẳng định bằng vạch nhịp, có môtip chiếm trọn khuôn khổ nhịp, có môtip lại trải qua vạch nhịp.Khẳng định giới hạn của môtip cần phải phù hợp với tính chất đặc thù của quy luật về sự không ổn định của âm nhạc để tìm đến điểm tựa không phải là thời điểm trước đó mà ở thời điểm sau. Do vậy, những âm có trường độ ngắn ở phách yếu luôn hướng tới âm ở phách mạnh sau đó có giá trị trường độ dài hơn để liên kết chúng trong một môtip.b. Tiết nhạc.Tiết nhạc gồm vài môtip (ít nhất là hai) có tính độc lập và hoàn thiện nhất định; có âm điệu phong phú hơn môtip, có khuôn khổ lớn hơn và được liên kết theo mối tương quan của nội dung. Trong tiết nhạc thường có một môtip trội bật hơn và không phải tiết nhạc nào cũng bao gồm những môtip giống nhau mà còn có những tiết nhạc gồm những môtip tương tự hoặc những môtip khác nhau. Có tiết nhạc phân thành từng môtip nhưng cũng có những tiết nhạc không phân thành môtip được.c. Câu nhạc.Câu nhạc gồm một vài tiết nhạc (ít nhất là hai), câu nhạc biểu hiện tư duy tương đối hoàn thiện, tạo ra điểm chia cắt thời giân trong đường nét chung phát triển của đoạn nhạc. Câu nhạc thể hiện tư duy âm nhạc tương đối hoàn thiện bởi ranh giới giữa chúng có thể xuất hiện chuyển biến đột ngột về phát triển hòa âm cũng như xuất hiện giọng song song.3. Cấu trúc câu giai điệu.Trong khuôn khổ của câu nhạc cũng như của đoạn nhạc xuất hiện mối tương quan xác định điển hình giữa các môtip, tiết nhạc mà trong lý thuyết nghiên cứu hiện may gọi là cấu trúc câu gia điệu. Trên cơ sở đó được coi là nhân tố quyết định việc nhắc lại có tính chu kỳ của cơ cấu với số lượng, môtip và tiết nhạc. Chúng liên quan tới sự thay đổi khuôn khổ của cơ cấu, tới sự phát triển của giai điệu, hòa âm và với mối tương quan nhịp điệu.a. Tính chu kỳ của cấu trúc.- Tính chu kỳ là dạng cấu trúc giai điệu đơn giản nhất, dựa trên cơ sở liên tiếp của hai hay nhiều hơn những cơ cấu như nhau về khuôn khổ. - Tính chu kỳ tạo ra sự rõ ràng trong cấu trúc và gây ấn tượng trong nhận thức. Tính chu kỳ có thể phức tạp hơn và chứa đựng nhóm gồm hai cơ cấu.b. Tính tương phản của cấu trúc.*. Tổng hợp:

Page 15: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

- Tổng hợp là cấu trúc gồm hai yếu tố. Yếu tố thứ nhất có tính chu kỳ của hai cơ cấu, còn yếu tố thứ hai không có tính chu kỳ.- Tổng hợp tạo khả năng tập trung chủ đề, cho sự cân bằng và ổn định trong cấu trúc.*. Chia nhỏ:Chia nhỏ trong cấu trúc câu giai điệu bao gồm một cơ cấu lớn hơn không phân chia được, tiếp theo là hai hoặc nhiều hơn những cơ cấu nhỏ hơn giống nhau hoặc gần giống nhau.Phần thứ hai Hình thức âm nhạcPhần thứ haiHình thức âm nhạc

I. Đoạn nhạc.1. Định nghĩa, sơ đồ chung:Đoạn nhạc là hình thức trần thuật của tư duy âm nhạc hoàn thiện và phát triển, là một hình thức âm nhạc nhỏ nhất. Chứa đựng mức độ cao của tính thống nhất chủ đề và điệu tính, cao trào chung và tính tập trung lớn của sự phát triển.Sự thống nhất chủ đề thể hiện ở tính khái quát của nội dung giai điệu, tiết tấu, của nội dung môtip và các phương tiện diễn tả khác nữa, trong đó có cả tính thống nhất cấu tạo. Sự thống nhất điệu tính được biểu hiện bằng tiến hành kết hoàn toàn cuối đoạn ở điệu tính lúc bắt đầu hoặc ở điệu tính chuyển điệu. Là hình thức của tư duy âm nhạc, đoạn nhạc xuất hiện trong giai đoạn cao trào của sự phát triển nghệ thuật âm nhạc; khi mà các phương tiện giai điệu, tiết tấu đã hình thành, phát triển; mối quan hệ chức năng của khoảng cách cũng như cả sự tương quan giữa các yếu tố được đưa vào tổ chức nội tại của đoạn nhạc.Mối tương quan về hòa âm trong đoạn nhạc có thể được tiến hành như sau:- Đoạn nhạc trong cùng một điệu tính, có nghĩa đoạn nhạc được bắt đầu và kết thúc chỉ trong một điệu tính.- Đoạn nhạc chuyển điệu- kết thúc ở một điệu tính khác. Đoạn nhạc chuyển điệu thường được kết thúc ở điệu tính chuyển điệu gần hoặc chuyển sang điệu tính song song.2. Các dạng đoạn nhạc.Các dạng cấu trúc đoạn nhạc rất phong phú, đa dạng nhưng có thể sắp xếp thành một số mẫu mực, điển hình nhất.a. Đoạn nhạc với cấu trúc nhắc lại.Đoạn nhạc trong nhiều trường hợp gồm hai câu nhạc trong đó có câu nhạc thứ hai trình bày nhắc lại câu nhạc thứ nhất. Câu thứ nhất kết nửa, câu thứ hai kết trọn hoàn toàn.Đoạn nhạc với cấu trúc nhắc lại được sinh ra trong thể loại nhảy múa và hành khúc, đòi hỏi tính thống nhất chuyển động, liên quan tới tính chu kỳ của giai điệu- tiết tấu, bao trùm và thống nhất hai câu.Đoạn nhạc với cấu trúc nhắc lại trong nhiều trường hợp xuất hiện mối tương hỗ trong lối tiến hành kết câu nhạc như sau:- Câu thứ nhất chứa đựng đường nét chuyển động từ bậc chủ đến bậc át, còn câu thứ hai từ bậc át tới bậc chủ: T-D D-T.- Câu thứ nhất kết ở bậc át, tiếp theo câu thứ hai ở bậc hạ át lúc đầu: T-D S-T- Câu thứ nhất có xu hướng ngả về hiệu quả của bậc hạ át.- Câu thứ nhất kết ở hợp âm bậc hạ át.- Đôi khi còn gặp các câu trong đoạn nhạc cấu trúc có nhắc lại được tiến hành kết câu như nhau.b. Đoạn nhạc với cấu trúc không nhắc lại:Dạng đoạn nhạc với cấu trúc không nhắc lại có thể chứa đựng hai câu nhạc tương phản về nội dung, có khi câu thứ hai trình bày phát triển nhân tố âm nhạc từ câu thứ nhất.Đoạn nhạc với cấu trúc không nhắc lại nổi bật bằng tính liên tục trong sự phát triển. Trong đoạn nhạc với cấu trúc nhắc lại được phân biệt bằng tính chu kỳ tạo ra sự ổn

Page 16: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

định, cân bằng trong mạch chuyển động, còn đoạn nhạc với cấu trúc không nhắc lại thiếu tính chu kỳ nên sinh ra sự liên tục không ngừng và chuyển động hướng tới. Đoạn nhạc với cấu trúc nhắc lại nhấn mạnh khuynh hướng tập trung chủ đề, còn đoạn nhạc với cấu trúc không nhắc lại trong nhiều trường hợp nổi bật bằng tính phong phú về nội dung âm điệu, môtip.c. Đoạn nhạc với ba câu nhạc.Đoạn nhạc với ba câu nhạc thường ít gặp hơn. Cấu trúc của dạng này tạo khả năng cho mối tương quan đa dạng giữa các câu, thông thường hai câu đầu tương phản với nhau về cách tiến hành giai điệu, tiết tấu và cách tiến hành kết câu giữa chúng.d. Đoạn nhạc không phân câu.Đoạn nhạc không phân thành câu có nét chuyển động của một giai điệu, thiếu sự tương phản tiết tấu và tạo trong sự nhận thức sự hoàn chỉnh qua tiến hanh kết trọn ở cuối đoạn nhạc.e. Đoạn nhạc phức tạp.Đoạn nhạc phức tạp bao gồm hai đoạn nhạc giống nhau về nội dung chủ đề nhưng cuối mỗi đoạn được tiến hành kết trọn hoàn toàn ở các điệu tính khác nhau.Trong thực hành phần tích nhiều khi ta còn gặp cấu trúc đoạn nhạc không kết trọn hoàn toàn o cuối đoạn. Cũng có trường hợp đoạn nhạc có thể kết không phân ngắt. Có thể gặp đoạn nhạc phát triển không ổn định. Đoạn nhạc được phát triển trong quá trình chung của sự phát triển chủ đề trong khuôn khổ của những những hình thức lớn hơn.3. Ứng Dụng.Trong thực hành nghệ thuật đoạn nhạc có hai cách sử dụng căn bản- Đoạn nhac trình bầy.Đoạn nhạc trình bày là đoạn nhạc phục vụ cho sự trần thuật chất liệu cơ bản của chủ đề trong khuôn khổ của những hình thức âm nhạc lớn hơn.- Hình thức âm nhạc độc lập.Là đoạn nhạc không chỉ trần thuật chủ đề mà còn phát triển đáng kể, trong đó xuất hiện hệ thống hình tượng độc lập, hoàn thiện. Các quá trình trong đoạn nhạc là hình thức âm nhạc độc lập có khuôn khổ phát triển và độc lập hơn. Thường thường câu thứ nhất trần thuật chất liệu chủ đề cơ bản, còn câu thứ hai có phần nhắc lại và phất triển cao trào. Cuối đoạn trong một số trường hợp được hình thành phần kết phát triển mạnh mẽ thực hiện vai trò của giai đoạn kết thúc.Đoạn nhạc là hình thức nhạc độc lập được sử dụng rộng rãi như những khác nhạc đàn nhỏ nhắn, ca khúc quần chúng, ca khúc thiếu nhi và cả những ca khúc nghệ thuật, ca khúc hợp xướng, đặc biệt hình thức số lớn những bài ca. Nhưng ca khúc ấu thể hiện một hình tượng âm nhạc không phức tạp lắm nhưng có tính khái quát cao.Đoạn nhạc nằm trong phần cơ bản của hình thức phiên khúc, là phần chính. Tùy thuộc vào số lượng phiên khúc trong lời ca cũng như từ tính cụ thể thay đổi đôi chút trong khuôn khổ của âm nhạc, đường nét giai điệu , các phương tiện hòa âm, tiết tấu và facture; Nó đem vào hình thức phiên khúc yếu tố biến tấu mà trong lý thuyết hiện nay gọi là hình thức phiên khúc biến tấu.4. Vài hiện tượng đặc biệt trong cấu trúc đoạn nhạc.Đoạn nhạc là tư duy âm nhạc hoàn thiện được phân biệt bởi tổ chức đặc thù trong cấu trúc nội tại của mình. Chúng bị phụ thuộc bởi những yếu tố về thời gian, nguyên tắc về lĩnh vực nhịp điệu. Cơ cấu trong thành phần đoạn nhạc tạo thành hai dạng tương quan cơ bản : cân phương (vương vắn) và không cân phương (không vuông vắn).a. Đoạn nhạc cân phương.Là đoạn nhạc trong đó có con số chứa đựng về kích cỡ số nhịp.Kết cấu cân phương liên quan đến nhẩy múa và hình tượng hành khúc trên nền tảng với mạch chuyển động có tính chu kỳ. Tuy nhiên tính cân phương không phải là nguyên tắc tổng hợp, đặc biệt trong cấu trúc âm nhạc. Nó là một trong tổ chức nội tại của đoạn nhạc và còn có những cách cấu trúc đa dạng và phức tạp hơn. Tính cân phương giúp nhận thức dễ dàng nhưng lại gây cảm giác đều đặn, máy móc. Khi phá

Page 17: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

vỡ lối cấu trúc cân phương tạo ra những khả năng mới trong biểu hiện như sự dàn trải, ca xướng với tính chất tự do, trôi chảy hơn trong nhận thức âm nhạcb. Đoạn nhạc không cân phương.Là mối tương quan giữa các bộ phận của đoạn nhạc như câu nhạc, tiết nhạc, môtíp không cân bằng về kích cỡLà tương phản tự nhiên với tính chất cân đối , nghiêm khắc, khuyng hướng khắc phục sự cân đối. Việc khắc phục đã tạo ra khả năng thể hiện rộng rãi, ở khía cạnh ngẫu hứng tự do và phong phú của tư duy sâu sắc, phản ánh ngững khuynh hướng đặc biệt, Những hình tượng sinh động, khác biệt với tính cân bằng * Tính không cân phương được hình thành từ các phương pháp khác nhau.- Cấu trúc hình thành từ cân phương- Tính không cân phương có thể xuất hiện qua lối tiến hành kết gối giữa hai câu nhạc, nhịp cuối cùng của cơ cấu trước đó trùng hợp với nhịp đầu tiên của cơ cấu tiếp theo- Để khắc phục cấu trúc cân phương người ta sử dụng kết bổ sung để trở thành cấu trúc không cân phương.- Thay đổi nhịp thường xuyên hoặc các chủ đề hình thành từ chất liệu dân gian.c. Nhắc lại của đoạn nhạc.Nghĩa là nhắc lại nguyên dạng hoặc nhắc lại thay đổi có tính biến tấu.Hình thức hai đoạn đơn.II. Hình thức hai đoạn đơn.1 Định nghĩa. Sơ đồ chung.a. Hình thức hai đoạn đơn là hình thức gồm có hai phần, mỗi phần không vượt quá phạm vi đoạn nhạc và được biểu thị như sau:A B___________________ ____________________Phần thứ nhất Phần thứ haib. Hình thức hai đoạn đơn không tái hiện.Hình thức hai đoạn đơn không tái hiện phân thành hai dạng:+ Hai đoạn đơn phát triển.+ Hai đoạn đơn tương phản.2. Chức năng từng phầnMỗi phần trong hình thức hai đoạn đơn có chức năng cấu trúc khác nhau.Phần thứ nhất giữ chức năng là phần trình bầy, trần thuật chủ đề và thường cấu trúc ở hình thức một đoạn đơn có nhắc lại. Cuối đoạn thường kết hoàn toàn ở điệu tính chính hoặc chuyển sang điệu tính át.Phần thứ hai có chức năng phức tạp hơn và tùy thược vào cấu trúc của phần này mà hình thức hai đoạn đơn phân thành hai dạng cơ bản:+ Hai đoạn đơn tái hiện.+ Hai đoạn đơn không tái hiện.3. Các dạng cấu trúc.* Hình thức hai đoạn đơn tái hiện.Gồm hai phần, mỗi phần là hình thức một đoạn đơn trong đó phần thứ hai thể hiện chức năng phức tạp. Nửa đầu phần thứ hai là phần giữa của hình thức, có tính tương phản nhất định qua việc phát triển chất liệu chủ đề từ phần thứ nhất hoặc xuất hiện chủ đề mới. Nửa sau phần thứ hai họa lại chất liệu chủ đề của phần thứ nhất trong khuôn khổ của câu nhạc và là phần tái hiện của hình thức.

Phần thứ nhất (a) Phần thứ hai (b)Đoạn nhạc trình bày Câu mộtPhần giữa Câu haiPhần tái hiện

Hình thức hai đoạn đơn tái hiện chứa đựng các giai đoạn logic căn bản: trần thuật, phát triển, kết. Ở hình thức này nếu phần giữa xuất hiện chất liệu chủ đề mới tạo ra khả năng cho sự phát triển những hình tương phản không phức tạp lắm.

Page 18: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

* Hai đoạn đơn phát triển là hình thức gồm có hai phần, phần thứ nhất là đoạn trình bày. Phần thứ hai phát triển chất liệu chủ đề từ phần thứ nhất, thực hiện chức năng phát triển tiếp tục.Trong thực hành phân tích ta thấy hình thức hai đoạn đơn phát triển có sự thống nhất về chất liệu chủ đề nên đôi khi ở phần thứ hai có khuôn khổ vượt hơn phần trình bày.* Hai đoạn đơn tương phản là hình thức gồm hai phần khác nhau về nội dung chủ đề, mỗi phần là đoạn nhạc thực hiện chức năng khác nhau.Phần thứ nhất giữ chức năng trình bày còn phần thứ hai vừa tạo ra sự tương phản đồng thời còn thực hiện chức năng kết của hình thức. Sự tương phản giữa hai phần biểu hiện thông qua các phương tiện diễn tả của giai điệu, tiết tấu, hòa âm…để thực hiện nội dung chủ đề khác biệt nhưng vẫn có tính thống nhất chung của một hình thức âm nhạc ở một vài chi tiết nào đó. Tính thống nhất thể hiện rõ trong sự trở về điệu tính chính trong cuối câu thứ hai của phần hai.4. Các phần phụ. Sự nhắc lại từng phần.Trong hình thức hai đoạn đơn ngoài phần chính có thể còn các phần phụ như mở đầu, nối tiếp, kết. Các phần phụ có chức năng liên kết các phần chính góp phần hoàn chỉnh hình thức âm nhạc. Các phần chính của hình thức hai đoạn đơn có thể được nhắc lại từng phần nguyên dạng được ghi như sau:5. Ứng dụng.Hình thức hai đoạn đơn dùng để xây dựng chủ đề cho những hình thức lớn hơn nó như chủ đề của hình thức rondo, biến tấu, các chủ đề trong phần trình bày của hình thức sonate và một phần của hình thức ba đoạn phức.Hình thức ba đoạn đơn.III. Hình thức ba đoạn đơn.1. Định nghĩa, sơ đồ chung.Hình thức ba đoạn đơn gồm ba phần, mỗi phần không vượt quá khuôn khổ một đoạn nhạc. Mỗi phần của hình thức có chức năng độc lập, trình bày, phần giữa, tái hiện:

a b a'Trình bày Phần giữa Tái hiện

Hình thức ba đoạn đơn có mối liên quan logic với hình thức hai đoạn đơn tái hiện. Trong hình thức hai đoạn đơn tái hiện nếu câu thứ nhất của hai đoạn được mở rộng phát triển thành một đoạn nhạc độc lập và đặc biệt quan trọng là câu tái hiện của đoạn hai sau khi họa lại câu nào đó của đoạn một, tiếp tục mở rộng khuôn khổ trở thành đoạn nhạc độc lập, khi ấy sẽ trở thành hình thức ba đoạn đơn. Vì vậy hình thức ba đoạn đơn được sinh ra từ hình thức hai đoạn đơn có tái hiện.Trong thực hành phân tích tác phẩm có trường hợp mối tương quan về khuôn khổ giữa các phần của hình thức không tương ứng về số lượng, cần phải tìm ra hàng loại sự khẳng định của phần tái hiện như họa lại chất liệu chủ đề, sự hình thành mối tương quan cấu trúc như một đoạn nhạc.2. Chức năng từng phần, các dạng cấu trúc.Mỗi phần của hình thức ba đoạn đơn có chức năng độc lập: trình bày, phần giữa, tái hiện.a. Phần thứ nhất (đoạn a)Phần thứ nhất của hình thức ba đoạn đơn là đoạn nhạc trình bày, thường kết thúc ở điệu tính chính hoặc chuyển đến điệu tính át hoặc điệu tính bậc III.b. Phần giữa (đoạn b)Tùy thuộc vào nội dung của phần giữa mà hình thức ba đoạn đơn được phân thành hai dạng cơ bản:- Phát triển: khi phần giữa phát triển chất liệu từ phần thứ nhất- Tương phản: khi phần giữa chứa đựng chất liệu của chủ đề mới.* Hình thức ba đoạn đơn phát triển.Hình thức ba đoạn đơn phát triển được sử dụng rộng rãi trong thể loại nhạc đàng và

Page 19: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

thanh nhạc. Dạng này nổi bật bằng tính tập trung chủ đề, có tính cân bằng cấu trúc và trong một số trường hợp phần giữa của hình thức có thể phát triển căng thẳng chất liệu chủ đề, liên quan tới sự thay đổi của đặc điểm hình tượng.Phần giữa của hình thức ba đoạn đơn phát triển điển hình với tính không ổn định về cấu trúc, về điệu tính và tính căng thẳng rất lớn của quá trình. Đổi mới chất liệu chủ đề được thực hiện bằng các phương pháp khác nhau trong đó những mẫu mực cổ điển phổ biến nhất là chia cắt chất liệu phù hợp với các quá trình chuyển điệu.c. Phần tái hiện.Phần tái hiện của hình thức ba đoạn đơn có thể được thực hiện như sau:- Họa lại chất liệu chủ đề của phần thứ nhất không thay đổi.- Họa lại có thay đổi chất liệu chủ đề của phần thứ nhất trong tương quan về facture.- Thay đổi dàn ý ý hòa âm của chất liệu chủ đề so với phần trình bày tạo thành phần tái hiện có động lực.[B]3. Các phần phụ, sự nhắc lại từng phần.a. Các phần phụ trong hình thức ba đoạn đơn[/B].Ngoài ba phần chính, hình thức ba đoạn đơn có thể có các phần phụ: mở đầu, nối tiếp, kết.b. Sự nhắc lại từng phần của hình thức ba đoạn đơn.Cũng như một số hình thức khác, hình thức ba đoạn đơn có thể được nhắc lại từng phần. Thông thường phần trình bày được nhắc lại riêng, sau đó phần giữa và phần tái hiện được nhắc lại liền nhau:

Trình bày Phần giữa Tái hiệna b a

Việc nhắc lại phần giữa cùng với phần tái hiện không phải ngẫu nhiên, đặc biệt ở dạng cấu trúc hình thức ba đoạn đơn phát triển; bởi đó còn là mối liên hệ logic giữa hình thức ba đoạn đơn với hình thức hai đoạn đơn tái hiện. Đôi khi phần thứ nhất của hình thức không nhắc lại mà chỉ nhắc lại phần giữa và phần tái hiện:Mỗi lần nhắc lại có thể nguyên dạng nhưng cũng có thể nhắc lại có thay đổi.4. Ứng dụng.Hình thức ba đoạn đơn được sử dụng rộng rãi cho tác phẩm khí nhạc, trong các concerto cho nhạc cụ độc tấu và dàn nhạc, chương hai thường là chương nhạc có tính trữ tình nên có tác phẩm chương này được cấu trúc ở hình thức ba đoạn đơn.Hình thức ba đoạn đơn còn dùng để cấu trúc một phần của hình thức ba đoạn phức, chủ đề của hình thức rondo, hình thức sonate.Hình thức hai và ba đoạn phức.IV. Hình thức hai đoạn phức.1. Định nghĩa- sơ đồ chung.Hình thức hai đoạn phức gồm có hai phần, mỗi phần là hình thức hai đoạn đơn hoặc ba đoạn đơn. Hình thức hai đoạn phức có nguồn gốc từ thể lại Rhapsodie, các thể loại Ballade, fantaisie và những bài hát thơ có hai phần tương phản, được phân biệt cả về mối tương quan của nhịp độ: 

A Y BChậm Nhanh(tính chất nhảy múa)

Hình thức hai đoạn nhạc phức thường viết cho tác phẩm thanh nhạc.2. Cấu trúc.Hình thức hai đoạn phức thường gặp hai dạng cấu trúc chính:* Dạng thứ nhất dựa trên sự đối chiếu của các phần tương phản mạnh trong sự khác biệt rõ ràng về nhịp độ. Dạng này dùng phổ biến trong nhạc kịch thể hiện tính cách của nhân vật liên quan đến các khía cạnh, cảm xúc nội tâm khác nhau.Sự tương phản giữa hai phần được biểu hiện rất mạnh trong mối tương quan về nhịp

Page 20: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

độ, trong khi dán ý điệu tính có sự cân xứng rõ ràng, là nhân tố thống nhất quan trọng cùng với phần kết ngắn chứa đựng chất liệu chủ đề từ phần thứ nhất:A B Codaa-b-b1aC-dur-H-dur a-a1H-dur-C-dur

* Dạng thứ hai của hình thức hai đoạn phức là mối liên quan mạnh mẽ giữa các phần. Điều đó thường gặp trong các khúc nhạc có đặc điểm tiết tấu "motor". Mối liên quan giữa hai phần đôi khi dẫn đến sự xuất hiện của tính chất tái hiện trong khuôn khổ của phần hai:

A Nối Ba-a1-b a-ba1

Dàn ý điệu tính rất sinh động, phù hợp với sự tìm tòi thể hiện của nhà soạn nhạc. Tính thống nhất của toàn hình thức được tăng cường từ màu sắc, thể loại dân tộc rõ nét của chất liệu chủ đề và sự thống nhất của phương tiện cấu tạo dàn nhạc.V. Hình thức ba đoạn phức.1. Định nghĩa, sơ đồ chung.Hình thức ba đoạn phức là hình thức ba phần tái hiện, trong đó hai phần đầu và cuối, cùng một chất liệu chủ đề là hình thức hai đoạn đơn hoặc và đoạn đơn; còn phần giữa có cấu trúc tương phản với hai phần đầu và phần cuối; thường viết ở hình thức hai đoạn đơn, ba đoạn đơn, đôi khi là đoạn nhạc hoặc là một đoạn phát triển tự do không ổn địnhSơ đồ chung của hình thức ba đoạn phức là:A Nối BPhần thứ nhất- Hai đoạn đơn- Ba đoạn đơn Phần giữa- Hai đoạn đơn- Ba đoạn đơn- Đoạn nhạc hay đoạn nhạc phát triển tự do Phần tái hiện- Hai đoạn đơn- Ba đoạn đơn

Theo tương quan sơ đồ chung của hình thức ba đoạn phức là gần với hình thức ba đoạn đơn tương phản. Tăng cường mở rộng khuôn khổ của sự tương phản và phức tạp hóa trong cấu trúc các phần của hình thức là hiện tượng điển hình cho giai đoạn lịch sử mới hơn của sự phát triển âm nhạc. Kết quả của khuynh hướng đó dẫn tới sự hình thành của sự hình thức ba đoạn phức.Hình mẫu sớm nhất của hình thức ba đoạn phức trong tổ khúc cổ được hình thành trong việc thống nhất của các điệu nhảy liền kết trong tổ khúc gồm phần thứ nhất được tái hiện lại.2. Cấu trúc từng phần.a. Phần thứ nhất.Phần thứ nhất của hình thức ba đoạn phức cổ điển là thống nhất chủ đề. Điển hình nhất là hình thức hai đoạn đơn hoặc ba đoạn đơn phát triển. Cuối phần thứ nhất được kết hoàn toàn ở điệu tính chính, tạo ra sự ngưng nghỉ sâu sắc ranh giới với phần thứ hai- phần giữa của hình thức.Đôi khi phần thứ nhất của hình thức ba đoạn phức viết ở hình thức ba đoạn đơn tương phản.Phần thứ nhất của hình thức ba đoạn phức thường bắt đầu và kiến thức ở điệu tính chính, tuy nhiên có vài trường hợp phần này kết thúc ở điệu tính phụ thuộc.

Page 21: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

b. Phần thứ hai.Phần thứ hai phần giữa của hình thức ba đoạn phức bước vào giai đoạn đối chiếu tương phản với hai phần đầu và phần cuối.Sự đối chiếu tương phản là nguyên tắc căn bản trong cấu trúc của hình thức ba đoạn phức, được sử dụng các phương pháp đa dạng. Có thể thay đổi cách cấu tạo, thay đổi âm vực xuất hiện đa dạng giai điệu mới.* Tương phản giữa tính chất phát triển tích cực, sinh động với tính chất yên tĩnh.* Tương phản giữa tính chất hành khúc tang lễ bi thương với tính chất em dịu, quên lãng.* Nếu là tác phẩm viết cho dàn nhacjphaanf thứ hai luôn có sự thay đổi về âm sắc.* Ở các mẫu cổ điển sau này, phần thứ hai thường chuyển sang điệu tính phụ thuộc hướng hạ át. Phần thứ hai của hình thức ba đoạn phức có thể thay đổi về gam và được ghi là " Maggrore", " Minoro" hoặc các tác phẩm cổ hơn được ghi " Alternativo" (luôn phiên).Phần thứ hai của hình thức ba đoạn phức có hai dạng cơ bản.* Dạng trio.Nổi bật của dạng Trio trong phần hai của hình thức ba đoạn phức là hình thành cấu trúc và ổ định điệu tính. Chứa đựng chất liệu chủ đề mới tương phản và viết ở hình thức hai đoạn đơn.* Dạng đoạn chen (épisode)Phần giữa là đoạn chen có nghĩa là không hình thành cấu trúc và không ổn định điệu tính dù sử dụng chất liệu mới hay phát triển chất liệu cũ từ phần thứ nhất.c. Phần tái hiệnPhần tái hiện của hình thức 3 đoạn phức trong các mẫu cổ điển là tiếp ngay sau phần giữa không cần chuẩn bị. Đó là tính quy luật về bước nhẩy và điền đầy bước nhẩy theo nghĩa rộng. Trong 3 đoạn phức khi xuất hiện phần Trio tạo ra bước nhẩy trong sự so sánh tương phản với phần thứ nhất, còn nối tiếp đến phần tái hiện là sự điền đầy bước nhảy.Phần tái hiện trong hình thức 3 đoạn phức cũng như mọi phần tái hiện trong âm nhạc có thể nguyên dạng hoặc thay đổi.Trong nhiều mẫu mực cổ điển, phần tái hiện là nguyên dạng phần thứ nhất nên chỉ cần ghi " Da Capo al Fine ".Phần tái hiện thay đổi đơn giản nhất là bỏ bớt sự nhắc lại các đoạn đơn trong từng phần.Sự thay đổi sâu sắc hơn trong phần tái hiện được đưa thêm vào trong chất liệu âm nhạc, tạo nên hai dạng thay đổi cơ bản là thay đổi biến tấu và thay đổi phát triển.Phần tái hiện được họa lại kiểu thay đổi biến tấu vẫn giữ lại cấu trúc như phần thứ nhất.Phần tái hiện thay đổi phát triển là đa dạng. Thông thường sự thay đổi phát triển thể hiện ở đoạn cuối của ở phần tái hiện. Nhưng cũng có trường hợp sự thay đổi diễn ra trong toàn bộ phần tái hiện, ngay từ thời điểm đầu.Thay đổi phát triển trong phần tái hiện dẫn tới mở rộng khuôn khổ , thay đổi dàn ý hòa âm, facture… tạo nên tính chất sinh động.3. CÁC PHẦN PHỤMở đầu, nối tiếp, coda.Phần mở đầu dài ngắn tùy tác phẩm. Chủ đề là tương phản với chủ đề tác phẩm hoặc có liên quan đến chủ đề chính của tác phẩm, chuẩn bị cho phần chính.Vai trò của coda là đặc biệt quan trọng tạo tính chất kết thúc nhờ sự ổn định về hòa thanh.4. NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CẤU TRÚC HÌNH THỨC 3 ĐOẠN PHỨCHình thức 3 đoạn phức tiếp nhận phát triển rộng rãi qua các thời kỳ của âm nhạc lãng mạn, hiện đại. Mối quan hệ giữa các phần chính cũng như nội dung phát triển chủ đề cũng như thay đổi. Mỗi phần của hình thức có thể viết ở hình thức 3 đoạn đơn tương phản và chứa đựng chủ đề khác loại , đổi tỷ với mẫu mực cổ điển. Trong một vài tác phẩm lãng mạn có khuynh hướng làm dịu sự tương phản đối chiếu

Page 22: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

ranh giới giữa phần thứ nhất và phần thứ hai. Đôi khi không có dấu nghỉ và phần thứ hai không phân rõ ranh giới với phần thứ nhất mà được chuyển tiếp ngay.Những cấu trúc này có sự giải thích cho sử đổi mới nguyên tắc cơ bản trong cấu trúc của hình thức ba đoạn phức. Giữa phần thứ nhất và phần trio có nối tiếp còn giữa phần trio và phần tái hiện là tương phản đối chiếu.Các phần của hình thức ba đoạn phức trong một số tác phẩm còn được phức tạp hóa các phần bằng nhiều phương pháp sáng tạo khác nhau.* Phức tạp hóa những phần đầu và phần cuối.Phần đầu và phần cuối được viết ở hình thức sonat.Phần đầu và cuối viết ở hình thức ba đoạn phức.Phần đầu và phần cuối viết ở hình thức biến tấu.* Phức tạp hóa phần giữa.Phức tạp hóa bắng cách tăng cường thành phần các đoạn.Mình gửi một bài phân tích tác phẩm âm nhạc bạn xem dùm nhé!

PHẦN MỞ ĐẦUTrường phái âm nhạc cổ điển Viên hình thành nửa sau thế kỷ XVIII tại thủ đô Viên của nước Áo, kế thừa sự hưng thịnh của nền âm nhạc Ý, Pháp, Đức thế kỷ XVII - XVIII lại được ánh sáng của cuộc đại cách mạng tư sản rọi chiếu - bởi thế nó đã mở ra một trang sử mới của nghệ thuật âm nhạc. Trường phái nghệ thuật này có quan hệ chặt chẽ với cuộc cách mạng tư sản Pháp với chủ nghĩa duy lý của phái Bách khoa của thế kỷ Ánh sáng.Trường phái âm nhạc cổ điển Viên đã đạt được thành tựu rực rỡ trong khoảng nửa thế kỷ, cùng với những tên tuổi lớn đã đi vào lịch sử âm nhạc thế giới như Gluck, Haydn, Mozart, Beethoven,... những nhạc sĩ cổ điển Viên đã góp phần hoàn thiện những hình thức âm nhạc lớn như: Nhạc kịch, giao hưởng, tứ tấu, đặc biệt là hình thức sonata - là thể loại âm nhạc viết cho đàn phím solo hoặc 1 nhạc cụ khác solo được đệm bằng đàn phím. Ở thế kỷ trước, sonata đã được sử dụng nhưng kết cấu đơn giản nhưng Haydn, Mozart và đặc biệt là Beeethoven đã thể hiện một cách sáng tạo trong nhiều kiệt tác. Khuôn mẫu của một sonata, cùng với những nguyên tắc của hình thức sonata đã trở thành chuẩn mực của mọi thời đại, từ đó là nền tảng để các nhạc sĩ sáng tác nhiều hình thức âm nhạc lớn.Một trong những nhạc sĩ có công lớn góp phần hoàn thiện hình thức sonata là nhạc sĩ thiên tài người Đức Ludwig van Beethoven (1770 - 1827), là người đại diện cuối cùng - người đã hoàn thiện trường phái âm nhạc cổ điển thành Vienna, đưa trường phái âm nhạc này lên đỉnh cao chói lọi và kết thúc bằng một dấu chấm tròn chĩnh, ông cũng chính là người đặt nền móng đầu tiên cho âm nhạc lãng mạn sau này. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, ông nội và cha đều là những nhạc sĩ có tài, song với tài năng thiên bẩm và nghị lực học hỏi phi thường, Beethoven đã có những đóng góp vĩ đại vào tiến trình phát triển của âm nhạc cổ điển thế giới. Beethoven đã đem đến cho thế giới âm nhạc một phong cách mới, phong cách anh hùng ca rực lửa và tràn ngập tinh thần tranh đấu, vươn tới tự do cùng những cách tân vĩ đại. Với sự cải cách mạnh mẽ về nội dung lẫn hình thức, ở hầu hết các thể loại âm nhạc như sonata, concerto và giao hưởng, Beethoven đều để lại dấu ấn thiên tài của mình. Cả cuộc đời của ông thực sự là bản anh hùng ca của một con người có nghị lực phi thường vượt qua mọi khó khăn, thử thách và chiến thắng bệnh tật.Trong suốt cuộc đời hoạt động âm nhạc, Beethoven đã để lại khối lượng tác phẩm đồ sộ với rất nhiều các thể loại như: giao hưởng, xonat, các thể loại nhạc thính phòng. Cụ thể là 9 bản giao hưởng, 32 sonata cho piano, 10 sonata cho violon, 5 côngxectô cho piano, 1 côngxectô cho violon, 16 tứ tấu đàn dây, vở nhạc kịch “Fiđeliô”, nhiều tác phẩm nhạc sân khấu như “Ecmông”, “Prômêtê” và rất nhiều các tác phẩm cho thanh nhạc và các loại nhạc cụ.Beethoven đặc biệt chú ý đến thể loại sonata cho piano, ông viết tất cả 32 bản và có nhiều sáng tạo trong lĩnh vực này. Beethoven đã làm rõ phần triển khai cơ cấu các chủ đề, phân tích và tổng hợp các nét đấu tranh kịch tính, mạnh mẽ để tạo nên phần

Page 23: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

trung tâm của tác phẩm. Beethoven còn sáng tạo ra phần Coda (phần kết) với nhiệm vụ là tổng kết tác phẩm bằng những nét chấm phá đầy rõ nét. Sonata là một cơ cấu, trong đó chứa đựng nhiều chủ đề, hình tượng âm nhạc tương phản, được tận dụng tạo kịch tính. Mỗi tác phẩm có thể có 3 hoặc 4 chương, trong đó chương 1 thường viết ở hình thức sonata allegro; chương 2 là chương chậm andante; chương 3 là chương menuet (sau này Beethoven thay bằng chương Scherzo); chương 4 là sonata hoặc rondo sonata. Trong các tác phẩm sonata cho piano của Beeethoven, ông đã vận dụng rất hiệu quả các hình thức âm nhạc đặc biệt là hình thức ba đoạn phức được ông sử dụng trong chương 3 của một số tác phẩm.Nhằm phục vụ cho môn học Phân tích tác phẩm âm nhạc với nội dung tìm hiểu về hình thức ba đoạn phức, cùng với niềm yêu thích đối với âm nhạc của Beethoven, tôi đã chọn tìm hiểu và phân tích chương 3 trong tác phẩm sonata cho piano số 7 của nhạc sĩ thiên tài Beethoven.Bản sonata piano số 7 của Beethoven là một trong số nhiều tác phẩm tiêu biểu của ông được viết ở hình thức sonata 4 chương trong đó chương 3 là chương Minuetto hình thức ba đoạn phức, tác phẩm này được viết ở giai đoạn đầu thời kỳ cổ điển, là một khúc nhạc trầm lắng xen lẫn với những xung đột kịch tính căng thẳng, nó được thể hiện trong cấu trúc, hoà thanh và cả giai điệu. Trong âm nhạc của Beeethoven, hình thức ba đoạn phức đã đạt tới đỉnh cao, có thể trở thành một tác phẩm độc lập với khả năng biểu đạt cao.Hình thức ba đoạn phức là hình thức của tác phẩm âm nhạc được cấu tạo bằng ba phần: Phần thứ nhất là phần trình bày có hình thức nhỏ nhất là hai đoạn hoặc ba đoạn đơn; Phần thứ hai là phần phát triển; Phần thứ ba là phần tái hiện; Phần thứ hai phải tương phản với phần thứ nhất và phần thứ ba.Hình thức ba đoạn phức có nhiều dạng song đều có cấu trúc ba phần riêng biệt A B A. - Phần thứ nhất - phần trình bày (Phần A): phần này thường có hình thức hai hoặc ba đoạn đơn, trình bày những nhân tố chủ đạo tạo nên nội dung âm nhạc của tác phẩm như âm hình chủ đề, hoà thanh, tiết tấu,... và phải có ít nhất hai chủ đề.- Phần thứ hai - phần phát triển (Phần B): phần này được phát triển tự do, có thể là hình thức hai, ba đoạn đơn; có thể là hình thức một đoạn phức; có thể là hình thức một đoạn chủ đề và các biến tấu; có thể chỉ là những đoạn chen (Éspisode) không thành câu, không thành đoạn.- Phần thứ ba - phần tái hiện (Phần A): có thể tái hiện nguyên si cả phần thứ nhất; có thể tái hiện một đoạn và phát triển them để kết; có thể chỉ tái hiện âm hình ý nhạc rồi phát triển thêm để kết.PHẦN PHÂN TÍCHChương III sonata piano số 7 của Beethoven được viết ở hình thức ba đoạn phức, nhịp 3/4, giọng D-dur có chuyển điệu sang giọng G-dur. Cấu trúc gồm 3 phần: A - B - A, có phần B là phần Trio, tính chất vũ khúc tươi vui trong đó phần thứ ba (A) được tái hiện nguyên dạng phần thứ nhất (A) để kết (phần tái hiện tĩnh): [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/NghiaVD/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/05/clip_image001.gif[/IMG][IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/NghiaVD/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/05/clip_image002.gif[/IMG][IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/NghiaVD/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/05/clip_image003.gif[/IMG][IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/NghiaVD/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/05/clip_image004.gif[/IMG] Phần trình bày (Phần A) gồm 54 nhịp được viết ở giọng D-dur, hình thức 3 đoạn đơn có phần kết bổ sung (a - : b - a’ - kết bổ sung : ).Phần phát triển (Phần B) gồm 32 nhịp, được viết ở giọng G-dur (phần chuyển điệu), hình thức 2 đoạn đơn có tái hiện (a - a’).Phần tái hiện (Phần A): là phần tái hiện nguyên dạng phần trình bày (A) của tác phẩm (nhắc lại nguyên si).SƠ ĐỒ CẤU TRÚC CỦA TÁC PHẨMPhần A:

Page 24: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

 

[TR]

[TD]a

[/TD]

[TD]b

[/TD]

[TD]a’

[/TD]

[TD]Coda

[/TD]

[/TR]

[TR]

[TD]32n

x (16n) x (16n)

[/TD]

[TD]16n

[/TD]

[TD]11n

[/TD]

[TD]11n

[/TD]

[/TR]

[TR]

[TD]T/D-dur T/D-dur

[/TD]

[TD]T/D-dur

Page 25: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

[/TD]

[TD]T/D-dur

[/TD]

[TD]T/D-dur

[/TD]

[/TR]

Phần B:

 

[TR]

[TD]a

[/TD]

[TD]a’

[/TD]

[/TR]

[TR]

[TD]16n

y (8n) z (8n)

[/TD]

[TD]16n

y (8n) z’ (8n)

[/TD]

[/TR]

[TR]

[TD]T/G-dur D7/G-dur

[/TD]

[TD]T/G-dur D7/D-

Page 26: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

dur

[/TD]

[/TR]

[IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/NghiaVD/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/05/clip_image003.gif[/IMG][IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/NghiaVD/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/05/clip_image002.gif[/IMG][IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/NghiaVD/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/05/clip_image005.gif[/IMG][IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/NghiaVD/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/05/clip_image002.gif[/IMG]*Phần trình bày (Phần A): Phần này mang chức năng giới thiệu điệu tính và chủ đề của chương nhạc. Gồm 54 nhịp được viết ở giọng D-dur, hình thức 3 đoạn đơn có phần kết bổ sung (Cấu trúc a - :b - a’ - kết bổ sung: ). Chủ đề 1 (đoạn a) mang tính chất tự sự, giai điệu nhẹ nhàng sâu lắng. Chủ đề 2 (đoạn b) thể hiện tính triết lý cao, giai điệu trầm hùng, kịch tính.

Đoạn a: (32n) bắt đầu từ ô nhịp đầu tiên đến ô nhịp thứ 16, gồm 2 câu, mỗi câu 16 nhịp, cấu trúc theo kiểu nhắc lại, hoà thanh kết ở âm chủ T (D-dur). Đoạn này giới thiệu chủ đề 1 của chương nhạc, với hoà thanh và tiết tấu bình ổn, giai điệu nhẹ nhàng êm ái mà khúc triết mang tính chất tự sự.

+ Câu 1: gồm 2 tiết nhạc (8+8). Tiết thứ nhất mở đầu bằng một nốt lấy đà là âm bậc V của điệu thức (nốt la) sau đó nối liền sang ô nhịp tiếp theo và sử dụng bước nhảy quãng 5 từ âm 5 lên âm 3 (nốt fa) rồi đi liền bậc về âm chủ tạo nên tuyến giai điệu liền mạch; tiết tấu sử dụng các âm nối ở đầu mỗi ô nhịp tạo cho giai điệu sự ngưng đọng. Có thể chia thành tiết nhạc thành 2 motif (4+4), mỗi motif tạo thành một làn sóng giai điệu. Giai điệu chủ yếu sử dụng các âm tự nhiên, tiết tấu bình ổn, kết hợp với bè đệm tay trái sử dụng chồng hợp âm có trường độ dài tạo cho ý nhạc sự nhẹ nhàng, êm ái. Hoà thanh bắt đầu bằng T và kết thúc ở D (A-dur) sau đó nối sang tiết thứ hai bằng hai âm liền bậc ở bè tay trái.

 

[TR]

[TD][/TD]

[TD][/TD]

[TD][/TD]

[TD][/TD]

[/TR]

[TR]

[TD][/TD]

[TD]

Page 27: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

 

[TR]

[TD]motif 1

[/TD]

[/TR]

[/TD]

[/TR]

[TR]

[TD][/TD]

[TD][/TD]

[TD]

 

[TR]

[TD]motif 2

[/TD]

[/TR]

[/TD]

[/TR]

[TR]

[TD][/TD]

[/TR]

Tiết thứ hai tái hiện lại tiết thứ nhất, bằng thủ pháp giữ nguyên hình tiết tấu, thay đổi độ cao, cũng sử dụng tiết tấu nối ở ô nhịp đầu tiên của tiết nhạc, giai điệu gồm các nốt đen tiến hành theo hình sóng, kết mỗi motif và kết câu là những nốt ngân dài. Ở đầu tiết nhạc (ô nhịp thứ 10) có xuất hiện nốt Rê thăng đưa giai điệu lên cao trào sau đó trở lại điệu tính chính và kết câu ở hợp âm chủ T (D-dur).+ Câu 2: là câu nhạc nhắc lại, được nhắc lại nguyên dạng câu 1 nhằm nhấn mạnh hơn tới người nghe chủ đề của chương nhạc và tạo ấn tượng sâu đậm ban đầu đối với tác phẩm.

Page 28: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

Đoạn b: (16n) bắt đầu từ ô nhịp thứ 17 đến ô nhịp thứ 32, là đoạn nhạc không phân câu, kết ở hợp âm chủ T (D-dur); trình bày chủ đề 2 của tác phẩm, đoạn nhạc này vẫn được viết ở giọng D-dur song hoàn toàn khác biệt so với chủ đề 1 được trình bày ở đoạn a do có sự thay đổi về âm hình tiết tấu, thủ pháp nghệ thuật và đặc biệt về hoà thanh xuất hiện nhiều biến âm tạo cho giai điệu sự mới lạ.

Đoạn b bắt đầu bằng một nốt lấy đà cực trầm ở bè tay trái sau đó nhảy quãng 8 lên nốt fa rồi tiến hành giai điệu theo làn sóng ở bè trầm sau đó chuyển giai điệu qua bè tay phải với thủ pháp nghệ thuật chủ yếu là đối đáp hai bè (canon), giai điệu âm nhạc nhảy nhót qua từng cung bậc trầm bổng rộn ràng.Âm hình tiết tấu chủ yếu là các nốt móc đơn và nốt đen ở tốc độ nhanh kết hợp sử dụng các cao độ từ thấp rồi cao dần lên tạo nên sự căng thẳng cho giai điệu. Ở làn sóng giai điệu đầu tiên, hoà thanh có sự li điệu sang Fis-dur, sau đó chuyển qua H-dur ở ô nhịp thứ 20 với sự xuất hiện của nhiều biến âm (mi thăng, la thăng, sol thăng, rê thăng). Làn sóng giai điệu được tăng dần lên thành cao trào ở ô nhịp thứ 23 khi bè trầm chuyển lên khoá Sol đi giai điệu còn bè tay phải giữ ở nốt la, lúc này hoà thanh chuyển về giọng chính D-dur. Từ ô nhịp thứ 28 đến 32, âm hình tiết tấu có thay đổi, Beethoven không sử dụng hai bè đối đáp mà sử dụng các nốt đen đi giai điệu kết hợp với kỹ thuật tremolo làm cho âm thanh như nhảy nhót, tươi vui, thoát ra khỏi sự dồn nén, bế tắc. Hoà thanh lúc này xuất hiện biến âm (la thăng) trong 1 ô nhịp rồi sau đó lại trở lại kết ở hợp âm chủ T (D-dur).Có thể thấy Beethoven đã sử dụng rất hiệu quả thủ pháp canon trong đoạn nhạc này, nó tạo cho người nghe cảm giác bị cuốn hút, sự dồn dập lôi cuốn lên đỉnh điểm rồi sau đó như ngưng lại trong không gian bao la ấy. Cao trào còn tiếp diễn và nối liền sang đoạn nhạc tiếp theo bằng một hợp âm Át (A-dur) ở cuối ô nhịp 31, đầu ô nhịp 32. 

Đoạn a’: (11n) bắt đầu từ ô nhịp thứ 33 đến ô nhịp thứ 43, là đoạn nhạc không phân câu, kết ở hợp âm chủ T (D-dur); đây là đoạn nhạc tái hiện của a bằng thủ pháp nhắc lại có thay đổi và được rút gọn lại. Nếu như ở đoạn a, tác giả trình bày câu nhạc chủ đề với 16 nhịp bằng 2 tiết nhạc riêng biệt thì ở đoạn a’, câu nhạc - đoạn nhạc được rút ngắn còn 11 ô nhịp và không có sự phân chia rõ ràng, giai điệu như một làn sóng cuồn cuộn dâng lên như muốn thể hiện ý chí đấu tranh, vượt ra khỏi những rào cản xã hội, hướng tới ánh sáng cách mạng của người nhạc sĩ trong thời kỳ này.

Đoạn nhạc này nối tiếp cao trào của đoạn b, cường độ âm nhạc tăng cao ở ô nhịp thứ 35, hoà thanh xuất hiện nhiều biến âm kết hợp với những nốt âm khu cao theo hình làn sóng ở những ô nhịp tiếp theo tạo sự căng thẳng kịch tính, đưa giai điệu đi lên cao trào, có sự li điệu sang giọng G-dur ở ô nhịp thứ 35, 36, 37. Cao trào tiếp tục ở những ô nhịp 38 và 39, hoà thanh Át (A-dur) rồi sau đó làn sóng ấy giảm dần trở về với giọng điệu chính của bài và kết đoạn ở hợp âm chủ T (D-dur), nối liền sang phần coda (kết bổ sung).

Coda (kết bổ sung): (11n) bắt đầu từ ô nhịp thứ 44 đến ô nhịp thứ 54, đây là một câu nhạc có vai trò rất quan trọng trong tác phẩm; nó vừa mang chức năng tóm tắt lại chủ đề âm nhạc, khẳng định điệu tính của tác phẩm; vừa góp phần giải quyết cao trào một cách trọn vẹn. Ở phần trình bày, Coda có chức năng kết đoạn và dẫn dắt sang đoạn nhạc mới.

Với cường độ giảm dần (pp), kết hợp với thủ pháp đối đáp hai bè tạo cho giai điệu sự nhẹ nhàng, êm ái và sâu lắng. Đây là một nét tiêu biểu trong âm nhạc của Beethoven, vừa triết lý vừa trữ tình.Từng ý nhạc có sự ngắt quãng rõ nét bởi các dấu lặng đen nhưng lại vang liền liền mạch nhờ các nốt ngân dài ở bè hoà thanh; một lần nữa Beethoven lại thể hiện tài

Page 29: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

năng của mình trong những sáng tác cổ điển, giản dị không phô trương mà vẫn thể hiện được tính triết lí, tính trữ tình trong từng giai điệu âm nhạc.Motif 1 bắt đầu bằng một nốt lấy đà ở cuối ô nhịp thứ 43, với thủ pháp nghệ thuật rất đặc sắc - canon kết hợp với thủ pháp tổng hợp chất liệu; giai điệu nhẹ nhàng, lắng đọng, kết ở điệu tính chính T/D-dur. Motif thứ 2 nhắc lại motif 1 và có thay đổi ở phần cuối, kéo dài hơn, xuất hiện biến âm si giáng, sol thăng làm cho tính chất âm nhạc thay đổi bởi hai quãng 2t xuất phát từ âm Át (la-sib; la-sol#), không gian như trùng xuống, thể hiện sự trĩu nặng trong tâm hồn người nhạc sĩ trong một thời khắc rất ngắn, ngay sau đó giai điệu trở lại êm ái nhẹ nhàng và kết thúc một cách trọn vẹn ở hoà thanh T/D-dur.Tóm lại: Trong toàn bộ phần trình bày (A), Beethoven đã sử dụng rất hiệu quả thủ pháp canon trong đoạn nhạc này, nó tạo cho người nghe cảm giác bị cuốn hút, sự dồn dập lôi cuốn lên đỉnh điểm rồi sau đó như ngưng lại. Đây cũng là nét tiêu biểu trong những sáng tác của ông trong thời kỳ này, mang đậm tư tưởng của chủ nghĩa cách mạng, tư tưởng “Đấu tranh - anh hùng - chiến thắng”.

*Phần phát triển (Phần B): Gồm 32 nhịp được viết ở giọng G-dur, hình thức 2 đoạn đơn, cấu trúc theo kiểu nhắc lại (a - a’). Ở phần này Beethoven đã sử dụng rất hiệu quả thủ pháp facture phần đệm, giai điệu ẩn kết hợp với những bước nhảy quãng rộng làm cho tính chất âm nhạc trở nên thôi thúc, dồn dập, đối lập với phần trình bày (Phần A).

Đoạn a: (16n) từ ô nhịp thứ 55 đến ô nhịp thứ 70 chia thành 2 câu, mỗi câu 8 ô nhịp; giai điệu ẩn đối đáp giữa hai bè, hoà thanh kết ở hợp âm chủ T (G-dur).

+ Câu 1: (8n) từ ô nhịp thứ 55 đến ô nhịp thứ 62, hoà thanh kết ở T (G-dur), gồm 2 tiết nhạc (4+4). 

 

[TR]

[TD]

 

[TR]

[TD]motif 1

[/TD]

[/TR]

[/TD]

[/TR]

Tiết 1 (4n): Từ ô nhịp 55 đến ô nhịp thứ 58, được cấu thành bởi 2 motif. Bắt đầu bằng nốt Rê lấy đà ở âm khu thấp sau đó dùng bước nhảy quãng 4 lên nốt Sol.

Page 30: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

Motif 1 sử dụng thủ pháp mô phỏng quãng 8 chuyển giai điệu lên bè cao rồi chuyển xuống bè thấp với những bước tiến bình ổn; phần đệm sử dụng hình tiết tấu chủ đạo là chùm ba móc đơn rải hợp âm và được lặp lại toàn bộ tiết nhạc; giai điệu ẩn, đối đáp giữa hai bè.Motif thứ 2 giai điệu chuyển xuống bè thấp và sử dụng những bước tiến bình ổn trên nền hoà thanh, tiết tấu chùm ba móc đơn ở phần đệm khiến cho ta cảm thấy như cuốn vào một điệu nhảy sôi động, tính chất âm nhạc trở nên vui vẻ lạ thường. Hoà thanh chủ yếu sử dụng các âm thuộc hợp âm chủ và hợp âm Át của điệu thức, bắt đầu bằng T và kết thúc ở D7 (D7/G-dur).

 

[TR]

[TD]

 

[TR]

[TD]motif 1

[/TD]

[/TR]

[/TD]

[/TR]

 

[TR]

[TD]

 

[TR]

[TD]motif 2

[/TD]

[/TR]

[/TD]

[/TR]

Tiết 2 (4n) Từ ô nhịp 59 đến ô nhịp thứ 62, là tiết phát triển, gồm 2 motif nhỏ. Sử dụng chất liệu của tiết 1 bằng thủ pháp giữ nguyên hình tiết tấu, thay đổi độ cao. Vẫn sử dụng âm hình chùm ba móc đơn ở phần đệm, motif 1 bắt đầu bằng nốt Rê lấy đà ở

Page 31: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

âm khu thấp sau đó dùng bước nhảy quãng 7 lên nốt Đô, hoà thanh Át (D7/G-dur). Ở motif thứ 2, bè giai điệu tiến hành bình ổn trên nền phần đệm sử dụng hình tiết tấu chủ đạo là chùm ba móc đơn rải hợp âm, hoà thanh kết ở T (G-dur).[IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/NghiaVD/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/10/clip_image001.gif[/IMG][IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/NghiaVD/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/10/clip_image002.gif[/IMG][IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/NghiaVD/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/10/clip_image002.gif[/IMG][IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/NghiaVD/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/10/clip_image002.gif[/IMG][IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/NghiaVD/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/10/clip_image003.gif[/IMG][IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/NghiaVD/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/10/clip_image003.gif[/IMG][IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/NghiaVD/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/10/clip_image003.gif[/IMG][IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/NghiaVD/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/10/clip_image004.gif[/IMG]

 

[TR]

[TD]

 

[TR]

[TD]T

[/TD]

[/TR]

[/TD]

[/TR]

 

[TR]

[TD]

 

[TR]

[TD]D7

[/TD]

[/TR]

[/TD]

[/TR]

Page 32: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

[IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/NghiaVD/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/10/clip_image005.gif[/IMG][IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/NghiaVD/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/10/clip_image003.gif[/IMG]

 

[TR]

[TD]

 

[TR]

[TD]V

[/TD]

[/TR]

[/TD]

[/TR]

 

[TR]

[TD]

 

[TR]

[TD]’

[/TD]

[/TR]

[/TD]

[/TR]

 

[TR]

[TD]

Page 33: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

 

[TR]

[TD]57

[/TD]

[/TR]

[/TD]

[/TR]

 

[TR]

[TD]

 

[TR]

[TD]62

[/TD]

[/TR]

[/TD]

[/TR]

[IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/NghiaVD/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/10/clip_image007.jpg[/IMG]+ Câu 2: (8n) từ ô nhịp thứ 63 đến ô nhịp thứ 70, gồm 2 tiết nhạc (4+4), hoà thanh kết ở D7/G-dur. Tiết 1 (Từ ô nhịp 63 đến 66), phát triển từ tiết nhạc thứ nhất của câu 1, sử dụng thủ pháp giữ nguyên hình tiết tấu thay đổi độ cao, có thể chia thành 2 motif nhỏ. Motif thứ nhất bắt đầu bằng nốt lấy đà ở bè trầm sau đó dùng bước nhảy quãng 8 (Si1 - Si), giai điệu đối đáp trên nền bè trì tục, hoà thanh có sự li điệu sang giọng H-dur bởi sự xuất hiện của nốt rê thăng ở phần đệm. Motif thứ 2 phát triển motif thứ nhất bằng thủ pháp mô phỏng quãng 4 (Si1 - Mi), hoà thanh có sự li điệu sang E-dur. [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/NghiaVD/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/10/clip_image003.gif[/IMG][IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/NghiaVD/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/10/clip_image004.gif[/IMG][IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/NghiaVD/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/10/clip_image008.gif[/IMG][IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/NghiaVD/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/10/clip_image009.gif[/IMG][IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/NghiaVD/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/10/clip_image010.gif[/IMG]

 

Page 34: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

[TR]

[TD]

 

[TR]

[TD]motif 2

[/TD]

[/TR]

[/TD]

[/TR]

 

[TR]

[TD]

 

[TR]

[TD]motif 1

[/TD]

[/TR]

[/TD]

[/TR]

[IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/NghiaVD/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/10/clip_image004.gif[/IMG][IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/NghiaVD/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/10/clip_image004.gif[/IMG][IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/NghiaVD/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/10/clip_image008.gif[/IMG]

 

[TR]

[TD]

 

[TR]

Page 35: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

[TD]62

[/TD]

[/TR]

[/TD]

[/TR]

[IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/NghiaVD/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/10/clip_image012.jpg[/IMG]Có thể thấy việc sử dụng hai motif gần giống nhau trong cùng một tiết nhạc, kết hợp với giai điệu tăng dần lên âm khu cao đã đưa tính chất âm nhạc lên cao trào ở một thời khắc rất ngắn.Tiết thứ 2 (Từ ô nhịp 67 đến 70), tiết nhạc này không sử dụng phần đệm trì tục mà dùng chồng hợp âm kéo dài làm nền hoà thanh; ở ô nhịp 67 - 68 xuất hiện nốt đô thăng, hoà thanh có sự li điệu sang D-dur (hợp âm A7 là Át của D-dur) sau đó trở về T/D-dur ở ô nhịp 69, cuối cùng dẫn về hợp âm Át của G-dur (D7). Đây là tiết nhạc hoàn toàn khác biệt so với các tiết, các câu trong đoạn nhạc. Giai điệu âm nhạc đang ẩn hiện trong hai bè đối đáp bỗng dưng được phô diễn như một làn sóng nhưng không làm dịu đi sự căng thẳng mà lại cuốn người nghe vào một cao trào mới. Nó như sự giằng co của ý chí, sự phân vân khi chọn lựa giữa hai con đường và rồi như tìm thấy ánh sáng chân lý, giai điệu lại trở lại nhộn nhịp ở đoạn nhạc tiếp theo.

 

[TR]

[TD][/TD]

[TD][/TD]

[TD][/TD]

[TD][/TD]

[/TR]

[TR]

[TD][/TD]

[TD="colspan: 2"][/TD]

[TD]

 

[TR]

Page 36: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

[TD]V

[/TD]

[/TR]

[/TD]

[/TR]

[TR]

[TD][/TD]

[TD]

 

[TR]

[TD]67

[/TD]

[/TR]

[/TD]

[/TR]

[TR]

[TD][/TD]

[/TR]

 

[TR]

[TD]

 

[TR]

[TD]D7/G-dur

Page 37: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

[/TD]

[/TR]

[/TD]

[/TR]

 

[TR]

[TD]

 

[TR]

[TD]D-dur

[/TD]

[/TR]

[/TD]

[/TR]

 

[TR]

[TD]

 

[TR]

[TD]A7/D-dur

[/TD]

[/TR]

[/TD]

[/TR]

[IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/NghiaVD/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/10/clip_image014.jpg[/IMG] 

Page 38: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

Đoạn a’: (16n) từ ô nhịp thứ 71 đến ô nhịp thứ 86 chia thành 2 câu, mỗi câu 8 ô nhịp; cấu trúc theo kiểu nhắc lại. Đây là đoạn nhạc phát triển từ đoạn a bằng thủ pháp nhắc lại có thay đổi. Vẫn sử dụng thủ pháp facture phần đệm, giai điệu ẩn đối đáp giữa hai bè, hoà thanh kết ở hợp âm Át của D-dur (D7/D-dur).

+ Câu 1 (8n) từ ô nhịp 71 đến ô nhịp 78, nhắc lại nguyên dạng câu 1 của đoạn a, hoà thanh kết ở T (G-dur). 

 

[TR]

[TD]

 

[TR]

[TD]T

[/TD]

[/TR]

[/TD]

[/TR]

 

[TR]

[TD]

 

[TR]

[TD]T

[/TD]

[/TR]

[/TD]

[/TR]

 

Page 39: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

[TR]

[TD]

 

[TR]

[TD]72

[/TD]

[/TR]

[/TD]

[/TR]

 

[TR]

[TD]

 

[TR]

[TD]77

[/TD]

[/TR]

[/TD]

[/TR]

 

[TR]

[TD]

 

[TR]

[TD]67

Page 40: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

[/TD]

[/TR]

[/TD]

[/TR]

 

[TR]

[TD]

 

[TR]

[TD]V

[/TD]

[/TR]

[/TD]

[/TR]

 

[TR]

[TD]

 

[TR]

[TD]V

[/TD]

[/TR]

[/TD]

[/TR]

[IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/NghiaVD/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/10/clip_image016.jpg[/IMG] + Câu 2 (8n) từ ô nhịp 79 đến ô nhịp 86, có thể chia thành 2 tiết nhạc (4+4); đây là câu phát triển từ câu 2 của đoạn a bằng thủ pháp nhắc lại có thay đổi, hoà thanh kết

Page 41: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

ở hợp âm Át của D-dur (D7/D-dur).Tiết 1 là tiết nhắc lại nguyên dạng tiết 1 - câu 2 của đoạn a. 

 

[TR]

[TD]

 

[TR]

[TD]’

[/TD]

[/TR]

[/TD]

[/TR]

 

[TR]

[TD]

 

[TR]

[TD]D7/D-dur

[/TD]

[/TR]

[/TD]

[/TR]

 

[TR]

[TD]

 

Page 42: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

[TR]

[TD]D7/D-dur

[/TD]

[/TR]

[/TD]

[/TR]

 

[TR]

[TD]

 

[TR]

[TD]82

[/TD]

[/TR]

[/TD]

[/TR]

[IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/NghiaVD/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/10/clip_image018.jpg[/IMG] Tiết 2 (4n) từ ô nhịp 83 đến 86. Giai điệu lúc này chuyển xuống bè trầm còn bè cao sử dụng chùm ba móc đơn rải hợp âm. Hoà thanh xuất hiện nốt đô thăng ở cuối ô nhịp 82 dẫn sang ô nhịp 83, hướng về hợp âm A7 (D7/D-dur) dẫn dắt quay trở về điệu tính chính của tác phẩm, tái hiện nguyên dạng phần A.

*Phần tái hiện (Phần A): là phần tái hiện nguyên dạng phần trình bày (A) của tác phẩm (tái hiện tĩnh), được nhắc lại nguyên si phần trình bày với 54 nhịp được viết ở giọng D-dur, hình thức 3 đoạn đơn có phần kết bổ sung (a- b - a’ - kết bổ sung). Lúc này phần Coda mang chức năng khẳng định điệu tính chính của tác phẩm, giải quyết cao trào một cách trọn vẹn.Với cấu trúc nhắc lại, một lần nữa chủ đề âm nhạc của tác phẩm lại được khắc hoạ rõ nét hơn, khẳng định lại điệu tính chính của tác phẩm. Có thể thấy rằng, âm nhạc của Beethoven đơn giản nhưng không khô khan, trữ tình mà triết lý bởi ông đã đề cao vai trò của âm nhạc chủ điệu và đặc biệt chú ý đến sức biểu cảm của giai điệu.KẾT LUẬNChương III sonata piano số 7 là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết ở hình thức ba đoạn phức được Beethoven ứng dụng hiệu quả trong các tác phẩm sonata của

Page 43: Lý thuyết Phân tích tác phẩm âm nhạc

ông. Với cấu trúc đầy đủ ba phần, có sử dụng kết bổ sung tạo ấn tượng mạnh mẽ cho chủ đề âm nhạc; tác phẩm với giai điệu đẹp đẽ như một bản hùng ca về tinh thần lạc quan và niềm tin vào ngày mai huy hoàng.Thông qua tác phẩm đã chứng tỏ khả năng sáng tác tài tình của Beethoven trong việc vận dụng một cách sáng tạo các thủ pháp pháp triển như canon, facture phần đệm; thủ pháp nhắc lại, giữ nguyên hình tiết tấu thay đổi độ cao, thủ pháp mô phỏng... kết hợp với việc sử dụng linh hoạt các âm hình tiết tấu thuận - nghịch; giai điệu ẩn, đối đáp giữa hai bè, sử dụng các bước nhảy quãng rộng; có sự chuyển điệu, li điệu nhưng vẫn kết thúc trọn vẹn ở điệu tính ban đầu.Chương III sonata piano số 7 không chỉ có giá trị về mặt kỹ thuật mà còn rất sinh động, phong phú về mặt thẩm mĩ, thể hiện sức biểu cảm tuyệt vời của cây đàn piano. Beethoven đã khẳng định được tài năng phi thường của mình trong việc thể hiện thế giới nội tâm con người, thể hiện được khuynh hướng chính trị của thời đại và nội dung tư tưởng âm nhạc của trường phái âm nhạc cổ điển Viên, chương III tác phẩm sonata piano số 7 chỉ là một trong số rất nhiều bản nhạc mang đậm dấu ấn chủ đề “Đấu tranh - anh hùng - chiến thắng”. Tác phẩm đã khẳng định được vị trí của nó, đưa hình thức ba đoạn phức trở thành một tác phẩm độc lập có sức biểu cảm mãnh liệt của giai điệu, tiết tấu, hoà thanh và chủ đề âm nhạc. Với vai trò cách tân nền âm nhạc thế giới, Beethoven đã đặt xây những nền móng chắc chắn cho biết bao thế hệ nhạc sĩ sau này sáng tạo nên những tác phẩm âm nhạc tuyệt vời.Cả cuộc đời của Beethoven là quá trình học tập, sáng tác không mệt mỏi và chiến đấu vượt qua số phận, qua những đắng cay thử thách của cuộc đời. Beethoven tuy không còn nữa nhưng với những người yêu nhạc cổ điển thì âm nhạc của ông cũng như cuộc đời ông mãi mãi là tấm gương sáng chói về nghị lực phi thường, sức sáng tạo vô bờ và niềm tin yêu cuộc sống. Xin cảm ơn người nhạc sĩ thiên tài./