luẬt mÔi trƯỜng - topica

47
v1.0014112224 GIỚI THIỆU MÔN HỌC LUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Hằng

Upload: others

Post on 21-Nov-2021

15 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

GIỚI THIỆU MÔN HỌC

LUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Hằng

Page 2: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

BÀI 6

XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ GIẢI

QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG

Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Hằng

2

Page 3: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

MỤC TIÊU BÀI HỌC

• Trình bày được khái niệm vi phạm pháp luật môi

trường và nắm được các loại trách nhiệm pháp lý áp

dụng đối với vi phạm;

• Trình bày khái niệm tranh chấp môi trường và các

phương thức giải quyết tranh chấp môi trường.

3

Page 4: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

HƯỚNG DẪN HỌC

4

• Chuẩn bị tài liệu đầy đủ cho môn học bao gồm: giáo

trình, văn bản pháp luật liên quan môn học;

• Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính của bài;

• Liên hệ và lấy ví dụ thực tế khi học đến từng vấn đề;

• Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu

từng bài.

• Tham khảo thêm các Bộ luật sau:

➢ Bộ Luật Dân sự 2005;

➢ Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004, SĐ-BS 2011;

➢ Nghị định 113/2010 ngày 3/12/2010 quy định xác định thiệt hại đối với môi

trường.

➢ Nghị định 179/2013 ngày 14/11/2013 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực

môi trường.

➢ Luận án tiến sĩ luật học “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp

trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam”. Vũ Thu Hạnh.

Page 5: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

CẤU TRÚC NỘI DUNG

Giải quyết tranh chấp môi trường6.2.

Xử lý vi phạm pháp luật môi trường6.1.

5

Page 6: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

VĂN BẢN PHÁP LUẬT – TÀI LIỆU THAM KHẢO

6

1. Bộ luật Dân sự 2005.

2. Bộ luật Tố tụng dân sự 2001, SĐ-BS 2011.

3. Nghị định 113/2010 ngày 3/12/2010 quy định xác định thiệt hại đối với

môi trường.

4. Nghị định 179/2013 ngày 14/11/2013 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực

môi trường.

5. Luận án tiến sỹ luật học “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp

trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam”. Vũ Thu Hạnh.

Page 7: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.1. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG

6.1.1. Khái niệm vi

phạm pháp luật

môi trường

6.1.2. Xử lý vi phạm

pháp luật mội trường

7

Page 8: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

• Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật do chủ thể có năng lực hành vi thực

hiện, có lỗi một cách cố ý, hoặc vô ý, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật

bảo vệ và phải chịu chế tài thích hợp.

• Từ đó có thể hiểu, vi phạm pháp luật môi trường là hành vi cố ý hoặc vô ý của tổ

chức, cá nhân không tuân thủ các quy định về pháp luật môi trường.

6.1.1. KHÁI NIỆM VI PHẠM PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG

8

Page 9: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.1.2. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG

9

Căn cứ xử lý phụ thuộc vào:

• Tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi;

• Yếu tố lỗi;

• Hậu quả xảy ra;

• Nhân thân người thực hiện hành vi.

Page 10: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.1.2. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG (tiếp theo)

10

Người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật môi trường có thể gánh chịu một hoặc một

số loại trách nhiệm sau đây:

Trách nhiệm hành chính: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là

những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi

trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội

phạm và theo quy định tại Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về xử lí vi

phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

b. Các loại trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm pháp luật môi trường

Page 11: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.1.2. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG (tiếp theo)

11

b. Các loại trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm pháp luật môi trường

Các hành vi vi phạm:

• Các hành vi vi phạm các quy định về lập, thực hiện cam kết bảo vệ môi trường,

báo cáo đánh giá tác động môi trường;

• Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;

• Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;

• Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường hoạt động du lịch, bảo

tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên;

• Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô

nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường và các hành vi vi phạm các quy định khác về

bảo vệ môi trường.

Page 12: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.1.2. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG (tiếp theo)

12

Các hình thức

xử phạt chính

Cảnh cáo Phạt tiền

Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệmôi trường là 1 tỷ đồng đối với cá nhân, 2 tỷ đồng đối với tổ chức.

b. Các loại trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm pháp luật môi trường

Page 13: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.1.2. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG (tiếp theo)

13

b. Các loại trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm pháp luật môi trường

Hình thức

xử phạt

bổ sung

Tước quyền sử dụng đối với Giấy chứng nhận đạt

tiêu chuẩn môi trường; Giấy phép hành nghề

Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện

được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực

bảo vệ môi trường

Page 14: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.1.2. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG (tiếp theo)

14

• Thẩm quyền xử phạt

➢ Thẩm quyền xử phạt từ Điều 50 đến Điều 54;

➢ Ủy ban nhân dân các cấp: Điều 50;

➢ Công an các cấp: Điều 51;

➢ Thanh tra chuyên ngành: Điều 52;

➢ Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Quản lý thị trường,

Thuế, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa có quyền xử phạt theo

thẩm quyền quy định tại các Điều 40, 41, 42, 43, 44, 45 và 47 Luật xử lý vi

phạm hành chính.

• Thời hiệu xử phạt: Hai năm kể từ ngày có hành vi vi phạm.

b. Các loại trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm pháp luật môi trường

Page 15: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.1.2. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG (tiếp theo)

15

Có hành vi vi phạm

Có thiệt hại xảy ra

Có lỗi hoặc không có lỗi

Có mối quan hệ giữa thiệt hại và hành vi

Căn

cứ

b. Các loại trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm pháp luật môi trường

Trách nhiệm dân sự

Tổ chức, cá nhân có hành vi gây tổn hại môi trường, gây ảnh hưởng tới tính mạng, sức

khỏe, tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm dân sự. Xác định theo quy định

tại các Điều 4, Điều 127, Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và Điều 263, Điều

624 Bộ luật Dân sự 2005.

Page 16: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.1.2. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG (tiếp theo)

16

b. Các loại trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm pháp luật môi trường

Trách nhiệm dân sự

• Có lỗi hoặc không có lỗi;

• Điều 623 Bộ luật Dân sự quy định: Bồi thường thiệt hại cả trường hợp không có lỗi

trừ hai trường hợp:

➢ Hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại;

➢ Do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết: lũ lụt, sét đánh...

Page 17: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.1.2. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG (tiếp theo)

17

Trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm

hình sự

Các loại

tội phạm

về môi

trường

Hình phạt

chính

Hình phạt

bổ sung

b. Các loại trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm pháp luật môi trường

Page 18: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.1.2. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG (tiếp theo)

18

Hình phạt

Phạt tiền Phạt tù

Bổ sung:

cấm đảm

nhiệm

chức vụ,

cấm làm

các công

việc liên

quan

Trách nhiệm hình sự

b. Các loại trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm pháp luật môi trường

Page 19: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.1.2. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG (tiếp theo)

19

b. Các loại trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm pháp luật môi trường.

Trách nhiệm hình sự

Một số tội phạm môi trường

• Điều 182. Tội gây ô nhiễm môi trường.

• Điều 182a. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại.

• Điều 182b. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường.

• Điều 185. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam.

• Điều 190. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý,

hiếm được ưu tiên bảo vệ.

• Điều 191. Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên.

• Điều 191a. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại.

Page 20: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.1.2. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG (tiếp theo)

20

Trách nhiệm kỷ luật: Là loại trách nhiệm đặc thù

chỉ áp dụng với cán bộ công chức khi vi phạm.

b. Các loại trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm pháp luật môi trường

Page 21: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.2. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG

6.2.1. Khái niệm

tranh chấp môi

trường

6.2.2. Các dấu hiệu

đặc trưng của tranh

chấp môi trường

6.2.3. Các yêu cầu

của giải quyết tranh

chấp môi trường

21

Page 22: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.2.1. KHÁI NIỆM TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG

a. Khái niệm

“Tranh chấp môi trường là những xung đột giữa các tổ chức, cá nhân, các

cộng đồng dân cư về quyền và lợi ích liên quan đến việc phòng ngừa, khắc

phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; về việc khai thác, sử dụng hợp

lí các nguồn tài nguyên và môi trường; về quyền được sống trong môi

trường trong lành và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản do

làm ô nhiễm môi trường gây nên.”

22

Page 23: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.2.1. KHÁI NIỆM TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG (tiếp theo)

23

b. Nhận diện qua đặc điểm

Đặc

điểm

Về chủ thể: Các bên tham gia tranh chấp khi họ cho rằng

quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm hoặc đe

doạ xâm phạm, bao gồm quốc gia, tổ chức, cá nhân và

cộng đồng dân cư.

Về nội dung: Là những đòi hỏi cụ thể về quyền và lợi ích

hợp pháp trong lĩnh vực môi trường là các bên cho rằng

cần phải bảo vệ, phục hồi.

Về đối tượng: Quyền và lợi ích hợp pháp về môi trường bị

xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại.

Page 24: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.2.1. KHÁI NIỆM TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG (tiếp theo)

24

c. Các dạng tranh chấp môi trường chủ yếu

Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư,

nhà sản xuất trong việc khai thác, sử dụng chung các

nguồn tài nguyên và các yếu tố môi trường.

Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư

với các tổ chức, cá nhân khác về bồi thường thiệt hại do ô

nhiễm môi trường gây nên.

Tranh chấp nảy sinh trong quá trình thực hiện các dự án

phát triển gây ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường

thuộc quyền quản lí, sử dụng hợp pháp của chủ thể khác.

Các dạng

tranh

chấp môi

trường

chủ yếu

Page 25: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.2.1. KHÁI NIỆM TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG (tiếp theo)

25

d. Phân loại tranh chấp môi trường

Căn cứ vào địa

vị pháp lý giữa

các chủ thể trong

quan hê tranh

chấp

Tranh chấp phát sinh trong quản lý Nhà nước

Tranh chấp phát sinh giữa các tổ chức, cá nhân

Page 26: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.2.1. KHÁI NIỆM TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG (tiếp theo)

26

d. Phân loại tranh chấp môi trường

Căn cứ vào

lợi ích mà các

bên chủ thể

hướng tới

Tranh chấp liên quan đến lợi ích tư

Tranh chấp liên quan đến lợi ích công cộng

Page 27: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.2.2. CÁC DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG CỦA TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG

Dấu hiệu đặc trưng của tranh chấp môi trường

Dấu hiệu đặc

trưng của tranh

chấp môi

trường

Thường diễn ra với quy mô lớn,liên quan đến nhiều tổ chức,

cá nhân, cộng đồng dân cư, thậm chí đến nhiều quốc gia.

Vừa là xung đột giữa lợi ích công và lợi ích tư

Giá trị thiệt hại của những tranh chấp môi trường

thường rất lớn và khó xác định

Vị thế của các bên thường không cân bằng

Có thể nảy sinh ngay từ khi chưa có sự xâm hại thực tế đến

các quyền và lợi ích hợp pháp về môi trường.

27

Page 28: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.2.2. CÁC DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG CỦA TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG (tiếp theo)

28

a. Vừa là xung đột giữa lợi ích công và lợi ích tư

• Môi trường là điều kiện sống, không gian sống, đảm bảo chất lượng và sức khỏe

cho mọi người, trong đó có từng cá nhân nên những mâu thuẫn, bất hòa nảy sinh

trong lĩnh vực môi trường không chỉ gắn liền với lợi ích của cá nhân mà còn ảnh

hưởng đến cả cộng đồng, cả xã hội.

• Theo Điều 130 Luật Bảo vệ môi trường 2005 thì thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi

trường bao gồm:

➢ Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường.

➢ Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của

tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi

trường gây ra.

➢ Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường là sự biến đổi theo chiều

hướng xấu của môi trường mà những biến đổi này làm giảm đi những tính năng

vốn có của môi trường. Đó là những thiệt hại mà cả cộng đồng phải gánh chịu.

➢ Các lợi ích cá nhân bị xâm hại cũng biểu hiện khá đa dạng như: thiệt hại về tài

sản; thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ: các khoản chi trả chi phí cứu chữa, bồi

dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất và các khoản thu nhập thực tế bị

mất, bị giảm sút.

Page 29: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.2.2. CÁC DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG CỦA TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG (tiếp theo)

29

b. Thiệt hại rất khó xác định

Thiệt hại

khó xác

định, biểu

hiện đa

dạng

Thiệt hại trước mắt

Thiệt hại trực tiếp

Thiệt hại gián tiếp

Thiệt hại lâu dài

Thiệt hại về tài sản

Tính mạng, sức khỏe

Page 30: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.2.2. CÁC DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG CỦA TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG (tiếp theo)

30

c. Quy mô lớn, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân

Bởi môi trường là một thể thống nhất không tách rời, không bị giới hạn bởi không gian,

thời gian nên các tác động xấu đến thành phần môi trường này sẽ ảnh hưởng đến môi

trường khác.

Ví dụ: Vụ công ty Vedan gây thiệt hại cho bà con 2 bên dòng sông Thị Vải, liên quan tới

1255 hộ nông dân ở: Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh.

Page 31: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.2.2. CÁC DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG CỦA TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG (tiếp theo)

31

c. Quy mô lớn, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân

Tranh

chấp có

thể xảy ra

trong

phạm viTrong khu vực

Khu dân cư

Tại một địa phương

Quốc tế

Page 32: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.2.2. CÁC DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG CỦA TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG (tiếp theo)

32

d. Vị thế các bên không cân bằng

• Phần lớn tranh chấp môi trường có một bên tham gia là chủ các dự án

phát triển hoặc các cơ quan quản lý, trong khi phía bên kia chỉ là những

thường dân.

• Trong những trường hợp như vậy, ưu thế thường thuộc về bên gây thiệt

hại có tiềm lực lớn về kinh tế.

Page 33: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.2.2. CÁC DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG CỦA TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG (tiếp theo)

33

e. Tranh chấp có thể nảy sinh ngay cả khi chưa có hậu quả thực tế xảy ra

• Khả năng xâm hại đến môi trường mà con người có thể dự báo thường liên

quan đến các dự án đầu tư, thậm chí ngay từ khi dự án chưa đi vào hoạt động;

• Mặc dù vào lúc này các thiệt hại thực tế là chưa xảy ra nhưng các bên xung đột

cho rằng nguy cơ nội tại sẽ xảy ra thiệt hại.

Page 34: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.2.3. CÁC YÊU CẦU CỦA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG

34

Các yêu

cầu của

giải quyết

tranh chấp

môi trường

Ngăn chặn sớm nhất sự xâm hại đối với môi trường.

Ưu tiên bảo vệ các quyền và lợi ích chung về môi trường

của cộng đồng, của xã hội

Đảm bảo duy trì mối quan hệ bảo vệ môi trường giữa các

bên để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững

Đảm bảo xác định một cách chính xác có căn cứ giá trị

thiệt hại về môi trường.

Giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, kịp thời

các tranh chấp nảy sinh

Page 35: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.2.4. NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG

Định nghĩa giải quyết tranh chấp môi trường

Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp môi trường

Các phương thức giải quyết tranh chấp môi trường

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp môi trường

35

Page 36: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.2.4. NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG

(tiếp theo)

a. Định nghĩa về giải quyết tranh chấp:

Giải quyết tranh chấp là các hoạt động khắc phục, loại trừ tranh chấp đã phát sinh

bằng một phương pháp nào đó, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên

tranh chấp, bảo vệ trật tự kỷ cương xã hội.

36

Page 37: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.2.4. NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG

(tiếp theo)

37

Nguyên tắc giải quyết

tranh chấp

Nguyên tắc tham vấn

chuyên gia

Nguyên tắc người gây ô

nhiễm phải trả giá

Nguyên tắc phối hợp,

hợp tác

Nguyên tắc phòng ngừa

Nguyên tắc công quyền

can thiệp

b. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp môi trường

Page 38: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.2.4. NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG

(tiếp theo)

38

b. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp môi trường

• Nguyên tắc công quyền can thiệp:

➢ Sự can thiệp của công quyền vào trong giải quyết tranh chấp là trách nhiệm,

nghĩa vụ với tư cách quản lí xã hội và đảm bảo phúc lợi xã hội.

➢ Trong công tác giải quyết tranh chấp cần tránh tuyệt đối hóa mà cần sử dụng

linh hoạt các công cụ kinh tế.

• Nguyên tắc phòng ngừa: Để thực hiện đầy đủ nguyên tắc phòng ngừa trong giai

đoạn giải quyết tranh chấp, cần thiết phải tuân thủ quy định về đánh giá tác động

môi trường.

• Nguyên tắc phối hợp, hợp tác:

➢ Phải liên kết tất cả các bên tham gia.

➢ Bằng các cách: đối thoại trực tiếp với nhau, thông tin đầy đủ cho nhau và cùng

nhau xây dựng những cam kết, xác định trách nhiệm, chia sẻ quyền lợi và tìm

tiếng nói chung để ngăn chặn nguy cơ hủy hoại môi trường.

Page 39: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.2.4. NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG

(tiếp theo)

39

Các phương

thức giải

quyết tranh

chấp môi

trường

Thương lượng

Hòa giải

Giải quyết tại cơ quan nhà nước

Giải quyết thông qua cơ quan tư pháp

c. Các phương thức giải quyết tranh chấp môi trường

Page 40: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.2.4. NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG

(tiếp theo)

40

c. Các phương thức giải quyết tranh chấp môi trường

Thương lượng

• Khái niệm: Là phương thức giải quyết thông qua việc các bên cùng nhau bàn bạc, tự

dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp

hay phán quyết của bất kì bên thứ ba nào.

• Đặc điểm:

➢ Được thực hiện bằng cơ chế tự giải quyết.

➢ Quá trình thỏa thuận không chịu sự ràng buộc của bất kì nguyên tắc pháp lý hay

những quy định mang tính khuôn mẫu nào của pháp luật về thủ tục giải quyết

tranh chấp.

➢ Việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của

các bên mà không có cơ chế pháp lí đảm bảo nào.

➢ Do số lượng chủ thể đông nên trong quá trình thương lượng thường theo cơ chế

đại diện.

➢ Đại diện cho lợi ích công cộng, lợi ích xã hội bị xâm hại.

➢ Đại diện cho các nhóm đồng lợi ích.

Page 41: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.2.4. NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG

(tiếp theo)

41

Ưu điểm của

thương

lượng

Thuận tiện

Đơn giản

Nhanh chóng

Tính linh hoạt

Hiệu quả và ít tốn kém

c. Các phương thức giải quyết tranh chấp môi trường

Page 42: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.2.4. NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG

(tiếp theo)

42

Trung gian

hoà giải có

thể là

Đại diện chính quyền địa phương

Các cơ quan quản lý nhà nước về tài

nguyên môi trường

Các tổ chức dịch vụ công cộng, đại diện

cộng đồng dân cư

Các tổ chức phi chính phủ, các luật gia

Hoà giải: Là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm

trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp

nhằm loài trừ tranh chấp đã phát sinh.

Page 43: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.2.4. NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG

(tiếp theo)

43

Đặc điểm của hoà giải:

• Có sự hiện diện của bên thứ ba làm trung gian để trợ giúp các bên tìm kiếm giải

pháp tối ưu nhằm loại trừ tranh chấp.

• Quá trình giải quyết không chịu sự chi phối của các quy định có tính khuôn mẫu, bắt

buộc của pháp luật.

• Kết quả hòa giải thành được thực thi cũng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện

của các bên tranh chấp mà không có cơ chế đảm bảo thi hành.

Page 44: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.2.4. NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG

(tiếp theo)

44

Giải quyết bằng toà án

• Thẩm quyền giải quyết tranh chấp được xác định theo đối tượng tranh chấp sẽ là:

➢ Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử sơ thẩm các vụ án có đương sự hoặc tài sản

ở nước ngoài cần phải uỷ thác tư pháp cho Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở

nước ngoài.

➢ Tòa án nhân dân cấp huyện xét xử sơ thẩm những trường hợp còn lại.

• Thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo phạm vi lãnh thổ:

➢ Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có

trụ sở (nếu bị đơn là tổ chức).

➢ Các đương sự cũng có thể thoả thuận toà án nơi cư trú của nguyên đơn để

giải quyết.

Page 45: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

6.2.4. NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG

(tiếp theo)

45

Làm đơn kiện

Gửi các chứng cứ, tài liệu chứng minh: kếtluận giám định; biên bản vi phạm; các tài liệu

chứng minh thiệt hại …

Quy trình thực hiện khởi kiện

Page 46: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

Hướng dẫn

bên bị thiệt

hại thu thập

các chứng

cứ về thiệt hại

và xác định

yêu cầu đòi

bồi thường

thiệt hại.

Kiểm tra xác

minh những

nội dung được

phản ánh

trong các đơn

thư khiếu kiện.

Tham gia giải

quyết tranh

chấp, góp

phần điều

hòa lợi ích

xung đột giữa

các bên.

6.2.4. NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG

(tiếp theo)

Bước 1 Bước 2 Bước 3

46

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp môi trường

Page 47: LUẬT MÔI TRƯỜNG - TOPICA

v1.0014112224

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Trong bài này chúng ta đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau:

• Khái niệm vi phạm pháp luật môi trường;

• Pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật môi trường;

• Khái niệm tranh chấp môi trường;

• Các phương thức giải quyết tranh chấp môi trường.

47