knowledge for better healthcare y hỌc sinh sẢnhosrem.org.vn/ckfinder/userfiles/files/yhss 50 -...

4
Nhà xuất bản Tổng hợp ành phố Hồ Chí Minh Y HỌC SINH SẢN HỘI NỘI TIẾT SINH SẢN VÀ VÔ SINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TẬP 50 Knowledge for Better Healthcare

Upload: others

Post on 08-Oct-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Knowledge for Better Healthcare Y HỌC SINH SẢNhosrem.org.vn/ckfinder/userfiles/files/YHSS 50 - JC2... · 2020. 4. 6. · bị di chứng nặng nề, tăng nguy cơ tăng huyết

Nhà xuất bản Tổng hợp�ành phố Hồ Chí Minh

Y HỌC SINH SẢNHỘI NỘI TIẾT SINH SẢN VÀ VÔ SINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH • TẬP 50

Knowledge for Better Healthcare

Page 2: Knowledge for Better Healthcare Y HỌC SINH SẢNhosrem.org.vn/ckfinder/userfiles/files/YHSS 50 - JC2... · 2020. 4. 6. · bị di chứng nặng nề, tăng nguy cơ tăng huyết

MỤC LỤC Y HỌC SINH SẢN TẬP 50HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG

Điều trị nội khoa cho các vấn đề không liên quan đến hiếm muộn của hội chứng buồng trứng đa nangHồ Mạnh Tường

Đề kháng insulin trong hội chứng buồng trứng đa nang Lý Thiện Trung, Hồ Ngọc Anh Vũ

Vai trò của AMH trong hội chứng buồng trứng đa nang Võ Văn Cường

Hội chứng buồng trứng đa nang ở thanh thiếu niênPhạm Mỹ Hoàng Vân

Thừa cân, béo phì ở phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang và cách quản lý Lê Long Hồ

Cập nhật tình hình nghiên cứu về tình trạng thiếu vitamin D ở phụ nữ mang hội chứng buồng trứng đa nangLâm Đỗ Phương Uyên

Cải thiện triệu chứng nam hóa ở phụ nữ hội chứng buồng trứng đa nangNguyễn Hà Ngọc Thiên Thanh, Thân Trọng Thạch

Hội chứng buồng trứng đa nang và mối liên quan với rối loạn tăng huyết áp thai kỳ Bùi Quang Trung

Nguy cơ đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ hội chứng buồng trứng đa nang Lê Tiểu My

Hội chứng buồng trứng đa nang và nguy cơ sinh nonNguyễn Khánh Linh

So sánh giữa myo-inositol và metformin trên lâm sàng, chuyển hóa và tham số di truyền ở hội chứng buồng trứng đa nang Tăng Quang Thái

Nên thực hiện IVF hay IVM ở bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang?Nguyễn Hà Ngọc Thiên Thanh, Thân Trọng Thạch

Chia sẻ một số kinh nghiệm lâm sàng trongviệc lựa chọn bệnh nhân PCOM tối ưu cho IVMNguyễn Khánh Linh

Ngân hàng sữa mẹ bệnh viện Từ Dũ:công trình mang ý nghĩa khoa học và tính nhân vănNguyễn Thị Minh Tâm

Các hệ thống đánh giá và phân giai đoạn lạc nội mạc tử cung Lê Tiểu My

Đưa ra quyết định dựa trên thực chứng trong y học sinh sảnNguyễn Thùy Linh Trang, Châu Uy Bằng, Lê Đăng Khoa

Lựa chọn ưu tiên và chuyển viện trẻ sơ sinh bệnh tim bẩm sinhNguyễn Khôi

JOURNAL CLUBVị thế của nuôi trưởng thành noãn trong ống nghiệm trongkỹ thuật hỗ trợ sinh sản Nghiên cứu đầu tiên trên thế giới so sánh trực tiếp hiệu quảdự phòng sinh non trên song thai của hai biện pháp can thiệp: một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đối chứng được thực hiện tại Việt Nam Kết cục thai kỳ tiền sản giật khởi phát sớm theo phương thức chấm dứt thai kỳCập nhật hướng dẫn thực hành lâm sàngvề tăng huyết áp mạn tính trong thai kỳ Đồng thuận về định nghĩa thai chậm tăng trưởng chọn lọctrên thai kỳ song thaiKỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm tăng nguy cơ ung thưở trẻ em và thanh thiếu niênĐiều trị cấp cứu tăng huyết áp nặng cấp tính trong thai kỳvà thời kỳ hậu sảnU buồng trứng ở phụ nữ mãn kinh: phẫu thuật hay theo dõi?Hiệu quả sử dụng GnRH agonist so với hCGtrong gây phóng noãn ở bệnh nhân PCOS điều trị IUI:một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng

TIN ĐÀO TẠO Y KHOA LIÊN TỤC

‹‹

06

10

15

18

22

25

30

34

37

41

44

50

54

57

60

65

69

74

76

78

79

81

82

83

8587

89

Mời viết bài Y học sinh sảnChuyên đề tập 52

LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - BỆNH TUYẾN CƠ TỬ CUNGTập 52 sẽ xuất bản vào tháng 12/2019.

Hạn gửi bài cho tập 52 là 20/8/2019.

Chuyên đề tập 53CHẨN ĐOÁN TIỀN SẢN - Y HỌC BÀO THAITập 53 sẽ xuất bản vào tháng 3/2020.Hạn gửi bài cho tập 53 là 20/11/2019.

Tập sách sẽ ưu tiên đăng tải các bài viết thuộc chủ đề như đã nêu ra ở từng tập. Ngoài ra, các bài viết khác trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản có nội dung hay, hấp dẫn và mang tính cập nhật thông tin – kiến thức cũng sẽ được lựa chọn. Quy cách: 2.000 – 3.000 từ, font Times New Roman/Arial, bảng biểu rõ ràng, hình ảnh rõ và chất lượng cao, phần tài liệu tham khảo chính ở cuối bài vui lòng chỉ chọn 5 – 7 tài liệu tham khảo chính (quan trọng hoặc được trích dẫn nhiều nhất).Journal Club là chuyên mục nhằm giới thiệu đến độc giả các bài báo, đề tài quan trọng xuất hiện trên y văn trong thời gian gần, mang tính cập nhật cao. Quy cách bài cho mục Journal Club: 700 – 1.000 từ, bảng biểu rõ ràng và đính kèm y văn gốc.Để gửi bài duyệt đăng, vui lòng liên hệ: BS. Huỳnh Thị Tuyết ([email protected]), văn phòng HOSREM ([email protected]).Để gửi trang quảng cáo, vui lòng liên hệ: Anh Bá Đức ([email protected], 0934.024.906).

Hội viên liên kết Bạch kim 2019

Hội viên liên kết Vàng 2019

Page 3: Knowledge for Better Healthcare Y HỌC SINH SẢNhosrem.org.vn/ckfinder/userfiles/files/YHSS 50 - JC2... · 2020. 4. 6. · bị di chứng nặng nề, tăng nguy cơ tăng huyết

Y HỌC SINH SẢN 5076

Sinh non vẫn là nguyên nhân hàng đầu của bệnh lý cùng với tử vong chu sinh, và đứng hàng thứ hai của tử vong trẻ dưới 5 tuổi. Nhiều trẻ sống sót thì bị di chứng nặng nề, tăng nguy cơ tăng huyết áp, đái tháo đường và các bệnh lý khác sau này.

Đa thai có nguy cơ sinh non cao hơn so với đơn thai. Cổ tử cung ngắn vào tam cá nguyệt hai của thai kỳ cũng là một yếu tố nguy cơ độc lập của sinh non. Nếu có cả hai yếu tố nguy cơ, gồm đa thai và cổ tử cung ngắn, thì khả năng sinh non sẽ tăng gấp nhiều lần.

Để giảm tỷ lệ sinh non ở những phụ nữ mang song thai có cổ tử cung ngắn, progesterone đặt âm đạo, khâu cổ tử cung và vòng nâng cổ tử cung đã được nghiên cứu sử dụng để phòng ngừa. Cho đến

nay, các nghiên cứu cho kết quả trái ngược nhau và vẫn chưa có kết luận về biện pháp nào có hiệu quả. Mặt khác, các nghiên cứu đa phần so sánh can thiệp với giả dược hoặc không can thiệp. Chưa có nghiên cứu nào so sánh trực tiếp các biện pháp với nhau.

Với những dữ liệu y văn trên, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã thực hiện một nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng, nhằm so sánh trực tiếp hiệu quả của vòng arabin và progesterone đặt âm đạo trong phòng ngừa sinh non trên nhóm thai phụ nguy cơ cao: song thai và cổ tử cung ngắn. Nghiên cứu vừa được đăng tải trên tạp chí Obstetrics & Gynecology số tháng 3/2019.

Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Mỹ Đức TPHCM, trên các thai phụ thỏa tiêu chuẩn

NGHIÊN CỨU ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚISO SÁNH TRỰC TIẾP HIỆU QUẢ DỰ PHÒNG SINH NON

TRÊN SONG THAI CỦA HAI BIỆN PHÁP CAN THIỆP:MỘT THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG NGẪU NHIÊN ĐỐI CHỨNG

ĐƯỢC THỰC HIỆN TẠI VIỆT NAM

Vinh Q. Dang, Linh K. Nguyen, Toan D. Pham, Yen T. N. He, Khang N. Vu, Minh T. N. Phan, Thanh Q. Le,Cam H. Le, Lan N. Vuong, and Ben W. Mol. Pessary Compared with Vaginal Progesterone for the

Prevention of Preterm Birth in Women with Twin Pregnancies and Cervical Length Less Than 38 mm- A Randomized Controlled Trial. Obstet Gynecol 2019;133:459–67.

Nguyễn Khánh Linh – Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận

sàng chọc hút được phức hợp noãn tế bào hạt chưa trưởng thành từ nang noãn nhỏ có hốc, cũng như huấn luyện chuyên viên phôi học về nuôi cấy tiền trưởng thành (prematuration CAPA). Thêm vào đó, cần có thêm những nghiên cứu về lĩnh vực này (đặc biệt về sức khỏe của trẻ em sinh ra từ IVM), cải thiện nhận thức về IVM như là một phương pháp hỗ trợ sinh sản thân thiện với phụ nữ, có hiệu quả đối với các chuyên gia hỗ trợ sinh sản. Cần phân bổ các nguồn quỹ để nghiên cứu nhằm phát triển IVM là lựa chọn đầu tiên trong hỗ trợ sinh sản.

KẾT LUẬNVới những giá trị của IVM trong hỗ trợ sinh sản

ở từng nhóm bệnh nhân cụ thể, như trường hợp có nguy cơ cao OHSS, cùng với các kỹ thuật mới trong IVM cho thấy tiềm năng cải thiện để đạt kết quả thai tương đương với IVF. IVM sẽ được áp dụng nhiều hơn nếu các hoạt động huấn luyện đào tạo được cải thiện, và có thêm nguồn tài trợ cho các nghiên cứu về IVM, với mục tiêu cuối cùng là cải thiện kết quả điều trị./.

Page 4: Knowledge for Better Healthcare Y HỌC SINH SẢNhosrem.org.vn/ckfinder/userfiles/files/YHSS 50 - JC2... · 2020. 4. 6. · bị di chứng nặng nề, tăng nguy cơ tăng huyết

77Y HỌC SINH SẢN 50

nhận: song thai 1 hoặc 2 bánh nhau, cổ tử cung ngắn < 38 mm ở thời điểm 16 đến 22 tuần. Tiêu chuẩn loại gồm (1) hội chứng truyền máu song thai, (2) bất thường bẩm sinh nặng, (3) tiền sử phẫu thuật trên cổ tử cung, (4) khâu cổ tử cung trong thai kỳ này, (5) chuyển dạ, (6) nghi ngờ rỉ/vỡ ối, và (7) tiết dịch âm đạo nhiều, viêm âm đạo hoặc cổ tử cung. Đối tượng phù hợp tiêu chuẩn sẽ được phân bố ngẫu nhiên vào 2 nhóm: đặt vòng arabin hoặc progesterone âm đạo 400 mg 1 lần/ngày trước khi ngủ. Can thiệp được áp dụng đến 36 tuần hoặc đến khi phải chấm dứt thai kỳ. Chỉ có 2 bác sĩ siêu âm cổ tử cung và 2 bác sĩ thực hiện đặt vòng arabin. Kết cục chính của nghiên cứu là tỷ lệ sinh non trước 34 tuần. Các kết cục phụ chủ yếu là biến chứng ở trẻ sơ sinh và tác dụng phụ ở mẹ.

Từ tháng 3/2016 đến tháng 6/2017, nghiên cứu sàng lọc 1.113 thai phụ, trong đó 444 (39,9%) có cổ tử cung < 38 mm. Có 300 bệnh nhân phù hợp tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu được phân bố ngẫu nhiên vào nhóm vòng nâng cổ tử cung (n = 150) hoặc progesterone đặt âm đạo (n = 150).

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh non trước 34 tuần ở nhóm đặt vòng nâng arabin thấp hơn so với nhóm đặt progesterone âm đạo (16% so với 22%), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (RR 0,73; KTC 95%, 0,46 – 1,18; p = 0,24). Thời gian đến lúc sinh không khác biệt giữa hai nhóm (tỷ số nguy cơ 0,93, KTC 95%, 0,73 – 1,17, logrank test p = 0,53).

Sử dụng vòng nâng còn giúp làm giảm tỷ lệ trẻ nhẹ cân < 2.500 g và nhập NICU. Số trẻ sơ sinh có phức hợp kết cục sơ sinh xấu cũng giảm từ 79 (27%) xuống 55 (19%) (RR 0,70; KTC 95%, 0,43 – 0,93; p = 0,02) ở nhóm đặt vòng arabin so với nhóm progesterone.

Chiều dài cổ tử cung được chia thành 4 khoảng tứ phân vị bởi các mốc 28, 32 và 35 mm. Trong khoảng tứ phân vị thứ nhất với cổ tử cung dưới 28 mm, sử dụng vòng nâng làm giảm có ý nghĩa nguy cơ sinh non < 34 tuần (21% so với 46%; RR 0,47; KTC 95%, 0,24 – 0,90; p = 0,03). Sinh non < 37 tuần cũng giảm, nhưng sinh trước < 28 tuần thì không. Thời gian đến lúc sinh khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm (HR 0,52; KTC 95%, 0,29 – 0,94; logrank

test p = 0,03). Cân nặng sơ sinh trung bình cao hơn có ý nghĩa

ở nhóm thai phụ đặt vòng nâng (2.232 ± 645 g) khi so với nhóm progesterone (1.958 ± 763 g; p = 0,01). Cân nặng < 2.500 g và nhập NICU cũng thấp hơn trong nhóm đặt vòng so với nhóm progesterone. Số trẻ có phức hợp kết cục xấu chu sinh cũng giảm từ 35 (50%) xuống 18 (19%) (RR 0,38; KTC 95%, 0,12 – 0,47; p < 0,001).

Ở những thai phụ có cổ tử cung nằm trong khoảng tứ phân vị 25 – 50 (28 – 32 mm), sử dụng vòng nâng cũng làm giảm tỷ lệ nhập NICU và cũng giảm phức hợp kết cục xấu chu sinh. Trong các tứ phân vị còn lại (50 – 75 và ≥ 75), kết cục chính và phụ không khác biệt có ý nghĩa.

Về biến chứng ở mẹ trong toàn bộ dân số nghiên cứu, không có ca nào nhiễm trùng nặng, tử vong hoặc chấn thương âm đạo nghiêm trọng trong quá trình đặt hoặc lấy vòng nâng. Tiết dịch âm đạo xảy ra ở 104 (70%) trong nhóm đặt vòng và 36 (24%) trong nhóm progesterone (RR 2,91; KTC 95%, 2,15 – 3,94; p < 0,001).

Sử dụng arabin còn có chi phí thấp hơn so với đặt progesterone âm đạo, thuận tiện cho bệnh nhân hơn do không phải dùng thuốc mỗi ngày. Mặc dù tiết dịch âm đạo xảy ra nhiều hơn, nhưng bệnh nhân không than phiền nhiều hơn khi đặt arabin so với đặt progesterone âm đạo.

Đây là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới so sánh trực tiếp hiệu quả dự phòng sinh non giữa hai phương pháp đặt vòng arabin và progesterone âm đạo. Mặc dù sự khác biệt về tỷ lệ sinh non giữa nhóm đặt vòng arabin và progesterone không có ý nghĩa thống kê ở nhóm có cổ tử cung dưới 38 mm, tỷ lệ sinh non dưới 34 tuần ở nhóm arabin thấp hơn nhóm progesterone và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở các trường hợp có cổ tử cung dưới 28 mm. Biến cố bất lợi ở trẻ sơ sinh của nhóm arabin cũng thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm progesterone. Tóm lại, sử dụng arabin có tiềm năng là một biện pháp hiệu quả, an toàn và kinh tế trong dự phòng sinh non. Vì vậy, cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu để xác định hiệu quả của arabin trong dự phòng sinh non, đặc biệt trên đối tượng nguy cơ cao là song thai cổ tử cung ngắn./.