khái quát về nền kinh tế mỹ

187
KHÁI QUÁT VỀ NỀN KINH TẾ MỸ ẤN PHẨM XUẤT BẢN NĂM 2009 OUTLINE OF THE U. S. ECONOMY NHAØ XUAÁT BAÛN VAÊN HOÙA - THOÂNG TIN

Upload: lamnga

Post on 28-Jan-2017

244 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

KHÁI QUÁT VỀ NỀN KINH TẾ MỸẤN PHẨM XUẤT BẢN NĂM 2009

O U T L I N E O F T H E U . S . E C O N O M Y

NHAØ XUAÁT BAÛN VAÊN HOÙA - THOÂNG TIN

Page 2: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

The translation and publication of this book in Vietnamese language were madepossible through the financial support of the Public Affairs Section, Embassy of theUnited States in Hanoi.

Copyright © 2009 by the Bureau of International Information Programs, U.S.Department of State.

Sách được dịch và xuất bản bằng tiếng Việt với sự đồng ý và hỗ trợ về tài chínhcủa Phòng Thông tin - Văn hóa, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.

Page 3: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

NHAØ XUAÁT BAÛN VAÊN HOÙA - THOÂNG TIN

KHÁI QUÁT VỀ NỀN KINH TẾ MỸẤN PHẨM XUẤT BẢN NĂM 2009

O U T L I N E O F T H E U . S . E C O N O M Y

Page 4: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

IV

ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ

ÊËn phêím Khaái quaát vïì nïìn Kinh tïë Myä àaä àûúåc cûåu biïn têåp viïn vaâ phoángviïn Peter Behr cuãa túâ Washington Post hiïåu chónh laåi toaân diïån. Phiïn baãnnaây cêåp nhêåt möåt söë êën baãn trûúác àoá, baãn àêìu tiïn do Trung têm Thöngtin Hoa Kyâ phaát haânh vaâo nùm 1981, vaâ sau àoá àûúåc taái baãn búãi Böå Ngoaåigiao Hoa Kyâ.

Page 5: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

V

NNỘỘII DDUUNNGGCCHHƯƯƠƠNNGG 11::

CCHHƯƯƠƠNNGG 22::

CCHHƯƯƠƠNNGG 33::

CCHHƯƯƠƠNNGG 44::

CCHHƯƯƠƠNNGG 55::

CCHHƯƯƠƠNNGG 66::

CCHHƯƯƠƠNNGG 77::

CCHHƯƯƠƠNNGG 88::

Thaách thûác cuãa thïë kyã naâyNïìn kinh tïë lúán nhêët vaâ àa daång nhêët thïë giúáihiïån àang phaãi àöëi mùåt vúái nhûäng thaách thûáckinh tïë khöëc liïåt nhêët trong suöët möåt thïë kyã vaâ coáthïí coân lêu hún nûäa.

Cuöåc caách maång cuãa nïìn kinh tïë Myä Nïìn kinh tïë àaä phaát triïín vaâ thay àöíi, àûúåc dêîndùæt búãi möåt söë nguyïn tùæc bêët biïën.

Nhûäng haâng hoáa do nïìn kinh tïë Myä saãn xuêët Nhùçm ûáng phoá vúái toaân cêìu hoáa, caác doanhnghiïåp àa quöëc gia cuãa Hoa Kyâ àaä thay àöíichiïën lûúåc saãn xuêët vaâ vai troâ cuãa mònh àïí thñchûáng vúái sûå caånh tranh àang ngaây caâng gia tùng.

Caånh tranh vaâ nïìn vùn hoáa MyäCaånh tranh àaä trúã thaânh möåt àùåc trûng tiïu biïíucuãa nïìn kinh tïë Myä, khi “Giêëc mú Myä” cuãa nhiïìungûúâi laâ súã hûäu möåt doanh nghiïåp nhoã.

Àõa lyá vaâ cú súã haå têìngGiaáo duåc vaâ giao thöng giuáp nöëi liïìn nhûäng khuvûåc xa caách vaâ taách biïåt laåi vúái nhau.

Chñnh phuã vaâ nïìn kinh tïë Möåt phêìn lúán trong diïîn trònh lõch sûã nûúác Myäxoay quanh cuöåc tranh caäi vïì vai troâ cuãa Chñnhphuã trong nïìn kinh tïë.

Nïìn kinh tïë Myä kïët nöëi vúái thïë giúáiBêët chêëp nhûäng chia reä chñnh trõ, nûúác Myä khöngcho thêëy bêët kyâ dêëu hiïåu naâo vïì viïåc ruát lui khoãicam kïët toaân cêìu vïì thûúng maåi vaâ àêìu tû.

Möåt chûúng múái trong lõch sûã kinh tïë MyäTrïn con àûúâng dên chuã cuãa mònh, nûúác Myäàang phaãi àûúng àêìu vúái nhûäng thaách thûác kinhtïë khöíng löì.

1

13

61

77

95

113

143

163

Page 6: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

VI

LLỜỜII NNHHÀÀ XXUUẤẤTT BBẢẢNN

Khöng phaãi ngêîu nhiïn maâ nïìn kinh tïë Myä àaä giûä vûäng võthïë haâng àêìu thïë giúái trong khoaãng möåt thïë kyã trúã laåi àêy, bêëtchêëp sûå tùng trûúãng maånh meä cuãa caác cûúâng quöëc kinh tïë khaácnhû Nhêåt, EU hay gêìn àêy nhêët laâ Trung Quöëc...

Sûác maånh cuãa kinh tïë Myä àûúåc cöång hûúãng tûâ ûu thïë vûúåttröåi trïn nhiïìu lônh vûåc, nhûng àoá dûúâng nhû vêîn khöng phaãi laânhên töë mang tñnh quyïët àõnh, búãi nhûäng ûu thïë àoá vêîn bõ caácnûúác khaác thu heåp khoaãng caách, nhû àaä vaâ àang xaãy ra.

Maâ coá leä, àoá chñnh laâ khaã nùng tûå laâm múái mònh, biïët ruát rabaâi hoåc vaâ àûáng lïn sau möîi lêìn khuãng hoaãng khöëc liïåt, nhû àaätûâng xaãy ra nhiïìu lêìn trong lõch sûã cuãa quöëc gia coá tuöíi àúâi coânnon treã naây.

Chuáng töi xin trên troång giúái thiïåu àïën quyá võ àöåc giaã “Khaáiquaát vïì nïìn kinh tïë Myä”, êën phêím àûúåc cêåp nhêåt àêìy àuã nhêët tûâtrûúác àïën nay, vúái niïìm tin rùçng viïåc tòm hiïíu möåt caách töíngquan vïì lõch sûã, niïìm tin, truyïìn thöëng vaâ nhûäng giaá trõ kinh tïëMyä, cuäng nhû nhûäng thaách thûác trûúác mùæt àöëi vúái nïìn kinh tïënaây, chùæc chùæn seä mang laåi nhiïìu baâi hoåc hûäu ñch cho têët caãchuáng ta.

Nhaâ Xuêët baãn Vùn hoáa - Thöng tin

Page 7: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

VII

Thời báo Phố Wall (Wall Street Journal) đã từng viết “Cuộckhủng hoảng đã lan tỏa đến mọi ngóc ngách trên toàn thế giới.Nó được ví như một ngọn núi lửa phun trào khởi đầu ở NewYork, rồi tạo ra một cơn thủy triều lớn với sức mạnh hủy diệtquét qua mọi quốc gia trên thế giới”. Một trong những hậu quảnó gây ra là “sự tích tụ tiền nhàn rỗi ở những trung tâm ngânhàng”. Sự kiện này diễn ra khi nào? Đó là vào ngày 17 tháng 1năm 1908.

Trong hoàn cảnh những tin tức nhạy cảm đang ngày càngđược tung ra với mức độ chóng mặt thì việc soạn thảo bản Kháiquát về nền kinh tế Mỹ này thực sự là một khó khăn lớn. Trongquá trình thực hiện cuốn sách này, chúng tôi đã cố gắng tiếp cậntheo hướng liên hệ với lịch sử. Ngoài những sự kiện diễn ratrong năm 1908 đề cập trên đây, Hoa Kỳ đã trải qua nhiều cuộckhủng hoảng khác như cuộc Đại khủng hoảng (bắt đầu từ năm1929), thời kỳ Suy thoái dài (bắt đầu năm từ 1873), cuộc khủnghoảng năm 1837 - “một cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ dosự đầu cơ của thị trường bất động sản”, theo Wikipedia - vànhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng, bong bóng, mâu thuẫn khácnữa. Nhưng sau mỗi sự kiện đó, người ta lại thấy nền kinh tếđược phục hồi và các thể chế cộng hòa nổi lên mạnh mẽ. Chúngtôi hy vọng rằng độc giả có thể tìm thấy trong những bài viếtmới trong tuyển tập này những thông tin trực diện, phong phú vàtrên hết là hữu ích. Chúng tôi trân trọng giới thiệu ấn phẩm nàyvới một tinh thần lạc quan, vốn đã trở thành một phần bao trùmsâu sắc trong đời sống Mỹ.

Ban biên tập

GGIIỚỚII TTHHIIỆỆUU

Page 8: Khái quát về nền kinh tế Mỹ
Page 9: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

© photobyjohn/Shutterstock

11CC HH ÛÛ ÚÚ NN GG

Thaách thûáccuãa thïë kyã

naây

Nïìn kinh tïë lúán nhêët vaâàa daång nhêët thïë giúái

hiïån àang phaãi àöëi mùåtvúái nhûäng thaách thûáckinh tïë khöëc liïåt nhêët

trong suöët möåt thïë kyã vaâcoá thïí coân lêu hún nûäa.

Page 10: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

2

© A

P Im

ages

Phía trên: Từ trái qua, Phó Tổng thống đắc cử Joe Biden và phu nhân Jill, Tổngthống đắc cử Barack Obama và phu nhân Michelle trong buổi lễ nhậm chức vàotháng 1 năm 2009, với rất nhiều thách thức lớn trước mắt. Trang trước: Quảng trường Thời đại ở Thành phố New York, trung tâm tài chính củaMỹ, hiện đang chao đảo sau sự sụp đổ của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầunhưng vẫn tràn đầy sinh lực kinh tế.

Page 11: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

3

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã đột ngột chấm dứt vị trídẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu mà Hoa Kỳ đã nắmgiữ trong suốt một phần tư thế kỷ qua. Mặc dù tính đến thời điểm này,chưa thể nói rằng cú sốc đó đã giáng những hậu quả cuối cùng lên HoaKỳ và nền kinh tế thế giới, nhưng cũng chính trong thời điểm cuộckhủng hoảng vẫn đang diễn ra, việc người dân Mỹ lựa chọn được độingũ lãnh đạo quốc gia mới, với cuộc chuyển tiếp quyền lực trong hòabình, đã một lần nữa cho thấy sức mạnh của nền dân chủ quốc gia vàsự tin tưởng của người dân vào sự kiên cường, dẻo dai của nền kinh tếMỹ.

Bắt đầu từ khi Ronald Reagan đắc cử Tổng thống Mỹ năm 1980,Hoa Kỳ đã dẫn đầu xu hướng toàn cầu hóa thương mại và tài chính.Nước Mỹ đã mở rộng cửa cho các loại hàng hóa ngoại nhập và đầu tưnước ngoài hơn bất kỳ một nền kinh tế lớn nào khác. Văn hóa kinhdoanh của Mỹ là mẫu hình cho toàn thế giới. Sức mạnh cộng hưởnggiữa tự do chính trị và các thị trường tự do của Mỹ dường như đã đượckhẳng định sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết năm 1991. Trong nước,cả hai đảng đã đạt được sự đồng thuận về việc phi điều tiết nền kinh tếnhiều hơn nữa, dẫn đến khuyến khích việc mở rộng nhiều loại hình đầutư mới góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ nền tài chính và thương mạiquốc tế.

Nhưng sự tăng trưởng của Hoa Kỳ cũng ngày càng phụ thuộc vàonợ vay nhiều hơn. Người tiêu dùng, doanh nhân, người mua nhà vàngay cả Chính phủ Hoa Kỳ cũng vay nợ chồng chất, với một niềm tinrằng giá trị của những khoản đầu tư này, kể cả khoản đầu tư tai họa vàonhà ở của rất nhiều người, sẽ mang lại lợi nhuận về sau. Nguồn tín dụngsẵn có cùng với các điều kiện vay dễ dãi đã khiến giá cả, đặc biệt là giánhà đất, tăng lên tăng cao chưa từng có.

Hoa Kỳ “vẫn tiếp tục tạo nên sự bất ngờ... vẫnluôn tự làm mới chính mình”.

Ngoại trưởng Condoleezza Rice Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

2008

Page 12: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

4

Bong bóng nhà đất cuối cùngcũng đã sụp đổ vào năm 2007, làmlộ rõ các khoản vay mua nhà rủi rocao trong suốt một thập kỷ trướcđó cho những hộ gia đình thực tếlà không có khả năng tài chínhmua nhà, nhất là trong hoàn cảnhnền kinh tế suy thoái. Một sốngười từng vay nợ để mua nhữngcăn nhà vượt quá khả năng tàichính của mình với niềm tin rằngvới thị trường đang phát triển nhưthế này thì khi bán đi nhà đất củamình, họ sẽ luôn có lãi. Khi giánhà ở sụt giảm, những người sởhữu nhà không thể tiếp tục trảđược các khoản vay thế chấp vàcũng không thể bán nhà để trả nợ.Những khoản vay mua nhà này dovậy không còn là nền tảng vữngchắc cho hoạt động đầu cơ chứngkhoán và các hợp đồng tài chínhgiao dịch trên toàn thế giới vớiquy mô lớn nhưng hầu hết đềukhông công khai.

Do sự sụp đổ của thị trườngnhà đất, cấu trúc này đã bị lung layvào năm 2008. Các trường hợp bịtịch thu tài sản gia tăng và kéotheo đó là khủng hoảng. Nhữngcông ty tài chính khổng lồ ở PhốWall bị sụp đổ, bị tái cấu trúc haysáp nhập với những đối thủ cạnhtranh lớn hơn. Thị trường chứng

khoán xuống dốc và các nền kinhtế thế giới phải đối đầu với cuộcsuy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đạisuy thoái ở thập niên 1930.

Thảm họa này đã làm lộ ranhững điểm yếu không được chúý đến trong thời kỳ tăng trưởngbùng nổ. Tiêu dùng của Hoa Kỳ từlâu đã vượt quá các khoản tiếtkiệm được. Niềm tin của nhữngngười điều hành tài chính vào sựhiệu quả của các thị trường kinh tếđã khiến họ đánh giá thấp cácnguy cơ đang ngày càng gia tăng.Tinh thần lạc quan và tham vọngcủa người dân Mỹ trở nên thái quávà khiến họ thiếu thận trọng. Vàkhi người ta chỉ tập trung hoàntoàn vào hiện tại thì bài học từnhững lần bùng nổ và sụp đổ trongquá khứ đã bị lãng quên.

Nhưng cuộc khủng hoảng cũngcho thấy khả năng ứng phó nhanhvà quyết đoán của Chính phủ HoaKỳ trước những thách thức. Ngaycả tại đỉnh điểm của cuộc suythoái ở hai tháng cuối năm 2008,nhiều người nước ngoài vẫn coiHoa Kỳ là một trong những địađiểm đầu tư kinh tế an toàn và ổnđịnh về mặt chính trị nhất. Họ hàohứng mua những công khố phiếucủa Mỹ mà tỷ lệ hoàn vốn đầu tưgiảm xuống gần mức 0: Một lần

Page 13: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

5

nữa, đồng đô-la lại trở thành mộtnơi trú ẩn trong những cơn bão tàichính.

Những quan chức tại Washing-ton đã đưa ra nhiều biện phápchưa từng có tiền lệ để ứng phóvới sự sụp đổ của thị trường chovay. Chính phủ Liên bang và CụcDự trữ Liên bang - Ngân hàngTrung ương của Mỹ - đã nắmquyền kiểm soát hai công ty cầmcố địa ốc lớn nhất và giải cứu chocác ngân hàng và một công ty bảohiểm chính. Những động thái nàyvề mặt chính trị là khó có thểtưởng tượng ra được trước cuộckhủng hoảng. Một kế hoạch giảicứu ngân hàng trị giá 700 tỷ đô-lacũng đã được cả hai đảng thôngqua tại Quốc hội.

Kể từ cuộc khủng hoảng toàncầu diễn ra vào năm 2008, các cơquan Chính phủ Hoa Kỳ và Ngânhàng Trung ương đã cung cấp đến12,8 nghìn tỷ đô-la - gần bằngtoàn bộ sản lượng kinh tế Hoa Kỳhàng năm - cho các khoản nợ, muacác khoản nợ và bảo lãnh tín dụngnhằm chặn đà tuột dốc tự do củathị trường tài chính. Cục Dự trữLiên bang cũng cam kết sẽ muahơn 1 tỷ đô-la trái phiếu được đảmbảo bằng các khoản vay thế chấpnhà đã bị mất giá. Một nhà kinh tế

học hàng đầu đã nhận định rằng“không một nước nào - kể cảTrung Quốc - có bảng cân đối kếtoán đủ lớn” để đưa ra biện phápđối phó như vậy.

Cuộc khủng hoảng bùng nổtrong lúc cuộc bầu cử tổng thống2008 đang diễn ra và đã giúp choThượng nghị sỹ Barack Obama,ứng cử viên của Đảng Dân chủgiành được thắng lợi. Nhiều ngườiđã coi chiến thắng của vị Tổngthống Mỹ gốc Phi đầu tiên, ngườicó xuất thân bình thường nhưngđã nổi lên nhanh chóng này nhưmột minh chứng cho đức tính lạcquan và tin tưởng vào đất nướccủa người dân Mỹ. Ngoại trưởngdưới thời Tổng thống George W.Bush, Condoleezza Rice đã nói,một người có thể “vươn lên từnhững hoàn cảnh bình thườngnhất đến những thành công phithường”.

Ấn phẩm Khái quát về nềnkinh tế Mỹ là cuốn sách giới thiệuvề cách thức hệ thống kinh tế HoaKỳ nổi lên như thế nào, vận hànhra sao và được định hình bởi cácgiá trị xã hội và thể chế chính trịMỹ như thế nào. Cuốn sách cũngnêu lên những dự cảm, nhất là khiđã gần thời điểm hoàn thiện ấnbản mà nền kinh tế vẫn chưa qua

Page 14: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

6

khỏi thời kỳ khó khăn, về cáchthức tất cả những yếu tố trên cóthể đưa đường chỉ lối ra sao đốivới những ứng phó của quốc giavới những thách thức kinh tế lớnđang ở phía trước.

Chương 1 giới thiệu tổng quanvề nền kinh tế Mỹ ngày nay.Chương 2 trình bày cuộc cáchmạng có tính chất lịch sử của nềnkinh tế từ thời thuộc địa đến hiệntại. Chương 3 đề cập đến nhữngniềm tin, truyền thống và các giátrị quyết định đối với nền dân chủđại diện và nền kinh tế của HoaKỳ. Chương 4 mô tả sơ lược cấutrúc của nền kinh tế Hoa Kỳ -những hàng hóa mà Hoa Kỳ sảnxuất, xuất khẩu và nhập khẩu.Chương 5 tập trung vào nhữngkhu vực chính của đất nước nơinền văn hóa là nhân tố chính dẫnđến sự đa dạng của Hoa Kỳ, vànhững liên kết trong cơ sở hạ tầngvà giáo dục kết nối đất nước vớinhau. Chương 6 trình bày cuộctranh cãi đang diễn ra về vai tròcủa Chính phủ trong nền kinh tế.Chương 7 đánh giá những tácđộng của toàn cầu hóa và thươngmại đến nền kinh tế, các công tyvà người lao động Hoa Kỳ.Chương 8 tổng kết lại những ràocản mà kinh tế Mỹ phải đối mặt

trong một thế giới đang thay đổinhanh chóng và khó dự đoán này.

Một nền kinh tế được thúcđẩy bằng cạnh tranh

Rất nhiều nhà kinh tế học đồngý với quan điểm rằng nền kinh tếMỹ bắt đầu với khái niệm “bàn tayvô hình” của Adam Smith. Smith,người được coi là cha đẻ của kinhtế học đã viết trong cuốn sách“Của cải của các quốc gia” năm1776 rằng một nền kinh tế vậnhành hiệu quả nhất khi người muavà người bán tìm kiếm lợi ích tốtnhất cho chính mình như được chỉdẫn bởi một bàn tay vô hình. Ônglập luận rằng tổng hợp tất cả cácgiao dịch riêng lẻ của họ chính làcách thức sử dụng nguồn tàinguyên của đất nước một cáchhiệu quả nhất. Những nhà kinh tếhọc thị trường cho rằng cạnh tranhtạo nên các sản phẩm tốt hơn vàmức độ thịnh vượng bình quânrộng hơn so với một nền kinh tếdo nhà nước điều hành - thất bạicủa chủ nghĩa cộng sản tại LiênXô (cũ) là minh chứng rất rõ choluận điểm này.

Một nền kinh tế Mỹ đã đượchình thành từ học thuyết củaSmith và các đặc tính khác củanền kinh tế bán buôn của Anh.Yếu tố trọng tâm của nền kinh tế

Page 15: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

7

này vẫn là một hệ thống luật pháp,thể chế và truyền thống đã địnhhình nên nền kinh tế Hoa Kỳ.Những người viết nên bản Tuyênngôn Độc lập năm 1776 khiếnHoa Kỳ thoát khỏi sự cai trị củaAnh và Hiến pháp năm 1789, theolời của nhà sử học David McCul-lough, là “ngôi sao dẫn đường”của một đất nước Hoa Kỳ mới, đólà quyền tự do chính trị cơ bản vàgiới hạn quyền lực của Chính phủmà những người dân Mỹ đã mơước và cả đấu tranh vì chúng kể từngày lập quốc.

Nhưng ngay cả những ngườiủng hộ chủ nghĩa tư bản thịtrường mạnh mẽ nhất cũng phảithừa nhận rằng chủ nghĩa nàykhông phải là câu trả lời chomọi vấn đề. “Vì nhiều nguyênnhân khác nhau mà bàn tay vôhình đôi khi không hoạt động”,nhà kinh tế học N. GregoryMankiw, cựu thành viên của Hộiđồng Tư vấn Kinh tế của Tổngthống George W. Bush cho biết.Một nhà máy sản xuất sẽ khôngtrả chi phí khám sức khỏe và chiphí cải tạo môi trường do sự ônhiễm từ các ống khói của nó gâyra trừ khi bị Chính phủ yêu cầu.Một nhà độc quyền hay một nhómcác công ty lớn có thể tính giá bán

cao hơn mức một thị trường cạnhtranh cho phép. Còn cựu cố vấncủa Nhà Trắng Joseph E. Stiglitz,người đã được trao giải Nobel, thìcho rằng “Nguyên nhân vì sao bàntay vô hình thường không nhìnthấy được là vì nó thường xuyênkhông hoạt động”.

Thế hệ người Mỹ nào cũng đềuchỉ trích cơ chế kinh tế của đấtnước. Nhà sử học Henry SteeleCommager ở thập niên 1950 đãnói rằng: “Bất kể cái gì hứa hẹn sẽlàm tăng của cải đều nghiễm nhiênđược coi là tốt, do đó người Mỹcũng chấp nhận đầu cơ, quảngcáo, phá rừng, khai thác tàinguyên thiên nhiên và cũng kiênnhẫn hơn với những biểu hiện tồitệ nhất của chủ nghĩa côngnghiệp”.

Nhiều người khác cũng đã chỉra vô số những mâu thuẫn cảnhững mâu thuẫn bên ngoài vàthực tế bên trong công thức kinhtế của Mỹ: một xã hội hướng đếntiêu dùng mang đậm tính vật chấtnhưng lại yếu kém trong việc tiếtkiệm cho tương lai; một quốc giavới tài nguyên thiên nhiên dồi dàonhưng đôi khi cũng lạm dụng sựgiàu có này; một hệ thống chínhtrị dựa trên nền tảng bình đẳngcho dân chúng nhưng lại dựa vào

Page 16: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

8

sự bất bình đẳng về thu nhập đểkhuyến khích người dân làm việcchăm chỉ hơn và đầu tư vào giáodục; một đất nước có của cải nhiềuđến ngạc nhiên ở tầng lớp thượnglưu, nhưng cũng có tỷ lệ nghèo đóicao hơn so với nhiều quốc gia giàucó khác.

Nhưng phần lớn người dân Mỹđều ủng hộ một nền kinh tế năngđộng khuyến khích cạnh tranh,dang rộng vòng tay với những nỗlực và phát minh, tưởng thưởngcho những người chiến thắng vàtrao cơ hội thứ hai cho kẻ thất bại.Nhờ tất cả những điểm đối nghịchấy, Hoa Kỳ đã có được một hệthống kinh tế linh hoạt và tạo ranhiều sự lựa chọn cũng như cơ hộihơn bất kỳ hệ thống nào khác. Hệthống này cũng lại khẳng địnhđược khả năng khắc phục nhữngsai sót và ứng phó với các cuộcsuy thoái, chiến tranh, khủnghoảng tài chính và tạo dựng nênsức mạnh từ những thử nghiệmcủa mình. Hoa Kỳ “vẫn tiếp tụctạo nên sự bất ngờ”, theo lời củaNgoại trưởng Rice sau khi Tổngthống Obama đắc cử, “vẫn luôn tựlàm mới chính mình”.

Nền kinh tế Hoa Kỳ ngày nayNgay cả trong cơn khủng

hoảng, kinh tế Hoa Kỳ vẫn là nền

kinh tế lớn và đa dạng nhất thếgiới. Tổng sản lượng hàng hóa vàdịch vụ của Hoa Kỳ - hay còn gọilà tổng sản phẩm quốc nội - năm2007 đạt 14 nghìn tỷ đô-la, gấpgần ba lần nền kinh tế Nhật Bảnvà năm lần Trung Quốc, dựa trênsức mua của đồng tiền mỗi nước.Mặc dù chỉ chiếm 5% tổng dân sốtoàn cầu nhưng Hoa Kỳ chiếm đến20% tổng sản lượng kinh tế.

Tổng sản phẩm quốc nội bìnhquân đầu người năm 2007 đạt gần45.000 đô-la, trong khi mức trungbình trên toàn thế giới là 11.000đô-la. Cũng trong năm này, nềnkinh tế đã chi khoảng 40 tỷ đô-lamột ngày cho các sản phẩm hànghóa và dịch vụ được tạo ra bởi mộtlực lượng lao động có tay nghềvới 150 triệu người. Nguồn vốnđược cung cấp còn lớn hơn nữa:mỗi ngày có đến 5,5 tỷ đô-la từcác quỹ phi chính phủ được ngườiMỹ đầu tư vào việc kinh doanh vàđịa ốc. Các tài nguyên quốc gianhư khoáng sản, năng lượng,nước, rừng và đất trồng cũng rấtdồi dào.

Năng suất của lao động nam vànữ giới ở Hoa Kỳ vẫn là chuẩnmực của thế giới. Một công nhânMỹ trung bình sản xuất ra lượnghàng hóa và dịch vụ trị giá hơn

Page 17: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

9

92.000 đô-la trong năm 2007.Theo số liệu của tổ chức Confer-ence Board của Hoa Kỳ, con sốnày cao hơn gần 20% so với mứctrung bình của hàng chục quốc giachâu Âu đang dẫn đầu và cao hơn85% so với của Trung Quốc. Năngsuất của Mỹ đã tăng trung bình2% một năm trong khoảng thờigian từ năm 2000 đến năm 2006,gấp đôi so với mức tăng ở hầu hếtcác nước châu Âu. Trong mộtnghiên cứu thực hiện tại 16 nềnkinh tế công nghiệp lớn, chỉ cóHàn Quốc, Thụy Điển và ĐàiLoan là có mức tăng năng suất caohơn Hoa Kỳ trong cùng khoảngthời gian này. Năng suất tăng cũnggiúp Hoa Kỳ duy trì được tỷ lệthất nghiệp và lạm phát tương đốithấp.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới, với

các hội thảo được tổ chức hàngnăm, quy tụ những nhà lãnh đạodoanh nghiệp và các quan chứcchính phủ quốc tế hàng đầu,thường xuyên đánh giá nền kinh tếcủa Hoa Kỳ có sức cạnh tranh lớnnhất trên thế giới. Các công ty lớncủa Hoa Kỳ luôn dẫn đầu tại cácthị trường quốc tế nhờ kiên địnhmục tiêu chú trọng tới yếu tố đổimới, giảm chi phí sản xuất, hoàntrả lợi nhuận đầu tư cho các cổđông. Trong danh sách 500 doanhnghiệp lớn nhất thế giới do Tạpchí Fortune bình chọn năm 2007,có đến 162 doanh nghiệp có trụ sởchính đặt tại Hoa Kỳ, Nhật Bảnxếp thứ hai với 67 doanh nghiệpvà vị trí thứ ba là của Pháp với 38doanh nghiệp.

Vị trí dẫn đầu về công nghệcủa Mỹ tiếp tục mở rộng từ những

Mỹ Nhật Bản Đức Trung Quốc Anh Pháp Ý Tây Ban Nha Canađa Brazil Nga Ấn Độ

Tổng sản phẩm quốc nội 2007Nghìn tỷ đô-la

15

12

9

6

3

0

Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Page 18: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

10

ngành nền tảng hiện tại như máytính, phần mềm, truyền thông đaphương tiện, các vật liệu tiên tiến,khoa học y tế và công nghệ sinhhọc sang các lĩnh vực mới nhưcông nghệ nanô và gen. Mặc dùđồng euro được ủng hộ nhưng đô-la Mỹ vẫn giữ vai trò trung tâm

trong thương mại quốc tế. Khi Barack Obama nhậm chức

tổng thống vào tháng 1 năm 2009,cuộc khủng hoảng ngay lập tức trởthành tâm điểm trong hoạt độngcủa ông và đem đến những tháchthức lớn kéo dài. Những khoảnthâm hụt ngân sách liên bang kỷ

Các công ty của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục phát triển các công nghệ hàng đầu, chẳng hạn nhưtrung tâm công nghệ nanô tại phòng thí nghiệm Bell Labs, bang New Jersey này.

© AP Images

Page 19: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

11

lục do những khoản chi của Chínhphủ trong cuộc khủng hoảng sẽ làmột thách thức đối với sự ổn địnhcủa đồng đô-la. Những cam kết vềtăng cường chăm sóc y tế và hưutrí cho người già của Chính phủLiên bang cũng sẽ giúp kiểmnghiệm năng lực của Chính phủtrong việc chi trả cho chính hoạtđộng của mình. Những doanhnghiệp, cổ đông và người tiêudùng Mỹ có thể phải chi trả nhữngkhoản chi phí lớn để thay đổi cácquy trình và sản phẩm nhằm bảotồn tài nguyên thiên nhiên và ứngphó với những thách thức mà biếnđổi khí hậu mang lại. Sự bất bìnhđẳng trong giáo dục cũng tăng lên.Cạnh tranh nước ngoài và thay đổicông nghệ có thể khiến nhiềungười Mỹ mất việc làm hơn.

Nhà kinh tế học BenjaminFriedman thuộc Đại học Harvardvà một số nhà kinh tế học kháccảnh báo rằng sự hậu thuẫn chínhtrị của Mỹ đối với hoạt động tự dothương mại và tài chính cũng như

sự mở cửa ra thế giới có được tiếptục hay không phụ thuộc chủ yếuvào sự thịnh vượng liên tục của đasố người dân Mỹ.

Tổng thống Obama đã nhắcđến mức độ nghiêm trọng củathách thức này trong một bài diễnvăn ngắn trước lễ nhậm chức.Nhưng ông cũng khiến đất nướcgợi nhớ lại những di sản và sứcmạnh vốn có của nước Mỹ.“Chúng ta không bao giờ nênquên rằng người lao động củanước ta vẫn đạt năng suất cao hơnbất kỳ quốc gia nào khác trên thếgiới. Các trường đại học củachúng ta vẫn là những ngôi trườngmà thế giới mơ ước. Nước chúngta vẫn là ngôi nhà cho những tưtưởng vĩ đại nhất, những doanhnhân sáng tạo nhất và có nhữngcải tiến và công nghệ tiên tiến nhấttừng có trong lịch sử. Và chúng tavẫn là quốc gia đã từng vượt quađược những cuộc khủng hoảnglớn và những tình huống tưởngchừng như không thể”.

Page 20: Khái quát về nền kinh tế Mỹ
Page 21: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

22CC HH ÛÛ ÚÚ NN GG

Cuöåc caáchmaång cuãa nïìn

kinh tïë Myä

Nïìn kinh tïë àaä phaát triïínvaâ thay àöíi, àûúåc dêîn dùæt

búãi möåt söë nguyïn tùæcbêët biïën.

Ảnh do Thư viện Quốc hội Mỹ cung cấp

Page 22: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

14

Phía trên: Tờ Harper’s Weekly đăng hình quang cảnh cuộc sống tại các nông trại ở Mỹnhững năm 1860, khi nước Mỹ đang sẵn sàng trở thành nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Trang trước: Salem thuộc bang Massachusetts ở vùng New England là một trongnhững cảng biển quan trọng nhất tại các thuộc địa Mỹ vào thời Chiến tranh Cáchmạng.

Ảnh

do

Thư

viện

Quố

c hộ

i Mỹ

cung

cấp

Page 23: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

15

Vào thời điểm George Washington trở thành vị Tổng thống đầu tiêncủa Hoa Kỳ vào năm 1789, nền kinh tế của quốc gia non trẻ này mớichỉ là một mảnh ghép của nhiều ngành nghề đa dạng và sự khác biệttheo vùng miền đã được định hình.

Nông nghiệp là ngành đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Cứmười người Mỹ thì có chín người làm nông nghiệp. Đa phần trong sốhọ canh tác những loại lương thực thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếucủa gia đình. Chỉ có một trong hai mươi người sống ở khu vực “thànhthị”, tức là chỉ khoảng 2.500 dân thành thị. Dân số của thành phố lớnnhất nước là New York chỉ khoảng 22.000 người trong khi dân số củaLuân Đôn đã vượt qua con số một triệu. Nhưng chỉ một vài thành phốlớn có mặt tầng lớp thương nhân, gồm có những người buôn bán, chủcửa hàng, những nhà nhập khẩu, chủ tàu, nhà sản xuất và chủ ngân hàng- những người mà quyền lợi của họ có thể mâu thuẫn với quyền lợi củanhững người nông dân.

Thomas Jefferson - một chủ đồn điền và tác giả chính của bản Tuyênngôn Độc lập của Mỹ - đã đại diện cho tiếng nói của một nhóm có thếlực được gọi là Founding Fathers (Những người cha lập quốc) của nướcMỹ, trong đó có nhiều người đến từ miền Nam. Họ tin rằng đất nướcnày cơ bản nên là một xã hội nông nghiệp, với trồng trọt là trọng tâmvà Chính phủ chỉ đóng vai trò tối thiểu. Jefferson không tin tưởng vàotầng lớp thị dân. Ông cho rằng những thành phố lớn của châu Âu chínhlà những nơi sản sinh ra nạn tham nhũng. Jefferson đã từng tuyên bố:“Những người lao động trên trái đất này là những người được Chúalựa chọn, nếu thực sự có những người được Ngài chọn”.

Đối lập với Jefferson và những người ủng hộ nền cộng hòa với nềntảng cơ bản là nông nghiệp là những người chủ trương lập chế độ liênbang, phong trào chính trị có sức mạnh lớn thứ hai thời ấy, thường được

“Những người lao động trên trái đất này lànhững người được Chúa lựa chọn, nếu thực sựcó những người được Ngài chọn”.

THOMAS JEFFERSON1787

Page 24: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

16

các nhóm lợi ích trong lĩnh vựcthương mại tại miền Bắc hậuthuẫn. Một trong số những ngườilãnh đạo của phong trào này làAlexander Hamilton - một phụ táquân sự chính của Washingtontrong cuộc Chiến tranh Cáchmạng Mỹ (1775 - 1783), cuộcchiến mà những người dân thuộcđịa Mỹ đã giành được sự côngnhận chủ quyền từ đế quốc Anh.Vị Bộ trưởng Tài chính đầu tiêncủa Mỹ và là người New York nàytin tưởng rằng nền cộng hòa Mỹ -vốn non trẻ và dễ bị tổn thương -cần một sự lãnh đạo tập trung,mạnh mẽ và các chính sách liênbang để tăng cường mở rộng sảnxuất.

Năm 1801, Jefferson trở thànhTổng thống thứ ba của Hoa Kỳ vàđứng đầu Đảng Dân chủ Cộng hòa(sau này gọi là đảng Dân chủ).Năm 1828, người anh hùng thờichiến Andrew Jackson từ bangTennessee đã thắng cử với tư cáchứng cử viên của phe Jefferson vàtrở thành Tổng thống Mỹ đầu tiênxuất thân từ một vùng biên giới.Sự ủng hộ mang phong cách binhnghiệp của ông đối với “thườngdân” Mỹ đã trở thành chủ trươngcủa các thành viên Đảng Dân chủ.Năm 1832, ông tuyên bố rằng khi

Quốc hội hành động nhằm “làmcho người giàu giàu hơn và ngườicó uy quyền có nhiều quyền lựchơn, thì những người thuộc tầnglớp bình dân của xã hội - nhữngngười nông dân, thợ máy và ngườilao động không đủ giàu có và sứcảnh hưởng - có quyền phản đốicách hành xử như vậy”.

Hamilton lập luận rằng HoaKỳ sẽ không thể có được các cơhội kinh tế vô tận nếu không cómột hệ thống giúp tạo ra nguồnvốn và lợi nhuận từ đầu tư. Nhữngngười ủng hộ chủ trương thành lậphệ thống liên bang của Hamiltonđã phát triển lên thành Đảng Whigvà sau đó là Đảng Cộng hòa. Sựphân nhánh chính của nền chínhtrị Mỹ nhìn chung đã giúp tạo ranhững chính sách khuyến khíchngành công nghiệp phát triển,gồm có phát triển cơ sở hạ tầngtrong nước, áp thuế bảo hộ lên cáchàng hóa nhập khẩu, một hệ thốngngân hàng tập trung và một đồngtiền mạnh.

Sự cân bằng về lợi íchHiến pháp Mỹ được phê chuẩn

năm 1788 đã đặt nền móng chocuộc thử nghiệm nền dân chủ củaquốc gia non trẻ này trong bốicảnh phải rất khó khăn mới đạtđược sự thỏa hiệp trong việc mâu

Page 25: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

17

thuẫn lợi ích kinh tế và vùng miền.Giáo sư Anne-Marie Slaughterthuộc Đại học Princeton nói:“Những người xây dựng Hiếnpháp muốn một chính quyền cộnghòa sẽ đại diện cho nhân dân,nhưng đại diện cho họ theo cáchbảo vệ họ trước các luật lệ củađám du thủ du thực và tạo nhiềunhất cơ hội được bàn luận mộtcách thận trọng vì lợi ích cao nhấtcủa toàn thể quốc gia. Họ yêu cầuphải có một hệ thống đa nguyênđa đảng, một đạo luật nhằm giớihạn quyền lực của Chính phủ,đảm bảo tự do ngôn luận và tự dobáo chí, có cơ chế kiểm soát vàcân bằng quyền lực nhằm khuyếnkhích sự minh bạch và tráchnhiệm của Chính phủ kèm theomột hệ thống pháp trị mạnh mẽđược thực thi bởi một hệ thống tưpháp độc lập”.

Quyền lập pháp được phânchia cho hai nghị viện. Số thànhviên của Thượng viện là cố địnhvới hai thượng nghị sĩ từ mỗi bang(đến tận năm 1914 thì những nghịsỹ này vẫn được cơ quan lập phápbang lựa chọn chứ không phải dobầu cử trực tiếp). Thượng việnphản ánh các lợi ích của giới chủdoanh nghiệp và chủ đất. “Nhữngngười cha lập quốc” lập nên Hạ

viện với số thành viên dựa trên tỷlệ dân số của mỗi bang và đượcngười dân bầu cử trực tiếp, do vậymà Hạ viện hiểu rõ quan điểm củaquảng đại quần chúng hơn.

Một đặc điểm thể chế quantrọng khác là sự phân chia quyềnlực thành ba nhánh là lập pháp,hành pháp và tư pháp. JamesMadison, cha đẻ của Hiến phápHoa Kỳ và là Tổng thống thứ tưcủa nước này từ năm 1809 đã phátbiểu rằng “điểm cốt lõi của tựdo… là phải giám sát được”quyền lực của Chính phủ. Nhằmbảo vệ nguyên tắc về sự phân lậpnày, ông đã viết: “Nếu như conngười là thánh nhân, thì sẽ chẳngcần đến Chính phủ nào cả”.Nhưng Madison cũng cho rằng sựphân lập này là không hoàn toàntuyệt đối và mỗi nhánh trên đều sẽcó một số ảnh hưởng lên cácnhánh khác.

Do đó, tổng thống bổ nhiệmcác nhà lãnh đạo cao cấp củaChính phủ, công tố viên trưởngliên bang, các tướng lĩnh và đôđốc cấp cao chỉ huy lực lượngquân đội. Nhưng Thượng viện cóquyền chấp nhận hoặc từ chốinhững ứng cử viên này. Quốc hộicó thể bỏ phiếu thông qua dự luật,nhưng tổng thống có quyền phủ

Page 26: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

18

quyết ngăn dự luật trở thành luật,trừ phi hai phần ba nghị sĩ của mỗiviện trong quốc hội bỏ phiếu đểphủ quyết quyền đó. Tòa án Tốicao có quyền loại bỏ một luật khicoi nó là trái với Hiến pháp,nhưng tổng thống lại có quyền bổnhiệm những thấm phán mới choTòa án Tối cao. Thượng viện cóquyền phủ quyết những lựa chọntrên, và Hiến pháp chỉ định Quốchội có quyền quy định quy mô củaTòa án Tối cao và hạn chế quyềnphúc thẩm của tòa án.

Hiến pháp đã quy định vai tròcủa Chính phủ trong nền kinh tếcộng hòa mới. Theo quan điểmkiên định của Hamilton, Chínhquyền Liên bang là cơ quan duynhất có quyền phát hành tiền tệ,các bang không có chức năng này.Hamilton coi đây là chìa khóa đểtạo ra và duy trì một đồng tiềnquốc gia mạnh và một quốc gia cóđủ sự tin cậy khi đi vay mượn chomục đích phát triển và mở rộng.

Hàng hóa vận chuyển giữa cácbang không phải đóng thuế. Chínhquyền liên bang có quyền điều tiếtnền thương mại liên bang và là cơquan duy nhất có quyền đánh thuếnhập khẩu đối với các loại hànghóa nước ngoài vận chuyển vàotrong nước. Chính quyền liên

bang cũng có quyền cấp bằng sángchế và quyền tác giả để bảo vệ tácphẩm của các nhà phát minh vàcác tác giả.

Loại thuế quan bảo hộ của Mỹban đầu được Quốc hội khóa đầutiên của Hoa Kỳ ban hành vàonăm 1789 nhằm mục đích thungân sách cho Chính quyền Liênbang và bảo hộ các nhà sản xuấtkính, đồ thủ công và các sản phẩmkhác bằng cách tăng giá đáng kểcác mặt hàng cạnh tranh từ nướcngoài. Thuế nhập khẩu ngay lậptức trở thành một trong những vấnđề gây bất đồng nhiều nhất trongkhu vực của quốc gia trẻ tuổi này.

Hamilton đi đầu trong việcbênh vực cho thuế quan bảo hộ vàcoi đây như một rào cản phòng vệcần thiết chống lại các nhà sảnxuất hùng mạnh của châu Âu. Ôngcũng đẩy mạnh vai trò mang tínhquyết định của liên bang trong nềntài chính quốc gia, thuyết phụcthành công luận điểm gây tranhcãi trên toàn liên bang về việcthanh toán đầy đủ các khoản nợtrong Chiến tranh Cách mạng củacác bang, mà phần lớn trong số đóđược định đoạt ở mức giá thấp bởicác nhà đầu cơ trong chiến tranh.Những biện pháp này rất phổ biếntrong giới các nhà sản xuất và tài

Page 27: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

19

chính Mỹ tại New York, Boston vàPhiladelphia - những người màtrái phiếu của họ đã được dùng đểchi trả cho việc mở rộng nền côngnghiệp đất nước.

Nhưng thuế quan bảo hộ lạilàm cho những người miền Namvốn thiên về nông nghiệp rất bấtbình. Loại thuế này khiến giá cảcủa những loại hàng hóa chế biếnmà người miền Nam mua từ châuÂu tăng lên và cũng khuyến khíchcác quốc gia châu Âu trả đũa bằngcách giảm thiểu mua hàng hóanông nghiệp xuất khẩu của miềnNam. Theo quan sát của nhà sửhọc Roger L. Ransom thì các bangmiền Tây tương đối trung lập, cácbang này vừa chống lại mức thuếbảo hộ cao làm tăng giá hàng hóachế biến nhưng đồng thời lại đượchưởng lợi từ những nguồn thu từthuế để cấp vốn xây dựng hệthống đường bộ, đường sắt, kênhđào mới và các công trình côngcộng khác mà cộng đồng cần.Những hàng rào thuế quan caongất ngưởng năm 1828, bị nhữngngười chống đối tại miền Nam gọilà “Thuế nhập khẩu đáng ghét”, đãlàm dấy lên sự giận dữ trong khuvực, khiến cho tình trạng căngthẳng giữa các vùng trở nên trầmtrọng hơn, và lên đến cực điểm là

cuộc Nội chiến Mỹ diễn ra vàithập kỷ về sau.

Đến năm 1800, những vùngđất rộng lớn mà các hoàng đế Anhcấp cho những thống sứ ở thuộcđịa đã bị chia nhỏ. Trong khi nhiềuphần đất chiếm hữu rộng lớn vẫncòn được giữ nguyên, đặc biệt làcác đồn điền ở miền Nam, thì đếnnăm 1796, Chính quyền Liên bangđã bắt đầu ra lệnh bán đất trực tiếpcho những người khai hoang vớimức giá 2 đô-la/mẫu (5 đô-la/hécta), mở đầu cho một chínhsách đóng vai trò quyết định trongviệc mở rộng biên giới của nướcMỹ về phía Tây trong suốt thế kỷ19. Làn sóng lan rộng của nhữngngười khai hoang đã ép những thổdân châu Mỹ vốn đã yếu thế phảichuyển dần sang phía tây. Năm1830, Tổng thống Jackson đã banhành Đạo luật Di dời người Anh-điêng, chính sách này khiến nhữngbộ tộc người Anh-điêng phải rờibỏ nơi ở của mình, đạo luật đã épbuộc bộ lạc Choctaw phải chuyểnđến nơi sau này là bang Okla-homa, con đường di cư ấy về sauđược gọi với cái tên “con đườngnước mắt”.

Ranh giới địa phương đầu tiênxuất hiện mạnh mẽ sau làn sóngđịnh cư của nhiều nhóm dân tộc

Page 28: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

20

khác nhau. Những người định cưtừ nước Anh đi theo con đườngcủa những người Thanh giáo đầutiên tới New England ở khu vựcphía Đông Bắc của đất nước.Pennsylvania và những vùngthuộc địa ở miền Trung khác thuhút những người nhập cư Hà Lan,Đức và người Scotlen-Ailen.Những nông dân người Pháp địnhcư ở một số khu vực trong luồngthủy triều ở phía Nam, còn nhữngngười Tây Ban Nha cư trú tạivùng California và Tây Nam.Nhưng đường ranh giới sâu sắcnhất đã được hình thành sau khinhững nô lệ châu Phi được đưavào nước Mỹ, bắt đầu từ năm1619.

Ở miền Nam, sự giàu có củatầng lớp chủ đồn điền chủ yếu cóđược từ lao động nô lệ, nhữngnông sản được trồng tại nhữngđồn điền này, ban đầu là thuốc lá,sau đó là bông, đường, len và gaidầu, là những sản phẩm xuất khẩuchủ yếu của đất nước. Tầng lớptiểu chủ trang trại là thành phầnchính của nhiều thị trấn và khuđịnh cư mới. Họ được Jefferson vàrất nhiều người khác ca tụng nhưnhững biểu tượng của “tính cáchMỹ”, với tinh thần độc lập, làmviệc chăm chỉ và tính tiết kiệm.

Một số nhà lập quốc đã từngrất lo sợ rằng quốc gia của họ sẽbị xâm chiếm bởi đa số nhữngngười Mỹ không được học hành -“một đám những người có vũtrang và sẵn sàng chiến đấu”, theonhư cách gọi nổi tiếng của một tácgiả. Nhưng thực tế đã xảy ra lànhững người nông dân yêu nước,những người được triết gia thế kỷ19 Ralph Waldo Emerson miêu tảlà “những người nông dân khángchiến” từng thách thức binh línhAnh, đã bắn “tiếng súng mà cả thếgiới đều nghe thấy” và phát độngcuộc Cách mạng Mỹ.

Năm 1803, Tổng thống Jeffer-son đã mua lãnh thổ Louisiana củaPháp, giúp tăng diện tích đất nướclên gấp đôi và mở ra một vùng đấtmới rộng lớn, thu hút những ngườikhai hoang và những nhà thámhiểm.

Miền Nam và chế độ nô lệNền kinh tế miền Nam phụ

thuộc vào lao động nô lệ, đây làđiều mâu thuẫn về cơ bản vớinguyên tắc công bằng vốn là nềntảng của nước Mỹ. Năm 1808,Quốc hội đã cấm nhập khẩu nô lệ,nhưng lại không cấm chế độ nô lệvà số lượng những người nô lệtrong nước vẫn tăng lên. Nềnchính trị Mỹ trong nửa đầu thế kỷ

Page 29: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

21

trước Nội chiến (1861 - 1865) bịchi phối bởi sự bảo vệ “thể chếriêng” kiên quyết của miền Nam,trong khi nhu cầu bãi bỏ chế độ nôlệ ngày càng tăng lên ở miền Bắc.Năm 1860, 11 bang miền Nam,sau này ly khai ra khỏi Liên bang,đã xây dựng Liên minh riêng củamình và phát động cuộc Nộichiến. Trong 11 bang này, cứ 10người thì có bốn người là nô lệ, vàhọ chiếm quá nửa số lao độngnông nghiệp.

Bông là loại cây trồng vượt trộihơn tất cả những loại cây trồngkhác trong vùng. Thượng nghị sĩbang Nam Carolina James HenryHammond, người bảo vệ cho chếđộ nô lệ vào năm 1858 đã từngtuyên bố: “Bông là vua”. Bông làsản phẩm xuất khẩu quan trọngnhất của quốc gia, có vai trò sốngcòn đối với nền kinh tế ở cả miềnBắc và miền Nam. Chi phí laođộng thấp của những người nô lệsản xuất bông đã mang lại lợi íchcho các nhà sản xuất hàng dệt mayở Mỹ và Anh và cung cấp quần áocho các trung tâm thành thị vớimức giá rẻ hơn. Những ngườimiền Nam mua sản phẩm donhững nhà sản xuất miền Bắc vànông dân miền Tây làm ra.

Nền kinh tế bị tàn phá nặng nề

sau cuộc Nội chiến đã làm giatăng sự bất bình đẳng giữa nhữngngười thắng trận ở miền Bắc vànhững người thua trận ở miềnNam. Thế hệ các nhà sử học trướcđây lập luận rằng chính cuộc chiếntranh đã thúc đẩy việc mở rộngsản xuất và thương mại rộng khắptrong hàng thập kỷ sau đó. Nhưngnhững nghiên cứu gần đây hơn lạikhẳng định rằng nền kinh tế Mỹvẫn phát triển mạnh mẽ cho dù cóhay không có chiến tranh. Dùtrong hoàn cảnh nào, những ngườichiến thắng ở miền Bắc cũngvươn tới những đỉnh cao mới, vấpngã trong những thời kỳ khủnghoảng tài chính, nhưng rồi sẽ phụchồi và tiếp tục phát triển.

Miền Nam chủ yếu sử dụng hệthống tá điền thuê đất làm ruộng,hệ thống này đã phá vỡ được hệthống đồn điền mà trước đây đãtừng là trụ cột của nền kinh tế khuvực. Trong những năm Tái thiếtngay sau cuộc Nội chiến đã cónhiều nỗ lực thực sự nhằm cảithiện cuộc sống cho những ngườinô lệ trước đây, nhưng sau đóđộng cơ chính trị đã làm yếu dầnđi những cải cách này, đặc biệt làsau năm 1877. Lời hứa về sự tự dokinh tế và chính trị đã không đượcthực thi. Thay vào đó hệ thống

Page 30: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

22

phân biệt chủng tộc hà khắc của“Jim Crow” được áp dụng trêntoàn miền Nam. Cuối thế kỷ 19,sự nghèo đói đã bao trùm lên cuộcsống của những người da đen vànhiều người da trắng ở nhữngvùng nông thôn.

Cuộc Nội chiến là mối đe dọalớn nhất đối với sự sinh tồn củaLiên bang, nhưng cũng là một cơhội để Quốc hội thời chiến mởrộng quyền lực của Chính phủquốc gia khi thiếu đi những đạidiện từ các bang miền Nam nổiloạn. Hệ thống thuế quốc gia đầutiên đã được thông qua, đồng tiềngiấy của quốc gia đã được pháthành, các trường đại học côngđược cấp vốn; và tuyến đường sắtliên bang đầu tiên đã được khởicông.

Tinh thần phát minhTrên khắp đất nước, làn sóng

phát minh đã khiến sản lượngnông nghiệp tăng lên đáng kể. Jef-ferson đã tự mình thử nghiệmnhững thiết kế lưỡi cày mới giúpcày đất hiệu quả hơn nhiều và xuhướng phát triển những dụng cụnông nghiệp tiếp tục được đẩymạnh. Vào thời của Jefferson,người nông dân mất đến 300 giờđồng hồ cày bừa và dùng liềm thuhoạch để sản xuất ra 100 giạ lúa

mạch. Ngay trước đêm Nội chiến,những nông dân giàu có đã có thểmua lưỡi cày thép của John Deerevà máy gặt của Cyrus Mc-Cormick, loại máy này có thể tựđộng cắt, phân loại và thu hoạchngũ cốc. Cối xay gió cải tiến cũngđã được sử dụng, giúp cải thiệnviệc tưới tiêu.

Trong 40 năm tiếp theo, máykéo hơi nước, bộ lưỡi cày, ngô laigiống, xe chuyên dụng chở hàngđông lạnh và dây thép gai làmhàng rào cho đất đai đã đều xuấthiện. Đến năm 1890, thời gian cầnthiết để sản xuất 100 giạ lúa mạchđã giảm xuống còn 50 giờ đồng hồvà đến năm 1930 thì một ngườinông dân với máy kéo cày, máygặt đập và xe tải chỉ mất 20 giờ vàđến thập kỷ 1980 thì giảm xuốngchỉ còn 3 giờ.

Máy tỉa hột bông của Eli Whit-ney được giới thiệu vào năm 1793đã tạo ra một cuộc cách mạngtrong ngành sản xuất bông nhờ cơkhí hóa công đoạn tách sợi bôngtừ những hạt nhỏ dính bám. Nhucầu về bông lên cao khiến nhu cầuvề lao động nô lệ tăng theo. Whit-ney - một doanh nhân và thợ thủcông người Massachusetts - đãđấu tranh lâu dài và gian khổnhằm đòi quyền sáng chế và buộc

Page 31: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

23

những chủ đồn điền miền Nam đãbắt chước phát minh của ông phảitrả tiền. Đây là một trong nhữngcuộc đấu tranh pháp lý đầu tiênnhằm bảo vệ phát minh của nhữngngười sáng chế.

Whitney còn thành công trênmột lĩnh vực khác nữa, đó làchứng minh năng suất lao động cóthể được đẩy mạnh đáng kể, thôngqua việc sử dụng các bộ phận cóthể thay đổi được cho nhau. Theomột câu chuyện được kể lại thìvào năm 1801, khi đang tìm kiếmhợp đồng sản xuất súng với liênbang, ông đã làm cho các viênchức của Washington rất ngạcnhiên khi lấy ra các linh kiện từmột cái hộp một cách ngẫu nhiênvà lắp ráp chúng lại thành mộtkhẩu súng trường. Ông đã chứngtỏ được rằng việc làm của nhữngngười thợ thủ công có tay nghềcao, vốn chỉ có thể làm ra một sảnphẩm hoàn thiện trong một lúc, cóthể được thay thế bằng các quytrình tiêu chuẩn, gồm những bướcđơn giản và những bộ phận đượcsản xuất chính xác - những việcmà những người làm thuê cũng cóthể làm được. Minh chứng củaông đã trở thành nền tảng cho sựhình thành ngành sản xuất máycông cụ và quy trình sản xuất hàng

loạt. Chính những yếu tố này đãkhiến nền sản xuất của nước Mỹphát triển nở rộ, dần dần thì “giađình nào cũng có máy khâu vàđồng hồ bỏ túi, trang trại nào cũngcó máy gặt và văn phòng nào cũngcó máy chữ”, nhà báo HaroldEvans ghi lại.

Thế kỷ 19 còn là thế kỷ củanhững phát minh và tiến bộ trongsản xuất và công nghệ đáng chú ýkhác, bao gồm máy điện tín củaSamuel Morse giúp kết nối tất cảcác vùng miền trên nước Mỹ vàsau đó còn vượt qua cả Đại TâyDương, hay như điện thoại củaAlexander Graham Bell giúp mọingười giao tiếp trực tiếp với nhaudù ở khoảng cách rất xa. Năm1882, Thomas A. Edison và nhómcác nhà phát minh điện của ông đãgiới thiệu cơ sở đầu tiên để tạo ravà phân phối điện năng đến cácgia đình và nơi kinh doanh, thắpsáng các văn phòng trên khu phốtài chính Phố Wall của New Yorkvà mở đầu kỷ nguyên điện.

Và cuộc cách mạng giao thôngcũng bùng nổ cùng với sự hoànthành tuyến đường sắt liên bangđầu tiên, khi tuyến đường này nốiliền với các tuyến đường sắt từmiền Đông sang miền Tây tại tiểubang Utah năm 1869.

Page 32: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

24

Nhà sử học Louis Menandviết: “Nền kinh tế Mỹ sau cuộcNội chiến được định hướng bởi sựmở rộng các tuyến đường sắt”.Trong thời gian chiến tranh, Quốchội đã giao 158 triệu mẫu (tươngđương 63 triệu héc-ta) cho cáccông ty để xây dựng đường sắt.Đường sắt được xây dựng đãkhiến ngành sản xuất sắt thép tăngtrưởng. Từ mối liên kết đầu tiênnày, những tuyến đường sắt khácđã nối hai bờ Đại Tây Dương vàThái Bình Dương của đất nước,tạo điều kiện thuận lợi để giaothương với châu Âu và châu Á,mở rộng đáng kể nền kinh tế Mỹvà giao lưu chính trị với quốc tế.

Những thay đổi gây chấnđộng

Công nghiệp hóa và đô thị hóađã tạo ra những thay đổi làm rungchuyển nước Mỹ vào cuối thế kỷ19. Các phong trào lao động đãbắt đầu và tranh giành quyền lực,với sự trợ giúp của những ngườinhập cư đang cố đưa tư tưởng biểutình kiểu châu Âu vào trong cácmô hình Mỹ.

Đến những năm 1880, sản xuấtvà thương mại đã vượt trội hơn sovới nông nghiệp về giá trị. Nhữngngành công nghiệp mới và nhữngtuyến đường sắt lan tỏa nhanh

chóng với sự hỗ trợ mạnh mẽ từcác nhà tài chính châu Âu. Diệntích các thành phố lớn của Hoa Kỳcũng tăng lên nhanh chóng, thuhút những gia đình nhập cư và dicư từ nông thôn. Đến nửa đầu thậpniên 1890, một cuộc suy thoái lớnđã làm rung chuyển đất nước, chỉriêng trong năm 1892 đã có đến16.000 doanh nghiệp phá sản. Đếnnăm tiếp theo có khoảng 750.000công nhân đã bãi công và tỷ lệ thấtnghiệp lên đến 20%.

Những người nông dân từmiền Nam và miền Tây bị khốnđốn bởi chính sách thắt chặt tíndụng và giảm giá hàng nông sảnđã thành lập một tổ chức chính trịquốc gia thứ ba là đảng Dân túy.Đảng này đấu tranh chống lại cácchủ ngân hàng, các nhà tư bản tàichính và tư bản đường sắt quốcgia. Đảng Dân túy này yêu cầuphải có các chính sách tiền tệ vàtín dụng dễ dàng hơn để hỗ trợngười nông dân. Trong cuộc bầucử Quốc hội năm 1894, đảng Dântúy đã chiếm đến 11% phiếu bầu.

Nhưng đời sống chính trị Mỹchủ yếu xoay quanh hai đảng lớnnhất là đảng Cộng hòa và đảngDân chủ kể từ giữa thập niên1800. Các nhóm nhỏ hơn đa phầnchỉ đưa những vấn đề của mình

Page 33: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

25

Trong Thời kỳ Hoàng kim thời hậu nội chiến, một thế hệ những nhàtư bản vô cùng giàu có đã nổi lên. Được những người ngưỡng mộtung hô là “thủ lĩnh của ngành công nghiệp” và bị những kẻ chỉ

trích gọi với cái tên “những nam tước trộm cắp”, những người khổng lồnày đã thống lĩnh toàn bộ các khu vực của nền kinh tế Mỹ. Đến cuối thậpkỷ 19, ngành dầu mỏ có John D. Rockefeller, ngành tài chính có J. Pier-pont Morgan và Jay Gould, ngành thuốc lá có James B. Duke và R. J.Reynolds. Ngoài ra còn có rất nhiều người khác nữa, có những ngườisinh ra trong những gia đình giàu có, nhưng cũng có những người tựmình vươn lên.

Nhưng không ai có thể vượt qua được Andrew Carnegie. Ông là con trai của một côngnhân dệt thất nghiệp người Scotlen, người đã đưa gia đình mình đến Hoa Kỳ vào giữa thập niên1800 với hy vọng sẽ có được những cơ hội tốt hơn. Từ xuất phát điểm này, Carnegie đã trởthành “người đàn ông giàu nhất thế giới”, theo lời của Morgan, ông cùng với các đối tác củamình đã thu mua những gì có thể sản xuất được thành thép của Hoa Kỳ vào năm 1901. Thunhập cá nhân của Carnegie lên đến 226 triệu đô-la, tương đương với 6 tỷ đô-la ngày nay saukhi đã điều chỉnh lạm phát, nhưng trị giá cao hơn nếu tính theo tỷ lệ phần trăm trong toàn bộnền kinh tế Mỹ thời đó.

Cuộc đời của Carnegie minh họa cho cách thức mà một nước Mỹ đang tiến hành côngnghiệp hóa, tạo ra những cơ hội cho những người đủ thông minh và may mắn để nắm bắtchúng. Khi mới còn là một thiếu niên ở Pennsylvania, Carnegie đã tự học mật mã Morse và trởthành một người đánh điện tín lành nghề. Nhờ có kỹ năng này mà ông được nhận làm thư kýcho Thomas A. Scott, một nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang nổi của hãng quản lý và vận hànhtuyến đường sắt Pennsylvania Railroad, một trong những tuyến quan trọng nhất của quốc gia.Khi Scott thăng tiến trở thành một trong những nhà lãnh đạo hệ thống đường sắt quyền lựcnhất đất nước thì cố vấn của ông, Carnegie cũng thăng tiến theo. Ông cùng Scott chung nhaucác khoản đầu tư tài chính sinh lợi. Sau đó Carnegie bắt đầu công việc làm ăn riêng của mìnhvới công việc xây cầu thép cho hệ thống đường sắt. Ở tuổi 30, Andrew Carnegie đã là mộtngười đàn ông giàu có.

Sau khi rời ngành đường sắt, Carnegie cũng thành công trong lĩnh vực phát triển dầu mỏ.Ông đã thành lập một công ty sắt thép và khôn ngoan tập trung vào lĩnh vực ray đường sắt,sản xuất thanh giằng thép xây dựng cho các công trình khi đường sắt, văn phòng, xây dựngcông trình xí nghiệp cũng tăng mạnh. Cách thức sản xuất của ông đưa ra các chuẩn mực về chấtlượng, nghiên cứu, cải tiến và hiệu quả. Carnegie cũng thành lập cho riêng mình các liên minhbí mật và nắm rõ về các hoạt động và quyết định kinh doanh, ngày nay gọi là “giao dịch nội gián”và bị luật chứng khoán cấm, nhưng lại là hợp pháp dưới thời của Carnegie.

Nhưng những việc làm của Andrew Carnegie cũng mâu thuẫn nhau. Ông chống lại cáchoạt động nghiệp đoàn trong các nhà máy của mình. Cũng như những lãnh đạo các ngànhcông nghiệp khác, Carnegie áp đặt công nhân phải làm việc trong những môi trường nguyhiểm và khắc nghiệt. Mặc dù vậy nhưng ông lại quan tâm đến những người kém may mắn hơnvà đầu tư tiền bạc của mình vì lợi ích của cộng đồng. Ông đã tài trợ cho gần 1.000 thư viện, muađại phong cầm cho hàng ngàn giáo đoàn, cấp vốn cho các viện nghiên cứu và nỗ lực thúc đẩynền hòa bình thế giới. Khi gia tài của ông đã quá lớn và thừa để phân phát trong suốt cuộc đờimình, Carnegie đã trao lại nhiệm vụ cho những tổ chức ông đã sáng lập, chính ông đã gópphần tạo nên truyền thống nhân từ, bác ái mà cho đến ngày nay các truyền thống này vẫncòn được duy trì.

Người đàn ông giàu nhất thế giới

Phía trên: Bức ảnh chụp toàn cảnh nhà máy thép Carnergie ở Youngstown, bang Ohio.

© G

etty

Imag

es

And

rew

Car

negi

e. c

a. 1

886

Ảnh do Thư viện Quốc hội Mỹ cung cấp

Page 34: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

26

vào trong một hoặc cả hai đối thủnày. Vào những năm 1890, đảngDân túy cũng theo chiều hướngnày. Đến năm 1896, đảng này đãhợp nhất với đảng Dân chủ.Nhưng những thành phần quantrọng nhất trong chương trình hoạtđộng của đảng Dân túy sau đócũng đã được luật hóa thông quaphong trào Cấp tiến liên đảngtrong hai thập niên đầu của thế kỷ20. Hai trong số những cải cách đócó việc bầu cử phổ thông trực tiếpchọn thượng nghị sỹ và thuế thunhập quốc gia cấp tiến.

Theo nhà sử học Carl Degler,phong trào Cấp tiến ở Mỹ đã phảnánh quan điểm đang ngày càngphổ biến trong nhiều người dânMỹ, đó là “cộng đồng và ngườidân không còn kiểm soát được sốphận của riêng mình”. Nhữngngười cấp tiến dựa vào các chuyêngia trong các ngành khoa học xãhội và các lĩnh vực khác để đưa racác chính sách và luật lệ nhằmkiểm soát sự gia tăng quá mức củaniềm tin quyền lực và các lợi íchkinh doanh khác. Năm 1909, Her-bert Croly, tác giả của cuốn sáchcó tầm ảnh hưởng lớn The Prom-ise of American Life (Lời hứa củacuộc sống Mỹ) và là biên tập viênđầu tiên của tạp chí New Republic

(Nền cộng hòa mới) đã viết vềcương lĩnh của phong trào Cấptiến như sau: “Chính quyền quốcgia phải can thiệp và phân biệt rõràng, không phải với tư cách đạidiện cho quyền tự do và cá nhânđặc biệt, mà là đại diện cho sựcông bằng và người dân thường”.

Ảnh hưởng của tư tưởng Cấptiến tăng nhanh sau vụ ám sátTổng thống William McKinleynăm 1901, Phó Tổng thốngTheodore Roosevelt sau đó đã trởthành người chủ mới của NhàTrắng. Là một người phiêu lưu,theo chủ nghĩa tự nhiên và xuấtthân từ gia đình giàu có, “Teddy”Roosevelt tin rằng những tập đoànkhổng lồ có sức mạnh nhất sẽ bópnghẹt cạnh tranh. Roosevelt vànhững đồng sự của mình lập luậnrằng những yếu tố tiêu cực tháiquá của kinh doanh phải bị hạnchế để cho công chúng đừng quaylưng lại với hệ thống tư bản Mỹ.

Tờ New York World, dướiquyền sở hữu của nhà xuất bản cósức ảnh hưởng lớn JosephPulitzer, bày tỏ quan điểm rằng“nước Mỹ có thể không bao giờ cóthể tiến gần hơn đến một cuộccách mạng xã hội khi màTheodore Roosevelt trở thànhTổng thống”. Roosevelt phản ứng

Page 35: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

27

lại bằng các quy định và các vụkiện tụng chống độc quyền liênbang để phá vỡ sự tập trung sứcmạnh công nghiệp lớn nhất. Vụkiện chống độc quyền của Chínhphủ chống lại công ty độc quyềnđường sắt lớn nhất quốc gia -Northern Securities Company làmột cuộc tấn công trực diện vàovào nhà tài chính lỗi lạc nhất củađất nước - J.P. Morgan. Morgannói với Roosevelt: “Nếu nhưchúng tôi có làm điều gì sai trái,hãy cử người của ông đến gặpngười của tôi và họ có thể giảiquyết”. Roosevelt trả lời: “Điềuđó là không thể được”. Phán quyếtcuối cùng của Tòa án Tối caochống lại Northern Securities làcột mốc đầu tiên trong chiến dịchcủa Chính phủ nhằm hạn chếquyền lực của những tập đoàn lớnnhất nước lên nền kinh tế.

Một nền kinh tế hiện đại xuấthiện

Trong những thập niên đầu củathế kỷ 20, điện năng đã được sửdụng rộng rãi trong toàn nền kinhtế Hoa Kỳ và dần dần thay thếnăng lượng nước và hơi nướctrong các nhà máy công nghiệp.Điện chiếu sáng các văn phòng vàhộ gia đình, soi rọi các nhà kho vàrạp chiếu phim. Điện mang lại

dáng vẻ mới cho các thành phố,chuyển dịch thang máy trongnhững tòa nhà chọc trời và cungcấp năng lượng cho những chiếcôtô và tàu điện ngầm giúp mọingười có thể làm việc ở những địađiểm xa nhà hơn. Đến năm 1939,điện năng cung cấp 85% nănglượng chính cho nền sản xuất Mỹ.Điện được chuyển tải dễ dàng quacác đường dây điện nhỏ đãkhuyến khích những quy trình sảnxuất hoàn toàn mới ưu tiên tựđộng hóa phát triển, việc sử dụngnhững bộ phận chuyên dụng và sựgia tăng của lao động có tay nghề.

Nhưng cuộc Đại khủng hoảngở thập niên 1930 đã khiến sự mởrộng kinh tế trở thành rào cản cựckỳ nguy hiểm. Nguyên nhân củacuộc khủng hoảng khá phức tạp.Sau một thập kỷ đầu cơ chứngkhoán liều lĩnh liên tục tăng lên,vụ sụp đổ thị trường chứng khoánnăm 1929 đã “giết chết” hàngtriệu nhà đầu tư và dập tắt niềm tincủa những nhà quản lý doanhnghiệp và khách hàng.

Nước Mỹ và các cường quốckinh tế khác đã tiến hành một cuộcchiến khốc liệt trong lĩnh vựcthương mại, gia tăng các hàng ràothuế quan chống lại hàng hóa nhậpkhẩu của nước khác và hạ giá

Page 36: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

28

đồng tiền của nước mình trongmột nỗ lực bất thành nhằm làmcho hàng hóa xuất khẩu của mìnhcó sức cạnh tranh hơn. Giá cả sụpđổ, các gia đình và doanh nghiệplâm vào cảnh nghèo khổ. Tậpquán canh tác lạc hậu và tình hìnhhạn hán đã gây nên những trậnbão cát trên những khu vực canhtác nông nghiệp quan trọng nhấttại Mỹ, đẩy hàng ngàn người nôngdân phải rời bỏ nhà cửa. Cuộckhủng hoảng ngân hàng tồi tệ nhấtcủa đất nước đã khiến cho 40%các ngân hàng đang hoạt độngtrước khi cuộc Đại khủng hoảngdiễn ra phải đóng cửa. Tỷ lệ thấtnghiệp vượt quá 20%.

Một vài người Mỹ tuyệt vọngvà chán chường đã coi chủ nghĩacộng sản và chủ nghĩa xã hội nhưnhững giải pháp thay thế tốt hơn,một số khác lại coi chủ nghĩa phátxít là giải pháp, trong khi nhiềungười lo sợ rằng nước Mỹ đangtiến gần tới sự đổ vỡ chính trị.

Chính sách kinh tế mớiSự bất lực của Tổng thống

Herbert Hoover (1929-1933)trong việc đáp ứng nhu cầu phụchồi kinh tế đã tạo tiền đề cho cuộcbầu cử năm 1932 với sự đắc cửcủa ứng cử viên đảng Dân chủFranklin D. Roosevelt, cùng với

việc ban hành ngay trong năm sauphần đầu của loạt chương trình“Chính sách kinh tế mới” (NewDeal) của ông. Vị Tổng thống,được biết đến với tên viết tắt củamình FDR và là một nhà quý tộcgiàu có bang New York, rất có tàitruyền tải thông điệp đến vớingười dân Mỹ trong giai đoạn khókhăn này. Ông đã sử dụng phươngtiện radio mới để trực tiếp làmđiều đó. Trong bài diễn văn nhậmchức tổng thống của mình, Roo-sevelt đã khích lệ cả nước: “Điềuduy nhất khiến chúng ta sợ chínhlà nỗi sợ hãi”.

Sau đó, Roosevelt ban hànhmột loạt đạo luật và chương trìnhmới nhằm ngăn chặn cuộc khủnghoảng đang làm tê liệt hoạt độngngân hàng và để tạo ra việc làm.Các cơ quan mới như Đội Bảo tồnDân sự, Cục Xúc tiến Việc làm, vàCục Quản lý Công trình Côngcộng đã thu hút hàng triệu ngườiMỹ thất nghiệp vào làm việc chocác dự án của Chính phủ. Cục Cảicách Nông nghiệp đã trợ giá nôngnghiệp bằng cách cắt giảm sảnlượng, trong một số trường hợpcòn xử phạt những người nôngdân sản xuất quá mức cho phép.Hạ nghị sĩ Emanuel Celler bangNew York - một đảng viên Đảng

Page 37: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

29

Phía trên: Hệ thống lương hưu theo chương trình an sinh xã hội là một phần trong Chínhsách Kinh tế mới của Tổng thống Franklin Roosevelt. (Ảnh do Thư viện Quốc hội Mỹ cung cấp)

Page 38: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

30

Dân chủ kỳ cựu đã cho biết, nhìnchung, những chương trình này đãđánh dấu “sự quay trở lại của niềmhy vọng”.

Các sử gia đều đồng ý rằngFDR có vẻ là một người ứng biếngiỏi hơn là một nhà tư tưởng.Những chính sách về ngân sáchcủa ông là không nhất quán: Việccắt giảm chi tiêu vào giữa nhiệmkỳ tổng thống của ông có thể làmcuộc khủng hoảng kéo dài hơn.Một số giải pháp trong gói Chínhsách Kinh tế mới mâu thuẫn haytrái ngược hẳn với nhau. Ủy banKhôi phục Quốc gia (National Re-covery Administration) đã đàmphán về một loạt quy tắc cho toànngành như xây dựng mức giá tốithiểu, tiền lương và các ngoại lệkhác. Nhiều doanh nghiệp nhỏphàn nàn rằng những quy tắc nàychỉ làm lợi cho các đối thủ lớnhơn. Những người khác lại chorằng mối quan hệ khăng khít dochính Ủy ban Khôi phục Quốc giatạo nên giữa Chính phủ và nhữngdoanh nghiệp lớn là một “tổ hợpcấu kết” tiềm tàng mà về cơ bản đingược lại với các thỏa thuận kinhtế vận hành tự do và thông thoánghơn theo truyền thống của HoaKỳ. Tòa án Tối cao cũng đồng ývới quan điểm này và tuyên bố

đạo luật thành lập Ủy ban Khôiphục Quốc gia là trái với Hiếnpháp, đây là một hành động traoquyền cho tổng thống của Quốchội vượt ngoài những gì mà điềukhoản thương mại của Hiến phápcho phép.

Nhưng những giải pháp kháctrong Chính sách Kinh tế mới vẫnđược tiếp tục thực hiện. Chínhquyền liên bang siết chặt luật lệđối với ngân hàng và chứngkhoán; cấp bảo hiểm thất nghiệpvà lương hưu, trợ cấp cho ngườimất khả năng lao động, tiền tử tuấtcho những người lao động Mỹtheo chương trình an sinh xã hộiđược lấy từ tiền đóng thuế củangười lao động và giới chủ. Chínhsách Kinh tế mới đã thiết lập nênmột mạng lưới an sinh xã hội liênbang giúp người Mỹ vượt quanhững giai đoạn khó khăn, nhưngchi phí của hệ thống này tronghiện tại sẽ là những thách thức tàichính khổng lồ cho Chính phủtrong tương lai.

Trước nhiệm kỳ của FranklinRoosevelt, Chính quyền Liênbang đã có thái độ không can thiệpvào công việc kinh doanh, ngoạitrừ những quy định đối với ngânhàng, đường sắt và những chiếndịch chống lại các tơ-rớt độc

Page 39: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

31

quyền. Franklin D. Roosevelt đãđưa đất nước tiến xa theo mộtchiều hướng khác, đưa Chínhquyền Liên bang lấn sâu vào cáchoạt động kinh tế vốn trước kiatừng được cho rằng là lĩnh vực củatư nhân. Một ví dụ điển hình làviệc thành lập Tennessee ValleyAuthority (TVA) năm 1933, màthực chất là một tập đoàn do liênbang điều hành, có nhiệm vụphòng chống lũ lụt và sản xuấtđiện tại một vùng nghèo tại miềnNam.

Roosevelt và những người ủnghộ ông coi TVA là một mô hìnhgiúp thiết lập nên một chuẩn mựcvề giá điện công bằng giúp kháchhàng biết được họ có bị các côngty điện thu phí quá cao không.TVA là đại diện cho niềm tin củaChính sách kinh tế mới vào khảnăng xác định và giải quyết cácvấn đề xã hội của Chính phủ.David Lilienthal - người đượcRoosevelt bổ nhiệm là Giám đốcvà sau đó là Chủ tịch TennesseeValley Authority - từng nói: “Thậtkỳ diệu, gần như không có điều gìmà nhóm các kỹ sư, nhà khoa họcvà những nhà điều hành nàykhông thể làm được”.

Đối với những người phản đốithì TVA mang đậm tính chủ nghĩa

xã hội và vi phạm thô bạo nhữngnguyên tắc cơ bản của doanhnghiệp tự do. Herbert Hoover(thuộc đảng Cộng hòa), người tiềnnhiệm của Roosevelt, ngay từ đầuđã đưa ra những đề xuất chống lạicác dự án năng lượng và cácchương trình phát triển kinh tế củaChính phủ ở Tennessee, nói rằngnó sẽ “phá vỡ sự chủ động sángtạo và tinh thần kinh doanh củangười Mỹ… Đó là sự xét lạinhững ý tưởng cơ bản của xã hộivăn minh của chúng ta”.

Ngay cả với những vấn đề thiếtthực hơn thì người Mỹ cũng cónhững quan điểm trái ngược,chẳng hạn như: một công ty nănglượng tư nhân làm thế nào để cạnhtranh được với những nguồn lựcgần như không giới hạn của Chínhquyền Liên bang? Và một khi mộtcơ quan liên bang được phép hànhđộng, thì thẩm quyền của nó sẽđược kiểm tra ra sao? Bàn tay củaChính phủ đã xây dựng đập thủyđiện, sản xuất điện năng và ngănchặn lũ lụt cũng là bàn tay di dờihàng ngàn người khỏi cánh đồngcủa họ. Mặc dù các tổ hợp đập đãđược TVA xây dựng và TVA vẫnlà nhà sản xuất năng lượng côngcộng lớn nhất của Mỹ, nhưngnhững nỗ lực của Roosevelt nhằm

Page 40: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

32

chấp nhận mô hình của TVA tạinhững vùng khác của đất nước đãbị gác lại bởi sự chống đối chínhtrị ngày càng lớn và bởi Chiếntranh Thế giới Thứ hai.

Các ngành sản xuất kinh doanhvà cả khối văn phòng của Mỹđược huy động vào cuộc chiến vớiĐức, Nhật và những thành viênkhác của khối Trục trong cuộcChiến tranh Thế giới Thứ hai.Chiếc ôtô cuối cùng được sản xuấttại Mỹ trong những năm chiếntranh vẫn còn được để lại tại nhàmáy vào tháng 2 năm 1942. Tại cơsở của mình, ngành công nghiệpnày đã sản xuất được 30.000 chiếcxe tăng vào riêng năm 1943, tức làmỗi giờ sản xuất được gần 3 chiếc,nhiều hơn số lượng mà người Đứccó thể làm trong toàn bộ cuộcchiến tranh. Rick Atkinson ghi lại:một nhà máy sản xuất piano sảnxuất la bàn, một công ty đồ ănchuyển sang làm súng trường tựđộng, một công ty máy chữ phânphối súng máy. Có thể nói sứcmạnh của nền công nghiệp Mỹ làkhông gì chống lại được. Các nhàmáy của Mỹ cung cấp thiết bịquân sự cho cả chiến trường châuÂu và Thái Bình Dương, ngoài ralà cho quân Anh, Liên Xô và cácnước đồng minh khác.

Khi cuộc chiến kết thúc, đaphần châu Âu và châu Á bị tànphá nghiêm trọng, còn nước Mỹvươn lên thành siêu cường kinh tếduy nhất của thế giới.

Nghiệp đoàn của người laođộng: Thịnh vượng và mâuthuẫn

Sau khi cuộc chiến kết thúc,việc kiểm soát kinh tế thời chiếntranh cũng được gỡ bỏ, nhu cầutăng lương của công nhân Mỹ bịdồn nén lâu đã dẫn đến một loạtcác cuộc bãi công lớn, thái độ củangười Mỹ về các nghiệp đoàncũng phân cực rõ nét như trongthập niên 1890. Năm 1935, Quốchội dưới sự kiểm soát của ĐảngDân chủ ban hành Đạo luật Quanhệ Lao động Quốc gia 1935 quyđịnh những người lao động trongkhu vực tư nhân có quyền thànhlập nghiệp đoàn, đàm phán với cácnhà quản lý về lương, về điều kiệnlao động và bãi công để đạt đượcnguyện vọng của mình. Ủy banQuan hệ Lao động Quốc gia thuộcliên bang đã được thành lập đểgiám sát việc bầu cử của nghiệpđoàn và xác định các khiếu nại laođộng không công bằng. Đạo luậtTiêu chuẩn Lao động Công bằngnăm 1938 đã xây dựng mức lươngtối thiểu trên toàn quốc, cấm “bóc

Page 41: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

33

lột” lao động trẻ em và trả tiền làmngoài giờ cho những nghề nghiệpnhất định. Mục đích của Đạo luậtlà đảm bảo “một tiêu chuẩn sốngtối thiểu cần thiết cho sức khỏe,hiệu suất và hạnh phúc của ngườilao động”. Nhưng đạo luật nàycũng cho phép những người sửdụng lao động cho những ngườilao động bãi công nghỉ việc.

Sau Chiến tranh Thế giới Thứhai, Quốc hội dưới sự kiểm soátcủa Đảng Cộng hòa đã thông quađạo luật Taft-Hartley năm 1947,đạo luật nhằm hạn chế quyền lựccủa nghiệp đoàn trong việc tổchức các cuộc bãi công, tăng thêmquyền cho những người lao độngkhông muốn gia nhập một tổ chứcnghiệp đoàn đoàn nào và cho phépTổng thống ra lệnh cho nhữngngười lao động đang bãi côngquay trở lại làm việc trong thờigian 80 ngày “hạ nhiệt” nếu chorằng cuộc bãi công có thể gâynguy hại đến an ninh hay sứcmạnh quốc gia. Chủ tịch Hội Liênhiệp Công nhân Ngành mỏ JohnL. Lewis gọi đây là bộ luật “laođộng nô lệ”. Mặc dù Tổng thốngHarry S. Truman phủ quyết nhưngđạo luật vẫn được thông qua dohai phần ba nghị sĩ trong Quốc hộiđã bãi bỏ quyền phủ quyết này.

Đạo luật Tiêu chuẩn Lao độngCông bằng và Đạo luật Taft-Hart-ley đã vạch nên những giới hạnluật pháp chung cho phép nhữngngười lao động có tổ chức đấutranh với những nhà lãnh đạodoanh nghiệp và các công đoànđối lập để tranh giành tầm ảnhhưởng về kinh tế và chính trị.Năm 1950, khi các công ty ôtô Mỹcó được thị phần lớn trên thịtrường toàn cầu, tập đoàn GeneralMotors và Liên đoàn Công nhânNgành ôtô đã đạt được một thỏathuận cho phép người lao động cóthêm những phúc lợi về chăm sócsức khỏe và lương hưu. Từ quanđiểm của người sử dụng lao động,việc chi trả hào phóng và cáckhoản phúc lợi đảm bảo rằng cáccuộc bãi công không xảy ra và tạođộng lực khuyến khích người laođộng, chi phí cho những khoảnphúc lợi này sẽ được chuyển sangcho người tiêu dùng chịu. Nhưngvới sự gia tăng cạnh tranh từ NhậtBản, châu Âu và các nhà sản xuấtôtô nước ngoài khác, ngành ôtôMỹ đã trở nên kém nhiệt tình hơnhay thiếu khả năng để trang trảithông qua những chi phí lao độngnhư vậy.

Những vấn đề này cũng xuấthiện trên lĩnh vực chính trị. Thông

Page 42: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

thường, các nghiệp đoàn lao độngchủ yếu sẽ ủng hộ các ứng cử viêncủa Đảng Dân chủ bằng sứcngười, sức của trong khi giớidoanh nhân lại ủng hộ Đảng Cộnghòa. Cả hai bên đều hy vọng rằngchiến thắng trong bầu cử sẽ khiếnhọ có được những sự đối xử ưu áihơn. Nhưng sự phát triển kinh tếtoàn cầu đã can thiệp vào vấn đềnày. Với sự phục hồi công nghiệpcủa các quốc gia khác, số lượngthành viên của các nghiệp đoàncông nghiệp Mỹ nhìn chung đềugiảm. Khi cuộc Chiến tranh Thếgiới Thứ hai kết thúc thì chỉ cómột phần ba lực lượng lao độngtham gia nghiệp đoàn. Năm 1983,con số này là 20%, đến năm 2007giảm xuống còn 12% với tổng sốthành viên tham gia nghiệp đoànlà 15,7 triệu người.

Sự phát triển của nghiệp đoànngày nay phần nhiều diễn ra ở cáckhu vực ít bị ảnh hường của cạnhtranh từ nước ngoài như các ngànhdịch vụ, đặc biệt là công chức nhưgiáo viên, cảnh sát và lính cứuhỏa. Năm 2007, chỉ hơn một phầnba người lao động trong các ngànhdịch vụ công cộng tham gianghiệp đoàn, 7,5% người lao độngtrong khu vực tư nhân tham gianghiệp đoàn, và tỷ lệ người lao

động dưới 24 tuổi tham gia nghiệpđoàn thấp hơn 5%.

Một ví dụ điển hình cho thấytầm ảnh hưởng của nghiệp đoànlao động đã bị suy giảm là quyếtđịnh sa thải những người kiểmsoát không lưu tham gia bãi côngcủa Tổng thống Ronald Reaganvào năm 1981. Các công chức nhưnhững người kiểm soát không lưunày muốn có sự đảm bảo côngviệc lớn hơn nhưng ngược lại bịcấm bãi công “chống lại côngchúng”. Điều đó không có nghĩarằng những công chức không baogiờ bãi công. Đôi khi họ vẫn bãicông, và thường thì khi giải quyếtvụ việc, tính bất hợp pháp củacuộc bãi công được bỏ qua.Nhưng lần này thì không. Reaganra lệnh cho những người kiểm soátkhông lưu quay trở lại làm việctheo luật liên bang chống lại việcbãi công của nhân viên Chính phủ.Sau đó ông đã sa thải hơn 11.000người kiểm soát không lưu từ chốiquay trở lại làm việc và thay thếhọ bằng những người lao độngmới và phá bỏ nghiệp đoàn này.

Ngay cả khi các nghiệp đoàngiành được rồi lại mất đi ảnhhưởng thì những xu hướng quantrọng khác cũng đóng góp vàoviệc định hình lực lượng lao động

34

Page 43: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

35

Mỹ sau chiến tranh. Phong tràodân quyền bắt đầu giữa nhữngnăm 1950 đã đưa ra yêu sách đòichấm dứt các luật lệ của bang vàcủa địa phương ở miền Nam quyđịnh phân biệt trường học, tiệnnghi và giao thông công cộngdành cho người da đen và datrắng, cũng như việc hạn chếquyền bầu cử của người Mỹ gốcPhi. Sau một thập kỷ đấu tranhkịch liệt, chiến dịch bất bạo độngyêu cầu sự công bằng chủng tộcdo Tiến sĩ Martin Luther King Jr.lãnh đạo đã khiến cho các luật liênbang nhằm chống lại sự phân biệtsắc tộc và nạn nghèo đói đượcthông qua. Một loạt các dự luậtmà Tổng thống Lyndon Johnsoncủa Đảng Dân chủ gọi là chươngtrình Xã hội Vĩ đại của ông đãđược thực thi. Giáo dục và cơ hộiviệc làm cho các cộng đồng thiểusố được mở rộng. Mặc dù ngườiMỹ vẫn còn bàn luận về sự côngbằng của những ưu đãi trongchính sách “hành động kiênquyết” dành cho các cộng đồngthiểu số trong việc tuyển dụng vànhập học nhưng các đạo luật đượcban hành trong những năm 1960vẫn tiếp tục tăng cường cơ hộiviệc làm cho những cộng đồngnày.

Phong trào dân quyền ở thậpniên 1960 cũng khiến các đạo luậtcấm phân biệt đối xử đối với phụnữ trong công việc được ban hànhdưới sự tác động của một phongtrào có tầm ảnh hưởng sâu rộngcủa những người phụ nữ nhằm đạtđược vị trí công bằng với nam giớitrong nền kinh tế và trong xã hội.Năm 1950, chỉ có một phần ba sốphụ nữ trưởng thành có việc làm,nhưng đến cuối thế kỷ 20, cứ nămngười phụ nữ thì có ba người thamgia lực lượng lao động. Các nữchủ tịch lãnh đạo những tập đoànlớn như người khổng lồ công nghệHewlettPackard và hãng phimquảng cáo Ogilvy & Mather.Những người phụ nữ khác cũng đãgây dựng được sự nghiệp tronghầu như mọi lĩnh vực, từ họcthuật, chính trị, y học cho đến sảnxuất, thương mại xây dựng vàquân sự. Khoảng cách về lươnggiữa nam giới và phụ nữ đangđược lấp dần nhưng vẫn còn hiệnhữu. Năm 2000, những người phụnữ làm việc toàn thời gian kiếmđược 77 xu trong khi nam giớikiếm được một đô-la, còn 20 nămtrước đây, phụ nữ chỉ kiếm đượchai phần ba so với những gì đànông nhận được.

Một ảnh hưởng quan trọng

Page 44: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

36

khác là thế hệ sinh ra trong thời kỳ“bùng nổ dân số” bắt đầu gia nhậplực lượng lao động. Trong khoảngthời gian từ sau Chiến tranh Thếgiới Thứ hai đến năm 1964 đã có76 triệu trẻ em Mỹ ra đời, một lànsóng chưa từng xuất hiện trước đóvà đã phản ánh được chủ nghĩa lạcquan thời hậu chiến của đất nước.Cuộc bùng nổ dân số, diễn ra ngaygiữa xu thế kinh tế phát triển lâudài, đã gây nên một cuộc bùng nổkéo dài trong xây dựng nhà ở vàsự mở rộng của một nền kinh tếlấy người tiêu dùng là trọng tâm.

Dao động của con lắc chínhtrị

Hệ thống pháp chế Xã hội vĩđại của thập niên 1960 bao gồm84 bộ luật mới khác nhau là đỉnhcao của một làn sóng các hoạtđộng chính trị do Franklin Roo-sevelt khởi xướng nhằm sử dụngquyền lực của Chính phủ để lêncác chương trình nghị sự về kinhtế và xã hội. Quyền bỏ phiếu chonhững cộng đồng thiểu số, cơ hộiviệc làm, giáo dục công, an toàncho người tiêu dùng và người láixe ôtô, bảo vệ môi trường và bảohiểm y tế cho người già và ngườinghèo - tất cả những vấn đề nàyđều được các bộ luật mới điềuchỉnh.

Chương trình nghị sự của Lyn-don Johnson được thông qua nhờvào chiến thắng vang dội của ôngtrong cuộc bầu cử tổng thống năm1964 và do Đảng Dân chủ của ôngđã giành được đa số ghế trongQuốc hội năm đó. Nhưng nhữngchính sách của Johnson đã vấpphải sự phản đối của những ngườibảo thủ, họ cho rằng Chính phủ đãcan thiệp quá sâu vào cuộc sốngriêng tư của công dân và chất gánhnặng quá lớn lên những người sửdụng lao động, đe dọa sự sống còncủa nền kinh tế. Các giải pháp dânquyền mà Johnson ủng hộ đãkhiến nhiều người da trắng ở miềnNam bất bình và lòng trung thànhcủa họ đã chuyển sang cho ĐảngCộng hòa.

Thập kỷ 1970 là những nămđầy khó khăn đối với nền kinh tếMỹ. Vào giữa nhiệm kỳ đầu tiêncủa mình, Tổng thống Richard M.Nixon phải đối mặt với tình hìnhgiá cả leo thang - một phần donhững chi phí đổ vào cuộc Chiếntranh Việt Nam diễn ra trongnhiệm kỳ của ông và của Johnson.Nixon phá vỡ truyền thống ủng hộcân bằng ngân sách của ĐảngCộng hòa để gia tăng chi tiêu liênbang nhằm thúc đẩy tăng trưởngkinh tế mặc dù việc này sẽ dẫn đến

Page 45: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

37

thâm hụt ngân sách liên bang.Đồng thời Nixon cũng kiểm

soát giá cả và lương trong nỗ lựcnhằm chấm dứt cơn lốc lạm phátkhi lương tăng khiến cho các tậpđoàn tăng giá bán hàng hóa, màgiá bán hàng hóa cao hơn lại khiếncho người lao động có nhu cầuđược trả nhiều lương hơn. “Bâygiờ, tôi là người theo chủ nghĩaKeynes”, Nixon phát biểu năm1971. Ông tự đặt mình vào pheủng hộ nhà kinh tế học người Anh:John Maynard Keynes - người đãchủ trương tăng thâm hụt để chitiêu trong thời gian kinh tế pháttriển chậm chạp.

Chương trình kiểm soát giá vàlương của Nixon đã thất bại. Mộtví dụ là Chính phủ đã không kiểmsoát được giá bông do những ảnhhưởng chính trị của những ngườitrồng bông. Nhưng giá của vải sợibông thì lại bị điều tiết và khi lợinhuận của những nhà sản xuất dệtmay bị cắt giảm thì họ liền thu hẹpsản xuất và gây ra sự thiếu hụt,cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liênbang Alan Greenspan lập luận.

Bài học từ thất bại của Nixonlà một kinh nghiệm lâu dài: nềnkinh tế Mỹ đã quá linh hoạt, lộnxộn và thay đổi quá nhanh khiếncho quan chức Chính phủ không

thể quản lý chi tiết được. Tất cảđều nhất trí rằng các động tháikiểm soát không những khôngkiềm chế được lạm phát, mà lạicòn dập tắt đi sức sáng tạo, tínhmạo hiểm và sự cạnh tranh.

Hai cú sốc giá dầu mỏ sauChiến tranh A-rập - Ixraen năm1973 và Cách mạng Hồi giáo tạiIran năm 1979 đã tác động mạnhmẽ đến nền kinh tế Mỹ. Giá dầumỏ tăng lên gấp ba. Hàng đoànngười xếp hàng dài chờ đợi tại cáctrạm bán xăng. Đến cuối thập kỷ,lạm phát đạt mức cao nhất kể từChiến tranh Thế giới Thứ nhất, tỷlệ thất nghiệp tăng lên hơn 9%.Tác động của hai cú sốc này lênđến đỉnh điểm vào nhiệm kỳ củaTổng thống Jimmy Carter, ứng cửviên Đảng Dân chủ đắc cử năm1976. Nền kinh tế Mỹ rơi vào“tình trạng bất ổn” theo cách gọicủa các nhà cố vấn của Carter vàdường như Chính phủ đã khônglàm gì được để giải quyết nạn thấtnghiệp cao, giá cả tăng vọt và sựtrì trệ của thị trường chứng khoán.

Trong những thời kỳ kinh tếkhó khăn, cử tri Mỹ thường trừngphạt đảng cầm quyền và năm1980 cũng như vậy. Cuộc thăm dòý kiến năm đó cho thấy hai phầnba công chúng cho rằng đất nước

Page 46: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

38

đang ở trong tình trạng tồi tệ.Nhiều người Mỹ tìm kiếm một sựthay đổi trong định hướng và họđã tìm thấy trong lời vận độngtranh cử của nguyên thống đốcbang California - Ronald Reagan.Trong cuộc tranh luận trên truyềnhình duy nhất trong đợt vận độngtranh cử tổng thống, Reagan đãhỏi những người xem một câu đơngiản: “Cuộc sống của bạn có khấmkhá hơn so với bốn năm trước haykhông?”. Các nhà phân tích gọi nólà cú đấm nốc ao của Reagan.

Việc Reagan đắc cử tổng thốngđã đánh dấu một thay đổi địnhhướng về vai trò của Chính phủtrong nền kinh tế. Reagan đãtuyên bố trong bài diễn văn nhậmchức của mình rằng “trong giaiđoạn khủng hoảng hiện nay,Chính phủ không phải là giải phápcho các vấn đề của chúng ta, màchính Chính phủ là vấn đề”. Ôngnói thêm: “Đây là thời gian đểkiểm tra và chặn lại sự phát triểncủa Chính phủ”.

Kinh tế học Reagan(Reaganomics) hướng đến việccắt giảm thuế bất chấp việc này sẽlàm gia tăng thâm hụt ngân sáchquốc gia. Các nhà phê bình phảnđối rằng đó là cách gián tiếp để bắtbuộc cắt giảm tiêu dùng xã hội

trong nước và các chương trìnhmà chính quyền mới không đồngtình.

Reagan và những nhà cố vấnlập luận rằng mức thuế biên thấphơn giúp phục hồi lại nền kinh tế.Họ tin rằng sẽ tốt hơn nếu để tiềnvào tay những doanh nghiệp vàngười tiêu dùng, những người màtập hợp các lựa chọn tiết kiệm,tiêu dùng và đầu tư của họ có thểtạo ra mức tăng trưởng kinh tếnhiều hơn là để cho Chính phủ chitiêu. Học thuyết này, được gọikinh tế học trọng cung, khẳngđịnh rằng kết quả của sự tăngtrưởng kinh tế cũng sẽ tạo ra nhiềuthu nhập cho Chính phủ hơn sovới mức bị mất đi do cắt giảm thuếsuất, và rằng ngân sách liên bangcó thể được cân bằng theo cáchnày.

Chương trình cắt giảm thuếcủa Reagan đã giúp vực dậy nềnkinh tế Mỹ, nhưng ngược lại vớinhững tiên đoán của những ngườitheo học thuyết trọng cung, mứcthâm hụt ngân sách liên bang vẫntồn tại và tiếp tục tăng lên. Tuynhiên, cuộc “cách mạng Reagan”là bước ngoặt chính trị hướng tớimột chính phủ nhỏ gọn hơn và chủnghĩa cá nhân, và Reagan đã rờinhiệm sở với tư cách là một trong

Page 47: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

39

những tổng thống Mỹ đượcngưỡng mộ nhất.

Kinh doanh phi điều tiếtViệc cắt giảm thuế khóa ở thập

niên 1980 chỉ là một phần trongmột phong trào rộng hơn nhằmgiảm bớt vai trò của Chính phủtrong nền kinh tế. Phần còn lại làviệc bãi bỏ quy định.

Trong thập niên 1970, một sốnhà tư tưởng đã quy kết một sốnguyên nhân dẫn đến sự trì trệ củanền kinh tế đất nước là do mạnglưới các luật lệ và quy định buộccác nhà kinh doanh phải tuân thủ.Những quy định này được đưa ravì những lý do đúng đắn: để ngăncản sự lạm dụng thị trường tự dovà rộng hơn là để đạt được côngbằng xã hội hơn và nâng cao chấtlượng cuộc sống chung của đấtnước. Nhưng các nhà phê bình lậpluận rằng quy định cũng có giácủa nó, như số lượng đối thủ cósức cạnh tranh hơn trong mỗingành giảm đi, giá cả cao hơn vàmức tăng trưởng kinh tế thấp hơn.

Trong thời kỳ kinh tế khó khănở thập niên 1970 và đầu thập niên1980, nhiều người Mỹ không sẵnlòng trả cái giá này. Tổng thốngGerald R. Ford thuộc Đảng Cộnghòa, người đã đánh bại Richard M.Nixon trong cuộc bầu cử tổng

thống năm 1974 cho rằng việc phiđiều tiết ngành xe tải, máy bay vàđường sắt sẽ thúc đẩy cạnh tranhvà kiềm chế lạm phát hiệu quảhơn việc Chính phủ giám sát và raquy định. Người kế tục theo ĐảngDân chủ của Ford - Jimmy Carterthì tín nhiệm nhà tư vấn chủ chốttheo trường phái phi điều tiết Al-fred E. Kahn. Từ năm 1978 đếnnăm 1980, Carter đã ký thành luậtvăn bản pháp lý quan trọng, đạtđược việc phi điều tiết đáng kểngành giao thông vận tải. Xuhướng này đã được đẩy mạnhdưới thời Tổng thống Reagan.

Xu thế chính trị và tri thức ủnghộ việc phi điều tiết không chỉdừng lại ở nước Mỹ. Các phongtrào đòi tăng cường sức mạnh củakinh tế tư nhân và giảm ảnh hưởngcủa Chính phủ đã lan sang Anh,Đông Âu và nhiều nơi tại NamMỹ. Ở Mỹ, các quan tòa và nhàlập pháp tiếp tục loại bỏ bớt cácquy định của Chính phủ trongnhững ngành quan trọng, bao gồmviễn thông và sản xuất điện năng.

Bước đi quan trọng nhất là việcgiải thể Công ty Điện thoại vàĐiện báo Mỹ (AT&T) - công tyđộc quyền toàn quốc trong lĩnhvực điện thoại. Trước khi có độngthái này của Chính phủ, AT&T

Page 48: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

40

thống lĩnh toàn bộ dịch vụ điệnthoại, cả nội hạt lẫn đường dài vàlập luận rằng việc cho phép cácnhà cung cấp dịch vụ mới gianhập sẽ làm cho mạng viễn thôngkhông còn đủ tin cậy nữa. AT&Tbắt người dân Mỹ phải thuê điệnthoại từ công ty con Western Elec-tric của mình. Sự độc quyền nàyđã kiềm chế sự phát triển của cáchình thức và kiểu dáng điện thoạimới. Còn công ty viễn thông MCI,một đối thủ nhỏ hơn nhiều củaAT&T lại cho rằng những tiến bộcông nghệ sẽ cho phép sự cạnhtranh phát triển nhằm đem lại lợiích cho người tiêu dùng.

Chính quyền liên bang đã ủnghộ lý lẽ của MCI, mở một vụ kiệnchống độc quyền yêu cầu thẩmphán liên bang chấm dứt sự độcquyền của AT&T. AT&T thua kiệnvà đồng ý phân chia dịch vụ điệnthoại trong nước của mình thànhbảy công ty điện thoại khu vựcmới. Việc này đã mở ra một thờiđại cạnh tranh khốc liệt và cải tiếntrong lĩnh vực điện thoại, máytính, Internet và viễn thông khôngdây. (AT&T duy trì mạng viễnthông đường dài của mình, nhưngvào năm 2005 công ty đã bị mualại bởi một trong những công tycon chuyên về điện thoại nội hạt

của mình trước đây). Mặc dùnhiều người tiêu dùng Mỹ thấynhững thay đổi trong lĩnh vực dịchvụ điện thoại là khá rắc rối nhưnghọ vẫn hào hứng mua sắm nhữngdòng sản phẩm viễn thông mới.

Việc nới lỏng các quy định đốivới dịch vụ điện năng trong nhữngnăm 1990 đã gây ra nhiều bấtđồng hơn và những lợi ích của nótrở thành chủ đề gây tranh cãi.Khoảng một thế kỷ sau thời đạicủa Thomas Edison, đa phầnngười dân Mỹ mua điện từ nhữngcông ty độc quyền hợp pháp trongvùng. Các ủy ban của bang quyđịnh những mức giá điện tại địaphương của các công ty điện này,còn các nhà hoạch định chính sáchcủa liên bang giám sát việc bánbuôn điện trên hệ thống lưới điệnquốc gia. Giá cả về cơ bản đượcdựa trên chi phí sản xuất điện,cộng thêm một mức lợi nhuận“hợp lý” cho công ty kinh doanhđiện.

Khoảng một nửa các bang ởMỹ chọn mở cửa dịch vụ điện đểcạnh tranh với hy vọng sẽ có đượcnhững sản phẩm mới và mức giáthấp hơn. Nhưng những động tháinày lại xảy ra đúng vào lúc giánăng lượng tăng mạnh vào năm2000. Một phản ứng chính trị dữ

Page 49: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

41

dội chống lại việc phi điều tiếtngành điện đã nổ ra, tình hình còntồi tệ hơn sau vụ xì-căng-đan xungquanh sự sụp đổ của tập đoànEnron, một công ty năng lượngđặt tại Texas đã từng là người khởixướng chính cho thị trường điệnnăng cạnh tranh.

Phong trào bãi bỏ quy địnhdừng lại giữa chừng sau năm2000, để lại một ngành điện mộtphần được điều tiết, một phầnkhông được điều tiết và bị phânchia bởi những chương trình nghịsự khu vực khác nhau. Một sốkhu vực sản xuất điện từ than đá,ở một số vùng khác thì các nhàmáy sử dụng tuabin khí tự nhiên,nhà máy thủy điện hay nhà máyđiện hạt nhân lại là những nguồncung cấp điện chính, đến nhữngnăm 2000 thì năng lượng gió bắtđầu phát triển. Những mối quantâm khác nhau của các khu vựcđã làm chậm lại việc hình thànhnên biện pháp ứng phó với biếnđổi khí hậu của quốc gia, baogồm những biện pháp có thể thựchiện được như phát triển nguồnnăng lượng điện tái tạo và mởrộng hệ thống đường dây tải điện.Thay vào đó, chính quyền cácbang là những nhà cải cách chínhsách chủ yếu.

Thăng trầm trong ngànhcông nghệ

Công nghệ đang làm thay đổinhững yếu tố nền tảng của cạnhtranh kinh tế và thường thì Chínhphủ, các nhà lãnh đạo chính trị vàcông chúng khó có thể theo kịpđược. Thời đại máy tính phát triểntừ sự hội tụ của những phát minhtrên nhiều lĩnh vực khác nhau, baogồm cả sự ra đời của bộ vi mạchxử lý máy tính đầu tiên vào năm1971. Sự đột phá này đã kết hợpnhững chức năng của máy tínhtrước đây hoạt động riêng lẻ lạivới nhau, như việc chuyển dịch dữliệu qua lại, xử lý dữ liệu và lưugiữ kết quả vào một con chip sili-con duy nhất với kích thước chỉbằng đầu ngón tay. Con chip là sảnphẩm của các nhà khoa học thuộc

© A

P Im

ages

Phía trên: Bộ vi xử lý tích hợp trao đổi dữliệu, xử lý dữ liệu và lưu trữ kết quả vàomột chip duy nhất.

Page 50: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

42

tập đoàn Intel - một công ty côngnghệ mới thành lập được ba nămvà đã thu hút được sự ủng hộ củanhững nhà đầu tư mạo hiểm giàucó, sẵn sàng đặt cược chi nhữngkhoản đầu tư lớn cho các doanhnhân mới khởi nghiệp và chưa cótiếng tăm. Nguyên liệu thô để sảnxuất chất bán dẫn đã được đặt têncho một vùng đất ở California,phía nam San Francisco - Thunglũng Silicon, nơi đã trở thànhtrung tâm của cuộc cách mạngmáy tính Mỹ.

Trước khi con chip máy tínhbằng silicon được phát minh, máytính là những cỗ máy khổng lồdành riêng cho các cơ quan Chínhphủ và các doanh nghiệp lớn và

được vận hành bởi các chuyên gia.Nhưng đến năm 1976, hai họcsinh trung học bỏ học giữa chừnglà Steve Jobs và Steve Wozniak đãphát minh ra một loại máy tínhnhỏ hoàn chỉnh với vi mạch xử lý,bàn phím và màn hình. Chiếc máytính được đặt tên là Apple I và đãbắt đầu kỷ nguyên máy tính cánhân và sức mạnh của máy tính đãlan tỏa đến mọi thành phần củanền kinh tế.

Máy tính cá nhân nhanh chóngtrở thành một công cụ truyềnthông, giải trí và thu thập kiếnthức không thể thiếu được ở giađình và văn phòng. IBM - ngườikhổng lồ từng thống trị thị trườngmáy tính lớn từ những năm 1950 -

Nhà sản xuất máy tính lớn IBM cũng đã gianhập cuộc cạnh tranh máy tính cá nhântrong một thời gian.

Steve Jobs (ảnh chụp năm 1984) của hãngApple là người đi tiên phong trong ngànhmáy tính cá nhân.

© A

P Im

ages

© A

P Im

ages

Page 51: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

43

đã sản xuất máy tính cá nhân vàonhững năm 1980 và nhanh chóngvượt qua vị trí dẫn đầu của Apple.Nhưng ngược lại, IBM cũng phảicạnh tranh với những công ty sảnxuất máy tính để bàn khác ở HoaKỳ và châu Á, những công ty nàyđã thuê các nhà sản xuất có chi phíthấp hơn sản xuất linh kiện và tốithiểu hóa chi phí sản xuất của sảnphẩm có mức lợi nhuận biên ngàycàng thấp này.

Người chiến thắng trong cuộccạnh tranh này là Microsoft - mộtcông ty có trụ sở tại Redmond,bang Washington khởi nghiệp từlĩnh vực phần mềm chứ khôngphải sản xuất. Bill Gates, ngườisáng lập nên Microsoft đã nhậnthấy tầm quan trọng của việcthống trị được phần mềm điềukhiển hoạt động bên trong củamáy tính cá nhân. Trong khi cácnhà sản xuất máy tính đối thủ khácđổ xô vào bắt chước mô hình củaIBM, thì phần mềm của Microsofttrở thành chuẩn mẫu cho các máytính này. Họ dần dần và khôngngừng giành thị phần của các nhàcung cấp hệ điều hành khác. Côngty của Gates kiếm được một nửatừ mỗi đô-la bán hàng của ngànhmáy tính để bàn.

Gates trở nên giàu có ngang

với John D. Rockefeller và An-drew Carnegie - hai người khổnglồ trong thời đại phát triển kinh tếnăng động trước kia. Giống nhưnhững công ty của hai bậc tiềnbối, Microsoft của Gates bị cácđối thủ cạnh tranh và Chính phủtấn công vì sự thống trị của nó. VàGates, cũng giống như Rocke-feller và Carnegie, trở thành mộttrong những người bác ái hàophóng nhất trong lịch sử, cam kếtchi hàng tỷ đô-la cho những chiếndịch dài hạn để chống lại tình hìnhbệnh tật ở châu Phi, cải thiện giáodục ở Mỹ và hỗ trợ các mục tiêunhân đạo khác.

Cạnh tranh với sự ảnh hưởngcủa máy tính cá nhân là một độtphá lịch sử khác. Internet, baogồm cả mạng lưới toàn cầu WorldWide Web có khả năng tìm kiếmthông tin đã đẩy mạnh việc chia sẻthông tin dưới mọi hình thức, từnhững công nghệ bảo vệ sự sốngcho đến những âm mưu khủng bố,từ những dịch vụ hẹn hò cho đếnnhững giao dịch tài chính hiện đạinhất.

Giống như nhiều phát minhMỹ khác, Internet bén rễ từ chínhsách khoa học của Chính phủ Mỹ.Ý tưởng về một mạng lưới độc lậpcao giúp kết nối các máy tính ban

Page 52: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

44

đầu được thực hiện với chức nănglà một phương thức để bảo vệChính phủ và nghiên cứu chốnglại một vụ tấn công hạt nhân đángsợ vào nước Mỹ. Nhưng mặc dùgắn bó với Chính phủ, Internet đãvươn đến phạm vi toàn cầu nhờcác nhà khoa học tiên phong nhưTim Berners-Lee và Vinton Cerf,những người kiên định rằng nóphải là một môi trường mở mà tấtcả mọi người đều có thể chia sẻ.

Nền kinh tế mớiMáy tính cá nhân và Internet

đang xây dựng nền tảng cho nềnkinh tế mới vốn được hình thànhtừ thập niên 1990. Tiềm năng củacông nghệ trong việc tạo ra các thịtrường toàn cầu, làm cho việc sảnxuất và phân phối hiệu quả hơn,mở rộng lưu thông tài chính đã thuhút sự nỗ lực của các nhà cải cách.Ban đầu, việc ứng dụng công nghệmáy tính của giới kinh doanhkhông làm tăng rõ rệt năng suấtkinh tế Mỹ, khiến những nhà làmchính sách của Chính phủ phải bốirối. Tuy nhiên, đến cuối nhữngnăm 1990, năng suất đã tăng lênvà khiến hầu hết người dân Mỹ hyvọng về một giai đoạn tăng trưởngkinh tế mới và bền vững đang nằmtrong tầm tay.

Tinh thần lạc quan về căn bản

đã đưa tới những thành công đángkinh ngạc của các công ty côngnghệ trên thị trường chứng khoánMỹ - đặc biệt là các công ty mớithành lập hoạt động trong lĩnh vựcthương mại điện tử. Vào cuối thậpniên 1990, các nhà đầu tư Mỹ vàcác nhà đầu tư nước ngoài đã đổtiền vào các công ty Internet chưađược kiểm chứng, tìm kiếm thứmà tác giả Michael Lewis gọi là“những thứ mới, rất mới”.

Những doanh nhân tìm ra thịtrường ngách về chiến lược haysản phẩm phần mềm mới có thểquyết định mở công ty để đáp ứngnhu cầu đó. Họ có thể trả nhữngchi phí ban đầu bằng thẻ tín dụngcá nhân của mình. Họ có thể kêugọi sự giúp đỡ từ gia đình và bạnbè. Và với sự kết nối thích hợp đó,chẳng hạn như một bằng cấp từmột trường đại học hàng đầu củaMỹ, các doanh nhân này có thể cócơ hội trình bày ý tưởng với mộtnhóm những nhà tài chính nhỏnhưng có tầm ảnh hưởng lớn, gọilà những nhà tư bản đầu tư mạohiểm. Những nhà đầu tư nàythường rất giàu có nhờ nhữngthành công trước đây trong thịtrường công nghệ và đang tìmkiếm những triển vọng mới. Nếunhư họ thích ý tưởng của một

Page 53: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

45

doanh nhân nào, thì họ sẽ đầu tưtrước hàng triệu đô-la để đổi lấymột phần sở hữu của công ty.

Nếu như tất cả mọi thứ tiếp tụcdiễn ra tốt đẹp, công ty sẽ đượcthành lập. Nếu công ty sớm thànhcông - hoặc thậm chí chỉ quảng bátốt - thì doanh nhân và nhà tàichính đứng đằng sau có thể “niêmyết trên thị trường”, bán cổ phầncủa công ty cho công chúng trênthị trường chứng khoán thông quahoạt động chào bán cổ phiếu lầnđầu ra công chúng (IPO).

Mức lãi suất thấp giúp cáccông ty mới khởi nghiệp cùngnhau phát triển. Những câuchuyện thành công huyền thoạinhất - như sự phát triển của Mi-crosoft, Apple, America Online(AOL), và sau đó là eBay, Yahoovà những công ty “dot-com” khác(dot-com nghĩa là “.com”, thuậtngữ diễn tả những địa chỉ thươngmại trên Internet) - đã khiến cácnhà đầu tư phấn chấn và có vẻ nhưsẵn sàng đặt cược vào bất kỳ chiếnlược “thương mại điện tử” hợp lýnào, nhưng điều đó thật quá mayrủi.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bangAlan Greenspan đã cảnh báo về“sự bùng nổ phi lý” này, nhưngđiều đó không thể khiến bong

bóng dot-com trên thị trườngchứng khoán xẹp xuống. Tháng 3năm 2000, chỉ số tổng hợp NAS-DAQ, một số đo thị trường chứngkhoán Mỹ dành cho các cổ phiếucông nghệ trên sàn, đã vượt quá5.000 điểm - gấp hai lần so vớimột năm trước đó. Điển hình là sựra đời của các công ty mới là côngty Pets.com, một công ty chào bángiá rẻ cho khách hàng đặt muathức ăn cho vật nuôi qua mạngnhằm tăng số lượng khách hàngghé thăm trang web và công ty sẽthu hút tiền từ các nhà quảng cáo.

Chủ nghĩa cơ hội và sự nhẹdạ cả tin

Sự bùng nổ dot-com là mộtbiểu hiện cho tính cơ hội đặc trưngcủa chủ nghĩa lạc quan và sự nhẹdạ cả tin trong nền kinh tế Mỹ.Hiện tượng người dân Mỹ bị mêhoặc bởi các vận may bất ngờ trênthị trường chứng khoán đầy tiềmnăng này không phải là điều gìmới lạ. Những người sáng lậpnước Mỹ trước đây đã từng dựavào xổ số để huy động tiền choquân đội và ngày nay những ngườidân Mỹ lại đặt cược hơn 50 tỷ đô-la hàng năm vào các chương trìnhxổ số của các bang và số tiền nàyđược dùng để tài trợ cho giáo dụcvà các chương trình khác. Tính

Page 54: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

46

Giải phóng mạng Internet

Năm 1998, hai sinh viên cao học trường Đại học Stanford, bang California cho rằng họđã tìm ra cách giải phóng khối lượng thông tin khổng lồ đang phát triển một cáchnhanh chóng trên Internet. Một thập kỷ sau, Google - phát minh của họ - đã trở thành

công cụ tìm kiếm thông tin trên Internet nổi trội nhất trên toàn cầu. Doanh thu của hãng nàyđạt đỉnh vào năm 2008 với 20 tỷ đô-la, một nửa là từ ngoài Hoa Kỳ, số lượng nhân viên củahãng lên đến 20.000 người. Máy tính của Google của có thể lưu trữ, lập chỉ mục và tìm kiếmtrong hơn một nghìn tỷ các trang web khác. Công cụ tìm kiếm này phổ biến đến mức màtên của nó đã trở thành một động từ: Khi hầu hết mọi người muốn tìm kiếm gì đó trên In-ternet, họ “google” từ khóa đó.

Mặc dù sự thành công đáng ngạc nhiên này hiếm khi xảy ra tương tự, nhưng nhữngthành tố dẫn đến sự thành công ấy cũng là một phần quen thuộc trong câu chuyện kinh tếcủa Hoa Kỳ. Google đã chứng minh rằng những ý tưởng, tham vọng kinh doanh, nghiêncứu ở các trường đại học và vốn tư nhân có thể kết hợp lại và tạo nên những cải tiến mangtính bước ngoặt như thế nào.

Những người sáng lập nên Google, Sergey Brin và Larry Page đã khởi nghiệp với mộtsố lợi thế nhất định. Brin sinh ra tại Matxcơva, còn Page xuất thân từ vùng trung tây là contrai của một giáo sư đại học và chuyên gia máy tính.

“Cả hai đều lớn lên trong những gia đình mà những cuộc tranh luận đậm chất trí tuệ đãtrở thành những hoạt động diễn ra hàng ngày”, David Vise, tác giả cuốn The Google Story(Câu chuyện về Google) cho biết. Họ tình cờ gặp nhau trong một buổi hướng nghiệp chonhững sinh viên mới học bậc tiến sỹ tại trường đào tạo cao học thuộc Đại học Stanford, đếnnăm tiếp theo thì hai người cùng làm việc tại Trung tâm Khoa học Máy tính mới tại Stanfordvới 6 triệu đô-la tài trợ từ Bill Gates, nhà sáng lập nên Microsoft.

Cũng như những người sử dụng Internet khác, Brin và Page rất thất vọng vì các chươngtrình tìm kiếm đang tồn tại không đủ năng lực để phân loại tốt hàng ngàn các trang đượctìm ra bởi các truy vấn Web. Họ tự hỏi, sẽ thế nào nếu những kết quả được sắp xếp, nhữngtrang có vẻ như quan trọng nhất một cách khách quan sẽ được đưa lên đầu tiên, sau đó làtrang quan trọng thứ hai và cứ tiếp tục như vậy? Giải pháp của Page bắt nguồn từ nguyêntắc các trang trên Web có lưu lượng lớn nhất sẽ đứng đầu trong bản kết quả tìm kiếm. Anhcũng phát triển các phương thức đánh giá những trang nào về bản chất là quan trọng nhất.

Trường Stanford đã có những trợ giúp quan trọng trong giai đoạn này. Trường khuyếnkhích các sinh viên học Thạc sỹ sử dụng nguồn lực của mình để phát triển các sản phẩmthương mại. Phát minh của Google đã được Văn phòng Cấp phép Công nghệ của trường tài

© AP Images

Page 55: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

47

trợ. Những nguồn tài trợ đầu tiên đã được sử dụng để mua máy tính sử dụng cho các nghiêncứu của Google đến từ dự án thư viện số Stanford và những người đầu tiên sử dụng chức năngtìm kiếm này là sinh viên và giảng viên trong trường Stanford.

Sự liên kết giữa nghiên cứu ở đại học và những cải tiến kinh doanh thành công không phảilúc nào cũng mạnh mẽ ở những khu vực mà công nghệ thông tin không thực sự phát triển.Nhưng trường Stanford ở Palo Alto, bang California lại tọa lạc ở trung tâm Thung lũng Silicon,nơi tụ họp của các công ty công nghệ, các quỹ đầu tư và các cá nhân giàu có đã phát triển tronghàng thập kỷ của cuộc cách mạng công nghiệp máy tính.

Năm 1998, Brin và Page gặp gỡ Andy Bechtolsheim, đồng sáng lập của Sun Microsystems,một tập đoàn nổi tiếng đứng đầu Thung lũng Silicon. Bechtolsheim tin tưởng rằng Brin và Pagesẽ thành công và đã chi 100.000 đô-la tiền cá nhân để giúp họ xây dựng mạng lưới máy tính vàthúc đẩy niềm tin của họ. Một năm sau, Google đã xử lý được 500.000 truy vấn mỗi ngày vàđược cộng đồng Internet công nhận rộng rãi. Những lợi thế rõ ràng của Google so với các đốithủ và cam kết của những người phát minh ra Google đã thu hút được nguồn tài trợ trị giá đến25 triệu đô-la từ hai quỹ đầu tư mạo hiểm lớn nhất Thung lũng Silicon. Những nhà sáng lập đãcó tiền mà không phải từ bỏ quyền kiểm soát công ty.

Một thập kỷ sau khi thành lập, những mục tiêu của Google đã phát triển một cách đángngạc nhiên. Như Randal Stross, tác giả của Planet Google (Hành tinh Google) đã đặt mục tiêu là“sắp xếp tất cả mọi thứ chúng tôi biết”. Những sáng kiến này bao gồm cả nỗ lực số hóa mọicuốn sách đã được xuất bản trên thế giới.

Google đã nổi lên như một hình ảnh của sự mở cửa và sức sáng tạo của nền kinh tế Hoa Kỳ,nhưng cũng là biểu hiện cho sức mạnh có ảnh hưởng sâu rộng của Hoa Kỳ và khiến những nhàphê bình nước ngoài lo lắng. Những nhà vận động và nhà báo về lĩnh vực nhân quyền đã chỉtrích thỏa thuận tự kiểm duyệt máy tìm kiếm của Google tại Trung Quốc năm 2008 do sự chỉ đạocủa chính quyền Bắc Kinh. Google đáp rằng những hình thức giới hạn này sẽ hạn chế sự mở rộngdân chủ và tự do cá nhân. Nếu điều này là đúng thì ví dụ này về tinh thần doanh nhân Mỹ sẽ làtác nhân của sự thay đổi đó.

Thỏa thuận tự kiểm duyệt các máy tìm kiếm của Google ở Trung Quốc đã vấp phảisự phản đối của các nhóm hoạt động vì nhân quyền. Ảnh trang bên: Logo này củaGoogle kỷ niệm chuyến thăm của Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị đến văn phòngcủa Google ở Luân Đôn.

© AP Images

Page 56: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

48

ham mê đầu tư ở thế hệ nào cũngcó, từ những người đầu cơ đất đaitừ kỷ nguyên thuộc địa, cho đếnđường sắt vào thế kỷ 19, và đếnmáy tính và công nghệ sinh họcvào cuối thế kỷ 20.

Tháng 3 năm 2000, bong bóngdot-com nổ tung. Người ta tranhcãi về nguyên nhân trực tiếp củanó, nhưng mức lãi suất ngày càngcao và sự đi xuống trong đầu tưcông nghệ của các công ty quantrọng đã làm tổn thương đến môitrường đầu tư. Sự tự tin của cácnhà đầu tư bị phá vỡ bởi nhữngđiều tra đã cho thấy một số chuyêngia chứng khoán nổi danh trênPhố Wall đã lừa dối công chúngđầu tư về triển vọng của một số cổphiếu Internet. Chỉ số NASDAQgiảm xuống gần 1.000 điểm vàonăm 2002, quét sạch 5 nghìn tỷđô-la lợi nhuận “trên giấy” của cácnhà đầu tư. Giá trị của Pets.comgiảm từ 11 đô-la/ cổ phiếu vàotháng 2 năm 2000 xuống còn 0,19đô-la/ cổ phiếu khi thị trườngđóng cửa vào cuối năm đó.

Sự sụp đổ cũng đã cuốn theohai trong số những công ty nổidanh nhất lúc bấy giờ. Một làWorldCom - công ty đã sử dụngchiến lược mua bán sáp nhậpmạnh mẽ nhờ nguồn vốn thu được

từ việc phát hành cổ phiếu nhằmkhẳng định vị trí dẫn đầu trongngành viễn thông, vượt qua cácđối thủ như MCI. Công ty còn lạilà Enron, ban đầu là một nhà cungcấp điện và khí tự nhiên, nhưngsau đó trở thành công ty kinhdoanh các hàng hóa và dịch vụnăng lượng trực tuyến. Nhữngđiều tra của Chính phủ đã khiếncác nhà lãnh đạo hàng đầu của cảhai công ty này bị đưa ra truy tốvà kết tội vì đã lừa dối các nhà đầutư thông qua việc công bố cácthông tin tài chính sai lệch.

Sự bùng nổ của bong bóng dot-com đã kéo theo hàng loạt đầu cơkhác vào bất động sản và thịtrường cầm cố nhà ở Mỹ. Haiphần ba các gia đình Mỹ có nhàriêng, đây cũng là khoản đầu tưquan trọng nhất của họ, chiếm đếnmột phần ba tiêu dùng của họ vàcũng cấp một khoản tài sản ròngcủa chủ sở hữu nhà trung bình là75.000 đô-la, một khoản hỗ trợlương hưu quan trọng. Sở hữu nhàlà một phần quan trọng trong giấcmơ Mỹ và được các nhà lãnh đạoChính phủ đề cao trong các hoạtđộng chính trị.

Mức lãi suất thấp hơn nhữngnăm đầu thập kỷ 2000 đã khuyếnkhích một làn sóng cho vay từ các

Page 57: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

49

ngân hàng và các công ty cầm cốphi ngân hàng cũng như khuyếnkhích những người mua nhà vaynhiều hơn. Chính phủ Mỹ yêu cầucác ngân hàng cho phép những giađình có thu nhập thấp vay cầm cốnhiều hơn, điều này làm tăng rủiro tài chính cho cả người đi vay vàngười cho vay. Các khoản cầm cốđược bán cho các gia đình có mứcthu nhập thấp hơn bình thườnghay có lịch sử tài chính yếu kémđược gọi là các khoản vay cầm cốdưới tiêu chuẩn (đối ngược vớicác khoản vay đúng chuẩn cho cácgia đình có vị thế tài chính trungbình hay tốt hơn). Trong khoảngmột phần tư thế kỷ trước năm2007, các khoản nợ của các giađình Mỹ bao gồm cả các khoảncầm cố đã tăng từ 45% lên đến98% tổng sản phẩm quốc nội.

Nhưng Chính quyền Liên bangđã không có một động thái nghiêmtúc nào để điều chỉnh làn sóng chovay cầm cố quá mức này. Cũngkhông có nhà quản lý nào ngăncản các thủ thuật bán hàng lừa đảocủa những người cho vay khiếncho những người mua nhà ngâythơ mắc vào những khoản vay đểmua nhà mà họ không thể trảđược. Các khoản vay để mua nhànày lại được những nhà môi giới

bán đi, mà những người này lạiđược hưởng hoa hồng từ mỗi giaodịch nên đã khiến họ cố gắngthuyết phục những gia đình có thunhập thấp mua nhà, khiến cho tìnhtrạng tài chính của các gia đìnhnày càng trở nên eo hẹp. Thôngthường, mức lãi suất “như đùa”được áp dụng cho những năm đầutiên khi thế chấp, nhưng nó sẽ tănglên đáng kể vào những năm sau.Các nghiên cứu sau đó đã chỉ rarằng rất nhiều người mua nhà mớiđã không lường hết được nhữngrủi ro tài chính mà họ đang thựchiện.

Ngành kinh doanh cầm cố tìmkiếm cách quản lý những rủi ronày thông qua một quá trình gọi làchứng khoán hóa. Các khoản nợrủi ro hơn được gộp lại cùng vớicác khoản vay mua nhà thôngthường và chia thành những gói vàsau đó phân chia thành từng phầnđể bán cho các nhà đầu tư giốngnhư trái phiếu. Loại chứng khoánđược đảm bảo bằng tài sản thếchấp này được trả mức lãi suất caohơn lãi suất tiêu chuẩn do có nhiềurủi ro hơn, và được các nhà đầu tưMỹ, và sau đó là các nhà đầu tưtrên toàn thế giới hào hứng đónnhận. Ví dụ như vào năm 2005,doanh thu của việc bán chứng

Page 58: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

50

khoán được đảm bảo bằng tài sảnthế chấp đã vượt quá 1.000 tỷ đô-la. Các “kỹ sư” tài chính Phố Wallđã dựng nên một loạt các khoảnđầu tư ngày càng mang tính đầucơ và phức tạp hơn liên quan tớichứng khoán được đảm bảo bằngtài sản thế chấp. Họ cũng thànhcông trong việc bán chúng cho cácnhà đầu tư. Kết quả là sự gia tăngmạnh trên quy mô toàn cầu cáckhoản đầu tư đầu cơ tài chính chủyếu dựa trên nợ.

Chừng nào mà giá trị của nhàđất còn tiếp tục tăng lên thì quátrình kia còn tiếp diễn nhanhchóng, và việc bán nhà không chỉphát đạt ở Mỹ mà còn ở Anh, TâyBan Nha và nhiều quốc gia khác.Nhưng khi thị trường nhà quá lớncủa Mỹ sụp đổ vào năm 2007, rấtnhiều chủ nhà đã nhận ra rằng sốtiền nợ cầm cố của họ còn lớn hơngiá trị của ngôi nhà. Khi giai đoạncó mức lãi suất thấp kết thúc,những người vay tiền phải đươngđầu với những khoản phải trả hàngtháng ngày càng cao hơn, nhiềukhi cao hơn cả số tiền mà họ cóthể trả. Khi giá nhà dường nhưvẫn sẽ tiếp tục tăng tới vô hạn,những người vay sẵn sàng đảmđương những khoản nợ này, tintưởng rằng họ luôn có thể bán nhà

mà vẫn có lãi hay có thêm tiền vaynhờ định giá lại căn nhà của mìnhvới giá trị đã tăng thêm. Tuynhiên, một khi giá nhà bắt đầugiảm, những tính toán ảo tưởngnày bị lộ ra như những trò cờ bạcđang vào vận bĩ.

Những khoản nợ cầm cố cánhân này đã được biến thể thànhchứng khoán ngoại lai và đượcđem bán trên toàn thế giới, khiếncho cuộc khủng hoảng nợ cầm cốtrở thành khủng hoảng trên toàncầu. Nước Mỹ và các quốc gia lớnkhác ở châu Âu, châu Á đã camkết chi hàng nghìn tỷ đô-la để cứucác ngân hàng và các quỹ đầu tưchịu ảnh hưởng. Trong cơn sợ hãi,những nhà cho vay ngắn hạn dừngtất cả các khoản vay ngắn hạn vàcác khoản vay qua đêm, các khoảnvay có vai trò thiết yếu trong hoạtđộng thường ngày của nền kinh tếthế giới. Các kho bạc nhà nước vàcác ngân hàng trung ương trởthành người cho vay cuối cùngtrên quy mô lớn, đổ ra những đồngđô-la từ tiền thuế vào khu vực tàichính đang bị rạn nứt và tiến hànhkiểm soát trực tiếp hoặc nắm lấyquyền sở hữu chính các ngân hàngvà các quỹ một cách bất ngờ sauhàng thập kỷ phi điều tiết và tincậy vào thị trường.

Page 59: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

51

Đối với một số chuyên gia, sựquay lại tàn phá của những sự kiệnnày cũng tương tự như những gìđã từng xảy ra trong lịch sử kinh tếMỹ. Trong lịch sử Mỹ, cựu thànhviên Ban giám đốc Cục Dự trữLiên bang Edward M. Gramlichđã quan sát thấy rằng: “Bùng nổvà phá sản đóng một vai trò chínhyếu”. Vào thế kỷ 19, nước Mỹ đãhưởng lợi từ sự bùng nổ kênh,sông đào, bùng nổ đường sắt,bùng nổ khoáng sản và bùng nổ tàichính. Thế kỷ 20 chứng kiến mộtsự bùng nổ tài chính khác, bùngnổ thị trường chứng khoán, bùngnổ sau chiến tranh và bùng nổ dot-com.

Gramlich nói: “Về chi tiết thìkhác nhau, nhưng mỗi trường hợptrên đều có đặc điểm là có nhữngkhám phá đột phá ban đầu, sựchấp nhận rộng rãi, sự đầu tư rộngrãi và sau đó là sự sụp đổ khi giácả không thể tăng mãi và nhiềunhà đầu tư mất rất nhiều tiền. Khiđám bụi tan đi, ngành tài chínhsụp đổ, nhưng những kênh đào vàđường sắt vẫn còn đó và thực hiệnchức năng của mình, những mỏkhoáng sản đã được thăm dò và đi

vào khai thác, những phát minh tàichính vẫn còn đó và chúng ta sẽ cóInternet cùng tất cả những ứngdụng của nó”.

Sự tàn phá mà cuộc khủnghoảng tài chính năm 2008 gây rađã làm nhiều người choáng vángvà làm dấy lên nhu cầu về việcChính phủ phải có những quy địnhchặt chẽ hơn trong việc cho vay vàđối với thị trường chứng khoán vàviệc thông báo một cách có tráchnhiệm những rủi ro trong đầu tưcần được đẩy mạnh hơn nữa.Những nhà lãnh đạo châu Âu vàchâu Á nhận định rằng sự giám sátcủa Mỹ và các khu vực ngân hàngvà tài chính khác phải là tráchnhiệm toàn cầu. Bài viết nàykhông thể nêu rõ nước Mỹ và cácquốc gia khác sẽ giải quyết nhữngvấn đề này như thế nào. Nhưnglịch sử Mỹ đang ghi chép lạinhững cuộc tranh luận còn đangtiếp diễn về việc điều tiết. Nhữngngười Mỹ ngày nay và mai sauphải xác định làm thế nào để cânbằng giữa sự năng động và kỷluật, tăng trưởng và an toàn, sángtạo và ổn định một cách tốt nhất.

Page 60: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

52

© Bettann/Corbis

© Corbis

© North Wind/North Wind Pictuce Archives © North Wind/North Wind Pictuce Archives

Page 61: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

53

Phía trên: Các công nhân kỷ niệm ngày khánh thành đường ray xe lửa xuyên lục địa đầutiên của Hoa Kỳ ở bang Utah, ngày 10/5/1869.

Trang bên, theo chiều kim đồng hồ từ phía trên: Alexander Hamilton, người đang đứng,đấu tranh cho các chính sách hướng đến việc đẩy mạnh ngành sản xuất và tài chính, baogồm các hàng rào thuế quan bảo hộ áp lên các hàng hóa nhập khẩu và trách nhiệm củaliên bang đối với các khoản nợ của nhà nước trong thời kỳ Chiến tranh Cách mạng; nô lệthu hoạch bông ở vùng Deep South; nô lệ vận chuyển bông lên một chiếc tàu hơi nướctrên sông Alabama năm 1857; và những người định cư thuộc địa trồng rau màu ở NamCarolina.

Phía dưới: Áp phích vận động tranh cử của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử năm 1888ủng hộ thuế quan bảo hộ, một vấn đề gây chia rẽ trong suốt lịch sử Hoa Kỳ.

© AP Images

© Corbis

Page 62: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

54

© Roger Viollet/Getty Images

© Getty Images

© National Geographic/Getty Images

Page 63: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

55

Phía trên: Đường hầm cho xe lửa đang được thi công tại Washington, D.C., trong khoảngnăm 1904 - 1905.

Trang bên, từ góc phía trên bên trái theo chiều kim đồng hồ: Thomas Edison (trongkhoảng năm 1883) cầm những chiếc bóng đèn dây tóc, một trong số rất nhiều phát minhcủa ông tại Thành phố New York, nhà phát minh ra điện thoại Alexander Graham Bellthực hiện cuộc gọi đường dài đầu tiên vào ngày 1 tháng 1 năm 1892; dây điện chằng chịtgiăng phía trên đầu người đi bộ ở Broadway, Thành phố New York, khoảng năm 1900.

Phía dưới: Một máy kéo hơi nước đang cày tại một trang trại ở Minnesota.

© Corbis

© Minnesota Historical Society/Corbis

Page 64: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

56

Phía trên: Những người xếp hàng nhận súp do tổchức từ thiện Salvation Army (Đội quân cứu tế) cấpphát trong cuộc Đại suy thoái.

Bên trái: Florence Thompson, một công nhânnhập cư nghèo khó, là mẹ của bảy đứa trẻ đang vỗvề những đứa con của mình trên một cánh đồng ởCalifornia năm 1936.

Phía dưới: Trên một khu vực rộng lớn ở vùng phíaNam và Trung Tây Hoa Kỳ có tên Dust Bowl, hạnhán và phương thức canh tác lạc hậu đã tạo nênnhững trận bão bụi như thế này tại bang Arkansasnăm 1936.

© AP Images

© A

P Im

ages

Ảnh

do

Thư

viện

Quố

c hộ

i Mỹ

cung

cấp

Page 65: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

Phía trên: Các công trình xây dựng vẫn đượcthi công kể cả trong cuộc Suy thoái, côngtrình Tòa nhà RCA ở Trung tâm Rockefeller tạiThành phố New York, nơi các công nhânđang ăn trưa, ngày 29/9/1932.

Bên phải: Công nhân dựng giàn giáo để thicông cầu Golden Gate ở San Francisco, ngày19/9/1935.

Phía dưới: Đập Norris Dam ở Tennessee hoànthành gần dịp ngày 22/7/1935 được sở hữuvà vận hành bởi cơ quan quản lý thủy điệnTennessee Valley thuộc Chính phủ, một vấnđề đã gây nhiều tranh cãi.

57

© A

P Im

ages

© AP Images

© AP Images

Page 66: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

58

Phía trên, theo chiều kim đồng hồ từ góc trên bên trái: Các nữ công nhân đang lắp rápđạn tại một nhà máy ở Cincinnati, bang Ohio năm 1942, nhà máy sản xuất vũ khí choChiến tranh Thế giới Thứ hai này được chuyển đổi từ một nhà máy sản xuất nhôm. Hìnhchụp từ trên cao của thị trấn Levittown, bang NewYork, vùng ngoại ô đầu tiên phát triểnviệc sản xuất hàng loạt; Dr. Martin Luther King Jr., người thứ ba từ bên phải, dẫn đầu đoànbiểu tình vf dân quyền năm 1965 ở bang Alabama; Việc nghiên cứu tìm năm lượng tại mộtmỏ dầu đá phiến năm 1953.

Trang bên theo chiều kim đồng hồ từ góc trên bên trái: Quảng cáo xe Ford Thunderbirdnăm 1964 cho thấy một thời kỳ phát triển thịnh vượng; những người lái xe xếp hàng đổxăng tại New York trong giai đoạn thiếu hụt xăng dầu năm 1973-1974; Tổng thống RonaldReagan thúc đẩy việc cắt giảm thuế; Một phòng thí nghiệm công nghệ nanô tại Đại họcMichigan cho thấy hoạt động kinh tế tiềm năng trong tương lai; Biển báo tịch biên trướcmột ngôi nhà ở Shaker Heights, bang Ohio, tháng 7 năm 2008. Người nông dân tên GaryWagner đang sử dụng công nghệ vệ tinh để vẽ bản đồ cánh đồng của mình; Những máytính Macintosh đời đầu trên dây chuyền lắp ráp tại nhà máy Apple Computer Inc. ở Mil-pitas, bang California, năm 1984.

Ảnh do Thư viện Quốc hội Mỹ cung cấp © AP Images

© Time & Life pictures/Getty Images © AP Images

Page 67: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

59

Ảnh

do

Thư

viện

Quố

c hộ

i Mỹ

cung

cấp

© A

P Im

ages

© A

P Im

ages

© AP Images

© AP Images © AP Images

© AP Images

Page 68: Khái quát về nền kinh tế Mỹ
Page 69: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

Nhûäng haânghoáa do nïìnkinh tïë Myä saãn xuêët

33CC HH ÛÛ ÚÚ NN GG

Nhùçm ûáng phoá vúái toaâncêìu hoáa, caác doanh

nghiïåp àa quöëc gia cuãaHoa Kyâ àaä thay àöíi chiïënlûúåc saãn xuêët vaâ vai troâcuãa mònh àïí thñch ûángvúái sûå caånh tranh àang

ngaây caâng gia tùng.

© AP Images

Page 70: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

62

Phía trên: Những rôbốt thợ hàn điều khiển một dây chuyền sản xuất xe tải tự độngở Baltimore, bang Maryland. Trang trước: Starbucks đã mở rộng phạm vi hoạt động rộng và vươn tới gần 50quốc gia kể từ khi cửa hàng đầu tiên khai trương ở Seattle năm 1971. Tập đoàn đãthông báo kế hoạch đóng cửa 600 cửa hàng trong cuộc suy thoái kinh tế năm2008.

© A

P Im

ages

Page 71: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

63

Nền kinh tế Hoa Kỳ đang ở giai đoạn giữa của cuộc chuyển đổi toàndiện lần thứ hai. Lần thứ nhất là chuyển đổi từ nông nghiệp sang chế tạo.Một phần tư thế kỷ qua đã chứng kiến một cuộc cách mạng rộng hơn ởlĩnh vực tài chính, dịch vụ thương mại, bán lẻ, sản xuất chuyên môn hóa,các sản phẩm công nghệ và chăm sóc sức khỏe. Cuộc cách mạng đầu tiênkết hợp nguồn vốn của châu Âu với sự mở rộng của Hoa Kỳ ở thế kỷ 19,còn cuộc chuyển đổi hiện tại lại cho thấy phản ứng của Hoa Kỳ trước sựcạnh tranh chưa từng có trên toàn cầu trong lĩnh vực thương mại và tàichính.

Cũng như những nền kinh tế khác, nền kinh tế Hoa Kỳ gồm có mộtvòng tuần hoàn hàng hóa và dịch vụ giữa các cá nhân và doanh nghiệp. Cáccá nhân mua hàng hóa và dịch vụ sản xuất bởi các doanh nghiệp, còn cácdoanh nghiệp lại tuyển dụng các cá nhân và trả lương cùng các phúc lợi,tạo ra thu nhập mà những cá nhân này sử dụng để mua các hàng hóa và dịchvụ mới và đầu tư hoặc tiết kiệm.

Thước đo nền kinh tế Mỹ phổ biến nhất là báo cáo tổng sản phẩm quốcnội (GDP) của Chính phủ Liên bang. GDP tính giá trị bằng đồng đô-la củatất cả các hàng hóa và dịch vụ được các cá nhân và doanh nghiệp tiêu thụở Hoa Kỳ, cộng với các khoản đầu tư, chi tiêu của Chính phủ, lượng hàngxuất khẩu và nhập khẩu từ nước ngoài. (Chỉ số này không bao gồm doanhsố của các doanh nghiệp nước ngoài đặt tại Hoa Kỳ hay của các công tyHoa Kỳ hoạt động ở nước ngoài).

GDP được cấu thành từ cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng trong thịtrường khu vực tư nhân và các dịch vụ phi thị trường như giáo dục và quốcphòng do Chính phủ cung cấp. Về nguyên tắc, giá trị của hàng hóa và dịchvụ trên thị trường phản ánh sự trao đổi giữa những người sẵn sàng mua vàngười bán và không bị điều chỉnh bởi Chính phủ, trừ một số ngoại lệ nổibật như sự trợ giá nông nghiệp và năng lượng của Chính phủ.

Năm 2006, trong tổng số 13,1 nghìn tỷ đô-la tổng sản phẩm quốc nội

Tự dựa vào sức mình, nền sản xuất của Hoa Kỳsẽ chỉ là nền kinh tế lớn thứ tám trên thế giới.

HỌC VIỆN SẢN XUẤT CHẾ TẠO HOA KỲ 2006

Page 72: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

64

có xấp xỉ 9,2 nghìn tỷ là từ chi tiêucá nhân của người tiêu dùng HoaKỳ; 2,2 nghìn tỷ đô-la từ nhữngkhoản đầu tư tư nhân cho nhà ở,thiết bị kinh doanh và cho các mụcđích khác; và 2,5 nghìn tỷ đô-la tiêudùng của Chính phủ ở mọi cấp, trừthâm hụt quốc tế 700 triệu đô-la -đây là khoản chênh lệch giữa sảnlượng nhập khẩu và xuất khẩu củaHoa Kỳ và các giao dịch tài chínhròng với phần còn lại của thế giới.

Nhìn theo một cách khác thìChính phủ đã thu 2,7 nghìn tỷ đô-latừ thuế, gần phân nửa là từ thu nhậpcá nhân và phần còn lại từ lợi nhuậnsản xuất kinh doanh và chi ra 1,6nghìn tỷ đô-la cho phúc lợi, chủ yếulà cho các cá nhân và 370 tỷ đô-latiền lãi cho các chủ nợ của Chínhphủ. (Hoa Kỳ xếp gần cuối trong sốcác nền kinh tế lớn về tổng gánhnặng thuế khóa, xếp thứ 22 trên 26quốc gia được Tổ chức Hợp tác vàPhát triển Kinh tế khảo sát năm2006).

Các nguồn đóng góp vào GDPđược phân chia theo các ngành kinhtế chính như sản xuất và bán lẻ. Sosánh sản lượng của các ngành nàytrong năm 2006 với năm 1980 đãcho thấy sự chuyển dịch rõ rệt từkhu vực sản xuất hàng hóa sangdịch vụ trong một phần tư thế kỷ

qua. Năm 2006, ngành sản xuấtđóng góp 12% tổng sản lượng hànghóa và dịch vụ nội địa của Hoa Kỳ.Vào năm 1980 thì tỷ trọng củangành này là 20%. Dịch vụ tài chínhvà bất động sản đã vượt qua ngànhsản xuất, đóng góp 21% vào tổngsản lượng kinh tế Hoa Kỳ trong năm2006 so với 16% năm 1980. Cácnhà cung cấp các dịch vụ cho doanhnghiệp chuyên nghiệp, gồm có luậtsư và nhà tư vấn cũng đóng góp12% vào nền kinh tế nội địa, tươngđương với ngành sản xuất, trong khiđó tỷ trọng này trong năm 1980 chỉlà 7%. Thương mại bán buôn và bánlẻ chiếm 12%, thấp hơn một chút sovới năm 1980. Lĩnh vực dịch vụ sứckhỏe và giáo dục tư đạt 7% năm2006 so với 4% năm 1980. Chínhphủ tại tất cả các cấp đóng góp 13%tổng sản lượng kinh tế của đất nướctrong năm 2006 và không thay đổiso với năm 1980. Năm 2006, ngànhsản xuất dầu khí giảm xuống còntrên 1% tổng sản lượng quốc gia từmức 2% năm 1980.

Ngoại trừ đóng góp của Chínhphủ vào nền kinh tế, các công ty sảnxuất hàng hóa tạo ra 20% tổng sảnlượng của khu vực tư nhân, giảm từmức 34% năm 1980. Khu vực dịchvụ tăng từ 67% năm 1980 lên 80%năm 2008.

Page 73: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

65

Ngành sản xuất chế tạo đốimặt với cạnh tranh

Tỷ trọng của ngành sản xuấttrong nền kinh tế Hoa Kỳ đạt đỉnhđiểm ở thập niên 1950 khi các nướcchâu Âu và châu Á vẫn đang cốgắng phục hồi sau sự tàn phá củaChiến tranh Thế giới Thứ hai. Đếnnăm 1980, Nhật Bản và Tây Âu đãsẵn sàng thách thức vị trí đứng đầucủa Mỹ, đến thập kỷ mới thì TrungQuốc, Ấn Độ và nhiều quốc giakhác trên thế giới đã gia nhập vàolực lượng này.

Những nhà sản xuất Hoa Kỳ đãứng phó lại với mức độ cạnh tranhngày càng cao và mức chi phí nhâncông cũng như phúc lợi tăng bằngcách chuyển hoạt động ra nướcngoài, mua các linh phụ kiện nướcngoài và tập trung vào các sản phẩmcó giá trị cao, khi mà sự cải tiến tạora lợi thế cạnh tranh. Chỉ có 10% lựclượng lao động Mỹ ngày nay làmcác công việc về sản xuất, tức là đãgiảm so với tỷ lệ 20% của năm1980.

Kể cả như vậy nhưng năng suấtlao động cao của công nhân Hoa Kỳvà vị trí dẫn đầu về công nghệ đãđưa Hoa Kỳ trở thành nước sản xuấthàng đầu thế giới vào năm 2006, vớitổng sản phẩm trong năm 2006 đạt1,5 nghìn tỷ đô-la, bằng một phần tư

tổng sản lượng trên toàn thế giới.“Nếu chỉ dựa vào sức mình, ngànhsản xuất của Hoa Kỳ sẽ là nền kinhtế lớn thứ 8 trên thế giới”, Học việnSản xuất Chế tạo Hoa Kỳ cho biết.Những nhà sản xuất Hoa Kỳ đãtuyển dụng hơn 14 triệu công nhânvà có 6 triệu việc làm trong nhữngngành công nghiệp có liên quan.Theo báo cáo năm 2006 của Họcviện này thì ở Hoa Kỳ, các công việcvề sản xuất có mức lương và phúclợi cao hơn 25% so với các côngviệc phi sản xuất. Những nhà sảnxuất đã đạt được mức tăng trưởng vànăng suất cao hơn tất cả các khu vựckhác của nền kinh tế Hoa Kỳ trongnhững năm từ 2001 đến 2005.

Năm nhóm có doanh thu trên 1tỷ đô-la trong năm 2006 gồm có: sảnxuất các linh kiện từ kim loại đúc sẵn- sản phẩm quan trọng trong ngànhxây dựng; máy móc; thiết bị điện tửvà máy tính; xe có động cơ; và nhómthực phẩm và đồ uống. Sản phẩmcủa ngành sản xuất của Mỹ trongnăm 2006 gồm có 4.500 máy baydân sự, 11 triệu xe hơi và xe tải hạngnhẹ, 87 triệu tấn thép chưa tinhluyện, 27 triệu máy tính và dượcphẩm trị giá 127 tỷ đô-la (chưa kểcác chế phẩm sinh học) và 120,6 tỷđô-la sản phẩm bán dẫn và linh kiệnđiện tử.

Page 74: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

66

Câu chuyện phát triển thần kỳ của Wal-Mart từ một cửa hàngthuộc loại tầm thường, giá rẻ ở bang Arkansas thành nhà bánlẻ quyền lực nhất và lớn nhất thế giới chỉ trong một thế hệ là

minh chứng cho những cuộc chuyển dịch căn bản của nền kinh tếHoa Kỳ. Sự kiên trì theo đuổi chiến lược cạnh tranh về giá với đối thủvà cắt giảm chi phí hoạt động mạnh mẽ của Wal-Mart đã được chứngminh là một chiến lược có hiệu quả từ năm này sang năm khác. Đếnnăm 2006, theo tác giả của cuốn The Wal-Mart Effect (Hiệu ứng Wal-Mart), Charles Fisheman cho biết có đến hơn một nửa dân số Mỹsống ở các khu vực mà cứ trong một phạm vi 8 kilômét lại có một cửahàng của Wal-Mart.

Mặc dù Wal-Mart chủ yếu tìm kiếm các nhà sản xuất Hoa Kỳ để cung cấp hàng hóa bán lẻ khicông ty mở rộng phạm vị kinh doanh nhưng các nhà quản lý của Wal-Mart cũng đẩy mạnh tìmkiếm các sản phẩm và linh kiện giá thành thấp ở các thị trường ngoài nước. Ngày nay Wal-Martđã trở thành kênh quan trọng nhất để các hàng hóa bán lẻ nước ngoài thâm nhập vào nền kinhtế Mỹ.

Sự mở rộng của Wal-Mart trên khắp Hoa Kỳ đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của nhữngngười chỉ trích, đứng đầu là các tổ chức lao động, họ chống lại những chính sách của công ty màhọ coi là chống lại nghiệp đoàn. Công nhân của Wal-Mart có mức lương chỉ bằng một nửa lươngcủa công nhân nhà máy, có khi còn thấp hơn và đôi khi còn bị trừ lương để giữ cho chi phí củacửa hàng ở mức thấp. Tốc độ thay đổi nhân viên cũng tương đối cao, nhưng công ty này cho biếthọ thường có đến 10 hồ sơ xin việc cho mỗi vị trí tuyển dụng khi có một cửa hàng mới khai trương.Công ty đã sử dụng tầm ảnh hưởng kinh tế của mình để khuyến khích các sản phẩm tiêu thụ ítnăng lượng, lắp đặt các thiết bị năng lượng mặt trời tại các cửa hàng và nâng cao khả năng nhiênliệu của đội xe tải, và khuyến khích nhân viên của mình ủng hộ các chiến lược “xanh”. Các cửahàng lớn kiểu “big box” với diện tích trên 13.000 mét vuông đã bị một số người gièm pha rằngđã lấn át các thương gia ở các thị trấn nhỏ gần đó.

Tuy nhiên ngành bán lẻ Hoa Kỳ luôn có mức độ cạnh tranh rất khốc liệt, những công ty nàothua kém về công nghệ và chiến lược sẽ thất bại. Sự phổ biến của điện năng ở các thành phố vàviệc phát minh ra thang máy ở thập kỷ 1880 đã giúp ông trùm bán lẻ John Wanamaker và nhữngngười bắt chước thành lập những cửa hàng bách hóa đầu tiên ở thành phố. Sau đó, tập đoàn bánlẻ Sears và các cửa hàng bán theo catalog đã mở ra một thị trường bán lẻ mới đó là mua hàng tạinhà. Sự di chuyển của người dân Mỹ dọc theo hệ thống đường cao tốc liên bang đến những thịtrấn xa xôi hơn đã dần làm suy yếu hoạt động của những thương nhân địa phương từ trước khiWal-Mart đạt được quy mô lớn như hiện nay. Hiện tại tốc độ tăng trưởng của Wal-Mart tại Mỹ đãchậm lại do tập đoàn này và các nhà bán lẻ lớn khác phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các cửahàng trực tuyến trên mạng Internet và những người bán các sản phẩm chuyên biệt.

Mô hình bán lẻ cũ kỹ và đơn giản của Hoa Kỳ một thập kỷ trước đây khi mà những cửa hàngcủa thương nhân đặt tại cộng đồng chủ yếu bán các sản phẩm sản xuất tại Mỹ có thể sẽ cung cấpmột nền tảng kinh tế ổn định hơn cho một số cộng đồng. Nhưng mô hình không thay đổi nàyđã không thích ứng được với những điều kiện mới mà những thể chế kinh tế, xã hội và chính trịnăng động của quốc gia tạo nên.

Cuộc chiến cạnh tranh trong ngành bán lẻ

Phía trên: Biểu tượng của sự hấp dẫn về cắt giảm chi phí của Wal-Mart Phía trên bên trái: Một lễ tân đang đợi đón khách hàng tại một trong những cửa hàngtrong chuỗi cửa hàng Wal-Mart - tập đoàn tư nhân tuyển dụng nhiều lao động nhấtHoa Kỳ.

Ảnh

do

Wal

-Mar

t Mỹ

cung

cấp

Ảnh do Wal-Mart Mỹ cung cấp

Page 75: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

67

Ngành bán lẻ đóng góp 6% vàosản lượng kinh tế năm 2006. Ngànhbán buôn, mua từ các nhà sản xuấtvà sau đó cung cấp cho các nhà bánlẻ, đóng góp 5%. Tổng cộng khuvực này tạo ra khoảng 1,6 nghìn tỷđô-la cho nền kinh tế Mỹ, tỷ trọngcủa ngành trong năm 2006 có giảmđôi chút so với năm 1980.

Cơ cấu của ngành bán lẻ phảnánh sự đa dạng của các cửa hiệutrong nền kinh tế Hoa Kỳ. Hơn 95%trên tổng số các nhà bán lẻ là các cửahàng đơn lẻ, các cửa hàng tạp hóanhỏ “vợ-và-chồng” truyền thốngphủ khắp các con phố chính ở HoaKỳ.

Nhưng doanh thu từ các cửahàng đơn lẻ này chỉ chiếm một nửadoanh số bán lẻ. Tại các trung tâmmua sắm và các phố buôn bán ởngoại ô các thành phố ở Hoa Kỳ lànhững chuỗi cửa hàng lớn (kiểu“bigbox” - chuỗi cửa hàng mua sắmtập trung) và các “đại siêu thị” cạnhtranh thông qua các cuộc đua về giákhốc liệt nhằm thu hút khách hàng.Lớn nhất trong số những nhà bán lẻnày là Wal-Mart với 4.100 cửa hàngtại Mỹ và 3.100 cửa hàng ở nướcngoài, Wal-Mart có vẻ như có mặt ởtất cả mọi nơi.

Amazon.com xếp thứ 32 vềdoanh thu bán lẻ trong năm 2007 lại

không có một cửa hàng nào - tất cảhàng bán đều được thực hiện trựctuyến. Công ty này cho đến hiện tạilà công ty sống sót lâu nhất sau cuộcbùng nổ trong ngành bán lẻ dot.comthời thập niên 1990. Vị trí của cácnhà bán lẻ hàng đầu Hoa Kỳ chuyểnđổi sau mỗi năm là minh chứng chocuộc đua liên tục giữa các cửa hànglớn nhằm chiếm được và giữ vữngsự trung thành của người tiêu dùngMỹ.

Ngành tài chính nổi lênThập niên đầu tiên của thế kỷ 21

là những năm đánh dấu “sự thốnglĩnh của ngành tài chính”, theo lờicủa Joseph E. Stiglitz, Chủ tịch Hộiđồng Cố vấn Kinh tế của Tổngthống Bill Clinton. Lĩnh vực tàichính, bảo hiểm và bất động sảntrong tổng sản phẩm quốc nội, gồmcó các quỹ tài chính khổng lồ, cácngân hàng khu vực nhỏ và các côngty bảo hiểm, đã đóng góp 2,7 nghìntỷ đô-la, chiếm 21% trong toàn bộnền kinh tế trong năm 2006. Tỷtrọng của ngành này trong năm 1980chỉ là 16%. Từ năm 1998 đến năm2006, doanh thu của các công ty bảohiểm và tài chính Mỹ đã tăng vọt71%, khiến Hoa Kỳ giành được vịtrí dẫn đầu trong số những thị trườngtài chính toàn cầu đang phát triểnnhanh chóng.

Page 76: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

68

Lĩnh vực “dịch vụ chuyênnghiệp và kinh doanh” đóng góp 1,5triệu tỷ đô-la vào sản lượng của nềnkinh tế trong năm 2006, tươngđương với 12% so với 7% ở năm1980. Điều này thể hiện vai trò kinhtế đang gia tăng của các luật sư vànhà tư vấn. Theo báo cáo của Hiệphội Luật sư Hoa Kỳ, năm 2008 cóhơn 1,1 triệu luật sư đang hành nghềtại Hoa Kỳ, hay cứ mỗi 300 ngườidân Mỹ thì có một luật sư, một tỷ lệcao hơn nhiều so với bất kỳ mộtquốc gia nào khác.

Y tế đóng góp 900 tỷ đô-la, gần7% sản lượng nền kinh tế, con sốnày phản ánh sự mở rộng của cáccông nghệ y tế giá cao và nhu cầuchăm sóc y tế của bộ phận người giàở Mỹ. Năm 2008 ngành y tế chỉchiếm 4% trong nền kinh tế.

Ngày nay, người dân Mỹ cũng đi

du lịch nghỉ dưỡng và đi công tácnhiều hơn thế hệ trước đây, dẫn đếnsự tăng trưởng của ngành nhà hàngvà khách sạn với tổng sản lượng đạt350 tỷ đô-la năm 2006 tương đươngvới 2,7% tổng sản phẩm quốc nội,cao hơn chút ít so với năm 1980.

Người Mỹ làm việc ở đâuThông tin chi tiết về nơi người

Mỹ làm việc cũng sẽ đem lại mộtcách nhìn khác về nền kinh tế Mỹ.Trong một ngày làm việc điển hìnhở năm 2005 chỉ có trên 141 triệungười lao động toàn thời gian và bánthời gian đi làm ở Hoa Kỳ. Nhưngkhông một ai trong số này thực sự là“một người Mỹ thuộc tầng lớp laođộng trung lưu”, không phải ở mộtquốc gia với 300 triệu người cónguồn gốc từ hầu hết mọi quốc giavà nền văn hóa trên thế giới, sống ởnhững thành phố trung tâm lớn hay

Page 77: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

69

ở những ngôi làng nhỏ ở xa thànhphố, và ở mọi cộng đồng ở giữa haithái cực này.

Chỉ có 1% lực lượng lao độnglàm việc trong các ngành nông, lâmvà thủy sản. 10% làm việc trongngành xây dựng, giao thông, khaimỏ và các ngành phụ trợ. 10% làmviệc trong ngành sản xuất, 4% trongngành thương mại bán buôn, 11%trong ngành thương mại bán lẻ; 12%trong ngành dịch vụ doanh nghiệpvà nghề nghiệp; 2% làm việc trongngành thông tin, truyền thông vàphần mềm; 6% trong ngành tàichính, bảo hiểm và bất động sản;13% hoạt động trong ngành giáo dụcvà y tế; 9% làm việc trong lĩnh vựcnghệ thuật, giải trí, nhà ở và thựcphẩm, 5% làm việc ở những ngànhdịch vụ khác. Chính phủ tuyển dụng17% lực lượng lao động.

Năm 2005, người lao động nhậnđược 7 nghìn tỷ đô-la tiền lươnghoặc tiền công, đây là nguồn thunhập lớn nhất của 117 triệu hộ giađình trên cả nước. Các hộ gia đìnhcũng nhận được 1,5 nghìn tỷ từ cổtức và lãi suất tiết kiệm từ các khoảnđầu tư và tiết kiệm, 1,3 nghìn tỷ đô-la từ phúc lợi do người sử dụng laođộng cung cấp và 1,5 nghìn tỷ đô-lacác phúc lợi xã hội từ các khoản màhọ đóng góp vào bảo hiểm xã hội trị

giá 880 tỷ đô-la. Hoa Kỳ có biên giới mở cửa nhất

thế giới dựa trên khối lượng biênmậu. Năm 2006 Hoa Kỳ là nướcnhập khẩu lớn nhất và là nước xuấtkhẩu lớn thứ hai thế giới về hàng hóavà dẫn đầu về xuất nhập khẩu dịchvụ thương mại. Trong năm này, HoaKỳ đã xuất khẩu 1,45 nghìn tỷ đô-lahàng hóa và dịch vụ, nhưng lại nhậpkhẩu đến 2,2 nghìn tỷ đô-la, dẫn đếnmức thâm hụt thương mại 750 tỷ đô-la. Hoa Kỳ đạt thặng dư trong những

Page 78: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

70

ngành dịch vụ thương mại như hàngkhông và dịch vụ tài chính nhưng lạithâm hụt đến 838 tỷ đô-la từ hànghóa thương mại.

Hàng hóa xuất khẩu lớn nhất củaHoa Kỳ là hàng hóa để sản xuất racác sản phẩm khác, bao gồm xe cóđộng cơ, máy bay dân sự, chất bándẫn, máy móc công nghiệp và cácphụ kiện máy tính. Dược phẩm, kimcương đá quý, đồ gia dụng, đồ thểthao, trò chơi điện tử và đồ chơi làcác hàng hóa tiêu dùng được xuấtkhẩu hàng đầu của Hoa Kỳ. Còntrong nhóm vật liệu công nghiệp thìhóa chất và các sản phẩm từ nhựa làhai mặt hàng xuất khẩu chủ đạo.

Hàng hóa chế tạo chiếm gần haiphần ba tổng lượng hàng hóa xuấtkhẩu, còn các sản phẩm nông nghiệpthì thấp hơn rất nhiều, chỉ khoảng5% tổng số hàng hóa chuyển ra nướcngoài. Mặc dù những khách hàngtruyền thống của Hoa Kỳ nhưCanađa, Liên minh Châu Âu vàNhật Bản là những nước nhập khẩunhiều hàng hóa của Mỹ nhất, nhưngTrung Quốc, Ấn Độ và các nướcđang phát triển cũng là điểm đến củagần một nửa lượng hàng hóa xuấtkhẩu từ Hoa Kỳ.

Lượng hàng hóa nhập khẩu tăngnhanh và mạnh hơn hàng hóa xuấtkhẩu. Chẳng hạn như năm 2004,

hơn một phần ba trên tổng các hànghóa sản xuất được người tiêu dùngMỹ tiêu thụ là hàng nhập khẩu. Năm1972 tỷ lệ này chỉ là 11%.

Giá trị của đồng đô-la so với cácloại tiền tệ đứng đầu thế giới khác làmột nhân tố quyết định đến khảnăng cạnh tranh của ngành sản xuấtHoa Kỳ. Trong giai đoạn giữa thậpniên 1980 và giai đoạn 1997 - 2002,giá trị đồng đô-la cao đã khiến hànghóa xuất khẩu của Hoa Kỳ trở nênđắt hơn và các hàng nhập khẩu rẻhơn. Trong cả hai giai đoạn thì thâmhụt thương mại của Mỹ đã tăng đángkể. Đồng đô-la giảm giá trong giaiđoạn từ 2002 - 2008 đã giúp thúcđẩy hàng hóa xuất khẩu của Hoa Kỳphát triển.

Nhưng ngoài vấn đề tiền tệ, lànsóng cạnh tranh toàn cầu dâng cao,đặc biệt là từ những quốc gia có chiphí lao động thấp hơn đã khiếnnhững nhà sản xuất Hoa Kỳ phảiđưa ra những chiến lược cạnh tranhmới. Một nghiên cứu năm 2005 doCơ quan Phân tích Kinh tế Hoa Kỳthực hiện đã phát hiện ra một xu thếđang diễn ra ở các tập đoàn đa quốcgia có trụ sở chính đặt tại Hoa Kỳ.Các bộ phận đặt tại Mỹ cắt giảmtuyển dụng và khoản đầu tư vốntrong nước nhưng lại tăng đáng kểcông việc và đầu tư ở những đơn vị

Page 79: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

71

đặt tại nước ngoài. Sản lượngthường niên của các chi nhánh nướcngoài này trong năm đó đã tăng hơngấp đôi so với công ty mẹ đặt tại Mỹ.Nghiên cứu cho biết các tập đoàn đaquốc gia của Hoa Kỳ đang ngàycàng hướng đến việc nhập các linhkiện được sản xuất tại nước ngoài,bao gồm các linh kiện sản xuất tạicác chi nhánh nước ngoài, sau đó lắpráp thành các sản phẩm hoàn chỉnh.

Đầu tư vào nghiên cứu vàgiáo dục

Các khoản đầu tư vào nghiêncứu và phát triển (R&D) và giáo dụcchính là thành lũy tạo nên sức cạnhtranh của nền thương mại Hoa Kỳ.

Học viện Sản xuất Chế tạo Hoa Kỳđã thống kê các công nghệ mới,quan trọng mà các công ty của HoaKỳ đang áp dụng gồm có thiết kếbằng máy tính, rô-bốt, quản lý hàngtồn kho theo mô hình “đúng lúc -JIT”, công nghệ nhận dạng sóng vôtuyến sử dụng trong việc theo dõidòng hàng hóa từ nhà máy hoặc khođến cửa hàng.

Viện này cũng cho biết nhữngnhà sản xuất Hoa Kỳ là những ngườiđi đầu trong việc áp dụng khoa họccông nghệ nanô mới, công nghệ nàykết hợp các tính chất vật lý đặc trưngcủa từng phân tử lại để tạo thành cácsản phẩm tốt hơn. Công nghệ nanô

Phía trên: Các nhà sản xuất Hoa Kỳ là những người dẫn đầu trong việc ứng dụng côngnghệ nanô, như thiết bị soi quét hành lý này được phát triển bởi công ty General Electric.

. © AP Images

Page 80: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

72

tạo nên các linh kiện xe động cơ nhẹhơn, vững chắc hơn và chống ănmòn tốt hơn. Công nghệ nanô tạo racác sản phẩm quần áo chống bạcmàu và áo giáp cho quân đội, côngnghệ này cũng giúp tăng cường đángkể thời hạn sử dụng của các sảnphẩm đóng hộp.

Tuy nhiên, những người đứngđầu các ngành công nghiệp cũngcảnh báo vị trí dẫn đầu trong mộtthời gian dài của Hoa Kỳ về cáckhoản chi cho nghiên cứu và pháttriển đang tụt dần. Tổng số tiền chicho nghiên cứu và phát triển củaTrung Quốc, Ireland, Israel, Singa-pore, Hàn Quốc và Đài Loan đượcdự đoán là sẽ vượt tổng số tiền chira của Hoa Kỳ tính tới năm 2010.Hoa Kỳ đã tăng các khoản đầu tư

cho nghiên cứu và phát triển đến gần40% trong những năm từ 1995 đến2005, nhưng trong khoảng thời gianđó các khoản đầu tư của Trung Quốcđã tăng gấp ba, mặc dù ở một quymô nhỏ hơn nhiều.

Hỗ trợ cho nông dânTheo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ,

trong những năm đầu thế kỷ 20 hơnmột nửa lực lượng lao động củanước này làm việc trong nhữngtrang trại nhỏ, quảng canh do hộ giađình quản lý tại các vùng nông thôn,những trang trại này sản xuất ra phầnlớn lượng lương thực, thực phẩmcủa cả nước. Ngày nay, nền nôngnghiệp Hoa Kỳ tập trung vào một sốlượng nhỏ các trang trại lớn, chuyêncanh và sử dụng chưa đến 1% số laođộng của cả nước. Diện tích của một

Page 81: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

73

trang trại cỡ trung bình đã tăng gấpba kể từ năm 1940 và một nửadoanh số nông sản của Hoa Kỳ đượctạo ra từ 2% các hoạt động trongngành nông nghiệp lớn nhất. Năm2007, người nông dân Mỹ đã thuđược 285 tỷ đô-la từ hoa màu và giasúc, cộng thêm 12 tỷ đô-la từ cáckhoản chi trực tiếp của Chính phủ.Các sản phẩm nông sản nhập khẩutổng cộng 70 tỷ đô-la, còn lượngnông sản xuất khẩu trị giá 82 tỷ đô-la.

Các chương trình liên bangnhằm hỗ trợ thu nhập cho nông dânbắt đầu được triển khai trong cuộcĐại suy thoái ở thập niên 1930. Mụctiêu là nhằm đảm bảo được mức giátối thiểu cho một số nông sản nhấtđịnh và hỗ trợ giá nông sản nhiềuhơn nữa bằng cách trả tiền cho cácnông dân để họ hạn chế sản xuất.Mặc dù người tiêu dùng phải trảthêm chi phí do giá lương thực caohơn, nhưng nhiều người cũng đồngtình rằng phương pháp này là hợp lýkhi mà hầu hết các trang trại đều nhỏvà thu nhập của người nông dân làtương đối thấp.

Đến thập niên 1970 thì các chínhsách liên bang này bắt đầu thay đổikhi tầm quan trọng của các thịtrường xuất khẩu nước ngoài tănglên và nền nông nghiệp Hoa Kỳ đã

chuyển đổi từ chủ yếu là các trangtrại nhỏ sang các trang trại lớn do cácgia đình sở hữu và các doanh nghiệpsản xuất nông nghiệp. Luật pháp liênbang năm 1996 đã thay thế việc trợgiá cho các nông sản cụ thể bằngviệc chi trả trực tiếp cho nông dândựa trên quá trình sản xuất trong quákhứ nhưng cũng cho người nôngdân linh hoạt quyết định xem sẽcanh tác bao nhiêu trên diện tích đấtcủa mình.

Cho đến tận thập niên 1980, mộtnửa các sản phẩm nông nghiệp xuấtkhẩu của Hoa Kỳ là các nông sảnkhô như lúa mỳ, ngô, đỗ tương,bông và thuốc lá. Gia súc chiếm10% lượng hàng xuất khẩu. Các sảnphẩm trồng trọt, dẫn đầu là hoa quảvà rau xanh chiếm 9% lượng hàngxuất khẩu. Ngày nay gia súc chiếmđến 16% các sản phẩm nông sảnxuất khẩu, rau quả chiếm 21% vànông sản khô chiếm 36%.

Cũng như với hàng hóa để sảnxuất ra các sản phẩm khác, sự daođộng về giá trị của đồng đô-la so vớicác loại tiền tệ khác đã tạo ra nhữngchuyển biến trong ngành thương mạinông nghiệp. Nhưng sự thay đổi vềkhẩu vị của người tiêu dùng Mỹcũng đóng một vai trò quan trọngkhông kém. Thống kê của Bộ Nôngnghiệp Hoa Kỳ cho thấy ở những

Page 82: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

74

Phía trên: Ngô là nông sản được sử dụng làm thức ăn cho người và gia súc, ngô đượctiêu thụ trong nước và cho xuất khẩu, đây cũng là nguyên liệu để sản xuất ra năng lượngsinh học.

© Vasiliy Koval/Shutterstock

Page 83: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

75

năm đầu thập niên 1980, một ngườiMỹ trung bình tiêu thụ 810kg thựcphẩm một năm, trong đó 72kg là sảnphẩm nhập khẩu. Năm 2002, mứctiêu thụ đã tăng lên 900kg và lượngthực phẩm nhập khẩu trung bìnhmột người tiêu thụ là 118kg. Từ cuốithập niên 1990 đến đầu những nămthập niên 2000, khi các hộ gia đìnhMỹ trở nên khá giả hơn thì ngườitiêu dùng cũng tiêu nhiều hơn vàocác sản phẩm nông sản giá trị caonhập khẩu, từ rượu, thịt bò cho đếnhoa cắm. Lúa mỳ, ngô và các sảnphẩm xuất khẩu khác của Mỹ vẫnduy trì được sức cạnh tranh nhờ vàonăng suất của đất trồng cao, sự mởrộng hoạt động của các hộ gia đìnhsản xuất quy mô lớn và các doanhnghiệp sản xuất nông nghiệp cùngvới sự hỗ trợ của các công nghệnông nghiệp. Ethanol, được chiếtxuất chủ yếu từ ngô chiếm gần 3%lượng nhiên liệu của Hoa Kỳ trongnăm 2005.

Kể từ khi lần đầu tiên được đưara áp dụng vào năm 1996, các loạicây trồng biến đổi gen đến nay đãđược nông dân Mỹ đưa vào canhtác. Đậu tương và bông chuyển gencần sử dụng ít thuốc diệt cỏ hơn. Cácloại giống này hiện nay chiếm đến70% diện tích đậu tương và bôngtrồng tại Mỹ. Bông và ngô đã đượcbiến tính để có thể chống lại sâubệnh bằng cách tự sản sinh ra độc tố,những giống này cũng được chấpnhận nhanh chóng ở Hoa Kỳ.

Nhưng các cây trồng biến tínhhiện vẫn đang gây tranh cãi donhững người chỉ trích quan ngạiđến những tác động mà các nôngsản này gây ra cho môi trường vànhìn chung công chúng vẫn cònnhững lo ngại xung quanh côngnghệ này. Phản ứng cuối cùng củangười tiêu dùng và các chính phủtrên thế giới đối với ngành khoahọc này sẽ có những tác động lớnđến nền nông nghiệp Hoa Kỳ.

Page 84: Khái quát về nền kinh tế Mỹ
Page 85: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

Caånh tranh vaâ nïìn vùn

hoáa Myä

44CC HH ÛÛ ÚÚ NN GG

Caånh tranh àaä trúã thaânhmöåt àùåc trûng tiïu biïíucuãa nïìn kinh tïë Myä, khi

“Giêëc mú Myä” cuãa nhiïìungûúâi laâ súã hûäu möåtdoanh nghiïåp nhoã.

© Gary Gladstone/Corbis

Page 86: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

78

Phía trên: Một phần trong số của cải tích lũy được của nền kinh tế đã được sử dụngcho những mục tiêu tốt đẹp. Tỷ phú Bill Gates, người sáng lập ra Microsoft chụp ảnhcùng một bệnh nhân thử nghiệm vắc xin người Mozambic. Ông đã chuyển sangcông việc mới là làm từ thiện. Trang trước: Các cơ sở kinh doanh nhỏ hiện đang tạo ra phần lớn việc làm ở Hoa Kỳ,ví dụ như nhà hàng tại Kansas này.

© A

P Im

ages

Page 87: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

79

“Người Mỹ… cũng là người muôn mặt thực dụngtheo nghĩa tích cực: những thợ xây, những ngườilàm công, những người tham vọng, kẻ mơ mộng,người công nhân lao động vất vả, những nhàphát minh, nhà tổ chức, kỹ sư và một dân tộc cựckỳ hào phóng”.

WALTER MCDOUGALL2004

Nhà kinh tế học người Áo Joseph Schumpeter đã sử dụng thuật ngữ“sự hủy diệt mang tính sáng tạo” vào năm 1942 để mô tả những sứcmạnh cuồng phong của tính sáng tạo và cạnh tranh trong các nền kinhtế châu Âu. Ông gọi đó là “đặc trưng căn bản của chủ nghĩa tư bản”.Những “cơn cuồng phong không dứt” của thị trường đã đào thải nhữngdoanh nghiệp hoạt động không hiệu quả hay thất bại, dọn đường chonhững công ty mới, sản phẩm mới và quy trình mới”.

Sự hủy diệt mang tính sáng tạo là một triết lý đầy hấp dẫn đối vớinhững người chỉ trích sự can thiệp về kinh tế và xã hội của Chính sáchKinh tế mới trong thời Đại suy thoái với tầm ảnh hưởng vẫn tồn tại chotới ngày nay. Cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Alan Greenspan nói:“Tôi đã đọc Schumpeter vào những năm hai mươi tuổi và luôn nghĩrằng ông ta nói đúng, và tôi đã quan sát quá trình đó hoạt động trongsuốt thời gian tôi làm việc”. Ngày nay, “công nghệ mang tính hủy diệt”được dùng để chỉ công nghệ và cải tiến bắt buộc phải thay đổi.

Việc đặt sự sáng tạo và hủy diệt cạnh nhau đã cho thấy sức ép luônhiện diện giữa cái được và mất trong nền kinh tế thị trường của Hoa Kỳ.Quá trình này chưa bao giờ xảy ra mà không có sự tham gia của các nhàphê bình và các phe phái chính trị. Nhưng bởi vì kẻ thắng về cơ bản luônđông hơn kẻ thua nên sự khuấy động cạnh tranh vẫn là một đặc trưngcủa nền kinh tế Mỹ.

Người ngoài thường đánh đồng nền kinh tế Mỹ với các tập đoàn lớnnhất của nước này và với những gì mà các tập đoàn làm ra và thực hiện.

Page 88: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

80

Nhưng sau đó có lẽ họ sẽ rất ngạcnhiên khi biết được vai trò thiếtyếu của những doanh nghiệp nhỏ.Napoleon đã từng gọi nước Anh là“đất nước của những chủ hiệu”.Câu nói này cũng tương đối đúngvới Hoa Kỳ khi mà những ngườichủ cửa hàng và những doanhnghiệp nhỏ chiếm hơn một nửalực lượng lao động và sản lượngkinh tế trong khu vực tư nhân,chưa kể đến nông nghiệp (nhữngdoanh nghiệp “nhỏ”, theo địnhnghĩa chính thức là những doanhnghiệp có ít hơn 500 nhân công).

Một thị trấn hay vùng ngoại ôMỹ điển hình với dân số trên10.000 người chủ yếu gồm cónhững hộ kinh doanh cá thể và cácdoanh nghiệp nhỏ - người kinhdoanh xe ôtô; kế toán và luật sư;bác sĩ và nhà vật lý trị liệu; ngườisửa giày và những tiệm giặt là;cửa hàng hoa và kim khí; nhữngngười thợ ống nước, họa sĩ và thợđiện; tiệm quần áo; cửa hàng sửachữa máy tính; và nhà hàng vớicác phong cách và hương vị khácnhau. Rất nhiều cửa hàng bán lẻnhỏ hiện đang cạnh tranh vớinhững chuỗi bán lẻ quy mô toànquốc vốn vẫn tự hào với doanh sốhàng tỷ đô-la và hàng ngàn nhânviên.

Mặc dù tỷ lệ chênh lệch nhưvậy nhưng những doanh nghiệpnhỏ vẫn là nơi chủ yếu tạo ra tăngtrưởng việc làm, nhất là khi nhữngdoanh nghiệp sản xuất lớn cắtgiảm lao động do sự khốc liệt củacạnh tranh toàn cầu. Chẳng hạnnhư năm 2004, số lượng việc làmtrong những doanh nghiệp nhỏtăng 1,9 triệu so với năm trước đótrong khi những doanh nghiệp lớnhơn với số lượng nhân viên nhiềuhơn 500 người đã mất đi 181.000việc làm ròng (các nhà kinh tế đãchỉ ra rằng rất nhiều doanh nghiệpnhỏ cung cấp hàng hóa và dịch vụcho các công ty lớn và do đó cũnggắn liền với vận mệnh của cáccông ty này).

Những doanh nghiệp nhỏ làcốt lõi của nền kinh tế

Các doanh nhân Mỹ luôn sẵnsàng đầu tư khoản tiết kiệm riêngcủa mình để khởi nghiệp bất chấpkhả năng thất bại mà Schumpeterdự báo. Câu chuyện về BenjaminFranklin, một trong những ngườisáng lập ra nước Mỹ, được lưutruyền rộng rãi và thi thoảng cònđược thêu dệt thêm là một biểutượng mạnh mẽ cho khát vọng vàtính kiên trì của nhiều thế hệngười dân Mỹ trong việc “tạo ramột hình ảnh về chính chúng ta,

Page 89: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

81

hình thành ý thức về khả năng củachúng ta”, tác giả Peter Baida viết.

Là con thứ mười lăm của mộtngười sản xuất nến và xà phòng ởBoston, Franklin bỏ học sau hainăm học đại học để làm việc trongxưởng in của anh trai mình. Ôngđã tìm hiểu về ngành in ấn và kếtoán, trở thành nhà xuất bản vànhà phát minh nổi bật nhất và saunày đóng vai trò lịch sử trong cuộcđấu tranh giành độc lập dân tộc.Kể từ thời Franklin, người Mỹ đãtôn vinh những nhà phát minh vàdoanh nhân hàng đầu, từ ThomasEdison tới Steve Jobs của Apple,như những biểu tượng của chủnghĩa cơ hội.

Hàng triệu doanh nhân vẫnđang cố gắng viết nên câu chuyệnthành công của riêng mình. Sốliệu Chính phủ cho thấy trong năm2006, ước tính đã có 650.000doanh nghiệp tư nhân tự doanhmới được thành lập và 565.000doanh nghiệp ngưng hoạt độngtrong tổng số khoảng sáu triệudoanh nghiệp trên cả nước. Tỷ lệgiữa số lượng các doanh nghiệpnhỏ thành lập mới và phá sản cũngtương tự nhau từ năm này sangnăm khác.

Một nguyên nhân khiến nhiềungười lựa chọn con đường này là

do việc thành lập doanh nghiệp ởMỹ tương đối dễ dàng. Các ngànhnghề như luật, y khoa, và kế toánđòi hỏi những yêu cầu về giấyphép nghiêm ngặt. Nhưng conđường để trở thành một chủ doanhnghiệp tại Mỹ tương đối rộng mởso với những nước châu Âu khác.Điều này trái ngược hoàn toàn vớinhững nước thuộc Thế giới thứ ba.Một nghiên cứu do nhà kinh tế Pê-ru Hernando de Soto thực hiệncho thấy phải mất đến 289 ngày đểmở một xưởng may nhỏ ở Lima,Pê-ru. Ông cho rằng sự thiếu vắngtầng lớp doanh nghiệp nhỏ năngđộng không phải vì thiếu doanhnhân, ví dụ như vào năm 1993,ước tính có đến 150.000 ngườibán hàng trên đường phố ở thànhphố Mexico. Nhưng họ gặp phảirất nhiều trở ngại để trở thành chủ

Page 90: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

82

một doanh nghiệp chính thức dorào cản về giai cấp, pháp luậtkhông khuyến khích sở hữu tài sảnvà bộ máy công chức thì chỉ muốngiữ nguyên tình trạng hiện tại, deSoto phân tích. Còn ở Mỹ, thayđổi là một cách sống.

Cơ hội để bắt đầu lại Nếu ở Mỹ việc mở một doanh

nghiệp dễ dàng, thì việc bắt đầu lạisau một nỗ lực không thành côngcũng tương đối đơn giản. Triết giaErich Fromm đã phát biểu rằng“quyền tự do được thất bại” là mộtyếu tố quan trọng trong một nền tựdo tổng thể và câu cách ngôn nàythường được trích dẫn như mộtnguyên lý cơ bản của đời sốngkinh tế Mỹ.

Luật phá sản Mỹ quy địnhnhững thất bại trong kinh doanh.Quốc hội Hoa Kỳ đã cố gắng cânbằng giữa việc thu hồi tài sản củanhững công ty phá sản càng nhiềucàng tốt để trả cho chủ nợ, đồngthời vẫn đưa ra những bảo hộ tàichính để giúp một số chủ doanhnghiệp bắt đầu lại từ đầu. Quytrình phá sản đối với các cá nhân,doanh nghiệp nhỏ và các tập đoànđại chúng lớn có thể khác nhau.

Một doanh nghiệp nhỏ khôngthể thanh toán những hóa đơnthường sẽ bị thanh lý, tức là bán

tất cả tài sản để trả cho chủ nợ.Một số khoản nợ của những côngty này đã được trả trước nhữngkhoản khác, tòa án chịu tráchnhiệm giải quyết việc phá sản sẽchỉ định một người được ủy thácđể giám sát xem quá trình này cóđược thực hiện theo đúng quyđịnh hay không. Lương nhân viên,trả nợ ngân hàng và những ngườicho vay “bảo đảm” khác xếp hàngđầu trong danh sách trả nợ. Nhữngcổ đông đại chúng, bộ phận chấpnhận nhiều rủi ro hơn để đổi lấylợi nhuận tiềm năng lớn hơn nằmở vị trí cuối cùng trong danh sáchvà thường chẳng nhận được gì khidoanh nghiệp đóng cửa.

Những doanh nghiệp lớnkhông trả được nợ thường theoquy trình phá sản được nêu tạiChương 11 Luật Phá sản, điều luật

Page 91: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

83

này cho phép một doanh nghiệpđược quyền tiếp tục kinh doanh vàcố gắng trả nợ. Nếu doanh nghiệpnày vẫn còn những tài sản giá trịvà tiền mặt vẫn đổ về và nếu sựkhủng hoảng này dường như chỉlà tạm thời thì các chủ nợ có thểlựa chọn việc nhận hoàn lại mộtphần trong số những khoản nợ banđầu để bộ máy kinh doanh vẫnhoạt động và tiếp tục trả nợ chohọ. Trong trường hợp này các cổđông cũng có thể trắng tay, nhưngdoanh nghiệp có thể tồn tại.

Luật Phá sản cũng tạo điềukiện cho các cá nhân thoát khỏinhững khoản nợ không có khảnăng trả và bắt đầu lại từ đầu, mặcdù họ có thể mất nhà cửa. Đây cóthể là lối thoát cho những ngườimất việc làm hay những gia đìnhđang vướng phải với những hóađơn bệnh viện khổng lồ.

Luật phá sản trở thành mộtphần của niềm tin văn hóa Mỹ vàocơ hội thứ hai. Đây cũng là nhữngmảng màu đặc trưng trong bứctranh di dân và định cư của nướcMỹ, bắt đầu từ khi những chiếcthuyền chở những vị khách châuÂu đầu tiên đến Mỹ và không baogiờ ngừng lại. Nhà tư tưởng chínhtrị người Pháp Alexis de Toc-queville đã nhận thấy vào thập

niên 1830, những người Mỹ trởnên rất năng động không biết mệtmỏi, họ liên tục thay đổi conđường “vì lo sợ sẽ bỏ lỡ mất conđường ngắn nhất” dẫn tới hạnhphúc và thành công.

Nhà sử học Frederick JacksonTurner trong buổi lễ kỷ niệm 400năm ngày Columbus tìm ra TânThế giới đã định nghĩa Hoa Kỳ làmảnh đất của sự hội nhập văn hóa.Đất nước đang không ngừng thayđổi và trải dài hơn về phía tây vàlà thỏi nam châm thu hút di cư, kéonhững người Mỹ thích phiêu lưuvề hướng Tây, như ông đã viếtnăm 1893. Turner còn coi nhữngđặc trưng của tính cách Mỹ, nhưchủ nghĩa cá nhân, ưa mạo hiểm,nghi ngờ chính quyền, và sự lạcquan là kết quả của những gì màđất nước đã trải qua.

Sự hủy diệt mang tính sángtạo nắm giữ vị trí hàng đầutrong nền kinh tế

Sự hủy diệt mang tính sáng tạothể hiện rõ trong sự thăng trầmcủa những tập đoàn lớn mạnh nhấtnước Mỹ.

Một công cụ giúp đo lường chỉsố này là danh sách 50 tập đoàncông nghiệp đại chúng lớn nhấtđược xếp hạng thường niên bởitạp chí Fortune. Vào năm 1990,

Page 92: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

84

danh sách này chủ yếu là nhữngcái tên quen thuộc hoạt động trêntoàn thế giới, nhiều doanh nghiệpthành lập từ những năm đầu thế kỷhai mươi như General Motors,công ty Ford Motors Company,DuPont, Eastman Kodak, và côngty tiền thân của Exxon Mobil.Những doanh nghiệp này cũngcho thấy thời hoàng kim của nềncông nghiệp sản xuất Mỹ: cáccông ty sản xuất nắm giữ 31 vị trítrong số 50 doanh nghiệp hàngđầu, sau đó là 12 doanh nghiệptrong ngành năng lượng và 7 côngty cung cấp hàng tiêu dùng.

Bảng xếp hạng trong năm 2007đã ghi lại những hậu quả của toàncầu hóa, sự sụt giảm của ngànhsản xuất hàng hóa, nhường chỗcho ngành dịch vụ và sự tăng

trưởng của dịch vụ chăm sóc sứckhỏe do nhu cầu cấp thiết củanhóm dân số già. Trong danh sáchxếp hạng năm 2007 của tạp chíFortune, doanh nghiệp phi tàichính lớn nhất nước Mỹ là chuỗicửa hàng Wal-Mart. Doanh thu351 tỷ đô-la của hãng này đã vượtsát nút người khổng lồ năng lượngExxon Mobil. Số lượng nhữngcông ty sản xuất trong số 50 doanhnghiệp sản xuất lớn nhất đã giảmxuống còn 20. Số công ty nănglượng trong danh sách cũng giảmxuống còn 8 do tác động củanhững thương vụ sáp nhập.

Thay thế vị trí của nhữngdoanh nghiệp năng lượng và sảnxuất là 10 tập đoàn bán lẻ, gồm cóWal-Mart, Target - đối thủ cạnhtranh của Wal-Mart, và Home

Phía trên: Tác giả Ralph Nader bắt tay Tổng thống Lyndon Johnson tại lễ ký Đạo luật vềAn toàn xe hơi được khởi xướng từ cuốn sách của Nader.

© AP Images

Page 93: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

85

Depot & Lowes, nhà bán lẻ vậtliệu xây dựng và sửa chữa nhà cửahàng đầu nước Mỹ. Trong danhsách 50 này cũng có sáu doanhnghiệp ngành y tế và ba doanhnghiệp chuyên chở thực phẩm,hàng hóa và tài liệu đi khắp đấtnước với khối lượng ngày càngtăng là United Parcel Service,FedEx, và nhà phân phối thựcphẩm hàng đầu Sysco. Kodak,Xerox, International Paper,Goodyear Tire & Rubber, andBristol-Myers Squibb đã tụt xakhỏi danh sách 50 công ty hàngđầu năm 2007.

Sự mở rộng của kinh tế toàncầu đã tác động sâu sắc đến nềnkinh tế Mỹ. Nhưng những độnglực thay đổi trong nước cũng vậy.Vào đầu thế kỷ 20, một số doanhnghiệp lớn đã bị những nhà cải tổđang nỗ lực đấu tranh đòi điềukiện làm việc tốt hơn và thựcphẩm sạch hơn yêu cầu giải trình.Đến thập niên 1960, phong tràonày lại nổi lên khi luật sư RalphNader và cũng là một nhà hoạtđộng xã hội đã một mình lên tiếngkêu gọi xem xét lại sự an toàn củanhững chiếc ôtô được sản xuất ởMỹ. Trong cuốn sách Nguy hiểmở mọi tốc độ xuất bản năm 1965của mình, Nader đã lấy mẫu xe

mui kín Corvair của hãng GeneralMotors (GM) làm ví dụ. GM đãtrả đũa lại bằng cách điều tra cuộcsống riêng tư của Nader nhằm làmông mất uy tín. Chủ tịch của GMđã gọi Nader là “một trong nhữngkẻ di-gan bất đồng gây tai hại chocả nước Mỹ”. Nhưng chiến dịchcủa Nader chống lại nhà sản xuấtôtô số một nước Mỹ đã đượcngười Mỹ hưởng ứng. Quốc hộiđã phê chuẩn Đạo luật Quốc giavề An toàn Giao thông và Phươngtiện Giao thông năm 1966 nhằmthiết lập những tiêu chuẩn an toàncủa ôtô.

Các tập đoàn phản ứng“Tham vọng phải gặp tham

vọng”, James Madision đã viếttrong tờ Người Liên bang 51 vàonăm 1788 nhằm bảo vệ bản đềxuất Hiến pháp Hoa Kỳ ông đãmất bao công sức soạn thảo. Cácdoanh nghiệp Mỹ và các đối thủcạnh tranh của họ đã đóng vai tròtích cực, như Madison dự đoán,trong việc lên tiếng và bảo vệquyền lợi của họ ở Washingtonhay tại thủ phủ các bang khác.

Cụm từ “vận động hành lang”được dùng để chỉ những chiếndịch đã diễn ra ít nhất từ thế kỷ 18tại nước Anh. Trong Thời đạiVàng son khi nền kinh tế Mỹ tăng

Page 94: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

86

trưởng nhanh chóng sau cuộc Nộichiến, những người khởi xướngxây dựng đường sắt đã tiến hànhvận động hành lang dưới hìnhthức hối lộ công khai những nghịsĩ có quyền quyết định về tuyếnđường xe lửa, hay “nơi đem lạihiệu quả tốt nhất” theo lời của mộtngười được nhận thi công cáctuyến đường. Ngày nay, nhữngnhà vận động hành lang kết nốicác thành viên của Quốc hội vớikhách hàng của họ phải đăng kývà công bố công khai về hoạt độngcủa mình. Những khoản tiền đónggóp trực tiếp cho thành viên Quốchội cũng bị giới hạn và phải đượccông khai.

Những người phản đối vậnđộng hành lang cho rằng đây làbiểu hiện của tham nhũng trongquy trình dân chủ, khiến chonhững người đóng góp nhiều cótiếng nói mạnh mẽ nhất. Nhữngngười bảo vệ quan điểm này đáplại rằng những người vận độnghành lang đang thực hiện quyềnđược kiến nghị Chính phủ và rằngnhững nhà lập pháp sẽ không thểthực hiện tốt nhiệm vụ của mìnhnếu không nắm rõ các khía cạnhcủa những vấn đề gây tranh cãi -mà những chi tiết này thì nhữngngười vận động hành lang luôn

sẵn sàng cung cấp.Nhưng dù thế nào đi nữa thì

vận động hành lang cũng là mộtlĩnh vực đang lớn mạnh. Năm1975, các nhà vận động hành langđã chi khoảng 100 triệu đô-la chocác vụ việc ở Washington. Năm2005, Quốc hội đã có đến 17.000nhà vận động hành lang có đăngký (trong đó có 200 người là cựunghị sĩ), và tổng chi tiêu của họđạt 2,5 tỷ đô-la. Khó có tổ chức ởbất kỳ phạm vi nào mà lại khôngtham gia chiến dịch này, và đứngđầu danh sách của các nhà vậnđộng hành lang có đăng ký là cáctập đoàn kinh doanh. Trongkhoảng thời gian từ 1998 đến2006, năm ngành công nghiệp củaMỹ đã chi đến 1 tỷ đô-la hoặc hơncho hoạt động vận động hànhlang.

Một thách thức nội bộ sâu sắctrong việc thành lập doanh nghiệpở Mỹ trong một phần tư thế kỷqua không phải do những nhà làmluật hay những “kẻ di-gan bấtđồng”, mà là từ phía các nhà đầutư. Trong thập niên 1980, ngànhcông nghiệp với hoạt động chínhlà mua lại những doanh nghiệp đạichúng hoạt động kém hiệu quả đãxuất hiện ở giữa trung tâm PhốWall. Năm 1981, nhà sản xuất hóa

Page 95: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

87

phẩm DuPont đã tham gia đấu giámua lại người khổng lồ dầu mỏConoco. Sau đó hàng loạt cáccông ty khác cũng tham gia đấugiá, gồm có công ty chưng cấtrượu Seagram của Canađa và đốithủ cạnh tranh của Conoco là Tex-aco và Mobil, tất cả đều tìm cáchphá giá của DuPont. Việc DuPontmua Conoco với mức giá 7,8 tỷđô-la đã khiến giá của mỗi cổphần Conoco tăng lên 98 đô-la,gấp hai lần mức giá trước khiDuPont tiến hành thương vụ. Đâylà vụ sáp nhập doanh nghiệp lớnnhất vào thời đó và đã tạo rakhoản lợi nhuận tài chính lớnkhông chỉ cho các cổ đông củaConoco mà còn cho các nhà đầucơ đã mua cổ phiếu của công tydầu mỏ này, các ngân hàng đầu tưPhố Wall cũng như các luật sưtham gia vào thương vụ.

Vụ thôn tính Conoco đã mở ramột chương hoàn toàn mới tronglịch sử thương mại Hoa Kỳ. Cáccuộc chiến đấu giá nổ ra nhằmgiành quyền kiểm soát các công tycó giá cổ phần còn thấp đã khiếnnhững công ty này trở nên dễ bịtấn công. Những sách lược mớixuất hiện, chẳng hạn như “thưxanh” của các nhà đầu tư và đầucơ, những người này đã mua một

lượng đáng kể cổ phiếu của mộtcông ty và sau đó đe dọa dànhquyền kiểm soát, trừ phi công tynày mua lại cổ phiếu của họ vớigiá cao hơn. Những “kẻ cướp”công ty như T. Boone Pickens,Carl Icahn, và Sir James Gold-smith trở thành những người nổitiếng. Những người lãnh đạo côngty tố cáo họ là những kẻ cướp tàichính. Những kẻ cướp này phảnbác rằng họ chỉ mua lại cổ phiếucủa những công ty “quản lý yếukém”, họ tuyên bố chủ quyền hợppháp về giá trị đích thực củanhững công ty này thay mặt chotất cả các cổ đông.

Trái phiếu rác và thôn tínhThêm vào sự hỗn loạn này là

sự tăng trưởng bùng nổ nhữnggiao dịch mua lại doanh nghiệpdùng đòn bẩy tài chính (thườngviết tắt là LBO - leveraged buy-out). Mục tiêu của chiến lược nàylà các công ty có giá cổ phần đangđi xuống do quản lý yếu kém haybởi thị trường Phố Wall đánh giásai về tiềm năng của chúng. Cácnhà đầu tư bên ngoài hay nhữnglãnh đạo cấp cao của công ty sẽtìm cách mua lại một công ty từnhững cổ đông đại chúng bằngviệc chào mua với giá cao hơn giáthị trường. Đòn bẩy trong trường

Page 96: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

88

hợp này là khoản nợ. Một giaodịch LBO điển hình chủ yếu sửdụng vốn vay, điều này sẽ đượccông ty công bố sau khi nhữngchủ sở hữu mới đã thôn tính thànhcông. Tiền lãi cho những khoảnvay này được khấu trừ thuế, giúpgiảm bớt chi phí và rủi ro tài chínhcủa các thương vụ LBO vàkhuyến khích các nhà tổ chứcthương vụ LBO chào bán tráiphiếu của họ với lợi tức tương đốicao cho nhà đầu tư.

Thường thì những chứngkhoán nợ có lợi tức cao nhưng rủiro hơn thường được những côngty đang gặp khó khăn chào bán, dovậy nên nó có tên là “trái phiếurác”. Nhưng các nhà xúc tiến giaodịch LBO lại cho rằng những tráiphiếu này không rủi ro như nhiềunhà đầu tư kết luận. Một thay đổitrong quy định của liên bang vàonăm 1978 đã cho phép các quỹhưu trí của doanh nghiệp được đầutư vào các chứng khoán LBO, mởra một nguồn vốn thiết yếu chophong trào LBO. Các công ty bảohiểm, các quỹ tương hỗ và cácngân hàng tiết kiệm và cho vay lànhững người mua chủ yếu kháccủa trái phiếu rác.

Vào nửa đầu thập kỷ 80, cácgiao dịch LBO đã tăng lên gấp sáu

lần. Năm 1988, ước tính có haitrăm tỷ đô-la trái phiếu rác đượcphát hành, một sự bùng nổ trongviệc thành lập các thương vụ ởPhố Wall chưa từng có kể từ thờicủa J.P. Morgan, theo nhận địnhcủa tạp chí Business Week. Các cổđông được hưởng lợi từ các lợi íchdo LBO mang lại. Các công tyluật và đầu tư Phố Wall thu đượcnhững khoản phí đáng kể, vànhững chủ nhân của các giao dịchdùng đòn bẩy kiếm được lợinhuận vô cùng lớn nếu kế hoạchcủa họ thành công. Đó là một “cỗmáy in tiền khổng lồ và không thểsai lầm” của thập kỷ này, Giáo sưtài chính Roy C. Smith bình luận.

Nhưng điểm bất lợi lại là mầmmống hủy diệt trong mô hìnhmang tính sáng tạo của Schum-peter. Để có thể trả nợ, nhữngngười chủ mới thường phải bán đinhững bộ phận hoạt động kémhiệu quả hoặc cắt giảm bảnglương, khiến cho người lao độngmất việc làm. Các doanh nghiệpvốn đã trở thành một phần củacộng đồng nay bị bán hoặc giảithể. Một nhà điều hành cấp caocủa một doanh nghiệp sản xuấtlốp xe ôtô hàng đầu nước Mỹ đãnhận xét rằng LBO được “tạo ratrong địa ngục bởi sự ma quỷ của

Page 97: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

89

chính chúng”. Quy trình mua lại dùng đòn

bẩy tài chính phụ thuộc vào mộtnền kinh tế lành mạnh với nhữngngười mua sẵn sàng mua nhữnghoạt động không còn mong muốnnắm giữ của các công ty được mualại, dựa trên niềm tin của nhà đầutư vào trái phiếu rác, và trong mộtmôi trường pháp luật cho phép.Nhưng đến cuối thập niên 1980,nền kinh tế tăng trưởng chậm lại,và niềm tin của công chúng đầu tưđã sụp đổ do những vụ tai tiếng.Các thương vụ hàng tỷ đô-la đãcám dỗ một số chủ ngân hàng nổitiếng nhất của Phố Wall và cácluật sư thực hiện những hành vilừa lọc, vi phạm luật chứng khoánliên bang bằng cách mách chonhau về những thương vụ sắp xảyra nhưng chưa công bố, điều khiểngiá cổ phiếu và phát hành nhữngbáo cáo tài chính gian lận. Năm1988, công ty hàng đầu về “chứngkhoán rác” của Phố Wall, DrexelBurnham Lambert đã thừa nhận viphạm luật chứng khoán và phảinộp một khoản tiền phạt lên đến650 triệu đô-la và cuối cùng đã bịtuyên bố phá sản.

Đến thập niên 1990, cuộc đuamua bán công ty đã lắng xuốngsau sự sụp đổ của công ty Drexel,

khiến các nhà đầu tư trái phiếu rácbị tổn thất nặng nề. Sự bùng nổ cổphiếu công nghệ trong thập kỷ1990 đã hấp thụ một lượng ngàycàng lớn tiền đầu tư cho tới khi lànsóng đầu cơ cổ phiếu sụp đổ vàonăm 2000. Tuy nhiên, vài nămsau, một làn sóng mua bán sápnhập công ty lại nổi lên. Dẫn đầulà những quỹ đầu tư tư nhân,khách hàng của những quỹ nàythu gom tiền và vay mượn thêmđể mua lại các công ty có lợinhuận nhưng lại đang có giá cổphiếu trên thị trường giảm mạnh,tạo ra những món hời tiềm năngcho các nhà đầu tư.

Không giống như những doanhnghiệp thôn tính thời thập niên1980, các quỹ đầu tư như QuỹBlackstone Group và Quỹ CarlyleGroup hướng tới mục tiêu khôngchỉ cắt bỏ chi phí mà còn cải thiệnkết quả kinh doanh của công ty.Những nhà quản lý tư nhân tìmcách đưa công ty ra công chúng vàbán cổ phiếu trên thị trường chứngkhoán Mỹ. Nếu công ty này hoạtđộng tốt hơn lần chào giá trước,giá cổ phiếu sẽ tăng cao hơn vàcác nhà đầu tư tư nhân sẽ kiếmđược những khoản lợi nhuậnkhổng lồ. Danh sách các công tyđược mua lại bởi những quỹ đầu

Page 98: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

90

tư cổ phiếu tư nhân gồm có côngty cho thuê ôtô Hertz Corporation,hãng phim Metro-GoldwynMayer, Burger King, Chrysler, vàTXU, nhà sản xuất thiết bị điệnlớn nhất Texas.

Năm 1992, những khoản đầutư vốn tư nhân vào doanh nghiệpchỉ khoảng 21 tỷ đô-la. Năm 2006,các doanh nghiệp đầu tư tư nhânđã mua quyền tiếp quản 654 côngty Mỹ với giá trị 375 tỷ đô-la, đâylà minh chứng cho vòng quay bấtbiến trong hoạt động kinh doanhcủa Mỹ mà Schumpeter đáng lẽ đãphải nhận ra ngay.

Cạnh tranh và nền văn hóaMỹ

Tại sao mà sự cạnh tranh vàthay đổi đột phá lại được coi làmột phần trong văn hóa kinh tếMỹ?

Vì nhiều lý do khác nhau mànhững người châu Âu định cư đầutiên ở Tân thế giới đã dũng cảmvượt qua Đại Tây Dương bất chấpbao hiểm nguy có thể gặp phải.Một số người tìm kiếm một vùngđất mới, nơi tín ngưỡng tôn giáocủa họ sẽ không bị đàn áp. Nhữngngười khác đi tìm vàng, tìm consuối giúp cải lão hoàn đồng, hayđường đi sang Ấn Độ. Nhiềungười lại chỉ đơn thuần ước mơ về

một cơ hội giúp họ đổi đời. Nhưngđa số đều chia sẻ thực tế rằng, họsẽ phải xây dựng thế giới mới củahọ bắt đầu từ những điều nhỏ nhất.

Từ các khu định cư tạm bợ đầutiên, người Mỹ đã dịch chuyểndần về phía Tây, tạo dựng nên vàtái lập lại xã hội trong bối cảnhnhững cơ hội và rủi ro vẫn khôngngừng tiếp diễn. Nhà sử học Wal-ter A. McDougall từng gọi nướcMỹ là “nền văn minh năng độngnhất trong lịch sử, không một nơinào khác trên thế giới này từngtrải qua nhiều thay đổi trongkhoảng thời gian ngắn như vậy.Nước Mỹ không chỉ sinh ra từcách mạng mà còn chính là mộtcuộc cách mạng”.

Nhiều người Mỹ tin rằngChúa, đấng Sáng tạo, đấng Quyềnnăng, người được gọi với nhiềucái tên khác nhau, đã thưởng côngcho những cố gắng của họ khi xâydựng nên một quốc gia mới. Năm1963, John Winthrop, Thống đốcbang Massachusetts, đã gọi bangcủa mình là “thành phố trên đồi,nơi mọi ánh mắt đều phải ngướcnhìn”. Năm 1915, Tổng thốngWoodrow Wilson cũng đã phátbiểu trước một nhóm người làcông dân mới của Hoa Kỳ rằng“các bạn đã nguyện trung thành

Page 99: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

91

với một lý tưởng lớn lao, với mộtthực thể các nguyên tắc vĩ đại, vàmột niềm hy vọng mãnh liệt củaloài người”. Đến khi thế kỷ 20 đãgần kết thúc, hình ảnh so sánh nàycủa Winthrop vẫn được Tổngthống Ronald Reagan rất tâm đắc.

Sứ mệnh cao cả đó đã tiếpthêm sức mạnh cho nhiều ngườidân Mỹ, khiến họ sẵn sàng đi khaiphá đất đai, xây dựng nên một đấtnước mới và một nền kinh tế vữngmạnh. Cũng nhờ đây mà tinh thầnlạc quan đã thấm nhuần vào ngườidân Mỹ.

Nhà sử học Henry Steele Com-mager nói: “Với tinh thần lạc quantin tưởng vào sức mạnh và nghịlực phi thường, người Mỹ đã ấp ủtrong mình những ý tưởng lớn lao,trí tưởng tượng của họ vươn xađến khắp châu lục, họ thườngkhông chấp nhận những điều nhỏnhặt, sự do dự và tính nhút nhát,rụt rè. Khai phá một cánh đồngrộng một dặm vuông hay một trạichăn nuôi trăm dặm vuông, giáodục hàng triệu đứa trẻ, hay nuôi cảthế giới phương Tây bằng lúa mỳvà ngô do họ làm ra, đối với họcũng không phải là điều gì lớn laolắm”.

Chủ nghĩa lý tưởng cùng songsong tồn tại với quyền lợi cá nhân.

Theo McDougall, về cơ bản HoaKỳ đã và vẫn là một đất nước củanhững người muôn mặt thựcdụng. Trong cuốn Freedom JustAround the Corner (Tự do ởquanh ta), McDougall đã thuật lạitình trạng tiến thoái lưỡng nan củamình như thế này: “Liệu tôi nênphác họa chân dung người Mỹnhư thế nào, là những người theochủ nghĩa cá nhân hay những nhàxây dựng cộng đồng, những ngườithực dụng hay những kẻ mơmộng, những người theo chủnghĩa duy vật hay chủ nghĩa duytâm, những kẻ cố chấp hay nhữngngười giàu lòng vị tha, nhữngngười mong muốn tự do và cônglý cho tất cả, hay những kẻ đạođức giả bậc nhất trong lịch sử?”.Trên thực tế, tất cả những nét tínhcách trên đều được thể hiện rõràng ở những gì nước Mỹ đã trảiqua, ông kết luận.

Mẫu số chung mà McDougallnhìn thấy là nỗ lực tiến lên phíatrước và vươn lên cải thiện hoàncảnh. Ông viết: “Những người Mỹđều chấp nhận rằng ‘mỗi người đềucó một số phận riêng’, có lẽ ngoạitrừ là chính họ. Các nhà chính trị,luật sư, chủ ngân hàng, thương giavà người bán hàng đều bị coi làphạm tội cho tới khi được chứng

Page 100: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

92

minh là vô tội”. Người Mỹ là“những người muôn mặt thựcdụng, họ tự lăng xê bản thân, đùacợt với pháp luật, đôi khi cũng gianlận, và cũng là những người tự thânsáng tạo lang thang”, ông nói,nhưng “họ cũng là những người cơhội theo nghĩa tích cực: họ cũng lànhững những thợ xây, những ngườilàm công, những người tham vọng,kẻ mơ mộng, người công nhân laođộng vất vả, những nhà phát minh,nhà tổ chức, kỹ sư và một ngườicực kỳ hào phóng”.

Những người Mỹ định cư đầutiên mang theo những nguyên tắckinh tế thị trường Anh hỗn hợp, đadạng, đậm tính cơ hội và áp dụngchúng ở miền đất mới. Nhưngkhuôn mẫu này của Anh quốccũng đã được thay thế bởi lýtưởng về tự do và dân chủ, và hứahẹn sẽ tạo ra những cơ hội mới.Giáo sư Anne-Marie Slaughterthuộc trường Đại học Princeton đãnhận định “từ không có gì cho tớikhi có gì là cách chúng tôi địnhnghĩa về Giấc mơ Mỹ - từ khinghèo khổ cho tới khi giàu có, từtúp lều gỗ tới Nhà Trắng, từ nôngtrại vùng Kansas tới xưởng phimHollywood. Đây là câu chuyện vềviệc tạo dựng và tạo dựng lại bảnthân chúng ta chừng nào chúng ta

còn chăm chỉ và may mắn”.

Ca ngợi lao độngNhững giá trị nguyên thủy của

nền kinh tế Mỹ được tạo nên nhờvăn hóa đề cao lao động chínhđáng lên thành một giá trị quốc gia.Thương gia và nhà nhân chủng họcHerbert Applebaum đã viết: “Ởgiai đoạn đầu, nước Mỹ chỉ là mộtmiền đất và miền đất là nước Mỹ”.Khác với nước Anh, những ngườiđịnh cư bình thường nhất ở TânThế Giới đều có cơ hội sở hữu đấtđai, ít nhất là khi những người Mỹbản địa đã bị đẩy ra khỏi lãnh địacủa mình. Nhưng đất đai cũng chỉlà vô dụng nếu người Mỹ không“làm việc liên tục và vất vả”, Ap-plebaum khẳng định thêm. Ngườinông dân phải nắm được cả tá kỹnăng của thương nhân. Thương giaphải cày cuốc. Chính sự khó khănđã khiến chủ nghĩa cá nhân ăn sâuvào những cộng đồng định cư vàlan truyền ra khắp đất nước.

Khi các vùng đất thuộc địa ởMỹ trở nên thịnh vượng hơn và sauđó đã hợp nhất lại sau khi giànhthắng lợi trong cuộc Cách mạngMỹ, người dân Mỹ ngày càng coicông việc không chỉ đơn thuần làphương tiện sinh tồn mà còn là conđường dẫn tới thành công.

“Rất nhiều người Mỹ tin rằng

Page 101: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

93

bất kỳ ai, dù đang ở vị trí thấp haycao đều có thể tiến thân trên nấcthang kinh tế nếu họ có tài, chămchỉ, có óc kinh doanh và khôngquá đen đủi”, Giáo sư luật AmyChau ở trường Đại học Yale viết.Niềm tin này đã giải thích tại saomà những những phong trào chínhtrị dựa trên nền tảng giai cấp ởHoa Kỳ đều rất yếu ớt và đa sốngười dân Mỹ đều chấp nhận, tuyrằng miễn cưỡng, những khoảngcách giàu nghèo đang ngày càngmở rộng hơn là người dân ở cácnước phát triển khác, giáo sưChau và các nhà bình luận khácnhận định.

Nhà xã hội học và kinh tếchính trị Max Weber, khi viết cuốnsách nổi tiếng The ProtestantEthic and the Spirit of Capitalism(Đạo đức Tin lành và tinh thầncủa chủ nghĩa tư bản) từ thế kỷtrước đã cho rằng, đạo Tin Lànhđã giúp xây dựng nền tảng của chủnghĩa tư bản bằng việc tán dươngsự lao động cần cù, trung thực vàtính căn cơ tiết kiệm. Nhà nghiêncứu lý luận đô thị Richard Floridanói: “Tinh thần đó đến nay vẫnđược duy trì, nhưng dưới nhữnghình thức khác”.

Trong cuốn sách The Flight of

the Creative Class (Bước nhảy vọtcủa thế hệ sáng tạo) xuất bản năm2005 của mình, Florida cho rằngphong trào phản kháng ở thập niên1960 và 1970 dần dần đã tạo nênnhững nhận thức mới về côngviệc. Công việc không chỉ khiếnngười ta phải chăm chỉ, mà cònphải đem lại sự mãn nguyện, thúvị, vui vẻ. Đây ngày càng trởthành mục tiêu của những ngườisinh ra trong thời kỳ bùng nổ dânsố, lực lượng lao động chủ yếutrong nền kinh tế Mỹ trong ba thậpkỷ cuối của thế kỷ 20.

Ngay cả sự thay đổi cũng làmột đặc điểm truyền thống củangười Mỹ. Tính thực tế, hoài nghivà thích làm điều trái ngược đã ănsâu vào trong tính cách Mỹ, cácnhà sử học kết luận. Nhà sử họcCommager viết: “Thái độ củangười Mỹ trước chính quyền, cácquy định và luật lệ luôn khiến cácquan chức và những nhà hànhpháp phải đau đầu”.

Lịch sử Hoa Kỳ đã cho thấyrằng dù trong tương lai có ở dạngthức nào đi nữa thì chủ nghĩa cánhân và sự mâu thuẫn đã ăn sâuvào nền văn hóa và sẽ tiếp tục thúcđẩy cho sức sống hối hả và bảntính đấu tranh của người Mỹ.

Page 102: Khái quát về nền kinh tế Mỹ
Page 103: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

Àõa lyá vaâ cú súã haå têìng

55CC HH ÛÛ ÚÚ NN GG

Giaáo duåc vaâ giao thönggiuáp nöëi liïìn nhûäng khuvûåc xa caách vaâ taách biïåt

laåi vúái nhau.

Ảnh do Thư viện Quốc hội Mỹ cung cấp

Page 104: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

96

Phía trên: Pittsburgh, bang Pennsylvania, trở thành trung tâm sản xuất thép tại nơi hộitụ của các dòng sông, các vỉa than và đường sắt.Trang trước: Nhà máy của Công ty thép Jones & Laughlin dọc theo sông Ohio ởAliquippa, bang Pennsylvania, hoạt động gần Pittsburgh.

© G

iann

a St

adel

mye

r/Sh

utte

rsto

ck

Page 105: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

97

“Một trong những sự trùng hợp đáng mừng củahệ thống liên bang đó là mỗi bang riêng lẻ vàmạnh dạn đều có thể... là một phòng thí nghiệmvà thực hiện các các thử nghiệm kinh tế và xã hộimới lạ...”.

THẨM PHÁN LOUIS BRANDEISTòa án Tối cao Hoa Kỳ

1932

Là một quốc gia có phần lớn lãnh thổ nằm ở giữa hai đại dươnglớn, Hoa Kỳ sở hữu nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng gồmnhững cánh rừng, bờ biển, đất trồng, sông ngòi, ao hồ và khoáng sản.Trong những bản đồ Bắc Mỹ được sử dụng tại trường học, nhữngvùng có nguồn tài nguyên kinh tế quan trọng được định vị bằng nhữngbiểu tượng đơn giản: những tòa nhà chọc trời ở các trung tâm đô thịở vùng duyên hải miền Đông; các nhà máy ở vành đai công nghiệpvùng Ngũ Đại Hồ; các vựa lúa mỳ và trang trại chăn nuôi gia súc ởvùng Đại Bình Nguyên; bông ở vùng Old South - các bang thuộc địaban đầu ở miền Nam - và phía đông bang Texas; than đá ở dãy núi Ap-palachian Mountains ở phía Đông và sườn phía đông dãy RockyMountains; quặng sắt ở vùng mỏ Mesabi Range ở Minnesota; cácgiếng dầu ở vùng Tây Nam, California và Alaska; gỗ và thủy điện ởvùng Đông Nam và Tây Bắc.

Những tài nguyên này cũng có ở nhiều vùng, miền khác trên nướcMỹ. Khu vực quanh Pittsburgh, bang Pennsylvania trở thành mộttrung tâm luyện thép nhờ trữ lượng than dồi dào ở gần khu vực và hệthống đường sắt và sông ngòi nối với những vùng khác của đất nước.Thành phố Gary, bang Indiana và Birmingham, bang Alabama cũnglà các thành phố sản xuất thép lớn. Bang Pennsylvania chính là nơiJohn D. Rockefeller xây dựng nên cơ đồ dầu mỏ, nhưng vùng đồngbằng của Texas và các bang có bờ biển dọc theo vịnh Mexico, phíanam California và Alaska cũng là những nơi có trữ lượng dầu mỏ lớn.Những bản đồ được sử dụng trong trường học này cũng đã định vị

Page 106: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

98

chính xác những địa điểm giàu tàinguyên mà từ đó đặt nền móng sựphát triển của nền kinh tế củaHoa Kỳ.

Các bản đồ kinh tế tương tự ởthế kỷ 21 có thể sẽ rất khác. Cácthành phố công nghiệp trước đâytựu quanh vùng Ngũ Đại Hồ đãmất đi hàng trăm ngàn việc làmsản xuất trong hai thế kỷ qua. Cáctrung tâm kinh tế khác phát triểnđược là do dựa trên sức mạnh củangành công nghệ và tài chính.Mặc dù vậy nhưng nền kinh tếHoa Kỳ vẫn mang nét đặc trưngvùng miền mạnh mẽ.

Một quốc gia của các vùngmiền

Các khu vực biệt lập đã đượchình thành từ thế kỷ đầu tiêntrong lịch sử nước Mỹ, khi nhữngngười nhập cư từ những vùng đấtkhác nhau di chuyển đến các khuvực khác của đất nước nơi mànhững kỹ năng họ có phù hợpnhất và nơi mà gia đình họ đượcchào đón. Những nông dân vùngbán đảo Scandinavia định cư ởvùng Minnesota; những thươnggia nhập cư Do Thái đến từnhững thành phố châu Âu dừngchân tại New York và các thànhphố lớn ở phía bắc; còn các côngnhân nông trại người Mexico thì

đến các vườn cây ăn quả và cánhđồng ở California.

Những người định cư đã tiếpbước những đồng hương củamình và hình thành nên nhữngtập quán chung cho từng khu vực.Nhà báo Dan Morgan đã quan sátvà nhận thấy rằng những ngườiMỹ ở New England đã lần lượtrời khỏi ngôi nhà của mình ởvùng đông bắc Mỹ để đến Ohio,xây dựng những thị trấn tương laivới trường học và tòa án “trướckhi vụ mùa đầu tiên bắt đầu”.Những người nhập cư Đức xâydựng nên những trang trại chănnuôi bò sữa ở Pennsylvania vớimục tiêu hoạt động lâu dài, vàđúng như vậy, họ đã sinh sống ởđây từ thế hệ này sang thế hệkhác. Những nông dân và thị dânở miền Đông thì tìm kiếm cácvùng đất hay vận may ở nhữngkhu vực phía tây, dũng cảm vượtqua những thử thách nguy hiểmđến tính mạng. Họ đều mangtrong mình tính cách rắn rỏi, đếnngày nay thì đây vẫn là một đặcđiểm đặc trưng của người miềnTây.

Tập hợp những con người, kỹnăng và nguồn lực này đã giúphình thành nên các đặc điểm vàđặc trưng của các khu vực biệt

Page 107: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

99

lập. Nhà báo Joel Garreau trongcuốn sách The Nine Nations ofNorth America (Chín quốc gia ởvùng Bắc Mỹ) đã viết rằng HoaKỳ, Canađa, Mêhicô và các nướcvùng Caribê đã chia Bắc Mỹthành những khu vực riêng rẽ vàcó những đặc trưng khác nhau.Hoa Kỳ có vùng New England;các bang công nghiệp cũ quanhvùng Ngũ Đại Hồ; miền Nam vớibề dày lịch sử và cũng là khu vựckinh tế năng động mới; các khutrang trại rộng lớn từ vùng TrungTây đến vùng Đại Bình Nguyên;các sa mạc hoang sơ và ít ngườisinh sống ở dãy núi RockyMountains; trung tâm Latinh ởTexas và Tây Nam; và đại bảndoanh của những nhà hoạt độngvì môi trường dọc theo bờ biểnĐại Tây Dương và địa đầuFlorida là nơi những ngườiCaribê sinh sống.

Garreau đã viết: “Một số khuvực hầu như chỉ là những vùngđất hoang sơ; một số khác đã cóbề dày lịch sử đến bốn thế kỷ.Mỗi khu vực đều có một nền kinhtế khu biệt; mỗi vùng lại cầnnhững ủng hộ nhất định từ cáccông dân của mình. Các quốc gianày diện mạo khác nhau, cảmnhận khác nhau và có âm sắc

cũng khác biệt. Một số vùngđược phân định rõ ràng về mặtđịa hình bởi núi non, sa mạc vàsông ngòi. Một số vùng đượcphân biệt bởi kiến trúc, âm nhạc,ngôn ngữ và phương thức kiếmsống. Quan trọng nhất, đó là mỗiquốc gia đều nhìn thế giới quanhững lăng kính khác nhau”.

Những đặc điểm khác biệt nàycũng ảnh hưởng đến sự phát triểncủa mỗi khu vực. Nước là một vídụ. Những người Anh đầu tiênđến Mỹ định cư vẫn giữ truyềnthống luật pháp chung ở Anh.Người sở hữu những tài sản “vensông” - trên bờ sông hay hồ - cóquyền sử dụng “dòng chảy tựnhiên” qua vùng đất của họ.Nhưng nguyên tắc này đã phảiđưa ra xem xét lại do sự cạnhtranh kinh tế. Những người chủhầm mỏ có vai trò chủ chốt trongnền kinh tế của những thuộc địa ởphía bắc cũng đòi quyền sử dụngtrên cùng một dòng sông đó.

Ðể giải quyết những tranhchấp này, các tòa án Hoa Kỳ đãlập nên học thuyết “sử dụng hợplý”, yêu cầu những người sử dụngphải chia sẻ nguồn tài nguyênnước một cách công bằng. Nhưngmức độ thế nào là hợp lý lại rấtkhác nhau giữa bang này với

Page 108: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

100

bang khác, giữa vùng này vớivùng khác. Thường thì những nhàmáy hay nhà xưởng lớn hơn cóquyền sử dụng dòng chảy nhiềuhơn những nhà máy nhỏ. Cácthành phố với các nhà máy lớnmọc lên dọc theo những con sôngở vùng đông bắc Hoa Kỳ tồn tạiđược là do nguồn nước được sửdụng chung này.

Cuộc đua tìm vàng năm 1848tại California thì lại khiến hìnhthành nên một học thuyết hoàntoàn khác biệt, nhằm đáp ứngđược nhu cầu của thợ mỏ và địnhhình việc sử dụng nước trên khắpmiền Tây. Một thợ mỏ tìm ra mỏquặng sẽ đòi quyền lấy đất vànước từ nhánh sông gần nhất đểrửa sạch đất bẩn khỏi các thỏivàng quý giá. Yêu sách của ngườithợ mỏ đã tạo ra thứ tự ưu tiên“đến trước, dùng trước” cho phépanh ta sử dụng lượng nước theonhu cầu của mình.

Sau khi cuộc đua tìm vàngchấm dứt, cách tiếp cận quyền sửdụng nước của những người thợmỏ đã trở thành một tập quán.Khác với nguyên tắc đối với cáctài nguyên chung ở miền Ðông,học thuyết “quyền sử dụng trước”của những người thợ mỏ như theocách gọi của miền Tây cho phép

những người tiên phong giànhđược quyền sử dụng một lượngnước lớn để phục vụ cho việc mởrộng các thành phố ở vùng khôcằn phía nam California và cácbang vùng tây nam khác. Nhữngnông dân miền Tây cũng trồngđược rau màu trên những mảnhđất khô hạn nhờ được lấy mộtlượng lớn nước ngầm ở tầngngậm nước mà không bị hạn chế.Nhờ có học thuyết về quyền sửdụng nước này mà Los Angelesvà Las Vegas trở thành nhữngthành phố trung tâm như ngàynay.

Ví dụ về quyền sử dụng nướcđã phản ánh sự đa dạng về chínhsách, luật pháp và tập quán ở cácvùng khác nhau xuất phát từ sựđa dạng của Hợp chúng quốc.Trong khi các ý kiến phản đốirầm rộ nổi lên trong vụ kiện năm1932, thì Thẩm phán Tòa án Tốicao Louis Brandeis đã ủng hộ sựđa dạng về chính sách giữa cácbang trước tòa như sau: “Mộttrong những sự trùng hợp đángmừng của hệ thống liên bang đólà mỗi bang riêng lẻ và mạnh dạnđều có thể, nếu người dân củabang đó lựa chọn, là một phòngthí nghiệm và thực hiện các cácthử nghiệm kinh tế và xã hội mới

Page 109: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

101

lạ mà không gây ra rủi ro nào đốivới những bang còn lại của đấtnước”. Các bang hiện vẫn lànhững nơi thử nghiệm những cảicách chính sách mới trong giáodục, cung cấp năng lượng và giaothông công cộng.

Hợp nhất các lực Chiều dài lịch sử của Hoa Kỳ

được trải dài theo dấu chân củanhững người lữ khách. Sau cuộcNội chiến, nền kinh tế trên khắpmiền Nam đã bị tàn phá nặng nề,khiến cho hàng ngàn người di cưScotlen - Ailen và con cái họ dịchchuyển về phía tây để mở trangtrại ở Texas và ở lãnh thổ của thổdân Mỹ. “Khi tình hình trở nênkhông thể chịu đựng nổi, họ đãthực hiện quyền cơ bản của mộtngười dân Mỹ - đó là quyền đitiếp”, Dan Morgan viết. Họ viếtdòng chữ “GTT” trên những cánhcửa nhà rồi rời đi. Và hàng xómbiết rằng những chữ cái ấy nghĩalà “Gone to Texas” (Đã đi đếnTexas).

Cuộc Đại Suy thoái và nhữngtrận bão cát năm 1930 đã dẫn đếnlàn sóng di cư lớn nhất trong lịchsử Hoa Kỳ, 300.000 người từOklahoma, Texas, Missouri vàArkansas đã đổ về thung lũngtrung tâm màu mỡ của California.

Chính quyền California, e ngạitrước làn sóng di cư này, đã dựnglên một bảng cảnh báo ở Tulsabang Oklahoma là: “Ở Californiakhông có việc làm. Nếu bạnkhông có việc làm thì đừng đếnđó!”, nhưng những người di cư,còn gọi là Okies này vẫn cứ đitiếp.

Việc dịch chuyển của ngườidân xuất phát từ cả yếu tố cơ hộivà nhu cầu. Một làn sóng di dântrường kỳ của người Mỹ gốc Phikhỏi miền Nam đã tiếp diễn trongsuốt thế kỷ 20 khi hoạt động cơkhí hóa trang trại dần thay thế laođộng chân tay. Cuộc di cư lớnnhất diễn ra trong cuộc Chiếntranh Thế giới Thứ hai, khi cácnhà máy thép và ôtô ở miền bắcnhận những người Mỹ gốc Phivào làm việc để lấp đầy các chỗtrống trong thời chiến tranh. Nhucầu kinh tế đã vượt qua đượcthành kiến về chủng tộc.

Ngành dệt vốn đóng đô ởbang New England trong một thếkỷ qua đã dần chuyển dịch vềphía Nam nơi đất đai rẻ hơn vàcác công đoàn cũng yếu hơn.Trong những thập niên gần đây,các công ty xe tải và ôtô nướcngoài đã thành lập các nhà máytrên khắp miền nam và được

Page 110: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

102

những doanh nghiệp hướng đếnphát triển và giới lãnh đạo dân sựchào đón. Những thị trấn ởWyoming trước đây từng rấthoang vắng giờ đã đầy ắp nhữngngười mới đến làm việc trongngành than - ngành đang pháttriển mở rộng ở bang này.

Tính lưu động của người laođộng Mỹ cũng được ghi lại cụthể. Một nghiên cứu trong thậpkỷ trước đã chỉ ra rằng trung bìnhcác sinh viên tốt nghiệp đại họccủa Hoa Kỳ làm việc cho 11 nhàtuyển dụng trước khi về hưu. CụcThống kê Lao động Mỹ cho biết

những người tốt nghiệp đại họcthường đảm nhiệm 13 vị trí khácnhau do được thăng tiến hoặcthay đổi chỗ làm trước tuổi 38.

Mức độ sẵn lòng “dậy mà đi”của người Mỹ được thống kêthông qua các cuộc điều tra quốcgia được tiến hành 10 năm mộtlần. Cuộc điều tra năm 1990 chothấy chỉ có 60% người dân sinhsống tại bang nơi họ sinh ra. Tuynhiên, tỷ lệ trung bình này khôngthể hiện được sự khác biệt đángkể giữa các bang với nhau. 80%những người Pennsylvania đượckhảo sát trong cuộc điều tra và

Phía trên: Cuộc Đại suy thoái vào thập niên 1930 và các cơn bão cát đã khiến 300.000người ở các bang ở đồng bằng di cư đến California để tìm việc làm trong các trang trại.

Ảnh do Thư viện Quốc hội Mỹ cung cấp

Page 111: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

103

hơn 70% số người ở các bangkhác gồm có Iowa, Louisiana,Michigan, Minnesota, và Missis-sippi sinh sống ở bang quê hươnghọ. Nhưng chỉ có 30% người dânbang Florida có cùng câu trả lờinhư vậy.

Làn sóng di dân tiếp tục vàonhững năm đầu thế kỷ 21. Từnăm 2000 tới 2004, trung bìnhmỗi năm có tới 246.000 người rờikhỏi vùng Đông Bắc Mỹ, và dânsố vùng Trung Tây giảm xuống161.000 người, nhưng miền Namlại có thêm 352.000 người. Mỗinăm miền Tây và duyên hải TháiBình Dương mất đi 75.000 ngườitrong khi vùng núi đá RockyMountain lại có thêm 130.000người.

Hợp nhất các lực và cơ sởhạ tầng

Mặc dù quá trình di cư, cácnguồn tài nguyên và văn hóa tạonên sự khác biệt giữa các vùngmiền thì những yếu tố văn hóa vàkinh tế lại giúp phá bỏ các ranhgiới vùng và hội nhập sâu hơnvới các nền kinh tế của cả quốcgia. Những yếu tố này gồm cómột đồng tiền chung, một hệthống pháp luật công nhận cácquyền sở hữu tài sản, và các luậtpháp liên bang với các chính sách

thương mại chung được áp dụngtrên tất cả các bang. Một cầu nốiquan trọng đó chính là sự pháttriển của hệ thống hạ tầng giaothông của đất nước, giúp đảm bảosự thông suốt của dòng chảy hànghóa giữa tất cả các vùng miền.

Ngay từ ban đầu, mạng lướigiao thông đã là một nhu cầu cấpthiết. Tổng thống George Wash-ington đã từng mơ ước sẽ kết nốibang Virginia và các bang miềnđông với Ohio Valley - vùng biêngiới của Mỹ hồi đó - qua mộtkênh đào từ Washington, D.C.,băng qua dãy núi Appalachia đếnOhio. Nhưng do tình hình tàichính eo hẹp nên công trình nàyđã không được thực hiện cho đếnmãi năm 1828. Nhưng trước khikênh đào được hoàn thành vàonăm 1850, hàng trăm chiếc tàuhơi nước đã hoạt động nhộn nhịptrên sông Mississippi, các tuyếnđường sắt khu vực cũng đã chạydọc ngang trên khắp các bangđông dân ở miền Đông. Đườngsắt và hơi nước đã khiến conkênh đào trở nên lạc hậu từ trướckhi hoàn thành.

Công trình điện báo củaSamuel F.B. Morse đã nhận đượcnguồn tài trợ quan trọng từ Chínhphủ Liên bang: khoản viện trợ trị

Page 112: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

104

giá 30.000 đô-la đã giúp ông mởđược một đường điện báo từ Bal-timore ở bang Maryland đếnWashington, D.C. vào năm 1844.Nhà phát minh kiên định này đãthành công khi đường truyền đãngay lập tức chuyển kết quả củahội nghị bầu tổng thống được tổchức ở Baltimore đến Washing-ton một cách kỳ diệu bằng các mãchấm và gạch do Morse phátminh ra.

Điện báo của Morse là mộtminh chứng cho thấy vai trò thenchốt của Chính phủ Hoa Kỳ trongviệc khuyến khích khoa học vàthương mại, vai trò này hiện còntiếp tục cho đến ngày nay thôngqua các quỹ tài trợ chương trìnhvũ trụ của Mỹ, nghiên cứu ungthư và các hệ thống năng lượngtiên tiến. Morse cho rằng một khiChính phủ đã tài trợ cho dự án thìcũng nên xây dựng và vận hành

Phía trên: Các con đường thuộc Hệ thống đường cao tốc liên bang như các con đườngở Los Angeles này đã khiến các vùng ngoại ô phát triển hơn, chuyên chở hàng hóa đếncác bang khác nhau và thúc đẩy ngành công nghiệp xe tải phát triển để vận chuyển hànghóa.

© iofoto/Shutterstock.

Page 113: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

105

một mạng lưới điện báo quốc gianhư cách thức chuyển thư báo.Nhưng những quan chức Wash-ington lại không hào hứng vớiviệc này, Morse và các đồng sựcủa ông sau đó đã thành lập mộtcông ty tư nhân để nối nhữngđường dây điện báo giữa Wash-ington và New York. Năm nămsau, 19.000 km đường dây đãđược lắp đặt. Con số ngày đãđược quân đội tăng lên gấp đôitrong thời Nội chiến. Trước khiMorse qua đời năm 1872, cácđường dây điện tín đã đạt400.000 km, mở ra khả năng liênlạc xuyên đại dương, một yếu tốcó vai trò thiết yếu với sự tăngtrưởng kinh tế.

Chỉ có Chính phủ Liên bangmới có đủ thẩm quyền và vốn đểxây dựng tuyến đường sắt xuyênchâu lục - dự án hạ tầng lớn nhấtthế kỷ 19. Tổng thống AbrahamLincoln đã ký đạo luật thành lậpmột tập đoàn quốc gia để triểnkhai dự án này. Dự án khổng lồnày sẽ xuyên qua các sa mạc vàcác dãy núi ở miền Tây, để phụcvụ cho dự án, 10.000 công nhângồm có những người châu Âuđịnh cư, nô lệ đã được tự do vànhững người nhập cư TrungQuốc đã được tuyển dụng.

Tuyến đường đã nối liền cácmiền đất nước lại với nhau. Ngũcốc, than đá để sản xuất thép vàkhí phát sáng, đồng, quặng sắt,xăng dầu, gỗ, quần áo cung cấpcho các cửa hàng bách hóa mới ởcác thành phố và các cửa hàngbán hàng theo catalog, thực phẩm- kể cả hoa quả trong những chiếcxe lạnh mới được phát minh - tấtcả đều có thể đến với mọi nơi trênđất nước để tìm kiếm thị trường.Một chuyến đi đường biển từNew York đến Trung Quốc từngmất đến 100 ngày qua khu vựcCape Horn bị cấm ở Nam Phi, thìnay chỉ cần có 30 ngày nhờ cótuyến đường sắt trải dài trên khắplục địa.

Năm 1912, ôtô vẫn chỉ là đồchơi dành cho người giàu. Nhưngnhà công nghiệp Carl G. Fisher,chủ của một công ty sản xuất đènpha ôtô đã nhìn thấy khả năngxây dựng một tuyến đường caotốc xuyên suốt và đã tổ chức mộtcuộc vận động để triển khai kếhoạch này với sự đóng góp củacông chúng. Đến năm 1925,tuyến đường dài 5.456km có tênLincoln Highway này đã nối liềnNew York với San Francisco. Khidự án mới triển khai, những tuyếnđường cao tốc được nâng cấp chỉ

Page 114: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

106

chiếm chưa đến một nửa chiềudài tuyến. Những đoạn còn lạiđược xây dựng dọc theo nhữngcon đường mòn cũ mà trước đâyđã được thổ dân Mỹ, nhữngngười định cư thuộc địa, quân độithời Nội chiến và dịch vụ chuyểnphát thư Pony Express khai phá.Được đặt tên là “Phố chính củanước Mỹ”, đoạn đường này đặtmối liên kết đầu tiên giữa thươngmại và ôtô và đã thúc đẩy việcxây dựng Hệ thống Đường caotốc Liên bang được xây dựngtrong thập niên 1950.

Năm 1919, khi còn là một sỹquan quân đội trẻ tuổi, Tổngthống Dwight D. Eisenhower đãthực hiện một hành trình gian khổdọc theo đất nước và đã tưởngtượng ra một hệ thống đường caotốc hiện đại hạn chế đường vào sẽgiúp củng cố năng lực phòng thủnội bộ của Mỹ. Được hai ngànhcó tầm ảnh hưởng lớn là dầu mỏvà ôtô ủng hộ mạnh mẽ, hệ thốngđường cao tốc do Chính phủ tàitrợ đã được xây dựng vào năm1956. Tuyến đường đầu tiên đượchoàn thành vào năm 1992 với chiphí lên đến 114 tỷ đô-la - gấp 10lần ngân sách trù bị và hầu hết sẽđược chi trả bởi thuế bán xăngdầu và các khoản lệ phí áp lên

người sử dụng khác. Đến năm 2004, mạng lưới

đường đã trải dài đến 75.408km.Tuyến đường đã thúc đẩy nhữngngười bán rong ở thành phố dịchchuyển về ngoại ô, khuyến khíchngành công nghiệp mở rộng từcác trung tâm thương mại cũ ởmiền Bắc sang miền Nam vàmiền Tây, đồng thời cũng dẫn đếnviệc hình thành nền công nghiệpxe tải đối trọng với đường sắttrong hoạt động vận chuyển hànghóa. Tuyến đường cũng khiếnlượng người Mỹ tham gia giaothông nhiều hơn, kết quả là nhucầu về nhiên liệu có thành phầnchính là dầu mỏ vốn đã tăng naylại càng tăng và trở thành chủ đềchính trong các cuộc tranh cãi vềchính sách năng lượng của quốcgia này.

Xây dựng ngành phát thanhtrên toàn quốc

Hoa Kỳ thường được cho làmột đất nước tương đối phi tậptrung, mặc dù có một Chínhquyền Liên bang nhưng nhữngcông dân mang nét đặc trưng chủyếu dựa trên khu vực, bang vàcác khu tự trị. Xét về khía cạnhnào đó thì đặc điểm này có mốiliên quan mật thiết đến diện tíchrộng lớn của đất nước và những

Page 115: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

107

giới hạn về công nghệ. Nhờnhững tiến bộ ở thế kỷ 19 nhưđiện báo và tuyến đường sắtxuyên lục địa, khoảng cách nàyđã được rút ngắn lại.

Nhưng chính ngành phát sóng- như phát thanh, và sau này làtruyền hình - đã giúp tạo nênnhững khán giả đích thực trênphạm vi cả nước, hình thành nênmột nền văn hóa chung và mộtnền kinh tế quốc gia đích thực.Những người Mỹ sống trên phạmvi cả nghìn dặm có thể theo dõitrực tiếp các sự kiện trong nướcvà quốc tế. Từ thập niên 1920,những tin tức sự kiện đang diễnra, loạt chương trình “chuyệnphiếm” của Tổng thống FranklinD. Roosevelt và các sự kiện thểthao phổ biến đã được phát sóngtrên đài phát thanh.

Ngành phát sóng ở Mỹ chủyếu phát triển theo phương thứcdo tư nhân sở hữu và hoạt độngtheo các quy định chung. Mặc dùđược Chính phủ Liên bang cấpphép và được yêu cầu phải phụcvụ lợi ích của cộng đồng, nhưnghầu hết các đài phát thanh vàtruyền hình đều chạy theo mụctiêu lợi nhuận cho những chủ sởhữu tư nhân bằng cách bán thờigian quảng cáo. Những đoạn

quảng cáo này đã khiến chongười tiêu dùng chi tiêu nhiềuhơn. Trong năm 2006, nhữngcông ty quảng cáo hàng đầu đấtnước đã chi khoảng 150 tỷ đô-lađể quảng bá hàng hóa của mình,44% quảng cáo trên truyền hình,40% quảng cáo trên báo và tạpchí, 7% trên sóng phát thanh vàgần 7% cho các quảng cáo trênInternet - loại hình hiện đang tăngtrưởng mạnh.

Quảng cáo là nguồn thông tinhữu ích giúp tăng tính cạnh tranhvà khuyến khích sự lựa chọn củangười tiêu dùng, một yếu tố thiếtyếu đối với một nền kinh tế thịtrường đại chúng. Nhưng nhữngnhà chỉ trích thì lại buộc tộiquảng cáo đang khuyến khíchchủ nghĩa vật chất thái quá và sựchi tiêu bốc đồng, không cânnhắc.

Sức mạnh của giáo dụcBenjamin Rush, một bác sỹ

người Philadelphia và cũng làngười ký bản Tuyên ngôn Độclập đã phát biểu trước tất cảnhững người lắng nghe ông rằngchiến thắng trong cuộc đấu tranhđòi độc lập từ Anh quốc là mộtviệc rất khó khăn, nhưng để nềndân chủ hoạt động còn khó khănhơn nữa. Để thực hiện nhiệm vụ

Page 116: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

108

này, quốc gia độc lập non trẻ cầnxây dựng nên một hệ thống giáodục phổ cập miễn phí trên quymô rộng.

Năm 1783, ông Rush đã nói:“Hình thái chính quyền chúng tađang có đang đặt ra những nghĩavụ mới cho mọi người dân HoaKỳ”. Với niềm tin rằng con ngườicó thể “tiến bộ được”, Rush vànhững người sáng lập khác mongmuốn rằng giáo dục sẽ phát huyvai trò hữu ích của mình. Nhưnggiáo dục còn có một mục đíchchính trị quan trọng khác, đó làhướng dẫn cho các công dân sửdụng quyền bầu cử của mình mộtcách sáng suốt.

Câu hỏi đặt ra là bằng cáchnào, và đầu tiên là ai. Trongnhững thập kỷ đầu tiên từ khi lậpnước, các bang đi theo các conđường khác nhau nhằm mở rộnggiáo dục công, ít nhất là cho contrai của những người Mỹ datrắng. Những người Mỹ bản địakhông được lưu tâm đến. Nhữngtrẻ em người Mỹ gốc Phi ở phíabắc có các trường học riêng biệt;con của những người nô lệ cũngkhông được đi học. Những trẻ emgái thì chỉ được dạy nữ công giachánh.

Các cuộc cải cách khiến nền

giáo dục Hoa Kỳ trở thành hìnhmẫu của thế giới được Chủ tịchHội đồng Giáo dục bang Massa-chusetts, Horace Mann khởixướng vào năm 1837, ông cũnglà người ủng hộ các cuộc cải cáchnày mạnh mẽ nhất. Lớn lên trongnghèo khó và chỉ được đi học nửabuổi, Horace Mann đã vào đượcđại học nhờ có sự giúp đỡ từ cácgia sư, sau này ông đã cống hiếntoàn bộ quãng đời mình để nhânrộng triết lý giáo dục mang tínhcách mạng sau này.

Mann đã vận động thành lậpnhững trường công lập miễn phí,nhận cả các em học sinh giàu lẫnhọc sinh nghèo và hoạt động nhờvào các khoản đóng góp củanhững người nộp thuế. Nhữngtrường công này được đặt dưới sựquản lý tại địa phương, nhưngMann đã vận động để thành lậpmột hệ thống nâng cao giáo dụctoàn diện, nhằm ứng dụng nhữngphương thức giảng dạy tốt nhấtvà đánh giá học tập. Chươngtrình đào tạo được ưa chuộng củaMann hướng đến việc dần dầntruyền bá các giá trị đạo đứcchung của đạo Tin Lành, khác vớichuyện áp đặt những giới luật tôngiáo, và với mục đích thúc đẩychủ nghĩa yêu nước phi đảng

Page 117: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

109

phái. Ngoài ra, Mann còn chorằng các trường cần cố gắng cungcấp các học bổng ở mức cao nhất,hướng dẫn học sinh tự học để saunày đóng góp cho xã hội và nềnkinh tế.

Các bang trên khắp đất nướcdần dần đã thực hiện sáng kiếncủa Mann, nâng cao chất lượnggiáo dục công phổ cập. Cáctrường học ở những khu vựcnghèo và những khu vực bị cô lậpvề chủng tộc ở miền Nam về cănbản nhận được ít nguồn lực hơn,đến khi các chương trình giáo dụcvà xóa nghèo liên bang được triểnkhai ở thập niên 1960 thì khoảngcách này đã được thu hẹp nhưngvẫn chưa được xóa bỏ hoàn toàn.

Nhà sử học Lawrence A.Cremin đã nói, mặc dù nhữngtranh cãi về phương pháp giáodục vẫn còn dai dẳng ít nhất là từthời của Horace Mann, nhưnghầu hết người Mỹ đều đồng tìnhvới một nguyên tắc là sự thịnhvượng của một quốc gia khôngchỉ bao gồm tài sản cá nhân củacác công dân, mà còn là năng lựccủa các công dân trong việc tự cảithiện mình. Ông nói “Mặc dù vẫncòn những sai lầm, khuyết điểmvà một vài thiếu sót trầm trọng”,nhưng hệ thống giáo dục Hoa Kỳ

vẫn “là một trong hai hoặc bađóng góp lớn nhất của Hoa Kỳvào sự phát triển của nền vănminh thế giới”.

Đến cuối thế kỷ 19, một loạtcác trường đại học và cao đẳng đãđược thành lập, gồm có cáctrường đại học tư nhân cao cấp,một nhóm các trường cao đẳngcho những người Mỹ gốc Phi, vàmột hệ thống các trường đại họcđược cấp đất do Quốc hội thànhlập nhằm tập trung giảng dạy“các ngành nông nghiệp và cơkhí”. Các trường được cấp đấtngày nay đã mở rộng thành cáctrường đại học bang với hàngchục nghìn sinh viên.

Giáo dục là nền móng chothành công về kinh tế của HoaKỳ. Cuộc điều tra liên bang năm1940 cho thấy một phần tư ngườidân Mỹ độ tuổi trên 25 đã họctrung học và 4,6% đã tốt nghiệpđại học. Cuộc điều tra năm 2007cho thấy 44% người dân Mỹ độtuổi trên 25 đã tốt nghiệp đại học,17% đã học đại học nhưng chưalấy được bằng và 27% đã tốtnghiệp cao đẳng.

Khi cuộc Chiến tranh Thế giớiThứ hai kết thúc, Quốc hội đãtrao học bổng để hỗ trợ các cựuchiến binh đi học đại học, tỷ lệ

Page 118: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

110

nam giới đi học đã tăng lên nhanhchóng. Tỷ lệ phụ nữ độ tuổi trên25 đi học đại học không tăngnhiều cho đến sau năm 1980.Nhưng đến năm 2005, tỷ lệ phụnữ trên 25 tuổi được giáo dục đạihọc đã vượt nam giới, điều này đãcho thấy tầm ảnh hưởng của cácphong trào của phụ nữ và mongmuốn, hay nhu cầu để phụ nữtham gia lực lượng lao động.

Trong thập niên đầu tiên củathế kỷ 21, khi cạnh tranh quốc tếvà ngoại thương đóng vai tròquan trọng hơn trong nền kinh tếMỹ thì quá trình chuyển đổi nghềnghiệp từ những trung tâm củacác nhà máy sản xuất trước đâycũng tăng nhanh hơn. Các khuvực tăng việc làm nằm tại nhữngđịa phương có ngành công nghệvà tài chính mạnh, theo số liệucủa Chính phủ về tăng giảm việclàm ở các thành phố lớn của HoaKỳ từ năm 2000 đến năm 2007.

Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng việclàm trung bình trên toàn nuớc Mỹthấp hơn 1%/năm trong suốt 7năm này nhưng tại Huntsville,bang Alabama, trung tâm củangành công nghệ vũ trụ thì sốlượng việc làm “chuyên môn,khoa học và kỹ thuật” đã tăng đến42%. Tại Austin, bang Texas nơi

ngành công nghiệp chất bán dẫnphát triển mạnh, số lượng việclàm trong lĩnh vực công nghệtrong cùng nhóm trên cũng tăngđến 22%. Tại phía bắc Virginianơi nền kinh tế phụ thuộc vào cácnhà thầu lớn đang thực hiện cácdự án công nghệ của Chính phủLiên bang, các việc làm trongnhóm chuyên môn và khoa họctăng 31% từ năm 2000 đến năm2007, các việc làm thiết kế hệthống máy tính cũng tăng với tỷlệ tương đương.

Ngược lại, ở Chicago, “thànhphố thứ hai” của Hoa Kỳ và làtrung tâm của vùng sản xuấttrước đây ở miền Trung Tây, cácviệc làm sản xuất hàng hóa đãgiảm 19% cũng trong bảy nămtrên. Các công việc sản xuất hànghóa tại South Bend, bang Indiana,một thành phố sản xuất trước đâycũng đã giảm 18%. Tại Detroit,bang Michigan, thủ phủ củangành sản xuất ôtô Hoa Kỳ, việclàm sản xuất đã giảm mạnh đến35%.

Trước khi thế kỷ 21 bắt đầu,nhiều người đã kết luận rằng nềnkinh tế Mỹ sẽ không thể tiếp tụcthịnh vượng chỉ đơn giản bằngcách tuyển dụng những người Mỹtài năng để biến sự giàu có về tài

Page 119: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

111

nguyên thiên nhiên thành các sảnphẩm để đem bán trong nước haytại nước ngoài. Cũng không thểdựa vào những ngành côngnghiệp cũ đã một thời là trọngtâm của nền kinh tế bang và khuvực để giữ vững vị trí của mìnhtrong các thị trường cạnh tranh.

Từ thập kỷ 1980, nhiều quanchức địa phương đã cố gắng kíchthích nền kinh tế bằng cách đầutư vào nguồn lực giáo dục vàcông nghệ trong khu vực của họ.Một số thống đốc bang đã xâydựng công nghệ “nhà kính” -dành chỗ trong các cơ sở nghiên

cứu để giúp doanh nhân pháttriển các sản phẩm và quy trìnhmới. Các trường đại học cũng xâydựng các khóa học để trang bịcho các nhà khoa học và kỹ sưcác kỹ năng cụ thể mà các côngty địa phương cần.

Những chiến lược này đếnnhững năm 2000 thì chững lại donền kinh tế đã tăng trưởng và tỷlệ thất nghiệp giảm. Nhưng cuộcsuy thoái trầm trọng bắt đầu từnăm 2008 được kỳ vọng sẽ khiếnnhững chính sách này nhận đượcsự quan tâm trở lại.

Page 120: Khái quát về nền kinh tế Mỹ
Page 121: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

Chñnh phuã vaâ nïìn kinh tïë

66CC HH ÛÛ ÚÚ NN GG

Möåt phêìn lúán trong diïîntrònh lõch sûã nûúác Myä xoay

quanh cuöåc tranh caäi vïì vaitroâ cuãa Chñnh phuã trong

nïìn kinh tïë.

© Lance Nelson/Corbis

Page 122: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

114

Phía trên: Rachel Carson, một nhà khoa học của Chính phủ bày tỏ những quan ngạivề việc sử dụng thuốc trừ sâu, sau đó Chính phủ đã ban hành những quy định vềmôi trường.Trang trước: Năm 2009, Cục Dự trữ Liên bang đã có nhiều quyền lực hơn trong việcđiều tiết các thể chế tài chính

© U

nder

woo

d &

Und

erw

ood

/Cor

bis

Page 123: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

115

Nước Mỹ được thành lập dựa trên các nguyên tắc củng cố lẫnnhau của doanh nghiệp tư nhân và ảnh hưởng có giới hạn của Chínhphủ. Sự bất bình của những người dân thuộc địa Mỹ trước một loạtthuế do Hoàng gia Anh áp đặt đã châm ngòi cho cuộc Chiến tranhCách mạng năm 1775. Khẩu hiệu “Đóng thuế nhưng không có đạidiện” đã trở thành lời kêu gọi chiến đấu. Bộ trưởng Tài chính đầutiên của nền cộng hòa mới, Alexander Hamilton, đã thành côngtrong việc thành lập nên ngân hàng quốc gia nhưng lại thất bại trongchiến dịch chính sách công nghiệp liên bang do chính ông đềxướng, theo đó Chính phủ sẽ thúc đẩy chiến lược các ngành côngnghiệp quan trọng nhằm củng cố cho nền kinh tế và phòng thủ quânsự của đất nước.

Nhưng khuynh hướng về doanh nghiệp tự do không phải là tuyệtđối. Ngay từ khi thành lập, các cấp chính quyền của quốc gia - liênbang, bang và địa phương - đã bảo vệ, điều hành và định hướng nềnkinh tế. Các cấp chính quyền đã can thiệp vào việc hỗ trợ lãi suấtcủa các vùng miền, cá nhân và các ngành công nghiệp cụ thể. Chínhvì sự can thiệp sâu của Chính phủ như vậy nên vấn đề này đã trở

“Rồi một bệnh dịch mới len lỏi khắp vùng và mọithứ bắt đầu thay đổi.... Có một sự tĩnh lặng kháclạ.... Chỉ có vài chú chim biết nơi nào không bịsuy tàn; chúng run rẩy, khiếp sợ và không thể baynổi. Đó là một mùa xuân không có âm thanh. Giờđây, vào những ban mai không còn thấy vang lênbản điệp khúc bình minh líu lo của muôn loàichim; thay vào đó chỉ là một sự yên lặng trải dàitrên các cánh đồng, những khu rừng và đầm lầy”.

RACHEL CARSONMùa xuân yên lặng

1962

Page 124: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

116

thành đề tài chính trị gây tranhcãi chủ yếu.

Quyền hợp pháp về điềuhành kinh tế dựa theo một vàimục thuộc Điều I của Hiến phápMỹ. Những mục này cho phépQuốc hội có quyền thu và đánhthuế, vay tiền với tư cách quốcgia, thanh toán các khoản nợ củaChính phủ Liên bang, thiết lậpvà điều chỉnh giá trị của đồngtiền Mỹ, thiết lập các đạo luậtquốc gia về phá sản và nhậpquốc tịch cho người nhập cư.Các bang không phải chịu thuếthương mại của nhau. Nhữngngười viết Hiến pháp đã nhậnthấy rằng đất nước non trẻ nàyphải chạy thật nhanh mới đuổikịp được sự thống lĩnh hàng đầuvề công nghiệp và khoa học củachâu Âu; một phần vì lý do nàymà họ đã ủy quyền cho Quốchội trao cho các tác giả và nhàphát minh quyền tuyệt đối về lợinhuận từ chính những sáng kiếncủa họ trong một thời gian nhấtđịnh.

Ngôn ngữ hiến pháp chungnhất và cũng gây ra tranh cãi vềnền kinh tế nằm vỏn vẹn tronghai từ “regulate commerce”thuộc Điều I, Khoản 8, cho phépQuốc hội có quyền “điều chỉnh

thương mại” với các quốc giakhác, với các bộ tộc người Mỹbản địa, và giữa các bang vớinhau. Việc áp dụng điều khoảnthương mại này đối với các bangđã được sử dụng trong suốt mộtthế kỷ qua nhằm biện minh chocác chương trình có tầm ảnhhưởng lớn của Chính phủ liênquan đến những vấn đề mà cácnhà lập quốc có thể chưa baogiờ nghĩ tới.

Chính cách hiểu điều khoảnthương mại đó đã chia người dânMỹ thành hai phe, một bên muốncó một Chính phủ Liên bang tiênphong mạnh mẽ trong khi bênkia lại ủng hộ việc hạn chế hơnnữa quyền lực trung ương. Tòaán Tối cao Mỹ thường được mờiđứng ra giải quyết các vụ tranhchấp về phạm vi của điều khoảnthương mại này. Một số quyếtđịnh quan trọng được đưa ratrong thế kỷ 19 đã giải thích điềukhoản này hết sức tỉ mỉ và nhậnthấy rằng, mặc dù điều khoảnthương mại này được áp dụngvới các kiện hàng trên tàu chạydọc những con sông chảy quanhiều bang, nhưng hoạt động sảnxuất được xem là hoạt động địaphương và không được điềuchỉnh bởi điều luật này.

Page 125: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

117

Nhưng sang thế kỷ 20, nhữngquyết định của tòa án ngày càngcó tầm ảnh hưởng lớn, chúngủng hộ các chương trình quantrọng trong Chính sách Kinh tếmới, những chương trình này đãtác động lớn đối với người laođộng và khu vực nông nghiệp.Vào những năm 1960, tòa án đãgiải thích một cách bao quátcụm từ “thương mại giữa cáctiểu bang” - điều đã giúp Quốchội có quyền thông qua các bộluật về quyền dân sự cơ bảntrong đó ngăn cấm các doanhnghiệp tư nhân phân biệt chủngtộc. Trong các trường hợp này,quan tòa đã xem xét kỹ lưỡng,cẩn thận hồ sơ bằng chứng vềnhững mối ràng buộc về thươngmại giữa các tiểu bang, chẳnghạn có một trường hợp tòa án đãphát hiện thấy việc sử dụng bộtlàm bánh mì kẹp xúc xích đượcmột câu lạc bộ tư nhân sử dụngđã có sự phân biệt đối xử với hộiviên. Bắt đầu vào những năm1990, một số điều luật của Tòaán Tối cao đã tìm cách thu hẹpcác quyết định trước đây bằngcách tập trung điều khoảnthương mại vào những tranh cãiliên quan trực tiếp tới các hoạtđộng kinh tế.

Mặc dù hoạt động điều tiếtkinh tế đã không tồn tại từnhững năm 1970 nhưng sự bảohộ vẫn giữ một vai trò then chốttrong một số vấn đề như sứckhỏe của người lao động; sự antoàn của thuốc men và các sảnphẩm tiêu dùng, bảo vệ hànhkhách đi máy bay và người điềukhiển xe ôtô, những người gửitiền vào ngân hàng, những nhàđầu tư chứng khoán và tác độngcủa hoạt động kinh doanh tớimôi trường.

Phạm vi của hoạt độngđiều tiết kinh tế

Trong vòng đời của mộtdoanh nghiệp Mỹ, bước đầu tiêncũng chính là bước dễ dàngnhất. Một nhà doanh nghiệpmuốn thành lập công ty mới chỉcần đăng ký và thông báo cho cơquan thuế của bang. Nhữngcông việc mang tính đặc thùchuyên môn có thể yêu cầu phảicó chứng chỉ hoặc giấy phéphành nghề, nhưng để thành lậpcông ty thì không cần phải cógiấy phép nào cả.

Một hệ thống luật và quyđịnh khác điều chỉnh sự cânbằng giữa quyền được tiếp tụclàm việc của người lao động vàquyền sa thải nhân viên không

Page 126: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

Những biến chuyển trong phong trào nghiệp đoàn

Năm 1919, khi Tổng thống Woodrow Wilson tới Hội nghị Hòa bình Paris vào cuối Chiến tranhThế giới Thứ nhất, phái đoàn Mỹ do ông dẫn đầu có cả Samuel Gompers, một người đàn ông69 tuổi, gầy gò, là con trai của một gia đình nhập cư nghèo người Do Thái đến từ Hà Lan theo

đường qua Anh. Gompers đã phất lên từ một công ty sản xuất xì-gà mới mở ở Thành phố New Yorkvà trở thành Chủ tịch của Liên đoàn Lao động Mỹ (AFL), tổ chức nghiệp đoàn lớn nhất ở nước này.

Sự lãnh đạo Liên đoàn Lao động Mỹ của Gompers trong suốt thời kỳ hỗn loạn ban đầu củaphong trào nghiệp đoàn đã định hình vai trò đặc biệt của các tổ chức lao động tại Mỹ. Trong suốt gầnmột thế kỷ sau đó, mặc dù vẫn có những giai đoạn xung đột bạo lực với giới quản lý công ty, nhưnggiới lãnh đạo lao động Mỹ không bao giờ trực diện tấn công cơ cấu thị trường tư bản của nền kinhtế. Mục đích của nghiệp đoàn là giúp những thành viên của mình được hưởng thành quả của nềnkinh tế nhiều hơn. Gompers thường nói: “Chúng tôi sẽ không bao giờ ngừng đòi hỏi nhiều hơn chotới khi chúng tôi được hưởng thành quả lao động của mình”. Mặc dù vậy, ông cũng nhấn mạnh rằng“tội ác xấu xa nhất chống lại những người lao động chính là một công ty không tạo ra được lợi nhuận”.

Mặc dù những mục tiêu này ngày nay đã nằm trong phạm vi của cuộc tranh cãi chính trị chủ đạo,nhưng những nỗ lực của giới lao động để tổ chức công nhân nhà máy, đường sắt và khai mỏ mộtthế kỷ trước đã tạo nên những sự đối đầu liên miên, nhiều cuộc đấu tranh mang tính chất bạo lực,một số còn dẫn tới đổ máu. Cuộc bãi công của những công nhân ngành thép tại nhà máy sản xuấtthép của Andrew Carnegie ở Pennsylvania năm 1892 đã dẫn tới một cuộc đấu tranh đẫm máu giữagiới công nhân cùng gia đình và bạn bè của họ và đội bảo vệ của nhà máy, và cuối cùng là lực lượngdân quân quốc gia. Tâm điểm của vụ tranh chấp là cuộc đấu tranh đòi quyền lực giữa những ngườicông nhân với giới quản lý về các quy định làm việc trong hoạt động của nhà máy. Mặc dù Carnegietuyên bố ủng hộ giới nghiệp đoàn nhưng lại hỗ trợ người đại diện của mình là Henry Clay Frick giànhlại sự kiểm soát hoàn toàn. Sau một loạt các cuộc tấn công, nổ súng và nỗ lực mưu sát của Frick, cuộcbãi công đã bị dập tắt. Liên đoàn Lao động Mỹ của Gompers đã không ủng hộ những người đìnhcông, và nhà máy đã không có nghiệp đoàn trong suốt 40 năm.

Nhưng qua các thập kỷ sau, những nhà cải cách chính trị và sau này là những ứng cử viên chínhtrị đã ngày càng chấp nhận yêu cầu được hưởng thành quả kinh tế lớn hơn của ngườii lao động vàloại bỏ những điều kiện lao động khắc nghiệt. Thậm chí ngay cả trong những năm tháng đen tối nhấtcủa cuộc Đại suy thoái, khi một phần tư lực lượng lao động của cả nước bị thất nghiệp, các nghiệpđoàn lao động Mỹ hầu hết đều tập trung vào việc duy trì mức lương cao hơn và điều kiện làm việctốt hơn chứ không phải vào việc thừa nhận các đặc quyền quản lý truyền thống để đưa ra nhữngquyết định hoạt động kinh doanh cơ bản. Các nghiệp đoàn lao động Mỹ cũng không làm theo cácnghiệp đoàn châu Âu là ủng hộ các đảng chính trị tiến bộ hoặc tự thành lập ra đảng phái chính trịcủa riêng mình. Thay vào đó, giới nghiệp đoàn Mỹ thường sử dụng sức mạnh về tài chính và tổ chứccủa mình, nhất là ở các bang công nghiệp thuộc miền Đông Bắc và Trung Tây, để ủng hộ những ứngcử viên chính trị ủng hộ người lao động.

Tính hợp pháp của các nghiệp đoàn đã được Đạo luật Quan hệ Lao động Quốc gia năm 1935bảo đảm, đạo luật này thường được biết đến với cái tên Đạo luật Wagner. Là một phần trong Chínhsách Kinh tế mới của Tổng thống Franklin D. Roosevelt, đạo luật đã ban hành các quy định theo đóngười lao động có quyền thành lập nghiệp đoàn và được thỏa thuận với chủ lao động, Ủy ban Quanhệ Lao động Quốc gia cũng đã được thành lập để để thi hành những quy định này.

Trong suốt những năm thịnh vượng sau cuộc Chiến tranh Thế giới Thứ hai, các nghiệp đoàn laođộng Mỹ đã gặt hái được những thành công lớn. Chẳng hạn như việc các hãng sản xuất ôtô của Mỹđã chấp nhận trả một mức lương và phúc lợi hào phóng cho người lao động và chuyển chi phí đósang phía người tiêu dùng.

Nhưng sự phát triển trong nước và trên toàn cầu đã dần làm thay đổi môi trường kinh tế theohướng bất lợi cho các nghiệp đoàn. Nhiều nhà sản xuất Mỹ đã mở rộng hoạt động hay chuyển đếncác bang miền nam, nơi các nghiệp đoàn lao động còn chưa thịnh hành. Từ thập niên 1980, các nhàsản xuất đã chuyển sang hướng tăng cường sử dụng các sản phẩm và linh kiện của nước ngoài. Khicác nhà máy sản xuất thép và những mặt hàng khác đóng cửa hàng loạt tại các bang miền Đông Bắc

118

Page 127: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

và Trung Tây, nhiềungười bắt đầu gọi khuvực này là Rust Bowl,bắt chước tên gọi DustBowl của khu vựccanh tác ở Trung Tâyđã bị tàn phá khủngkhiếp do xói mòn. Cònở khu vực Sun Beltphía nam, sự tăngtrưởng việc làm trongngành công nghiệpnội địa chủ yếu đượctạo ra từ các nhà máymới và không cónghiệp đoàn do cácnhà sản xuất nướcngoài thành lập nên,chủ yếu là các nhà sảnxuất xe ôtô của Đức vàNhật Bản.

Thời điểm đánh dấu sự xuống dốc của nghiệp đoàn là trong giai đoạn đầu của nhiệm kỳtổng thống đầu tiên của Ronald Reagan (1981-1989). Trớ trêu thay chính Reagan cũng xuất pháttừ giới nghiệp đoàn; từ một diễn viên thành công, Reagan đã vươn lên làm Chủ tịch Hội Diễnviên Mỹ, ông đã dẫn đầu chiến dịch ngăn chặn những người cộng sản thâm nhập vào nghiệpđoàn. Năm 1981, Reagan đã gặp phải cuộc bãi công của Tổ chức Kiểm soát viên không lưu chuyênnghiệp. Cuộc bãi công là bất hợp pháp, theo quy định của luật pháp thì những công chức liênbang trong rất nhiều trường hợp được phép tổ chức nghiệp đoàn nhưng không được bãi công“chống lại lợi ích quần chúng” - cụm từ thường được sử dụng. Reagan đã cho các kiểm soát viên48 giờ để quay lại làm việc, sau đó đã sa thải hơn 11.000 người từ chối quay lại, thay thế họ bằngnhững người lao động mới và phá bỏ nghiệp đoàn.

Kết quả đó đã cho thấy sự thiếu cảm thông của công chúng Mỹ với các cuộc bãi công củanhững người công chức và cũng phản ánh sự suy yếu của nghiệp đoàn. Khi cuộc Chiến tranh Thếgiới Thứ hai kết thúc, một phần ba lực lượng lao động tham gia nghiệp đoàn. Nhưng tới năm1983, con số đó là 20%, và đến năm 2007 đã rớt xuống còn 12%.

Một điểm sáng của hoạt động nghiệp đoàn đó là sự tăng trưởng trong khu vực dịch vụ, cụthể là những công chức làm việc trong những ngành phục vụ cộng đồng như giáo viên, cảnhsát và lính cứu hỏa, những ngành nghề khó có thể thuê ngoài. Xu hướng này được minh họabằng sự lớn mạnh của Liên đoàn Nhân viên Dịch vụ Quốc tế, từ năm 1995 tới năm 2005, sốlượng thành viên của tổ chức đã tăng gần gấp đôi, đạt 1,9 triệu thành viên ngay vào lúc danhsách các nghiệp đoàn công nghiệp đang thu hẹp lại. Liên đoàn Nhân viên Dịch vụ Quốc tế đạidiện cho những người lao động có mức thu nhập thấp, gồm có những người trông nhà, y tá,quản gia và những người dọn dẹp nhà cửa. Nhiều công việc còn không có bảo hiểm y tế và cácphúc lợi khác mà chỉ những công việc được trả lương cao có được. Một tổ chức nghiệp đoàn lớnkhác, Hiệp hội Giáo dục Quốc gia cũng đại diện cho hơn 3 triệu giáo viên và nhân viên làm việctại các trường công lập.

Các tổ chức lao động như Tổng Liên đoàn Lao động Hoa Kỳ, AFL-CIO (tổ chức trung ương củanhiều nghiệp đoàn), Liên đoàn Nhân viên Dịch vụ Quốc tế và Hiệp hội Giáo dục Quốc gia đãđóng góp vào sự thành công của Tổng thống Barack Obama trong cuộc bầu cử năm 2008 bằngcách hỗ trợ các nhân viên của mình đăng ký cử tri và tham gia bầu cử. Các nghiệp đoàn hy vọngrằng chính quyền Obama sắp tới sẽ tăng cường các pháp chế mới nhằm ủng hộ những nỗ lựccủa họ trong việc tổ chức nơi làm việc.

119

Ảnh trên: Những người lập nên Liên đoàn Nhân viên Vănphòng tập hợp trên Phố Wall, New York, năm 1936.

Page 128: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

120

hoàn thành nhiệm vụ của chủlao động. Các quy định này cólợi cho chủ lao động hơn. Ở hầuhết các bang tại Mỹ, mọi ngườiđược xem là những lao động“theo ý muốn”, có nghĩa rằng họsẽ bị sa thải bất cứ lúc nào chủlao động muốn, trừ một sốtrường hợp cụ thể khi quyền củangười lao động được bảo vệ.Mọi người không thể bị sa thảivì chủng tộc, tôn giáo, giới tính,tuổi tác hoặc sở thích tính dụccủa họ, tuy nhiên những ngườilao động bị sa thải phải chứngminh được rằng họ đã bị sa thảimột cách phi lý nếu muốn quaylại với công việc của mình. Ủyban Cơ hội làm việc bình đẳngLiên bang được thành lập năm1961 có thể kiện các chủ laođộng để bảo vệ người lao độngchống lại việc sa thải khôngchính đáng.

Luật Tố giác Liên bang bảovệ những người lao động tố cáocác hành động phạm pháp củachủ lao động. Nếu một chủ laođộng gian lận với Chính phủLiên bang, người cáo giác có thểnhận được khoảng 15% đến30% số tiền Chính phủ thu lại vìsự điều hành sai trái của công tyđó. Trong một trường hợp đặc

biệt, một cựu quản lý bán hàngcủa một công ty thuốc hàng đầutại Mỹ đã được liên bang thưởng45 triệu đô-la vào năm 2008 khicông ty của anh ta bị điều tra vàkết luận rằng công ty đã vi phạmvì tiếp thị không phù hợp cácloại thuốc được sử dụng rộng rãitrong chương trình Hỗ trợ thuốcmen của Chính phủ dành chonhững bệnh nhân thu nhập thấp.

Hơn một thế kỷ qua, ngườidân Mỹ đã tranh luận về việcChính phủ Liên bang nên canthiệp sâu tới mức nào để ngănchặn các công ty độc quyền làmsuy yếu cạnh tranh kinh tế. Việcđiều tiết các doanh nghiệpthường theo một hoặc haihướng. Các quy định kinh tế vừanhằm chống lại việc lạm dụngđộc quyền và đồng thời thiết lậpnên các mức giá “công bằng”đối với một số mặt hàng cụ thể.Còn các quy định xã hội hướngđến việc bảo vệ người tiêu dùngkhỏi các loại thuốc hoặc thựcphẩm không an toàn hay nângcao độ an toàn cho người điềukhiển ôtô.

Việc điều tiết của liên bangxuất hiện từ thời kỳ đường sắttrong thế kỷ 19. Quyền lực củanhững ông chủ đường sắt trong

Page 129: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

121

việc thiết lập các mức phí vậnchuyển giữa các bang theohướng có lợi cho họ đã gây ralàn sóng phản đối và khiếu nạirộng khắp về sự phân biệt đốixử, một số khách hàng được ưuái còn một số người khác thì bịđối xử bất công. Trước động tháiđó, Ủy ban Giao thương Liênbang, cơ quan điều hành kinh tếđầu tiên của Mỹ, đã được thànhlập năm 1887. Quốc hội đã traocho ủy ban này quyền xác địnhnhững mức phí tối đa “hợp lý”và yêu cầu các mức phí đó phảiđược công bố công khai để tránhnhững thỏa thuận mức phí bímật.

Ủy ban Giao thương Liênbang (ICC) đã thiết lập mộtkhung giá để các cơ quan điềutiết liên bang khác tuân theo.Các ủy viên của ủy ban là nhữngnhà hành pháp làm việc toànthời gian, họ được kỳ vọng sẽđưa ra các quyết định độc lậpdựa trên thực tế, và ủy ban cũngcó tầm ảnh hưởng lớn trong suốtgần một thế kỷ trước khi quyềnhạn của nó bị hạn chế theo xuhướng bãi bỏ quy định củaChính phủ. Năm 1995, cơ quannày đã bị giải thể.

Một cơ quan điều hành được

thành lập từ thời kỳ đầu khác làỦy ban Thương mại Liên bangvào năm 1914. Ủy ban này cùngvới Bộ Tư pháp Mỹ có nhiệm vụchống độc quyền, ngăn chặn cáccông ty lớn lạm dụng quyền lựcđể thống trị ngành kinh doanhmột cách đơn lẻ hoặc liên kếtvới các công ty khác. Tới cuốithế kỷ 19, các mối lo ngại vềquyền lực kinh tế xoay quanhmột loạt các vụ độc quyền kiểmsoát thương mại trong các ngànhkhác nhau như dầu lửa, thép vàthuốc lá, cũng như các hoạtđộng của chúng thường đượcgiữ bí mật do những quyền lợisở hữu ngầm. Sự độc quyềnthường núp dưới dạng “ủythác”, qua đó các cổ đông traoquyền kiểm soát công ty củamình cho một ban gồm nhữngngười được ủy thác, nhữngngười này sẽ được chia sẻ lợinhuận dưới dạng cổ tức.

Từ giữa năm 1897 tới năm1910, hơn 2000 vụ sáp nhập đãđược thực hiện. Khi TheodoreRoosevelt trở thành Tổng thống,ông đã bắt đầu chiến dịch chốnglại các tập đoàn tư bản nhằmphản đối “những kẻ bất lươnggiàu có” - cách ông gọi nhữngtay trùm buôn bán mà ông nhắm

Page 130: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

122

đến. Dưới thời của Roosevelt vàngười kế vị ông là Tổng thốngWilliam Howard Taft, Chínhphủ Liên bang đã thắng trongcác vụ kiện chống độc quyềnchống lại hầu hết các nhà độcquyền chính, phá vỡ hơn 100công ty kinh doanh độc quyền,trong đó có Công ty Dầu lửaStandard Oil của John D. Rock-efeller; Công ty Chứng khoánMiền Bắc (Northern SecuritiesCompany) của J.P. Morgan,công ty này đã thống trị hoạtđộng kinh doanh đường sắt ởmiền Tây Bắc; và Tập đoànThuốc lá Mỹ (American To-bacco) của James B. Duke.

Năm 1898, Quốc hội đã traocho người lao động quyền tổchức nghiệp đoàn và ủy quyềncho Chính phủ dàn xếp mâuthuẫn giữa tầng lớp lao động vớigiới quản lý. Trong thời gianthực hiện Chính sách Kinh tếmới, Quốc hội đã ban hành Đạoluật Quan hệ Lao động Quốc gianăm 1935 (thường được gọi làĐạo luật Wagner, theo tên mộttrong những người đề ra đạoluật) nhằm hợp pháp hóa quyềncủa phần lớn những người laođộng làm việc trong khu vực tưnhân, gồm có quyền thành lập

nghiệp đoàn, thỏa thuận với giớiquản lý về lương bổng và cácđiều kiện làm việc hay quyềnbãi công để đòi đáp ứng nhu cầucho người lao động. Một cơquan liên bang khác là Ủy banQuan hệ Lao động Quốc giacũng đã được thành lập để giámsát các cuộc bầu cử nghiệp đoànvà giải quyết các khiếu nại vềlao động không công bằng. Năm1938, Đạo luật Tiêu chuẩn Laođộng Công bằng đã được thôngqua, qua đó thiết lập nên mứclương tối thiểu trên toàn quốc,ngăn chặn hành vi “bóc lột” laođộng trẻ em và quy định về tiềnlàm thêm giờ trong những ngànhnghề nhất định. Đạo luật nàyhướng tới mục đích đảm bảo“mức sống tối thiểu cần thiếtcho sức khỏe, hiệu quả và cuộcsống của người lao động”.Nhưng đạo luật cũng cho phépcác chủ lao động sa thải nhữngngười lao động bãi công.

Trong những năm 1930 vàcác thập kỷ sau đó, Quốc hội đãthành lập rất nhiều cơ quan điềutiết chuyên biệt. Năm 1930, Ủyban Năng lượng Liên bang (saunày đổi tên thành Ủy ban Điềutiết Năng lượng Liên bang) đãđược thành lập và hoạt động như

Page 131: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

123

một cơ quan điều hành độc lậpcó trách nhiệm giám sát việc bánbuôn điện trong toàn ngành.Năm 1934, Ủy ban Truyềnthông Liên bang được thành lậpnhằm điều tiết các ngành phátthanh truyền hình và điện thoại.Năm 1934, Ủy ban Chứngkhoán và Giao dịch được giaotrách nhiệm giám sát các thịtrường chứng khoán. Tiếp sauđó là sự thành lập của Ủy banQuan hệ Lao động Quốc gianăm 1935, Ủy ban Hàng khôngDân dụng năm 1940 và Ủy banAn toàn Sản phẩm Tiêu dùngnăm 1975. Ủy viên của nhữngcơ quan này do Tổng thống bổnhiệm và phải là thành viên củacác chính đảng lớn, nhiệm kỳcủa các ủy viên này cũng bắtđầu theo các năm khác nhau,tránh việc thay thế tất cả các ủyviên của nhánh hành pháp cùnglúc, gây ảnh hưởng đến nhữngcơ quan hành pháp.

Luật Chống độc quyềnThẩm quyền chống độc

quyền của Chính phủ được quyđịnh trong hai bộ luật, đó là Đạoluật Chống độc quyền Shermannăm 1890 và Đạo luật Claytonnăm 1914. Các luật này cónhững mục tiêu khác nhau và

dựa trên những sắc lệnh chốngđộc quyền ra đời từ thời La Mã.Đạo luật Sherman nhằm chốnglại các âm mưu giữa các công tynhằm làm giá và hạn chế thươngmại, đạo luật này trao quyền choChính phủ Liên bang chia nhỏcác tập đoàn độc quyền thànhnhững công ty nhỏ hơn. Đạoluật Clayton chống lại các hànhvi phản cạnh tranh và trao choChính phủ quyền xem xét các vụsáp nhập lớn của những công tycó thể làm suy yếu cạnh tranh.

Theo lời của nhà kinh tế họcJoseph Stiglitz, mặc dù các vụtruy tố chống độc quyền là hãnhữu nhưng việc chống lại cạnhtranh không hề biến mất. Ông đãdẫn chứng trường hợp của côngty Archer Daniels Midland(ADM), một trong những côngty kinh doanh nông nghiệp lớnnhất thế giới. Công ty này đãhợp tác với một số đối tác châuÁ nhằm độc quyền bán một sốsản phẩm thức ăn gia súc cùnghàng bán kèm trong những năm1990 và đã bị phạt 100 triệu đô-la, một số giám đốc của hãng đãphải ngồi tù.

Tuy nhiên việc áp dụng cácluật chống độc quyền ngoàiphạm vi hình sự không hề đơn

Page 132: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

124

giản. Chính phủ nên can thiệpsâu tới mức nào để bảo vệ sựcạnh tranh và cạnh tranh thựcchất là gì? Các nhà tư tưởngtheo những hệ tư tưởng khácnhau đã tranh luận vấn đề nàyvới tòa án, cụ thể Tòa án Tốicao, nơi đóng vai trò nòng cốt.Ngay từ đầu, đạo đức hoạt độngcủa các công ty có ảnh hưởnglớn đã được đặc biệt chú ý chứkhông riêng gì quy mô và quyềnlực của chúng; Theodore Roo-sevelt đã có một nhận định nổitiếng rằng có cả những “độcquyền xấu” và “độc quyền tốt”.

Năm 1911, Tòa án Tối cao đãđề ra “nguyên tắc hợp lý” trongcác vụ tranh chấp chống độcquyền, đảm bảo rằng chỉ nhữngràng buộc thương mại vô lý, tứclà những điều khoản không cómục đích kinh tế rõ ràng mới bịcoi là vi phạm Đạo luật Sher-man. Một công ty giành đượcthế độc quyền nhờ sản xuất cácsản phẩm tốt hơn hoặc nhờ thựchiện một chiến lược tốt hơn sẽkhông bị coi là các hành độngchống độc quyền. Nhưng việcsử dụng luật chống độc quyềnđể xử lý các công ty thống trịvẫn là một vấn đề chưa đượcgiải quyết. Các thẩm phán liên

bang đã xử án hàng chục nămthường có xu hướng tôn trọngnhững tiền lệ hợp pháp lâu đời,tiếng La-tinh là stare decisis (ánlệ).

Qua thời gian, các quy địnhcủa tòa án cũng đã phản ánhnhững thay đổi trong triết lýhoặc học thuyết khi các thẩmphán mới được tân tổng thốngbổ nhiệm nhằm thay thế nhữngthẩm phán đã mất hoặc nghỉhưu. Bộ máy tư pháp cũng có xuhướng phản ánh tình hình chungcủa xã hội theo từng thời điểm.Năm 1936, trong thời kỳ thựcthi Chính sách Kinh tế mới,Quốc hội đã thông qua một luậtchống độc quyền mới là Đạoluật Robinson Patman, “để bảovệ các thương nhân và nhà sảnxuất trước người bán” - theo lờiHạ nghị sĩ Wright Patman,người đồng soạn thảo đạo luậtnày. Với quan điểm này, mụcđích của Luật Chống độc quyềnlà để duy trì sự cân bằng giữamột bên gồm các công ty sảnxuất và bán lẻ lớn của quốc giavới bên kia là những công tynhỏ sau đó hình thành nên trungtâm kinh tế của hầu hết các cộngđồng.

Quan điểm cho rằng luật

Page 133: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

125

pháp cần duy trì sự cân bằngtính cạnh tranh của nền thươngmại quốc gia bằng cách ngăncản các hãng độc quyền màkhông quan tâm tới cách quản lýcủa họ đã được củng cố bằngnhững quyết định của tòa án ởthập niên 1970. Đỉnh điểm củaxu hướng này là Chính phủ Mỹđã theo đuổi các vụ kiện chốnglại Tập đoàn IBM, hãng sản xuấtmáy tính lớn nhất, và Tập đoànAT&T, nhà độc quyền điện thoạiquốc gia.

Bảo hộ sự cạnh tranh,không bảo hộ các đối thủcạnh tranh

Vào những năm 1980, chínhquyền Reagan đã thực hiện mộttriết lý khác hẳn, triết lý này đãnhận được sự ủng hộ của cáchọc giả trường Đại học Chicago.Các nhà kinh tế học thuộc“trường Chicago” đã tranh cãirằng hơn bao giờ hết, LuậtChống độc quyền, nên bảo hộ sựcạnh tranh bằng cách đặt quyềnlợi của người tiêu dùng lêntrước tiên: Một doanh nghiệphùng mạnh đơn lẻ có giá thànhsản phẩm thấp hơn có thể làmtổn hại đến các đối thủ cạnhtranh nhưng lại là có lợi chongười tiêu dùng, vì vậy nên

không nên can thiệp sâu quá vàoLuật Chống độc quyền.

Robert H. Bork, một chuyêngia chống độc quyền đồng thờilà thẩm phán tòa phúc thẩm liênbang đã lý giải rằng “rất khóchứng minh được giữa một dượcsỹ tư hoặc một ông chủ hàng tạphóa và một nhà quản lý của mộtchuỗi sản xuất địa phương, ai làmột công dân có đạo đức vàđáng tin cậy hơn”. Lý lẽ chorằng các doanh nghiệp nhỏ xứngđáng được hưởng sự bảo vệ đặcbiệt khỏi các chuỗi cửa hàng “làmột yêu cầu đòi đặc quyềnkhông chính đáng”.

Sự thay đổi chính sách nàyđược phản ánh trong vụ kiệnchống độc quyền điển hìnhchống lại Tập đoàn Microsoft.Năm 1998, Bộ Tư pháp dướithời Tổng thống Bill Clinton đãđệ đơn kiện chống độc quyềnchống lại Microsoft, tập đoànkiểm soát 90% thị trường phầnmềm hệ điều hành của máy tínhcá nhân. Microsoft bị cáo buộcđã sử dụng sức mạnh tiếp thị củamình để dành quyền chi phốimột ứng dụng mới không thểthiếu của máy tính, đó là phầnmềm trình duyệt giúp người sửdụng kết nối với Internet.

Page 134: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

126

Một thẩm phán liên bang đãđưa ra phán quyết chống lại Mi-crosoft nhưng sau đó đã bị thẩmphán tòa phúc thẩm cao hơn bácbỏ. Yếu tố quyết định dẫn đếnphán quyết thứ hai đó là phầnmềm trình duyệt này được Mi-crosoft cung cấp miễn phí. Mặcdù việc này đã gây thiệt hại chorất nhiều đối thủ cạnh tranh nhỏhơn của Microsoft, nhưng ngườitiêu dùng lại được hưởng lợi, vàtối đa hóa lợi ích của người tiêudùng, phục vụ cho lợi ích lớnhơn của toàn nền kinh tế, phiêntòa quyết định. Theo học thuyếtnày thì cạnh tranh và đổi mới sẽlàm cho sự cạnh tranh trở nênlành mạnh. Sau này, Tổng thốngGeorge W. Bush đã quyết địnhkhông theo tiếp vụ kiện chốnglại Microsoft của Bộ Tư phápnữa.

Sự ra đời các quy định vềmôi trường

Quá trình điều tiết xã hội trênquy mô rộng đã bắt đầu vớinhững bộ luật về lao động vàviệc làm trong khuôn khổchương trình Chính sách Kinh tếmới nhưng đến những năm 1960và 1970 mới được mở rộng. Cáctổng thống dù thuộc đảng Dânchủ hay Cộng hòa đều đã hợp

tác với Quốc hội để giải quyếtmột loạt các vấn đề xã hội khácnhau.

Có lẽ ví dụ gây ấn tượng nhấtvề tầm ảnh hưởng của dư luậnđến các tiến trình của Chính phủMỹ chính là sự gia tăng đột biếncác phong trào bảo vệ môitrường với tư cách là một lựclượng chính trị hùng mạnh trongthời gian này. Việc bảo tồn cácnguồn tài nguyên thiên nhiên đãtạo động lực thúc đẩy các nhàhoạt động chính trị từ cuối thếkỷ 19, khi nhà bảo tồn bang Cal-ifornia, John Muir đã dẫn đầucác chiến dịch bảo vệ những khuvực hoang dã và sáng lập ra Câulạc bộ Sierra, một tổ chức vậnđộng hành lang nền tảng chomục tiêu của mình.

Phong trào này đã đạt đượcbước tiến triển mới vào thậpniên 1960 sau khi cuốn sách bánchạy nhất Mùa xuân yên lặngcủa nhà sinh vật học của Chínhphủ Rachel Carson được xuấtbản. Bà đã cảnh báo rằng việctăng cường sử dụng các loạithuốc hóa học trừ sâu đang gâyra những tác hại không kiểmsoát được đối các loài chim, cácloài sinh vật khác và cả môitrường tự nhiên. Và theo bà, sức

Page 135: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

127

khỏe con người cũng bị đe dọa.Ngành công nghiệp hóa chất đãcông kích Carson, xem đây nhưmột người gieo rắc nỗi sợ hãi vàchất vấn những lời cáo buộc củabà. Nhưng những cảnh báo củabà đã được mạng lưới truyềnthông đại chúng đưa tin rộng rãivà nhận được sự ủng hộ mạnhmẽ từ dân chúng và Chính phủMỹ. Phong trào đó đã dẫn tớimột lệnh cấm sử dụng rộng rãiloại thuốc trừ sâu DDT và sựthành lập nên Cơ quan Bảo vệMôi trường Hoa Kỳ vào năm1970 để thực thi điều hành môitrường liên bang.

Không như các cơ quan độclập thành lập vào thập niên1930, Cơ quan Bảo vệ Môitrường Hoa Kỳ đã trở thành mộtbộ phận của ngành hành pháp vàđược đặt dưới sự điều hành củatổng thống. Cách tiếp cận này vềsau đã được áp dụng với nhữngcơ quan mới khác, chẳng hạnnhư Cơ quan Quản lý An toàn vàSức khỏe Lao động (OSHA)được thành lập năm 1970 đểphòng ngừa bệnh tật và tai nạnxảy ra nơi làm việc hay Ủy banAn toàn Sản phẩm Tiêu dùngđược ra đời năm 1972 nhằmkiểm soát các sản phẩm không

an toàn. Do quyền lực của tổngthống ngày càng lớn nên cácchính sách quy định của nhữngcơ quan này thường thay đổitheo các đời tổng thống.

Các quy định liên bang đã cónhững ảnh hưởng sâu sắc trongviệc giảm bớt rủi ro sức khỏemà người lao động trong cácxưởng đóng tàu và các ngànhcông nghiệp; nâng cao độ antoàn của thuốc men, đồ chơi trẻem và các loại xe có động cơ;nâng cao sự trong sạch và chấtlượng nước của các sông, hồ vàkhông khí. Chẳng hạn như Cơquan Quản lý An toàn và Sứckhỏe Lao động đã yêu cầu cácchủ lao động phải xây dựng mộtnơi làm việc “không có yếu tốnguy hiểm” dẫn đến hoặc có thểdẫn đến tử vong hay những ảnhhưởng nghiêm trọng. Các quyđịnh của Cơ quan Quản lý Antoàn và Sức khỏe Lao độngđược Chính phủ sử dụng thườngdựa trên yêu cầu của các nghiệpđoàn lao động nhằm kiểm soátviệc tiếp xúc của người lao độngvới các hóa chất công nghiệp cóthể gây bệnh ung thư.

Cuộc tranh cãi xung quanhnhững quy định này thường làxem liệu chứng cứ khoa học có

Page 136: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

128

đủ hợp lý để chứng minh chocác hành động của Chính phủhay không, và liệu những chiphí mà các doanh nghiệp vàngười tiêu dùng phải chịu khituân thủ những quy định này cóxứng đáng với những lợi ích thuđược về mặt môi trường haykhông. Chẳng hạn như nhữngthương nhân và học giả chỉ tríchRacel Carson cho rằng việc loạibỏ DDT đã thủ tiêu loại thuốcdiệt côn trùng hiệu quả nhấttrong cuộc chiến phòng chốngmuỗi gây bệnh sốt rét. Cùng thờicủa bà, Carson - người cho rằngDDT phải được kiểm soát thayvì phải loại bỏ - đã châm ngòicho sự phản ứng rộng rãi củanhững người ủng hộ quy địnhcủa Chính phủ nhằm ngăn chặnnhững mối đe dọa nguy hiểm,mặc dù một số vấn đề về khoahọc hay kinh tế vẫn đang đượcbàn cãi. Cuộc tranh luận về biếnđổi khí hậu hiện nay cũng đã đạttới mức tương tự như vậy.

Theo các nhà sử học quan sátđược thì những ưu tiên củaChính phủ Mỹ về các vấn đềkinh tế và xã hội hiếm khi đitheo một con đường thẳng,không ngắt quãng mà thườngxuôi theo sự thay đổi của dư

luận, giữa một bên muốn Chínhphủ phải kiểm soát nhiều hơn vàmột bên ủng hộ tăng trưởng kinhtế tự do. Vào thập niên 1960, khingười dân Mỹ cân nhắc đến tìnhhình hiện tại trên nhiều khíacạnh khác nhau, nhiều người đãsẵn sàng hạ thấp những lợi íchkinh tế và ủng hộ sự can thiệpcủa Chính phủ Liên bang để bảovệ môi trường trong cuộc tranhluận xung quanh quy định vềthuốc trừ sâu. Nhưng đến nhữngnăm 1980, quan điểm này đãngược lại hoàn toàn.

Làn sóng chống lại sự điềutiết

Theo nhận định của nhà sửhọc Daniel Yergin, sự ủng hộcủa công chúng đối với việcđiều tiết của Chính phủ đã cómột bước biến chuyển mới saukhi nền kinh tế Mỹ rơi vào tìnhtrạng đình trệ ở thập niên 1970,thời kỳ giá dầu lửa và lạm pháttăng cao, còn các thị trườngchứng khoán và lao động bịkhủng hoảng. Các nhà chỉ tríchchủ nghĩa điều tiết từ lâu đã chorằng việc điều tiết đã kiềm chếsự tăng trưởng kinh tế và đã lênán những can thiệp kinh tế củaChính phủ là không khôn ngoanvà không công bằng.

Page 137: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

129

Ở thập niên 1970 và đầu thậpniên 1980, khi tình hình kinh tếtrở nên bất ổn thì ngày càngnhiều người Mỹ và các nhà đạidiện chính trị sẵn sàng trao chodoanh nghiệp quyền tự do nhiềuhơn nhằm đạt được tăng trưởngkinh tế. Yergin và Joseph Stanis-law đã viết trong cuốn The Com-manding Heights (Những đỉnhcao mệnh lệnh) rằng: “Qua thờigian, sự cạnh tranh ngày càngđược ưa chuộng hơn so với hoạtđộng điều tiết”. Còn StephenBreyer, một nghị sĩ quan trọngcủa Thượng viện Mỹ những năm1970 đã viết đơn giản rằng: “Tạisao lại phải điều tiết những việcmà thị trường có thể làm tốthơn?”.

Breyer, sau này là thẩm phánTòa án Tối cao Mỹ, đã nhắmđến sự điều hành của Ủy banHàng không Dân dụng liên bangđối với dịch vụ hàng khôngthương mại. Ủy ban này đã thiếtlập các mức giá cho việc đi lạibằng máy bay trên tất cả cáctuyến nội địa và quyết địnhnhững hãng hàng không nàođược phép hoạt động tại cácthành phố trên cả nước. Việcđiều tiết đã đưa đến thỏa hiệpnhư sau: các hãng hàng không

sẽ cung cấp dịch vụ tại cácthành phố nhỏ, nơi hầu nhưkhông đem lại lợi nhuận, để bùđắp lại, các hãng sẽ được đưa ragiá cao và thu lợi nhuận từnhững tuyến nhộn nhịp giữa cácthành phố lớn. Đến thập niên1970 thì đây có vẻ là phươngthức tốn kém, không hiệu quả.Và cuối cùng, vào năm 1978,Quốc hội đã kết luận rằng cạnhtranh có thể làm tốt hơn nên việcphi điều tiết ngành hàng khôngđược thông qua. Năm 1985, Ủyban Hàng không Dân dụng liênbang đã bị giải thể.

Mặc dù những chi phí và íchlợi của việc phi điều tiết ngànhhàng không vẫn tiếp tục đượcbàn cãi nhưng sự cạnh tranh đãlàm thay đổi hoàn toàn ngànhcông nghiệp này. Mức giá đãthấp hơn đối với các tuyến đi lạicó mật độ cao. Các hãng hàngkhông mới xuất hiện phải đốimặt với thách thức từ các hãnglâu năm uy tín. Vì vậy mà nhữnghãng mới đã trả lương thấp hơncho phi công, thợ sửa máy, tiếpviên theo chuyến bay và thậmchí đưa ra giá vé rẻ hơn. Cáchãng hàng không lâu đời hơn bịlỗ và vướng vào những cuộctranh chấp bất lợi với chính phi

Page 138: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

130

công và các nhân công khác củamình. Nhiều hãng đã bị phá sản.Các hãng còn lại buộc phải sápnhập với nhau để tăng khả năngcạnh tranh. Số lượng hànhkhách bay các chuyến bay nộiđịa của Mỹ đã tăng từ 240 triệungười năm 1977 lên 665 triệungười năm 2000. Ngược lại thìcác chuyến bay trở nên chật chộihơn, việc trễ giờ bay và thất lạchành lý gia tăng cùng nhiều vấnđề liên quan đến việc bảo trì vàan toàn chuyến bay. Nhưng việctái cơ cấu lại ngành công nghiệphàng không đã cho thấy mộtbước ngoặt lớn, đó là thị trường,chứ không phải Chính phủ, đãtrở thành nền tảng để tạo dựngnên một kinh tế vì dân chúng.

Điều tiết ngành ngân hàngKể từ những năm đầu tiên

của nền cộng hòa Mỹ, các nhàlập pháp bang và liên bang cùngvới các quan chức Chính phủ đãphải đấu tranh để xác định rõmức độ điều tiết và kiểm soátcủa Chính phủ đối với hệ thốngngân hàng. Khi các ngân hàngphản ứng lại với những ảnhhưởng thị trường, sự đổi mới vàdịch vụ cạnh tranh cũng giatăng. Nhưng cũng chính mặt tráicủa cạnh tranh đã gây nên các

cuộc khủng hoảng ngân hàng vàtài chính. Việc cho vay ồ ạt vàđầu cơ mạo hiểm là nguyênnhân dẫn đến những cuộc khủnghoảng này, và lại làm dấy lênyêu sách chính trị đòi kiểm soátmức lãi suất và hoạt động củangành ngân hàng chặt chẽ hơn.Một chương mới trong cuộctranh cãi đã lại bắt đầu để đốiphó với cuộc khủng hoảng tàichính năm 2008.

Ngành tài chính và ngânhàng Mỹ đã mang một diện mạomới trong suốt một phần tư thếkỷ qua nhờ quá trình toàn cầuhóa, phi điều tiết và công nghệ.Người tiêu dùng có thể rút tiềnmặt từ các máy rút tiền tự động,thanh toán hóa đơn và chuyểnkhoản giữa séc và tài khoản tiếtkiệm thông qua Internet hay cửahàng trực tuyến về các khoảnvay mua nhà. Khi các dịch vụmở rộng, các ngân hàng cũnggiảm đi đáng kể. Một nghiêncứu cho thấy trong khoảng từnăm 1984 tới năm 2003, sốlượng các ngân hàng độc lập vàquỹ tiết kiệm đã giảm đi mộtnửa. Năm 1984, một nhóm cácngân hàng lớn với tài sản ướctính hơn 10 tỷ đô-la đã nắm giữ42% toàn bộ tài sản của ngành

Page 139: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

131

ngân hàng Mỹ. Tới năm 2003,con số này đã là 73%.

Những hệ thống máy tínhmới giúp quản lý các hoạt độngngân hàng đã tạo thuận lợi chonhững ngân hàng lớn có đủ khảnăng mua chúng. Thương mạitoàn cầu phát triển mạnh mẽcùng với những giao dịch tàichính xuyên quốc gia đã thúcđẩy các ngân hàng lớn nhất mởrộng hoạt động ra phạm vi toànthế giới. Các thị trường mới ởchâu Á và những khu vực khácđã nổi lên khi các giao dịch đầutư và ngân hàng ngay lập tứctham gia dòng chảy tài chínhchung của thế giới. Những xuhướng này yêu cầu và cũng dầndần phát triển thêm khi các quyđịnh trong ngành tài chính ngânhàng cần phải được dỡ bỏ.

Xét về phương diện lịch sử,ngành ngân hàng được phânchia thành hai khu vực, một lànhững ngân hàng nhỏ thuộc sởhữu nhà nước có liên hệ chặt chẽvới cộng đồng, thứ hai là nhữngngân hàng quốc gia lớn hơn, chủnhững ngân hàng này hướng đếnviệc mở những văn phòng chinhánh trên khắp các bang vàtuyên bố rằng chính quy mô làmcho những ngân hàng này an

toàn hơn và hiệu quả hơn. Sựphân chia này làm cho chúng tanhớ đến những cuộc tranh luậngiữa Alexander Hamilton vàThomas Jefferson về lợi ích củakhu vực thành thị và nông thônở những ngày đầu mới thành lậpnước Mỹ.

Các ngân hàng vì cộng đồngrất phổ biến vào đầu thế kỷ 20,nhưng đến thập niên 1930 thì đãbị tàn phá nặng nề do cuộckhủng hoảng ngân hàng; lượngtài sản hạn chế đã khiến nhữngngân hàng này trở nên dễ bị tổnthương. Quá trình đô thị hóa đấtnước sau cuộc Chiến tranh Thếgiới Thứ hai đã hạn chế quyềnlực chính trị của các nhà lậppháp miền nông thôn, làm suyyếu khả năng bảo vệ các ngânhàng nhỏ hơn, vào năm 1980việc dỡ bỏ điều tiết đối vớingành ngân hàng đã bắt đầuđược thực hiện.

Trước thập niên 1980, cácngân hàng thương mại Mỹ bịhạn chế về các mức lãi suất màhọ có thể áp dụng đối với nhữngngười vay hay trả cho nhữngkhách hàng tới gửi tiền. Cácngân hàng này không được phéptham gia vào các hoạt động giaodịch chứng khoán hoặc bảo

Page 140: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

132

hiểm. Quy mô của các ngânhàng này cũng bị giới hạn. Tấtcả các bang đều bảo vệ nhữngngân hàng trong phạm vi củabang bằng cách cấm các ngânhàng có trụ sở chính đặt ở bangkhác vào hoạt động ở bangmình. Nhiều bang cũng bảo vệcác ngân hàng nhỏ vì cộng đồngtheo nguyên tắc hạn chế sốlượng văn phòng chi nhánh mànhững ngân hàng lớn được phépmở tại bang của mình. Tuynhiên, hầu hết những quy địnhnhư vậy đều đã bị bãi bỏ saunăm 1980, khiến ngành ngânhàng trở nên cạnh tranh hơn, tậptrung hơn, tự do hơn và cũng rủiro hơn - và cũng dễ bị tổnthương hơn trước những thất bạithảm khốc.

Ngay khi mở rộng phạm vivề mặt địa lý, các ngân hàng đãtìm cách tham gia vào các khuvực tài chính mới, kể cả nhữngkhu vực bị những quy định dướithời Chính sách Kinh tế mớingăn cấm nhằm tách rời ngànhchứng khoán và ngân hàngthương mại. Đến năm 1999, cácngân hàng được phép tham gialại vào hoạt động kinh doanhchứng khoán. Nhiều ngân hànglớn sau đó đã tạo ra các khu vực

hoạt động không bị điều tiết,được gọi là các phương tiện đầutư đặc biệt, để đầu tư vào chứngkhoán bảo đảm bằng nhà ở vànhững khoản đầu tư liên quantới nhà ở khác.

Những người ủng hộ cơ chếnới lỏng điều tiết của Quốc hộicho rằng tự do ngân hàng cànglớn thì càng tạo được nhiều thịtrường đổi mới, hiện đại và hiệuquả hơn. Trong một khoảng thờigian thì đúng là như vậy. Khuvực tài chính của Hoa Kỳ đã dẫnđầu trong khoảng thời gian màgiao dịch ngân hàng và chứngkhoán quốc tế mở rộng chưatừng có.

Theo một nghiên cứu củaHọc viện Toàn cầu McKinseythì từ năm 2000 tới năm 2008,tổng tài sản ngành tài chính, baogồm tiền gửi ngân hàng, chứngkhoán, trái phiếu Chính phủ vàtư nhân, đã tăng từ 92 nghìn tỷđô-la lên 167 nghìn tỷ đô-la vớimức lãi trung bình hàng năm là9%, một tỷ lệ cao hơn nhiều sovới tốc độ tăng trưởng sản lượngkinh tế toàn cầu. Chủ tịch CụcDự trữ Liên bang thời đó là AlanGreenspan đã nhận định rằngcác thị trường tài chính toàn cầuđã tăng trưởng quá lớn và quá

Page 141: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

133

phức tạp, và các nhà hành phápđã không thể giám sát một cáchtương xứng. Ông cho rằng Quốchội cần phải thông qua các đạoluật mới để có thể giám sát chặtchẽ hơn. Nhưng theo nhà kinh tếhọc Mark Zandi, tác giả củacuốn Financial Shock (Cú sốctài chính) viết về sự sụp đổ năm2008 lại cho rằng: “Các nhà lậppháp và Nhà Trắng thời ấy đãtìm cách kiểm soát ít đi chứkhông phải tăng lên”.

Theo quan điểm nêu trongcuốn sách này, cuộc khủnghoảng tài chính năm 2008 đãlàm đảo ngược xu thế tập trungđã trở thành triết lý, dựa vào thịtrường nhiều hơn và những giảđịnh về việc phi điều tiết hóa

ngành tài chính vốn đã thốnglĩnh khắp Hoa Kỳ kể từ cuốithập niên 1970. Sự phản ứng dữdội của dư luận đối với lối sốnghoang phí của lãnh đạo cácdoanh nghiệp thất bại của PhốWall và những khoản tiềnthưởng hàng triệu đô mà họđược nhận đã làm dấy lên yêucầu phải kiểm soát và điều tiếtchặt chẽ hơn nữa. Bản thânGreenspan, người đã nghỉ hưunăm 2006, đã phát biểu trước ủyban quốc hội hai năm sau đórằng “những ai trong chúng tađã từng trông đợi lợi ích riêngcủa các tổ chức vay sẽ bảo vệvốn cho cổ đông, đặc biệt là tôi,đã gặp phải một cú sốc mất lòngtin lớn”.

Page 142: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

134

© AP Images

© AP Images

© A

P Im

ages

© AP Images

Page 143: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

Ảnh trên: Các công nhân lắp ráp máy bay Boeing 787 Dreamliner tại phân xưởng củacông ty tại Everett, bang Washington, tháng 1 năm 2009.

Trang bên - theo chiều kim đồng hồ từ góc phía trên: Những đồi ngô tại Kansas như mộtlời nhắc nhở rằng nông nghiệp vẫn là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Hoa Kỳ;Federal Express, tập đoàn chuyển phát hàng hóa ở San Francisco và nhiều nơi khác trênthế giới khởi nghiệp từ một công ty nhỏ; công nhân tại nhà máy New Balance ở Skowhe-gan, bang Maine tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của ngành công nghiệpda giầy; những công nhân xây dựng như người công nhân này tại New York có cuộc sốngkhấm khá hơn trong thời kỳ bùng nổ bất động sản đầu thế kỷ 21 và khó khăn hơn sau vụsụp đổ sau đó.

Ảnh dưới: Khung xe ôtô của hãng Ford Motor được chuyển xuống dây chuyền lắp ráp tạinhà máy lắp ráp của công ty tại Chicago, tháng 6 năm 2007 trước khi ngành công nghiệpôtô của Mỹ bị thu hẹp lại đáng kể.

135

© AP Images

© A

P Im

ages

Page 144: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

136

Phía trên: Mario Escobar đang xử lý các đơn hàng tại cửa hàng vải nhỏ tại Calabasas, Cal-ifornia.Trang bên - theo chiều kim đồng hồ từ góc phía trên: Công ty lọc dầu Shell ở Deer Park,bang Texas mỗi ngày sản xuất ra hàng chục triệu thùng dầu được tiêu thụ ở Mỹ. Tổngthống Obama hướng đến việc khuyến khích các nguồn năng lượng thay thế như nănglượng gió ở gần Palm Springs, bang California; Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008đã làm quá trình vận chuyển tại các cảng của Hoa Kỳ chậm lại, như cảng tại Elizabeth,bang New Jersey này. Phía dưới: Các hầm mỏ than như hầm mỏ tại Coulterville, bang Illinois này có thể đáp ứngđược nhu cầu sử dụng năng lượng lớn hơn của Mỹ nếu công nghệ than sạch hoạt độnghiệu quả.

© AP Images

© A

P Im

ages

Page 145: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

137

© A

P Im

ages

© AP Images

© AP Images

Page 146: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

138

Phía trên: Những người hoạt động trong ngành giảitrí, Amy Adam (bên trái), Meryl Streep (ở giữa) và ViolaDavis là đại diện của một ngành dịch vụ quan trọngcủa Hoa Kỳ và chiếm một tỷ trọng đáng kể trong sốcác mặt hàng xuất khẩu.

Bên trái: Búp bê Barbie đã tròn 50 tuổi vào năm 2009và là một trong những đồ chơi luôn được ưa chuộnghàng đầu.

Phía dưới: Những du khách như những người này ởvùng South Rim thuộc vườn quốc gia Grand Canyon ởbang Arizona đóng góp một phần đáng kể vào nềnkinh tế Hoa Kỳ.

© AP Images

© AP Images

© Je

an-P

ierr

e Le

scou

rret

/Cor

bis

Page 147: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

Phía trên: Siêu thị Andronico’s tại San Franciscođại điện cho ngành bán lẻ, một trong nhữngngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trongnền kinh tế. Bên phải: Sàn giao dịch chứng khoán NewYork, biểu tượng của dịch vụ tài chính, khu vựcđã bị chao đảo trong cuộc khủng hoảng tàichính toàn cầu nổ ra vào năm 2008. Phía dưới: Một đại diện khác của ngành bán lẻlà Lowe’s, chuyên bán các vật liệu cho thợ xâyvà hàng triệu người Mỹ để tự xây dựng cáccông trình nhỏ quanh nhà.

139

© AP Images

© AP Images

© A

P Im

ages

Page 148: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

140

© AP Images

© AP Images

Page 149: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

141

Phía trên: Ngành chăm sóc sức khỏe chiếm phần ngày càng tăng trong sản lượng kinhtế Mỹ và cũng mang đến gánh nặng ngày càng tăng cho Chính phủ và doanh nghiệp Mỹ.

Trang bên - từ trên xuống: Dịp mua sắm cuối năm có thể quyết định đến sự thành bại củanhững nhà bán lẻ; Các hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc bao gồm cả các cửahàng McDonalds.

Phía dưới: Giáo dục được coi là một cách thức để đảo chiều xu hướng bất bình đẳngtrong thu nhập ở Hoa Kỳ.

© AP Images

© AP Images

Page 150: Khái quát về nền kinh tế Mỹ
Page 151: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

Nïìn kinh tïë Myä kïët nöëi vúái

thïë giúái

77CC HH ÛÛ ÚÚ NN GG

Bêët chêëp nhûäng chia reächñnh trõ, nûúác Myä khöngcho thêëy bêët kyâ dêëu hiïåu

naâo vïì viïåc ruát lui khoãi camkïët toaân cêìu vïì thûúng maåi

vaâ àêìu tû.

© AP Images

Page 152: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

144

Phía trên: Lượng hàng hóa xuất khẩu nhiều hơn từ châu Á đã tạo nên căng thẳngchính trị ở Hoa Kỳ, cũng như khi những container hàng này không được dỡ xuống tạiTacoma, bang Washington. Trang trước: Giá trị ngoại hối của đồng đô-la thay phiên tăng và giảm trong cuộckhủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ năm 2008.

© A

P Im

ages

Page 153: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

145

Thương mại mở “đi cùng với hòa bình; còn mứcthuế quan cao, các rào cản thương mại và sựcạnh tranh kinh tế không công bằng đi cùng vớivới chiến tranh…”.

Ngoại trưởng Cordell HullBộ Ngoại giao Mỹ

1948

Thương mại đã gắn kết chặt chẽ nền kinh tế Mỹ với các thị trườngvà các nền kinh tế của những quốc gia khác trên thế giới. Năm 2007,tổng sản phẩm quốc nội Mỹ - được tính bằng sản lượng mà những côngnhân tại Mỹ tạo ra cộng với tài sản - đã đạt gần 14 nghìn tỷ đô-la. Cứmỗi 8 đô-la tổng sản phẩm quốc nội thì có 1 đô-la thu từ việc xuất khẩusang các thị trường nước ngoài, tương đương 1,6 nghìn tỷ đô-la. Nhậpkhẩu vào Mỹ tăng cao một cách đáng kể với tổng số đạt 2,3 nghìn tỷ đô-la.

Bên cạnh việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ, làn sóng giao dịch tàichính cũng chảy xuyên suốt mọi quốc gia trên toàn cầu. Hàng năm cáccông ty và cá nhân Mỹ đã đầu tư trực tiếp hơn 2 nghìn tỷ đô-la ra nướcngoài, khiến nước Mỹ trở thành nước đầu tư trực tiếp vào các nền kinhtế nước ngoài lớn nhất thế giới. Và nước Mỹ cũng nhận được lượngđầu tư từ bên ngoài vào lớn hơn bất cứ quốc gia nào khác. Được xemnhư trung tâm tài chính của thế giới, thành phố New York là trung tâmcủa các quỹ dự phòng quốc tế của các nhà đầu tư tư nhân với tổng tàisản ước tính đạt gần 1,5 nghìn tỷ đô-la Mỹ vào cuối năm 2006.

Trong khi xuất khẩu của Mỹ làm tăng tổng sản phẩm quốc nội củađất nước thì lượng hàng hóa nhập khẩu lớn hơn lại làm giảm đi chỉ sốnày. Sự mất cân bằng thương mại trong thập kỷ trước đã tạo nên mộtsự đánh đổi tương đối nhạy cảm về mặt chính trị: Thặng dư nhập khẩusẽ khiến người tiêu dùng mua hàng hóa với giá thấp hơn, nhưng nócũng làm giảm mức lương của công nhân làm việc trong những ngànhphải đối mặt với sự cạnh tranh của nước ngoài. Thâm hụt thương mạicũng làm giảm giá trị của đồng đô-la Mỹ so với những đồng tiền mạnh

Page 154: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

146

khác, làm tăng mối lo ngại về sựổn định của các thị trường tàichính trên thế giới - điều này sẽđược phân tích cụ thể hơn ởchương 8.

Vậy nước Mỹ xuất khẩu nhữnggì? Mặt hàng đơn lẻ lớn nhất đượcxuất khẩu năm 2006 chính là cácloại xe ôtô cùng phụ tùng và độngcơ, với giá trị ước tính lên tới 107tỷ đô-la. Các mặt hàng xuất khẩuchủ yếu khác gồm có chất bán dẫn(52 tỷ đô-la), máy bay dân dụng(41 tỷ đô-la), phụ kiện máy tính(36 tỷ đô-la), dược phẩm (31 tỷđô-la), thiết bị viễn thông (28 tỷđô-la), hóa chất (27 tỷ đô-la), vậtliệu nhựa (25 tỷ đô-la) và thiết bịy tế (22 tỷ đô-la).

Năm 2006, Mỹ đã nhập khẩukhí đốt và dầu lửa trị giá 330 tỷđô-la, 257 tỷ đô-la dành cho cácloại xe ôtô, động cơ và linh phụkiện, 100 tỷ đô-la cho máy tính vàcác phụ kiện, 91 tỷ đô-la quần áovà hàng dệt may, 64 tỷ đô-la chodược phẩm, 36 tỷ đô-la vào ti-vivà đầu máy video cùng 29 tỷ đô-ladành cho đồ chơi và trò chơi. Sựđa dạng của các hàng hóa đượctrao đổi buôn bán gần như bao phủtoàn bộ những mặt hàng mà ngườidân Mỹ làm ra, mặc, sử dụng haytiêu thụ.

Hoa Kỳ là nước xuất khẩunông nghiệp lớn nhất thế giới,theo một khảo sát của Chính phủthì cứ ba mẫu đất lại có một mẫuđược dành để xuất khẩu. Giá trịxuất khẩu của các nông sản, thứcăn gia súc và đồ uống năm 2006đạt 66 tỷ đô-la. Giá trị nhập khẩuđạt mức cao hơn, tới 74 tỷ đô-la.Trong khoảng thời gian từ năm1997 đến năm 2007, tổng sảnlượng hàng hóa nông nghiệp xuấtkhẩu của Hoa Kỳ đã tăng 17%,các nông dân Mỹ đã xuất khẩu45% sản lượng lúa mì, 33% sảnphẩm từ đậu nành và 60% dầuhướng dương.

Theo như quan sát của nhàkinh tế học Paul M. Romer, hànghóa nhập khẩu trong tổng sảnphẩm quốc nội của Hoa Kỳ đãtăng từ 12% ở năm 1995 lên mức17% một thập kỷ sau đó. Ngoại tệchiếm khoảng một phần ba đầu tưnội địa tại Mỹ, tăng cao hơn so vớimức 7% của năm 1995. Nói cáchkhác, Romer cho rằng: “Nước Mỹđang mở cửa với nền kinh tế toàncầu hơn bao giờ hết và những kếtnối này đến từ cả hai chiều”.

Cam kết mở rộng thương mạitoàn cầu đã trở thành nền tảng củachính sách Hoa Kỳ từ những nămcuối của cuộc Chiến tranh Thế

Page 155: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

147

giới Thứ hai, thời điểm mà HoaKỳ và các nước chiến thắng khácđã thông qua một loạt hiệp ướcquốc tế nhằm thúc đẩy sự ổn địnhvà tăng trưởng kinh tế. Các hạnchế thương mại và phá giá đồngtiền được coi là nguyên nhânkhiến cho cuộc Đại khủng hoảngnhững năm 1930 trở nên tồi tệ hơndo thương mại quốc tế bị hạn chế.

Qua việc thành lập tổ chứcLiên Hợp Quốc và những hiệpước về chính sách kinh tế quốc tếđạt được tại Hội nghị BrettonWoods năm 1944 tổ chức ở Mỹ,các cường quốc đồng minh đã hyvọng sẽ thay thế chủ nghĩa dân tộcdựa trên nền tảng quân sự từngdẫn tới chiến tranh bằng các chínhsách kinh tế hợp tác. Trong suốtthời kỳ Chiến tranh Lạnh giữakhối Xô Viết và phương Tây, mởrộng tự do thương mại với châuÂu và châu Á trở thành một côngcụ của chính sách đối ngoại củaHoa Kỳ và là một cách thức thúcđẩy chủ nghĩa tư bản thị trường ởcác nền kinh tế quốc gia mới nổi.

Mở cửa thương mại và chínhsách đối ngoại

Năm 1948, Ngoại trưởng MỹCordell Hull đã nói rằng mở cửathương mại “đi cùng với hòa bình;còn mức thuế quan cao, các rào

cản thương mại và sự cạnh tranhkinh tế không công bằng đi cùngvới với chiến tranh... Nếu chúng tacó thể có được một dòng chảythương mại tự do hơn... tự do hơntheo nghĩa ít phân biệt đối xử vàcản trở hơn... tới mức quốc gianày sẽ không còn ghen tị với quốcgia khác và mức sống của tất cácquốc gia đều có thể nâng cao,bằng cách đó loại bỏ sự bất mãnkinh tế gây ra chiến tranh, chúngta có thể có cơ hội phù hợp về hòabình lâu dài”.

Năm 1948, Hoa Kỳ và 22 quốcgia khác đã ký kết Hiệp ước chungvề Thuế quan và Mậu dịch(GATT) bao gồm một hệ thốngcác quy định quốc tế nhằm cắtgiảm đáng kể thuế quan và nhữngrào cản khác đối với dòng chảyhàng hóa quốc tế. Khi số lượngquốc gia thành viên của GATT mởrộng, lần lượt bảy cuộc hội nghịđàm phán thương mại đã được tổchức và dẫn tới sự ra đời của Tổchức Thương mại Thế giới (WTO)vào năm 1995 tại Geneva, ThụySĩ, tổ chức này có chức năng giámsát việc tuân thủ các hiệp ướcthương mại của các nước thànhviên. Các quy định của GATT đãthành công trong việc hạ mức thuếquan áp dụng lên hầu hết các mặt

Page 156: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

148

hàng chế tạo, thúc đẩy nền thươngmại quốc tế phát triển nhanhchóng, vượt quá cả tầm nhìn củacác nhà tổ chức Bretton Woods.Tuy nhiên vẫn có một ngoại lệ, đólà thuế nông nghiệp vẫn được duytrì ở mức cao do sức mạnh chínhtrị của khu vực kinh tế nôngnghiệp ở cả các nước giàu lẫn cácnước đang phát triển, và mongmuốn bảo đảm hoạt động sản xuấtlương thực thiết yếu.

Các khoản trợ cấp và thuế quancủa Chính phủ áp dụng với cácnông sản từ lâu đã là một vấn đềchính trị gây tranh cãi. Năm 2004,người nông dân Mỹ đã được nhận16 tỷ đô-la từ các khoản trợ cấpkhác nhau của liên bang. Mứcthuế quan nông nghiệp bình quâncủa Mỹ là 12%, khiến cho giá cảcủa tất cả sản phẩm nông nghiệpcủa nước ngoài có trên thị trườngMỹ nói chung tăng với tỷ lệ tươngứng. Trong Quốc hội Mỹ, nhữngđại biểu của khu vực thành thị cóxu hướng chỉ trích các loại thuếquan là không công bằng vớingười tiêu dùng bởi không cầnthiết phải hỗ trợ nông dân Mỹ.Còn các đại biểu từ các bang nôngnghiệp lại lập luận rằng thuế quancủa Mỹ còn thấp hơn nhiều so vớimức thuế nông nghiệp bình quân

ở châu Âu (30%), Nhật Bản(50%) và Ấn Độ (114%).

Các khoản trợ cấp cũng có tácđộng tới quyết định chọn lựa loạicây trồng của người nông dân.Chẳng hạn như sản lượng lúa mìcủa Mỹ đã giảm xuống do nhiềunông dân đã chuyển sang trồngngô để cung cấp cho các nhà máysản xuất nhiên liệu từ ê-tha-nol.Chính phủ Mỹ cung cấp mộtkhoản trợ cấp bằng tiền mặt chocác nhà sản xuất ê-tha-nol, và quađó cũng làm tăng giá ngô màngười nông dân nhận được. Cáckhoản trợ cấp nông nghiệp là vấnđề mà các quốc gia đang phát triểnphải đương đầu, các nước nàycũng từ chối mở cửa thị trườngcho đến khi Mỹ đồng ý giảm bớtsự hỗ trợ dành cho nông dân.

Cơ sở lý luận của tự do thươngmại được nhà kinh tế học ngườiScotlen Adam Smith trình bàytrong cuốn Nguồn gốc của cải củacác quốc gia hơn hai thế kỷ trướclà tất cả các quốc gia đều sẽ phồnthịnh nếu mỗi nước tập trung vàoviệc sản xuất và trao đổi nhữngloại hàng hóa mà nước đó có lợithế, chẳng hạn như rượu vang củaPháp và đồ len của Anh. Mặt tráicủa nó là khi nước Anh áp dụngmức thuế cao đối với rượu vang

Page 157: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

149

Pháp thì cũng khiến người tiêudùng Anh phải chịu mức giá caohơn cho tất cả các loại rượu vangcó trên thị trường.

Nhưng đến thập niên 1960 vàđầu thập niên 1970, lý luận vàchính trị đã bắt đầu mâu thuẫn vớinhau khi công nghệ sản xuất đangphát triển của Đức và Nhật Bản đãbắt đầu gây ảnh hưởng nghiêmtrọng đến hoạt động sản xuất củanhiều ngành công nghiệp Hoa Kỳnhư ngành thép, ôtô, giày dép vàmay mặc. Tất cả người dân đềuđược hưởng lợi từ việc mở rộngthương mại, chẳng hạn các nhưcác sản phẩm ngoại nhập đem đếncho người tiêu dùng nhiều sự lựachọn hơn giá cả cũng thường rẻhơn. Chi phí của thương mại tácđộng mạnh mẽ hơn đến một sốngành cụ thể, và người lao độngtrong những doanh nghiệp kinhdoanh xuống dốc hoặc bị phá sản.

Liên đoàn Lao động Hoa Kỳ(AFL-CIO) là tổ chức lao động cóảnh hưởng nhất và lớn nhất nướcMỹ ban đầu đã ủng hộ kế hoạchmở rộng thương mại thời hậuchiến. Nhưng đến năm 1970, tổchức này đã thay đổi định hướng.Trưởng ban vận động hành langAndrew Biemiller của tổ chức nàycho biết họ không thể tiếp tục làm

ngơ trước những mối đe dọa đốivới các thành viên nghiệp đoàn dosự phổ biến công nghệ, dòng vốnđầu tư của Mỹ ngày càng đổ nhiềuhơn vào các doanh nghiệp nướcngoài và những thông lệ thươngmại không công bằng của cácchính phủ nước ngoài được nữa.

Thách thức thương mại lớnnhất mà nước Mỹ phải đối mặttrong thập niên 1980 và đầunhững năm 1990 chính là NhậtBản. Khi người Nhật tái thiết đấtnước sau cuộc Chiến tranh Thếgiới Thứ hai, họ đã dần dần tạo ramột chuỗi các ngành công nghiệptập trung vào xuất khẩu với hiệusuất và những công nghệ hàng đầuthế giới. Nhờ vào cam kết đề caochất lượng vốn đã trở thành mộtphần cơ hữu của văn hóa, NhậtBản đã gặt hái được thành côngtrong các ngành thép, ôtô, điện tửdân dụng và chất bán dẫn. Nhưngnhững người chỉ trích Nhật Bảnlại cho rằng lợi thế thương mạiđang ngày càng gia tăng của nướcnày cũng một phần do nhữngthông lệ thương mại không côngbằng đã hạn chế những hàng hóanhập khẩu cạnh tranh từ Hoa Kỳvà các đối thủ khác, điều này đãtạo ra một môi trường an toàn đểcác tập đoàn của Nhật phát triển.

Page 158: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

150

Đối phó với sự cạnh tranh từnước ngoài

Sự cạnh tranh từ các hãng sảnxuất ôtô Nhật Bản có chi phí thấphơn và hiện đại hơn đã đẩy tậpđoàn sản xuất ôtô Mỹ Chrysler tớibờ vực phá sản năm 1979.Chrysler là nhà sản xuất ôtô lớnthứ ba của Mỹ. Sự sụp đổ của tậpđoàn này có thể sẽ khiến hàngtrăm ngàn công nhân không chỉ tạihãng mà còn cả ở các nhà cungcấp cho hãng bị mất việc. Hãngnày tồn tại được là nhờ vào gói“cứu trợ” 3,5 tỷ đô-la của Chínhphủ Mỹ, hàng loạt đơn đặt hàng từphía quân đội Mỹ nhờ vào nghệthuật bán hàng tài ba của Giámđốc Điều hành Lee A. Iacocca.Hai thập kỷ sau, Chrysler đã bịhãng Daimler Benz của Đức mualại rồi sau đó bán cho một công tycổ phần tư nhân. Năm 2009,Chrysler trải qua giai đoạn tái tổchức sau phá sản với sự hỗ trợ tàichính của liên bang và đã bán tàisản của mình cho một nhóm chủsở hữu mới gồm có Quỹ Chămsóc sức khỏe hưu trí của Liênđoàn Công nhân Ngành Ôtô HoaKỳ và hãng sản xuất ôtô Fiat củaÝ. Chính phủ Mỹ hiện cũng nắmgiữ một số cổ phần trong đó.

Cuộc khủng năm 1979 của

Chrysler đã mở ra một cuộc tranhluận dai dẳng về việc Mỹ nên tăngcường lợi ích thương mại toàn cầucủa mình như thế nào. Dưới thờicủa các Tổng thống Ronald Rea-gan và George H. W. Bush, cácchính trị gia, kinh tế học, lãnh đạodoanh nghiệp và lãnh đạo laođộng đã áp dụng những chiến dịchkhác nhau nhằm tăng cường nănglực cạnh tranh toàn cầu của nướcMỹ. Một số người ủng hộ nhữngsáng kiến mới, chẳng hạn như cácmối quan hệ đối tác giữa Chínhphủ và doanh nghiệp nhằm đẩymạnh nghiên cứu về đột phá côngnghệ trong các ngành công nghiệpdẫn đầu như ngành bán dẫn.Những người khác lại đòi hỏi phảichống lại các thông lệ thương mạimà những doanh nghiệp và nghiệpđoàn của Mỹ coi rằng không côngbằng của Nhật Bản và các quốcgia khác. Những tranh cãi vềchính sách thường thất bại do mâuthuẫn về ý thức hệ, những nghị sỹđảng Dân chủ kêu gọi nhà nướcphải can thiệp nhiều hơn trong khinhững nghị sỹ đảng Cộng hòa lạicho rằng Chính phủ sẽ thất bại nếucứ cố gắng chọn ra người chiếnthắng giữa những ngành côngnghiệp và các lợi ích.

Ở một số khu vực, đặc biệt là

Page 159: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

151

sản xuất thép, các doanh nghiệpHoa Kỳ phải đối mặt với nhữngđối thủ cạnh tranh nước ngoàiđược Chính phủ của họ kiểm soáthoặc sở hữu. Những hãng nướcngoài này được kỳ vọng sẽ tiếp tụcmở rộng sản xuất thép nhằm xâydựng năng lực kinh tế và tạo việclàm - bất kể nhu cầu của ngườitiêu dùng có tăng thêm hay không.

Khi ký kết hiệp ước WTO, Mỹđã tìm cách giải quyết những tranhchấp thương mại này thông quatiến trình đàm phán đa phương.

Nhưng luật pháp Mỹ cho phépcác hành động đơn phương chốnglại những nước bị coi là vi phạmluật thương mại của Mỹ - mặc dùnhững hành động như vậy có thểkhiến những nước này trả đũa lại.

Đạo luật Thương mại năm 1974trao cho Đại diện Thương mại HoaKỳ - một quan chức do tổng thốngbổ nhiệm - quyền điều tra nhữngkhiếu nại về các thông lệ thươngmại không công bằng và áp đặt cácbiện pháp trừng phạt chống lạinhững công ty nước ngoài vi phạmluật pháp Hoa Kỳ. Năm 1984, đạoluật này đã được sửa đổi nhằm đưaviệc không bảo vệ được quyền sởhữu trí tuệ thành một thông lệthương mại không công bằng.

Những ngành công nghiệp Mỹbị đe dọa đã vận động Quốc hộithông qua các loại thuế quan vàhạn ngạch bảo hộ nhằm bảo vệnhững ngành này trước nhữngthông lệ thương mại được cho làkhông công bằng.

Page 160: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

152

Bài học từ sự hủy diệt mang tính sáng tạo

Ngành công nghiệp thép đã đối mặt một loạt khủnghoảng kể từ giữa những năm 1970 khi các nhà sản xuấtthép tham gia vào một trận chiến toàn cầu về thị phần,

lợi nhuận và tồn tại. Những nỗ lực của ngành thép đã thể hiệnmột cách sinh động những tác động - cả tích cực và tiêu cực -của sự hủy diệt mang tính sáng tạo lên ngành sản xuất củaMỹ.

Toàn đất nước nói chung đã được hưởng lợi. Năng suấtcủa ngành công nghiệp thép của Mỹ và công nhân của ngànhđã tăng ba lần so với những năm 1970. Các công ty thép củaMỹ đã đầu tư vào những quy trình tiên tiến giúp tăng cường

hiệu suất sử dụng năng lượng, đồng thời giảm ô nhiễm và các mối đe dọa đối với sức khỏe của cáccông nhân. Giá than đá và các dạng năng lượng khác tăng mạnh từ năm 2000 đã đem lại lợi thếcho những nhà sản xuất thép Hoa Kỳ tự chủ động được nguồn nguyên liệu thô của mình.

Trên khía cạnh khác, số lượng việc làm trong ngành thép đã giảm mạnh, từ 531.000 năm 1970xuống còn 150.000 năm 2008. Những thành phố sản xuất thép trong khu công nghiệp trung tâmcủa Hoa Kỳ đã bị tàn phá trong những thập kỷ này. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2006, nhàkinh tế học giành giải Nô-ben, Joseph Stiglitz, đã hồi tưởng lại những tác động của cơn suy thoáicông nghiệp lên quê hương ông ở Gary, bang Indiana, một thành phố do Tập đoàn U.S. Steel thànhlập nên một thế kỷ trước. Thành phố này “phản ánh lịch sử phát triển của nền công nghiệp Mỹ. Nólớn mạnh cùng ngành thép của Mỹ, đạt tới đỉnh vinh quang vào giữa những năm 1950 khi tôi cònlà một thanh niên và sau đó đã tuột dốc rất nhanh, ngày nay, thành phố vẫn còn đó nhưng chỉ làcái vỏ không mà thôi”.

Những chứng cứ được đưa ra tại Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ và cơ quan cạnh tranh củaLiên minh châu Âu cho thấy, tại châu Âu và châu Á, chính phủ các nước đã trực tiếp can thiệp hơnmột phần tư thế kỷ để giúp tăng cường đáng kể năng lực sản xuất thép. Các chính phủ cũng ủnghộ các rào cản nhập khẩu chính thức và không chính thức và cố tình lờ đi những chia sẻ thị trườngbí mật.

Mặc dù Hoa Kỳ đôi khi cũng hạn chế nhập khẩu nhưng lại chưa bao giờ phát triển một chínhsách dài hạn nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành thép.

Các luật lệ thương mại quốc tế cho phép các quốc gia bảo hộ những ngành công nghiệp nộiđịa chống lại hành vi “bán phá giá” của hàng nhập khẩu vào thị trường trong nước với mức giá “thấphơn bình thường”. Khi các cuộc khủng hoảng tài chính và tình trạng suy thoái kinh tế khiến lượngthép thặng dư trên thị trường thế giới, ngành thép của Mỹ đã đưa ra những lệnh trừng phạt dobán phá giá để chống lại các mặt hàng nhập khẩu giá thấp. Các tổng thống Mỹ thường áp đặtnhững hạn chế tạm thời với thép xuất khẩu hay thu xếp để các quốc gia khác tự nguyện hạn chếxuất khẩu nhằm làm giảm thiệt hại cho các hãng thép của Mỹ. Nhưng ngành công nghiệp thépcủa Mỹ hiếm khi có được sự bảo hộ liên tục như họ mong đợi. Với nhiều lý do kinh tế và chính trị,chính sách Mỹ thường từ chối sử dụng những sắc lệnh trừng phạt thương mại hà khắc. Thép nhậpkhẩu rẻ hơn đã làm lợi cho ngành công nghiệp ôtô và những nhà sử dụng thép khác, đồng thờigiúp kiềm chế lạm phát. Và chính quyền Washington cũng rất thận trọng trước sự phản đối kịchliệt từ phía chính phủ các nước chống lại những lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ.

Kết quả là thị trường thép của Mỹ trở nên mở cửa hơn cho các ông chủ nước ngoài và sảnphẩm nhập khẩu nhiều hơn bất cứ một đối thủ lớn nào. Năm 2007, hơn 30% lượng thép tiêu dùngở Mỹ là hàng nhập khẩu, một tỷ lệ cao hơn nhiều so với thị trường của các đối thủ cạnh tranh thépcủa Mỹ gồm Nhật Bản, Nga, Trung Quốc và Brazil.

Tập đoàn thép Mỹ do J.P. Morgan thành lập năm 1901, vẫn là nhà sản xuất thép lớn nhất nướcMỹ và được xếp thứ 10 trên thế giới dựa vào sản lượng năm 2007. Nucor, nhà sản xuất mới nổi ởMỹ từng thách thức “Gã khổng lồ thép” bằng cách sản xuất thép mới từ thép vụn nấu chảy tronglò nung điện cao, đứng thứ ba ở Mỹ và được xếp thứ 12 trên thế giới.

© AP Images

Page 161: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

153

Một trongnhững việc đượcchú ý khác củangành thép HoaKỳ là việc sáp nhậpcủa các công ty cótiếng một thời,đứng đầu là hãngBethlehem Steelđã phá sản vàocuối thập niên1990. Nhà đầu tưngười Mỹ, WilburL. Ross, mộtchuyên gia trongcác cuộc mua tàisản bị tịch biên, đãmua những côngty này với giá rấtthấp. Ross cho biếtcách ông mua cáccông ty đã phásản và phục hồi lại

những bộ phận có thể cứu được là “... một điều theo học thuyết Đác-uyn”. Ross nói trên tạp chí For-tune năm 2003 rằng: “Những bộ phận yếu hơn cần được loại bỏ, còn những bộ phận mạnh hơnphải được làm cho mạnh hơn nữa. Bí quyết của chúng tôi là tìm hiểu xem bộ phận nào là yếu haymạnh, cố gắng biến những cái mạnh trở nên mạnh hơn và cố gắng loại bỏ những cái yếu hơn”.

Năm 2004, Ross đã bán các nhà máy của Mỹ cho Mittal Lakshmi của Ấn Độ và công ty MittalSteel của ông sau đó đã trở thành một phần của nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới năm 2006khi Mittal được sáp nhập với nhà sản xuất thép hàng đầu châu Âu, Arcelor. Ngày nay, tập đoàn U.S.Steel, Arcelor Mittal và Nucor chiếm hơn một nửa sản lượng thép ở Mỹ. Các công ty của Nga sảnxuất ra 10% sản lượng, đây là một lợi ích khác của thị trường thép mở cửa tại Mỹ.

Sau những cuộc khủng hoảng tài chính cuối những năm 1990, thép nước ngoài giá rẻ trànngập thị trường Mỹ, hơn 40 nhà sản xuất thép, phân phối và chế tạo đã rơi vào tình trạng phá sản.Thời điểm đó, ngành công nghiệp thép Mỹ đang nắm giữ một khoản lương hưu trị giá hơn 11 tỷđô-la nhưng “chưa chi trả” cho những người về hưu, số lượng người về hưu đang ngày càng tănglên, nhưng các khoản nợ của ngành thép thì không thể trả nổi. Phá sản vì thế mà xuất hiện.

Luật phá sản Mỹ cho phép các công ty hủy bỏ những hợp đồng hiện tại, bao gồm những thỏathuận lương hưu mà sau này có thể được chuyển sang cho Công ty Bảo đảm Phúc lợi Hưu trí(PBGC), một cơ quan liên bang bảo hiểm những kế hoạch lương hưu cụ thể và thanh toán nhưngkhoản phúc lợi đã hứa khi công ty phá sản. Nhờ có Công ty Bảo đảm Phúc lợi hưu trí, những côngnhân ngành thép đã nghỉ hưu trước làm việc ở các công ty vỡ nợ đều nhận được hầu hết cáckhoản phúc lợi lương hưu, nhưng lại bị mất khoản tiền bảo hiểm sức khỏe hưu trí từng được hứahẹn khi họ còn là công nhân trước đây.

Những hạn chế thương mại do cựu Tổng thống George W. Bush áp đặt, kết hợp với sự cứutrợ từ một số cam kết chăm sóc sức khỏe hưu trí trong ngành đã giúp ngành công nghiệp thépcủa Mỹ hồi phục lại trong thời kỳ bùng nổ kinh tế đầu những năm 2000. Nhưng tình trạng suythoái kinh tế bắt đầu năm 2008 đã làm sống lại nỗi lo sợ về sự dư thừa thép, nhất là với sự pháttriển của những xưởng sản xuất thép được nhà nước hỗ trợ ở Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc. Nănglực sản xuất thép ở ba quốc gia này giờ đây chiếm một phần ba tổng sản lượng thế giới và cuộctranh cãi về thương mại công bằng trong ngành thép lại trở thành nội dung trong chương trìnhnghị sự của thế giới.

Phía trên: Tháng 2 năm 2008, hàng ngàn công nhân ngày thép đãtuần hành gần Nhà Trắng, yêu cầu phải dựng nên các hàng rào thuếquan bảo vệ và các biện pháp khác để hỗ trợ ngành thép lại một lầnnữa lâm vào hoàn cảnh khó khăn mới. Trang bên phía trên bên trái: Ngành công nghiệp thép của Hoa Kỳvẫn tồn tại nhưng ở quy mô nhỏ hơn, vẫn tiếp tục nghiên cứu vàphát triển tại cơ sở này tại Monroeville, bang Pennsylvania.

© AP Images

Page 162: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

154

Các công ty Mỹ cũng gửikhiếu nại lên Ủy ban Thương mạiQuốc tế Hoa Kỳ, một cơ quan độclập của Chính phủ Mỹ có thẩmquyền áp đặt các hạn chế thươngmại lên các nhà cung cấp nướcngoài vi phạm các luật về thươngmại công bằng. Các nhà sản xuấtmay mặc, giày dép, thép chuyêndụng, điện tử dân dụng và ti-vimàu của Mỹ đều yêu cầu đượcbảo hộ khỏi sự cạnh tranh từ hàngnhập khẩu.

Tuy nhiên các ưu tiên trongchính sách đối ngoại của Hoa Kỳcũng thường được xét đến. Thayvì hủy hoại mối quan hệ với cácnước đồng minh, Hoa Kỳ dướithời một số tổng thống hướng đến

những thỏa thuận hạn chế hàngnhập khẩu, chẳng hạn như thép,một cách tự nguyện, thay vì việcáp đặt các lệnh trừng phạt đơnphương.

Đẩy mạnh mở rộng thươngmại

Những năm 1990, thương mạiđược chính quyền của Tổng thốngBill Clinton đẩy mạnh (nếu đókhông phải là một sự tình cờ).Người tiền nhiệm Clinton, GeorgeH.W. Bush, đã đưa Hiệp địnhThương mại Tự do Bắc Mỹ(NAFTA) thành một phần trọngtâm trong chương trình kinh tế củaông và đang chờ đợi động thái từphía Quốc hội khi chiến dịch tranhcử tổng thống năm 1992 diễn ra.

© AP Images

Page 163: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

155

Một số nhà cố vấn của Clinton đãkhuyên ông ủng hộ NAFTA để tạodựng hình ảnh một “Đảng viênđảng Dân chủ mới” - khuyếnkhích thương mại và công nghệcũng như không phải mang ơn cácnhà lãnh đạo lao động, nhữngngười đã chống lại hiệp ước nàykhông khoan nhượng. Trong khiđó, những nhà cố vấn khác lạicảnh báo Clinton rằng việc ủng hộNAFTA có thể khiến ông mất mộtlượng phiếu bầu cử đáng kể vàotay H. Ross Perot, ứng cử viêntổng thống độc lập và cũng là mộtnhà tỷ phú, người đã dự báoNAFTA sẽ khiến việc làm tại Mỹồ ạt chuyển dịch sang Mêhicô.

Stanley Greenberg, nhà thămdò ý kiến của Clinton, thì lại chorằng việc ủng hộ NAFTA có thểtạo được những thành công chínhtrị quan trọng. Greenberg cho rằngmặc dù nhiều cử tri không dễ dàngủng hộ vấn đề thương mại củaMêhicô nhưng họ cũng khôngchống lại thương mại. Ông khẳngđịnh các cử tri ở những bang có“nền kinh tế mới” đều mong muốnmột vị tổng thống theo chủ nghĩaquốc tế. Vì vậy Clinton đã đồng ývà tuyên bố ông sẽ tiếp tục củngcố hiệp định và sau đó ủng hộ đểnó được thông qua. Clinton đãgiành thắng lợi bầu cử trước Bushnăm 1992. Còn Perot đã giành

Trang bên cạnh và phía trên: Ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton phía bên trái vàBarack Obama bên phải trong chiến dịch tranh cử năm 2008 đều hướng đến việc làm chocác thỏa thuận thương mại công bằng hơn đối với công nhân Hoa Kỳ, nhưng không cóbất kỳ thỏa thuận nào bị dỡ bỏ.

© AP Images

Page 164: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

156

được 19% số phiếu bầu, tỷ lệ caonhất mà những ứng cử viên khôngủng hộ mở rộng thương mại giànhđược trong một cuộc bầu cử quốcgia.

Sau khi trở thành tổng thống,một trong những ưu tiên hàng đầucủa Clinton là làm cho Quốc hộiphê chuẩn hiệp định NAFTA bằngcách kêu gọi một liên minh củaĐảng Cộng hòa và các đảng viênủng hộ thương mại của Đảng Dânchủ ở cả Hạ viện và Thượng việnủng hộ cho hiệp định. Một cuộctranh cãi gay gắt đã nổ ra khắp cảnước, với một bên là các nghiệpđoàn lao động Mỹ cảnh báo rằngcác công nhân Mỹ sẽ mất việc làmvào tay Mêhicô, còn một bên làcác nhà lãnh đạo doanh nghiệpMỹ ủng hộ việc phê chuẩn hiệpước thương mại này như một cáchđể khuyến khích xuất khẩu.

Để giành sự ủng hộ từ nhiềuđảng viên Đảng Dân chủ hơn, cácnhà đàm phán của chính quyềnClinton đã buộc Mêhicô vàCanađa chấp nhận hai điều kiệnbổ sung trong bản hiệp ước, đó làtăng cường các quyền của ngườilao động và bảo vệ môi trườnglàm việc ở Mêhicô. Những điềunày được xem là sẽ giúp bảo vệlao động Mỹ bằng cách ngăn các

nhà sản xuất Mêhicô cắt giảm chiphí đánh đổi bằng các tiêu chuẩnvề lao động và môi trường làmviệc. Năm 1993, hiệp ước đã đượcQuốc hội thông qua.

Cuộc tranh cãi về ảnh hưởngkinh tế của NAFTA vẫn còn tiếpdiễn. Năm 2008, trong chiến dịchtranh cử sơ bộ ở bang Ohio - mộtbang đã mất tới 400.000 việc làmtrong ngành sản xuất trong trongthập kỷ này - cả hai đối thủ BarackObama và Hillary Clinton đềutuyên bố ủng hộ việc sửa đổiNAFTA theo hướng công bằnghơn với người lao động. Nhưng họđã không nhắc tới việc bãi bỏ hiệpđịnh đó.

Sau khi hiệp định NAFTAđược phê chuẩn, Hoa Kỳ đã kýkết các hiệp định thương mại khuvực với các quốc gia Trung Mỹ vàcác thỏa thuận đàm phán songphương với Israel, Jordan, Chi-lêvà Singapore. Tuy nhiên, sự phảnđối ở Hạ viện đã gia tăng khi màhàng hóa nhập khẩu ngày càngkhiến cho ngành sản xuất ở Mỹmất việc làm. Những hiệp địnhthương mại trước đó đã thànhcông ở Quốc hội chủ yếu là dođược thực hiện theo những quyđịnh đặc biệt về quyền xúc tiếnthương mại nhanh tại quốc hội,

Page 165: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

157

trong đó nêu rõ thời hạn cụ thể vàkhông cho phép sửa đổi. Các quanchức Mỹ cho biết những nguyêntắc ngăn cản việc tiến hành nhữngsửa đổi lớn là cần thiết do họ đãbị ràng buộc bởi các điều khoảnmà các nhà đám phán đạt đượctrên bàn thương lượng. Quốc hộicó thể phê chuẩn hoặc bác bỏ,nhưng không được thay đổi cáchiệp ước. Tuy nhiên, việc gia hạnquyền xúc tiến thương mại nhanhchóng này trong năm 2002 chỉđược thông qua bởi ba phiếutrong Hạ viện và đã không được

gia hạn khi quyền này hết hiệu lựcvào năm 2007.

Năm 2008, khi Tổng thốngGeorge W. Bush tìm kiếm sự phêchuẩn của quốc hội cho một hiệpđịnh thương mại treo với Colom-bia, Chủ tịch Hạ viện NancyPelosi, một nghị sĩ Đảng Dân chủ,đã phản đối hiệp định này và quảquyết rằng Hạ viện trước hết phảixem xét các biện pháp để giảiquyết sự đình trệ của nền kinh tếMỹ cũng như để “xác định tìnhtrạng kinh tế bấp bênh của nhữnggia đình lao động Mỹ”.

Phía trên: Nghệ sỹ nổi tiếng Paula Abdul đứng giữa, Javier Benito, Giám đốc Tiếp thị củaCoca-Cola phía tay trái và Don Knauss, Chủ tịch của Coca-Cola khu vực Bắc Mỹ giới thiệusản phẩm Coco-Cola C2 vào ngày 24/5/2004 tại Los Angeles. Hãng Coca-Cola cho biếtsản phẩm mới này chỉ chứa phân nửa lượng carbohydrate, năng lượng và đường so vớisản phẩm cola thông thường, công thức của loại mới này được bảo mật tuyệt đối.

© AP Images

Page 166: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

158

Sáng chế, Bản quyền,Thương hiệu

Kỷ nguyên thông tin được địnhhướng bằng công nghệ và đổi mớiđã khiến vấn đề về sở hữu trí tuệđã trở thành nội dung hàng đầutrong chương trình nghị sự thươngmại thế giới. Đó là một vấn đềđược bàn cãi dai dẳng từ trước.Các đạo luật nghiêm ngặt bảo vệnhững bí mật thương mại của cácphường hội thủ công xa xưanhưng lại tạo điều kiện thuận tiệncho việc chia sẻ kiến thức giữa cáchội viên. Tới thế kỷ 15, các vị vuachâu Âu đã cấp bằng sáng chế chocác nhà phát minh và những ngườinước ngoài sẵn sàng giới thiệu cáccông nghệ mới.

Cũng từ đây, những tranh cãixung quanh vấn đề bảo hộ đã nổra: quyền phát minh sản phẩmđược bảo hộ khi nhà phát minh cóquyền hợp pháp khai thác các phátkiến của mình bằng cách nắm giữđộc quyền sử dụng những phátminh đó. Nhưng nếu sự bảo hộquá lâu thì sẽ gây ảnh hưởng đếncạnh tranh và những cải tiến cũngsẽ bị ngăn lại. Vấn đề chính là làmthế nào để đạt được sự cân bằng.Nhà phát minh có thể được Chínhquyền Liên bang bảo vệ khi đăngký bằng sáng chế, nhưng người đó

phải miêu tả chi tiết phát minh củamình.

Người giữ bằng sáng chế phảiđược chuẩn bị để thực thi điềukiện đó, tại tòa án nếu cần thiết, đểbuộc người sử dụng phát minhphải dừng hoặc trả tiền cho việc sửdụng. Trong một số trường hợp,các nhà phát minh muốn giữ bímật công thức hoặc quy trình vàkhông lấy bằng sáng chế để tránhphải tiết lộ. Một ví dụ điển hình làcông thức các thành phần tạo nênnước uống Coca-Cola, đây vẫn làmột bí mật kinh doanh và được cấtgiữ trong hầm lưu trữ của mộtngân hàng ở Atlanta, Georgia.

Nhận thức được tầm quantrọng của việc bảo hộ phát minhvà khuyến khích cải tiến, nhữngngười soạn thảo Hiến pháp HoaKỳ đã trao quyền duy nhất choQuốc hội trong việc đưa ra cácluật về bằng sáng chế và thươnghiệu. Chính Ngoại trưởng Mỹ đầutiên dưới thời Tổng thống GeorgeWashington, Thomas Jefferson,người thử nghiệm các thiết kế máycày mới, đã là người giám sátbằng sáng chế đầu tiên của nướcMỹ cho tới khi ông quá bận rộnvới các công việc ngoại giao. Cácchính sách về bằng sáng chế vàthương hiệu của Hoa Kỳ vẫn được

Page 167: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

159

giữ nguyên từ thời đó đến nay.Để nhận bằng sáng chế, nhà

phát minh phải đáp ứng được cácyêu cầu cơ bản sau: Phát minhphải ở dưới dạng có thể được sángchế, chẳng hạn như một cỗ máyhoặc một quy trình sản xuất; nóphải có một mục đích hữu ích vàphải có được một sự cải tiến đángkể so với các sản phẩm hoặc quytrình có trước đó. Thời hạn bảo hộbằng sáng chế tối đa là 20 nămtính từ ngày cấp bằng. Một nửa sốbằng sáng chế của Mỹ được cấp làcủa các nhà phát minh nước ngoài.Cho đến nay, Hoa Kỳ là nướcthông thoáng hơn cho các phátminh nước ngoài so với các đốitác thương mại quan trọng củamình: ví dụ như 90% số bằng sángchế được Văn phòng Bằng sángchế của Nhật Bản cấp trong năm2002 là cho các nhà phát minh củangười Nhật.

Các hiệp ước về quyền sở hữutrí tuệ sớm nhất là Công ước Parisvề Bằng sáng chế năm 1883 vàCông ước Berne năm 1887, baogồm cả những tác phẩm nghệthuật và văn học. Hiệp ước Hợptác về Sáng chế năm 1970 sau mộtsố lần sửa đổi đã trở thành quytrình chuẩn cho việc đăng ký bằngsáng chế cho hơn 100 quốc gia.

Thỏa thuận quan trọng nhấtmới đây là thỏa thuận Các vấn đềliên quan đến sở hữu trí tuệ(TRIPS) năm 1994, gồm có mộtdanh sách các bảo hộ tối thiểu màcác bên ký kết phải cung cấp,đồng thời yêu cầu bất cứ khi nàomột quốc gia tham gia ký kết traocho cư dân nước mình bất cứquyền về sở hữu trí tuệ nào thìcũng phải mở rộng quyền đó vớicác nhà phát minh đến từ các quốcgia đã tham gia ký kết còn lại. Vàtheo lời của học giả về chính sáchcông Suzanne Scotchmer thì:“Vấn đề về sao chép bất hợp pháp[bản quyền] quốc tế đã trở nêntrầm trọng hơn trong kỷ nguyên sốhóa”. Các phát minh bị sao chépbất hợp pháp bản quyền ngày naygồm có phần mềm, âm nhạc, phimảnh, thậm chí cả sách giáo khoa.

Hành vi ăn cắp thương hiệu,sao chép sản phẩm bất hợp pháp,sao chép bất hợp pháp sách, phầnmềm và sản phẩm giải trí thu âmvẫn còn là một vấn đề nhức nhốivà nghiêm trọng mà nước Mỹ phảiđối mặt, đặc biệt trong các mốiquan hệ thương mại với TrungQuốc. Theo khiếu nại của Hiệphội điện ảnh Mỹ lên Quốc hội năm2007 thì 9 trong 10 nội dung DVDcủa Mỹ là được sao chép lậu.

Page 168: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

160

Theo Hiệp hội Các nhà sản xuấtthiết bị ôtô Mỹ thì các công ty ởTrung Quốc được cho là đã sảnxuất các bộ phận ôtô và những sảnphẩm giả mạo khác và bán ranước ngoài dưới tên của các nhàsản xuất Mỹ nổi tiếng. Nhữngkháng nghị tương tự cũng đượccác công ty dược phẩm Mỹ đưa ravà cảnh báo rằng những thuốcmen giả mạo Trung Quốc đanggây ra những đe dọa tiềm ẩnnghiêm trọng đến sức khỏe củangười tiêu dùng.

Cựu nghị sỹ Mỹ Dan Glick-man, người đứng đầu Hiệp hộiĐiện ảnh Mỹ, đã phát biểu trướcQuốc hội rằng ở cấp độ quốc gia,các quan chức Trung Quốc có bàytỏ sự quan ngại và sẽ tiến hành cácđộng thái dù hạn chế, nhưngnhững động thái này không đượcmở rộng thành các biện pháp kiểmsoát hiệu quả tại các tỉnh thành ởTrung Quốc. Nhìn chung, việc xửlý các vi phạm thương mại còn“có chọn lọc, độc đoán, có khi còncố tình lờ đi. Còn ở một số trườnghợp thì nó chỉ là được thực hiệnkhông tốt lắm” - Glickman phátbiểu trước ủy ban quốc hội.

Khi ủng hộ việc Trung Quốcgia nhập WTO, Mỹ đã kỳ vọngrằng các chính sách thương mại

của Trung Quốc sẽ trở nên tươngđồng với các quy định quốc tế. Từquan điểm của Hoa Kỳ thì nhu cầuđể biến mong đợi này thành hiệnthực vẫn là một vấn đề thương mạilớn.

Sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhaugiữa Trung Quốc và Mỹ là biểutượng cho sự tăng trưởng sâu rộngcủa thương mại và các dòng chảytài chính xuyên quốc gia ngay khithế kỷ mới bắt đầu. Nhà sử họcNiall Ferguson đã miêu tả mộtmối quan hệ mang tính biểu tượnggiữa hai quốc gia này bằng cụm từđược kết hợp bất thường“Chimerica” (ghép một phần têncủa hai quốc gia: Trung Quốc -China, và Mỹ - America). Các mặthàng nhập khẩu Trung Quốc giá rẻđã giữ cho lạm phát của Mỹ ở mứcthấp cũng như giảm áp lực vềlương của Mỹ. Trung Quốc đã táiđầu tư những đồng đô-la nhậnđược từ việc bán hàng hóa tại Mỹđể giảm sự thâm hụt tài chính củaMỹ, khiến cho mức lãi suất củaMỹ ở mức thấp. “Kết quả là chiphí đi vay khá rẻ và việc kinhdoanh cũng thu được lợi nhuậnđáng kể... Trung Quốc sẵn sàngcho nước Mỹ vay bao nhiêu thìngười Mỹ cũng sẵn sàng vay bấynhiêu”.

Page 169: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

161

Năm 2008, bong bóng nợ bùngnổ, gây ra một cuộc khủng hoảngtài chính mà đến bây giờ vẫnkhuấy động nên những cuộc tranhcãi trong nội bộ nước Mỹ vềnhững lợi ích mà toàn cầu hóa vàthương mại mang lại. Sự đồngthuận về mở cửa thương mại đãthịnh hành ở Mỹ hơn nửa thế kỷ,được củng cố bởi niềm tin rằngnền kinh tế kinh doanh sáng tạocủa Mỹ sẽ được nhiều hơn là mấtkhi tham gia vào nền kinh tế thếgiới.

Nhưng những giá trị này thậtkhó bảo toàn trong thời kỳ kinh tếkhó khăn, khi mà các đối thủ cạnhtranh nước ngoài một cách tựnhiên trở thành nguyên nhân gâyra nỗi thất vọng trước tình hìnhthất nghiệp của đất nước, và cácthông lệ của nước ngoài bị xem làkhông công bằng càng làm chotâm lý muốn bảo hộ ngành côngnghiệp trong nước mạnh mẽ thêm.

Nhiều chuyên gia cho rằng

việc nước Mỹ có tiếp tục ủng hộvề mặt chính trị với dòng chảythương mại và tài chính tự docũng như sự mở cửa nền kinh tếnước này với thế giới hay khôngphụ thuộc vào sự thịnh vượng tiếptheo của đại đa số người dân Mỹ.Năm 2007, Chủ tịch Cục Dự trữLiên bang Ben Bernanke nói:“Nếu chúng ta không đưa ra mộtsố giới hạn để giảm thiểu nhữngrủi ro mà các cá nhân phải chịu dosự thay đổi của nền kinh tế, thì đạiđa số dân chúng có thể sẽ khôngsẵn sàng chấp nhận những độnglực đa dạng thiết yếu đối với tiếntrình phát triển kinh tế”. Nhưngnước Mỹ không thể quay lưng lạivới cả nền kinh tế của thế giới, chodù đôi khi đã phải chọn cách làmnhư vậy, cũng như khi ngay cả sựkiểm soát của Chính phủ Mỹ đãthay đổi năm 2009, vẫn không códấu hiệu nào cho thấy nước Mỹ sẽrút khỏi cam kết toàn cầu.

Page 170: Khái quát về nền kinh tế Mỹ
Page 171: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

Möåt chûúngmúái trong lõchsûã kinh tïë Myä

88CC HH ÛÛ ÚÚ NN GG

Trïn con àûúâng dên chuãcuãa mònh, nûúác Myä àang

phaãi àûúng àêìu vúái nhûängthaách thûác kinh tïë khöíng löì.

© AP Images

Page 172: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

164

Phía trên: Tổng thống Barack Obama và cựu chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang PaulVolcker, đang phải đối mặt với những thách thức kinh tế lớn nhất trong một thế hệkhi làm việc với một Quốc hội đang bị chia rẽ sâu sắc về chính trị. Trang trước: Các chỉ số của nền kinh tế Mỹ bắt đầu giảm sút thậm chí trước cả khicuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 diễn ra.

© A

P Im

ages

Page 173: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

165

“Bắt đầu từ ngày hôm nay... chúng ta phải tựmình đứng dậy, tự phủi bụi và bắt đầu lại vớicông việc tái thiết nước Mỹ”.

TỔNG THỐNG BARACK OBAMAHợp chúng quốc Hoa kỳ

2009

Vào thời điểm thực hiện bài viết này (tháng 3 năm 2009), nướcMỹ và phần lớn thế giới đã bị cuốn vào một cuộc khủng hoảng tàichính và suy thoái kinh tế được nhiều người coi là tồi tệ nhất kể từcuộc Đại khủng hoảng những năm 1930. Nhu cầu về phản ứng cấpbách của Chính phủ đã làm bùng lên sự những can thiệp của Chínhphủ, điều này xảy ra nhiều nhất ở nước Mỹ nhưng cũng xảy ra vớitất cả các quốc gia công nghiệp hóa. Đến mùa xuân năm 2009,những lo sợ nghiêm trọng nhất về một sự sụp đổ hoàn toàn về tàichính đã bị đẩy lùi và các thị trường chứng khoán trên thế giới đãphục hồi một phần những khoản thua lỗ khổng lồ trong nửa nămtrước. Nhưng nước Mỹ và các quốc gia công nghiệp khác vẫn cònphải đối mặt với nạn thất nghiệp đang tăng cao và một tương laikinh tế đầy bấp bênh.

Có một vài thực tế không thể phủ nhận được. Toàn cầu hóa nềnkinh tế, yếu tố đã nối liền các ngân hàng và thương mại trên mọichâu lục, đã khiến làm cho những tác động bất lợi của thị trường tàichính lan rộng ra quy mô toàn cầu. Các nhà lãnh đạo của Mỹ vàcác nền kinh tế trọng yếu khác đều đã đồng ý rằng cần phải xâydựng một hệ thống giám sát và điều tiết thị trường tài chính mới đểphục hồi lại niềm tin đã bị tổn thương của các nhà đầu tư vào thịtrường và khơi thông lại đầu tư. Những cải cách cần thiết lập nênmột hệ thống tiêu chuẩn đối với hoạt động ngân hàng và đầu tư chotất cả các nền kinh tế tiên tiến, và nước Mỹ sẽ phải đóng vai tròdẫn đầu trong sự sáng tạo này bằng cách cải cách lại hệ thống phứctạp các quy định về hoạt động ngân hàng và chứng khoán của chínhnước mình.

Đầu năm 2009, Cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Paul Volcker

Page 174: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

166

đã đại diện cho một nhóm cácquan chức và học giả tài chínhquốc tế lỗi lạc là Nhóm G30,giới thiệu một bản kế hoạch chitiết cho những cải cách như vậy.Bản báo cáo của tổ chức này đãtìm cách “phục hồi lại các thịtrường tài chính mạnh, cạnhtranh và sáng tạo để hỗ trợ tăngtrưởng kinh tế toàn cầu màkhông liều lĩnh quá mức phá bỏchức năng của thị trường khiếncho nền kinh tế thế giới lâm vàorủi ro như vậy một lần nữa”,Volcker tuyên bố. Ông cũng làngười lãnh đạo Ban cố vấn Kinhtế trong nhiệm kỳ mới của Tổngthống Barack Obama.

Nhóm G30 kêu gọi một sựhạn chế nghiêm ngặt hơn đối vớicác ngân hàng nhằm ngăn chặnviệc cho vay thiếu thận trọngcủa họ; các tiêu chuẩn kế toánhiệu quả hơn nhằm giúp xácđịnh các xu hướng đầu tư nguyhiểm tiềm tàng; các luật lệ bắtbuộc các quỹ dự phòng tư nhânlớn nhất và các quỹ đầu tư tưnhân khác phải công bố kết quảvà mức vay mượn, và quy địnhcủa các loại chứng khoán pháisinh OTC (không qua sàn) ví dụnhư những khoản đầu tư bảohiểm vỡ tín dụng hỗn hợp - thứ

đã trở thành một loại vi-rút chưatừng thấy đã làm sụp đổ hệthống ngân hàng toàn cầu.

Một sự đồng thuận toàn cầuhiệu quả về một hệ thống quảnlý tài chính mới là một mục tiêukhó thực hiện được khi mà hệthống chính trị và nền kinh tếcủa các quốc gia hiện nay là rấtđa dạng. Nhưng thách thức đốivới ngay bản thân nền kinh tếMỹ cũng không hề dễ dàng hơn.

Như các chương trước đãtrình bày, việc quản lý kinh tế ởMỹ đã diễn biến thất thường đểứng phó với những luồng thayđổi chính yếu trong bản thân nềnkinh tế. Ngay từ khi soạn thảoHiến pháp, người Mỹ đã tranhluận về vai trò thích hợp củaChính phủ trong nền kinh tế:Liệu những nhu cầu của xã hộicó yêu cầu một bàn tay mạnh mẽcủa Chính phủ, hay Chính phủsẽ kiềm chế sự sáng tạo và tinhthần kinh doanh - những yếu tốdẫn tới sự tiến bộ kinh tế? Thẩmquyền của Chính phủ nên đượcchia sẻ giữa Chính phủ Liênbang và các bang như thế nào?

Do đó, hệ thống pháp luật tàichính Mỹ là một sự chắp vá củanhiều cơ quan thuộc bang vàliên quan, với những nhiệm vụ

Page 175: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

167

chồng chéo nhau cùng một sốkhoảng trống lớn giữa chúng.Một số nhà cải cách đã nói rằngcuộc khủng hoảng tài chính đòihỏi cần phải thành lập một tổchức giám sát thị trường tàichính duy nhất và có sức mạnh.Cục Dự trữ Liên bang được xemlà một ứng viên tiềm năng nhấtcho vai trò này tại Hoa Kỳ.Nhưng nó cũng khiến nhiềungười dân Mỹ quan ngại về việctập trung quá nhiều quyền lựcvào một cơ quan chính quyềnduy nhất - một vấn đề đã từngchia rẽ những người ủng hộ Jef-ferson và Hamilton vào thời kỳkhai sinh của đất nước và hiệnvẫn còn tồn tại cho đến ngàynay.

Thâm hụt tăng vọtCác biện pháp khẩn cấp được

tiến hành nhằm kích thích nềnkinh tế và chống đỡ cho các thểchế tài chính bị đe dọa đã khiếnthâm hụt ngân sách liên bangtăng mạnh. Con số thể hiện sựchênh lệch giữa chi tiêu vàkhoản thu của liên bang này đãvượt ngưỡng 1.000 tỷ đô-la vàonăm 2009, gần bằng ba lần consố của năm trước. Gói kích thíchchi tiêu Chính phủ mới và cắtgiảm thuế năm 2009 của Tổng

thống Obama sẽ làm cho mứcthâm hụt, được tính theo tỷ lệphần trăm của toàn bộ nền kinhtế, đạt tới một mức độ chưa từngthấy kể từ sau Chiến tranh Thếgiới Thứ hai.

Mặc dù người Mỹ có nhữngý kiến khác nhau xoay quanhnhững chi tiết của kế hoạch kíchthích, nhưng đa số đều đồng tìnhrằng việc hành động mau lẹ làcần thiết. Phần lớn các nhà kinhtế đồng ý rằng cần có một sựkích thích lớn và nhanh chóngqua tiêu dùng liên bang để ngaylập tức tạo ra việc làm và xoaychuyển xu hướng thu hẹp lại củanền kinh tế. Họ cũng đồng ýrằng một khi nền kinh tế đã ổnđịnh, nước Mỹ sẽ phải quay trởlại với nhiệm vụ nặng nề hơnnhiều là giảm thâm hụt bằngcách cân bằng tốt hơn nhữngcam kết chi tiêu của Chính phủvới các khoản thu được.

Chính phủ Mỹ có khả nănghành động trên một quy mô rộngkhắp như ở cuộc khủng hoảngnổ ra cuối năm 2008. Sức mạnhtài chính của Cục Dự trữ Liênbang và khả năng vay nợ nướcngoài của Chính phủ Mỹ đã giúpWashington chi ra một khoảntiền lớn chưa từng có vào hệ

Page 176: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

168

thống ngân hàng và nhữngchương trình chi tiêu mới trongnhững tháng tiếp theo. Như Chủtịch Ngân hàng Thế giới RobertZoellick phát biểu khi phỏngvấn với tờ New York Times cuốinăm 2008: nước Mỹ có “khảnăng giải quyết vấn đề chưatừng có trong lịch sử”. Nhà kinhtế học Brad Setser cho biết,trong năm 2008, nước Mỹ đãbán 1.700 tỷ đô-la trái phiếu khobạc - một con số đáng kinh ngạc- mà không gây ra một sự nhảyvọt lãi suất nào trên thị trường.

Thách thức thứ hai có vẻ khókhăn hơn, đó là đương đầu vớithâm hụt ngân sách quốc giađang ngày càng tăng. Như nhậnđịnh của Tổng thống Obama vàcác nhà lãnh đạo chính trị khác,công chúng Mỹ và các đại diệnchính trị của họ không thể trìhoãn vô hạn định những quyếtđịnh khó khăn về quy mô vàchiều sau của vai trò Chính phủtrong nền kinh tế Mỹ và nhữngbiện pháp tốt nhất để thực hiệncho những cam kết này. Zoellickcho biết những người nướcngoài hiện đã đặt câu hỏi rằng:“Liệu nước Mỹ sẽ có đượcnhững mục đích căn bản để từđó xác định sức mạnh thực sự

của mình trong 10, hay 20, hay30 năm nữa không?”

Những cam kết lâu dài đốivới những người Mỹ lớn tuổi làmột trong những thách thức lớnnhất mà Chính phủ phải đối mặt.Người ta dự đoán rằng nếu nhưkhông có một sự cải cách tậngốc thì những chương trình Ansinh Xã hội (thu nhập cho ngườivề hưu), Chăm sóc Y tế (chămsóc y tế cho người già), và Trợcấp Y tế (chăm sóc y tế chonhững gia đình có thu nhậpthấp) sẽ lấn át tất cả các khoảnchi khác trong ngân sách liênbang chỉ trong vài thập kỷ tới.Hiện nay các khoản chi này đãchiếm đến khoảng 44% tổng chitiêu liên bang, chưa kể lãi suấtphải trả cho nợ quốc gia Mỹ.

Năm 2011, thế hệ đầu tiêncủa 78 triệu người sinh trongthời kỳ bùng nổ dân số sẽ đượchưởng các lợi ích của chươngtrình An sinh Xã hội và Chămsóc Y tế. Kho bạc Mỹ dự tínhrằng đến năm 2030, ba chươngtrình “phúc lợi” quan trọng nàysẽ tiêu tốn hai phần ba ngânsách liên bang, giả định rằngthuế liên bang vẫn tiếp tục ởmức độ hiện nay. Theo Báo cáoTài chính năm 2008 của Mỹ, nếu

Page 177: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

169

không có gì thay đổi trong tiêudùng hay trong luật thuế, thìdoanh thu của Chính phủ trongnăm đó sẽ chỉ có thể đáp ứngđược một nửa những chi tiêucần thiết.

Do Chính phủ phải vay tiềnđể chi trả cho mức chi tiêu vượtquá thu nhập (thâm hụt liênbang), nên sự tăng trưởng ngoàitầm kiểm soát của các chi tiêucho phúc lợi đó sẽ làm nợ quốcgia của Mỹ (tổng số nợ màChính phủ vay từ người Mỹ vànước ngoài) tăng vọt. Nếu xuhướng tiêu dùng và thuế vẫnđược giữ nguyên, thì số nợ củaMỹ vào năm 2032 sẽ bằng tổngsản lượng hàng hóa và dịch vụhàng năm của nền kinh tế quốcgia.

Bộ Tài chính cho biết nhữngxu hướng là không bền vững vàsẽ dần dần làm xói mòn sự tintưởng vào đồng đô-la và nềnkinh tế Mỹ. Cựu Chủ tịch CụcDự trữ Liên bang AlanGreenspan đã gọi viễn cảnh nàylà một “cơn sóng thần sắp xảyra”. Như Obama nói vắn tắt saucuộc bầu cử năm 2008, nếunhững thách thức tài chính làkhó khăn, thì “chính trị thậm chícòn khắc nghiệt hơn”. Nhữngngười lớn tuổi hơn có thể phảitrì hoãn việc nghỉ hưu. Các lợiích về chăm sóc y tế và an sinhxã hội có thể sẽ không dành chonhững người Mỹ giàu nhất, haythuế đánh vào những người Mỹđang làm việc có thể phải tănglên - những lựa chọn này sẽ là

Page 178: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

170

thách thức lớn đối với sự đoànkết của toàn xã hội. Obama phátbiểu: “Các bạn cần có một tổngthống sẵn sàng sử dụng một vàinguồn lực chính trị cho vấn đềnày và tôi dự định sẽ làm vậy”.

Khoảng cách thu nhậpKhoảng cách ngày càng lớn

trong phân phối các thành quảkinh tế đã khiến việc đạt đượccả hai mục tiêu cải cách kinh tếnội địa và hợp tác kinh tế quốctế trở nên khó khăn hơn. Cáchọc giả đã xác định được một sốcác yếu tố mà khi xảy ra cùnglúc sẽ làm thu nhập và của cảitập trung vào tay một nhómthiểu số nhỏ xã hội. Các yếu tốđó là sự suy giảm của các côngviệc sản xuất được trả lươngcao, xu hướng chuyển dịch sangngành dịch vụ có quy mô nhỏhơn, các yếu tố bất lợi mà nhữngngười lao động ít được đào tạogặp phải ngày càng nhiều trongmột nền kinh tế công nghệ cao,và gánh nặng chi phí chăm sócsức khỏe ngày càng tăng dànhcho các gia đình Mỹ có thu nhậptrung bình hoặc dưới trung bình.Do những yếu tố này và một sốyếu tố khác nữa mà mức lươngtrung bình của người lao độngngoài lĩnh vực nông nghiệp của

Mỹ đã không tăng nhiều kể từnăm 1980, sau khi đã tính đếnlạm phát.

Benjamin M. Friedman, nhàkinh tế của Đại học Harvard,nhận xét: “Câu hỏi trọng tâmcho nước Mỹ khi bước vào thếkỷ 21 là liệu quốc gia này trongthời gian tới có đạt được sự tăngtrưởng thịnh vượng giống nhưtrong các thập kỷ ngay sauChiến tranh Thế giới Thứ haihay không, hay lại sẽ khiến chomức sống của đại bộ phận dânchúng sụt giảm như ở đầu thậpniên 1970 cho đến đầu nhữngnăm 1990”.

Sự khó khăn tài chính dài hạncủa Chính phủ cũng mang đếnnhững rắc rối chính trị quốc tế.Vào những năm 2000, cáckhoản Chính phủ Mỹ vay nợ cácnhà đầu tư nước ngoài cũng lớnhơn. Đến giữa năm 2000, tổngcác khoản nợ đã lên đến 1.000 tỷđô-la. Tám năm sau, con số nàylà 2.700 tỷ đô-la, trong đó số nợtừ các ngân hàng trung ương haycác quỹ đầu tư “của Nhà nước”tăng nhanh nhất. Họ sử dụngnguồn đô-la Mỹ người Mỹ dùngđể mua hàng hóa chế biến vàdầu mỏ để mua lại chứng khoánKho bạc Mỹ và các khoản nợ

Page 179: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

171

Chính phủ khác. Về bản chất,người Mỹ đang vay nợ từ tươnglai để chi trả cho các tiêu dùnghiện tại.

Báo cáo năm 2008 của Hộiđồng Đối ngoại đã nhấn mạnhhậu những quả chính trị do sựphụ thuộc tài chính mang lạinhư sau: “Nếu không có nguồntiền từ Trung Quốc, Nga và cácnước vùng Vịnh, đồng đô-la sẽgiảm giá rất mạnh, lãi suất Mỹsẽ tăng lên và Chính phủ Mỹ sẽgặp nhiều khó khăn hơn nữatrong việc duy trì vai trò toàncầu của mình với mức chi phí cóthể chấp nhận được”.

Như đã nêu trong chương 1,nước ngoài đã phản ứng với

cuộc khủng hoảng tài chính toàncầu bằng cách đổ xô đi muachứng khoán Kho bạc Mỹ.Chính nhờ quy mô kinh tế và sựổn định chính trị của nước Mỹđã khiến cho đồng đô-la là nơitrú ẩn an toàn nhất. Nhưng việcMỹ vay nợ ngày càng nhiều cóthể sẽ tạo sức ép khiến các nhàđầu tư nước ngoài thay thế đồngđô-la bằng các loại tiền tệ khácnhư đồng euro và đồng nhân dântệ của Trung Quốc trong cácgiao dịch quốc tế và giảm sốtiền bằng đồng đô-la Mỹ trongcác tài khoản của Chính phủ.

Năm 2008, nhà kinh tế MarkZandi viết: “Cuộc khủng hoảngkế tiếp sẽ liên quan đến khókhăn tài chính lớn của Chínhquyền Liên bang”. Các nhà đầutư toàn cầu đang ngày càng thấtvọng với tình cảnh nợ nần củaMỹ, và nếu như không có gìthay đổi trong thời gian tới thìngay cả Bộ Tài chính cũng sẽ cólúc gặp khó khăn khi tìm ngườimua trái phiếu do Mỹ pháthành”.

Sau cuộc khủng hoảng tàichính toàn cầu, nước Mỹ cũngphải đối mặt với thách thức khôiphục lại niềm tin vào ngành tàichính. Chính quyền Obama đã

Page 180: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

172

cam kết sẽ ủng hộ các nỗ lựcquốc tế để tăng cường mức dựtrữ ngân hàng, tăng cường điềutiết hoạt động đầu tư và đặt cácgiới hạn chấp nhận rủi ro trên thịtrường mà không bóp nghẹtdòng vốn phục vụ tăng trưởng.

Kế hoạch của ObamaNgay sau khi đắc cử tổng

thống, Obama đã bắt đầu xâydựng biện pháp ứng phó trênquy mô lớn của liên bang chotình trạng khẩn cấp này. Kếhoạch kích thích kinh tế khổnglồ đã được Quốc hội thông quatrong giai đoạn đầu của nhiệmkỳ của ông đã được phân bổ chocác quỹ liên bang, các khoảncho vay và cắt giảm thuế chonền kinh tế đang bị chấn động.Ngân sách liên bang cũng đượcsử dụng để hỗ trợ việc mở rộngnhanh chóng các loại nănglượng mới với công nghệ tiêntiến và các sáng kiến về môitrường. Người ta hy vọng nhữngphát triển này sẽ tạo ra nhữngthị trường mới ở quê nhà và ởnước ngoài cho các công ty Mỹvà hàng triệu công việc chongười lao động với nhiều mứctrình độ khác nhau.

Nhiều ý tưởng khả thi tronglĩnh vực năng lượng và môi

trường đã được đưa ra. Chẳnghạn như việc đầu tư vào kiểmsoát năng lượng mới và côngnghệ ứng phó với thời tiết có thểgiúp các gia đình và công ty sửdụng năng lượng hiệu quả hơncho việc sưởi ấm, làm mát vàthắp sáng. Việc tăng cườngchuyển đổi sang phương tiện đilại bằng hỗn hợp điện - gas, haythậm chí là ôtô điện “với phíchcắm” có thể giảm sự phụ thuộccủa Mỹ vào nguồn dầu mỏ nướcngoài được vận chuyển về từnhững vùng bất ổn về chính trị.

Sự mở rộng của hệ thốngđường dây truyền tải điện quốcgia cũng khiến cho năng lượngtái tạo từ sức gió và năng lượngmặt trời từ khu vực Sun Belt ởmiền Nam và khu vực Đại BìnhNguyên nhiều gió ở vùng TrungTây được chuyển về những khuđô thị của đất nước nhiều hơn.Có lẽ trong một thập kỷ nữa,những chiếc ôtô chạy bằng điệncó thể được cắm vào hệ thốngđường dây điện khi không lưuthông để nạp năng lượng vàobuổi tối khi giá điện ở mức thấpnhất.

Những sáng kiến của liênbang có thể là nền móng chonhững ngành mới, có khả năng

Page 181: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

173

cạnh tranh trên toàn cầu và giữvững vai trò tiên phong của Mỹtrên toàn cầu trong nỗ lực hạnchế biến đổi khí hậu do gia tăngphát khí các-bon. Chẳng hạnnhư việc sử dụng sức gió haynăng lượng hạt nhân để làm rađiện, nhiên liệu sinh học để chạyôtô có thể làm giảm khí thải nhàkính. Một ngày nào đó, các-bonthải ra từ các nhà máy chạy bằngthan sẽ có thể được giữ lại vàchôn giữ vĩnh viễn dưới lòngđất.

Tuy nhiên, một số người Mỹđã đặt ra những thách thức vềmặt lý luận cũng như chính trịvới tầm nhìn này. Những tranhcãi kéo dài xoay quanh thamvọng về một Chính phủ “lớn”vẫn tiếp diễn. Những xung độtlợi ích khu vực cũng vậy. Các

nhà lập pháp từ các bang nơi tạora năng lượng gió tìm cách nângcấp hệ thống dây truyền tải điệntrên cả nước, nhưng nhữngngười đồng cấp của họ ở cácbang khác có những ngành dựavào than đá lại chống lại yêu cầuphải sử dụng năng lượng giónhiều hơn. Các công ty nănglượng và tiện ích đầu ngành đãnhận thấy những những mối đedọa đối với mô hình kinh doanhlâu đời của họ, đặc biệt là nhữngđề xuất đối với việc giảm thảicác-bon từ các hoạt động sửdụng than đá và dầu mỏ, và việctăng cường sử dụng năng lượngmặt trời tại các hộ gia đình vàvăn phòng. Bất kể chiến lượcnày được ưa chuộng đến đâu thìcuộc khủng hoảng tài chínhcũng khiến năng lực đầu tư của

Page 182: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

174

ngành công nghiệp Hoa Kỳ vàcác doanh nghiệp đầu tư vào quátrình chuyển đổi nguồn nănglượng như vậy giảm đi đáng kể.

Những nhà quan sát lạc quanhơn ghi nhận rằng người Mỹvẫn còn những nguồn lực quantrọng để vượt qua những tháchthức đặt ra trong quá trình xâydựng những chiến lược nănglượng mới, chẳng hạn như nềnvăn hóa kinh doanh, hệ thốnggiáo dục sâu rộng, và quyền tựdo tìm kiếm lĩnh vực đầu tưmang lại nhiều lợi nhuận nhất.Năm 2006, Bộ trưởng Giáo dụccủa Singapore - ông TharmanShanmugaratnam đã bình luậnvề khía cạnh cốt yếu của nềngiáo dục Hoa Kỳ như sau:“Chúng tôi biết cách đào tạo conngười để vượt qua những kỳ thi.Các bạn biết cách sử dụng tàinăng của con người ở mức độcao nhất. Cả hai điều đó đềuquan trọng, nhưng còn nhữngyếu tố trí tuệ khác mà chúng tôikhông thể kiểm tra được toàndiện - đó là sự sáng tạo, tính tòmò, bản tính phiêu lưu và lòngđam mê. Trên hết, nước Mỹ cómột nền văn hóa học tập vượt rakhỏi những hiểu biết theo khuônmẫu, thậm chí ngay cả khi điều

đó đồng nghĩa với việc tháchthức uy quyền”.

Áp dụng những sức mạnhthực tế này để giải quyết nhữngthách thức thực sự của đất nướcsẽ là một bài kiểm tra lớn đốivới thế hệ người Mỹ hiện nay.Như Kent H. Hughes của Trungtâm Học giả Quốc tế WoodrowWilson từng viết: “Nước Mỹkhó có thể chiến thắng trongcuộc tranh luận về ý thức hệtrong thế kỷ 21 nếu không có sựtăng trưởng không ngừng củanền kinh tế, những cải tiến côngnghệ, tăng cường giáo dục và cơhội bình đẳng cho tất cả mọingười”.

Năm 2009, nước Mỹ đang cốgắng phục hồi sau cuộc khủnghoảng tồi tệ đã thử thách niềmtin của dân chúng vào các chínhsách kinh tế quốc gia, mở cửathương mại, thị trường tài chínhvà việc quản lý hoạt động kinhdoanh. Hughes nói thêm: “Đấtnước cần có những bước đi đểkhôi phục lại niềm tin quốc giavào các thể chế trọng yếu, mộtlần nữa khám phá ra mục tiêucủa quốc gia, khôi phục lại camkết chia sẻ những gì kiếm đượcvà những gì cần hy sinh, và làmmới lại những bản sắc Mỹ”.

Page 183: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

175

Thực tế là người Mỹ cũng đãgặp phải và vượt qua nhữngthách thức tương tự trong quákhứ, và đa số mọi người tin rằnghọ sẽ làm được như vậy một lầnnữa.

Việc Barack Obama ứng cửtổng thống là một sự kiện lịch sửđộc đáo theo nhiều khía cạnh,nhưng cương lĩnh kinh tế củaông lại có gốc rễ sâu xa từ lịchsử chính trị Mỹ. Nhiều nhà quansát nhận định rằng thắng lợi củaông có sự kết hợp uyển chuyểngiữa khuynh hướng hạn chế sứcmạnh của Chính phủ và giảmđiều tiết thị trường của thời Rea-gan và cả sự can thiệp mạnh mẽhơn của Chính phủ vào nền kinhtế trong Chính sách Kinh tế mớicủa Franklin D. Roosevelt.

Quá trình chuyển đổi như thếnào vẫn còn là một ẩn số. Nhưngcuộc bầu cử năm 2008 đã chothấy sự người Mỹ đã lựa chọnchủ nghĩa tích cực, và Tổngthống Obama đã đáp lại nhu cầu

này trong bài diễn văn nhậmchức của mình. Ông nói: “Bắtđầu từ ngày hôm nay, chúng taphải tự mình đứng dậy, tự phủibụi và bắt đầu lại với công việctái thiết nước Mỹ”. Dù đảngDân chủ chiếm đa số ở cả Hạviện và Thượng viện, nhưngviệc tìm kiếm những giải phápcho những vấn đề kinh tế vànăng lượng khó khăn này cần cósự hợp tác hiệu quả giữa Tổngthống và các thành viên của cảhai đảng trong bối cảnh sự chiarẽ chính trị đang diễn ra sâu sắc.Nhưng đây là điều vẫn xảy ratrong suốt lịch sử Mỹ với rất ítngoại lệ. Vào những thời giankhủng hoảng khác, đất nước đãtìm ra con đường để tiến lênphía trước, bất chấp những khíacạnh khó khăn mà nền dân chủmang lại. Sự khởi đầu nhiệm kỳcủa Tổng thống Obama đã mở racơ hội để viết nên một chươngmới cho lịch sử kinh tế đấtnước, dù còn nhiều nguy nan.

Page 184: Khái quát về nền kinh tế Mỹ
Page 185: Khái quát về nền kinh tế Mỹ

NHAØXUAÁT BAÛN VAÊN HOÙA - THOÂNG TIN43 Loø Ñuùc - Haø Noäi

Chòu traùch nhieäm xuaát baûn:LEÂ TIEÁN DUÕNG

In 2000 baûn khoå 13.5 x 21cm, in taïi Coâng ty In TTMCÑKKH xuaát baûn soá: 171-2010/CXB/166-01/VHTTIn xong vaø noäp löu chieåu quyù I/2011

Bieân taäp:Bìa:Kyõ thuaät vi tính:Söûa baûn in:

TAÏ NGOÏC KIEÂNHOAØNG THAÉNG

XUAÂN DÖÔNGHOAØNG THUÛY

KHÁI QUÁT VỀ NỀN KINH TẾ MỸ

Page 186: Khái quát về nền kinh tế Mỹ
Page 187: Khái quát về nền kinh tế Mỹ