kh qlct tinh kon tum den nam 2020

57
1 UBND TỈNH KON TUM ______ (DỰ THẢO) KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

Upload: kieuloan-vo

Post on 09-Dec-2015

233 views

Category:

Documents


4 download

DESCRIPTION

QLCT

TRANSCRIPT

Page 1: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

1

UBND TỈNH KON TUM______

(DỰ THẢO)

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾTỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

Tháng 8/2015

Page 2: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

MỤC LỤC

PHẦN 1. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TỈNH KON TUM.......2

1. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ..........................................2

1.1. Các nguồn chất thải rắn y tế.................................................................................2

1.1.1. Mô tả các cơ sở y tế tại tỉnh Kon Tum..................................................................2

1.1.2. Khối lượng chất thải phát sinh từ các cơ sở y tế...................................................2

1.1.3. Kế hoạch mở rộng các cơ sở y tế..........................................................................2

Bảng 1.1. Chỉ tiêu hướng tới của ngành Y tế tỉnh Kon Tum năm 2020.................2

Bảng 1.2 Kế hoạch mở rộng các bệnh viện công lập tỉnh Kon Tum.......................2

1.1.4. Dự tính chất thải y tế phát sinh trong tương lai 2

Bảng 1.3. Ước tính khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại các BV tuyến tỉnh và tuyến huyện.............................................................................................2

1.2. Xử lý chất thải rắn y tế..........................................................................................2

1.2.1. Mô hình xử lý tại chỗ...........................................................................................2

Bảng 1.4. Một số công nghệ được sử dụng tại các Bệnh viện.................................2

1.2.2. Mô hình xử lý tập trung theo cụm.............................................................................2

1.3. Vận chuyển chất thải y tế ra ngoài Bệnh viện để xử lý.....................................2

1.4. Tiêu hủy sau cùng chất thải y tế...........................................................................2

2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ...................................................2

2.1. Khối lượng nước thải của các cơ sở y tế.............................................................2

2.2. Mô tả các công trình xử lý nước thải trong tỉnh.................................................2

2.3. Quan trắc chất lượng nước thải............................................................................2

2.4. Tiêu hủy bùn...........................................................................................................2

3. HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC TRIỂN KHAI VÀ YÊU CẦU THỰC THI............2

3.1. Khuôn khổ pháp lý cho quản lý chất thải y tế tại tỉnh Kon Tum.....................2

3.2. Cơ cấu tổ chức cho quản lý và giám sát quản lý chất thải y tế.........................2

4. CÁC DỰ ÁN HỖ TRỢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TRONG TỈNH..........2

PHẦN 2. KẾ HOẠCH CẢI THIỆN............................................................................2

1. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG.........................................................................................2

Bảng 2.1. Dự tính khối lượng CTYTNH được xử lý tại cụm 01.............................2

Bảng 2.2: Dự tính khối lượng CTYTNH được xử lý tại cụm 02.............................2

1.1. Định hướng cho các chủ nguồn thải....................................................................2

Định hướng đối với chất thải rắn...................................................................................2

2

Page 3: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

Định hướng đối với chất thải lỏng.................................................................................2

Định hướng đối với khí thải...........................................................................................2

1.2. Định hướng cho các chủ xử lý.............................................................................2

Chủ xử lý chất thải thông thường là Công ty TNHH Một thành viên môi trường đô thị Kon Tum....................................................................................................................2

1.3. Định hướng cho các chủ vận chuyển...................................................................2

2. XÂY LẮP VÀ THIẾT BỊ........................................................................................2

2.1. Quản lý chất thải rắn.............................................................................................2

2.1.1. Phương tiện để phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ...............................2

2.1.2. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại bên ngoài bệnh viện......................2

2.1.3. Cơ sở xử lý chất thải y tế.............................................................................................2

2.2.1. Các công trình xử lý nước thải bệnh viện...........................................................2

2.2.2. Các công trình xử lý nước thải cho các cơ sở khác............................................2

3. NÂNG CAO NĂNG LỰC THỂ CHẾ CHO QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ...2

3.1. Cơ cấu tổ chức........................................................................................................2

3.1.1. Phân công trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan QL Nhà nước...2

3.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý chất thải trong các cơ sở y tế............................................2

3.2. Nâng cao năng lực quản lý, đào tạo và truyền thông nâng cao nhận thức trong các cơ sở y tế.......................................................................................................2

3.2.1. Đối với Bệnh viện.........................................................................................................2

3.2.2. Đối với các cơ sở y tế khác.........................................................................................2

3.3. Theo dõi và giám sát thực thi...............................................................................2

3.3.1. Giám sát tuân thủ quy trình.........................................................................................2

3.3.2. Giám sát chất thải.........................................................................................................2

3.3.3. Giám sát môi trường xung quanh..............................................................................2

4. GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH.........................................................................................2

3

Page 4: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bản đồ các huyện của Tỉnh Kon Tum......................................................2

Phụ lục 2: Cơ cấu tổ chức y tế tỉnh Kon Tum..............................................................

Phụ lục 3-1: Đặc điểm chung của các Bệnh viện trong tỉnh......................................

Phụ lục 3-2: Đặc điểm môi trường của các Bệnh viện trong tỉnh.............................

Phụ lục 3-3: Dự tính chất thải y tế phát sinh trong 2015 và 2020 (1).......................

Phụ lục 3-4: Dự tính chất thải y tế phát sinh trong 2015 và 2020 (2).......................

Phụ lục 3-5: Dự tính nước thải y tế phát sinh trong 2015 và 2020 (3)

Phụ lục 3-6: Phương án xử lý và tiêu hủy chất thải y tế của các Bệnh viện............

Phụ lục 3-7: Các công trình xử lý nước thải Bệnh viện..............................................

Phụ lục 3-8: Kết quả của đợt thanh tra, kiểm tra Bệnh viện gần nhất.......................

Phụ lục 3-9: Các dự án về hỗ trợ quản lý chất thải y tế trong tỉnh............................

Phụ lục 3-10: Nhu cầu đầu tư cho hệ thống phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải y tế...............................................................................

Phụ lục 3-11: Nhu cầu đầu tư nâng cao năng lực quản lý..........................................

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Chỉ tiêu hướng tới của ngành Y tế tỉnh Kon Tum năm 2020................2

Bảng 1.2. Kế hoạch mở rộng các bệnh viện công lập tỉnh Kon Tum....................2

Bảng 1.3. Ước tính khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại các BV tuyến tỉnh và tuyến huyện......................................................................................2

Bảng 1.4. Một số công nghệ được sử dụng tại các bệnh viện...............................2

Bảng 2.1. Dự tính khối lượng CTYTNH được xử lý tại cụm 01...........................2

Bảng 2.2: Dự tính khối lượng CTYTNH được xử lý tại cụm 02...........................2

4

Page 5: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHLĐ Bảo hộ lao động

BOD5 Nhu cầu oxy sinh học trong 5 ngày

BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường

BV Bệnh viện

BVĐK Bệnh viện Đa khoa

BVĐKKV Bệnh viện Đa khoa khu vực

BYT Bộ Y tế

CTNH Chất thải nguy hại

COD Nhu cầu oxy hóa học

CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt

CTYTNH Chất thải y tế nguy hại

GB Giường bệnh

KSNK Kiểm soát nhiễm khuẩn

PKĐKKV Phòng khám Đa khoa khu vực

QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

RBC Rotating Biological Contactors

TTYT Trung tâm Y tế

TYT Trạm Y tế

UBND Ủy ban nhân dân

5

Page 6: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

PHẦN 1HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ CỦA TỈNH KON TUM

____________

1. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ

1.1. Các nguồn chất thải rắn y tế

1.1.1. Mô tả các cơ sở y tế tại tỉnh Kon Tum

a) Tuyến tỉnh:

* Quản lý nhà nước:

- Sở Y tế: Gồm có 08 phòng, ban (Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, phòng Tổ chức cán bộ, phòng Nghiệp vụ Y, phòng Nghiệp vụ Dược, phòng Kế hoạch - Tài chính, phòng Pháp chế và Ban quản lý các dự án xây dựng).

- Chi cục ATVSTP tỉnh là đơn vị trực thuộc Sở Y tế, thành lập và đi vào hoạt động từ quý IV năm 2008.

- Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh là đơn vị trực thuộc Sở Y tế, thành lập từ năm 2008 trên cơ sở giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh.

* Hệ dự phòng: Có 8 đơn vị gồm:

- Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.

- Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội.

- Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản.

- Trung tâm Phòng chống Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng.

- Trung tâm Kiểm nghiệm.

- Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ.

- Trung tâm Kiểm dịch y tế.

- Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS.

* Hệ điều trị: Gồm có 5 cơ sở khám, chữa bệnh với 750 giường bệnh và 01 cơ sở giám định y khoa:

- Bệnh viện Đa khoa tỉnh, hạng II, 450 giường.

- Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi, hạng III, 170 giường.

- Bệnh viện Phục hồi chức năng, hạng III, 50 giường.

- Bệnh xá khu điều trị phong Đăk Kia, 30 giường (trực thuộc Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội).

- Bệnh viện Y học cổ truyền, 75 giường bệnh (hạng III).

- Trung tâm Giám định y khoa.

* Hệ đào tạo: 01 đơn vị Trường Trung học y tế tỉnh.

b) Tuyến huyện: Tổ chức bộ máy y tế tuyến huyện được tổ chức theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP và Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008

6

Page 7: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25/4/2008 của liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc UBND cấp tỉnh, huyện, cụ thể như sau:

- Có 9 Phòng Y tế huyện, thành phố do UBND huyện, thành phố quản lý về tổ chức và biên chế, đồng thời chịu sự chỉ đạo của Sở Y tế về chuyên môn.

- Trung tâm Y tế (TTYT) tại tuyến huyện thực hiện với 2 chức năng y tế dự phòng và khám chữa bệnh.

Hiện có 7 bệnh viện đa khoa (BVĐK) trực thuộc 7 TTYT huyện với 430 giường bệnh gồm: BVĐK huyện Đăk Hà (hạng III, 70 giường), BVĐK huyện Đăk Tô (hạng III, 85 giường), BVĐK huyện Tu Mơ Rông (50 giường, chưa phân hạng), BVĐK huyện Đăk Glei (hạng III, 60 giường), BVĐK huyện Sa Thầy (hạng III, 60 giường), BVĐK huyện Kon Rẫy (hạng III, 55 giường), BVĐK huyện Kon Plong (hạng III, 50 giường). TTYT thành phố Kon Tum và TTYT huyện Ngọc Hồi không có bệnh viện.

Ngoài ra còn có 9 đội YTDP trực thuộc 9 TTYT huyện, thành phố và 13 phòng khám đa khoa khu vực (PKĐKKV) trực thuộc 8 TTYT huyện, thành phố với 170 giường (PKĐKKV Ngô Mây, PKĐKKV trung tâm thành phố Kon Tum, PKĐKKV Đăk H’ring, PKĐKKV Ngọc Wang, PKĐKKV Ya Xier, PKĐKKV Rờ Kơi, PKĐKKV Đăk Ring, PKĐKKV Nam Mô Rai, PKĐKKV Đăk Rve, PKĐKKV Đăk Rơ Ông, PKĐKKV Tu Mơ Rông, PKĐKKV Đăk Môn, PKĐKKV Mường Hoong). Riêng huyện Đăk Tô không có PKĐKKV.

- Có 9 Trung tâm ATVSTP huyện, thành phố trực thuộc Chi cục ATVSTP tỉnh và 9 Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh.

c) Tuyến xã: Toàn tỉnh có 102 trạm y tế (TYT) xã, phường, thị trấn với tổng số 510 giường bệnh (mỗi TYT xã có 5 giường).

- 11 Trạm y tế xã trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Đăk Hà.

- 14 Trạm y tế xã trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Sa Thầy.

- 07 Trạm y tế xã trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Kon Rẫy.

- 09 Trạm y tế xã trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Kon Plông.

- 21 Trạm y tế xã trực thuộc thành phố Kon Tum.

- 09 Trạm y tế xã trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô.

- 11 Trạm y tế xã trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Tu Mơ Rông.

- 12 Trạm y tế xã trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Đăk Glei.

- 08 Trạm y tế xã trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Ngọc Hồi.Tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Kon Tum đều có vị trí giao thông

thuận tiện, gần trung tâm các huyện, thành phố, thị xã, thuận lợi cho việc vận chuyển và xử lý chất thải y tế (CTYT) tập trung theo cụm bệnh viện. Các bệnh viện huyện có quy mô từ 50 - 250 giường (Phụ lục 3-1).

7

Page 8: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

Tại tỉnh còn một số bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh chưa có hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn y tế hoặc đã được đầu tư nhưng xuống cấp, hư hỏng không sử dụng được. Hầu hết các cơ sở này đều gặp khó khăn trong việc đầu tư mới, sửa chữa hệ thống xử lý chất thải.

Mặc dù đã có nhiều quy định hướng dẫn về quản lý chất thải y tế được ban hành song nhìn chung nhận thức công tác bảo vệ môi trường ở các đơn vị khám chữa bệnh còn hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức.

1.1.2. Khối lượng chất thải y tế phát sinh từ các cơ sở y tế

a) Mô tả nguồn phát sinh chất thải y tế nguy hại:

Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế trên địa bàn (gồm: các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và ngoài công lập, trạm y tế, các đơn vị y tế dự phòng, đào tạo cán bộ y tế, sản xuất, kinh doanh dược phẩm). Chất thải y tế gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.

Chất thải rắn y tế gồm:

- Chất thải rắn sinh hoạt: Là chất thải thông thường, phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly), từ các công việc hành chính (giấy, báo, túi nilon,…), lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh. Là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm cho con người.

- Chất thải rắn y tế nguy hại: Là chất thải phát sinh từ các cơ sở y tế, có mang các yếu tố gây bệnh, các chất độc hại, nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường. Chất thải rắn y tế nguy hại gồm:

+ Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thuỷ tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các loại hoạt động y tế.

+ Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.

+ Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.

+ Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.

+ Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thuỷ tinh, các vật liệu nhựa,... có chứa các yếu tố hoá học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ.

b) Số lượng chất thải rắn phát sinh toàn tỉnh, số chất thải nguy hại mỗi ngày mỗi giường bệnh của các bệnh viện.

Theo số liệu thống kê sơ bộ về tình hình quản lý chất thải y tế của tỉnh Kon Tum, khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh từ các cơ sở y tế trong toàn tỉnh Kon Tum là:

8

Page 9: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

- Cơ sở khám, chữa bệnh là các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện: Lượng chất thải rắn phát sinh trong ngày là 1.863 Kg/ngày (trong đó: chất thải nguy hại là 310.5 Kg/ngày; chất thải thông thường là 1.552,5 Kg/ngày).

- Cơ sở là các phòng khám đa khoa: Lượng chất thải rắn phát sinh trong ngày là 216 Kg/ngày (trong đó: Chất thải nguy hại là 36 Kg/ngày; chất thải thông thường là 180 Kg/ngày).

- Cơ sở là các trạm y tế xã, phường, thị trấn: Lượng chất thải rắn phát sinh trong ngày là 612 Kg/ngày (trong đó: chất thải nguy hại là 102 Kg/ngày; chất thải thông thường là 510Kg/ngày).

Như vậy, toàn tỉnh Kon Tum có tổng khối lượng chất thải rắn khoảng 2.691Kg/ngày; trong đó, có 448,5 Kg chất thải y tế nguy hại/ngày. Dự kiến đến 2020, tổng lượng chất thải rắn vào khoảng 3.543 Kg/ngày; trong đó có khoảng 590,5 Kg chất thải rắn nguy hại/ngày.

Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý hiện tại còn nhiều hạn chế, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng nếu không kịp thời xử lý.

1.1.3. Kế hoạch mở rộng các cơ sở y tế

Trong thời gian tới, ngành Y tế tỉnh Kon Tum sẽ tập trung vào nhiệm vụ hoàn thiện hệ thống chính sách, phát triển hệ thống y tế. Xây dựng hệ thống y tế ngày càng hiện đại, hoàn chỉnh và đồng bộ từ tuyến tỉnh, thành phố đến huyện, xã, phường, thị trấn với các chỉ tiêu hoạt động như sau:

Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu của ngành Y tế tỉnh Kon Tum đến năm 2020

TT Chỉ tiêu Đơn vị tínhChỉ tiêu đến năm

2020

1 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ‰ 11,8

2 Tuổi thọ trung bình 71

3 Tỷ suất chết trẻ dưới 1 tuổi ‰ 30

4 Tỷ suất chết trẻ dưới 5 tuổi ‰ 42

5 Tỷ suất chết mẹ ‰ 60

6 Tỷ suất trẻ đẻ cân nặng dưới 2.500g % 5

7Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (cân nặng/tuổi)

% 17

8 Số giường bệnh bình quân/vạn dân Vạn dân 46,5

9 Số bác sỹ bác sỹ/vạn dân Vạn dân 11-12

10 Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi đi tiêm chủng đầy đủ % 98

11Tỷ suất mắc các bệnh như sốt rét, bướu cổ, lao phong

‰ 4

12 Tỷ lệ xã đạt bộ tiêu chí quốc gia y tế xã % 100

9

Page 10: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

Để thực hiện các định hướng ngành đề ra, ngành y tế tỉnh Kon Tum thực hiện kế hoạch mở rộng các cơ sở y tế (bệnh viện công lập tuyến tỉnh, huyện) như sau:

Bảng 1.2. Kế hoạch mở rộng các bệnh viện công lập tỉnh Kon Tum

TT Cơ sở y tếPhân tuyến

Hình thức

Số giường năm 2015

Số giường

kế hoạch đến năm

2020

Kế hoạch

Thực kê

I Khối bệnh viện tỉnh

1 BVĐK tỉnh Tỉnh Ða khoa 480 480 500

2 BVĐK khu vực Ngọc Hồi Tỉnh Đa khoa 170 200 300

3Bệnh xá khu điều trị phong Đăk Kia

Tỉnh Chuyên khoa 30 30 30

4 Bệnh viện Y học cổ truyền Tỉnh Chuyên khoa 50 75 150

5 Bệnh viện PHCN Tỉnh Chuyên khoa 50 50 150

6Bệnh viện Lao và Bệnh phổi

Tỉnh Chuyên khoa 100

7 Bệnh viện Sản - Nhi Tỉnh Chuyên khoa 100

II Khối bệnh viện huyện

8 BVĐK huyện Đăk Glei Huyện Đa khoa 60 60 120

9 BVĐK huyện Đăk Tô Huyện Đa khoa 85 85 150

10 BVĐK huyện Tu Mơ Rông Huyện Đa khoa 50 50 100

11 BVĐK huyện Đăk Hà Huyện Đa khoa 70 70 150

12 BVĐK huyện Kon Rẫy Huyện Ða khoa 55 55 120

13 BVĐK huyện Kon Plông Huyện Ða khoa 50 50 100

14 BVĐK huyện Sa Thầy Huyện Ða khoa 60 60 120

15BVĐK Ia H’Drai (huyện mới thành lập năm 2015)

Huyện Đa khoa 50

16 BVĐK TP. Kon Tum Huyện Đa khoa 50

III PKĐKKV

17PKĐKKV Đăk Môn huyện Đăk Glei

Huyện Phòng khám 10 10 15

18PKĐKKV Mường Hoong huyện Đăk Glei

Huyện Phòng khám 10 10 15

10

Page 11: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

TT Cơ sở y tếPhân tuyến

Hình thức

Số giường năm 2015

Số giường

kế hoạch đến năm

2020

Kế hoạch

Thực kê

19PKĐKKV Đăk Dục huyện Ngọc Hồi

Huyện Phòng khám 20 20 20

20PKĐKKV Tu Mơ Rông huyện Tu Mơ Rông

Huyện Phòng khám 10 10 20

21PKĐKKV Đăk Rơ Ông huyện Tu Mơ Rông

Huyện Phòng khám 10 10 15

22PKĐKKV Ngọc Wang huyện Đăk Hà

Huyện Phòng khám 10 10 15

23PKĐKKV Đăk Hring huyện Đăk Hà

Huyện Phòng khám 10 10 15

24PKĐKKV Đăk Ruồng huyện Kon Rẫy

Huyện Phòng khám 10 10 10

25PKĐKKV Đăk Ring huyện Kon Plong

Huyện Phòng khám 10 10 15

26PKĐKKV Rờ Kơi huyện Sa Thầy

Huyện Phòng khám 10 10 15

27PKĐKKV Ya Xiêr huyện Sa Thầy

Huyện Phòng khám 10 10 15

28PKĐKKV Nam Mô Rai huyện Sa Thầy

Huyện Phòng khám 10 10 10

29PKĐKKV Ngô Mây thành phố Kon Tum

Huyện Phòng khám 20 20 20

30PKĐKKV thành phố Kon Tum

Huyện Phòng khám 20 20 20

IV Trạm y tế xã

31Các Trạm Y tế xã trực thuộc Trung tâm Y tế các huyện, thành phố

Xã Trạm y tế 510 510 535

V Trường học

32 Trường Trung cấp Y

1.1.4. Dự tính chất thải y tế phát sinh trong tương lai:

11

Page 12: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

Dựa vào số lượng chất thải y tế nguy hại các BV hiện nay và quy mô giường bệnh kế hoạch các bệnh viện đến năm 2020, số lượng chất thải rắn y tế nguy hại được tính như bảng sau:

Bảng 1.3. Ước tính khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh

TT Cơ sở y tế

Năm 2015 Dự kiến đến năm 2020

Số giường

Mức độ xả thải

(Kg/giường/ngày)

Khối lượng CTNH (Kg/ngày)

Số giường

Mức độ xả thải

(Kg/giường/ngày)

Khối lượng CTNH (Kg/ngày)

I Khối bệnh viện tỉnh          

1 BVĐK tỉnh 480 1,5 110 500 1,5 116

2BVĐK khu vực Ngọc Hồi

200 2,2 55 300 1,9 74,5

3Bệnh xá khu điều trị phong Đăk Kia

30 2,6 6,2 30 2,6 6,2

4Bệnh viện Y học cổ truyền

75 0,7 4,95 150 1,1 22

5 Bệnh viện PHCN 50 2,2 10,2 150 2,2 30,6

6Bệnh viện Lao và Bệnh phổi

100 1,8 23,5

7 Bệnh viện Sản - Nhi 100 1,8 23,5

II Khối bệnh viện huyện

8 BVĐK huyện Đăk Glei 60 2,4 13,8 120 2,2 23

9 BVĐK huyện Đăk Tô 85 2,1 22,4 150 2,0 29,5

10BVĐK huyện Tu Mơ Rông

50 1,5 11 100 2,2 20,5

11 BVĐK huyện Đăk Hà 70 2,5 19 150 2,4 29,5

12 BVĐK huyện Kon Rẫy 55 1,5 12,1 120 1,5 24,2

13BVĐK huyện Kon Plông

50 2,3 13,2 100 2,2 19,5

14 BVĐK huyện Sa Thầy 60 1,4 12,6 120 1,4 25,2

15 BVĐK Ia H’Drai (huyện mới thành lập

50 2,1 10,5

12

Page 13: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

TT Cơ sở y tế

Năm 2015 Dự kiến đến năm 2020

Số giường

Mức độ xả thải

(Kg/giường/ngày)

Khối lượng CTNH (Kg/ngày)

Số giường

Mức độ xả thải

(Kg/giường/ngày)

Khối lượng CTNH (Kg/ngày)

năm 2015)

16 BVĐK TP. Kon Tum 50 2,1 10,5

III PKĐKKV

17PKĐKKV Đăk Môn huyện Đăk Glei

10 1,5 3,3 15 1,4 3,3

18PKĐKKV Mường Hoong huyện Đăk Glei

10 1,5 3,3 15 1,4 3,3

19PKĐKKV Đăk Dục huyện Ngọc Hồi

20 1,5 4,4 20 1,4 4,4

20PKĐKKV Tu Mơ Rông huyện Tu Mơ Rông

10 1,5 3,3 20 1,4 4,4

21PKĐKKV Đăk Rơ Ông huyện Tu Mơ Rông

10 1,5 3,3 15 1,4 3,3

22PKĐKKV Ngọc Wang huyện Đăk Hà

10 1,5 2,2 15 1,4 3,3

23PKĐKKV Đăk Hring huyện Đăk Hà

10 1,5 2,2 15 1,4 3,3

24PKĐKKV Đăk Ruồng huyện Kon Rẫy

10 1,5 2,2 10 1,4 2,2

25PKĐKKV Đăk Ring huyện Kon Plong

10 1,5 2,2 15 1,4 3,3

26PKĐKKV Rờ Kơi huyện Sa Thầy

10 1,5 2,2 15 1,4 3,3

27PKĐKKV Ya Xiêr huyện Sa Thầy

10 1,5 2,2 15 1,4 3,3

28PKĐKKV Nam Mô Rai huyện Sa Thầy

10 1,5 2,2 10 0,9 2,2

29PKĐKKV Ngô Mây thành phố Kon Tum

20 1,5 4,4 20 1,4 4,4

30PKĐKKV thành phố Kon Tum

20 1,5 4,4 20 1,4 4,4

13

Page 14: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

TT Cơ sở y tế

Năm 2015 Dự kiến đến năm 2020

Số giường

Mức độ xả thải

(Kg/giường/ngày)

Khối lượng CTNH (Kg/ngày)

Số giường

Mức độ xả thải

(Kg/giường/ngày)

Khối lượng CTNH (Kg/ngày)

IV Trạm y tế xã

31Các Trạm Y tế xã trực thuộc Trung tâm Y tế các huyện, thành phố

510 1,5 91,2 535 1,5 95,7

V Trường học

32 Trường Trung cấp Y

Hiện nay, khối lượng chất thải nguy hại của các bệnh viện phát sinh trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2015 ước tính khoảng 431,8 Kg/ngày và năm 2020 ước tính khoảng 712,1 Kg/ngày. Tổng số lượng chất thải y tế (cả nguy hại và thông thường) hiện nay phát sinh tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Kon Tum là 3.220,5 Kg/ngày; ước tính đến năm 2020 tổng số chất thải y tế (cả nguy hại và thông thường) phát sinh khoảng 5.353,1 Kg/ngày.

1.2. Xử lý chất thải rắn y tế

Hiện nay, tại tỉnh Kon Tum đang áp dụng mô hình xử lý tại chỗ. Các công trình xử lý chất thải y tế tại chỗ đều đặt trong khuôn viên của các BV. Các cơ sở y tế một số nơi chưa được trang bị phương tiện vận chuyển chất thải y tế đúng theo quy định.

Đối với các đơn vị chưa có lò đốt chất thải thì các chất thải y tế được xử lý theo phương pháp chôn lấp hoặc thuê BV khác xử lý hoặc thuê Công ty Môi trường và công trình đô thị vận chuyển đem đi xử lý.

1.2.1. Mô hình xử lý tại chỗ

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh tất cả các cơ sở y tế đều xử lý chất thải rắn y tế bằng công nghệ lò đốt 2 buồng (buồng đốt sử dụng nhiên liệu đốt là dầu DO). Các lò đốt đều có công suất nhỏ (15 Kg/ngày đêm). Một số đơn vị lò đốt đã xuống cấp, hư hỏng không thể hoạt động được. Bên cạnh đó, đối với các lò đốt còn hoạt động thì lượng khói bụi phát sinh tại lò đốt gây mùi hôi, ô nhiễm môi trường không khí, do đặt gần khu dân cư nên gặp phải sự phản đối của người dân xung quanh.

14

Page 15: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

Lò đốt tại BVĐK tỉnh Kon Tum Lò đốt tại BVĐKKV Ngọc Hồi

Một số hình ảnh lò đốt tại các cơ sở y tế tỉnh Kon Tum

- Đối với các PKĐKKV, TYT xã ở vùng xa và khó khăn thì vẫn sử dụng phương pháp đốt thủ công và chôn lấp tại chỗ.

Bảng 1.4. Công nghệ được sử dụng tại các BV tỉnh, huyện

Tên Bệnh việnCông

nghệ xử lý

Năm lắp đặt/ Hoạt động

Công suất thiết kế (Kg/h)

Tình trạng hoạt động

Kiểm định chất

lượng công nghệ

BVĐK tỉnh Kon Tum Lò đốt

01 lò được lắp đặt năm 2001, 02 lò năm 2012

25Kg/ngày

02 lò mới đầu tư năm 2012 không hoạt động được; lò đầu tư năm 2001 còn hoạt động

BVĐKKV Ngọc Hồi Lò đốt 2011 15Kg/ngày Hoạt động được Có

Bệnh xá khu điều trị phong Đăk Kia Lò đốt 2012 15Kg/ngày

Không hoạt động được

Không

BV Y học cổ truyền Lò đốt 2012 15Kg/ngày Hoạt động được Có

BV Phục hồi chức năng Lò đốt 2012 15Kg/ngày

Không hoạt động được

Không

BVĐK huyện Đăk Glei Lò đốt 2011 15Kg/ngày Hoạt động được Có

BVĐK huyện Đăk Tô Lò đốt 2008 15Kg/ngày Hoạt động được Có

15

Page 16: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

Tên Bệnh việnCông

nghệ xử lý

Năm lắp đặt/ Hoạt động

Công suất thiết kế (Kg/h)

Tình trạng hoạt động

Kiểm định chất

lượng công nghệ

BVĐK huyện Tu Mơ Rông Lò đốt 2013 15Kg/ngày Hoạt động được Có

BVĐK huyện Đăk Hà Lò đốt 2012 15Kg/ngàyKhông hoạt động được

Không

BVĐK huyện Kon Rẫy Lò đốt 2013 15Kg/ngày Hoạt động được Có

BVĐK huyện Kon Plông Lò đốt 2011 15Kg/ngày Hoạt động được Có

BVĐK huyện Sa Thầy Lò đốt 2012 15Kg/ngày Hoạt động được Có

1.2.2. Mô hình xử lý tập trung theo cụm

Hiện tại mô hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tập trung và cụm chưa được triển khai trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Một số BV đã được trang bị lò đốt để xử lý tại chỗ nhưng bị hư hỏng chủ động liên hệ và ký hợp đồng xử lý chất thải với các đơn vị có khả năng và chức năng xử lý chất thải y tế nguy hại chứ chưa thực sự theo quy hoạch chung về xử lý chất thải tập trung hay theo cụm bệnh viện.

1.3. Vận chuyển chất thải y tế ra ngoài Bệnh viện để xử lý

Hiện nay, Công ty Môi trường đô thị thành phố, huyện, thị trấn tỉnh Kon Tum vận chuyển chất thải sinh hoạt, thu gom và vận chuyển chất thải y tế nguy hại trên địa bàn thành phố đưa về khu chôn lấp để xử lý. Các đơn vị này đã được cấp phép và mã số hành nghề vận chuyển.

1.4. Tiêu hủy sau cùng chất thải y tế

Hiện tại, với các BV xử lý chất thải rắn bằng lò đốt thủ công thì sau khi xử lý tro lò đốt sẽ được chôn lấp tại chỗ. Đối với các BV có lò đốt, tro lò đốt được đem chôn lấp hoặc được chuyển tới các bãi rác chung của huyện để xử lý. Còn với các Bệnh viện khi thuê Công ty Môi trường đô thị xử lý thì rác thải được đốt tại lò đốt rác của đơn vị rồi đem đi chôn lấp tại bãi rác tập trung. Một số bãi rác trên địa bàn tỉnh chỉ là những bãi chứa rác, rác không được chôn lấp. Cách xử lý này không đủ đảm bảo chất thải vệ sinh môi trường trong khu vực bãi, gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực xung quanh và phát sinh nhiều vi trùng gây bệnh. Như vậy, việc tiêu hủy sau cùng CTYTNH hầu như không được kiểm soát.

CTYTNH nguy hại ở các phòng khám tư nhân vẫn còn được thu gom, vận chuyển, tiêu hủy chung với chất thải thông thường. Tro của lò đốt ở các Bệnh viện có lò đốt được vận chuyển chung với chất thải thông thường tới bãi rác của địa phương để chôn lấp mà không có biện pháp tiêu hủy đảm bảo. Các chất thải

16

Page 17: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

được phép tái chế như nhựa, giấy bìa được bán cho cá nhân/cơ sở thu mua tái chế.

2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ

2.1. Khối lượng nước thải của các cơ sở y tế

Theo Quyết định số 910/QĐ-UBND ngày 16/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt danh mục và việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (đợt 1) năm 2011 trên địa bàn tỉnh Kon Tum đối với 2 bệnh viện là BVĐK tỉnh và BVĐKKV Ngọc Hồi.

Theo thống kê sơ bộ các cơ sở y tế, hiện nay mỗi ngày một lượng nước thải từ các Bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện, các trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Kon Tum xả ra môi trường khoảng 875 - 1.848 m3/ngày đêm. Tại các Bệnh viện, lưu lượng nước thải không ổn định trong ngày, lưu lượng thải lớn và tập trung vào buổi sáng.

Theo ước tính lượng nước thải phát sinh từ các giường bệnh dao động trong khoảng 0,45 - 0,95 m3/ngày đêm (mức xả thấp nhất 0,45 m3/ngày, mức xả trung bình 0,65 m3/ngày và mức xả cao nhất 0,95 m3/ngày). Với ước tính như trên, dự đoán lượng phát sinh nước thải tại các BV, PKĐKKV, TYT xã, phường, thị trấn đến năm 2020 tương ứng từ 1.370 - 2.893 m3/ngày.

Ngoài ra, lượng nước thải phát sinh từ các đơn vị y tế dự phòng khoảng 5 - 8 m3/đơn vị/ngày; từ các và phòng khám tư nhân dưới 1 m3/đơn vị/ngày.

2.2. Mô tả các công trình xử lý nước thải trong tỉnh

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Kon Tum một số bệnh viện không có hệ thống thu gom nước mưa tách riêng với hệ thống thu gom nước thải (như BVĐK tỉnh). Còn lại, nước thải sinh hoạt và nước thải nghiệp vụ hoặc được dẫn về xử lý tại hệ thống nước thải hoặc xả trực tiếp ra ngoài cống thoát nước chung hoặc tự ngấm xuống đất. Tại một số bệnh viện không có hệ thống xử lý nước thải (nếu có thì hiện tại hệ thống đã xuống cấp trầm trọng không hoạt động) như BVĐK huyện Kon Rẫy, BVĐK huyện Đăk Tô, BVĐK huyện Đăk Hà đang gây ảnh hưởng đến cuộc sống của dân cư xung quanh do các đơn vị trên đều nằm trong khu dân cư. Các PKĐKKV, TYT xã đều chưa có hệ thống xử lý nước thải. Nước thải ở những nơi này hầu hết được dẫn vào hầm rút của công trình vệ sinh.

Hiện tại, các công trình xử lý nước thải tại các cơ sở y tế (nếu có) đều áp dụng công nghệ xử lý sinh học và được khử trùng trước khi thải ra môi trường. Quá trình nâng cấp quy mô giường bệnh những năm qua và tình trạng quá tải tại các bệnh viện dẫn đến quá tải các hệ thống xử lý nước thải.

Hiệu quả xử lý và chất lượng nước sau xử lý chưa được thực hiện giám sát định kỳ nên chưa đánh giá được hiệu quả và chất lượng nước sau xử lý.

Trong thời gian tới cần nghiêm chỉnh hoạt động vận hành của hệ thống xử lý thường xuyên giám sát hoạt động và có các kết quả kiểm tra phân tích chất lượng nước.

2.3. Quan trắc chất lượng nước thải

17

Page 18: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

Hiện nay, công tác quan trắc môi trường chất lượng nước thải y tế tại Kon Tum đã thực hiện nhưng chưa đầy đủ, các cơ sở chỉ tiến hành phân tích khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.

Trong nước thải Bệnh viện ngoài ô nhiễm hữu cơ và vi sinh như trên còn chứa các chất thải tẩy rửa, dư lượng dược phẩm, một số chất độc hại đặc trưng từ quá trình chẩn đoán, xét nghiệm bệnh nhân... Đặc trưng của nước thải Bệnh viện là sự xuất hiện của các loại vi khuẩn gây bệnh như Somonella, Leptonspira, Vibrio Choleral, Mycobacterium Tuberculosis... một số lượng lớn trứng giun, sán… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng nếu không được xử lý triệt để.

Thời gian tới các Bệnh viện phải tiến hành báo cáo giám sát môi trường định kỳ tại cơ sở mình đồng thời có biện pháp khắc phục trong trường hợp không đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường về nước thải.

2.4. Tiêu hủy bùn

Bùn thải từ các hệ thống xử lý nước thải của các Bệnh viện, cơ sở y tế đã được trang bị hệ thống xử lý nước thải được hút định kỳ bởi Công ty Môi trường đô thị thành phố, huyện. Tùy mức công suất của hệ thống mà thời gian hút bùn từ 6 tháng đến 2 năm tùy công trình. Bùn thải này sẽ được vận chuyển đem đi xử lý.

3. HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC TRIỂN KHAI VÀ YÊU CẦU THỰC THI

3.1. Khuôn khổ pháp lý cho quản lý chất thải y tế tại tỉnh Kon Tum

- Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006.

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ chỉnh sửa. bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP

- Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 quy định tổ chức. bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước.

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 83/NĐ-CP ngày 15/10/2009 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009.

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.

- Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.

- Nghị định 72/2010/NĐ-CP ngày 08/7/2010 của Chính phủ quy định về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường.

18

Page 19: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

- Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám chữa bệnh.

- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.

- Thông tư 01/2012/TT-BTNMT ngày 16/03/2012 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện Đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký Đề án bảo vệ môi trường đơn giản. Có hiệu lực thi hành từ ngày 02/05/2012.

- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 3/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn phân loại quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần xử lý.

- Quyết định số 43/2007/QĐ – BYT ngày 3/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế.

- Quyết định số 170/QĐ- TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025.

- Quyết định số 1873/QĐ-BYT ngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Kế hoạch bảo vệ môi trường trong ngành y tế giai đoạn 2009 đến 2015.

- Quyết định số 3079/QĐ-BYT ngày 21/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống làm công tác bảo hộ lao động trong các sở y tế.

- Quyết định số 1040/2003/QĐ-BYT ngày 1/4/2003 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Tài liệu hướng dẫn quy trình chống nhiễm khuẩn bệnh viện”.

- Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế bệnh viện.

- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ TNMT công bố “Danh mục chất thải nguy hại”.

- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050.

- Quyết định số 1930/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050.

19

Page 20: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

- Quyết định số 184/2006/QĐ-TTg ngày 10/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch quốc gia triển khai công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.

- Công văn số 7164/BYT-KCB ngày 20/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường triển khai thực hiện quản lý và xử lý chất thải y tế.

- Quyết định số 02/2012/QĐ-UBND ngày 09/01/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2025.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn Việt Nam

- QCVN 02:2012/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế.

- QCVN 05:2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

- QCVN 06:2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất thải nguy hại trong không khí xung quanh

- QCVN 08:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

- QCVN 09:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm

- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt

- QCVN 28:2010/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải y tế.

- TCVN 7957:2008: Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài. Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCVN 7380:2004: Lò đốt chất thải y tế - Yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 7381:2004: Lò đốt chất thải rắn y tế - phương pháp đánh giá thẩm định

- TCVN 6706:2000: Chất thải nguy hại - Phân loại

- TCVN 6707:2009: Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo

- TCVN 6696:2009: Chất thải rắn - Bãi chôn lấp hợp vệ sinh - Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường

- TCXDVN 320:2004: Bãi chôn lấp chất thải nguy hại - Tiêu chuẩn thiết kế

- TCXDVN 365:2007: Bệnh viện Đa khoa - Hướng dẫn thiết kế.

3.2. Cơ cấu tổ chức cho quản lý và giám sát quản lý chất thải y tế

20

Page 21: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh phối hợp với các sở ban ngành chức năng trên địa bàn nhằm kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của các bệnh viện, trung tâm y tế.

Tại các Bệnh viện, trung tâm y tế chưa có đội ngũ chuyên môn về quản lý và xử lý chất thải y tế. Việc giám sát xử lý tiêu hủy chất thải y tế còn chưa đồng bộ, hoàn thiện.

4. CÁC DỰ ÁN HỖ TRỢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TRONG TỈNH

- Dự án nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh từ 400 lên 500 giường bệnh (Bệnh viện làm chủ đầu tư) từ Nguồn vốn trung ương hỗ đầu tư các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và nguồn thu Xổ số kiến thiết tỉnh (có hỗ trợ đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn bằng công nghệ lò đốt).

- Dự án Bệnh viện huyện Kon Rẫy (bệnh viện làm chủ đầu tư) từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (có hỗ trợ đầu tư hệ thống xử lý chất thải lỏng tại bệnh viện).

21

Page 22: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

PHẦN 2. KẾ HOẠCH CẢI THIỆN

1. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG

Theo quyết định 170/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về: Phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025 tỉnh Kon Tum sẽ xử lý chất thải rắn y tế nguy hại theo 02 mô hình: xử lý chất thải nguy hại theo cụm bệnh viện đến năm 2015 và tập trung cho toàn thành phố đến năm 2020.

Căn cứ theo sự phát triển chung của tỉnh, định hướng mô hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại theo cụm bệnh viện trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 được áp dụng tại 02 bệnh viện lớn là: BV Y học cổ truyền và BVĐKKV Ngọc Hồi.

* Cụm xử lý số 01 (Cụm Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Kon Tum)

Cụm xử lý chất thải y tế nguy hại Bệnh viện YHCT tỉnh Kon Tum sẽ xử lý chất thải y tế nguy hại cho các đơn vị sau: Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Bệnh viện Phục hồi chức năng; Bệnh viện YHCT; Bệnh xá khu điều trị phong Đăk Kia; Trung tâm Giám định y khoa; BVĐK huyện Đăk Hà; BVĐK huyện Kon Rẫy; BVĐK huyện Kon Plông; BVĐK huyện Sa Thầy; Các PKĐKKV: Ngô Mây, Đăk H’ring; Ngọc Wang, Ya Xier, Rờ Kơi, Đăk Ring, Nam Mô Rai, Đăk Rve và PKĐKKV trung tâm thành phố Kon Tum. Ngoài ra, cụm Bệnh viện Y học cổ truyền còn chịu trách nhiệm xử lý cho các cơ sở thuộc hệ dự phòng, trường trung học y tế, các trạm y tế xã phường. Đến năm 2020, xử lý thêm cho 4 bệnh viện mới thành lập tại trung tâm thành phố Kon Tum (Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Sản - Nhi, BVĐK thành phố Kon Tum, BVĐK huyện Ia H’Drai).

Bảng 2.1. Dự tính khối lượng CTYTNH được xử lý tại cụm 01

TT Tên BV/Cơ sở y tế

Số giường kế hoạch

Khối lượng CTRNH

(Kg/ngày)

Khoảng cách đến

bệnh viện

trung tâm (km)

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2015

Ước tính năm 2020

1 BVĐK tỉnh 480 500 110 116 4

2 BV Phục hồi chức năng 50 150 10,2 30,6 4

3 BV YHCT 75 150 4,95 22 0

4 Khu điều trị phong Đăk Kia 30 30 6,2 6,2 3

5 Trung tâm Giám định y khoa 0,5 0,5 4

6 Bệnh viện Lao và Bệnh phổi 100 23,5 4

7 Bệnh viện Sản - Nhi 100 23,5 4

8 BVĐK huyện Đăk Hà 70 150 19 29,5 24

9 BVĐK huyện Kon Rẫy 55 120 12,1 24,2 24

10 BVĐK huyện Kon Plong 50 100 13,2 19,5 39

22

Page 23: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

11 BVĐK huyện Sa Thầy 60 120 12,6 25,2 34

12 BVĐK thành phố Kon Tum 50 10,5

13 BVĐK huyện Ia H’Drai 50 10,5

14 PKĐKKV Ngô Mây 20 20 4,4 4,4 11

15PKĐKKV trung tâm thành phố Kon Tum

20 20 4,4 4,4 4

16 PKĐKKV Đăk H'ring 10 15 2,2 3,3 11

17 PKĐKKV Ngọc Wang 10 15 2,2 3,3 12

18 PKĐKKV Ya Xier 10 15 2,2 3,3 7

19 PKĐKKV Rờ Kơi 10 15 2,2 3,3 16

20 PKĐKKV Đăk Ring 10 15 2,2 3,3 32

21 PKĐKKV Nam Mô Rai 10 10 2,2 2,2 59

22 PKĐKKV Đăk Rve 10 10 2,2 2,2 13

23 Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh 1,5 1,5 4

24Trung tâm phòng chống Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng

0,5 0,5 4

25Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội

2,5 2,5 4

26Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản

3 3 4

27 Trung tâm Kiểm nghiệm 0,5 0,5 4

28 Trung tâm Kiểm dịch y tế 0,3 0,3 4

29Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm

0,1 0,1 4

30Trung tâm Y tế thành phố Kon Tum

0,5 0,5 4

31Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS

0,5 0,5 4

32Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ

4

33Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình

4

34 Trường Trung học y tế 0,3 0,3 4

Các Trạm Y tế xã trực thuộc Trung tâm Y tế các huyện Đăk Hà (11 TYT), Sa Thầy (14 TYT), Kon Rẫy (7 TYT), Kon Plong (9) và thành phố Kon Tum (21).

310 335 55 60

Tổng cộng 277,7 441,1

Tổng lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh của cả cụm năm 2015 là 277,7 Kg/ ngày và ước tính năm 2020 là 441,1 Kg/ ngày. Để xử lý lý có hiệu

23

Page 24: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

quả lượng chất thải này cho cả cụm BV, cần đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại theo công nghệ không đốt với công suất 400 Kg/ ngày.

* Cụm xử lý số 02 (Cụm bệnh viện Đa khoa Khu vực Ngọc Hồi)

Do đặc thù vị trí địa lý của tỉnh Kon Tum, nên dự kiến bệnh viện xử lý trung tâm phải đáp ứng xử lý cho các bệnh viện đa khoa tuyến huyện ở xa. Các dự án đảm bảo thiết bị vận chuyển, thu gom đáp ứng được các tiêu chuẩn của các bộ ban ngành.

Cụm xử lý chất thải y tế nguy hại BVĐKKV Ngọc Hồi sẽ xử lý chất thải y tế nguy hại cho các đơn vị sau: BVĐK huyện Đăk Glei, Đăk Tô, Tu Mơ Rông, TTYT huyện Ngọc Hồi; các phòng khám Đăk Rơ Ông, Tu Rơ Mông, Đăk Dục, Đăk Môn, Mường Hoong và các trạm y tế.

Bảng 2.2: Dự tính khối lượng CTYTNH được xử lý tại cụm 02

STT Tên BV/Cơ sở y tế

Số giường kế hoạch

Khối lượng CTRNH

(Kg/ngày)

Khoảng cách đến

bệnh viện

trung tâm (km)

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2015

Ước tính năm 2020

1 BVĐKKV Ngọc Hồi 200 300 55 74,5 0

2 BVĐK huyện Đăk Glei 60 120 13,8 23 45

3 BVĐK huyện Đăk Tô 85 150 22,4 29,5 20

4 BVĐK huyện Tu Mơ Rông 50 100 11 20,5 49

5 Trung tâm Y tế huyện Ngọc Hồi 2 2 1

6 PKĐKKV Đăk Rơ Ông 10 15 3,3 3,3 22

7 PKĐKKV Tu Mơ Rông 10 20 3,3 4,4 49

8 PKĐKKV Đăk Dục 20 20 4,4 4,4 15

9 PKĐKKV Đăk Môn 10 15 3,3 3,3 26

10 PKĐKKV Mường Hoong 10 15 3,3 3,3 70

11

Các Trạm Y tế xã trực thuộc Trung tâm Y tế các huyện ĐăK Tô (9 TYT), Tu Mơ Rông (11 TYT), Đăk Glei (12 TYT), Ngọc Hồi (8 TYT).

200 200 35,8 35,8

Tổng cộng 158 204

Tổng lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh của cả cụm năm 2015 là 158 Kg/ngày và ước tính năm 2020 là 204 Kg/ngày. Để xử lý có hiệu quả lượng chất thải này cho cả cụm BV, cần đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại theo công nghệ không đốt với công suất 200 Kg/ngày.

1.1. Định hướng cho các chủ nguồn thải

24

Page 25: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

- 100% các chủ nguồn thải là các bệnh viện, trung tâm y tế phải có cơ cấu tổ chức, cán bộ chuyên trách được đào tạo, có sổ tay quản lý chất thải đồng thời có kế hoạch theo dõi giám sát.

- Phải hoàn thiện các thủ tục cấp phép về môi trường: Cam kết bảo vệ môi trường; Đăng ký chủ nguồn thải; Đề án bảo vệ môi trường; Báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm...

- Áp dụng các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải y tế; chịu trách nhiệm đối với chất thải y tế cho đến khi chúng được xử lý, tiêu hủy an toàn.

a) Định hướng đối với chất thải rắn:

Hình 2.1. Sơ đồ quản lý chất thải rắn y tế

b) Định hướng đối với chất thải lỏng:

- Cơ sở y tế xây dựng hệ thống thu gom riêng nước mưa và nước thải từ các khoa, phòng, khu sinh hoạt. Nước từ hệ thống thu gom nước mưa có thể xả trực tiếp ra hệ thống thu gom nước thành phố. Nước thu từ các phòng, khoa và khu sinh hoạt sẽ tập trung vào để xử lý trước khi xả ra cống thu gom nước thành phố.

- Đối với cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải: Xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo nước thải xả ra kiến nghị đạt loại B QCVN 28:2010/BTNMT về nước thải y tế.

- Đối với cơ sở có hệ thống xử lý nước thải nhưng bị hỏng, nước thải ra môi trường không đạt loại B QCVN 28:2010/BTNMT thì phải tu bổ, nâng cấp hoặc xây dựng mới nếu cần:

Chất thải thông thường

25

Page 26: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

Hình 2.2. Sơ đồ xử lý nước thải và nước mưa cho Bệnh viện

- Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện phải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường cần phù hợp với địa hình, kinh phí đầu tư, chi phí vận hành, bảo trì và trình độ kỹ thuật chuyên môn của từng Bệnh viện.

- Sau hệ thống xử lý nước thải, lượng bùn sinh ra được quản lý như chất thải rắn y tế.

- Xây dựng cửa xả nước thải thuận tiện cho việc kiểm tra, giám sát.

- Định kỳ kiểm tra chất lượng xử lý nước thải, có sổ tay quản lý vận hành và kết quả kiểm tra liên quan.

c) Định hướng đối với khí thải:

- Các phòng xét nghiệm, kho hóa chất, dược phẩm phải có hệ thống thông khí và các tủ hút hơi khí độc đảm bảo tiêu chuẩn quy định.

- Các thiết bị sử dụng khí hóa chất độc hại phải có hệ thống xử lý khí đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.

- Khí thải ra từ các lò đốt chất thải rắn y tế (nếu có) phải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.

1.2. Định hướng cho các chủ xử lý

Chủ xử lý tiêu hủy chất thải y tế phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 74 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.

- Chủ xử lý chất thải thông thường là Công ty TNHH Một thành viên môi trường đô thị Kon Tum.

- Chủ xử lý CTR nguy hại là: Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Kon Tum; BVĐKKV Ngọc Hồi.

- Chủ xử lý nước thải là tất cả các cơ sở y tế.

- Các chủ xử lý CTR nguy hại và nước thải phải có hệ thống xử lý với công suất phù hợp và công nghệ xử lý thân thiện với môi trường; có nhân viên vận hành và bảo dưỡng hệ thống đã được đào tạo.

1.3. Định hướng cho các chủ vận chuyển

- Chủ vận chuyển chất thải sinh hoạt và chất thải y tế nguy hại là Công ty TNHH Một thành viên môi trường đô thị Kon Tum.

Nước thải từ Toilet Bể tự hoại

Nước thải sinh hoạt, nước thải y tế

Nước mưa chảy tràn

Hệ thống XLNT

Hố ga đặt SCR

Cống thoát nước chung

26

Page 27: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

- Chủ vận chuyển CTR y tế nguy hại là: Công ty TNHH Một thành viên môi trường đô thị Kon Tum; Bệnh viện Y học cổ truyền, BVĐK tỉnh Kon Tum; BVĐKKV Ngọc Hồi (sau khi đã đăng ký và được cấp phép).

- Các chủ vận chuyển khác phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép trong hoạt động vận chuyển chất thải phải có phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc thu gom, vận chuyển, đóng gói, bảo quản và lưu giữ tạm thời chất thải y tế nguy hại.

- Có hệ thống, thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại cơ sở, đặc biệt là khu vực vệ sinh phương tiện, bãi tập kết phương tiện, khu vực trung chuyển, lưu giữ tạm thời hoặc phân loại chất thải y tế (nếu có).

- Vận chuyển chất thải y tế theo lộ trình tối ưu về tuyến đường, quãng đường, thời gian, bảo đảm an toàn giao thông và phòng ngừa, ứng phó sự cố, phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông.

2. XÂY LẮP VÀ THIẾT BỊ

2.1. Quản lý chất thải rắn

2.1.1. Phương tiện để phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ.

- Mua sắm các loại túi đựng CTRYT, Hộp đựng sắc nhọn, các loại thùng đựng, Bộ phương tiện BHLD đùng cho 1 năm.

- Xây dựng 2 nhà xử lý chất thải rắn y tế, nhà lưu trữ cho 2 bệnh viện là Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Kon Tum; BVĐKKV Ngọc Hồi.

- Xây dựng mỗi bệnh viện đứng đầu 3 loại bể bê tông có dung tích 2m3

bao gồm: bể bê tông cô lập chất thải sắc nhọn, bể bê tông cô lập chất thải giải phẫu và bể bê tông cô lập chất thải tro lò đốt.

2.1.2. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại bên ngoài bệnh viện: Tỉnh Kon Tum sẽ áp dụng mô hình xử lý chất thải rắn theo cụm BV nên cần trang bị phương tiện chuyên dùng để chuyên chở chất thải nguy hại trong cụm BV.

- Mua sắm 02 xe chuyên dụng vận chuyển chất thải nguy hại cho các cụm xử lý chất thải rắn nguy hại là Bệnh viện Y học cổ truyền; BVĐKKV Ngọc Hồi.

2.1.3. Cơ sở xử lý chất thải y tế

a) Phương pháp xử lý ban đầu chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao

- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải được xử lý an toàn ở gần nơi chất thải phát sinh.

- Phương pháp xử lý ban đầu chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao có thể áp dụng một trong các phương pháp sau: xử lý ban đầu bằng phương pháp tiệt khuẩn bằng hơi nóng ẩm, vi sóng hoặc các công nghệ hiện đại khác đạt tiêu chuẩn.

- Chất thải lây nhiễm sau khi được thu gom sẽ được xử lý tại cơ sở (nếu có) hoặc được vận chuyển tới khu xử lý tập trung để xử lý triệt để.

27

Page 28: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

b) Phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải lây nhiễm

- Theo quyết định 170/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về: Phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2015, tỉnh Kon Tum sẽ áp dụng mô hình xử lý chất thải nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế và đến năm 2025 áp dụng mô hình xử lý CTNH tập trung. Các cơ sở xử lý chất thải y tế cụm BV hoặc tập trung trên địa bàn tỉnh Kon Tum có thể áp dụng các phương pháp xử lý sau:

+ Khử khuẩn bằng hơi nóng ẩm kết hợp nghiền cắt.

+ Khử khuẩn bằng vi sóng.

- Chất thải sắc nhọn; Chất thải giải phẫu; chất thải hóa học; chất thải dược phẩm; chất thải gây độc tế bào; chất thải chứa kim loại nặng; chất thải phóng xạ; các bình áp suất; chất thải rắn thông thường; hóa chất nguy hại như tro lò đốt hoặc hóa chất chứa nhiều kim loại nặng sẽ áp dụng các biện pháp xử lý như: trơ hóa, đóng rắn, chôn lấp trong các hố chôn xi măng, trả nhà cung cấp hoặc vận chuyển tới bãi chôn lấp đặc biệt dành cho chất thải nguy hại...

- Bùn của hệ thống xử lý nước thải vốn được xem là chất thải nguy hại sẽ được nạo vét định kỳ và tiêu hủy bởi Công ty công trình đô thị có giấy phép và đủ phương tiện chuyên dụng.

- Các chất thải có thể tái chế như nhựa, bìa các tông, hộp kim loại sẽ được bán cho cơ sở tái chế có giấy phép hành nghề.

- Chất thải thông thường được Công ty Công trình đô thị thành phố và quận, huyện tới vận chuyển bãi rác để tiêu hủy.

Để đảm bảo tiêu hủy và tái chế an toàn chất thải, BV phải ký hợp đồng với các công ty có giấy phép hành nghề quản lý chất thải và phải thiết lập hệ thống hồ sơ chất thải để theo dõi chất thải từ lúc phát sinh tới khi tiêu hủy cuối cùng. Tất cả nhân viên và công nhân có liên quan sẽ được nâng cao nhận thức và được tập huấn để thực hiện nhiệm vụ.

Ước tính khối lượng:

Đầu tư mua sắm thiết bị khử trùng bằng hơi nóng ẩm kết hợp nghiền cắt chất thải nguy hại cho BV Y học cổ truyền và BVĐKKV Ngọc Hồi, với công suất dự kiến như sau:

- Cụm 01 (Cụm BVYHCT): hệ thống thiết bị công suất 400 Kg/ngày.

- Cụm 02 (Cụm BVĐKKV Ngọc Hồi): hệ thống thiết bị công suất 200 Kg/ngày.

2.1.4. Công trình tiêu hủy sau cùng:

- Chất thải rắn y tế nguy hại sau khi được xử lý bằng công nghệ không đốt sẽ trở thành chất thải rắn thông thường và thuê Công ty TNHH Một thành viên môi trường đô thị Kon Tum vận chuyển đem đi xử lý tại nơi xử lý tập trung của tỉnh, huyện, thành phố.

28

Page 29: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

- Đối với chất thải rắn y tế nguy hại sắc nhọn: Xây dựng 12 bể bê tông cô lập chất thải sắc nhọn cho các BV. Trong đó, xây dựng 03 bể bê tông cô lập chất thải sắc nhọn, 03 bể bê tông cô lập chất thải giải phẫu, 03 bể bê tông cô lập tro lò đốt cho 2 bệnh viện trung tâm xử lý.

2.2. Thu gom và xử lý nước thải

- Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải bệnh viện phải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, cần phù hợp với địa hình, kinh phí đầu tư, chi phí vận hành, bảo trì và trình độ kỹ thuật chuyên môn của từng bệnh viện.

- Sau hệ thống xử lý nước thải, lượng bùn sinh ra được quản lý như chất thải rắn y tế.

- Xây dựng cửa xả nước thải thuận tiện cho việc kiểm tra, giám sát.

2.2.1. Các công trình xử lý nước thải bệnh viện: Căn cứ vào hiện trạng hoạt động của bệnh viện và mức độ đáp ứng yêu cầu xử lý nước thải của các cơ sở, định hướng về quản lý thu gom, xử lý nước thải tại từng đơn vị. Một số đơn vị đã được đầu tư nhưng đến nay đã xuống cấp hư hỏng cần đầu tưu xây dựng mới và nâng cấp sửa chữa. Ngoài ra một số đơn vị khám chữa bệnh chưa được đầu tư hệ thống nước thải y tế cần được đầu tư xây dựng mới.

Ước tính khối lượng:

- Đầu tư mới hệ thống xử lý nước thải y tế cho các bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực (PKĐKKV): BVĐKKV Ngọc Hồi; BVĐK huyện Đăk Glei; BVĐK huyện Đăk Tô; BVĐK huyện Đăk Hà; Khu điều trị phong Đăk Kia; PKĐKKV Đăk Môn, Mường Hoong huyện Đăk Glei; PKĐKKV Đăk Dục huyện Ngọc Hồi; PKĐKKV Tu Mơ Rông, Đăk Rơ Ông huyện Tu Mơ Rông; PKĐKKV Ngọc Wang, Đăk Hring huyện Đăk Hà; PKĐKKV Đăk Rve huyện Kon Rẫy; PKĐKKV Đăk Ring huyện Kon Plong; PKĐKKV Rờ Kơi, Ya Xiêr, Nam Mô Rai huyện Sa Thầy; PKĐKKV Ngô Mây thành và PKĐKKV thành phố Kon Tum.

- Đầu tư bổ sung, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải y tế cho các bệnh viện: Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Kon Tum; BVĐK huyện Kon Plong; BVĐK huyện Sa Thầy.

2.2.2. Các công trình xử lý nước thải cho các cơ sở khácTại các cơ sở y tế khác chủ yếu là các Trung tâm y tế, các Trạm y tế xã

phường, mức độ phát thải thấp.

Duy trì vận hành, bảo dưỡng công trình xử lý nước thải cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm y tế thành phố.

Ước lượng khối lượng:

- Xây mới hệ thống xử lý nước thải cho Trung tâm y tế thành phố Kon Tum.

- Xây mới 01 công trình xử lý nước thải công suất nhỏ/cơ sở cho mỗi trung tâm y tế và các trạm y tế xã, phường, thị trấn.

29

Page 30: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

3. NÂNG CAO NĂNG LỰC THỂ CHẾ CHO QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ

3.1. Cơ cấu tổ chức

3.1.1. Phân công trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước:

Quản lý chất thải y tế đòi hỏi sự phối kết hợp của nhiều ban ngành nên cần thiết phải thành lập một Hội đồng quản lý chất thải y tế của tỉnh. Thành phần của hội đồng bao gồm: Chủ tịch hội đồng (lãnh đạo UBND tỉnh), phó chủ tịch hội đồng (Giám đốc sở y tế), thư ký hội đồng (Cán bộ phụ trách quản lý chất thải y tế của sở y tế) và đại diện của các ban ngành liên quan như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính….

Hội đồng quản lý chất thải y tế tỉnh có chức năng, nhiệm:

- Xem xét, đề xuất, tư vấn cho lãnh đạo tỉnh xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý chất thải y tế sao cho phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tế của tỉnh.

- Tư vấn cho lãnh đạo tỉnh về xây dựng, chỉnh sửa và bổ sung kế hoạch quản lý chất thải y tế trong tỉnh.

- Tư vấn, sửa chữa, thiết kế, xây dựng, lắp đặt các công trình xử lý CTYT.

- Tư vấn cho lãnh đạo tỉnh đề ra các giải pháp tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình triển khai hoạt động quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh.

Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước tham gia vào việc quản lý chất thải y tế như sau:

a) Sở Y tế:

- Chịu trách nhiệm quản lý và xây dựng kế hoạch xử lý chất thải y tế trên địa bàn trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện đề án sau khi được phê duyệt.

- Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về các hoạt động quản lý liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, nước thải, khí thải y tế trên địa bàn tỉnh.

- Trực tiếp điều hành, kết hợp với các ban ngành liên quan trong tỉnh, bảo đảm tiến độ thực hiện đề án theo đúng kế hoạch.

- Chỉ đạo các cơ sở y tế trong tỉnh xây dựng kế hoạch hành động cụ thể nhằm đảm bảo đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra.

- Chỉ đạo trung tâm y tế dự phòng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế quản lý và xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh.

- Giao cho người đứng đầu các cơ sở y tế:

+ Chịu trách nhiệm về quản lý chất thải y tế từ khi phát sinh tới khâu tiêu hủy cuối cùng.

30

Page 31: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

+ Mua và cung cấp các phương tiện chuyên dụng, đạt tiêu chuẩn cho việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế, phối hợp với các cơ quan môi trường, các cơ sở xử lý chất thải của địa phương để xử lý, tiêu hủy chất thải y tế theo quy định.

- Quản lý tốt việc xử lý chất thải tại các cơ sở hành nghề y tế tư nhân.

- Ngành y tế tổ chức, đánh giá kế quả thực hiện đề án quản lý và xử lý chất thải mỗi 6 tháng và cả năm.

b) Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và đề án bảo vệ môi trường (Nếu có) trong các dự án phát triển bệnh viện.

- Hỗ trợ chuyên môn trong việc xây dựng và trang bị hệ thống xử chất thải y tế rắn và lỏng.

- Theo dõi, giám sát, thanh tra kiểm tra việc đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại, xin cấp phép hành nghề quản lý CTNH, xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch quản lý chất thải nguy hại trong các cơ sở y tế cũng như tác động của chất thải y tế đối với môi trường nước, không khí, đất.

- Hỗ trợ nguồn kinh phí cho quản lý chất thải y tế từ ngân sách sự nghiệp bảo vệ môi trường.

c) Sở Xây dựng: Chịu trách nhiệm quy hoạch, thiết kế, xây dựng bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh, quy hoạch, thiết kế, xây dựng, vận hành các hệ thống cấp, thoát nước, xử lý nước thải đô thị, thẩm định thiết kế và cấp phép xây dựng các công trình y tế phải đáp ứng yêu cầu xử lý chất thải y tế.

d) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chịu trách nhiệm tham mưu trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cân đối vốn xây dựng cơ bản cho các công trình, dự án liên quan đến lĩnh vực môi trường y tế đã được phê duyệt; phối hợp các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất các chính sách đầu tư cho bảo vệ môi trường.

e) Sở Tài chính: Chịu trách nhiệm tham mưu trình Uỷ ban nhân dân thành phố cân đối bố trí dự toán kinh phí về công tác bảo vệ môi trường y tế hàng năm theo chủ trương phê duyệt của các cấp có thẩm quyền.

f) Sở Khoa học và Công nghệ: Khuyến khích xây dựng các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như đầu tư phát triển công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường, các giải pháp xử lý môi trường…

g) Uỷ ban nhân dân các cấp:

- Đưa chỉ tiêu quản lý và xử lý chất thải y tế vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của địa phương thông qua cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân các cấp để xem xét quyết định và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả từng nội dung cụ thể đã nêu trong đề án.

- Đẩy mạnh và tăng cường quản lý nhà nước về công tác quản lý và xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh.

h) Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị Kon Tum:

31

Page 32: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

Có trách nhiệm thu gom chất thải y tế thông thường trên toàn bộ tỉnh Kon Tum và xử lý, chôn lấp theo đúng quy định của pháp luật.

i) Phòng Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh: Chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, các cơ sở không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về môi trường.

k) Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Kon Tum, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương đóng trên địa bàn tỉnh: Kịp thời đăng đưa tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về môi trường và công tác bảo vệ môi trường; biểu dương các cá nhân, đơn vị có thành tích trong bảo vệ môi trường; phản ánh kịp thời các sự việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý chất thải trong các cơ sở y tế

Các bệnh viện và cơ sở y tế nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của cấp có thẩm quyền về công tác quản lý chất thải trong cơ sở mình.

a) Trách nhiệm của Giám đốc bệnh viện: Giám đốc cơ sở y tế thành lập ra ban chỉ đạo xử lý chất thải để xây dựng kế hoạch xử lý chất thải.

- Ban chỉ đạo bao gồm: Lãnh đạo Bệnh viện, Trưởng các khoa, phòng bệnh viện (các khoa lâm sàng, cận lâm sàng, khoa chống nhiễm khuẩn, phòng Y tá - Điều dưỡng, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng hành chính - quản trị,…).

- Giám đốc bệnh viện bổ nhiệm một người phụ trách công tác quản lý chất thải Bệnh viện. Người phụ trách công tác quản lý chất thải chịu trách nhiệm toàn bộ trong việc xây dựng một kế hoạch và hàng ngày kiểm tra giám sát hệ thống xử lý chất thải.

- Đảm bảo cho kế hoạch xử lý chất thải luôn được cập nhật và phù hợp.

- Phân bổ đủ kinh phí và nhân lực để đảm bảo cho kế hoạch xử lý chất thải được thực hiện một cách có hiệu quả.

- Thống nhất các quy trình đánh giá tính hiệu quả và hiệu xuất của hệ thống xử lý chất thải và đảm bảo sự cải tiến liên tục của hệ thống.

- Đảm bảo đào tạo và huấn luyện đầy đủ cho các nhân viên tham gia xử lý chất thải.

- Báo cáo định kỳ hàng năm tình hình xử lý chất thải trong cở sở y tế của mình và đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý chất thải về Sở Y tế.

b) Trách nhiệm của người phụ trách công tác quản lý chất thải:

- Người phụ trách công tác quản lý chất thải chịu trách nhiệm giám sát và điều hành các hoạt động của hệ thống quản lý chất thải hàng ngày, trực tiếp chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện.

- Về phương diện thu gom chất thải, người phụ trách công tác quản lý chất thải có các nhiệm vụ sau:

Kiểm tra các phương tiện chứa đựng chất thải trong bệnh viện và việc vận chuyển tới nơi tập trung chất thải hàng ngày của bệnh viện.

32

Page 33: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

Liên hệ với bộ phận cung ứng để đảm bảo có đầy đủ các phương tiện thích hợp như túi nilon, thùng đựng và các phương tiện bảo hộ, xe đẩy chất thải.

Phối hợp với các trưởng khoa nhắc nhở hộ lý thay thế ngay các túi nilon và thùng đựng mới khi cần thiết.

Trực tiếp giám sát công việc của hộ lý và các nhân viên được phân công thu gom và vận chuyển chất thải.

Điều tra hoặc xem xét lại các báo cáo về những rủi ro gây thương tích cho nhân viên trong quá trình thu gom và vận chuyển chất thải.

Về phương lưu trữ chất thải, người phụ trách công tác quản lý chất thải có các nhiệm vụ sau:

Đảm bảo cho khu vực tập trung chất thải của Bệnh viện được sử dụng theo đúng quy định.

- Về phương diện vận chuyển, tiêu hủy chất thải, người phụ trách công tác quản lý chất thải có các nhiệm vụ sau:

Điều phối và chỉ đạo mọi hoạt động tiêu hủy chất thải.

Chỉ đạo phương pháp vận chuyển chất thải trong Bệnh viện cũng như ra khỏi Bệnh viện đảm bảo chất thải sau khi thu gom trong Bệnh viện được vận chuyển đến nơi tiêu hủy bằng phương tiện đúng theo quy định.

Đảm bảo chất thải không lưu giữ quá thời gian tối thiểu trong Bệnh viện theo đúng quy định và duy trì việc vận chuyển chất thải đều đặn, do vậy người phụ trách chất thải phải liên hệ thường xuyên với các tổ chức đảm nhiệm việc vận chuyển.

- Về phương diện đào tạo nhân viên, người phụ trách công tác quản lý chất thải Bệnh viện có các nhiệm vụ sau:

Phối hợp cùng với các phòng chức năng lập kế hoạch trình giám đốc bệnh viện phê duyệt và triến khai thực hiện việc đào tạo cho mọi nhân viên bệnh viện có liên quan đến quy trình quản lý và xử lý chất thải y tế.

Đảm bảo nhân viên bệnh viện hiểu được trách nhiệm của họ trong việc thu gom, phân loại, lưu giữ chất thải.

Liên hệ các trưởng khoa để đảm bảo rằng tất cả cán bộ y tế được đào tạo về phân loại, thu gom, vận chuyển, và lưu giữ chất thải.

Hướng dẫn cho mọi nhân viên biết xử lý các tình huống khi xảy ra tai nạn hoặc sự cố và cách phòng tránh.

c) Trách nhiệm của trưởng khoa:

Trưởng khoa chịu trách nhiệm về việc phân loại, bảo quản và xử lý chất thải đã phát sinh ra trong khoa:

- Đảm bảo mọi bác sỹ, điều dưỡng, hộ lý, y công và các nhân viên khác hiểu được các thủ tục, quy định về thu gom, bảo quản chất thải.

33

Page 34: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

- Đảm bảo cho nhân viên trong khoa được đào tạo về các quy trình thu gom, phân loại và lưu giữ chất thải.

- Giám sát cùng với người phụ trách công tác xử lý chất thải các bác sỹ, y tá, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ lý, y công trong khoa thực hiện đúng quy trình phân loại thu gom chất thải và xử lý ban đầu đúng theo quy chế quản lý chất thải.

d) Trách nhiệm của trưởng điều dưỡng:

- Trưởng điều dưỡng chịu trách nhiệm về chương trình đào tạo cho nhân viên điều dưỡng, hộ lý, những nhân viên mới vào Bệnh viện về kỹ thuật, quy định phân loại, lưu giữ vận chuyển và tiêu hủy chất thải.

- Trưởng điều dưỡng phối hợp với các trưởng khoa chống nhiễm khuẩn xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo.

e) Trách nhiệm của hộ lý các khoa, buồng bệnh:

- Đặt các thùng chứa từ các buồng bệnh, buồng phẫu thuật vào thùng chứa chất thải chung của khoa.

- Buộc túi nilon khi chất thải đến mức 3/4 túi.

- Thu bỏ chất thải rơi vãi vào thùng theo đúng quy định nếu có rơi vãi ra ngoài.

- Cọ rửa thùng đựng chất thải hàng ngày.

f) Nhân viên đội vệ sinh môi trường có trách nhiệm

- Vận chuyển chất thải bằng xe đẩy từ các khoa đến nơi lưu giữ chất thải tập trung của bệnh viện. không làm rơi vãi chất thải trên đường vận chuyển.

- Vận chuyển chất thải 2 ngày một lần: vào buổi sáng, buổi chiều và khi cần thiết

3.2. Nâng cao năng lực quản lý, đào tạo và truyền thông nâng cao nhận thức trong các cơ sở y tế:

Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở y tế bao gồm: (i) Đào tạo về quản lý chất thải y tế cho cán bộ y tế có liên quan; (ii) Xây dựng sổ tay quản lý chất thải Bệnh viện; (iii) Thiết lập chương trình theo dõi và giám sát quản lý chất thải trong Bệnh viện; (iv) Thực hiện chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức của bệnh nhân và cộng đồng. Các giải pháp sẽ được áp dụng cho Bệnh viện (nguồn thải chính) và các cơ sở y tế khác (nguồn thải thứ yếu).

3.2.1. Đối với Bệnh viện

a) Đào tạo nâng cao về quản lý chất thải y tế

- Đối tượng: Cán bộ chủ chốt của hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện, có thể là chủ tịch Hội đồng, Trưởng khoa KSNK, trưởng phòng hành chính quản trị hoặc trưởng phòng điều dưỡng.

- Số lượng: 78 người (3 người/bệnh viện x 26 BV)

- Hình thức đào tạo: Tập trung.

34

Page 35: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

- Thời gian: 3 ngày.

b) Đào tạo về vận hành và bảo dưỡng công nghệ xử lý chất thải:

- Đối tượng: 1 cán bộ phụ trách quản lý vận hành và bảo dưỡng hệ thống thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy chất thải rắn và 1 cán bộ phụ trách quản lý vận hành và bảo dưỡng hệ thống thu gom và xử lý nước thải Bệnh viện

- Số lượng: 24 người (2 người/ bệnh viện x 12 BV)

- Hình thức đào tạo: Tập trung.

- Thời gian đào tạo: 3 ngày.

c) Đào tạo cơ bản cho nhân viên Bệnh viện:

- Đối tượng: Có 4 nhóm đối tượng: (i) bác sĩ; (ii) điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên; (iii) hộ lý và nhân viên vệ sinh; (iv) cán bộ thuộc Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Số lượng: 150 người (26 bệnh viện).

- Hình thức đào tạo: Tại nơi làm việc cho từng nhóm đối tượng.

- Thời gian: 01 ngày/ lớp.d) Truyền thông nâng cao nhận thức: Phương tiện truyền thông được thể

hiện dưới các hình thức áp phích, tờ rơi, hình ảnh phù hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau.

- Sử dụng tờ rơi, tranh ảnh, pano áp phích... để tuyên truyền.

- Đối tượng: bệnh nhân và cộng đồng.

- Số lượng: 12 chương trình (1 chương trình/bệnh viện x 1 bệnh viện)

e) Sổ tay quản lý chất thải:

- Hỗ trợ kỹ thuật xây dựng sổ tay quản lý chất thải bệnh viện.

- Số lượng: 12 sổ tay (1 sổ tay/bệnh viện x 12 bệnh viện)

3.2.2. Đối với các cơ sở y tế khác: Tổ chức tập huấn các quy định về quản lý chất thải y tế

- Tại tuyến tỉnh:

+ Hình thức: Tập trung.

+ Thời gian: 01 ngày

+ Đối tượng: Cán bộ tham gia quản lý CTYT trung tâm Y tế dự phòng.

+ Số lớp đào tạo: 01 lớp

- Tại tuyến huyện (mỗi huyện 01 lớp):

+ Hình thức: Tập trung

+ Thời gian: 01 ngày

+ Đối tượng: Cán bộ tham gia quản lý CTYT.

35

Page 36: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

- Đào tạo trong cơ sở y tế: Các cơ sở y tế tổ chức các lớp tập huấn cho tất cả nhân viên trong đơn vị.

3.3. Theo dõi và giám sát thực thi:

Chương trình theo dõi giám sát tuân thủ quy trình liên quan đến chất thải y tế và quan trắc chất lượng môi trường bệnh viện.

+ Thời gian thực hiện: 01 năm

+ Số lượng: 12 chương trình (01 chương trình/bệnh viện x 12 bệnh viện)

+ Tần suất thực hiện như sau:

3.3.1. Giám sát tuân thủ quy trình:

- Bệnh viện sử dụng công cụ để giám sát xem các quy trình chuẩn đã lập ra có được tuân thủ. Bộ công cụ giám sát tuân thủ quy trình được mô tả trong sổ tay quản lý Bệnh viện.

- Tần suất giám sát: 1 quý/lần x 4 quý/năm.

3.3.2. Giám sát chất thải:

Tần suất giám sát:

- Chất lượng nước thải bệnh viện: 1 lần/quý x 4 quý/năm.

- Chất lượng khí thải của lò đốt: 1 lần/quý x 4 quý/năm.

- Hiệu lực bất hoại vi sinh vật: 1 lần/quý x 4 quý/năm.

3.3.3. Giám sát môi trường xung quanh:

Tần suất giám sát:

- Môi trường xung quanh: 6 tháng/ lần x 2 lần/năm.

- Môi trường không khí xung quanh: 6 tháng/ lần x 2 lần/năm.

- Vi sinh vật trong bệnh viện: 6 tháng/ lần x 2 lần/năm.

4. GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH

Sở Y tế Kon Tum sẽ tiến hành huy động nguồn nhiều nguồn vốn để thực hiện quản lý chất thải y tế trên toàn tỉnh (Ngân sách tỉnh, các Tổ chức Quốc tế và các nguồn khác…).

Đối với nguồn vốn từ Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện, vay vốn Ngân hàng thế giới. Sở Y tế đề xuất đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại, hậu cần nội bộ, nâng cao năng lực quản lý cho các bệnh viện đã khảo sát và đáp ứng đầy đủ tiêu chí đầu tư của Dự án:

- Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải nguy hại, hậu cần nội bộ và nâng cao năng lực quản lý cho Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Kon Tum.

- Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải nguy hại, hậu cần nội bộ và nâng cao năng lực quản lý cho Bệnh viện ĐKKV Ngọc Hồi.

36

Page 37: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

Tổng mức đầu tư sẽ được tính toán chi tiết dựa theo nhu cầu đầu tư của từng Bệnh viện và tuân theo các yêu cầu và hướng dẫn của chính phủ, dự án và nhà tài trợ.

Đối với ngân sách địa phương, Sở Y đề nghị đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế cho các đơn vị chưa có hệ thống xử lý và không đáp ứng được tiêu chí đầu tư dự án hỗ trợ xử lý chất thải Bệnh viện.

37

Page 38: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bản đồ các cơ sở y tế tỉnh Kon Tum

Phụ lục 2: Cơ cấu tổ chức hệ thống y tế tỉnh

Phụ lục 3-1: Đặc điểm chung của các Bệnh viện trong tỉnh

Phụ lục 3-2: Đặc điểm môi trường của các Bệnh viện

Phụ lục 3-3: Dự tính chất thải y tế phát sinh trong năm 2015 và năm 2020 (1)

Phụ lục 3-3: Dự tính chất thải y tế phát sinh trong năm 2015 và năm 2020 (2)

Phụ lục 3-3: Dự tính nước thải y tế phát sinh trong năm 2015 và năm 2020 (3)

Phụ lục 3-4: Xử lý và tiêu hủy chất thải y tế

Phụ lục 3-5: Các công trình xử lý nước thải Bệnh viện

Phụ lục 3-6: Nhu cầu đầu tư nâng cao năng lực quản lý

Phụ lục 3-7: Các dự án hỗ trợ quản lý chất thải y tế trong tỉnh

Phụ lục 3-8: Nhu cầu đầu tư cho hệ thống phân loại thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải y tế

Phụ lục 3-9: Nhu cầu đầu tư nâng cao năng lực quản lý

38

Page 39: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

Phụ lục 1: Bản đồ các huyện của Tỉnh Kon Tum

39

Page 40: KH QLCT Tinh Kon Tum Den Nam 2020

40