kẾ hoẠch tẬp huẤn kĨ nĂng chỦ nhiỆm lỚp

22

Upload: yehuda

Post on 12-Jan-2016

73 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

KẾ HOẠCH TẬP HUẤN KĨ NĂNG CHỦ NHIỆM LỚP. * Thời gian : 2 ngày (10,11/8/2011) -Buổi sáng : Từ 7g30 đến 10h30 -Buổi chiều : Từ 13h30 đến 16h30 * Nội dung tập huấn : 4 module -Kĩ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lí học sinh THCS -Kĩ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm. - PowerPoint PPT Presentation

TRANSCRIPT

Page 1: KẾ HOẠCH TẬP HUẤN KĨ NĂNG CHỦ NHIỆM LỚP
Page 2: KẾ HOẠCH TẬP HUẤN KĨ NĂNG CHỦ NHIỆM LỚP

KẾ HOẠCH TẬP HUẤN KĨ NĂNG CHỦ NHIỆM LỚP

*Thời gian: 2 ngày (10,11/8/2011)

-Buổi sáng : Từ 7g30 đến 10h30

-Buổi chiều : Từ 13h30 đến 16h30

*Nội dung tập huấn: 4 module

-Kĩ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lí học sinh THCS

-Kĩ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm.

-Kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp.

-Kĩ năng giải quyết các tình huống giáo dục.

Page 3: KẾ HOẠCH TẬP HUẤN KĨ NĂNG CHỦ NHIỆM LỚP

“ ... Ở xứ sở này khí hậu rất thất thường và kì quặc: khi thì nóng nực như ở vùng nhiệt đới, khi thì bỗng nhiên trở nên lạnh như băng. Xứ sở này có cả mùa xuân hoa nở ngát hương, có cả mùa thu lá vàng rụng tơi tả. Nhưng hai mùa này không phải bao giờ cũng tuần tự nối tiếp nhau. Vả lại, lắm khi mùa đông lại đột nhập vào giữa mùa hạ, còn mùa thu đôi khi lại nhảy vào giữa mùa xuân. Cư dân ở xứ sở này khi thì rất vui vẻ, ồn ào, khi thì bỗng nhiên lại trầm ngâm lặng lẽ; khi có những hành động anh hùng quả cảm, khi thì bỗng trở nên sợ sệt yếu đuối; khi quá tự tin kiêu ngạo, lúc lại khiêm tốn và kín đáo; đôi khi họ lại rất buông tuồng và trâng tráo. Trong xứ sở kì lạ này không có trẻ con mà cũng chẳng có người lớn...”

( Gôiôsơ Êlêna)

Page 4: KẾ HOẠCH TẬP HUẤN KĨ NĂNG CHỦ NHIỆM LỚP

MODULE

KĨ NĂNG TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ HỌC SINH TRUNG HỌC

Page 5: KẾ HOẠCH TẬP HUẤN KĨ NĂNG CHỦ NHIỆM LỚP

HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH QUY LUẬT PHÁT TRIỂN TÂM LÍ Ở HỌC SINH THCS

Mục tiêu:

- Xác định được quy luật trong phát triển tâm lí ở lứa tuổi HS THCS.

- Liên hệ được với thực tiễn HS ở nhà trường THCS hiện nay.

- Xác định được các mặt phát triển tâm lí của HS THCS.

Page 6: KẾ HOẠCH TẬP HUẤN KĨ NĂNG CHỦ NHIỆM LỚP

Phương pháp:

- Phát vấn.

- Giải quyết tình huống theo nhóm nhỏ.

- Động não.

Page 7: KẾ HOẠCH TẬP HUẤN KĨ NĂNG CHỦ NHIỆM LỚP
Page 8: KẾ HOẠCH TẬP HUẤN KĨ NĂNG CHỦ NHIỆM LỚP
Page 9: KẾ HOẠCH TẬP HUẤN KĨ NĂNG CHỦ NHIỆM LỚP

Thảo luận:

Yêu cầu: Phân tích tình huống, rút ra những dấu hiệu thể hiện các quy luật phát triển tâm lí của HS ở lứa tuổi THCS và những khó khăn mà GV gặp phải trong công tác chủ nhiệm lớp nếu không hiểu rõ các quy luật đó.

Page 10: KẾ HOẠCH TẬP HUẤN KĨ NĂNG CHỦ NHIỆM LỚP

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

“Hai bà mẹ tâm sự với nhau. Một bà mẹ nói:

- Đứa con gái nhà tôi mới 13 tuổi mà đã cao gần bằng mẹ. Cháu ăn được ,ngủ thì sét đánh ngang tai chẳng dậy. Nhưng sao trông nó còm còm thế nào ấy.

Bà mẹ thứ hai hưởng ứng ngay:

- Con bé nhà tôi cũng thế. Nó cùng tuổi với con Hà nhà chị đấy. Nó cao vổng lên, chân tay thì dài ngoẵng ra, làm gì thì hậu đậu ơi là hậu đậu. Rửa bát thì bát vỡ, cắt bìa đậu thì nát cả đậu...”

Page 11: KẾ HOẠCH TẬP HUẤN KĨ NĂNG CHỦ NHIỆM LỚP

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2

“Trong buổi sinh hoạt lớp, một em nữ sinh lớp 9 tỏ ra rất đúng đắn khi nhận xét về những ưu điểm và khuyết điểm của tổ mình một cách nghiêm túc, chín chắn. Vậy mà khi ở nhà, có lúc chính cô bé “biết suy nghĩ” ấy lại “tị” với cậu em trai của mình về việc phải rửa mâm bát nhiều hơn, đến mức cãi nhau om sòm, giận dỗi. Còn một cậu học sinh cùng lớp đó thì có lúc học hành rất nghiêm túc, thậm chí các bạn rủ cùng đi bắt ve cũng kiên quyết không đi. Thế mà có lúc anh chàng “sếu vườn” này chỉ mặc độc mỗi chiếc quần đùi leo lên chiếc xe đạp ba bánh của cậu em 5 tuổi đạp lấy đạp để”.

Page 12: KẾ HOẠCH TẬP HUẤN KĨ NĂNG CHỦ NHIỆM LỚP

KẾT LUẬN - Sự phát triển tâm lí mang tính quy luật. Ở lứa tuổi HS THCS ngự trị quy luật về tính mất cân đối tạm thời, tính mâu thuẫn và quy luật về tính không đồng đều của sự phát triển thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của nhân cách.

- Đặc thù mang tính quy luật trong sự phát triển tâm lí của HS lứa tuổi trung học gây ra những khó khăn nhất định cho GV trong việc nhận diện, đánh giá, có tác động phù hợp đến HS. Điều này đòi hỏi phải có những cách thức phù hợp, khoa học để tìm hiểu HS một cách khách quan, đúng đắn.

Page 13: KẾ HOẠCH TẬP HUẤN KĨ NĂNG CHỦ NHIỆM LỚP

Câu hỏi: Theo các Thầy/ Cô, các điều kiện nào ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí của học sinh lứa tuổi THCS?

Page 14: KẾ HOẠCH TẬP HUẤN KĨ NĂNG CHỦ NHIỆM LỚP

KẾT LUẬN

- Các điều kiện phát triển tâm lí ở lứa tuổi HS trung học: hoạt động học tập, các hoạt động chung khác, hoạt động giao tiếp với những người xung quanh( với người lớn và các bạn cùng lứa tuổi).

- Ở từng lứa tuổi, có một số lĩnh vực thể hiện nét riêng, đặc thù của lứa tuổi, chi phối sự phát triển của các lĩnh vực khác và toàn bộ nhân cách HS. Đây là điều GVCN cần nắm được để định hướng cho việc tìm hiểu học sinh một cách phù hợp.

Page 15: KẾ HOẠCH TẬP HUẤN KĨ NĂNG CHỦ NHIỆM LỚP

HOẠT ĐỘNG 2: XÁC ĐỊNH CÁC NGUYÊN TẮC, CÁC BƯỚC, CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ CÁC MẶT CẦN TÌM HIỂU Ở HS.

Mục tiêu:

- Xác định các nguyên tắc chung trong tìm hiểu tâm lí HS.

- Xác định được các bước tổ chức tìm hiểu tâm lí HS một cách phù hợp.

- Xác định được các mặt phát triển tâm lí cần tìm hiểu ở HS phù hợp theo lứa tuổi.

- Xác định được các điều kiện cần thiết để tìm hiểu học sinh phù hợp lứa tuổi.

Page 16: KẾ HOẠCH TẬP HUẤN KĨ NĂNG CHỦ NHIỆM LỚP

Câu hỏi:

1.Để tìm hiểu học sinh mang tính khách quan, khoa học, GVCN cần đảm bảo những nguyên tắc gì?

2. GVCN xác định các lĩnh vực/ đặc điểm cần tìm hiểu ở HS như thế nào? Dựa vào cái gì?

3. Để việc tìm hiểu tâm lí HS có kết quả đáng tin cậy, GVCN cần tuân thủ những bước nào? Các điều kiện kèm theo là gì?

Page 17: KẾ HOẠCH TẬP HUẤN KĨ NĂNG CHỦ NHIỆM LỚP

- Hiện tượng tâm lí không thể được đo đạc một cách trực tiếp nhưng có thể đánh giá gián tiếp thông qua các sản phẩm hoạt động và các mối quan hệ giao tiếp. Đối với lứa tuổi học sinh trung học, đó là hoạt động học tập, các hoạt động chung khác của học sinh, giao tiếp của học sinh với người lớn (trong gia đình, ở nhà trường, ngoài xã hội) và với bạn cùng lứa. Điều này thể hiện nguyên tắc gián tiếp, khách quan, xã hội - lịch sử trong nghiên cứu tâm lí học.

KẾT LUẬN 2

Page 18: KẾ HOẠCH TẬP HUẤN KĨ NĂNG CHỦ NHIỆM LỚP

Các nguyên tắc này cần được quán triệt trong tổ chức tìm hiểu tâm lí học sinh để đảm bảo thu được tư liệu một cách tin cậy nhất. Ngoài ra, từ phía giáo viên chủ nhiệm cần tránh sự định kiến, nóng vội đối với học sinh.

- Việc tổ chức tìm hiểu tâm lí học sinh cần tuân thủ các bước: xác định mục đích; thời gian; phạm vi; cách thức; điều kiện tìm hiểu; hướng phối hợp xử lí thông tin; hướng lưu trữ, khai thác thông tin về học sinh.

- Nội dung tìm hiểu tùy theo mục đích và bám vào cấu trúc nhân cách học sinh.

KẾT LUẬN 2 (tiếp)

Page 19: KẾ HOẠCH TẬP HUẤN KĨ NĂNG CHỦ NHIỆM LỚP

Mục tiêu:

- Học viên thực hành sử dụng một số phương pháp tìm hiểu tập thể học sinh và đặc điểm tâm lí cá nhân học sinh vào tìm hiểu học sinh.

- Học viên tự xây dựng cách thức riêng để tìm hiểu tâm lí học sinh.

Hoạt động 3: Thực hành tìm hiểu HS theo một số phương pháp, kĩ thuật khách quan

Page 20: KẾ HOẠCH TẬP HUẤN KĨ NĂNG CHỦ NHIỆM LỚP

Câu hỏi thảo luận: Theo các thầy/ cô, những đặc điểm tâm lí nào cần tìm hiểu ở HS THCS?

- Hãy chọn một đặc điểm tâm lí trên, xây dựng cách thức để tìm hiểu đặc điểm tâm lí đó của học sinh?

Page 21: KẾ HOẠCH TẬP HUẤN KĨ NĂNG CHỦ NHIỆM LỚP

Lứa tuổi THCS là lứa tuổi chuyển tiếp từ trẻ em lên người lớn với những biến đổi sinh lí lớn nhất trong cuộc đời mỗi con người, từ đó kéo theo những thay đổi nhất định trong sự phát triển TL. Sự khác biệt ở lứa tuổi THCS với HS ở lứa tuổi khác là sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về cơ thể, sự phát dục và sự hình thành những phẩm chất mới về các mặt trí tuệ, đạo đức. Đồng thời xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành do kết quả sự biến đổi cơ thể, của sự tự ý thức, của các kiểu quan hệ với người lớn, với bạn bè, của hoạt động học tập hoạt động xã hội.

Page 22: KẾ HOẠCH TẬP HUẤN KĨ NĂNG CHỦ NHIỆM LỚP

“ ... Ở xứ sở này khí hậu rất thất thường và kì quặc: khi thì nóng nực như ở vùng nhiệt đới, khi thì bỗng nhiên trở nên lạnh như băng. Xứ sở này có cả mùa xuân hoa nở ngát hương, có cả mùa thu lá vàng rụng tơi tả. Nhưng hai mùa này không phải bao giờ cũng tuần tự nối tiếp nhau. Vả lại, lắm khi mùa đông lại đột nhập vào giữa mùa hạ, còn mùa thu đôi khi lại nhảy vào giữa mùa xuân. Cư dân ở xứ sở này khi thì rất vui vẻ, ồn ào, khi thì bỗng nhiên lại trầm ngâm lặng lẽ; khi có những hành động anh hùng quả cảm, khi thì bỗng trở nên sợ sệt yếu đuối; khi quá tự tin kiêu ngạo, lúc lại khiêm tốn và kín đáo; đôi khi họ lại rất buông tuồng và trâng tráo. Trong xứ sở kì lạ này không có trẻ con mà cũng chẳng có người lớn...”

( Gôiôsơ Êlêna)