hỘi ĐỒng nhÂn dÂn cỘng hoÀ xà hỘi chỦ nghĨa viỆt namdbndhanoi.gov.vn/portals/9/tai...

197
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà nội, ngày 24 tháng 10 năm 2014 BÁO CÁO TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI TRƯỚC VÀ SAU KỲ HỌP THỨ 10 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KHÓA XIV (Kèm theo công văn số 8288 /UBND-TH, ngày 24/10/2014 của UBND TP) Kính gửi: Hội đồng nhân dân Thành phố. Thực hiện công văn số 287/HĐND-VP; 358/HĐND-VP đề nghị trả lời kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 10 HĐND Thành phố. UBND Thành phố đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành kiểm tra, giải quyết. UBND Thành phố trân trọng báo cáo như sau: PHẦN I: TRƯỚC KỲ HỌP THỨ 10 I. KIẾN NGHỊ CHUNG VỚI UBND THÀNH PHỐ 1.1. Các vấn đề về xã hội: văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao... Câu 1. Đề nghị Thành phố tiếp tục có cơ chế hỗ trợ kinh phí để các trường đầu tư hoàn thiện các phòng học, phòng chức năng đảm bảo tiêu chí xây dựng trường chuẩn Quốc gia (cử tri Đan Phượng). UBND Thành phố đã có báo cáo HĐND Thành phố tại văn bản số 5034/UBND-TH ngày 10/7/2014. Trả lời: Theo quy định tại Quyết định số 55/2010/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 về ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách: việc đầu tư xây dựng các trường từ mầm non, tiểu học, THCS thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện; đầu tư xây dựng trường PTTH thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Thành phố. Đồng thời, Thành phố luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học khối quận, huyện, thị xã để nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia và nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường đạt chuẩn, cụ thể: 1

Upload: others

Post on 02-Jun-2020

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

UỶ BAN NHÂN DÂNTHÀNH PHỐ HÀ NỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà nội, ngày 24 tháng 10 năm 2014

BÁO CÁOTRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI TRƯỚC VÀ SAU KỲ HỌP THỨ 10

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KHÓA XIV(Kèm theo công văn số 8288 /UBND-TH, ngày 24/10/2014 của UBND TP)

Kính gửi: Hội đồng nhân dân Thành phố.

Thực hiện công văn số 287/HĐND-VP; 358/HĐND-VP đề nghị trả lời kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 10 HĐND Thành phố. UBND Thành phố đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành kiểm tra, giải quyết. UBND Thành phố trân trọng báo cáo như sau:

PHẦN I: TRƯỚC KỲ HỌP THỨ 10I. KIẾN NGHỊ CHUNG VỚI UBND THÀNH PHỐ1.1. Các vấn đề về xã hội: văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao...Câu 1. Đề nghị Thành phố tiếp tục có cơ chế hỗ trợ kinh phí để các

trường đầu tư hoàn thiện các phòng học, phòng chức năng đảm bảo tiêu chí xây dựng trường chuẩn Quốc gia (cử tri Đan Phượng).

UBND Thành phố đã có báo cáo HĐND Thành phố tại văn bản số 5034/UBND-TH ngày 10/7/2014.

Trả lời: Theo quy định tại Quyết định số 55/2010/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 về

ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách: việc đầu tư xây dựng các trường từ mầm non, tiểu học, THCS thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện; đầu tư xây dựng trường PTTH thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Thành phố.

Đồng thời, Thành phố luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học khối quận, huyện, thị xã để nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia và nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường đạt chuẩn, cụ thể:

- Từ năm 2009 - 2012, Thành phố Hà Nội có Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 16/6/2009 xóa 5.523 phòng học tạm và phòng học bán kiên cố xuống cấp (phòng học cấp 4) ở 15 quận, huyện, thị xã (đơn vị hợp nhất vào Hà Nội). Tổng kinh phí đầu tư là 2.657.020 triệu đồng, trong đó huyện Đan Phượng xóa 128 phòng, tổng kinh phí đầu tư là: 183.846 triệu đồng.

- Kinh phí Chương trình MTQG giáo dục và đào tạo đầu tư cho Đan Phượng:

1

Page 2: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

+ Năm 2012: Tổng kinh phí là 4.158 triệu đồng (thiết bị mầm non và bồi dưỡng giáo viên mầm non; thiết bị phòng học ngoại ngữ);

+ Năm 2013: Tổng kinh phí là 1.513 triệu đồng (bồi dưỡng giáo viên mầm non; thiết bị phòng học ngoại ngữ);

+ Năm 2014: Tổng kinh phí là 195 triệu đồng (bồi dưỡng giáo viên mầm non).

Huyện Đan Phượng đang là đơn vị có trường công lập đạt chuẩn quốc gia ở tốp cao trong Thành phố: Tỷ lệ là 65,4% (34/52 trường), đứng thứ 7/30 quận, huyện Thành phố (tính đến ngày 30/6/2014). Năm 2014, huyện đang hoàn tất thủ tục đấu thầu mua sắm trang thiết bị giáo dục để củng cố các trường đã đạt chuẩn quốc gia và trường xây dựng chuẩn quốc gia mới năm 2014, với số tiền là: 5.093,7 triệu đồng.

UBND Thành phố tiếp tục chỉ đạo các quận, huyện rà soát thực trạng hệ thống trường học trên địa bàn, chủ động cân đối, bố trí vốn đầu tư từ nguồn vốn phân cấp quận, huyện để hoàn thiện các phòng học, phòng chức năng cho các trường thuộc các cấp học từ mầm non tới THCS trên địa bàn đảm bảo tiêu chí xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Câu 2. Đề nghị Thành phố bổ sung vào Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2014 việc thực hiện Nghị quyết của Thành ủy về công tác xây dựng xã hội học tập (cử tri Tây Hồ).

UBND Thành phố đã có báo cáo HĐND Thành phố tại văn bản số 5034/UBND-TH ngày 10/7/2014.

Trả lời: Thực hiện Nghị quyết của Thành ủy về công tác xây dựng xã hội học tập,

UBND Thành phố đã xây dựng và ban hành kế hoạch số 177/KH-UBND ngày 04/12/2013 về “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2013-2020”, hướng dẫn triển khai thực hiện kế hoạch tới các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã.

Kết quả thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau:(1) Công tác tuyên truyền:Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, thông qua các

phương tiện thông tin đại chúng, các phong trào khuyến học, các hoạt động của Hội Khuyến học từ Thành phố tới cơ sở nhằm nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của việc xây dựng xã hội học tập. Xây dựng chuyên mục về xây dựng xã hội học tập trên Tạp chí giáo dục Thủ đô, phát hành hàng tháng.

(2) Công tác chống mù chữ và phổ cập các cấp:Đẩy mạnh thực hiện công tác xóa mù chữ cho đối tượng từ 36 tuổi trở lên,

nâng cao tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi. Kết quả: huy động được 945.886 lượt người tham gia học tập các chuyên đề tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng; số người biết chữ độ tuổi 15-25 đạt 99,85%; từ 26-35 đạt 99,80%; từ 36 đến 60 đạt 99,64%.

Không ngừng nâng cao chất lượng công tác phổ cập các cấp. Hoàn thành phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi. Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2.

2

Page 3: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

(3) Công tác bồi dưỡng, cập nhật kiến thức:Thực hiện bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về quản lý, pháp luật, kinh tế và

xã hội cho đội ngũ cán bộ cấp xã, huyện. Đẩy mạnh đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ cho cán bộ quản lý, công chức trong cơ quan nhà nước. Thường xuyên tổ chức cập nhật, chuyển giao công nghệ chăn nuôi, trồng trọt cho lao động nông thôn; nâng cao trình độ văn hóa, đào tạo nghề cho công nhân lao động ở các khu công nghiệp.

Kết quả: Số cán bộ công chức, viên chức tham gia học tập nâng cao trình độ ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu việc làm là 6808 người. Số cán bộ công chức của Thành phố thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc trong năm là 51.895 lượt người. Số cán bộ, công chức của quận, huyện, thị xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc trong năm là 13.827 lượt người. Số cán bộ công chức cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí việc làm là 9.980 lượt người; số người thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu là 22.253 lượt người.

29/29 quận, huyện, thị xã trên toàn Thành phố đã tổ chức “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2013” với sự tham gia của 1.280.993 lượt người.

(4) Xây dựng mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên:Tính đến nay, trên địa bàn Thành phố có 02 trung tâm giáo dục thường

xuyên cấp Thành phố, 29 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện, 577 trung tâm học tập cộng đồng.

(5) Công tác đào tạo từ xa, liên kết đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học:Khuyến khích các cơ sở giáo dục thường xuyên trên địa bàn Thành phố liên

kết với các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, trường đại học để đào tạo đáp ứng nhu cầu người học. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 17.692 học viên học chương trình GDTX cấp THCS, THPT; 15.858 học viên theo học chương trình tin học, ngoại ngữ; 23.930 học viên học nghề ngắn hạn; 33.987 học viên học nghề hướng nghiệp.

Như vậy, việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Thành ủy đã được UBND Thành phố chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả và bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực.

Câu 3. Đề nghị Thành phố quan tâm quy hoạch hệ thống Tượng đài ở Hà Nội cho phù hợp, đồng thời nghiên cứu đặt tên chính xác (cử tri Tây Hồ, Ba Đình).

Trả lời: 1. Về đề nghị UBND Thành phố quan tâm quy hoạch hệ thống Tượng đài ở

Hà Nội cho phù hợp:Ngày 26/12/2013, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 7817/QĐ-

UBND về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ Quy hoạch hệ thống tượng đài trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với mục tiêu:

3

Page 4: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Cụ thể hóa Quy hoạch phát triển văn hóa thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xác định vị trí, quy mô hệ thống tượng đài để góp phần phục vụ quản lý đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, đảm bảo phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô làm cơ sở cho việc lập kế hoạch, quản lý thiết kế và đầu tư xây dựng các tượng đài trên địa bàn Thành phố;

Xây dựng không gian tượng đài gắn với các không gian công cộng của đô thị từ chi tiết đến tổng thể, góp phần tạo nên diện mạo mới của Thủ đô; Giáo dục về tinh thần, nâng cao dân trí cho nhân dân Thủ đô nói riêng, cả nước nói chung và thu hút sự quan tâm của bạn bè quốc tế; Góp phần xây dựng hình ảnh đô thị mang đậm bản sắc văn hóa Thăng Long và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới;

Xây dựng hệ thống tượng đài thực sự trở thành một bộ phận cấu thành của cấu trúc không gian đô thị; Làm tăng giá trị các không gian văn hóa - lịch sử và kiến trúc - cảnh quan của Thủ đô; Bảo vệ và cải thiện môi trường Thủ đô.

2. Về đề nghị nghiên cứu đặt tên chính xác: Theo đề cương nhiệm vụ Quy hoạch hệ thống tượng đài trên địa bàn thành

phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, một trong số các công việc phải thực hiện trong quá trình lập quy hoạch là:

Rà soát, đánh giá, phân loại hiện trạng hệ thống tượng đài tại Hà Nội theo các nội dung: Đặc điểm phân bố hệ thống tượng đài trên địa bàn; Vị trí, quy mô, bố cục không gian, loại hình, hình tượng, thẩm mỹ, chất liệu, kết cấu tượng đài; Chất lượng và hiệu quả sử dụng tượng đài và không gian tượng đài;

Lập danh mục các tượng đài hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội;Lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia về tượng đài và hệ thống tượng đài

hiện nay tại Hà Nội;Đánh giá tổng hợp và xác định các vấn đề cần giải quyết trong quy hoạch

hệ thống tượng đài trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế những vấn đề cần tham khảo để áp dụng

phù hợp cho Hà Nội.Từ đó, xác định các mảng chủ đề tượng đài phù hợp với đặc trưng của Hà

Nội (mảng tượng đài Danh nhân lịch sử - Anh hùng dân tộc, mảng tượng đài Chiến thắng - Lịch sử, mảng tượng đài Văn hóa – Nghệ thuật, mảng tượng đài Danh nhân Văn hóa, mảng tượng đài Tôn giáo - Tín ngưỡng…);

- Định hướng phân bố hệ thống tượng đài trên địa bàn Hà Nội theo: Các khu vực đô thị: Đô thị trung tâm, 05 đô thị vệ tinh, các thị trấn; Các không gian đặc thù: Các cửa ngõ Thành phố, quảng trường và các công trình văn hóa quy mô lớn (Bảo tàng, thư viện, trung tâm văn hóa, trung tâm TDTT…), không gian văn hóa- lịch sử, kiến trúc - cảnh quan (các khu di tích, danh thắng…);

- Định hướng vị trí, quy mô, bố cục không gian, loại hình tượng đài (theo mảng chủ đề tượng đài đã xác định), chất liệu và kết cấu các tượng đài.

4

Page 5: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Trên cơ sở xác định và định hướng quy hoạch nêu trên, khi Quy hoạch hệ thống tượng đài trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 hoàn thành, việc đặt tên tượng đài sẽ hoàn toàn được chính xác. Dự kiến Quy hoạch hệ thống tượng đài trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt, dự kiến vào cuối năm 2014.

Câu 4. Đề nghị Thành phố có giải pháp điều hành quỹ bảo hiểm xã hội tránh thất thoát, vỡ quỹ… ảnh hưởng đến quyền lợi và lòng tin của người đóng bảo hiểm (Cử tri Quốc Oai, Ba Đình).

Trả lời: Quỹ Bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Để tránh thất thoát, vỡ quỹ, BHXH thành phố Hà Nội thực hiện thu đúng, thu đủ tăng nguồn quỹ, tăng cường kiểm tra chi trả các chế độ BHXH từ quỹ BHXH đảm bảo chi đúng, đủ đến tận tay đối tượng. Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo:

- Thành lập Tổ thu nợ liên ngành thanh tra, khởi kiện những đơn vị trốn đóng, nợ đọng tiền BHXH;

- Đốc thu, phối hợp thanh tra liên ngành đi thanh tra đơn vị, kiên quyết khởi kiện ra Tòa các đơn vị chây ỳ, nợ đọng tiền BHXH, BHYT với số nợ lớn, thời gian kéo dài …. để thu hồi, giảm nợ đọng;

- Kiểm tra, rà soát các đơn vị để giảm tình trạng trốn đóng (kê khai giảm mức đóng, kê khai thiếu số người LĐ tham gia, …);

- Phối hợp với Cục Thuế, Sở KH&ĐT, Sở LĐTB&XH… rà soát danh sách các đơn vị kê khai đăng ký mới, có nộp thuế nhưng chưa tham gia BHXH… để tuyên truyền, đôn đốc đăng ký tham gia BHXH, nhằm mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT.

1.2. Các vấn đề về quy hoạch, quản lý đất đaiCâu 5. Đề nghị Thành phố nghiên cứu, xem xét thay đổi việc định giá

trong các chính sách bồi thường, hỗ trợ, đền bù GPMB. Mức giá áp dụng hiện nay chưa hợp lý và không phù hợp với mức giá trên thị trường (cử tri Long Biên).

Trả lời:Thực hiện Luật đất đai năm 2013, UBND Thành phố đã ban hành quy định

những nội dung thuộc thẩm quyền tại Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014, trong đó có quy định: Sau khi thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư UBND cấp huyện (nơi thu hồi đất) có trách nhiệm tổ chức điều tra, khảo sát giá đất phổ biến trên thị trường, đề xuất hệ số điều chỉnh giá đất báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng liên ngành xem xét, trình UBND Thành phố quyết định.

Câu 6. Hiện nay, việc cấp đất giãn dân triển khai rất chậm, thủ tục phức tạp, kéo dài, trong khi rất nhiều gia đình 3 - 4 thế hệ ở cùng một thửa đất chật hẹp, đủ tiêu chuẩn nhưng không được cấp đất giãn dân. Đề nghị

5

Page 6: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

thành phố quan tâm chỉ đạo cơ quan chuyên môn giảm bớt thủ tục xin cấp đất giãn dân, đẩy nhanh tiến độ cấp đất giãn dân cho nhân dân (cử tri Sóc Sơn).

Trả lời: Luật Đất đai 2013 không quy định về đất giãn dân nông thôn, việc giao đất

ở tại nông thôn cho hộ gia đình, cá nhân thực hiện theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất (quy định tại mục g Khoản 1 Điều 118 Luật Đất đai 2013). UBND huyện Sóc Sơn chịu trách nhiệm tổng hợp các kiến nghị của nhân dân, trên cơ sở các qui định của pháp luật và hướng dẫn của sở Tài nguyên và Môi trường, báo cáo đề xuất cụ thể với UBND Thành phố.

Câu 7. Đề nghị Thành phố quan tâm đến việc cấp GCNQSD đất cho nhân dân: mở rộng hạn mức cấp giấy; xem xét giảm mức thuế chuyển mục đích sử dụng từ đất vườn sang đất ở (cử tri Chương Mỹ); giảm mức thu tiền sử dụng đất khi cấp GCNQSDĐ ở cho nhân dân (cử tri Sơn Tây).

Trả lời: 1. Về nội dung đề nghị mở rộng hạn mức giao đất ở mới và hạn mức

công nhận quyền sử dụng đất ở.Căn cứ quy định của Luật Đất đai 2013, ngày 20/6/2014, UBND Thành phố

đã ban hành Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND quy định về hạn mức giao đất; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất (đối với các trường hợp sử dụng đất không có giấy tờ về đất theo quy định của pháp luật); kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hạn mức giao đất ở mới; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất được quy định cụ thể cho từng vùng, miền, phù hợp với quỹ đất chung của Thành phố, điều kiện sinh hoạt của nhân dân từng khu vực. Đối với các trường hợp sử dụng đất đã có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì không căn cứ vào hạn mức sử dụng khi công nhận quyền sử dụng đất ở. Vì vậy, việc đề nghị mở rộng hạn mức giao đất ở mới và hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở không có cơ sở để xem xét.

2. Về đề nghị xem xét giảm mức thu tiền chuyển mục đích sử dụng từ đất vườn sang đất ở của cư tri huyện Chương Mỹ.

Việc thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất vườn sang đất ở đã được quy định cụ thể tại điểm a, khoản 2, Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP Quy định về thu tiền sử dụng đất: 

“…2. Đối với hộ gia đình, cá nhân:a) Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư

không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông

6

Page 7: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…”.

Như vậy, Chính phủ đã quy định giảm 50% tiền sử dụng đất cho các gia đình, cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất vườn sang đất ở.

Việc thu tiền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Pháp luật đất đai cụ thể là Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất, Thông tư  số 76/2014/TT-BTC có hiệu lực từ 01/8/2014 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất, Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố ban hành Quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố được Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài; chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề và đất vườn, ao xen kẹt trong khu dân cư (không thuộc đất công) sang đất ở.

3. Về phản ánh của cử tri Thị xã Sơn Tây phản ánh giá đất ở theo quy định của UBND Thành phố tại phường Trung Sơn Trầm đối với các vị trí 2, 3, 4 là cao hơn so với thực tế khi được chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở.

Giá đất tại các vị trí trên được quy định tại Quyết định số 63/2013/QĐ-UBND ngày 25/12/2013; các mức giá quy định theo đúng khung giá của Chính phủ quy định tại Nghị định 123/2007/NĐ-CP của Chính phủ.

Thực hiện Luật Đất đai 2013, UBND Thành phố chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện và thị xã Sơn Tây xây dựng bảng giá đất giai đoạn 2015- 2020. Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ chỉ đạo các Sở, ngành và UBND thị xã Sơn Tây kiểm tra, xem xét mức giá quy định tại các khu vực nêu trên cho phù hợp với thực tế và quy định của pháp luật.

Câu 8. Đề nghị Thành phố có hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục xác định vị trí, ranh giới đất ở với các loại đất khác (vườn, ao) trong cùng một thửa đất có đất ở; hướng dẫn phương án xử lý đối với trường hợp công dân có nhu cầu thay đổi vị trí đất ở đã được xác định (cử tri Sơn Tây).

UBND Thành phố đã có báo cáo HĐND Thành phố tại văn bản số 5034/UBND-TH ngày 10/7/2014.

Trả lời:Ngày 19/7/2011, Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường

có Văn bản số 794/TCQLĐĐ-CĐKTK về việc xác định vị trí, ranh giới giữa đất ở và đất nông nghiệp trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư “Khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp này, phải xác định rõ diện tích đất ở và diện tích đất trồng cây hàng năm hoặc đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản theo quy định mà không phải đo vẽ ranh giới từng phần đất ở, đất trồng cây hàng năm hoặc đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản

7

Page 8: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

thể hiện lên bản đồ địa chính hoặc bản trích đo địa chính và trên trang 3 của Giấy chứng nhận;

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận mà trên Giấy chứng nhận, bản đồ địa chính, trích đo địa chính thửa đất không thể hiện riêng vị trí từng loại đất (đất ở, đất vườn, ao…) và công trình xây dựng trên đất thì khi người sử dụng đất đăng ký biến động, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất không phải đo tách đất ở và đất vườn, ao trong thửa đất hay đo đạc bổ sung sơ đồ tài sản gắn liền với đất. Trường hợp đăng ký biến động đối với một phần thửa đất mà phải tách thửa thì thực hiện đo đạc tách thành các thửa đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như hướng dẫn nêu trên”.

Để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc khi xét cấp Giấy chứng nhận và đăng ký biến động về sử dụng đất trên địa bàn các Thành phố, ngày 17/8/2011 Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Văn bản số 2895/STNMT-ĐKTK đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các Phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn xem xét, nghiên cứu văn bản số 794/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 19/7/2011 của Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại địa phương.

Về những kiến nghị cụ thể của cử tri thị xã Sơn Tây, UBND Thành phố giao sở Tài nguyên – môi trường và UBND thị xã Sơn Tây rà soát, chủ động giải quyết theo qui định và thẩm quyền, chủ động xin ý kiến Tổng cục quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và môi trường), báo cáo UBND Thành phố những nội dung vượt thẩm quyền.

Câu 9. Sau khi cầu Vinh Thịnh được khánh thành đưa vào sử dụng, mật độ, số lượng xe và người lưu thông tăng lên. Được biết hiện nay Bộ Giao thông đã có chỉ đạo mở rộng đường 32 thành 4 làn đường để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Đề nghị Thành phố phối hợp với các Bộ, ngành sớm có kế hoạch triển khai mở rộng đường (cử tri Sơn Tây).

Trả lời:Hiện tại Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2013, tầm nhìn đến

năm 2050 đang được khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trên cơ sở đó, Thành phố sẽ chỉ đạo xây dựng Kế hoạch đầu tư hạ tầng giao thông trung và dài hạn, trên cơ sở cân đối nguồn lực đầu tư và yêu cầu thực tế, sẽ triển khai đầu tư các tuyến đường theo đúng quy hoạch.

Câu 10. Chức năng nhiệm vụ của Thanh tra xây dựng mới chỉ dừng lại ở việc thanh tra chuyên ngành xây dựng và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng. Còn nhiệm vụ rất quan trọng là công tác hướng dẫn, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các quy định của Nhà nước về xây dựng ở cơ sở thì chưa thấy có cán bộ đảm nhiệm. Đề nghị Thành phố quan tâm (cử tri Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm).

UBND Thành phố đã có báo cáo HĐND Thành phố tại văn bản số 5034/UBND-TH ngày 10/7/2014.

Trả lời:8

Page 9: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Ngày 29/3/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành xây dựng: kể từ ngày 15/5/2013 chấm dứt thực hiện Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg ngày 18/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ và chuyển giao lực lượng Thanh tra Xây dựng quận, huyện, xã, phường, thị trấn về lực lượng Thanh tra Sở Xây dựng. UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 46/2013/QĐ-UBND ngày 29/3/2013 về việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của thanh tra Sở Xây dựng thành phố và Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND ngày 14/02/2014 ban hành Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng giữa Sở Xây dựng và UBND các quận, huyện, thị xã; UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố, trong đó thống nhất về nguyên tắc chung trong phối hợp hoạt động, cụ thể: Đội Thanh tra Xây dựng cấp huyện chịu sự quản lý, chỉ đạo của Thanh tra Sở Xây dựng về tổ chức, chuyên môn nghiệp vụ; sự chỉ đạo, điều hành của UBND cấp huyện về quản lý tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn.

Thực hiện chương trình kế hoạch công tác năm 2014, sau khi tiếp nhận lực lượng TTXD cấp huyện, cấp xã, cùng với việc tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy Thanh tra Sở đã tập trung tuyên truyền, triển khai thực hiện Quyết định 46/2013/QĐ-UBND ngày 25/10/2013 và Quyết định 09/2014/QĐ-UBND ngày 14/02/2014 của UBND thành phố:

+ Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng viết tin, bài phân tích rõ quy trình, trách nhiệm của UBND cấp huyện, cấp xã và Thanh tra Sở trong công tác quản lý trật tự xây dựng và đăng tải nhiều kỳ trên các báo Hà Nội mới, báo Xây dựng, báo Thanh tra...

+ Đã tổ chức hội nghị tập huấn cho 250 cán bộ, công chức các quận, huyện, thị xã; Đội thanh tra xây dựng quận, huyện, thị xã… để hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan: Luật Xây dựng; Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013; Quyết định số 46/2013/QĐ- UBND ngày 25/10/2013; Nghị định số 64/2012/NĐ-CP; Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013; Thông tư số 02/2014/TT-BXD ngày 12/02/2014; Quyết định 09/2014/QĐ-UBND ngày 14/02/2014…..

+ Chủ động phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ làm công tác quản lý đô thị, quản lý trật tự xây dựng tại các phường, xã, thị trấn của một số quận, huyện như: Cầu Giấy, Sóc Sơn, Từ Liêm, Gia Lâm, Thường Tín, Đan Phượng...

Thông qua công tác tuyên truyền phổ biến và tổ chức các hội nghị tập huấn đã từng bước tạo sự chuyển biến tích cực, nâng cao nhận thức và trách nhiệm, tạo sự chủ động trong công tác chỉ đạo, phối hợp kiểm tra, xử lý của các cơ quan quản lý nhà nước, các lực lượng có liên quan trong việc kiểm tra, ngăn ngừa và xử lý các vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng trên địa bàn Thành phố.

Tuy nhiên, công tác hướng dẫn, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các quy định của nhà nước về xây dựng ở cơ sở vẫn còn những hạn chế; lực lượng Thanh tra xây dựng chưa nhận thức đúng vai trò, tác dụng của công tác tuyên truyền, việc thực hiện chưa sâu rộng. Để góp phần tăng cường quản lý trật

9

Page 10: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

tự xây dựng trên địa bàn Thành phố, thời gian tới, UBND Thành phố chỉ đạo Sở Xây dựng:

- Chỉ đạo cán bộ Thanh tra Xây dựng phối hợp với các phòng, ban của UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về công tác quản lý trật tự xây dựng.

- Tăng cường kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và lập biên bản các vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn kết hợp với tuyên truyền các quy định của pháp luật về quản lý trật tự xây dựng.

- Giám sát, kiểm tra, ngăn chặn, đôn đốc và lập biên bản các trường hợp tái vi phạm trật tự xây dựng, không chấp hành Quyết định xử lý vi phạm của cơ quan có thẩm quyền trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.

Câu 11. Đề nghị Thành phố xem xét lại việc xác định vị trí đất để tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho phù hợp với thực tế và tạo sự công bằng (Ví dụ: nhà 632, 636 Đê La Thành và nhà 634 Đê La Thành cùng một mảnh đất nhưng cách tính thuế lại khác nhau, cử tri Ba Đình)

Trả lời:Tại Điểm 1.1, Khoản 1, Điều 16 Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày

11/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế SDĐPNN quy định: “... Đối với hồ sơ khai thuế đất ở của hộ gia đình, cá nhân, UBND cấp xã xác định các chỉ tiêu tại phần xác định của cơ quan chức năng trên tờ khai và chuyển cho Chi cục Thuế làm căn cứ tính thuế...”;

Tại điểm 44.5 phần II (Phần xác định của cơ quan chức năng) trên tờ khai thuế SDĐPNN của hộ gia đình, cá nhân mẫu số 01/TK-SDDPNN có quy định: “Vị trí/hạng”;

Căn cứ các quy định nêu trên, việc xác định vị trí thửa đất thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã (Chủ tịch UBND cấp xã và cán bộ địa chính xã thực hiện). Cơ quan thuế chỉ thực hiện nhiệm vụ tính và ra thông báo thuế SDĐPNN dựa trên phần xác nhận của cơ quan chức năng trên.

Tại Điều 7 Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính, có quy định thuế suất: “ 1. Đất ở:...

Diện tích trong hạn mức: 0,03%.....5. Đất lấn chiếm áp dụng mức thuế suất 0,2%”;Đối với trường hợp cụ thể tại nhà 632, 636 Đê La Thành và nhà 634 Đê La

Thành cùng một mảnh đất nhưng cách tính thuế lại khác nhau của cử tri Ba Đình nêu, cơ quan thuế đã liên hệ với người dân và UBND phường Giảng Võ và kiểm tra chi tiết hồ sơ kê khai thuế SDĐPNN. Sau kiểm tra hồ sơ kê khai, cơ quan thuế ghi nhận cả 3 thửa đất trên được UBND phường Giảng Võ xác định vị trí đất cùng là vị trí 1, không có khác biệt. Tuy nhiên, trong phần xác định của cơ quan chức năng tại tờ khai thuế của số nhà 634 thể hiện tổng diện tích đất là 38,3 m2 đất có 16,2 m2 đất không được cấp GCN và được UBND phường

10

Page 11: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Giảng Võ xác định là đất lấn chiếm. Theo quy định phần diện tích đất này chịu mức thuế suất 0,2%; dẫn đến số thuế phải nộp sẽ cao hơn với các phần diện tích đất chịu thuế suất 0,03%.

Chi cục thuế quận Ba Đình đã phối hợp cùng UBND phường Giảng Võ trực tiếp gặp gỡ, trao đổi và giải thích cho hộ gia đình tại số nhà 634 Đê La Thành được biết quy định về diện tích đất được xét cấp GCN và cách tính thuế SDĐPNN. Sau khi được giải thích hộ gia đình đã hiểu và không còn thắc mắc về cách tính thuế SDĐPNN.

1.3. Các vấn đề về môi trường, quản lý đô thịCâu 12. Đề nghị Thành phố quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở

hạ tầng giao thông, hệ thống điện hiện đại để phục vụ nhân dân tại các xã có nhiều dự án của Trung ương và Thành phố (cử tri huyện Thạch Thất)

Trả lời:Căn cứ Quyết định số 5726/QĐ-UBND ngày 10/12/2012 của UBND Thành

phố về việc phê duyệt Kế hoạch đầu tư trung hạn 3 năm 2013 – 2015 thì Thành phố Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho các địa phương có ảnh hưởng do GPMB các dự án xây dựng nghĩa trang, bãi rác thải và GPMB phục vụ các dự án trọng điểm của Quốc gia và Thành phố trên địa bàn – mức hỗ trợ 100%.

Từ năm 2009, UBND Thành phố đã quan tâm chỉ đạo và đã có văn bản số 4780/UBND-KH&ĐT ngày 28/5/2009 chấp thuận hỗ trợ từ ngân sách Thành phố để xây dựng một số công trình hạ tầng xã hội trong khu dân dụng Bắc Phú Cát - Xã Thạch Hòa (là một trong 5 xã bị thu hồi nhiều đất nhất của huyện Thạch Thất (gồm khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia, Đại lộ Thăng Long) là các dự án trọng điểm của Trung ương và Thành phố trên địa bàn huyện Thạch Thất).

Trong những năm qua Thành phố đã bố trí vốn hỗ trợ cho 05 dự án đang triển khai là: Trường tiểu học khu dân dụng Bắc Phú Cát; Trường mầm non cơ sở 1, cơ sở 2, khu dân dụng Bắc Phú Cát; Trường THCS khu dân dụng Bắc Phú Cát; Trường mầm non Hữu Bằng, với tổng vốn đã bố trí 81,7 tỷ đồng.

Đối với các dự án khác, trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách hàng năm của Thành phố, UBND Thành phố sẽ tiếp tục xem xét hỗ trợ theo quy định trong kế hoạch năm 2015 và kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Thành phố.

Câu 13. Đề nghị Thành phố có phương án quy hoạch bảo vệ cây sưa đỏ hiệu quả hơn (cử tri Ba Đình)

Trả lời:Hiện nay trên địa bàn Thành phố có tổng số có 3.781 cây Sưa được trồng

chủ yếu trên các hè phố và nằm rải rác tại 24 quận, huyện. Riêng quận Bắc Từ Liêm và các huyện Phú Xuyên, Thạch Thất, Phúc Thọ, Ứng Hòa và Gia Lâm không có cây gỗ Sưa, cụ thể:

11

Page 12: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

1. Quận Ba Đình : 106 cây2. Quận Cầu Giấy : 143 cây3. Quận Đống Đa : 186 cây4. Quận Hà Đông : 9 cây5. Quận Hai Bà Trưng : 124 cây.6. Quận Hoàn Kiếm : 220 cây7. Quận Hoàng Mai : 188 cây.8. Quận Long Biên : 27 cây9. Quận Tây Hồ : 110 cây.10. Quận Thanh Xuân : 17 cây.11. Thị xã Sơn Tây : 155 cây.12. Huyện Ba Vì : 10 cây

13. Huyện Chương Mỹ : 1067 cây.14. Huyện Đan Phượng : 01 cây15. Huyện Đông Anh : 28 cây.16. Huyện Hoài Đức : 10 cây17. Huyện Mê Linh : 2 cây18. Huyện Mỹ Đức : 1182 cây19. Huyện Quốc Oai : 80 cây20. Huyện Sóc Sơn : 25 cây21. Huyện Thanh Oai : 5 cây22. Huyện Thanh Trì : 24 cây23. Huyện Thường Tín : 39 cây24. Quận Nam Từ Liêm : 33 cây

Trong đó các tuyến phố trồng nhiều cây gỗ sưa như: Phan Đình Phùng, Đội Nhân, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Nguyễn Văn Huyên, Xuân Thủy, Kim Liên Mới, Trần Huy Liệu. Các sân chơi trồng nhiều cây Sưa như sân nhà B2, B6 tập thể Trưng Tự, sân nhà A3 Tập thể Giảng Võ, sân nhà A5 tập thể Kim Liên.

Từ đầu năm 2014 đến nay trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra 19 vụ đối tượng cưa trộm cây gỗ Sưa đỏ (Đống Đa 04 vụ, Cầu Giấy 04 vụ, Ba Đình 02 vụ, Hoàng Mai 02 vụ, Hoàn Kiếm 01 vụ, Hai Bà Trưng 01 vụ, Tây Hồ 01 vụ, Quốc Oai 04 vụ). UBND Thành phố đã chỉ đạo Công an Thành phố điều tra, khám phá bắt giữ 06 ổ nhóm gồm 24 đối tượng Trộm cắp và Tiêu thụ cây gỗ Sưa; các lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra mật phục, phòng chống tội phạm chặt trộm cây gỗ Sưa; chỉ đạo Sở Xây dựng và Công ty TNHH một thành viên cây xanh Hà Nội không trồng mới cây gỗ Sưa trên địa bàn TP Hà Nội; Tổ chức di dời những cây gỗ to có giá trị kinh tế về một nơi để tổ chức lực lượng bảo vệ; cắt hạ cây gỗ nhỏ, yếu để đấu giá phục vụ công trình công ích.

Câu 14. Đề nghị Thành phố nghiên cứu xem xét bổ sung các quy định về hoạt động Ban quản trị nhà chung cư cho phù hợp, đặc biệt là các chế tài xử lý khi Ban quản trị nhà chung cư không thực hiện theo quy định (cử tri Cầu Giấy).

UBND Thành phố đã có báo cáo HĐND Thành phố tại văn bản số 5034/UBND-TH ngày 10/7/2014.

Trả lời:Theo quy định tại Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 04/1/2013 về

việc ban hành Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội thì Ban quản trị nhà chung cư có trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi sau:

- Ban quản trị nhà chung cư do Hội nghị nhà chung cư là cơ quan có quyền cao nhất trong việc quản lý sử dụng nhà chung cư quyết định đề cử, bầu, đề cử bổ sung, bầu bổ sung, bãi miễn thành viên Ban quản trị.

12

Page 13: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

- Ban quản trị nhà chung cư hoạt động theo Quy chế được Hội nghị nhà chung cư thông qua.

- Ban quản trị nhà chung cư hoạt động theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.

- Ban quản trị nhà chung cư có trách nhiệm và quyền hạn gồm:a) Chủ trì Hội nghị nhà chung cư các lần tiếp theo; báo cáo kết quả công

tác quản lý sử dụng nhà chung cư trong thời gian giữa hai kỳ Hội nghị;b) Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của những người sử dụng nhà chung cư

trong việc sử dụng nhà chung cư; kiểm tra đôn đốc người sử dụng nhà chung cư thực hiện đúng Bản nội quy quản lý sử dụng và các quy định của pháp luật về quản lý sử dụng nhà chung cư; tạo điều kiện để doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư hoàn thành tốt nhiệm vụ theo nội dung hợp đồng đã ký kết;

c) Thu thập, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của người sử dụng liên quan tới việc quản lý sử dụng để phản ánh với doanh nghiệp quản lý vận hành, các cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân có liên quan xem xét giải quyết;

d) Ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ với doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư và hợp đồng bảo trì với doanh nghiệp có chức năng về hoạt động xây dựng phù hợp với nội dung công việc bao trì (việc lựa chọn các doanh nghiệp này phải được thông qua Hội nghị nhà chung cư); theo dõi, giám sát việc quản lý vận hành và bảo trì nhà chung cư theo nội dung hợp đồng đã ký kết; nghiệm thu, thanh toán và thanh lý hợp đồng với doanh nghiệp quản ly vận hành, bào trì nhà chung cư;

đ) Ủy quyền cho doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư thu kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư;

e) Kiểm tra các báo cáo thu, chi tài chính về quản lý vận hành và bảo trì nhà chung cư do doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư, doanh nghiệp bảo trì thực hiện theo hợp đồng đã ký kết và báo cáo với Hội nghị nhà chung cư theo quy định;

g) Phối hợp với chính quyền địa phương, tổ dân phố trong việc xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong nhà chung cư được giao quản lý;

h) Định kỳ 6 tháng một lần, Ban quản trị lấy ý kiến của người sử dụng nhà chung cư làm cơ sở để đánh giá chất lượng dịch vụ quản lý vận hành của doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư;

i) Thực hiện các công việc khác do Hội nghị nhà chung cư giao;k) Được hỗ trợ kinh phí và các chi phí hợp lý khác phục vụ cho hoạt động

của Ban quản trị;m) Biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín thông qua giá dịch vụ nhà chung cư;n) Không được tự tổ chức các bộ phận dưới quyền hoặc tự bãi miễn hoặc

bổ sung thành viên Ban quản trị.

13

Page 14: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Quy định đã rất cụ thể, tuy nhiên trong thực tế hoạt động, một số Ban quản trị nhà chung cư không thực hiện đầy đủ và nghiêm túc trách nhiệm và quyền hạn gây bức xúc trong cư dân. Nguyên nhân là do thành viên Ban quản trị không có đủ năng lực, kinh phí hỗ trợ không đáng kể (nhà nước không cấp kinh phí, nguồn hỗ trợ chủ yếu từ đóng góp của người dân), trong khi trách nhiệm rất nặng nề do vậy không thiết tha tham gia hoạt động của Ban quản trị.

Về chế tài xử lý trách nhiệm của Ban quản trị: theo Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 04/1/2013, khi Ban quản trị nhà chung cư không thực hiện trách nhiệm, quyền hạn theo quy định thì Hội nghị nhà chung cư có quyền bãi miễn thành viên Ban quản trị. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư thì tuy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, người có hành vi vi phạm nếu gây ra thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường. Tuy nhiên theo Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở (thay thế Nghị định số 23/2009/NĐ-CP), không có nội dung quy định về chế tài xử lý khi Ban quản trị nhà chung cư không thực hiện theo quy định.

UBND Thành phố Hà Nội đang giao Sở Xây dựng chủ trì, lấy ý kiến của các Sở, ngành, địa phương để góp ý sửa đổi Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 04/1/2013 về việc ban hành Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội, theo đó, đề nghị Bộ Xây dựng trình Chính phủ ban hành quy định cụ thể về quyền lợi của Ban quản trị cũng như chế tài xử lý đối với trường hợp Ban quản trị không hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 15. Đề nghị Thành phố có phương án nâng cấp tuyến đường nước Sông Đà, đảm bảo áp lực bơm nước cho các khu dân cư và tránh tình trạng vỡ đường ống dẫn như thời gian qua, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân (cử tri quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Hoàn Kiếm).

UBND Thành phố đã có báo cáo HĐND Thành phố tại văn bản số 5034/UBND-TH ngày 10/7/2014.

Trả lời:Sau các sự cố về đường ống cấp nước từ nhà máy nước sông Đà về Hà Nội

do Tổng công ty VINACONEX đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành đã gây ảnh hưởng đến việc cung cấp nước sạch phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn một số quận, huyện của thành phố, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng, Tổng Công ty VINACONEX, Công ty Nước sạch Hà Nội tập trung thực hiện một số công việc sau:

+ Tổng Công ty VINACONEX thành lập lực lượng xử lý nhanh sự cố, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện thiết bị kịp thời sửa chữa ống sự cố trong thời gian ngắn nhất (không quá 24h), hạn chế tối đa ảnh hưởng đến cấp nước cho nhân dân;

14

Page 15: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

+ Chỉ đạo Sở Xây dựng, Công ty Nước sạch Hà Nội sẵn sàng phối hợp, lên phương án vận hành mạng lưới cấp nước, điều tiết giữa các nguồn cấp nước chung của thành phố nhằm hỗ trợ tối đa cấp nước cho nhân dân;

+ Chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp với các đơn vị cấp nước, chủ đầu tư các khu đô thị điều chỉnh vận hành áp lực, thời gian cấp nước cho phù hợp, bảo đảm cung cấp đủ nước sạch sinh hoạt cho nhân dân;

+ Chỉ đạo việc đấu nối để tăng áp lực, bơm trung chuyển tăng áp đối với một số khu vực cuối nguồn thuộc quận Hoàng Mai, Thanh Xuân như: Đại Kim, Định Công, Thịnh Liệt…Chỉ đạo chủ đầu tư các khu đô thị có phương án tiếp nhận, phân phối hợp với tình hình nguồn áp để phục vụ nhà cao tầng như Khu đô thị Đại Thanh, Định Công…

+ Thông tin nhanh nhất cho nhân dân được biết để có phương án sử dụng nước tiết kiệm, trữ nước khi xảy ra sự cố; đồng thời, thực hiện cấp nước bằng xe stec cho các khu vực bất khả kháng.

- Giải pháp lâu dài: Thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp với Tổng Công ty VINACONEX lập dự án đầu tư giai đoạn 2 dự án cấp nước từ Hòa Bình về Hà Nội; trong đó ưu tiên đầu tư tuyến ống truyền dẫn cấp nước mới từ Hòa Lạc về đường vành đai 3 để triển khai từ tháng 9/2014, bảo đảm nguồn nước sạch cung cấp ổn định cho nhân dân. Quá trình đầu tư thi công tuyến đường ống truyền dẫn số 2 từ Hòa Lạc về vành đai 3, Thành phố chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư trong việc giám sát, kiểm tra từ khâu thiết kế, thi công, nghiệm thu công trình để bảo đảm chất lượng công trình và bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành.

Đồng thời, Thành phố cũng đã chỉ đạo Công ty Nước sạch Hà Nội lập dự án triển khai đầu tư xây dựng Nhà máy nước mặt sông Hồng tại huyện Đan Phượng; phối hợp với các bộ, ngành Trung ương để huy động nguồn vốn vay ODA từ Ngân hàng phát triển châu Á để triển khai dự án.

Câu 16. Đề nghị Thành phố xem xét quy định rõ về mức thu phí gửi xe máy tại các chung cư phù hợp theo đặc thù từng khu dân cư. Cụ thể, quy định mức thu phí 60.000đ/1 xe máy/1 tháng tại chung cư là cao, chưa hợp lý (cử tri Nam Từ Liêm).

UBND Thành phố đã có báo cáo HĐND Thành phố tại văn bản số 5034/UBND-TH ngày 10/7/2014.

Trả lời:Phí trông giữ xe đạp, xe máy đang áp dụng hiện nay được UBND thành phố

Hà Nội ban hành tại Quyết định số 60/2013/QĐ-UBND ngày22/12/2013. Trước khi Ban hành Quyết định số 60/2013/QĐ-UBND, mức thu phí trông

giữ xe được thực hiện theo Quyết định số 47/2011/QĐ-UBND. Mức thu phí trông giữ xe theo tháng tại Quyết định số 47/2011/QĐ-UBND là 45.000 đồng/tháng (Đây là mức phí chung, không phân biệt theo khu vực, mức thu trong các tòa nhà cao cấp hay bình thường).

15

Page 16: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Mức thu phí đối với xe đạp, xe máy tại Quyết định số 47/2011/QĐ-UBND là mức thu được áp dụng từ năm 2007 (do kỳ họp HĐND tháng 12/2011 chỉ điều chỉnh mức thu phí đối với xe ô tô). Đến năm 2013, qua 6 năm mức thu phí trông giữ xe đạp, xe máy chưa được điều chỉnh nên không còn phù hợp với mức độ trượt giá của các chi phí (tiền lương của người lao động, các chi phí mua ngoài khác) trên thị trường như:

+ Chi đảm bảo an sinh xã hội: Chuẩn nghèo năm 2009 khu vực thành thị hộ có mức thu nhập bình quân 500.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo, giai đoạn 2011 - 2015 là 750.000 đồng tăng 50%; Khu vực nông thôn hộ có mức thu nhập bình quân 330.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo, giai đoạn 2011 - 2015 là 550.000 đồng tăng 66,6%.

+ Lương tối thiểu vùng tăng 5,22 lần, mức lương tối thiểu chung tăng 2,55 lần, đồng thời các khoản chi phí theo lương: Tỷ lệ trích bảo hiểm, kinh phí công đoàn tăng từ 19% lên 23%.

+ Các chi phí khác như xăng xe, điện, nước ... đều tăng từ 1,5 -3 lần.Cùng với đó, những năm gần đây trên địa bàn có nhiều toà nhà chung cư,

trung tâm thương mại cao tầng, cao cấp có diện tích sàn nhà, tầng hầm trông giữ xe được trang bị hiện đại, tiện ích, cần phải có mức thu đảm bảo bù đắp chi phí đầu tư của chủ đầu tư, nhằm từng bước khuyến khích các doanh nghiệp khi xây dựng nhà chung cư, trung tâm thương mại cao tầng phải xây dựng tầng hầm để làm nơi trông giữ xe, giảm áp lực thiếu điểm đỗ xe của Thành phố.

Theo quy định tại Thông tư 97/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Công văn số 270/BTC-CST ngày 07/01/2010 của Bộ Tài chính về việc phí trông giữ xe, thì thành phố Hà Nội được phép ban hành mức thu phí trông giữ xe máy theo tháng tối đa là 200.000 đồng/tháng.

Căn cứ vào tình hình thực tế và quy định tại Thông tư 97/2006/TT-BTC, Công văn số 270/BTC-CST của Bộ Tài chính, UBND Thành phố giao Sở Giao thông vận tải chủ trì xây dựng Đề án Phí trông giữ xe đạp, xe máy và Liên ngành gồm Cục Thuế - Sở Tài chính – Sở Tư pháp – Kho bạc Nhà nước – Sở Giao thông vận tải thẩm định mức thu phí trông giữ xe theo đúng các nguyên tắc xây dựng phí và phù hợp với tình hình thực tế.

Nguyên tắc xây dựng phí được quy định tại:+ Pháp lệnh phí và lệ phí:"Điều 12: Việc xác định mức thu phí căn cứ vào các nguyên tắc sau đây:1- Mức thu phí đối với các dịch vụ do Nhà nước đầu tư phải bảo đảm thu

hồi vốn trong thời gian hợp lý, có tính đến những chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ;

2- Mức thu phí đối với các dịch vụ do tổ chức, cá nhân đầu tư vốn phải bảo đảm thu hồi vốn trong thời gian hợp lý, phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp".

16

Page 17: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

"Điều 18: Phí thu được từ các dịch vụ không do Nhà nước đầu tư hoặc do Nhà nước đầu tư nhưng đã chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo nguyên tắc hạch toán là khoản thu không thuộc ngân sách nhà nước. Tổ chức, cá nhân thu phí có quyền quản lý, sử dụng số tiền phí thu được thu quy định của pháp luật".

+ Điều 8 Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ:“Nguyên tắc chung là mức thu phí phải bảo đảm thu hồi vốn trong thời

gian hợp lý, phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp".Theo nguyên tắc xác định mức thu phí của các quy định trên thì tổ chức, cá

nhân thu phí từ các dịch vụ không do Nhà nước đầu tư thực hiện theo nguyên tắc hạch toán; việc xây dựng mức thu phí phải đảm bảo bù đắp được chi phí và phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp.

Trên nguyên tắc xây dựng phí: bù đắp chi phí, bảo đảm thu hồi vốn trong thời gian hợp lý cho chủ đầu tư đồng thời vẫn đảm bảo an sinh xã hội, phù hợp với điều kiện, mức sống của người dân theo chỉ đạo của HĐND và UBND Thành phố, Liên ngành đã tổ chức đi thẩm tra, rà soát, đánh giá từng khu vực, từng tòa nhà để xây dựng mức thu phí phù hợp với thực tế, hài hòa giữa lợi ích của người trông giữ xe và người dân có nhu cầu.

Sau khi thẩm định, Liên ngành báo cáo UBND Thành phố kết quả và UBND đã có tờ trình số 85/TTr-UBND ngày 15/11/2013 gửi HĐND Thành phố ban hành mức thu phí.

Xét tờ trình của UBND Thành phố và ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND Thành phố, ngày 04/12/2013, Hội đồng nhân dân Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 26/2013/NQ-HĐND, trong đó có ban hành mức thu phí trông giữ xe đạp (kể cả xe đạp điện, xe máy điện), xe máy.

Căn cứ Nghị quyết HĐND số 26/2013/NQ-HĐND, ngày 22/12/2013 UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 60/2013/QĐ-UBND về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 47/2011/QĐ-UBND ngày 22/12/2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc thu phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn thành phố Hà Nội (Nội dung quy định về phí trông giữ xe đạp, xe máy).

Mức phí trông giữ xe máy trong các tòa nhà chung cư, trung tâm thương mại (TTTM) được phân chia theo điệu kiện, cơ sở vật chất của địa điểm trông giữ xe, cụ thể như sau:

+ Trong các nhà chung cư, trung tâm thương mại được đầu tư tầng trông giữ xe hiện đại (Trang bị hệ thống giám sát: camera theo dõi, kiểm tra phương tiện, người gửi; ra vào quẹt thẻ theo dõi giờ vào, giờ ra và tính tiền, in hoá đơn tự động):

Nội dung thu phí Đơn vị tính Mức thu- Ban ngày đồng/xe/lượt 5.000- Ban đêm đồng/xe/lượt 6.000- Cả ngày và đêm đồng/xe/lượt 10.000

17

Page 18: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

- Theo tháng đồng/xe/tháng 100.000+ Trong các nhà chung cư, trung tâm thương mại khác:

Nội dung thu phí Đơn vị tính Mức thu- Ban ngày đồng/xe/lượt 2.000- Ban đêm đồng/xe/lượt 3.000- Cả ngày và đêm đồng/xe/lượt 5.000- Theo tháng đồng/xe/tháng 60.000

Với mức phí nêu trên đã đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân và tổ chức, cá nhân trông giữ xe.

Việc phân định phí trông giữ xe ở hai mức khác nhau: 100.000đồng/ tháng đối với các nhà chung cư, trung tâm thương mại được đầu tư tầng trông giữ xe hiện đại và 60.000 đồng/tháng đối với các nhà chung cư, trung tâm thương mại khác đã phù hợp với mức thu nhập và chi phí bỏ ra để thực hiện việc trông giữ xe của các tổ chức, cá nhân trông giữ xe.

Căn cứ ý kiến của cử tri, Liên ngành sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá lại cụ thể mức thu phí trông giữ xe và gửi báo cáo đến các cử tri.

Câu 17. Đề nghị Thành phố chỉ đạo các chủ đầu tư khu đô thị phải để diện tích tầng 1 phục vụ vào mục đích công cộng theo quy định. Hiện nay một số chung cư chưa thực hiện quy định này (ví dụ khu chung cư của Tổng công ty Xây dựng nhà và đô thị Bộ Quốc phòng) (cử tri Nam Từ Liêm).

UBND Thành phố đã có báo cáo HĐND Thành phố tại văn bản số 5034/UBND-TH ngày 10/7/2014.

Trả lời:Căn cứ tiêu chuẩn thiết kế nhà ở cao tầng (TCXDVN 323:2004 ban hành tại

Quyết định số 26/2004/QĐ-BXD ngày 02/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng thì các loại không gian chức năng trong nhà ở cao tầng gồm:

- Không gian chức năng giao tiếp: Sảnh chính vào nhà, sảnh tầng, phòng đa năng ( sử dụng cho sinh hoạt tập thể, hội họp…)

- Không gian chức năng dịch vụ công cộng: dịch vụ sửa chữa đồ dùng gia đình, chỗ để xe chung, các dịch vụ công cộng, văn hóa…

- Không gian chức năng quản lý hành chính: phòng quản lý hành chính và quản lý kỹ thuật tòa nhà.

Sảnh chính vào nhà cao tầng được bố trí thêm chức năng công cộng như thường trực, bảo vệ, chỗ đợi, hòm thư báo của các gia đình.

Phòng đa năng được bố trí tại tầng 1 kết hợp với sảnh hoặc có thể bố trí trên mái hoặc trong tầng phục vụ công cộng, được dùng vào mục đích sinh hoạt, hội họp của các tổ chức, đoàn thể, câu lạc bộ hoặc phục vụ nhu cầu thể thao, văn hóa của cộng đồng sống trong tòa nhà, tiêu chuẩn từ 0,8 m2 đến 1 m2 / 1 chỗ ngồi, diện tích không nhỏ hơn 36 m2.

18

Page 19: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Tại Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 04/01/2013 về ban hành Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố, UBND Thành phố đã có nội dung quy định: Trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà chung cư được phê duyệt không bố trí nơi sinh hoạt cộng đồng thì chủ đầu tư có trách nhiệm dành diện tích giữ lại thuộc phần sở hữu riêng để sử dụng làm phòng sinh hoạt cộng đồng với tiêu chuẩn tối thiểu không nhỏ hơn 36m2; các chủ sở hữu có trách nhiệm đóng góp khoản kinh phí theo giá thành xây dựng theo nguyên tắc chia đều đối với trường hợp chưa phân bổ giá thành xây dựng vào giá bán căn hộ (Điều 26 Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư). Các dự án nhà ở cao tầng khi phê duyệt dự án phải dành tầng 1 cho mục đích công cộng theo Quyết định trên.

Tuy nhiên, Tiêu chuẩn 323:2004 hiện đã bị hủy bỏ (tại Quyết định số 212/QĐ-BXD ngày 25/02/2013 Bộ Xây dựng). Hiện nay, Bộ Xây dựng đang xây dựng và chuẩn bị ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nhà chung cư (văn bản số 1245/BXD-KHCN ngày 24/6/2013).

Thành phố tiếp thu ý kiến của cử tri để chỉ đạo các cơ quan chức năng của Thành phố tổ chức nghiên cứu, đề xuất, báo cáo Bộ Xây dựng bổ sung vào các văn bản quy phạm pháp luật để làm cơ sở để UBND Thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc Thành phố và các chủ đầu tư tổ chức triển khai thực hiện.

Câu 18. Công tác cấp phép xây dựng nhà ở tư nhân và quản lý nhà chung cư cũ có nhiều bất cập như: không xin được giấy phép xây dựng; không được bán diện tích ngoài hợp đồng; quy định về phòng cháy, chữa cháy; quy định về khoản lùi đối với các công trình trong ngõ nhỏ dưới 3,5m; công tác quản lý phần diện tích công cộng của các chung cư cũ; những khó khăn trong việc sửa chữa công trình sử dụng chung của chung cư... Đề nghị Thành phố quan tâm chỉ đạo giải quyết (cử tri Hai Bà Trưng).

Trả lời:- Việc cấp giấy phép xây dựng (GPXD) nhà ở riêng lẻ thực hiện theo quy

định tại Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng; Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung của nghị định số 64/2012/NĐ-CP; Quyết định số 59/2013/QĐ-UBND ngày 19/12/2013 của UBND thành phố Hà Nội quy định chi tiết một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó các công trình nhà ở riêng lẻ khi chủ đầu tư đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với các quy định của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP; Thông tư số 10/2012/TT-BXD; Quyết định số 59/2013/QĐ-UBND đều được cấp giấy phép xây dựng trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ đô thị và 10 ngày đối với nhà ở nông thôn.

- Quy định về phòng cháy, chữa cháy đối với các công trình nhà ở riêng lẻ: Trước đây theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy quy định, các công trình nhà ở riêng lẻ thuộc diện phải cấp giấy phép xây

19

Page 20: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

dựng khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng phải có thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, đối với nhà ở riêng lẻ cao từ 5 tầng đến 8 tầng lên do cơ quan quản lý xây dựng và chủ đầu tư tự thẩm định các nội dung thiết kế về phòng cháy và chữa cháy khi phê duyệt dự án, thiết kế và cấp giấy phép xây dựng. Quy định này gây khó khăn cho người dân và cơ quan cấp giấy phép xây dựng (Người dân không thể có đủ điều kiện về trình độ chuyên môn để thẩm định để phê duyệt thiết kế PCCC). UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng có báo cáo và kiến nghị Bộ Xây dựng về những bất cập như nêu trên trong quá trình cấp GPXD cho người dân.

Ngày 31/7/2014 Chính phủ ban hành nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy thay thế Nghị định số 35/2003/NĐ-CP; Điều 1 Nghị định 46/2012/NĐ-CP, đã bãi bỏ các quy định nêu trên (không yêu cầu các công trình nhà ở riêng lẻ phải thẩm định phê duyệt thiết kế PCCC) tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và cơ quan cấp GPXD khi cấp giấy phép xây dựng.

- Quy định về khoảng lùi đối với các công trình trong ngõ nhỏ dưới 3,5m: Theo quy định tại Nghị định 64/2012/NĐ-CP; Thông tư 10/2012/TT-BXD,

điều kiện để công trình nhà ở riêng lẻ trong đô thị phải phù hợp với Quy hoạch chi tiết xây dựng, Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (trong đó có yêu cầu về các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc như: mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ, chiều cao công trình ..).

Căn cứ quyết định 59/2013/QĐ-UBND ngày 19/12/2013. UBND thành phố giao trách nhiệm Sở Quy hoạch kiến trúc tổ chức lập, thẩm định trình UBND thành phố phê duyệt đồ án thiết kế đô thị cho các khu vực phải lập thiết kế đô thị hoặc Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị cho các khu vực còn lại và UBND thành phố ủy quyền cho UBND cấp huyện tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy chế quản lý quy hoạch kiên trúc đô thị đối với các tuyến, đường phố trong đô thị đã ổn định có lộ giới dưới 12m thuộc địa giới hành chính do mình quản lý làm cơ sở thực hiện công tác cấp giấy phép xây dựng.

Hiện nay một số khu vực, tuyến phố đã có thiết kế đô thị hoặc quy hoạch chi tiết như (Tuyến phố Trần Phú - Kim Mã, các phường thuộc quận Thanh Xuân), một số khu vực đã ban hành quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc (như quy chế quản lý quy hoạch, kiên trúc khu phố cổ). Trong thời gian tới UBND thành phố sẽ chỉ đạo quyết liệt yêu cầu Sở Quy hoạch – Kiến trúc và UBND các quận, huyện có liên quan khẩn trương đẩy nhanh tổ chức thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt theo thẩm quyền được phân cấp hoặc trình UBND Thành phố phê duyệt các quy hoạch có liên quan để làm căn cứ cấp giấy phép xây dựng công trình, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

Câu 19. Trên địa bàn thành phố hiện có nhiều cây xanh đã bị mục, bật gốc, chia vào nhà dân gây nguy hiểm. Đề nghị Thành phố chỉ đạo các cơ

20

Page 21: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

quan chức năng tăng cường kiểm tra cắt tỉa cành, chặt hạ những cây to nguy hiểm, đảm bảo an toàn cho người dân trong mùa mưa bão (cử tri Hoàn Kiếm).

UBND Thành phố đã có báo cáo HĐND Thành phố tại văn bản số 5034/UBND-TH ngày 10/7/2014.

Trả lời:Hiện nay, công tác quản lý nhà nước về cây xanh bóng mát trên đường phố

do Sở Xây dựng là đơn vị đầu mối và được giao cho các công ty công viên cây xanh quản lý, duy trì; trong đó cây xanh khu vực nội thành chủ yếu là do Công ty TNHH một thành viên Công viên Cây xanh Hà Nội thực hiện.

Hằng năm, khi chuẩn bị vào mùa mưa bão, UBND Thành phố, Sở Xây dựng đã giao nhiệm cho các đơn vị thực hiện công tác kiểm tra, rà soát hệ thống cây xanh bóng mát trên toàn thành phố và chủ động xử lý ngay các trường hợp cây cần cắt tỉa, chặt hạ, như: cắt sửa nhẹ tán, cân tán, hạ độ cao, cắt cành khô, cắt cành che đèn tín hiệu giao thông; kiểm tra, xử lý ngay các trường hợp cây nguy hiểm đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.

Các đơn vị được giao duy trì, chăm sóc cây xanh như: Công ty Công viên cây xanh, Công ty Công viên Thống Nhất, Công ty Vườn thú Hà Nội, Công ty cổ phần thương mại công nghệ Bình Minh đã chủ động kiểm tra rà soát cây xanh trên địa bàn được giao quản lý, lập danh sách các trường hợp cây nặng tán, lệch tán, cây có cành khô, báo cáo Sở Xây dựng để thực hiện cắt tỉa, chặt hạ đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão; lập danh sách cây chết, cây sâu mục trên địa bàn quản lý để đề nghị cấp phép chặt hạ, trồng lại cây thay thế theo quy định. Các đơn vị cũng đã bố trí nhân lực, phương tiện, xe máy, tổ chức ứng trực xử lý kịp thời các trường hợp cây đổ, cành gẫy (nếu có) khi gặp mưa bão, cập nhật thường xuyên thông tin cây đổ, cành gẫy trong cơn bão.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, Công ty Công viên Cây xanh Hà Nội đã thực hiện được cắt sửa 1.879 cây nặng tán, lệch tán, có cành khô, cành xòa cản trở đèn THGT, đèn chiếu sáng; chặt hạ 210 cây chết khô, sâu mục, nguy hiểm; giải tỏa trên 200 cây đổ, cành gẫy. Ngoài ra các đơn vị như: Công ty cổ phần thương mại công nghệ Bình Minh quản lý trong khu đô thị Định Công, Linh Đàm; Công ty TNHH MTV Công viên Thống Nhất quản lý công viên Thống Nhất, Ba Mẫu; Công ty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội quản lý vườn thú Hà Nội cũng thực hiện xong công tác cắt sửa, chặt hạ các cây bóng mát nguy hiểm theo địa bàn được giao.

Đối với trường hợp cây nguy hiểm có khả năng gẫy đổ đột ngột, cây đổ, cành gẫy, Sở Xây dựng, các công ty công viên cây xanh chủ động phối hợp với đơn vị quản lý và chính quyền địa phương lập biên bản xử lý ngay đảm bảo an toàn.

Hiện nay, các đơn vị quản lý đang tiếp tục thực hiện công tác cắt tỉa, chặt hạ cây để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão năm 2014.

21

Page 22: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Câu 20. Đề nghị Thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thi công dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đế đảm bảo tiến độ và hạn chế tiêu cực (cử tri Hoàn Kiếm).

UBND Thành phố đã có báo cáo HĐND Thành phố tại văn bản số 5034/UBND-TH ngày 10/7/2014.

Trả lời:Dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông do

Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) làm chủ đầu tư, Dự án có tổng chiều dài 13,05 km, đi qua địa bàn các quận: Đống Đa, Thanh Xuân, Hà Đông; Tổng công ty Tư vấn và Thiết kế giao thông vận tải (TEDI) là Tư vấn thiết kế, Tổng thầu EPC là Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc; UBND thành phố Hà Nội được giao nhiệm vụ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.

Về kiểm tra, giám sát chặt chẽ thi công: Nhiệm vụ chính là của Cục Đường sắt Việt Nam và các đơn vị tư vấn giám sát, nhà thầu thi công. UBND Thành phố thực hiện trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước trên địa bàn; UBND Thành phố cũng coi công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thi công là một trong những nhiệm vụ của Thành phố với mục tiêu tất cả phục vụ thi công đảm bảo chất lượng, giao thông thông suốt, an toàn. UBND Thành phố đã giao Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an Thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Cục Đường sắt Việt Nam và các nhà thầu tăng cường kiểm tra chất lượng, đảm bảo vệ sinh môi trường, tổ chức giao thông phục vụ thi công để đảm bảo an toàn giao thông, giao thông thông suốt trong quá trình thi công.

Về công tác giải phóng mặt bằng: diện tích đất phải thu hồi khoảng 41,11ha, trong đó: trên địa bàn quận Đống Đa và Thanh Xuân phải thu hồi 3,45 ha để xây dựng tuyến và các ga trên cao, trên địa bàn quận Hà Đông thu hồi 37,66ha (23,29 ha đất khu depot; 6,89ha làm đường dẫn vào khu depot, 1,88ha để di chuyển, nâng cao tuyến đường điện cao thế 220 kV và 110 kV, 1,1ha mở rộng Nghĩa trang Trinh Lương để di chuyển mộ nghĩa trang thôn Văn Nội, 4,5ha để xây dựng các ga, trụ cổng và đường tránh QL 6). Cùng với việc thực hiện thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ cho các hộ dân, Thành phố Hà Nội còn phải thực hiện việc di chuyển các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm nổi trong chỉ giới GPMB Dự án. Theo dự kiến, Thành phố sẽ phấn đấu hoàn thành công tác GPMB các khu vực còn vướng mắc trong tháng 7/2014 với điều kiện Bộ Giao thông vận tải cấp đủ kinh phí chi trả cho các hộ dân phải di dời, giải phóng mặt bằng.

Câu 21. Đề nghị Thành phố quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trước khi xả ra các hồ trong thành phố để tránh tình trạng các hồ bị ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay (cử tri Ba Đình).

UBND Thành phố đã có báo cáo HĐND Thành phố tại văn bản số 5034/UBND-TH ngày 10/7/2014.

Trả lời:22

Page 23: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Hiện tại phần lớn các hồ điều hòa trong khu vực trung tâm Thành phố đã được cải tạo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ, trong đó có hệ thống cống bao tách nước thải ra khỏi hồ và đưa về các nhà máy xử lý nước thải theo quy hoạch. Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội đã và đang thực hiện cải tạo và tách nước thải vào hồ như: hồ Thành Công; Giảng Võ, Thuyền Quang, Bảy Mẫu, Hào Nam, Đống Đa, Khương Trung 1, 2, Phương Liệt, Linh Đàm, Hạ Đình, Đầm Chuối…;

Năm 2010 Thành phố đã phê duyệt Đề án cải tạo môi trường các hồ nội thành theo hình thức xã hội hóa. Đến nay đã có 12/24 hồ đã được cải tạo;

Một số hồ bị ô nhiễm, Thành phố cũng đã có kế hoạch phối hợp với các tổ chức, các viện khoa học, nghiên cứu thử nghiệm, xử lý chống ô nhiễm, cải tạo và duy trì chất lượng nước hồ. Từ năm 2011 đến nay, đã thực hiện xử lý, duy trì chất lượng nước các hồ: Hai Bà Trưng, Xã Đàn, Ngọc Khánh, Đền Lừ, Thanh Nhàn 1, Thanh Nhàn 2B, Kim Liên và hồ Trúc Bạch, đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường; Hiện nay đã bàn giao cho các đơn vị tiếp nhận duy trì chất lượng nước hồ theo phân cấp quản lý (Các hồ đã được xử lý ô nhiễm nước đều phát huy hiệu quả, chất lượng nước các hồ đều được cải thiện ở mức độ khác nhau, sinh vật trong hồ sống được, về cơ bản đều đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; cảnh quan, vệ sinh môi trường xung quanh hồ được cải thiện so với trước khi xử lý và được cộng đồng dân cư ghi nhận).

Ngoài ra, Thành phố đang chỉ đạo các sở, ngành triển khai thi công Nhà máy xử lý nước thải Bảy Mẫu công suất 13.300 m3/ngày đêm hoàn thành trong năm 2015; các gói thầu Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội; triển khai đầu tư dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá công suất 270.000m3/ngày đêm, Nhà máy xử lý nước thải Phú Đô công suất 84.000m3/ngày đêm....Việc hoàn thành đầu tư xây dựng đầu tư hệ thống thu gom và các trạm xử lý nước thải đô thị sẽ giải quyết tình trạng ô nhiễm các hồ nội thành.

1.4. Các vấn đề về chính sách xã hộiCâu 22. Hiện nay, các hộ gia đình thương binh loại 1-2 đã được miễn

giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tuy nhiên các hộ gia đình thương binh loại 3-4 không được xem xét miễn giảm. Đề nghị Thành phố xem xét (cử tri Gia Lâm)

Trả lời: Tại Điều 11, Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ tài

chính quy định về giảm thuế SDĐPNN như sau:“Giảm 50% số thuế phải nộp trong các trường hợp sau:…3. Đất ở trong hạn mức của thương binh hạng 3/4, 4/4; người hưởng chính

sách như thương binh hạng 3/4, 4/4; bệnh binh hạng 2/3, 3/3; con của liệt sỹ không được hưởng trợ cấp hàng tháng.”

23

Page 24: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Như vậy, theo quy định về thuế SDĐPNN thì thương binh hạng 3/4 và 4/4 không thuộc đối tượng được miễn thuế nhưng vẫn thuộc đối tượng được giảm 50% số thuế SDĐPNN phải nộp đối với đất ở trong hạn mức.

Nhận được ý kiến của cử tri, cơ quan thuế đã liên hệ với người dân và UBND huyện Gia Lâm để làm rõ nội dung kiến nghị. Trong quá trình làm việc, cơ quan thuế đã giải thích và hướng dẫn chính sách miễn giảm thuế SDĐPNN để người dân đồng thuận.

Câu 23. Đề nghị Thành phố xem xét có chính sách đóng BHXH cho cán bộ không chuyên trách cấp xã, phường, thị trấn và bí thư chi bộ, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố (Cử tri Hà Đông).

Trả lời: Theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy

định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thì những cán bộ thú y, cán bộ khuyến nông, cán bộ xã từ trưởng thôn trở lên không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Căn cứ Nghị định số 190/2007/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2008 thì những người này thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tham gia đóng BHXH với nhiều mức khác nhau: Bắt đầu là mức không (mức lương tối thiểu chung từng thời điểm) và cao nhất không quá 20 lần mức lương tối thiểu chung từng thời điểm.

Câu 24. Đề nghị Thành phố nghiên cứu tăng mức phụ cấp cho cán bộ kiêm nhiệm nhiều chức danh ở cấp phường (cử tri Hoàn Kiếm).

Trả lời:Hiện nay, mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức cấp xã được

quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, như sau:

“Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh mà giảm được 01 người trong số lượng quy định tối đa tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân), cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20%”.

Đối với mức phụ cấp kiêm nhiệm của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố được quy định tại Quyết định số 31/2013/QĐ-UBND ngày 06/8/2013 về số lượng, chức danh, mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó quy định:

24

Page 25: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

“Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn kiêm nhiệm các chức danh không chuyên trách ở cấp xã; người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố nếu kiêm nhiệm chức danh không chuyên trách khác được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 30% mức phụ cấp của chức danh không chuyên trách nhiệm nhiệm. Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 30% mức phụ cấp chức danh cao nhất”.

Căn cứ quy định tại Nghị định 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP: UBND tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định: … mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố từ nguồn kinh phí khoán quỹ phụ cấp của ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, bảo đảm tương quan hợp lý với hệ số lương của cán bộ, công chức cấp xã”

Do đó, sau khi cân đối ngân sách Thành phố, UBND Thành phố đã báo cáo và trình HĐND Thành phố thông qua mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với người hoạt động không chuyên trách nêu trên - đây là sự cố gắng bố trí ngân sách của Thành phố.

Câu 25. Việc giải quyết chế độ một lần đối với người có công giúp đỡ cách mạng còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều trường hợp hộ gia đình được tặng, thưởng huân, huy chương kháng chiến trùng tên với huân huy chương cá nhân do cá nhân là chủ hộ sau khi tham gia quân đội về địa phương lại là chủ gia đình nên không được hưởng chính sách gì. Đề nghị Thành phố quan tâm giải quyết (cử tri Quốc Oai).

UBND Thành phố đã có báo cáo HĐND Thành phố tại văn bản số 5034/UBND-TH ngày 10/7/2014.

Trả lời:Căn cứ Điểm 3, 5 Điều 33 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày

16/7/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh đãi người có công với cách mạng quy định:

Điểm 3 Điều 33: Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huy chương kháng chiến và người có công giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng Huy chương kháng chiến được hưởng trợ cấp một lần; Nhà nước mua bảo hiểm y tế; khi chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí.

Điểm 5 Điều 33: Người đã được công nhận và được hưởng các chế độ ưu đãi quy định tại Điều 9, Điều 10 hoặc Điều 30 thì không thuộc đối tượng áp dụng tại điểm 3 Điều 33.

(Điều 9 nói về người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; Điều 10 nói về người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945; Điều 30 nói về người tham gia hoạt động kháng chiến được tặng thưởng Huân, Huy chương kháng chiến vì có thành tích tham gia kháng chiến).

25

Page 26: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Như vậy, đối với cá nhân đã được hưởng chế độ trợ cấp một lần và các chế độ ưu đãi khác của người tham gia hoạt động kháng chiến được tặng thưởng Huân, Huy chương kháng chiến theo quy định tại Điều 30 nói trên thì không thuộc đối tượng được giải quyết chế độ trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 33 của Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công.

Câu 26. Đề nghị Thành phố nghiên cứu chính sách hỗ trợ đồng đều thoả đáng đối với các tổ chức, hội và người đứng đầu các tổ chức, hội. Hiện nay, chế độ chính sách chưa đồng đều giữa hội Chữ thập đỏ, hội Nạn nhân chất độc da cam - điôxin...(cử tri Long Biên, Nam Từ Liêm).

Trả lời:Hội Chữ thập đỏ là tổ chức xã hội nhân đạo của quần chúng, tự nguyện

được thành lập từ năm 1957 theo chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội đã được UBND Thành phố giao biên chế, cấp kinh phí hoạt động theo số biên chế và được thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức đối với người làm công tác hội theo số biên chế giao.

Đối với Hội Nạn nhân chất độc da cam đioxin là tổ chức xã hội nhân đạo, tự nguyện được UBND Thành phố cho phép thành lập năm 2004 theo quy định của pháp luật về hội, được hỗ trợ kinh phí hoạt động theo nhiệm vụ được Thành phố giao. Chế độ thù lao hàng tháng đối với Chủ tịch hội là người nghỉ hưu, chuyên trách được thực hiện theo quy định tại Quyết định 916/QĐ-UBND ngày 07/2/2013 của UBND Thành phố quy định chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách đứng đầu các hội có tính chất đặc thù của thành phố Hà Nội.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND Thành phố sẽ nghiên cứu theo hướng căn cứ vào quá trình thành lập, tính chất hoạt động, vị trí, vai trò, đóng góp có hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ được Thành phố giao của từng hội để xem xét, quyết định chính sách hỗ trợ thỏa đáng.

Câu 27. Đề nghị Thành phố nghiên cứu tăng mức phụ cấp cho Bí thư Chi bộ, Phó Bí thư chi bộ thôn, Trưởng thôn; tạo điều kiện có chế độ phụ cấp cho Phó Chủ tịch các đoàn thể xã hội cấp phường, xã, các Chi hội trưởng, Chi hội phó cấp thôn (cử tri Đan Phượng, Thanh Oai, Cầu Giấy, Phúc Thọ, Thường Tín).

Trả lời:Căn cứ mức khoán quỹ phụ cấp theo phân loại cấp xã và khoán quỹ phụ

cấp đối với thôn, tổ dân phố quy định tại Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ; trên cơ sở thực hiện Nghị quyết số 08/2013/NQ-HĐND và Nghị quyết số 12/2013/NQ-HĐND ngày 17/7/2013 của HĐND Thành phố;

UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 31/2013/QĐ-UBND ngày 06/8/2013 quy định về số lượng, chức danh, mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố; Quyết định số 30/2013/QĐ-UBND ngày 06/8/2013 quy định mức khoán kinh phí hoạt

26

Page 27: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

động đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó quy định:

- Điều chỉnh mức phụ cấp đối với Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, tổ dân phố thuộc thôn, tổ dân phố loại 1: từ hệ số 0,72 lên hệ số 1,0; loại 2: từ hệ số 0,57 lên hệ số 0,8; loại 3: từ hệ số 0,38 lên hệ số 0,6.

- Các chức danh: Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc cấp xã đã được hưởng mức phụ cấp hàng tháng theo hệ số 1,0; Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ, Phó Chủ tịch Hội Nông dân, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên được hưởng hệ số 0,9.

- Hỗ trợ chi bồi dưỡng cho Trưởng Ban công tác Mặt trận mức chi là 500.000 đổng/người/tháng; Chi hội trưởng các Chi hội: Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân và Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ở thôn, tổ dân phố mức chi là 250.000 đồng/người/tháng.

Tiếp thu ý kiến cử tri, UBND Thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh mức phụ cấp đối với Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố, Phó Chủ tịch các tổ chức, đoàn thể cấp xã, mức hỗ trợ chi bồi dưỡng các Chi hội trưởng ở thôn, tổ dân phố khi điều kiện ngân sách Thành phố cho phép.

Đối với chức danh Phó bí thư Chi bộ, Chi hội phó các tổ chức đoàn thể ở thôn, tổ dân phố, không phải là chức danh người hoạt động không chuyên trách, do đó UBND Thành phố chưa có cơ sở để quy định, đồng thời Thành phố cũng chưa có khả năng ngân sách để hỗ trợ chi phụ cấp cho các chức danh này.

Câu 28. Đề nghị Thành phố quan tâm nâng chế độ phụ cấp cho lực lượng công an xã (cử tri Phúc Thọ).

Trả lời:UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 31/2013/QĐ-UBND ngày

06/8/2013 quy định về số lượng, chức danh, mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố, trong đó quy định:

- Mức phụ cấp hàng tháng đối với Phó Trưởng Công an xã được điều chỉnh từ hệ số 1,0 lên hệ số 1,86

- Mức phụ cấp đối với công an viên thường trực ở xã điều chỉnh từ hệ số 0,9 lên hệ số 1,2

- Mức phụ cấp đối với công an viên ở thôn được hưởng hệ số 0,7.Mức phụ cấp quy định nêu trên đã là sự cố gắng của Thành phố. Khi điều

kiện ngân sách cho phép, Thành phố sẽ nghiên cứu để tiếp thu ý kiến cử tri nâng mức phụ cấp cho lực lượng công an xã. Đồng thời, UBND Thành phố cũng đang kiến nghị với các Bộ, ngành Trung ương, Chính phủ, Quốc hội để nâng chế độ phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khác cho lực lượng Công an xã.

Câu 29. Đề nghị Thành phố quan tâm cho cán bộ làm công tác khuyến nông xã được có phụ cấp như trưởng ban thú y và kỹ thuật viên bảo vệ thực vật (cử tri Thanh Oai, Đan Phượng).

Trả lời:27

Page 28: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Hiện nay màng lưới khuyến nông viên ở các xã đang hoạt động theo Quyết định số 67/2009/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2009 của UBND thành phố Quy định tổ chức và hoạt động của nhân viên Khuyến nông. Theo đó, mỗi xã có sản xuất nông nghiệp được bố trí một nhân viên hợp đồng lao động làm công tác khuyến nông, hưởng phụ cấp hệ số 0,8 mức lương tối tiểu chung.

Đối với Trưởng ban chăn nuôi, thú y xã, thị trấn, cán bộ thú y phường và nhân viên kỹ thuật trồng trọt, bảo vệ thực vật xã, thị trấn thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quyết định số 5461/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2012 của UBND thành phố về việc phê duyệt Đề án bố trí viên chức kỹ thuật chăn nuôi, thú y; viên chức kỹ thuật trồng trọt bảo vệ thực vật làm việc tại các xã, phường, thị trấn. Trong khi chờ tuyển dụng viên chức được tạm thời ký Hợp đồng lao động có xác định thời hạn và vận dụng hưởng tiền công hàng tháng theo trình độ đào tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đang hoàn thiện kế hoạch tuyển dụng vào viên chức theo quy định của pháp luật, những trường hợp đã được ký Hợp đồng lao động và đang làm việc đều phải tham gia thi tuyển viên chức theo quy định.

Vấn đề cử tri huyện Thanh Oai và Đan Phượng kiến nghị, UBND Thành phố tiếp thu ý kiến để chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu đề xuất hướng giải quyết đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Câu 30. Quyết định số 916/QĐ-UBND, ngày 7/2/2013 của UBND thành phố Hà Nội “về việc quy định chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức chức danh lãnh đạo chuyên trách đứng đầu là Chủ tịch tại các hội có tính chất đặc thù”, theo đó các Chủ tịch Hội đã có lương hưu thì được hưởng phụ cấp chủ tịch là 1.725.000đ/tháng (hệ số 1.5), đối với các chủ tịch không có lương hưu thì chỉ được hưởng phụ cấp là 1.150.000đ/tháng (hệ số 1.0). Đề nghị Thành phố cân nhắc thực hiện chế độ chính sách phù hợp và công bằng với các Chủ tịch Hội đặc thù (cử tri Sơn Tây, Nam Từ Liêm).

Trả lời: Tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 916/QĐ-UBND của UBND Thành phố quy

định đối tượng được hưởng là: “Những người đã nghỉ hưu, giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách đứng đầu là Chủ tịch tại các hội có tính chất đặc thù cấp Thành phố; cấp huyện (quận, huyện, thị xã); cấp xã (xã, phường, thị trấn) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền”.

Tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định 916/QĐ-UBND của UBND Thành phố quy định Chủ tịch hội có tính chất đặc thù phạm vi hoạt động trong xã được hưởng mức thù lao hàng tháng là 1,5 lần mức lương tối thiểu (1.725.000 đ/tháng).

Như vậy Quyết định 916/QĐ-UBND của UBND Thành phố chưa quy định đối tượng và mức thù lao được hưởng hàng tháng đối với Chủ tịch hội không phải là người nghỉ hưu. Đối chiếu với nội dung quy định tại Quyết định 916/QĐ-UBND của UBND Thành phố thì nội dung kiến nghị của cử tri phản ánh chưa đúng.

28

Page 29: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Riêng đối với Chủ tịch Hội Người cao tuổi, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ hoạt động trong phạm vi xã theo Quyết định số 31/2013/QĐ-UBND ngày 06/8/2013 của UBND Thành phố quy định số lượng, mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định được hưởng mức phụ cấp hàng tháng là 1,0 lần mức lương tối thiểu.

Do vậy, đối với Chủ tịch Hội Người cao tuổi, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ hoạt động trong phạm vi xã, nếu là người nghỉ hưu được hưởng chế độ thù lao hàng tháng là 1,5 lần mức lương tối thiểu (1.725.000 đ/tháng) thực hiện theo Quyết định 916/QĐ-UBND của UBND Thành phố, còn không phải người nghỉ hưu sẽ được hưởng mức phụ cấp hàng tháng là 1,0 lần mức lương tối thiểu (1.150.000/tháng) thực hiện theo Quyết định số 31/2013/QĐ-UBND của UBND Thành phố.

Câu 31. Đề nghị Thành phố nghiên cứu chính sách cho người cao tuổi 80 tuổi trở lên được hưởng BHXH (tuất hưu trí, mất sức), được hỗ trợ thẻ BHYT và hỗ trợ mai táng phí, mức hỗ trợ theo chính sách hiện hành (Cử tri Đan Phượng, Thanh Oai).

Trả lời: Từ năm 2014 trở về trước, theo quy định tại tại khoản 5, Điều 1, Nghị định

số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 của Chính phủ sửa đổi Điều 8 Nghị định 67/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về đối tượng Bảo trợ xã hội được cấp thẻ BHYT. Đối tượng Người cao tuổi hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH không được cấp thẻ BHYT, những đối tượng người cao tuổi được hưởng trợ cấp Bảo trợ xã hội (được cấp từ nguồn kinh phí của địa phương) được cấp thẻ BHYT: tại khoản 4 Điều 12 Luật BHYT, người hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng do bị tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được trích từ quỹ BHXH để cấp thẻ BHYT, đối tượng hưởng trợ cấp Tuất không được cấp.

Tuy nhiên từ 01/01/2015, đối tượng này thuộc đối tượng tham gia BHYT được qui định tại tiết b, mục 2, điểm 6, Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật số 46/2014/QH13, được Quốc hội thông qua ngày 13/6/2014. Từ 01/01/2015, BHXH Thành phố sẽ phối hợp các ngành chức năng trên địa bàn để thực hiện cấp thẻ BHYT kịp thời.

Câu 32. Đề nghị Thành phố nghiên cứu việc hạ mức tuổi được hưởng trợ cấp xã hội từ 80 tuổi như hiện nay xuống 75 tuổi (cử tri huyện Sóc Sơn, Phúc Thọ); các đối tượng người già cô đơn thoát nghèo nên tiếp tục cho hưởng trợ cấp (cử tri huyện Phúc Thọ).

Trả lời: Điều 17 Luật Người cao tuổi quy định đối tượng được hưởng chính sách

bảo trợ xã hội gồm:1. “Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và

quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng”.

29

Page 30: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

2. “Người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng”.

Như vậy nếu người cao tuổi cô đơn đã thoát nghèo thì không đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của Luật Người cao tuổi.

Việc cử tri đề nghị hạ mức tuổi để được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, Thành phố sẽ tổng hợp và kiến nghị với Trung ương.

Câu 33. Việc làm hồ sơ khen thưởng đối với gia đình, cá nhân có thành tích trong kháng chiến chống Mỹ thủ tục rườm rà, khó thực hiện. Đề nghị thành phố giảm bớt trình tự, thủ tục (cử tri Sóc Sơn)

Trả lời: Việc lập hồ sơ khen thưởng đối với gia đình, cá nhân có thành tích trong

kháng chiến chống Mỹ, UBND huyện Sóc Sơn đã thực hiện đúng, đầy đủ theo Nghị quyết số 47-NQ/HĐNN ngày 29/9/1981 của Hội đồng Nhà nước về việc ban hành Điều lệ khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; Chỉ thị số 26/2003/CT-TTg ngày 24/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc hoàn thành việc giải quyết tồn đọng công tác khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến; Quyết định số 98/2006/QĐ-TTg ngày 05/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tặng bằng khen của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương cho các đối tượng có thành tích tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; Hướng dẫn số 802/HD-TĐKT-V3 ngày 07/6/2006 của Ban thi đua khen thưởng Trung ương về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 98/2006/QĐ-TTg ngày 05/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

Việc cử tri kiến nghị giảm bớt trình tự, thủ tục, UBND Thành phố ghi nhận và kiến nghị với Chính phủ xem xét, giải quyết.

Câu 34. Một số đối tượng thuộc diện được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ “về việc thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương” đến nay vẫn chưa được cấp, đề nghị Thành phố quan tâm xem xét (cử tri Ba Vì).

UBND Thành phố đã có báo cáo HĐND Thành phố tại văn bản số 5034/UBND-TH ngày 10/7/2014.

Trả lời:Căn cứ Điểm 3, 5 Điều 33 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày

16/7/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh đãi người có công với cách mạng quy định:

Điểm 3 Điều 33: Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huy chương kháng chiến và người có công giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng Huy chương kháng chiến được hưởng trợ cấp một lần; Nhà nước mua bảo hiểm y tế; khi chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí.

30

Page 31: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Điểm 5 Điều 33: Người đã được công nhận và được hưởng các chế độ ưu đãi quy định tại Điều 9, Điều 10 hoặc Điều 30 thì không thuộc đối tượng áp dụng tại điểm 3 Điều 33.

(Điều 9 nói về người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; Điều 10 nói về người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945; Điều 30 nói về người tham gia hoạt động kháng chiến được tặng thưởng Huân, Huy chương kháng chiến vì có thành tích tham gia kháng chiến).

Như vậy, đối với cá nhân đã được hưởng chế độ trợ cấp một lần và các chế độ ưu đãi khác của người tham gia hoạt động kháng chiến được tặng thưởng Huân, Huy chương kháng chiến theo quy định tại Điều 30 nói trên thì không thuộc đối tượng được giải quyết chế độ trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 33 của Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công.

Câu 35. Đề nghị Thành phố có chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ về công tác tại các xã để nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở (cử tri huyện Thạch Thất).

UBND Thành phố đã có báo cáo HĐND Thành phố tại văn bản số 5034/UBND-TH ngày 10/7/2014.

Trả lời:Thực hiện Chương trình số 01-CTr/TU ngày 18/8/2011 của Thành ủy Hà

Nội về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên; năng lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền; chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân các cấp giai đoạn 2011-2015; UBND Thành phố đã ban hành:

- Quyết định số 5485/QĐ-UBND ngày 27/11/2012 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Đề án thí điểm đào tạo 1000 công chức nguồn làm việc tại xã, phường, thị trấn giai đoạn 2012-2015. Hiện nay đã tổ chức đào tạo 496 học viên trong đó 22 thạc sĩ, 474 người có trình độ đại học công lập hệ chính quy tốt nghiệp loại khá trở lên để tăng cường người có trình độ về cơ sở nhằm dần từng bước bố trí đủ số lượng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

- Chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức tốt các kỳ tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn. Trong các kỳ tuyển dụng đã nâng trình độ chuyên môn dự thi từ Trung cấp lên trình độ Đại học, (trừ các chức danh Chỉ huy trưởng quân sự, Trưởng công an xã), góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, đạt được các chỉ tiêu đề ra của Thành ủy. Kết quả năm 2013 đã tuyển dụng được 1.115 công chức cấp xã có trình độ chuyên môn Đại học trở lên (trong đó Thạc sĩ: 36, Đại học: 1.079). Năm 2014, tuyển dụng được 606 công chức cấp xã có trình độ đại học trở lên (trong đó: thạc sĩ : 27, đại học 579).

UBND Thành phố chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã trong công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử bổ sung vào các chức danh cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn phải đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ

31

Page 32: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

theo quy định của Thành phố và của pháp luật hiện hành; có kế hoạch bố trí cho số cán bộ chưa đủ tiêu chuẩn đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đạt chuẩn vào năm 2015; Kiên quyết không bố trí các cán bộ không đạt chuẩn về chuyên môn vào các chức danh chủ chốt theo quy định tại các cuộc bầu cử vào cấp ủy, vào HĐND và UBND cấp xã.

Câu 36. Đề nghị Thành phố quan tâm, sớm giải quyết cấp thẻ BHYT cho bộ đội xuất ngũ theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Chính phủ “về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cămpu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc” (Cử tri Tây Hồ).

Trả lời: Theo phân cấp của BHXH thành phố Hà Nội, Bảo hiểm xã hội quận Tây

Hồ là đơn vị thực hiện thu và cấp thẻ BHYT cho đối tượng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Chính phủ “về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cămpu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc” trên địa bàn quận Tây Hồ. Đối tượng này (theo QĐ 62 của Chính phủ) do phòng Lao động thương binh và Xã hội quận Tây Hồ lập Danh sách và đề nghị BHXH quận phát hành thẻ BHYT. Căn cứ Danh sách đề nghị phát hành thẻ do phòng Lao động Thương binh và Xã hội chuyển đến, BHXH quận đã tiếp nhận, thực hiện in thẻ và bàn giao đầy đủ 05 đợt với tổng số 230 thẻ BHYT cho phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận kịp thời, đúng theo qui định (tính đến hết tháng 8/2014). Đến nay, BHXH quận Tây Hồ chưa nhận được danh sách bổ sung cấp thẻ của đối tượng này.

Câu 37. Đề nghị Thành phố nghiên cứu thủ tục hồ sơ xét chế độ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc bị tiểu đường typ 2 phải có giấy xác nhận là không cần thiết vì hầu như họ chỉ có hồ sơ điều trị ngoại trú.

Trả lời:Căn cứ Qui định của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của

Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 18/11/2013 của liên Bộ Y tế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ có qui định danh mục 17 bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học trong đó có bệnh đái tháo đường type 2 (Type 2 Diabetes).

Tại điều 5 của Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 18/11/2013 có qui định về việc cấp Bản tóm tắt bệnh án điều trị bệnh, tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học sẽ do các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên cấp và Giám đốc đơn vị ký tên đóng dấu xác nhận để làm căn cứ cho việc

32

Page 33: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

khám giám định Y khoa Người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học và con đẻ của họ muốn được công nhận và hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

Câu 38. Thời gian vừa qua Thành phố đã chỉ đạo xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo trên địa bàn nhưng hiệu quả chưa cao. Hiện nay tại một số khu vực (như khu vực ngã tư Ô Chợ Dừa, phố Hoàng cầu…) lại phát sinh thêm nhiều nhà siêu mỏng, siêu méo. Đề nghị Thành phố tiếp tục chỉ đạo giải quyết triệt để tình trạng này (cử tri Hoàn Kiếm).

Trả lời:Trước đây khi thực hiện các dự án mở đường theo quy hoạch, nhà nước

thực hiện thu hồi đất giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án theo chỉ giới đường đỏ. Như vậy, khi giải phóng mặt bằng sẽ cắt qua các công trình, thửa đất hiện có, và đương nhiên hình thành các công trình, các thửa đất còn lại nằm ngoài chỉ giới mở đường có hình dạng bất hợp lý, không được thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng và hình thành các trường hợp "siêu mỏng, siêu méo". Đặc biệt là các tuyến đường đi qua các khu vực nội đô mật độ công trình dày đặc (như tuyến Vành đai I đoạn Ô Chợ Dừa-Hoàng Cầu) cho nên việc xuất hiện các trường hợp nhà, đất có hình dạng, kích nêu trên, không đủ điều kiện về mặt bằng để xây dựng là điều tất yếu không thể tránh khỏi.

* Biện pháp giải quyết tình trạng phát sinh các trường hợp "siêu mỏng, siêu méo" trên các tuyến đường mới mở.

Trong thời gian qua, UBND Thành phố đã có nhiều văn bản chỉ đạo các Sở, ngành, UBND các quận, huyện thị xã áp dụng các biện pháp không để tình trạng phát sinh các công trình siêu mỏng, siêu méo trên các tuyến đường mới mở:

Ngày 04/8/2014 Sở Xây dựng có văn bản số 5608/SXD-KHTH đề nghị các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các chủ đầu tư xây dựng các tuyến đường trên địa bàn Thành phố Hà Nội, như sau:

- Khi lập quy hoạch cần nghiên cứu kỹ hiện trạng, đề xuất giải pháp quy hoạch chỉ giới để tránh các trường hợp sau khi thực hiện GPMB xuất hiện nhà, đất siêu mỏng, siêu méo. Trong trường hợp cần thiết, mở rộng phạm vi nghiên cứu để đảm bảo khi GPMB không xuất hiện nhà, đất siêu mỏng, siêu méo.

- Đối với các trường hợp đã có quy hoạch nhưng đang triển khai lập dự án đầu tư xây dựng, đề nghị chủ đầu tư phải khẩn trương rà soát, đề nghị điều chỉnh phạm vi, ranh giới nghiên cứu dự án để thu hồi đất không đủ điều kiện xây dựng trong quá trình thực hiện dự án. Sở Kế hoạch và Đầu tư và UBND quận, huyện, thị xã khi thực hiện thẩm định các dự án đầu tư xây dựng cần đưa nội dung về việc khắc phục tình trạng siêu mỏng, siêu méo là một trong những yêu cầu trong việc thẩm định dự án.

- Đối với các dự án công trình đã được phê duyệt đầu tư xây dựng, đang triển khai giải phóng mặt bằng hoặc tổ chức thực hiện dự án, đề nghị các chủ đầu tư, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức rà soát, nếu phát hiện có xuất hiện đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng thì kiên quyết xử lý theo Quy định xử lý các trường hợp đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng đang

33

Page 34: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

tồn tại dọc theo các tuyến đường giao thông và nguyên tắc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đường giao thông mới trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 06/5/2014 để xử lý các trường hợp đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng. Trường hợp có vướng mắc phát sinh phải có báo cáo kịp thời cho Ban chỉ đạo GPMB Thành phố, Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.

- Đối với các trường hợp siêu mỏng, siêu méo đã xuất hiện (192 trường hợp cũ, các trường hợp mới phát sinh ở đường Vành Đai I, II): UBND các quận, huyện, thị xã có các giải pháp khả thi và kế hoạch cụ thể cho từng tuyến đường, tuyến phố, từng trường hợp cụ thể để xử lý kiên quyết, dứt điểm nhà siêu mỏng, siêu méo hiện đang tồn tại, theo nguyên tắc:

- Vận động, khuyến khích các chủ hộ có diện tích đất hoặc đã xây dựng công trình siêu mỏng, siêu méo tự thỏa thuận, hợp khối với chủ liền kề, để xây dựng khai thác, sử dụng công trình, đảm bảo đáp ứng được quy định chung về xây dựng.

- Những nơi không đủ điều kiện xây dựng, không tổ chức được việc hợp khối, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng phương án thu hồi đất của công trình siêu mỏng, siêu méo để chỉnh trang đô thị.

- Đối với những diện tích đất có kích thước hình học không hợp lý, UBND các quận, huyện, thị xã, các sở có xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm hướng dẫn chủ đầu tư xây dựng công trình cho phù hợp với kiến trúc, cảnh quan chung của khu vực để đảm bảo quyền lợi chính đáng của chủ sở hữu đất.

- UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp với Thanh tra Sở Xây dựng tăng cường công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch trên các tuyến phố, đảm bảo không để phát sinh những vi phạm mới.

Ngày 9/9/2014 Sở Xây dựng đã chủ trì phối hợp với Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Sở Tài nguyên&Môi trường tổ chức họp với UBND các quận, huyện, thị xã kiểm điểm tiến độ và đề ra các biện pháp xử lý dứt điểm nhà "siêu mỏng, siêu méo" trên địa bàn Thành phố; các biện pháp quản lý trật tự xây dựng, quản lý quy hoạch kiến trúc 02 bến tuyến đường mới mở để ngăn chặn không phát sinh thêm nhà "siêu mỏng, siêu méo". Tại cuộc họp Hội nghị thống nhất đề nghị các quận, huyện rút kinh nghiệm và học tập công tác quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng của quận Thanh Xuân và quận Cầu Giấy và chủ động tích cực áp dụng các biện pháp hữu hiệu:

- Ban hành quy định tạm thời về cấp phép xây dựng và quản lý quy hoạch kiến trúc đối với các công trình xây dựng tại 02 bên tuyến đường mới mở.

- Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy phép xây dựng đối với các trường hợp xây dựng 02 bên tuyến đường mới mở, đổng thời chỉ đạo UBND các phường phối hợp với Thanh tra xây dựng tăng cường công tác quản lý xây dựng, quy hoạch tại các tuyến đường mới mở.

- UBND các quận, huyện phối hợp với các Chủ đầu tư rà soát, thống kê các diện tích không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng ngoài chỉ giới khi thực hiện

34

Page 35: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

dự án mở đường, bổ sung kinh phí thu hồi các diện tích không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng và kinh phí lập thiết kế đô thị vào kinh phí thực hiện dự án.

- Sở Tài nguyên&Môi trường khẩn trương tham mưu cho UBND Thành phố ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Quyết định 15/2011/QĐ-UBND ngày 6/5/2011 để phù hợp với Luật đất đai mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2014.

Câu 39. Đề nghị Thành phố tạo điều kiện cho cán bộ HTX nông nghiệp được tham gia đóng bảo hiểm từ năm 1995 như giáo viên mầm non (Cử tri Thanh Oai).

Trả lời: Theo Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ về việc

sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 thì đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động. Do vậy, cán bộ, người lao động làm việc cho hợp tác xã nông nghiệp thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2003 (từ khi Nghị định có hiệu lực 01/01/2003).

Về ý kiến đề nghị của cử tri đã nêu, vượt quá thẩm quyền của BHXH thành phố Hà Nội, BHXH Thành phố xin tiếp thu ý kiến, báo cáo BHXH Việt Nam và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét.

Câu 40. Đề nghị thành phố xem xét giải quyết 01 biên chế cán bộ làm công tác dân tộc cho các xã có đồng bào dân tộc sinh sống để tạo điều kiện cho các xã quản lý dân tộc được tốt hơn (cử tri Mỹ Đức).

UBND Thành phố đã có báo cáo HĐND Thành phố tại văn bản số 5034/UBND-TH ngày 10/7/2014.

Trả lời:Theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của

Chính phủ thì ở xã, phường, thị trấn có 11 chức danh cán bộ và 07 chức danh công chức. Nghị định chưa quy định có chức danh cán bộ làm công tác dân tộc cho các xã có đồng bào dân tộc ít người, nên Thành phố chưa có cơ sở để bố trí. Tuy nhiên, Thông tư số 06/2012/TT-BNV, ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ quy định nhiệm vụ của công chức Văn phòng - thống kê. Theo đó, công chức Văn phòng - thống kê có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực dân tộc trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

UBND Thành phố yêu cầu UBND các huyện có xã miền núi kiểm tra, rà soát và bố trí đủ số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo quy định; kiểm tra việc

35

Page 36: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn cấp xã trong đó có lĩnh vực quản lý dân tộc để tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc sinh sống được tốt hơn.

1.5. Các vấn đề về hoạt động của MTTQ, các đoàn thểCâu 41. Việc thực hiện Đề án 06-ĐA/TU của Thành ủy và Quyết định

50/QĐ-UBND của UBND Thành phố về “kiện toàn sắp xếp tổ chức Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị trên địa bàn dân cử, tổ dân phố, thôn, xóm ở xã, phường, thị trấn” là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên việc điều chỉnh từ 51 tổ nay còn 21 tổ dân phố là gò ép và làm xáo trộn sự ổn định của đời sống dân cư. Nhiều cán bộ tổ dân phố không đồng thuận, không muốn tiếp tục làm do ngại quá sức thực hiện. Đề nghị Thành phố nghiên cứu tính đặc thù của nội thành Hà Nội để chỉ đạo đồng bộ phù hợp với tình hình thực tế (cử tri Tây Hồ, Đan Phượng, Thanh Oai). Nếu vẫn thực hiện đề nghị Thành phố nghiên cứu mô hình mỗi tổ dân phố nên có 02 tổ phó; có chính sách phụ cấp phù hợp với bí thư, phó bí thư chi bộ, tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố; quan tâm đến nơi sinh hoạt, hội họp của chi bộ, các đoàn thể tổ dân phố sau khi sát nhập (cử tri Ba Đình).

UBND Thành phố đã có báo cáo HĐND Thành phố tại văn bản số 5034/UBND-TH ngày 10/7/2014.

Trả lời:Căn cứ quy định của Thông tư số 04/2012/TT-BNV và Đề án số 06-ĐA/TU

của Thành ủy, UBND Thành phố đã có Quyết định số 50/2013/QĐ-UBND ngày 18/11/2013 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố và Quyết định số 7053/QĐ-UBND ngày 20/11/213 ban hành Đề án kiện toàn thôn, tổ dân phố trên địa bàn Thành phố. Mục tiêu kiện toàn thôn, tổ dân phố là xây dựng hệ thống các thôn, tổ dân phố ổn định, đồng bộ, thống nhất, có quy mô số hộ dân hợp lý, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, tập quán, văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của từng địa phương; nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng dân cư theo địa bàn thôn, tổ dân phố. Kết quả việc kiện toàn thôn, tổ dân phố sẽ làm cơ sở quan trọng để tổ chức chi bộ Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội đồng bộ theo địa bàn thôn, tổ dân phố.

Theo đó, thành phố xác định về cơ bản giữ giữ ổn định các thôn, tổ dân phố có mô hình tổ chức hệ thống chính trị đồng bộ: 01 Chi bộ Đảng lãnh đạo 01 hoặc liên thôn, tổ dân phố và lãnh đạo đồng bộ 01 Ban công tác Mặt trận và các chi hội đoàn thể. Trước mắt, tập trung sắp xếp, sáp nhập các tổ dân phố có quy mô nhỏ, đặc biệt là các tổ dân phố có quy mô dưới 70 hộ và các thôn, tổ dân phố chưa tổ chức đồng bộ hệ thống chính trị.

Qua một thời gian triển khai, thực hiện, về cơ bản các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể ở quận, huyện, thị xã và ở các xã, phường, thị trấn đã bám sát theo chủ trương, Đề án của Ban Thường vụ Thành ủy và UBND Thành phố, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, tổ chức khảo sát, xây dựng đề án tổ chức lấy ý kiến cử tri và thực hiện quy trình kiện toàn thôn, tổ dân phố; trên cơ sở đó tiến hành kiện toàn, sắp xếp tổ chức Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị ở thôn, tổ dân phố, địa bàn dân cư, đảm bảo đúng quy định và phù hợp với điều

36

Page 37: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

kiện thực tế ở từng địa phương; được đại đa số nhân dân các địa phương đồng tình ủng hộ.

Tiếp thu ý kiến cử tri nêu, UBND Thành phố yêu cầu các cơ quan chức năng và UBND các quận, huyện thị xã:

1. Tiếp tục kiểm tra, rà soát thực hiện kiện toàn các tổ dân phố đảm bảo đúng mục tiêu, quy định và phù hợp với điều kiện thực tế ở từng địa phương, đặc biệt là ở khu vực nội thành.

2. Có biện pháp để ổn định tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố; thực hiện kịp thời việc chỉnh lý, hoàn thiện sổ tạm trú, thường trú theo quy định và hạn chế tối đa những khó khăn, vướng mắc cho các hộ gia đình những nơi thực hiện kiện toàn lại thôn, tổ dân phố.

3. Rà soát, bố trí địa điểm, đảm bảo các điều kiện phục vụ sinh hoạt cộng đồng dân cư ở những địa bàn thực hiện kiện toàn thôn, tổ dân phố;

4. Thực hiện chế độ, chính sách đối với Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố theo Nghị quyết của HĐND và Quyết định của UBND Thành phố.

Riêng ý kiến của cử tri đề nghị Thành phố nghiên cứu mô hình mỗi tổ dân phố nên có 02 tổ phó. UBND Thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu và xây dựng phương án cụ thể để đề xuất với Bộ Nội vụ xem xét và chấp thuận (Hiện nay theo quy định tại Điều 4, Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và quy định hiện hành của Thành phố thì: “Mỗi tổ dân phố có Tổ trưởng, 01 Tổ phó tổ dân phố và các tổ chức tự quản khác của tổ dân phố. Trường hợp tổ dân phố có trên 600 hộ gia đình thì có thể bố trí thêm 01 Tổ phó tổ dân phố”).

1.6. Các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thônCâu 42. Đề nghị Thành phố có phương án quy hoạch chăn nuôi ra xa

khu dân cư (cử tri Đan Phượng, Thanh Oai).Trả lời: 1. Ngày 9/8/2009, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số

93/2009/QĐ-UBND về việc Ban hành “Chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, theo đó tại Điều 10 đã quy định trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã:

- Xây dựng quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung trên địa bàn.- Thẩm định, phê duyệt dự án chăn nuôi và xác định vốn vay để phát triển

chăn nuôi xa khu dân cư của các hộ chăn nuôi.- Tổ chức vận động, tuyên truyền để các hộ chăn nuôi tự nguyện tham gia

đầu tư vào các khu chăn nuôi xa khu dân cư.- Xây dựng vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư theo tiêu chí và quy

định cụ thể cho từng vùng.- Tổ chức quản lý khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư.

37

Page 38: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

2. Ngày 25/02/2013, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 1835/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi thành phố Hà Nội đến 2020 và định hướng đến 2030, theo đó trên địa bàn huyện Thanh Oai và Đan Phượng dự kiến quy hoạch khu chăn nuôi như sau:

STT Hạng mục

Hiện trạng 2010 Đến năm 2015 Đến năm 2020

Số khu chăn

nuôi tập trung

Diện tích (ha)

Số khu chăn nuôi tập

trung

Diện tích (ha)

Số khu chăn

nuôi tập trung

Diện tích (ha)

1Huyện Thanh

Oai2 31 3 61,0 8 150

2Huyện Đan

Phượng3 77,1 4 107,1 7 150

UBND Thành phố chỉ đạo UBND huyện Thanh Oai và UBND huyện Đan Phượng xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch đưa chăn nuôi ra khu dân cư, phát triển khu chăn nuôi tập trung theo quy hoạch đã được Thành phố phê duyệt.

Câu 43. Thực hiện dồn điền đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đề nghị Thành phố chỉ đạo sớm có văn bản hướng dẫn việc chuyển đổi mô hình canh tác để đảm bảo sử dụng đất đúng quy định và đạt hiệu quả sản xuất cao (cử tri Thanh Oai).

Trả lời: Căn cứ Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030. Căn cứ tình hình thực tế của Thành phố Hà Nội, ngày 05/4/2012 HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển nông nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng năm 2030; ngày 9/7/2012 UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng năm 2030.

Mặt khác, trong quá trình lập Đề án xây dựng nông thôn mới của xã có lập quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp dựa theo tình hình thực tế của địa phương và theo Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội. Do vậy các địa phương căn cứ vào Quy hoạch Phát triển nông nghiệp Thành phố Hà Nội, Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp trong Đề án xây dựng nông

38

Page 39: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

thôn mới của xã và căn cứ thực tế của địa phương, để phát triển sản xuất sau dồn điền đổi thửa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển các vùng sản xuất hàng hóa cho phù hợp, mang lại giá trị kinh tế cao.

Câu 44. Đề nghị Thành phố nghiên cứu tăng mức hỗ trợ mua máy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cơ giới hóa nông nghiệp. Hiện nay mức quy định mua máy hỗ trợ không quá 75 triệu đồng là không phù hợp giá máy rất cao, có máy lên tới 300-400 triệu đồng (cử tri Thanh Oai); đề nghị thành phố hỗ trợ kinh phí 1 lần sau đầu tư trong việc thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp vì thủ tục vay vốn khó khăn, hơn nữa một số hộ có tiền mua máy không vay qua ngân hàng NN&PTNT thì lại không được hỗ trợ (cử tri Phúc Thọ).

UBND Thành phố đã có báo cáo HĐND Thành phố tại văn bản số 5034/UBND-TH ngày 10/7/2014.

Trả lời:Hà Nội đã ban hành Quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 6/7/2012 của

UBND Thành phố về “Quy định thí điểm một số chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016” tại Điều 8: Chính sách khuyến khích đầu tư thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đã quy định rõ: “Đối tượng và điều kiện áp dụng; Chủng loại máy được hỗ trợ; Nội dung và mức hỗ trợ; Phương thức hỗ trợ; Trình tự thực hiện”. Theo đó Sở Nông nghiệp và PTNT đã giao cho các Trạm khuyến nông huyện là đấu mối tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ của các xã, thị trấn (Hướng dẫn số 479/SNN-TCKT ngày 22/3/2013 của Sở Nông nghiệp và PTNT).

Để đáp ứng nguyện vọng của cử tri và người nông dân trong thực hiện chương trình cơ giới hóa nông nghiệp, hiện nay, UBND Thành phố giao Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng, bổ sung chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Khi chính sách được UBND Thành phố phê duyệt, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân và người nông dân được tiếp cận, hưởng lợi nhiều hơn (theo yêu cầu kiến nghị của của tri), góp phần hình thành các vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm và hướng tới xuất khẩu nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất đai, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân khu vực ngoại thành Hà Nội.

Câu 45. Đề nghị Thành phố tiếp tục quan tâm hỗ trợ nguồn kinh phí san lấp, lấy lại mặt bằng sau khi đào đắp phục vụ dồn điền đổi thửa; hỗ trợ kinh phí để tiếp tục hoàn thiện đường giao thông thôn xóm, thủy lợi nội đồng (cử tri Ứng Hòa).

UBND Thành phố đã có báo cáo HĐND Thành phố tại văn bản số 5034/UBND-TH ngày 10/7/2014.

Trả lời:Để khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đầu tư phát

triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn, góp phần hoàn thành xây dựng nông thôn mới tại địa phương; HĐND Thành phố ban hành Nghị

39

Page 40: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

quyết số 04/2012/NQ-HĐND ngày 06/7/2012 về thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2012-2016, trong đó có chính sách hỗ trợ dồn điền đổi thửa; Thành phố đã ban hành Quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 về “Quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2012-2016”; trong đó, Điều 4 quy định Chính sách khuyến khích thực hiện dồn điền đổi thửa và Điều 9 quy định Chính sách khuyến khích xây dựng kiên cố hóa đường giao thông thôn, xóm đạt chuẩn nông thôn mới.

Để tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí cho các địa phương tổ chức thực hiện, trong năm 2012 và 2013, trên cơ sở Nghị quyết của HĐND, UBND Thành phố đã hỗ trợ với tổng kinh phí là: 1.508,1 tỷ đồng, trong đó có kinh phí hỗ trợ thực hiện dồn điền đổi thửa (QĐ số 5185/QĐ-UBND ngày 13/11/2012, QĐ số 2266/QĐ-UBND ngày 26/3/2013, QĐ số 6604/QĐ-UBND ngày 31/12/2013).

Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố về việc tổng hợp kết quả dồn điền đổi thửa và đào đắp giao thông, thủy lợi nội đồng tại các huyện, thị xã; Văn phòng BCĐ Chương trình 02-CTr/TU đã có Văn bản số 343/CCPTNT ngày 23/6/2014 gửi các huyện, thị xã tổng hợp kết quả dồn điền đổi thửa và đào đắp giao thông, thủy lợi nội đồng, gửi về Văn phòng trước ngày 5/7/2014 để tổng hợp, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu UBND Thành phố xem xét, tiếp tục bổ sung kinh phí cho các huyện, thị xã.

Ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Thành phố, Thành phố quan tâm, chỉ đạo các Sở, ngành bố trí kinh phí lồng ghép từ các chương trình, dự án cho huyện, thị xã để thực hiện, trong đó ưu tiên các huyện có nguồn thu khó khăn. Bên cạnh nguồn kinh phí từ ngân sách Thành phố, UBND Thành phố cũng yêu cầu UBND các huyện, thị xã cần tập trung nhiều giải pháp huy động mọi nguồn lực thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dưng nông thôn mới của địa phương.

Câu 46. Đề nghị Thành phố chỉ đạo sớm thực hiện cắm mốc giới hành lang bảo vệ sông Nhuệ để có cơ sở xét cấp GCNQSD đất cho các hộ dân ở khu vực hai bên bờ sông (cử tri Bắc Từ Liêm).

Trả lời:Việc cắm mốc giới hành hang bảo vệ sông Nhuệ đã được Ủy ban nhân dân

Thành phố quan tâm chỉ đạo, đã phê duyệt đề án và giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện. Cho tới nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã cơ bản hoàn thiện hồ sơ cắm mốc giới, đã báo cáo để Ủy ban nhân dân Thành phố xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngày 18 tháng 4 năm 2014, Ủy ban nhân dân Thành phố đã có Quyết định số 2093/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cấp trục chính hệ thống thủy lợi sông Nhuệ (đoạn từ vành đai 4 đến hết hệ thống). Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang thẩm định hồ sơ chỉ giới hành lang bảo vệ công trình thủy lợi sông Nhuệ để báo cáo UBND Thành phố

40

Page 41: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức cắm mốc chỉ giới ngoài thực địa theo quy định và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Câu 47. Đề nghị Thành phố chỉ đạo kịp thời việc cấp kinh phí bù thủy lợi phí hàng năm cho các địa phương để thuận lợi cho công tác điều hành sản xuất nông nghiệp (cử tri huyện Thạch Thất)

UBND Thành phố đã có báo cáo HĐND Thành phố tại văn bản số 5034/UBND-TH ngày 10/7/2014.

Trả lời:Căn cứ Thông tư số 41/2013/TT-BTC ngày 11/4/2013 của Bộ Tài chính về

việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 01/9/2012 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 36/2013/QĐ-UBND ngày 10/9/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định mức thu thủy lợi phí, tiền nước và mức trần dịch vụ thủy lợi nội đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội;

Căn cứ Hướng dẫn số 23/HD-SNN ngày 22/01/2014 của Sở Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 36/2013/QĐ-UBND ngày 10/9/2013 của UBND thành phố Hà Nội và phương pháp tổng hợp dự toán, quyết toán diện tích, kinh phí cấp bù miễn thủy lợi phí.

Về công tác triển khai miễn thủy lợi phí (phần diện tích tự bơm tưới, tiêu của các tổ chức hợp tác dùng nước) trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm qua do kinh phí cấp bù miễn thủy lợi phí tạm cấp kéo dài qua các năm nên việc quyết toán không kịp thời theo niên độ ngân sách. Do vậy, việc quyết toán diện tích và kinh phí cấp bù miễn thủy lợi phí triển khai còn lúng túng, chậm chễ...Tuy nhiên sang năm 2013 các quận, huyện, thị xã có sự chuyển biến tích cực hơn, hồ sơ cấp bù miễn thủy lợi phí cơ bản đã đi vào nề nếp đảm bảo về chất lượng và thời gian theo yêu cầu để liên Sở thẩm định. Đến nay có 16/20 đơn vị có hồ sơ quyết toán diện tích và nguồn kinh phí cấp bù miễn thủy lợi phí, còn 4 đơn vị chưa nộp là: Long Biên, Quốc Oai, Ba Vì và Thạch Thất. Sở Tài chính đang phối hợp cùng Sở Nông nghiệp & PTNT thẩm định hồ sơ quyết toán của các đơn vị để UBND các quận, huyện, thị xã có cơ sở phê duyệt quyết toán diện tích và nguồn kinh phí thực hiện.

Hiện nay hồ sơ quyết toán thủy lợi phí năm 2013 của huyện Thạch Thất chưa trình Liên Sở TC-NN để thẩm định trình UBND TP phê duyệt mặc dù vậy theo Quyết định số 7499/QĐ - UBND ngày 09/12/2013 của UBND Thành phố về việc giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu chi ngân sách năm 2014, UBND thành phố đã cấp bù thủy lợi phí cho các địa phương trong đó có UBND huyện Thạch Thất. UBND Thành phố đề nghị cử tri huyện Thạch Thất liên hệ với phòng Kinh tế, phòng Tài chính Kế hoạch huyện Thạch Thất để làm thủ tục nhận kinh phí cấp bù thủy lợi phí.

1.7. Các vấn đề khácCâu 48. Hiện tại việc tổ chức thu phí đường bộ đối với xe mô tô chưa

đồng bộ, chưa chuyên nghiệp; có nơi làm, nơi không. Nhiều nơi đã không

41

Page 42: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

thực hiện do thấy không nộp cũng không sao, người nghiêm túc thực hiện cũng như người không thực hiện, gây ra sự mất công bằng...Đề nghị Thành phố nghiên cứu nếu tiếp tục triển khai cần có cách thức tổ chức đồng bộ, nghiêm minh và phù hợp với thực tế (cử tri Tây Hồ).

Trả lời: Đây là loại phí mới, năm 2013 là năm đầu triển khai thu, phải qua thống kê,

phát tờ khai, thu tờ khai, lập bộ, đi thu. Một số đối tượng nộp chưa thông với chủ trương thu (hiện TPHCM vẫn chưa triển khai) đồng thời Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính chưa có chế tài xử lý trường hợp không nộp phí. Do đó mặc dù UBND TP đã ban hành Quyết định và các công văn hướng dẫn cụ thể các việc phải triển khai, giao nhiệm vụ cho các sở, ngành, UBND quận huyện, thị xã nhưng vẫn còn tồn tại như ý kiến của cử tri Tây Hồ.

Qua quá trình thực hiện, Cục Thuế đã trình UBND TP báo cáo Bộ Tài chính các vướng mắc về chế tài xử lý. Hiện Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 197 theo hướng: nghiên cứu và xin ý kiến các Bộ có liên quan để hướng dẫn.

Khi có Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, Cục Thuế sẽ tham mưu với UBND TP để triển khai đồng bộ và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

Đồng thời, hiện nay, Quỹ bảo trì đường bộ địa phương được thành lập và đi vào hoạt động đã chủ động hướng dẫn các đơn vị thu và đã phối hợp với Công an Thành phố thống kê số mô tô trên địa bàn làm căn cứ giao chỉ tiêu thu đến từng quận, huyện, thị xã.

Ngày 04/7/2014 UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 3641/QĐ-UBND giao chỉ tiêu thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe mô tô năm 2014 trên địa bàn Thành phố cho 30 quận, huyện, thị xã; giao trách nhiệm cụ thể cho UBND các quận, huyện, thị xã, các ngành nhằm tăng cường công tác thu, quản lý chặt chẽ, đúng chế độ, sử dụng đúng mục đích Quỹ bảo trì đường bộ địa phương.

Căn cứ ý kiến của cử tri, liên ngành sẽ tiếp tục rà soát, tham mưu UBND thành phố chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt việc thu, nộp phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe mô tô trên địa bàn thành phố.

Câu 49. Hiện nay tổ trưởng tổ dân phố đang thực hiện thu quá nhiều loại quỹ và phí giao thông đường bộ. Đề nghị Thành phố nghiên cứu để các đơn vị khác nhau thực hiện thu các quỹ, phí theo đúng quy định và thẩm quyền (cử tri Nam Từ Liêm, Ba Đình)

Trả lời: Việc giao UBND cấp xã chỉ đạo tổ dân phố (hoặc thôn) thu phí sử dụng

đường bộ tại Quyết định số 24/2013/QĐ-UBND ngày 11/7/2013 (nay là Quyết định số 66/2014/QĐ-UBND ngày 20/8/2014) của UBND thành phố Hà Nội về việc thu phi sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe ô tô trên địa bàn thành phố Hà Nội căn cứ vào quy định của Thông tư số 197/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí

42

Page 43: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện quy định về cơ quan thu phí bảo trì đường bộ đối với xe gắn máy, cụ thể như sau:

- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) là cơ quan thu phí đối với xe mô tô của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân (chủ phương tiện) trên địa bàn.

- UBND cấp xã chỉ đạo tổ dân phố (hoặc thôn) hướng dẫn kê khai phí sử dụng đường bộ đối đối với xe mô tô của chủ phương tiện trên địa bàn theo Mẫu số 02/TKNP tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư 197/2012/TT-BTC và tổ chức thu phí.

Hiện Bộ Tài chính đang dự thảo sửa đổi Thông tư số 197/2012/TT-BTC về phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện theo hướng: “Căn cứ điều kiện thực tế địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định giao UBND xã, phường, thị trấn hoặc bưu điện là cơ quan thu phí đối với xe mô tô.”

Tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri, khi Bộ Tài chính chính thức ban hành Thông tư mới thay thế Thông tư số 197/2012/TT-BTC, Cục Thuế cùng liên ngành sẽ căn cứ quy định của Thông tư mới và tình hình thực tế trên địa bàn Thành phố để tham mưu UBND Thành phố quy định đơn vị thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô đúng quy định và phù hợp.

Câu 50. Đề nghị Thành phố chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, chống sạt lở ở khu vực bờ vở sông Hồng, đảm bảo tính mạng và tài sản của người dân ở khu vực này trong mùa mưa bão sắp tới (cử tri Hoàn Kiếm).

UBND Thành phố đã có báo cáo HĐND Thành phố tại văn bản số 5034/UBND-TH ngày 10/7/2014.

Trả lời:Khu vực bờ vở sông Hồng quận Hoàn Kiếm có 02 phường là phường

Chương Dương và phường Phúc Tân. Hiện nay chưa có biểu hiện sạt lở do dòng chảy gây ra. Tuy nhiên một số người dân đã đổ phế thải xuống bờ sông có nguy cơ gây ra sạt lở. UBND Thành phố yêu cầu UBND quận Hoàn Kiếm chỉ đạo UBND phường: Chương Dương và Phúc Tân tăng cường công tác quản lý trên địa bàn, không để cho người dân làm bãi tập kết và đổ phế thải xuống bờ sông để đảm bảo tính mạng và tài sản của người dân trên địa bàn trong mùa mưa bão.

Câu 51. Đề nghị Thành phố xem xét nâng mức hỗ trợ cho người hiến máu tình nguyện và các quà tặng nên có tính nhân văn hơn là vật chất (cử tri Quốc Oai)

Trả lời:Theo hướng dẫn tại điều 3 thông tư số 21/2009/TT-BYT ngày 20/11/2009

về việc hướng dẫn nội dung, mức chi cho công tác tiếp nhận, sàng lọc máu toàn phần và điều chế các chế phẩm mãu đạt tiêu chuẩn, Viện huyết học truyền máu Trung ương hiện nay đang áp dụng mức chi bồi dưỡng cho người hiến máu tình nguyện và người hiến máu chuyên nghiệp như sau:

43

Page 44: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

“…2. Chi ăn uống nhẹ tại chỗ cho người hiến máu (cả người hiến máu tình nguyện và hiến máu chuyên nghiệp): Mức chi tối đa là 20.000 đồng/người/lần hiến máu. …

3. Chi bồi dưỡng trực tiếp cho người hiến máu chuyên nghiệp:a) Đối với người hiến máu toàn phần:- 140.000 đồng tính cho một đơn vị máu có thể tích 250 ml.- 200.000 đồng tính cho một đơn vị máu có thể tích 350 ml.- 260.000 đồng tính cho một đơn vị máu có thể tích450 ml.Trường hợp thể tích máu tăng thêm hoặc giảm đi so với các đơn vị thể tích

trên thì được cộng thêm hoặc giảm đi tương ứng 600 đồng/01 ml.b) Đối với người hiến để gạn tách các thành phần máu (khối tiểu cầu, khối

bạch cầu hạt, tế bào gốc máu ngoại vi...):+ 300.000 đồng tính cho thể tích chế phẩm từ 250 đến dưới 400 ml.+ 450.000 đồng tính cho thể tích chế phẩm từ 400 đến 500 ml.4. Chi phí đối với người hiến máu tình nguyện:a) Chi quà tặng bằng hiện vật nhằm động viên khuyến khích, bồi dưỡng sức

khỏe đối với người hiến máu tình nguyện: Mức chi tối đa là 80.000 đồng/người/lần hiến máu (áp dụng cho tất cả các loại thể tích máu).

b) Chi hỗ trợ chi phí đi lại đối với người hiến máu tình nguyện: Mức chi tối đa là 30.000 đồng/người/lần hiến máu….”

Tuy nhiên đến nay sau 5 năm thực hiện, mức chi này đã quá thấp. Vì vậy tháng 8/2014 Bộ Y tế đã dự thảo thông tư thay thế thông tư 21/2009/TT-BYT và đang lấy ý kiến đóng góp của các Sở y tế và Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện các cấp; trong đó dự kiến như sau:

“…2. Chi ăn uống nhẹ tại chỗ cho người hiến máu (cả người hiến máu tình nguyện và hiến máu chuyên nghiệp): Mức chi tối đa là 40.000 đồng/người/lần hiến máu. …

3. Chi bồi dưỡng trực tiếp cho người hiến máu chuyên nghiệp:a) Đối với người hiến máu toàn phần:- 200.000 đồng tính cho một đơn vị máu có thể tích 250 ml.- 280.000 đồng tính cho một đơn vị máu có thể tích 350 ml.- 360.000 đồng tính cho một đơn vị máu có thể tích450 ml.Trường hợp thể tích máu tăng thêm hoặc giảm đi so với các đơn vị thể tích

trên thì được cộng thêm hoặc giảm đi tương ứng 800 đồng/01 ml.b) Đối với người hiến để gạn tách các thành phần máu (khối tiểu cầu, khối

bạch cầu hạt, tế bào gốc máu ngoại vi...):+ 400.000 đồng tính cho thể tích chế phẩm từ 250 đến dưới 400 ml.+ 600.000 đồng tính cho thể tích chế phẩm từ 400 đến 500 ml.+ 700.000 đồng tính cho thể tích chế phẩm từ 500 đến 600 ml.4. Chi phí đối với người hiến máu tình nguyện:

44

Page 45: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

a) Chi quà tặng bằng hiện vật nhằm động viên khuyến khích, bồi dưỡng sức khỏe đối với người hiến máu tình nguyện: Mức chi tối đa là 100.000 đồng/người/lần hiến máu (áp dụng cho tất cả các loại thể tích máu).

b) Chi hỗ trợ chi phí đi lại đối với người hiến máu tình nguyện: Mức chi tối đa là 50.000 đồng/người/lần hiến máu….”

Câu 52. Đề nghị Thành phố có giải pháp hạn chế số lượng hỏa thiêu tại Đài hóa thân Hoàn Vũ đồng thời cho nâng cấp không để gây ô nhiễm môi trường (cử tri huyện Thanh Trì)

Trả lời: Hình thức hỏa táng trong việc tang là góp phần bảo vệ môi trường, kiểm

soát ô nhiễm, tiết kiệm đất đai, hướng tới phát triển bền vững. Thành phố Hà Nội đã có kế hoạch đầu tư xây dựng 08 cơ sở hỏa táng mới trong các nghĩa trang tập trung: Nghĩa trang Minh Phú, Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn); Xuân Nộn (huyện Đông Anh); Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên); Trung Mầu (huyện Gia Lâm); Vĩnh Hằng, Yên Kỳ (huyện Ba Vì); Trần Phú (huyện Chương Mỹ).

Trung tâm Quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) đã thực hiện quan trắc, lấy mẫu và phân tích chất lượng khí thải của các hệ thống xử lý khói tại Đài hóa thân Hoàn Vũ (thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì), trong đó chỉ có 01 thông số bụi cần giảm trước khi thải ra môi trường xung quanh, các thông số khác đều đạt quy chuẩn cho phép.

Để xử lý việc này, Thành phố đã chỉ đạo các giải pháp nâng cao chất lượng khí thải tại Đài hóa thân Hoàn Vũ như sau:

1. Rà soát, kiểm tra lại các quy trình và thiết bị sàng lọc bụi của các lò hóa thân tại Đài hóa thân Hoàn Vũ.

2. Nghiên cứu, xem xét các công đoạn phân hủy của áo quan, vật dụng để có các giải pháp kỹ thuật phù hợp cần thiết hạ thông số bụi về quy chuẩn cho phép.

3. Thực hiện, định hướng và khuyến cáo nhân dân lựa chọn loại áo quan phù hợp với hình thức hỏa táng được lồng ghép trong các thủ tục giao dịch tại các điểm ký hợp đồng.

4. Phối hợp với các đơn vị cung cấp, lắp đặt, điều chỉnh thiết bị xử lý khí thải tại các lò hỏa táng để đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường bên ngoài.

II. KIẾN NGHỊ RIÊNG CỦA TỪNG QUẬN, HUYỆN2.1. Quận Ba ĐìnhCâu 53. Đề nghị Thành phố di chuyển cầu vượt đi bộ gần ngã tư Láng

Hạ - Huỳnh Thúc Kháng về điểm đầu phố Thành Công sang ngõ 57 Láng Hạ để tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận tiện và đảm bảo an toàn giao thông.

Trả lời:Việc bố trí vị trí xây dựng cầu vượt đi bộ đã được Liên ngành và chính

quyền địa phương thống nhất trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu giao thông cũng

45

Page 46: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

như tình hình thực tế tổ chức giao thông trong khu vực. Có nhiều giải pháp để giải quyết nhu cầu đi bộ sang đường của người dân như cầu vượt, vạch sơn, hệ thống đèn tín hiệu... UBND Thành phố chỉ đạo Sở GTVT khảo sát và có phương án phù hợp nhằm vừa đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, đảm bảo mỹ quan đô thị và đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

2.2. Quận Bắc Từ LiêmCâu 54. Đề nghị Thành phố xem xét đầu tư lắp đặt hệ thống chiếu sáng

đường Hoàng Tăng Bí, tổ dân phố Tân Xuân, phường Xuân Đỉnh. Trả lời: Theo đề xuất của cử tri và đề nghị của UBND quận Bắc Từ Liêm, UBND

Thành phố đã giao nhiệm vụ cho Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng kiểm tra hiện trường, báo cáo, đề xuất. Trên cơ sở báo cáo, đề xuất của liên ngành, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư công trình nâng cấp cải tạo đường Hoàng Tăng Bí, tổ dân phố Tân Xuân, phường Xuân Đỉnh, trong đó có hạng mục lắp đặt hệ thống chiếu sáng công cộng, dự kiến thực hiện trong năm 2015.

Câu 55. Điểm giao cắt sang đường trên Quốc lộ 32 đoạn trước Trung tâm phát triển cụm công nghiệp quận Bắc Từ Liêm bố trí không phù hợp nên đã xảy ra nhiều tai nạn giao thông. Đề nghị Thành phố xem xét điều chỉnh lại.

Trả lời:UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở GTVT tiến hành kiểm tra và điều chỉnh

phương án tổ chức giao thông cho phù hợp nhằm vừa đảm bảo yêu cầu phục vụ thi công tuyến đường sắt đô thị (đoạn Nhổn – Ga Hà Nội), vừa đảm bảo trật tư, an toàn giao thông.

Câu 56. 16 hộ dân nằm trong Dự án mở rộng chợ đầu mối phường Minh Khai đã thực hiện việc bàn giao đất cho Dự án từ năm 2010 nhưng đến nay chưa được bố trí tái định cư, hiện đời sống sinh hoạt của các hộ dân gặp rất nhiều khó khăn. Đề nghị Thành phố sớm xem xét giải quyết để đảm bảo đời sống cho nhân dân.

Trả lời: Dự án Xây dựng chợ đầu mối Minh Khai có tổng diện tích đất thu hồi là

41.925 m2.- Giai đoạn 1: 35.181 m2 do Ban QLDA huyện Từ Liêm trước đây làm Chủ

đầu tư. Toàn bộ diện tích đất thu hồi tại giai đoạn 1 là đất nông nghiệp, đất mương đường nội đồng, không liên quan đến bố trí tái định cư. UBND huyện Từ Liêm đã chỉ đạo thực hiện và hoàn thành GPMB giai đoạn 1 từ năm 2005. Chủ đầu tư đã đưa đất vào sử dụng.

- Giai đoạn 2: 5.943,9 m2 do Công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội là chủ đầu tư.

Đến nay đã thực hiện GPMB đối với 3.640,6 m2 đất nông nghiệp của 17 hộ gia đình, không liên quan đến tái định cư. Diện tích chưa thực hiện GPMB là

46

Page 47: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

2.303,3 m2 đất chủ yếu có nhà ở. Do Chủ đầu tư chưa bố trí quỹ tái định cư nên tạm dừng chưa thực hiện GPMB từ năm 2012 (Chủ đầu tư chưa nhận bàn giao mặt bằng từ các hộ dân).

Câu 57. Đề nghị Thành phố đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án nâng cấp, cải tạo đường Nguyễn Hoàng Tôn. Do dự án chậm triển khai khiến hơn 100 hộ dân phường Xuân Đỉnh có đất nằm trong quy hoạch dự án không được xây dựng nhà, không được cấp nước sạch, đời sống sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.

Trả lời: Dự án xây dựng đường Nguyễn Hoàng Tôn đã được phê duyệt chủ trương

đầu tư tại Quyết định số 3587/QĐ-UBND ngày 15/7/2009, có tổng mức đầu tư (dự kiến): 1.273 tỷ đồng.

Do khó khăn về vốn và cần tập trung nguồn lực hoàn thành dứt điểm các công trình dự án trọng điểm theo Nghị quyết của HĐND Thành phố nên dự án này phải tạm dừng triển khai. Thành phố sẽ cân đối nguồn lực đầu tư và yêu cầu thực tế để đầu tư các tuyến đường theo quy hoạch, trong đó có đường Nguyễn Hoàng Tôn.

Câu 58. Đề nghị Thành phố xem xét giải quyết tái định cư tại chỗ cho 160 hộ dân phường Xuân Đỉnh có đất ở bị thu hồi GPMB tại Dự án Đề pô xe điện.

Trả lời:Khu Depot và đường dẫn của Tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội

(Tuyến ĐSĐT số 2) nằm trên địa bàn phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, thực hiện thu hồi đất, GPMB theo Quyết định số 3211/QĐ-UBND ngày 26/6/2009 của UBND Thành phố. Tổng diện tích khu Depot và đường dẫn là 175.784 m2, gồm 9.641 m2 đất ở (5,48%) của 160 hộ dân, 6.491 m2 đất cơ quan (3,7%), 5.492 m2 đất quốc phòng (3,1%), 154.229 m2 đất nông nghiệp (87,69%).

Hiện UBND quận Bắc Từ Liêm phối hợp cùng các Sở, ngành liên quan nghiên cứu lập Dự án GPMB xây dựng hạ tầng kỹ thuật tái định cư tại một số vị trí trong Quy hoạch Bắc Cổ Nhuế - Chèm để tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi đất ở của 03 dự án gồm, đề pô tuyến ĐSĐT số 2, Xây dựng tuyến đường số 3 và Tuyến đường số 5 vào trung tâm khu đô thị mới Tây Hồ Tây tại một số vị trí trong khu vực quy hoạch Bắc Cổ Nhuế - Chèm. Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Bắc Từ Liêm bắt đầu thực hiện dự án từ tháng 9/2012. Đến nay đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, chi trả tiền và nhận bàn giao mặt bằng của 128 hộ gia đình với diện tích 57.152m2. Dự kiến hết năm 2014 sẽ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất nông nghiệp; Đối với diện tích đất ở chưa triển khai thực hiện GPMB do chưa chuẩn bị được quỹ đất tái định cư.

UBND quận Bắc Từ Liêm đang phối hợp cùng các Sở, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất về địa điểm tái định cư phục vụ GPMB thực hiện dự án: Xây dựng Đề pô và đường dẫn vào Đề pô thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị Hà Nội số 2, đoạn Nam Thăng Long- Trần Hưng Đạo.

47

Page 48: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Câu 59. Đề nghị Thành phố xem xét, đầu tư dứt điểm tuyến đường từ Đại học Mỏ- Địa chất đến đường Phạm Văn Đồng, đường Hoàng Quốc Việt kéo dài, đường Văn Tiến Dũng đi đường vành đai 4.

Trả lời:Việc đầu tư, mở rộng các tuyến đường cần có kế hoạch cụ thể, phù hợp với

khả năng cân đối các nguồn lực đầu tư. Trước mắt, Thành phố chỉ đạo UBND quận Bắc Từ Liêm tích cực phối hợp với Công an Thành phố, Sở Giao thông Vận tải và các ngành liên quan tăng cường công tác phân luồng, tổ chức giao thông, giải tỏa lấn chiếm lòng đường, vỉa hè… để phục vụ nhân dân đi lại được thuận tiện nhất.

Câu 60. Đề nghị Thành phố quan tâm, sớm tiếp tục thực hiện Dự án Kè sông Pheo để đảm bảo đời sống sinh hoạt nhân dân trên địa bàn trong mùa mưa bão. Hiện nay 2 bên bờ sông sụt lún nghiêm trọng, nhà ở nhiều hộ dân trong khu vực bị nứt, việc thoát nước không đảm bảo gây ngập úng cục bộ khi mưa to, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống nhân dân Tổ dân phố Phúc Lý, phường Minh Khai.

Trả lời:Dự án Cải tạo thoát nước sông Pheo do Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy

lợi Hà Nội được giao làm chủ đầu tư. Hiện nay toàn bộ dự án đã cơ bản hoàn thành việc nạo vét, khơi thông dòng chảy, đảm bảo tiêu thoát úng trong mùa mưa bão năm 2014.

Việc thi công kè đá gia cố hai bờ sông các đoạn xung yếu chưa hoàn thành do thiếu vốn. Tiếp thu kiến nghị của cử tri, UBND Thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính nghiên cứu, cân đối bổ sung nguồn bố trí vốn theo quy định để dự án tiếp tục triển khai, hoàn thành đảm bảo mục tiêu, nhiệm vụ thiết kế không ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

2.3. Quận Cầu GiấyCâu 61. Đề nghị Thành phố kiểm tra, xem xét lại quyết định tạm thời

cho phép Công ty TNHH khai thác điểm đỗ xe tại khu tái định cư 5.3 ha Dịch Vọng - Cầu Giấy; các đường nội bộ nhỏ, các điểm đỗ xe gây khó khăn đi lại cho nhân dân tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cao.

Trả lời:Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở GTVT phối hợp

với Liên ngành kiểm tra và có phương án cụ thể nhằm vừa đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu giao thông tĩnh của nhân dân.

Câu 62. Năm 2009 UBND quận Cầu Giấy ra quyết định cấp GCN cho 1 hộ tại Tổ 39 phường Nghia Đô chùm vào diện tích đất đã được Thành phố Hà Nội đã cấp năm 2000 là 0.35m X 25m khiến cho 8 hộ không thể chia mốc và làm nhà được sau 14 năm được cấp GCN. Đề nghị Thành phố xem xét giải quyết.

Trả lời:

48

Page 49: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Việc công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hồ sơ bán nhà và đề nghị của Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị - Bộ Quốc phòng (bán nhà theo Nghị định 61/CP của Chính phủ). Để giải quyết tồn tại này, Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy đã chủ động bàn bạc với Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị - Bộ Quốc phòng, xin ý kiến Sở Xây dựng để tháo gỡ. Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy thì cho tới nay, phía Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị - Bộ Quốc phòng chưa có giải pháp.

Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ giao Sở Xây dựng, quận Cầu Giấy tiếp tục đôn đốc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết.

Câu 63. Việc xây dựng nhà tái định cư N04 của Thành phố tại phường Dịch Vọng làm sụt lún, nứt nhà dân Tổ 59, mặt đường Trần Đăng Ninh; có những gia đình phải sửa chữa hơn 100 triệu đồng. Đề nghị Thành phố có phương án đền bù cho các hộ.

Trả lời: Dự án xây dựng nhà chung cư cao tầng N04 phục vụ di dân giải phòng mặt

bằng tại Khu 5,3 ha phường Dịch vọng do UBND quận Cầu Giấy làm chủ đầu tư, Dự án trên đã hoàn thành và bàn giao nhà cho các hộ dân về ở từ năm 2007. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, các hộ dân liền kề có đơn gửi đến UBND quận Cầu Giấy.

UBND quận đã báo cáo Thành phố tại Tờ trình số 63/TTr-UBND ngày 26/11/2010 đề nghị bố trí kế hoạch vốn thực hiện công tác khảo sát, đánh giá hiện trạng, xác định nguyên nhân gây lún, nứt, hư hỏng các công trình liền kề khi xây dựng các nhà chung cư cao tầng tại khu 5,3 ha phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy. Hiện nay, UBND quận tiếp tục giao Phòng Quản lý đô thị chủ trì, phối hợp với Ban quản lý dự án, UBND phường Dịch Vọng giải quyết theo quy định.

Câu 64. Đề nghị Thành phố đẩy nhanh tiến độ quy hoạch cải tạo các khu tập thể cũ, xuống cấp trên địa bàn quận: khu tập thể trường Múa, tập thể Nhạc vũ kịch, tập thể trường Xiếc và tập thể trường Sân khấu - Điện ảnh để nhân dân sớm ổn định cuộc sống.

Trả lời: Khu tập thể trường múa, tập thể nhạc vũ kịch, tập thể trường xiếc và tập thể

trường sân khấu điện ảnh gồm các dẫy nhà 1 tầng, 2 tầng và chung cư 5 tầng, thuộc Khu Văn công Mai Dịch, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy hầu hết đã hoàn thành công tác bán nhà theo Nghị định 61/CP.

Khu Văn công Mai Dịch, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy thuộc phân khu H2-1 hiện đang được Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, Sở Quy hoạch Kiến trúc hoàn thiện quy hoạch phân khu làm cơ sở phê duyệt quy hoạch chi tiết theo quy hoạch chung đã được Thủ tướng phê duyệt, trình UBND Thành phố.

Ngày 30/7/2014, UBND thành phố Hà Nội có Văn bản số 4745/VP-XDGT yêu cầu các Sở ngành của Thành phố rà soát, tổng hợp tình hình triển khai các dự án cải tạo xây dựng chung cư trên địa bàn Thành phố. Mặt khác, Sở Xây dựng Hà Nội đang hoàn thiện Dự thảo “Quy định một số biện pháp cải tạo, xây

49

Page 50: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

dựng lại các chung cư cũ, nhà cũ xuống cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội”, trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt làm cơ sở thực hiện xây dựng, cải tạo lại các chung cư, khu nhà cũ trên địa bàn Thành phố.

Căn cứ vào nội dung chỉ đạo trên, UBND quận đã phối hợp với các Sở ngành Thành phố được giao nhiệm vụ tổ chức rà soát, thống kê. Ngày 06/9/2014, UBND quận Cầu Giấy đã có Văn bản số 793/UBND-QLĐT báo cáo UBND Thành phố với nội dung: đến nay hầu hết các dự án cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ, nhà cũ xuống cấp trên địa bàn quận Cầu Giấy mới chỉ thực hiện công tác điều tra xã hội học, nghiên cứu lập quy hoạch, chưa giải phóng mặt bằng.

2.4. Quận Đống Đa.Câu 65. Đề nghị Thành phố cho đầu tư nâng cấp làm vỉa hè và thảm

nhựa tuyến phố Trần Hữu Tước để đảm bảo an toàn cho nhân dân đi lại.Trả lời:Về phần mặt đường, Sở GTVT sẽ cho thảm lại trong tháng 10/2014. Về phần vỉa hè, UBND quận Đống Đa đã lắp đặt xong hạng mục viên vỉa,

đan rãnh, ga thu nước mặt, phần mặt hè sẽ tiếp tục triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Câu 66. Đề nghị Thành phố cho phép xe máy và các phương tiện thô sơ được lưu thông theo chiều từ ga Trần Quý Cáp đến ngã tư Văn Miếu - Lê Duẩn để giảm ùn tắc giao thông.

Trả lời:Thành phố đã chỉ đạo Sở GTVT phối hợp với Công an Thành phố, UBND

Quận Hoàn Kiếm và Ga Hà Nội để có phương án tổ chức lại giao thông, đảm bảo trật tự và văn minh đô thị quanh khu vực Ga Hà Nội. Trên cơ sở khảo sát thực tế nhu cầu, lưu lượng giao thông, sẽ có giải pháp tổ chức đảm bảo giao thông phù hợp. Tuy nhiên, việc đề xuất tổ chức cho xe máy và phương tiện thô sơ đi theo hướng từ Trần Quý Cáp đến Lê Duẩn là không đảm bảo phù hợp với hiện trạng hạ tầng và lưu lượng phương tiện, dễ gây ùn tắc giao thông tại khu vực nút Lê Duẩn – Hai Bà Trưng – Nguyễn Khuyến.

Câu 67. Đề nghị Thành phố xem xét lại mức đền bù hỗ trợ GPMB dự án sông Lừ sau trường Đại học Y khoa, hiện mức đền bù quá thấp gây khó khăn cho đời sống nhân dân.

Trả lời:Đối với Dự án thoát nước sông Lừ, UBND quận Đống Đa đã phê duyệt

xong toàn bộ phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trước năm 2014, bao gồm cả đoạn phía sau trường Đại học Y Khoa thuộc địa bàn phường Trung Tự.

Về giá đất làm cơ sở bồi thường, hỗ trợ: Giá đất nông nghiệp áp dụng theo bảng giá do UBND Thành phố ban hành (252.000 đ/m2); giá đất ở thực hiện theo Quyết định số 6264/QĐ-UBND ngày 17/10/2013 (theo đơn giá đất ở quy định tại Quyết định số 51/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND Thành

50

Page 51: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

phố nhân với hệ số điều chỉnh K = 1,8; các thửa đất ở thuộc vị trí 4 được áp dụng đơn giá của vị trí 3).

Trên cơ sở xác nhận nguồn gốc đất của UBND phường, UBND quận Đống Đa đã phê duyệt phương án cho các hộ theo chính sách quy định tại Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 của UBND Thành phố, theo đó các hộ có đất bị thu hồi thuộc đoạn phía sau trường Đại học Y Khoa không được bồi thường về đất theo giá đất ở mà chủ yếu các hộ được bồi thường theo giá đất nông nghiệp (252.000đ/m2) hoặc chỉ được hỗ trợ chi phí đầu tư vào đất còn lại (hỗ trợ công tôn tạo: 50.000đ/m2).

Hiện nay, Ban Chỉ đạo GPMB Thành phố mới nhận được Tờ trình số 113/TTr-UBND ngày 03/9/2014 của UBND quận Đống Đa về xin xét bổ sung chính sách đặc thù cho 12 hộ dân thuộc khu vực này. UBND Thành phố sẽ giao Ban Chỉ đạo GPMB Thành phố chủ trì Liên ngành để xem xét đề xuất của UBND quận Đống Đa sau khi thu thập đủ hồ sơ có liên quan và nghiên cứu tài liệu.

Câu 68. Đề nghị Thành phố cho mở rộng ngã tư Khâm Thiên - Lê Duẩn để tránh gây ùn tắc tại khu vực mỗi khi có tàu hỏa đi qua.

Trả lời:Hiện tại khu vực Ga Hà Nội đang được quy hoạch lại. Trước mắt, UBND

Thành phố chỉ đạo công an Thành phố và Sở GTVT tăng cường công tác tổ chức, đảm bảo giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

Câu 69. Đề nghị Thành phố thu hồi khu đất trống tại 78 ngõ Trung Tiền hoặc trường dạy cắt may ở 56 phố Khâm Thiên để đầu tư xây dựng trụ sở công an phường Khâm Thiên sắp bị giải tỏa.

Trả lời: 1. Về quản lý và sử dụng đất: Hiện nay Phòng Tài nguyên - Môi trường quận

Đống Đa đang phối hợp với UBND các phường trên địa bàn Quận tiến hành rà soát đối với các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không sử dụng đúng mục đích, sử dụng không hiệu quả; lập danh sách báo cáo cơ quan có thẩm quyền, trình UBND Thành phố xem xét quyết định theo quy định, trong đó:

- Khu đất 78 ngõ Trung Tiền, phường Khâm Thiên đã được UBND Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển xây dựng thương mại Đông Dương với diện tích đất 2.039m2, có mục đích sử dụng để đầu tư xây dựng khu vui chơi giải trí kinh doanh bể bơi, sân tennis (đất xây dựng TDTT có kinh doanh), thời gian thuê 30 năm (kể từ 03/12/1998), hiện tại dự án chưa triển khai vào thực hiện.

- Khu đất tại địa chỉ 56 phố Khâm Thiên, phường Khâm Thiên với diện tích đất sử dụng 908.1m2, hiện nay do Trường Trung cấp nghề may và thời trang Hà Nội trực thuộc Sở Lao động - thương binh và Xã hội đang sử dụng làm trường dạy nghề.

2. Về quy hoạch:

51

Page 52: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

- Theo Quy hoạch chi tiết quận Đống Đa tỷ lệ 1/2000 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 03/4/2000: Khu đất số 78 ngõ Trung Tiền được xác định chức năng là đất cây xanh; Khu đất số 56 phố Khâm Thiên được xác định chức năng là đất ở.

- Thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011; hiện nay, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đang hoàn chỉnh Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị H1-3, tỷ lệ 1/2000 (thuộc địa giới hành chính quận Đống Đa) theo quy định (dự kiến phê duyệt trong khoảng cuối năm 2014 hoặc đầu năm 2015); theo đó chức năng sử dụng đất theo quy hoạch tại Khu đất số 78 ngõ Trung Tiền và Khu đất số 56 phố Khâm Thiên sẽ được xác định cụ thể và được thực hiện sau khi Quy hoạch phân khu đô thị H1-3, tỷ lệ 1/2000 được duyệt.

- Việc xác định công trình công cộng đơn vị ở (tương đương cấp phường) theo quy hoạch trong đó có việc bố trí quỹ đất xây dựng trụ sở công an các phường đang được nghiên cứu xem xét cụ thể trong quá trình lập đồ án Quy hoạch phân khu đô thị; sau khi Quy hoạch phân khu đô thị H1-3, tỷ lệ 1/2000 được duyệt, Thành phố sẽ xem xét giải quyết việc đầu tư xây dựng Trụ sở Công an phường Khâm Thiên theo quy định.

Câu 70. Đề nghị Thành phố cho đẩy nhanh tiến độ thi công sửa chữa hè đường phố Khâm Thiên.

Trả lời:Công tác cải tạo, chỉnh trang tuyến đường đã được UBND Thành phố giao

Sở GTVT nghiên cứu, tuy nhiên do chưa cân đối được nguồn lực nên trước mắt, Sở GTVT sẽ tăng cường công tác duy tu, duy trì và phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương triển khai phương án tổ chức giao thông, thực hiện năm trật tư văn minh đô thị theo chỉ đạo của UBND Thành phố nhằm đảm bảo an toàn giao thông và văn minh đô thị.

UBND quận Đống Đa phối hợp với Sở GTVT để đẩy nhanh tiến độ việc sữa chữa hè đường trên phố Khâm Thiên.

Câu 71. Đề nghị Thành phố trả lời cho nhân dân lý do mở rộng quy hoạch dự án cống hóa mương T5A1 phường Trung Liệt đoạn qua tổ 35 khu dân cư 5A. Việc này hiện đang gây bức xúc cho 23 hộ dân trong diện GPMB.

Trả lời: Tuyến mương T5A1 Tây Sơn là một hạng mục thuộc gói thầu số 3 - Dự án

Thoát nước nhằm cải tạo môi trường Hà Nội - Dự án II. Công tác GPMB được triển khai theo đúng chỉ giới GPMB, chỉ giới xây dựng và các cơ sở pháp lý đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với Quy hoạch chi tiết 1/500 của phường Trung Liệt đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 115/2002/QĐ-UBND ngày 01/12/2002.

Công tác GPMB được được thực hiện theo đúng quy định. Các văn bản pháp lý liên quan được công khai theo yêu cầu của các hộ dân, đồng thời tiến

52

Page 53: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

hành đối thoại trả lời kiến nghị trong quá trình thực hiện nhiều lần (lần gần nhất là ngày 28/5/2014), tuy nhiên các hộ dân vẫn tiếp tục kiến nghị, dẫn đến kéo dài công tác GPMB, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công tuyến cống T5A1.

Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội – Dự án II là một trong những dự án trọng điểm của UBND Thành phố. Mương T5A1 Tây Sơn sau khi hoàn thành không những góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao năng lực thoát nước, đảm bảo cho hạ tầng giao thông, giao thông tĩnh và cải thiện cảnh quan môi trường mà còn phù hợp với Quy hoạch chung đã được phê duyệt.

Câu 72. Đề nghị Thành phố cho thu hồi căn nhà trong ngõ 98 Thái Hà thuộc dự án đường Thái Hà còn lại để giao cho phường xây dựng nhà văn hóa.

Trả lời: Khu di dân ao cây Dừa, diện tích khoảng 61,0 m2 đất tại Dãy 3, ngõ 98 phố

Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa thuộc quỹ nhà tái định cư do Ban quản lý dự án giao thông đô thị quản lý.

Ngày 07/11/2012, Ủy ban nhân dân Thành phố có Văn bản số 8875/UBND-TNMT ngày 07/11/2012 giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND quận Đống Đa lập hồ sơ thu hồi căn nhà tái định cư tại khu ao cây Dừa, ngõ 98 phố Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa do Ban quản lý Giao thông đô thị đang quản lý; trường hợp Cụm dân cư chưa có nhà sinh hoạt cộng đồng thì giao UBND phường Trung Liệt quản lý làm Nhà sinh hoạt cộng đồng; trường hợp Cụm dân cư đã có Nhà sinh hoạt cộng đồng thì giao Trung tâm giao dịch đất đai và phát triển quỹ đất tổ chức đấu giá thu tiền Ngân sách theo quy định. Ngày 05/12/2012, Sở Tài nguyên và Môi trường có Văn bản số 5282/STNMT-KHTH hướng dẫn UBND phường Trung Liệt hoàn thiện tài liệu, lập hồ sơ thu hồi căn nhà tái định cư tại khu ao cây Dừa, ngõ 98 phố Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa do Ban quản lý Giao thông đô thị đang quản lý; giao cho UBND phường Trung Liệt để quản lý và sử dụng cùng với công trình hiện có làm Nhà sinh hoạt cộng đồng cho Cụm dân cư. Hiện nay, UBND quận Đống Đa đang hoàn thiện hồ sơ thu hồi đất, giao đất trình UBND Thành phố theo quy định.

Câu 73. Cử tri kiến nghị nhiều lần việc cải tạo hồ Linh Quang quá chậm, gây ô nhiễm môi trường. Đề nghị thành phố quan tâm giải quyết.

Trả lời :Dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ Linh Quang, quận Đống

Đa, Hà Nội đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 4563/QĐ-UB ngày 10/04/2004 với Tổng mức đầu tư 130,912 tỷ đồng.

Ngày 09/10/2007, UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 4022/QĐ-UB về việc phê thu hồi 46.168,8m2 đất và mặt nước tại phường Văn Chương - quận Đống Đa giao cho Sở giao thông công chính để thực hiện Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ Linh Quang bao gồm 10.566 m2 đất thổ cư và 35.200 m2 mặt nước.

53

Page 54: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Dự án gặp nhiều khó khăn, cụ thể:

- Khối lượng công tác GPMB của dự án rất lớn bao gồm 237 hộ dân trong đó có 140 hộ dân thuộc diện di dời phải bố trí tái định cư.

- Dự án ban đầu do Sở Giao thông Hà Nội thực hiện từ năm 2004 đến năm 2008 được chuyển tiếp cho Sở Xây dựng Hà Nội và trải qua đến 3 lần thay đổi đơn vị đại diện Chủ đầu tư (BQL trực tiếp quản lý Dự án) nên mất nhiều thời gian trong quá trình chuyển tiếp, bàn giao.

- Khi bắt đầu triển khai công tác GPMB của dự án thì hồ Linh Quang lại bị nhiễm khuẩn dịch tả nên không thể tiến hành điều tra, kiểm đếm.

- Xung quanh khu vực hồ Linh Quang đa phần là đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích đất qua các thời kỳ có rất nhiều thay đổi nên công tác xác nhận nguồn gốc đất gặp rất nhiều khó khăn. Có nhiều hộ dân có nhà nằm trong khu vực GPMB nhưng hiện đang cho người khác thuê lại nên rất khó khăn để Tổ công tác thu thập hồ sơ, giấy tờ, điều tra và ký biên bản,…

- Sau khi có công bố quy hoạch và Chủ đầu tư kết hợp với Ủy ban nhân dân phường Văn Chương đã thông báo công khai đến các hộ dân thì vẫn còn rất nhiều trường hợp tiếp tục lấn chiếm lòng hồ nên hiện trạng liên tục bị thay đổi. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều trường hợp xẩy ra tranh chấp dẫn đến khiếu kiện kéo dài.

- Mặt khác, qua hằng năm có rất nhiều sự thay đổi về cơ chế chính sách Giải phóng mặt bằng, về đơn giá bồi thường, hỗ trợ do đó Tổ công tác phải cập nhật và điều chỉnh lại phương án cho người dân.

Vì những lý do trên nên Dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ Linh Quang bị kéo dài, chậm tiến độ so với dự kiến. Tuy nhiên, đến nay UBND quận Đống Đa , Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã chỉ đạo Hội đồng BTHT&TĐC, Ban BTGPMB quận Đống Đa, UBND phường Văn Chương, Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình HTKT đô thị (đơn vị đại diện Chủ đầu tư) thực hiện điều tra, lập xong toàn bộ phương án bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân. Dự kiến đến hết quý IV/2014, Ủy ban nhân dân quận Đống Đa sẽ hoàn tất việc ký Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức chi trả tiền để kết thúc công tác GPMB phục vụ thi công hoàn thành dự án (nếu dự án được UBND Thành phố tiếp tục bố trí vốn).

Câu 74. Đề nghị Thành phố chỉ đạo bố trí nhà tái định cư GPMB dứt điểm cho 02 hộ dân thuộc dự án cải tạo mương Lương Sử C để sớm hoàn thành dự án tránh gây úng ngập cho nhân dân trong mùa mưa bão sắp tới.

Trả lời: Ngày 20/8/2014, Ban quản lý dự án Thoát nước Hà Nội (thuộc Sở Xây

dựng) đề nghị thỏa thuận, bố trí nhà tái định cư cho 01 hộ gia đình được xét tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng cống Lương Sử thuộc Dự án thoát nước

54

Page 55: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Hà Nội trên địa bàn phường Văn Chương, quận Đống Đa cụ thể là hộ ông Trần Văn Dũng (số 35A ngõ Lương Sử C, quận Đống Đa).

Sở Xây dựng đã có Văn bản số 6357/SXD-PTN ngày 26/8/2014 thoả thuận bố trí căn hộ số 501 - diện tính sử dụng (diện tích thông thủy) của căn hộ là 53,73 m2 và diện tích sàn xây dựng của căn hộ là 57,49 m2 tại nhà N4 khu di dân Đồng Tầu, quận Hoàng Mai để UBND quận Đống Đa bố trí tái định cư cho hộ gia đình ông Dũng phục vụ giải phóng mặt bằng cống Lương Sử thuộc Dự án thoát nước Hà Nội trên địa bàn phường Văn Chương, quận Đống Đa.

Đến nay, Sở Xây dựng chưa nhận được đề nghị thỏa thuận thêm căn hộ phục vụ giải phóng mặt bằng cống Lương Sử thuộc Dự án thoát nước Hà Nội trên địa bàn phường Văn Chương, quận Đống Đa.

Câu 75. Đề nghị Thành phố giải quyết tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để trông giữ ô tô, xe máy tại một số nơi như: Bệnh viện K, dọc phố Hai Bà Trưng.

Trả lời: Xung quanh Bệnh viện K có một điểm trông giữ phương tiện do UBND

Quận Hoàn Kiếm cấp cho Công ty cổ phần 901, được phép sử dụng tạm thời hè phố trước số nhà 56-58 Hai Bà Trưng, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm để trông giữ xe đạp, xe máy công cộng, diện tích sử dụng là 448,5m2.

- Trên dọc tuyến phố Hai Bà Trưng có tổng cộng 18 điểm trông giữ phương tiện được cấp phép, diện tích sử dụng được cấp phép là 1838,5 m2, trong đó 16 điểm trông giữ phương tiện trên vỉa hè do UBND quận Hoàn Kiếm cấp phép, 02 điểm trông giữ phương tiện dưới lòng đường do Sở Giao thông vận tải cấp phép (Điểm từ số nhà 34- 38 và điểm trước số 49 phố Hai Bà Trưng).

- Về mục đích sử dụng: Có 04 điểm được cấp cho các cơ quan Nhà nước để phương tiện cho cán bộ công nhân viên và khách đến giao dịch; 5 điểm được cấp phép cho Công ty TNHH MTV khai thác điểm đỗ xe Hà Nội, 9 điểm cấp cho Công ty cổ phần 901 phục vụ mục đích trông giữ phương tiện công cộng có thu phí.

- Về vị trí sử dụng: Có 1 điểm trông giữ ô tô dưới lòng đường; 1 điểm để đỗ xe ô tô trên dải phân cách giữa đường Hai Bà Trưng và đường nội bộ của toà nhà; 16 điểm để phương tiện xe đạp, xe máy trên hè phố.

- Về cách thức sắp xếp: Đối với 16 điểm trông giữ phương tiện trên hè phố, có 13 điểm bố trí sát mép hè phố, 2 điểm bố trí sát mép tường nhà dân và 1 điểm bố trí 1 hàng xe sát mép hè phố, 1 hàng xe sát mép tường nhà. Đa số các điểm trông giữ phương tiện đều được cấp phép chiều rộng 4m (đủ để 2 hàng xe đạp, xe máy), phần vỉa hè còn lại dành cho người đi bộ.

Kết quả xử lý vi phạm:- Qua công tác kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với 02

điểm trông giữ có phép nhưng sử dụng quá diện tích được cấp phép, cụ thể: điểm trông giữ trước số nhà 35 Hai Bà Trưng, phường Tràng Tiền và trước số nhà 102 Hai Bà Trưng, phường Cửa Nam.

55

Page 56: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

- Ngoài ra tại các điểm số 71, 102, 124 phố Hai Bà Trưng xảy ra hiện tượng để thêm 1 hàng xe lấn chiếm vỉa hè; điểm số 56-58 Hai Bà Trưng phát sinh việc lấn chiếm vỉa hè để trông giữ phương tiện cho người bệnh đến khám bệnh vào giờ cao điểm.

Trong quá trình kiểm tra, chưa phát hiện trường hợp nào trông giữ phương tiện không có giấy phép trên tuyến phố Hai Bà Trưng.

Để đảm bảo hoạt động trông giữ phương tiện trên tuyến phố Hai Bà Trưng theo đúng quy định, UBND Thành phố giaoCông an thành phố chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm thực hiện các biện pháp sau:

- Thu hồi giấy phép đối với điểm trông giữ phương tiện trước số nhà 92 Hai Bà Trưng do đồng chí Phó trưởng phòng Quản lý đô thị ký cấp phép vì điểm này nằm tại góc ngã tư phố Hai Bà Trưng, Phan Bội Châu.

- Bố trí, sắp xếp lại các điểm trông giữ phương tiện xe máy, xe đạp trên vỉa hè theo hướng thống nhất để xe sát tường nhà dân, đầu xe quay vào trong, để lại vỉa hè rộng ít nhất là 1,5m cho người đi bộ.

- Thành lập các tổ liên ngành Công an, Phòng xây dựng đô thị, phòng tài chính, chi cục thuế tổ chức rà soát, thường xuyên kiểm tra, xử lý các vi phạm về sử dụng quá diện tích, thu quá giá quy định, không sử dụng vé do cơ quan thuế phát hành... đồng thời yêu cầu cán bộ nhân viên được giao nhiệm vụ quản lý trông giữ phương tiện cam kết tuân thủ các quy định của Pháp luật trong quá trình hoạt động.

- Đối với các điểm trước cổng cơ quan, doanh nghiệp, bệnh viện... Công an quận Hoàn Kiếm chỉ đạo Công an phường làm việc với cơ quan tổ chức chủ động bố trí sắp xếp chỗ để phương tiện cho nhân viên và khách đến giao dịch và cam kết không để nhân viên để xe không đúng nơi quy định.

- Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát trật tự quận, phường tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, kịp thời phát hiện xử lý vi phạm tại các điểm trông giữ phương tiện nhất là vào các giờ cao điểm và khu vực xung quanh các bệnh viện...để tránh gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân.

Câu 76. Nhà tái định cư N01 Láng Thượng do Công ty quản lý phát triển nhà thuộc Sở Xây dựng quản lý không có nhà sinh hoạt cộng đồng cho dân cư hiện đang sinh sống trong tòa nhà; tầng 1-2 của tòa nhà đó bị thay đổi kiến trúc để cho các đơn vị thuê làm trụ sở, lối thoát hiểm của tòa nhà bị bịt, nhân dân không có chỗ để xe máy, nhiều hạng mục của tòa nhà đã xuống cấp nhưng không được bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời. Đề nghị thành phố quan tâm giải quyết.

Trả lời: Về diện tích kinh doanh dịch vụ, sinh hoạt cộng đồng, để xe:Nhà N01- 9 tầng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa thuộc quỹ nhà tái

định cư do Ban quản lý Dự án quận Đống Đa làm chủ đầu tư với tổng số 84 căn hộ (đến nay đã có 70 hộ gia đình về tái định cư), diện tích kinh doanh dịch vụ tầng 1,2 bao gồm: Tầng 1 = 467 m2; tầng 2 = 954m2; Theo hồ sơ thiết kế và hồ sơ hoàn

56

Page 57: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

công không có diện tích nhà sinh hoạt cộng đồng, diện tích để xe phục vụ dân cư của tòa nhà khoảng 400m2.

UBND Thành phố đã chấp thuận cho các đơn vị thuê diện tích kinh doanh dịch vụ tại tầng 1, 2 gồm:

1. Viện khoa học thể dục thể thao thuê sử dụng diện tích kinh doanh dịch vụ tại tầng 1:187m2 và tại tầng 2: 477m2. (Đến nay Viện Khoa học thể dục thể thao chưa tiếp nhận diện tích đã được thành phố chấp thuận).

2. Báo Bạn Đường thuê sử dụng diện tích kinh doanh dịch vụ tại tầng 1: 280m2.

3. Công ty Cổ phần Đầu tư Đô thị Kang Long thuê diện tích kinh doanh dịch vụ tại tầng 2 làm trụ sở: 477m2.

Về việc đơn vị thuê tự ý sửa chữa diện tích thuê:Ngày 13/5/2014, UBND phường Láng Thượng đã tổ chức họp về một số nội

dung trong công tác quản lý theo phản ánh của các hộ dân tái định cư tại tòa nhà. UBND Thành phố đã chỉ đạo UBND quận Đống Đa yêu cầu Báo Bạn Đường dừng ngay việc sửa chữa. (hiện tại Báo Bạn Đường đã đóng cửa và dừng mọi công tác sửa chữa của đơn vị).

Về quản lý và khai thác vận hành tòa nhà:- Năm 2010 UBND quận Đống Đa chủ trì bố trí bàn giao cho Công ty TNHH

MTV quản lý và phát triển nhà Hà Nội, Xí nghiệp quản lý Khai thác dịch vụ khu đô thị quản lý khai thác vân hành, nhưng đến nay vẫn chưa bàn giao xong do vướng mắc hệ thống PCCC phải điều chỉnh bổ xung nên chưa đủ điều kiện để Công ty TNHH MTV quản lý và phát triển nhà Hà Nội, Xí nghiệp quản lý Khai thác dịch vụ khu đô thị tiếp nhận quản lý vận hành theo quy định. Đến thời điểm hiện tại chủ đầu tư là Ban QLDA quận Đống Đa vẫn tạm thời quản lý vận hành phục vụ dân (dự kiến bàn giao cho Công ty TNHH MTV quản lý và phát triển nhà Hà Nội trong tháng 11/2014).

- Nhà N01- 9 tầng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa chưa được bàn giao cho Công ty TNHH MTV quản lý và phát triển nhà Hà Nội quản lý nên việc khắc phục những hư hỏng thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư là QLDA quận Đống Đa. UBND Thành phố đã chỉ đạo UBND quận Đống Đa kiểm tra và khắc phục những hư hỏng và bàn giao cho Công ty TNHH MTV quản lý và phát triển nhà Hà Nội

Câu 77. Đề nghị Thành phố cho thu hồi giấy phép trông giữ xe ô tô để trả lại chức năng công viên cho công viên hồ Ba Mẫu và cấp đất tái định cư cho gia đình bà Uy (bị thu hồi đất cho dự án công viên) đã 22 tháng nay phải đi thuê nhà ở.

Trả lời:Điểm trông giữ xe ô tô tại hồ Ba Mẫu do Sở Giao thông Vận tải cấp phép.

UBND quận Đống Đa đã phối hợp với Sở GTVT kiểm tra thực tế và thống nhất thu hồi điểm trông giữ xe. Hiện Sở GTVT đã ra thông báo thu hồi điểm trông giữ xe trên theo kiến nghị của cử tri.

57

Page 58: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Gia đình bà Uy đã được UBND quận Đống Đa phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư từ năm 2012, diện tích đất được tái định cư là 75,92m2; gia đình đã bắt thăm xác định vị trí thửa đất tái định cư tại lô 3-01 trong quỹ đất tái định cư của dự án (UBND quận Đống Đa phê duyệt kết quả bắt thăm tại Quyết định số 1681/QĐ-UBND ngày 14/01/2013). Tuy nhiên, tại vị trí thửa đất bố trí cho hộ gia đình bà Uy đang bị bà Đoàn Thị Lương Anh lấn chiếm sử dụng, UBND Thành phố chỉ đạo UBND quận Đống Đa khẩn trương giải tỏa khu vực trên để sớm giao đất tại thực địa cho hộ gia đình.

Câu 78. Đề nghị Thành phố cho nâng cấp đường Đê La Thành cũ (đoạn Phương Liên - Ô Chợ Dừa) và cho di chuyển điểm tập kết rác lấn chiếm lòng đường gây ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân.

Trả lời:UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở GTVT thường xuyên tăng cường công tác

duy tu, duy trì, đảm bảo giao thông êm thuận trên các tuyến đường được giao quản lý. Việc nâng cấp các tuyến đường cần được cân đối trên cơ sở nguồn lực đầu tư cũng như tính cấp thiết của công trình.

UBND Thành phố đã giao Sở Xây dựng và UBND Quận Đống Đa di chuyển điểm thu gom rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

Câu 79. Đề nghị Thành phố cho mở rộng hai đầu đường ngõ chợ Khiêm Thiên (một đầu mở rộng đoạn nút cổ chai ra đầu phố Khâm Thiên, một đầu mở rộng ra phố Xã Đàn) để đảm bảo việc cứu thương và cứu hỏa cho nhân dân tại khu vực này.

Trả lời:UBND Thành phố đã chỉ đạo UBND quận Đống Đa, Sở GTVT có kế hoạch

đầu tư phù hợp, đảm bảo việc cứu thương và cứu hỏa cho nhân dân. Câu 80. Đề nghị Thành phố chỉ đạo Công ty Cổ phần xây dựng Sông

Hồng giải quyết dứt điểm việc trả nhà tái định cư cho chị Trần Thị Hồng Khuyên tại khu B14 Kim Liên.

Trả lời: Hộ gia đình bà Trần Thị Hồng Khuyên có đơn khiếu nại, kiến nghị liên

quan đến hồ sơ căn hộ P41 (số mới 313) B14 Kim Liên, có diện tích sử dụng là 24m2. Tuy nhiên, theo hồ sơ GPMB, bà Trần Thị Hồng Khuyên không phải là chủ căn hộ P41 (số mới 313) B14 Kim Liên; mà chủ căn hộ này là ông Trần Ngọc Hồng (là bố của bà Trần Thị Hồng Khuyên), trong đó diện tích sàn căn hộ tái định cư giao cho ông Trần Ngọc Hồng đã được giải quyết theo quy định (diện tích: 73m2).

Do đó, kiến nghị của cử tri về việc đề nghị Thành phố chỉ đạo Công ty Cổ phần xây dựng Sông Hồng giải quyết dứt điểm việc trả nhà tái định cư cho chị Trần Thị Hồng Khuyên tại B14 Kim Liên là chưa có cơ sở để giải quyết.

UBND Thành phố chỉ đạo UBND quận Đống Đa xem xét để trả lời đơn của bà Trần Thị Hồng Khuyên theo quy định.

58

Page 59: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Câu 81. Đề nghị Thành phố cho nâng cấp, cải tạo phố Kim Hoa và thu hồi đất của công ty TNHH Việt Anh (cạnh trường tiểu học Phương Liên) đã bỏ hoang nhiều năm để xây dựng trường mầm non cho phường nhằm giảm tình trạng quá tải ở trường mầm non Phương Liên hiện nay.

Trả lời:Hiện nay, UBND Thành phố giao Sở Xây dựng hoàn thiện thủ tục về xây

dựng để cải tạo hệ thống thoát nước. Để đảm bảo tính đồng bộ, sau khi cải tạo xong hệ thống thoát nước, Sở GTVT sẽ thảm lại mặt đường phố Kim Hoa theo kiến nghị của cử tri.

Theo Quy hoạch chi tiết quận Đống Đa tỷ lệ 1/2000 được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 03/4/2000, khu đất nêu trên được xác định chức năng công cộng. Ngày 28/8/2009, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã chấp thuận Quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc dự án đầu tư xây dựng Tòa nhà Văn phòng tại khu đất số 6 phố Đào Duy Anh, quận Đống Đa. Ngày 16/4/2014 UBND Thành phố cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 01121000919 (điều chỉnh lần thứ nhất) cho Công ty TNHH Việt Anh để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Văn phòng làm việc và cho thuê tại số 6 phố Đào Duy Anh, quận Đống Đa, Hà Nội. Tiến độ thực hiện dự án: 2010 - 2013. Hiện nay, Nhà đầu tư đã nộp tiền sử dụng đất và đang liên hệ với các Sở, ngành Thành phố để thực hiện Dự án đầu tư theo quy định. Vì vậy, việc cử tri đề nghị thu hồi khu đất nêu trên để xây dựng Trường mầm non không có cơ sở để xem xét, giải quyết.

Câu 82. Đề nghị Thành phố xóa bỏ dự án treo dải 13m mương khu vực sát đường hầm Đại Cồ Việt phường Phương Liên, quận Đống Đa, đến nay vẫn chưa thực hiện dự án; cho tiến hành cấp sổ đỏ cho dân trong phạm vi dự án.

Trả lời: Ngày 26/12/1997, UBND Thành phố có Quyết định số 5112/QĐ-UB phê

duyệt dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở di dân giải phóng mặt bằng Kim Liên - La Thành, quận Đống Đa (xây dựng hoàn chỉnh 05 nhà ở 05 tầng, gồm 188 căn hộ ở, tổng diện tích sàn xây dựng: 17.517 m2).

Ngày 01/6/1998, UBND Thành phố có Quyết định số 2177/QĐ-UB về việc giao 7.851 m2 đất tại phường Phương Liên, quận Đống Đa cho UBND quận Đống Đa là chủ đầu tư xây dựng khu nhà ở di dân giải phóng mặt bằng Kim Liên - La Thành, quận Đống Đa;

Ngày 09/6/2000, UBND Thành phố có Quyết định số 2755/QĐ-UB về việc gia hạn thời hiệu thực hiện Quyết định số 2177/QĐ-UB ngày 01/6/1998 của UBND Thành phố Hà Nội; đến nay, UBND quận Đống Đa báo cáo có vướng mắc trong quá trình giải phóng mặt bằng nên dự án vẫn chưa được triển khai.

Ngày 29/5/2013, UBND quận Đống Đa có Văn bản số 475/UBND-TNMT về việc xin ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với các trường hợp sử dụng đất thuộc phạm vi các dự án đã có quyết định thu hồi đất

59

Page 60: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

nhưng chưa thực hiện; tại mục 6, UBND quận Đống Đa kiến nghị UBND Thành phố thu hồi Quyết định số 2177/QĐ-UB ngày 01/6/1998 và Quyết định số 2755/QĐ-UB ngày 09/6/2000 đã giao cho UBND quận Đống Đa và giao cho Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội nghiên cứu thực hiện dự án trong điều kiện mới.

Ngày 06/3/2014, UBND Thành phố có Văn bản số 1497/UBND-TNMT giao Ủy ban nhân dân quận Đống Đa phối hợp với Chủ đầu tư, tổ chức kiểm tra, rà soát, đề xuất biện pháp quản lý, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.

UBND Thành phố yêu cầu UBND quận Đống Đa khẩn trương thực hiện đồng thời xem xét việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn phường theo quy định hiện hành.

Câu 83. Đề nghị thành phố cho kiểm tra và có phương án cải tạo chống xuống cấp đối với các khu B, C khu tập thể Kim Liên và đề nghị tiếp tục cải tạo các chung cư cũ nát theo mô hình chung cư B4 Kim Liên.

Trả lời: Khu B1 đến B14 Kim Liên do CTy CP Xây dựng Sông Hồng được thành

phố giao nghiên cứu lập quy hoạch cải tạo đồng bộ tại Văn bản số 165/UB-KH&ĐT ngày 16/1/2006. Các nhà B7, B10 (thực hiện thí điểm bằng nguồn vốn ngân sách) và B4, B14 (thực hiện theo phương thức xã hội hóa) đã hoàn thành và được đưa vào khai thác sử dụng.

Khu B15, B16, B18, B19 Kim Liên do CTy CP Đầu tư thiết kế xây dựng Việt Nam được thành phố giao nghiên cứu lập quy hoạch cải tạo đồng bộ tại Văn bản số 382/VP-XD ngày 25/10/2010

Khu C1, C2, C3 Kim Liên CTy CP Cơ khí Xây dựng số 18 được thành phố giao nghiên cứu lập quy hoạch cải tạo đồng bộ tại Văn bản số tại Văn bản số 3716/UBND-GT ngày 29/4/2009

Hiện nay, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, Sở Quy hoạch Kiến trúc đang lập quy hoạch phân khu theo quy hoạch chung đã được phê duyệt và xây dựng quy chế quản lý xây dựng công trình cao tầng, trình UBND Thành phố làm cơ sở để lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết.

Thành phố chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp với UBND quận Đống Đa đôn đốc, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, đưa việc cải tạo xây dựng lại các chung cư cũ là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, kêu gọi các nhà đầu tư tham gia công tác xã hội hoá cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể, nhà chung cư cũ theo quy định tại Quyết định số 48/2007/QĐ-UBND ngày 27/8/2008 của UBND Thành phố. Trường hợp dự án không thực hiện được theo phương thức xã hội hoá, chủ động đề xuất phương thức tổ chức thực hiện theo Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND ngày 23/7/2013 của HĐND Thành phố về một số biện pháp nhằm đẩy mạnh việc cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ, nhà cũ xuống cấp trên địa bàn Thành phố .

60

Page 61: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Câu 84. Đầu ngõ 73 phố Nguyễn Lương Bằng hiện có 2 tủ điện và thùng rác đặt trên hè gây mất mỹ quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sinh hoạt đi lại của nhân dân. Đề nghị Thành phố chỉ đạo cho di chuyển sang vị trí khác.

Trả lời: UBND Thành phố chỉ đạo Sở Xây dựng (Ban Duy tu các công trình hạ tầng

kỹ thuật) phối hợp với Công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị để kiểm tra và di chuyển thùng rác về nơi khác phù hợp đảm bảo mỹ quan, vệ sinh và an toàn giao thông.

Hai tủ điện đặt tại đầu ngõ 73 phố Nguyễn Lương Bằng thuộc dự án chỉnh trang đô thị phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội do Ban Quản lý dự án thuộc Sở Giao thông vận tải Hà Nội làm chủ đầu tư thực hiện, được đưa vào vận hành năm 2010 và đang cấp điện cho nhân dân tại khu vực mặt đường và trong ngõ 73 phố Nguyễn Lương Bằng; Chủ đầu tư đã bàn giao tài sản này cho ngành Điện quản lý. Thực tế địa bàn ngõ 73 phố Nguyễn Lương Bằng hẹp, dân cư đông đúc, không có vị trí nào phù hợp để di dời tủ điện nói trên.

2.5. Quận Hà ĐôngCâu 85. Đề nghị Thành phố xem xét lại một số điều của quyết định số

108/QĐ- UBND ngày 29/9/2009 của UBND Thành phố Hà Nội về chính sách đền bù giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất. Ví dụ điểm b, khoản 2, điều 13 “diện tích hỗ trợ tính theo diện tích thực tế bị thu hồi nhưng tối đa không quá 05 lần hạn mức giao đất ở mới tại địa phương” là không phù hợp.

Trả lời: Thực hiện Luật đất đai 2013 (có hiệu lực từ 01/7/2014), UBND Thành phố

đã ban hành Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố Hà Nội do Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao cho về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố, thay thế Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2014.

Câu 86. Đề nghị Thành phố điều chỉnh lại lại địa giới hành chính một số phường cho phù hợp. Khu vực quanh hồ Đầm Khê, đất do phường Hà Cầu quản lý nhưng dân cư lại do phường Quang Trung quản lý.

Trả lời: Ngày 16/5/2014, UBND quận Hà Đông chỉ đạo Tổ công tác liên ngành

gồm các đơn vị: Tài nguyên & Môi trường, Nội vụ, Quản lý đô thị, UBND phường Hà Cầu và UBND phường Quang Trung đã tiến hành kiểm tra địa giới hành chính và quản lý sử dụng đất khu vực Ao cá giống và Hồ Đầm khê, kết quả:

- Về địa giới hành chính khu Đầm Khê thuộc phường Hà Cầu, nằm xen canh trong địa giới phường Quang Trung từ những năm trước đây do việc điều chỉnh địa giới hành chính để lại, tính chất là đất ao hồ do HTX Nông nghiệp Cầu

61

Page 62: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Đơ quản lý và sử dụng để thả cá phát triển kinh tế nông nghiệp cho các hộ nông dân của HTX.

- Về dân cư tại ven khu vực này có hộ khẩu thường trú thuộc phường Quang Trung quản lý, từ việc hai phường cùng quản lý đã gây nhiều ảnh hưởng trong đời sống nhân dân. Để ổn định an ninh. trật tự và phát triển kinh tế, việc điều chỉnh địa giới hành chính là việc cần thiết như ý kiển đề nghị của cử tri đề nghị.

Tuy nhiên, việc thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính theo quy định hiện nay thẩm quyền do Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tiếp thu ý kiến cử tri, UBND Thành phố chỉ đạo UBND quận Hà Đông tiến hành kiểm tra rà soát, thống kê hiện trạng, quản lý hồ sơ, bản đồ ĐGHC 364, mốc ĐGHC và những vấn đề chưa phù hợp. Trên cơ sở đó UBND Thành phố sẽ trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Câu 87. Đề nghị Thành phố chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc địa bàn phường Vạn Phúc.

Trả lời:Dự án cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại phường Vạn

Phúc do Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch làm chủ đầu tư, nằm trong Kế hoạch đầu tư giai đoạn 2013-2015 thuộc Kế hoạch số 50/QĐ-UBND ngày 20/3/2013 Chương trình mục tiêu Quốc gia Văn hóa trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2013 - 2015. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức thẩm định hồ sơ dự án lần 1 và đã có Thông báo số 664/TB-KH&ĐT ngày 05/8/2014 để Chủ đầu tư hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; đang đôn đốc đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện, phê duyệt dự án.

Câu 88. Đề nghị Thành phố cải tạo khu chung cư tập thể K5 (xây dựng từ năm 1977), dãy nhà 2 tầng khu tập thể Viện máy nông nghiệp trên địa bàn phường Mộ Lao hiện đã xuống cấp nghiêm trọng.

Trả lời: Ngày 30/10/2010 UBND Thành phố có Văn bản số 5884/VP-GT giao

Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 573-Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức điều tra xã hội học, tham khảo nguyện vọng của các hộ gia đình đang cư trú tại khu tập thể K5, phường Mộ lao, làm cơ sở nghiên cứu lập dự án cải tạo xây dựng lại khu tập thể. Đến nay đã cơ bản hoàn thành công tác điều tra xã hội học, khảo sát hiện trạng, đo đạc 1/500, xác định ranh giới và đang cập nhật các chỉ tiêu quy hoạch.

Hiện nay, quy hoạch phân khu quận Hà Đông (S4) đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 4324/QĐ-UBND ngày 16/7/2013; công bố ngày 18/12/2013 .

62

Page 63: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Thành phố đã giao UBND quận Hà Đông chỉ đạo, đôn đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 573 xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, đưa việc cải tạo xây dựng lại các chung cư cũ là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, kêu gọi các nhà đầu tư tham gia công tác xã hội hoá cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể, nhà chung cư cũ theo quy định tại Quyết định số 48/2007/QĐ-UBND ngày 27/8/2008 của UBND Thành phố.

Câu 89. Đề nghị Thành phố chỉ đạo các đơn vị chủ quản làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thanh lý giá nhà, xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho trên 300 hộ ở khu tập thể Học viện Bưu chính Viễn thông tổ dân phố 5; khu tập thể dệt tổ dân phố 4, 266 hộ TT K5 tổ dân phố 3 và 20 hộ dãy nhà 2 tầng khu tập thể Viện máy nông nghiệp tổ dân phố 11 phường Mộ Lao.

Trả lời:Tiếp thu kiến nghị của cử tri đối với việc chỉ đạo các đơn vị chủ quản của

các khu tập thể trên làm thủ tục để thực hiện thủ tục bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho các hộ theo Nghị định số 61/CP và Nghị định số 34/CP của Chính phủ, UBND quận Hà Đông có trách nhiệm báo cáo UBND Thành phố để chỉ đạo các đơn vị chủ quản thực hiện. Theo trình tự thủ tục quy định, sau khi thực hiện xong công tác bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước mới có thể thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ.

Câu 90. Đề nghị Thành phố cho kiểm tra, giám sát việc điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị Văn Phú.

Trả lời:Quá trình thực hiện- Trước khi hợp nhất: + Ngày 7/10/2005 UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã có quyết định số

1385/UBND-XD về việc phê duyệt QHCT tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới Văn Phú, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây.

+ Ngày 12/7/2007 UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã có quyết định số 1206/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh QHCT tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới Văn Phú, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây (điều chỉnh lần 1) .

+ Ngày 14/4/2008 UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã có quyết định số 927/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh QHCT tỉ lệ 1/500 Khu đô thị mới Văn Phú, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây (điều chỉnh lần 2).

- Sau khi hợp nhất:+ Ngày 17/5/2012 UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản số 3673/UBND-

QHXDGT giao Sở Quy hoạch Kiến trúc hướng dẫn Công ty TNHH Seoul Việt Nam và Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú- Invest triển khai và phê duyệt theo quy định. Sở Quy hoạch- Kiến trúc đã có Quyết định số 1889/QĐ-QHKT ngày 04/7/2012 phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT Khu đô thị mới Văn Phú tại các

63

Page 64: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

ô đất quy hoạch ký hiệu C4, C6, CT7, tỷ lệ 1/500 với nội dung chính: Giảm tầng cao, tổng diện tích sàn xây dựng các công trình, dân số [từ khoảng 2.688 người xuống khoảng 1.392 người (giảm khoảng 1.296 người). Kết quả điều chỉnh: Tổng diện tích các ô đất điều chỉnh khoảng 31.507m2 (≈ 3,1507ha); Dân số khoảng 1.384 người.

+ Ngày 10/9/2014, UBNDTP Hà Nội có Quyết định số 4700/QĐ-UBND về việc phê duyệt Điều chỉnh cục bộ QHCT Khu đô thị mới Văn Phú tại các ô đất quy hoạch ký hiệu CT1, CT2, CT3, CT4, CT5, CT6, CT8, tỷ lệ 1/500 với nội dung chính: giảm quy mô tầng cao, dân số, tổ chức không gian kiến trúc hài hòa với các công trình lân cận trong khu vực, kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; đảm bảo tuân thủ theo Quy hoạch phân khu đô thị S4, tỷ lệ 1/5000 được duyệt. Nội dung điều chỉnh cục bộ được sự thống nhất của chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư địa phương. Kết quả điều chỉnh: Tổng diện tích các ô đất điều chỉnh khoảng 65.585m2 (khoảng 6,5585ha); Dân số khoảng 4.858 người.

Kiểm tra, giám sát việc điều chỉnh quy hoạch tại Khu đô thị mới Văn Phú:

Ngày 15/5/2014, Thường trực HĐND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch giám sát năm 2014 kèm theo quyết định số 13/QĐ-HĐND về việc chấp hành pháp luật trong thực hiện đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Ngày 28/5/2014, thực hiện Kế hoạch giám sát năm 2014, đoàn giám sát số 1 của Thường trực HĐND thành phố đã làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest. Ngày 30/6/2014 HĐND thành phố Hà Nội đã có báo cáo số 15/BC-HĐND về Kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật trong thực hiện đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2006 đến nay gửi các sở, ban, ngành, quận huyện, các đơn vị có liên quan.

Sở Xây dựng Hà Nội đã tiến hành thanh tra một số công trình trong khu Đô thị Văn Phú, cụ thể đã xử lý buộc Chủ đầu tư đình chỉ tuyệt đối việc thi công xây dựng công trình "Chung cư cao tầng và dịch vụ thương mại CT10- 11 Văn Phú" với hành vi "Chủ đầu tư tổ chức khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công xây dựng, vi phạm về điều kiện khởi công xây dựng công trình được quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ”.

UBND Thành phố tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành chức năng, UBND quận Hà Đông, Thanh tra Thành phố thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị mới Văn Phú để đảm bảo việc đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt.

2.6. Quận Hai Bà Trưng.Câu 91. Đề nghị Thành phố ưu tiên triển khai thực hiện dự án xây

dựng trường THCS và Tiểu học Lê Ngọc Hân.Trả lời:

64

Page 65: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Tại hồ sơ Bản vẽ Quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 đã được Sở Quy hoạch-Kiến trúc chấp thuận kèm theo công văn số 1724/QHKT-TH ngày 02/6/2011, trong đó đã xác định ô đất số 9 dành để xây dựng trường học (phục vụ việc tách cấp trường THCS và Tiểu học Lê Ngọc Hân), khu đất có diện tích đất khoảng 3.535m2; Diện tích xây dựng: 1.284m2; Tổng diện tích sàn xây dựng: 4.424m2; Tầng cao công trình: 2-4 tầng; Mật độ xây dựng khoảng 36,3%.

Ngày 31/7/2013, UBND Thành phố đã có Thông báo số 220/TB-UBND chấp thuận ô đất nêu trên để xây dựng trường học và giao Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn UBND quận Hai Bà Trưng thực hiện thủ tục thu hồi đất để thực hiện Dự án đầu tư đảm bảo đẩy nhanh tiến độ và thực hiện đúng theo quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Câu 92. Đề nghị Thành phố xóa bỏ điểm đỗ giao thông tinh trên tuyến phố Tăng Bạt Hổ, Hàng Chuối và Lê Ngọc Hân để thuận tiện cho giao thông.

Trả lời:Phố Tăng Bạt Hổ có chiều dài 660m, chiều rộng 8m, xe ô tô đi một chiều,

xe máy đi hai chiều. Hiện có 01 điểm tổ chức trông giữ xe diện tích 468m2

(chiều rộng 2m x chiều dài 234m). Phố Hàng Chuối có chiều dài 460m, chiều rộng 8m, xe đi hai chiều cả ô tô và xe máy. Hiện có 01 điểm tổ chức trông giữ xe diện tích 632m2 (chiều rộng 2m x chiều dài 316m). Phố Lê Ngọc Hân có chiều dài 180m, chiều rộng 8m, xe đi hai chiều cả ô tô và xe máy. Hiện nay có 01 điểm tổ chức trông giữ xe diện tích 180m2( chiều rộng 2m x chiều dài 90m). Giấy phép do Sở GTVT cấp cho Công ty khai thác điểm đỗ gây ách tắc giao thông vào giờ cao điểm.

Thực trạng hiện nay hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn Thành phố chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu đỗ xe của nhân dân, UBND Thành phố tiếp tục chỉ đạo Sở GTVT tổ chức rà soát, xắp xếp lại các điểm đỗ giao thông tĩnh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng nói riêng và trên toàn Thành phố nói chung và tiếp tục nghiên cứu các điểm đỗ xe trên để xắp xếp phù hợp với tình hình giao thông hiện nay.

Câu 93. Đề nghị Thành phố cho thu hồi điểm đất tại 201 Minh Khai để xây dựng trường học.

Trả lời:Tại hồ sơ Bản vẽ Quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 đã được Sở Quy

hoạch-Kiến trúc chấp thuận kèm theo công văn số 2827/QHKT-P2 ngày 17/8/2011, trong đó đã xác định ô đất số 4 dành để xây dựng trường mẫu giáo, nhà trẻ phục vụ dân cư dự án và khu vực với các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc như sau: Diện tích đất khoảng 1.632m2; Diện tích xây dựng: 668m2; Tổng diện tích sàn xây dựng: 2.672m2; Tầng cao công trình: 04 tầng; Mật độ xây dựng khoảng 40,9%; Hệ số sử dụng đất: 1,63 lần.

Tại Thông báo số 109-TB/TU ngày 26/7/2011, Thành ủy yêu cầu Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao phần diện tích đất xây dựng trường mẫu giáo, nhà trẻ nêu trên cho UBND quận Hai Bà Trưng để triển khai lập dự án đầu tư.

65

Page 66: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Ngày 27/12/2011, UBND Thành phố Hà Nội có Quyết định số 6058/QĐ-UBND cho phép Tổng Công ty cổ phần thương mại xây dựng chuyển mục đích sử dụng 31.249 m2 đất tại số 201 phố Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Khu văn phòng, nhà ở và nhà trẻ (trong đó có 1.631 diện tích xây dựng trường mẫu giáo, Công ty phải xây dựng xong HTKT bàn giao cho UBND quận Hai Bà Trưng xây dựng trường học công lập).

Tuy nhiên, hiện nay Tổng Công ty cổ phần Thương mại Xây dựng chưa di chuyển cơ sở sản xuất, nhà xưởng và văn phòng, chưa triển khai dự án nên chưa bàn giao mặt bằng khu đất cho UBND quận Hai Bà Trưng.

Ủy ban nhân dân Thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra việc thực hiện dự án để xử lý đối với dự án chậm triển khai theo quy định; giao UBND quận Hai Bà Trưng lập dự án đầu tư xây dựng trường mẫu giáo theo quy hoạch, hoàn thiện hồ sơ sử dụng đất, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình UBND Thành phố quyết định thu hồi đất, giao đất theo quy định.

Câu 94. Đường Thanh Nhàn có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông đông đúc, là tuyến phố có nhiều cơ quan, bệnh viện… đề nghị Thành phố không bố trí bến xe tinh trên tuyến phố này.

Trả lời:Tuyến phố Thanh Nhàn là tuyến phố nối từ phố Bạch Mai tới phố Kim Ngưu dài

1500m. Đây là tuyến phố có lưu lượng phương tiện giao thông lớn. Hiện nay đang triển khai dự án cải tạo mở rộng đường Thanh Nhàn với kế hoạch phân luồng để phục vụ thi công, nên Thành phố chưa cấp giấy phép trông giữ xe cho bất kỳ đơn vị nào.

Câu 95. Tuyến đường 8/3 hiện còn 500m chưa trải thảm đề nghị Thành phố quan tâm giải quyết.

Trả lời:Năm 2012, UBND Thành phố giao Sở GTVT tiến hành thảm duy tu 500m

đầu đường 8/3 (khu vực chợ 8/3 đã xuống cấp, các đoạn còn lại qua kiểm tra, đánh giá vẫn còn tốt nên chưa có kế hoạch duy tu tiếp theo.

Câu 96. Việc thi công dự án thoát nước giai đoạn 2 trên địa bàn phường Bạch Mai chưa tuân thủ biện pháp thi công gây úng ngập và làm lún nứt nhà của 18 hộ dân. Đề nghị Thành phố quan tâm, chỉ đạo giải quyết.

Trả lời: Tuyến cống hộp K3B (Mai Hương) là hạng mục thuộc gói thầu số 4 có

chiều dài 1.171m nằm trên địa bàn các phường: Bạch Mai, Quỳnh Lôi và Quỳnh Mai thuộc Quận Hai Bà Trưng. Đoạn trên địa bàn phường Bạch Mai dài khoảng 350m. Công tác thi công được thực hiện theo đúng biện pháp thi công được phê duyệt và quá trình giám sát chất lượng, nghiệm thu các hạng mục công việc được Tư vấn nước ngoài, tư vấn trong nước giám sát tuân thủ chặt chẽ theo Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/2/2013 của Chính Phủ về Quản lý chất lượng

66

Page 67: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

công trình xây dựng. Tuy nhiên trong thời gian thi công đã xảy ra việc úng ngập và lún nứt nhà các hộ dân, cụ thể như sau:

1. Về tình trạng úng ngập: Cống hộp có bề rộng móng cống theo thiết kế là 4,4m trong khi bề rộng lòng mương hiện trạng là từ 4,5 – 5m. Vị trí các nhà dân nằm sát hai bên bờ mương vì vậy công tác dẫn dòng tạm rất khó khăn do không có đủ khoảng trống cần thiết để đào mở rộng. Do khối lượng công việc lớn, để đẩy nhanh tiến độ thi công, Nhà thầu đã tổ chức thi công cả trong thời gian đầu của mùa mưa (tháng 5, 6 và đầu tháng 7), vì vậy khi có mưa lớn, chưa kịp phá bờ vây để tăng cường tiêu thoát nước nên đã xảy ra hiện tượng úng ngập trên địa bàn phường. Tuy nhiên từ giữa tháng 7 đến nay Nhà thầu đã tạm dừng công tác thi công cống hộp, vệ sinh nạo vét lòng cống (hoàn thành 1.036m/1.171m), hoàn trả hiện trạng những đoạn mương chưa tiến hành cống hóa để đảm bảo lưu lượng dòng chảy, vì thế những trận mưa vừa qua đã tình trạng úng ngập đã không xẩy ra.

2. Về việc lún nứt nhà dân: Trong quá trình thi công cống đã gây ra sự cố lún nứt 17 nhà của các hộ dân phường Bạch Mai. Đây là những căn nhà cấp 4 được xây dựng từ những năm 1990 và đã qua một vài lần cắt xén khi tiến hành GPMB theo chỉ giới đường đỏ được phê duyệt của Dự án và giải tỏa lấn chiếm hành lang mương thoát nước nên kết cấu phần nào đã bị phá vỡ, càng làm cho các căn nhà xuống cấp thêm. Vì vậy việc lún nứt tường nhà, nền nhà, sân, cổng, tường rào, … do ảnh hưởng rung động của thiết bị thi công khi hoạt động và việc nhổ cọc thép là việc không thể tránh khỏi. Sau khi tiếp nhận được thông báo của UBND phường Bạch Mai, Ban Quản lý dự án đã chỉ đạo Nhà thầu và Công ty Bảo Việt Hà Nội (đơn vị ký kết Hợp đồng bảo hiểm gói thầu) tiến hành quá trình giám định, đánh giá mức độ thiệt hại, lên phương án đền bù và trực tiếp thương lượng với các hộ dân có nhà bị lún nứt. Qua 03 đợt chi trả tiền đền bù (ngày 22/01/2014; ngày 12/5/2014 và ngày 28/8/2014) đến nay đã giải quyết xong việc đền bù cho toàn bộ 17 nhà các hộ dân bị lún nứt trên địa bàn phường Bạch Mai và 17 hộ dân cùng ký đơn với nội dung sau ngày nhận tiền đền bù sẽ rút đơn kiến nghị, không có ý kiến gì khác về vấn đề lún nứt nhà dân và công trình liền kề do thi công gây ra.

Riêng đối với trường hợp của bà Nguyễn Thị Tâm ở địa chỉ: số 8M3 tập thể Mai Hương - Phường Bạch Mai - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội đã được Nhà thầu và Công ty Bảo Việt Hà Nội thực hiện đền bù thiệt hại của một căn nhà đợt ngày 12/5/2014. Tuy nhiên, ngày 13/5/2014 bà Tâm lại có đơn khiếu nại đối với một căn nhà khác nằm trên đoạn cống hộp đã thi công xong từ tháng 10/2013 mà không có biên bản và ảnh chụp khảo sát ban đầu theo đúng quy trình đền bù bảo hiểm của Bảo việt Hà Nội, vì vậy không có cơ sở để Nhà thầu và Công ty Bảo Việt Hà Nội xem xét, giải quyết.

Câu 97. Đề nghị Thành phố đôn đốc các cơ quan chức năng thực hiện thi hành bản án về thu hồi đất tại số 511-513 Trần Khát Chân.

Trả lời:

67

Page 68: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Cục Thi hành án dân sự Thành phố báo cáo: Thi hành Bản án số 208/DSPT ngày 30/9/2005 của TAND TP Hà Nội; bản án số 14/DSST ngày 15/6/2005 của TAND quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội, Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội đã ra Quyết định thi hành án số 388/QĐ-CTHA ngày 01/02/2013 đối với: Người phải thi hành án là bà Nguyễn Thị Quỳnh ( địa chỉ: Số 5 tổ 38, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai Hà Nội); người được thi hành án là bà Nguyễn Thị Phi (địa chỉ: 513 Trần Khát Chân, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Khoản phải thi hành: Xác định bà Nguyễn Thị Phi là chủ sở hữu của phần vật liệu xây dựng căn nhà cấp 4 diện tích đất 5,15m2 tại 513 Trần Khát Chân, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Buộc bà Nguyễn Thị Quỳnh dỡ bỏ cửa sắt và trả cho bà Nguyễn Thị Phi căn nhà trên.

Quá trình thi hành án: Cục thi hành án dân sự thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch thi hành Bản án số 208/PTDS ngày 30/9/2005 và Quyết định thi hành án số 388/QĐ.CTHA ngày 1/2/2013 của Cục trưởng thi hành án dân sự Thành phố Hà Nội, đối với bà Nguyễn Thị Quỳnh ở số 5 tổ 38, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai Hà Nội.

Ngày 30/6/2014 UBND Thành phố đã có Công văn 4748/UBND - TNMT về việc đôn đốc thi hành bản án có hiệu lực pháp luật và đề nghị UBND quận Hai Bà Trưng sớm có quyết định thu hồi đất tại 511-513 đường Trần Khát Chân, phường Cầu Dền quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Ngày 16/7/2014 Cục thi hành án dân sự thành phố Hà Nội đã làm việc với UBND quận Hai Bà Trưng, đại diện lãnh đạo UBND quận Hai Bà Trưng cho biết: UBND quận đang rất khẩn trương hoàn thiện hồ sơ thu hồi đất, khi nào hoàn thiện hồ sơ xong và có Quyết định thu hồi đất, Ủy ban nhân dân quận sẽ thông báo cho Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội biết để phối hợp thi hành án đồng thời thu hồi diện tích đất.

Tiếp đến ngày 28/8/2014 Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội có Công văn số 2181/CTHA đề nghị UBND quận Hai Bà Trưng phối hợp thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố về việc thi hành án và yêu cầu UBND quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội lập hồ sơ thu hồi đất đai tại 511-513 đường Trần Khát Chân, phường Cầu Dền quận Hai Bà Trưng, để phối hợp với Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội thi hành dứt điểm bản án; đến nay vẫn chưa nhận được kết quả trả lời của UBND quận Hai Bà Trưng.

Ngày 25/9/2014, UBND Thành phố có Công văn số 7404/UBND-TNMT: Giao UBND quận Hai Bà Trưng khẩn trương lập hồ và quyết định thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đại tại 511-513 đường về Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng theo quy định; phối hợp cùng Cục Thi hành án dân sự Thành phố trong việc thự hiện quyết định thu hồi đất và quyết định thi hành án dân sự, báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện trong tháng 10/2014.

2.7. Quận Hoàn Kiếm (không có kiến nghị riêng)2.8. Quận Hoàng Mai (không có kiến nghị với Thành phố)2.9. Quận Long Biên

68

Page 69: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Câu 98. Chế độ chính sách đối với người tham gia kháng chiến còn nhiều bất cập, cụ thể đối với 17 loại bệnh Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội quy định còn chưa hợp lý (Hiện nay, trên địa bàn phường Ngọc Thuỵ, có 1.300 cựu chiến binh bị ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ bản thân, gia đình do chiến tranh nhưng lại không được hưởng các chính sách như các đối tượng nhiễm chất độc hoá học). Đề nghị Thành phố quan tâm, có hướng giải quyết.

Trả lời: Căn cứ Điều 39, Mục 8 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của

Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng quy định điều kiện xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc như sau:

1. Đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ ngày 01/8/1961 đến 30/4/ 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học ở chiến trường B, C, K (kể cả 10 xã: Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thành, Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn và Vĩnh Thủy thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị).

2. Do nhiễm CĐHH dẫn đến một trong các trường hợp bệnh tật sau:a. Mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định làm suy giảm khả

năng lao động từ 21% trở lên;b. Vô sinh;c. Sinh con dị dạng, dị tật theo danh mục dị dạng, dị tật do Bộ Y tế quy

định.Ngày 18/11/2013, Liên Bộ Y tế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã

ban hành Thông tư số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định danh mục 17 loại bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với CĐHH. Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã có hướng dẫn số 910/LĐTBXH ngày 01/4/2014 tiếp nhận hồ sơ giới thiệu khám giám định y khoa đối với người bị nhiễm chất độc hóa học theo Nghị định số 31/2013/NĐ-CP của Chính phủ đã triển khai tập huấn hướng dẫn đến 584 xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Việc giải quyết chế độ đối với người HĐKC bị nhiễm chất độc hóa học phải thực hiện theo các hướng dẫn đã được ban hành, đề nghị cử tri phường Ngọc Thụy, quận Long Biên liên hệ trực tiếp với UBND phường để được hướng dẫn kê khai hồ sơ giải quyết chế độ.

Câu 99. Đề nghị Thành phố xem xét, điều chỉnh dự án Xây dựng tuyến đường từ phố Gia Tự đến nút giao với đường dẫn Cầu Vinh Tuy tại Quyết định số 6123/QĐ-UBND ngày 19/9/2013 của UBND quận Long Biên (Cử tri kiến nghị điều chỉnh lại dự án sang khu đất bên cạnh, tránh thu hồi diện tích đất của 27 hộ dân đã sinh sống ổn định tại dây); đồng thời có văn bản trả lời chính thức đến người dân trước khi nhân dân bàn giao mặt bằng.

Trả lời:

69

Page 70: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ phố Ngô Gia Tự đến nút giao với đường dẫn cầu Vĩnh Tuy, quận Long Biên do UBND quận Long Biên làm chủ đầu tư là phù hợp với các quy hoạch và chỉ giới đường đỏ đã được duyệt; Là nhiệm vụ chung của toàn thành phố, nhằm góp phần cải thiện điều kiện giao thông đô thị, tạo cảnh quan môi trường đẹp hiện đại cho thủ đô, chỉ giới đường đỏ tuyến đường phải đảm bảo yêu cầu tuân thủ các quy hoạch được duyệt. Nếu điều chỉnh hướng tuyến đường như đề xuất của các hộ dân thì sẽ không tuân thủ các quy hoạch được duyệt, ảnh hưởng các dự án liên quan được cấp thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận, đã và đang triển khai.

Đây là tuyến đường chính trong khu vực với mặt cắt ngang điển hình rộng 30m. Về bên phải hướng tuyến (theo chiều từ đường Ngô Gia Tự đi vào) còn có tuyến mương Việt Hưng - Cầu Bây với quy mô rộng 30m và các dự án khác đã được đầu tư xây dựng và quản lý ranh giới sử dụng như Trung tâm Thương mại Savico, Bãi đỗ xe Gia Thụy. Do đó kiến nghị các hộ dân tại ngõ 78 đường Ngô Gia Tự về điều chỉnh chỉ giới giải phóng mặt bằng tuyến đường 30m từ phố Ngô Gia Tự đến nút giao với đường dẫn lên cầu Vĩnh Tuy là không phù hợp với quy hoạch và chồng lấn ranh giới lên các dự án khác trong khu vực.

Câu 100. Đề nghị Thành phố xem xét, điều chỉnh dự án đường 40m qua phường Bồ Đề nhằm tránh thu hồi diện tích đất nhân dân đang sinh sống ổn định tại các tổ 14, 15, 16, 17 phường Bồ Đề.

Trả lời:a. Về quy hoạch, chỉ giới đường đỏ và dự án ĐTXD tuyến đường:- Theo quy hoạch, tuyến đường nối từ đường Nguyễn Văn Cừ với đê Tả

ngạn sông Hồng có chiều dài khoảng 1500m, đi qua địa bàn phường Bồ Đề, quận Long Biên. Tuyến đường này được xác định là một đoạn tuyến đường liên khu vực quan trọng của Thành phố trên địa bàn quận Long Biên, được kết nối liên thông giữa đường Nguyễn Văn Cừ với đường Cổ Linh và kết nối với đường Vành đai 3 (tại nút giao đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường Vành đai 3). Vị trí, hướng tuyến và quy mô tuyến đường đã được xác định tại các quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, cụ thể:

+ Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hà Nội đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 đã định hướng vị trí, hướng tuyến của tuyến đường nối từ đường Nguyễn Văn Cừ với đê Tả ngạn sông Hồng.

+ Trên cơ sở đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hà Nội đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tại Quy hoạch chi tiết quận Long Biên tỷ lệ 1/2000 (phần Quy hoạch sử dụng đất, giao thông) đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 228/2005/QĐ-UB ngày 19/12/2005 xác định rõ vị trí, quy mô, hướng tuyến đường B = 40m nối từ đường Nguyễn Văn Cừ với đê tả ngạn sông Hồng.

+ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 tiếp tục xác định vị trí, quy mô, hướng tuyến

70

Page 71: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

đường nối từ đường Nguyễn Văn Cừ với đê tả ngạn sông Hồng và phù hợp với Quy hoạch chi tiết quận Long Biên tỷ lệ 1/2000 đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt.

- Về chỉ giới đường đỏ tuyến đường: Trên cơ sở các Quy hoạch được phê duyệt nêu trên, theo đề nghị của UBND quận Long Biên, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đã xác định hồ sơ chỉ giới tuyến đường nối từ đường Nguyễn Văn Cừ với đê Tả ngạn sông Hồng, tỷ lệ 1/500, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã tổ chức thẩm định và trình UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5659/QĐ-UBND ngày 05/12/2011 làm cơ sở để triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến đường. Vị trí và hướng tuyến đường tại hồ sơ chỉ giới đường đỏ tuyến đường nối từ đường Nguyễn Văn Cừ với đê Tả ngạn sông Hồng, tỷ lệ 1/500 do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập, đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5659/QĐ-UBND ngày 05/12/2011 thống nhất và phù hợp với quy hoạch chi tiết quận Long Biên, tỷ lệ 1/2000 (phần quy hoạch sử dụng đất và giao thông) đã được UBND Thành phố phê duyệt năm 2005; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011, đảm bảo tuân thủ yêu cầu kỹ thuật, an toàn giao thông theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan (Qui chuẩn Việt Nam QCVN 07:2010/BXD; Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 104:2007 về thiết kế đường tại các vị trí cong nằm của tuyến đường), đồng thời đã kế thừa và thống nhất với các hồ sơ chỉ giới đường đỏ đã cấp cho các cơ quan, đơn vị dọc theo tuyến đường.

- Về triển khai thực hiện dự án: Trên cơ sở đề nghị của UBND quận Long Biên và Báo cáo kết quả thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND Thành phố đã có Quyết định số 6431/QĐ-UBND ngày 25/10/2013 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Xây dựng tuyến đường nối từ đường Nguyễn Văn Cừ với đê tả ngạn sông Hồng. Dự án được duyệt trên cơ sở Hồ sơ chỉ giới đường đỏ tuyến đường đã được UBND Thành phố phê duyệt (nêu tại khoản 9 – Điều 1 của Quyết định số 6431/QĐ-UBND ngày 25/10/2013). Như vậy, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường là tuân thủ quy hoạch đã được duyệt.

b. Về kiến nghị điều chỉnh hướng tuyến đường đoạn qua các tổ 14, 15, 16, 17:

Trên cơ sở phản ảnh của các hộ dân, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã chủ trì phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội; UBND quận Long Biên; Ban QLDA quận Long Biên kiểm tra, rà soát kỹ về quy hoạch, dự án ĐTXD, thu hồi GPMB của tuyến đường để nghiên cứu xem xét phương án kiến nghị của các hộ dân. Liên ngành thấy rằng nội dung kiến nghị điều chỉnh lại quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt là chưa đủ cơ sở và do đó liên ngành đã thống nhất báo cáo UBND Thành phố (tại công văn số 1735/QHKT-P3 ngày 14/5/2014) giữ nguyên chỉ giới đường đỏ tuyến đường theo quy hoạch đã được phê duyệt.

c. Kết luận:

71

Page 72: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Như vậy, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ đường Nguyễn Văn Cừ với đê tả ngạn Sông Hồng do UBND quận Long Biên làm Chủ đầu tư là phù hợp với các quy hoạch và chỉ giới đường đỏ đã được duyệt; Là nhiệm vụ chung của toàn thành phố, nhằm góp phần cải thiện điều kiện giao thông đô thị, tạo cảnh quan môi trường đẹp hiện đại cho thủ đô, chỉ giới đường đỏ tuyến đường phải đảm bảo yêu cầu tuân thủ các quy hoạch được duyệt. Nếu điều chỉnh hướng tuyến đường như đề xuất của các hộ dân thì sẽ không tuân thủ các quy hoạch được duyệt, ảnh hưởng các dự án liên quan được cấp thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận, đã và đang triển khai.

Câu 101. Đề nghị Thành phố sớm triển khai duyệt giá đối với các hộ gia đình đã làm hồ sơ theo Nghị định 61 tại Khu tập thể Cầu Đuống cũ, phường Đức Giang.

Trả lời: Khu tập thể Nhà máy Gỗ Cầu Đuống (nay là Công ty giấy Tissue Sông

Đuống) thuộc tổ 16, phường Đức Giang đã được Sở Xây dựng tiếp nhận năm 2011; tổng số có 423 hộ, với diện tích 8.211,6 m2. Tính đến 31/8/2014, Xí nghiệp quản lý và phát triển nhà Long Biên (thuộc Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội) là đơn vị được giao lập hồ sơ bán nhà trên địa bàn quận Long Biên, đã tiếp nhận được 204 hồ sơ của các hộ gia đình; trong đó: đã giải quyết bán nhà cho 98 hộ với diện tích 1.768,7 m2; còn 106 trường hợp phải dừng lại chưa giải quyết được do phải chờ các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 34/2013/NĐ-CP của Chính phủ (thay thế Nghị định 61/CP), trong đó có nội dung quy định về bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang ở thuê. Hiện nay, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 14/2013/TT-BXD ngày 19/9/2013; UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND ngày 15/8/2014 hướng dẫn, quy định cụ thể các nội dung về bán nhà thuộc sở hữu nhà nước. Đơn vị bán nhà (hiện nay là Sở Xây dựng và Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội) có trách nhiệm lập hồ sơ bán nhà cho 106 trường hợp đã tiếp nhận trước ngày 06/6/2013 (ngày Nghị định 34/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành). Theo quy định, việc phê duyệt giá bán nhà ở đối với các trường hợp chuyển tiếp như sau:

- Nếu các bên đã ký hợp đồng mua bán nhà ở thì tiếp tục hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo hợp đồng đã ký.

- Nếu bên bán nhà ở mới thực hiện phê duyệt giá bán nhà ở, chưa ký hợp đồng mua bán nhà ở thì không phải xác định lại giá bán nhà ở, giá chuyển quyền sử dụng đất ở, không phải trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quyết định bán nhà ở.

- Nếu chưa có quyết định phê duyệt giá bán nhà ở thì việc bán nhà ở được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 34/2013/NĐ-CP. Cụ thể: Trường hợp phân phối nhà ở trước ngày 27/11/1992 thì được áp dụng cơ chế, giá bán nhà ở cho người đang thuê theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ (giá đất năm 2004). Trường hợp phân phối nhà ở từ 27/11/1992 đến 19/01/2007 thì áp dụng chính sách bán nhà theo Nghị định

72

Page 73: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

34/2013/NĐ-CP (giá đất tại thời điểm ký hợp đồng mua nhà, không xét đến việc nộp hồ sơ hợp lệ trước hay sau ngày Nghị định số 34/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành).

Câu 102. Đề nghị Thành phố có hướng giải quyết cụ thể, kịp thời đối với các dự án chậm tiến độ trên địa bàn: Dự án Ngọc Linh, Doanh nghiệp trẻ, Điện Trần Phú phường Phúc Lợi, tránh làm ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân khu vực.

Trả lời:1. Công ty Cổ phần cơ điện Trần Phúa. Khái quát về dự án:Thực hiện chủ trương di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm ra khỏi nội thành

Hà Nội, ngày 20/3/2008 UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 1065/QĐ-UBND cho phép Công ty TNHH nhà nước MTV Cơ điện Trần Phú chuyển mục đích sử dụng 70.344m2 đất nông nghiệp tại phường Phúc Lợi - quận Long Biên sang xây dựng nhà máy để di chuyển cơ sở sản xuất hiện có tại địa chỉ số 41 Phố Phương Liệt – Thanh Xuân – Hà Nội.

Ngày 16/10/2007 UBND Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 01121000095 cho Công ty CP cơ điện Trần Phú thực hiện dự án đầu tư xây dựng di chuyển nhà máy sản xuất dây cáp điện. Tiến độ thực hiện dự án: năm 2008

Ngày 3/4/2014 UBND Thành phố cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh. Tiến độ thực hiện dự án Năm 2008 - 2016. Trong đó: Giai đoạn 1: Năm 2008 – Quý III/2015; Giai đoạn 2: Quý III/2015 – Quý IV/2016.

Đối với Dự án đầu tư xây dựng di chuyển nhà máy sản xuất dây cáp điện (của Công ty cổ phần cơ điện Trần Phú): UBND Thành phố đã có Văn bản số 1639/UBND-TNMT ngày 10/3/2014 đồng ý với kết luận thanh tra, kiến nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường (tại Văn bản số 1592/KL-STNMT-TTr ngày 26/11/2013)về việc quản lý và sử dụng đất của Công ty cổ phần cơ điện Trần Phú phường Phúc Lợi, quận Long Biên và đã chỉ đạo: Giao Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo, yêu cầu Công ty cổ phần cơ điện Trần Phú thực hiện; Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Công ty lập hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp làm căn cứ để Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND Thành phố xem xét tiếp tục cho thuê đất (UBND Thành phố đã cấp Giấy chứng nhận điều chỉnh cho Nhà đầu tư ngày 03/4/2014).

b. Tiến độ thực hiện dự án và dự kiến kế hoạch triển khai thời gian tới: - Hoàn thành công tác đền bù giải phóng mặt bằng năm 2007.- Đã hoàn thành thi công các công trình san nền, kè đá, xây tường rào và

xây dựng phần thô nhà hành chính, hội trường, nhà ăn ca để phục vụ việc di dời nhà máy tại 41 Phương Liệt – Thanh Xuân – Hà Nội

- Sự bất cập về hạ tầng của khu vực xung quanh đã ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng nhà máy, cụ thể:

+ Về điện, nước: Do chưa có điểm đấu nối cấp điện, nước tại khu vực cho 73

Page 74: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

nhà máy việc không có điểm đấu nối điện nước là rào cản lớn nhất đến việc đảm bảo hoạt động của nhà máy do nhu cầu điện năng cho các thiết bị chính như hệ thống lò đồng, máy kéo, máy bọc dây rất lớn lên đến 9.000 kVA.

+ Về hạ tầng giao thông: Do mặt bằng nằm trong khu vực trống trải chưa có hạ tầng giao thông và phải phụ thuộc vào tiến độ đầu tư hạ tầng giao thông KCN Đài Tư nên trong thời gian dài vừa qua dự án không có đường vào để thi công và vận chuyển máy móc thiết bị.

- Đến nay các vướng mắt cơ bản giải quyết cụ thể:+ Điện lực Long Biên đồng ý chủ trương thu xếp điểm đấu nối điện.+ Hệ thống giao thông và đường gom khu vực đã hoàn thành một phần, đã

có đường tạm để thi công, lắp đặt nhà máy.- Hiện nay Công ty đang thi công công trình Trạm cấp nước để cung cấp

nước sạch cho nhà máy đi vào hoạt động. Dự kiến đến tháng 10/2014 Công ty thi công xây dựng toàn bộ các công trình còn lại bao gồm trạm điện, nhà xưởng sản xuất, nhà kho, nhà văn phòng và đưa vào sử dụng trước tháng 9/2015.

Như vậy, thời gian qua Công ty đã triển khai các thủ tục đầu tư dự án. Tuy nhiên, việc triển khai dự án chậm có một phần nguyên nhân do hạ tầng kỹ thuật khu vực chưa hoàn thiện không đáp ứng được yêu cầu thi công và vận chuyển máy móc thiết bị. Đến nay đã có đường vào nhà máy, đủ điều kiện để thi công xây dựng công trình và di chuyển máy móc thiết bị.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, trong thời gian tới Thành phố tiếp tục chỉ đạo Công ty tập trung triển khai hoàn thành dự án, sớm đưa dự án vào hoạt động có hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân; BQL các dự án xây dựng hạ tầng KCN thuộc BQL Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đường Khu công nghiệp Sài Đồng A- Đài Tư để tạo điều kiện cho nhà máy hoạt động sau này.

2. Công ty TNHH Ngọc Linh.Theo báo cáo của Công ty TNHH Ngọc Linh tại văn bản số 57/CV-NL

ngày 25/4/2014, dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất Silica so Công ty làm chủ đầu tư được Công ty phê duyệt ngày 03/5/2008, quy mô vốn đầu tư khoảng 57,59 tỷ đồng, công suất khoảng 35.000 tấn/năm, diện tích đất sử dụng khoảng 05ha. Ngày 30/3/2009, UBND Thành phố có Quyết định số 1458/Qđ-UBND về việc thu hồi 49.950m2 đất tại phường Phúc Lợi, quận Long Biên cho Công ty TNHH Ngọc Linh thuê để xây dựng nhà máy sản xuất Silica. Tuy nhiên đến nay, Công ty vẫn chưa nhận được mặt bằng để triển khai dự án, việc này UBND TP tiếp tục chỉ đạo UBND quận Long Biên phối hợp với Công ty để giải phóng mặt bằng bàn giao cho Nhà đầu tư (ngày 10/3/2014, UBND TP đã có văn bản số 1642/UBND-TNMT chỉ đạo các nội dung liên quan trong đó có vấn đề giải phóng mặt bằng). UBND TP yêu cầu Công ty lập dự án phù hợp quy hoạch thay thế dự án Xây dựng nhà máy sản xuất hoá chất Silica do Công ty đề xuất. Tại văn bản số 1642/UBND-TNMT ngày 10/3/2014 đồng ý với kết luận thanh tra, kiến nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường (tại Văn bản số 1507/KL-STNMT-TTr ngày 12/11/2013) về việc quản lý và sử dụng đất của Công ty TNHH Ngọc

74

Page 75: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Linh tại phường Phúc Lợi, quận Long Biên và đã chỉ đạo: Giao Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo, yêu cầu Công ty TNHH Ngọc Linh phối hợp chặt chẽ với UBND quận Long Biên trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án theo chính sách quy định hiện hành; Giao các Sở, Ngành trực thuộc kiểm tra cụ thể, báo cáo UBND Thành phố xem xét việc chấp thuận cho phép tiếp tục đầu tư tại địa chỉ này đảm bảo phù hợp Quy hoạch chung Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các quy định về quản lý đầu tư xây dựng.

3. Công ty CP doanh nghiệp Trẻ.- Dự án Khu dịch vụ tổng hợp tại phường Phúc Lợi, quận Long Biên của

Công ty CP doanh nghiệp trẻ: - Dự án đã được UBND TP cấp Giấy chứng nhận đầu tư ngày 07/12/2009

(số 01121000365), tiến độ từ Quý I/2010 đến Quý III/2012; Công trình có nhà ở cao tầng và các hạng mục khác.

Quá trình thực hiện dự án của Nhà đầu tư bị chậm vì thế UBND Thành phố đã có văn bản chỉ đạo số 3992/UBND-XD ngày 26/5/2011 giao Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tiến độ dự án trên. UBND Thành phố đã có Văn bản số 9702/UBND-XD ngày 08/11/2011 giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan kiểm tra năng lực tài chính, năng lực tổ chức, việc thực hiện nghĩa vụ của Công ty cổ phần doanh nghiệp trẻ Hà Nội, đề xuất phương án giải quyết theo đúng quy định của Nhà nước và Thành phố.

Trong thời gian tới, UBND Thành phố sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan đôn đốc Nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương triển khai hoàn thành đối với Dự án nhà máy sản xuất hóa chất Silica và Dự án đầu tư xây dựng di chuyển nhà máy sản xuất dây cáp điện. Trường hợp chậm triển khai, UBND Thành phố sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện các thủ tục chấm dứt, thu hồi dự án theo quy định của pháp luật.

Câu 103. Đề nghị Thành phố có hướng cấp ngân sách và giải quyết những vướng mắc để sớm triển khai thực hiện dự án đường 40m (Tuyến đường từ đường Ngô Gia Tự tới trụ sở UBND quận Long Biên).

Trả lời:Tuyến đường nêu trên nằm trong kế hoạch đầu tư từ ngân sách Thành phố

Hà Nội 3 năm 2013 -2015 được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5726/QĐ-UBND ngày 10/12/2012. Hiện dự án đang được lập, thẩm định trình phê duyệt theo quy định. Trong giai đoạn nguồn vốn ngân sách của Thành phố hiện nay còn khó khăn (tập trung phân bổ cho các Dự án trọng điểm, cấp bách, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản), việc bố trí vốn cho dự án sẽ được xem xét trên cơ sở đảm bảo khả năng cân đối vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Thành phố.

Câu 104. Đề nghị Thành phố xoá bỏ, di dời các điểm đỗ xe trên đường Nguyễn Sơn và bến xe bus đầu ngõ 135 Nguyễn Văn Cừ vì 135 là ngõ vào trường TH Ái Mộ, tình trạng ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra.

Trả lời:

75

Page 76: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Đối với điểm đỗ xe: Hiện nay hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn Thành Phố chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu đỗ xe của nhân dân do vậy UBND Thành phố giao Sở GTVT tổ chức rà soát, sắp xếp lại các điểm đỗ giao thông tĩnh trên địa bàn quận Long Biên nói riêng và trên toàn Thành phố nói chung. Sở sẽ tiếp tục nghiên cứu các điểm đỗ xe trên để xắp xếp phù hợp với tình hình giao thông hiện nay.

Đối với bến xe BUS đầu ngõ 135: Thành phố đã chỉ đạo Sở GTVT nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của vị trí điểm dừng xe buýt đến tổ chức giao thông làm cơ sở điều chỉnh cho phù hợp.

Câu 105. Đề nghị Thành phố chỉ đạo tiến hành duy tu thường xuyên đối với đoạn đê từ dốc Thạch Bàn đến Cầu Thanh Trì nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị.

Trả lời:Nhiều năm trước đây, công tác duy tu bảo dưỡng đê điều được UBND

Thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện. Năm 2014, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật hạng mục phát quang đê và bảo trì cỏ kỹ thuật để triển khai phục vụ công tác phòng chống lụt bão và đảm bảo cảnh quan đô thị. Nhưng do khó khăn về nguồn vốn nên các hạng mục này không triển khai thực hiện năm 2014.

Tiếp thu kiến nghị cử tri, UBND Thành phố chỉ đạo các Sở: Nông nghiệp & PTNT, Tài chính, Kế hoạch đầu tư thống nhất danh mục duy tu bảo dưỡng công trình đê điều năm 2015 trình UBND Thành phố quyết định.

Câu 106. Đề nghị Thành phố có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông cho nhân dân khi đi lại qua đoạn ngã tư chân cầu vượt Vinh Tuy với Cổng khu dân cư 918 phường Phúc Đồng (đoạn ngõ 253 đường Nguyễn Văn Linh). Hiện nay, khu vực trên đã lắp đặt hệ thống đèn giao thông nhưng không hoạt động, mặt khác đây lại là khu vực hay xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn tới giao thông đi lại của nhân dân.

Trả lời:Nút giao chân cầu vượt Vĩnh Tuy với cổng dân cư 918 Phúc Đồng – Long

Biên hiện nay chưa được lắp hệ thống đèn tín hiệu giao thông. Hệ thống đèn mà cử tri phản ánh chỉ là cụm đèn có báo hiệu nháy vàng mà các đơn vị nhà thầu lắp đặt để cảnh báo nguy hiểm tại khu vực ngã tư và phòng ngừa tai nạn giao thông khi tổ chức thi công tuyến đường 5 Hà Nội – Hải Phòng. Sau khi thi công xong, chủ đầu tư vẫn để nguyên trạng cột đèn báo hiệu cho đến nay.

Trong thời gian tới, Công an Thành phố tiếp tục chỉ đạo phòng PC67 tăng cường bố trí lực lượng phối hợp với Công an quận Long Biên tổ chức hướng dẫn, phân luồng giao thông tại khu vực trên để đảm bảo TTATGT, không để xảy ra tai nạn;

UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở GTVT kiểm tra, khắc phục, đảm bảo an toàn giao thông trong khu vực.

76

Page 77: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Câu 107. Đề nghị Thành phố quan tâm cải tạo, nâng cấp các chung cư cũ đã xuống cấp trên địa bàn quận (Chung cư số 285 Nguyễn Văn Cừ, Khu tập thể TDP số 23 phường Ngọc Lâm, Khu chung cư Nghi Tàm phường Đức Giang);

Trả lời: - Khu tập thể TDP số 23 phường Ngọc Lâm, 285 Nguyễn Văn Cừ: nhà 2- 3

tầng, do Công ty Cơ khí Xây dựng Gia Lâm quản lý. Từ năm 1992 Nhà nước đã xóa bỏ bao cấp về nhà ở. Việc sửa chữa, bảo trì

nhà ở trên cơ sở tiền thuê nhà của người thuê (nếu nhà thuê) do đó việc đầu tư kinh phí để sửa chữa do chủ sở hữu, quản lý sử dụng có trách nhiệm thực hiện theo Điều 21, 22 và Điều 75 về bảo trì của Luật Nhà ở. Đề nghị các hộ gia đình liên hệ trực tiếp với đơn vị đang sở hữu, quản lý sử dụng để đề thực hiện việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp theo quy định của uật Nhà ở.

- Khu chung cư Nghi Tàm phường Đức Giang: nhà chung cư do Tập đoàn Bảo sơn là chủ đầu tư, (trong đó có 30% diện tích nhà bàn giao cho Thành phố để phục vụ tái định cư) đã đưa vào sử dụng .

Công tác quản lý, vận hành, duy tu, bảo trì thuộc trách nhiệm của chủ sở hữu công trình theo Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố ban hành theo Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 04/01/2013 của UBND Thành phố.

Thành phố giao UBND quận Long Biên chủ động phối hợp với chủ sở hữu các căn hộ tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, đưa việc cải tạo xây dựng lại các chung cư cũ là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, kêu gọi các nhà đầu tư tham gia công tác xã hội hoá cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể, nhà chung cư cũ; Trường hợp nhà chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp ở cấp độ nguy hiểm, có nguy cơ sập đổ và đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng yêu cầu phải phá dỡ khẩn cấp, đề nghị UBND quận Long Biên khẩn trương phối hợp với Sở Xây dựng để xây dựng phương án di chuyển ngay các hộ gia đình để đảm bảo an toàn theo quy định tại Quyết định số 48/2008/QĐ-UBND ngày 28/7/2008 của UBND Thành phố.

Câu 108. Đề nghị Thành phố chỉ đạo, nghiên cứu phương án điều chỉnh thời gian hoạt động của tuyến xe bus từ Giáp Bát đến Vincom (Cử tri kiến nghị hiện nay, tuyến xe bus trên không hoạt động vào buổi trưa, do đó không đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân).

Trả lời:UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở GTVT và các bên liên quan đánh giá nhu

cầu của người dân trong khu vực và thực tế khoảng cách thời gian xe chạy để điều chỉnh tần suất xe cho phù hợp.

2.10. Quận Nam Từ LiêmCâu 109. Đề nghị Thành phố sớm bổ sung nguồn kinh phí, ngân sách

cho 2 quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm và 23 phường để thực hiện các

77

Page 78: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

hoạt động của hệ thống chính trị, hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng 2014.

Trả lời:Thực hiện Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ về

việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm thành lập 02 quận và 23 phường, để tạo điều kiện cho 02 Quận sớm ổn định trong hoạt động và hoàn thành các nhiệm vụ chính trị Thành phố giao, Sở Tài chính đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND Thành phố quyết định bổ sung kinh phí cho 02 Quận để chỉnh trang trụ sở làm việc, mua sắm thiết bị trụ sở quận Bắc Từ Liêm; hỗ trợ các phường theo định mức chi khác khi chia tách xã thành lập phường và chuyển từ xã lên phường; hỗ trợ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ phát sinh khi thực hiện Nghị quyết 132/NQ-CP của Chính phủ.

Câu 110. Đề nghị Thành phố ban hành giá đất trên địa bàn Quận và cho phép áp dụng chính sách GPMB giữa luật đất đai năm 2003 và luật đất đai năm 2013 đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khi Nhà nước thu hồi đất; quan tâm chỉ đạo quy hoạch quỹ đất cho quận Nam Từ Liêm; đồng thời hỗ trợ nguồn kinh phí để thực hiện xây dựng các thiết chế công phục vụ cho lợi ích nhân dân như Nhà văn hóa, Trung tâm y tế, Trường học, Trụ sở các phường… nhất là ở các phường mới chia tách;

Trả lời:Ngày 31/3/2014, UBND Thành phố có Quyết định số 17/2014/QĐ-UBND

về việc ban hành bảng giá các loại đất trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm và quận Nam Từ Liêm. Quyết định này có hiệu lực thi hành và đã được công bố, tổ chức thực hiện.

Ngày 27/12/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 132/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm (cũ) để thành lập 02 quận và 23 phường, UBND quận Nam Từ Liêm đã được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/4/2014 với 10 phường trực thuộc trên cơ sở chia tách từ 07 xã, thị trấn (Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Xuân Phường và thị trấn Cầu Diễn) thuộc huyện Từ Liêm (cũ). Hiện Thành phố đã có chủ trương quan tâm đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu cho các phường, nhất là các phường mới chia tách thuộc quận Nam Từ Liêm. Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Thành uỷ và UBND Thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành hoàn thiện các thủ tục tách huyện Từ Liêm thành 2 quận Bắc và Nam Từ Liêm. Đến nay công việc chia tách đã cơ bản hoàn thành, hiện tại UBND hai quận đang tập trung hoàn thiện bộ máy làm việc, cơ sở vật chất phục vụ bộ máy làm việc và từng bước đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phù hợp theo quy hoạch. Việc cử tri quận nam Từ Liêm đề nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để xây dựng các thiết chế công phục vụ cho lợi ích nhân dân như Nhà văn hóa, trung tâm y tế, Trường học, Trụ sở các phường… nhất là ở các phường mới chia tách. Ngày 16/4/2014, UBND Thành phố đồng ý về chủ trương điều tiết 100% tiền đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn lực cho quận Nam Từ Liêm đầu tư các công trình cấp bách và hạ tầng khung trên địa bàn; đồng ý về chủ trương việc bố trí quỹ đất quỹ đất hạ tầng xã

78

Page 79: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

hội, quỹ đất tái định cư để thực hiện xây dựng hạ tầng khung và thiết chế văn hóa công của Quận, đảm bảo giải quyết triệt để các khó khăn khách quan của Quận do điều chỉnh địa giới hành chính cũng như đem lại lợi ích tối đa cho nhân dân (Thông báo số 55/TB-UBND ngày 16/4/2014).

Đối với các dự án xây dựng trường THPT, trạm y tế thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Thành phố theo quy định về phân cấp, UBND Thành phố đã chỉ đạo các Sở Giáo dục – Đào tạo, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư phối hợp rà soát và đã có báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định đầu tư theo quy định.

Câu 111. Năm 2005, Thành phố đã cấp Giấy chứng nhận QSD đất cho công ty X49 (Bộ Công binh), trên khu đất đó có một phần diện tích của đền Sa Đôi thuộc phường Phú Đô hiện nay (trước kia thuộc xã Mễ Trì). UBND Thành phố đã yêu cầu xã Mễ Trì giải trình để có phương án điều chỉnh diện tích khu đất đó. Tuy nhiên, đến nay sau hơn 1 năm UBND Thành phố vẫn chưa có ý kiến trả lời, đề nghị Thành phố sớm trả lời nhân dân về kết quả xử lý.

Trả lời:Việc Ủy ban nhân dân Thành phố cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

quốc phòng cho đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Công binh được thực hiện theo trình tự của pháp luật và đúng hồ sơ quản lý. Khi có kiến nghị của công dân về mốc giới, ranh giới ô đất quốc phòng chồng chéo với đất đền Sa Đôi (xã Mễ Trì), Ủy ban nhân dân Thành phố đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng các ngành liên quan, chính quyền địa phương kiểm tra, làm rõ và thống nhất giải pháp để báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố. Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đang tổ chức thực hiện.

Câu 112. Công ty Cơ khí số 5 hiện nay đã cổ phần hóa, khu tập thể các gia đình công ty Cổ phần Cơ khí số 5 hiện nằm trên địa bàn phường Tây Mỗ có nhiều hộ gia đình đã sinh sống ổn định từ năm 1972. Công ty cho rằng diện tích đất khu dân cư hiện tại (diện tích khu tập thể trước kia) thuộc quyền quản lý của công ty và thu tiền thuế với giá cao đồng thời không cho các hộ dân trong khu dân cư cải tạo, chỉnh trang lại các căn hộ xuống cấp. Đề nghị Thành phố có văn bản trả lời và chỉ đạo công ty Cổ phần Cơ khí số 5 thực hiện đúng các Nghị định 60, 61 của Chính phủ về việc thanh lý nhà cho cán bộ công nhân viên của công ty.

Trả lời:Năm 1968, Bộ kiến trúc có Quyết định số 1065/BKT ngày 12/9/1968 giao

cho Công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 5 (trước đây là Nhà máy cơ khí số 5) khu đất xưởng gạch Cầu Ngà cũ thuộc phường Tây Mỗ hiện nay với mục đích là để sản xuất. Khu Tập thể của Công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 5 được hình thành do Công ty đã xây dựng 06 dãy nhà cấp 4 với 56 căn hộ, mục đích để cho cán bộ, công nhân viên của Công ty ở tạm. Năm 1987, Công ty đã di chuyển 34 hộ trong Khu tập thể này sang khu Tập thể tại thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội (hiện nay, mặc dù 34 hộ này đã được nhận nhà tại khu tập thể ở thị trấn Cầu Diễn những vẫn không trả lại nhà cho Công ty). Hiện trạng: vị trí 06

79

Page 80: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

dãy nhà cấp 4 nêu trên nằm giữa khu đất được giao của Công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 5, không phân rõ gianh giới giữa khu tập thể và phần đất được giao còn lại, không có lối đi riêng biệt.

Từ năm 2007, Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội đã có Văn bản số 1142/TNMT&NĐ-B61 ngày 02/4/2007 trả lời Văn bản số 58/CV-HĐQT ngày 01/12/2006 của Công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 5, trong đo có nêu: “Khu tập thể của cơ quan được phân trên đất chuyên dùng, các hộ ở giữa khu đất cơ quan, lối đi lại không có tường bao riêng khu tập thể. Theo ý 2, điểm C, Điều 5 Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ, Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội chưa tiếp nhận và đề nghị Công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 5 vẫn quản lý và có hình thức quy hoạch hoặc bố trí di chuyển cho phù hợp”.

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 24/2014/QĐ-UB ngày 20/6/2014; trong đó, tại điểm a, khoản 6, Điều 20 có quy định:

“Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do tổ chức sử dụng đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước cho thuê đất nhưng tổ chức sử dụng đất tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở và phân phối, giao, cấp đất ở đó cho cán bộ, công nhân viên của tổ chức làm nhà ở trước ngày 01/7/2014 thì việc cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau:

Trường hợp đã bố trí làm nhà ở trước ngày Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2014) mà khu đất đã bố trí làm nhà ở là một khuôn viên độc lập hoặc có thể tách biệt khỏi khuôn viên, có lối đi riêng, không che chắn mặt tiền, không ảnh hưởng đến không gian, cảnh quan xung quanh; cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế không có nhu cầu sử dụng lại thể hiện trong phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của đơn vị được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, không tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất ở tại địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì UBND cấp huyện xem xét cấp Giấy chứng nhận và thu tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 48 Quy định này.

Trường hợp đơn vị thuộc đối tượng sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 và Quyết định số 140/2008/QĐ-TTg ngày 21/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ thì việc cấp Giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân được căn cứ theo phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của đơn vị được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp đất sử dụng có nguồn gốc do UBND Thành phố giao, cho thuê thì phải được UBND Thành phố cho phép trước khi cấp Giấy chứng nhận”.

Như vậy, trong trường hợp Công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 5 đề nghị cấp Giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân trong Khu tập thể này thì Công ty phải có trách nhiệm đưa ra phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, báo cáo UBND thành phố Hà Nội phê duyệt theo quy định tại Quyết định số

80

Page 81: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 và Quyết định số 140/2008/QĐ-TTg ngày 21/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Câu 113. Đề nghị Thành phố có biện pháp giải quyết đối với một số dự án treo như Bệnh viện An Sinh, Khu nhà cho cán bộ thuộc Bộ Công an…đất bị biến thành nơi tập kết rác thải. Một số đối tượng đã lấn chiếm sử dụng cho mục đích riêng.

Trả lời:Dự án đầu tư Bệnh viện An Sinh, dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư

và đáp ứng một phần nhu cầu nhà ở cho cán bộ chiến sỹ Tổng cục kỹ thuật – Bộ Công an thuộc địa bàn phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm có vị trí tiếp giáp với đường Châu Văn Liêm (trước là xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm).

- Dự án Bệnh viên An Sinh: UBND Thành phố đã có Quyết định số 2742/QĐ-UBND ngày 11/7/2008 giao đất cho Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa tư nhân An Sinh để đầu tư xây dựng bệnh viện. Theo đề nghị của Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa tư nhân An Sinh, Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã chấp thuận điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ công trình kèm theo công văn số 2935/QHKT-P6 ngày 01/10/2012

- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư và đáp ứng một phần nhu cầu nhà ở cho cán bộ chiến sỹ Tổng cục kỹ thuật – Bộ Công an: Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã có công văn số 1087/QHKT-P1 ngày 30/8/2007 chấp thuận Quy hoạch tổng mặt bằng và phương án thiết kế sơ bộ kiến trúc các công trình và công văn số 1212/QHKT-P1 ngày 23/6/2008 về việc bổ sung thêm tầng hầm của công trình nhà ở cao tầng thuộc dự án.

02 dự án đầu tư nêu trên hiện đã hoàn thành xong các thủ tục về quy hoạch kiến trúc theo quy định tại Sở Quy hoạch – Kiến trúc.

Để quản lý và sử dụng đất hiệu quả, giải quyết tình trạng đã giao đất thực hiện dự án đầu tư nhưng nhà đầu tư không triển khai, triển khai chậm so với tiến độ theo quyết định giao đất hoặc sử dụng đất sai mục đích, UBND Thành phố đã giao Sở Tài nguyên & Môi trường chủ trì phối hợp với các sở ngành Thành phố và chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra rà soát tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố, tổng hợp các dự án đầu tư có dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai theo các nội dung nêu trên để có biện pháp xử lý theo quy định của Pháp luật (thu hồi lại Quyết định giao đất, không xem xét gia hạn tiến độ thực hiện dự án đầu tư đối với các trường hợp vi phạm); Đồng thời yêu cầu Chủ tịch UBND cấp xã, phường nâng cao trách nhiệm hơn nữa trong quản lý đất đai, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý việc lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương, buộc các tổ chức hoặc cá nhân có hành vi vi phạm phải khôi phục vụ lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.

Câu 114. Chung cư An Lạc - phường Cầu Diễn đã đi vào hoạt động 7 năm và nhiều hạng mục có chất lượng xuống cấp. Chủ đầu tư được quản lý 5 năm nhưng đến nay đã quá thời hạn 2 năm vẫn chưa bàn giao lại cho cộng đồng dân cư. Đề nghị Thành phố yêu cầu chủ đầu tư bàn giao việc

81

Page 82: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

quản lý khu chung cư cho những người dân đang sử dụng trong thời gian sớm nhất.

Trả lời: Nhà chung cư An Lạc do Công ty cổ phần Hà Đô hợp tác với Công ty cổ

phần đầu tư An Lạc đầu tư xây dựng từ năm 2004 và bàn giao, đưa vào sử dụng năm 2007.

Thực hiện quy định của Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 04/01/2013 của UBND Thành phố (gọi tắt là Quy chế 01), tháng 6/2014 đã tổ chức thành công Hội nghị nhà chung cư bầu Ban Quản trị nhà chung cư và UBND quận Nam Từ Liêm đã có Quyết định số 1650/QĐ-UBND ngày 01/7/2014 công nhận việc thành lập Ban Quản trị nhà chung cư An Lạc.

Theo quy định của Quy chế 01, chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao hồ sơ (theo quy định tại Điều 9 Quy chế 01) và công tác quản lý vận hành, quỹ bào trì (nếu có) cho Ban Quản trị nhà chung cư; Ban Quản trị nhà chung cư thực hiện quyền và trách nhiệm quy định tại khoản 2, Điều 12 Quy chế 01; UBND quận Nam Từ Liêm có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc bàn giao, tiếp nhận giữa Chủ đầu tư và Ban Quản trị nhà chung cư.

Theo báo cáo của UBND quận Nam Từ Liêm và Công ty cổ phần đầu tư An Lạc (đơn vị đang thực hiện quản lý vận hành nhà chung cư) việc bàn giao hồ sơ dự kiến hoàn thành trong tháng 11/2014.

Câu 115. Hệ thống điện sinh hoạt phục vụ cho người dân tại hai khu chung cư An Sinh, An Lạc không đảm bảo công suất nên thường xuyên bị mất điện. Đề nghị Thành phố quan tâm, chỉ đạo ngành Điện lực giải quyết.

Trả lời:Hiện tại khu chung cư An Sinh tại thị trấn Cầu Diễn được cấp điện từ trạm

biến áp (TBA) Cầu Diễn 24 với công suất máy biến áp là 630kV (cấp điện áp 6/0,4 kV, dòng định mức là 909 A) và khu An Lạc được cấp điện từ TBA Cầu Diễn 20 có công suất 630 kVA (cấp điện áp 6/0,4 kV, dòng định mức là 909A). Thông số đo dòng cao điểm ngày 15/6/2014 như sau: Tại TBA Cầu Diễn 20 (lúc 10h: 250/909 A, lúc 18h: 583/909 A, lúc 23h: 420/909 A); tại TBA Cầu Diễn 24 (lúc 10h: 260/909 A, lúc 18h: 595/909 A, lúc 23h: 420/909A) . Với thông số vận hành trên, 2 TBA hoàn toàn đảm bảo đủ công suất để cấp điện cho khu An Sinh và An Lạc.

Về phản ánh của cử tri về việc mất điện ở 2 khu vực trên trong thời gian qua, nguyên nhân là do: Hai TBA Cầu Diễn 20 và Cầu Diễn 24 được cấp điện từ đường dây 6kV Trung gian Cầu Diễn sau TBA Trung gian Cầu Diễn 35/6 kV. Trạm Trung gian Cầu Diễn được cấp điện từ đường dây 35 kV từ TBA 110kV Chèm. Vừa qua đã xảy ra sự cố đường dây 35 kV từ TBA 110kV Chèm và sự cố đường dây 6kV Trung gian Cầu Diễn, lưới hạ thế khu vực nên đã làm gián đoạn việc cung ứng điện cho 2 khu chung cư nêu trên.

82

Page 83: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Hiện nay, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội đang triển khai thực hiện công trình cải tạo nhánh Trung gian Cầu Diễn thuộc đường dây 35kV TBA 110kV Chèm, xoá bỏ TBA Trung gian Cầu Diễn, nâng áp lên 22kV và hạ ngầm đường dây 6 kV Trung gian Cầu Diễn. Sau khi dự án hoàn thành (dự kiến trong tháng 12 năm 2014) hệ thống đường dây trung thế cấp điện đến 2 TBA Cầu Diễn 20 và Cầu Diễn 24 sẽ hoàn toàn đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện cho khu vực.

Câu 116. Đề nghị Thành phố xem xét giải quyết để nhân dân các phường Tây Mỗ, Xuân Phương, Phương Canh, Mỹ Đình 2, Phú Đô và một số khu vực trên địa bàn các phường Đại Mỗ, Trung Văn, Mỹ Đình 1, Mễ Trì, Cầu Diễn được dùng nước sạch Sông Đà của công ty Viwaco.

Trả lời: Ngày 17/7/2012 UBND Thành phố Hà Nội có Quyết định số 3225/QĐ-

UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Dự án: Xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho 04 xã Xuân Phương, Đại Mỗ, Tây Mỗ và Trung Văn, huyện Từ Liêm, nay thuộc quận Nam Từ Liêm thuộc địa bàn do Công ty Viwaco quản lý.

Hiện nay, Công ty Viwaco đang cấp nước ổn định về lưu lượng áp lực cho các khu vực: Phường Phú Đô, Mễ Trì, Mỹ Đình I, Mỹ Đình II, Cầu Diễn, Đại Mỗ, Trung Văn, tổ 18,19 và 1 phần của tổ 16 (phường Xuân Phương), xã Đại Mỗ (các thôn Đình, An Thái, Ngọc Trục, Liên Cơ, Giao Quang, thôn Tháp và thôn Chợ); xã Tây Mỗ (Thôn Phú Hà, Phú Thứ); xã Trung Văn: (Thôn Trung Văn) với tổng số hộ đã lắp đặt đồng hồ là: 5.740 hộ;

Do tình hình khó khăn về nguồn vốn nên các tổ dân phố thuộc phạm vi dự án nhưng chưa được sử dụng nước sạch sông Đà gồm: Thị Cấm, 4/5 tổ Hòe Thị, 4/5 tổ Ngọc Mạch, tổ 16,17 (phường Xuân Phương), tổ dân phố Nhuệ Giang, Miêu Nha (phường Tây Mỗ); tổ dân phố Tu Hoàng, Hòe Thị I, Hòe Thị II (Phường Phương Canh). UBND Thành phố chỉ đạo các Công ty Viwaco đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án cấp nước cho nhân dân.

Câu 117. Hiện nay trên địa bàn tổ dân phố Nhuệ Giang - phường Tây Mỗ tồn tại 2 khu xử lý rác thải của Thành phố gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của cư dân. Việc đốt rác thải không có giờ quy định, ống khói thấp, khí thải đen và có mùi hôi thối khó chịu gây một số bệnh về đường hô hấp cho dân cư tổ dân phố Nhuệ Giang. Đề nghị Thành phố chỉ đạo xử lý nghiêm túc vấn đề này.

Trả lời:UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với

UBND quận Nam Từ Liêm tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên nước đối với Công ty CP Môi trường đô thị và Công nghiệp 10 (đơn vị vận hành lò đốt chất thải y tế) tại khu xử lý chất thải Tây Mỗ, quận Nam từ Liêm. Kết quả như sau:

1. Thông tin chung về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên nước

83

Page 84: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 (viết tắt là URENCO 10) là một đơn vị thuộc URENCO, được phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại (CTNH). Công ty đang hoạt động theo Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH do Tổng cục Môi trường cấp.

Quá trình hoạt động, Công ty đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 3804/QĐ-UBND ngày 31/7/2000 đối với Dự án xây dựng và vận hành lò đốt rác y tế Tây Mỗ.

* Công ty đã được Tổng cục Môi trường cấp Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại mã số QLCTNH: 1-2-3-4-5-6-7-8. 051.VX ngày 06/3/2014 (có hiệu lực đến hết ngày 06/3/2017). Phương tiện vận chuyển chất thải y tế: 5 ô tô (3 xe 3,5 tấn; 2 xe 1,25 tấn); 03 xe máy.

+ Tại thời điểm kiểm tra, lò đốt chất thải y tế đã tạm dừng hoạt động từ ngày 25/6/2014 để bảo dưỡng, sửa chữa lò đốt. Lượng chất thải y tế được vận chuyển, xử lý tại khu xử lý chất thải công nghiệp Nam Sơn, Sóc Sơn. Khu xử lý chất thải y tế Tây Mỗ được sử dụng làm nơi trung chuyển chất thải y tế từ chủ nguồn thải lên Nam Sơn.

+ Tại Khu xử lý lò đốt chất thải y tế Tây Mỗ: Lượng nước xả thải khoảng 4 m3/ ngày. đêm từ quá trình sinh hoạt, và quá trình vệ sinh thùng chứa chất thải y tế, rửa xe. Theo báo cáo của Công ty, nước thải được thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung do Urenco 7 quản lý. Urenco đã được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 83/GP-TNMT-TNN ngày 28/7/2011.

+ Khí thải tại lò đốt chất thải y tế (Tây Mỗ) được thu gom qua bể sinh hàn và 02 tháp giải nhiệt, sau đó qua tháp hấp thụ bằng than hoạt tính. Sau đó thải qua ống khói cao khoảng 20 mét.

2. Yêu cầu đơn vị nghiêm túc thực hiện các nội dung sau:- Có biện pháp xử lý nước thải, khí thải đảm bảo đạt Quy chuẩn Việt Nam

trước khi xả ra môi trường. - Thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã cam kết và yêu cầu tại báo cáo

đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và Giấy phép quản lý chất thải nguy hại. Nếu có sự thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động môi trường và Giấy phép quản lý chất thải nguy đã được cấp, yêu cầu Công ty có văn bản báo cáo UBND Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục môi trường và phải được chấp thuận bằng văn bản.

- Thực hiện trách nhiệm của chủ vận chuyển, chủ xử lý chất thải theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quản lý chất thải nguy hại.

- Tăng cường công tác giám sát quá trình vận chuyển, xử lý chất thải y tế. Khẩn trương hoàn thiện thủ tục, đưa hệ thống lò hấp, sấy (Q = 8 tấn/ ngày) đi vào hoạt động chính thức.

84

Page 85: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

- Trong thời gian (25/6/2014 đến 28/02/2015) tạm dừng để sửa chữa lò đốt chất thải y tế Tây Mỗ, yêu cầu Công ty không tiến hành các hoạt động xử lý chất thải y tế tại khu xử lý chất thải Cầu Diễn. Xây dựng, giải trình phương án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế trong thời gian tạm dừng vận hành lò đốt. Sau khi hoàn thành việc sửa chữa lò đốt chất thải y tế, Công ty phải báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường để kiểm tra, giám sát, đánh giá mức độ ô nhiễm.

- Tăng cường công tác phối hợp với UBND quận Nam Từ Liêm báo cáo kết quả thực hiện việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường để cộng đồng dân cư giám sát.

Câu 118. Tuyến đường 70 nối từ phường Tây Mỗ đến phường Đại Mỗ nói riêng và một số tuyến đường khác trên địa bàn quận Nam Từ Liêm hiện không có rãnh thoát nước gây úng ngập khi mưa lớn, ảnh hưởng an toàn giao thông; hệ thống xử lý tiêu thoát nước trên địa bàn phường Xuân Phương hiện nay không đảm bảo. Đề nghị Thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng sớm tiến hành hoàn thiện hệ thống thoát nước nhằm đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi trường cho người dân.

Trả lời:- Hiện trạng: Tuyến cống thoát nước trên đường 70 (Đoạn từ Trường mầm

non Tây Mỗ A đến trạm bơm Cầu Ngà 1 thuộc phường Tây Mỗ): rãnh BxH= 0,6x0,55 m : 140m, Chiều sâu bùn trong rãnh Hb= 0,4m; Cống D600: 15m, Hb=0,4m (qua đường 70); Cống D2000: 470m; trên toàn tuyến này các ga thăm bị lấp do quá trình thi công đường 70 và do các hộ dân sát mặt đường làm sân bê tông đè lên. Phía trường mầm non Tây Mỗ A thường xuyên bị ngập khi xảy ra các trận mưa từ 40ml trở lên. Tuyến rãnh thoát nước đoạn từ Khu đô thị Xuân Phương Vigracera đến đầu mương Hòe Thị: Rãnh BxH=0,5x0,5m: 500m, Hb=0,25m ; BxH=0,3x0,4m: 100m, Hb=0,2m; một số tấm đan rãnh bị sập sệ; các đoạn còn lại thuộc đường 70 là chưa có hệ thống cống rãnh thoát nước.

- Phương án khắc phục: Đối với tuyến rãnh từ Trường mầm non Tây Mỗ A đến sân bóng Tây Mỗ trận mưa ngày 13/8/2014, khu trường mầm non Tây Mỗ bị ngập, Công ty Thoát nước Hà Nội đã tiến hành xử lý úng ngập bằng cách cho thông tắc đoạn cống D600, L=15m qua đường Tây Mỗ và một số vị trí nhiều bùn trên đoạn rãnh 0,6x0,55m, L=140m trên hè đường 70.

Để giải quyết tình trạng úng ngập tại khu trường mầm non Tây Mỗ: nạo vét bùn trong rãnh, lắp đặt 01 ghi thu nước ngay tại đầu tuyến rãnh gần phía trường mầm non Tây Mỗ A; đối với tuyến rãnh thoát nước đoạn từ Khu đô thị Xuân Phương Vigracera đến đầu mương Hòe Thị thuộc phường Xuân Phương: nạo vét bùn và thay những tấm đan bị sập sệ, để bảo đảm an toàn giao thông.

Đoạn tuyến thuộc dự án nâng cấp, cải tạo mở rộng đường 70 đoạn Láng- Hòa Lạc đến Nhổn do Nhà đầu tư Công ty Cổ phần TASCO Xuân Ngọc triển khai thực hiện theo hình thức BT đã được UBND Thành phố phê duyệt hồ sơ đề xuất tại Quyết định số 4931/QĐ-UBND ngày 06/10/2010 với quy mô mặt cắt ngang 50m. Tuy nhiên trong giai đoạn khó khăn hiện nay, Nhà đầu tư khó triển

85

Page 86: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

khai thực hiện. UBND Thành phố đang nghiên cứu để đầu tư hoàn chỉnh dự án theo hình thức khác.

Câu 119. Đề nghị Thành phố quan tâm đến hệ thống xử lý tiêu thoát nước của phường Xuân Phương.

Trả lời: Theo phân cấp của Thành phố, UBND quận Nam Từ Liêm đã giao cho

Trung tâm phát triển quỹ đất quận Nam Từ Liêm làm chủ đầu tư, lập dự án xây dựng toàn bộ hệ thống kênh tiêu chính trên địa bàn 2 phường Xuân Phương và Phương Canh. UBND quận đã chỉ đạo, đôn đốc Trung tâm phát triển quỹ đất Nam Từ Liêm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Hiện nay, Trung tâm phát triển quỹ đất Nam Từ Liêm đang triển khai khảo sát, lập dự án theo quy định. Theo kế hoạch dự án sẽ bắt đầu được triển khai vào đầu năm 2015.

Câu 120. Hiện tại mương nước dọc đường Nguyễn Cơ Thạch đã được xử lý nhưng vẫn gây ô nhiễm cho người dân. Đề nghị Thành phố chỉ đạo đơn vị chức năng xử lý ô nhiễm nguồn nước thải tại đây bằng hóa chất sinh học hoặc làm hệ thống nắp cống đậy phía trên mương nước đồng thời trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.

Trả lời : Mương nước dọc đường Nguyễn Cơ Thạch (còn gọi là mương Mỹ Đình) là

tuyến mương Mai Dịch - Phú đô do Công ty Thoát nước quản lý phục vụ tiêu thoát nước khu vực; lượng nước thải hàng ngày thoát vào mương tương đối nhiều. Hiện tại mái mương đã được kè. Hàng năm tuyến mương vẫn được duy tu, nạo vét để đảm bảo thoát nước và giảm thiểu ô nhiễm. Theo quy hoạch Thoát nước Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050: tuyến mương là mương hở, nước thải từ khu vực xung quanh tuyến mương sẽ được thu gom về trạm xử lý nước thải Phú đô theo quy hoạch (Dự án xây dựng trạm Xử lý nước thải Phú Đô đã được UBND Thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện). Vì vậy, về lâu dài, tuyến mương sẽ chỉ là tiêu thoát nước mưa.

Phục vụ Đại hội Thể thao Châu Á trong nhà lần thứ 3 diễn ra tại Hà Nội, năm 2009, UBND Thành phố đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường tuyến mương Mỹ Đình để hạn chế ô nhiễm và mùi hôi. Các kết quả quan trắc trước và sau khi xử lý cho thấy chất lượng nước được cải thiện so với trước khi xử lý. Tuy nhiên, do khó khăn về kinh phí, việc xử lý ô nhiễm môi trường tuyến mương Mỹ Đình chưa được thực hiện thường xuyên.

UBND Thành phố chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND quận Nam Từ Liêm và các đơn vị liên quan đề xuất các biện pháp khả thi để duy trì công tác xử lý ô nhiễm tại đây, phù hợp với tình hình chi ngân sách của Thành phố đang phải cắt giảm. Trước mắt, tuyến mương vẫn được duy tu, nạo vét hàng năm để đảm bảo thoát nước và giảm thiểu ô nhiễm; đồng thời với việc chỉ đạo UBND quận Nam Từ Liêm tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sống và làm việc xung quanh tuyến mương có các biện pháp xử lý sơ bộ nước thải trước khi xả thải ra môi trường.

86

Page 87: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Câu 121. Tại tổ dân phố số 20 phường Cầu Diễn, dân cư khu chung cư An Sinh không có đường liên thông phải đi nhờ qua khu chung cư An Lạc gây khó khăn trong việc đi lại, cấp cứu, cứu hỏa trong trường hợp cấp thiết. Đề nghị Thành phố sớm xem xét và có biện pháp khắc phục tình trạng trên.

Trả lời:Theo phân cấp của Thành phố, ngày 26/3/2012, UBND huyện Từ Liêm đã

có công văn số 352/UBND-TCKH về việc chấp thuận điều kiện, bố trí kế hoạch chuẩn bị đầu tư dự án: Khớp nối hạ tầng kỹ thuật tuyến đường từ khu đô thị mới Mỹ Đình 1 vào khu đô thị của Công ty cổ phần phát triển đô thị Từ Liêm và giao Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Từ Liêm triển khai thực hiện dự án. Mục tiêu đầu tư nhằm đảm bảo các phương tiện lưu thông thuận tiện, cải thiện điều kiện đi lại của nhân dân trong khu vực và đảm bảo sự đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan môi trường, thu hồi quản lý sử dụng đất công đang bị lấn chiếm để kinh doanh trái phép. Hai tuyến đường thuộc dự án có quy mô như sau:

STT Tên các tuyến Điểm đầu Điểm cuối Quy mô

1 Tuyến 1 Khu đô thị Mỹ Đình 1

Dự án khu nhà ở Công ty cổ phần phát triển đô thị Từ Liêm

Chiều rộng khoảng 15m, chiều dài khoảng

120m

2 Tuyến 2

Dự án khu nhà ở Công ty cổ

phần phát triển đô thị Từ

Liêm

Khu nhà ở Công ty An Sinh

Chiều rộng khoảng 15m, chiều dài khoảng

330m

Ngày 22/8/2013, UBND huyện Từ Liêm đã ban hành Quyết định số 4920/QĐ-UBND về việc phê duyệt Báo cáo Kinh tế - kỹ thuật dự án: Khớp nối hạ tầng kỹ thuật tuyến đường từ khu đô thị mới Mỹ Đình I vào khu đô thị mới của Công ty cổ phần phát triển đô thị Từ Liêm và điều chỉnh quy mô đầu tư dự án tuyến đường từ khu đô thị mới Mỹ Đình 1 vào khu đô thị mới của Công ty cổ phần phát triển đô thị Từ Liêm theo nội dung sau:

STT Tuyến đường

Theo Công văn số

352/UBND-TCKH

Điều chỉnh

Chênh lệch

1

Tuyến 1: Điểm đầu: Khu đô thị Mỹ Đình 1, Điểm cuối: Dự án khu nhà ở Công ty cổ phần phát triển đô thị Từ Liêm

Khoảng 120m 92,1m Giảm

27,9m

2 Tuyến 2: Điểm đầu: Dự án khu nhà ở Công ty cổ phần phát triển đô thị Từ Liêm, Điểm cuối: Khu

Khoảng 330m

191,67m Giảm 138,33m

87

Page 88: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

nhà ở Công ty An SinhDo trong 2 năm 2012, 2013 huyện Từ Liêm chưa bố trí được nguồn vốn

nên chưa thể triển khai được dự án trên. - Thực hiện Nghị quyết 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ về

việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 02 quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội. Quận Nam Từ Liêm được thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Từ Liêm cũ, gồm 10 phường: Đại Mỗ, Tây Mô, Xuân Phương, Phương Canh, Cầu Diễn, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Phú Đô, Mễ Trì, Trung Văn. Ngay từ 01/4/2014, sau khi Quận Nam Từ Liêm được thành lập và đi vào hoạt động, UBND Quận đã chỉ đạo, bố trí kinh phí thực hiện dự án và giao Trung tâm phát triển quỹ đất Nam Từ Liêm thực hiện dự án. Hiện nay Trung tâm phát triển quỹ đất Nam Từ Liêm đang triển khai thực hiện ở bước lập kế hoạch đấu thầu. Theo dự kiến, dự án sẽ bắt đầu được thi công vào Quý IV/2014.

Câu 122. Sau khi thành lập quận Nam Từ Liêm, địa giới hành chính các xã trước kia và nay là các phường thuộc Quận đã có sự thay đổi. Đề nghị Thành phố tổ chức quy hoạch khoa học các tên đường, tên ngõ trên địa bàn phường Cầu Diễn nói riêng cũng như quận Nam Từ Liêm nói chung để thuận tiện cho nhân dân liên lạc, giao dịch.

Trả lời:UBND quận Nam Từ Liêm đã giao UBND các phường, các phòng ban

chức năng của Quận tổ chức rà soát, thống kê, nghiên cứu đặt tên các các tuyến đường, phố theo đúng quy chế đặt, đổi tên đường phố. Hiện nay UBND quận đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị UBND Thành phố đặt tên cho trên 30 tuyến đường trên địa bàn quận.

2.11. Quận Tây HồCâu 123. Đề nghị Thành phố chỉ đạo để lại khu đất tại 282 Lạc Long

Quân của Công ty san nền trước đây để xây trường mầm non 2, đáp ứng nhu cầu học tập của con em phường Bưởi.

Trả lời:Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm

nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, khu đất tại ngõ 282 Lạc Long Quân, phường Bưởi, quận Tây Hồ được xác định chức năng đất công cộng, hỗn hợp.

Theo quy hoạch phân khu đô thị Khu vực Hồ Tây và phụ cận (A6), tỷ lệ 1/2000 được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 4177/QĐ-UBND ngày 08/8/2014, chức năng quy hoạch của khu đất được xác định là đất công cộng đô thị.

Do vậy, việc xây dựng trường mầm non 2 tại khu đất nêu trên là không phù hợp với chức năng quy hoạch khu đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

UBND Thành phố sẽ chỉ đạo UBND quận Tây Hồ rà soát nhu cầu học tập tại khu vực, phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc kiểm tra, bố trí địa điểm xây

88

Page 89: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

dựng trường học phù hợp, đảm bảo đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn.

Câu 124. Đề nghị Thành phố quan tâm tổ chức thực hiện các dự án đang dở dang, đảm bảo tiến độ và nhu cầu thực tế của địa phương (như ngõ 124 Âu Cơ, Trường tiểu học và THCS Tứ Liên; Trường tiểu học Chu Văn An, Đường vành đai II, Nguyễn Hoàng Tôn; Cống hóa mương Thụy Khê).

Trả lời: a. Trong giai đoạn nguồn vốn ngân sách của Thành phố hiện nay còn khó

khăn (tập trung phân bổ cho các dự án trọng điểm, cấp bách, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản), việc bố trí vốn cho dự án sẽ được xem xét trên cơ sở đảm bảo khả năng cân đối vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Thành phố. Hiện nay những hộ dân tại ngõ 124 Âu Cơ đang có khiếu nại về việc dừng triển khai dự án, UBND Thành phố đang chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý theo quy định.

b. Trường tiểu học và THCS Tứ Liên: Căn cứ các quy định về phân cấp tại các Quyết định: số 11/2011/QĐ-UBND ngày 2/3/2011 về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý Nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015; số 12/2014/Q Đ-UBND ngày 26/02/2014 về việc sửa đổi một số điều tại số 11/2011/QĐ-UBND ngày 2/3/2011 và số 55/2010/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 của UBND Thành phố về việc ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách của UBND Thành phố thì các dự án trường học thuộc các cấp: mầm non, tiểu học, THCS thuộc nhiệm vụ quản lý và đầu tư của cấp huyện, do đó dự án “xây dựng trường tiểu học và THCS Tứ Liên” thuộc nhiệm vụ chi ngân sách Quận Tây Hồ.

Tại Quyết định số 5726/QĐ-UBND ngày 10/12/2012 của UBND Thành phố về kế hoạch đầu tư trung hạn 3 năm 2013 – 2015, Dự án thuộc danh mục sử dụng nguồn ngân sách Thành phố (ngân sách Thành phố hỗ trợ có mục tiêu). Năm 2013, 2014 ngân sách Thành phố rất khó khăn, chủ yếu tập trung trả nợ XDCB, các dự án trọng điểm của Thành phố và các dự án chuyển tiếp hoàn thành giai đoạn 2013 – 2015 do đó UBND Thành phố sẽ xem xét trong khả năng cân đối ngân sách vào kỳ xây dựng kế hoạch 2015.

Vì vậy dự án xây dựng trường tiểu học và THCS Tứ Liên là dự án mới nên việc bố trí vốn cho dự án sẽ được xem xét trên cơ sở đảm bảo khả năng cân đối vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Thành phố. Trường hợp dự án thực sự cấp bách cần triển khai ngay, thì đề nghị UBND Quận Tây Hồ cân đối ngân sách Quận để bố trí vốn cho dự án.

c. Dự án xây dựng trường tiểu học Chu Văn An: Dự án không thuộc danh mục kế hoạch đầu tư trung hạn 3 năm 2013 0 2015 của Thành phố (tại Quyết định 5726/QĐ-UBND ngày 10/12/2012). Từ năm 2013, việc hỗ trợ từ ngân sách Thành phố được thực hiện thông qua các chương trình, kế hoạch đã được thông qua (tại Quyết định 5726/QĐ-UBND ngày 10/12/2012). Căn cứ các quy định về phân cấp quản lý, đề nghị UBND quận Tây hồ căn cứ các quy hoạch, kế hoạch,

89

Page 90: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

tình cấp thiết của dự án và khả năng cân đối ngân sách cấp mình có kế hoạch đầu tư cho dự án theo quy định.

Câu 125. Đề nghị Thành phố quan tâm giải quyết dứt điểm những vi phạm đất đai tại đền Cố Lê (cử tri Tây Hồ).

Trả lời: Ngày 03/8/2009 UBND Thành phố có Quyết định số 3921/QĐ-UBND về

việc thu hồi 267 m2 đất tại số 3 ngõ 124 Thụy Khuê, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ của Hợp tác xã công nghiệp cổ phần Hoa Sen; giao cho UBND quận Tây Hồ để thực hiện dự án tu bổ, tôn tạo di tích Đền Cố Lê.

Hiện nay, Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ và các Sở, ngành đang tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, di chuyển cơ sở sản xuất, kinh doanh của Hợp tác xã công nghiệp cổ phần Hoa Sen theo quy định.

Hợp tác xã Công nghiệp cổ phần Hoa Sen đang hoàn thiện hồ sơ nộp Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội để làm thủ tục xin sử dụng 199,3m2 đất tại phường Nhật Tân, quận Tây Hồ để xây dựng trụ sở làm việc, bàn giao đất tại số 3 ngõ 124 Thụy Khuê, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ cho UBND quận Tây Hồ.

2.12. Quận Thanh XuânCâu 126. Đề nghị Thành phố quan tâm đầu tư hệ thống thoát nước phố

Cự Lộc.Trả lời:Thực hiện theo Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 2/3/2011 và Quyết

định số 12/2014/QĐ-UBND ngày 26/2/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015; Hệ thống thoát nước phố Cự Lộc do Sở Xây dựng Hà Nội quản lý theo phân cấp, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng Hà Nội sớm triển khai đầu tư hệ thống thoát nước phố Cự Lộc để đảm bảo sinh hoạt của dân cư trong khu vực.

Câu 127. Đề nghị Thành phố quan tâm giải quyết dứt điểm việc vi phạm quản lý đất đai và trật tự xây dựng tại khu vực Hố Rùa phường Phương Liệt.

Trả lời:Ngày 04/5/2009 UBND Thành phố có Quyết định số 2051/QĐ-UBND về

việc thu hồi đất tại khu vực hồ Rùa, phường Phương Liệt quận Thanh Xuân giao cho Ban quản lý dự án thoát nước Hà Nội (Sở Xây dựng) để thực hiện các hạng mục cải tạo hồ phương Liệt (hồ Rùa) thuộc dự án thoát nước nhằm cải tạo môi trường Hà Nội- Dự án II(2005-2010), trong đó:

+ 44.227,7m2 đã bàn giao mặt bằng cho Ban quản lý dự án thoát nước thuộc Sở xây dựng Hà Nội đang thực hiện các hạng mục cải tạo hồ Rùa.

+ 2.716,5m2 là đường đi do UBND phường Phương Liệt quản lý.

90

Page 91: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

+ 4.842,4m2 UBND quận Thanh Xuân có Quyết định thu hồi đất đối với bà Nguyễn Thị Thạch và ông Nguyễn Văn Đăng.

Do bà Nguyễn Thị Thạch có khiếu nại nên Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xem xét và có kết luận báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo hướng công nhận quyền sử dụng đất cho gia đình bà Nguyễn Thị Thạch. Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng tại Văn bản số 1002/VPCP-KNTC ngày 22/2/2011 của Văn phòng Chính Phủ, UBND Thành phố đã giao Thanh tra Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận Thanh Xuân thực hiện, quá trình thực hiện có nhiều vướng mắc, nên việc xử ly vi phạm về đất đai tại ao Rùa chưa thực hiện được.

Ngày 06/6/2014, UBND Thành phố có Văn bản số 4073-UBND-TNMT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rà soát, kết luận lại nội dung khiếu nại của bà Nguyễn Thị Thạch ở tổ 27, ngõ 40 phố Phương Liệt, quận Thanh Xuân, đảm bảo triển khai thực hiện dự án, thực hiện đúng quy định của pháp luật đất đai, đảm bảo trật tự tại địa phương. Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 6078/VPCP-V.I ngày 14/8/2014 giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng UBND Thành phố rà soát lại vụ việc. Sau khi rà soát, căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố sẽ chỉ đạo thực hiện theo quy định.

Trong quá trình các cơ quan chức năng rà soát, kết luận, giao UBND quận Thanh Xuân chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường và UBND phường Phương Liệt kiểm tra và có biện pháp xử lý kiên quyết các trường hợp lấn chiếm đất đai tại ao Rùa theo quy định của pháp luật.

Câu 128. Đề nghị Thành phố sớm đưa vào khai thác sử dụng theo qui hoạch khu đất cuối ngõ 64 đường Kim Giang, giáp đường Vành đai III, hiện đang để hoang hóa nhiều năm.

Trả lời:Khu đất là đất công và đất đất nông nghiệp xen kẹt do UBND quận Thanh

Xuân giao cho UBND phường Kim Giang quản lý theo Quyết định số 365/QĐ-UBND ngày 04/2/2008 (diện tích khoảng 10.000 m2).

Theo Quy hoạch chi tiết quận Thanh Xuân (tỷ lệ 1/2000) đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 112/1999/QĐ-UB ngày 28/12/1999 thì phần đất trên thuộc ô quy hoạch số 32 nằm trên địa bàn phường Kim Giang, được quy hoạch là đất ở và bãi đỗ xe.

Tại khu đất trên hiện có 03 dự án do các đơn vị đang thực hiện các thủ tục để trình UBND Thành phố phê duyệt, gồm: Dự án đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác bãi đỗ xe với diện tích khoảng 3.000 m2 do Công ty cổ phần Nam Quốc Sơn đề xuất; Dự án thí điển xây dựng quỹ nhà tái định cư cho khu tập thể Hòa Nam do Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội kết hợp với Công ty cổ phần đầu tư đô thị Kang Long đề xuất; Dự án đầu tư xây dựng bãi đỗ xe do Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng và công trình kiến trúc Hà Nội liên doanh với Công ty cổ phần Metech đề xuất.

91

Page 92: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Hiện tại, để quản lý chống lấn chiếm khu đất, UBND Thành phố đã chỉ đạo UBND quận Thanh Xuân quản lý khu đất, có kế hoạch quản lý chặt chẽ và phương án sử dụng tạm thời vào mục đích công cộng để chống lấn chiếm.

Câu 129. Đề nghị Thành phố đẩy nhanh tiến độ cấp GCN QSD đất đối với 02 di tích Đình và Chùa Phương Liệt.

Trả lời: Đối với 02 di tích Đình và Chùa Phương Liệt thuộc phường Phương Liệt,

quận Thanh Xuân, UBND quận Thành Xuân đã lập hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nộp vào Sở Tài nguyên và Môi trường ngày 28/8/2014, Sở Tài nguyên và Môi trường đang thẩm định, thụ lý hồ sơ theo quy định.

Câu 130. Đề nghị Thành phố chỉ đạo sớm bàn giao hạ tầng cơ sở khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính về cho quận Thanh Xuân quản lý. Mặt khác, hiện nay hệ thống cấp nước sạch cho khu đô thị đã xuống cấp, đường ống rò rỉ, máy bơm nước thường xuyên gặp sự cố, không có đơn vị nào đứng ra giải quyết. Đề nghị Thành phố chỉ đạo giao cụ thể trách nhiệm cho một đơn vị quản lý để đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt hàng ngày cho nhân dân.

Trả lời: Thực hiện Quyết định số 4662/QĐ-UBND ngày 24/7/2013 của UBND

thành phố Hà Nội về việc phê duyệt phương án quản lý hạ tầng kỹ thuật theo phân cấp tại khu nhà tái định cư N, Trung Hòa- Nhân Chính, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân; UBND quận Thanh Xuân đã nhận được bàn giao hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước (trục chính) khu nhà N; Vườn hoa, cây xanh ô đất CX từ Sở Xây dựng (Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị) và các đơn vị Công ty TNHH MTV chiếu sáng và thiết bị đô thị; Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội và Công ty TNHH MTV Công viên Cây Xanh. Hiện tại, đối với hạng mục hạ tầng kỹ thuật xung quanh của từng tòa nhà do vướng mắc về xác nhận khối lượng bàn giao, UBND quận Thanh Xuân đang triển khai khảo sát, đo vẽ hiện trạng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật khu nhà Tái định cư. Căn cứ vào hồ sơ bàn giao, UBND quận sẽ thực hiện nhiệm vụ duy tu, cải tạo sửa chữa hệ thống hạ tầng theo phân cấp.

2.13. Thị xã Sơn TâyCâu 131. Đề nghị Thành phố giải quyết bồi thường đất cho các hộ phải

di chuyển do ảnh hưởng của bãi rác Xuân Sơn theo đúng quy định chung của thành phố Hà Nội. Hiện nay giá đền bù đất sử dụng ổn định trước 15/10/1993 và đất vườn liền kề giữa thị xã Sơn Tây và Huyện Ba Vì có sự khác nhau, cụ thể là: Đất sử dụng ổn định trước 15/10/1993 tại thị xã Sơn Tây thì được bồi thường 1 lần = 105.000đ/m2 còn ở Ba Vì lại được (58.000đ/m2 x 5 lần) = 290.000đ/m2 từ đó gây mâu thuẫn, và thiệt thòi cho các hộ ở thị xã Sơn Tây. Trong khi xã Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) cũng là một xã nghèo, khó khăn và đều phải chịu ảnh hưởng môi trường bãi rác như các xã huyện Ba Vì.

Trả lời:

92

Page 93: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Dự án di chuyển các hộ dân ra khỏi vùng ảnh hưởng môi trường bán kính 500m khu xử lý rác thải Xuân – Sơn Tây được triển khai thực hiện năm 2010 theo Luật Đất đai 2003, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, Nghị định số 69/2004/NĐ-CP ngày 13/8/2009, Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009. Giá đất nông nghiệp làm cơ sở tính bồi thường cho hộ gia đình cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp là giá đất được quy định tại Bảng giá đất hàng năm do UBND Thành phố ban hành. Chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp được xác định cụ thể từng trường hợp theo nguồn gốc và quá trình sử dụng đất của các hộ gia đình (đất được Nhà nước giao hay đất không do Nhà nước giao, các hộ dân tự sử dụng), không theo loại xã.

Trên cơ sở xác nhận của UBND cấp xã về diện tích đất bị thu hồi của hộ gia đình, cá nhân có nằm trong diện tích đất nông nghiệp được giao hay không nằm trong diện tích đất nông nghiệp được nhà nước giao UBND huyện áp dụng chính sách hỗ trợ cho phù hợp, trong đó đất nông nghiệp được Nhà nước giao được hỗ trợ 5 lần giá đất; đất nông nghiệp không do Nhà nước giao, các hộ dân tự sử dụng chỉ được hỗ trợ 1 lần giá đất.

Việc giải quyết chính sách bồi thường hỗ trợ cho các hộ do ảnh hưởng của bãi rác Xuân Sơn đã thực hiện theo đúng quy định chung của UBND Thành phố.

Câu 132. Trên địa bàn thị xã Sơn Tây có một số nông, lâm trường, trang trại đã bàn giao nhân khẩu cho địa phương quản lý từ nhiều năm trước đây nhưng chưa được bàn giao đất. Đề nghị Thành phố phối hợp với các cơ quan liên quan sớm bàn giao đất cho UBND thị xã quản lý và cấp GCNQSD đất cho các hộ (91 hộ Nông trường Việt Mông, 126 hộ Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì, 185 hộ Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ).

Trả lời:Về ý kiến đề nghị của cử tri nêu trên, ngày 15/10/2013 UBND Thành phố

đã có Văn bản số 7692/UBND-TNMT đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo các đơn vị: Nông trường Việt - Mông, Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, Trung tâm nghiên cứu Bò và đồng cỏ Ba Vì làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn lập hồ sơ sử dụng đất, trên cơ sở đó phối hợp với UBND huyện Ba Vì và UBND thị xã Sơn Tây để tổ chức thực hiện, làm cơ sở để bàn giao diện tích các khu dân cư của các đơn vị về địa phương quản lý và hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân kê khai, lập hồ sơ để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.

Ngày 30/10/2013 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có Văn bản số 5073/BNN-KH yêu cầu Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì chủ động làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn lập hồ sơ sử dụng đất. Trên cơ sở đó phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây, UBND huyện Ba Vì làm thủ tục bàn giao diện tích đất các khu dân cư của đơn vị về chính quyền địa phương quản lý theo quy định.

Tuy nhiên, đến nay các đơn vị nêu trên ngoài việc báo cáo tình hình sử dụng đất của đơn vị, vẫn chưa gửi toàn bộ hồ sơ của từng hộ gia đình sử dụng đất trên địa phận quản lý của đơn vị minh đến Sở Tài nguyên và Môi trường, vì

93

Page 94: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

vậy, trong thời gian tới, UBND Thành phố chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ động lập kế hoạch chủ trì cùng UBND thị xã Sơn Tây, UBND huyện Ba Vì và các Sở, Ban ngành có liên quan kiểm tra hiện trạng, rà soát đối với từng hồ sơ sử dụng nhà, đất của các hộ dân tại Nông trường Việt - Mông, Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, Trung tâm nghiên cứu Bò và đồng cỏ Ba Vì làm cơ sở đề xuất, báo cáo UBND Thành phố việc bàn giao và cấp Giấy chứng nhận cho các hộ dân tại đây.

Câu 133. Đề nghị Thành phố cho phép áp dụng hạn mức công nhận đất ở bằng 5 lần hạn mức giao đất ở mới đối với một số trường hợp ở xã Đường Lâm (có giấy chứng nhận nhà cổ nhưng không có giấy tờ về đất đai) khi thực hiện cấp GCNQSD đất cho các hộ.

Trả lời:Việc đề nghị áp dụng hạn mức công nhận đất ở bằng 5 lần hạn mức giao

đất ở mới đối với một số trường hợp ở xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây phải phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai năm 2013. Do đó, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây kiểm tra cụ thể về hiện trạng, quá trình quản lý sử dụng đất và hồ sơ về đất đai của các hộ dân ở xã Đường Lâm trên cơ sở đó sẽ báo cáo UBND Thành phố để có chỉ đạo cụ thể về việc áp dụng hạn mức công nhận đất ở đối với từng trường hợp khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân có Giấy chứng nhận nhà cổ tại xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây.

Câu 134. Đề nghị Thành phố cho nâng cấp tuyến đường QL21A (đường Tùng Thiện - Thanh Vị) đoạn qua địa bàn phường Trung Sơn Trầm, xã Thanh Mỹ thị xã Sơn Tây vì hiện nay tuyến đường đã xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, gây ô nhiễm môi trường, bụi bẩn.

Trả lời: - Tuyến phố Tùng Thiện: Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường phố Tùng

Thiện, từ Km 2+700,2 đến Km 4+700,2 Quốc lộ 21A, thị xã Sơn Tây do UBND thị xã Sơn Tây làm chủ đầu tư đã được UBND thành phố phê duyệt dự án tại Quyết định số 5252/QĐ-UBND ngày 22/10/2010: Tổng mức đầu tư: 246.945 triệu đồng (trong đó chi phí xây dựng là 81.831 triệu đồng); Nguồn vốn: Ngân sách Thành phố cấp. Thời gian thực hiện dự án: năm 2011 – 2014. Do vướng mắc trong GPMB và di chuyển công trình ngầm nổi, hiện công trình mới triển khai thi công được 1000m (300 m đầu tuyến và 700m cuối tuyến). Dự án đã được bố trí đến nay là 66,08 tỷ đồng. Hiện đang tiếp tục rà soát bố trí bổ sung theo điểm dừng kỹ thuật, đảm bảo ATGT, vệ sinh môi trường. Hiện Thành phố đang tập trung chỉ đạo thi công hoàn thành 1000m này, dự kiến đầu năm 2015 sẽ hoàn thành đoạn này để đưa vào sử dụng, ổn định cuộc sống cho các hộ dân khu vực sinh sống; riêng đoạn giữa tuyến (còn lại khoảng 100m), chỉ đạo UBND thị xã Sơn Tây tập trung thực hiện GPMB trong năm 2015, báo cáo UBND thành phố phương án, tiến độ triển khai để cân đối bố trí vốn thực hiện, tránh bức xúc dân sinh.

94

Page 95: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

- Tuyến phố Thanh Vị: Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến phố Thanh Vị (tỉnh lộ 414 đoạn qua nội thị, dài 3 km), thị xã Sơn Tây do UBND thị xã Sơn Tây làm chủ đầu tư đã được UBND thành phố phê duyệt dự án tại Quyết định số 5253/QĐ-UBND ngày 22/10/2010: Nguồn vốn: Ngân sách Thành phố cấp. Thời gian thực hiện dự án: năm 2011 - 2014. Tổng mức đầu tư: 330.559 triệu đồng. Lũy kế giải ngân đến hết năm 2013 đạt 76.752 triệu đồng; trong điều kiện khó khăn trong cân đối nguồn vốn thực hiện cho các dự án XDCB trong giai đoạn hiện nay, năm 2014 dự án không được bố trí kế hoạch vốn, rà soát thực hiện trong các năm tiếp theo. Hiện Tại, công trình đã được thực hiện thu gom công trình, giãn tiến độ, đảm bảo ATGT, vệ sinh môi trường tránh bức xúc trong nhân dân. Đồng thời UBND Thành phố sẽ tiếp tục cân đối tập trung bố trí vốn cho dự án trong thời gian tới.

Câu 135. Đề nghị Thành phố sớm phê duyệt quy hoạch chung tỷ lệ 1/10000 của thị xã Sơn Tây trong quý II/2014; chỉ đạo các cơ quan chức năng giúp thị xã Sơn Tây lập và trình phê duyệt quy hoạch chi tiết vùng hồ Đồng Mô Sơn Tây để phát triển dịch vụ du lịch theo kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

Trả lời:Đề nghị Thành phố sớm phê duyệt Quy hoạch chung thị xã Sơn Tây.Thực hiện kế hoạch quy hoạch của Thành phố, UBND thị xã Sơn Tây được

giao làm Chủ đầu tư lập quy hoạch chung thị xã Sơn Tây tỷ lệ 1/10.000, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội là đơn vị tư vấn nghiên cứu lập quy hoạch.

Đồ án Quy hoạch chung thị xã Sơn Tây đã báo cáo Hội đồng thẩm định QHXD Thành phố Hà Nội (Thông báo số 3821/TB-HĐTĐ ngày 15/11/2013 về kết luận của Hội đồng Thẩm định QHXD Thành phố Hà Nội).

Đồ án Quy hoạch chung thị xã Sơn Tây đã báo cáo Tập thể UBND Thành phố Hà Nội (Thông báo số 328/TB-UBND ngày 13/12/2013 về kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố về đồ án Quy hoạch chung thị xã Sơn Tây).

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Xây dựng tại công văn số 2099/BXD-QHKT ngày 08/10/2013 về ý kiến Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Hòa Lạc và Sơn Tây và UBND Thành phố tại công văn số 4329/UBND-QHKT ngày 16/6/2014 về việc lồng ghép quy hoạch chung đô thị vệ tinh Sơn Tây với quy hoạch chung thị xã Sơn Tây, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã có văn bản số 2994/QHKT-P5 ngày 11/8/2014 đề nghị UBND thị xã Sơn Tây hoàn thiện bổ sung Nhiệm vụ Quy hoạch chung thị xã Sơn Tây đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000. Hiện nay UBND thị xã Sơn Tây đang phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội tổ chức lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân, đại diện cộng đồng dân cư liên quan về Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã Sơn Tây, trước khi thẩm định và phê duyệt theo quy định.

Sau khi Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã Sơn Tây được phê duyệt, đồ án quy hoạch chung thị xã Sơn Tây sẽ được thẩm định, lấy ý kiến các Bộ ngành và phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị.

Quy hoạch chi tiết khu công viên, dịch vụ du lịch giải trí hồ Đồng Mô

95

Page 96: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

UBND Thành phố đã chỉ đạo (Thông báo số 328/TB-UBND ngày 13/12/2013) về đồ án Quy hoạch chung thị xã Sơn Tây, theo đó khu vực hồ Đồng Mô tại các xã Kim Sơn, Sơn Đông, thị xã Sơn Tây được chú trọng quy hoạch định hướng phát triển là trung tâm di lịch giải trí, tạo động lực phát triển thị xã Sơn Tây .

Câu 136. Đề nghị các sở: Tài nguyên- Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội cho ý kiến tham gia về phương án quy hoạch các điểm trung chuyển vật liệu xây dựng cát, đá, sỏi…tại phường Lê Lợi, Phú Thịnh và xã Đường Lâm tại Quyết định số 711/QĐ-UBND ngày 01/2/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng cát, sỏi trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Về vấn đề này, UBND thị xã Sơn Tây đã có Công văn số 502/UBND-QLĐT ngày 12/5/2014 gửi kèm hồ sơ quy hoạch để các Sở cho ý kiến làm cơ sở để thị xã Sơn Tây phê duyệt triển khai quản lý và sử dụng các bãi chung chuyển.

Trả lời: Tuyến đê hữu Hồng đoạn từ K26+580-K31+000 thuộc xã Đường Lâm,

phường Phú Thịnh và phường Lê Lợi ngoài bãi sông có các điểm trung chuyển vật liệu đá, cát, sỏi.. đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 711/QĐ-UBND ngày 01/02/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng cát, sỏi trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trên cở sở đó, UBND thị xã Sơn Tây đã lập dự án Quy hoạch các điểm trung chuyển vật liệu đá, cát, sỏi…

Sau khi nhận được Công văn số 502/UBND-QLĐT ngày 12/5/2014 của UBND thị xã Sơn Tây về việc góp ý đồ án quy hoạch chi tiết điểm trung chuyển vật liệu xây dựng trên địa bàn thị xã Sơn Tây, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã có Văn bản số 3129/STNMT-TNKS ngày 17/6/2014; Sở Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản số 1213/SNN-ĐĐ Ngày 23/6/2014 góp ý kiến về đồ án Quy hoạch trên để UBND thị xã Sơn Tây trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Yêu cầu UBND thị xã Sơn Tây khẩn trương hoàn thiện đề án, trình UBND Thành phố phê duyệt theo quy định.

Câu 137. Đề nghị Thành phố chỉ đạo các sở Xây dựng, Giao thông vận tải: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án: Cụm cảng Sơn Tây, Đường Tỉnh lộ 414 (đường 87A cũ), Bến xe Sơn Tây, Trạm xử lý nước thải thị xã, Quy hoạch mở rộng bãi rác Xuân Sơn (13ha); Thực hiện các nội dung của Quyết định số 12/2014/QĐ-UBND ngày 26/2/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc tổ chức tiếp nhận các hạng mục công việc quản lý về hạ tầng đô thị thuộc trách nhiệm của thành phố và có kế hoạch duy tu, bảo trì tổ chức đảm bảo an toàn giao thông và môi trường trên các tuyến đường tỉnh lộ, quốc lộ đoạn qua thị xã Sơn Tây (một số nút giao với đường Quốc lộ 32 tại phường Phú Thịnh, đường Quốc lộ 21 tại phường Trung Sơn Trầm, xã Cổ Đông và xã Sơn Đông).

Trả lời: 96

Page 97: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Khu xử lý rác thải Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây đã và đang triển khai thi công, bao gồm 03 ô chôn lấp, đang tiếp nhận và xử lý tại ô chôn lấp số 1 với diện tích ô chôn lấp là 2,9 ha, đang tiếp nhận rác hàng ngày là 250 tấn/ngày và đồng thời có 02 nhà máy xử lý rác công nghệ đốt, công suất 550 tấn/ngày đang được Hợp tác xã Thành Công và Công ty cổ phần dịch vụ Môi trường Thăng Long thực hiện, giảm tải lượng rác đem chôn lấp.

Về Quyết định 12/2014/QĐ-UBND ngày 26/2/2014 của UBND Thành phố, Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên và Môi trường đã trình UBND Thành phố phê duyệt danh các tuyến đường duy trì VSMT do Thành phố quản lý, đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 4494/QĐ-UBND ngày 29/8/2014 để triển khai thực hiện.

Sở GTVT đã có buổi làm việc với UBND Thị xã Sơn Tây để thông nhất một số nội dung liên quan đến hạ tầng giao thông trên địa bàn Thị xã, cụ thể:

- Đường 87 đoạn trên địa bàn huyện Ba Vì do Sở GTVT làm chủ đầu tư hiện đã cơ bản hoàn thành và đang khai thác tốt; đoạn qua địa bàn Thị xã Sơn Tây do UBND Thị xã Sơn Tây làm chủ đầu tư.

- Cụm cảng Sơn Tây: Sở GTVT đang nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết.- Bến xe Sơn Tây: hiện đã được Sở KH&ĐT đưa vào danh mục kêu gọi đầu

tư theo hình thức xã hội hóa.- Công tác tổ chức giao thông: đã được Sở GTVT triển khai thực hiện và

tiếp tục theo dõi để điều chỉnh cho phù hợp (nếu cần thiết).- Công tác duy tu, duy trì các tuyến đường trên địa bàn Thị xã: Sở GTVT

đã tiến hành bàn giao toàn bộ các tuyến đường trên địa bàn cho UBND Thị xã Sơn Tây quản lý theo phân cấp của UBND Thành phố. Tuy nhiên, do UBND Thị xã Sơn Tây chưa bố trí được kinh phí duy tu, duy trì (khoảng 14 tỷ đồng) nên từ khi bàn giao tới nay các tuyến đường trên chưa được duy tu, duy trì. Sở GTVT đang phối hợp với UBND Thị xã Sơn Tây thống nhất trình UBND Thành phố phương án trước mắt để tổ chức duy tu, duy trì, đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường nêu trên.

Câu 138. Đề nghị Thành phố bố trí vốn: Thực hiện các dự án cấp bách của thị xã Sơn Tây để thị xã hoàn thành các chỉ tiêu kế họach đã đề ra như: Tuyến phố Tùng Thiện- Thanh Vị, Nhà tang lễ thị xã, Khu tái định cư Đồng Mang và một số dự án đã được phê duyệt; Thực hiện triển khai công tác đặt hàng duy tu, sửa chữa các tuyến phố của thị xã theo Quyết định 430/QĐ-UBND ngày 20/1/2014 của UBND thành phố Hà Nội. Hiện nay, các công trình này đã xuống cấp nghiêm trọng, nhân dân có ý kiến nhiều lần nhưng không có vốn đầu tư nên hơn một năm nay không thực hiện được việc duy tu, bảo trì.

Trả lời: 1. Đối với Tuyến phố Tùng Thiện-Thanh Vị:1.1. Tuyến phố Tùng Thiện: Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường phố Tùng

Thiện, từ Km 2+700,2 đến Km 4+700,2 Quốc lộ 21A, thị xã Sơn Tây do UBND

97

Page 98: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

thị xã Sơn Tây làm chủ đầu tư đã được UBND thành phố phê duyệt dự án tại Quyết định số 5252/QĐ-UBND ngày 22/10/2010: Tổng mức đầu tư: 246.945 triệu đồng (trong đó chi phí xây dựng là 81.831 triệu đồng); Nguồn vốn: Ngân sách Thành phố cấp. Thời gian thực hiện dự án: năm 2011 – 2014. Do vướng mắc trong GPMB và di chuyển công trình ngầm nổi, hiện công trình mới triển khai thi công được 1000m (300 m đầu tuyến và 700m cuối tuyến). Dự án đã được bố trí đến nay là 66,08 tỷ đồng. Hiện đang tiếp tục rà soát bố trí bổ sung theo điểm dừng kỹ thuật, đảm bảo ATGT, vệ sinh môi trường. Hiện Thành phố đang tập trung chỉ đạo thi công hoàn thành 1000m này, dự kiến đầu năm 2015 sẽ hoàn thành đoạn này để đưa vào sử dụng, ổn định cuộc sống cho các hộ dân khu vực sinh sống; riêng đoạn giữa tuyến (còn lại khoảng 100m), chỉ đạo UBND thị xã Sơn Tây tập trung thực hiện GPMB trong năm 2015, báo cáo UBND thành phố phương án, tiến độ triển khai để cân đối bố trí vốn thực hiện, tránh bức xúc dân sinh.

1.2. Tuyến phố Thanh Vị: Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến phố Thanh Vị (tỉnh lộ 414 đoạn qua nội thị, dài 3 km), thị xã Sơn Tây do UBND thị xã Sơn Tây làm chủ đầu tư đã được UBND Thành phố phê duyệt dự án tại Quyết định số 5253/QĐ-UBND ngày 22/10/2010: Nguồn vốn: Ngân sách Thành phố cấp. Thời gian thực hiện dự án: năm 2011 - 2014. Tổng mức đầu tư: 330.559 triệu đồng. Lũy kế giải ngân đến hết năm 2013 đạt 76.752 triệu đồng; trong điều kiện khó khăn trong cân đối nguồn vốn thực hiện cho các dự án XDCB trong giai đoạn hiện nay, năm 2014 dự án không được bố trí kế hoạch vốn, rà soát thực hiện trong các năm tiếp theo. Hiện Tại, công trình đã được thực hiện thu gom công trình, giãn tiến độ, đảm bảo ATGT, vệ sinh môi trường tránh bức xúc trong nhân dân. Đồng thời UBND Thành phố sẽ tiếp tục cân đối tập trung bố trí vốn cho dự án trong thời gian tới.

2. Đối với Khu tái định cư Đồng Mang:Dự án Xây dựng hạ tầng khu Tái định cư tại khu Đồng Mang, phường

Trung Hưng, thị xã Sơn Tây để phục vụ di dân GPMB thực hiện Dự án Tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích đoạn qua thị xã Sơn Tây.

Ngày 09/11/2010, UBND Thành phố có Quyết định số 5553/QĐ-UBND giao UBND thị xã Sơn Tây làm Chủ đầu tư thực hiện Dự án Tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích đoạn qua thị xã Sơn Tây, với tổng mức đầu tư: 1.671,335 tỷ đồng; thời gian thực hiện từ 2010-2013; giao UBND thị xã Sơn Tây: Lập, tổ chức thực hiện phương án khai thác nguồn vốn từ quỹ đất theo quy định để thực hiện các công việc, hạng mục công trình của dự án Tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích đoạn qua thị xã Sơn Tây và hỗ trợ thực hiện các công việc khác của dự án tổng thể. Hiện tại thị trường đất đai trầm lắng, nguồn ngân sách nhà nước khó khăn, Thành phố chỉ đạo giao Sở Nông nghiệp & PTNT (Chủ đầu tư) dự án tổng thể Tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích từ Lương Phú, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì rà soát lại toàn bộ dự án, tính tính toán lại tổng mức đầu tư của toàn bộ dự án và từng đoạn thuộc dự án, đề xuất báo cáo UBND thành phố điều chỉnh phân kỳ đầu tư đảm bảo tính khả thi về huy động nguồn lực và tổ chức

98

Page 99: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

thực hiện (theo hướng dự kiến thi công năm 2016 hoàn thành 2020). Do vậy, việc xác định nhu cầu tái định cư cũng xác định quy mô đầu tư khu tái định cư sẽ triển khai sau khi Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện rà soát điều chỉnh quy mô, phân kỳ đầu tư dự án Tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích từ Lương Phú, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.

3. Đối với dự án Nhà tang lễ thị xã Sơn Tây: Dự án Nhà tang lễ thị xã Sơn Tây được phê duyệt tại Quyết số 305/QĐ-

UBND ngày 29/10/2012 và phê duyệt kế hoạch đấu thầu tại Quyết định số 357/QĐ-UBND ngày 22/10/2013; chủ đầu tư dự án: UBND thị xã Sơn Tây; Tổng mức đầu tư: 29.950 triệu đồng. Hiện nay, dự án đã triển khai xong bước phê duyệt thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán. Năm 2014, dự án Nhà tang lễ thị xã Sơn Tây thuộc danh mục các dự án chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị thực hiện đã được bố trí vốn là 300 triệu đồng để phục vụ công tác phê duyệt Thiết kế kỹ thuật – Tổng dự toán công trình. UBND Thành phố sẽ giao các sở, ngành tiếp tục làm rõ mức độ cấp thiết của dự án từ đó làm căn cứ bố trí vốn cho thực hiện dự án trong khả năng cân đối ngân sách.

4. Về việc thực hiện triển khai công tác đặt hàng duy tu, sửa chữa các tuyến phố của thị xã:

Tại Quyết định 430/QĐ-UBND ngày 20/01/2014, UBND Thành phố đã giao UBND thị xã Sơn Tây quản lý và tổ chức duy tu, duy trì 29 tuyến đường nội thị trên địa bàn thị xã. Do vậy, đề nghị UBND thị xã Sơn Tây xem xét, chủ động cân đối ngân sách thị xã ưu tiên lựa chọn các tuyến đường đã xuống cấp để duy tu, sửa chữa theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố về quản lý phân cấp, về đầu tư xây dựng cơ bản và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Quá trình triển khai thực hiện phải đảm bảo tuân thủ các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: Số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 và số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ; Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 30/7/2013 của Chủ tịch UBND Thành phố về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ XDCB.

2.14. Huyện Ba VìCâu 139. Đề nghị Thành phố sớm chỉ đạo hoàn thành quy hoạch chung

của Thị trấn Tây Đằng, tạo điều kiện giúp đỡ Thị trấn xây dựng các hạng mục chi tiết và có cơ chế chính sách đặc thù cho Thị trấn phát triển kinh tế xã hội; quan tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình công cộng như: dự án chỉ trang cây xanh và Dự án đường trục trung tâm qua thị trấn; quan tâm đầu tư xây dựng chợ trung tâm Thị trấn.

Trả lời: 1. Hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình công cộng như: dự án chỉnh

trang cây xanh và dự án đường trục trung tâm qua thị trấn.

99

Page 100: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

- Dự án đường trục trung tâm thị trấn Ba Vì: Dự án cải tạo, chỉnh trang đường trục trung tâm thị trấn Tây Đằng (đoạn Quốc lộ 32 đi tỉnh lộ 412), huyện Ba Vì đã được UBND Thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư tháng 11/2011, thuộc chương trình chỉnh trang đô thị theo Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 26/5/2011 của Thành phố, gồm những nội dung chính sau: Địa điểm: Thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì; Chủ đầu tư: UBND huyện Ba Vì; Dự kiến tổng mức đầu tư: 20.000 triệu đồng; Nguồn vốn: Ngân sách Thành phố cấp. Hiện dự án chưa được phê duyệt do chưa cân đối được nguồn vốn bố trí. Trong giai đoạn nguồn vốn ngân sách của Thành phố hiện nay còn khó khăn (tập trung phân bổ cho các dự án trọng điểm, cấp bách, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản), việc bố trí vốn cho dự án sẽ được xem xét trên cơ sở đảm bảo khả năng cân đối vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Thành phố; Đồng thời Thành phố đã xác định đây là tuyến đường quan trong của Thị trấn, đã xuống cấp, gây mất an toàn giao thông, Thành phố đang rà soát, dự kiến bố trí kinh phí triển khai thực hiện dự án từ nguồn kinh phí Qũy bảo trì đường bộ Thành phố.

- Dự án chỉnh trang cây xanh: Dự án chỉnh trang vỉa hè, bó vỉa và cây xanh Quốc lộ 32 đoạn qua thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì đã được UBND Thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư tháng 10/2011, thuộc chương trình chỉnh trang đô thị theo Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 26/5/2011 của Thành phố, gồm những nội dung chính sau: Địa điểm: Thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì; Chủ đầu tư: UBND huyện Ba Vì; Dự kiến tổng mức đầu tư: 5.260 triệu đồng; Nguồn vốn: Ngân sách Thành phố cấp. Hiện dự án chưa được phê duyệt do chưa cân đối được nguồn vốn bố trí. Trong giai đoạn nguồn vốn ngân sách của Thành phố hiện nay còn khó khăn (tập trung phân bổ cho các dự án trọng điểm, cấp bách, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản), việc bố trí vốn cho dự án sẽ được xem xét trên cơ sở đảm bảo khả năng cân đối vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Thành phố.

2. Đầu tư xây dựng chợ trung tâm Thị trấn:Căn cứ Quyết định số 4176/QĐ-UBND ngày 27/8/2010 của UBND Thành

phố về việc phê duyệt phân hạng các chợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã phê chuẩn phân hạng 380 chợ đang hoạt động trên địa bàn Thành phố tính đến hết 31/6/2010 thành 3 hạng: hạng 1, hạng 2 và hạng 3; trong đó Chợ Quảng Oai, Trung tâm thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì là Chợ hạng 2.

Căn cứ Quyết định số 12/2012/QĐ-UBND ngày 30/5/2012 của UBND Thành phố về việc ban hành quy định phát triển và quản lý chợ trên địa bàn Thành phố, trong đó quy định phân cấp quản lý nhà nước về chợ cụ thể: chợ hạng 1 là chợ do Thành phố quản lý; chợ hạng 2 do cấp quận, huyện và thị xã quản lý; chợ hạng 3 do cấp xã, phường, thị trấn quản lý. Nguồn vốn đầu tư: Thành phố khuyến khích các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầy tư xây dựng hoặc góp vốn cùng nhà nước đầu tư xây dựng phát triển các loại chợ.

Tại Điều 6 Quyết định số 12/2012/QĐ-UBND ngày 30/5/2012, quy định về nguồn vốn đầu tư xây dựng phát triển chợ: Thành phố hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Thành phố các chợ hạng 2, 3 ở các xã thực hiện xây dựng thí điểm mô hình

100

Page 101: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

nông thôn mới, xã khó khăn, xã miền núi vùng đồng bào dân tộc. Dự án xây dựng chợ Quảng Oai, thị trấn Tây Đằng không thuộc đối tượng nêu trên. Đề nghị UBND huyện Ba Vì chủ động huy động các nguồn lực thực hiện dự án theo phân cấp.

3. Đồ án Quy hoạch chung thị trấn Tây Đằng: tỷ lệ 1/5000 đã được UBND huyện Ba Vì hoàn chỉnh, bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố tại Thông báo số 110/TB-VP ngày 11/6/2014 về đồ án Quy hoạch chung thị trấn Tây Đằng. Sở Quy hoạch kiến trúc đã thẩm định đồ án quy hoạch theo quy định, trình UBND Thành phố phê duyệt.

Câu 140. Đề nghị Thành phố chỉ đạo sớm hoàn thành dự án đường tránh QL32 đoạn qua thị trấn Tây Đằng.

Trả lời:Dự án đường tránh QL32 đoạn qua thị trấn Tây Đằng được phê duyệt tại

quyết định số: 5195/QĐ - UBND ngày 21/10/2010 với tổng mức đầu tư 151,7 tỷ đồng, quy mô chiều dài là 2,1Km đến nay đã hoàn thành công tác GPMB giai đoạn 1 và 2 với chiều dài là 1,1 Km và đang tổ chức thi công. Vốn phân bổ vốn tính đến trước năm 2014 là 31,2 tỷ đồng trong đó GPMB là 18.3 tỷ đồng, xây lắp 12,9 tỷ đồng. Năm 2014 dự án không được bố trí vốn nên việc triển khai thi công gặp rất nhiều khó khăn. Thực hiện Nghị quyết 1792 của chính phủ và Quyết định số: 10483 của UBND Thành phố nên dự án hiện nay phải dừng thi công, khi được phân bổ vốn dự án tiếp tục mới được triển khai. Công tác GPMB giai đoạn 3 có tổng chiều dài là 0,55 km với tổng nguồn vốn để chi GPMB là 16,5 tỷ đến nay Thành phố chưa bố trí được vốn bổ sung nên dự án chưa thể triển khai tiếp được và việc bố trí khu TĐC cho 31 hộ chưa có vốn để thực hiện. UBND Thành phố chỉ đạo Sở KH&ĐT quan tâm bố trí vốn năm 2015 để UBND huyện Ba Vì hoàn thành dự án.

Câu 141. Năm 2007, một số hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp khu đồng Vũ Lâm để đấu giá quyền sử dụng đất được hưởng 10% đất dịch vụ, trong khi đó 15 hộ thôn Đoài bị thu hồi đất quỹ I để xây dựng trụ sở Công an Huyện vào năm 2006 lại không được hưởng 10% đất dịch vụ. Đề nghị Thành phố quan tâm, xem xét.

Trả lời: Chính sách giao đất dịch vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tây (trước đây) được thực

hiện theo quy định tại Quyết định số 1098/2007/QĐ-UBND ngày 28/6/2007 (có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký), hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp từ ngày 09/7/2007 được áp dụng quy định này.

Nội dung kiến nghị nêu trên của cử tri, Ban chỉ đạo GPMB Thành phố đã xem xét, có văn bản số 686/BCĐ-NV2 ngày 07/8/2014 hướng dẫn UBND huyện Ba Vì rà soát, thực hiện theo quy định.

Câu 142. Đề nghị Thành phố quan tâm cho lắp đặt đường nước sạch vào một số thôn còn lại của Thị trấn Tây Đằng.

Trả lời:

101

Page 102: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Khu vực thị trấn Tây Đằng thuộc địa bàn cấp nước của Công ty CP cấp nước Sơn Tây. Năm 2007 đường ống phân phối nước sạch cho thị trấn Tây Đằng huyện Ba Vì hoàn thành, mạng lưới đường ống phân phối nước đã đến được phần lớn các khu dân cư của thị trấn, hiện đã cấp cho khoảng 1800/2700 hộ và các cơ quan đơn vị nằm địa bàn thị trấn với chất lượng nước đảm bảo theo QCVN01: 2009/BYT của Bộ Y tế.

Tuy vậy, do mạng lưới đường ống cấp nước trong thị trấn mới chỉ là ống phân phối và một phần ống dịch vụ (từ D90 đến D200) nên một số hộ ở xa đường ống chưa được sử dụng nước sạch.

Công ty cổ phần cấp nước Sơn Tây đã xây dựng mạng đường ống phân phối nước cho thị trấn, kinh phí để đầu tư tiếp đường ống dịch vụ còn lại trong thị trấn chưa bố trí được do nguồn vốn tự có của Công ty. UBND Thành phố chỉ đạo UBND huyện tiếp tục chỉ đạo UBND thị trấn phối hợp với Công ty đầu tư xây dựng mạng lưới đường ống dịch vụ để các hộ còn lại của thị trấn được sử dụng nước sạch.

Câu 143. Đề nghị Thành phố nghiên cứu hỗ trợ giá vé xe buýt cho nhân dân khu vực huyện vì hiện nay không được hưởng theo giá vé xe buýt của Thành phố.

Trả lời:Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội tại văn bản số

3515/UBND-QHXDGT ngày 19/5/2014 về phương án mở rộng vùng phục vụ xe buýt có trợ giá Thành phố Hà Nội, hiện nay Sở Giao thông vận tải đang nghiên cứu đề xuất danh mục đấu thầu các tuyến buýt năm 2015 để đưa vào hoạt động theo hình thức có trợ giá để phục vụ nhân dân.

2.15. Huyện Chương MỹCâu 144. Đề nghị Thành phố quan tâm xem xét việc cấp GCN tiêu

chuẩn chất lượng Việt Gap cho HTX rau quả Xuân Mai để HTX có điều kiện phát triển.

Trả lời:Ngày 28/01/2008, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành Quyết định 379/QĐ-

BNN-KHCN về Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn (VietGAP).

Sản xuất RAT theo hướng VietGAP là hoạt động được UBND Thành phố Hà Nội rất quan tâm và khuyến khích. Hàng năm, UBND Thành phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp & PTNT chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội phát triển diện tích rau sản xuất theo VietGAP. Tính đến tháng 7/2014, tổng diện tích sản xuất RAT áp dụng VietGAP trên địa bàn thành phố Hà Nội là 171,5 ha, trong đó có 138 ha đã được cấp GCN VietGAP. Để được chứng nhận VietGAP cơ sở sản xuất RAT phải áp dụng quy trình VietGAP trong thời gian tối thiểu là 6 tháng, sau đó có hồ sơ yêu cầu cơ quan có chức năng chứng nhận VietGAP đến đánh giá, thẩm định. Nếu đạt yêu cầu theo quy định cơ sở sẽ được cấp Chứng nhận VietGAP.

102

Page 103: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Hiện nay, Sở Nông nghiệp & PTNT giao Trung tâm Phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp thực hiện nhiệm vụ chứng nhận chất lượng sản phẩm cây trồng. Tuy nhiên, đến ngày 05/9/2014, Trung tâm Phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp chưa nhận được hồ sơ yêu cầu chứng nhận VietGAP của HTX Rau quả Xuân Mai.

Nếu HTX rau quả Xuân Mai có nhu cầu chứng nhận VietGAP đề nghị HTX liên hệ với Trung tâm phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp, địa chỉ: Tổ 44, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội; điện thoại: 04.37970267 để được hướng dẫn trình tự thủ tục thực hiện.

Câu 145. Nhà máy chế biến thức ăn gia súc của Thái Lan gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe nhân dân trong khu vực, đề nghị Thành phố xem xét, giải quyết.

Trả lời: Ngày 09/9/2014, đại diện các cơ quan: Sở Tài nguyên và Môi trường,

Công an Thành phố, UBND huyện Chương Mỹ và đại diện tổ dân phố thị trấn Xuân Mai đã có buổi kiểm tra, trực tiếp làm việc với lãnh đạo nhà máy chế biến thức ăn gia súc thuộc Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam (gọi tắt là Nhà máy), kết quả như sau:

- Nhà máy chế biến thức ăn gia súc của Thái Lan đi vào hoạt động từ năm 1997 đến nay, theo Giấy chứng nhận đầu tư số 01113000025, do UBND Thành phố Hà Nội cấp lần 2 ngày 23/5/2011. Nhà máy có diện tích 100.000m2, tổng số cán bộ công nhân viên 468 người, sản xuất thức ăn chăn nuôi, nguyên nhiên liệu sử dụng các loại ngũ cốc, bột cá, các loại vi lượng, phoi bào, vỏ cà phê, mùn cưa. Công suất nhà máy 70.000 tấn/tháng, nước giếng khoan khai thác trung bình 322m3/ngày đêm phục vụ cho nồi hơi, sinh hoạt của công nhân và phòng cháy chữa cháy. Nước thải phát sinh 100m3/ngày đêm, được thu gom về bể tập trung của nhà máy và xử lý bằng phương pháp hóa sinh, khử trùng, sau đó xả ra sông Bùi. Nguồn khí thải của Nhà máy phát sinh từ nồi hơi, được thu qua hệ thống ống chụp hút, sau đó qua thiết bị xử lý và được quạt hút xả ra môi trường.

Hàng năm Nhà máy đều duy trì và thực hiện quan trắc định kỳ về nước thải, khí thải theo đúng nội dung đã cam kết trong Đề án BVMT. Kết quả quan trắc tháng 3 và tháng 6 năm 2014, do Phòng thí nghiệm hóa sinh thuộc Công ty TNHH tư vấn môi trường Hà Nội cho thấy, các thông số đều đạt qui chuẩn cho phép. Nhà máy đã có Đề án BVMT, sổ đăng ký chủ nguồn thải, chất thải nguy hại, hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn sinh hoạt, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép khai thác nước dưới đất.

- Trước đó ngày 19/5/2014, sau khi nhận được đơn kiến nghị của ông Đào Tiến Dũng, trú tại thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ về việc nước thải nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi chảy sang đất canh tác làm ô nhiễm đất và ảnh hưởng đến cây trồng của gia đình ông. Phòng TN&MT huyện Chương Mỹ đã phối hợp với UBND thị trấn Xuân Mai đã tiến hành kiểm tra, làm việc với nhà máy; đại diện lãnh đạo nhà máy cho biết: ngày 28/4/2014 do mưa nhiều, nước mưa trong

103

Page 104: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

khu vực nhà máy không thoát kịp nên tràn vào khu đất trồng cây của nhà ông Dũng gây ô nhiễm. Nhà máy đã hỗ trợ ông Dũng 10 triệu đồng để đào một đường thoát nước ra sông Bùi. Đến thời điểm hiện nay ông Dũng không còn kiến nghị gì.

- Tại buổi làm việc ngày 09/9/2014, ông Phạm Hồng Thái, Bí thư Chi bộ tổ dân phố Tân Mai, thị trấn Xuân Mai đề nghị cơ quan chức năng xác minh và trả lời bằng văn bản về quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy có phát sinh ra nước thải, khí thải độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân trong vùng hay không. Để có căn cứ trả lời ông Thái và cử tri, ngày 09/9/2014, Đoàn công tác đã tiến hành lấy 01 mẫu khí ống khói lò hơi, 01 mẫu nước thải tại điểm xả cuối của đơn vị trước khi xả ra môi trường để phân tích. (Hiện chưa có kết quả phân tích).

Sau khi có kết quả phân tích mẫu thông số môi trường, nếu vượt quá quy chuẩn cho phép, UBND Thành phố sẽ chỉ đạo thực hiện các biện pháp xử lý và khắc phục theo quy định của pháp luật, đồng thời sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường của Nhà máy.

Câu 146. Đề nghị Thành phố quan tâm, tạo điều kiện đầu tư cho nhân dân khu vực Xuân Mai được sử dụng nước sạch.

Trả lời: Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch huyện Chương Mỹ và khu

vực lân cận sử dụng nguồn nước sạch sông Đà (trong đó bao gồm thị trấn Xuân Mai) đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 6304/QĐ-UBND ngày 21/10/2013 và giao cho Công ty TNHH Môi trường đô thị Xuân Mai làm chủ đầu tư triển khai thực hiện trong giai đoạn từ năm 2013-2017.

Đến hết tháng 9/2014 Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai đầu tư xây dựng xong công trình hệ thống cấp nước sạch cho thị trấn Chúc Sơn. Hiện nay UBND Thành phố tiếp tục chỉ đạo Công ty huy động nguồn vốn để đầu tư công trình hệ thống cấp nước sạch cho thị trấn Xuân Mai.

Câu 147. Đề nghị Thành phố quan tâm đầu tư kinh phí để thực hiện dự án 2,3km đoạn quốc lộ 6 qua thị trấn Chúc Sơn; đẩy nhanh tiến độ và dự án quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai và thực hiện dự án tái định cư.

Trả lời:1. Dự án cải tạo, nâng cấp mở rộng và chỉnh trang tuyến đường Quốc lộ 6, đoạn

km 19+920 đến km 22+220, qua địa phận thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5757/QĐ-UBND ngày 12/12/2011: Chủ đầu tư : UBND huyện Chương Mỹ; Tổng mức đầu tư : 429.707 triệu đồng; Nguồn vốn: Ngân sách thành phố cấp; Thời gian thực hiện dự án : 2012-2014.

Lũy kế giải ngân đến hết năm 2013 đạt 50.139 triệu đồng, năm 2014 dự án đã được bố trí 10.000 triệu đồng để thanh toán khối lượng hoàn thành. Trong điều kiện khó khăn trong cân đối nguồn vốn thực hiện cho các dự án XDCB

104

Page 105: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

trong giai đoạn hiện nay, Thành phố đang thực hiện rà soát, xác định điểm dừng kỹ thuật, yêu cầu chủ đâu tư dự án thu gọn công trình, đảm bảo ATGT, vệ sinh môi trường tránh bức xúc trong nhân dân. Đồng thời UBND Thành phố sẽ tiếp tục cân đối tập trung bố trí vốn cho dự án trong thời gian tới.

2. Cải tạo, nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 6, đoạn Hà Đông -Xuân Mai: UBND Thành phố đã UBND Thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư tại

Quyết định số 3859/UBND-KH&ĐT ngày 23/5/2012, dự kiến phê duyệt dự án trong năm 2014; thực hiện dự án theo hình thức BT, tuy nhiên do khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện, Ngày 02/12/2013, UBND Thành phố đã có Thông báo số 166/TB-VP, trong đó Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6, đoạn Ba La - Xuân Mai thuộc diện dừng triển khai theo hình thức hợp đồng BT. Tuyến đường này là tuyến đường quan trọng của Thành phố, là tuyến đường huyến đường huyết mạch, cửa ngõ phía Tây vào Thủ đô, hiện tuyến đường đã xuống cấp, việc triển khai đầu tư tuyến đường là cần thiết, để tiếp tục triển khai dự án, UBND Thành phố đã có chủ trương đầu tư dự án theo hình thức BOT và đang tập trung chỉ đạo triển khai các bước tiếp theo quy định.

3. Các dự án Tái định cư- Dự án Quốc lộ 6, đoạn qua thị trấn Chúc Sơn dự kiến tại khu Đồng Tía,

thị trấn Chúc Sơn có quy mô 4,5 ha do Ban Quản lý dự án Giao thông 3 - Sở Giao thông vận tải Hà Nội làm chủ đầu tư. Dự án vẫn đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư.

- Dự án quốc lộ 6, đoạn qua thị trấn Xuân Mai dự kiến tại khu Đồng Chằm, Đồng Vai, thị trấn Xuân Mai có quy mô khoảng 30 ha do Ban Quản lý dự án giao thông 3 - Sở Giao thông vận tải Hà Nội làm chủ đầu tư. Dự án vẫn đang trong quá trình xin chủ trương đầu tư.

Câu 148. Đề nghị Thành phố đẩy nhanh tiến độ một số dự án đã quy hoạch từ lâu như: dự án làng Thời Đại, dự án Bệnh viện Đức Việt...

Trả lời:- Dự án Làng thời đại tại Thị trấn Xuân Mai ( Chương Mỹ) và xã Đông Yên

(Quốc Oai) – Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Mỹ: Ngày 22/7/2008, UBND tỉnh Hà Tây trước đây đã có Quyết định số 2633/QĐ-UBND về việc phê duyệt QHCT tỷ lệ 1/2000, với quy mô khoảng 149,83, quy mô dân số khoảng 14.000 người.

- Dự án Bệnh viện Đa khoa Xuân Mai tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ - Cty CP Y khoa Đức Việt: Ngày 15/7/2008, UBND tỉnh Hà Tây trước đây đã có Quyết định số 2404/UBND-QĐ về việc phê duyệt QHCT tỷ lệ 1/500, (đã được UBND tỉnh Hà Tây trước đây Cấp GCNĐT số 01121000266 ngày 23/1/2009.

- Theo kết quả rà soát các đồ án, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn Thành phố - giai đoạn 2 (những dự án nằm ngoài khu vực đô thị trung tâm (ngoài vành đai 4), 02 dự án nêu trên thuộc danh mục 1 - đề xuất tiếp tục triển khai nhưng

105

Page 106: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

cần phải điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

- Theo QHC XD Thủ đô đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt: 02 dự án nêu trên nằm trong khu vực đô thị vệ tinh Xuân Mai. Hiện nay, đồ án QHC đô thị vệ tinh Xuân Mai, tỷ lệ 1/10.000 đã báo cáo: HĐND huyện Chương Mỹ, Hội đồng thẩm định quy hoạch xây dựng Thành phố, báo cáo Tập thể UBND Thành phố đang trong quá đang nghiên cứu lập quy hoạch, xin ý kiến các Bộ ngành có liên quan về đồ án theo quy trình quy định.

- Về Dự án Làng thời đại - Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Mỹ: Ngày 13/10/2011, Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã có công văn số 3608/QHKT-P4 báo cáo UBND Thành phố về việc tổ chức nghiên cứu lập QHCT khu đô thị Làng thời đại, tỷ lệ 1/500 tại các huyện Chương Mỹ và Quốc Oai. UBND Thành phố đang xem xét, phê duyệt.

Câu 149. Đề nghị Thành phố quan tâm xem xét lại việc GPMB, bồi thường đối với các hộ dân trên đường Hồ Chí Minh (những hộ chấp hành thực hiện trước thì được đền bù thấp, các hộ chấp hành sau thì lại được đền bù cao hơn).

Trả lời:Dự án Đường Hồ Chí Minh đi qua địa bàn huyện Chương Mỹ gồm 07 xã và

thị trấn Xuân Mai thực hiện thu hồi đất theo Quyết định thu hồi đất số 973/QĐ-UBND ngày 01/10/2004 của UBND tỉnh Hà Tây (trước đây), với diện tích đất là 497.713m2, liên quan đến 1.913 hộ và phải bố trí tái định cư là 296 hộ. Theo chính sách tại quyết định số 1791/QĐ-UBND ngày 23/10/2006 của UBND tỉnh Hà Tây, các hộ được bồi thường đất ở với hạn mức là 200m2/hộ (đối với hộ sản xuất nông nghiệp) và 100m2/hộ (đối với hộ kinh doanh, phi nông nghiệp và công nhân viên chức) với đơn giá 1.876.000đồng/m2. Các hộ sản xuất nông nghiệp đã nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng; còn lại số hộ kinh doanh, phi nông nghiệp và công nhân viên chức không nhận tiền bàn giao mặt bằng và có đơn khiếu nại.

Năm 2009, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 6243/QĐ-UBND ngày 30/11/2009 điều chỉnh Quyết định số 973/QĐ-UBND ngày 1/10/2004 của UBND tỉnh Hà tây và có văn bản chỉ đạo số 866/UBND-TNMT ngày 3/2/2010 cho phép UBND huyện bổ sung hạn mức bồi thường đất ở đối với các hộ kinh doanh phi nông nghiệp, công nhân viên chức từ 100m2/hộ lên 200m2/hộ. Ngày 07/6/2011, UBND huyện Chương Mỹ đã có Quyết định số 4923/QĐ-UBND phê duyệt phương án bổ sung hạn mức đất ở cho các hộ kinh doanh phi nông nghiệp, công nhân viên chức, phần tăng diện tích là 100m2/hộ với đơn giá là 1.876.000đồng/m2 . Khi tổ chức chi trả tiền, các hộ trên vẫn không đồng ý nhận tiền, không bàn giao mặt bằng và tiếp tục khởi kiện đến Tòa án nhân dân.

Thực hiện Bản án sơ thẩm số 01/2013/HC-ST ngày 04/3/2013 của Tòa án nhân dân huyện Chương Mỹ và Bản án phúc thẩm số 158/2013/HCPT ngày 22/7/2013 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, UBND huyện Chương Mỹ đã phê duyệt phương án bồi thường về đất đối với hạn mức diện tích (100m2) được

106

Page 107: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

bổ sung theo đơn giá đất tại thời điểm phê duyệt phương án. Như vậy diện tích 100m2 đất ở của các hộ phê duyệt tại Quyết định 1791/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tây năm 2006 vẫn giữ nguyên theo đơn giá 1.876.000 đồng/m2 như các hộ đã nhận tiền trước đây, việc thay đổi đơn giá theo Bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án chỉ thực hiện đối với phần diện tích được xem xét bổ sung hạn mức.

(Nội dung này, UBND huyện Chương Mỹ đã có văn bản số 104/UBND-GPMB ngày 30/5/2014 trả lời các hộ dân).

Câu 150. Thị trấn Xuân Mai có 18 hộ dân nằm ở khu vực sát bờ sông Bùi (chiều dài khoảng 300m), khu vực này thường xuyên bị sạt lở nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Đề nghị Thành phố quan tâm, xem xét.

Trả lời:Để xử lý sự cố khu vực này, UBND Thành phố đã giao cho Sở Nông

nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư tổ chức thực hiện khắc phục sự cố. Hiện nay, công trình đã được thi công xong, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân.

2.16. Huyện Đan PhượngCâu 151. Đề nghị Thành phố đầu tư mở rộng và lắp đặt hệ thống chiếu

sáng cho tuyến đường tỉnh lộ 417; đầu tư hệ thống chiếu sáng cho đường đê sông Hồng.

Trả lời: Theo đề xuất của cử tri và đề nghị của UBND huyện Đan Phượng, UBND

Thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng tổ chức kiểm tra hiện trạng tuyến đường tỉnh lộ 417 và đường đê Sông Hồng, đã đưa vào danh mục đầu tư hệ thống chiếu sáng trong Kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng Thành phố Hà Nội giai đoạn 2014- 2015 và đến 2020, đã được UBND Thành phố ban hành tại Kế hoạch số 180/KH-UBND ngày 11/12/2013. Trong năm 2015, Sở Xây dựng sẽ báo cáo UBND Thành phố bố trí kinh phí để sớm triển khai thực hiện theo tiến độ phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của Thành phố.

Câu 152. Đề nghị Thành phố quan tâm đầu tư xây dựng Trạm y tế xã Phương Đình để đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Trả lời: Thực hiện nghị quyết số 06/2011/NQ-HĐND ngày 15/7/2011 của

HĐND Thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội của Thành phố Hà Nội 5 năm 2011-2015, đến hết năm 2015 đạt 100% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về Y tế xã. đến hết 2012 đã có 568/577 (98.44%) các xã, phường, thị trấn đạt CQGYTX.

Thực hiện quyết định 3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011 của Bộ Y tế ban hành kèm theo Bộ tiêu chí quốc gia về Y tế xã. UBND Thành phố ban hành kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 20/4/2012 về việc triển khai công tác xây dựng và duy trì Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2012-2020. Ngành Y tế đã triển khai hướng dẫn các đơn vị triển khai xây dựng xã, phường, thị trấn

107

Page 108: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

đạt bộ tiêu chí quốc gia về Y tế xã giai đoạn 2011-2020 theo quyết định 3447/QĐ-BYT và kế hoạch số 62/KH-UBND. Đến hết năm 2013 đã có 386/577 (66.89%) xã, phường, thị trấn được công nhân đạt Bộ tiêu chí quốc gia về Y tế xã giai đoạn 2011-2020. Năm 2014 ngành Y tế xây dựng kế hoạch phấn đấu có 52 xã, phường, thị trấn đạt bộ TCQGYTX theo Quyết định 3447/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Nâng tổng số xã đạt bộ TCQGYTX lên 438/584 (75%).

Năm 2014, Ngành Y tế đã triển khai hướng dẫn các đơn vị đăng ký danh sách các xã phường thị trấn xây dựng chuẩn Quốc gia về y tế xã năm 2014, chỉ tiêu đến hết năm 2014 đạt 75% xã/phường/thị trấn đạt TCQGVYTX theo Quyết định 3447/QĐ-BYT của Bộ Y tế.

Chủ động phối hợp UBND các quận huyện thị xã đã đăng ký đạt chuẩn Quốc gia y tế xã trong đó có Trạm Y tế Phương Đình-Đan Phượng và Trạm y tế An Phú-Mỹ Đức tích cực triển khai các dự án đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng theo phương án phát triển y tế cơ sở gồmTrung tâm Y tế, Phòng khám đa khoa và các Trạm y tế: Xây mới và nâng cấp cải tại 228 Trạm y tế để đạt chuẩn quốc gia về y tế theo quy chuẩn, với nhu cầu khoảng 630 tỷ đồng, trong đó xây mới 32 Trạm y tế và cải tạo, sửa chữa 196 Trạm y tế.

Câu 153. Đề nghị Thành phố quan tâm tiếp tục đầu tư, triển khai tuyến đê Tả Đáy.

Trả lời:Tuyến đê Tả Đáy từ K0 (Tiếp giáp đê La Thạch - Đường 32 cũ) đến

K3+300( xã Minh Khai – Hoài Đức) dài 3.3km. Năm 2007 mặt đê đã được tu bổ nâng cấp đổ bê tông rộng 5.0m; năm 2013 mặt đê đã được sửa chữa đoạn từ K2+330 đến K3+200.

Riêng đoạn K0 – K0+900 là đường 32 cũ, từ K1+050 đến K1+300 và K0+900 –K1+200 phía thượng hạ lưu dân cư sinh sống ở lâu đời sát đê và chưa có đường hành lang bảo vệ đê thượng hạ lưu.

Tiếp thu kiến nghị cử tri, UBND Thành phố chỉ đạo Sở Nông nghiệp & PTNT phối hợp với UBND huyện Hoài Đức lập kế hoạch di chuyển dân cư sống ở trong phạm vi bảo vệ đê, đồng thời lập dự án xây dựng đường hành lang thượng, hạ lưu để ngăn chặn tình trạng vi phạm Luật Đê điều trình UBND Thành phố quyết định.

Câu 154. Đề nghị thành phố tiếp tục thực hiện dự án làm đường gom ở chân đê, rãnh tiêu thoát nước ven đê sông Đáy.

Trả lời:Đoạn đê từ K2+050 đến K3+300, năm 2013 đã được xây dựng rãnh thoát

nước và đổ bê tông đường cơ hạ lưu. Đoạn từ K1+300 đến K3+300 thượng lưu không có khu dân cư. Riêng đoạn K1+200 đến K2+050 các hộ dân ven đê tự làm đường bê tông chân đê từ nhiều năm trước, nay đã hư hỏng ngập úng không thoát nước được sau mỗi trận mưa.

108

Page 109: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Tiếp thu kiến nghị cử tri, UBND thành phố giao Sở Nông nghiệp & PTNT phối hợp với các Sở lập kế hoạch duy tu bảo dưỡng đê điều năm 2015 báo cáo UBND Thành phố quyết định.

2.17. Huyện Đông AnhCâu 155. Tại cầu vượt Nam Hồng, công tác vệ sinh mặt đường, lề

đường chưa được quan tâm: Mặt đường còn nhiều đá dăm không đảm bảo an toàn giao thông, lề đường bụi bẩn, vương vãi nhiều vật liệu xây dựng. Đề nghị Thành phố quan tâm chỉ đạo.

Trả lời: UBND Thành phố đã giao các Sở ngành liên quan và UBND huyện Đông

Anh phối hợp chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác duy tu cầu, đường, công vệ sinh môi trường khu vực đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan đô thị, đến nay đã thực hiện xong. Thời gian tới, UBND Thành phố đề nghị các đơn vị tiếp tục tăng cường duy trì vệ sinh môi trường theo nội dung cử tri phản ảnh để đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường góp phần thực hiện tốt năm trật tự và văn minh đô thị trên địa bàn Thành phố.

Câu 156. Đề nghị Thành phố cho dỡ bỏ trạm thu phí Bắc Thăng Long đã ngừng hoạt động từ lâu và thu hồi lại phần diện tích đất trụ sở để sử dụng có hiệu quả hơn.

Trả lời:Trạm thu phí Vĩnh Thanh, nằm trên đường Bắc cầu Thăng Long - Vực Dê

(đường 6km đã dừng hoạt động từ 01/4/2013 theo chỉ đạo của Bộ GTVT). Sau khi ngừng hoạt động, chờ bàn giao, giải quyết, đơn vị quản lý không thường xuyên duy tu, duy trì nên trạm thu phí xuống cấp, tiềm ẩn mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Mặt khác lòng đường bị thu hẹp, gây khó khăn cho các phương tiện đi qua. UBND Thành phố đang chỉ đạo các ngành có liên quan tích cực phối hợp với Bộ GTVT cho tháo dỡ, di chuyển trạm thu phí Vĩnh Thanh đường Vực Dê xong trước ngày 15/10/2014.

Câu 157. Tuyến đê Sông Hồng, sông Đuống đi qua địa bàn huyện Đông Anh nhiều đoạn đã xuống cấp: ổ voi nhiều, có đoạn sụt lún đến 20cm không đảm bảo an toàn giao thông. Đề nghị Thành phố đầu tư, nâng cấp để đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ đê trong mùa mưa bão.

Trả lời:Tuyến đê tả Hồng huyện Đông Anh có chiều dài 15,961 km, phía đầu tuyến

vị trí K48+165 giáp với huyện Mê Linh, cuối tuyến vị trí K64+126 giáp đê tả Đuống. Bằng các nguồn vốn của Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND Thành phố, tuyến đê đã đảm bảo yêu cầu công tác phòng chống lụt bão và phục vụ kịp thời nhu cầu giao thông trên địa bàn; riêng đoạn đê từ K54+700 đến K58+960 qua xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc, mặt đê được đầu tư cứng hóa từ những năm 2000, 2001 đã bị xuống cấp nghiêm trọng, gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông.

109

Page 110: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Để cải tạo, nâng cấp tuyến đê Tả Hồng - Đông Anh, ngày 04/11/2011, UBND Thành phố có văn bản 9518/UBND-NN về việc cho phép thực hiện Cải tạo, nâng cấp mặt đê Tả Hồng đoạn từ K53+600 đến K60+850, huyện Đông Anh.

Ngày 11/01/2012, UBND thành phố Hà Nội có văn bản số 280/UBND-KH&ĐT về việc đề nghị chấp thuận điều kiện, bố trí kế hoạch chuẩn bị đầu tư dự án Cải tạo, nâng cấp mặt đê Tả Hồng đoạn từ K53+600 đến K60+850, huyện Đông Anh; Ngày 25/10/2012, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 4872/QĐ-UBND chỉ đạo nguồn vốn thực hiện dự án là: Ngân sách thành phố và xin Trung ương hỗ trợ.

Những vị trí mặt đê bị xuống cấp sẽ được đầu tư cải tạo sửa chữa theo kế hoạch bố trí vốn của UBND Thành phố.

Câu 158. Công tác thi công đường 5 kéo dài trên địa bàn huyện còn chậm, gây ảnh hưởng đến sản xuất, giao thông và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Đề nghị Thành phố quan tâm đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến đường này.

Trả lời:Ngày 09/10/2014, UBND Thành phố đã tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật

đường 5 kéo dài tại cầu Đông Trù chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10.

Câu 159. Cử tri kiến nghị về việc quy định khung giá sử dụng đất phi nông nghiệp đối với thôn Phan Xá, xã Uy Nỗ ngang với khung giá của khu vực Thị trấn là chưa hợp lý vì các hộ dân sinh sống chủ yếu ở thôn là hộ nông nghiệp. Đề nghị Thành phố khảo sát lại để điều chỉnh phù hợp hơn.

Trả lời:Do đặc thù về địa giới hành chính, khu vực thị trấn Đông Anh có sự đan

xen cả đất khu dân cư nông thôn và thị trấn (đất đô thị), khi xác định giá đất, các ngành chức năng của Thành phố đã thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và nguyên tắc xác định giá đất quy định tại Điều 2 Quyết định 63/2013/QĐ-UBND ngày 15/12/2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố, cụ thể:

“Trường hợp các thửa đất thuộc địa giới hành chính các xã ngoại thành, nằm xen kẽ với các thửa đất tại các trục đường giao thông thuộc địa giới hành chính thị trấn, vùng giáp ranh quận nội thành hoặc trên cùng một đoạn đường giao thông bên này là địa giới hành chính xã, bên kia là địa giới hành chính thị trấn, vùng giáp ranh quận nội thành thì xác định giá theo vị trí có mức giá cao nhất. Nguyên tắc phân loại vị trí, xác định giá đất các trường hợp này tuân thủ các quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g trên đây và Điều 5 chương II của quy định này”.

Những bất cập về giá đất đã được các ngành chức năng của Thành phố (Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế thành phố) nghiên cứu, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, giải quyết để hoàn chỉnh bảng giá đất trên địa bàn.

110

Page 111: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

2.18. Huyện Gia LâmCâu 160. Việc thi công đường Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên đi

qua địa bàn xã Yên Thường, Ninh Hiệp gây ảnh hưởng đến sản xuất của nhân dân do hệ thống đường dân sinh, mương tiêu thoát nước bị phá vỡ, gây ngập úng và ô nhiễm môi trường. Đề nghị Thành phố yêu cầu Chủ đầu tư có phương án hoàn trả các hạng mục trên.

Trả lời: Theo chỉ đạo của UBND Thành phố, ngày 16/01/2014, UBND huyện Gia

Lâm đã tổ chức kiểm tra hiện trạng tuyến đường dẫn cầu vượt, đường gom, các hệ thống mương tiêu tại 02 xã Yên Thường và Ninh Hiệp phục vụ công tác GPMB dự án đường Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên. Ngày 21/01/2014, UBND huyện Gia Lâm đã có văn bản số 72/UBND-TTPTQĐ đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, Ban Quản lý dự án 2 sớm hoàn trả các hệ thống đường gom dân sinh, cống, mương tiêu thoát nước cho địa phương 02 xã Ninh Hiệp và Yên Thường phục vụ thuận lợi cho việc đi lại và sản xuất nông nghiệp của nhân dân.

Ngày 28/3/2014, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Gia Lâm đã có văn bản số 38/TTPTQĐ gửi Ban Quản lý dự án 2 về việc phối hợp giải quyết các vướng mắc trong quá trình thi công dự án đường Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên. Ngày 16/4/2014, Trung tâm phát triển quỹ đất đã phối hợp với Ban Quản lý dự án 2, UBND xã Ninh Hiệp kiểm tra hiện trạng các công trình cần hoàn trả (mương, đường) và diện tích GPMB thôn 5, xã Ninh Hiệp. Đến nay, việc xây dựng các công trình hoàn trả đã cơ bản hoàn thành, Ban Quản lý dự án 2 đã tiến hành bàn giao một số công trình cho UBND các xã quản lý và đưa vào sử dụng.

Câu 161. Trên địa bàn xã Ninh Hiệp đang triển khai thực hiện một số dự án: xây dựng bãi đỗ xe, xây dựng Trung tâm thương mại… nhưng chưa được sự đồng thuận của nhân dân, nhất là các hộ kinh doanh tại chợ Nành khiến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã phức tạp. Đề nghị Thành phố chỉ đạo giải quyết dứt điểm, ổn định tình hình ANTT tại địa phương.

Trả lời:Thực hiện Chương trình 02-CTr/TU ngày 29/8/2011 của Thành ủy về Phát

triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015; UBND Thành phố đã chỉ đạo các huyện, thị xã triển khai đến các xã thực hiện việc xây dựng, phê duyệt quy hoạch xã nông thôn mới để làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư.

Quy hoạch nông thôn mới xã Ninh Hiệp được UBND huyện Gia Lâm phê duyệt tại Quyết định số 2102/QĐ-UBND ngày 30/7/2012 phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 và Quy hoạch phân khu GN tỷ lệ 1/5000 đã được UBND Thành phố phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tại Quyết định số 690/QĐ-UBND ngày 30/01/2011.

111

Page 112: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Sau khi quy hoạch nông thôn mới xã Ninh Hiệp được phê duyệt, một số nhà đầu tư đã nghiên cứu, đề xuất các dự án đầu tư tại khu trung tâm xã Ninh Hiệp. Hồ sơ đề xuất của các nhà đầu tư đã được UBND huyện Gia Lâm, các Sở, ngành Thành phố thẩm tra theo đúng quy định tại Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 của UBND Thành phố về việc ban hành quy định một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố.

Căn cứ các quy định, ngày 15/11/2013, UBND Thành phố đã ban hành văn bản số 8688/UBND-KH&ĐT về việc chấp thuận chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng các công trình theo quy hoạch tại xã Ninh Hiệp. Trong đó, UBND Thành phố yêu cầu các nhà đầu tư phải tiếp tục hoàn thành các thủ tục đầu tư xây dựng theo quy định (Lập, trình duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tổng mặt bằng; lập hồ sơ dự án và trình thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư; lập hồ sơ thu hồi đất và triển khai công tác GPMB; thực hiện đầu tư – thi công xây dựng công trình).

Để đảm bảo thực hiện các Dự án theo đúng trình tự quy định, trong đó có việc xin cấp giấy phép quy hoạch, UBND huyện Gia Lâm đã giao phòng Quản lý đô thị huyện phối hợp với UBND xã Ninh Hiệp lấy ý kiến tại cơ sở trước khi cấp giấy phép quy hoạch của Dự án theo quy định.

Hiện nay các Dự án đang tiến hành thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng theo quy định.

Câu 162. Công ty TNHH Việt Anh đã được giao thực hiện GPMB một phần diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn thôn Tô Khê, xã Phú Thị để xây dựng Nhà máy sản xuất dược phẩm. Trong quá trình thực hiện, hệ thống kênh mương tưới tiêu bị phá vỡ nhưng chưa được hoàn trả gây ảnh hưởng đến sản xuất của nhân dân. Đề nghị Thành phố chỉ đạo Chủ đầu tư thực hiện hoàn trả theo quy định.

Trả lời:Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất dược phẩm của Công ty TNHH dược

Việt Anh được thực hiện theo Quyết định số 5034/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND Thành phố. Đến ngày 24/11/2010 đã hoàn thành công tác GPMB và được UBND huyện xác nhận tại Công văn số 1002/UBND-GPMB. Trong chỉ giới GPMB, có một phần hệ thống mương tưới tiêu phục vụ sản xuất của nhân dân, Hội đồng GPMB huyện đã yêu cầu Công ty TNHH dược Việt Anh hoàn trả hệ thống kênh mương để phục vụ sản xuất của nhân dân.

Hiện trạng phần đất hoàn trả kênh mương có diện tích là 1.074m2 đã được UBND Thành phố đồng ý về chủ trương, Công ty TNHH dược Việt Anh đã tạm ứng thanh toán cho các hộ có diện tích đất thu hồi và đang trình Sở Quy hoạch – Kiến trúc thẩm định hồ sơ dự án hoàn trả kênh nương. Theo báo cáo của Công ty, đến ngày 22/9/2014, Sở Quy hoạch Kiến trúc trả kết quả, Sở Tài nguyên & Môi trường xem xét và trình UBND Thành phố cho phép thu hồi đất để thực hiện dự án. Sau khi có ý kiến chấp thuận của UBND Thành phố, Công ty sẽ phối

112

Page 113: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

hợp thực hiện công tác GPMB và triển khai thi công xây dựng hoàn trả hệ thống kênh mương theo quy định.

Câu 163. Dự án xây dựng Cảng thông quan nội địa của Thành phố tại xã Cổ Bi đã cơ bản hoàn thành công tác GPMB. Tuy nhiên, còn một số hộ chưa đồng thuận với phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB. Đề nghị Thành phố chỉ đạo Chủ đầu tư xem xét, giải quyết dứt điểm, đồng thời thực hiện hoàn trả cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất của nhân dân.

Trả lời:Dự án Cảng thông quan nội địa của Thành phố tại xã Cổ Bi, huyện Gia

Lâm do Công ty TNHH Hanel là chủ đầu tư với quy mô sử dụng đất là 192.118m2. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án đã được triển khai theo đúng quy định. Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm thì cho tới nay đã thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ cho 186.337m2 đất nông nghiệp của 469 chủ sử dụng, còn 4.781m2 đất nông nghiệp chưa giải phóng mặt bằng do 15 hộ đang sử dụng. Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm đã tổ chức gặp gỡ, đối thoại với các hộ sử dụng đất để giải quyết thắc mắc, kiến nghị và vận động chấp hành quyết định thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ nhưng các hộ không chấp hành. Ủy ban nhân dân huyện sẽ củng cố hồ sơ để tổ chức cưỡng chế hành chính thực hiện Quyết định thu hồi đất trong tháng 10/2014.

Đối với việc hoàn trả cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất của nhân dân (xây dựng lại tuyến mương tưới, tiêu), hiện chủ đầu tư - Công ty TNHH Hanel đang tổ chức thực hiện.

Câu 164. Các hộ dân tại Tổ dân phố Chính Trung, thị trấn Trâu Quỳ được cấp đất tái định cư thuộc dự án nâng cấp, cải tạo tuyến đường Dốc Hội – Đại học Nông nghiệp Hà Nội và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, một số hộ đề nghị được chia tách một phần diện tích đất cho các con sử dụng. Đề nghị Thành phố quan tâm xem xét.

Trả lời:Việc chia tách thửa đất đã được Ủy ban nhân dân Thành phố quy định chi

tiết tại Điều 5, Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 với điều kiện: - Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng (đường giới

hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất) từ 3 mét trở lên;- Có diện tích không nhỏ hơn 30m2;- Đối với thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, khi chia tách thửa đất có

hình thành đường giao thông sử dụng chung thì đường giao thông đó phải có mặt cắt ngang lớn hơn hoặc bằng 2mét”.

Nếu các hộ dân tại tổ dân phố Chính Trung, thị trấn Trâu Quỳ được cấp đất tái định cư thuộc dự án nâng cấp, cải tạo tuyến đường Dốc Hội-Đại học Nông nghiệp Hà Nội trước ngày 10/4/2009 nếu đảm bảo các điều kiện trên thì sẽ được phép chia tách quyền sử dụng đất; thẩm quyền giải quyết là Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm.

113

Page 114: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Câu 165. Dự án xây dựng đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng qua địa bàn thôn Báo Đáp, thôn Xuân Thụy, xã Kiêu Kỵ làm mất hệ thống đường dân sinh, hệ thống cống tiêu thoát nước bị tắc, gây ngập úng. Đề nghị Thành phố đôn đốc Chủ đầu sớm hoàn trả phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Trả lời:Trong khi lập thiết kế công trình, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển tài

chính Việt Nam (Chủ đầu tư dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng) đã tiến hành kiểm tra hiện trạng và đã có thỏa thuận với từng địa phương về việc hoàn trả cơ sở hạ tầng, hệ thống kênh mương, đường giao thông nội đồng. Hiện nay, việc hoàn trả các công trình trên đạt khoảng 50% khối lượng. Phần khối lượng công trình hoàn trả còn lại được Chủ đầu tư thực hiện đồng thời với việc hoàn thành công trình xây dựng đường. Chủ đầu tư đã cam kết thực hiện hoàn trả công trình đúng theo thỏa thuận và thiết kế đã lập.

Đối với một số hệ thống thoát nước thải, đường giao thông nội đồng bị phá vỡ, ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân địa phương, Chủ đầu tư đã có biện pháp khắc phục, duy trì đắp đường tạm để nhân dân đi lại.

UBND Thành phố đã chỉ đạo UBND huyện Gia Lâm tiếp tục kiểm tra, đôn đốc Chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc việc hoàn trả công trình theo đúng quy định, đảm bảo điều kiện sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống nhân dân địa phương.

Câu 166. Dự án nước sạch xã Ninh Hiệp đã được đầu tư từ nhiều năm nay nhưng chưa được đưa vào sử dụng, nhiều hạng mục của công trình đã bị hư hỏng. Đề nghị Thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn hiện hồ sơ, bàn giao Dự án cho Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Ngọc Hải khai thác, quản lý theo quy định.

Trả lời:Ngày 08/5/2012, UBND thành phố Hà Nội có văn bản số 3383/UBND-

NNNT về việc đồng ý về nguyên tắc giao Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Ngọc Hải tiếp nhận, quản lý và đầu tư khai thác công trình cấp nước sạch xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm. Hiện nay, Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Ngọc Hải đã được bàn giao nguyên trạng trạm cấp nước Ninh Hiệp cùng các hồ sơ có liên quan và đang triển khai khôi phục, đấu nối nước cho nhân dân. Dự kiến đến hết năm 2014 sẽ cung cấp nước sạch cho khoảng 1.000 hộ dân xã Ninh Hiệp.

Câu 167. Dự án xây dựng đường hành lang chân đê xã Phù Đổng được triển khai từ năm 2008 nhưng đến nay chưa hoàn thành, nhiều hộ dân có nhà nằm trong phạm vi GPMB Dự án đã bị xuống cấp nhưng không được cải tạo, nâng cấp. Đề nghị Thành phố đôn đốc Chủ đầu tư Dự án đẩy nhanh tiến độ.

Trả lời:

114

Page 115: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Dự án hoàn chỉnh mặt cắt đê đoạn từ K14+500 đến K15+900 đê tả Đuống, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm do Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư được Thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 4798/QĐ-UBND ngày 16/10/2006. Sở Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt dự án tại Quyết định số 193/QĐ-SNN-QLXD ngày 08/10/2008 với tổng mức đầu tư 48.043 triệu đồng, trong đó chi phí GPMB là 32.395 triệu đồng (đền bù cho 111 hộ gia đình) và xây dựng khu di dân tái định cư cho 40 hộ gia đình.

Đến nay, Dự án đã triển khai đầu tư xong hạng mục xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư và bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý. Hạng mục hoàn chỉnh mặt cắt đê chưa được triển khai do khó khăn, vướng mắc trong công tác GPMB. Trước những khó khăn vướng mắc, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với chính quyền địa phương, các Sở có liên quan khảo sát hiện trường, thống nhất điều chỉnh giải pháp kỹ thuật của dự án và báo cáo UBND Thành phố.

Ngày 19/02/2014, UBND Thành phố có văn bản số 1092/UBND-KH&ĐT cho phép Sở Nông nghiệp và PTNT tạm dừng thực hiện dự án để rà soát, đánh giá chi tiết toàn bộ quá trình thực hiện dự án, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan làm cơ sở để thực hiện các thủ tục tiếp theo của dự án theo quy định báo cáo UBND Thành phố cho phép UBND huyện Gia Lâm tiếp nhận bàn giao khu tái định cư của dự án.

Câu 168. Hệ thống cống qua đê thôn Phù Dực, xã Phù Đổng nhiều năm nay không được nạo vét, sửa chữa gây ngập úng cho nhân dân và ô nhiễm môi trường. Đề nghị Thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra, nạo vét, sửa chữa.

Trả lời:Cống qua đê phụ (đê phía trong) thuộc thôn Phù Dực 2, xã Phù Đổng huyện

Gia Lâm là cống duy nhất có chức năng tiêu thoát nước dân sinh cho 03 thôn gồm thôn Phù Dực 1, Phù Dực 2 và Phù Đổng 1 với khoảng 1300 hộ đang sinh sống tại trong lòng của hai con đê (đê phía ngoài là đê chính có nhiệm vụ phòng chống lũ và đê phía trong là đê phụ phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân địa phương). Những năm gần đây, việc san lấp các ao, hồ, cùng với sự phát triển dân cư, phát triển chăn nuôi trong khu dân cư, chất thải sinh hoạt và chất thải chăn nuôi được thải trực tiếp ra hệ thống rãnh thoát nước gây ách tắc cống, làm úng ngập và ô nhiễm môi trường.

UBND huyện Gia Lâm đã có văn bản số 576/UBND-KT ngày 24/6/2013 đề nghị UBND Thành phố đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp cống tiêu thoát nước trên. Sau khi chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với UBND huyện Gia Lâm kiểm tra hiện trạng cống, UBND Thành phố đã chỉ đạo UBND huyện Gia Lâm chủ động bố trí kinh phí để thực hiện xử lý, nạo vét và cải tạo cống qua đê thôn Phù Dực theo phân cấp (tại văn bản số 5311/UBND-NNNT ngày 24/7/2013). Tiếp thu ý kiến cử tri, UBND Thành phố đã chỉ đạo UBND huyện Gia Lâm khẩn trương tu bổ, nạo vét công trình theo chỉ đạo của UBND Thành phố tại văn bản số 5311/UBND-NNNT ngày 24/7/2013; giao Sở Nông nghiệp

115

Page 116: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

và PTNT phối hợp, hướng dẫn kỹ thuật trong quá trình huyện Gia Lâm tổ chức thực hiện theo quy định đảm bảo tiêu thoát nước phục vụ dân sinh kinh tế trong khu vực.

Câu 169. Đề nghị Thành phố quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp khu di tích lịch sử cấp Quốc gia Đền Gióng, xã Phù Đổng.

Trả lời:Theo Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 02/3/2011, Quyết định số

12/2014/QĐ-UBND ngày 26/02/2014 của UBND Thành phố quy định về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015: Thành phố quản lý 10 di tích tiêu biểu là Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Khu di tích cổ Loa, Di tích tưởng niệm Bác Hồ ở Vạn Phúc - Hà Đông, Di tích Nhà tù Hỏa Lò, Di tích 48 Hàng Ngang, Di tích 5D Hàm Long, Di tích Đền Bà Kiệu, Di tích 90 Thợ Nhuộm, hồ Hoàn Kiếm - Di tích Đền Ngọc Sơn - Tượng đài Vua Lê, Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám; UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm quản lý, tu bổ các di tích đã được xếp hạng còn lại trên địa bàn (ngoài các di tích tiêu biểu do cấp Trung ương và Thành phố quản lý).

Các di tích nêu trên cũng không thuộc danh mục Kế hoạch đầu tư giai đoạn 2013-2015 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Kế hoạch số 50/QĐ-UBND ngày 20/3/2013 Chương trình mục tiêu Quốc gia Văn hóa trên địa bàn Thành phố.

Do vậy, đề nghị UBND huyện Gia Lâm xem xét sự cần thiết phải đầu tư, bố trí vốn đầu tư, cải tạo nâng cấp các di tích nêu trên phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của huyện.

Câu 170. Hệ thống mương tiêu thoát nước từ thị trấn Trâu Quỳ đến xã Dương Xá đã được kè cứng nhưng còn khoảng 1km chưa được đầu tư cứng hóa, không được khơi thông thường xuyên gây ách tắc và ô nhiễm môi trường. Đề nghị Thành phố chỉ đạo các đơn vị chức năng cứng hóa và có kế hoạch nạo vét khơi thông dòng chảy.

Trả lời:Tuyến kênh tiêu Kiên Thành - Tân Quang có nhiệm vụ tiêu thoát nước sản

xuất nông nghiệp cho khoảng 1500ha cho các xã Cổ Bi, Đặng Xá, Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Dương Xá và thị trấn Trâu Quỳ. Năm 2012, tuyến kênh tiêu Kiên Thành - Tân Quang đã được đầu tư nạo vét và cứng hóa một phần các đoạn kênh đi qua khu dân cư để tránh lấn chiếm làm thu hẹp dòng chảy. Dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội làm chủ đầu tư.

Theo phản ảnh của cử tri: đoạn mương tiêu thoát nước từ thị trấn Trâu Quỳ đến xã Dương Xá đã được kè cứng nhưng còn khoảng 1km chưa được đầu tư cứng hóa, không được khơi thông thường xuyên gây ách tắc và ô nhiễm môi trường. Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành bàn giao công trình, đảm bảo việc tiêu thoát nước phục vụ sản xuất.

116

Page 117: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Câu 171. Đề nghị Thành phố đôn đốc các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận QSD đất cho các hộ dân Tổ dân phố Nông Lâm, thị trấn Trâu Quỳ.

Trả lời:Tổ dân phố Nông Lâm, thị trấn Trâu Quỳ có nguồn gốc là nhà ở do Trường

Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp) bố trí cho cán bộ công nhân viên sử dụng qua các thời kỳ, đất đai vẫn do nhà trường quản lý. Nhà trường phải tổ chức sắp xếp lại cơ sở nhà đất theo Quyết định số 07/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, có phương án cụ thể, làm rõ phần nào giữ lại, phần nào bàn giao cho địa phương và báo cáo Bộ Tài chính phê duyệt, làm cơ sở giải quyết tiếp những vấn đề liên quan đến đất đai của các hộ gia đình.

Hiện nay, Học viện Nông nghiệp đang tiến hành đo đạc hiện trạng, hoàn thiện hồ sơ và các giấy tờ có liên quan để thực hiện thủ tục bàn giao khu nhà ở cho chính quyền địa phương quản lý. Sau khi được bàn giao, Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm sẽ xem xét việc công nhận và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ gia đình theo thẩm quyền và các quy định của pháp luật.

Câu 172. Đoạn đường đê từ cầu Phù Đổng đến xã Yên Viên nhỏ và đã xuống cấp, lượng xe qua lại lớn, gây nguy hiểm cho nhân dân khi tham gia giao thông. Đề nghị Thành phố quan tâm nâng cấp, mở rộng và xây dựng đường hành lang chân đê đảm bảo an toàn cho nhân dân.

Trả lời:Tuyến đường đê từ cầu Đuống đến cầu Phù Đổng tương ứng từ K9+170

đến K14+500 đê tả Đuống thuộc địa bàn các xã Yên Viên, Dương Hà, Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Đoạn đê này, từ năm 2003 đến năm 2007 đã được đầu tư nâng cấp, cứng hoá mặt đê bằng bê tông xi măng mác 300, dày 24 cm; chiều rộng mặt đường 5,0 m. Đến nay, đoạn đường đê này chất lượng tốt, đảm bảo các phương tiện tham gia giao thông qua khu vực bình thường; chỉ có phần lề đường phía con trạch đất xuất hiện nhiều ổ gà do đọng nước mưa. Tiếp thu kiến nghị cử tri, UBND Thành phố giao Sở Nông nghiệp & PTNT xây dựng kế hoạch duy tu bảo dưỡng đê điều năm 2015 để sửa chữa, vá lấp ổ gà lề đường mặt đê trình UBND thành phố quyết định đảm bảo an toàn cho nhân dân tham gia giao thông.

Đường hành lang đê: đoạn K9+170-K9+650 phía đồng và K9+170-K9+300 phía sông đã được đầu tư xây dựng có chiều rộng 3,5 m. Hiện nay còn khu vực dân cư xã Đình Xuyên và xã Dương Hà từ K10+700-K13+500 phía đồng và K12+200-K13+500 phía sông chưa được đầu tư. UBND Thành phố đã giao Sở Nông nghiệp & PTNT đề xuất kế hoạch xây dựng đường hành lang đê để triển khai thực hiện trong những năm tới.

2.19. Huyện Hoài ĐứcCâu 173. Một số dự án của Thành phố và của huyện đang thực hiện

đầu tư xây dựng và triển khai, tiến độ xây dựng rất chậm (đường 422A) làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, đặc biệt là các gia đình có đất thổ cư bị GPMB, tháo dỡ công trình xây dựng; việc hoạt động buôn

117

Page 118: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

bán, thương mại gặp nhiều khó khăn do tiến độ công trình chậm; đường, mương tiêu thoát nước bị đào bới... Đề nghị Thành phố chỉ đạo tập trung đẩy mạnh thi công đảm bảo tiến độ công trình và đảm bảo tiêu thoát nước trong mùa mưa bão.

Trả lời:Thành phố đã và đang chỉ đạo các Chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai

thực hiện dự án đồng thời chỉ đạo Sở KH&ĐT và các Sở, ngành có liên quan xem xét, cân đối đủ vốn để triển khai dự án đảm bảo tiến độ.

Câu 174. Tuyến kênh mương T2-6 qua địa bàn xã Sơn Đồng bị ô nhiễm nghiêm trọng do chất thải từ 3 xã làng nghề xã Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế chảy qua, gây nên mùi hôi thối, làm ô nhiễm nguồn nước, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong xã và các xã có tuyến kênh mương chảy qua. Đề nghị Thành phố phương án giải quyết tình trạng này.

Trả lời:Để từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm tại khu vực làng nghề trên địa

bàn huyện Hoài Đức, UBND Thành phố đang chỉ đạo triển khai thực hiện 03 dự án xử lý nước thải làng nghề, cụ thể: Dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức để xử lý nước thải cho 3 xã có làng nghề ở đầu nguồn sông Nhuệ gồm Cát Quế - Minh Khai – Dương Liễu, huyện Hoài Đức; Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức; Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại xã Vân Canh, huyện Hoài Đức.

Tuy nhiên tại Dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải cụm làng nghề tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức công suất dự kiến khoảng 13.000 m3/ngày đêm, đến nay, do Bộ Tài nguyên và Môi trường không cân đối được nguồn vốn thực hiện, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã giao UBND Thành phố thực hiện dự án theo phương thức xã hội hóa tại Công văn số 7122/VPCP-KTN ngày 15/9/2014 của Văn phòng Chính phủ. UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát lại kết quả triển khai thực hiện Dự án, tổng hợp, đề xuất; báo cáo UBND Thành phố trước ngày 10/10/2014.

Câu 175. Dự án cứng hóa kênh tiêu T5 đang thực hiện dở dang, dòng chảy bị ách tắc gây ngập úng hỏng hoa màu toàn bộ vùng bãi của Hợp tác xã. Nhiều hộ dân hiện bị nước bẩn tràn vào sân, nhà, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống.Đề nghị thành phố cho kiểm tra và có những biện pháp, giải pháp khắc phục.

Trả lời:Tuyến kênh tiêu T5 do Xí nghiệp ĐTPT thuỷ lợi Đan Hoài thuộc Công ty

ĐTPT thuỷ lợi Sông Đáy trực tiếp quản lý. Dự án Cải tạo, nâng cấp kênh tiêu T5, huyện Hoài Đức đã được UBND thành phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT đã giao và chỉ đạo Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng thuộc Sở đã hoàn tất các hồ sơ, thủ tục, hiện đang triển khai thi công. Kênh được nạo vét toàn tuyến dài 4.700m, trong đó gia cố hai bờ

118

Page 119: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

kênh dài 1.600m và cải tạo nâng cấp một số công trình trên kênh (Riêng đoạn kênh dài khoảng 70m (đoạn qua chợ Xấu), từ K3+570 đến K3+640 chưa được khơi thông nạo vét và đê quây tại K3+660 chưa phá dỡ hết nên dòng chảy bị ách tắc). Đến nay khối lượng công việc đã hoàn thành khoảng 50%. Do khả năng cân đối vốn ngân sách Thành phố rất khó khăn nên UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3218/QĐ-UBND ngày 18/6/2014 về phương án bố trí vốn thực hiện các dự án đầu tư đến điểm dừng kỹ thuật năm 2014 (đợt I), trong đó có dự án Cải tạo, nâng cấp kênh tiêu T5, huyện Hoài Đức.

Tiếp thu kiến nghị cử tri, UBND thành phố sẽ nghiên cứu bố trí nguồn vốn cho dự án để tiếp tục triển khai thi công đảm bảo đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Câu 176. Hiện nay, người dân trên địa bàn huyện Hoài Đức nói chung và xã Sơn Đồng nói riêng cơ bản là dùng nguồn nước giếng khoan, không đảm bảo vệ sinh và nhiễm chất Asen nặng, độc tố rất cao, nguồn nước ngầm ngày càng cạn kiệt. Đề nghị Thành phố quan tâm đầu tư và cung cấp nước sạch từ nhà máy nước sạch Sông Đà cho nhân dân huyện Hoài Đức và xã Sơn Đồng.

Trả lời:Ngày 07 tháng 9 năm 2012, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết

định số 3958/QĐ-UBND về việc cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư dự án “Đầu tư phát triển hệ thống cấp nước trục đường Láng - Hoà Lạc phạm vi Hà Nội sử dụng nước sạch sông Đà”. Theo đó, trong giai đoạn 2013-2018 sẽ đấu nối nước sạch từ nhà máy nước sạch sông Đà cho nhân dân 13 xã thuộc huyện Hoài Đức trong đó có xã Sơn Đồng. Hiện nay Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội đang tiến hành lập dự án đầu tư.

Câu 177. Đề nghị Thành phố đầu tư và quy hoạch dự án phát triển làng nghề bền vững gắn với du lịch đối với xã Sơn Đồng. Dự án phát triển làng nghề bền vững năm 2008 UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã có 7 quyết định phê duyệt: QĐ 351 ngày 19/01/2008; QĐ 2018 ngày 27/02/2008; QĐ 3167 ngày 19/5/2008; QĐ 996, 997, 998 ngày 21/4/2008, nay đề nghị Thành phố cho tiếp tục thực hiện dự án.

Trả lời: Làng nghề điêu khắc tạc tượng Sơn Đồng, xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức

đã được UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) triển khai lập và phê duyệt Quy hoạch phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch theo quyết định số 351/QĐ-UBND ngày 19/01/2008. Sau khi Quy hoạch được phê duyệt đã có 02 Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần gỗ mỹ nghệ Sơn Đồng và Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam nghiên cứu, lập dự án đầu tư xây dựng làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch trình UBND huyện Hoài Đức phê duyệt.

Căn cứ Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 02/01/2013 của UBND Thành phố về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Chương trình phát triển làng nghề kết hợp du lịch giai đoạn 2012-2015 trong đó tiếp tục xác định làng nghề truyền

119

Page 120: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

thống điêu khắc, tạc tượng Sơn Đồng là làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch.

Nhằm tăng cường hỗ trợ cho các làng nghề trên địa bàn, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 04/8/2014 về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề Thành phố Hà Nội, trong đó quy định nội dung và mức hỗ trợ đầu tư hạ tầng phục vụ làng nghề kết hợp du lịch trên địa bàn.

Câu 178. Đề nghị Thành phố quan tâm đầu tư, xây dựng trường Mầm non xã Sơn Đồng vì hiện nay trường Mầm non Sơn Đồng không đủ điều kiện giảng dạy và tiếp nhận các cháu con em trong xã đến trường 100%. Các lớp học của trường quá tải, bình quân mỗi lớp phải tiếp nhận từ 60 đến 70 cháu/lớp.

Trả lời: Trường Mầm non Sơn Đồng có tổng số trẻ điều tra trong độ tuổi là: 1074

cháu. Số trẻ đến trường là năm học 2013-2014 là 570 cháu, trong đó Nhà trẻ có 2 nhóm và 102 cháu; Mẫu giáo có 8 lớp và 468 cháu (bình quân lớp Mẫu giáo 4 tuổi: 75- 80 cháu/lớp). Mặc dù số trẻ trên lớp quá đông song tỷ lệ trẻ đến trường so với độ tuổi còn quá thấp so với mặt bằng chung của Huyện.

Về cơ sở vật chất nhà trường: Tổng số diện tích đất của cả 2 khu là: 1.347,3 m2 (Bình quân 0,4m2/trẻ). Tổng số phòng học: 10 phòng, trong đó: Kiên cố có 8 phòng; Phòng học cấp 4 là: 2 phòng. (Các phòng học có diện tích chật, được xây dựng từ năm 1998 hiện đã thấm dột). Bếp ăn diện tích 27 m2 (Diện tích chật), trường chưa có khu hiệu bộ, phòng y tế, phòng chức năng.

Hiện nay, UBND xã Sơn Đồng đã dự kiến quy hoạch diện tích là 12.000 m2 do UBND huyện làm chủ đầu tư và giao Phòng quản lý đô thị và các phòng ban chức năng hoàn thiện hồ sơ xin chấp thuận địa điểm của Thành phố và các bước tiếp theo để tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng trường MN Sơn Đồng.

2.20. Huyện Mê LinhCâu 179. Hiện nay, công tác giải quyết để chi trả đất dịch vụ cho nhân

dân trên địa bàn huyện khó khăn (do những vướng mắc về cơ chế chính sách giữa tỉnh Vĩnh Phúc trước đây với thực trạng và cơ chế chính sách của thành phố Hà Nội hiện nay). Đề nghị Thành phố chỉ đạo các Sở, ngành giúp đỡ huyện Mê Linh trong công tác cấp đất dịch vụ trên địa bàn huyện.

Trả lời:Việc giao đất dịch vụ cho các hộ dân bị thu hồi trên 30% đất nông nghiệp

tại huyện Mê Linh là những tồn tại trước khi sáp nhập địa giới hành chính thành phố Hà Nội, được thực hiện theo các chính sách của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Do có nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện, cho đến nay, Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh chưa giao đất dịch vụ được cho các hộ theo phương án đã phê duyệt.

120

Page 121: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Ủy ban nhân dân Thành phố đã có nhiều văn bản chỉ đạo, tổ chức họp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh thực hiện xong công tác giao đất dịch vụ trong năm 2014.

Câu 180. Đề nghị thành phố kiểm tra, xem xét về việc ngày 05/3/2014, Sở Tài Nguyên Môi trường Hà Nội đã mời Công ty cổ phần xây dựng Phương Huy (có địa chỉ tại xã Tiền Phong) ra thực địa để bàn giao mốc giới khu đất Gốc Mèo tại xã Tiền Phong (khu đất này đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc thu hồi theo Quyết định số 3554/QĐ-UBND ngày 07/10/2004 và hiện nay do UBND xã Tiền Phong quản lý).

Trả lời:Công ty Phương Huy được UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho thuê 2.545m2 đất tại

xứ đồng Gốc Mèo, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh (Quyết định số 1229/QĐ-UBND, ngày 04/4/2002) để xây dựng nhà xưởng sửa chữa ô tô, xe máy và kinh doanh vàng, bạc, đá quý. Dự án không triển khai được vì lý do một số hộ dân địa phương có hành vi cản trở. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã có Quyết định thu hồi đất nhưng không làm rõ được việc phát hành, tống đạt quyết định. Sau khi sáp nhập địa giới hành chính thành phố Hà Nội, Công ty Phương Huy có nhiều văn bản kiến nghị về việc sử dụng khu đất này. Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố, các ngành chức năng đã kiểm tra, làm rõ việc Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc thu hồi đất đã cho Công ty Phương Huy là chưa phù hợp quy định của Luật Đất đai 2003, đã kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố giải quyết tồn tại.

Cho tới nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã bàn giao mốc giới khu đất và hướng dẫn Công ty thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước theo Quyết định cho thuê đất của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

Câu 181. Đề nghị Thành phố xem xét, sớm cho quy hoạch mở rộng 06 nghia trang nhân dân trong xã Tiền Phong, vì 06 nghia trang nhân dân hiện nay không còn chỗ hung táng và cải táng.

Trả lời: Xã Tiền Phong thuộc Quy hoạch phân khu đô thị: N1, N2 đã được UBND

thành phố Hà Nội phê duyệt và quy hoạch phân khu GN đã được thông qua tập thể UBND thành phố. Theo đó “Các nghĩa trang của địa phương hiện có ngừng chôn cất và di chuyển đến nghĩa trang tập trung của Thành phố. Trong giai đoạn quá độ, các ngôi mộ hiện có, được tập kết tạm vào nghĩa trang tập trung hiện có đủ điều kiện cách ly vệ sinh môi trường (các khu vực này trong quy hoạch được xác định là đất cây xanh TDTT), được tổ chức lại thành khu khang trang, sạch sẽ, tiết kiệm đất và phải có hành lang cây xanh cách ly, hệ thống xử lý kỹ thuật đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường (không được hung táng mới)”. Vậy việc mở rộng nghĩa trang để hung táng hiện nay là không phù hợp. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu trước mắt UBND huyện đã có văn bản thỏa thuận mở rộng nghĩa trang của 02 thôn Do Hạ và Yên Nhân đã được Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội chấp thuận, đối với các nghĩa trang còn lại UBND huyện sẽ chỉ đạo UBND

121

Page 122: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

xã Tiền Phong xem xét về quy mô, vị trí báo cáo cụ thể UBND huyện để trình UBND Thành phố xem xét và có hướng chỉ đạo.

2.21. Huyện Mỹ ĐứcCâu 182. Trên địa bàn xã An Phú còn 1 thôn Gốc Báng đa số là đồng

bào là người dân tộc đã sinh sống nhiều đời nay nhưng chưa được cấp Giấy CNQSD đất ở vì vượt quá hạn mức quy định của nhà nước (1.500m2). Đề nghị Thành phố xem xét cấp Giấy CNQSD đất ở cho nhân dân sau khi các hộ đã hoàn thành thủ tục tách hộ cho con cháu của các hộ, nếu vượt định mức thì mới đưa vào diện tích đất vườn.

Trả lời: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Đức đã phối hợp với UBND

xã An Phú hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 về ban hành Quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố được Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài; chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề và đất vườn, ao xen kẹt trong khu dân cư (không thuộc đất công) sang đất ở.

Câu 183. Đề nghị Thành phố đầu tư xây dựng chương trình nước sạch cho An Phú vì hiện nay hệ thống nước sạch theo chương trình 134 đã xuống cấp trầm trọng.

Trả lời:Xã An Phú huyện Mỹ đức là xã nghèo và đã được UBND Thành phố ưu

tiên đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt cho các hộ dân theo Kế hoạch số 166/KH-UBND ngày 30/11/2012 của UBND Thành phố về việc duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2013-2015. Tuy nhiên, công trình cấp nước sạch đã không hoạt động hiệu quả.

Tiếp thu kiến nghị của cử tri, UBND Thành phố giao Sở Nông nghiệp và PTNT khẩn trương nghiên cứu, kêu gọi các doanh nghiệp có đủ năng lực tham gia đấu tư xây dựng, quản lý khai thác và được hưởng ưu đãi 90% giá trị công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Quyết định số 32/2014/QĐ-UBND ngày 04/8/2014 của UBND thành phố Hà Nội để nhân dân xã An Phú được sử dụng nước sạch.

Câu 184. Các cơ quan của Thành phố đã khảo sát đầu tư xây dựng mới Trạm y tế xã An phú. Đề nghị Thành phố chỉ đạo các cơ quan triển khai đầu tư xây dựng dự án trên vì Trạm y tế cũ đã xuống cấp.

Trả lời:Thực hiện Nghị quyết số 06/2011/NQ-HĐND ngày 15/7/2011 của

HĐND Thành phố về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà

122

Page 123: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Nội 5 năm 2011-2015, đến hết năm 2015 đạt 100% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về Y tế xã. Đến hết 2012 đã có 568/577 ( 98.44%) các xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã (CQGYTX).

Thực hiện Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011 của Bộ Y tế ban hành kèm theo Bộ tiêu chí quốc gia về Y tế xã. UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 20/4/2012 về việc triển khai công tác xây dựng và duy trì Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2012-2020. Ngành Y tế đã triển khai hướng dẫn các đơn vị triển khai xây dựng xã, phường, thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia về Y tế xã giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định 3447/QĐ-BYT và Kế hoạch số 62/KH-UBND. Đến hết năm 2013 đã có 386/577 ( 66.89%) xã, phường, thị trấn được công nhân đạt Bộ tiêu chí quốc gia về Y tế xã giai đoạn 2011-2020. Năm 2014, ngành Y tế xây dựng kế hoạch phấn đấu có 52 xã, phường, thị trấn đạt bộ TCQGYTX theo Quyết định 3447/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Nâng tổng số xã đạt bộ TCQGYTX lên 438/584 (75%).

Năm 2014, ngành Y tế đã triển khai hướng dẫn các đơn vị đăng ký danh sách các xã phường thị trấn xây dựng chuẩn Quốc gia về y tế xã năm 2014, chỉ tiêu đến hết năm 2014 đạt 75% xã/phường/thị trấn đạt TCQGVYTX theo Quyết định 3447/QĐ-BYT của Bộ Y tế.

Chủ động phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã đã đăng ký đạt chuẩn Quốc gia y tế xã, trong đó có Trạm y tế Phương Đình - Đan Phượng và Trạm y tế An Phú-Mỹ Đức tích cực triển khai các dự án đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng theo phương án phát triển y tế cơ sở gồm: Trung tâm Y tế, Phòng khám đa khoa và các Trạm y tế: Xây mới và nâng cấp cải tại 228 Trạm y tế để đạt chuẩn quốc gia về y tế theo quy chuẩn, với nhu cầu khoảng 630 tỷ đồng, trong đó xây mới 32 Trạm y tế và cải tạo, sửa chữa 196 Trạm y tế.

Câu 185. Địa bàn xã An Phú quá rộng, các cháu học sinh trên địa bàn xã đi học quá xa, có nơi tới 7 km. Đề nghị Thành phố đầu tư xây dựng mới 2 trường, Trường Mầm non và Trường Tiểu học để đảm bảo việc học tập của các cháu.

Trả lời: Ngày 30/11/2012, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch 166/KH-

UBND ngày 30/11/2012 về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2013-2015; kèm theo danh mục dự án tập trung ưu tiên đầu tư tại 14 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, trong đó có xã An Phú. Theo danh mục, trên địa bàn xã An Phú huyện Mỹ Đức đề xuất 02 dự án: xây dựng trường THCS xã An Phú và đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp trường Tiểu học Khu trung tâm xã An Phú.

Đối với đề nghị xây dựng mới 02 trường mầm non và trường tiểu học trên địa bàn xã An Phú: Theo quy định tại Quyết định số 55/2010/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 về ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách: việc đầu tư xây dựng các trường từ mầm non, tiểu học, THCS

123

Page 124: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện; đầu tư xây dựng trường PTTH thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Thành phố.

Căn cứ quy định nêu trên, UBND Thành phố yêu cầu UBND huyện Mỹ Đức rà soát thực trạng hệ thống trường học trên địa bàn, chủ động cân đối, bố trí vốn đầu tư từ nguồn vốn phân cấp quận huyện, đảm bảo đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn.

Câu 186. Đề nghị Thành phố đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình thuộc dự án 135 trên địa bàn xã An Phú.

Trả lời:Đối với những xã vùng đồng bào dân tộc, miền núi (trong đó có xã An Phú,

huyện Mỹ Đức), Đảng và Nhà nước ta nói chung, cũng như UBND thành phố Hà Nội nói riêng luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội bằng các chương trình, dự án như: Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 4/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn bản đặc biệt khó khăn; Kế hoạch số 166/KH-UBND ngày 30/11/2012 của UBND Thành phố về việc duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2013-2015. Do đó đời sống nhân dân các xã dân tộc miền núi cơ bản được nâng lên, hệ thống dịch vụ và cơ sở hạ tầng nông thôn có đổi mới, an sinh xã hội được tăng cường. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của các xã dân tộc miền núi thấp hơn so với các xã khác, hơn nữa địa hình đồi núi phức tạp gây khó khăn cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các dịch vụ, sản xuất ở nông thôn, hạn chế sự đầu tư của doanh nghiệp.

Tiếp thu kiến nghị của cử tri, UBND Thành phố chỉ đạo các Sở, ban, ngành tiếp tục đầu tư các dự án cho các xã vùng đồng bào dân tộc, miền núi, trong đó có xã An Phú, huyện Mỹ Đức.

Câu 187. Đề nghị Thành phố phê duyệt dự án theo Chương trình 551 trên địa bàn xã An Phú.

Trả lời:Đối với những xã vùng đồng bào dân tộc, miền núi (trong đó có xã An Phú,

huyện Mỹ Đức), Đảng và Nhà nước ta nói chung, cũng như UBND thành phố Hà Nội nói riêng luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội bằng các chương trình, dự án như: Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 4/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn bản đặc biệt khó khăn; Kế hoạch số 166/KH-UBND ngày 30/11/2012 của UBND Thành phố về việc duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2013-2015. Do đó đời sống nhân dân các xã dân tộc miền núi cơ bản được nâng lên, hệ thống dịch vụ và cơ sở hạ tầng nông thôn có đổi mới, an sinh xã hội

124

Page 125: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

được tăng cường. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của các xã dân tộc miền núi thấp hơn so với các xã khác, hơn nữa địa hình đồi núi phức tạp gây khó khăn cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các dịch vụ, sản xuất ở nông thôn, hạn chế sự đầu tư của doanh nghiệp.

Tiếp thu kiến nghị của cử tri, UBND Thành phố đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành tiếp tục đầu tư các dự án cho các xã vùng đồng bào dân tộc, miền núi, trong đó có xã An Phú, huyện Mỹ Đức.

Câu 188. Hiện nay ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã có nhiều dự án nuôi trồng thủy sản. Đề nghị Thành phố có chính sách hỗ trợ các dự án trên.

Trả lời:Ngày 25/02/2013, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 1836/QĐ-

UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Ngày 06/7/2012, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND về việc ban hành chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2016. Trong đó, Thành phố đã có chính sách hỗ trợ sản xuất giống thủy sản.

Ngày 04/12/2013, HĐND thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết số 25/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển các Vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung Thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 -2020. Theo đó huyện Mỹ Đức có các vùng nuôi thủy sản tập trung sẽ được đầu tư gồm các xã: Hùng Tiến, Hợp Thanh, An Tiến, An Phú và Tuy Lai (Các vùng nuôi thủy sản tập trung phải có diện tích 30 ha trở lên/ 1vùng); với các nội dung được hỗ trợ như: xây dựng mô hình nuôi, xử lý môi trường, dịch bệnh thủy sản, tập huấn kỹ thuật,...

Một số dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật nuôi trồng thủy sản đã được UBND Thành phố phê duyệt đầu tư. Tuy nhiên thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh xã hội; Ngày 21/6/2013 UBND thành phố đã có Văn bản số 4424/UBND-KHĐT về việc đình, giãn, hoãn tiến độ thực hiện các dự án giai đoạn 2013 - 2015 trong đó có dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản tập trung tại huyện Mỹ Đức. Do đó việc bố trí vốn thực hiện dự án phải dừng.

2.22. Huyện Phú XuyênCâu 189. Đề nghị Thành phố nghiên cứu việc tăng chuyến vận chuyển

rác thải trong khu dân cư để hạn chế gây ô nhiễm, hiện nay toàn huyện mỗi ngày có khoảng 120 tấn rác nhưng mới chỉ được cho phép chuyển 50 tấn/ngày đi xử lý tập trung.

Trả lời:Trên cơ sở Văn bản số 419/GM-SXD ngày 22/8/2014 của Sở Xây dựng về

việc họp bàn phân luồng rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố. Ngày

125

Page 126: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

6/9/2014 UBND huyện Phú Xuyên có văn bản số 1036/UBND đề nghị UBND TP Hà Nội, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường cho phép huyện Phú Xuyên vận chuyển thêm 50 tấn rác thải sinh hoạt đi xử lý tại Nhà máy xử lý rác thải Sơn Tây để đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện.

Đến nay UBND Thành phố đã có chủ trương cho phép các huyện Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên được vận chuyển tiếp 50 tấn rác thải sinh hoạt đi xử lý theo quy định. Như vậy số lượng rác thải sinh hoạt tại huyện Phú Xuyên được đem đi xử lý tại nhà máy xử lý rác thải Sơn Tây là 100 tấn/ngày.

Câu 190. Đề nghị Thành phố sớm giải quyết tranh chấp đất Chùa Văn Trai Thượng, xã Văn Hoàng.

Trả lời: Tranh chấp đất đai khu chùa Văn Trai Thượng, xã Văn Hoàng, huyện Phú

Xuyên giữa ông Vũ Xuân Tịnh với Chùa Văn Trai Thượng đã được UBND Thành phố giải quyết tại Quyết định số 2964/QĐ-UBND ngày 02/7/2012 về việc giải quyết tranh chấp đất đai khu chùa Văn Trai Thượng, xã Văn Hoàng. UBND huyện Phú Xuyên chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả theo qui định.

2.23. Huyện Phúc ThọCâu 191. Hiện nay, huyện đã thực hiện cơ bản xong công tác dồn điền

đổi thửa, trong đề án có quy hoạch vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Hiện tại các hộ nhận ruộng trong vùng đất trũng, vùng khó khăn nằm trong quy hoạch chuyển đổi hầu hết có diện tích dưới 2,1ha nên không đủ điều kiện phê duyệt dự án đất nông nghiệp làm kinh tế trang trại; khu chăn nuôi tập trung chưa đủ tối thiểu 10ha/khu. Đề nghị Thành phố có cơ chế cho phép các hộ được xây dựng nhà tạm làm nhà bảo vệ, nhà kho, chuồng trại phù hợp với quy mô sản xuất trong nội bộ đất nông nghiệp theo quy hoạch.

Trả lời:Theo quy định tại Quyết định số 93/2009/QĐ-UBND ngày 19/8/2009 của

UBND Thành phố về chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư và Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định về tiêu chí, thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, thì các hộ nhận ruộng trong vùng đất trũng… nằm trong quy hoạch chuyển đổi của huyện có diện tích dưới 10 ha (mỗi hộ dưới 2,1ha) không đủ điều kiện phê duyệt dự án đất nông nghiệp làm trang trại, khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư.

Tuy nhiên với các hộ làm kinh tế trang trại chăn nuôi, có bảo đảm về vệ sinh môi trường, đạt giá trị sản lượng hàng hoá hàng năm trên 1 tỷ đồng, mặc dù quy mô diện tích dưới 2,1ha vẫn đạt tiêu chí theo Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT, được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại và được hưởng các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại... Ngoài ra, cần khuyến khích các hộ liên kết với nhau thành lập các HTX, tổ hợp tác về chăn nuôi để đủ

126

Page 127: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

tiềm lực về tài chính, kiến thức nhằm xây dựng các trang trại quy mô lớn, bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá, tạo ra giá trị kinh tế cao.

Theo khoản 2, Điều 3 Quyết định số 05/2008/QĐ-UBND ngày 18/01/2008 của UBND Thành phố về một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Thành phố Hà Nội quy định: Các trang trại được phép xây nhà cấp 4 để làm nhà kho chứa vật tư, thức ăn chăn nuôi, nhà bảo vệ nhà nghỉ tạm của người lao động; chuồng trại chăn nuôi và các công trình phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của trang trại.

Tiếp thu kiến nghị cử tri, UBND Thành phố giao Sở Nông nghiệp & PTNT phối hợp với các Sở, ban, ngành thành phố, UBND huyện Phúc Thọ nghiên cứu và đề xuất phương án, báo cáo UBND Thành phố quyết định.

Câu 192. Đề nghị Thành phố tiếp tục cho huyện Phúc Thọ làm điểm của Thành phố về cứng hóa kênh mương, thủy lợi nội đồng theo công nghệ bê tông đúc sẵn trên toàn huyện (huyện đã triển khai làm thí điểm và có hiệu quả); đề nghị Thành phố tiếp tục cấp kinh phí để huyện thực hiện.

Trả lời:Từ thực tế thí điểm 02 tuyến kênh đã xây dựng, bước đầu cho thấy việc

cứng hoá kênh mương thuỷ lợi nội đồng bằng lắp ghép bê tông đúc sẵn tại xã Trạch Mỹ Lộc và xã Thọ Lộc là tiết kiệm kinh phí, diện tích đất, hiệu quả cao; trên cơ sở đó UBND huyện Phúc Thọ đề nghị UBND Thành phố cho phép được triển khai cứng hoá 20 km kênh tại xã Trạch Mỹ Lộc và 20 km kênh tại xã Thọ Lộc, đồng thời triển khai khoảng 100 km của 21 xã, thị trấn còn lại với các loại kênh cấp 3 tại vùng đã dồn điền đổi thửa làm cơ sở nhân rộng mô hình trong thời gian tới. Theo báo cáo của UBND huyện Phúc Thọ, chi phí đầu tư cứng hoá 1 km kênh cấp 3 khoảng 443 triệu đồng/km (tính theo đơn giá quý IV/2013), dự kiến ngân sách Thánh phố hỗ trợ vật tư để thực hiện cứng hoá 140 km kênh mương tại 23 xã, thị trấn khoảng 56,0 tỷ đồng; phần đối ứng thuộc trách nhiệm ngân sách huyện khoảng 12,0 tỷ đồng.

Theo số liệu báo cáo của UBND huyện Phúc Thọ, nợ xây dựng cơ bản tính đến hết ngày 31/12/2013 là 195,9 tỷ đồng, trong đó nợ của các dự án thuộc đề án xây dựng nông thôn mới là 32,9 tỷ đồng (huyện Phúc Thọ thuộc nhóm có nợ XDCB lớn). Vì vậy, UBND huyện Phúc Thọ cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố tại cuộc họp ngày 02/6/2014 về nợ xây dựng cơ bản, trong đó yêu cầu phải trả xong nợ mới triển khai các dự án mới.

Việc thí điểm cứng hoá kênh mương thuỷ lợi nội đồng bằng lắp ghép bê tông đúc sẵn bước đầu đã chứng minh hiệu quả, vì vậy đề nghị UBND huyện Phúc Thọ chỉ đạo ứng dụng triển khai thực hiện dự án Cải tạo nâng cấp trạm bơm và kiên cố hóa kênh mương Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ và các dự án thuỷ lợi khác đang thực hiện đầu tư (có cứng hoá kênh mương); xem xét điều chỉnh lại dự án theo hướng sử dụng cấu kiện bê tông đúc sẵn để giảm vốn đầu tư, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả đầu tư.

127

Page 128: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Trên cơ sở đề nghị của UBND huyện Phúc Thọ, UBND Thành phố sẽ chỉ đạo các ngành, xem xét đề xuất phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách Thành phố. Việc triển khai thực hiện cứng hoá kênh mương thuỷ lợi nội đồng bằng lắp ghép bê tông đúc sẵn tại huyện Phúc Thọ chỉ được thực hiện khi đảm bảo nguồn vốn, có dự án, kế hoạch, không để phát sinh nợ đọng XDCB.

Câu 193. Đề nghị Thành phố quan tâm cho cải tạo, nâng cấp kè đê xã Phương Độ hiện đã xuống cấp và sạt lở nghiêm trọng.

Trả lời:Tuyến đê hữu Hồng đoạn từ K34+900÷K36+200 thuộc xã Phương Độ,

huyện Phúc Thọ có tuyến kè, 02 mỏ hàn được xây dựng từ trước năm 1990 và được đầu tư nâng cấp năm 2000.

Qua theo dõi từ nhiều năm vẫn ổn định, nhưng từ cuối năm 2013 đến nay xảy ra hiện tượng sạt lở nghiêm trọng gây sạt lở chân kè và có nguy cơ sạt lở mái kè, nhà cửa, đất đai và tài sản của nhân dân xã Phương Độ. Để đảm bảo an toàn cho tuyến kè bảo vệ an toàn cho tuyến đê trong mùa mưa bão năm 2014 và các năm sau, ngày 23/6/2014, UBND Thành phố có văn bản số 4509/UBND-NNNT giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư thực hiện dự án Xử lý cấp bách sạt lở bờ hữu Sông Hồng khu vực kè Phương Độ từ K35+000 đến K35+600 đê hữu Hồng, xã Phương Độ, huyện Phúc Thọ với tổng chiều dài là 600 m, đến nay đã hoàn thành phần thả đá lăng thể hộ chân đảm bảo ổn định cho tuyến kè.

Câu 194. Đề nghị Thành phố sớm phê duyệt các Đồ án quy hoạch chung xây dựng huyện Phúc Thọ tỷ lệ 1/10.000 và Đồ án quy hoạch chung Thị trấn sinh thái Phúc Thọ tỷ lệ 1/5000 để huyện có căn cứ nghiên cứu, đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với quy hoạch.

Trả lời: - Đồ án QHC thị trấn sinh thái Phúc Thọ: Theo quy định tại Điều 44 của

Luật Quy hoạch hoạch đô thị, trên cơ sở đề xuất của Sở QHKT tại văn bản số 3521/QHKT-P5 ngày 29/8/2014, hiện UBND Thành phố đang xem xét để xin ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng về nội dung đồ án Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Phúc Thọ trước khi phê duyệt theo quy định

- Đồ án QHCXD huyện Phúc Thọ: Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã thẩm định đồ án quy hoạch theo quy định, trình UBND Thành phố phê duyệt.

Câu 195. Đề nghị Thành phố sớm triển khai đầu tư xây dựng dự án Nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm tập trung với quy mô 10ha tại xã Trạch Mỹ Lộc để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường đồng thời thúc đẩy, phát triển ngành chăn nuôi của huyện.

Trả lời:Dự án Xây dựng nhà máy giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm phía Tây

thành phố Hà Nội tại xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ do Công ty TNHH MTV Đầu tư & PTNN Hà Nội làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư: 411,4 tỷ đồng; diện tích sử dụng đất: 100.000 m2; công suất giết mổ thiết kế:

128

Page 129: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

+ Dây chuyền giết mổ gà: 2.000 con/giờ;+ Dây chuyền giết mổ lợn: 200 con/giờ;+ Dây chuyền giết mổ bò: 30 con/giờ;- Ngày 13/4/2010, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 1679/QĐ-

UBND về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Xây dựng tỷ lệ 1/500; - Ngày 19/08/2010, UBND huyện Phúc Thọ ban hành Quyết định số

2568/QĐ-UBND về phê duyệt phương án tổng thể bồi thường GPMB Dự án nhà máy giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm Tây Hà Nội;

- Ngày 06/09/2010, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 4357/QĐ-UBND về việc chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án;

- Ngày 14/9/2010, UBND huyện Phúc Thọ ban hành các Quyết định (từ Quyết định số 2836 đến số 2851/QĐ-UBND) về việc thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân để thực hiện Dự án; Ngày 14/9/2010, Công ty TNHH MTV Đầu tư & PTNN Hà Nội đã triển khai đền bù giải phóng mặt bằng một phần diện tích khu đất dự án tại các Quyết định số 2836 đến 2851/QĐ-UBND của UBND huyện Phúc Thọ;

- Ngày 9/12/2010, Công ty TNHH MTV Đầu tư & PTNN Hà Nội có Tờ trình số 958/TTr-CT (Kèm theo hồ sơ dự án đề nghị Sở Kế hoạch Đầu tư thẩm định trình Thành phố phê duyệt dự án). Theo đó Sở Kế hoạch và Đầu tư có Thông báo kết quả thẩm định số 197/TB-KH&ĐT ngày 11/3/2011; Thông báo số 157/TB-KH&ĐT ngày 20/4/2011 yêu cầu dự án này phải tách thành 3 dự án (dự án hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào giao cho huyện làm chủ đầu tư – dự án trong hàng rào phần xử lý chất thải giao cho sở Công thương làm chủ đầu tư, giao cho Công ty TNHH MTV Đầu tư & PTNN Hà Nội làm chủ đầu tư nhà máy); Thông báo 608/TB-KH&ĐT ngày 24/10/2011 yêu cầu phân kỳ đầu tư vì nguồn vốn đầu tư là quá lớn tại cùng một thời điểm;

- Ngày 03/3/2011, UBND Thành phố đã phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án tại Quyết định số 1141/QĐ-UBND ;

- Ngày 13/7/2011, Công ty TNHH MTV Đầu tư & PTNN Hà Nội phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 237/QĐ-CT với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 540 tỷ đồng;

- Ngày 18/12/2012, Công ty TNHH MTV Đầu tư & PTNN Hà Nội có Văn bản số 1021/DA-CT xin được áp dụng cơ chế hỗ trợ theo Quyết định số 77/2009/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội cho dự án Giết mổ và chế biến gia súc gia cầm Tây Hà Nội;

- Ngày 18/01/2013, UBND Thành phố có Văn bản số 588/VB-CT (theo đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư số 276/KH&ĐT) về việc cho phép Công ty TNHH MTV Đầu tư & PTNN Hà Nội được đầu tư, xây dựng dự án với phương thức hỗ trợ của Thành phố theo Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 6/7/2012.

129

Page 130: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Tiếp thu kiến nghị của cử tri, UBND Thành phố chỉ đạo Công ty TNHH MTV Đầu tư & PTNN Hà Nội khẩn trương đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án, báo cáo kịp thời UBND Thành phố những vấn đề phát sinh.

Câu 196. Đề nghị Thành phố hỗ trợ để quy hoạch, đầu tư xây dựng các bãi chứa rác thải, hệ thống xử lý nước thải, chất thải các cụm CN, TTCN trên địa bàn huyện.

Trả lời:Thực hiện Quyết định số 7209/QĐ-UBND ngày 02/12/2013 của UBND

Thành phố Hà Nội phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2014 – 2015.

Trên địa bàn huyện Phúc Thọ có Cụm công nghiệp Thị trấn Phúc Thọ đã có kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung vào năm 2015. UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp, đôn đốc đơn vị chủ đầu tư để triển khai công tác chuẩn bị đầu tư theo quy định, nộp hồ sơ về Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30/10/2014.

Câu 197. Đề nghị Thành phố xem xét quy hoạch xây dựng 01 chợ đầu mối nông sản trên địa bàn huyện để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Trả lời: Căn cứ Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà

Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5058/QĐ-UBND ngày 05/11/2012.

UBND Thành phố đã giao Sở Công Thương phối hợp với Sở Quy hoạch – Kiến trúc và UBND các huyện, thị xã xác định vị trí cụ thể địa điểm dự kiến xây dựng chợ đầu mối. Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã có văn bản số 894/QHKT-P6 ngày 13/3/2014 về việc thông tin, vị trí các dự án phát triển hạ tầng thương mại trọng điểm để thu hút đầu tư trên địa bàn Hà Nội, trong đó xác định chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng sẽ đặt tại xã Cam Thượng (huyện Ba Vì), dự kiến 30ha. Việc đặt chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng tại đây sẽ là đầu mối giao thương thu hút, tập trung được nguồn hàng từ các tỉnh lân cận như Phú Thọ, Vĩnh Phúc (qua cầu Vĩnh Thịnh) cũng như sản phẩm nông nghiệp của các huyện lân cận trên địa bàn Thành phố.

Việc cử tri đề nghị quy hoạch xây dựng chợ đầu mối nông sản trên địa bàn huyện Phúc Thọ cần xem xét một số nội dung:

- Về quy mô: Với mục tiêu quy hoạch chợ nông sản tổng hợp cấp vùng, yêu cầu địa điểm đề xuất xây dựng chợ đầu mối có quy mô đủ lớn (theo Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là từ 20 đến 30ha).

- Về vị trí: Cần xem xét lợi thế thương mại so sánh giữa vị trí đã được xác định để xây dựng chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng. Vị trí đặt chợ đầu

130

Page 131: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

mối cần giáp các tuyến đường, đầu mối giao thông chính, thuận tiện cho xe có trọng tải lớn lưu thông.

Thực hiện Thông báo số 137/TB-UBND ngày 24/6/2014 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của đồng chí PCT UBND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn tại buổi làm việc với huyện Phúc Thọ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2014. Trong đó, chỉ đạo UBND huyện Phúc Thọ phối hợp với Sở Công Thương căn cứ Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Thành phố đã được phê duyệt để tìm địa điểm, thống nhất báo cáo UBND Thành phố xem xét.

UBND Thành phố yêu cầu UBND huyện Phúc Thọ, Sở Công Thương hoàn thiện hồ sơ liên quan, trình UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo.

Câu 198. Đề nghị Thành phố đôn đốc, chỉ đạo Chủ đầu tư tiếp tục thi công dự án Đường trục phát triển kinh tế xã hội Bắc Nam đoạn qua địa bàn huyện.

Trả lời:Dự án đường trục phát triển kinh tế xã hội Bắc Nam tỉnh Hà Tây cũ triển

khai theo hình thức hợp đồng BT với một số thông tin: Nhà đầu tư: Công ty TNHH Tập đoàn Nam Cường (nay là Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội). Cơ quan quản lý hợp đồng: Sở Giao thông Vận tải. Dự án đã được: Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương tại Văn bản số 209/TTg-CN ngày 05/02/2008; UBND tỉnh Hà Tây cũ chấp thuận Hồ sơ đề xuất tại Quyết định số 666/QĐ-UBND ngày 27/3/2008, điều chỉnh chấp thuận Hồ sơ đề xuất tại Quyết định số 1721/QĐ-UBND ngày 24/6/2008; Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 17/BKH-GCNĐTTN ngày 04/7/2008; Nhà đầu tư đã phê duyệt Dự án tại Quyết định số 97A/QĐ-NC ngày 06/6/2008/2008, điều chỉnh quy mô Dự án tại Quyết định số 105/QĐ-NC ngày 26/6/2008; Hợp đồng BT số 03/HĐBT ngày 01/7/2008 với tổng giá trị khoảng 7.328 tỷ đồng, tiến độ 60 tháng kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Phương án thu hồi vốn: Tại Khu đô thị thương mại Quốc Oai, huyện Quốc Oai (1.124 ha) và Khu đô thị Chương Mỹ, huyện Chương Mỹ (750,6 ha).

Ngày 02/12/2013, UBND Thành phố đã có Thông báo số 166/TB-VP, trong đó Dự án trên thuộc diện dừng triển khai theo hình thức hợp đồng BT.

Ngày 28/3/2014, UBND Thành phố đã có Quyết định số 1703/QĐ-UBND thành lập Tổ công tác xử lý, giải quyết các khó khăn vướng mắc đối với các dự án không tiếp tục triển khai theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT) theo Thông báo số 166/TB-VP ngày 02/12/2013 của UBND Thành phố. UBND Thành phố đã có chỉ đạo đối với Dự án trên như sau:

- Chấp thuận dừng triển khai thực hiện Dự án đường trục phát triển kinh tế xã hội Bắc Nam tỉnh Hà Tây cũ theo nguyên trạng khối lượng đã thực hiện.

- Sau khi hoàn thành việc thanh lý hợp đồng BT, giao Sở Giao thông Vận tải tiếp nhận nguyên trạng khối lượng đã thực hiện của Dự án BT trên hiện trường từ nhà đầu tư và giao Sở Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư nghiên cứu

131

Page 132: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

lập dự án đầu tư cho đoạn tuyến 6,2 km đã giải phóng mặt bằng, thi công dở dang trên địa bàn huyện Phúc Thọ với quy mô hợp lý, đảm bảo hiệu quả đầu tư.

UBND Thành phố yêu cầu Sở Giao thông Vận tải khẩn trương hoàn thành công tác bàn giao, thanh lý chấm dứt hợp đồng BT nêu trên và triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư để sớm hoàn thành đoạn tuyến 6,2 km đã giải phóng mặt bằng, thi công dở dang trên địa bàn huyện Phúc Thọ nêu trên.

Câu 199. Đề nghị Thành phố xem xét giảm chỉ tiêu hộ nghèo đối với huyện Phúc Thọ.

Trả lời:Đầu năm 2014, huyện Phúc Thọ có 1.827 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo của

huyện là 4,09%, huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao thứ 7/30 quận, huyện, thị xã.Theo Kế hoạch năm 2014, toàn Thành phố phấn đấu giảm 14.500 hộ nghèo,

trong đó huyện Phúc Thọ phấn đấu giảm 660 hộ nghèo (tương đương giảm 1,5% tỷ lệ hộ nghèo của huyện).

Theo công văn số 2578/LĐTBXH-BTXH ngày 15/7/2013 của Bộ Lao động TB&XH nêu rõ: “Mục tiêu giảm nghèo hàng năm đề ra nhằm mục đích để các cấp xây dựng kế hoạch và giải pháp tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo. Kết quả giảm nghèo sẽ chỉ được xác định thông qua việc tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn hàng năm chứ không căn cứ vào mục tiêu kế hoạch đề ra”.

Hiện tại các quận, huyện, thị xã đang triển khai kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2014. Thành phố không xem xét điều chỉnh giảm chỉ tiêu hộ nghèo cho bất cứ địa phương nào.

Câu 200. Đề nghị Thành phố có cơ chế hỗ trợ kinh phí thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, chương trình khuyến công trọng điểm; quan tâm hỗ trợ nông dân đẩy mạnh sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao trên địa bàn huyện và sớm có hướng dẫn để huyện triển khai củng cố, kiện toàn HTX nông nghiệp theo luật HTX mới.

Trả lời:-Về cơ chế hỗ trợ nông dân đẩy mạnh sản xuất lúa hàng hóa chất lượng

cao trên địa bàn huyện:Thực hiện chương trình phát triển lúa hàng hóa chất lượng cao, từ năm

2012 đến năm 2014, Sở Nông nghiệp & PTNT giao Trung tâm phát triển cây trồng phối hợp với các huyện triển khai sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao trên địa bàn Thành phố, trong đó có huyện Phúc Thọ. Đến nay, diện tích lúa hàng hóa chất lượng cao trên địa bàn huyện Phúc Thọ được 1.050 ha, tại các xã: Phụng Thượng (200 ha), Hát Môn (150 ha), Võng Xuyên (200 ha), Ngọc Tảo (200 ha), Xuân Phú (70 ha), Tích Giang (200 ha); Mô hình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao đã tạo được niềm tin cho chính quyền, nông dân tham gia mô hình, hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất lúa thường từ 1,3 đến 1,5 lần.

Ngày 04/12/2013, HĐND thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết số 25/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển các Vùng sản xuất nông

132

Page 133: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 -2020. Theo đó, khi nông dân tham gia sản xuất lúa hàng hóa chất lượng được được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật; được hỗ trợ 01 lần 50% chi phí mua giống lần đầu, hỗ trợ 50% chi phí bảo vệ thực vật trong năm đầu và 30% trong năm thứ 2 bao gồm: Thuốc, công lao động, thuê máy. Điều kiện được hỗ trợ: Hợp tác xã, nông dân cam kết thực hiện sản xuất phải trong vùng được quy hoạch sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tập trung của thành phố; sử dụng giống lúa chất lượng cao đã được Bộ Nông nghiệp&PTNT công nhận giống quốc gia và được Sở Nông nghiệp&PTNT khuyến cáo.

-Về củng cố, kiện toàn HTX nông nghiệp theo Luật HTX mới: Thực hiện Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 19/9/2013 của

Thành uỷ Hà Nội thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;

Theo Kế hoạch số 175/KH-UBND ngày 28/11/2013 UBND Thành phố về việc thực hiện Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 19/9/2013 của Thành uỷ Hà Nội về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn từ nay đến năm 2020 đã đề ra những nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp cho các Sở, ngành, Liên minh HTX Thành phố, UBND các huyện, quận, thị xã thực hiện. Trong đó, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện kiện toàn củng cố hoạt động Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể, phân công trách nhiệm cụ thể cho các phòng, ban trực thuộc; Tập trung chỉ đạo các HTX thực hiện theo đúng quy định Luật HTX năm 2012; chỉ đạo các HTX trên địa bàn tiến hành củng cố tư cách thành viên, xác định vốn điều lệ HTX, vốn góp thành viên; kiện toàn nâng cao trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát các HTX; tổ chức đại hội thành viên HTX theo đúng nhiệm kỳ và quy định của Luật HTX năm 2012.

Năm 2014, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đã giao Chi cục Phát triển nông thôn phối hợp với Phòng Kinh tế các quận, huyện, thị xã tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho 100% cán bộ HTX các nội dung về Luật HTX và tổ chức hoạt động theo Luật HTX 2012; đến nay Chi cục Phát triển nông thôn đã tổ chức tập huấn xong.

2.24. Huyện Quốc Oai (không có kiến nghị riêng)2.25. Huyện Sóc Sơn201. Đề nghị Thành phố quan tâm đầu tư, trùng tu di tích đình Sơn

Tinh xã Tân Minh, đình Hoàng Dương xã Mai Đình huyện Sóc Sơn được Thành phố xếp hạng nhưng nay đã bị xuống cấp nghiêm trọng.

Trả lời:Theo Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 02/3/2011, Quyết định số

12/2014/QĐ-UBND ngày 26/02/2014 của UBND Thành phố quy định về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015: Thành phố quản lý 10 di tích tiêu biểu là Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Khu di tích cổ Loa, Di tích tưởng niệm Bác Hồ ở Vạn Phúc - Hà Đông, Di tích Nhà tù Hỏa Lò, Di tích 48 Hàng Ngang, Di

133

Page 134: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

tích 5D Hàm Long, Di tích Đền Bà Kiệu, Di tích 90 Thợ Nhuộm, hồ Hoàn Kiếm - Di tích Đền Ngọc Sơn - Tượng đài Vua Lê, Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám; UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm quản lý, tu bổ các di tích đã được xếp hạng còn lại trên địa bàn (ngoài các di tích tiêu biểu do cấp Trung ương và Thành phố quản lý).

Các di tích nêu trên cũng không thuộc danh mục Kế hoạch đầu tư giai đoạn 2013-2015 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Kế hoạch số 50/QĐ-UBND ngày 20/3/2013 Chương trình mục tiêu Quốc gia Văn hóa trên địa bàn Thành phố.

Do vậy, đề nghị UBND huyện Sóc Sơn xem xét sự cần thiết phải đầu tư, bố trí vốn đầu tư, cải tạo nâng cấp các di tích nêu trên phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của huyện.

Câu 202. Đề nghị Thành phố sớm phê duyệt bản đồ đất thổ cư đo bổ sung từ 2007- 2009 của các xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn đối với các thửa đất được cấp từ những năm 1992- 1993, để người dân được làm thủ tục cấp GCNQSD đất.

Trả lời:Việc đo đạc bản đồ (bổ sung) tỷ lệ 1/1000 đối với đất ở tại huyện Sóc Sơn

do Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn làm chủ đầu tư; Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ định tổ chức tư vấn, đo đạc và chuyển hồ sơ để Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định. Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các sở, ngành liên quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định và yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn, đơn vị tư vấn, thi công (Công ty cổ phần Trắc địa bản đồ Hà Nội) hoàn thiện nhưng cho tới nay chưa có báo cáo giải trình, bổ sung theo yêu cầu (Sở Tài nguyên và Môi trường đã đôn đốc, nhắc nhở).

UBND Thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn báo cáo kết quả thực hiện và tiếp tục thông tin kết quả giải quyết tới cử tri theo đúng quy định của pháp luật.

Câu 203. Đề nghị Thành phố kiểm tra, thu hồi diện tích đất Dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ huyện Sóc Sơn (65ha) vì để hoang nhiều năm qua gây lãng phí đất đai trong khi nhân dân không có đất để sản xuất.

Trả lời:Nội dung mà cử tri kiến nghị có liên quan đến 02 dự án xây dựng hạ tầng

kỹ thuật khu, cụm công nghiêp, hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ trên địa bàn huyện Sóc Sơn, đó là:

- Dự án xây dựng Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Mai Đình (67ha) do Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội làm chủ đầu tư, hiện mới có 11,2ha đưa vào sử dụng và cho 06 tổ chức thuê lại đất. Phần còn lại hiện còn vướng mắc về bồi thường, giải phóng mặt bằng và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật.

- Dự án Xây dựng tuyến đường chính hướng Đông Tây thuộc cụm công nghiệp vừa và nhỏ (tổng mức đầu tư ban đầu là 50 tỷ đồng): Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn mới thi công được khoảng 50% khối lượng, nhưng hiện nay

134

Page 135: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

không thi công tiếp được vì nhân dân địa phương ngăn cản và đề nghị được hưởng chế độ hỗ trợ GPMB theo chính sách mới quy định tại quyết định số 108/2009/QĐ-UBND.

Ủy ban nhân dân Thành phố tiếp tục chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ.

Câu 204. Đề nghị Thành phố kiểm tra và có biện pháp xử lý đối với tình trạng ô nhiễm môi trường (không khí, mùi sơn, nước thải) do Khu Công nghiệp Nội Bài gây ra.

Trả lời:Khu công nghiệp Nội Bài nằm trên địa bàn 2 xã Quang Tiến và Mai Đình

huyện Sóc Sơn với tổng diện tích 100ha, do Công ty TNHH Phát triển Nội Bài làm chủ đầu tư. Khu công nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1997 và hiện nay đã lấp đầy 100% với 40 cơ sở đang hoạt động.

Theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 535/QĐ-MTg ngày 09/5/1997, Công ty TNHH Phát triển Nội Bài phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, các cơ sở hoạt động trong khu công nghiệp nếu có phát sinh nước thải công nghiệp phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo nước thải sau xử lý đạt TCVN 5945:1995 (loại B) trước khi thải ra môi trường. Công ty TNHH Phát triển Nội Bài đã đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung của khu công nghiệp với công suất 1.350m3/ngày đêm. Nước thải của các cơ sở thải ra môi trường bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất. Số lượng cơ sở có phát sinh nước thải công nghiệp là 10/40 cơ sở. Tổng lượng nước thải sản xuất của toàn Khu công nghiệp Nội Bài từ 1043 - 1463 m3/ngày. Khí thải từ các cơ sở được tự xử lý theo công nghệ phù hợp, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật cho phép trước khi thải ra môi trường.

Trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, UBND huyện Sóc Sơn đã thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên nước đối với chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Nội Bài và các cơ sở đang hoạt động trong khu công nghiệp; giám sát, yêu cầu các cơ sở thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định.

Định kỳ hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã thực hiện chương trình quan trắc và phân tích môi trường các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố, trong đó có Khu công nghiệp Nội Bài với tần suất 6 đợt/năm (đối với không khí xung quanh) và 02 đợt/năm (đối với nước thải). Kết quả quan trắc năm 2013 cho thấy:

- Đối với không khí xung quanh: Các thông số SO2, NO2, CO, Bụi tổng, Toluen, Ồn tương đương đạt QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT.

- Đối với nước thải: Các thông số pH, BOD, COD, TSS, As, Hg, Pb, Cd, Cr (VI), Cr (III), Cu, Zn, Ni, Mn, Fe, Xianua, Phenol, Dầu mỡ động thực vật,

135

Page 136: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Sunfua, Clorua, Florua, Photpho tổng, Tổng N, Amoni, Coliform đạt QCVN 40:2011/BTNMT.

Năm 2013, Công ty TNHH Phát triển Nội Bài đã lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Xây dựng mở rộng khu công nghiệp Nội Bài” và được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 7588/QĐ-UBND ngày 16/12/2013. Toàn bộ nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất phát sinh trong quá trình vận hành của khu công nghiệp (cả 2 giai đoạn) phải được thu gom về trạm xử lý nước thải sản xuất tập trung có công suất 4.000m3/ngày đêm, xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) trước khi xả ra hệ thống thoát nước chung trong khu vực và ra ngoài môi trường tiếp nhận. Hiện nay, Công ty TNHH Phát triển Nội Bài đang tiến hành triển khai thực hiện dự án theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. UBND Thành phố tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm đối với các cơ sở trong Khu công nghiệp Nội Bài vi phạm pháp luật, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân.

Câu 205. Thành phố có Quyết định hỗ trợ cho các hộ dân trong vùng ảnh hưởng môi trường đến 1000m của bãi rác Nam Sơn. Tuy nhiên việc triển khai hỗ trợ vẫn chưa thực hiện do chưa xác định được mốc giới. Đề nghị Thành phố chỉ đạo các Sở, ngành Thành phố sớm hoàn thành việc cắm mốc giới xác định vùng ảnh hưởng của bãi rác Nam Sơn để triển khai hỗ trợ cho nhân dân.

Trả lời:Về nội dung trên, UBND Thành phố đã giao Sở Xây dựng triển khai công

tác đo vẽ bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1/500 (vùng từ 500m đến 1.000m), cắm mốc giới trên thực địa cho khu vực nằm trong vùng ảnh hưởng môi trường với các phạm vi 600m, 800m và 1.000m, lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất để UBND huyện Sóc Sơn có căn cứ lập, phê duyệt phương án hỗ trợ ảnh hưởng môi trường trong vùng ảnh hưởng hàng năm theo Quyết định số 836/QĐ-UBND ngày 07/02/2014 của UBND Thành phố. Đến nay việc thực hiện nhiệm vụ của Sở Xây dựng mới chỉ đạt 70% công việc. Trong thời gian tới, Sở Xây dựng và UBND huyện Sóc Sơn tập trung hoàn chỉnh toàn bộ việc đo đạc, kê khai diện tích đất của các hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng, và chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố nếu để chậm tiến độ.

Câu 206. Đề nghị Thành phố cho làm hệ thống đèn chiếu sáng đoạn đường QL2 từ Ngã tư đường cao tốc Nội Bài đến Kim Anh.

Trả lời: UBND Thành phố đã giao Sở Xây dựng tổ chức kiểm tra hiện trạng tuyến

đường Quốc lộ 2 - Phố Kim Anh – Cầu Thống Nhất và đưa vào danh mục đầu tư hệ thống chiếu sáng trong Kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng Thành phố Hà Nội giai đoạn 2014- 2015 và đến 2020, đã được ban hành tại Kế hoạch số 180/KH-UBND ngày 11/12/2013. Trong thời gian tới UBND Thành phố sẽ cân đối ngân sách của Thành phố để sớm triển khai thực hiện theo

136

Page 137: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

tiến độ phù hợp với khả năng.Câu 207. Đường 35, đường 35 - sân gofl nhiều đoạn mặt đường đã

xuống cấp nghiêm trọng. Đề nghị Thành phố chỉ đạo kiểm tra, cho đầu tư, sửa chữa để đảm bảo cho người dân đi lại được dễ dàng và đảm bảo an toàn giao thông.

Trả lời:Dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường 35 huyện Sóc Sơn đang được Sở Giao

thông vận tải tích cực chỉ đạo Ban quản lý dự án và nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công. Đồng thời, Sở Giao thông vận tải cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để bố trí bổ sung vốn năm 2014 (nhu cầu bổ sung khoảng 25 tỷ đồng) và bố trí danh mục và vốn năm 2015 (dự kiến khoảng 71 tỷ đồng) để sớm hoàn thành công trình, giải quyết bức xúc dân sinh.

Câu 208. Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn qua huyện Sóc Sơn đã thông xe đưa vào khai thác nhưng các hạng mục hoàn trả (mương, cống chui, đập tràn, thu gom vật liệu xây dựng) chưa hoàn thành. Đề nghị Thành phố có ý kiến với đơn vị thi công sớm hoàn thiện các hạng mục hoàn trả.

Trả lời:UBND Thành phố chỉ đạo UBND huyện Sóc Sơn và các Sở, ngành liên quan

kiểm tra, rà soát và có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo chủ đầu tư và đơn vị thi công sớm hoàn thiện các hạng mục nêu trên.

Câu 209. Tuyến đường Hồng Kỳ - Bắc Sơn đường nhỏ, xe chở rác hoạt động nhiều dẫn đến đường bị xuống cấp nghiêm trọng. Đề nghị Thành phố cho cải tạo, sửa chữa.

Trả lời:UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp với UBND huyện Sóc

Sơn kiểm tra, đề xuất.Câu 210. Năm 2004, Chi cục Đê điều Thành phố có mở rộng hành lang

đê và nâng cấp mái đê đã lấp khoảng 300m rãnh thoát nước tại thôn Bến - xã Đức Hoà dẫn đến bị ngập khi trời mưa. Đề nghị Thành phố sớm làm hoàn trả lại rãnh thoát nước cho thôn Bến - xã Đức Hoà.

Trả lời:Dự án cải tạo và nâng cấp đường hành lang đê đã được UBND Thành phố

đặc biệt quan tâm. Năm 2013, đường hành lang đê khu vực xã Đức Hòa từ K14+375 đến K14+984 đã được xây dựng hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng. Rãnh thoát nước dài 300 mét tại thôn Bến thuộc khu vực đường hành lang K13+500 đến K13+800, bị lấp từ những năm trước (chứ không phải do mở rộng hành lang gây ra như kiến nghị cử tri nêu). Tuy nhiên việc cải tạo và nâng cấp đường hành lang khu vực này đã được Sở Nông nghiệp & PTNT xây dựng đưa vào kế hoạch năm 2015 để trình Thành phố quyết định.

Câu 211. Từ năm 2012, cống Cầu Dâu được Xí nghiệp đầu tư phát triển thuỷ lợi Sóc Sơn giao cho người địa phương (thôn Bến- xã Đức Hoà) quản lý. Đến năm 2013, việc quản lý vận hành cống này giao cho Trạm thủy

137

Page 138: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

nông Sóc Sơn nên trong mùa mưa bão, mỗi khi cần quay cống điều nước để phục vụ, bảo vệ sản xuất, nhân dân địa phương không chủ động được việc điều tiết nước. Đề nghị Thành phố quan tâm giao quyền điều hành nước tại cống Cầu Dâu cho người địa phương để chủ động điều nước, kịp thời phục vụ, bảo vệ sản xuất của nhân dân trong mùa mưa bão.

Trả lời:Theo phân cấp tại Quyết định 12/2014/QĐ-UBND ngày 26/02/2014 của

UBND Thành phố thì cống tiêu Cầu Dâu thuộc địa phận thôn Bến xã Đức Hoà là do Thành phố quản lý (Xí nghiệp Đầu tư phát triển thuỷ lợi Sóc Sơn quản lý).

Cống tiêu Cầu Dâu xã Đức Hoà thuộc hệ thống tiêu chung của huyện liên quan đến nhiều xã, mặt khác đây là cống tiêu dưới đê cấp III vì thế việc vận hành cống phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định nên đòi hỏi người tham gia vận hành phải có chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo để vận hành cống. Do vậy việc đề nghị bàn giao về cho xã (thôn) quản lý không phù hợp. Tuy nhiên để đảm bảo tiêu thoát nước, an toàn cho cống, Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội phối hợp chặt chẽ với địa phương, tuân thủ nghiêm quy trình vận hành công trình trong quá trình vận hành tiêu thoát nước trong khu vực.

Câu 212. Đề nghị Thành phố mở tuyến xe buýt từ Phố Chấu ra Nỷ để phục vụ nhân dân đi lại, nhất là học sinh.

Trả lời:UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở GTVT khảo sát nghiên cứu thực tế nhu

cầu đi lại, điều kiện vận hành (hạ tầng, điểm đầu cuối xe buýt...) để đề xuất, báo cáo UBND Thành phố phương án tổ chức xe buýt đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

Câu 213. Dự án cải tạo, nâng cấp đường 16 đã được triển khai. Tuy nhiên đến nay còn nhiều hạng mục dở dang chưa thi công, công tác đền bù GPMB chưa xong. Đề nghị Thành phố cho triển khai dứt điểm dự án này.

Trả lời:Việc thu hồi đất để thực hiện dự án cải tạo nâng cấp đường 16, huyện Sóc

Sơn được thực hiện theo Quyết định số 5113/QĐ-UBND ngày 24/12/2007 của UBND Thành phố. Đến nay, UBND huyện Sóc Sơn đã giải quyết tháo gỡ được cơ bản các vướng mắc trong công tác GPMB của dự án, đã phê duyệt phương án bồi thường cho 807/816 hộ gia đình, cá nhân; chỉ còn tồn tại 142,65 m2 của 08 hộ gia đình có đất ở và 01 tổ chức (Z117). Các trường hợp này đã được điều tra, kiểm đếm và công khai xong phương án dự thảo. Tuy nhiên, năm 2014, dự án này không được UBND Thành phố ghi vốn, do đó không có kinh phí để triển khai thực hiện công tác GPMB.

Dự án cải tạo nâng cấp đường 16 huyện Sóc Sơn đã cơ quan hoàn thành, hiện còn một số hạng mục đang được Sở GTVT tích cực chỉ đạo Ban QLDA giải quyết để hoàn thành dự án. Đồng thời, Sở GTVT cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở KH&ĐT, Sở Tài chính để bố trí bổ sung vốn năm 2015 (năm 2014 dự án

138

Page 139: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

không được bố trí vốn) để sớm hoàn thành công trình, giải quyết bức xúc dân sinh.

Câu 214. Hiện nay, hàng ngày có hàng trăm chuyến bay cất và hạ cánh tại sân bay quốc tế Nội Bài gây tiếng ồn rất lớn. Đề nghị Thành phố có chính sách hỗ trợ nhân dân vùng bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn của máy bay.

Trả lời:Do chính sách hỗ trợ vùng bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn máy bay thuộc thẩm

quyền của Bộ Giao thông Vận tải, vì vậy ngày 15/8/2014, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản số 6138 /UBND-TNMT đề nghị Bộ Giao thông Vận tải quan tâm, sớm chỉ đạo xem xét, nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ cho nhân dân trong vùng ảnh hưởng bởi tiếng ồn của máy bay tại khu vực Sân bay Quốc tế Nội Bài theo thẩm quyền quy định của pháp luật. Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải đang phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan xem xét, giải quyết.

2.26. Huyện Thạch Thất (không có kiến nghị riêng)2.27. Huyện Thanh TrìCâu 215. Đề nghị Thành phố quan tâm sớm có kế hoạch di chuyển

bệnh viện 09 trên trục đường Phan Trọng Tuệ vì huyện Thanh Trì đã được Thành phố quy hoạch thành khu đô thị.

Trả lời:Bệnh viện 09 là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế, có trụ sở tại xã Tân Triều,

huyện Thanh Trì, Hà Nội. Bệnh viện thực hiện việc tiếp nhận, chăm sóc và điều trị người bệnh HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố bao gồm các Trung tâm giáo dục Lao động và xã hội, Trung tâm giáo dục và hướng nghiệp dạy nghề Đoàn Thanh niên, Trung tâm dạy nghề và giải quyết việc làm sau cai, trại giam, trại tạm giam của Công an Thành phố, các Trung tâm y tế quận/ huyện/ thị xã và các Bệnh viện trực thuộc Ngành Y tế, những bệnh nhân HIV/AIDS cư trú hợp pháp trên địa bàn Thành phố. Bệnh viện có số giường kế hoạch là 100 giường với trên 4000 lượt khám một năm, số bệnh nhân điều trị nội trú trung bình là 500 người/năm.

Ngành Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện thực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn và bảo hộ lao động trong quá trình thực hiện công tác khám chữa bệnh cho bệnh nhân HIV/AIDS; đã đầu tư cho Bệnh viện các trang thiết bị bảo hộ dự phòng lây nhiễm cho cán bộ như khẩu trang N95, N96, quần áo, mũ phòng dịch.. sát khuẩn bề mặt, phun hóa chất ngoại cảnh phòng chống lây lan vi khuẩn lao, đầu tư hệ thống đèn cực tím, hệ thống quạt thông gió tại các khoa phòng. Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn của Bệnh viện thường xuyên phối hợp với phòng Điều dưỡng kiểm tra đôn đốc vệ sinh các khoa phòng. Xử lý toàn bộ môi trường ngoại cảnh Bệnh viện bằng Cloramin B, xử lý khử khuẩn bể nước của Bệnh viện. Hàng năm tổ chức phun thuốc diệt muỗi 6 tháng/lần. Xử lý các trường hợp tử vong theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Công tác xử lý chất thải y tế tại Bệnh viện:

139

Page 140: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

+ Chất thải rắn y tế: Bệnh viện 09 hiện đang xử lý rác thải y tế theo hình thức thu gom tập trung (đang hợp đồng với Công ty môi trường đô thị thu gom chất thải rắn y tế để xử lý tập trung tại Cầu Diễn).

+ Chất thải lỏng y tế: hiện nay Bệnh viện đang tiến hành khử trùng nước thải bằng Cloramin B theo quy định của Bộ Y tế (50g/m3 trong thời gian 30 - 60 phút) trước khi đổ ra hệ thống thoát nước chung của Thành phố, định kỳ kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà nước và xét nghiệm nước thải của các bệnh viện 1 quý/1 lần, có biện pháp khắc phục kịp thời các chỉ tiêu chưa đạt tiêu chuẩn để đảm bảo vệ sinh môi trường. Ngành Y tế đang triển khai Dự án xây dựng tổng thể hệ thống xử lý chất thải lỏng y tế cho 15 bệnh viện trong đó có Bệnh viện 09.

Trong Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Bệnh viện 09 nói riêng và các Bệnh viện truyền nhiễm nói chung sẽ có kế hoạch di dời khỏi khu trung tâm ra ngoại vi Thành phố Hà Nội. Hiện nay, Ngành Y tế đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng Bệnh viện truyền nhiễm Hà Nội với quy mô 500 giường bệnh. Dự kiến trong giai đoạn 2013-2015 sẽ bắt đầu khởi công xây dựng.

Câu 216. Đề nghị Thành phố quan tâm sớm kè đoạn sông Nhuệ chạy qua địa phận huyện Thanh Trì.

Trả lời:UBND Thành phố đã giao cho các cơ quan chuyên môn nghiên cứu lập dự

án Kè cứng hóa bờ sông Nhuệ đoạn từ cống Hà Đông đến đường vành đai 4 (trong đó có đoạn qua địa phận huyện Thanh Trì). Tuy nhiên dự án có mức tổng đầu tư rất lớn, trong điều kiện khả năng cân đối ngân sách của UBND Thành phố để thực hiện dự án còn hạn hẹp, nên chưa triển khai thực hiện dự án. Khi có đủ điều kiện bố trí vốn, UBND Thành phố sẽ triển khai thực hiện dự án.

Câu 217. Đề nghị Thành phố đẩy nhanh tiến độ của dự án nước sạch cho các xã ở phía Tây huyện Thanh Trì.

Trả lời: Các xã phía Tây huyện Thanh Trì do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và

kinh doanh nước sạch (Viwaco) quản lý, vận hành và cấp nước từ nguồn nước sạch tập trung của Thành phố. Tình hình cấp nước như sau:

1. Xã Thanh Liệt: Quý IV/2013 Công ty Viwaco đã hoàn thành lắp đặt hơn 4.000 đồng hồ và cấp nước cho các hộ dân xã Thanh Liệt (theo dự án được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 298/QĐ-KH& ĐT ngày 26/9/2011).

2. Các xã Hữu Hòa, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp và thị trấn Văn Điển (Phía tây QL1A) và xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì.

Ngày 18/10/2013, UBND Thành phố có quyết định số 6289/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho các xã Hữu Hòa, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp và thị trấn Văn Điển ( phía Tây QL 1A) và Quyết định số 6945/QĐ-UBND phê duyệt Dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch xã Vĩnh

140

Page 141: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Quỳnh, huyện Thanh Trì, giao Công ty Viwaco làm chủ đầu tư. Hiện nay, Công ty Viwaco đang báo cáo UBND Thành phố đề xuất phương án huy động nguồn vốn thực hiện Dự án.

3. Xã Ngọc Hồi, Đại Áng và Liên Ninh (thôn Nhị Châu), huyện Thanh Trì.Các xã trên chưa có dự án cấp nước. Hiện nay do đang khó khăn về nguồn

cung cấp nước chung cho khu vực; tuyến ống cấp nước DN800 theo quy hoạch đi theo đường 70 chưa được đầu tư xây dựng do đó chưa có nguồn cấp cho các xã này. UBND Thành phố giao Công ty Viwaco nghiên cứu, đề xuất phương án và báo cáo UBND Thành phố cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án. Dự kiến trong năm 2015 thực hiện chuẩn bị đầu tư.

Câu 218. Đề nghị Thành phố xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho diện tích ao vườn liền kề trên địa bàn huyện.

Trả lời:Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ao, vườn liền kề thuộc thẩm

quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Các quy định, chính sách và trình tự, thủ tục giải quyết đã được Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành (Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND, ngày 20/6/2014), Sở Tài nguyên và Môi trường đã có hướng dẫn chi tiết.

Để giải quyết nội dung này, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã phải tổ chức rà soát, thống kê chi tiết theo hiện trạng sử dụng, đối chiếu với hồ sơ địa chính để xác định rõ đối với từng trường hợp cụ thể để giải quyết theo thẩm quyền.

Câu 219. Đề nghị Thành phố đẩy nhanh tiến độ dự án nước sạch xã Vinh Quỳnh.

Trả lời:Dự án cấp nước sạch cho các xã phía Tây huyện Thanh Trì do Công ty

Viwaco (Vinaconex) làm chủ đầu tư. Hiện nay, Công ty Viwaco đã triển khai lắp đặt hệ thống đường ống nước cho cho các hộ dân các xã Thanh Liệt, Triều khúc và đang chuẩn bị đầu tư cho các xã còn lại. Dự kiến đến hết năm 2015 Công ty Viwaco sẽ lắp đặt và cung cấp nước sạch cho toàn bộ các hộ dân thuộc các xã trên trong đó có nhân dân xã Vĩnh Quỳnh.

Câu 220. Đề nghị Thành phố quan tâm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cung cấp nước sạch Sông Đà cho nhân dân các xã ở phía Tây Quốc lộ 1A (Tam Hiệp, Vinh Quỳnh...) của huyện Thanh Trì đồng thời chỉ đạo, kiểm tra việc công ty WIWACO thu giá nước sạch sinh hoạt quá cao tại xã Thanh Liệt.

Trả lời: Các xã phía Tây huyện Thanh Trì do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và

kinh doanh nước sạch (Viwaco) quản lý, vận hành và cấp nước từ nguồn nước sạch tập trung của Thành phố. Tình hình cấp nước như sau:

1. Xã Thanh Liệt: Quý IV/2013 Công ty Viwaco đã hoàn thành lắp đặt hơn 4.000 đồng hồ và cấp nước cho các hộ dân xã Thanh Liệt (theo dự án được

141

Page 142: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 298/QĐ-KH& ĐT ngày 26/9/2011).

2. Các xã Hữu Hòa, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp và thị trấn Văn Điển (Phía tây QL1A) và xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì.

Ngày 18/10/2013, UBND Thành phố có Quyết định số 6289/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho các xã Hữu Hòa, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp và thị trấn Văn Điển ( phía Tây QL 1A) và Quyết định số 6945/QĐ-UBND phê duyệt Dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, giao Công ty Viwaco làm chủ đầu tư. Hiện nay, Công ty Viwaco đang báo cáo UBND Thành phố đề xuất phương án huy động nguồn vốn thực hiện Dự án.

3. Xã Ngọc Hồi, Đại Áng và Liên Ninh (thôn Nhị Châu), huyện Thanh Trì.Các xã trên chưa có dự án cấp nước. Hiện nay do đang khó khăn về nguồn

cung cấp nước chung cho khu vực; tuyến ống cấp nước DN800 theo quy hoạch đi theo đường 70 chưa được đầu tư xây dựng do đó chưa có nguồn cấp cho các xã này. UBND Thành phố giao Công ty Viwaco nghiên cứu, đề xuất phương án và báo cáo UBND Thành phố cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án. Dự kiến trong năm 2015 thực hiện chuẩn bị đầu tư.

* Về việc thu giá nước sinh hoạt quá cao tại xã Thanh Liệt. Theo báo cáo của Công ty Viwaco tại văn bản số 758/NS-TB ngày 20/8/2014, gửi kèm Thông báo số 08/NS-TB-QHKH ngày 06/01/2014 của Công ty Viwaco về việc giá bán nước sạch cho sinh viên và người lao động thuê nhà để ở.

Căn cứ Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, thực hiện Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND ngày 19/9/2013 của UBND Thành phố về việc ban hành giá bán và phương án tiêu thụ nước sạch trên địa bàn Thành phố. Công ty Viwaco áp dụng giá bán nước sạch vào mục đích sinh hoạt cho các đối tượng là sinh viên, người lao động thuê nhà để ở thuộc địa bàn quản lý của công ty nếu có:

- Hợp đồng thuê nhà (có thời gian thuê từ 12 tháng trở lên, có xác nhận của Chính quyền địa phương)

- Giấy đăng ký tạm trú (theo mẫu quy định của Nhà nước và có thời gian tạm trú từ 12 tháng trở lên).

Câu 221. Đề nghị Thành phố quan tâm chỉ đạo chủ đầu tư các dự án chung cư cao tầng (như dự án công ty Đại Thanh huyện Thanh Trì) khi xây dựng cần đầu tư các công trình công cộng như Trường học... để phục vụ nhân dân sống tại khu chung cư.

Trả lời: 1. Đối với việc rà soát đầu tư xây dựng các công trình trường học, hạ tầng

xã hội tại các khu đô thị, khu tái định cư và khu nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội:

142

Page 143: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

a) UBND Thành phố đã ban hành các văn bản: số 265/UBND-KH&ĐT ngày 08/01/2013 về việc tiếp tục triển khai, rà soát đầu tư xây dựng các công trình trường học, hạ tầng xã hội tại các khu đô thị, khu tái định cư và khu nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội; Văn bản số 3028/UBND-KH&ĐT ngày 02/5/2013 về việc giao đầu mối, nhiệm vụ tiếp tục triển khai, rà soát đầu tư xây dựng các công trình trường học, hạ tầng xã hội thiết yếu trong và ngoài các khu đô thị, khu tái định cư và khu nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội; Văn bản số 5936/UBND-VX ngày 19/08/2013 về việc thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố về xây dựng trường học;

b) Việc triển khai thực hiện của các sở, ngành:- Ngày 23/01/2013, Sở Xây dựng đã có văn bản số 567/SXD-QLDA gửi

UBND các quận, huyện, thị xã thuộc Thành phố đề nghị kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện đầu tư xây dựng các dự án khu đô thị mới, khu tái định cư, khu nhà ở trên địa bàn theo chỉ đạo của UBND Thành phố tại Văn bản số 265/UBND-KH&ĐT ngày 08/01/2013;

- Ngày 17/5/2013, Sở Xây dựng đã có văn bản số 3064/SXD-QLDA về việc đôn đốc thực hiện Văn bản số 265/UBND-KH&ĐT ngày 08/01/2013 và Văn bản số 3028/UBND-KH&ĐT ngày 02/5/2013 của UBND thành phố Hà Nội gửi UBND các quận, huyện, thị xã thuộc Thành phố đề nghị thực hiện chỉ đạo tại các văn bản nêu trên của UBND Thành phố;

- Ngày 09/9/2013, Sở Xây dựng có Văn bản số 6801/SXD-QLDA đôn đốc UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện Văn bản số 3028/UBND-KH&ĐT ngày 02/5/2013 của UBND thành phố Hà Nội.

- Trong năm 2013, Sở Xây dựng đã tổ chức làm việc với 33 chủ đầu tư, kiểm tra đôn đốc việc đầu tư xây dựng đồng bộ HTKT, HTXH trong các dự án khu đô thị mới, khu nhà ở mới trên địa bàn Thành phố đã có báo cáo tại văn bản số 553/BC-SXD ngày 22/1/2014  báo cáo rà soát tiến độ triển khai các công trình trường học, hạ tầng xã hội tại các khu đô thị mới, khu nhà ở trên địa bàn Thành phố theo chỉ đạo của UBND Thành phố tại Văn bản số 3028/UBND-KH&ĐT ngày 02/5/2013.

- Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố tại văn bản số 5936/UBND-VX ngày 19/8/2013 (trong đó giao Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ trên cơ sở Quy hoạch phát triển hệ thống giao dục, Quy hoạch mạng lưới trường học được duyệt trên địa bàn Thành phố và báo cáo của các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã; tổng hợp, đề xuất, kiến nghị báo cáo UBND Thành phố); Sở Xây dựng đã tổng hợp báo cáo của UBND các quận, huyện, thị xã và các Chủ đầu tư, có các văn bản báo cáo định kỳ hàng Quý; Sở Xây dựng đã có báo cáo kết quả rà soát tiến độ triển khai các công trình trường học, hạ tầng xã hội tại các KĐT mới, khu nhà ở trên địa bàn Thành phố gửi Sở Giáo dục và Đào tạo tại các văn bản: số 2012/BC-SXD ngày 31/3/2014 báo cáo kết quả rà soát Quý I/2014, số 5130/BC-SXD ngày 21/7/2014 báo cáo kết quả rà soát Quý II/2014.

2. Đối với dự án Khu đô thị Đại Thanh, huyện Thanh trì:

143

Page 144: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

Theo báo cáo của UBND huyện Thanh trì (văn bản số 54/BC-UBND ngày 02/4/2014_báo cáo Quý II/2014), khu đô thị Đại Thanh tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh trì do Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát làm chủ đầu tư; được UBND Thành phố phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 1066/QĐ-UBND ngày 06/3/2010, cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 13/GCN-KH&ĐT ngày 28/6/2010; trong đó diện tích các công trình hạ tầng xã hội khoảng 8700m2; hiện đã xây dựng xong trường học mầm non tại ô đất TH2.

Hiện tại, UBND Thành phố giao các Sở, ban, ngành, các Quận, Huyện, Thị xã và các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao tại văn bản số 3028/UBND-KH&ĐT ngày 02/5/2013 và văn bản số 5936/UBND-VX ngày 19/08/2013 của UBND Thành phố; định kỳ nghiêm túc báo cáo UBND Thành phố theo nội dung và thời gian quy định. Trên cơ sở kết quả rà soát, tổng hợp và đề xuất của các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã theo chức năng nhiệm vụ được Thành phố giao, UBND Thành phố sẽ chỉ đạo các cấp các ngành triển khai thực hiện theo kế hoạch và quy hoạch được duyệt cũng như đôn đốc các chủ đầu tư các dự án khẩn trương thực hiện đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng xã hội theo quy định.

2.28. Huyện Thanh OaiCâu 222. Đề nghị nghị Thành phố nghiên cứu phương án hỗ trợ tiền vé

xe buýt cho nhân dân đi tuyến xe buýt Tế Tiêu đi Mỹ Đình Hà Nội.Trả lời:UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải xây dựng phương án

đấu thầu dịch vụ công, trong đó có việc đáp ứng nhu cầu trợ giá đối với các tuyến xe buýt đi về khu vực ngoại thành, dự kiến triển khai trong năm 2015.

2.29. Huyện Thường TínCâu 223. Hiện nay, Trung tâm y tế huyện Thường Tín được phân cấp

mở phòng khám đa khoa khu vực, tuy nhiên việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh còn rất hạn chế nên việc khám chữa bệnh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân địa phương. Đề nghị Thành phố quan tâm đầu tư.

Trả lời:Ngày 28/6/2010, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 3146/QĐ-

UBND thành lập Phòng khám đa khoa Tô Hiệu hoạt động trong khuôn viên TTYT huyện Thường Tín và Phòng khám đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11/2010 đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn 10 xã phía Đông Nam huyện.

Năm 2010, Thành phố đã đầu tư các trang thiết bị thiết yếu cho các trạm y tế xã trên địa bàn huyện với tổng kinh phí 5,978 tỷ đồng. Năm 2011: Thành phố đã đầu tư các trang thiết bị thiết yếu cho các trạm y tế xã và phòng khám đa khoa trên địa bàn huyện (2 đợt) với tổng kinh phí: Đợt 1: 8,148 tỷ đồng; Đợt 2: 1,020 tỷ đồng. Năm 2012: Thành phố đã đầu tư các trang thiết bị thiết yếu cho các trạm y tế xã và phòng khám đa khoa trên địa bàn huyện với tổng kinh phí:

144

Page 145: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

4,215 tỷ đồng. Thành phố đầu tư hệ thống xử lý chất thải lỏng cho Phòng khám đa khoa Tô Hiệu với tổng kinh phí 1,7 tỷ đồng. Năm 2013, Thành phố đã đầu tư các trang thiết bị thiết yếu cho các trạm y tế xã và phòng khám đa khoa trên địa bàn huyện với tổng kinh phí 1,775 tỷ đồng.

Từ năm 2013, Sở Y tế đã phối hợp UBND huyện Thường Tín xem xét bố trí địa điểm mở rộng trụ sở làm việc của Trung tâm y tế huyện Thường Tín (bổ sung (4.000m2) để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện.

2.30. Huyện Ứng HòaCâu 224. Đường quốc lộ 21B đoạn qua xã Hòa Nam nói riêng và Ứng

Hòa nói chung hiện nay chưa có hệ thống rãnh thoát nước, khi trời mưa nước ngập mặt đường khiến việc đi lại gặp khó khăn, gây hỏng mặt đường. Đề nghị Thành phố đầu tư kinh phí khắc phục tình trạng trên để đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia giao thông và đảm bảo tuổi thọ của tuyến đường.

Trả lời:Dự án cải tạo, nâng cấp QL21B đoạn Ba La - chợ Dầu được Bộ GTVT phê

duyệt và khởi công năm 2000. Các hạng mục của dự án đã được thi công xong cơ bản theo hồ sơ thiết kế được duyệt từ năm 2009, chỉ còn lại một số vị trí nhỏ lẻ vướng mặt bằng, địa phương chưa bàn giao để thi công. UBND Thành phố chỉ đạo Sở GTVT phối hợp với chính quyền địa phương để bàn giao mặt bằng, đồng thời sẽ báo cáo Bộ GTVT để tiếp tục cân đối, bố trí vốn phục vụ thi công công trình.

Câu 225. Hiện nay sông Đáy, sông Nhuệ đang bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm tại các xã ven sông. Thành phố đã có kế hoạch đầu tư xây dựng một số trạm cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện, tuy nhiên, đến nay các công trình này vẫn chưa được triển khai. Đề nghị Thành phố quan tâm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình nước sạch để cung cấp nước sạch cho nhân dân.

Trả lời:Căn cứ Quyết định số 3212/QĐ-UBND ngày 21/5/2013 của UBND Thành

phố Hà Nội về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG Nước sạch và VSMT nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013- 2015. Trên địa bàn huyện Ứng Hòa sẽ xây dựng mới 03 công trình cấp nước sạch quy mô xã và liên xã bao gồm:

1. Dự án cấp nước sạch liên xã Viên An, Viên Nội, Sơn Công, Cao Thành, Hoa Sơn đã được Sở Nông nghiệp và PTNT lập và đã được UBND Thành phố phê duyệt dự án tại Quyết định số 5346/QĐ-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2012. Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Trung tâm Nước Sinh hoạt &VSMT nông thôn phối hợp với các đơn vị tư vấn lập bản vẽ thiết kế thi công – tổng dự toán. Theo kế hoạch, dự án sẽ được triển khai thực hiện trong năm 2014 và hoàn thành vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, do ngân sách Thành phố còn nhiều hạn hẹp chưa bố trí vốn để triển khai thực hiện trong năm 2014.

145

Page 146: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

2. Đối với các dự án cấp nước sạch xã Đại Cường và Dự án cấp nước sạch xã Hòa Xá, Thành phố sẽ tổ chức kêu gọi các doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm để đầu tư xây dựng và quản lý khai thác theo hình thức xã hội hóa và và được hưởng các chính sách ưu đãi và đầu tư theo Quyết định số 32/2014/QĐ-UBND ngày 04/8/2014.

Câu 226. Vụ việc ông Nguyễn Hà Tập, Nguyễn Hà Thóc xã Hòa Nam lấn chiếm đất đai, ngăn cản dòng chảy tại khu vực cống Bãi giữa đã được UBND huyện Ứng Hòa ban hành quyết định xử lý. Sau đó ông Nguyễn Hà Tập, Nguyễn Hà Thóc khiếu nại lên UBND Thành phố đối với quyết định của huyện. Năm 2011 UBND Thành phố giao cơ quan Thanh tra Thành phố giải quyết, Thanh tra Thành phố đã có quyết định số 2618/QĐ-TT (P1) ngày 07/4/2011 do Phó Chánh Thanh tra Trần Văn Hải ký, cử 2 cán bộ về xác minh và đề xuất hướng giải quyết, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả trả lời cụ thể. Đề nghị Thành phố tiếp tục chỉ đạo, giải quyết dứt điểm để đảm bảo việc tiêu nước trong mùa mưa 2014.

- Qu¸ tr×nh gi¶i quyÕt khiÕu n¹i cña UBND huyÖn øng Hßa:

Sau khi «ng NguyÔn Hµ Thãc cã ®¬n ®Ò nghÞ gi¶i quyÕt viÖc gia ®×nh «ng Bïi V¨n Dù lÊn chiÕm ®Êt cña gia ®×nh «ng, UBND huyÖn øng Hßa cã Th«ng b¸o sè 80/TB - UBND ngµy 11/11/2009 kÕt luËn gi¶i quyÕt ®¬n kiÕn nghÞ cña «ng NguyÔn Hµ Thãc, trong ®ã cã néi dung: Trªn hå s¬ ®Þa chÝnh vµ thùc tÕ sö dông ®Êt th× thöa ®Êt cña «ng NguyÔn Hµ Nham («ng néi «ng Thãc) vµ gia ®×nh «ng Bïi V¨n LÔ (bè «ng Bïi V¨n Dù) ®îc ng¨n c¸ch b»ng mét thöa ®Êt lµ r·nh tho¸t níc ch¶y ra s«ng §¸y do tËp thÓ qu¶n lý. Nªn viÖc «ng NguyÔn Hµ Thãc cho r»ng gia ®×nh «ng Bïi V¨n Dù lÊn chiÕm ®Êt cña gia ®×nh «ng lµ kh«ng cã c¨n cø.

¤ng Thãc tiÕp tôc cã ®¬n khiÕu n¹i Th«ng b¸o sè 80/TB - UBND ngµy 11/11/2009, UBND huyÖn øng Hßa cã QuyÕt ®Þnh sè 311/Q§-UBND ngµy 19/7/2011 gi¶i quyÕt ®¬n khiÕu n¹i cña «ng NguyÔn Hµ Thãc, néi dung:

- KÕt qu¶ x¸c minh néi dung khiÕu n¹i:1. Th«ng b¸o sè 80/TB - UBND ngµy 11/11/2009, UBND

huyÖn øng Hßa cha thùc sù kh¸ch quan trung thùc. Kh«ng ®ång ý víi viÖc UBND huyÖn c¨n cø vµo hå s¬ ®Þa chÝnh ®Ó kÕt luËn gia ®×nh «ng Bïi Dù, Bïi H¶i kh«ng lÊn chiÕm ®Êt cña gia ®×nh «ng, bëi v× b¶n ®å n¨m 1966 kh«ng cã trong sæ môc kª, b¶n ®å ®o vÏ n¨m 1985 kh«ng ®óng víi thùc ®Þa cña gia ®×nh «ng t¹i thêi ®iÓm ®o vÏ.

KÕt luËn: B¶n ®å ®Þa chÝnh cña x· Hßa Nam ®îc ®o ®¹c qua c¸c thêi kú vµ ®ang ®îc sö dông ®Ó phôc vô cho c«ng t¸c qu¶n lý Nhµ níc vÒ ®Êt ®ai trªn ®Þa bµn x· Hßa Nam. Do ®ã

146

Page 147: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

viÖc «ng Thãc kh«ng ®ång ý víi viÖc UBND huyÖn c¨n cø vµo hå s¬ ®Þa chÝnh ®Ó kÕt luËn gia ®×nh «ng Bïi Dù, Bïi H¶i kh«ng lÊn chiÕm ®Êt cña gia ®×nh «ng, bëi v× b¶n ®å n¨m 1966 kh«ng cã sæ môc kª, b¶n ®å ®o vÏ n¨m 1985 kh«ng ®óng víi thùc ®Þa cña gia ®×nh «ng t¹i thêi ®iÓm ®o vÏ lµ kh«ng cã c¨n cø.

2. Thöa ®Êt sè 510 b¶n ®å ®o vÏ n¨m 2002 vµ r·nh tho¸t níc lµ cña gia ®×nh «ng.

KÕt luËn: B¶n ®å ®o vÏ n¨m 1985; 2003 vµ thùc tÕ sö dông ®Êt th× thöa ®Êt cña gia ®×nh «ng NguyÔn Hµ Nham («ng néi «ng Thãc) vµ gia ®×nh «ng Bïi V¨n LÔ (bè «ng Bïi V¨n Dù) ®îc ng¨n c¸ch b»ng mét thöa ®Êt lµ r·nh tho¸t níc ch¶y ra s«ng §¸y do tËp thÓ qu¶n lý. Nªn viÖc «ng NguyÔn Hµ Thãc cho r»ng thöa ®Êt 510, chñ sö dông lµ «ng Bïi V¨n Dù vµ r·nh tho¸t níc ch¶y ra s«ng §¸y do tËp thÓ qu¶n lý lµ cña gia ®×nh «ng lµ kh«ng cã c¨n cø.

... §¬n khiÕu n¹i cña «ng NguyÔn Hµ Thãc th«n §inh Xuyªn, x· Hßa Nam ®èi víi Th«ng b¸o sè 80/TB - UBND ngµy 11/11/2009 cña UBND huyÖn øng Hßa lµ kh«ng cã c¬ së. Gi÷ nguyªn néi dung Th«ng b¸o sè 80/TB-UBND ngµy 11/11/2009 cña UBND huyÖn øng Hßa.”

¤ng Thãc cã ®¬n khiÕu n¹i QuyÕt ®Þnh sè 311/Q§-UBND ngµy 19/7/2011 cña UBND huyÖn øng Hßa.

Ngµy 9/9/2011, UBND thµnh phè cã V¨n b¶n sè 7687/UBND-BTCD giao Thanh tra thµnh phè kiÓm tra, xem xÐt ®¬n cña «ng NguyÔn Hµ Thãc khiÕu n¹i QuyÕt ®Þnh sè 311/Q§-UBND ngµy 19/7/2011 cña UBND huyÖn øng Hßa.

Ngµy 7/11/2011, Thanh tra thµnh phè cã QuyÕt ®Þnh sè 2618/Q§-TTTP(P1) vÒ viÖc x¸c minh ®¬n khiÕu n¹i cña «ng NguyÔn Hµ Thãc ë th«n §inh Xuyªn, x· Hßa Nam, huyÖn øng Hßa.

Thanh tra Thµnh phè ®· tiÕp, lµm viÖc víi «ng NguyÔn Hµ Thãc, «ng Thãc tr×nh bµy: “ ¤ng Thãc kh«ng khiÕu n¹i néi dung liªn quan ®Õn viÖc sö dông hå s¬ qu¶n lý vÒ ®Êt ®ai cïng nh÷ng néi dung ®· ®îc gi¶i quyÕt t¹i Th«ng b¸o sè 80/TB-UB ngµy 11/11/2009; t¹i QuyÕt ®Þnh gi¶i quyÕt ®¬n sè 311/Q§-UBND ngµy 19/7/2011 cña UBND huyÖn øng Hßa.

Do ®ã, «ng Thãc ®Ò nghÞ t¹m dõng viÖc xem xÐt gi¶i quyÕt néi dung khiÕu n¹i QuyÕt ®Þnh 311/Q§-UBND ngµy 19/7/2011 cña UBND huyÖn øng Hßa. ¤ng Thãc ®Ò nghÞ c¸c cÊp cã thÈm quyÒn xem xÐt, gi¶i quyÕt néi dung «ng khiÕu n¹i viÖc UBND huyÖn øng Hßa cÊp GiÊy chøng nhËn quyÒn sö dông ®Êt thöa sè 510 tê b¶n ®å sè 4 x· Hßa Nam cho «ng Bïi

147

Page 148: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

V¨n Dù lµ kh«ng ®óng v× cho r»ng thöa ®Êt 510 trªn thuéc quyÒn sö dông cña «ng Thãc vµ ®Ò nghÞ ®îc tr¶ l¹i quyÒn sö dông thöa ®Êt trªn cho gia ®×nh «ng. ¤ng Thãc ®Ò nghÞ ®îc sím tr¶ lêi.”

Ngµy 7/6/2013, Thanh tra thµnh phè cã v¨n b¶n sè 1367/TTTP-P1, ®Ò nghÞ V¨n phßng UBND thµnh phè tham mu cho UBND thµnh phè cã v¨n b¶n giao UBND huyÖn øng Hßa xem xÐt, gi¶i quyÕt néi dung «ng NguyÔn Hµ Thãc khiÕu n¹i viÖc UBND huyÖn øng Hßa cÊp GiÊy chøng nhËn quyÒn sö dông ®Êt thöa sè 510 tê b¶n ®å sè 4 x· Hßa Nam cho «ng Bïi V¨n Dù theo quy ®Þnh cña LuËt KhiÕu n¹i

Ngµy 03/7/2013, V¨n phßng UBND thµnh phè cã v¨n b¶n sè 3281/VP-TNMT tr¶ lêi «ng NguyÔn Hµ Thãc, néi dung: “C¨n cø c¸c quy ®Þnh t¹i §iÒu 25 NghÞ ®Þnh sè 88/2009/N§-CP cña ChÝnh phñ vµ c¸c quy ®Þnh cña LuËt KhiÕu n¹i n¨m 2011, néi dung khiÕu n¹i cña «ng NguyÔn Hµ Thãc thuéc thÈm quyÒn gi¶i quyÕt cña Chñ tÞch UBND huyÖn øng Hßa.

§Ò nghÞ «ng NguyÔn Hµ Thãc göi ®¬n khiÕu n¹i tíi UBND huyÖn øng Hßa ®Ó ®îc xem xÐt gi¶i quyÕt theo thÈm quyÒn.”

Nh vËy, ®èi chiÕu viÖc «ng Thãc kh«ng khiÕu n¹i vµ ®Ò nghÞ t¹m dõng viÖc xem xÐt gi¶i quyÕt nh÷ng néi dung ®· ®îc gi¶i quyÕt t¹i QuyÕt ®Þnh sè 311/Q§-UBND ngµy 19/7/2011 cña UBND huyÖn øng Hßa víi §iÒu 10 cña LuËt KhiÕu n¹i n¨m 2011 th× khiÕu n¹i cña «ng Thãc ®· ®îc ®×nh chØ gi¶i quyÕt; cßn viÖc «ng Thãc ®Ò nghÞ gi¶i quyÕt néi dung khiÕu n¹i: “viÖc UBND huyÖn øng Hßa cÊp GiÊy chøng nhËn quyÒn sö dông ®Êt thöa sè 510 tê b¶n ®å sè 4 x· Hßa Nam cho «ng Bïi V¨n Dù” ®· ®îc v¨n phßng UBND thµnh phè cã v¨n b¶n tr¶ lêi sè 3281/VP-TNMT ngµy 3/7/2013, híng dÉn «ng Thãc göi ®¬n tíi UBND huyÖn øng Hßa ®Ó dîc gi¶i quyÕt.

III. PHẢN HỒI VỚI PHẦN TRẢ LỜI CỦA UBND THÀNH PHỐCâu 227. Cử tri quận Bắc Từ Liêm tiếp tục kiến nghị về việc sử dụng

sai mục đích tại Trạm bơm tăng áp ở xóm 5, đường Trần Cung, phường Cổ Nhuế 1. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố thu hồi giao UBND xã Cổ Nhuế nay là phường Cổ Nhuế 1 quản lý, sử dụng vào mục đích công cộng, xây dựng nhà văn hóa thôn. Tại báo cáo tổng hợp trả lời kiến nghị cử tri trước kỳ họp thứ 5 HĐND Thành phố, Thành phố đã trả lời trạm bơm tăng áp trên nằm trong quy hoạch Bảo tàng lịch sử là không đúng. Đề nghị Thành phố chỉ đạo kiểm tra lại và thu hồi.

Trả lời:Nội dung kiến nghị của cử tri đã được Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo,

giao nhiệm vụ cho Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, lập hồ sơ thu hồi đất theo các quy định của Luật Đất đai. Ngày 31/10/2013 Giám đốc Sở Tài nguyên

148

Page 149: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMdbndhanoi.gov.vn/portals/9/Tai lieu ky hop HDND/Ky hop thu 11/T…  · Web viewTHÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG

và Môi trường có Quyết định số 699/QĐ-STNMT-TTr ngày 21/04/2014 về thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật đất đai trong việc quản lý và sử dụng đất đối với các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn các quận, huyện: Đống Đa, Tây Hồ, Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Mê Linh, Hoài Đức, Sóc Sơn và Thanh Trì (trong đó có 02 điểm sử dụng đất của Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội tại phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm). Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ có kết luận thanh tra báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố cuối năm 2014.

Câu 228. Cử tri Đống Đa tiếp tục đề nghị Thành phố tạo điều kiện trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất một số nhà vệ sinh công cộng hiện nay không sử dụng thuộc đất của Xí nghiệp môi trường đô thị Đống Đa do Sở Xây dựng làm chủ quản quản lý để cho địa phương xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng ở tại các địa chỉ sau:

+ Nhà vệ sinh cuối ngõ Thiên Hùng ( phố Khâm Thiên).+ Số 35-37 ngõ Hoàng An phường Trung Phụng.+ Ngõ 165 phố Chợ Khâm Thiên, phường Trung Phụng.+ Số 35 Phố Ngô Tất Tố, phường Văn Miếu.Trả lời: UBND Thành phố đã có văn bản chỉ đạo giao UBND các quận Đống Đa,

Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra rà soát để báo cáo UBND Thành phố cho phép nâng cấp, sửa chữa nhà vệ sinh thành tầng dưới làm nhà vệ sinh, tầng trên làm khu sinh hoạt cộng đồng.

UBND quận Đống Đa đã báo cáo Sở Xây dựng Hà Nội xem xét giải quyết những trường hợp nhà vệ sinh công cộng của phường: Khâm Thiên, Trung Phụng, Văn Miếu…về xin cải tạo làm nhà sinh hoạt cộng đồng, Sở Xây dựng đang xem xét để báo cáo UBND Thành phố.

149