gvst 2017: minecraft: education edition – chơi để học€¦ · nhiều vào thực tế...

23
10/2017 GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học

Upload: others

Post on 18-Nov-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học€¦ · nhiều vào thực tế khiến cho học sinh nhàm chán, không hứng thú khi học. Với những vấn

10/2017

GVST 2017: Minecraft: Education Edition –

Chơi để học

Page 2: GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học€¦ · nhiều vào thực tế khiến cho học sinh nhàm chán, không hứng thú khi học. Với những vấn

T r a n g | 1

GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học

THÔNG TIN VỀ THÍ SINH DỰ THI

Họ và tên: NGUYỄN XUÂN BẮC

Ngày sinh: 12/05/1990

Email: [email protected]

Số điện thoại: 0975180112

Đơn vị công tác: THCS Tống Phan – huyện Phù Cừ - tỉnh Hưng Yên

Page 3: GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học€¦ · nhiều vào thực tế khiến cho học sinh nhàm chán, không hứng thú khi học. Với những vấn

T r a n g | 2

GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học

MỤC LỤC

I. Mở đầu ....................................................................................................................... 3

1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 3

2. Mục tiêu của đề tài.................................................................................................. 4

3. Tính khả thi và tính mới của đề tài ......................................................................... 5

II. Nội dung .................................................................................................................... 6

1. Tổng quan về dạy học trò chơi ............................................................................... 6

2. Giới thiệu về Minecraft:Education Edition ............................................................ 7

3. Sử dụng Minecraft: Education Edition trong lớp học ............................................ 9

3.1 Hướng dẫn cơ bản về cách chơi ....................................................................... 9

3.2. Tìm kiếm học liệu về M:EE ............................................................................. 13

3.3 Ví dụ về sử dụng M:EE trong lớp học ............................................................... 14

III. Kết luận ................................................................................................................. 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 22

Page 4: GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học€¦ · nhiều vào thực tế khiến cho học sinh nhàm chán, không hứng thú khi học. Với những vấn

T r a n g | 3

GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học

I. Mở đầu

1. Lí do chọn đề tài

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã đến yêu cầu Việt Nam phải chuyển mình mạnh

mẽ để thích ứng. Khi mà máy móc kết hợp với trí tuệ nhân tạo sẽ khiến cho một số ngành

nghề không yêu cầu kĩ thuật cao sẽ dần biến mất. Giáo dục buộc phải thay đổi, cập nhật

để cho học sinh, sinh viên Việt Nam không bị tụt hậu, khó khăn khi kiếm việc làm.

Việc đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại là một việc làm bắt buộc.

Điều này không chỉ giúp các em được tiếp cận với các phương pháp giáo dục mới, tiên

tiến mà có thể giúp các em phát triển các kĩ năng của thế kỉ 21: kĩ năng hợp tác, kĩ năng

tư duy sáng tạo, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy phản biện, kĩ năng giải quyết vấn đề.

Hình 1: Bộ kĩ năng của con người trong thế kỉ 21

Hiện nay, việc chuyển dịch hoạt động lấy người thày làm trung tâm thành lấy học

sinh làm trung tâm đã phần nào phát huy tính tích cực chủ động của các em. Tuy nhiên,

với hệ thống kiến thức nặng lí thuyết, chưa chú trọng đến thực hành, chưa ứng dụng

nhiều vào thực tế khiến cho học sinh nhàm chán, không hứng thú khi học.

Với những vấn đề trên, trong quá trình tác giả đã tìm một hướng đi mới nhằm mục

đích thay đổi cách thức dạy và học. Tác giả đã tìm thấy một phương pháp dạy học mới,

giúp học sinh không chỉ học tập, nâng cao kiến thức mà còn giúp phát triển rèn luyện

các kĩ năng cực kì cần thiết cho cuộc sống của các em. Đó chính là phương pháp dạy

học trò chơi (Game-based learning). Dạy học trò chơi là phương pháp dạy học sinh thông

qua việc cho học sinh chơi trò chơi. Hầu hết các em đều thích chơi trò chơi trên máy

tính. Nếu chúng ta tìm kiếm được các trò chơi phù hợp, tích hợp được kiến thức trên lớp

vào trò chơi. Chắc chắn học sinh sẽ thấy thích thú khi tiếp thu kiến thức.

Page 5: GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học€¦ · nhiều vào thực tế khiến cho học sinh nhàm chán, không hứng thú khi học. Với những vấn

T r a n g | 4

GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả xin giới thiệu một trò chơi được dùng trong

phương pháp dạy học trò chơi. Đó chính là Minecraft: Education Edition, tạm dịch là

Minecraft phiên bản dành cho giáo dục (từ đây xin gọi tắt là M:EE). Một sản phẩm nằm

trong chương trình phát triển giáo dục của Microsoft.

Hình 2: Minecraft: Education Edition

M:EE là một trò chơi kết thúc mở, nơi các em được thỏa sức sáng tạo, yêu cầu tinh

thần làm việc nhóm cao. M:EE là một trò chơi được các nền giáo dục tiên tiến như Mỹ,

Canada, Nhật Bản…áp dụng, đưa vào giảng dạy ở nhiều cấp học khác nhau. Khi đọc

những lời nhận xét, bình luận tốt đẹp của các giáo viên từ những nền giáo dục đó, khi

thấy những hình ảnh của các em học sinh ở khắp nơi trên thế giới hào hứng khi sử dụng

M:EE, tác giả tự đặt câu hỏi: Tại sao lại không áp dụng cho học sinh của mình?

Đồng thời, khi tác giả tìm hiểu về trí thông minh đa dạng1. Tác giả nhận ra rằng mỗi

học sinh đều có điểm mạnh, sở trường riêng. Nếu chúng ta nắm bắt được, cho các em

phát huy điểm mạnh, sở trường đó vào việc học tập thì chúng ta sẽ yêu thích việc học

hơn. Nếu các em học sinh thích chơi trò chơi, tại sao không dạy các em học bằng cách

chơi? Chính vì vậy tác giả quyết định thực hiện đề tài: “Minecraft: Education Edition –

Chơi để học”.

2. Mục tiêu của đề tài

Đề tài hướng đến mục tiêu:

Tạo ra hứng thú cho học sinh

Giúp học sinh có kĩ năng giải quyết các vấn đề trong thực tế

Học sinh nắm bắt kiến thức trên lớp dễ dàng hơn

Phát triển các kĩ năng như: tư duy logic, tư duy phản biện, hợp tác, giao tiếp…

Phát huy tính sáng tạo, suy nghĩ độc lập của học sinh

1 https://en.wikipedia.org/wiki/Theory_of_multiple_intelligences

Page 6: GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học€¦ · nhiều vào thực tế khiến cho học sinh nhàm chán, không hứng thú khi học. Với những vấn

T r a n g | 5

GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học

Học sinh có trách nhiệm với các vấn đề xã hội

Học sinh vận dụng các kiến thức STEM để giải quyết vấn đề thực tế

3. Tính khả thi và tính mới của đề tài

M:EE là một trò chơi mới được phát hành vào tháng 11/2016, là phiên bản được tạo

ra dành riêng cho giáo dục của Microsoft. Đây là phiên bản dựa trên tựa game rất nổi

tiếng Minecraft. Khác với Minecraft, M:EE đã lược bỏ một số tính năng như: chiến đấu,

sinh tồn…để tập trung vào việc sáng tạo, xây dựng công trình, kiến trúc… Khi tham gia

vào M:EE, các em sẽ được tham gia vào một thế giới mở, các em có thể giải quyết những

vấn đề mà ngoài thực tế các em không làm được. Tác giả bất ngờ khi được nhìn thấy các

công trình mà các em học sinh lần đầu tiên chơi. Tính sáng tạo, trí tưởng tượng, tư duy

logic của các em đã thực sự làm tác giả cảm thấy phấn khích. Các em làm việc với thái

độ cực kì nghiêm túc. Công trình các em tạo ra rất đẹp và sáng tạo. Tác giả thấy rằng

nếu ta tích hợp, lồng ghép kiến thức trên lớp vào trong M:EE, học sinh sẽ có những trải

nghiệm thú vị hơn, không gây ra sự nhàm chán cho các em như trước.

Việc sử dụng M:EE có tính khả thi cao, khi mà ta chỉ cần máy tính cài được M:EE

và có kết nối mạng. Ta cũng cần đưa ra một mục tiêu kiến thức phù hợp, phương thức

kiểm tra đánh giá đủ tốt. Việc còn lại là để các em làm việc với nhau và giải quyết bài

toán mà ta đưa ra.

Ta có thể tích hợp các môn học khác nhau vào để dạy trong M:EE như: Toán học,

Vật lý, Sinh học, Hóa học, Tin học, Văn học, tiếng Anh, Lịch sử, Mỹ thuật, Âm nhạc…

Với mỗi môn học đều có các kế hoạch bài giảng được chia sẻ từ các giáo viên đến từ

khắp nơi trên thế giới. Ta hoàn có thể sử dụng luôn, hoặc làm nguồn tài liệu tham khảo.

Việc triển khai cũng không gặp khó khăn khi mà học sinh thuộc nhiều lứa tuổi khác

nhau đều có thể chơi được. Ví dụ như ở Đan Mạch, cô giáo Katja Borregaard đã sử dụng2

M:EE cho học sinh từ lớp 4 đến lớp 6. Còn tại trường trung học cơ sở Tống Phan, các

em sử dụng M:EE là các học sinh từ lớp 7 đến lớp 9.

Hiện nay, khi mà dạy học với quan điểm STEM (Science, Technology, Engineering,

Math) đang là một xu hướng trên thế giới. Khi mà ngành STEM đang làm ngành dễ kiếm

việc làm nhất. Nên việc dạy học STEM là đòi hỏi rất cấp thiết. M:EE hoàn toàn có thể

giải được việc này. Ta có thể tích hợp tốt STEM vào trong M:EE. Mới đây, phiên bản

Code Builder của M:EE ra đời đã cho phép học sinh có thể lập trình được trong trò chơi.

Điều này tạo ra chữ STEM hoàn chỉnh cho M:EE. Đây có thể coi là một lí do tuyệt vời

để mở rộng việc sử dụng M:EE trong nhà trường.

2 https://www.youtube.com/watch?v=O81xH0CmLXE

Page 7: GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học€¦ · nhiều vào thực tế khiến cho học sinh nhàm chán, không hứng thú khi học. Với những vấn

T r a n g | 6

GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học

II. Nội dung

1. Tổng quan về dạy học trò chơi

Trước hết ta hãy tìm hiểu qua về Gamification – một hoạt động khá tương đồng với

dạy học trò chơi. Gamification là việc áp dụng hình thức trò chơi vào trong một hoạt

động không liên quan gì đến trò chơi nhằm mục đích hoặc kết quả cụ thể. Ví dụ vào đầu

một tiết học, ta có thể tổ chức cuộc thi giữa các nhóm trong lớp nhằm tăng sự hứng thú

cho các em. Đây có lẽ là một việc nhiều giáo viên thường áp dụng.

Còn dạy học trò chơi (Game-base learning – GBL) đơn giản là việc dạy học sinh qua

việc chơi trò chơi. Trò chơi Mario, Finger Breakout… là ví dụ cho dạy học trò chơi được

viết trong sách giáo khoa cấp trung học cơ sở.

Dạy học trò chơi không chỉ đơn giản là tạo ra trò chơi cho học sinh chơi. Nó là việc

thiết kế ra các hoạt động học tập, để từng bước giới thiệu các khái niệm và hướng người

chơi đến mục tiêu cuối cùng. Dạy học trò chơi cho phép học sinh tiếp cận tri thức một

cách vui tươi và năng động.

Dạy học trò chơi có một số ưu điểm hơn so với dạy học truyền thống. Nó có hiệu

quả cao, tính rủi ro thấp (ví dụ như sự an toàn khi tập luyện với máy móc ảo). Quan trọng

hơn nữa, là việc có những lợi ích học tập đáng kể. Người học có thể tái tạo lại các hoàn

cảnh nhiểu lần, khám phá hậu quả của những hành động khác nhau. Ngoài ra, những trò

chơi được thiết kế tốt cho phép học tập những trải nghiệm không thể thực hiện được. Ví

dụ thiết kế một con cá heo để tìm hiểu xem kích thước cơ thể và vị trí vây ảnh hưởng

như thế nào khi nó bơi lội.

Ta có bảng so sánh hai cách tiếp cận vấn đề: phương pháp đào tạo thụ động như bài

giảng trên lớp và dạy học trò chơi.

Dạy học truyền

thống (bài giảng,

khóa học trực tuyến)

Dạy học trò chơi

Tính hiệu quả X X

Nguy cơ rủi ro thấp X X

Đánh giá được mức độ làm việc của

học sinh

X X

Mức độ tham gia hoạt động cao X

Tốc độ học phù hợp với từng học

sinh

X

Phản hồi ngay lập tức với sai lầm

của học sinh

X

Học sinh dễ dàng chuyển đổi việc

học sang vấn đề thực tế

X

Người học tích cực tham gia X

Bảng 1:Bảng so sánh giữa học tập truyền thống và dạy học trò chơi

Page 8: GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học€¦ · nhiều vào thực tế khiến cho học sinh nhàm chán, không hứng thú khi học. Với những vấn

T r a n g | 7

GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học

Ý tưởng về sự tương tác ảnh hưởng đến giáo dục đã có từ thời cổ đại. Ngạn ngữ

Trung Quốc có câu: “Tôi nghe, tôi quên. Tôi nhìn, tôi nhớ. Tôi làm, tôi hiểu”. Khi học

sinh được trực tiếp làm sản phẩm, các em sẽ hiểu vấn đề tốt hơn. Việc học thụ động đã

không còn hiệu quả. Ta có thể thấy khoảng cách ngày càng lớn giữa phương pháp đào

tạo thụ động với yêu cầu về lực lượng lao động hiện đại, cần nhiều kĩ năng ngày nay. Và

dạy học trò chơi sẽ là công cụ đắc lực thu hẹp khoảng cách này.

2. Giới thiệu về Minecraft:Education Edition

Minecraft:Education Edition (M:EE) - Minecraft phiên bản giáo dục là một trò chơi,

phiên bản được thiết kế dành riêng cho giáo dục của Microsoft. Tại trang chủ của M:EE:

https://education.minecraft.net/ thì M:EE được định nghĩa như sau: “Minecraft:

Education Edition is an open-world game that promotes creativity, collaboration, and

problem-solving in an immersive environment where the only limit is your imagination.”

Tạm dịch: M:EE là một trò chơi thế giới mở, nhằm thúc đẩy sự sáng tạo, tinh thần

hợp tác và giải quyết vấn đề trong một môi trường mà sự giới hạn duy nhất là trí tưởng

tượng của bạn.

Hình 3:Giao diện trang chủ của M:EE

Những lí do để lựa chọn sử dụng M:EE trong lớp học đó là:

Sự hào hứng tham gia: Ngày nay, khi các thiết bị công nghệ dần trở nên phổ biến.

Học sinh có nhiều mối quan tâm hơn thay vì tiếp thu kiến thức. M:EE sẽ làm cho

học sinh cảm thấy thoải mái khi tham gia học trên lớp và tiếp thu kiến thức.

Sự hợp tác: M:EE được thiết kế để học sinh có thể làm việc theo nhóm để giải

quyết vấn đề, hoặc cả lớp tham gia vào giải quyết 1 chủ đề lớn. Khi tham gia vào

Page 9: GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học€¦ · nhiều vào thực tế khiến cho học sinh nhàm chán, không hứng thú khi học. Với những vấn

T r a n g | 8

GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học

làm việc nhóm trong một môi trường học tập, sẽ thúc đẩy các em hợp tác với

nhau. Điều này giúp chuẩn bị tốt hơn cho tương lai sau này của các em.

Sự sáng tạo khám phá: Trong môi trường tự nhiên, con người học thông qua việc

quan sát, thử sai liên tục cho đến khi thành công. Với M:EE, giáo viên có thể cho

học sinh được tự do suy nghĩ, khám phá. Giống với môi trường thực, không hề

có hướng dẫn từng bước, học sinh phải làm, sai làm lại, cho đến khi nào đạt được

kết quả mong muốn.

Kết quả học tập hữu hình: Trong lớp học, giáo viên có nhiệm vụ phải tạo ra các

hoạt động học tập để phù hợp với tất cả người học. Học thông qua thực làm

(learning by doing) là một cách phù hợp để cho học sinh có cảm giác hoàn thành

bài tập và chứng minh được kiến thức của mình. M:EE giúp giáo viên có thể kết

hợp giữa chủ đề dạy học và hoạt động của học sinh để tạo ra kết quả học tập cụ

thể phù hợp với chuẩn kiến thức.

Như vậy rèn luyện kĩ năng cho học sinh là điều mà M:EE mong muốn hướng đến.

Nếu ta tích hợp kiến thức, chủ đề học tập vào M:EE, thì ta sẽ có một bức tranh hoàn hảo

về những lợi ích của M:EE.

Hiện nay việc dạy học dựa trên quan điểm STEM (dạy học tích hợp 4 ngành: Toán

học, Công nghệ, Khoa học, Kĩ thuật) đang là xu hướng dạy học hiện đại. M:EE hoàn

toàn có thể đáp ứng tốt yêu cầu này. Không những vậy, mới đây M:EE phiên bản Code

Builder cho phép người dùng có thể lập trình được trong M:EE. Điều này làm cho chữ

T (Công nghệ) trong STEM trở nên hoàn thiện hơn.

M:EE cung cấp 3 công cụ để lập trình: Scratch, Tynker và Makecode.

Dưới đây là giao diện lập trình khi sử dụng M:EE với Makecode:

Hình 4: Lập trình Makecode với M:EE

Page 10: GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học€¦ · nhiều vào thực tế khiến cho học sinh nhàm chán, không hứng thú khi học. Với những vấn

T r a n g | 9

GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học

3. Sử dụng Minecraft: Education Edition trong lớp học

3.1 Hướng dẫn cơ bản về cách chơi

Khi khởi động và đăng nhập vào M:EE, ứng dụng sẽ có giao diện như sau:

Hình 5 Màn hình sau khi đăng nhập

Tại đây ta có thể chọn, thay đổi hình dáng nhân vật người chơi theo ý muốn, ta

cũng có thể chỉnh cài đặt về âm thanh, hình ảnh, điều khiển nhân vật… Để tham gia

chơi, ta nhấn vào Play.

Page 11: GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học€¦ · nhiều vào thực tế khiến cho học sinh nhàm chán, không hứng thú khi học. Với những vấn

T r a n g | 10

GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học

Hình 6: Màn hình chọn thế giới

Người chơi sẽ lựa chọn thế giới mà mình muốn tham gia. Có 2 loại thế giới: thế giới

mặc định có sẵn từ trước và thế giới do người chơi tự tạo ra. Khi chọn xong, ta sẽ tham

gia vào thế giới đã chọn để bắt đầu.

M:EE có một số điều khá giống với ngoài đời thực như: có 4 hướng Đông, Tây,

Nam, Bắc, ngày, đêm, trồng cây, cây sẽ phát triển, thời tiết mưa, nắng… Điều này làm

M:EE có cảm giác thật hơn.

Khi tham vào thế giới, giao diện trò chơi sẽ như sau:

Page 12: GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học€¦ · nhiều vào thực tế khiến cho học sinh nhàm chán, không hứng thú khi học. Với những vấn

T r a n g | 11

GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học

Một số hướng dẫn cơ bản:

- Di chuyển: Phím W để cho nhân vật tiến lên phía trước, phím S để lùi lại, phím

A để bước sang ngang bên trái, phím D để bước sang ngang bên phải, phím cách

để nhảy, nhấn phím cách 2 lần để bay.

- Sử dụng đồ: Trong ảnh trên có 9 ô nhỏ ở dưới cùng bức ảnh, ta có thể chọn đồ từ

1 trong 9 ô này để sử dụng. Để chọn ô nào ta số trên bàn phím tương ứng với vị

trí ô. Ví dụ như trong hình thì ô 6 đang được chọn. Để mở hòm đựng đồ, ta ấn

phím E.

- Tính năng khác: để liên lạc với bạn bè, ta nhấn phím T. Chuột trái dùng để phá

hủy mục tiêu. Chuột phải dùng để xây dựng mục tiêu

Nguyên tắc cấu tạo cơ bản của M:EE là dựa trên các khối lập phương. Để chơi M:EE,

ta sẽ xây dựng các công trình, kiến trúc dựa vào các khối có sẵn. Mỗi khối có tên, tính

năng, đặc điểm khác nhau: ví dụ khối gỗ, khối bê tông, khối gạch. Người chơi sẽ phải

tính toán dùng khối gì vào chỗ nào để xây dựng công trình

Hình 7: Giao diện trò chơi.

Page 13: GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học€¦ · nhiều vào thực tế khiến cho học sinh nhàm chán, không hứng thú khi học. Với những vấn

T r a n g | 12

GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học

Hình 8: Ví dụ về việc sử dụng khối trong M:EE

Khi đưa M:EE vào thử nghiệm, tác giả thật sự bất ngờ và phấn khích trước những

sản phẩm đầu tay của các em. Các em đều là những người chưa bao giờ chơi Minecraft.

Tuy nhiên công trình các em tạo ra cho thấy sự sáng tạo, trí tưởng tượng tuyệt vời của

các em. Sau khi chứng kiến điều này, tác giả đã quyết định dùng M:EE để dạy học.

Hình 9: Công trình học sinh xây dựng

Page 14: GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học€¦ · nhiều vào thực tế khiến cho học sinh nhàm chán, không hứng thú khi học. Với những vấn

T r a n g | 13

GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học

Hình 10: Công trình học sinh xây dựng

3.2. Kế hoạch thực hiện

Sau khi cho học sinh làm quen với cách sử dụng M:EE. Tác giả chính thức áp dụng

M:EE vào dạy học. Tác giả nêu vấn đề việc xây dựng công trình Văn Miếu – Quốc Tử

Hình 11: Học sinh tham gia chơi M:EE

Page 15: GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học€¦ · nhiều vào thực tế khiến cho học sinh nhàm chán, không hứng thú khi học. Với những vấn

T r a n g | 14

GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học

Giám và việc xây dựng công trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable

development goals3). Các em phải làm việc nhóm với nhau để nêu ý tưởng thực hiện,

đồng thời giải quyết các vấn đề gặp phải trong quá trình làm việc. Nội dung tiến trình

học sinh làm việc với nhau được nêu cụ thể tại phần sản phẩm học sinh.

3.3 Sản phẩm học sinh

3.3.1 Xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám

MỤC TIÊU

Học sinh biết được lịch sử hình thành của Văn Miếu

Biết được quần thể, kiến trúc của Văn Miếu

Hiểu được ý nghĩa của bia Tiến sĩ

Ý TƯỞNG THỰC HIỆN

Học sinh trường tác giả được đi trải nghiệm thực tế tìm hiểu về Văn Miếu – Quốc

Tử Giám. Trước khi đi tham quan, học sinh được giao nhiệm vụ tìm câu trả lời cho câu

hỏi:

Văn Miếu được xây dựng từ năm bao nhiêu? Từ thời vua nào?

Mục đích xây dựng Văn Miếu là gì?

Có bao nhiêu bia Tiến sĩ ở Văn Miếu?

Quần thể, kiến trúc của Văn Miếu gồm những công trình nào?

Yêu cầu học sinh ghi chép thông tin từ hướng dẫn viên, quan sát các công trình

trong Văn Miếu, tìm hiểu về ý nghĩa của từng công trình. Sau đó khi trở về, các em sẽ

xây dựng lại Văn Miếu bằng M:EE để giới thiệu lại cho các bạn không có cơ hội đi trải

nghiệm.

HOẠT ĐỘNG HỌC SINH

Học sinh tìm kiếm thêm thông tin về Văn Miếu trên mạng Internet

Học sinh được quan sát sơ đồ kiến trúc quần thể Văn Miếu4 để phân công

công việc sao cho hợp lý.

Học sinh chia nhóm để làm việc, dựa vào các ghi chép ảnh các em chụp

được, kết hợp với tìm kiếm thông tin trên mạng để xây dựng công trình.

Học sinh dựa vào sơ đồ kiến trúc quần thể Văn Miếu để xây dựng các công

trình sao cho giống nhất có thể.

Tạo các bảng giới thiệu, các nhân vật hỗ trợ về từng công trình trong M:EE

3 http://worldslargestlesson.globalgoals.org/ 4 https://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/9/91/V%C4%83n_Mi%E1%BA%BFu_-

_Qu%E1%BB%91c_T%E1%BB%AD_Gi%C3%A1m.JPG

Page 16: GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học€¦ · nhiều vào thực tế khiến cho học sinh nhàm chán, không hứng thú khi học. Với những vấn

T r a n g | 15

GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học

Quay video tham quan Văn Miếu trong M:EE có lời giới thiệu.

Làm bài trình chiếu Power Point giới thiệu về Văn Miếu.

Sau khi hoàn thiện công trình Văn Miếu, các học sinh không đi trải nghiệm

sẽ được phát phiếu kiểm tra, sau đó các em tham quan công trình Văn Miếu

qua M:EE và trả lời phiếu kiểm tra.

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Học sinh chủ động tìm kiếm thông tin, tích cực làm việc.

Học sinh hoàn thành việc xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Kĩ năng hợp tác đã được cải thiện rõ rệt: từ trước đến nay, kĩ năng làm việc

nhóm, hợp tác của các em còn khá hạn chế. Tuy nhiên, khi tham gia sử dụng

M:EE, được làm điều các em thích, nên các em rất chủ động trong việc hợp

tác để giải quyết vấn đề. Ví dụ:

https://www.youtube.com/watch?v=In7JuWVDsQM . Trong video này các

em đã làm việc với nhau để tìm cách xây các ô theo hình zic-zac khi xây

dựng cổng vào Văn Miếu

Một số hình ảnh các em tham gia làm việc:

Hình 12: Xây dựng Khuê Văn Các

Page 17: GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học€¦ · nhiều vào thực tế khiến cho học sinh nhàm chán, không hứng thú khi học. Với những vấn

T r a n g | 16

GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học

Hình 13: Xây dựng Đại trung môn

Hình 14: Học sinh xây dựng Văn Miếu

Page 18: GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học€¦ · nhiều vào thực tế khiến cho học sinh nhàm chán, không hứng thú khi học. Với những vấn

T r a n g | 17

GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học

3.3.2 Xây dựng thành phố thông minh

MỤC TIÊU

Học sinh biết được các mục tiêu phát triển bền vững

Hiểu được các vấn đề tồn tại ở các đô thị lớn hiện nay

Vận dụng được các kiến thức liên ngành (STEM) để giải quyết vấn đề thực

tế

Ý TƯỞNG THỰC HIỆN

Ý tưởng xây dựng thành phố thông minh được dựa trên việc thực hiện mục tiêu thứ

11 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững do Liên Hiệp Quốc thông qua. Đó là việc hình

thành các thành phố và cộng đồng bền vững. Trước đó, các em học sinh đã được tìm

hiểu và nắm được việc đến năm 2030 sẽ hoàn thành 17 mục tiêu phát triển bền vững.

Khi nêu ra thực trạng các đô thị lớn hiện nay ở Việt Nam: kẹt xe, việc quy hoạch đô thị

gặp nhiều bất cập, ít khu vui chơi cho trẻ em, ít cây xanh và không có nhiều công viên…

Học sinh đã tham gia hỗ trợ mục tiêu phát triển bền vững thứ 11, xây dựng thành phố

thông minh nhằm giải quyết các tình trạng trên bằng M:EE.

Sau khi học sinh tham khảo các kiểu xây dựng công trình trên internet. Đặc biệt là

kiểu xây dựng trụ sở phi thuyền của Apple5, và kiến trúc xây tòa nhà ở Eixample,

Barcelona6. Các em học sinh đã quyết định chọn xây dựng theo các phong cách này. Yêu

cầu đặt ra là có công viên với nhiều cây xanh ở giữa, có các cửa hàng đảm bảo đủ nhu

cầu cho người dân sống trong khu nhà: tiệm ăn, tiệm giặt là, tiệm cắt tóc, tiệm thuốc,

tiệm quần áo, rạp chiếu phim, quán café… Để hạn chế tối đa nhu cầu ra ngoài đường

của người dân để giảm kẹt xe.

Thêm vào đó, việc xây dựng thành phố thông minh yêu cầu học sinh phải có kiến

thức liên ngành (STEM) để giải quyết các vấn đề thực tế.

S (Science): Đảm bảo phải có đủ ánh sáng cho tòa nhà và khu vui chơi, trồng nhiều

cây để có không khí trong lành.

5 https://en.wikipedia.org/wiki/Apple_Park

6 http://www.huhmagazine.co.uk/3522/the-design-of-eixample-barcelona

Page 19: GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học€¦ · nhiều vào thực tế khiến cho học sinh nhàm chán, không hứng thú khi học. Với những vấn

T r a n g | 18

GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học

T (Technology): Sử dụng lập trình để đẩy nhanh quá trình xây dựng.

E (Engineering): Thiết kế thang máy sao cho hợp lý,

M (Math): Tính toán diện tích tòa nhà, diện tích căn hộ đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng.

HOẠT ĐỘNG HỌC SINH

Học sinh tìm hiểu về mục tiêu phát triển bền vững

Học sinh nêu ý tưởng xây dựng thành phố thông minh

Nêu các dịch vụ cần có trong tòa nhà

Học sinh chia nhóm bắt đầu xây dựng

Học sinh tạo các điểm tham quan, dừng chân, nêu ra các vấn đề về mục tiêu

phát triển bền vững và giải pháp giải quyết vấn đề.

Học sinh vận dụng các kiến thức STEM để thiết kế xây dựng: bóng đèn cầu

thang, thang máy, cầu thang bộ…

Học sinh làm việc nhóm, phản biện với nhau để đưa ra phương án thực hiện.

Khi gặp vấn đề, các em có thể thử sai để tìm phương án tối ưu.

Sau khi học sinh hoàn thành việc xây dựng, các em học sinh khác sẽ tìm hiểu về

công trình này thông qua các hoạt động:

Học sinh được xem các đoạn phim trên Youtube về các vấn đề đang tồn tại ở

các đô thị hiện nay: sự dịch chuyển dân cư ngày càng tăng từ nông thôn lên

thành thị, số người sống tại khu ổ chuột ngày càng nhiều, ô nhiễm không khí,

thiếu hụt các dịch vụ cơ bản, cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp, tình trạng kẹt

xe, quy hoạch đô thị không hợp lý, dễ xảy ra dịch bệnh do môi trường bị ô

nhiễm.

Học sinh được phát phiếu bài tập nêu những vấn đề các em nhận thấy khi xem

phim, đồng thời yêu cầu học sinh nêu một số hướng giải quyết.

Học sinh sử dụng M:EE để tham quan thành phố thông minh. Sẽ có các điểm

dừng chân. Tại đây sẽ có nhân vật đưa ra các vấn đề liên quan đến điểm dừng

chân đó. Các em sẽ được xem một số hướng giải quyết.

Kết thúc hành trình, yêu cầu học sinh nêu các em viết bài luận về chuyến đi

tham quan, nhận xét, nêu thêm các ý tưởng để xây dựng thành phố hoàn thiện

hơn.

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Hoàn thành mục tiêu xây dựng thành phố thông minh

Page 20: GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học€¦ · nhiều vào thực tế khiến cho học sinh nhàm chán, không hứng thú khi học. Với những vấn

T r a n g | 19

GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học

Học sinh đã làm việc nhóm với nhau giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh khi

xây dựng.

Học sinh hứng thú, tích cực tham gia.

Một số hình ảnh về sản phẩm:

Hình 15: Một góc của công trình

Page 21: GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học€¦ · nhiều vào thực tế khiến cho học sinh nhàm chán, không hứng thú khi học. Với những vấn

T r a n g | 20

GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học

Hình 16: Góc nhìn từ trên cao

Đường dẫn toàn bộ ảnh liên quan đến quá trình làm việc của học sinh:

https://1drv.ms/f/s!AnFlOA17YHGViHfzGlcR4PHTC6Qv

Page 22: GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học€¦ · nhiều vào thực tế khiến cho học sinh nhàm chán, không hứng thú khi học. Với những vấn

T r a n g | 21

GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học

III. Kết luận

M:EE là một trò chơi tuyệt vời để giúp học sinh học. Học sinh được tham gia vào

một môi trường mở, nơi các em thỏa sức sáng tạo. Với M:EE, việc của giáo viên chỉ đơn

giản là đưa ra vấn đề, các em sẽ tự tìm cách giải quyết vấn đề một cách hào hứng. Học

sinh có cơ hội để sử dụng những kiến thức đã học để thực hiện những hoạt động trong

trò chơi.

Các em cũng được rèn luyện những kĩ năng cần thiết cho cuộc sống như: giao tiếp,

phản biện, hợp tác… Điều tác giả thấy ấn tượng nhất khi sử dụng M:EE đó là việc thay

đổi con người học sinh. Trong nhóm tham gia xây dựng công trình, có những học sinh

rất lười học, không chịu hoạt động, quậy phá trong các giờ học trên lớp, cũng như không

nghe lời thầy cô. Khi các em được trao cơ hội tham gia dự án. Các em hoạt động rất sôi

nổi, mạnh dạn tham gia bàn luận. Đặc biệt, các em đã tích cực hơn trong các hoạt động

học trên lớp. Đó là điều tác giả cảm thấy hạnh phúc nhất!.

Tác giả xin trích dẫn một câu nói tác giả yêu thích: “If a child can’t learn the way we

teach, maybe we should teach the way they learn”. Tạm dịch: Nếu một đứa trẻ không

thể học được cách chúng ta dạy, thì chúng ta nên dạy theo cách mà chúng học. Nếu như

hoạt động dạy học của ta không thể khiến học sinh yêu thích hào hứng, thì ta phải tìm

một cách dạy học khác để giúp học sinh. Và dạy học trò chơi nói chung, Minecraft

Education Edition nói riêng là một cách tuyệt vời để làm điều này.

Page 23: GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học€¦ · nhiều vào thực tế khiến cho học sinh nhàm chán, không hứng thú khi học. Với những vấn

T r a n g | 22

GVST 2017: Minecraft: Education Edition – Chơi để học

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Digital Game - Based Learning In STEM Subjects:

https://pdfs.semanticscholar.org/2d6c/87a17c4f8ecdaa22dc98160bb1a40c3d4a5

b.pdf

2. Exploring Minecraft as a Conduit for Increasing Interest in Programming:

http://eecs.ucf.edu/isuelab/publications/pubs/paper46_zorn_etal.pdf

3. Minecraft in the Classroom: The Power of Game-Based Learning:

https://www.teachingchannel.org/blog/2017/03/03/minecraft-in-the-classroom/

4. Teaching scientific concepts using a virtual world Minecraft:

https://www.researchgate.net/profile/Dan_Short/publication/236587414_Teachi

ng_Scientific_Concepts_using_a_Virtual_World_-

_Minecraft/links/00b49518172e4dc83d000000/Teaching-Scientific-Concepts-

using-a-Virtual-World-Minecraft.pdf

5. Game Based Learning: Definition and Examples:

http://study.com/academy/lesson/game-based-learning-definition-and-

examples.html