giÁo phẬn ĐÀ lẠt nĂm mƯƠi nĂm hÌnh thÀnh vÀ phÁt

51
GIÁO PHN ĐÀ LT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIN I. NHÌN LI 1. LCH SKHAI SINH GIÁO PHN Đà Lt nm trên min cao nguyên Nam Trung B. Theo Đại Nam Nht Thng Chí”, in năm 1834, trong bn đồ do Phan Huy Chú v, có sông Dã Dương (Da Dung) “không sâu mà rng, có nhiu cá su”, thượng ngun khi phát tcao nguyên Lang Biang đổ vsông Đồng Nai. Đây là vùng đất ca btc Lt (Lch), và mang tên là “Đà Lt”, có nghĩa “giòng sui nhca btc Lt”. Đà Lt độ cao 1500m, có điu kin khí hu mát m, được biết đến và bt đầu phát trin thành nơi nghmát và dưỡng sc, ktkhi đoàn thám him ca Bác Sĩ Alexandre Yersin đặt chân lên vùng đất này vào ngày 21.6.1893. “Người con gái sơn cước trthành nđiu dưỡng viên xinh đẹp Đông Dương” (Trương Phúc Ân “Đà Lt 100 năm” trang 41). Trong đoàn thám him này, có cha Robert, linh mc Hi Tha Sai Paris. Cho đến cui thế k19, dân cư trong vùng chlà nhng người bn địa, gm 2 sc tc chính là Koho và Churu, và mt vài btc nhkhác. Tnăm 1899, khi thành phđược Toàn quyn Paul Doumer cho xây dng, mi bt đầu có người Pháp và ít người Vit giúp vic cho hđến định cư. Năm 1907, do nhu cu mc v, cvùng đất Bình Thun và Lâm Đồng - Đà Lt còn thuc chung Giáo Ht Phan Thiết, được sáp nhp vào min Nam KLc Tnh, thuc Giáo phn Tây Đàng Trong (Saigon 1924). Năm 1918 cha Nicolas Couvreur, kế nhim cha Robert, đã thiết lp cơ s“Dưỡng Vin Giáo Đồ, Sanatorium-Presbytere”, nay là mt phn Nhà xChánh Tòa Đà Lt. Vào thi gian này, Đức Cha Lucien Mossard Mão, Giám Qun Tông Tòa ti Saigon (1898-1920), đã đặt chân lên Đà Lt, và ngày 25.01.1919 đã ban Bí tích Ra ti cho mt em bé Vit Nam (SRa ti quyn 1 s1). Và có lchính Ngài là người đã khai sáng con đường truyn giáo phn đất này. Nhưng Đức Cha Quinton, Giám Qun Tông Tòa kế nhim Đức Cha Mossard mi là người thiết lp Giáo xĐà Lt và bnhim linh mc Frederic Sidot làm cha sđầu tiên vào cui tháng 4.1920. Và Cha Sidot đã xây dng ngôi nhà nguyn đầu tiên gn lin vi Dưỡng Vin Giáo Đồ vi kích thước tht khiêm tn (7mx24m). Ngày 05.7.1922 Đức Cha Quinton cho phép xây nhà thmi có kích thước ln hơn (8mx26m vi tháp chuông cao 26m. Do sphát trin nhanh chóng, mt đề án nhà thmi được Cha Celeste Nicolas đệ trình Đức Giám Mc Giáo phn, khi đó là Đức Cha Isidore Dumortier. Và ngày 19.7.1931 nhà ththba (cũng là nhà thhin nay) được đặt viên đá đầu tiên có kích thước 14mx65m

Upload: lamxuyen

Post on 03-Feb-2017

235 views

Category:

Documents


9 download

TRANSCRIPT

Page 1: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

I. NHÌN LẠI 1. LỊCH SỬ KHAI SINH GIÁO PHẬN Đà Lạt nằm trên miền cao nguyên Nam Trung Bộ. Theo “Đại Nam Nhất Thống Chí”, in năm 1834, trong bản đồ do Phan Huy Chú vẽ, có sông Dã Dương (Da Dung) “không sâu mà rộng, có nhiều cá sấu”, thượng nguồn khởi phát từ cao nguyên Lang Biang đổ về sông Đồng Nai. Đây là vùng đất của bộ tộc Lạt (Lạch), và mang tên là “Đà Lạt”, có nghĩa “giòng suối nhỏ của bộ tộc Lạt”.

Đà Lạt ở độ cao 1500m, có điều kiện khí hậu mát mẻ, được biết đến và bắt đầu phát triển thành nơi nghỉ mát và dưỡng sức, kể từ khi đoàn thám hiểm của Bác Sĩ Alexandre Yersin đặt chân lên vùng đất này vào ngày 21.6.1893. “Người con gái sơn cước trở thành nữ điều dưỡng viên xinh đẹp Đông Dương” (Trương Phúc Ân “Đà Lạt 100 năm” trang 41). Trong đoàn thám hiểm này, có cha Robert, linh mục Hội Thừa Sai Paris.

Cho đến cuối thế kỷ 19, dân cư trong vùng chỉ là những người bản địa, gồm 2 sắc tộc chính là Koho và Churu, và một vài bộ tộc nhỏ khác. Từ năm 1899, khi thành phố được Toàn quyền Paul Doumer cho xây dựng, mới bắt đầu có người Pháp và ít người Việt giúp việc cho họ đến định cư.

Năm 1907, do nhu cầu mục vụ, cả vùng đất Bình Thuận và Lâm Đồng - Đà Lạt còn thuộc chung Giáo Hạt Phan Thiết, được sáp nhập vào miền Nam Kỳ Lục Tỉnh, thuộc Giáo phận Tây Đàng Trong (Saigon 1924).

Năm 1918 cha Nicolas Couvreur, kế nhiệm cha Robert, đã thiết lập cơ sở “Dưỡng Viện Giáo Đồ, Sanatorium-Presbytere”, nay là một phần Nhà xứ Chánh Tòa Đà Lạt. Vào thời gian này, Đức Cha Lucien Mossard Mão, Giám Quản Tông Tòa tại Saigon (1898-1920), đã đặt chân lên Đà Lạt, và ngày 25.01.1919 đã ban Bí tích Rửa tội cho một em bé Việt Nam (Sổ Rửa tội quyển 1 số 1). Và có lẽ chính Ngài là người đã khai sáng con đường truyền giáo ở phần đất này.

Nhưng Đức Cha Quinton, Giám Quản Tông Tòa kế nhiệm Đức Cha Mossard mới là người thiết lập Giáo xứ Đà Lạt và bổ nhiệm linh mục Frederic Sidot làm cha sở đầu tiên vào cuối tháng 4.1920. Và Cha Sidot đã xây dựng ngôi nhà nguyện đầu tiên gắn liền với Dưỡng Viện Giáo Đồ với kích thước thật khiêm tốn (7mx24m). Ngày 05.7.1922 Đức Cha Quinton cho phép xây nhà thờ mới có kích thước lớn hơn (8mx26m với tháp chuông cao 26m. Do sự phát triển nhanh chóng, một đề án nhà thờ mới được Cha Celeste Nicolas đệ trình Đức Giám Mục Giáo phận, khi đó là Đức Cha Isidore Dumortier. Và ngày 19.7.1931 nhà thờ thứ ba (cũng là nhà thờ hiện nay) được đặt viên đá đầu tiên có kích thước 14mx65m

Page 2: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

2 Giáo Phận Đàlạt 50 Năm Hình Thành Và Phát Triển

với tháp chuông cao 47m. Nhà thờ được khánh thành ngày 25.01.1942 mang tước hiệu Nicolas Bari, sau 11 năm xây dựng.

Ngày 24.01.1927, Đức Cha Isidore Dumortier, Giám Quản Tông Tòa Saigon thiết lập giáo xứ thứ hai cho vùng cao nguyên : Giáo xứ Djiring và đặt cha Jean Cassaigne là cha xứ tiên khởi với nhiệm vụ đặc biệt truyền giáo cho người bản địa.

Cùng thời điểm này, một đợt người công giáo từ các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi được mộ vào làm sở trà Cầu Đất và hình thành họ đạo năm 1936. Và một nhóm giáo dân nghèo từ miền trung châu Bắc Việt được cha Vacquier vận động di vào lập nghiệp ở Bắc Hội và Đơn Dương. Một số từ Phan Thiết lên lập nghiệp ở B’Lao (1930) Phú Sơn (1934) Hà Đông và An Bình (1937-1938) Domaine de Marie (1940) – Lạc Vang – Vinh Sơn (thập niên 1950).

Với Hiệp Định Genève, một làn sóng di dân từ Bắc vào Nam và hình thành nhiều giáo xứ của người di dân dọc theo Quốc lộ 20, 27…

Song song với việc hình thành các xứ đạo người Kinh, việc truyền giáo cho người thiểu số cũng được các vị chủ chăn quan tâm và hình thành nên nhiều trung tâm và địa điểm truyền giáo Thượng.

a. Thành lập :

Ngày 24.11.1960 theo sắc chỉ Venerabilium Nostrorum của Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII, Tòa Thánh thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, gồm 3 Tòa Tổng Giám Mục và 17 Tòa Giám Mục. Cũng cùng trong sắc chỉ này, Giáo phận Saigon được chia thành 3 giáo phận : Saigon, Đà Lạt và Mỹ Tho :

Sắc chỉ

Venerabilium Nostrorum,1

ngày 24.11.1960

của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII về việc thiết lập phẩm trật Giáo Hội tại Việt Nam

GIOAN GIÁM MỤC, tôi tá các tôi tá Thiên Chúa để ghi nhớ muôn đời.

Chư Huynh đáng kính, là Hồng Y Giáo Hội Rôma, phụ trách tại Thánh Bộ Truyền Giáo, sau khi tham thảo ý kiến hiền tử MARIO BRINI Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương, đã nghĩ việc thiết lập Phẩm trật Giáo Hội tại Việt Nam là thích thời và tối lợi cho giáo sự. TA đây cũng đồng ý, lại tự suy xét chín chắn và thêm ý kiến những người liên hệ, TA lấy quyền Tông Tòa mà quyết định và truyền thi hành như sau : Tại Việt Nam sẽ thành lập ba Giáo Tỉnh, tức là :

1 Sắc chỉ VENERABILIUM NOSTRORUM ngày 24.11.1960 được công bố tại Việt Nam ngày 08.12.1960 và đăng trong Acta Apostolicae Sedis năm 1961, số 7 ra ngày 01.7.1961 trang 346-350.

Page 3: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

Nhìn Lại 3

GIÁO TỈNH HÀ NỘI gồm Tổng Giám mục Hà Nội, tới nay chỉ là Đại diện Tông Tòa, với nhà thờ Chính tòa danh hiệu Thánh Giuse, và thêm những Giám tòa thuộc hạt từ nay cũng hết là Đại diện Tông Tòa, để trở nên Địa phận Chính tòa, tức là :

Lạng Sơn với nhà thờ Chính tòa danh hiệu Thánh Đa Minh Hiển tu ;

Hải Phòng và Bắc Ninh với hai nhà thờ Chính tòa danh hiệu Nữ Vương rất thánh Văn côi ;

Hưng Hóa với nhà thờ Chính tòa danh hiệu Đức Mẹ Lên Trời ;

Thái Bình với nhà thờ Chính tòa danh hiệu Thánh Tâm Chúa Giêsu ;

Bùi Chu với nhà thờ Chính tòa danh hiệu Nữ Vương rất thánh Văn côi ;

Phát Diệm với nhà thờ Chính tòa danh hiệu Nữ Vương rất thánh Văn côi ;

Thanh Hóa với nhà thờ Chính tòa danh hiệu Đức Mẹ vô nhiễm Nguyên tội ;

Vinh với nhà thờ Chính tòa danh hiệu Đức Mẹ Lên Trời ;

GIÁO TỈNH HUẾ gồm Tổng Giám mục Huế, trước đây chỉ là Đại diện Tông Tòa, với nhà thờ Chính tòa Danh hiệu Trái Tim Cực Sạch Đức Mẹ, và thêm các Giám tòa thuộc hạt đã được trở thành Địa phận Chính tòa :

Qui Nhơn, nhà thờ Chính tòa danh hiệu Đức Mẹ Lên Trời ;

Nha Trang với nhà thờ Chính tòa Chúa Giêsu Vua ;

KonTum với nhà thờ Chính tòa danh hiệu Đức Mẹ vô nhiễm Nguyên tội.

Sau cùng, GIÁO TỈNH SAIGON gồm Tổng Giám mục Saigon, trước đây chỉ là Đại diện Tông Tòa, với nhà thờ Chính tòa danh hiệu Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, và thêm các Địa phận thuộc hạt trước kia chỉ là Đại diện Tông Tòa, tức là :

Vĩnh Long với nhà thờ Chính tòa danh hiệu Bà Thánh Anna Thân Mẫu Đức Bà Maria ;

Cần Thơ với nhà thờ Chính tòa danh hiệu Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Và các Địa phận mới được thành lập :

Đà Lạt với nhà thờ Chính tòa danh hiệu Thánh Nicola Bari ;

Mỹ Tho với nhà thờ Chính tòa danh hiệu Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội.

Long Xuyên với nhà thờ Chính tòa sắp được xây dựng.

TA cũng lệnh cho các Địa phận Lạng Sơn, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Thái Bình, Huế, đến nay vẫn do Hội Thừa Sai Ba lê và Dòng Đa Minh điều khiển, và các Địa phận mới Đà Lạt, Mỹ Tho, Long Xuyên, tất cả các Địa phận kể trên từ nay sẽ trao cho Giáo sĩ Triều Việt Nam quản nhậm. TA cũng ban cho các Địa phận vừa nói và các Địa phận khác đã kể trên, cho các nhà thờ Chính tòa cũng như các Giám mục lãnh đạo được mọi quyền lợi, danh dự, đặc ân thích xứng. Đối với các Giám mục lãnh đạo, TA còn đặt thêm trọng trách và nhiệm vụ. Tất cả các Địa phận trên đây sẽ tiếp tục trực thuộc Thánh Bộ Truyền Giáo, còn các Giám mục lãnh đạo thì ta thuyên chuyển như sau :

- Thân huynh đáng kính GIUSE MARIA TRỊNH NHƯ KHUÊ, trước đây là Đại diện Tông Tòa với hiệu tòa Synaitana, từ nay là Tổng Giám mục Hà Nội.

- Thân huynh đáng kính VICENTÊ PHẠM VĂN DỤ, Giám quản Lạng Sơn với hiệu tòa Bosetana từ nay là Giám mục Chính tòa Địa phận Lạng Sơn.

- Thân huynh đáng kính PHÊRÔ KHUẤT VĂN TẠO, Giám quản Hải Phòng với hiệu tòa Caralliensi từ nay là Giám mục Chính tòa Địa phận Hải Phòng đồng thời kiêm Giám quản Địa phận Bắc Ninh.

Page 4: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

4 Giáo Phận Đàlạt 50 Năm Hình Thành Và Phát Triển

- Thân huynh đáng kính PHÊRÔ NGUYỄN HUY QUANG, Giám quản Hưng Hóa với hiệu tòa Claudiopolitana xứ Isauria, từ nay là Giám mục Chính tòa Địa phận Hưng Hóa.

- Thân huynh đáng kính ĐAMINH ĐINH ĐỨC TRỤ, Giám quản Thái Bình với hiệu tòa Cataquensi, từ nay Giám mục Chính tòa Địa phận Thái Bình.

- Thân huynh đáng kính GIUSE PHẠM NĂNG TĨNH, Giám quản Bùi Chu với hiệu tòa Bernicensi, từ nay là Giám mục Chính tòa Địa phận Bùi Chu.

- Thân huynh đáng kính PHAOLÔ BÙI CHU TẠO, Giám quản Phát Diệm với hiệu tòa Numida, từ nay là Giám mục Chính tòa Địa phận Phát Diệm.

- Thân huynh đáng kính PHÊRÔ PHẠM TẦN, Giám quản Thanh Hóa với hiệu tòa Justiniapoli bên Galatia, từ nay làm Giám mục Chính tòa Địa phận Thanh Hóa.

- Thân huynh đáng kính GIOAN BAOTIXITA TRẦN HỮU ĐỨC, Đại diện Tông Tòa ở Vinh với hiệu tòa Niciotana, từ nay là Giám mục Chính tòa Địa phận Vinh.

- Thân huynh đáng kính PHÊRÔ MARTINÔ NGÔ ĐÌNH THỤC, Đại diện Tông Tòa tại Vĩnh Long với hiệu tòa Saesinensi, từ nay là Tổng Giám mục Địa phận Huế.

- Thân huynh đáng kính PHÊRÔ PHẠM NGỌC CHI, Đại diện Tông Tòa tại Bùi Chu và Giám quản Tông Tòa ở Qui Nhơn với hiệu tòa Sozopolitana bên Haemimonto, từ nay là Giám mục Chính tòa Địa phận Qui Nhơn.

- Thân huynh đáng kính MARCELLÔ PIQUET, Đại diện Tông Tòa tại Nha Trang với hiệu tòa Erizê, từ nay là Giám mục Chính tòa Địa phận Nha Trang.

- Thân huynh đáng kính PHAOLÔ SEITZ, Đại diện Tông Tòa tại Kontum với hiệu tòa Catulensi, từ nay là Giám mục Chính tòa tại Địa phận Kontum.

- Thân huynh đáng kính PHAOLÔ NGUYỄN VĂN BÌNH, Đại diện Tông Tòa tại Cần Thơ với hiệu tòa Agnusiensi, từ nay là Tổng Giám mục Địa phận Saigon.

- Thân huynh đáng kính SIMON HÒA NGUYỄN VĂN HIỀN, Đại diện Tông Tòa ở Saigon với hiệu tòa Sagalassê, từ nay là Giám mục Chính tòa Địa phận Đà Lạt.

Và Ta đặt các Hiền tử :

- GIUSE TRẦN VĂN THIỆN làm Giám mục Chính tòa Địa phận Mỹ Tho ;

- ANTÔN NGUYỄN VĂN THIỆN làm Giám mục Chính tòa Địa phận Vĩnh Long ;

- PHILIPPÊ NGUYỄN KIM ĐIỀN làm Giám mục Chính tòa Địa phận Cần Thơ ;

- MICAE NGUYỄN KHẮC NGỮ làm Giám mục Chính tòa Địa phận Long Xuyên.

Trong các Địa phận mới này, thuộc Giám mục Chính tòa cũng như Tổng Giám mục Chính tòa, nếu vì hoàn cảnh sự vụ hay địa phương, chưa thể thành lập Kinh sĩ hội, thì phải lựa đặt Ban Cố vấn Địa phận theo Giáo luật, và một khi Kinh sĩ hội được thành lập, Ban Cố vấn tức khắc chấm dứt nhiệm vụ. Các vị lãnh đạo cũng phải đặc biệt lưu ý việc đào luyện thanh niên có triển vọng lên chức Linh mục : họ là hướng đạo tương lai của giáo dân. Ngân quỹ Giám tòa thành bởi của cải Địa phận hiện có, lợi tức Giám tòa, tặng vật người ta tự cúng và tiền Thánh Bộ Truyền Giáo trợ cấp. Việc cai quản và điều hành Địa phận, quyền lợi Giáo sĩ và Giáo dân, bổ nhiệm Vị Đại diện Kinh sĩ hội khi trống ngôi và mọi việc khác, thì cứ chiếu Giáo luật mà thi hành.

Sắc chỉ của Ta đây sẽ được niêm ấn chì và Ta truyền cho Vị Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương Ta đã nói trên, phải đích thân hay ủy nhiệm người khác thi hành, miễn là người ấy có chức vị trong Giáo Hội. Nếu trong thời gian thi hành, Vị khác sẽ nhậm chức vụ Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương, thì Vị ấy sẽ thi hành lệnh của Ta. Vị thi hành phải thận trọng lập biên bản đầy đủ khi việc đã hoàn tất và kíp đệ lên Thánh Bộ Truyền Giáo các văn kiện đã ký nhận chắc chắn. Ý Ta là Sắc Chỉ này có hiệu lực tức

Page 5: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

Nhìn Lại 5

khắc và mãi về sau, cho nên tất cả những gì được ấn định trong Sắc này phải được những người liên hệ tôn trọng thi hành và như thế là có hiệu lực. Không một luật lệ nào nghịch lại có thể ngăn cản hiệu lực của Sắc Chỉ nầy : chính Sắc Chỉ này hủy bỏ các luật lệ ấy. Vì thế bất kỳ ai, ở chức vị nào, hữu ý hay vô tình nghịch lại những sự Ta vừa nói trên, thì Ta luận phi và kể là vô giá trị.

Lại nữa, không ai được phép xé hủy hay giả mạo Sắc Chỉ này của Ta và nếu công bố hoặc là ấn loát hay viết tay thì những bản đó phải được chức vị trong Giáo Hội đóng ấn và đồng thời phải mang chữ ký của một Vị Chính thức coi giữ văn kiện thì mới đáng tin. Nếu ai dám khinh dể hay khước từ cách nào toàn Sắc Chỉ này thì hãy biết rằng sẽ bị những hình phạt Giáo luật đã ra cho những người không tuân lệnh các Đức Giáo Hoàng.

Làm tại Rôma nơi đền thờ Thánh Phêrô, ngày hai mươi bốn tháng mười một, năm một ngàn chín trăm sáu mươi, cũng là năm thứ ba Triều đại của Ta.

Ký tên

Thay Đức Hồng Y Chưởng ấn Giáo Hội Rôma. DOMINICUS Card. TARDINI, Quốc vụ Khanh. GREGORIUS P. Card. AGAGIANIAN, Tổng Trưởng T.B. Truyền Giáo. Francicus Tinello, Nhiếp chính Chưởng ấn Tông Tòa. Francicus A. Ferretti, Tổng lục sự Tông Tòa. Albertus Serafini, Tổng Lục sự Tông Tòa.

ghi tại Chưởng ấn Tông Tòa, cuốn 105, (col CV) số 31.

Sắc chỉ

Quod Venerabiles Fratres,2

ngày 27.11.1960

của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII về việc thiết lập hai địa phận mới Mỹ Tho và Đà Lạt

và ấn định ranh giới Địa phận Saigon và Kontum

GIOAN GIÁM MỤC, tôi tá các tôi tá Thiên Chúa để ghi nhớ muôn đời.

Các Chư Huynh đáng kính, Hồng Y Giáo Hội Roma, đứng đầu Thánh Bộ Truyền Giáo, sau khi đã tham thảo ý kiến hiền tử MARIUS BRINI, Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương, đã nghĩ cần phải thi hành việc sau này là phân chia Địa phận Saigon và Kontum, để thành lập địa phận mới giao cho hàng giáo sĩ triều Việt Nam.

TA vui lòng chấp thuận và lấy quyền cao cả của Ta truyền phải làm như vậy. TA hy vọng các linh hồn nhờ thế sẽ được lợi ích tốt đẹp.

Những khu vực hành chánh quen gọi là Long An, Kiến Tường, Kiến Phong và Định Tường, TA tách biệt ra khỏi Địa phận Saigon và thiết lập thành địa phận mới gọi là Mỹ Tho theo tên tỉnh lỵ Mỹ Tho. Cũng bởi Địa phận Saigon, TA tách biệt các khu vực hành chánh quen gọi là Tuyên Đức, Lâm Đồng, Phước Long, để hợp với khu vực Quảng Đức tách biệt bởi Địa phận Kontum, làm thành một địa phận mới gọi là Đà Lạt theo tên

2 Sắc chỉ QUOD VENERABILES FRATRES ngày 27.11.1960 được đăng trong Acta Apostolicae Sedis năm 1961, số 9 ra ngày 12.8.1961 trang 474-476.

Page 6: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

6 Giáo Phận Đàlạt 50 Năm Hình Thành Và Phát Triển

thành phố Đà Lạt. Chia như vậy rồi, Tổng Địa phận Saigon sẽ gồm các khu vực hành chánh sau đây : Gia Định, Phước Tuy, Biên Hòa, Long Khánh, Phước Thành, Bình Dương, Bình Long và hòn đảo Côn Sơn.

TA lại định rằng các địa phận mới lập sẽ thuộc về Giáo tỉnh Sàigòn và giao cho hàng giáo sĩ triều Việt Nam. Các địa phận ấy cũng như các Giám mục đứng đầu, TA ban cho được mọi quyền lợi cũng như buộc phải giữ mọi nghĩa vụ và trách nhiệm của những địa phận công giáo và các đấng chăn chiên những địa phận ấy. Những điều TA quyết định đây sẽ được lo liệu thi hành do hiền tử MARIUS BRINI TA đã nói trên hay do vị nào trong thời gian thi hành đứng đầu Tòa Khâm sứ tại Đông Dương. TA ban quyền được ủy nhiệm người khác thi hành việc này, nếu cần, miễn là người ấy có danh vị trong Giáo Hội. Ai hoàn tất công việc trên, buộc phải thiết lập văn kiện về việc phân chia đất đai và thành lập địa phận mới lại gửi các văn kiện đã chứng nhận hẳn hoi về Thánh Bộ Truyền Giáo.

TA muốn là Sắc Chỉ này có hiệu lực tức khắc và mãi mãi về sau, cho nên tất cả những gì đã được ấn định trong Sắc này phải được những người liên hệ tôn trọng thi hành và như thế là có hiệu lực. Không một luật lệ nào nghịch lại có thể ngăn cản hiệu lực của Sắc Chỉ nầy : chính Sắc Chỉ này bãi bỏ các luật lệ ấy. Vì thế bất kỳ ai, ở chức vị nào, biết hay không biết làm nghịch lại những sự Ta đã định, thì Ta truyền rằng hoàn toàn bị luận phi và kể là vô giá trị.

Lại nữa, không ai được xé hủy hay giả mạo Sắc Chỉ này của Ta, và nếu công bố hoặc bằng ấn loát hay viết tay thì những bản đó phải được chức vị trong Giáo Hội đóng ấn và đồng thời phải mang chữ ký của một vị chính thức coi giữ văn kiện thì mới đáng tin. Nếu ai dám khinh dể hay khước từ cách nào toàn Sắc Chỉ này thì hãy biết rằng sẽ bị những hình phạt Giáo luật đã ra cho những người không tuân lệnh các Đức Giáo Hoàng.

Làm tại Rôma, cạnh Đền thờ Thánh Phêrô, ngày hai mươi bảy tháng mười một, năm Thiên Chúa một ngàn chín trăm sáu mươi, cũng là năm thứ ba Triều đại của TA.

Ký tên

JACOBUS A. Card. COPELLE, Chưởng ấn Giáo hội Rôma. GREGORIUS P. Card. AGAGIANIAN, Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền Giáo Francicus Tinello, Nhiếp chính Chưởng ấn Tông Tòa. Francicus A. Ferretti, Tổng lục sự Tông Tòa. Albertus Serafini, Tổng Lục sự Tông Tòa.

ghi tại Chưởng ấn Tông Tòa, cuốn thứ 105, (CV) số 21.

Giáo phận Đà Lạt gồm Thị xã Đà Lạt, và 3 tỉnh Tuyên Đức, Lâm Đồng, Phước Long tách ra từ Giáo phận Saigon và tỉnh Quảng Đức tách ra từ Giáo phận Kontum. Giáo phận mới được trao cho Đức Cha Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền, nguyên Giám Quản Tông Tòa Saigon (1955-1960), với 81 linh mục triều và dòng, coi sóc 77.324 giáo dân trên tổng số dân là 254.669 người, trong đó có 1547 giáo dân Dân tộc trên tổng số gần 100.000 người Dân tộc thiểu số. Đà Lạt được chọn là trung tâm Giáo phận, và nhà thờ thành phố làm Nhà thờ Chánh Tòa tước hiệu Nicolas Bari.

Page 7: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

Nhìn Lại 7

Tiểu sử Đức Cha SIMON HÒA NGUYỄN VĂN HIỀN

Khẩu hiệu Giám Mục : “Chúng tôi rao giảng Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh”

Sinh tại Nhu Lý, Quảng Trị ngày 23.3.1906 Du học Rôma 1932 Thụ phong linh mục tại Rôma 21.12.1935 Tiến sĩ Thần Học Cử nhân văn chương Pháp Giáo Sư trường Thiên Hựu 1940, Giám Đốc chủng viện Huế 1947, Tổng Đại Diện Giáo phận. 11.10.1955 được bổ nhiệm Giám Mục Đại Diện Tông Tòa Giáo phận Saigon. 24.11.1960 được bổ nhiệm Giám Mục Chánh Tòa Đà Lạt. 06.4.1961 nhận Địa phận Đà Lạt. 05.9.1973 qua đời và được an táng tại Nhà thờ Chánh Tòa. Thọ 67 tuổi.

Nhận định về Giáo phận mới được trao phó cho mình, Đức Cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền đã viết trong thư chung từ giã Giáo phận Saigon “Địa phận Đà Lạt là một phần tử Địa phận cũ Saigon, gồm các tỉnh sơn cước : Đà Lạt, Tuyên Đức, Lâm Đồng, Phước Long, và thêm tỉnh Quảng Đức tách khỏi tỉnh Ban Mê Thuột thuộc Địa phận Kontum. Dân cư phần đông là đồng bào di cư Trung, Bắc và người Thượng, thuộc nhiều bộ lạc. Giáo dân độ 45 ngàn với một số linh mục rất ít. Việc truyền giáo rất gay go, nhất là nơi đồng bào Thượng : đường giao thông hiếm hoi, bề tài chính rất eo hẹp. đặt tin tưởng vào lòng hiền phụ Thiên Chúa, công nghiệp vô cùng của bửu huyết Chúa Giêsu, lòng từ mẫu Mẹ Maria, với sự ủng hộ trợ giúp của anh em thân hữu ân nhân, tôi hy vọng miền sơn cước này sẽ trở nên một vườn hoa xinh đẹp, cống hiến Thiên Triều và Giáo Hội những bó hoa tươi tốt, chẳng kém những bồn hoa sum sê đã được trồng trọt vun quén thâm niên”.

Đức Cha đã chọn ngày 06.4.1961 là ngày cử hành lễ nhận Địa phận. Tòa Giám Mục tạm thời được đặt tại số 3 đường Phạm Phú Thứ, và phải sau hơn 1 năm

Page 8: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

8 Giáo Phận Đàlạt 50 Năm Hình Thành Và Phát Triển

mới mua được địa điểm hiện nay (9, Nguyễn Thái Học) làm Tòa Giám Mục chính thức.

Ngày 22.6.1967, hai tỉnh Phước Long và Quảng Đức được tách khỏi Giáo phận Đà Lạt để sát nhập vào Giáo phận mới Ban Mê Thuột.

Ngày 05.9.1973, Đức Cha qua đời và được an nghỉ tại Nhà Thờ Chánh Tòa ngày 10.9.1973.

13 năm coi sóc Địa phận Ngài rất quan tâm đến việc đào tạo linh mục tương lai cho Giáo phận : xây Tiểu Chủng Viện Simon Hòa và Cư xá Đại Chủng Viện Minh Hòa. Ngài gởi các chủng sinh đi du học, và cho các Đại chủng sinh theo học tại Viện Đại Học Đà Lạt…

Ngài cũng đặc biệt quan tâm đến việc truyền giáo nơi các sắc tộc bản địa, cho nên vào đầu năm 1970 đã có tới 52 địa điểm truyền giáo Thượng, trong đó có 12 trung tâm lớn, có linh mục trực tiếp điều hành, với sự tham gia của 8 linh mục Thừa Sai Paris, 7 cha Dòng Chúa Cứu Thế, 2 cha Lazaristes, 6 cha giáo phận, các thầy giảng, và các nữ trợ tá Kinh lẫn Dân tộc và nhiều nữ tu thuộc nhiều hội dòng.

Ngài cũng là một Vị Giám Mục viết nhiều thư chung cho Giáo phận, năng thăm viếng và giáo huấn các chủng viện, các dòng tu. Một trong những đề tài giáo huấn của Ngài là giải thích kinh NGHĨA ĐỨC TIN.

Do điều kiện khí hậu tốt lành, và là một trung tâm văn hóa lớn, Đức Cha cũng tiếp nhận trong Giáo phận sự hiện diện của các chủng viện Kontum, Nha Trang, 14 dòng tu nam và 16 dòng tu nữ.

Trong thời gian cai quản Giáo phận, Đức Cha Simon Hòa cũng là một trong các Nghị Phụ của Công Đồng Chung Vaticanô II, và Ngài chính là người đã đóng góp theo cách nhìn của một Nghị Phụ Á Đông, nhìn Giáo Hội như là Gia Đình của Thiên Chúa, và đóng góp ấy đã được đưa vào Hiến Chế Tín Lý về Hội Thánh.

Sau tang lễ Đức Cha Simon Hòa, Tòa Thánh bổ nhiệm Cha Bề Trên Địa Phận Phaolô Nguyễn Văn Đậu làm Nhiếp Chính Giáo phận (Giám Quản theo ngôn từ ngày nay).

Vị Giám Mục thứ hai của Giáo phận Đà Lạt là Đức Cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm, được Tòa Thánh bổ nhiệm ngày 30.01.1975 khi đang là Giám Đốc Đại Chủng Viện Xuân Bích Huế. Ngài thụ phong Giám Mục ngày 17.3.1975 tại Vương Cung Thánh Đường Saigon. Và ngày 19.3.1975 là lễ Nhận Giáo phận tại khuôn viên Nhà thờ Chánh Tòa.

Page 9: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

Nhìn Lại 9

Tiểu sử Đức Cha BARTÔLÔMÊÔ NGUYỄN SƠN LÂM

Khẩu hiệu Giám Mục : “Chân Lý trong Tình Yêu”

Sinh tại Điền Hộ, Tùng Chính, Nga Sơn, Thanh Hóa ngày 13.8.1929. Tiểu chủng viện Ba Làng : 1940-1949 Đại chủng viện Xuân Bích Hà Nội - Vĩnh Long - Thị Nghè : 1951-1957 Thụ Phong Linh Mục : 29.6.1957 và phục vụ Giáo phận Saigon. 1958-1964 : Gia nhập Hội Linh Mục Xuân Bích. Du học tại Pháp và Rôma. Đậu cử nhân Thần Học và Tiến sĩ Triết học. 1964-1965 Giáo sư Đại Chủng Viện Xuân Bích Vĩnh Long. 1966-1975 Giám Đốc Đại Chủng Viện Xuân Bích Huế. Được bổ nhiệm Giám Mục Chánh Tòa Đà Lạt : 30.01.1975 Thụ Phong Giám Mục : 17.3.1975 Nhận Địa phận Đà Lạt ngày 19.3.1975 Được bổ nhiệm Giám Mục Chánh Tòa Thanh Hóa ngày 23.3.1994. Nhận Địa phận Thanh Hóa ngày 24.6.1994 Ngày 09.6.2003 qua đời và được an táng tại Nhà thờ Chánh tòa Thanh Hóa.

Nhận Giáo phận trong bối cảnh đặc biệt của đất nước, những năm đầu tiên trong chức vụ Giám Mục, Ngài quan tâm để củng cố nếp sống phụng vụ và phục vụ của hàng linh mục trong tinh thần yêu thương và hiệp nhất. Ngài tha thiết với công việc giáo dục dân Chúa bằng và qua các cử hành Phụng Vụ, cách riêng phụng vụ Thánh Thể. Vì thế hầu hết đề tài giảng tĩnh tâm hằng năm cho hàng linh mục đều xoay quanh việc đào sâu ý nghĩa và cách thức thi hành sứ vụ Tiên Tri và Tư tế của người linh mục. Từ đó dẫn tới đổi mới bản thân, cộng đoàn và trở thành men xây dựng xã hội trong ánh sáng Tin Mừng.

Và khi đất nước đổi mới, Đức Cha Bartôlômêô cũng quan tâm để Giáo phận có những điều kiện phục vụ tốt hơn : Ngài đã cho mở rộng Tòa Giám Mục để đáp

Page 10: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

10 Giáo Phận Đàlạt 50 Năm Hình Thành Và Phát Triển

ứng những sinh hoạt tĩnh tâm và học hỏi cho linh mục, tu sĩ và giáo dân trong và ngoài Giáo phận mà Ngài gọi là Nhà Tông Đồ, được khánh thành ngày 24.8.1991. Cho và giúp đỡ sửa chữa hay nâng cấp một số nhà thờ trong Giáo phận. Nhưng Ngài quan tâm nhiều hơn đến các trung tâm truyền giáo và mở thêm nhiều điểm truyền giáo mới.

Ngày 19.10.1991 Tòa Thánh bổ nhiệm Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Đại Diện Giáo Phận, làm Giám Mục Phó Giáo Phận Đà Lạt với quyền kế vị. Lễ Tấn Phong Giám Mục được cử hành ngày 03.12.1991 hết sức long trọng.

Như một tổng kết 19 năm coi sóc Giáo phận Đà Lạt, năm 1994 Đức Cha đã gởi về Tòa Thánh báo cáo như sau :

• 151.146 giáo dân trong tổng số dân 650.000. • 80 linh mục triều • 41 linh mục dòng • 503 tu sĩ nam nữ • 443 giáo lý viên • 64 giáo xứ • 90 nhà thờ.

Ngày 23.3.1994 Ngài nhận quyết định của Tòa Thánh thuyên chuyển Ngài ra làm Giám Mục Chánh Tòa Thanh Hóa. Ngài đã từ giã Đà Lạt và ngày 24.6.1994 Ngài nhận Giáo phận Thanh Hóa.

Nhận định về thời gian Đức Cha Bartôlômêô coi sóc Giáo phận Đà Lạt, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã nói trong bài giảng Lễ Tang cho Người : “Chúng tôi cảm nghiệm được cái tâm tình của một người Cha, một tâm tình gắn bó với Hội Thánh, yêu thương Hội Thánh…”. Đó cũng là nếp sống phản ảnh khẩu hiệu Giám Mục của Ngài “Veritas in Caritate”.

Và mặc dù cùng ngày 23.3.1994 Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn nhận quyết định của Tòa Thánh đặt Ngài làm Giám Mục Chánh Tòa Đà Lạt, nhưng ngày 24.6.1994 Ngài mới chính thức tiếp nhận Giáo phận. Trong ngày thụ phong Giám Mục, Ngài đã nói lên 3 thao thức : “Tôi cũng có một lưu tâm đặc biệt – đó là trở nên một Giám Mục phục vụ cho đồng bào Dân tộc là một thành phần rất lớn trong Giáo phận Đà Lạt. Thứ đến là đồng bào các vùng kinh tế mới, và cuối cùng là giới trẻ là giới mà tôi đã có dịp tiếp xúc và phục vụ.”

Page 11: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

Nhìn Lại 11

Tiểu sử Đức Cha PHÊRÔ NGUYỄN VĂN NHƠN

Khẩu hiệu Giám Mục : “Người phải lớn lên” (Ga 3,30)

Sinh tại Đà Lạt ngày 01.4.1938 Nhập Tiểu Chủng Viện Thánh Giuse Saigon ngày 26.10.1949 Nhập Khóa đầu tiên Giáo Hoàng Học Viện năm 1958 Thụ Phong Linh mục tại Đà Lạt ngày 21.12.1967 Giáo sư Tiểu Chủng Viện Simon Hòa 1968-1972 Giám Đốc Đại Chủng Viện Minh Hòa 1972-1975 Quản xứ Giáo xứ Chánh Tòa 01.4.1975 Kiêm nhiệm Tổng Đại Diện Giáo phận 10.9.1975 Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục Phó Đà Lạt 19.10.1991 Thụ phong Giám Mục tại Đà Lạt 03.12.1991 Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục Chánh Tòa Đà Lạt 23.3.1994 Chính thức nhận Địa phận 24.6.1994

Có thể lấy số liệu 2008 của Giáo phận để có một cái nhìn về 15 năm coi sóc của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn :

“Tính đến nay, Giáo phận Ðà Lạt có 5 giáo hạt, gồm 76 giáo xứ, 18 giáo sở, 20 giáo điểm với 327.769 giáo dân (Kinh 221.538, Dân tộc 106.231), trên tổng số dân trong tỉnh là 1.223.105 người (số liệu 2005) trong đó người Dân tộc khoảng 250.000. – 107 linh mục triều (trong đó có 2 linh mục Koho) và 80 linh mục dòng (1 linh mục Koho và 1 linh mục Churu) – 896 tu sĩ nam nữ”.

Cách riêng trong thời gian qua, với sự chấp thuận của Tòa Thánh, Ngài đã phê chuẩn Hiến Pháp Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt, Tu hội Tận Hiến với 2 Ngành Nam và Ngành Nữ, ban văn thư thiết lập 2 Hiệp Hội Tông Đồ Giáo Dân : Gia Đình Chứng Nhân và Nữ Tỳ Chúa Thánh Thần.

Ngài cũng đã quyết định cho xây dựng và cung hiến nhiều nhà thờ vùng đồng bào Dân tộc thiểu số trong Giáo phận.

Page 12: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

12 Giáo Phận Đàlạt 50 Năm Hình Thành Và Phát Triển

Nhà thờ B’Dơr Nhà thờ B’Sumrăc Nhà thờ Madagouil

Nhà thờ K’Long

Nhà thờ Lang Biang mới

Ngài tự tay tìm kiếm và bảo tồn văn hóa vật thể của người Dân tộc thiểu số và thiết lập nhà truyền thống khang trang trưng bày các vật thể này trong Tòa Giám Mục.

Ngài bảo trợ cho các công trình dịch thuật và nghiên cứu kinh lễ và văn hóa của người Dân tộc thiểu số, sưu tập các bộ trường ca, phong tục tập quán… Ngài chỉ định 1/3 số linh mục giáo phận làm việc trong khối mục vụ cho người Dân tộc thiểu số.

Ngài cũng đã thành lập 5 quỹ từ các nguồn trong và ngoài Giáo phận để giúp đỡ người nghèo không phân biệt tôn giáo trong Giáo phận.

Nhưng phải nói điều Ngài quan tâm hơn cả chính là xây dựng hàng ngũ linh mục Giáo phận, qua nỗ lực khởi sự và duy trì suốt 15 năm các khóa thường huấn

cho anh em linh mục mà Ngài vẫn coi đó không chỉ là quyền lợi mà còn là

Page 13: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

Nhìn Lại 13

nghĩa vụ. Ngài cũng tăng cường gởi các linh mục đi du học. Ngài khuyến khích anh em linh mục làm việc tập thể trong các nhóm. Ngài đã cho xây dựng NHÀ NGHỈ DƯỠNG LINH MỤC GIÁO PHẬN, xây lại và thêm một tầng Tòa Giám Mục để đáp ứng nhu cầu tăng số của linh mục trong Giáo phận.

Chính những công việc cụ thể ấy khiến Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chỉ định Ngài làm Chủ Tịch Ủy Ban Truyền Giáo của Hội Đồng Giám Mục nhiều khóa. Và hiện nay làm Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

b. Ranh giới của Giáo phận Đà Lạt hiện nay :

Sau năm 1975, hai tỉnh Tuyên Đức và Lâm Đồng được gộp lại với tên gọi là Lâm Đồng, và như vậy Giáo phận Đà Lạt nằm gọn trong tỉnh Lâm Đồng, bao gồm Thành phố Đà Lạt, Thị xã Bảo Lộc, và 10 huyện : Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Hoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên.

Về phía bắc, Giáo phận Đà Lạt giáp Giáo phận Ban Mê Thuột, phía đông giáp Giáo phận Nha Trang, phía tây giáp Giáo phận Xuân Lộc và phía nam giáp Giáo phận Phan Thiết.

Page 14: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

14 Giáo Phận Đàlạt 50 Năm Hình Thành Và Phát Triển

Bản đồ Giáo phận và các giáo hạt

c. Tăng triển số linh mục và tu sĩ, số giáo dân, lương dân, các giáo xứ, giáo điểm truyền giáo :

Lúc Giáo phận được thành lập (27.11.1960), có 81 linh mục triều và dòng, 77.324 giáo dân, và dân số toàn Giáo phận (gồm 4 tỉnh Tuyên Đức, Lâm Đồng, Phước Long và Quảng Đức) là 254.669 người. Khi hai tỉnh Phước Long và Quảng Đức được tách khỏi Giáo phận Đà Lạt (22.6.1967) để sát nhập vào Giáo phận mới Ban Mê Thuột, thì Giáo phận Đà Lạt chỉ còn 59.710 giáo dân và 55 linh mục trong 33 giáo xứ.

Năm 1991, số linh mục triều và dòng là 104, số tu sĩ nam nữ trên 700, số giáo dân khoảng 150.000, với 64 giáo xứ giáo sở.

Hiện nay, Giáo phận Ðà Lạt có 5 giáo hạt, gồm 76 giáo xứ, 18 giáo sở, 20 giáo điểm với 327.769 giáo dân (Kinh 221.538, Dân tộc 106.231), trên tổng số dân trong tỉnh là 1.223.105 người (số liệu 2005) trong đó người Dân tộc khoảng 250.000. – 107 linh mục triều (trong đó có 2 linh mục Koho) và 80 linh mục dòng (1 linh mục Koho và 1 linh mục Churu) – 896 tu sĩ nam nữ.

Page 15: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

Nhìn Lại 15

Biểu đồ tăng triển số giáo xứ, số linh mục và số giáo dân Giáo phận Đà Lạt vào 3 thời điểm 1960-1991-2009 :

01020304050607080

1960 1991 2009

Giáo xứ

0

50

100

150

200

1960 1991 2009

Linh mục

0

50000

100000

150000

200000

250000

300000

350000

1960 1991 2009

Giáo dân

Giáo phận Ðà Lạt có số đồng bào Dân tộc khá đông. Ngay từ đầu, thành phần này đã là đối tượng ưu tiên cho công cuộc truyền giáo. Năm 1927, thừa sai Jean Cassaigne được cử lên "Thí điểm truyền giáo" Di Linh. Nhờ cha mà nhiều người Dân tộc được biết về đạo và nhiều người phong cùi được chăm sóc.

Trong thập niên 50, các cha dòng Chúa Cứu Thế đặt cơ sở truyền giáo ở Phú Sơn, giúp cho nhiều người Dân tộc gia nhập đạo. Về phía hàng giáo sĩ triều, năm 1958 cha Lôrensô Phạm Giáo Hóa được Đức Cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền, khi đó là Giám Quản Tông Tòa Giáo Phận Saigon, sai đi truyền giáo cho người Dân tộc ; ngài đặt trung tâm Truyền Giáo tại Bảo Lộc. Tiếp đến

có các cha thuộc Hội Thừa Sai Paris, các cha thuộc Tu hội Truyền giáo Thánh Vinh Sơn (Lazaristes), các cha Dòng Chúa Cứu Thế, các linh mục giáo phận và nhiều Hội dòng dấn thân vào hoạt động này.

Page 16: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

16 Giáo Phận Đàlạt 50 Năm Hình Thành Và Phát Triển

Ðồng bào Dân tộc sinh hoạt tôn giáo trong các giáo xứ riêng biệt hay trong các giáo xứ xen lẫn với người Kinh. Tại Ðà Lạt, trung tâm Cam Ly không còn hoạt động như trước, bù lại, Giáo xứ Lang Biang, một giáo xứ hầu như gồm toàn người Dân tộc, trở thành trọng điểm truyền giáo. Giáo hạt Đơn Dương có nhiều giáo xứ của người Dân tộc như Ka Đơn, Próh, Tutra… Giáo hạt Đức Trọng ngoài khu vực Phú Sơn hiện nay còn có Đạ Tông. Các Giáo hạt Di Linh và Bảo Lộc cũng có những giáo xứ, giáo họ toàn đồng bào Dân tộc (Kala, Tam Bố, Kaming, Minh Rồng, B'Dơr, B’Sumrắc). Tại các huyện, rất nhiều giáo xứ tổ chức những sinh hoạt tôn giáo riêng cho đồng bào Dân tộc sống trong phạm vi giáo xứ hay lân cận với giáo xứ, với những thánh lễ và lớp giáo lý riêng.

Qua những cố gắng liên tục của các trung tâm truyền giáo ấy, nên lúc Giáo phận được thành lập, mới chỉ có 1547 người Dân tộc theo đạo Công giáo, nhưng mười năm sau, con số đó lên tới 7.142 người, trên tổng số gần 100.000 người Dân tộc. Năm 1999, số giáo dân Dân tộc là trên 50.000 trong tổng số khoảng 150.000 người Dân tộc. Hiện nay, số giáo dân Dân tộc là 106.231 người trong tổng số khoảng 250.000 người.

d. Ơn gọi linh mục :

Vấn đề tìm kiếm và đào tạo ơn gọi linh mục là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các Vị Chủ Chăn trong Giáo phận.

Ngay sau khi nhận Giáo phận, Đức Cố Giám Mục tiên khởi Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền đã nhấn mạnh : “Tương lai Địa phận ở nơi Chủng viện ; mỗi người giáo hữu đều phải tích cực tham gia vào việc đào luyện linh mục…” (6.1961).

Trong năm đầu tiên này, ngài đã gửi 44 chủng sinh khóa đầu tiên đến Tiểu Chủng Viện Tân Thanh, Bảo Lộc (của Giáo phận Thanh Hóa di cư). Từ năm 1962 đến năm 1975, khi đã có Tiểu Chủng Viện Simon Hòa, số chủng sinh mỗi năm gia tăng. Cho đến niên khóa 1968-1969, đã có đủ các lớp từ đệ thất đến đệ nhất, đào tạo theo quy trình của một Tiểu chủng viện và một trường Trung học, với khoảng 250 chủng sinh. Sau khi mãn trường, các chủng sinh còn tiếp tục học ở Viện Đại Học Đà Lạt, trước khi được gửi đi học tại Đại Chủng Viện Sàigòn.

Tuy số ơn gọi dồi dào, nhưng cho đến năm 1975, chưa chủng sinh nào được phong chức linh mục, nên số linh mục phục vụ trong Giáo phận vẫn còn thiếu.

Sau tháng 4.1975, Giáo phận có may mắn vẫn duy trì cơ sở Chủng viện và tiếp tục hoạt động, tuy có hạn chế hơn trước. Không lấy thêm lớp mới, việc đào tạo chỉ còn dành cho các chủng sinh đã theo đuổi ơn gọi từ trước năm 1975.

Page 17: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

Nhìn Lại 17

Từ năm 1991, khi những lớp cũ được lần lượt chịu chức linh mục, Chủng viện bắt đầu thu nhận người mới, mỗi khóa từ 15 đến 20 ứng sinh, đào tạo cơ bản trong 2 năm, tiếp theo là 2 năm giúp xứ trước khi được gửi đi học trong các Chủng viện chính thức.

Con số các linh mục xuất thân từ Chủng viện Minh Hòa, tuy hiện nay khá đông, trên 70 linh mục, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cụ thể của Giáo phận.

e. Ơn gọi tu sĩ :

Một sự thật hiển nhiên là ngày nay ơn gọi tu trì nơi các người trẻ đang phải đối diện với nhiều thách đố. Thách đố trong gia đình vì những lối sống thiếu niềm tin nơi cha mẹ và người lớn. Thách đố ngoài xã hội vì những trào lưu hưởng thụ và tục hóa đang tác động rất lớn trong việc lựa chọn ơn gọi tu trì của người trẻ. Thách đố trong những môi trường sống mà vì kế sinh nhai, các bạn trẻ phải rời xa gia đình, tìm đến những thành phố, quận huyện với biết bao nhiêu địa chỉ mà chung quanh chỉ là bóng tối của ăn chơi sa đọa, trụy lạc, trác táng, hút sách, dâm ô,… khiến các người trẻ không còn nhìn thấy đâu là ánh sáng lý tưởng cuộc đời. Dầu vậy, ơn gọi Tu sĩ ngày nay tại Việt Nam, cách riêng trong Giáo phận Đà Lạt vẫn còn phong phú và dồi dào : Ơn gọi linh mục Triều cũng như Dòng, ơn gọi nữ tu cũng như nam tu, linh mục hay sư huynh. Nhiều Tu Hội đời vẫn tiếp tục được nảy sinh trong Giáo Hội. Cụ thể là các chủng viện hay hội dòng đều phải tổ chức các lớp thi tuyển vào ứng sinh.

Hiện nay, Giáo phận Đà Lạt đã có 41 Dòng tu và Tu hội thuộc quyền Giáo Hoàng hay Giáo phận đang phục vụ tại nhiều nơi trong Giáo phận, từ Cát Tiên lên đến thành phố Đà Lạt. Trong đó có 22 cộng đoàn của 13 Dòng và Tu hội Nam, và 113 cộng đoàn thuộc 29 Dòng và Tu hội Nữ.

1) Các dòng, tu hội nam : 10 dòng , 3 tu hội.

a) Dòng, tu hội thuộc Giáo phận :

Nam Tu Hội Nhập Thể - Tận Hiến - Truyền Giáo (ICM)

b) Dòng, tu hội có nhà chính tại Giáo phận :

Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn Tu Hội Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn

b) Dòng, tu hội có chi nhánh tại Giáo phận :

Biển Đức Thiên Bình Chúa Cứu Thế Đaminh Việt Nam Don Bosco Đức Mẹ Đồng Công La San Ngôi Lời Phan Sinh Dòng Tên Tu hội Đắc Lộ

Page 18: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

18 Giáo Phận Đàlạt 50 Năm Hình Thành Và Phát Triển

2) Các dòng, tu hội nữ : 25 dòng, 4 tu hội, 736 nữ tu.

a) Dòng, tu hội thuộc Giáo phận :

Mến Thánh Giá Đà Lạt : 258 Nữ Tu Hội Nhập Thể - Tận Hiến - Truyền Giáo (ICM) : 37

b) Dòng, tu hội có chi nhánh tại Giáo phận :

Biển Đức : 10 Chúa Quan Phòng : 6 Con Đức Mẹ Mân Côi : 21 Con Đức Mẹ Phù Hộ : 16 Con Đức Mẹ Vô Nhiễm : 9 Đaminh Lạng Sơn : 18 Đaminh Rosa Lima (Mân Côi 4 - Mông Triệu 31 - Vô Nhiễm 3) Đaminh Tam Hiệp : 6 Đức Bà : 3 Đức Bà Truyền Giáo : 6 Mến Thánh Giá Cái Nhum : 7 Mến Thánh Giá Chợ Quán : 7 Mến Thánh Giá Gò Vấp : 58 Mến Thánh Giá Khiết Tâm : 27 Mến Thánh Giá Phan Thiết : 4 Mến Thánh Giá Quy Nhơn : 4 Mến Thánh Giá Thanh Hóa : 9 Mến Thánh Giá Thủ Đức : 5 Mến Thánh Giá Thủ Thiêm : 36 Nữ Tu Thừa Sai Đức Mẹ Trinh Vương : 31 Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh Mục : 8 Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ : 19 Thánh Phaolô thành Chartres : 28 Tiểu Muội Chúa Giêsu : 4 Tu Hội Bác Ái Bình Triệu : 2 Tu Hội Nô Tỳ Thiên Chúa : 6 Tu Hội Nữ Tử Bác Ái : 53

Các Dòng và Tu hội hoạt động rất tích cực trong nhiều lãnh vực khác nhau : Góp phần vào công tác giáo dục như các nhà trẻ, mẫu giáo, lớp học tình thương, hay trong lãnh vực an sinh xã hội như các nhà khuyết tật, khiếm thị, phòng phát thuốc phục vụ người nghèo, cách riêng cho anh chị em Dân tộc thiểu số, hoặc cộng tác trong công việc mục vụ xứ đạo.

Và do điều kiện khí hậu mát mẻ, các Dòng và Tu hội cũng chọn Đà Lạt làm nơi thiết lập các trung tâm tiếp nhận ơn gọi : Ứng sinh, Tu sinh, Tập viện, Học viện.

3) Vài nét về các Hội dòng, Tu hội và Hiệp hội thuộc Giáo phận

a) HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ ĐÀ LẠT

Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt là một trong số các Hội Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam do Đức Cha Phêrô Lambert de la Motte chính thức thành lập ngày

Page 19: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

Nhìn Lại 19

19.02.1670. Hội Dòng MTG. Đà Lạt khai sinh từ Hội Dòng MTG. Thanh Hóa, do một biến cố lịch sử của Quê Hương Việt Nam : Hiệp Định Genève.

Ngày 20.7.1954, hiệp định Genève về Việt Nam được ký kết. Người dân được tự do chọn lựa di chuyển từ miền Bắc vào Nam, hay từ Nam ra Bắc trong thời hạn quy định. Cùng chung số phận của đồng bào, cũng như muốn được tự do sống đức tin, cấp lãnh đạo Hội

Dòng và hầu hết các nữ tu vào miền Nam, mỗi người theo phương tiện thích ứng cho mình.

Nhóm đầu tiên tới miền Nam vào chính ngày lễ Suy Tôn Thánh Giá 14.9.1954, Lễ Tước Hiệu của Hội Dòng. Được các Cha Thanh Hoá giới thiệu, chị em tạm trú tại nhà một kiều dân Pháp, ông Guette. Sau đó ít lâu Hội Dòng mua một căn nhà bên cạnh nhà thờ Thị Nghè, để làm trung tâm tiếp đón chị em đang tiếp tục vào Nam.

Vì nhà cửa quá chật chội, nhất là vì những vấn đề xã hội cấp bách, ban lãnh đạo và một số chị em lên Đà Lạt, cũng trọ tại nhà một người Pháp ở Cam Ly. Nhận ra đây là một vùng đất tu lý tưởng, Hội Dòng quyết định lập Đệ Tử Viện, và lúc đó đã có 18 em theo gia đình vào Nam. Đệ Tử Viện lại được chuyển từ Cam Ly về lãnh địa Đức Bà - Domaine de Marie, thuộc Tu Hội Nữ Tử Bác Ái, sau lại chuyển đến số 13 Nguyễn Tri Phương, và sau cùng cố định tại 253 Phan Đình Phùng (Biến cố 1975 khiến Đệ Tử Viện bị gián đoạn ; cơ sở tại 253 Phan Đình Phùng trở thành Cộng Đoàn Trinh Vương. Năm 1991 Đệ Tử Viện được tái thiết tại Lộc Thanh, Bảo Lộc).

Nhóm nữ tu thứ hai bỏ Saigon đi tới Đơn Dương và lập cộng đoàn ở đó.

Sau khi rời Cam Ly, ban lãnh đạo và một số chị em cùng với một số các Cha Thanh Hoá quyết định về Bảo Lộc khai phá rừng Tân Thanh. Sau những tháng ngày cần cù khai hoang, đốn gỗ làm nhà, ngày Mồng Một Tết Ất Mùi năm 1955, Hội Dòng khánh thành cơ sở mới trong bầu khí đơn sơ, sốt sắng. Từ nay, ngôi nhà này đã trở thành Nhà Mẹ của Hội Dòng.

Ngày 24.11.1960, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII công bố sắc chỉ thành lập phẩm trật Giáo Hội tại Việt Nam. Trong sắc chỉ đáng ghi nhớ ấy, có 3 giáo phận mới được thiết lập, đó là Đà Lạt, Mỹ Tho và Long Xuyên. Đức Cha Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền được cử làm Giám Mục Tiên Khởi Giáo phận Đà Lạt (1962), sau đó là Đức Cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm (1975), và Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn từ năm 1994 cho tới nay. Có thể nói rằng, từ thời điểm này Hội Dòng đã được mang danh là Hội Dòng MTG. Giáo phận Đà Lạt. Tuy nhiên mãi đến ngày 02.02.2002, ngày Quốc Tế Đời Sống Thánh Hiến, Đức Cha Phêrô ký sắc lệnh thành lập Hội Dòng MTG. Đà Lạt. Hội Dòng hân hoan dâng lời tạ ơn Thiên Chúa và cử hành ngày khai sinh với tên gọi chính thức : Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt.

1. Hội Dòng chính thức vào hoạt động tại Đà Lạt năm 1955.

Page 20: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

20 Giáo Phận Đàlạt 50 Năm Hình Thành Và Phát Triển

2. Hiện nay Hội Dòng gồm tất cả 394 Nữ Tu tại 41 Cộng Đoàn phục vụ trong 6 giáo phận ở Việt Nam và 3 giáo phận ở Hoa Kỳ. Riêng tại Giáo phận Đà Lạt, Hội Dòng có 26 Cộng Đoàn.

3. Địa chỉ Hội dòng : 115, Lê Lợi, Lộc Thanh, Tx. Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng. Đt : 063.3864730

b) TU HỘI NHẬP THỂ - TẬN HIẾN – TRUYỀN GIÁO

Để thể hiện lâu dài và có hệ thống công cuộc truyền giáo, Giáo phận có một tu hội là Tu hội Nhập Thể - Tận Hiến - Truyền Giáo, được viết tắt là ICM theo ba từ Latinh : Incarnatio - Consecratio - Missio. Tu Hội ICM, với hai ngành Nam và Nữ riêng biệt, là một Tu hội Đời sống Tông đồ thuộc quyền Giáo phận.

Mục đích của Tu Hội ICM :

- Tận Hiến cho Thiên Chúa theo gương Đức Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể. - Làm tông đồ bằng việc phục vụ người nghèo. - Dấn thân truyền giáo cho người ngoài Kitô Giáo.

Khởi đầu, Tu hội do linh mục Micae Maria Nguyễn Khắc Tước (tức Việt Anh), thành lập tại Giáo phận Thái Bình, Bắc Việt ngày 02.02.1949.

Sau năm 1954, Tu hội chuyển vào miền Nam và chính thức sinh hoạt tại Đà Lạt vào năm 1959.

Ngày 01.11.1980, Đức Cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm, Giám mục Giáo phận Đà Lạt, công nhận Hội Nhập Thể Tận Hiến là một Hội Đạo Đức.

Vì là một Tu Hội thuộc quyền Giáo phận, sống theo linh đạo truyền giáo, nên Giám mục đã gởi hai ngành Nam Nữ Tận Hiến ICM đến những vùng đất truyền giáo của Giáo phận : sống với người nghèo, với anh em Dân tộc thiểu số, khai mở những vùng đất mới.

• Ngành Nam

Sau khi nhận được thư trả lời thuận ý của Bộ lo về các Hội dòng Đời sống Thánh hiến và các Tu đoàn Đời sống Tông đồ đề ngày 05.11.1999, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục Giáo phận Đà Lạt, đã phê chuẩn Hiến Pháp Nam Tu hội Đời sống Tông đồ Giáo sĩ Nhập Thể - Tận Hiến - Truyền Giáo, ngày 28.01.2000.

Những cơ sở của Nam Tận Hiến đang hoạt động trong Giáo phận :

1. Bốn xã vùng Loan thuộc hạt Đức Trọng : Tà In, Ninh Loan, Đà Loan, Tà Năng. Phần lớn là bà con Dân tộc Churu và người di dân theo diện đi kinh tế mới của các tỉnh thành trong nước.

2. Nhà nội trú Thanh Xuân, Bảo Lộc : giúp khoảng 80 em học sinh thuộc diện vùng sâu, vùng xa, và các em Dân tộc có chỗ trọ để đi học.

3. Nhà nội trú Sinh Viên ở Giáo xứ Minh Giáo, Đà Lạt : mục đích giúp các em Dân tộc và các bạn sinh viên có hướng tìm hiểu ơn gọi tu trì, nhưng

Page 21: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

Nhìn Lại 21

có hoàn cảnh gia đình khó khăn, có chỗ trọ để theo học. Nhà nội trú đang phục vụ 15 em.

Bên cạnh đó, một số linh mục Tận Hiến đang hoạt động ở các xứ có anh chị em Dân tộc sinh sống.

• Ngành Nữ

Sau khi nhận được thư trả lời thuận ý của Bộ lo về các Hội dòng Đời sống Thánh hiến và các Tu đoàn Đời sống Tông đồ đề ngày 05.7.1997, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục Giáo phận Đà Lạt, đã phê chuẩn Hiến Pháp Tu hội Đời sống Tông đồ Nhập Thể - Tận Hiến - Truyền Giáo cho ngành Nữ, ngày 19.3.1998.

Ngành Nữ hiện diện tại Việt Nam trong 4 giáo phận : Đà Lạt, Xuân Lộc, Saigon, Cần Thơ, với 13 Nhà Huynh Đệ (cộng đoàn), và tại Hoa Kỳ có 2 nhà Huynh Đệ, với tổng số thành viên :

- Gia Nhập Vĩnh Viễn : 47 (Việt Nam) và 13 (Hoa Kỳ) - Gia Nhập Tạm : 35 - Giai Đoạn Thử Luyện : 10 - Giai đoạn Dự tu : 35

Địa chỉ Nhà Mẹ : 403 Tân Hà, Lộc Tiến, Bảo Lộc, Lâm Đồng - Đt : 063.3862177

d) GIA ĐÌNH NỮ TỲ CHÚA THÁNH THẦN

Gia Đình Nữ Tỳ Chúa Thánh Thần (tên gọi tắt là ASS : Ancillae Spiritus Sancti) là một Hiệp Hội giáo dân tự nguyện sống độc thân giữa đời, sống tinh thần cộng đoàn, để phục vụ người nghèo.

Hình thành và phát triển

Từ năm 1990, linh mục Anrê Nguyễn Văn Thành được ơn Chúa thúc đẩy đã có sáng kiến qui tụ một số chị em tín hữu giáo dân tự nguyện sống độc thân giữa đời, sống tinh thần cộng đoàn để phục vụ người nghèo. Sau hơn 10 năm sống thử nghiệm, ngày 02.02.2004, được Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám Mục Giáo phận Đà Lạt,

chính thức thiết lập theo Giáo luật và phê chuẩn Nội qui Gia Đình Nữ Tỳ Chúa Thánh Thần

Năm 2004 Đức Cha Phêrô công bố và trao ban Nội qui cho Gia Đình Nữ Tỳ Chúa Thánh Thần

Ngày 20.11.2008, Đức Cha Phêrô cử hành nghi thức Thánh Hiến Trinh Nữ cho 4 chị em tiên khởi của Gia Đình.

Linh đạo :

Linh Đạo của Gia Đình Nữ Tỳ Chúa Thánh Thần được bao hàm trong chính tên gọi, đó là chị em được mời gọi cách đặc biệt – không những yêu mến Chúa

Page 22: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

22 Giáo Phận Đàlạt 50 Năm Hình Thành Và Phát Triển

Thánh Thần vì Ngài chính là tình yêu, tình yêu vĩnh cữu, tiên khởi và vì Ngài đổ tràn ân huệ lớn lao cho các chi thể của Chúa Kitô – mà còn làm nổi bật vai trò chủ yếu của Chúa Thánh Thần trong đời sống thiêng liêng và tông đồ truyền giáo.

sứ mạng và mục đích :

Mục đích Gia Đình Nữ Tỳ Chúa Thánh Thần là hướng tới đời sống trọn lành, hiến thân cho Thiên Chúa giữa trần thế, phục vụ Đức Kitô nơi những người nghèo khổ, nhất là những kẻ rốt cùng, bị bỏ rơi và anh em Dân tộc thiểu số.

Các hoạt động.

Ngoài việc tham gia vào các sinh hoạt trong giáo xứ nơi mình hiện diện như ca đoàn, dạy giáo lý cho thiếu nhi, giáo lý dự tòng, việc tông đồ truyến giáo… các cộng đoàn NTCTT còn mở nhà trẻ, mẫu giáo, Nhà trẻ nhân đạo nuôi các em nhỏ suy dinh dưỡng (Tà Nung), Nhà cô nhi Mái Ấm Thông Xanh (Tà Nung), Trạm xá từ thiện (Vạn Thành)

e) GIA ĐÌNH CHỨNG NHÂN CHÚA KITÔ

Năm 1958, cha Lôrensô Phạm Giáo Hóa được Đức Cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền, khi đó là Giám Quản Tông Tòa Giáo Phận Saigon, sai đi truyền giáo cho người Dân tộc. Vì các vùng Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng và Di Linh đã có các cha Thừa Sai Paris, các cha Tu Hội Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn và các cha Dòng Chúa Cứu Thế phụ trách, nên Ngài đã chọn và đặt trung tâm Truyền Giáo tại Bảo Lộc.

Đây là một vùng đất rộng lớn và có khá đông anh chị em Dân tộc thiểu số sinh sống, vì thế cần có nhiều người cộng tác vào sứ vụ truyền giáo. Cha Lôrensô đã qui tụ một số chị em thiện chí phụ giúp ngài. Các chị em này sống thành nhóm theo kiểu cộng đoàn tu trì, làm thành một gia đình. Từ đó Ngài nảy sinh ý định thăng tiến gia đình này, và đã lập thành một hiệp hội với mục đích phục vụ việc truyền giáo cho anh chị em Dân tộc, mang tên Gia Đình Chứng Nhân Chúa Kitô : “Các ngươi sẽ là chứng nhân cho Ta". (Cv 1,8).

Hiệp hội đã được Đức Giám Mục Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền và Đức Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm đồng ý và khuyến khích cho tổ chức. Ngày 27.12.2002 được Đức Giám Mục Giáo Phận Phêrô Nguyễn Văn Nhơn chấp nhận, và phê chuẩn chính thức ngày 27.12.2006.

Trụ sở Hiệp hội đặt tại Trung Tâm Truyền Giáo Thượng - Bảo Lộc.

Gia đình hiện có 11 chị thánh hiến, một số đã chính thức gia nhập gia đình qua nghi thức dâng mình cho Chúa Kitô, và một số chị em mới gia nhập.

Hiện nay các chị em đang phục vụ tại một số nơi có anh chị em Dân tộc, như B’Dơr, B’Sumrắc, Cát Tiên, Đại Lộc... Có nơi các chị em có nhà riêng, có nơi phải ở trọ như Cát Tiên, xa nhà thờ 40 cây số.

Điều kiện gia nhập : từ 18-20 tuổi, độc thân, khiết trinh trọn đời, có sức khỏe, tâm lý lành mạnh. Học lực từ lớp 9 trở lên.

Địa chỉ : 228 Chu Văn An, Bảo Lộc, Lâm Đồng. Hộp thư 13, Đt : 063.3863154.

Page 23: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

Nhìn Lại 23

4) Vài nét về các Hội dòng, Tu hội có trụ sở chính trong Giáo phận

a) ĐAN VIỆN THÁNH MẪU CHÂU SƠN, ĐƠN DƯƠNG LÂM ĐỒNG

Đan Phụ Viện Thánh Mẫu Châu Sơn tại Đơn Dương Lâm Đồng là một Dòng tu chiêm niệm theo truyền thống Xitô, trực thuộc Tòa Thánh Rôma. Dòng Châu Sơn Đơn Dương phát xuất từ Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn Nho Quan Ninh Bình và là thành viên của Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam.

Nguồn gốc và mục đích của dòng.

Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam bắt đầu nhen nhúm từ tâm nguyện của linh

mục thừa sai Henri Denis (1880-1933) : “muốn làm thày dòng và giúp đào luyện cho có thày dòng Việt Nam”. Năm 1912 đang khi làm Cha xứ Họ đạo Nước Mặn (Thừa Lưu), ngài viết thư trình Đức Cha E. G. Allys Lý, Giám mục Giáo phận Huế : “…Lý tưởng mà con mơ ước là được làm tu sĩ tông đồ tại An Nam, nơi đó Thiên Chúa cần được một số người nhận biết, yêu mến và phụng sự (cách triệt để hơn). Họ có nhiệm vụ làm cho mọi kitô hữu nhận thức rằng lý tưởng đan tu không phải là một ‘chuyện đời xưa’ nhưng nó còn hiện thực và hiện thực hôm nay cũng như đời xưa”.

Trong cuộc sống thường ngày tại Họ đạo Nước Mặn và sau đó tại Chủng viện An Ninh, ngài ra sức tập làm thầy dòng và chuẩn bị cho công cuộc vĩ đại : sáng lập Dòng Nam chiêm niệm trên đất nước Việt Nam.

Ngày 15.8.1918, Nhà Dòng Đức Bà Việt Nam được khai sinh tại Phước Sơn, Quảng Trị, trong Giáo phận Huế. Trong sắc chỉ thành lập Dòng, Đức Cha E. G. Allys Lý xác định : “Mục đích chính của tu sĩ dòng này là nên hoàn thiện trong đời sống thiêng liêng qua con đường chiêm niệm và hy sinh. Mục đích thứ hai là cầu nguyện và hy sinh cho ơn cứu độ lương dân”.

Từ một dòng thuộc quyền giáo phận, năm 1935, toàn thể tu sĩ Phước Sơn khấn trọng thể gia nhập Dòng Xitô thuộc quyền Toà Thánh. Từ con số hai vào buổi sơ khai, đến lúc này cộng đoàn Phước Sơn đã lên đến 70 tu sĩ. Như một cây đủ tầm vóc, Dòng Đức Bà Vlệt Nam bắt đầu đâm chồi nẩy lộc um tùm kỳ diệu.

Đúng lúc đó, Đức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng tha thiết ao ước có một Dòng Nam chiêm niệm trong Giáo phận Phát Diệm mà ngài vừa đảm trách “để nên như cây thu lôi thiêng liêng, cùng với Nhà Dòng Kín, bênh đỡ Giáo phận bằng lời cầu nguyện và hãm mình”. Ngài mời gọi và thu xếp để ngày 08.9.1936, Dòng Phước Sơn khai sinh nhà con tại xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình : đó là Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn Nho Quan, hay Dòng khổ tu Châu Sơn như quần chúng thường quen gọi.

Từ một cộng đoàn non trẻ, Dòng Châu Sơn không ngừng củng cố, phát triển và lớn mạnh. Đời sống chuyên cần cầu nguyện, sự vui vẻ hy sinh và tính cần cù lao động của các tu sĩ đã khiến Nhà Dòng nhanh chóng trở thành “tiếng kêu” vang lên từ nơi sơn lâm chướng khí. Khắp Giáo phận Phát Diệm và các giáo phận miền Bắc đều nghe biết về Dòng Châu Sơn. Rất nhiều người gồm linh

Page 24: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

24 Giáo Phận Đàlạt 50 Năm Hình Thành Và Phát Triển

mục, thày giảng, chủng sinh, giáo dân từ khắp nơi tìm đến đan viện cầu nguyện, tĩnh tâm và tìm hiểu ơn gọi chiêm niệm. Hầu như tuần nào cũng có người xin gia nhập cộng đoàn. Rất nhiều người đã nhờ lời cầu nguyện và sự trợ giúp tận tình của Nhà Dòng mà được ơn lạ. Dân chúng kéo đến làm ăn sinh sống chung quanh đan viện ngày một đông. Từ đó hình thành nhiều họ đạo thuộc quyền đan viện.

Cộng đoàn nghĩ đến việc thành lập nhà mới. Cha phó Bề Trên Jean Berchmans Nguyễn Văn Thảo và cha già Eugêniô Nguyễn Văn Trang được cử đi tìm đất lập dòng. Hai cha lần lượt tham quan các nơi thuộc tỉnh Cao bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Bắc Giang, Bắc Ninh… Tiếc thay thời cuộc đã không thuận lợi ! Tuy nhiên điều đó lại không ngoài chương trình quan phòng của Thiên Chúa, Đấng luôn làm nhiều việc kỳ lạ !

Quả nhiên năm 1953, hoàn cảnh lịch sử tạo điều kiện thuận lợi cho các tu sĩ thực hiện ý định trên. Một số tu sĩ vào Nam thành lập cộng đoàn Châu Sơn Nam, tạm thời cư trú tại họ đạo Phước Lý (Thành Tuy Hạ, Biên Hòa). Tháng 6.1957, cộng đoàn Châu Sơn Nam di chuyển đến ‘miền đất hứa’ : đồn điền Canhkina ở huyện Đơn Dương, tỉnh Tuyên Đức (nay là Lâm Đồng) trong Giáo phận Sàigòn. Đồn điền toạ lạc trên một ngọn đồi thuộc cao nguyên Lang Biang, ở độ cao trung bình 1050 mét. Khí hậu tinh khiết, đất đai mầu mỡ. Núi rừng hùng vĩ trùng điệp, bạt ngàn bóng thông. Cảnh quan tuyệt mỹ, yên bình tĩnh mịch, rất phù hợp vớl lý tưởng đan tu. Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn được thành lập tại Đơn Dương. Bề Trên các cấp và Toà Thánh phê chuẩn việc thành lập này.

Từ Cộng đoàn Châu Sơn Nam đến Đan Phụ Viện Châu Sơn Đơn Dương.

Bước đầu các tu sĩ không tránh khỏi nhiều khó khăn thử thách, từ vật chất đến tinh thần. Cộng đoàn phải gánh chịu ít nhiều mất mát, không phải do hung thần sốt rét như những năm 1936-1938 ở đồn điền Lacombe Nho Quan, mà vì những biến động do hoàn cảnh di cư. Tuy nhiên với căn tính đan tu sẵn có, các đan sĩ ra sức thiết lập ngôi trường phụng sự Thiên Chúa theo tu luật Biển Đức, tu trào Xitô và tinh thần của Đấng Sáng lập, cha Henri Denis Biển Đức Thuận. Cộng đoàn chọn khẩu hiệu “UT UNUM SINT”, quyết một lòng đoàn kết gắn bó phụng sự Thiên Chúa và phục vụ Hội Thánh trong “cầu nguyện và lao động” nơi miền đất mới.

Đêm đêm vào lúc 2 giờ khi núi rừng còn đang yên giấc, các tu sĩ đã chỗi dậy dâng lời ca ngợi tạ ơn Thiên Chúa. Và “mỗi ngày 7 lần” các tu sĩ liên tục cầu nguyện thay cho Hội Thánh. Bởi các tu sĩ “không lấy gì làm hơn thần vụ” (Tl. c. 43), nên các giờ kinh ở ca toà được kéo dài bằng việc lao động trong thinh lặng ngoài ruộng vườn, ở xưởng thợ, nơi học tập.

Tháng 08.1959, Đức Tổng phụ Dòng Xitô Dom Sighard Kleiner, đặc cử linh mục đan sĩ Gilbert Barnabé (Cố Bá 1904-1975) từ Phước Sơn đến Đơn Dương tạm quyền Bề Trên cộng đoàn Châu Sơn. Ngài có công ổn định và nâng cao đời sống đan tu trong hoàn cảnh mới, góp phần tô điểm Giáo Hội Việt Nam đang thời hưng thịnh. Sau 300 năm đón nhận Tin Mừng, Giáo Hội Việt Nam vinh dự có 3 Tổng Giáo phận Hà Nội, Huế, Sàigòn, theo Tông hiến “Chư huynh đáng

Page 25: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

Nhìn Lại 25

kính” do Đức Thánh Cha Gioan XXIII ban hành ngày 24.11.1960. Tiếp đến ngày 27.11.1960, Giáo phận Đàlạt được thành lập. Từ nay, Đan viện Châu Sơn Đơn Dương thuộc Giáo phận Đàlạt, Tổng Giáo phận Sàigòn.

Nhiều Giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân lần lượt tìm “đến và xem” (Ga 1,39). Không ít người ở lại gia nhập cộng đoàn. Số tân linh mục và khấn sinh ngày một tăng thêm. Cộng đoàn vững bước phát triển và cất cánh bay cao. Ngày 27.7.1961, cộng đoàn hân hạnh được Thánh Bộ Dòng Tu ban sắc thiết lập Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương thành “Đan viện tự trị” (Monasterium in prioratum sui iuris). Và cha Đan Viện Trưởng tiên khởi là linh mục đan sĩ Stêphanô Trần Ngọc Hoàng đắc cử vào ngày 12.10.1962. Cha Đan Viện Trưởng có cái nhìn thấu suốt, trực giác cao và am hiểu thực tế. Cha dựa vào anh em và cùng với anh em khẩn trương đưa cộng đoàn phát triển về mọi mặt.

Trước những thành tựu đáng khích lệ của cộng đoàn Châu Sơn tại Đơn Dương, Đại Hội toàn Dòng Xitô năm 1963 nhất trí nâng Đan viện tự trị Châu Sơn cùng với hai Đan viện Phước Sơn và Phước Lý lên hàng “Đan Phụ viện” (Abbatia). Thánh Bộ Dòng Tu châu phê quyết định này qua văn thư ngày 13.11.1963.

Đầu tháng 3.1964. Đức Tổng Phụ Dòng Xitô từ Rôma sang Việt Nam đến Đơn Dương chủ tọa buổi họp công nghị bầu chọn Viện Phụ tiên khởi. Các đan sĩ nhanh chóng dồn phiếu tín nhiệm cha Đan Viện Trưởng Stêphanô. Đức Viện Phụ tiên khởi Stêphanô Trần Ngọc Hoàng chọn khẩu hiệu : “Amator Regulae et Fratrum” (Yêu Thánh luật và Yêu anh em), tiếp tục sứ mệnh “Abba” của mình nơi cộng đoàn đan tu Châu Sơn.

Để đánh dấu bước trưởng thành của Dòng Xitô giữa lòng Giáo Hội Việt Nam, đồng thời để động viên khích lệ ơn gọi sống đời chiêm niệm, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đề nghị tiến hành nghi lễ chúc phong ba Viện Phụ tiên khởi của Dòng tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sàigòn. Buổi lễ chúc phong được long trọng cử hành vào ngày lễ Thánh Cả Giuse 19.3.1964 do Đức Sighard Kleiner chủ sự. Hầu hết các Giám mục đều có mặt. Đại diện Chính quyền các cấp, Bề Trên các Dòng tu, linh mục, nam nữ tu sĩ và rất đông đồng bào lương giáo hoan hỷ tham dự.

Tại Rôma, Toà Thánh không ngừng quan tâm theo dõi từng bước phát triển của Dòng Xitô tại Việt Nam. Ngày 06.l0.1964, Đức Thánh Cha Phaolô VI ban sắc thành lập “Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam” gồm các Đan phụ viện Phước Sơn, Châu Sơn, Phước Lý, Đan viện Châu Sơn (Nho Quan) và các Đan viện khác trong tương lai sát nhập vào Hội Dòng hoặc do những Đan viện trên thành lập. Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam trở thành Hội Dòng thứ 12 trong Dòng Xitô.

Đây cũng là thời điểm Công đồng Vatican II chắp cánh cho cộng đoàn Châu Sơn Đơn Dương bay cao bay xa trên đường tìm Chúa. Các văn kiện của Công đồng khẳng định vị trí cao quý của các tu sĩ giữa lòng Giáo Hội và đưa ra những đường hướng cụ thể thích hợp. Các linh mục tu sĩ cần mẫn nghiên cứu học hỏi và ứng dụng vào đời sống. Từ năm 1968, Tiểu ban phụng vụ được hình thành. Ngày 08.9.1969, vào dịp Sinh Nhật Đức Mẹ, cộng đoàn bắt đầu thực hiện chương trình Việt hoá phụng vụ, canh tân các giờ kinh thần vụ. Thánh lễ đồng tế được cử hành hằng ngày, như “như dấu chỉ hiệp nhất, mối dây bác ái”.

Page 26: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

26 Giáo Phận Đàlạt 50 Năm Hình Thành Và Phát Triển

Tất cả mọi thành viên trong cộng đoàn cùng hiệp thông, cùng nghĩa vụ và quyền lợi như nhau. Không còn phân biệt Dòng I, Dòng II.

Đức viện Phụ Stêphanô Trần Ngọc Hoàng cống hiến tài đức và công sức cho cộng đoàn suốt nhlệm kỳ 10 năm (1964-1974). Mặc dù công nghị đan sĩ tiếp tục tín nhiệm, nhưng ngài một mực từ chối quyền tái cử. Ngày 19.3.1974, cha Đan viện phó kiêm Tập sư Liên An Vũ Đức Chính đắc cử Viện Phụ thứ hai của Đan phụ viện Châu Sơn. Đức Tân Viện Phụ chọn khẩu hiệu “Caritas et Pax” (Yêu mến và Bình an). Nhiệm kỳ của Viện Phụ Liên An phải đương đầu với không ít gian nan thử thách nặng nề do biến cố 1975 và biến cố mùa hè 1976. Đức Viện Phụ Liên An được mời đi học tập từ tháng 7.1976 đến tháng 9.1980. Hậu quả là ngài yếu bệnh và bại liệt bán thân. Đức nguyên Viện Phụ Stêphanô tạm đảm trách giải quyết mọi việc. Về sau vì hoàn cảnh bắt buộc và vì sự tín nhiệm của cộng đoàn, ngài chấp nhận lãnh đạo đan viện thêm một thời gian nữa (từ 19.3.1989).

Đất nước bước sang thời kỳ đổi mới. Nhiều ơn gọi mới tìm đến đan viện. Nhiều vấn đề mới xuất hiện. Mặc dù sức khoẻ kém, nhưng Đức Viện Phụ Stêphanô vẫn hết sức lèo lái con thuyền Châu Sơn cho đến tuổi nghỉ hưu đúng theo Hiến pháp quy định. Và ngày 06.02.1994, cha Đan viện phó kiêm Tập sư Giêrađô Nguyễn Văn Thất đắc cử Viện Phụ thứ ba của Đan viện Châu Sơn Đơn Dương. Đức Tân Viện Phụ Giêrađô chọn khẩu hiệu : “Ut omnes unum sint in veritate per caritatem” (Xin cho tất cả nên một trong chân lý và tình thương). Với những năng lực dồi dào và tinh thần đan tu sâu sắc. Đức Viện Phụ Giêrađô cùng tập thể Châu Sơn trẻ trung năng động, đoàn kết nhất trí phát huy các nguồn lực còn tiềm ẩn và tiếp tục phát triển bền vững. Chắc chắn Đan phụ viện Châu Sơn Đơn Dương sẽ vượt qua những rào cản, vật cản để thăng tiến và tỏa sáng, sáng mãi.

50 Năm Đan Viện Châu Sơn

Cha tân viện phụ đặc biệt quan tâm đến việc huấn luyện đan tu cho anh em trẻ. Căn cứ theo huấn thị của thánh bộ tu sĩ về việc huấn luyện trong các Hội dòng số 61 : “cần phải huấn luyện các tu sĩ ngang tầm mức mong chờ và đòi hỏi của thế giới ngày nay”, từ năm 1994, cha viện phụ Giêrađô đã gửi anh em trẻ xuống trụ sở ở 81A Trần Bình Trọng để theo học các lớp triết học và thần học. Hơn nữa, đến năm 1997 ngài còn gửi 2 anh em đan sĩ đi du học ở Pháp.

Tuy nhiên, công tác được lưu ý hơn cả là việc huấn luyện các anh em đang sống trong Đan Viện. Chương trình đào tạo không chỉ nhằm về mặt kiến thức nhưng là toàn diện con người. Vì thế, cha viện phụ đã tổ chức dạy đầy đủ các môn về nhân bản, tu đức đan tu cho các lớp tập sinh theo giáo luật và Hội Dòng qui định. Cha viện phụ còn lưu ý đến việc thường huấn cho các đan sĩ nữa qua việc cho anh em tham dự các tuần tĩnh huấn của Hội Dòng và ngài cũng thường xuyên mời các chuyên viên đến bồi dưỡng kiến thức cho anh em theo từng khóa huấn luyện.

Ngày 22.5.2000 Cha Viện phụ Giêrađô mãn nhiệm khi vừa tròn 70 tuổi theo hiến pháp của Hội Dòng, sau 6 năm tận tụy phục vụ Cộng Đoàn.

Page 27: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

Nhìn Lại 27

Ngày 15.6.2000 cha Phanxicô Phan Bảo Luyện được Cộng Đoàn bầu làm viện phụ. Cùng với dòng thời gian, Cộng Đoàn Châu Sơn không ngừng thăng tiến trong ơn gọi sống đời đan tu chiêm niệm của mình. Đan Viện trở thành địa điểm lý tưởng cho các cuộc tĩnh tâm, cá nhân cũng như tập thể. Cha viện phụ và Cộng Đoàn Châu Sơn hằng ao ước Đan Viện trở thành một môi truờng thuận tiện cho mọi tâm hồn khao khát tìm gặp Chúa. Vì thế, Cha tân viện phụ đã cho xây dựng một khu nhà khách tĩnh tâm với 40 phòng cá nhân được trang bị đầy đủ tiện nghi.

Tuy nhiên, một trong các thao thức chính của viện phụ Phanxicô là làm sao có thể huấn luyện anh em đan sĩ trẻ trong nội vi Đan Viện, không để anh em phải xuống Saigon học triết học và thần học trong môi truờng không thuận lợi cho đời sống đan tu. Vì thế vào ngày 04.8.2003 viện phụ Phanxicô đã chính thức thành lập học viện Châu Sơn để đào tạo anh em về triết học, và thần học. Tháng 8.2006 một khu nhà dành riêng cho anh em học viện bao gồm 70 phòng ngủ, được khánh thành.

Sau 7 năm phục vụ Cộng Đoàn ngày 09.3.2007, cha viện phụ Phanxicô mãn nhiệm khi vừa tròn 70 tuổi theo hiến pháp của Hội Dòng. Ngày 25.3.2007, cha Ephrem Trịnh Văn Đức được Cộng đoàn bầu làm viện phụ.

Một giai đoạn mới của đan viện lại bắt đầu.

b) TU HỘI TRUYỀN GIÁO THÁNH VINH SƠN

Mục đích :

Mục đích của Tu Hội Truyền Giáo là thánh hóa bản thân qua việc rao giảng Tin Mừng cho người nghèo và cộng tác vào việc đào tạo hàng giáo sĩ. Mục đích này được thực hiện khi các thành viên và các cộng đoàn trung thành với ơn gọi Vinh Sơn :

- Ra sức mặc lấy tinh thần của Chúa Kitô cho phù hợp với ơn gọi của mình. - Rao giảng Tin mừng cho người nghèo, đặc biệt những người bị bỏ rơi nhất. - Trợ giúp đào tạo hàng giáo sĩ và giáo dân, đưa họ tham gia nhiều hơn vào việc loan báo Tin Mừng cho người nghèo.

Tinh thần :

- Yêu mến và tôn thờ Chúa Cha – tình yêu trắc ẩn và thiết thực đối với người nghèo – Vâng phục Chúa Quan Phòng.

- Có gắng diễn tả tinh thần đó qua năm nhân đức kín múc từ Chúa Kitô : Đơn Sơ – Khiêm Nhương – Dịu Hiền – Hãm Mình – Nhiệt Thành.

Bổn mạng của Tu Hội :

Thánh Tổ Vinh Sơn, kính ngày 27.9

Hình thành và phát triển tại Việt Nam :

- Trước 1975

Từ khi Tu Hội Nữ Tử Bác Ai có mặt tại Việt Nam năm 1928, các cha Vinh Sơn hoặc từ Pháp hoặc từ Trung Quốc thường đến Việt Nam để làm linh hướng hoặc để giảng tĩnh tâm cho các Nữ Tử Bác Ái. Bao nhiêu năm đi lại nhưng chưa dừng

Page 28: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

28 Giáo Phận Đàlạt 50 Năm Hình Thành Và Phát Triển

chân là điều chẳng ai muốn. Nhưng thánh ý Chúa Quan Phòng thật kỳ diệu, từ “cái mất”, “cái rủi” của người này lại là “cái được”, “cái duyên” của người kia.

Năm 1949, cách mạng Trung Hoa thành công, các thừa sai ngoại quốc buộc phải trở về nước. Các nhà truyền giáo Vinh Sơn đành phải xót xa bỏ lại mảnh đất truyền giáo mênh mông để trở về Pháp. Trên đường trở về mẫu quốc, các ngài đã ghé vào Việt Nam như một trạm dừng chân nghỉ ngơi. Nhưng vì lòng nhiệt thành truyền giáo, chỉ trong một thời gian ngắn, các ngài nhận ra Việt Nam là một mảnh đất truyền giáo thuận lợi, người Việt Nam giàu tình cảm, thân thiện, nghĩa tình, lại có lòng sùng đạo có thể tìm kiếm được nhiều ơn gọi. Vì vậy, các ngài đã quyết định gắn bó cuộc đời mình và sứ mạng của Tu Hội trên mảnh đất thân thương này.

Tuy nhiên hoàn cảnh chính trị của Việt Nam lúc bấy giờ, đang chuyển mình từ chế độ thuộc địa Pháp sang chế độ Việt Nam Cộng Hòa, khá phức tạp, nên các ngài phải tìm dấu chỉ của Chúa. Nên công việc đầu tiên của các ngài thời gian này là lo mục vụ cho người Pháp và giúp các Nữ Tử Bác Ái.

Đến năm 1955, ngôi nhà đầu tiên của Tu Hội tại Việt Nam được chính thức thành lập theo Giáo luật tại 42 Yersin (nay là 40 Trần Phú – Đà Lạt). Các ngài bắt đầu mở ký túc xá (Foyer Saint Vincent) cho trẻ em đồng bào Dân tộc và nuôi trẻ mồ côi, mở trường dạy học cho người Trung Hoa, làm tuyên úy cho trường Grand và Petit Lycée Yersin Đà Lạt, dạy Tiểu chủng viện và Đại học Đà Lạt và đảm nhận việc truyền giáo cho người Trung Hoa tại Đà Lạt (1963).

Công việc mà các nhà truyền giáo Vinh Sơn người Pháp tha thiết nhất vẫn là đến với lương dân, đặc biệt là những người Dân tộc thiểu số. Năm 1961 được sự hậu thuẫn của Đức cố Giám Mục Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền, các ngài khởi sự công cuộc đến với người Dân tộc thiểu số vùng Đơn Dương, trên một địa bàn kéo dài khoảng 50 Km từ Diom (gần Đan viện Châu Sơn đến Tà In (Đức Trọng) gồm một chuỗi làng Dân tộc Churu và Koho. Công việc đang tiến triển và đang hứa hẹn một mùa bội thu nếu thời thế không thay đổi.

Bên cạnh công việc truyền giáo là công việc đào tạo, từ những năm 59 – 60 các ngài cũng gởi các sinh viên và một số linh mục triều xin gia nhập Tu Hội qua Pháp du học và làm nhà tập, nhưng thành quả của công việc đào tạo hải ngoài này không đạt hiệu quả cao (chỉ còn lại 3 linh mục trong số 10 người được gởi đi).

Năm 1963 mở Tiểu chủng viện, chiêu mộ ơn gọi Vinh Sơn người bản xứ. Năm 1966 mở Nội chủng viện (Nhà Tập) và dời Tiểu chủng viện về Tam Hiệp – Biên Hòa, đồng thời mở một trường trung học khá lớn tại đây, lấy tên là Vinh Sang. Ngôi trường khá nổi tiếng này đã được nhiều phụ huynh từ nhiều nơi gởi con em tới học, cũng là nơi gieo mầm và nuôi dưỡng ơn gọi. Ngôi trường hoạt động mạnh mẽ và đầy hứa hẹn nếu không có những biến chuyển lớn của thời cuộc.

- Sau biến cố 1975

Biến cố 1975 đã cắt đứt các hoạt động của các thừa sai. Các ngài đã rời Việt Nam về nước. Một số anh em Việt Nam cũng di tản ra nước ngoài. Các trường học bị quốc hữu hóa, các địa sở truyền giáo không còn, Tiểu Chủng Viện bị giải tán, các chủng sinh vì chán nản nên rơi rụng dần, chỉ còn lại 5 linh mục Việt Nam, 7 đại chủng sinh và hai địa sở duy nhất là Nhà thờ Thánh Tâm (40 Trần

Page 29: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

Nhìn Lại 29

Phú, Đà Lạt) và nhà Thờ Vinh Sơn (11 Yết Kiêu, Đà Lạt). Công việc tông đồ chủ yếu là mục vụ giáo xứ co cụm trong ba điểm Thánh Tâm, Vinh Sơn và Bạch Đằng.

Khi đất nước bắt đầu mở cửa, Tu Hội lại tập trung và định hướng cho một tương lai vững mạnh. Kể từ năm 1990 đến nay con số thành viên và cộng đoàn của Tu Hội đã tăng lên đáng kể.

Hiện nay Tu Hội có 12 cộng đoàn, phục vụ trong 9 giáo phận, chủ yếu phục vụ và rao giảng Tin mừng cho người Dân tộc thiểu số, những vùng kinh tế mới, vùng sâu, vùng xa.

Số thành viên của Tu Hội tại Việt Nam hiện nay : 82 thành viên trong đó gồm :

- 53 linh mục - 3 thành viên khấn trọn - 20 thành viên khấn tạm (sinh viên thần học) - 7 tập sinh - 27 ứng sinh (sinh viên triết học và đệ tử)

Điều kiện gia nhâp Tu Hội

- Nam thanh niên có hạnh kiểm và sức khỏe tốt, tuổi không quá 26 (trừ những trường hợp đặc biệt cứu xét riêng)

- Trình độ văn hóa : Tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp

Địa chỉ liên lạc ơn gọi :

- Tu Viện Vinh Sơn Phú Nhuận : 479/15 Nguyễn Kiệm, P.9, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM Email : [email protected] ; [email protected] Đt : 08.39904980

- Tu Viện Vinh Sơn Thánh Tâm : 40 Trần Phú, P.4, Tp. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng Email : [email protected] ; [email protected] Đt : 063.3823089

- Tu Viện Vinh Sơn Túc Trưng, Huyện Định Quán, Tỉnh Đồng Nai Email : [email protected] Đt : 061.3639126 ; 061.3636190

Khả năng cộng tác về chuyên môn của Hội Dòng trong công việc chung

Dạy học, khám bệnh, chăm sóc người nghèo, bệnh tật ; hoạt động truyền giáo…

Page 30: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

30 Giáo Phận Đàlạt 50 Năm Hình Thành Và Phát Triển

2. TỔ CHỨC GIÁO PHẬN a. Giáo Phủ :

1) Lm. Phaolô Lê Đức Huân, Tổng đại diện 2) Lm. Antôn Nguyễn Đức Khiết, Chưởng ấn 3) Lm. Giuse Lê Minh Tính, Quản lý 4) Lm. Đaminh Nguyễn Mạnh Tuyên, Đại diện tư pháp

b. Các ban : 1) Ban Linh mục và Chủng sinh : Lm. Micae Trần Đình Quảng 2) Ban Tu sĩ : Lm. Giuse Tạ Đức Tuấn, sdb. 3) Ban Giáo dân : Lm. Phaolô Lê Đức Huân 4) Ban Phụng tự : Lm. Giuse Trần Ngọc Liên 5) Ban Thánh nhạc : Lm. Giuse Nguyễn Văn Bảo 6) Ban Loan báo Tin Mừng : Lm. PX. Nguyễn Văn Hoàng 7) Ban Giáo lý Đức tin : Lm. Antôn Nguyễn Đức Khiết 8) Ban Bác ái xã hội : Lm. Phaolô Dương Công Hồ 9) Ban Văn hóa : Lm. Antôn Nguyễn Đức Khiết

10) Ban Truyền thông xã hội : Lm. Giuse Trần Ngọc Liên

c. Hội Đồng linh mục : 1) Lm. Phaolô Lê Đức Huân 2) Lm. Micae Trần Đình Quảng 3) Lm. Antôn Nguyễn Đức Khiết 4) Lm. Giuse Lê Minh Tính 5) Lm. Đaminh Nguyễn Mạnh Tuyên 6) Lm. Gioan Phan Công Chuyển 7) Lm. Giuse Nguyễn Văn Bảo 8) Lm. Giuse Nguyễn Viết Liêm 9) Lm. Giuse Phạm Minh Sơn

10) Lm. Giuse Nguyễn Hữu Duyên 11) Lm. Giuse Vũ Đình Tân 12) Lm. Lorensô Phạm Giáo Hóa 13) Lm. Aug. Phạm Minh Thanh 14) Lm. PX. Nguyễn Văn Hoàng 15) Lm. Giuse Tạ Đức Tuấn sdb. 16) Lm. Đaminh Trần Thả 17) Lm. Phaolô Phạm Công Phương 18) Lm. Fx. K’Brel 19) Lm. Giuse Trần Đức Liêm 20) Lm. Phaolô Dương Công Hồ 21) Lm. Giuse Nguyễn Đức Cường

d. Ban Tư vấn : 1) Lm. Phaolô Lê Đức Huân 2) Lm. Micae Trần Đình Quảng 3) Lm. Antôn Nguyễn Đức Khiết 4) Lm. Giuse Lê Minh Tính 5) Lm. Giuse Nguyễn Hữu Duyên 6) Lm. Giuse Nguyễn Văn Bảo 7) Lm. Giuse Tạ Đức Tuấn sdb.

Page 31: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

Nhìn Lại 31

8) Lm. PX. Nguyễn Văn Hoàng 9) Lm. Đaminh Trần Thả

10) Lm. Phaolô Phạm Công Phương 11) Lm. Đaminh Nguyễn Mạnh Tuyên

e. Tòa án giáo phận : 1) Lm. Đaminh Nguyễn Mạnh Tuyên, Chánh án 2) Lm. Giuse Trần Ngọc Liên, Lục sự

f. Hội đồng kinh tế : 1) Lm. Giuse Lê Minh Tính 2) Lm. Gioan Phan Công Chuyển 3) Lm. Đaminh Nguyễn Chu Truyền

g. Các hạt trưởng : 1) Hạt Đà Lạt : Lm. Phaolô Lê Đức Huân 2) Hạt Đức Trong : Lm. Giuse Nguyễn Văn Bảo 3) Hạt Đơn Dương : Lm. Phaolô Phạm Công Phương 4) Hạt Di Linh : Lm. Đaminh Trần Thả 5) Hạt Bảo Lộc : Lm. Giuse Nguyễn Hữu Duyên

h. Danh sách linh mục giáo phận :

Tính đến nay, Giáo phận Đà Lạt có 187 linh mục gồm 107 linh mục triều và 80 linh mục dòng.

• Linh mục triều :

Stt Tên thánh – tên họ T. gọi Sinh Lm Địa chỉ 1 Đaminh Nguyễn Nam Bắc 1944 1972 Gx. Lạc Lâm, H. Đơn Dương 2 Giuse Nguyễn Văn Bảo 1944 1972 Nt. An Hoà, H. Đức Trọng 3 PX. Trần Văn Bình 1972 2004 Nt. Hoà Phát, Tx. Bảo Lộc 4 PX. K’ Brel 1953 2006 Nt. Tam Bố, H. Di Linh 5 Giuse Dương Ngọc Châu 1942 1970 Nt. Thanh Xuân, Tx. Bảo Lộc 6 Phêrô K’ Chẻoh 1966 2005 Nt. Tân Hà, Tx. Bảo Lộc 7 Giuse Trần Văn Chiến 1953 1994 Nt. Cầu Đất, Tp. Đà Lạt 8 G. Bosco Hoàng Văn Chính 1954 1993 Nt. Vạn Thành, Tp. Đà Lạt 9 Giuse Nguyễn Công Chính 1972 2005 Nt. Hoà Nam, H. Di Linh

10 Gioan Đỗ Minh Chúc 1968 2006 Nt. Thánh Mẫu, Tx. Bảo Lộc 11 Gioan Phan Công Chuyển 1944 1969 Nt. Thánh Mẫu, Tp. Đà Lạt 12 Giuse Trần Thành Công 1941 1967 Nt. Thiện Lộc, Tx. Bảo Lộc 13 Giuse Nguyễn Đức Cường 1953 1992 Nt. Tân Bùi, Tx. Bảo Lộc 14 Micae Nguyễn Quang Cường 1970 2004 Nt. Chính Toà, Tp. Đà Lạt 15 Vinh Sơn Phạm Quốc Cường 1974 2005 Nt. Tùng Nghĩa, H. Đức Trọng 16 Giuse Nguyễn Công Danh 1950 1995 Nt. Lán Tranh, H. Lâm Hà 17 Vinh Sơn Đỗ Quang Dung 1961 1992 Nt. Lạc Sơn, H. Đơn Dương 18 Giuse Nguyễn Hữu Duyên 1945 1972 Nt. Bảo Lộc, Tx. Bảo Lộc 19 Giuse Nguyễn Tiến Đạt 1959 1992 Nt. Chi Lăng, Tp. Đà Lạt 20 Giuse Dương Chí Đạt 1971 2004 Nt. Tân Hoá, Tx. Bảo Lộc 21 G. Bosco Trần Văn Điện 1951 1990 Nt. Thánh Mẫu, Tx. Bảo Lộc 22 Phêrô Nguyễn Văn Điệp 1975 2003 Nt. Tân Hà, Tx. Bảo Lộc 23 Giuse Nguyễn Viết Đinh 1946 1975 Nt. Thượng Thanh, Tx. Bảo Lộc 24 Giuse Trần Văn Đình 1949 1990 Nt. Lâm Phát, H. Bảo Lâm

Page 32: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

32 Giáo Phận Đàlạt 50 Năm Hình Thành Và Phát Triển

25 Giuse Trần Văn Định 1948 1975 Nt. Tùng Nghĩa, H. Đức Trọng 26 Giuse Nguyễn Trí Độ 1956 1997 Nt. Hoà Ninh, H. Di Linh 27 Gioan Phạm Văn Độ 1966 2001 Nt. Lộc Đức, H. Bảo Lâm 28 PX. Nguyễn Viết Đoàn 1956 1998 Nt. Kaming, H. Di Linh 29 Grê. Nguyễn An Phú Đông 1968 2007 Nt. Hoà Ninh, , H. Di Linh 30 Bat. Nguyễn Văn Gioan 1958 1998 Nt. Tu Tra, H. Đơn Dương 31 Tôma Phạm Quang Hào 1951 1995 Nt. Suối Thông, H. Đơn Dương 32 Phaolô Dương Công Hồ 1956 1992 Nt. Đatẻh, H. Đạ Tẻh 33 Lôrensô Phạm Giáo Hóa 1919 1948 Nt. Thiện Lộc, Tx. Bảo Lộc 34 Giuse Đinh Tấn Hoài 1972 2005 Du học Mỹ 35 Matthêu Đinh Viết Hoàng 1947 1975 Nt. Thanh Bình, H. Đức Trọng 36 Phêrô Trần Văn Hội 1959 1992 Nt. Chính Toà, Tp. Đà Lạt 37 GB. Trần Thái Huân 1935 1961 Nt. Thánh Tâm Lộc Tiến, Tx. B.Lộc 38 Phaolô Lê Đức Huân 1945 1972 Nt. Chính Toà, Tp. Đà Lạt 39 GB. Lê Kim Huấn 1950 1987 Nt. Phúc Lộc, Tx. Bảo Lộc 40 Phêrô Phan Năng Hưởng 1942 1968 Nt. Tân Phú, H. Di Linh 41 Giuse Phạm Đình Kế 1942 1968 Nt. Kitô, Tx. Bảo Lộc 42 Giuse Phạm Hữu Khải 1969 2001 Nt. Thanh Xuân, Tx. Bảo Lộc 43 PX. Nguyễn Xuân Khâm 1970 2003 Nt. An Hoà, H. Đức Trọng 44 Giuse Nguyễn Văn Khấn 1953 1990 Nt. Nam Ban, H. Lâm Hà 45 GB. Nguyễn Văn Khang 1943 1970 Nt. Kađô, H. Đơn Dương 46 Phêrô Lê Văn Khánh 1958 2001 Nt. Langbiang, H. Lạc Dương 47 Anrê Trần Văn Khiêm 1949 2004 Nt. Lê Bảo Tịnh, Tx. Bảo Lộc 48 Antôn Nguyễn Đức Khiết 1949 1977 TGM Đà Lạt 49 Ath. Nguyễn Quốc Lâm 1958 1992 Chủng Viện Minh Hoà, Tp. Đà Lạt 50 PX. Lã Thanh Lịch 1920 1950 Nhà Hưu Dưỡng Hà Nội, Tp. HCM 51 Giuse Nguyễn Viết Liêm 1947 1976 Nt. Thạnh Mỹ, H. Đơn Dương 52 Giuse Trần Đức Liêm 1960 1998 Nt. Suối Mơ, Tx. Bảo Lộc 53 Giuse Đinh Lập Liễm 1937 1967 Nt. Kim Phát, H. Đức Trọng 54 Giuse Trần Ngọc Liên 1957 1993 Chủng Viện Minh Hoà, Tp. Đà Lạt 55 Giuse Nguyễn Minh Luân 1923 1953 Nt. Bảo Lộc, Tx. Bảo Lộc 56 Anp. Nguyễn Văn Luận 1937 1965 Nhà Nghỉ Dưỡng GP., Tx. Bảo Lộc 57 Đaminh Nguyễn Văn Mạnh 1955 1994 Du học Ý 58 Phêrô Nguyễn Kim Ngôn 1925 1956 Chữa bệnh tại Pháp 59 Antôn Vũ Cao Nguyên 1958 1998 Nt. Hoà Ninh, H. Di Linh 60 Phêrô Phạm An Nhàn 1956 2006 Nt. Cát Tiên, H. Cát Tiên 61 Tôma Trần Trung Phát 1958 1999 Nt. Đại Lộc, H. Bảo Lâm 62 GB. Phạm Minh Phụng 1966 2001 TGM Đà Lạt 63 Phaolô Phạm Công Phương 1957 1998 Nt. Lạc Viên, H. Đơn Dương 64 Micae Trần Đình Quảng 1943 1971 Chủng Viện Minh Hoà, Tp. Đà Lạt 65 Giuse Nguyễn Văn Quí 1959 2006 Nt. Cầu Đất, Tp. Đà Lạt 66 Gioan Đỗ Vinh Sơn 1974 2003 Nt. Đạ Tông, H. Đam Rông 67 Phêrô Mai Vinh Sơn 1969 2000 Du học Ý 68 Giuse Phạm Minh Sơn 1946 1970 Nt. Tam Bố, H. Di Linh 69 Giuse Đỗ Đức Tài 1972 2003 Nt. Bảo Lộc, Tx. Bảo Lộc 70 Phêrô Lê Anh Tài 1965 2007 Nt. Tân Thanh, Tx. Bảo Lộc 71 Giuse Vũ Đình Tân 1922 1951 Nt. Thánh Tâm Lộc Phát, Tx. B.Lộc 72 Giuse Đinh Chu Tập 1927 1956 Nt. Thanh Xá, Tx. Bảo Lộc 73 Đaminh Trần Thả 1955 1993 Nt. Di Linh, H. Di Linh

Page 33: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

Nhìn Lại 33

74 Luy Nguyễn Ngọc Thanh 1950 1976 Nt. Chân Lộc, Tx. Bảo Lộc 75 Augustinô Phạm Minh Thanh 1949 1977 Nt. Tân Văn, H. Lâm Hà 76 Giuse Vũ Ngọc Thanh 1968 2006 Nt. Thánh Tâm Lộc Tiến, Tx. B.Lộc 77 Phêrô Võ Trung Thành 1938 1969 Nt. An Bình, Tp. Đà Lạt 78 Giuse Trần Đức Thành 1955 1993 Nt. Tân Rai, H. Bảo Lâm 79 Gioan Nguyễn Trọng Thành 1958 1997 Nt. Lạc Nghiệp, H. Đơn Dương 80 Matthêu Phạm Minh Thiên 1953 1992 Nt. Nam Phương, Tx. Bảo Lộc 81 Martinô Bùi Đức Thịnh 1968 2000 Nt. Tân Hoá, Tx. Bảo Lộc 82 Giuse Phạm Văn Thống 1956 1995 Nt. Đức Thanh, H. Bảo Lâm 83 Giuse Phan Đào Thục 1969 2000 Nt. Dambri, H. Đạ Hoai 84 Giuse Mai Văn Thược 1943 1973 Nt. Madagui, H. Đạ Hoai 85 Giuse Trần Minh Tiến 1944 1972 Nt. Thiện Lâm, Tp. Đà Lạt 86 Giuse Lê Minh Tính 1941 1968 TGM Đà Lạt 87 Micae Nguyễn Quốc Tĩnh 1970 2007 Nt. Bảo Lộc, Tx. Bảo Lộc 88 Micae Hà Diên Tố 1950 1994 Nt. Minh Rồng, H. Bảo Lâm 89 Lôrensô Trần Ngọc Toàn 1971 2007 Nt. Di Linh, H. Di Linh 90 Đaminh Nguyễn Ngọc Trang 1968 2007 Nt. Madagui, H. Đạ Hoai 91 Phêrô Phan Minh Trí 1971 2003 Nt. Đatẻh, H. Đạ Tẻh 92 Đaminh Nguyễn Huy Trọng 1938 1969 Nt. Kala, H. Di Linh 93 Grêgôriô Nguyễn Quí Trung 1948 1976 Nt. Langbiang, H. Lạc Dương 94 Đaminh Nguyễn Chu Truyền 1948 1977 Nt. Tân Hóa, Tx. Bảo Lộc 95 Giuse Nguyễn Văn Tú 1953 1994 Nt. Gioan, Tx. Bảo Lộc 96 Giuse Lê Anh Tuấn 1960 1999 Du học Pháp 97 Gioan Nguyễn Anh Tuấn 1957 1994 TGM Đà Lạt 98 Giuse Phạm Văn Tuấn 1969 2007 Nt. Đoàn Kết, H. Lâm Hà 99 Phaolô Phạm Văn Tuấn 1945 1974 Nt. Quảng Lâm, H. Bảo Lâm

100 Đaminh Trần Đức Tuấn 1923 1953 Nt. Phú Hiệp, H. Di Linh 101 Đaminh Nguyễn Mạnh Tuyên 1958 1998 TGM Đà Lạt 102 Antôn Nguyễn Đình Uyển 1943 1970 Nt. Hoà Phát, Tx. Bảo Lộc 103 Đaminh Nguyễn Quốc Việt 1969 2003 Nt. Tân Nghĩa, H. Di Linh 104 Giuse Đinh Quang Vinh 1969 2007 Du hoc Ý 105 Anp. Nguyễn Đức Vĩnh 1971 2001 Nt. Đạ Tông, H. Đam Rông 106 Phaolô Vũ Đức Vượng 1949 1990 Nt. Tân Hà, Tx. Bảo Lộc 107 Antôn Lê Xuân 1974 2005 Nt. Tân Bùi, Tx. Bảo Lộc

• Linh mục dòng :

o Dòng Châu Sơn :

Stt Tên thánh – tên họ T. gọi Sinh Lm Địa chỉ 1 Martinô Nguyễn Văn An 1956 2000 Đan viện Châu Sơn, H. Đơn Dương 2 Ephrem Trịnh Văn Đức 1955 2001 Đan viện Châu Sơn, H. Đơn Dương 3 Giuse Trần Thanh Hải 1967 2005 Đan viện Châu Sơn, H. Đơn Dương 4 Aug. Nguyễn Huy Hùng 1969 2005 Đan viện Châu Sơn, H. Đơn Dương 5 Luca Phạm Phi Hùng 1946 2005 Đan viện Châu Sơn, H. Đơn Dương 6 Monfort Phạm Quốc Huyên 1965 2005 Đan viện Châu Sơn, H. Đơn Dương 7 Stanislaô Phạm Xuân Lộc 1953 1991 Đan viện Châu Sơn, H. Đơn Dương 8 Phanxicô Sale Vũ Khắc Nam 1946 1990 Đan viện Châu Sơn, H. Đơn Dương 9 Rôbêtô Nguyễn Đình Nghĩa 1968 2005 Đan viện Châu Sơn, H. Đơn Dương

10 G. Vianey Nguyễn Tri Phương 1955 1991 Đan viện Châu Sơn, H. Đơn Dương

Page 34: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

34 Giáo Phận Đàlạt 50 Năm Hình Thành Và Phát Triển

11 Gabriel Nguyễn Thái Sơn 1934 1971 Đan viện Châu Sơn, H. Đơn Dương 12 Phêrô Bùi Đức Thành 1953 1995 Nt. Châu Sơn, H. Đơn Dương 13 Phanxicô Lê Văn Thành 1956 1999 Đan viện Châu Sơn, H. Đơn Dương 14 Đaminh Trần Tiến Thiệu 1972 2005 Đan viện Châu Sơn, H. Đơn Dương 15 Gioan Nguyễn Văn Tuyến 1956 2005 Đan viện Châu Sơn, H. Đơn Dương 16 Bênêđictô Vũ Bá Vương 1968 2005 Đan viện Châu Sơn, H. Đơn Dương

o Dòng Chúa Cứu Thế

Stt Tên thánh – tên họ T. gọi Sinh Lm Địa chỉ 1 Giuse Trần Cao Chỉ 1971 2006 Nt. Tùng Lâm, Tp. Đà Lạt 2 Giuse Nguyễn Hưng Lợi 1946 1975 Nt. Phú Sơn, H. Lâm Hà 3 G. Kim Nguyễn Quang Minh 1960 1999 Nt. Phú Sơn, H. Lâm Hà 4 Gioakim Nguyễn Đức Mừng 1950 1993 Gx. Tân Hà, Tx. Bảo Lộc 5 Antôn Trần Thế Phiệt 1947 1975 Nt. Tùng Lâm, Tp. Đà Lạt 6 Đaminh Cao Thành Thái 1960 2005 Gx. Tân Hà, Tx. Bảo Lộc 7 Gioan Nguyễn Xuân Thu 1963 2001 Nt. Tùng Lâm, Tp. Đà Lạt

o Dòng Don Bosco

Stt Tên thánh – tên họ T. gọi Sinh Lm Địa chỉ 1 Giuse Lê Ngọc Anh 1956 1995 Học viện Don Bosco, Tp. Đà Lạt 2 Giuse Nguyễn Văn Chính 1954 1999 Cđ. Don Bosco, Tx. Bảo Lộc 3 Phaolô Trần Văn Dũng 1971 2006 Nt. Bắc Hội, H. Đức Trọng 4 Phaolô Đinh Văn Đông 1955 1998 Giáo sở Don Bosco, Tp. Đà Lạt 5 Giuse Phạm Huy Hoàng 1966 2005 Học viện Don Bosco, Tp. Đà Lạt 6 Giuse Nguyễn Kim Khánh 1971 2007 Học viện Don Bosco, Tp. Đà Lạt 7 Anrê Tô Quang Khánh 1961 2003 Học viện Don Bosco, Tp. Đà Lạt 8 GB. Phạm Đình Khơi 1945 1975 Nt. Liên Khương, H. Đức Trọng 9 Antôn Phạm Văn Linh 1949 1992 Nt. Bắc Hội, H. Đức Trọng

10 Giuse Phạm Văn Nam 1949 1992 Nt. K’Ren – Định An, H. Đức Trọng 11 Giuse Nguyễn Quốc Hùng 1973 2008 Nt. Liên Khương, H. Đức Trọng 12 Giuse Nguyễn Đình Phúc 1955 1998 Nt. K’ Long, H. Đức Trọng 13 Giuse Nguyễn Thịnh Phước 1955 1995 Học viện Don Bosco, Tp. Đà Lạt 14 Giuse Ngô Xuân Tín 1972 2006 Cđ. Don Bosco, Tx. Bảo Lộc 15 PX. Nguyễn Trung Thành 1974 2007 Cđ. Don Bosco, Tx. Bảo Lộc 16 Antôn Trần Phúc Thịnh 1967 2005 Nt. Nghĩa Lâm, H. Đức Trọng 17 Phêrô Hoàng Đình Thụy 1948 1976 Nt. Nghĩa Lâm, H. Đức Trọng 18 V. Sơn Nguyễn Thành Trung 1973 2005 Cđ. Don Bosco, H. Đức Trọng 19 Antôn Nguyễn Anh Tuấn 1972 2007 Cđ. Don Bosco, Tx. Bảo Lộc 20 Giuse Tạ Đức Tuấn 1949 1992 Học viện Don Bosco, Tp. Đà Lạt 21 Giuse Nguyễn Đức Vinh 1970 2008 Cđ. Don Bosco, Tx. Bảo Lộc

o Dòng Đaminh

Stt Tên thánh – tên họ T. gọi Sinh Lm Địa chỉ 1 Phêrô Phạm Văn Bình 1976 2008 Nt. Lạc Lâm, H. Đơn Dương 2 Giuse Phạm Công Liêm 1972 2006 Tu xá Đaminh, Tp. Đà Lạt 3 Đaminh Trần Minh Thông 1968 2004 Tu xá Đaminh, Tp. Đà Lạt 4 Giuse Bùi Văn Viễn 1950 1975 Nt. Lạc Lâm, H. Đơn Dương

Page 35: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

Nhìn Lại 35

o Dòng Phan Sinh

Stt Tên thánh – tên họ T. gọi Sinh Lm Địa chỉ 1 Antôn Nguyễn Văn Chúc 1949 1975 Tv. Phanxicô, Tp. Đà Lạt 2 Phaolô Nguyễn Văn Hồ 1925 1953 Tv. Phanxicô, Tp. Đà Lạt 3 Anp. Nguyễn Công Minh 1951 1992 Nt. Du Sinh, Tp. Đà Lạt 4 Phêrô Nguyễn Văn Khoan 1951 1994 Tv. Phanxicô, Tp. Đà Lạt

o Dòng Tên

Stt Tên thánh – tên họ T. gọi Sinh Lm Địa chỉ 1 Giuse Hoàng Văn Quảng 1956 2001 Tv. Dòng Tên, Tp. Đà Lạt 2 Đaminh Phạm Minh Thắng 1972 2008 Tv. Dòng Tên, Tp. Đà Lạt 3 GB. Nguyễn Ngọc Tiến 1943 1974 Nt. Tạo Tác, Tp. Đà Lạt

o Dòng Ngôi Lời

Stt Tên thánh – tên họ T. gọi Sinh Lm Địa chỉ 1 Phêrô Nguyễn Thanh Nhiệm 1972 2006 Tv. Ngôi Lời, Tp. Đà Lạt

o Tu Hội Tận Hiến

Stt Tên thánh – tên họ T. gọi Sinh Lm Địa chỉ 1 Giuse Phạm Văn Bính 1948 2005 Tv. Minh Giáo, Tp. Đà Lạt 2 Anphongsô Hoàng Để 1953 2006 Nt. Ninh Loan, H. Đức Trọng 3 PX. Nguyễn Văn Hoàng 1949 1974 Nt. Tân Thanh, Tx. Bảo Lộc 4 Giuse Nguyễn Mạnh Khoa 1968 2006 Nt. Minh Giáo, Tp. Đà Lạt 5 Giuse Phạm Văn Lễ 1947 2002 Nt. Phú Hiệp, H. Di Linh 6 Giuse Nguyễn Cao Nguyên 1950 1998 Nt. Ninh Loan, H. Đức Trọng 7 Giuse Tống Đình Quý 1948 1976 Nt. Minh Giáo, Tp. Đà Lạt

o Tu Hội Truyền giáo Vinh Sơn

Stt Tên thánh – tên họ T. gọi Sinh Lm Địa chỉ 1 Phêrô Hà Văn Báu 1941 1973 Tv. Vinh Sơn, Tp. Đà Lạt 2 Aug. Nguyễn Hữu Gia 1949 1992 Nt. Próh, H. Đơn Dương 3 Giuse Phan Thái Hòa 1949 1993 Nt. Bạch Đằng, Tp. Đà Lạt 4 Giuse Vũ Quốc Hội 1956 2002 Tv. Vinh Sơn, Tp. Đà Lạt 5 Giuse Phạm Duy Lân 1973 2005 Nt. Próh, H. Đơn Dương 6 Giuse Nguyễn Văn Lập 1945 2001 Tv. Vinh Sơn, Tp. Đà Lạt 7 Giuse Nguyễn Văn Linh 1944 1976 Nt. Vinh Sơn, Tp. Đà Lạt 8 Phêrô Trần Quốc Hưng Long 1972 2007 Tv. Vinh Sơn, Tp. Đà Lạt 9 Giuse Nguyễn Đức Ngọc 1953 1998 Nt. Kađơn, H. Đơn Dương

10 PX. Phạm Văn Sơn 1968 2005 Nt. Thanh Bình, H. Đức Trọng 11 GB. Nguyễn Công Thần 1967 2004 Tv. Vinh Sơn, Tp. Đà Lạt 12 Giuse Đinh Tất Tiến 1952 1994 Nt. Thánh Tâm, Tp. Đà Lạt 13 Phêrô Nguyễn Quang Tiến 1972 2005 Tv. Vinh Sơn, Tp. Đà Lạt 14 Phaolô Phạm Văn Trị 1947 1976 Nt. Mai Anh, Tp. Đà Lạt 15 Giuse Lại Ngọc Tuấn 1973 2006 Tv. Vinh Sơn, Tp. Đà Lạt 16 GB. Phạm Quốc Tuấn 1969 2005 Tv. Vinh Sơn, Tp. Đà Lạt 17 Phaolô B’Naria Yatine 1965 2006 Nt. Próh, H. Đơn Dương

Page 36: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

36 Giáo Phận Đàlạt 50 Năm Hình Thành Và Phát Triển

i. Các giáo hạt và giáo xứ trong Giáo phận Đà Lạt

Giáo phận Ðà Lạt có 5 giáo hạt, gồm 76 giáo xứ, 18 giáo sở, 327.769 giáo dân, trên tổng số dân trong tỉnh là 1.223.105 người (1) :

1) Giáo hạt Đà Lạt (gồm Thành phố Đà Lạt và Huyện Lạc Dương : 17 giáo xứ)

Stt Tên giáo xứ Địa chỉ Linh mục phụ trách 1 AN BÌNH Phường 3, Tp. Đà Lạt Phêrô Võ Trung Thành 2 BẠCH ĐẰNG Phường 7, Tp. Đà Lạt Giuse Phan Thái Hòa cm. 3 CẦU ĐẤT Xã Xuân Trường, Tp. Đà Lạt Giuse Trần Văn Chiến 4 CHI LĂNG Phường 9, Tp. Đà Lạt Giuse Nguyễn Tiến Đạt 5 CHÍNH TÒA Phường 3, Tp. Đà Lạt Phaolô Lê Đức Huân 6 DU SINH Phường 5, Tp. Đà Lạt Anp. Nguyễn Công Minh ofm. 7 ĐA THIỆN Phường 8, Tp. Đà Lạt Giuse Trần Ngọc Liên 8 HÀ ĐÔNG Phường 8, Tp. Đà Lạt Phaolô Đinh Văn Đông sdb. 9 LANGBIANG Tt. Lát, H. Lạc Dương Grêgôriô Nguyễn Quí Trung

10 MAI ANH Phường 6, Tp. Đà Lạt Phaolô Phạm Văn Trị cm. 11 MINH GIÁO Phường 4, Tp. Đà Lạt Giuse Tống Ðình Quý icm. 12 TẠO TÁC Phường 9, Tp. Đà Lạt Giuse Nguyễn Ngọc Tiến sj. 13 THÁNH MẪU Phường 7, Tp. Đà Lạt Gioan Phan Công Chuyển 14 THIỆN LÂM Phường 8, Tp. Đà Lạt Giuse Trần Minh Tiến 15 TÙNG LÂM Phường 7, Tp. Đà Lạt Antôn Trần Thế Phiệt cssr. 16 VẠN THÀNH Phường 5, Tp. Đà Lạt Bosco Hoàng Văn Chính 17 VINH SƠN Phường 6, Tp. Đà Lạt Giuse Nguyễn Văn Linh cm.

Dân số : 216.960 Số giáo dân : 26.909 (Kinh 20.257 – Dân tộc 6.652)

2) Giáo hạt Đức Trọng (gồm các huyện : Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông : 13 giáo xứ)

Stt Tên giáo xứ Địa chỉ Linh mục phụ trách 1 AN HÒA Xã Liên Hiệp, H. Ðức Trọng Giuse Nguyễn Văn Bảo 2 BẮC HỘI Xã Hiệp Thạnh, H. Ðức Trọng Antôn Phạm Văn Linh sdb. 3 ĐẠ TÔNG Xã Đạ Tông, H. Đam Rông Gioan Đỗ Vinh Sơn 4 K' LONG Xã Hiệp An, H. Đức Trọng Giuse Nguyễn Đình Phúc sdb. 5 KIM PHÁT Xã Bình Thạnh, H. Ðức Trọng Giuse Ðinh Lập Liễm 6 LÁN TRANH Xã Hoài Ðức, H. Lâm Hà Giuse Nguyễn Công Danh 7 LIÊNKHƯƠNG Tt. Liên Nghĩa, H. Ðức Trọng GB. Phạm Đình Khơi sdb. 8 NAM BAN Tt. Nam Ban, H. Lâm Hà Giuse Nguyễn Văn Khấn 9 NGHĨA LÂM Xã Liên Hiệp, H. Ðức Trọng Phêrô Hoàng Đình Thụy sdb.

10 NINH LOAN Xã Ninh Loan, H. Ðức Trọng Giuse Nguyễn Cao Nguyên icm 11 PHÚ SƠN Xã Phú Sơn, H. Lâm Hà Giuse Nguyễn Hưng Lợi cssr. 12 THANH BÌNH Xã Bình Thạnh, H. Ðức Trọng Mátthêu Ðinh Viết Hoàng 13 TÙNG NGHĨA Tt. Liên Nghĩa, H. Ðức Trọng Giuse Trần Văn Ðịnh

Dân số : 340.698 Số giáo dân : 76.837 (Kinh 38.821 - Dân tộc 38.016)

Page 37: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

Nhìn Lại 37

3) Giáo hạt Đơn Dương (Huyện Đơn Dương : 10 giáo xứ)

Stt Tên giáo xứ Địa chỉ Linh mục phụ trách 1 CHÂU SƠN Xã Lạc Xuân, H. Ðơn Dương Phêrô Bùi Ðức Thành soc. 2 KAĐƠN Xã Kađơn, H. Ðơn Dương Giuse Nguyễn Đức Ngọc cm. 3 LẠC HÒA Xã Kađô, H. Ðơn Dương GB. Nguyễn Văn Khang 4 LẠC LÂM Xã Lạc Lâm, H. Ðơn Dương Giuse Bùi Văn Viễn op. 5 LẠC NGHIỆP Tt. Dran, H. Ðơn Dương Gioan Nguyễn Trọng Thành 6 LẠC SƠN Xã Lạc Lâm, H. Ðơn Dương Vinh Sơn Đỗ Quang Dung 7 LẠC VIÊN Xã Lạc Xuân, H. Ðơn Dương Phaolô Phạm Công Phương 8 PRÓH Xã Próh, H. Ðơn Dương Aug. Nguyễn Hữu Gia cm. 9 SUỐI THÔNG Xã Đạ Roòn, H. Ðơn Dương Tôma Phạm Quang Hào

10 THẠNH MỸ Tt. Thạnh Mỹ, H. Ðơn Dương Giuse Nguyễn Viết Liêm

Dân số : 91.034 Số giáo dân : 33.759 (Kinh 19.304 – Dân tộc 14.455)

4) Giáo hạt Di Linh (Huyện Di Linh : 7 giáo xứ)

Stt Tên giáo xứ Địa chỉ Linh mục phụ trách 1 DI LINH Tt. Di Linh, H. Di Linh Đaminh Trần Thả 2 HÒA NINH Xã Hòa Ninh, H. Di Linh Giuse Nguyễn Trí Độ 3 KALA Xã Bảo Thuận, H. Di Linh Ðaminh Nguyễn Huy Trọng 4 PHÚ HIỆP Xã Gia Hiệp, H. Di Linh Ðaminh Trần Ðức Tuấn 5 TAM BỐ Xã Tam Bố, H. Di Linh Giuse Phạm Minh Sơn 6 TÂN NGHĨA Xã Tân Nghĩa, H. Di Linh Đaminh Nguyễn Quốc Việt 7 TÂN PHÚ Xã Ðinh Lạc, H. Di Linh Phêrô Phan Năng Hưởng

Dân số : 153.333 Số giáo dân : 46.800 (Kinh 23.992 – Dân tộc 22.808)

5) Giáo hạt Bảo Lộc (gồm Thị xã Bảo Lộc và các huyện : Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻ, Cát Tiên : 29 giáo xứ)

Stt Tên giáo xứ Địa chỉ Linh mục phụ trách 1 BẢO LỘC P. Blao, Tx. Bảo Lộc Giuse Nguyễn Hữu Duyên 2 CÁT TIÊN Tt. Ðồng Nai, H. Cát Tiên Giuse Phạm An Nhàn 3 CHÂN LỘC P.2, Tx. Bảo Lộc Luy Nguyễn Ngọc Thanh 4 ĐẠ TẺH Tt. Ðạ Tẻh, H. Ðạ Tẻh Phaolô Dương Công Hồ 5 ĐẠI LỘC Xã Lộc Thành, H. Bảo Lâm Tôma Trần Trung Phát 6 ĐAMBRI Tt. Đambri, H. Ðạ Huoai Giuse Phan Đào Thục 7 ĐỨC THANH Xã Lộc Đức, H. Bảo Lâm Giuse Phạm Văn Thống 8 GIOAN P. Lộc Phát, Tx. Bảo Lộc Giuse Nguyễn Văn Tú 9 HÒA PHÁT P. Lộc Phát, Tx. Bảo Lộc Antôn Nguyễn Ðình Uyển

10 LÂM PHÁT Xã Lộc Ngãi, H. Bảo Lâm Giuse Trần Văn Ðình 11 LÊ BẢO TỊNH Xã Lộc Châu, Tx. Bảo Lộc Anrê Trần Văn Khiêm 12 LỘC ĐỨC Xã Lộc Đức, H. Bảo Lâm Gioan Phạm Văn Độ 13 MADAGOUIL Tt. Madagui, H. Ðạ Huoai Giuse Mai Văn Thược

Page 38: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

38 Giáo Phận Đàlạt 50 Năm Hình Thành Và Phát Triển

14 NAM PHƯƠNG P. Blao, Tx. Bảo Lộc Mátthêu Phạm Minh Thiên 15 PHÚC LỘC P. Lộc Sơn, Tx. Bảo Lộc GB. Lê Kim Huấn 16 QUẢNG LÂM Xã Lộc Quảng, H. Bảo Lâm Giuse Phạm Văn Tuấn 17 SUỐI MƠ Xã Đại Lào, Tx. Bảo Lộc Giuse Trần Đức Liêm 18 TÂN BÙI Xã Lộc Châu, Tx. Bảo Lộc Giuse Nguyễn Đức Cường 19 TÂN HÀ P. Lộc Tiến, Tx. Bảo Lộc Phaolô Vũ Đức Vượng 20 TÂN HÓA Xã Lộc Nga, Tx. Bảo Lộc Ðaminh Nguyễn Chu Truyền 21 TÂN RAI Tt. Lộc Thắng, H. Bảo Lâm Giuse Trần Đức Thành 22 TÂN THANH Xã Lộc Thanh, Tx. Bảo Lộc PX. Nguyễn Văn Hoàng 23 THÁNH MẪU P. Lộc Phát, Tx. Bảo Lộc Bosco Trần Văn Điện 24 THÁNH TÂM LP. P. Lộc Phát, Tx. Bảo Lộc Giuse Vũ Ðình Tân 25 THÁNH TÂM LT. P. Lộc Tiến, Tx. Bảo Lộc GB. Trần Thái Huân 26 THANH XÁ Xã Lộc Nga, Tx. Bảo Lộc Giuse Ðinh Chu Tập 27 THANH XUÂN Xã Lộc Thanh, Tx. Bảo Lộc Giuse Dương Ngọc Châu 28 THIỆN LỘC P. 2, Tx. Bảo Lộc Giuse Trần Thành Công 29 THƯỢNG THANH Xã Lộc Thanh, Tx. Bảo Lộc Giuse Nguyễn Viết Ðinh

Dân số : 421.078 Số giáo dân : 143.464 (Kinh 119.164 – Dân tộc 24.300)

(1) Số giáo dân theo tổng kết Gp. Đà Lạt năm 2008 - Dân số theo thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2005.

3. BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG : Được thúc đẩy bởi những hướng dẫn của Giáo Hội về việc truyền thông, đặc biệt qua Sứ điệp ngày thế giới truyền thông 2000 của Đức Gioan-Phaolô II về việc "Loan Báo Chúa Kitô qua Truyền Thông ngay từ buổi Bình Minh của Ngàn Năm Mới" và văn kiện của Hội Đồng Giáo hoàng về truyền thông với tựa đề "Vấn đề luân lý đạo đức trong truyền thông" công bố ngày 04/6/2000, mặc dù không chính thức trách nhiệm gia trang web www.simonhoadalat.com, nhưng Giáo phận luôn khuyến khích và cộng tác với ban điều hành trang Web này để thực thi sứ mệnh Rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu trong thế giới hôm nay. Tôn chỉ được chọn là : tuyệt đối tin và trung thành với Ðức Kitô và Giáo Hội Công Giáo ; bảo vệ đức tin, phát huy luân lý Công Giáo và thuần phong mỹ tục Việt Nam ; tôn trọng và cổ võ sự đoàn kết : quốc gia, chủng tộc, văn hóa. Đề cao tinh thần tương kính giữa các tôn giáo ; luôn hiệp nhất với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, đặc biệt trong các sinh hoạt của Giáo phận.

Sau gần 10 năm hoạt động, nhóm điều hành là anh em cựu chủng sinh của Giáo phận đã luôn trung thành với đường hướng đề ra ban đầu và đón nhận được sự khích lệ, ủng hộ của nhiều người. Đây là một khích lệ và an ủi, để hoạt động truyền giáo thực sự là lời tôn vinh Thiên Chúa và đem lại lợi ích cho nhiều người.

4. CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG BÁC ÁI XÃ HỘI : a. Các cơ sở xã hội :

• Trại Phong Di Linh : Trại Phong Di Linh gắn liền với tên tuổi Ðức Cha Jean Caissaigne và công cuộc truyền giáo cho người Dân tộc miền cao nguyên.

Page 39: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

Nhìn Lại 39

Khi được sai về Di Linh, Thiên Chúa đã từng bước dẫn đưa Ðức Cha đến với những người cùi xấu số :

- Khi có dịp gặp gỡ Ngài nhận thấy tình cảnh bi đát của họ : cho đến lúc đó, người ta chưa lập một trung tâm nào để nhận họ, mặc dù ở mỗi làng Thượng có hàng chục người mắc bệnh. Khi họ phát bệnh nặng và không còn làm gì được, họ lại bị thân quyến ruồng rẫy, xua đuổi ra rừng vắng và chết dần vì đói và lạnh, có khi bị cọp ăn thịt. Cảm kích trước số phận hẩm hiu ấy, ngoài việc ân cần phát khẩu phần cho những người tìm đến với Ngài, Ngài còn ước

muốn có thể đưa họ về một nơi để tiện săn sóc, và dạy đạo cho họ.

- Cuối mùa thu năm 1928, sau chuyến đi thăm một làng Thượng ở xa, và đang một mình băng qua đường rừng vắng vẻ, ngài gặp một đoàn cùi kêu gào ngài thảm thiết, rồi sụp lạy ngài và van xin ngài cứu giúp. Ngài thấy không thể chậm trễ hơn được nữa và nhất định phải làm một cái gì đó cho họ.

- Vài ngày sau đó, ngài xúc tiến ngay việc lập làng cùi. Khu đất được chọn là một khoảng đất trống dưới chân đồi gần mé ruộng, cách nhà xứ Di Linh không đầy một cây số. Những chòi nhà sàn lợp tranh được dựng lên. Những người cùi đơn độc từ các nơi được mời về chung sống tại đây.

- Ngay những ngày đầu, số người cùi tập trung đã lên đến 21 người. Ngày 11.4.1929, làng cùi được chính thức công nhận và được trợ cấp.

- Ðến tháng 4.1931, làng có một nhà nguyện nhỏ làm nơi cầu nguyện, và thánh lễ đầu tiên được cử hành ngày 15.3.1936. sang năm sau, ngày 17.9.1937 đã cử hành lễ làm phép chuông nhà nguyện. Thời kỳ này có các nữ tu dòng Nữ Tử Bác Ái từ Di Linh đến giúp.

- Ðến ngày 05.01.1952 làng được dời lên đồi (chỗ hiện nay), có kỹ sư người Pháp vẽ kiểu cho cả nhà thờ và tháp chuông. Ngày 22.5.1952, nhằm lễ Thăng Thiên, khánh thành làng cùi mới.

- Sau 14 năm coi sóc xứ Di Linh, ngày 09.6.1941, Ngài từ giã giáo xứ để về Saigon thụ phong Giám Mục, Đại Diện Tông Tòa Giáo phận Saigon. 14 năm sau, phát hiện bị bịnh phong, Ngài xin nghỉ hưu và ngày 02.12.1955 Ngài về Kala ở với cha Rubat ít lâu, rồi lên ở luôn tại làng cùi cho đến khi qua đời (31.10.1973). Ngài được an táng cạnh nhà thờ, gần

Page 40: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

40 Giáo Phận Đàlạt 50 Năm Hình Thành Và Phát Triển

tháp chuông, giữa đoàn con đáng thương của mình, đúng theo nguyện vọng sâu xa của ngài.

Sau năm 1975, Trại phong trực thuộc Sở Y Tế Lâm Đồng, nhưng do các nữ tu dòng Nữ Tử Bác Ái điều hành. Các nữ tu vẫn tiếp tục sống giữa họ, phục vụ, săn sóc và nâng đỡ về mặt đời sống cũng như về tinh thần. Số người cùi đã tăng lên đến 250 người. Với sự giúp đỡ can thiệp của Tòa Giám Mục, các Nữ Tu đã có được một khu đất nằm ngay cạnh Quốc Lộ 20, dành cho các gia đình phong đã lành bệnh sinh sống.

• Phòng khám bệnh từ thiện Vạn Thành : Được thành lập từ năm 1994 do cố linh mục Anrê Nguyễn Văn Thành, cựu Quản xứ Giáo xứ Vạn Thành – Tà Nung, và Hội Chữ Thập Đỏ Thành phố Đà Lạt, nhằm mục đích khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho đồng bào nghèo trong phạm vi Thành phố Đà Lạt, đặc biệt cho đồng bào Dân tộc.

Phòng khám tọa lạc tại Giáo xứ Vạn Thành, P.5, Tp. Đà Lạt, là nơi tiếp giáp các vùng khó khăn như Tà Nung, Mănglinh, Lạc Dương… nên tương đối thuận lợi cho các bệnh nhân nghèo đến khám bệnh.

Phòng khám hoạt động vào sáng thứ 7 hằng tuần. Hội Chữ Thập Đỏ Đà Lạt cử bác sĩ và y sĩ thiện nguyện đến khám bệnh, còn cơ sở và kinh phí hoạt động thì do Linh mục Quản xứ và Giáo xứ Vạn Thành tài trợ.

• Trạm xá Phú Sơn : Do các nữ tu dòng Thánh Phaolô thành lập. Chuyên châm cứu, khám bệnh và phát thuốc miễn phí. Trạm xá phục vụ tất cả mọi người không phân biệt lương giáo, Kinh hay Dân tộc. Tất cả mọi người đến đây đều được chăm sóc chu đáo. Trạm xá này đã hoạt động tốt từ nhiều năm qua và được bà con mến chuộng về y đức của các nữ tu phục vụ.

• Nhà Dưỡng Lão Lộc Phát. Địa chỉ : 4, Lê Lợi, Thanh Hương II, Lộc Thanh, Bảo Lộc, Lâm Đồng. Trước 1975 do Linh Mục Antôn Phạm Ngọc Lan sáng lập, sau năm 1975 trực thuộc chính quyền địa phương. Ngày 28.02.2004,

chính quyền trao lại cho các nữ tu thuộc Tu Hội Nhập Thể Tận Hiến Truyền Giáo tổ chức điều hành. Nhà Dưỡng Lão đón nhận các cụ bà nghèo khổ neo đơn không nơi nương tựa, không phân biệt tôn giáo, trong và ngoài tỉnh. Các cụ được đón nhận và săn sóc hoàn toàn nhờ sự giúp đỡ tinh thần và vật chất của các ân nhân. Các cụ đến và ở lại đây như là gia đình thứ hai của mình, đói no vui buồn cùng nhau chia sẻ. Nơi đây các cụ được yên ủi và an tâm sống những ngày cuối đời. Bên cạnh Nhà Dưỡng lão còn có phòng chữa bệnh miễn phí bằng phương pháp Vật Lý Trị Liệu, vừa phục vụ các cụ, vừa phục vụ bà con trong vùng. Hiện nay Nhà Dưỡng Lão đang chăm sóc

14 cụ bà đã ngoài 70 tuổi, trong đó có 2 cụ bị liệt.

• Cơ sở Bảo Trợ Người Tâm Thần Trọng Đức : Xuất phát từ lòng nhiệt thành và tình thương đặc biệt dành cho những người bị tâm thần, hai gia đình giáo dân Giáo xứ Thanh Bình, Đức Trọng, đã bắt đầu công việc nuôi những người tâm thần từ năm 2005. Sau nhiều cố gắng bước đầu, tháng 10.2006, cơ sở của hai gia đình đã được chính quyền chính thức công nhận

Page 41: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

Nhìn Lại 41

và trở thành cơ sở bảo trợ xã hội bệnh tâm thần Trọng Đức. Ban đầu vài ba người Dân tộc tâm thần được đưa về nuôi dưỡng, rồi sau một thời gian họ bớt bệnh và được đưa trở lại buôn làng. Tiếng đồn về cơ sở ngày càng đi xa, hàng chục người bệnh khác từ nhiều nơi được gia đình đưa đến cơ sở nhờ chăm sóc. Hai gia đình giáo dân này đã hy sinh san ủi rẫy cà phê của gia đình để xây dựng thêm nhà, mở rộng cơ sở để có thể đón nhận người bệnh khắp nơi. Cách chữa trị và chăm sóc nơi đây chủ yếu bằng tình thương, sự phục vụ và cầu nguyện. Những bệnh nhân được sinh hoạt tự do, chơi thể thao, đánh cầu, chơi cờ tướng... Giờ cầu nguyện hàng ngày cũng là một nét độc đáo : mỗi ngày có 4 lần cầu nguyện. Dường như sau những giờ kinh, những người tâm thần trở nên hiền lành hơn, tinh khôn hơn. Chương trình lao động hàng ngày như lấy củi, làm cỏ vườn cà phê… cũng giúp cho những người ở đây sống gần gũi hơn với thiên nhiên, giúp họ quen dần với cuộc sống thường nhật. Hiện tại cơ sở được tách ra thành 2 khu nam nữ riêng biệt và đang nuôi dưỡng gần 250 bệnh nhân tâm thần. Sau một thời gian điều trị, nhiều bệnh nhân đã phục hồi và trở về với gia đình. Nhiều người khỏi bệnh đã tự nguyện ở lại phục vụ những người bị bệnh nặng hơn.

• Trường Khiếm Thính Lộc Phát – Bảo Lộc : Trực thuộc Toà Giám Mục Đà Lạt. Được thành lập từ năm 2000 với số lượng học sinh ban đầu khoảng 15 em, đến nay trường hiện có 48 em. Ngôi trường này sau khi mở ra đã tạo điều kiện không chỉ cho các em khiếm thính ở địa bàn Thị xã Bảo Lộc, mà các nơi xa như Huyện Bảo Lâm và Huyện Di Linh cũng có thể gởi con đến học. Trường do các nữ tu Hội dòng MTG Đà Lạt phụ trách với 5 lớp, gồm lớp dự bị 1, dự bị 2, lớp 1, lớp 2 và lớp 3. Lớp dự bị được hiểu như giai đoạn

mẫu giáo lớn, các em phải tập làm quen với chữ viết, với ký hiệu ngôn ngữ, nghĩa là các em phải biết nói, biết viết trước khi chính thức bước vào lớp 1. Chương trình học của các em theo đúng chương trình tiểu học phổ thông, chỉ khác là một năm học của trẻ học bình thường thì đối với các em phải kéo dài đến 2 năm. Sau 12 năm học, các em khi tốt nghiệp ra trường (hết cấp I) đã 16, 17 tuổi. Do đó, việc

đào tạo nghề cho các em cũng đã được trường tính đến. Trước khi tốt nghiệp 2 năm, các em được các nữ tu định hướng nghề tùy theo sở thích và khả năng của từng em. Phần lớn các em nữ chọn nghề may, còn các em nam chọn nghề điện công nghiệp. Năm 2007 trường đã làm lễ tốt nghiệp khóa lớp 5 đầu tiên với 8 em ra trường, trong số này có 5 em theo nghề may và có việc làm ổn định. Để đào tạo các em từ không nghe, không biết, không nói cho đến giai đoạn trưởng thành, giao tiếp được, làm việc được, là một chặng đường rất gian khó.

Page 42: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

42 Giáo Phận Đàlạt 50 Năm Hình Thành Và Phát Triển

• Mái Ấm khiếm thị Đà Lạt và Bảo Lộc : cả 2 cơ sở do các Nữ tu Hội dòng MTG. Thủ Đức tổ chức và điều hành. Một tại 39/3 Hồ Tùng Mậu, P.3, Tp. Đà Lạt, và một tại xã Đại Lào, Tx. Bảo Lộc, với mục đích phục vụ trẻ khiếm thị, đặc biệt là trẻ khiếm thị mồ côi và trẻ đa tật, ưu tiên cho các em thuộc dân tộc ít người, giúp trẻ hòa nhập vào xã hội, có niềm tin và niềm hy vọng, sống hạnh phúc và tự lập theo khả năng của từng em.

Điều kiện tiếp nhận : - Trẻ khiếm thị, mù hoặc nhìn kém (thị lực dưới 4/10 có hoặc không có đeo kính). - Tuổi từ sơ sinh đến 5 tuổi : chương trình can thiệp sớm giúp trẻ tại gia đình. - Tuổi từ 6 đến 16 tuổi : học văn hoá, các kỹ năng chuyên biệt cho người khiếm thị như chữ Braille, định hướng di chuyển, sinh hoạt hàng ngày, môi trường chung quanh, âm nhạc, vi tính... - Trẻ mồ côi hay trẻ có gia đình thuộc tỉnh Lâm Đồng hoặc vùng phụ cận, ưu tiên trước hết cho anh chị em thuộc dân tộc ít người, không phân biệt tôn giáo.

Các em được giúp hoàn toàn miễn phí. Các em có khả năng học thì sẽ được giúp cho tới khi tốt nghiệp, giúp học nghề và có việc làm, còn những em không đủ khả năng, sẽ được giúp cho tới 16 tuổi, sau đó sẽ gửi về gia đình.

Hiện mái ấm Đà Lạt có 8 em, trong đó 2 em có khả năng đang theo học tại trường phổ thông, 1 em học lớp tình thương Don Bosco, và 5 em học tại mái ấm. Trong 8 em này, có 4 em Công giáo, 3 em Phật giáo và 1 em Tin Lành.

• Nhà Khuyết Tật Lộc Phát : là cơ sở II của Trung Tâm Bảo Trợ Trẻ Mồ Côi Tàn Tật Thị Nghè – Tp. Hồ Chí Minh. Đây là một Trung Tâm trực thuộc Sở Thương Binh Xã Hội Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ Sở II Bảo Lộc được thành lập năm 1994, do các Nữ tu Dòng Thánh Phaolô điều hành.

Khi nhận thấy các em ngày càng khôn lớn. Nữ tu Elisabeth Lê Thị Thành (Dòng Thánh Phaolô, tỉnh dòng Saigon) nghĩ đến tương lai cho các em. Các nữ tu đã tìm đến vùng đất Bảo Lộc và đã được hợp tác xã Hiệp Phát sang nhượng cho một thửa đất trà 6000 mét vuông, là nơi tọa lạc ngôi nhà chính của nhà Khuyết Tật hiện nay.

Các em thuộc thành phần mồ côi, chậm phát triển. Nơi đây, các em được các Nữ tu hướng dẫn từng bước trong công việc lao động tay chân : chăm sóc cây trà, cây cà phê và chăn nuôi thỏ, gà, vịt... vào buổi sáng. Buổi chiều, các em được vào học các lớp văn hóa, vi tính do Trung Tâm hướng dẫn.

Khi các em đến tuổi trưởng thành, Trung Tâm thành lập gia đình cho các em, các em có ngôi nhà riêng và sinh họat theo nhu cầu riêng của gia đình. Các em có thể tiếp tục vào làm việc trong Trung Tâm và hưởng lương theo tiêu chuẩn công việc làm.

Page 43: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

Nhìn Lại 43

• Nhà nuôi trẻ mồ côi Tà Nung : Được thành lập năm 1994, do Cố Linh mục Anrê Nguyễn Văn Thành, cựu Quản xứ Giáo xứ Vạn Thành – Tà Nung,

với mục đích nuôi các em mồ côi người Dân tộc, giúp các em có một tương lai tốt đẹp hơn.Đồng bào Dân tộc theo mẫu hệ, nên khi người mẹ qua đời, thì người bố phải trở về nhà cha mẹ mình, và con cái thường sống với thân nhân bên mẹ, do đó, con cái được coi là mồ côi khi mẹ qua đời. Nhà nuôi trẻ mồ côi Tà Nung nhận nuôi các em này cho đến khi các em 18 tuổi. Các chị Hiệp Hội Nữ Tỳ Chúa

Thánh Thần phụ trách cơ sở và trực tiếp chăm sóc các em. Các em đi học tại trường cấp I, II và III trong xã, và luôn có liên hệ thường xuyên với các thân nhân của mình. Hằng năm, các em có các kỳ nghỉ lễ, tết và hè để các em về sống với gia đình họ tộc.

• Nhà nuôi trẻ suy dinh dưỡng Tà Nung : Được thành lập năm 1995, do Cố Linh mục Anrê Nguyễn Văn Thành, cựu Quản xứ Giáo xứ Vạn Thành – Tà Nung, với mục đích chăm sóc cho các trẻ em suy dinh dưỡng người Dân tộc tại xã Tà Nung, từ 2 đến 4 tuổi. Đây là một nhà trẻ tư thục nhân đạo do Linh mục Quản xứ Tà Nung chịu trách nhiệm hoạt động và các chị em Hiệp Hội Nữ Tỳ Chúa Thánh Thần trực tiếp chăm sóc. Nhà trẻ tiếp nhận 25 em/năm. Hoạt động bán trú và hoàn toàn miễn phí. Các em được chăm sóc theo chế độ bồi dưỡng, cân và kiểm tra sức khỏe theo định kỳ. Khi các em đã đạt được tiêu chuẩn tốt, thì trả về gia đình để có thể nhận các em mới.

• Nhà nội trú Phú Sơn và Đinh Văn – Lâm Hà : Do các nữ tu dòng Thánh Phaolô xây dựng, nhằm giúp các em Dân tộc nghèo ở vùng sâu vùng xa, không có khả năng và phương tiện đến trường để học hành. Với mục đích và đối tượng như vậy, nên các em nội trú ở đây được giúp đỡ hoàn toàn,

gia đình không phải trả đồng nào. Nhà nội trú Phú Sơn có 70 em, tuổi từ 3 đến 16. Các em lứa tuổi mẫu giáo học lớp mẫu giáo do cộng đoàn nữ tu Phaolô Phú Sơn phụ trách. Các em lứa tuổi lớn hơn học tại trường cấp I và II xã Phú Sơn. Sau khi học xong cấp II, các em được chuyển ra nhà nội trú Đinh Văn để học cấp III tại Thị trấn Đinh Văn, Lâm Hà. Hiện nhà nội trú Đinh Văn có 20 em

đang học từ lớp 10 đến lớp 12. Ngoài việc học văn hóa tại trường, khi về nhà nội trú các em còn được giáo dục về nhân bản, được dậy giáo lý, được chăm sóc để trở thành những người hữu ích cho xã hội và Giáo Hội, và cụ thể là cho buôn làng.

Page 44: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

44 Giáo Phận Đàlạt 50 Năm Hình Thành Và Phát Triển

• Nhà nội trú Hoa Rừng : Được thành lập từ năm 1997 tại An Hòa, Đức Trọng, do các Nữ tu Tu viện An Hòa, (thuộc Hội Dòng MTG. Gò Vấp), nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các em nữ sinh Dân tộc được học hành, được giáo dục và phát triển, trở nên những con người tốt trong xã hội và Giáo Hội. Nhà nội trú Hoa Rừng đón nhận và nuôi ăn học hoàn toàn miễn phí khoảng 50 nữ sinh Dân tộc, từ lớp 6 đến lớp 12, đến từ các buôn làng trong Giáo phận Đà Lạt. Ngoài việc hỗ trợ các em theo học chương trình văn hóa tại các trường Phổ thông cấp 2 và cấp 3 ở huyện Đức Trọng, các em còn được chăm sóc hướng dẫn về mặt đạo đức, nhân bản ; trau dồi các khả năng về đàn trống múa ca, về thủ công mỹ nghệ như dệt, may, thêu, kết xâu chuỗi... Cho tới nay, nhà nội trú Hoa Rừng đã có được 22 em tốt nghiệp Phổ thông, trong số đó có 4 em tiếp tục học lên Đại học, 3 em học Cao đẳng, 2 em học Trung học chuyên nghiệp, 11 em xin nhập tu Hội Dòng MTG. Gò Vấp (6 thanh tuyển và 5 tập sinh).

• Trung tâm dậy nghề Tư thục Tân Tiến : là một trong hai trường dạy nghề tư thục đầu tiên ở Lâm Đồng. Trung tâm đóng trên địa bàn Khu phố I, phường Lộc Tiến, thị xã Bảo Lộc ; trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và

Xã hội Lâm Đồng, do dòng Don Bosco Việt Nam trực tiếp quản lý, điều hành. Hiện nay trung tâm đang đào tạo 5 ngành nghề gắn bó thiết thực với thanh niên nông thôn như : sửa chữa máy nông nghiệp, ô tô, xe gắn máy ; kỹ nghệ sắt gồm : nguội sửa chữa, hàn hơi, hàn điện, tiện, phay, bào ; các lớp điện công nghiệp, điện lạnh ; các lớp may thời trang, may công nghiệp ; tin học văn

phòng, Anh văn… Trung tâm dạy nghề tư thục Tân Tiến là trung tâm dạy nghề được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại. Đây không phải là trung tâm dạy nghề để kinh doanh như các cở sở khác, nhờ đó đã góp phần đào tạo nghề cho nhiều thanh niên nông thôn đang cần việc làm ổn định.

• Cơ sở dậy nghề dệt may thổ cẩm K’Long : Do Cộng đoàn Don Bosco K’Long phụ trách, bắt đầu từ năm 2001, với việc mời một số nghệ nhân người Chăm từ Phan Rang lên dậy nghề dệt may thổ cẩm. Năm 2003, được chính thức cấp giấy phép thành lập cơ sở.

Cơ sở được thành lập 4 mục đích :

- Duy trì và phát triển nghề truyền thống của đồng bào Dân tộc thiểu số, bảo tồn văn hóa bản sắc dân tộc.

- Tạo công ăn việc làm, để thanh niên có thể sinh sống bằng chính đôi tay của mình.

Page 45: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

Nhìn Lại 45

- Giáo dục nhân bản, thăng tiến con người, huấn luyện về phương pháp làm việc, biết sử dụng kỹ thuật trong lao động, biết giao tiếp, liên đới với xã hội và nhất là biết làm việc chung.

- Giáo dục đức tin theo phương châm của thánh Gioan Bosco : trở thành công dân tốt và Kitô hữu tốt. Qua công việc giúp các em hướng tới đời sống Kitô hữu trưởng thành.

Đối tượng chủ yếu là các thiếu nữ người Dân tộc tại địa phương và các vùng phụ cận. Các em ở xa có thể nội trú tại cơ sở. Ngoài công việc lao động, các em ở cơ sở còn tham gia những sinh hoạt khác như thể thao, văn nghệ, tham gia ca đoàn hát lễ tại nhà thờ...

Hiện nay những em học nghề xong, được tiếp nhận làm việc tại cơ sở, đảm bảo có việc làm. Có những em gắn bó với cơ sở và công việc nhiều năm nay, trở thành những thợ dệt may lành nghề và có cuộc sống ổn định.

Với lợi thế vị trí và thương hiệu, mặt hàng thổ cẩm K’Long hiện được nhiều cơ sở kinh doanh hay du lịch đặt hàng, chủ yếu ở những điểm du lịch như Lang Biang, các cửa hàng thủ công mỹ nghệ...

Nhưng cũng có những khó khăn như thị trường tiêu thụ không ổn định, không tìm ra việc khi các em trở về địa phương nên nhiều em đành bỏ nghề. Ngoài ra, nghề dệt thổ cẩm là nghề có tính gia truyền, do đó ít nhiều cũng bị giới hạn trong việc truyền nghề, vì nhiều nghệ nhân muốn giữ những bí quyết riêng.

Với những thành quả và kinh nghiệm sau 8 năm hoạt động, cơ sở đang đặt ra phương hướng cho tương lai, là phải đào tạo nhân sự người Dân tộc địa phương, để dần dần chuyển giao công việc quản lý, điều hành công việc ; nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, từ đó cải tiến mẫu mã, kiểu dáng... ; đặc biệt phải tổ chức được việc tiếp thị, khuyến mãi... và nghiên cứu mở thêm những ngành nghề khác cho các em nam, như điện gia dụng, mộc, sửa xe, mô tơ...

• Lớp học tình thương : do Học viện Don Bosco Đà Lạt và Cộng đoàn Nữ Tử Bác Ái Mai Anh kết hợp với địa phương tổ chức, dành cho các trẻ em nghèo trong phạm vi Thành phố Đà Lạt, từ lớp 1 đến lớp 5, học vào các buổi sáng từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trong khuôn viên của Học viện và Cộng đoàn. Mỗi lớp hiện có khoảng 40 – 50 em.

b. Các hoạt động bác ái xã hội và phục vụ người nghèo :

• Chương trình khuyến học : Trên lãnh vực bao la này, Giáo phận chọn phần căn bản nhất để bắt đầu xây dựng, đó là giúp các em dân tộc thiểu số được đi học ngay từ thời mẫu giáo. Chương trình này có thể mở rộng tùy theo hoàn cảnh, khả năng, nhằm tạo điều kiện cho các em nghèo nhưng hiếu học được đi học, ít nhất từ Mẫu Giáo đến hết cấp I (tổng cộng là 7

Page 46: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

46 Giáo Phận Đàlạt 50 Năm Hình Thành Và Phát Triển

năm). Để có thể mời gọi nhiều người hợp tác và học bổng có thể trải rộng đến nhiều em, nên ấn định mức học bổng 25 USD/một em/một năm, và đảm bảo em sẽ được cấp học bổng 7 năm. Một số tiền rất khiêm tốn, nhưng cũng tạm đủ. Chương trình này kêu gọi sự hợp tác của các linh mục triều và dòng, các cộng đoàn tu sĩ, các gia đình và tất cả những ai ưu tư đến việc phục vụ người nghèo.

• Tủ thuốc gia đình : Giáo phận đã khuyến khích các nhà xứ và cộng đoàn tu sĩ ở những vùng kinh tế mới và Dân tộc thiểu số nên có một “Tủ Thuốc Gia Đình” với những loại thuốc thông thường có thể trị bệnh : cảm sốt, đau nhức, ghẻ lở, giun sán, ho, sốt rét, tiêu chảy, thuốc bổ… Mỗi quý, Giáo phận yểm trợ 500.000 VND cho một tủ thuốc : một số tiền quá ít ỏi không đủ đáp ứng nhu cầu, nhưng dù sao cũng nói lên thao thức của Giáo phận muốn góp phần phục vụ người nghèo ; phần lớn chi phí còn lại do nhà xứ và cộng đoàn bù đắp. Khởi đầu hoạt động, từ năm 1994, với 15 tủ thuốc gia đình. Hiện nay, trong cả Giáo phận đang có 34 “Tủ Thuốc Gia Đình” hoạt động.

• Chương trình sửa nhà cho người nghèo : Trong chương trình thăm viếng người nghèo, ngoài việc an ủi, giúp đỡ, cầu nguyện… thì việc “sửa chữa nhà ở” là công việc giúp ích hữu hiệu vì đem đến cho cả gia đình họ niềm vui và hạnh phúc, cho họ thoát cảnh sống tồi tàn, mất phẩm giá con người và cũng động viên tinh thần phục vụ người nghèo nhiều nhất nơi một số người được sống trong hoàn cảnh may mắn và sung túc, khi được chứng kiến tận mắt cảnh sống bi đát của những người con Chúa và anh em của mình.

• Chương trình chén cơm người già neo đơn : Từ đầu năm 2005, được sự hỗ trợ của các Ân Nhân thuộc Hội Bác Ái Thánh Têrêxa, do thầy phó tế Vũ Thành An đứng đầu, Giáo phận đã góp phần vào chương trình “chén cơm người già neo đơn” nhằm giúp các cụ neo đơn trên 60 tuổi mỗi tháng 10 ký gạo. Chương trình bác ái này đã đem lại nhiều an ủi và niềm vui cho các cụ cũng như những ai góp phần phục vụ.

• Quỹ vi tín dụng giúp đỡ người nghèo : Nhằm mục đích giúp người nghèo (chủ yếu người Dân tộc) nhận ra rằng : người nghèo có thể hỗ trợ nhau thoát khỏi cảnh nghèo. Trong đó, những người cùng hoàn cảnh trong cuộc sống ở một vùng tham gia lập thành nhóm tiết kiệm. Các nhóm này thường xuyên gặp gỡ để đóng tiết kiệm, cùng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất. Số tiền tiết kiệm của nhóm sẽ dành cho các thành viên vay lại trong lúc túng thiếu, ốm đau hay để đầu tư vào sản xuất… Chương trình cũng đầu tư cho người nghèo một số vốn nhỏ để sản xuất, tránh tình trạng vay non, nhờ đó kinh tế cũng dần dần cải thiện. Ngoài tác động về kinh tế, chương trình có tác động rất lớn trong vấn đề xã hội. Người phụ nữ cảm thấy có giá trị trong xã hội, tiếng nói của họ được lắng nghe, và họ ý thức trách nhiệm, quan tâm hơn đến người khác trong xã hội.

Page 47: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

Nhìn Lại 47

• Nồi cháo tình thương : nhằm phục vụ bữa ăn cho các bệnh nhân nghèo tại 2 Bệnh viện Đa Khoa I và Đa Khoa II Lâm Đồng. Tại Bệnh viện Đa Khoa I do nhóm Các Bà Bác Ái kết hợp với Phật Tử Đà Lạt tổ chức và phục vụ. Tại Bệnh viện Đa Khoa II do nhóm Khuyết Tật Tin Yêu tổ chức và phục vụ.

• Nhóm Cải Sanh : trong tinh thần yêu thương người nghèo xấu số của Đức Cha Jean Cassaigne, một số giáo dân tự hình thành nhóm mang tên Ngài, với sự chung góp vào quỹ hằng tháng, để tận tay nhóm trao cho những nơi có nhu cầu giúp đỡ trong và ngoài Giáo phận. Hằng năm nhóm cũng góp được hằng trăm triệu để giúp đỡ những nơi nghèo khổ.

• Nhóm Camilô Lộc Phát : là nhóm tự phát, tình nguyện đi thăm viếng chăm sóc bệnh nhân trong vùng, giúp người hấp hối và phục vụ việc tẩm liệm mai táng.

c. Các khóa học hỏi và huấn luyện :

So với các hoạt động thực tế khá phong phú để phục vụ người nghèo và anh chị em Dân tộc, việc học hỏi và huấn luyện về công tác xã hội cũng như các vấn đề liên quan đến đời sống hôn nhân gia đình có phần lặng lẽ hơn. Việc chuẩn bị cho các đôi bạn trẻ chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân gia đình chủ yếu được thực hiện tại các giáo xứ. Cũng như ở các giáo phận khác, tiến trình chuẩn bị này gồm việc ôn tập, củng cố những hiểu biết căn bản về đời sống

đức tin, và việc trang bị những hiểu biết, những nhận thức cần thiết cho cuộc sống hôn nhân gia đình theo tinh thần Tin Mừng. Trong tinh thần phát huy nền văn minh sự sống, năm 2008, Giáo phận Đà Lạt đã tổ chức khóa học về phương pháp Billings cho đại diện của tất cả các giáo xứ, giáo họ trong Giáo phận.

Việc chăm sóc mục vụ hậu bí tích hôn nhân cho các gia đình trẻ được tổ chức khác nhau tùy theo hoàn cảnh giáo xứ. Thông thường việc này được thực hiện dựa vào sinh hoạt của các đoàn thể đang có trong giáo xứ : Legio, các hội dòng ba, nhóm cầu nguyện, giới gia trưởng, giới hiền mẫu… Một hình thức mục vụ hôn nhân gia đình đang được một số nơi thực hiện, đó là tổ chức thánh lễ tạ ơn mừng ngày kỷ niệm hôn phối chung cho các gia đình theo từng tháng trong năm. Đây là một nỗ lực tạo cơ hội để các đôi vợ chồng có thể cùng nhau nhớ lại ngày thành hôn và lời thề hứa yêu thương đối với nhau, cùng nhau nhìn lại những vui buồn trong đời sống gia đình, cùng nhau suy nghĩ về sứ mạng Chúa đã ủy thác và định hướng tương lai… theo tinh thần Tin Mừng.

Page 48: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

48 Giáo Phận Đàlạt 50 Năm Hình Thành Và Phát Triển

d. Những biến cố và lễ hội :

Ngoài những biến cố và lễ hội liên quan đến việc thành lập Giáo phận và các Đức Giám Mục chủ chăn của Giáo phận, Giáo phận Đà Lạt còn tràn đầy niềm hân hoan vì các sự kiện sau :

• Cha Tổng Đại Diện Phêrô Nguyễn Văn Nhơn được bổ nhiệm làm Giám Mục Phó ngày 19.10.1991 và được tấn phong ngày 03.12.1991 tại khuôn viên Nhà Thờ Chánh Tòa.

• Cha Tổng Đại Diện Phaolô Bùi Văn Đọc được bổ nhiệm làm Giám Mục Chánh Tòa Mỹ Tho ngày 26.3.1999 và được tấn phong tại khuôn viên Nhà Thờ Chánh Tòa ngày 20.5.1999.

• Ngày 08.11.2005, Cha Tổng Đại Diện Giuse Võ Đức Minh được bổ nhiệm làm Giám Mục Phó Nha Trang và được tấn phong Giám Mục tại khuôn viên Nhà Thờ Chánh Tòa ngày 15.12.2005.

• Giáo phận Đà Lạt cũng rất hân hoan tiếp đón 2 Phái đoàn Tòa Thánh : Một phái đoàn đến thăm Giáo phận vào ngày 31.3.1995, gồm có Đức Ông Claudio Celli và Đức Ông Barnabê Phương. Một phái đoàn thứ hai gồm có Đức Ông Pietro Parolin, Đức Ông Barnabê Phương, Đức Ông Luis Marianô đến thăm Giáo phận vào ngày 11.6.2008

• Giáo phận đã tổ chức MỘT NĂM THÁNH vào năm 2007 để kỷ niệm 80 NĂM TRUYỀN GIÁO CHO NGƯỜI DÂN TỘC, với biến cố Đức Cha Jean Cassaigne rửa tội cho người Dân tộc thiểu số đầu tiên : một phụ nữ Thượng bị phong cùi ở Di Linh, vào ngày 07.12.1927.

• Ngoài ra, niềm vui không nhỏ của Giáo phận là chính việc loan báo Tin Mừng cho anh chị em người Dân tộc thiểu số có nhiều thành quả mà hiện nay con số tín hữu đã lên đến hơn 100.000 người (1/3 số giáo dân của Giáo phận), trong đó đã có 4 linh mục người bản địa và một số chủng sinh, tu sĩ, nên hằng năm Giáo phận tổ chức NGÀY ANH CHỊ EM DÂN TỘC

vào Chúa Nhật kế tiếp ngày Khánh Nhật Truyền Giáo, không những để cùng nhau cầu nguyện, hiệp lễ, mà còn chia sẻ những sinh hoạt văn hóa của các buôn làng. Giáo phận cũng hết sức nỗ lực hội nhập văn hóa bằng cách dịch thuật ra tiếng địa phương các bản văn phụng vụ, Tân ước, sách giáo lý, thánh ca…

• Ngoài ngày Anh Chị Em Dân tộc, hằng năm Giáo phận còn có những ngày dành cho Giáo Lý Viên (Lễ Anrê Phú yên), ngày Lễ Sinh, ngày Hiền Mẫu, ngày Giới Trẻ, ngày Gia Đình trẻ, ngày Ca Đoàn, ngày Gia Trưởng, ngày Đời Sống Thánh Hiến… để thúc đẩy nỗ lực Tông Đồ cho từng giới.

Page 49: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

Nhận Định 49 Giáo phận Đà Lạt đang chuẩn bị mừng 50 năm thiết lập Giáo phận vào ngày 24.11.2010. Đây là một biến cố lớn. Tuy Giáo phận không làm gì hoành tráng bên ngoài nhưng sẽ nỗ lực làm những gì nhỏ bé có sức thay đổi và thăng tiến đời sống đức tin, đức ái và gia tăng lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng của các thành phần trong gia đình Giáo phận.

II. NHẬN ĐỊNH Đức Cha Jean Cassaigne đã mở ra cánh đồng truyền giáo trên vùng cao nguyên Đà Lạt, Di Linh, Bảo Lộc. Nẻo đường của Chúa thật bất ngờ. Một con người được sai đến vùng đất mà hầu như chưa ai biết Tin mừng của Chúa để rồi sau đó, mở mang Nước Chúa không những ở vùng Di Linh, Kala, mà còn lan rộng đến Bắc Hội ở vùng Fimnom, lên tới Xuân Trường, nay là Giáo xứ Cầu Đất (Đà Lạt), trải dài đến Công Hinh, tức Giáo xứ Bảo Lộc ngày nay.

Công cuộc truyền giáo được tiếp nối đều đặn bởi biết bao thế hệ Thừa sai trong sự hiệp thông sâu xa với nhịp sống của Dân Chúa tại địa phương này. Trên cánh đồng truyền giáo, những Thừa sai MEP đã khai mở con đường và đón nhận biết bao sự cộng tác tích cực của các Hội Dòng nam nữ và giáo dân của nhiều thế hệ khác nhau.

Giáo phận Đà Lạt quả thực là một “giáo phận truyền giáo”. Nét đặc biệt của Giáo phận là ưu tiên rao giảng Phúc Âm cho người nghèo mà cụ thể là anh chị em Dân tộc thiểu số Koho và Churu. Những anh chị em này chiếm tới 1/3 tổng số giáo dân trong Giáo phận. Nhờ sự dấn thân của các linh mục, nhiệt tình truyền giáo của các Hội dòng và Tu hội, sự quảng đại của anh chị em giáo dân, Giáo phận Đà Lạt đang hướng về những chân trời bao la của cánh đồng truyền giáo tại vùng đất Cao Nguyên này.

Chúng ta có thể mượn lời của thánh Phaolô “Tôi trồng, Apôlô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên” (1Cr 3,6) để có một cái nhìn đức tin về công cuộc truyền giáo của Giáo phận Đà Lạt. Với sự ngỡ ngàng trước những nẻo đường của Chúa, chúng ta phải thốt lên lời ca ngợi : “Quả thật Chúa dã dẫn dắt công cuộc truyền giáo ở Giáo phận Đà Lạt này trên những con đường không ai nghĩ tới”

III. HƯỚNG TỚI Giáo phận Đà Lạt từ trước đã nỗ lực để có những đường hướng mục vụ truyền giáo trong tinh thần hiểu biết và hiệp thông cách đặc biệt nơi hàng linh mục và tu sĩ nam nữ, và qua các ngài thúc đẩy tầng lớp giáo dân. Nhưng trong điều kiện hạn hẹp của Giáo phận chưa có thể tổ chức các khóa huấn luyện dành cho giáo dân trên cấp độ giáo phận. Vì

thế hướng về Kim Khánh Giáo phận, Giáo phận đang phát động tinh thần hiệp

Page 50: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

50 Giáo Phận Đàlạt 50 Năm Hình Thành Và Phát Triển

thông trong toàn Giáo phận để cùng nhau xây dựng một trung tâm mục vụ với quy mô có thể mở ra những khóa nhiều ngày cho khoảng 200 học viên giáo dân ; để giúp giới lãnh đạo giáo dân mọi ngành mọi giới có thể có những hiểu biết và thao thức đối với sự nghiệp mục vụ và truyền giáo của Giáo phận.

Giáo phận đã luôn luôn quan tâm đến giáo dục và giáo lý theo truyền thống của Hội Thánh.

a. Về công tác giáo dục : • Kiên trì kêu gọi các bậc cha mẹ lo cho con cái đi học. Kêu gọi, nhắn nhủ

các thiếu nhi chịu khó đi học trong các Thánh lễ, các lớp giáo lý.

• Tổ chức Thánh Lễ vào dịp khai trường mỗi năm để cầu nguyện cho việc học hành của các em và giúp các bậc cha mẹ, các em học sinh ý thức hơn tới tầm quan trọng của việc học hành.

• Tổ chức các buổi phát thưởng và tuyên dương vào cuối các học kỳ, cuối năm học.

• Lập quỹ khuyến học và đặc biệt quỹ giúp các em thuộc diện nghèo, các em học sinh Dân tộc đi học.

• Có giáo xứ tổ chức các lớp phụ đạo, các lớp vi tính,sinh ngữ tại nhà xứ.

• Giáo phận thiết lập Chương trình khuyến học dài hạn dành riêng cho các em học sinh Dân tộc.

b. Nhưng trong tương lai vẫn phải :

• Tiếp tục phát huy các phương sách đã thực hiện, đặc biệt ở những nơi vùng sâu, vùng xa và nơi người Dân tộc.

• Kiên trì giúp đỡ về mặt tinh thần và vật chất cho việc giáo dục người Dân tộc hơn nữa.

c. Về công tác giáo lý :

Từ lâu Giáo phận quan tâm cách đặc biệt tới việc học Giáo lý của các em thiếu nhi, thiếu niên, giới trẻ :

• Hàng năm, Đức Giám Mục Giáo phận có Thư Mục Vụ về việc học và dạy Giáo lý.

• Có Ban Giáo lý Giáo phận lo về việc học và dạy Giáo lý.

• Giáo phận sử dụng một thủ bản Giáo lý chung cho cả Giáo phận từ 6 tuổi tới 18 tuổi ; Giáo lý Hôn nhân ; Giáo lý dự tòng…

• Tổ chức các lớp Giáo lý hôn nhân hàng năm tại nhiều giáo xứ.

• Tổ chức việc huấn luyện Giáo lý viên hàng năm.

• Các giáo xứ lo xây dựng các nhà Giáo lý.

Tuy nhiên nhìn về phía trước Giáo phận thấy cần :

• Soạn lại thủ bản Giáo lý gọn nhẹ hơn, nhấn mạnh đến các đức tính nhân bản hơn, phù hợp với tâm lý các lứa tuổi hơn nhằm thích ứng với hoàn cảnh mới, với thời gian eo hẹp của các học sinh.

Page 51: GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

Hướng Tới 51

• Huấn luyện một số giáo lý viên chuyên nghiệp cho các giáo xứ.

• Quan tâm hơn tới việc đào tạo người giáo dân.

• Phát triển các đoàn thể, các phong trào Công Giáo Tiến Hành.

Cách riêng Giáo phận sẽ quan tâm cải thiện môi trường giáo dục : gia đình, hội đoàn, các giới và giáo xứ.

d. Hoạt động của các cơ sở văn hoá xã hội công giáo

Các cơ sở xã hội phục vụ người nghèo (phòng khám bệnh, phát thuốc, chăm sóc người cao tuổi, nuôi dậy trẻ em tàn tật, trẻ em bị bỏ rơi…) sẽ nỗ lực hoàn thiện và nhân rộng thêm. Ngoài ra Giáo phận cũng kêu gọi các giáo xứ, các cộng đoàn tu sĩ và các giáo dân (tư nhân) mở thêm các nhà nội trú học sinh - sinh viên để tạo điều kiện ăn học tốt hơn cho các học sinh, sinh viên.

Đặc biệt Giáo phận Đà Lạt đang xúc tiến xây dựng Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận. Trung Tâm này có mục đích chính là thăng tiến người giáo dân để họ có thể sống phong phú ba chức năng tư tế, ngôn sứ và vương đế trong các môi trường gia đình, xã hội giữa trần gian hôm nay, cũng như để họ có thể cộng tác tích cực và hữu hiệu với các hoạt động của giáo xứ, Giáo phận, Giáo Hội Việt Nam và Giáo Hội hoàn vũ. Trung Tâm sẽ mở các lớp học, các khoá bồi dưỡng cho các Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, các giáo lý viên, các ca trưởng và ca viên, các lễ sinh, các tông đồ giáo dân… Trung Tâm cũng sẽ lưu tâm đặc biệt đến việc bồi dưỡng đời sống hôn nhân gia đình Kitô giáo qua các khoá học về hôn nhân, các tuần tĩnh tâm dành cho những người chưa hoặc đã lập gia đình.

Ngoài ra Trung Tâm cũng hướng tới các sinh hoạt văn hoá nghệ thuật, đặc biệt lưu tâm đến văn hoá nghệ thuật truyền thống Việt Nam, văn hoá các dân tộc thiểu số, văn hoá Kitô giáo… Trung Tâm mong muốn và nỗ lực gạn đục khơi trong nhằm phục hồi những giá trị nhân bản truyền thống của dân tộc, những sinh hoạt văn hoá cộng đồng của các làng xã, bản làng, những bản “kinh nhạc” truyền thống như gia sản văn hoá đức tin của Giáo Hội Việt Nam. Đồng thời Trung Tâm cũng hướng tới các sinh hoạt phát triển những nỗ lực phát triển văn hoá hiện đại như những tiếp nối vào kho tàng văn hoá đạo đời của Việt Nam và của toàn nhân loại.