giÁo luẬt vÀ biỆn phÁp chẾ tÀi 1 lm giuse trẦn...

262
LM GIUSE TRẦN NGỌC TÍN Tiến sĩ Giáo luật

Upload: vuonganh

Post on 05-Feb-2018

215 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

1

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

LM GIUSE TRẦN NGỌC TÍN Tiến sĩ Giáo luật

2

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

3

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

4

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

5

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

LỜI GIỚI THIỆU

Đƣợc ban hành ngày 25-01-1983 do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô

II, và có hiệu lực kể từ ngày 27-11-1983, Bộ tân Giáo luật gồm có

1752 điều đƣợc cô đọng lại trong bảy quyển, mà quyển VI mang

tựa đề: “Chế tài trong Giáo Hội”, gồm có hai phần:

1. HÌNH LUẬT NÓI CHUNG (đ. 1311-1363)

Phần thứ nhất đề cập đến những quy tắc áp dụng cho mọi tội phạm

và cho mọi hình phạt phát xuất từ những tội phạm đó.

Vì vậy chúng ta phải biết rõ từ định nghĩa đến những đặc tính thiết

yếu của tội phạm cũng nhƣ của hình phạt.

Muốn áp dụng hình phạt cho phạm nhân, thì phạm nhân cần đƣợc

xét xử qua vụ tố tụng hình sự.

Tuy nhiên, đối với Giáo Hội, tố tụng hình sự là chuyện bất đắc dĩ,

khi những phƣơng thế mục vụ khác nhằm giúp cải thiện phạm nhân

đã thất bại.

Hơn nữa, nét độc đáo của Giáo luật so với Dân Luật là niềm ƣớc

mong “phân biệt” xét xử với hình phạt.

Thật vậy, có những trƣờng hợp phải xét xử phạm nhân, để phạm

nhân cập nhật trách nhiệm của mình trong chân lý.

Về phần hình phạt có thể sinh ra từ việc xét xử nên dành cho thẩm

phán để tuyên kết, mà vẫn tôn trọng nhân phẩm của phạm nhân.

Phải giúp phạm nhân tự cứu mình.

Nhƣ vậy, thẩm phán rất uyển chuyển trong việc xét xử, thậm chí rất

tự do trong việc thẩm định phạm nhân.

6

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

2. HÌNH LUẬT ĐẶC BIỆT (đ. 1364-1399)

Ngƣợc lại, phần thứ hai đề cập đến những hình phạt dành riêng cho

từng tội phạm đặc biệt, chẳng hạn nhƣ tội sát nhân (đ. 1397), tội phá

thai (đ. 1398), tội cáo gian (đ. 1390)…

Quyển VI của Bộ Giáo luật mới tƣơng đƣơng với quyển V của Bộ

Giáo luật cũ mang tựa đề: “Tội phạm và hình phạt”, gồm có ba

phần:

1) Tội phạm (đ. 2195-2213).

2) Hình phạt (đ. 2214-2313).

3) Hình luật đặc biệt (đ. 2314-2414).

Sự kiện quyển VI chỉ gồm có 89 điều (thay vì 220 điều nhƣ trong

Bộ Luật cũ) đã nói lên rằng hình luật trong Bộ Luật mới nhẹ nhàng

hơn hình luật trong Bộ Luật cũ. Vậy do đâu mà có sự khác biệt đó?

Vì sao Giáo Hội phải thiết lập hình luật?

Những thắc mắc đó sẽ lần lƣợt tìm đƣợc lời giải đáp trong giáo trình

này.

7

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

DẪN NHẬP

QUYỀN CƢỠNG CHẾ CỦA GIÁO HỘI

1. BẢN CHẤT CỦA QUYỀN CƢỠNG CHẾ TRONG GIÁO

HỘI

1.1. Giáo luật

“Giáo Hội có quyền bẩm sinh và riêng biệt cƣỡng chế các Kitô hữu

phạm pháp bằng những chế tài hình sự” (đ. 1311).

1.2. Giải thích

1.2.1. Giáo Hội1 có quyền cƣỡng chế

Giáo Hội là ai?

- Giáo Hội là một thực thể siêu nhiên, là nhiệm thể Chúa Kitô.

- Giáo Hội là một đoàn thể hữu hình, là đoàn dân Chúa.

- Giáo Hội là một tổ chức có cơ cấu phẩm trật.

- Giáo Hội ám chỉ hàng phẩm trật.

1 Giáo Hội Công giáo gồm có:

1) Giáo Hội lễ điển la tinh (tức là Giáo Hội Rôma).

2) Và năm Giáo Hội lễ điển Đông phương (với năm tòa Thượng phụ cổ điển): Alexandria, Antiôkia (Đông Syria), Bizantinô (Constantinople), Calđêa (Tây Syria), Armênia.

x. điều 1.

8

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

- Giáo Hội ám chỉ những ngƣời lãnh đạo trong Giáo Hội.

Trong điều 1311, Giáo Hội đƣợc hiểu theo nghĩa cuối cùng. Điều

này giả thiết Giáo Hội là một tổ chức có phẩm trật trên dƣới chứ

không phải là cá mè một lứa, do đó trong Giáo Hội không phải chỉ

có tƣơng quan bác ái huynh đệ, mà còn có tƣơng quan quyền bính

nữa.

Dù tất cả chúng ta đều là tội nhân trƣớc mặt Chúa, nhƣng không vì

thế mà chúng ta không sửa dạy nhau bằng hình phạt.

Quyền cƣỡng chế2 của Giáo Hội có tính cách “bẩm sinh”, bởi vì do

chính Chúa Giêsu thiết lập và đƣợc ban cho Giáo Hội ngay khi Giáo

Hội đƣợc thành lập, chứ không phải do quyền bính dân sự ban cấp.

Đức Giáo Hoàng Lêô XIII trong tông thƣ Immortale Dei, ngày 1-

11-1885, đã quả quyết rằng huấn quyền có quyền xét xử và trừng

phạt trong Giáo Hội.

Quyền cƣỡng chế này cũng là “quyền riêng3”, nghĩa là quyền gắn

liền với nguồn gốc của Giáo Hội, chứ không là quyền ngẫu nhiên,

và độc lập với quyền dân sự.

2 - Marsile de Padoue là một trong những người đầu tiên chối bỏ quyền cưỡng

chế của Giáo Hội, bị Đức Giáo Hoàng Gioan XXII kết án năm 1327 (DS 943 và 945).

- Vào thế kỷ XV, Đức Giáo Hoàng Martinô V kết án những mệnh đề của Wyclif và của J. Huss (DS 1271-1273).

- Năm 1713, Đức Giáo Hoàng Clêmentê XI kết án những mệnh đề của P. Quesnel (2490-2492).

- Năm 1794, Đức Giáo Hoàng Piô VI kết án những sai lầm của Công nghị Pistoie (DS 2604-2605).

- Đức Giáo Hoàng Piô IX kết án luận án theo đó Giáo Hội không có quyền trừng phạt những người vi phạm luật bằng hình phạt nhất thời (DS 2924).

3 Thường quyền được gọi là “quyền riêng”: khi quyền được thi hành nhân danh mình chứ không phải là thay mặt người khác.

9

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

1.2.2. Quyền cƣỡng chế thuộc về bản chất của Giáo Hội

Bản chất của quyền trong Giáo Hội khác với bản chất của quyền

ngoài xã hội, bởi vì Chúa Giêsu, vừa là Chúa và vừa là ngƣời, muốn

thành lập Giáo Hội của Ngài nhƣ một xã hội có phẩm trật.

Lý thuyết phân quyền không có trong Giáo Hội, vì lý thuyết này

không giải thích đƣợc quyền chìa khóa mà Chúa Giêsu đã trao cho

Giáo Hội. Chúa đã trao cho những ngƣời đƣợc rửa tội và những

ngƣời đƣợc truyền chức thánh, mỗi ngƣời tùy theo hoàn cảnh, ba

nhiệm vụ giảng dạy đức tin, thánh hóa con ngƣời, và lãnh đạo cộng

đoàn (x. LG 21).

Chính trong việc lãnh đạo Giáo Hội mà quyền lập pháp, hành pháp

và tƣ pháp đƣợc thi hành trong tay Tông Đồ Phêrô và những ngƣời

kế vị ngài, trong tay tông đồ đoàn, hoặc trong tay mỗi Giám mục,

khi các ngài hiệp thông với Đức Giáo Hoàng Rôma và hiệp thông

với nhau.

Việc thi hành quyền trong Giáo Hội đƣợc xác định nhƣ thế bao hàm

cả quyền cƣỡng chế, và nếu không có quyền cƣỡng chế, thì mọi

quyền khác có thể là hão huyền. Sự cƣỡng chế này đôi khi cần thiết,

nếu ngƣời ta muốn bảo vệ quyền của con ngƣời, ngăn ngừa điều

xấu, uốn nắn ngƣời có tội, và che chở Giáo Hội trƣớc những điều

nguy hại cho sứ mệnh của mình.

Nhƣ vậy, tính cách cƣỡng chế không đƣợc áp đặt từ bên ngoài,

nhƣng thuộc về bản chất của Giáo Hội.

Thật vậy không ai có thể cƣỡng chế ngƣời khác gia nhập Giáo Hội,

nhƣng một khi đã gia nhập, thì mỗi phần tử phải đảm nhận những

nghĩa vụ và quyền lợi của ngƣời tín hữu. Ngƣợc lại, Giáo Hội cũng

có nghĩa vụ đối với Chúa và đối với các tín hữu. Giáo Hội phải chu

toàn nghĩa vụ đó nhƣ là nghĩa vụ công bằng.

10

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

1.2.3. Giáo Hội thi hành quyền cƣỡng chế đối với những tín

hữu phạm pháp

Khi thi hành quyền cƣỡng chế đối với những tín hữu phạm pháp,

Giáo Hội không chỉ coi hình phạt là biện pháp trừng phạt phạm

nhân, nhƣng còn là một phản ứng tự vệ trƣớc những kẻ làm hoen ố

ơn gọi thánh thiện của các Kitô hữu.

2. NỀN TẢNG KINH THÁNH

Ngay từ thời sơ khai, Giáo Hội đã thiết lập hình phạt dự kiến cho

những tín hữu phạm những tội nặng.

2.1. Tin mừng Mt 18, 15-18

Đoạn Tin Mừng Mt 18, 15-18 là một trình tự tố tụng thật sự. Bị cáo

là một phạm nhân. Tội của bị cáo xúc phạm đến cộng đoàn tín hữu,

cũng nhƣ xúc phạm đến Thiên Chúa. Chúa Giêsu dạy trƣớc hết

phải sửa lỗi trong tình huynh đệ riêng tƣ. Nếu phạm nhân không

nghe, thì mời thêm một hai nhân chứng nữa. Nếu phạm nhân vẫn

ngoan cố, thì mới đƣa vụ việc ra trƣớc cộng đoàn, tức là đệ trình

lên vị có trách nhiệm trong Giáo Hội. Nếu phạm nhân vẫn tiếp tục

ngoan cố, thì sẽ bị trục xuất khỏi cộng đoàn. Dầu vậy, cộng đoàn

vẫn tôn trọng và cầu nguyện cho phạm nhân, và nhất là luôn giang

rộng đôi tay để đón phạm nhân trở về, ngay khi phạm nhân quyết

định sửa chữa lỗi lầm.

15 “Nếu ngƣời anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa

lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì

anh đã chinh phục đƣợc ngƣời anh em.16 Còn nếu nó không chịu

nghe, thì hãy đem theo một hay hai ngƣời nữa, để mọi công việc

đƣợc giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân.17 Nếu

nó không nghe họ, thì hãy đi thƣa Hội Thánh. Nếu Hội Thánh mà

nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó nhƣ một ngƣời ngoại hay một

ngƣời thu thuế.18 “Thầy bảo thật anh em: dƣới đất, anh em cầm

buộc những điều gì, trên trời cũng cầm buộc nhƣ vậy; dƣới đất,

anh em tháo cởi những điều gì, trên trời cũng tháo cởi nhƣ vậy”.

11

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

2.2. Các thƣ của thánh Phaolô

2.2.1. Thƣ 1 Cor 5, 2-5

Thánh Phaolô nói đến tội loạn luân xảy ra trong cộng đoàn. Ngài

xin giáo dân Côrintô đừng giao thiệp với phạm nhân loạn luân. Việc

cắt đứt liên lạc này đồng nghĩa với việc loại trừ khỏi cộng đoàn, tức

là dứt phép thông công:

“2 Thế mà anh em lại còn kiêu ngạo! Lẽ ra anh em đã phải than

khóc và loại trừ kẻ làm điều ấy ra khỏi cộng đoàn của anh em!3

Phần tôi, tuy vắng mặt về thân xác, nhƣng về tinh thần vẫn có

mặt, tôi đã lên án kẻ có hành vi đó nhƣ thể tôi có mặt tại chỗ.4

Trong một buổi họp của anh em, ở đó có tôi hiện diện bằng tinh

thần, nhân danh Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, và với quyền

năng của Ngƣời,5 chúng ta phải nộp con ngƣời đó cho Xa-tan, để

phần xác nó bị huỷ diệt, còn phần hồn đƣợc cứu thoát trong

Ngày của Chúa”.

2.2.2. Thƣ 2 Cor 2, 5-11

Tuy nhiên, thánh Phaolô cũng giảng về sự tha thứ cho những ngƣời

đã xúc phạm đến cộng đoàn. Tha thứ là bỏ qua lỗi lầm của phạm

nhân:

“5 Nếu có ai đã gây ƣu phiền, thì không phải là gây ƣu phiền cho

tôi, mà cho tất cả anh em, một phần nào đó - nói thế, kẻo sợ quá

lời.6 Con ngƣời đó bị số đông phạt nhƣ thế là đủ rồi.7 Vì vậy, tốt

hơn, anh em phải tha thứ và an ủi, kẻo ngƣời đó bị chìm đắm

trong nỗi ƣu phiền quá mức chăng.8 Cho nên, đối với ngƣời đó,

tôi khuyên anh em hãy đặt tình bác ái lên trên hết.9 Thật thế, sở

dĩ tôi đã viết thƣ cho anh em, là để thử anh em, xem anh em có

vâng phục về mọi mặt chăng.10 Anh em tha thứ cho ai, thì tôi

cũng tha thứ cho ngƣời ấy. Và nếu tôi đã tha thứ -trong trƣờng

hợp phải tha thứ-, thì cũng là vì anh em, trƣớc mặt Đức Ki-tô,11

kẻo chúng ta bị Xa-tan phỉnh gạt, vì chúng ta không lạ gì ý đồ

của nó”.

12

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

2.2.3. Thƣ 2 Thess 2, 1-12

Thánh Phaolô đề cập đến mầu nhiệm của sự gian ác là mầm mống

của tội chối bỏ niềm tin:

“1 Thƣa anh em, về ngày Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta,

quang lâm và tập hợp chúng ta về với Ngƣời, tôi xin anh em điều

này:2 nếu có ai bảo rằng chúng tôi đã đƣợc thần khí mặc khải,

hoặc đã nói, đã viết thƣ quả quyết rằng ngày của Chúa gần đến,

thì anh em đừng vội để cho tinh thần dao động, cũng đừng hoảng

sợ.3 Đừng để ai lừa dối anh em bất cứ cách nào.4 Tên đối thủ tôn

mình lên trên tất cả những gì đƣợc gọi là thần và đƣợc sùng bái,

thậm chí nó còn ngồi trong Đền Thờ Thiên Chúa và tự xƣng là

Thiên Chúa.5 Khi tôi còn ở với anh em, tôi đã từng nói những

điều ấy, anh em không nhớ sao?6 Anh em biết cái gì hiện đang

cầm giữ nó, khiến nó sẽ chỉ xuất hiện đƣợc vào thời của nó.7

Thật vậy, mầu nhiệm của sự gian ác đang hoành hành. Chỉ đợi

ngƣời cầm giữ nó bị gạt ra một bên,8 bấy giờ tên gian ác sẽ xuất

hiện, kẻ mà Chúa Giê-su sẽ giết chết bằng hơi thở từ miệng

Ngƣời, và sẽ tiêu diệt bằng ánh huy hoàng, khi Ngƣời quang

lâm.9 Còn việc tên gian ác xuất hiện là do tác động của Xa-tan,

có kèm theo đủ thứ phép mầu, dấu lạ, điềm thiêng,10 và đủ mọi

mƣu gian chƣớc dối, nhằm hại những kẻ phải hƣ mất, vì đã

không đón nhận lòng yêu mến chân lý để đƣợc cứu độ.11 Vì thế

Thiên Chúa gửi đến một sức mạnh mê hoặc làm cho chúng tin

theo sự dối trá;12 nhƣ vậy, tất cả những kẻ không tin sự thật,

nhƣng ƣa thích sự gian ác, thì sẽ bị kết án”.

2.2.4. Thƣ 1 Tim 1, 20

Thánh Phaolô kể lại việc ngài nộp Hymênê và Alexanđê cho Satan

để dạy cho họ đừng nói lộng ngôn nữa:

“20 Trong số đó có Hy-mê-nê và A-lê-xan-đê; tôi đã trao nộp họ

cho Sa-tan để họ đƣợc dạy cho biết đừng nói lộng ngôn nữa”.

13

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

2.2.5. Thƣ Tit 3, 10

Thánh Phaolô khuyên giáo dân của ngài phải loại bỏ ngƣời theo bè

phái, sau khi đã cảnh cáo phạm nhân này hai lần.

“10 Ngƣời theo bè phái, thì sau khi cảnh cáo lần thứ nhất và lần

thứ hai, anh hãy loại đi”.

Những đoạn thƣ trên của thánh Phaolô đã minh chứng rằng các

Tông Đồ đã áp dụng quyền trừng phạt trong Giáo Hội thời sơ khai

đối với một số tội phạm. Thật ra, Giáo Hội buộc phải trừng phạt

phạm nhân, vì phạm nhân tự đặt mình trong tình huống bị trừng

phạt và bị tách rời khỏi gia đình thiêng liêng.

Tuy nhiên, quyền trừng phạt trong Giáo Hội không đƣợc thi hành

cách nghiêm khắc và tàn nhẫn, nhƣng mềm dẻo nhằm giúp phạm

nhân tự cải thiện chính mình.

3. CHỦ THỂ THỤ HÌNH

Để trở thành chủ thể thụ hình, đƣơng sự phải hội đủ những điều

kiện sau đây:

3.1. Là ngƣời tín hữu Chúa Kitô

Những chủ thể thụ hình theo điều 1311 là những tín hữu Chúa Kitô.

Theo nghĩa của điều 204, §1, những tín hữu Chúa Kitô là tất cả

những ngƣời đã đƣợc rửa tội và đƣợc tham dự vào ba chức vụ tƣ tế,

ngôn sứ và vƣơng giả của Đức Kitô tùy theo hoàn cảnh riêng của

mình: là giáo sĩ, tu sĩ hay giáo dân:

“Với tƣ cách là những ngƣời đã đƣợc sáp nhập vào Đức Kitô

nhờ bí tích Rửa tội, các Kitô hữu tạo thành dân Thiên Chúa, và

vì lý do này họ đƣợc tham dự vào chức vụ tƣ tế, ngôn sứ và

vƣơng giả của Đức Kitô theo cách thế riêng của mình, mỗi ngƣời

tùy theo hoàn cảnh riêng của mình đƣợc kêu gọi thi hành sứ

mạng Thiên Chúa đã ủy thác cho Giáo Hội chu toàn trên trần

gian”.

14

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Điều 11 bổ túc cho điều 204, §1, khi quy định ngƣời phải giữ luật

Giáo Hội là:

- Ngƣời đã đƣợc rửa tội trong Giáo Hội Công giáo hay ngƣời

đã đƣợc nhận vào Giáo Hội Công giáo sau khi đã đƣợc rửa tội

thành sự trong một giáo đoàn Kitô giáo khác.

- Ngƣời đã sử dụng đủ trí khôn.

- Ngƣời đã đƣợc bảy tuổi trọn4, trừ khi luật minh nhiên dự liệu

cách khác.

3.2. Là ngƣời tín hữu trên mƣời sáu tuổi

Điều 1323 ấn định tuổi thành niên hình sự là mƣời sáu tuổi (khác

với tuổi thành niên bình thƣờng5 theo Giáo luật là mƣời tám tuổi),

cho nên ngƣời nào chƣa đủ mƣời sáu tuổi trọn theo cách tính của

Giáo luật, thì không phải chịu một chế tài hình sự nào. Nói cách

khác, ngƣời tín hữu trên mƣời sáu tuổi trọn mới có thể là chủ thể

thụ hình.

3.3. Là ngƣời tín hữu đã thực hiện tội phạm

Theo Giáo luật, phạm nhân là ngƣời thực hiện một hành vi thiết

thực và nghiêm trọng của ý chí chống lại Giáo Hội với đầy đủ ý

thức, hoặc một tội phạm chống lại Giáo Hội và gây gƣơng xấu đối

với các thành phần của dân Thiên Chúa.

4 Xem đ. 203 về cách tính tuổi.

5 Xem đ. 97, §1.

15

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

16

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

CHƢƠNG 1

YẾU TỐ PHÁP ĐỊNH

1. ĐỊNH NGHĨA

Yếu tố pháp định là văn bản luật pháp dự kiến tội phạm có kèm theo

hình phạt.

Thí dụ: Điều 533, §1 quy định cha sở buộc phải ở trong nhà xứ

gần nhà thờ.

Điều 1396 là văn bản luật pháp dự kiến hình phạt cho cha sở

nào không giữ nghĩa vụ cƣ trú :

“Ngƣời nào vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ cƣ trú mà giáo vụ

buộc phải giữ, thì phải chịu một hình phạt thích đáng, kể cả việc

bãi nhiệm sau khi đã bị cảnh cáo”.

Nguyên tắc chung: “không có tội, không có hình phạt, nếu không có

luật”, nghĩa là một hành vi chỉ bị coi là tội phạm khi vi phạm một

luật có kèm theo hình phạt. Nói cách khác, chỉ có sự vi phạm luật

hình sự mới bị coi là tội phạm. Có tội phạm, nên mới có hình phạt.

Có hình phạt bởi vì có luật hình sự.

2. LỊCH SỬ THẦN HỌC VỀ LUẬT HÌNH SỰ (HÌNH LUẬT)

Ngày nay, các Bộ Hình Luật dân sự xác định tội phạm dựa trên sự

nguy hiểm cho xã hội mà tội phạm gây ra.

Thí dụ:

Hình Luật không phạt ngƣời say rƣợu nếu ngƣời này không gây

mất trật tự trong làng xóm, hay không phá phách đồ đạc của ai.

17

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Một ngƣời có thể bị truy tố vì tội không tham gia bầu cử, dù họ

không thấy ứng viên nào đáng tin cậy. Không tham gia bầu cử là

một nguy hiểm cho xã hội.

Nhƣng Giáo Hội luôn dựa vào tiêu chuẩn luân lý, bởi vì mục đích

của Giáo Hội là bảo đảm cho mọi ngƣời sống hòa thuận với nhau,

và sống hoà thuận với Chúa. Do đó, Giáo Hội luôn mời gọi mọi

ngƣời phải sám hối và cử hành bí tích Hòa giải để ban ơn tha thứ.

Ngay từ thời Giáo Hội sơ khai, việc đối xử với những thành phần sa

ngã đã đƣợc đặt ra.

- Có những ngƣời chủ trƣơng phải tha thứ vô điều kiện, dựa

vào Mt 18, 21:

“Thƣa Thầy, nếu anh em con xúc phạm đến con, con phải

tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không? Chúa Giêsu đáp:

Thầy không bảo là đến bảy lần, nhƣng là đến bảy mƣơi lần

bảy”.

Hoặc Lc 17, 3:

“Nếu ngƣời anh em của con xúc phạm đến con, thì hãy

khiển trách nó, nếu nó hối hận, thì hãy tha cho nó. Dù nó

xúc phạm đến con một ngày đến bảy lần, rồi bảy lần trở lại

nói với con: tôi hối hận, thì con cũng phải tha cho nó”.

- Nhƣng cũng có những ngƣởi chủ trƣơng phải cứng rắn bằng

các biện pháp kỷ luật, dựa vào Mt 18,15-17:

15 “Nếu ngƣời anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi

sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe

anh, thì anh đã chinh phục đƣợc ngƣời anh em.16 Còn nếu

nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai ngƣời

nữa, để mọi công việc đƣợc giải quyết, căn cứ vào lời hai

hoặc ba chứng nhân.17 Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi

thƣa Hội Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe,

18

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

thì hãy kể nó nhƣ một ngƣời ngoại hay một ngƣời thu

thuế”.

Hoặc 1Cor 5, 2-5.9-11:

“Lẽ ra anh em đã phải than khóc và loại trừ kẻ làm điều ấy

ra khỏi cộng đoàn của anh em!3 Phần tôi, tuy vắng mặt về

thân xác, nhƣng về tinh thần vẫn có mặt, tôi đã lên án kẻ

có hành vi đó nhƣ thể tôi có mặt tại chỗ.4 Trong một buổi

họp của anh em, ở đó có tôi hiện diện bằng tinh thần, nhân

danh Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, và với quyền năng

của Ngƣời,5 chúng ta phải nộp con ngƣời đó cho Xa-tan,

để phần xác nó bị huỷ diệt, còn phần hồn đƣợc cứu thoát

trong Ngày của Chúa... 9 Trong thƣ đã gửi cho anh em, tôi

có viết là đừng đi lại với những kẻ dâm đãng.10 Tôi không

có ý nói chung về mọi ngƣời dâm đãng ở thế gian này, hay

về mọi kẻ tham lam trộm cắp, hoặc mọi kẻ thờ ngẫu tƣợng,

vì nếu vậy, anh em phải ra khỏi thế gian!11 Không, khi viết

thế, tôi muốn nói với anh em là đừng đi lại với kẻ nào

mang danh là ngƣời anh em mà cứ dâm đãng, tham lam,

thờ ngẫu tƣợng, quen chửi bới, say sƣa rƣợu chè hoặc

trộm cắp; anh em cũng phải tránh đừng ăn uống với con

ngƣời nhƣ thế”.

Vậy làm sao dung hòa hai chủ trƣơng này?

2.1. Từ thế kỷ I đến thế kỷ VI

2.1.1. Thế kỷ I và II

Trong hai thế kỷ đầu, dựa vào Mt 18, 15-18, cộng đoàn tiên khởi đã

áp dụng thủ tục hình sự gồm có những bƣớc nhƣ sau:

- Khuyên bảo phạm nhân cách kín đáo (dựa vào Lêvi 19, 17).

- Khuyên bảo phạm nhân cách công khai trƣớc mặt hai nhân

chứng (dựa vào Đnl 19, 15) để bảo đảm tính xác thực của lời

cung khai.

- Tố cáo phạm nhân ngoan cố trƣớc cộng đoàn.

19

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

- Nếu sau những bƣớc đƣờng nhƣ vậy mà phạm nhân vẫn còn

ngoan cố, thì họ bị trục xuất khỏi cộng đoàn, hoặc cộng đoàn

không còn trách nhiệm đối với họ nữa. Nhƣ vậy hình phạt

nặng nhất là trục xuất phạm nhân khỏi cộng đoàn.

Ngoài ra, sách Didakê và thƣ của Clêmentê còn nêu ra những

phƣơng thế để hòa giải là: tự thú và lãnh nhận việc đền tội.

2.1.2. Thế kỷ III

Sang thế kỷ III, kỷ luật đã áp dụng cho những ngƣời phạm tội nặng

nhƣ bội giáo, sát nhân, ngoại tình, là gia nhập Dòng hối nhân.

- Nếu phạm nhân đã thực hiện tội phạm công khai, hoặc bị tố

cáo, hối nhân phải gia nhập Dòng hối nhân6, bị đối xử ngang

hàng với dự tòng, và không đƣợc tham dự Thánh Lễ.

- Nếu tội phạm còn kín, Giám mục hoặc linh mục sẽ xét xem

phạm nhân có nên gia nhập Dòng hối nhân hay không.

- Sau khi gia nhập Dòng hối nhân, phạm nhân phải thi hành

việc đền tội đã đƣợc ấn định (theo Tertulianô):

o Việc đền tội riêng gồm có: ăn chay, ngủ trên tro, cầu

nguyện, khóc lóc, không tắm.

o Việc đền tội chung gồm có: mặc áo nhặm, xin ngƣời khác

cầu nguyện cho mình, không đƣợc vào nhà thờ.

- Mãn thời gian đền tội, phạm nhân đƣợc giao hòa với Giáo Hội

qua một nghi thức do Giám mục chủ sự. Sau đó họ đƣợc sinh

hoạt với cộng đoàn nhƣ trƣớc kia.

6 Gia nhập Dòng hối nhân là nghi lễ “tách” phạm nhân khỏi cộng đoàn, gồm có việc phạm nhân xưng tội công khai trước cộng đoàn, sau đó Giám mục đặt tay trên phạm nhân, cầu nguyện cho phạm nhân, và trục xuất phạm nhân ra khỏi nhà thờ.

20

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Mỗi phạm nhân chỉ đƣợc lãnh ơn hòa giải một lần trong đời mà

thôi, vì thế nhiều ngƣời sợ sẽ bị sa ngã tiếp, cho nên chờ đến tuổi

già mới gia nhập Dòng hối nhân.

2.1.3. Thế kỷ IV-VI

Từ thế kỷ IV đến thế kỷ VI, có nghi lễ thanh luyện: linh mục đặt tay

trên phạm nhân để cầu nguyện cho họ. Phạm nhân phải quì gối cầu

nguyện. Sau nghi lễ thanh luyện, phạm nhân có bổn phận khiêng và

chôn xác kẻ chết.

Thêm việc đền tội nữa là: phạm nhân không đƣợc đi quân dịch,

không đƣợc hành nghề buôn bán, công chức, giáo chức, không đƣợc

sống chung với vợ, hoặc không đƣợc lấy vợ (nếu chƣa có vợ) cho

đến khi đƣợc lãnh ơn giải hòa (theo thánh Lêô Cả).

2.1.4. Thế kỷ VI

Đến thế kỷ VI, một hình thức đền tội mới xuất hiện: khi nào phạm

nhân xin xƣng tội, thì linh mục giải tội ngay và ra việc đền tội theo

giá mục có sẵn7. Công đồng Tôlêđô (tháng 5-589) đã kết án hình

thức đền tội này và ra lệnh áp dụng phong tục cũ. Trái lại, công

đồng Chalon-sur-Saône (647-653) lại công nhận hình thức này.

Giá mục đền tội rất nghiêm nhặt: hãm mình thức khuya cầu nguyện,

ăn chay kiêng thịt từ 15 ngày đến 15 năm, không đƣợc ăn ở với vợ

(hoặc chồng), hoặc trả một số tiền cho nhà thờ hay đan viện.

Nếu thực hiện nhiều tội phạm, thì tiền đền tội cứ tăng lên. Có phạm

nhân đền tội suốt đời không xong, cho nên xuất hiện một phƣơng

thức hoán giảm việc đền tội khác là xin lễ. Mỗi lễ có giá định sẵn.

Vì thiếu linh mục triều, nên các thày dòng đƣợc chịu chức linh mục

để dâng lễ. Từ đó, các nhà thờ và đan viện trở nên giàu có. Linh

mục có thể dâng bảy lễ một ngày, và nếu cần, có thể dâng hai mƣơi

lễ một ngày.

7 Có những sách đền tội ghi sẵn giá đền mỗi loại tội: Sách đền tội Bretons, Sách đền tội Ái Nhĩ Lan, Sách đền tội Anglosaxons, Sách đền tội Âu Châu.

21

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Cuối cùng dẫn đến lạm dụng: ngƣời giàu có thể nhờ ngƣời khác đền

tội thay cho mình bằng cách trả tiền, tức là mua việc đền tội.

2.2. Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XII

Nƣớc Anh và Ái Nhĩ Lan trở lại đạo Công giáo và công việc truyền

giáo đƣợc giao cho các đan sĩ. Ngoài việc hoà giải công khai, các

đan sĩ chấp nhận cho hối nhân xƣng tội riêng và ra việc đền tội

riêng.

Nhƣ vậy, linh mục có thẩm quyền ban ơn hòa giải, chứ không nhất

thiết là Giám mục nữa. Hơn nữa, ơn tha thứ có thể đƣợc ban nhiều

lần chứ không phải chỉ một lần trong đời nhƣ trƣớc kia, và việc đền

tội đƣợc ấn định nhƣ là hình phạt trong bộ hình luật, dựa vào sách

đền tội đã có sẵn.

Thí dụ: Sách đền tội của thánh Colombano ấn định:

- Việc đền tội dành cho kẻ sát nhân là bị lƣu đày ba năm. Trong

thời gian này, phạm nhân chỉ ăn bánh và uống nƣớc lã. Sau

khi mãn hạn lƣu đày, phạm nhân trở về nhà để phục vụ gia

đình nạn nhân.

- Tu sĩ bỏ nhà dòng, nếu trở về ngay, thì phải ăn chay đền tội

trong ba mùa chay. Nếu tu sĩ bỏ nhà dòng trong một thời gian

dài, thì phải ăn chay đền tội suốt ba năm.

- Đan sĩ phạm tội thông dâm một lần phải ăn chay đền tội ba

năm. Nếu phạm tội nhiều lần, thì đan sĩ phải ăn chay đền tội

bảy năm.

- Linh mục phạm tội thông dâm phải ăn chay đền tội bảy năm.

- Giám mục phạm tội thông dâm phải ăn chay đền tội mƣời hai

năm.

22

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

2.3. Từ thế kỷ XII đến nay

Những ngƣời phạm tội công khai phải xƣng tội công khai với Giám

mục và có thể bị phạt vạ tuyệt thông. Việc phạt và tha hình phạt

thuộc về quyền tài phán của Giám mục.

Nếu tội phạm còn kín, phạm nhân đi xƣng tội riêng. Việc tha tội và

đền tội diễn ra trong tòa giải tội, vì những việc này thuộc lãnh vực

bí tích và quyền thánh chức.

Từ đây có sự phân biệt giữa tòa trong (thuộc bí tích Sám hối) và tòa

ngoài (thuộc luật hình sự), giữa tội lỗi và tội phạm, giữa khuyên răn

và trừng phạt.

Nói tóm lại, từ thế kỷ XII, thủ tục cũ đã biến thành nghi thức tƣơng

tự nhƣ bây giờ, tuy trình tự rất lộn xộn, thậm chí có khi nghịch với

Giáo luật nữa.

3. LUẬT HÌNH SỰ

Trƣớc hết chúng ta cần phân biệt:

- Giáo luật (Ius canonicum): gồm thiên luật và tất cả luật pháp

điều hành đời sống Giáo Hội.

- Luật Giáo Hội (Lex ecclesiastica): luật do nhà chức trách

Giáo Hội thiết lập.

3.1. Định nghĩa về luật

3.1.1. Khái niệm triết học

Giáo luật không đƣa ra một định nghĩa nào về luật, nhƣng mọi tác

giả đều lấy lại định nghĩa của thánh Tôma Aquynô:

“Ordinatio rationis ad bonum commune ab eo quy curam

communitatis habet promulgata” (Sum. Th. Ia IIae, q. 90, art. 4

ad 1).

(Một quy định của lý trí nhằm lợi ích chung đƣợc ban hành do

ngƣời điều khiển cộng đoàn).

23

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Luật là một quy định của lý trí:

Tức là một hành vi của lý trí, có suy nghĩ, chứ không phải là một

quyết định mù quáng. Lý trí ở đây phải hiểu là lý trí thực tiễn.

Luật không phải là một lý thuyết trừu tƣợng, nhƣng là một biện

pháp phải áp dụng.

Luật phải nhằm lợi ích chung:

Lợi ích chung của cộng đoàn là cứu cánh của luật, do đó luật

không nhằm lợi ích riêng của nhà lập pháp hay của một thiểu số

nào đó. Lợi ích chung cũng là lợi ích cho từng cá nhân, cho nên

đừng hiểu lầm là nhà lập pháp không đả động gì đến quyền lợi cá

nhân.

Luật đƣợc ban hành do ngƣời điều khiển cộng đoàn:

Điều này đòi hỏi phải có một cơ quan có thẩm quyền hợp pháp

làm luật. Yếu tố này phân biệt luật dành một tập thể, khác với

luật dành cho một cá nhân hoặc một nhóm ngƣời.

Luật phải đƣợc ban hành:

Vì luật là một biện pháp phải áp dụng, cho nên luật cần đƣợc

công bố cho cộng đoàn biết, để tuân hành. Một mệnh lệnh chỉ trở

thành luật lệ khi đƣợc ban hành.

Định nghĩa của thánh Tôma Aquynô làm nổi bật vai trò của lý trí

trong việc soạn thảo luật. Còn nhà Giáo luật nghiên cứu cách đặc

biệt về tác gỉa của luật và ngƣời tiếp nhận luật.

3.1.2. Khái niệm chuyên môn

Theo nghĩa chuyên môn của ngành luật học, thì chỉ những biện

pháp do cơ quan lập pháp ban hành mới là luật. Nhƣ vậy cơ quan

hành pháp và tƣ pháp không có quyền ban hành luật. Điều này giả

thiết sự áp dụng nguyên tắc phân quyền cho ba cơ quan lập pháp,

hành pháp và tƣ pháp. Có phân quyền thì mới tránh đƣợc nguy cơ

độc tài và độc đoán của nhà cầm quyền.

24

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Bộ Giáo luật cũng du nhập nguyên tắc phân quyền vào trong pháp

chế của Giáo Hội, tuy không đƣợc áp dụng triệt để trên lý thuyết

cũng nhƣ trong thực tiễn:

3.1.2.1. Trên lý thuyết

- Quyền lãnh đạo chia thành ba quyền lập pháp, hành pháp và

tƣ pháp (đ. 135, §1).

- Và ba quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp đã đƣợc ủy

thác cho Giám mục giáo phận, chiếu theo quy tắc của luật

(đ. 391, §1).

3.1.2.2. Trong thực tiễn

Có sự phân biệt giữa những hành vi của cơ quan lập pháp với những

hành vi của cơ quan tƣ pháp:

- Cơ quan lập pháp có thẩm quyền ban hành luật (theo nghĩa

chuyên môn) và sắc luật ở điều 29.

- Cơ quan hành pháp có thẩm quyền ban hành các huấn thị (đ. 34),

nghị định (đ. 48) và mệnh lệnh (đ. 49).

Lý thuyết phân quyền không đƣợc áp dụng triệt để, vì ở cấp cao

nhất, ba quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp đều tập trung vào

Đức Giáo Hoàng, hoặc Công Đồng chung. Các cơ quan của Giáo

triều Rôma không có quyền lập pháp. Đức Giáo Hoàng thi hành

quyền lập pháp qua việc ban hành các Tông hiến, Tự sắc, Sắc phong

(Bulla), Chiếu chỉ (Brevis). Công Đồng chung thi hành quyền lập

pháp qua việc ban hành các Hiến chế.

Còn ở cấp địa phƣơng, thì ba quyền đó tập trung vào Giám mục

giáo phận (đ. 391 §1; 466). Cha Tổng Đại diện chỉ có quyền hành

pháp. Cha Đại diện Tƣ pháp có quyền tƣ pháp. Công đồng toàn

quốc hay Công đồng giáo tỉnh có quyền lập pháp trên lãnh thổ liên

hệ (đ. 445). Hội đồng Giám mục có quyền lập pháp trong những

trƣờng hợp do luật đã quy định (đ. 455 §1).

25

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

3.1.3. Phân biệt các loại luật

Luật phổ quát: buộc tất cả Giáo Hội (đ. 8).

Thí dụ: Tất cả mọi tín hữu trong Giáo Hội.

Luật địa phƣơng: buộc một phần xác định các tín hữu (đ. 9).

Thí dụ: Các tín hữu trong một giáo tỉnh hay một giáo phận.

Luật chung: đƣợc thiết lập cho mọi tín hữu, bất kể bậc sống hay

hoàn cảnh của họ trong Giáo Hội.

Thí dụ: Mọi tín hữu.

Luật

Giáo

Hội

Phổ quát

buộc mọi tín

hữu trong

Giáo Hội

hoàn vũ

Chung

mọi tín hữu trong Giáo Hội

Địa phƣơng

buộc mọi tín

hữu trong

một Giáo Hội

địa phƣơng

Đặc biệt

một hạng ngƣời nào đó

trong Giáo Hội hoàn vũ. Thí

dụ: Mọi tu sĩ trong Giáo Hội

hoàn vũ

Chung

mọi tín hữu trong một Giáo

Hội địa phƣơng

Đặc biệt

một hạng ngƣời nào đó

trong Giáo Hội địa phƣơng

26

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Luật đặc biệt: chỉ liên quan đến một loại ngƣời.

Thí dụ: Giáo sĩ.

Luật phổ quát chung: mọi kitô hữu trong Giáo Hội hoàn vũ buộc

phải giữ.

Thí dụ: Mọi kitô hữu phải hiệp thông với Giáo Hội.

Luật phổ quát đặc biệt: một hạng ngƣời nào đó trong Giáo Hội hoàn

vũ phải giữ.

Thí dụ: Tất cả các giáo sĩ phải giữ luật độc thân.

Luật địa phƣơng chung: mọi kitô hữu trong một Giáo Hội địa

phƣơng phải giữ.

Thí dụ: Mọi giáo dân Việt Nam phải ăn chay kiêng thịt ngày thứ

sáu hàng tuần.

Luật địa phƣơng đặc biệt: một hạng ngƣời nào đó trong một Giáo

Hội địa phƣơng phải giữ.

Thí dụ: Tất cả các giáo sĩ của Giáo Phận Kon Tum phải mặc áo

dòng.

3.2. Định nghĩa về luật hình sự

Luật hình sự là luật có kèm theo một hình phạt. Luật hình sự bao

gồm tất cả mọi đặc tính mà Giáo luật buộc phải có, theo quy định

của các điều 7-22 trong quyển I.

Thí dụ: Điều 1394, §2 là một luật hình sự, vì có vạ cấm chế tiền

kết kèm theo: “Tu sĩ đã có lời khấn vĩnh viễn mà không phải là

giáo sĩ, nếu mƣu toan kết hôn, dù chỉ là hôn nhân dân sự, thì bị

vạ cấm chế tiền kết, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của

điều 694”.

27

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

3.2.1. Ban hành và hiệu lực

3.2.1.1. Ban hành

Luật hình sự đƣợc ban hành trong những điều kiện giống nhƣ những

luật khác của Giáo luật:

- Luật hình sự phổ quát đƣợc công bố trên Công Báo Tòa

Thánh, trừ khi, trong những trƣờng hợp riêng, có một cách

công bố khác đƣợc quy định (đ. 8, §1).

- Luật hình sự địa phƣơng đƣợc ban hành theo cách ấn định

của ngƣời có quyền ban hành (Giám mục giáo phận), chẳng

hạn nhƣ phổ biến trong quy chế giáo phận hoặc qua công

nghị.

3.2.1.2. Hiệu lực

Luật hình sự có hiệu lực trong những điều kiện giống nhƣ những

luật khác của Giáo luật:

- Luật hình sự phổ quát có hiệu lực sau ba tháng, kể từ ngày

đƣợc đăng trên Công Báo Tòa Thánh, trừ khi có lý do riêng

do bản chất của sự việc, thì bó buộc ngay, hoặc là chính luật

đã ấn định một thời hạn ngắn hơn hoặc dài hơn (đ. 8, §1).

Quy tắc này chỉ áp dụng với điều kiện là luật hình sự phải có

tính cách bất khả hồi tố.

- Luật hình sự địa phƣơng bắt đầu có hiệu lực sau một tháng

kể từ ngày đƣợc công bố, nếu luật không ấn định một thời

hạn khác (đ. 8, §2). Quy tắc này đƣợc áp dụng với điều kiện

là luật hình sự phải có tính cách bất khả hồi tố.

3.2.2. Nguyên tắc bất khả hồi tố

Nguyên tắc bất khả hồi tố của luật đƣợc dự kiến ở điều 9 của Bộ

Giáo luật không luôn luôn đƣợc áp dụng trong lãnh vực hình sự (x.

đ. 1313). Nói chính xác hơn, nguyên tắc bất khả hồi tố đƣợc áp

dụng khi luật mới nhẹ nhàng hơn luật cũ (hoặc thuận lợi hơn cho

ngƣời có tội hơn là luật cũ).

28

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Điều 1313 là một áp dụng riêng của điều 9 quy định rằng: “Các luật

nhằm tƣơng lai, chứ không nhằm quá khứ, trừ khi luật đã dự liệu

đích danh về những việc quá khứ”.

Luật tố tụng mới nhẹ nhàng và thuận lợi cho ngƣời có tội hơn là luật

tố tụng cũ.

3.2.3. Tác giả luật hình sự

3.2.3.1. Thẩm quyền thiết lập luật hình sự (đ. 1315, §1)

Thẩm quyền thiết lập luật hình sự là ngƣời có quyền lập pháp hoặc

là ngƣời có quyền lãnh đạo ở tòa ngoài (đ. 129; 130; 135, §1 và 2).

1) Thẩm quyền thiết lập luật hình sự trong Giáo Hội hoàn vũ

là Đức Giáo Hoàng Rôma, Giám mục đoàn hoặc Công

Đồng chung, nếu luật đƣợc Đức Giáo Hoàng phê chuẩn:

- Trong vai trò Đại diện Chúa Kitô ở trần gian, là Ngƣời

kế vị Thánh Phêrô, là Thủ Lãnh của Giám mục Đoàn, là

Chủ Chăn của Giáo Hội hoàn vũ, Đức Giáo Hoàng có

quyền thiết lập luật cho toàn thể Giáo Hội (đ. 331).

- Khi hiệp thông và với sự hiện diện của Đức Giáo

Hoàng, Giám mục Đoàn có quyền thiết lập luật cho

Giáo Hội hoàn vũ, chẳng hạn nhƣ trong các Công Đồng

chung. Nếu thiếu sự hiệp thông và sự hiện diện của Đức

Giáo Hoàng, Giám mục Đoàn không có quyền thiết lập

luật (x. đ. 336).

2) Thẩm quyền thiết lập luật hình sự trong Giáo Hội địa

phƣơng là Hội đồng Giám mục (qua các sắc luật đƣợc Tòa

Thánh thừa nhận). Việc thừa nhận này là cần thiết để hành

vi lập pháp của Hội đồng Giám mục đƣợc ban hành qua vị

Chủ Tịch của Hội đồng (x. đ. 29; 455, §1).

29

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

3) Thẩm quyền thiết lập luật hình sự trong lãnh thổ có liên

quan là Công đồng địa phƣơng, là Giám mục giáo phận, và

những vị tƣơng đƣơng8 với các ngài (đ. 368):

- Các Giám mục trong cùng một miền có thể triệu tập

công đồng địa phƣơng để thiết lập luật lệ. Các luật lệ

này trƣớc khi ban hành phải đƣợc Tòa Thánh duyệt y và

chỉ có giá trị trong phạm vi miền (x. đ. 445; 446).

- Trong công nghị giáo phận, Giám mục là nhà lập pháp

duy nhất, các thành viên khác chỉ có quyền tƣ vấn mà

thôi. Giám mục ký nhận mọi tuyên ngôn và mọi quyết

nghị của công nghị, và ban hành với quyền hành của

Ngài (đ. 466).

- Năng quyền này cũng đƣợc hành sử do các Vị tƣơng

đƣơng với Giám mục giáo phận. Ngoài ra, các Giám

mục phó và các Giám mục phụ tá cộng tác với Giám

mục giáo phận trong công việc điều hành giáo phận (x.

đ. 403) và thay thế Giám mục giáo phận khi cản tòa hay

trống tòa. Khi thi hành nhiệm vụ trong những hoàn cảnh

này, các vị này có quyền nhƣ Giám mục giáo phận (x. đ.

428; 429; 430).

4) Sau cùng, thẩm quyền thiết lập luật hình sự chiếu theo luật

riêng (và không chiếu theo luật địa phƣơng) là các Bề trên

thƣợng cấp của Hội dòng giáo sĩ thuộc luật giáo hoàng (x.

đ. 596 và 1320).

8 Các vị tương đương với Giám mục giáo phận là những vị đứng đầu hạt giám chức tòng thổ và đan viện tòng thổ, hạt đại diện tông tòa và hạt phủ doãn tông tòa, cũng như hạt giám quản tông tòa.

30

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

3.2.3.2. Giới hạn của thẩm quyền

1) Về phƣơng diện pháp lý.

- Thẩm quyền thiết lập luật phải có quyền lập pháp, vì

vậy ai không có quyền lập pháp thì cũng không có

quyền thiết lập luật hình sự.

Thí dụ: Cha Tổng Đại diện, cha sở… không có

quyền thiết lập luật hình sự.

- Nhà lập pháp địa phƣơng chỉ có quyền thiết lập luật

hình sự cho địa phƣơng của mình hoặc cho những

ngƣời thuộc quyền mình (đ. 1315, §1). Đây là nguyên

tắc áp dụng điều 12 và 13 của Giáo luật.

Thí dụ: Đấng bản quyền địa phƣơng thiết lập luật

hình sự cho các tu sĩ thuộc quyền mình, hoặc cho

các Hội dòng thuộc luật giáo phận.

- Nhà lập pháp địa phƣơng không có quyền thiết lập luật

kèm theo hình phạt sa thải khỏi bậc giáo sĩ (đ. 1317).

Hình phạt này dành cho nhà lập pháp toàn cầu thiết

lập.

2) Về phƣơng diện mục vụ.

- Thiết lập hình phạt là điều bất đắc dĩ trong Giáo Hội

khi không còn phƣơng thế mục vụ nào khác để khuyến

cáo phạm nhân sửa mình, nhƣ điều 1317 đã nói:

“Chỉ nên thiết lập các hình phạt theo mức độ thực

sự cần thiết để hỗ trợ kỷ luật Giáo Hội một cách

thích hợp hơn”.

- Chỉ nên thiết lập vạ tuyệt thông một cách hết sức hạn

chế và dành cho những tội phạm rất nặng (đ. 1318).

- Phải dè dặt trƣớc khi ra hình phạt tiền kết, đồng thời

cũng phải lƣu ý đến những tiêu chuẩn sau:

o Tội phạm thuộc loại ghê gớm.

31

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

o Đƣợc thực hiện do ác ý, cố tình.

o Và gây gƣơng mù nghiêm trọng.

o Khi đã dùng hình phạt hậu kết mà không hiệu

nghiệm trong việc ngăn ngừa tội phạm.

- Không nên sử dụng vạ để phạt tiền kết.

3) Ghi chú.

- Quyền lập pháp là “quyền riêng”, cho nên không thể

đƣợc ủy quyền.

Thí dụ: Trong giáo phận, Giám mục giáo phận là

nguời duy nhất có thể ban hành một luật riêng.

Quyền này không thuộc về Tổng Đại diện, cũng

không thuộc về Đại diện Tƣ pháp, và những vị này

không thể nhận sự ủy quyền để ban hành những

luật nhƣ thế.

Điều này không ngăn cản việc đóng góp ý kiến cho

tác giả luật hình sự:

Thí dụ: Linh mục đoàn có thế đóng góp ý kiến, công

nghị giáo phận (trong phạm vi giáo phận).

Công đồng địa phƣơng có thể đóng góp ý kiến

trong phạm vi lớn hơn.

- Tác giả của luật hình sự phổ quát cũng nhƣ địa

phƣơng, về phƣơng diện pháp lý, không buộc phải giữ

luật này.

Thí dụ: Giám mục giáo phận đƣợc tự do lui tới nơi

mà ngài cấm các linh mục tới, nếu không thì bị

phạt.

- Tuy nhiên, về phƣơng diện luân lý, tác giả một luật

hình sự phải ràng buộc với luật mà mình đã ban hành

để làm gƣơng.

32

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

3.2.4. Chủ thể của luật hình sự

1) Luật hình sự phổ quát bó buộc tất cả Giáo Hội. Đó là

trƣờng hợp những luật đã đƣợc nêu ra trong Bộ Giáo luật,

đối với Giáo Hội latinh.

2) Luật hình sự địa phƣơng bắt buộc một thành phần nhất

định các tín hữu trong một nƣớc, một tỉnh, một giáo

phận… tùy theo trƣờng hợp.

3.2.5. Áp dụng

3.2.5.1. Giải thích

Phải giải thích luật theo sáu nguyên tắc sau đây:

1) Luật hình sự phải đƣợc giải thích theo nghĩa hẹp9 và

không đƣợc nới rộng trong những trƣờng hợp tƣơng

đƣơng (đ. 18-19).

Thí dụ: Hình phạt dành cho tội trực tiếp vi phạm ấn tòa

giải tội không đƣợc áp dụng cho tội gián tiếp vi phạm

ấn tòa giải tội.

2) Phải giải thích có lợi cho ngƣời thụ hình:

“Nếu luật đƣợc thay đổi sau khi tội đã phạm thì phải áp

dụng luật nào thuận lợi hơn cho phạm nhân” (đ. 1313,

§1).

“Nếu luật sau bãi bỏ một luật, hay chỉ bãi bỏ một hình

phạt, thì hình phạt này chấm dứt tức khắc” (đ. 1313,

9 Điều 18 bắt buộc phải giải thích theo nghĩa hẹp trong ba giả thuyết:

- Khi luật ấn định một hình phạt. Thí dụ điều 1313 và 1088.

- Khi luật hạn chế tự do sử dụng các quyền lợi. Thí dụ điều 218 và 812; 1058.

- Khi luật hàm chứa một “luật trừ” (ngoại lệ). Thí dụ điều 932, §1; 9 và 1161, §1.

33

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

§2).

3) Việc thi hành luật có tính cách bất khả hồi tố (đ. 9), nghĩa

là luật chỉ chi phối những sự kiện xảy ra sau khi luật đƣợc

ban hành. Do đó, những ai phạm pháp sau khi luật đƣợc

ban hành, thì mới có thể bị kết án.

4) Tuy nhiên, nếu luật mới khoan hồng hơn luật cũ, thì phạm

nhân sẽ đƣợc hƣởng sự khoan hồng của luật mới.

Thí dụ: Theo luật cũ, ai vi phạm nội cấm của các Hội

dòng thì bị vạ tuyệt thông (đ. 2342 Giáo luật 1917), kể

từ khi Bộ Luật mới có hiệu lực, thì vạ này đƣơng nhiên

đƣợc tha (đ. 6, §1, 30).

5) Nếu luật mới nghiêm khắc hơn luật cũ, thì áp dụng nguyên

tắc “bất khả hồi tố”.

6) Khi hoài nghi không rõ hình phạt có tính cách tiền kết hay

hậu kết, thì phải giải thích là hậu kết (đ. 1314).

3.2.5.2. Việc xác định hình phạt

Tác giả luật hình sự dù phổ quát hay riêng, có thể xác định hình

phạt qua việc buộc tội. Nhƣng tác giả có tự do để quyết định xem có

cần dự liệu một hình phạt xác định không, hay ngƣợc lại, một hình

phạt bất định. Việc ấn định này thuộc về thẩm phán (đ. 1315).

Tác giả luật hình sự địa phƣơng, trong giới hạn của thẩm quyền

tòng thổ hay tòng nhân, có thể dự kiến một hình phạt dành cho tội

vi phạm một luật phổ quát (Luật Chúa hay Luật Giáo Hội), mà nhà

lập pháp tối cao không nói tới.

Tác giả luật hình sự địa phƣơng cũng có thể xác định một hình phạt

“bất định” mà luật phổ quát đã nêu lên, có nghĩa là luật để cho thẩm

phán chọn trong bản hình phạt đƣợc phép. Tác giả luật hình sự địa

phƣơng chỉ hành động nhƣ thế trong mức độ mà việc xác định hình

phạt do một luật riêng là thật sự cần thiết. Trong phần nhiều trƣờng

34

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

hợp, chỉ cần để cho thẩm phán lựa chọn hình phạt mà luật phổ quát

đã ghi là bất định.

Tác giả luật hình sự chỉ dùng quyền của mình để xác định hình phạt

mà luật phổ quát đã không xác định (bất định) trong trƣờng hợp rất

cần thiết.

Thí dụ: Khi một phạm nhân ngoan cố trong tội phạm bằng cách

gây ra một gƣơng xấu và thúc giục những tín hữu khác phạm tội

nhƣ hắn. Thật ra, việc chỉ dạy cho mọi ngƣời biết loại hình phạt

họ có thể phải chịu để chống lại những phản ứng dây chuyền, là

điều đáng ƣớc mong.

Tác giả hình luật phải xác định cho tất cả mọi ngƣời biết là từ

nay trở đi sẽ áp dụng hình phạt đó.

Tác giả luật hình sự địa phƣơng còn có thể ra thêm những hình phạt

khác vào hình phạt mà luật chung đã thiết lập, nếu luật chung cho

phép. Đó là trƣờng hợp đối với những tội phạm sau đây:

- Tội ném bỏ Mình Thánh Chúa (đ. 1367).

- Tội dùng vũ lực chống lại Đức Thánh Cha do giáo sĩ thực

hiện (đ. 1370, §1).

- Tội xúi giục hối nhân phạm tội nghịch điều răn thứ sáu của

Thập giới (đ. 1387) và giáo sĩ phạm tội nghịch điều răn thứ

sáu (đ. 1395, §2).

- Tội kết hôn bất hợp pháp của linh mục (x. đ. 1394, §1).

- Tội tƣ hôn của linh mục (x. đ. 1395, §1).

- Tội bội giáo, lạc giáo và ly giáo (x. đ. 1364).

Tuy nhiên, tác giả luật hình sự địa phƣơng không đƣợc quyết định

sa thải khỏi bậc giáo sĩ trong trƣờng hợp nào cả (đ. 1317).

Tác giả luật hình sự địa phƣơng không đƣợc gia trọng một hình phạt

bằng cách áp đặt việc sa thải mà việc dự kiến là độc quyền của tác

giả luật phổ quát (x. đ. 1317).

35

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Cuối cùng, luật khuyên các Giám mục giáo phận nên có một sự

đồng nhất trong việc áp dụng luật hình sự, để tránh tình trạng có

một sự khác biệt quá lớn về hình phạt giữa những giáo phận của

cùng một quốc gia hoặc của cùng một miền (x. đ. 1316).

3.2.5.3. Xét hoàn cảnh của phạm nhân

Trƣớc khi ban hành luật hình sự, tác giả nên quan tâm xét tới hoàn

cảnh của phạm nhân, xem phạm nhân đang ở trong hoàn cảnh giảm

khinh hay hoàn cảnh gia trọng.

Qua cách ứng xử trên, chúng ta thấy Giáo Hội chấp nhận nguyên tắc

“không có tội, không có hình phạt, nếu không có luật” vì lợi ích của

các linh hồn. Vì thế, Giáo Hội giảm nhẹ các hình phạt và áp dụng

uyển chuyển nguyên tắc này bằng cách ban hành các mệnh lệnh

hình sự.

4. MỆNH LỆNH HÌNH SỰ

Trƣớc khi tìm hiểu về mệnh lệnh hình sự, thiết tƣởng nên có một

khái niệm tổng quát về nghị định và mệnh lệnh nói chung.

4.1. Khái niệm về nghị định và mệnh lệnh

4.1.1. Định nghĩa

Điều 48 đã quy định:

“Nghị định10

là một văn kiện hành chính do thẩm quyền có

quyền hành pháp ban hành chiếu theo quy tắc luật định, nhằm

đƣa ra một quyết định hay một việc dự phòng trong một trƣờng

hợp đặc biệt; theo bản chất, việc quyết định và việc dự phòng

này không giả thiết là phải có ngƣời yêu cầu”.

10 Nghị định dịch từ “Decretum singulare”.

36

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Qua định nghĩa của điều 48, nghị định là một văn kiện hành chánh

liên quan đến một trƣờng hợp riêng biệt (chứ không liên quan đến

một cộng đoàn), hoặc một pháp nhân, hoặc những con ngƣời cụ thể.

Nghị định đƣợc thẩm quyền có quyền hành pháp ban hành theo

những nguyên tắc của luật.

Mục đích của nghị định là đƣa ra một quyết định hoặc một biện

pháp lãnh đạo, mà không cần phải có đơn thỉnh cầu trƣớc.

Thí dụ : Nghị định bổ nhiệm vào các chức vụ, nghị định thuyên

chuyển… (x. đ. 156 ; 157 ; 158, §1 ; 179, §3 ; 193, §4).

Và điều 49 đã định nghĩa:

“Mệnh lệnh11

là một nghị định buộc cách trực tiếp và hợp pháp

một cá nhân hay nhiều ngƣời nhất định phải làm hoặc bỏ một

điều gì, nhất là để thúc bách họ giữ luật”.

Nhƣ vậy, mệnh lệnh là một loại “nghị định” mà mục đích đầu tiên

là thúc bách việc tuân giữ luật.

Nghị định cũng nhƣ mệnh lệnh chỉ có hiệu lực pháp lý trong một

trƣờng hợp cụ thể vì đó mà nghị định và mệnh lệnh đƣợc ban hành,

và chỉ bó buộc những ngƣời mà nghị định và mệnh lệnh nhắm tới.

4.1.2. Bản chất của mệnh lệnh

Theo Giáo luật, luật là một quy định của lý trí có nguồn gốc thiết

định hay nhân linh, đƣợc nhà lập pháp ban hành cho cộng đoàn vì

ích chung. Theo luật chung, luật có tính cách tòng thổ, nhƣng cũng

có thể là tòng nhân, nếu đƣợc áp dụng cho một nhóm ngƣời đã đƣợc

xác định và trải rộng trên khắp thế giới.

Trái lại, mệnh lệnh không phải là luật, nhƣng là một văn kiện hành

chánh riêng, hoặc chính xác hơn là một loại nghị định theo ngôn

ngữ của điều 49.

11 Mệnh lệnh là một nghị định : “Praeceptum singulare est decretum”.

37

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

4.2. Khái niệm về mệnh lệnh hình sự

Nếu mệnh lệnh có kèm theo một hình phạt, thì đó là một mệnh lệnh

hình sự. Mệnh lệnh hình sự là một mệnh lệnh riêng có quyền thiết

lập một tội phạm.

Thí dụ: Trƣờng hợp một linh mục bị Giám mục giáo phận cấm ở

trong một giáo xứ mà trƣơc đây ngài là cha sở. Giám mục có thể

soạn thảo bức thƣ sau đây:

“Tôi cấm cha ở trong giáo xứ của bạn đồng nghiệp của cha, nếu

cha không chấp hành, cha sẽ bị huyền chức”.

Trong trƣờng hợp nêu trên, Giám mục đã dự kiến một hình phạt cho

vị linh mục vi phạm lệnh không đƣợc cƣ trú: vạ huyền chức, là hình

phạt dành riêng cho giáo sĩ chiếu theo điều 1333.

Nếu linh mục không tuân hành mệnh lệnh, gây ra một gƣơng xấu

hoặc, vì sự hiện diện của mình, làm thiệt hại cho ngƣời kế nhiệm do

Giám mục bổ nhiệm, thì ngài trở thành ngƣời thực hiện một tội

phạm đáng chịu một hình phạt minh nhiên.

1) Tiến trình soạn thảo mệnh lệnh hình sự.

Khi một tín hữu có một lối sống tồi tệ đối với chính mình và đối

với Giáo Hội, Đấng bản quyền hoặc Bề trên có thẩm quyền phải mở

một cuộc điều tra để nghiên cứu trƣờng hợp đó. Ngài phải cân nhắc

xem đƣơng sự có trách nhiệm về hành vi của mình không, hoặc về

những tội thiếu sót không (đ. 1319, §2). Đấng bản quyền hay Bề

trên có thẩm quyền bắt đầu bằng việc gặp gỡ đƣơng sự, hoặc trực

tiếp hoặc qua một ngƣời trung gian. Việc hòa giải đôi khi phải khéo

léo để đi đến một cuộc đối thoại tế nhị. Phải cho đƣơng sự biết sự

thiệt hại nghiêm trọng về mặt luân lý mà đƣơng sự đã gây ra.

Nếu cuộc tiếp xúc đầu tiên này không đủ sức thuyết phục đƣơng sự

suy nghĩ và hóan cải, thì Đấng bản quyền hay Bề trên có thẩm

quyền phải ra văn bản yêu cầu đƣơng sự bào chữa. Bản văn này

mang hình thức cảnh cáo.

38

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

2) Ban hành mệnh lệnh hình sự.

Nếu giai đoạn hòa giải này không có hiệu lực đối với phạm nhân, để

phạm nhân thay đổi cung cách sống tồi tệ, Đấng bản quyền hay Bề

trên có thẩm quyền có thể gửi đến đƣơng sự một mệnh lệnh hình sự.

4.3. Tác giả mệnh lệnh hình sự

Sau khi soạn thảo một mệnh lệnh hình sự, tác giả dựa vào quyền

nào để ban hành? Và thẩm quyền ban hành có bị giới hạn về

phƣơng diện nào không?

4.3.1. Thẩm quyền thiết lập mệnh lệnh hình sự

Tác giả mệnh lệnh hình sự là ngƣời có quyền lãnh đạo ở tòa ngoài

(x. đ. 1319, §1) hoặc ngƣời có quyền hành pháp (đ. 35). Đó là các

Đấng bản quyền.

- Đức Giáo Hoàng.

- Giám mục giáo phận và ngƣời đứng đầu Giáo Hội địa phƣơng

(đ. 368).

- Tổng Đại diện và Đại diện Giám mục.

Giáo luật 1983 cho phép Tổng Đại diện và Đại diện Giám

mục ban hành những mệnh lệnh hình sự và có toàn quyền

hành động. Nhƣng theo Giáo luật cũ, Tổng Đại diện và Đại

diện Giám mục phải có một sự ủy nhiệm đặc biệt mới đƣợc

ban hành mệnh lệnh hình sự.

- Bề trên thƣợng cấp Hội dòng giáo sĩ (đ. 620) hay Tu đoàn

giáo sĩ thuộc luật giáo hoàng (x. đ. 134, §1).

39

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

4.3.2. Quyền ban hành mệnh lệnh hình sự

Quyền ban hành mệnh lệnh hình sự đối với những vị trên là

“thƣờng quyền12

”, bởi vì gắn liền với giáo vụ, chiếu theo luật (x. đ.

131, §1), cho nên có thể đƣợc thừa ủy theo quy định của điều 137.

Trên nguyên tắc, Đại diện Tƣ pháp không đƣợc sử dụng mệnh lệnh

hình sự. Ngài không thể thiết lập một hình phạt vì sứ mệnh của ngài

là thúc bách việc áp dụng luật.

Tuy nhiên, điều 1470, §2 cho phép thẩm phán có thể dùng những

hình phạt xứng hợp để nhắc nhở nhiệm vụ của tất cả những ai có

mặt tại phiên xử đã có lỗi nặng do thiếu sự tôn trọng và tuân phục

phải có tại tòa án. Trong trƣờng hợp này, thẩm phán soạn thảo một

mệnh lệnh hình sự bằng sắc lệnh, căn cứ vào quyền tƣ pháp thông

thƣờng. Sắc lệnh này có tính cách hành chánh, dù mang hình thức

tƣ pháp.

4.3.3. Giới hạn của thẩm quyền

Thẩm quyền ban hành mệnh lệnh hình sự bị giới hạn về hai mặt

pháp lý và mục vụ.

12 Thường quyền phãi hội đủ hai điều kiện:

1) Quyền gắn liền với giáo vụ do chính luật (đ. 131, §1). Quyền luôn ban cho con người và do con người thi hành, nhưng việc ban quyền lại được thực thi qua việc trao ban giáo vụ.

2) Nội dung của quyền được luật chung hay luật riêng ấn định, chứ không do người trao quyền.

Nếu không hội đủ hai điều kiện của thường quyền, thì sẽ là quyền thừa ủy, nghĩa là quyền được trao với danh nghĩa cá nhân, hoặc quyền hạn được xác định do người trao quyền.

40

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

4.3.3.1. Về phƣơng diện pháp lý

1) Chỉ có những ngƣời có quyền cai trị ở tòa ngoài mới có

quyền ra mệnh lệnh hình sự (đ. 1319, §1).

Thí dụ: Cha quản hạt, cha sở không có quyền ra mệnh

lệnh hình sự. Trừ khi đƣợc Đấng bản quyền ủy quyền.

Bề trên Hội dòng thuộc luật giáo phận: sử dụng quyền

ra mệnh lệnh theo Hiến Pháp.

2) Hình phạt do mệnh lệnh hình sự thiết lập phải là một hình

phạt xác định (đ. 1319, §1) và phạm nhân đƣợc thông báo

cho biết bản chất và hậu quả của những việc làm hoặc

những điều thiếu sót của mình.

Hình phạt thục tội do mệnh lệnh hình sự thiết lập phải là

một hình phạt tạm thời.

Mệnh lệnh hình sự không thể thiết lập một số hình phạt,

chẳng hạn nhƣ vạ huyền chức tiền kết (đ. 1334, §2), sa

thải khỏi bậc giáo sĩ (x. đ. 1317).

4.3.3.2. Về phƣơng diện mục vụ

Chỉ nên thiết lập mệnh lệnh hình sự sau khi đã cân nhắc chín chắn

sự việc (đ. 1319, §2) và áp dụng một cách hết sức hạn chế và chỉ áp

dụng cho những tội phạm rất nặng (đ. 1318).

4.4. Chủ thể thụ hình

Mệnh lệnh hình sự chỉ liên quan đến các thể nhân (chứ không thể

liên quan đến các pháp nhân) hoặc những ngƣời đã đƣợc xác định

(đƣợc nêu tên trong mệnh lệnh), tức là những cá nhân riêng biệt có

một điểm chung là đã gây ra một gƣơng xấu cho cộng đoàn.

Thí dụ: Không đƣợc ra mệnh lệnh hình sự cho các linh mục của

giáo phận, nhƣng chỉ đƣợc ra mệnh lệnh hình sự cho một linh

mục nào đó, hoặc một nhóm linh mục nào đó mà danh tánh đƣợc

xác định rõ ràng.

41

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

4.5. Áp dụng

4.5.1. Giải thích

Mệnh lệnh hình sự phải đƣợc giải thích theo nghĩa hẹp trong trƣờng

hợp nghi ngờ. Không đƣợc trải rộng đến những trƣờng hợp khác

ngoài trƣờng hợp đã đƣợc nói tới (x. đ. 36).

4.5.2. Hình thức của mệnh lệnh hình sự

Là một văn kiện hành chánh liên quan đến tòa ngoài, mệnh lệnh

hình sự phải đƣợc soạn thảo trên giấy tờ (đ. 37).

4.5.3. Áp dụng mệnh lệnh hình sự

Mệnh lệnh hình sự ngừng phát sinh hiệu quả:

1) Khi tác giả mệnh lệnh quyết định tha, vì ý hƣớng ngay

lành của hối nhân (đ. 1356).

2) Khi ngƣời ban hành mệnh lệnh hết quyền.

Thí dụ trong trƣờng hợp trống tòa, nhiệm vụ của Tổng

Đại diện và dại diện Giám mục cũng chấm dứt luôn.

Tuy nhiên trong trƣờng hợp này, mệnh lệnh vẫn đƣợc

áp dụng nếu văn kiện có chữ ký của hai nhân chứng,

ngoài hai chữ ký phải có cho tính hợp pháp và thành sự

của văn kiện: chữ ký của Đấng bản quyền hay của Bề

trên và chữ ký của chƣởng ấn (x. đ. 58, §2).

3) Mệnh lệnh hình sự bó buộc phạm nhân ở bất cứ nơi nào,

trừ khi đã rõ cách khác, vì mệnh lệnh mang tính cách tòng

nhân (đ. 52).

4.6. Thƣợng cầu chống lại mệnh lệnh hình sự

Mọi tín hữu cảm thấy mình bị phạt cách bất công vì một mệnh lệnh

hình sự có thể đệ đơn thƣợng cầu chống lại hành vi này.

Cũng có thể thƣợng cầu chống lại tất cả các mệnh lệnh hình sự, kể

cả những mệnh lệnh do các Công đồng địa phƣơng ban hành, trừ

42

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

những mệnh lệnh hình sự do Đức Giáo Hoàng hay do Công Đồng

chung ban hành.

Phải phân biệt:

- Thƣợng cầu hành chánh (thƣợng cầu ân xá và thƣợng cầu hệ

trật) không có tính cách hộ sự. Thƣợng cầu hành chánh không

đƣợc trình lên tòa án, nhƣng đƣợc trình lên quyền bính Giáo

Hội trong tƣ cách là quyền hành chánh. Đối tƣợng của thƣợng

cầu hành chánh là tính cách hợp pháp và hợp thời của mệnh

lệnh hình sự.

- Thƣợng cầu hộ sự đƣợc đệ trình lên Tối cao Pháp viện Tông

Tòa, Ban 2. Tòa này không thể quyết định về tính cách hợp

thời của mệnh lệnh hình sự, nhƣng chỉ quyết định về tính cách

hợp pháp của mệnh lệnh. Tòa phán xử xem mệnh lệnh hình sự

(hoặc mệnh lệnh hình sự, hoặc hình phạt phát xuất từ mệnh

lệnh, hoặc cả hai) có vi phạm luật không, hay ngƣợc lại vẫn

tôn trọng luật.

4.6.1. Thƣợng cầu hành chánh

Có hai loại thƣợng cầu hành chánh không có tính cách hộ sự:

4.6.1.1. Thƣợng cầu ân xá

Thƣợng cầu ân xá đƣợc đệ trình cho tác giả mệnh lệnh để tác giả

xem xét lại quyết định của mình.

Thƣợng cầu ân xá nhằm hủy bỏ hay sửa đổi mệnh lệnh (hay hình

phạt phát xuất từ mệnh lệnh, hoặc cả mệnh lệnh và cả hình phạt),

hoặc thay thế bằng một mệnh lệnh khác (hay hình phạt khác, hoặc

cả hai). Thƣợng cầu ân xá đề cập đến tính cách hợp thời của hành

vi.

Thƣợng cầu ân xá phải đƣợc soạn thảo trên giấy tờ (có thể gửi cho

tác giả mệnh lệnh bằng thƣ bảo đảm với giấy báo nhận).

Thời hạn để gửi đơn thƣợng cầu là mƣời ngày, kể từ ngày nhận

đƣợc mệnh lệnh.

43

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Tác giả mệnh lệnh phải quyết định về việc thƣợng cầu trong thời

hạn là 30 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc đơn thỉnh cầu.

Tác giả mệnh lệnh phải trả lời bằng văn bản.

Nếu câu trả lời này thoả mãn yêu sách của ngƣời đệ đơn, vụ việc

chấm dứt.

Ngƣợc lại, nếu câu trả lời không thoả mãn yêu sách của ngƣời đệ

đơn (hoặc là tác giả của mệnh lệnh muốn duy trì mệnh lệnh, hoặc là

đã thay thế mệnh lệnh hay hình phạt bằng một mệnh lệnh hay bằng

một hình phạt khác, ngƣời đệ đơn có thể thƣợng cầu hệ trật, trừ khi

việc thƣợng cầu này bị loại bỏ trong những trƣờng hợp sẽ nói dƣới

đây: trong trƣờng hợp này, ngƣời đệ đơn có thể trực tiếp thƣợng cầu

hộ sự.

4.6.1.2. Thƣợng cầu hệ trật

Thƣợng cầu hệ trật đƣợc đệ trình cho thƣợng cấp hệ trật của tác giả

mệnh lệnh (thƣợng cấp này có thể là Bộ có thẩm quyền ở Rôma,

nếu tác giả mệnh lệnh là Giám mục giáo phận hay Bề trên thƣợng

cấp).

Thông thƣờng, thƣợng cầu hệ trật xảy ra sau thƣợng cầu ân xá, khi

ngƣời đệ đơn không hài lòng về quyết định của thƣợng cầu ân xá,

hoặc nếu thƣợng cầu ân xá không đƣa ra đƣợc một quyết định nào.

Thƣợng cầu hệ trật chỉ đƣợc chấp nhận nếu ngƣời đệ đơn thực sự bị

tổn thƣơng do sắc lệnh bị chống đối hoặc nếu lý do - vì đó mà

ngƣời đệ đơn cảm thấy bị tổn thƣơng - là bất công, và không lƣu ý

đến hoàn cảnh cụ thể mà ngƣời đệ đơn sống trong đó.

Thƣợng cầu hệ trật phải đƣợc đệ trình trong thời hạn là 15 ngày sau

khi có quyết định của tác giả mệnh lệnh về thƣợng cầu ân xá.

Thƣợng cầu hệ trật phải đệ trình:

- Hoặc lên thƣợng cấp hệ trật của tác giả mệnh lệnh.

44

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

- Hoặc lên tác giả mệnh lệnh, và tác giả phải chuyển cho

thƣợng cấp hệ trật của mình.

Để đệ trình một thƣợng cầu hệ trật, ngƣời đệ đơn có quyền có một

luật sƣ giúp đỡ (đ. 1738). Thƣợng cấp, chiếu theo chức vụ, phải đặt

một luật sƣ.

Khi biết có thƣợng cầu hệ trật, thƣợng cấp hệ trật phải cố gắng giải

hòa các bên để tìm ra một giải pháp hợp lý.

Thƣợng cấp có thể ra lệnh điều tra bổ sung để biết rõ vụ việc.

Khi đã điều tra xong, thƣợng cấp quyết định về việc thƣợng cầu hệ

trật:

- Hoặc là xác nhận mệnh lệnh hình sự bị chống đối.

- Hoặc là hủy bỏ mệnh lệnh.

- Hoặc là sửa đổi mệnh lệnh, sửa đổi hình phạt, hoặc là cả hai.

- Hoặc là thay thế mệnh lệnh bằng một mệnh lệnh khác, hoặc

thay thế hình phạt bằng một hình phạt khác thích hợp hơn.

Ghi chú:

Theo luật chung, ngƣời đệ đơn trƣớc hết phải thƣợng cầu ân xá hay

thƣợng cầu trực tiếp.

Nếu tác giả mệnh lệnh hình sự là Giám mục giáo phận hay Bề trên

thƣợng cấp, thì việc thƣợng cầu ân xá buộc phải đệ trình lên các

ngài. Nói cách khác, thƣợng cầu ân xá luôn đƣợc đệ trình lên tác giả

của mệnh lệnh.

4.6.2. Thƣợng cầu hộ sự

Có những trƣờng hợp không có thƣợng cầu ân xá và cũng có những

trƣờng hợp không có thƣợng cầu hệ trật.

1) Trƣờng hợp không có thƣợng cầu ân xá.

Có những trƣờng hợp không có thƣợng cầu ân xá, mà chỉ có thƣợng

cầu hệ trật.

45

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Nếu tác giả mệnh lệnh là một Tổng Đại diện hay là một Đại diện

Giám mục, thì không có thƣợng cầu ân xá. Trong trƣờng hợp này,

thƣợng cầu hệ trật gồm có hai cấp:

- Cấp 1: việc thƣợng cầu đệ trình thẳng lên Giám mục giáo

phận.

- Cấp 2: nếu ngƣời đệ đơn không thỏa mãn với quyết định của

Giám mục giáo phận, thì thƣợng cầu tiếp lên Bộ có thẩm

quyền ở Rôma: Bộ Giáo sĩ, nếu mệnh lệnh do Đấng bản

quyền ban hành chống lại một giáo sĩ; Bộ Tu Sĩ, nếu mệnh

lệnh do Bề trên Giám tỉnh ban hành, Bộ Giáo sĩ, nếu mệnh

lệnh do Đấng bản quyền ban hành chống lại một giáo dân

không phải là giáo sĩ mà cũng không phải là tu sĩ.

2) Trƣờng hợp không có thƣợng cầu hệ trật

Ngƣợc lại, có những trƣờng hợp chỉ có thể thƣợng cầu ân xá, và

không có thƣợng cầu hệ trật.

Nếu tác giả mệnh lệnh là một Bộ ở Rôma, việc thƣợng cầu ân xá là

cần thiết, nhƣng không có thƣợng cầu hệ trật.

Nếu ngƣời đệ đơn không thỏa mãn với quyết định của thuợng cầu

ân xá, thì có thể đệ trình xin thƣợng cầu hộ sự.

3) Diễn tiến việc thƣợng cầu hộ sự.

Sau khi đã sử dụng các việc thƣợng cầu hành chánh, ngƣời đệ đơn

có thể sử dụng việc thƣợng cầu hộ sự.

- Tòa án có thẩm quyền là Tối cao Pháp viện Tông Tòa, Ban II

(đ. 1445, §2 và Pastor Bonus, số 123).

- Việc thƣợng cầu hộ sự chỉ đƣợc chấp nhận, nếu đã có sự vi

phạm luật.

- Ngƣời đệ đơn phải cho biết hành vi bị chống đối dự kiến một

sự thẩm định thái quá về tội phạm, hoặc là không có cơ sở, và

không kể đến sự công bằng theo Giáo luật.

46

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

- Việc thƣợng cầu phải đƣợc viết ra trên giấy tờ, giống nhƣ một

tờ đơn, và đệ trình lên tòa án. Hồ sơ gồm có:

o Một bản trình bày sự kiện.

o Những lý do nghiêm trọng đƣợc viện dẫn chống lại hành

vi.

o Và tất cả những sự chỉ dẫn hoặc tài liệu hữu ích làm bằng

chứng cho việc lạm dụng.

- Việc thƣợng cầu hộ sự phải đƣợc đệ trình trong thời hạn là 30

ngày hữu dụng, chống lại những hành vi hành chánh cá biệt

của các cơ quan của Giáo triều Rôma có liên quan tới mệnh

lệnh hình sự (Pastor Bonus, 28-6-1988, số 123, §1; x. Nội quy

chung của Giáo triều Rôma, 23-3-1968, số 105). Qua thời hạn

này, việc thƣợng cầu hộ sự không đƣợc chấp nhận.

4.6.3. Hiệu quả đình chỉ của thƣợng cầu

Thƣợng cầu hành chánh và thƣợng cầu hộ sự đều có hiệu quả đình

chỉ: việc thi hành mệnh lệnh hình sự bị đình chỉ ngay tức khắc (đ.

1353). Đây là một luật trừ đối với nguyên tắc chung quy định rằng

hiệu quả đình chỉ của việc thƣợng cầu chống lại một hành vi hành

chánh riêng biệt là điều không cần thiết và không tự động.

4.7. Mệnh lệnh hình sự và mục vụ

Mệnh lệnh hình sự thật ra có một đất dụng võ hạn hẹp hơn.

Mệnh lệnh hình sự chủ yếu đƣợc sử dụng trong tƣơng quan giữa

quyền bính Giáo Hội với những cộng tác viên cần thiết, và hầu nhƣ

chỉ đƣợc áp dụng cho giáo sĩ và tu sĩ mà thôi.

Trong thế giới ngày nay, thật ra, rất khó ban hành một mệnh lệnh

hình sự chống lại một ngƣời đã đƣợc rửa tội nhƣng không là giáo sĩ,

vì việc thi hành mệnh lệnh hoàn toàn dựa trên ý ngay lành của

ngƣời tín hữu có liên quan. Nhƣ vậy, nguyên tắc bình đẳng trƣớc

pháp luật không đƣợc áp dụng ở đây.

47

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Kết luận

Việc phân tích mệnh lệnh hình sự giúp chúng ta thấy đƣợc là không

có một sự bảo đảm nào để chống lại những lạm dụng quyền bính

vẫn luôn có thể có trong Giáo Hội.

48

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

CHƢƠNG 2

YẾU TỐ KHÁCH THỂ

1. ĐỊNH NGHĨA

Yếu tố khách thể là sự vi phạm bên ngoài một luật hay mệnh lệnh

của Giáo Hội mà ngƣời khác thấy đƣợc, nghĩa là sự vi phạm này đã

diễn ra thành hành vi có thể quan sát đƣợc.

Thí dụ: Sự vắng mặt của cha sở trong suốt ba tháng. Mọi giáo

dân trong xứ đều biết.

Điều 1321, §1 quy định rằng tội phạm phải hệ tại ở việc vi phạm

bên ngoài một luật hay một mệnh lệnh. Nói cách khác, tính cách

bên ngoài của sự vi phạm cấu thành yếu tố khách thể của tội phạm:

“Không ai bị trừng phạt, nếu việc vi phạm bên ngoài luật hay

mệnh lệnh không thể quy trách cho ngƣời đó cách nặng nề do cố

tình hay do lỗi lầm”.

Tính cách bên ngoài của tội phạm khác với tính cách công khai của

tội phạm.

Theo Bộ Luật cũ, công khai có nghĩa là đã đƣợc tiết lộ, và kín có

nghĩa là không đƣợc tiết lộ (đ. 2197, 10 và 4

0 Giáo luật 1917).

Bộ Luật mới không hề nói đến tội phạm kín đáo, nhƣng lại nói đến

“sự vi phạm kín đáo” (đ. 1340, §2).

Tuy nhiên, “tội phạm kín đáo” đƣợc đề cập đến ở điều 1047, §2, 20.

Điều luật này quy chiếu về điều 1047, §3 trong tƣơng quan với điều

1041, 40 về vấn đề phá thai.

Trên nguyên tắc: “Không có hình phạt, nếu không có tội phạm”,

nhƣng để cấu thành tội phạm, thì trƣớc hết phải có sự vi phạm bên

ngoài, nghĩa là diễn ra thành những hành vi có thể quan sát đƣợc

49

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

(khác với vi phạm trong tƣ tƣởng); tiếp đến, đối tƣợng vi phạm phải

là một luật của Giáo Hội (chứ không phải là luật dân sự của một

quốc gia); và sau cùng, sự vi phạm này đã gây thiệt hại cho cộng

đoàn. Yếu tố khách thể này giúp chúng ta nhận thấy sự khác biệt

giữa tội luân lý và tội hình sự.

Thí dụ: Thù ghét ngƣời khác và muốn chiếm đoạt tài sản của

ngƣời khác là những tội trong tƣ tƣởng. Bao lâu những tƣ tƣởng

đó chƣa đƣợc diễn tả ra bên ngoài bằng lời nói hay bằng hành

động thì chƣa trở thành tội hình sự đƣợc.

Tội phạm phải đƣợc thực hiện xong thì mới bị phạt. Tội đƣợc coi là

đã hoàn thành, nếu gây ra một thiệt hại thật sự. Mới có mƣu toan

thực hiện tội phạm thì không bị phạt.

2. TỘI LỖI

Ở đây, tội lỗi (tội luân lý) sẽ lần lƣợt đƣợc trình bày theo quan niệm

của Tin Mừng, theo thánh Phao Lô, theo Giáo luật và theo Giáo Lý

Công giáo.

2.1. Tội theo quan niệm của Tin Mừng

Tin Mừng nói đến sự tha thứ nhiều hơn là nói đến tội lỗi: Chúa

Giêsu đến để thiết lập Nƣớc Thiên Chúa. Ngài mạc khải lòng

thƣơng xót của Thiên Chúa qua dụ ngôn con chiên lạc và ngƣời con

hoang đàng (Lc 15, 4-7. 11-31). Ngài kêu gọi lòng thống hối, nhƣ

Gioan Tẩy Giả đã rao giảng, để mọi ngƣời có thể đón nhận Tin

Mừng của Vƣơng Quốc và đƣợc ơn tha thứ (Mc 1, 15).

Thật vậy, Chúa Giêsu đã đón tiếp những ngƣời tội lỗi, vì Ngài đến

không phải vì ngƣời khoẻ mạnh, nhƣng vì ngƣời đau yếu. Ngài đã

tha tội cho ngƣời bất toại (Mc 2, 5), cho ngƣời đàn bà tội lỗi (Lc 7,

48), cho ngƣời đàn bà ngoại tình (Ga 8, 11), cho Gia Kêu (Lc 9, 9-

10), và cũng đã tha tội cho những ngƣời đã đóng đinh Ngài vào thập

giá (Lc 23, 34).

50

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Dầu vậy, Chúa Giêsu cũng loan báo là những kẻ không tin và từ

chối lòng thƣơng xót của Ngài sẽ bị kết án và bị trừng phạt (Mt 11,

20-24), và Ngài quả quyết là tội phạm đến Thánh Thần sẽ không

đƣợc tha (Mc 3, 28-29). Tội phạm đến Thánh Thần không thể tha

đƣợc, không phải vì Thiên Chúa không tha, nhƣng vì tội nhân từ

chối sự tha thứ mà Thiên Chúa đã ban qua Thánh Thần.

Để diễn tả tính cách nghiêm trọng của tội, Chúa Giêsu đã quả quyết

tại nhà Tiệc Ly rằng máu ngài sẽ bị đổ ra để nhiều ngƣời đƣợc ơn

tha tội (Mt 26, 28).

2.2. Tội theo quan niệm của thánh Phaolô

Theo quan niệm của thánh Phaolô, tội trƣớc hết là một hành vi đƣợc

quy trách cho một ngƣời: đó là một sự thiếu tình thƣơng đối với

Thiên Chúa và là một sự bất tuân giới luật của Ngài.

Tuy nhiên, tội không chỉ là một hành vi nhƣ chúng ta thƣờng nghĩ,

nhƣng còn là một tình trạng phải chịu. Thánh Phaolô vạch ra cho

chúng ta thấy trong lòng chúng ta có một khuynh hƣớng xấu thúc

đẩy chúng ta làm điều ác. Ngài gọi đó là “tội”, tức là những hành vi

tội lỗi. Không có Chúa Kitô, con ngƣời là nô lệ của tội lỗi (Rm 6,

17-19; Rm 7, 15-20). Cái khuynh hƣớng nghiêng về sự xấu này làm

lệch lạc sự tự do, theo truyền thống đƣợc gọi là “sự dâm dục”. Đó là

một khía cạnh của “tội nguyên tổ” trong chúng ta.

2.3. Tội theo quan niệm của Giáo luật

Tội luân lý là sự vi phạm luật Chúa hoặc luật Giáo Hội. Tội luân lý

có thể là nặng hoặc nhẹ. Muốn đƣợc tha tội luân lý, hối nhân phải

có lòng sám hối thật tình và lãnh nhận bí tích Sám hối càng sớm

càng tốt, sau đó phải làm việc đền tội theo lời chỉ dạy của cha giải

tội.

2.3.1. Phân loại tội trọng và tội nhẹ

Tội trọng có ba yếu tố: điều lỗi nặng, biết, và cố tình phạm. Chỉ cần

thiếu một trong ba yếu tố, thì không phải là tội nặng.

51

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Thí dụ: Việc giết nguời bằng dao tự nó là một điều lỗi nặng. Anh

A ý thức đƣợc hành động cầm con dao đâm ngƣời khác là điều

lỗi nặng, nhƣng anh vẫn cố tình lấy dao chém ngƣời hàng xóm

để trả thù. Anh A đã phạm một tội trọng.

Trong các thứ tội trọng, tội giết ngƣời phối ngẫu của mình để kết

hôn với một ngƣời khác, hoặc giết ngƣời phối ngẫu của ngƣời khác

để rồi kết hôn với ngƣời đó là một ngăn trở tiêu hôn (đ. 1090, §1),

và quyền miễn chuẩn ngăn trở này thuộc về Tông Tòa (1078, §2,

20).

2.3.2. Điều kiện để đƣợc tha tội

1) Trƣớc hết, phải xét mình kỹ lƣỡng (đ. 988, §1).

Dựa vào muời điều răn Đức Chúa Trời, sáu điều răn Hội

Thánh, kinh cáo mình…

2) Tiếp đến, phải ăn năn tội (đ. 959) và quyết tâm sửa mình (đ.

959; 987).

Xem mẫu gƣơng của Gia Kêu (Lc 19, 1-10): Bố thí ½ gia

tài cho ngƣời nghèo. Đền bù thiệt hại gấp hai (so với

1+1/2 theo luật, đối với tội nhẹ). Đền bù thiệt hại gấp

bốn (so với hai theo luật, đối với tội nặng).

Ăn năn tội là “đau đớn trong lòng và chê ghét tội đã phạm,

dốc lòng chừa từ nay không phạm tội nữa” (Công Đồng

Tridentinô).

Ăn năn tội có bốn đặc tính:

- Nội tâm: “Hãy xé tâm hồn chứ đừng xé áo” (Ge 2, 13).

Nhƣng vì là một phần của dấu chỉ bí tích, nên ăn năn tội

phải tỏ lộ ra bên ngoài bằng việc tự thú.

- Siêu nhiên: vì tội có tính cách thiêng liêng và xúc phạm

đến Thiên Chúa.

- Phổ quát: phải ăn năn sám hối về tất cả mọi tội đã phạm.

52

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

- Phải trổi vƣợt lên trên tất cả mọi giá trị khác: chê ghét

tội đã phạm và sẵn sàng chấp nhận mọi đau khổ hơn là

xúc phạm đến Chúa vì phạm một tội nặng khác.

Có hai cách ăn năn tội:

- Ăn năn tội cách trọn (ăn năn tội theo nghĩa hẹp): đau

đớn trong lòng và chê ghét tội đã phạm, dốc lòng chừa

từ nay không phạm tội nữa vì lòng yêu Chúa.

Hậu quả: tội đƣợc tha (tức là đƣợc ơn công chính hóa)

trƣớc khi vào tòa thú tội cùng linh mục giải tội, dầu vậy

cũng vẫn phải xƣng tội.

Thí dụ: Em A ăn cắp tiền của mẹ, sau đó em hối hận,

mang tiền trả lại mẹ và quyết tâm không ăn cắp nữa

vì thấy thƣơng cha mẹ vất vả kiếm từng xu nuôi con

cái. Trên đƣờng tới nhà thờ xƣng tội, chẳng may bị

tai nạn, em A đã chết. Trong trƣờng hợp này, trƣớc

mặt Chúa, tội ăn cắp của em A đã đƣợc tha.

- Ăn năn tội cách không trọn: đau đớn trong lòng và chê

ghét tội đã phạm, dốc lòng chừa từ nay không phạm tội

nữa vì sợ Chúa phạt.

Hậu quả: tội chỉ đƣợc tha sau khi thú tội cùng linh mục

giải tội.

Thí dụ: Em B ăn cắp tiền của mẹ. Sau mấy ngày, mẹ

em B mới biết là mình bị mất tiền và nghi em là thủ

phạm. Sau khi bị cha dọa đuổi ra khỏi nhà, em B sợ

quá mang tiền trả lại cho mẹ và không dám tái phạm

nữa. Trên đƣờng tới nhà thờ xƣng tội, chẳng may bị

tai nạn, em B đã chết. Trong trƣờng hợp này, trƣớc

mặt Chúa, tội ăn cắp của em B chƣa đƣợc tha, bởi vì

em chƣa thú tội cùng linh mục giải tội.

53

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

3) Thú tội riêng (đ. 959-960) với một thừa tác viên hợp pháp

(đ. 965), để nhờ quyền tháo cởi của vị này, mà hối nhân

đƣợc ơn tha tội (đ. 959).

Luật trừ :

Chỉ đƣợc ban ơn xá giải chung cho nhiều hối nhân cùng một

lúc trong trƣờng hợp nguy tử sắp xảy ra và không đủ thời

giờ để cho một hay nhiều tƣ tế nghe từng hối nhân xƣng tội,

và trong trƣờng hợp có nhu cầu nghiêm trọng (x. đ. 961, §1,

10-2

0), với điều kiện hối nhân “phải quyết tâm là sẽ đi xƣng

tội riêng vào thời gian thích hợp” (đ. 962, §1). Hơn nữa, hối

nhân “phải đi xƣng tội riêng sớm hết sức khi có dịp, trƣớc

khi lãnh nhận ơn xá giải chung một lần khác, trừ khi có một

lý do chính đáng can thiệp vào” (đ. 963).

Phải xƣng tội riêng với một thừa tác viên hợp pháp.

Thừa tác viên hợp pháp là linh mục có năng quyền13

giải tội,

nếu không thì giải tội bất thành (đ. 966, §2), trừ trƣờng hợp

nguy tử (đ. 976).

Thí dụ: Linh mục mới thụ phong chƣa có năng quyền giải

tội;

Linh mục bị rút năng quyền giải tội và linh mục bị treo

chén không đƣợc giải tội, trừ trƣờng hợp nguy tử;

13

Năng quyền giải tội phải được ban bằng văn bản (đ. 973).

- Năng quyền do chính luật: Đấng bản quyền địa phương, cha sở được hưởng năng quyền do giáo vụ trong phạm vi của mình (đ. 968, §1). Bề trên Dòng (đ. 968, §2).

- Năng quyền do ủy quyền: Đấng bản quyền địa phương ban cho các linh mục không thuộc quyền mình, nhưng đang cư ngụ trong lãnh thổ của mình (đ. 969, §§1-2).

54

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Linh mục đồng phạm điều răn thứ sáu không đƣợc giải

tội cho ngƣời đồng phạm.

Đối tƣợng của việc xƣng tội.

- Các tội trọng: hối nhân buộc phải xƣng thú mọi tội trọng

đã phạm từ khi đƣợc rửa tội cho đến ngày xƣng tội (đ.

988, §1), hoặc từ lần xƣng tội trƣớc cho đến ngày xƣng

tội.

- Phải xƣng các tội theo loại, số lƣợng và những hoàn

cảnh làm thay đổi loại tội. Vì hoàn cảnh khẩn cấp không

thể xƣng từng tội nặng đƣợc, thì tội cũng đƣợc tha cách

gián tiếp, nhƣng hối nhân vẫn còn trách nhiệm phải xƣng

lại những tội đó trong lần xƣng tội tới khi hoàn cảnh

khẩn cấp chấm dứt (đ. 988, §1).

- Xƣng thú các tội nhẹ là điều không cần thiết, nhƣng

đƣợc phép và hữu ích (đ. 988, §2).

- Cả những tội đã đƣợc Giáo Hội tha rồi cũng là đối tƣợng

của việc xƣng tội.

Cách xƣng tội.

- Phải nói thời gian từ lần xƣng tội trƣớc đến lần xƣng tội

này là bao lâu (x. đ. 989).

- Phải xƣng các tội trọng đã phạm sau khi lãnh nhận bí

tích Rửa tội (đ. 988, §1), hoặc từ lần xƣng tội trƣớc đến

nay.

- Phải nói số lần phạm tội (đ. 988, §1). Không đƣợc nói số

lần cách chung chung: “nhiều lần”.

- Phải nói lý do phạm tội (không tố tội ngƣời khác, không

đổ lỗi cho ngƣời khác).

Phẩm chất của việc xƣng tội nên.

- Đơn sơ: không nói thừa lời, không rào trƣớc đón sau,

không giả tạo.

55

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

- Khiêm nhƣờng: không chữa mình, không khoe mình.

Phải bắt chƣớc ngƣời thu thuế trong Tin Mừng: “Xin

thƣơng xót con là kẻ có tội” (Lc 18, 13).

- Thành thật: không dấu tội.

- Khôn ngoan: không tố tội ngƣời khác.

- Xƣng bằng lời nói, chứ không viết trên giấy, trừ trƣờng

hợp hối nhân bị câm.

- Đƣợc linh mục ban ơn xá giải (đ. 959).

Có những trƣờng hợp không ban ơn xá giải cho hối

nhân, chẳng hạn nhƣ: khi hối nhân không khiêm tốn nhìn

nhận tội lỗi của mình: “Con xƣng tội cách đây năm năm.

Con không có tội gì cả”, hoặc khi hối nhân không chấp

nhận làm việc đền tội.

4) Đền tội và bồi thƣờng thiệt hại do tội gây nên.

Đền tội là làm những việc thống hối mà cha giải tội đã chỉ

định, để đền bù những hình phạt đời này còn sót lại, sau khi

đã đƣợc tha thứ tội lỗi, cũng nhƣ đền bù hình phạt vĩnh cửu.

Ý muốn lãnh nhận việc đền tội phải có thật sự trong việc

sám hối chân thành. Hối nhân buộc phải tự mình làm việc

đền tội (đ. 981), chứ không đƣợc nhờ ngƣời khác làm thay.

Linh mục có quyền và có bổn phận phải chỉ định việc đền

tội tƣơng xứng và mang lại ơn cứu độ cho hối nhân, căn cứ

theo tính chất nghiêm trọng của tội và khả năng của hối

nhân. Việc đền tội phải thích hợp và có thể thực hiện đƣợc

(đ. 981).

Thí dụ: Khi một bệnh nhân xƣng tội, linh mục giải tội

đừng bắt họ đền tội bằng việc đi đàng thánh giá. Chỉ cần

ra việc đền tội là hôn thánh giá thôi.

56

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Việc đền tội thông thƣờng là: ăn chay, cầu nguyện và bố thí.

Hối nhân buộc phải thi hành. Riêng về tội lỗi đức công

bằng, hối nhân buộc phải trả lại của ăn cắp cho chủ của.

Hiệu quả của việc đền tội là: tha hình phạt tạm vì tội cho hối

nhân, giao hòa hối nhân với Thiên Chúa, và gìn giữ hối nhân

khỏi tái phạm.

2.3.3. Bổn phận của tội nhân

Là ngƣời có tội xét về mặt luân lý, tội nhân có bổn phận phải xƣng

tội một năm ít là một lần (đ. 989). Tuy nhiên,

- Những ngƣời bị vạ tuyệt thông và những ngƣời bị vạ cấm chế

sau khi hình phạt đã đƣợc tuyên kết hay tuyên bố, cũng nhƣ

những ngƣời ngoan cố sống trong tội trọng tỏ tƣờng, không

đƣợc rƣớc lễ (đ. 915).

Thí dụ: Ngƣời buôn bán ma túy, chứa gái mãi dâm.

- Những ngƣời cố chấp sống trong tội trọng công khai không

đƣợc nhận bí tích Xức dầu bệnh nhân (đ. 1007).

Thí dụ: ngƣời bỏ vợ, ly dị, hoặc hai ba vợ.

2.4. Tội theo Giáo lý Hội thánh Công giáo (GLHTCG)

2.4.1. Định nghĩa

1) GLHTCG số 1849:

Tội là lỗi phạm đến lý trí, chân lý, lƣơng tâm ngay chính, là thiếu

tình yêu đích thực đối với Thiên Chúa và tha nhân, vì quyến luyến

lệch lạc với thụ tạo. Tội làm tổn thƣơng bản tính con ngƣời và vi

phạm đến tình liên đới giữa nhân loại. Vì thế, tội đƣợc định nghĩa

nhƣ: “Một lời nói, một hành vi, một ƣớc muốn trái với lề luật vĩnh

cửu” (T. Âu-tinh, chống Faust 22, 27; T.Tô-ma Aquynô, Tổng Luận

Thần Học 1-2, 71, 6).

57

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

2) GLHTCG số 1850:

Tội là xúc phạm đến Thiên Chúa. “Con đã xúc phạm đến Chúa, đến

một mình Chúa, dám làm điều dữ trái mắt Ngài” (Tv 51, 6). Tội

chống lại tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta và khiến lòng ta

xa lánh Ngƣời. Cũng nhƣ đầu tiên tội là một sự bất tuân, một sự nổi

loạn chống Thiên Chúa, lại muốn “trở nên nhƣ những vị thần” biết

và quyết định điều thiện, điều ác, (St 3, 5). Nhƣ thế, tội là “yêu mình

đến mức khinh thị Thiên Chúa” (T. Âu-tinh 14, 28). Vì kiêu căng tự

cao tự đại, tội hoàn toàn trái ngƣợc với thái độ vâng phục của Ðức

Giê-su, Ðấng thực hiện ơn cứu độ (x. Pl 2, 6-9).

2.4.2. Phân loại

1) Tội trọng.

GLHTCG số 1857: Một tội đƣợc coi là trọng khi hội đủ ba điều

kiện: “Phạm một lỗi nặng, với đầy đủ ý thức và cố tình” (x. RP:

Tông huấn Sám hối và Hòa giải 17).

GLHTCG số 1858: Lỗi nặng đƣợc xác định trong Mƣời Ðiều răn,

nhƣ Ðức Giê-su trả lời ngƣời thanh niên giàu có: “Chớ giết ngƣời,

chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai,

hãy thảo kính cha mẹ” (Mc 10,19). Tội có thể nặng hoặc nhẹ: tội

giết ngƣời nặng hơn trộm cắp. Phải xét đến cả phẩm giá của những

ngƣời bị xúc phạm: tội hành hung cha mẹ nặng hơn tội hành hung

một ngƣời lạ.

GLHTCG số 1859: Tội trọng đòi phải có nhận thức đầy đủ và hoàn

toàn ƣng thuận. Ðiều này giả thiết ngƣời phạm tội phải biết hành vi

đó là tội, trái với luật Thiên Chúa. Tội trọng bao hàm một sự ƣng

thuận có suy nghĩ cặn kẽ để trở thành một lựa chọn cá nhân. Việc

thiếu hiểu biết do lỗi mình và lòng chai đá không làm giảm bớt, mà

còn gia tăng tính cách cố tình của tội lỗi.

58

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

2) Tội nhẹ.

GLHTCG số 1862: Chúng ta phạm tội nhẹ khi vi phạm luật luân lý

trong điều nhẹ, hay lỗi điều nặng nhƣng không hoàn toàn hiểu biết

hay ƣng thuận.

2.5. Hiệu quả của tội trọng

1) Không đƣợc rƣớc lễ.

Ngƣời nào đã phạm tội trọng thì không đƣợc rƣớc lễ. Và nếu tội

nhân là linh mục hay Giám mục, thì không đƣợc cử hành thánh lễ,

nếu trƣớc đó không xƣng tội.

Ngay từ thời Giáo Hội sơ khai, những tội nhân phạm tội trọng bị xét

là không xứng đáng tới gần bàn tiệc Thánh Thể để rƣớc lễ (2 Co 11,

27-28). Tội của họ là một sự hủy bỏ Giao Ƣớc, cho nên họ bị loại

khỏi việc tham dự Thánh Thể, là bí tích của Giáo Ƣớc mới. Việc

loại bỏ họ khỏi sự hiệp thông Thánh Thể đƣợc biện minh bằng ba lý

do:

- Mỗi ngƣời phải chân thật với chính mình.

- Mỗi ngƣời phải liên kết với ngƣời khác trong đời sống Kitô

giáo.

- Mỗi ngƣời phải là một chứng từ đáng tin của Giáo Hội.

Luật trừ:

- Khi có lý do nghiêm trọng hoặc không có dịp xƣng tội, ngƣời

ta có thể rƣớc lễ, nhƣng buộc phải ăn năn tội cách trọn và phải

quyết tâm xƣng tội sớm nhất có thể (đ. 916).

- Tội nhân buộc phải xƣng tội (để rƣớc lễ, tức là để hiệp thông

lại với Thánh Thể). Sự bó buộc này đƣợc đề cập đến trong

điều 988.

- Phải xƣng tất cả mọi tội: loại tội, số lần phạm tội.

- Phải xƣng tội trong năm.

- Phải xƣng tội ít nhất là một lần trong năm (đ. 989).

59

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

2) Phạm nhân không đƣợc hƣởng ân xá (x. đ. 992; 996, §1), bởi

vì không sống trong tình trạng ân sủng.

3. TỘI PHẠM

Là con ngƣời, không ai trong chúng ta là ngƣời vô tội trƣớc mặt

Chúa, thậm chí càng sống lâu, chúng ta càng phạm nhiều tội hơn, và

càng có địa vị trong Giáo Hội, chúng ta càng dễ phạm tội hơn.

Xét về mặt xã hội, khi chúng ta thực hiện một tội phạm mà không bị

ai phát hiện, thì chúng ta vẫn sống ung dung, chẳng bị phạt gì cả.

Nhƣng xét về mặt luân lý, cho dù tội của chúng ta không bị ai

phanh phui hay tố cáo, chúng ta vẫn có tội, và tâm hồn chúng ta chỉ

đƣợc bình an sau khi chúng ta làm xong việc đền tội. Nhiều khi về

mặt xã hội, chúng ta có tội, nhƣng về mặt luân lý, chúng ta vẫn vô

tội. Điều đó tùy thuộc vào ý hƣớng của chúng ta khi hành động.

3.1. Định nghĩa

“Trong Giáo luật, tội phạm đƣợc hiểu nhƣ là sự vi phạm bên ngoài

một điều luật có kèm theo một hình phạt Giáo luật ít là bất định và

có tính quy trách về mặt luân lý” (đ. 2195, §1 Giáo luật 1917).

Hình phạt “bất định” theo Giáo luật là một hình phạt do thẩm quyền

xác định, chứ không do luật. Bất định không có nghĩa là hình phạt

sẽ không bao giờ đƣợc công bố, nhƣng là để cho thẩm phán hoặc Bề

trên thẩm định. Nhƣ vậy, tội phạm theo Giáo luật đƣợc kiểm chứng

bằng ba yếu tố pháp định, khách thể và chủ thể.

3.2. Ba yếu tố của tội phạm

1) Yếu tố luật pháp hay pháp định đƣợc cấu tạo bởi một bản văn

luật dự kiến tội phạm và một hình phạt phát xuất từ tội phạm.

Thí dụ điều 1396: “Ngƣời nào vi phạm nặng nghĩa vụ cƣ

trú mà giáo vụ buộc phải giữ, thì phải chịu một hình phạt

thích đáng, kể cả việc bãi nhiệm sau khi đã bị cảnh cáo”.

60

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Căn cứ theo điều này, cha sở từ chối ở trong nhà xứ, hoặc

cha sở vi phạm nghĩa vụ cƣ trú, mà ngài buộc phải ở vì

giáo vụ của mình, sẽ bị phạt một “hình phạt thích đáng”

(hình phạt bất định, nhƣng chắc chắn bị phạt). Nhƣ vậy, sự

từ chối cƣ trú tạo thành một tội phạm. Thừa tác viên không

thể không biết điều đó, bởi vì tội phạm này đƣợc ghi trong

Giáo luật. Cha sở thấy rõ sự liều lĩnh nếu ngài vi phạm

luật này. Cha đã đƣợc báo cho biết.

2) Yếu tố khách thể hay khách quan đƣợc cấu tạo do việc vi

phạm bên ngoài văn bản luật.

Cũng thí dụ điều 1396. Sự vi phạm luật cƣ trú đã hoàn

thành, hay đã đƣợc thực hiện cách khách quan, chứ không

phải là mới bắt đầu. Cha sở đã vắng mặt trong một thời

gian khá dài, và không ai nghi ngờ về sự kiện này.

3) Yếu tố chủ thể hay luân lý đƣợc cấu tạo bằng tính quy trách

nặng nề cho tác giả của sự vi phạm.

Phải biết ý định thật sự của cha sở đã vi phạm luật. Ngài

có hành động với tất cả ý thức không ? Hoặc do giận dữ ?

Do mệt mỏi ? Do bệnh tật ? Do chống lại sứ vụ ? Đấng

bản quyền phải ra lệnh điều tra để nghe các chứng nhân

của vụ việc và cha sở, để giải thích điều đã xảy ra trong

đầu óc ngài. Chỉ có một hành vi mang tính tội phạm thực

hiện tội phạm bên ngoài với tất cả tự do mới bị trừng phạt.

3.3. Chồng chất ba yếu tố

Thí dụ của điều 1396 cho phép nghiên cứu từng yếu tố cấu thành

của tội phạm, để thấy tầm quan trọng và sự liên quan chặt chẽ giữa

ba yếu tố. Ba yếu tố này, theo sự kiện và theo pháp lý, là những yếu

tố chung của mọi tội phạm.

Tội phạm là một “sự kiện pháp lý” chứ không phải là một “hành vi

pháp lý” mà hậu quả Giáo luật do nhà lập pháp ấn định.

61

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

3.4. Hiệu quả pháp lý của tội phạm

Phạm nhân phải chịu trừng phạt, hay nói đúng hơn phải áp dụng chế

tài hình sự đã đƣợc dự kiến (x. đ. 1321, §1). Hình phạt có thể là bắt

buộc hay nhiệm ý, xác định hay bất định.

- Trƣớc hết, vì tội phạm đồng thời cũng là một tội trọng, cho

nên phạm nhân không đƣợc lãnh nhận Thánh Thể, hoặc không

đƣợc cử hành Thánh Thể, nếu phạm nhân là giáo sĩ.

- Phạm nhân không đƣợc hƣởng ân xá (x. đ. 992 ; 996, §1).

- Phạm nhân phải bị chế tài hình sự hay phải chịu một hình phạt

(x. đ. 1321, §1).

- Phạm nhân bị kiện ở tòa. Đó là một tố quyền hình sự và một

tố quyền hộ sự hoặc một tố quyền đòi bồi thƣờng thiệt hại đã

gây nên (x. đ. 1717, §1 ; 1718, §1 ; 1729-1731).

3.5. Tố quyền hình sự14

Tố quyền hình sự là quyền truy tố một tội phạm có thể đã xảy ra,

hoặc để tuyên bố hình phạt, hoặc để tuyên kết hình phạt. Quyển VI

của Bộ Giáo luật không nói đến tố quyền hình sự, nhƣng trình tự tố

tụng để tuyên kết hay tuyên bố hình phạt đƣợc dự kiến trong những

điều 1717, §1 và 1718, §1, 10 ở quyển VII. Giáo luật quy định Đấng

bản quyền phải điều tra về những sự kiện và những hoàn cảnh của

tội phạm, cũng nhƣ tính quy trách của tội phạm (đ. 1717, §1). Sau

khi điều tra, Đấng bản quyền phải quyết định khởi tố hay không

khởi tố vụ án nhằm tuyên kết hoặc tuyên bố hình phạt (đ. 1718, §1,

10). Tố quyền hình sự không phải là một hiệu quả trực tiếp của tội

phạm, bởi vì phải lệ thuộc vào việc điều tra và quyết định của Đấng

bản quyền.

14 Tố quyền hình sự (actio criminalis) là quyền truy tố phạm nhân.

Tố quyền hình sự khác với tố quyền thi hành án (actio poenalis).

62

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

3.6. Tố quyền hộ sự riêng tƣ (tố quyền dân sự)

Tố quyền hộ sự đƣợc gọi là tố quyền đòi bồi thƣờng thiệt hại. Giáo

luật cũ coi tố quyền này nhƣ là hậu quả của tội phạm (đ. 2210, §1,

20). Điều 1729-1731 dự kiến là bên bị tổn thƣơng có thể đệ đơn kiện

một vụ án hộ sự ở tòa hình sự để những thiệt hại mà họ phải chịu

theo sau tội phạm đƣợc bồi thƣờng.

Nhà lập pháp đôi khi gán cho tội phạm nọ hay tội phạm kia những

hiệu quả bổ sung.

Thí dụ: Hình phạt đƣợc dự kiến cho tội phá thai là vạ tuyệt thông

tiền kết (đ. 1398). Hiệu quả bổ sung là “một bất hợp luật” để

lãnh nhận chức phó tế, chức linh mục và chức Giám mục (đ.

1041, 40).

Hiệu quả bổ sung của tội phạm nói chung, trong đó bao gồm cả

những hiệu quả của tội trọng là:

- Không đƣợc rƣớc lễ (đ. 916).

- Buộc phải xƣng tội trong năm (đ. 998 và 989).

- Không có khả năng lãnh nhận ân xá (đ. 966, §1).

- Dự kiến phạm nhân sẽ bị trừng phạt (đ. 1321, §1) và bị truy tố

về tội phạm, nếu có thể có (đ. 1717, §1; 1718, §1, 10).

- Bị truy tố về việc bồi thƣờng thiệt hại (đ. 1729-1731).

63

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

CHƢƠNG 3

YẾU TỐ CHỦ THÊ (LUÂN LÝ)

1. ĐỊNH NGHĨA

Yếu tố chủ thể là sự quy trách cho ngƣời vi phạm luật. Yếu tố này

đƣợc nói đến trong điều 1321, §1.

Thí dụ: Ý hƣớng của cha sở thế nào khi vi phạm luật cƣ trú? vì

tức giận? vì mệt mỏi? vì chống lại sứ vụ?

Sự quy trách giả thiết một hành vi nhân linh bao hàm trí khôn và ý

chí của tác giả. Hành vi này phải là một hành vi xấu về phƣơng diện

luân lý.

Theo Giáo luật, sự quy trách luân lý là điều kiện tiên quyết của sự

quy trách pháp định. Không có sự quy trách luân lý, thì cũng chẳng

có sự quy trách pháp định, nhƣ điều 1322 đã tuyên bố:

“Những ngƣời thƣờng xuyên không sử dụng đƣợc trí khôn, thì dù

họ vi phạm luật hay mệnh lệnh trong khi họ có vẻ sáng suốt, họ

cũng đƣợc kể là ngƣời không có khả năng phạm tội”.

Trái lại, nếu trí khôn và ý chí bị giảm đi hoặc bị chao đảo, thì sự

quy trách đƣợc giảm nhẹ (đ. 1324).

Nguyên tắc về sự quy trách: phạm nhân đã vi phạm luật một cách ý

thức và tự do, vi phạm nghiêm trọng (tức là vi phạm một tội luân lý

nặng), công khai, tích cực và mãnh liệt. Ở đây có sự liên hệ giữa tội

luân lý và tội hình sự: không phải tội luân lý nào cũng là tội hình sự,

nhƣng nếu không có tội luân lý thì cũng chẳng có tội hình sự. Nhƣ

vậy, tội luân lý là cơ sở của tội hình sự.

64

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Hơn nữa, không phải bất cứ sự vi phạm nào bên ngoài cũng là tội

phạm, nhƣng chỉ có sự vi phạm hữu trách và nghiêm trọng mới trở

thành tội phạm.

Phạm nhân là những ngƣời vi phạm hình luật. Khi áp dụng hình

phạt, phải xét hoàn cảnh của phạm nhân khi phạm tội: họ có bị buộc

tội không? Nếu có, thì họ ở trong hoàn cảnh giảm khinh hay trong

hoàn cảnh gia trọng.

2. HOÀN CẢNH MIỄN HÌNH PHẠT

Theo quy định của điều 1322, thì những ngƣời thƣờng xuyên không

sử dụng đƣợc trí khôn đƣợc kể là ngƣời không có khả năng phạm

tội, mặc dù khi vi phạm luật hay mệnh lệnh, họ có vẻ sáng suốt.

Điều 1323 đƣa ra một danh sách những ngƣời vi phạm luật hay

mệnh lệnh nhƣng không bị một hình phạt nào:

10 Ngƣời chƣa đủ mƣời sáu tuổi trọn;

- Ngƣời dƣới mƣời sáu tuổi, dù có thực hiện một tội phạm,

cũng không bị nhà lập pháp kết án.

- Ngƣời từ mƣời sáu đến mƣời tám tuổi thực hiện một tội

phạm, thì hình phạt đƣợc giảm nhẹ.

20 Ngƣời không biết là mình vi phạm một luật hay một mệnh

lệnh, mà không do lỗi của mình, tuy nhiên, sự vô ý và lầm lẫn

đƣợc đồng hóa với sự vô tri;

- Vì phạm nhân không biết luật hay mệnh lệnh, nên thiếu yếu

tố quy trách: đƣợc miễn hình phạt.

- Vì phạm nhân không biết có hình phạt kèm theo luật hay

mệnh lệnh: hình phạt chỉ đƣợc giảm khinh.

30 Ngƣời đã hành động dƣới áp lực của bạo lực thể lý hay do một

trƣờng hợp ngẫu nhiên không thể thấy trƣớc đƣợc, hoặc dù có

thấy trƣớc cũng không thể chống lại đƣợc;

65

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

- Thiếu yếu tố quy trách, nên phạm nhân đƣợc miễn hình

phạt.

40 Ngƣời đã bị cƣỡng ép hành động do sợ hãi nghiêm trọng dù

chỉ có tính cách tƣơng đối thôi, hoặc do nhu cầu thúc đẩy, hoặc

để tránh một điều bất lợi nghiêm trọng, nhƣng trừ trƣờng hợp

hành động ấy thực chất là xấu hoặc gây thiệt hại cho các linh

hồn;

- Ngƣời thực hiện tội phạm do sợ hãi nghiêm trọng hoặc do

nhu cầu thúc đẩy cũng đƣợc miễn hình phạt với hai giới

hạn:

o Hành vi ấy không xấu tự bản chất.

Hành vi xấu tự bản chất là hành vi trái nghịch với luật

tự nhiên, cho nên bị cấm (xấu nên mới bị cấm). Nhƣng

cũng có hành vi xấu không tự bản chất, nhƣng do luật

cấm làm (cấm nên mới xấu). Những hành vi xấu tự bản

chất thì không đƣợc làm, nếu làm vì sợ hãi hoặc vì nhu

cầu cấp thiết, thì không đƣợc miễn hình phạt, nhƣng

hình phạt sẽ đƣợc giảm nhẹ (đ. 1324, §1, 50).

o Hành vi ấy không gây thiệt hại cho các linh hồn.

Hành vi này liên quan đến các mục tử. Cứu rỗi các linh

hồn là ƣu tiên hàng đầu của Giáo Hội, vì thế nếu mục tử

vi phạm luật, ngay cả khi hành động do sợ hãi trầm

trọng, mà gây thiệt hại cho các linh hồn, thì hành vi

phạm pháp vẫn bị trừng trị.

50 Ngƣời đã hành động trong tƣ thế tự vệ chính đáng chống lại

một kẻ tấn công mình hay một ngƣời khác cách bất công, tuy vẫn

giữ sự chừng mực cần thiết;

- Thiếu yếu tố quy trách, nên phạm nhân đƣợc miễn hình

phạt.

60 Ngƣời không sử dụng đƣợc trí khôn, miễn là vẫn giữ nguyên

66

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

những quy định của các điều 1324, §1, 20 và 1325.

- Thiếu yếu tố quy trách, nên phạm nhân đƣợc miễn hình

phạt.

70 Ngƣời đã nghĩ rằng mình ở vào một trong những hoàn cảnh

đƣợc nói đến ở 40 hay 5

0, mà không do lỗi của mình.

- Thiếu yếu tố quy trách, nên phạm nhân đƣợc miễn hình

phạt.

- Dù sao đi nữa, nếu gặp một trong những trƣờng hợp trên

thì ngƣời vi phạm luật hay mệnh lệnh sẽ đƣợc miễn hình

phạt, với điều kiện là phải hội đủ tất cả những tình tiết đã

đƣợc nêu ra trong từng hoàn cảnh. Nếu không hội đủ

những tình tiết đó, ngƣời phạm tội đƣợc hƣởng sự giảm

khinh (đ. 1324), chứ không đƣợc miễn hình phạt.

3. HOÀN CẢNH GIẢM KHINH

Điều 1324, §1. Ngƣời phạm pháp không đƣợc miễn khỏi hình phạt,

nhƣng hình phạt do luật hay mệnh lệnh ấn định phải đƣợc giảm nhẹ

hoặc đƣợc thay thế bằng việc sám hối, nếu tội phạm đã xảy ra do:

10 Ngƣời ấy chỉ sử dụng trí khôn cách bất toàn;

- Ngƣời sử dụng trí khôn cách bất toàn do bệnh tâm thần

(bệnh loạn thần kinh, loạn tâm thần…). Tuy nhiên bệnh

tâm thần này không làm cho chủ thể mất hết khả năng tinh

thần đến nỗi không còn khả năng thực hiện một tội phạm,

nhƣ điều 1322 đã đề cập đến.

20 Ngƣời ấy không sử dụng đƣợc trí khôn do say rƣợu hay do

thác loạn tâm thần khác tƣơng tự vì lỗi của mình;

- Nguồn gốc của tính quy trách ở đây chính là lỗi của mình,

tức là thiếu sự cẩn thận cần phải có.

30 Ngƣời ấy hành động do một đam mê mãnh liệt dù đam mê ấy

không đi trƣớc và không cản trở bất cứ sự suy tính nào của lý trí

67

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

cũng nhƣ bất cứ sự ƣng thuận nào của ý chí, và miễn là ngƣời đó

không đƣợc cố tình kích thích hay nuôi dƣỡng chính đam mê ấy;

- Sự đam mê không đi trƣớc và không cản trở bất cứ sự suy

tính nào của lý trí, chỉ giảm nhẹ tính quy trách của hành vi

theo tỷ lệ với sự mãnh liệt, nếu đam mê ấy không đƣợc kích

thích hoặc đƣợc nuôi dƣỡng cách cố tình.

40 Ngƣời ấy là vị thành niên đã đủ mƣời sáu tuổi trọn;

- Tác giả tội phạm đã đủ mƣời sáu tuổi trọn, nhƣng chƣa

đƣợc mƣời tám tuổi, phải chịu trách nhiệm về tội phạm của

mình, nhƣng căn cứ vào hoàn cảnh giảm khinh liên quan

đến tuổi, thì hình phạt đƣợc giảm nhẹ hoặc đƣợc thay thế

bằng một việc sám hối.

- Tác giả tội phạm dƣới mƣời sáu tuổi đƣợc miễn hình phạt.

50 Ngƣời ấy bị cƣỡng ép hành động do một sự sợ hãi nghiêm

trọng, dù chỉ có tính cách tƣơng đối mà thôi, hoặc do nhu cầu

thúc đẩy, hoặc để tránh một điều bất lợi nghiêm trọng, nếu tội

phạm thực chất là xấu hoặc gây thiệt hại cho các linh hồn;

- Ở đây nêu lên ba giả thuyết: sợ hãi nghiêm trọng, nhu cầu

thúc đẩy, và sự bất lợi nghiêm trọng.

- Những hoàn cảnh này đƣợc coi nhƣ loại bỏ tính quy trách

(x. đ. 1323, 40), và chỉ giảm nhẹ tính quy trách với điều

kiện: hoặc hành vi thực chất là xấu, hoặc gây thiệt hại cho

các linh hồn.

60 Ngƣời ấy đã không giữ đƣợc sự chừng mực cần thiết khi

hành động trong tƣ thế tự vệ chính đáng chống lại kẻ đã tấn

công mình hay một ngƣời khác cách bất công;

- Ở đây cũng đề cập đến một hoàn cảnh loại bỏ tính quy

trách: tự vệ chính đáng chống lại kẻ đã tấn công mình hay

một ngƣời khác cách bất công.

- Hoàn cảnh này trở thành hoàn cảnh giảm khinh với điều

68

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

kiện phạm nhân đã không giữ sự chừng mực cần thiết.

70 Ngƣời ấy chống lại kẻ khiêu khích cách nghiêm trọng và bất

công;

- Tính cách nghiêm trọng và bất công của sự khiêu khích là

một chi tiết chắc chắn hữu ích, nhƣng không cần thiết. Chi

tiết này đƣợc viện dẫn nhƣ một hoàn cảnh giảm khinh có

phải là điều tất nhiên không?

80 Ngƣời ấy đã tin rằng mình ở vào một trong những hoàn cảnh

đƣợc nói đến ở điều 1323 số 4 hay số 5, do lầm lẫn vì lỗi của

mình;

- Đƣợc coi là hoàn cảnh giảm khinh khi phán đoán lệch lạc

và sai trái liên quan đến sự sợ hãi, sự cần thiết và sự bất

lợi nghiêm trọng khi hành vi tội phạm nội tại là xấu hoặc

gây thiệt hại cho các linh hồn (đ. 1313, 40), hoặc sự tự vệ

chính đáng đƣợc thi hành với sự chừng mực cần phải có

(đ. 1323, 50).

90 Ngƣời ấy không biết là có hình phạt kèm theo luật hay mệnh

lệnh, mà không do lỗi của mình;

- Ở đây dự kiến giả thuyết tƣơng tự với giả thuyết của điều

1323, 20, trong đó sự vô tri về luật hay mệnh lệnh loại bỏ

tính quy trách của hành vi. Đây là sự vô tri vô tội về hình

phạt kèm theo luật hay mệnh lệnh. Về sự vô tri, phải kể đến

nguyên tắc của điều 1325 không cho phép xem sự vô tri vì

lƣời biếng, vì giả đò hay vì cố tình, nhƣ là hoàn cảnh giảm

khinh.

100

Ngƣời ấy đã hành động mà không bị quy trách hoàn toàn,

miễn là tính quy trách này vẫn còn nặng.

- Khoản này xem ra thừa, vì tính quy trách cần phải có đối

với một tội phạm phải nhất thiết là nặng.

§2. Thẩm phán cũng có thể làm nhƣ vậy, nếu có một hoàn cảnh nào

khác làm cho tội phạm đƣợc giảm nhẹ.

69

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

- Khả năng của thẩm phán về việc giảm nhẹ hình phạt đã

đƣợc dự kiến hoặc thay thế bằng một việc sám hối, nếu có

một hoàn cảnh khác giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tội

phạm. Nói cách khác, thẩm phán có thể thẩm định trong

mức độ nào hoàn cảnh giảm nhẹ tính quy trách. Khi áp

dụng, thẩm phán có thể tùy theo lƣơng tâm và sự khôn

ngoan của mình (x. đ. 1344).

§3. Trong những hoàn cảnh đƣợc nói đến ở §1, phạm nhân không

phải chịu một hình phạt tiền kết.

- Trong trƣờng hợp hình phạt tiền kết, việc thẩm định hoàn

cảnh giảm khinh thuộc về tác giả tội phạm.

Hình phạt tiền kết là một vạ (tuyệt thông, cấm chế) không gia

giảm đƣợc, nhƣng nếu ở trong hoàn cảnh giảm khinh, phạm

nhân không bị mắc hình phạt tiền kết.

Lƣu ý là theo điều 1324, §1, phạm nhân không đƣợc chỉ rõ nhƣ

trong điều 1326, theo đó thẩm phán (hoặc Bề trên) có nhiệm vụ

thẩm định những hoàn cảnh gia trọng.

Điều 1325 – Sự vô tri vì lƣời biếng hay vì giả đò hay vì cố tình,

không bao giờ đƣợc xét đến khi áp dụng những quy định của các điều

1323 và 1324; cũng không xét đến sự say rƣợu hay những thác loạn

tâm thần khác, nếu chủ ý gây ra để thực hiện tội phạm hay để chữa

mình, và đam mê đƣợc cố tình kích thích hay nuôi dƣỡng.

4. HOÀN CẢNH GIA TRỌNG

Điều 1326, §1 cho phép thẩm phán trừng phạt phạm nhân bằng một

hình phạt nặng hơn hình phạt mà luật hay mệnh lệnh đã ấn định:

10 Ngƣời nào sau khi bị kết án hay sau khi hình phạt đã đƣợc

tuyên bố vẫn tiếp tục phạm tội, đến nỗi hoàn cảnh cho phép ƣớc

đoán cách khôn ngoan rằng ngƣời ấy ngoan cố trong ý xấu;

- Đây là trƣờng hợp tái phạm sau khi đã bị tuyên án, tức là

70

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

ngoan cố trong tội. Nếu chƣa bị tuyên án bao giờ, thì không

có vấn đề tái phạm.

Bộ Luật cũ phân biệt:

Tái phạm chung: khi tác giả tội phạm thực hiện nhiều loại tội

phạm khác nhau.

Tái phạm đặc thù: khi tác giả tội phạm thực hiện lại tội phạm

cũ.

Điều kiện 1: Để sự tái phạm trở thành một hoàn cảnh gia

trọng, cần phải có một tội phạm mới: hoặc là tác giả tội phạm

chồng chất tội phạm đó vào những tội phạm khác đã phạm

cùng một lúc, hoặc đã phạm lần lƣợt, hoặc là tác giả tội phạm

thực hiện lại một tội trƣớc đó cùng loại.

Điều kiện 2: Để gia tăng tính quy trách của tội phạm, tội

phạm trƣớc đó đã bị kết án và hình phạt đã đƣợc tuyên bố.

Điều kiện 3: Tác giả tội phạm vẫn ngoan cố trong ý muốn

xấu. Thẩm phán sẽ cân nhắc điểm này cách thận trọng.

20 Ngƣời có phẩm chức, hay ngƣời đã lạm dụng quyền hành

hoặc chức vụ của mình để phạm tội;

- Đây là trƣờng hợp của những ngƣời có chức vị. Một ngƣời

càng có chức vị cao, thì tội phạm của họ càng trở thành

gƣơng xấu trầm trọng.

Lý do gia trọng tính quy trách hệ tại ở gƣơng xấu lớn hơn

hoặc xáo trộn quan trọng hơn mà tội phạm có thể gây nên.

Đây cũng là trƣờng hợp của những ngƣời lạm dụng quyền

hành hay chức vị của mình để phạm pháp.

Việc lạm dụng quyền hành hay chức vị có tính cách nghiêm

trọng vì ngƣợc với lý do vì đó mà ngƣời ta đƣợc lãnh quyền

hành, đó là phục vụ lợi ích chung, hoặc là phục vụ sự hiệp

thông trong Giáo Hội.

30 Phạm nhân nào đã tiên liệu biến cố, nhƣng đã không thận

71

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

trọng để tránh nhƣ bất cứ một ngƣời cẩn thận nào cũng phải làm,

cho dù một hình phạt đã đƣợc thiết lập đối với một tội phạm có

lỗi.

- Điều 1321, §2 quy định tội phạm do sự chểnh mảng tự nó thì

không đáng phạt, trừ khi luật hay mệnh lệnh quy định cách

khác.

Khi luật đã dự trù hình phạt cho sự chểng mảng, thì cần phải

liệu sao để tránh sự chểnh mảng (x. đ. 1389, §2).

Hoàn cảnh gia trọng hệ tại ở chỗ ngƣời ta thấy trƣớc biến cố

và đã không thận trọng để tránh nhƣ bất cứ một ngƣời cẩn

thận nào cũng phải làm.

Ở đây đề cập đến sự gia trọng của tính quy trách của hành vi

do phạm nhân chểnh mảng trong những trƣờng hợp mà luật

hay mệnh lệnh đã dự liệu một hình phạt chống lại tội phạm

đó.

§2.Trong những trƣờng hợp đƣợc nói đến ở §1, nếu hình phạt đƣợc

dự liệu là tiền kết, thì có thể thêm vào hình phạt ấy một hình phạt

khác hay một việc sám hối.

- Một ngƣời đã mắc hình phạt tiền kết, thì dù ở trong hoàn

cảnh gia trọng, hình phạt cũng không thể gia tăng, nhƣng có

thể bị phạt thêm một hình phạt phụ thuộc.

Đây là một áp dụng nguyên tắc đƣợc nói đến trong điều 1315.

72

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

5. NHỮNG HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT15

Điều 1325 nói đến ba trƣờng hợp đặc biệt là vô tri, say rƣợu và đam

mê nóng giận.

1) Vô tri: vì không biết cho nên thiếu ý thức khi phạm pháp, do

đó giảm trách nhiệm.

Tuy nhiên, sự vô tri có khi lại đáng bị quy trách.

Thí dụ: Anh A cố tình không học hỏi luật để biện minh

cho tội ác. Linh mục B cố tình không học luật khi mình

có bổn phận phải học.

Sự không biết vì chủ tâm, lƣời biếng, giả đò… sẽ không

đƣợc coi là hoàn cảnh khoan hồng hay miễn giảm hình phạt.

2) Say rƣợu (hay thác loạn tinh thần khác): say rƣợu gây ra tình

trạng thiếu sáng suốt khi hành động. Vậy nếu cố tình gây ra

tình trạng say rƣợu để phạm tội thì cũng không đƣợc coi là

hoàn cảnh khoan hồng hay miễn giảm hình phạt.

3) Đam mê nóng giận: Nếu cố tình đam mê nóng giận để phạm

tội thì cũng không đƣợc coi là hoàn cảnh khoan hồng hay

miễn giảm hình phạt. Đam mê tác dụng trên ý chí, tình cảm,

còn không biết và say rƣợu tác dụng trên lý trí (phán đoán).

15 Điều 1325 – Sự vô tri vì lười biếng hay vì giả đò hay vì cố tình, không bao giờ được xét đến khi áp dụng những quy định của các điều 1323 và 1324; cũng không xét đến sự say rượu hay những thác loạn tâm thần khác, nếu chủ { gây ra để thực hiện tội phạm hay để chữa mình, và đam mê được cố tình kích thích hay nuôi dưỡng.

73

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

6. NHỮNG CỘNG TÁC VIÊN TRONG TỘI PHẠM

Khi nhiều ngƣời thực hiện chung một tội phạm, thì không phải mọi

cộng tác viên đều hành động nhƣ nhau, nhƣng mỗi ngƣời tham gia

vào tội phạm ở một mức độ khác nhau.

6.1. Phân biệt các cộng tác viên

1) Chính phạm là tác giả chính của tội phạm, là ngƣời chủ

mƣu.

2) Đồng phạm là ngƣời cùng hành động với chính phạm từ đầu

đến cuối.

3) Đồng lõa (hay tòng phạm) là ngƣời chỉ cộng tác một phần

trong một tội phạm duy nhất, không hành động cùng một

lúc, hoặc bị giới hạn một phần, hoặc việc cộng tác của họ

không đƣợc hoàn tất.

Có hai loại đồng lõa:

- Đồng lõa thiết yếu là đồng lõa cần thiết để thực hiện

tội phạm, và nếu không có đồng lõa này thì tội phạm

đã không hoàn thành.

- Đồng lõa thứ yếu là đồng lõa phụ, và nếu không có

đồng lõa phụ, thì tội phạm vẫn hoàn thành.

6.2. Phân biệt các hình thức cộng tác

1) Cộng tác thể lý là sự cộng tác nhờ đó một ngƣời tham dự

vào việc vi phạm bên ngoài luật.

2) Cộng tác luân lý là thuyết phục để kích động ngƣời khác

thực hiện tội phạm.

Thí dụ tội phá thai có hiệu quả. Điều 1398 quy định

ngƣời nào thi hành việc phá thai và nếu việc phá thai có

hiệu quả, thì bị vạ tuyệt thông tiền kết (nghĩa là tự động

bị vạ chứ không cần phải có sắc lệnh). Trong trƣờng

74

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

hợp phá thai, các bác sĩ, y tá, cô đỡ… là những cộng tác

viên về mặt thể lý. Còn cha mẹ ngƣời phá thai hoặc

những ngƣời khác chỉ khuyên nhủ hoặc áp đặt hành vi

phá thai, là những cộng tác viên về mặt luân lý.

3) Sự cộng tác luân lý (khuyến khích phạm tội hoặc ra lệnh

phạm tội) có thể bị xét xử nặng hơn sự cộng tác thể lý.

4) Ngƣời tán thành sau khi tội phạm hoàn thành không đƣợc

coi là ngƣời cộng tác.

6.3. Các mức hình phạt dự kiến

Vì thế hình luật cũng dự kiến những hình phạt khác nhau cho các

mức độ tham gia khác nhau.

1) Chính phạm phải chịu hình phạt nặng nhất.

2) Đồng phạm phải chịu cùng hình phạt nhƣ chính phạm.

Tuy nhiên, đồng phạm có thể hƣởng những hoàn cảnh

giảm khinh hoặc áp dụng những quy tắc đã đƣợc dự kiến

trong những hoàn cảnh gia trọng, nếu có.

3) Đồng lõa có hai loại:

Trên nguyên tắc, ngƣời đồng lõa phải chịu cùng hình phạt

nhƣ chính phạm. Tuy nhiên, ngƣời đồng lõa có thể hƣởng

những hoàn cảnh giảm khinh hoặc áp dụng những quy tắc

đã đƣợc dự kiến trong những hoàn cảnh gia trọng, nếu có.

- Đồng lõa thiết yếu.

o Đồng lõa thiết yếu phải chịu cùng hình phạt với

chính phạm. Nhƣ vậy, đồng lõa thiết yếu đƣợc đồng

hóa với chính phạm (đ. 1329, §1).

o Tội đồng lõa thiết yếu nặng bằng tội của chính phạm.

- Đồng lõa thứ yếu.

o Đồng lõa thứ yếu chịu hình phạt nhẹ hơn hình phạt

của chính phạm. Việc cân nhắc mức độ quy trách của

75

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

mỗi đồng lõa thứ yếu và việc ấn định hình phạt thuộc

về thẩm phán.

o Tội đồng lõa thứ yếu nhẹ hơn tội của chính phạm.

6.4. So sánh

1) Luân lý: tội đồng phạm nặng hơn tội chủ mƣu.

Thí dụ: Ngƣời ăn trộm bò (đồng phạm) sẽ bị phạt nặng

hơn là ngƣời chủ mƣu xúi giục ăn trộm.

2) Chính trị: tội đồng phạm nhẹ hơn tội chủ mƣu.

Thí dụ: Trong một vụ đảo chánh, kẻ chủ mƣu lại nặng

tội hơn những ngƣời đảo chánh.

3) Hình luật Giáo Hội: tội đồng phạm nặng bằng tội chủ

mƣu.

Thí dụ: Tội phá thai (đ. 1398).

Tội tấn phong Giám mục bất hợp pháp, chủ phong và

thụ phong (đ. 1382).

Tội mƣu toan kết hôn (đ. 1394).

6.5. Áp dụng hình phạt cho đồng lõa

1) Nếu là hình phạt tiền kết, thì ngƣời đồng lõa thiết yếu sẽ bị

phạt nhƣ kẻ chủ mƣu, bởi vì nếu không có sự tham gia của họ

thì tội phạm đã không xảy ra, trừ hai trƣờng hợp sau:

- Khi luật đã ấn định một hình phạt riêng cho ngƣời đồng lõa

thiết yếu, thì phải áp dụng hình phạt này cho họ.

- Hoặc khi hình phạt do luật đƣa ra không thể áp dụng cho

họ đƣợc.

Thí dụ: Không thể áp dụng vạ huyền chức cho giáo dân.

Vì thế phải áp dụng một hình phạt hậu kết tƣơng xứng.

76

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Hình phạt tiền kết đƣợc áp dụng cho các đồng lõa về tội phá

thai (đ. 1398), tội tấn phong Giám mục bất hợp pháp (đ.

1382), tội mƣu toan kết hôn của giáo sĩ và tu sĩ (đ. 1394).

2) Nếu là hình phạt hậu kết, thì đồng lõa có thể bị phạt nhƣ kẻ

chủ mƣu, hay nhẹ hơn, tùy theo mức độ tham gia (thiết yếu

hay thứ yếu), trừ khi luật đã ấn định cho đồng lõa một hình

phạt riêng.

3) Để chống lại những đồng phạm hay đồng lõa, luật hay mệnh

lệnh có thể ban hành những hình phạt đặc biệt khác với những

hình phạt mà tác giả tội phạm đã chịu.

Điều 1041, 40 và 1044, §1, 3

0 dự kiến: nếu giáo sĩ là chính

phạm hay đồng lõa phạm tội phá thai hay sát nhân, ngoài

hình phạt riêng của tội phạm, đƣơng sự bị mắc bất hợp

luật để lãnh nhận chức thánh và thi hành chức thánh. Nếu

tu sĩ là chính phạm hay đồng lõa phạm tội phá thai hay sát

nhân, thì sẽ bị đuổi ra khỏi dòng (đ. 695, §1). Trong

trƣờng hợp này, chức thánh đƣợc lãnh nhận hay bậc sống

của đƣơng sự gia trọng tội lỗi của mình, và biện pháp kỷ

luật này nhằm mục đích bảo vệ Giáo Hội đƣợc thêm vào

hình phạt chính dành cho tội phạm mà đƣơng sự phải chịu.

77

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

CHƢƠNG 4

TRƢỜNG HỢP TỘI PHẠM BẤT THÀNH

Giáo luật quy định:

“Ngƣời nào đã làm hay đã bỏ một hành vi để thực hiện tội phạm,

nhƣng đã không hoàn thành tội phạm đƣợc ngoài ý muốn, thì

không phải chịu hình phạt đã đƣợc dự liệu đối với tội phạm đã

đƣợc hoàn thành, trừ khi luật hay mệnh lệnh quy định cách khác

về điều đó” (đ. 1328, §1).

“Nếu những hành vi hay những sự thiếu sót tự bản chất dẫn đến

việc thực hiện tội phạm, phạm nhân có thể bị buộc phải làm một

việc sám hối hay phải chịu một biện pháp hình sự, trừ khi đƣơng

sự tự ý không tiếp tục thực hiện tội phạm mà mình đã bắt đầu.

Tuy nhiên, nếu đã xảy ra một gƣơng xấu hay một thiệt hại nặng

nề khác hay một nguy cơ nào đó, thì mặc dầu đã tự ý không tiếp

tục nữa, đƣơng sự vẫn có thể phải chịu một hình phạt thích đáng,

nhƣng nhẹ hơn hình phạt đã đƣợc dự liệu cho tội phạm đã đƣợc

hoàn thành” (đ. 1328, §2).

1. XÉT TRÊN BÌNH DIỆN CỦA YẾU TỐ PHÁP ĐỊNH

Điều 1328 dự kiến hai trƣờng hợp tội phạm bất thành16

:

16 Cf. Commentaire in “Code de droit canonique”, édition bilingue et annotée,

Wilson et Lafleur limitée, Montréal, 1990, p. 773.

78

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

1.1. Tội phạm bất thành

- Là một tội phạm thất bại. Nói đúng hơn, đó là một mƣu toan

thất bại, bị cắt đứt, do một nguyên nhân ngẫu nhiên (tình cờ)

hoặc độc lập với ý muốn của tác giả.

Thí dụ: Một ngƣời tìm cách phá vỡ một Nhà Tạm trong

một nhà thờ mà không ai hay biết. Có thể hắn không thể có

dụng cụ thích hợp, nên từ bỏ ý định phạm tội. Nhƣng nếu

hắn sử dụng một dụng cụ thích hợp, hắn bị bắt quả tang

trƣớc khi hành động và bỏ chạy, không thành công. Trong

trƣờng hợp này, tội phạm đã thất bại.

- Hoặc là một tội phạm không thể thực hiện đƣợc.

Tội phạm không thể thực hiện đƣợc khi đối tƣợng và chất thể

của tội phạm không có, dù phạm nhân đã cố gắng và đã sử

dụng các phƣơng tiện rất hữu hiệu.

Thí dụ: Một ngƣời cầm súng bắn vào một vật mà hắn cứ

tƣởng là một ngƣời, trong khi đó chỉ là một ngƣời nộm.

Trong trƣờng hợp này, tội phạm không thể thực hiện đƣợc.

Tội phạm chƣa hoàn thành bên ngoài thì không bị phạt. Tuy nhiên,

phạm nhân có thể bị buộc phải làm một việc sám hối hay phải chịu

một biện pháp hình sự, tùy theo quyết định của thẩm phán hoặc của

Đấng bản quyền, nhất là khi phạm nhân không từ bỏ hành vi bị lên

án.

Hơn nữa, nếu những hành động hay những thiếu sót tự bản chất dẫn

đến việc thi hành tội phạm gây ra gƣơng xấu, hay một thiệt hại nặng

nề khác, hay một nguy cơ nào đó, thì phạm nhân phải chịu một hình

phạt thích đáng. Hình phạt này là nhiệm ý: thẩm phán phải cân nhắc

có nên phạt hay không. Nếu phạt, thì hình phạt sẽ nhẹ hơn hình phạt

đƣợc dự kiến cho tội phạm đã hoàn thành (đ. 1328, §2).

Một tội phạm đã đƣợc hoàn thành khi tất cả những hành vi cần thiết

để vi phạm hình luật đã đƣợc thực hiện và đã có hiệu quả.

79

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Nếu những hành vi đó đã không đƣợc thực hiện, hoặc nếu không có

hiệu quả, thì tội phạm không đƣợc hoàn thành.

Quá trình này gồm có hai giai đoạn:

- Giai đoạn chuẩn bị của hành vi phạm pháp.

- Giai đoạn thi hành. Nếu giai đoạn này thực hiện ý muốn đạt

đƣợc mục đích đã nhắm, tức là vi phạm luật, bằng cách thực

hiện mọi hành vi cần thiết, và những hành vi này sinh ra tất cả

hiệu quả đã đƣợc dự kiến cho việc vi phạm, quá trình phạm

pháp đã đƣợc hoàn thành hữu hiệu, hoàn thiện, hoàn toàn. Nói

cách khác, quá trình này đã đạt tới giai đoạn hoàn thành.

Tƣơng tự nhƣ thế, nếu quá trình này đã không đạt tới giai

đoạn hoàn thành, thì tội phạm chƣa hoàn thành.

1.2. Mƣu toan phạm pháp

Là một hoạt động hƣớng về việc hoàn thành một tội phạm,

nhƣng thiếu phƣơng tiện, hoặc với phƣơng tiện không thích

đáng, cho nên thất bại, bởi vì tác giả đã rút lui vào phút chót.

Giáo luật đề cập đến mƣu toan phạm pháp nhằm hai mục đích:

thiết lập công bằng và khuyên răn phạm nhân đừng phạm tội

nữa.

- Thiết lập công bằng: vì mới có mƣu toan nên tội phạm chƣa

hoàn thành, vì thế hình phạt dành cho kẻ có mƣu toan sẽ nhẹ

hơn hình phạt dành cho kẻ đã hoàn thành tội phạm.

- Khuyên răn phạm nhân: khi ấn định hình phạt dành cho kẻ có

mƣu toan nhẹ hơn hình phạt dành cho kẻ đã hoàn thành tội

phạm, nhà lập pháp muốn khuyên răn phạm nhân đừng cố

chấp, nhƣng hãy ngừng tay lại để đƣợc pháp luật khoan hồng.

Từ mƣu toan đến hoàn thành tội phạm có những chặng đƣờng

khác nhau:

- Nghĩ trong lòng.

80

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

- Nghĩ trong lòng và trao đổi với ngƣời khác.

- Nghĩ trong lòng, trao đổi với ngƣời khác, và chuẩn bị phƣơng

tiện.

- Nghĩ trong lòng, trao đổi với ngƣời khác, và chuẩn bị phƣơng

tiện nhƣng chƣa hành động.

- Nghĩ trong lòng, trao đổi với ngƣời khác, chuẩn bị phƣơng

tiện, và đã hành động nhƣng thất bại ngoài ý muốn.

Bốn chặng đƣờng đầu đều đƣợc coi là những mƣu toan phạm

pháp. Còn chặng đƣờng cuối (một khi đã tiến hành rồi) thì phải

đƣợc gọi là tội phạm bất thành.

Điều 1328 nói rõ là nếu phạm nhân chƣa hoàn thành tội phạm vì

bất cứ lý do nào ngoài ý muốn, thì sẽ không bị phạt nhƣ khi tội

phạm đã hoàn thành. Và nếu phạm nhân tự ý rút lui, thì càng

đáng đƣợc khoan hồng hơn nữa.

Nếu vì một “rủi ro” nào đó mà tội phạm không hoàn thành, thì

chủ thể có thể bị phạt bằng một việc sám hối hay biện pháp hình

sự (tức là nhẹ hơn hình phạt dành cho tội phạm đã hoàn thành).

Điều 1330 liên quan đến việc phát biểu tƣ tƣởng. Khi phạm

nhân phát biểu tƣ tƣởng của mình ra bằng chữ viết hay lời nói,

nhƣng bao lâu chƣa có ai nhận thức đƣợc điều đó, thì tội phạm

đƣợc coi nhƣ chƣa hoàn thành. Do đó bị phạt tƣơng đƣơng với

mƣu toan phạm pháp mà thôi.

Thí dụ: tội lạc giáo, tội giả mạo…

Ngoài ra, theo Giáo luật, mƣu toan còn đƣợc áp dụng cho những

hành vi đã hoàn thành nhƣng không có giá trị pháp lý (tức là vô

hiệu):

Thí dụ: Hôn nhân của một giáo sĩ, tu sĩ hay ngƣời đã có gia

đình (đ. 1394; 1085, §1; 1087; 1088).

Hành vi kết hôn đƣợc coi là mƣu toan, bởi vì hôn nhân không

thành, do bị ngăn trở chức thánh (đ. 1087) hay ngăn trở khấn

81

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

dòng (đ. 1088), nhƣng hành vi phạm pháp thì đã hoàn thành

khi hai ngƣời đồng ý kết hôn trƣớc tòa đời. Vì thế họ phải

lãnh hình phạt dành cho tội phạm đã hoàn thành.

Điều 1328 gom hai khái niệm “mƣu toan phạm pháp” và “tội

phạm bất thành”vào làm một, khi xét tới hình phạt. Nhƣng nếu

tội phạm chƣa hoàn thành, thì phạm nhân sẽ không bị phạt nhƣ

khi tội phạm đã hoàn thành.

2. XÉT TRÊN BÌNH DIỆN CỦA YẾU TỐ KHÁCH THỂ

Tội phạm bất thành là một hành vi khiến cho tội phạm không đƣợc

hoàn thành, dù tác giả tội phạm đang ở trƣớc ngƣỡng cửa tội phạm.

Việc thực hiện tội phạm đƣợc diễn tiến qua những giai đoạn sau

đây:

- Quyết tâm thực hiện tội phạm.

- Chuẩn bị về mặt vật chất để thi hành.

- Bắt đầu thi hành.

- Hoàn thành tội phạm.

Tuy nhiên, trong lúc hành động, phạm nhân có thể tỏ lộ những thái

độ sau:

- Hoặc phạm nhân quyết định ngƣng đúng lúc, dù tội phạm đã

gần hoàn thành. Phạm nhân đã thay đổi ý kiến và không bị

cám dỗ đi tới cùng.

- Hoặc phạm nhân đã không đạt đƣợc kết quả dự trù do một

hoàn cảnh bất ngờ trong kịch bản, chẳng hạn nhƣ có sự can

thiệp của một đệ tam nhân.

- Hoặc phạm nhân đã thất bại do lầm lẫn hoặc vụng về, dù vẫn

ngoan cố. Phạm nhân đã làm hỏng việc, nhƣ ngƣời bắn hụt

nạn nhân.

82

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

3. XÉT TRÊN BÌNH DIỆN CỦA YẾU TỐ LUÂN LÝ

Khi tội phạm bất thành bị phạt do ý muốn của nhà lập pháp, của

thẩm phán hay của Đấng bản quyền, của Bề trên Giám tỉnh, việc

thẩm định trách nhiệm hình sự của phạm nhân rất tế nhị. Chúng ta

có thể dựa vào những tiêu chuẩn sau:

- Tính quy trách của tội phạm bất thành luôn nhỏ hơn tính quy

trách của tội phạm đã hoàn thành, nhƣng càng lớn hơn và

chắc chắn hơn khi hành vi đã đƣợc thực hiện, hoặc hành vi bị

bỏ sót, càng tiến gần tới chỗ hoàn thành.

- Có tính quy trách, nếu lúc đầu phạm nhân có ý muốn thực

hiện tội phạm. Nhƣng tính quy trách này bị loại bỏ, nếu phạm

nhân đã hối hận về mƣu toan không kết quả, bị cắt đứt, hoặc

hƣ hỏng, và nếu phạm nhân đã làm tất cả để ngăn chặn những

hậu quả.

- Tính quy trách phải chắc chắn, nếu mƣu toan đã gây ra một

nguy hiểm nghiêm trọng, một thiệt hại hay một gƣơng xấu

theo nghĩa thần học luân lý, tức là đƣa tha nhân tới chỗ phạm

tội.

83

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

CHƢƠNG 5

PHÂN LOẠI TỘI PHẠM

Những tội phạm mà Bộ Giáo luật 1983 đã dự kiến có thể chia thành

bốn loại.

1. XẾP LOẠI TỘI PHẠM THEO ĐỐI TƢỢNG

Các tội phạm có thể xếp theo đối tƣợng của tội phạm, vì đặc tính

của tội phạm hoặc của loại tội phạm phát sinh ra đối tƣợng của luật.

Nhƣ vậy:

- Có những tội phạm chống lại đức tin và tính duy nhất của

Giáo Hội.

- Có những tội phạm chống lại ngƣời và quyền bính Giáo Hội.

- Có những tội phạm chống lại sự sống, tự do, thanh danh và

phong hóa.

- Có những tội phạm làm chứng gian hoặc giả mạo một tài liệu.

2. XẾP LOẠI TỘI PHẠM THEO MỨC ĐỘ NGHIÊM

TRỌNG

Các tội phạm có thể xếp vì sự nghiêm trọng, theo thứ tự giảm dần:

- Nghiêm trọng nhất:

o Xúc phạm Mình Thánh Chúa (đ. 1367).

o Bội giáo, lạc giáo, ly giáo (đ. 1364, §1).

84

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

o Giải tội cho ngƣời đồng phạm điều răn thứ sáu (đ. 1378,

§1).

o Hành hung Đức Thánh Cha (đ. 1370, §1).

o Vi phạm trực tiếp ấn tòa giải tội (đ. 1388, §1).

o Tấn phong Giám mục không có phép Tòa Thánh (đ.

1382).

o Phá thai (đ. 1398).

- Ít nghiêm trọng hơn:

o Mƣu toan phạm pháp.

o Kinh doanh ngƣợc với quy định của điều 286.

o Vi phạm gián tiếp ấn tòa giải tội.

- Nghiêm trọng:

Cách chung, một tội phạm đƣợc coi là nghiêm trọng

o Vì lợi ích mà luật bị vi phạm theo đuổi.

o Vì tƣ cách của ngƣời.

o Vì thiệt hại đã xảy ra.

3. XẾP LOẠI TỘI PHẠM THEO HÌNH PHẠT

- Có những tội phạm cần phải phạt, có tính cách bó buộc, hoặc

dẫn đến việc ra hình phạt (đ. 1365; 1372-1374).

- Có những tội phạm có thể bị phạt hoặc không. Đó là những

hình phạt nhiệm ý (đ. 1375; 1390, §§2 và 3; 1393; …)

Để xác định hình phạt có tính cách bó buộc hay nhiệm ý, cần

phải đọc bản văn của nguyên tắc đã đƣợc cân nhắc. Ngƣời ta

phải xác nhận xem hình phạt là kết quả của một lệnh cƣơng

quyết hay một lệnh uyển chuyển. Lệnh đƣợc coi là uyển chuyển,

nếu lệnh đòi áp dụng một “hình phạt thích đáng” (nhiệm ý).

85

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

4. XẾP LOẠI TỘI PHẠM THEO SỰ NHẬN THỨC

Xác định một tội phạm đƣợc thực hiện nhƣ thế nào và ai là tác giả

không phải là điều dễ thực hiện.

Tính khách quan bên ngoài của tội phạm không lẫn lộn với:

- Sự hiển nhiên hay sự công khai của hành vi.

- Sự kín đáo của tội phạm hoặc tính cách kín đáo.

Tính khách quan bên ngoài của tội phạm là chức năng của tri giác

hoặc của nhận thức mà ngƣời chung quanh có thể có:

- Tội phạm hiển nhiên một đàng.

- Tội phạm công khai một đàng, cũng nhƣ tội phạm kín đáo.

Tội phạm hiển nhiên là tội phạm công khai ở một mức độ cao. Tội

phạm hiển nhiên đƣợc mọi ngƣời biết cách công khai vì đƣợc thực

hiện trong những điều kiện không thể che giấu bằng mƣu mô đƣợc,

và sự quy trách của tội phạm cho tác giả quá rõ ràng không thể chối

cãi đƣợc.

Còn tội phạm công khai trở thành hiển nhiên (de iure) sau khi phạm

nhân tự thú trƣớc thẩm phán hoặc sau khi một bản án đã trở thành

vấn đề quyết tụng. Tính cách hiển nhiên của luật không lọai trừ

bằng chứng ngƣợc lại.

Tội phạm quả tang là một tội phạm hiển nhiên. Sự phạm pháp quả

tang của tội phạm là bằng chứng của sự hiển nhiên.

Tội phạm công khai là tội phạm đã đƣợc tiết lộ, đƣợc nhận dạng,

hoặc những hoàn cảnh của tội phạm khiến ngƣời ta nghĩ rằng tội

phạm chắc chắn sẽ bị tiết lộ nhanh chóng.

Sự gì mà nhiều ngƣời biết đƣợc thì sẽ bị tiết lộ.

Tội phạm công khai có thể và phải đƣợc chứng minh ở tòa ngoài

trƣớc khi bị phạt, nếu điều đó là cần thiết.

86

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Tội phạm kín là tội phạm không bị tiết lộ và không có nguy cơ bị

tiết lộ.

Thí dụ: Một linh mục nghe ngƣời ta tự thú trong tòa giải tội về

một tội phạm kín. Linh mục buộc phải giữ bí mật tuyệt đối và

không thể ban sự xá giải trong khi ban bí tích Giải tội, nhất là

khi ngài không biết mình có quyền tha hình phạt Giáo luật mà

đƣơng sự đã mắc hay không. Đó là trƣờng hợp phá thai.

Một tội phạm kín có thể chỉ có vài ngƣời biết đƣợc và họ thấy là

không nên nói. Nhƣng nếu họ thay đổi ý kiến hoặc nếu tội phạm

đƣợc tiết lộ do vô ý hoặc bị tố giác, thì chỉ cần hai nhân chứng để

chứng minh điều đó và hành động thế nào để tội phạm đó không

còn là tội phạm kín nữa (x. đ. 1573). Trong trƣờng hợp này, tội

phạm trở thành một tội phạm công khai.

Ngay khi đƣợc thông báo có tội phạm, giáo quyền luôn phải kiểm

chứng xem đó là một tội phạm công khai hay hiển nhiên. Việc

nghiên cứu này cần thiết khi phải đánh giá những sự việc sai trái,

phù hợp với luật, nhất là khi phải tiến hành một vụ tố tụng hình sự.

87

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

CHƢƠNG 6

SỬ DỤNG TỐ QUYỀN

Tố tụng hình sự trong luật Giáo Hội xem ra có vẻ thừa thãi, bởi vì :

- Chỉ đƣợc tuyên kết hình phạt nếu tội phạm đƣợc quy trách

nghiêm trọng cho tác giả tội phạm, hoặc nếu tác giả ý thức

mình đã vi phạm luật khi thực hiện hành vi bị lên án.

- Sự kiện các hình phạt bị mắc cách đƣơng nhiên ngay khi vi

phạm luật (tiền kết) và đƣợc tuyên bố (bằng một bản án) hay

đƣợc tuyên kết (bằng một sắc lệnh) không phải là điều thông

thƣờng và chỉ có trong Giáo Hội.

- Việc sửa chữa huynh đệ giúp tránh kiện tụng, hơn nữa hạn kỳ

của thời hiệu tố quyền hình sự khá ngắn vì chỉ có ba năm.

1. NHIỆM VỤ CỦA THẨM QUYỀN GIÁO HỘI TRONG

VIỆC TỐ TỤNG

Chỉ có thẩm quyền Giáo Hội mới có đủ tƣ cách để truy tố một tội

phạm theo Giáo luật, tức là một cách ứng xử tội lỗi vi phạm luật

Giáo Hội (đ. 1401).

Trong giáo phận, thẩm quyền này là Giám mục giáo phận. Ngài

đích thân thi hành quyền tƣ pháp, nhƣng thƣờng là qua trung gian

tòa án và các thẩm phán của tòa án giáo phận (x. đ. 391, §1; 1419 và

1422).

2. ĐIỀU TRA HÀNH CHÁNH

Trƣớc khi tố tụng hình sự, Đấng bản quyền phải tiến hành một cuộc

88

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

điều tra về mặt hành chánh, ngay khi biết một sự kiện pháp lý mang

tính tội phạm. Đó là trƣờng hợp ngài biết đƣợc một tội phạm công

khai hay hiển nhiên do có ngƣời tố cáo, hoặc do dƣ luận.

Việc điều tra phải xét đến những tình tiết của tội phạm (về mặt

khách thể, luân lý và pháp định), nhất là khi tội phạm đƣợc quy

trách cho một tín hữu nhất định và lý do mạnh nhất là sự kiện

đƣơng sự quả quyết mình đã cố tình hành động.

Việc điều tra phải tế nhị, đừng xúc phạm đến thanh danh của ai, với

sự hợp tác của chuyên viên luật hình sự. Điều tra là một sự “xem

xét” trƣớc khi “đặt thành vấn đề” và “buộc tội”.

Việc điều tra giả thiết ngƣời bị tình nghi phải đƣợc triệu tập, phải

đƣợc lắng nghe để có thể tự bào chữa, nhƣng phải giữ bí mật tùy

theo sự khôn ngoan.

3. NHỮNG GIẢI PHÁP CÓ THỂ CÓ SAU KHI ĐIỀU TRA

3.1. Cứu xét các bằng chứng

Một khi đã điều tra xong, Đấng bản quyền cứu xét ba vấn đề:

- Hoặc việc ngƣời tín hữu thực hiện tội phạm có nhiều bằng

chứng.

- Hoặc ngƣợc lại, không có bằng chứng nào.

- Hoặc không có tính quy trách.

Sau đó, Đấng bản quyền có thể chọn một trong hai quyết định sau,

ngay khi ngài xét là hữu ích:

3.2. Không truy tố khi không có tội phạm

- Nếu Đấng bản quyền xác nhận thiếu những yếu tố cấu thành

tội phạm, hoặc những yếu tố cấu thành tội phạm không thu

thập đƣợc, vụ kiện chấm dứt.

- Nếu Đấng bản quyền quan sát thấy có một hay nhiều tội phạm

đã đƣợc thực hiện, hoặc những hành động có tính tội phạm

89

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

(nhƣ luật hay mệnh lệnh đã quy định), thì ngài chọn một trong

những quyết định sau.

o Nếu phạm nhân đã cố gắng sám hối, biểu lộ sự hối hận và

sửa chữa gƣơng xấu mình đã gây ra, thì Đấng bản quyền

không truy tố. Ngài hành động theo sự xác tín riêng tƣ của

mình. Việc “đặt thành vấn đề” chấm dứt.

o Ngƣợc lại, nếu phạm nhân cố chấp không tuân phục, Đấng

bản quyền có thể khởi tố vụ án hình sự hoặc tiến hành công

bố hình phạt đã mắc. Việc “đặt thành vấn đề” trở thành

việc “buộc tội”.

o Đấng bản quyền giữ sáng kiến và có bổn phận mời tác giả

tội phạm sám hối, lãnh nhận bí tích Sám hối, cải thiện và

sửa chữa, nếu điều đó hợp thời và khả thi.

3.3. Truy tố trong trƣờng hợp có tội phạm

Nếu xét thấy phải khởi tố vụ án hình sự, Đấng bản quyền có thể

chọn hình thức tƣ pháp hoặc hình thức hành chánh.

3.3.1. HÌNH THỨC TƢ PHÁP

Hình thức tƣ pháp là hình thức cổ điển nhất và bảo đảm quyền bào

chữa cách hoàn hảo nhất.

1) TỐ QUYỀN HÌNH SỰ VÀ TỐ QUYỀN THI HÀNH ÁN

Theo Giáo luật, tố quyền hình sự là tố quyền đòi phải ban hành một

bản án buộc tội (đ. 1362).

Tố quyền thi hành án là tố quyền phát sinh từ một bản án buộc tội

đã trở thành vấn đề quyết tụng. Đối tƣợng của tố quyền thi hành án

là việc thi hành bản án. Việc thi hành án thuộc về Đấng bản quyền

(đ. 1363). Điều 1363, §1 gọi tố quyền thi hành án là tố quyền chấp

hành hình phạt.

90

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Mặc dù hai tố quyền này liên tiếp nhau và liên kết với nhau, nhƣng

lại khác nhau.

2) ĐỐI TƢỢNG CỦA TỐ QUYỀN HÌNH SỰ

Mục đích của tố quyền hình sự là:

- Hoặc là tuyên kết một hình phạt cho phạm nhân.

- Hoặc là tuyên bố phạm nhân mặc nhiên mắc một hình phạt

tiền kết vì đã thực hiện một tội phạm.

Việc tuyên bố này đƣợc thực hiện

- Nếu đƣơng sự không ý thức về tầm quan trọng của việc mình

làm và không thay đổi thái độ.

- Nếu đƣơng sự giả vờ không biết tội của mình mang tính tội

phạm.

Ngày nay có trƣờng hợp những ngƣời bị vạ tuyệt thông tiền kết đôi

khi đảm nhận những nhiệm vụ tôn gíáo, vì tội phạm còn kín. Chẳng

hạn nhƣ những ngƣời đã phá thai có hiệu quả, biết rằng hành vi của

mình bị Giáo Hội kết án, và tội của họ bị phạt trong những hoàn

cảnh mà luật Nhà Nƣớc lại không phạt. Trong tình huống này, thẩm

phán Giáo Hội có thể tuyên bố hình phạt đã bị mắc, nếu tội phạm đã

trở thành “công khai”.

3) KHỞI SỰ TỐ QUYỀN HÌNH SỰ DO CÔNG TỐ VIÊN

Tố quyền hình sự là một tố quyền công khai, không những vì toàn

thể Giáo Hội bị xúc phạm do tội phạm, mà còn vì công tố viên khởi

sự tố quyền này, theo lời thỉnh cầu của Đấng bản quyền (đ. 1721).

Công tố viên là một giáo sĩ hay một giáo dân (đ. 1435), có nhiệm vụ

“lo cho công ích” chiếu theo chức vụ, tức là tố giác tội phạm và tác

giả tội phạm, bằng cách đệ trình đơn khởi tố lên thẩm phán (đ.

1721, §1).

91

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Công tố viên luôn báo trƣớc cho Đấng bản quyền biết những tội

phạm mà mình biết, để Đấng bản quyền, sau khi đã điều tra về mặt

hành chánh, có thể quyết định khởi sự tố quyền hình sự hay không.

Tóm lại, công tố viên làm công việc của cảnh sát trƣớc, nhằm báo

cho Đấng bản quyền biết những gì mình biết đƣợc về tội phạm hoàn

thành trong lãnh thổ của giáo phận.

Có thể Đấng bản quyền đã biết sự phạm pháp trƣớc khi công tố viên

báo lên, nhƣng chính công tố viên là ngƣời đầu tiên thực hiện việc

cứu xét vụ việc, nhằm giúp Đấng bản quyền mở cuộc điều tra về

mặt hành chánh.

Sau đó, Đấng bản quyền chuyển kết quả điều tra cho công tố viên

và ra lệnh cho công tố viên, nếu có, đệ trình đơn khởi tố lên tòa án,

vì bổn phận của công tố viên là chăm lo việc áp dụng luật và bảo vệ

lợi ích chung của Giáo Hội.

4) ÁP DỤNG LUẬT TỐ TỤNG HỘ SỰ THÔNG THƢỜNG

Trừ khi bản chất của sự việc ngăn cản, những quy tắc có thể áp

dụng cho vụ án hình sự là những quy tắc của tố tụng nói chung và

những quy tắc của tố tụng hộ sự thông thƣờng.

Tuy nhiên phải giữ những quy tắc đặc biệt của những vụ án liên

quan đến công ích và những quy tắc riêng áp dụng cho vụ án hình

sự đƣợc đề cập đến trong điều 1728.

5) BÃI NẠI

Công tố viên có thể ngƣng vụ án bất cứ lúc nào, hoặc rút lại đơn tố

cáo, nếu ngƣời bị buộc tội nhìn nhận tội lỗi của mình và sửa chữa

những thiệt hại.

Tuy nhiên, công tố viên chỉ có thể bãi nại với sự đồng ý của Đấng

bản quyền, hoặc đƣợc Đấng bản quyền ủy quyền (đ. 1724, §1).

92

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Việc hữu hiệu của bãi nại lệ thuộc vào sự chấp nhận của bị cáo, trừ

khi bị cáo đƣợc tuyên bố là vắng mặt (đ. 1724, §2).

6) CHỈ ĐỊNH LUẬT SƢ

Giáo luật bảo đảm quyền bào chữa. Bị cáo có quyền chọn và tự do

chỉ định một ngƣời bào chữa (đ. 1481, §1). Khi triệu tập bị cáo,

thẩm phán mời bị cáo tiến hành chỉ định một luật sƣ trong thời hạn

do thẩm phán ấn định. Nếu bị cáo không chọn đƣợc ngƣời bào chữa

trong hạn kỳ này, thẩm phán ủy nhiệm một luật sƣ chiếu theo chức

vụ. Luật sƣ đƣợc chỉ định chiếu theo chức vụ chấm dứt nhiệm vụ

khi bị cáo sử dụng quyền tự do chọn ngƣời bào chữa.

7) SỰ TỰ THÖ VÀ SỰ THINH LẶNG CỦA BỊ CÁO

Bị cáo không buộc phải thú nhận tội phạm của mình và cũng không

bị buộc phải tuyên thệ (đ. 1728, §2).

8) SỰ CAN THIỆP CỦA BỊ CÁO, LUẬT SƢ VÀ CÔNG

TỐ VIÊN

Trong phần nghị án, dù trên văn bản hay nói miệng, bị cáo, luật sƣ

của bị cáo và ngƣời bào chữa cho bị cáo luôn luôn có quyền nói sau

cùng, sau lời buộc tội của công tố viên (đ. 1725).

9) THA BỔNG

Bị cáo có quyền đƣợc tha bổng ngay lập tức, nếu hồ sơ không có đủ

nền tảng, và nếu nhƣ vậy mới vỡ lẽ ra là bị cáo không hề thực hiện

tội phạm.

Quyết định này có thể đƣợc can thiệp ở bất cứ cấp bậc nào và vào

bất cứ giai đoạn nào của vụ án.

Trong trƣờng hợp này, quyết định tha bổng là một quyền đối với bị

cáo “ngay cả khi tố quyền hình sự đã bị tiêu hủy” (đ. 1726).

93

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Bản án tha bổng là bó buộc để làm tiêu tan mọi nghi ngờ nhỏ nhất

về tội.

10) KHÁNG CÁO

Đối lại, công tố viên cũng nhƣ ngƣời bị cáo có thể kháng cáo về sự

kết án.

Kháng cáo đƣợc thực hiện ở tòa án cấp II hoặc ở Tòa thƣợng thẩm

Rota.

Kháng cáo có thể đƣợc thực hiện do bị cáo hay luật sƣ của bị cáo,

ngay cả khi bản án đã tha cho bị cáo, vì hình phạt có tính cách

nhiệm ý, hoặc vì tòa án đã dùng quyền đƣợc dự kiến ở điều 1344 và

1345 (tránh tuyên kết hình phạt, đình chỉ việc thi hành, hoãn tuyên

kết hình phạt hoặc giảm nhẹ hình phạt).

Trong tất cả những trƣờng hợp này, kháng cáo nhằm mục đích thiết

lập danh dự, nếu có, hoặc thanh danh của đƣơng sự.

11) SUY NGHĨ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG

TỐ VIÊN

Công tố viên có một sứ mạng rất quan trọng trong các vụ án hình

sự, cho nên phải thi hành quyền của mình với tất cả sự khôn ngoan

buộc phải có và quan điểm dè dặt trong những tình huống tƣơng tự.

Tuy nhiên, công tố viên phải nhận trách nhiệm và không do dự báo

cho Đấng bản quyền biết việc thực hiện tội phạm công khai hoặc

hiển nhiên, nếu phải rút ra những sự kiện nào với sự khôn ngoan và

thận trọng buộc phải có.

Nhiệm vụ của công tố viên là nhận thức, là “cập nhật” điều xảy ra,

hơn là phát động một quá trình trấn áp.

Công tố viên đƣa ra tòa có thẩm quyền, để tòa có thể nghiên cứu,

theo ƣớc mong của Đấng bản quyền, một sự phỏng đoán về tội

94

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

phạm, và theo sự phỏng đoán đó, có một tín hữu đã đi lạc đƣờng và

công tố viên phải nhận thức đƣợc điều đó.

Điều mà viện công tố tìm kiếm trong tinh thần này là “ơn cứu rỗi

các linh hồn và sự công bằng”.

Viện công tố hành động theo lệnh hoặc với sự đồng ý của Đấng bản

quyền.

12) TỐ QUYỀN HỘ SỰ

Nếu tội phạm đã gây ra một sai lầm đặc biệt cho một vài tín hữu là

nạn nhân cuả tội phạm, một sai lầm gây thiệt hại cho sự liêm khiết

thể lý hay luân lý của một ngƣời. Chẳng hạn nhƣ hành hung chống

lại một giáo sĩ, thề hay vi phạm ấn tòa bí tích, lạm dụng quyền

hành, kinh doanh bổng lễ. Ngƣời này chỉ có thể khởi tố ở tòa cấp

một mà thôi, đó là một tố quyền hộ sự đòi bồi thƣờng thiệt hại đã

gây nên.

Tố quyền hộ sự đƣợc khởi sự bên cạnh Đại diện Tƣ pháp.

Mục đích của tố quyền hộ sự là thu đƣợc một số tiền bù lại sự thiệt

hại phải chịu, với điều kiện là có thể chứng minh đƣợc sự thiệt hại

đó.

Vấn đề trong trƣờng hợp này là một tố quyền hộ sự riêng tƣ. Trong

dân luật, các luật gia gọi tố quyền hộ sự riêng tƣ là tố quyền dân sự,

do nạn nhân của một sự bất công khởi tố.

Tố quyền hộ sự có thể liên kết với tố quyền hình sự.

Và ngƣời ta có thể nói rằng việc sử dụng một tố quyền hộ sự kích

động việc khởi tố một vụ án hình sự.

Thực tế, nạn nhân thƣờng phàn nàn trực tiếp với Đấng bản quyền

(đặc biệt là Giám mục). Giám mục khởi sự mở một cuộc điều tra.

Nạn nhân có thể thƣa kiện trƣớc công tố viên, và công tố viên báo

cho Đấng bản quyền sau khi cứu xét các sự kiện. Theo cách này,

nếu tố tụng tƣ pháp đƣợc định đoạt, thì tố quyền hình sự và tố

95

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

quyền hộ sự chỉ cùng là một vụ kiện nhƣ nhau. Nói chung, nạn nhân

ƣớc ao điều đó và công lý thắng cuộc nhanh chóng và ít tốn kém.

Nạn nhân hoặc bên hành động ở tòa hộ sự có thể kháng cáo về bản

án. Nạn nhân có thể kháng cáo vì lợi ích riêng hoặc cách độc lập với

kháng cáo ở tòa hình sự: có kháng cáo hay không là tùy bị cáo. Nạn

nhân có thể kháng cáo ngay cả khi tội phạm không có tính quy trách

và cũng không đáng phạt nhân danh một lỗi luân lý thƣờng (dù bị

lên án hoặc không).

3.3.2. HÌNH THỨC HÀNH CHÁNH (Sắc lệnh ngoài tòa)

1) TRƢỜNG HỢP ÁP DỤNG HÌNH THỨC HÀNH CHÁNH

Thay vì theo hình thức tƣ pháp, Đấng bản quyền có thể chọn hình

thức hành chánh (đ. 1718, §1, 30 và 1720).

Tố tụng “tƣ pháp”:

- Diễn ra trƣớc một thẩm phán hay trƣớc một tòa án.

- Giả thiết có một cuộc tranh luận mâu thuẫn.

- Kết thúc bằng một bản án hoặc một phán quyết có thể là đối

tƣợng của việc kháng cáo.

Tố tụng “hành chánh”:

- Diễn ra trƣớc một thẩm quyền hành chánh (Đấng bản quyền

hay Bề trên).

- Đúng hơn là không có mâu thuẫn.

- Kết thúc bằng một sắc lệnh hành chánh mà Giáo luật gọi là

“sắc lệnh ngoài tòa” (đ. 1720) có thể có những kháng cáo

hành chánh trƣớc mọi kháng cáo hộ sự.

Bình thƣờng tố tụng hành chánh chỉ đƣợc áp dụng cho những vụ án

mà bằng chứng của tội đã rõ ràng và không thể chối cãi đƣợc. Đó là

96

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

trƣờng hợp những tội phạm “hiển nhiên”, đôi khi là những tội phạm

công khai. Vấn đề là tìm ra một “lý do chính đáng”.

Trừ khi luật quy định cách khác, việc kháng cáo hành chánh đúng

lúc thuộc về sự xét đoán khôn ngoan của Đấng bản quyền (đ. 1718,

§1, 30 và 1720).

Tuy nhiên, để quyết định, Đấng bản quyền phải tham khảo hai thẩm

phán hoặc những chuyên viên luật, tùy theo sự xét đoán khôn ngoan

của mình (đ. 1718, §3).

2) THÔNG BÁO TRÁCH NHIỆM

Đấng bản quyền phải thông báo cho phạm nhân biết những trách

nhiệm đƣợc quy trách cho phạm nhân, tức là “cáo trạng và những

chứng cớ” (đ. 1720, 10).

3) QUYỀN BÀO CHỮA

Hình thức hành chánh là một trình tự tố tụng “theo hình dạng tƣ

pháp”, dù không hoàn toàn mâu thuẫn, khác với trình tự tố tụng tƣ

pháp. Về phƣơng diện này, Giáo luật dự kiến là Đấng bản quyền

phải cho bị cáo quyền tự bào chữa, trừ khi bị cáo đƣợc triệu tập

nhƣng đã vắng mặt (đ. 1720, 10).

Giáo luật không dự kiến sự trợ giúp của một luật sƣ. Nhƣng không

gì chống lại việc bị cáo mời một luật sƣ Giáo Hội để góp ý kiến và

khuyên răn về trƣờng hợp của mình. Tuy nhiên, luật sƣ không

đƣơng nhiên có quyền coi hồ sơ, trừ khi Đấng bản quyền cho phép

hoặc dung thứ.

4) CỨU XÉT VẤN ĐỀ

Đấng bản quyền lấy lại những yếu tố của việc điều tra về mặt hành

chánh trƣớc đó để đào sâu hơn hoặc bổ túc thêm theo cách thế của

một thẩm phán thẩm vấn.

97

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Đấng bản quyền có hai hội thẩm trợ giúp để cân nhắc những bằng

chứng và tất cả mọi luận cứ (đ. 1720, 20), sau đó soạn thảo sắc lệnh

ngoài tòa.

5) SOẠN THẢO SẮC LỆNH NGOÀI TÕA

a) Nêu lý do của sắc lệnh.

Sắc lệnh ngoài tòa buộc phải nêu lý do. Phải trình bày ít là cách vắn

tắt, những lý do về pháp lý và về sự kiện (đ. 1720, 30),

b) Biện pháp hoặc hình phạt có thể phải chịu do sắc lệnh ngoài

tòa.

Sắc lệnh ngoài tòa tuyên kết hoặc tuyên bố hình phạt, nếu có, trừ

khi Đấng bản quyền cho áp dụng những quy định của các điều 1344

và 1345: quyết định hoãn tuyên bố hình phạt, hoặc tránh tuyên kết

hình phạt, áp dụng một hình phạt nhẹ hơn, hoặc một việc sám hối

hình sự, hoặc đình chỉ nghĩa vụ chấp hành hình phạt.

Sắc lệnh không bao giờ có thể áp đặt một hình phạt thục tội chung

thân, hoặc một hình phạt mà luật hay mệnh lệnh cấm tuyên kết hoặc

tuyên bố bằng hình thức hành chánh.

Nhƣ vậy, sắc lệnh chỉ đƣợc tuyên kết hay tuyên bố những hình phạt

“thục tội” tạm thời hoặc những hình phạt “chữa trị”.

Sắc lệnh còn có thể quyết định một việc sám hối theo Giáo luật hay

một biện pháp hình sự.

6) THƢỢNG CẦU CHỐNG LẠI SẮC LỆNH NGOÀI TÕA

Sắc lệnh có thể là đối tƣợng của việc thƣợng cầu, phù hợp với quy

định của những điều 1732-1739: thƣợng cầu không có tính cách hộ

sự (gồm có thƣợng cầu xin ân xá và thƣợng cầu hệ trật), và thƣợng

cầu hộ sự (trƣớc Tòa án Tối cao Pháp viện Tông Tòa, Ban 2).

98

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

7) SỰ CẠNH TRANH GIỮA HÌNH THỨC HÀNH CHÁNH

VÀ HÌNH THỨC HỘ SỰ

Vịệc Đấng bản quyền chọn trình tự tố tụng của sắc lệnh ngoài tòa

không ngăn cản nạn nhân đệ trình song song một tố quyền hộ sự lên

tòa án Giáo Hội có thẩm quyền.

99

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

CHƢƠNG 7

CÁC LOẠI HÌNH PHẠT

1. KHÁI NIỆM

Hình phạt là biện pháp chế tài đối với những kẻ phạm pháp, vì thế

hình phạt luôn đi đôi với tội phạm. Chính vì thế mà luật pháp không

bao giờ trừng trị ngƣời vô tội.

Bộ Giáo luật hiện hành không đƣa ra một định nghĩa nào về hình

phạt, cho nên chúng ta phải quy chiếu về Bộ Luật cũ:

“Hình phạt Giáo Hội là sự tƣớc đoạt một điều thiện, do nhà chức

trách có thẩm quyền đặt ra, với mục đích sửa chữa phạm nhân

và trừng trị tội phạm” (đ. 2215 Giáo luật 1917).

Qua định nghĩa trên, chúng ta thấy khái niệm hình phạt có ba yếu

tố: tƣớc đoạt một điều thiện, quyền bính thiết lập và áp dụng, nhằm

mục đích sửa phạt.

1.1. Sự tƣớc đoạt một điều thiện

Tƣớc đoạt một điều thiện có nghĩa là lấy đi một cái gì tốt thuộc về

một ngƣời, do đó họ cảm thấy đau xót vì sự mất mát đó.

Thí dụ:

Tôi mất một triệu đồng vì phải nộp phạt. Đáng lẽ ra tôi đƣợc

hƣởng một triệu đồng này, nhƣng tôi lại không đƣợc hƣởng nữa,

vì phải nộp phạt, cho nên tôi cảm thấy đau xót vì sự mất mát đó.

Tôi bị mất tự do vì bị giam trong nhà tù.

Tôi không đƣợc nghỉ ngơi, vì tôi bị cƣỡng bức lao động.

100

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Tôi bị mất mạng sống vì bị án tử hình.

Tuy nhiên sự mất mát này chỉ làm cho tôi đau xót, nếu của bị mất là

một điều thuộc về tôi, hoặc tôi cho là quí.

Thí dụ:

Nếu tòa án phạt không cho tôi đi tham quan các nƣớc Tây

Phƣơng, thì tôi chẳng đau xót chút nào. Nhƣng nếu tòa án phạt

không cho tôi đi dạo phố Hà Nội thì tôi lại cảm thấy đau xót, tuy

bề ngoài khách quan mà nói thì việc đi tham quan các nƣớc Tây

Phƣơng đáng giá hơn việc đi dạo phố Hà Nội.

Trong Giáo Hội, hình phạt chỉ giới hạn vào việc tƣớc đoạt những

điều thiện bên ngoài mà thôi.

Thí dụ: Không đƣợc lãnh nhận các bí tích. Không đƣợc lãnh

nhận các giáo vụ.

Hình phạt không bao giờ tƣớc đoạt một điều thiện nội tâm.

Thí dụ: Ơn thánh sủng, các nhân đức tin, cậy, mến.

1.2. Hình phạt đƣợc quyền bính thiết lập và áp dụng

Thẩm quyền thiết lập hình phạt đƣợc Giáo luật đề cập đến ở điều

1319, §1:

“Do quyền lãnh đạo, một ngƣời có thể áp đặt những mệnh lệnh ở

tòa ngoài đến mức độ nào, thì bằng mệnh lệnh cũng có thể dùng

những hình phạt nhất định để ngăm đe đến mức độ ấy, trừ những

thục hình vĩnh viễn”.

Nhƣ vậy, thẩm quyền ra hình phạt đƣợc dành riêng cho ngƣời nắm

quyền tài phán ở tòa ngoài.

1.3. Mục đích của hình phạt

Trong xã hội dân sự, hình phạt nhằm ba mục đích: phòng ngừa, bồi

thƣờng, cải tạo:

- Biện pháp giam cầm phạm nhân, để phòng ngừa phạm nhân

tiếp tục phá hoại. Nếu phạm nhân là thành phần rất nguy

101

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

hiểm, xã hội sẽ loại trừ vĩnh viễn phạm nhân bằng án tử hình.

- Phạm nhân gây ra thiệt hại, cho nên phạm nhân phải bồi

thƣờng thiệt hại bằng tiền hoặc bị cƣỡng bức lao động.

- Cải tạo phạm nhân, để phạm nhân có thể trở về với xã hội.

Trong Giáo Hội, hình phạt nhằm hai mục đích: hoán cải phạm nhân

và bồi thƣờng thiệt hại.

- Mục đích của luật lệ Giáo Hội là cứu rỗi các linh hồn. Vì thế

Giáo Hội không loại bỏ một phần tử nào ra khỏi cộng đoàn,

nhƣng tìm mọi cách để đƣa phạm nhân trở về đƣờng chính

nẻo ngay. Do đó, việc hoán cải phạm nhân là mục đích thứ

nhất.

- Bồi thƣờng thiệt hại.

2. PHÂN LOẠI HÌNH PHẠT

Giáo luật phân biệt hình phạt theo:

- Cách thế bị mắc hình phạt: hậu kết hay tiền kết.

- Cách nhận thức về hình phạt: hình phạt tuyên kết hay tuyên

bố.

- Nội dung của hình phạt: xác định hay bất định.

- Thời gian của hình phạt: tạm thời hay vĩnh viễn.

- Mục đích của hình phạt: chữa trị hay thục tội.

- Ngoài ra còn có những biện pháp hình sự và những việc đền

tội (sám hối).

2.1. Hình phạt tiền kết và hình phạt hậu kết

2.1.1. Hình phạt hậu kết

Hình phạt hậu kết là những hình phạt xác định và đƣợc tuyên kết do

tòa án (sau cuộc nghị án, dẫn tới bản án buộc tội) hoặc do Đấng bản

102

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

quyền (sau khi điều tra dƣới hình thức pháp lý, dẫn đến sắc lệnh

buộc tội).

Hình phạt hậu kết không nhắm vào tội nhân bao lâu hình phạt chƣa

đƣợc tuyên kết, và chỉ đƣợc áp dụng nếu do nhà chức trách có thẩm

quyền áp đặt.

Trên nguyên tắc, nếu luật không nói gì khác, thì các hình phạt Giáo

luật đều là hậu kết. Các hình phạt hậu kết có tính cách răn đe để tội

nhân sửa mình.

2.1.2. Hình phạt tiền kết

Giáo luật dự liệu những hình phạt tiền kết là những hình phạt bị

mắc ngay lập tức sau khi phạm tội mà không cần phải có bản án hay

sắc lệnh nào cả.

Hình phạt tiền kết nhằm trừng phạt những tội phạm ghê gớm có

nguy cơ gây gƣơng xấu trầm trọng hoặc khi sự can thiệp của thẩm

phán trở thành thừa thãi.

Hình phạt tiền kết chỉ có thể là những hình phạt chữa trị và một số

hình phạt đền tội (đ. 1336, §2).

Hình phạt tiền kết chỉ nhắm tới phạm nhân nếu tội phạm đã hoàn

thành và không có hoàn cảnh giảm khinh.

Muốn biết mình có mắc hình phạt tiền kết hay không thì phải phân

tích con đƣờng dẫn tới hành động nhờ sự giúp đỡ của cha giải tội

hay nhà Giáo luật. Cách chung, tòa trong và tòa ngoài gặp nhau ở

đây: phải tự hỏi xem ngƣời đó có hành động sáng suốt không, có tự

ý hành động không, có tính quy trách không?

1) Hình phạt tiền kết có ba lợi ích:

- Giúp cho mỗi ngƣời suy nghĩ kỹ hơn trƣớc khi vi phạm luật,

bởi vì hình phạt đƣợc áp dụng cách mặc nhiên mà không cần

sự xét xử hoặc sắc lệnh; sửa lại việc không thể đƣa ra ánh

sáng tất cả mọi tội phạm bằng việc tố tụng ngoài tòa.

- Tránh đƣợc việc ứ đọng các vụ án.

103

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

- Gìn giữ thanh danh cho phạm nhân vì không phải ra tòa hay

ra trƣớc Đấng bản quyền.

2) Tuyên bố hình phạt tiền kết

Một hình phạt tiền kết có thể đƣợc tuyên bố công khai sau khi tội

phạm đã đƣợc thực hiện, nhằm mục đích xác nhận hay thừa nhận

cách công khai ở toà ngoài là tội phạm đã đƣợc thực hiện và hình

phạt đã bị mắc. Sự tuyên bố này chỉ đƣợc thực hiện trong những

trƣờng hợp:

- Nếu phạm nhân ngoan cố quyết định kiên trì trong tội phạm

và tiếp tục làm điều xấu.

- Hoặc nếu lợi ích Giáo Hội đòi hỏi, và nếu phạm nhân yêu cầu

điều đó (hiếm có).

Hình phạt tiền kết đƣợc tuyên bố do thẩm phán, dƣới hình thức bản

án tuyên bố, hoặc do Đấng bản quyền dƣới hình thức sắc lệnh. Sắc

lệnh hành chánh thƣờng đƣợc sử dụng nhất.

Việc tuyên bố hình phạt lệ thuộc ba điều kiện sau:

- Tội phạm đã đƣợc thực hiện và tác giả phải là ngƣời có tội.

- Hình phạt đƣợc gắn liền với tội phạm phải là hình phạt tiền

kết, và hình phạt này đã bị mắc rồi.

- Hình phạt phải đƣợc tuyên bố chính thức để tránh gƣơng xấu,

hoặc để chấm dứt gƣơng xấu, và để chắc chắn rằng phạm

nhân đã hiểu đƣợc tình trạng mình đang sống.

Thí dụ: Ngày 16-7-2011, Tòa Thánh tuyên bố vạ tuyệt

thông dành cho Linh mục Giuse Hoàng Bỉnh Chƣơng,

ngƣời đã thụ phong Giám mục Sán Đầu, Trung Quốc, mà

không có phép của Tòa Thánh, ngày 14-7-2011.

3) Việc thi hành hình phạt tiền kết.

Qua việc tuyên bố hình phạt tiền kết, Giáo Hội muốn thông báo

lệnh tuân giữ việc áp dụng hình phạt cho phạm nhân ác ý. Tuy

104

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

nhiên, nếu việc tuyên bố gây gƣơng xấu, thì hình phạt tiền kết chỉ

đƣợc thi hành nếu đã đƣợc tuyên bố bằng một bản án hay một sắc

lệnh (đ. 1352, §2).

Vì hình phạt tiền kết sinh từ tòa trong, cho nên có thể bất tiện khi

phải áp dụng hình phạt cho đúng từng li từng tí. Việc thi hành có

thể làm hại đến thanh danh phạm nhân.

Thí dụ trƣờng hợp cha sở bị vạ tuyệt thông: việc tiết lộ và việc

thi hành hình phạt có thể sinh gƣơng mù nghiêm trọng cho giáo

dân.

Trong những trƣờng hợp nhƣ thế, phạm nhân phải thẩm định xem

có cần thiết thi hành hình phạt tiền kết không: nghĩa vụ chấp hành

có thể bị đình chỉ toàn bộ hay một phần, nếu đó là hình phạt không

tuyên bố, không hiển nhiên tại nơi phạm nhân cƣ trú.

4) Hình phạt a iure và hình phạt ab homine.

Hình phạt a iure là hình phạt do luật hay mệnh lệnh thiết lập, có thể

là tiền kết hay hậu kết.

Hình phạt ab homine là hình phạt do sáng kiến của con ngƣời, hệ tại

ở việc đƣợc tuyên kết hay đƣợc tuyên bố.

Hình phạt tiền kết là một hình phạt a iure. Hình phạt tiền kết a iure

này trở thành ab homine nếu cần tuyên bố hình phạt đó.

Bao lâu chƣa đƣợc tuyên kết, hình phạt hậu kết là a iure. Hình phạt

hậu kết a iure này trở thành ab homine nếu thích hợp để áp đặt hình

phạt.

2.2. Hình phạt đƣợc tuyên kết hay đƣợc tuyên bố

2.2.1. Hình phạt đƣợc tuyên kết

Một hình phạt đƣợc gọi là tuyên kết nếu hình phạt đó là đối tƣợng

của một bản án hay của một sắc lệnh kết án. Việc tòa án xét xử là

điều buộc phải có khi tuyên kết một hình phạt chung thân, vì sự

nghiêm trọng của hình phạt này. Những hình phạt đƣợc tuyên kết là

những hình phạt hậu kết, đƣợc xác định hay bất định.

105

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

2.2.2. Hình phạt đƣợc tuyên bố

Một hình phạt đƣợc tuyên bố là hình phạt tiền kết đã bị mắc cách

hữu hiệu và đƣợc thẩm quyền xác nhận cách chính thức, hoặc bằng

một bản án của tòa án, hoặc bằng một sắc lệnh của Đấng bản quyền

hay Bề trên tùy trƣờng hợp.

2.3. Hình phạt xác định và hình phạt bất định

2.3.1. Hình phạt xác định

Một hình phạt xác định là hình phạt mà luật hoặc mệnh lệnh ấn định

cách chính xác, bằng cách chỉ rõ tội phạm nào sẽ bị phạt bằng hình

phạt nào (hoặc tuyệt thông, hoặc cấm chế, hoặc huyền chức, hoặc

sa thải khỏi bậc giáo sĩ hay những hình phạt khác đƣợc xác định

rõ). Một hình phạt đƣợc xác định phải đƣợc dự liệu bằng một văn

bản (luật hay mệnh lệnh) và mọi ngƣời có thể biết đƣợc. Một hình

phạt đƣợc xác định có thể là một hình phạt a iure, tiền kết hay hậu

kết. Ngƣời ta không thể thay thế hình phạt này bằng một hình phạt

khác.

Thí dụ: Ai hành hung Đức Thánh Cha thì bị vạ tuyệt thông tiền

kết dành cho Tông Tòa (đ. 1370, §1).

2.3.2. Hình phạt bất định

Hình phạt bất định là hình phạt tùy theo sự nhận định khôn ngoan

của ngƣời tuyên kết (thẩm phán, Đấng bản quyền hay Bề trên).

Hình phạt không xác định mỗi khi luật hay mệnh lệnh quy định

rằng tội phạm sẽ bị phạt “một hình phạt thích đáng”. Phần nhiều các

hình phạt mà luật dự liệu đều là hình phạt bất định. Nhà lập pháp

dành quyền xác định hình phạt cho cơ quan chấp hành (đ. 1315,

§2).

2.4. Hình phạt bó buộc hay hình phạt nhiệm ý

2.4.1. Hình phạt bó buộc

Hình phạt có tính cách bắt buộc, thƣờng đƣợc diễn tả bằng cụm từ:

“phải chịu một hình phạt…”, “phải bị vạ…” Hình phạt này bao

106

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

gồm việc chỉ dẫn việc phải làm theo cách ra lệnh (x. đ. 1365; 1374;

1380).

2.4.2. Hình phạt nhiệm ý

Trong Giáo luật có rất ít hình phạt nhiệm ý. Hình phạt nhiệm ý chỉ

đƣợc thẩm quyền (thẩm phán, Đấng bản quyền hay Bề trên) tuyên

kết, nếu xét thấy cần phải tuyên kết, nhƣng phải lƣu ý đến hoàn

cảnh của mỗi loại và nhân cách của phạm nhân. Thẩm quyền có thể

quyết định không tuyên kết những hình phạt nhiệm ý (x. đ. 1375;

1390, §2; 1393…). Hình phạt nhiệm ý đƣợc diễn tả bằng cụm từ:

“có thể bị phạt…”

Tóm lại, hình phạt đƣợc áp đặt có thể:

- Hoặc là đƣợc xác định và có tính cách bó buộc (đ. 1378, §1)

- Hoặc là đƣợc xác định và nhiệm ý (đ. 1394, §1).

- Hoặc là bất định và có tính cách bó buộc (đ. 1368; 1379, §3).

- Hoặc là bất định và nhiệm ý (đ. 1390, §2; 1393).

2.5. Hình phạt tạm thời và hình phạt chung thân

2.5.1. Hình phạt tạm thời

Một hình phạt đƣợc gọi là tạm thời,

- Khi thời hạn chịu hình phạt đƣợc ấn định trƣớc.

- Khi thời hạn không đƣợc ghi rõ, dù hình phạt không bất định

tự bản chất.

Đó là trƣờng hợp hình phạt chữa trị. Khi tội nhân sửa mình,

thì hình phạt bị giới hạn về thời gian.

Ngƣợc lại, hình phạt thục tội có thể tạm thời hoặc chung thân.

2.5.2. Hình phạt chung thân

Một hình phạt đƣợc gọi là chung thân khi nó luôn tác hại đến tác giả

tội phạm. Luật phổ quát và luật riêng đều có thể dự liệu hình phạt

107

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

chung thân, trừ hình phạt sa thải khỏi bậc giáo sĩ phải do luật phổ

quát.

Một mệnh lệnh hình sự không thể ra một hình phạt thục tội

chung thân, nhƣng chỉ đƣợc ra một hình phạt chữa trị hay

một hình phạt thục tội tạm thời (đ. 1319, §1).

Sắc lệnh không thể tuyên kết hay tuyên bố hình phạt chung

thân (đ. 1342, §2).

Khi hình phạt là bất định, thì thẩm phán, Đấng bản quyền

hay Bề trên, tùy trƣờng hợp, không thể tuyên kết một hình

phạt chung thân (đ. 1394).

2.6. Hình phạt chữa trị và hình phạt thục tội

Luật phân biệt hình phạt chữa trị và hình phạt thục tội vì mục đich

khác nhau:

- Hình phạt chữa trị nhằm mục đích chữa lành phạm nhân.

- Hình phạt thục tội nhằm mục đích sửa chữa những thiệt hại do

tội phạm gây ra.

2.6.1. Hình phạt chữa trị (dƣợc hình, vạ)

Hình phạt chữa trị còn đƣợc gọi là “vạ” (đ. 1312, §1, 10).

2.6.1.1. Lịch sử

Chữ “vạ” đƣợc dịch từ tiếng la tinh censere (động từ), censor (danh

từ).

Censor là kiểm tra viên. Kiểm tra viên là một viên chức hành chánh

có nhiệm vụ giữ hộ tịch, xác nhận tình trạng tài sản và giám sát việc

tuân giữ những phong tục công khai.

Ngay khi một công dân có những biểu hiện xấu trong xã hội hoặc

gây thiệt hại cho thành phố về mặt chính trị, viên chức này khiển

trách họ mà không cần phải có ai kiện cáo trƣớc. Việc khiển trách

108

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

này bao hàm việc tƣớc đoạt một vài lợi ích hoặc đặc ân. Dần dần,

việc phản đối này đƣợc hiểu nhƣ là một chế tài hình sự.

Đến thế kỷ IX, Giáo Hội chấp nhận phƣơng pháp này. Bấy giờ “vạ”

là sự phê phán cách cƣ xử của tội nhân, là một sự khiển trách mang

nhiều ý nghĩa nhƣ sắc lệnh Gratianô (1140) nói đến: “vạ” vừa có

nghĩa là kỷ luật, vừa có nghĩa là hình phạt.

Cuối thế kỷ XII, Giáo Hội mới chấp nhận ý nghĩa của “vạ” nhƣ

trong Giáo luật ngày nay.

Đức Giáo Hoàng Innôcentê III (1198-1216) và những Công đồng

thời đó xác định “vạ” từ nay đối với Giáo Hội là một biện pháp chế

tài đƣợc áp dụng cho các tội nhân nhằm mục đích cải thiện chính tội

nhân.

Trong khái niệm này, “vạ” có mục đích săn sóc và chữa lành ngƣời

có tội, cho nên “vạ” đƣợc hiểu nhƣ một phƣơng thuốc hoặc nhƣ một

sự điều trị một hành vi xấu có thể so sánh với một bệnh tật.

“Vạ” đƣợc gọi là hình phạt chữa trị, để phân biệt với hình phạt thục

tội mà mục đích không phải là sửa đổi, mà là khổ nhục.

2.6.1.2. Định nghĩa

Giáo luật 1917 đã định nghĩa:

“Vạ là một hình phạt vì đó mà một ngƣời đã đƣợc rửa tội, phạm

tội và ngoan cố, bị tƣớc đoạt một vài lợi ích thiêng liêng hoặc

gắn liền với những lợi ích thiêng liêng, cho đến khi nhận đƣợc sự

xá giải do hết ngoan cố”.

Nhƣ vậy, “vạ” là một hình phạt Giáo luật tƣớc đoạt tác giả tội phạm

một vài lợi ích thiêng liêng hoặc gắn liền với những lợi ích thiêng

liêng (là những tài sản, nếu có), cho đến khi ngƣời này quyết định

không chống đối nữa, tức là hết ngoan cố.

Định nghĩa trên gồm có hai yếu tố chính:

- Cấm thi hành một vài quyền,

- Hoặc cấm hoàn thành một vài nghĩa vụ.

109

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

2.6.1.3. Sự ngoan cố

Khái niệm về ngoan cố (cố chấp).

Trong luật, ngoan cố có hai ý nghĩa:

- Ngoan cố là không trình diện trƣớc một tòa án (theo luật dân

sự).

- Ngoan cố là thái độ của ngƣời có tội từ chối sửa mình (theo

Giáo luật). Nhƣ vậy, khái niệm về ngoan cố không thể tách

biệt với khái niệm về “vạ”.

Sự ngoan cố là điều kiện khiến thời gian chịu hình phạt kéo dài hay

đƣợc rút ngắn.

Vạ nhằm mục đích sửa chữa ngƣời có tội. Vạ kéo dài bao lâu ngƣời

có tội chƣa thay đổi. Nhƣ vậy vạ không có hạn kỳ xác định trƣớc,

dù vạ tự bản chất là tạm thời. Sự chấm dứt của vạ tùy thuộc vào

ngƣời có tội có tự cải thiện hay không. Hình phạt vẫn còn bao lâu

ngƣời có tội còn sống trong thái độ khinh thƣờng đối với Giáo Hội

hoặc quyền bính đại diện Giáo Hội. Thật ra, vạ giả thiết, nói chung,

một tội phạm đã hoàn thành, có thể quy trách cho một ngƣời thực

hiện tội phạm, cho đến khi ngƣời này hết ngoan cố.

Sự ngoan cố dùng trong Giáo luật là thái độ ngạo nghễ của tội nhân

đối với quyền bính Giáo Hội ở tòa ngoài, bằng cách thực hiện

những hành vi tội phạm gây tai hại.

Sự ngoan cố chỉ chấm dứt, nếu ngƣời có tội chọn con đƣờng giao

hòa với Thiên Chúa và Giáo Hội, nhận biết và sửa chữa những lầm

lỗi.

Khi nói về sự ngoan cố, cần phải lƣu ý đến ba khía cạnh sau đây:

- Trƣớc khi bị mắc vạ hậu kết, ngoan cố chỉ thái độ của phạm

nhân, dù đã bị cảnh cáo, mà vẫn tiếp tục thực hiện tội phạm

hoặc từ chối sám hối đối với tội phạm đã đƣợc thực hiện và

bồi thƣờng thiệt hại và gƣơng xấu bởi đó mà ra. Đó chính là ý

nghĩa về khái niệm ngoan cố theo điều 1347, §1:

110

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

“Không thể tuyên kết một vạ cách thành sự, nếu trƣớc đó

phạm nhân đã không đƣợc cảnh cáo ít là một lần để chấm

dứt sự ngoan cố của mình, và nếu đã dành cho đƣơng sự

một thời gian thích hợp để hối cải”.

Giáo luật quy định cách minh nhiên sự vô hiệu của vạ hậu kết

nếu không cảnh cáo đƣơng sự ít là một lần. Điều 1347, §1 là

một luật bãi hiệu (đ. 10). Việc cảnh cáo nhằm mục đích cập

nhật sự ngoan cố có thể xảy ra. Nếu việc cảnh cáo thất bại, sự

ngoan cố càng tăng thêm. Trong trƣờng hợp này, sự ngoan cố

đã đƣợc biểu lộ.

- Khi bị mắc vạ tiền kết, ngoan cố là thái độ của phạm nhân

thực hiện tội phạm mà vạ thừa nhận, dù không muốn và

ngƣợc với vạ đã đƣợc dự kiến. Vạ đƣợc giả định trƣớc là tiền

kết. Thật ra, vạ nhắm tới chỗ đồng nhất hóa với ý muốn vi

phạm luật hay mệnh lệnh, bởi vì sự ngoan cố đƣợc bao hàm

trong tội phạm đƣợc một vạ hậu kết xác nhận. Đó là điều

đƣợc đề cập đến trong điều 2242, §2 của Giáo luật 1917:

“Để chịu một vạ tiền kết, chỉ cần vi phạm luật hay mệnh

lệnh đƣợc gắn liền với vạ tiền kết, trừ khi ngƣời có tội

đƣợc miễn vì một lý do chính đáng”.

- Theo nghĩa này, mọi sự vi phạm đƣợc xác nhận là tiền kết là

một sự ngoan cố tiềm ẩn.

- Không có sự ngoan cố khi phạm nhân không biết là có tội

phạm và có hình phạt, hoặc nếu phạm nhân đƣợc ở trong hoàn

cảnh giảm khinh. Ngƣợc lại, có sự ngoan cố khi phạm nhân

biết là có tội phạm và hình phạt, khi việc không biết là do lỗi

của mình, hoặc khi không ở trong hoàn cảnh giảm khinh.

- Một khi vạ đã mắc hay đã đƣợc tuyên kết, sự ngoan cố đƣợc

biểu lộ qua thái độ từ chối sám hối cách chân thành, cũng nhƣ

từ chối sửa chữa thiệt hại và gƣơng xấu mình đã gây nên, hay

ít nhất là hứa thực hiện điều đó (đ. 1358, §1; x. đ. 1347, §2).

111

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Nếu sự ngoan cố đƣợc biểu lộ ra hay còn tiềm ẩn là một điều

kiện xác định trong việc áp dụng một vạ, thì sự chấm dứt

ngoan cố trở thành điều kiện tiêu biểu nhất để tha vạ. Nói

cách khác, sự ngoan cố chấm dứt khi phạm nhân biểu lộ sự

ƣớc ao sửa mình. Và khi hết ngoan cố, phạm nhân phải đƣợc

tha tội và tha hình phạt.

3. DƢỢC HÌNH (HÌNH PHẠT CHỮA TRỊ) – VẠ

Các loại vạ: tuyệt thông, cấm chế, huyền chức.

3.1. Vạ tuyệt thông

3.1.1. Lịch sử

Ngay từ thời Giáo Hội sơ khai, vạ tuyệt thông đã đƣợc sử dụng.

Thánh Phaolô đã áp dụng vạ trong cộng đoàn.

Những Công đồng đầu tiên, nhất là Công Đồng Nicêa (325) đã nêu

lên vạ tuyệt thông. Đƣợc áp dụng cho những ngƣời lạc giáo và cho

những tội nhân gây gƣơng xấu, vạ tuyệt thông trở thành khí giới

chính của các Đức Giáo Hoàng và Giám mục vào thời Trung Cổ.

Nhƣng khí giới này mang nhiều ý nghĩa: hoặc nhƣ một việc sám

hối, hoặc nhƣ một hình phạt kỷ luật.

Đến thế kỷ XIII, vạ tuyệt thông trở thành một hình phạt Giáo luật

hay vạ.

Thời Trung Cổ17

, vạ tuyệt thông là việc loại bỏ khỏi cộng đoàn. Bị

vạ tuyệt thông không những là bị trục xuất khỏi cộng đoàn, mà còn

là bị bỏ rơi nữa.

Giáo luật 1917 coi vạ tuyệt thông là việc loại khỏi sự hiệp thông của

ngƣời tín hữu (x. đ. 2257, §1 Giáo luật 1917).

17 Từ thế kỷ V –XV.

112

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

3.1.2. Định nghĩa

Ngày nay, vạ tuyệt thông đƣợc hiểu là sự loại bỏ không cho những

tội nhân ngoan cố trong lỗi lầm của mình mà mọi ngƣời đều biết

đƣợc tham dự vào đời sống của Giáo Hội. Việc loại bỏ này có nghĩa

là tội nhân không thể đƣợc hƣởng những ơn ích thiêng liêng tùy

thuộc vào ý muốn của Giáo Hội nữa.

Tội nhân bị loại bỏ, nhƣng không bị bỏ rơi hoàn toàn, vì họ còn có

thể sửa mình.

Nhƣ vậy, tuyệt thông là một biện pháp chế tài của luật Giáo Hội

(chứ không phải của luật Thiên Chúa) nhằm mục đích chữa trị.

Do đó, vạ tuyệt thông không rút lại việc hƣởng những quyền lợi chủ

quan, nhƣng chỉ rút lại việc thi hành những quyền lợi này.

3.1.3. Hậu quả

3.1.3.1. Vạ tuyệt thông tiền kết không đƣợc tuyên bố

Khi bị vạ tuyệt thông tiền kết không đƣợc tuyên bố, phạm nhân

1) Không đƣợc tham dự cuộc cử hành Hiến Tế Thánh Thể và bất

cứ nghi lễ phụng vụ nào khác bằng bất cứ cách nào với tƣ

cách là thừa tác viên (đ. 1331, §1, 10).

Lệnh cấm này chỉ liên quan đến các thừa tác viên đƣợc

thiết lập (thừa tác viên đọc sách, thừa tác viên giúp lễ và

những thừa tác viên khác đƣợc thiết lập theo quy định của

Hội đồng Giám mục) và các thừa tác viên có chức thánh

(phó tế, linh mục, Giám mục).

Lệnh cấm tham dự chứ không cấm hiện diện. Cho nên

ngƣời bị vạ tuyệt thông có thể hiện diện giữa cộng đoàn,

nhƣng không đƣợc làm gì, không đƣợc nói gì.

2) Không đƣợc cử hành các bí tích hay các á bí tích, và không

đƣợc lãnh nhận các bí tích (đ. 1331, §1, 20). Trừ trƣờng hợp

nguy tử, có quyền giải tội (đ. 1335).

113

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Đình chỉ việc áp dụng hình phạt tiền kết đã mắc hoặc

không tuân giữ ở tòa ngoài, nếu có nguy cơ sinh gƣơng mù

trầm trọng đối với những ngƣời khác hay nguy cơ bị mất

thanh danh (đ. 1352).

3) Không đƣợc thi hành các giáo vụ, các thừa tác vụ hay bất cứ

nhiệm vụ nào, hoặc không đƣợc thực hiện những hành vi lãnh

đạo, nếu thực hiện thì bất hợp pháp (đ. 1331, §1, 30).

Lệnh cấm này khiến cho tất cả mọi hành vi do ngƣời bị vạ

thực hiện căn cứ vào giáo vụ đều trở thành bất hợp pháp,

tính từ khi vạ có hiệu lực.

Đây là một lệnh cấm thi hành. Lệnh này giả thiết đƣơng sự

có trách nhiệm trƣớc khi bị vạ. Khái niệm về trách nhiệm

trong Giáo Hội phải đƣợc giải thích theo nghĩa hẹp.

Phải giải thích giáo vụ Giáo Hội theo nghĩa của điều 145

(giáo vụ cha sở, giáo vụ tuyên úy, giáo vụ Đại diện Giám

mục, giáo vụ chƣởng ấn, vv…).

Phải giải thích thừa tác vụ thánh và thừa tác vụ đƣợc thiết

lập mà giáo dân có thể nhận lãnh, đƣợc dự kiến trong tự

sắc Ministeria quaedam của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI,

ngày 15-8-1972.

Phải giải thích một nhiệm vụ ngẫu nhiên hoặc thƣờng

xuyên đƣợc thi hành vì mục đích thiêng liêng, trong tất cả

mọi lãnh vực của đời sống của thân thể mầu nhiệm, chẳng

hạn nhƣ ca viên (đ. 230, §3), giáo lý viên (đ. 780), kinh sĩ

(đ. 503), thẩm phán thẩm vấn (đ. 1447), luật sƣ hay ngƣời

đại diện (đ. 1484 và 1490), ngƣời đƣợc ủy nhiệm một hành

vi hành chánh (đ. 40).

Về các hành vi lãnh đạo: luôn luôn bất hợp pháp từ phía

ngƣời có tội, sau khi bị vạ. Quy định này nhắm tới những

ngƣời có quyền theo nghĩa hẹp, tức là những ngƣời có

quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp, dù đó là thƣờng

114

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

quyền (quyền riêng hay quyền thay thế) hay quyền thừa ủy,

đối với tất cả mọi vụ án, hoặc đối với một hay nhiều hành

vi.

4) Hình phạt bổ sung: không đƣợc hƣởng ân xá.

Đây không phải lệnh cấm, nhƣng là không có khả năng,

bởi vì ngƣời bị vạ tuyệt thông không đƣợc hiệp thông về

mặt pháp lý, mà còn không đƣợc hiệp thông về mặt thiêng

liêng nữa. Ngƣời bị vạ vẫn sống trong ân sủng của phép

rửa tội để sám hối, vì thế họ vẫn có thể cầu nguyện chung

tại nhà thờ và có thể bầu phiếu trong những cuộc bầu

phiếu theo Giáo luật.

3.1.3.2. Vạ tuyệt thông hậu kết hay tiền kết đƣợc tuyên bố

Khi bị vạ tuyệt thông hậu kết hay tiền kết đƣợc tuyên bố, phạm

nhân:

1) Phải bị loại ra, nếu muốn hành động nghịch lại quy định của

điều 1331, §1, 10, hoặc hành động phụng vụ phải bị đình chỉ,

trừ khi có một lý do quan trọng chống lại điều đó;

Quy định này chỉ áp dụng cho những thừa tác viên có chức

thánh hoặc thừa tác viên đƣợc thiết lập muốn tham dự tích

cực vào việc cử hành phụng vụ. Họ có thể tham dự cách

thụ động vào việc cử hành, nhƣng không đƣợc giữ một

nhiệm vụ nào ở đó. Vị chủ sự chính và hợp pháp phải

ngƣng cử hành trong khi chờ đợi ngƣời bị vạ tuyệt thông

rút lui.

Cũng phải lƣu ý đến gƣơng xấu mà việc ngƣng cử hành

gây ra.

Hoặc ngƣời có tội rút lui, hoặc cộng đoàn và chủ chăn rút

lui. Trong trƣờng hợp này, tội phạm là hiển nhiên vì có

bản án, hoặc vì đƣợc tuyên bố và giáo dân không biết vạ

tuyệt thông, khác với trƣờng hợp vạ tuyệt thông tiền kết.

115

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

2) Thực hiện vô hiệu những hành vi lãnh đạo mà chiếu theo quy

tắc của điều 1331, §1, 30 đƣơng sự không đƣợc phép làm.

Những hành vi lãnh đạo bao hàm những hành vi quản trị.

Thí dụ: Việc Giám mục soạn thảo một thƣ bổ nhiệm là một

hành vi lãnh đạo, vì Giám mục ra sắc lệnh.

Việc linh mục chấp nhận sự ƣng thuận của hai ngƣời phối

ngẫu là một hành vi quản trị, vì linh mục không nói lên sự

ƣng thuận, nhƣng ngài chỉ làm hành vi quản trị nhƣ một

chứng nhân lành nghề (x. đ. 1108).

Việc linh mục giải tội cũng là một hành vi quản trị. Ngài

nhận sự thú tội của hối nhân, vì hối nhân có sáng kiến về

sự tha thứ trong khi xƣng tội (x. đ. 966).

Nếu vạ tuyệt thông vô hiệu hóa những hành vi lãnh đạo, thì

những hành vi quản trị thực sự vẫn hữu hiệu.

Vậy phải giải thích những hành vi lãnh đạo theo nghĩa

hẹp, và ngƣời bị vạ vẫn có thể đảm nhận việc thi hành

những hành vi quản trị, trừ khi luật quyết định thể khác.

Không thể chứng hôn thành sự, nếu mắc hình phạt tiền kết

đƣợc tuyên bố, nhƣng có thể chấp nhận thành sự lời trao đổi

ƣng thuận, nếu mắc hình phạt tiền kết không đƣợc tuyên bố.

Điều 1109 quy định ngƣời bị vạ tuyệt thông không thể

chứng hôn thành sự. Giáo luật đã minh nhiên dự kiến lệnh

cấm này. Ngƣời nào bị vạ tuyệt thông đƣợc tuyên kết do

một bản án tƣ pháp hoặc đƣợc tuyên bố tiền kết, không thể

chứng hôn nhân danh Giáo Hội, nếu chứng hôn thì vô

hiệu.

Tuy nhiên, cha sở, cha phó hay bất cứ linh mục hoặc giáo

sĩ nào bị vạ tuyệt thông tiền kết không tuyên bố, chấp nhận

sự trao đổi ƣng thuận thành sự.

116

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

3) Không đƣợc phép hƣởng những đặc ân đã đƣợc ban cho trƣớc

đây.

Lệnh cấm này không hủy bỏ những đặc ân18

đã nhận đƣợc

trƣớc khi hình phạt đƣợc tuyên bố, nhƣng chỉ hủy bỏ việc

sử dụng những đặc ân này (đ. 76, §1).

4) Không thể lãnh nhận cách thành sự một phẩm chức, một giáo

vụ, hay một nhiệm vụ nào khác trong Giáo Hội.

Phẩm chức có thể đƣợc hiểu là những chức vị danh dự.

5) Không đƣợc chiếm hữu cho mình các bổng lộc của một phẩm

chức, một chức vụ, của bất cứ nhiệm vụ nào, hay của một

khoản trợ cấp mà đƣơng sự có đƣợc trong Giáo Hội.

Đây là hậu quả nhất thời của một hình phạt thiêng liêng

nhắm đến lợi tức của Giáo Hội, tuy nhiên “Đấng bản

quyền phải liệu sao cho đƣơng sự không thiếu những

phƣơng tiện cần thiết cho một cuộc sống xứng đáng” (đ. 1350, §1).

Nếu một linh mục ly giáo (x. đ. 1364, §1) và nếu vạ tuyệt

thông đã đƣợc tuyên bố, thì Đấng bản quyền của đƣơng sự

không đƣợc bảo lãnh đƣơng sự về mặt tài chánh. Nhƣng

nếu đƣơng sự quá bần cùng, thì hình phạt tài chánh cũng

phải giảm nhẹ.

6) Hình phạt bổ sung:

- Không đƣợc bầu cử (đ. 171, §1, 30).

Nếu bầu thì lá phiếu vô hiệu, nhƣng cuộc bầu cử vẫn

thành.

18 Điều 76, §1:

Đặc ân là ân huệ được ban bằng một hành vi riêng biệt vì lợi ích của một số thể nhân hay pháp nhân nào đó; nhà lập pháp cũng như nhà chức trách hành pháp đã được nhà lập pháp ủy quyền có thể ban đặc ân.

117

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

- Không đƣợc chấp nhận trong một hiệp hội công.

Ngƣời bị vạ tuyệt thông không đƣợc chấp nhận trong

một hiệp hội công các tín hữu, hoặc phải bị trục xuất

khỏi mọi hiệp hội công các tín hữu mà đƣơng sự đã ghi

danh vào (đ. 316).

Ngƣời bị vạ tuyệt thông có thể đƣợc chấp nhận cách

thành sự trong một hiệp hội tƣ các tín hữu.

Để trục xuất ngƣời bị vạ tuyệt thông khỏi hiệp hội công

các tín hữu, cần phải cảnh cáo đƣơng sự trƣớc, phù hợp

với quy chế. Đƣơng sự có thể kháng cáo, nếu có, nơi

nhà chức trách có thẩm quyền (đ. 312, §1 ; 1732-1733).

3.2. Vạ cấm chế19

3.2.1. Lịch sử

Vạ cấm chế xuất hiện giữa thế kỷ IV-XI. Có hai loại vạ cấm chế.

1) Vạ cấm chế tòng nhân.

Vạ cấm chế tòng nhân cá biệt nhắm vào các cá nhân phạm pháp và

cấm họ tham dự phụng vụ.

Vạ cấm chế tòng nhân chung (hoặc tập thể) nhắm vào các thành

viên của một Hội dòng hay hàng giáo sĩ của một nƣớc.

19 Có năm vạ cấm chế tiền kết:

1) Hành hung Giám mục (đ. 1370, §2). 2) Mưu toan cử hành Thánh Lễ khi không có chức linh mục (đ. 1378, §2). 3) Mưu toan giải tội khi không có chức linh mục (đ. 1378, §2). 4) Cáo gian cha giải tội dụ dỗ phạm tội nghịch điều răn thứ sáu (đ. 1390, §1). 5) Tu sĩ khấn trọn mưu toan kết hôn (đ. 1394, §2).

118

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

2) Vạ cấm chế tòng thổ.

Vạ cấm chế tòng thổ cá biệt nhắm vào một chỗ nhƣ nghĩa địa, nhà

thờ, bàn thờ…

Vạ cấm chế tòng thổ chung nhắm vào một lãnh thổ rộng hơn, nhƣ

giáo xứ, giáo phận, quốc gia.

Vạ cấm chế tòng thổ cấm cử hành việc phụng tự thánh, cấm cử

hành các bí tích Thánh Thể, Truyền chức và Xức dầu bệnh nhân, và

cấm cử hành an táng. Lệnh cấm này đƣợc kèm theo lệnh cấm rung

chuông, cấm mở cửa nhà thờ.

Nhận thấy vạ cấm chế này khắt khe quá, Đức Giáo Hoàng Martinô

V (thế kỷ XV) quyết định giảm nhẹ vạ bằng cách cho phép cử hành

thánh lễ không hát, đóng kín cửa nhà thờ, và cho phép ban bí tích

Xức dầu bệnh nhân và trao Của Ăn Đàng cho những ngƣời hấp hối.

Sau này mới trở thành vạ để phạt. Công Đồng Trentô và Giáo luật

1917 còn giữ lại vạ cấm chế tòng thổ.

Giáo luật 1983 chỉ còn giữ lại vạ cấm chế tòng nhân cá biệt.

3.2.2. Định nghĩa

Vạ cấm chế là một “chế tài hình sự thuộc luật thực định Giáo Hội

(chứ không thuộc luật Thiên Chúa) nhằm mục đích đặc biệt là chữa

trị, hình phạt này tƣớc bỏ một số lợi ích thiêng liêng mà những hậu

quả không thể tách rời nhau hệ tại ở việc cấm thi hành một số

quyền lợi và bổn phận đã có trƣớc đó” (x. đ. 1332 Giáo luật 1917).

3.2.3. Hậu quả

Vạ cấm chế không rút lại khả năng hƣởng thụ của phạm nhân,

nhƣng chỉ rút lại khả năng thi hành.

Những hậu quả của vạ cấm chế không tách rời nhau, dù Giáo luật

1983 không nói tới điều này. Ngƣời bị vạ cấm chế phải chịu tất cả

mọi hình phạt mà luật đã dự kiến.

119

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Tuy nhiên phải lƣu ý đến sự phân biệt giữa hình phạt tiền kết và

hình phạt hậu kết, giữa hình phạt đƣợc tuyên kết và hình phạt đƣợc

tuyên bố

Những hậu quả của vạ cấm chế có những nét giống với vạ tuyệt

thông. Những hậu quả này nêu rõ tội nhân bị loại khỏi cộng đoàn,

miễn là tội nhân phải sửa mình.

3.2.3.1. Vạ cấm chế tiền kết không đƣợc tuyên bố

Nếu vạ cấm chế tiền kết không đƣợc tuyên bố, ngƣời bị vạ phải chịu

tất cả những cấm đoán đƣợc dự kiến ở điều 1331, 10 và 2

0.

1) Phạm nhân không đƣợc tham dự cuộc cử hành Hiến Tế

Thánh Thể và bất cứ nghi lễ phụng vụ nào khác bằng bất cứ

cách nào với tƣ cách là thừa tác viên.

2) Phạm nhân không đƣợc cử hành các bí tích hay các á bí tích.

3) Phạm nhân không đƣợc lãnh nhận các bí tích, trừ bí tích

Giao hòa trong trƣờng hợp nguy tử (đ. 976).

3.2.3.2. Vạ cấm chế hậu kết hay tiền kết đã đƣợc tuyên bố

Nếu vạ cấm chế hậu kết hay tiền kết đã đƣợc tuyên bố, ngƣời bị vạ

phải chịu những biện pháp đã đƣợc dự kiến ở điều 1331, §2, 10 (x.

đ. 1332).

1) Phạm nhân phải bị loại khỏi mọi cuộc cử hành Thánh Thể với

tƣ cách là thừa tác viên, hay những nghi lễ phụng tự khác,

không đƣợc cử hành các bí tích hay á bí tích, không đƣợc lãnh

nhận bí tích. Nếu phạm nhân hiện diện, thì phải ngƣng mọi

hành vi phụng vụ, trừ khi có một lý do nghiêm trọng chống lại

việc đó.

2) Những biện pháp này đƣợc bổ sung bằng ba lệnh cấm khác

nữa.

120

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

- Phạm nhân không thể là cha mẹ đỡ đầu Rửa tội và Thêm

sức (đ. 874, §1, 40 và 893, 1

0). Tuy nhiên, nếu phạm nhân

vi phạm lệnh cấm này, bí tích vẫn thành sự.

- Phạm nhân không đƣợc rƣớc lễ sau khi hình phạt đã đƣợc

tuyên kết hay tuyên bố (đ. 915).

- Phạm nhân không thể chứng hôn thành sự nhân danh Giáo

Hội (đ. 1109).

Đối với những bí tích khác, lệnh cấm chỉ tác động đến tính

cách hợp pháp mà thôi.

3.3. Vạ huyền chức20

3.3.1. Lịch sử

Vạ huyền chức là một hình phạt đã có từ lâu và đƣợc dành riêng cho

hàng giáo sĩ phạm pháp. Xuất hiện khoảng thế kỷ thứ III, vạ huyền

chức trở thành dƣợc hình khoảng thế kỷ XII. Vạ huyền chức cấm

giáo sĩ thi hành chức thánh và những trách nhiệm của giáo vụ trong

một thời gian ấn định hoặc cho tới khi phạm nhân cải thiện đời

sống.

Lúc đầu, vạ huyền chức đƣợc dành riêng cho hàng giáo sĩ Dòng.

Đến thời công đồng Trentô, vạ huyền chức đƣợc áp dụng cho cả

hàng giáo sĩ Triều nữa.

Giáo luật 1917 định nghĩa hình phạt này nhƣ “một vạ cấm giáo sĩ

thi hành giáo vụ, cấm sử dụng bổng lộc, hoặc cấm cả hai” (đ. 2278,

§1).

20 Có sáu vạ huyền chức tiền kết:

1) Hành hung Giám mục (đ. 1370, §2). 2) Mưu toan cử hành Thánh Lễ khi không có chức linh mục (đ. 1378, §2). 3) Mưu toan giải tội khi không có chức linh mục (đ. 1378, §2). 4) Cáo gian cha giải tội dụ dỗ phạm tội nghịch điều răn thứ sáu (đ. 1390, §1). 5) Giám mục phong chức không có thư giới thiệu (đ. 1383). 6) Giáo sĩ mưu toan kết hôn (đ. 1394, §1).

121

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

3.3.2. Định nghĩa

Giáo luật 1983 không đƣa ra định nghĩa của vạ huyền chức, nhƣng

dựa vào các điều 1333 và 1334 của Giáo luật 1917, án lý định nghĩa

vạ huyền chức nhƣ “một biện pháp chế tài thuộc luật thực định giáo

hộị (chứ không thuộc luật Thiên Chúa) nhằm mục đích đặc biệt là

chữa trị, hình phạt này tƣớc đoạt một vài lợi ích thiêng liêng hoặc

những hậu quả tách rời nhau của những lợi ích này hệ tại ở việc

cấm thi hành một vài quyền lợi và bổn phận đã đƣợc thủ đắc

trƣớc đó”.

3.3.3. Hậu quả

Vạ huyền chức khác với những vạ khác ở hai điểm sau:

- Sự độc quyền áp dụng cho hàng giáo sĩ.

- Sự tách rời các hậu quả:

o Vạ huyền chức toàn diện kéo theo tất cả mọi hậu quả đƣợc

dự kiến ở điều 1333, §1.

o Vạ huyền chức một phần chỉ kéo theo một số hậu quả trong

những hậu quả đƣợc dự kiến ở điều 1333, §1.

3.3.3.1. Huyền chức toàn diện

Điều 1333, §1 xác định những lệnh cấm áp dụng cho giáo sĩ bị vạ

huyền chức toàn diện. Những lệnh cấm này có thể nhắm đến:

- Tất cả mọi hành vi của quyền thánh chức.

- Tất cả mọi hành vi của quyền lãnh đạo.

- Việc thi hành tất cả mọi quyền gắn liền với một giáo vụ.

Thí dụ: Điều 1394 cấm giáo sĩ mƣu toan kết hôn, dù chỉ là

hôn nhân dân sự. Giáo sĩ nào vi phạm sẽ bị vạ huyền chức

tiền kết. Trong trƣờng hợp này, giáo sĩ bị vạ huyền chức

toàn diện, cho nên tất cả mọi hậu quả đƣợc nêu ra trong

điều 1333, §1 phải đƣợc áp dụng nguyên vẹn.

122

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Ngƣời bị vạ huyền chức toàn diện luôn phải chịu những

lệnh cấm đƣợc dự kiến trong các điều 874, §1, 40 ; 893, §1

và 1109. Những lệnh cấm này không tách rời nhau và đƣợc

áp dụng chung tất cả.

3.3.3.2. Huyền chức một phần

Khi giáo sĩ bị vạ huyền chức một phần, thì lệnh cấm nhắm đến:

1) Một vài hành vi của quyền thánh chức trong tất cả những

hành vi của quyền thánh chức.

2) Một vài hành vi của quyền lãnh đạo trong tất cả những hành

vi của quyền lãnh đạo.

3) Việc thi hành một vài quyền gắn liền với một giáo vụ trong

tất cả những quyền gắn liền với một giáo vụ.

Thí dụ: Nhà chức trách có thẩm quyền có thể cấm một Giám

mục hay một linh mục cử hành Thánh Thể, nhƣng không

cấm giải tội, hoặc ngƣợc lại, hoặc cấm thi hành quyền lãnh

đạo, hoặc cấm thi hành một nhiệm vụ nào đó, hoặc cấm thi

hành trách nhiệm của một giáo vụ nào đó. Chẳng hạn nhƣ

trách nhiệm của cha sở hoặc nhiệm vụ dạy học trong một

chủng viện.

Tuy nhiên phải lƣu ý rằng chỉ có luật phổ quát hoặc luật riêng mới

có thể thiết lập vạ huyền chức tiền kết.

3.3.3.3. Vạ huyền chức tiền kết không đƣợc tuyên bố

Nếu vạ huyền chức tiền kết không đƣợc tuyên bố, những hành vi bị

cấm do ngƣời bị vạ huyền chức thực hiện vẫn thành sự.

3.3.3.4. Vạ huyền chức hậu kết hay tiền kết đƣợc tuyên bố

Nếu vạ huyền chức tiền kết đã đƣợc tuyên bố, hoặc nếu vạ huyền

chức hậu kết đã đƣợc tuyên kết, thì những hành vi của việc lãnh đạo

bị cấm chỉ bất hợp pháp thôi, trừ khi luật hoặc mệnh lệnh dự kiến là

những hành vi đó vô hiệu.

123

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Thí dụ: Ngƣời bị vạ huyền chức không đƣợc làm cha mẹ đỡ đầu.

Vi phạm lệnh cấm này thì việc làm cha mẹ đỡ đầu vẫn thành sự,

nhƣng bất hợp pháp.

Ngƣợc lại, luật dự kiến việc chứng hôn của linh mục bị huyền

chức là vô hiệu (đ. 1109 và 1111, §1).

Trong trƣờng hợp nguy tử, linh mục bị huyền chức có thể giải

tội.

Điều 1333, §2 nêu lên hậu quả riêng của vạ huyền chức:

“Trong luật hay trong mệnh lệnh có thể ấn định rằng, sau khi án

lệnh đã đƣợc tuyên án hay đã đƣợc tuyên bố, ngƣời bị vạ huyền

chức không thể thực hiện cách thành sự những hành vi lãnh

đạo”.

3.3.3.5. Giới hạn của hậu quả huyền chức

Lệnh cấm của vạ huyền chức không có tác dụng đối với:

1) Những giáo vụ hay quyền lãnh đạo không thuộc thẩm quyền

đã thiết lập hình phạt (đ. 1333, §3).

Thí dụ: Đấng bản quyền không thể ra hình phạt cho một tu

sĩ, vì tu sĩ chỉ lệ thuộc Bề trên của họ.

2) Quyền cƣ trú, nếu ngƣời bị huyền chức cƣ trú ở đó vì giáo vụ

của họ (đ. 1333, §3).

Thí dụ: cha sở bị huyền chức có quyền cƣ trú trong nhà xứ.

3) Quyền quản trị tài sản gắn liền với giáo vụ, nếu sự việc xảy ra

(đ. 1333, §3).

Thí dụ: cha sở bị huyền chức tiếp tục giữ tài khoản của

giáo xứ, nếu hình phạt là tiền kết.

4) Quyền đƣợc hƣởng những trợ cấp cần thiết để có một cuộc

sống xứng đáng (x. đ. 1350, §1), dù vạ huyền chức cấm nhận

124

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

hoa lợi, lƣơng bổng, trợ cấp, hay bất cứ các thứ khác tƣơng tự

(đ. 1333, §4).

Ngƣời bị huyền chức có thể chống lại hình phạt, nhất là

khi thẩm quyền không tôn trọng những quy định của điều

1334, §2 về hình phạt tiền kết bất định:

“Luật, chứ không phải mệnh lệnh, có thể thiết lập một vạ

huyền chức tiền kết, mà không có một lời giải thích hay

một giới hạn nào đƣợc thêm vào, một hình phạt nhƣ vậy có

tất cả mọi hiệu quả đƣợc nói đến ở điều 1333, §1”.

Ngƣời bị huyền chức có thể dựa vào hậu quả này trong điều

221, §3:

“Các Kitô hữu có quyền chỉ bị thụ án phạt theo Giáo luật

chiếu theo quy tắc của luật”.

Ngƣời bị huyền chức phải kiểm chứng xem vạ huyền chức tiền kết

bất định (cho nên là vạ huyền chức toàn diện) đƣợc thiết lập do

ngƣời có quyền lập pháp hay do ai khác. Ngƣời ban hành luật riêng

là Giám mục giáo phận.

Nếu vạ huyền chức bất định do ngƣời giữ quyền hành pháp (nhƣ

Tổng Đại diện hay Đại diện Giám mục) ban hành, dƣới hình thức

mệnh lệnh, thì hình phạt đƣơng nhiên vô hiệu.

Vì ơn cứu rỗi của các linh hồn và vì một lý do chính đáng, các tín

hữu có quyền xin một giáo sĩ bị vạ huyền chức ban bí tích cho

mình. Vị giáo sĩ này không đƣợc tiết lộ tình trạng bị phạt của mình

và phải ban bí tích với điều kiện là vạ huyền chức đã không đƣợc

tuyên bố.

Sau cùng, linh mục bị vạ huyền chức phải giúp đỡ các tín hữu trong

trƣờng hợp nguy tử bằng cách ban bí tích Giải tội cho họ (đ. 976).

125

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

4. HÌNH PHẠT THỤC TỘI

4.1. Lịch sử

Trong những nƣớc theo đạo Công giáo, Giáo Hội đã tuyên bố và

cho áp dụng những hình phạt nghiêm khắc đối với những tín hữu

bất lƣơng, vì những thủ đoạn của họ đã gây thiệt hại nặng nề cho

cộng đoàn.

Cách quan niệm về tầm quan trọng của những hình phạt này đã thay

đổi theo não trạng và theo thời đại. Chẳng hạn trong những giai

đoạn thụt lùi nhất, có những hình phạt tống giam, lƣu đày…

Nhƣ vậy, bên cạnh những hình phạt “chữa trị” xuất hiện một loại

hình phạt khác mang tên là hình phạt “báo thù”.

Những hình phạt báo thù21

đã đƣợc thiết lập nhằm mục đích thiết

lập lại trật tự Giáo Hội đã bị xáo trộn do tội phạm, chứ không nhắm

cứu chữa ngƣời có tội.

Những hình phạt báo thù đã trở thành những hình phạt thục tội

trong Giáo luật 1983.

4.2. Bản chất

Những hình phạt thục tội thƣờng là hậu kết, phù hợp với điều 1336,

§2. Hình phạt thục tội có thể kéo dài, dù phạm nhân đã hối cải.

Khác với vạ, việc tha hình phạt thục tội không gắn liền với sự chấm

dứt ngoan cố.

21 Hình phạt báo thù được thiết lập để báo thù cho cộng đoàn. Mục đích của hình phạt báo thù là xoa dịu phản ứng tình cảm chính đáng của người tín hữu theo sau một tội phạm. Hình phạt báo thù nhắm đến hình phạt của phạm nhân hơn là sự sửa đổi của họ, ít ra là ở tòa ngoài, vì phạm nhân luôn luôn có thể xin giao hòa.

126

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

4.3. Nguồn gốc của hình phạt thục tội

Những hình phạt thục tội đƣợc ban hành do luật phổ quát hay luật

riêng (đ. 1312, §2).

Mệnh lệnh hình sự chỉ có thể ra những hình phạt thục tội tạm thời

(đ. 1319, §1), chứ không đƣợc ra những hình phạt thục tội chung

thân.

4.4. Thời gian: chung thân hay tạm thời

Vì hình phạt thục tội nhằm mục đích sửa chữa công khai trật tự

Giáo Hội đã bị tội phạm làm tổn thƣơng, cho nên hình phạt đƣợc

căn cứ trên tính cách khách thể của sự thiệt hại, hơn là trên thái độ

của chủ thể. Do đó, thời hạn phải chịu hình phạt thục tội có thể là

chung thân hay tạm thời (cho một thời gian đƣợc ấn định trƣớc,

hoặc cho một thời gian bất định, do sự nhận định của nhà chức trách

có thẩm quyền).

4.5. Chấm dứt hình phạt

Hình phạt thục tội chấm dứt do đƣơng sự đã hoàn thành, hoặc do ân

xá.

4.6. Cách tuyên kết hình phạt

4.6.1. Hình phạt thục tội tiền kết

Chỉ có những hình phạt thục tội sau đây là tiền kết:

1) Cấm thi hành một quyền bính, một giáo vụ, một nhiệm vụ,

một quyền lợi, một đặc ân, một năng quyền, một ân huệ, một

danh hiệu, một phù hiệu, dù chỉ là thuần túy danh dự (tức là

những điều kê khai ở đ. 1336, §1, 20).

2) Cấm thi hành những điều ấy trong một nơi hay ngoài một nơi

nhất định (đ. 1336, §2).

3) Những cấm đoán trên không bao giờ có thể trở thành vô hiệu

nếu không tuân theo (đ. 1336, §1, 30).

127

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

4.6.2. Hình phạt thục tội hậu kết

Tất cả những hình phạt thục tội khác đều là hậu kết:

1) Cấm hay buộc phải cƣ trú tại một nơi hay một lãnh thổ nhất

định (đ. 1336, §1, 10).

Có hai dạng: cấm cƣ trú ở nơi xảy ra tội phạm (tiêu cực),

hoặc buộc cƣ trú ở một nơi nhất định, chẳng hạn nhƣ một

tu viện (tích cực). Những biện pháp này giúp cho việc sửa

chữa thiệt hại do tội phạm gây ra đƣợc dễ dàng, giúp tội

nhân tránh đƣợc sự tái phạm

Lệnh cấm này chi phối các giáo sĩ (gồm cả những giáo sĩ

đã nhập tịch trong một Tu hội đời theo điều 226, §3, và

những giáo sĩ là thành viên của Tu đoàn tông đồ) và các tu

sĩ.

Lệnh cấm cƣ trú là một hình phạt nhiệm ý bổ sung dành

cho những tội bội giáo, lạc giáo và ly giáo (x. đ. 1364, §2),

và tội xúc phạm Mình Máu Thánh Chúa (đ. 1367).

Điều 679 dự liệu trƣờng hợp Giám mục cấm một tu sĩ

không đƣợc cƣ trú trong giáo phận mình.

Đối với lệnh buộc cƣ trú ở một nơi nhất định, cần phải có

sự chấp thuận của Đấng bản quyền của nơi ấy (đ. 1336,

§1, 10), “trừ khi chỗ đó có một nhà dành cho cả giáo sĩ

ngoài giáo phận để đền tội hay sửa mình” (đ. 1337, §2).

Lệnh buộc cƣ trú ở một nơi nhất định là một biện pháp

“cƣỡng bách cấm phòng” vừa để tránh xa dịp tội, vừa để

tĩnh tâm sửa mình.

2) Tƣớc đoạt một quyền bính, một giáo vụ, một nhiệm vụ, một

quyền lợi, một đặc ân, một năng quyền, một ân huệ, một danh

hiệu, một phù hiệu, dù chỉ là thuần túy danh dự (đ. 1336, §1,

20).

128

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

9 việc tƣớc đoạt này là những tƣớc đoạt quyền hƣởng thụ

và những tƣớc đoạt quyền thi hành. Tuy nhiên, việc tƣớc

đọat một quyền bính chỉ tƣớc đoạt quyền lãnh đạo, chứ

không bao giờ tƣớc đoạt quyền thánh chức (đ. 1338, §2).

Về việc tƣớc đoạt một giáo vụ, phải quy chiếu về điều 196,

§1: “Sự bãi nhiệm, nhƣ hình phạt dành cho một tội phạm,

chỉ có thể đƣợc thực hiện chiếu theo quy tắc của luật”.

3) Cấm thi hành một quyền bính, một giáo vụ, một nhiệm vụ,

một quyền lợi, một đặc ân, một năng quyền, một ân huệ, một

danh hiệu, một phù hiệu, dù chỉ là thuần túy danh dự (đ. 1336,

§1, 30).

Việc cấm thi hành quyền thánh chức sẽ bị đình chỉ khi cần

phải giúp một ngƣời tín hữu đang trong tình trạng nguy tử

(đ. 1338, §3, x. đ. 1335).

Cấm thi hành một quyền bính, một giáo vụ, một nhiệm vụ,

một quyền lợi, một đặc ân, một năng quyền, một ân huệ,

một danh hiệu, một phù hiệu, dù chỉ là thuần túy danh dự

tại một nơi hay ngoài một nơi nhất định.

4) Thuyên chuyển sang một giáo vụ khác với tính cách bị phạt

(đ. 1336, §1, 40).

Khác với việc thuyên chuyển hành chánh hay kỷ luật đƣợc

dự kiến ở điều 190-191, việc thuyên chuyển nhƣ hình phạt

phải tuân theo những quy định của các điều 1748-1752.

5) Sa thải khỏi bậc giáo sĩ (đ. 1336, §1, 50).

Luật địa phƣơng không đƣợc phép thiết lập hình phạt này

(đ. 1317). Hình phạt này không cáo giác tính thành sự của

bí tích truyền chức thánh, nhƣng chỉ tƣớc đoạt việc thụ

hƣởng của quyền thánh chức và việc thi hành quyền lãnh

đạo do quyền thánh chức mà có, miễn là vẫn giữ nguyên

những quy định của điều 976.

129

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Ngƣời bị sa thải khỏi bậc giáo sĩ mất luôn mọi quyền gắn

liền với bậc giáo sĩ (đ. 292).

Sa thải khỏi bậc giáo sĩ là một trong những hình thức mất

bậc giáo sĩ đƣợc nêu ra trong điều 290, 20. Việc tuyên kết

buộc phải có ba thẩm phán (đ. 1425, §1, 20) và có thể là

năm thẩm phán (đ. 1425, §2).

Ghi chú:

Khi bị “lệnh cấm” thì việc làm vẫn thành sự, nhƣng bất

hợp pháp. Còn khi bị “lệnh tƣớc đoạt” thì không còn khả

năng hành động, cho nên không thành sự.

Sau hết, các hình phạt tƣớc đoạt và cấm đoán đƣợc nói đến ở

số 2 và 3 đƣợc bổ túc ở điều 1338, §1:

“Những việc tƣớc đoạt và cấm đoán đƣợc nói đến ở điều

1336, §1, 20 và 3

0 không bao giờ chi phối những quyền

bính, giáo vụ, nhiệm vụ, quyền lợi, đặc ân, năng quyền, ân

huệ, danh hiệu, phù hiệu nào không ở dƣới quyền bính của

vị Bề trên ra hình phạt”.

Nên nhớ là:

“Không thể ra vạ tƣớc đoạt quyền thánh chức đƣợc, nhƣng

chỉ có thể cấm thi hành chức ấy hay một vài hành vi của

chức ấy; cũng vậy, không thể ra vạ tƣớc đoạt bằng cấp đại

học đƣợc” (đ. 1338, §2).

5. BIỆN PHÁP HÌNH SỰ VÀ VIỆC SÁM HỐI

Những biện pháp hình sự và những việc sám hối theo Giáo luật là

một loại chế tài hình sự riêng biệt.

- Đối chiếu với điều 1312, thì biện pháp hình sự không phải là

một hình phạt theo nghĩa hẹp, nhƣng là một biện pháp gắn

liền với một tội phạm hoặc với một hình phạt. Biện pháp hình

sự đƣợc dùng đến không phải “vì” một tội phạm, nhƣng đƣợc

130

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

dùng đến “nhân dịp” một tội phạm đƣợc hoàn thành hoặc sắp

đƣợc hoàn thành. Mục đích của biện pháp hình sự là để ngăn

ngừa tội phạm.

- Ngƣợc lại, việc sám hối theo Giáo luật là một hình phạt theo

nghĩa hẹp22

khi thay thế một dƣợc hình hay thục hình, hoặc

khi đƣợc thêm vào một hình phạt nào đó. Việc sám hối nhằm

mục đích thay thế hay gia tăng hình phạt.

5.1. Biện pháp hình sự

Điều 1339 đề cập đến hai biện pháp hình sự là cảnh cáo và khiển

trách:

“Sau khi đã điều tra kỹ lƣỡng và sau khi đã cân nhắc sự nghi

ngờ trầm trọng là đã thực hiện một tội phạm, Đấng bản quyền có

thể đích thân hay nhờ ngƣời khác cảnh cáo ngƣời nào tự đặt

mình trong cơ hội gần để phạm tội” (§1).

“Theo cách thức thích hợp với hoàn cảnh riêng của nhân sự và

sự việc, Đấng bản quyền cũng có thể khiển trách ngƣời nào đã

gây ra một gƣơng xấu hoặc đã làm xáo trộn trật tự cách trầm

trọng do lối ứng xử của mình” (§2).

“Phải luôn luôn giữ lại chứng từ chắc chắn về việc cảnh cáo hay

khiển trách, ít là bằng một tài liệu nào đó đƣợc giữ trong văn

khố mật của Tòa Giám mục” (§3).

5.1.1. Cảnh cáo

Cảnh cáo là một văn kiện hành chánh liên quan tới tòa ngoài, do

chính Đấng bản quyền hay một ngƣời khác ban hành bằng văn bản,

để lƣu ý hai hạng ngƣời:

1) “Ngƣời sống trong dịp sắp thực hiện một tội phạm” (đ. 1339,

§1).

22 Commentaire de Juan Arias, in “Code de droit canonique, édition bilingue et annotée, Wilson et Lafleur limitée, Montréal, 1990, p. 761.

131

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Đối với hạng ngƣời này, cảnh cáo là báo cho biết sự nguy

hiểm của tội phạm, nên cảnh cáo mang tính cách ngăn

ngừa.

2) “Ngƣời bị nghi ngờ nghiêm trọng là đã thực hiện một tội

phạm” (đ. 1339, §1).

Ở đây, cảnh cáo trở thành một thông báo về sự cần thiết

phải làm hay phải bỏ một điều gì. Chẳng hạn nhƣ thú tội

hay chấm dứt cách ứng xử tội lỗi có nguy cơ tái phạm.

Nhƣ vậy, khi tội phạm đã hoàn tất, việc cảnh cáo mang

tính cách cƣỡng bức, thúc giục kẻ bị tình nghi tự thú tội

phạm và đề phòng việc tái phạm.

Đấng bản quyền phải ra lệnh điều tra trƣớc để bảo vệ thanh

danh cho ngƣời có tội, đồng thời cũng để xem những sự

kiện bị chê trách có nền tảng hay không.

Đấng bản quyền phải cảnh cáo đƣơng sự trƣớc khi tuyên

kết một vạ hậu kết, nếu không thì vô hiệu23

(đ. 1347, §1).

Văn bản cảnh cáo phải đƣợc lƣu giữ trong văn khố mật của

tòa Giám mục (đ. 1339, §3).

Đối với các Hội dòng, cần phải cảnh cáo hai lần trƣớc khi

tiến hành thủ tục trục xuất (đ. 697).

23

Điều 1347, §1.

Không thể tuyên kết một vạ cách thành sự, nếu trước đó phạm nhân đã không được cảnh cáo ít là một lần để chấm dứt sự ngoan cố của mình, và nếu đã dành cho đương sự một thời gian thích hợp để hối cải.

§2. Phải kể như là phạm nhân đã hết ngoan cố, khi phạm nhân thật lòng hối hận về tội phạm của mình, và hơn nữa đã sửa chữa các thiệt hại và gương xấu cách xứng hợp, hay ít là đã nghiêm chỉnh hứa làm điều ấy.

132

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

5.1.2. Khiển trách

Khiển trách (đ. 1339, §2) là một văn kiện hành chánh liên quan tới

tòa ngoài do Đấng bản quyền ban hành để khiển trách cách kiên

quyết một tín hữu vì những hành vi tội lỗi của họ có những hậu quả

tồi tệ đối với những ngƣời chung quanh, mà không nhất thiết có tính

cách tội phạm.

Có thể khiển trách dù không có tội phạm. Sự khiển trách mang tính

cách nghiêm nhặt hơn sự cảnh cáo. Đấng bản quyền hay ngƣời đƣợc

ủy quyền chỉ có thể khiển trách sau khi đã điều tra kỹ lƣỡng, để xem

sự việc có nền tảng hay không.

Nếu sự việc có nền tảng và nếu ngƣời tín hữu có liên quan là một

ngƣời có tội hoăc có nguy cơ trở thành ngƣời có tội, thì Đấng bản

quyền đích thân hoặc ủy quyền cho ngƣời đại diện khiển trách

đƣơng sự bằng văn bản. Sự khiển trách có thể là công khai hoặc bí

mật (đ. 2309, §5 Giáo luật 1917). Đấng bản quyền hay ngƣời đƣợc

ủy quyền chỉ có thể khiển trách ngƣời có tội sau khi đã cảnh cáo.

Việc khiển trách có thể thực hiện trƣớc khi tội phạm sắp xảy ra,

hoặc sau khi tội phạm đã xảy ra. Văn bản khiển trách phải đƣợc lƣu

giữ trong văn khố mật của tòa Giám mục (đ. 1339, §3).

5.2. Việc sám hối

Một việc sám hối theo Giáo luật chỉ có thể đƣợc tuyên bố khi tội

phạm đã đƣợc xác nhận đầy đủ và đƣợc áp dụng hữu hiệu cho

ngƣời vi phạm luật, để giúp họ ăn năn tội lỗi.

Điều 1340 quy định:

“Việc sám hối có thể bị áp đặt ở tòa ngoài hệ tại việc thực hiện

một việc tôn giáo, đạo đức, hay bác ái” (§1).

“Không bao giờ đƣợc áp đặt một việc sám hối công khai cho một

sự vi phạm kín đáo” (§2).

“Theo sự khôn ngoan của mình, Đấng bản quyền có thể thêm

những việc sám hối vào dƣợc hình cảnh cáo hay khiển trách”

(§3).

133

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Qua quy định trên, chúng ta thấy việc sám hối ở đây khác với việc

đền tội sau khi lãnh bí tích Giải tội, vì:

- Việc sám hối theo Giáo luật thuộc tòa ngoài, còn việc đền tội

thuộc tòa trong.

- Việc sám hối theo Giáo luật có tính cách áp đặt, còn việc đền

tội thì tự do.

- Việc sám hối theo Giáo luật giả thiết phải có tội phạm, còn

việc đền tội giả thiết phải có tội luân lý.

Theo điều 1340, §1, sám hối theo Giáo luật đồng nghĩa với việc

thực hiện một việc đạo đức hay bác ái. Việc xác định nội dung việc

đạo đức hay bác ái thuộc về nhà chức trách có thẩm quyền. Với

danh nghĩa này, nhà chức trách có thẩm quyền có thể cho ngƣời có

tội đọc kinh, đi hành hƣơng, làm một việc bác ái nào đó, ăn chay

hay tĩnh tâm…

Văn kiện ra việc sám hối là một văn kiện hành chánh ở tòa ngoài do

Đấng bản quyền hay ngƣời đƣợc ủy quyền ban hành dƣới dạng sắc

lệnh, nhằm mục đích làm cho phạm nhân ăn năn hối cải. Nhƣng

thẩm phán cũng có năng quyền quyết định một việc sám hối qua sắc

lệnh của tòa án.

Việc sám hối là một biện pháp khoan hồng khi thay thế một hình

phạt chữa trị hay một hình phạt thục tội (đ. 1324, §1), khi có một

hoàn cảnh giảm khinh tội lỗi và khi đƣợc thêm vào một biện pháp

hình sự.

Việc sám hối là một biện pháp an toàn khi đƣợc thêm vào một hình

phạt chữa trị hoặc thục tội đã đƣợc tuyên kết hay đã mắc (đ. 1340,

§3).

Văn kiện ra việc sám hối phải đƣợc lƣu giữ trong văn khố mật của

tòa Giám mục.

134

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

KẾT LUẬN

Hình phạt là một sự tƣớc đoạt do nhà chức trách có thẩm quyền quy

định. Hoặc chính xác hơn, hình phạt phát xuất từ quyền bính này.

Để xác định hay ấn định hình phạt, nhà chức trách có thẩm quyền

phải có lòng khoan dung, theo lời khuyên của công đồng Trentô

(1545-1563), khóa 3. Phẩm trật Giáo Hội phải là chứng nhân của

lòng khoan dung khi trừng phạt.

Giáo luật 1917 đã lặp lại nguyên văn lời khuyên này:

“Các Giám mục và những Đấng bản quyền khác phải nhớ rằng

mình là những mục tử chứ không phải là những lý hình, và mình

phải lãnh đạo những ngƣời thuộc quyền chứ không thống trị họ,

nhƣng để yêu thƣơng họ nhƣ những trẻ nhỏ và nhƣ anh em:

…đôi khi, để sửa lỗi, lòng khoan dung hiệu nghiệm hơn uy

quyền, sự khích lệ hiệu nghiệm hơn sự đe dọa, và lòng bác ái

hiệu nghiệm hơn quyền lực…Ngƣời ta phải kết hợp sự nghiêm

khắc với sự khoan dung, sự công bằng với sự nhân từ, sự nghiêm

khắc với sự dịu dàng” (đ. 2214, §2 Giáo luật 1917).

Công Đồng Vaticanô II xác nhận lòng nhân từ giữ một vị trí ƣu việt

cho nên không bị lừa bịp, và lòng nhân từ không loại trừ hình phạt,

nếu hình phạt thực sự là cần thiết:

“Cần phải giữ đức nhẫn nại và nhân từ nhƣ chính Chúa đã làm

gƣơng trong cách đối xử với mọi ngƣời. Chúa đã giữ thái độ

quyết liệt đối với tội lỗi, nhƣng đồng thời đã tỏ lòng thƣơng xót

đối với con ngƣời” (Gaudium et Spes, 64).

Công Đồng nhấn mạnh đến sự khẩn cấp phải sử dụng tất cả mọi

phƣơng tiện mục vụ có thể sử dụng để soi sáng tác giả tội phạm về

cách ứng xử xấu xa của mình. Nếu phải ra hình phạt, thì hình phạt

phải mƣu cầu lợi ích cho ngƣời có tội.

Giáo luật 1983 cũng quan niệm:

135

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

“Đấng bản quyền chỉ nên xúc tiến thủ tục tƣ pháp hay hành

chính để tuyên kết hay tuyên bố một hình phạt, khi đã chắc chắn

rằng việc sửa chữa trong tình huynh đệ, việc khiển trách hay các

phƣơng thế khác trong đƣờng lối mục vụ của ngài không thể sửa

chữa gƣơng xấu, tái lập công lý và cải thiện phạm nhân một

cách đầy đủ đƣợc” (đ. 1341).

Qua những quy tắc trên, chúng ta thấy sự cải thiện của phạm nhân

là mục đích chính yếu của luật.

Vì thế, nếu những dƣợc hình nhấn mạnh đến sự cải thiện của phạm

nhân, thì không thể không biết đến sự cần thiết phải sửa chữa thiệt

hại do tội phạm gây ra.

Và nếu những hình phạt thục tội nhấn mạnh đến sự sửa chữa tội

phạm, thì không thể không biết đến sự cải thiện của phạm nhân.

Về những hình phạt bó buộc, Giáo luật quy định rằng thẩm phán có

thể tránh ra những hình phạt này, nếu có một phƣơng thế tốt hơn để

cải thiện phạm nhân.

Nhƣ vậy, chế tài hình sự tự nó không phải là một mục đích, nhƣng

là phƣơng thế cuối cùng giúp phạm nhân sám hối.

136

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

CHƢƠNG 8

ÁP DỤNG VÀ ĐÌNH CHỈ HÌNH PHẠT

1. NGUYÊN TẮC CHUNG

1.1. Về việc áp dụng

Theo quan niệm của Giáo Hội, việc thiết lập hình phạt là một biện

pháp cực chẳng đã, khi không còn cách nào khác để bảo vệ kỷ luật

của Giáo Hội (x. đ. 1317).

Điều 1341 nhắn nhủ các Đấng bản quyền phải cân nhắc xem có

phƣơng thế mục vụ nào khác có thể sửa chữa gƣơng xấu, tái lập

công bằng và hoán cải tội nhân, trƣớc khi áp dụng hình phạt:

“Đấng bản quyền chỉ nên xúc tiến thủ tục tƣ pháp hay hành

chánh để tuyên kết hay tuyên bố một hình phạt, khi đã chắc chắn

rằng việc sửa chữa trong tình huynh đệ, việc khiển trách hay các

phƣơng thế khác trong đƣờng lối mục vụ của ngài không thể sửa

chữa gƣơng xấu, tái lập công lý và cải thiện phạm nhân một

cách đầy đủ đƣợc”.

Việc áp dụng hình phạt hậu kết đƣợc gọi là tuyên kết, còn việc áp

dụng hình phạt tiền kết đƣợc gọi là tuyên bố.

Ngƣời chịu trách nhiệm áp dụng hình phạt là Đấng bản quyền, theo

nghĩa của điều 134, §1. Đấng bản quyền phải điều tra (đ. 1717) để

có đƣợc những bằng chứng chắc chắn về tội phạm. Sau đó còn phải

cân nhắc xem nên chọn thủ tục tƣ pháp hay thủ tục hành chánh.

Theo thủ tục tƣ pháp, vụ án sẽ do các thẩm phán xét xử và phiên tòa

kết thúc bằng một bản án (x. đ. 1717-1728).

137

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Theo thủ tục hành chánh, vụ án sẽ do Đấng bản quyền điều động và

kết thúc bằng một sắc lệnh.

Nếu chọn thủ tục tƣ pháp, thì quyền lợi của bị cáo đƣợc bảo đảm

hơn, vì có luật sƣ bảo vệ và việc xét xử mang tính cách hiệp đoàn.

Nhƣng điều bất tiện là nhiều giáo phận không có tòa án, hơn nữa,

thủ tục này có thể làm thiệt hại đến thanh danh của bị cáo.

Vậy Đấng bản quyền đƣợc tự do lựa chọn một trong hai thủ tục đó,

tùy hoàn cảnh của mỗi trƣờng hợp (đ. 1342, §2). Tuy nhiên, phải

chọn thủ tục tƣ pháp trong hai trƣờng hợp sau đây:

- Khi muốn áp dụng một hình phạt có tính cách vĩnh viễn.

Thí dụ: Việc trục xuất khỏi hàng giáo sĩ, tƣớc đoạt một

chức vụ.

- Khi luật hay mệnh lệnh cấm sử dụng thủ tục hành chánh.

Thiên V của quyển VI sẽ bàn về những vấn đề sau đây:

- Quyền hạn trong việc áp dụng.

- Bổn phận chấp hành hình phạt.

- Đình chỉ hình phạt.

- Kháng cáo hay thƣợng cầu.

1.2. Tính cách tòng nhân của hình phạt

Tất cả các hình phạt đã đƣợc tuyên kết hay đã đƣợc tuyên bố đều có

tính cách tòng nhân, tức là gắn liền với bản thân của phạm nhân, do

đó luôn đi theo phạm nhân, dù phạm nhân ở bất cứ nơi nào.

Dù ngƣời ra hình phạt đã mãn nhiệm, hình phạt vẫn không chấm

dứt, trừ khi luật định thể khác.

Chẳng hạn nhƣ trong các Hội dòng, hiệu lực của mệnh lệnh hình

sự gắn liền với nhiệm kỳ của Bề trên. Vì thế, khi mệnh lệnh hết

hiệu lực, hình phạt cũng chấm dứt (đ. 1313).

138

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

2. ÁP DỤNG

2.1. Hoàn cảnh gia trọng và hoàn cảnh giảm khinh.

2.1.1. Hoàn cảnh và tính quy trách của tội phạm

Trƣớc khi tuyên kết một hình phạt, cần phải cân nhắc tính quy trách

và tội lỗi của ngƣời bị coi nhƣ phạm nhân, để xem họ đang ở trong

hoàn cảnh giảm khinh hay trong hoàn cảnh gia trọng.

Việc xem xét này tập trung vào “đoạn đƣờng tới hành động” của

phạm nhân, để biết ý hƣớng chính xác của phạm nhân trong việc

thực hiện hành vi tội lỗi. Nhƣ vậy, việc xem xét này cho phép trừng

phạt phạm nhân có ý thức.

Rốt cuộc, những điều 1323-1326 đề ra những phƣơng thế cân nhắc

tính quy trách của tội phạm và áp dụng hình phạt có thể phát sinh từ

đó.

2.1.2. Quyền cân nhắc của thẩm phán (hoặc Đấng bản

quyền)

Điều 1345 ban cho thẩm phán (hoặc Đấng bản quyền) quyền tự ý

quyết định đối với tác giả tội phạm, trong trƣờng hợp sử dụng trí

khôn cách bất toàn hoặc trong những hoàn cảnh giảm khinh.

Thẩm phán (hoặc Đấng bản quyền) có thể:

- Hoặc giảm nhẹ hình phạt, hoặc thay thế bằng một việc sám

hối (đ. 1324, §1).

- Hoặc cho hƣởng án treo.

- Hoặc tránh áp đặt hình phạt, nếu có một phƣơng thế khác tốt

hơn giúp phạm nhân sửa mình.

139

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

2.1.3. Quy định riêng cho hình phạt tiền kết và hậu kết

Thật ra, hình phạt hậu kết đƣợc dự kiến cho những tội phạm mà tác

giả tội phạm đƣợc hƣởng một hoàn cảnh giảm khinh, thì rất ít khi

đƣợc tuyên kết.

Một hoàn cảnh giảm khinh cũng tránh cho tác giả tội phạm bị phạt

bằng một hình phạt tức khắc (tiền kết) tự coi mình nhƣ phải chịu

hình phạt này (đ. 1324, §3).

2.1.4. Phạm nhân đã đƣợc tha và hình phạt không bị tuyên

kết

Đấng bản quyền (chứ không phải thẩm phán) có thể cảnh cáo phạm

nhân đã không bị buộc tội hoặc không có hình phạt nào đƣợc tuyên

kết cho phạm nhân (đ. 1348).

Đấng bản quyền cũng có thể dự kiến những biện pháp hình sự hoặc

những phƣơng thế khác của lòng ƣu tƣ mục vụ (đ. 1348).

Vì thế,

- Đấng bản quyền chỉ tiến hành tố tụng hình sự khi điều đó

không thể tránh đƣợc.

- Đấng bản quyền ra lệnh điều tra về mặt hành chánh và, nếu

cần, ra lệnh mở vụ kiện.

- Đấng bản quyền bảo đảm việc thi hành bản án hoặc việc thi

hành sắc lệnh ngoài tòa án.

Cho nên điều 1348 cũng cho phép Đấng bản quyền giám sát cách

ứng xử, những việc làm và những hành vi, những công việc của

ngƣời đã đƣợc tha hoặc đã không bị kết án.

140

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

2.2. Tái phạm và chồng chất hình phạt

2.2.1. Quy tắc áp dụng cho hình phạt tiền kết

Tội tái phạm (đ. 1326, §1, 10) là sự kiện thực hiện lại cùng một tội

phạm cũ, hoặc một tội phạm khác cùng loại (thí dụ: tội tƣ hôn, tội

thông dâm. Tội bội giáo, tội lạc giáo, tội ly giáo), hoặc một tội

phạm khác hẳn với tội cũ.

Tội tái phạm giả thiết tội trƣớc đó đã bị kết án, hoặc hình phạt đã

đƣợc tuyên bố. Hơn nữa, tác giả tội phạm phải có một ý muốn đồi

bại và ngoan cố.

Điều 1346 quy định là phạm nhân nào đã thực hiện bao nhiêu tội

phạm, tức là tái phạm, thì phạm nhân đó phải chịu bấy nhiêu hình

phạt tiền kết.

2.2.2. Quy tắc áp dụng cho hình phạt hậu kết

Khi sự chồng chất các hình phạt hậu kết có vẻ quá nặng, thì thẩm

phán có quyền giảm bớt các hình phạt trong những giới hạn hợp

tình hợp lý, tùy theo sự thẩm định khôn ngoan của mình, nghĩa là

luật dành cho thẩm phán quyền chọn hình phạt nặng nhất trong tất

cả các hình phạt chồng chất, và nếu cần, Đấng bản quyền phải thêm

một biện pháp hình sự hoặc một việc sám hối theo Giáo luật.

2.2.3. Quy định áp dụng cho giáo sĩ phạm pháp

1) Giáo sĩ bị sa thải khỏi bậc giáo sĩ.

Khi đề cập đến hình phạt sa thải khỏi bậc giáo sĩ (đ. 290, 20), Giáo

luật đã quy định rằng giáo sĩ phạm pháp “bị mất mọi quyền lợi riêng

của bậc giáo sĩ” (đ. 292), cho nên Đấng bản quyền không buộc phải

chu cấp cho phạm nhân những nhu cầu cần thiết để sống.

Tuy nhiên, vì bác ái, Đấng bản quyền phải giúp đỡ giáo sĩ bị sa thải

khỏi bậc giáo sĩ đang sống trong cảnh bần cùng, và phải giúp đỡ

“cách tốt nhất có thể” (đ. 1350, §2).

141

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

2) Giáo sĩ chịu những hình phạt khác.

Điều 1350 dự kiến “phải liệu sao cho đƣơng sự không thiếu những

phƣơng tiện cần thiết cho một cuộc sống xứng đáng”.

Ngay cả trong trƣờng hợp giáo sĩ phải chịu hình phạt tƣớc đoạt ít

nhiều bổng lộc gắn liền với giáo sĩ, trong trƣờng hợp bị vạ tuyệt

thông đƣợc tuyên kết hoặc đƣợc tuyên bố (đ. 1331, §2, 50) hoặc bị

vạ huyền chức (đ. 1333, §3, 30, và §4), Đấng bản quyền cũng phải

bảo đảm cho đƣơng sự có đƣợc một cuộc sống đàng hoàng.

2.3. Những hình phạt bất định, bó buộc, nhiệm ý

2.3.1. Hình phạt bất định

Một hình phạt bất định là một hình phạt mà thẩm phán (hay Đấng

bản quyền) có thể tự xác định hay thẩm định thế nào để áp dụng phù

hợp với sự nghiêm trọng của tội phạm, và cũng phù hợp với nhân

phẩm của phạm nhân. Đây là loại hình phạt có nhiều nhất trong

Giáo luật.

Tuy nhiên,

1) “Nếu luật không dự liệu cách khác, thì thẩm phán không đƣợc

ra những hình phạt nặng hơn” (đ. 1349).

2) Thẩm phán không đƣợc ra vạ, trừ khi sự nghiêm trọng của

trƣờng hợp đòi hỏi điều đó.

3) Thẩm phán cũng không đƣợc tuyên kết hình phạt chung thân,

mà chỉ đƣợc tuyên kết hình phạt thục tội tạm thời.

2.3.2. Hình phạt bó buộc

Hình phạt bó buộc phải đƣợc tuyên kết (đ. 1344, 10).

Tuy nhiên, cho dù luật (hay mệnh lệnh, nhƣ điều 1343) dùng những

từ ngữ có tính cách ra lệnh, thẩm phán “tùy lƣơng tâm và sự khôn

ngoan của mình” có thể:

142

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

1) Hoãn việc tuyên kết hình phạt (đ. 1344, 10)

Trƣớc hết, thẩm phán có thể quyết định tuyên kết một hình

phạt vào lúc khác, nếu phản ứng của phạm nhân, hoặc

phản ứng của nạn nhân, hoặc phản ứng của cộng đoàn

không có phép tuyên kết ngay lúc đó. Tuy nhiên, thuyết

trình viên có thể soạn thảo bản án, hoặc Đấng bản quyền

có thể soạn thảo sắc lệnh kết án, nhƣng không nêu lên

hình phạt phát sinh từ đó, trong khi chờ đợi ngày thuận

tiện để tuyên kết.

2) Không tuyên kết hoặc tuyên kết bằng một hình phạt nhẹ

hơn (đ. 1344, 20).

Tiếp đến, thẩm phán (hay Đấng bản quyền) có thể tuyên

kết hoặc không tuyên kết bằng một hình phạt nhẹ hơn,

hoặc bằng một việc sám hối theo Giáo luật. Đây là những

trƣờng hợp:

- Phạm nhân đã cải thiện và đã sửa chữa gƣơng xấu

trƣớc khi bản án hoặc sắc lệnh đƣợc ban hành.

- Phạm nhân đã bị chính quyền dân sự phạt đủ rồi.

- Phạm nhân chắc chắn sẽ bị chính quyền dân sự phạt

nhƣ vậy.

3) Tuy nhiên có hai lý do miễn hình phạt

Vô tội.

Điều 1323 quy định những ngƣời sau đây vi phạm luật hay mệnh

lệnh thì cũng không bị một hình phạt nào:

- Ngƣời chƣa đủ mƣời sáu tuổi trọn;

- Ngƣời không biết là mình vi phạm một luật hay một

mệnh lệnh, mà không do lỗi của mình, tuy nhiên, sự vô

ý và lầm lẫn đƣợc đồng hóa với sự vô tri;

- Ngƣời đã hành động dƣới áp lực của bạo lực thể lý hay

do một trƣờng hợp ngẫu nhiên không thể thấy trƣớc

143

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

đƣợc, hoặc dù có thấy trƣớc cũng không thể chống lại

đƣợc;

- Ngƣời đã bị cƣỡng ép hành động do sợ hãi trầm trọng

dù chỉ có tính cách tƣơng đối thôi, hoặc do nhu cầu

thúc đẩy, hoặc để tránh một điều bất lợi nghiêm trọng,

nhƣng trừ trƣờng hợp hành động ấy thực chất là xấu

hoặc gây thiệt hại cho các linh hồn;

- Ngƣời đã hành động trong tƣ thế tự vệ chính đáng

chống lại một kẻ tấn công mình hay một ngƣời khác

cách bất công, tuy vẫn giữ sự chừng mực cần thiết;

- Ngƣời không sử dụng đƣợc trí khôn, miễn là vẫn giữ

nguyên những quy định của các điều 1324, §1, 20 và

1325.

- Ngƣời đã nghĩ rằng mình ở vào một trong những hoàn

cảnh đƣợc nói đến ở 40 hay 5

0, mà không do lỗi của

mình.

Theo điều 1324, §1: “Ngƣời phạm pháp không đƣợc miễn khỏi hình

phạt, nhƣng hình phạt do luật hay mệnh lệnh ấn định phải đƣợc

giảm nhẹ, hay một hình phạt đƣợc thay thế bằng việc sám hối, nếu

tội phạm đã xảy ra do:

- 10 Ngƣời ấy chỉ sử dụng trí khôn cách bất toàn;

- 20 Ngƣời ấy không sử dụng đƣợc trí khôn do say rƣợu

hay do thác loạn tinh thần khác tƣơng tự vì lỗi của

mình;

- 30 Ngƣời ấy hành động do một sự nóng giận mãnh liệt

dù cơn nóng giận ấy không đi trƣớc và không cản trở

bất cứ sự suy tính nào của lý trí cũng nhƣ bất cứ sự ƣng

thuận nào của ý chí, và miễn là ngƣời đó không đƣợc cố

tình kích thích hay nuôi dƣỡng chính sự nóng giận ấy;

- 40 Ngƣời ấy là vị thành niên đã đủ mƣời sáu tuổi trọn;

144

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Không cần sử dụng hình phạt.

Phạm nhân đƣợc miễn hình phạt, khi Đấng bản quyền thấy không

cần phải sử dụng hình phạt, tuy nhiên cần phải cảnh cáo đƣơng sự

hoặc dùng những biện pháp hình sự.

4) Đình chỉ việc tuyên kết hình phạt (đ. 1344, 30)

Cuối cùng, thẩm phán (hay Đấng bản quyền) có thể đình chỉ nghĩa

vụ hoàn thành hình phạt thục tội mà chính thẩm phán đã tuyên bố.

Đó là một loại án treo.

Tuy nhiên, án treo này sẽ đƣơng nhiên bị hủy bỏ, nếu phạm nhân

thực hiện một tội phạm mới trong thời hạn do chính thẩm phán ấn

định, và kết quả là phạm nhân phải chịu hình phạt của cả hai tội

phạm, trừ khi trong thời gian ấy, quyền truy tố phạm nhân của tội

phạm thứ nhất đã hết thời hiệu24

.

Lƣu ý:

Án treo chỉ áp dụng cho ngƣời thực hiện tội phạm lần đầu tiên và

cũng là lần duy nhất.

Trong trƣờng hợp án treo, hình phạt không bị hủy bỏ, nhƣng chỉ

đình chỉ việc thi hành hình phạt.

Án treo đƣơng nhiên kéo dài suốt thời gian do thẩm phán ấn định.

Tuy nhiên, thời gian này không đƣợc bằng hoặc vƣợt quá thời gian

của thời hiệu hình sự là ba năm.

2.3.3. Hình phạt nhiệm ý

Những hình phạt nhiệm ý, xác định hay bất định, là những hình phạt

do thẩm phán (hay Đấng bản quyền) xác định, nếu thấy hữu ích cho

24 Thời hiệu là một định chế pháp l{, nhờ đó sau khi một thời hạn đã trôi qua, người ta có thể thủ đắc hay bị mất một quyền lợi, hoặc là được giải trừ một nghĩa vụ (đ. 197).

145

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

việc sửa mình của phạm nhân. Thẩm phán đƣợc tự do áp dụng theo

lƣơng tâm và sự khôn ngoan của mình.

Nhƣ vậy, thẩm phán có thể quy định:

1) Hoặc là những hình phạt nhiệm ý mà Giáo luật dự kiến nhƣ là

những hình phạt chính (đ. 1375; 1384; 1390, §2; 1391 và

1393).

2) Hoặc là những hình phạt nhiệm ý mà Giáo luật dự kiến nhƣ là

những hình phạt thứ yếu, vì tƣ cách giáo sĩ của phạm nhân

hoặc vì sự ngoan cố của phạm nhân trong tội phạm (đ. 1364;

1367; 1370, §1; 1378, §3; 1394, §1 và 1395, §1).

2.4. Đình chỉ hình phạt

2.4.1. Khái niệm về đình chỉ

Đình chỉ hình phạt là đình chỉ nghĩa vụ phải chịu hình phạt hoặc các

hậu quả của hình phạt, hoặc toàn diện, hoặc một phần. Vì thế, hình

phạt không đƣợc hủy bỏ, nhƣng thực tế là chờ để áp dụng.

Đã mắc tội thì phải chịu hình phạt. Việc không chấp hành hình phạt

có thể cấu thành một tội phạm mới (đ. 1393). Tuy nhiên Giáo luật

cũng dự liệu những trƣờng hợp đình chỉ việc chấp hành hình phạt.

2.4.2. Đình chỉ hình phạt của giáo sĩ

1) Khi một giáo sĩ đã mắc vạ tiền kết đã tuyên bố thì không

đƣợc cử hành các bí tích, các á bí tích, hay không đƣợc thi

hành chức vụ. Hình phạt của mục tử đƣợc đình chỉ thi

hành khi có ngƣời giáo dân lâm cơn nguy tử xin lãnh nhận

các bí tích (đ. 1335).

2) Nếu vạ tiền kết chƣa tuyên bố, thì hình phạt đƣợc đình chỉ

bất cứ khi nào có ngƣời giáo dân xin lãnh nhận các bí tích

vì bất cứ lý do chính đáng nào (đ. 1335).

3) Khi có nguy cơ mất thanh danh hay nguy cơ sinh gƣơng

mù trầm trọng, mọi hình phạt đều đƣợc đình chỉ thi hành.

146

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Việc đình chỉ này chỉ áp dụng trong trƣờng hợp mắc các

hình phạt tiền kết chƣa tuyên bố.

Thí dụ: Cha sở bị mắc vạ tuyệt thông không đƣợc cử

hành các bí tích mà giáo dân không biết. Giáo dân đến

xƣng tội, không lẽ cha sở lại không ngồi tòa hoặc không

dâng thánh lễ. Trong trƣờng hợp này, cha sở tạm ngƣng

việc chấp hành hình phạt để bảo vệ thanh danh.

Trái lại, khi cha sở đã bị tuyên án ở tòa ngoài rồi, thì

không còn vấn đề mất thanh danh nữa. Nếu cha sở không

chấp hành hình phạt thì sẽ gây bỡ ngỡ cho giáo dân. Do

đó, việc đình chỉ không áp dụng cho các hình phạt hậu kết:

“Khi một hình phạt tiền kết chƣa đƣợc tuyên bố hay

chƣa đƣợc công khai tại nơi phạm nhân cƣ trú, thì

nghĩa vụ tuân giữ hình phạt ấy bị đình chỉ toàn bộ hay

một phần, trong mức độ phạm nhân không thể tuân giữ

nghĩa vụ ấy mà không gặp nguy cơ gây ra gƣơng xấu

trầm trọng hoặc bị mất thanh danh “(đ. 1352, §2).

2.4.3. Đình chỉ hình phạt của mọi tín hữu

Hình phạt của giáo dân chỉ đƣợc đình chỉ thi hành trong trƣờng hợp

nguy tử mà thôi, để họ có thể lãnh nhận các bí tích. Giáo Hội phó

thác họ cho sự phán xét của Thiên Chúa (đ. 1352, §1).

2.4.4. Đình chỉ khi có kháng cáo và thƣợng cầu

1) Mục đích.

Kháng cáo hay thƣợng cầu đều nhằm mục đích.

- Xin giảm nhẹ hình phạt vì quá nghiêm khắc,

- Hoặc là khiếu nại vì bị kết án oan,

- Hoặc là phản đối sự vô thẩm quyền của ngƣời phán xử,

- Hoặc là chống lại một mệnh lệnh vì bất hợp lệ hay bất

công (x. đ. 1732-1739).

147

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

2) Về nội dung.

Kháng cáo và thƣợng cầu giống nhau về nội dung là yêu

cầu thƣợng cấp xét lại bản án do cấp dƣới ban hành.

3) Về hình thức.

- Kháng cáo đƣợc áp dụng trong thủ tục tƣ pháp. Đƣơng

sự nại đến tòa án cấp II để xét lại bản án của tòa án cấp

I (đ. 1727).

- Thƣợng cầu đƣợc áp dụng trong thủ tục hành chánh.

Đƣơng sự nại đến thẩm quyền cấp cao để xét lại sắc

lệnh của cấp dƣới.

- Việc đình chỉ kéo dài cho đến khi nào duyệt lại hay

sửa đổi phán quyết của cấp dƣới.

4) Hiệu lực.

Kháng cáo và thƣợng cầu đều có hiệu lực đình chỉ việc thi

hành hình phạt:

“Việc kháng cáo hay thƣợng cầu chống lại những án

lệnh của tòa án hoặc những sắc lệnh tuyên kết hay

tuyên bố một hình phạt đều có hiệu lực đình chỉ” (đ.

1353).

148

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

CHƢƠNG 9

CHẤM DỨT HÌNH PHẠT

Giáo luật đề cập đến việc chấm dứt hình phạt trong tiết VI của phần

thứ I trong quyển VI (đ. 1354-1363).

1. LÝ DO CHẤM DỨT HÌNH PHẠT

Các hình phạt có thể chấm dứt:

1) Do phạm nhân đã chấp hành xong hình phạt (mãn hạn).

- Đối với vạ: khi phạm nhân hết ngoan cố, thì vạ chấm dứt.

Thật ra trong trƣờng hợp này, phạm nhân có quyền đƣợc

giải vạ do Đấng bản quyền, hoặc Bề trên, hoặc thẩm phán

tuyên bố (đ. 1358, §1).

- Đối với hình phạt thục tội tạm thời: khi hạn kỳ chịu hình

phạt chấm dứt (đ. 1336, §1).

- Đối với hình phạt thục tội chung thân: hình phạt chấm dứt

khi Đấng bản quyền hoặc Bề trên quyết định hủy hay bãi

bỏ hình phạt (đ. 1336, §1).

2) Do cái chết của phạm nhân.

Do cái chết, phạm nhân không thể trả tiền phạt với danh nghĩa bù

trừ nữa, cũng không thể sữa chữa gƣơng xấu do mình gây nên về

phƣơng diện vật chất. Nhƣng những thiệt hại mà nạn nhận phải chịu

vì tội phạm có thể đƣợc sửa chữa, nếu cần bằng tiền, bằng cách

trình lên Đấng bản quyền hay Bề trên của phạm nhân đã chết.

149

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

3) Do thời hiệu.

Thời hiệu là một hình thức hợp pháp nhằm chấm dứt quyền truy tố.

Thời hiệu đƣợc thực hiện qua việc không sử dụng thời gian hữu

dụng để đệ trình đơn kiện.

Trong lãnh vực tố quyền hình sự (là quyền truy tố phạm nhân), thời

hiệu cũng chấm dứt bằng cái chết của phạm nhân và bằng việc tha

bổng, tức là hành vi của nhà chức trách hợp pháp xóa bỏ cách nào

đó hành vi đáng bị phạt và do đó ngăn cản hay chấm dứt việc truy

tố (đ. 1702 Giáo luật 1917).

Không đƣợc lẫn lộn tố quyền hình sự (actio criminalis) với tố quyền

thi hành án (actio poenalis).

- Quyền truy tố phạm nhân là tố quyền công khai phát sinh từ

tội phạm, do nhà chức trách có thẩm quyền nhân danh Giáo

Hội khởi sƣ: theo điều 1341, Đấng bản quyền quyết định bắt

đầu khởi tố sau khi đã dùng hết mọi phƣơng thế mục vụ nhằm

đến sự cải thiện của phạm nhân, cũng nhƣ sự tái thiết lập công

lý và sửa chữa gƣơng xấu (nhƣng vô hiệu). Quyền truy tố

phạm nhân hoặc nhắm tới việc tuyên bố hình phạt tiền kết đã

bị mắc, hoặc tuyên kết một hình phạt hậu kết (x. đ. 1717-

1728). Nói cách khác, mục đích của quyền truy tố phạm nhân

là kết tội phạm nhân bằng một bản án.

Công ích của Giáo Hội đòi hỏi quyền truy tố phạm nhân phải

đƣợc khởi sự trong một hạn kỳ nào đó. Một khi hạn kỳ này

trôi qua, quyền truy tố phạm nhân không thể khởi sự nữa:

quyền truy tố phạm nhân chấm dứt do thời hiệu theo quy định

của điều 1362.

- Trong khi quyền truy tố phạm nhân hƣớng tới việc tuyên bố

hoặc tuyên kết một bản án, thì tố quyền thi hành án phát xuất

từ bản án này. Tố quyền thi hành án hƣớng tới việc thi hành

bản án. Theo Giáo luật, việc thi hành bản án đƣợc tuyên bố

hoặc đƣợc tuyên kết thuộc thẩm quyền Đấng bản quyền chứ

150

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

không thuộc thẩm phán. Để ghi nhớ, Đấng bản quyền có thể

đình chỉ nghĩa vụ thi hành một hình phạt thục tội: Đấng bản

quyền cho phép hƣởng án treo theo điều 1344, 30. Nhƣng chỉ

có thể thi hành án treo sau bản án đƣợc công bố và sắc lệnh

thi hành của thẩm phán (đ. 1651). Nếu sắc lệnh này không

đƣợc thông tri cho ngƣời bị kết án, thì bản án không thể thi

hành đƣợc.

Tóm lại, nếu sắc lệnh thi hành thuộc về thẩm phán (đ. 1651), thì

việc thi hành thuộc về Đấng bản quyền (x. đ. 1348 và 1653, §1).

Chính Đấng bản quyền phải ra lệnh thi hành bản án “sententiam

exsecutioni mandare” (x. đ. 1653, §1). Nếu Đấng bản quyền chậm

trễ ra lệnh thi hành bản án trƣớc hạn kỳ đã đƣợc ấn định, tố quyền

thi hành án chấm dứt do thời hiệu (đ. 1363).

Phải phân biệt:

- Thời hiệu của quyền truy tố phạm nhân25

(đ. 1362, §1).

Thời hiệu của quyền truy tố tội phạm là ba năm (đ. 1363) kể

từ ngày tội phạm xảy ra, hoặc kể từ ngày chấm dứt tội phạm.

Sau ba năm, nếu không truy tố, thì quyền truy tố bị hủy tiêu.

Có ba luật trừ:

o Những tội phạm dành riêng cho Bộ Giáo lý Đức tin.

o Những tội phạm đƣợc dự kiến trong các điều 1394 và

1397.

o Những tội phạm không bị luật chung phạt, nếu luật riêng

đã ấn định một hạn kỳ khác cho thời hiệu.

- Thời hiệu của tố quyền thi hành án26

(đ. 1363).

25 Quyền truy tố phạm nhân: dịch từ actio criminalis, action criminelle, criminal action (đ. 1362, §1; 1720, 30; 1726).

26 Tố quyền thi hành án: dịch từ actio poenalis, action pénale, penal action (đ.

1344, §3). Đó là quyền truy tố việc thi hành bản án đã trở thành vấn đề quyết tụng.

151

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Ban hành sắc lệnh.

Thẩm phán phải ra sắc lệnh chấp hành án sau khi tòa án đã

ra bản án, nếu theo thủ tục tƣ pháp (đ. 1651).

Đấng bản quyền phải ra sắc lệnh chấp hành án, nếu việc

kết án đƣợc ban hành bằng một sắc lệnh ngoài tòa án, nếu

theo thủ tục hành chánh.

Sắc lệnh này có thể đƣợc bao gồm trong bản án (nếu theo

thủ tục tƣ pháp), hoặc trong sắc lệnh kết án ngoài tòa án

hoặc đƣợc công bố riêng (nếu theo thủ tục hánh chánh),

“tùy theo bản chất của vụ án” (đ. 1651).

Thông tri sắc lệnh.

Bao lâu thẩm phán chƣa thông tri đầy đủ án lệnh chấp hành

án cho phạm nhân biết, thì phạm nhân không buộc phải thi

hành án. Sắc lệnh phải gửi bằng thƣ bảo đảm, với giấy biên

nhận (đ. 1363).

Tố quyền đƣợc Đấng bản quyền bảo đảm, vì việc thông tri

cho ngƣời bị kết án biết sắc lệnh phải thi hành hình phạt,

trong hạn kỳ của thời hiệu.

Nếu Đấng bản quyền tránh hoặc xao nhãng việc thông tri

trong hạn kỳ này, thì phạm nhân đƣợc hƣởng thời hiệu và

hình phạt không đƣợc thi hành.

Thời hiệu của hình phạt cũng bằng thời hiệu của tố quyền,

tức là ba năm.

4) Do đƣợc tha.

Do việc nhà lập pháp bãi bỏ một điều nào đó của hình luật, cho nên

hình phạt kèm theo luật đó cũng mất (lý do khách quan).

152

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

2. CÁCH THA HÌNH PHẠT

Giáo luật dự trù hai cách thức tha hình phạt:

2.1. Xá giải (dành cho vạ)

Xá giải là một hành vi công bằng mà Bề trên không có quyền từ

chối ban cho phạm nhân đã hết ngoan cố. Xá giải chỉ đƣợc áp dụng

cho vạ mà thôi.

Các vạ phải đƣợc tha bằng việc xá giải. Yêu sách này không phát

sinh từ ý muốn của nhà lập pháp, nhƣng từ sự cân nhắc nghiêm túc

và nhất quán về mục đích riêng của vạ. Mục đích của vạ là chữa trị.

Nói cách khác, việc giải vạ chỉ đƣợc thực hiện khi phạm nhân đã

hết ngoan cố (đ. 1347, §2), vì thế không thể từ chối giải vạ cho

ngƣời đã hết ngoan cố (đ. 1358, §1).

Việc tha hình phạt phải hội đủ hai điều kiện:

- Phạm nhân đã hối cải, nếu hình phạt nhằm mục đích chữa trị.

- Phạm nhân đã sửa chữa những thiệt hại và gƣơng xấu, hay ít

là đã hứa sẽ sửa chữa những thiệt hại và gƣơng xấu cách

nghiêm chỉnh, nếu hình phạt nhằm mục đích thục tội.

Ngƣợc lại, nếu vạ đƣợc tha bằng việc miễn chuẩn, tức là một hành

vi khoan hồng nới lỏng luật Giáo Hội thuần túy (đ. 85), thì điều đó

có nghĩa là việc giải vạ lệ thuộc ý muốn của thẩm quyền chứ không

lệ thuộc việc sửa mình hay sự sửa chữa những thiệt hại và gƣơng

xấu của phạm nhân. Nhƣ vậy là bỏ qua sự ngoan cố đã đƣợc biểu lộ,

hoặc còn tiềm ẩn, hoặc khách quan đã dẫn tới chỗ bị vạ.

Giáo luật cũng dự kiến là “ngƣời nào tha vạ, thì có thể áp dụng các

biện pháp hay cũng có thể áp đặt một việc sám hối, chiếu theo quy

tắc của điều 1348” (đ. 1358, §2).

2.2. Miễn chuẩn (dành cho hình phạt thục tội)

Miễn chuẩn là một đặc ân lệ thuộc ý muốn của Bề trên.

153

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Những hình phạt thục tội đƣợc tha bằng cách miễn chuẩn. Hành vi

khoan hồng này là “sự nới lỏng luật thuần túy Giáo Hội trong một

trƣờng hợp riêng biệt” (đ. 85).

- Để một hình phạt thục tội đƣợc miễn chuẩn, thì phạm nhân

phải xin miễn chuẩn hình phạt.

- Thẩm quyền miễn chuẩn:

Để ban đặc ân miễn chuẩn, nhà chức trách có thẩm quyền

phải cân nhắc xem việc miễn chuẩn có mang lại “lợi ích

thiêng liêng” cho ngƣời xin miễn chuẩn không (đ. 87), và

đƣơng sự có “một lý do chính đáng và hợp lý” để xin miễn

chuẩn không (đ. 90, §1). Nếu thiếu lý do nhƣ thế, việc miễn

chuẩn sẽ bất hợp pháp. Hai điều kiện này cũng đƣợc áp dụng

cho cả việc xá giải nữa.

o Để miễn chuẩn một hình phạt thục tội chung thân, “lý do

chính đáng và hợp lý” là cách ứng xử tích cực của phạm

nhân. Nếu cách ứng xử này minh chứng phạm nhân đã sửa

chữa những thiệt hại do tội phạm mình gây ra hoặc do

gƣơng xấu mình đã gây nên, thì hình phạt chấm dứt.

o Để miễn chuẩn một hình phạt thục tội tạm thời, cách ứng

xử tốt của phạm nhân cũng là “một lý do chính đáng và

hợp lý” và cho phép nhà chức trách có thẩm quyền cất hình

phạt trƣớc thời hạn đã đƣợc dự kiến.

Tuy nhiên, việc miễn chuẩn một hình phạt thục tội đƣợc ban

nhƣ đặc ân cũng có thể bị rút lại cách hữu hiệu, hoặc bị hủy

bỏ cách mặc nhiên.

Nhà chức trách có thẩm quyền phải thẩm định trong mỗi trƣờng hợp

xem hình phạt có thể đƣợc tha không. Để tha hình phạt, thẩm quyền

phải để ý đến mục đích mà loại hình phạt nhắm đến cách trực tiếp,

và rồi phải xem những thiệt hại và gƣơng xấu đã đƣợc sửa chữa

chƣa, và phải quyết định xem có thể tha hình phạt trƣớc thời hạn

không, ít là trong trƣờng hợp hình phạt thục tội tạm thời.

154

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

3. NHÀ CHỨC TRÁCH CÓ THẨM QUYỀN THA HÌNH

PHẠT

Những nhà chức trách có thẩm quyền tha hình phạt là:

- Tòa Thánh.

- Những ngƣời có tƣ cách tha hình phạt ở tòa ngoài.

- Những ngƣời có thể tha hình phạt ở tòa trong.

3.1. Tòa Thánh

Điều 1354, §3 quy định:

“Nếu Tông Tòa dành riêng cho mình hay dành cho những ngƣời

khác quyền tha hình phạt, thì sự dành riêng ấy phải đƣợc giải

thích theo nghĩa hẹp”.

Theo điều này, nhà lập pháp đã thiết lập hình phạt bằng một luật,

Đấng bản quyền đã dự trù một hình phạt bằng mệnh lệnh, hoặc

Đấng bản quyền thi hành hình phạt theo sau bản án hay sắc lệnh,

đều không có quyền dành riêng cho mình quyền tha hình phạt,

nhƣng phải dành riêng cho Đức Giáo Hoàng.

Giáo luật mới không đƣa ra định nghĩa nào về việc dành riêng

quyền tha hình phạt.

Sự dành riêng phải đƣợc giải thích theo nghĩa hẹp, có nghĩa là

không đƣợc áp dụng trong những trƣờng hợp tƣơng tự.

Thí dụ: Nếu việc dành riêng đƣợc dự liệu cho vạ tuyệt thông đã

mắc sau khi vi phạm trực tiếp ấn tòa giải tội, thì không bao hàm

trƣờng hợp vi phạm gián tiếp, cũng không bao hàm trƣờng hợp

vi phạm ấn tòa do thông ngôn (x. đ. 1388).

155

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Giáo luật 1983 dự kiến năm vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa

Thánh27

, và việc xá giải những vạ này do Tòa Ân giải thực hiện:

- Xúc phạm đến Mình và Máu Thánh Chúa (đ. 1367).

- Hành hung Đức Thánh Cha (đ. 1370, §1).

- Giải tội cho đồng phạm về tội nghịch điều răn thứ sáu của

Thập Giới (đ. 1378, §1).

- Tấn phong Giám mục bất hợp pháp (đ. 1382).

- Vi phạm trực tiếp ấn tòa giải tội (đ. 1388, §1).

Trong lãnh vực hình sự, việc dành riêng bao gồm việc tha hình phạt,

hay đúng hơn là giải các vạ.

3.2. Những ngƣời có thẩm quyền tha ở tòa ngoài

Về việc tha hình phạt ở tòa ngoài, chúng ta cần phân biệt những

ngƣời có thƣờng quyền tha hình phạt với những ngƣời đƣợc ủy

quyền để tha.

3.2.1. Những ngƣời có thƣờng quyền

Những ngƣời có thƣờng quyền tha hình phạt ở tòa ngoài là:

1) Những ngƣời có quyền lập pháp để thiết lập hình luật (đ.

1315, §1).

- Những ngƣời làm luật phổ quát hay luật riêng (đ. 135, §2).

- Ngƣời làm luật phổ quát có thể miễn chuẩn luật riêng,

nhƣng ngƣời làm luật riêng không thể miễn chuẩn luật phổ

quát trong lãnh vực hình sự (đ. 2; 87, §1; 135, §2; 1315,

§1).

27 Có hai vạ tuyệt thông tiền kết không dành cho Tòa Thánh:

- Tội phá thai có hiệu quả (đ. 1398). - Tội bội giáo, lạc giáo, ly giáo (đ. 1364, §1).

156

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

2) Những ngƣời có quyền hành pháp ở tòa ngoài để ban một

mệnh lệnh răn đe một hình phạt (đ. 1319, §1):

- Đức Giáo Hoàng.

- Giám mục giáo phận, Tổng Đại diện, Đại diện Giám mục:

tha cho những ngƣời thuộc quyền.

- Bề trên Hội dòng giáo sĩ và Tu đoàn giáo sĩ thuộc luật giáo

hoàng (đ. 134, §1): tha cho những ngƣời thuộc quyền.

3) Những ngƣời phải bảo đảm việc thi hành bản án hay sắc lệnh

buộc tội:

- Đấng bản quyền (đ. 134, §1; 1314; 1348, …)

4) Những ngƣời kế vị của những ngƣời đƣợc nêu tên ở ba mục

nêu trên.

3.2.2. Những ngƣời có quyền thừa ủy

Tất cả những ngƣời trên đây đều có thể ủy quyền tha hình phạt, nếu

luật hay mệnh lệnh dự liệu điều đó.

3.2.3. Quy định áp dụng cho các hình phạt

Việc tha hình phạt đƣợc áp dụng cho ba loại hình phạt:

1) Hình phạt tiền kết và hậu kết đã đƣợc tuyên bố, do luật thiết

lập và không dành riêng cho Đức Giáo Hoàng:

- Đấng bản quyền đã phát động thủ tục tƣ pháp để tuyên kết

hay tuyên bố hình phạt có quyền tha (đ. 1355, §1, 10), hoặc

Đấng bản quyền đã tuyên kết hay tuyên bố hình phạt bằng

sắc lệnh.

- Đấng bản quyền tại nơi phạm nhân cƣ trú cũng có quyền

tha, sau khi tham khảo ý kiến của Đấng bản quyền đã phát

động thủ tục tƣ pháp để tuyên kết hay tuyên bố hình phạt

(đ. 1355, §1, 20), hoặc Đấng bản quyền đã tuyên kết hay

tuyên bố hình phạt bằng sắc lệnh.

157

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

2) Hình phạt tiền kết chƣa đƣợc tuyên bố, do luật thiết lập và

không dành riêng cho Đức Giáo Hoàng:

- Đấng bản quyền có quyền tha cho:

o Những ngƣời thuộc quyền mình (đ. 1355, §2).

o Những ngƣời cƣ trú trong lãnh thổ của mình (đ. 1355,

§2).

o Những ngƣời đã thực hiện tội phạm trong lãnh thổ của

mình (đ. 1355, §2).

- Tất cả mọi Giám mục28

có quyền tha ở tòa trong, nhƣng

phải thông báo cho những ngƣời có thẩm quyền ở tòa

ngoài biết (đ. 1355, §2).

3) Hình phạt tiền kết và hậu kết đƣợc thiết lập bởi một mệnh

lệnh không do Tòa Thánh ban hành, đã đƣợc tuyên bố hay đã

đƣợc tuyên kết:

- Đấng bản quyền đã phát động thủ tục tƣ pháp để tuyên kết

hay tuyên bố hình phạt, hoặc Đấng bản quyền đã tuyên kết

hay tuyên bố hình phạt bằng sắc lệnh, đều có quyền tha

hình phạt (đ. 1356, §1, 20).

- Đấng bản quyền tại nơi phạm nhân cƣ trú có quyền tha (đ.

1356, §1, 10), sau khi đã tham khảo ý kiến của Đấng bản

quyền đã ban hành mệnh lệnh (đ. 1356, §2), trừ khi không

thể hỏi đƣợc do hoàn cảnh ngoại thƣờng.

28 Đây là quy định mới: quyền hạn của bất cứ Giám mục nào, dù là Giám mục giáo phận, hay Giám mục hiệu tòa (đ. 376), trong việc tha hình phạt tiền kết được thiết lập do một luật, không tuyên bố và không dành riêng cho Tòa Thánh.

158

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

3.2.4. Nhận xét chung về việc tha hình phạt ở tòa ngoài

Tóm lại, ở tòa ngoài, chỉ có ba quyền hành có thể tha hình phạt:

1) Tòa Thánh chỉ dành riêng cho mình

o Tất cả những hình phạt do luật ấn định, trong mức độ

mà luật này dự kiến cách rõ ràng việc dành riêng cho

Đức Giáo Hoàng,

o Cũng nhƣ tất cả những hình phạt đã đƣợc dự kiến do

một mệnh lệnh của Tòa Thánh.

2) Đấng bản quyền địa phƣơng có thể tha

o Trong lãnh thổ của mình:

Tất cả mọi hình phạt đƣợc thiết lập do một luật hay

do một mệnh lệnh, dù là hậu kết, tiền kết, hoặc đã

đƣợc công bố (x. đ. 1355, §1, 20 và §2; 1356, §1, 1

0).

Trƣớc khi tha cho ngƣời không thuộc quyền mình

nhƣng lại ở trong lãnh thổ của mình, Đấng bản quyền

địa phƣơng phải tham khảo ý kiến của Đấng bản

quyền đã phát động thủ tục tƣ pháp để tuyên kết hay

tuyên bố hình phạt, hoặc Đấng bản quyền đã tuyên

kết hay tuyên bố hình phạt bằng sắc lệnh (x. đ. 1355,

§1, 20), trừ khi không thể hỏi đƣợc do hoàn cảnh

ngoại thƣờng, nếu đó là một hình phạt do luật ấn

định. Nhƣng nếu hình phạt do mệnh lệnh ấn định, thì

Đấng bản quyền địa phƣơng phải tham khảo ý kiến

của tác giả mệnh lệnh (x. đ. 1356, §2).

o Ngoài lãnh thổ của mình:

Cho những ngƣời thuộc quyền mình mà thôi (x. đ.

136).

Ngƣời thực hiện phạm tội trong lãnh thổ của Đấng

bản quyền địa phƣơng nào, thì đƣợc đồng hóa với

159

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

ngƣời thuộc quyền của Đấng bản quyền địa phƣơng

ấy (x. đ. 1355, §2).

3) Đấng bản quyền có thể tha

o Những hình phạt đã đƣợc dự kiến trong luật hoặc trong

mệnh lệnh trong mức độ mà chính mình đã phát động

thủ tục tƣ pháp để tuyên kết hay tuyên bố hình phạt,

hoặc chính mình đã tuyên kết hay tuyên bố hình phạt

bằng sắc lệnh, hoặc nhờ ngƣời khác (x. đ. 1355, §1, 10;

đ. 1356, §1, 20).

o Những hình phạt do luật ấn định, không đƣợc công bố,

Cho những ngƣời thuộc quyền mình,

Cũng nhƣ cho những ngƣời đang ở trong lãnh thổ

của mình,

Hoặc những ngƣời đã phạm tội trong lãnh thổ của

mình (x. đ. 1355, §2).

3.3. Những ngƣời có thẩm quyền tha hình phạt ở tòa trong

Những ngƣời có quyền tha hình phạt ở tòa trong là: Giám mục, kinh

sĩ xá giải, tuyên úy, mọi linh mục trong trƣờng hợp nguy tử, mọi

cha giải tội trong trƣờng hợp khẩn cấp.

3.3.1. Mọi Giám mục

Mọi Giám mục có quyền tha những hình phạt thục tội tiền kết, chƣa

tuyên bố, do luật thiết lập và không dành riêng cho Đức Giáo

Hoàng (đ. 1355, §2). Quyền này không thể đƣợc thừa ủy. Việc tha

phải đƣợc ghi trên văn bản.

3.3.2. Kinh sĩ xá giải

Kinh sĩ xá giải có quyền giải những vạ tiền kết không tuyên bố và

không dành riêng cho Đức Giáo Hoàng cho

- Những phạm nhân trong địa phận,

160

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

- Những phạm nhân sống trong lãnh thổ của ngài,

- Những phạm nhân xƣng tội với ngài ngoài địa phận (đ. 508).

Năng quyền này không thể đƣợc thừa ủy.

3.3.3. Tuyên úy bệnh viện, nhà tù

Các cha tuyên úy bệnh viện, nhà tù, trên tàu có quyền giải tất cả mọi

vạ không đƣợc dành riêng và không tuyên bố.

3.3.4. Mọi linh mục

Trong trƣờng hợp nguy tử, mọi linh mục có quyền giải tất cả mọi vạ

đƣợc dành riêng hay không đƣợc dành riêng (đ. 976).

Nếu vạ đã đƣợc tuyên bố và đƣợc dành riêng cho Tòa Thánh, thì

linh mục giải vạ phải trình lên thẩm quyền để xin tha ở tòa ngoài

trong thời hạn một tháng, nếu phạm nhân còn sống. Nếu không có

việc thƣợng cầu này, thì việc xá giải vô hiệu. Trong hồ sơ không

cần đề tên phạm nhân, chỉ nói rằng ngài đã tha hình phạt trong cơn

nguy tử và đề nghị cho phạm nhân một việc sám hối.

Nếu thẩm quyền là Tòa Ân giải, Giám mục phải chuyển việc

thƣợng cầu này sớm hết sức có thể. Thẩm quyền có thể xác nhận

việc xá giải, hủy bỏ việc đền tội, gia trọng việc đền tội, ra một việc

đền tội khác, hoặc hoãn việc xá giải.

Khi không thể thƣợng cầu đƣợc, vì có ngăn trở chính đáng, việc xá

giải vẫn thành sự. Chẳng hạn nhƣ không thể liên lạc bằng thƣ từ

đƣợc với Tòa Thánh, phạm nhân đi rồi không có hy vọng nhận đƣợc

trả lời của Tòa Thánh, nguy cơ gây gƣơng xấu, bị sỉ nhục…

3.3.5. Mọi cha giải tội

Trong trƣờng hợp khẩn cấp, mọi cha giải tội có quyền tha những vạ

tiền kết không đƣợc tuyên bố và không dành riêng cho Tòa Thánh

với những điều kiện sau đây:

161

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

- Hình phạt đó là vạ tuyệt thông hay vạ cấm chế.

- Khẩn cấp, nghĩa là không thể sống trong tình trạng tội trọng

trong thời gian cần thiết để thẩm quyền ban ơn giải vạ.

- Buộc phải vâng theo những chỉ thị hay khuyến cáo của ngƣời

đã xác nhận việc giải vạ ở tòa ngoài.

- Buộc phải chịu một hình phạt Giáo luật để sửa chữa thiệt hại

và gƣơng xấu.

- Buộc phải thƣợng cầu lên thẩm quyền trong thời hạn một

tháng để ban lại việc giải vạ ở tòa ngoài. Nếu không thƣợng

cầu trong thời hạn một tháng, thì vẫn bị mắc vạ. Việc thƣợng

cầu là điều kiện cần thiết để đình chỉ hiệu lực của vạ ở tòa

trong. Việc giải vạ mang tính cách quyết định ở tòa ngoài.

Việc tha ở tòa trong chỉ có tính cách hỗ trợ.

o Nếu không thể thƣợng cầu đƣợc, việc tha ở tòa trong vẫn

hữu hiệu.

o Nếu phạm nhân chỉ viện cớ là không thể thƣợng cầu, thì

vẫn bị mắc vạ.

4. THỦ TỤC XIN THA HÌNH PHẠT Ở TÕA NGOÀI

Thủ tục xin tha hình phạt gồm có:

1) Đơn xin tha hình phạt do chính phạm nhân hoặc do ngƣời đại

diện viết. Nếu do ngƣời đại diện viết thì phải có giấy ủy

quyền của phạm nhân. Đơn này phải đƣợc giữ bí mật và

không đƣợc phổ biến.

2) Phạm nhân không cần trình diện ở tòa ngoài để lãnh ơn tha

hình phạt, nhƣng có thể qua trung gian ngƣời khác, hoặc qua

điện thoại, điện tín…

3) Việc tha hình phạt ở tòa ngoài phải đƣợc thực hiện trên văn

bản (đ. 1361), trừ khi:

162

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

- Việc tha hình phạt thực hiện trong tòa giải tội;

- Có lý do hệ trọng khuyên làm cách khác (đ. 1361, §2),

chẳng hạn nhƣ sợ lộ bí mật, sợ mất thanh danh.

4) Công thức viết hay nói ở tòa ngoài nhƣ sau: “Nhân danh

quyền đã đƣợc ban cho cha, cha giải vạ (tuyệt thông, cấm

chế) cho con, nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”. Thƣa:

Amen.

Ghi chú:

Ở tòa trong, cha giải tội cũng giải vạ với công thức đó. Phải

giải vạ trƣớc rồi mới giải tội.

5. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THA HÌNH PHẠT

Việc tha hình phạt phải tuân theo những quy định sau đây:

1) Nếu phạm nhân bị mắc nhiều hình phạt, việc tha hình phạt chỉ

hữu hiệu đối với những hình phạt đƣợc kể ra cách minh nhiên.

Có hai cách tha hình phạt:

- Tha một hình phạt đƣợc xác định: việc tha chỉ hũu hiệu đối

với những hình phạt đƣợc xác định trong đơn xin tha.

- Tha các hình phạt chồng chất: việc tha có giá trị đối với tất

cả các hình phạt, trừ những hình phạt mà phạm nhân dấu.

2) Việc tha hình phạt không hữu hiệu nếu đƣợc thực hiện vì sợ

hãi nghiêm trọng (đ. 1360).

3) Việc tha tội với điều kiện đình chỉ hoặc hủy bỏ:

- Điều kiện đình chỉ có liên quan đến quá khứ (nếu anh đã

sửa mình…), đến hiện tại (nếu tôi có quyền …), hoặc đến

tƣơng lai (khi nào mà anh sửa mình…).

- Điều kiện hủy bỏ chỉ nhắm vào tƣơng lai (nếu anh làm …

trong thời hạn một tuần lễ…).

163

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

CHƢƠNG 10

THỜI HIỆU

1. ĐỊNH NGHĨA

Thời hiệu là nguyên tắc theo đó một hạn kỳ do luật ấn định trôi qua

dẫn tới việc tố quyền hình sự bị tiêu hủy và từ sự kiện này cấm mọi

phản ứng, mọi truy tố hay mọi kiểm tra.

2. HẠN KỲ CỦA THỜI HIỆU

1) Hạn kỳ của thời hiệu tố quyền hình sự là ba năm (đ. 1362,

§1).

Luật trừ:

- Thời hiệu ba năm không áp dụng cho những tội phạm đƣợc

dành riêng cho Bộ Giáo lý Đức tin. Những tội phạm này sẽ

do Bộ ấn định và chi phối qua những quy định riêng (đ.

1362, §1, 10).

- Thời hiệu ba năm không áp dụng cho những tội phạm

“không bị luật chung trừng phạt, nếu luật riêng đã ấn định

một thời hạn khác cho thời hiệu”. Nếu luật riêng không ấn

định một thời hạn riêng, thì vẫn giữ thời hiệu ba năm (đ.

1362, §1, 30).

2) Thời hiệu là năm năm đối với một số tội phạm đặc biệt sau:

- Tội mƣu toan kết hôn của giáo sĩ, dù chỉ là hôn nhân dân

sự (đ. 1394).

164

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

- Tội tƣ hôn của giáo sĩ hoặc tội phạm thƣờng xuyên nghịch

điều răn thứ sáu của Thập Giới (đ. 1395),

- Tội sát nhân, hủy hoại thân thể, bắt cóc (đ. 1397).

- Tội phá thai có hiệu quả. Ở đây thời hiệu năm năm không

bao hàm hình phạt tự động và tự bản chất không thể bị tiêu

diệt, nhƣng phải tuyên bố hình phạt (đ. 1398).

3. ĐIỂM KHỞI ĐẦU CỦA HẠN KỲ

3.1. Đối với tố quyền hình sự

Tố quyền hình sự bị thời hiệu tiêu hủy sau ba năm, nếu không khởi

tố (x. đ. 1362), hoặc sau năm năm (x. đ. 1394).

- Tính từ ngày tội phạm xảy ra, nếu đó là một tội “hiển

nhiên” hay một tội “công khai”.

- Tính từ ngày tội phạm đƣợc phát hiện, nếu đó là một tội

phạm kín đƣợc trở thành công khai.

- Tính từ ngay tội phạm chấm dứt, nếu đó là một tội phạm

liên tục, thƣờng xuyên, thông thƣờng (đ. 1362, §2).

o Tội phạm liên tục: tội phạm mà những hành vi khác

nhau, nhƣng đồng nhất và liên tiếp.

Thí dụ: ngƣời dạy nhiều lần giáo thuyết bị Đức Giáo

Hoàng hay Công Đồng lên án mà không tự rút lại, dù

đã đƣợc cảnh cáo.

o Tội phạm thƣờng xuyên: tội phạm không dứt quãng.

Thí dụ cha sở vắng mặt nhà xứ liên tục.

o Tội phạm thông thƣờng: tội phạm mà tác giả lặp lại

những cử chỉ khác nhau hoặc thay đổi đã bị lên án trong

một tội phạm duy nhất.

Thí dụ: Giáo sĩ hay tu sĩ hành nghề thƣơng mại.

165

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

3.2. Đối với tố quyền thi hành án

Để hạn kỳ của thời hiệu bắt đầu chạy, thì phải hội đủ những điều

kiện sau đây:

- Bản án kết tội đã trở thành vấn đề quyết tụng, nói cách khác,

đó là bản án cuối cùng trong một vụ án (nếu theo hình thức tƣ

pháp).

- Hạn kỳ kháng cáo chống lại sắc lệnh kết án ngoài tòa án đã

hết.

- Sắc lệnh buộc thi hành hình phạt đã không đƣợc thông tri cho

ngƣời bị kết án.

Hạn kỳ của thời hiệu bắt đầu chạy từ lúc có sắc lệnh buộc thi hành

hình phạt cho đến khi sắc lệnh đƣợc Đấng bản quyền thông báo cho

đƣơng sự. Nếu hình phạt không đƣợc thông báo cho đƣơng sự biết

sau ba năm, đƣơng sự sẽ không phải chịu hình phạt.

4. QUY ĐỊNH ĐẶC BIỆT

Khi một hình phạt tiền kết đã đƣợc tuyên bố do một án lệnh hay do

một sắc lệnh ngoài tòa án, phạm nhân phải chịu hai loại hình phạt:

- Hình phạt đã bị mắc tức khắc (ipso facto) ngay khi thực hiện

tội phạm.

- Những hậu quả hay những hình phạt bổ sung sau khi tuyên bố

hình phạt của phạm nhân.

- Thời hiệu của tố quyền hình sự chỉ liên quan đến những hậu

quả bổ sung thôi. Hạn kỳ của thời hiệu là ba năm.

166

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

167

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Giáo luật hiện hành quy định các loại hình phạt29

cho những tội

phạm đặc biệt sau đây:

1. Tội phạm chống lại đạo và tính duy nhất của Giáo Hội.

2. Tội phạm chống lại nhà chức trách Giáo Hội và tự do của

Giáo Hội.

3. Chiếm đoạt giáo vụ và những tội phạm khi thi hành giáo vụ.

4. Tội phạm ngụy tạo.

5. Tội phạm nghịch với các nghĩa vụ đặc biệt.

6. Tội phạm đến sự sống và tự do của con ngƣời.

29

Phần giải thích các tội phạm đặc biệt (đ. 1364-1398) dựa vào lời chú giải của Alphonse Borras, Les sanctions dans l’Eglise, Ed. Tardy, 1990, trang 159-196.

168

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

CHƢƠNG 11

TỘI PHẠM CHỐNG LẠI ĐẠO

VÀ TÍNH DUY NHẤT CỦA GIÁO HỘI

1. TỘI BỘI GIÁO, LẠC GIÁO, LY GIÁO

1.1. Giáo luật

Điều 1364 :

§1. Ngƣời bội giáo, lạc giáo hay ly giáo đều bị vạ tuyệt thông

tiền kết, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 194,

§1, 20, ngoài ra, giáo sĩ có thể phải chịu những hình phạt đƣợc

nói đến ở điều 1336, §1, 10, 2

0 và 3

0.

§2. Có thể thêm những hình phạt khác, kể cả việc sa thải khỏi

bậc giáo sĩ, nếu có một sự ngoan cố kéo dài hay sự nghiêm trọng

của gƣơng xấu đòi hỏi điều đó.

1.2. Giải thích

1.2.1. Tội bội giáo

Định nghĩa: “Bội giáo là chối bỏ toàn bộ đức tin kitô giáo” (đ. 751).

Chữ bội giáo gợi lên cho chúng ta việc đào ngũ, từ chối, từ bỏ. Theo

sau thánh Tôma, ngƣời ta phân biệt:

- Apostasia a religion: từ bỏ đời sống tôn giáo sau khi khấn

trọng thể.

- Apostasia ab ordine: từ bỏ bậc giáo sĩ.

- Apostasia a fide: từ bỏ đức tin kitô giáo sau khi chịu phép Rửa

tội.

169

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Bội giáo giả thiết việc đã lãnh nhận bí tích Rửa tội. Không ai

có thể bỏ cái mà mình không có. Vì thế, từ bỏ toàn bộ đức tin

Công giáo là việc làm của một ngƣời đã đƣợc rửa tội thành sự

trong Giáo Hội Công giáo, chứ không phải việc làm của một

dự tòng. Bội giáo là tội chống lại Thiên Chúa, là tội ngoan cố

không nhận biết Thiên Chúa là Chủ Tể của lịch sử, là Đấng

sáng tạo nên đất trời và là Đấng cứu chuộc duy nhất.

1.2.2. Tội lạc giáo

Định nghĩa: “Lạc giáo là ngoan cố chối bỏ một chân lý phải tin với

đức tin thần khởi và Công giáo hoặc ngoan cố hồ nghi về chân lý ấy

sau khi đã lãnh nhận bí tích Rửa tội” (đ. 751).

Lạc giáo dẫn tới sự bất phục tùng.

Tội lạc giáo hệ tại ở việc tuyên xƣng một sai lầm trong lãnh vực đức

tin và từ chối sự dạy dỗ cũng nhƣ sự sửa dạy của Giáo Hội. Đó là

tội chống lại đức tin.

Hành vi lạc giáo hệ tại ở việc chối bỏ một chân lý phải tin với đức

tin thần khởi và Công giáo, hoặc hồ nghi chân lý đó. Nói cách khác,

đối tƣợng của việc từ chối hay nghi ngờ phải là một chân lý đức tin

thần khởi và Công giáo, tức là một chân lý chứa đựng trong kho

tàng độc nhất của đức tin, đƣợc ghi lại trong Thánh Kinh và đƣợc

lƣu lại trong Thánh Truyền. Chân lý này đƣợc mạc khải cách chính

thức, hoặc minh nhiên, hoặc mặc nhiên.

1.2.3. Tội ly giáo

Định nghĩa: “Ly giáo là từ chối tuân phục Đức Giáo Hoàng hoặc từ

chối hiệp thông với các chi thể của Giáo Hội thuộc quyền Ngài”.

Tội ly giáo là tội:

- Không hiệp thông với Giáo Hội và không hiệp thông với

những ngƣời đang còn hiệp thông phẩm trật với Đức Giáo

Hoàng.

170

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

- Không tuân phục Đức Giáo Hoàng và không nhận biết quyền

tối thƣợng của Đức Giáo Hoàng.

1.3. Điều kiện để trở thành tội phạm

1.3.1. Tội bội giáo

Tội bội giáo trở thành tội phạm khi hội đủ những điều kiện sau:

- Đƣợc tỏ lộ ra bên ngoài.

- Có tính quy trách nghiêm trọng.

- Phạm nhân là ngƣời đã đƣợc rửa tội trong Giáo Hội Công

giáo.

Tội bội giáo chỉ hoàn thành khi có một ngƣời thứ ba thấy đƣợc.

Ở các nƣớc Tây phƣơng, việc xin xoá tên trong sổ rửa tội đồng

nghĩa với bội giáo, vì hành vi diễn tả việc vứt bỏ đức tin Công giáo

và không muốn đƣợc tháp nhập vào Chúa Kitô và thân mình Ngài là

Giáo Hội.

1.3.2. Tội lạc giáo

Tội lạc giáo trở thành tội phạm khi hội đủ những điều kiện sau:

- Đƣợc tỏ lộ ra bên ngoài.

- Có tính quy trách nghiêm trọng.

- Phạm nhân là ngƣời đã đƣợc rửa tội trong Giáo Hội Công

giáo. Do đó, Giáo luật không đề cập đến ngƣời dự tòng hay

ngƣời ngoài Công giáo.

Tội lạc giáo chỉ hoàn thành khi có một ngƣời thứ ba thấy đƣợc.

1.3.3. Tội ly giáo

Tội ly giáo trở thành tội phạm khi hội đủ những điều kiện sau:

- Đƣợc tỏ lộ ra bên ngoài: tội ly giáo phải cố ý và tự nguyện,

tức là có ý chống đối. Sự chống đối này đƣợc thể hiện cách

trực tiếp và minh nhiên qua việc không tuân phục Đức Giáo

171

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Hoàng và không hiệp thông với những ngƣời phục tùng Đức

Giáo Hoàng. Theo nghĩa này, ly giáo phải trực tiếp. Nếu sự từ

chối là gián tiếp, ngƣời ta không thể nói ly giáo theo nghĩa

của điều 751.

- Có tính quy trách nghiêm trọng.

- Phạm nhân là ngƣời đã đƣợc rửa tội trong Giáo Hội Công

giáo.

Tội ly giáo chỉ hoàn thành khi đáp ứng những đòi hỏi của điều

1330, nghĩa là phải đƣợc thể hiện ra bên ngoài bằng một lời tuyên

bố hay một sự bộc lộ khác về ý muốn, về học thuyết hay về kiến

thức, mà ngƣời khác có thể thấy đƣợc.

Đừng lẫn lộn ly giáo với không vâng lời. Không vâng lời là sự vi

phạm đơn thuần luật của Đức Giáo Hoàng.

1.4. Hình phạt

- Vạ tuyệt thông tiền kết.

Hình phạt nặng nhất này đƣợc dự kiến cho cả ba tội bội giáo,

lạc giáo và ly giáo (đ. 1364).

- Bãi nhiệm ipso iure.

Điều 1364, §1 ám chỉ quy định của điều 194, §1, 20. Quy định

này dự kiến việc bãi nhiệm ipso iure khỏi giáo vụ của Giáo

Hội, nếu ngƣời bội giáo, lạc giáo hay ly giáo là ngƣời có

quyền. Việc bãi nhiệm chỉ cấp bách, nếu nhà chức trách có

thẩm quyền đã tuyên bố điều ấy (đ. 194, §2).

- Hình phạt thục tội nhiệm ý.

Nếu ngƣời bội giáo, lạc giáo hay ly giáo là một giáo sĩ, thì

phải chịu thêm hình phạt thục tội nhiệm ý chiếu theo điều

1336, §1, 10, 2

0, 3

0.

- Không đƣợc thủ đắc một giáo vụ trong Giáo Hội.

172

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Điều 149, §1 dự kiến là những ngƣời bội giáo, lạc giáo hay ly

giáo không có khả năng thủ đắc một giáo vụ nào trong Giáo

Hội.

- Bất hợp luật để chịu chức hoặc để thi hành chức thánh.

Điều 1041, 20 xác định những tội bội giáo, lạc giáo, và ly giáo

cấu thành một bất hợp luật để chịu chức. Nếu giáo sĩ phạm

những tội này công khai, thì những tội này cấu thành một bất

hợp luật để thi hành chức thánh (đ. 1044, §1, 20). Chiếu theo

điều 1047, §2, 10, việc miễn chuẩn những bất hợp luật này

đƣợc dành cho Tòa Thánh.

- Không đƣợc bầu cử.

Điều 171, §1, 40 dự kiến những ngƣời đã công khai từ bỏ sự

hiệp thông với Giáo Hội (những ngƣời bội giáo, lạc giáo và ly

giáo hiển nhiên) không có khả năng bầu cử.

- Không đƣợc chôn cất theo nghi thức Công giáo.

Điều 1184, §1, 10 dự kiến những ngƣời bội giáo, lạc giáo và ly

giáo không đƣợc chôn cất theo nghi thức Công giáo, nếu

trƣớc khi chết họ không có dấu hiệu ăn năn nào hết.

- Bị trục xuất khỏi Hội dòng hay Tu đoàn.

Theo điều 694, §1, 10, nếu ngƣời “đã hiển nhiên từ bỏ đức tin

Công giáo” là thành viên của một Hội dòng hay của một Tu

hội đời, hay của một Tu đoàn tông đồ (đ. 729 và 746), thì ipso

facto bị trục xuất khỏi Hội dòng hay Tu đoàn khi tội phạm đã

hiển nhiên. Việc trục xuất này đƣơng nhiên chấm dứt lời

khấn, quyền lợi và nghĩa vụ phát xuất từ việc tuyên khấn hay

từ việc sát nhập vào tu viện (đ. 701; 729; 946).

- Sa thải khỏi bậc giáo sĩ.

Nhà lập pháp đã không loại trừ hình phạt sa thải khỏi bậc giáo

sĩ cho giáo sĩ nào đã phạm một trong ba tội bội giáo, lạc giáo

và ly giáo, mà vẫn còn ngoan cố, hoặc vì sự nghiêm trọng của

gƣơng xấu đòi hỏi điều đó (đ. 1364, §2).

173

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

2. TỘI THÔNG DỰ VÀO VIỆC THÁNH

2.1. Giáo luật

Điều 1365:

Phạm nhân nào vi phạm lệnh cấm thông dự vào việc thánh, thì

phải chịu một hình phạt thích đáng.

2.2. Giải thích

Kim chỉ nam Công Đồng ngày 14-5-1967 định nghĩa:

“Có sự thông dự vào việc thánh khi một ngƣời tham dự vào việc

phụng vụ hoặc ngay cả tham dự vào các bí tích của một Giáo

Hội hay một Giáo đoàn” (số 30).

“Thông dự vào việc thánh” (communicatio in sacris) là từ ngữ

chuyên môn ám chỉ việc lãnh nhận các bí tích trong các Giáo Hội

hay Giáo đoàn chƣa hiệp thông trọn vẹn với nhau.

1) Nguyên tắc căn bản:

- Thừa tác viên Công giáo ban bí tích cách hợp pháp cho

tín hữu Công giáo (đ. 844, §1).

- Tín hữu Công giáo nhận bí tích cách hợp pháp từ thừa tác

viên Công giáo (đ. 844, §1).

2) Tín hữu Công giáo đƣợc phép lãnh nhận các bí tích Sám hối,

Thánh Thể và Xức dầu bệnh nhân từ những thừa tác viên

không Công giáo với bốn điều kiện sau:

- Nếu các bí tích ấy đƣợc ban cách thành sự trong Giáo Hội

của các vị đó (đ. 844, §2).

- Nếu có nhu cầu đòi hỏi, hoặc nếu có một lợi ích thiêng

liêng thật sự (đ. 844, §2).

- Nếu tránh đƣợc nguy cơ lầm lẫn hoặc dửng dƣng tôn giáo

(đ. 844, §2).

174

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

3) Nếu họ đang ở trong tình trạng bất khả thể lý hoặc luân lý

không thể đến với một thừa tác viên Công giáo đƣợc (đ. 844,

§2).

4) Các thừa tác viên Công giáo ban cách hợp pháp các bí tích

Sám hối, Thánh Thể và Xức dầu bệnh nhân cho tín hữu của

các Giáo Hội Đông phƣơng không hiệp thông trọn vẹn với

Giáo Hội Công giáo với hai điều kiện:

- Tín hữu thuộc Giáo Hội Đông phƣơng tự ý xin (đ. 844,

§3).

- Và đã đƣợc chuẩn bị đầy đủ (đ. 844, §3).

5) Các thừa tác viên Công giáo ban cách hợp pháp các bí tích

Sám hối, Thánh Thể và Xức dầu bệnh nhân cho tín hữu của

các Giáo Hội khác không hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội

Công giáo với bốn điều kiện:

- Ngƣời Kitô hữu này tự ý xin (đ. 844, §4).

- Ngƣời Kitô hữu này không thể đến đƣợc với một thừa tác

viên của họ đƣợc (đ. 844, §4).

- Họ đang ở trong trƣờng hợp nguy tử (đ. 844, §4).

- Có một nhu cầu quan trọng khác thúc bách (đ. 844, §4).

Ghi chú.

Trong những trƣờng hợp vừa kể trên, thừa tác viên phải cử hành

theo nghi thức riêng của mình (đ. 846, §2)

2.3. Hình phạt

Phạm nhân phải chịu một hình phạt thích đáng.

175

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

3. RỬA TỘI VÀ GIÁO DỤC NGOÀI CÔNG GIÁO

3.1. Giáo luật

Điều 1366 :

Những bậc cha mẹ hay những ngƣời thay quyền cha mẹ đã cho

con cái đƣợc rửa tội hay đƣợc giáo dục trong một tôn giáo

không Công giáo, đều bị phạt vạ hay phải chịu một hình phạt

khác thích đáng.

3.2. Giải thích

Điều 1366 xác định hai tội danh khác nhau: không rửa tội cho con

cái trong Giáo Hội Công giáo hay không giáo dục con cái trong

Giáo Hội Công giáo. Từ “hay” khiến ngƣời ta có thể thực hiện cùng

một tội phạm dƣới ba cách khác nhau :

- Không rửa tội cho con cái trong Giáo Hội Công giáo.

- Không giáo dục con cái trong Giáo Hội Công giáo.

- Không rửa tội cho con cái trong Giáo Hội Công giáo và không

giáo dục con cái trong Giáo Hội Công giáo.

Chữ “con cái” ở đây cũng đƣợc hiểu theo nghĩa rộng : con chính

thức, con nuôi, con đỡ đầu.

Mục đích: để bảo vệ và cổ võ việc liên kết với Giáo Hội Công giáo

trong đó tồn tại Giáo Hội của Chúa Kitô và là nơi lƣu giữ sự viên

mãn của những phƣơng thế ban ân sủng (x. LG 8b và UR 4c).

Chủ thể chịu hình phạt là những bậc cha mẹ Công giáo và những

ngƣời thay quyền cha mẹ cũng là những ngƣời Công giáo.

3.3. Hình phạt

Phạm nhân bị phạt vạ hay phải chịu một hình phạt thục tội thích

đáng.

176

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

4. XÖC PHẠM MÌNH THÁNH CHÖA

4.1. Giáo luật

Điều 1367 :

Những ngƣời ném bỏ, hoặc mang, hoặc cất giấu Mình Máu

Thánh Chúa với mục đích phạm thánh, phải bị vạ tuyệt thông

tiền kết dành cho Tông Tòa; ngoài ra giáo sĩ có thể phải chịu

một hình phạt khác nữa, kể cả việc sa thải khỏi bậc giáo sĩ.

4.2. Giải thích

Điều 1367 nói đến ba tội:

- Ném bỏ Mình Máu Thánh Chúa với sự khinh dể, hằn thù, hay

giận dữ.

Kẻ trộm ăn cắp bình đựng Mình Thánh và để Mình Thánh lại

trong Nhà Tạm, không có sự khinh dể, thì không mắc tội

phạm này.

- Tội mang Mình Thánh Chúa và cất giấu Mình Thánh Chúa

với mục đích phạm thánh, chẳng hạn nhƣ sử dụng vào một

mục đích tục tĩu, mê tín hay nghịch đạo. Hành vi mang và cất

giấu Mình Máu Thánh Chúa trở thành tội phạm khi có ý cất

giấu Mình Máu Thánh Chúa nhằm mục đích phạm thánh.

Một giáo dân mang Mình Thánh Chúa về nhà để tránh nguy

cơ nhà thờ bị sập, hoặc giữ Mình Thánh Chúa tại nhà để tránh

nguy cơ bị ô uế, thì không mắc tội phạm này, mặc dù điều 935

cấm không đƣợc phép lƣu giữ Mình Thánh Chúa tại nhà mình

hoặc đem theo Mình Thánh Chúa khi đi đƣờng.

Một ngƣời vừa mang vừa cất giấu Mình Thánh Chúa thì chỉ

thực hiện một tội phạm mà thôi.

177

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

4.3. Hình phạt

- Giáo dân: bị vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tông Tòa.

- Giáo sĩ:

o Bị vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tông Tòa.

o Có thể phải chịu một hình phạt thục tội nữa, kể cả việc sa

thải khỏi bậc giáo sĩ.

3. BỘI THỀ

5.1. Giáo luật

Điều 1368 :

Ngƣời nào bội thề bằng cách quả quyết hay hứa một điều gì

trƣớc mặt nhà chức trách Giáo Hội, đều phải chiụ một hình phạt

thích đáng.

5.2. Giải thích

Lời hứa là “lời kêu cầu danh Chúa làm chứng cho chân lý” (đ.

1199, §1).

Bội thề là sự vi phạm một lời hứa theo nghĩa của điều 1199, §1.

Có hai tội bội thề:

- Bội thề có tính cách quả quyết, nếu ngƣời ta thề sai.

- Bội thề có tính cách hứa hẹn, nếu ngƣời ta không thực hiện

điều đã hứa qua lời thề. Đã hứa thì phải thực hiện lời hứa. Vi

phạm lời hứa là bội thề (x. đ. 1200, §1; 1201, §1 và 1202).

Điều 1368 chỉ phạt ngƣời bội thề trƣớc quyền bính của Giáo Hội,

chứ không phạt ngƣời bội thề trƣớc quyền bính dân sự.

178

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

5.3. Hình phạt

Hình phạt dành cho loại tội phạm này là bó buộc và bất định (x. đ.

1349). Phạm nhân phải chịu một hình phạt thích đáng.

6. LỘNG NGÔN PHẠM THƢỢNG

6.1. Giáo luật

Điều 1369 :

Trong một buổi biểu diễn, hoặc trong một hội nghị công cộng,

hoặc trong khi dùng những phƣơng tiện truyền thông xã hội

khác, ngƣời nào nói lộng ngôn hoặc xúc phạm nặng nề đến

thuần phong mỹ tục, hoặc mạ lỵ, hoặc kích động lòng thù ghét

hay khinh dể chống đối tôn giáo hay Giáo Hội, thì phải chiụ một

hình phạt thích đáng.

6.2. Giải thích

Điều 1369 nêu ra sáu tội danh:

- Lộng ngôn là nói những lời nguyền rủa hoặc làm những hành

vi xúc phạm đến Thiên Chúa, Đức Mẹ hay các Thánh.

- Xúc phạm nặng nề đến thuần phong mỹ tục, chẳng hạn nhƣ

quảng bá những học thuyết không đạo đức hoặc thực hiện

những hành vi không đạo đức.

- Mạ lỵ tôn giáo,

- Lăng nhục Giáo Hội,

- Kích động lòng thù ghét hay khinh dể Giáo Hội,

- Kích động lòng thù ghét hay khinh dể tôn giáo.

Hoàn cảnh cấu thành tội phạm: những hành vi đó phải xảy ra ở chỗ

công khai có nhiều ngƣời chứng kiến, chẳng hạn nhƣ vào dịp hội

họp, biểu diễn, hoặc bằng bất cứ phƣơng tiện truyền thông xã hội

nào.

179

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

6.3. Hình phạt

Hình phạt dành cho những loại tội phạm này là bó buộc và bất định.

Thẩm phán hay Bề trên phải thẩm định để áp dụng hình phạt thích

đáng này mà vẫn tôn trọng quy định của điều 1349. Phạm nhân phải

chịu một hình phạt thích đáng.

180

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

CHƢƠNG 12

TỘI PHẠM CHỐNG LẠI NHÀ CHỨC TRÁCH GIÁO HỘI

VÀ TỰ DO CỦA GIÁO HỘI

1. HÀNH HUNG

1.1. Giáo luật

Điều 1370 :

§1. Ngƣời nào dùng vũ lực thể lý chống lại Đức Giáo Hoàng

Rôma, thì bị vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tông Tòa; nếu

ngƣời ấy là giáo sĩ, thì tùy theo tính cách nghiêm trọng của tội

phạm, có thể phải chịu thêm một hình phạt khác nữa, kể cả việc

sa thải khỏi bậc giáo sĩ.

§2. Ngƣời nào dùng vũ lực thể lý chống lại một ngƣời có chức

Giám mục, thì bị vạ cấm chế tiền kết; nếu ngƣời ấy là giáo sĩ, thì

còn bị vạ huyền chức tiền kết nữa.

§3. Ngƣời nào dùng vũ lực thể lý chống lại một giáo sĩ hay một

tu sĩ vì khinh dể đức tin hay Giáo Hội, hay quyền bính, hay thừa

tác vụ của Giáo Hội, thì phải chiụ một hình phạt thích đáng.

1.2. Giải thích

Xúc phạm đến những ngƣời Đại diện Giáo Hội cũng là xúc phạm

đến danh giá của Giáo Hội. Điển hình là tội hành hung.

- Hành hung Đức Thánh Cha (đ. 1370, §1). Giáo luật không

nêu lý do vì sao.

- Hành hung Giám mục (đ. 1370, §2). Giáo luật cũng không

nêu lý do vì sao.

181

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

- Hành hung giáo sĩ hay tu sĩ (đ. 1370, §3) vì khinh dể đức tin

hay Giáo Hội, hay quyền bính, hay thừa tác vụ của Giáo Hội.

Lý do của việc hành hung giáo sĩ hay tu sĩ cũng áp dụng cho

cả trƣờng hợp dùng vũ lực chống lại Đức Thánh Cha và Giám

mục, bởi vì nền tảng của điều 1370 đã đƣợc bàn tới trong tài

liệu chuẩn bị. Đó là công ích của Giáo Hội30

. Công ích này bị

lâm nguy khi có ngƣời chống lại Đức Giáo Hoàng và Giám

mục, giáo sĩ và tu sĩ. Giáo sĩ là những thừa tác viên có chức

thánh, Đại diện cho Giám mục qua những nhiệm vụ của họ.

Các tu sĩ có một hồng ân đối với sứ vụ của Giáo Hội qua bậc

sống của mình.

Hoàn cảnh cấu thành tội phạm: hành hung để khinh dể đức tin

hay Giáo Hội, hay quyền bính, hay thừa tác vụ của Giáo Hội.

Để tội phạm đƣợc hoàn thành, thì phải có một hành vi thể lý

đƣợc biểu lộ ra bên ngoài cách hung hăng, nhắm đến con

ngƣời cụ thể và gây thƣơng tích cho thân xác họ.

1.3. Hình phạt

1.3.1. Hành hung Đức Thánh Cha

- Giáo dân: bị vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tông Tòa.

- Giáo sĩ:

o Bị vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tông Tòa.

o Có thể phải chịu thêm một hình phạt khác nữa, kể cả

việc sa thải khỏi bậc giáo sĩ.

1.3.2. Hành hung Đức Giám mục

- Giáo dân: bị vạ cấm chế tiền kết.

30 Comm. 9 (1977), tr. 306-307.

182

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

- Giáo sĩ:

o Bị vạ cấm chế tiền kết.

o Bị vạ huyền chức.

1.3.3. Hành hung giáo sĩ hay tu sĩ (không nói đến Tu hội đời

hay Tu đoàn tông đồ)

- Giáo dân: phải chịu một hình phạt thích đáng.

- Giáo sĩ: phải chịu một hình phạt thích đáng.

2. KHÔNG TUÂN PHỤC HUẤN QUYỀN

2.1. Giáo luật

Điều 1371 :

Những ngƣời sau đây phải chiụ một hình phạt thích đáng:

10 ngoài trƣờng hợp đƣợc nói đến ở điều 1364, §1, ngƣời nào

dạy một học thuyết đã bị Đức Giáo Hoàng Rôma hay Công

Đồng chung lên án, hoặc ngoan cố khƣớc từ giáo huấn đƣợc

nói đến ở điều 750, §2 hay ở điều 752, sau khi đã bị Tông Tòa

hay Đấng bản quyền cảnh cáo mà không rút lại;

20 ngƣời nào, bằng một cách nào khác, không vâng theo lệnh

truyền hoặc lệnh cấm hợp pháp của Tông Tòa, của Đấng bản

quyền hay của Bề trên, và vẫn ngoan cố không tuân phục sau

khi đã bị cảnh cáo.

2.2. Giải thích

Điều 1371, 10 nêu lên tội ngoan cố bảo vệ một học thuyết bị Giáo

Hội lên án. Có hai hình thức :

- Hoặc dạy một học thuyết bị Giáo Hội lên án và không do Đức

Giáo Hoàng hay Công Đồng chung truyền lại.

- Hoặc từ bỏ huấn quyền chính thức đƣợc nêu ra ở điều 752.

Việc cảnh cáo của Tòa Thánh hay của Đấng bản quyền là điều buộc

183

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

phải có để cấu thành tội phạm (đ. 1371, 10)

Điều 1371, 20 nói đến tội ngoan cố không tuân phục một lệnh hay

một sự cấm đoán do Tòa Thánh (hay Đức Giáo Hoàng), do Đấng

bản quyền hay do Bề trên ban hành, mặc dù trƣớc đó đã bị cảnh

cáo, chứ không nói đến bất cứ sự vâng lời nào đối với Bề trên (thí

dụ đ. 212, §1; 273; 601). Tội bất tuân phục nặng nhất là tội lạc giáo

đã đƣợc nói đến ở điều 1364, §1.

Lệnh hay sự cấm đoán này phải đƣợc thông báo chính thức.

2.3. Hình phạt

Phạm nhân phải chịu một hình phạt thích đáng.

3. CHỐNG ĐỐI ĐỨC THÁNH CHA

3.1. Giáo luật

Điều 1372 :

Ngƣời nào nại đến Công Đồng chung hay Giám mục đoàn để

chống lại một hành vi của Đức Giáo Hoàng Rôma, thì phải bị

phạt vạ.

3.2. Giải thích

Việc nại đến Công Đồng chung hay Giám mục đoàn để chống lại

một hành vi của Đức Giáo Hoàng Rôma là một tội phạm. Tội phạm

này hệ tại ở sự chối bỏ quyền tối thƣợng của Đức Giáo Hoàng. Hình

phạt theo Giáo luật cũ nặng hơn: vạ tuyệt thông dành cho Tòa

Thánh.

3.3. Hình phạt

Phạm nhân phải bị phạt vạ.

184

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

4. KÍCH ĐỘNG CHỐNG ĐỐI GIÁO QUYỀN

4.1. Giáo luật

Điều 1373 :

Ngƣời nào công khai kích động những ngƣời thuộc quyền chống

đối hay thù ghét Tông Tòa hay Đấng bản quyền vì một hành vi

nào đó của quyền bính hay của thừa tác vụ Giáo Hội, hoặc

ngƣời nào xúi giục những ngƣời thuộc quyền không tuân phục

các ngài, thì phải bị vạ cấm chế hay những hình phạt thích đáng

khác.

4.2. Giải thích

Nguồn gốc là điều 2331, §2 và 2344 của Giáo luật cũ liên quan đến

tội không vâng phục các Đấng bậc trong Hội Thánh.

Tội phạm đƣợc trình bày dƣới hai hình thức:

- Kích động sự hận thù gây hấn chống lại Tòa Thánh hay Đấng

bản quyền vì một hành vi nào đó của quyền bính hay thừa tác

vụ Giáo Hội. Để trở thành tội phạm, hành vi kích động này

phải công khai do sự nhận thức mà ngƣời ta có, và nhằm mục

đích gây sự thù hận.

- Kích động ngƣời thuộc quyền không tuân phục Tòa Thánh

hay Đấng bản quyền. Để trở thành tội phạm, hành vi kích

động này cũng phải công khai và chống lại Tòa Thánh hay

Đấng bản quyền, nhƣng lại nhằm mục đích không tuân phục

hoặc chống đối.

Tội phạm này giáo dân không thực hiện đƣợc vì giáo dân không có

ngƣời thuộc quyền. Hai hình thức trên đều chống lại việc thi hành

quyền tài phán của Giáo Hội (phải giải thích theo nghĩa hẹp của

điều 18).

Điều luật này không loại bỏ việc phê bình góp ý (x. đ. 212, §3). Vậy

thẩm phán hay Bề trên phải thẩm định xem lời phê bình có nhắm tới

việc gây hấn thù hận và kích động bất tuân hay không.

185

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

4.3. Hình phạt

Phạm nhân phải bị vạ cấm chế hay những hình phạt thích đáng

khác.

5. LIÊN KẾT VỚI HIỆP HỘI CHỐNG GIÁO HỘI

5.1. Giáo luật

Điều 1374 :

Ngƣời nào ghi danh vào một hiệp hội âm mƣu chống lại Giáo

Hội, thì phải chịu một hình phạt thích đáng; còn ngƣời nào cổ

động hoặc điều hành hiệp hội ấy, thì phải bị phạt vạ cấm chế.

5.2. Giải thích

Điều 1374 nói đến hai tội phạm:

- Tội liên kết với một hiệp hội chống Giáo Hội.

- Tội cổ võ hoặc hƣớng dẫn hiệp hội đó.

5.3. Hình phạt

- Ngƣời ghi danh vào hiệp hội: phải chiụ một hình phạt thích

đáng.

- Ngƣời điều khiển hoặc ngƣời cổ võ hiệp hội: phải bị phạt vạ

cấm chế.

6. VI PHẠM TỰ DO CỦA GIÁO HỘI

6.1. Giáo luật

Điều 1375 :

Những ngƣời nào ngăn cản việc tự do thi hành một thừa tác vụ

hay việc tự do bầu cử hay việc tự do thi hành quyền bính Giáo

Hội, hoặc ngăn cản việc sử dụng hợp pháp những tài sản thánh

hay những tài sản khác của Giáo Hội, hoặc những ngƣời nào

186

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

hăm dọa một cử tri, hay một ngƣời đắc cử, hay một ngƣời đang

thi hành quyền bính hay một thừa tác vụ Giáo Hội, thì phải chịu

một hình phạt thích đáng.

6.2. Giải thích

Ngăn cản có thể là một hành động trực tiếp hay gián tiếp:

- Ngăn cản trực tiếp là tác động trên nhân vật có khả năng nhƣ

điều 1375 nói đến.

- Ngăn cản gián tiếp là tác động trên một nhân vật khác hay

trên một sự vật khác để ngăn cản ngƣời có khả năng.

Đối tƣợng đƣợc nhắm đến là khả năng của một ngƣời (thừa tác vụ,

bầu cử, quyền bính, sử dụng của cải…), hoặc là một mục đích khác,

chẳng hạn nhƣ cấm chuyển nhƣợng một tài sản Giáo Hội để sau này

mua lại một tài sản khác.

Tội phạm ngăn trở Giáo Hội thi hành sứ vụ của mình đƣợc thể hiện

qua:

- Việc cản trở thi hành thừa tác vụ, bầu cử, thi hành quyền bính

Giáo Hội. Chẳng hạn nhƣ thực hiện một hành vi hữu hiệu để

việc sử dụng tự do nêu trên trở thành bất khả thi.

- Việc cản trở sử dụng cách chính đáng tài sản thánh hay những

tài sản khác của Giáo Hội. Việc cản trở này phải là một hành

vi bất công.

- Việc hăm dọa cử tri, ngƣời đắc cử, hay ngƣời thi hành quyền

bính hay tác vụ của Giáo Hội. Đây là một hành động trả đũa

sau việc tự do thi hành thừa tác vụ, tự do bầu cử, hay tự do thi

hành quyền bính.

Điều 1375 phân biệt giữa tài sản Giáo Hội (đ. 1257) và những tài

sản thánh (đ. 1171 và 1269).

6.3. Hình phạt

Phạm nhân phải chịu một hình phạt thích đáng. Hình phạt ở đây nhẹ

hơn so với hình phạt trong Giáo luật cũ.

187

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

7. XÖC PHẠM ĐẾN ĐỒ VẬT THÁNH

7.1. Giáo luật

Điều 1376 :

Ngƣời nào xúc phạm đến một đồ vật thánh, dù là động sản hay

bất động sản, thì phải chịu một hình phạt thích đáng.

7.2. Giải thích

Đồ vật thánh là đồ vật đƣợc làm phép để dành vào việc phụng tự.

Nơi thánh là nơi dùng vào việc phụng tự nhờ việc cung hiến hay

làm phép. Vì đƣợc dành vào việc phụng tự, cho nên cấm không

đƣợc dùng vào việc trần tục (đ. 1171; 1269).

Điều 1376 thẩm định việc làm ô uế một đồ vật thánh là một tội

phạm. Theo ngôn ngữ cổ điển, đó là tội phạm thánh thật sự. Do đó ý

hƣớng và mục đích phạm thánh là điều kiện để xác định tính quy

trách của tội phạm.

Đồ vật thánh có thể là một động sản nhƣ chén lễ, dĩa thánh, bình

đựng bánh lễ… hay là một bất động sản nhƣ nhà thờ, bàn thờ, nhà

nguyện...

Giáo luật cũng dự trù trƣờng hợp chuyển mục đích sử dụng của nhà

thờ vào việc phàm tục (x. đ. 1222).

7.3. Hình phạt

Phạm nhân phải chịu một hình phạt thích đáng.

8. CHUYỂN NHUỢNG TÀI SẢN GIÁO HỘI KHÔNG PHÉP

8.1. Giáo luật

Điều 1377 :

Ngƣời nào chuyển nhƣợng tài sản của Giáo Hội mà không có

phép cần phải có, thì phải chịu một hình phạt thích đáng.

188

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

8.2. Giải thích

Điều 1377 không nói đến việc chuyển nhƣợng tài sản Giáo Hội theo

quy định của điều 1257, §1, nhƣng là việc chuyển nhƣợng tài sản

không có phép buộc phải có theo quy định của các điều 639, §3 và

1292.

Thẩm quyền cho phép chuyển nhƣợng tài sản của Giáo Hội tùy theo

từng trƣờng hợp là :

1) Tòa Thánh

Để việc chuyển nhƣợng đƣợc hữu hiệu, phải có phép của Tòa

Thánh đối với :

- Những tài sản đã tạo thành di sản cố định của một pháp nhân

công (đ. 1291, §1). Khối di sản cố định này là những động sản

và bất động sản tạo thành cơ sở kinh tế tối thiểu của pháp

nhân để pháp nhân có thể tồn tại và thực hiện mục tiêu của

mình.

- Những tài sản vƣợt quá mức tiền tối đa, theo quy định của

điều 1291, §1.

- Những tài sản đƣợc dâng cúng cho Giáo Hội do một lời khấn.

Do tính cách thánh thiêng của những tài sản này, Giáo Hội

luôn tôn trọng ý định của nhà hảo tâm, nên không thể tự tiện

chuyển nhƣợng.

- Những tài sản quí giá do giá trị lịch sử hay nghệ thuật đƣợc

Giáo Hội bảo vệ nhƣ một di sản văn hóa.

- Những di tích thánh (hài cốt các thánh) và những vật thánh

(tƣợng ảnh thánh) đƣợc giáo dân sùng kính với tâm tình đạo

đức.

- Những tài sản thuộc các Hội dòng (đ. 584) hay các Tu viện

cuối cùng của Hội dòng (đ. 612, §2), trong trƣờng hợp bị giải

tán.

Cơ quan có thẩm quyền của Tòa Thánh đối với việc chuyển nhƣợng

189

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

tài sản của giáo phận là Bộ giáo sĩ, và đối với tài sản của các Hội

dòng là Bộ tu sĩ.

2) Giám mục giáo phận

Giám mục giáo phận cho phép chuyển nhƣợng:

- Những tài sản vƣợt quá mức tiền tối thiểu mà Hội đồng Giám

mục đã ấn định chiếu theo quy tắc của điều 1292, §1.

- Nếu là một pháp nhân công thuộc quyền Giám mục giáo

phận, thì quyền bính có thẩm quyền là Giám mục giáo phận,

với sự đồng ý của Hội đồng kinh tế giáo phận và của Ban tƣ

vấn, cũng nhƣ những ngƣời quan thiết (đ. 1292, §1).

- Nếu là tài sản của chính giáo phận, thì quyền bính có thẩm

quyền là Giám mục giáo phận, với sự đồng ý của Hội đồng

kinh tế giáo phận và của Ban tƣ vấn (đ. 1292, §1).

- Những tài sản của các Hội dòng và Đan viện thuộc luật giáo

phận trong những khoản dƣới mức tiền tối đa (đ. 638, §4).

3) Những cơ quan khác

Đối với những pháp nhân không lệ thuộc Giám mục, thì cơ quan có

thẩm quyền chuyển nhƣợng tài sản là cơ quan do nội quy ấn định.

- Đối với Hội đồng Giám mục, nội quy phải xác định thẩm

quyền chuyển nhƣợng tài sản vƣợt quá mức tối thiểu là Ban

thƣờng vụ hay Đại hội đồng.

- Đối với các Hội dòng thuộc luật Tòa Thánh, phải áp dụng

điều 638, §3. Tòa Thánh ấn định mức tiền tối đa dựa vào đề

nghị của Hội đồng Giám mục. Việc chi tiêu giữa mức tiền tối

thiểu và mức tiền tối đa thuộc thẩm quyền các Bề trên do luật

riêng ấn định.

8.3. Hình phạt

Phạm nhân phải chịu một hình phạt thích đáng.

190

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

CHƢƠNG 13

CHIẾM ĐOẠT GIÁO VỤ

VÀ NHỮNG TỘI PHẠM KHI THI HÀNH GIÁO VỤ ẤY

1. GIẢI TỘI VÀ DÂNG LỄ BẤT HỢP PHÁP

1.1. Giáo luật

Điều 1378 :

§1. Tƣ tế nào hành động ngƣợc với những quy định của điều

977, thì bị vạ tuyệt thông tiền kết đƣợc dành riêng cho Tông Tòa.

§2.Những ngƣời sau đây bị phạt vạ cấm chế tiền kết và bị vạ

huyền chức, nếu họ là giáo sĩ:

10 ngƣời nào không phải là tƣ tế mà dám cử hành phụng vụ

Hiến Tế Thánh Thể;

20 ngoài trƣờng hợp đƣợc nêu lên ở, §1, ngƣời nào dám ban

bí tích Giải tội, hoặc nghe xƣng tội nhƣ bí tích, mặc dù không

thể ban bí tích Giải tội cách thành sự.

§3.Trong những trƣờng hợp đƣợc nói đến ở, §2, tùy mức độ

nghiêm trọng của tội phạm, có thể thêm những hình phạt khác

nữa, kể cả vạ tuyệt thông.

1.2. Giải thích

Điều 1378 nói đến ba tội danh:

- Giải tội cho ngƣời đồng phạm điều răn thứ sáu của Thập Giới.

- Giải tội khi không có năng quyền.

- Cử hành thánh lễ khi không là tƣ tế.

191

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

1.2.1. Giải tội cho ngƣời đồng phạm điều răn thứ sáu

Nguyên tắc chung : giải tội cho ngƣời đồng phạm điều răn thứ sáu

của Thập Giới là không thành sự, trừ trƣờng hợp nguy tử (đ. 977),

dù tội đã phạm trƣớc khi thừa tác viên trở thành tƣ tế.

Vi phạm nguyên tắc chung : khi một tƣ tế hành động ngƣợc với quy

định của điều 977.

Có hai giới hạn:

- Giới hạn về tội danh : tội phạm đƣợc giới hạn trong điều răn

thứ sáu của Thập Giới, chứ không nới rộng sang những điều

răn khác.

- Giới hạn về hoàn cảnh : Việc tƣ tế phạm tội nghịch điều răn

thƣ sáu với hối nhân là một tội luân lý, nên chƣa bị phạt. Việc

tƣ tế giải tội cho hối nhân về tội nghịch điều răn thứ sáu của

Thập Giới mới cấu thành tội phạm.

Để thực hiện tội phạm này, cần phải hội đủ ba điều kiện :

- Chủ thể hành động phải là một tƣ tế có quyền tài phán để giải

tội.

- Tội phạm đã hoàn thành, nghĩa là tƣ tế đã đọc xong lời xá

giải, dù sự xá giải này là vô hiệu theo quy định của điều 977.

- Hối nhân không ở trong tình trạng nguy tử.

1.2.2. Giải tội khi không có năng quyền

Để giải tội thành sự, linh mục phải có năng quyền (đ. 966), trừ

trƣờng hợp nguy tử.

Năng quyền giải tội có thể chấm dứt do bị thu hồi (đ. 974, §2), do

việc mất giáo vụ (đ. 975), do xuất tịch (đ. 975), do mất cƣ sở (đ.

975), hoặc do Đấng bản quyền địa phƣơng từ chối (đ. 967, §2).

Không có năng quyền mà giải tội sẽ cấu thành tội phạm. Hành vi

giải tội khi không có năng quyền có thể xếp vào tội mƣu toan, vì

192

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

không đạt đƣợc kết quả nhƣ ý muốn.

Tuy nhiên, nếu linh mục có sự lầm lẫn chung về sự kiện hay về

pháp luật, hoặc có sự nghi ngờ về sự kiện hay về pháp luật (đ. 144),

hoặc vô tình không biết mình đã hết năng quyền (đ. 142, §2), thì

không mắc tội phạm này.

Tội phạm hoàn thành khi chủ thể bắt đầu nghe tội của hối nhân để

rồi sau đó ban bí tích giải tội, hoặc khi tìm cách ban ơn xá giải trong

khi mình không thể ban bí tích cách thành sự.

1.2.3. Cử hành Thánh Lễ vô hiệu

Điều 900 quy định chỉ có tƣ tế mới cử hành thành sự bí tích Thánh

Thể. Nhƣ vậy, chủ thể của tội phạm này có thể là phó tế, tu sĩ và

giáo dân.

Tội phạm hoàn thành khi chủ thể đã mặc phẩm phục tƣ tế, ở trƣớc

bàn thờ, với cung cách của một ngƣời sắp cử hành.

1.3. Hình phạt

1) Giải tội cho đồng phạm điều răn thứ sáu: phạm nhân bị vạ

tuyệt thông tiền kết đƣợc dành riêng cho Tông Tòa. Nếu tƣ

tế không biết hối nhân là ngƣời đồng phạm, thì tƣ tế không

bị mắc vạ, nhƣng tội chƣa đƣợc tha, vì tƣ tế không có quyền

tha.

2) Giải tội khi không có năng quyền: phạm nhân bị vạ cấm chế

tiền kết. Có thể bị phạt thêm hình phạt khác nữa, kể cả vạ

tuyệt thông.

3) Giả vờ cử hành Thánh Lễ:

- Giáo dân: bị vạ cấm chế tiền kết. Có thể bị phạt thêm

những hình phạt khác nữa, kể cả vạ tuyệt thông.

- Phó tế: bị vạ huyền chức.

193

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

2. GIẢ BỘ BAN BÍ TÍCH

2.1. Giáo luật

Điều 1379 :

Ngoài những trƣờng hợp đƣợc nói đến ở điều 1378, ngƣời nào

giả bộ ban một bí tích nào đó, thì phải chịu một hình phạt chính

đáng.

2.2. Giải thích

Giả bộ ban bí tích là ban bí tích bên ngoài, nhƣng thiếu ý định bên

trong, bởi vì ngƣời cử hành thiếu năng cách để thi hành, do đó việc

cử hành vô hiệu.

Điều 1379 nhắm đến việc bảo vệ việc ban bí tích cách đàng hoàng

và chống lại việc cử hành gian dối. Quy định của điều 1379 đƣợc áp

dụng cho năm bí tích Rửa tội, Thêm sức, Xức dầu bệnh nhân,

Truyền chức, Hôn phối.

Còn quy định của điều 1378, §§2 và 3 đƣợc áp dụng cho hai bí tích

Thánh Thể và Giải tội.

2.3. Hình phạt

Phạm nhân phải chịu một hình phạt chính đáng.

3. MẠI THÁNH

3.1. Giáo luật

Điều 1380 :

Ngƣời nào cử hành hay lãnh nhận một bí tích nào đó vì mại

thánh, thì phải bị phạt vạ cấm chế hay huyền chức.

3.2. Giải thích

Mại thánh đƣợc dịch từ chữ “simonia”.

194

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Simonia phát xuất từ chữ “Simon” là một nhân vật trong Kinh

Thánh. Ông Simon thấy các Tông Đồ đặt tay trên ai, thì Thánh

Thần đƣợc ban xuống cho ngƣời ấy, cho nên ông mang tiền biếu

các Tông Đồ, hầu có đƣợc quyền đặt tay nhƣ thế31

.

Điều 848 quy định:

“Ngoài những của dâng cúng do nhà chức trách có thẩm quyền

ấn định, thừa tác viên không đƣợc xin gì để ban các bí tích, và

luôn luôn phải liệu sao đừng để những ngƣời nghèo không đƣợc

hƣởng nhờ ơn các bí tích vì sự túng thiếu của mình”.

Điều 947:

“Phải tuyệt đối tránh mọi hình thức thƣơng mại hay buôn bán

trong vấn đề bổng lễ”.

Điều 1380 nói về mại thánh do việc cử hành bí tích và do việc lãnh

nhận bí tích. Tội phạm giả thiết có một hiệp ƣớc giữa mua và bán.

Nếu ngƣời cử hành và ngƣời lãnh nhận bí tích đã ký kết một hiệp

ƣớc, thì cả hai đều phạm tội.

Nếu ngƣời cử hành đã ký kết với ngƣời thứ ba, thì ngƣời này không

phạm tội, bởi vì không nhận lãnh bí tích. Và ngƣời nhận lãnh bí tích

cũng không phạm tội, nếu không biết có hiệp ƣớc giữa ngƣời cử

hành và ngƣời thứ ba.

31 “Ông Si-môn thấy khi các Tông Đồ đặt tay, thì Thánh Thần được ban xuống, nên ông đem tiền đến biếu các ông và nói: "Xin cũng ban quyền ấy cho tôi nữa, để tôi đặt tay cho ai thì người ấy nhận được Thánh Thần." Nhưng ông Phê-rô đáp: "Tiền bạc của anh tiêu tan luôn với anh cho rồi, vì anh tưởng có thể lấy tiền mà mua ân huệ của Thiên Chúa! Chẳng có phần chia cho anh, cũng chẳng có phần thừa kế trong việc này đâu, vì lòng anh không ngay thẳng trước mặt Thiên Chúa. Vậy anh hãy sám hối về việc xấu ấy của anh, và cầu xin Chúa, may ra Người sẽ tha cho anh tội đã nghĩ như thế trong lòng. Thật vậy, tôi thấy anh đang ứ đầy mật đắng và đang bị tội ác trói buộc." Ông Si-môn thưa: "Xin hai ông cầu cùng Chúa cho tôi, để không điều nào trong những điều các ông đã nói giáng xuống trên tôi"(Cv 8, 18-24).

195

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Điều 1380 không đề cập đến việc mại thánh trong việc bổ nhiệm

giáo vụ. Tuy nhiên, “việc bổ nhiệm vào một giáo vụ do mại thánh

thì đƣơng nhiên là vô hiệu” theo quy định của điều 149, §3.

Tội phạm hoàn thành lúc ban bí tích, tức là trong hành vi cuối cùng

của việc thực hiện.

3.3. Hình phạt

Phạm nhân phải bị phạt vạ cấm chế hay huyền chức. Nếu không

phạt vạ huyền chức đƣợc, thì phạt vạ cấm chế. Dù sao đi nữa, phạm

vi của vạ huyền chức đƣợc chính luật hoặc mệnh lệnh, hoặc án lệnh,

hoặc sắc lệnh tuyên kết hình phạt quy định (x. đ. 1334, §1).

4. CHIẾM ĐOẠT GIÁO VỤ

4.1. Giáo luật

Điều 1381 :

§1. Ngƣời nào chiếm đoạt một giáo vụ, thì phải chịu một hình

phạt thích đáng.

§2.Việc giữ lại một chức vụ cách bất hợp pháp sau khi đã bị bãi

nhiệm hay mãn nhiệm cũng đƣợc kể nhƣ tƣơng đƣơng với việc

chiếm đoạt.

4.2. Giải thích

Điều 1381, §1 đề cập đến việc chiếm đoạt giáo vụ. Đó là hành vi

nhờ đó một ngƣời chiếm một giáo vụ cách bất hợp pháp và do gian

trá vì một trong những lý do sau:

- Hoặc vì không đƣợc bổ nhiệm theo Giáo luật (đ. 146).

- Hoặc vì không hội đủ các điều kiện (đ. 149-150).

- Hoặc vì giáo vụ không khuyết vị (đ. 153).

Điều 1381, §2 đề cập đến tội phạm giữ lại giáo vụ cách bất hợp

pháp, sau khi đã bị mất giáo vụ nhƣ hình phạt (đ. 196), hoặc do hết

196

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

trách nhiệm khi mãn nhiệm kỳ, hoặc do đã đến tuổi do luật định,

hoặc do thuyên chuyển, hoặc do bãi nhiệm (đ. 184, §1; 190-195).

Tội giữ lại giáo vụ cách bất hợp pháp cũng tƣơng đƣơng với tội

chiếm đoạt giáo vụ, cho nên hình phạt dành cho hai tội này cũng

giống nhau. Tuy nhiên có điểm khác biệt giữa hai tội phạm là:

ngƣời chiếm đoạt giáo vụ là ngƣời chƣa bao giờ có quyền chính

thức trên giáo vụ ; còn ngƣời giữ lại giáo vụ cách bất hợp pháp là

ngƣời đã có quyền trên giáo vụ và đã mất quyền này do mất giáo vụ

hoặc do mãn nhiệm.

4.3. Hình phạt

Phạm nhân phải chịu một hình phạt thích đáng.

5. TẤN PHONG GIÁM MỤC KHÔNG CÓ ỦY NHIỆM THƢ

5.1. Giáo luật

Điều 1382 :

Giám mục nào phong chức Giám mục cho một ngƣời mà không có

thƣ ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng, cũng nhƣ ngƣời nào đƣợc vị

ấy truyền chức cho, đều bị vạ tuyệt thông tiền kết đƣợc dành riêng

cho Tông Tòa.

5.2. Giải thích

Trong Giáo Hội latinh không đƣợc phép tấn phong Giám mục mà

không có phép của Tòa Thánh. Luật này đƣợc lặp lại trong điều

1013. Việc vi phạm bị phạt do quy định của điều 1382. Tội phạm

này khiến cho sự hiệp thông phẩm trật với Đức Giáo Hoàng và

Giám mục đoàn trở nên nguy hiểm.

Tác giả của tội phạm là Giám mục chủ phong không có phép của

Tòa Thánh và ngƣời đƣợc truyền chức. Còn những Giám mục khác,

chiếu theo điều 1014, cũng mắc tội phạm, nếu có ý hƣớng thực hiện

tội phạm, và không có hoàn cảnh loại trừ tính quy trách của các ngài

(đ. 1323, 20, 4

0, 7

0).

197

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Các Giám mục chủ phong và thụ phong phải là những vị đã đƣợc

tấn phong Giám mục thành sự.

Hai vị Giám mục phụ phong không phải là đồng lõa thiết yếu cho

việc thành sự của việc thánh hiến Giám mục về phƣơng diện thần

học (x. đ. 1014), và điều 1329, §2 quy định chỉ những ngƣời đồng

lõa thiết yếu mới bị vạ tiền kết, cho nên những vị đó không bị vạ

tuyệt thông mà điều 1382 đã dự trù. Nói cách khác, chỉ có Giám

mục chủ phong mới bị phạt vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa

Thánh.

Trong thực tế, đã có nhiều vụ tấn phong Giám mục mà không có

phép của Tòa Thánh:

- Năm 1976, một Tổng Giám mục Tây Ban Nha phản bội Giáo

Hội đã truyền chức linh mục cho Clemente Dominguez. Sau

đó mấy ngày, Clemente Dominguez đã tự phong chính mình

thành Giám mục. Ông bị vạ tuyệt thông ngay tức khắc.

- Ngày 17-9-1976, Đức cha Ngô Đình Thục đã bị Tòa Thánh ra

vạ tuyệt thông vì đã tấn phong Giám mục mà không có phép

của Đức Giáo Hoàng. Và ngày 12-3-1983, Đức cha Ngô Đình

Thục đã bị Tòa Thánh ra vạ tuyệt thông lần thứ hai vì tái

phạm tội danh nhƣ trên.

- Năm 1988, Tổng Giám mục Marcel Lefèbvre (ngƣời Pháp) đã

bị trục xuất vì chống lại những cải cách của Công Đồng

Vatican II (1962-1965). Ngài bị vạ tuyệt thông tiền kết dành

cho Tòa Thánh, sau khi đã tấn phong bốn vị Giám mục mới

mà không có sự bổ nhiệm của Toà Thánh.

- Ngày 4 tháng 5 năm 2006, Toà Thánh Vatican đã ra vạ tuyệt

thông cho hai Giám mục của Giáo Hội Công giáo Trung

Quốc, vì tội tấn phong hai Giám mục mà không đƣợc sự đồng

ý của Toà Thánh (hai tân chức và hai vị chủ phong).

- Ngày 4-7 và 16-7-2011, Toà Thánh đã ra vạ tuyệt thông cho

linh mục Lôi Thế Ngân của giáo phận Lạc Sơn và linh mục

198

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Hoàng Bỉnh Chƣơng của giáo phận Sán Đầu (Trung Quốc) đã

đƣợc tấn phong Giám mục ngày 29-6 và 14-7-2011 mà không

có sự bổ nhiệm của Đức Giáo Hoàng.

- Ngày 29-3-2012, Bộ Giáo lý Đức tin xác nhận bốn Gíám Mục

tự phong thuộc Giáo Hội Công giáo Ucraine nghi lễ Đông

phƣơng đã bị phạt vạ tuyệt thông: Elias Dohnal O.S.B.M,

Markian Hitiuk O.S.B.M và Metodej Spirik O.S.B.M thuộc

dòng Basilio thánh Giosaphat, và Oberhauser.

5.3. Hình phạt

- Chủ phong: bị vạ tuyệt thông tiền kết đƣợc dành riêng cho

Tông Tòa.

- Tân chức: bị vạ tuyệt thông tiền kết đƣợc dành riêng cho

Tông Tòa.

6. PHONG CHỨC KHÔNG CÓ THƢ GIỚI THIỆU

6.1. Giáo luật

Điều 1383 :

Giám mục nào vi phạm quy định của điều 1015, phong chức cho

một ngƣời thuộc quyền một Giám mục khác mà không có thƣ

giới thiệu hợp pháp, thì bị cấm truyền chức trong vòng một năm.

Còn ngƣời đƣợc thụ phong thì tức khắc bị vạ huyền chức.

6.2. Giải thích

Theo quy định của điều 1015, Giám mục giáo phận chỉ đƣợc truyền

chức phó tế hay linh mục cho ngƣời thuộc quyền mình, tức là

những ngƣời đã nhập tịch vào giáo phận của mình.

Vì thế, Giám mục nào truyền chức phó tế hay linh mục cho ngƣời

không thuộc quyền mình thì đƣợc coi nhƣ là không biết ngƣời đó và

không chắc chắn về khả năng của ngƣời đó, cho nên những thƣ giới

thiệu buộc phải có chiếu theo điều 1015 cho phép làm chứng về

điều này (đ. 1020-1023; 1050-1051).

199

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Việc buộc phải có thƣ giới thiệu nhằm mục đích không phong chức

cho những giáo sĩ “không đầu” và “lang thang”.

6.3. Hình phạt

Việc truyền chức mà không có thƣ giới thiệu là một tội phạm do hai

ngƣời cùng phạm: Giám mục phong chức và tân chức.

- Giám mục phong chức: bị hình phạt thục tội tiền kết đƣợc xác

định (bị cấm truyền chức trong vòng một năm (x. đ. 1333, §1,

10).

- Tiến chức linh mục: bị vạ huyền chức tiền kết (x. đ. 1333, §1,

10).

- Tiến chức phó tế: bị vạ huyền chức tiền kết (x. đ. 1333, §1,

10).

7. THI HÀNH TÁC VỤ BẤT HỢP PHÁP

7.1. Giáo luật

Điều 1384 :

Ngoài các trƣờng hợp đƣợc nói đến ở những điều 1378-1383,

ngƣời nào thi hành cách bất hợp pháp một nhiệm vụ của tƣ tế

hay một thừa tác vụ thánh cách bất hợp pháp, thì có thể phải

chịu một hình phạt thích đáng.

7.2. Giải thích

Điều 1384 đề cập đến việc thi hành bất hợp pháp một thừa tác vụ

thánh. “Thừa tác vụ thánh” ở đây phải đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp (đ.

18). Theo ngôn ngữ của Giáo luật, “Thừa tác vụ thánh” luôn luôn

chỉ thừa tác vụ của những ngƣời có chức thánh là Giám mục, linh

mục và phó tế.

Nhƣng điều 1384 cũng bao gồm những hành vi phát xuất từ việc thi

hành bất hợp pháp một thừa tác vụ thánh, chẳng hạn nhƣ việc giáo

dân ban phép lành (đ. 1169), việc linh mục giải tội tập thể khi

200

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

không có đủ lý do (đ. 961), hoặc việc giáo dân giảng lễ (đ. 767, §1).

7.3. Hình phạt

Phải chịu một hình phạt thích đáng.

8. TRỤC LỢI BỔNG LỄ CÁCH BẤT HỢP PHÁP

8.1. Giáo luật

Điều 1385 :

Ngƣời nào trục lợi cách bất hợp pháp trên các bổng lễ, thì phải

bị phạt vạ hoặc phải chịu một hình phạt thích đáng.

8.2. Giải thích

Điều 947 quy định phải tránh xa mọi hình thức thƣơng mại hay

buôn bán trong vấn đề bổng lễ.

Điều 948-955 quy định vấn đề này để không xảy ra việc xao nhãng

hoặc lạm dụng bổng lễ.

Tội phạm có thể xảy ra dƣới nhiều hình thức:

- Đòi bổng lễ cao hơn mức giáo quyền đã quy định.

“Linh mục không đƣợc phép đòi một số tiền nhiều hơn.

Nhƣng để chỉ Thánh Lễ, linh mục đƣợc phép nhận một số

tiền nhiều hơn số tiền đã đƣợc ấn định, nếu ngƣời ta tự

nguyện dâng số tiền ấy và cũng đƣợc phép nhận số tiền ít

hơn” (đ. 951, §2).

- Gom các ý lễ.

Linh mục không đƣợc tự tiện gom nhiều ý lễ và bổng lễ

khác nhau để dâng một thánh lễ mà thôi. Điều này đi

ngƣợc lại nguyên tắc « một Thánh Lễ cho một ý lễ » và

201

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

đồng thời cũng ngƣợc với việc chia sẻ bổng lễ cho những

anh em không có bổng lễ32

.

- Không tôn trọng quy tắc về việc chuyển ý lễ.

Linh mục nào đã chuyển bổng lễ cho linh mục khác, thì

phải chuyển toàn bộ số tiền đã nhận đƣợc, trừ khi biết rõ số

tiền dƣ (so với mức tiền lễ đƣợc ấn định trong giáo phận)

là cho cá nhân mình: “Ai muốn chuyển ý lễ cho ngƣời khác,

phải chuyển cho các tƣ tế mình muốn càng sớm càng hay,

miễn là biết chắc chắn họ hoàn toàn đáng tín nhiệm; lại

phải chuyển nguyên bổng lễ đã nhận đƣợc, trừ khi biết

chắc chắn rằng số vƣợt trội hơn mức ấn định trong giáo

phận là vì thiện cảm cá nhân” (đ. 955, §1).

Điều 1385 đƣa ra giả thuyết trục lợi bất hợp pháp trong khi vi phạm

những điều 947-955, nhƣng không xác định hình phạt.

Việc xem xét tính cách nghiêm trọng của tội phạm thuộc về thẩm

phán và Bề trên.

8.3. Hình phạt

Phạm nhân bị vạ hoặc phải chịu một hình phạt thục tội thích đáng,

tùy theo sự nghiêm trọng của tội phạm theo sự phán đoán của thẩm

phán hay Bề trên.

32 Thư của Bộ Giáo sĩ ngày 21-8-1981 trả lời câu hỏi của Giám mục giáo phận Bâton Rouge (Hoa Kz): « nhận bao nhiêu ý lễ riêng thì phải dâng bấy nhiêu Thánh Lễ » (đ. 828 Giáo luật 1917). X. LE, vol. VI, col. 8206. PERISSET (J-Cl.), Les biens temporels de l’Eglise, Ed. Tardy, 1996, p. 96.

202

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

9. THAM NHỮNG

9.1. Giáo luật

Điều 1386 :

Ngƣời nào biếu hoặc hứa bất cứ điều gì cho ngƣời đang thi hành

một chức vụ trong Giáo Hội, để họ làm hay bỏ qua một điều gì

đó cách bất hợp pháp, thì phải chịu một hình phạt thích đáng; cả

ngƣời nhận quà biếu hay lời hứa ấy cũng bị phạt nhƣ vậy.

9.2. Giải thích

Điều 1386 bàn về hai hình thức tội phạm tham nhũng của những

ngƣời đang thi hành một chức vụ trong Giáo Hội : biếu quà và hứa

hẹn.

- Tham nhũng chủ động là mua chuộc bằng cách biếu quà cho

ngƣời đang thi hành một chức vụ trong Giáo Hội, hoặc bằng

cách hứa bất cứ điều gì cho ngƣời này, để ngƣời này hành

động bất hợp pháp hoặc nhắm mắt làm ngơ trƣớc một hành

động bất hợp pháp. Biếu quà sau để tỏ lòng biết ơn thì không

mắc tội phạm.

Điều kiện để cấu thành tội phạm :

o Có một hành vi bất hợp pháp.

o Có ý hƣớng vi phạm một hành vi nào đó.

o Có sự đồng ý trƣớc khi hành động nhƣ thế.

Điều 1456 dự kiến một tình huống tƣơng tự: cấm thẩm phán

và nhân viên tòa án nhận bất cứ món quà gì nhân dịp xét xử.

Chỉ cần có mƣu toan tham nhũng, dù vô hiệu, cũng đủ cấu

thành tội phạm rồi.

- Tham nhũng thụ động hệ tại ở việc nhận quà cáp và những lời

hứa để không làm tròn trách nhiệm. Trong trƣờng hợp này,

ngƣời bị tham nhũng trở thành “đồng tác giả” của tội phạm.

203

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Tội phạm tham nhũng xảy ra lúc nhận và biếu quà.

9.3. Hình phạt

Ngƣời biếu quà cũng nhƣ ngƣời nhận quà đều phải chịu một hình

phạt thích đáng.

10. DỤ DỖ HỐI NHẬN PHẠM ĐIỀU RĂN THỨ SÁU

10.1. Giáo luật

Điều 1387 :

Tƣ tế nào dụ dỗ hối nhân phạm tội nghịch điều răn thứ sáu của

Thập Giới trong khi giải tội, hay nhân dịp giải tội, hay viện cớ

giải tội, thì phải bị phạt vạ huyền chức, cấm chế, bãi nhiệm tùy

theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm, và phải bị sa thải khỏi

bậc giáo sĩ trong những trƣờng hợp nghiêm trọng hơn.

10.2. Giải thích

Tác giả tội phạm là bất cứ tƣ tế nào dụ dỗ hối nhân phạm tội nghịch

điều răn thứ sáu của Thập Giới, hoặc với mình, hoặc với ngƣời

khác.

Tội này phải đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp, tức là không đƣợc nới rộng

sang các điều răn khác.

Việc dụ dỗ phải đƣợc biểu lộ ra bằng lời nói, dấu hiệu, hành vi… và

đƣợc nhắm tới hối nhân dù là ai. Chỉ việc mƣu toan dụ dỗ mà thôi

cũng đủ để cấu thành tội phạm, chứ không nhất thiết là việc dụ dỗ

phải có hiệu quả.

Cuối cùng, chỉ cần việc dụ dỗ xảy ra “trong khi giải tội, nhân dịp

giải tội, hay viện cớ giải tội” (hoàn cảnh).

Tội phạm xảy ra lúc tƣ tế xúi giục, dù hối nhân đồng ý hay không

đồng ý.

Bộ Giáo luật mới không đề cập đến giả thuyết ngƣời tín hữu quên tố

204

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

cáo (nhƣ trong Giáo luật cũ, điều 2368, §2). Sự quên sót này không

là một tội phạm, cho nên không bị phạt.

10.3. Hình phạt

Điều 982 nói đến tội cáo gian cha giải tội dụ dỗ phạm tội nghịch

điều răn thứ sáu. Tội cáo gian bị phạt chiếu theo điều 1390, §1. Thật

ra, hai điều luật này liên quan đến việc bảo vệ thanh danh của cha

giải tội vô tội.

Điều 1387 dự trù nhiều hình phạt hậu kết tăng dần tùy theo mức độ

nghiêm trọng của tội phạm:

- Vạ huyền chức,

- Vạ cấm chế,

- Bãi nhiệm tùy theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm,

- Và phải bị sa thải khỏi bậc giáo sĩ trong những trƣờng hợp

nghiêm trọng hơn.

11. VI PHẠM ẤN TÕA GIẢI TỘI

11.1. Giáo luật

Điều 1388:

§1. Cha giải tội nào trực tiếp vi phạm ấn tòa giải tội, thì bị vạ

tuyệt thông tiền kết đƣợc dành riêng cho Tông Tòa; còn vị nào

chỉ vi phạm cách gián tiếp, thì phải bị phạt tùy theo mức độ

nghiêm trọng của tội phạm.

§2. Thông dịch viên và những ngƣời khác đƣợc nói đến ở điều

983, §2, vi phạm bí mật, thì phải chịu một hình phạt thích đáng,

kể cả vạ tuyệt thông.

11.2. Giải thích

Điều 1388 đề cập đến hai cách tiết lộ bí mật tòa giải tội:

- Trực tiếp: khi cha giải tội tiết lộ rõ ràng tội đã đƣợc xƣng thú,

205

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

hay căn cƣớc của hối nhân, hoặc nêu tên, hoặc ám chỉ rõ ràng

đến nỗi không có một ai do dự gì về vấn đề này.

- Gián tiếp: khi bằng hành động, bằng những việc thiếu sót, hay

bằng dấu hiệu, cha giải tội có nguy cơ làm cho ngƣời khác

đoán đƣợc tội đƣợc xƣng thú hay căn cƣớc của hối nhân.

Giáo Hội luôn phạt rất nặng tội trực tiếp tiết lộ: đi lƣu đày, hành

hƣơng vĩnh viễn, hành xác, ở suốt đời trong một nhà Dòng (trƣớc

Giáo luật 1917).

Theo Giáo luật 1917: phạm nhân bị vạ tuyệt thông dành cho Tòa

Thánh.

Điều 1388, §2 nói về việc tiết lộ do ai khác (nhƣ thông ngôn và

những ngƣời biết đƣợc tội theo điều 983, §2). Họ đã biết đƣợc tội

cách này cách khác, nhờ việc xƣng tội. Bộ Giáo luật không đề cập

đến việc tiết lộ trực tiếp hay gián tiếp. Thẩm phán hay Bề trên phải

thẩm định xem sự vi phạm là trực tiếp hay gián tiếp và tầm quan

trọng của tính quy trách, để ấn định một hình phạt.

11.3. Hình phạt

- Vi phạm trực tiếp: phạm nhân bị vạ tuyệt thông tiền kết đƣợc

dành riêng cho Tông Tòa.

- Vi phạm gián tiếp: phạm nhân bị phạt tùy theo mức độ

nghiêm trọng của tội phạm.

- Thông dịch viên và ngƣời khác: phải chịu một hình phạt thích

đáng, kể cả vạ tuyệt thông.

Lƣu ý:

Ngày 23-7-1973, Bộ Giáo lý Đức tin ra vạ tuyệt thông cho ngƣời

phổ biến nội dung cuộc đối thoại giữa linh mục và hối nhân trong

tòa giải tội.

Biện pháp này đƣợc lặp lại ngày 23-9-1988 (AAS 80, 1988, tr.

1367).

206

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

12. LẠM DỤNG HOẶC CHỂNH MẢNG CHỨC VỤ GIÁO

HỘI

12.1. Giáo luật

Điều 1389 :

§1. Ngƣời nào lạm dụng quyền bính hay chức vụ Giáo Hội, thì

phải bị phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi hay của

việc thiếu sót, kể cả hình phạt bãi nhiệm, trừ khi luật hay mệnh

lệnh đã thiết lập một hình phạt đối với sự lạm dụng ấy.

§2. Còn ngƣời nào, do lỗi sơ suất, thực hiện hay bỏ qua cách bất

hợp pháp một hành vi thuộc quyền bính, thừa tác vụ, hay chức vụ

của Giáo Hội, khiến cho ngƣời khác bị thiệt hại, thì phải chịu

một hình phạt thích đáng.

12.2. Giải thích

Điều 1389 nói đến hai tội phạm:

- Lạm dụng quyền bính hay một trách nhiệm Giáo Hội. Sự lạm

dụng hệ tại ở một hành vi hay một sự thiếu sót. Quyền bính ở

đây là quyền thánh chức hay quyền tài phán. Điều 1382 và

1383 đã nói đến một vài tội lạm dụng của quyền thánh chức.

Điều 1389, §1 nói đến những tội lạm dụng khác của quyền

thánh chức cũng nhƣ bất cứ tội lạm dụng nào của quyền tài

phán. Tùy theo mức độ nặng nhẹ, thẩm phán và Bề trên phải

ấn định hình phạt thích đáng.

- Điều 1389, §2 đề cập đến tội chểnh mảng (x. đ. 1321, §2)

trong việc thi hành một quyền bính, một thừa tác vụ hay một

nhiệm vụ Giáo Hội. Trong cả ba trƣờng hợp này, sự chểnh

mảng là một hành vi hay một sự thiếu sót bất hợp pháp gây

thiệt hại cho ngƣời khác.

12.3. Hình phạt

- Do lạm dụng: phạm nhân phải bị phạt tùy theo mức độ

nghiêm trọng của hành vi hay của việc thiếu sót (hình phạt bắt

207

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

buộc, nhƣng bất định), kể cả hình phạt bãi nhiệm, trừ khi

phạm nhân đã phải chịu hình phạt do luật hay mệnh lệnh hình

sự quy định cho một tội phạm đặc thù.

- Do chểnh mảng: phạm nhân phải chịu một hình phạt thích

đáng (hình phạt bắt buộc, nhƣng bất định).

208

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

CHƢƠNG 14

TỘI PHẠM NGỤY TẠO

1. TỘI CÁO GIAN CHA GIẢI TỘI

1.1. Giáo luật

Điều 1390 :

§1. Ngƣời nào cáo gian một cha giải tội với Bề trên trong Giáo

Hội về tội phạm đƣợc nói đến ở điều 1387, thì bị vạ cấm chế tiền

kết, và nếu ngƣời ấy là giáo sĩ, thì còn bị vạ huyền chức nữa.

§2. Ngƣời nào cáo gian với Bề trên trong Giáo Hội về một tội

phạm nào khác, hoặc làm hại thanh danh của tha nhân bằng

cách nào khác, thì có thể phải chịu một hình phạt thích đáng, kể

cả bị phạt vạ.

§3. Ngƣời vu khống cũng có thể bị cƣỡng bức phải bồi thƣờng

tƣơng xứng.

1.2. Giải thich

Điều 1390 không chỉ bàn tới tội “cáo gian” (§1), nhƣng cả tội “làm

hại thanh danh của tha nhân bằng cách nào khác” (§2).

Từ “khác” cho phép chúng ta hiểu là những tội dụ dỗ hối nhân

phạm tội nghịch điều răn thứ sáu của Thập Giới trong khi giải tội,

nhân dịp giải tội, hay viện cớ giải tội mà điều 1387 đã nêu lên cũng

làm hại thanh danh ngƣời khác. Điều đó cho phép chúng ta xếp ba

loại tội đƣợc kể ra ở điều 1390 đều là tội “làm hại thanh danh của

tha nhân”.

- Điều 1390, §1: tội thứ nhất “làm hại thanh danh của tha

209

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

nhân” là tố cáo gian một cha giải tội về tội phạm nghịch điều

răn thứ sáu theo ngôn ngữ của điều 1387. Việc tố cáo này phải

đƣợc thực hiện trƣớc Bề trên Giáo Hội có thẩm quyền.

- Điều 1390, §2: dự kiến tội cáo gian cha giải tội về một tội

khác cũng là tội “làm hại thanh danh của tha nhân”.

- Điều 1390, §3: Giáo luật còn dự kiến là ngƣời cáo gian phải

sửa chữa, bồi thƣờng cân xứng với sự nghiêm trọng của tội

phạm.

Có ba hoàn cảnh cấu thành tội phạm:

- Tố cáo trƣớc Bề trên Giáo Hội.

- Tố cáo về tội xúi giục phạm tội nghịch điều răn thứ sáu của

Thập Giới.

- Xúi giục trong tòa giải tội.

1.3. Hình phạt

- Nếu việc tố cáo không hữu hiệu, thì tội chƣa hoàn thành và

vẫn ở trên bình diện mƣu toan (x. đ. 1328, §1).

- Nếu việc tố cáo đã hữu hiệu trƣớc Bề trên có thẩm quyền,

phạm nhân phải chịu hình phạt :

o Giáo dân: cáo gian cha giải tội về tội dụ dỗ hối nhân phạm

tội nghịch điều răn thứ sáu phải bị vạ cấm chế tiền kết.

Giáo dân cáo gian cha giải tội về tội khác: phải chịu một

hình phạt thích đáng, kể cả bị phạt vạ.

o Giáo sĩ: cáo gian cha giải tội về tội dụ dỗ hối nhân phạm

tội nghịch điều răn thứ sáu phải bị vạ huyền chức tiền kết

(x. đ. 1334, §2).

210

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

2. GIẢ MẠO TÀI LIỆU GIÁO HỘI

2.1. Giáo luật

Điều 1391 :

Những ngƣời sau đây có thể phải chịu một hình phạt thích đáng,

tùy theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm:

10 ngƣời giả mạo một công văn của Giáo Hội, hay sửa đổi,

thủ tiêu, cất giấu một tài liệu chính thức, hoặc sử dụng một tài

liệu giả mạo hay đã bị sửa đổi;

20 ngƣời sử dụng một tài liệu khác, giả mạo hoặc đã bị sửa

đổi, trong một sự việc thuộc Giáo Hội;

30 ngƣời khẳng định một điều ngụy tạo trong một công văn

thuộc Giáo Hội.

2.2. Giải thích

Điều 1391 nói đến nhiều tội giả mạo tài liệu.

- Điều 1391, 10 nêu ra năm tội danh giả mạo tài liệu công của

Giáo Hội:

o Giả mạo một công văn của Giáo Hội.

o Sửa đổi một tài liệu chính thức.

o Thủ tiêu một tài liệu chính thức.

o Cất giấu một tài liệu chính thức.

o Sử dụng một tài liệu giả mạo hay đã bị sửa đổi.

Theo điều 1540, §1: tài liệu công của Giáo Hội là tài liệu

đƣợc soạn thảo do một viên chức thi hành trách nhiệm trong

Giáo Hội, trong khi vẫn tuân giữ những hình thức do luật quy

định.

- Điều 1391, 20 bàn về việc sử dụng một tài liệu khác giả mạo

hay đã bị sửa đổi – không phát xuất từ Giáo Hội – và không

211

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

nhất thiết là một tài liệu công, chẳng hạn nhƣ bản hợp đồng

mua và bán tài sản của Giáo Hội, trong những vụ việc của

Giáo Hội, chẳng hạn nhƣ trong một phiên toàn của Giáo Hội.

Điều 1391, 30 nói về sự khẳng định một điều sai trong một tài liệu

công của Giáo Hội, hoặc bằng cách lồng vào một sai lầm bằng việc

gian lậu, hoặc bằng cách che đậy một sai lầm bằng việc gian lậu,

hoặc bằng cách gian lậu.

2.3. Hình phạt

Phạm nhân có thể phải chịu một hình phạt thích đáng.

212

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

CHƢƠNG 15

TỘI PHẠM NGHỊCH VỚI CÁC NGHĨA VỤ ĐẶC BIỆT

1. TU SĨ KINH DOANH

1.1. Giáo luật

Điều 1392 :

Giáo sĩ hay tu sĩ hành nghề thƣơng mại hay kinh doanh nghịch

với những quy định của các điều luật, thì phải bị phạt, tùy theo

mức độ nghiêm trọng của tội phạm.

1.2. Giải thích

Điều 286 cấm giáo sĩ hành nghề thƣơng mại hay kinh doanh, do

chính mình hay qua những ngƣời khác, nhằm trục lợi cho bản thân

hoặc cho ngƣời khác, khi không có phép của nhà chức trách Giáo

Hội hợp pháp.

Các phó tế vĩnh viễn không bị luật này chi phối (đ. 288).

Các nữ tu cũng bị cấm (đ. 606).

Vì trong lãnh vực hình sự, phải giải thích theo nghĩa hẹp (đ. 18),

cho nên điều 672 và 1392 không chi phối các thành viên không là

giáo sĩ của một Tu đoàn tông đồ hay của một Tu hội đời, trừ khi

quy chế của Tu đoàn tông đồ hay của Tu hội đời cấm họ không

đƣợc kinh doanh.

Để bị phạt, các tội phạm đó phải thƣờng xuyên và không có phép

của Bề trên có thẩm quyền (x. đ. 286).

213

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

1.3. Hình phạt

Phải bị phạt, tùy theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Hình phạt

dự trù ở điều 1392 là bất định, cho nên thẩm phán hay Bề trên phải

xem xét tính quy trách của hành vi để áp dụng hình phạt hậu kết

tƣơng xứng với mức nghiêm trọng của tội phạm (x. đ. 1349).

2. KHÔNG TUÂN HÀNH HÌNH PHẠT

2.1. Giáo luật

Điều 1393 :

Ngƣời nào vi phạm các nghĩa vụ đƣợc áp đặt cho mình nhƣ là

hình phạt, thì có thể phải chịu một hình phạt thích đáng.

2.2. Giải thích

Điều 1393 dự kiến tội không tuân hành những nghĩa vụ đƣợc áp đặt

nhƣ là hình phạt, tức là những nghĩa vụ phát xuất do hình phạt. Đây

là điểm mới của Giáo luật 1983.

Điều 1351 buộc mọi tín hữu phải chấp hành hình phạt, trừ khi đang

ở trong hoàn cảnh đƣợc đình chỉ hình phạt theo các điều 1335,

1338, §3 và 1352.

2.3. Hình phạt

Phạm nhân có thể phải chịu một hình phạt thích đáng.

3. GIÁO SĨ MƢU TOAN KẾT HÔN

3.1. Giáo luật

Điều 1394 :

§1. Miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 194, §1, 30,

một giáo sĩ mƣu toan kết hôn, dù chỉ là hôn nhân dân sự, thì bị

vạ huyền chức tiền kết; nếu đƣơng sự không hối cải và vẫn tiếp

tục gây gƣơng xấu, sau khi đã bị cảnh cáo, thì có thể phải chịu

214

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

những hình phạt tƣớc đoạt càng ngày càng nặng, và kể cả việc

sa thải khỏi bậc giáo sĩ.

§2.Tu sĩ đã có lời khấn vĩnh viễn mà không phải là giáo sĩ, nếu

mƣu toan kết hôn, dù chỉ là hôn nhân dân sự, thì bị vạ cấm chế

tiền kết, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 694.

3.2. Giải thích

Điều 1394 nhằm bảo vệ tính cách bó buộc của luật độc thân (x. đ.

277 ; 599 ; 1037). Trong thực tế, tội phạm hệ tại ở một mƣu toan kết

hôn, bởi vì không thể có một hôn nhân theo Giáo luật do những

ngăn trở tiêu hôn đƣợc dự liệu trong các điều 1087-1088, và hôn

nhân dân sự không phải là một hôn nhân thành sự đối với ngƣời đã

đƣợc rửa tội. Mƣu toan kết hôn bao hàm một sự ƣng thuận đầy đủ

để kết hôn cách tự nhiên, và cho dù sự ƣng thuận này đƣợc trao đổi

theo một hình thức công khai, cũng vô hiệu về mặt Giáo luật do

những ngăn trở tiêu hôn, và cũng vô hiệu ngay cả khi đƣợc cử hành

theo hình thức Giáo luật đã đƣợc quy định. Điều đó diễn tả rằng

việc cử hành một hôn nhân dù chỉ là dân sự cũng đủ để cấu thành

tội phạm, bởi vì việc cử hành cho phép suy đoán đã có một sự ƣng

thuận hôn nhân thật sự, và do đó, cấu thành tội phạm.

Tu sĩ đã khấn trọn cũng bị quy tắc này chi phối (đ. 1088), nhƣng các

tu sĩ khấn tạm và các thành viên của Tu hội đời hay của Tu đoàn

tông đồ lại không bị chi phối bởi luật này.

Khác với Bộ Giáo luật cũ, điều 2388, Bộ Giáo luật mới không đề

cập đến ngƣời mà linh mục hay tu sĩ đã nhắm tới để mƣu toan kết

hôn.

Sau hết cũng nên lƣu ý là việc mƣu toan kết hôn cấu thành một bất

hợp luật để chịu chức (đ. 1041, §3), cũng nhƣ để thi hành chức

thánh (đ. 1044, §1, 30).

3.3. Hình phạt

- Giáo sĩ: bị bãi nhiệm giáo vụ (đ. 194, §1, 30) và bị vạ huyền

chức tiền kết.

215

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Nếu còn ngoan cố sau khi bị cảnh cáo, có thể phải chịu hình

phạt thục tội hậu kết, kể cả việc sa thải khỏi bậc giáo sĩ.

- Tu sĩ đã khấn vĩnh viễn mà không phải là giáo sĩ: phải bị vạ

cấm chế tiền kết, và bị trục xuất khỏi nhà Dòng (đ. 694, §1,

20).

4. GIÁO SĨ TƢ HÔN

4.1. Giáo luật

Điều 1395:

§1. Giáo sĩ nào tƣ hôn, ngoài trƣờng hợp đƣợc nói đến ở điều

1394, và giáo sĩ nào thƣờng xuyên ở trong một tội bề ngoài khác

nghịch giới răn thứ sáu của Thập Giới với gƣơng xấu, thì phải bị

phạt vạ huyền chức; và nếu còn tiếp tục phạm tội, sau khi đã bị

cảnh cáo, thì có thể phải tuần tự chịu thêm những hình phạt

khác, kể cả việc sa thải khỏi bậc giáo sĩ.

§2. Giáo sĩ nào thực hiện một tội phạm nghịch giới răn thứ sáu

của Thập Giới bằng một cách khác, nếu thực sự tội phạm đã

đƣợc thực hiện bằng vũ lực, hay với sự hăm dọa, hay cách công

khai, hay với một vị thành niên dƣới mƣời sáu tuổi, thì phải chịu

một hình phạt thích đáng, kể cả việc sa thải khỏi bậc giáo sĩ, nếu

trƣờng hợp đòi hỏi điều đó.

4.2. Giải thích

Điều 1395 dự kiến ba tội phạm của giáo sĩ nghịch điều răn thứ sáu:

1) Tƣ hôn: tức là có quan hệ tình dục thƣờng xuyên ngoài hôn

nhân giữa những ngƣời khác phái (thƣờng xuyên ái ân với nữ

giới). Nếu ái ân không thƣờng xuyên, thì đó chỉ là tội thông

dâm (x. đ. 18). Bộ Giáo luật không quy định là tội phạm phải

công khai hay không, nhƣng tƣ hôn kín đáo cũng đủ để bị

phạt rồi, cho dù không gây ra gƣơng mù. Chính tính cách

“thƣờng xuyên” cấu thành tội phạm.

216

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

2) Tất cả những lỗi bên ngoài nghịch điều răn thứ sáu mà giáo sĩ

phạm liên tục, bằng bạo lực hoặc đe dọa, kể cả với ngƣời

đồng tính, hoặc với những vị thành niên dƣới mƣời sáu tuổi,

và gây gƣơng xấu. Chính sự tái phạm thƣờng xuyên mà luật

nhắm tới.

Để cấu thành tội phạm, phải hội đủ ba điều kiện:

- Là tội phạm bên ngoài, chứ không phải trong tƣ tƣởng.

- Là tội phạm thƣờng xuyên, tức là nhiều hơn một lần.

- Là tội đã gây ra gƣơng xấu.

3) Tất cả những tội nghịch điều răn thứ sáu mà không có những

đặc tính của hai loại tội phạm vừa nói ở điều 1394, §1, chẳng

hạn nhƣ khăng khăng trong gƣơng xấu, nhƣng đã đƣợc thực

hiện bằng bạo lực, hoặc với sự đe doạ, hoặc cách công khai,

hoặc với vị thành niên.

Xem thêm:

- Tội phạm của tu sĩ (đ. 695).

- Tội phạm của nữ tu (đ. 606).

- Tội phạm của tu sĩ thuộc Tu hội đời (đ. 729).

- Tội phạm của tu sĩ thuộc Tu đoàn tông đồ (đ. 746).

- Hình phạt trục xuất khỏi Tu hội (đ. 695, §2).

4.3. Hình phạt

- Giáo sĩ tƣ hôn: bị phạt vạ huyền chức. Nếu còn ngoan cố,

có thể phải tuần tự chịu thêm những hình phạt khác, kể cả

việc sa thải khỏi bậc giáo sĩ.

- Giáo sĩ thƣờng xuyên phạm điều răn thứ sáu: bị phạt vạ

huyền chức. Nếu còn ngoan cố, có thể phải tuần tự chịu

thêm những hình phạt khác, kể cả việc sa thải khỏi bậc

giáo sĩ.

217

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

- Giáo sĩ thực hiện tội phạm điều răn thứ sáu bằng cách

khác: phải chịu một hình phạt thích đáng, kể cả việc sa thải

khỏi bậc giáo sĩ, nếu trƣờng hợp đòi hỏi điều đó.

5. LỖI NGHĨA VỤ CƢ TRÖ

5.1. Giáo luật

Điều 1396:

Ngƣời nào vi phạm nặng nghĩa vụ cƣ trú mà giáo vụ buộc phải

giữ, thì phải chịu một hình phạt thích đáng, kể cả việc bãi nhiệm

sau khi đã bị cảnh cáo.

5.2. Giải thích

Điều 1396 đề cập đến sự thƣờng xuyên vi phạm cách nghiêm trọng

nghĩa vụ cƣ trú gắn liền với một vài giáo vụ (x. đ. 1321, §1). Nghĩa

vụ này đƣợc áp đặt để giáo vụ của Giáo Hội đƣợc chu toàn trọn vẹn.

Những ngƣời phải giữ nghĩa vụ cƣ trú là Giám mục giáo phận (đ.

395, §1), Giám mục phó và phụ tá (đ. 410), cha sở (đ. 533, §§1 và

2), cha phó (đ. 550, §1), những linh mục đảm nhận cách liên đới

trách nhiệm mục vụ của một giáo xứ (đ. 533, §2, 10; x. đ. 517, §1).

Điều 283, §1 cấm giáo sĩ không đƣợc vắng mặt khỏi giáo phận

trong một thời gian đáng kể (x. đ. 18).

5.3. Hình phạt

- Hình phạt dự kiến trong điều 1396 là hậu kết: phải chịu

một hình phạt thích đáng.

- Nhà lập pháp cũng không loại trừ hình phạt bãi nhiệm khỏi

giáo vụ (đ. 196), nếu còn ngoan cố sau khi đã bị cảnh cáo

(x. đ. 1339, §§1 và 3).

218

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

CHƢƠNG 16

TỘI PHẠM CHỐNG LẠI SỰ SỐNG VÀ TỰ DO

CỦA CON NGƢỜI

1. SÁT NHÂN

1.1. Giáo luật

Điều 1397 :

Ngƣời nào phạm tội sát nhân, hoặc dùng vũ lực hay mƣu kế để

bắt cóc, hoặc giam giữ, hoặc hủy hoại thân thể, hoặc đả thƣơng

trầm trọng một ngƣời nào đó, thì phải chịu những hình phạt tƣớc

đoạt và cấm chế đƣợc nói đến ở điều 1336, tùy theo mức độ

nghiêm trọng của tội phạm; còn tội sát nhân phạm đến những

ngƣời đƣợc nói đến ở điều 1370, thì đƣơng sự phải chịu những

hình phạt do chính điều luật ấy quy định.

1.2. Giải thích

Bộ Giáo luật mới đơn giản hóa những quy định của Bộ Giáo luật cũ

(đ. 2353-2354).

Điều 1397 bàn về nhiều tội danh:

- Sát nhân.

- Dùng vũ lực hay mƣu kế để bắt cóc.

- Giam giữ.

- Hủy hoại thân thể.

- Đả thƣơng trầm trọng ngƣời khác.

Trong thực tế, phạm nhân thực hiện những tội danh nêu trên đều bị

219

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

chính quyền dân sự trừng phạt rồi, Giáo Hội không muốn họ bị phạt

hai lần vì cùng một tội danh, cho nên không dùng biện pháp mạnh

đối với họ nữa. Giáo luật dự kiến phạm nhân phải chịu hình phạt

tƣớc đoạt hay cấm đoán giữa những hình phạt thục tội của những

hình phạt này là hậu kết. Nhƣng trƣờng hợp mƣu sát Đức Giáo

Hoàng, Giám mục, giáo sĩ hay tu sĩ, thì đƣợc đề cập đến trong điều

1370, tùy trƣờng hợp.

Tội sát nhân và hủy hoại thân thể cách nghiêm trọng tạo nên một

bất hợp luật để chịu chức (đ. 1041, 40 và 5

0), cũng nhƣ để thi hành

thánh chức (đ. 1044, §1, 30).

Đối với thành viên Hội dòng thánh hiến hay một Tu đoàn tông đồ,

những tội phạm của điều 1397 kéo theo, do chính sự kiện, việc sa

thải khỏi Tu hội hay Tu đoàn (đ. 695; 729; 746).

1.3. Hình phạt

Tội sát nhân, tội dùng vũ lực hay mƣu kế để bắt cóc, tội giam giữ,

tội hủy hoại thân thể, tội đả thƣơng trầm trọng một ngƣời nào đó:

phạm nhân phải chịu những hình phạt tƣớc đoạt và cấm chế đƣợc

nói đến ở điều 1336.

2. PHÁ THAI

2.1. Giáo luật

Điều 1398 :

Ngƣời nào thi hành việc phá thai và nếu việc phá thai có hiệu

quả, thì bị vạ tuyệt thông tiền kết.

2.2. Giải thích

“Thi hành việc phá thai” có nghĩa là “muốn việc phá thai cách trực

tiếp và cố ý và dùng những phƣơng tiện hữu hiệu để gây ra việc phá

thai, hoặc bằng một sự cộng tác thể lý, hoặc bằng một sự cộng tác

220

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

luân lý”33

.

Điều 1398 nói đến việc phá thai đã đƣợc nhắm tới cách hữu ý và

với mƣu kế. Tội phạm này chỉ bị phạt nếu có hiệu quả. Mƣu toan

phá thai hoặc phá thai không có hiệu quả vì một lý do độc lập với ý

muốn thì không đủ để cấu thành tội phạm phá thai.

Khác với các sơ đồ soạn thảo, Bộ Giáo luật hiện hành dự trù vạ

tuyệt thông tiền kết cho tội phạm phá thai (chứ không phải là vạ

cấm chế). Sự thay đổi này làm nổi bật ý muốn của nhà lập pháp là

phải nghiêm khắc chống lại tội phạm phá thai, bởi vì một hình phạt

hậu kết sẽ ít hiệu nghiệm hơn để chống lại tội phạm phá thai, mà tội

phạm này thƣờng là tội kín hoàn toàn34

.

Ngày 19-1-1988, Ủy ban giải thích Giáo luật đã tuyên bố:

“Sự phá thai bao gồm cả việc trục thai non ra khỏi lòng mẹ,

cũng nhƣ việc tiêu hủy thai còn ở trong bụng mẹ, bất kỳ thời gian

thụ thai là bao lâu” (AAS 80, 1988, tr. 1818).

Chủ thể của tội phá thai là: bác sỹ, y tá phá thai, những cộng tác

viên phá thai, ngƣời mẹ có thai.

2.3. Hình phạt

Phá thai có hiệu quả: phạm nhân phải bị vạ tuyệt thông tiền kết.

Những ngƣời đồng lõa thiết yếu cũng bị phạt vạ tuyệt thông tiền kết

(đ. 1329, §2).

Hơn nữa, tội phạm phá thai cấu thành bất hợp luật để chịu chức (đ.

1041, 40), cũng nhƣ để thi hành chức thánh (đ. 1044, §1, 3

0).

Nếu tác giả tội phạm là tu sĩ của Hội dòng thánh hiến (đ. 695), Tu

33 Ngày 19-01-1988, Ủy Ban giáo hoàng giải thích Giáo luật đã xác định rằng việc phá thai theo điều 1398 không chỉ có nghĩa là loại bỏ một bào thai chưa thành thục, nhưng còn là giết chết bào thai bằng bất cứ phương thế nào và dù ở bất cứ thời gian nào từ sau khi thụ thai *x. AAS 80 (1988), tr 1818].

34 Comm. 9 (1977), tr 317.

221

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

hội đời (đ. 729), hay Tu đoàn tông đồ (đ. 746), thì hình phạt là việc

trục xuất.

3. QUY TẮC TỔNG QUÁT

3.1. Giáo luật

Điều 1399:

Ngoài những trƣờng hợp do luật này hay những luật khác ấn

định, sự vi phạm bề ngoài một luật Thiên Chúa hay một luật

Giáo Hội chỉ có thể bị một hình phạt thích đáng, khi tính cách

nghiêm trọng đặc biệt của sự vi phạm đòi hỏi một sự trừng phạt,

và khi có nhu cầu thúc bách phải phòng ngừa hay sửa chữa

những gƣơng xấu.

3.2. Giải thích

Sau khi đề cập đến những hình phạt đƣợc dự trù cho những tội

phạm đặc biệt, Giáo luật đƣa ra quy tắc tổng quát trong điều 1399

với nhiều giới hạn: mọi sự vi phạm luật Thiên Chúa hay luật Giáo

Hội đều có thể bị trừng phạt, tuy nhiên Giáo Hội chỉ ra những hình

phạt tƣơng xứng với tội phạm, bởi vì tính cách nghiêm trọng của tội

phạm đòi hỏi phải trừng phạt, và khi ra những hình phạt nhƣ thế,

Giáo Hội chỉ nhắm ba mục đích chữa trị, thục tội và phòng ngừa.

222

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

223

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

CHƢƠNG 17

DIỄN TIẾN MỘT VỤ ÁN HÌNH SỰ

Đây là một vụ lừa đảo (xảy ra trƣớc năm 1983).

Kết quả của vụ tố tụng: một linh mục đã bị tòa án Giáo Hội kết án.

I. MỞ PHIÊN TÕA

1. Đơn khiếu nại của giáo dân

Sự việc bắt đầu bằng những đơn khiếu nại của giáo dân tố cáo

một linh mục đƣợc gửi cho Giám mục giáo phận X. Những đơn

này do nhiều giáo dân trong giáo phận trình lên. Họ tố cáo một

linh mục đã mƣợn tiền của họ mà không hoàn trả.

2. Điều tra

Sau khi nhận đơn, Giám mục giáo phận quyết định giao cho

Giám mục phụ tá mở cuộc điều tra trƣớc.

Việc điều tra nhằm mục đích xác nhận lý do khiếu nại và sự

ngoan cố của vị linh mục sau nhiều lần cảnh cáo. Linh mục biểu

lộ sự lo lắng trong cách ứng xử từ khi Giám mục cố gắng khuyên

ngài cải thiện và sửa chữa những lỗi lầm, nhƣng vô ích. Giám

mục đã đích thân và nhờ ngƣời trung gian can thiệp.

Cuộc điều tra về mặt hành chánh đã thu thập đƣợc những bằng

chứng: giấy công nhận nợ nần do linh mục Y ký tên, việc buôn

bán bổng lễ có thể quy trách cho linh mục này.

224

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Cuộc điều tra cũng cho thấy các nạn nhân, vì kính trọng Giáo

Hội, đã từ chối đƣa sự việc ra trƣớc tòa án dân sự.

3. Lệnh khởi sự tố quyền hình sự

Giám mục xác nhận tố quyền hình sự chƣa hết thời hiệu, cho nên

đã ra lệnh cho công tố viên khởi sự tố quyền qua lá thƣ sau:

“Sau những đơn khiếu nại mới, chính tôi đã gặp linh mục Y

rất lâu, hoặc khi tâm sự riêng, hoặc trƣớc sự hiện diện của

các nhân chứng. Sau khi đã cảnh cáo ngài nặng nề, tôi đã

chấp thuận cho ngài một cơ hội cuối cùng để cứu mình. Tôi

đã xin ngài nộp danh sách đầy đủ những món nợ trƣớc mặt

các nhân chứng, và viết những lời cam kết cụ thể liên quan

đến cách cƣ xử trong tƣơng lai”.

Giám mục không chỉ rõ những cam kết nào.

Linh mục Y đã ký vào bản cam kết đó sau một hồi suy nghĩ.

“Nhƣng khốn thay, điều xảy ra là những cam kết đó đã không

đƣợc thực hiện, và những đơn khiếu nại mới đã đƣợc đệ

trình…

Trƣớc một tình huống nhƣ vậy và theo ý kiến nhất quán của

Ban Tƣ Vấn Giám mục, tôi buộc phải chuyển hồ sơ của sự

kiện đau đớn này cho ông35

, xin ông cho biết kết quả pháp lý

sớm nhất, vì sự thiệt hại nghiêm trọng đã gây ra cho những

nguời thứ ba và guơng xấu có nguy cơ bùng ra trong Giáo

Hội”.

Bức thƣ này biểu lộ sự quan tâm mục vụ của quyền hành Giáo

Hội để đƣa phạm nhân trở về đƣờng ngay nẻo chính.

Phù hợp theo luật, bức thƣ nêu rõ là Đấng bản quyền đã ra lệnh

cho công tố viên khởi sự vụ kiện. Chắc chắn trong trƣờng hợp

này, các nạn nhân đã góp phần vào việc khởi sự vụ kiện ở tòa.

35 Công tố viên.

225

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Vụ kiện này đã diễn ra vì sự nài nỉ của những ngƣời khiếu nại là

những con chiên ngoan đạo.

Ngay từ đó, ngƣời tranh chấp và tội phạm đƣợc liên kết với

nhau.

4. Đơn tố cáo

Dựa vào thƣ của Giám mục, công tố viên gửi cho tòa án giáo

phận một đơn tố cáo chống lại linh mục Y.

Dựa vào đơn tố cáo, công tố viên xuất trình những yếu tố của

cuộc điều tra do Giám mục phụ tá thực hiện. Đơn tố cáo và

những yếu tố của cuộc điều tra là bằng chứng của một “tội phạm

hiển nhiên”.

Nhƣng nếu bằng chứng của tội phạm đã không thể chối cãi đƣợc,

có cần phải xem xét tính tội lỗi của tác nhân không? Công tố

viên không đặt câu hỏi này. Không phải lúc để đặt câu hỏi trong

đơn tố cáo, và công tố viên đã kết luận:

“Do đó, tôi tố cáo linh mục Y đã mƣợn những khoản tiền quan

trọng và không có khả năng trả lại, và trong khi khoe khoang

để có đƣợc những khoản mƣợn này, linh mục Y đã không có

trách nhiệm về mặt tài chánh.

Tôi xin nội các của tòa án của ngài cho biết chính xác những

thủ đoạn và những thiệt hại mà các chủ nợ phải gánh chịu, và

phải áp dụng cho linh mục Y những hình phạt đã đƣợc luật dự

kiến, để sửa chữa gƣơng xấu đã gây ra, và để cho những việc

đó không thể xảy ra nữa.

Liên kết với những sự kiện này, có những nghi ngờ nghiêm

trọng về tính hợp thức của việc xin lễ. Tiền bạc liên quan đến

vấn đề này để trong tập hồ sơ đính kèm. Cho nên tôi xin tòa

thẩm cứu về căn cứ của việc xin lễ và việc sử dụng những quỹ

nhận đƣợc”.

226

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

II. THẨM VẤN VỤ KIỆN

1. Sắc lệnh thành lập tòa án

Đơn tố cáo đã không bị bác, do đó sắc lệnh thành lập tòa án đã

đƣợc chánh án tòa án giáo phận soạn thảo, để xét xử linh mục Y.

Linh mục Y bị tố cáo về tội “vay nợ không hoàn trả, chiếm đoạt

danh nghĩa, lạm dụng lòng tin và buôn bán bổng lễ”. Đó là lý do

kết tội hay nghi vấn để tranh luận.

Sắc lệnh thành lập năm thẩm phán và chỉ định một luật sƣ chiếu

theo chức vụ theo điều 1655, §1 của Giáo luật 1917 (x. đ. 1481,

§2 Giáo luật 1983).

2. Mệnh lệnh hình sự buộc cư trú ở một nơi

Giám mục ra lệnh cho Linh mục Y phải ở trong Tu viện TV đã

đƣợc chỉ định. Linh muc Y không đƣợc phép rời bỏ Tu viện TV

khi không có phép minh nhiên của tòa án giáo phận, nếu không

tuân theo thì sẽ bị huyền chức. Nhƣ vậy việc buộc cƣ trú đã đƣợc

thông báo cho linh mục Y dƣới hình thức một mệnh lệnh hình

sự.

3. Thông báo cho linh mục Y về việc mở phiên tòa

Việc mở phiên tòa (theo sắc lệnh mở cuộc thẩm vấn) đã đƣợc

thông báo cho linh mục Y.

4. Không có sự cáo tị (không thừa nhận) của thẩm phán

Ngƣời bị buộc tội không cáo tị thẩm phán nào cả.

5. Xác định nghi vấn

Ngƣời bị buộc tội chấp nhận nghi vấn.

6. Thẩm vấn người bị buộc tội

Sắc lệnh mở cuộc thẩm vấn cho phép thẩm phán (do tòa án chỉ

định) thẩm vấn ngƣời bị buộc tội tại Tu viện TV.

227

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Trong khi thẩm vấn, ngƣời bị buộc tội nhìn nhận món nợ ƣớc

tính vào thời điểm bấy giờ là 800 triệu đồng (tiền hiện nay).

Để biện hộ cho mình, ngƣời bị buộc tội khai rõ là mình mang nợ

vì cờ bạc. Ông nghĩ rằng mình không buôn bán bổng lễ, mặc dù

ông đã thú nhận mình đã nhận 245 bổng lễ để dâng trong một

tháng. Ông không thể xuất trình sổ lễ.

7. Các người khiếu nại lắng nghe

Sau đó, thẩm phán thuyết phục triệu tập và lắng nghe những

ngƣời khiếu nại.

Việc lắng nghe cho phép đƣa đến những kết luận sau. Thẩm phán

thống kê thêm nhiều giấy chứng nhận nợ nần do ngƣời bị buộc

tội ký, cập nhật nhiều lễ không bảo chứng đối với một số tiền lớn

là một trăm triệu đồng.

8. Giám định viên tâm thần

Trong khi thẩm vấn, luật sƣ xin cho thân chủ của mình một giám

định viên tâm thần và đã đƣợc thân chủ đồng ý.

Giám định viên tâm thần đƣợc chỉ định cách hợp thức, đã tƣờng

trình, sau khi tham khảo linh mục Y, để trả lời những câu hỏi do

thẩm phán đƣa ra.

Bản kết quả giám định ghi rõ là đƣơng sự “có những xáo trộn rất

lớn và bị mất quân bình về mặt tình cảm, tƣơng tự nhƣ những

biến chất tâm lý đƣợc biểu lộ nơi ngƣời mắc bệnh nhân cách36

36 Bệnh rối loạn nhân cách (Psychopathie): Bệnh rối loạn nhân cách được biểu lộ bằng một thái độ phản xã hội, một sự thiếu hối hận và cách ứng xứ thiếu nhân bản. Bệnh này được coi như một hình thức của đời sống tội phạm và thất thường.

228

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

nặng theo cấu trúc của bệnh bịa chuyện37

. Những dự án mà linh

mục Y khoe khoang để sửa chữa lỗi lầm thì thuần túy tƣởng

tƣợng và biểu lộ một sự vô tri hoàn toàn về những thực tại căn

bản nhất. Ông không rụt rè và vô cảm trƣớc mọi can thiệp của

giáo quyền, và nếu ngƣời ta không thể kết luận ông vô trách

nhiệm hoàn toàn, thì ngƣời ta cũng phải chấp nhận rằng tinh

thần trách nhiệm của ông rất thấp do cấu trúc của bệnh bịa

chuyện của ông, có nghĩa là một ngƣời mắc bệnh nhân cách,

biểu lộ ra trong những sự tái phạm chắc chắn, nhƣ những lời

hứa mà ông đã bày tỏ”.

Trong phần kết luận, giám định viên tuyên bố rằng ông ta mắc

bệnh khuyết tật tâm lý. Giám định viên cũng đề nghị tòa án cho

ông ta trở về tình trạng giáo dân (tức là hồi tục). Giám định viên

đề nghị bảo trợ ngƣời có lỗi và dự kiến việc mất khả năng dân

sự38

.

9. Sắc lệnh kết thúc thẩm vấn

Giám định xong, giám định viên nộp bản kết luận, thẩm phán ra

sắc lệnh kết thúc thẩm vấn.

37 Bệnh bịa chuyện (Mythomanie): Người bị bệnh bịa chuyện thường cố { cho những thông tin sai lạc mà không sợ hãi gì cả, từ đó dẫn đến những hậu quả tai hại, nhất là phán đoán sai lạc, đối với đời sống của cá nhân mình và của những người chung quanh. Bệnh này có thể thấy nơi những bệnh nhân bị rối loạn tâm thần. Những bệnh nhân bị rối loạn nhân cách cũng thường nói láo trong đời sống để lợi dụng những người chung quanh.

38 Khả năng dân sự.

Khả năng dân sự là khả năng thi hành những luật dân sự. Một người có thể phải chứng minh ở ngân hàng hay trước chinh quyền là mình có khả năng thi hành luật dân sự. Thường thì người có quyền giám hộ cấp giấy chứng nhận khả năng dân sự.

229

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

III. TRANH LUẬN VỤ ÁN

1. Lời buộc tội của công tố viên

Luật sƣ của linh mục Y xin công tố viên đọc bản buộc tội trƣớc

khi thông qua lời biện hộ.

Công tố viên tự nguyện chấp nhận lời thỉnh cầu. Lƣu ý là từ khi

Bộ Giáo luật mới có hiệu lực, ngƣời bị buộc tội hoặc luật sƣ của

ngƣời này có quyền nói sau cùng trong cuộc tranh luận vụ án,

nếu họ xin, khác với điều đã đƣợc dự kiến trong vụ án hộ sự

thông thƣờng (đ. 1725).

Công tố viên sọan thảo bản nhận xét yêu cầu áp dụng hình phạt

sa thải khỏi bậc giáo sĩ. Công tố viên đề nghị các chủ nợ kiện ở

tòa đời để ngƣời bị buộc tội mất khả năng dân sự của mình. Sau

cùng, công tố viên ƣớc mong ngƣời bị buộc tội đƣợc sự giám sát

của y khoa.

2. Biện hộ của luật sư

- Luật sƣ đã bị thuyết phục bởi tính khách quan của các sự kiện

đƣợc ghi lại nhờ cuộc thẩm vấn và đƣợc thân chủ mình công

nhận.

- Luật sƣ lấy làm tiếc vì những lời cảnh cáo gửi cho linh mục Y

đã không đƣợc trình bày cách rõ ràng hơn và mang tính răn đe

hơn.

- Ông nhấn mạnh rằng, qua những kết luận của giám định viên,

tội lỗi của linh mục Y phải đƣợc giảm nhẹ. Ông viết:

“Chứng bịa chuyện của bị cáo có nét đặc trƣng là khó thực

hiện cái hiện tại và khuynh hƣớng sống trong một tƣơng lai

đƣợc dựng nên, và theo cách vô cớ, tƣởng tƣợng, không kể

đến quá khứ. Và dƣới ảnh hƣởng này mà linh mục Y trở

thành một tên lừa đảo”.

230

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Trong những điều kiện này, luật sƣ đã gợi ý để tòa án xác

nhận là tinh thần trách nhiệm của linh mục Y rất thấp. Ông

ƣớc mong các thẩm phán không tuyên kết một hình phạt “trả

thù” vĩnh viễn, mà ngày nay ngƣời ta gọi là hình phạt “thục

tội”.

- Trong những gì liên quan đến việc sửa chữa lỗi lầm gây ra

cho những ngƣời khác, luật sƣ để cho tòa án quyết định theo

cách tốt nhất.

Lƣu ý là nếu vụ án xảy ra sau khi bộ Tân Giáo luật đƣợc phổ

biến, luật sƣ có thể viện dẫn điều 1322. Theo ngôn từ của điều

này:

“Những ngƣời thƣờng xuyên không sử dụng đƣợc trí khôn,

thì dù họ vi phạm luật hay mệnh lệnh trong khi họ có vẻ

sáng suốt, họ cũng đƣợc kể là ngƣời không có khả năng

phạm tội”. Nhƣng vào thời đó, điều 2201 của Giáo luật

1917 không cho phép biện hộ về sự thiếu khả năng thực

hiện tội phạm đối với những ngƣời thƣờng xuyên không sử

dụng đủ trí khôn. Luật hiện hành và phần nhiều án lý

không nhìn nhận sự thiếu khả năng đối với ngƣời có tội

đang chịu một sự xáo trộn nội sinh thực hiện một tội phạm.

IV. BAN HÀNH BẢN ÁN

1. Thảo luận của tòa án (nghị án)

Công tố viên không thêm gì vào bản biện hộ của luật sƣ, các

thẩm phán nghị án để đi đến một sự nhất trí trong bản án. Thật

vậy mỗi bản án đƣợc ban hành sau một thời gian dài suy nghĩ

chung, ở đó mỗi thẩm phán trình bày sự phán đoán của mình

bằng văn bản theo sự xác tín riêng tƣ của mình.

2. Bỏ phiếu và ban hành bản án

- Các thẩm phán bỏ phiếu và kết án linh mục Y bị sa thải khỏi

bậc giáo sĩ (Giáo luật 1917 nói đến việc truất phế các giáo sĩ,

với tất cả những hậu quả đƣợc luật dự kiến. Xem điều 2303

231

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

của Giáo luật 1917). Hình phạt này cấm vĩnh viễn linh mục Y

thi hành tác vụ của mình “trong một thời gian bất định”. Nhƣ

vậy Linh mục Y đã mất quyền tài phán, nhƣng không mất

quyền thánh chức.

- Linh mục Y cũng bị kết án phải đóng góp tối đa vào việc bồi

thƣờng cho các chủ nợ của mình.

- Hơn nữa, linh mục Y buộc phải cƣ trú tại một bệnh viện tâm

thần tƣ.

- Rốt cuộc, linh mục Y không thể thi hành tác vụ linh mục nữa.

Nếu ông có thể cử hành thành sự bí tích Thánh Thể, thì việc

cử hành vẫn bất hợp pháp. Linh mục Y chỉ có thể ban phép

giải tội hợp pháp và thành sự cho bệnh nhân trong cơn nguy

tử (x. đ. 882 Giáo luật 1917, so sánh với đ. 976 Giáo luật

1983). Hình phạt “thục tội” mà linh mục Y phải chịu cấm ông

không đƣợc giữ một giáo vụ hay nhiệm vụ Giáo Hội nào…

Hình phạt nhằm mục đích sửa chữa công khai trật tự Giáo Hội

bị tổn thƣơng do tội phạm.

3. Thông báo bản án

Tòa án giáo phận thông báo cho những ngƣời khiếu nại (nguyên

đơn).

Tuy nhiên, Đấng bản quyền có bổn phận chu cấp cho cuộc sống

của linh mục Y bị phạt, nếu cần thiết (x. đ. 2229, §3 và 2303

Giáo luật 1917, so sánh với đ. 1350 Giáo luật 1983), cho nên

linh mục Y đƣợc mời về sống trong Tu Viện TV là nơi đã tiếp

nhận ông trong khi chờ đợi một bác sĩ bảo lãnh.

V. KHÁNG ÁN

Linh mục Y không kháng án trong hạn kỳ hợp pháp. Nhƣ thế bản án

đã mang tính quyết định.

232

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

KẾT LUẬN

Chẳng may sau đó không lâu, linh mục Y thực hiện một cuộc tấn

công có vũ khí tại một văn phòng bƣu điện có rất đông ngƣời lui

tới! Ông ta bị tòa đại hình Z kết án chín năm tù giam.

Về phần những chủ nợ, họ tuần tự đƣợc hoàn trả lại nhờ nguồn vốn

của giáo phận. Giám mục cũng bán một phần tài sản cá nhân của

mình để đài thọ vào đó. Cuối cùng, nhiều linh mục đƣợc mời dâng

những thánh lễ mà linh mục Y đã không hoàn trả lại đƣợc.

*

233

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

CHƢƠNG 18

GIẢI VẠ TUYỆT THÔNG TIỀN KẾT

trong trƣờng hợp phá thai có hiệu quả (đ. 1398)

Đứng trƣớc hoàn cảnh một tín hữu vô cùng hối hận về tội phá thai

và ƣớc mong đƣợc xƣng tội để lãnh ơn tha thứ của Thiên Chúa, các

vị mục tử phải xử sự thế nào? Các ngài phải làm gì?

Cha giải tội có thể giải vạ cho ngƣời tín hữu này khi họ xin không? Và nếu ngài giải vạ đƣợc thì phải có những điều kiện gì?

Hơn nữa, vì hối nhân là cũng một phạm nhân. Hối nhân chỉ đƣợc xá

giải trong khi lãnh nhận bí tích Giải tội, hay hối nhân còn đƣợc xá

giải cách khác đƣợc dự kiến trong luật không? Hình phạt có đƣợc

tha cùng một lúc với tội phạm không?

Nếu không đƣợc lẫn lộn giữa hai việc xá giải này, thì cha giải tội có

đƣợc ban cùng một lúc cho ngƣời xin không hay phải ban riêng?

Để trả lời cho trƣờng hợp này luôn là vấn đề thời sự, và để sứ mạng

của linh mục đƣợc bảo đảm, thiết tƣởng nên đặt hai câu hỏi rõ ràng

hơn:

- Hình phạt đã bị mắc chƣa?

- Ai có thể tha hình phạt này?

1. HÌNH PHẠT ĐÃ BỊ MẮC CHƢA?

1.1. Yếu tố pháp định của tội phạm

1) Phá thai có hiệu quả là tội và là tội phạm

Cha giải tội phải nhắc lại cho phạm nhân biết là đối với Giáo Hội,

phá thai vừa là một tội, vừa là một tội phạm.

234

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Cha giải tội phải cắt nghĩa cho phạm nhân biết tội phạm hệ tại ở

điều gì? Bản chất của tội phạm là gì? Đâu là những yếu tố cấu thành

tội phạm? Cha giải tội cắt nghĩa bằng cách chú giải điều 1398 về

định nghĩa của tội phạm và về việc xác định hình phạt áp dụng cho

phạm nhân.

Nếu phá thai không có hiệu quả, nghĩa là nếu phá thai không thành

công, thì không có tội phạm theo Giáo luật. Cũng vậy, ngƣời chỉ tán

thành việc phá thai có hiệu quả không phải là ngƣời mắc tội phạm

đƣợc dự kiến ở điều 1398.

Theo ngôn ngữ của điều 1398, chỉ có ngƣời “gây ra” việc phá thai

có hiệu quả, nhƣ tác giả chính hoặc nhƣ đồng phạm mới bị phạt.

2) Hình phạt là vạ tuyệt thông tiền kết không dành riêng

Điều 1398 quy định rằng phá thai có hiệu quả bị phạt vạ tuyệt thông

tiền kết không dành riêng cho Tòa Thánh.

Cha giải tội phải cắt nghĩa cho phạm nhân biết bản chất và tầm quan

trọng của hình phạt đã bị mắc.

Hình phạt này là một hình phạt “chữa trị”. Đó là một vạ tiền kết,

tức là một hình phạt bị mắc ngay lập tức (ipso facto) ngay khi thực

hiện tội phạm, mà không cần xét xử, không cần sắc lệnh trƣớc,

không cần sự can thiệp của thẩm phán hay của Đấng bản quyền.

Cha giải tội phải nhắc lại sự phân biệt giữa:

- Hình phạt hậu kết đƣợc công bố bằng một bản án tƣ pháp

theo sau một vụ kiện, hoặc bằng một sắc lệnh ngoài tòa của

Đấng bản quyền theo sau một vụ tố tụng hành chánh.

- Và những hình phạt tiền kết bị mắc ngay lập tức (ipso

facto) mà không cần phải có bản án hoặc sắc lệnh trƣớc.

3) Luật hình sự phải đƣợc giải thích theo nghĩa hẹp

Cha giải tội phải nhớ là những luật hình sự phải đƣợc giải thích theo

nghĩa hẹp và nên chấp nhận việc giải thích nhẹ nhàng nhất đối với

phạm nhân.

235

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

1.2. Yếu tố khách thể của tội phạm

Cha giải tội phải quả quyết rằng phạm nhân, lúc ở đoạn đƣờng tới

hành động, đã thật sự thành công trong việc phá thai. Nếu việc phá

thai “đƣợc thực hiện” nhƣ thế, thì là tội phạm. Trái lại, nếu việc phá

thai là ngẫu nhiên hoặc nếu chỉ là mƣu toan không kết quả, thì

không là tội phạm, nên cũng không có hình phạt.

1.3. Yếu tố luân lý của tội phạm

1) Yếu tố luân lý nói chung

Tiếp đến, cha giải tội phải thẩm định xem hối nhân có trách nhiệm

nặng đối với tội phạm không.

Luật dự kiến điều đƣợc xem là nặng (nghiêm trọng) ở đây là tính

quy trách theo nghĩa hẹp (hay tình huống đặt hành vi có tính tội

phạm trên sự tính toán của hối nhân).

Cha giải tội cũng phải biết rõ tội lỗi của phạm nhân. Tội lỗi phải

chắc chắn: đƣợc biểu lộ qua một hành vi tích cực của ý chí từ phía

phạm nhân, với đầy đủ ý thức hành động chống lại luật.

Cho nên cha giải tội phải quan sát xem, khi hành động, chủ thể có ý

lừa dối không, hoặc có cố ý phạm một lỗi lầm biểu lộ rõ ràng ý

muốn cố tình vi phạm luật không.

Vì mục đích ấy, cha giải tội có thể hỏi phạm nhân nhƣ sau:

“Con có biết là tội con đã phạm, khi tội hoàn thành, đối với Giáo

Hội là một tội phạm bị phạt vạ tuyệt thông không?”

Vì chắc chắn tội phạm có thể đƣợc quy trách cho ngƣời tín hữu, dù

họ không phải là ngƣời có tội theo Giáo luật.

Phải lƣu ý đến điều 1321, §3, theo đó “một khi đã có sự vi phạm

bên ngoài, thì việc quy trách đƣợc suy đoán, trừ khi đã rõ cách

khác”.

Sau khi trao đổi với đƣơng sự, cha giải tội phải cân nhắc xem đƣơng

sự có tội hay không, nếu đƣơng sự biện minh đƣợc mình ở trong

236

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

một hoàn cảnh giảm khinh, hoặc ngƣợc lại, ở trong một hoàn cảnh

gia trọng.

Cha giải tội quyết định theo luật và theo sự xác tín riêng tƣ của

mình.

2) Sự tha thứ hợp pháp hay hoàn cảnh giảm khinh

Cha giải tội phải cứu xét xem hối nhân có bào chữa bằng những lý

do giảm khinh hoàn toàn hay một phần trách nhiệm không. Những

lý do này cho phép kết luận:

- Hoặc thiếu hoàn toàn tính quy trách của tội phạm.

- Hoặc loại bỏ một phần tính quy trách.

- Hoặc sự cần thiết giảm nhẹ hoặc loại bỏ luôn hình phạt.

Nếu cha giải tội, lƣu ý đến những luận cứ và biện minh do hối nhân

đƣa ra, quả quyết là đƣơng sự, khi hành động, bị rối loạn trí tuệ

hoặc thiếu tự do bên trong cũng nhƣ bên ngoài, thì ngài phải thẩm

định là đƣơng sự không có trách nhiệm.

Cũng vậy, nếu phá thai thành công là hậu quả của một trƣờng hợp

ngẫu nhiên hay của một tình trạng bó buộc, thì hối nhân đƣợc miễn

hình phạt, dù tội phạm đã có yếu tố pháp định và yếu tố khách thể.

Cha giải tội không đƣợc quên là một ngƣời không biết mình đã vi

phạm một luật, mà không phải do lỗi của mình, thì cũng không có

trách nhiệm.

Vậy đƣơng sự buộc phải chứng minh:

- Sự thiếu nhận thức (nhƣ đứa trẻ không thuộc bài và không

khổ vì điều đó).

- Sự vô ý hay không để ý đến hiện tại của tinh thần về điều mà

mình biết thông thƣờng.

Đƣơng sự cũng có thể lầm lẫn về sự kiện (chẳng hạn nhƣ có một

quan niệm sai lầm về thuốc nọ hay thuốc kia, và quan niệm này tác

động tính cách khách thể của tội phạm, tin rằng thuốc đó không

237

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

phải là thuốc phá thai, trong khi thuốc đó là thuốc phá thai, và

đƣơng sự đã uống thuốc đó hoặc đã cho ngƣời khác thuốc đó).

Nếu cha giải tội coi đƣơng sự nhƣ không bị vạ tuyệt thông, ngài có

thể xoa dịu tâm hồn và những ngại ngùng của đƣơng sự bằng cách

khuyên đƣơng phải sống trong hy vọng. Cha giải tội không còn đặt

vấn đề giải vạ nữa, vì đƣơng sự đã không bị mắc.

Chỉ cần ban bí tích giải tội thôi, nếu cần, vì ngay khi có sự nghi ngờ

trên thực tế về việc áp dụng hình phạt, thì sự nghi ngờ này miễn

ngay hình phạt chiếu theo điều 18.

3) Tội phạm đã đƣợc thực hiện, phạm nhân chịu trách nhiệm

về những hoàn cảnh gia trọng

Ngƣợc lại, khi tội phạm đã hoàn thành, và khi phạm nhân đã có ý

khinh thƣờng lệnh cấm phá thai, thì ý hƣớng xấu xa ấy biểu lộ tội

lỗi của phạm nhân. Tội lỗi này cũng có thể tiết lộ những hoàn cảnh

gia trọng.

Nếu phạm nhân tự thú nhƣ thế, cha giải tội không đƣợc tiên thiên

chống lại tội lỗi của đƣơng sự, ngay cả khi đƣơng sự không hài lòng

về hành vi của mình.

Tội phạm có thể quy trách cho:

- Ngƣời phụ nữ phá thai, nhƣ là tác giả chính.

- Bác sĩ đã thực hành nghiệp vụ, y tá đã tham gia vào việc phá

thai, cha mẹ hay thân nhân đã gây áp lực luân lý để phá thai.

Tất cả đều là đồng phạm, bởi vì đã cộng tác vào việc thực

hiện cùng một tội phạm.

Bác sĩ và y tá là những đồng phạm về mặt thể lý.

Cha mẹ hay thân nhân là những đồng phạm về mặt luân lý

đã ra lệnh thực hiện hành vi.

Những đồng phạm đều phải chịu một hình phạt nhƣ tác giả

chính của tội phạm (dù là đồng phạm về mặt thể lý hay đồng

238

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

phạm về mặt luân lý). Luật trừng phạt các đồng phạm về tội

cộng tác vào việc hoàn thành một tội phạm có thể tránh

đƣợc, nếu họ không can thiệp vào (đ. 1329).

Nếu sau đó, một phạm nhân xin chịu chức thánh, thì mắc

một bất hợp luật để chịu chức, và việc miễn chuẩn bất hợp

luật này đƣợc dành riêng cho Tòa Thánh (đ. 1041, 30).

Nếu đồng phạm là thừa tác viên có chức thánh khi thực hiện

tội phạm, thì bị mắc một bất hợp luật để thi hành chức thánh

(đ. 1044, §1, 30).

Nếu đồng phạm là tu sĩ, thì phải chịu thêm hình phạt bổ sung

nữa, chiếu theo điều 695, là bị trục xuất khỏi Hội dòng mà

phạm nhân là thành viên.

Hình phạt trục xuất cũng đƣợc áp dụng cho những thành

viên của các Tu hội đời (đ. 729) và của các Tu đoàn tông đồ

nữa (đ. 746).

2.4. Sự ăn năn và cải thiện của phạm nhân

Cha giải tội phải kiểm soát xem hối nhân có từ bỏ các tội phạm và

quyết tâm sửa mình theo điều 987 không. Điều đó thuộc về tòa

trong và cho phép cha giải tội kiểm chứng xem sự hối hận và sự

quyết tâm của phạm nhân có là những dấu hiệu chuẩn bị cho việc

giao hòa với Thiên Chúa không, với điều kiện là lƣơng tâm của

phạm nhân phải thành thật.

Nếu phạm nhân không thật lòng ăn năn mà còn biểu lộ thái độ giả

hình, thì bí tích không thể sinh hiệu quả, và cha giải tội có thể từ

chối giải tội (x. đ. 980). Cha giải tội cũng có thể từ chối giải vạ,

nhất là khi vạ đã đƣợc tuyên bố.

Nếu sự ăn năn phải hiển nhiên ở tòa trong, thì ở tòa ngoài “vạ” là

một hình phạt tƣớc đoạt nơi phạm nhân một vài lợi ích thiêng liêng

hoặc gắn liền với lợi ích thiêng liêng (chẳng hạn nhƣ tài sản vật chất

đôi khi) cho đến khi phạm nhân ngừng chống đối và quyết định làm

lại cuộc đời.

239

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Vả lại, vạ không bị giới hạn về thời gian. Đó là một hình phạt mà

mục đích trực tiếp là sự cải thiện của chủ thể, và vạ vẫn còn đó bao

lâu chủ thể chƣa thay đổi. Vạ không bao giờ có thể tự chấm dứt, vì

vạ chỉ bị đình chỉ cho đến khi phạm nhân chứng minh đƣợc là mình

đã tự cải thiện. Cha giải tội phải quan sát xem đƣơng sự đã chấm

dứt ngoan cố chƣa.

Nhƣ vậy phải vui mừng vì phạm nhân đã tự thú trong khi xƣng tội.

Điều đó đã diễn tả sự ăn năn của phạm nhân và sự cần thiết phải cất

vạ tuyệt thông mà phạm nhân đã bị mắc. Vả lại, không thể tha tội

nếu không giải vạ trƣớc.

2. AI CÓ THỂ GIẢI VẠ?

2.1. Thông tin của hối nhân

Sau khi nghe hối nhân thú tội, vì biết rằng không phải tất cả mọi

linh mục đều có quyền giải vạ, cha giải tội phải chỉ cho hối nhân

biết vị nào có thể giải vạ, hoặc vừa giải vạ vừa tha tội.

Cha giải tội chỉ dẫn nhƣ thế để xem đƣơng sự có ở trong trƣờng hợp

khẩn cấp và nguy tử không.

Cha giải tội phải thông báo cho hối nhân biết theo sự khôn ngoan và

bác ái của mình, vì hối nhân có quyền nhận sự xá giải này nhƣ một

“hành vi công bình” ngay khi hối nhân đã sửa mình.

2.2. Thẩm quyền tha vạ

Hình phạt cho tội phạm phá thai là một hình phạt tiền kết đƣợc luật

dự kiến và không dành riêng cho Tòa Thánh. Trong những điều

kiện này, phải quy chiếu về điều 1355-1357.

Những vị sau đây có thể giải vạ trong những điều kiện và giới hạn

sẽ đƣợc trình bày dƣới đây:

2.2.1. Đấng bản quyền địa phƣơng (đ. 1355, §1)

Phải phân biệt hai trƣờng hợp:

240

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

- Trƣờng hợp hình phạt không đƣợc tuyên bố.

Nếu hình phạt không đƣợc tuyên bố, Đấng bản quyền địa phƣơng

có thể tha ở tòa ngoài cho:

o Những ngƣời thuộc quyền mình.

o Những ngƣời đang ở trong lãnh thổ của mình và thực hiện

tội phạm đó.

- Trƣờng hợp hình phạt đƣợc tuyên bố bằng sắc lệnh tòa án

hoặc bằng sắc lệnh ngoài tòa.

Nếu hình phạt đã đƣợc tuyên bố, ngƣời có thể tha là:

o Đấng bản quyền đã khởi tố nhằm mục đích phải tuyên bố

hình phạt, hoặc Đấng bản quyền đã tuyên bố hình phạt

bằng sắc lệnh.

o Đấng bản quyền địa phƣơng nơi phạm nhân cƣ ngụ, nhƣng

phải tham khảo Đấng bản quyền nêu trên, trừ khi hoàn

cảnh bất thƣờng không cho phép tham khảo.

Tuy nhiên, Đấng bản quyền địa phƣơng có thể ủy quyền phù hợp

với quy định của điều 137, §1 (ủy quyền hành pháp thông thƣờng

cho một hành vi riêng biệt hoặc cho một số trƣờng hợp).

- Nếu Đấng bản quyền địa phƣơng đã ủy quyền cho cha giải tội,

cha giải tội có thể giải vạ ở tòa ngoài, và sau đó tha tội, ngay

cả khi mọi sự diễn ra trong tòa bí tích.

- Nếu cha giải tội không đƣợc ủy quyền, thì ngài tha tội sau khi

đƣơng sự đã đƣợc Đấng bản quyền hoặc một vị khác giải vạ.

2.2.2. Mọi Giám mục trong khi ban bí tích giải tội

- Mọi Giám mục đều có thể tha hình phạt trong khi ban bí tích

giải tội (đ. 1355, §2), nếu hình phạt không đƣợc tuyên bố.

- Nếu hình phạt đã đƣợc tuyên bố, thì phải tới Đấng bản quyền

xin tha.

241

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

“Mọi Giám mục” ám chỉ:

o Giám mục giáo phận ở ngoài lãnh thổ của mình và đối với

những ngƣời không thuộc quyền mình.

o Giám mục hiệu tòa.

o Giám mục nghỉ hƣu.

Nhƣ vậy, quyền ban cho Giám mục trong khi ban bí tích Giải tội

không thể đƣợc thừa ủy.

Khi tha hình phạt nhƣ thế, Giám mục nên soạn thảo một giấy chứng

nhận giải vạ, để hối nhân có thể báo cho Đấng bản quyền có thẩm

quyền biết sự cải thiện của mình, khi cần, để việc này đƣợc phù hợp

ở tòa ngoài.

2.2.3. Kinh sĩ xá giải (đ. 508)

Kinh sĩ xá giải, chiếu theo chức vụ, có quyền giải vạ không tuyên

bố ở tòa trong, khi cử hành bí tích.

Quyền này không đƣợc thừa ủy.

Hối nhân đã có thể và luôn luôn có thể thổ lộ tâm tình với Đấng bản

quyền có thẩm quyền hoặc với một linh mục khác có tƣ cách để

đƣợc giải vạ tuyệt thông không tuyên bố và để đƣợc tha tội.

2.2.4. Cha tuyên úy (đ. 566, §2)

Trong nhà tù, nhà chăm sóc, hoặc trong hành trình vƣợt biển, cha

tuyên úy có năng quyền giải vạ không tuyên bố (chỉ tại những nơi

này mà thôi).

Cha tuyên úy có thể giải vạ trƣớc, và tha tội liền ngay sau đó.

Quyền này không đƣợc thừa ủy.

Những cha tuyên úy khác không sử dụng năng quyền này, vì chức

vụ của mình.

242

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

2.2.5. Cha giải tội

Trong trƣờng hợp bình thƣờng, cha giải tội không có quyền giải vạ,

nhƣng trong trƣờng hợp khẩn cấp và trong trƣờng hợp nguy tử, ngài

lại có năng quyền giải vạ.

2.2.5.1. Trƣờng hợp không có quyền giải vạ

1) Nếu cha giải tội không có quyền giải vạ bằng việc ủy quyền

chiếu theo điều 137, §1, ngài có thể xin quyền thừa ủy này

nơi Đấng bản quyền có thẩm quyền.

Cha giải tội có sáng kiến gặp Đấng bản quyền hay vị Đại

diện ngài để xin năng quyền tha tội phạm. Để tôn trọng ấn

tòa giải tội, cha giải tội phải trình cho ngài tất cả mọi sự chỉ

dẫn cho phép thẩm định tình trạng của hối nhân, mà không

tiết lộ danh tánh hối nhân.

Khi cha giải tội đã có quyền giải vạ do Đấng bản quyền

hoặc do Đại diện của Giám mục, ngài phải triệu tập hối nhân

sớm nhất có thể để giải vạ và liền sau đó tha tội. Trong một

trƣờng hợp nhƣ thế, cha giải tội ban hai ơn xá giải trong giới

hạn và điều kiện sẽ đƣợc trình bày sau đây.

Sự hiện diện của hối nhân trƣớc Đấng bản quyền hay Vị Đại

diện nêu trên là không bắt buộc và không cần thiết cho việc

thành sự của việc tha tội phạm theo Giáo luật.

2) Hối nhân cũng có thể yêu cầu cha sở hoặc tùy ý chọn một

linh mục khác làm ngƣời đại diện để can thiệp trƣớc thẩm

quyền ở tòa ngoài. Ngƣời bị vạ phải ủy quyền bằng giấy tờ

cho ngƣời đại diện mình.

Ngƣời bị vạ có thể đƣợc giải vạ trên văn bản, qua điện tín,

qua telex, hoặc trực tiếp qua điện thoại.

Chỉ đòi buộc hối nhân phải hiện diện trƣớc một cha giải tội

để lãnh nhận sự tha thứ vì tội đã phạm.

Tất cả những điều đƣợc trình bày trên đây đƣợc diễn tiến trong một

bối cảnh bình thƣờng.

243

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Nhƣng không phải trƣờng hợp nào cũng giống nhau. Thật vậy,

trong hai trƣờng hợp sau đây, cha giải tội có trực tiếp năng quyền

giải vạ trong khi ban bí tích Hòa giải.

2.2.5.2. Trƣờng hợp khẩn cấp (đ. 1357)

1) Định nghĩa khẩn cấp.

Có sự khẩn cấp nếu phạm nhân cảm thấy khổ sở khi phải sống trong

tình trạng tội lỗi trong suốt thời gian cần thiết để Bề trên có thẩm

quyền định liệu.

2) Điều kiện bên trong buộc hối nhân phải có.

Hối nhân không thể chờ đợi, vì hối hận mãnh liệt, và vì cảm thấy

chán ghét phải sống thêm một ngày nữa trong tình trạng tội trọng,

nhất là khi Đấng bản quyền vẫn im tiếng sau nhiều ngày.

3) Nghĩa vụ mà cha giải tội phải áp đặt cho hối nhân (đ. 1357,

§2).

Khi tha hình phạt, cha giải tội phải áp đặt cho hối nhân vài việc đền

tội. Ngài phải thƣợng cầu trong hạn kỳ một tháng lên Đấng bản

quyền hay ngƣời đại diện có thẩm quyền ở tòa ngoài.

Hơn nữa, cha giải tội buộc hối nhân phải tuân theo ý của thẩm

quyền là nơi thực hiện việc thƣợng cầu.

Cha giải tội cũng áp đặt cho hối nhân, nếu có thể đƣợc, một biện

pháp hình sự.

4) Những hình thức thƣợng cầu.

Để dễ dàng hơn, cha giải tội nên gặp Đấng bản quyền hay ngƣời đại

diện để xin giải vạ ở tòa ngoài.

- Ngài không nêu danh tánh của hối nhân trong hồ sơ xin

thƣợng cầu (đ. 1357, §2).

- Và ngài phải hành động rất kín đáo với hối nhân.

Buộc phải thƣợng cầu, và buộc phải thực hiện.

244

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Nếu hối nhân bỏ qua việc thƣợng cầu hay từ chối thực hiện điều do

thẩm quyền quy định để xác định việc thƣợng cầu, hối nhân bị mắc

vạ trở lại.

2.2.5.3. Trƣờng hợp nguy tử (đ. 976)

Nguy tử là một tình trạng nguy kịch, khách quan hay chủ quan,

trong đó hối nhân có khả năng chết hay sống sót.

Mọi linh mục có thể giải tội dù mất năng quyền và ngay cả khi có

sự hiện diện của một linh mục khác đƣợc chuẩn nhận.

Luật ban cho “mọi linh mục” năng quyền này, nhƣng năng quyền

này không hủy bỏ những năng quyền của những ngƣời có năng

quyền dƣới một danh xƣng khác (nhƣ Đấng bản quyền có thẩm

quyền, linh mục đƣợc ủy quyền…)

- Theo điều 1357, §2, nếu hình phạt đƣợc công bố hay đƣợc

dành riêng cho Tòa Thánh, thì hối nhân sau khi khỏi bệnh

phải thƣợng cầu thẩm quyền để giải vạ ở tòa ngoài. Nếu

không thƣợng cầu, thì hối nhân bị mắc vạ lại. Những hình

thức thƣờng cầu đều giống với những hình thức đƣợc dự kiến

trong trƣờng hợp khẩn cấp: hạn kỳ làmộttháng. Có thể ra một

hình phạt theo Giáo luật hoặc một biện pháp hình sự.

- Nếu hình phạt không đƣợc công bố, cũng không dành riêng,

thì hối nhân không phải thƣợng cầu.

2.2.5.4. Công thức giải vạ

1) Ở tòa ngoài

Ở tòa ngoài, mục tử nói với tín hữu (hoặc viết):

“Nhân danh quyền đƣợc ban cho cha, cha giải vạ tuyệt thông

cho con. Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”.

Đƣơng sự thƣa: “Amen”, nếu đang hiện diện tại chỗ hoặc qua điện

thoại.

245

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

2) Ở tòa trong

Ở tòa trong, khi ban bí tích, vị mục tử chỉ cần đọc những lời xá giải

của bí tích Giao hòa với ý giải vạ. Không buộc phải đọc công thức

bổ sung nào.

246

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

CHƢƠNG 19

MỤC VỤ GIẢI VẠ TUYỆT THÔNG DO PHÁ THAI

1. Khi nghe một giáo dân xƣng tội phá thai, trƣớc hết cha giải tội

phải cắt nghĩa cho họ biết: THAI NHI, DÙ CÕN RẤT NHỎ,

CŨNG ĐÃ LÀ MỘT CON NGƢỜI, vì thế THAI NHI CÓ

QUYỀN NHƢ CON NGƢỜI.

Truyện kể rằng:

Một ngày kia, có một phụ nữ Hoa Kỳ thuộc dòng dõi luật sƣ

nhận đƣợc một phiếu phạt vì tội lái xe một mình trên làn đƣờng

dành riêng cho xe chở từ hai ngƣời trở lên. Thay vì đóng tiền

phạt, rồi sau đó đi học luật giao thông, phụ nữ này chọn việc ra

toà tranh cãi để biện minh cho sự vô tội của mình.

Quan toà hỏi: "Bà có tội hay không có tội?"

Bà đã mạnh dạn trả lời quan toà rằng: "Tôi không có tội".

Quan toà tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi bà: “Bà đã bị cảnh sát quay

camera vì tội lái xe một mình trên làn đƣờng dành riêng cho xe chở từ hai ngƣời trở lên, xin bà hãy giải thích về sự vô tội của

bà”.

Phụ nữ này liền lôi trong cặp táp ra tờ giấy bác sĩ chứng nhận bà

đang mang thai bốn tháng và đƣa cho quan toà xem. Quan toà

liếc mắt đọc qua tờ giấy chứng nhận của bác sĩ, rồi trả lại cho bà

và mỉm cƣời nói: “Theo luật pháp, đây chỉ mới là thai nhi,

không tính là một ngƣời. Bà vẫn có tội. Rất tiếc”.

Nhƣng phụ nữ này không chịu thua. Bà lớn tiếng thƣa: “Thƣa

quan toà, ông sai rồi”.

Quan toà vẫn mỉm cƣời hỏi lại: “Tôi sai à? Xin bà hãy chứng

minh là tôi sai chỗ nào. Tôi rất muốn nghe bà trình bày”.

247

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Ngƣời phụ nữ trả lời một cách tự tin: “Đƣợc, tôi sẽ chứng minh

cho ông xem”.

Vừa nói xong, bà lại mở cặp và lôi ra một quyển sách luật, mở

đến trang đã đánh dấu sẵn, và đọc lớn tiếng: “Trong phiên toà

ngày … tại toà án tối cao tiểu bang …, vị thẩm phán phiên toà

đã tuyên án tù chung thân một ngƣời đàn ông về tội đã giết chết

hai ngƣời, đó là ngƣời đàn bà mang thai và đứa con còn trong

bụng của bà ta”.

Đọc xong, ngƣời phụ nữ giơ quyển sách luật lên cao và dõng

dạc tuyên bố: “Vì thế, chiếu theo phiên toà này, đứa bé trong

bụng tôi là một ngƣời”.

Sau đó, bà đắc ý cƣời lớn: “Haha, tôi đã bảo ông là tôi sẽ chứng

minh cho ông xem mà. Ông thua rồi”.

Sau khi nghe bà trình bày, quan toà gật gù nói: “Tôi có lời khen

ngợi bà và xin cảm ơn về sự khảo cứu của bà. Hôm nay tôi học

đƣợc một điều mới. Bà nói đúng, chiếu theo phiên toà này, ĐỨA

BÉ TRONG BỤNG BÀ LÀ MỘT NGƢỜI. Vì lý do này, tôi sẽ tha

cho bà về tội lái xe một mình trên làn đƣờng dành riêng cho xe

chở từ hai ngƣời trở lên, nhƣng …”

Ngƣng một vài giây, ông nói tiếp: “Nhƣng tôi buộc phải phạt bà

về tội … hai ngƣời ngồi chung một ghế”.

2. Tiếp đến, cha giải tội phải giải thích cho hối nhân biết rằng

GIẾT MỘT THAI NHI CŨNG NHƢ GIẾT MỘT NGƢỜI LỚN

VẬY.

Truyện cũng kể rằng:

Hôm đó, một ngƣời phụ nữ lo lắng bế một đứa con đến gặp bác

sĩ phụ khoa và nói: "Thƣa bác sĩ, tôi có ... một vấn đề nghiêm

trọng và rất cần sự giúp đỡ của bác sĩ! Bác sĩ thấy đấy, con tôi

chƣa đƣợc 1 tuổi và tôi lại đang mang thai rồi. Tôi không muốn

những đứa con sinh ra quá gần nhau”.

248

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Bác sĩ hỏi: "Ồ vậy thì…cô muốn tôi giúp cô việc gì?"

Ngƣời phụ nữ nói: "Tôi muốn bác sĩ giúp tôi ngừng mang thai,

tất cả là nhờ bác sĩ ".

Vị bác sĩ suy nghĩ một lúc, rồi nói với ngƣời phụ nữ: "Tôi nghĩ

rằng tôi có một giải pháp tốt hơn cho vấn đề của cô. Và còn bớt

nguy hiểm cho cô nữa…"

Cô gái mỉm cƣời, tin tƣởng nghĩ rằng bác sĩ sẽ đáp ứng yêu cầu

của mình.

Nhƣng bác sĩ lại tiếp tục nói: "Cô thấy đấy, để cô không phải

chăm sóc hai đứa trẻ cùng một lúc, thì cô hãy giết chết đứa trẻ

cô đang bế trên tay. Bằng cách này, cô có thể nghỉ ngơi một

thời gian trƣớc khi đứa trẻ trong bụng đƣợc sinh ra. Nếu chúng

ta đã chấp nhận giết một trong hai đứa bé, thì không quan trọng

là giết đứa nào phải không? Sẽ không có một mối nguy hiểm

nào đe doạ cô, nếu cô chọn giết đứa bé cô đang bế".

Ngƣời phụ nữ kinh hoàng, mặt biến sắc, thốt lên: "Không thể

đƣợc, thƣa bác sĩ! Làm nhƣ vậy thực sự là quá khủng khiếp!

Thật dã man khi giết một đứa trẻ..."

Bác sĩ trả lời: "Tôi đồng ý… Nhƣng mà khi cô đến đây và nhờ

tôi, thì có vẻ nhƣ cô chấp nhận đƣợc điều đó mà, vì vậy tôi nghĩ

đó là giải pháp tốt nhất.“

Cô gái ôm chặt đứa bé trên tay, chào từ biệt bác sĩ ra về, và

không mảy may nghĩ đến việc thực hiện điều mà cô vừa định

làm cách đó ít phút: PHÁ THAI.

Bác sĩ mỉm cƣời, nhận thấy rằng mình đã giữ vững quan điểm.

Ông đã thuyết phục đƣợc ngƣời mẹ rằng: KHÔNG CÓ SỰ

KHÁC BIỆT NÀO TRONG VIỆC GIẾT CHẾT MỘT ĐỨA

TRẺ ĐÃ ĐƢỢC SINH RA VÀ MỘT ĐỨA TRẺ VẪN CÕN

TRONG BỤNG MẸ. TỘI ÁC GIẾT NGƢỜI LÀ NHƢ NHAU!

249

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

3. Sau cùng, cha giải tội phải dạy cho hối nhân biết: TỘI PHẠM

PHÁ THAI CÓ HIỆU QUẢ BỊ VẠ TUYỆT THÔNG TIỀN

KẾT KHÔNG DÀNH CHO TÕA THÁNH.

GIẢI THÍCH SƠ ĐỒ

Khi một ngƣời thực hiện tội phạm phá thai, thì một trong hai trƣờng

hợp sẽ xảy ra:

1. PHÁ THAI THẤT BẠI (không có hiệu quả)

Khi phá thai mà không có hiệu quả thì tội phạm phá thai chƣa hoàn

thành. Do đó, ngƣời phá thai chỉ phạm tội phá thai mà thôi. Nếu họ

ăn năn tội, thì cha giải tội phải giải tội cho họ.

2. PHÁ THAI THÀNH CÔNG (có hiệu quả)

Khi phá thai có hiệu quả, thì cũng có hai trƣờng hợp:

1) Hiệu quả ngẫu nhiên

Nếu hiệu quả của việc phá thai là ngẫu nhiên, tội phạm phá thai

đƣợc coi là không hoàn thành, và ngƣời phá thai cũng chỉ phạm tội

phá thai mà thôi. Vì thế, khi họ ăn năn sám hối, thì cha giải tội phải

giải tội cho họ.

2) Hiệu quả nhƣ ý

Nếu ngƣời phá thai tìm đủ mọi phƣơng thế để thực hiện việc phá

thai, phải phá thai với bất cứ giá nào, và đã thành công trong việc

phá thai, nhƣ vậy tội phạm phá thai đã hoàn thành.

Khi tội phạm phá thai đã hoàn thành, phải phân tích xem phạm nhân

ở trong hoàn cảnh nào. Giáo luật dự kiến ba hoàn cảnh sau:

a. Hoàn cảnh miễn hình phạt (đ. 1323)

Nếu ngƣời phá thai chƣa đủ mƣời sáu tuổi trọn (theo cách tính của

Giáo luật), thì họ đƣợc miễn hình phạt, tức là họ không bị vạ tuyệt

thông tiền kết không dành cho Tòa Thánh. Nhƣ vậy, họ chỉ phạm

250

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

tội phá thai mà thôi. Nếu họ ăn năn sám hội, thì cha giải tội phải

giải tội cho họ.

b. Hoàn cảnh giảm khinh (đ. 1324, §1)

Nếu ngƣời phá thai đã trên mƣời sáu tuổi, nhƣng chƣa đƣợc mƣời

tám tuổi trọn (theo cách tính của Giáo luật), thì hình phạt dành cho

họ đƣợc giảm nhẹ, nghĩa là thay vì họ phại bị vạ tuyệt thông tiền kết

không dành cho Tòa Thánh, họ chỉ phải làm việc sám hối thôi (đ.

1340). Trong hoàn cảnh này, họ cũng chỉ phạm tội phá thai mà thôi.

Nếu họ thật tình ăn năn tội, cha giải tội phải giải tội cho họ.

c. Hoàn cảnh gia trọng (đ. 1326, §1)

Nếu ngƣời phá thai ở trong hoàn cảnh gia trọng, tức là đã trên mƣời

tám tuổi trọn (theo cách tính của Giáo luật), họ đã phạm tội phá thai

và ngay tức khắc họ bị vạ tuyệt thông tiền kết không dành cho Tòa

Thánh (đ. 1398). Nếu họ hết ngoan cố, thì cha giải tội giải vạ tuyệt

thông cho họ trƣớc, rồi sau đó mới giải tội phá thai.

Nếu ngƣời phá thai và những ngƣời đồng lõa thiết yếu là nữ tu,

chủng sinh, tu sĩ, giáo sĩ, thì ngoài vạ tuyệt thông tiền kết không

dành cho Tòa Thánh, họ còn bị phạt thêm những hình phạt khác

nữa, chẳng hạn nhƣ: bị trục xuất khỏi Hội dòng hoặc Tu hội… (x.

đ. 695; 729; 746), bất hợp luật để chịu chức thánh (đ. 1041, 40), bất

hợp luật để thi hành chức thánh (đ. 1044, §1, 30).

AI CÓ THỂ GIẢI VẠ?

1. Trong trƣờng hợp nguy tử: linh mục giải tội cứ giải vạ và giải

tội cho hối nhân.

2. Trong trƣờng hợp khẩn cấp: linh mục giải tội cũng giải vạ

và giải tội cho hối nhân, nhƣng buộc hối nhân:

- Phải chịu một hình phạt giáo luật để sửa chữa thiệt hại và

gƣơng xấu.

- Phải thƣợng cầu lên thẩm quyền trong thời hạn một tháng để

thẩm quyền ban việc giải vạ ở tòa ngoài.

251

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

o Nếu hối nhân không thƣợng cầu thì vẫn bị mắc vạ. Việc

thƣợng cầu là điều kiện cần thiết để đình chỉ hiệu lực của

vạ ở tòa trong. Việc tha vạ mang tính cách quyết định ở

tòa ngoài. Việc tha ở tòa trong chỉ có tính cách hổ trợ.

o Nếu không thể thƣợng cầu đƣợc, việc tha ở tòa trong vẫn

hữu hiệu.

o Phải vâng theo những chỉ thị hay khuyến cáo của thẩm

quyền đã xác nhận việc giải vạ ở tòa ngoài.

3. Trong trƣờng hợp bình thƣờng: linh mục giải tội từ chối giải

vạ và giải tội cho hối nhân, và khuyên hối nhân đến gặp ngƣời

có thẩm quyền giải vạ.

GHI CHÚ

Qua tông thƣ Misericordia et Misera, ngày 26-11-2016, Đức Thánh

Cha Phanxicô đã ban cho các linh mục năng quyền tha tội và vạ

tuyệt thông do phá thai:

“Do nhu cầu ấy, để không có chƣớng ngại nào ngăn chặn

giữa yêu cầu đƣợc hòa giải và sự tha thƣ của Chúa, từ nay

trở đi, tôi ban cho tất cả các linh mục, do sứ vụ của mình,

đƣợc năng quyền giải tội và vạ cho những ngƣời đã phạm

tội phá thai. Điều mà tôi đã ban trƣớc đây trong Năm

Thánh, nay đƣợc nới rộng trong thời gian, bất chấp điều gì

trái ngƣợc. Tôi muốn mạnh mẽ tái khẳng định rằng: phá

thai là một tội trọng, vì nó chấm dứt một sinh mạng vô tội.

Tôi cũng có thể và phải mạnh mẽ khẳng định rằng: không có

tội nào mà lòng thƣơng xót của Thiên Chúa không thể đi tới

và tiêu hủy khi Ngài tìm thấy một con tim thống hối xin đƣợc

hòa giải với Chúa Cha. Vì thế, mỗi linh mục hãy làm ngƣời

hƣớng dẫn, nâng đỡ và an ủi trong việc đồng hành với các

hối nhân trong hành trình hòa giải đặc biệt này”.

Nhƣ vậy, tất cả mọi linh mục đều có năng quyền giải vạ tuyệt thông do

phá thai trong bất cứ trƣờng hợp nào.

252

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

PHÁ THAI CÓ HIỆU QUẢ

BỊ VẠ TUYỆT THÔNG KHÔNG DÀNH CHO TÕA THÁNH

KHÔNG

HIỆU

QUẢ

NGẪU

NHIÊN

PHÁ

THAI

MIỄN

HÌNH

PHẠT

HIỆU

QUẢ

NHƢ

Ý

GIẢM

HÌNH

PHẠT

TĂNG

HÌNH

PHẠT

253

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

TỘI

ĂN NĂN

GIẢI TỘI

TỘI

ĂN NĂN

GIẢI TỘI

TỘI

ĂN NĂN

GIẢI TỘI

TỘI

ĂN NĂN

GIẢI TỘI

VIỆC SÁM HỐI

VẠ

HẾT NGOAN

CỐ

GIẢI VẠ

TỘI

GIẢI TỘI

HÌNH PHẠT

254

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

THAY LỜI KẾT

Qua giáo trình này, chúng ta đã thấy đƣợc lý do tại sao phải thiết lập

hình luật trong Giáo Hội. Đó là ý muốn của Chúa Giêsu, khi Ngài

ban cho Giáo Hội quyền cƣỡng chế (x. Mt 18, 15-18). Nhƣng làm

sao Giáo Hội có thể thi hành quyền cƣỡng chế các Kitô hữu phạm

pháp, nếu không có hình luật?

Tuy nhiên, Giáo Hội hạn chế tối đa việc áp dụng hình phạt, và

dƣờng nhƣ chỉ áp dụng hình phạt đối với những đứa con ngoan cố,

coi thƣờng những lời cảnh cáo răn đe trƣớc đó.

Giáo Hội thiết lập hình luật không phải để bỏ tù những đứa con

phạm pháp, nhƣng trƣớc tiên nhằm “ơn cứu rỗi các linh hồn” (đ.

1752).

Khi đối chiếu hai Bộ Giáo luật cũ và mới, chúng ta thấy hình luật

trong Giáo luật 1983 nhẹ nhàng hơn hình luật trong Giáo luật 1917.

Sự khác biệt đó đƣợc thể hiện qua những đặc tính sau:

1) Giáo luật 1983 đề cao tính cách mục vụ: nhƣ ngƣời cha mong

đứa con hoàng đàng trở về, Giáo Hội cũng mong các tín hữu

phạm pháp cải thiện cuộc sống tội lỗi của mình, cho nên cực

chẳng đã Giáo Hội mới sử dụng những biện pháp hình sự. Nhƣ

vậy, sự cải thiện của phạm nhân là mục đích chính của luật hình

sự.

2) Giáo luật 1983 hạn chế các hình phạt qua những quy định sau:

- Chỉ thiết lập hình phạt trong mức độ cần thiết để hỗ trợ kỷ

luật của Giáo Hội (đ. 1317).

255

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

- Chỉ nên thiết lập các vạ, nhất là vạ tuyệt thông, một cách

hết sức hạn chế, và chỉ áp dụng cho những tội rất nặng (đ.

1318).

- Chỉ áp dụng hình phạt cho những ai cố tình vi phạm luật

hay mệnh lệnh hình sự. Tuy nhiên, nếu họ vi phạm vì thiếu

sự thận trọng cần thiết thì không bị phạt, trừ khi luật hay

mệnh lệnh quy định thể khác (đ. 1321, §2).

- Chỉ khởi tố những phạm nhân ngoan cố, sau khi đã cảnh

cáo hay đã dùng các phƣơng thế mục vụ khác, nhƣng vô

hiệu (đ. 1341).

3) Giáo luật 1983 nhấn mạnh đến việc bảo vệ quyền lợi của các

Kitô hữu, vì thế:

- Ngƣời Kitô hữu không thể bị phạt, nếu không vi phạm luật

(đ. 221, §3). Luật ở đây phải đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp,

nghĩa là luật phải do thẩm quyền có quyền lập pháp ban

hành.

- Nếu sau khi ngƣời tín hữu thực hiện tội phạm xong, luật

mới thay đổi, thì họ phải chịu hình phạt nhẹ hơn giữa hai

hình phạt của luật cũ và luật mới (đ. 1313, §1).

- Nếu luật mới đƣợc ban hành bãi bỏ luật cũ, hay chỉ bãi bỏ

một hình phạt, thì hình phạt này chấm dứt tức khắc và

ngƣời tín hữu không phải chịu (đ. 1313, §2).

Tóm lại, trong lãnh vực hình sự, Giáo luật trình bày một sự công

bằng giao hoán, theo đó mỗi ngƣời phải chịu trách nhiệm về hành vi

của mình.

Con ngƣời đƣợc ví nhƣ một cánh cửa kính ghép màu đƣợc ánh sáng

Ba Ngôi chiếu sáng. Thiếu ánh sáng này, con ngƣời không thể nhìn

thấy vẻ đẹp của sự thánh thiện, nhƣ những màu sắc phức tạp của

cánh cửa này, và cũng không nhìn thấy lớp bụi bặm phủ trên cửa là

những tội lỗi và tội phạm của mình.

256

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

Sự hiện hữu của hình luật góp phần tích cực vào việc gìn giữ sự

trong suốt của tấm kính ghép màu bằng cách đặt ra những biện pháp

chế tài giúp con ngƣời tìm lại sự trong sạch của tâm hồn qua việc tự

cải thiện chính mình, sau khi bị vấp ngã.

257

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

SÁCH THAM KHẢO

TÀI LIỆU CỦA GIÁO HỘI

La Sainte Bible, traduction en français sous la direction de

l’Ecole biblique de Jérusalem, Paris, Ed. du Cerf, 1973,

1844 p.

Concile Oecuménique Vatican II. Constitutions, décrets, décla-

rations, Paris, Ed. du Centurion, 1967, 1012 p.

TÀI LIỆU GIÁO LUẬT

BORRAS (A.), Les sanctions dans l’Eglise, Ed. Tardy, 1990.

L’excommunication dans le nouveau code de droit

canonique, Paris, Ed. Desclée, 1987, 350 p.

ECHAPPE (O.), Le droit pénal de l’Eglise, in P. Valdrini (dir.),

Droit canonique, Paris, Dalloz, 1989, p. 450-478.

ECHEVERRIA (L. de), ss. la dir., Code de droit canonique

annoté, traduction et adaptation françaises des commentaires

de l’Université pontificale de Salamanque, Paris, Ed. du

Cerf-Tardy, 1989, 1115 p.

GAUDEMET (J.), Pouvoir d’ordre et de juridiction. Quelques

reprises historiques, dans AC, 29, (1985-1986), pp. 83-92.

Note sur les formes anciennes de l’excommunication, in

Revue des Sciences Religieuses 23 (1949), pp 64-77.

258

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

GEROSA (L.), Droit pénal et réalité ecclésiale, Ed. Tardy, 1990.

Droit pénal et réalité ecclésiale. L’application des sanctions

pénales prévues par le nouveau Code de l’Eglise, dans

Concilium, 1986, n0 205.

MERLE (R.), La Pénitence et la Peine, collection Ethique et

Société, Edition Cyjas, Paris, 1985.

NAUROIS (L. de), Les aspects du droit pénal de l’Eglise, Revue

internationale de D.P., Sirey, 1954, p 357.

Quand l’Eglise juge et condamne, Privat, 1960.

NAZ (R.), Traité de droit canonique, Tome III, Edition Letouzey

et Ané, 1948.

Le droit pénal dans le code de droit canonique de 1917,

Concilium, n0 107 pp. 33-42.

PELLÉ (P.), Le droit pénal de l’Eglise, Paris, Lethielleux, 1939.

PUY-MONTBRUN (B. du), Droit pénal, Toulouse, Cours

ronéotypé, 1992.

PHAN TẤN THÀNH, Nhập môn Giáo luật, Rôma, 1995.

WERCKMEISTER (J.), Théologie et droit pénal : auteur du

scandale, in RDC 39 (1989) pp. 93-109.

259

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU

DẪN NHẬP: Quyền cƣỡng chế của Giáo Hội

PHẦN I

TỘI PHẠM VÀ HÌNH PHẠT

Chƣơng 1: Yếu tố pháp định

Chƣơng 2: Yếu tố khách thể

Chƣơng 3: Yếu tố chủ thể

Chƣơng 4: Những trƣờng hợp tội phạm bất thành

Chƣơng 5: Phân loại tội phạm

Chƣơng 6: Sử dụng tố quyền

Chƣơng 7: Các loại hình phạt

Chƣơng 8: Áp dụng và đình chỉ hình phạt

Chƣơng 9: Chấm dứt hình phạt

Chƣơng 10: Thời hiệu

PHẦN II

HÌNH PHẠT DỰ KIẾN CHO TỪNG TỘI PHẠM

Chƣơng 11: Chống lại đạo và tính duy nhất của Giáo Hội

Chƣơng 12: Chống lại nhà chức trách và tự do của Giáo Hội

Chƣơng 13: Chiếm đoạt giáo vụ và những tội phạm khi thi hành

Chƣơng 14: Tội phạm ngụy tạo

Chƣơng 15: Tội phạm nghịch với các nghĩa vụ đặc biệt

Chƣơng 16: Tội phạm chống lại sự sống và tự do của con ngƣời

5

7

16

48

63

77

83

87

99

136

148

163

168

180

190

208

212

218

260

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

PHẦN III

THỰC HÀNH

Chƣơng 17: Diễn tiến một vụ án hình sự

Chƣơng 18: Giải vạ tuyệt thông tiền kết

Chƣơng 19: Mục vụ giải vạ tuyệt thông do phá thai

THAY LỜI KẾT

SÁCH THAM KHẢO

MỤC LỤC

223

233

246

254

257

259

261

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI

262

GIÁO LUẬT VÀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI