giao an ngu van 9 ky ii

160
TUẦN 20 Tiết 91- 92: Bàn về đọc sách Tiết 93 : Khởi ngữ Tiết 94 : Phép phân tích và tổng hợp Tiết 95 : Luyện tập phân tích và tổng hợp NS: ND: Tuần 20 Tiết 91 - 92: Chu Quang Tiềm A. KIỂM TRA BÀI CŨ: Không kiểm tra B. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm C. CHUẨN BỊ: HS: Học bài và soạn các câu hỏi HD chuẩn bị ở SGK GV : SGK, SGV, bài soạn D. TIẾN HÀNH BÀI MỚI: Hoạt động trên lớp Nội dung HĐ1: Giới thiệu bài (Chu Quang Tiềm là… Ông bàn về đọc sách lần này không phải là lần đầu. Bài viết là kết quả của quá trình tích lũy kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm quyết của người đi trước muốn truyền lại cho thế hệ sau…) GV cho HS đọc bổ sung phần chú thích GV đọc mẫu văn bản ( Gọi HS đọc lại, chú ý hướng dẫn và rèn cách đọc văn bản nghị luận Căn cứ vào chú thích, hãy nêu xuất xứ của văn bản. Bài viết thuộc loại văn bản nào? ( nghị luận) Bố cục bài nghị luận được triển khai như thế nào? Tóm tắt ý chính từng phần. I.GIỚI THIỆU : 1. Tác giả: Chu Quang Tiềm(1897-1986 ) Người Trung Quốc – nhà Mỹ học và lí luận văn học nổi tiếng 2. Xuất xứ : Trích dịch từ sách “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách” 3. Bố cục : 3 phần a) “ Học vấn…thế giới mới”: Tác giả khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách b) “ Lịch sử …lực lượng”:Nêu các Trang 1

Upload: tam-vu-minh

Post on 19-Jul-2015

436 views

Category:

Documents


12 download

TRANSCRIPT

Page 1: Giao an ngu van 9 ky ii

TUẦN 20

Tiết 91- 92: Bàn về đọc sáchTiết 93 : Khởi ngữTiết 94 : Phép phân tích và tổng hợp

Tiết 95 : Luyện tập phân tích và tổng hợp

NS:ND:Tuần 20Tiết 91 - 92:

Chu Quang TiềmA. KIỂM TRA BÀI CŨ:

Không kiểm traB. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS

Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm

C. CHUẨN BỊ: HS: Học bài và soạn các câu hỏi HD chuẩn bị ở SGKGV : SGK, SGV, bài soạn

D. TIẾN HÀNH BÀI MỚI:

Hoạt động trên lớp Nội dung

HĐ1: Giới thiệu bài (Chu Quang Tiềm là…Ông bàn về đọc sách lần này không phải là lần đầu. Bài viết là kết quả của quá trình tích lũy kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm quyết của người đi trước muốn truyền lại cho thế hệ sau…)GV cho HS đọc bổ sung phần chú thích GV đọc mẫu văn bản ( Gọi HS đọc lại, chú ý hướng dẫn và rèn cách đọc văn bản nghị luậnCăn cứ vào chú thích, hãy nêu xuất xứ của văn bản.

Bài viết thuộc loại văn bản nào? ( nghị luận)Bố cục bài nghị luận được triển khai như thế nào?Tóm tắt ý chính từng phần.

I.GIỚI THIỆU :1. Tác giả:

Chu Quang Tiềm(1897-1986 )Người Trung Quốc – nhà Mỹ học và lí luận văn học nổi tiếng

2. Xuất xứ :Trích dịch từ sách “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách”

3. Bố cục: 3 phần a) “ Học vấn…thế giới mới”: Tác

giả khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách

b) “ Lịch sử …lực lượng”:Nêu các

Trang 1

Page 2: Giao an ngu van 9 ky ii

HĐ 2: HD tìm hiểu các câu hỏi trong phần đọc – hiểu văn bảnBước 1: Cho HS đọc lại đoạn 1Qua lời bàn của tác giả, em thấy việc đọc sách có y nghĩa gì?HS đọc và phát biểu nhận thức của mình về y nghĩa của sáchTác giả đã chỉ ra những lý lẽ nào để làm rõ ý nghĩa đó?

Giảng thêm:Không thể thu các thành tựu mới trên con đường phát triển học thuật nếu như không biết kế thừa thành tựu của các thời đã qua.

Bước 2: Cho Hs đọc lại đoạn 2Đọc sách có dễ không? Tại sao phải lựa chọn sách khi đọc?Căn cứ vào lời bàn của tác giả, hãy chỉ ra cái hại thường gặp khi đọc sách?

Bước 3: HS đọc đoạn cuốiTheo ý kiến tác giả, cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào để có hiệu quả?

Em sẽ chọn sách như thế nào để phục vụ cho việc học môn văn ?

Đọc sách không đúng đưa đến kết quả như thế nào?HS đọc lại đoạn cuốiGV nhắc lại hậu quả của việc đọc sách không đúng và nêu câu hỏi :Em rút ra được những cách đọc tốt nhất nào?Từ lời bàn của tác giả, em hãy tìm ra mục đích của việc đọc sách( nhắc HS chú y các dòng đầu SGK / 5)Em có đồng ý với suy nghĩ của tác giả hay không?Nguyên nhân cơ bản nào đã tạo nên tính thuyết

khó khăn, các thiên hướng sai lạc của việc đọc sách

c) Còn lại: bàn về phương pháp đọc sách II.TÌM HIỂU VĂN BẢN :1/ Ý nghĩa và tầm quan trọng của

việc đọc sáchĐọc sách là con đường quan trọng của học vấn vì:

+ Sách ghi chép, cô đúc, lưu truyền mọi tri thức, thành tựu mà con người tìm tòi, tích lũy

+ Sách có giá trị cột mốc trên con đường phát triển của nhân loại

+ Sách là kho tàng quí báu của di sản tinh thần nhân loại được thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm

Đọc sách là con đường tich lũy nâng cao vốn tri thức chuẩn bị làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, khám phá thế giới

2/ Các khó khăn, các nguy hại của việc đọc sách:

Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu Sách nhiều dễ khiến người ta lạc hướng

3/ Phương pháp đọc sácha) Cách lựa chọn:

Chọn cho tinh, đọc cho kỹ sách có giá trị, có lợiĐọc kỹ sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên mônĐọc thêm sách thường thức, gần với lĩnh vực chuyên môn“ Không biết rộng thì không thể chuyên không thông thái thì không thể năm gọn”

b) Cách đọc sáchVừa đọc, vừa suy nghĩ “ trầm ngâm suy nghĩ, tích lũy tự do”Đọc có kế hoạch và có hệ thống

Đọc sách vừa học tập tri thức vừa là chuyện rèn luyện tính cách , chuyện học làm người

Trang 2

Page 3: Giao an ngu van 9 ky ii

phục, sức hấp dẫn cho văn bản “ Bàn về đọc sách”?(+ các lý lẽ thấu tình đạt lý + Phân tích cụ thể, bằng giọng trò chuyện tâm tình thân ái để chia sẻ kinh ngiệm trong cuộc sống + Bố cục hợp lý, chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên + Cách viết giàu hình ảnh, cách ví von thật cụ thể, thú vị( yêu cầu HS chỉ ra những chỗ ví von:“ Liếc qua”… “chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận”… “ như cưỡi ngựa qua chợ”, “ như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp…”)Bài học của em khi đọc văn bản?HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết HS thảo luận đóng góp thêm ý kiến về phương pháp đọc sách . GV khái quát các ý kiến rút ra kết luậnHS đọc ghi nhớ trong SGKHĐ 4: Hướng dẫn luyện tậpPhát biểu điều mà em thấm thía nhất khi học bài “ Bàn luận về đọc sách”

III.TỔNG KẾT :Ghi nhớ trong SGK/7

IV. LUYỆN TẬP: E. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI:

1/ HD học bàiĐọc kỹ lại văn bảnHọc tập và tự trau dồi phương pháp đọc sáchHọc kỹ phần ghi nhớ

2/ HD soạn bài: Chuẩn bị “Khởi ngữ” : Đọc VD và tìm hiểu câu hỏi gợi ý SGK /7,8Rút kinh nghiệm

Trang 3

Page 4: Giao an ngu van 9 ky ii

NS:ND:Tuần 20Tiết 93

A. KIỂM TRA BÀI CŨ : _ Qua lời bàn của tác giả, cho biết ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách?Tác giả Chu Quang Tiềm đã chỉ cho ta phương pháp đọc sách như thế nào để đạt hiệu quả ?

B. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS−Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu−Phân biệt công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài chứa nó. Câu hỏi thăm dò như sau: “ Cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này”−Biết đặt câu có khởi ngữ

C. CHUẨN BỊ : HS: Đọc VD, tìm hiểu các câu hỏi và bài tậpGV: Bảng phụ, SGK, SGV

D. TIẾN HÀNH BÀI MỚI: HỌAT ĐỘNG của GV và HS NỘI DUNG BÀI HỌC

HĐ1: HD tìm hiểu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câuHọc sinh đọc mục 1 và tìm hiểu các ví dụ a, b, cGV treo bảng phụ - HS đọc−Hãy tìm chủ ngữ trong mỗi câu (anh, tôi, chúng ta)−Phân biệt các tữ ngữ in đậm với chủ ngữ trong mỗi câu về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ ( Chủ ngữ đứng trước VN, in đậm đứmg trước CN) CN nêu chủ thể của hoạt động, trạng thái ở VN In đậm: nêu đề tài cho cả câu, không có quan hệ chủ - vị GV kết luận về khởi ngữ Là thành phần câu

đứng trước chủ ngữNêu đề tài cho câu

−Trước khởi ngữ thường có (hoặc có thể) thêm vào những quan hệ từ nào?−HS tìm thêm và phát hiện ở VD(a) Còn có sẵn b) Về ( việc) thêm vào c) Về có sẵn )−Qua phân tích VD, em hiểu thế nào là khởi ngữ, vai trò của khởi ngữ trong câu?−HS trả lời−HS khác đọc VD và ghi vào vở

I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu

1) Ví dụ : a)Còn anh , anh không ghìm nổi KNa)Giàu , tôi cũng giàu rồi KNb)Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở… KN

2) Ghi nhớ : Khởi ngữ là thành phần câu, đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câuTrước khởi ngữ có thể thêm các

Trang 4

Page 5: Giao an ngu van 9 ky ii

HĐ2: Hướng dẫn luyện tậpBài tập 1 ( Bảng phụ)−HS đọc yêu cầu, các VD và tìm khởi ngữ

Bài tập 2:HS viết lại các câu đã cho ở BT 2 vào vở và chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ ( thêm thì)Giảng thêm : Tôi đọc quyển sách ấy rồiQuyển sách ấy , tôi đã đọc rồi

( khởi ngữ)

quan hệ từ : về, đối với, với.. II.Luyện tập :

1. Khởi ngữ ở mỗi câu:a) Điều này b) Đối với chúng mìnhc) Một mìnhd) Làm khí tượnge) Đối với cháu

2. Chuyển thành phần in đậmkhởi ngữ

a) Làm bài , anh ấy cẩn thận lắm KNb) Hiểu thì tôi hiểu rối KNc) Nhưng giải thì tôi chưa giải được KN

E. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ: 1/ HD học bài : −Nắm chắc các mục trong ghi nhớ ( đặc điểm , tác dụng của khởi ngữ)2/ HD soạn bài :−Chuẩn bị “ Phép phân tích và tổng hợp”

Rút kinh nghiệm :

Trang 5

Page 6: Giao an ngu van 9 ky ii

NS:ND:Tuần 20Tiết 94

A. KIỂM TRA BÀI CŨ : Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữĐặt 1 câu có khởi ngữ rồi chuyển khởi ngữ vào bên trong câu làm chủ ngữ hoặc vị ngữ

B. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS−Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận

C. CHUẨN BỊ : HS: Đọc VD, tìm hiểu các câu hỏi và bài tậpGV: Bảng phụ sơ đồ luận điểm, SGK, SGV

D. TIẾN HÀNH BÀI MỚI: HỌAT ĐỘNG của GV và HS NỘI DUNG BÀI HỌC

HĐ1: HD tìm hiểu mục I SGK/9Bước 1 : Học sinh đọc văn bản “ Trang phục”

Gọi 1, 2 HS đọc bàiBước 2 : Tìm hiểu phép phân tích −Trước khi nêu trang phục đẹp là thế nào, bài viết đã nêu lên những dẫn chứng gì về trang phục?

( Mặc quần áo chỉnh tề…đi chân đất(1) Đi giày có bít tất… phanh cúc áo

Trong hang sâu…váy xòe, váy ngắnĐi tát nước, câu cá…chải đầu sáp thơmĐi đám cưới … lôi thôiDự đám tang… quần áo lòe loẹt …)

−Vì sao không ai làm cái điều phi lí như tác giả nêu ra ?−Việc không làm đó cho thấy những nguyên tắc nào trong trong ăn mặc của con người?

Ăn cho mình, mặc cho người Y phục xứng kỳ đức

−Nhóm dẫn chứng (1) đặt ra yêu cầu gì?( Trang phục phù hợp hoàn cảnh riêng )

−Nhóm dẫn chứng (2) đặt ra yêu cầu gì?(Trang phục phù hợp hoàn cảnh chung của xã hội )−Giảng : Ở đây tác giả tách ra từng trường hợp, từng dẫn chứng để cho thấy “ qui tắc ngầm của văn hóa” chi phối cách ăn mặc của con người−Như vậy, trong trang phục cần có những qui tắc ngầm nào cần tuân thủ ?

I. Tìm hiểu phép phân tích và tổng hợp :

1)Ví dụ : Văn bản “ Trang phục”

a) Đoạn 1 : (Phép phân tích)Dẫn chứng

Nguyên tắc ăn mặc:“Ăn cho mình, mặc cho người”“ Y phục xứng kỳ đức”

Trang 6

(2)

Page 7: Giao an ngu van 9 ky ii

( Qui luật ngầm của văn hóa :Ăn mặc chỉnh tềPhù hợp hoàn cảnh chung, hoàn cảnh riêngPhù hợp đạo đức : giản dị, hòa mình )

−Để làm rõ vấn đề trang phục, bài văn đã dùng phép lập luận nào để nêu ra các dẫn chứng ? ( phép phân tích)Bước 3: Tìm hiểu phép tổng hợp−Câu “ Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội” có phải là câu tổng hợp các y đã phân tích ở tre6nhay không? Vì sao?( phải, vì nó thâu tóm được các y trong từng VD cụ thể )−Từ tổng hợp quy tắc ăn mặc nói trên, bài viết đã mở rộng sang vấn đề ăn mặc đẹp như thế nào ?

( Có phù hợp thì mới đẹpPhải phù hợp văn hóa, môi trường, hiểu biết và

phù hợp với đạo đức )−Như vậy bài viết đã dùng phép lập luận gì để chốt lại vấn đề ?( Phép tổng hợp)−Phép tổng hợp thường đặt ở vị trí nào trong bài văn? ( Cuối bài văn, cuối đoạn ở phần kết luận của 1 phần hoặc toàn bộ văn bản)HĐ2 : −Nhận xét vai trò của các phép phân tích và tổng hợp đối với bài văn nghị luận như thế nào?( Để làm rõ nghĩa của 1 sự vật, hiện tượng nào đó )−Phép phân tích giúp hiểu vấn đề cụ thể như thế nào?( Phân tích là để trình bày từng bộ phận của vấn đề và phơi bày nội dung sâu kín bên trong của sự vật hiện tượng )−Và phép tổng hợp giúp nâng cao vấn đề như thế nào?( Tổng hợp là giúp rút ra cái chung từ những điều đã phân tích )GV cho HS đọc lại phần ghi nhớ HĐ3: Hướng dẫn luyện tậpBài tập 1 −HS đọc BT1 SGK −Từ gợi y ở SGK, em thấy có mấy cách phân tích thể hiện rõ trong đoạn văn−2 cách Tinh chất bắc cầu ( 3 ý đầu)

Phân tích đối chiếu ( 3 ý cuối)

b)Đoạn 2: ( Tổng hợp- mở rộng)“ Ăn mặc ra sao cũng phải phù

hợp …toàn xã hội” Thâu tóm các ý trong các ví dụ

ở đoạn 1

2)Ghi nhớ : (SGK/10)

II.Luyện tập : 1 .Luận điểm:

“ …Đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn” luận điểm dược làm rõ bằng

những cách phân tích sau:Bắc cầu: Học vấn – nhân loại –

sáchĐối chiếu: nếu…nếu…làm kẻ lạc

Trang 7

Page 8: Giao an ngu van 9 ky ii

Bài tập 2:Tác giả đã phân tích những lý do phải chọn sách để đọc như thế nào?

Bài tập 3:Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách như thế nào?

Bài tập 4:Qua tìm hiểu 3 bài tập trên, em hiểu phân tích có vai trò như thế nào trong lập luận?

hậu 2.Phân tích lý do phải chọn sách

mà đọc :Sách nhiều, chất lượng khác nhau phải chọn sách tốtChọn sách có giá trị đọc tránh phí sức lựcSách nhiều loại ( chuyên môn, thường thức) liên quan khác nhaucần đọc

3.Tầm quan trọng của cách đọc sách

Không đọc không có điểm xuất phát cao Đọc con đường ngắn tiếp cận tri thứcKhông chọn lọcđọc không xuể, không hiệu quả Đọc ít mà kỹ quan trọng

4.Phương pháp phân tich rất cần thiết trong lập luận vì có qua sự phân tích lợi hại, đúng – sai thì các kết luận rút ra mới có sức thuyết phục

E. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ: 1/ HD học bài : −Nắm chắc thế nào là phân tích, tổng hợp và vai trò của chúng trong văn bản nghị luận2/ HD soạn bài :−Chuẩn bị “ Luyện tập phép phân tích và tổng hợp”

Rút kinh nghiệm :

Trang 8

Page 9: Giao an ngu van 9 ky ii

NS:ND:Tuần 20Tiết 95

A. KIỂM TRA BÀI CŨ : Trình bày phép phân tích và tổng hợp. Quan hệ giữa phân tích và tổng hợp.Cho ví dụ

B. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS−Có kỹ năng phân tích và tổng hợp trong lập luận

C. CHUẨN BỊ : HS: tìm hiểu các bài tập, thảo luận nhóm ở nhàGV: SGK, SGV, bài soạn

D. TIẾN HÀNH BÀI MỚI:

HỌAT ĐỘNG của GV và HS NỘI DUNG BÀI HỌCHĐ1: Đọc và nhận dạng, đánh giáBước 1 : Học sinh đọc đoạn văn (a)

Thảo luận – chỉ ra trình tự phân tích của đoạn văn

Bước 2 : HS đọc tiếp đoạn 2−Chỉ ra trình tự phân tích của đoạn văn

HĐ2 : Thực hành phân tích (BT 2,3)Bước 1 : Phân tích thực chất của lối học đối phó( bài tập 2)−GV nêu vấn đề rồi cho HS thảo luận, giải thích hiện tượng, sau đó phân tích −HS ghi vào giấy, nêu trước lớp−Bổ sung, sửa chữa

1/ Nhận dạng văn bản: a) Đoạn văn của Xuân Diệu

( bình bài “ Thu điếu” của Nguyễn Khuyến)

“ Hay cả hồn lẫn xác”khái quát Hay ở các điệu xanhở những cử độngở các vần thơở các chữ không non ép

Đoạn diễn dịchb) Đoạn văn của Nguyên Hương

Đoạn 1 : Nêu các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt( gồm 4 nguyên nhân khách quan)Đoạn 2 : 2 bước lập luận

(1)Phân tích từng quan niệm đúng sai Phân tích(2) Kết lại ở việc phân tích bản thân chủ quan của mỗi người Tổng hợp2)Phân tích thực chất của lối học

đối phó : Là không lấy việc học làm mục đích.Là học bị động, cốt để đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, thi cử

Trang 9

Chỉ ra từng cái hay

Cụ thể

Page 10: Giao an ngu van 9 ky ii

Bước 2 : Phân tích các lý do bắt buộc mọi người phải đọc sách( BT 3)−GV nêu vấn đề−HS thảo luận và làm bài−GV gọi 1 số HS đọc trước lớp−Gọi HS khác bổ sung( Tổng hợp là giúp rút ra cái chung từ những điều đã phân tích )GV cho HS đọc lại phần ghi nhớ

HĐ3: Thực hành tổng hợp ( bài tập 4)−Từ đoạn văn phân tích ở mục 2, hãy viết đoạn văn nêu tổng hợp về tác hại của lối học đối phó

−Viết đoạn khác:tổng hợp những điều đã phân tích về việc đọc sách

Không hứng thú chán họchiệu quả thấpHọc hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học có bằng cấp nhưng đầu óc rỗng tuếch3) Các ly do bắt buộc mọi người

phải đọc sách ( Phân tích)Sách vở đúc kết tri thức của nhân loại tích lũy tù xưa nayĐọc sách để tiếp thu tri thức, kinh nghiệm và tiến bộKhông cần đọc nhiều, chỉ cần đọc kỹ, hiểu sâu.Đọc sách chuyên sâu, đọc rộng kiến thức rộnghiểu vấn đề chuyên môn tốt hơn

4) Đoạn tổng hợp mục 2 và 3a) Đoạn tổng hợp ý ở mục 2:

Học đối phó là lối học bị động, hình thức, không lấy việc học làm mục đích chính. Lối học đó chẳng những làm cho người học mệt mỏi mà còn không tạo ra được những nhân tài đích cho xã hộib)Đoạn tổng hợp ý ở mục 3:

Tóm lại, muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những sách quan trọng nhất mà đọc cho kỹ, đồng thời cũng chú trọng đọc rộng để hổ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu.

E. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ: 1/ HD học bài : −Nắm lại các yêu cầu sử dụng phép phân tích, tổng hợp trong văn bản nghị luận−Thực hành luyện tập thêm ở nhà2/ HD soạn bài :−Chuẩn bị “ Tiếng nói văn nghệ”

Rút kinh nghiệm :

Trang 10

Page 11: Giao an ngu van 9 ky ii

TUẦN 21

Tiết 96-97 : Tiếng nói của văn nghệTiết 98 : Các thành phần biệt lậpTiết 99-100: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

NS:ND:Tuần 21Tiết 96 - 97

Nguyễn Đình ThiA. KIỂM TRA BÀI CŨ:

Nêu các nguy hại của đọc sách và các phương pháp đọc sáchB. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS

Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con ngườiHiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn chặt chẽ và giàu hình ảnh

C. CHUẨN BỊ: HS: Học bài và soạn các câu hỏi HD chuẩn bị ở SGKGV : SGK, SGV, bài soạn

D. TIẾN HÀNH BÀI MỚI:

Hoạt động trên lớp Nội dung

HĐ1: Giới thiệu bàiGV dựa vào chú thích ở SGK và SGV để giới thiệu chung về tác giảGV cho HS phần chú thích Em hiểu gì về tác giả Nguyễn Đình Thi?

Văn bản thuộc thể loại gì?Sáng tác trong giai đoạn nào?GV giới thiệu các tác phẩm của Nguyễn Đình Thi ( thơ “ Đất nước” Tiểu thuyết “ Vở bờ”)GV hướng dẫn HS đọc bài, tìm bố cụcGọi 3 HS đọc bàiGV nêu yêu cầu 1 SGK/17

I.GIỚI THIỆU:1. Tác giả:

(1924 - 2003 ), quê Hà Nội1958 – 1989: Tổng TK Hội nhà văn VN1995 : Chủ tịch UB toàn quốc Liên hiệp các hội VHNT.Hoạt động văn nghệ đa dạng

2. Tác phẩm :Tiểu luậnSáng tác 1948 ( đầu kháng chiến chống Pháp), in trong cuốn “ Mấy vấn đề về văn học 1956”

3. Bố cục: a) “ Tác phẩm …chung quanh” :Nội

dung phản ánh của văn nghệb) “ Nguyễn Du…trang giấy” : Tiếng

Trang 11

Page 12: Giao an ngu van 9 ky ii

Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm qua việc tìm bố cục và nhận xét về bố cục của bài nghị luận

( SGV / 17)

HĐ 2: Cho HS đọc đoạn 1 1/ Tiếng nói của văn nghệ là gì?HS dựa vào đoạn đầu và nêu y kiến( Khi sáng tạo 1 tác phẩm, nghệ sĩ gởi vào đó là 1 cái nhìn, 1 lời nhắn nhủ của riêng mình Đó là tư tưởng tấm lòng của nghệ sĩ )TP văn nghệ chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét của nghệ sĩ mang đến cho ta bao rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng quen thuộc ND của văn nghệ là rung cảm và nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó sẽ được mở rộng phát huy qua từng thế hệ người đọc, người xem…2/ Nêu suy nghĩ và nhận xét ( HS nêu – GV chốt)Khác với các bộ môn khoa học, văn nghệ tập trung khám phá thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người.Văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ.HĐ 3: Cho HS đọc đoạn 2:Tác giả đã nêu những dẫn chứng nào để làm rỡ vai trò của Tiếng nói văn nghệ?

( dẫn chứng thơ Truyện KiềuChuyện nàng An-na-ca-rê-nhi-aChuyện về người bị tù hãmChuyện về người nông dân hát ca dao, ru con, xem chèo…)

Em hiểu tại sao tiếng nói của văn nghệ cần thiết cho con người?

( HS dựa vào dẫn chứng để nêu suy nghĩ)( Hỏi ngược lại : nếu không có văn nghệ, đời sống con người sẽ ra sao?)GV gợi ý HS 2 trường hợp cụ thể

Văn nghệ giúp chúng ta cảm thấy đời sống của mình thế nào?

nói văn nghệ cần thiết với đời sống con người

c) Còn lại: Khả năng cảm hóa, lôi cuốn của văn nghệII.TÌM HIỂU VĂN BẢN:

1/ Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ

Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ

2.Sự cần thiết của tiếng nói văn nghệ với đời sống con người :

a) Trong trường hợp con người bị ngăn cách với đời sống

Tiếng nói văn nghệ là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài, với tất cả những sự sống, hoạt động, những vui buồn gần gũi

b)Trong đời sống sinh hoạt khắc khổ hàng ngàyVăn nghệ góp phần làm tươi mát

cuộc sống, giúp con người vui lên biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời còn lắm vất vả, cực nhọc.Văn nghệ giúp cuộc sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và

Trang 12

Page 13: Giao an ngu van 9 ky ii

HĐ 3: Cho HS đọc đoạn cuốiTiếng nói văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kỳ diệu đến vậy? ( + Lí giải của tác giả, xuất phát từ đâu mà văn nghệ có sức cảm hóa ? + Tìm dẫn chứng minh họa

(Mã giám sinh và Kiều Vũ Nương và người chồng…)

Văn nghệ thực hiện các chức năng của nó một cách tự nhiên, có hiệu quả, lâu bền và sâu sắcHĐ 4: GV đọc lại đoạn cuốiEm hiểu thế nào về câu “ Văn nghệ là một thứ tuyên truyền không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả”?

+ Văn nghệ là thứ tuyên truyền không tuyên truyền Tác phẩm văn nghệ bao giờ cũng có ý nghĩa tác dụng tuyên truyền cho một quan điểm, một giai cấp, một dân tộc nào đóHướng con người tới 1 lẽ sống, 1 cách nghĩ đúng đắn, nhân đạoTP không phải là một cuộc diễn thuyết là sự minh học cho tư tưởng chính trị. Nó không tuyên truyền răn dạy 1 cách khô khan lộ liễu

+ Nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cảVì nó lay động toàn bộ con tim, khối óc chúng ta thông qua con đường tình cảm giúp chúng ta được sống với cuộc đời phong phú, với chính mìnhNhận xét về cách viết văn nghị luận của Nguyễn Đình Thi?Cho HS đọc ghi nhớ

HĐ 4: Hướng dẫn luyện tập theo SGKHS làm việc độc lập

chính mình 3/ Con đường văn nghệ đền với người

đọc và khả năng kỳ diệu của nóSức mạnh của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe là con đường tình cảmTác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc, đi vào nhận thức, tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm

Người đọc tự nhận thức mình tự xây dựng mình

4/ Nhận xét cách viết văn nghị luậnBố cục hợp li, chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiênCách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn , về đời thực để tăng sức hấp dẫn và thuyết phục .Giọng văn chân thành, say sưa, giàu nhiệt hứng ở đoạn cuối

III.TỔNG KẾT:Ghi nhớ trong SGK/17

IV. LUYỆN TẬP: E. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ:

1/ HD học bàiHọc thuộc lòng phần 1, phần cuối và phần ghi nhớLàm bài luyện tập

2/ HD soạn bài: Chuẩn bị “Thành phần biệt lập” : Đọc VD và tìm hiểu câu hỏi gợi ý SGK Rút kinh nghiệm

Trang 13

Page 14: Giao an ngu van 9 ky ii

NS:ND:Tuần 21Tiết 98

A.KIỂM TRA BÀI CŨ :Tóm tắt hệ thống các luận điểm trong bài “ Tiếng nói của văn nghệ “Nhận xét về cách viết văn nghị luận của Nguyễn Đình ThiNội dung cần nhớ trong bài văn

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS−Nhận biết hai thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán.−Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu−Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán

C.CHUẨN BỊ : HS: Đọc VD, tìm hiểu các câu hỏi và bài tậpGV: Bảng phụ, SGK, SGV

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI: HỌAT ĐỘNG của GV và HS NỘI DUNG BÀI HỌC

HĐ1: Hình thành khái niệm về thành phần tình tháiHọc sinh đọc các câu (a), (bHai từ in đậm”chắc”, “ có lẽ ” thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào?−HS thảo luận bàn – trả lời−Nếu không có những từ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc trong câu chưa chúng có khác đi không? Vì sao?( không có gì thay đổi vì các từ in đậm đó không trực tiếp diễn đạt y nghĩa của câu mà chỉ bày tỏ thái độ đối với sự việc)−GV chốt : các từ in đậm trong mỗi câu đóđược gọi là thành phần tình thái−Thế nào là thành phần tình thái?−Cho HS trả lời và đọc ghi nhớ−Hãy tìm những từ có ý nghĩa tương tự−HS tìm−GV giới thiệu 3 dạng khác nhau của thành phần tình thái

( Bảng phụ)

HĐ2: Hình thành khái niệm thành phần cảm thán−Cho HS đọc 2 câu a, b−Các từ in đậm có chỉ sự vật hay sự việc gì không?

I.Thành phần tình thái:1/ Ví dụ :

a)…chắc anh nghĩ rằng…”chắc” Thái độ tin cậy caob)Có lẽ vì khổ tâm …

“Có lẽ ” : thái độ tin cậy thấp

2/ Ghi nhớ 1: Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu

3/Các dạng tình thái :a)Thái độ tin cậy:Chắc chắn, chắc hẳn, chắc làHình như, dường như, hầu như, có vẻ như …b)Ý kiến người nói:Theo tôi, ý ông ấy, theo anhc)Thái độ người nói – người ngheÀ, ạ, hả, hử Nhỉ, nhé, đây đấy

II.Thành phần cảm thán:1/ Ví dụ:

Ồ , sao mà độ ấy vui thế

Trang 14

Cuối câu

Page 15: Giao an ngu van 9 ky ii

(Không)−Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu “ Ồ” hoặc kêu “ Trời ơi”? ( Nhờ phần câu tiếp sau các từ đó giải thích cho người nghe biết tại sao người nói cảm thán)−Các từ in đậm được dùng để làm gì? ( giải bày cảm xúc, nỗi lòng )−Giảng thêm : TP cảm thán có thể tách ra thành 1 câu riêng Câu cảm thánGV chốt : Ồ, Trời ơi ,.. không chỉ sự vật hay sự việc, chúng dùng để bộc lộ tâm lý của người nói TP cảm thán−Em hiểu thế nào là thành phần cảm thán ?−HS đọc ghi nhớ SGK /18−Hai TP ( cảm thán và tình thái) có điểm chung gì?

HĐ2: Hướng dẫn luyện tập−HS đọc yêu cầu BT 1 và đọc các câu (a),(b),(c), (d)

−Gọi HS đọc yêu cầu BT 2−Thực hiện việc sắp xếp

−Gọi HS đọc yêu cầu BT 3−HS đọc và nhìn bảng phụ

Bài tập 4: GV hướng dẫn HS khá _ giỏi làm ở nhà

Trời ơi , chỉ còn có năm phútbộc lộ cảm xúc (a) vui

(b) tiếc rẻ

2/ Ghi nhớ 2:−Thành phần cảm thán dùng để bộc lộ tâm lý của người nói ( vui, buồn, mừng, giận…)

3/ Ghi nhớ 3:−Thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc Thành phần biệt lập

III.Luyện tập : 1/ Thành phần tình thái, cảm thán:Tình thái:

Có lẽ (a) Hình như ( c) Chả nhẽ (d)

Cảm thán:Chao ôi ( b)

2/ Thái độ tin cậy tăng dầnDường như / hình như có vẻ như có lẽ chắc là chắc hẳn chắc chắn3/ Giải thich việc dùng từ :(1) chắc: độ tin cậy bình thường(2) hình như : độ tin cậy thấp(3) chắc chắn : độ tin cậy cao(4) Tác giả dùng từ “chắc” để

không tỏ ra quá sâu hoặc quá thờ ơ

4/ Viết đoạn văn theo đề tài( Có thành phần tình thái, cảm thán)

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ:1/ HD học bài :

−Nắm chắc các khái niệm về thành phần tình thái và thành phần cảm thán−Sưu tầm thêm các trường hợp dùng các dạng khác nhau của thành phần tình thái −Làm bài tập 4

2/ HD soạn bài :−Chuẩn bị “ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ”

Trang 15

Page 16: Giao an ngu van 9 ky ii

Rút kinh nghiệm :

NS:ND:Tuần 21Tiết 99-100

A.KIỂM TRA BÀI CŨ :Thế nào là thành phần tình thái, thành phần cảm thán? Nêu ví dụ mỗi loạiVì sao nói hai thành phần nêu trên là hai thành phần biệt lập?

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS

Trang 16

Page 17: Giao an ngu van 9 ky ii

−Hiểu một hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống : nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

C.CHUẨN BỊ : HS: Đọc VD, tìm hiểu các câu hỏi và bài tậpGV: Bảng phụ ghi bố cục bài văn, SGK, SGV

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI:

HỌAT ĐỘNG của GV và HS NỘI DUNG BÀI HỌCHĐ1: Tìm hiểu bài văn nghị luận−Cho HS đọc văn bản “ Bệnh lề mề”−Văn bản được chia làm mấy đoạn? ( 5 đoạn)−Ý chính của mỗi đoạn là gì?−Văn bản bình luận về hiện tượng gì?( bệnh lề mề)−Hãy nêu rõ những biểu hiện của hiện tượng ấy

( Muộn giờ họp, dự lễ, hội thảo Thiếu tôn trọng thời gian người khác và

không có trách nhiệm với công việc chung)−Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không?( Rất rõ)−Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy? ( Đưa ra các dẫn chứng, có phân tích cụ thể từng trường hợp, từng biểu hiện)−Có thể có những nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng đó?( coi thường việc chung, thiếu tự trọng, thiếu tôn trọng người khác) ( Nguyên nhân chủ quan 3 y trênNguyên nhân khách quan ghi giờ sớm hơn)−Bệnh lề mề có những tác hại gì?(làm mất thì giờ của bản thân, làm phiền mọi người, làm nảy sinh cách đối phó )−Thái độ của tác giả đối với hiện tượng đó ra sao? ( phê phán gay gắt)−Bố cục bài viết có mạch lạc và chặt chẽ không? Vì sao? ( có. Trước hết nêu hiện tượng phân tích các nguyên nhân và tác hại giải pháp khắc phục)HĐ2 : Rút ra ghi nhớ−M hiểu thế nào là văn nghị luận bàn về mộ sự việc, hiện tượng trong đời sống ?−HS phát biểu−GV phân tích lại từng ý kết luận−HS đọc ghi nhớ SGKHĐ3: Thảo luận về các sự việc, hiện tượng có vấn đề đáng được đem ra bàn luận−HS thảo luận

I.Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:

1 )Văn bản “ Bệnh lề mề” ( vấn đề bàn luận)

−Các biểu hiện ( kèm dẫn chứng)+Hay muộn giờ ( họp, lễ…)+Không tôn trọng thời gian người khác / với việc chung

−Tác hại :+Mất thì giờ+Làm phiền người khác

Lời kết “ Làm việc … có văn hóa” Y kiến người viết ( tổng hợp)

2)Ghi nhớ :

II.Luyện tập : 1 Các sự việc, hiện tượng XH quan

trọng cần thiết để viết bàiXấu: Sai hẹn, không giữ lời hứa nói

Trang 17

Page 18: Giao an ngu van 9 ky ii

−Yêu cầu: nghĩ ra những sự việc, hiện tượng nào đáng được đem ra nghị luận−GV ghi nhận và ghi lên bảng tất cả các vấn đề của HS nêu ra gọi HS thảo luận chọn ra những sự việc, hiện tượng có vấn đề xã hội quan trọng đáng để viết bài bày tỏ thái độ đồng tình hay phản đối HS đọc đoạn văn bài tập 2 Thảo luận – nêu ý kiếnGV chốt lại vấn đề

tục, viết bậy, tự mãn đua đòi, lười biếng. Học tủ, quay cóp, ỷ lại…

Tốt : lòng tự trọng, không tham lamTinh thần tương thân tương áiHS nghèo vượt khó

Tính trung thực 2.Cần viết bài nghị luận về tệ nạn

hút thuốc ở TTNCác ý:

Hiện tượng hút thuốc làTác hạiNguyên nhân và đề xuất

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ:1/ HD học bài : −Nắm chắc yêu cầu về nội dung và hình thức bài văn nghị luận2/ HD soạn bài :−Chuẩn bị “ Cách làm bài văn nghị luận …”

Rút kinh nghiệm :

Trang 18

Page 19: Giao an ngu van 9 ky ii

TUẦN 22

Tiết 101 : Cách làm bài văn nghị luận…Tiết 102 : HD chuẩn bị cho chương trình…Tiết 103 : Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ …

Tiết 104-105: Viết bài TLV số 5NS:ND:Tuần 22Tiết 101

A.KIỂM TRA BÀI CŨ :Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là làm gì?Nội dung và hình thức của bài văn nghị luận (…) phải đạt được những yêu cầu nào?

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS−Biết cách làm bài văn nghị luận theo yêu cầu−Kỹ năng nhận diện đề, kỹ năng xây dựng dàn của dạng bài này

C.CHUẨN BỊ : HS: tìm hiểu các bài tập, thảo luận nhóm ở nhàGV: SGK, SGV, bảng phụ trình bày dàn ý

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI: HỌAT ĐỘNG của GV và HS NỘI DUNG BÀI HỌC

HĐ1: Tìm hiểu các đề bài−GV cho HS đọc 4 đề và yêu cầu trả lời của SGK ( HS nghèo vượt khó, chất độc màu da cam, trò chơi điện tử, trạng nguyên Nguyễn Hiền)−Đề bài có điểm gì giống nhau ?−HS trao đổi, GV bổ sung−Mỗi em tự nghĩ ra một đề bài tươgn tự −HS trình bày. Lớp nhận xétHĐ2 : Tìm hiểu cách làm bàiBước 1 : Tìm hiểu đề và tìm y−GV giới thiệu đề bài trong SGK−Muốn làm bài văn nghị luận phải trải qua những bước nào? ( Tìm hiểu đề - tìm ý – lập dàn ý – viết bài) −Đề thuộc loại gì? ( nghị luận) −Vì sao em biết ?( Có từ “ suy nghĩ ”)−Đề nêu hiện tượng, sự việc gì? ( Tấm gương tốt của 1 HS, 1 đứa con Phạm Văn Nghĩa)−Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ Nghĩa là người như

I. Đề bài :4 Đề ( SGK /22)

Điểm giống nhau :−Nội dung : Nghị luận SV – HT dời sống XH−Yêu cầu nghị luận : Nhận xét, suy nghĩ ý kiến ( biểu dương)

II. Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sốngA. Đề bài:1/ Tìm hiểu đề - Tìm ý:

Trang 19

Page 20: Giao an ngu van 9 ky ii

thế nào?−HS thảo luận

( thương mẹ, giúp mẹ việc đồng ángBiết kết hợp học và hànhBiết sáng tạo làm cái tơi cho mẹ )

−Vì sao thành đoàn TP HCM phát động phong trào học tập bạn Nghĩa ? ( việc nhỏ ý nghĩa lớn)−Những việc làm của Nghĩa có khó không?−Nếu mọi HS đều làm được như Nghĩa thì đời sống sẽ như thế nào?Bước 2 : Lập dàn bài−GV giới thiệu cái khung dàn ý theo SGK−HS cụ thể hóa các mục nhỏ dàn ý chi tiết ( SGK / 24)Bước 3 : Viết bài GV phân công nhóm viết bàiNhóm 1,4 : Đánh giá việc làm PVNNhóm 2: Phân tích ý nghĩa việc làm PVNNhóm 3: Đánh giá ý nghĩa việc phát động phong trào học tập PVNHS viết vào giấyGV gọi 1 số em đọc lên rồi cho nhận xét ( Gợi ý viết : lấy tư cách chung hoặc tư cách cá nhân. Liên hệ bản thân mình. Liên hệ với hiện tượng khác để viết ) Bước 4 : Rút ra ghi nhớ : −GV cho HS đọc từng mục

HĐ3: Luyện tập – Làm dàn bài đề 4 mục I−HS đọc lại đề bài và yêu cầu−Mô phỏng theo đề trên để thực hiện−Hướng làm bài của em như thế nào?−HS trả lời câu hỏi ở SGK

2/ Lập dàn ý:

3/ Viết bài ( Viết từng đoạn)

4/ Đọc lại bài và sửa chữa:

B. Ghi nhớ : SGK /24

III. Luyện tập:Dàn bài

1. Mở bài : Giới thiệu chung về Nguyễn Hiền

2. Thân bài :−Hoàn cảnh của Nguyễn Hiền−Tinh thần ham học−Ý thức tự trọng

−Kết quả, sự thành đạt của ông3. Kết bài :

Học tập tấm gương Nguyễn HiềnE.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ:

1/ HD học bài : −Nắm chắc cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống−Viết bài hoàn chỉnh về Nguyễn Hiền−Thực hành luyện tập thêm ở nhà2/ HD soạn bài :−Chuẩn bị “ HD chuẩn bị cho chương trình địa phương phần TLV ”

Rút kinh nghiệm :

Trang 20

Page 21: Giao an ngu van 9 ky ii

NS:ND:Tuần 22Tiết 102

A. KIỂM TRA BÀI CŨ: −Bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa trong đời sống cần đạt những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?−Nêu lại dàn bài chung bài văn nghị luận

B. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phươngViết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới hình thức thích hợp: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh

C. CHUẨN BỊ: HS: Chuẩn bị theo yêu cầu sau:+Nội dung: tình hình ý kiến và nhận định của cá nhân. Phải : rõ, cụ thể, có lập luận, thuyết minh, thuyết phục+Tuyệt đối không nêu tên người, cơ quan, đơn vị… có thật

GV : SGK, SGV, bài soạnD. TIẾN HÀNH BÀI MỚI:

Hoạt động trên lớp Nội dung

HĐ1: GV giới thiệu nhiệm vụ, yêu cầu của chương trìnhBước 1: GV nêu yêu cầu của chương trình và chép lên bảng các yêu cầuBước 2: Nêu câu hỏi Em hiểu như thế nào trước yêu cầu đặt ra ở SGK trong tiết này?Em sẽ làm văn gì?Nội dung đề cập là gì?Vấn đề đó xảy ra ở đâu?Em phải chọn những vấn đề như thế nào để tiến hành các bước làm bài?Bước 3: Hướng dẫn cách làm:HS :đọc lần lượt từng mục đã nêu ở SGK

( Từ 2 3 HS)Em tiếp thu được những gì qua phần hướng dẫn cách làm bài vừa nêu ra?Có chỗ nào chưa rõ, chưa hiểu?HS nêu ý kiếnGV chốt lại vấn đềHĐ 2:

I.Yêu cầu SGK/ 25

II.Cách làm1/ Cách làm : SGK

Trang 21

HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

PHẦN TẬP LÀM VĂN

Page 22: Giao an ngu van 9 ky ii

Bước 1: Dặn HS những yêu cầu đã ghi trong phần “ Những điều cần lưu ý”( xem mục B ở trên)

Bước 2: Qui định thời hạn nộp bài

2.Yêu cầu khi làm bài: (Mục B)

3/ Thời gian nộp bàiTừ tuần 24 tuần 27

E. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ: 1/ HD học bài

Làm bài theo yêu cầu2/ HD soạn bài:

Chuẩn bị “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” : Đọc văn bản và tìm hiểu câu hỏi đọc hiểu văn bản SGK Rút kinh nghiệm

Trang 22

Page 23: Giao an ngu van 9 ky ii

NS:ND:Tuần 22Tiết 103

Vũ KhoanA.KIỂM TRA BÀI CŨ :

Các yêu cầu cơ bản khi làm bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượngTiếng nói của văn nghệ góp phần vào cuộc sống như thế nào?

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS−Nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người VN, yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào CN hóa, HĐ hóa −Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả

C.CHUẨN BỊ : HS: Đọc văn bản, tìm hiểu các câu hỏi phần đọc hiểu văn bảnGV: SGK, SGV, bài soạn

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI: HỌAT ĐỘNG của GV và HS NỘI DUNG BÀI HỌC

HĐ1: Giới thiệu bài−GV dựa vào điểm 1 “ Những điều cần lưu ý” và phần chú thích ở SGK để giới thiệu−Nhấn mạnh ý nghĩa cấp thiết của bài viết trong thời điểm mở đầu thế kỷ

ý nghĩa thiết thực đối với HS K 9 −Gọi HS đọc văn bản ( 4 – 5 HS lần lượt đọc)(Giọng : trầm tĩnh, khách quan, không xa cách mà gần gũi, giản dị ) −GV đọc mẫu xen kẻ, nhận xét−Tác giả viết bài này trong thời điểm nào của lịch sử ?−Những yêu cầu nhiệm vụ hết sức to lớn và cấp bách đang đặt ra cho đất nước ta, cho thế hệ trẻ hiện nay là gì?−Bài viết đã nêu vấn đề gì? ( tiêu đề nêu rõ)−Ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của vấn đề ấy?( vấn đề có ý nghĩa thời sự trong thời điểm chuyển giao , có ý nghĩa lâu dài đối với cả quá trình đi lên của đất nước . Bởi vì nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu …SGV /30)HĐ2 : Hãy lập dàn ý theo trình tự lập luận của tác giả−HS đọc lại từng đoạn và trả lời

I. Giới thiệu: 1)Tác giả : Vũ Khoan

−Nhiều năm là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao−Hiện là Phó Thủ tướng Chính phủ

2)Tác phẩm: Đăng tạp chí “Tia sáng”

(2001)In trong tập : “Một góc nhìn

của trí thức ” (2002)Nhan đề bài viết của tác giả

“ Chuẩn bị hành trang ”3/ Thời điểm sáng tác:

2001 – chuyển giao 2 thế kỷ, 2 thiên niên kỷ; có ý nghĩa quan trọng đối với nước ta: tiến sang thế kỷ mới với mục tiêu rất cao, nhiệm vụ cơ bản là trở thành 1 nước công nghiệp vào năm 2020

Trang 23

Page 24: Giao an ngu van 9 ky ii

−Câu nào nêu luận điểm của toàn luận điểm ?( câu đầu tiên)−Tiếp tục phát hiện các luận cứ của văn bản −HS đọc tiếp từ “ Cần chuẩn bị …của nó” và tìm luận cứ

−Luận cứ này được triển khai thành mấy ý ?( SGK triển khai 2 y)−HS đọc từ “ Cái mạnh của…đố kỵ nhau?”−Tìm luận cứ −HS đọc đoạn cuối và tìm luận cứ−Trong 4 luận cứ vừa tìm được thì luận cứ nào là trọng tâm của bài viết ?

( mạnh – yếu)HĐ3: Phân tích đọan 1−Vì sao tác giả cho rằng đặc điểm quan trọng của hành trang là con người ?

−Tác giả nêu và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu nào trong tính cách, thói quen của người VN?−Tìm dẫn chứng thực tế−Giảng : Tác giả không chia thành 2 ý rõ rệt mà nêu từng điểm mạnh và đi liền với nó là điểm yếu. Cách nhìn như vậy là thấu đáo và hợp lý, không tĩnh tại: trong cái mạnh chứa đựng cái yếu nếu xem xét từ một yêu cầu nào đó và điểm mạnh – yếu luôn được đối chiếu với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.−Nhận xét về thái độ của tác giả khi nêu những điểm mạnh, điểm yếu của con người VN.

( SGVthái độ là tôn trọng sự thực, nhìn nhận vấn đề khách quan, toàn diện không thiên lệch;

+Khẳng định, trân trọng phẩm chất tốt+Thẳng thắn chỉ ra những yếu kém …)

(không đề cao quá mức, không miệt thị dân tộc)−Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ. hãy tìm và cho biết y nghĩa, tác dụng của chúng.−( Cách nói của thành ngữ, tục ngữ vừa sinh động, sâu sắc, cụ thể, lại vừa ý vị mà ngắn gọn)

HĐ 4: Hướng dẫn tổng kếtEm đã tự nhận ra mình có những điểm mạnh, điểm

Trình tự lập luận :

(1) Luận điểm ( đầu văn bản)(2)Chuẩn bị hành trang là chuẩn

bị bản thân con người (3) Bối cảnh thế giới hiện nay và

những nhiệm vụ , mục tiêu nặng nề của đất nước

Bối cảnh thế giới : 3 nhiệm vụ:(4) Những điểm mạnh, điểm yếu

của con người VN ( trọng tâm)(5) Kết luận: Thế hệ trẻ phát huy

điểm mạnh và khắc phục điểm yếu II.Phân tích :

1. Chuẩn bị hành trang là sự chuẩn bị bản thân con người

Con người là động lực phát triển của lịch sửTrong thời kỳ nền kinh tế tri thức phát triển con người đóng vai trò nổi trội

2.Những điểm mạnh, điểm yếuThông minh, nhạy bén nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hànhCần cù sáng tạo nhưng thiếu tính tỉ mỉ, không coi trọng qui trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trươngĐoàn kết đùm bọc trong chiến đấu nhưng đố kỵ nhau trong làm ănThích ứng nhanh nhưng hạn chế trong thói quen, nếp nghĩ

III.Tổng kết:1. Nghệ thuật : lập luận chặt

Trang 24

Page 25: Giao an ngu van 9 ky ii

yếu nào và biện pháp khắc phục ra sao? GV tổng kết bài theo ghi nhớ SGK

HĐ 5: Hướng dẫn luyện tậpBài tập 1: Xen kẻ mục II. 2Bài tập 2: kết hợp phần tổng kết

GV dặn HS về nhà suy nghĩ thêm

chẽ, ngôn ngữ giản dị, gắn bó với đời sống, có tính thuyết phục cao

2. Nội dung: SGK ý 1 và 3

D.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ:1/ HD học bài : −Xem kỹ ghi nhớ và trình tự lập luận của văn bản−Suy nghĩ thêm về bài tập 22/ HD soạn bài :−Chuẩn bị “ Viết bài Tập làm văn số 5”

Rút kinh nghiệm :

Trang 25

Page 26: Giao an ngu van 9 ky ii

NS:ND:Tuần 22Tiết 104-105

Nghị luận xã hộiA.KIỂM TRA BÀI CŨ :

Không kiểm traB.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Kiểm tra kỹ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội.Các kỹ năng : Tìm ý – lập dàn ý – diễn đạt

C.CHUẨN BỊ : HS: Xem kỹ các đề bài ở SGK, lập dàn ýGV: Đề bài và dàn ý

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI: HỌAT ĐỘNG của GV và HS NỘI DUNG BÀI HỌC

HĐ1: GV ghi đề bài lên bảng, HS ghi vào giấyHĐ2 : Gợi ý cách làm bàiBước 1 : Đọc kỹ đề và tìm hiểu đề −Đề thuộc loại gì? ( nghị luận) −Vì sao em biết ?( Có từ “ suy nghĩ ”)−Đề nêu yêu cầu làm gì?Bước 2 : Lập dàn bài−GV giới thiệu cái khung dàn ý theo SGK−HS cụ thể hóa các mục nhỏ dàn ý chi tiết ( SGK / 24)

Bước 3 : Viết bài HS dựa vào dàn triển khai thành bài văn

I. Đề bài :Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về

cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí MinhII. Dàn ý: 1/ Tìm hiểu đề bài:

Thể loại : Nghị luậnNội dung: Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh

2/ Dàn ý:Mở bài: GT sơ lược cuộc đời và sự

nghiệp của BácThân bài:

Nêu suy nghĩ về cuộc đời của BácNêu suy nghĩ về sự nghiệp của BácMục đích phấn đấu của Bác?

Kết bài:Khái quát lại tấm gương của BácBài học cho bản thân

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ: 1/ HD học bài : −Nắm chắc cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống2/ HD soạn bài :−Chuẩn bị “ Các thành phần biệt lập(tt) ”

Rút kinh nghiệm :

Trang 26

Page 27: Giao an ngu van 9 ky ii

TUẦN 23

Tiết 106 : Các thành phần biệt lập(tt)Tiết 107-108 : Chó Sói và Cừu nonTiết 109 : Nghị luận về một vấn đề…

Tiết 110 : Liên kết câu và liên kết đoạn văn

NS:ND:Tuần 23Tiết 106

A.KIỂM TRA BÀI CŨ :Bài “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” đã đạt ra vấn đề gì? Vấn đề ấy có ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài ra sao?Nhận xét về thái độ của tác giả khi nêu những điểm mạnh và điểm yếu của con người VN

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS−Nhận biết hai thành phần biệt lập: gọi đáp, phụ chú−Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu−Biết đặt câu có thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú

C.CHUẨN BỊ : HS: Đọc VD, tìm hiểu các câu hỏi và bài tậpGV: Bảng phụ, SGK, SGV

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI: HỌAT ĐỘNG của GV và HS NỘI DUNG BÀI HỌC

HĐ1: Hình thành khái niệm GV treo bảng phụ−HS đọc các đoạn trích (a), (b) SGK−Trong 2 từ in đậm, từ nào được dùng để gọi, từ nào được dùng để đáp ?−Hai từ đó có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không?( Không)−Trong 2 từ này, từ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ nào được dùng để duy trì cuộc gọi được diễn ra?( Này: thiết lập quan hệ giao tiếp – mở đầu giao tiếp)(Thưa ông : duy trì sự giao tiếp…)GV chốt: Này, thưa ông dùng để gọi – đáp không tham gia nghĩa sự việc trong câu, gọi chung là thành phần gọi - đáp−Vậy em hiểu như thế nào về thành phần gọi – đáp?

I.Thành phần gọi đáp:1/ Ví dụ :

a) Này ( gọi) thiết lậpb)Thưa ông ( đáp) duy trì

2/ Ghi nhớ : Thành phần gọi đáp dùng để :

Tạo lập

Trang 27

Page 28: Giao an ngu van 9 ky ii

−HS đọc ghi nhớHĐ2: Hình thành khái niệm thành phần phụ chú−Bảng phụ GV cho HS đọc tiếp các VD ( a) , ( b) SGK và trả lời câu hỏi−Nếu lược bỏ các từ in đậm trong mỗi câu, thì nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi hay không? Vì sao?( - Ý nghĩa sự việc trong mỗi câu giữ nguyên -Vì khi bỏ các từ ngữ đó ra, cấu tạo câu vẫn đấy đủ 2 thành phần chính )−Ở câu (a), phần in nghiêng chú thích thêm cho những từ ngữ nào? −Ở câu (b), phần in nghiêng chú thích thêm cho những từ ngữ nào? −HS suy nghĩ và trả lời−GV chốt : Đó là những thành phần (chú thích) phụ chú . vậy thành phần phụ chú dùng để làm gì?−Dấu hiệu nào nhận biết thành phần phụ chú ?( HS phát hiện qua 2 VD, GV bổ sung)−GV đưa câu (a, d) bài tập 3 để bổ sung kiến thức−HS đọc lại ghi nhớ mục số 3 và 1 HS khác đọc toàn bộ ghi nhớ

HĐ3: Hướng dẫn luyện tậpBài tập 1:−HS đọc yêu cầu BT 1 và làm việc độc lập

Bài tập 2:−Gọi HS đọc yêu cầu BT 2−Làm bài độc lập−Gọi HS trình bày, HS khác nhận xét−GV bổ sung

Bài tập 3: −Gọi HS đọc yêu cầu BT 3

( Ngạc nhiên trước việc vào du kích , xúc động trước nụ cười hồn nhiên, đôi mắt đen)

Bài tập 4: Yêu cầu tìm giới hạn tác dụng của TP phụ chú để cho HS thấy rằng TP phụ chú có địa chỉ liên hệ khá xác

Duy trì quan hệ giao tiếpII.Thành phần phụ chú:

1/ Ví dụ: a) “ Và cũng là đứa … anh”chú thích thêm cho cụm “ Đứa con gái đầu lòng” b) “ ,tôi nghĩ vậy,” chú thích cho

cụm C – V (1) và lý do cụm C – V (3)

2/ Ghi nhớ :Thành phần phụ chú :−Dùng để bổ sung 1 số chi tiết cho nội dung của câu−Thường đặt giữa 2 dấu gạch ngang, 2 dấu phẩy, 2 dấu ngoặc đơn, 1 dấu gạch ngang (trước) và 1 dấu phẩy( sau), sau dấu hai chấm

III.Luyện tập : 1/ Thành phần gọi đáp

Này (gọi) (trên)Vâng (đáp ) (dưới)

2/ Bầu ơi ( gọi – đáp) Hướng tới nhiều người

3/ Phần phụ chúa)Kể cả anh ( giải thích thêm cho

CN)b) Các thầy, cô giáo, các bậc cha

mẹ đặc biệt là những người mẹ ( bổ sung cho CN)

c) Những người chủ thật sự của đât nước trong thế kỷ tới Giải thích cho cụm DT “ lớp trẻ”

d) Có ai ngờ Thương thương quá đi thôi

Nêu thái độ của người nói trước sự việc 4/ Xem bài tập 3

Trang 28

Quan hệ

Page 29: Giao an ngu van 9 ky ii

địnhBài tập 5: Yêu cầu viết đoạn văn có thành phần phụ chú, có vận dụng những kiến thức vừa học về thành phần nàyHS viết đoạn văn 5’GV gọi lên trình bày

Tổng kết, nhận xét chung

5/ Thực hành viết đoạn văn

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ:1/ HD học bài :

−Nắm chắc về đặc điểm và tác dụng của thành phần gọi đáp và thành phần chú thích−Làm bài tập 5

2/ HD soạn bài :−Chuẩn bị “ Chó Sói và Cừu non ”

Rút kinh nghiệm :

Trang 29

Page 30: Giao an ngu van 9 ky ii

NS:ND:Tuần 23Tiết 107-108:

Hi-Pô-lít TenA. KIỂM TRA BÀI CŨ:

−Thành phần phụ chú và thành phần gọi-đáp khác nhau như thế nào? Vai trò của 2 thành phần biệt lập này?

B. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS Hiểu được tác giả bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với những dòng viết về 2 con vật ấy của nhà khoa học Bruy-Phông nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật

C. CHUẨN BỊ: HS: Đọc kỹ văn bản, tìm hiểu câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu văn bảnGV : SGK, SGV, bài soạn

D. TIẾN HÀNH BÀI MỚI:

Hoạt động trên lớp Nội dung

HĐ1: Giới thiệu bàiGV nhắc lại bài “ Đi bộ ngao du” của nhà văn Pháp Ru-xô( lớp 8) liên hệ đến bài và tác giả Hi-pô-lit-ten

Cho HS đọc phần chú thích tác giả và tác phẩm.Giảng thêm: Nghị luận XH( các bài trước) là nghị luận về một vấn đề xã hội nào đấy . Còn nghị luận văn chương liên quan đến một tác phẩm văn chương ( VB này là bài thơ của LPT)Cho HS đọc văn bảnGọi đọc mẫu vài đoạn . Nhận xét cách đọc của HSXác định bố cục 2 phần của bài nghị luận văn chương này và đặt tiêu đề cho từng phầnĐối chiếu các phần để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau không lặp lại.lập luận giống nhau+2 đoạn đều dẫn ra những dòng viết về 2 con vật ấy của Buy –phông+Mạch nghị luận đều theo 3 bước: dưới ngòi bút của LPTdưới ngòi bút của Buy-phôngdưới

I.Giới thiệu:1/ Hi-pô-lit Ten ( 1828-1893)Triết gia, sử gia, nghiên cứu văn học

Pháp, viện sĩ viện Hàn lâm Pháp2/ Văn bản trên là văn bản nghị luận

văn chương trích từ chương I, phần thứ 2 của công trình nghiên cứu “ La Phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông” ( 1853)

3/ Bố cục văn bản và cách lập luận :P1: Từ đầu …”tốt bụng như thế”:

Hình tượng con cừu trong thơ LPTP2 : Còn lại: Hình tượng chó sói trong

thơ LPT

Trang 30

CHÓ SÓI VÀ CỪU NON TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA

LA PHÔNG -TEN

Page 31: Giao an ngu van 9 ky ii

ngòi bút của LPTHS xác định từng bước ở mỗi đoạn triển khai khác nhauĐoạn 1: bước 1: dẫn thơ LPTĐạon 2 ; bước 2: không có Bài nghị luận sinh động hơnHĐ 2: HD tìm hiểu văn bảnEm cảm nhận được 2 con vật dười cách nhìn của mấy người?(Hai: 1 của nhà khoa học Buy-phông 1 của La-phông-ten)Nhà khoa học Buy-phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu và có đúng không?Vì sao Buy- phông không nói đến tình mẫu tử” thân thương” của loài cừu và nỗi bất hạnh của loài chó sói? ( • không nhắc tới “tình mẫu tử thân thương” của cừu vì không phải chỉ ở loài cừu mới có • không nắhc đến “sự bất hạnh” của sói vì đây không phải là nét cơ bản của nó ở mọi lúc, mọi nơi)

HĐ 3: Tìm hiểu câu 3 SGKĐể xây dựng hình tượng con cừu trong bài “ Chó Sói và Cừu” nhà thơ LPTdựa trên khía cạnh chân thực nào của loài vật này ?HS đọc và phát hiện chi tiếtSo với Buy-phông, La-phông-ten có những sáng tạo gì?

( Gợi ý: Con cừu trong thơ LPT và con cừu ngoài thực tế có điểm gì không giống nhau?)

HS thảo luận (bàn)( nhân hóa: có suy nghĩ, lời nói, hành động)HĐ 4: Tìm hiểu câu 4 trong SGK

Con sói trong thơ LPT là nói chung hay chỉ là con sói cụ thể ?Nhà thơ đã lựa chọn con sói với những đặc điểm gì?Theo em, vì sao chó sói lại kiếm cớ bắt tội để gọi là “trừng phạt” chú cừu tội nghiệp?Lưu ý HS xem bài thơ ở phần đọc thêmCon chó sói này được khắc họa có điểm gì giống với đặc điểm của cừu?

(cũng nhân hóa bằng ngòi bút vốn có và dựa vào đặc trưng thơ ngụ ngôn)

Khi xây dựng, LPT đã dựa vào đặc tính vốn có nào của loài sói?GV nhắc lưu ý 2 chi tiết vừa ghi ) đặc tính sói: săn mồi, ăn tươi nuốt sống)

Câu hỏi 5 SGK:

II.Tìm hiểu văn bản:1/ Hai con vật Sói và Cừu dưới ngòi

bút của nhà khoa học

Buy phông viết về loài cừu và loài chó sói ( nói chung) bằng ngòi bút chính xác của nhà khoa học, nêu lên những đặc tính cơ bản của chúng

2.Hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn

Đây là 1 con cừu cụ thể . Tác giả lựa chọn 1 chú cừu non và đặt vào bối cảnh đặc biệt : đối mặt với chó sói bên dòng suối Tính cách của cừu non : hiền lành, nhút nhát được khắc họa căn cứ vào đặc điểm vốn có của loài cừu biểu hiện qua thái độ lời nóiNhà thơ nhân cách hóa con cừu ( theo đặc trưng của văn chương) 3/ Hình tượng chó sói trong thơ ngụ

ngônTrong thơ ngụ ngôn là một con chó sói cụ thể: đói meo, gầy giơ xương đi kiếm mồi, bắt gặp chú cừu nonSói muốn ăn thịt cừu non nhưng che giấu tâm địa nên kiếm cớ bắt tội Nhân hóa con chó sói với nỗi bất hạnh của nó theo đặc trưng của văn chương

Trang 31

Page 32: Giao an ngu van 9 ky ii

Chứng minh rằng: “ …”Gợi ý : LPT có bài nào khác xây dựng nhân vật là chó sói? ( chó sói và chủ nhà

Chó sói và còChó sói trở thành gã chăn cừu…)

Lời nhận định cuối cùng của tác giả Hi-po -li-ten có phần hoàn toàn đúng và có chỗ chưa chính xác nếu xét trên khía cạnh nào?

( Hoàn toàn đúng khi bao quát tất cả loài sói Không chính xác khi chỉ vận dụng vào bài thơ cụ thể “ Chó sói và cừu”)

Giảng thêm : Riêng ở bài này, chó sói có mặt đáng buồn cười nếu ta suy diễn vì nó ngu ngốc chẳng kiếm ra cái gì ăn nên mới đói meo nhưng chủ yếu ở đây nó là con vật đáng ghét gian giảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu

HĐ 5: Hướng dẫn tổng kết HS đọc ghi nhớ Nghệ thuật chủ yếu của bài?

HĐ 6: Hướng dẫn luyện tậpTổ chức cho HS đọc bài đọc thêm

III. Tổng kết:1/ Nghệ thuật: So sánh trong lập luận nghị luận2/ Nội dungGhi nhớ SGK

IV . Luyện tập:Đọc thêm

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ:1/ HD học bài

Nắm được đặc trưng của truyện ngụ ngôn và tác phẩm nghệ thuật biết cách lâp luận bình luận về tác phẩm Xem bài đọc thêm

2/ HD soạn bài: Chuẩn bị “Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý” : Đọc ví dụ và tìm hiểu câu

hỏi Rút kinh nghiệm

Trang 32

Page 33: Giao an ngu van 9 ky ii

NS:ND:Tuần 23Tiết 109

A.KIỂM TRA BÀI CŨ :Biện pháp lập luận của văn bản “ Chó sói và cừu non” và mục đích của việc đưa biện pháp đó vào văn bản Em biết được bài thơ nào của La Phông ten ? Hãy đọc lên

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS−Biết làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý

C.CHUẨN BỊ : HS: Đọc và tìm hiểu các câu hỏi tìm hiểu ở SGKGV: SGK, SGV, bài soạn

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI: HỌAT ĐỘNG của GV và HS NỘI DUNG BÀI HỌC

HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu bài văn và hình thành kiến thức về kiểu bài nghị luận về tư tưởng đạo lý:Bước 1: Đọc suy nghĩ để trả lời câu hỏi −GV cho HS đọc bài 2 lầnBước 2: Trả lời câu hỏi −Văn bản bàn về vấn đề gì?−Văn bản có thể chia làm mấy phần?−Chỉ ra nội dung của mỗi phần và mối quan hệ của chúng với nhau −HS thảo luận- trình bày kết quả thảo luận ( 1 đoạn nêu tri thức có thể cứu 1 cái máy khỏi số phận 1 đống phế liệu

1 đoạn nêu tri thức là sức mạnh của cách mạng , bác Hồ đã thu hút nhiều nhà tri thức …)mối quan hệ P1 tiêu đề cho P2,3

P2 triển khai làm rõ P1P3 tập hợp vấn đề ở P1 và P2

−Hãy đánh dấu các câu mang luận điểm chính của bài −GV yêu cầu HS dùng bút chì gạch dưới

( 4 câu đoạn MBCâu mở đoạn và câu kết đoạn 2Câu mở đoạn 3Câu mở đoạn và câu kết đoạn 4)

−Các luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa?−( Đã rõ ràng và dút khoát)−Văn bản đã vận dụng phép lập luận nào là chính ?

I.Tìm hiểu bài văn 1)Văn bản : “Tri thức là sức mạnh”

Vấn đề bàn luận : −Giá trị của tri thức khoa học và người tri thức

Bố cục :3 phầna) MB: (1đoạn) Nêu vấn đềb) TB: ( 2 đoạn )−Nêu 2 ví dụ chứng minh tri thức là sức mạnh

c) KB: ( 1 đoạn cuối)−Phê phán việc không coi trọng tri thức

Phép lập luận chủ yếu :

Trang 33

Page 34: Giao an ngu van 9 ky ii

Cách lập luận có thuyết phục hay không?−Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ở những điểm nào?−HS xem lại bài cũ và thực hiện việc so sánh – thảo luận nhóm−GV gọi 1 số nhóm trình bày(Khác biệt:+NLSV_HT_ĐStừ SV_HT_ĐSnêu ra những vấn đề, tư tưởng +NLTTĐLdùng giải thích, chứng minh…làm sáng tỏ các tư tưởng đạo lí quan trọng đối với đời sống con người )

Bước 3: Cho HS đọc phần ghi nhớ−Nghị luận về 1 vấn dề tư tưởng, đạo lí là làm gì?−Có những yêu cầu gì về nội dung bài làm và hình thức trình bày?−HS ghi phần “ghi nhớ” vào vở HĐ2 : Luyện tậpBước 1: Đọc văn bản và chuẩn bị trả lời câu hỏiHS đọc 2 lầnBước 2: Nêu câu hỏi, HS thảo luận−Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào?−Văn bản nghị luận về vấn đề gì?−Chỉ ra các luận điểm chính của nó−Phép lập luận chủ yếu trong bài này là gì?−Gợi y : Các luận điểm được làm rõ bằng cách nào? ( Đưa ra dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)( + Sau mỗi luận điểm là một dẫn chứng chứng minh thuyết phục cho giá trị của thời gian

+ Các luận điểm được triển khai theo lối phân tích những biểu hiện chứng tỏ thời gian là vàng …)

−Chứng minh ( có dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ tư tưởng)

Tính thuyết phục cao

2)Ghi nhớ: SGK /36

II.Luyện tập : Văn bản “ Thời gian là

vàng” Loại nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí.Vấn đề : Giá trị của thời gianCác luận điểm chính:

Thời gian là sự sốngThời gian là thắng lợiThời gian là tiềnThời gian là tri thức

Phép lập luận : phân tích, chứng minh

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ:1/ HD học bài : −Nắm chắc các yêu cầu về nội dung và hình thức làm bài −Sưu tầm thêm các bài nghị luận giống dạng bài vừa tìm hiểu và thực hiện theo các bước hướng dẫn tìm hiểu ở bài “ Tri thức là sức mạnh”2/ HD soạn bài :−Chuẩn bị “ Liên kết câu và liên kết đoạn văn”

Rút kinh nghiệm :

Trang 34

Page 35: Giao an ngu van 9 ky ii

NS:ND:Tuần 23Tiết 110

A.KIỂM TRA BÀI CŨ : Những yêu cầu về nội dung và hình thức của 1 bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS−Nâng cao hiểu biết và kỹ năng sử dụng biện pháp liên kết đã học từ bậc tiểu học−Nhận biết li6n kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn−Nhận biết một số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản

C.CHUẨN BỊ : HS: Đọc VD, tìm hiểu các câu hỏi và bài tậpGV: SGK, SGV, bài soạn, bảng phụ

D. TIẾN HÀNH BÀI MỚI: HỌAT ĐỘNG của GV và HS NỘI DUNG BÀI HỌC

HĐ1: Giới thiệu khái quát về sự liên kết GV treo bảng phụ−GV yêu cầu HS tìm hiểu 2 đoạn văn:+Đoạn 1 : Dê đen và dê trắng cùng qua một chiếc cầu. Một người người nông dân đang vác cuốc ra đồng . Những bụi chuối xanh tốt đang vươn mình đoán gió mới . Trẻ em nô đùa khắp thôn xóm+Đoạn 2 : Dê đen và dê trắng cùng qua một chiếc cầu. Dê đen đi đằng này lại, dê trắng đi đằng kia sang. Không con nào chịu nhường con nào. Chúng hút nhau . Cả hai cùng rơi tỏm xuống suối

−So sánh 2 đoạn văn và cho biết :−Đoạn văn nào các ý rời rạc?−Đoạn văn nào các câu liên quan với nhau về nội dung y nghĩa( Đ1: Các ý mỗi câu rời rạc nhau Đ2: Nội dung các câu liên quan nhau)−Ở đoạn 2 các câu trong văn bản đều hướng vào vấn đề chung nào? ( Sự đối đầu của 2 con vật và hậu quả của nó)−GV chốt: Đoạn 2 có sự liên kết chặt chẽ về nội dung lẫn hình thức

I.Khái niệm liên kết

Trang 35

Page 36: Giao an ngu van 9 ky ii

−Em hiểu thế nào là liên kết? ( Liên kết là sự nối kết ý nghĩa giữa các câu với câu giữa đoạn văn với nhau bằng những từ ngữ có tác dụng liên kết)HĐ2: Tìm hiểu về phép liên kết nội dung và hình thức−Bảng phụ −GV cho HS đọc VD mục I ( SGK) −HS đọc −Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? ( Bàn về cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại. Đây là 1 trong những yếu tố ghép vào chủ đề chung của văn bản)−Đoạn văn có mấy câu? Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn trên là gì?(1) TP nghệ thuật phản ảnh thực tại(2) Khi phản ánh thực tại nghệ sĩ muốn nói lên điều mới mẻ (3) Cái mới mẻ ấy là lời gửi của 1 nghệ sĩ −Những nội dung ấy có quan hệ thế nào với chủ đề của đoạn văn ? Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn ? ( Các nội dung này đều hướng vào chủ đề chung của đoạn văn.

Trình tự các ý hợp lô gich Xét qua các nội dung vừa nêu)

−Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào? ( chú ý từ in đậm)HĐ3: HD tìm hiểu ghi nhớ −GV dùng bảng phụ tổng kết ghi nhớ−HS đọc ghi nhớ −Thế nào là liên kết nội dung?−Muốn liên kết, cần vận dụng các biện pháp nào về hình thức?

HĐ3: Hướng dẫn luyện tập−Nội dung các câu trong đoạn văn phục vụ cho chủ đề ấy như thế nào? ( các câu đều tập trung vào chủ đề)−Nêu 1 trường hợp cụ thể để thấy trình tự các câu trong đoạn văn là hợp lý −( mặt mạnh điểm hạn chế cần khắc phục hạn chế để đáp ứng sự phát triển nền kinh tế ) −Các câu được liên kết nhau bằng những phép liên kết nào?

II.Liên kết nội dung và liên kết hình thức:

1/ Tìm hiểu đoạn văn ( trích “ Tiếng nói văn nghệ”)

c) Vấn đề bàn luận :Cách người nghệ sĩ phản ánh

thực tạid) Nội dung :

Các câu trong đoạn đều hướng vào chủ đề chung của văn bản liên kết nội dung

c) Các biện pháp liệt kê−Tác phẩm tác phẩm lặp−Tác phẩm nghệ sĩ liên tưởng−Nghệ sĩanh thay thế −Nhưng nối−Những vật liệu… thực tại - cái đã có rồiđồng nghĩa

2/ Ghi nhớ :Liên kết trong đoạn văn :−Về nội dung :

(ý – nội dung, chủ đề, trình tự)−Về hình thức :

Sử dụng các phép …( xem SGK)III.Luyện tập : Phân tích sự liên kết1/ Chủ đề đoạn :Khẳng định năng lực trí tuệ VN

Những hạn chế cần khắc phục 2/ Trình tự hợp lý:Mặt mạnh / yếu khắc phục

3/ Các phép liên kết−“Bản chất trời phú ấy”nối câu Câu (2) – câu (1)( phép đồng nghĩa ) −“ Nhưng” nối câu(3) – câu(2) ( phép nối)

−“Ấy” nối câu (4)-câu(3) ( phép nối)

−“Lỗ hổng”nối(4)-(5)(lặp)

Trang 36

Page 37: Giao an ngu van 9 ky ii

( Phép lặp từ ngữ)−“thông minh” nối(5)-(1)

( Phép lặp từ ngữ)

E. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ: 1/ HD học bài : −Nắm chắc liên kết nội dung và liên kết hình thức−Nắm chắc các phép liên kết để vận dụng vào bài làm2/ HD soạn bài :−Chuẩn bị “ Liên kết câu và liên kết đoạn văn ” ( luyện tập) Rút kinh nghiệm :

Trang 37

Page 38: Giao an ngu van 9 ky ii

TUẦN 24-25

NS:ND:Tuần 24Tiết 111

A.KIỂM TRA BÀI CŨ :Liên kết về nội dung và liên kết về hình thức

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS −Củng cố hiểu biết về liên kết câu văn liên kết đoạn văn−Nhận ra và chữa được một số lỗi về liên kết

C.CHUẨN BỊ : −HS: Xem kỹ và tìm hiểu các đề bài ở SGK−GV: SGV, SGK, bài soạn

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI: HỌAT ĐỘNG của GV và HS NỘI DUNG BÀI HỌC

HĐ1: Ôn tập phần ly thuyếtLiên kết nội dungLiên kết hình thức

HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tậpBài tập 1 : Nêu yêu cầu bài tập và đọc các đoạn văn ( SGK / 49-50)−HS làm bài tập theo nhóm−Phân công mỗi nhóm một bài

I.Ôn ly thuyết:

II. Thực hành luyện tập: 1/ Các phép liên kết câu và đoạn văn:

a) Trường học - trường học(lặp- liên kết câu)Như thế - thay thế câu cuối đoạn trước ( thế - liên kết đoạn)

b) −Văn nghệ-nghệ ( lặp – liên kết câu)−Sự sống – sự sống

Trang 38

Tiết 111: Liên kết câu và liên kết đoạn văn(luyện tập)

Tiết 112: Hướng dẫn đọc thêm: Con còTiết 113: Cách làm bài văn nghị luận về…Tiết 114: Trả bài tập làm văn số 5Tiết 115-116: Mùa xuân nho nhỏ

Page 39: Giao an ngu van 9 ky ii

Bài tập 2 : HS xác định yêu cầu bài tập . Đọc đoạn văn −GV gọi HS lần lượt tìm các cặp từ trái nghĩa

Bài tập 3 : Thực hiện các bước như bài tập 2

Chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung( Cần thêm :Trận địa đại đội 2 của anhAnh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc , hai bố..Bây giờ , mùa thu hoạch…Cần chữa : Thêm trạng ngữ thời gian vào câu (2) để làm rõ mối quan hệ thời gian giữa các sự kiện VD: “ Suốt hai năm anh ốm nặng”Bài tập 4 HS chỉ ra và nêu cách sửa các lỗi liên kết hình thức trong 2 đoạn trích

−Văn nghệ- văn nghệ ( lặp - liên kết đoạn)

c)Thời gian-thời gian-thời gianCon người-con người- con người

( lặp-liên kết câu)d)Yếu đuối-mạnhHiền lành-ác

2/Các cặp từ trái nghĩa: Thời gian vật lý - Thời gian tâm lýVô hình - Hữu hìnhGiá lạnh - Nóng bỏngThẳng tắp – Hình tròn Đều đặn - Lúc nhanh/ chậm3/ a)Lỗi về liên kết nội dung:Các câu không phục vụ chủ đề chung đoạn văn b)Lỗi về liên kết nội dung:Trật tự các sự việc nêu trong câu không hợp lý

4/ a. Lỗi về liên kết hình thức :

Dùng từ ở câu (2) và câu (3)không thống nhất ( thay đại từ “nó” = đại từ “chúng”)

b.Câu (2) thay từ “hội trường” = “ văn

phòng”E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ:

1/ HD học bài : −Nắm chắc kiến thức về liên kêt nội dung và liên kết hình thức−Tìm thêm các đoạn văn tương tự để rèn các kiến thức về liên kết2/ HD soạn bài :−Chuẩn bị “ Con cò ”

Rút kinh nghiệm :

Trang 39

Trái nghĩa

Page 40: Giao an ngu van 9 ky ii

NS:ND:Tuần 24

Tiết 112 Hướng dẫn đọc thêm

Chế Lan ViênA. KIỂM TRA BÀI CŨ :

−Những quy định về liên kết nội dung và liên kết hình thức trong văn bản nói chung.B. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS:

−Cảm nhận đựơc vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru…−Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ−Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng

C. CHUẨN BỊ: −HS: Đọc bài thơ, tìm hiểu các câu hỏi hướng dẫn đọc - hiểu văn bản −GV: SGV, SGK, bài soạn, một số câu thơ, ca dao về hình ảnh con cò

D. TIẾN HÀNH BÀI MỚI: Hoạt động của GV và HS Nội dungHĐ1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩmGV cho HS đọc chú thích về tác giả SGKHS đọc chú thíchGV chốt lại những nét cơ bản về nhà thơ ( dẫn theo SGV/45) và phần chú thích

−Em hãy nêu xuất xứ, thể thơ và nội dung khái quát của bài thơ−GV hướng dẫn đọc bài thơ ( SGK/46)−GV đọc mẫu 1 đọan, gọi HS đọc tiếp −Bố cục bài thơ gồm mấy phần? Nội dung chính từng phần?−( Hỏi gợi ý: Bao trùm tòan bài thơ là hình tượng nào? Mỗi đoạn hình tượng ấy được diễn tả như thế nào ?)−Biểu tượng của “ Con cò” trong văn học nói chung,

I. GIỚI THỊÊU: 1.Tác giả: −Nhà thơ trong phong trào thơ mới −Hơn 50 năm sáng tác−Giải thưởng HCM ( 1996)−Phong cách thơ: suy tưởng, triết lý người đọc khó tiếp nhận2.Xuất xứ : −Sáng tác 1962, in tập “ Hoa…”3.Thể thơ: tự do4.Bố cục :−P(1): Hình ảnh cò qua lời ru với tuổi thơ −P(2): Hình ảnh cò gần gũi cùng con người suốt chặng đời−P(3): Hình ảnh cò gợi suy ngẫm

Trang 40

Page 41: Giao an ngu van 9 ky ii

trong VHDG nói riêng là gì? ( nông dân, phụ nữ)

HĐ2: Hướng dẫn phân tích phần 1:−HS đọc lại đoạn 1−Trong khổ thơ này, em thấy có những câu thơ nào rất quen thuộc? Những câu thơ ấy lấy từ những câu ca dao nào?−Đọc chú thích (1), (2)−Em có nhận xét gì về cách vận dụng ca dao ở đây? ( vận dụng sáng tạo, chỉ lấy vài ý vài chữ trong mỗi câu làm hình ảnh gợi nhớ với ý nghĩa biểu tượng phong phú…)−Ở mỗi bài hát, em cảm nhận được điều gì về thân phận con cò ?−Hình ảnh cò bay la bay lả gợi không gian như thế nào? Gợi lên 1 cuộc sống như thế nào?

(+ Gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống thời xưa, từ làng quê đến phố xá +Gợi vẻ nhịp nhàng, thong thả, của cuộc sống ít biến động thửơ xưa)+ Hình ảnh “ con có ăn đêm” diễn tả đời sống như thế nào?+ Con cò ở đây tượng trưng cho ai?+ Ý thơ “ con cò ăn đêm” gợi nhớ đến những bài ca dao nào có hình ảnh con cò ? Bài thơ nào?( có nội dung tương tự)

( Con cò lặn lội bờ sông Cái cò đi đón cơn mưa Cái cò lặn lội bờ sông…

Và gợi nhớ đến thơ Tú Xương “ lặn lội thân cò”)−Từ hình ảnh con cò với những ý nghĩa biểu tượng phong phú trong ca dao, CLV đã miêu tả làm điểm tựa cho những liên tưởng sáng tạo nhưng rất gần gũi, quen thuộc và có giá trị biểu cảm khá cao. Điều này thể hiện rất rõ ở những câu hát vỗ về, nhắn nhủ của mẹ .−Đó là những lời nào? HS tìm đọc−( Cò một mình cò phải kiêm lấy ăn…con có mẹ con chơi rối lại ngủ…Ngủ yên…−Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân )−Em bé có cảm nhận gì về hình tượng con cò qua những lới ru này hay không?−+ Ở tuổi thơ ấu, chúng có thể hiểu được nội dung của những lời ru ấy hay không?−Chúng chỉ cần điều gì? ( Tình yêu, lời ru

Sự chở che)

về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người

II. PHÂN TÍCH: 1.Con cò - lời ru:

−Con cò trong ca dao hát ru

+ Con cò ( bay la) cò vất vả trong hành trình cuộc đời, trong bình yên thong thả của cuộc sống xưa

+ “Con cò (ăn đêm)”cò lặn lội kiếm sống tượng trưng cho những phụ nữ, những người mẹ nhọc nhằn

Trang 41

Page 42: Giao an ngu van 9 ky ii

−HS thảo luận nhóm−GV chốt ý đoạn 1−( Hình ảnh cò đến với tâm hồn tuổi thơ 1 cách vô thức ở tuổi ấu thơ, đứa trẻ chưa thể hiểu , cũng chưa cần hiểu ý nghĩa những lời ru này . Chúng chỉ cần được vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào, diụ dàng của lời ru để đón nhận bằng trực giác vô thức tình yêu và sự chở che của người mẹ . Đoạn thơ khép lại bằng hình ảnh thanh bình của cuộc sống ( “ Ngủ yên…” )

HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn 2−HS đọc lại đoạn 2−Con cò trong lời ru của mẹ đã gắn bó với những giai đoạn nào của đời con?−Ý nghiã của hình tượng cò trong mỗi hình ảnh ấy như thế nào?−( (1) Ấu thơ: cò hoá thân người mẹ lo lắng từng giấc ngủ −(2) Trường : cò là ngừơi mẹ quan tâm, nâng bứơc con−(3) : Con được cò chấp cánh bao ước mơ …)−Như thế, trong đoạn 2, hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng về điều gì ?

HĐ4: Hướng dẫn tìm hiểu ý 3−HS đọc lại đoạn 3−Em có cảm nhận gì về âm điệu ở khổ thơ này ? ( HS nêu cảm nhận )−GV chốt - nhận xét - bổ sung

( Điệu thơ /điệu nhạc / lời ru cuối bài /…)−Vẫn là âm điệu “ À ơi…” . Những câu thơ ngân nga theo nhịp nôi đưa con vào giấc ngủ . Hình ảnh con cò bây giờ chỉ mang một ý nghiã biểu tượng duy nhất . Đó là biểu tượng gì?

( hình ảnh con cò : biểu tượng cho tấm lòng người mẹ , lúc nào cũng ở bên con suốt đời )

−Theo em, câu thơ nào trong khổ thơ này là hay nhất ?−HS: “ Con dù lớn… theo con”−“ Một con cò… qua nôi”−Em hiểu như thế nào về những câu thơ này ?−HS thảo luận nhóm −( + tấm lòng người mẹ theo con đến suốt cuộc đời . Từ sự thấu hiểu đó, nhà thơ đã khái quát 1 quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc

−Hình ảnh cò đến với tâm hồn tuổi thơ 1 cách vô thức; đón nhận sự vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào dịu dàng của lời ruCảm nhận bằng trực giác của tình yêu và sự che chở của người mẹ2.Con cò - cuộc đời người −Cảnh cò gắn bó con người trên suốt đường đời

+Từ thời thơ ấu “ Con ngủ yên…cò cũng ngủ”

+ đến trường “Con theo cò đi học”

+ đến lúc trưởng thành “ Cánh cò …trong hơi mát câu văn”Cánh cò : ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, sự dìu dắt nâng đỡ dịu dàng bến bỉ của người mẹ

3.Con cò – lòng mẹ −“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ −Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”(Giọng suy ngẫm triết lý )−Hình ảnh con cò ở phần 3 biểu tượng cho tấm lòng người mẹ bền vững, sâu sắc, rộng lớn theo con đến suốt cuộc đời

III. TỔNG KẾT :1.Nghệ thuật :

Trang 42

Page 43: Giao an ngu van 9 ky ii

−+ Từ xúc cảm mà mở ra những suy tưởng , khái quát thành những triết lý ưu thế của thơ ông )

HĐ5: HD HS tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

−Qua tìm hiểu, em thấy bài thơ có những nét nghệ thuật đặc sắc nào?−Em hãy nhắc lại nội dung chính của bài thơ.−HS trả lời−GV chốt theo ghi nhớ SGK −Theo em, trong cuộc sống hiện đại , những lời hát ru có cần thiết không ? Tại sao?−HS phát biểu cảm nghĩ

HĐ6: HD luyện tập−Thực hiện theo 2 yêu cầu ở SGK−GV nhận xét, tổng kết

−Thể thơ tự do: linh hoạt, dễ dàng biến đổi cảm xúc−Câu thơ ngắn, cấu trúc giống nhau, có lặp lại gợi âm điệu lời ru−Giọng suy ngẫm, triết lý xen kẻ trong lời ru−Sáng tạo hình ảnh, ý nghĩa biểu tượng gần gũi, quen thuộc và hàm chứa những ý nghĩa mới, có giá trị biểu cảm từ ca dao

2.Nội dung :Ghi nhớ SGK

E. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI :1/ HD học bài :

−Học thuộc lòng bài thơ và nội dung chính−Suy nghĩ về người mẹ với cuộc đời em?

2/ HD soạn bài:−Chuẩn bị “ Cách làm nghị luận về …” Rút kinh nghiệm:

Trang 43

Page 44: Giao an ngu van 9 ky ii

NS:ND:Tuần 24Tiết 113

A.KIỂM TRA BÀI CŨ: −Đọc thuộc lòng bài thơ “ Con cò” . Nêu nội dung chính trong từng phần−Những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung chủ yếu của bài thơ

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS:−Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý−Trọng tâm: thực hành luyện tập

C.CHUẨN BỊ: −HS: Đọc đề bài, tìm hiểu câu hỏi ở SGK−GV: SGV, SGK, tài liệu tham khảo

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI : Hoạt động của GV và HS Nội dung

HĐ1: HD tìm hiểu các đề nghị luận− HS đọc tất cả các đề bài ở SGK/51,52−Các đề bài trên có điểm gì giống nhau? Chỉ ra sự giống nhau đó −Hình thức ra đề có gì cần lưu ý?−Có thể xếp những đề nào cùng dạng với nhau?(Bình luận là bàn bạc, nhận định, đánh giá; nghĩa là trình bày những ý kiến nhận xét đúng – sai, tốt- xấu, lợi- hại, … có lập luận thuyết phục)

Bước 2: HS nghĩ ra một số đề bài tương tự .−Gọi HS lên bảng. Số HS còn lại ghi ra giấy −HS thảo luận và nhận xét

HĐ2: Cách làm bài : Tìm hiểu đề và tìm ýBước1: GV đọc đề trong SGK và nêu câu hỏi

−Hai chữ “ suy nghĩ” có nghĩa là gì? ( thể hiện sự hiểu biết, đánh giá ý nghĩa của đạo lý đó)−Làm được đề bài này cần có điều kiện gì?( Biết giải thích đúng câu tục ngữ ; có kiến thức về đời

I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý:

Đề bài : SGK−Giống nhau : đều bàn về những vấn đề tư tưởng đạo lý−Khác nhau về dạng đề:

+Đề có mệnh lệnh : 1, 3, 10+Đề mở( không mệnh lệnh) chỉ nêu lên một tư tưởng đạo lý và ngầm đòi hỏi ngừơi viết phải nghị luận về vấn đề đó; tự vận dụng giải thích, chứng minh hoặc bình luận

II. Cách làm bài : Đề : Suy nghĩ về đạo lý “ Uống nước

nhớ nguồn”1/ Tìm hiểu đề và tìm ý:

2/ Dàn ý chi tiết:Trang 44

Page 45: Giao an ngu van 9 ky ii

sống; biết cách nêu suy nghĩ( tư duy))Bước 2: Tìm ý cho bài làm

−Gv: Việc đầu tiên trong khâu tìm ý là tím nghĩa bóng của vấn đề −Nước là gì? (Mọi thành quả của con người hưởng thụ

vật chất(cơm, áo,nhà, điện) tinh thần( văn hoá, nghệ thuật, phong tục…)

−Nguồn là gì? (Người làm ra thành quả, là lịch sử, truyền thống, sáng tạo, bảo vệ thành quả…

Là tổ tiên, xã hội, dân tộc, gia đình…)−Nội dung câu tục ngữ thể hiện truyền thống, đạo lý gì của người Việt ?

( Đạo lý của ngừơi hưởng thụ thành quả đối với “ nguồn” của thành quả )

−Ngày nay đạo lý ấy có ý nghĩa như thế nào?( Là sức mạnh tinh thần gìn giữ các giá trị vật chất, tinh thần dân tộcLà 1 nguyên tắc làm người của dân tộc VN…)

−“Nhớ nguồn” là làm gì?+Là lương tâm, trách nhiệm với nguồn+Là sự biết ơn, gìn giữ, tiếp nối, sáng tạo+Là không vong ân, bội nghĩa+Là học nguồn để sáng tạo những thành quả mới

HĐ3: HD lập dàn ý chi tiết−GV hướng dẫn lập dàn ý từng phần Bước 1: Lập dàn ý mở bài−Phần mở bài làm nhiệm vụ gì? Bước 2: Lập dàn ý thân bài−Nên sắp xếp theo trình tự nào để đảm bảo tính hợp lý, chặt chẽ và thuyết phục?−HS thảo luận, sắp xếp−GV nhận xét`, chốt lại vấn đề Bước 3: Dàn ý kết bài

HĐ4: GV giới thiệu phần viết bài ở SGK để HS hình

dung khâu viết bài có nhiều cách diễn đạt dẫn dắt khác nhauHĐ5:

−GV cho HS đọc phần ghi nhớ−HS đọc 3 -4 lần sau đó ghi vào vở

HĐ6: Hướng dẫn luyện tập, củng cố −HS nêu yêu cầu luyện tập: Lập dàn ý cho đề bài 7

a) Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo

lý : đạo lý làm người, đạo lý cho toàn xã hộib) Thân bài: (1) Giải thích câu tục ngữ:

−“Nước” ở đây là gì?−“Uống nước” có nghĩa là gì?

−“Nguốn” ở đây là gì?

−“Nhớ nguồn” ở đây là thế nào? Cụ thể hoá những nội dung “ nhớ nguồn”

+Là lương tâm+Là sự biết ơn+Là không vong ân…+Là học nguồn để…

(2) Nhận định, đánh giá ( bình luận)−Câu tục ngữ nêu đạo lý làm người −Câu tục ngữ nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc−Câu tục ngữ nêu nền tảng tự duy trì và phát triển của xã hội−Câu tục ngữ là lời nhắc nhở những aivô ơn−Câu tục ngữ khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, cho dân tộc

c) Kết bài :Câu tục ngữ thể hiện một nét đẹp của

truyền thống và con người VN3/ Viết bài, đọc lại bài và sửa chữa

(SGK/53)III. Ghi nhớ :

( SGK / 54)

IV. Luyện tập: Đề: Tinh thần tự học

Trang 45

Page 46: Giao an ngu van 9 ky ii

ở mục I SGK/52−HS đọc kỹ đề và thực hiện theo các bước −Thân bài:a) Suy nghĩ, bàn luận vấn đề tự học−Học là gì? ( Học là hoạt động của một người nào đó nhằm thú nhận kiến thức và hình thành kỹ năng kỹ xảo−Học luôn luôn là tự học ( Học là 1 hoạt động không thể làm thay. Ai học thì ngừời ấy được. Không thể có chuyện ngừơi này học thay người kia )−Thế nào là tự học?−Vì sao cần phải nêu cao tinh thần tự học: có như vậy mới nâng cao chất lượng học tập của mỗi người

b) Dẫn chứng một số tấm gương tự học :−E- đi- xơn ham mê thí nghiệm, vô tình gây anó động ở trường bị đuổi họcvĩnh viễn trở thành nàh Bác học nổi tiếng nhờ tự học−Mã Lương ham mê học vẽ, nhà nghèo không được đến trường, tự học vẽ thiên nhiên mà thành tài−…

Dàn bài1/ Mở bài:

−Việc học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời mỗi người−Hiện tượng dạy thêm, học thêm tràn lan hiện nay làm cho con người mất đi khả năng tự học

−Tự học là một thái độ học tập đúng đắn và có hiệu quả cần được phát huy…

2/ Thân bài:3/ Kết bài:−Đề cao tinh thần tự học−Rút ra bài hhọc cho bản thân từ những tấm gương vừa nêu trên

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI :−Nắm chắc cách làm bài và dàn ý chung−Lập dàn ý đại cương cho các đề ở mục I−Chuẩn bị : “ Trả bài Tập làm văn số 5 ”

Rút kinh nghiệm:

Trang 46

Page 47: Giao an ngu van 9 ky ii

NS:ND:Tuần 24Tiết 113

A.KIỂM TRA BÀI CŨ:−Những yêu cầu về nội dung và yêu cầu về hình thức khi làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lý

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS:−Nhận rõ ưu điểm, khuyết điểm trong bài viết của mình, biết sửa những lỗi diễn đạt và chính tả−Trọng tâm: sửa lỗi diễn đạt và chính tả

C.CHUẨN BỊ: −HS: Xem lại đề bài, lập dàn ý−GV: Bài đã chấm, những ưu khuyết của bài làm

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI :

Hoạt động của GV và HS Nội dung

HĐ1: HD tìm hiểu đề bài và tìm hiểu yêu cầu chung

−Gọi 1 HS đọc lại đề bài−Đề thuộc dạng nghị luận nào?−Bài viết yêu cầu nghị luận về điểm gì? Và đảm bảo yêu cầu nào về hình thức ?−GV: Bài làm yêu cầu phải có luận điểm rõ ràng, có phân tích lý giải thuyết phục , có luận cứ đầy đủ , phù hợp, có liên kết mạch lạc

HĐ2: Nhận xét bài làm của HS−Nêu những ưu điểm, hạn chế chung nhất

HĐ3: HD dẫn sửa lỗi−Các lỗi của HS được ghi nhận từ bài làm của HS qua khâu chấm bài −GV ghi nhận lỗi và ghi vào bảng phụ yêu cầu HS đọc và sửa chữa lại cho hợp lý

HĐ4: GV công bố điểm từng HS

I. Yêu cầu chung :1/ Yêu cầu chung2/ Yêu cầu cụ thể

( Xem đáp án)

II. Nhận xét: 1/Ưu điểm2/ Khuyết điểm

III. Sửa lỗi chính tả và diễn đạt

IV. Công bố điểm V. Đọc bài văn hay:

Trang 47

Page 48: Giao an ngu van 9 ky ii

HĐ5: −GV chọn bài văn đạt yêu cầu cao đọc cho cả lớp ngheE.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI :

−Tập viết lại bài văn theo yêu cầu của đáp án−Tiếp tục tham khảo và lập đề cương các đề còn lại ở SGK−Chuẩn bị : “ Mùa xuân nho nhỏ”−Rút kinh nghiệm

NS:ND:Tuần 24-25Tiết 115-116

Thanh HảiA.KIỂM TRA BÀI CŨ:

−Những cách để làm tốt bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lý ( ý 1 và 3 phần ghi nhớ)−Nêu lại dàn ý chung

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:−Cảm nhận đựơc những cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “ một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích , có cống hiến cho cuộc đời chung−Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ

C.CHUẨN BỊ:−HS: Đọc bài thơ, tìm hiểu các câu hỏi hướng dẫn đọc - hiểu văn bản −GV: Tranh mùa xuân xứ Huế, chân dung tác giả

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI:Hoạt động của GV và HS Nội dung

HĐ1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩmGV giới thiệu chạn dung tác giả

−Các em biết gì về tiểu sử và cuộc đời hoạt động văn nghệ của Thanh Hải?−HS nêu sự hiểu biết hoặc đọc chú thích.−Xuất xứ tác phẩm có điều gì đáng lưu ý?

(chú ý đến hoàn cảnh chung và hoàn cảnh riêng của bài thơ – SGV “Những điều lưu ý mục 1/57”)

−GV hướng dẫn đọc−Đọc 1 đoạn và gọi HS đọc hết bài thơ−Giải thích 1 số từ ngữ khó −Tìm hiểu thể thơ và nhịp điệu, giọng điệu?

( 5 chữ, nhịp 3/2 hoặc 2/3 rộn ràng, vui tươi)giọng say sưa, trìu mến( phần đầu); hối hả, phấn chấn (Mùa xuân đất

I. GIỚI THỊÊU: 1.Tác giả: −Quê Thừa Thiên - Huế−Hoạt động văn nghệ trong thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ2.Xuất xứ : −Sáng tác 11/1980−Khi nằm trên giường bệnh

3.Thể thơ: 5 chữNhịp 3/2 hoặc 2/3

Trang 48

Page 49: Giao an ngu van 9 ky ii

nước); trầm lắng(cuối)−Hiểu như thế nào về mạch cảm xúc của tác giả?

( Câu 1 SGK/57 : Từ mùa xuân đất trời mùa xuân đất nướcSuy nghĩ, ước nguyện làm một mùa xụân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn)

−Từ mạch cảm xúc trong bài, hãy xác định bố cục của bài thơ và nội dung từng phần.−HS tìm bố cục và nội dung chính từng phần.

(1) Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời(2) Cảm xúc về mùa xưan đất nước (3) Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trứơc mùa xuân đất

nước (4) Lời ca ngợi quê hương, đất nước qua làn điệu dân ca

HuếHĐ2: Hướng dẫn phân tích phần 1

−HS đọc lại khổ thơ đầu−Hình ảnh mùa xuân ở khổ thơ đầu được dùng với ý nghĩa gì?

( mùa xuân của thiên nhiên, của đất trời)

−Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên được phác hoạ như thế nào?

+ Những chi tiết nào được dùng để gơi tả mùa xuân?+ Qua đó, em hình dung bức tranh thiên nhiên vào

xuân như thế nào?−Cảm xúc của tác giả trước cảnh trời đất vào xuân được diễn tả ở những hình ảnh cụ thể nào? Và được diễn tả như thế nào?−Em hiểu 2 câu thơ này như thế nào?

+ Giọt gì mà long lanh?+Cảm gíác đã được chuyển đổi như thế nào? ( Âm

thanh (thính) giọt ( thị giác) xúc giác ( đưa tay hứng))−Dù hiểu theo cách nào thì nội dung ý nghĩa 2 câu thơ vẫn như nhau. Hai câu thơ đã diễn tả được tâm trạng nhà thơ như thế nào trứơc vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất vào xuân?−Từ mùa xuân của thiên nhiên nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước. Hình ảnh nào thể hiện điều đó?−HS đọc khổ 3 và tìm hình ảnh−Giảng thêm : Sức sống mùa xuân đất nước còn được cảm nhận trong nhịp điệu hối hả, những âm thanh xôn xao và đất nước được hình dung bằng một hình ảnh so sánh đẹp

“ Đất nước như vì sao- cứ đi lên phía trước”

HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung phần 2

4.Bố cục : 4 phần−(1): Khổ 1−(2): Khổ 2,3−(3): Khổ 4,5−(4): Khổ 6

II. PHÂN TÍCH: 1.Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, đất nước:a) Mùa xuân của thiên nhiên:−Dòng sông xanh−Hoa tím biếc ( xứ Huế)−Tiếng chim hótVài nét phác hoạ gợi ra không gian rộng, màu sắc tươi thắm âm thanh vang vọng tươi vui−Cảm xúc của tác giả được miêu tả trực tiếp:

+Từng giọt long lanh rơi+Tôi đưa tay tôi hứng

“ Giọt long lanh”: Giọt mưa mùa xuân / giọt âm thanh (có sự chuyển đổi cảm giác )Biểu hiện niềm say sưa ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên , trời đất vào xuânb) Mùa xuân của đất nước:Mùa xuân người cầm súng (chiến đấu)Lộc giắt đầyMùa xuân người ra đồng ( LĐSX)Lộc trải dài (Điệp ngữ): “Lộc” : Biểu tượng của sức sống mùa xuân, mùa xuân gắn với người cầm súng , người chiến đấu cũng chính họ mang mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước 2.Tâm niệm của nhà thơ

Trang 49

Page 50: Giao an ngu van 9 ky ii

−HS đọc khổ 4,5−Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, tác giả nói đến sự suy ngẫm của bản thân.−nhận xét cách chuyển đổi mạch tơ?−Điều tâm niệm của nhà thơ là gì? Hình ảnh thơ nào biểu hiện điều đó?−Hãy nhận xét về những hình ảnh được dùng để thể hiện tâm niệm

( Nhà thơ đã dùng những hình ảnh rất đẹp của thiên nhiên để nói lên ước nguyện )

−Cấu tứ lặp những thay đổi hình ảnh, chứa đựng hình ảnh có gọi là lỗi lặp không? Vì sao?

( không, vì lặp nhưng thay đổi hình ảnh…)−GV bình, liên tưởng thơ Tố Hữu:

“ Nếu là con chim, chiếc lá…”−Em hiểu hình ảnh “ Mùa xuân nho nhỏ” như thế nào?−HS tự tìm hiểu khổ cuối

3/ Lời ngợi ca quê hương đất nước qua làn điệu dân ca Huế( khổ cuối)HĐ4: Hướng dẫn tổng kết

−Hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ −GV gợi ý: Để thể hiện thành công nội dung tư tưởng cảm xúc của bài thơ, tác giả đã bổ sung và sáng tạo những phương tiện , thủ pháp nghệ thuật nào?

( Hướng trả lời theo SGV/61)−Em hiểu thế nào về nhan đề “ Mùa xuân nho nhỏ”? Hãy nêu chủ đề bai thơ

( Theo gợi ý SGV)−GV cho HS đọc ghi nhớ rồi ghi vào vở

HĐ5: HD luyện tập−Học thuộc lòng bài thơ−Viết đoạn văn bình khổ thơ em thích −GV gợi ý: Khổ đấu, khổ 4,5

−Chuyển mạch tự nhiên−Tâm niệm:−Làm con chim hót−Làm một nhành hoa−Nhập vào …nốt trầm xao xuyếnKhát vọng đựoc hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp ( dù bé nhỏ) cho cuộc đời chung, cho đất nướcHình ảnh đẹp chọn lọc tự nhiên, cấu tứ lặp, tạo sự đối ứng chặt chẽ −“Mùa xuân nho nhỏ”: Nguyện ước khiêm nhường, chân thành, tha thiết cái phần tinh tuý của riêng mình

III. TỔNG KẾT :1.Nghệ thuật :

−Thơ 5 chữ gần làn điệu dân ca miền Trung, âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết−Hình ảnh đẹp, tự nhiên, gợi cảm −Cấu tứ lặp, chặt chẽ−So sánh, ẩn dụ sáng tạo…−Giọng điệu thơ thể hiện đúng tâm, trạng nhà thơ

2.Nội dung :Ghi nhớ SGK

IV Luyện tập:

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI:1/ HD học bài :

−Học thuộc lòng bài thơ, nắm chắc nội dung chính và những đặc sắc nghệ thuật 2/ HD soạn bài:

−Làm bài tập 2−Chuẩn bị “ Viếng lăng Bác” Rút kinh nghiệm:

Trang 50

Page 51: Giao an ngu van 9 ky ii

TUẦN 25

NS:ND:Tuần 25Tiết 117-118

Viễn PhươngA. KIỂM TRA BÀI CŨ:

Đọc thuộc “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải và phân tích 1 hình ảnh thơ em thích nhấtNêu những nét độc đáo về nghệ thuật và nội dung chính bài thơ

B. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính, vừa tự hào vừa đau xót của tác giả từ miền Nam mói đươc giải phóng ra viếng lăng Bác Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: giọng điệu trang trọng và tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc , nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị , súc tích và gợi cảm . Lời thơ dung dị mà cô đúc , giàu cảm xúc mà lắng đọng

C. CHUẨN BỊ: HS: Học bài và soạn các câu hỏi HD chuẩn bị ở SGKGV : SGK, SGV, tranh minh họa lăng Bác, chân dung Viễn Phương

D. TIẾN HÀNH BÀI MỚI:

Hoạt động trên lớp Nội dung

HĐ1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩmHS đọc mục chú thíchTiểu sử nhà thơ Viễn Phương có điểm nào cần

I.GIỚI THIỆU:1/Tác giả:

Viễn Phương – Phan Thanh Viễn

Trang 51

Tiết 117-118 : Viếng lăng BácTiết 119 : Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn

trích)Tiết 120 : Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm

truyện (hoặc đoạn trích)

Page 52: Giao an ngu van 9 ky ii

ghi nhớ?GV giới thiệu chân dung nhà thơ, 1 số tác phẩm của nhà thơHoàn cảnh ra đời của tác phẩm có gì đáng chú ý?GV hướng dẫn đọc : chậm, sâu lắngGọi 3 HS đọc bài 3 lầnPhương thức biểu đạt chủ yếu của bài thơ?Cảm xúc bao trùm bài thơ là gì?( HS tự phát biểu)Giảng: Cảm hứng bao trùm(…)Cảm hứng ấy đã chi phối giọng điệu của bài thơ, đó là giọng thành kính, trang nghiêm phù hợp với không khí thiêng liêng ở lăng Bác nơi vị lãnh tụ yên nghĩ…Mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự nào? ( GV nhắc HS chú ý từng khổ thơ)Cảm xúc bên ngoài lăng( với hình tượng tre gợi hình ảnh quê hương đất nước)

↓Cảm xúc trước hình ảnh dòng người bất tận

Xúc cảm và suy nghĩ gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trới, vầng trăng, trời xanh

↓Niềm mong ước thiết tha khi sắp trở về là tấm lòng mình luôn ở bên lăng Bác .Chốt: Mạch cảm xúc trên tạo bố cục đơn giản, tự nhiên, hợp lýHĐ 2: HD phân tích nội dung bài thơ1/ Tìm hiểu 3 khổ thơ đầuHS đọc lại khổ 1Câu thơ đầu gợi ra những cảm xúc gì?( Câu thơ chỉ gọn như 1 thông báo nhưng gợi ra tâm trạng xúc động của 1 người từ chiến trường MN sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác )Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và là ấn tượng đậm nét về cảnh quan quanh lăng Bác là gì? ( Hình ảnh hàng tre )Cách tả tre của tác giả có gì đặc biệt ( Hàng tre, đây là hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê, của đất nước VN đã thành 1 biểu tượng của dân tộc, cây tre đã thành cây tre VN vì là biểu tượng của sức sống dân tộc bền bỉ, kiên cường bất khuất)HS đọc tiếp khổ thơ 2Trong khổ thơ 2, hình ảnh nào gợi lên cảm xúc,

Nhà thơ miền Nam – An Giang

2/Tác phẩm:Sáng tác trong dịp ra thăm lăng Bác ( 4 – 1976)In trong tập “ Như mấy mùa xuân” ( 1978)Phương thức biểu đạt: biểu cảm / miêu tảCảm xúc chủ đạo :

+ Niềm xúc động thiêng liêng / thành kính+ Lòng biết ơn , tự hào pha lẫn nỗi đau xót

(K1)1/

(K2,3)

(K4)2/

II.TÌM HIỂU VĂN BẢN:1/ Tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ

khi ở ngoài lăng BácKhổ 1 :

“ Con” : Xưng hô thân mật như cha con của đứa con MN mong mỏi bao năm nay mới được ra viếng Bác

“ Hàng tre xanh xanh Việt NamBão tap mưa sa đứng thẳng hàng”Tre, biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường của DTVN

2/ Cảm xúc , tâm trạng khi vào lăng Bác Trang 52

Page 53: Giao an ngu van 9 ky ii

tâm trạng của nhà thơ(hình ảnh mặt trời trên lăng và mặt trời trong lăng hình ảnh tràng hoa)Hình ảnh nào được dùng với dụng ý nghệ thuật? Đó là nghệ thuật gì?( mặt trời trong lăng , tràng hoa ẩn dụ)Tác dụng của biện pháp ẩn dụ trong 2 hình ảnh thơ vừa tìm ? Tác giả muốn nói lên điều gì về Bác và muốn bày tỏ tấm lòng của mình đối với Bác như thế nào?( Giảng tiếp 2 đoạn trên:“Dòng người …(thực)Kết tràng hoa dâng…” (ẩn dụ)Cũng là 1 ẩn dụ đẹp và sáng tạo của nhà thơ cũng thể hiện tấm lòng thành kính đối với Bác)HS đọc khổ thơ 3Khổ thơ 3 diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng.

+Khung cảnh và không khí trong lăng ra sao? Và được diễn tả qua câu thơ nào?

“ Bác nằm trong …diu hiền”( khung cảnh và không khí thanh tịnh như ngưng kết cả thời gian, không gian ở bên trong lăng Bác )2 câu thơ diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh , trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ , trong trẻo của không gian trong lăng Bác. Hình ảnh vầng trăng dịu hiền gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người)Tâm trạng xúc động của tác giả được biểu hiện bằng hình ảnh sâu xa nào ?Tác giả đã bộc lộ trực tiếp cảm xúc gì ?2Tìm hiểu khổ thơ cuốiHS đọc khổ thơ cuối Ở khổ thơ này, tác giả đã bày tỏ ước muốn gì trước khi trở về MN?Tâm trạng gì của nhà thơ được bộc lộ qua ước muốn hóa thân đó ?Qua 4 khổ thơ, nhà thơ đã thể hiện được những tình cảm gì?( Niềm xúc động tràn đấy và lớn lao trong lòng khih viếng lăng Bác, những tình cảm thành kính sâu sắc với Bác Hồ)

Khổ 2,3 “ Ngày ngày mặt trời đi qua …Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”Chỉ Bác Hồ(ẩn dụ) vừa nói lên sự vĩ đại của Bác vừa thể hiện sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác“ Dòng người đi …Kết tràng hoa dâng ….” (Ẩn dụ) bày tỏ tấm lòng thành kính với Bác

Khổ 4 :“ Vẫn biết trời xanh là mãi mãiMà sao nghe nhói ở trong tim”{ẩn dụ}: chỉ Bác Nỗi đau xót

trước sự ra đi của Người, dẫu biết Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi mãi

3/ Cảm xúc, tâm trạng trước khi ra về “ Thương trào nước mắt” : xúc động, quyến luyến không muốn rời“ Muốn làm con chim…Muốn làm đóa hoa…Muốn làm cây tre trung hiếu…”Ước nguyện hóa thân để được bảo vệ ở bên Bác bảo vệ lăng bác , trung thành với Bác

Trang 53

Page 54: Giao an ngu van 9 ky ii

HĐ 3: Nhận xét về đặc điểm nghệ thuật của bài thơTìm những nét nổi bật trong nghệ thuật bài thơ về giọng điệu, hình ảnh, thể thơ…HS thảo luận (+ Giọng điệu bài thơ phù hợp nội dung tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa tha thiết đau xót, tự hào. Giọng điệu ấy được tạo nên bởi nhiều yếu tố: thể thơ, nhịp điệu, từ ngữ, và các hình ảnh + Thể thơ 8 chữ ( đa số) vần liền, vần cáchNhịp chậm diễn tả trang nghiêm, lắng đọng khổ cuối hơi nhanh, dồn dập.+Hình ảnh nhiều sáng tạo , kết hợp thực với ẩn dụ vừa gần gũi vừa sâu sắc , có giá trị biểu cảm cao)HĐ 4: Hướng dẫn tổng kếtBài thơ có những đặc sắc nào về nghệ thuật ?Tình cảm, cảm xúc được gởi gắm qua bài thơ này là gì?HĐ 5: Hướng dẫn luyện tập BT 1 thực hành tại lớpBT 2 hướng dẫn HS về nhà làm

III.TỔNG KẾT:1/ Nghệ thuật: (ghi nhớ ý 2)2/Nội dung:

IV. LUYỆN TẬP:

E. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ: 1/ HD học bài

Học thuộc lòng bài thơ, nắm chắc ghi nhớLàm bài tập 2

2/ HD soạn bài: Sưu tầm thêm những bài thơ khác viết về BácChuẩn bị “Nghị luận về tác phẩm truyện”

Rút kinh nghiệm

Trang 54

Page 55: Giao an ngu van 9 ky ii

NS:ND:Tuần 25Tiết 119

A.KIỂM TRA BÀI CŨ:−Đọc bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương và cho biết hoàn cảnh sáng tác −Bao trùm bài thơ là cảm xúc gì? Cảm xúc ấy được cô động và biểu hiện cụ thể qua câu thơ nào? Phân tích

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:−Hiểu rõ thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích), nhận diện chính xác một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)−Nắm vững các yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theoC.CHUẨN BỊ:−HS: Đọc đoạn văn, tìm hiểu câu hỏi ở SGK−GV: SGV, SGK, tài liệu tham khảoD.TIẾN HÀNH BÀI MỚI :

Hoạt động của GV và HS Nội dung

HĐ1: Giới thiệu bài−Lớp 7 có nghị luận chứng minh, giải thích, phát biểu ảcm nghĩ về TP. Lớp 9 với bài nghị luận về TP truyện hoặc đoạn trích có sự kế thừa và phát triển từ lớp dưới −Bài viết này không vận dụng niều thao tác như : giải thích, chưng minh, phân tích , bình giảng…mà chỉ tập trung nhận xét, đánh giá về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của tác phẩm.

HĐ2: Tìm hiểu bài vănHS đọc bài vănBước 1:GV nêu lần lượt các câu hỏi

−Vấn đề nghị luận của văn bản là gì? Hãy đặt một nhan đề thích hợp cho văn bản ( Những đức tính, phẩm chất đẹp đẽ, đáng yêu của nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trong truyện “ Lặng lẽ SaPa”−Tiêu đề Người thanh niên nơi SaPa

I.Tìm hiểu bài văn nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích)

1/ Tìm hiểu bài văn:

−Vấn đề nghị luận: Phẩm chất, đức tính đẹp đẽ của anh thanh niên −Tóm tắt những luận điểm:

+(1)Dù được miêu tả nhiều hay ít…khó phai mờ (các câu

Trang 55

Page 56: Giao an ngu van 9 ky ii

Vẻ đẹp nơi SaPa lặng lẽ…−Giảng bổ sung: trước kia gọi đây là bài phân tích đặc điểm nhân vật

Bước 2: Hướng dẫn tóm tắt luận điểm−vấn đề nghị luận được người viết triển khai qua những luận điểm nào?

Bước 3: Hướng dẫn nhận xét về cách khẳng định các luận điểm ở người viết

−Để khẳng định các luận điểm, người viết đã lập luận ( dẫn dắt, phân tích, chứng minh) như thế nào?

( các luận điểm được nêu rõ ràng, ngắn gọn, gợi được sự chú ý ở ngừơi đọcTừng luận điểm được phân tích, chứng minh 1 cách thuyết phục bằng dẫn chứng cụ thể trong TP)

−Nhận xét về những luận cứ được người viết đưa ra để làm sáng tỏ cho từng luận điểm

(Luận cứ sử dụng đều xác đáng, sinh động bởi đó là những chi tiết hình ảnh đặc sắc của TP)Giảng thêm: Bài văn được dẫn dắt tự nhiên, có bố cục chặt chẽ . Từ nêu vấn đề, người viết đi vào phân tích, diễn giải rồi sdau đó khẳng định nâng cao vấn đề nghị luận.HĐ3: Ghi nhớ

−GV yêu cầu HS đọc rõ ghi nhớ−Thế nào là bài văn nghị luận về tác phẩm truyện?−Những yêu cầu đối với bài văn này−HS viết ghi nhớ vào vở−GV nhấn mạnh lại từng ý trong phần ghi nhớ để khắc sâu kiến thức

HĐ4: Hướng dẫn luyện tậpHọc sinh đọc đoạn văn

−Cho biết vấn đề nghị luận của đoạn văn là gì?( Tình thế lựa chọn nghiệt ngã của lão Hạc và vẻ đẹp của nhân vật)

−Đoạn văn nêu lên những ý chính nào?(• cái chết lão Hạc khiến ta đau… • Tội nghiệp lão, chắc lão…)Các ý kiến ấy giúp ta hiểu thêm gì về nhân vật lão Hạc?

nêu vấn đề nghị luận - đặt ở mở bài)+(2)Trước tiên, nhân vật anh thanh niên đẹp ở tấm lòng yêu đời… của mình ( Câu chủ đề nêu lên luận điểm 1 ( TB))+(3)“Nhưng anh …thèm người… chu đáo” ( Câu chủ đề nêu luận điểm đoạn 2 (TB))+(4) Cuộc sống … khiêm tốn ( câu chủ đề nêu lên luận điểm đoạn 3 (TB))+(4) Cuộc sống chúng ta…tin yêu ( Đoạn cuối … đúc kết vấn đề nghị luận)

Luận điểm rõ, ngắn gọn, cụ thể từng phẩm chất, đức tính nhân vậtDẫn chứng cụ thể từ TP thuyềt phục cao

2/ Ghi nhớ:

II.Luyện tậpĐoạn văn

−Vấn đề nghị luận : vẻ đẹp nhân cách của lão Hạc −Cách lập luận : phân tích nội tâm, hành động lão HạcLàm sáng tỏ một nhân cách đáng kính trọng , một tấm lòng hy sinh cao quý

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI:−Nắm chắc về bài văn nghị luận−Những yêu cầu khi làm bài văn−Chuẩn bị : “ Cách làm bài văn … truyện ”

Rút kinh nghiệm:

Trang 56

Page 57: Giao an ngu van 9 ky ii

NS:ND:Tuần 25Tiết 120

A.KIỂM TRA BÀI CŨ: −Những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS:−Biết cách viết bài nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích) cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết trước −Rèn kỹ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích), cách tổ chức, triển khai các luận điểm

C.CHUẨN BỊ: −HS: Đọc đoạn văn, tìm hiểu câu hỏi ở SGK−GV: SGV, SGK, tài liệu tham khảo

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI :

Hoạt động của GV và HS Nội dung

HĐ1: Giới thiệu bài đề bài nghị luận trong SGK

−HS đọc kỹ 4 đề bài−Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề gnhị luận nào về TP truyện?

HĐ2: HD tìm hiểu cách làm bài GV yêu cầu HS đọc kỹ các phần:

−Tìm ý−Mở bài−Thân bài−Kết bài

Qua đọc tham khảo dàn ý, em hãy rút ra yêu cầu cơ bản ở mỗi phầnHĐ3: HD HS đọc phần viết bài trong SGK

−Gọi 3 HS đọc các đoạn trong phần viết bài

I.Đề bài :Các vấn đề nghị luận:

−Số phận nhân vật ( đề 1,3)−Diễn biến cốt truyện−Đời sống tình cảm qua truyện

II. Cách làm bài. 1/ Tìm hiểu các bước làm bài2/ Ghi nhớ:a) Các vấn đề nghị luận : chủ đề,

nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật truyện.

b) Bố cục :−MB−TB−KBc) Những lưu ý khi làm bài:

Trang 57

Page 58: Giao an ngu van 9 ky ii

−GV kết luận−Phần viết bài nhằm giúp các em biết cách viết và học hỏi cách viết cho mỗi phần của bài văn−Nhấn mạnh : Bài văn cần có những cảm nhận, đánh giá về đặc điểm nổi bật của nhân vật, về đặc sắc trong cách thể hiện của nhà văn .−Các luận điểm của bài văn phải được phân tích, chứng minh bằng những dẫn chứng cụ thể, sinh động trong tác phẩm

HĐ4: Yêu cầu HS đọc kỹ phần ghi nhớ −Các bước làm bài?−Dàn ý chung?−Lưu ý khi làm bài?

HĐ5: HD thực hiện luyện tập−HS đọc đề bài đã cho−HS nêu yêu cầu phần luyện tập−GV gợi nhắc (1) có thể dựa vào bài văn nêu suy nghĩ về lão Hạc−(2) Đề yêu cầu gì?( truyện ngắn)−(3) Sẽ viết đoạn mở bài như thế nào?−HS viết trong 5’−Đọc lên, nhận xét−(4) Sẽ viết đoạn thân bài như thế nào?−HS viết - đọc - nhận xét−Chú ý viết đoạn mở bài và thân bài cho đúng với yêu cầu đã học và gây được sự chú ý ở ngừơi đọc

−Trong quá trình triển khai các luận điểm cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm −Giữa các phần, các đoạn bài văn cần có sự liên kết hợp lý, tự nhiên

III.Luyện tập:Đề bài:Yêu cầu :(1) Viết đoạn mở bài(2) Viết 1 đoạn thân bài

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI :−Tiếp tục luyện tập viết đoạn văn−Nắm vững cách làm bài và các yêu cầu cần nhớ −Chuẩn bị : “ Luyện tập cách làm bài văn … truyện ”

Rút kinh nghiệm:

Trang 58

Page 59: Giao an ngu van 9 ky ii

TUẦN 26

NS:ND:Tuần 26Tiết 121

A.KIỂM TRA BÀI CŨ: −Các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học ?−Theo em, bước nào là quan trọng nhất? Vì sao? −Nêu dàn ý chung của bài văn nghị luận về TP văn học.−Nhiệm vụ của mỗi phần?

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS:−Củng cố tri thức về yêu cầu cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện( đọan trích) đã học ở các tiết trước −Qua luyện tập mà nắm vững thành thạo thêm kỹ năng tìm ý, lập ý, kỹ năng viết một bài nghị luận về TP truyện−Trọng tâm: Thực hành lập dàn ý cho đề bài

C.CHUẨN BỊ: −HS: Đọc bài tập, lập dàn ý−GV: SGV, SGK, dàn ý

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI : Hoạt động của GV và HS Nội dung

HĐ1: Nêu đề bài và hứơng dẫn tìm hiểu đề Bước 1: Ôn tập lý thuyết

−Nhắc lại thế nào là bài nghị luận về tác phẩm

I.Tìm hiểu đề Đề : Cảm nhận của em về đoạn

trích truyện “ Chiếc lược ngà” của

Trang 59

Tiết 121 : Luyện tập làm bài về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)Viết bài tập làm văn số 6 : Nghị luận văn học(làm ở nhà

Tiết 122-123 : Sang thuTiết 124 : Nói với conTiết 125 : Nghĩa tường minh và hàm ý

Page 60: Giao an ngu van 9 ky ii

truyện ?−Yêu cầu đối với bài làm này ?−Các bước làm bài?−Nhiệm vụ của từng phần trong bố cục ?Bước 2: Tìm hiểu đề

−Đề bài yêu cầu gì? Yêu cầu ấy được thể hiện qua những từ ngữ nào?−HS lên bảng gạch dưới từ quan trọng

HĐ2: HD tìm ýHS đọc và trả lời các câu hỏi gợi ý ở SGK/69GV tổng hợp, đúc kết lại : Phần gợi ý các câu

hỏi hứơng chúng ta đến với 1 số luận điểm rõ ràng, chính xác, cơ bản qua phần nhìn nhận, bày tỏ ý kiến . Tuy nhiên, khi làm bài, các em chỉ tập trung vào một trong những luận điểm cơ bản nổi bật đặc sắc nhất

Có thể :−Trình bày cảm nhận về tình cảm cha con sâu nặng, cảm động của 2 cha con ông Sáu trong những tình cảnh éo le−Tập trung phân tích, đánh giá các hành động gây ấn tượng mạnh ở từng nhân vật. (…)

HĐ3: HD HS lập dàn ý Bước 1: Lập dàn ý đại cương

−HS lập dàn ý đại cương cho 3 phần( MB, TB, KB)

Bước 2: Bổ sung thành dàn ý chi tiết −GV yêu cầu HS sắp xếp lại các ý vừa tìm, vừa nêu, bổ sung vào dàn ý cho cụ thể hơn−( Chú ý: Chọn hứơng nào để làm bài thì lập dàn ý theo hướng đó )−GV gọi HS nhận xét và đánh giá chung .−Sau đó đề ra 1 số giải pháp bổ sung để dàn ý được hoàn chỉnh −( Chú ý ở bước 2, có thể yêu cầu HS tự sắp xếp thành dàn ý rồi lên bảng ghi lại – Sau đó nhận xét

Nguyễn Quang Sáng−Chọn 1 trong 2 hướng làm bài

II. Lập dàn ý:1/ Mở bài: Giới thiệu, nhận xét

khái quát TP khái quát nội dung đoạn trích

2/ Thân bài:a)Giới thiệu xuất xứ và nêu suy

nghĩ về nội dung đoạn trích b)Phân tích, nêu suy nghĩ về tình

cảm của Thu đối với cha Đưa dẫn chứng – suy nghĩ từng việc làm

c)Phân tích, nêu suy nghĩ về tình cảm của ông Sáu đối với Thu Đưa dẫn chứng – suy nghĩ từng việc làm

d)Nhận xét về nghệ thuật truyện 3/ Kết bài:

−Nhận định chung về đoạn tríchSuy nghĩ về tình cha con

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI :−Nắm vững các yêu cầu khi làm bài−Viết bài hoàn chỉnh ở nhà (Viết bài Tập làm văn số 6)−Chuẩn bị : “ Sang thu ”

Rút kinh nghiệm:

Trang 60

Page 61: Giao an ngu van 9 ky ii

NS:ND:Tuần 26Tiết 122

Hữu ThỉnhA. KIỂM TRA BÀI CŨ:

Dàn bài chung của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS

Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thuRèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca

HS: Học bài và soạn các câu hỏi HD chuẩn bị ở SGKGV : SGK, SGV, chân dung Hữu Thỉnh

TIẾN HÀNH BÀI MỚI:Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở

nông thôn , về mùa thu . Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng vấn vương trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng

Hoạt động trên lớp Nội dung

HĐ1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩmHS đọc mục chú thích và nêu vài nét chính về tác giảGV giới thiệu khái quát về bối cảnh , thời gian và không gian mà bài thơ miêu tả Lưu ý: Gió chùng chình qua ngõVà Sương chùng chình qua ngõ ( chính xác)

HĐ 2: HD đọc – hiểu văn bản1/ Bước 1: Phân tích nội dung 1HS đọc toàn bài thơHS đọc lại khổ thơ 1Sự biến đổi của đất trời sang thu được nhà thơ cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh gì?

I.GIỚI THIỆU:1.Tác giả:

Sinh 1942 ở Tỉnh Vĩnh PhúcNhà thơ quân đội Từ 2000 là tổng thư ký Hội nàh văn Việt Nam

2. Tác phẩm :Sáng gần cuối năm 1976, in lần đầu trên báo Văn nghệ

II.TÌM HIỂU VĂN BẢN:1/ Sự biến đổi của trời đất lúc sang

thu ( K 1,2)“ Hương ổi, gió se, sương ” tín hiệu chuyển mùaSương chùng chình ( nhân

Trang 61

Page 62: Giao an ngu van 9 ky ii

2. Bước 2: Phân tích nội dung IIHS đọc lại toàn bộ bài thơNhững từ ngữ, hình ảnh nào diễn đạt sự chuyển mùa?Giá trị gợi cảm của các chi tiết, hình ảnh đó?HS lần lượt chỉ ra các hình ảnh và lần lượt phân tích giá trị gợi cảm của từng câu thơQua các từ : bỗng, phả vào, chùng chình, hình như, dềnh dàng, vắt nửa mình …hãy nhận xét về năng lực cảm nhận của tác giả?Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ - thu này được Hữu Thỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh, câu thơ nào?HS nêu 1 hình ảnh, câu thơ theo cảm nhận của riêng mình, biết trình bày, chứng minh 1 cách thuyết phục GV tôn trọng ý kiến của HS3/ Bước 3: Phân tích 2 câu kết HS đọc - xem gợi ý và cho biết :Hai câu thơ cần được hiểu với mấy tầng nghĩa?Ngoài giá trị tả thực như đã tìm hiểu ở phần trước, 2 câu thơ này còn có ý nghĩa gì khác?

HĐ 3: HD tổng kết

HĐ 4: Hướng dẫn luyên tậpGV gợi ý cho HS về nhà viết 1 bài văn ngắn theo yêu cầu

hóa)chuyển động chầm chậmBổng, hình như tâm trạng , cảm xúc ngỡ ngàng vì thu đến bất ngờ Sông dềnh dàng trôi thong thả, nhẹ nhàngChim… vội vã mở ra không gian cao rộng, nhiều chiềuĐám mây mùa hạ/ vắt nửa mình Mùa thu chưa qua / mùa hạ đã tới

( tả cảnh ngụ tình) : từ hình ảnh gợi cảm mở ra tâm trạng luyến tiếc mùa hạ nhưng cũng mong chờ mùa thu đến.Những chuyển biến lúc sang thu được gợi lên bằng những cảm nhận rất tinh tế , qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan

2/ Những suy ngẫm từ thực tế đến cuộc đời( khổ 3)Nắng “còn”Mưa “ vơi”Ý chung : nói về những đổi thay tự nhiên của con người “ Sắm” bớt bất ngờ (hàm ẩn) : biến động cuộc đời Hàng cây đứng tuổi (hàm ẩn): chỉ người đứng tuổiÝ chung : khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của cuộc đời

III.TỔNG KẾT:Học theo ghi nhớ SGK

IV. LUYỆN TẬP:

1/ HD học bàiHọc thuộc lòng bài thơ, nắm chắc ghi nhớViết hoàn chỉnh bài văn ngắn phần luyện tập

2/ HD soạn bài: Chuẩn bị “Nói với con”

Rút kinh nghiệm

Trang 62

Mùa hạ(Miêu tả quá khứ)

Page 63: Giao an ngu van 9 ky ii

NS:ND:Tuần 26Tiết 123-124

Y PhươngA.KIỂM TRA BÀI CŨ:

Đọc thuộc lòng bài thơ và nêu nội dung chính của bài thơ “ Sang thu”Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ- thu được tác giả thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh, câu thơ nào? Nêu cảm nhận của mình vế sự gợi tả trong câu thơ đó.

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mìnhBước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca

C.CHUẨN BỊ: HS: Học bài và soạn các câu hỏi HD chuẩn bị ở SGKGV : SGK, SGV, tài liệu tham khảo

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI:

Hoạt động trên lớp Nội dung

HĐ1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩmHS đọc chú thích Nêu vài nét chính về tác giả, đặc điểm thơ của Y Phương GV đọc bài thơ 1 đoạn, gọi HS đọc tiếp Đọc chú thích Nhận xét về thể thơ?( thơ tự do) Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình.Bố cục bài thơ đã thể hiện ý tưởng đó như thế nào?

I. GIỚI THIỆU :1.Tác giả:

Y Phương – Hứa Vĩnh Sước Dân tộc Tày – Cao BằngNhập ngũ 1981 về Sở VHTT Tỉnh Cao BằngThơ: Chân thật, mạnh mẽ, trong sáng, giàu hình ảnh.

2.Tác phẩm:Trích từ “ Thơ VN 1945 – 1985”

3. Bố cục: 2 đoạnĐoạn 1: …đến “ đẹp nhất trên đời” :Con lớn lên trong tình yêu thương , sự nâng đỡ của cha mẹ trong cuộc sống lao động trên nền thơ của quê hương Đoạn 2: Phần còn lại: Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ , bền bỉ, về truyền thống

Trang 63

Page 64: Giao an ngu van 9 ky ii

HĐ 2: HD đọc – hiểu văn bản1/ Bước 1: HS đọc đoạn đầuHãy tìm và phân tích các câu thơ nói lên rằng: con được lớn lên trong tình thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương?HS phát hiện đọc lên“ Cài, ken” trong 2 câu trước nghĩa là gì? Gợi lên được điều gì?Hình ảnh rừng núi quê hương được gợi lên có gì đặc biệt? ( Đọc tiếp 2 câu để suy nghĩ)

2. Bước 2: Tìm hiểu nội dung câu 3HS đọc thầm đoạn 2GV tách 2 ý nhỏNgười cha đã nhận thấy người đồng mình như thế nào? Và từ đó mong ước con phải ra sao? ( Có thể tách ra từng đoạn nhỏ để tìm hiểu)Em cảm nhận như thế nào về tình cảm của người cha đối với con trong bài thơ?HS tìm hiểu( Tình cảm yêu thương trìu mến tha thiết và niềm tin tưởng gởi gắm vào con.)Điều lớn lao nhất mà người cha truyền tới được cho con qua những lời này , theo em là gì?( Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ với truyền thống cao đẹp của quê hương và tin khi bước vào đời )( HS có thể có những ý khác)HĐ 3: HD tổng kếtBài thơ có những nghệ thuật đặc sắc nào?Điều cốt lõi mà nhà thơ Y phương truyền đến người đọc qua bài thơ này là gì ?

cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy

II. TÌM HIỂU VĂN BẢN :1/ Tình yêu thương của cha mẹ trong lời

cha dặn con“ Chân phải bước tới chaChân trái bước tới mẹMột bước chạm tiếng nóiHai bước tới tiếng cười”

Con lớn lên trong tình thương, trong sự chăm chút của cha mẹ

“Đan lờ cài nan hoaVách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng”

Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương + “Cài, ken” Vừa tả cụ thể vừa nói lên sự gắn bó , quấn quýt vừa gợi lên cuộc sống lao động cần cù , tươi vui của “người đồng mình”+ Rừng núi quê hương thật thơ mộng ( cho hoa), thật nghiã tình ( cho tấm lòng)Thiên nhiên quê hương đã che chở, nuôi dưỡng con người về tâm hồn, lối sống 2/ Những đức tính cao đẹp của người đồng mình và mong ước của người cha qua lời tâm tình với cona/ “Người đồng mình

…. Không lo cực nhọc” “ Người đồng mình” sống vất vả mà mạnh mẽ, bền bỉ gắn bó với quê hương cha mong con biết chấp nhận và vượt qua thử thách, phải có nghĩa tình chung thủy với quê hương b/ “Người đồng mình…

……Nghe con” Điệp ngữ : “ Người đồng mình mộc mạc nhưng giàu chí khí , niềm tin Cha mong con biết tự hào với truyền thống quê hương, tự tin vững vàng trên đường đờiIII. TỔNG KẾT :

1/ Nghệ thuật: Giọng điệu tha thiết, trìu mến ( thể hiện qua lời gọi mang ngữ điệu cảm thán “ Con ơi !” ở các lời tâm tình dặn dò ..)Các hình ảnh cụ thể mộc mạc mà có tính khái quát và giàu chất thơ

Trang 64

Page 65: Giao an ngu van 9 ky ii

HĐ 4: Hướng dẫn luyên tậpGV HD HS làm ở nhà

Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên 2/ Nội dung:Thể hiện tình cảm gia đình…Giúp hiểu thêm về sức sống … và …

IV. LUYỆN TẬP: E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ:

1/ HD học bàiHọc thuộc lòng bài thơ, nắm chắc nội dung

2/ HD soạn bài: Chuẩn bị “Nghĩa tường minh – nghĩa hàm ý”

Rút kinh nghiệm

NS:ND:Tuần 26Tiết 125

A.KIỂM TRA BÀI CŨ : Đọc thuộc lòng bài thơ “ Nói với con” , nêu vài nét cơ bản về tác giả Nghệ thuật bài thơ có gì đặc sắc?Điều cốt lõi mà nhà thơ muốn gởi gấm qua bài thơ này là gì

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS−Xác định được nghĩa tường minh và hàm ý trong quá trình tìm hiểu các ví dụ trích từ văn bản ở SGK Ngữ văn 9−Trọng tâm : Thực hành tìm nghĩa tường minh

C.CHUẨN BỊ : HS: Đọc VD, tìm hiểu các câu hỏi và bài tậpGV: Bảng phụ, SGK, SGV

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI:

HỌAT ĐỘNG của GV và HS NỘI DUNG BÀI HỌCHĐ1: Tìm hiểu khái niệm về nghĩa tường minh và hàm ý Bước 1: Tìm hiểu các ví dụ−HS đọc đoạn trích SGK/74−Qua câu “ Trời ơi, chỉ còn năm phút !” , em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì?−Vì sao anh không nói thẳng điều đó với anh họa sĩ ?−HS thảo luận – đại diện trả lời

(Anh thanh niên muốn nói thêm rằng : “Anh rất tiếc “, “ ít thời gian quá tiếc thật” hoặc “ Sắp đến giờ hia tay rồi tiếc quá”)

( Anh không nói thẳng vì:Có thể ngại ngùngVì muốn che giầu tình cảm của mình )Bước 2:Hình thành khái niệm

I.Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý:

1/ Ví dụ :

a)Trời ơi, chỉ còn có năm phút !( Có ẩn ý :còn ít thời gian quá , tiếc thật)Nghĩa hàm ýb)Ô ! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này ( không có ẩn ý)Nghĩa tường minh

Trang 65

Page 66: Giao an ngu van 9 ky ii

−Qua tìm hiểu các ví dụ, hãy cho biết :−Diễn đạt như câu a là diễn đạt nghĩa hàm ý. Em hiểu thế nào là nghĩa hàm ý?−Diễn đạt như câu b là diễn đạt nghĩa tường minh . Em hiểu thế nào là nghĩa tường minh ?HĐ2: Tìm hiểu thêm về nghĩa hàm ý−2 đặc tính của hàm ý−Hàm ý dùng chung và hàm ý dùng riêng (SGV / 80)VD1: Mua đủ 5 vé chưa? ( A)−Mua được 3 vé rồi (B) −( B- ý nói : còn thiếu 2 vé )VD2: Tối mai nghe ca nhạc với tớ đi ( A)−Tối mai mẹ mình về quê (B)−( B- ý nói là không đi nghe nhạc được )B1: Hàm 1y dùng chung B2: Hàm ý dùng riêng trong một tình huống nhất định HĐ3: Hướng dẫn luyện tập−Tìm từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn −Thái độ ấy giúp em rút ra điều gì liên quan tới chiếc mùi soa?

Bài tập 2:−Đọc đoạn văn, cho biết hàm ý của câu in đậm

Bài tập 3

−HS đọc và tìm câu chứa hàm ý

Bài tập 4: HS đọc đoạn trích và chú ý 2 câu in đậm Cho biết những câu in đậm có phải là câu chứa

hàm ý không? Vì sao?

2/ Ghi nhớ : a)Nghĩa tường minh:Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu

b)Hàm ý:Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thề suy ra từ những từ ngữ ấy

II.Luyện tập : 1/

a. “Người họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy”( Họa sĩ cũng chưa muốn chia tay)

Dùng hình ảnh để diễn đạt ýb. Từ ngữ tả thái độ cô gái

Mặt đỏ ửng ( ngượng)Nhận lại chiếc khăn ( không tránh được)Quay vội đi có thể thấy : cô gái đang bối rối đến vụng về vì ngượng, vì định kín đáo để khăn lại làm kỷ vật cho người thanh niên. Thế mà anh quá thật thà, tưởng cô bỏ quên2/ Tìm hàm ý:Tuôi già cần nước chè : ở Lào Cai đi sớm quá Hàm ý là : “ Ông họa sĩ già chưa kịp uống nước chè đấy3/ Câu chứa hàm ý:“ Vô ăn cơm ! ” ( Tường minh)“ Cơm chín rồi ! ( Hàm ý)( Hàm ý là : Ông vô ăn cơm đi)4/ Hà, nắng gớm, về nào…( không chứa hàm ý, là câu nói lảng)

Trang 66

Page 67: Giao an ngu van 9 ky ii

Tôi thấy người ta đồn…( Không chứa hàm ý, là câu nói dở dang)

E. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ: 1/ HD học bài :

−Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý−Tìm thêm các ví dụ về câu có chứa hàm ý

2/ HD soạn bài :−Chuẩn bị “ Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ”

Rút kinh nghiệm :

TUẦN 27

NS:ND:Tuần 27Tiết 126

A.KIỂM TRA BÀI CŨ :Đọc thuộc lòng bài thơ “ Nói với con” của Y PhươngMạch cảm xúc của tác giả đi theo trùinh tự nào? Em có nhận xét gì về cách sắp xếp bố cục này?

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS−Biết cách viết bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết trước −Rèn kỹ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, biết cách tổ chức, truyện khai các luận điểm.

C.CHUẨN BỊ : HS: Đọc VD, tìm hiểu các câu hỏi và bài tậpGV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI:

HỌAT ĐỘNG của GV và HS NỘI DUNG BÀI HỌCHĐ1: Giới thiệu bài GV giới thiệu nội dung, yêu cầu cơ bản của tiết học: Hiểu về cách nghị luận đoạn thơ, bài thơ Các yêu cầu của kiểu bàiHĐ2: HD đọc văn bản và trả lời câu hỏiBước 1: HS đọc kỹ văn bản trong SGK

I.Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:

1/ Tìm hiểu bài tham khảo Văn bản

a)Vấn đề nghị luận : hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh

Trang 67

Tiết 126 : Nghi luận về một đoạn thơ hay một bài thơTiết 127 : Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơTiết 128 : Mây và SóngTiét 129: Ôn tập về thơTiết 130 : Nghĩa tường minh và hàm ý (tt)

Page 68: Giao an ngu van 9 ky ii

Bước 2: Trả lời câu hỏi−Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì?−Văn bản nêu lên những luận điểm gì về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ? Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó?−HS thảo luận−GV gọi đại diện các nhóm trình bày −Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó?(Người viết đã chọn giảng, bình các câu thơ, hình ảnh đặc sắc Đã phân tích giọng điệu trữ tình, kết cấu bài thơ)

−Chỉ ra các phần : MB, TB, KB+ MB+TB

−Đây là phần trình bày cảm nhận, đánh giá cụ thể những đặc sắc nổi bật về nội dung, NT của bài thơ, là sự triển khai các luận điểm

+ KB:−Em có nhận xét gì về bố cục văn bản ? −Cách diễn đạt trong từng đoạn của văn bản có làm nổi bật được luận điểm hay không? Thái độ của người viết được thể hiện như thế nào?( Người viết đã trình bày những cảm nhận, đánh giá của mình bằng thái độ tin yêu, bằng tình cảm thiết tha, trìu mến. Lời văn toát lên sự sự rung động trước sự đặc sắc của hình ảnh, giọng điệu thơ, sự đồng cảm với tác giả)HĐ3: −Qua việc tìm hiểu văn bản ở trên, em hãy cho biết nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là gì ?−HS trả lời theo ghi nhớ SGK−Có thể dựa vào đâu để đánh giá nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ?

HĐ4: HD luyện tậpHS đọc câu hỏi và yêu cầu luyện tập ở SGK /79

HS tìm thêm, luận điểm khác

Hải trong bài thơ“ Mùa xuân nho nhỏ”b)Những luận điểm về hình ảnh mùa xuân + Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ…

mang nhiều tầng ý nghĩa. Trong đó mùa xuân nào cũng thật gợi cảm, đáng yêu + Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong

cảm xúc thiết tha của nhà thơ + Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể

hiện khát vọng hòa nhập dâng hiến được nối kết tự nhiên với hình ảnh mùa xuân thiên nhiêm, đất nước ở trước c/ Bố cục 3 phần liên kết tự nhiên về ý và về diễn đạt d/ Nhận xét về cách diễn đạt

2/ Ghi nhớ : Nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ ấy .Nội dung và nghệ thuật của bài thơ thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu … Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể xác đáng Cần có bố cục rõ ràng, có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết

II.Luyện tập : Các luận điểm khác

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ:1/ HD học bài :

−Hiểu rõ về bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ −Nắm vững đặc điểm và yêu cầu chung của bài văn −Tìm luận điểm và yêu cầu chung của bài văn −Tìm luận điểm thêm cho bài tham khảo

2/ HD soạn bài :

Trang 68

Page 69: Giao an ngu van 9 ky ii

−Chuẩn bị “ Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ” Rút kinh nghiệm :

NS:ND:Tuần 27Tiết 127

A.KIỂM TRA BÀI CŨ :Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là gì?Dựa vào đâu để nêu cảm nhận, đánh giá về đoạn thơ, bài thơ?

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS−Biết cách làm bài cho đúng yêu cầu −Rèn kỹ năng thực hiện các bước làm bài

C.CHUẨN BỊ : HS: Đọc VD, tìm hiểu các câu hỏi và bài tậpGV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI:

Trang 69

Page 70: Giao an ngu van 9 ky ii

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ:

Trang 70

HỌAT ĐỘNG của GV và HS NỘI DUNG BÀI HỌCHĐ1: HD tìm hiểu các dạng đề HS đọc 8 đề ở SGK GV nêu câu hỏi

Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào ?( Thường có 2 phần Yêu cầu Nội dung )

Các từ trong đề bài như : phân tích, cảm nhận, suy nghĩ ( hoặc không có lệnh ) biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm ?)

( Hướng trả lời :+ Các đề có từ : Suy nghĩ, phân tích… đã định hướng tương đối rõ+ Các đề không có lệnh ( đề 4, đề 7) đòi hỏi người làm bài biết tự khuôn hẹp, tự xác định để tập trung vào hướng nào, vào phương diện nào đáng chú ý nhất )Chú ý thêm: Cần có các cảm nhận , suy nghĩ của riêng mình và diễn giải, chứng minh các cảm nhận, ý kiến ấy 1 cách có căn cứ qua việc cảm thụ đúng và sâu sắc TP

HĐ2: HD tìm hiểu các bước làm bài Bước 1: GV giới thiệu đề bài trong SGK−HS đọc kỹ phần “ Tìm hiểu và tìm ý” và trả lời 1 số câu hỏi đặt ra Bước 2: HD HS đọc kỹ phần “ Lập dàn bài” trong SGK

+ Đọc mở bài và cho biết cách viết phần mở bài như thế nào ?( G thiệu TP và ý kiến khái quát)

+ Đọc thân bài và nêu nhiệm của phần này là gì?( lần lượt phân tích các đoạn thơ )

+ Đọc kết bài và nêu nhiệm vụ của phần cuối là gì? (Khẳng định lại ý nghĩa bài thơ)HĐ3: HD cách tổ chức, triển khai

−HS đọc văn bản −Bước 1: “ Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ”−Bước 2: Trả lời các câu hỏi−Trong văn bản trên, đâu là phần thân bài? ( Đoạn giữa Tế Hanh)−Ở phần này, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ “ Quê hương” ?

( Trình bày cảm nhận về cảm xúc lúc nồng nàn, mạnh mẽ, lúc lắng sâu tinh tế của Tế Hanh khi ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống lao động của quê hương về hình ảnh, nhịp điệu đặc sắc của bài thơ )( Phần MB và KB xem thêm SGV/85)−Ở phần này, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài “ Quê hương”?

( Nhà thơ viết về quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng của mình. Nổi bật lên là …)−HS tìm và bổ sung từng bước ( SGK nêu rõ /81)_−Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt, khẳng định bằng cách nào, được liên kết với phần MB và KB ra sao?

I. Đề bài : Thường gồm 2 phần :

yêu cầuNội dung

II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:

1)Các bước làm bài: Đề : ( SGK)2) Cách tổ chức, triển khai

luận điểm Văn bảntình thương nỗi nhớ

thuyết phục, hấp dẫn của bàiviết :

(2) Bố cục bài viết rõ, mạch lạc (3) Trình bày cảm nghĩ bằng lòng yêunước rung cảm thiết tha

3) Ghi nhớ:Bố cục bài nghị luận về một đoạn thơ gồm 3 phần ( SGK)Khi làm bài viết cần …( SGK)III. Luyện tập:

Lập dàn ý1/ Mở bài :

Trước đây, nhiều nhà thơ đã từng viết về mùa thu( Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Lưu trọng Lư…)

Nguyễn Hữu Thỉnh cũng góp phần vào cho mùa thu đất nước 1 gốc quê hương sang thu qua bài “…”2/ Thân bài :Giới thiệu khái quát nội dung đoạn thơ Phân tích 2 câu đầu Phân tích 2 câu tiếp(Chú ý phân tích từ ngữ, hình ảnh và nêu cảm nhận của mình)

3 Kết bài : Nêu ý kiến về giá trị đoạn

thơ Đoạn thơ mang cảm cảm

xúc bâng khuâng vương vấn trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng hơn

Page 71: Giao an ngu van 9 ky ii

1/ HD học bài : −Tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý chi tiết phần thân bài−Nắm vững yêu cầu nhiệm vụ của mỗi phần trong bố cục −Nắm vững những yêu cầu chung khi làm bài

2/ HD soạn bài :−Chuẩn bị “ Mây và sóng ”

Rút kinh nghiệm :

NS:ND:Tuần 27Tiết 128

A.KIỂM TRA BÀI CŨ:−Dàn bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:−Cảm nhận ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử

Trang 71

Page 72: Giao an ngu van 9 ky ii

−Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên

C.CHUẨN BỊ:−HS: Đọc bài thơ, tìm hiểu các câu hỏi hướng dẫn đọc - hiểu văn bản −GV: Chân dung tác giả

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI:Hoạt động của GV và HS Nội dung

HĐ1: Tìm hiểu bài và tìm hiểu tác giả, tác phẩmGV giới thiệu chân dung tác giả

−Nêu những hiểu biết về cuộc đời và thành tựu của nhà thơ Ta go−HS nêu, dựa vào SGK đã hướng dẫn

−Bài thơ có điều gì cần lưu ý?( Gợi ý: xác định số chữ, câu)GV giới thiệu cách đọc: thủ thỉ, tâm tình, lời con nói với mẹ

−HS đọc bài thơ−GV đọc lại −Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào? ( tự sự / biểu cảm)−Bài thơ có bố cục 2 phần. Hãy tìm và nêu nội dung từng phần−Lời em bé với mây−Lời em bé với sóng−Đây có phải là cuộc đối thoại bình thường không ? Vì sao?

( không, vì mẹ không xuất hiện, không phát ngôn . Em bé thổ lộ tình cảm một cách tự nhiên, một mạch lời thoại 2 là đợt sóng lòng dâng lên thứ 2 của em bé)

−Giả thiết không có phần 2 thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không ?

( Không. Vì đây không phải là lời thố lộ tình cảm thông thường mà là sự thố lộ trong tình huống có thử thách. Phải qua những thử thách thì tình thương mẹ mới được thử thách trọn vẹn )

−Hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau ( về số dòng, cách tổ chức hình ảnh…) giữa 2 phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau đó trong việc thể hiện chủ đề bài thơ

( Giống trình tự : -Thuịât lại lời rủ rê-Thuật lại lời từ chối và lý do-Nêu trò chơiem bé sáng tạo

Khác : “ Mẹ ơi”( ở đầu P1) - Ý và lời không trùng lặp, sức hấp dẫn của Mây và Sóng

I. GIỚI THỊÊU: 1.Tác giả: −Người Ấn Độ−Nhà hoạt động chính trị XH, nhà thơ, nhà văn với nhiều TP đồ sộ ( thơ, kịch, truyện, bút ký)−Thơ kết hợp giữa hiện đại và truyền thống, quốc tế và dân tộc, tư tưởng nhân văn cao2.Tác phẩm : −Là bài thơ văn xuôi ( tự do)−Viết bằng tiếng Ben gan in trong tập “ Si Su” ( 1909), tác giả dịch ra tiếng Anh in tập “ Trăng non” ( 1915)3.Bố cục: 2 phần ( cũng chính là 2 đợt sóng lòng dâng lên của em bé)

Trang 72

Page 73: Giao an ngu van 9 ky ii

khác nhau: Tình cảm -Tình cảm mẹ con P2 rõ nét, da diết hơn)HĐ2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản* Phân tích phần 1:

−Em bé đã tưởng tượng ra những thử thách quyến rũ em xa mẹ. Cuộc vui cơi của mây và sóng được em bé tưởng tượng như thế nào?

−Em cảm nhận như thế nào về cuộc vui này?

( HS suy nghĩ và nêu cảm nhận)

* Phân tích phần 2:−Trước sự hấp dẫn của mây và sóng, em bé đã có thái độ như thế nào? Hãy đọc dòng 5 của cả 2 phần

+ Lúc đầu em bé có muốn đi không?( Tìm câu minh hoạ)

+Sau đó thì sao? + Câu hỏi đó bộc lộ được điều gì?

−Xác định vị trí của câu : Con hỏi…con bảo ( dòng 4, dòng 7)

Lý giải vì sao em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi của Mây và Sóng?( HS thảo luận – đưa ra ý kiến)( Nếu từ chối ngay lời rủ rê thì tình cảm sẽ thiếu chân thực vì trẻ em nào mà chả ham chơi)Giảng thêm : Sự khắc phục ham muốn vì một điều khác cao cả, thiêng liêng đó là tính nhân văn sâu sắc của bài thơ

−HS đọc lại đoạn cuối của mỗi phần ( Nhưng con biết…)−Em bé đã sáng tạo ra trò chơi gì?−So sánh với trò chơi của mây và sóng nói trên, em có nhận xét gì về trò chơi mà em bé sáng tạo ra?−Giảng: Từ 2 cực tưởng như đối lập, bài thơ đã đi đến 1 sự dung hợp hài hoà, một kết thúc viên mãn−Qua trò chơi ấy, em cảm nhận được điều gì ở em bé?−Em hãy phân tích ý nghĩa câu thơ cuối bài?−HS đọc “ và không ai…”

( Câu thơ cuối tạo ra hình ảnh tượng trưng mang màu sắc triết lý đậm đà nhất. So sánh tình mẹ - con với mây – trăng, biển bờ …nâng tình cảm lên kích cỡ)*Phân tích nghệ thuật

−Hãy chỉ ra những thành công về nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên

( Mây, trăng, bầu trời, sóng, bờ biển là hình ảnh thiên nhiên thơ mộng do trí tưởng tượng của em bé sáng tạo nên càng lung linh. Sự liên tưởng ấy lung linh, bay bổng nhưng vẫn

II. PHÂN TÍCH: 1.Sự hấp dẫn của mây và sóng:−Mây : chơi với bình minh vàng, vầng trăng bạc−Sóng : ca hát sớm chiều, ngao du khắp nơiMây và Sóng tượng trưng cho những cám dỗ bên ngoài đến quyến rũ em bé 2.Hình ảnh em bé a) Lời nói với mây và sóng−“Làm sao có thể rời mẹ mà đi ( đến) được”Em từ chối lời rủ rêVì thương yêu, không muốn rời xa mẹb) Sáng tạo trò chơi :−Con là mây - mẹ là trăng−Con là sóng - mẹ là bến bờ−Con sẽ lặn, lặn mãi cùng tiếng cười rạng rỡ tan vào lòng mẹ Trò chơi “ hay”, “ thú vị” có sự kết hợp giữa thiên nhiên và tình mẹ luôn bao dung, rộng mở sẵn sàng đón nhận con vào lòngTưởng tượng trò chơi thể hiện tình yêu mẹ thiết tha, đằm thắm−Câu kết “ và không ai…”−“ Mẹ con ta”tình mẫu tửTình mẫu tử ở khắp mọi nơi, thiêng liêng, bất diệt không thể tách rời, chia cắt

Trang 73

Page 74: Giao an ngu van 9 ky ii

sinh động, chân thực giàu ý nghĩa tượng trưng: con người – tình người )

−Những hình dáng, hoạt động, âm thanh được dùng để miêu tả mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời đều rất sát hợp

HĐ3: Hướng dẫn tổng kết−Em hãy nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ −HS đọc ghi nhớ SGK/89−Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy nghĩ thêm điều gì nữa?−+ Cuộc sống có nhiều cám dỗ …cần có điểm tựa để vượt qua ….( mẫu tử)−+ Nhắc nhở : HP không phải là điều xa xôi bí ẩn, do ai ban, do mình tạo ra −+ Có tình yêu có sự sáng tạo

III. TỔNG KẾT :1.Nghệ thuật :

−Hình thức lồng trong lời kể của em bé −Hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng: con người, tình người

2.Nội dung: Bài thơ ca ngợi tình mẫu tử

thiêng liêng bất diệt

IV Luyện tập: E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI:

1/ HD học bài :−Học thuộc lòng bài thơ, nắm chắc nội dung chính và những đặc sắc nghệ thuật −Suy nghĩ về bài học rút ra cho em sau khi học xong bài thơ

2/ HD soạn bài:−Chuẩn bị “ Ôn tập về thơ” Rút kinh nghiệm:

NS:ND:Tuần 27Tiết 129

A.KIỂM TRA BÀI CŨ:−Trình bày cảm nhận của em về nghệ thuật và nội dung bài thơ, Đọc một đoạn thơ em thích nhất bài “ Mây và Sóng”

Trang 74

Page 75: Giao an ngu van 9 ky ii

−Bên cạnh việc ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bài thơ còn gợi cho ta nghiền ngẫm thêm điều gì nữa?

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:−Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cơ bản phần thơ hiện đại VN−Củng cố tri thức về thơ trữ tình−Hiểu sơ lược về đặc điểm và thành tựu của thơ VN sau cách mạng tháng Tám 1945−Rèn kỹ năng phân tích thơ

C.CHUẨN BỊ:−HS: hệ thống hoá các kiến thức đã học, tìm hiểu câu hỏi ở SGK−GV: SGV, SGK, tài liệu tham khảo

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI :

Hoạt động của GV và HS Nội dung

HĐ1: Lập bảng thống kê các TP thơ hiện đại VN theo mẫu

−Yêu cầu 1 HS nhắc lại tên các bài thơ theo trình tự bài học SGK−GV kẻ trên bảng mẫu thống kê−Gọi từng HS đọc nội dung đã chuẩn bị ở nhà , theo từng TP−GV ghi vào các cột trên bảng ( mục ND và NT có thể nói chậm , HS tự chép)

I.Thống kê các bài thơ hiện đại

STT

Tên bài thơ

Tác giảNăm sáng tác

Thể thơ

Tóm tắt nội dungĐặc sắc nghệ

thuật

1 Đồng chíChính Hữu

1948 Tự do

Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu, được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng

Chi tíêt, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm

2 Bài thơ về tiểu đội xe

không kính

Phạm Tiến Duật

1969 tự do Qua hình ảnh độc đáo - những chiếc xe không kính, khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến

Chất liệu hiện thực sinh động, hình ảnh độc đáo; giọng điệu tự nhiên khoẻ khoắn, giàu tính khẩu ngữ

Trang 75

Page 76: Giao an ngu van 9 ky ii

chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam

3Đoàn thuyến đánh cá

Huy Cận

1958 7 chữ

Những bức tranh đẹp, rộng lớn, tráng lệ về thiên nhiên, vũ trụ và người lao động trên biển theo hành trình chuyến ra khơi đánh cá của đoàn thuyền. Qua đó thể hiện cảm xúc về thiên nhiên và lao động, niềm vui trong cuộc sống mới

Nhiều hình ảnh đẹp, rộng lớn được sáng tạo bằng liên tưởng và tưởng tượng ; âm hưởng khoẻ khoắn, lạc quan

4 Bếp lửaBằng Vịêt

1963

kết hợp 7 chữ và 8 chữ

Những kỷ niệm đấy xúc động về bà và tình bà cháu, thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước

Kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả và bình luận: sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà

5

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Nguyễn Khoa Điềm

1971Chủ yếu là 8 chữ

thể hiện tình yêu thương con của người mẹ dân tộc Tà-ôi gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu và khát vọng về tương lai

Khai thác điệu ru ngọt ngào trìu mến

6 Ánh trăngNguyễn

Duy1978 5 chữ

Từ hình ảnh trăng trong thành phố, gợi lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa thuỷ chung.

Hình ảnh bình dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng; giọng điệu chân thành, nhỏ nhẹ mà thấm sâu

7 Con còChế Lan Viên

1962 tự do

Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống ở mỗi con người

Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao

8Mùa xuân nho nhỏ

Thanh Hải

1980 5 chữ

Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước, thể hiện ước nguyện chân thành góp mùa xuân nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung

Thể thơ 5 chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gắn với dân ca ; hình ảnh đẹp, giản dị, những so sánh, ẩn dụ sáng tạo

Trang 76

Page 77: Giao an ngu van 9 ky ii

9Viếng lăng Bác

Viễn Phương

1976 8 chữ

Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong một lần từ miền Nam ra viếng lăng Bác

Giọng điệu trang trọng và tha thiết; nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị, cô đúc

10 Sang thuHữu

ThỉnhSau 1975

5 chữ

Biến chuuển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ

Hình nảh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm ggiác tinh nhạy, ngôn ngữ chính xác, gợi cảm

11Nói với con

Y Phương

Sau 1975

tự do

bằng lời trò chuyện với con, bài thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lý sống của dân tộc

Cách nói giàu hình ảnh, vừa cụ thể, gợi cảm, vừa gợi ý nghĩa sâu xa

HĐ2: Sắp xếp các bài thơ đã học theo từng giai đoạn lịch sử ( câu 2 – SGK)

−Em hãy ghi lại tên các bài thơ theo từng giai đoạn ( SGK / 89 ghi rõ)−Các TP thơ đã thể hiện như thế nào về cuộc sống của đất nước và tư tưởng tình cảm của con người ?−Hãy nêu 1 vài dẫn chứng tiêu biểu cho mỗi ý trình bày( dẫn chứng thơ – nêu ý chính)

( chú ý các bài: con cò, Bếp lửa, Khúc hát ru…)

II. Sắp xếp theo trình tự lịch sử a. 1945-1954: Đồng chíb. 1954-1964: Đoàn thuyền đánh cá

Bếp lửaCon cò

c. 1964-1975: Bài thơ về …Khúc hát ru những…

d. Sau 1975: Ánh trăng Mùa xuân …Viếng lăng BácNói với conSang thu

Các bài kể trên tái hiện cuộc sống đất nước và hình ảnh con người VN trong suốt thời kỳ lịch sử qua các giai đoạn :

+ Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ: gian khổ, hy sinh nhưng anh hùng

+Trong thời bình: lao động, xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹpChủ yếu thể hiện tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người trong một thời kỳ lịch sử có nhiều biến động lớn lao, thay đổi sâu sắc

+ Tình cảm yêu nước, tình yêu quê hương

+ Tình đồng chí, sự gắn bó với cách mạng, lòng kính yêu Bác Hồ

+ Những tình cảm gần gũi bền chặt của con người : tình mẹ con, tình bà cháu

Trang 77

Page 78: Giao an ngu van 9 ky ii

HĐ3: So sánh những bài thơ có đề tài gần nhau để thấy điểm chung và những nét riêng của mỗi TPBước 1: So sánh 3 bài thơ đều viết về đề tài người mẹ , tình mẹ con ( câu 3 – SGK)

Bước 2: So sánh tiếp 3 bài thơ viết về người lính ( câu 4 – SGK)

−Hãy nêu những nét chung nhất ở cả 3 bài thơ −Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong mỗi bài thơ và rút ra những nét riêng cơ bản ở mỗi bài

trong sự thống nhất với tình cảm chung rông lớn3/ So sánh 3 bài Khúc hát ru…Con còChung :

Đều đề cập tình mẹ con, ca ngợi tình mẹ con thắm thiết, thiêng liêng

Cách thể hiện có điểm gần gũi là dùng điệu ru, lời ru của mẹRiêng:

+ “Khúc hát ru…” thể hiện sự thống nhất của tình yêu con với lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng và ý chi chiến đấu của người mẹ dân tộc Tà- ôi trong hoàn cảnh hết sức gian khổ ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên thời kỳ chống Mỹ

+ “ Con cò …” khai thác và phát triển ý thơ từ hình tượng con cò trong ca dao hát ru để ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru

+ “ Mây và sóng”: hoá thân vào lời trò chuyện hồn nhiên ngây thơ của em bé với mẹ để thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết của trẻ thơ. Mẹ đối với em bé là vẻ đẹp, niềm vui, sự hấp dẫn lớn nhất, sâu xa và vô tận, hơn tất cả những điều hấp dẫn khác trong vũ trụ

4/ So sánh 3 bài tiếp:Đồng chíBài thơ…Ánh trăng

Chung :Đều viết về ngừơi lính CM trong vẻ

đẹp tính cách và tâm hồn Riêng:+ “Đồng chí”: Viết về người lính ở

thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp. Họ xuất thân từ nông dân nơi những làng quê nghèo khó tình nguyện và hăng hái ra đi chiến đấu . Tình đồng chí dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn vá cùng lý tưởng chiến đấu. Bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí ở những người lính CM.

+” Bài thơ về …” : Khắc hoạ hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến

Trang 78

Page 79: Giao an ngu van 9 ky ii

HĐ 4: So sánh bút pháp sáng tạo hình ảnh thơ ở một số bài thơ( Mặt trời xuống biển như hòn lửaSóng đã cài thenThuyền lái bằng gió, buồm là trăng)…Câu 6: Nếu còn thời gian trên lớp, gọi vài HS đọc phần chuẩn bị của mình.

−GV nhận xét gợi ý thêm

chống Mỹ. Bài thơ làm nổi bật tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm, tư thế hiên ngang, niềm lạc quan và ý chí chiến đấugiải phóng miền Nam. Hình ảnh ngừơi chiến sĩ lái xe tiêu biểu cho thế hệ trẻ trung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ .

+” Ánh trăng”: Nói về suy ngẫm của người lính đã đi qua cuộc chiến tranh nay sống giữa thành phố, trong hoà bình. Bài thơ gợi lại những kỷ niệm gắn bó của người lính với đất nước , với đồng đội trong những năm tháng gian lao thời chiến tranh để từ đó nhắc nhở về đạo lý, nghĩa tình thuỷ chung.

5/ Nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh thơ:

(…)“ Đồng chí”, “ Đoàn thuyền đánh cá”: Sử dụng 2 bút pháp khác nhau trong xây dựng hình ảnh .

+ “ Đồng chí”: Bút pháp hiện thựcHình ảnh “ Đầu súng trăng treo”

giàu ý nghĩa biểu tượng nhưng cũng rất thực.

+ “ Đoàn thuyền đánh cá”: bút pháp tượng trưng phóng đại, với nhiều liên tưởng, tưởng tượng, so sánh mới mẻ, độc đáo

“ Bài thơ …” và “ ánh trăng” :+ “Bài thơ về …”: Bút pháp hiện

thực, miêu tả cụ thể chiếc xe, cảm giác và sinh hoạt của người lái xe.

+ “Ánh trăng”: dùng bút pháp gợi tả là chủ yếu, không đi vào chi tiết mà hướng tới ý nghĩa khái quát và biểu tượng của hình ảnh

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI:−Ôn tập chuẩn bị kiểm tra Văn−Tự kiểm tra lại kiến thức vừa ôn tập−Chuẩn bị : “ Nghĩa tường minh và hàm ý(tt) ”

Rút kinh nghiệm:

Trang 79

Page 80: Giao an ngu van 9 ky ii

NS:ND:Tuần 27Tiết 130

A.KIỂM TRA BÀI CŨ:−Đọc thuộc lòng 1 trong những bài thơ vừa ôn tập và nêu nội dung chính

Trang 80

Page 81: Giao an ngu van 9 ky ii

−Viết về tình mẹ con, bài thơ nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

Nhận biết 2 điều kiện sử dụng hàm ý:−Ngừơi nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói−Người nghe có đủ năng lực giải đoán hàm ý

C.CHUẨN BỊ:−HS: Đọc ví dụ, tìm hiểu câu hỏi ở SGK−GV: SGV, SGK, tài liệu tham khảo

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI :

Hoạt động của GV và HS Nội dung

HĐ1: Xác định điều kiện sử dụng hàm ý−HS đọc đoạn trích ở SGK / 90−Nêu hàm ý của những câu in đậm−HS phát hiện ra hàm ý−Vì sao chị Dậu không nói thẳng với con mà lại dùng hàm ý? ( vì đây là điều đau lòng nên chị Dậu tránh nói thẳng ra )−Trong 2 hàm ý, hàm ý nào rõ hơn và vì sao em nhận xét như vậy? ( Cái Tý đã đoán ra được nên mới nói “ U nhất định bán con đấy ư?...”)−GV chốt : Trong đoạn trích, chị Dậu chọn cách nói có hàm ý để tránh điều đau lòng còn cái Tý chưa có khả năng đoán ra ý gì ẩn trong lời nói đó nên chị Dậu không phải nói lần tiếp theo và cái Tý đã hiểu.−Vậy thì, khi dùng hàm ý cần phải có những điều kiện gì ?−HS trả lời theo ghi nhớ SGK−Gọi HS đọc lại ghi nhớ

HĐ2: HD luyện tập Bài tập 1: Đọc 3 đoạn trích

−Tìm trong mỗi câu in đậm: người nói, người nghe và hàm ý−Người nghe đã hiểu hàm ý của người nói không? Câu nào chứng tỏ?

( HS thảo luận)a) nhóm 1

b) Nhóm 2c) Nhóm 3( câu đầu)d)Nhóm 4(câu sau)

( Các nhóm đồng loạt lên bảng ghi lời giải đáp)−GV gọi HS lần lượt nhận xét

I.Điều kiện sử dụng hàm ý:1/ Ví dụ :

a)Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi “Sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa” b)Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn

Đoài hàm ý “ Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài”

2/ Ghi nhớ : SGKII. Luyện tập:

1/ Xác định:a) “ Chè đã ngấm rồi đấy”Người nói: anh thanh niên Người nghe: hoạ sĩ, cô kỹ sưHàm ý: Cháu sẽ “ Mời bác và cô uống nước chè”Người nghe đã hiểu “ Ông liền theo …vào nhà” “…ngồi xuống ghế”

b) “ Chúng tôi cần phải bán…”Người nói : anh Tấn Người nghe: chị Hai đậu phụHàm ý: “ Chúng tôi không thể cho được “Người nghe đã hiểu qua câu “ Thật là càng giàu có …”

Trang 81

Page 82: Giao an ngu van 9 ky ii

Bài tập 2: HS đọc đoạn văn−Tìm hàm ý trong câu in đậm và cho biết vì sao em bé phải dùng hàm ý?−Việc sử dụng hàm ý có thành công không? Vì sao?

Bài tập 3: Điền vào lượt lời của B−Các phương án: + bận ôn thi−+ Chân bị đau−+ Thăm bạn bị ốm−+ Phụ sửa ống nước …

Bài tập 4: HS đọc đoạn văn và tìm hàm ý trong câu suy nghĩ của Lỗ Tấn

Bài tập 5: HS thực hiện theo yêu cầu SGK

c) “ Tiểu thư cũng có …”hàm ý là “ mát mẻ, giễu cợt”: “ Quyền quý như tiểu thư cũng là lúc phải đến trước ““ Hoa Mô” này ư?“ Càng cay nghiệt…”Hàm ý “ Hãy chuẩn bị nhận sự báo oán thích đáng”Người nghe là Hoạn Thư đã hiểu hàm ý qua câu “ Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu”

2/ “Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!”Hàm ý : chắt nước giùm để cơm khỏi nhão

Em bé nói bằng hàm ý vì đã có lần nói thẳng mà không thành công nên bực mình. Lần nói thứ hai có thêm yếu tố thời gian bức bách ( tránh để nhão cơm)

Hàm ý không thành công3/ Điền lời có hàm ý

4/ Hàm ý qua lời so sánh“ Tuy hy vọng chưa thể nói là thực

hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được”

5/ Hàm ý mời mọc “ Bọn tớ…”Hàm ý từ chối “ mẹ mình đang…”“ làm sao…”Viết thêm : “ Chơi với bọn tớ thích

lắm đấy”Hoặc “ Không biết có ai muốn

chơi với bọn tớ không ?”

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI:−Nắm rõ 2 điều kiện sự dụng hàm ý−Tìm thêm những câu nói có chứa hàm ý và giải đáp hàm ý đó −Chuẩn bị : “ Ôn tập và kiểm tra định kỳ môn Văn ”

Rút kinh nghiệm:

Trang 82

Page 83: Giao an ngu van 9 ky ii

TUẦN 28

Tiết 131 : Kiểm tra Văn (Phần thơ)Tiết 132 : Trả bài Tập làm văn số 6 viết ở nhà Tiết 133 : Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)Tiết 134-135: Viết bài Tập làm văn số 7

Trang 83

Page 84: Giao an ngu van 9 ky ii

NS:ND:Tuần 28Tiết 131

A. KIỂM TRA BÀI CŨ : Không B. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS:

−Nắm vững kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ hiện đại đã học trong chương trình lớp 9−Qua bài kiểm tra, HS đánh giá được trình độ về các mặt kiến thức, kỹ năng, diễn đạt−Trọng tâm: HS làm bài

C. CHUẨN BỊ: −HS: Ôn lại phần thơ đã ôn tập−GV: Để kiểm tra

D. TIẾN HÀNH BÀI MỚI : Hoạt động 1 : Phát đề cho HSHoạt động 2 : GV theo dõi, HS làm bài Hoạt động 3 : GV thu bài ĐỀ BÀI :

E. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI :−Kiểm tra lại kiến thức và đối chiếu bài làm để rút kinh nghiệm−Chuẩn bị “ Trả bài TLV số 6”

Rút kinh nghiệm:

Trang 84

KIỂM TRA VĂN

( Phần thơ)

Page 85: Giao an ngu van 9 ky ii

NS:ND:Tuần 28Tiết 132

( Làm ở nhà )A.KIỂM TRA BÀI CŨ : Không

Trang 85

Page 86: Giao an ngu van 9 ky ii

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:−Củng cố lại kiến thức và cách làm bài văn nghị luận về TP truyện, nhìn lại kết quả bài làm của bản thân để rút kinh nghiệm −Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng làm bài

C.CHUẨN BỊ: −HS: Xem lại đề bài −GV: Bài kiểm tra đã chấm và lỗi của HS

D.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: −Họat động 1 : Chép lại đề văn, tổ chức tìm hiểu đề và tìm ý

GV tổ chức cho HS tìm hiểu đề và tìm ý chính của đề −Hoạt động 2 : Tổ chức lập dàn ý cho đề bài

HS làm việc tập thểGV nêu từng yêu cầu

−Mở bài−Thân bài−Kết bài

−Hoạt động 3 : nhận xét tình hình bài làm của HS−Ưu khuyết điểm về nội dung, hình thức−Những bài làm khá, tốt −Cho vài HS đọc bài

−Hoạt động 4 : Trả bài và sửa bài:−GV trả bài cho HS−GV nêu một số lỗi cơ bản và yêu cầu HS sửa chữa−Lỗi dùng từ ( sai nghĩa, sai chính tả)−Lỗi diễn đạt( câu chưa rõ, dài dòng…)

( Xem bảng thống kê trang bên )E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI :

−Nắm lại cách làm bài - nắm rõ dàn ý chung−Chuẩn bị “ Chương trình địa phương Tiếng Việt”

NS:ND:Tuần 28Tiết 133

A.KIỂM TRA BÀI CŨ :

Trang 86

Page 87: Giao an ngu van 9 ky ii

−Không kiểm traB.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS

−Nhận biết một số từ địa phương−Hướng dẫn thái độ đối với việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống −Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương trong những văn bản phổ biến rộng rãi( như trong văn chương nghệ thuật)

C.CHUẨN BỊ :a)HS: đọc và tìm hiểu bài tậpb)GV: bảng phụ, SGV

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI:HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1( SGK)

c)HS đọc đoạn trích d)Tìm các từ ngữ địa phương và chuyển sang từ toàn dân tương ứng

ĐOẠN TRÍCH (a) ĐOẠN TRÍCH (b) ĐOẠN TRÍCH (c)Địa phương Toàn dân Địa phương Toàn dân Địa phương Toàn dân

theo sẹo ba bố, cha ba bố, chalặp bặp lắp bắp má mẹ lui cui lúi húi

ba bố, cha Kêu Gọi Nắp vungĐâm Trở thành Nhắm Cha là

Nói trổngNói trống

khônggiùm Giúp

Vô VàoĐũa bếp Đũa cả

HS: tìm và chuyển theo yêu cầuGV: treo bảng phụ, chừa các khoảng trống để HS điền vàoGV: nhận xét

HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập 2−HS xác định yêu cầu bài tập, đọc đoạn trích, chú ý từ in đậm và phân biệt từ toàn dân, từ địa phương

HĐ3: HD HS làm bài tập 3−HS đọc 2 câu đố và tìm từ địa phương

HĐ4: HD thực hiện bài tập 4−( đã thực hiện ở mỗi bài tập 1,2,3)

HĐ5: HD làm bài tập 5

2/ a) Kêu : ( từ toàn dân) có thể thay

bằng nới tob) Kêu : từ địa phương ( từ toàn dân

là gọi)3/ Từ địa phương Từ toàn dân

Trái quảChi gìKêu gọi

Trống hổng trống hảng trống huếch trống hoác5/

a) Không thể cho Thu dùng từ toàn dân vì chưa có dịp giao tiếp bên ngoài địa phương mình

Mặc khác đây là cách nói rất Nam bộ ( màu sắc địa phương của tác phẩm)

b) Trong lời kể có dùng một số từ địa phương để nêu sắc thái của vùng đất diễn ra câu chuyện

Trang 87

Page 88: Giao an ngu van 9 ky ii

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ:−Hiểu cách sử dụng tiếng địa phương trong giao tiếp để vận dụng vào cuộc sống −Hiểu được đâu là tiếng địa phương và từ nào là từ nào là từ toàn dân tương ứng −Chuẩn bị bài : “ Bài viết số 7”

Rút kinh nghiệm :

NS:ND:Tuần 28TIẾT 134 – 135

( VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC )

Trang 88

Page 89: Giao an ngu van 9 ky ii

A. KIỂM TRA BÀI CŨ : ( Không)B. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS:

−Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn nghị luận văn học−Rèn kỹ năng diễn đạt, trình bày

C. CHUẨN BỊ :−GV ra đề− HS ôn tập, chuẩn bị bài làm

D. TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP :Hoạt động của GV và HS Nội dung

HĐ1: GV chép đề lên bảng HS chuẩn bị giấy ghi đề

HĐ2: GV hướng dẫn HS làm bàiHD HS tìm hiểu yêu cầu đề bài và lập dàn ý đại cươngYêu cầu :

−Khi phân tích cần có dẫn chứng cụ thể, chính xác

HĐ3: HS làm bài −GV yêu cầu HS trật tự xây dựng

I. Đề bài: Suy nghĩ của em về số phận và tính cách của

nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam CaoII. Hướng dẫn HS làm bài:

A. Tìm hiểu đề :Kiểu bài : nghị luận văn họcNội dung : Số phận và tính cách của nhân vật Lão Hạc

B. Dàn ý đại cương :1/ Mở bài:

Giới thiệu nhà văn Nam Cao với đề tài người nông dânGiới thiệu nhân vật Lão Hạc: nghèo khổ, bất hạnh nhưng tâm hồn đẹp, nhân cách cao thượng2/ Thân bài:

A) Phân tích nhân vật Lão Hạc:Lão Hạc là 1 người nông dân nghèo khổ, bất hạnh: sống trong nghèo khổ, tuổi già cô đơn,…nạn đói đẩy lão đến cái chết bi thảm. Nghèo đói, cùng quẫn nhưng tâm hồn lão vẫn sáng đẹp, nhân cách hết sức cao thượng : có tấm lòng nhân hậu, yêu thương con sâu sắc, giàu lòng tự trọng

B) Đánh giá và suy ngẫm: Người nông dân nghèo mà không hèn, chất phác, hiền lành mà bất khuất Cuộc đời, phẩm chất, cái chết của lão Hạc đã để lại cho người đời nỗi đau cùng bài học về đạo làm người 3/ Kết bài :

Nam Cao để lại cho đời một nhân vật bất hủĐồng thời để lại cho đời một cách ứng xử mang tính nhân đạo sâu sắc

III. HS làm bài:

Trang 89

Page 90: Giao an ngu van 9 ky ii

dàn ý đại cương làm bài nhápviết bài vào giấy

HĐ4: Thu bài theo thứ tựHĐ5: GV củng cố GV yêu cầu HS chuẩn bị bài luyện nói nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

IV. Thu bài :

E.HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ −Xây dựng lại dàn bài chi tiết −Chuẩn bị bài : “ Tổng kết phần văn bản nhật dụng”Rút kinh nghiệm :

TUẦN 29

Tiết 136-137: Tổng kết phần văn bản nhật dụng Tiết 138 : HD đọc thêm “Bến quê”Tiết 139 : Ôn tập Tiếng Việt lớp 9

Trang 90

Page 91: Giao an ngu van 9 ky ii

Tiết 130 : Luyện nói: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

NS:ND:Tuần 29Tiết 136-137

A.KIỂM TRA BÀI CŨ :−Không kiểm tra

B.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS−Trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung, hệ thống hoá được chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS−Nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách tiếp cận văn bản nhật dụng

C.CHUẨN BỊ :a) HS: đọc và tìm hiểu các nội dung theo gợi ý SGKb)GV: bảng phụ, SGV

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI:

Hoạt động trên lớp Nội dungHĐ1: Hướng dẫn trao đổi về phần

giới thiệu văn bản nhật dụng ( Mục I/ SGK)−HS tập trung thảo luận vào phần đặt trong dấu ngoặc kép−HS đọc mục I và đọc lại mục có dấu ngoặc kép−Mục II có chỗ nào cần lưu ý và làm rõ?

HĐ2: Trao đổi ý kiến để hiểu sâu hơn về tính cập nhật, bằng cách hệ thống hoá các đề tài, chủ đề các văn bản nhật dụng toàn cấp−Nhấn : Cập nhật là gắn với cuộc sống bức thiết, hàng ngày … nhưng phải gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng cái thường nhật phải gắn với những vấn đề lâu dài của sự phát triển lịch sử , xã hội−HS đọc mục II SGK / 94 và chú ý các đề tài, chủ đề được in đậm

I. Khái niệm văn bản nhật dụng “ Khái niệm văn bản nhật dụng không

phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó đề cập tới chức năng , đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi”

−Cập nhật : là kịp thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày −Văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản .−Về giá trị văn chương : văn bản nhật dụng là một bộ phận của môn Ngữ văn Văn bản được chọn lọc phải đáp ứng được yêu cầu bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện kỹ năng của môn Ngữ văn .

II. Nội dung các văn bản nhật dụng đã học:

−Những đề tài, chủ đề BẢNG THỐNG KÊ

LớpTên văn bản

Nội dung( đề tài)

Hình thức (PTBĐ)

6

Trang 91

Page 92: Giao an ngu van 9 ky ii

−Những đề tài, chủ đề của các văn bản nậht dụng đã bảo đảm được các tiệu chuẩn vừa nêu trên hay chưa? Hãy chứng minh ( Đã đảm bảo)−Chứng minh :

+Thường xuyên được báo đài đề cập+Là nội dung chủ yếu của nhiều NQ, chỉ thị của Đảng và Nhà nước của nhiều thông báo, công bố của các tổ chức quốc tế

−Em hãy kể thêm một số văn bản nhật dụng khác chưa được đề cập đến trong phần thống kê .

( “ Trường học” của Ét môn đô đơ A mi xi – Ngữ văn 7)−Bảng thống kê về động cơ TTN hút thuốc lá ở Hà Nội( Ngữ văn 8)−Tin về cái chết của con 1 nhà tỉ phú Mỹ ( Ngữ văn 8) −Bước cuối: GV hướng dẫn HS về nhà tự lập bảng thống kê theo mẫu

HĐ3: Hệ thống hoá các hình thức văn bản và kiểu văn bản mà các TPVH nhật dụng đã dùngHS đọc mục III ( SGK/95)GV nhấn mạnh và cho HS ghi ý sau−Hãy tìm yếu tố biểu cảm trong bài “ Ôn dịch thuốc lá” và phân tích tác dụng của nó ( Nghĩ đến mà kinh _ Ngữ văn 8)Yếu tố biểu cảm + dấu câu tu từ người đọc ghê tởm hơn những tác hại khôn lường do khói thuốc lá gây ra−Hãy chứng minh hai văn bản có cách đặt đề mục giống nhau ( Cầu Long Biên_chứng nhân lịch sử; Ôn dịch thuốc lá) lại dùng 2 phương thức biểu đạt chủ yếu khác nhau.−HS chỉ ra 2 phương thức biểu đạt chủ yếu khác nhau và chứng minh

( VD1: biểu cảm; VD2: thuyết minh)−GV nhắc lại các văn bản nhật dụng thuộc kiểu nghị luận, kiểu thuyết minh ( căn cứ vào bảng TK)−Bổ sung thêm: Văn bản nhật dụng còn sử dụng cả phép lập luận phản bác ở bài : “ Ôn dịch thuốc lá”: “ Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi !Xin đáp lại:

III. Hình thức văn bản nhật dụng:

Văn bản nhật dụng thường kết hợp nhiều phương thức biểu đạt để tăng thêm sức thuyết phục

Trang 92

Page 93: Giao an ngu van 9 ky ii

…”HĐ4: HS trao đổi về một số đặc điểm cần lưu ý trong việc học văn bản nhật dụng .−SGK đề cập 5 đặc điểm cụ thể −Nhấn mạnh thêm ý 3 và 4−Bản thân khái niệm “nhật dụng” đã bao hàm ý “ phải vận dụng thực tiễn” . Việc làm đầu tiên là phải bày tỏ quan điểm, ý kiến riêng về vấn đề nêu ra và có đủ bản lĩnh để bảo vệ quan điểm, ý kiến ấy .−Nội dung mà văn bản nậht dụng đặt ra liên quan khá nhiều môn học khác và ngược lại tích hợp nhiều môn học( ví dụ vấn đề môi trường liên quan môn Địa 6,7 và môn sinh 9. Vấn đề quyền trẻ em trong môn GDCD 6,7…)−HS tìm thêm những dẫn chứng khác

HĐ5: Tổng kết bài Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK

IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng :

5 yêu cầu(1) Lưu ý nội dung các chú thích văn bản nhật dụng (2) liên hệ các vấn đề vào đời sống xã hội(3) Có ý kiến, quan điểm riêng trước các vấn đề đó (4) Vận dụng, tổng hợp kiến thức các môn học khác để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra (5)Căn cứ vào đặc điểm và phương thức biểu hiện để phân tích văn bản nhật dụng

V. Ghi nhớ (SGK / 96)

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ:−Nắm vững chức năng, tính cập nhật của văn bản nhật dụng và hệ thống văn bản nhật dụng được học ở THCS −Chuẩn bị bài Hướng dẫn đọc thêm“ Bến quê”

Rút kinh nghiệm :

Phụ lục: Bảng thống kêLớp Tên văn bản

Nội dung( đề tài)

Hình thức (PTBĐ)

6

Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử

Nơi chứng kiến những sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội

Tự sự, miêu tả và biểu cảm

Động Phong NhaLà kỳ quan thế giới, thu hút khách du lịch, tự hào và bảo vệ danh thắng này

Thuyết minh, miêu tả

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

Con người phải sống hoà hợp với thiên nhiên lo bảo vệ mội trường

Nghị luận và biểu cảm

Trang 93

Page 94: Giao an ngu van 9 ky ii

7

Cổng trường mở raTình cảm thiêng liêng của cha mẹ với con cái . Vai trò của nhà trường đối với mỗi con người

Tự sự, miêu tả, thuyết minh, nghị luận, biểu cảm

Mẹ tôiTình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng của con cái

Tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm

Cuộc chia tay của những con búp bê

Tình cảm tha thiết của 2 anh em và nỗi đau chua xót khi ở trong hoàn cảnh gia đình bất hạnh

Tự sự, nghị luận, biểu cảm

Ca Huế trên sông Hương

Vẻ đẹp của sinh hoạt văn hoá và những con người tài hoa xứ Huế

Thuyết minh, nghị luận, tự sự, biểu cảm

8

Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000

Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông đối với môi trường

Nghị luận hành chính

Ôn dịch thuốc láTác hại của thuốc lá đến kinh tế và sức khoẻ

Thuyết minh, nghị luận và biểu cảm

Bài toán dân sốMối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội

Thuyết minh, nghị luận

Tuyên bố thế giới về sự sống còn,

quyền được bảo vệ và phát triển của

trẻ em

Trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và phát triển của tre em của cộng đồng quốc tế

Nghị luận , chứng minh và biểu cảm

Đấu tranh cho một thế giới hoà bình

Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và trách nhiệm ngăn chặn chiến tranh vì hoà bình thế giới

Nghị luận và biểu cảm

Phong cách Hồ Chí Minh

Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh; tự hào, kính yêu và tự hào về Bác

Nghị luận và biểu cảm

NS:

Trang 94

Page 95: Giao an ngu van 9 ky ii

ND:Tuần 29Tiết 138

Nguyễn Minh ChâuA.KIỂM TRA BÀI CŨ:

−Văn bản nhật dụng cần theo những phương pháp học nào?−Kể tên các văn bản nhật dụng được học trong chương trình 8, 9

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS Qua cảnh ngộ và tâm trạng nhân vật cảm nhận ý nghĩa triết lý mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra vẻ đẹp bình dị và quý giá những gì gần gũi của quê hương, gia đìnhThấy và phân tích được những đặc sắc của truyện Rèn kỹ năng phân tích tác phẩm truyện : có kết hợp tự sự, triết lý, trữ tình

C.CHUẨN BỊ:HS: Học bài và soạn các câu hỏi HD chuẩn bị ở SGKGV : SGK, SGV, tài liệu tham khảo, chân dung tác giả

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI:

Hoạt động trên lớp Nội dung

HĐ1: Giới thiệu bài Căn cứ vào mục 1 & 2 “ Những điều cần lưu ý” để giới thiệu về Nguyễn Minh Châu rồi dẫn vào truyệnGọi 1 HS đọc phần chú thích Nguyễn Minh Châu có điều gì cần lưu ý và ghi nhớ?Hãy giới thiệu xuất xứ của truyện ngắn này?

HĐ 2: HD HS tìm hiểu các phầnGV giới thiệu cách đọc, đọc mẫu một đoạnGọi HS đọc tiếp, kết hợp giải nghĩa từEm hãy tóm tắt nội dung truyện?HS tóm tắtHS khác nhận xét – GV nhận xét Bước 1: Tìm hiểu tình huống truyệnTruyện được trần thuật theo điểm nhìn và tâm trạng của nhân vật nào? ( Nhỉ)Ai là nhân vật chính? ( Nhỉ)Nhân vật Nhỉ ở vào hoàn cảnh như thế nào?Trong văn học, còn có không ít những TP đặt nhân vật vào trong tình huống ngặt nghèo trong ranh giới giữa sự sống và cái chết. Em hãy nêu vài TP tiêu biểu?( Tình yêu cuộc sống – G.Lân đơnChiếc lá cuối cùng – Ô . Hen- ri )Cách khai thác đề tài trong 2 truyện trên so với” Bến quê”có gì khác biệt?(1) Khát vọng sống, lòng nhân ái, hi sinh cao

I. GIỚI THIỆU :1. Tác giả:

Nguyễn Minh Châu(1930 – 1989) quê ở Nghệ AnLà cây bút xuất sắc của văn học hiện đại Việt Nam

2. Tác phẩm :“ Bến quê” xuất bản 1985 in trong tập truyện cùng tên

II. TÌM HIỂU VĂN BẢN :

1/ Tình huống truyệnNhân vật Nhĩ ở vào một hoàn cảnh đặc biệt : bị liệt, mọi sinh hoạt đều nhờ vào vợ ( khác với trước từng đi rất nhiều nơi)Nhỉ phát hiện ra vẻ đẹp của…

Nhĩ nhờ con trai đặt chân lên cái bãi bồi bên kia sông nhưng cậu con lại sa vào đám chơi cờ trên hè phố và có thể lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày

Trang 95

Page 96: Giao an ngu van 9 ky ii

thượng(2) tạo nên 1 tình huống nghịch lí để chiêm nghiệm triết lí về một đời ngườiTừ tình huống nghịch lí thứ nhất dẫn đến 1 tình huống nghịch lí thứ hai. Đó là tình huống gì?Xây dựng tình huống ấy, tác giả nhằm thể hiện điều gì?Giảng thêm: nhiều truyện khác của Nguyễn Minh Châu trong giai đoạn này cũng có những phát hiện tương tự như thế ( Chiếc thuyền ngoài xaHương và PhaiNgười đàn bà tốt bụng) Bước 2: HS đọc thầm đoạn 2Trong hoàn cảnh đặc biệt ấy, nhỉ vẫn có những cảm xúc, suy nghĩ về những điều gì? ( về thiên nhiên, về con người, về đời người, về cuộc đời)Thiên nhiên được miêu tả qua cái nhìn và tâm trạng của Nhỉ như thế nào?Em có nhận xét gì về trình tự miêu tả cảnh vật của tác giả và nêu tác dụng của cách miêu tả ấy?Bằng trực giác, Nhĩ có biết rõ đời mình còn bao lâu không? ( Có)

Trong những ngày cuối cùng của mình, Nhĩ đã cảm nhận về Liên _ vợ anh như thế nào?Câu nói của Nhĩ “suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm” và cách nghĩ “ cũng như bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên…” đã gián tiếp nói lên cảm xúc gì của Nhĩ đối với vợ mình?Qua khung cửa sổ, Nhĩ đã nhìn thấy tất cả vẻ đẹp của cảnh vật rất đổi bình dị và gần gũi. Trong giây phút biết mình sắp giã biệt cõi đời, ở Nhĩ bỗng bừng dậy một niềm khao khát gì?Vì sao anh lại có niềm khao khát ấy? ( vì anh biết mình sắp từ giã cõi đời Vì cảnh vật đẹp, bình dị, gần gũi mà anh mới nhận ra, lúc sắp…)Điều đó có ý nghĩa gì? ( Điều ước muốn ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường mà sâu xa của cuộc sống – những giá trị thường bị người ta bỏ quên khi sự ham muốn xa vời lôi cuốn. Sự nhận thức này thường là người từng rải, riêng với Nhĩ là lúc cuối đời sự thức tĩnh xen

Tạo ra 1 chuỗi các tình huống nghịch lý, tác giả muốn lưu ý người đọc đến 1 nhận thức về cuộc đời : cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lý ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định và ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của người ta

2/ Những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ

a/ Những cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên

−Hoa bằng lăng…đậm sắc hơn −Sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra−Vòm trời cũng như cao hơn−Những tia nắng sớm −Vùng phù sa phô ra một màu vàng thau xen màu xanh non Cảnh vật được miêu tả theo tầm nhìn của Nhỉ, từ gần xa tạo thành 1 không gian có chiều sâu rộng

b/ Những suy ngẫm của Nhĩ về đời người, về cuộc đời:Cảm nhận về Liên :

−Nhận ra tình yêu thương, sự tần tảo và đức hy sinh của vợ

Đến cuối đời mới thấu hiểu vợ với lòng biết ơn sâu sắc

Niềm khao khát của Nhĩ :Trong vô vọng, Nhĩ khao khát

được đặt chân một lần lên cái bãi bồi bên kia sông

Trang 96

Page 97: Giao an ngu van 9 ky ii

lẫn niềm ân hận, xót xa)GV đọc “ Họa chăng … giải thích hết”Không thể thực hiện được điều mình muốn, Nhĩ đã nhờ cậy vào ai? ( Nhờ đứa con)Nhưng rồi, Nhĩ có thực hiện được ước muốn của mình không? Vì sao? ( Vì đứa con trai không hiểu được ước muốn của cha nên làm một cách miễn cưỡng và sau đó bị cuốn hút vào trò chơi cờ thế, có thể lỡ chuyến đò.)Từ đó, Nhĩ đã suy ngẫm như thế nào về nghịch lý cuộc đời? (HS phát hiện và nêu lên)Ở đoạn kết, tác giả tập trung miêu tả cử chỉ, chân dung của Nhỉ với vẻ rất khác thường. hãy giải thích ý nghĩa của những cử chỉ ấy.HS phát hiện, giải thích

+(1)Hiểu là anh đang nôn nóng thúc giục con trai+(2)ý nghĩa khái quát hơn: muốn thức tĩnh mọi người…

Em có nhận xét gì về ngòi bút miêu tả tâm lý của Nguyễn Minh Châu? ( Nguyễn Minh Châu rất tinh tế khi miêu tả đời sống nội tâm nhân vật với diễn biến tâm trạng và thể hiện tư tưởng nhân đạo cao cả)Tìm chi tiết, hoàn cảnh vừa mang ý nghĩa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng của nó?( hình ảnh bãi bồi bên kia sông, bờ sông bị sụt lỡ, cậu con trai…vẻ đẹp gẩn gũi đời thường, thân thuộc… là quê hương xứ sở)GV liên hệ SGV để giảng thêmHĐ 3: HD tổng kếtNét chính trong nội dung và nghệ thuậtcủa văn bản này là gì?HS đọc ghi nhớTìm trong văn bản đoạn văn chứa suy ngẫm triết lí của tác giả và nêu cảm nhận của em về đoạn văn này? ( HS tìm đoạn văn và nêu cảm nhận)Lưu ý tham khảo mục 2- luyện tập

HĐ 4: Hướng dẫn luyên tậpBài tập1: Đọc đoạn đầu và nhận xét nghệ thuật miêu tả nhiên nhiên của tác giả trong đoạn văn ấyHS phát biểu tại lớpBài tập 2: HD HS làm ở nhà ( Đây là đoạn văn chứa đựng nội dung triết lý chính của truyện, có ý nghĩa khái quát sự trải nghiệm của người đời)

Suy ngẫm về cuộc đời −Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình.−Cử chỉ lúc tàn lực: giơ cánh tay gầy guộc, khoát khoát ra hiệu… ( tượng trưng)

Thức tĩnh mọi người vứt ra khỏi cái vòng vèo, chùng chình trên đường đời, hướng tới những giá trị đích thực giản dị, gần gũi và bền vững của cuộc sống

III. TỔNG KẾT :1/ Nghệ thuật: 2/ Nội dung:(Ghi nhớ SGK/108)

IV. LUYỆN TẬP:

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ:1/ HD học bài

Trang 97

Page 98: Giao an ngu van 9 ky ii

Nắm vững nội dung chính và nghệ thuật đặc sắc của truyện ?Nhắc rõ một vài chi tiết quan trọng trong văn bảnHoàn thành phần luyện tập

2/ HD soạn bài: Chuẩn bị “Ôn tập Tiếng Việt lớp 9”

Rút kinh nghiệm

NS:ND:

Trang 98

Page 99: Giao an ngu van 9 ky ii

Tuần 29Tiết 139

A.KIỂM TRA BÀI CŨ :Em hãy cho biết nội dung sâu sắc của truyện ngắn “ Bến quê”Thành công về nghệ thuật của tác phẩm này là gì?

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS−Thông qua các tài liệu ngôn ngữ thực tế hệ thống hoá lại các vấn đề đã học trong học kỳ I

C.CHUẨN BỊ : HS: Ôn lại toàn bộ kiến thức Tiếng Việt lớp 9GV: Bảng phụ, SGK, SGV

E.TIẾN HÀNH BÀI MỚI:

HỌAT ĐỘNG của GV và HS NỘI DUNG BÀI HỌCHĐ1: Ôn tập về khởi ngữ và các thành phần biệt lậpBước 1: Ôn lý thuyết khởi ngữ−Khởi ngữ là gì? ( Vị trí, chức năng?)−Trước đề ngữ thường có thêm các quan hệ từ nào?

( trước:về, với; sau:đối với, thì )

Bước 2: Ôn lý thuyết các thành phần biệt lập−Thành phần tình thái trong câu được dùng để làm gì?Cho VD minh hoạ

−Thành phần cảm thán được dùng để làm gì?

Bước 3:Tổng hợp−Tại sao gọi TPTT và TPCT là thành phần biệt lập của câu?−Thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú có cách dùng khác nhau như thế nào?

−Cách viết TP phụ chú như thế nào để phân biệt TP phụ chú với TP chính của câu.Bước 4: Thực hành luyện tập

Bài tập 1: SGK/109−HS xác định yêu cầu bài tập và đọc các đoạn trích ở SGK −HS tìm và phân biệt được giữa khởi ngữ và các

I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập

1/ Khởi ngữ: (đề ngữ)Đứng trước chủ ngữNêu đề tài được nói đến trong câu

VD:Làm bài, anh ấy / cẩn thận lắm KN

2/ Các thành phần biệt lập a)Thành phần tình tháiDùng thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc

VD: Có lẽ, anh ấy nói đúng b)Thành phần cảm thán Dùng để bộc lộ tâm lý người nói

VD: Ối ! Vui quá các bạn ơi CTTP biệt lập (tình thái và cảm thán) không tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩa của sự việc trong câuc) Thành phần gọi – đáp:Dùng để tạo lập

(hoặc) duy trì quan hệ giao tiếpd)Thành phần phụ chú:

Dùng để bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu

3/ Luyện tập:Bài tập 1: Các thành phần phụ trong câua.Xây cái lăng ấy ( khởi ngữ)

Trang 99

Page 100: Giao an ngu van 9 ky ii

thành phần biệt lập thể hiện qua các từ in đậm−GV hướng dẫn HS thực hiện việc tổng kết ở bảng tổng kết

Bài tập 2: HS viết đoạn văn theo yêu cầu−Giới thiệu truyện ngắn “ Bến quê” trong đó có ít nhất 1 câu chứa khởi ngữ, 1 câu chứa thành phần tình thái−HS viết đoạn văn 7’( gạch dưới các thành phần phụ theo yêu cầu)−GV sửa chữa, có thể cho HS xem qua đoạn văn tham khảo để bổ sung cách viết

HĐ2: Ôn tập về liên kết câu và đoạn văn −Liên kết là thế nào?−Liên kết câu và liên kết đoạn văn có gì khác nhau?−Em đã học những phép liên kết nào?

(+Phép lặp từ ngữ+Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng+Phép thế

+ Phép nối)−Bài tập 1: Cho biết mỗi từ in đậm trong các đoạn trích thể hiện phép liên kết nào? HS đoạc từng đoạn trích, xác định các phép liên kết qua các từ in đậm−Quan sát bảng phụ−GV ghi bảng mẫu tổng kết theo SGK/110 và gọi HS lên bảng điền lại kết quả làm bài ( hoặc có thể kết hợp cùng lúc thực hiện cả mục 1 & 2)

−Bổ sung bài tập II.3−Nêu rõ sự liên kết nội dung và hình thức của đoạn văn giới thiệu truyện ngắn “ Bến quê”

b.Dường như (TP tình thái)c.Những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy (TP phụ chú)d.Thưa ông ( TP gọi – đáp)

Vất vả quá (TP cảm thán)Bài tập 2: Viết đoạn văn−Truyện ngắn “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu chứa đựng những trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời và hình như muốn thức tỉnh mọi người sự trân trọng vẻ đẹp và giá trị những điều bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương với “ Bến quê”, tính triết lý thể hiện rất rõ, sâu sắc, mang tính trải nghiệm và có ý nghĩa tổng kết của một con người sắp giã từ cuộc sống.

Muốn nắm được nội dung tác phẩm trước hết chúng ta phải tìm hiểu sơ sơ qua về tác phẩm truyện II.Liên kết câu và đoạn vănLiên kết câu( 2 câu cùng 1 đoạn văn liên kết với nhau)Liên kết đoạn ( câu ở đoạn này liên kết với câu ở đoạn kia)Các phép liên kết :

Bài tập 1:a) (1) – (2) Nhưng – (4) Nhưng rồi –

(7) Và phép nốib) (1) Cô bé – (2) cô bé phép lặp (2) Cô bé – (3) nó phép thế c) “Bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu

đến bọn chúng tôi nữa” – Thế phép thế

Bài tập 2: Bảng tổng kết về các phép liên kết đã họcBài tập 3: (1) Truyện ngắn “ Bến quê” – (3) tác

phẩm phép đồng nghĩa(1) Bến quê – (2)Bến quê phép lặpNhà văn(1) – (2) con người sắp giã từ cuộc sống phép liên tưởng

Trang 100

Page 101: Giao an ngu van 9 ky ii

HĐ3: Ôn tập về nghĩa tường minh và hàm ý−Nghĩa tường minh và hàm ý khác nhau như thế nào?

Bước 1: HD làm bài tập 1HS đọc truyện cười−Cho biết: Người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu?Bước 2: HD làm bài tập 2−HS xác định yêu yêu cầu và đọc 2 đoạn trích để tìm hàm ý trong 2 câu in đậm

( a/ Người nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ )

(1) – (2) với phép nốiIII.Nghĩa tường minh và hàm ý:

−Tường minh : hiểu nghĩa trực tiếp−Hàm ý : ý ẩn trong các từ ngữ

Bài tập 1: −Câu “ Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả rồi!” ( hàm ý) ý nói “ địa ngục là chỗ của các ông ấy”

Bài tập 2: a/ Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp

−Hàm ý Đội bóng chơi không hay

Tôi không muốn bình luận chuyện này

b/ Tớ báo cho Chi rồi−Hàm ý : Tớ chưa báo cho nam và Tuấn cố ý vi phạm phương châm về lượng

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ:1/ HD học bài : −Nắm chắc nội dung ôn tập−Tập viết đoạn văn và nêu rõ sự liên kết −Tìm thêm những cách nói bằng hàm ý2/ HD soạn bài :−Chuẩn bị “ Luyện nói: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ” Rút kinh nghiệm :

Trang 101

Page 102: Giao an ngu van 9 ky ii

NS:ND:Tuần 29Tiết 140

A. KIỂM TRA BÀI CŨ : Tên gọi của các thành phần biệt lập và chức năng của mỗi thành phần Về mặt hình thức, các câu, các đoạn tong văn bản được liên kết với nhau thông qua những phép liên kết nào?

B. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS−Có kỹ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ−Luyện tập cách lập ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ−Trọng tâm: Luyện nói trước lớp

C. CHUẨN BỊ : HS: chuẩn bị dàn bài ờ nhà theo phân công của GVGV: SGK, SGV

D. TIẾN HÀNH BÀI MỚI: HỌAT ĐỘNG của GV và HS NỘI DUNG BÀI HỌC

HĐ1: HD HS chuẩn bịGV dặn HS−HS thực hiện theo yêu cầu mục 1−HS thực hiện theo yêu cầu mục 1−Chú ý kỹ phần gợi ý ở SGKHĐ2: Thực hiện theo tiến trình giờ học −Bước 1 : Nêu yêu cầu và ý nghĩa của tiết luyện nói−Gv: Tiết luyện nói nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng làm bài đối với bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ bên cạnh việc rèn cho HS khả năng diễn đạt sự tự tin vào bản thân mình −Trình bày đủ 3 phần: MB, TB, KB và chỉ tập trung vào một vài cảm nhận mà mình tâm đắc nhất, thích thú nhất −Gọi HS đọc các mục II. 1, 2, 3 SGK / 112 −Bước 2 : Trình bày nội dung chuẩn bị −GV gọi một số HS trình bày

HS khác chú ý lắng nghe và nhận xét, bổ sung, đánh giá

I . Chuẩn bị ở nhà:

II. Luyện nói trên lớp:

E. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ: 1/ HD học bài : −Mỗi cá nhân tự hoàn thiện bài viết của mình ở nhà2/ HD soạn bài :−Chuẩn bị “ Những ngôi sao xa xôi ” Rút kinh nghiệm :

Trang 102

Page 103: Giao an ngu van 9 ky ii

TUẦN 30

NS:ND:Tuần 30Tiết 141-142

Lê Minh Khuê

A.KIỂM TRA BÀI CŨ:−Ý nghĩa sâu xa của truyện ngắn “Bến quê”là gì?−Dụng ý của nhà văn khi xây dựng những tình huống nghịch lý nối tiếp nhau

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:−Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hy sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện−Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của tác giả−Rèn kỹ năng phân tích tác phẩm truyện

C.CHUẨN BỊ:−HS: Đọc kỹ văn bản, tìm hiểu câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu văn bản ở SGK−GV: SGV, SGK, tài liệu tham khảo, chân dung tác giả

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI :

Hoạt động của GV và HS Nội dung

HĐ1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm−HS đọc chú thích SGK / 120−GV giới thiệu thêm: Lê Minh Khuê là nhà văn nữ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Lê Minh Khuê đã từng là thanh niên xung phong−HD đọc và kể−GV HD cách đọc, chú ý ngôn ngữ của các nhân vật −GV đọc mẫu đoạn đầu −Gọi HS đọc tiếp, giảng từ khó−Em hãy kể tóm tắt nội dung truyện

I.Giới thiệu:1/ Tác giả:

−Lê Minh Khuê ( 1949)−Quê: Thanh Hoá−Là cây bút chuyên về truyện ngắn

2/ Tác phẩm:−Sáng tác 1971 _ lúc cuộc chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt

3/ Tóm tắt:−Ba nữ thanh niên xung phong

Trang 103

BÀI 26Tiết 131 : Những ngôi sao xa xôiTiết 132 : Chương trình địa phương (phần Tập

làm văn)Tiết 133 : Trả bài Tập làm văn số 7Tiết 134 : Biên bản

Page 104: Giao an ngu van 9 ky ii

−HS kể, các HS khác lắng nghe và góp ý bổ sung−GV : Truyện ngắn có cốt truyện rất đơn giản nhưng vì mạch truyện phát triển theo dòng ý nghĩ , tâm trạng của nhân vật, đan xen giữa hiện tại và quá khứ được tái hiện trong hồi tưởng nên khó tóm tắt.−GV cho HS ghi vài ý cơ bản−Truyện có mấy nhân vật?−Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Ngôi kể thứ mấy? (nhân vật chính kể chuyện ( P.Định) ngôi 1)−Cách chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì trong thể hiện nội dung? ( Tạo điều kiện thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn những cx và suy nghĩ của nhân vật, tạo điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc chiến đấu ở trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn)

HĐ2: HD tìm hiểu văn bản−HS đọc đoạn đầu−Truyện kể về 3 cô gái thanh niên xung phong ở một tổ phá bom trên cao điểm. Ở họ có những nét gì chung khiến họ gắn bó với nhau thành 1 khối thống nhất và những nét gì riêng ở mỗi người ?−Dù trong 1 tập thể nhỏ rất gắn bó với nhau nhưng ở mỗi người vẫn có những nét cá tính riêng, đó là gì?

HĐ3: HD phân tích tiếp phần 2−HS đọc

trong tổ trinh sát mặt đường tại trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn −Công việc của họ thật nguy hiểm: quan sát địch thả bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu vị trí trái bom chưa nổ, phá bom thông đường .−Họ sống hồn nhiên thanh thản, mơ mộng và rất yêu thương gắn bó nhau trong tình đồng đội.−Phần cuối truyện miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật, chủ yêú là Phương Định trong 1 lần phá bom và Nho bị thương và sự lo lắng của 2 người đồng đội

II. Phân tích: 1/ Hình ảnh 3 cô gái thanh niên

xung phong:A)Điểm chung:

a. Cùng hoàn cảnh sống và chiến đấu ở 1 vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhất bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt

b. Cùng công việc đặc biệt nguy hiểm, mạo hiểm với cái chết và luôn căng thẳng thần kinh.

c. Đều là những cô gái Hà Nội có chung đặc điểm tinh thần trách nhiệm cao, lòng dũng cảm, tình đồng đội gắn bó .

d. Đều có những nét chung của các cô gái trẻ : dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, hay mơ mộng, dễ vui mà cũng dễ trầm tư, thích làm đẹp cho cuộc sống

B)Điểm riêng:a.Phương Định: nhạy cảm, hồn

nhiên, thích mơ mộng.b.Chị Thao: từng trải hơn, dũng

cảm, bình tĩnh nhưng sợ máu

Trang 104

Page 105: Giao an ngu van 9 ky ii

−GV: Tác giả đã tập trung thể hiện chân thực và sinh động, tự nhiên tâm lý của những cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ. Hãy phân tích nhân vật Phương Định để làm sáng tỏ điều này.−Với những chi tiết đó, em có nhận xét gì về nhân vật này? ( Là kiểu người thanh lịch, yêu cái đẹp chân chính)−Hồi tưởng của cô về những kỷ niệm tuổi niên thiếu như thế nào?−Hãy tìm các chi tiết chứng tỏ mặc dù hàng ngày phải đối mặt với cái chết nhưng Phương Định vẫn không làm mất đi sự hồn nhiên và thích hát của mình “ Tôi mê hát…”−Tác giả đã tập trung miêu tả tâm trạng của Phương Định trong 1 lần phá bom như thế nào? Hãy tìm những chi tuết miêu tả tâm trạng này .−Em có nhận xét gì về giọng kể? −Giảng thêm: ( SGK / 128)

HĐ 4: HD tổng kết−Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của truyện? −Phương thức trần thuật theo ngôi kể thứ nhất có tác dụng gì?−Đọc truyện ngắn này, em hình dung và cảm nghĩ như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ? ( HS nêu cảm nhận)_−Em hãy rút ra nội dung chính từ truyện ngắn

c.Nho: thích thêu thùa2/ Hình ảnh Phương Định:a) Là 1 cô gái xinh xắn, con gái

Hà Nội loại khá, tóc dài, cổ cao, mắt có cái nhìn xa xăm được nhiều ngừơi để ý

−Cô có 1 thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên ngừơi mẹ ở một đường phố yên tĩnh trước chiến tranh

→Những kỷ niệm luôn sống lại giữa chiến trường→vừa là niềm khao khát, vứa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt

−Vào chiến trường đã 3 năm, quen với những thử thách và nguy hiểm nhưng không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng hay mơ mộng và thích hát.−Cô yêu mến đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình , đặc biệt dành tình yêu và niềm cảm phục cho những chiến sĩ mà hàng đêm cô gặp trên trọng điểm−Rất bình tĩnh và gan dạ trước công việc nguy hiểm “…đến gần quả bom…cảm thấy có ánh mắt chiến sĩ…không sợ…không đi khom…cẩn thận bỏ gói thuốc, khoả đất…chạy lại chỗ núp…có nghĩ đến cái chết

→Tâm lý nhân vật Phương Định trong 1 lần phá bom đã được miêu ảt rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát→làm hiện lên 1 thế giới nội tâm phong phú nhưng trong sáng, không phức tạpIII. Tổng kết:

1/ Nghệ thuật:−Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất( cũng là nhân vật chính)→điều kiện thuận lợi để tác giả tập trung miêu tả thế giới nội tâm nhân vật và hiện thực cuộc chiến đấu

Trang 105

Page 106: Giao an ngu van 9 ky ii

này?

HĐ5: HD luyện tập−BT1: HS làm ở nhà−BT2: HS phát biểu cảm nghĩ của mình về nhân vật Phương Định? ( HS dựa vào mục 2 a,b)

−Miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc, tinh tế −Ngôn ngữ tự nhiên, gần khẩu ngữ, trẻ trung, có chất nữ tính. Lời kể dùng câu ngắn, nhịp nhanh →tạo không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường

2/ Nội dung: (Ghi nhớ SGK/122)

IV. Luyện tập:a. Sưu tầm thơb. Phát biểu cảm nghĩ

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI:−Điểm chung, điểm riêng ở 3 cô gái thanh niên xung phong −Nhân vật chính Phương Định?−Chuẩn bị : “ Chương trình địa phương phần Tập làm văn ”

Rút kinh nghiệm:

Trang 106

Page 107: Giao an ngu van 9 ky ii

NS:ND:Tuần 30Tiết 143

A.KIỂM TRA BÀI CŨ: −Nêu lại vài nét chính về tác giả, tác phẩm và nội dung truyện ngắn : “ Những ngôi sao xa xôi”−Ngôn ngữ và giọng điệu của truyện có gì đặc sắc?−Nhân vật Phương Định hiện lên qua ngòi bút miêu tả của tác giả như thế nào?

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS:−Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương−Làm quen với việc trình bày những ý kiến, suy nghĩ của mình về hiện tượng ở địa phương trước tập thể lớp−Trọng tâm: HS trình bày trước lớp bài viết của mình

C.CHUẨN BỊ: −HS: Tìm hiểu về một hiện tượng thực tế ở địa phương và biết bài nêu suy nghĩ của mình−GV: SGV, SGK, tài liệu tham khảo

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI :

Hoạt động của GV và HS Nội dung

HĐ1: GV giới thiệu lại nhiệm vụ, yêu cầu của chương trình

−HS đọc lại phần gợi ý một số nội dung ần tập trung viết bài ( SGK/25)

HĐ2: GV cho HS đọc lại cách làm bài(SGK/25 - tập 2)

−HĐ3: Các tổ tiến hành thảo luận −Bước 1: Từng thành viên đọc bài trước tổ−Bước 2: Tổ chọn ra vài bài khá nhất chuẩn bị trình bày trước lớp

HĐ 4: Trình bày trước lớp−GV nêu cách thức tiến hành giống như một tiết luyện nói−HS lần lượt lên trình bày−HS còn lại nghe, ghi nhận để tiện cho việc nhận xét −Cứ HS lên trình bày thì dừng lại nêu nhận xét 1 lần và tiếp tục đến hết −GV nhận xét, đánh giá chung và thu bài làm của tất cả HS

1/ Nhiệm vụ, yêu cầu chươgn trình:

−Nghị luận ( ý kiến, suy nghĩ riêng) của em về một sự việc hiện tượng nào đó ở địa phương−Gợi ý

−Vấn đề môi trường

−Những thành tựu mới trong xây dựng

−vấn đề về việc quan tâm đến quyền trẻ em, giúp đỡ gia đình TBLS, mẹ VNAH, người có hoàn cảnh khó khăn

−Vấn đề tệ nạn xã hội2/ Cách làm: ( SGK/25)

−Bài viết 1500 chữ, có bố cục đầy đủ: MB, TB, KB

Trang 107

Page 108: Giao an ngu van 9 ky ii

−Có luận điểm, luận cừ, dẫn chứng…

3/ Thảo luận tổ

4/ Trình bày bài viết đã chuẩn bịCác bước:−Trình bày, nhận xét−Đáng giá chung

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI :−Tiếp tục viết bài nếu xét thấy bài làm của mình chưa đạt yêu cầu−Ghi nhận những nội dung nghị luận của bạn và rèn luyện cách viết cho hay hơn−Chuẩn bị : “ Trả bài Tập làm văn số 7”

Rút kinh nghiệm:

NS:ND:Tuần 30Tiết 144

A.KIỂM TRA BÀI CŨ:−Không kiểm tra

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

Trang 108

Page 109: Giao an ngu van 9 ky ii

−Nhận ra được những ưu, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình−Khắc phục các nhược điểm ở bài Tập làm văn số 6, thành thục hơn kỹ năng làm bài nghị luận văn học−Trọng tâm: nhận xét và sửa bài của HS

C.CHUẨN BỊ:−HS: xem lại các bước làm bài văn phát biểu cảm nghĩ−GV: bài làm của HS, lỗi của HS

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI :

Hoạt động của GV và HS Nội dung

HĐ1: Chép lại bài văn, tổ chức tìm hiểu đề, tìm ý

−Gọi HS trình bày hướng giải quyết trong đề bài TLV đã cho

HĐ2: HD HS lập dàn bài−Với đề bài đã cho, em sẽ lần lượt triển khai các nội dung cần viết trong mỗi phần như thế nào?−( MB, TB, Kb làm gì?)−HS nêu cách giải quyết của mình

HĐ 3: GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS căn cứ theo bài kiểm tra định kỳ

−GV tiếp tục nêu những hạn chế cần khắc phục có so sánh với bài làm số 6 để rút ra mức độ tiến bộ của HS

HĐ4: GV tiến hành khâu sửa lỗi dùng từ và lỗi diễn đạt, lỗi chính tả của HS

−GV ghi nhận vào giấy, ghi lại vào bảng phụ các lỗi cần sửa chữa−GV gọi HS đọc và sửa lại câu, từ cho đúng. HS ghi vào vở

HĐ5: Công bố điểmHĐ6: Đọc bài văn hay

1/ Đề bài:

2/ Lập dàn ý:a/ Mở bài:Giới thiệu chung bài thơb/ Thân bài:Làm rõ tâm trạng, cảm xúc qua

các khổ thơ−Khổ 1: “Hàng tre” biểu tượng dân tộc →tự hào−Khổ 2: “ Mặt trời” (ẩn dụ)→tôn kính, biết ơn−“Tràng hoa”(ẩn dụ)→yêu thương, tưởng nhớ−Khổ 3: Từ “ mà”, “nhói” →đau xót−Khổ 4: Điệp ngữ “ Muốn làm” →lưu luyếnc/ Kết bài:−Nhận định chung về nội dung tư tưởng tác giả và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ

3/ Nhận xét bài làm của HSa/ Ưu điểm:−Hiểu đề, nội dung đúng trọng tâm đề bài−Đủ bố cục 3 phần, triển khai theo đúng quy định ở dàn bài chugn−Hiểu đúng nội dung ( tâm trạng cảm xúc) của bài thơb/ Hạn chế : −Mở bài không gây ấn tượng− Thân bài −Lập luận thiếu chặt chẽ giữa ácc

Trang 109

Page 110: Giao an ngu van 9 ky ii

đoạn ( thiếu chuyển ý)−Dẫn thơ và phân tích chưa sâu, không gắn với từ ngữ, hình ảnh cụ thể−Không chú trọng phân tích tác dụng của các yếu tố nghệ thuật−Thiếu những cảm nhận riêng của bản thânc/ Kết bài : Chưa khái quát lại giá

trị nội dung và nghệ thuật

4/ Hướng dẫn sữa bài5/ Công bố điểm6/ Đọc bài văn hay

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI:−Xem lại nội dung phân tích bài “ Viếng lăng Bác”−Làm lại bàì theo dàn ý đã lập trên lớp−Chuẩn bị : “ Biên bản”

Rút kinh nghiệm:

NS:ND:Tuần 30Tiết 145

.KIỂM TRA BÀI CŨ:−Không kiểm tra

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:−Phân tích được các yêu cầu của biên bản và liệt kê được các loại biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống −Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị

C.CHUẨN BỊ:−HS: xem lại biên bàn và câu hỏi tìm hiểu−GV: SGV, SGK

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI :

Hoạt động của GV và HS Nội dung

HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm của biên bản− HS đọc thầm 2 biên bản ở SGK/123, 124−Hai biên bản trên viết để làm gì? ( ghi chép sự việc đang diễn ra, mới xảy ra)−Cụ thể, mỗi biên bản ghi chép sự việc gì?−Biên bản cần đạt những yêu cầu gì về nội dung

I.Đặc điểm của biên bản :1/ Ví dụ và nhận xét 2 biên bản

a/ Mục đích:−Văn bản 1 : SH chi đội→hội nghị

Trang 110

Page 111: Giao an ngu van 9 ky ii

và hình thức ? ( số liệu, sự kiện…phải chính xác…)

HĐ2: HD HS cách viết biên bản−Bước 1: Gọi HS đọc lại biên bản 1, 2−Hai biên bản vừa đọc gồm có những mục nào? Các mục đó được sắp xếp ra sao? (phần mở đầu - Phần nội dung - Phần kết thúc)−Phần mở đầu biên bản gồm những mục gì?−Phần nội dung biên bản gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những nội dung này trong biên bản. ( ngắn gọn, đầy đủ,chính xác theo trình tự diễn biến sự việc )−Phần kết thúc biên bản gồm có những nội dung nào?−Điểm giống và khác nhau của 2 loại biên bản là gì? ( giống nhau về cách trình bày và một số mục cơ bản .

Khác nhau về nội dung cụ thể )Lời văn ghi trong biên bản cần phải như thế

nào? ( ngắn gọn, chính xác)−Bước 2: HS trao đổi−Các mục nào không thể thiếu trong một biên bản? ( đa số cần phải đảm bảo, chỉ những gì không nằm trong diễn biến và kết quả sự việc thì có thể không ghi …)−Bước 3: Gọi 1 HS đọc lại ghi nhớ SGK

HĐ 3: HD HS một số điều cần lưu ý khi viết biên bản

−Cách viết quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản−GV khái quát lại toàn bộ kiến thức bài học

HĐ4: HD HS luyện tập−HS đọc yêu cầu bài tập 1 và đứng tại chỗ tại lời− HS khác nhận xét, bổ sung−GV sửa chữa, kết luận−Bài tập 2 : HD HS làm bài ở nhà và chuẩn bị trứơc cho giờ luyện tập tiếp theo

−Văn bản 2 : Trả lại phương tiện →sự vụb/ Yêu cầu:

−Nội dung : cụ thể, chính xác, trung thực, đầy đủ−Hình thức : lời văn ngắn gọn, chặt chẽ, chính xác

2/ Ghi nhớ : SGKII.Cách viết biên bản :

1/ Phần mở đầu: ( P thủ tục)−Quốc hiệu và tiêu ngữ−Tên biên bản−Thời gian−Địa điểm−Thành phần tham dự và chức trách của họ2/ Phần nội dung:−Diễn biến sự việc và kết quả3/ Phần kết thúc:−Thời gian kết thúc−Chữ ký và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính−Những văn bản hoặc hiện vật kèm theo ( nếu có)

Ghi nhớ : SGK/126III. Một số điều cần lưu ý khi viết biên bản:

(1) Quốc hiệu chữ inchữ thường, hoa,

gạch nối(2)Tên biên bản : chữ in , to hơn

quốc hiệu(3) Các mục : ( thời gian, địa

điểm, thành phần ) ghi ở giữa(4)Giữa các phần: Q hiệu – tên

biên bản - thời gian, địa điểm… có khoảng cách ít nhất một hàng(5) Cách trình bày bảng số

liệu( gạch khung, rõ từng ô)IV. Luyện tập:

1/ Lựa chọn tình huống cần viết biên bản - (a) - (c) Chú công an ghi lại một vụ

tai nạn giao thông - (d)nghiệm thu phòng thí

nghiệmTrang 111

Page 112: Giao an ngu van 9 ky ii

- 2/ Làm ở nhà:- (1) Bạn…..: thông qua tiêu

chuẩn xét kết nạp đoàn viên- (2) Tiến hành bình chọn- (3) Kết quả bình chọn

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI:−Những điều cần lưu ý khi viết biên bản−Biên bản có những mục nào không thể thiếu ?−Chuẩn bị : “ Rô bin xơn ngoài đảo hoang” Rút kinh nghiệm:

Trang 112

Page 113: Giao an ngu van 9 ky ii

TUẦN 31

NS:ND:Tuần 31Tiết 146-147

( Trích “ Rô- bin- xơn Cru-xô”)A.KIỂM TRA BÀI CŨ:

−Đặc điểm của biên bản −Nội dung biên bản gồm những phần nào và cách viết của mỗi phần ra sao?

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:−Hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn một mình ngoài đảo hoang, bộc lộ gián tiếp qua bức chân dung tự hoạ của nhân vật

C.CHUẨN BỊ:−HS: Đọc kỹ văn bản, tìm hiểu câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu văn bản ở SGK−GV: SGV, SGK, tài liệu tham khảo, chân dung tác giả

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI :Hoạt động của GV và HS Nội dung

HĐ1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm−HS đọc chú thích SGK −GV giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm, căn cứ vào SGV để tóm tắt tác phẩm

−GV HD cách đọc, đọc mẫu đoạn đầu −Gọi HS đọc tiếp−Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?(thứ I)−Văn bản trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?−HS đánh dấu vào SGK−Nêu nhận xét của em về vị trí và độ dài của phần 4 so với các phần khác ? ( Ngắn hơn)−Vì sao ngắn hơn?−( HS trao đổi theo bàn, nhóm nhỏ)

( Phương thức tự sự ở ngôi I chỉ kể được những

I.Giới thiệu:1/ Tác giả:

−Đi-phô ( 1660-1731)−Nhà văn nổi tiếng ở Anh

2/ Tác phẩm:−Sáng tác 1719 dưới hình thức tự truyện−Đoạn trích kể về nhân vật Rô-bin-xơn đã sống một mình ở đảo hoang được khoảng 15 năm

3/ Bố cục: 4 phần(1) Mở đầu(2) Trang phục của Rơ-bin-xơn(3)Trang bị của Rơ-bin-xơn(4) Diện mạo của Rơ-bin-xơn

Trang 113

Tiết 131 : Rô bin xơn ngoài đảo hoangTiết 132 : Tổng kết về ngữ phápTiết 133 : Luyện tập viết biên bản Tiết 134 : Hợp đồng

Page 114: Giao an ngu van 9 ky ii

gì mình thấy được nên phần 4 nói ít về diện mạovà nói sau →cũng cho người kể muốn giới thiệu với độc giả cách ăn mặc kỳ quái của mình là chính)

HĐ2: HD phân tích nhân vật Rô-bin-xơn−Thông thường trong bức hoạ chân dung, cái gì chiếm vị trí quan trọng và được hoạ sĩ quan tâm trước hết? ( gương mặt)−Thế nhưng ở đây phần diện mạo dược xếp sau cùng và chiếm số dòng rất ít ỏi. Trên bộ mặt, Rô-bin-xơn nói gì về mình?−Vì sao Rô-bin-xơn không nói gì đến các bộ phận khác trên khuôn mặt như mắt, mũi, mồm, tóc, tai…mà chỉ tập trung vào việc đặc tả bộ ria?−HS thảo luận

( Phương thức kể ngôi I →chỉ kể, tả những gì mình nhìn thấy)

−Chuyển: Bố cục cho thấy ngoài phần mở đầu dẫn dắt người đọc đến bức chân dung, Rô-bin-xơn trứơc hết kể về trang phục(mũ, quần áo, giày dép) →trang bị (vật mang cưa, súng)→diện mạo cuộc sống hết sức khó khăn của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang vào thời gian này hiện lên thấp thoáng qua những chi tiết của bức chân dung tự tạo ấy ra sao?−Tinh thần lạc quan, bất chấp mọi gian khổ của Rô-bin-xơn được thể hiện như thế nào qua bức chân dung tự hoạ và qua giọng kể của nhân vật?

HĐ 3: HD tổng kết−Chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật góp phần làm nổi rõ nội dung đoạn trích?−Qua bức chân dung tự hoạ, em hình dung về con ngừơi Rô-bin-xơn ra sao?−HS nêu theo ghi nhớ−Em rút ra cho mình bài học gì trong cuộc sống qua văn bản vừa học này?

(Lạc quan là gieo mầm cho sự sống…)

II. Phân tích: 1/ Diện mạo của Rô-bin-xơn

Không đến nỗi đen cháyRâu ria cắt tỉa theo kiểu hồi giáo nhưng chiều dài và hình dáng kỳ quái

2/ Cuộc sống gian nan sau bức chân dung

−Sống một mình rên đảo hoang thời tiết khắc nghiệt−15 năm trôi qua, quần áo không còn, phải dùng da dê làm áo, quần, mũ, giày và buộc túm lại−Duy trì được cuộc sống bằng cách săn bắn, trồng lúa mì và bẫy dê nuôi lấy thịt, lấy sữa−Tự dựng lều che mưa nắng và đề phòng thú dữ −

3/ Tinh thần của Rô-bin-xơn: ngoài đảo hoang:

Thể hiện qua :−Lời khắc hoạ bức chân dung không hề than phiền, đau khổ−Qua giọng kể hài hước

Đó là tinh thần lạc quan, quyết bám chắc lấy cuộc sống, sống đàng hoàng không khuất phục thiên nhiên vượt qua nghịch cảnhIII. Tổng kết:

1/ Nghệ thuật:−Phương thức tự sự, trần thuật theo ngôi 1−Giọng kể hài hước, dí dỏm

2/ Nội dung: (Ghi nhớ SGK/130)

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI:−Học kỹ ghi nhớ

Trang 114

Page 115: Giao an ngu van 9 ky ii

−Viết lại 1 đoạn văn nêu cảm nhận của em về Rô-bin-xơn−Chuẩn bị : “ Tổng kết về ngữ pháp ”

Rút kinh nghiệm:

NS:ND:Tuần 31Tiết 148

A.KIỂM TRA BÀI CŨ:−Qua bức chân dung tự hoạ, em hình dung Rô-bin-xơn đã phải sống cuộc sống gian khổ như thế nào?−Từ tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn, em rút ra cho mình bài học gì trong cuộc sống?

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:−Hệ thống hoá kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về :

a. Từ loạib. Cụm từc. Thành phần câud. Các kiểu câu

−Các tiết học được thiết kế theo hướng : hệ thống hoá kiến thức thông qua các hiện tượng cụ thể theo kiểu bài thực hành

C.CHUẨN BỊ:−HS: Ôn lại các kiến thức như đã nêu ở mục tiêu cần đạt−GV: SGV, SGK, tài liệu tham khảo

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI :Hoạt động của GV và HS Nội dung

HĐ1: Hệ thống hoá danh từ, động từ, tính từ Bước 1: HD làm bài tập 1

−Nhắc lại khái niệm DT, ĐT, TT?−Trong số các từ in đậm, từ nào là danh từ, ĐT, TT?−HS lần lượt đọc các câu a, b, c, d, e và trả lời câu hỏi

Bước 2: GV hướng dẫn làm bài tập 2−HS xác định yêu cầu BT−GV lưu ý HS 3 nhóm từ a, b, c cần ghép vào ácc từ bên dưới−Thảo luận 5’−Em sẽ ghép các từ trong mỗi nhóm vào các từ nào bên dưới ?

A. TỪ LOẠII. Danh từ, động từ, tính từ:

1/Bài tập 1: −Danh từ: lần, lăng, làng−Động từ: đọc, nghĩ ngợi, đập, phục dịch−Tính từ: hay, đột ngột, phải, sung sướng2/ Bài tập 2: −3 nhóm, từ cần ghép−Nhóm a: những, các, một−Nhóm b: hay, đã, vừa−Nhóm c: rất, hơi, quá/c/ hay / a/ cái ( lăng)/b/ đọc /b/ phục dịch/a/ lần /a/ làng/b/ nghĩ ngợi /b/ đập/c/ đột ngột →tính từ

Trang 115

Page 116: Giao an ngu van 9 ky ii

Bước 3: HD làm bài tập 3 −HS đọc câu hỏi ở bài tập

Bước 4: HD làm bài tập 4−GV hướng dẫn HS kẻ bảng theo mẫu và điền từ có thể kết hợp với danh từ, ĐT, TT vào cột trống

Bài tập 5: HS xác địnhyêu cầu bài tập và đọc đoạn trích a, b, c có lưu ý các từ được in đậm

HĐ2: Hệ thống hoá về các từ loại khác −HS xác định yêu câù bài tập và lần lượt đọc các câu cho sẵn ở SGK(a→h)−HS xếp từ vào các cột cho sẵn

/a/ ông giáo →danh từ/c/ phải →tính từ/ c/ sung sứơng →tính từ

Ghi chú:−Từ nào đứng sau a được →DT−Từ nào đứng sau b được →ĐT−Từ nào đứng sau c được →TT3/Bài tập 3:−DT có thể đứng sau: những, các, một −Đt: có thể đứng sau : hãy, đã, vừa−TT có thể đứng sau: rất, hơi, quá

4/Bài tập 4: KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA

( DT, ĐT, TT)

Kết hợp trứơc

Từ loại Kết hợp sau

những, các, một

←danh từ→

Này, nọ, ấy, kia…

Hãy, đã, vừa

←Động từ→

rồi

rất, hơi, quá

←tính từ→

Quá, lắm

5/Bài tập 5: Các từ vốn là được dùng nhưTròn: tính tù → động từLí tưởng: danh từ → tính từBăn khoăn: tính từ → danh từII Các từ lọai khác

1/ Bài tập 1: Xếp vào các nhóm từ

Số từ

Đại từLượng

từChỉ từ Phó từ Q hệ từ Trợ từ

T. thái từ

Thán từ

banăm

Tôibổng nhiênbây giờbấy giờ

những ấyđâu

Đãmớiđãđang

ởcủanhưngnhư

chỉcảngaychỉ

hả trời ơi

Trang 116

Page 117: Giao an ngu van 9 ky ii

Bước 2: HD làm bài tập 2

Bước 1: HD làm bài tập 1−HS ghi vào vở chừa khoảng cách 1 hàng −Lần lượt từng HS xác định phần TT và tìm dấu hiệu nhận ra cụm DT

Bước 2: −HS xác định yêu cầu bài tập 2−Đọc từng đoạn trích

Bước 3: HD HS làm bài tập 3−HS đọc các đoạn trích và thực hiện theo yêu cầu bài tập

HĐ 3: Ôn về thành phần chính và thành phần phụBước 1: HD HS làm bài tập 1

−Thành phần chính của câu là những thánh phần nào? ( CN và VN)−Chủ ngữ của câu nêu lên điều gì?−Dấu hiệu nào để nhận ra đó là chủ

2/ Bài tập 2: Tù chuyên dùng cuối câu tạo câu nghi vấn : à, ư, hử, hả,…→tình thái từB CỤM TỪ

1/ Bài tập1: Thành phần trung tâm trong cụm danh từ (1) Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đóa) d.hiệu ( T tâm)(2)một nhân cách rất Việt Nam d.hiệu (T.tâm)(3)một lối sống rất bình dị, rất VN, rất d.hiệu (T.tâm) phương đông nhưng…b)Những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng (d.hiệu) (T.tâm)c) Tiếng cười nói xôn xao của đám người .(T.tâm) ( có thể thêm “những”)

2/ Bài tập 2: Phần trung tâm của các cụm từ a. đã đến gần anh d.hiệu (T.tâm)sẽ chạy xô vào lòng anh

d.hiệu (T.tâm)sẽ ôm chặt lấy cổ anh

d.hiệu (T.tâm)b) vừa lên (cải chính)d.hiệu ( T tâm)3/ Bài tập 3: Phần TT + yếu tố phụa) rất Việt Namrất bình dịrất Phương Đông Cụm TTrất mớirất hiện đại

( y.tố phụ kèm) (T.tâm)

b) Sẽ không êm ả T.tâm( D.hiệu có thể thêm “

rất” phía trước)c) Phức tạp hơn, cũng phong phú và sâuT.tâm T.tâm TT sắc hơn(D. hiệu có thể thêm “ rất” phía trướcC .THÀNH PHẦN CÂU

I. Thành phần chính và thành phần phụ:1/ Thành phầnh chính + dấu hiệu :

Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một 1y trọn vẹn

Trang 117

Page 118: Giao an ngu van 9 ky ii

ngữ của câu ?−Vị ngữ của câu thường nêu lên điều gì và dấu hiệu nào để nhận diện?−Em đã học những thành phần phụ nào? ( trạng ngữ, khởi ngữ…)+Trạng ngữ nêu lên điều gì và thừơng đứng ở vị trí nào trong câu?+Khởi ngữ có đặc điểm gì để nhận diện ?

Bước 2: HD HS làm bài tập 2−HS đọc từng câu a, b, c và lần lượt phân tích từng thành phần câu

HĐ4: Ôn tập các thành phần biệt lập Bứơc 1:

Bứơc 2:HD làm bài tập 2−Đọc và cho biết mỗi từ in đậm trong mỗi câu là thành phần gì của câu?

−Chủ ngữ : nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái… được miêu tả ở VN ; thường trả lời câu hỏi: Ai? Con gì? Cái gì? −Vị ngữ: có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian; trả lời cho câu hỏi: Làm gì?, Làm sao? Như thế nào? Là gì?

2/ Thành phần phụ và dấu hiệu nhận biết −Trạng ngữ : đứng ở đầu câu, cuối câu hoặc giữa CN và VN ; nêu lên hoàn cảnh về không gian, thời gian , cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích… diễn ra sự việc nói trong câu−Khởi ngữ: thường đứng trứơc CN, nêu lên đề tài của câu nói có thể thêm quan hệ từ về, đối với vào trứơc

3/ Luyện tập: Phân trích câu:a) Đôi càng tôi mẫm bóngb) Sau một hồi trống thúc… lòng tôi (trạng ngữ)mấy người học trò cũ //đều sắp hàng rồi đi vào CN VN VNc)còn tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc khởi ngữnó// vẫn là người bạn trung thực, chân thành CN thẳng thắn không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác

VNIII.Thành phần biệt lập:

Bài tập 1:a/ Tên các thành phần biệt lập:

−TP tình thái−TP cảm thán−TP gọi-đáp−TP phụ chú

b/ Dấu hiệu nhận biết TP biệt lập: Không trực tiếp tham, gia vào sự việc được nói trong câuBài tập 2:

Có lẽ →tình tháiNgẫm ra→ tình tháidừa xiêm thắp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa

nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng…→phụ chúBẩm→ gọi-đápCó khi→ tình thái

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI:Trang 118

Page 119: Giao an ngu van 9 ky ii

−Xem lại các kiến thức vừa ôn tập xong−Tìm thêm các đoạn trích khác và tự xác định yêu cầu cần làm−Chuẩn bị : “ Luyện tập viết biên bản”

Rút kinh nghiệm:

NS:ND:Tuần 31Tiết 49

A.KIỂM TRA BÀI CŨ:−Biên bản có đặc điểm gì cần lưu ý và có những loại nào?−Các phần không thể thiếu trong một biên bản

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:−Ôn lại lý thuyết về đặc điểm và cách viết biên bản−Viết được một biên bản hội nghị hoặc một biên bản sự vụ thông dụng

C.CHUẨN BỊ:−HS: xem lại cách viết biên bản −GV: SGV, SGK

D. TIẾN HÀNH BÀI MỚI : Hoạt động của GV và HS Nội dung

HĐ1: HD HS ôn lý thuyết và viết biên bản−Bước 1: GV gọi 2 HS lên bảng. Mỗi HS sẽ trả lời 2 câu hỏi ở SGK ( 2 HS/ 4 câu)−Bước 2: Kiểm tra bài tập về nhà ở tiết trứơc −Cả lớp thống nhất đề cương biên bản Cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú của chi đội cho Đoàn TNCS HCM

HĐ2: HD HS viết biên bản dựa trên các ý cho sẵn

−Bước 1: Cho HS đọc lại nội dung ghi chép về hội nghị thảo luận và rút ra các nhận xét−Nôi dung ghi chép đã cung cấp đầy đủ dữ liệu để hình thành 1 biên bản hay chưa ? Cần thêm bớt những gì? ( Thiếu địa điểm, tên biên bản, TP dự, thời gian kết thúc…)

Thêm QH, tiêu ngữ…)−Cách sắp xếp nội dung đó có phù hợp với một biên bản không?( chưa)−Cần sắp xếp lại như thế nào?−Bước 2: Trên cơ sở kết quả thảo luận, GV hướng dẫn HS khôi phục lại biên bản

−Phần mở đầu biên bản gồm những mục gì?−Phần nội dung biên bản gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những nội dung này trong biên bản. ( ngắn gọn, đầy đủ,chính xác theo trình

I.Ôn tập lý thuyết :1/ Lớp trưởng đưa tiêu chuẩn xét

chọn

2/ Cả lớp thảo luận, bình chọn 3/ Kết quả bình chọn

Trang 119

Page 120: Giao an ngu van 9 ky ii

tự diễn biến sự việc )−Phần kết thúc biên bản gồm có những nội dung nào?−Điểm giống và khác nhau của 2 loại biên bản là gì? ( giống nhau về cách trình bày và một số mục cơ bản .

Khác nhau về nội dung cụ thể )Lời văn ghi trong biên bản cần phải như thế

nào? ( ngắn gọn, chính xác)−Bước 2: HS trao đổi−Các mục nào không thể thiếu trong một biên bản? ( đa số cần phải đảm bảo, chỉ những gì không nằm trong diễn biến và kết quả sự việc thì có thể không ghi …)−Bước 3: Gọi 1 HS đọc lại ghi nhớ SGK

HĐ 3: HD HS một số điều cần lưu ý khi viết biên bản

−Cách viết quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản−GV khái quát lại toàn bộ kiến thức bài học

HĐ4: HD HS luyện tập−HS đọc yêu cầu bài tập 1 và đứng tại chỗ tại lời− HS khác nhận xét, bổ sung−GV sửa chữa, kết luận−Bài tập 2 : HD HS làm bài ở nhà và chuẩn bị trứơc cho giờ luyện tập tiếp theo

II.Luyện tập viết biên bản :Bài tập 1: Tập viết biên bản

Bố cục như sau:CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP - TỰ DO- HẠNH PHÚC

BIÊN BẢN HỘI NGHỊ TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM HỌC TẬPMÔN : NGỮ VĂN

Thời gian: 10h ngày tháng nămĐịa điểm: lớp 9 A

Thành phần gồm :+ Cô Lan giáo viên Ngữ văn+Toàn thể lớp 9A

+Đại diện lớp 9B, 9C

+Điều khiển : Cô Lan + Thư ký:

Nội dung hội nghị:I. Cô Lan khai mạc, nêu yêu cầu và nội dung hội nghị

II. Bạn Huệ, lớp trưởng báo cáo sơ lược tình hình môn Ngữ vănIII. Các bạn HS giỏi báo cáo kinh nghiệm

1. Kinh nghiệm của Thu Nga2. Kinh nghiệm của Thuý Hà3. (4) Tập thể lớp trao đổi, bổ sung và đề ra chỉ tiêu phấn đấu

Trang 120

Page 121: Giao an ngu van 9 ky ii

4. (5) Cô Lan tổng kết5. Cuộc họp kết thúc lúc 11h 30’ cùng ngày

Chủ toạ( Cô Lan) Thư ký ( Ký tên – ghi rõ họ tên) ( Ký tên – ghi rõ họ tên)

HĐ 3: HD HS làm bài tập 3Bước 1: HS thảo luận, thống nhất nội dung chủ yếu của biên bản bàn giao trực tuần−Thành phần tham dự gồm những ai?−Đại diện lớp bàn giao−Đại diện lớp nhận bàn giao−Nội dugn bàn giao như thế nào?−(ND và kết quả công việc đã làm −ND công việc tuần tới−Các phương tiện vật chất cần bàn giao0Bước 2: Từng tổ viết biên bản vào vở bài tập −GV kiểm tra HS viết , giúp đỡ các HS yếu kém hoàn thành biên bản−Từng cặp trao đổi và kiểm tra cho nhau −GV chọn 1-2 HS khá đọc kết quả bài tập của mình cho cả lớp nghe .−GV tổng kết, rút kinh nghiệm

HĐ 4: GV ra bài tập và hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà

Bài tập 3: Biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần

( Gợi ý)CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP-TỰ DO-HẠNH PHÚC

BIÊN BẢN BÀN GIAO NHIỆM VỤ TRỰC TUẦN

Thời gian:Địa điểm:Thành phần: đại diện lớp 9A(giao) đại diện lớp 9B( nhận)

Nội dungI. Những công việc và kết quả đã làm( chi

đội A)II. Công việc sắp tói ( chi đội B)

III. Các phương tiện cần bàn giaoCuộc họp kết thúc lúc giờ cùng ngày

Đại diện kí tên Thư ký1.Ký-họ tên (kí - họ tên)2. Ký-họ tênBài tập 4: Biên bản xử phạt vi phạm hành chính ( tham khảo)cần viết:1. Biên bản đại hội lớp2. Biên bản đại hội chi Đoàn3. Biên bản đại hội chữ thập đỏ

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI:−Tập viết các biên bản đã được hướng dẫn ở bài tập 4−Xem lại kỹ cách ghi 1 biên bản−Chuẩn bị : “ Hợp đồng” Rút kinh nghiệm:

Trang 121

Page 122: Giao an ngu van 9 ky ii

NS:ND:Tuần 31Tiết 150

A.KIỂM TRA BÀI CŨ:−Biên bản thường được dùng để ghi chép điều gì và sự cần thiết trong việc gi biên bản như thế nào?

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:−Phân tích được đặc điểm, mục đích và tác dụng của hợp đồng−Viết được một hợp đồng đơn giản−Có ý thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức trách nhiệm với việc thực hiện các điều khỏan trong hợp đồng đã được thảo luận và ký kết

C.CHUẨN BỊ:−HS: đọc kỹ VD, tìm hiểu câu hỏi −GV: SGV, SGK

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI :Hoạt động của GV và HS Nội dung

HĐ1: HD HS tìm hiểu đặc điểm của hợp đồngBước 1: HS đọc thầm−“ Hợp đồng mua bán SGK” mục I SGK−Nhận xét−Tại sao cần phải có hợp đồng?−Hợp đồng ghi lại những nội dung chủ yếu gì?−Những yêu cầu về nội dung và hình thức của 1 bản hợp đồng

( ND: các điều khoản như : chất lượng, số lượng công việc, thời gian tiến hành, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các bên tham gia kí kết hợp đồng cần được ghi chính xác, cụ thể rõ ràng

−Hình thức: các từ ngữ đơn, câu ngắn gọn dễ hiểu, đơn nghĩa , đủ họ tên chữ ký của các bên đại diện ký kết hợp đồng)Bước 2: −Hãy liên hệ thực tế và kể tên một số hợp đồng mà em biết ?−(1)Hợp đồng nhận lãnh trách nhiệm bảo vệ−(2) Hợp đồng mua bán nhà −GV chốt: Qua tìm hiểu, em hiểu hợp đồng là gì?−HS đọc ghi nhớ (1)

HĐ2: HD cách làm hợp đồngBước 1: HS đọc lại hợp đồng mục I−Phần mở đầu của hợp đồng gồm những mục gì ?

I.Đặc điểm của hợp đồng :1/ Ví dụ: “ Hợp đồng mua bán

SGK”

2/ Nhận xét−Hợp đồng có tầm quan trọng đặc biệt, là cơ sở pháp lí để thực hiện công việc đạt kết quả−Nội dung hợp đồng: −Là sự thoả thuận, thống nhất về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của 2 bên tham gia ký kết hợp đồng

II.Cách làm hợp đồng :1/ Phần mở đầu:−Quốc hiệu và tiêu ngữ

Trang 122

Page 123: Giao an ngu van 9 ky ii

−Tên của hợp đồng được viết như thế nào? ( viết bằng chữ in hoa, to hơn quốc hiệu)−Phần nội dung hợp đồng gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những nội dung này trong hợp đồng?−Phần kết thúc hợp đồng có những mục nào?−Cách dùng từ ngữ và viết câu có gì đặc biệt? ( Từ gnữ, câu văn đơn giản, ngắn gọn…)Bứơc: Cho HS trao đổi , rút ra kết luận chugn về cách làm hợp đồng qua các mục ở phần ghi nhớ trong SGK

HĐ 3: HD luyện tậpBài tập 1: Lựa chọn tình huống cần viết hợp đồng−HS thảo luận, chọn lựa tình huống Bài tập 2: HD HS làm bài ở nhà và chuẩn bị trứơc cho giờ luyện tập tiếp theo

−Tên hợp đồng−Thời gian, địa điểm−Họ tên, chức vụ, địac chỉ của các bên ký hợp đồng2/ Phần nội dung:

Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất

3/ Phần kết thúc:Chức vụ, chữ ký, họ tên của đại diện các bên tham gia ký kết` hợp đồng và xác nhận bằng dấu của cơ quan 2 bênIII. Luyện tập:

1/ Tình huống cần viết hợp đồng−b, c, e2/ Làm ở nhà

Bài tập 3: Biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần ( Gợi ý)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐỘC LẬP-TỰ DO-HẠNH PHÚC

BIÊN BẢN BÀN GIAO NHIỆM VỤ TRỰC TUẦN

Thời gian:Địa điểm:Thành phần: đại diện lớp 9A(giao) đại diện lớp 9B( nhận)

Nội dung1. Những công việc và kết quả đã làm( chi

đội A)2. Công việc sắp tới ( chi đội B)3. Các phương tiện cần bàn giao4. Cuộc họp kết thúc lúc giờ cùng ngày

Đại diện kí tên Thư ký1.Ký-họ tên (kí - họ tên)

2. Kí-họ tênBài tập 4: Biên bản xử phạt vi phạm hành chính ( tham khảo)cần viết:

1. Biên bản đại hội lớp2. Biên bản đại hội chi Đoàn3. Biên bản đại hội chữ thập đỏ

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI:−Hoàn thành bài tập 2 ở nhà−Nhớ kỹ cách ghi các phần trong hợp đồng−Chuẩn bị : “ Bố của Xi-mông” Rút kinh nghiệm:

Trang 123

Page 124: Giao an ngu van 9 ky ii

TUẦN 32

Tiết 151-152: Bố của Xi-môngTiết 153 : Ôn tập về truyệnTiết 154 : Tổng kết ngữ pháp (tiếp)Tiết 155 : Kiểm tra văn (phần truyện)

NS:ND:Tuần 32Tiết 151-152

A.KIỂM TRA BÀI CŨ :−Tại sao cần phải có hợp đồng trong giao dịch, hợp tác làm ăn…?−Hợp đồng ghi lại những nội dung chủ yếu nào?−Cách viết các phần trong hợp đồng như thế nào?

B.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS−Hiểu được Mô-pa-xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản này như thế nào, qua đó giáo dục cho HS lòng thương yêu bè bạn và mở rộng ra là lòng yêu thương con người

C.CHUẨN BỊ :HS: đọc kỹ văn bản và tìm hiểu các câu hỏi đọc hiểu văn bản theo SGKGV: SGV, chân dung tác giả, tài liệu tham khảo

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI:Hoạt động trên lớp Nội dung

HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm−HS đọc phần chú thích SGk/142−Giới thiệu vài nét chính về tác giả Guy-đơ Mô-pa-xăng−GV giới thiệu thêm về tác giả theo tài liệu SGV cung cấp (trang 146)−GV hướng dẫn HS đọc văn bản – GV đọc mẫu 1 đoạn và gọi 3 HS đọc tiếp−Đoạn trích có thể chia làm 4 phần với các nội dung chính mỗi phần là : (SGK/143). Em hãy cho biết tương ứng với mỗi nội dung trên từ đâu đến đâu?−Trong văn bản này có những nhân vật nào có tên và những nhân vật nào không đặt tên? (có tên: Xi-mông, Blangsot, Phi líp.

Không tên : các bạn, thầy giáo)−Chuyển: bài học tập trung vào 3 nhân vật chính có đặt tên

I.Giới thiệu:1/ Tác giả:

−Guy-đơ Mô-pat-xăng(1850-1893) là nhà văn nổi tiếng ở Pháp với xu hướng truyện ngắn hiện thực

2/ Tác phẩm: Trích truyện ngắn cùng tên

3/ Diễn biến sự việc:(1) Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông ( Trời ấm áp…

khóc hoài)(2) Xi-mông gặp bác Phi-lip (Bỗng …ông bố)(3) Bác Phi-lip đưa Xi-mông về nhà ( Hai bác…

rất nhanh)(4) Ngày hôm sau ở trường ( còn lại)

Trang 124

Page 125: Giao an ngu van 9 ky ii

HĐ2: HD tìm hiểu nhân vật Xi-mông−HS đọc lại phần 1 của văn bản−Phần đầu truyện cho ta biết được Xi-mông rất đau đớn. Vì sao em đau đớn?−Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc hoạ như thế nào qua ý nghĩ của em? Vì sao?

+Vì sao Xi-mông không thực hiện như ý định ban đầu của mình?

( vì cảnh vật thiên nhiên: trời ấm…nhái con đồ chơi Nghĩ đến nhà, nghĩ đến mẹ)

−Nỗi đau đớn của Xi-mông còn được thể hiện qua cách bộc lộ tâm trạng như thế nào?( biểu hiện qua những giọt nước mắt)−Em hãy liệt kê xem, Mô-pat-xăng đã để cho Xi-mông khóc bao nhiêu lần?(6 lần)−Nỗi đau đớn còn được thể hiện qua cách nói năng như thế nào? Em hãy tìm vài chi tiết minh chứng điều đó −

HĐ3: HD tìm hiểu về chị Blang-sốtHS đọc đoạn từ “ Hai bác cháu…bố cháu” GV giảng: Blang-sốt là cô gái một thời lầm lỡ khiến cho Xi-mông trở thành đứa con không bố. Nhưng thực ra chị là người phụ nữ đức hạnh, chẳng qua bị lừa dối, chị từng là “ một cô gái đẹp nhất vùng”−Qua hình ảnh ngôi nhà, thái độ đến với khách và nỗi lòng của chị khi nghe con nói …em hãy chứng minh: chị chẳng qua vì trót lầm lỡ, chứ bản chất chị là người tốt−Cảm nhận của em về nhân vật Blang-sốt như thế nào? ( HS suy nghĩ, trình bày cảm nhận)−Thái độ của em đối với chị là gì? ( thương mến, cảm thông, muốn chia sẻ, muốn giành 1 lời khuyên…)−Nếu có dịp được gặp chị, nếu chị cần 1 lời khuyên thì em sẽ nói gì với chị ?(HS phát biểu tự do)−Những trường hợp như chị Blang- sốt trong cuộc sống của chúng ta có không?−GV liên hệ Thuý Kiều và thực tế

HĐ4: HD phân tích nhân vật Phi-lip:−Văn bản cho ta biết ngoại hình của Phi-lip ra sao?(cao lớn, râu tóc đen quăn, vẻ mặt nhân hậu)

II. Phân tích : 1/ Nhân vật Xi-mông:

−Đau đớn tuyệt vọng vì không có bố, bị bạn bè trêu chọc−Nỗi đau đớn được bộc lộ qua ý nghĩ và hành động: bỏ nhà ra bờ sông, định nhảy sông cho chết đuối

−Nỗi đau khổ thể hiện ở những giọt nước mắt và những lần em khóc−−Nỗi đau nào được biểu hiện qua cách nói năng ngắt quãng, không thành lời −“Chúng nó đánh cháu… vì…cháu…cháu…không có bố…”

2/ Nhân vật Blang-sôt:

−Hình ảnh ngôi nhà: “ nhỏ…quét vôi trắng…sạch sẽ ”nghèo nhưng đứng đắn, nghiêm túc−Thái độ với khách :−“đứng nghiêm nghị… như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cử…”−Nỗi lòng của chị khi nghe con bị đánh

“Đôi má …đỏ bừng−Nước mắt lã chã tuôn rơi−Lặng ngắt và quằn quại…ôm ngực”đau khổ đến tột đỉnh Chị là người tốt, đứng đắn, trung hậu, đức hạnh

3/ Nhân vật Phi-lip:−Khi gặp Xi-mông : đặt tay lên vai em ôn tồn hỏi, vẻ mặt nhân hậu−Khi đưa Xi-mông về nàh nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blang-sôt

Trang 125

Page 126: Giao an ngu van 9 ky ii

−GV : ở đoạn trích khác cho ta biết bác là thợ rèn−Nêu diễn biến tâm trạng của Phi-lip qua các giai đoạn −Khi đưa Xi-mông về nhà, khi gặp chị Blang-sốt và khi đối thoại với Xi-mông−Lý do nào khiến Phi-lip vui lòng nhận làm bố của Xi-mông trong lời nửa như thật, nửa như đùaQua tìm hiểu 3 nhân vật chính, em hãy nêu lại diễn biến tâm trạng của từng nhân vật ( XM: buồnvui Blang-sôt: ngượng đau khổ quằn quại hổ thẹn Phi-lip: phức tạp / bất ngờ)HĐ5: Tổng kết

−Theo em, thành công về mặt nghệ thuật của đoạn trích này là gì?−Từ nỗi đau khổ đến tuyệt vọng của Xi-mông từ nỗi hổ thẹn đến quằn quại của chụ Blang-sôt, bài học muốn nhắc nhở mọi người điều gì ?

−Khi gặp chị Blang-sôt, hiểu chị là người tốt không thể đùa bỡn

−Khi đối đáp với Xi-mông, nhận làm bố của Xi-mông ( vì thương Xi-mông, vì cảm mến Blang-sốt)

III. Tổng kết :1/ Nghệ thuật:Thể hiện sắc nét diễn biến tâm trạng của 3 nhân

vật2/ Nội dung: Nhắc nhở về lòng thương yêu bè bạn, mở rộng

lòng ra thương yêu con người, sự thông cảm với nỗi đau khổ, lầm lỡ của người khác

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ:−Học thuộc ghi nhớ−Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Phi-lip/ Xi-mông−Chuẩn bị bài “ Ôn tập về truyện”

Rút kinh nghiệm :

Trang 126

Page 127: Giao an ngu van 9 ky ii

NS:ND:Tuần 32Tiết 153A.KIỂM TRA BÀI CŨ:

−Nguyên nhân sâu xa gây ra nỗi đau của Xi-mông−Phi-lip là người như thế nào? Vì sao Phi-lip chấp nhận làm bố của xi-mông

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS Ôn tập, củng cố kiến thức về những tác phẩm truey65n hiện đại VN đã học trong chương trình Ngữ văn 9Củng cố những hiểu biết về thể loại truyện : trần thuật, xây dựng nâhn vật, cốt truyện, tình huống truyệnRèn kỹ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức

C.CHUẨN BỊ:HS: lập bảng thống kê các TP đã học, soạn các câu hỏi ôn tập theo SGKGV : SGK, SGV, tài liệu tham khảo

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI:

Hoạt động trên lớp Nội dung

HĐ1: Lập bảng kê các TP truyện đã học

GV kẻ bảng thống kê theo mẫu trong SGK lên bảng, gọi HS nêu từng TP theo nội dung từng cột

GV sửa lại hoặc bổ sung, rồi ghi lên bảng hoặc nói chậm lại để HS ghiHĐ 2:

Nếu phải sắp xếp các truyện đã học theo các thời kỳ lịch sử thì em sẽ sắp xếp như thế nào?

Những tác phẩm này đã phản ánh được những nét gì về đất nước và con người VN ở các giai đoạn đó?

1. Bảng thống kê TP truyện:

2. Hình ảnh đất nước và con người Việt Nam được phản ánh qua truyện a/ Sắp xếp theo giai đoạn lịch sử :TK chống Pháp : Làng( Kim Lân)TK chống Mỹ :

+ Chiếc lược ngà(Nguyễn Quang Sáng)+ Lặng lẽ Sa-pa(Nguyễn Thành Long)+Những ngôi sao xa xôi ( Lê Minh Khuê)Sau 1975 : Bến quê (Nguyễn Minh Châu)

b/ Những nét chính về hình ảnh đất nước – con người Việt Nam :

Phản ánh những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người VN với tư tưởng và tình cảm của họ trong những thời kỳ lịch sử có nhiều biến cố lớn lao từ sau 1945, chủ yếu trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ:

Trang 127

Page 128: Giao an ngu van 9 ky ii

Câu 3: Hình ảnh các thề hệ con người VN yêu nước trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã được miêu tả qua những nhân vật nào? ( HS nêu nhân vật)

Mỗi nhân vật có những nét riêng gì về phẩm chất, tính cách?

HĐ 3: Câu 4 (SGK)GV yêu cầu HS phát biểu tự do

cảm nghĩ của mình ( khuyến khích, biểu dương những HS có cảm nghĩ sâu sắc)

HĐ 4: Tìm hiểu một vài đặc điểm nghệ thuật của các truyện đã học:

Truyện nào có nhân vật kể chuyện trực tiếp xuất hiện?

Truyện nào có sự sáng tạo tình huống truyện đặc sắc?

GV nhắc lại một cách sơ lược về tình huống truyện

HS nêu và chọn tình huống đặc sắc nhấtG khái quát nội dung ôn tập

+Phản ánh cuộc sống chiến đấu lao động gian khổ, thiếu thốn với hoàn cảnh éo le của chiến tranh

+Phản ánh con người VN với những phẩm chất, tâm hồn cao đẹp trong chiến đấu và xây dựng như : yêu làng, yêu quê hương đất nước, yêu công việc, trách nhiệm cao…

c/ Các thế hệ con người VN yêu nước:+Ông Hai: Tình yêu làng thật đặc biệt nhưng

phải đặt trong tình yêu nước và tinh thần kháng chiến+ Người thanh niên:Yêu thích và hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng

của mình trên núi cao Có những suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp, trong

sáng về công việc và đối với mọi người +Bé Thu : Tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng

nàn, thắm thiết với người cha, thông minh dũng cảm trong chiến đấu

+Ông Sáu: Tình cha con sâu nặng thắm thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh, quên mình vì nước

+Ba cô gái TNXP: Tinh thần dũng cảm không sợ hy sinh khi làm

nhiệm vụ hết sức nguy hiểmTình cảm trong sáng, hồn nhiênLạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt

4. Nêu cảm nghĩ về nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc

Suy nghĩ về nhân vật

Cảm nghĩ yêu thương, quý mến

Tình cảm cảm phục

Cảm thông4.Vài đặc điểm nghệ thuật:

a/ Về phương thức trần thuật:Trần thuật theo ngôi 1(tôi):

b/“Chiếc lược ngà”“Những ngôi sao xa xôi”

Tác dụng ( bài học)Trần thuật theo cách nhìn và giọng điệu của nhân vật chính( ngôi 3):LàngLặng lẽ Sa-paBến quêb/ Về tình huống truyện :

Những sáng tạo tình huống truyện đặc sắc: Trang 128

Page 129: Giao an ngu van 9 ky ii

Làng, Chiếc lược ngà, Bến quêE.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ:

1/ HD học bàiÔn tập toàn bộ kiến thức bài “ Ôn tập về truyện” chuẩn bị kiểm tra định kỳHọc thuộc bảng thống kê các tác phẩm truyện

2/ HD soạn bài: Chuẩn bị “Tổng kết Ngữ pháp” (tt)

Rút kinh nghiệm

Phụ lục

STTTên tác phẩm

Tác giả Năm sáng tác Tóm tắt nội dung

1 Làng Kim Lân 1948( Pháp) Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân

2 Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long

1970 ( Mỹ) Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kỹ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sa Pa. Qua đó, truyện ca ngợi người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước

3 Chiếc lược ngà

Nguyễn Quang Sáng

1966(Mỹ) Câu chuyện éo le và cảm động về hai cha con : ông Sáu và bé Thu lần ông về thăm nhà và ở khu căn cừ. Qua đo, truyện ca ngợi tình cha con thắm thía trong hàn cảnh chiến tranh

4 Bến quê Nguyễn Minh Châu

Trong tập “ Bến quê” (1985)-thời

bình

Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống, của quê hương

5 Những ngôi sao xa sôi

Lê Minh Khuê

1971 ( Mĩ) Cuộc sống, chiến đấu của 3 cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước . Truyện làm nổi bật

Trang 129

Page 130: Giao an ngu van 9 ky ii

tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ

NS:ND:Tuần 32Tiết 154

A.KIỂM TRA BÀI CŨ :Không kiểm tra

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS−Hệ thồng hoá kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về :−Thành phần câu TP chính

TP biệt lập−Các kiểu câu

C.CHUẨN BỊ : HS: Ôn lại toàn bộ kiến thức Tiếng Việt lớp 9GV: Bảng phụ, SGK, SGV

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI: HỌAT ĐỘNG của GV và HS NỘI DUNG BÀI HỌC

HĐ1: Ôn tập về câu đơnBước 1: HD HS làm BT(1)−Tìm CN-VN trong các câu trích cho sẵn −GV treo bảng phụ−Gọi HS lên bảng xác định C-V

Bước 2: Hướng dẫn làm bài tập 2

−Bảng phụ như bài tập 2−HS lên bảng gạch dưới câu đơn đặc biệt

HĐ2: Ôn tập về câu ghépBước 1: HD HS làm BT 1

CÁC KIỂU CÂUI. Câu đơn :

1/ Bài tập1 : Tìm chủ ngữ - vị ngữa) Nghệ sĩ (CN) //b) Lời gởi …cho nhân loại (CN) //c) Nghệ thuật (CN) //d) Tác phẩm (CN) // e) Anh ( CN) //

2/ Bài tập 2 : Tìm câu đặc biệta) Có tiếng nói ló xéo ở gian trên

Tiếng mụ chủb)Một anh thanh niên…tuổi

c) (1)Những ngọn điện…thần tiên (2)Hoa trong công viên

(3)Những quả bóng …góc phố(4)Tiếng sao…trên đầu(5)Chao ôi, có thể…cái đó

II. Câu ghép:1/ Bài tập 1: Tìm câu ghép:a)Anh // gởi vào tác phẩm… Anh // muốn đemb) Nhưng vì bom / nổ gần, Nho /bị choángc) Ông lão // vừa nói… mà ông hả hêd) Còn nhà hoạ sĩ và cô gái // nín bặt vì cảnh trước mặt …lên //đẹp

Trang 130

Page 131: Giao an ngu van 9 ky ii

Bước 2: HD HS làm BT2−HS kết hợp với bài tập 1 để làm bài tập 2 −GV lưu ý HS về các quan hệ từ ở các câu vì đó là dấu hiệu để nhận ra các mối quan hệ

Bước 3: HD làm BT3−GV lưu ý các quan hệ từ (a) nhưng (b) giá màBước 4: HD làm BT 4:

HĐ3: Ôn tập biến đổi câu Bước 1: HD làm bài tập 1

−HS đọc các đoạn trích và tìm câu rút gọn trong mỗi phần

Bước 2:−Tìm câu vốn là của câu trước được tách ra và nêu rõ tác dụng của việc tách câu đó

Bước 3: Làm bài tập

HĐ 4: HD ôn tập mục IV SGK

e)Để người con gái //…anh //lấy2/ Bài tập 2: Quan hệ về ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép ở BT1

a) Quan hệ bổ sungb) Quan hệ nguyên nhânc) Quan hệ bổ sungd) Quan hệ nguyên nhâne) Quan hệ mục đích 3/ Bài tập 3: Quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu

ghép a)Quan hệ tương phảnb)Quan hệ bổ sungc)Quan hệ điều kiện giả thiết4/ Bài tập 4: Tạo các câu ghép

(a)Vì quả bom //…nên hầm của Nho //( nguyên nhân – kết quả)Nếu quả bom//…thì hầm của Nho//( ĐK-HQ)(b)Quả bom //nổ…nhưng hầm của Nho//( T. phản)Hầm của Nho//…tuy bom// nổ(nhượng bộ)III. Biến đổi câu:1/Bài tập 1: câu rút gọn

−Quen rồi−Ngày nào ít : ba lần

2/Bài tập 2: câu vốn là bộ phận của câu trước được tách ra

a) Và làm việc có khi suốt đêmb) Thường xuyênc) Một dấu hiệu chẳng lành

Tách như vậy để nhấn mạnh nội dung của bộ phận được tách ra3/Bài tập 3:

Tạo câu bị động từ câu cho sẵna. Đồ gốm được người thợb. Một cây cầu lớn sẽ được Tỉnh tac. Những ngôi đền ấy đã được người ta

IV .Các kiểu câu ứng với những mục đích giao tiếp khác nhau1/Bài tập 1: Câu nghi vấn−Ba con sao con không nhận? ( hỏi)−Sao con biết là không phải?(hỏi)2/ Bài tập 2: Câu cầu khiến

a. Ở nhà trông em nhá ! ?( Ra lệnh)Đừng có đi đâu đấy.( Ra lệnh)

b. Thì má cứ kêu đi.( yêu cầu)Vô ăn cơm !( Mời)

Câu “ Cơm chín rồi” là câu trần thuật được dùng làm câu cầu khiến

Trang 131

Page 132: Giao an ngu van 9 ky ii

3/ Bài tập 3: Xét câu nói và xét kiểu câu −“ sao mày cứng đầu quá vậy, hả? ”Câu nghi vấn, bộc lộ cảm xúc

Câu xác nhận là: “ Giận quá … hét lên”E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ:

1/ HD học bài : −Nắm chắc các thành phần biệt lập, các kiểu câu −Ôn tập kỹ về các thành phần biệt lập2/ HD soạn bài :−Chuẩn bị “ Kiểm tra về truyện ” Rút kinh nghiệm :

Trang 132

Page 133: Giao an ngu van 9 ky ii

NS:ND:Tuần 32Tiết 155

A.KIỂM TRA BÀI CŨ :Không kiểm tra

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS−Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS về TP truyện hiện đại VN trong chương trình lớp 9−HS được rèn luyện thêm về kỹ năng phân tích TP truyện và kỹ năng làm văn

C.CHUẨN BỊ : HS: học kỹ phần truyện và xem kỹ các câu hỏi ôn tập GV: đề kiểm tra và đáp án

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI:

HỌAT ĐỘNG của GV và HS NỘI DUNG BÀI HỌCHĐ1: HD HS nắm cấu trúc của 1 đề kiểm traGV dặn HS−HS thực hiện theo yêu cầu mục 1−HS thực hiện theo yêu cầu mục 1−Chú ý kỹ phần gợi ý ở SGKHĐ2: HD HS tìm hiểu 1 số câu hỏi và yêu cầu cụ thể của tùng phần

−Câu 1: HS nhắc lại tình huống của truyện ngắn “Làng” của Kim Lân−Từ khi nghe tin ấy, tâm trạng của ông Hai được tác giả diễn tả như thế nào và đó là tâm trạng gì?

I . Gợi ý đề bài kiểm tra:−Bài tập ngắn : phân tích 1 chi tiết hay 1 đoạn trong truyện−Một đề TLV ngắn nêu cảm nghĩ về một nhân vật hay phân tích một khía cạnh của chủ đề TP

II. Nội dung các phần :1/ Điền tên tác giả- đúng tên TP:Tác phẩm Tác giả 2/ Sắp xếp cho thích hợp phần tóm tắt nội dung

với tên tác phẩmTóm tắt TP Nội dung3/ Truyện nào có nhân vật kể chuyện ở ngôi

thứ I?4/ Một số bài tập: a) Nêu tình huống truyện và ý nghĩa của nó

trong truyện ngắn “ Làng”( Kim Lân)Tình huống : Ông Hai nghe tin làng ông theo giặc lập tề từ miệng những người dưới xuôi tản cư lên Các biểu hiện tâm trạng :

−Nghe tin quá đột ngộtsững sờ−Tin dữ trở thành nỗi sợ hãi, ám ảnh, day dứt ông−Suốt ngày quanh quẫn ở nhà , nghe ngóng binh tình bên ngoài đau xót, tủi hổ

Trang 133

Page 134: Giao an ngu van 9 ky ii

Tìm hiểu một số dạng đề TLV có thể kiểm tra

−Hoàn cảnh (đặc biệt): bị liệt nằm 1 chỗ, mọi sinh hoạt đều nhờ vào Liên – vợ anh−Cảm xúc, suy nghĩ−Gởi gấm triết lýCảm nhận của em về hình ảnh thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mỹ qua 3 nhân vật nữ TNXP

Ý nghĩa : Tác giả đặt ông Hai vào tình huống gay cấn để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông

b) Cảm nhận của em về cảnh thiên nhiên được miêu tả trong phần đầu của truyện “ Bến quê” ( Nguyễn Minh Châu)

“ Ngoài cửa sổ… đất màu mỡ” ( Mục 2a- bài học)

Bổ sung: Cảnh vật được miêu tả theo tầm nhìn của Nhĩ từ gần xa tạo thành 1 không gian có chiều sâu rộng và hiện ra với vẻ đẹp riêng mà chỉ có thể cảm nhận được bằng cảm xúc tinh tế (mục a) không gian và cảnh sắc ấy vốn quen thuộc, gần gũi nhưng lại rất mới mẻ với Nhĩ

5/ Một số đề TLV:a. Phân tích nhân vật ông Haib. Nhân vật Nhĩ ở vào hoàn cảnh nào? Thuật lại

cảm xúc và suy nghĩ Nguyễn Minh Châu gửi gắm triết lý gì về cuộc đời và con người ?−Bằng trực quan, Nhĩ nhận ra đời mình chẳng còn bao lâu nữa “ Đêm qua …

Hôm nay là… nhỉ”−Nhận ra cả tình yêu thương, sự tần tảo và đức hy sinh thầm lặng của vợ −Nhận ra tất cả vẻ đẹp của cảnh vật rất đổi bình dị và gần gũi của bãi bồi bên kia sông, cũng hiểu ra mình sắp từ giã cuộc đời bừng dậy 1 niềm khao khát vô vọng là được đặt chân một lần lên…−Không thể làm được điều mình khao khát, Nhĩ đã nhờ đứa con trai −Đứa con trai không hiểu miễn cưởng và bị cuốn hút vào trò chơi Suy ngẫm “ Con người ta trên đường đời …chùng chình…”Gửi gắm triết lý ; Thức tĩnh…

−(3) Cảm nhận−( bài ôn tập)

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ: 1/ HD học bài : −Nắm vững cấu trúc 3 phần của 1 đề kiểm tra ( gợi ý đã nêu )−Chú ý tình hống truyện ở các TP còn lại −Nắm vững nội dung – nghệ thuật mỗi truyện2/ HD soạn bài :−Chuẩn bị “ Con chó bấc ”

Trang 134

Page 135: Giao an ngu van 9 ky ii

Rút kinh nghiệm :

TUẦN 33

Tiết 156-157: Con chó bấcTiết 158 : Kiểm tra Tiếng ViệtTiết 159 : Luyện tập viết hợp đồngTiết 160 : Tổng kết văn học nước ngoài

NS:ND:Tuần 33Tiết 156-157

( TRÍCH “Tiếng gọi nơi hoang dã” – Giắc Lân-đơn)A.KIỂM TRA BÀI CŨ :

−Không kiểm traB.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS

−Hiểu được Giăc Lân-đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong đoạn trích này, đồng thời qua tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc bồi dưỡng cho HS lòng yêu thương loài vật

C.CHUẨN BỊ :HS: đọc kỹ văn bản và tìm hiểu các câu hỏi đọc hiểu văn bản theo SGKGV: SGV, chân dung tác giả, tài liệu tham khảo

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI:

Hoạt động trên lớp Nội dungHĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm−HS đọc phần chú thích −Giới thiệu vài nét chính về tác giả −Văn bản được trích từ đâu? Nội dung TP đề cập điều gì và cách viết về con chó Bấc có gì đặc biệt?( đặc biệt: Con chó Bấc là nhân vật được nhân cách hoá từ loài vật có những cảm xúc, suy nghĩ giống như con người )−GV hướng dẫn HS đọc văn bản – GV đọc mẫu 1 đoạn và gọi HS đọc tiếp−Hãy xác định bố cục bài văn theo trật tự diễn biến cho sẵn ở SGK a, b, c−HS phát hiện các đoạn tương ứng với mỗi nội dung−Trong 3 phần, phần nào có độ dài dài nhất? (phần 3)−Xem xét ở đây, nhà văn muốn nói đến những

I.Giới thiệu:1/ Tác giả: −Giắc Lân-đơn(1876- 1916)−Là nhà văn Mỹ có nhiếu tiểu thuyết nổi tiếng2/ Tác phẩm:

Bài “…” trích từ tiểu thuyết “ Tiếng gọi nơi hoang dã”

3/ Bố cục : 3 phần:

Trang 135

Page 136: Giao an ngu van 9 ky ii

biểu hiện TC của phía nào? ( T/C chó Bấc đối với chủ)

HĐ2: HD đọc hiểu văn bản

−HS đọc lại đoạn 2(con người biết nói đấy)−Cách cư xử của Thoát- tơn đối với Bấc có gì đặc biệt?−Tình cảm của Thoát –tơn biểu hiện qua những chi tiết nào?−Như vậy, TC của Thoát-tơn giành cho Bấc là tình cảm gì?−Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, tác giả lại giành một đoạn nói về tình cảm của Thoác-tơn?

( Mục đích: làm sáng tỏ tình cảm của chó Bấc đối với ông chủ nhân từ, hết lòng yêu thương nó…)−HS đọc lại đoạn văn thứ 3−Tình cảm của chó Bấc với chủ biểu hiện qua những khía cạnh nào? Tìm những chi tiết trong văn bản để chứng minh −Giảng : Nhà văn không nhân cách hoá con chó Bấc theo kiểu của La-phông-ten, không để cho con vật nói tiếng như người .- Họng nó chỉ rung lên những âm thanh…Nhưng Thoát-tơn và nhà văn dường như thấu hiểu thế giới tâm hồn của nó.−Qua lời người kể chuyện ( chứ không có thật) con chó Bấc có những biểu hiện tâm hồn ra sao?−Hãy nhận xét về năng lực quan sát của nhà văn khi viết đoạn văn này?

(quan sát tinh tế, tài tình, chính xác kết hợp trí tưởng tượng phong phú, rất đúng với loài chó)−Điều gì khiến cho tác giả có những nhận xét tinh tế, đi sâu vào “ tâm hồn” của thế giới loài vật như vậy?( Lòng thương yêu loài vật của ông)

HĐ3: HD tổng kết−Nêu tóm tắt nghệ thuật, nội dung chính của tác phẩm−HS đọc ghi nhớ

Bài học em rút ra được qua văn bản này là gì?( yêu thương loài vật)

II.Tìm hiểu văn bản :1/ Tình cảm của Thoác-tơn đối với con

chó Bấc−Đối xử với chó Bấc như là con cái của anh, anh xem Bấc như người, như bạn bè−Các biểu hiện tình cảm đặc biệt :

+Chào hỏi thân mật+Chuyện trò, nói lời vui vẻ + Túm chặt đầu Bấc vào đầu mình …

rủa yêu+ Kêu lên trân trọng”Đằng ấy…”

Yêu thương trân trọng như đối với con người

2/ Tình cảm của Bấc đối với ông chủ:a/ Biểu hiện qua cử chỉ, hành động

−cắn vờ−Nằm phục ở chân Thoác-tơn hàng giờ, mặt háo hức…quan tâm theo dõi−Nằm xa hơn quan sát −Bám theo gót chân chủ

b/ Biểu hiện qua tâm hồn:−Trước kia chưa hề cảm thấy một tình thương yêu như vậy −Bấc thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy −Tưởng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể−Không muốn rời Thoác-tơn lo sợ Thoác-tơn biến mất khỏi cuộc đời nó −Bấc còn nằm mơ, nỗi lo sợ ám ảnh trong cả giấc mơ

III.Tổng kết:1/ Nghệ thuật:2/ Nội dung:

SGK

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ:−Đọc kỹ lại đoạn trích, tìm hiểu cách viết của nhà văn về loài vật −Học thuộc ghi nhớ

Trang 136

Page 137: Giao an ngu van 9 ky ii

−Chuẩn bị bài “ Kiểm tra Tiếng Việt” Rút kinh nghiệm :

NS:ND:Tuần 33Tiết 158

A.KIỂM TRA BÀI CŨ:

−Không kiểm traB.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS

Kiểm tra kiến thức và kỹ năng Tiếng Việt ở HKIIC.CHUẨN BỊ:

HS: Ôn lại các bài Tiếng Việt đã họcGV : SGK, SGV, tài liệu tham khảo

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI:

Hoạt động trên lớp Nội dung

HĐ1: Ôn lý thuyết Tiếng ViệtỞ HKII Ngữ văn 9, phân môn Tiếng Việt em đã học những nội dung gì?

HĐ 2: HD HS giải bài tập( Một số bài tham khảo)BT1 : Tìm khởi ngữ và viết lại câu không có khởi ngữ

BT2 : Tìm thành phần biệt lập và cho biết công dụng của nó

BT3 : Các từ in đậm có tác dụng liên kết câu chứa chúng với câu nào? Đó là phép liên kết nào?

I. Nội dung ôn tập:−Khởi ngữ:−Các thành phần biệt lập

+ TP tình thái+TP cảm thán+ TP gọi đáp+ TP phụ chú

−Liên kết câu và liên kết đoạn+Phép lặp+ Phép nối+ Phép thế+Phép liên tưởng, đồng nghĩa, trái nghĩa

−Nghĩa tường minh và hàm ýII .Một số bài tập:

1/ Tìm khởi ngữ:−Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: (KN)Nhìn mắt tôi, các anh lái xe bảo: (TN)2/ Thành phần biệt lập-công dụng

a) Thật đấy ( TP tình thái)tỏ thái độ xác nhận, khẳng định điều nói trong câu

b) (Cũng ) may ( TP tình thái) tỏ sự đánh giá tốt về điều nói trong câu

3/ Liên kết câu:

Trang 137

Page 138: Giao an ngu van 9 ky ii

BT4 : Chỉ ra phép lập từ ngữ và phép thế để liên kết câu ở đoạn trích

BT5 : Chỉ ra sự liên kết về ND- NT giữa các câu trong đoạn văn ở một bài TLV của em

BT6: HS đọc truyện cười và tìm câu chứa hàm ý

a) giống – ba- già – ba con (3) phép lặpVậy (4) (1) (2) (3)phép thế

( thay thế cho toàn bộ câu đứng trước)b) Thế là phép nối

4/ Phép lặp từ ngữ và phép thế Hoạ sĩ – hoạ sĩphép lặpTôi – tôi phép lặpSa – pa(1) - Ở đấy(2)phép thế 5/ Gợi ý: −Liên kết về nội dung : các câu trong đoạn cùng hướng vào nội dung chung nào?−Liên kết hình thức : các phép liên kết nào?

6/ a) Câu chứa hàm ý: “ Nếu ngài mặc hầu quan trên …ngược lại “b/ Nội dung hàm ý :“ ngài phải cúi thấp trước quan trênNgài ngửng đầu lên cao đối với dân đen”Hàm ý sâu xa hơn: “ Ông là kẻ nịnh trên, nạt dưới”

c/ Người nghe chỉ hiểu được hàm ý thứ nhất (trực tiếp hơn), điều này được xác nhận ở câu “ Thế thì…”

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ:1/ HD học bài

Nắm vững lý thuyếtXem lại các bài tập đã giải

2/ HD soạn bài: Chuẩn bị “Kiểm tra” Chuẩn bị “ Luyện tập viết hợp đồng”

Rút kinh nghiệm

Trang 138

Page 139: Giao an ngu van 9 ky ii

NS:ND:Tuần 33Tiết 159

A.KIỂM TRA BÀI CŨ :Không kiểm tra

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS−Ôn lại lý thuyết về đặc điểm và cách viết hợp đồng−Viết được một bản hợp đồng thông dụng, có nội dung đơn giản và phù hợp với lứa tuổi−Có thái độ cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức nghiêm túc tuân thủ những điều được ký kết trong hợp đồng

C.CHUẨN BỊ : HS: Ôn lại lý thuyết về đặc điểm và cách viết hợp đồngGV: SGK, SGV

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI: HỌAT ĐỘNG của GV và HS NỘI DUNG BÀI HỌC

HĐ1: HD HS ôn luyện kiến thức lý thuyết về soạn thảo hợp đồngBước 1: GV lần lượt chỉ định HS trả lời các câu hỏi ở SGKBước 2: GV kiểm tra việc thực hiện bài tập về nhà ( ở tiết trước)

−Cả lớp tham gia xây dựng các mục lớn của bản hợp đồng thuê nhà−ND tối thiểu phải có:

+Tên hợp đồng+Thời gian, địa điểm, các đại diện tham gia ký

kết hợp đồng+ Các điều khoản của hợp đồng

−Các quy định hiệu lực của hợp đồng HD2: HD HS làm các bài tậpBài tập 1: HS làm nêu yêu cầu bài tậpBước 1: HS nhắc lại yêu cầu diễn đạt trong văn bản hợp đồng ( dùng từ, viết câu)Bước 2: HS nhận xét các kiểu diễn đạt và chọn cách diễn đạt bảo đảm chính xác nghĩa

HĐ3: HD làm bài tập 2Bước 1 : HS đọc các thông tin cần lập hợp đồng

I.ÔN TẬP LÝ THUYẾT:

II. BÀI TẬP:1/ Chọn cách diễn đạt đúng

a) Cách 1b) Cách 2c) Cách 2d) Cách 2

2/ Lập hợp đồng thuê xe đạpHỢP ĐỒNG THUÊ XE

Trang 139

Page 140: Giao an ngu van 9 ky ii

và cho biết :+ Các nội dung đó đã đủ chưa? ( Thiếu)+ Cần bổ sung thêm nội dung gì?

Điều khoảng trả xe như ban đầuBước 2 : HS thảo luận thống nhất bố cục của bản hợp đồng

Bước 3 : Từng HS viết bản hợp đồng theo nội dung và bố cục đã thống nhất

GV theo dõi, hướng dẫn HS yếu

Bước 4 : Gọi vài HS khá đọc hợp đồng của mình

Bước 5 : GV nhận xét, rút kinh nghiệm

HĐ 4: HD HS làm các hợp đồng như ở bài tập 3 và 4:Chú ý: +Mục đích thuê ( việc gì)+ Thời gian thuê+ Mức lương / tháng

Căn cứ vào nhu cầu của người có xe và người thuê xe

Hôm nay ngày tháng nămTại địa điểm: Số ,Ấp Xã Huyện

TỉnhChúng tôi gồm:−Người cho thuê xe: Nguyễn Văn A−Địa chỉ−Loại xe cho thuê: Mini Nhật−Thời gian thuê: 3 ngày−Giá thuê: 10000đ/1ngày đêm−Người thuê xe: Nguyễn Văn B−Địa chỉ−CNMD số cấp ngày tại−Hai bên thống nhất nội dung hợp đồng như sau:Điều 1Điều 2….Đại điện cho thuê Người thuê (Kí – họ tên) (Kí – họ tên)

3/ Hợp đồng thuê lao động

4/ Hợp đồng sử dụng nước sạch

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ:1/ HD học bài : −Hoàn tất bài tập 3 và 4−Kiểm tra đối chiếu với các hợp đồng khác để đánh giá kết quả đạt được 2/ HD soạn bài :−Chuẩn bị “ Tổng kết phần văn học nước ngoài ” Rút kinh nghiệm :

Trang 140

Page 141: Giao an ngu van 9 ky ii

NS:ND:Tuần 33Tiết 160

A.KIỂM TRA BÀI CŨ :GV kiểm tra việc thực hành viết hợp đồng ở nhà của HS

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS−Giúp HS tổng kết, ôn tập một số kiến thức cơ bản về những văn bản văn học nước ngoài đã học trong 4 năm ở cấp THCS bằng cách hệ thống hoá

C.CHUẨN BỊ : HS: hệ thống hoá lại các TP đã họcGV: SGK 6, 7, 8, 9; SGV

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI: HỌAT ĐỘNG của GV và HS NỘI DUNG BÀI HỌCHĐ1: HD lập bảng thống kêGV dùng bảng phụ, HS đọc lại −Hoặc GV kẻ lên bảng, HS điền nội dung−GV bổ sung(Chủ yếu viết tên bài theo thứ tự từ lớp 69)HĐ2: GV điều hành HS tiếp tục điền vào ở những cột còn lại ( tác giả, nước, thế kỷ…)−Mỗi HS điền 1 bài theo hàng ngang−GV gọi HS chỉnh sửa cho đúngHĐ3: GV nhắc lại để củng cố kiến thức Gọi HS 1 đọc lại mục 4( SGK)Gọi HS 2 đọc mục 5 ( SGK/168)( HS xem và nhắc lại phần ghi nhớ ở mỗi bài)HĐ4: HS phát biểu tự doEm yêu thích nhất bài nào, tác giả nào? Lí do em yêu thích?HS suy nghĩ 3 phút và trả lờiHĐ5: Tổng kết bàiPhần VHNN được học thuộc

I.Thống kê các tác phẩm văn học nước ngoài đã học ở THCS:

STT TÊN TP

T GIẢ

NƯỚC T.KỶ T.LOẠI

II.Khái quát những nội dung chủ yếu

1/ Những sắc thái về phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, nhiều Châu lục trên thế giới( Cây bút thần, Ông lão đánh cá…Bố của Xi-mông, Đi bộ ngao du…)

2/ Thiên nhiên và tình yêu thiên nhiên(Hai cây phong, Lòng yêu nước, Xa ngắm thác núi Lư…)

3/ Thương cảm với số phận những người nghèo khổ, khát vọng giải phóng người nghèo (Bài ca nhà tranh bị…, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng, Cố hương…)

4/ Hướng đến cái thiện, ghét cái ác, cái xấu ( cây bút thần, Ông lão…, Ông Giuốc- đanh

5/ Tình yêu làng xóm quê hương, tình yêu đất nước ( Cố hương, Cảm nghĩ trong đêm …, Lòng yêu nước…)

III. Nêu cảm nghĩ tự do

IV. Tổng kết: Đủ thể loại: Thơ, truyện, nghị luận, kịch

Trang 141

Page 142: Giao an ngu van 9 ky ii

những thể loại nào?Nhận xét về nội dung được khái quátTP đưa vào học được đánh giá ở mức độ nào, vì sao?

Nội dung: phong phú, đa dạng Tác phẩm hay của tác giả nổi tiếng nhiều

nước trên thế giớii.

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ:1/ HD học bài : −Nắm vững hệ thống văn học nước ngoài−Đọc lại toàn bộ các tác phẩm truyện ( nếu có thời gian)−Học thuộc lòng các bài thơ2/ HD soạn bài :−Chuẩn bị “ Bắc Sơn ” Rút kinh nghiệm :

Trang 142

Page 143: Giao an ngu van 9 ky ii

TUẦN 34

Tiết 161-162: Bắc SơnTiết 163-164: Tổng kết TLVTiết 165 : Tôi và chúng ta

NS:ND:Tuần 34Tiết 161-162

( Trích Hồi 4 – Nguyễn Huy Tưởng)A.KIỂM TRA BÀI CŨ :

−Kể tên môt số văn bản văn học nước ngoài đã học trong chương trình Ngữ văn 9−Nêu rõ tác giả, thể loại, nước, thế kỷ

B.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS−Nắm vững nội dung và ý nghĩa của đoạn trích hồi bốn của vở kịch: Xung đột cơ bản của vở kịch được bộc lộ gay gắt và tác động đến tâm lý của nhân vật Thơm khiến cô đứng hẳn về phía cách mạng, ngay trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt .−Thấy được nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng: tạo dựng tình huống, tổ chức đối thoại và hành động, thể hiện nội tâm và tình cách nhân vật−Hình thành những hiểu biết sơ lược về kịch nói

C.CHUẨN BỊ :a) HS: đọc kỹ văn bản và tìm hiểu các câu hỏi đọc hiểu văn bản theo SGKb)GV: SGV, chân dung tác giả, tài liệu tham khảo

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI:Hoạt động trên lớp Nội dung

HĐ1: Giới thiệu bài−GV nhắc lại chèo Quan Âm Thị Kính (lớp 7) Hài kịch “ Trưởng giả…”

( lớp 8)−2 vở : Bắc Sơn

Tôi và chúng ta−Gọi HS đọc chú thích ( SGK/164)−GV giới thiệu thêm ( SGV/171)

HĐ2: Giới thiệu về loại hình kịch và thể kịch

I.Giới thiệu:1/ Tác giả: −Nguyễn Huy Tưởng(1912-1960), quê ở Hà Nội−Là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học CM sau CM tháng 82/ Tác phẩm:

Thể loại kịch-sáng tác 1946Bối cảnh: Khởi nghĩa Bắc

Sơn(1940-1941)3/ Kịch:

−Kịch là loại hình nghệ thuật sân khấuTrang 143

Lớp 9

Page 144: Giao an ngu van 9 ky ii

−HS đọc chú thích SGK ( giới thiệu tóm tắt vở kịch)−HS đọc tiếp mục (**)−Em biết gì về thể loại kịch?−Gv nhấn mạnh thêm:−TP kịch mang đậm tính chất anh hùng và không khí lịch sử

HĐ3: HD đọc – hiểu văn bản−GV tóm tắt nội dung kịch “Bắc Sơn” hoặc đọc ở SGK/165−GV nêu giá trị và vị trí vở kịch ( SGV/171)−Gọi HS đọc lớp II −GV tóm tắt lớp I và III−GV: Kịch thường có xung đột và hành động−Xung đột cơ bản trong vở kịch là xung đột giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù, cụ thể là giữa các nhân vật trong vở kịch và trong nội tâm 1 số nhân vật ( Thơm)−Xung đột kịch diễn ra trong chuỗi hành động kịch có quan hệ gắn kết với nhau−Trong các lớp kịch này, tác giả đã xây dựng được một tình huống bất ngờ, gay cấn. Đó là tình huống nào?−HS phát hiện−Tình huống ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện xung đột và phát triển hành động kịch?−GV nêu những nét chính về nhân vật Thơm ở các hồi trước ( SGV/173)−Hãy nhắc lại các nhân vật trong lớp kịch . Nhân vật nào là chính ? ( Thơm)−Hãy phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm? ( dựa theo gợi ý SGK)−Tình huống nào bất ngờ xảy ra với Thơm buộc cô phải lựa chọn thái độ dứt khoát?−Đặt nhân vật vào tình huống gay cấn và hoàn cảnh căng thẳng như vậy, tác giả muốn làm nổi bật điều gì?−Qua nhân vật Thơm, tác giả muốn khẳng định điều gì?

( ngay cả khi cuộc cách mạng gặp khó khăn, bị kẻ thù đàn áp khốc liệt, CM vẫn không thể bị tiêu

−Phương thức biểu hiện:+Bằng ngôn ngữ trực tiếp ( độc thoại,

đối thoại)+Bằng cử chỉ, hành động nhân vật

−Các thể loại:+ Ca kịch, kịch thơ, kịch nói+Hài kịch, bi kịch, chính kịch+ Kịch ngắn, kịch dài

−Cấu trúc vở kịch: hồi, lớp ( cảnh)Thời gian, không gian

II.Tìm hiểu văn bản :1/ Tình huống ( xung đột kịch)

−Thái, Cửu bị Ngọc truy đuổi chạy đúng vào nàh Thơm( Ngọc) −Buộc Thơm phải dứt khoát chọn lựa thái độ đứng hẳn về phía cách mạng; cho Thơm thấy bộ mặt phản bội của chồng2/ Nhân vật Thơm:−Hoàn cảnh : cha và em hy sinh, mẹ bỏ đi, người thân duy nhất là Ngọc(chồng) dần lộ rõ bộ mặt diệt gian nhưng dễ dàng thoả mãn nhu cầu ăn diện của vợ−Sự day dứt, ân hận của Thơm : những lời cuối của cha, khẩu súng trao lại cho Thơm, sự hy sinh của em trai, sự hoá điên của mẹ… luôn ám ảnh, gìay vò tâm trí cô−Sự băn khoăn nghi ngờ với chồng ngày càng tăng: khi đối thoại cùng chồng, Thơm luôn tìm cách dò xét để hiểu sự thật nhưng Ngọc lãng tránh−Hành động đứng về phía cách mạng của Thơm:

Hồi II+ Che giấu Thái, Cửu ngay trong buồng mìnhmau lẹ. khôn ngoanHồi III + Khi ngọc quay về, Thơm lại khôn ngoan, bình tĩnh che mắt Ngọc để bảo vệ 2 người cách mạngHồi cuối+ Biết Ngọc dẫn đường cho P, Thơm luồn tắt rừng suốt đêm báo tin cho dkĐặt hoàn cảnh căng thẳng, tình huống gay cấn muốn bộc lộ đời sống nội tâm nhân vật với những nỗi day dứt, đau xót, ân hận để rồi Thơm đã hành động dứt

Trang 144

Page 145: Giao an ngu van 9 ky ii

diệt, nó vẫn có thể thức tĩnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung gian)HĐ4: −Nhận xét của em như thế nào về Ngọc? ( SGV/175)−Nhận xét của em như thế nào về Thái và Cửu?

HĐ5: Nhận xét gì về nghệ thuật kịch của đoạn trích−Kịch có những thành công nào về nghệ thuật?−( Tác giả đã tổ chức được các đối thoại với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhau phù hợp với từng đoạn của hành động kịch . Đối thoại đã bộc lộ rõ nội tâm và tính cách nhân vật)

HĐ6: HD luyện tập−1/ Theo yêu cầu SGK: Đọc phân vai−2/ xác định thể loại kịch qua học hoặc đã xem( làm ở nhà)

khoát, đứng hẳn về phía CM3/ Nhân vật khác:

1. Nhân vật Ngọc :Dù cố che giấu Thơm nhưng bản chất Việt gian, tâm địa và tham vọng của Ngọc vẫn cứ bộc lộ rõ.

b) Nhân vật Thái, Cửu ( phụ)−Thái bình tĩnh, sáng suốt, củng cố được lòng tin của Thơm vào những người cách mạng và thể hiện lòng tin với Thơm−Cửu: hăng hái nhưng nóng nảy, thiếu sự chín chắn

IIITổng kết:1/ Nghệ thuật:

−Thể hiện xung đột−Xây dựng tình huống gay cấn éo le bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch phát triển−Ngôn ngữ đối thoại phù hợp với từng đoạn và hành động kịch, thể hiện tâm lý và tính cách nhân vật

2/ Nội dung: (ghi nhớ SGK/167)IV. Luyện tập:

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ:−Làm bài tập 2−Đọc kỹ đoạn kịch, chú ý nhân vật Thơm−Chuẩn bị bài “ Tổng kết Tập làm văn”

Rút kinh nghiệm :

Trang 145

Page 146: Giao an ngu van 9 ky ii

NS:ND:Tuần 34Tiết 163-164

A.KIỂM TRA BÀI CŨ:

−Hoàn cảnh, tâm trạng, hành động của Thơm trong đoạn kịch ?−Qua nhân vật Thơm, tác giả muốn khẳng định điều gì?

B.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS Ôn lại để nắm vững các kiểu văn bản đã học từ lớp 69, phân biệt các kiểu văn bản và nhận biết sự cần thiết phải phối hợp chúng trong thực tế làm bài.Phân biệt kiểu văn bản và thể loại văn họcBiệt đọc các kiểu văn bản – theo đặc trưng kiểu văn bản, nâng cao năng lực tích hợp đọc và viết các văn bản thông dụng

C.CHUẨN BỊ:HS: Ôn lại các kiến thức TLV đã họcGV : SGK, SGV, tài liệu tham khảo

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI:

Hoạt động trên lớp Nội dung

HĐ1: Cho HS đọc bản tổng kết và trả lời câu hỏiCăn cứ vào bảng tổng kết, em biết mình đã học mấy kiểu văn bản? ( 6 kiểu)Cho biết sự khác nhau giữa các kiểu văn bản trênCác kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?Các phương thức biểu đạt chủ yếu mà em đã biết? ( tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh)Các phương thức trên có được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Vì sao? Nêu 1 ví dụ minh hoạHĐ 2: ôn mối quan hệ giũa văn bản và các thể loại văn họcBước 1: GV mở rộng kiến thức ( xem mục “ Những điều cần lưu ý” – SGV/179)Bước 2: Quan hệ kiểu văn bản và thể loại văn học

I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS

1/ Sự khác nhau giữa các kiểu văn bản−Tự sự : diễn biến SV - kết cục - biểu lộ ý nghĩa−Miêu tả : tái hiện sự vật – người đọc cảm nhận và hiểu được chúng−Thuyết minh : trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, có ích, có hại, giúp người đọc có tri thức về đối tượng đó−Biểu cảm : bày tỏ, khơi gợi sự đồng cảm−Nghị luận : trình bày chủ trương, tư tưởng, quan điểm của con người đối với tự nhiên, XH, con người bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận thuyết phục người đọc tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu…−Điều hành : trình bày theo mẫui chung chịu trách nhiệm pháp lý về các ý kiến, nguyện vọng…2/ Mỗi kiểu văn bản sử dụng một phương thức

biểu đạt chủ yếu. Chúng không thể thay thế cho nhau được. Vì:

+ Mỗi kiểu sử dụng 1 PTBĐ chủ yếu+ Có những mục đích biểu đạt riêng

Trang 146

Page 147: Giao an ngu van 9 ky ii

Phần văn và TLV có quan hệ với nhau như thế nào? Phần TV có quan hệ như thế nào với phần Văn và TLV

( Các thao tác miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh có ý nghĩa rất quan trọng nhằm chuẩn bị cho việc làm các bài văn vì các em phải dùng các thao tác ấy để tạo lập văn bản nghĩa là làm 1 bài TLV)HĐ3: Ôn lại 3 kiểu văn bản học ở lớp 9Bước 1: Ôn văn bản thuyết minhVăn bản thuyết minh có đích biểu đạt là gì?Cần chuẩn bị gì để làm văn bản thuyết minh?Cho biết các phương thức dùng trong văn bản thuyết minh?Văn bản tự sự có đích biểu đạt là gì?Văn bản nghị luận có đích biểu đạt là gì?Văn bản nghị luận có các yếu tố nào tạo thành?Nêu yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ, lập luận.Nêu dàn bài cung của bài văn nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng, đạo lýNêu dàn bài chung của bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc về một đoạn thơ, bài thơ

+ Có những yêu cầu về nội dung và PP thể hiện và ngôn ngữ riêng

−Tuy nhiên, chúng vẫn có những mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau3/ Các phương thức : tự sự - miêu tả - biểu cảm –

thuyết minh thường kết hợp với nhau trong 1 văn bản cụ thể làm sáng tỏ đặc điểm của đối tượng được nói tới trong mỗi loại văn bảnVí dụ: đoạn trích “ Lão Hạc”

−“ Luôn mấy hôm…đáng buồn”−phối hợp : Tự sự với nghệ thuật và biểu cảm4/ 5/ 6/ Tự tìm hiểu−Đoạn thơ có dùng yếu tố nghị luận

“ Nếu là con chim, chiếc láThì con chim phải hót, chiếc lá phải xanhLẽ nào vay mà không có trảSống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”

−Yếu tố nghị luận làm chho thơ thêm phần sâu sắc, giàu tính triết lý, gợi cho người đọc suy tư…7/ Tác phẩm nghị luận vẫn cần các yếu tố miêu tả,

thuyết minh, tự sự… mục đích làm cho bài nghị luận thêm cụ thể, sinh động, lay động lý trí, tình cảm người đọc.II. Phần Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn THCS :

1/ Mối quan hệ giữa văn bản và Tập làm vănLà mẫu để HS mô phỏng, học PP kết cấu, cách thức diễn đạt

Văn bản gợi ý sáng tạo khi làm vănGiúp cách tư duy, trình bày TT

Đọc nhiều văn bảnviết tốt, viết hay2/ Mối quan hệ giữa Tiếng Việt với Văn và Tập

làm vănNắm quy tắc dùng từ, đặt câu, hội thoại

Văn bản Thấy được cái hay, cái đẹp trong cách diễn đạt của các văn bảnNhờ nắm vững kiến thức TV làm TLV hiệu quả hơn

3/ Tự tìm hiểuIII. Các kiểu văn bản trọng tâm

1/ Văn bản thuyết minh:a) Mục đích biểu đạt là: trình bày đúng, khách

quan các đặc điểm tiêu biểu của đối tượngb) Cần chuẩn bị: quan sát tìm hiểu kỹ lưỡng, chính

xác đối tượng, tìm cách trình bày theo thứ tự hợp lýc)Có 6 phương pháp cần dùng;

−Nêu định nghĩa giải thích

Trang 147

Page 148: Giao an ngu van 9 ky ii

−Nêu ví dụ−Phân tích, phân loại−Liệt kê−Dùng số liệu−So sánh

d) Ngôn ngữ : chính xác, cô đọng, sinh động 2/ Văn bản tự sự:

a) Mục đích biểu đạt: kể 1 câu chuyện theo1 trình tự nào đó

b) Các yếu tố tạo thành VB tự sự:việc,tình huống, nhân vật, hành động, lời kể, kết

cụcc) Văn tự sự thường dùng kết hợp các yếu tố miêu

tả, nghị luận, biểu cảm làm cho câu chuyện sinh động và hấp dẫn hơn

Muốn câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lý, gợi những suy tư… thì thêm yếu tố nghị luận

Khi cần thể hiện thái độ, tình cảm thêm yếu tố biểu cảm

3/ Văn bản nghị luận:2. Mục đích biểu đạt của văn nghị luận là nhằm

xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó nhằm thuyết phục họ tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu

3. Văn nghị luận có các yếu tố : luận điểm, luận cứ, lập luận

4. Luận điểm, luận cứ phải rõ ràng có lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục . Lập luận cần chặt chẽ

5. SGK/246. SGK/68

Dàn bài chung : nghị luận về đoạn thơ, bài thơ1/ Mở bài:

Giới thiệu bài thơ ( hoặc đoạn thơ) và bước đầu nhận xét, đánh giá và khái quát nội dung cảm xúc của bài ( đoạn)

Nêu rõ vị trí đoạn trích trong tác phẩm2/ Thân bài:Lần lượt trình bày suy nghĩ, đánh giá về ND-NT của bài ( đoạn)

K1( Từ nào quan trọng-dùng nghệ thuật gì- thể hiện nội dung gì?)K2( Từ nào quan trọng-dùng nghệ thuật gì- thể hiện nội dung gì?)K3( Từ nào quan trọng-dùng nghệ thuật gì- thể hiện nội dung gì?)

3/ Kết bài:Khái quát giá trị (ND-NT), ý nghĩa của bài thơ, đoạn thơ

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ:1/ HD học bài

Nắm vững lý thuyết

Trang 148

Page 149: Giao an ngu van 9 ky ii

Xem lại các bài tập đã giải 2/ HD soạn bài:

Chuẩn bị “Tôi và chúng ta” Rút kinh nghiệm

TUẦN 34-35

Tiết 165-166: Tôi và chúng taTiết 167 : Tổng kết Văn họcTiết 168-169: Trả bài kiểm tra văn , TV

NS:ND:Tuần 34-35Tiết 165-166

( Trích cảnh ba – Lưu Quang Vũ)A.KIỂM TRA BÀI CŨ :

−Không kiểm traB.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS

−Hiểu tính cách các nhân vật tiêu biểu( Hoàng Việt – Nguyễn Chính)thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những người mạnh dạn đổi mới, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm với những kẻ tư tưởng bảo thủ, lạc hậu…−Hiểu thêm đặc điểm thể loại kịch: tạo tình huống, phát triển mâu thuẩn, diễn tả hành động , sử dụng ngôn ngữ

C.CHUẨN BỊ :−HS: đọc kỹ văn bản và tìm hiểu các câu hỏi đọc hiểu văn bản theo SGK−GV: SGV, chân dung tác giả, tài liệu tham khảo

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI:

Hoạt động trên lớp Nội dungHĐ1: HD tim hiểu tác giả, tác phẩm −HS đọc chú thích về tác giả, tác phẩm−GV giới thiệu về bối cảnh xã hội, nội dung của vở kịch và vị trí cảnh 3( VB)

( SGV/182)

HĐ2: HD đọc – hiểu văn bản−Theo chú thích SGK. Vở kịch Lưu Quang Vũ đặt ra 2 vấn đề xã hội, buộc chúng ta phải suy nghĩ. Đó là những vấn

I.Giới thiệu:1/ Tác giả: −Lưu Quang Vũ(1948-1988)−Nhà thơ, nhà viết kịch trưởng thành từ quân đội ( thời chống Mỹ)−Đạt nhiều thành công trong đời sống sân khấu những năm 19802/ Vị trí cảnh ba:

Cuộc đối đầu gay gắt công khai đầu tiên giữa 2 tuyến nhân vật diễn ra trong phòng GĐII.Tìm hiểu văn bản :

1/ Vấn đề cơ bản của vở kịch−Phải thay đổi những nguyên tắc, cơ chế lạc hậu, cứng nhắc để thúc đẩy sản xuất

Trang 149

Page 150: Giao an ngu van 9 ky ii

đề nào?−Kể tên, chức vụ các nhân vật có mặt trong cảnh 3−Qua lời thoại của các nhân vật, ta có thể hiểu được hiện trạng của xí nghiệp ra sao? −HS nêu ý kiến−GV bình : Đó là 1 XN luôn thất bại, “lỗ thật, lãi giả”. CN không có việc làm, sống lây lất bằng đồng lương chết đói: 5 tiếng làm việc / ngày, có phân xưởng phải nghỉ việc vẫn hưởng 70% lương, lương tháng chỉ sống được 1 tuần, XN làm ra 1 triệu phải tiêu tốn nàh nước 4 triệu nó vẫn tồn tại trong chế độ bao cấp nhà nước (phổ biến lúc bấy giờ)−Trước hiện trạng của XN do mình quản lý, GĐ Hoàng Việt đã đặt ra 2 vấn đề cần giải quyết ( cũng là vấn đề của vở kịch). Có nghĩa là nhân vật này được đặt trong tình huống khá căng thẳng

+ Những người phản đối kế hoạch của Hoàng Việt là ai?−HS đọc lại các lời thoại và nêu ý kiến −Phản ứng của PGĐ, của trưởng phòng tài vụ. của quản đốc phân xưởng như thế nào trước kế hoạch đổi mới của GĐ Hoàng Việt−Những người phản đối đó là những người có vị trí thế nào trong xí nghiệp? Qua đó, em nhận xét gì về họ?−Cảm nhận về tính cách của tùng nhân vật tiêu biểu trong vở kịch−HS chia nhóm thảo luận−Em có cảm nhận gì về xu thế phát triển và kết thúc của xung đột kịch?−+Đây có phải là mâu thuẩn mất đoàn kết nội bộ không ? Vì sao?

( không, đấu tranh tất yếu vì xu hướng phát triển xí nghiệp)

+ Em tin là thắng lợi sẽ thuộc về phía nào?Vì sao? ( phùi hợp yêu cầu thực tế đời sống, thúc đẩy sự phát triển đi lên của XH, được số đông ủng hộ)HĐ 3: HD tổng kết−HS đọc ghi nhớ

−Phải quan tâm đến quyền lợi và hạnh phúc cá nhân

2/ Cuộc đối đầu công khai:−Kế hoạch sẽ tăng lên ít nhất 5 lần

/ lấy đâu ra người làm( Nguyễn Chính)−Tuyển dụng khá đông công nhân

/ chỉ tiêu còn 15 biên chế−Sử dụng thợ hợp đồng

/không có quỹ −Cấp tiền cho tổ sửa chữa

/ phải làm đúng quy định−Xí nghiệp không còn chức Quản Đốc

/ xưa nay vẫn cóTình huống căng thẳng đầy kịch tính với những xung đột gay gắt giữa nhân vậtGĐ Hoàng Việt PGĐ Ng Chính( tiên tiến) (bảo thủ, máy móc)

3/ Những tính cách tiêu biểu:−GĐ Hoàng Việt : trách nhiệm cao, năng động, dám nghĩ, dám làm, kiên quyết đấu tranh vì quyền lợi xí nghiệp và CN−Kỹ sư Lê Sơn : có năng lực, có trình độ chuyên môn giỏi, sẵn sàng cùng GĐ cải tiến toàn diện hoạt động của XN−PGĐ Nguyễn Chính : máy móc, bảo thủ, gian ngoan, nhiều mánh khoé xu nịnh cấp trên−QĐ Trương : làm việc như cái máy và khô cằn tình người, tỏ ra quyền thế hách dịch với CN−Cửu : hăng hái nhưng nóng nảy, thiếu sự chín chắn

III.Tổng kết:1/ Nghệ thuật:2/ Nội dung:

Trang 150

> <

Page 151: Giao an ngu van 9 ky ii

HĐ4: HD luyện tậpTóm tắt sự phát triển của mâu thuẩn kịch trong đoạn trích trên

(ghi nhớ SGK/167)IV. Luyện tập:

E.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ:−Thực hiện theo yêu cầu luyện tập−Học thuộc ghi nhớ−Chuẩn bị bài “ Tổng kết về văn học”

Rút kinh nghiệm :

Trang 151

Page 152: Giao an ngu van 9 ky ii

NS:ND:Tuần 35Tiết 167-168

F.KIỂM TRA BÀI CŨ:

−Vấn đề cơ bản của vở kịch là gì? Khi đề xuất kế hoạch đổi mới đưa xí nghiệp đi lên, GĐ hoàng Việt đã vấp phải sự phản đối của những ai?−Nhận xét tính cách của từng nhân vật ở cả 2 tuyến

G.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS Hệ thống hoá kiến thức VHVN theo thể loại và giai đoạn Có cái nhìn tổng thể về VHVN

H.CHUẨN BỊ: HS: Hệ thống hoá lại các TP VHVN đã họcGV : SGK, SGV, bảng phụ

I.TIẾN HÀNH BÀI MỚI:

Hoạt động trên lớp Nội dung

HĐ1: GV cho HS đứng tại chỗ trình bày nội dung theo câu hỏi SGK hoặc GV treo bảng phụ, HS đọc chậm ( phần VHDG)

HS nêu định nghiã về thể loại truyền thuyết và nêu tên các truyện truey62n thuyết đã học ở lớp 6HS nêu định nghĩa về cổ tích.Kể tên các truyện cổ tíchHS kể tên các ruyện ngụ ngôn và nêu định nghĩaNêu định nghĩa về truyện cười và kể tên các truyện cười được học

HĐ 2: HS đọc yêu cầu bài tập 3 trong SGKGV kẻ bảng và gọi HS trình bày từng phần, từng cột

HĐ3: HS đọc yêu cầu bài tập 4GV hướng dẫn HS tổng kết như 2 nội dung trên

A . VĂN HỌC DÂN GIAN−1/ Truyện :

a)Truyền thuyết:−Con Rồng cháu Tiên−Bánh chưng, bánh giày−Thánh Gióng−Sơn Tinh, Thuỷ Tinh−Sự tích Hồ Gươm−b) Cổ tích:−Thạch Sanh−Em bé thông minh−c) Ngụ ngôn:−Ếch ngồi đáy giếng−Thầy bói xem voi−Đeo nhạc cho mèo−Chân, Tay, tai, mắt, Miệng.−d) Truyện cười :−Treo biển−Lợn cưới, áo mới−2/ Ca dao - dân ca:

Trang 152

Page 153: Giao an ngu van 9 ky ii

PHẦN II : KHÁI QUÁTHĐ4: GV cho HS đọc khái quát trong SGK. Sau đó chốt lại mấy nội dung cơ bản của phần IKể tên những tác phẩm đã học viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, Quốc ngữ, PhápHS đọc đoạn tiếp theoHãy tóm lược và nét chính cần nhớ trong mỗi giai đoạn phát triển của văn họcHĐ5: Tìm hiểu về thể thơ HS đọc đoạn này trong SGKGV nêu câu hỏi, HS đứng tại chỗ trả lờiEm hãy kể tên một số thể loại VHDGGV cho HS đọc ghi nhớ SGKHĐ6: HD luyện tập

−Những câu hát về :−+ Tình cảm gia đình−+ Tình yêu quê hương, đất nước, con người−+ Than thân−+ Châm biếm−3/ Tục ngữ:−Về thiên nhiên và LĐSX−Về con người và XH−4/ Sân khấu( chèo)−Quan Âm Thị Kính−B. VĂN HỌC TRUNG ĐẠI−( Thế kỷ X hết TK XIX)−C. VĂN HỌC HIỆN ĐẠI−( Đầu TK XX đến nay)

I. Nhìn chung về VHVN:1/ Các bộ phận hợp thành của nền VHVN:a) Văn học dân gian:

−Hoàn cảnh ra đời: trong LĐSX, đấu tranh xã hội−Đối tượng sáng tác : người lao động tầng lớp dưới−Đặc tính: tính tập thể, tính truyền miệng, tính dị bản, tính diễn xưởng −Thể loại: truyện, ca dao dân ca, vè, câu đố, chèo…) phong phú−Nội dung sâu sắc, gồm:−+Tố cáo XH cũ−+Thông cảm với những nỗi nghèo khổ−+ Ca ngợi nhân nghĩa, đạo lý, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, tình bạn, gia đình−+ Ước mơ cuộc sống tốt đẹp, thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời…−b) Văn học viết :−Về chữ viết: có những sáng tác bằng chữ Hán, Nôm, Quốc ngữ, Pháp nhưng vẫn đậm đà tính dâc tộc.−Về nội dung: bám sát cuộc sống, biến động của mỗi thời kỳ−Tinh thần đấu tranh chống xâm lược

Trang 153

Page 154: Giao an ngu van 9 ky ii

−Ca ngợi đạo đức, nhân nghĩa, dũng khí, lòng yêu nước, tình bạn, tình cảm đối với cha mẹ

2/ Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam:a) Từ thế kỷ X XIX ( trung đại)−VH yêu nước chống xâm lược thời Lý-Trần-Lê-Nguyễn−VH tố cáo XHPK và thể hiện khát vọng tự do, hạnh phúc ( Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tú Xương)−b) Từ thế kỷ XX1945:−VH yêu nước và CM _ 30 năm đầu thế kỷ−Sau 1930 thơ mới (lãng mạn_Nhớ rừng)

VH hiện thực ( Tắt đèn)VHCM(Tố Hữu)

c)Từ 1945 – 1975:−VH viết về kháng chiến chống Pháp( Đồng chí, làng,…)−VH thơ chống Mỹ ( Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng, Những ngôi sao xa xôi, Chiếc lược ngà)−VH viết về cuộc sống lao động ( Đoàn thuyền đánh cá, Lặng lẽ Sa-pa…)−d) Từ sau 1975:−Viết về hồi ức chiến tranh−VH viết về sự nghiệp xây dựng, đổi mới−3/ Mấy nét đặc sắc nổi bật của VHVN:−a) Tư tưởng yêu nước−b)Tinh thần nhân đạo(T Kiều, Lục Vân Tiên, Người con gái…)−+Tố cáo cái xấu−Thông cảm nỗi khổ con người −Bênh vực quyền lợi con người −c) Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan−d)Tính thẩm mỹ cao ( chú trọng cái đẹp tinh tế, hài hoà, giản dị)

II. Sơ lược về một số thể loại văn

Trang 154

Page 155: Giao an ngu van 9 ky ii

học:−1/ Một số thể loại VHDG:−Truyện cổ tích…−Ca dao, chèo…

2/ Một số thể loại VH trung đại:a)Các thể thơ: cổ phong, Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc…b)Các thể truyện ký: tiểu thuyết, truyện ngắn, hồi ký…c)Truyện thơ Nôm: Truyện Kiều, Lục Vân Tiênd)Văn nghị luận3/ Một số thể loại văn học hiện đại: truyện ngắn thơ, kịch, tuỳ bút…III. Luyện tập:1/ Quy tắc niêm luật của thơ Đường

1 2 3 4 5 6 71 T T B B T T B2 T B B T T B B3 B B T T B B T4 T T B B T T B5 T T B B B T T6 B B T T T B B7 B B T T B B T8 T T B B B T B2/ Ca dao và Truyện Kiều ( lục bát) : Có khả năng biểu hiện tâm trạng, k63 chuyện, thuật việc…

−Ca dao bài Con cò mà đi−Người ta đi cấy…−Truyện Kiều Cảnh ngày xuân−T Kiều báo ân báo oán

Trang 155

Page 156: Giao an ngu van 9 ky ii

J.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ: Nắm vững nội dung tổng kếtChuẩn bị “ Thư, điện…”

Rút kinh nghiệm

NS:ND:Tuần 35Tiết 169-170

A.KIỂM TRA BÀI CŨ :−Không kiểm tra

B.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS−Ôn tập, củng cố, khắc sâu kiến thức phân môn Tiếng Việt HK II( về khởi ngữ, các thành phần biệt lập và liên kết câu), phân môn văn ( phần văn bản truyện)−Rút kinh nghiệm từ bài làm của mình để tiếp tục ôn tập nhằm khắc sâu thêm kiến thức

C.CHUẨN BỊ :a)HS: Xem lại các câu hỏi kiểm trab)GV: bài kiểm tra đã chấm

D.TIẾN HÀNH BÀI MỚI:HĐ1: nhận xétHĐ2: công bố đáp ánHĐ3: công bố điểmHĐ4: rút kinh nghiệm

Trang 156

Page 157: Giao an ngu van 9 ky ii

NS:ND:TuầnTiết

F. KIỂM TRA BÀI CŨ : Không kiểm tra

G. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS−Đánh giá được các nội dung cơ bản của cả 3 phần trong SGK Ngữ văn 9 chủ yếu là tập II−Biết cách vận dụng những kiến thức và kỹ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới

H. CHUẨN BỊ : HS: Ôn lại các kỹ năng làm bài một cách tổng hợpGV: đề của SGD

I. TIẾN HÀNH BÀI MỚI:

HỌAT ĐỘNG của GV và HS NỘI DUNG BÀI HỌCHĐ1: Chú ý những nội dung cơ bản−HS đọc mục 1 (SGK/182)−Gv yêu cầu HS tự ghi lại những nội dung cơ bản phần Văn 1 cách ngắn gọn(chủ yếu ghi tên bài theo thống kê)−HS gấp sách, vở lại và cho biết:−+Kể tên tác giả, tên bài của phần thơ và truyện hiện đại−HS đọc phần Tiếng Việt ( SGK/183)HD2: HD cách ôn tậpGV gọi từng HS đọc mục a, b, c, d

HĐ3: Định hướng kiểm tra, đánh giáHS đọc các mục 2a, b,c

GV giảng thêm cho HS có thêm kiến thức và kỹ năng làm bài phân tích thơ

V. Những nội dung cơ bản cần chú ý

1/ Phần Văn:a)Văn nghị luận−Tiếng nói văn nghệ ( Ng. Đình Thi_ Nghị luận C.trị XH)−Bàn về đọc sách ( NLXH)−Chó sói và …( La-phông-ten_NLVH)

b)Thơ hiện đại (sau CM _8/1945)−Con cò (Chế Lan Viên)−Mùa xuân nho nhỏ ( Thanh Hải)−Viếng lăng Bác ( Viễn Phương)−Sang thu ( Hữu Thỉnh)−Nói với con ( Y Phương)−Mây và sóng ( Ta-go)c) Truyện hiện đại:−Bến quê ( Nguyễn Minh Châu)−Những ngôi sao xa xôi ( Lê Minh Khuê)−Rô-bin-xơn (Đi-phô)−Bố của Xi-mông ( Mô-pat-xăng)−Con chó bấc

Trang 157

Page 158: Giao an ngu van 9 ky ii

−d) Kịch hiện đại ( SGK)2/ Phần Tiếng Việt:

ND chủ yếu:−Khởi ngữ−Các thành phần biệt lập−Liên kết câu / đoạn−Nghĩa tường minh và hàm ý−Ôn tập Tiếng Việt −Tổng kết về ngữ pháp−KT chủ yếu thông qua thực hành−Thực hành nậhn diện−Thực hành vận dụng vào TLV

3/ Phần Tập làm văn:ND chủ yếu:a) Nghị luận xã hội sự việc, hiện tượng

tư tưởng đạo lýb) Nghị luận văn học TP truyện

Đoạn thơ, bài thơII. Cách ôn tập:

1/ ND chủ yếu: Ngữ văn 9 tập 2 (liên hệ HK I và các lớp dưới)

2/ Cần chú ý:a) Tác giả, hoàn cảnh sáng tácb) ND ND làm nổi bật điều gì

Ca ngợi/phê phán điều gìc) Hình thức PTBĐ nào là chính

NT nổi bật là gìCâu, đoạn thơ hay có các yếu tố NT đặc sắcTV ôn lý thuyết lẫn

thực hành ( xem kỹ bài tập)III. Hướng kiểm tra đánh giá

1/ Đọc - hiểu văn bản:2/ Tiếng Việt – Tập làm văn

Chú ý :1/ Kỹ năng phân tích thơ: Lời

dẫn dắt dựa theo nội dungđưa thơ vào phân tích nghệ thuật phân tích nội dungchuyển hoặc liên hệ thêm thơ ngoài bài

−Trích dẫn thơ phải đặt trong ngoặc kép−Không diễn xuôi nội dung thơ−Phải thuộc thơ( chắc chắn)

Trang 158

Page 159: Giao an ngu van 9 ky ii

2/ TLV đủ bố cục 3 phần−MB tác giả− ND bài thơ ( đoạn thơ)−TB lần lượt phân tích từng khổ thơ

Dẫn thơ đầy đủ( thuộc)Chỉ ra NT, nêu bật NDCần có lập luận ( diễn

đạt) tốt−KB khẳng định lại NT-ND

Tìm câu kết thúc cho hayJ. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ:

−Xem lại nội dung đã được định hướng−Đọc bài, nắm vững kiến thức theo yêu cầu−Đọc thuộc lòng các bài thơ−Chuẩn bị “ Kiểm tra tổng hợp cuối năm ” Rút kinh nghiệm :

Trang 159

Page 160: Giao an ngu van 9 ky ii

Trang 160