gdsn mo toolkit.thd.xg

56
Bdng cca tchc thành viên GDSN Phát hành ln 2: Tháng 1-2011

Upload: hung-ngo

Post on 12-Jul-2016

261 views

Category:

Documents


7 download

DESCRIPTION

GDSN MO Toolkit

TRANSCRIPT

Bộ dụng cụ của tổ chức thành viên GDSN

Phát hành lần 2: Tháng 1-2011

Trang

2

Mục lục

Lời cảm ơn .......................................................................................................................................... 4

Mục đích của tài liệu này .................................................................................................................. 5

Giới thiệu về GDSN .......................................................................................................................... 6

Khuyến nghị để áp dụng thực hành tốt nhất ............................................................................... 7 Bước1: Lôi kéo cộng đồng ........................................................................................................................ 7 Bước 2: Xây dựng các trường hợp kinh doanh .................................................................................... 8 Bước 3: Đảm bảo có một chương trình quản lý dữ liệu sản phẩm chính ........................................ 8 Bước 4: Cho thấy làm thế nào để giải quyết vấn đề kinh doanh ...................................................... 9 Bước 5: Tạo khả năng cho các hệ thống nội bộ của khách hàng để phù hợp ............................... 9 Bước 6: Biện pháp thâm nhập thị trường và xây dựng một chiến lược mở rộng .......................... 9

Bước 1: Thu hút cộng đồng .......................................................................................................... 10 GS1 Canada: Một mô hình các bước để lôi kéo cộng đồng ............................................................. 10 GS1 US: Tạo khả năng cộng đồng bắt đầu bằng kiên định và hợp tác .......................................... 15

Bước 2: Xây dựng các trường hợp kinh doanh ........................................................................ 17 GS1 Ấn độ: Nghiên cứu chất lượng dữ liệu xây dựng trường hợp kinh doanh GDS.................. 17 GS1 Anh: khảo sát dữ liệu Crunch cho thấy trường hợp kinh doanh cho các dữ liệu chính .... 21

Bước 3: Đảm bảo có một chương trình quản lý dữ liệu sản phẩm chính ........................... 23 Khung khổ Chất lượng dữ liệu ............................................................................................................... 26

Bước 4: Cho thấy làm thế nào để giải quyết các vấn đề kinh doanh ................................... 33 Sử dụng GDSN để lọc thông tin và nâng cao hiệu quả quá trình nội bộ ....................................... 34 GS1 Canada: Quá trình giới thiệu sản phẩm mới – Trung tâm vật phẩm ....................................... 36 GS1 Thụy điển: Cung cấp một điểm truy cập dữ liệu chất lượng .................................................. 39 GS1 Australia : Y tế New South Wales và Y tế Western Australia (Tây Úc ) ................................. 40 GS1 Columbia: Giải pháp chuỗi cung cấp tổng thể ........................................................................... 45

Bước 5: Kích hoạt các hệ thống nội bộ của khách hàng cho phù hợp ............................... 48 Mở rộng bằng cách lôi kéo các Nhà cung cấp giải pháp: Chương trình Nhà cung cấp giải pháp toàn cầu GS1 .............................................................................................................................................. 48 GS1 France: Các nhà cung cấp giải pháp tại trung tâm của chiến lược mở rộng ....................... 49

Bước 6 : Đo sự tham gia thị trường và phát triển chiến lược mở rộng ............................. 53 Đo sự tham gia thị trường ....................................................................................................................... 53 GS1 Pháp: Đo sự tham gia thị trường ................................................................................................... 53

Các nguồn tài liệu bổ sung ............................................................................................................ 55

Thuật ngữ .......................................................................................................................................... 55

Các báo cáo phân tích công nghiệp ............................................................................................ 55

Trang

3

“"Đó là vào năm 2000, khi chúng tôi trong ngành công nghiệp đến với nhau. Chúng tôi đã có một tầm nhìn dựa trên ý tưởng rằng chúng tôi phải hợp tác nhiều hơn. Chúng tôi tin rằng chúng tôi cần trao đổi dữ liệu thuộc tính giữa các nhà bán lẻ và nhà cung cấp. Chúng tôi biết chúng tôi cần một hệ thống toàn cầu để có thể trao đổi dữ liệu. Và đó là khởi đầu của ý tưởng GDS (Global Data Synchronisation- Đồng bộ hóa dữ liệu toàn cầu) và kiến trúc của chúng”

"Ruud van der Pluijm

Phó Chủ tịch (đã nghỉ hưu), B-to-B Thương mại điện tử

Royal Ahold

"Trong nghiên cứu mới đây của Garner ở trên 140 công ty thuộc các ngành công nghiệp và các vùng địa lý khác nhau, các tổ chức tham gia ước tính rằng hàng năm họ mất trung bình 8,2 triệu USD do các vấn đề về chất lượng dữ liệu. Có 22% các tổ chức cho rằng thất thoát hàng năm là 20 triệu USD hoặc hơn, và 4% cho rằng thất thoát hằng năm là trên 100 triệu USD.

- Gartner, phát hiện từ Nghiên cứu Sơ bộ:

Các tổ chức nhận thức được tác động chi phí đáng kể từ Các vấn đề chất lượng dữ liệu Ted Friedman, 14- Tháng 8, năm 2009

Trang

4

Lời cảm ơn

Những người đẫ đóng góp cho nội dung tài liệu Bernardo Alba, GS1 Colombia Robert Besford, GS1UK Antonella Candido, GS1 Canada Kristen Celecki, GS1 US Harshal Gore, GS1 UK Jason Laxdal, GS1 Canada Jean-Luc Leblond, GS1 France Sean Lockhead, GS1 Gwen Lurie, GS1

Janice Kite, GS1

Anna Nilsson, GS1 Sweden

Ravi Mathur, GS1 India

Hugo Sabogal, GS1 Colombia Tania Snioch, GS1 Australia Gopal Valecha, GS1 India Alexandre Rieucau, GS1 France Gabriel Sobrino, GS1

Biên tập nội dung

Pete Alvarez, GS1 Global Office

Tài liệu này là xuất bản phẩm của:

GS1 Global Office

Blue Tower, Avenue Louise 326, b10

BE 1050 Brussels, Belgium

T +32 (0)2 788 7800

F +32 (0)2 788 7899 www.gs1.org/healthcare

Để có thêm thông tin, xin liên hệ với Peter Alvarez, Giám đốc, GDSN, tại [email protected]

"Quy mô của vấn đề chất lượng là tồi tệ hơn nhiều so với dự kiến, với trên 80% trường hợp dữ liệu mâu thuẫn nhau. Người ta đánh giá rằng, điều này làm cho các ngành công nghiệp chi phí ít nhất 700 triệu bảng trong vòng 5 năm tới, và thêm 300 triệu bảng doanh thu bị mất."

— GS1 UK Data Crunch Report, Tháng 10- 2009

Trang

5

Mục đích của tài liệu này Mục đích của Bộ dụng cụ của Tổ chức thành viên GDSN là cung cấp một khái quát về Các tổ chức thành viên GS1 khác nhau thu hút cộng đồng địa phương của họ vào việc đồng bộ hóa dữ liệu như thế nào, giúp các thành viên của họ hiểu các vấn để do dữ liệu kém gây ra, các chi phí liên quan đến nó và làm thế nào để giải quyết các vấn đề kinh doanh được xác định bởi các phân tích của họ bằng việc sử dụng GDSN và Khung khổ chất lượng dữ liệu.

Các tổ chức thành viên GS1 và các “pool” dữ liệu (hồ dữ liệu) chịu trách nhiệm cung cấp các công cụ, dịch vụ và đào tạo để hỗ trợ các nhu cầu áp dụng của các thành viên của họ. Tài liệu này gồm các ví dụ thực hành và kỹ thuật tốt nhất từ các Tổ chức thành viên dẫn đầu.

Tài liệu này gồm các nội dung sau:

• Giới thiệu chất lượng dữ liệu, quản lý dữ liệu chính, các thực hành hiện thời và các vấn đề gặp phải

• Giải thích GDSN là gì và nó khác với chia sẻ dữ liệu sản phẩm khi dùng e-form và dịch vụ bưu chính web (web postal services) như thế nào, GDSN lưu trữ hoặc định địa chỉ (address) như thế nào và các lợi ích khác nhau của nó.

• Các ví dụ về các trường hợp nghiên cứu khác nhau của Tổ chức thành viên GS1 và cách họ xây dựng các trường hợp kinh doanh cho chất lượng dữ liệu và GDSN tại các thị trường địa phương.

• Thực hành tốt nhất và các kỹ thuật áp dụng để đồng bộ hóa dữ liệu từ khắp nơi trên thế giới.

• Làm thế nào để xác định và lôi kéo cộng đồng địa phương

Trong khi trọng tâm cơ bản của Bộ dụng cụ này là chất lượng dữ liệu và đồng bộ hóa dữ liệu, nó cũng

chứa các ví dụ về cách sử dụng các tiêu chuẩn GS1 khác và các dịch vụ để nâng cao giá trị dữ liệu đã đồng bộ hóa và tối ưu hóa quá trình kinh doanh nhờ dữ liệu sạch.

Bộ dụng cụ này sẽ được cập nhật và xuất bản định kỳ do các thông tin phụ thêm trở nên có sẵn và các bài học áp dụng đã thu được.

Theo phân tích của Trung tâm thu hồi quốc gia RASMAS “thu hồi sản phẩm dược phẩm tăng 108% , và thu hồi thực phẩm tăng 236%. Các công ty phải có dữ liệu chính xác về từng sản phẩm do đó trong trường hợp có cảnh báo, họ có thể nhanh chóng nhận diện sản phẩm và thu hồi chúng.

— Noblis, “Số lượng cảnh báo và thu hồi sản phẩm ảnh hưởng đến ngành y tế tiếp tục xu hướng tăng lên”

Tin phát hành. 1-Tháng Ba 2010

Trang

6

Giới thiệu về GDSN GDSN được xây dựng dựa trên GS1 Global Registry®, “pool” dữ liệu GDSN đã được chứng nhận, Khung khổ chất lượng dữ liệu và Phân loại sản phẩm toàn cầu GS1, mà khi kết hợp lại nó cung cấp một môi trường để đồng bộ hóa liên tục và an toàn các dữ liệu chính xác.

Với GDSN, các đối tác thương mại luôn luôn có những thông tin mới nhất trong hệ thống của họ, và bất kỳ một thay đổi nào được thực hiện đối với cơ sở dữ liệu của một công ty sẽ được tự động và ngay lập tức cung cấp cho tất cả các công ty khác, những người làm kinh doanh cùng với họ. Khi một nhà cung cấp và khách hàng muốn tìm kiếm cùng một dữ liệu chính xác và cập nhật, họ sẽ được thuận tiện hơn, nhanh hơn và ít tốn kém hơn để kinh doanh với nhau. GDSN là một nơi duy nhất cung cấp thông tin sản phẩm xác thực .

Tầm nhìn của Inc GDSN là cung cấp giá trị kinh doanh cho chuỗi giá trị toàn cầu thông qua đồng bộ hóa liên tục các thông tin sản phẩm giữa các đối tác kinh doanh. Nhiệm vụ của chúng tôi là trở thành người lãnh đạo có giá trị, tạo thuận lợi cho môi trường dựa trên tiêu chuẩn, trung tính để trao đổi một cách tin cậy các dữ liệu có chất lượng xuyên suốt các ngành công nghiệp, các khu vực và các thị trường.

Ban giám đốc GDSN định hướng chiến lược cho Mạng đồng bộ hóa dữ liệu toàn cầu (GDSN) và GS1 Global Registry (Tổ chức đăng ký toàn cầu GS1). Ban này giám sát việc thực hiện của GDSN và kế hoạch đã được duyệt của GS1 Global Registry và đảm bảo rằng các mức phí hội viên (subscription) là được chi tiêu hiệu quả, áp dụng toàn cầu và công bằng.

Ban Giám đốc GDSN, Inc 2009 - 2010 bao gồm những người sau đây:

Milan TURK

Chairman

Managing Director, Global Customer eCollaboration Procter & Gamble

Nihat ARKAN

Chief Executive Officer SA2 WorldSync GmbH

José Maria BONMATI

Chief Executive Officer GS1 Spain

Rafael LOREZ Chief Executive Officer GS1 Colombia

Rob FUSILLO

VP Information Systems Wal-Mart

Sally HERBERT

President GS1GDSN, Inc.

David KERR

Vice President Europe GHX Europe

Lionel LECHOT GLOBE Programme Manager Nestec Ltd

Terry MOCHAR

Global Business Development Director, B2B

Reckitt Benckiser Plc

Ramesh MURTHY Vice-President, Supply Chain & Inventory Management CVS Caremark

Nigel ORCHARD

VP IT Europe & Global Unilever

Maria PALAZZOLO Chief Executive Officer GS1 Australia

John PHILLIPS

Vice-President of Customer Supply Chain and Logistics

PepsiCo Inc

Pat SALMONESE

VP & GM, Product Master Data Management Business Unit GXS

Antoinio SALTO

Director Global IS B2B Kraft Foods Inc

Dr. Gerd WOLFRAM

Head of CIO Office Metro

Group

Joe ZENOBIO Senior Vice President, and Chief Solutions Marketing & Product Management Officer GS1 US

Trang

7

Khuyến nghị để áp dụng thực hành tốt nhất Mạng đồng bộ hóa dữ liệu toàn cầu (GDSN) đã trở thành hiện thực vào Tháng Tám năm 2004. Ngay sau đó, GS1- phối hợp với các tình nguyện viên ngành công nghiệp - phát triển và xuất bản Khung khổ Chất lượng dữ liệu. Kể từ đó, việc công nhận, áp dụng và tăng trưởng đã tăng lên theo cấp số nhân trên toàn thế giới. Đến tháng 6 năm 2010, các GDSN đã có hơn 5 triệu mã số GTIN; và hơn 20 ngàn đối tác thương mại được đồng bộ hóa dữ liệu ở hơn 90 quốc gia..

Bộ dụng cụ này cung cấp các khuyến nghị dựa trên thực hành tốt nhất và sử dụng các kỹ thuật đã được chứng minh và dịch vụ được phát triển bởi các tổ chức thành viên GS1 từ khắp nơi trên thế giới để đồng bộ hóa dữ liệu. Mục đích của nó là chỉ rõ làm thế nào sử dụng tiêu chuẩn GS1 và các công cụ, dịch vụ và phương pháp hiện có để cải thiện chất lượng của thông tin mà doanh nghiệp yêu cầu để đưa ra các quyết định quan trọng hàng ngày.

Phân tích chất lượng dữ liệu như Báo cáo dữ liệu Crunch của GS1 Anh quốc và Kiểm toán chất lượng dữ liệu của GS1 Ấn Độ (xem trang 18-23) cho thấy rằng dữ liệu không chính xác và không đúng có thể được tìm thấy ở khắp nơi trên toàn bộ dây chuyền cung cấp. Trong lĩnh vực bán lẻ và hàng hóa tiêu dùng đóng gói sẵn, các chìa khóa GS1 như GTIN và GLN đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ, dữ liệu xấu làm cho không hiệu quả, chi phí thêm và doanh số bán hàng bị mất, chỉ đơn giản là vì các tổ chức không đồng bộ hóa dữ liệu sản phẩm. Vô số các phương pháp khác nhau được công ty sử dụng để chia sẻ dữ liệu (bảng tính, cổng thông tin web, email, danh mục sản phẩm ) làm tăng thêm phức tạp, dự phòng, và việc công bố dữ liệu xấu và kém hiệu quả được tạo ra do "công việc ở quanh” các thủ tục không còn đáp ứng nhu cầu kinh doanh nữa.

Trong dây chuyền cung cấp y tế, quản lý dữ liệu không đáng tin cậy và không hiệu quả có thể tác động đến an toàn bệnh nhân và chắc chắn làm gia tăng chi phí cho các nhà sản xuất, nhà phân phối và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Có rất nhiều hệ thống giữa các công ty và các tổ chức y tế dựa trên thông tin dây chuyền cung cấp về sản phẩm và các đối tác trong dây chuyền cung cấp, bao gồm cả hệ thống bổ sung và phân phối hàng dự trữ, thanh toán / kế toán phải trả, các hệ thống điểm mã vạch chăm sóc y tế ((Barcode Point of Care-BPOC), các hệ thống thuốc theo đơn phả hệ (prescription drug pedigree system)và báo cáo thiết bị y tế. Mặc dù có rất nhiều hệ thống sử dụng cùng một thông tin về sản phẩm và đối tác trong dây chuyền cung cấp, thường là không có cơ sở dữ liệu trung tâm chứa đựng tất cả các thông tin đó và đảm bảo rằng nó là chính xác và cập nhật (tức là không có nguồn thông tin có "thẩm quyền")

Các bước được liệt kê dưới đây được xem như là một lộ trình được sử dụng bởi các Tổ chức thành viên GS1 có hiệu quả và các pool dữ liệu đã được chứng nhận GDSN (GDSN-certfied data pool) để giải quyết vấn đề quản lý dữ liệu sản phẩm chính hiện tại trong nhiều lĩnh vực. Mỗi bước gồm một chương (phần) cung cấp thực hành tốt nhất để làm thế nào đạt được kết quả mong muốn đã được vạch ra trong bước đó.

Bước1: Lôi kéo cộng đồng

Mục tiêu của bước này là đảm bảo có một phương pháp hiệu quả để lôi kéo (thu hút) cộng đồng, xác định và tổ chức các lĩnh vực quan trọng và thành lập Đội lãnh đạo (Leadership team) để có thể giúp xác định các nhu cầu kinh doanh mà ở đó sẽ khai thác sự tham gia rộng rãi của các ngành xung quanh các nhu cầu chung mà các tiêu chuẩn GDSN, các dịch vụ và các giải pháp địa phương có thể đáp ứng.

Trang

8

Mỗi tổ chức thành viên GS1 đóng vai trò then chốt trong việc thu hút cộng đồng địa phương, quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình mang lại giá trị cho thành viên của họ, cải thiện hiệu quả dây chuyền cung cấp và giúp họ nhận ra sự đầu tư của họ được hoàn vốn nhanh chóng.

Sự tham gia của cộng đồng một cách hiệu quả và kế hoạch quản lý là rất quan trọng để hiện thực hóa lợi nhuận trên đầu tư cho người dùng của chúng ta và thực hiện có hiệu quả các tiêu chuẩn GS1.

Bước 2: Xây dựng các trường hợp kinh doanh

Mục tiêu của bước này là thiết lập một quá trình xác định các trường hợp kinh doanh (chất lượng dữ liệu) trước khi cố gắng áp dụng các dịch vụ chất lượng dữ liệu và đồng bộ hóa dữ liệu. Các công ty tư vấn thành công nhất và các Nhà cung cấp giải pháp bắt đầu bằng cách giúp khách hàng của họ hiểu và xác định các trường hợp kinh doanh có thể được giải quyết bằng các dịch vụ và giải pháp mà họ cung cấp. Đây là bước đầu tiên trong chu kỳ bán hàng thành công nhất. Các Tổ chức thành viên GS1 thành công và các pool dữ liệu sử dụng các kỹ thuật giống nhau để giúp các thành viên của họ hiểu được những chi phí do dữ liệu xấu gây ra và nó đã làm mất doanh thu và làm tăng đáng kể tính không hiệu quả của dây chuyền cung cấp như thế nào.

Nói cách khác, các thành viên của bạn sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc làm thế nào để giải quyết vấn đề một khi họ hiểu nó là gì và nó làm họ phí tổn bao nhiêu.

Bước 3: Đảm bảo có một chương trình quản lý dữ liệu sản phẩm chính

Mục tiêu của bước này là đảm bảo rằng có một quá trình quản lý dữ liệu chính nội bộ. Đồng bộ hóa dữ liệu không thể được chấp nhận đầy đủ trừ khi một số yếu tố được đảm bảo - như thực hiện xác nhận và cam kết của tổ chức áp dụng GDS, xác định rõ ràng các trường hợp kinh doanh, quản lý sự thay đổi tốt trong tổ chức, và dữ liệu vững chắc và các quá trình quản lý chất lượng dữ liệu.

Các nhà sản xuất phải xem xét việc tạo ra một chính sách Quản lý dữ liệu chính nội bộ. Điều quan trọng là các nhà cung cấp dữ liệu (thường là các nhà sản xuất) hiểu sản phẩm nội bộ và triết lý quản lý dữ liệu nội bộ của họ. Thông thường, các tổ chức có một mô hình quản lý dữ liệu hoặc tập trung hoặc phân cấp. Cả hai đều có những lợi ích nhất định, điều quan trọng hơn nhiều là các tổ chức phải hiểu họ sử dụng mô hình nào để nhận được nhiều nhất việc đồng bộ hóa dữ liệu. Một báo cáo năm 2004 từ GCI và CapGemini có tiêu đề Sắp xếp dữ liệu nội bộ: Học Từ Thực tiễn tốt nhất cung cấp một phân tích chuyên sâu những lợi thế của các công ty đã thành lập một chính sách quản lý dữ liệu chính nội bộ. Để biết thêm thông tin xin tham khảo : http://www.gs1.org/docs/gdsn/IDA_GCI_Cap_Gemini.pdf.

Chương này bao gồm các khuyến nghị để đạt được nhiều nhất ngoài chương trình đồng bộ hóa dữ liệu bằng cách đặt chất lượng dữ liệu trên hết.

Trang

9

Bước 4: Cho thấy làm thế nào để giải quyết vấn đề kinh doanh

Mục tiêu của bước này là nêu rõ làm thế nào để giải quyết vấn đề kinh doanh đã được xác định ở bước 2 bằng việc sử dụng Khung khổ Chất lượng dữ liệu và GDSN. Quá trình xây dựng các trường hợp kinh doanh có thể phát hiện ra nhiều cơ hội cho một tổ chức, dây chuyền cung cấp hoặc khu vực. Nhiều sáng kiến chấn chỉnh bị thất bại bởi vì họ cố gắng giải quyết quá nhiều vấn đề cùng một lúc. Do đó, ưu tiên là nhận ra những thành công đầu tiên, nó sẽ dẫn đến việc chấp nhận tăng lên và sự tham gia của những người chủ chốt. Chương này chứa các ví dụ thực hành tốt nhất từ nhiều Tổ chức thành viên GS1. Trong một số trường hợp, các ví dụ này bao gồm cả các tiêu chuẩn hoặc các dịch vụ vượt ra ngoài trọng tâm trước mắt của bộ dụng cụ này. Những ví dụ này được đưa vào bởi vì nó minh họa một trong những điểm quan trọng, người sử dụng của chúng ta cần giải pháp hoàn chỉnh vào các thời điểm cần sự tương tác của nhiều tiêu chuẩn và dịch vụ của GS1 để tối đa hóa tối ưu hóa quá trình đầy đủ. Tối ưu hóa quá trình kinh doanh phải là mục tiêu cuối cùng của mọi áp dụng GDSN. Điều này bao gồm cả việc cải tiến quá trình tự động hóa càng nhiều càng tốt mà có thể không dẫn đến tự động hóa tổng thể máy-tới-máy ngay từ ban đầu. Kết hợp lại, họ phải cung cấp hiệu suất đã được nâng cao cho tổ chức áp dụng chúng và cho các đối tác kinh doanh của họ.

Bước 5: Tạo khả năng cho các hệ thống nội bộ của khách hàng để phù hợp

Mục tiêu của bước này là đảm bảo có một chương trình thu hút sự tham gia của các Nhà cung cấp giải pháp họ là những người cung cấp giải pháp và dịch vụ cho khu vực mục tiêu. Điều này đòi hỏi tổ chức thành viên và pool dữ liệu gắn kết chặt chẽ và hợp tác với các Nhà cung cấp giải pháp chiến lược mà họ có các ứng dụng tạo thuận lợi cho các quá trình nội bộ cho người dùng của chúng ta.

Để cho tiêu chuẩn GS1 đạt được mục tiêu áp dụng cuối cùng, người dùng phải có sự hiểu biết về tiêu chuẩn GS1, và khi cần thiết, họ phải làm phù hợp giao diện của họ với tiêu chuẩn GS1, các thông điệp GDSN và pool dữ liệu. Trừ khi các hệ thống nội bộ của khách hàng là thuận lợi với việc áp dụng các tiêu chuẩn GS1, việc giảm chi phí (và an toàn trong chăm sóc sức khỏe bệnh nhân) có thể đến chậm hoặc có thể không được thực hiện đầy đủ. Thiếu hệ thống nội bộ phù hợp sẽ làm cho các thành viên thất vọng và có thể dẫn đến nhận thức rằng tiêu chuẩn này không đáp ứng nhu cầu của họ, cuối cùng dẫn đến thất bại.

Bước 6: Biện pháp thâm nhập thị trường và xây dựng một chiến lược mở rộng

Mục tiêu đầu tiên của bước này là đảm bảo rằng có một quá trình để biết có bao nhiêu tổ chức tồn tại trong các lĩnh vực mục tiêu. Mục tiêu thứ hai là đảm bảo có một chiến lược mở rộng để tung ra giải pháp cho tất cả các tổ chức có thể có lợi từ việc áp dụng.

Trang

10

Bước 1: Thu hút cộng đồng Có rất nhiều mô hình cố gắng và cuối cùng dẫn đến sự tham gia cộng đồng. Họ có thể khác nhau về quốc gia, khu vực và văn hóa. Gần đây, GS1 đã xuất bản một tài liệu hướng dẫn và thiết lập một quá trình thu hút các ngành ở mức độ toàn cầu. Quá trình này được quản lý bởi các đội Thu hút Công nghiệp GS1 (Industry Engagement team) và được thiết kế để tương tác với các ngành cụ thể để họ có thể dễ dàng thiết lập các mục tiêu, ưu tiên và lộ trình chung để đạt được các mục tiêu của họ mong muốn.

Trung tâm của sự thành công của bất kỳ chương trình toàn cầu nào là khả năng của Tổ chức thành viên GS1 lôi kéo và kết hợp các cộng đồng địa phương để giúp xác định nhu cầu kinh doanh và áp dụng đường lối. Điều quan trọng là xác định các đường hướng chính của áp dụng tiêu chuẩn và trong GDSN, những người mua đóng một vai trò quan trọng. Người mua biết rõ việc dữ liệu họ tự duy trì thủ công hàng ngày và các vấn đề mà họ phải cố gắng để đối chiếu hoá đơn. Việc xác định bộ các dữ liệu được trao đổi thường là chức năng của người mua, nhưng trong giai đoạn đầu tiên của việc áp dụng cần được giới hạn ở các dữ liệu hiện đang được cung cấp thủ công bởi các nhà cung cấp.

Để minh họa cho bước này, chúng tôi chia sẻ các ví dụ từ GS1 Canada và GS1 Mỹ, hai Tổ chức thành viên đã rất thành công trong việc lôi kéo cộng đồng của họ.

GS1 Canada: Một mô hình các bước để lôi kéo cộng đồng

Để lôi kéo cộng đồng và giữ cho họ tham gia vào việc thực hiện đồng bộ hóa dữ liệu thành công là một quá trình phức tạp đòi hỏi một ban lãnh đạo và một chiến lược đã được chứng minh. Nhiều mô hình lôi kéo thành công được sử dụng bởi Tổ chức thành viên GS1 (GS1 MOs) tập trung vào việc xác định các chương trình lôi kéo của các ngành công nghiệp cụ thể và tranh thủ các ngành công nghiệp như dịch vụ thực phẩm, tạp hóa, hàng hóa nói chung, hardlines, may mặc, y tế, giao thông vận tải hậu cần, và nhiều ngành khác.

Phần này mô tả mô hình được GS1 Canada sử dụng để lôi kéo cộng đồng vào hoạt động đồng bộ hóa dữ liệu. GS1 Canada tạo thuận lợi cho các ngành công nghiệp Canada thực hiện đồng bộ hóa dữ liệu thông qua ECCnet Registry (Tổ chức đăng ký mạng ECC), đó là registry toàn diện nhất về dữ liệu sản phẩm được liên tục xác nhận ở Canada. ECCnet Registry là một điểm tiếp cận duy nhất giữa các đối tác thương mại để chia sẻ điện tử dữ liệu sản phẩm chính xác, được tiêu chuẩn hóa. Được xây dựng theo nhu cầu của ngành công nghiệp, danh mục các sản phẩm thông qua ECCnet Registry là một đề mục tiêu chuẩn và điều kiện của thương mại trong lĩnh vực tạp hóa, dịch vụ thực phẩm và dược phẩm Canada.

GS1 Canada thiết lập cách tiếp cận theo từng giai đoạn để thu hút ngành công nghiệp và duy trì cam kết đồng bộ hóa dữ liệu thông qua ECCnet Registry.

Trang

11

GS1 Canada: Lộ trình đồng bộ hóa dữ liệu ngành bán lẻ

Chú thích cho hình vẽ

Start Up Phase Giai đoạn khởi động

Rollout Phase Giai đoạn ra đường lăn (giới thiệu)

Critical Mass Loading Stage Bước tải khối lượng tới hạn

Data Clean Stage Bước làm sạch dữ liệu

Value Added Validation Stage Bước đánh giá giá trị gia tăng

Adoption Chấp nhận

Industry Benefits Driven by Business Process Changes

Lợi ích công nghiệp do thay đổi quá trình kinh doanh

Industry Benefits Driven by Implementation of New Process

Lợi ích công nghiệp do áp dụng quá trình mới

Grocery Industry Implementation Status Tình trạng áp dụng của ngành công nghiệp tạp phẩm

Sector Deadlines Thời hạn cuối cùng

Stage Bước

Trang

12

Khái quát: Giai đoạn khởi động ngành (Sector Startup Phase)

Chú thích cho hình vẽ

Startup Phase Giai đoạn khởi động

Stage 1- Sector Commitment & Govermance Bước 1-Cam kết ngành và quản trị

Stage 2- UPC Cleanup & Case codes Implementation

Bước 2- Làm sạch UPC và áp dụng mã thùng

Stage 3- Common EDI Standards Implementation

Bước 3- Áp dụng các tiêu chuẩn EDI chung

Stage 4- Product Listing Standards & Rollout Strategy

Bước 4- Các tiêu chuẩn danh mục sản phẩm và chiến lược ra đường lăn (giới thiệu)

Agreement To deadlines & Compliance Thỏa thuận về thời hạn cuối cùng và thực hiện

Sector Deadlines Thời hạn cuối cùng của ngành

Rollout Phase Giai đoạn ra đường lăn (giới thiệu ?)

Mục đích chính của giai đoạn khởi động ngành là giáo dục và đạt được cam kết từ một thành phần của khu vực quan trọng trong việc tiến tới áp dụng toàn ngành công nghiệp một tiêu chuẩn và / hoặc dịch vụ . Điều này liên quan đến việc kết hợp chặt chẽ với các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp và quan hệ đối tác với các hiệp hội thương mại mà họ có thể đại diện một cách chính xác cho các nhu cầu của ngành này.

1. Giai đoạn cam kết ngành & quản trị: Trọng điểm của giai đoạn này là đảm bảo có cam kết của

ngành công nghiệp và ngành sẵn sàng cho việc triển khai. Điều này gồm tạo sự hỗ trợ của ban chỉ đạo và người dùng cũng như xây dựng lộ trình áp dụng.

2. Giai đoạn làm sạch GTIN và áp dụng mã thùng (case code) : Trọng điểm của giai đoạn này là

đảm bảo tất cả các sản phẩm đều được cấp Mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) . Điều này đòi hỏi phải tham chiếu tới Quy tắc cấp GTIN để cấp GTIN một cách thích hợp cho các sản phẩm.

3. Giai đoạn áp dụng các tiêu chuẩn EDI chung: Trọng điểm của giai đoạn này là đảm bảo có sự

hiểu chính xác các quá trình chuyển giao kinh doanh là gì và dòng chảy công việc có thể được hỗ trợ. Các quá trình này gồm: quá trình lập danh mục sản phẩm, giá cả, đơn đặt hàng đến trả tiền, và hình ảnh ... .

4. Giai đoạn các tiêu chuẩn danh mục sản phẩm & chiến lược ra đường lăn (giới thiệu) : Trọng điểm của giai đoạn này là đảm bảo rằng có một chiến lược áp dụng khả thi để giúp cho đạt được khối lượng tới hạn (cristical mass). Các yếu tố hỗ trợ chiến lược áp dụng bao gồm một

Trang

13

bảng thời gian hoặc lộ trình để đạt được sự cam kết của các nhà cung cấp, các cơ hội đào tạo nhà cung cấp, cung cấp bộ dụng cụ áp dụng, thực hiện các bài tập chuẩn cứ, thiết lập thời hạn tải dữ liệu với các ngành công nghiệp thông qua các ủy ban và thiết lập chiến lược truyền thông để truyền đạt thông tin cần thiết cho các địa chỉ liên lạc thích hợp.

Tổng quát : Giai đoạn ra đường lăn (giới thiệu ?).

Chú thích cho hình vẽ

Startup Phase Giai đoạn bắt đầu

Rollout Phase Giai đoạn ra đường lăn (giới thiệu)

Sector Deadline Thời hạn cuối cùng ngành

Critical Mass Loading Stage Bước tải khối lượng tới hạn

Data Clean Stage Bước làm sạch dữ liệu

Value Added Validation Stage Bước đánh giá giá trị gia tăng

Error Reporting & Compliance Administration

Báo cáo sai lỗi và quản trị thực hiện

Khi một ngành đã cam kết và được trang bị các công cụ cần thiết để tích hợp một tiêu chuẩn mới hoặc dịch vụ vào các quá trình kinh doanh của họ, Tổ chức thành viên GS1 sau đó nên tập trung vào việc thực hiện (tung ra) các tiêu chuẩn hoặc dịch vụ cho toàn bộ cộng đồng.

5. Giai đoạn nhập khối lượng tới hạn (Critical Mass Loading Stage): Trọng điểm của giai đoạn

này là cung cấp cho các Nhà cung cấp sự hỗ trợ cần thiết để nhập các GTIN của họ bằng cách giúp họ xác định những nguồn nào cần để nhập dữ liệu này, cũng như là các hệ thống nào họ cần dùng để áp dụng đồng bộ hóa dữ liệu vào trong các quá trình kinh doanh nội bộ của họ.

6. Giai đoạn làm sạch dữ liệu: Trọng điểm của giai đoạn này là cung cấp một phân tích chi tiết về mức độ toàn vẹn của dữ liệu được nhập bởi các nhà cung cấp, và xác định mức độ hoàn thành việc nhập các loại sản phẩm. Giai đoạn này nhằm mục đích duy trì sự tuân thủ của ngành công nghiệp trong việc đồng bộ hóa dữ liệu.

7. Giai đoạn các dịch vụ đánh giá giá trị gia tăng: Trọng điểm của giai đoạn này là sự kết hợp dữ

Trang

14

liệu đã được bên thứ ba xác nhận, nó có thể gồm các cơ hội để thu nhận hình ảnh cũng như kích thước và đo lường, phân loại và mô tả tiêu chuẩn, thông tin tiếp thị và dinh dưỡng, hàng hóa nguy hiểm, mã số thuế, và bảng dữ liệu an toàn vật liệu. GS1 Canada cũng đã xây dựng chức năng báo cáo cho những người nhận dữ liệu để thông báo các sai lệch dữ liệu cho các đối tác thương mại. Hệ thống Báo cáo các sai lệch trực tuyến cho phép các sai lỗi được lưu lại và giải quyết để cho các GTIN nghi ngờ có thể được nhà cung cấp tái bản một cách chính xác. Giai đoạn này chú trọng vào các nhấn mạnh của công nghiệp và cam kết toàn vẹn dữ liệu trong dây chuyền cung cấp.

Đánh giá áp dụng ngành (Sector implementation assessment)

Các ngành Canada đã chấp nhận ECCnet Registry như là một phần của đề mục và điều kiện tiêu chuẩn của họ được xem xét để hỗ trợ các hoạt động đồng bộ hóa dữ liệu trong các giai đoạn tiến hành sau. Khi khối lượng tới hạn đã đạt được và các ngành công nghiệp đã nhận ra mức chính xác dữ liệu đã được thỏa thuận thì các giải pháp và dịch vụ giá trị gia tăng khác có thể đạt được do áp dụng đồng bộ hóa dữ liệu rộng rãi toàn ngành.

Ví dụ, dựa trên đối thoại liên tục với ngành công nghiệp và cộng đồng người sử dụng ECCnet Registry, GS1 Canada đã xác định được một cơ hội để tăng cường hơn nữa các dịch vụ đồng bộ hóa dữ liệu của mình thông qua Trung tâm vật phẩm (Item Centre)- một cổng thông tin công nghiệp dựa trên cộng đồng cho phép mở rộng phạm vi hợp tác đối tác thương mại liên quan đến quá trình lập danh mục vật phẩm mới. Trung tâm vật phẩm cho phép các nhà cung cấp lập danh mục tất cả các dữ liệu sản phẩm của họ gồm cả cộng đồng, tư nhân và độc quyền và xử lý nó trong một giải pháp dựa trên dòng công việc đơn giản, hỗ trợ loại bỏ giấy tờ cũng như các chuyển giao thủ công từ quá trình lập danh mục sản phẩm. Xem trang 35 để có thêm thông tin về Trung tâm vật phẩm GS1 Canada.

Áp dụng đồng bộ hóa dữ liệu cho phép ngành công nghiệp tối ưu hóa quy trình kinh doanh và thực hiện hiệu quả hơn nữa dây chuyền cung cấp. Sự kết hợp của ECCnet Registry vào quy trình kinh doanh hỗ trợ ngành công nghiệp Canada trong việc đảm bảo lợi thế cạnh tranh, trong phát triển bền vững hoạt động, tăng trưởng thương mại, và phù hợp với các nhiệm vụ quản lý và công nghiệp về thông tin sản phẩm chính xác và toàn diện.

Để biết thêm thông tin về mô hình tham gia cộng đồng của GS1 Canada , liên hệ với GS1 Canada tại [email protected]:

Trang

15

GS1 US: Tạo khả năng cộng đồng bắt đầu bằng kiên định và hợp tác

GS1 Mỹ sớm phát hiện trong quá trình điều hành việc chấp nhận GDSN rằng cần có một phương pháp kiên định, hợp tác để lái công chúng chấp nhận GDSN. Để hoàn thành việc này và hỗ trợ việc áp dụng có kết quả các yêu cầu của các thành viên phía đối tác họ xây dựng một chương trình tạo khả năng cho cộng đồng GS1 Mỹ.

Mục đích của các chương trình tạo khả năng cho cộng đồng tại GS1 Mỹ là để đáp ứng mục tiêu chấp nhận nhà cung cấp dữ liệu đã được người nhận xác định thông qua các hành động hợp tác khác nhau trong các lĩnh vực truyền thông, các sự kiện và tiếp cận cộng đồng. Điều này được thực hiện bằng cách quản lý chu kỳ sống hoàn chỉnh của chương trình nhà cung cấp từ lập kế hoạch truyền thông và giáo dục đến cuối cùng thực hiện đầy đủ yêu cầu của cộng đồng nhà cung cấp đối tác phía nhu cầu (demand side partner’s supplier). Quá trình mở rộng và lặp lại này nâng cao chuyên môn và kinh nghiệm của GS1 US làm cho chương trình này chạy một cách thuận lợi.

Các bước để nâng cao sự chấp nhận thông qua Chương trình tạo khả năng cộng đồng GS1 Mỹ

Bắt đầu bằng việc việc sắp xếp các mục tiêu và mục đích của đối tác phía nhu cầu (demand side partner), GS1 Mỹ tạo ra một kế hoạch thâm nhập thị trường, còn được gọi là kế hoạch tạo khả năng cộng đồng, để giúp các đối tác nội bộ của họ thu hút bảo trợ và hỗ trợ điều hành. Bảo trợ điều hành sẽ rất quan trọng trong khi các khu vực khác của đối tác phía nhu cầu được yêu cầu hỗ trợ chương trình tạo khả năng cho cộng đồng bởi vì giống như một ngôi làng cần thiết nuôi một đứa trẻ, tất cả các lĩnh vực của đối tác phía cầu cần thiết để tạo khả năng thành công cộng đồng của họ. Một khi bảo trợ điều hành đạt được, giáo dục nội bộ của đối tác phía nhu cầu xảy ra. Mọi người đều phải hiểu và hỗ trợ thông điệp phù hợp và chiến lược xung quanh GDSN để đảm bảo rằng các đối tác phía cung cấp (supply side partner) đều nhận được cùng một thông điệp. Việc đào tạo này dẫn tới việc phát hành thông điệp mạnh mẽ tới danh sách các nhà cung cấp mục tiêu chính xác đã được định trước trong khi xây dựng chiến lược thị trường. GS1 Mỹ đã chứng minh rằng phương pháp này dẫn đến cộng đồng nhà cung cấp chấp nhận GDSN tăng lên.

Nhưng tại sao đầu tư thời gian và năng lượng vào loại này của chương trình tạo khả năng cho cộng đồng? Cả hai, các đối tác phía nhu cầu và GS1 Mỹ đều hiểu rõ những lợi ích của một chương trình tạo khả năng thích hợp. Việc sử dụng nguồn tài nguyên GS1 Mỹ đầy đủ chuyên dụng, giàu kinh nghiệm và kiến thức bao gồm một lãnh đạo dự án, hỗ trợ áp dụng, và thường trực-cộng đồng cho phép các đối tác phía nhu cầu đảm bảo rằng các nhà cung cấp của họ sẽ được giáo dục về các tiêu chuẩn cũng như chương trình của đối tác phía nhu cầu. Khu vực của giới chuyên môn GS1 Mỹ được sử dụng thường xuyên bao gồm truyền thông, giáo dục, làm phiếu ghi điểm

Trang

16

hiệu quả, tiếp thị và quản lý cộng đồng chung.

Chú thích cho hình vẽ

Strong massage Thông điệp mạnh mẽ

Executive Sponsorship and Support Hỗ trợ và tài trợ thực hiện

Internal Education Giáo dục nội bộ

Increased Adoption Chấp nhận tăng lên

Aligned Goals & Objective Mục đích và mục tiêu đã được sắp xếp

Go to Market Plan Tiến đến kế hoạch thị trường

Accurate Target List Danh mục mục tiêu chính xác

Các thành phần của Ké hoạch tạo khả năng cộng đồng của GS1 Mỹ

GS1 Mỹ duy trì quyền sở hữu kế hoạch và dẫn đầu nhóm nghiên cứu phân phôi đã vạch ra trong khi các đối tác bên nhu cầu sở hữu các phần sau đây:

• Bắt tay vào việc tạo ra kế hoạch tạo khả năng cho nhà cung cấp • Tham gia vào các cuộc họp nhóm

• Quyền sở hữu thông điệp cộng đồng

• Thời gian / nguồn lực để hỗ trợ lãnh đạo dự án phân phôi lịch trình • Thông tin phản hồi / phê duyệt khi cần theo tiến độ

Các nhà cung cấp có khả năng nhanh chóng chấp nhận và công bố một cách quan trọng hơn cho các đối tác phía nhu cầu của họ.

Chú thích cho hình vẽ

Community Enablement Components

Các thành phần tạo khả năng cộng đồng

Plan Kế hoạch

Communicate Liên lạc

Educate Giáo dục

Manage & Measure Quản lý & đo lường

Để biết thêm thông tin về mô hình tham gia của cộng đồng GS1 Mỹ liên hệ Kristen Celecki tại [email protected].

Trang

17

Bước 2: Xây dựng các trường hợp kinh doanh

Giúp người dùng địa phương hiểu rõ những vấn đề do dữ liệu xấu gây ra, chi phí liên quan với nó là một phần quan trọng của cam kết nhận được từ các bên liên quan chủ chốt về đầu tư vào áp dụng các tiêu chuẩn để giải quyết nó.

Thông thường các trường hợp kinh doanh đã được biết đến như là chuyện vặt, nhưng chưa được chính thức định lượng. Các biện pháp KPI đơn giản có thể dễ dàng làm nổi bật trường hợp trong đó thời gian và tiền bạc được đánh giá cao và nghiên cứu rộng rãi hơn không thể được thực hiện.

Các khu vực xem xét gồm xác định:

• Các trường hợp chất lượng dữ liệu vật phẩm gây ra sự khác biệt giữa đơn hàng/ hoá đơn thanh

toán

• Các khác biệt về giá gây ra bởi vấn đề chất lượng dữ liệu (ngành công nghiệp thực hiện GDSN

nên nắm lấy các chức năng liên quan đến đồng bộ hóa giá vì nó thường gây ra nhiều điểm yếu) • Các sai lệch dữ liệu gây ra do cách nhập dữ liệu thủ công (ví dụ như nhà cung cấp gửi một fax,

có bao nhiêu dữ liệu này đã được nhập chính xác vào trong hệ thống của người mua) Phần này bao gồm các ví dụ gần đây từ các Tổ chức thành viên GS1 hàng đầu cho thấy làm thế nào để có được cam kết từ thành viên của họ để giải quyết vấn đề chất lượng dữ liệu bằng cách trước hết là hiểu nó là gì, những chi phí cho nó là gì và làm thế nào nó có thể được giải quyết; cuối cùng dẫn đến cải thiện lợi nhuận trên đầu tư của các công ty phải chịu.

"Điều số một mà chúng tôi khuyên mọi người bắt đầu chương trình đồng bộ hóa dữ liệu là đây là một dự án kinh doanh, nó không phải là một dự án CNTT, vì vậy bạn cần lôi kéo được các nhà lãnh đạo doanh nghiệp của bạn tham gia. Nếu bạn đi qua các hội trường của tổ chức Wegmans, mọi người hiểu đồng bộ hóa dữ liệu là gì. Đó là điểm quan trọng trong sự thành công của chúng tôi có thể "bán" cho cộng đồng sản xuất, và giúp mọi người hiểu rằng chúng tôi thực sự là một cộng đồng, và nếu chúng ta muốn làm hợp tác thương mại, chúng ta cần phải làm điều đó theo quan điểm kinh doanh chứ không phải là quan điểm CNTT

Marianne Timmons, Giám đốcf B-to-B

Wegmans Food Markets

GS1 Ấn độ: Nghiên cứu chất lượng dữ liệu xây dựng trường hợp kinh doanh GDS

Bán lẻ có tổ chức ở Ấn Độ mới phát triển gần đây và chiếm ít hơn 5% của bán lẻ trong nước, nó diễn ra chủ yếu thông qua trên 12 triệu cửa hàng bán lẻ mẹ / pop truyền thống. Nhưng ngành bán lẻ đã lớn mạnh nhanh chóng với sự nổi lên mạnh mẽ của các dây chuyền bán lẻ địa phương và sự thâm nhập của các nhà bán lẻ toàn cầu với dạng bán lẻ Cash & Carry (B2B). Doanh số của toàn ngành bán lẻ vào khoảng 350 tỷ USD, và triển vọng đạt 500 tỷ USD vào năm 2015.

Trang

18

Liên đoàn công nghiệp Ấn độ (CII -Confederation of Indian Industry), đã thành lập một tiểu ban tiêu chuẩn và công nghệ thông tin do GS1 Ấn độ làm trưởng ban, giới thiệu tầm quan trọng và lợi ích của việc sử dụng các công nghệ, các tiêu chuẩn toàn cầu và thực hành tốt nhất trong ngành bán lẻ Ấn độ. Một trong những dự án do GS1 Ấn độ đề nghị, nghiên cứu chất lượng dữ liệu sản phẩm hiện tại do IBM Ấn độ thực hiện chỉ ra tác động của nó lên tính năng của ngành này ở cấp cao nhất và lên các quá trình kinh doanh của dây chuyền cung cấp của nó.

Nghiên cứu này hy vọng xây dựng một trường hợp kinh doanh mạnh mẽ để các chủ thương hiệu CPG và ngành bán lẻ hiện đại /có tổ chức của Ấn độ chấp nhận và áp dụng các hướng dẫn và tiêu chuẩn chính xác dữ liệu của GS1 và GDS.

Nghiên cứu này được thực hiện làm hai giai đoạn với các nhà bán lẻ chủ chốt và các chủ thương hiệu CPG dựa trên những nghiên cứu tương tự do IBM thực hiện cho GS1 Anh quốc.

Nội dung của nghiên cứu này gồm:

• Đối chiếu dữ liệu sản phẩm (mức hộp và SKU) từ các nhà bán lẻ và nhà cung cấp và so sánh cùng loại về tính nhất quán và tính thống nhất.

• Nghiên cứu dữ liệu để đánh giá chất lượng của nó (tính đầy đủ, cập nhật và phù hợp với các hướng dẫn/tiêu chuẩn chính xác dữ liệu).

• Định lượng tác động của chất lượng dữ liệu lên các thông số tài chính đo được và lên các thông số khác của dây chuyên cung cấp.

• Xác định các nguyên nhân chủ chốt của chất lượng dữ liệu xấu.

• Đánh giá và xây dựng trường hợp kinh doanh /các phần giá trị để chấp nhận hướng dẫn chính xác dữ liệu GS1 và áp dụng GDSN trong công nghiệp của nước này.

Giai đoạn 1 của nghiên cứu này gồm:

• 4 nhà bán lẻ chủ chốt và 4 chủ thương hiệu CPG hàng đầu.

• 9984 SKU’s.

• Nghiên cứu 28 thuộc tính sản phẩm (GTINs, trọng lượng, shelf life, kích thước của SKUs và hộp, v.v...).

• So sánh thông tin tính năng giữa các nhà cung cấp và bán lẻ, giữa các nhà bán lẻ với nhau về các mâu thuẫn.

Kết quả của giai đoạn 1 của nghiên cứu này như sau:

• Sự tăng gia của nhiều GTINs cho một SKU, gây ra các vấn đề về thiếu hàng và quản lý quảng cáo.

• Các yêu cầu thuộc tính sản phẩm khác nhau của các nhà bán lẻ khác nhau đối với cùng một SKU.

• Một số nhà bán lẻ không có kế hoạch một cách khoa học .

• Một số nhà bán lẻ không có kế hoạch không gian phân phối tập trung/nhà kho một cách khoa học.

• Không có kế hoạch logistic (vận tải hiệu quả).

Giai đoạn 2 của nghiên cứu này liên quan đến các nghiên cứu KPI về:

• Doanh số (OOS, tốc độ tới thị trường)

• Năng suất (PO, sai lỗi hóa đơn thanh toán)

• Thành lập và duy trì vật phẩm

• Tính không hiệu quả của kho/dự trữ

• Tính không hiệu quả của kế hoạch

• Hiệu suất của logistic

Trang

19

Những phát hiện của giai đoạn 2 là như sau:

• Dữ liệu nhà bán lẻ được duy trì tại mức mã vật phẩm và có nhiều mã phân định sản phẩm EAN (GTIN) liên quan đến một vật phẩm đơn. Điều này gây khó khăn cho việc so sánh dữ liệu giữa các nhà bán lẻ.

• Nhiều giá trị MRP(maximum retail price-Giá bán lẻ tối đa) liên quan đến một GTIN đơn.

• Các đơn vị đo và các số chuyển đổi khác nhau được các nhà bán lẻ và nhà cung cấp sử dụng gây khó khăn cho việc so sánh dữ liệu chính xác ở mức chính xác mong muốn.

• Thu thập dữ liệu cho 28 thuộc tính từ những người tham gia cho thấy đây là một thách thức vì chúng được duy trì qua nhiều hệ thống và nhiều chủ dữ liệu khác nhau.

• Sự tương quan kém giữa dữ liệu sản phẩm tại điểm cuối các nhà cung cấp và các nhà bán lẻ cho thấy các quá trình chia sẻ dữ liệu sản phẩm không hiệu quả giữa họ trong quản lý dữ liệu chính. Mỗi người chủ dường như duy trì dữ liệu sản phẩm một cách riêng rẽ theo kiểu riêng

của mình. • Dữ liệu kích thước thùng/hộp không được các nhà bán lẻ

nhập và sử dụng. Điều này dẫn tới lập kế hoạch khoảng không cho các trung tâm phân phối không hiệu quả và giao nhận vận chuyển và sử dụng dung tích công ten nơ không hiệu quả.

Chú thích cho hình vẽ

Retailer Files = File của nhà bán lẻ Missing dimension data = Không có dữ liệu kích thước Incomplete case conf & Shef life = Hình dáng thùng hộp và chỗ trên giá để

• Dữ liệu của nhà cung cấp trở nên phức tạp hơn khi so sánh với dữ liệu nhà bán lẻ. Dữ liệu kích

thước về hộp/SKU và dữ liệu thời hạn sử dụng được các nhà bán lẻ duy trì không đầy đủ. • Tỷ lệ điền đầy (Fill rate) giữa các nhà cung cấp và các nhà bán lẻ khác nhau đến 60-80% hầu

như tỷ lệ điền đầy 10-15% của ngành công nghiệp cho dữ liệu sản phẩm là có vấn đề. • Tỷ lệ điền đầy bị mất do các sai lỗi dữ liệu ảnh hưởng bất lợi tới ngành công nghiệp do tăng

chi phí đầu tư và dự trữ. • Cả các nhà bán lẻ và nhà cung cấp đều tốn thời gian đáng kể để quản lý và duy trì dữ liệu

chính của sản phẩm ( trung bình 10-30% thời gian, 25 đến 100 giờ công mỗi tháng). • Sai lỗi về hóa đơn và PO ảnh hưởng đến nhiều bộ phận chức năng khác như tài chính, hậu

cần, mãi vụ... • Lợi nhuận và khấu trừ ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà cung cấp do chi phí vân chuyển tăng,

các sản phẩm bị trả lại và hư hỏng do vận chuyển và mất mát tăng v.v...

Trang

20

Ảnh hưởng của chất lượng dữ liệu sản phẩm kém về mặt tài chính:

Ước lượng mất mát hằng năm về CPG trong bán lẻ

Mô tả Triệu USD

Tổn thất bán hàng/năm cho nhà cung cấp CPG 51-56

Tổn thất thu nhập /năm cho nhà cung cấp do khấu trừ giá trị hóa đơn 27-67

Tổn thất thu nhập /năm cho nhà bán lẻ do thiếu hàng do dữ liệu sai lỗi 60-67

Chi phí kiểm kê phụ thêm/năm đối với nhà bán lẻ do tỷ lệ điền đầy kém 1-2

Chi phí phụ thêm phải chịu ước tính trong CPG bán lẻ

Mô tả

Triệu US$

Thuê kho/năm do tận dụng không gian kém do dữ liệu kích thước sản phẩm

24-27

Hao hụt/năm tại đầu bán lẻ do các sai lỗi dữ liệu chính của sản phẩm 24-27

Tổn thất tài chính tổng cộng ước tính cho ngành công nghiệp do dữ liệu sản phẩm không hiệu quả vào khoảng 175 -225 triệu USD.

Kết luận

Do sự quan trọng của việc duy trì độ chính xác và nhất quán của dữ liệu chính của sản phẩm, các nhà cung cấp và bán lẻ phải cùng nhau hợp tác giải quyết các vấn đề liên quan đến dữ liệu sản phẩm.

Do dữ liệu tăng lên hàng ngày, và ngày càng có nhiều nhà bán lẻ tham gia thị trường, vấn đề càng ngày càng trở lên rộng lớn. Các nhà bán lẻ và các nhà cung cấp cần phải chấp nhận các tiêu chuẩn công nghiệp dựa trên giải pháp trong đó dữ liệu chính được tạo ra một lần, được tất cả sử dụng, và được duy trì ở mức chính xác và tích hợp cao.

Nâng cao chất lượng dữ liệu nhờ các tiêu chuẩn/hướng dẫn độ chính xác dữ liệu GS1 và áp dụng đồng bộ hóa dữ liệu sẽ giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề chất lượng dữ liệu. GDS là một giải pháp đã được chứng minh và hoàn thiện. GS1 đã xây dựng các tiêu chuẩn để đồng bộ hóa dữ liệu, nó đã được các nhà cung cấp và bán lẻ toàn cầu chấp nhận và áp dụng rộng rãi và cho thấy nhiều lợi ích khác nhau. Ngành bán lẻ Ấn độ cần nghiên cứu và thực hiện các bước để chấp nhận các giải pháp và thực hành tốt nhất này với sự hướng dẫn và hỗ trợ của GS1 Ấn độ.

Để có thêm thông tin về các phân tích chất lượng dữ liệu Ấn độ, xin liên hệ [email protected].

Trang

21

GS1 Anh: khảo sát dữ liệu Crunch cho thấy trường hợp kinh doanh cho các dữ liệu chính

Trong năm 2009, GS1 Anh, làm việc với sự hợp tác chặt chẽ với các nhà bán lẻ tạp hóa hàng đầu của Vương quốc Anh, đã tiến hành một dự án để phân tích những ảnh hưởng của dữ liệu xấu trong chuỗi cung ứng. Mục tiêu là để tạo ra các trường hợp kinh doanh cho ngành công nghiệp để cải thiện các dữ liệu chính của sản phẩm trong Vương quốc Anh.

GS1 Vương quốc Anh tiến hành sáng kiến này với một số đối tác quan trọng:

• IBM - cung cấp các công cụ phân tích để xem xét các dữ liệu và cung cấp liên tục tư vấn chuyên môn

• Đại học Cranfield - cung cấp chuyên môn phân tích và nghiên cứu công nghiệp hàng đầu

• IGD cung cấp chuyên môn ngành công nghiệp bán lẻ tạp hóa

Người ta đã thấy rằng ngành công nghiệp bán lẻ đã không giải quyết được những thách thức của dữ liệu chuỗi cung ứng sản phẩm nghèo nàn. Thực sự là vấn đề chất lượng tồi tệ hơn nhiều so với dự kiến, với các dữ liệu được hiển thị không phù hợp trong hơn 80% các trường hợp. Kết quả của dự án "Dữ liệu Crunch" này đã ước tính rằng những vấn đề này sẽ làm ngành công nghiệp chi phí ít nhất là 700 triệu bảng trong vòng 5 năm tới, và thêm 300 triệu bảng doanh thu bị mất.

Nhìn về phía trước, người tiêu dùng đang đòi hỏi thông tin và ghi nhãn sản phẩm tốt hơn đối với sức khỏe, dinh dưỡng và hạn sử dụng. Pháp luật châu Âu đã có kế hoạch yêu cầu ngành công nghiệp cung cấp thêm thông tin liên quan đến bao bì và môi trường. Trong tương lai các thao tác thủ công mà các nhà bán lẻ đang sử dụng là không còn chỗ đứng nữa.

Tóm lại, báo cáo cho thấy rằng đã đến lúc ngành công nghiệp hàng tạp hóa của Vương quốc Anh cần giải quyết vấn đề chất lượng dữ liệu, và gặt hái những lợi ích đáng kể.

Các nghiên cứu dữ liệu Crunch lưu ý:

• mức trung bình của dữ liệu không thống nhất là 80%

• chi phí sửa chữa và làm việc thủ công trong 5 năm cho các nhà bán lẻ và các nhà cung cấp là 235 triệu bảng

• hao phí quản trị trong 5 năm là 475 triệu bảng

• doanh số bán hàng bị mất trong 5 năm tới là 300 triệu bảng

Dưới đây là khái quát quá trình GS1 Vương quốc Anh sử dụng để phân tích các vấn đề và hoàn thành báo cáo dữ liệu Crunch Data Crunch – Các bước mấu chốt để thành công

• Đạt được sự phê duyệt của Ban lãnh đạo GS1 về các nguồn lực và tài trợ dự án

• Đạt được cam kết từ các nhà bán lẻ và nhà cung cấp

• Mức dự án và thâm niên

• Thỏa thuận bảo mật và tuyên bố an ninh

• Thiết lập một đội GS1 nội bộ Vương quốc Anh, bao gồm;

• Người quản lý dự án

• Nhà tài trợ dự án

• Chuyên gia kỹ thuật và phân tích kinh doanh

• Bộ KPI của dự án của và chuẩn cứ kết quả

• Thiết lập đội chuyên gia ngành công nghiệp

Trang

22

• Chọn các nhà cung cấp giải pháp phù hợp để đáp ứng nhu cầu hỗ trợ và phân tích của bạn

• Yếu tố về thời gian soát xét

Phân tích các yêu cầu của đối tác:

1. Công cụ phân tích

a. Chức năng phân tích b. Khả năng leo thang

c. Khả năng chấp nhận

d. Khả năng mềm dẻo

2. Kiến thức công nghiệp a. Kinh nghiệm bán lẻ

b. Chuyên môn dây chuyền cung cấp

c. Trong thế giới thực (real world insights)

Các bước để tiến hành phân tích:

Bước 1: File dữ liệu thu được từ các đối tác bán lẻ

Toàn bộ giả thiết của dự án dữ liệu Crunch là về so sánh các dữ liệu do các đối tác bán lẻ giữ, do đó, điều quan trọng là GS1 Anh đã thu được dữ liệu sản phẩm đúng từ đầu để tiến hành phân tích một cách đầy đủ

Bước 2: Đánh gia mỗi file về tính đầy đủ bằng cách sử dụng phần mềm phân tích thông tin của IBM Sau khi nhận được các dữ liệu từ các nhà bán lẻ, cần thiết phải kiểm tra từng file về các thuộc tính dữ liệu sản phẩm cần thiết để đảm bảo có thể thực hiên một sự so sánh kỹ lưỡng.

Bước 3: Làm phù hợp dữ liệu các đơn vị tiêu dùng và các đơn vị thương mại giữa các file của các nhà bán lẻ Các nhà bán lẻ có các hệ thống và các quá trình khác nhau để lưu trữ dữ liệu chính của sản phẩm của họ và như vậy cần phải giải cấu trúc dữ liệu nhận được của các nhà bán lẻ để các dữ liệu phù hợp trong thực tế, tham chiếu tới cùng một thuộc tính sản phẩm

Bước 4: Yêu cầu dữ liệu của nhà cung cấp

Phần cuối cùng của dự án là so sánh các dữ liệu của các nhà bán lẻ với các dữ liệu của các nhà cung cấp của họ. Mars, Unilever, P & G và Nestle đã cung cấp dữ liệu vật phẩm có thương hiệu mà GS1 Vương quốc Anh đã xác định trên các file dữ liệu nhà bán lẻ.

Bước 5: Xem xét các file của các nhà cung cấp về tính đầy đủ bằng cách sử dụng phần mềm phân tích thông tin của IBM Giống như bước 2 phân tích nhà bán lẻ, sau đó cần phải xem xét mỗi file về tính phù hợp thuộc tính dữ liệu của sản phẩm để đảm bảo có thể thực hiện một sự so sánh kỹ lưỡng.

Bước 6: Làm phù hợp dữ liệu đơn vị tiêu dùng và dữ liệu đơn vị thương mại giữa các nhà cung cấp và các nhà bán lẻ

Cuối cùng, giống như bước 3, cần thiết phải giải cấu trúc dữ liệu nhận được từ các nhà cung cấp để các dữ liệu đã phù hợp này tham chiếu tới cùng một thuộc tính sản phẩm được giữ trong các file của các nhà bán lẻ.

Để có thêm thông tin hoặc download báo cáo của GS1 UK Data Crunch, hãy tham khảo web site GS1 UK http://www.gs1uk.org/datacrunch.asp.

Trang

23

Bước 3: Đảm bảo có một chương trình quản lý dữ liệu sản phẩm chính GS1 tin rằng việc chấp nhận Đồng bộ hóa dữ liệu toàn cầu không thể trở thành hiện thực nếu không đảm bảo một số yếu tố, như:

• Thực hiện kiên trì và cam kết của tổ chức thực hiện GDS

• Xác định các trường hợp kinh doanh một cách rõ ràng

• Quản lý thay đổi tốt trong tổ chức

• Các quá trình quản lý chất lượng dữ liệu và dữ liệu vững chắc

Trong các yếu tố này, các quá trình quản lý dữ liệu là rất quan trọng, bởi vì nó là một khía cạnh liên quan đến các hoạt động hàng ngày của tổ chức. “Quản lý dữ liệu có thể được xác định như là một loạt các quá trình và thủ tục tồn tại trong tổ chức để tạo ra, duy trì và phân phối thông tin sản phẩm trong và ngoài tổ chức. Quan trọng không kém là “quản lý chất lượng dữ liệu”, nó là một chu kỳ các hoạt động bổ trợ nhằm đảm bảo thông tin được quản lý trong tổ chức luôn luôn đáp ứng các tiêu chuẩn cao về chất lượng và độ tin cậy.

Mặc dù rằng các yếu tố này có tầm quan trọng, nó thường bị bỏ qua và không được sự quan tâm đầy đủ do các ưu tiên hoạt động hàng ngày làm cho lu mờ các nguồn đầu tư dài hạn vào dữ liệu và các hệ thống quản lý chất lượng dữ liệu tốt hơn.

Các tổ chức thành viên GS1 có tiềm năng để tăng thêm giá trị to lớn cho các đối tác thương mại bằng cách giúp họ trở nên hiệu quả hơn trong các quá trình này và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công cụ dữ liệu và quản lý chất lượng dữ liệu mà nếu không sẽ chỉ là công cụ của riêng của các đối tác thương mại.

Nhưng làm thế nào các Tổ chức thành viên GS1 có thể hỗ trợ các thành viên của họ trong lĩnh vực này một cách chính xác? Thực sự có rất nhiều cách khác nhau mà Tổ chức thành viên GS1 có thể tham gia. Cách trực tiếp nhất để tham gia trong việc tạo khả năng cộng đồng người dùng là chuyển giao và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho quản lý dữ liệu và quản lý chất lượng dữ liệu.

Trang

24

Nhiều báo cáo ngành công nghiệp đã được và tiếp tục được viết, về Quản lý dữ liệu chính (Master Data Management-MDM). Một báo cáo công bố gần đây của Gartner Group, "Mười Thực hành tốt nhất cho MDM của dữ liệu sản phẩm" (ngày 16 tháng 3 năm 2010, Gartner Báo cáo ID: G00170201), cung cấp các khuyến nghị như sau:

Thực hành tốt nhất N° 8:

Đảm bảo rằng Chất lượng dữ liệu là một phần của MDM dữ liệu sản phẩm của bạn/áp dụng MDM

Quản lý dữ liệu chính của sản phẩm là khó khăn. Phức tạp khác là do các lĩnh vực dữ liệu khác MDM, chẳng hạn như dữ liệu khách hàng, vì dữ liệu sản phẩm có thể có hàng ngàn các thuộc tính, hàng trăm mối quan hệ và hàng triệu hồ sơ, và quá trình kinh doanh thời gian thực tương tác với kho lưu trữ thậm chí còn được truy cập từ các hệ thống bên ngoài doanh nghiệp. Bạn phải có được một định nghĩa rõ ràng và được thỏa thuận về dữ liệu sản phẩm (các siêu dữ liệu mô tả dữ liệu chính), cũng như các dữ liệu thực tế (các dữ liệu chính) trước khi bạn có thể tham khảo một nguồn dữ liệu chính của sản phẩm. Áp dụng sớm một vài MDM của dữ liệu sản phẩm để giải quyết bước này, và cố gắng để việc áp dụng này đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, việc áp dụng gắn liền những thủ tục chất lượng dữ liệu trong MDM của dữ liệu sản phẩm / chương trình MDM có nhiều cơ hội thành công lớn hơn. Xác định chất lượng dữ liệu và thiết lập các số liệu mục tiêu để hướng dẫn các nỗ lực chất lượng dữ liệu, trong bối cảnh của chương trình MDM dữ liệu sản phẩm / chương trình MDM, là một bước quan trọng trong tầm nhìn MDM cho doanh nghiệp của bạn (xem "Xu thế nâng cao chất lượng dữ liệu từ một nền tảng đo lường”). Bạn phải: Xác định chất lượng dữ liệu (có nghĩa là, mức độ chính xác chấp nhận được cho các dữ liệu chính của sản phẩm) bằng trường hợp sử dụng. Sử dụng công nghệ chất lượng dữ liệu và các nguyên tắc trong giai đoạn đầu của áp dụng MDM dữ liệu sản phẩm / thực hiện MDM để tạo ra một cái nhìn đơn giản được chứng nhận và có giá trị về dữ liệu chính của sản phẩm. Những thủ tục chất lượng dữ liệu trong áp dụng MDM dữ liệu sản phẩm / MDM để làm sạch liên tục dữ liệu đã được trao đổi hoặc được gửi vào hệ thống. Ba khía cạnh này của chất lượng của dữ liệu nổi lên rõ ràng như là những thực hành tốt nhất trong năm 2007, mặc dù sự thuần thục của công nghệ làm việc cùng nhau là rất thấp. Các đề mục hành động : Xác định và áp dụng chất lượng dữ liệu như là một phần của MDM dữ liệu sản phẩm của bạn/ chương trình MDM. Đừng bắt tay vào một MDM dữ liệu sản phẩm / chương trình MDM mà không giải quyết các yêu cầu về chất lượng dữ liệu.

Được trích với sự cho phép của Gartner Group. Báo cáo đầy đủ có sẵn để mua từ Gartner tại đường kết nối này: http://www.gartner.com/DisplayDocument?id=1323332 Truy cập vào trang web của Gartner tại http://www.gartner.com/

Trang

25

Một số ví dụ về các dịch vụ và hỗ trợ này là:

Giáo dục / đào tạo: Tổ chức thành viên GS1 đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra nhận thức và cung cấp đào tạo kỹ thuật cần thiết cho các tổ chức để thiết lập và thực thi các quá trình dữ liệu và quản lý chất lượng dữ liệu . GS1 GO cung cấp một loạt các khóa học để giúp Tổ chức thành viên GS1 phát triển các chương trình đào tạo riêng của họ. Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ với Bộ phận đặc trách hỗ trợ GS1 Tổ chức thành viên tại Văn phòng toàn cầu:.

Tư vấn: Tổ chức thành viên GS1 cũng có thể cung cấp các khuyến nghị có giá trị trung lập cho các thành viên của họ liên quan đến các quá trình hành động tốt nhất tùy thuộc vào tình hình cụ thể của một công ty:.

Đảm bảo chất lượng dữ liệu Nhiều Tổ chức thành viên GS1 trên toàn thế giới đã tung ra “dịch vụ đo

lường”, nó là một phương tiện để kiểm định tính chính xác của các dữ liệu được các đối tác thương mại tạo ra và quản lý. Những dịch vụ này cung cấp một phương pháp tuyệt vời và sâu sắc để tương tác với cộng đồng người sử dụng và đảm bảo kết quả trực tiếp về tính chính xác và độ tin cậy của dữ liệu

Dịch vụ áp dụng: Một tùy chọn khác mà một số Tổ chức thành viên GS1 đã theo là làm việc với các đối tác kinh doanh để áp dụng các dòng chày và quá trình công việc mới trong các công ty để cải thiện quản lý dữ liệu. GS1 Tổ chức thành viên tham gia vào loại hình dịch vụ này mang các kiến thức và kỹ năng khác nhau vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc hiện thực hóa một dự án.

Kết nối cộng đồng: Nhiều Tổ chức thành viên GS1 làm việc chặt chẽ với mạng lưới rộng lớn của các nhà

cung cấp giải pháp và hành động như một kết nối giữa cộng đồng người dùng và nhà cung cấp giải pháp, điều này có thể giúp họ bắt đầu bước nhảy và đẩy nhanh việc chấp nhận các biện pháp quản lý chất lượng dữ liệu tốt hơn

Dự án thí điểm tạo điều kiện thuận lợi: Một số Tổ chức thành viên GS1 cộng tác chặt chẽ với các nhóm ngành công nghiệp nhỏ thực hiện thí điểm hoặc cung cấp khái niệm liên quan đến áp dụng GDSN. Đây là một cách rất hiệu quả để minh họa sự cần thiết cho các giải pháp quản lý dữ liệu chính.

Trong khi tất cả các tùy chọn này luôn luôn có sẵn để một Tổ chức thành viên GS1 hỗ trợ các thành viên của họ, điều quan trọng là mỗi Tổ chức thành viên GS1 xác định hành động tốt nhất cho các nhu cầu và ưu tiên cụ thể của thị trường và cộng đồng của họ

Do đó, chúng tôi khuyến nghị các bước sau đây, mỗi khi đánh giá phương pháp tốt nhất để tham gia vào việc hỗ trợ cộng đồng người sử dụng: Xác định các nhu cầu của thị trường của bạn: Có vô số các câu chuyện và ví dụ mô hình thành công của dịch vụ chất lượng dữ liệu trên thế giới, nhưng để xác định cái nào là có thể “thực sự” làm việc trong thị trường của bạn, thì cần phải phân tích cẩn thận các khía cạnh sau :

• Ai là khán/thính giả nhằm tới?

• Loại công ty nào?

• Các ngành nào?

Mục tiêu chung cho các ngành công nghiệp có liên quan là gì?

Trang

26

Thành lập một nhóm người dùng đã cam kết: Để phát triển thành công, khởi động và tiến hành bất kỳ một chương trình nào, cần phải có một nhóm các công ty cam kết sẵn sàng đi đầu trong việc chấp nhận các quy trình mới. Tổ chức thành viên GS1 có một cơ hội tuyệt vời để hoạt động nhờ nền tảng chung cho thị trường địa phương của họ.

Xác định cách tiếp cận tốt nhất cho thị trường của bạn: làm việc cùng với các bên liên quan của bạn (tức là nhóm cốt lõi của người dùng đã cam kết của bạn) để xác định cách kết hợp tốt nhất các dịch vụ và các hành động cần thiết để cho phép người dùng của bạn đạt được các mục tiêu và mục đích của họ. Điều quan trọng làm căn cứ cho bất kỳ dịch vụ và các sáng kiến nào là sự có sẵn các tiêu chuẩn GS1.

Xác định mô hình tài trợ của bạn: Tính bền vững của dịch vụ chất lượng dữ liệu phụ thuộc rất nhiều vào một mô hình tài trợ vững chắc để đảm bảo rằng các dịch vụ có thể được cung cấp cho người tham gia một cách có chất lượng. Đây là một khía cạnh quan trọng để phân tích và xác định thị trường vì các dịch vụ có thể truy cập cho các đối tượng dự định cùng một lúc, lệ phí phải hỗ trợ đảm bảo rằng các dịch vụ có thể luôn luôn được cung cấp ở mức cao nhất.

Phát triển một chiến lược hoạt động: sau khi đã xác định công thức tốt nhất cho dịch vụ và các hoạt động cộng đồng của bạn, bạn phải làm việc với các thành viên của bạn để xác định các mốc thời gian thực tế để chấp nhận. Chiến lược này cũng chứa các mục tiêu đã được phê duyệt và xác định các số liệu được sử dụng để theo dõi kết quả của chương trình .

Thực hiện và liên lạc: Khởi động các dịch vụ và tham gia vào các liên lạc mở rộng thành viên của bạn

liên quan đến tính sẵn có của các dịch vụ và những lợi ích mà họ cung cấp Theo dõi (Monitor) kết quả và đảm bảo cải tiến liên tục :Theo dõi hiệu suất và tiến bộ về các mục tiêu và hiệu quả của các dịch vụ đã được đưa ra. Đảm bảo chắc chắn rằng thông tin phản hồi từ các đối tác thương mại là được sử dụng để liên tục nâng cao chất lượng và ý nghĩa của các dịch vụ được cung cấp. .

Khung khổ Chất lượng dữ liệu

Trong bối cảnh chất lượng dữ liệu và quản lý dữ liệu, GS1, cùng với cộng đồng người dùng, đã sản xuất một công cụ toàn diện nhất để áp dụng các hệ thống và các quá trình quản lý chất lượng dữ liệu đẳng cấp thế giới : Khung khổ Chất lượng Dữ liệu.

Khung khổ Chất lượng Dữ liệu này bao gồm hầu như tất cả các quá trình tác động vào một hệ thống quản lý chất lượng dữ liệu hiệu quả. Những thực hành tốt nhất cung cấp một điểm khởi đầu vững chắc cho sự phát triển thực hành nội bộ tốt và hợp tác trong ngành công nghiệp. Chúng tôi khuyến nghị Tổ chức thành viên GS1 tận dụng Khung khổ Chất lượng dữ liệu như là một “kế hoạch chi tiết” cho dòng quản lý (chất lượng) dữ liệu lý tưởng. Dựa vào Khung khổ này đã chứa các bước và nguyên tắc để thực hành quản lý dữ liệu tốt, Tổ chức thành viên GS1 nên tham khảo nó để có một danh mục chi tiết các bước để thiết lập các biện pháp

Trang

27

quản lý dữ liệu. Đó là điều cần đề cập ở đây, mặc dù một trong những lợi ích lớn nhất của khung khổ Chất lượng dữ liệu là nó có thể được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng tổ chức, làm cho nó trở thành lý tưởng cho bất kỳ loại hình dịch vụ nào mà một Tổ chức thành viên có thể cung cấp: từ một thúc đẩy chung thực hành tốt nhất về chất lượng dữ liệu đến những tư vấn cụ thể cho một tổ chức của người dùng cụ thể.

Khung khổ Chất lượng dữ liệu cũng chứa các thành phần khác như:

• Một bảng câu hỏi tự đánh giá giúp các tổ chức chấm điểm cho các chi tiết của các quá trình quản lý chất lượng dữ liệu nội bộ của họ.

• Một thủ tục kiểm tra sản phẩm để sửa chữa và đo lường sản phẩm nhất quán để kiểm định dữ liệu

Khung khổ Chất lượng dữ liệu cung cấp giá trị gia tăng to lớn cho bất kỳ dịch vụ nào mà một Tổ chức thành viên GS1 có thể cung cấp Những Tổ chức thành viên GS1 mong muốn sử dụng đòn bẩy Khung khổ chất lượng dữ liệu, được khuyến khích tham gia vào đào tạo Khung khổ chất lượng dữ liệu. (hãy liên hệ với GS1 tại [email protected] và jeanmarc.dhooghe @ gs1.org để biết thêm thông tin)

Một phiên bản mới của Khung khổ Chất lượng dữ liệu (phiên bản 3.0) đã được cung cấp như là một bộ công cụ toàn diện bao gồm một số các nguồn tài nguyên (phiếu ghi điểm, hướng dẫn áp dụng) giúp người dùng dễ dàng bắt đầu với Khung khổ này. Gói Khung khổ Chất lượng dữ liệu phiên bản 3.0 có sẵn tại: http://www.gs1.org/gdsn/dqf/data_quality_framework Tổ chức thành viên GS1 sử dụng Khung khổ Chất lượng dữ liệu được khuyến khích mạnh mẽ tuân thủ một loạt các nguyên tắc và thực hành tốt nhất để đảm bảo một ứng dụng nhất quán của Khung khổ Chất lượng dữ liệu giữa các khu vực. Các nguyên tắc này là tự nguyện và cung cấp một bối cảnh để các Tổ chức thành viên tối ưu hóa Khung khổ Chất lượng dữ liệu theo các lợi ích của họ và lợi ích của các thành viên của họ.

• Nguyên tắc chỉ đạo sử dụng Khung khổ Chất lượng dữ liệu cho các Tổ chức thành viên GS1

(sắp có) http://www.gs1.org/gdsn/dqf/library

Cuối cùng, một điều rất quan trọng cần đề cập đến là việc bắt đầu chấp nhận nội bộ các quá trình quản lý chất lượng dữ liệu và dữ liệu tốt hơn có thể được hỗ trợ bởi các bước chuẩn bị như các chương trình liên kết dữ liệu nội bộ (IDA) và các sáng kiến khác để củng cố các dòng thông tin trong một tổ chức. Để biết thêm thông tin liên quan đến các chương trình này có thể tìm thấy trên:

• GS1 "bắt đầu với chất lượng dữ liệu” website: http://www.gs1.org/gdsn/dqf/start

• Báo cáo của GCI-Capgemini về Liên kết dữ liệu nội bộ (từ năm 2004, trợ giúp của Diễn đàn hàng tiêu dùng) : http://www.gs1.org/docs/gdsn/IDA_GCI_Cap_Gemini.pdf

Trang

28

GS1 Mỹ: Danh mục đầu tư chất lượng dữ liệu

Cung cấp các phương pháp để giải quyết các vấn đề kinh doanh là rất quan trọng đối với sự thành công của việc áp dụng của GDSN. Không có vấn đề kinh doanh nào lớn hơn làm trì hoãn việc áp dụng thành công GDSN so với vấn đề chất lượng dữ liệu. GS1 Mỹ đã hiểu biết vấn đề cốt lõi này và phát triển một giải pháp để giúp thành viên của họ xác định và sửa chữa các vấn đề về tính chính xác của dữ liệu và chất lượng của các thông tin tổng thể của họ. Danh mục đầu tư chất lượng dữ liệu GS1 US dựa trên Khung khổ chất lượng dữ liệu và các tiêu chuẩn GS1 và bao gồm bốn lĩnh vực

Chú thích cho hình vẽ

Awareness and Assessment Nhận thức và đánh giá

Implementation Áp dụng

Standards Compliant Certification Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn

Monitoring Monitoring (Theo dõi)

Nhận thức và đánh giá

Để hỗ trợ các thành viên trong giai đoạn nâng cao nhận thức và đánh giá, GS1 Mỹ đã phát triển các dịch vụ tư vấn xung quanh ba lĩnh vực:

• Tiêu chuẩn chẩn đoán sử dụng cung cấp một con đường nhanh chóng để xác định các lĩnh

vực cơ hội quan trọng để cải thiện và tối ưu hóa việc thực hiện các tiêu chuẩn GS1 Các kết quả tính toán từ Tiêu chuẩn chẩn đoán sử dụng được dùng để làm nổi bật các cơ hội cải tiến và tạo điều kiện cho việc ưu tiên.hóa

• Tiêu chuẩn đánh giá sử dụng dự định dùng ở cấp đơn vị kinh doanh và sẽ cung cấp một

phân tích toàn diện hơn. • Đào tạo về độ chính xác dữ liệu thúc đẩy các kết quả của các tiêu chuẩn chẩn đoán sử

dụng và tiêu chuẩn đánh giá sử dụng vào đào tạo và hướng dẫn theo yêu cầu khách hàng. Đào tạo này tạo điều kiện cho việc thực hiện và tối ưu hóa các Tiêu chuẩn của GS1 trong một tổ chức.

Nhưng một khi một công ty thành viên đã xác định các khu vực có liên quan đến chất lượng dữ liệu thì họ cần đưa ra một kế hoạch để sửa chữa những những khu vực liên quan này và đảm bảo rằng chúng không xảy ra trong tương lai. Đây là nơi mà giai đoạn áp dụng xảy ra.

Trang

29

Áp dụng

Để hỗ trợ thực hiện các chương trình chất lượng dữ liệu tại các thành viên của mình, GS1 Mỹ đã tập trung vào các vấn đề cơ bản của dịch vụ kiểm định và đo lường. Bao gồm:

• Dịch vụ kiểm định mã vạch :Gửi mẫu sản phẩm tới Phòng kiểm nghiệm của GS1 Mỹ, tại đó sẽ xác định mẫu mã vạch dựa theo các tiêu chuẩn hệ thống GS1 mới nhất .

• Thẻ thử nghiệm phù hợp tiêu chuẩn được kiểm định :Thẻ thử nghiệm cho phép người dùng kiểm tra hiệu chuẩn máy kiểm định của họ.

• Dịch vụ kiểm toán(audit) nhà bán lẻ: Dịch vụ kiểm toán giúp đảm bảo dữ liệu chính xác liên tục

• Các nhà cung cấp gửi sản phẩm tới Phòng kiểm nghiệm của GS1 Mỹ thường xuyên theo lịch trình

• Các sản phẩm được đo phù hợp với các tiêu chuẩn mới nhất của hệ thống GS1

• Kết quả được so sánh với các dữ liệu GDSN hiện tại để phù hợp với các nguồn cấp hệ

thống dữ liệu cuối cùng của bạn.

• Các nhà cung cấp nhận được dữ liệu để có các hành động khắc phục

• Các dịch vụ đo lường nhà cung cấp – tại GS1 Mỹ: Sản phẩm được chuyển đến phòng thí

nghiệm GS1 Mỹ, ở đó nó được đo và cân theo các tiêu chuẩn mới nhất của hệ thống GS1. Dữ liệu này được cung cấp để nhập vào các hệ thống nội bộ và GDSN.

• Các dịch vụ đo lường nhà cung cấp – tại hiện trường: Nhân viên GS1 Mỹ tư vấn chuyên

môn trực tiếp cho các công ty thành viên. Họ cân và đo các sản phẩm bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn mới nhất của hệ thống GS1. Dữ liệu này được cung cấp để nhập vào các hệ thống nội bộ và GDSN.

• Cơ sở dữ liệu đo lường:

• Giao diện trực tiếp với các thiết bị đo lường kỹ thuật số loại bỏ các sai lỗi tiềm năng do nhập thủ công

• Bao gồm hỗ trợ liên tục cho đến tận người dùng đang thao tác

• Dựa trên Microsoft-access

Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn

Tuy nhiên, áp dụng là không đủ, các công ty thành viên cần phải chứng minh rằng những gì họ đang áp dụng là chính xác và nhất quán, và đó là nơi mà Chứng nhận phù hợp các tiêu chuẩn hướng tới. Chương trình Chứng nhận chất lượng dữ liệu GS1 Mỹ thiết lập một nguồn trung lập để cung cấp thông tin cho các đối tác kinh doanh về các nhà cung cấp dịch vụ chứng nhận, bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ, các nhà sản xuất, các nhà bán lẻ, nhà phân phối, và các loại công ty khác hỗ trợ dữ liệu sản phẩm GDSN

Một công ty thành viên được GS1 Mỹ chứng nhận như thế nào? Ở mức cao :

1. Tổ chức này sẽ cần phải trình bằng chứng được Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ quốc gia (NIST)

chứng nhận, cho trang thiết bị kỹ thuật số về đo chiều dài và trọng lượng

2. Một thành viên hoặc các thành viên của công ty thành viên sẽ phải tham dự một khóa đào tạo một ngày và vượt qua một kỳ thi. Mục đích là để chứng tỏ khả năng hiểu và áp dụng các tiêu chuẩn đo lường bao bì.

Trang

30

3. Trải qua các đánh giá định kỳ / kiểm toán nội bộ để đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của chương trình và các tiêu chuẩn GDSN.

Nhu cầu của công nghiệp và kỳ vọng của các đối tác thương mại đã dẫn đến sự cần thiết phải có danh mục đầu tư này. Việc có dữ liệu chính xác và rõ ràng đang ngày càng trở nên quan trọng đối với các đối tác thương mại. Chỉ khi nào dữ liệu được chia sẻ là chính xác, thì quá trình đồng bộ hóa toàn bộ dữ liệu mới có giá trị thực sự cho các đối tác thương mại. Điều đó dẫn đến giai đoạn cuối cùng – theo dõi (mô-ni-tô-ring).

Mô-ni-tơ-ring

Một công ty thành viên đã thực hiện các bước để làm sạch dữ liệu của họ và cập nhật nó với các đối tác thương mại của họ. Họ hiểu tầm quan trọng của việc giữ dữ liệu của họ rõ ràng nhưng bây giờ họ cần phải đảm bảo dữ liệu của họ luôn luôn rõ ràng bằng cách thiết lập các quy tắc và quy trình, thiết lập các quy trình kiểm toán, và lập phiếu ghi điểm những nỗ lực của họ. Những lợi ích thu được từ các bước này là tiết kiệm chi phí, cải thiện hoạt động, cải tiến các báo cáo và các mối quan hệ.

GS1 Mỹ có một số công cụ để giúp họ đảm bảo duy trì độ chính xác dữ liệu đã được cải thiện của họ

mà không cần mô-ni-tơ-ring. Những công cụ này bao gồm:

Chương trình xác thực (authentication) của GS1 Mỹ

Đảm bảo độ chính xác dữ liệu từ khi bắt đầu. Chương trình xác thực cho phép các đối tác phía yêu cầu đảm bảo rằng các đối tác thương mại của họ đang sử dụng một tiền tố công ty GS1 xác thực để phân định bản thân và sản phẩm của họ.

GS1 Mỹ hỗ trợ Chương trình xác thực này thế nào ?

1. Đảm bảo Hướng dẫn các yêu cầu nhà cung cấp của công ty thành viên chứa những thông tin liên lạc cập nhật nhất của GS1 Mỹ và các hướng dẫn để có được một Tiền tố công ty GS1 đơn nhất để tạo ra mã vạch cho sản phẩm của họ. 2. GS1 Mỹ tham gia thực hiện kiểm toán miễn phí file danh mục UPC của họ để:

• Xác định các vấn đề dữ liệu và các tác động tiềm ẩn lên các quá trình kinh doanh

• Phân tích, báo cáo và đề xuất các hành động khắc phục

• Ghi danh vào GS1 Mỹ để làm việc với các nhà cung cấp về các hành động khác phục.

• Tranh thủ GS1 Mỹ để theo dõi kết quả hành động khắc phục của nhà cung cấp

3. Áp dụng "Thực hành tốt nhất" để duy trì tính chính xác và toàn vẹn của file dữ liệu danh sách UPC, kiểm soát bán hàng và hàng tồn kho. GS1 Mỹ cung cấp các hướng dẫn thực hành tốt nhất để đáp ứng mô hình kinh doanh của doanh nghiệp (dịch vụ tư vấn thông qua GS1 Mỹ, Giải pháp chứng nhận đối tác và tự phục vụ của GS1 Mỹ).

Phiếu ghi điểm độ chính xác dữ liệu 1SYNC

So sánh thông tin của bạn với các đối tác thương mại. Các phiếu ghi điểm độ chính xác dữ liệu 1SYNC trình bày các nguồn dữ liệu (nhà cung cấp) với số điểm của người nhận dữ liệu (nhà bán lẻ) về tính chính xác của dữ liệu sản phẩm đã được đồng bộ hóa của họ. Phiếu ghi điểm này so sánh các phép đo vật phẩm được thực hiện bởi một đối tác phía nhu cầu (bán lẻ, nhà phân phối, Nhóm Mua văn phòng, vv .) với các phép đo do các nhà cung cấp của họ đã cung cấp thông qua GDSN. Thông qua các phương tiện này, các Phiếu ghi điểm độ chính xác dữ liệu 1SYNC giúp cải thiện chất

Trang

31

lượng thông tin trao đổi giữa các đối tác bằng cách làm nổi bật mọi khác biệt và cung cấp một điểm chung.

. Dễ dàng thấy được lợi ích từ các Phiếu ghi điểm độ chính xác dữ liệu 1SYNC bởi vì nó được dựa trên các quá trình GDSN hiện có. Công cụ này không cần đầu tư thêm hoặc đào tạo đặc biệt để sử dụng. Các phiếu ghi điểm độ chính xác dữ liệu 1SYNC cũng là hoàn toàn an toàn (người dùng chỉ có thể xem dữ liệu của công ty của họ).

Chú thích cho hình vẽ

Data Accuracy Scorecard Phiếu ghi điểm độ chính xác dữ liệu

Scores GDSN data against Recipiencet’s measured data

Đối chiếu dữ liệu GDSN với dữ liệu của người nhận đo được

Source’s GDSN Data Dữ liệu GDSN của nguồn

Recipient’s Measurements Đo lường của người nhận

Weight and dimensions data Dữ liệu kích thước và trọng lượng

Nhận dạng thương hiệu 1SYNC

Duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu của bạn. Nhận dạng thương hiệu cho phép bảo vệ, xác nhận, và theo dõi liên tục các thuộc tính cụ thể chủ sở hữu của thương hiệu trong suốt quá trình quản lý dữ liệu của công ty.

Nhận dạng thương hiệu 1SYNC cung cấp khả năng tạo ra xác nhận giá trị các vật phẩm thay đổi (Mã số thương phẩm toàn cầu ® [GTIN ®]). Giải pháp này áp dụng cho người dùng ở mọi cấp độ của dây chuyền cung cấp, bao gồm cả các nhà bán lẻ, nhà cung cấp, nhà sản xuất nhãn hiệu riêng, nhà phân phối, bán buôn, môi giới, và hợp tác xã trong toàn chiều dọc ngành công nghiệp. Dữ liệu nhà cung cấp thông tin được xác nhận với một bộ khoảng 20 thuộc tính cốt lõi. Quy tắc cho các thuộc tính này được thiết lập và hoạt động như một tài liệu tham khảo để xác nhận các dữ liệu mà các khu vực khác có thể cố gắng cung cấp. Điều này giúp ngăn chặn các dữ liệu sai xâm nhập vào dây chuyền cung cấp.

Sử dụng các giải pháp Nhận dạng thương hiệu 1SYNC làm cho dữ liệu chính xác và nhất quán trong suốt dây chuyền cung cấp, tiết kiệm đo lường cho tất cả các công ty trong cộng đồng đối tác thương

Trang

32

mại. Gần đây những người dùng đã thấy gần 60% dữ liệu không chính xác đã bị phát hiện và điều chỉnh tại các điểm nhập, trước khi công bố trên Mạng Đồng bộ hóa dữ liệu toàn cầu (GDSN). Kết quả là, các dữ liệu vào GDSN là sạch sẽ (rõ ràng) và chính xác và không đòi hỏi phải thay đổi / chỉnh sửa Người sử dụng ở mọi cấp độ của dây chuyền cung cấp có thể trao đổi thông tin vật phẩm chính xác, an toàn phù hợp cho cùng một thương hiệu sản phẩm, thông qua Mạng đồng bộ hóa dữ liệu toàn cầu ® (GDSN®), bằng cách sử dụng các giải pháp Nhận dạng thương hiệu 1SYNC.

Cùng với bốn lĩnh vực công việc trên, danh mục đầu tư của GS1 Mỹ đang giúp các công ty thành viên bắt đầu thấy được lợi ích của GDSN đối với toàn bộ công việc kinh doanh của họ.

Để biết thêm thông tin về chương trình chất lượng dữ liệu GS1 Mỹ liên hệ với Kristen Celecki tại [email protected].

Trang

33

Bước 4: Cho thấy làm thế nào để giải quyết các vấn đề kinh doanh

Giải quyết vấn đề kinh doanh đạt được bằng cách tối ưu hóa quá trình kinh doanh ở bất cứ nơi nào có thể. Các mục tiêu của Tối ưu hóa quá trình kinh doanh bao gồm:

• Giảm giấy tờ hoặc các phương tiện truyền thông khác dựa trên các quá trình

• Đạt được hiệu quả bằng cách loại bỏ, không chuyển giao, các quá trình thủ công giữa các đối tác thương mại

• Xác định và tiêu chuẩn hóa các qúa trình kinh doanh hiện có để nó có thể được thực hiện bằng

phương tiện điện tử

• Thực hiện các quá trình hiệu quả và đáng tin cậy hơn bằng cách loại bỏ các phân đoạn để các đối tác thương mại có thể chia sẻ lợi ích của việc cải thiện dây chuyền cung cấp

• Tạo thuận lợi cho sự hợp tác của các đối tác thương mại trong chuỗi giá trị.

“"Nếu bạn đang bắt đầu một chương trình đồng bộ hóa dữ liệu, bạn cần phải tập trung vào ba vấn đề chính: quá trình, nhân viên, và công nghệ thông tin."

Ruud van der Pluijm

Phó Chủ tịch (đã nghỉ hưu), B-to-B Thương mại điện tử Royal Ahold

Thông qua việc làm trôi chảy các quá trình kinh doanh hiện tại, các công ty sẽ có thể cải thiện sự hài lòng chung của khách hàng cả nội bộ lẫn bên ngoài

Mô hình chia sẻ dữ liệu điển hình mà không đồng bộ hóa dữ liệu toàn cầu giống như hình minh họa dưới đây.

Courtesy of GS1 Sweden

(Được phép của GS1 Thụy điển ?)

Trang

34

Courtesy of GS1 Sweden

(Được phép của GS1 Thụy điển ?)

Mạng đồng bộ hóa dữ liệu toàn cầu cung cấp một điểm duy nhất xuất bản và truy cập thông tin quan trọng.

“ Ý đồ cuối cùng của mọi chương trình áp dụng GDSN sẽ phải là tối ưu hóa qúa trình kinh doanh cho phép cải tiến qúa trình kinh doanh, do đó dẫn đến giảm chi phí và tăng hiệu quả dây chuyền cung cấp. Đó là những gì chúng tôi đang tiến tới. Theo quan điểm của tôi đó phải là mục tiêu cuối cùng.”

Terry Mochar, Reckitt Benckiser plc

GDSN cung cấp một số phương pháp trao đổi thông tin mà có thể được thay đổi để đáp ứng các nhu cầu dữ liệu nội bộ và qúa trình kinh doanh. Phần này bao gồm một số ví dụ Tối ưu hóa quá trình kinh doanh từ các hoạt động và các chương trình thực tế diễn ra tại các Tổ chức thành viên GS1.

Sử dụng GDSN để lọc thông tin và nâng cao hiệu quả quá trình nội bộ

GTIN + GLN + Thị trường mục tiêu

GDSN cung cấp các phương pháp khác nhau để đăng ký (subscribe) dữ liệu nó cho phép người dùng chỉnh sửa theo cách thức mà họ đưa dữ liệu vào các hoạt động của họ, do đó nó có thể phù hợp tốt nhất với nhu cầu nội bộ. Bằng cách đăng ký vào một GLN, một người nhận dữ liệu có thể nhận được tất cả các công bố bởi một nhà cung cấp dữ liệu cụ thể. Tuy nhiên, phương pháp này mang lại nhiều thông tin hơn so với nhu cầu người nhận dữ liệu, cái đó sau đó có thể yêu cầu sửa đổi theo hệ thống nội bộ để tách bỏ những dữ liệu không muốn. May mắn thay, có một cách tốt hơn.

Việc đăng ký có thể thực hiện bằng cách sử dụng các chuẩn cứ sau: GTIN, GLN của nhà cung cấp thông tin (GLN), thị trường mục tiêu, và phân loại sản phẩm toàn cầu (GPC). Các chuẩn cứ này có thể được trộn lẫn và phù hợp với một ngoại lệ: GTIN + GPC không thể được sử dụng cùng với nhau. Bằng cách sử

Trang

35

dụng các kết hợp khác nhau, một người nhận dữ liệu có thể sử dụng GDSN để lọc ra các thông tin và cung cấp một cơ chế để tập trung vào các dữ liệu cần thiết hoặc theo yêu cầu một cách chính xác.

Ví dụ, một người nhận dữ liệu có thể đăng ký một thuê bao gồm GTIN + GLN +TM, đó là một tổ hợp xác định một vật phẩm(kỹ thuật gọi là vật phẩm danh mục catalogue item) trong GDSN. Vì vật phẩm đã được xác định bằng các chuẩn cứ này, các thuê bao này sẽ chỉ yêu cầu theo các chuẩn cứ này, quá trình kết hợp sẽ cho kết quả là một và chỉ có một sản phẩm phù hợp(giả sử vật phẩm được đăng ký trong Đăng ký toàn cầu GS1). Bằng cách sử dụng các chuẩn cứ theo cách này, GDSN có thể được dùng như một bộ lọc dữ liệu vật phẩm cụ thể. Bởi vì dữ liệu này có thể rất cụ thể, nó có thể dùng để tự động hóa nội bộ và định lộ trình tốt hơn .

GLN + GPC

Tổ hợp các chuẩn cứ GLN và GPC được sử dụng để tập trung vào các yêu cầu thông tin xung quanh một loại cụ thể của sản phẩm từ một công ty cụ thể. Trong nhiều trường hợp các bộ phận mua hàng của các công ty thường đóng vai trò là người nhận dữ liệu chịu trách nhiệm cá nhân về các dòng sản phẩm cụ thể. Nếu họ có thể kết hợp các dòng sản phẩm này với các mã phân loại tương ứng, họ có thể tập trung vào thông tin gửi đến để nhận được chỉ những gì liên quan đến họ.

GPC

Bằng cách đăng ký một mã GPC duy nhất, cho phép một người đăng ký yêu cầu thông tin xung quanh một loại hình sản phẩm cụ thể không kể đến nhà sản xuất. Ví dụ, ngành y tế đã được lựa chọn để thiết lập một mã duy nhất GPC cho các thiết bị y tế

Ví dụ: Mã GPC cho các thiết bị y tế là 10005844

• Định nghía: Sản phẩm, không phải thuốc, được thiết kế và tiếp thị chủ yếu để sử dụng trong việc

điều trị, chẩn đoán, hoặc phòng ngừa bệnh

• Ví dụ: Tất cả các thiết bị y tế, thiết bị, vật tư, từ bông gòn đến máy MRI, ví dụ IVD, cấy ghép, dụng cụ phẫu thuật, găng tay , gạc, chỉ khâu, ống chích, kim tiêm ... cho các ứng dụng cả trên người và súc vật. Tất cả các chi nhánh của dịch vụ chăm sóc sức khỏe bao gồm: nội khoa, phẫu thuật, ung thư, nha khoa, cấp cứu.

Nếu một thuê bao muốn truy cập thông tin từ tất cả các nhà sản xuất thiết bị y tế, họ chỉ cần đăng ký mã GPC cho các thiết bị y tế 10.005.844. Mô hình thuê bao này sẽ là hữu ích, ví dụ, cho những người muốn truy cập thông tin cho tất cả các thiết bị y tế từ tất cả các nhà sản xuất hoạt động trong GDSN. Lợi ích là nó cho phép các nhà sản xuất công bố thông tin một lần và làm cho nó có sẵn cho tất cả các khách hàng của họ và người nhận dữ liệu khác. Lợi ích cho quản lý, trong ví dụ này, là đảm bảo rằng các thông tin trong cơ sở dữ liệu của họ sẽ được giữ liên tục cập nhật và đồng bộ hóa với các nhà sản xuất thiết bị y tế.

Ngoài các mô hình xuất bản và thuê bao như thế này, nhiều Tổ chức thành viên GS1 đã phát triển thêm sản phẩm và dịch vụ để cho phép các thành viên tiếp tục tối ưu hóa các quá trình hoạt động của mình. Phần này chứa các ví dụ về thực hành tốt nhất từ các Tổ chức thành viên, họ là người đã cung cấp các ví dụ.

Trang

36

GS1 Canada: Quá trình giới thiệu sản phẩm mới – Trung tâm vật phẩm Trung tâm vật phẩm của GS1 Canada là một công cụ cho phép người nhận dữ liệu (ví dụ như các nhà bán lẻ) truy cập dữ liệu từ các ECCnet Registry (Bộ phân đăng ký ECCnet), cũng như truy cập tới dữ liệu sản phẩm tư nhân và độc quyền đã được các đối tác thương mại nhà cung cấp của họ gửi đến. Bằng cách này, người nhận dữ liệu sử dụng Trung tâm vật phẩm cho phép các nhà cung cấp của họ liệt kê tất cả các dữ liệu sản phẩm của họ - bao gồm cả cộng đồng, tư nhân và sở hữu độc quyền và xử lý nó trong một giải pháp đơn giản, dựa trên dòng công việc, hỗ trợ việc loại bỏ các chuyển giao thủ công và giấy tờ từ quá trình kê danh sách sản phẩm này.

Chú thích cho hình vẽ

Supplier Nhà cung cấp

Internal Processes for product management Quá trình nội bộ để quản lý sản phẩm

Firewall Tường lửa

Community Management Quản lý cộng đồng

On-boarding Solution Giải pháp on-boarding

Product Registry Đăng ký sản phẩm

Planogram Dimension Kích thước theo kế hoạch

Foodservice M&N Dịch vụ thực phẩm

Hi/Lo Res Images Hình ảnh Hi/Lo Res

Item Centre API Trung tâm vật phẩm

Retailer Nhà bán lẻ

Internal Prosesses for item creation Các quá trình nội bộ để tạo vật phẩm

Trang

37

Trung tâm vật phẩm là một giải pháp lưu trữ được thiết kế để tự động hóa và hợp lý hóa quá trình liệt kê sản phẩm mới. Truy cập vào Trung tâm vật phẩm có sẵn trực tuyến hoặc thông qua một giao diện chương trình ứng dụng (API). Giao diện trực tuyến cho phép nhà cung cấp và người nhận dữ liệu hợp tác, trong khi đó các giao diện API cho phép tích hợp dữ liệu ECCnet Registry máy-tới-máy với các hệ thống nội bộ.

Nếu không dùng giao diện trực tuyến, tích hợp Kế hoạch hóa tài nguyên doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning -ERP) thông qua các giao diện API được dùng, sẽ tải về dữ liệu sản phẩm đã được phê duyệt. Lưu ý rằng có khả năng khả kiến hoàn toàn đối với tình trạng và lịch sử thay đổi của sản phẩm ở tất cả các lần đối với cả các người nhận dữ liệu và các nhà cung cấp.

Các khả năng của giao diện trực tuyến

Các khả năng của giao diên trực tuyến của Trung tâm vật phẩm bao gồm:

• Dòng công việc và và dữ liệu chính xác thông qua phê duyệt danh sách vật phẩm, thay đổi quy trình quản lý và thông báo qua email lưu ý tất cả người dùng về các hành động cần thiết

• Kiểm toán dấu vết và thống kê năng suất

• Giảm thiểu các dạng giấy tờ và các quá trình thủ công

Cụ thể hơn, cổng thông tin giao diện trực tuyến của Trung tâm vật phẩm, trong đó bao gồm xếp hàng công việc và các trạng thái danh sách vật phẩm, cung cấp các quá trình phê duyệt danh mục vật phẩm mới trước khi dữ liệu đến hệ thống nội bộ . Các quá trình quản lý thay đổi dữ liệu này - có nghĩa là, nắm bắt và phê duyệt thay đổi dữ liệu sản phẩm trước khi dữ liệu tích hợp với các hệ thống nội bộ - đảm bảo tính chính xác. Thông báo qua email được phát ra cho tất cả người dùng khi các hành động cần để thay đổi, hoặc khi danh sách vật phẩm được hoàn thành và sẵn sàng tích hợp vào các hệ thống và quy trình nội bộ của một công ty. Xếp hàng công việc, các trạng thái, lịch sử thay đổi, và lịch sử hành động của người dùng cung cấp cho người dùng một dấu vết hành động (được kiểm toán hoàn toàn) đã thực hiện với dữ liệu. Hơn thế nữa, số liệu thống kê năng suất có sẵn thông qua các báo cáo tiêu chuẩn.

Trung tâm vật phẩm hoạt động như là một cơ sở dữ liệu mở rộng có phân cấp quyền người dùng và đặc quyền mở rộng ra ngoài dữ liệu ECCnet Registry:

• Dữ liệu cộng đồng:Dữ liệu được nạp vào ECCnet Registry bởi các nhà cung cấp

• Dữ liệu nhà cung cấp riêng: dữ liệu về quan hệ chẳng hạn như giá cả, theo định nghĩa của người nhận dữ liệu và hiển thị cho cả hai bên

• Dữ liệu độc quyền: Xác định bởi người nhận dữ liệu và chỉ hạn chế đến người nhận dữ liệu.

Các quy tắc kinh doanh người nhận dữ liệu và hợp lệ được thi hành trên tất cả các dữ liệu và dòng công việc phụ trợ. Ngoài ra, các giao diện trực tuyến của Trung tâm vật phẩm được gắn thương hiệu với logo và thông điệp của người nhận dữ liệu thông qua trang chào đón (Welcom Page).

Các khả năng của giao diện API

Các khả năng của giao diện API của Trung tâm vật phẩm gồm:

• Tự động hóa quá trình kinh doanh máy-tới-máy và giao diện kết nối Internet an toàn

• Khả năng tìm kiếm nhờ một loạt các chuẩn cứ và chỉ lấy dữ liệu sản phẩm được phê duyệt.

• Các quá trình cập nhật dữ liệu sản phẩm đơn giản.

• Lấy tất cả các dữ cộng đồng, tư nhân và độc quyền

Trang

38

• Khả năng cập nhật các trạng thái GTIN để minh họa rằng một danh sách sản phẩm là hoàn thành, cảnh báo người dùng bằng email

Tích hợp dữ liệu nhà cung cấp với các quá trình và hệ thống kinh doanh của người nhận dữ liệu thông qua giao diện API của Trung tâm vật phẩm làm giảm thiểu nhu cầu nhập dữ liệu thủ công và tăng tốc độ của việc đưa sản phẩm ra thị trường bằng cách tích hợp tất cả các dữ liệu sản phẩm - cộng đồng, tư nhân và độc quyền. Một giao diện API mạnh mẽ cũng cho phép các vật phẩm mới và các thay đổi vật phẩm được tích hợp với các trường dữ liệu quan trọng của Trung tâm vật phẩm, nó được xác định để kích hoạt các hành động như các thay đổi quan trọng hoặc các quá trình xem xét. Các trường không quan trọng được cập nhật, nhưng không kích hoạt bất kỳ hành động hoặc cảnh báo nào.

Một giao diện API cho phép người nhận dữ liệu lưu ý tới trạng thái của vật phẩm để đảm bảo vật phẩm này cuối cùng sẽ được gắn dấu hoàn thành. Các trạng thái có sẵn cho cả nhà cung cấp và người nhận dữ liệu thông qua các thông báo qua email.

Chú thích cho hình vẽ

Registry Data 1-to-many Dữ liệu đăng ký 1-tới nhiều

Community Cộng đồng

Relationship Data 1-to-1 Dữ liệu quan hệ 1-tới -1

Private Riêng tư

Proprietary Internal Data Dữ liệu độc quyên nội bộ

Internal nội bộ

Listing Form biểu mẫu danh mục

Trang

39

Những lợi ích chính của Trung tâm vật phẩm

• Nâng cao tính toàn vẹn dữ liệu và năng suất bằng cách sử dụng dữ liệu sản phẩm đã được làm

sạch, xác thực và kết hợp các thực hành ngành công nghiệp tốt nhất để đồng bộ hóa dữ liệu thông qua một giao diện điện tử duy nhất.

• Tiêu chuẩn hóa và tự động hóa các quá trình lập danh sách sản phẩm để nâng cao hiệu quả.

• Hiển thị tối đa vòng đời của một sản phẩm, theo dõi trạng thái của một sản phẩm thông qua quá trình lập danh sách -. bao gồm cả lịch sử thay đổi dữ liệu và thiết lập các vật phẩm mới.

• Hợp lý hóa việc lập danh sách mới thông qua một giải pháp dựa trên web mà xác định chỗ thuộc tính sản phẩm độc quyền bằng cách sử dụng dữ liệu nhà bán lẻ cụ thể, các thay đổi chỉnh sửa, và các quy tắc kinh doanh.

• Chấm dứt các công việc giấy tờ, tạo thuận lợi cho hợp tác của các đối tác thương mại bằng cách sử dụng dòng chảy công việc và thông tin liên lạc trực tuyến chứ không phải là điện thoại, fax, email và / hoặc giấy tờ.

• Báo cáo kết quả đo hiệu năng danh sách sản phẩm hiện có, cung cấp khả năng xác định các tắc nghẽn quá trình

Để có thêm thông tin về Trun g tâm vật phẩm GS1 Canada, liên hệ với GS1 Canada tại [email protected].

GS1 Thụy điển: Cung cấp một điểm truy cập dữ liệu chất lượng

Để hiểu các dịch vụ dữ liệu chất lượng xuất hiện ở Thụy Điển như thế nào, chúng ta cần trở lại những năm 1990 khi các nhà bán lẻ và các nhà cung cấp bắt đầu trao đổi dữ liệu chính thường xuyên hơn bằng phương tiện điện tử. Các tiêu chuẩn GS1 không được sử dụng ngay từ đầu, nhưng đã có một số xác nhận đơn giản cho kích thước, trọng lượng và xác nhận danh sách các mã.

Tuy nhiên, chất lượng dữ liệu, hiệu quả sử dụng và tự động hóa đã không sảy ra. Vì vậy, cộng đồng người dùng đã đến GS1 Thụy Điển và yêu cầu một tiêu chuẩn EDI cho các Công bố (tờ khai) thương phẩm.

Các công ty người dùng đã có được các kinh nghiệm trong hoạt động EDI của họ khi việc áp dụng này không hoàn toàn hài hoà. Kinh nghiệm EDI là nhiều nhà cung cấp và các nhà bán lẻ áp dụng tập hợp con của họ (hoặc mở rộng) của tiêu chuẩn và do đó rất nhiều phiên bản được sinh ra và dĩ nhiên đây là một gánh nặng chi phí cho tất cả các bên trong chuỗi cung ứng.

Để tránh lặp lại những sai lầm tương tự , cộng đồng người dùng (các nhà cung cấp và nhà bán lẻ) thảo luận với GS1 Thụy Điển về các giải pháp có thể. Cộng đồng này quyết định năm 2002 khởi động một dịch vụ xác nhận với mục tiêu đạt được thông điệp tiêu chuẩn GS1 cho các thông tin vật phẩm. Dịch vụ này đã được đưa ra vào giữa năm 2003.

Dịch vụ này đảm bảo ba điều quan trọng:

• mọi giao dịch dữ liệu phù hợp với cùng một tiêu chuẩn

• mọi giao dịch dữ liệu phù hợp với quy tắc xác nhận chung của Thụy Điển (Ngoài những quy tắc

chung toàn cầu), • mỗi nhà bán lẻ chỉ cần một kết nối để tiếp cận các nhà cung cấp của họ, có nghĩa là thực hiện

nhanh hơn nhiều

Nhưng một số lỗi vẫn xảy ra. Các thông tin vật phẩm đã không phải luôn luôn hoàn toàn phù hợp với các sản phẩm vật lý. Các nghiên cứu năm 2006 cho thấy rằng 30% các phép đo trong thông tin vật phẩm là

Trang

40

không chính xác. Cộng đồng này yêu cầu GS1 Thụy Điển xây dựng Validoo Q-lab, nó đã được đưa ra vào năm 2008. Validoo Q-lab đảm bảo:

• Các thông tin thương phẩm là chính xác so với các mẫu: đối với mọi sản phẩm mới trên thị

trường, cả vật phẩm tiêu dùng và các vật phẩm không tiêu dùng

• khoảng 30 thuộc tính trong thông tin vật phẩm được kiểm tra, có nghĩa là không chỉ các phép đo, mà cả là tên thương hiệu, mô tả, giá trị mã ...

Chú thích cho hình vẽ

Supplier Nhà cung cấp

Marketing dept Bộ phận maketing

Development Triển khai

Suppliers Các nhà cung cấp

Validoo item Vật phẩm Validoo

Validation of data Xác nhận dữ liệu

Retailer Nhà bán lẻ

Status report Báo cáo tình trạng

Validoo Q-lab Validoo Q-lab

Để có thêm thông tin về GS1 Thụy điển hoặc Validoo Q-Lab của họ, xem http://www.gs1.se

GS1 Australia : Y tế New South Wales và Y tế Western Australia (Tây Úc )

Tại Úc, lĩnh vực y tế dựa vào cung cấp các sản phẩm chính xác và dữ liệu giá thông qua Catalogue sản phẩm quốc gia (NPC). Cataloggue sản phẩm quốc gia thực hiện áp dụng Mạng đồng bộ hóa dữ liệu toàn cầu trong ngành y tế dựa trên pool dữ liệu, mạng GS1 (GS1net). Dữ liệu Cataloggue sản phẩm quốc gia đã trở thành một nền tảng cho các quy trình kinh doanh khác như mua hàng điện tử (eProcurement) hoặc thương mại điện tử (eTrading), như minh họa trong các ví dụ dưới đây. Với lợi ích nhìn thấy từ dữ liệu Cataloggue sản phẩm quốc gia , hệ thống này hiện đang được sử dụng bởi khu vực tư nhân với một số bệnh viện, nhà thuốc bán buôn và bán lẻ truy cập nguồn dữ liệu này. Các nhà cung cấp khuyến khích

Trang

41

các đối tác thương mại của họ còn chưa sử dụng Cataloggue sản phẩm quốc gia nỗ lực tham gia, như nhiều người nhận dữ liệu hơn tham gia, lợi nhuận kinh doanh của nhà cung cấp tăng lên.

Ngành y tế New South Wales

Thông tin được cung cấp bởi Valentino Bulaon, Giám đốc Thông tin mua sắm, dịch vụ mua sắm kinh doanh , Hỗ trợ Y tế

Ngành y tế New South Wales bị những tác động chi phí tốn kém do "dữ liệu bẩn" và "hệ thống khác nhau". Trong 20 năm qua, dữ liệu phát ra từ nhiều nguồn (tức là gọi điện thoại, gặp đại diện bán hàng, email và danh mục giấy) và nhập vào các hệ thống mà không có kỷ luật cấu trúc dữ liệu. Tiếp tục thực hiện bảo trì và cập nhật dữ liệu thủ công và phụ thuộc vào việc đọc của nhân viên và nhập dữ liệu chính xác.

Ngành y tế New South Wales giải quyết vấn đề về các hệ thống khác nhau bằng cách áp dụng một biện pháp duy nhất, “Xây dựng cơ sở dữ liệu nhà nước hệ thống quản lý tài chính của Oracle”. Cùng với việc cải tiến rộng rãi này của nhà nước, ngành y tế New South Wales bắt đầu sử dụng Catalogue sản phẩm quốc gia (Cataloggue sản phẩm quốc gia ). Việc này thay thế các nguồn thông tin không đáng tin cậy và duy trì thủ công như mô tả ở trên.

Để nhanh chóng theo dõi việc sử dụng các Cataloggue sản phẩm quốc gia , ngành y tế New South Wales sử dụng một giải pháp tích hợp được gọi là Gentran. Giải pháp này cho phép khai thác tự động dữ liệu Cataloggue sản phẩm quốc gia (máy tính đến máy tính), liên kết dữ liệu Cataloggue sản phẩm quốc gia với các catalogue nội bộ ngành y tế New South Wales (mô tả tổng quát ) và các dữ liệu thích hợp được đẩy lên liên kết vào Hệ thống quản lý tài chính Oracle. Dữ liệu liên kết được đẩy vào Hệ thống quản lý tài chính Oracle sau đó được sử dụng để giao dịch kinh doanh, tức là thông tin được sử dụng trong các đơn đặt mua hàng là những thông tin đã được cung cấp bởi các nhà cung cấp thông qua Cataloggue sản phẩm quốc gia và kết nối đến danh mục nội bộ Y tế New South Wales.

Hiện nay Y tế New South Wales đang tìm kiếm một số phương án cổng B2B , sử dụng cổng thông tin khác nhau để có được được càng nhiều càng tốt các nhà cung cấp trong tương lai. Dự án lớn tiếp theo là tích hợp hệ thống iPharmacy (Dược điện tử) với Hệ thống quản lý tài chính Oracle để tạo thuận lợi cho quản lý tập trung dữ liệu, bao gồm việc sử dụng các dữ liệu nhà cung cấp được lấy từ các Cataloggue sản phẩm quốc gia . Dự án này sẽ sử dụng không chỉ dữ liệu mua sắm Cataloggue sản phẩm quốc gia mà còn cả các dữ liệu khác theo yêu cầu của phân phối / ghi nhãn dược phẩm. Nhìn chung, việc sử dụng các dữ liệu Cataloggue sản phẩm quốc gia sẽ không bị giới hạn trong các thông tin mua mà sẽ được mở rộng để hỗ trợ các yêu cầu của ngành dược và dự án hợp lý hóa kho dự trữ, ví dụ như kích thước và trọng lượng của sản phẩm.

Trang

42

Y tế New South Wales

Trang

43

Y tế Western Australia

Thông tin do David Melbourne cung cấp, Mạng hợp tác y tế, Chi nhánh Dịch vụ mua sắm

Phần lớn quá trình mua sắm của Y tế WA là tự động. Thông tin mua sắm các sản phẩm kiểm kê được duy trì trong các bảng của nhà cung cấp cụ thể ở Oracle và người dùng cuối có thể lựa chọn từ danh sách đó các sản phẩm và gửi yêu cầu. Quá trình bổ sung tự động tạo ra các yêu cầu mua hàng cho dòng hàng dự trữ dưới một mức tối thiểu cài sẵn. Yêu cầu mua hàng được hợp nhất thành đơn đặt hàng dựa trên trang web của nhà cung cấp và phân phối. Đơn đặt hàng sẽ được gửi fax tự động tới các nhà cung cấp hoặc eTrading (bằng cách sử dụng GS1 XML) ở những chỗ có một nhà cung cấp nhất định, các đơn đặt hàng được truyền điện tử cho nhà cung cấp.

Quá trình mua hàng của Y tế Western Australia

Chú thích cho hình vẽ

Approved products catalogued and inventory centrallly maintained in Oracle core (blankets)

Danh mục bản kê sản phẩm đã được duyệt được duy trì tập trung tại lõi Oracle (che phủ)

Catalogue uploads from Oracle core into I-procurement at least daily

Đưa danh mục từ lói Oracle vào trang mạng mua săm điện tử tối thiểu hàng ngày

End users search on approved product list Người dùng cuối cùng tìm trên bản kê danh mục sản phẩm đac được duyệt

Trang

44

Approval of the purchase is work-flowed Duyệt mua hàng vào dòng chảy công việc

Min/Max runs inventory daily Loạt tối đa/tối thiểu mua hàng ngày

Lines consolidated into POs based on ship to and supplier

Các đường được khẳng định vào điểm bán dựa trên “ship to” và nhà cung cấp

POs transmited via e-procurement directly into supplier system

Điểm bán chuyển giao trực tiếp tới hệ thống nhà cung cấp thông qua mạng mua sắm điện tử

POs faxed to supplier Điểm bán gửi fax tới nhà cung cấp

Vấn đề chính là chất lượng dữ liệu được cùng cố nhờ các quy trình kỹ thuật. Đồng bộ hóa thông tin mua sắm của chúng ta với những cái mà nhà cung cấp xuất bản trong Cataloggue sản phẩm quốc gia là một liên kết quan trọng trong quá trình này. Dữ liệu nhà cung cấp được lấy ra từ Cataloggue sản phẩm quốc gia và đồng bộ hóa với thông tin mua sắm do chúng ta quản lý. Các mâu thuẫn dữ liệu hoặc lỗi đều có thể được giải quyết vào lúc này. Các thông tin của cùng một sản phẩm được quay lại tới nhà cung cấp trong đơn đặt hàng sẽ làm giảm đáng kể các sai lỗi. Kinh nghiệm của Y tế WA cho thấy kinh doanh mà không có dữ liệu chất lượng tốt là vô cùng khó khăn. Đồng bộ hóa dữ liệu thông qua các Cataloggue sản phẩm quốc gia phải được thực hiện trước khi áp dụng eTrading (Thương mại điện tử)

Y tế Western Australia (Cataloggue sản phẩm quốc gia ) và dòng chảy dữ liệu eMessaging (thông điệp điện tử)

Trang

45

Chú thích cho hình vẽ

Closing the loop Mạch kín

Supplier Nhà cung cấp

Updates Cập nhật

Direct Link to HCN HUB Kết nối trực tiếp với HCN HUB

No Link to HCN HUB Không kết nối với HCN HUB

External Bên ngoài

Changes Thay đổi

MIDDLEWARE HUB Tầng (thiết bị) trung gian

iProc User Người dùng quá trình điện tử

Để biết thêm thông tin về GS1 Úc, hãy truy cập http://www.gs1au.org

GS1 Columbia: Giải pháp chuỗi cung cấp tổng thể

GS1 Cô-lôm-bi-a, với sự hợp tác và lãnh đạo cộng đồng của họ, đã phát triển một khái niệm sử dụng GDSN, GEPIR, EPCIS, Tiêu chuẩn truy nguyên toàn cầu cho ngành y tế (GTSH) và các nguyên tắc chất lượng dữ liệu để cung cấp giải pháp chuỗi cung cấp đầu cuối (end to end) hoàn chỉnh. Cụ thể, để đáp ứng với quyết định của chính phủ Colombia năm 2007, yêu cầu truy nguyên nguồn gốc đầu cuối của cả dược phẩm và thiết bị y tế bao gồm cả tài liệu của tất cả các đối tác thương mại và các sản phẩm mà họ xử lý trong cơ sở dữ liệu quốc gia. Một số tổ chức y tế đa quốc gia và nội địa tiếp xúc với GS1 Cô-lôm-bi-a để tìm hiểu các tiêu chuẩn GS1 có thể được sử dụng như thế nào để đáp ứng quyết định 2007 này.

Các tổ chức này đã quyết định tham gia cùng GS1 Cô-lôm-bi-a vào một thử nghiệm khái niệm ngành công nghiệp tự nguyện liên quan đến các tiêu chuẩn và dịch vụ GS1 đã có để chứng minh các tiêu chuẩn và các dịch vụ được cung cấp bởi GS1 Cô-lôm-bi-a có thể cung cấp một giải pháp công nghiệp tự nguyện như thế nào.

Chứng minh khái niệm” (proof of concept) bao gồm các tiêu chuẩn và dịch vụ.

• GTIN như là số phân định sản phẩm chính

• GLN như là việc phân định các bên

• GEPIR để cung cấp xác nhận Tiền tố Công ty toàn cầu GS1

• GTSH như là một cơ sở để truy nguyên dây chuyền cung cấp y tế hoàn chỉnh

• CABASnet = Pool dữ liệu GDSN GS1 Cô-lôm-bi-a là một nhà chứa Catalogue sản phẩm quốc gia. Ngoài ra sẽ phục vụ như là một kết nối với các GDSN. Ngoài ra CABASnet cung cấp dịch vụ đồng bộ dữ liệu cho tám nước Mỹ Latinh, Peru, Nicaragua, Guatemala, Honduras, El Salvador, Costa Rica, Chile và Paraguay

• STL = Sản phẩm của GS1 Cô-lôm-bi-a cung cấp các giải pháp truy nguyên nguồn gốc

Trang

46

Trang

47

Hệ thống STL ( Sistema de Trazabilidad en linea – Hệ thông truy nguyên) cho phép những đối tượng chủ chốt của dây chuyền giá trị ngành y tế đăng ký, đồng bộ hóa và tìm kiếm trực tuyến thông tin truy nguyên tĩnh và động về tất cả các sản phẩm được xác định với một GTIN Một số quan sát và kết luận của các “chứng minh khái niệm” bao gồm những điều sau đây.

• Chìa khóa quan trọng nhất là đạt được sự hợp tác mong muốn giữa các đối tác thương mại về mạng, chia sẻ thông tin, tạo điều kiện cho chuỗi giá trị năng động để đáp ứng nhu cầu thị trường. Làm việc một mình như một hòn đảo bị cô lập có lẽ là quyết định tồi tệ nhất mà các công ty có thể làm.

• EPC nên được xem xét trong chiến lược và kế hoạch đầu tư của tổ chức để đảm bảo các nguồn

lực cho sự phát triển của mình. • Cần sắp xếp các cơ sở dữ liệu với mục đích chia sẻ thông tin giữa các đối tác kinh doanh, GS1

cung cấp các “pool” dữ liệu để hỗ trợ .dịch vụ này

• Cam kết của tất cả những người tham gia vào sáng kiến này sẽ đảm bảo các nguồn lực và ưu tiên cao để thực hiện thành công

• Các khu vực CNTT phải hỗ trợ các phần mềm và phần cứng trong nhóm làm việc EPC

• Khi các công ty bắt đầu chia sẻ thông tin họ nhận ra những lợi ích tiềm năng mà họ sẽ nhận được.

Những lợi ích tiềm năng này sẽ trở thành hiện thực và có thể trở thành một phần không thể tách rời của quá trình thương mại của họ và các đối tác kinh kinh doanh.

• Hiệu quả về giảm thời gian cần để xác định các điểm tắc nghẽn, tránh các thủ tục thủ công, giảm

sự phức tạp cần để quản lý hàng tồn kho với mục tiêu giảm mức tồn kho trong tất cả các nút trong chuỗi giá trị. Thông tin có sẵn cho phép họ đưa ra quyết định tốt hơn về sản xuất và hàng tồn kho của họ , cái đó có thể được sử dụng tốt hơn để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

Để biết thêm thông tin liên lạc GS1 Cô-lôm-bi-a tại [email protected]

For more information contact GS1 Colombia at [email protected]

Trang

48

Bước 5: Kích hoạt các hệ thống nội bộ của khách hàng cho phù hợp

"Chúng tôi bắt đầu chương trình tận dụng lợi thế của Mạng Đồng bộ hóa dữ liệu toàn cầu GS1 bằng cách thiết lập một tầm nhìn: Chúng tôi nói rằng khi chúng tôi hoàn thành, các đối tác kinh doanh của chúng tôi sẽ được sử dụng cùng một thông tin để quản lý công việc kinh doanh hàng ngày (day-to-day) của họ như chúng tôi sử dụng nội bộ”

Milan.Turk Giám đốc điều hành của khách hàng e-Hợp tác

Procter & Gamble

Mở rộng bằng cách lôi kéo các Nhà cung cấp giải pháp: Chương trình Nhà cung cấp giải pháp toàn cầu GS1

Chương trình nhà cung cấp giải pháp toàn cầu GS1 trình bày một kịch bản kinh điển "thắng / thắng": Người sử dụng tiêu chuẩn của GS1 sẽ làm việc tự tin hơn với các nhà cung cấp giải pháp toàn cầu đã cam kết cung cấp các giải pháp cho các vấn đề kinh doanh của họ dựa trên các tiêu chuẩn, và các nhà cung cấp giải pháp này sẽ được hưởng lợi từ sự hỗ trợ của GS1 trong việc tận dụng kết nối duy nhất của chúng ta tới người dùng và cộng đồng Tổ chức thành viên của chúng ta .

Hơn 25 Tổ chức thành viên GS1 đã có các Chương trình nhà cung cấp giải pháp (Solution Provider-SP)địa phương. Chúng khác nhau về nội dung và lợi ích. GS1 SP Zone (Khu vực nhà cung cấp giải pháp GS1) chứa các liên lạc chính cho chương trình này tại mỗi quốc gia cũng như một số thông tin mức cao về chương trình này. Để truy cập, chi tiết và trình bày về mỗi chương trình hãy tham gia GS1 Strategic Alliances Community Room ( Cộng đồng liên minh chiến lược GS1).

Để hỗ trợ người dùng cuối trong việc tìm kiếm Nhà cung cấp giải pháp hỗ trợ hệ thống GS1, rất nhiều tổ chức thành viên cung cấp ứng dụng tìm Nhà cung cấp giải pháp trên trang web của họ. Ngoài ra còn có một Công cụ tìm kiếm nhà cung cấp giải pháp toàn cầu (Global Solution Provider Search Tool). Từ những người sử dụng cuối cùng công cụ toàn cầu và các Tổ chức thành viên có thể xác định các nhà cung cấp nhờ vào khu vực sản phẩm / giải pháp, “pool” dữ liệu đã được chứng nhận, các sản phẩm đã được chứng nhận EPCglobal v.v... Công cụ này là rất linh hoạt và có thể được mở rộng một cách dễ dàng nếu bạn muốn bao gồm cả các nhà cung cấp giải pháp đã được chứng nhận trên “pool” dữ liệu được Tổ chức thành viên tài trợ là một lợi ích cho các đối tác Nhà cung cấp giải pháp của bạn và làm cho nó dễ dàng hơn cho người sử dụng cuối cùng của bạn do làm việc với một đối tác đã hỗ trợ hệ thống GS1 và đặc biệt là “pool” dữ liệu của bạn. Trong khi nhiều nhà cung cấp giải pháp là của địa phương, một số các công ty toàn cầu/lớn hơn có thể không có trụ sở tại quốc gia cụ thể của bạn. Làm việc với các đội địa phương, bạn có thể phối hợp các hoạt động tiếp thị, nâng cao nhận thức về các vấn đề tiêu chuẩn, thúc đẩy các trường hợp kinh doanh cho họ để áp dụng hệ thống GS1 và làm việc với đội ngũ quản lý sản phẩm /R & D về các vấn đề áp dụng. Tuy nhiên, có trường hợp các đội Nhà cung cấp giải pháp địa phương chỉ là các đội bán hàng / tiếp thị. Để tham gia vào R & D / nhóm quản lý sản phẩm, có thể yêu cầu sự trợ giúp từ một Tổ chức thành

Trang

49

viên khác, nơi công ty Nhà cung cấp giải pháp có trụ sở hoặc sự hỗ trợ thông qua Văn phòng toàn cầu. Liên hệ với [email protected] để yêu cầu giúp đỡ.

Có một số Nhà cung cấp giải pháp toàn cầu đã được xác định là Nhà cung cấp giải pháp chiến lược đối với thành công của GS1. Chẳng hạn như SAP, IBM, Oracle và Microsoft và những Nhà cung cấp giải pháp khác. GS1 đang cố gắng để phát triển mối quan hệ làm việc gần gũi hơn với họ. SAP, IBM và Oracle đã có các giải pháp và dịch vụ Quản lý dữ liệu chính/ PIM, các giải pháp và dịch vụ này rất là quan trọng đối với cộng đồng GDSN. Điều quan trọng là thông báo cho Ban giám đốc quan hệ toàn cầu của GS1 về các hoạt động địa phương đang tiến hành với mỗi công ty trong số các công ty này để chúng ta có thể tận dụng sự hợp tác toàn cầu và đảm bảo cho Hội sở chính và các đội phát triển sản phẩm của họ nhận thức được tiềm năng to lớn để họ vươn tới người dùng cuối cùng GS1. Dự án Crunch Dữ liệu thành công với IBM và GS1 Vương quốc Anh (xem Bước 2: Làm thế nào để phát triển các trường hợp kinh doanh) đã sản sinh ra một số các sáng kiến tiếp theo trong một số Tổ chức thành viên GS1, là một ví dụ về mối quan hệ toàn cầu có thể mang lại lợi ích cho người sử dụng cuối cùng của chúng ta như thế nào. Ví dụ khác, GS1 đã làm việc với SAP đưa ra một Cộng đồng phụ (Subcommunity ) GS1 về Mạng phát triển phần mềm SAP. Khu vực này cho phép người sử dụng cuối

cùng của SAP tiến lên thực hiện hệ thống GS1 cùng với SAP do đó SAP nắm vững các yêu cầu của họ và giúp đỡ họ. Thông qua các diễn đàn từ những người đã thành công trong giải quyết các vấn đề, SAP giúp tập trung thông tin cho người dùng cuối và các hệ thống tích hợp về trường hợp cụ thể, các tiêu chuẩn phù hợp ... của các sản phẩm SAP v.v.... SAP cung cấp một kết nối GDS cho phép các sản phẩm của họ kết nối với “pool” dữ liệu. Họ đang trong quá trình mở rộng khả năng của kết nối này với các “pool” dữ liệu mà họ được chứng nhận.

Các hoạt động trợ giúp phát triển liên quan đến Nhà cung cấp giải pháp:

• Tham gia Room Cộng đồng liên minh chiến lược GS1

• Bạn sẽ nhận được thông báo về các hoạt động toàn cầu với các nhà cung cấp giải pháp

• Tham gia mạng điện thoại (Networking calls) để chia sẻ ý tưởng / thảo luận về các vấn đề với những người từ các Tổ chức thành viên và Văn phòng toàn cầu là những người làm việc thường xuyên với các Nhà cung cấp giải pháp.

• Nâng cao vấn đề / ý tưởng cụ thể cho người quản lý mối quan hệ toàn cầu để làm việc với các Nhà cung cấp giải pháp.

• Tổ chức các phiên họp Chia sẻ thực tiễn tốt nhất tại các sự kiện khu vực nhằm làm việc với các Nhà cung cấp giải pháp đặc biệt về các sáng kiến chất lượng dữ liệu /GDSN . Hãy đảm bảo chắc chắn Văn phòng toàn cầu tham dự / giúp đỡ!

• Xem xét các câu hỏi thường gặp (FAQ) trên Bàn trợ giúp của GS1 (Helpdesk GS1) để biết thêm về

cách làm việc với các Nhà cung cấp giải pháp.

GS1 France: Các nhà cung cấp giải pháp tại trung tâm của chiến lược mở rộng

Vào những năm 1990, GS1 Pháp quyết định tạo ra "Partenaires GS1" (Các đối tác GS1),chào đón tất cả các nhà cung cấp giải pháp hoạt động tại thị trường Pháp và hỗ trợ các tiêu chuẩn GS1.

Sự hợp tác này cung cấp nhiều lợi ích. Các đội GS1 Pháp giữ liên lạc thường xuyên với các thành viên của GS1 Partenaires, và khuyến khích họ tham gia trong các sự kiện của GS1 Pháp và nhận được phản hồi về tình trạng của thị trường. Các Nhà cung cấp giải pháp được cập nhật về sự phát triển của các tiêu

Trang

50

chuẩn và nhu cầu kinh doanh. Họ cũng có thể tiếp cận khách hàng mới trong các nhà cung cấp và nhà bán lẻ là thành viên của GS1 Pháp.

Liên quan đến các hoạt động GDSN, GS1 Pháp tài trợ cho “pool” dữ liệu địa phương (các nhà cung cấp giải pháp) một con dấu đặc biệt mang tên"Có trình độ chuyên môn GDS 2010" (Qualification GDS 2010). Nó hoạt động như một con dấu chất lượng để làm nổi bật các nhà cung cấp giải pháp áp dụng các tiêu chuẩn dữ liệu thương phẩm và có khả năng tương tác.

"Có trình độ chuyên môn GDS 2010” tập trung vào khả năng tương tác và tuân thủ tiêu chuẩn, nhưng đó không phải là mục tiêu duy nhất của nó. Khi nhận được chứng chỉ này, các nhà cung cấp giải pháp cam kết:

• đi cùng các nhà cung cấp trong quá trình đồng hành với các nhà bán lẻ,

• cung cấp một mức độ hỗ trợ nào đó về ngôn ngữ địa phương,

• thêm các chức năng tiêu chuẩn mới đã được lựa chọn bởi các Nhóm người dùng GDSN Pháp trong công cụ đã được xác nhận của họ mỗi năm một lần (ngay tại thời điểm cùng với các thay đổi của GDSN hàng năm), làm cho các tính năng mới này có sẵn cho tất cả mọi người - các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cho phép các nhà cung cấp giải pháp phát triển

• GS1 Pháp giữ nguyên trung tính (trung lập) - GS1 Pháp đã chọn giữ nguyên trung lập đối với

các “pool” dữ liệu địa phương, và quyết định rằng “pool” dữ liệu đã được chứng nhận GDSN của nó "Le Parangon" được dùng làm cửa ngõ vào mạng GDS mở cửa cho tất cả các “pool” dữ liệu địa phương phục vụ thị trường Pháp. Như vậy, trong khi cho phép các nhà cung cấp giải pháp của Pháp được truy cập dễ dàng các GDSN, "LeParangon" cũng tiếp thêm sinh lực cho cộng đồng “pool” dữ liệu địa phương (nhà cung cấp giải pháp)

• GS1 Pháp tạo điều kiện cho lực lượng đặc nhiệm duy nhất (unique task force) - Một lực

lượng đặc nhiệm đã được tạo ra để cung cấp cho các nhà cung cấp giải pháp nền tảng để theo dõi về sự phát triển các tiêu chuẩn và chia sẻ kinh nghiệm của họ. Sáng kiến này cho phép họ đáp ứng các thành viên GS1 Pháp, là những người quan tâm thực hiện các giải pháp GDS. Lực lượng đặc nhiệm này,"Comite Consultatif des Catalogues Electroniques"(Ủy ban tư vấn về “pool” dữ liệu), họp hai lần mỗi năm.

Làm việc với các nhà cung cấp giải pháp: Mối quan hệ thắng-thắng cho tất cả mọi người

• Các nhà cung cấp giải pháp hỗ trợ GS1 Pháp: Các “pool” dữ liệu địa phương đã rất hữu ích trong việc hiện thực các lợi ích rõ ràng của GDS cho khách hàng của họ và nó hoạt động như là một giao diện với các thành viên GS1 Pháp trên toàn quốc. Một mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp giải pháp thậm chí còn làm cho GS1 Pháp thuận lợi hơn trong việc đáp ứng mong đợi của các thành viên và phát triển các tiêu chuẩn GS1. Hơn nữa, mạng các nhà cung cấp giải pháp cho phép GS1 Pháp tiếp cận tất cả các công ty, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các nhà cung cấp giải pháp đã tạo lập thành công các mối quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và việc đó có lợi cho GS1 Pháp. Các Nhà cung cấp giải pháp thường xuyên đến để giải thích cho các đội GS1 Pháp các giải pháp của họ làm việc như thế nào và họ đáp ứng nhu cầu thị trường như thế nào. Chúng cũng hỗ trợ các ấn phẩm hoặc các sự kiện, ví dụ như trong việc trình bày hoặc soạn thảo các văn bản hướng dẫn mới. Nhờ bí quyết kinh doanh của họ, “pool” dữ liệu địa phương cung cấp GDS và nhóm nghiên cứu thị trường thu được những thông tin hữu ích liên quan hoặc ảnh hưởng đến việc đồng bộ hóa dữ

Trang

51

liệu ở Pháp. Các chỉ số và xu hướng mà họ báo cáo giúp cho GS1 Pháp định hình chiến lược và hướng tới các ngành hoặc các doanh nghiệp hứa hẹn. Các nhà cung cấp giải pháp hỗ trợ đáng kể về tài chính trong việc tài trợ, đăng ký tham gia GS1 Partenaires hoặc thanh toán cho chứng nhận, điều đó chứng tỏ là có lợi cho hoạt động truyền thông của GS1 Pháp.

• GS1 Pháp hỗ trợ các Nhà cung cấp giải pháp: Tháng 12 năm 2009, GS1 Pháp khảo sát tất cả

các nhà cung cấp “pool” dữ liệu (8 “pool” dữ liệu địa phương). Cuộc khảo sát sự hài lòng này cho thấy những kết quả thú vị cho câu hỏi " lợi ích lớn nhất mà bạn nhận được khi là thành viên của GS1 Partenaires là gì ? "

• 29% trong số họ coi việc chứng nhận như là một con dấu chất lượng.

• 23% coi nó như là một sự đảm bảo phù hợp tiêu chuẩn GS1

• 18% nghĩ rằng nó cho phép họ tăng doanh số bán hàng của họ.

• 18% nghĩ rằng nó cho phép họ thâm nhập thị trường mới.

• 12% nghĩ rằng nó cung cấp cho họ một tầm nhìn thương hiệu tốt hơn giữa những khách hàng tiềm năng.

Trong khu vực GDS, GS1 Pháp thúc đẩy việc sử dụng các Nhà cung cấp giải pháp. GS1 Pháp muốn giữ trung lập, không có cạnh tranh hoặc chồng chéo giữa Lê Parangon và các “pool” dữ liệu địa phương. Lần lượt họ trở thành tài sản vô giá để mở rộng đồng bộ hóa dữ liệu. Loại quan hệ này đáp ứng tất cả mọi người. GS1 Pháp tăng việc áp dụng tiêu chuẩn của họ và có được tầm nhìn tốt hơn trên thị trường, các Nhà cung cấp giải pháp nâng cao hồ sơ công ty của họ và tiếp cận khách hàng mới thông qua các thành viên GS1 Pháp.

Trang

52

Chú thích cho hình vẽ

What is the most relevant benefit you get from your membership of GS1 Partenaires ? (GS1 France Survey, 2009)

Lợi ích lớn nhất mà bạn nhận được khi là thành viên của GS1 Partenaires là gì ? (Điều tra của GS1 Pháp 2009)

The certification is a seal of quality Chứng nhận như là một con dấu chất lượng.

The certification is a guarantee of conformity to GS1 standards

Chứng nhận như là một sự đảm bảo phù hợp tiêu chuẩn GS1

The certification enables to increase sales Chứng nhận cho phép họ tăng doanh số bán hàng của họ

The certification enables to penetra new markets Chứng nhận cho phép họ thâm nhập thị trường mới.

The certification offers a better bran visibility amid potential customers

Chứng nhận cung cấp cho họ một tầm nhìn thương hiệu tốt hơn giữa những khách hàng tiềm năng

Để biết thêm thông tin về GS1 Pháp, hãy truy cập http://www.gs1.fr/

Trang

53

Bước 6 : Đo sự tham gia thị trường và phát triển chiến lược mở rộng

Đo sự tham gia thị trường

Để triển khai thành công GDSN trong bất cứ địa phương nào là khả năng xác định các đối tác thương mại tiềm năng, điều quan trọng là phải biết có bao nhiêu người tham gia, và có một kế hoạch để lôi kéo những người hãy còn chưa hoạt động

Kinh nghiệm đã chỉ ra một số dữ liệu hữu ích để theo dõi bao gồm:

• Tổng số cơ hội thị trường: Tổng số TP (Đối tác thương mại-Trading Partner ?) trong nước có triển

vọng đồng bộ hóa dữ liệu và chất lượng dữ liệu

• Ai quan tâm: Xác định những người trong số trên chủ động tham gia thực hiện ở địa phương

• Ai cam kết thực hiện: Tỷ lệ phần trăm tham gia thị trường

• Bao nhiêu sản phẩm có thể được đồng bộ hóa (Tổng số GTIN đã được phân định bởi TP ở trên mà họ muốn đồng bộ hóa). Có thể có một số khó khăn để xác định điều này, nhưng nó có thể được thực hiện nếu có sự tham gia của cộng đồng (xem phần Bước 1: Lôi kéo cộng đồng) và hợp tác mở.

• Chỉ tiêu đo lường (Metrics): Điều này thường được phát triển tốt nhất với đầu vào (input), và mua-

vào (buy-in), từ cộng đồng để đảm bảo họ đo lường những gì mà cộng đồng cần biết • Tình trạng quốc gia: Tỷ lệ phần trăm của các đối tác thương mại đồng bộ hóa

• Tình trạng đồng bộ GTIN: Tỷ lệ phần trăm của tổng số đã được đưa vào các “pool” dữ liệu.

Tổ chức thành viên cũng có thể xem xét phát triển kết quả mà các nhà cung cấp ở trong GDSN khao khát tiếp cận. Tại GS1 Úc, ví dụ, điều này gọi là Sẵn sàng GS1net (GS1net Ready) và mức độ két quả được đo bằng dữ liệu chất lượng đang ở trong hệ thống GS1net. Đo lường số lượng người dùng Sẵn sàng GS1net là một thước đo quan trọng. GS1 Ấn Độ đề nghị các chỉ tiêu (thước đo) sau đây:

• Bao nhiêu nhà bán lẻ đang sử dụng dịch vụ cổng thông tin để cho các nhà cung cấp của họ tải thông

tin sản phẩm lên.

• Bao nhiêu nhà bán lẻ đang áp dụng EDI với các nhà cung cấp của họ

• Bao nhiêu nhà bán lẻ và các nhà cung cấp dự tính sử dụng dữ liệu sản phẩm trong đặt hàng điện tử, hoá đơn thanh toán, ASN và giao hàng.

GS1 Pháp: Đo sự tham gia thị trường

Trong năm 2009 GS1 Pháp thành lập một Ban chỉ đạo để triển khai tốt hơn đồng bộ hóa dữ liệu. Để có được một ý tưởng rõ ràng hơn về tình trạng của thị trường, Ủy ban này cần phải đo việc triển khai các tiêu chuẩn GS1 về đồng bộ hóa dữ liệu trong phạm vi cộng đồng GS1 Pháp.

Hai cách để đo lường sự tham gia thị trường

1. Trong suốt năm các đôi GS1 Pháp thực hiện các hoạt động để xác nhận chất lượng dữ liệu liên quan đến các thành viên của GS1 Pháp, đặc biệt là các tiêu chuẩn mà họ sử dụng, bao gồm các tiêu chuẩn đồng bộ hóa. Liên quan đến đồng bộ hóa dữ liệu chúng tôi yêu cầu các thành viên của mình cho biết các kênh họ đang sử dụng để giao tiếp dữ liệu sản phẩm (GDSN, Peer to Peer, cổng thông tin hoặc email).

Trang

54

2. Do mối quan hệ chặt chẽ với các nhà bán lẻ, GS1 Pháp có thể có được các thông tin liên quan đến sự tham gia thị trường của cộng đồng. Các nhà bán lẻ chia sẻ với chúng tôi về ngành kinh tế mà họ nhắm tới để phát triển đồng bộ hóa dữ liệu và những lĩnh vực khác có thể phát triển đồng bộ hóa dữ liệu. Ngoài các nhà cung cấp, GS1 Pháp nhận được các dữ liệu sau đây từ các nhà bán lẻ:

• Tên Nhà cung cấp

• GLN Nhà cung cấp

• Kênh: GDSN, Peer to Peer, email

• Nhà cung cấp giải pháp của nhà cung cấp

• GLN

• Các đơn vị tiêu dùng tham chiếu (không tính đến các đơn vị hậu cần )

GS1 Pháp thu thập những số liệu này và trình bày chúng với Ban chỉ đạo để thực hiện các quyết định chiến lược và kế hoạch hành động tiếp theo để triển khai.

Nhờ hai phương pháp này, GS1 Pháp có được một hình ảnh chính xác mức độ triển khai GDSN và có thể xác định các thành viên hoặc các loại thành viên để tập trung những nỗ lực vào đó.

Để biết thêm thông tin về GS1 Pháp, hãy truy cập http://www.gs1.fr/

"Sự kết nối trên toàn thế giới thực sự quan trọng đối với Unilever. Nó làm lớn mạnh sự nhạy bén kinh doanh. Nó giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí. Và kết quả là mức giá thấp hơn cho người tiêu dùng. Đó là mối quan tâm của tất cả mọi người: người tiêu dùng, nhà bán lẻ và nhà sản xuất.”

Rudy Markham Giám đốc tài chính

Unilever

Trang

55

Các nguồn tài liệu bổ sung

Trang web GS1: http://www.gs1.org/

Trang web GS1 GDSN: http://www.gs1.org/gdsn

Trang web GS1 chất lượng dữ liệu: http://www.gs1.org/gdsn/dqf

Trung tâm Kiến thức GS1 trang GDSN: http://www.gs1.org/gsmp/kc/gdsn

Thuật ngữ

Viết tắt Đầy đủ

GPO Group Purchasing Organisation (Tổ chức nhóm mua)

MO GS1 Member Organisation (Tổ chức thành viên GS1)

NPC National Product Catalog (product registry)(Danh mục sản phẩm quốc gia)

GLN Global Location Number (Mã địa điểm toàn cầu)

GTIN Global Trade Item Number (Mã số thương phẩm toàn cầu)

GDSN Global Data Synchronisation Network (Mạng đồng bộ hóa dữ liệu toàn cầu)

MMIS Material Management Information System (Hệ thống thông tin quản lý vật liệu)

ERP Enterprise Resource Planning (Kế hoạch nguồn lực của doanh nghiệp)

GDD Global Data Dictionary (Từ điển dữ liệu toàn cầu)

GPC Global Product Classification (Phân loại sản phẩm toàn cầu)

SLA Service Level Agreement (Hợp đồng mức dịch vụ)

Các báo cáo phân tích công nghiệp Phụ lục này chứa những đề xuất để có thông tin phụ nó có thể giúp trong việc định cỡ (sizing)công nghiệp và các cơ hội tiêu chuẩn GS1. Có một số cách để truy cập thông tin này, xem các đề xuất ở trang sau.

Trang

56

Danh mục phân tích một phần và các khu vực quan tâm đối với GS1:

Công ty Khu vực quan tâm GS1 Tình trạng Website

GS1 engagement

Aberdeen Thăm dò mở rộng người dùng cuối cùng users.

Gần đây www.aberdeen.com GO & US Các báo cáo nhấn mạnh khi nào cho phép GS1 have Vault các lãnh đạo công nghiệp làm tốt hơn

leaders do better than tác động uence

Access so với những người chậm chạp. câu hỏi thăm dò.

ABI Research Các báo cáo nghiên cứu RFID & www.abiresearch.com Mobilecom, Bắt đầu dịch vụ nghiên cứu mã vạch mới

AMR Research –

(Merged with

Gartner as of 1 Dec

09)

Tập trung vào dây chuyền cung cấp Librarian Account & Retail Peer

Forum Seats Booze, Allen, Hamilton

Tư vấn Thực hành quản lý logistic và dây chuyền cung cấp

& Logistics Management

www.boozallen.com

Boston

Consulting Group

Tư vấn hợp tác www.bcg.com

ChainLink Research

Tập trung vào dây chuyền cung cấp, supply chain

www.clresearch.com briefings RFID và doanh nghiệp nhỏ.

Gartner

Toàn cầu/nhằm vào IT www.gartner.com Consumption bố trí"Magic Quadrant" của Account Nhà cung cấp giải pháp

IDC

Nhằm vào các ngành (Bán lẻ, Nhằm vào Reach

Retail: www.idc-ri.com Briefings Y tế, chế biến) N/c toàn cầu

Industry Healthcare: www.idc-hi.com

ITvàcôngnghiep Manuf: www.idc-

mi.com

ID Tech ex Nghiên cứu cụ thể mở rộng www.idtechex.com Cơ sở kiến thức về RFID các giải pháp

IGD Retail Analysis

Chủ yếu ở Anh nhưng bao trùm www.igd.com UK cả các nhà bán lẻ toàn cầu subscription

Forrester Báo cáo chú trọng vào vai trò, www.forrester.com khó khăn để tìm thông tin quan trọng đối với GS1

Frost & Sullivan

Industry alignment not clear for www.frost.com GS1 (Healthcare, Food is grouped with Chemical)

Ovum – Part of the Datamonitor Group

Focus on Technology and Telecom

www.ovumkc.com

Retail Systems

Research

Nhỏ, nhưng tập trung vào công nghiệp bán lẻ

www.retailsystemsresearch. com

RW BAIRD & Co.

Bao gồm RFID tập trung vào www.rwbaird.com tài chính công nghiệp

VDC Research Bao trùm Mobile & AutoID www.vdcresearch.com Briefings Yankee Group Tập trung vào Mobile www.yankeegroup.co

m