fmtnewsletter báo tháng 11/2009

17

Upload: fmtnewsletter

Post on 30-Mar-2016

221 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: FMTNewsletter báo tháng 11/2009
Page 2: FMTNewsletter báo tháng 11/2009

Lời mở đầu – Tập san nội bộ FMT (FMT newsletter) Cách đây hơn năm thế kỷ, Tiến sỹ Thân Nhân Trung đã sớm bàn về tầm quan trọng của việc giáo dục nhân tài cho quốc gia trên tấm bia tiến sỹ đầu tiên ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám - “hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí mạnh thì thế nước thịnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp” Ngày nay, FMT mang trong mình ước vọng đào tạo những thế hệ hiền tài phục vụ công cuộc hưng thịnh quốc gia. Ngày xưa, từng tấm bia tiến sỹ là từng áng văn chương mẫu mực lưu giữ những ký ức muôn đời của người Việt, thể hiện những tư tưởng của thời đại, đề danh những bậc đại khoa qua thời gian, vinh danh đạo học nước nhà. Ngày nay, từng “Tập san nội bộ FMT” mong muốn cũng sẽ trở thành những tấm bia đá ghi lại những khoảnh khắc, đánh dấu những cột mốc phát triển, những chiều sâu văn hóa, những giá trị tinh thần, những tâm sự, những hoài niệm, những gương mặt, những tình cảm, những khát khao và trí tuệ của cả tập thể cán bộ, giáo viên và sinh viên Khoa Quản trị Kinh doanh – Du lịch, Đại học Hà Nội. Với một niềm tin như vậy, tôi xin trân trọng giới thiệu “Tập san nội bộ FMT” đến toàn thể các thành viên của FMT, hy vọng rằng chúng ta sẽ nâng niu nó, trân trọng nó, đóng góp cả về nội dung và hình thức cho nó để biến nó trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa rất riêng mà của chúng ta – Văn hóa FMT.

Hà nội, ngày 16 tháng 11 năm 2009 Nguyễn Anh Quân

Page 3: FMTNewsletter báo tháng 11/2009

Các hoạt động kỷ niệm 50 năm thành lập trường Ngày thứ ba, 17/11:

Hội trại chào mừng thành lập trường: Thời gian: từ 19h00 tối và overnight Địa điểm: Sân vận động, Đại học Hà nội Thành phần tham dự: toàn bộ cán bộ, giáo viên và sinh viên, cựu sinh viên

Khoa QTKD-DL Chương trình: các Khoa sẽ có khu vực cắm trại riêng của mình, Khoa

QTKD-DL cũng sẽ có trại riêng, là nơi để cán bộ giáo viên và sinh viên của Khoa gặp gỡ. Sẽ có nhiều hoạt động như sinh hoạt truyền thống, liên hoan văn nghệ, ca múa nhạc, trò chơi, thi tài năng, chiếu phim...

Ngày thứ tư 18/11:

Lễ Meeting chào mừng thành lập 50 năm thành lập trường Thời gian: 9h00 Địa điểm: Hội trường lớn, Đại học Hà nội Thành phần tham dự: toàn bộ các thế hệ cán bộ, giáo viên, sinh viên của

trường Đại học Hà nội Thông tin cụ thể về nội dung lễ meeting: xem thêm trên website của Đại

học Hà Nội.

Gặp mặt các thế hệ cán bộ, giáo viên và sinh viên của Khoa QTKD-DL: Thời gian: 10h00 - 12h00 Địa điểm: phòng 802C Thành phần: toàn thể cán bộ, giáo viên các thế hệ của Khoa cùng các thế hệ

cựu sinh viên (02, 03, 04, BAP)

Page 4: FMTNewsletter báo tháng 11/2009

MỖI KỲ MỘT NHÂN VẬT

CCCHHHAAATTT VVVỚỚỚIII TTTRRRƯƯƯỞỞỞNNNGGG KKKHHHOOOAAA FFFMMMTTT

Cô Phạm Lê Thu Nga công tác tại Đại học Hà Nội từ năm 2002. Năm 2007, cô Nga chính thức trở thành trưởng khoa thứ hai của FMT (sau thầy Hoàng Gia Thư). Các bạn còn biết điều gì về cô trưởng khoa của mình nữa, hãy cùng theo dõi nội dung cuộc phỏng vấn giữa phóng viên FMTnews và cô Phạm Lê Thu Nga:

P/v: Thưa cô, được biết cô từng theo học tại Đại học Melbourne, Australia, cô đã trải qua thời sinh viên ở nước bạn như thế nào? Ms.Dean: Cũng giống như các bạn sinh viên khác, hồi ở bên Úc cô từng làm cho một quán ăn, cô cũng dạy học ở trường cấp 2 và cấp 3. P/v: Còn khoảng thời gian sau khi về Việt Nam cho đến lúc bắt đầu giảng dạy tại Đại học Hà Nội, cô đã từng làm những công việc gì ạ? Ms.Dean: Cô đi làm một vài tháng cho một tổ chức phi chính phủ, công việc rất hay, cô làm trợ lí giám đốc, được biết rất nhiều điều, được đi nhiều dự án; tuy nhiên cô không cảm thấy mình được sử dụng những gì mình được đào tạo. Sau đó, khi cô biết trường mình có đăng báo rằng sắp thành lâp một khoa mới có định hướng giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh, cô nghĩ rất hay và muốn thử sức, cô đã nộp đơn thi vào trường. P/v: Một câu hỏi nhỏ, nếu khi ấy cô không chọn làm giáo viên thì nghề nghiệp bây giờ của cô có thể là? Ms.Dean: uhmm… chắc cô đang làm kiểm toán hoặc ngân hàng ;) P/v: Là chủ nhiệmkhoa với nhiều công việc bận rộn, cô dành thời gian cho gia đình như thế nào ạ? Ms.Dean: :D Cô có một nguyên tắc là tất cả mọi việc sẽ giải quyết trên khoa, về nhà mình sẽ cố gắng dành thời gian cho con cái, weekend là ngày cho gia đình. Chính vì thế các bạn thấy nhiều khi cô ở khoa rất muộn, 7 giờ hoặc 8 giờ tối. Sau khi về cô có thể toàn tâm toàn ý chơi với con, cho con ăn, xem phim với con, đọc truyện cho bé, 9 rưỡi 10 giờ em bé ngủ (em bé 3 tuổi) khi đó mình lại bắt đầu công việc của mình như check mail của khoa…

Somethings about herself: Q- Cuốn sách yêu thích nhất->> ‘The Warren Buffett’s Way’ Q- Bộ phim yêu thích nhất->> ‘Life is beautiful’ Q- Con vật sợ nhất->> Con rắn (^^ có vẻ cô có chung sở ghét với nhiều người) Q- Điều làm cô sợ nhất->>Sợ mất lòng tin, mình mất lòng tin vào người khác và ngược lại, người khác mất lòng tin ở mình. Q- Người ngưỡng mộ nhất?->> Thầy Vang và thầy Luận, thầy Vang có đầu óc chiến lược rất tốt, thầy Luận là một người rất có tâm. Q- Tự nhận xét về con người mình->>Love fun, enjoy fun activities, cô thường xuyên là người make fun với bạn bè, cô cũng là người không phải lúc nào cũng chỉ có công việc”:) Q- Hoạt động ưa thích->> Cho con đi công viên thứ 7, chủ nhật, chơi tenis, cầu lông, cô còn rất thích bơi lội nữa. ^^ Q- Vậy còn shopping và spa thì sao nhỉ->> “Thường cô không có thời gian mặc dù rất thích đi shopping và spa nên cô chỉ tranh thủ những chuyến công tác nước ngoài thì shopping luôn”(những chuyến shopping đáng nhớ đây :D)

Page 5: FMTNewsletter báo tháng 11/2009

P/v: Khả năng nội trợ của cô được đánh giá như thế nào ạ?^^ Ms.Dean: (cười) Cái này phải hỏi ông xã của cô mới biết được, nói chung là nấu được ăn được, ông xã thích ăn ở nhà hơn là ăn ở ngoài (^^!! Bó tay, cô trả lời khéo quá) P/v: Định hướng của khoa mình trong khoảng 10 năm tới là gì thưa cô? Ms.Dean: (Đầy tin tưởng và hi vọng) Đó là khẳng định thế mạnh sinh viên mình khi ra trường-vững chuyên môn, giỏi ngoại ngữ, sau khi tốt nghiệp có thể làm ở những môi trường ‘profesional’ cần tiếng nước ngoài cũng như chuyên môn. Bản thân chất lượng của khoa được đánh giá qua việc qua có thể đào tạo được các chứng chỉ quốc tế như ACCA và CFA- các chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp vì bây giờ tất cả các khoa ở các trường, các bậc đại học chưa đào tạo được các chứng chỉ đó cho nên việc khoa đào tạo được sẽ khẳng định chương trình, đội ngũ giáo viên của mình rất ‘practical’. Một vấn đề nữa, đối với giáo viên về cả chất lượng lẫn số lượng. Số lượng: chúng ta cần phải tuyển thêm nhưng khoa mình tuyển không dễ :(, nhiều khi phải hạ thấp điều kiện tiếng Anh một chút, dần dần đào tạo tiếng Anh thêm cho mọi người. Chất lượng: bắt buộc các giáo viên sẽ phải học thêm: đang là cử nhân phải học lên thạc sỹ, tiến sỹ. Các giáo viên tổ tài chính có định hướng phải đỗ được CFA, kế toán thì phải là ‘ACCA holders’. Có được những điều kiện này thì việc dạy sinh viên sẽ practical hơn, giáo viên vừa tham gia công tác tư vấn bên ngoài được.

P/v: Vâng quả là nhiều thử thách dặt ra trước mắt. Vậy quay trở về hiện tại, điều gì ở các giáo viên FMT khiến cô hài lòng nhất, và điều gì làm cô chưa hài lòng? Ms.Dean: Điều làm cô thích nhất là họ có cùng ‘value’, đó là những cái mọi người coi trọng, họ có quan điểm giống nhau, không có tiêu cực, họ coi trọng việc sinh viên xứng đáng qua thì sẽ được qua; môi trường làm việc minh bạch cũng là yếu tố thu hút các giáo viên khác đến làm việc. Còn điều không hài lòng, các giáo viện khoa mình bắt đầu có sự khác biệt về tuổi rồi, nhiều khi cô muốn tổ chức những buổi để mọi người cùng đi với nhau nhưng cũng vì một số lí do bận việc gia đình mà sự tham gia của mọi người không đầy đủ. P/v: Vâng, vậy còn sinh viên FMT, cô thấy hài lòng nhất ở các thế hệ sinh viên khoa mình ở điểm nào ạ? Ms.Dean: Năng động, các bạn có một văn hoá cô rất thích và nên cố gắng duy trì, không có khoảng cách với các giáo viên, đến khoá 08 khoảng cách đã lớn hơn ở 02, 03, 04 khi sinh viên chưa đông, giáo viên biết và nhớ tên từng người một, biết tính cách từng người một, các bạn ấy cũng biết tính cách giáo viên, hi vọng newsletter qua những trao đổi thế này, các bạn biết một phần văn hoá đó, giảm bớt rào cản giữa giáo viên và sinh viên, không e ngại khi tiếp xúc với các thầy cô :) P/v: Vâng chúng em nghĩ chúng em sẽ làm được điều đó, vậy còn điều gì cô chưa hài lòng về sinh viên trong khoa? Ms.Dean: Ý thức: lên lớp hay nói chuyện hay không lên lớp; hoăc khi mời guest speakers, nếu các bạn không đến nghe thì các bạn sẽ không biết mình ‘miss’ cái gì; rồi từ những việc rất nhỏ như chen nhau vào thang máy; khi có gì đó không bằng lòng thay vì nói với giáo viên, các bạn lên mạng, dưới nhiều góc độ khác nhau bình luận không còn khách quan nữa. Quan trọng nhất là ý thức làm việc chuyên nghiệp, mình tự có trách nhiệm với chính công việc của mình, do số lượng rất đông, đầu vào chất lượng khác nhau, mỗi bạn một chuyên ngành thì có những khó khăn riêng, trượt lên trượt xuống, ra trường muộn hơn, tâm lí của những bạn bị trượt sẽ ảnh hưởng đến sự tự tin của các bạn ấy. Vì khi các công ty tuyển dụng, người ta vẫn nhìn vào điểm của các em đầu tiên, điểm đấy thể hiện mình có trách nhiệm thế nào với công việc của mình. P/v: Xin cảm ơn cô đã dành cho FMTnews buổi nói chuyện ngày hôm nay, chúc cô mạnh khoẻ và công tác tốt!:) Vậy là 20 phút phỏng vấn đã trôi qua, chúng tôi được trò chuyện với cô Nga, hiểu thêm về con người cô, cách nghĩ của cô, những niềm hy vọng và những trăn trở mà tôi nghĩ là không phải của riêng cô mà của toàn thể các thầy cô giáo trong khoa FMT về sự tiến bộ của khoa mình nói chung và của sinh viên FMT nói riêng. Những chia sẻ cởi mở và chân thành của cô Trưởng khoa đã xoá tan những lo âu ban đầu của tôi trước cuộc phỏng vấn, bạn sẽ thực sự hiểu một người một khi bạn tiếp xúc với họ và thử khám phá bản thân họ, đó cũng chính là thông điệp mà cô Phạm Lê Thu Nga muốn gửi tới các sinh viên, các bạn hãy xoá bỏ khoảng cách với các thầy cô giáo để sống thân thiện với nhau hơn, để thấy các thầy cô mình cũng thật đáng yêu, vui vẻ trong cuộc sống dù khi lên lớp họ có thể nghiêm nghị. 20/11 sắp đến rồi, hy vọng các bạn sinh viên hãy nhân dịp này bày tỏ những tình cảm tri ân sâu sắc tới các thầy cô giáo trong trường và trong khoa bởi những gì họ đang làm là những điều tốt đẹp dành cho thế hệ sinh viên chúng ta. Thay mặt toàn thể sinh viên FMT, xin chúc các thầy cô giáo mạnh khoẻ, công tác tốt và luôn yêu đời, yêu quý sinh viên FMT^^.

FMTnews, Congoc

Page 6: FMTNewsletter báo tháng 11/2009

Cho tôi 1 vé đi TRC

Tự hào là một trong những câu lạc bộ hoạt động sôi nổi nhất của FMT- trường đại học Hà Nội, TRC- Tourism Community( Cộng đồng Du Lịch) được thành lập với mục đích gắn kết những sinh viên du lịch, những người đam mê du lịch, sẵn sàng cống hiến cho sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Từ năm 2002 đến nay, TRC đã trải qua nhiều thế hệ thực sự tài năng và sự đóng góp của các thành viên TRC với Khoa và Trường cũng không hề nhỏ. Tiêu biểu là TRC đã tổ chức các chương trình Giao lưu và chào đón đoàn REI hàng năm, những buổi Hội thảo giới thiệu việc làm của các công ty Du lịch và khách sạn uy tín đến với các sinh viên trong khoa như L’Oriental , Sheraton, Hanoi Red Tours…và những hoạt động tình nguyện cho các chương trình lớn như APEC, AFF Cup, Asian Trade Fair do Trường và công ty Du lịch Saigontourists…

Hiện nay, TRC vẫn duy trì các hoạt động thường xuyên và đang nỗ lực phát triển TRC theo hướng phát triển các kỹ năng xã hội và hướng tới cộng đồng xã hội nhiều hơn nữa. Trong năm học vừa qua, TRC đã thường xuyên tổ chức các chương trình sinh hoạt cho sinh viên du lịch các khoá như: tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá, đi dã ngoại tìm hiểu về các địa danh du lich trong và ngoài thành phố Hà Nội( Văn Miếu, bào tàng Dân tộc học, bảo tàng Hồ Chí Minh, đình chùa Bắc Ninh, Đường Lâm, Cổ Loa…) Bên cạnh đó TRC cũng tham gia nhiều hoạt động có ý nghĩa cho xã hội.

Gần đây nhất là là hoạt động tình nguyện Greening với slogan: “Cleaning your city- Cleaning your lungs”. Hoạt động được tổ chức để làm sạch môi trường và các điểm tham quan trong thành phố, góp phần làm tăng ý thức của người dân, bảo vệ nét đẹp thủ đô Hà Nội. Đầu năm học 2009, TRC cũng đã tổ chức thành công Hanu Tour- hướng dẫn sinh viên khoa FMT trong ngày đầu nhập học làm quen với các phòng ban, các khoa trong trường và hiểu được phần nào về môi trường học tập mới cũng như văn hóa FMT.

Trong thời gian sắp tới, TRC sẽ đẩy mạnh hoạt động hơn nữa, chú trọng vào việc cung cấp kiến thức và các kĩ năng cho thành viên trong câu lạc bộ. Các chương trình hàng tuần vẫn sẽ tiếp tục được triển khai với những chủ đề không chỉ chú trọng vào du lịch mà còn gắn liền với văn hóa, xã hội… Bên cạnh đó, “Hanoi hotpot”- một chương trình mới cũng sẽ được tiến hành trong năm nay. Chương trình nhằm training cho thành viên câu lạc bộ về cách tổ chức tour, làm guide và cũng là tình nguyện làm free guide, hướng dẫn khách du lịch tại các điểm tham quan. Đặc biệt, báo B.A.M( by any means) cũng đã ra mắt toàn dân TRC. BAM được chào đón và hứa hẹn sẽ là điểm sáng của TRC, lưu lại rõ nhất dấu ấn của thành viên và câu lạc bộ: Học sôi nổi- Quậy hết mình- Nhiệt huyết đam mê- Phô bày cá tính!

Cho tôi 1 vé đi TRC^^ LiLi

Page 7: FMTNewsletter báo tháng 11/2009

Câu lạc bộ bóng rổ HANU – Hình thành và phát triển

Thành lập từ cách đây 3 năm, câu lạc bộ bóng rổ HANU hoạt động và đã đạt được những thành tích nhất định nhất định.

Hình thành và hoạt động

Được thành lập từ cách đây 3 năm, câu lạc bộ thành lập với mục đích giúp sinh viên trong trường có cơ hội tập luyện, làm quen và cọ xát với những giải đấu lớn. Năm nào cũng vậy, câu lạc bộ thường thông báo về hoạt động của mình vào đầu năm học mới, tuyển thành viên và bắt đầu năm tập luyện hướng đến giải bóng rổ giành cho sinh viên toàn quốc diễn ra vào giữa tháng 10 và giải bóng rổ sinh viên toàn thành phố Hà Nội. Câu lạc bộ của trường có 2 đội bóng rổ nam và nữ. Dù mới thành lập nhưng câu lạc bộ luôn có những hoạt động tập luyện để cọ xát như đấu giao hữu với đội bóng rổ của các trường đại học khác, các đội không chuyên…. Những hoạt động này đã làm cho đội trưởng thành hơn và gặt hái được những thành tích cực kì đáng nể: năm 2008 đội bóng rổ nữ đã giành được giải ba và đội

bóng rổ nam giành được giải vô địch bóng rổ Sinh viên Hà Nội. Để đạt được những thành công như thế, đội đã phải nỗ lực rất nhiều. Hiện tại chủ nhiệm câu lạc bộ là sinh viên Lê Hồng Nhung – sinh viên năm thứ 3 trường La Trobe (liên kết với HANU).

Tập luyện và mục tiêu phía trước Năm nay, mục tiêu của câu lạc bộ là giành được giải vô địch bóng rổ sinh viên Hà Nội. Hiện nay, các thành viên của 2 đội tuyển nam và nữ thường xuyên luyện tập với nỗ lực cao nhất, câu lạc bộ cũng đang xin kinh phí nhà trường để mời huấn luyện viên. Đến thời điểm hiện tại, danh sách tập luyện của đội bóng rổ nam là 20 thành viên, đội bóng rổ nữ là 11 thành viên. Câu lạc bộ đang tuyển thêm thành viên để hướng tới giải đấu sắp tới. Câu lạc bộ mở rộng với tất cả các sinh viên học tập tại trường gồm sinh viên của trường, sinh viên trao đổi, sinh viên của các khoa liên kết. Chỉ cần có niềm đam mê bóng rổ và khả năng chơi tốt là bạn có thể đăng kí luyện tập và có cơ hội sát cánh với đội trong các giải đấu lớn. Với những thành tích trong quá khứ và sự chuyên cần tập luyện trong hiện tại, nhất định câu lạc bộ bóng rổ HANU sẽ gặt hái được thành tích cao nhất trong năm học mới này. HOT: *) Để đăng kí luyện tập, bạn có thể liện hệ với sinh viên Lê Hồng Nhung – 01253265456 *) Lịch luyện tập:

+ Đội bóng rổ nam : Thứ 4, 7: 16 => 18h

+ Đội bóng rổ nữ : Thứ 5 : 16 => 19h

Việt Quỳnh

Page 8: FMTNewsletter báo tháng 11/2009

SSSẮẮẮPPP XXXẾẾẾPPP TTTHHHỜỜỜIII GGGIIIAAANNN:::

Phát triển kỹ năng sắp xếp thời gian đòi hỏi những nỗ lực lớn. Bạn có thể bắt đầu từ những hướng dẫn dưới đây nhưng cần thực hành và những hướng dẫn khác khi bạn tiến bộ dần.

Mục đích là để bạn biết được mình đang sử dụng thời gian như thế nào, bạn nên dành quỹ thời gian cho những công việc gì, những ưu tiên gì để có thể thành công trong học tập trong khi vẫn có những hoạt động khác chi phối như đi làm, vui chơi cùng bạn bè, thời gian cho gia đình…”

Đầu tiên: bạn hãy thử làm bài tập về cách sắp xếp thời gian.

Chiến lược về cách sử dụng thời gian:

• Tự tạo cho bạn các khoảng thời gian học Liệu mỗi lần học khoảng 50 phút có được không? Thường thì học trong bao lâu bạn cảm thấy không cần nghỉ? Một vài người thì thích nhiều giờ nghỉ giải lao vì nhiều lý do khác nhau. Bài hoặc tài liệu khó đôi khi cần nhiều khoảng thời gian giải lao

• Có tổng kết và updates sau mỗi tuần • Việc gì quan trọng hơn thì làm trước, việc nào kém quan trọng thì làm sau.

Khi học, nên tạo thói quen giải quyết các mục khó trước • Học ở những nơi mà bạn ít bị phân tán

để có được sự tập trung cao độ • Có “thời gian chết”?

Bạn có thể đi dạo, hoặc đi xe đạp trong đôi lát… • Xem qua các tài liệu và bài đọc trước giờ học • Xem qua các tài liệu ngay sau giờ học

Nếu trong 24 tiếng mà bạn không xem qua thì bạn dễ quên bài nhất. • Sắp xếp thời gian cho các ngày quan trọng (bài viết phải nộp, presentation, k ỳ thi… )

Những vật dụng hữu ích:

• To-Do list- Danh sách những việc cần làm: Ghi ra giấy những điều bạn cần làm, rồi quyết định việc nào sẽ làm bây giờ, việc nào để sau, hay nhờ ai làm, hoặc hoãn việc nào sau một thời gian dài

• Một quyển lịch sắp xếp công việc theo tuần/ tháng: Đánh dấu các buổi hẹn, đi học, họp trong một cuốn sổ tay chia ô thời gian hoặc bảng biểu Nếu bạn là người thiên về sử dụng giác quan (nếu nhìn sẽ khiến bạn học vào đầu nhanh hơn), bạn có thể sơ đồ hóa thời gian biểu. Điều đầu tiên, sáng dậy, đó là xem hôm nay phải làm những gì. Còn trước khi đi ngủ thì xem mình đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày mai chưa.

• Lịch ghi kế hoạch lâu dài Sử dụng một bảng cho mỗi tháng để bạn có thể lên kế hoạch trước. Những lịch ghi kế hoạch lâu dài như thế này sẽ nhắc nhở để bạn sử dụng tốt quỹ thời gian của mình.

FMTnews (st)

Page 9: FMTNewsletter báo tháng 11/2009

Ngày ... Đã qua rồi cái thời mà cả khoa cùng có thể đi làm và đi ăn trưa trên một cái xe máy, Khoa mình hiện nay mỗi lần đi chơi cần tận 02 cái xe máy, một đội ngũ hoành tráng bao gồm có 4 giáo viên và hơn 150 sinh viên. Thật là vui, sau bao nhiêu lâu giảng dạy tiếng Anh, cả cô và trò đều thật sự đã quá mong chờ đến giờ phút được học chuyên ngành. Dạy chuyên ngành chuẩn bị thật mệt nhưng nhìn những cặp mắt hăng say, mình lại không thấy mệt mỏi gì nữa. Sau giờ học chuyên ngành đầu tiên, T, một sinh viên BAP có ra đứng cạnh mình và nói "cô ơi, học chuyên ngành thích quá". Ngày ... Hôm nay Q ốm, chị Giang lại chuẩn bị theo chồng vào Nam, H nghỉ, cả Khoa cũng chỉ còn lại vài người, không thể chia nhau ra dạy thay được. Mọi người vẫn đua nhau là "sợ người khác ốm hơn cả sợ bản thân ốm" hoặc là "can not afford to be sick". Ngày... Đợt đi Huế vừa rồi với lớp BA2 thật quá vui, lần đầu tiên đón Tết giữa đường quốc lộ, chơi game, hát hò giữa trời giá lạnh, 12 giờ đêm chờ xe ô tô sửa. Vào Huế, 24 người, người ngủ trên giường, người ngủ dưới sàn, thế mà vẫn cảm thấy thật ấm cúng. Đi ăn cơm chay, bún thịt nướng, đi chơi chùa Huyền Không Sơn Thượng,... đi đâu cũng ào ào như lũ bão, đạp xe mệt nghỉ, mười mấy năm không đạp xe mà vẫn đạp ầm ầm như "giao liên". Những kỷ niệm không thể nào quên. Ngày ... Hôm nay, bụng to, tháng thứ 7 rồi, đứng xếp hàng ngoài thang máy, thế mà sinh viên chen "nhiệt tình hết cỡ", thôi, mình tự biết đường đứng ra một bên, nhường đường cho "các cháu". Sinh viên dạo này .. buồn. Nhớ ngày xưa có nhiều sinh viên nhiệt tình đến mức cô M, chưa có chồng mà sinh viên vẫn nằng nặc xách cặp cho cô vì sợ cô đang mang em bé, không nên mang nặng. Ngày... Gần đây nhiều giáo viên bức xúc vì các comments hoặc email của sinh viên không đúng mực. Như cô A, hôm trước nhận được một email của sinh viên chỉ viết đúng một câu "honey, please send me the enrolment key" hay sinh viên nói hẳn với giáo viên "cô chém em nhẹ nhẹ thôi ạ", thậm chí sinh viên gì đấy viết trên net trong phần Ask the Faculty "Đừng nói mọi năm vẫn thế nhé", sao các em lại có thể viết ra những câu nói "vô lễ" như thế nhỉ. Chẳng lẽ câu nói "tiên học lễ, hậu học văn" đã xa rồi. Hiện nay ở Mỹ có phong trào Character First, dạy cho trẻ em cách rèn luyện tính cách là trước hết. Điều này thật quan trọng. Ngày ... Hôm nay nghe thầy H kể, có sinh viên ứng dụng môn Biz Modelling về thiết kế bảng tính tiền điện cho xã, thật vui mừng quá. Những sinh viên như vậy đúng là niềm động viên lớn lao cho các thầy cô. Mình mong sinh viên có thể hiểu được có thể là một câu nói, một câu chuyện nhỏ, một cử chỉ của sinh viên có thể động viên các thầy cô rất nhiều. Giáo viên mệt mỏi vì gia đình, con cái,... quá nhiều việc phải lo nghĩ, nếu thấy các thầy cô mệt, hãy chủ động support các thầy cô nhé, các em! N.

THẦY CÔ TÂM SỰ

NNNHHHẬẬẬTTT KKKÍÍÍ CCCỦỦỦAAA TTTÔÔÔIII………

Page 10: FMTNewsletter báo tháng 11/2009

Tân sinh viên cùng những xúc cảm:

“…Tôi vẫn nhớ như in ngày nhập học vào trường đại học Hà Nội. Đó là một ngày

tươi sáng, những ánh nắng lấp lánh xuyên qua lá cây, bầu trời quang đãng , các vầng

mây như đang lững lờ trôi mãi về miền vô tận. Tôi thấy mình giống như một con

chim non đang tận hưởng cảm giác lần đầu tiên được sải rộng đôi cánh bay trên bầu

trời. Với đôi cánh ấy, tôi mang trong mình bao nhiêu mơ ước, bao nhiêu khát vọng.

Mơ ước được trở thành một công dân tốt, khát vọng được tiếp thu tri thức của nhân

loại, để sống có ý nghĩa hơn và góp phần làm giàu đẹp hơn đất nước. Thật sung

sướng biết bao giờ đây tôi đã trở thành sinh viên của một trong những trường đại

học danh tiếng của cả nước. Niềm vui càng được nhân lên gấp bội khi tôi nhập học

đúng vào dịp kỉ niệm 50 năm ngày thành lập trường. Sướng vui xen lẫn tự hào, trong

tôi tràn đầy nhiệt huyết sống. Tôi tự hứa với bản thân mình sẽ quyết tâm học tập, rèn

luyện tốt để xứng đáng với tư cách một người sinh viên của trường đại học Hà Nội,

để sau này đi bất cứ nơi đâu tôi luôn tự hào nói rằng tôi là sinh viên đại học Hà

Nội…”

Thái Hà- 2P-

Page 11: FMTNewsletter báo tháng 11/2009
Page 12: FMTNewsletter báo tháng 11/2009
Page 13: FMTNewsletter báo tháng 11/2009

P/v: Là sinh viên năm cuối rồi, lại sắp kỉ niệm 50 năm thành lập trường, các bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hằng: Mình yêu quí các thầy cô giáo ở đây, mình học ở họ không chỉ qua các bài giảng mà qua cả con người. Sau khi ra trường chắc chắn mình sẽ rất nhớ HANU, mình sẽ quay lại đóng góp cho trường. Thuý: Khoa mình giáo viên có phương pháp giảng rất tốt, khoa FMT dạy bằng tiếng Anh mình rất thích. Trường có cơ sở vật chất tốt, cảnh quan đẹp:x P/v: 2 bạn có muốn gửi lời chúc gì đến các thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam? Hằng và Thuý: Chúc các thầy cô luôn mạnh khoẻ, vui vẻ và tiếp tục giảng dạy lâu dài, Hằng: Mình muốn gửi lời chúc đến cô Lê Thanh Bình: “Chị không chị là cô giáo mà còn là một người bạn lớn mà em rất yêu quý. Chúc chị thật nhiều hạnh phúc trong ngày 20/11 và thành công trong kì thi CFA sắp tới!” Hằng và Thuý (tới các khoá sau): Các em cố gắng học tập, vượt qua khó khăn thử thách. Chúc các em có nhiều kỉ niệm vui trong suốt thời gian là sinh viên và thành công hơn các anh chị đi trước. “We love FMT so much!” P/v: Thay mặt FMTnews, chúc hai bạn học tập tốt và thành công trong kì thi tôt nghiệp! FMTnews congoc

Page 14: FMTNewsletter báo tháng 11/2009

Niềm vui của những tình nguyện viên AIG III Trường ĐH Hà Nội AIG 3 là kỳ Đại hội Thể thao tầm cỡ châu lục mà thể thao Việt Nam giành được thứ hạng cao nhất từ trước tới nay. Đến với đại hội, ĐH Hà Nội vinh dự là một trong trường có nhiều sinh viên đươc chọn làm tình nguyện viên (800 sinh viên). Vưà là những đại sứ văn hoá cho đất nước, ngoài viêc giúp ích cho quốc gia, các bạn sinh viên còn có cơ hội học hỏi thêm kinh nghiêm quý báu. Nó không chỉ là một kỷ niệm trong quãng đời sinh viên mà còn là một trải nghiêm, la dịp để thực tế hơn những kiến thức đã học trên giảng đường đại học Hầu hết các bạn tình nguyện đều cho rằng mình đã có ít nhiều kinh nghiệm quản lý thời gian , sắp xếp công việc, biết thêm nhiều nền văn hoá mới mà đôi khi sách vở không thể nói hết lên được,… Bạn Đoàn Thu Nga, lớp 5TC, tháp tùng đoàn ushu iraq cho biết: “ Qua quá trình làm tình nguyên viên mình có thêm kinh nghiệm giao tiếp, và xắp xếp công việc. Do hầu hết nhóm đoàn Iraq không thể nói tiếng Anh, nên việc truyền đat và xăp xếp lịch trình hoạt động cho từng ngày gặp phải rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, khả năng diễn đat ngôn ngữ một cách đơn giản và dễ hiểu bằng tiếng Anh được trau dồi một cách rất có hiệu quả. Mình còn có thêm những người bạn mới. Mình nghĩ nó là một kỷ niệm rất đáng nhớ”

Bạn Nguyệt, lớp 1A06, tháp tùng đoàn ushu Iraq: “ Mình thấy thật vui được tham gia đợt tình nguyện, mình đã biết thêm môt chút về văn hoá của đất nước hồi giáo này, biết thế nào là giết gà theo kiểu đạo hồi, :). Mình còn có dịp giới thiệu cho các bạn quốc tế về đất nước mình qua những buổi dã ngoại tới Lăng Bác, đền Ngọc Sơn, Hồ Gươm, phố Cổ,…”

Bạn Nguyễn Cẩm Vân, BA06, tháp tùng điền kinh Iran: “Lần đầu được tham gia một sự kiện thể thao, nên mình học được một số điều luật trong thi đấu của các môn điền kinh. Tuy nhiên bọn mình cũng gặp nhiều rắc rối do bất đồng ngôn ngữ nên, ví dụ như việc nhầm thời gian đi khai mạc và chậm chễ trong lịch tập luyện.”

Bạn Trần Thanh Huyền, tháp tùng đoàn Iraq: “Hai tuần làm việc nhưng mình đã có thêm kinh nghiệm làm việc với nhóm, sắp xếp công việc, thời gian va lịch trình làm việc cho đoàn,. Điều mình cảm thấy vui nhất là minh có thêm những người bạn tốt từ đất nươc Iraq, hiểu biết hơn về con người cũng như văn hoá Iraq, nó ko chỉ la tình bạn đơn thuần mà còn là tình hữu nghị giữa các quốc gia.” Thanh Huyền

SỰ KIỆN

Page 15: FMTNewsletter báo tháng 11/2009

Thời sinh viên Bạn đã bao giờ hình dung ra cuộc sống của một sinh viên đại học? Có chứ! Tưởng tượng nhiều là khác. Hồi phổ thông, đứa nào chả miệt mài ôn thi để được có một thời sinh viên với bao nhiêu ước mơ, hi vọng. Lúc đấy đã nghĩ về cuộc sống sinh viên rồi, nếu không làm sao có động lực để ôn thi quên ngủ nghỉ như vậy được? Hãy thử xem động lực lúc ấy là gì? “Cố lên con, vào đại học rồi chơi gì thì chơi. Bây giờ thì cứ tập trung ôn thi cho tốt đã. Không vào được đại học thì biết làm gì hả con. Rồi vất vả cả đời”, không ít các ông bố bà mẹ đã động viên con ôn thi như thế. Phải chăng vào đại học thật nhàn nhã, thảnh thơi, cứ sau mấy năm là được một cái bằng ra trường xin việc? Và không phải không có những anh chị nói với em “mày bước chân vào đại học là nhàn. Đến thi rồi hẵng ôn, cả năm chỉ chơi, học làm gì cho mệt”. Các bậc đàn anh đàn chị còn truyền kinh nghiệm kiểu học sớm rồi quên hết ý mà. Đến mùa thi hẵng hay. Chả thế mà trong suy nghĩ nhiều bạn cuộc sống sinh viên = ăn+ngủ+chơi+học. Tức là học được xếp sau cùng. Thực trạng ra sao? Cứ nhìn thư viện đánh giá, cả năm chả thấy bóng dáng sinh đâu, nhưng mùa thi thì chả còn chỗ mà ngồi. HANU thì sao? Có thể nói là thư viện không lúc nào thiếu các bạn sinh viên. Ngoài các khoa tiếng, trong trường còn có thêm nhiều khoa dạy chuyên ngành. Người ta thường nói học tiếng cần sự chăm chỉ, nỗ lực bản thân, vậy các bạn khoa tiếng phải văn ôn võ luyện là chuyện bình thường. Còn học chuyên ngành? Có phải như nhiều sinh viên trường khác ba tháng chơi, hai tháng ôn thi? Xem các bạn sinh viên FMT nói gì về học chuyên ngành? “Chơi hả? Ừ,nếu ấy có dự định gắn bó với trường với thời sinh viên được nhờ thầy u khoảng 10 năm nữa rồi mới ra trường. Trường mình mà” Và một đặc điểm nhận dạng sinh viên khoa là đứa nào cũng một túi sách vở nặng trịch. Muốn học tốt cũng khó! “Tớ cũng muốn học tử tế lắm. Đến giờ lec mà không học thì cũng thấy có lỗi với thầy cô, nhưng mà khổ một nỗi mắt tớ cứ díp cả lại, không mở ra được” , một bạn gái tâm sự thành thật. Các thầy cô vẫn hay đùa “Giọng các thầy cô ru ngủ rất tốt”. Chắc thầy cô cũng thương học sinh không được ngủ trưa, mà có hôm phải học cả ngày những bốn tut. “Tớ đã quyết tâm đọc text book trước, nhưng mà cứ dở quyển sách ra là lại buồn ngủ”. Còn có bạn thì đọc sách rồi, nhưng mà “trời ơi, tôi đọc mãi mà vẫn không hết một chương. Vứt đấy, nản luôn”. Và trong giờ học “Mày có mang sách không, chung với”. Vì sách quá dày mà! Một bạn khác thấy ấn tượng nhất khi học ở FMT là làm việc nhóm và áp lực của deadline. “Nhiều khi họp nhóm mà không biết nên họp nhóm nào trước. Mà report thì các môn hầu hết lại ra hạn gần nhau, nên nhiều lúc không biết bắt đầu từ đâu. Kể ra thì làm nhóm vừa vui, vừa bực. Còn vì sao bực thì chắc ai đã từng là FMTers trải qua rồi.” “Ui, đến nước đến chân mới nhảy, đến hạn thể nào mà chẳng nộp được bài”, cô bạn bên cạnh gật gù nhận xét. Thi cử là chuyện có lẽ luôn phải bàn đến vì thi và kiểm tra là chuyện “thường ngày ở huyện”. “Đề này không khó lắm”, “Ôi đề gì mà khó thế, đọc còn chẳng hiểu đề bài”, “Đề vừa dài vừa khó”, dễ dàng nhận thấy định nghĩa dễ và khó “làm được thì đề dễ, mà không làm được thì đề khó, không làm kịp là đề dài”.

CÂU CHUYỆN SINH VIÊN

Page 16: FMTNewsletter báo tháng 11/2009

Sau mỗi bài thi và kiểm tra luôn là những lời bàn luận rôm rả… Và sinh viên vẫn luôn cố gắng…đọc ít nhất mà làm bài hiệu quả nhất “tớ bỏ qua chương…., cứ tưởng cô không kiểm tra”, hay “chả giống mình ôn gì cả, tớ tưởng kiểm tra chính phần này, ai dè toàn rơi vào chương…” Nhưng kết quả hình như không được như mong đợi. Phong cách làm bài đã trở nên thiện nghệ. TRUE-FALSE, khó nhỉ, may là 50-50. “Thôi tất cả False tất, thể nào cũng đúng gần 50%”. Multiple choice, “thì cứ chỗ nào khó không làm được chỉ điền A, (B,C,D…) hết chắc cũng đúng được vài câu. Và kết quả… “ôi, số mình xui thật, đánh bừa 5 câu mà chả trúng câu nào chứ”. “Cái ….hên cực nhé, nó đánh bừa 5 câu trúng 3 đấy. Thế là nhiều rồi”. “Biết thế mình đánh tất câu này có phải đúng được nhiều không, tiếc thật. Nếu biết mình phải thi lại, bạn có buồn không? Chắc rồi, vừa mất tiền, vừa phải ôn lại, mà chắc gì đã qua, nhỡ đề thi lại còn khó hơn thi thật. Thi lại=buồn. Nhưng cũng phải tự an ủi mình thôi “Không thi lại không phải là sinh viên”, “Thôi, học lại cho nó nhớ” FMTers có phải chỉ biết học? Dĩ nhiên không. Sinh viên luôn là sinh viên, luôn đầy ắp tiếng cười. FMTers có khá nhiều hoạt động được tổ chức như Market Yourself, hay đi làm tình nguyện như ASIAN INDOOR Games… Hoạt động nhiệt tình đến nỗi cô Hạnh còn phải nói với cô Tú Linh “Bảo chúng nó tham gia hoạt động ít thôi” (Theo lời kể của cô Tú Linh). Và rất nhiều sinh viên vẫn đi làm đều đều. Và cũng có nhiều những lúc dở khóc dở cười, những giây phút vui vẻ cùng bạn bè. Chuyện khóc dở mếu dở có lẽ phải kể đến kí túc xá. Chuyện muôn thuở là cái nhà vệ sinh hay bị tắc, nên phải lén ra ngoài vào nhà C “giải quyết nhờ”, “Thường vào nhà C hơn, có hôm đau bụng quá vào thư viện suýt bị nhốt vì lúc đấy hơi muộn rồi”, VA kể. Còn chưa kể đang tắm mất nước mà người thì đang đầy xà phòng. Làm sao đây? Đứng chờ có nước vậy, “khoảng 30phút thôi mà.” Rồi chuột chạy lung tung tha quần áo vào gầm giường. Chuột thấy người, chuột sợ ư, người không chạy là may đấy. Chuyện tình cầu thang, dù mưa gió bão bùng vẫn gặp nhau…Học tuy bận nhưng sinh viên vẫn thật lãng mạn…và luôn yêu đời. Bạn có nhận ra mình trong này không???

Doremon 

Page 17: FMTNewsletter báo tháng 11/2009