thoan-bai bao dang final revised

9
Một số đặc điểm cộng đồng dân ngủ rẫy ở vùng sốt rét lưu hành tại tỉnh Phú Yên và Gia Lai năm 2013. Hồ Đắc Thoàn, Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Văn Chương, Đoàn Đức Hùng và CS. Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn, [email protected] Tóm tắt Điều tra đặc điểm nhà rẫy, sinh hoạt vào ban đêm và biện pháp PCSR của người dân ngủ rẫy từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2013 tại Phú Yên và Gia Lai cho thấy ở Phú Yên khoảng cách từ nhà đến rừng hơn 3 km (97.5%), cấu trúc nhà rẫy của người dân rất sơ sài, chật chội…chủ yếu là loại nhà sàn; tường vách tre nứa chiếm tỉ lệ cao (87,3%); khoảng cách từ rẫy đến rừng trên 500 m (54,4%). Ở Gia Lai, khoảng cách từ nhà đến rừng từ 1-3 km (90.7%), nhà rẫy giáp với rừng núi. Mỗi nhà rẫy cách nhau từ 300-500 mét, đa số các nhà rẫy làm kiên cố. Tại Phú Yên người dân làm rẫy chiếm 78.2% và ở Gia Lai là 83.5%. Đi rẫy thường xuyên chiếm tỷ lệ cao nhất (88.6% ở Phú yên và 56.8% ở Gia Lai); còn lại tỷ lệ những người đi làm rẫy không thường xuyên chiếm tỷ lệ thấp. Tỷ lệ người dân ngủ lại rẫy ở Phú Yên là 100%, ở Gia Lai là 55.6%. Người dân có thói quen đi ngủ sớm khoảng 22 giờ đêm, ít hoạt động ngoài trời vào ban đêm. Người dân ít có thói quen ngủ màn, chủ yếu ngủ võng, một số ít không có bọc võng. Người dân đã sử dụng các biện pháp PCSR khi đi vào rừng, rẫy như mang theo màn (Phú Yên: 24.8%; Gia Lai: 41.7%), thuốc sốt rét (Phú Yên: 17.8%; Gia Lai: 19.4%), võng và bọc võng (Phú Yên: 5%; Gia Lai: 11,1%), nhưng số người không có biện pháp gì PCSR chiếm tỉ lệ không nhỏ (Phú Yên: 52,2%; Gia Lai: 27,8%). Từ khóa: Nhà rẫy, ngủ rẫy, làm rẫy, sốt rét 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khu vực miền Trung-Tây Nguyên (MT-TN) có hơn 90% dân số sống trong vùng rừng núi có đặc thù sốt rét phức tạp với sự di biến động dân cư lớn. Là khu vực có nguy cơ sốt rét cao nhất ở Việt Nam: hàng năm số bệnh nhân sốt rét (BNSR) chiếm gần 50%; ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) chiếm 75%; sốt rét ác tính và tử vong sốt rét chiếm trên 80% so với cả nước. Gia Lai và Phú Yên là những tỉnh sốt rét trọng điểm của khu vực MT-TN. Theo báo cáo tổng kết công tác PCSR năm 2012, Gia Lai có 4.794 BNSR tăng 31.67%, KSTSR trên lam 2.44% tăng 42.69% so với năm 2011, Phú Yên có 968 BNSR tăng 33.15%, sốt rét ác tính SRAT tăng 75%, KSTSR trên lam tăng 32.79% so với năm 2011. Đa số BNSR tập trung chủ yếu ở người dân di biến động, trong đó có người dân đi ngủ rẫy. Kết quả điều tra của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn cho thấy ở khu vực MT-TN, một số cộng đồng ngủ rẫy có tỷ lệ nhiễm KSTSR rất cao: tỷ lệ nhiễm KSTSR dân cư ngủ rẫy tại xã Khánh Thượng, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà là 8,16% (tháng 5/2004); tại xã Ea Sô, huyện Eakar, Đắk Lắk là 8,33% (tháng 11/2005); tại xã Đak Rin, Kon Tum (3/2003) có tỷ lệ nhiễm KSTSR là 6,8%; tại xã Ngọc Lây, Kon Tum (8/2003) có tỷ lệ nhiễm KSTSR là 18,24%; tại xã IaO, Gia Lai (9/2003) có tỷ lệ nhiễm KSTSR là 7,08%; tại xã Sơn Thái (Khánh Hòa) tháng 9/2004 có tỷ lệ nhiễm KSTSR là 29,7%. Nghiên cứu của Chế Ngọc Thạch (2010) đa số người dân không mang màn theo khi đi rừng, ngủ rẫy với nhiều lý do trong đó chủ yếu là do diện tích nhà rẫy nhỏ không đủ diện tích để treo màn 75%, không đủ màn, màn ở nhà bị rách 54,8% và 7,7% người đi rừng, ngủ rẫy không biết ngủ màn phòng chống được sốt rét và những người đi rừng, ngủ rẫy có nguy cơ mắc sốt rét cao gấp 5,03 so với người dân không ngủ rẫy. 1

Upload: independent

Post on 05-Dec-2023

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Một số đặc điểm cộng đồng dân ngủ rẫy ở vùng sốt rét lưu hànhtại tỉnh Phú Yên và Gia Lai năm 2013.

Hồ Đắc Thoàn, Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Văn Chương, Đoàn Đức Hùng và CS.Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn, [email protected]

Tóm tắt

Điều tra đặc điểm nhà rẫy, sinh hoạt vào ban đêm và biện pháp PCSR của người dân ngủ rẫy từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2013 tại Phú Yên và Gia Lai cho thấy ở Phú Yên khoảng cách từ nhà đến rừng hơn 3 km (97.5%), cấu trúc nhà rẫy của người dân rất sơ sài, chật chội…chủ yếu là loại nhà sàn; tường vách tre nứa chiếm tỉ lệ cao (87,3%); khoảng cách từ rẫy đến rừng trên 500 m (54,4%). Ở Gia Lai, khoảng cách từ nhà đến rừng từ 1-3 km (90.7%), nhà rẫy giáp với rừng núi. Mỗi nhà rẫy cách nhau từ 300-500 mét, đa số các nhà rẫy làm kiên cố. Tại Phú Yên người dân làm rẫy chiếm 78.2% và ở Gia Lai là 83.5%. Đi rẫy thường xuyên chiếm tỷ lệ cao nhất (88.6% ở Phú yên và 56.8% ở Gia Lai); còn lại tỷ lệ những người đi làm rẫy không thường xuyên chiếm tỷ lệ thấp. Tỷ lệ người dân ngủ lại rẫy ở Phú Yên là 100%, ở Gia Lai là 55.6%.

Người dân có thói quen đi ngủ sớm khoảng 22 giờ đêm, ít hoạt động ngoài trời vào ban đêm. Người dân ít có thói quen ngủ màn, chủ yếu ngủ võng, một số ít không có bọc võng. Người dân đã sử dụng các biện pháp PCSR khi đi vào rừng, rẫy như mang theo màn (Phú Yên: 24.8%; Gia Lai: 41.7%), thuốc sốt rét (Phú Yên: 17.8%; Gia Lai: 19.4%), võng và bọc võng (Phú Yên: 5%; Gia Lai: 11,1%), nhưng số người không có biện pháp gì PCSR chiếm tỉ lệ không nhỏ (Phú Yên: 52,2%; Gia Lai: 27,8%).

Từ khóa: Nhà rẫy, ngủ rẫy, làm rẫy, sốt rét

1. ĐẶT VẤN ĐỀKhu vực miền Trung-Tây Nguyên (MT-TN) có hơn 90% dân số sống trong vùng rừng núi có đặc

thù sốt rét phức tạp với sự di biến động dân cư lớn. Là khu vực có nguy cơ sốt rét cao nhất ở Việt Nam: hàng năm số bệnh nhân sốt rét (BNSR) chiếm gần 50%; ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) chiếm 75%; sốt rét ác tính và tử vong sốt rét chiếm trên 80% so với cả nước.

Gia Lai và Phú Yên là những tỉnh sốt rét trọng điểm của khu vực MT-TN. Theo báo cáo tổng kết công tác PCSR năm 2012, Gia Lai có 4.794 BNSR tăng 31.67%, KSTSR trên lam 2.44% tăng 42.69% so với năm 2011, Phú Yên có 968 BNSR tăng 33.15%, sốt rét ác tính SRAT tăng 75%, KSTSR trên lam tăng 32.79% so với năm 2011. Đa số BNSR tập trung chủ yếu ở người dân di biến động, trong đó có người dân đi ngủ rẫy.

Kết quả điều tra của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn cho thấy ở khu vực MT-TN, một số cộng đồng ngủ rẫy có tỷ lệ nhiễm KSTSR rất cao: tỷ lệ nhiễm KSTSR dân cư ngủ rẫy tại xã Khánh Thượng, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà là 8,16% (tháng 5/2004); tại xã Ea Sô, huyện Eakar, Đắk Lắk là 8,33% (tháng 11/2005); tại xã Đak Rin, Kon Tum (3/2003) có tỷ lệ nhiễm KSTSR là 6,8%; tại xã Ngọc Lây, Kon Tum (8/2003) có tỷ lệ nhiễm KSTSR là 18,24%; tại xã IaO, Gia Lai (9/2003) có tỷ lệ nhiễm KSTSR là 7,08%; tại xã Sơn Thái (Khánh Hòa) tháng 9/2004 có tỷ lệ nhiễm KSTSR là 29,7%. Nghiên cứu của Chế Ngọc Thạch (2010) đa số người dân không mang màn theo khi đi rừng, ngủ rẫy với nhiều lý do trong đó chủ yếu là do diện tích nhà rẫy nhỏ không đủ diện tích để treo màn 75%, không đủ màn, màn ở nhà bị rách 54,8% và 7,7% người đi rừng, ngủ rẫy không biết ngủ màn phòng chống được sốt rét và những người đi rừng, ngủ rẫy có nguy cơ mắc sốt rét cao gấp 5,03 so với người dân không ngủ rẫy.

1

Việc nghiên cứu cấu trúc nhà rẫy, hình thái ngủ rẫy cũng như biện pháp PCSR của người dân ngũ rẫy, từ đó làm cơ sở nghiên cứu các biện pháp phòng chống sốt rét phù hợp, hiệu quả cho những người dân sống ở khu vực nhà rẫy, ngủ rẫy là cần thiết trong thời điểm hiện nay ở Việt Nam.

Mục tiêu nghiên cứu1. Mô tả một số đặc điểm nhà rẫy ở Phú Yên và Gia Lai 2. Mô tả một số đặc điểm của người dân ngủ rẫy ở các điểm nghiên cứu.3. Mô tả tình hình PCSR của người dân ngủ rẫy ở các điểm nghiên cứu.

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu3.2.1. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4 đến tháng 12 năm 20133.2.2. Địa điểm nghiên cứu - Tỉnh Phú Yên : 02 huyện Sông Cầu và Sơn Hòa, - Tỉnh Gia Lai: huyện Krông Pa.2.2. Đối tượng nghiên cứu - Cộng đồng ngủ rẫy ở các điểm nghiên cứu. - Nhà rẫy.2.3. Phương pháp nghiên cứu  - Chụp hình và mô tả các kiểu nhà rẫy như: cấu trúc, diện tích, khỏang cách đến rừng, đến suối, khỏang cách từ khu dân cư... - Quan sát sinh hoạt của người dân tại nhà rẫy vào ban đêm. - Mỗi điểm nghiên cứu điều tra 100 bộ phỏng vấn KAP.2.4. Phương pháp xử lý số liệu: - Phân tích, xử lý và trình bày số liệu theo các chương trình EPI INFO và Excel.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUNhằm đánh giá tình hình đi làm, ngủ lại rẫy và PCSR của người dân địa phương tại các

điểm nghiên cứu; tiến hành điều tra những người từ 15 tuổi trở lên, mỗi hộ chọn 1 người đại diện, với cỡ mẫu tối thiểu 100 người / tỉnh được chọn để phỏng vấn. 3.1. Một số đặc điểm nhà rẫy ở các điểm nghiên cứuBảng 3.1. Đặc điểm nhà rẫy ở các điểm nghiên cứu

Nội dung phỏng vấnPhú Yên (n = 79) Gia Lai (n = 86)

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Loại nhà rẫy- Sàn- Trệt

6316

79,820,2

6818

79,120,9

Tường vách- Tre nứa- Đất- Gỗ

6928

87,32,510,2

64022

74,40

25,6

Khoảng cách từ nhà đến rẫy- < 1 km- 1-3 km- > 3 km

02

02,5

278

2,390,7

2

77 97,5 6 7,0

Khoảng cách từ rẫy đến rừng- < 100 m- 100-500 m- > 500 m

122443

15,230,454,4

106016

11,669,818,6

a. Nhà rẫy ở huyện Sông Cầu, Đồng Xuân tỉnh Phú Yên:

Hình 3.1. Nhà rẫy ở Xuân Lâm, Sông Cầu Hình 3.2. Nhà rẫy ở Sơn Hội Cấu trúc nhà cửa của người dân ở đây rất sơ sài, một số nhà không có cửa hoặc cấu trúc cửa ra vào rất thưa, chuồng gia súc xây dựng gần nhà rẫy.b. Nhà rẫy huyện Krông Pa, tỉnh Phú Yên:

Hình 3.3. Nhà rẫy ở Ia Sươm Hình 3.4. Nhà rẫy ở Chư R căm

Ở các thôn người dân tộc Gia Rai thường làm rẫy rất xa nơi ở, nhiều nhà rẫy cách nơi ở khoảng 20 km, giáp với những khu vực rừng núi. Ở mỗi khu vực nhà rẫy, mỗi rẫy cách nhau từ 300-500 mét. Đa số các nhà rẫy đều làm rất kiên cố, gần bằng với diện tích nhà ở trong làng. Ở nhà rẫy người dân còn nuôi gà, heo, chó…, có nhà còn đưa cả bò lên rẫy để nuôi. Các hộ gia đình đều có nhà ở vùng định canh, định cư, họ thường đi lên vùng đồi, rừng, các thung lũng dưới chân núi để làm rẫy và ở lại nhà rẫy. Đa số nhà rẫy của người dân ở khu vực làm rẫy là không kín đáo, phần lớn là nhà sàn, vách bằng gỗ, lợp tôn, kèm theo một mái hiên trống lát sàn gỗ để ngủ. Tuy nhiên cũng có một số nhà có diện tích nhỏ, nhiều nhà có vách thưa thớt gió lùa vào nhà.

3

3.2. Một số đặc điểm của các cộng đồng dân ngủ rẫyBảng 3.2. Tình hình người dân ngủ rẫy ở các điểm nghiên cứu

Nội dung phỏng vấnPhú Yên (n = 101) Gia Lai (n = 103)

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Giới tính - Nam - Nữ

5942

58,441,6

6043

58,341,7

Nghề- Làm rẫy- Làm ruộng- Khác

79166

78,215,86,0

86215

83,51,914,6

Thời gian đi vào rẫy- Theo tháng- Thường xuyên- Không ổn định

6703

7,688,63,8

124925

13,556,829,1

Thời điểm đi vào rẫy- Mùa mưa- Mùa khô- Cả năm

0079

00

100

0086

00

100

Ngủ lại trong rẫy - Thường xuyên- Thỉnh thoảng- Không ngủ lại

7900

10000

481424

55,616,627,8

Kết quả điều tra trình bày ở bảng 3.2. cho thấy đặc điểm chung là cả nam và nữ đều có những hoạt động đi làm và ngủ lại rẫy. Liên quan đến nghề nghiệp, ở Phú Yên người dân ở các điểm nghiên cứu có nghề nghiệp là làm rẫy chiếm đến 78,2% và ở Gia Lai tại các điểm nghiên cứu người dân làm rẫy chiếm 83,5%, tỷ lệ còn lại là làm ruộng và 1 số nghề khác như buôn bán, cán bộ nhà nước… Khi quan sát sinh hoạt của người dân tại nhà rẫy vào ban đêm, người dân có thói quen đi ngủ sớm khoảng 20-22 giờ đêm, ít hoạt động ngoài trời vào ban đêm. Người dân ít có thói quen ngủ màn, chủ yếu ngủ võng nhưng không có bọc võng. 3.3. Tình hình PCSR của người dân ngủ rẫy ở Phú Yên và Gia laiBảng 3.3. PCSR của người đi ngủ rẫy ở các điểm nghiên cứu

Nội dung phỏng vấnPhú Yên (n = 79) Gia Lai (n = 86)

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Đã từng mắc sốt rét- Có- Không

5623

71,328,7

7115

82,417,6

Làm gì khi mắc sốt rét- Đến trạm y tế xã, bệnh viện- Tự điều trị

6211

78,213,9

4626

53,729,6

4

- Không làm gì 6 7,9 14 16,7

Biện pháp PCSR khi ngủ rẫy- Mang theo màn- Mang theo thuốc SR- Mang võng, bọc võng- Không làm gì

2014441

24,817,85,052,2

36171023

41,719,411,127,8

Đề nghị biện pháp PCSR khi ngủ rẫy- Mang theo màn- Tẩm màn mang theo- Mang theo võng, bọc võng

tẩm hóa chất- Mang theo thuốc SR- Không đề nghị gì

8272897

9,934,735,611,97,9

83425136

9,338,928,714,88,3

Ở các điểm nghiên cứu người dân cả nam và nữ đều có những hoạt động đi làm và ngủ lại rẫy; đi vào rẫy trong suốt thời gian trong năm. Người dân đã sử dụng các biện pháp PCSR khi đi vào rừng, rẫy như mang theo màn, võng và bọc võng, nhưng cũng còn một số người không có biện pháp gì PCSR; và đề nghị của đa số người dân là được hỗ trợ tẩm màn và tẩm bọc võng để mang theo khi đi vào rừng, rẫy.

4. BÀN LUẬN Theo kết quả điều tra (Bảng 3.1) cho thấy: ở Phú Yên, nhà người dân ở khu dân cư hầu hết có khoảng cách đến rừng hơn 3 km (97,5%), còn ở Gia Lai khoảng cách từ nhà đến rừng từ 1-3 km chiếm tỷ lệ cao (90,7%), còn lại 1 số ít có khoảng cách xa hơn 3 km (7%), nhưng cũng có 1 tỷ lệ nhỏ có khoảng cách đến rừng dưới 1 km (2,3%). Cấu trúc nhà cửa của người dân ở Phú Yên sơ sài, một số nhà không có cửa hoặc cấu trúc cửa ra vào rất thưa, đây là điều kiện thuận lợi cho muỗi vào nhà đốt máu người. Do đặc thù các chuồng gia súc đặt rất gần nhà rẫy nên khả năng thu hút muỗi vào đốt gia súc và đốt người rất lớn. Người dân có thói quen đi ngủ sớm khoảng 20-22 giờ đêm, ít hoạt động ngoài trời vào ban đêm. Người dân ít có thói quen ngủ màn, chủ yếu ngủ võng nhưng không có bọc võng. Đây là những yếu tố có nguy cơ dễ bị nhiễm sốt rét. Ở thời điểm giám sát, có 01 bệnh nhân sốt rét (không ngủ màn, chỉ ngủ võng) vừa mới điều trị ở bệnh viện huyện Sông Cầu về. Ở các thôn người dân tộc Gia Rai, huyện Krong Pa tỉnh Gia Lai thường làm rẫy rất xa nơi ở, nhiều nhà rẫy cách nơi ở khoảng 20km, giáp với những khu vực rừng núi. Ở mỗi khu vực nhà rẫy, mỗi rẫy cách nhau từ 300-500 mét. Đa số các nhà rẫy đều làm rất kiên cố, gần bằng với diện tích nhà ở trong làng. Ở nhà rẫy người dân còn nuôi gà, heo, chó…, có nhà còn đưa cả bò lên rẫy để nuôi. Các hộ gia đình đều có nhà ở vùng định canh, định cư, họ thường đi lên vùng đồi, rừng, các thung lũng dưới chân núi để làm rẫy và ở lại nhà rẫy trong quá trình canh tác, nơi có nhiều vector sốt rét hoạt động do đó rất dễ mắc bệnh sốt rét. Trong những đợt chiến dịch PCSR bằng phun thuốc, tẩm màn, không thể nào đến từng nhà rẫy để phun thuốc, tẩm màn được. Do đó việc phòng chống muỗi đốt cho các hộ gia đình ngủ rẫy gặp rất nhiều khó khăn. Đa số nhà rẫy của người dân ở khu vực làm rẫy là kín đáo, phần lớn là nhà sàn, vách bằng gỗ, lợp tôn, kèm theo một mái hiên trống lát sàn gỗ để ngủ. Tuy nhiên cũng có một số nhà có diện tích nhỏ, nhiều nhà có vách thưa thớt gió lùa vào nhà. Người dân có mang màn ra nhà rẫy, nhưng một số người ít ngủ màn, ban đêm người dân hay tụ tập uống rượu, hoặc làm việc ngoài nhà nên rất khó phòng tránh muỗi đốt.

5

Kết quả điều tra trình bày ở bảng 3.2. cho thấy đặc điểm chung của các điểm nghiên cứu là cả nam và nữ đều có những hoạt động đi làm và ngủ lại rẫy. Liên quan đến nghề nghiệp, ở Phú Yên người dân ở các điểm nghiên cứu có nghề nghiệp là làm rẫy chiếm đến 78,2% và ở Gia Lai tại các điểm nghiên cứu người dân làm rẫy chiếm 83,5%, tỷ lệ còn lại là làm ruộng và 1 số nghề khác như buôn bán, cán bộ nhà nước… Phân tích những người dân có nghề nghiệp làm rẫy, nhận thấy: thời gian đi làm rẫy thương xuyên chiếm tỷ lệ cao nhất (88,6% ở Phú yên và 56,8% ở Gia Lai); còn lại tỷ lệ những người đi làm rẫy theo tháng và đi không thường xuyên chỉ chiếm tỷ lệ thấp hơn (bảng 3.2). Đặc biệt, thời điểm đi vào rẫy của người dân ở Phú Yên và cả Gia lai đều là cả năm, bất kể là mùa mưa hay nắng. Trong đó, tỷ lệ người dân ngủ lại rẫy ở Phú Yên là 100%, còn ở Gia Lai là 55,6%, 16,6% chỉ thỉnh thoảng ngủ lại và 27,8% không ngủ lại. Qua phỏng vấn cho thấy những người đi ngủ rẫy trả lời đã từng mắc sốt rét đều chiếm tỷ lệ rất cao: Phú Yên là 71,3% và Gia Lai là 82,4%. Khi mắc sốt rét, tỷ lệ người dân đến trạm y tế/bệnh viện cao: Phú Yên 78,2% và Gia Lai 53,7%; tuy nhiên vẫn còn 1 tỷ lệ người dân tự điều trị, thậm chí là không là gì (Phú Yên 7,9% và Gia Lai 16,7%). Ở Phú Yên, khi đi vào rừng, rẫy, người dân đa số không có biện pháp gì để PCSR (52,5%), một số mang theo màn (24,8%) và một số khác ít hơn mang theo thuốc sốt rét (17,8%). Còn ở Gia Lai thì tỷ lệ người dân mang theo màn khi đi vào trong rừng, rẫy khá cao: 41,7%; có một tỷ lệ sử dụng võng và bọc võng khi ngủ rẫy 19,4%; tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ người dân không làm gì để PCSR: Gia Lai 27,8%. Trả lời cho các đề nghị về biện pháp PCSR khi đi vào rừng, rẫy thì đa số người dân chọn tẩm màn mang theo và sử dụng võng có bọc võng tẩm hóa chất: ở Phú Yên đề nghị tẩm màn 34,7% và sử dụng võng với bọc võng tẩm hóa chất là 35,6%; ở Gia Lai tẩm màn là 38,9% và sử dụng võng, bọc võng tẩm hóa chất là 28,7%. Như vậy cho thấy người dân đã có ý thức về hiệu quả của việc sử dụng hóa chất diệt côn trùng để tẩm màn cũng như võng và bọc võng.

Những người ngủ rẫy chưa có biện pháp phòng chống véc tơ sốt rét nào cụ thể được triển khai bảo vệ cho họ. Chỉ một số ít người dân có mang theo màn không tẩm/tẩm hóa chất diệt muỗi, hoặc mang theo võng khi đi vào và ngủ lại trong rẫy; như thế vẫn còn nhiều người ngủ rẫy ở các điểm nghiên cứu bị nguy cơ mắc sốt rét cao khi ngủ trong rẫy; và có thể chính họ là những người mang mầm bệnh về những khu dân cư, làm cho sốt rét duy trì dai dẳng ở các vùng này.

5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Ở Phú Yên cấu trúc nhà rẫy của người dân rất sơ sài, chật chội…chủ yếu là loại nhà sàn; tường vách tre nứa. Ở Gia Lai, nhà rẫy làm kiên cố. Người dân có nghề nghiệp làm rẫy chiếm tỉ lệ cao và đi rẫy thường xuyên chiếm tỷ lệ cao nhất so với đối tượng đi rẫy không thường xuyên. Tỷ lệ người dân ngủ lại rẫy ở Phú Yên (100%) cao hơn ở Gia Lai là (55.6%). Người dân ít có thói quen ngủ màn, chủ yếu ngủ võng, một số ít không có bọc võng. Người dân đã sử dụng các biện pháp PCSR khi đi vào rừng, rẫy như mang theo màn, thuốc sốt rét, võng và bọc võng nhưng số người không có biện pháp gì PCSR chiếm tỉ lệ không nhỏ . 5.2. Khuyến nghị

Tiếp tục các nghiên cứu về vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt rét ở khu vực nhà rẫy và các biện pháp phòng chống véc tơ cho những người dân ngủ rẫy giúp họ tự bảo vệ cá nhân và gia đình mình khi đi làm và ngủ lại rẫy; đồng thời là cũng bảo vệ cho cộng đồng dân cư nơi họ sinh sống vì đã làm giảm nguồn bệnh (KSTSR), là những biện pháp bổ sung cần thiết thực hiện.TÀI LIỆU THAM KHẢOTIẾNG VIỆT

6

1. Hồ Văn Hoàng (2007), “Di cư tự do, ngủ rẫy và nguy cơ gia tăng sốt rét ở các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 2001-2006, Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn, NXB Y học, tr. 140-147.

2. Ron P. Marchand và ctv. (2007), “Thử nghiệm hai biện pháp phòng chống sốt rét rừng: tấm đắp và hàng rào tẩm hóa chất diệt côn trùng”, Hội thảo nghiệm thu đề tài nghiên cứu Dự án Quỹ tòan cầu PCSR Việt Nam, 17 tr.

3. Lê Khánh Thuận, Hồ Đình Trung, Nguyễn Văn Quyết và ctv. (2007), “Đánh giá hiệu quả sử dụng võng có bọc võng tẩm hóa chất diệt muỗi trong phòng chống sốt rét rừng tại Tây Nguyên”, Hội thảo nghiệm thu đề tài nghiên cứu Dự án Quỹ tòan cầu PCSR Việt Nam.

4. Tạ Thị Tĩnh, Nguyễn Minh Hùng, Trần Thị Uyên và ctv. (2006), “Hiệu quả của biện pháp cấp thuốc tự điều trị cho nhóm dân đi rừng, ngủ rẫy”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học giai đọan 2001-2005, NXB Y học, tr. 50-55.

5. Triệu Nguyên Trung, Hồ Văn Hoàng và ctv. (2007), “Đánh giá hiệu quả sử dụng võng có bọc võng tẩm hóa chất diệt muỗi trong phòng chống sốt rét rừng tại Quảng Trị”, Hội thảo nghiệm thu đề tài nghiên cứu Dự án Quỹ tòan cầu PCSR Việt Nam.

6. Lục Nguyên Tuyên (2005), “Tình hình sốt rét ở nhóm dân đi rừng ngủ rẫy và một số biện pháp can thiệp tại xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa”, Tạp chí Y học Thực hành, số 511, Bộ Y tế xuất bản, tr. 110-114.

TIẾNG ANH7. Erhart A., Thang N.D., Hung N.Q. et al (2004), “Forest malaria in Vietnam: A challenge for control”,

American Journal of Tropical Medicine and Hygiene, (70), pp. 110-118.8. Annette Erhart, Ngo Duc Thang, Phan Van Ky, Ta Thi Tinh, Chantal Van Overmeir, Niko Speybroeck,

Valerie Obsomer, Le Xuan Hung, Le Khanh Thuan, Marc Coosemans and Umberto D'alessandro (2005), “Epidemiology of forest malaria in central Vietnam: a large scale cross-sectional survey”, Malaria Journal.

Some characteristics of hut sleeping population in malaria-endemic areas in the provinces of Phu Yen and Gia Lai in 2013

Ho Dac Thoan, Nguyen Xuan Quang, Nguyen Van Chuong, Doan Duc Hung and et al.Institute of Malariology, Parasitology and Entomology Quy Nhon

Abstract The investigation into the field-huts characteristics, measures of hut sleeping people as well as their night activities from April to December 2013 in Phu Yen and Gia Lai showed that in Phu Yen, the distance from the home to the forest was about more than 3 kilometres (97.5%), the structure of the people’s field-huts was very cursory, crampe and mainly a kind of houses on stilts with their walls mostly made of bamboo (87.3%); the forest was more than 500 metres far from the field-hut (54.4%). In Gia Lai, the distance between the home and the forest was from 1-3 kilometres (90.7%), the field-huts were adjacent to the forest and mountain. Nearly all field-huts were solidly-built shelters, standing 300-500 metres apart. The local people who go to work in field in the forest accounted for 78.2% in Phu Yen and 83.5% in Gia Lai. Those with frequent forest work made up the highest proportion (88.6% in Phu Yen and 56.8% in Gia Lai) compare to the remainders, are not going to the forest regularly, accounted for the low rate. The proportions of the people stayed overnight in the field-huts were 100% in Phu Yen and 55.6% in Gia Lai. The people usually go to sleep early at around 8-10 pm and rarely do outdoor activities at night. They donot have the habit of bednet-sleeping; they mostly sleep in hammocks, and a few with hammock-nets. The malaria control measures used by local people as going into forest included bed-nets (Phu Yen 24.8%; Gia Lai 41.7%), standby antimalarial drugs (Phu Yen 17.8%; Gia Lai 19.4%), hammocks and hammock-nets (Phu Yen 5%, Gia Lai 11.1%); however, the people not taking any measures accounted for a not small proportion (Phu Yen 52.2%; Gia Lai 27.8% ). Keywords: field-huts, hut sleeping, forest work, malaria

7

8

9