cẬp nhẬt hỒi sinh tim phỔi &cẤp cỨu tim...

15
CP NHT HI SINH TIM PHI &CP CU TIM MCH I. HI SINH TIM PHI CƠ BẢN NGƯỜI LN VÀ CHẤT LƯỢNG HI SINH TIM PHI Các tviết tt: 1. Nhn biết ngay lp tức và hành động ca hthng cp cu: (cp nht 2015) - Người đến cp cu cn xác định nn nhân có mt đáp ng và thbình thường hay không sau khi tìm hiu thông tin cn thiết vnơi xảy ra sc. Nếu bnh nhân không đáp ng kèm theo không thhoc thkhông bình thường, người đến cp cu nên xem bnh nhân đã bị ngưng tim (Class IIa, LOE C-LD). Người đến cp cu cần được đào tạo vtình trng không đáp ng kèm theo thkhông bình thường và thngáp cá qua mt lot các biu hin và mô tlâm sàng (Class I, LOE C). 2. Hi sinh tim phi sm: (cp nht2015) - Tương tự như khuyến cáo năm 2010, có thể là hp lý cho nhân viên cu hbt đầu hi sinh tim phi (CPR) vi ép tim (Class IIb, LOE C). Các đặc tính ca ép tim hiu quđược mô ttrong phn riêng vknăng hồi sinh cơ bản (BLS). Như trình tnăm 2010, một khi ép tim đã được bắt đầu, một người cu hđược đào tạo thi ngt bng ming-mt nhoc mt ncó túi khí để cung cp oxy và thông khí. Các khuyến cáo liên quan đến thi hn ca từng hơi thở và scn thiết phải tăng ép tim không được cp nht trong khuyến cáo này. 3. Người cu hkhông chuyên chưa qua đào tạo: (cp nht 2015) AED : automated external defibrillator (máy phá rung bên ngoài tđộng) BLS : basic life support (hồi sinh cơ bản) BTE : biphasic truncated exponential (2 pha không đồng b) CPR : cardiopulmonary resuscitation (hi sinh tim phi) ECPR : extraporeal cardiopulmonary resuscitation (hi sinh tim phổi ngoài cơ thể) EMS : emergency medical service (dch vcp cu y tế) ETCO2 : end tidal carbon dioxide (lượng CO2 cui kthra) ETT : endotracheal tube (ng ni khí qun) IHCA : in-hospital cardiac arrests (ngng tim trong bnh vin) OHCA : out-hospital cardiac arrests (ngng tim ngoài bnh vin) pVT : pulseless ventricular tachycardia (nhp nhanh tht vô mch) RLB : rectilinear biphasic (2 pha đồng b) ROSC : return of spontaneous circulation (tái lp tun hoàn tnhiên) SGA : supraglottic airway device (thiết bthông khí trên lưỡi hu) VF : ventricular fibrillation (rung tht)

Upload: others

Post on 24-Jan-2020

10 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCHbenhvientimmachangiang.vn/DesktopModules/NEWS/... · CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCH I. HỒI

CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCH

I. HỒI SINH TIM PHỔI CƠ BẢN Ở NGƯỜI LỚN VÀ CHẤT LƯỢNG HỒI

SINH TIM PHỔI

Các từ viết tắt:

1. Nhận biết ngay lập tức và hành động của hệ thống cấp cứu: (cập nhật 2015)

- Người đến cấp cứu cần xác định nạn nhân có mất đáp ứng và thở có bình thường

hay không sau khi tìm hiểu thông tin cần thiết về nơi xảy ra sự cố. Nếu bệnh nhân

không đáp ứng kèm theo không thở hoặc thở không bình thường, người đến cấp

cứu nên xem bệnh nhân đã bị ngưng tim (Class IIa, LOE C-LD). Người đến cấp

cứu cần được đào tạo về tình trạng không đáp ứng kèm theo thở không bình thường

và thở ngáp cá qua một loạt các biểu hiện và mô tả lâm sàng (Class I, LOE C).

2. Hồi sinh tim phổi sớm: (cập nhật2015)

- Tương tự như khuyến cáo năm 2010, có thể là hợp lý cho nhân viên cứu hộ bắt

đầu hồi sinh tim phổi (CPR) với ép tim (Class IIb, LOE C). Các đặc tính của ép tim

hiệu quả được mô tả trong phần riêng về kỹ năng hồi sinh cơ bản (BLS). Như trình

tự năm 2010, một khi ép tim đã được bắt đầu, một người cứu hộ được đào tạo thổi

ngạt bằng miệng-mặt nạ hoặc mặt nạ có túi khí để cung cấp oxy và thông khí. Các

khuyến cáo liên quan đến thời hạn của từng hơi thở và sự cần thiết phải tăng ép tim

không được cập nhật trong khuyến cáo này.

3. Người cứu hộ không chuyên chưa qua đào tạo: (cập nhật 2015)

AED : automated external defibrillator (máy phá rung bên ngoài tự động) BLS : basic life support (hồi sinh cơ bản)

BTE : biphasic truncated exponential (2 pha không đồng bộ)

CPR : cardiopulmonary resuscitation (hồi sinh tim phổi) ECPR : extraporeal cardiopulmonary resuscitation (hồi sinh tim phổi ngoài cơ thể)

EMS : emergency medical service (dịch vụ cấp cứu y tế) ETCO2 : end tidal carbon dioxide (lượng CO2 cuối kỳ thở ra)

ETT : endotracheal tube (ống nội khí quản)

IHCA : in-hospital cardiac arrests (ngừng tim trong bệnh viện) OHCA : out-hospital cardiac arrests (ngừng tim ngoài bệnh viện)

pVT : pulseless ventricular tachycardia (nhịp nhanh thất vô mạch)

RLB : rectilinear biphasic (2 pha đồng bộ) ROSC : return of spontaneous circulation (tái lập tuần hoàn tự nhiên)

SGA : supraglottic airway device (thiết bị thông khí trên lưỡi hầu)

VF : ventricular fibrillation (rung thất)

Page 2: CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCHbenhvientimmachangiang.vn/DesktopModules/NEWS/... · CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCH I. HỒI

-Người cứu hộ không chuyên chưa qua đào tạo nên thực hiện CPR bằng cách chỉ ép

tim, cho dù có hay không có hổ trợ của nhân viên điều phối cấp cứu (Class I, LOE

C). Người cứu hộ nên tiếp tục chỉ ép tim cho đến khi có một máy phá rung bên

ngoài tự động (AED) hoặc người cứu hộ được đào tạo (Class I, LOE C).

4. Người cứu hộ không chuyên đã được đào tạo: (cập nhật 2015)

-Tất cả những người cứu hộ không chuyên tối thiểu cần thực hiện ép tim cho nạn

nhân bị ngưng tim (Class I, LOE C). Ngoài ra, nếu người cứu hộ được đào tạo có

thể thực hiện hô hấp nhân tạo thì người đó nên hô hấp nhân tạo thêm với tỷ lệ 30

lần ép tim cho mỗi 2 lần thở. Người cứu hộ cần tiếp tục CPR cho đến khi có một

AED sẵn sàng sử dụng hoặc đội cấp cứu y tế đến tiếp nhận nạn nhân hay nạn nhân

bắt đầu cử động (Class I, LOE C).

5. Nhân viên y tế: (cập nhật 2015)

Ép tim và thông khí thực hiện bởi nhân viên y tế là hợp lý cho tất cả bệnh nhân

ngưng tim do nguyên nhân tim hay không do tim (Class IIa, LOE C). Ngoài ra,

nhân viên y tế sắp xếp trình tự hoạt động cứu hộ để thích hợp nhất cho nguyên

nhân ngưng tim. Ví dụ như, nếu có duy nhất một người cung cấp chăm sóc sức

khỏe thấy một thiếu niên bất ngờ đột quỵ, người cung cấp chăm sóc sức khỏe giả

định rằng nạn nhân đã bị đột tử do loạn nhịp tim và gọi giúp đỡ, nếu có một AED

gần đó, trở lại dùng AED cho nạn nhân và sau đó thực hiện CPR.

6. Trì hoãn thông khí: (mới 2015)

-Đối với ngừng tim ngoài bệnh viện (OHCA) có người chứng kiến với nhịp tim có

thể sốc được, có thể hợp lý khi hệ thống dịch vụ cấp cứu y tế (EMS) có ứng cứu

nhiều lớp dựa trên ưu tiên sẽ trì hoãn thông khí áp lực dương bằng cách sử dụng

chiến lược lên đến 3 chu kỳ gồm 200 lần ép tim liên tiếp kèm cung cấp oxy thụ

động và hỗ trợ đường thở (Class IIb, LOE C-LD).

7. Xác minh độ an toàn: (mới 2015)

Page 3: CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCHbenhvientimmachangiang.vn/DesktopModules/NEWS/... · CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCH I. HỒI

-Đối với bệnh nhân đã biết hoặc nghi ngờ nghiện opioid (thuốc phiện và các dẫn

xuất) không có phản ứng, thở không bình thường nhưng có mạch, sẽ hợp lý khi

người cứu hộ không chuyên và người thực hiện BLS được đào tạo phù hợp dùng

naloxone đường tiêm bắp hoặc đường mũi ngoài việc thực hiện chăm sóc BLS tiêu

chuẩn (Class IIa, LOE C). Ở bệnh nhân ngưng tim, dùng thuốc sẽ không hiệu quả

nếu không ép tim đồng thời để thuốc đến được các mô, vì vậy dùng naloxone được

xem xét sau khi bắt đầu CPR nếu nghi ngờ cao có quá liều opioid (Class IIb, LOE

C). Có thể cân nhắc đào tạo ứng cứu quá liều opioid có hoặc không phân phối

naloxone cho những người có nguy cơ quá liều opioid trong bất kỳ trường hợp nào

(Class IIa, LOE C).

8. Vị trí ép tim: (không thay đổi 2015)

Như khuyến cáo năm 2010, vị trí của tay để ép tim ở nửa dưới xương ức đối với

người lớn bị ngưng tim (Class IIa, LOE C).

9. Tốc độ ép tim: (cập nhật 2015)

Nạn nhân ngưng tim là người lớn, sẽ hợp lý nếu người cứu hộ thực hiện ép tim ở

tốc độ 100 – 120 lần/phút (Class IIa, LOE C).

10. Biên độ ép tim: (cập nhật 2015)

Trong khi CPR bằng tay, người cứu hộ cần thực hiện ép tim với biên độ ít nhất là 2

inches (5 cm) cho người lớn trung bình, tránh biên độ ép tim quá lớn (lớn hơn 2,4

inches- 6cm) (Class I, LOE C).

11. Lồng ngực dội lại: (cập nhật 2015)

Sẽ hợp lý khi người cứu hộ tránh tì đè lên ngực giữa các lần ép tim để thành ngực

dội lại hoàn toàn ở người lớn bị ngưng tim (Class IIa, LOE C).

12. Giảm thiểu gián đoạn khi ép tim: (mới 2015)

-Ở người lớn bị ngưng tim, khoảng ngưng để ép tim trước sốc điện hay sau sốc điện

nên càng ngắn càng tốt (Class I, LOE C). Đối với người lớn bị ngưng tim có làm

CPR mà không có đường thở nâng cao, có thể ngưng ép tim ít nhất 10 giây để thổi

Page 4: CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCHbenhvientimmachangiang.vn/DesktopModules/NEWS/... · CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCH I. HỒI

ngạt 2 lần (Class IIa, LOE C). Người lớn bị ngưng tim có làm CPR mà không có

đường thở được bảo vệ, thực hiện CPR với mục tiêu tỷ lệ ép tim càng cao càng tốt,

với mục tiêu ít nhất là 60% có thể là hợp lý (Class IIb, LOE C).

13. Tỷ lệ ép tim – thông khí: (không thay đổi 2015)

Như khuyến cáo năm 2010, người cứu hộ thực hiện ép tim- thổi ngạt với tỷ lệ 30:2

đối với người lớn bị ngưng tim (Class IIa, LOE C).

14. Người không chuyên: CPR chỉ ép tim so với CPR qui ước (ép tim với thổi

ngạt)

Khuyến cáo sau đây là phù hợp với năm 2010 liên quan đến người không chuyên

CPR. Người đến cấp cứu CPR chỉ ép tim cho người lớn với nghi ngờ OHCA (Class

I, LOE C). Đối với người cứu hộ không chuyên, CPR chỉ ép tim là một thay thế

hợp lý cho CPR qui ước ở bệnh nhân (Class IIa, LOE C). Đối với người cứu hộ

không chuyên đã được đào tạo, thực hiện thông khí bổ sung thêm cho ép tim là hợp

lý cho người lớn ngưng tim (Class IIa, LOE C).

15. Thông khí cứu vãn

-Khi bệnh nhân chưa có đường thở nâng cao tại chỗ, ép tim 30 lần và 2 lần thông

khí trong khi làm CPR. Thông khí khoảng 1 giây lúc tạm ngưng ép tim (Class IIa,

LOE C-LD)

16. Thông khí với đường thở nâng cao

-Nếu bệnh nhân có đường thở nâng cao tại chỗ, thông khí một lần mỗi 6 giây (10

lần/phút) trong khi vẫn thực hiện ép tim liên tục (Class IIb, LOE C-LD)

17. Oxy thụ động so với oxy áp lực dương trong CPR: (mới 2015)

Thông khí thụ động thường qui trong CPR cho người lớn không khuyến cáo sử

dụng thường xuyên (Class IIb, LOE C). Tuy nhiên, trong hệ thống EMS thì bộ

chăm sóc bao gồm ép tim liên tục, thông khí thụ động có thể xem là một phần của

bộ này (Class IIb, LOE C).

18. CPR trước phá rung: (cập nhật 2015)

Page 5: CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCHbenhvientimmachangiang.vn/DesktopModules/NEWS/... · CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCH I. HỒI

-Đối với trường hợp ngưng tim ở người lớn có người chứng kiến khi có sẵn ngay

AED, sử dụng máy phá rung càng sớm càng tốt sẽ hợp lý (Class IIa, LOE C). Ở

người lớn bị ngưng tim không được theo dõi hoặc không có sẵn ngay AED, bắt đầu

CPR là hợp lý trong khi tìm và sử dụng thiết bị phá rung, thực hiện phá rung ngay

khi thiết bị sẵn sàng sử dụng, nếu có chỉ định (Class IIa, LOE B).

19. Phân tích nhịp trong ép tim: (mới 2015)

Chưa có đủ bằng chứng để khuyến cáo sử dụng các quy trình lọc nhiễu phân tích

nhịp ECG trong CPR. Việc này có thể xem như một phần nghiên cứu, hoặc nếu hệ

thống EMS, bệnh viện hay tổ chức khác đã có sẵn các quy trình lọc nhiễu phân tích

ECG trong phác đồ cấp cứu hồi sinh (Class IIb, LOE C-EO).

20. Thời điểm kiểm tra nhịp: (cập nhật 2015)

-Tiếp tục ép tim ngay lập tức sau khi sốc điện là hợp lý cho người lớn ngưng tim ở

bất kỳ trường hợp nào (Class IIb, LOE C).

- Sử dụng các thiết bị phản hồi âm thanh-hình ảnh là hợp lý trong CPR để đạt tối ưu

hiệu quả của CPR (Class IIb, LOE B).

Page 6: CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCHbenhvientimmachangiang.vn/DesktopModules/NEWS/... · CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCH I. HỒI
Page 7: CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCHbenhvientimmachangiang.vn/DesktopModules/NEWS/... · CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCH I. HỒI

II. HỒI SINH TIM MẠCH NÂNG CAO Ở NGƯỜI LỚN

1. Liều oxy trong hồi sinh tim phổi: (cập nhật 2015)

-Khi bổ sung oxy có sẵn, có thể sử dụng phân xuất oxy (FiO2) tối đa trong quá

trình CPR (Class IIb, LOE C-EO).

2. Theo dõi các thông số sinh lý trong CPR: (cập nhật 2015)

-Mặc dù không có nghiên cứu lâm sàng để kiểm tra sự cải thiện các thông số sinh

lý trong quá trình CPR, sử dụng các thông số sinh lý (định lượng thán đồ khí dạng

song-EtCO2 waveform, thời gian thư giãn tâm trương, theo dõi huyết áp động

mạch, độ bão hòa oxy tĩnh mạch trung tâm) khi khả thi để theo dõi và tối ưu hóa

chất lượng CPR, hướng dẫn điều trị vận mạch và phát hiện tái lập tuần hoàn tự

nhiên (ROSC) (Class IIb, LOE C-EO).

-Trước đây, khuyến cáo quy định giá trị mục tiêu của các thông số sinh lý. Tuy

nhiên, vì mục tiêu chính xác của các thông số trong quá trình CPR chưa được thiết

lập, những chỉ số này không được quy định trong khuyến cáo năm 2015.

3. Siêu âm trong ngưng tim: (cập nhật 2015)

-Siêu âm (tim hoặc không tim) có thể được xem trong quá trình xử trí ngưng tim,

mặc dù lợi ích chưa được xác định rõ (Class IIb, LOE C-EO).

-Nếu BS siêu âm có sẳn và việc sử dụng siêu âm không ảnh hưởng đến phác đồ

điều trị ngưng tim chuẩn, siêu âm có thể xem như một phương tiện hỗ trợ chuẩn để

đánh giá bệnh nhân (Class IIb, LOE C-EO).

4. Lựa chọn vị trí đường thông khí nâng cao: (cập nhật 2015)

-Mặt nạ có túi dự trữ khí hoặc đường thở nâng cao có thể được sử dụng để cung

cấp oxy và thông khí trong quá trình CPR trong và ngoài viện (Class IIb, LOE C-

LD).

-Đối với nhân viên y tế đã được huấn luyện, một thiết bị thông khí đường hô hấp

trên hầu họng (SGA) hoặc ống nội khí quản (ET) có thể được sử dụng như thiết bị

đường thở nâng cao ban đầu trong quá trình CPR (Class IIb, LOE C-LD).

Page 8: CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCHbenhvientimmachangiang.vn/DesktopModules/NEWS/... · CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCH I. HỒI

5. Đánh giá vị trí ống nội khí quản: (cập nhật 2015)

-EtCO2 dạng sóng liên tục được khuyến cáo bổ sung cho đánh giá lâm sàng như là

phương pháp đáng tin cậy nhất để xác định và theo dõi chính xác vị trí của ống nội

khí quản (Class I, LOE C-LD).

-Nếu không có EtCO2 dạng sóng liên tục, một thiết bị đo CO2 không dạng sóng,

thiết bị dò tìm tại thực quản, hoặc siêu âm được sử dụng bởi người có kinh nghiệm

là lựa chọn hợp lý (Class IIa, LOE C-LD).

6. Thông khí sau khi có đường thông khí: (cập nhật 2015)

Sau khi đường thông khí nâng cao được thiết lập, thực hiện thông khí 1 lần mỗi 6

giây (10 lần thông khí/ phút) là hợp lý trong khi vẫn thực hiện ép tim liên tục

(Class IIb, LOE C-LD).

7. Chiến lược phá rung đối với rung thất hoặc nhịp nhanh thất vô mạch:

thành công trong lần sốc điện đầu tiên: (cập nhật 2015)

- Máy phá rung (2 pha hoặc 1 pha) được khuyến cáo để xử trí loạn nhịp nhĩ hoặc

thất (Class I, LOE B-NR).

-Dựa trên sự thành công lớn hơn trong chấm dứt loạn nhịp tim, máy phá rung 2 pha

(đồng bộ hoặc không đồng bộ) được ưa thích hơn máy 1 pha trong điều trị rối loạn

nhịp nhĩ và thất (Class IIa, LOE B).

-Khi chưa có bằng chứng thuyết phục cho thấy máy dạng sóng 2 pha cao ưu thế

hơn máy khác để cắt cơn rung thất, dùng mức năng lượng theo hướng dẫn của nhà

sản xuất cho cú sốc đầu tiên là hợp lý. Nếu điều này không được biết, phá rung với

mức năng lượng tối đa được xem xét. (Class IIb, LOE C-LD).

8. Chiến lược phá rung đối với rung thất hoặc nhịp nhanh thất vô mạch: mức

năng lượng cho cú sốc tiếp theo: (cập nhật 2015)

-Chọn mức năng lượng cố định hơn là tăng dần cho những cú sốc tiếp theo dựa trên

hướng dẫn của nhà sản xuất là hợp lý (Class IIa, LOE C-LD).

Page 9: CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCHbenhvientimmachangiang.vn/DesktopModules/NEWS/... · CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCH I. HỒI

-Nếu sử dụng máy phá rung có mức năng lượng tăng từng bậc, dùng mức năng

lượng cao hơn cho cú sốc thứ 2 và những cú sốc tiếp theo có thể được xem xét

(Class IIb, LOE C-LD).

9. Chiến lược phá rung đối với rung thất hoặc nhịp nhanh thất vô mạch: cú

sốc đơn độc so với nhiều cú sốc chồng lên nhau: (cập nhật 2015)

-Chiến lược cú sốc đơn độc (trái với nhiều cú sốc chồng lên nhau) là hợp lý để phá

rung (Class IIa, LOE B-NR).

10. Thuốc chống loạn nhịp trong và ngay sau ngưng tim: điều trị thuốc chống

loạn nhịp cho rung thất hoặc nhịp nhanh thất vô mạch kháng trị: (cập nhật

2015)

-Amiodaron được xem xét dùng trong rung thất hoặc nhịp nhanh thất vô mạch

không đáp ứng với CPR, phá rung và co mạch (Class IIb, LOE B-R).

-Lidocain có thể thay thế cho Amiodaron trong rung thất hoặc nhịp nhanh thất vô

mạch không đáp ứng với CPR, phá rung và co mạch (Class IIb, LOE C-LD).

-Magnesium thường qui không được khuyến cáo trong rung thất hoặc nhịp nhanh

thất vô mạch ở người lớn (Class III).

-Không có thuốc chống loạn nhịp nào được cho rằng làm cải thiện sống còn và kết

cuộc thần kinh sau ngưng tim do rung thất hoặc nhịp nhanh thất vô mạch. Theo đó,

các khuyến cáo cho việc sử dụng thuốc chống loạn nhịp trong ngưng tim chủ yếu

dựa vào lợi ích ngắn hạn cho đến khi có các nghiên cứu về hiệu quả khả năng sống

sót và kết cuộc thần kinh.

11. Thuốc chống loạn nhịp trong và ngay sau ngưng tim: thuốc chống loạn

nhịp sau hồi sức: (mới 2015)

-Chưa có đủ bằng chứng cho việc sử dụng Lidocain sau ngưng tim. Tuy nhiên, có

thể cân nhắc bắt đầu hoặc tiếp tục Lidocain ngay lập tức sau ROSC từ lúc ngưng

tim do rung thất hoặc nhịp nhanh thất vô mạch (Class IIb, LOE C-LD).

Page 10: CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCHbenhvientimmachangiang.vn/DesktopModules/NEWS/... · CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCH I. HỒI

-Chưa có đủ bằng chứng cho việc sử dụng đều đặn thuốc chẹn β sau ngưng tim.

Tuy nhiên, có thể cân nhắc bắt đầu hoặc tiếp tục thuốc ức chế β uống hoặc tĩnh

mạch sớm sau nhập viện vì ngưng tim do rung thất hoặc nhịp nhanh thất vô mạch

(Class IIb, LOE C).

-Không có đủ bằng chứng để khuyến cáo hoặc chống lại việc bắt đầu hay tiếp tục

sử dụng các thuốc chống loạn nhịp khác khi có ROSC sau ngưng tim.

12. Thuốc vận mạch trong ngưng tim: liều chuẩn của Epinephrine: (cập nhật

2015)

-Liều chuẩn của Epinephrine (1mg mỗi 3-5 phút) có thể hợp lý cho bệnh nhân

ngưng tim (Class IIb, LOE B-R).

13. Thuốc co mạch trong ngưng tim: (cập nhật 2015)

-Liều cao Epinephrine không được khuyến cáo sử dụng trong ngưng tim (Class

III).

- Vasopressin không có ưu thế hơn để thay thế cho Epinephrine liều chuẩn trong

ngừng tim (Class IIb, LOE B-R).

- Vasopressin kết hợp Epinephrine không ưu thế hơn để thay thế cho liều chuẩn

Epinephrine trong ngưng tim (Class IIb, LOE B-R).

- Dùng Epinephrine càng sớm càng tốt có thể hợp lý sau khi xuất hiện ngừng tim

do nhịp tim ban đầu không sốc điện được (Class IIb, LOE C).

14. Steroids: (cập nhật 2015)

-Không có dữ liệu khuyến cáo hay chống lại việc sử dụng steroid đơn độc cho bệnh

nhân ngừng tim trong bệnh viện (IHCA).

-Đối với IHCA, Vasopressin, Epinephrine, Methylprednisolon trong ngưng tim và

Hydrocortison sau ngưng tim theo một nghiên cứu của Mentzelopoulos có thể được

xem xét. Tuy nhiên, cần có nghiên cứu sâu hơn trước khi khuyến cáo sử dụng

thường quy chiến lược điều trị này (Class IIb, LOE C-LD).

Page 11: CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCHbenhvientimmachangiang.vn/DesktopModules/NEWS/... · CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCH I. HỒI

-Đối với OHCA, sử dụng steroid trong CPR thì lợi ích không chắc chắn (Class IIb,

LOE C-LD).

15. Tiên lượng trong CPR với EtCO2 : (mới 2015)

-Ở những bệnh nhân có đặt nội khí quản, việc không đạt được giá trị lớn hơn 10

mmHg với EtCO2 dạng sóng sau 20 phút CPR có thể được coi là một phần trong

cách tiếp cận đa phương thức nhằm quyết định khi nào nên kết thúc nỗ lực hồi sinh

nhưng không nên chỉ dùng chỉ số này đơn độc (Class IIb, LOE C-LD).Khuyến cáo

trên được đưa ra liên quan đến EtCO2 ở những bệnh nhân được đặt nội khí quản, vì

các nghiên cứu được xem xét chỉ bao gồm những người đã được đặt nội khí quản.

-Ở những bệnh nhân không đặt nội khí quản, một điểm cắt EtCO2 cụ thể tại bất cứ

lúc nào trong quá trình CPR không nên được sử dụng như một dấu hiệu để chấm

dứt hồi sinh (Class III).

16. Hồi sinh tim phổi ngoài cơ thể (ECPR): (mới 2015)

-Chưa có đủ bằng chứng để khuyến cáo sử dụng thường qui ECPR cho bệnh nhân

ngưng tim. Ở những nơi có thực hiện, ECPR có thể xem xét cho một số bệnh nhân

ngưng tim chọn lọc mà nguyên nhân nghi ngờ gây ngưng tim có khả năng điều trị

hồi phục trong một thời gian giới hạn với hỗ trợ tim phổi cơ học (Class IIb, LOE C-

LD).

Page 12: CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCHbenhvientimmachangiang.vn/DesktopModules/NEWS/... · CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCH I. HỒI

QUI TRÌNH HSTP NÂNG CAO NGƯỜI LỚN

Tiến hành CPR

Thở oxy

Gắn monitor / máy phá rung

Nhịp có thể sốc

điện?

VF/pVT Vô tâm thu/hoạt

động điện vô mạch

CPR trong 2

phút

IV/IO

Nhịp có thể sốc

CPR trong 2 phút

• Epinephrine mỗi 3 – 5 phút

• Xem xét đường thở nâng cao,

EtCO2 dạng sóng.

Nhịp có thể sốc?

CPR trong 2 phút

• Amiodarone

• Xử trí nguyên nhân có thể

điều trị.

CPR trong 2 phút

• IV/IO

• Epinephrine mỗi 3-5 phút

• Xem xét đường thở nâng cao,

EtCO2 dạng sóng.

Nhịp có thể sốc

CPR trong 2 phút

• Tìm nguyên nhân có thể

điều trị được.

Nhịp có thể sốc

Đi đến 5 hoặc 7

thể

• Không có dấu hiệu của tái lập

tuần hoàn tự nhiên → đi đến 10

hoặc 11.

• Nếu có tái lập tuần hoàn tự nhiên

→ chăm sóc sau ngưng tim.

Không

Không Có

Sốc

Không

Không

Không

Có Sốc

Sốc

1

2

3

4

11

10

9

8

7

6

5

12

Page 13: CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCHbenhvientimmachangiang.vn/DesktopModules/NEWS/... · CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCH I. HỒI

Chất lượng CPR

• Ấn mạnh (sâu ít nhất 2 inches [5cm]) và nhanh (100-120 lần/phút) và lồng ngực nảy lại hoàn

toàn.

• Giảm thiểu gián đoạn trong ép tim.

• Tránh thông khí quá mức

• Thay đổi người ấn mỗi 2 phút hoặc sớm hơn nếu mệt

• Nếu không có thông khí nâng cao, tỉ lệ ép tim – thông khí 30:2

• EtCO2 dạng sóng định lượng: nếu EtCO2<10mmHg, cố gắng nâng cao CRP.

• Huyết áp nội ĐM: nếu pha thư giãn tâm trương < 20mmHg, cố gắng nâng cao CRP.

Sốc điện phá rung

• 2 pha: theo khuyến cáo của nhà sản xuất (thường liều đầu 120-200J), nếu không biết, dùng

liều tối đa có thể. Liều thứ 2 và kế tiếp nên tương đương và cao hơn liều trước đó.

• 1 pha: 360J

Điều trị thuốc

• Epinephrine IV/IO : 1mg mỗi 3-5 phút.

• Amiodarone IV/IO: liều đầu tiên: 300mg bolus, liều thứ II; 150mg.

Đường thở nâng cao

• Đặt NKQ hoặc đường thở nâng cao trên lưỡi hầu

• Thán đồ khí dạng sóng để xác định và theo dõi vị trí NKQ

• Ngay khi có đường thở nâng cao cho 1 lần thở mỗi 6 giây (10 lần thở/ phút) và ép tim liên

tục.

ROSC

• Mạch và HA

• Tăng đột ngột áp lực EtCO2 (thường ≥ 40mmHg)

• Theo dõi sóng áp lực động mạch tự nhiên bằng phương pháp nội mạch

Những nguyên nhân có thể điều trị

• Giảm thể tích

• Giảm oxy máu

• Nhiễm toan

• Giảm/tăng Kali máu

• Hạ thân nhiệt

• Tràn khí màng phổi áp lực

• Chèn ép tim

• Nhiễm độc

• Thuyên tắc phổi

• Thuyên tắc mạch vành

III. NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT TRONG HSTP

1.Ngưng tim kết hợp với tắc mạch phổi

Hồi sinh nâng cao biến đổi: thuyên tắc động mạch phổi xác định

Khuyến cáo 2015-mới và cập nhật

Page 14: CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCHbenhvientimmachangiang.vn/DesktopModules/NEWS/... · CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCH I. HỒI

-Ở những bệnh nhân mà tắc mạch phổi được xác nhận là yếu tố thúc đẩy gây ngưng

tim, tiêu huyết khối, lấy huyết khối bằng phẫu thuật, và lấy huyết khối bằng cơ học

là các lựa chọn điều trị khẩn cấp hợp lý (Class IIa, LOE C-LD).

- Không có sẵn dữ liệu so sánh để khuyến nghị một chiến lược này hơn chiến lược

khác. Vị trí bệnh nhân, các lựa chọn can thiệp tại địa phương và các yếu tố của

bệnh nhân (bao gồm cả chống chỉ định tiêu huyết khối) là các yếu tố được xem xét.

Tiêu huyết khối có thể có lợi ngay cả khi có thực hiện ép tim (Class IIa, LOE C-

LD).

Hồi sinh nâng cao biến đổi: Nghi ngờ tắc mạch phổi.

-Tiêu huyết khối có thể được xem xét khi ngừng tim được nghi ngờ là do tắc mạch

phổi (Class IIb, LOE C-LD). Không có sự đồng thuận về tiêu chí chỉ định (ví dụ,

các yếu tố nguy cơ, dấu hiệu, hoặc triệu chứng cấu thành nghi ngờ tắc mạch phổi),

thời điểm tiêu huyết khối, thuốc, hoặc liều trong tình huống này. Không đủ dữ liệu

của việc lấy huyết khối bằng phẫu thuật và bằng cơ học để đánh giá hiệu quả của

các phương pháp này trong ngừng tim liên quan đến nghi ngờ tắc mạch phổi nhưng

chưa được xác định.

2.Ngưng tim trong can thiệp mạch vành qua da

Khuyến cáo 2015-mới và cập nhật

Hồi sinh nâng cao biến đổi

- Các thiết bị hồi sinh tim phổi cơ học có thể là hợp lý để ép tim cho bệnh nhân

ngừng tim trong khi làm PCI (Class IIb, LOE C-EO).

-Hồi sinh tim phổi ngoài cơ thể (ECPR) có thể là hợp lý như là một điều trị cứu vãn

khi điều trị ban đầu thất bại do ngừng tim xảy ra trong khi làm PCI (Class IIb, LOE

C-LD). Do bệnh nhân có thể vẫn còn cần hỗ trợ ECPR thời gian dài mà không có

khả năng phục hồi, cần cân nhắc các vần đề thực tế và đạo đức trong việc xác định

bệnh nhân ngưng tim nào nên nhận hỗ trợ ECPR. Hướng dẫn tại cơ sở nên bao

gồm việc lựa chọn bệnh nhân thích hợp cho việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ cơ học

Page 15: CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCHbenhvientimmachangiang.vn/DesktopModules/NEWS/... · CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCH I. HỒI

để đảm bảo rằng các thiết bị này được sử dụng như một cầu nối để phục hồi, phẫu

thuật hoặc ghép tạng, hoặc sử dụng thiết bị khác (Class I, LOE C-EO).