chương trình đào tạo thạc sĩ

161
Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014 MỤC LỤC MỤC LỤC........................................... 1 BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG KHOA HỌC và ĐÀO TẠO.........2 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ......................9 KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC..........................22 Tên môn học: Lý thuyết xã hội học hiện đại.......23 Tên môn học: Phương pháp nghiên cứu xã hội học. . .28 Tên môn học: Thiết kế nghiên cứu.................35 Tên môn học: Xaõ hoäi hoïc Đô thị................40 Tên môn học: Xã hội học nông thôn................44 KHỐI KIẾN THỨC TỰ CHỌN...........................49 Tên môn học:Lịch sử xã hội học...................50 Tên môn học: Thống kê ứng dung trong xã hội học. .56 Tên môn học: Xã hội học gia đình.................60 Tên môn học:Xã hội học giáo dục..................64 Tên môn học: Xã hội học môi trường...............69 Tên môn học:Xã hội học dân số....................78 Tên môn học: Chính sách xã hội...................83 Tên môn học: Xã hội học tôn giáo.................89 Tên môn học: Xã học giới và phát triển...........96 Tên môn học: Xã hội học phát triển..............101 Tên môn học:Xã hội học kinh tế..................106 Tên môn học: Xã hội học văn hóa.................111 Trang 1

Upload: phungkhuong

Post on 28-Jan-2017

233 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

MỤC LỤCMỤC LỤC........................................................................................................1BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG KHOA HỌC và ĐÀO TẠO............................2CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ........................................................9KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC..................................................................22Tên môn học: Lý thuyết xã hội học hiện đại..................................................23Tên môn học: Phương pháp nghiên cứu xã hội học.......................................28Tên môn học: Thiết kế nghiên cứu.................................................................35Tên môn học: Xaõ hoäi hoïc Đô thị...........................................................40Tên môn học: Xã hội học nông thôn..............................................................44KHỐI KIẾN THỨC TỰ CHỌN.....................................................................49Tên môn học:Lịch sử xã hội học....................................................................50Tên môn học: Thống kê ứng dung trong xã hội học......................................56Tên môn học: Xã hội học gia đình.................................................................60Tên môn học:Xã hội học giáo dục..................................................................64Tên môn học: Xã hội học môi trường............................................................69Tên môn học:Xã hội học dân số.....................................................................78Tên môn học: Chính sách xã hội....................................................................83Tên môn học: Xã hội học tôn giáo.................................................................89Tên môn học: Xã học giới và phát triển.........................................................96Tên môn học: Xã hội học phát triển.............................................................101Tên môn học:Xã hội học kinh tế..................................................................106Tên môn học: Xã hội học văn hóa................................................................111DANH SÁCH GIẢNG VIÊN THAM GIA ĐÀO TẠO VÀ HƯỚNG DẪN CAO HỌC....................................................................................................116

Trang 1

Page 2: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯƠNG ĐH KHXH &NV Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA XÃ HỘI HỌC ----o0o---------o0o-----

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 8 năm 2013BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG KHOA HỌC và ĐÀO TẠO

Thời gian: 9h30

Ngày: 03/8/2013

Địa điểm: Văn phòng khoa Xã hội học – p. B106

Thành phần tham dự có mặt:

1. PGS. TS. Trần Thị Kim Xuyến

2. PGS. TS. Lê Thanh Sang

3. PGS. TS. Nguyễn Minh Hoà

4. TS. Phạm Đức Trọng

5. TS. Nguyễn Thị Hồng Xoan (Chủ toạ)

6. TS. Vũ Quang Hà

7. TS. Văn Thị Ngọc Lan

8. TS. Lê Văn Bửu

9. Ths. Trần Thị Bích Liên

10. Ths. Mai Thị Kim Khánh (Thư ký)

11. TS. Nguyễn Thị Vân Hạnh

Vắng mặt: 1. GS. TS. Bùi Thế Cường

2. TS. Lê Hải Thanh

Trang 2

Page 3: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

NỘI DUNG CUỘC HỌP

Cuộc họp tập trung vào 2 vấn đề chính sau:

- Thay đổi môn học của lớp bổ túc kiến thức dành cho SV tốt nghiệp ngành gần muốn thi Cao học XHH bắt đầu từ năm học 2013 – 2014.

- Rà soát lại chương trình đào tạo bậc cao học theo công văn số 547/XHNV-SĐH

A. Thay đổi môn học của lớp bổ túc kiến thức dành cho SV tốt nghiệp ngành gần muốn thi Cao học XHH bắt đầu từ năm học 2013 – 2014

TS. Nguyễn Thị Hồng Xoan:

Chuẩn bị cho thi Tuyển sinh Cao học đợt 2 của Khoa XHH, có một số ứng viên ngành gần phải học bổ túc kiến thức một số môn mới đủ điều kiện thi Cao học. Hiện nay theo chương trình từ trước đến giờ, thí sinh ngành gần phải học 5 môn bổ túc kiến thức: XHH đại cương, Lịch sử XHH, Lý thuyết XHH, XHH Nông thôn và XHH Văn hoá. Nhưng trong quá trình đào tạo cho thấy, nếu người học không học cử nhân XHH thì sẽ gặp khó khăn trong quá trình học chuyên ngành, đặc biệt là nếu không được đào tạo cơ sở ngành.

Trên cở sở đó thì BCN (ban chủ nhiệm) Khoa muốn Hội đồng Khoa học và Đào tạo của chúng ta bàn bạc và đưa ý kiến về việc thay đổi môn học bổ túc kiến thức. Các môn thi chuyển đổi đầu vào Khoa đề nghị: XHH đại cương, Lịch sử XHH, Lý thuyết XHH và môn Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng (thay thế cho môn XHH nông thôn và XHH văn hoá).

TS. Phạm Đức Trọng:

Đồng ý với ý kiến trên

PGS. TS. Trần Thị Kim Xuyến:

Đồng ý với ý kiến của BCN Khoa, vì trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy HVCH (học viên cao học) rất yếu về môn phương pháp, còn lý thuyết và lịch sử XHH thì các em hoàn toàn không nắm được, hoặc chỉ nắm được các nhà XHH kinh điển, trong khi xu thế hiện nay thì nghiêng về lý thuyết ứng dụng.

Về môn PP có sự khác biệt giữa các SV học các chuyên ngành khác XHH, hoặc giữa SV trường này và trường khác, dẫn tới khó khăn cho việc hướng dẫn luận văn và giảng dạy. Vấn đề này rất là nghiêm trọng.

Trang 3

Page 4: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

PGS. TS. Lê Thanh Sang:

Việc chuyển đổi các môn học rất thích hợp, khi mà nhu cầu đầu ra ngày càng biến đổi. Tôi nhất trí với ý kiến của BCN Khoa.

PGS. TS. Nguyễn Minh Hoà:

Đầu vào có 2 chuyện xảy ra: những ngành gần (1) nhóm không học XHH (nhân học, CTXH); (2) những SV học XHH ở các trường khác. Chúng ta cần phải đối phó với 2 nhóm đầu vào này, nếu có thể được thì xem lại danh mục các ngành gần phù hợp, tiến hành thay đổi và HĐKH có quyền quyết định danh mục này, nhưng trước mắt thì sự chuyển đổi môn học như vậy là phù hợp, tôi nhất trí.

TS. Nguyễn Thị Hồng Xoan:

GS. TS. Bùi thế Cường mặc dù vắng mặt trong cuộc họp hôm nay, nhưng tôi cũng đã gọi điện và trình bày nội dung vấn đề này và thầy Cường cũng nhất trí với đề xuất của Khoa.

Như vậy, các thành viên trong hội đồng cũng đã thống nhất thông qua sự thay đổi môn học bổ túc đầu vào này. Từ kỳ thi tuyển sinh Cao học đợt 2 này, thí sinh ngành gần XHH sẽ phải học bổ túc kiến thức các môn:

- XHH đại cương

- Lịch sử xhh

- Lý thuyết xhh

- Phương pháp nghiên cứu (định tính + định lượng)

B. Rà soát lại chương trình đào tạo bậc cao học theo công văn số 547/XHNV- SĐH

TS. Nguyễn Thị Hồng Xoan:

Theo CV số 547/XHNV-SĐH đề nghị các Khoa có đào tạo Sau đại học tiến hành rà soát định kỳ Chương trình đào tạo bậc Thạc sĩ của đơn vị mình. Trong buổi họp hội đồng khoa học hôm nay, chúng ta cũng bàn về chương trình đào tạo hiện nay của Khoa, hội đồng thấy chương trình có ổn không? Có cần thêm hoặc thay đổi môn học nào cho phù hợp với trình độ HV cũng như nhu cầu phát triển của Xh không?

Trang 4

Page 5: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Khoa XHH hiện nay đang chọn Phương thức đào tạo II, tổng tín chỉ là 36, bao gồm: 12 tín chỉ cho khối kiến thức bắt buộc, 12 tín chỉ cho khối kiến thức tự chọn và 12 tín chỉ làm luận văn.

PGS. TS. Lê Thanh Sang:

Chúng ta cần phải tích hợp được nhiều vấn đề trong các môn kiến thức bắt buộc, có nghĩa là chúng ta phải đưa được những vấn đề hiện đại vào trong bài giảng. Tôi nhận thấy HVCH của chúng ta rất yếu khi ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn, nếu được thì nên có môn thiết kế nghiên cứu trong chương trình học. Chúng ta đang nặng về kỹ thuật dẫn đến việc người học kém về phương pháp luận.

Trong khối kiến thức bắt buộc, tôi nhận thấy việc chọn các môn như vậy là phù hợp, quan trọng nhất là chúng ta truyền đạt những nội dung gì trong giảng dạy các môn đó. Nội dung giảng dạy phải bắt kịp với thời đại, nội dung phải được cập nhật liên tục và truyền hứng thú cho người học.

TS. Văn Thị Ngọc Lan:

Chúng ta đã đào tạo bậc cử nhân về lý thuyết và lịch sử XHH rồi, nên chăng chúng ta có thể cắt bớt thời lượng 2 môn đó để đưa môn Thiết kế nghiên cứu như ý kiến của thầy Sang vào. Tôi nhận thấy đó là môn cần thiết.

TS. Nguyễn Thị Hồng Xoan + TS. Vũ Quang Hà:

Ý kiến của thầy Sang rất quan trọng và chúng tôi cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc giúp HVCH ứng dụng những điều đã học vào một nghiên cứu, do vậy môn thiết kế nghiên cứu là cần thiết trong khối kiến thức bắt buộc của chương trình đào tạo.

PGS. TS. Trần Thị Kim Xuyến:

Môn Phương pháp nghiên cứu nên có sự chia tách rõ ràng; môn PP định tính và định lượng chứa đựng các kỹ thuật khác nhau. Do vậy, nên tách 2 môn này ra cho 2 người dạy.

PGS. TS. Nguyễn Minh Hoà:

Trong khối kiến thức tự chọn, chương trình đào tạo nên chia làm 2 phần: Tự chọn có định hướng (gồm những môn quan trọng mà HVCH nên học) và Tự chọn có lựa chọn. Chúng ta cũng nên lựa chọn các môn học đi sâu vào chuyên ngành, không cần dàn trải các môn đại cương vì đào tạo ở trình độ này nên hướng người học đi sâu.

Trang 5

Page 6: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Các môn học của chúng ta nên gắn với một chuyên đề nhất định, chúng ta đừng gọi tên môn học giống như cử nhân nữa, làm cho người học có cảm tưởng kiến thức cũng không có gì mới.

PGS. TS. Trần Thị Kim Xuyến + PGS. TS. Lê Thanh Sang:

Tán thành ý kiến của thầy Hoà, tên môn học nên gắn với chuyên đề và cách thức giảng dạy cũng phải tương ứng.

PGS. TS. Trần Thị Kim Xuyến + PGS. TS. Nguyễn Minh Hoà + PGS. TS. Lê Thanh Sang:

Nên đưa môn Phân tích tác phẩm kinh điển vào phần kiến thức tự chọn, vì người học hiện nay không chịu đọc tác phẩm gốc nên có định hướng và bắt buộc người học phải đọc sách.

Ths. Trần Thị Bích Liên:

Bây giờ đang báo động về các vấn đề môi trường xã hội, trong chương trình nên đưa thêm môn XHH môi trường.

TS. Vũ Quang Hà:

Phần kiến thức tự chọn chúng ta hiện đang có 9 môn, mà yêu cầu số tín chỉ bắt buộc của phần này là 12 tín chỉ, trong chương trình đào tạo cần có 12 môn tự chọn để đáp ứng cho việc mời dạy cho Đào tạo cao học của Khoa, nên đề nghị đưa thêm một môn nữa.

TS. Nguyễn Thị Hồng Xoan:

Tôi đề nghị thêm môn XHH Giáo dục, XHH phát triển, XHH gia đình và XHH tôn giáo cũng là những môn học cần thiết đáp ứng nhu cầu của người học và xã hội hiện nay.

Một số môn học gặp khó khăn trong việc mời giáo viên giảng dạy như môn XHH chính trị, XHH pháp luật và Dư luận xã hội nên tôi đề nghị đưa ra khỏi danh sách các môn tự chọn trong chương trình (theo phương thức II) đào tạo Cao học Xã hội học.

TS. Vũ Quang Hà:

Hoàn toàn nhất trí với ý kiến trên

Trang 6

Page 7: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

C. Kết luận:

TS. Nguyễn Thị Hồng Xoan:

Như vậy, trong cuộc họp hôm nay chúng ta đã đi đến những thống nhất sau:

1. Từ kỳ thi tuyển sinh Cao học đợt 2 này, thí sinh ngành XHH sẽ phải học bổ túc kiến thức các môn:

- XHH đại cương

- Lịch sử xhh

- Lý thuyết xhh

- Phương pháp nghiên cứu định tính

- Phương pháp nghiên cứu định lượng.

2. Trong chương trình đào tạo Cao học theo phương thức II có một số thay đổi như sau:

Khối kiến thức bắt buộc bao gồm 12 tín chỉ sẽ gồm các môn sau:

1. Lý thuyết XHH 2 TC

2. XHH nông thôn 2 TC

3. XHH đô thị 2 TC

4. Phương pháp nghiên cứu định tính 2 TC

5. Phương pháp nghiên cứu định lượng 2 TC

6. Thiết kế nghiên cứu 3 TC

Khối kiến thức tự chọn sẽ có thêm 06 môn mới:

1. Lịch sử XHH 2 TC

2. XHH giáo dục 2 TC

3. XHH tôn giáo 2 TC

Trang 7

Page 8: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

4. XHH phát triển 2 TC

5. XHH gia đình 2 TC

6. XHH môi trường 2 TC

Cuộc họp kết thúc lúc 11h 45 phút cùng ngày

Thành phố HCM, ngày 03 tháng 8 năm 2013

Chủ toạ Thư ký

TS. Nguyễn Thị Hồng Xoan Ths. Mai Thị Kim Khánh

Trang 8

Page 9: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐH KHXH&NV Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Khoa Xã hội học---o0o--- ---o0o---

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨTHEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

Chuyên ngành: XÃ HỘI HỌC

Mã số: 60 31 03 01

Khoa/Bộ môn quản lý chuyên ngành: Khoa Xã hội học

Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO NGÀNH XÃ HỘI HỌC

Chương trình đào tạo thạc sĩ xã hội học nhằm mục tiêu trang bị những kỹ năng

của ngành học một cách có hệ thống và rộng về kiến thức khoa học xã hội.

- Đào tạo thạc sĩ xã hội học có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có ý

thức phục vụ tổ quốc và nhân dân, có sức khỏe và năng lực giao tiếp xã hội;

- Nắm vững phương pháp luận và kiến thức cơ bản về xã hội học, có kỹ năng thực

hành nghề nghiệp xã hội học;

- Có khả năng vận dụng kiến thức xã hội học góp phần vào việc nghiên cứu, giải

quyết các vấn đề xã hội trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và an ninh

quốc phòng.

- Giúp học viên có khả năng thích ứng với nhu cầu thực tiễn của xã hội.

Học viên cao học ngành Xã Hội Học, được trang bị những kiến thức lý luận đại

cương, chuyên ngành, những phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu xã hội học và có khả

năng đi sâu, nắm vững các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. thạc sĩ xã hội học có

Trang 9

Page 10: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

thể phát huy năng lực của mình trong nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn, quản lý, dễ dàng

thích ứng đối với những biến đổi xã hội và thị trường nhân lực.

Thạc sĩ ngành xã hội học có đủ chuyên môn và năng lực để làm:

Công tác nghiên cứu tại các viện, các trung tâm nghiên cứu khoa học, các

ban ngành của trung ương, tỉnh, thành phố, các cơ quan nhà nước, các tổ

chức xã hội.

Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung học

chuyên nghiệp, các trường đoàn thể (công đoàn, phụ nữ, thanh niên...).

Công tác quản lý, tư vấn cho các tổ chức kinh tế, xã hội, các nhà máy, xí

nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau của xã hội.

Cán bộ phụ trách công tác xã hội trong các cơ quan hoặc các tổ chức, đoàn

thể khác nhau như: UBND các cấp, Hội Phụ nữ, Lao động thương binh xã

hội, Đoàn Thanh niên, Công đoàn…

Đồng thời những kiến thức xã hội học sẽ hỗ trợ một cách hữu ích và đắc

lực trong các lĩnh vực nghề nghiệp khác.

Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ xã hội học nếu có nhu cầu học sẽ được đào tạo tiếp ở bậc

cao hơn: tiến sỹ.

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO THEO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

Từ 1,5 năm đến 2 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học

Chương trình đào tạo được phân thành hai loại: chương trình giảng dạy môn học

và chương trình nghiên cứu (được quy định tại điều 13, Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ

do giám đốc ĐHQG.HCM ban hành ngày 05 tháng 01 năm 2009)

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA

3.1 Phần kiến thức chung:

- Triết học: 05 tín chỉ

- Ngoại ngữ (là một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung): Theo quy

chế đào tạo trình độ thạc sĩ do Giám đốc ĐHQG.HCM ban hành ngày 05/01/2009.

3.2 Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành (bao gồm môn học bắt buộc và tự chọn):

Trang 10

Page 11: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

- Số tín chỉ cơ sở và chuyên ngành yêu cầu tích lũy đối với chương trình giảng dạy

môn học phương thức I từ 25 đến 50 tín chỉ, phương thức II từ 25 đến 35 tín chỉ;

chương trình nghiên cứu từ 10 đến 15 tín chỉ.

- Số tín chỉ bắt buộc chiếm tối đa 50% tổng số tín chỉ yêu cầu tích lũy đối với khối

kiến thức cơ sở và chuyên ngành. Môn Phương pháp luận NCKH chuyên ngành là

môn bắt buộc đối với chương trình giảng dạy phương thức II và chương trình

nghiên cứu với thời lượng tối thiểu 02 tín chỉ.

- Danh mục môn học lựa chọn có tổng số tín chỉ ít nhất bằng 150% tổng số tín chỉ

yêu cầu tích lũy đối với khối kiến thực lựa chọn.

3.3 Luận văn thạc sĩ:

- Chương trình giảng dạy theo phương thức I không yêu cầu luận văn.

- Chương trình giảng dạy theo phương thức II yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng

12 đến 15 tín chỉ.

- Chương trình nghiên cứu yêu cầu luận văn thạc sĩ có thời lượng 30 đến 45 tín chỉ

và 01 bài báo khoa học về kết quả luận văn thạc sĩ do học viên cao học là tác giả

chính.

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

4.1 Đối tượng được dự thi thẳng:

Những người có bằng Cử nhân Xã hội học, Công tác xã hội, Chính trị học, Nhân học,

Triết học, Phụ nữ học, Giới.

4.2 Đối tượng dự thi sau khi đã bổ túc kiến thức: những người tốt nghiệp các

ngành gần như sau:

Chủ nghĩa xã hội khoa học, Văn hóa học, Đông phương học, Kinh tế chính trị, Kinh tế

học, Kinh tế phát triển, Luật, Dân tộc học, Lịch sử, Hành chính học, Báo chí, Giáo dục

học, Y tế công cộng, Phát triển nông thôn.

4.3 Các môn bổ túc kiến thức và chuyển đổi:

- XHH đại cương: 30 tiết

- Lịch sử xhh: 30 tiết

Trang 11

Page 12: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

- Lý thuyết xhh: 30 tiết

- Phương pháp nghiên cứu (nghiên cứu định tính và định lượng): 60 tiết

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ do Giám đốc ĐHQG.HCM ban hành theo Quyết

định ngày 05 tháng 1 năm 2009

Thi tuyển:

Môn cơ bản: Triết học

Môn cơ sở: Lịch sử Xã hội học

Một trong các ngoại ngữ: theo quy định chung đối với người thi tuyển vào Cao

học. Quá trình thi tuyển được thực hiện theo Quy định của ĐHQG.HCM

Hình thức và thời gian đào tạo, cấp bằng:

Hình thức đào tạo: chính quy tập trung hai năm.

Học viên hoàn thành chương trình đào tạo đúng thời gian quy định được bảo vệ đề

tài luận văn thạc sĩ trước Hội đồng chấm luận văn. Nếu kết quả luận văn đạt, học

viên được Thủ trưởng cơ sở đào tạo cấp bằng thạc sĩ kèm theo bảng điểm học tập

toàn khóa học theo chương trình đào tạo mã ngành Xã hội học.

6. PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo thạc sĩ theo phương thức II.

7. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

I. Phương thức giảng dạy môn học (phương thức I) (40 tín chỉ, không tính các

học phần chung)

ST

T

Môn học Khối lượng (tín chỉ) HK

TS LT TN TL

Số tiết Số tiết Số tiết

I Khối kiến thức bắt buộc 20

Trang 12

Page 13: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

1 Lịch sử và Lý thuyết Xã hội học 4 45 15 1

2 Phương pháp nghiên cứu Xã hội

học (định lượng + định tính)4 45 15 1

3 Xã hội học nông thôn 2 20 10 1

4 Xã hội học đô thị 2 20 10 1

5 Xã hội học quản lý 2 20 10 2

6 Xã hội học gia đình 2 20 10 2

7 Xã hội học tôn giáo 2 20 10 2

8 Xã hội học phát triển 2 20 10 3

II Khối kiến thức tự chọn 20

1 Giới và phát triển 2 20 10 1

2 Chính sách xã hội 2 20 10 1

3 Truyền thông đại chúng 2 20 10 1

4 Tin học chuyên ngành Xã hội học 2 20 10 2

5 Công tác xã hội 2 20 10 2

6 Xã hội học văn hóa 2 20 10 2

7 Xã hội học môi trường 2 20 10 2

8 Xã hội học giáo dục 2 20 10 3

9 Xã hội học dân số 2 20 10 3

10 Dư luận xã hội 2 20 10 3

11 Xã hội học pháp luật 2 20 10 3

12 Xã hội học kinh tế 2 20 10 3

Trang 13

Page 14: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

13 Xã hội học chính trị 2 20 10 3

Khối kiến thức liên thông giữa các khoa, học viên có thể đăng ký 2,3 tín chỉ

14 Các lý thuyết Dân tộc học/Nhân

học đại cương1

3 25 6 14 2

15 Dân tộc học nghiên cứu trong bối

cảnh toàn cầu hóa 3 25 5 15 2

16 Nghiên cứu giới và phát triển

trong dân tộc học3 30 0 15 2

17 Các lý thuyết phát triển và phát

triển bền vững ở các dân tọc Việt

Nam

3 25 5 15 3

18 Những biến đổi kinh tế – xã hội và

văn hóa của các tộc người ở Việt

Nam

3 20 10 15 3

19 Phần tầng xã hội và các vấn đề

giảm nghèo ở các dân tộc Việt

Nam

3 20 15 10 3

20 Dân tộc học đô thị trong bối cảnh

công nghiệp hóa và đô thị hóa ở

Việt Nam

3 25 10 10 2

21 Văn hóa đô thị2 2 20 10 0 2

22 Kinh tế phát triển3 3 3

23 Giới môi trường và phát triển bền

vững2 3

24 Các vấn đề đô thị ở các nước đang

phát triển2 3

1 Thứ tự 14 đến 20 tham khảo chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành nhân học2 Tham khảo chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Văn Hóa Học3 Thứ tự 22 đến 26 tham khảo chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Địa lý Học

Trang 14

Page 15: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

25 Sự tham gia của cộng đồng vào

các dự án xã hội2 3

26 Tòan cầu hóa và các vấn đề phát

triển2 3

Tổng cộng I+II 40

Trang 15

Page 16: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

II. Phương thức giảng dạy môn học (phương thức II) (37 tín chỉ, không tính

các học phần chung)

STT Môn học Khối lượng (tín chỉ) HK

TS LT TN TL

Số tiết Số tiết Số tiết

I Khối kiến thức bắt buộc 13

1. Lý thuyết Xã hội học 2 20 10 1

2. Phương pháp nghiên cứu xã hội

học

4 40 20 1

3. Thiết kế nghiên cứu 3 35 10 1

4. Xã hội học Đô thị 2 20 10 1

5. Xã hội học nông thôn 2 20 10 1

II Khối kiến thức tự chọn 12

1. Lịch sử Xã hội học 2 20 10 2

2. Thống kê ứng dụng trong Xã hội

học2 20 10 2

3. Xã hội học gia đình 2 20 10 2

4. Xã hội học giáo dục 2 20 10 2

5. Xã hội học môi trường 2 20 10 2

6. Xã hội học dân số 2 20 10 2

7. Chính sách xã hội 2 20 10 3

8. Xã hội học tôn giáo 2 20 10 3

9. Giới và phát triển 2 20 10 3

Trang 16

Page 17: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

10. Xã hội học phát triển 2 20 10 3

11. Xã hội học kinh tế 2 20 10 3

12. Xã hội học văn hóa 2 20 10 3

Khối kiến thức liên thông giữa các khoa, học viên có thể đăng ký 2,3 tín chỉ

10 Các lý thuyết Dân tộc học/Nhân

học đại cương4

3 25 6 14 2

11 Dân tộc học nghiên cứu trong

bối cảnh toàn cầu hóa 3 25 5 15 2

12 Nghiên cứu giới và phát triển

trong dân tộc học3 30 0 15 2

13 Các lý thuyết phát triển và phát

triển bền vững ở các dân tộc

Việt Nam

3 25 5 15 3

14 Những biến đổi kinh tế – xã hội

và văn hóa của các tộc người ở

Việt Nam

3 20 10 15 3

15 Phần tầng xã hội và các vấn đề

giảm nghèo ở các dân tộc Việt

Nam

3 20 15 10 3

16 Dân tộc học đô thị trong bối

cảnh công nghiệp hóa và đô thị

hóa ở Việt Nam

3 25 10 10 2

17 Văn hóa đô thị5 2 20 10 0 2

18 Kinh tế phát triển6 3 3

4 Thứ tự 10 đến 16 tham khảo chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành nhân học5 Tham khảo chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Văn Hóa Học6 Thứ tự 19 đến 22 tham khảo chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Địa lý Học

Trang 17

Page 18: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

19 Giới môi trường và phát triển

bền vững2 3

20 Các vấn đề đô thị ở các nước

đang phát triển2 3

21 Sự tham gia của cộng đồng vào

các dự án xã hội2 3

22 Tòan cầu hóa và các vấn đề

phát triển2 3

III Khối kiến thức Luận Văn 12

Xây dựng đề cương 2 30 3

Luận văn ThS 10 150 4

Tổng cộng I+II+III 37

Trang 18

Page 19: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

III. Phương thức nghiên cứu (phương thức III) (42 tín chỉ, không tính các học

phần chung)

STT Môn học Khối lượng (tín chỉ) HK

TS LT TN BT,TL

Số tiết Số tiết Số tiết

I Khối kiến thức bắt buộc 2

1 * Phương pháp nghiên cứu khoa

học

2

II Khối kiến thức tự chọn 10

1 Giới và phát triển 2 20 10 1

2 Chính sách xã hội 2 20 10 1

3 Tin học chuyên ngành Xã hội

học2 20 10 1

4 Xã hội học dân số 2 20 10 2

5 Dư luận xã hội 2 20 10 2

6 Xã hội học pháp luật 2 20 10 3

7 Xã hội học kinh tế 2 20 10 3

8 Xã hội học chính trị 2 20 10 3

Khối kiến thức liên thông giữa các khoa, học viên có thể đăng ký 2,3 tín chỉ

9 Các lý thuyết Dân tộc học/Nhân

học đại cương7

3 25 6 14 2

10 Dân tộc học nghiên cứu trong 3 25 5 15 2

7 Thứ tự 9 đến 15 tham khảo chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành nhân học

Trang 19

Page 20: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

bối cảnh toàn cầu hóa

11 Nghiên cứu giới và phát triển

trong dân tọc học3 30 0 15 2

12 Các lý thuyết phát triển và phát

triển bền vững ở các dân tọc

Việt Nam

3 25 5 15 3

13 Những biến đổi kinh tế – xã hội

và văn hóa của các tộc người ở

Việt Nam

3 20 10 15 3

14 Phần tầng xã hội và các vấn đề

giảm nghèo ở các dân tộc Việt

Nam

3 20 15 10 3

15 Dân tộc học đô thị trong bối

cảnh công nghiệp hóa và đô thị

hóa ở Việt Nam

3 25 10 10 2

16 Văn hóa đô thị8 2 20 10 0 2

17 Kinh tế phát triển9 3 3

18 Giới môi trường và phát triển

bền vững2 3

19 Các vấn đề đô thị ở các nước

đang phát triển2 3

20 Sự tham gia của cộng đồng vào

các dự án xã hội2 3

21 Tòan cầu hóa và các vấn đề

phát triển2 3

III Khối kiến thức Luận Văn 30

8 Tham khảo chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Văn Hóa Học9 Thứ tự 17 đến 21 tham khảo chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Địa lý Học

Trang 20

Page 21: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Xây dựng đề cương 2 30 3

Luận văn ThS 28 420 4

Tổng cộng I+II+III 42

(*) Học phần ưu tiên

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013

TRƯỞNG KHOA

TS. NGUYỄN THỊ HỒNG XOAN

Trang 21

Page 22: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

Trang 22

Page 23: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐH KHXH&NV Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Khoa Xã hội học---o0o--- ---o0o---

Khoa: XÃ HỘI HỌCBộ môn: LỊCH SỬ VÀ LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC(Chuyên ngành Xã hội học)

Tên môn học: Lý thuyết xã hội học hiện đại (Subject name: Theory of modern sociology)

Mã số MHSố tín chỉ: 02 Tc (LT.BT&TH.Tự học)Số tiết - Tổng: 30 LT: 20 BT: 10 TH: ĐA: BTL/TL:

(Ghi chú rõ nếu có hình thức khác như TT ngoài trường, tham quan, ... các môn này có thể dùng đơn vị "buổi", "tuần" thay cho số tiết - đính kèm dự trù chi tiết định mức chi phí thực hành TN đặc biệt là khi đi thực tập bên ngoài để dễ dàng cho xét duyệt kinh phí sau này)

- Đánh giá MH: TT Phương pháp đánh giá Số lần Trọng số (%)

1 Bài tập

2 Kiểm tra giữa học kỳ 01 20

3 Thực hành, thí nghiệm

4 Tiểu luận, thuyết trình 01 20

5 Thi cuối học kỳ 01 60

Thang điểm đánh giá 10/10- Môn học tiên quyết : - Triết học MS: - Môn học trước : - Lịch sử xã hội học MS:- Môn học song hành : - Phương pháp nghiên cứu xã hội học MS:- Ghi chú khác :

1.Mục tiêu của môn học: Trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về các lý thuyết xã hội học hiện đại, có hệ thống về cấu trúc và tính logic của sự phát triển lý thuyết xã hội học từ vĩ mô đến vi mô. Thông qua học phần này, học viên hiểu một cách biện chứng về quá trình hình thành, phát triển lý thuyết xã hội học và vai trò của lý thuyết trong các nghiên cứu xã hội học.

Trang 23

Page 24: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

2.Nội dung tóm tắt môn học: Học phần Lý thuyết xã hội học hiện đại trình bày những quan điểm, nội dung chủ yếu của lý thuyết xã hội học từ đầu thế kỷ XX (chủ yếu từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất) đến nay. Với các vấn đề chủ yếu: quá trình hình thành, mức độ phát triển, mức độ phổ biến, việc sử dụng và xu hướng biến đổi của chúng cũng như mối liên hệ của chúng với lý thuyết xã hội học kinh điển.

3.Các hiểu biết,các kỹ năng cần đạt được sau khi học môn học:HV sau khi hoàn tất chuyên đề Lý thuyết xã hội học hiện đại sẽ nắm được tiến trình hình thành lý thuyết xã hội học khởi điểm từ những thời kỳ Phục hưng, Ánh sáng, Barocque, Lãng mạn với ý nghĩa nền tảng của sự hình thành lý thuyết xã hội học; các lý thuyết xã hội học hiện đại và sự ứng dụng lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu các lĩnh vực xã hội học cụ thể.

4.Tài liệu tham khảo chính:[1] Các sách tham khảo chính:

1. Trịnh Duy Luân, Xã hội học Việt Nam: Một số định hướng xây dựng và phát triển, Tạp chí Xã hội học, số 01 (69), Hà Nội, 2000.

2. Vũ Quang Hà, Các lý thuyết xã hội học (hai tập), NXB Đại học Quốc gia, H. 2001.

3. Vũ Quang Hà, Xã hội học đại cương, NXB Thống kê, H. 2002.

4. Vũ Quang Hà (2010), Giáo trình Lý thuyết xã hội học hiện đại, Nxb. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

5. Đỗ Hoàng Toàn, Phan Kim Chiến, Giáo trình quản lý xã hội, Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, H. 2000.

6. Trần Thị Kim Xuyến (Chủ biên), Nguyễn Thị Hồng Xoan, Nhập môn xã hội học, NXB Đại học Quốc gia, H. 2002.

7. Aleksandrova E. V, Những xung đột lao động, xã hội - các con đường giải quyết , M. 1993.

8. Darendorf. R, Các yếu tố của lý thuyết xung đột xã hội /Nghiên cứu xã hội học, 1994, số 5.

9. Dobryanov, Cái xã hội và cái xã hội học ở K. Marx (UK, Berlin, 1984), NXB Chính trị quốc gia, H. 2001.

10. J. Donosin, Lịch sử xã hội học (Histoire de la Sociologie), Bản tiếng Pháp, P. 1991.

11. K. Nikovic, Nghiên cứu xã hội học Mác-Lênin, NXB Tiến bộ M. 1995.

12. Kozer L. A, Các chức năng của xung đột xã hội/Xung đột xã hội: Những nghiên cứu hiện đại, UK. 1999.

13. Kozer L. A, Các chức năng của xung đột xã hội/Xung đột xã hội: Những nghiên cứu hiện đại. M. 1991.

14. Kujbyshev, Xung đột và nhũng con đường giải quyết xung đột, NXB Mir, M. 1990.

Trang 24

Page 25: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

15. K. Solikin, Lịch sử xã hội học, Bản tiếng Anh, NXB Chính trị quốc gia, H. 1998.

[2] Các tạp chí tham khảo chính:1. Tạp chí Xã hội học, Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam,2. Tạp chí Khoa học Xã hội, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã

hội Việt Nam,3. Tạp chí Phát triển Khoa học, Đại học Quốc gia TP. HCM

5.Hướng dẫn cách học - chi tiết cách đánh giá môn học:Các khuyến cáo về trang bị phục vụ học tập, tài liệu tham khảo,…Các yêu cầu đặc biệt khác:

Tham dự giờ giảng trên lớp + làm bài tập ... chấm điểm chuyên cần (vd: 10%) Về kiểm tra giữa kỳ (tuần kiểm tra, thời lượng….)(vd: 20%) Về thực hiện báo cáo tiểu luận/BT Lớn, phần thực hành: nhóm mấy người, thực hiện vào

khoảng tuần thứ mấy, trong bao lâu, nộp báo cáo,... cách thi, đánh giá (vd: 20%) Cách tổ chức thi cuối kỳ : (ví dụ 50%) - giới hạn nội dung (nếu có) hình thức thi, thời gian

thi Ghi chú về điều kiện cấm thi, cách tổng kết điểm (các phần tiên quyết – ví dụ: phải có nộp

báo cáo hay điểm thi tối thiểu phải đạt từ 4 trở lên mới tính là đạt cả MH)

6.Dự kiến danh sách Cán bộ tham gia giảng dạy: TS. Vũ Quang Hà - Khoa Xã hội học GS, TS. Bùi Thế Cường - Mời giảng

7.Nội dung chi tiết7.1 PHẦN GIẢNG DẠY TRÊN LỚP: (số tiết LT)

Tuần Nội dung Tài liệu Ghi chú1 Phần thứ nhất:

TIẾP CẬN LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌCBài 1QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌCBài 2LÝ THUYẾT KINH ĐIỂN XÃ HỘI HỌC

Các yêu cầu tự học đối với HV: HV đọc trước các tài liệu về lịch sử hình thành lý thuyết xã hội học, quá trình phát triển của hệ thống lý thuyết xã hội từ thời kỳ Phục Hưng, Ánh sáng, Barocque, Lãng mạn với ý nghĩa nền tảng của sự hình thành lý thuyết xã hội học (số giờ: 30 tiết).

[1]

Hiểu vànắm vững kiến thức lịch sử lý thuyết xã hội và lý thuyết xã hội học

2,3 Phần thứ 2 Vận dụng lý thuyết xã

Trang 25

Page 26: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Tuần Nội dung Tài liệu Ghi chúLÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC HIỆN ĐẠIBài 3LÝ THUYẾT CẤU TRÚC - CHỨC NĂNGBài 4LÍ THUYẾT XUNG ĐỘTBài 5LÍ THUYẾT TƯƠNG TÁC BIỂU TƯỢNGBài 6LÍ THUYẾT TRAO ĐỔIBài 7LÍ THUYẾT MẠNG LƯỚIBài 8LÍ THUYẾT CHỌN LỰA HỢP LÍBài 9LÝ THUYẾT NỮ QUYỀNBài 10CÁC QUAN ĐIỂM VỀ THỜI HIỆN ĐẠIBài 11LÝ THUYẾT XÃ HỘI HẬU HIỆN ĐẠI VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂNBài 12LÝ THUYẾT TOÀN CẦU HÓACác yêu cầu tự học đối với HV: HV đọc trước các tài liệu về lý thuyết xã hội liên quan và lý thuyết xã hội học. HV cần có sự vận dụng lý thuyết đối với từng lĩnh vực nghiên cứu xã hội học cụ thể (số giờ: 05 tiết/LT)

hội học vào nghiên cứu những lĩnh vực xã hội học cụ thể

** Nội dung báo cáo tiểu luận/thực hành:Yêu cầu đối với HV: HV chuẩn bị báo cáo tiểu luận cho từng lý thuyết bao gồm nguồn gốc hình thành, nội dung lý thuyết, ứng dụng trong nghiên cứu xã hội học và xu hướng phát triển của lý thuyết xã hội học cũng như ảnh hưởng của lý thuyết xã hội học đó với các lý thuyết xã hội khác. (số giờ HV tự làm việc: 10 tiết/LT)

** Nội dung giới hạn cho kiểm tra giữa kỳ (tập trung): 60 phút (số giờ SV cần để chuẩn bị kiểm tra: 05 tiết)

** Nội dung thi cuối kỳ (tập trung): 90 phút (số giờ SV cần để chuẩn bị cho kỳ thi: 10 tiết)

Trang 26

Page 27: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Tuần Nội dung Tài liệu Ghi chú

7.2 PHẦN GIẢNG DẠY THỰC HÀNH, THÍ NGHIỆM TẠI PTN, PMT: (số tiết TH)

TT Bài TH, TN Số tiết PTN, PMT TLTK

Ước tính số giờ HV tự làm việc:

7.3.PHẦN BÀI TẬP, TIỂU LUẬN NGOẠI KHÓA,HV ĐI NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NGOÀI TRƯỜNG: (số tiết TL)

TT Nội dung Số tiết Địa điểm TLTK

1 Tiểu luận: Vận dụng lý thuyết mạng lưới trong nghiên cứu dư luận xã hội

05 TP. HCM

2 Tiểu luận: Vận dụng lý thuyết hành động xã hội trong nghiên cứu lối sống của một nhóm dân cư cụ thể

05 TP. HCM

Số giờ HV tự làm việc: 15/TL

Ghi chú: Đề cương có phần ước tính số giờ tự học - theo cấu trúc nêu ở phần đầu

Thông tin liên hệ: + Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM

Địa chỉ: B106, số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP. HCM

+ Bộ môn Lịch sử và Lý thuyết Xã hội học, Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM

Địa chỉ: B106, số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP. HCM

+ Website: http://www.hcmussh.edu.vn

BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔN HỌC CB PHỤ TRÁCH LẬP ĐỀ CƯƠNG

Trang 27

Page 28: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐH KHXH&NV Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Khoa Xã hội học---o0o--- ---o0o---

Khoa : XÃ HỘI HỌCBộ môn : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌCChuyên ngành: Phương pháp nghiên cứu xã hội học

Tên môn học: Phương pháp nghiên cứu xã hội học (định lượng + định tính)

Mã số môn họcSố tín chỉ: : 4 Tín chỉ Số tiết: 60 - Tổng: Lý thuyết 45 Tiểu luận 15- Đánh giá môn học: TT Phương pháp đánh giá Số lần Trọng số (%)

1 Kiểm tra giữa học kỳ 1 10

2 Tiểu luận, thuyết trình 1 20

3 Thi cuối học kỳ 1 70

Thang điểm đánh giá 10/10- Môn học tiên quyết : - MS: - Môn học trước : - Môn học trước MS: CH -

02B- Môn học song hành : - MS:- Ghi chú khác :

1.Mục tiêu của môn học: Phương pháp nghiên cứu xã hội họcViệc học và nghiên cứu môn phương pháp nghiên cứu giúp học viên nắm vững về các

phương pháp và quy trình nghiên cứu xã hội học, có khả năng vận dụng những kiến thức xã hội học vào việc nghiên cứu những vấn đề của đời sống xã hội. Sau khi học xong môn học, học viên có đủ năng lực thực hiện một cách độc lập các cuộc nghiên cứu thực nghiệm với quy mô vừa phải

2.Nội dung tóm tắt môn học: Phương pháp nghiên cứu giúp học viên nắm vững về các phương pháp và quy trình nghiên cứu xã hội học, có khả năng vận dụng những kiến thức xã hội học vào việc

Trang 28

Page 29: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

nghiên cứu những vấn đề của đời sống xã hội. Sau khi học xong môn học, học viên có đủ năng lực thực hiện một cách độc lập các cuộc nghiên cứu thực nghiệm với quy mô vừa phải

3.Các hiểu biết,các kỹ năng cần đạt được sau khi học môn họcTrang bị cho học viên hệ thống tri thức về phưong pháp nghiên cứu của khoa

học Xã hội học. Học viên nắm được các bước tiến hành một dự án nghiên cứu Xã hội học, cũng như các phương pháp của môn học này đã diễn ra trong quá khứ.

4.Tài liệu tham khảo chính: 1. Xã hội học đại cương. NXB Chính trị quốc gia, HN 1997;2. Những cơ sở nghiên cứu Xã hội học. VHLKH Liên Xô. NXB, Tiến bộ, 1988;3. Nghiên cứu Xã hội học thực nghiệm. Mikhailốp. NXB Matxcơva, 1975;4. Những vấn đề cơ bản của Xã hội học. Học viện Hành chính quốc gia – HN, 1992;5. Nhập môn Xã hội học. Trần Hữu Quang 1993;6. Đề cương bài giảng Xã hội học. GS Đỗ Thái Đồng;7. Đề cương bài giảng Xã hội học. Học viện chính trị quốc gia - Phân viện TPHCM;8. Xã hội học đại cương. Phạm Tất Dong – Nguyễn Sinh Huy – Đỗ Nguyên Phương.

HN, 1995;9. Khảo sát Xã hội học về phân tầng xã hội. NXB KHXH HN, 1995; 10. Tìm hiểu môn Xã hội học Đô thị. Trịnh Duy Luân. NXB KHXH, HN, 1996;11. Xã hội học. Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng. NXB ĐHQG HN 1997;12. Từ điển Xã hội học. Nguyễn Khắc Viện. NXB HN, 1995;13. Xã hội học Mac – Lênin. V.Đôbơrianop. NXB TT Lý luận, HN, 1985;14. Nhập môn Xã hội học. Bilton – Bonnett. NXB XH 1993;15. Tập bài giảng Xã hội học – Dân số học. Trung tâm Xã hội học – Tin học. HN, 1995.

5.Hướng dẫn cách học - chi tiết cách đánh giá môn học:a. Đánh giá trong quá trình học tập:

i. Dự lớp tối thiểu 80 % số tiết học.ii. Thảo luận theo nhóm.

iii. Bản thu hoạch: tiểu luận.iv. Thuyết trình: đại diện nhóm.

b. Đánh giá kết quả môn học:i. Kiểm tra giữa học phần (10%)

Trang 29

Page 30: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

ii. Tiểu luận (20%)iii. Thi hết học phần (70%)

Thang điểm: 10 (theo tỷ lệ kiểm tra: 3 và thi hết học phần: 7)

6.Dự kiến danh sách Cán bộ tham gia giảng dạy: TS Nguyễn Thị Hồng Xoan - Giảng viên Khoa xã hội học GS. TS. Trần Thị Kim Xuyến - Đại học Bình Dương (mời giảng) PGS. TS. Lê Thanh Sang - Viện KHXH vùng Nam Bộ (mời giảng)

7.Nội dung chi tiết:7.1 PHẦN GIẢNG DẠY TRÊN LỚP: (số tiết 60t)

Tuần Nội dung Tài liệu Ghi chú1

2

Bài 1. Các khái niệm khoa học.Phương pháp khoa học.Lý thuyết.Giả định.Mệnh đềKhái niệm.Lo gich.Lo gich quy nạp.Logích diễn dịch.điều tra thực tế.Vấn đề nghiên cứu.Các phương pháp. Các kết quả. Các kết luận.Bài 2. Cách thức tiến hành nghiên cứu xã hội học.Giai đoạn 1: giai đoạn chuẩn bị.Giai đoạn 2: giai đoạn tiến hành điều tra.Giai đoạn 3: giai đoạn xử lý và giải thích thông tin.Bài 3. Các loại biến và các loại thang đo.Các loại biến.Các biến phạm trù Các biến số:Các loại thang đo.Danh nghĩa.Thứ tự.Khoảng cách. Tỷ lệ.

1- 15

1- 15

1- 15

HiểuNắm vững

Trang 30

Page 31: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Tuần Nội dung Tài liệu Ghi chú

3

4

5

Bài 4. Chọn mẫuThuật ngữ mẫu Khối dân cưKhối dân cư mục tiêu Khối dân cư lấy Khung mẫu Các phương pháp chọn mẫu:Các loại mẫu xác xuất.Mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Mẫu hệ thống. Mẫu phân tầng: Mẫu cụm nhiều giai đoạn:Các mẫu phi xác suấtMẫu thuận tiệnMẫu phán đoán:Mẫu chỉ tiêu:Mẫu tăng nhanh ( mẫu viên tuyết).Bài 5. Phương pháp phân tích tư liệu sẵn có.Phân tích số liệu thống kê hiện có.Phân tích văn bản sẵn có.Phân tích lịch sử – so sánh.Phân tích nội dung.Bài 6. Phương pháp điều tra.Xác định vấn đề nghiên cứuChọn người trả lời:Xây dựng kế hoạch nghiên cứuXây dựng bảng hỏi.Bố cục của bảng hỏi.Các dạng câu hỏi: Những điểm cần lưu ý khi xây dựng bảng hỏi: Một số điểm lưu ý trong cách diễn đạt:9. Độ tin cậy và tính xác thực của thông tin.Điều tra tại thực địa

Bài 7. Phương pháp phỏng vấn Các hình thức phỏmg vấnMục đíchChuẩn bị chương trình phỏng vấnQuy trìnhNhững vấn đề cần lưu ý khi đặt câu hỏiNhững vấn đề cần lưu ý khi tiếp xúc với người được phỏng vấn

1- 15

1- 15

1- 15

Trang 31

Page 32: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Tuần Nội dung Tài liệu Ghi chú

6

7

Vật dụng cần thiết.

Bài 8. Phương pháp quan sátQuan sát và vai trò của nó trong nghiên cứu thực nghiệmXây dựng kế hoạch quan sátXác định chương trình quan sátCác kiểu (loại hình quan sát)Phương pháp quan sát tham dự và phương pháp không tham dựQuan sát tham dựQuan sát kín: Người tham dự quan sát (quan sát công khai): - Quan sát tham dự trong thời gian ngắn - Điểm mạnh và hạn chế của phương pháp quan sát tham dự.Quan sát không tham dự: Quan sát không cơ cấu hóa và quan sát cơ cấu hóa:Quan sát không cơ cấu hóa: (quan sát không dự kiến trước)Quan sát cơ cấu hoá: Những điểm mạnh và hạn chế của phương pháp quan sát cơ cấu hóa.

Bài 9. Thảo luận nhóm tập trungLợi ích của thảo luận nhóm tập trung trong nghiên

cứu thưc nghiệm.* Những nghiên cứu mang tính thăm dò:* Kiểm chứng các ý tưởng về những công trình kế hoạch mới:* Đánh giá các chương trình hoặc dự án phát triển:* Thiết kế cuộc nghiên cứu thảo luận nhóm tập trung.* Xác định mục tiêu.* Người có thể cung cấp thông tin:* Xây dựng kế hoạch của nghiên cứu..* Lựa chọn và huấn luyện nhân viên. Cách dùng các câu hỏi:1. Tiến hành nghiên cứu nhóm tập trung2. Các giai đoạn của cuộc thảo luận nhóm tập trung.3. Giới thịêu cuộc thảo luận nhóm tập trung:4. Giai đoạn 1: Khởi động5. Giai đoạn 2: Thảo luận sâu có trọng tâm:6. Giai đoạn III: Kết thúc cuộc thảo luận

1- 15

1- 15

Trang 32

Page 33: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Tuần Nội dung Tài liệu Ghi chú

8

9

7. Một số điểm cần lưu ý để điều khiển cuộc thảo luận nhóm tập trungQuản lý thông tin:Phân tích kết quả:Những ưu điểm và hạn chế của phương pháp TLNTT:

Bài 10. Phương pháp nghiên cứu đồng tham gia

Vài nét về lịch sử hình thành phương pháp nghiên cứu hành động đồng tham gia.Những khái niệm có liên quan đến phương pháp nghiên cứu hành động đồng tham gia.Cộng đồng (community).Huy động nguồn lực ( resource mobilization)Sự tham gia (tham dư) (participation). Sự tham gia cộng đồng (community participation)Nghiên cưú truyền thống.Nghiên cứu tham gia (participatory research).Đánh giá nhanh có sự tham gia ( pra)Nghiên cứu hành động có sự tham gia (par)3. Những vấn đề cơ bản của phương pháp nghiên cứu tham dự.Các hình thức nghiên cứu tham gia.Bản chất của nghiên cứu tham gia.Những đặc trưng của nghiên cứu tham gia.4. Các yêu cầu đối với một nghiên cứu tham dự :Sự tín nhiệmSự tin cậyTính thích hợpTính khả thi.Các bước trong nghiên cứu đồng tham gia:Vai trò, phẩm chất của người nghiên cứu tham dự.Những công cụ thu thập thông tin trong phương pháp nghiên cứu có sự tham gia.Những khái niệm cơ bản.Các công cụ thu thập thông tin.Cây vấn đề.Biểu đồ ven.Mạng xã hội.So sánh các phương pháp thu thập thông tin khác nhau: thuận lợi và những hạn chế của nó.

1- 15

1- 15

Trang 33

Page 34: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Tuần Nội dung Tài liệu Ghi chúNội dung giới hạn cho kiểm tra giữa kỳ (tập trung) 45 phútNội dung thi cuối kỳ (tập trung) 90 phút

7.2 PHẦN BÀI TẬP, TIỂU LUẬN NGOẠI KHÓA, HV ĐI NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NGOÀI TRƯỜNG: (số tiết TL)TT Nội dung Số tiết Địa điểm TLTK

1 Tiểu luận 10 10

Thông tin liên hệ: + Khoa Xã hội học (Số 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, Phòng B106, số điện thoại: 083.8293828)+ Bộ môn phương pháp (Số 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, Phòng B106, số điện thoại trưởng Bộ môn – TS. GVC Nguyễn Thị Hồng Xoan 0166 2233800)

BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔN HỌC CB PHỤ TRÁCH LẬP ĐỀ CƯƠNG

Trang 34

Page 35: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐH KHXH&NV Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Khoa Xã hội học---o0o--- ---o0o---

Khoa: XÃ HỘI HỌCBộ môn: CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC(Chuyên ngành Xã hội học)

Tên môn học: Thiết kế nghiên cứu Mã số MHSố tín chỉ : Tc (LT.BT&TH.TựHọc) 2Số tiết - Tổng:30 20 LT: 5 BT: 5 TH: ĐA: BTL/TL:

(Ghi chú rõ nếu có hình thức khác như TT ngoài trường, tham quan, ... các môn này có thể dùng đơn vị "buổi", "tuần" thay cho số tiết – đính kèm dự trù chi tiết định mức chi phí thực hành TN đặc biệt là khi đi thực tập bên ngoài để dễ dàng cho xét duyệt kinh phí sau này)

- Đánh giá MH: TT Phương pháp đánh giá Số lần Trọng số (%)

1 Tham gia lên lớp đầy đủ 5 10

2 Bài tập về nhà 3 20

3 Kiểm tra giữa học kỳ 1 30

4 Nộp đề cương cuối kỳ 1 40

Thang điểm đánh giá 10/10- Môn học tiên quyết : - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học MS: - Môn học trước : - Lý thuyết xã hội học MS:- Môn học song hành : - Xã hội học đại cương MS:- Ghi chú khác :

1.Mục tiêu của môn học: Giúp sinh viên trang bị kỹ năng và phương pháp thiết kế cuộc nghiên cứu định lượng và định tính trong khoa học xã hội từ khâu đặt vấn đề đến xác định mục tiêu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu, khung phân tích và lựa chọn phương pháp thu thập thông tin để học viên có thể thiết kế nghiên cứu một cách độc lập

2.Nội dung tóm tắt môn học: Bài 1: Các khái niệm cơ bản trong nghiên cứu

Trang 35

Page 36: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

- Các khái niệm trong nghiên cứu. Khoa học luận (nhận thức luận). Lý thuyết. Phương pháp luận. Phương pháp thu thập thông tin

- Các cách tiếp cận trong nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính . Nghiên cứu kết hợp định lượng và định tính

- Đạo đức nghiên cứu

Bài 2: Tổng quan tài liệu

- Xác định chủ đề nghiên cứu- Mục đích của tổng quan tài liệu- Các bước tổng quan tài liệu- Cách thức tìm tài liệu tổng quan- Các mẫu viết tổng quan

Bài 3: Các dạng nghiên cứu- Nghiên cứu phát hiện- Nghiên cứu mô tả- Nghiên cứu giải thích - Nghiên cứu đánh giá

Bài 4: Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu- Câu hỏi trong nghiên cứu định tính- Câu hỏi trong nghiên cứu định lượng và giả thuyết nghiên cứu- Lý thuyết trong nghiên cứu định lượng- Lý thuyết trong nghiên cứu định tính- Lý thuyết trong nghiên cứu kết hợp- Các dạng lý thuyết

Bài 5: Viết đề cương nghiên cứu- Lý do chọn đề tài- Tổng quan nghiên cứu- Mục tiêu nghiên cứu- Khách thể nghiên cứu- Phương pháp thu thập thông tin- Phương pháp phân tích thông tin- Tính xác thực của thông tin- Những vấn đề về đạo đứcc nghiên cứu- Kết quả dự đoán

3.Các hiểu biết,các kỹ năng cần đạt được sau khi học môn họcSau khi hoàn thành môn học học viên có thể nắm vững phương pháp luận nghiên cứu, các loại hình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu trong Xã hội học. Hiểu, nắm vững sự khác biệt của các loại hình nghiên cứu và thực hành thiết kế nghiên cứu định lượng và định tính một cách

Trang 36

Page 37: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

độc lập. Kỹ năng đọc và tóm tắt tài liệu của học viên cũng sẽ được nâng lên khi học và thực hành môn học này. Áp dụng thàh thạo kỹ năng nghiên cứu khi thiết kế đề tài phục vụ cho luận văn.

4.Tài liệu tham khảo chính: [1] Các sách tham khảo chính - Research Design in Qualitative/Quantitative/Mixed Methods Michael R. Harwell, University of

Minnesota- Creswell, J. W. (1994). Research designs: Qualitative and quantitative approaches. Thousand Oaks, CA: Sage.- Leedy, P. D.(1997). Practical research: planning and design(6th ed.). Upper Saddle River, NJ:

Prentice-Hall, Inc.- RESEARCH DESIGN: Qualitative, Quantitative, and mixed methods approaches. JOHN W.

CRESWELL- Quantitative Research. Dr Nokuthaba Sibanda. Operations Research, Victoria University,

Wellington. August 2009- Luận án tiến sĩ “Di dân trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh: Nguyên nhân di chuyển và sự hòa

nhập”, Đại học Adelaide, Australia, 2008[2] Các tạp chí tham khảo chính- Tạp chí Xã hội học - Tạp chí Giới và Gia đình

5.Hướng dẫn cách học - chi tiết cách đánh giá môn học: Tham dự giờ giảng trên lớp 10% Làm bài tập đầy đủ và tích cực thảo luận trên lớp 20% Về kiểm tra giữa kỳ 1 lần làm nộp bài tổng quan 30% Cách tổ chức thi cuối kỳ : Thiết kế một đề cương nghiên cứu 40%

Vắng mặt quá 30% tổng số giờ trên lớp và thiếu 50% các bài tập thì cấm thi. Số điểm tổng được tính theo phần trăm của các phần

6.Dự kiến danh sách Cán bộ tham gia giảng dạy: TS. Nguyễn Thị Hồng Xoan - Khoa Xã hội học PGS. TS Lê Thanh Sang - Mời giảng PGS. TS Trần Thị Kim Xuyến - Khoa Xã hội học

7.Nội dung chi tiết7.1.PHẦN GIẢNG DẠY TRÊN LỚP: (số tiết LT: 30 tiết)

Tuần Nội dung Tài liệu Ghi chú1 Bài 1: Các khái niệm cơ bản trong nghiên cứu (5

tiêt)

Các yêu cầu tự học đối với HV là 10 giờ

Bài giảng power point và

HiểuNắm vững các

khái niệm cơ bản trong nghiên cứu

2 Bài 2: Tổng quan tài liệu (5 tiết) Bài giảng Hiểu

Trang 37

Page 38: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Tuần Nội dung Tài liệu Ghi chúĐể làm tổng quan yêu cầu tự học đối với HV là 20 giờ

power point Nắm vững và thiết kế tốt một tổng

quan nghiên cứu3 Bài 3: Các dạng nghiên cứu (5 tiết)

(Các bài tập về các dạng nghiên cứuyêu cầu tự học đối với HV là 10 giờ)

Bài giảng power point

Hiểu và Nắm vững về các dạng nghiên cứu

4 Bài 4: Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (5 tiết)(Các bài tập của các bài câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu yêu cầu tự học đối với HV là 15 giờ)

Bài giảng power point

HiểuNắm vững và thao tác thành thạo câu hỏi và giả thuyết

nghiên cứu5 Bài 5: Viết đề cương nghiên cứu ( 5 tiết)

(Để xây dựng được đề cương nghiên cứu yêu cầu tự học đối với HV là 20 giờ)

Bài giảng power point

HiểuNắm vững và thao tác thành thạo để thiết kế tốt một đề cương nghiên cứu

3 Nội dung giới hạn cho kiểm tra giữa kỳ: nộp tổng quan nghiên cứu Các yêu cầu tự học đối với HV là 20 giờ

Bài giảng và các ví dụ đã

được giáo viên cung cấp

Thiết kế tốt một tổng quan nghiên

cứu

9 Nội dung thi cuối kỳ Học viên yêu cầu xây dựng đề cương nghiên cứu và nộp như là bài thi cuối ký (20 giờ tự học ở nhà)

Nắm vững kỹ năng các bước và yêu cầu của một đề cương

nghiên cứu

Vận dụng và thiết kết tốt các bước trong đề cương

nghiên cứu

7.2.PHẦN GIẢNG DẠY THỰC HÀNH, THÍ NGHIỆM TẠI PTN, PMT: (số tiết TH)

TT Bài TH, TN Số tiết PTN, PMT TLTK

7.3.PHẦN BÀI TẬP, TIỂU LUẬN NGOẠI KHÓA,HV ĐI NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NGOÀI TRƯỜNG: (số tiết TL)

TT Nội dung Số tiết Địa điểm TLTK

1 Thu thập số liệu và xác định một chủ đề nghiên cứu

10 Thư viện

2 Thu thập số liệu và các đề tài nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu để làm tống quan

20 Thư viện, internet, cục thống kê

Trang 38

Page 39: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

3 Thiết kế một đề cương nghiên cứu 20 Tự làm ở nhà

Ước tính số giờ HV tự làm việc: 50 giờ

Thông tin liên hệ:

+ Khoa Xã hội học (Số 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, Phòng B106, số điện thoại: 083.8293828)+ Bộ môn phương pháp (Số 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, Phòng B106, số điện thoại trưởng Bộ môn – TS. GVC Nguyễn Thị Hồng Xoan 0166 2233800)

BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔN HỌC CB PHỤ TRÁCH LẬP ĐỀ CƯƠNG

Trang 39

Page 40: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐH KHXH&NV Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Khoa Xã hội học---o0o--- ---o0o---

Khoa : XÃ HỘI HỌCBộ môn : CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌCChuyên ngành: xaõ hoäi hoïc Đô thị

Tên môn học: Xaõ hoäi hoïc Đô thịMã số môn họcSố tín chỉ: : 2 Tín chỉ Số tiết: 30 - Tổng: 30 LT:

20BT: TH:

10ĐA: BTL/TL:

- Đánh giá môn học: TT Phương pháp đánh giá Số lần Trọng số (%)

1 Bài tập

2 Kiểm tra giữa học kỳ 1 10

3 Thực hành, thí nghiệm

4 Tiểu luận, thuyết trình 1 20

5 Thi cuối học kỳ 1 70

Thang điểm đánh giá 10/10- Môn học tiên quyết : - MS: - Môn học trước : - MS:- Môn học song hành : - Môn học song hành MS:CH-04B- Ghi chú khác :

1.Mục tiêu của môn học: xaõ hoäi hoïc Đô thị Với phương pháp tiếp cận XHH, giúp học viên có thể hiểu biết đúng đắn về bản

chất của thành thị, về bản chất và quy luật của quá trình đô thị hóa trên thế giới, tại các nước đang phát triển và tại Việt Nam.

Giúp học viên sơ bộ nắm được và đánh giá đúng ý nghĩa khoa học của các quan điểm trường phái XHH đô thị đã xuất hiện trong lịch sử.

Bước đầu tập vận dụng các quan điểm XHH đô thị trong việc thực hành phân tích một vài hiện tượng ở đô thị Việt Nam, ở thành phố mà học viên đang sống

Trang 40

Page 41: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

2.Nội dung tóm tắt môn học: Xã hội học đô thị giúp học viên có thể hiểu biết đúng đắn về bản chất của

thành thị, về bản chất và quy luật của quá trình đô thị hóa trên thế giới, tại các nước đang phát triển và tại Việt Nam.

Giúp học viên sơ bộ nắm được và đánh giá đúng ý nghĩa khoa học của các quan điểm trường phái XHH đô thị đã xuất hiện trong lịch sử.

Bước đầu tập vận dụng các quan điểm XHH đô thị trong việc thực hành phân tích một vài hiện tượng ở đô thị Việt Nam, ở thành phố mà học viên đang sống

3.Các hiểu biết,các kỹ năng cần đạt được sau khi học môn họcTrang bị cho học viên hệ thống tri thức về xã hội học đô thị.

.

4.Tài liệu tham khảo chính: 1. Nghị quyết Đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB Sự thật, HN, 1996;2. Mac – Anghen toàn tập. NXB Chính trị quốc gia, HN, 1993;3. Những vấn đề cơ bản của Xã hội học. PTS Nguyễn Minh Hòa, 1995;4. Xã hội học đại cương. PTS Nguyễn Minh Hòa. NXB TPHCM, 1993;5. Xã hội học đại cương. NXB Chính trị quốc gia, HN 1997;6. Những cơ sở nghiên cứu Xã hội học. VHLKH Liên Xô. NXB, Tiến bộ, 1988;7. Nghiên cứu Xã hội học thực nghiệm. Mikhailốp. NXB Matxcơva, 1975;8. Những vấn đề cơ bản của Xã hội học. Học viện Hành chính quốc gia – HN, 1992;9. Nhập môn Xã hội học. Trần Hữu Quang 1993;10. Đề cương bài giảng Xã hội học. GS Đỗ Thái Đồng;11. Đề cương bài giảng Xã hội học. Học viện chính trị quốc gia - Phân viện TP. HCM;12. Xã hội học đại cương. Phạm Tất Dong – Nguyễn Sinh Huy – Đỗ Nguyên Phương.

HN, 1995;13. Khảo sát Xã hội học về phân tầng xã hội. NXB KHXH HN, 1995; 14. Tìm hiểu môn Xã hội học Đô thị. Trịnh Duy Luân. NXB KHXH, HN, 1996;15. Xã hội học. Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng. NXB ĐHQG HN 1997;16. Từ điển Xã hội học. Nguyễn Khắc Viện. NXB HN, 1995;

5.Hướng dẫn cách học - chi tiết cách đánh giá môn học:Đánh giá trong quá trình học tập:

i. Dự lớp tối thiểu 80 % số tiết học.ii. Thảo luận theo nhóm.

Trang 41

Page 42: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

iii. Bản thu hoạch: tiểu luận.iv. Thuyết trình: đại diện nhóm.

Đánh giá kết quả môn học:v. Kiểm tra giữa học phần (10%)

vi. Tiểu Luận (20%)vii. Thi hết học phần (70%)

Thang điểm: 10 (theo tỷ lệ kiểm tra: 3 và thi hết học phần:7)

6.Dự kiến danh sách Cán bộ tham gia giảng dạy: PGS TS Nguyễn Minh Hòa -Trưởng bộ môn Đô thị học – ĐHKHXH&NV PGS TS Lê Thanh Sang - Viên Khoa học xã hội Vùng Nam Bộ

7.Nội dung chi tiết: 7.1.PHẦN GIẢNG DẠY TRÊN LỚP: (số tiết 30t)

Tuần Nội dung Tài liệu Ghi chú1 Bài thứ nhất

Bản chất của thành thị và của quá trình đô thị hóa, đối tượng và nhiệm vụ của XXH đô thị

I. Bản chất của thành thị.2. Bản chất của quá trình đô thị hóa3. Đối tượng và nhiệm vụ của XHH đô thị.Bài thứ haiSự hình thành và phát triển của XHH đô thịtrên thế giới. Mấy trường phái chủ yếu

2.1- Từ các thành phố đầu tiên đến các thành phố thời công nghiệp hóa ở Âu Mỹ – Sự ra đời của XHH đô thị.2.2- Các trường phái chủ yếu của XHH đô thị(Kiểm tra giữa môn học 45’)

Bài thứ baĐặc điểm chung của quá trình đô thị hóa trênthế giới. Các mô hình chủ yếu

3.1- Đặc điểm chung của quá trình đô thị hóa trên thế giới.

1-16 HiểuNắm vững

Trang 42

Page 43: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Tuần Nội dung Tài liệu Ghi chú3.2- Các mô hình đô thị hóa chủ yếu ở các nước phát triển và đang phát triển.Bài thứ tưĐô thị hóa ở Việt Nam, lịch sử, hiện trạngviễn cảnh

4.1- Điểm qua lịch sử hình thành hệ thống đô thị ở Việt Nam4.2- Hiện trạng và viễn cảnh đô thị Việt Nam.4.3- Một số vấn đề XHH đô thị ở VN cần quan tâm, mấy ghi chú phương pháp luận.Bài thứ nămThực hành phân tích một hiện tượngđô thị dưới giác độ XHH

Giảng viên cung cấp tư liệu cho sinh viên đọc trước, đề ra tình huống đô thị để học viên phân tích và khuyến nghị, giảng viên đánh giá.

Nội dung giới hạn cho kiểm tra giữa kỳ (tập trung) 45 phútNội dung thi cuối kỳ (tập trung) 90 phút

7.2.PHẦN BÀI TẬP, TIỂU LUẬN NGOẠI KHÓA, HV ĐI NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NGOÀI TRƯỜNG: (số tiết 10 TL)TT Nội dung Số tiết Địa điểm TLTK

1 Tiểu luận 10 TPHCM

Thông tin liên hệ: + Khoa Xã hội học (Số 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, Phòng B106, số điện thoại: 083.8293828)

BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔN HỌC CB PHỤ TRÁCH LẬP ĐỀ CƯƠNG

Trang 43

Page 44: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐH KHXH&NV Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Khoa Xã hội học---o0o--- ---o0o---

Khoa : XÃ HỘI HỌCBộ môn : CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌCChuyên ngành: xaõ hoäi hoïc noâng thoân

Tên môn học: Xã hội học nông thônMã số môn họcSố tín chỉ: : 2 Tín chỉ Số tiết: 30 - Tổng: Lý Thuyết 20 Tiểu Luận 10- Đánh giá môn học: TT Phương pháp đánh giá Số lần Trọng số (%)

1 Kiểm tra giữa học kỳ 1 10

2 Tiểu luận, thuyết trình 1 20

3 Thi cuối học kỳ 1 70

Thang điểm đánh giá 10/10- Môn học tiên quyết : - MS: - Môn học trước : - MS:- Môn học song hành : - - Môn học song hành MS: CH-03B- Ghi chú khác :

1. Mục tiêu của môn học: xaõ hoäi hoïc noâng thoânHoàn thiện hệ thống kiến thức chuyên ngành Xã hội học nông thôn: cơ sở lý thuyết,

cơ sở thực nghiệm, khái niệm, hệ thống quy luật, phương pháp kỹ thuật nghiên cứu. Chú trọng đặc thù riêng nông thôn (cộng đồng, dòng họ, làng - xã)

Triển khai vận dụng xã hội học nông thôn trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn, đóng góp luận cứ và tư vấn khoa học cho chiến lược phát triển nông thôn nói riêng, chiến lược phát triển xã hội nói chung. Chú trọng nâng cao kỹ năng thao tác nghiên cứu và vận dụng kết quả nghiên cứu xã hội học nông thôn.

2.Nội dung tóm tắt môn học: Xã hội học nông thôn: cơ sở lý thuyết, cơ sở thực nghiệm, bộ máy khái niệm,

hệ thống quy luật, phương pháp kỹ thuật nghiên cứu. Chú trọng đặc thù riêng nông thôn

Trang 44

Page 45: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

(cộng đồng, dòng họ, làng - xã)Triển khai vận dụng xã hội học nông thôn trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng

thực tiễn, đóng góp luận cứ và tư vấn khoa học cho chiến lược phát triển nông thôn nói riêng, chiến lược phát triển xã hội nói chung. Chú trọng nâng cao kỹ năng thao tác nghiên cứu và vận dụng kết quả nghiên cứu xã hội học nông thôn.

3.Các hiểu biết,các kỹ năng cần đạt được sau khi học môn họcTrang bị cho học viên hệ thống tri thức về xã hội học nông thôn.

4.Tài liệu tham khảo chính:

1. Mac – Anghen toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, HN, 1993;2. Xã hội học đại cương, NXB Chính trị quốc gia, HN 1997;3. Những cơ sở nghiên cứu xã hội học, VHLKH Liên Xô, NXB, Tiến bộ, M, 1988;4. Nghiên cứu xã hội học thực nghiệm, Mikhailốp. NXB Matxcơva, 1975;5. Những vấn đề cơ bản của xã hội học, Học viện Hành chính quốc gia – HN, 1992;6. Nhập môn xã hội học, Trần Hữu Quang 1993;7. Đề cương bài giảng xã hội học, Đỗ Thái Đồng;8. Đề cương bài giảng xã hội học, Học viện chính trị quốc gia - Phân viện TPHCM;9. Xã hội học đại cương, Phạm Tất Dong – Nguyễn Sinh Huy – Đỗ Nguyên Phương. HN, 1995;10. Khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội, NXB KHXH HN, 1995; 11. Tìm hiểu môn xã hội học Đô thị, Trịnh Duy Luân, NXB KHXH, HN, 1996;12. Xã hội học, Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng, NXB ĐHQG, HN, 1997;13. Từ điển xã hội học. Nguyễn Khắc Viện, NXB HN, 1995;14. Xã hội học Mac – Lênin, V. Đôbơrianop, NXB TT Lý luận, HN, 1985;15. Nhập môn xã hội học, Bilton – Bonnett, NXB XH 1993;

5.Hướng dẫn cách học - chi tiết cách đánh giá môn học:a. Đánh giá trong quá trình học tập:

i. Dự lớp tối thiểu 80 % số tiết học.ii. Thảo luận theo nhóm.

iii. Bản thu hoạch: tiểu luận.iv. Thuyết trình: đại diện nhóm.

b. Đánh giá kết quả môn học:i. Kiểm tra giữa học phần (10%)

Trang 45

Page 46: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

ii. Tiểu Luận (20%)iii. Thi hết học phần (70%)

Thang điểm: 10 (theo tỷ lệ kiểm tra: 3 và thi hết học phần: 7)

6.Dự kiến danh sách Cán bộ tham gia giảng dạy: PGS. TS. Trần Hữu Quang - Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ GS. TS Bùi Thế Cường - Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ

7.Nội dung chi tiết:7.1.PHẦN GIẢNG DẠY TRÊN LỚP: (số tiết 20t)

Tuần Nội dung Tài liệu Ghi chú1 Bài thứ nhất

Xã hội học nông thôn – một chuyên ngành xã hội họcvà là một trung tâm liên ngành khoa học

1.1. Chính xác hóa đặc điểm đối tượng nghiên cứu Xã hội học nông thôn.1.2. Đặc điểm phương pháp nghiên cứu Xã hội học nông thôn.1.3. Thành tựu lý thuyết và thực nghiệm Xã hội học nông thôn.1.4. Tương quan và tương tác giữa Xã hội học với các chuyên ngành Xã hội học khác.1.5. Tương quan và tương tác giữa Xã hội học với các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn.1.6. Tương quan và tương tác giữa Xã hội học với các chuyên ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ.

Bài thứ haiVề bản chất của xã hội nông thôn

2.1. Bản chất thuần tuý2.2. Hiện tượng của bản chất2.3. Hiện thực

Bài thứ ba

1- 15 HiểuNắm vững

Trang 46

Page 47: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Tuần Nội dung Tài liệu Ghi chúĐặc điểm tồn tại hệ thống xã hội nông thôn

3.1. Cơ cấu xã hội nông thôn (khuôn mẫu truyền thống và hiện tại, đặc điểm hiện đại hóa)3.2. Hành động xã hội nông thôn (khuôn mẫu truyền thống và hiện tại, đặc điểm hiện đại hóa)3.3. Tổ chức, thiết chế xã hội nông thôn (khuôn mẫu truyền thống và hiện tại, đặc điểm hiện đại hóa)Bài thứ tưĐặc điểm biến hóa hệ thống xã hội nông thôn

4.1. Nguồn gốc lịch sử nông thôn.4.2. Biến đổi nông thôn4.3. Phát triển nông thônBài thứ nămĐặc điểm tương tác liên hệ thống nông thôn – môi trường

5.1. Tương tác nông thôn, nông nghiệp – đô thị, công nghiệp5.2. Tương tác nông thôn – môi trường nhân tạo và tự nhiên5.3. Văn hóa mục tiêu – truyền thống và quá trình hiện đại hóa.Bài thứ sáuLý thuyết và kinh nghiệm nghiên cứu, dạy học, tư vấn Xã hội học nông thôn

6.1. Dự án nghiên cứu6.2. Tư vấn xã hội học nông thôn.Nội dung giới hạn cho kiểm tra giữa kỳ (tập trung) 45 phútNội dung thi cuối kỳ (tập trung) 90 phút

7.2.PHẦN BÀI TẬP, TIỂU LUẬN NGOẠI KHÓA, HV ĐI NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NGOÀI TRƯỜNG: (số tiết TL)TT Nội dung Số tiết Địa điểm TLTK

1 Tiểu luận 10

Trang 47

Page 48: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Thông tin liên hệ + Khoa Xã hội học (Số 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, Phòng B106, số điện thoại: 083.8293828)

BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔN HỌC CB PHỤ TRÁCH LẬP ĐỀ CƯƠNG

Trang 48

Page 49: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

KHỐI KIẾN THỨC TỰ CHỌN

Trang 49

Page 50: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐH KHXH&NV Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Khoa Xã hội học---o0o--- ---o0o---

Khoa : XÃ HỘI HỌCBộ môn : LỊCH SỬ VÀ LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC(Chuyên ngành Xã hội học)

Tên môn học:Lịch sử xã hội học (Subject name: History of Sociology)

Mã số MHSố tín chỉ: 02 Tc (LT.BT&TH.Tự học)Số tiết - Tổng: 30 LT: 20 BT: 10 TH: ĐA: BTL/TL:

(Ghi chú rõ nếu có hình thức khác như TT ngoài trường, tham quan, ... các môn này có thể dùng đơn vị "buổi", "tuần" thay cho số tiết - đính kèm dự trù chi tiết định mức chi phí thực hành TN đặc biệt là khi đi thực tập bên ngoài để dễ dàng cho xét duyệt kinh phí sau này)

- Đánh giá MH: TT Phương pháp đánh giá Số lần Trọng số (%)

1 Bài tập

2 Kiểm tra giữa học kỳ 01 20

3 Thực hành, thí nghiệm

4 Tiểu luận, thuyết trình 01 20

5 Thi cuối học kỳ 01 60

Thang điểm đánh giá 10/10- Môn học tiên quyết : - Triết học MS: - Môn học trước : - MS:- Môn học song hành : - Lý thuyết xã hội học hiện đại MS:- Ghi chú khác :

1.Mục tiêu của môn họcTrang bị cho học viên hệ thống tri thức về lịch sử hình thành, phát triển của khoa học xã hội học. Học viên nắm được các trường phái, học thuyết xã hội học cũng như các phương pháp của môn học này đã diễn ra trong quá khứ. Giúp học viên giải quyết được ba cấp độ

Trang 50

Page 51: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

nghiên cứu của lịch sử xã hội học:

a. Cấp độ nghiên cứu lịch sử tư tưởng xã hội.

b. Cấp độ nghiên cứu lịch sử xã hội học.

c. Cấp độ nghiên cứu, so sánh, phân tích lịch sử xã hội học.

2.Nội dung tóm tắt môn họcNhững tư tưởng xã hội tiêu biểu từ thời cổ đại đến nửa đầu thế kỷ XIX. Các nhà sáng lập xã hội học đầu tiên. Các trường phái, các học thuyết xã hội học đương đại.Course outline: ...

3.Các hiểu biết,các kỹ năng cần đạt được sau khi học môn học:HV sau khi hoàn tất chuyên đề Lịch sử xã hội học sẽ nắm được tiến trình hình thành xã hội học; các trường phái xã hội học và sự ứng dụng trong nghiên cứu các lý thuyết xã hội học.

4.Tài liệu tham khảo chính[1] Các sách tham khảo chính:

- Bùi Quang Dũng - Lê Ngọc Hùng, LSXHH, NXB LL Chính trị, HN, 2005.- Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và Lý thuyết xã hội học, NXB ĐHQG, HN, 2012.- Hermann Korte, Nhập môn LSXHH, NXB Thế giới, HN, 2010.- Lâm Ngọc Huỳnh, LSXHH, Nhóm Nhân văn biên soạn, Sài gòn, 1967.- Hà Ngân Dung, Các nhà XHH thế kỷ XX, NXB KHXH, HN, 2012.- Pierre Ansart, Các trào lưu XHH hiện nay, NXB TP.HCM, 2012.- Phạm Tất Dong, Xã hội học, NXB ĐHQG, HN, 1997.- Nguyễn Hữu Vui, LS Triết học (tập 1,2), NXB VHTT, HN, 2012.- Will Durant, Câu chuyện triết học, NXB Đà Nẵng, 2009.- G. Endruweit, G. Trommsdorff, Từ điển XHH, NXB Thế giới, HN, 2012.- Trang Phúc Linh (chủ biên), Trần Khang (dịch): Lịch sử chủ nghĩa Mác, NXB Chính trị Quốc gia, HN, 2013.- J. Donosin, Lịch sử xã hội học (Histoire de la Sociologie), Bản tiếng Pháp, P. 1991.- K. Nikovic, Nghiên cứu xã hội học Mác-Lênin, NXB Tiến bộ M. 1995.- Kozer L. A, Các chức năng của xung đột xã hội/Xung đột xã hội: Những nghiên cứu hiện đại, UK. 1999.- Kujbyshev, Xung đột và nhũng con đường giải quyết xung đột, NXB Mir, M. 1990.- K. Solikin, Lịch sử xã hội học, Bản tiếng Anh, NXB Chính trị quốc gia, H. 1998.[2] Các tạp chí tham khảo chính:- Tạp chí Xã hội học, Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.- Tạp chí Khoa học Xã hội, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã

hội Việt Nam.

Trang 51

Page 52: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

- Tạp chí Phát triển Khoa học, Đại học Quốc gia TP. HCM.- Tạp chí Triết học, Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

5.Hướng dẫn cách học - chi tiết cách đánh giá môn họcCác khuyến cáo về trang bị phục vụ học tập, tài liệu tham khảo,…Các yêu cầu đặc biệt khác:

Tham dự giờ giảng trên lớp + làm bài tập ... chấm điểm chuyên cần (vd: 10%) Về kiểm tra giữa kỳ (tuần kiểm tra, thời lượng….)(vd: 20%) Về thực hiện báo cáo tiểu luận/BT Lớn, phần thực hành: nhóm mấy người, thực hiện vào

khoảng tuần thứ mấy, trong bao lâu, nộp báo cáo,... cách thi, đánh giá (vd: 20%) Cách tổ chức thi cuối kỳ : (ví dụ 50%) - giới hạn nội dung (nếu có) hình thức thi, thời gian

thi Ghi chú về điều kiện cấm thi, cách tổng kết điểm (các phần tiên quyết – ví dụ: phải có nộp

báo cáo hay điểm thi tối thiểu phải đạt từ 4 trở lên mới tính là đạt cả MH)

6.Dự kiến danh sách Cán bộ tham gia giảng dạy GS, TS. Bùi Thế Cường - Mời giảng TS. Vũ Quang Hà - Khoa Xã hội học

7.Nội dung chi tiết7.1. PHẦN GIẢNG DẠY TRÊN LỚP: (số tiết LT)

Tuần Nội dung Tài liệu Ghi chú1 Phần I

TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ XÃ HỘI HỌC- Những quan điểm khác nhau về cách tiếp cận LSXHH- Quan điểm xã hội học – tự phát- Quan điểm xã hội học – công nghiệp- Quan điểm xã hội học – chọn lọc, kế thừa- Phân kỳ LSXHH - Nguyên tắc nghiên cứu LSXHHPhần IITƯ TƯỞNG XÃ HỘI THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI- Tư tưởng xã hội phương Đông cổ đại- Đặc điểm lịch sử phương Đông cổ đại- Đặc điểm tư tưởng xã hội phương Đông cổ đại- Đặc điểm tư tưởng xã hội phương Tây cổ đại- Bối cảnh lịch sử phương Tây cổ đại- Đặc điểm tư tưởng xã hội thời Trung cổ- Khái quát tình hình xã hội thời Trung cổ- Tư tưởng xã hội thời Trung cổPhần IIITƯ TƯỞNG XÃ HỘI THỜI KỲ CẬN ĐẠI- Đặc điểm tư tưởng xã hội thời kỳ Phục hưng

[1]

Trang 52

Page 53: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Tuần Nội dung Tài liệu Ghi chú- Khái quát tình hình xã hội châu Âu thời kỳ Phục hưng- Học thuyết chính trị của Machiavel- Học thuyết CNXH của Thomas More- Học thuyết về Pháp lý tự nhiên.- Đặc điểm tư tưởng xã hội thời kỳ Khai sáng- Sự ra đời của lý thuyết về sự tiến bộ xã hội- Lý thuyết của Fontebel- Lý thuyết của Vico- Sự phát triển của các môn khoa học xã hội- Nhận thức xã hội từ nhân tố pháp lý, địa lý- Nhận thức xã hội từ nhân tố tâm lý- Nhận thức xã hội từ nhân tố lịch sử- Nhận thức xã hội từ nhân tố kinh tế- Học thuyết CNXH không tưởng – phê phán

Phần IVSỰ RA ĐỜI CỦA XÃ HỘI HỌC

I. Những điều kiện và tiền đề để xã hội học ra đời- Điều kiện kinh tế- Điều kiện chính trị - xã hội- Tiền đề lý luận khoa học.II. Những nhà xã hội học đầu tiên- Auguste Comte (1798-1857)- Tocqueville (1805-1859)- Karl Marx (1818-1883)

Phần VSỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI HỌC TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XX

I. Sự phát triển xã hội học ở các nước châu Au- Học thuyết xã hội học của H. Spencer (1820-1903)- Sự phát triển xã hội học ở Pháp- Lý thuyết xã hội học của Le Play (1806-1882)- Trường phái xã hội học E. Durkheim (1858-1917)- Học thuyết xã hội học của Vifredo Pareto (1848-1923)- Sự phát triển xã hội học ở Đức- Bối cảnh xã hội Đức cuối thế kỷ IXX- Lý thuyết xã hội học của Ferdinand Tonnies (1855-1935)- Xã hội học của Georg Simmel- Học thuyết xã hội học của Max Weber (1864-1920)

II. Sự phát triển xã hội học ở Mỹ- Đặc điểm xã hội học Mỹ

Trang 53

Page 54: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Tuần Nội dung Tài liệu Ghi chú- Các nhà xã hội học Mỹ thời kỳ đầu- Những trường phái chính trong xã hội học Mỹ- Trường phái tâm lý học- Trường phái sinh thái học- Trường phái tương tác biểu trưng- Xã hội học của Talcott Parsons

Phần VISỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI HỌC MÁC – LÊNIN

I. Sự ra đời của xã hội học Mác – Lênin- Bối cảnh lịch sử- Các giai đoạn phát triển của xã hội học Mác – Lênin- Giai đoạn K. Marx và F. Engels xây dựng lý thuyết xã hội học- V.I. Lénin phát triển xã hội học Mác – xít- Sự phát triển xã hội học ở các nước XHCN từ sau khi Lénin mất.II. Sự phát triển xã hội học ở Việt Nam- Thời kỳ trước 1986- Thời kỳ 1986 đến nayCác yêu cầu tự học đối với HV: HV đọc trước các tài liệu về lịch sử hình thành xã hội học, quá trình phát triển của hệ thống xã hội từ thời kỳ Phục Hưng, Ánh sáng, Barocque, Lãng mạn với ý nghĩa nền tảng của sự hình thành xã hội học (số giờ: 30 tiết).

** Nội dung báo cáo tiểu luận/thực hành:Yêu cầu đối với HV: HV chuẩn bị báo cáo tiểu luận cho từng trường phái xã hội học, gồm nguồn gốc, nội dung và xu hướng phát triển của xã hội học cũng như ảnh hưởng của xã hội học đối với các ngành khoa học khác. (số giờ HV tự làm việc: 10 tiết/LT)

** Nội dung giới hạn cho kiểm tra giữa kỳ (tập trung): 60 phút (số giờ HV cần để chuẩn bị kiểm tra: 05 tiết)

** Nội dung thi cuối kỳ (tập trung): 90 phút (số giờ HV cần để chuẩn bị cho kỳ thi: 10 tiết)

7.2.PHẦN GIẢNG DẠY THỰC HÀNH, THÍ NGHIỆM TẠI PTN, PMT: (số tiết TH)

Trang 54

Page 55: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

TT Bài TH, TN Số tiết PTN, PMT TLTK

Ước tính số giờ HV tự làm việc:

7.3.PHẦN BÀI TẬP, TIỂU LUẬN NGOẠI KHÓA, HV ĐI NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NGOÀI TRƯỜNG: (số tiết TL)

TT Nội dung Số tiết Địa điểm TLTK

1 Tiểu luận: Tư tưởng xã hội thời kỳ Ánh sáng với ý nghĩa nguồn gốc trực tiếp hình thành xã hội học

05

2 Tiểu luận: A. Comte và sự phát triển xã hội học Pháp

05

Số giờ HV tự làm việc: 15/TL

Ghi chú: Đề cương có phần ước tính số giờ tự học - theo cấu trúc nêu ở phần đầu

Thông tin liên hệ: + Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM

Địa chỉ: B106, số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP. HCM

+ Bộ môn Lịch sử và Lý thuyết Xã hội học, Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM

Địa chỉ: B106, số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP. HCM

+ Website: http://www.hcmussh.edu.vn

BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔN HỌC CB PHỤ TRÁCH LẬP ĐỀ CƯƠNG

VŨ QUANG HÀ

Trang 55

Page 56: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐH KHXH&NV Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Khoa Xã hội học---o0o--- ---o0o---

Khoa : XÃ HỘI HỌCBộ môn : CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌCChuyên ngành Xã hội học

Tên môn học: Thống kê ứng dung trong xã hội học

Mã số MHSố tín chỉ : 2 (LT.BT&TH.TựHọc)Số tiết - Tổng: LT: 30 TH:

- Đánh giá MH: TT Phương pháp đánh giá Số lần Trọng số (%)

1 Bài tập

2 Kiểm tra giữa học kỳ

3 Thực hành, thí nghiệm 1 50

4 Tiểu luận, thuyết trình

5 Thi cuối học kỳ 1 50

Thang điểm đánh giá

10/10

- Môn học tiên quyết - MS: - Môn học trước : - MS:- Môn học song hành - MS:- Ghi chú khác :

1.Mục tiêu của môn họcMôn học giúp học viên ôn lại các kiến thức về thống kê, ý nghĩa của các giá trị thống kê, đồng thời giới thiệu các công cụ tin học (các phần mềm) thường sử dụng.

Trang 56

Page 57: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

2.Nội dung tóm tắt môn họcMôn học gồm phần lý thuyết và thực hành:- Giới thiệu tổng quát các thông số thống kê- Giới thiệu một số phương pháp thường sử dụng trong thu thập và phân tích số liệu- Giới thiệu phần mềm SPSS, các chức năng và cách sử dụng- Các bài tâp thực hành trên máy tính

3.Các hiểu biết,các kỹ năng cần đạt được sau khi học môn học

4.Tài liệu tham khảo chính[1] Các sách tham khảo chính1. Lê Tự Hỷ, “Thống kê và xác suất cơ bản trong phân tích kinh tế”, Chương trình

Fullbright Việt Nam, 19952. Mariga .G. Nourish, “Introduction Statistics Guide For SPSS”, X. Mc Gawhill, 19833. Võ Văn Huy, “ Ứng dụng SPSS For Windows để xử lý và phân tích dữ kiện nghiên

cứu”, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, 19974. Vũ Quốc Khánh, Tô Thanh Sơn, “Xứ lý dữ liệu trong nghiên cứu Marketing (và hướng

dẫn sử dụng phần mềm SPSS), Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, 1998

5.Hướng dẫn cách học - chi tiết cách đánh giá môn họcCác khuyến cáo về trang bị phục vụ học tập, tài liệu tham khảo:

- Tham khảo các tài liệu theo sự hướng dẫn của sinh viên- Sinh viên chủ động tìm kiếm các nguồn tài liệu có liên quan đến nội dung môn

họcCác yêu cầu đặc biệt khác:.

Tham dự giờ giảng trên lớp: học viên không được vắng quá 2 buổi học Về thực hiện báo cáo tiểu luận/BT Lớn, phần thực hành: làm tiểu luận theo cá nhân,

làm từ tuần thứ 4, bài tiểu luận chiếm 50 % số điểm. Cách tổ chức thi cuối kỳ :+ Thời gian thi: sau khi kết thúc môn học 2 tuần+ Hình thức: thi viết+ Điểm bài thi: 50 % số điểm

6.Dự kiến danh sách Cán bộ tham gia giảng dạy TS. Ngô Thanh Loan - Khoa Địa Lý TS. Hoàng Trọng - Mời giảng

Trang 57

Page 58: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

7.Nội dung chi tiết7.1.PHẦN GIẢNG DẠY TRÊN LỚP: (30 tiết LT)

Tuần Nội dung Tài liệu Ghi chúCHƯƠNG I: NHẬP MÔNGiới thiệu tổng quát các chức năng và lãnh vực ứng dụng của phần mềm SPSS trong nghiên cứu khoa học

(1), (2), (3)

CHƯƠNG II: LÝ THUYẾTI. Thống kê và xác suất cơ bản

I.1 Xác suất dữ liệuI.2 Các số đo tổng hợp của phân tích lãnh thổI.3 Độ phân tánI.4 Xác suấtI.5 Phân phối xác suất rờiI.6 Phân phối xác suất liên tụcI.7 Kiểm tra giả thuyếtI.8 Tương quan và hồi qui tuyến tínhI.9 Hồi qui đa biếnI.10 Phân tích phương sai

II. Chọn mẫu và phân phối mẫuII.1 Lý thuyết chọn mẫuII.2 Tiêu chuẩn chọn mẫuII.3 Các phương pháp chọn mẫu

(1), (2), (3)

CHƯƠNG III: THỰC HÀNHI. Cách nhập số liệu

I.1 Nhập số liệuI.2 Mã hóa số liệuI.3 Nhóm hóa số liệuI.4 Tạo biến mới

II. Cách xử lý và thuyết minh số liệuII.1 FrequencyII.2 CrosstabsII.3 Chi – SquareII.4 T- TestII.5 AnnovaII.6 MannovaII.7 Logistic regression

III. Cách lập bảng và phân tíchIII.1 Bảng 1 biếnIII.2 Bảng 2 biếnIII.3 Bảng 3 biến

(3), (4)

Trang 58

Page 59: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Thông tin liên hệ

Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM

Địa chỉ: B106, số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP. HCM

KHOA QUẢN LÝ MÔN HỌC CB PHỤ TRÁCH LẬP ĐỀ CƯƠNG

Trang 59

Page 60: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐH KHXH&NV Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Khoa Xã hội học---o0o--- ---o0o---

Khoa : XÃ HỘI HỌCBộ môn : CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌCChuyên ngành: XÃ HỘI HỌC

Tên môn học: Xã hội học gia đìnhMã số môn họcSố tín chỉ: : 2 Tín chỉSố tiết: 30 - Tổng: 20 LT: BT: TH: ĐA: BTL/TL: 10- Đánh giá môn học: TT Phương pháp đánh giá Số lần Trọng số (%)

1 Bài tập

2 Kiểm tra giữa học kỳ 1 10

3 Thực hành, thí nghiệm

4 Tiểu luận, thuyết trình 1 20

5 Thi cuối học kỳ 1 70

Thang điểm đánh giá 10/10- Môn học tiên quyết : - MS: - Môn học trước : - Môn học trước MS:- Môn học song hành : - Môn học song hành MS: CH-06B- Ghi chú khác :

1. Mục tiêu của môn học- Trên cơ sở kiến thức cơ bản mà học viên đã có về Xã hội học, cung cấp những

kiến thức mới về xu hướng biến đổi của gia đình trong thời đại hiện nay, vị trí và vai trò của gia đình trong sự biến đổi xã hội;

- Từ kiến thức mới đó, hướng học viên suy nghĩ và tìm hiểu về xu hướng biến đổi gia đình Việt Nam từ truyền thống sang hiện đại, mối quan hệ giữa biến đổi xã hội (thường được gọi là công nghiệp hóa, hiện đại hóa) và sự biến đổi gia đình.

2. Nội dung tóm tắt môn học * Những tư tưởng xã hội tiêu biểu từ thời cổ đại đến nửa đầu thế kỷ IXX. * Các trường phái, các học thuyết xã hội học gia đình của thế giới hiện đại.

Trang 60

Page 61: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

* Lý thuyết nữ quyền.

3. Các hiểu biết,các kỹ năng cần đạt được sau khi học môn họcTrang bị cho học viên hệ thống tri thức về xaõ hoäi hoïc gia đình

Học viên nắm được các trường phái, học thuyết Xã hội học, cũng như các phương pháp của môn học này đã diễn ra trong quá khứ.

4. Tài liệu tham khảo chính Sách, giáo trình chính:

1. Anderson, M. 1975. Sociology of Family;2. Tamare K. Haraven. 1982. Family Time and Industrial Time;3. Strong De Vault The marriage and Family Experience. 1986;4. Chritopher Hariss. 1983. The Family and Industrial Society;5. Peter Lasltett. 1979. The World We have lost;6. Janet Finch. 1989. Family Obligations and social change.7. Khảo sát Xã hội học về phân tầng xã hội. NXB KHXH HN, 1995; 8. Tìm hiểu môn Xã hội học Đô thị. Trịnh Duy Luân. NXB KHXH, HN, 1996;9. Xã hội học. Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng. NXB ĐHQG HN 1997;10. Đề cương bài giảng. Học viện Nguyễn Ái Quốc HN, 1991;11. Từ điển Xã hội học. Nguyễn Khắc Viện. NXB HN, 1995;12. Nhập môn Xã hội học. Bilton – Bonnett. NXB XH 199313. Đề cương bài giảng Xã hội học. Học viện Chính trị quốc gia – Phân viện TP. HCM;14. Tập bài giảng xã hội học – Dân số học. Trung tâm Xã hội học – Tin học. HN, 1995.

5. Hướng dẫn cách học - chi tiết cách đánh giá môn học Đánh giá trong quá trình học tập:

1. Dự lớp tối thiểu 80 % số tiết học.2. Thảo luận theo nhóm.3. Bản thu hoạch: tiểu luận.4. Thuyết trình: đại diện nhóm.

Đánh giá kết quả môn học:1. Kiểm tra giữa học phần (30%)2. Thi hết học phần (70%)

Trang 61

Page 62: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Thang điểm: 10 (theo tỷ lệ kiểm tra: 3 và thi hết học phần: 7)

6. Dự kiến danh sách Cán bộ tham gia giảng dạy: PGS TS Trần Thị Kim Xuyến - Đại học Bình Dương TS Phạm Văn Bích - Viện khoa xã hội học Hà Nội

7. Nội dung chi tiết: 7.1.PHẦN GIẢNG DẠY TRÊN LỚP: (số tiết 30t)

Tuần Nội dung Tài liệu

Ghi chú

1 Bài 1Lý thuyết của W. Goode: Công nghiệp hóavà xu hướng tiến tới gia đình vợ chồng- Gia đình tiền công nghiệp hóa: hình thái mở rộng.- Công nghiệp hóa, di cư, di động xã hội, tự do lựa chọn bạn đời, lập gia đình ở nơi ở mới.- Gia đình vợ chồng : thực chất của hình thái gia đình này (ít quan hệ và tiếp xúc với mạng lưới họ hàng bên ngoài, quan hệ vợ chồng bình đẳng và gần gũi…).- Tính toàn cầu của xu hướng tiến tới gia đình vợ chồng.- Nhận xét lý thuyết của Goode.

1-14

HiểuNắm vững

2 Bài 2Lý thuyết về gia đình hạt nhânvà sự chuyển sang gia đình hạt nhân của T. Parson- Tính chất mở và nhiều chức năng của gia đình truyền thống.- Hai biến đổi cơ bản mà công nghiệp hóa mang lại :+ Gia đình hạt nhân sống ở mới, và di động về mặt địa lý. Trong gia đình hạt nhân, tự phân công vai trò nam nữ đi có lại và tiến tới bình đẳng.+ Các chức năng gia đình bị xói mòn.- Nhận xét lý thuyết biến đổi gia đình của T. Parsmo.+ Không chính xác về mặt lịch sử (Laslett : gia đình hạt nhân đã tồn tại ở Anh từ lâu; Young và Willmott : quan hệ giúp đỡ lẫn nhau giữa gia đình hạt nhân và họ hàng bên ngoài).+ Lý tưởng hóa và thổi phồng một loại hình gia đình, bỏ qua các loại hình không phải hạt nhân (gia đình cha hoặc mẹ đơn thân, gia đình ly hôn, góa…)+ Biện hộ cho chế độ nam trị và bất bình đẳng nam nữ (quan điểm

1-14

Vận dụngTổng hợp

Trang 62

Page 63: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Tuần Nội dung Tài liệu

Ghi chú

của các nhà nữ quyền).

3 Bài 3Đánh giá chung về sự biến đổi gia đình hiện nay- Gia đình biến đổi theo xu hướng tiến bộ đúng và sai.- Những quan điểm tiêu cực và sự biến đổi gia đình : Tạo ra những nhân cách quyền uy, hống hách (trường phái Frankfurt), bệnh tâm thần (Laing) áp bức và bóc lột phụ nữ (Các nhà nữ quyền).- Sự đa dạng hóa về mặt tổ chức, văn hóa, giai cấp, đường đời và lứa tuổi (trái với xu hướng nhất thể hóa mà Goode nhìn nhận) với các hình thái thay thế gia đình (chung sống không kết hôn, kết hôn đồng tính …).

1-14

4 Bài 4Sự biến đổi của gia đình Việt Namtừ 1945 đến nay – xu hướng và những vấn đề xã hội

1-14

Nội dung kiểm tra giữa kỳ (Những gì đã học) 45 phútNội dung thi cuối kỳ (Những gì đã học) 90 phút

7.2.PHẦN TIỂU LUẬN NGOẠI KHÓA, HV ĐI NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NGOÀI TRƯỜNG: TT Nội dung Số tiết Địa điểm TLTK

1 Tiểu luận 10 TPHCM

Thông tin liên hệ:

Khoa Xã hội học (Số 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, Phòng B106, số điện thoại: 083.8293828)

+ Website: http://www.hcmussh.edu.vn

BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔN HỌC CB PHỤ TRÁCH LẬP ĐỀ CƯƠNG

Trang 63

Page 64: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐH KHXH&NV Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Khoa Xã hội học---o0o--- ---o0o---

Khoa : XÃ HỘI HỌCBộ môn : CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌCChuyên ngành: Xã hội học giáo dục.

Tên môn học:Xã hội học giáo dụcMã số môn họcSố tín chỉ: 2 : TC (LT.BT&TH.Tự học)Số tiết: - Tổng: 30 LT: 20 BT: TH: ĐA: BTL/TL: 10

(Ghi chú rõ nếu có hình thức khác như TT ngoài trường, tham quan, ... các môn này có thể dùng đơn vị "buổi", "tuần" thay cho số tiết – đính kèm dự trù chi tiết định mức chi phí thực hành TN đặc biệt là khi đi thực tập bên ngoài để dễ dàng cho xét duyệt kinh phí sau này)

- Đánh giá môn học: TT Phương pháp đánh giá Số lần Trọng số (%)

1 Bài tập

2 Kiểm tra giữa học kỳ 1 10

3 Thực hành, thí nghiệm

4 Tiểu luận, thuyết trình 1 20

5 Thi cuối học kỳ 1 70

Thang điểm đánh giá 10/10- Môn học tiên quyết : Học viên nắm vững các lý thuyết xã hội học và

phương pháp nghiên cứu XHHMS:

- Môn học trước : - MS:- Môn học song hành : - MS:- Ghi chú khác :

1.Mục tiêu môn học

Làm sáng tỏ mối quan hệ giữa giáo dục và xã hội, giáo dục và con người trong bối cảnh cụ thể. Mối quan hệ tác động qua lại này được xem xét thông qua việc phân tích các khái niệm cơn bản của Xã hội học.

Trang 64

Page 65: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

2.Nội dung tóm tắt môn học Sự phát triển kinh tế nhiều thành phần có tác động gì đối hệ thống và thiết chế giáo dục?

Vai trò giáo dục trong quá trình hiện đại hóa, toàn cầu hóa và mối quan hệ của giáo dục

với các thiết chế khác trong xã hội?

Giáo dục có vai trò gì đối với sự phân hóa xã hội và phân tầng xã hội?

Yếu tố giáo dục tác động như thế nào trong quá trình Xóa đói giảm nghèo?

Những vấn đề về cải cách giáo dục trong quá trình hội nhập toàn cầu hóa?...

Các vấn đề xã hội trong qui hoạch đô thị: khía cạnh xã hội liên quan đến nhu cầu thiết yếu của người dân đô thị. Các mối liên hệ giữa dân số, nhà ở và môi trường. Các luồng nhập cư và vấn đề hội nhập vào thành phố.

Các phương pháp và những vấn đề đặt ra trong lĩnh vực nghiên cứu xã hội học Giáo dục

3.Các hiểu biết,các kỹ năng cần đạt được sau khi học môn họcHọc viên vận dụng các lý thuyết vào phân tích làm sáng rõ mối quan hệ giữa giáo dục và xã hội, giáo dục và con người trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

4.Tài liệu tham khảo chính[1] Các sách tham khảo chính

1. Gíao dục và tăng trưởng, Hội đồng phân tích kinh tế, NXBCTQG, 20062. Xã hội học Giáo Dục (Lê Ngọc Hùng, Nxb lý luận chính trị, HN 2006)3. XHH Giáo Dục và Giáo Dục học (Stanislaw Kowalski – NXB ĐH Quốc gia TP.HCM –

Thanh Lê dịch từ tiếng Ba Lan)4. XHH Nhập môn (Tập thể tác giả: Tony Bilton, Kenwin Bonnett, Philip Jones, Michelle

Stanworth, Ken Sheard)5. XHH Đại cương (Nguyễn Sinh Huy – NXB ĐH Quốc gia – HN 1999)6. Xã hội hóa công tác Giáo dục – Nhận thức và hành động (Viện KH Giáo dục – NXB GD

– HN.1999)7. Nghiên cứu XHH (Chung Á, Nguyễn Đình Tấn – NXB Chính trị Quốc gia – HN.1996)8. Về vấn đề Giáo dục – Đào tạo (Phạm Văn Đồng – NXB Chính trị Quốc gia – HN.1999)9. Một số vấn đề Đào tạo giáo viên (Michel Divilay – NXB GD – Hn.1998)10. Sự phát triển Giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời kỳ phong kiến (Nguyễn Tiến

Cường – NXB GD – HN.1998)11. Suy nghĩ về văn hóa – giáo dục Việt Nam (GS.TS Dương Triệu Tống – NXB Trẻ –

Hn.11-2000)12. Giáo dục học (Bộ GD-ĐT – NXB GD 1998)13. Lịch sử giáo dục thế giới (Hà Nhật Khang – Đào Thanh Am – NXB GD.1998)

Trang 65

Page 66: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

[2] Các tạp chí tham khảo chính Tạp chí giáo dục và thời đại (ngành giáo dục Việt Nam) Tạp chí Xã hội học Tạp chí khoa học xã hội

5.Hướng dẫn cách học - chi tiết cách đánh giá môn họcCác khuyến cáo về trang bị phục vụ học tập, tài liệu tham khảo,…Các yêu cầu đặc biệt khác:.

Về kiểm tra giữa kỳ (tuần thứ 3, thời lượng 30 phút.)- 10% Về thực hiện báo cáo tiểu luận/ nhóm 3 người, thực hiện vào khoảng tuần thứ 5, thảo luận,

đánh giá - 20% Cách tổ chức thi cuối kỳ : 70% - hình thức thi viết, thời gian thi 60 phút Ghi chú về điều kiện cấm thi, cách tổng kết điểm (các phần tiên quyết – ví dụ: phải có nộp

báo cáo hay điểm thi tối thiểu phải đạt từ 5 trở lên mới tính là đạt cả MH)

6.Dự kiến danh sách Cán bộ tham gia giảng dạy TS. Nguyễn Thị Vân Hạnh - Khoa Xã hội học – ĐH KHXH&NV TS. Văn Thị Ngọc Lan (mời giảng) - Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ

7.Nội dung chi tiết 7.1.PHẦN GIẢNG DẠY TRÊN LỚP: (số tiết 20 LT)

Tuần Nội dung Tài liệu Ghi chú1 Baøi 1: Khaùi luaän veà XHH Giaùo Duïc

I. Đối tượng nghiên cứu của XHH Giáo Dục và một số khái niệm cơ bản:1. Xem xét với tư cách là một thiết chế XH2. Xem xét với tư cách là một hệ thống đa phân hệ và sự tác động qua lại giữa chúng với thực tại XHIII. Các nguyên lý cơ bản và các phương pháp trong nghiên cứu XHH GD

[1]1,2,3,4,5

HiểuNắm vữngCác khái niệm cơ bản và các nguyên lý cơ bản cũng bhu7 các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu XHH Giáo dục

2 Những nội dung cơ bản của nghiên cứu XHH Giáo DụcMối quan hệ giữa Giáo dục với xã hội và với cá nhân trong xã hộiNghiên cứu các bất bình đẳng trong Giáo dục và các yếu tố tác độngNhững vấn đề của hệ thống giáo dục Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

[1]1,2,3,4,5,7

Nắm vững các nội dung cơ bản của chuyên ngành

3 Một số quan điểm , lý thuyết của XHH về các vấn đề Giáo Dục [1] Các quan điểm

Trang 66

Page 67: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Tuần Nội dung Tài liệu Ghi chúI. Một số quan điểm, lý thuyết về mối quan hệ giữa giáo dục với kinh tế – xã hội và công bằng xã hội:1. Sự giải thích theo thuyết chức năng2. Sự giải thích theo thuyết xung độtII. Một số quan điểm, lý thuyết giải thích về sự phân phối XH đối với thành tựu Giáo Dục:1. Giải thích theo lối Trắc nghiệm tâm lý2. Giải thích theo thuyết về “Sự tước đoạt văn hóa”3. Bối cảnh gia đình: Hoàn cảnh vật chất và thu nhập4. Thái độ của nhà trường và cha mẹ đối với thành tựu học tập của học sinh5. Môi trường giáo dục của XH

1,2,3,4,5 lý thuyết về giáo dục và công bằng xã hội

4 Thảo luận theo các chuyên đề (10t)1. Cải cách Giáo dục và tác động của nó đối với sự phát triển xã

hội 2. Phân tầng xã hội và giáo dục 3. Chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước Cải cách Giáo dục và chất lượng dân số

[1]8,9,10,11,

12,13[2]1

Vai trò của giáo dục trong sự phát triển xã hội và những vấn đề đang đặt ra

5 Thöïc haønh nghieân cöùu XHH Giaùo Duïc

1. Giảng viên gợi ý những hướng nghiên cứu thực tế và cung cấp tư liệu để sinh viên tiến hành nghiên cứu2. Các nhóm tiến hành báo cáo kết quả nghiên cứu trước lớp và lớp góp ý dưới sự hướng dẫn của giảng viên

** Nội dung báo cáo tiểu luận/thực hànhYêu cầu đối với HV...

** Nội dung giới hạn cho kiểm tra giữa kỳ (tập trung)

** Nội dung thi cuối kỳ (tập trung)

7.3 PHẦN GIẢNG DẠY THỰC HÀNH, THÍ NGHIỆM TẠI PTN, PMT: (số tiết TH)

TT Bài TH, TN Số tiết PTN, PMT TLTK

5Ước tính số giờ HV tự làm việc:

Trang 67

Page 68: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

7.2.PHẦN BÀI TẬP, TIỂU LUẬN NGOẠI KHÓA, HV ĐI NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NGOÀI TRƯỜNG: (số tiết TL)TT Nội dung Số tiết Địa điểm TLTK

1 5 TPHCM

Ước tính số giờ HV tự làm việc:

Ghi chú: Đề cương có phần ước tính số giờ tự học – theo cấu trúc nêu ở phần đầu

Thông tin liên hệ + Khoa Xã hội học (Số 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, Phòng B106, số điện thoại: 083.8293828)+ Website: http://www.hcmussh.edu.vn

BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔN HỌC CB PHỤ TRÁCH LẬP ĐỀ CƯƠNG

Trang 68

Page 69: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐH KHXH&NV Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Khoa Xã hội học---o0o--- ---o0o---

Khoa : XÃ HỘI HỌCBộ môn : CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌCChuyên ngành: XÃ HỘI HỌC

Tên môn học: Xã hội học môi trườngMã số môn họcSố tín chỉ: : 2Tín chỉSố tiết: 30 - Tổng: 20 LT: BT: TH: ĐA: BTL/TL: 10- Đánh giá môn học: TT Phương pháp đánh giá Số lần Trọng số (%)

1 Bài tập

2 Kiểm tra giữa học kỳ 1 10

3 Thực hành, thí nghiệm

4 Tiểu luận, thuyết trình 1 20

5 Thi cuối học kỳ 1 70

Thang điểm đánh giá 10/10- Môn học tiên quyết : - MS: - Môn học trước : - MS:- Môn học song hành : - Môn học song hành MS:CH-07C- Ghi chú khác :

1. Mục tiêu của môn họcHọc viên hiểu được mối quan hệ giữa xã hội con người và môi trường vật lý của

mình. Đó là sự tương tác hai chiều giữa xã hội và môi trường, là sự tương tác giữa các nhóm xã hội trong mối quan hệ với tài nguyên và môi trường. Xã hội học Môi trường tập trung làm rõ các cơ sở lý luận cho việc hoạch định các chiến lược và chính sách liên quan đến môi trường, hình thành những thiết chế xã hội cho quản lý môi trường và cho chiến lược phát triển bền vững.

2. Nội dung tóm tắt môn học Việc tổng quan các hướng tiếp cận nghiên cứu môi trường để thấy quá trình phát triển logic của những nghiên cứu về môi trường và tiếp cận xã hội học là một hướng tiếp

Trang 69

Page 70: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

cận đặc biệt cần thiết. Các nội dung được giới thiệu như tư cách chuyên ngành xã hội học và lịch sử phát triển của Xã hội học Môi trường; Các lĩnh vực quan tâm nghiên cứu của chuyên ngành như lịch sử, các dạng thức lý thuyết, hình mẫu và các biến số quan trọng, thái độ, hành vi của con người đối với môi trường, các nhóm môi trường, đánh giá nguy cơ môi trường, mối quan hệ đa phương giữa kinh tế, chính trị và môi trường. Môn học cũng cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về một số khái niệm, phạm trù thường gặp như: Xung đột môi trường, an ninh môi trường, tội phạm môi trường, rủi ro môi trường, truyền thông môi trường, phát triển bền vững… Ngoài ra môn học cũng đề cập đến phương hướng nghiên cứu và một số ứng dụng của Xã hội học Môi trường . Các hiểu biết,các kỹ năng cần đạt được sau khi học môn học

Trang bị cho học viên hệ thống tri thức về dư luận xã hội Học viên nắm được các trường phái, học thuyết Xã hội học, cũng như các phương pháp của môn học này đã diễn ra trong quá khứ.

3. Tài liệu tham khảo chínhTài liệu học tập: - Sách, giáo trình chính: Xã hội học Môi trường – Vũ Cao Đàm chủ biên – NXB Khoa học và Kỹ thuật – Hà Nội 2002Sách tham khảo:1. Văn hoá, Lối sống và Môi trường – PGS Chu Khắc Thuật – TS Nguyễn Văn Thủ chủ biên – NXB Văn hoá Thông tin 19981. Đô thị hoá – Khủng hoảng sinh thái và Phát triển bền vững – Nhiều tác giả - NXB

Trẻ 9/2001 (Biên dịch: TS Bùi Thị Lạng, TS Thái Thị Ngọc Dư, Ths Ngô Thanh Loan, Ths Vương Văn Phổ Danh)

2. Phụ nữ – Sức khoẻ và Môi trường – Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) – NXB Chính trị Quốc gia – Hà Nội 20013. Chính sách An toàn môi trường của Ngân hàng Thế giới – Dự án TF051032 – Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và Bộ Kế hoạch & Đầu tư – NXB Thống Kê 12/20044. Chính sách An toàn xã hội của Ngân hàng Thế giới – Dự án TF051032 – Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và Bộ Kế hoạch & Đầu tư – NXB Thống Kê 12/20045. Con người và Môi trường – PTS Hoàng Hưng – TPHCM 9/19976. Môi trường – Lê Huy Bá – NXB Đại học Quốc gia, TPHCM 20007. Sinh thái môi trường học cơ bản – Lê Huy Bá – Lâm Minh Triết – NXB Đại học Quốc gia, TPHCM 2000- Khác: 8. Xã hội học Môi trường – Vũ Cao Đàm – Giáo án điện tử9. Một số phim về môi trường và các phong trào xã hội về môi trường

4. Hướng dẫn cách học - chi tiết cách đánh giá môn học

Trang 70

Page 71: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

- Dự lớp: Không được vắng quá 20% tổng số giờ lên lớp (6 tiết) .- Thảo luận: Tham gia thảo luận, làm việc nhóm theo các đề tài được giảng viên giao.- Điều tra thực tế: Tất cả sinh viên đều phải tham gia khảo sát thực địa- Bài thu hoạch: Những ghi nhận sau khi thảo luận nhóm hoặc kết quả thu thập thông tin trong quá trình khảo sát thực địa- Thuyết trình: Thuyết trình theo nhóm.- Thi giữa học kỳ: Là báo cáo của nhóm về kết quả khảo sát một vấn đề về môi trường tại thực địa.- Thi cuối học kỳ: Mỗi sinh viên thực hiện một tiểu luận gồm 2 phần:10. Kết quả nghiên cứu một vấn đề về môi trường hoặc một chính sách môi trường tại một địa phương cụ thể theo cách tiếp cận xã hội học.11. Trình bày một thu hoạch hoặc nghiên cứu về lý thuyết cho nội dung chuyên ngành Xã hội học môi trường như:. Đề xuất các cách tiếp cận nghiên cứu xã hội học môi trường . Những vận dụng các lý thuyết của Xã hội học đại cương trong nghiên cứu môi trường.

5.Hướng dẫn cách học

Thang điểm: 10 (theo tỷ lệ kiểm tra: 3 và thi hết học phần: 7)

6. Dự kiến danh sách Cán bộ tham gia giảng dạy TS. Nguyễn Thị Kim Loan - ĐH KHXH&NV TS. Lê Thị Kim Thoa - ĐH KHXH&NV

7. Nội dung chi tiết 7.1.PHẦN GIẢNG DẠY TRÊN LỚP: (số tiết 30t)

Tuần Nội dung Tài liệu

Ghi chú

1 Chương 1NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC MÔI TRƯỜNG

I. CÁC KHÁI NIỆM:(Vì trong phần Kiến thức giáo dục đại cương của Chương trình

đào tạo cử nhân Xã hội học không có môn học “Con người và Môi trường” và thời gian dành cho học phần Xã hội học Môi trường ngắn nên cần giới thiệu một số khái niệm cơ bản và sinh viên tự nghiên cứu hem)

1-10

HiểuNắm vững

Trang 71

Page 72: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Tuần Nội dung Tài liệu

Ghi chú

1. Môi trường – Môi trường tự nhiên – Môi trường nhân tạo2. Môi trường xã hội3. Chức năng của môi trường4. Ô nhiễm môi trường5. Tiêu chuẩn môi trường6. Bảo vệ môi trường7. Sinh thái và cân bằng sinh thái8. Tài nguyên9. Ô nhiễm môi trường đất10. Ô nhiễm môi trường nước11. Ô nhiễm môi trường không khí

II. TỔNG QUAN CÁC HƯỚNG TIẾP CẬNNGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG:

1. Tiếp cận độc học2. Tiếp cận dịch tễ học3. Tiếp cận công nghệ học4. Tiếp cận sinh học5. Tiếp cận sinh thái học6. Tiếp cận sinh thái học khuyết nhân văn7. Tiếp cận sinh thái học nhân văn8. Tiếp cận kinh tế học9. Tiếp cận giáo dục học10. Tiếp cận đạo đức học11. Tiếp cận chính trị học

III.TƯ CÁCH CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌCCỦA XÃ HỘI HỌC MÔI TRƯỜNG

1. Tư cách chuyên ngành xã hội học của Xã hội học Môi trường2. Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học Môi trườnga. Tác động của môi trường tự nhiên đến xã hội con ngườib. Tác động của xã hội con người đến môi trường tự nhiênc. Tác động giữa các nhóm xã hội liên quan đến môi trường tự nhiên

Trang 72

Page 73: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Tuần Nội dung Tài liệu

Ghi chú

3. Phương pháp nghiên cứu của Xã hội học Môi trườnga. Phương pháp luậnb. Phương pháp nghiên cứu c. Một số khái niệm công cụ

IV. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC MÔI TRƯỜNG:1. Con đường đến Xã hội học Môi trườnga. Sinh thái học khuyết nhân vănb. Sinh thái học nhân vănc. Xã hội học Môi trường2. Các giai đoạn phát triển:a. Giai đoạn I: Sử dụng những cách tiếp cận và công cụ của xã hội học để nghiên cứu môi trườngb. Giai đoạn II: Hình thành những phạm trù riêng biệt của Xã hội học Môi trườngc. Mốc đánh dấu quan trọng: Các công trình nghiên cứu của Catton và Dunlap3. Sự phát triển Xã hội học Môi trường ở Việt Nam

2 Chương 2TIẾP CẬN XÃ HỘI HỌC NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG

I. CAC LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC MÔI TRƯỜNG1. Lịch sử, các dạng thức lý thuyết, hình mẫu và các biến số quan trọng

Hai khuynh hướng lý thuyết chính:Khuynh hướng Hiện thực/ Khách quanKhuynh hướng Kiến tạo/ Diễn giải

Một số cách tiếp cận:o Tiếp cận cơ cấu – chức năngo Tiếp cận hành độngo Tiếp cận văn hoá – lối sốngo Tiếp cận tổ chức – thiết chế

Vận dụngTổng hợp

Trang 73

Page 74: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Tuần Nội dung Tài liệu

Ghi chú

o Tiếp cận tiến hoá – phát triển2. Thái độ, hành vi của con người đối với môi trường

- Bản chất các xung đột xã hội liên quan môi trường: Sự tìm kiếm và giành giật các lợi thế về sử dụng các nguồn lực tự nhiên.

- Xung đột xã hội và sự thoả hiệp giữa các nhóm trong những nỗ lực tập thể để bảo vệ môi trường.

- Sự hình thành các giá trị, chuẩn mực về môi trường và các hành vi lệch chuẩn liên quan đến mối quan hệ của con người trong môi trường.

- Hành vi và điều chỉnh hành vi của các cá nhân và các nhóm xã hội xoay quanh các chuẩn mực về bảo vệ môi trường.

- Vai trò của các thiết chế xã hội, các chính phủ trong việc bảo vệ môi trường.

3. Các nhóm môi trường- Các phong trào xã hội về môi trường: Nguồn gốc xã hội, cấu

trúc và động cơ bên trong - Sự tham gia của các tổ chức xã hội về bảo vệ môi trường- Con đường tiến tới sự thống nhất tư tưởng và hành động về

bảo vệ môi trường sống và thực hiện chiến lược phát triển bền vững

4. Đánh giá nguy cơ môi trường- Nghiên cứu tác động môi trường - Nghiên cứu tác động xã hội - Mối quan hệ đa phương giữa kinh tế, chính trị và môi trường

II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, PHẠM TRÙ THƯỜNG ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG XÃ HỘI HỌC MÔI TRƯỜNG 1. Xung đột môi trường

- Khái niệm Xung đột xã hội và Xung đột môi trường- Nguyên nhân xuất hiện xung đột môi trường- Những dạng xung đột môi trường: Xung đột nhận thức –

Xung đột mục tiêu – Xung đột lợi ích – Xung đột quyền lực- Mức độ xung đột môi trường- Các đương sự trong xung đột môi trường- Nguyên tắc xử lý xung đột

Trang 74

Page 75: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Tuần Nội dung Tài liệu

Ghi chú

- Điều hoà xung đột môi trường- Quản lý xung đột môi trường

2. An ninh môi trường- Khái niệm An ninh môi trường và Mất an ninh môi trường- Đặc điểm An ninh môi trường- Tác nhân gây hại an ninh môi trường:- Tác nhân thiên nhiên- Tác nhân xã hội- Một số giải pháp an ninh môi trường- Tội phạm môi trường- Khái niệm – Phân loại- Qui mô tội phạm môi trường: Tội phạm môi trường quốc gia

– Tội phạm môi trường quốc tế- Pháp luật về tội phạm môi trường: Mối quan tâm của các quốc

gia – Mối quan tâm của cộng đồng quốc tế.3. Rủi ro môi trường – Xã hội rủi ro

- Một phương hướng mới trong lý thuyết phát triển xã hội- Luận điểm cơ bản về xã hội rủi ro- Đặc điểm rủi ra trong các xã hội- Phân loại rủi ro: Theo tác nhân – Theo khả năng nhận biết –

Theo khả năng dự báo – Theo vai trò chủ động của con người- Alvin Toffler về xã hội rủi ro- Rowan Gibson về xã hội rủi ro

4. Truyền thông môi trường- Dư luận xã hội và truyền thông- Truyền thông môi trường- Hệ thống truyền thông môi trường- Thông điệp truyền thông môi trường- Biện pháp phát triển truyền thông môi trường

5. Phát triển bền vững- Sức ép đến tư tưởng Phát triển bền vững- Tư tưởng Phát triển bền vững- Người đề xướng tư tưởng Phát triển bền vững- Bản chất của Phát triển bền vững

Trang 75

Page 76: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Tuần Nội dung Tài liệu

Ghi chú

- Nguy cơ đe doạ Phát triển bền vững- Các thành tố của Phát triển bền vững- Chiến lược Phát triển bền vững

III.PHƯƠNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC MÔI TRƯỜNG1. Xung đột môi trường2. Hệ thống chuẩn mực của môi trường3. Thiết chế và các giải pháp quản lý xung đột môi trường

3 Chương 3ỨNG DỤNG CỦA XÃ HỘI HỌC MÔI TRƯỜNG

CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG1. Khái niệm2. Chủ thể tác động của chính sách3. Đối tượng tác động của chính sách4. Nguyên tắc tác động của chính sách5. Hiệu lực của chính sách6. Hiệu quả tác động của chính sách7. Phân hoá xã hội do chính sách8. Thái độ xã hội đối với chính sách

PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG1. Khái niệm2. Mục đích phân tích chính sách3. Nội dung phân tích chính sách:

- Khuôn khổ chung (phân tích SWOT)- Tác động của chính sách- Hiệu lực của chính sách

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 1. Đánh giá tác động môi trường2. Đánh giá tác động xã hội

Trang 76

Page 77: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Tuần Nội dung Tài liệu

Ghi chú

CHÍNH SÁCH AN TOÀN CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI1. Chính sách An toàn Môi trường2. Chính sách An toàn Xã hội

Nội dung kiểm tra giữa kỳ (Những gì đã học) 45 phútNội dung thi cuối kỳ (Những gì đã học) 90 phút

7.2.PHẦN TIỂU LUẬN NGOẠI KHÓA, HV ĐI NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NGOÀI TRƯỜNG: TT Nội dung Số tiết Địa điểm TLTK

1 Tiểu luận 10 10

Thông tin liên hệ

Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM

Địa chỉ: B106, số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP. HCM

KHOA QUẢN LÝ MÔN HỌC CB PHỤ TRÁCH LẬP ĐỀ CƯƠNG

Trang 77

Page 78: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐH KHXH&NV Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Khoa Xã hội học---o0o--- ---o0o---

Khoa : XÃ HỘI HỌCBộ môn : CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌCTên môn học:Xã hội học dân số

Mã số MHSố tín chỉ : 2 Tc (LT.BT&TH.Tự Học)Số tiết - Tổng: 30 LT: BT: TH: ĐA: BTL/TL:

(Ghi chú rõ nếu có hình thức khác như TT ngoài trường, tham quan, ... các môn này có thể dùng đơn vị "buổi", "tuần" thay cho số tiết – đính kèm dự trù chi tiết định mức chi phí thực hành TN đặc biệt là khi đi thực tập bên ngoài để dễ dàng cho xét duyệt kinh phí sau này)

- Đánh giá MH: TT Phương pháp đánh giá Số lần Trọng số (%)

1 Bài tập 5 20%

2 Kiểm tra giữa học kỳ 1 20%

3 Thực hành, thí nghiệm

4 Tiểu luận, thuyết trình 20%

5 Thi cuối học kỳ 40%

Thang điểm đánh giá 10/10- Môn học tiên quyết : - MS: - Môn học trước : - MS:- Môn học song hành : - MS:- Ghi chú khác :

1.Mục tiêu của môn họcKhóa học này nhằm giúp cho học viên hiểu được những vấn đề cơ bản mà ngành xã hội học dân số nghiên cứu, những cơ sở lý thuyết giải thích cho các động thái dân số và các khuôn mẫu cơ bản của quá trình dân số trên thế giới cũng như ở Việt Nam từ cách tiếp cận xã hội học. Điều đó có nghĩa là khóa học sẽ không nghiên cứu dân số học thuần túy, mà tập trung, nhấn mạnh vào các khía cạnh xã hội của những vấn đề dân số. Nhằm gia tăng tính ứng dụng trong đào tạo, khóa học này, trong khi vẫn bao quát những chủ đề quan trọng nhất của xã hội học dân số, sẽ chú trọng nhiều hơn đến tính thực tiễn, đến những vấn đề dân số đang nổi lên ở Việt Nam gắn với quá trình phát triển kinh tế, đô thị hóa, và hội nhập quốc tế.

Trang 78

Page 79: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

2.Nội dung tóm tắt môn học

Tổng quan về xã hội học dân số Mức chết: xu hướng, sự khác biệt, các nhân tố ảnh hưởng Mức sinh: xu hướng, sự khác biệt, các nhân tố ảnh hưởng Di cư và đô thị hoá Phát triển và chính sách dân số

3.Các hiểu biết,các kỹ năng cần đạt được sau khi học môn học

4.Tài liệu tham khảo chính: (khoảng 3-5 tài liệu)Các sách tham khảo chính

1. Coale, Ansley. 1994. Lịch sử dân số nhân loại. In trong “Tuyển tập các công trình chọn lọc trong dân số học xã hội” do John Knodel, Phạm Bích San, Peter Donaldson, và Charles Hirschman chủ biên, trang 15-33. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội.

2. Caldwell, John. 1994. Tiến tới một sự trình bày lại học thuyết quá độ dân số. In trong “Tuyển tập các công trình chọn lọc trong dân số học xã hội” do John Knodel, Phạm Bích San, Peter Donaldson, và Charles Hirschman chủ biên, trang181-198. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội.

3. Lê Thanh Sang. 2005. Tăng trưởng đô thị ở Việt Nam trước và sau đổi mới: Các khuôn mẫu và thành phần của sự tăng trưởng trong hai thời kỳ TĐTDS 1979-1989 và 1989-1999. In trong “Đô thị hóa và cấu trúc đô thị Việt Nam trước và sau Đổi mới 1979-1989 và 1989-1999”. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

4. Omral, Abdel. 1994. Quá độ bệnh dịch học. In trong “Tuyển tập các công trình chọn lọc trong dân số học xã hội” do John Knodel, Phạm Bích San, Peter Donaldson, và Charles Hirschman chủ biên, trang 34-44. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội.

5. Caldwell, John. 1994. Những nhân tố xã hội và văn hóa ảnh hưởng mức chết ở các nước đang phát triển. In trong “Tuyển tập các công trình chọn lọc trong dân số học xã hội” do John Knodel, Phạm Bích San, Peter Donaldson, và Charles Hirschman chủ biên, trang 45-72. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội.

6. Dự án VIE/97/P17. 2000. Dân số và phát triển: Một số vấn đề cơ bản. Hà Nội. NXB Chính trị Quốc Gia. Một phần của Chương 2.

7. Davis, Kingsley và Judith Blake. 1994. Cơ cấu xã hội và mức sinh: một khung phân tích. In trong “Tuyển tập các công trình chọn lọc trong dân số học xã hội” do John Knodel, Phạm Bích San, Peter Donaldson, và Charles Hirschman chủ biên, trang 77-86. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội.

8. Bongaarts, John. 1994. Các yếu tố quyết định mức sinh. In trong “Tuyển tập các công trình chọn lọc trong dân số học xã hội” do John Knodel, Phạm Bích San, Peter Donaldson, và Charles Hirschman chủ biên, trang 87-95. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội.

9. Rindfuss, Ronald và Philip Morgan. 1994. Hôn nhân, giới tính, và khoảng cách sinh lần đầu: cuộc cách mạng thầm lặng ở châu Á. In trong “Tuyển tập các công trình chọn lọc trong dân số học xã hội” do John Knodel, Phạm Bích San, Peter Donaldson, và Charles Hirschman chủ biên, trang 320-342. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội.

Trang 79

Page 80: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

10. Davis, Kingsley. 1994. Các mô hình thiết chế khuyến khích mức sinh cao ở các khu vực kém phát triển. In trong “Tuyển tập các công trình chọn lọc trong dân số học xã hội” do John Knodel, Phạm Bích San, Peter Donaldson, và Charles Hirschman chủ biên, trang 203-216. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội

11. Massey, Douglas S. 1994. Các nguồn gốc xã hội và kinh tế của nhập cư. In trong “Tuyển tập các công trình chọn lọc trong dân số học xã hội” do John Knodel, Phạm Bích San, Peter Donaldson, và Charles Hirschman chủ biên, trang 434-456. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội.

12. Lê Thanh Sang. 2005. Di cư đô thị trong giai đoạn trước và sau đổi mới ở Việt Nam: Các khuôn mẫu vĩ mô và nhân tố quyết định của di dân đô thị, 1984-1989 và 1994-1999 . In trong “Đô thị hóa và cấu trúc đô thị Việt Nam trước và sau Đổi mới 1979-1989 và 1989-1999”. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

13. Đặng Nguyên Anh. 1999. Di dân và quản lý di dân trong giai đọan phát triển mới: Một số suy nghĩ từ góc độ nghiên cứu. Tạp chí Xã hội học số 3&4.

14. Lương Văn Hy. 2005. “Nghèo khổ, cấu trúc và đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh, phân tích các khía cạnh văn hóa-xã hội.” In trong “Đô thị hóa và vấn đề giảm nghèo ở TPHCM – Lý luận và thực tiễn”, trang 1011-1040, do Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đường, Nguyễn Quang Vinh đồng chủ biên. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

15. Goodkind, Danien. 1994. Phá thai ở Việt Nam: đánh giá, những khó khăn và những vấn đề quan tâm. In trong “Tuyển tập các công trình chọn lọc trong dân số học xã hội” do John Knodel, Phạm Bích San, Peter Donaldson, và Charles Hirschman chủ biên, trang 434-456. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội.

16. Tổng cục dân số-KHHGĐ & Quĩ Dân số LHQ. Dân số học. Hà Nội. Chương 8.

5.Hướng dẫn cách học - chi tiết cách đánh giá môn họcCác khuyến cáo về trang bị phục vụ học tập, tài liệu tham khảo,…Các yêu cầu đặc biệt khác:.

Tham dự giờ giảng trên lớp + làm bài tập ... chấm điểm chuyên cần (vd: 10%) Về kiểm tra giữa kỳ (tuần kiểm tra, thời lượng….)(vd: 20%) Về thực hiện báo cáo tiểu luận/BT Lớn, phần thực hành : nhóm mấy người, thực hiện vào

khoảng tuần thứ mấy, trong bao lâu, nộp báo cáo,... cách thi, đánh giá (vd: 20%) Cách tổ chức thi cuối kỳ : (ví dụ 50%) - giới hạn nội dung (nếu có) hình thức thi, thời gian

thi Ghi chú về điều kiện cấm thi, cách tổng kết điểm (các phần tiên quyết – ví dụ: phải có nộp

báo cáo hay điểm thi tối thiểu phải đạt từ 4 trở lên mới tính là đạt cả MH)

6.Dự kiến danh sách Cán bộ tham gia giảng dạy TS. Nguyễn Thị Hồng Xoan - Khoa Xã hội học – ĐHKHXH&NV PGS.TS. Lê Thanh Sang - Viện KHXH Nam Bộ (mời giảng)

7.Nội dung chi tiết 7.1.PHẦN GIẢNG DẠY TRÊN LỚP: (số tiết LT)

Trang 80

Page 81: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Tuần Nội dung Tài liệu Ghi chú1 Tổng quan về xã hội học dân số

Yêu cầu: HV đọc tài liệu và viết 1 trang tóm tắt và đặt 2 câu hỏi trước khi lên lớp (ít nhất là 15giờ). Thuyết trình trên lớp theo nhóm, gắn lý luận đang học với thực tiễn Việt Nam.

1,2,3 HiểuNắm vữngVận dụngTổng hợp

2 Mức chết: xu hướng, sự khác biệt, các nhân tố ảnh hưởng

Yêu cầu: HV đọc tài liệu và viết 1 trang tóm tắt và đặt 2 câu hỏi trước khi lên lớp (ít nhất là 15giờ). Thuyết trình trên lớp theo nhóm, gắn lý luận đang học với thực tiễn Việt Nam.

4,5,6

3 Mức sinh: xu hướng, sự khác biệt, các nhân tố ảnh hưởng

Yêu cầu: HV đọc tài liệu và viết 1 trang tóm tắt và đặt 2 câu hỏi trước khi lên lớp (ít nhất là 15giờ). Thuyết trình trên lớp theo nhóm, gắn lý luận đang học với thực tiễn Việt Nam.

7,8,9,10

4 Di cư và đô thị hoá

Yêu cầu: HV đọc tài liệu và viết 1 trang tóm tắt và đặt 2 câu hỏi trước khi lên lớp (ít nhất là 15giờ). Thuyết trình trên lớp theo nhóm, gắn lý luận đang học với thực tiễn Việt Nam.

11,12,13

5 Phát triển và chính sách dân số

Yêu cầu: HV đọc tài liệu và viết 1 trang tóm tắt và đặt 2 câu hỏi trước khi lên lớp (ít nhất là 15giờ). Thuyết trình trên lớp theo nhóm, gắn lý luận đang học với thực tiễn Việt Nam.

14,15

** Nội dung báo cáo tiểu luận/thực hànhHọc viên trình bày 15-30 phút đối với các chủ đề được học và tham gia thảo luận trên lớp. Yêu cầu: Thời gian HV chuẩn bị thuyết trình là 5 giờ/lần.

1. Mỗi học viên phải dịch khoảng 10 trang từ một bài đọc mới tiếng Anh liên quan đến các chủ đề môn học và nộp vào cuối khoá.2. Mỗi nhóm chuẩn bị file powerpoint cho một bài đọc và các thành viên của nhóm thay phiên thuyết trình trước lớp và trả lời các câu hỏi trên lớp.

** Nội dung giới hạn cho kiểm tra giữa kỳ

Trang 81

Page 82: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Tuần Nội dung Tài liệu Ghi chú(tập trung)(ước tính số giờ SV cần để chuẩn bị kiểm tra)

** Nội dung thi cuối kỳ (tập trung)Học viên chuẩn bị đề cương nghiên cứu từ 5-7 trang (đối với cá nhân) hoặc 20 trang đối với nhóm. Yêu cầu: Thời gian HV chuẩn bị đề cương nghiên cứu là 50 giờ/lần.

Viết đề cương nghiên cứu về một vấn đề nghiên cứu thực tế phù hợp với một trong số các chủ đề đã học theo nhóm hoặc cá nhân.

7.2.PHẦN GIẢNG DẠY THỰC HÀNH, THÍ NGHIỆM TẠI PTN, PMT: (số tiết TH)

TT Bài TH, TN Số tiết PTN, PMT TLTK

Ước tính số giờ HV tự làm việc:

7.3.PHẦN BÀI TẬP, TIỂU LUẬN NGOẠI KHÓA,HV ĐI NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NGOÀI TRƯỜNG: (số tiết TL)

TT Nội dung Số tiết Địa điểm TLTK

1 Tiểu luận giữa kỳ 5 TPHCM

2 Tiểu luận cuối kỳ 5 TPHCMƯớc tính số giờ HV tự làm việc:

Ghi chú: Đề cương có phần ước tính số giờ tự học – theo cấu trúc nêu ở phần đầu

Thông tin liên hệ

Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM

Địa chỉ: B106, số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP. HCM

BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔN HỌC CB PHỤ TRÁCH LẬP ĐỀ CƯƠNG

Trang 82

Page 83: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐH KHXH&NV Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Khoa Xã hội học---o0o--- ---o0o---

Khoa : XÃ HỘI HỌCBộ môn : CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌCChuyên ngành: XÃ HỘI HỌC

Tên môn học: Chính sách xã hộiMã số môn họcSố tín chỉ: : 2 Tín chỉSố tiết: 30 - Tổng: 20 LT: BT: TH: ĐA: BTL/TL: 10- Đánh giá môn học: TT Phương pháp đánh giá Số lần Trọng số (%)

1 Bài tập

2 Kiểm tra giữa học kỳ 1 10

3 Thực hành, thí nghiệm

4 Tiểu luận, thuyết trình 1 20

5 Thi cuối học kỳ 1 70

Thang điểm đánh giá 10/10- Môn học tiên quyết : - MS: - Môn học trước : - Môn học trước MS: CH-02C- Môn học song hành : - MS:- Ghi chú khác :

1. Mục tiêu của môn học: CHÍNH SÁCH XÃ HỘIGiúp học viên nắm được những vấn đề cơ bản của chuyên ngành xã hội học về CSXH, hiểu dược vị trí, vai trò của CSXH trong đời sống xã hội nói chung và đối với sự phát triển xã hội ở Việt Nam ta nói riêng, cũng như mối quan hệ của CSXH với các chuyên ngành xã hội hôc khác

2. Nội dung tóm tắt môn học * Những tư tưởng xã hội tiêu biểu từ thời cổ đại đến nửa đầu thế kỷ IXX. * Các trường phái, các học thuyết chính sách xã hội của thế giới hiện đại.

Trang 83

Page 84: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

3. Các hiểu biết,các kỹ năng cần đạt được sau khi học môn họcTrang bị cho học viên hệ thống tri thức về về chính sách xã hội

Học viên nắm được các trường phái, học thuyết chính sách xã hội, cũng như các phương pháp của môn học này đã diễn ra trong quá khứ. 4. Tài liệu tham khảo chính Sách, giáo trình chính:

1. Bobi Setiawan. 2003. Chiến lược sinh tồn của người nghèo: tầm quan trọng của “vốn xã hội”. In trong “Nghèo đô thị - Những bài học kinh nghiệm quốc tế” do Ngô Văn Lệ, Michael Leaf và Nguyễn Minh Hòa tập hợp và giới thiệu, tr. 292-309. TPHCM: NXB Đại học quốc gia.

2. Bùi Thế Cường. 2002. Chính sách xã hội và công tác xã hội ở Việt Nam thập niên 90. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội.

3. Bùi Thế Cường. 2004. Môn chính sách xã hội - Tập bài giảng và tài liệu tham khảo cho chương trình cao học. Hà Nội tháng 4/2004.

4. Bùi Thế Cường. Các lý thuyết về hành động xã hội. Bài viết là sản phẩm của Đề tài xây dựng sách giáo khoa xã hội học của Viện Xã hội học (2001-2005).

5. Bùi Thế Cường, Đặng thị Việt Phương, Trịnh Huy Hóa. 2010. Từ điển xã hội học Oxford. Bản dịch tiếng Việt. Hà Nội: NXB Đại học quốc gia.

6. Craig Churchill. 11/2003. Giảm tình trạng dễ bị tổn thương: Một khuôn khổ cho quản lý rủi ro. Chương trình tài chính xã hội của ILO (Powerpoint).

7. Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến. 1996. Góp phần đổi mới và hoàn thiện chính sách bảo đảm xã hội ở nước ta hiện nay. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.

8. H. Russei Bernard. 2007. Các phương pháp nghiên cứu trong nhân học, tiếp cận định tính và định lượng. TPHCM: NXB Đại học quốc gia.

9. Lê Ngọc Hùng. 2008. Lịch sử và lý thuyết Xã hội học. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội

10. Lê Bạch Dương và cộng sự. 2005. Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Thế giới.

11. Lê Thanh Sang. 2006. Một số cách tiếp cận phân tích định tính trong khoa học xã hội. Bài lược dịch từ tác phẩm “Social Research Methods” (398-416) của Alan Bryman. Tạp chí Khoa học xã hội số 10/2006.

12. Ngô Văn Lệ, Nguyễn Minh Hòa (đồng chủ biên). 2003. Đồng tham gia trong giảm nghèo đô thị. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội.

13. Nguyễn Thu Sa. 1996. Người nghèo ở TPHCM: thử phác họa một bức chân dung. Tạp chí XHH số 1(53)/1996.

14. Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đường, Nguyễn Quang Vinh (đồng chủ biên). 2005. Đô thị hóa và vấn đề giảm nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh. Lý luận và thực tiễn . NXB Khoa học xã hội.

15. Robert Holzmann. 2003. Quản lý rủi ro xã hội. Trích trong “Chính sách xã hội và quá trình toàn cầu hóa” của Bruno Palier và Louis – Charles Viossat. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.

Trang 84

Page 85: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

16. Shaohua Chen và Martin Ravallion. 2003. Các tác động của phúc lợi hộ gia đình khi Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Bài viết trong chương III: Củng cố sự ổn định xã hội thông qua việc chia sẻ rộng rãi các lợi ích, trong cuốn sách Đông Á hội nhập của Kathie Krumm và Homi Kharas. NXB Văn hóa Thông tin (ấn phẩm của Ngân hàng thế giới và Đại học Oxford)

17. Trịnh Duy Luân. 2006. Góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tổng thể ở nước ta hiện nay. Tạp chí Xã hội học số 1(93)/2006, tr.3-13.

18. Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP). 2005a. Ngoài xóa đói giảm nghèo: khuôn khổ hệ thống bảo hiểm xã hội quốc gia hợp nhất ở Việt Nam. Văn kiện đối thoại chính sách UNDP Việt Nam.

19. Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP). 2005b. An sinh xã hội ở Việt Nam lũy tiến đến mức nào?. Báo cáo đối thoại chính sách của UNDP Việt Nam

20. Ngân hàng phát triển Châu Á. 07/2003. Social protection. 21. Ngân hàng thế giới (WB). 1999. Việt Nam tấn công nghèo đói. Báo cáo phát triển

của Việt Nam năm 2000.22. Ngân hàng thế giới (WB). 2002. Quốc gia hóa các mục tiêu phát triển quốc tế về

xóa đói giảm nghèo cho Việt Nam: Giảm nguy cơ bị tổn thương và thực hiện công tác bảo trợ xã hội. Chiến lược thực hiện các mục tiêu phát triển của Việt Nam.

23. Ngân hàng thế giới (WB). 2003. Nghèo. Báo cáo phát triển Việt Nam 2004. 24. Ngân hàng thế giới (WB). 2007. Bảo trợ xã hội. Báo cáo phát triển Việt Nam 200825. Ngân hàng thế giới (WB). 2008. Về bảo trợ và thúc đẩy xã hội. NXB Văn hóa

thông tin.26. Quỹ cứu trợ Nhi đồng Anh (SCF). 1999. Tình trạng nghèo ở Thành phố Hồ Chí

Minh. 27. Quỹ cứu trợ nhi đồng Anh (SCF). 2003. Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng

đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh. 28. Tổ chức lao động quốc tế (ILO Việt Nam). Giới thiệu các dịch vụ tài chính quản

lý rủi ro cho hộ thu nhập thấp tại Việt Nam. Dự án “Mở rộng tài chính vi mô và bảo hiểm vi mô cho lao động nữ khu vực phi chính thức” 2003-2007.

Tạp chí tham khảo1. Tạp chí Khoa học xã hội2. Tạp chí Xã hội học

Trang web tham khảo 1. Trang web của Cục thống kê TPHCM 2. Trang web của Ngân hàng thế giới 3. Trang web của UNDP Việt Nam4. Trang web của Viện Xã hội học Việt Nam

Trang 85

Page 86: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

5. Hướng dẫn cách học - chi tiết cách đánh giá môn học Đánh giá trong quá trình học tập:

1. Dự lớp tối thiểu 80 % số tiết học.2. Thảo luận theo nhóm.3. Bản thu hoạch: tiểu luận.4. Thuyết trình: đại diện nhóm.

Đánh giá kết quả môn học:1. Kiểm tra giữa học phần (30%)2. Thi hết học phần (70%)

Thang điểm: 10 (theo tỷ lệ kiểm tra: 3 và thi hết học phần: 7)

6. Dự kiến danh sách Cán bộ tham gia giảng dạy TS. Nguyễn Thị Hồng Xoan - Khoa Xã hội học – ĐH KHXH&NV PGS TS Bùi Thế Cường - Viện khoa học vùng Nam bộ

7. Nội dung chi tiết7.1. PHẦN GIẢNG DẠY TRÊN LỚP: (số tiết 30t)

Tuần Nội dung Tài liệu

Ghi chú

1 Phần 1 : Quá trình hình thành CSXH, vị trí, ý nghĩa của môn học1. Sự hình thành CSXH* Những tiền đề cho sự hinh thành CSXH* CSXH ở Phương Đông2. Vị trí của môn học3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu CSXH

1-14

HiểuNắm vững

2 Phần 2 : CSXH là gì. Đặc trưng, chức năng và phương pháp luận nghiên cứu1. Định nghĩa CSXH Một số định nghĩa CSXH Đối tương nghiên cứu CSXH2. Đăc trưng của CSXH Tính nhân văn Tính hiệu quả

1-14

Vận dụngTổng hợp

Trang 86

Page 87: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Tuần Nội dung Tài liệu

Ghi chú

Tính kế thừa3. Chức năng củaCSXH Chứ năng nhận thức Chức năng dự báo, phân tích Chức năng thực tiễn4. Phương pháp luận nghien cứu CSXH Phân biệt phương pháp và phương pháp luận Một số phương pháp luận nghiên cứu5. Chính sách xã hội ở Việt Nam Quá trình hình thành CSXH ở nước ta Một số dặc điểm của CSXH ở VN

3 Phần 3 : Một số khuynh hướng lý thuyết CSXH hiện đại1. Phân biệt lý thuyết và học thuyết2. Một số khuynh hương lý thuyết hiện đại

1-14

4 Phần 4 : Hệ thồng cơ cấu của CSXH1. Ba mô thức cơ bản2. Một số CSXH cụ thể3. Một số CSXH mới nảy sinh

1-14

Nội dung kiểm tra giữa kỳ (Những gì đã học) 45 phútNội dung thi cuối kỳ (Những gì đã học) 90 phút

7.2.PHẦN TIỂU LUẬN NGOẠI KHÓA, HV ĐI NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NGOÀI TRƯỜNGTT Nội dung Số tiết Địa điểm TLTK

1 Tiểu luận 10 TPHCM

Trang 87

Page 88: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Thông tin liên hệ+ Khoa Xã hội học (Số 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, Phòng B106, số điện thoại: 083.8293828)

+ Website: http://www.hcmussh.edu.vn

BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔN HỌC CB PHỤ TRÁCH LẬP ĐỀ CƯƠNG

Trang 88

Page 89: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐH KHXH&NV Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Khoa Xã hội học---o0o--- ---o0o---

Khoa : XÃ HỘI HỌCBộ môn : CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC(Chuyên ngành Xã hội học)

Tên môn học: Xã hội học tôn giáo (Subject name: Sociology of Religion)

Mã số MHSố tín chỉ: 02 Tc (LT.BT&TH.Tự học)Số tiết - Tổng: 30 LT: 20 BT: 10 TH: ĐA: BTL/TL:

(Ghi chú rõ nếu có hình thức khác như TT ngoài trường, tham quan, ... các môn này có thể dùng đơn vị "buổi", "tuần" thay cho số tiết - đính kèm dự trù chi tiết định mức chi phí thực hành TN đặc biệt là khi đi thực tập bên ngoài để dễ dàng cho xét duyệt kinh phí sau này)

- Đánh giá MH: TT Phương pháp đánh giá Số lần Trọng số (%)

1 Bài tập

2 Kiểm tra giữa học kỳ 01 20

3 Thực hành, thí nghiệm

4 Tiểu luận, thuyết trình 01 20

5 Thi cuối học kỳ 01 60

Thang điểm đánh giá 10/10- Môn học tiên quyết : - Lịch sử xã hội học MS: - Môn học trước : - Phương pháp nghiên cứu xã hội học MS:- Môn học song hành : - Lý thuyết xã hội học hiện đại MS:- Ghi chú khác :

1.Mục tiêu của môn họcSau khi hoàn thành học phần này, HV có thể:

- Hiểu và phân tích được các vấn đề xã hội liên quan đến tôn giáo dưới góc độ xã hội học.

- Có kiến thức và kỹ năng về các phương pháp nghiên cứu trong xã hội học tôn giáo.

Trang 89

Page 90: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

* Về kiến thức:

- Hiểu sự hình thành, diễn biến của các hình thức tôn giáo và tín ngưỡng trong những giai đoạn lịch sử phát triển của nhân loại.

- Những biến đổi tôn giáo tín ngưỡng dưới sự tác động của những điều kiện kinh tế, chính trị và ý thức hệ tư tưởng.

- Quá trình giao thoa, lan tỏa tôn giáo trong khu vực và trên thế giới.

- Vai trò của tôn giáo trong việc hình thành lối sống của cư dân.

- Ảnh hưởng của tôn giáo với tư cách là một thiết chế xã hội đối với các thiết chế xã hội khác.

* Về kỹ năng:

- HV hoàn thiện kỹ năng nghiên cứu biến đổi tôn giáo, tín ngưỡng.

- Xây dựng đề cương nghiên cứu tôn giáo, tín ngưỡng từ cấp cơ sở đến cấp bộ, ngành...

* Về thái độ:

- Có thái độ và nhận thức đúng về tôn giáo và diễn biến tôn giáo, vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội.

- Nhìn nhận đúng về các hành vi tôn giáo của giáo dân và tín đồ.

- Xem tôn giáo như một hình thức văn hóa.

Các mục tiêu khác:

- Rèn luyện kỹ năng và thói quen tự nghiên cứu.

- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình, tranh luận, phản biện.

- Rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.

- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn đời sống.

2.Nội dung tóm tắt môn họcSử dụng các quan điểm, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội học để nghiên cứu các vấn đề tôn giáo và biến đổi tôn giáo:

- Tôn giáo với tính cách như một hiện tượng xã hội.

- Sự khác biệt giữa Xã hội học tôn giáo và Tôn giáo học.

- Những vấn đề về niềm tin tôn giáo.

- Những vấn đề về thực hành tôn giáo.

- Những vấn đề về biến đổi tôn giáo.

- Tôn giáo và các vấn đề xã hội.

Trang 90

Page 91: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

3.Các hiểu biết,các kỹ năng cần đạt được sau khi học môn họcHV sau khi hoàn tất chuyên đề Xã hội học tôn giáo sẽ nắm được tiến trình hình thành, phát triển Xã hội học tôn giáo; các lĩnh vực nghiên cứu xã hội học tôn giáo; diễn biến của các tôn giáo trong xã hội hiện đại; xu hướng phát triển các loại hình tôn giáo mới.

4.Tài liệu tham khảo chính[1] Các sách tham khảo chính:

1) Vũ Quang Hà (2002), Giáo trình Xã hội học Tôn giáo, NXB. ĐHQG Hà Nội.2) Vũ Quang Hà, Nguyễn Thị Hồng Xoan (2002), Xã hội học đại cương, NXB. ĐHQG Hà

Nội.3) Doãn Chính, Vũ Quang Hà, Châu Văn Ninh, Nguyễn Anh Thường (2003), Kinh văn

của các trường phái triết học Ấn Độ cổ đại, NXB. ĐHQG Hà Nội.4) Doãn Chính, Vũ Quang Hà, Nguyễn Anh Thường (2011), Veda -Upanishad, những bộ kinh

triết lý tôn giáo cổ Ấn Độ.5) Vũ Quang Hà (2012), Lý thuyết xã hội học hiện đại, NXB. ĐHQG Thành phố Hồ Chí

Minh.6) K. N. Saramovar (1998), Phương pháp nghiên cứu xá hội học, NXB. Đại học Tổng hợp

Wasaw.7) Mac-Ănghen, Toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia, HN, 1993.8) Xã hội học đại cương. Nxb Chính trị quốc gia, HN, 1997.9) Những cơ sở nghiên cứu Xã hội học tôn giáo. VHLKH Liên bang Nga. Nxb Tiến bộ,

2012.10) Nghiên cứu Xã hội học thực nghiệm, Mikhailop. Nxb Matxcova, 1975.11) Đề cương bài giảng Xã hội học. Học viện chính trị quốc gia - Phân viện TP. HCM.12) Khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội. Nxb Khoa học xã hội, HN, 1996.13) Từ điển Xã hội học. Nguyễn Khắc Viện. Nxb Hà Nội, 1995.14) Quan điểm của các học giả Âu - Mỹ về phong trào tôn giáo mới, Trương Văn Chung,

Nxb Đại học Quốc gia, TP. HCM, 2013.[2] Tạp chí:

1) Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo.2) Tạp chí Xã hội học.3) Tạp chí Khoa học xã hội.4) Tạp chí Xưa và Nay.

[3] Website:1) http://www.world-newspapers.com2) http://www.onlinenewspapers.com

[4] Các tài liệu khác: Băng, đĩa, hình ảnh liên quan đến tôn giáo, lễ hội…

Trang 91

Page 92: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

5.Hướng dẫn cách học - chi tiết cách đánh giá môn họcCác khuyến cáo về trang bị phục vụ học tập, tài liệu tham khảo,…Các yêu cầu đặc biệt khác:

Tham dự giờ giảng trên lớp + làm bài tập ... chấm điểm chuyên cần (vd: 10%) Về kiểm tra giữa kỳ (tuần kiểm tra, thời lượng….)(vd: 20%) Về thực hiện báo cáo tiểu luận/BT Lớn, phần thực hành: nhóm mấy người, thực hiện vào

khoảng tuần thứ mấy, trong bao lâu, nộp báo cáo,... cách thi, đánh giá (vd: 20%) Cách tổ chức thi cuối kỳ : (ví dụ 50%) - giới hạn nội dung (nếu có) hình thức thi, thời gian

thi Ghi chú về điều kiện cấm thi, cách tổng kết điểm (các phần tiên quyết – ví dụ: phải có nộp

báo cáo hay điểm thi tối thiểu phải đạt từ 4 trở lên mới tính là đạt cả MH)

6.Dự kiến danh sách Cán bộ tham gia giảng dạy PGS, TS. Trương Văn Chung - Mời giảng TS. Vũ Quang Hà - Khoa Xã hội học

7.Nội dung chi tiết 7.1.PHẦN GIẢNG DẠY TRÊN LỚP: (số tiết LT)

Tuần Nội dung Tài liệu Ghi chú1 Bài 1

TIẾP CẬN XÃ HỘI HỌC TÔN GIÁOI. Nghiên cứu tôn giáo trước khi xã hội học trở thành môn khoa học độc lậpII. Các nhà kinh điển xã hội học đặt vấn đề về nghiên cứu tôn giáo- A. Comte và trường phái chức năng- K. Marx và trường phái cấu trúc trong nghiên cứu tôn giáo- E. Dukheim và trường phái hiện tượng - M. Weber và trường phái hành động xã hội

Bài 2TÔN GIÁO NHƯ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI

I. Một cách nhìn lịch sử - phê phánII. Một phác thảo hiện đạiIII. Comte và thuyết thực chứngIV. Durkheim và thuyết chức năng tôn giáoV. Sự phát triển của thuyết chức năngtrong xã hội học tôn giáoVI. Từ thuyết chức năng đến lý thuyết hệ thốngVII. Tôn giáo như một nhân tố xung độtVIII. Tôn giáo, đạo đức và kinh tế ở Max WeberIX. Tôn giáo như một nhân tố biến đổi xã hội

[1]

Trang 92

Page 93: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Tuần Nội dung Tài liệu Ghi chúX. Tôn giáo và sự tha hóaXI. Tôn giáo trong lý thuyết về trao đổiXII. Cách tiếp cận của thuyết tương tác biểu tượng và của hiện tượng luận.

Bài 3NIỀM TIN TÔN GIÁO VÀ TÍNH TÔN GIÁO

I. Khái niệm về tôn giáoII. Vấn đề đo tính tôn giáoIII. Các chiều kích của tính tôn giáo: lòng tin tôn giáoIV. Các chiều kích của tính tôn giáo: kinh nghiệm tôn giáoV. Các chiều kích của tính tôn giáo: thực hành tôn giáoVI. Các chiều kích của tính tôn giáo: sự quy thuộc tôn giáoVII. Các chiều kích của tính tôn giáo: nhận thức tôn giáo

Bài 4TÔN GIÁO NHƯ MỘT TỔ CHỨC XÃ HỘI

I. Các kiểu tổ chức xã hội - tôn giáoII. Những chủ đề nghiên cứu chínhIII. Thể chế và thủ lĩnh có sức lôi cuốn

Bài 5TÔN GIÁO VÀ XÃ HỘI

I. Tôn giáo: Cách tân hay bảo thủ?II. Tôn giáo và sự phân tầng xã hộiIII. Tôn giáo và chính trịIV. Tôn giáo và “Mass media”V. Tôn giáo và kinh tếVI. Vấn đề phụ nữ và tôn giáoVII. Tôn giáo và phi tôn giáo

Bài 6NHỮNG VẤN ĐỀ TÔN GIÁO MỚII. Phong trào giáo hội độc lậpII. Giáo phái thần bí và Chủ nghĩa Tư bản hiện đạiIII. Phong trào cơ đốc mớiIV. Tâm linh và tôn giáoV. Sự phát triển các hình thức của đạo Do Thái hiện đại

Các yêu cầu tự học đối với HV: HV đọc trước các tài liệu về tôn giáo, xã hội học tôn giáo, các vấn đề xã hội và tôn giáo hiện đại, nghi lễ trong các tôn giáo hiện đại, thực hành tôn

Trang 93

Page 94: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Tuần Nội dung Tài liệu Ghi chúgiáo trong các tôn giáo hiện đại, những vấn đề biến đổi tôn giáo (số giờ: 30 tiết).

** Nội dung báo cáo tiểu luận/thực hành:Yêu cầu đối với HV: HV chuẩn bị báo cáo tiểu luận cho từng lĩnh vực xã hội học tôn giáo, gồm niềm tin tôn giáo, thực hành tôn giáo, lối sống tôn giáo, đạo đức tôn giáo, tôn giáo và phụ nữ... (số giờ HV tự làm việc: 10 tiết/LT)

** Nội dung giới hạn cho kiểm tra giữa kỳ (tập trung): 60 phút (số giờ HV cần để chuẩn bị kiểm tra: 05 tiết)

** Nội dung thi cuối kỳ (tập trung): 90 phút (số giờ HV cần để chuẩn bị cho kỳ thi: 10 tiết)

7.2.PHẦN GIẢNG DẠY THỰC HÀNH, THÍ NGHIỆM TẠI PTN, PMT: (số tiết TH)

TT Bài TH, TN Số tiết PTN, PMT TLTK

Ước tính số giờ HV tự làm việc:

7.3.PHẦN BÀI TẬP, TIỂU LUẬN NGOẠI KHÓA, HV ĐI NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NGOÀI TRƯỜNG: (số tiết TL)

TT Nội dung Số tiết Địa điểm TLTK

1 Tiểu luận: Xu hướng phát triển tôn giáo hiện đại và sự tác động đến lối sống của tín đồ tôn giáo vùng ở Việt Nam hiện nay

05

2 Tiểu luận: Sự phát triển các yếu tố tâm linh mang màu sắc tôn giáo khu vực Nam bộ trong điều kiện đô thị hóa

05

Số giờ HV tự làm việc: 15/TL

Ghi chú: Đề cương có phần ước tính số giờ tự học - theo cấu trúc nêu ở phần đầu

Trang 94

Page 95: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Thông tin liên hệ+ Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM

Địa chỉ: B106, số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP. HCM

+ Bộ môn Các vấn đề xã hội, Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM

Địa chỉ: B106, số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP. HCM

+ Website: http://www.hcmussh.edu.vn

BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔN HỌC CB PHỤ TRÁCH LẬP ĐỀ CƯƠNG

VŨ QUANG HÀ

Trang 95

Page 96: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐH KHXH&NV Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Khoa Xã hội học---o0o--- ---o0o---

Khoa : XÃ HỘI HỌCBộ môn : CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌCChuyên ngành: XÃ HỘI HỌC

Tên môn học: Xã học giới và phát triển Mã số môn họcSố tín chỉ: : 2 Tín chỉSố tiết: 30 - Tổng: 20 LT: BT: TH: ĐA: BTL/TL: 10- Đánh giá môn học: TT Phương pháp đánh giá Số lần Trọng số (%)

1 Bài tập

2 Kiểm tra giữa học kỳ 1 10

3 Thực hành, thí nghiệm

4 Tiểu luận, thuyết trình 1 20

5 Thi cuối học kỳ 1 70

Thang điểm đánh giá 10/10- Môn học tiên quyết : - MS: - Môn học trước : - Môn học trước MS: CH-01C- Môn học song hành : - MS:- Ghi chú khác :

1. Mục tiêu của môn học: Xã Hội Học Giới và Phát triểnGóp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giới, vấn đề giới, vai trò của

quan điểm giới trong sự phát triển xã hội.Gợi ý những tìm tòi, suy nhĩ để vận dụng quan điểm giới vào thực tiễn Việt Nam.

2. Nội dung tóm tắt môn học * Những tư tưởng xã hội tiêu biểu từ thời cổ đại đến nửa đầu thế kỷ IXX. * Các trường phái, các học thuyết xã hội học giới và phát triển của thế giới hiện đại.

* Lý thuyết nữ quyền.

Trang 96

Page 97: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

3. Các hiểu biết,các kỹ năng cần đạt được sau khi học môn họcTrang bị cho học viên hệ thống tri thức về xaõ hoäi hoïc giố

Học viên nắm được các trường phái, học thuyết Xã hội học, cũng như các phương pháp của môn học này đã diễn ra trong quá khứ.

4. Tài liệu tham khảo chính Sách, giáo trình chính:

1. De Beavoir. 1972. The second Sex2. Nancy Chodorow. 1978. The Reproduction of Uotherity3. Ann Oakley. 1972. Sex. Gender and society4. Hesta Eisentein. 1984. Contemporary Feminist Thought5. Tony. 1989. Feminist Thougtht6. Elizabeth M. Meehan. 1985. Woman’s Right at Work: Compaigns and Policy in Britain & The United States7. Khảo sát Xã hội học về phân tầng xã hội. NXB KHXH HN, 1995; 8. Tìm hiểu môn Xã hội học Đô thị. Trịnh Duy Luân. NXB KHXH, HN, 1996;15. Xã hội học. Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng. NXB ĐHQG HN 1997;16. Đề cương bài giảng. Học viện Nguyễn Ái Quốc HN, 1991;17. Từ điển Xã hội học. Nguyễn Khắc Viện. NXB HN, 1995;18. Nhập môn Xã hội học. Bilton – Bonnett. NXB XH 199319. Đề cương bài giảng Xã hội học. Học viện Chính trị quốc gia – Phân viện TP. HCM;20. Tập bài giảng xã hội học – Dân số học. Trung tâm Xã hội học – Tin học. HN, 1995.

5. Hướng dẫn cách học - chi tiết cách đánh giá môn học Đánh giá trong quá trình học tập:

1. Dự lớp tối thiểu 80 % số tiết học.2. Thảo luận theo nhóm.3. Bản thu hoạch: tiểu luận.4. Thuyết trình: đại diện nhóm.

Đánh giá kết quả môn học:1. Kiểm tra giữa học phần (30%)2. Thi hết học phần (70%)

Thang điểm: 10 (theo tỷ lệ kiểm tra: 3 và thi hết học phần: 7)

Trang 97

Page 98: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

6. Dự kiến danh sách Cán bộ tham gia giảng dạy PGS.TS. Trần Thị Kim Xuyến - Đại học Bình Dương

7. Nội dung chi tiết7.1 PHẦN GIẢNG DẠY TRÊN LỚP: (số tiết 30t)

Tuần Nội dung Tài liệu

Ghi chú

1 Bài 1Định nghĩa giới – giới tính

- Khác biệt giữa giới và giống- Nguồn gốc của sự khác biệt giới: xã hội hoá ở các môi trường khác nhau (gia đình, trường học và một nhóm bạn cùng tuổi, sách và các phương tietiện thông tin đại chúng)vợ chồng.- Nhận xét lý thuyết của Goode.

1-14

HiểuNắm vững

2 Bài 2Các lý thuyết về bản sắc giới

- Freud và sự phát triển giới- Chodorow và sự phát triển giới- Gilligan và sự phát triển giới- Giới: một chủ đề bị bỏ quên trong xã hội học cho đến thời gian gần đây.+ Các nhà xã hội học nam giới bàn về vấn đề giới+ Những tiến bộ và hạn chế của họ- Phong trào và thuyết nữ quyền về vấn đề giới+ Lịch sử nữ quyền qua các giai đoạn khác nhau+ Cống hiến của các nhà nữ quyền vào quan điểm giới- Sự thống trị của nam giới trong các lĩnh vực khac nhau+ Trong công việc+ Trong việc nhà+ Bạo lực gia đình+ Sách nhiễu tình dục+ Hiếp dâm+ Mãi dâm

1-14

Vận dụngTổng hợp

3 Bài 3 1-

Trang 98

Page 99: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Tuần Nội dung Tài liệu

Ghi chú

Khái niệm bình đẳng giới và tình hình thực hiện nó

- Thế nào là bình đẳng giới- Tiến tới bình đẳng giới- Phụ nữ ở Đông Âu và Liên Xô- Phụ nữ ở Thuỵ Điển- Phụ nữ ở Anh và Mỹ

14

4 Bài 4Vai trò của giới trong phát triển xã hội

- Giới và cấu trúc xã hội (gia đình, giai cấp, cộng đồng…)- Giới trong sự phát triển xã hội- Giới và các phong trào xã hội- Giới và sự sai lệch chuẩn mực- Giới và văn hóa, kinh tế, khoa học, công nghệ, môi trường

5 Bài 5Vấn đề giới ở Việt Nam

- Thực chất của vấn đề giới ở Việt nam (tư tưởng phong kiến, chế độ thực dân – đế quốc và chế độ nam trị)- Quan điểm Mácxít về vấn đề giới- Những vấn đề giới trong thực tiễn hiện nay, trong bối cảnh đổi mới.

1-14

Nội dung kiểm tra giữa kỳ (Những gì đã học) 45 phútNội dung thi cuối kỳ (Những gì đã học) 90 phút

7.2PHẦN TIỂU LUẬN NGOẠI KHÓA, HV ĐI NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NGOÀI TRƯỜNG: TT Nội dung Số tiết Địa điểm TLTK

1 Tiểu luận 10 TPHCM

Thông tin liên hệ

Trang 99

Page 100: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

+ Khoa Xã hội học (Số 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, Phòng B106, số điện thoại: 083.8293828)+ Website: http://www.hcmussh.edu.vn

BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔN HỌC CB PHỤ TRÁCH LẬP ĐỀ CƯƠNG

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trang 100

Page 101: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

TRƯỜNG ĐH KHXH&NV Độc lập – Tự do – Hạnh phúcKhoa Xã hội học

---o0o--- ---o0o---

Khoa : XÃ HỘI HỌCBộ môn : CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌCChuyên ngành: XÃ HỘI HỌC

Tên môn học: Xã hội học phát triểnMã số môn họcSố tín chỉ: : 2 Tín chỉSố tiết: 30 - Tổng: 20 LT: BT: TH: ĐA: BTL/TL: 10- Đánh giá môn học: TT Phương pháp đánh giá Số lần Trọng số (%)

1 Bài tập

2 Kiểm tra giữa học kỳ 1 10

3 Thực hành, thí nghiệm

4 Tiểu luận, thuyết trình 1 20

5 Thi cuối học kỳ 1 70

Thang điểm đánh giá 10/10- Môn học tiên quyết : - MS: - Môn học trước : - MS:- Môn học song hành : - Môn học song hành MS: CH-08B- Ghi chú khác :

1. Mục tiêu của môn họcTrang bị cho hoïc vieân chuyên ngành Xã hội học những kiến thức cơ bản về sự phát triển trong lý thuyết xã hội học và thực hành. Các qui luật của sự vận động và biến đổi xã hội.

Giúp hoïc vieân biết cách ứng dụng những kiến lý thuyết vào thực tiễn nghiên cứu xã hội học

2. Nội dung tóm tắt môn học * Những tư tưởng xã hội tiêu biểu từ thời cổ đại đến nửa đầu thế kỷ IXX. * Các trường phái, các học thuyết xã hội học phaùt trieån của thế giới hiện đại .

Trang 101

Page 102: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

3. Các hiểu biết,các kỹ năng cần đạt được sau khi học môn họcTrang bị cho học viên hệ thống tri thức về xaõ hoäi hoïc phát triển

Học viên nắm được các trường phái, học thuyết Xã hội học, cũng như các phương pháp của môn học này đã diễn ra trong quá khứ.

4. Tài liệu tham khảo chính* Sách, giáo trình chính:1. Luận cương về Phoibách, K. Mác, NXB Chính trị quốc gia, H. 1993.2. Những cuộc bãi công và những liên minh của công nhân (trong Sự khốn cùng của triết học), K. Mác, NXB Chính trị quốc gia, H. 1991.3. Tuyên ngôn Đảng cộng sản, Mác – Anghen, NXB Chính trị quốc gia, H. 2000.4. Lao động làm thuê và tư bản, K. Mác, NXB Chính trị quốc gia, H. 2000.5. Lời nói đầu góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị, K. Mác, NXB Chính trị quốc gia, H. 1997.6. Phê phán cương lĩnh Gotha, K. Mác, NXB Chính trị quốc gia, H. 1993.7. Nguồn gốc gia đình, chế độ độ tư hữu và nhà nước, F. Anghen, NXB Chính trị quốc gia, H. 1995.8. Thế nào là những người bạn dân và họ đấu tranh chống những người xã hội dân chủ như thế nào, V. I. Lênin, NXB Chính trị quốc gia, H. 1993.9. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga, V. I. Lênin, NXB Chính trị quốc gia, H. 1992.10. Jan Knippers Black, Develoment in Theory and Practice, Westview Press, Boulder – San Francisco – Oxford, 1991.11. Jamers C. Scott, Seeing Like A State, Yale University Press New Haven and London, 1998.12. Roger Goodman, The East Asian Welfare Model, Routledge – London and New York, 1998.

5. Hướng dẫn cách học - chi tiết cách đánh giá môn học Đánh giá trong quá trình học tập:

1. Dự lớp tối thiểu 80 % số tiết học.2. Thảo luận theo nhóm.3. Bản thu hoạch: tiểu luận.4. Thuyết trình: đại diện nhóm.

Đánh giá kết quả môn học:1. Kiểm tra giữa học phần (30%)2. Thi hết học phần (70%)

Trang 102

Page 103: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Thang điểm: 10 (theo tỷ lệ kiểm tra: 3 và thi hết học phần: 7)

6.Dự kiến danh sách Cán bộ tham gia giảng dạy: TS. Phạm Đức Trọng - Khoa Xã hội học – ĐHKHXH&NV PGS. TS. Trần Thị Kim Xuyến - Mời giảng

7. Nội dung chi tiết 7.1.PHẦN GIẢNG DẠY TRÊN LỚP: (số tiết 30t)

Tuần Nội dung Tài liệu

Ghi chú

1 Bài 1PHÁC HỌA LÍ THUYẾT XÃ HỘI HỌC VỀ PHÁT TRIỂN

7. Điều kiện xã hội trong quá trình phát triển về lí thuyết xã hội học

II. Các lí thuyết về sự phát triển

1-12

HiểuNắm vững

2 Bài 2PHÁC HỌA LÍ THUYẾT XÃ HỘI HỌC HIỆN ĐẠI VỀ PHÁT TRIỂN

7. Lí thuyết xã hội học phát triển ở MĩII. Lí thuyết xã hội học trong những năm cuối thế kỉ XX về sự phát triểnIII. Thuyết chức năng – cấu trúcIV. Thuyết tân chức năngV. Thuyết xung đột

1-12

Vận dụngTổng hợp

3 Bài 3SỰ PHÁT TRIỂN TRONG LÍ THUYẾT TƯƠNG TÁC BIỂU TƯỢNG

7. Các nguồn gốc lịch sử chủ yếuII. Các ý tưởng của George Herbert MeadIII. Thuyết tương tác biểu tượng hiện đại – các nguyên tắc cơ bảnIV. Các phê phánV. Tương lai của thuyết tương tác biểu tượng

1-12

4 Bài 4 1-12

Trang 103

Page 104: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Tuần Nội dung Tài liệu

Ghi chú

PHƯƠNG PHÁP LUẬN THỰC HÀNH7. Định nghĩa phương pháp luận thực hành

II. Tính đa dạng của phương pháp luận thực hànhIII. Phép phân tích đối thoạiIV. Các nghiên cứu về các thể chếV. Các phê phán xã hội học truyền thốngVI. Tổng hợp và hòa hợp

5 Bài 5LÍ THUYẾT TRAO ĐỔI, LÍ THUYẾT MẠNG LƯỚI VÀ LÍ THUYẾT LỰA CHỌN HỢP LÍ

7. Lí thuyết trao đổiII. Lí thuyết mạng lướiIII. Lí thuyết lựa chọn hợp lí

1-12

6 Bài 6LÍ THUYẾT NỮ QUYỀN HIỆN ĐẠI

7. Các vấn đề lí thuyết cơ bảnII. Các lí thuyết xã hội học hiện đại về giớiIII. Các thể loại khác nhau của lí thuyết nữ quyền hiện đạiIV. Tương lai của sự phối hợp vi mô – vĩ mô

1-12

Nội dung kiểm tra giữa kỳ (Những gì đã học) 45 phútNội dung thi cuối kỳ (Những gì đã học) 90 phút

7.2.PHẦN TIỂU LUẬN NGOẠI KHÓA, HV ĐI NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NGOÀI TRƯỜNGTT Nội dung Số tiết Địa điểm TLTK

1 Tiểu luận 10 TPHCM

Trang 104

Page 105: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Thông tin liên hệ

+ Khoa Xã hội học (Số 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, Phòng B106, số điện thoại: 083.8293828)

+ Website: http://www.hcmussh.edu.vn

BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔN HỌC CB PHỤ TRÁCH LẬP ĐỀ CƯƠNG

Trang 105

Page 106: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐH KHXH&NV Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Khoa Xã hội học---o0o--- ---o0o---

Khoa : XÃ HỘI HỌCBộ môn : CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC(Chuyên ngành …………………………………………………..)

Tên môn học:Xã hội học kinh tế (Subject name:Economic Sociology)

Mã số MHSố tín chỉ : Tc (LT.BT&TH.TựHọc) 30Số tiết - Tổng: LT: 20 BT: 10 TH: ĐA: BTL/TL:

(Ghi chú rõ nếu có hình thức khác như TT ngoài trường, tham quan, ... các môn này có thể dùng đơn vị "buổi", "tuần" thay cho số tiết – đính kèm dự trù chi tiết định mức chi phí thực hành TN đặc biệt là khi đi thực tập bên ngoài để dễ dàng cho xét duyệt kinh phí sau này)

- Đánh giá MH: TT Phương pháp đánh giá Số lần Trọng số (%)

1 Bài tập 2

2 Kiểm tra giữa học kỳ 1

3 Thực hành, thí nghiệm 0

4 Tiểu luận, thuyết trình 0

5 Thi cuối học kỳ 1

Thang điểm đánh giá 10/10- Môn học tiên quyết : - Xã hội học đại cương MS: - Môn học trước : - MS:- Môn học song hành : - MS:- Ghi chú khác :

1.Mục tiêu của môn học

- Giúp người học nắm vững các kiến thức, cơ sở lý luận và phương pháp luận để hiểu, nhận thức, phân tích các hiện tượng của kinh tế từ góc độ xã hội học

- Trang bị cho học viên các công cụ tư duy cũng như các kỹ năng để đánh giá các chương trình và dự án kinh tế, phát triển kỹ năng làm việc nhóm, tư duy độc lập, tư duy phản biện

- Trau dồi tinh thần trách nhiệm, ý thức đạo đức,

Trang 106

Page 107: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

2.Nội dung tóm tắt môn học

Môn học xoay quanh các chủ đề: nhận diện được hướng tiếp cận xã hội học đối với chủ đề kinh tế; sự lựa chọn của con người trong bối cảnh cấu trúc, và vấn đề phát triển kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

3.Các hiểu biết,các kỹ năng cần đạt được sau khi học môn học- Kiến thức; Hiểu biết về các hướng tiếp cận về chủ đề kinh tế trong xã hội học. Tiêu chuẩn đánh giá: qua phần thi giữa kỳ và tiểu luận cuối khóa về các kiến thức này.

- Có được kinh nghiệm và kỹ năng làm việc nhóm, tư duy phản biện. Tiêu chuẩn đánh giá: Bài tập thực hành nhóm trong quá trình học và bài tiểu luận cuối khóa

4.Tài liệu tham khảo chính: (khoảng 3-5 tài liệu)[1] Các sách tham khảo chính1. Smelser, Neil J và Swedberg, Richard (chủ biên). 1994. The Handbook of Economic

Sociology. Princeton University Press. UK2. Lê Ngọc Hùng. 2009. Xã hội học kinh tế. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội3. Mauss, Marcel. 2011. Luận về biếu tặng. NXB Tri thức. Nguyễn Tùng dịch4. Lin, Nan. 2001. Social Capital: A theory of Social Structure and Action. Cambridge

University Press5. McMichael, Philip. 2004. Development and Social Change: A global Perspective. Third

edition. Pine Forge Press[2] Các tạp chí tham khảo chính1. Tạp chí xã hội học

5.Hướng dẫn cách học - chi tiết cách đánh giá môn họcCác khuyến cáo về trang bị phục vụ học tập, tài liệu tham khảo,…Các yêu cầu đặc biệt khác:.

Tham dự giờ giảng trên lớp + làm bài tập ... chấm điểm chuyên cần (vd: 10%) Về kiểm tra giữa kỳ (tuần kiểm tra, thời lượng….)(vd: 20%) Về thực hiện báo cáo tiểu luận/BT Lớn, phần thực hành : nhóm mấy người, thực hiện vào

khoảng tuần thứ mấy, trong bao lâu, nộp báo cáo,... cách thi, đánh giá (vd: 20%) Cách tổ chức thi cuối kỳ : (ví dụ 50%) - giới hạn nội dung (nếu có) hình thức thi, thời gian

thi Ghi chú về điều kiện cấm thi, cách tổng kết điểm (các phần tiên quyết – ví dụ: phải có nộp

báo cáo hay điểm thi tối thiểu phải đạt từ 4 trở lên mới tính là đạt cả MH)

6.Dự kiến danh sách Cán bộ tham gia giảng dạy

Trang 107

Page 108: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

TS. Vũ Quang Hà - Khoa Xã hội học – ĐH KHXH&NV TS. Ngô Phương Lan - Khoa Nhân học – ĐH KHXH&NV

7.Nội dung chi tiết 7.1.PHẦN GIẢNG DẠY TRÊN LỚP: (số tiết LT)

Tuần Nội dung Tài liệu Ghi chú1 Chương 1: NHẬN DIỆN XÃ HỘI HỌC KINH

TẾ1.1.Định nghĩa xã hội học kinh tế1.2 Mối quan hệ giữa xã hội học và kinh tế học1.3 Các truyền thống của xã hội học kinh tế1.4 Xã hội học kinh tế hiện nay

Các yêu cầu tự học đối với HV (1 giờ đọc tài liệu)

-Smeslser, Neil và Swedberg, Richard. 1994. The Sociological Perspective on the Economy. Trong giáo trình 1- Lê Ngọc Hùng.2009. Chương 1: Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của xã hội học kinh tế

Hiểu, nắm vững đặc trưng hướng tiếp cận xã hội học đối với kinh tế, đặc biệt trong mối quan hệ với ngành kinh tế học, đóng góp của các tên tuổi quan trọng

2,3 Chương 2: SỰ CHỌN LỰA DUY LÝ VÀ HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI1.Định nghĩa2. Các hình thức

• Giải thích tổng hợp (social choice)• Hành động tập thể (public choice)• Thuyết trò chơi, tình thế người tù (game

theory)3. Đánh giá4. Sự chọn lựa duy lý và hành động xã hội-Kinh tế đạo đức- Kinh tế chính trị

Các yêu cầu tự học đối với HV … (số giờ)

Popkin, Samuel. 1979. The Rational Peasant: the Political Economy of Rural Society in Vietnam.

CHƯƠNG 3: VỐN XÃ HỘI VÀ MẠNG LƯỚI XÃ HỘI1.Lịch sử lý thuyết về vốn- Lý thuyết cổ điển: Quan điểm của Marx- Thuyết tân-vốn (neo-capital theory): Vốn con người- Vốn văn hóa2. Vốn xã hội: Vốn có được qua quan hệ xã hội3. Nguồn lực, hệ thống thứ bậc, mạng lưới- Nguồn lực và phân bổ xã hội- Cấu trúc xã hội

Lin, Nan. 2001. Social Capital: A theory of Social

Structure and Action. Cambridge

University Press

Trang 108

Page 109: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Tuần Nội dung Tài liệu Ghi chú- Cấu trúc thứ bậc- mạng lưới và vốn xã hội4. Bất bình đẳng về vốn xã hội- Tuyển dụng và vốn xã hội- Vốn xã hội và vốn con người5. Vốn xã hội và sự xuất hiện của cấu trúc xã hội: sự chọn lựa duy lý- Nguyên tắc: Tối đa hóa cái được và giảm thiểu hóa cái mất- Tinh thần tập thể và vốn tập thể- Khế ước xã hội6. Danh tiếng và Vốn xã hội: nền tảng duy lý cho trao đổi xã hội- trao đổi: các yếu tố xã hội và kinh tế- danh tiếng: vốn cá nhân và vốn xã hội

CHƯƠNG 4: PHÁT TRIỂN VÀ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI: BỐI CẢNH TOÀN CẦU

1.Phát triển và toàn cầu hóa- Thị trường toàn cầu- Mạng lưới toàn cầu- Mạng xã hội của thị trường toàn cầu- Biến đổi xã hội trong thị trường toàn cầu- Phát triển, toàn cầu hóa2. Các dự án phát triển- Chủ nghĩa thực dân- Giải chủ nghĩa thực dân, phát triển và sự xuất hiện thế giới thứ ba- Thành tố của dự án phát triển3. Phát triển quốc gia và toàn cầu hóa- Phát triển phân hướng- Công nghiệp hóa thế giới thứ ba- Hệ thống sản xuất toàn cầu- Sự suy thoái của thế giới thứ ba: chính trị, nợ, tham nhũng- Thành công về kinh tế, thất bại về xã hội?4. Phát triển toàn cầu và các phong trào phản kháng- trào lưu chính thống (fundamentalism)- trào lưu môi trường (environmentalism)- Vị nữ (Feminism)- Quyền tối thượng thực phẩm (Food

. McMichael, Philip. 2004. Development and Social Change:

A global Perspective. Third edition. Pine Forge

Press

Trang 109

Page 110: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Tuần Nội dung Tài liệu Ghi chúsovereignty)

** Nội dung báo cáo tiểu luận/thực hànhYêu cầu đối với HV… (ước tính số giờ HV tự làm việc)

** Nội dung giới hạn cho kiểm tra giữa kỳ (tập trung)(ước tính số giờ SV cần để chuẩn bị kiểm tra)

** Nội dung thi cuối kỳ (tập trung)(ước tính số giờ SV cần để chuẩn bị cho kỳ thi)

7.2.PHẦN GIẢNG DẠY THỰC HÀNH, THÍ NGHIỆM TẠI PTN, PMT: (số tiết TH)

TT Bài TH, TN Số tiết PTN, PMT TLTK

Ước tính số giờ HV tự làm việc:

7.3.PHẦN BÀI TẬP, TIỂU LUẬN NGOẠI KHÓA,HV ĐI NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NGOÀI TRƯỜNG: (số tiết TL)

TT Nội dung Số tiết Địa điểm TLTK

1

Ước tính số giờ HV tự làm việc:

Ghi chú: Đề cương có phần ước tính số giờ tự học – theo cấu trúc nêu ở phần đầu

Thông tin liên hệ+ Khoa … (Ghi địa chỉ, điện thoại – văn phòng khoa hoặc giáo vụ khoa)+ Bộ môn … (Ghi địa chỉ, điện thoại và tên người liên hệ về môn học này)+ Trang WEB môn học: http:// ... (hoặc ghi "có trên server e-learning")

BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔN HỌC CB PHỤ TRÁCH LẬP ĐỀ CƯƠNG

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐH KHXH&NV Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trang 110

Page 111: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Khoa Xã hội học---o0o--- ---o0o---

Khoa : XÃ HỘI HỌCBộ môn : CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌCChuyên ngành: XÃ HỘI HỌC

Tên môn học: Xã hội học văn hóaMã số môn họcSố tín chỉ: : 2 Tín chỉSố tiết: 30 - Tổng: 20 LT: BT: TH: ĐA: BTL/TL: 10- Đánh giá môn học: TT Phương pháp đánh giá Số lần Trọng số (%)

1 Bài tập

2 Kiểm tra giữa học kỳ 1 10

3 Thực hành, thí nghiệm

4 Tiểu luận, thuyết trình 1 20

5 Thi cuối học kỳ 1 70

Thang điểm đánh giá 10/10- Môn học tiên quyết : - MS: - Môn học trước : - MS:- Môn học song hành : - Môn học song hành MS:CH-06C- Ghi chú khác :

1. Mục tiêu của môn họcGiúp học viên hiểu đối tượng của xã hội học văn hóa là nghiên cứu sự phát triển, tiếp

biến của văn hóa trong một không gian, thời gian, một thực trạng. Diễn biến của những định hướng giá trị đối với các tác phẩm văn hóa, khuôn mẫu văn hóa và thể chế văn hóa hiện diện trong xã hội đương đại. Khi nghiên cứu cần xác định: không gian, thời gian, nhóm xã hội, các vùng văn hóa…

2. Nội dung tóm tắt môn học * Những tư tưởng xã hội tiêu biểu từ thời cổ đại đến nửa đầu thế kỷ IXX. * Các trường phái, các học thuyết xã hội học phaùt trieån của thế giới hiện đại .

3. Các hiểu biết,các kỹ năng cần đạt được sau khi học môn họcTrang bị cho học viên hệ thống tri thức về xaõ hoäi hoïc văn hóa

Trang 111

Page 112: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Học viên nắm được các trường phái, học thuyết Xã hội học, cũng như các phương pháp của môn học này đã diễn ra trong quá khứ.

4. Tài liệu tham khảo chính* Sách, giáo trình chính:1. Mac – Anghen toàn tập. NXB Chính trị quốc gia, HN, 1993;2. Xã hội học đại cương. NXB Chính trị quốc gia, HN 1997;3. Những cơ sở nghiên cứu Xã hội học. VHLKH Liên Xô. NXB, Tiến bộ, 1988;4. Nghiên cứu Xã hội học thực nghiệm. Mikhailốp. NXB Matxcơva, 1975;5. Nhập môn Xã hội học. Trần Hữu Quang 1993;6. Đề cương bài giảng Xã hội học. GS Đỗ Thái Đồng;7. Đề cương bài giảng Xã hội học. Học viện chính trị quốc gia - Phân viện TPHCM;8. Xã hội học đại cương. Phạm Tất Dong – Nguyễn Sinh Huy – Đỗ Nguyên Phương. HN, 1995;9. Khảo sát Xã hội học về phân tầng xã hội. NXB KHXH HN, 1995; 10. Tìm hiểu môn Xã hội học Đô thị. Trịnh Duy Luân. NXB KHXH, HN, 1996;11. Xã hội học. Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng. NXB ĐHQG HN 1997;12. Đề cương bài giảng. Học viện Nguyễn Ái Quốc HN, 1991;13. Từ điển Xã hội học. Nguyễn Khắc Viện. NXB HN, 1995;14. Nhập môn Xã hội học. Bilton – Bonnett. NXB XH 1993;15. Đề cương bài giảng Xã hội học. Học viện Chính trị quốc gia – Phân viện TP. HCM;16. Tập bài giảng xã hội học – Dân số học. Trung tâm Xã hội học – Tin học. HN, 1995.

5. Hướng dẫn cách học - chi tiết cách đánh giá môn học Đánh giá trong quá trình học tập:

1. Dự lớp tối thiểu 80 % số tiết học.2. Thảo luận theo nhóm.3. Bản thu hoạch: tiểu luận.4. Thuyết trình: đại diện nhóm.

Đánh giá kết quả môn học:1. Kiểm tra giữa học phần (30%)2. Thi hết học phần (70%)

Thang điểm: 10 (theo tỷ lệ kiểm tra: 3 và thi hết học phần: 7)

6. Dự kiến danh sách Cán bộ tham gia giảng dạy

Trang 112

Page 113: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

TS. Ngô Phương Lan - ĐH KHXH&NV TS Mai Văn Hai - Mời giảng

7. Nội dung chi tiết 7.1.PHẦN GIẢNG DẠY TRÊN LỚP: (số tiết 30t)

Tuần Nội dung Tài liệu

Ghi chú

1 Bài IVĂN HÓA LÀ SẢN PHẨM CỦA CON NGƯỜIĐịnh nghĩa và những vấn đề xung quanh định nghĩa văn hóaSự xuất hiện khái niệm văn hóaĐịnh nghĩa văn hóa theo hướng tiếp cận xã hội họcCác thành tố của văn hóaVăn hóa phi vật thể (vô thể)Văn hóa vật thể (hữu thể )Các biểu tượng văn hóa.II. Văn hóa và một số khái niệm có liên quanVăn hóa với văn minh.Văn hóa với tự nhiênvăn hóa với khoa học kỹ thuật.Văn hóa với kinh tế và phát triển:III. Tính xã hội của văn hóaMối tương quan giữa văn hóa và xã hộiVăn hóa là sản phảm của con ngườiÝ thưc xã hội và xã hộiTính tương đối của văn hóa.IV. Các dấu hiệu của văn hóaĐặc tính của văn hóaTính kế thừa của văn hóaCác cơ sở của việc lĩnh hội văn hóa.V. Các phân loại văn hóa1.Văn hóa chung2. Tiểu văn hóa3. Phản văn hóa.VI. Các khuynh hướng văn hóaBiến đổi văn hóaĐa văn hóaGiao lưu, hội nhập văn hóaHợp nhất văn hóaĐồng hóa văn hóaBiệt lập văn hóa và kì thị văn hóa.VII. Một số lí thuyết lí giải sự khác biệt văn hóa

1-16

HiểuNắm vững

Trang 113

Page 114: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Tuần Nội dung Tài liệu

Ghi chú

Lí thuyết hệ thốngCác lí thuyết sinh họcCác lí thuyết địa lýCác lí thuyết sinh thái.

2 Bài IINHỮNG GIÁ TRỊ XÃ HỘI

Các giá trị xã hội là hạt nhân của một nền văn hóaĐịnh nghĩa giá trị xã hộiGiá trị xã hội là hạt nhân của một nền văn hóaVấn đề bản sắc văn hóa.Các chuẩn mực văn hóa và sự điều tiết của xã hộiCác chuẩn mực văn hóaSự điều tiết của xã hộiSự lệch lạc xã hội.

Vận dụngTổng hợp

3 Bài IIIQUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA

Một số lí thuyết về sự phát triển văn hóaThuyết phân tâm học (Sigmund Freud)Thuyết tương tác biểu tượng về sự hình thành nhân cách (George Mead)II. Quá trình xã hội hóa cá nhân1. Môi trường xã hội hóa với việc xã hội hóa2. Đặc điểm của xã hội hóa3. Định nghĩa xã hội hóa4. Nội dung và các thiết chế tương ứngvới các giai đọan xã hội hóa.

1-16

4 Bài IVCÁC HƯỚNG TIẾP CẬN XÃ HỘI HỌC VĂN HÓA

Nội dung nghiên cứu xã hội học văn hóaQuan niệm về nhu cầu văn hóaCơ cấu nội dung nghiên cứu xã hội học về nhu cầu văn hóaĐối tượng công chúng và những tiêu chí cần đặt ra để nghiên cứu xã hội học về nhu cầu văn hóa.Nội dung nghiên cứu xã hội học văn hóa về quan niệm phong hóaĐịnh nghĩa và những vấn đề xung quanh định nghĩa phong hóa

Trang 114

Page 115: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

Tuần Nội dung Tài liệu

Ghi chú

Giới thiệu một số khuôn mẫu văn hóa phổ biến trong phong tục kỷ niệm chuyển hóa đời ngườiĐối tượng và các tiêu chí đặt ra để nghiên cứu xã hội học về các phong tụcMột số khuôn mẫu văn hóa trong phong tục lễ tết và lễ hội truyền thống dân tộc Việt Nam.Cơ cấu và nội dung nghiên cứu xã hội họcĐịnh nghĩa văn hóa gia đìnhĐối tượng và tiêu chí cần đặt ra.Một số hướng tiếp cận khácNghiên cứu sự biến đổi văn hóa dưới tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóaVăn hóa nông thônVăn hóa và lối sốngNghiên cứu thời gian nhàn rỗi.

V. Khái quát phương pháp tiến hành một công trình nghiên cứu xã hội họcXác định đề tài nghiên cứuKhái quát các phương pháp thu thập thông tin.Nội dung kiểm tra giữa kỳ (Những gì đã học) 45 phútNội dung thi cuối kỳ (Những gì đã học) 90 phút

7.2.PHẦN TIỂU LUẬN NGOẠI KHÓA, HV ĐI NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NGOÀI TRƯỜNG

TT Nội dung Số tiết Địa điểm TLTK1 Tiểu luận 10 10

Thông tin liên hệ

+ Khoa Xã hội học (Số 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, Phòng B106, số điện thoại: 083.8293828)

BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔN HỌC CB PHỤ TRÁCH LẬP ĐỀ CƯƠNG

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trang 115

Page 116: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

TRƯỜNG ĐH KHXH&NV Độc lập – Tự do – Hạnh phúcKhoa Xã hội học

---o0o--- ---o0o---

DANH SÁCH GIẢNG VIÊN THAM GIA ĐÀO TẠO VÀ HƯỚNG DẪN CAO HỌC

STT HỌ VÀ TÊN TÊN CHỨC

DANH ĐƠN VỊ CÔNG TÁC MÔN HỌC

1 Bùi Thế Cường GS. TS Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ  

2 Vũ Quang Hà TS Khoa Xã hội học - ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP HCM  

3 Nguyễn T Vân Hạnh TS Khoa Xã hội học - ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP HCM  

4 Trương Thị Thu Hằng TS Khoa Nhân học - ĐH

KHXH&NV - ĐHQG TP HCM  

5 Lê Thị Hoa PGS.TS Bộ môn Tâm lý học - ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP HCM  

6 Nguyễn Minh Hòa PGS.TS Khoa Đô thị - ĐH KHXH&NV TP HCM- ĐHQG TP HCM  

7 Nguyễn Ánh Hồng TS Khoa Giáo dục học - ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP HCM  

8 Văn Thị Ngọc Lan TS Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ  

9 Ngô Thị Phương Lan TS Khoa Nhân học - ĐH

KHXH&NV - ĐHQG TP HCM  

10 Ngô Văn Lệ PGS.TS Khoa Nhân học - ĐH KHXH&NV- ĐHQG TP HCM  

11 Lê Thị Mai TS Đại học Tôn Đức Thắng  

12 Đỗ Hạnh Nga TS Khoa CTXH - ĐH KHXH&NV- ĐHQG TP HCM  

13 Nguyễn Xuân Nghĩa TS Khoa CTXH - ĐH Mở TPHCM  

14 Trần Phi Phượng TS Khoa CTXH - ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP HCM  

15 Trần Hữu Quang TS Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ  

Trang 116

Page 117: chương trình đào tạo thạc sĩ

Chương trình đào tạo cao học Xã hội học - 2014

STT HỌ VÀ TÊN TÊN CHỨC

DANH ĐƠN VỊ CÔNG TÁC MÔN HỌC

16 Lê Thanh Sang PGS.TS Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ  

17 Nguyễn Văn Tiệp PGS.TS Khoa Nhân học - ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP HCM  

18 Nguyễn Anh Tuấn TS Sở quy hoạch và kiến trúc TPHCM  

19 Lê Hải Thanh TS Bộ môn CTXH - ĐH KHXH&NV- ĐHQG TP HCM  

20 Nguyễn Minh Thắng TS ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội  

21 Lê Thị Kim Thoa TS Khoa Địa Lý - ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP HCM  

22 Nguyễn Văn Thủ PGS.TS Học viện hành chính quốc gia TPHCM  

23 PTôn Nữ Quỳnh Trân PGS.TS Trung tâm nghiên cứu Đô thị và

Phát triển  

24 Phạm Gia Trân TS Khoa Địa Lý - ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP HCM  

25 Phạm Đức Trọng TS Khoa Xã hội học - ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP HCM  

26 Nguyễn Thị Hồng Xoan TS Khoa Xã hội học - ĐH

KHXH&NV - ĐHQG TP HCM  

27 Trần Thị Kim Xuyến PGS.TS Đại học Bình dương  

TRƯỞNG KHOA XÃ HỘI HỌC

TS. Nguyễn Thị Hồng Xoan

Trang 117