chương trình đào tạo thạc sĩ luật hành chính - hiến pháp

140
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NGÀNH: LUẬT HỌC CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH MÃ SỐ:60 38 01 02

Upload: vobao

Post on 28-Jan-2017

235 views

Category:

Documents


10 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA LUẬT

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

NGÀNH: LUẬT HỌCCHUYÊN NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

MÃ SỐ:60 38 01 02

Page 2: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Hà Nội - 2014

2

Page 3: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA LUẬT

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

NGÀNH: LUẬT HỌCCHUYÊN NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

MÃ SỐ: 60 38 01 02

Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính được ban hành theo Quyết định số……../QĐ-ĐHQGHN, ngày…..tháng……năm 2014 của Giám đốc ĐHQG Hà Nội.

Trưởng Ban Đào tạo

Nguyễn Đình Đức

Page 4: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

MỤC LỤC

Nội dung TrangPHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 1

1. Một số thông tin về chuyên ngành đào tạo 12. Mục tiêu của chương trình đào tạo 13. Thông tin tuyển sinh 2

PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 41. Về kiến thức 42. Về kỹ năng 43. Về năng lực 54. Về phẩm chất đạo đức 6

PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 71. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo 72. Khung chương trình đào tạo 83. Danh mục tài liệu tham khảo 124. Đội ngũ cán bộ giảng dạy 525. Hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo 616. So sánh chương trình đào tạo đã xây dựng với chương trình đào tạo

tiên tiến của nước ngoài (đã sử dụng để xây dựng chương trình)61

7. Tóm tắt nội dung các học phần 70

Page 5: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

PHẦN I

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Một số thông tin về chuyên ngành đào tạo

1.1. Tên chuyên ngành

+ Tiếng Việt: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

+ Tiếng Anh: Constitutional Law and Administrative Law

1.2. Mã số chuyên ngành: 60 38 01 02

1.3. Tên ngành:

+ Tiếng Việt: Luật học

+ Tiếng Anh: Laws

1.4. Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

1.5. Tên văn bằng sau tốt nghiệp

+ Tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Luật học

+ Tiếng Anh: The Degree of Master in Laws.

1.6. Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Khoa Luật ĐHQGHN.

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

Chương trình thạc sĩ luật học chuyên ngành Luật hiến pháp và Luật hành chính

có mục tiêu chung là cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, toàn diện và

chuyên sâu về các vấn đề lý luận, pháp luật và thực tiễn về luật hiến pháp, luật hành

chính ở các cấp độ quốc gia, khu vực, quốc tế, đặc biệt là ở Việt Nam. Thông qua

chương trình, học viên được trang bị những kiến thức toàn diện, ở trình độ nâng cao về

luật hiến pháp, luật hành chính và ngoại ngữ chuyên ngành. Ngoài ra, học viên có khả

năng phân tích, đánh giá và giải quyết các công việc có liên quan trực tiếp và gián tiếp

đến các vấn đề của luật hiến pháp, luật hành chính khi làm việc cho cơ quan nhà nước,

doanh nghiệp, tổ chức (tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị - xã

hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế) cũng như có khả năng làm các công

việc giảng dạy, nghiên cứu về những lĩnh vực này khi làm việc cho các cơ sở đào tạo,

nghiên cứu chuyên ngành.

1

Page 6: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

3. Thông tin tuyển sinh

3.1. Hình thức tuyển sinh:

- Thi tuyển với các môn sau:

+ Môn thi cơ bản: Triết học Mác Lê-nin

+ Môn thi cơ sở: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật

+ Môn ngoại ngữ: Theo quy định của ĐHQG Hà Nội

3.2. Đối tượng tuyển sinh:

- Có lý lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng (hoặc phù hợp) với chuyên ngành

đăng ký dự thi; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành gần với ngành có

chuyên ngành đăng ký dự thi, đã học bổ túc kiến thức để có trình độ tương đương với

bằng tốt nghiệp đại học ngành có chuyên ngành dự thi;

- Có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp

với chuyên ngành đăng ký dự thi (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại

học đến ngày dự thi), trừ người có bằng tốt nghiệp đại học đạt loại khá trở lên, ngành

đúng (hoặc phù hợp) với chuyên ngành đăng ký dự thi.

- Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ và

lệ phí dự thi theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và của Khoa Luật.

3.3. Danh mục các ngành phù hợp, ngành gần:

- Danh mục các ngành phù hợp (không cần bổ sung kiến thức): Luật Kinh

doanh (mã ngành 52380109 của Khoa Luật ĐHQGHN); Luật quốc tế (mã ngành

D380108 của Học viện Ngoại giao, Trường Đại học Kinh tế - Luật); Luật Kinh tế (mã

ngành D380107 của Trường Đại học Thương mại, Viện Đại học Mở Hà Nội, Trường

Đại học Kinh tế- Luật, Trường Đại học Kinh tế).

- Danh mục các ngành gần (phải bổ sung kiến thức theo mục 3.4): Luật

Quốc tế (mã ngành D370108 của Viện Đại học Mở Hà Nội); Điều tra trinh sát (mã

ngành D860102 của Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân,

Trường Đại học Cảnh sát nhân dân); Điều tra hình sự (mã ngành D860104 của Học

viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân, Trường Đại học Cảnh sát nhân

dân); Quản lý nhà nước (mã ngành D310205 của Học viện Hành chính, Học viện

Chính sách và phát triển).

2

Page 7: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

3.4. Danh mục các môn học bổ sung kiến thức:

- Luật Hiến pháp, mã số CAL2001, 4 tín chỉ.

- Luật Hiến pháp nước ngoài, mã số CAL 3006, 2 tín chỉ.

- Luật hành chính, mã số CAL 2002, 4 tín chỉ.

- Luật tố tụng hành chính, mã số CAL 3004, 2 tín chỉ.

(Nội dung chi tiết xem Khung chương trình đào tạo hệ chính quy ngành Luật

học, mã ngành 505, Khoa Luật ĐHQG Hà Nội, 2011).

3

Page 8: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

PHẦN II 

CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Về kiến thức

1.1. Khối kiến thức chung

Người học hiểu rõ và biết vận dụng thế giới quan, phương pháp luận triết học

Mác – Lê nin trong công việc chuyên môn.

Người học có kiến thức cơ bản về ngoại ngữ (tiếng Anh), sử dụng được (viết,

nghe, nói, đọc) trong học tập, nghiên cứu và hoạt động nghề nghiệp.

1.2. Khối kiến thức nhóm chuyên ngành

Người học nắm vững kiến thức chuyên sâu về ngoại ngữ học thuật, có thể đọc,

dịch tài liệu chuyên ngành, viết và trình bày tham luận với vốn thuật ngữ chuyên

ngành chuẩn xác.

Người học biết áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học phổ thông và

chuyên ngành trong học tập, nghiên cứu tài liệu, viết và bảo vệ luận văn tốt nghiệp

cũng như trong các hoạt động chuyên môn sau khi kết thúc khóa học.

1.3. Khối kiến thức chuyên ngành

Người học nắm vững những kiến thức lý luận và thực tiễn chuyên sâu về Luật

hiến pháp và Luật hành chính trên thế giới và Việt Nam.

Người học có khả năng vận dụng những kiến thức lý luận chuyên sâu nêu trên

trong hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp sau khi kết thúc khóa học.

2. Về kỹ năng

2.1. Kỹ năng cứng

- Có các kỹ năng nghiên cứu khoa học: Phát hiện vấn đề nghiên cứu; tổ chức

nghiên cứu độc lập, sáng tạo; đánh giá, phản biện, tiếp nhận và ứng dụng các kết quả

nghiên cứu trong lĩnh vực luật hiến pháp và luật hành chính;

- Nhận thức, phân tích, đánh giá đúng các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực cụ thể

của luật hiến pháp và luật hành chính;

- Kỹ năng nghiên cứu, phân tích các quy phạm pháp luật, lựa chọn và áp dụng

đúng các quy định của luật hiến pháp và luật hành chính để giải quyết những vấn đề

phát sinh trong thực tiễn tổ chức và quản lý nhà nước;

- Tự cập nhật các kiến thức mới và thực tiễn áp dụng luật hiến pháp và luật hành chính;4

Page 9: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

- Có kỹ năng tư vấn pháp luật hoặc giải quyết vụ việc có liên quan đến luật hiến

pháp và luật hành chính một cách độc lập;

- Sử dụng ngoại ngữ để tiếp cận tài liệu nước ngoài về luật hiến pháp và luật

hành chính; có đủ khả năng ngoại ngữ để làm việc trực tiếp với người nước ngoài (có

chứng chỉ B1);

2.2. Kỹ năng mềm

- Có kỹ năng truyền đạt thông tin, biết trình bày kết quả nghiên cứu trong các

diễn đàn khoa học, kỹ năng viết báo cáo khoa học trong lĩnh vực luật hiến pháp và luật

hành chính;

- Có kỹ năng viết và trình bày các vấn đề khoa học trong lĩnh vực luật hiến pháp

và luật hành chính;

- Có khả năng làm việc độc lập, giải quyết công việc với tư duy lôgíc và sáng

tạo; đề xuất các vấn đề liên quan đến luật hiến pháp và luật hành chính giúp cho Chính

phủ, Quốc hội;

- Có kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, trình bày và truyền thông;

- Có khả năng tra cứu thông tin, nghiên cứu, cập nhật kiến thức pháp luật, thích

ứng với sự thay đổi của luật hiến pháp và luật hành chính;

- Có kỹ năng đàm phán, tư vấn pháp luật trong lĩnh vực luật hiến pháp và luật

hành chính.

3. Về năng lực

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ Luật học chuyên ngành Luật

Hiến pháp và Luật Hành chính, học viên có thể sử dụng các kiến thức và kỹ năng được

đào tạo để tham gia và đảm nhiệm ở nhiều cương vị công tác khác nhau như:

- Nhóm 1: Công tác tại các cơ quan bảo vệ pháp luật như: Tòa án, Viện kiểm

sát, Cơ quan thi hành án; Công tác tại các cơ quan nhà nước, bao gồm các cơ quan

đảng và tổ chức chính trị-xã hội; Công tác tại các cơ quan chính quyền các cấp, gồm

các cơ quan nhà nước trung ương và địa phương như Chính phủ, các Bộ, Ủy ban nhân

dân các cấp, Văn phòng Quốc hội.

- Nhóm 2: Công tác giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu hoặc đào

tạo về pháp luật, hành chính-chính trị (các trung tâm, viện nghiên cứu về pháp luật,

hành chính-chính trị; các trường đại học, cao đẳng (chuyên hoặc không chuyên luật)).

5

Page 10: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

- Nhóm 3: Làm việc cho các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như luật

sư, tư vấn viên trong các doanh nghiệp, văn phòng luật, văn phòng công chứng trong

và ngoài nước; chuyên viên pháp chế trong các cơ quan nhà nước, tư vấn viên trong

các công ty, doanh nghiệp có yêu cầu sử dụng nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh

vực pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.

- Nhóm 4: Làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ hoặc các tổ

chức quốc tế.

4. Về phẩm chất đạo đức:

a. Phẩm chất đạo đức cá nhân:

Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan.

b. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp:

- Có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp cần thiết của một luật gia.

- Yêu nghề và có ý thức tích cực, trách nhiệm với công việc.

- Trọng chữ tín, có thái độ chuyên nghiệp trong công việc, tôn trọng đồng nghiệp,

khách hàng.

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và thân thiện với các đồng nghiệp và tổ chức.

- Có ý thức tự học hỏi trau dồi, nâng cao năng lực, nghiệp vụ.

- Chủ động, tự tin, mạnh dạn bày tỏ quan điểm và biết lắng nghe.

c. Phẩm chất đạo đức xã hội:

- Có ý thức bảo vệ lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội góp phần xây dựng xã hội

công bằng, dân chủ và văn minh.

- Có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật.

- Đấu tranh với những sai phạm, vi phạm pháp luật.

6

Page 11: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

PHẦN III

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO1. TÓM TẮT YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 51, trong đó:

- Khối kiến thức chung (bắt buộc): 8 tín chỉ

- Khối kiến thức nhóm chuyên ngành: 5 tín chỉ, bao gồm:

+ Bắt buộc: 3 tín chỉ

+ Tự chọn: 2/4 tín chỉ

- Khối kiến thức chuyên ngành: 24 tín chỉ, bao gồm:

+ Bắt buộc: 16 tín chỉ

+ Tự chọn: 08/24 tín chỉ

- Luận văn thạc sĩ: 14 tín chỉ

7

Page 12: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:

Số

TT

Mã học

phần

Học phần Số tín

chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số

các học

phần

tiên

quyết

thuyết

Thực

hành

Tự

học

I. Khối kiến thức chung trong Đại học

Quốc gia Hà Nội

08

1 PHI5001 Triết học (Philosophy) 04

2ENG5001

Tiếng Anh cơ bản (General

English)04

II. Khối kiến thức nhóm chuyên ngành

II.1 Các học phần bắt buộc 03

3ENG6001

Tiếng Anh học thuật

(Academic English)03

II. 2 Các học phần lựa chọn 02/04

4

ASL6011

Phương pháp nghiên cứu

khoa học pháp lý (Legal

research methods)

02 16 6 8

5

ASL6012

Phương pháp giảng dạy môn

luật bậc đại học (Legal

teaching methods in

university)

02 16 6 8

III. Khối kiến thức chuyên ngành Luật

Hiến pháp – Luật Hành chính

III.1 Các học phần bắt buộc 16

6 ASL6013 Lý thuyết về Hiến pháp và

tổ chức quyền lực nhà

nước (Theory of

Constitution and State

2 24 0 6

8

Page 13: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Power Organization)

7 ASL6014 Lý thuyết về quản lý nhà

nước

Theory of State

Management

2 24 0 6 ASL6013

8 ASL6015 Tổ chức và thực hiện

quyền lực lập pháp

Legislative Organization

and Implementation

2 24 0 6 ASL6013

ASL6014

9 ASL6016 Tổ chức và thực hiện

quyền lực hành pháp

Executive Organization

and Implementation

2 24 0 6 ASL6013

ASL6014

10 ASL6017 Tổ chức và thực hiện

quyền lực tư pháp

Judicial Organization and

Implementation

2 24 0 6 ASL6013

ASL6014

11 ASL6018 Quyền con người, quyền

công dân

Human Rights, Citizen’s

Rights

2 24 0 6 ASL6013

ASL6014

12 ASL6019 Chế độ bảo hiến

Mechanism of Judicial

Review

2 24 0 6 ASL6013

ASL6014

13 ASL6020 Tài phán hành chính

Administrative

Jurisdiction

2 24 0 6 ASL6013

ASL6014

III.2. Các học phần lựa chọn 8/24

14 ASL6021 Chính trị học

Political science

2 24 0 6 ASL6013

ASL6014

15 ASL6022 Luật hành chính so sánh

Comparative

2 24 0 6 ASL6013

ASL6014

9

Page 14: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Administrative Law

16 ASL6023 Luật hiến pháp so sánh

Comparative

Constitutional Law

2 24 0 6 ASL6013

ASL6014

17 ASL6024 Hành chính công

Public Administration

2 24 0 6 ASL6013

ASL6014

18 ASL6025 Các thiết chế hiến định

hiện đại

Modern Constitutional

Institutions

2 24 0 6 ASL6013

ASL6014

19 ASL6026 Chính quyền địa phương

Local Authorities

2 24 0 6 ASL6013

ASL6014

20 ASL6027 Dân chủ và bầu cử

Democracy and Election

2 24 0 6 ASL6013

ASL6014

21 ASL6028 Chế độ công vụ và dịch vụ

công

Public Power and Public

Service

2 24 0 6 ASL6013

ASL6014

22 ASL6029 Quản trị tốt và phòng,

chống tham nhũng

Good Governance and

Anti-Corruption

2 24 0 6 ASL6013

ASL6014

23 ASL6030 Phân tích chính sách và

xây dựng luật

Policy Analysis and Law

Making

2 24 0 6 ASL6013

ASL6014

24 ASL6031 Hợp đồng hành chính và

hợp tác công tư

Administrative Contract

and Public-Private

Partnership

2 24 0 6 ASL6013

ASL6014

25 ASL6032 Trách nhiệm hành chính 2 24 0 6 ASL601310

Page 15: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

và cưỡng chế hành chính

Administrative Liability

and Administrative

Coercion

ASL6014

IV Luận văn 14

Tổng cộng 51

11

Page 16: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

3. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

(1) (2) (3)

1PHI5001

Triết học

(Philosophy) Theo chương trình của Đại học KHXHNV ĐHQG Hà Nội

2 ENG500

1

Tiếng Anh cơ bản

(General English) Theo chương trình của Đại học Ngoại ngữ ĐHQG Hà Nội

3ENG600

1

Tiếng Anh học

thuật (Academic

English)

Theo chương trình của Đại học Ngoại ngữ ĐHQG Hà Nội

4 ASL6011 Phương pháp

nghiên cứu khoa

học pháp lý (Legal

research methods)

Tài liệu bắt buộc:

1. Vũ Cao Đàm, Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB KHKT, 2005.

2. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, Phương pháp nghiên cứu xã hội học, NXB

ĐHQGHN, in lần thức 2, 2003.

3. Phương Kỳ Sơn (2001). Phương pháp nghiên cứu khoa học. NXB CTQG, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Đăng Bình (2004). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

(tài liệu dành cho các lớp cao học, thạc sĩ). Đại học Thái Nguyên.

12

Page 17: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo thêm:

1. L. Therese Baker, thực hành nghiên cứu xã hội, NXB CTQG, Hà Nội, 1998.

2. John W. Creswel, Research Design: Qualtative, Quantitative, and mixed methods,

Sage publication, second edition, 2003.

3. Helmut Kromrey, Nghiên cứu xã hội thực nghiệm, NXB Thế Giới, 1999.

4. Khoa Luật ĐHQG Hà Nội (2012). Giảng dạy và nghiên cứu luật hành chính ở các cơ

sở đào tạo luật của Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo.

5. Kete L. Turabian (1996). A Manual for Writers of Term Papers, Theses, and

Dissertations. the University of Chicago Press.

6. Lynn P Nygaard (2011), Writing for Scholars, Faculty of Medicine, University of

Oslo, Norway

7. Laurel Currie Oates (2006). The Legal Writing Handbook: Analysis, Research &

Writing. Fourth Edition, Aspen Publishers; 4th edition.

8. Carol M. Bast (2012). Foundations of Legal Research and Writing. Cengage

Learning; 5 edition.

9. William Putman (2009), Legal Research, Analysis and Writing, Cengage Learning.

13

Page 18: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

10. Michael J. Iosipescu and Philip Whitehead (2012). Legal Writing and Research

Manual. 7th Edition, LexisNexis Canada.

11. John Gerring (2007). Case study esearch. Principles and Practices. Cambridge

University Press.

5 ASL6012 Phương pháp

giảng dạy môn

luật bậc đại học

(Legal teaching

methods in

university)

Tài liệu bắt buộc:

1. Vũ Cao Đàm, Suy nghĩ về khoa học và giáo dục trong xã hội đương đại Việt Nam

(Góp phần thảo luận chính sách khoa học và giáo dục), NXB Khoa học và kỹ thuật,

H.,2007.

2. Đỗ Thành Hưng, Dạy học hiện đại. Nxb ĐHQGHN, H.,2001.

Tài liệu tham khảo thêm:

1. Allan.C Omstein. Strategies for Effective Teaching, NY, 19902.

2. Richard I Arrends. Learning to Teach, Mc. Graw Hill 1998

3. J.Marc Denome & Madlein Roy, Tiến tới một sư phạm tương tác, Nxb Thanh niên H.,

2000.

4. Lê Cảm (2003). Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học pháp lý chuyên ngành

trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền. Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 3/2003.

14

Page 19: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

5. Khoa Luật ĐHQG Hà Nội (2012). Giảng dạy và nghiên cứu luật hành chính ở các cơ

sở đào tạo luật của Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo.

6. Ngô Hoàng Oanh (2011). Đào tạo kỹ năng tư vấn pháp luật ở các trường luật Mỹ:

Một vài suy nghĩ đối với đào tạo luật ở Việt Nam, tại

http://hocvientuphap.edu.vn/desktops/news/download.aspx?id=240.

7. Stanford Law School (2012-2013), Law Teaching Placement Program How To Get A

Job Teaching Law, tại

http://www.law.stanford.edu/sites/default/files/child-page/137180/doc/slspublic/

LawTeachingHandbook2012.pdf

8. Michael Hunter Schwartz, Sophie Sparrow, Gerald F. Hess. Teaching Law by Design

- Engaging Students from the Syllabus to the Final Exam, Carolina Academic Press.

6 ASL6013 Lý thuyết về

Hiến pháp và tổ

chức quyền lực

nhà nước

Theory of

Tài liệu bắt buộc:

- Montesquieu: Tinh thần của pháp luật, Thanh Đạm dịch Nxb Lý luận chính trị, 2007

- Rousseau J. Khế ước xã hội, Thanh Đạm dịch, Nxb. Lý luận Chính trị, H. 2007.

- Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên), Lịch sử các học thuyết chính trị. Nxb. Đại học Quốc

gia Hà Nội, 2006.

15

Page 20: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

Constitution

and State Power

Organization

- Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến, NXB Đại

học Quốc gia, Hà Nội, 2012.

- Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hiến pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn,

NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2012.

- Thuyết "Tam quyền phân lập" và bộ máy nhà nước phát triển hiện đại. Viện thông tin

khoa học xã hội năm 1991.

- Viện Nhà nước và pháp luật, Tìm hiểu về nhà nước pháp quyền, Nxb Pháp lý 1992.

Tài liệu tham khảo thêm:

- Nhà nước pháp quyền – chế độ pháp trị của Cộng hoà liên bang Đức. Chủ biên Josef

Thesing NXB, Chính trị Quốc gia. Hà nội , 2002

- Hoàng Văn Hảo: Những mặt đối lập với quan niệm Nhà nước pháp quyền/ Xây dựng

Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Nguyễn Văn Thảo chủ biên , Viện Nghiên cứu Khoa

học Bộ tư pháp, Hà Nội 1996.

- S. Chiavo-Campo và P.S. A. Sundaram: Phục vụ và duy trì cải thiện hành chính công

trong một thế giới cạnh tranh, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2003.

- Machiavelli: Quân vương, Nxb. Trí thức 2005.

16

Page 21: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

- Joseph Story: Những bình luận về Hiến pháp, tái bản lần thứ 5 (Bostson: Little,

Brown , 1905).

- Alfred de Grazia,  The Elements of Political Science ( Chính trị học cơ bản),

Copyright 1959, New Jersey.

- Blondel, Comparative Government- An Introduction, Hemel Hempsteead, Philip Allan,

1990

- Hamiton, Jay and Madison: The federalis papers/ On the Consitution,  Copyright, 1954

by The Liberal art Press , Inc.

- Norton P. (ed.), Parlaliaments and Governments in Western Europe, London, Frank

Cass, 1998.

7 ASL6014 Lý thuyết về

quản lý nhà

nước

Theory of State

Management

Tài liệu bắt buộc

- Học viện Hành chính Quốc gia, Nguyễn Ngọc Hiến chủ biên, Hành chính công, NXB.

Khoa học và Kỹ thuật, 2006.

- Cải cách hành chính và công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Việt Nam. Tác giả: GS. Đoàn Trọng Truyến.NXB. Tư pháp. H. 2006.

- Khoa Luật ĐHQG HN, PGS TS Nguyễn Cửu Việt chủ biên, Luật hành chính nước

17

Page 22: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

ngoài, Nxb. ĐHQGHN Hà Nội, 2011.

- Khoa Luật ĐHQG HN, PGS TS Nguyễn Cửu Việt chủ biên, Giáo trình luật hành

chính Việt Nam, Nxb. ĐHQGHN Hà Nội, 2010.

Tài liệu tham khảo thêm

- Cải cách Chính phủ / Cơn lốc chính trị cuối thế kỷ XX, Tinh Tinh Chủ biên, Nxb Công

an Nhân dân, Hà Nội 2002.

- Trường Đại học Luật Hà Nội, Pháp luật Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và

phát triển bền vững, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009;

- Các nền cai trị và hành chính của Anh quốc, Luân Đôn, Nha Thông tin Trung ương.

- S. Chiavo-Campo và P.S. A. Sundaram: Phục vụ và duy trì cải thiện hành chính công

trong một thế giới cạnh tranh, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2003.

8 ASL6015 Tổ chức và thực

hiện quyền lực

lập pháp

Legislative

Organization

Tài liệu bắt buộc:

- H. Davidson and J. Oleszek, Congress and its members/ Quốc hội và các thành viên,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

- Nguyễn Đăng Dung, Quốc Hội Việt Nam trong nhà nước pháp quyền, Nxb. Đại học

Quốc gia Hà Nội, 2007

18

Page 23: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

and

Implementation

- Giáo trình Luật Hiến pháp tư bản, Chủ biên Nguyễn Đăng Dung, Đại học Quốc gia Hà

nội 1997.

- Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hiến pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn,

NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2012.

- Thuyết "Tam quyền phân lập" và bộ máy nhà nước phát triển hiện đại. Viện thông tin

khoa học xã hội năm 1991.

Tài liệu tham khảo thêm

- Luận về Hiến pháp Hoa Kỳ (The federalist papers), Việt Nam Khảo dịch xã.

- Hoàng Văn Hảo: Những mặt đối lập với quan niệm Nhà nước pháp quyền/ Xây dựng

Nhà nước pháp quyền Việt nam, Nguyễn Văn Thảo chủ biên , Viện Nghiên cứu Khoa

học Bộ tư pháp, Hà Nội 1996.

- Hoàng Văn Hảo: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghiên cứu lý

luận, Số 4 năm 2002.

- Nhà nước pháp quyền – chế độ pháp trị của Cộng hoà liên bang Đức/ Nhà nước pháp

quyền. Chủ biên Josef Thesing NXB, Chính trị Quốc gia. Hà nội , 2002

- Norton P. (ed.), Legislatures, Oxfod, Oxford University Pess, 1992.

19

Page 24: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

- Lijphart, Parliamentary versus Presidential Government, Oxford University Press, 1994.

- Robert E. Ward and Roy C. Macridis. Modern Political Systems Europe. Prentic, Hall ,

Inc Englewood Cliffs, New Jersey Libary of Congress Catalog No 63. 11095.

9 ASL6016 Tổ chức và thực

hiện quyền lực

hành pháp

Executive

Organization

and

Implementation

Tài liệu bắt buộc:

- Nguyễn Đăng Dung, Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền, NXB Đại học Quốc gia,

Hà Nội, 2008.

- Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hiến pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn,

NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2012.

- Thuyết "Tam quyền phân lập" và bộ máy nhà nước phát triển hiện đại . Viện thông tin

khoa học xã hội năm 1991.

- Nguyễn Đăng Dung: Tính nhân bản của hiến pháp và bản tính của các cơ quan nhà

nước, Nxb Tư pháp Hà Nội, 2004.

Tài liệu tham khảo thêm:

- Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến, NXB Đại

học Quốc gia, Hà Nội, 2012.

- Nguyễn Đăng Dung: Hình thức của các nhà nước đương đại, Nxb Thế giới, 2004.

20

Page 25: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

- Montesquieu: Tinh thần của pháp luật, Nxb Sài gòn, 1967.

- Nguyễn Đăng Dung: Hiến pháp đối chiếu, Nxb. TP. HCM, 1996.

- Nguyễn Đăng Dung và Bùi Ngọc Sơn, Thể chế chính trị, Nxb Lý luận chính trị Hà

Nội, 2004

- Roy C. Macridis and Robert E. Ward. Morden Political System Europe. Prentice Hall,

Inc Englewood Cliffs, New Jersey. Library of Congress Catalog No 63, 11095.

- An Outline of American Government  by Richard C. Schroeder,  United  States

Information Agency.

- Blondel, Comparative Government- An Introduction, Hemel Hempsteead, Philip Allan,

1990

- Lijphart, Parliamentary versus Presidential Government, Oxford University Press, 1994.

10 ASL6017 Tổ chức và thực

hiện quyền lực

tư pháp

Judicial

Tài liệu bắt buộc:

- Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên) (2004), Thể chế tư pháp trong Nhà nước pháp quyền,

Nxb Tư pháp, Hà Nội.

- Nguyễn Đăng Dung (2005), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb Đại học Quốc gia Hà

21

Page 26: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

Organization

and

Implementation

Nội.

- Đào Trí Úc (chủ biên) (2000), Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện

nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

- Lê Cảm - Nguyễn Ngọc Chí (đồng chủ biên) (2004), Cải cách tư pháp ở Việt Nam

trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

Tài liệu tham khảo thêm:

- Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hiến pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn,

NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2012.

- Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến, NXB Đại

học Quốc gia, Hà Nội, 2012.

- Đào Trí Úc (chủ biên) (2007), Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

- Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên) (2006), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb Đại

học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

- Nguyễn Đăng Dung: Tính nhân bản của hiến pháp và bản tính của các cơ quan nhà

nước, Nxb Tư pháp Hà Nội, 2004.

22

Page 27: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

- Trịnh Quốc Toản (chủ biên) (1998), Giáo trình Luật Tổ chức Tòa án, Viện kiểm sát,

Công chứng, Luật sư, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

11 ASL6018 Quyền con

người, quyền

công dân

Human Rights,

Citizen’s Rights

Tài liệu bắt buộc:

- Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con

người, tái bản lần thứ nhất có sửa chữa, bổ sung, NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2011.

- Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hỏi – Đáp về quyền con người, tái bản lần thứ

nhất có sửa chữa, bổ sung, NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2011.

- Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Tư tưởng về quyền con người – Tuyển tập tư liệu

thế giới và Việt Nam, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội, 2011.

- Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con

người, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội, 2011.

Tài liệu tham khảo thêm:

- Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật nhân quyền quốc tế - Những vấn đề cơ bản,

NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội, 2011.

- Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật quốc tế về quyền của những người dễ bị tổn

thương, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội, 2011.

23

Page 28: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

- Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948- Mục tiêu

chung của nhân loại, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội, 2011.

- Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Quyền kinh tế, xã hội, văn hoá trong pháp luật

và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội, 2011.

- Adam Gearey, International Protection of Human Rights, University of London, 2006.

- Michael Hass, International Human Rights: A Comprehensive Introduction, 2008:

Chương 14: New Dimensions and Challenges.

- Paul Sieghart, The International Law of Human Rights, Oxford University Press, 1992

- Michelin Ishay, The History of Human Rights: From Ancient Times to the

Globalization Era, Berkeley: University of ASLifornia Press, 200

- Manfred Nowak, U.N Convenant on Civil and Political Rights – ICCPR Commentary,

N.P. Engel Publisher.

12 ASL6019 Chế độ bảo hiến

Mechanism of

Judicial Review

Tài liệu bắt buộc:

- GS.TSKH. Đào Trí Úc và PGS.TS. Nguyễn Như Phát (Chủ biên), Tài phán Hiến pháp

và vấn đề xây dựng mô hình tài phán Hiến pháp tại Việt Nam , NXB Công an nhân dân,

Hà Nội, 2007.

24

Page 29: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

- PGS.TS. Nguyễn Như Phát (Chủ biên), Tài phán hiến pháp: Một số vấn đề lý luận cơ

bản, kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng cho Việt Nam , NXB Khoa học xã hội,

2011.

- GS.TS.Nguyễn Đăng Dung, PGS.TS. Trương Đắc Linh, Ths. Nguyễn Mạnh Hùng,

Ths. Lưu Đức Quang và Ths. Nguyễn Văn Trí, Xây dựng và BVHP – Kinh nghiệm thế

giới và Việt Nam, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2010.

- Ban Công tác lập pháp do Đặng Văn Chiến (chủ biên), Cơ chế bảo hiến, Nhà xuất bản

Tư pháp, năm 2005.

Tài liệu tham khảo thêm:

- GS.TSKH Đào Trí Úc và PGS.TS. Võ Khánh Vinh (chủ biên), Giám sát và cơ chế

giám sát thực thi quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, NXB Công an Nhân dân, năm

2003.

- ThS. Bùi Ngọc Sơn, Bảo hiến ở Việt Nam, NXB Tư pháp, năm 2005.

- Allan R.Brewer – Carias, Judicial review in comparative law, Cambridge University

press., Cambridge, 1989.

13 ASL6020 Tài phán hành Tài liệu bắt buộc:

25

Page 30: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

chính

Administrative

Jurisdiction

- Khoa Luật ĐHQG HN, PGS TS Nguyễn Cửu Việt chủ biên, Giáo trình luật hành

chính Việt Nam, Nxb. ĐHQGHN Hà Nội, 2010.

- Lê Bình Vọng, Một số vấn đề về tài phán hành chính ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 1994;

- Phạm Hồng Thái và Đinh Văn Mậu, Tài phán hành chính ở Việt Nam, Nxb. Giáo dục,

Hà Nội, 1995;

- Học viện hành chính quốc gia, Thiết lập tài phán hành chính ở nước ta, Nxb. Giáo

dục, Hà Nội, 1995;

- Học viện tư pháp, Kĩ năng giải quyết các vụ án hành chính, Nxb. Tư pháp, Hà Nội,

2004;

Tài liệu tham khảo thêm:

- Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo,

Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2007;

- Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình luật hành chính và tố tụng hành chính, Nxb.

Giáo dục, Hà Nội, 2006;

- Viện khoa học pháp lí, Luật hành chính một số nước trên thế giới, Phạm Văn Lợi và

26

Page 31: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

Hoàng Thị Ngân dịch, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2004;

- Phạm Hồng Thái (Chủ biên), Quyết định hành chính, hành vi hành chính - Đối tượng

xét xử hành chính của toà án, Nxb. Tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai, 2001;

- Đinh Văn Minh, Tài phán hành chính so sánh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995;

- Nguyễn Thanh Bình, Thầm quyền xét xử hành chính của toà án nhân dân: Sự bảo đảm

công lí trong quan hệ giữa nhà nước và công dân, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2004;

- Viện nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển, Cơ chế giải quyết khiếu nại - Thực

trạng và giải pháp, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009;

III.2. Các học phần lựa chọn

(Optional Subjects)

14 ASL6021 Chính trị học

Political science

Tài liệu bắt buộc:

- Viện Chính trị học, Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Chính

trị học- Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2007.

- Học viện CT-HC Quốc gia Hồ Chí Minh, Tập bài giảng môn“Chính trị học“, Hệ

cao cấp lý luận chính trị, NXB Lý luận Chính trị, 2008.

- Tô Huy Rứa (chủ biên), Mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị một

27

Page 32: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

số nước trên thế giới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008.

- Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên), Hệ thống Chính trị Anh, Pháp, Mỹ - mô hình tổ

chức và hoạt động, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2007.

- Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên), Đảng Cộng sản cầm quyền – Nội dung và

phương thức cầm quyền của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010.

Tài liệu tham khảo thêm:

- Thuyết "Tam quyền phân lập" và bộ máy nhà nước phát triển hiện đại. Viện thông

tin khoa học xã hội năm 1991.

- Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến,

NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2012.

- Alfred de Grazia, The Elements of Political Science (Chính trị học cơ bản),

Copyright 1959 New Jersey.

- Robert E. Ward and Roy C. Macridis. Modern Political Systems in Europe.

Prentic, Hall , Inc Englewood Cliffs, New Jersey Libary of Congress Catalog No

63 . 11095.

15 ASL6022 Luật hành chính Tài liệu bắt buộc:

28

Page 33: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

so sánh

Comparative

Administrative

Law

- Khoa Luật ĐHQG HN, PGS TS Nguyễn Cửu Việt chủ biên, Luật hành chính

nước ngoài, Nxb. ĐHQGHN Hà Nội, 2011.

- Khoa Luật ĐHQG HN, PGS TS Nguyễn Cửu Việt chủ biên, Giáo trình luật hành

chính Việt Nam, Nxb. ĐHQGHN Hà Nội, 2010.

- Viện khoa học pháp lí, Luật hành chính một số nước trên thế giới, Phạm Văn Lợi và

Hoàng Thị Ngân dịch, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2004;

- Đinh Văn Minh, Tài phán hành chính so sánh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,

1995;

- Ngân hàng thế giới: Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi/ Báo cáo tình

hình phát triển thế giới năm 1997, Nxb Chính trị Quốc gia 1998.

Tài liệu tham khảo:

- Matine Lombard, Pháp luật hành chính của Cộng hoà Pháp (sách dịch), Nxb. Tư

pháp, Hà Nội, 2007;

- Wolf Ruediger Schenke, Luật tố tụng hành chính của Cộng hoà liên bang Đức

(sách dịch), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.

- Đại học quốc gia Hà Nội, Nhà nước và pháp luật Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI,

29

Page 34: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2002;

- Trường Đại học Luật Hà Nội, Pháp luật Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc

tế và phát triển bền vững, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009;

- Rene Seerden and Frits Strooink, Administrative law of the European Union, its

member States and the United States, Intersentia, 2002.

- Justice Breyer, Stephen et al., Administrative Law and Regulatory Policy, 5th edition,

Aspen Pub.2001.

- F. J. GOODNOW, Comparative Administrative Law, New York, Putnam, 1897, réed.

BiblioBazaar, 2008.

- P. CRAIG, EU administrative law, Oxford University Press, 2006.

- Michael Harris and Martin Partington eds, Administrative Justice in the 21st Century, Hart

Publishing - Oxford and Poland, Oregon, 1999.

16 ASL6023 Luật hiến pháp so

sánh

Comparative

Constitutional

Tài liệu bắt buộc:

- Nguyễn Đăng Dung: Hiến pháp đối chiếu, Nxb. TP. HCM, 1996.

- Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hiến pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn,

NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2012.

30

Page 35: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

Law - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến, NXB

Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2012.

- Nguyễn Đăng Dung: Hình thức của các nhà nước đương đại, Nxb Thế giới, 2004.

- Nguyễn Đăng Dung: Tính nhân bản của hiến pháp và bản tính của các cơ quan nhà

nước, Nxb Tư pháp Hà Nội, 2004.

Tài liệu tham khảo thêm:

- Thuyết "Tam quyền phân lập" và bộ máy nhà nước phát triển hiện đại. Viện thông tin

khoa học xã hội năm 1991.

- Văn phòng Quốc Hội, Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các hiến

pháp Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.

- Văn phòng Quốc hội và Chương trình Phát triển của Liên hợp Quốc, Thiết chế Nghị

viện - Những khái niệm cơ bản, Hà Nội - Việt Nam , 2005.

- Nguyễn Đăng Dung (chủ biên), Thế chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền, Nxb Tư

pháp, năm 2004.

17 ASL6024 Hành chính công

Public

Tài liệu bắt buộc:

- Học viện Hành chính Quốc gia, Nguyễn Ngọc Hiến chủ biên, Hành chính công,

31

Page 36: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

Administration NXB. Khoa học và Kỹ thuật, 2006.

- - S. Chiavo-Campo và P.S. A. Sundaram: Phục vụ và duy trì cải thiện hành chính

công trong một thế giới cạnh tranh, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2003.

- Ngân hàng thế giới: Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi/ Báo cáo tình

hình phát triển thế giới năm 1997, Nxb Chính trị Quốc gia 1998.

- Khoa Luật ĐHQG HN, PGS TS Nguyễn Cửu Việt chủ biên, Luật hành chính

nước ngoài, Nxb. ĐHQGHN Hà Nội, 2011.

- Khoa Luật ĐHQG HN, PGS TS Nguyễn Cửu Việt chủ biên, Giáo trình luật hành

chính Việt Nam, Nxb. ĐHQGHN Hà Nội, 2010.

Tài liệu tham khảo thêm:

- Cải cách Chính phủ / Cơn lốc chính trị cuối thế kỷ XX, Tinh Tinh Chủ biên, Nxb

Công an Nhân dân, Hà Nội 2002.

- Ngân hàng thế giới: Xây dựng thể chế hỗ trợ thị trường/ Báo cáo phát triển thế

giới năm 2002, Nxb Chính trị Quốc gia 2002.

- Ngân hàng thế giới. Phát triển bền vững trong một thế giới năng động/ Báo cáo

phát triển thế giới năm 2003, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 2003

32

Page 37: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

- Ngân hàng thế giới: Cải thiện các dịch vụ để phục vụ người nghèo/ Báo cáo phát

triển thế giới năm 2004, Nxb Chính trị Quốc gia, 2004

- Public Administration in Theory and Practice (2nd Edition)  by Raymond W. Cox,

Susan J. Buck and Betty N. Morgan, 2010)

- Introduction to Public Administration: A Book of Readings by J. Steven Ott and

E. W. Russell  2000)

- Public Administration in Perpective: Theory and Practice Through Multiple

Lenses by David John Farmer  2010)

18 ASL6025 Các thiết chế hiến

định hiện đại

Modern

Constitutional

Institutions

Tài liệu bắt buộc:

- Các thiết chế hiến định độc lập: Kinh nghiệm quốc tế và triển vọng ở Việt Nam , NXB

Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội, 2012.

- Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hiến pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn,

NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2012.

- Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến, NXB Đại

học Quốc gia, Hà Nội, 2012.

- GS.TSKH Đào Trí Úc và PGS.TS. Võ Khánh Vinh (chủ biên), Giám sát và cơ chế

33

Page 38: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

giám sát thực thi quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, NXB Công an Nhân dân, năm

2003.

- PGS.TS. Nguyễn Như Phát (Chủ biên), Tài phán hiến pháp: Một số vấn đề lý luận cơ

bản, kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng cho Việt Nam , NXB Khoa học xã hội,

2011.

Tài liệu tham khảo thêm:

- GS.TS.Nguyễn Đăng Dung, PGS.TS. Trương Đắc Linh, Ths. Nguyễn Mạnh Hùng,

Ths. Lưu Đức Quang và Ths. Nguyễn Văn Trí, Xây dựng và BVHP – Kinh nghiệm thế

giới và Việt Nam, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2010.

- Ban Công tác lập pháp do Đặng Văn Chiến (chủ biên), Cơ chế bảo hiến, Nhà xuất bản

Tư pháp, năm 2005.

- ThS. Bùi Ngọc Sơn, Bảo hiến ở Việt Nam, NXB Tư pháp, năm 2005.

- Ủy ban sửa đổi Hiến pháp 1992, Mô hình tổ chức và hoạt động của Hội đồng Hiến

pháp ở một số nước trên thế giới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013.

- Ủy ban sửa đổi Hiến pháp 1992, Mô hình tổ chức và hoạt động của Hội đồng Hiến

pháp ở một số nước trên thế giới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013

34

Page 39: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

- Allan R.Brewer – Carias, Judicial review in comparative law, Cambridge University

press., Cambridge, 1989.

19 ASL6026 Chính quyền địa

phương

Local Authorities

Tài liệu bắt buộc:

- Nguyễn Đăng Dung, Sự hạn chế quyền lực nhà nước, NXB ĐHQG HN, 2005

- Trương Đắc Linh, Chính quyền địa phương với việc bảo đảm thi hành Hiến pháp

và pháp luật, NXB Chính trị quốc gia 2003.

- Vũ Đức Đán, Lưu Kiếm Thanh, Tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền

thành phố trực thuộc trung ương, NXB Thống kê, 2000.

- Hồ Văn Thông, Học viện Chính trị Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Cộng đồng

làng xã Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, H.2001.

- Dương Kinh Quốc, Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước Cách mạng Tháng

Tám năm 1945: góp phần tìm hiểu cơ sở lịch sử, xã hội Việt Nam thời kỳ thực dân

Pháp thống trị, NXB Khoa học xã hội, 1988.

Tài liệu tham khảo thêm:

- Ngân hàng thế giới: Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi/ Báo cáo tình

hình phát triển thế giới năm 1997, Nxb Chính trị Quốc gia 1998.

35

Page 40: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

- Ngân hàng thế giới: Xây dựng thể chế hỗ trợ thị trường/ Báo cáo phát triển thế

giới năm 2002, Nxb Chính trị Quốc gia 2002.

- Ngân hàng thế giới. Phát triển bền vững trong một thế giới năng động/ Báo cáo

phát triển thế giới năm 2003, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 2003.

- Dương Bạch Long, Nguyễn Văn Hiển, Chính quyền cấp xã và cán bộ tư pháp xã,

NXB Chính trị quốc gia 2008.

- Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông, Thực hiện Quy chế dân chủ và xây dựng chính

quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, 2003

- Howard James Elcock, Michael Wheaton, Local government: politicians, professional

and the public in Local authorities, Richard Clay (the Chaucer Press Ltd), Bulgay

Sufford, Great Britain, 1986.

- Emmanuel Brunet Jailly, John F. Martin, Local Government in a Global World,

Australia and Canada in Comparative Perspective, University of Toronto Press

Incorporated, 2010, Canada.

20 ASL6027 Dân chủ và bầu cử

Democracy and

Tài liệu bắt buộc:

- Nguyễn Văn Huyên, Hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ (Mô hình tổ chức và hoạt

36

Page 41: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

Election động), NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2007.

- John Stuart Mill, Chính thể đại nghị, NXB Tri thức, Hà Nội, 2007.

- Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hiến pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn,

NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2012.

- Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến, NXB

Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2012.

- Nguyễn Đăng Dung: Hình thức của các nhà nước đương đại, Nxb Thế giới, 2004.

- Nguyễn Đăng Dung và Bùi Ngọc Sơn, Thể chế chính trị, Nxb Lý luận chính trị Hà

Nội, 2004.

Tài liệu tham khảo thêm:

- Montesquieu: Tinh thần của pháp luật, Nxb Sài gòn 1967

- Nguyễn Đăng Dung: Hiến pháp đối chiếu, Nxb. Thp HCM, 1996.

- Nguyễn Đăng Dung: Tính nhân bản của hiến pháp và bản tính của các cơ quan nhà

nước, Nxb Tư pháp Hà Nội, 2004.

- Viện Nhà nước và pháp luật, Tìm hiểu về nhà nước pháp quyền, Nxb Pháp lý 1992.

- Jean Gicquel, Jean-Eric Gicquel, Droit constitutionnel et institutions politiques (24

37

Page 42: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

edition), Edition Montchrestien, Paris, 2010.

- Louis Favoreu, Patrick Gaia, Richard Ghevontian, Jean-Louis Mestre, Otto Pfersmann,

Andre Roux, Guy Scoffoni, Droit constitutionnel (8e edition), DALLOZ, Paris, 2005.

21 ASL6028 Chế độ công vụ và

dịch vụ công

Public Power and

Public Service

Tài liệu bắt buộc:

- Khoa Luật ĐHQG HN, PGS TS Nguyễn Cửu Việt chủ biên, Luật hành chính

nước ngoài, Nxb. ĐHQGHN Hà Nội, 2011.

- Khoa Luật ĐHQG HN, PGS TS Nguyễn Cửu Việt chủ biên, Giáo trình luật hành

chính Việt Nam, Nxb. ĐHQGHN Hà Nội, 2010.

- TS. Đặng Đức Đạm, Một số vấn đề về đổi mới quản lý dịch vụ công ở Việt Nam,

http://www.vnep.org.vn

- PGS. TS. Lê Chi Mai, Dịch vụ công, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com.

Tài liệu tham khảo thêm:

- Ngân hàng thế giới: Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi/ Báo cáo tình

hình phát triển thế giới năm 1997, Nxb Chính trị Quốc gia 1998.

- S. Chiavo-Campo và P.S. A. Sundaram: Phục vụ và duy trì cải thiện hành chính

công trong một thế giới cạnh tranh, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2003.

38

Page 43: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

- Cải cách Chính phủ / Cơn lốc chính trị cuối thế kỷ XX, Tinh Tinh Chủ biên, Nxb

Công an Nhân dân, Hà Nội 2002.

- Ngân hàng thế giới: Xây dựng thể chế hỗ trợ thị trường/ Báo cáo phát triển thế

giới năm 2002, Nxb Chính trị Quốc gia 2002.

- Ngân hàng thế giới. Phát triển bền vững trong một thế giới năng động/ Báo cáo

phát triển thế giới năm 2003, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 2003

- Ngân hàng thế giới: Cải thiện các dịch vụ để phục vụ người nghèo/ Báo cáo phát

triển thế giới năm 2004, Nxb Chính trị Quốc gia, 2004

- Nguyễn Như Phát: Dịch vụ công - mấy vấn đề lý thuyết, Tham luận tại Hội thảo

Khoa học Bộ nội vụ , ngày 9 tháng 1 năm 2004.

- Phạm Duy Nghĩa: Cơ sở pháp luật kinh tế Việt Nam vì một nền kinh tế phát triển

bền vững và toàn cầu hoá, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội 2003.

- Phạm Duy Nghĩa: Chuyên khảo luật kinh tế, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2004.

- J. Carbaro, Droit des services publics, Memento Dalloz, 3e edition, 1997

- J. Chevallier, Le service public, PUF, 1997, QSJ, no 2359

- G.- J. Guglielmi, Introduction au droit des services publics, LGDJ, coll Systeme,

39

Page 44: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

1994.

- The Public Law/Private Law Divide: Une Entente assez cordiale ?, Ed. Panthéon-

Assas, 2004.

- M. FROMONT, Droit administratif des Etats européens, Thémis, PUF, 2006.

- B. STIRN, D. FAIRGRIEVE et M. GUYOMAR, Droits et libertés en France et au

Royaume-Uni, Odile Jacob, 2006.

22 ASL6029 Quản trị tốt và

phòng, chống

tham nhũng

Good Governance

and Anti-

Corruption

Tài liệu bắt buộc:

- Khoa Luật-Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận và Pháp luật về phòng,

chống tham nhũng, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2014.

- Ngân hàng thế giới, Các hình thái tham nhũng, NXB Văn hóa Thông tin, H., 2008.

- Risk Stapenhurst và Sahr Kpundeh (2002), Kiềm chế tham nhũng: Hướng tới một

mô hình xây dựng sự trong sạch quốc gia (sách tham khảo), NXB CTQG, Hà Nội.

- Viện Khoa học Thanh tra, Đánh giá các yêu cầu của Công ước Liên hợp quốc về

chống tham nhũng đối với việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng của

Việt Nam, Số chuyên đề Thông tin Khoa học Thanh tra, 8/2006

- Đinh Văn Minh, Một số vấn đề về tệ nạn tham nhũng và những nội dung cơ bản

40

Page 45: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, NXB CTQG, H., 2006.

- Phan Xuân Sơn-Phạm Thế Lực, Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng,

chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, NXB CTQG, H.,2008

Tài liệu tham khảo thêm:

- Ban Nội chính trung ương, Một số văn bản của Đảng về phòng, chống tham

nhũng, NXB CTQG, 2005.

- Ban Tuyên giáo trung ương, Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực

hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu và quy định mới nhất về thực hành

tiết kiệm, chống tham nhũng, NXB Hồng Đức, H., 2008.

- Ban chỉ đạo trung ương và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Tệ quan liêu, lãng phí

và một số giải pháp phòng, chống, NXB CTQG, H., 2006.

- AusAids, Good Governance: Guiding Principles for Implementation, 2000

(AusAids webpage)

- IMF, Governance, Corruption, & Economic Performance

(http://www.imf.org/external/pubs/nft/2002/govern/index.htm)

- Agere, Sam. Promoting good governance. Commonwealth Secretariat. 2000

41

Page 46: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

ISBN 9780850926293 (Google Books)

- UNDP, UN-OHRLLS, Good Governance for the Future: Democracy and

Development in the Least Developed Countries, 2006.

- Eva Poluha , Mona Rosendahl, Contesting 'good' governance: Crosscultural

perspectives on representation, accountability and public space, Routledge, 2002

- Kaufmann, D. and Kraay, A.: “Governance Matters III: New Indicators for 1996-

2002 and MethodologiASL Challenges” in TI: Global Corruption Report 2004, p. 301,

[Online], Available at http://www.globalcorruptionreport.org/, [Accessed 8th January

2006].

23 ASL6030 Phân tích chính sách và xây dựng luậtPolicy Analysis and Law Making

Tài liệu bắt buộc:

- Nguyễn Đức Lam, Phân tích chính sách trong quy trình lập pháp ở các nước, Tạp

chí Nghiên cứu lập pháp, 12-13/2008, tr.49-58

- Ramon Mallon, Cẩm nang thực hiện quá trình đánh giá dự báo tác động pháp luật

(RIA), Khuôn khổ hợp tác giữa GTZ và Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính

phủ, Hà Nội, 2005, tr. 9-10.

- PLD (Viện Nghiên cứu chính sách, pháp luật & phát triển), Báo cáo nghiên cứu

42

Page 47: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

đánh giá quy trình xây dựng luật, pháp lệnh – Thực trạng và giải pháp, NXB Lao

động – xã hội. H. 2008.

- Nguyễn Sỹ Dũng, Phân tích chính sách – công đoạn quan trọng của quy trình lập

pháp, trang web Trung tâm đại biểu dân cử, tháng 11/2010,

http://www.ttbd.gov.vn

- Nguyễn Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Hạnh, Đánh giá tác động pháp luật, Nghiê

cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, 5/2008

- Nguyễn Hoàng Anh, Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với thực

tiễn, NCLP số 11/2005, tr. 21-24.

- Nguyễn Đăng Dung, Võ Trí hảo, Giáo trình kỹ thuật soạn thảo văn bản, NXB

ĐHQG HN 2007.

- Nguyễn Đăng Dung, Sự hạn chế quyền lực nhà nước, NXB ĐHQG HN, 2005

- USAID – VNCI – CIEM, Tình hình thực hiện đánh giá tác động pháp luật (RIA)

tại Việt Nam giai đoạn 2009-2010, Hà Nội tháng 8/2010.

Tài liệu tham khảo thêm:

- Hiến pháp Mỹ được soạn thảo như thế nào, Nguyễn Cảnh Bình dịch và giới thiệu,

43

Page 48: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

Nhà xuất bản Thế giới. Hà Nội, 2003.

- Khoa Luật ĐHQG HN, PGS TS Nguyễn Cửu Việt chủ biên, Luật hành chính

nước ngoài, Nxb. ĐHQGHN Hà Nội, 2011.

- Khoa Luật ĐHQG HN, PGS TS Nguyễn Cửu Việt chủ biên, Giáo trình luật hành

chính Việt Nam, Nxb. ĐHQGHN Hà Nội, 2010.

- Ngân hàng thế giới: Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi/ Báo cáo tình

hình phát triển thế giới năm 1997, Nxb Chính trị Quốc gia 1998.

- Ngân hàng thế giới: Xây dựng thể chế hỗ trợ thị trường/ Báo cáo phát triển thế

giới năm 2002, Nxb Chính trị Quốc gia 2002.

- Ngân hàng thế giới. Phát triển bền vững trong một thế giới năng động/ Báo cáo

phát triển thế giới năm 2003, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 2003

- Phạm Duy Nghĩa: Cơ sở pháp luật kinh tế Việt Nam vì một nền kinh tế phát triển

bền vững và toàn cầu hoá, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội 2003.

- Phạm Duy Nghĩa: Chuyên khảo luật kinh tế, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2004.

- Scott Jacob, Current trends in RIA: The challenges of mainstreaming RIA into

policy making, jacob and associates, http://www.regulatoryreform.com

44

Page 49: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

- Ulrich Karpen, Implementation of Legislative Evaluation in Europe, Current

Models and Trends (2004) 6 European Journal of Law Reform 57, tr. 58;

- OECD, Improving Policy Instruments through Impact Assessment, SIGMA

Papers No 31, tr.10.

- Robert W. Hahn & Patrick M. Dudley, The Disconnect between Law and Policy

Analysis: A Case Study of Drivers and Cell Phones (2003) 55 Administrative

Law Review 127, tr. 145. 

- Bettina Lange, “Economic Appraisal of Law Making and Changing Forms of

Governance (2000) 63 Modern Law Review 294, tr.297.

- Editorial, “Legislation and Cost-Benefits Analysis, 12 Statute Law Review 1991.

- Bettina Lange, “Economic Appraisal of Law Making and Changing Forms of

Governance (2000) 63 Modern Law Review 294, p.294.

24 ASL6031 Hợp đồng hành chính và hợp tác công tưAdministrative Contract and Public-Private

Tài liệu bắt buộc:

1. M4P, Kỷ yếu Hội thảo Hợp tác công tư (PPPs), http://www.markets4poor.org/vi

2. Đức Thắng, Hợp tác công tư – kinh nghiệm từ nước ngoài,

http://dddn.com.vn/20090105105756772cat143/Hop-tac-CongTu-Kinh-nghiem-

45

Page 50: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

Partnership tu-nuoc-ngoai.htm

3. IMF, Kinh nghiệm về hợp tác công tư,

http://www.imf.org/external/np/seminars/eng/2010/lic/pdf/JohnsoV.pdf

4. Nguyễn Cúc Phương, Hợp tác công tư – cần đánh giá lại quan hệ giữa Nhà nước

với người dân và doanh nghiệp,

http://dddn.com.vn/20111221031212758cat204/hop-tac-cong-tu-can-danh-gia-lai-

quan-he-giua-nha-nuoc-voi-nguoi-dan-va-doanh-nghiep.htm

5. Khoa Luật ĐHQG HN, PGS TS Nguyễn Cửu Việt chủ biên, Luật hành chính

nước ngoài, Nxb. ĐHQGHN Hà Nội, 2011.

6. Khoa Luật ĐHQG HN, PGS TS Nguyễn Cửu Việt chủ biên, Giáo trình luật hành

chính Việt Nam, Nxb. ĐHQGHN Hà Nội, 2010.

7. Matine Lombard, Pháp luật hành chính của Cộng hoà Pháp (sách dịch), Nxb. Tư

pháp, Hà Nội, 2007;

8. Ngân hàng thế giới: Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi/ Báo cáo tình

hình phát triển thế giới năm 1997, Nxb Chính trị Quốc gia 1998.

9. Đại học quốc gia Hà Nội, Nhà nước và pháp luật Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI,

46

Page 51: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2002;

10. Trường Đại học Luật Hà Nội, Pháp luật Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc

tế và phát triển bền vững, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009;

Tài liệu đọc thêm:

11. S. Chiavo-Campo và P.S. A. Sundaram: Phục vụ và duy trì cải thiện hành chính

công trong một thế giới cạnh tranh, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2003.

12. Cải cách Chính phủ / Cơn lốc chính trị cuối thế kỷ XX, Tinh Tinh Chủ biên, Nxb

Công an Nhân dân, Hà Nội 2002.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ

(Khoá VII) Nxb Chính trị quốc gia, Tháng 1 năm 1994.

14. Ngân hàng thế giới: Xây dựng thể chế hỗ trợ thị trường/ Báo cáo phát triển thế

giới năm 2002, Nxb Chính trị Quốc gia 2002.

15. Ngân hàng thế giới. Phát triển bền vững trong một thế giới năng động/ Báo cáo

phát triển thế giới năm 2003, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 2003

16. - Ngân hàng thế giới: Cải thiện các dịch vụ để phục vụ người nghèo/ Báo cáo phát

triển thế giới năm 2004, Nxb Chính trị Quốc gia, 2004

47

Page 52: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

17. Nguyễn Như Phát: Dịch vụ công - mấy vấn đề lý thuyết, Tham luận tại Hội thảo

Khoa học Bộ nội vụ , ngày 9 tháng 1 năm 2004.

18. Phạm Duy Nghĩa: Cơ sở pháp luật kinh tế Việt Nam vì một nền kinh tế phát triển

bền vững và toàn cầu hoá, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội 2003.

19. Phạm Duy Nghĩa: Chuyên khảo luật kinh tế, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2004.

20. Trường Đại học Luật Hà Nội, Pháp luật Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc

tế và phát triển bền vững, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009;

25 ASL6032 Trách nhiệm hành chính và cưỡng chế hành chínhAdministrative Liability and Administrative Coercion

Tài liệu bắt buộc:

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương (2002), Nghị quyết số 08-

NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của

công tác tư pháp trong thời gian tới.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương (2005), Nghị quyết số 48-

NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện

hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương (2005), Nghị quyết số 49-

NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến

48

Page 53: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

năm 2020.

4. Nguyễn Ngọc Bích (2007), “Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và những

bất cập trong quy định pháp luật hiện hành”, Tạp chí luật học (8), tr. 3-9.

5. Kim Long Biên (2007). Hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực hải quan ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Viện Nhà

nước và pháp luật phối hợp đào tạo với Đại học Luật TPHCM.

6. Bộ Tư pháp (2005). Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện pháp luật về xử lý vi

phạm hành chính số 3225/BTP/PLHS-HC ngày 01/11/2005.

7. Bộ Tư pháp (2007), Báo cáo đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về

xử lý vi phạm hành chính.

8. Bộ Tư pháp, Cơ quan phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) - Dự án VIE/02/015

(2008), Kỷ yếu Hội thảo Định hướng xây dựng Luật Xử lý vi phạm hành chính,

Quảng Ninh, 08-09/5/2008.

9. Ngô Huy Cương (2006), Góp phần bàn về cải cách pháp luật ở Việt Nam hiện

nay, NXB Tư pháp, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Cương (2008), “Đạo luật thiếu chế tài – Bàn về một thông lệ xây

49

Page 54: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

dựng luật ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (2), tr. 26-32.

Tài liệu tham khảo thêm:

11. Nguyễn Sĩ Dũng (2007), Thế sự - Một góc nhìn, NXB Tri thức, Hà Nội.

12. Nguyễn Ngọc Điện (2006), “Giải pháp cho bài toán “chất lượng nhân văn của

luật”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (10), tr. 17-23.

13. Nguyễn Ngọc Điện (2008), “Tôn trọng pháp luật, lách luật và ứng xử của nhà

nước”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (1), tr. 25-26,36.

14. Bùi Xuân Đức (2006), “Về vi phạm hành chính và hình thức xử phạt hành chính:

những hạn chế và giải pháp đổi mới”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (2), tr. 18-

25.

15. Gorshumov D.N. (2006), “Những yếu tố tâm lý – xã hội trong thực thi pháp luật”,

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (7), tr. 14-17.

16. Trần Minh Hương (2005), “Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật

và xử lý vi phạm hành chính”, Tạp chí luật học (5), tr. 17-24.

17. Nguyễn Hữu Khiển (2006), “Trách nhiệm công dân trong nhà nước pháp quyền”,

Tạp chí Quản lý nhà nước, tr. 5-8.

50

Page 55: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

18. Khoa Luật – ĐHQGHN (2005), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp

luật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

19. Khoa Luật – ĐHQGHN (2005), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

20. Tường Duy Kiên (2005), “Tăng cường hoạt động lập pháp bảo đảm quyền con

người đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam’, Tạp chí Nhà

nước và pháp luật (5), tr. 34-41.

21. Vũ Văn Nhiêm (2007), “Bàn về hình thức văn bản và thẩm quyền quy định về

quyền và nghĩa vụ của công dân”, Tạp chí Khoa học pháp lý (5), tr. 3-10.

22. Lưu Bình Nhưỡng (2007), “Đôi điều về triết lý làm luật”, Tạp chí Nghiên cứu lập

pháp (10), tr. 23-26,42.

23. Hoàng Thị Kim Quế (2005), “Đời sống pháp luật’, Tạp chí Luật học (4), tr. 25-

31.

24. Lương Ngọc Quỳnh (2007), Chỉ dẫn áp dụng Pháp lệnh xử lý vi phạm hành

chính, NXB Tư pháp, Hà Nội.

25. Nguyễn Văn Thạch (1997), Trách nhiệm hành chính, Luận văn thạc sĩ luật học,

51

Page 56: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Tài liệu tham khảo

Viện Nhà nước và pháp luật.

26. Nguyễn Văn Thảnh, Nguyễn Thị Hạnh (2006), “Bảo đảm tính thống nhất, đồng

bộ trong soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật”, Tạp chí Nghiên cứu

lập pháp (12), tr. 20-26.

52

Page 57: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

4. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIẢNG DẠY

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Số tín chỉ

Number

of Credits

Cán bộ giảng dạy chính

Họ và tên

Chức danh

khoa học, học

vị

Chuyên

ngành đào

tạo

Cơ quan công tác

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

1PHI5001

Triết học

(Philosophy)

4 Theo phân công của Đại học KHXHNV ĐHQG Hà Nội

2

ENG5001Tiếng Anh cơ bản

(General English)

3

Theo phân công của Đại học Ngoại ngữ ĐHQG Hà Nội

3

ENG6001

Tiếng Anh học

thuật (Academic

English)

3

Theo phân công của Đại học Ngoại ngữ ĐHQG Hà Nội

6 ASL6011 Phương pháp

nghiên cứu khoa

2 1. Nguyễn Đăng Dung

2. Nguyễn Hoàng Anh

GS. TS

PGS.TS

Luật

học

Khoa Luật ĐHQGHN

Khoa Luật ĐHQGHN

53

Page 58: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Số tín chỉ

Number

of Credits

Cán bộ giảng dạy chính

học pháp lý (Legal

research methods)

3. Nguyễn Ngọc Chí

4. Ngô Huy Cương

5. Vũ Công Giao

PGS.TS

PGS.TS

TS

Luật

học

Luật

học

Luật

học

Luật

học

Khoa Luật ĐHQGHN

Khoa Luật ĐHQGHN

Khoa Luật ĐHQGHN

6 ASL6012 Phương pháp

giảng dạy môn

luật bậc đại học

(Legal teaching

methods in

university)

2 1. Nguyễn Đăng Dung

2. Nguyễn Hoàng Anh

3. Nguyễn Ngọc Chí

4. Ngô Huy Cương

5. Vũ Công Giao

GS. TS

PGS.TS

PGS.TS

PGS.TS

TS

Luật

học

Luật

học

Luật

học

Luật

học

Khoa Luật ĐHQGHN

Khoa Luật ĐHQGHN

Khoa Luật ĐHQGHN

Khoa Luật ĐHQGHN

Khoa Luật ĐHQGHN

54

Page 59: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Số tín chỉ

Number

of Credits

Cán bộ giảng dạy chính

Luật

học

6 ASL6013 Lý thuyết về

Hiến pháp và tổ

chức quyền lực

nhà nước

Theory of

Constitution

and State Power

Organization

2 1. Nguyễn Đăng Dung

2. Đặng Minh Tuấn

3. Đào Trí Úc

4. Hoàng Kim Quế

5. Thái Vĩnh Thắng

GS. TS

TS

GS.TSK

H

GS.TS

GS. TS

Luật

học

Luật

học

Luật

học

Luật

học

Luật

học

Khoa Luật ĐHQGHN

Khoa Luật ĐHQGHN

Khoa Luật ĐHQGHN

Khoa Luật ĐHQGHN

Đại học Luật Hà Nội

7 ASL6014 Lý thuyết về

quản lý nhà

nước

Theory of State

2 1. Phạm Hồng Thái

2.Lương Thanh Cường

3. Nguyễn Cửu Việt

4. Vũ Trọng Hách

GS. TS

PGS.TS

PGS. TS

PGS. TS

Luật

học

Luật

học

Khoa Luật ĐHQGHN

HVHCQG

Đại học Luật

TP.HCM

55

Page 60: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Số tín chỉ

Number

of Credits

Cán bộ giảng dạy chính

Management Luật

học

Luật

học

HVHCQG

8 ASL6015 Tổ chức và thực

hiện quyền lực

lập pháp

Organization

and

Implementation

of legislative

power

2 1. Nguyễn Đăng Dung

2. Trần Nho Thìn

3. Nguyễn Văn Động

4. Bùi Xuân Đức

GS. TS

TS

PGS. TS

PGS. TS

Luật

học

Luật

học

Luật

học

Luật

học

Khoa Luật ĐHQGHN

Khoa Luật ĐHQGHN

Đại học Luật Hà Nội

MTTQVN

9 ASL6016 Tổ chức và thực

hiện quyền lực

hành pháp

Organization

2 1. Đào Trí Úc

2. Chu Hồng Thanh

3. Võ Trí Hảo

4. Vũ Trọng Hách

GS.TSK

H

PGS. TS

TS

Luật

học

Luật

học

Khoa Luật ĐHQGHN

Khoa Luật ĐHQGHN

ĐHKTTPHCM

HVHCQG

56

Page 61: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Số tín chỉ

Number

of Credits

Cán bộ giảng dạy chính

and

Implementation

of executive

power

PGS. TS Luật

học

Luật

học

10 ASL6017 Tổ chức và thực

hiện quyền lực

tư pháp

Organization

and

Implementation

of judicial

power

2 1. Nguyễn Đăng Dung

2. Chu Hồng Thanh

3. Nguyễn Cảnh Quý

4. Trần Nho Thìn

GS. TS

PGS.TS

PGS.TS

TS

Luật

học

Luật

học

Luật

học

Luật

học

Khoa Luật ĐHQGHN

Khoa Luật ĐHQGHN

HVCTHCQG

Khoa Luật ĐHQGHN

11 ASL6018 Quyền con

người, quyền

công dân

2 1. Vũ Công Giao

2. Tường Duy Kiên

3. Nguyễn Duy Sơn

TS

PGS. TS

TS

Luật

học

Luật

Khoa Luật ĐHQGHN

HVCTHCQG

HVCTHCQG

57

Page 62: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Số tín chỉ

Number

of Credits

Cán bộ giảng dạy chính

Human Rights,

Citizen’s Rights

5. Trương Hồ Hải TS học

CT học

Luật học

HVCTHCQG

12 ASL6019 Chế độ bảo hiến

Mechanism of

Judicial Review

2 1. Đào Trí Úc

2. Đặng Minh Tuấn

3. Hoàng Văn Tú

4. Nguyễn Như Phát

GS.

TSKH

TS

TS

PGS.TS

Luật

học

Luật

học

Luật

học

Luật

học

Khoa Luật ĐHQGHN

Khoa Luật ĐHQGHN

Khoa Luật ĐHQGHN

Viện NN&PL

13 ASL6020 Tài phán hành

chính

Administrative

2 1. Phạm Hồng Thái

2. Nguyễn Hoàng Anh

3. Nguyễn Ngọc Anh

GS. TS

PGS.TS

PGS.TS

Luật

học

Luật

Khoa Luật ĐHQGHN

Khoa Luật ĐHQGHN

HVHCQG

58

Page 63: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Số tín chỉ

Number

of Credits

Cán bộ giảng dạy chính

Jurisdiction 4. Lương Thanh

Cường

TS học

Luật

học

Luật

học

HVHCQG

14 ASL6021 Chính trị học

Political

Science

2 1. Lưu Văn Quảng

2. Trịnh Đức Thảo

3. Hoàng Hùng Hải

4.Chu Hồng Thanh

PGS. TS

PGS. TS

TS

PGS.TS

Luật

học

Luật

học

Luật

học

Luật

học

HVCTHCQG

HVCTHCQG

HVCTHCQG

Khoa Luật ĐHQGHN

15 ASL6022 Luật hành chính

so sánh

2 1. Nguyễn Cửu Việt

2. Lương Thanh

PGS.TS

PGS. TS

Luật

học

Đại học Luật

TP.HCM

59

Page 64: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Số tín chỉ

Number

of Credits

Cán bộ giảng dạy chính

Comparative

Administrative

Law

Cường

3. Lê Thị Thiên

Hương

4.Nguyễn Xuân Toản

TS

PGS. TS

TS

Luật

học

Luật

học

Luật

học

HVHCQG

HVHCQG

Bộ Công an

16 ASL6023 Luật hiến pháp

so sánh

Comparative

Constitutional

Law

2 1. Nguyễn Đăng Dung

2. Đặng Minh Tuấn

3. Thái Vĩnh Thắng

4. Bùi Xuân Đức

GS. TS

TS

PGS. TS

PGS. TS

Luật

học

Luật

học

Luật

học

Luật

học

Khoa Luật ĐHQGHN

Khoa Luật ĐHQGHN

Đại học Luật Hà Nội

MTTQVN

17 ASL6024 Hành chính 2 1. Phạm Hồng Thái GS. TS Luật Khoa Luật ĐHQGHN

60

Page 65: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Số tín chỉ

Number

of Credits

Cán bộ giảng dạy chính

công

Public

Administration

2. Nguyễn Cửu Việt

3. Lương Thanh

Cường

4. Vũ Trọng Hách

PGS.TS

TS

PGS.TS

học

Luật

học

Luật

học

Luật

học

Đại học Luật

TP.HCM

HVHVQG

HVHCQG

18 ASL6025 Các thiết chế

hiến định hiện

đại

Modern

Constitutional

Institutions

2 1. Đào Trí Úc

2. Đặng Minh Tuấn

3. Vũ Công Giao

3. Thái Vĩnh Thắng

GS.TSKH

TS

TS

GS. TS

Luật

học

Luật học

Luật

học

Luật

học

Khoa Luật ĐHQGHN

Khoa Luật ĐHQGHN

Khoa Luật ĐHQGHN

Đại học Luật Hà Nội

19 ASL6026 Chính quyền địa 2 1. Nguyễn Đăng Dung GS. TS Luật Khoa Luật ĐHQGHN

61

Page 66: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Số tín chỉ

Number

of Credits

Cán bộ giảng dạy chính

phương

Local

Authorities

2. Trần Nho Thìn

3. Nguyễn Văn Động

4. Bùi Xuân Đức

TS

PGS. TS

PGS. TS

học

Luật học

Luật

học

Luật

học

Khoa Luật ĐHQGHN

Đại học Luật Hà Nội

MTTQVN

20 ASL6027 Dân chủ và bầu

cử

Democracy and

Election

2 1. Đào Trí Úc

2. Trần Nho Thìn

3. Lưu Văn Quảng

4. Bùi Xuân Đức

GS.TSKH

TS

TS

PGS. TS

Luật

học

Luật

học

Luật

học

Luật

học

Khoa Luật ĐHQGHN

Khoa Luật ĐHQGHN

HVCTHCQG

MTTQVN

21 ASL6028 Chế độ công vụ 2 1. Phạm Hồng Thái GS. TS Luật Khoa Luật ĐHQGHN

62

Page 67: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Số tín chỉ

Number

of Credits

Cán bộ giảng dạy chính

và dịch vụ công

Public Power

and Public

Service

2. Nguyễn Hoàng Anh

3. Nguyễn Cửu Việt

4. Vũ Trọng Hách

PGS.TS

PGS. TS

PGS.TS

học

Luật

học

Luật

học

Luật

học

Đại học Luật

TP.HCM

Đại học Luật

TP.HCM

HVHCQG

22 ASL6029 Quản trị tốt và

phòng, chống

tham nhũng

Good

Governance and

Anti-Corruption

2 1. Võ Khánh Vinh

2. Vũ Công Giao

3.Chu Hồng Thanh

4.Tường Duy Kiên

GS.TS

TS

PGS.TS

PGS.TS

Luật

học

Luật học

Luật

học

Luật

học

Học viện KHXH

Khoa Luật ĐHQGHN

Khoa Luật ĐHQGHN

HVCTHCQG

23 ASL6030 Phân tích chính

sách và xây

2 1. Chu Hồng Thanh

2. Hoàng Ngọc Giao

PGS.TS

PGS.TS

Luật

học

Khoa Luật ĐHQGHN

Viện PLD

63

Page 68: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Số tín chỉ

Number

of Credits

Cán bộ giảng dạy chính

dựng luật

Policy Analysis

and Law

Making

3. Nguyễn Hoàng Anh

4. Lương Thanh

Cường

PGS.TS

PGS.TS

Luật học

Luật

học

Luật

học

Khoa Luật ĐHQGHN

HVHCQG

24 ASL6031 Hợp đồng hành

chính và hợp tác

công tư

Administrative

Contract and

Public-Private

Partnership

2 1. Phạm Hồng Thái

2. Nguyễn Hoàng Anh

3.Nguyễn Cửu Việt

4. Vũ Trọng Hách

GS. TS

PGS.TS

PGS. TS

PGS.TS

Luật

học

Luật

học

Luật

học

Luật

học

Khoa Luật ĐHQGHN

Khoa Luật ĐHQGHN

Đại học Luật

TP.HCM

HVHCQG

25 ASL6032 Trách nhiệm

hành chính và

2 1. Hoàng Thị Kim Quế

2. Nguyễn Cửu Việt

GS. TS

PGS.TS

Luật

học

Khoa Luật ĐHQGHN

Đại học Luật

64

Page 69: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Stt

No.

học phần

Code

Tên học phần

Subject

Số tín chỉ

Number

of Credits

Cán bộ giảng dạy chính

cưỡng chế hành

chính

Administrative

Liability and

Administrative

Coercion

3.Nguyễn Hoàng Anh

4. Vũ Trọng Hách

PGS.TS

PGS. TS

Luật

học

Luật

học

Luật

học

TP.HCM

Khoa Luật ĐHQGHN

HVHCQG

65

Page 70: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

5. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo thạc sỹ Luật Hiến pháp –Luật Hành chính được áp dụng cho

những thí sinh đã có bằng cử nhân luật tham gia và trúng tuyển kỳ thi tuyển thạc sỹ hàng

năm của ĐHQGHN.

Các học viên khi nhập học sẽ được giới thiệu về toàn bộ khung chương trình đào tạo

vào dịp khai giảng khóa học, đồng thời cũng sẽ được hướng dẫn để đăng ký các học phần

lựa chọn.

Trên cơ sở các chương trình đào tạo đã được phê duyệt, Phòng Đào tạo xây dựng kế

hoạch học tập cho toàn khóa học, trong đó có thời khóa biểu cho từng lớp, từng khóa kèm

theo danh mục học phần của từng học kỳ được sắp xếp theo đúng trình tự của chương

trình. Kế hoạch học tập năm học được phát hành theo các kênh thông tin sau: ĐHQGHN

(để báo cáo); Ban Chủ nhiệm Khoa; Các đơn vị có liên quan trong ĐHQGHN; Các đơn

vị thuộc Khoa; Các Giáo viên Chủ nhiệm; Các lớp sinh viên, học viên; Website của

Khoa.

Các Bộ môn phân công giảng viên giảng dạy theo kế hoạch học tập của năm học và

đề xuất hình thức thi. Chủ nhiệm Khoa quyết định hình thức thi.

Sau khi hoàn thành toàn bộ các học phần thuộc các khối kiến thức trong chương

trình và hoàn thành bảo vệ luận văn tốt nghiệp, học viên sẽ được Giám đốc ĐHQGHN ký

quyết định cấp bằng tốt nghiệp thạc sỹ ngành Luật học.

6. SO SÁNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÃ XÂY DỰNG VỚI CHƯƠNG TRÌNH

ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN CỦA NƯỚC NGOÀI (đã sử dụng để xây dựng Chương trình)

a) Giới thiệu về chương trình được sử dụng để xây dựng chương trình

- Tên chương trình (tên ngành/chuyên ngành), tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:

Thạc sĩ Luật hành chính và chính sách

- Tên cơ sở đào tạo, nước đào tạo: Đại học Sydney, Australia

- Xếp hạng của cơ sở đào tạo, ngành/chuyên ngành đào tạo.

Đại học Sydney, Australia xếp hạng 39 thế giới năm 2012 (theo bảng xếp hạng QS

World University Rankings -

http://www.topuniversities.com/node/9606/ranking-details/world-university-rankings/

66

Page 71: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

2012))

b) Bảng so sánh chương trình đào tạo

Thông tin về Chương trình Thạc sĩ Luật hành chính và chính sách, Đại học Sydney

được lấy từ trang: http://sydney.edu.au/law/fstudent/coursework/adminlaw.shtml.

Qua việc so sánh, có thể thấy chương trình Thạc sĩ Luật hiến pháp – Luật hành

chính chỉ có một số ít học phần mang tính chất đặc thù của Việt Nam, các môn còn lại ít

nhiều tương đồng với các học phần của Chương trình Thạc sĩ Luật hành chính và chính

sách, Đại học Sydney. Những học phần của Đại học Sydney khác với chương trình của

ĐHQGHN chủ yếu là những môn tự chọn.

STT Tên học phần trong

chương trình đào tạo Thạc

sĩ Luật hành chính và chính

sách, Đại học Sydney

(1)

Tên học phần trong chương

trình đào tạo Thạc sĩ Luật

hiến pháp - Luật hành chính,

ĐHQGHN

(2)

Thuyết minh về

những điểm

giống và khác

1 Administrative Law

Luật hành chính

-Luật hành chính so sánh

Comparative Administrative

Law

-Tổ chức và thực hiện quyền

lực hành pháp

Executive power’s

organization and

implementation

-Chính quyền địa phương

Local Authorities

Tương tự nhau

2 Legal Reasoning & the

Common Law System

Lập luận pháp lý và Hệ

thống thông luật

Phương pháp nghiên cứu khoa

học pháp lý

Legal research

(1) rộng hơn (2):

-Giới thiệu về hệ

thống thông luật

- Đi sâu hơn về

những lập luận

67

Page 72: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

STT Tên học phần trong

chương trình đào tạo Thạc

sĩ Luật hành chính và chính

sách, Đại học Sydney

(1)

Tên học phần trong chương

trình đào tạo Thạc sĩ Luật

hiến pháp - Luật hành chính,

ĐHQGHN

(2)

Thuyết minh về

những điểm

giống và khác

pháp lý.

3 Policy Making, Power &

Politics

Hoạch định chính sách, quyền

lực và Chính trị

-Lý thuyết tổ chức quyền lực

nhà nước

Theory of organization of state

power

-Chính trị học

Politics

-Nhà nước pháp quyền và

chủ nghĩa hợp hiến

Rule of law and

Constitutionalism

-Luật hiến pháp so sánh

Comparative Constitutional

Law

-Tổ chức và thực hiện quyền

lực lập pháp

Legislative power’s

organization and

implementation

-Các thiết chế hiến định hiện

đại

Modern Constitutional

Institutions

Tương tự nhau

4 Public Policy -Hành chính công Tương tự nhau

68

Page 73: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

STT Tên học phần trong

chương trình đào tạo Thạc

sĩ Luật hành chính và chính

sách, Đại học Sydney

(1)

Tên học phần trong chương

trình đào tạo Thạc sĩ Luật

hiến pháp - Luật hành chính,

ĐHQGHN

(2)

Thuyết minh về

những điểm

giống và khác

Chính sách công Public Administration

-Phân tích chính sách và xây

dựng luật

Policy Analysis and Law

Making

5 Dispute Resolution in

Australia

Giải quyết tranh chấp ở

Australia

-Luật hành chính so sánh

Comparative Administrative

Law

-Tài phán hành chính

Administrative Jurisdiction

(1) hẹp hơn (2):

- (2) có thêm nội

dung về Luật

hành chính so

sánh.

6 Government Regulation,

Health Policy & Ethics

Sự quản lý của Chính phủ,

Chính sách Y tế và Đạo đức

-Hành chính công

Public Administration

-Phân tích chính sách và xây

dựng luật

Policy Analysis and Law

Making

(1) hẹp hơn (2):

- (2) có thêm

nội dung về

Phân tích

chính sách và

xây dựng luật

7 Judicial Review: Principle,

Policy & Procedure

Rà soát tư pháp: nguyên tắc,

chính sách và thủ tục

-Tổ chức và thực hiện quyền

lực tư pháp

Judicial power’s organization

and implementation

-Chế độ bảo hiến

Mechanism of Constitution

Protection

-Tài phán hành chính

Tương tự nhau

69

Page 74: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

STT Tên học phần trong

chương trình đào tạo Thạc

sĩ Luật hành chính và chính

sách, Đại học Sydney

(1)

Tên học phần trong chương

trình đào tạo Thạc sĩ Luật

hiến pháp - Luật hành chính,

ĐHQGHN

(2)

Thuyết minh về

những điểm

giống và khác

Administrative Jurisdiction

8 Regulation and Regulators

Pháp quy và chủ thể lập quy

- Lý thuyết về quản lý nhà

nước

Theory of state management

-Tổ chức và thực hiện quyền

lực hành pháp

Executive power’s

organization and

implementation

Tương tự nhau

9 The   Judicial Power of the

Commonwealth

Quyền tài phán của khối

Common Wealth

-Tổ chức và thực hiện quyền

lực tư pháp

Judicial power’s organization

and implementation

-Tài phán hành chính

Administrative Jurisdiction

(1) hẹp hơn (2):

- (2) có thêm

nội dung về

Tổ chức và

thực hiện

quyền lực tư

pháp

10 Comparative Democratic

Politics

Các nền chính trị dân chủ so

sánh

-Dân chủ và hệ thống chính

trị

Democracy and Political

System

Tương tự nhau

11 Globalisation and

Governance

Toàn cầu hóa và Quản trị

-Hành chính công

Public Administration

Tương tự nhau

12 Governance and Civil -Hành chính công Tương tự nhau

70

Page 75: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

STT Tên học phần trong

chương trình đào tạo Thạc

sĩ Luật hành chính và chính

sách, Đại học Sydney

(1)

Tên học phần trong chương

trình đào tạo Thạc sĩ Luật

hiến pháp - Luật hành chính,

ĐHQGHN

(2)

Thuyết minh về

những điểm

giống và khác

Society

Quản trị và Xã hội dân sự

Public Administration

-Quản trị tốt và phòng,

chống tham nhũng

Good Governance and Anti-

Corruption

13 Governance and Public

Policy Making

Quản trị và hoạch định chính

sách công

-Lý thuyết về quản lý nhà

nước

Theory of state management

-Quản trị tốt và phòng,

chống tham nhũng

Good Governance and Anti-

Corruption

-Phân tích chính sách và xây

dựng luật

Policy Analysis and Law

Making

Tương tự nhau

14 Issues in Public Policy

Các vấn đề chính sách công

-Hành chính công

Public Administration

-Quản trị tốt và phòng,

chống tham nhũng

Good Governance and Anti-

Corruption

-Phân tích chính sách và xây

dựng luật

Tương tự nhau

71

Page 76: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

STT Tên học phần trong

chương trình đào tạo Thạc

sĩ Luật hành chính và chính

sách, Đại học Sydney

(1)

Tên học phần trong chương

trình đào tạo Thạc sĩ Luật

hiến pháp - Luật hành chính,

ĐHQGHN

(2)

Thuyết minh về

những điểm

giống và khác

Policy Analysis and Law

Making

15 Public Management and

Governance

Quản lý công và Quản trị

-Lý thuyết về quản lý nhà

nước

Theory of state management

-Hành chính công

Public Administration

-Chế độ công vụ và dịch vụ

công

Public Power and Public

Service

-Quản trị tốt và phòng,

chống tham nhũng

Good Governance and Anti-

Corruption

-Hợp đồng hành chính và

hợp tác công tư

Administrative Contract and

Public-Private Cooperation

Tương tự nhau

16 Global Social Policy

Chính sách xã hội toàn cầu

-Quản trị tốt và phòng,

chống tham nhũng

Good Governance and Anti-

Corruption

Tương tự nhau

17 Citizenship Rights and Quyền con người, quyền Tương tự nhau

72

Page 77: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

STT Tên học phần trong

chương trình đào tạo Thạc

sĩ Luật hành chính và chính

sách, Đại học Sydney

(1)

Tên học phần trong chương

trình đào tạo Thạc sĩ Luật

hiến pháp - Luật hành chính,

ĐHQGHN

(2)

Thuyết minh về

những điểm

giống và khác

Social Movements

Quyền công dân và các trào

lưu xã hội

công dân

Human rights and citizen’s

rights

-Quyền tiếp cận thông tin

Right of Information Access

18 Cưỡng chế hành chính và

trách nhiệm hành chính

Administrative Coercion and

Administrative Liability

Môn đặc thù của

ĐHQGHN

19 Phương pháp giảng dạy luật

ở bậc đại học

Môn đặc thù của

ĐHQGHN

20 Triết học Môn đặc thù của

ĐHQGHN

21 Ngoại ngữ Môn đặc thù của

ĐHQGHN

22 Environmental Impact

Assessment Law

Luật Đánh giá tác động môi

trường

Môn đặc thù của

ĐH Sydney

23 Environmental Law and

Policy

Luật môi trường và Chính

sách

Môn đặc thù của

ĐH Sydney

24 Independent Research Môn đặc thù của

73

Page 78: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

STT Tên học phần trong

chương trình đào tạo Thạc

sĩ Luật hành chính và chính

sách, Đại học Sydney

(1)

Tên học phần trong chương

trình đào tạo Thạc sĩ Luật

hiến pháp - Luật hành chính,

ĐHQGHN

(2)

Thuyết minh về

những điểm

giống và khác

Project

Dự án nghiên cứu độc lập

ĐH Sydney

25 Law of Tax Administration

Luật về quản lý thuế

Môn đặc thù của

ĐH Sydney

26 The Business of Tax

Administration

Kinh doanh trong quản lý thuế

Môn đặc thù của

ĐH Sydney

27 Water Law

Luật về nước

Môn đặc thù của

ĐH Sydney

28 Australia in Diplomacy,

Defence & Trade

Ngoại giao, quốc phòng và

thương mại Australia

Môn đặc thù của

ĐH Sydney

29 Comparative Migration

Policy

Chính sách nhập cư so sánh

Môn đặc thù của

ĐH Sydney

30 Global Environmental

Politics

Nền chính trị môi trường toàn

cầu

Môn đặc thù của

ĐH Sydney

31 Leadership in Theory and

Practice

Lãnh đạo trong lý luận và

thực tiễn

Môn đặc thù của

ĐH Sydney

74

Page 79: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

STT Tên học phần trong

chương trình đào tạo Thạc

sĩ Luật hành chính và chính

sách, Đại học Sydney

(1)

Tên học phần trong chương

trình đào tạo Thạc sĩ Luật

hiến pháp - Luật hành chính,

ĐHQGHN

(2)

Thuyết minh về

những điểm

giống và khác

32 Mental Health: Practice and

Theory

Sức khỏe tinh thần: Thực

tiễn và Lý thuyết

Môn đặc thù của

ĐH Sydney

33 Social Policy Frameworks

Khung chính sách xã hội

Môn đặc thù của

ĐH Sydney

34 Ethics and Private Life

Đạo đức và Đời tư

Môn đặc thù của

ĐH Sydney

35 New Debates in Social

Theory

Tranh luận mới về lý thuyết xã

hội

Môn đặc thù của

ĐH Sydney

36 Social Policy International

Perspectives

Các cách tiếp cận quốc tế về

chính sách xã hội

Môn đặc thù của

ĐH Sydney

7. TÓM TẮT NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN

1. PHI5001.Triết học: 4 tín chỉ

Học phần tiên quyết: Không

Nội dung học phần:

Theo chương trình của Đại học KHXHNV ĐHQG Hà Nội

2. ENG5001. Tiếng Anh cơ bản: 3 tín chỉ

Học phần tiên quyết: Không

75

Page 80: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Nội dung học phần:

Theo kế hoạch của Đại học Ngoại ngữ ĐHQG Hà Nội

3. ENG6001. Tiếng Anh học thuật: 3 tín chỉ

Học phần tiên quyết: Không

Nội dung học phần:

Theo kế hoạch của Đại học Ngoại ngữ ĐHQG Hà Nội

4. ASL6011.Phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý: 2 tín chỉ

Học phần tiên quyết: Không

Nội dung học phần:

Môn học này trang bị cho học viên những kiến thức sau:

Những vấn đề cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý.

Lý luận về các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau.

Cách lựa chọn, phối hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học nhằm đạt mục tiêu

nghiên cứu khoa học pháp lý một các hiệu quả nhất.

Những kĩ năng cơ bản của việc nghiên cứu khoa học, cách thức thực hiện một công

trình nghiên cứu, sử dụng hiệu quả các phương pháp nghiên cứu khoa học trong các

lĩnh vực khoa học pháp lý khác nhau.

5. ASL6012. Phương pháp giảng dạy môn luật bậc đại học: 2 tín chỉ

Học phần tiên quyết: Không

Nội dung học phần:

Môn học này trang bị cho học viên những kiến thức sau:

Những vấn đề cơ bản về phương pháp giảng dạy pháp luật.

Những kiến thức lí luận về các phương pháp giảng dạy pháp luật khác nhau,

Cách lựa chọn, phối hợp các phương pháp và giảng dạy pháp luật nhằm đạt mục tiêu

giảng dạy một cách hiệu quả nhất.

Những kĩ năng cơ bản của nghề dạy học, cách thức tổ chức quá trình dạy học pháp

luật, sử dụng hiệu quả các phương pháp giảng dạy tích cực, đặc biệt biết sử dụng các

hình thức kiểm tra đánh giá như một phương pháp dạy học tích cực ở bậc học đại học

cho sinh viên ngành luật.

76

Page 81: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

6. ASL6013. Lý thuyết về Hiến pháp và tổ chức quyền lực nhà nước: 2 tín chỉ

Học phần tiên quyết: Không

Nội dung học phần:

Học phần này trang bị cho học viên những kiến thức chủ yếu sau:

- Khái niệm, cơ sở lý luận, thực tiễn của Hiến pháp

- Quan điểm truyền thống và hiện đại về Hiến pháp;

- Tổ chức nhà nước và sự hình thành, phát triển của Hiến pháp

- Các lý thuyết về tổ chức quyền lực nhà nước trong lịch sử (cổ đại, trung đại,

cận và hiện đại).

- Sự phát triển của Hiến pháp và tổ chức quyền lực nhà nước ở Việt Nam từ

trước tới nay

- Xu hướng phát triển của Hiến pháp trên thế giới và ở Việt Nam trong thế kỷ

21.

- Xu hướng phát triển của tổ chức quyền lực nhà nước trên thế giới và ở Việt

Nam trong thế kỷ 21.

7. ASL6014. Lý thuyết về quản lý nhà nước: 2 tín chỉ

Học phần tiên quyết: Không

Nội dung học phần:

Học phần này trang bị cho học viên những kiến thức chủ yếu sau:

- Khái niệm, cơ sở lý luận, thực tiễn của quản lý nhà nước

- Hình thức và phương pháp quản lý nhà nước

- Nội dung, cơ cấu của quản lý nhà nước

- Sự điều chỉnh của pháp luật đối với quản lý nhà nước

- Môi trường tác động của quản lý nhà nước

- Quyết định quản lý nhà nước

- Hiệu quả của quản lý nhà nước

- Lý luận, thực tiễn về quản lý nhà nước trong lịch sử Việt Nam

77

Page 82: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

- Xu hướng phát triển về tổ chức quản lý nhà nước trên thế giới và ở Việt Nam

trong thế kỷ 21.

8. ASL6015. Tổ chức và thực hiện quyền lực lập pháp: 2 tín chỉ

Học phần tiên quyết: ASL6013, ASL6014

Nội dung học phần:

Học phần này trang bị cho học viên những kiến thức chủ yếu sau:

- Khái niệm, cơ sở lý luận, thực tiễn của quyền lực lập pháp

- Lịch sử phát sinh, phát triển của quyền lực lập pháp trên thế giới

- Đặc điểm, tính chất và những nội dung cụ thể của quyền lực lập pháp.

- Mô hình, cách thức tổ chức thực thi quyền lực lập pháp trên thế giới

- Mối quan hệ giữa quyền lực lập pháp với các nhánh quyền lực nhà nước khác

- Quyền lực lập pháp trong nhà nước pháp quyền.

- Lý luận, thực tiễn về quyền lực lập pháp trong lịch sử Việt Nam

- Xu hướng phát triển của quyền lực lập pháp trên thế giới và ở Việt Nam trong

thế kỷ 21.

9. ASL6016. Tổ chức và thực hiện quyền lực hành pháp: 2 tín chỉ

Học phần tiên quyết: ASL6013, ASL6014

Nội dung học phần:

Học phần này trang bị cho học viên những kiến thức chủ yếu sau:

- Khái niệm, cơ sở lý luận, thực tiễn của quyền lực hành pháp

- Lịch sử phát sinh, phát triển của quyền lực hành pháp trên thế giới

- Đặc điểm, tính chất và những nội dung cụ thể của quyền lực hành pháp.

- Mô hình, cách thức tổ chức thực thi quyền lực hành pháp trên thế giới

- Mối quan hệ giữa quyền lực hành pháp với các nhánh quyền lực nhà nước khác

- Quyền lực hành pháp trong nhà nước pháp quyền.

- Lý luận, thực tiễn về quyền lực hành pháp trong lịch sử Việt Nam

- Xu hướng phát triển của quyền lực hành pháp trên thế giới và ở Việt Nam

trong thế kỷ 21.

10. ASL6017. Tổ chức và thực hiện quyền lực tư pháp: 2 tín chỉ

78

Page 83: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Học phần tiên quyết: ASL6013, ASL6014

Nội dung học phần:

Học phần này trang bị cho học viên những kiến thức chủ yếu sau:

- Khái niệm, cơ sở lý luận, thực tiễn của quyền lực tư pháp

- Lịch sử phát sinh, phát triển của quyền lực tư pháp trên thế giới

- Đặc điểm, tính chất và những nội dung cụ thể của quyền lực tư pháp.

- Mô hình, cách thức tổ chức thực thi quyền lực tư pháp trên thế giới

- Mối quan hệ giữa quyền lực tư pháp với các nhánh quyền lực nhà nước khác

- Quyền lực tư pháp trong nhà nước pháp quyền.

- Lý luận, thực tiễn về quyền lực tư pháp trong lịch sử Việt Nam

- Xu hướng phát triển của quyền lực tư pháp trên thế giới và ở Việt Nam trong

thế kỷ 21.

11. ASL6018. Quyền con người, quyền công dân: 2 tín chỉ.

Học phần tiên quyết: ASL6013, ASL6014

Nội dung học phần:

Học phần này trang bị cho học viên những kiến thức chủ yếu sau:

- Khái niệm, cơ sở lý luận, thực tiễn của quyền con người, quyền công dân

- Lịch sử phát sinh, phát triển của quyền con người, quyền công dân trên thế giới

- Đặc điểm, tính chất của quyền con người, quyền công dân

- Quyền con người, quyền công dân trong mối quan hệ với dân chủ, nhà nước

pháp quyền, phát triển..

- Hệ thống các quyền con người, quyền công dân và nội hàm của các quyền.

- Luật nhân quyền quốc tế

- Cơ chế quốc tế, khu vực, quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền

- Lý luận, thực tiễn về quyền con người, quyền công dân trong lịch sử Việt Nam

- Xu hướng phát triển của quyền con người, quyền công dân trên thế giới và ở

Việt Nam trong thế kỷ 21.

12. ASL6019. Chế độ bảo hiến: 2 tín chỉ

Học phần tiên quyết: ASL6013, ASL6014

79

Page 84: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Nội dung học phần:

Học phần này trang bị cho học viên những kiến thức chủ yếu sau:

- Khái niệm, cơ sở lý luận, thực tiễn của bảo hiến.

- Lịch sử phát sinh, phát triển của bảo hiến trên thế giới

- Đặc điểm, tính chất và những nội dung cụ thể của cơ chế bảo hiến.

- Mô hình, cách thức tổ chức bảo hiến trên thế giới.

- Mối quan hệ giữa cơ quan/thiết chế bảo hiến với các cơ quan/thiết chế quyền

lực nhà nước khác

- Bảo hiến trong nhà nước pháp quyền.

- Lý luận, thực tiễn về bảo hiến trong lịch sử Việt Nam

- Xu hướng phát triển của bảo hiến trên thế giới và ở Việt Nam trong thế kỷ 21.

13. ASL6020. Tài phán hành chính: 2 tín chỉ

Học phần tiên quyết: ASL6013, ASL6014

Nội dung học phần:

Học phần này trang bị cho học viên những kiến thức chủ yếu sau:

- Khái niệm, cơ sở lý luận, thực tiễn của tài phán hành chính.

- Lịch sử phát sinh, phát triển của tài phán hành chính trên thế giới

- Đặc điểm, tính chất và những nội dung cụ thể của tài phán hành chính.

- Mô hình, cách thức tổ chức các cơ quan tài phán hành chính trên thế giới.

- Tố tụng và thi hành án hành chính trên thế giới

- Mối quan hệ giữa cơ quan/thiết chế tài phán hành chính với các cơ quan/thiết

chế quyền lực nhà nước khác

- Tài phán hành chính trong nhà nước pháp quyền.

- Lý luận, thực tiễn về tài phán hành chính trong lịch sử Việt Nam

- Xu hướng phát triển của tài phán hành chính trên thế giới và ở Việt Nam trong

thế kỷ 21.

III.2. Các môn lựa chọn: 8/16 tín chỉ

14. ASL6021. Chính trị học: 2 tín chỉ

Học phần tiên quyết: ASL6013, ASL6014

80

Page 85: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Nội dung học phần:

Học phần này trang bị cho học viên những kiến thức chủ yếu sau:

- Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu của chính trị học

- Sự phát triển của chính trị học trên thế giới

- Sự hình thành, phát triển của quyền lực công và hệ thống chính trị trên thế giới

- Những đặc điểm chủ yếu của quyền lực công và hệ thống chính trị trong thế

giới hiện đại.

- Văn hóa chính trị

- Lý luận, thực tiễn về quyền lực công trong lịch sử Việt Nam

- Văn hóa chính trị ở Việt Nam

- Xu hướng phát triển của quyền lực công, hệ thống chính trị và văn hóa chính

trị trên thế giới và ở Việt Nam trong thế kỷ 21.

15. ASL6022. Luật hành chính so sánh: 2 tín chỉ

Học phần tiên quyết: ASL6013, ASL6014

Nội dung học phần:

Học phần này trang bị cho học viên những kiến thức chủ yếu sau:

- Khái niệm, cơ sở lý luận, thực tiễn của luật hành chính so sánh.

- Đối tượng, phương pháp nghiên cứu của Luật hành chính so sánh;

- Các hệ thống luật hành chính lớn trên thế giới; các khuynh hướng phát triển

của luật hành chính hiện đại

- Sự thâm nhập của luật hành chính vào các mô hình dân chủ lớn trên thế giới,

mối quan hệ giữa luật hành chính với nhà nước pháp quyền, chủ nghĩa hiến

pháp;

- So sánh các mô hình tổ chức bộ máy hành chính trên thế giới;

- So sánh các yếu tố cụ thể của luật hành chính ở một số quốc gia trên thế giới:

công vụ, dịch vụ công; quyết định hành chính, xét xử hành chính.v.v.

- Tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế có liên quan.

16. ASL6023. Luật hiến pháp so sánh: 2 tín chỉ

Học phần tiên quyết: ASL6013, ASL6014

81

Page 86: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Nội dung học phần:

Học phần này trang bị cho học viên những kiến thức chủ yếu sau:

- Khái niệm, cơ sở lý luận, thực tiễn của luật hiến pháp so sánh.

- Lịch sử phát sinh, phát triển của luật hiến pháp so sánh trên thế giới

- Đặc điểm, tính chất và những nội dung cụ thể của luật hiến pháp so sánh.

- Mô hình, cách thức xây dựng, ban hành của hiến pháp trên thế giới.

- Những nội dung cơ bản của hiến pháp trên thế giới.

- Sự phát triển của hiến pháp ở Việt Nam trong mối quan hệ với thế giới

- Nội dung của các bản hiến pháp Việt Nam từ trước đến nay trong mối tương

quan với hiến pháp các nước trên thế giới.

- Xu hướng phát triển của hiến pháp trên thế giới và ở Việt Nam trong thế kỷ 21.

17. ASL6024. Hành chính công: 2 tín chỉ

Học phần tiên quyết: ASL6013, ASL6014

Nội dung học phần:

Học phần này trang bị cho học viên những kiến thức chủ yếu sau:

- Khái niệm, cơ sở lý luận, thực tiễn của hành chính công.

- Chức năng hành chính nhà nước.

- Những vấn đề lý luận về nền hành chính nhà nước

- Thể chế hành chính nhà nước.

- Tổ chức hành chính nhà nước.

- Kỹ thuật và nghiệp vụ hành chính.

- Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.

- Thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước.

- Hành chính công trong nhà nước pháp quyền

- Hành chính công ở Việt Nam trong mối tương quan với các quốc gia khác trên

thế giới.

18. ASL6025. Các thiết chế hiến định hiện đại: 2 tín chỉ

Học phần tiên quyết: ASL6013, ASL6014

Nội dung học phần:

82

Page 87: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Học phần này trang bị cho học viên những kiến thức chủ yếu sau:

- Khái niệm, cơ sở lý luận, thực tiễn của các thiết chế hiến định độc lập.

- Lịch sử phát sinh, phát triển của các thiết chế hiến định độc lập trên thế giới

- Đặc điểm, tính chất của các thiết chế hiến định độc lập chủ yếu.

- Mô hình, cách thức tổ chức các cơ quan hiến định độc lập trên thế giới.

- Mối quan hệ giữa cơ quan/thiết chế hiến định độc lập với các cơ quan/thiết chế

quyền lực nhà nước khác

- Các thiết chế hiến định độc lập trong nhà nước pháp quyền.

- Lý luận, thực tiễn về các thiết chế hiến định độc lập trong lịch sử Việt Nam

- Xu hướng phát triển của các thiết chế hiến định độc lập trên thế giới và ở Việt

Nam trong thế kỷ 21.

19. ASL6026. Chính quyền địa phương: 2 tín chỉ

Học phần tiên quyết: ASL6013, ASL6014

Nội dung học phần:

Học phần này trang bị cho học viên những kiến thức chủ yếu sau:

- Khái niệm, cơ sở lý luận, thực tiễn của chính quyền địa phương.

- Các nguyên tắc tổ chức và các mô hình chính quyền địa phương trên thế giới.

- Vấn đề phân cấp, phân quyền, tản quyền.

- Chính quyền địa phương trong nhà nước pháp quyền.

- Lý luận, thực tiễn về tổ chức chính quyền địa phương trong lịch sử Việt Nam

- Xu hướng phát triển của chính quyền địa phương trên thế giới và ở Việt Nam

trong thế kỷ 21.

20. ASL6027. Dân chủ và bầu cử: 2 tín chỉ

Học phần tiên quyết: ASL6013, ASL6014

Nội dung học phần:

Học phần này trang bị cho học viên những kiến thức chủ yếu sau:

- Khái niệm dân chủ, các hình thức thực thi dân chủ trên thế giới và ở Việt Nam.

- Những vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện trên thế

giới và ở Việt Nam

83

Page 88: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

- Khái niệm, cơ sở lý luận, thực tiễn của bầu cử, mối quan hệ giữa bầu cử và dân

chủ.

- Lịch sử phát sinh, phát triển của bầu cử trên thế giới và ở Việt Nam.

- Các cơ chế quản lý bầu cử hiện hành trên thế giới và ở Việt Nam.

- Dân chủ và bầu cử trong nhà nước pháp quyền.

- Xu hướng phát triển của dân chủ và bầu cử trên thế giới và ở Việt Nam trong

thế kỷ 21.

21. ASL6028. Chế độ công vụ và dịch vụ công: 2 tín chỉ

Học phần tiên quyết: ASL6013, ASL6014

Nội dung học phần:

Học phần này trang bị cho học viên những kiến thức chủ yếu sau:

Cơ sở lý luận của chế độ công vụ và dịch vụ công;

Các học thuyết hiện đại trên thế giới về chế độ công vụ và dịch vụ công: kinh

nghiệm thế giới về xác định phạm vi công vụ và dịch vụ công, lựa chọn mô hình

công vụ và tổ chức dịch vụ công;

Khung chính sách pháp luật Việt Nam về chế độ công vụ và dịch vụ công; thực

trạng chế độ công vụ và dịch vụ công ở Việt Nam;

Các xu hướng cải cách chế độ công vụ và dịch vụ công ở Việt Nam, thách thức và

triển vọng đối với chế độ công vụ và dịch vụ công ở Việt Nam

22. ASL6029. Quản trị tốt và phòng, chống tham nhũng: 2 tín chỉ

Học phần tiên quyết: ASL6013, ASL6014

Nội dung học phần:

Học phần này trang bị cho học viên những kiến thức chủ yếu sau:

- Khái niệm quản trị tốt, các chiến lược, biện pháp và tiêu chí đánh giá quản trị

tốt trên thế giới.

- Các khái niệm tham nhũng, phòng, chống tham nhũng, các chiến lược, biện

pháp và tiêu chí đánh giá kết quả phòng, chống tham nhũng trên thế giới.

- Những vấn đề lý luận, thực tiễn về phòng, chống tham nhũng, trên thế giới

84

Page 89: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

- Khái niệm, cơ sở lý luận, thực tiễn của bầu cử, mối quan hệ giữa bầu cử và dân

chủ.

- Lịch sử phát sinh, phát triển của bầu cử trên thế giới và ở Việt Nam.

- Các cơ chế quản lý bầu cử hiện hành trên thế giới và ở Việt Nam.

- Dân chủ và bầu cử trong nhà nước pháp quyền.

- Xu hướng phát triển của dân chủ và bầu cử trên thế giới và ở Việt Nam trong

thế kỷ 21.

23. ASL6030. Phân tích chính sách và xây dựng luật: 2 tín chỉ

Học phần tiên quyết: ASL6013, ASL6014

Nội dung học phần:

Chuyên đề này trang bị cho học viên những kiến thức chuyên sâu về các vấn đề cơ

bản về Phân tích chính sách và xây dựng pháp luật được tiếp cận từ các góc độ như sau:

- Cơ sở lý luận của Phân tích chính sách; khái niệm về Quá trình chính sách; các

bước của Phân tích chính sách; tầm quan trọng của Phân tích chính sách và mối

quan hệ giữa Phân tích chính sách và Soạn thảo pháp luật;

- Kinh nghiệm thế giới về phân tích chính sách trong quá trình soạn thảo pháp luật;

- Một số công cụ phân tích chính sách: nội dung, kỹ năng vận dụng

- Việc áp dụng công cụ phân tích chính sách trong soạn thảo pháp luật ở Việt Nam:

các thành công, hạn chế và hướng phát triển.

24. ASL6031. Hợp đồng hành chính và hợp tác công tư: 2 tín chỉ

Học phần tiên quyết: ASL6013, ASL6014

Nội dung học phần:

Chuyên đề này trang bị cho học viên những kiến thức chuyên sâu về các vấn đề cơ

bản về Hợp đồng hành chính và Hợp tác công tư được tiếp cận từ các góc độ như sau:

Lý thuyết chung về HĐHC và HTCT: khái niệm, phạm vi, lợi ích và rủi ro của

việc sử dụng hai công cụ này;

Các bài học kinh nghiệm trên thế giới về HĐHC và HTCT;

Các yếu tố quyết định sự thành công của HĐHC và HTCT; sự cần thiết và bối

cảnh Việt Nam khi áp dụng các công cụ pháp lý này;

85

Page 90: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Hành chính - Hiến pháp

Khung chính sách pháp luật Việt Nam về HĐHC và HTCT: các cải cách đã thực

hiện và tương lai.

25. ASL6032. Trách nhiệm hành chính và cưỡng chế hành chính: 2 tín chỉ

Học phần tiên quyết: ASL6013, ASL6014

Nội dung học phần:

Chuyên đề này trang bị cho học viên những kiến thức chuyên sâu về các vấn đề sau:

- Khái niệm, phân loại, phân biệt và mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp cưỡng chế

hành chính (phòng ngừa, ngăn chặn, trách nhiệm hành chính, CCHC đặc biệt).

- Khái niệm, phân loại, xu hướng phát triển các biện pháp trách nhiệm hành chính.

- Pháp luật của các quốc gia trên thế giới về trách nhiệm hành chính và cưỡng chế

hành chính.

- Khung chính sách pháp luật hiện hành của Việt Nam về trách nhiệm hành chính và

cưỡng chế hành chính: các cải cách đã thực hiện và tương lai.

86