chude06 nhom12

33
Chủ đề 6: Thiết kế các hoạt động cho một lớp học ảo SVTH: nhóm 12 1.Đỗ Thị Quỳnh K37.103.520 2.Nguyễn T.Thanh Thúy K37.103.523 3.Nguyễn Thị Vui K37.103.534 Trường Đại học Sư phạm TPHCM Khoa CNTT Môn: E – learning trong trường phổ thông GVHD: TS. Lê Đức Long

Upload: nguyenvui1

Post on 10-Aug-2015

4 views

Category:

Education


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chude06   nhom12

Chủ đề 6: Thiết kế các hoạt động cho một lớp học ảo

SVTH: nhóm 12

1.Đỗ Thị Quỳnh K37.103.520

2.Nguyễn T.Thanh Thúy K37.103.523

3.Nguyễn Thị Vui K37.103.534

Trường Đại học Sư phạm TPHCMKhoa CNTTMôn: E – learning trong trường phổ thông

GVHD: TS. Lê Đức Long

Page 2: Chude06   nhom12

04/15/2023 Nhom12 - chude06 2

Nội dung chính

Tạo một lớp học ảo (virtual-classroom)

Lựa chọn và tổ chức các nội dung học tập

Tổ chức và thiết kế các hoạt động học tập trực tuyến

Khai thác các hoạt động tự học, cộng tác nhóm

Điều khiển, giám sát và phản hồi các hoạt động học trực tuyến

Page 3: Chude06   nhom12

04/15/2023 Nhom12 - chude06 3

1. Tạo một lớp học ảo

1.1 Khái niệm lớp học ảo

Là một lớp học trực tuyến có cấu trúc như một lớp học bình thường.

Có thể có hoặc có thể không có các cuộc họp nhóm trực tuyến.

Page 4: Chude06   nhom12

04/15/2023 Nhom12 - chude06 4

1. Tạo một lớp học ảo Như trong các lớp học truyền

thống, một giảng viên dẫn một lớp học của người học thông qua một chương trình học rõ ràng của các tài liệu theo một lịch trình định trước.

Trong lớp học ảo, học viên và giảng viên có thể sử dụng e-mail, diễn đàn thảo luận, chat, các cuộc thăm dò, bảng trắng, chia sẻ ứng dụng, audio- và video-conferencing, và các công cụ khác để trao đổi tin nhắn.

Page 5: Chude06   nhom12

04/15/2023 Nhom12 - chude06 5

1. Tạo một lớp học ảo

Tùy theo ngữ cảnh cụ thể mà người dạy có thể tổ chức nội dung và các hoạt động học tập trực tuyến tương ứng với nội dung đó

Từ đó, giáo viên tiến hành tạo lớp học ảo phù hợp với ngữ cảnh và nội dung học tập tương ứng

Page 6: Chude06   nhom12

04/15/2023 Nhom12 - chude06 6

1. Tạo một lớp học ảo

Lợi ích: Các học viên có thời gian học tự do phù hợp với công

việc của mìnhGV có thể trực tiếp quản lý các học viên của mình và có thể trả

lời câu hỏi của học viên ngay lập tức. Các lớp có thể kết hợp bài giảng, câu hỏi và câu trả lời, hoạt

động cá nhân và nhóm, đọc sách và thử nghiệm.Người hướng dẫn có thể điều chỉnh nội dung và trình bày ngay

lập tức và phản ứng với thông tin phản hồi từ người học.

Page 7: Chude06   nhom12

04/15/2023 Nhom12 - chude06 7

1. Tạo một lớp học ảo

Thiết kế một lớp học ảo

Page 8: Chude06   nhom12

04/15/2023 Nhom12 - chude06 8

2. Lựa chọn và tổ chức các nội dung học tập

Khi tạo một lớp học trực tuyến chúng ta cần quan tâm tới 2 vấn đề chính:

Nội dung (học liệu)Hoạt động

Page 9: Chude06   nhom12

04/15/2023 Nhom12 - chude06 9

2.1 Nội dung học tập

Nội dung học tập được truyền tải dưới nhiều dạng khác nhau: văn bản, bày trình chiếu, audio, video,… nhằm đem lại hiệu quả cao hơn, giảm chi phí và tăng khả năng tiếp nhận kiến thức của người học

Các công cụ cho phép tạo các nội dung từ các tài liệu bởi các ứng dụng xử lí văn bản (MS Word) hoặc trình diễn (MS Powperpoint, Articulate Presenter, Adobe Presenter,…)

Page 10: Chude06   nhom12

04/15/2023 Nhom12 - chude06 10

2.1 Nội dung học tập

Khi tạo khóa học, vấn đề lựa chọn và thiết kế nội dung là rất quan trọng. Vì vậy khi lựa chọn nội dung học ta cần quan tâm tới các vấn đề sau:

- Cần xác định rõ đối tượng học, các vấn đề kiến thức liên quan, kiến thức đã biết..- Từ đó xác định mục tiêu của bài dạy, nội dung

khó, nội dung trọng tâm- Sau đó tiến hành phát triển nội dung dựa trên

các phần mềm, công cụ tạo và xuất bản nội dung.

Page 11: Chude06   nhom12

04/15/2023 Nhom12 - chude06 11

3. Tổ chức và thiết kế các hoạt động trực tuyến

Dựa vào ngữ cảnh và nội dung mà chúng ta tiến hành thiết kế các hoạt động phù hợp.

Cần xây dựng kịch bản dạy học để thể hiện cho các hoạt động trực tuyến.

Page 12: Chude06   nhom12

04/15/2023 Nhom12 - chude06 12

3. Tổ chức và thiết kế các hoạt động trực tuyến

Page 13: Chude06   nhom12

04/15/2023 Nhom12 - chude06 13

3. Tổ chức và thiết kế các hoạt động trực tuyến

Dựa trên nội dung mà chúng ta thiết kế các hoạt động khóa học:

- Giới thiệu chung: giới thiệu về khóa học, các kiến thức đạt được khi tham gia khóa học, trong phần này giáo viên có thể đưa lên những tài liệu chung nhất, ví dụ như giáo trình, tài liệu tham khảo cho cả khóa học

- Thông báo của khóa học: các thông báo chung của giáo viên

Page 14: Chude06   nhom12

04/15/2023 Nhom12 - chude06 14

3. Tổ chức và thiết kế các hoạt động trực tuyến

Các bài/chủ đề của khóa học: Phần này được bố trí theo từng bài/chủ đề. Mỗi chủ đề sẽ được thể hiện trong 1 ô, trong ô đó chứa mục tiêu của bài học/chủ đề, ngoài ra còn có bài giảng, bài đọc thêm

Danh sách lớp: trong đây chứa danh sách các thành viên tham gia khóa học.

Page 15: Chude06   nhom12

04/15/2023 Nhom12 - chude06 15

3. Tổ chức và thiết kế các hoạt động trực tuyến

Các hoạt động khác: tùy theo mục đích mà giáo viên sử dụng

- Diễn đàn thảo luận (Forum)- Viết nhật ký (journal)- Các bài tập làm thêm (assignment)- Các bài tập trắc nghiệm (quiz)- Các tài liệu tham khảo (nếu có)

Page 16: Chude06   nhom12

04/15/2023 Nhom12 - chude06 16

3. Tổ chức và thiết kế các hoạt động trực tuyến

Diễn đàn: Diễn đàn là nơi học viên có thể đăng lên những câu hỏi, những thắc mắc trong quá trình học tập và giáo viên sẽ giải đáp những câu hỏi đó.

Các tài nguyên: Các tài nguyên trong khóa học chính là những giáo trình, tài liệu tham khảo dạng điện tử, những website, hình ảnh tham khảo… Trong mỗi khóa học, các giáo viên cung cấp các tài nguyên theo từng bài, học viên đi tuần tự theo từng bài học để lấy những tài nguyên đó.

Page 17: Chude06   nhom12

04/15/2023 Nhom12 - chude06 17

3. Tổ chức và thiết kế các hoạt động trực tuyến

Tạo bài kiểm tra: các bài kiểm tra được tự động tính điểm,các bài thi bị giới hạn về thời gian, quá hạn thời gian cho phép thì sẽ không được làm bài và không tính điểm.

Bài tập: Bài tập là chức năng rất hay dùng của hệ thống học tập trực tuyến. Chức năng này cho phép giáo viên ra và thu bài tập của học viên. Học viên sẽ nộp các bài tập, bài kiểm tra cho giáo viên thông qua chức năng này của hệ thống.

Page 18: Chude06   nhom12

04/15/2023 Nhom12 - chude06 18

4. Khai thác các hoạt động tự học, học cộng tác và học cộng đồng

4. 1 Hoạt động tự học

Tự học là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội, lịch sử trong thực tiễn hoạt động cá nhân bằng cách thiết lập các mối quan hệ cải tiến kinh nghiệm ban đầu, đối chiếu với các mô hình phản ánh hoàn cảnh thực tại, biến tri thức của loài người thành vốn tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng , kỹ xảo của chủ thể.

Page 19: Chude06   nhom12

04/15/2023 Nhom12 - chude06 19

4. 1.2 các hình thức tự học

Hình thức 1: Cá nhân tự mày mò theo sở thích và hứng thú độc lập không có sách và sự hướng dẫn của giáo viên.

Hình thức 2: Tự học có sách nhưng không có giáo viên bên cạnh.

Hình thức 3: Tự học có sách, có thầy giáp mặt một số tiết trong ngày, sau đó sinh viên về nhà tự học dưới sự hướng dẫn gián tiếp của giáo viên.

Page 20: Chude06   nhom12

04/15/2023 Nhom12 - chude06 20

4. 1 Hoạt động tự học

Tự học là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội, lịch sử trong thực tiễn hoạt động cá nhân bằng cách thiết lập các mối quan hệ cải tiến kinh nghiệm ban đầu, đối chiếu với các mô hình phản ánh hoàn cảnh thực tại, biến tri thức của loài người thành vốn tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng , kỹ xảo của chủ thể.

Page 21: Chude06   nhom12

04/15/2023 Nhom12 - chude06 21

4.1.3 Vai trò của tự học trong quá trình dạy học

Hoạt động học là nhân tố trung tâm mà hoạt động tự học không thể thiếu để đảm bảo cho sinh viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ của quá trình học tập, nên quá trình tự học là một hệ thống.Hoạt động tự học giúp sinh viên thu nhận được kiến thức dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên trở nên vững chắc, sâu sắc, tạo ra cơ sở để vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn học tập – Hình thức học tập không theo thời khoá biểu.

Page 22: Chude06   nhom12

04/15/2023 Nhom12 - chude06 22

4.1.3 Vai trò của tự học trong quá trình dạy học

Tự học không những giúp sinh viên không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà trong tương lai, họ sẽ trở thành người cán bộ khoa học kỹ thuật có năng lực, có thói quen và phương pháp tự học suốt đời

sinh viên còn nâng cao trình độ văn hoá chung cho mình để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống đặt ra

Page 23: Chude06   nhom12

04/15/2023 Nhom12 - chude06 23

4.1.3 Vai trò của tự học trong quá trình dạy học

Phát triển tính tự giác, tích cực và tính độc lập nhận thức, khắc phục tính thụ động, ỷ lại vào thầy hoặc người khác.

Làm quen với cách làm việc độc lập- tiền đề, cơ sở để nâng cao học vấn đáp ứng sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong thực tiễn công tác sau này.

Bồi dưỡng hứng thú học tập, rèn luyện ý chí phấn đấu, đức tính kiên trì, óc phê phán, nâng cao niềm tin và năng lực bản thân

Page 24: Chude06   nhom12

04/15/2023 Nhom12 - chude06 24

4.2 Học cộng tác nhóm và cộng đồng

“Cộng tác” được hiểu là “Quá trình trao đổi, trợ giúp, phối hợp giữa một nhóm người nhằm đạt được một mục tiêu xác định”. 

  Hoạt động cộng tác của con người được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: Cộng tác trong công việc, cộng tác trong việc truyền đạt tri thức

Page 25: Chude06   nhom12

04/15/2023 Nhom12 - chude06 25

4.2 Học cộng tác nhóm và cộng đồng

Học theo hình thức cộng tác là việc học mà không chỉ tập trung vào các bài giảng của giáo viên ở trên lớp.

Trong một lớp học cộng tác, bên cạnh việc nghe giảng, ghi chép thì còn có các hoạt động thảo luận và tương tác tích cực giữa sinh viên với nhau. Trong một môi trường như vậy, giáo viên không chỉ đóng vai trò là người nắm tri thức để truyền đạt mà còn  phải đóng vai trò là một chuyên gia thiết kế quá trình, xây dựng môi trường tiếp thu tri thức cho người học

Page 26: Chude06   nhom12

04/15/2023 Nhom12 - chude06 26

4.2 .1 Đặc điểm của học cộng tác nhóm và cộng đồng

Quá trình học trở thành một quá trình xây dựng tri thức cá nhân một cách tích cực: để học được những kiến thức, khái niệm hoặc kỹ năng mới, sinh viên cần phải tích cực làm việc với những kiến thức đó theo nhiều cách khác nhau với mục đích rõ ràng. Sinh viên cần kết hợp giữa việc tiếp thu các kiến thức mới từ tài liệu với những kiến thức đã biết để.  Việc này giúp người học có thể chủ động tiếp thu và vận dụng các tri thức mới trên cơ sở những hiểu biết đã có của bản thân.

Page 27: Chude06   nhom12

04/15/2023 Nhom12 - chude06 27

4.2 .1 Đặc điểm của học cộng tác nhóm và cộng đồng Môi trường học tập có tính kích thích cao việc nhận thức:

Các nghiên cứu về giáo dục đã chỉ ra rằng việc học tập thường bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh và các hoạt động trong hoàn cảnh đó (Brown, Collins và Duguid, 1989). Trong môi trường học cộng tác, các hoạt động học cộng tác thường đưa sinh viên vào những nhiệm vụ hoặc câu hỏi mang tính thách thức. Sinh viên không chỉ đơn giản là nghe giảng rồi sau đó trả lời những câu hỏi mang tính kiểm tra lại những thông tin từ bài giảng mà giờ đây phải chủ động thực hành luôn những điều đã, đang được học nhằm giải quyết những vấn đề mà giáo viên đưa ra. Môi trường học tập này sẽ thôi thúc sinh viên thực hành và phát triển kỹ năng tranh luận và tự giải quyết vấn đề

Page 28: Chude06   nhom12

04/15/2023 Nhom12 - chude06 28

4.2 .1 Đặc điểm của học cộng tác nhóm và cộng đồng

Đối tượng người học đa dạng: Trong môi trường học cộng tác, người học có sự đa dạng về kiến thức, kinh nghiêm, phong cách học và mục tiêu học tập. Sự đa dạng này làm cho việc cộng tác trở nên có hiệu quả với việc mỗi người học đều có thể đóng góp kinh nghiệm và kiến thức của bản thân vào việc giải quyết công việc chung của cả nhóm.

Page 29: Chude06   nhom12

04/15/2023 Nhom12 - chude06 29

4.2 .1 Đặc điểm của học cộng tác nhóm và cộng đồng

Việc học trở thành hoạt động mang tính xã hội: "Học cộng tác có đặc điểm là tạo ra môi trường cho phép sinh viên nói, sinh viên trao đổi với nhau... và việc học được thực hiện ngay trong quá trình trao đổi, nói chuyện đó" (Golub, 1988). Việc học tập trao đổi không chỉ bó hẹp trong phạm vi một nhóm sinh viên của một lớp mà còn thể mở rộng ra với nhiều người tham gia. Việc cùng nhau khám phá, trao đổi, phản hồi thông tin giúp sinh viên có được sự hiểu biết tốt hơn và sẽ mang lại những kiến thức mới mẻ cho tất cả.

Page 30: Chude06   nhom12

04/15/2023 Nhom12 - chude06 30

4.2 .1 Mục tiêu của học cộng tác nhóm và cộng đồng Tạo ra mối liên kết: Mục tiêu đầu tiên của học cộng tác là nó

tạo ra được mối lisẽ là cơ sở cho việc tăng cường khả năng trao đổi nhằm nâng cao khả năng tiếp thu và vận dụng tri thức của mỗi thành viên

Hợp tác và làm việc theo nhóm: Với đặc điểm đa dạng về người học , quá trình học cộng tác phải đạt được mục tiêu là sự hợp tác và khả năng làm việc theo nhóm của mỗi cá nhân người học. Sinh viên phải khắc phục những sự khác biệt về văn hóa, tri thức, phương pháp học tập và tiếp cận vấn đề. Việc xây dựng được sự thỏa hiệp và đồng thuận chung trong nhóm sẽ là tiền đề cho sự thành công trong hoạt động của nhóm

Tạo ra tính trách nhiệm công dân: Quá trình học cộng tác phải tạo ra thói quen tham gia và chịu trách nhiệm đối với cộng đồng của mỗi người học.

Page 31: Chude06   nhom12

04/15/2023 Nhom12 - chude06 31

5. Điều khiển, giám sát và phản hồi các hoạt động học trực tuyến

Để quản lý các khóa học của mình thì giáo viên có thể tạo trong khóa học những hoạt động có thể giám sát và nhận phản hồi từ học viên. Từ đó rút kinh nghiệm cho các chủ đề sau cũng như các khóa học tiếp theo của mình. Hệ thống moodle có thể giúp giáo viên làm điều đó.

Page 32: Chude06   nhom12

04/15/2023 Nhom12 - chude06 32

5. Điều khiển, giám sát và phản hồi các hoạt động học trực tuyến

Hệ thống Moodle có các hoạt động như forum giúp nhận phản hồi, thảo luận của các học viên. Nhật ký học tập để giảng viên có thể nắm bắt được suy nghĩ cũng như khó khăn, kiến thức của học viên qua mỗi chủ đề. Hay có các bài tập Assignmeent, bài kiểm tra, cuộc khảo sát, câu hỏi thăm dò để ôn tập và khảo sát được kiến thức của học viên.

Page 33: Chude06   nhom12