chude01 nhom14

22
Trường ĐH Sư phạm TPHCM Khoa: CNTT Lớp: Sư phạm Tin 4 CHỦ ĐỀ 01 Nội Dung Tự Nghiê n Cứu GVGD: Thầy Lê Đức Long SVTH: Đặng Thị Kim Nguyên K37.103.061 Bùi Minh Cường K37.103.029

Upload: cuong-bui

Post on 25-Jul-2015

39 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chude01 nhom14

Trường ĐH Sư phạm TPHCM

Khoa: CNTT

Lớp: Sư phạm Tin 4

CHỦ ĐỀ 01Nội

Dung

Tự

Nghiên

Cứu

GVGD: Thầy Lê Đức LongSVTH: Đặng Thị Kim Nguyên K37.103.061

Bùi Minh Cường K37.103.029Nguyễn Lê Thảo Trâm K37.103.0

Page 2: Chude01 nhom14

MỤC LỤC

Contents1. Lợi ích của e-learning trong giáo dục và đào tạo.................................................3

1.1. Sự đa dạng và tính linh hoạt trong học tập:.....................................................3

1.2. Đào tạo mọi lúc mọi nơi:................................................................................3

1.3. Tiết kiệm chi phí:.............................................................................................3

1.4. Làm cho việc giáo dục và đào tạo sống động hơn:..........................................3

1.6. Mở rộng phạm vi và đối tượng học tập:..........................................................4

1.7. Rút ngắn được thời gian đào tạo:.....................................................................4

1.8. Tính tương tác cao:..........................................................................................4

2. Ưu khuyết điểm của hình thức đào tạo e-learning:................................................4

2.1.Ưu điểm:...........................................................................................................4

2.2.Nhược điểm:.....................................................................................................5

3. Chuẩn E-Learning..................................................................................................7

3.1. Định nghĩa chuẩn.............................................................................................7

3.1.1.Chuẩn đóng gói..........................................................................................8

3.1.2.Chuẩn trao đổi thông tin.............................................................................9

3.1.3.Chuẩn metadata..........................................................................................9

3.1.4.Chuẩn chất lượng.....................................................................................10

3.2. Chuẩn scorm..................................................................................................11

3.2.1. Scorm là gì?.............................................................................................11

3.2.2. Lợi ích kinh doanh của scorm.................................................................12

3.2.3. Scorm trong tương lai..............................................................................12

3.3. Đóng gói tài liệu giảng dạy theo chuẩn scorm..............................................14

3.3.1. Tổng quan................................................................................................14

3.3.2. Chuẩn đóng gói nội dung trong scorm....................................................15

2

Page 3: Chude01 nhom14

1. Lợi ích của e-learning trong giáo dục và đào tạo.

1.1. Sự đa dạng và tính linh hoạt trong học tập:

_ Có rất nhiều khóa học để học viên lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu bản

thân. Các khóa học sẽ có giáo viên hướng dẫn trực tuyến hoặc khóa học tự tương tác

và có thư viện trực tuyến hỗ trợ… v.v.

_ Học viên có thể xem lại, học lại các bài giảng trên lớp mà họ bỏ lỡ vì lý do

nào đó. Học viên có thể có môi trường học tập riêng, không bị phụ thuộc vào khóa học

và các học viên khác.

1.2. Đào tạo mọi lúc mọi nơi:

_ Bất cứ khi nào và nơi đâu, bất cứ khi nào có nhu cầu, học viên luôn có thể

tham gia các khóa mà họ mong muốn.

_ E-learning mở ra một thế giới học tập mới, dễ dàng và linh động hơn.

_ Nó đã xóa nhòa ranh giới không gian và thời gian, mang giáo dục đến với mọi

người.

1.3. Tiết kiệm chi phí:

_ Giảm thiểu các chi phí xây dựng khóa học; học viên không cần phải tốn nhiều

thời gian, chi phí cho việc đi lại và các chi phí phát sinh để tham dự các lớp học truyền

thống.

1.4. Làm cho việc giáo dục và đào tạo sống động hơn:

_ E-learning nâng cao và hỗ trợ rất nhiều cho lớp học truyền thống.

_ Nó tránh nhàm chán và gây hứng thú, sự chú ý của học viên, giúp việc học tập

trực quan và hiệu quả hơn.

_ Các phương tiện hiện đại hỗ trợ việc tiếp cận kho tàng trực tuyến một cách dễ

dàng, giúp hiệu quả hơn trong việc giáo dục và đào tạo.

3

Page 4: Chude01 nhom14

1.6. Mở rộng phạm vi và đối tượng học tập:

_ Không phải ai cũng có điều kiện đến lớp, không phải ai cũng học tập hiệu

quả khi đến lớp. E-learning cung cấp môi trường học tập, trao đổi cho mọi người

bất cứ ở nơi đâu.

1.7. Rút ngắn được thời gian đào tạo:

_ Người học làm chủ được tiến trình học tập của mình.

1.8. Tính tương tác cao:

_ Cung cấp các kênh tương tác giữa giáo viên và học viên, các học viên với

nhau.

2. Ưu khuyết điểm của hình thức đào tạo e-learning:

2.1.Ưu điểm:

1. Đào tạo mọi lúc mọi nơi: Truyền đạt kiến thức theo yêu cầu, thông tin đáp ứng

nhanh chóng. Học viên có thể truy cập các khoá học bất kỳ nơi đâu như văn phòng làm

việc, tại nhà, tại những điểm Internet công cộng, 24 giờ một ngày, 7 ngày trong tuần. Đào

tạo bất cứ lúc nào bất cứ nơi đâu họ muốn.

2. Tiết kiệm chi phí: Giúp giảm khoảng 60% chi phí bao gồm chi phí đi lại và chi

phí tổ chức địa điểm. Học viên chỉ tốn chi phí trong việc đăng kí khoá học và có thể đăng

kí bao nhiêu khoá học mà họ cần.

3. Tiết kiệm thời gian: Giúp giảm thời gian đào tạo từ 20-40% so với phương pháp

giảng dạy truyền thống do rút giảm sự phân tán và thời gian đi lại.

4. Uyển chuyển và linh động: Học viên có thể chọn lựa những khoá học có sự chỉ

dẫn của giảng viên trực tuyến hoặc khoá học tự tương tác (Interactive Self-pace Course),

tự điều chỉnh tốc độ học theo khả năng và có thể nâng cao kiến thức thông qua những thư

viện trực tuyến.

5. Tối ưu: Nội dung truyền tải nhất quán. Các tổ chức có thể đồng thời cung cấp

nhiều ngành học, khóa học cũng như cấp độ học khác nhau giúp học viên dễ dàng lựa

chọn.

4

Page 5: Chude01 nhom14

6. Hệ thống hóa: E-learning dễ dàng tạo và cho phép học viên tham gia học, dễ

dàng theo dõi tiến độ học tập và kết quả học tập của học viên. Với khả năng tạo những bài

đánh giá, người quản lí dễ dàng biết được nhân viên nào đã tham gia học, khi nào họ hoàn

tất khoá học, làm thế nào họ thực hiện và mức độ phát triển của họ.

7. Không bị hạn chế về thời gian và địa điểm.

8. Đến được với học sinh ở vùng xa, học sinh không truyền thống.

9. Cho học sinh điều kiện để tiếp xúc với những giáo sư mà họ cần.

10. Tạo điều kiện giao tiếp dễ hơn đối với một số học sinh.

11. Hấp dẫn đối với các học sinh có động cơ thúc đẩy học tập.

12. Tăng mức độ thích nghi của nhà trường.

13. Tăng số lượng học sinh mà không cần đầu tư vào phòng học và các phương

tiện học.

14. Mở rộng ra các thị trường giáo dục mới

15. Tạo cơ hội để thử nghiệm và để chia sẻ nguồn tài nguyên

16. Đẩy mạnh khả năng chấp nhận rủi ro

Với Giáo dục trực tuyến giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua

đường truyền băng thông rộng hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ

(LAN) v.v…Mở rộng ra, các cá nhân hay các tổ chức đều có thể tự lập ra một trường học

trực tuyến (E-school), mà nơi đó vẫn nhận đào tạo học viên, đóng học phí và có các bài

kiểm tra như các trường học khác. Ưu điểm của sự đào tạo trực tuyến là giảm thiểu chi

phí đi lại, tiết kiệm thời gian, không gian. Hơn nữa xây dựng cơ sở hạ tầng mạng không

đòi hỏi kinh tế cao như xây dựng trường học thật, không đòi hỏi giấy phép phức tạp.

2.2.Nhược điểm:

1. Giảm cơ hội học hỏi từ bạn bè và giao tiếp.

2. Đòi hỏi phải hỗ trợ nhiều thì học sinh mới học tốt được.

3. Hạn chế sử dụng đối với những người lớn tuổi không thành thạo sử dụng máy

tính.

4. Hạn chế vay tiền đối với học sinh (không phải lúc nào học sinh học trường đào

tạo từ xa cũng được ngân hàng hoặc chính phủ cho vay tiền).

5

Page 6: Chude01 nhom14

5. Không kích thích môi trường học tích cực chủ động.

6. Giảm khả năng truyền đạt lòng say mê từ giáo sư đến học sinh.

7. Làm tăng khối lượng công việc của giảng viên, có một số giảng viên không quen

và không thích dạy qua mạng.

8. Chi phí cao (chi phí ban đầu, chi phí duy trì, chi phí nội dung, chi để khuyến

khích giảng viên, chi cho trang thiết bị,…).

9. Làm nảy sinh các vấn đề về sở hữu trí tuệ.

10. Làm nảy sinh các vấn đề liên quan đến anh ninh mạng

11. Sự tương tác với giảng viên để hỏi đáp những vấn đề một cách trực tiếp.

Tuy nhiên nếu bài giảng điện tử có tính tương tác cao và giảng viên sẵn sàng hỗ trợ

giải đáp cho sinh viên thông qua các kênh như chat, điện thoại, email...thì điều này

là rất hữu ích.

Hiện nay một phương pháp học trực tuyến rất được chú trọng đó là phương pháp

tương tác bảng điện tử, các bài giảng được các giáo sư, giáo viên trình bày thông qua

phương pháp dạy tại lớp và được ghi hình làm tư liệu giảng dạy một cách sống động cho

học sinh ở khắp nơi, phương pháp này giúp học sinh được tiếp thu bài giảng một cánh

nhanh chóng mọi lúc mọi nơi.

Trong điều kiện Việt Nam, có thể thấy rằng giới trẻ làm quen với Internet khá

nhanh. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tốc độ phổ cập Internet của Việt Nam nhanh hơn

nhiều so với những nước châu Á khác như Trung Quốc, Thái Lan và Phillipine. Rất nhiều

bạn trẻ Việt Nam sử dụng Internet rất thành thạo (blogs, forums,…) cho mục đích giao

tiếp và học tập.

Trường của chúng ta sẽ có những phương pháp và biện pháp cụ thể để khắc phục

các mặt nhược điểm nói trên. Ví dụ, trường sẽ sử dụng các sinh viên cao học làm trợ

giảng để làm người điều phối các hoạt động học nhóm trên mạng hoặc trực tiếp (face to

face) với những học sinh cùng sinh sống trong một thành phố.

Trường sẽ tìm mọi cách để các ngân hàng đối xử với sinh viên của trường bình

đẳng như các sinh viên khác trong việc cấp tín dụng để học. Với những giảng viên chưa

có kinh nghiệm dạy qua mạng, trường sẽ có những hướng dẫn hết sức chi tiết, cụ thể về

6

Page 7: Chude01 nhom14

cách sử dụng các phần mềm dạy học, và sẽ phân công các trợ giảng và nhân viên thiết kế

học liệu (instructional designers) hỗ trợ các giảng viên về mọi mặt liên quan đến kỹ thuật.

Vì thế, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng rằng trường đại học đào tạo từ xa

ở Việt Nam, với đội ngũ giảng viên là các trí thức người Việt đang giảng dạy và nghiên

cứu ở khắp mọi nơi trên thế giới, sẽ là địa điểm hấp dẫn đối với học sinh Việt Nam.

3. Chuẩn E-Learning

3.1. Định nghĩa chuẩn

_ Theo ISO- chuẩn là “Các thoả thuận trên văn bản chứa các đặc tả kĩ thuật hoặc

các tiêu chí chính xác khác được sử dụng một cách thống nhất như các luật, các chỉ dẫn,

hoặc các định nghĩa của các đặc trưng, để đảm bảo rằng các vật liệu, sản phẩm, quá trình

và dịch vụ phù hợp với mục đích của chúng”.

_ Mỗi hệ thống khác nhau có cách trao đổi thông tin khác nhau trên mạng. Nhờ có

các chuẩn mà chúng ta có thể trao đổi thông tin trên mạng một cách nhanh chóng. Chuẩn

Internet bao gồm các chuẩn được IEEE công nhận: HTTP, HTML, FTP, TCP/IP,

SMTP…

_ Trong hệ thống E-Learning cũng có các chuẩn và trong lĩnh vực này chuẩn rất

quan trọng. Bởi vì nếu không có chuẩn chúng ta không thể trao đổi thông tin với nhau hay

sử dụng lại các đối tượng. Nhờ có chuẩn toàn bộ thị trường E-Learning (người bán công

cụ, khách hàng, người phát triển nội dung) sẽ tìm được tiếng nói chung, hợp tác với nhau

được cả về mặt kĩ thuật và mặt phương pháp.

Các chuẩn hỗ trợ tính linh hoạt trong hệ thống học tập.

7

Page 8: Chude01 nhom14

Danh sách các khoá họcThi trắc nghiêm.

người sản xuất

Hình 1.3: Các chuẩn trong hệ thống E-Learning

_ Người sản xuất tạo ra các module đơn lẻ (hoặc đối tượng học) rồi tích hợp thành

một khoá học thống nhất.

3.1.1.Chuẩn đóng gói _ Các chuẩn cho phép ghép các khoá học tạo bởi các công cụ, các nhà sản xuất

khác nhau thành các gói nội dung (packages) được gọi là các chuẩn đóng gói (packaging

standards). Chuẩn đóng gói mô tả các cách ghép các đối tượng học tập riêng rẽ để tạo ra

một bài học, khóa học, hay các đơn vị nội dung khác, sau đó vận chuyển và sử dụng lại

được trong nhiều hệ thống quản lý khác nhau (LMS/LCMS). Các chuẩn này đảm bảo

hàng trăm hoặc hàng nghìn file được đóng gói và cài đặt đúng vị trí. Chuẩn đóng gói bao

gồm:

Cách để ghép nhiều đơn vị nội dung khác nhau thành một gói nội dung duy nhất.

Các đơn vị nội dung có thể là các khóa học, các file HTML, ảnh, multimedia, style

sheet và mọi thứ khác xuống đến một icon nhỏ nhất.

8

Page 9: Chude01 nhom14

Thông tin mô tả tổ chức của một khoá học hoặc modul sao cho có thể nhập vào

được hệ thống quản lý và hệ thống quản lý có thể hiển thị một menu mô tả cấu trúc của

khoá học và học viên sẽ học dựa trên menu đó.

3.1.2.Chuẩn trao đổi thông tin_ Các chuẩn kĩ thuật hỗ trợ chuyển các khoá học hoặc modul từ hệ thống quản lý

này sang hệ thống quản lý khác mà không phải cấu trúc lại nội dung bên trong. Các chuẩn

này cho phép các hệ thống quản lý đào tạo có thể hiển thị từng bài học đơn lẻ. Và có thể

theo dõi được kết quả kiểm tra của học viên, quá trình học tập của học viên được gọi là

chuẩn trao đổi thông tin (communication standards), trong E-Learning, các chuẩn trao

đổi thông tin xác định một ngôn ngữ mà hệ thống quản lý đào tạo có thể trao đổi thông tin

được với các modul. Chuẩn trao đổi thông tin bao gồm 2 phần: giao thức và mô hình dữ

liệu. Giao thức xác định các luật quy định cách mà hệ thống quản lý và các đối tượng học

tập trao đổi thông tin với nhau. Mô hình dữ liệu xác định dữ liệu dùng cho quá trình trao

đổi như điểm kiểm tra, tên học viên, mức độ hoàn thành của học viên...

3.1.3.Chuẩn metadataCác chuẩn quy định cách các nhà sản xuất nội dung có thể mô tả các khoá học và

các modul của mình để các hệ thống quản lý có thể tìm kiếm và phân loại được khi cần

thiết được gọi là chuẩn metadata (metadata standards): Metadata là dữ liệu về dữ liệu.

Với E-Learning, metadata mô tả các khoá học và các module. Các chuẩn metadata cung

cấp các cách để mô tả các module E-Learning mà các học viên và các người soạn bài có

thể tìm thấy modul họ cần.Metadata giúp nội dung E-Learning hữu ích hơn đối với người

bán, người mua, học viên và người thiết kế. Metadata cung cấp một cách chuẩn mực để

mô tả các khóa học, các bài, các chủ đề và media. Những mô tả đó sẽ được dịch ra thành

các catalog hỗ trợ cho việc tìm kiếm được nhanh chóng và dễ dàng. Với metadata bạn có

thể thực hiện các tìm kiếm phức tạp. Metadata có thể giúp người soạn bài tìm nội dung họ

cần và sử dụng ngay hơn là phải phát triển từ đầu. Các thành phần cơ bản của metadata

(trong chuẩn IEEE 1484.12):

Title: tên chính thức của khoá học.

Language: Xác định ngôn ngữ được sử dụng trong khoá học

Description: mô tả về khoá học9

Page 10: Chude01 nhom14

Keyword: bao gồm từ khoá hỗ trợ cho việc tìm kiếm

Structure: mô tả cấu trúc bên trong của khoá học tuần tự, phân cấp và nhiều hơn

nữa. Aggregation Level xác định kích thước của đơn vị

Version: xác định phiên bản của khoá học.

Format: quy định các định dạng file được dung trong khoá học.

Size: Kích thước tổng của toàn bộ các file có trong khoá học.

Lacation: ghi địa chỉ website mà học viên có thể truy cập khoá học.

Requirement: liệt kê các thứ như trình duyệt và hệ điều hành cần thiết để có thể

chạy được khoá học.

Duration: quy định cần bao nhiêu thời gian để tham gia khoá học.

Cost: ghi học phí của khoá học.

3.1.4.Chuẩn chất lượngCác chuẩn đánh nói đến chất lượng của các modul và các khoá học được gọi là

chuẩn chất lượng (quality standards), chuẩn này kiểm soát toàn bộ quá trình thiết kế

khoá học cũng như khả năng hỗ trợ của khoá học với những người tàn tật. Các chuẩn này

đảm bảo nội dung của chương trình có thể dùng được, học viên dễ dàng đọc và hiểu nội

dung đó.

Chuẩn thiết kế E-Learning:chính là chuẩn E-Learning Courseware Certification

Standards của Viện ASTD1 (E-Learning Certification Institute). Viện này cấp chứng

nhận cho các khoá học E-Learning tuân thủ một số chuẩn nhất định như thiết kế giao

diện, tương thích với các hệ điều hành và các công cụ chuẩn, chất lượng sản xuất và

thiết kế giảng dạy.

Chuẩn về tính truy cập được (Accessibility Standards): Các chuẩn này liên quan

tới làm như thế nào để công nghệ thông tin có thể truy cập được với tất cả mọi

người.Hiện tại, không có các chuẩn dành riêng cho E-Learning, tuy nhiên E-Learning

có thể tận dụng các chuẩn dùng cho công nghệ thông tin và nội dung Web.

Ngoài ra còn một số chuẩn khác như:

Test Questions: Đây là chuẩn về các câu hỏi kiểm tra.

110

Page 11: Chude01 nhom14

Enterprise Information Model: tìm một cách để xác định các định dạng cho phép

trao đổi các dữ liệu quản lý gì các hệ thống.

Learner Information Packaging: xác định một định dạng chung về thông tin học

viên.

3.2. Chuẩn scorm

3.2.1. Scorm là gì? SCORM là một mô hình tham khảo các chuẩn kĩ thuật, các đặc tả và các hướng

dẫn có liên quan đưa ra bởi các tổ chức khác nhau dùng để đáp ứng các yêu cầu ở mức

cao của nội dung học tập và các hệ thống.

SCORM (The Sharable Content Object Reference Model) do U.S.Department of

Defense (DoD) phát triển đầu tiên. E-Learning có nội dung được phát triển trên nhiều nền

khác nhau, sử dụng nhiều chuẩn và đặc tả khác nhau và gây nên những khác biệt trên

những hệ thống không tương thích. DoD liên kết chặt chẽ cùng các kỹ sư chi tiết kỹ thuật

E-Learning Aviation Industry CBT Committee (AICC) phát triển trong thập kỷ trước.

Kết quả là mô hình tham khảo thực nghiệm chung được Advance Distributed

Learning (ADL) xuất bản, đó là sự nỗ lực cộng tác giữa chính phủ, ngành công nghiệp và

giới học viện được bảo trợ bởi Office of the Secretary of Defence. Chuẩn SCORM là

trọng tâm trên sự cho phép plug-and-play thao tác giữa các thành phần, khả năng truy cập

và khả năng dùng lại của nội dung học tập Web-based , với mục đích tốt nhất của sự bảo

đảm cơ hội cao nhất cho chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu của từng cá

nhân, phân phát có hiệu quả mọi nơi mọi lúc.

Dựa trên cơ sở tiêu chuẩn công nghệ đã được thừa nhận bao gồm XML và

JavaScript, SCORM trở nên bền vững, trên thực tế tiêu chuẩn công nghệ E-Learning ngày

nay đã được bao quát rộng và được hỗ trợ bởi các tập đoàn hàng đầu thế giới, các trường

đại học, hệ thống nhà cung cấp và các đại lý.

SCORM  là một mô hình tham khảo các chuẩn kĩ thuật, các đặc tả và các hướng

dẫn có liên quan đưa ra bởi các tổ chức khác nhau dùng để đáp ứng các yêu cầu ở mức

cao của nội dung học tập và các hệ thống thông qua các đặc tính sau:

11

Page 12: Chude01 nhom14

Tính truy cập được (Accessibility): Khả năng định vị và truy cập các nội dung giảng

dạy từ một nơi ở xa và phân phối nó tới các vị trí khác.

Tính thích ứng được (Adaptability): Khả năng cung cấp các nội dung giảng dạy phù

hợp với yêu cầu của từng cá nhân và tổ chức.

Tính kinh tế (Affordability): Khả năng tăng hiệu quả và năng suất bằng cách giảm

thời gian và chi phí liên quan đến việc phân phối các giảng dạy.

Tính bền vững (Durability): Khả năng trụ vững với sự phát triển của sự phát triển và

thay đổi của công nghệ mà không phải thiết kế lại tốn kém, cấu hình lại.

Tính linh động (Interoperability): Khả năng làm cho các thành phần giảng dạy tại

một nơi với một tập công cụ hay nền (platform) và sử dụng chúng tại một nơi khác

với một tập các công cụ hay nền.

Tính tái sử dụng (Reusability): Khả năng mềm dẻo trong việc kết hợp các thành

phần giảng dạy trong nhiều ứng dụng và nhiều ngữ cảnh khác nhau.

3.2.2. Lợi ích kinh doanh của scorm Năng suất cao và hạ giá thành, giảm bớt sự rủi ro

3.2.3. Scorm trong tương lai SCORM tiếp tục mở rộng và phát triển về chức năng tự động cần thiết của những

người phát triển, người học và nhà quản trị E-Learning. Ví dụ như, gần đây SCORM đã

phát hành phiên bản 1.3 bao gồm sự sắp xếp về chức năng.

Những lĩnh vực mà SCORM còn phải cải thiện trong tương lai:

Tích hợp giữa các hệ thống tốt hơn.

Hỗ trợ cho việc giả lập, tự động điều khiển cách trình bày và cho phép tìm kiếm

trong kho lưu trữ các đối tượng nội dung chia sẻ được (SCO).

Hỗ trợ kĩ năng soạn bài điện tử.

Các chuẩn phương pháp truy cập từ xa các tài nguyên kiến thức thông qua mang

máy tính.

12

Page 13: Chude01 nhom14

3.2.4. Các thành ph n trong SCORMầ SCORM Packaging: SCORM dùng đặc tả Content Packaging, cốt lõi của đặc tả

Content Packaging là một file manifest. File manifest này phải được đặt tên là

imsmanifest.xml. Như phần đuôi file đã đưa ra, file này phải tuân theo các luật XML về

cấu trúc bên trong và định dạng.

Thành phần chính trong Package Interchange File:

Phần metadata ghi các thông tin cụ thể về gói tin.

Phần Organizations là nơi mô tả cấu trúc nội dung chính của gói. Nó gần như

một bảng mục lục. Nó tham chiếu tới các các tài nguyên và các manifest con khác được

mô tả chi tiết hơn ở phần dưới.

Phần Resources bao gồm các mô tả chỉ tới các file khác được đóng cùng trong

gói hoặc các file khác ở ngoài (như là các địa chỉ Web chẳng hạn).

Sub-manifests mô tả hoàn toàn các gói được gộp vào bên trong gói chính. Mỗi

sub-manifest cũng có cùng cấu trúc bao gồm Meta-data, Organizations, Resources và

Sub-manifests. Do đó manifest có thể chứa các sub-manifest và các sub-manifest có thể

chứa các Sub-manifes khác nữa.

Hình 1.4: SCORM Packaging

Đặc tả này cho phép đóng gói nhiều khoá học và các thành phần cao cấp khác từ những

bài học đơn lẻ, các chủ đề và các đối tượng học. Đặc tả này cũng cung cấp các kĩ thuật

13

Page 14: Chude01 nhom14

đóng gói manifest và các file thành một gói vật lý. Các định dạng file được ghép các file

riêng rẽ là PKZIP (ZIP) file, Jar file (JAR), hoặc cabinet (CAB) file. Phương pháp thực

thi một chuẩn theo một công nghệ cụ thể được gọi là binding và không phải là phần lõi

của chuẩn.

SCORM RTE (Run Time Environment): Trong SCORM đặc tả Runtime

Environment (RTE) quy định sự trao đổi giữa hệ thống quản lý đào tạo và các SCO

(Sharable Content Object - Đối tượng nội dung có thể chia sẻ được) tương ứng với một

modul. SCORM Runtime Environment xác định một giao thức và mô hình dữ liệu dùng

cho trao đổi thông tin giữa các đối tượng học tập và các hệ thống quản lý. Trong quá trình

thực thi, những người soạn bài tạo các trang HTML, HTML trao đổi với một hệ thống

quản lý bằng cách sử dụng các hàm JavaScript nằm trong file APIWrapper.js. Chuẩn trao

đổi thông tin cung cấp rất nhiều cách thức mà hệ thống quản lý và modul có thể trao đổi

thông tin. Sau đây là 5 phương thức quan trọng nhất trong SCORM RTE 2004: Initialize,

Terminate, GetValue, SetValue và Commit.

SCORM metadata: bao gồm toàn bộ thông tin của nội dung E-Learning, ví dụ như

thông tin vể tác giả, thông tin về giá, danh mục, nhu cầu kỹ thuật cho sự hoạt động của

khoá học, chỉ tiêu phấn đấu của học viên, các từ khoá giúp ích cho việc tìm kiếm nội dung

trên website…

3.3. Đóng gói tài liệu giảng dạy theo chuẩn scorm

3.3.1. Tổng quan Chuẩn đóng gói mô tả các cách ghép các đối tượng học tập riêng rẽ để tạo ra một

bài học, khóa học, hay các đơn vị nội dung khác, sau đó vận chuyển và sử dụng lại được

trong nhiều hệ thống quản lý khác nhau (LMS/LCMS).

3.3.2. Chuẩn đóng gói nội dung trong scorm SCORM cung cấp những đặc tả một cách chi tiết những kỹ thuật cơ bản trong

eLearning, như metadata, gói nội dung (content packaging) và xác định cơ chế cho việc

giao tiếp với việc học tập hoặc hệ thông quản lý nội dung học tập (LCMS).

14