chÊt l îng ®éi ngò c¸n bé nghiªn cøu, gi¶ng d¹y ë c¸c tr...

190
HC VIN CHÍNH TRQUC GIA HCHÍ MINH Kouyang SISOMBLONG chÊt l -îng ®éi ngò c¸n bé nghiªn cøu, gi¶ng d¹y ë c¸c tr- êng chÝnh trÞ - hμnh chÝnh tØnh céng hßa d©n chñ nh©n d©n lμo giai ®o¹n hiÖn nay LUN ÁN TIN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DNG ĐẢNG CNG SN VIT NAM HÀ NI - 2016

Upload: others

Post on 13-Jan-2020

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

Kouyang SISOMBLONG

chÊt l­îng ®éi ngò c¸n bé nghiªn cøu, gi¶ng d¹y ë

c¸c tr­êng chÝnh trÞ - hµnh chÝnh tØnh céng hßa d©n chñ

nh©n d©n lµo giai ®o¹n hiÖn nay

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

HÀ NỘI - 2016

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

Kouyang SISOMBLONG

chÊt l­îng ®éi ngò c¸n bé nghiªn cøu, gi¶ng d¹y ë

c¸c tr­êng chÝnh trÞ - hµnh chÝnh tØnh céng hßa d©n chñ

nh©n d©n lµo giai ®o¹n hiÖn nay

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Mã số: 62 31 23 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. TS. NGÔ BÍCH NGỌC

2. TS. ĐẶNG ĐÌNH PHÚ

HÀ NỘI - 2016

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có

nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Kouyang SISOMBLONG

MỤC LỤC Trang

MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1. Tình hình nghiên cứu ở Lào 6 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 18 1.3. Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc 31 Chương 2: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY Ở CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 36 2.1. Các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh và đội ngũ cán bộ nghiên cứu,

giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 36

2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - quan niệm và tiêu chí đánh giá 57

Chương 3: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY Ở CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 71 3.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường

Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 71 3.2. Nguyên nhân của thực trạng và những kinh nghiệm 88 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY Ở CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2025 100 4.1. Dự báo những yếu tố tác động và phương hướng nâng cao chất lượng đội

ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2025 100

4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2025 114

KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 PHỤ LỤC 167

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCHTW : Ban Chấp hành Trung ương

BGDĐT & TT : Bộ Giáo dục Đào tạo và Thể thao

CBNC, GD : Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy

CHDCND : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

CNXHKH : Chủ nghĩa xã hội khoa học

HVCT&HCQG : Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia

HVCTQG : Học viện Chính trị quốc gia

KTCT-QLKT : Kinh tế chính trị - quản lý kinh tế

NDCM : Nhân dân cách mạng

NNPL : Nhà nước pháp luật

TCT-HC : Trường Chính trị - Hành chính

XDĐ : Xây dựng Đảng

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1: Cơ cấu tuổi đời của đội ngũ CBNC, GD ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào năm 2015 73

Bảng 3.2: Tuổi nghề và tuổi Đảng của đội ngũ CBNC, GD ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh CHDCND Lào năm 2015 74

Bảng 3.3: Kết quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các TCT-HC tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ năm 2009 - 2015 81

Bảng 3.4: Tổng kết các môn học với 1.072 học viên ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh CHDCND Lào (khóa học 2014 - 2015) 83

1

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thời đại của chúng ta đang sống là thời đại mà vai trò của tư duy, trí tuệ

của nhân loại đang không ngừng tăng lên trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đã trở thành nguồn lực vô tận trong sự phát triển của đất nước mà nền tảng của nó là chất lượng của đội ngũ cán bộ. Đối với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào, lại càng quan trọng, do phải đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn đổi mới đất nước. Chính vì vậy, Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào đặc biệt quan tâm đến vấn đề chất lượng của đội ngũ cán bộ, phát huy tiềm năng trí tuệ của con người Lào - nguồn lực phát triển to lớn của đất nước Lào trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh đều đã khẳng định: cán

bộ là vấn đề quan trọng gắn liền với sự thành công hay thất bại của sự nghiệp

cách mạng trong từng giai đoạn cách mạng; là nhân tố quyết định trong việc tổ

chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp của Nhà

nước thành hiện thực cuộc sống của nhân dân.

Là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ của Đảng NDCM Lào, đội ngũ cán

bộ nghiên cứu, giảng dạy (CBNC, GD) là những người có vai trò hết sức quan

trọng trong hệ thống chính trị nói chung và trong các Trường Chính trị - Hành

chính (TCT-HC) tỉnh nói riêng. Vì vậy, đội ngũ cán bộ này phải là những người

thật sự tiêu biểu, có lập trường giai cấp công nhân, có bản lĩnh chính trị vững

vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, có trình độ học vấn,

chuyên môn nhất định và có khả năng lực thực tiễn mới đáp ứng tốt yêu cầu

nhiệm vụ chính trị đã và đang đặt ra. Đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh

phải có khả năng tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và

làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, các chủ trương, đường lối, quan điểm

của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào vào thực tiễn cuộc sống và

biến những tư tưởng, quan điểm đổi mới đó thành những bài giảng sát thực tiễn

và khi nào có được CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh đáp ứng được những đòi hỏi

2

của nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng và lý luận hiện nay mới đảm bảo được

việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của

Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng,

chính sách và pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống của cán bộ, đảng

viên và nhân dân các bộ tộc Lào. Chính vì vậy, bước vào thời kỳ mới, những

nhiệm vụ mới cùng với những yêu cầu mới về chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở

các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào được đặt ra như là một vấn đề tất yếu phải

được giải quyết một cách cơ bản và có hệ thống. Vì vậy, nâng cao chất lượng

cho đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào sẽ trực tiếp góp

phần vào quá trình đổi mới tư duy lý luận, nâng cao trình độ trí tuệ cho cán bộ,

đảng viên và nhân dân. Bởi vì, trong tình hình hiện nay, mỗi cán bộ ngoài cái

gốc đạo đức ra, cần phải có một năng lực trí tuệ thật sự. Những trí tuệ ấy bao

gồm cả các tri thức chuyên môn nghiệp vụ và những tri thức lý luận khoa học.

Thực tiễn cuộc sống chứng tỏ rằng, thiếu kiến thức chuyên môn cần thiết, người

cán bộ sẽ không hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện cơ chế thị trường; thiếu tri

thức lý luận khoa học, nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống

và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, các chủ trương, đường lối, quan

điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào, chúng ta sẽ không

giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong quá trình đổi mới hiện nay.

Yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh

CHDCND Lào không chỉ quan trọng mà càng cấp thiết trong việc nghiên cứu lý

luận và tổng kết thực tiễn để nâng cao trình độ nhận thức, tự trang bị cho mình

những cơ sở khoa học đầy đủ, chặt chẽ về các vấn đề thuộc nội dung môn học

mà mình đang phụ trách, từ đó có khả năng giảng dạy, thuyết phục hợp lý với

từng đối tượng học.

Đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào trong thời gian

qua đã có bước trưởng thành mới về nhiều mặt, có nhiều đóng góp vào sự phát

triển đi lên của các trường. Trong nhiều yêu cầu nhiệm vụ mới, đội ngũ CBNC,

3

GD ở các trường còn thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn và trình độ lý luận

chính trị còn hạn chế, chưa có sự chuẩn bị cán bộ kế cận, đầu đàn về chuyên

môn; cơ cấu tổ chức, độ tuổi, giới tính, dân tộc chưa hợp lý; cơ sở vật chất, tư

liệu, tài liệu, phương tiện phục vụ công việc nghiên cứu và giảng dạy còn thiếu;

sự quan tâm của cấp trên đối với các trường chưa đúng mức, thường xuyên; chế

độ đãi ngộ đối với đội ngũ chưa hợp lý so với cán bộ trong các bộ phận khác;

bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng và lối sống của một bộ phận CBNC, GD

chưa thật sự gương mẫu; khả năng giảng dạy lý luận và tổng kết thực tiễn chưa

cao, chưa ngang tầm với đòi hỏi về nhiệm vụ chính trị của các trường trong giai

đoạn cách mạng hiện nay. Chính thực trạng ấy đã, đang và sẽ hạn chế nhiều mặt

đến chất lượng nghiên cứu, giảng dạy của các trường, từ đó ảnh hưởng rất lớn

đến công cuộc đổi mới đất nước ngày nay cũng như sau này ở Lào. Do đó, cần

phải đi sâu nghiên cứu, đánh giá đúng những mặt mạnh và mặt yếu về chất

lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào, từ đó xác định

phương hướng và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC,

GD trong giai đoạn hiện nay.

Như vậy, việc nghiên cứu đề tài “Chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên

cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ

Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay” là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn,

vừa cơ bản, vừa cấp bách, không chỉ đối với yêu cầu xây dựng đội ngũ CBNC,

GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào, mà còn góp phần nâng cao chất lượng

đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng và Nhà nước Lào hiện nay.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích của luận án

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ

CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào, luận án xác định phương hướng

và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở

các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào đến năm 2025.

4

2.2. Nhiệm vụ của luận án - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ

CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào. - Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các

TCT-HC tỉnh CHDCND Lào từ 2009 đến nay, nêu nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và rút ra những kinh nghiệm.

- Xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào đến năm 2025.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh

CHDCND Lào. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh

CHDCND Lào từ năm 2009 đến nay. Phương hướng và những giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2025.

4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn - Luận án được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức,

phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về cán bộ và công tác cán bộ.

- Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào và kết quả nghiên cứu khảo sát thực tiễn của tác giả.

4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các

phương pháp cụ thể: logic-lịch sử, phân tích - tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học, thống kê, khảo sát và tổng kết thực tiễn.

5

5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án - Khái niệm, tiêu chí và những kinh nghiệm trong việc nâng cao chất

lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào.

- Hệ giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào đến năm 2025 trong đó nổi bật hai giải pháp: Một là, đổi mới các khâu trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD, trong đó nhấn mạnh khâu tự đào tạo, mối quan hệ và sự hỗ trợ giúp đỡ của các ban ngành, vai trò của Tỉnh ủy trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBNC, GD. Hai là, tăng cường sự hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào, trong đó chú trọng việc cử CBNC,GD đi đào tạo sau đại học về lý luận Mác - Lênin và các chuyên môn khác ở Việt Nam và một số nước khác.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về nâng cao chất

lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào. - Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cấp ủy đảng,

chính quyền ở CHDCND Lào trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. - Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy môn

học xây dựng Đảng ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu của tác giả

đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.

6

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở LÀO

Thực tiễn ở CHDCND Lào, vấn đề chất lượng đội ngũ CBNC, GD trong

các trường đào tạo chuyên môn nói chung và đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-

HC tỉnh CHDCND Lào nói riêng để đào tạo nguồn cán bộ đáp ứng yêu cầu

nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới đã được đề cập

trong văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng NDCM Lào từ khoá IV đến khoá IX,

đặc biệt là Nghị quyết các hội nghị công tác tổ chức cán bộ toàn quốc của Ban

Tổ chức Trung ương Đảng lần thứ nhất (8/1995) và lần thứ 8 (11/2006), đã

khẳng định vai trò của cán bộ và công tác cán bộ của Đảng hiện nay, nhất là đội

ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học và cán bộ giảng dạy ở các trường đào tạo nghề

và trường đào tạo, bồi dưỡng lý luận Mác - Lênin. Ngoài ra còn có những ý kiến

của lãnh tụ Lào nói về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ như: Ý kiến của Chủ

tịch Cayxỏn Phômvihản tại Hội nghị công tác Tổ chức toàn quốc lần thứ 7 ngày

7/12/1991; bài phát biểu của đồng chí Chummaly Xaynhaxỏn, Tổng Bí thư Ban

Chấp hành Trung ương Đảng NDCM Lào tại Hội nghị công tác Tổ chức toàn

quốc lần thứ 8 ngày 3/11/2006. Các ý kiến của các lãnh tụ nêu trên đã góp phần

làm rõ thêm cơ sở lý luận và những vấn đề cụ thể về cán bộ và công tác cán bộ

trong tình hình mới hiện nay. Từ đó đã đưa ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm

vụ và giải pháp của công tác tổ chức cán bộ trong từng giai đoạn cách mạng Lào.

1.1.1. Sách tham khảo

Cayxỏn Phômvihản, “Quyết tâm lấy giáo dục tiến lên một bước” [31].

Tác giả đã đánh giá khái quát tình hình giáo dục của Lào trong thời gian qua:

Một là, từ một nước thuộc địa, hiện nay đất nước Lào được giải phóng,

nhân dân các bộ tộc Lào từ 15 đến 45 tuổi, chiếm 60% mà thời trước không biết

chữ, hiện nay đã biết đọc, biết viết và hơn hai trăm ngìn người được bồi dưỡng

7

trình độ phổ thông, trong đó trình độ lớp 9 và lớp 10 chiếm 80% và đã làm cho

hệ thống giáo dục và đào tạo của Lào có sự thống nhất trên toàn quốc.

Hai là, từng bước đổi mới phong cách lãnh đạo của Đảng và các tổ chức cơ sở đảng ở các trường học đối với giáo dục đi đôi với củng cố cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội đối với ngành đào tạo, bồi dưỡng, trước hết phải xây dựng các trường học, học viện vững mạnh đủ về số lượng, cơ cấu và đảm bảo về chất lượng; nâng cao vai trò của các tổ chức trong Bộ Giáo dục và đào tạo, học viện về việc biên soạn các loại giáo trình, giáo án phục vụ giảng dạy và học tập phù hợp với từng giai đoạn cách mạng; nâng cao vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong các trường học, học viện về việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập.

Ba là, coi trọng chính sách giáo dục và đào tạo lên hàng đầu, trong đó chú trọng việc phát triển, tuyển chọn, bố trí, sử dụng, quản lý, đánh giá và chính sách nhân tài vào các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng; Bộ Giáo dục, đào tạo, Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tuyên huấn Trung ương phải coi trọng việc gửi giảng viên trẻ đi đào tạo dài hạn và giảng viên có độ tuổi đi bồi dưỡng ngắn hạn với đa chuyên ngành và trình độ lý luận, đồng thời phải thường xuyên đưa họ đi thực tế ở địa phương, cơ sở.

Bốn là, đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục và đào tạo bằng cách xây dựng các trường học, giảng viên là trường học và giảng viên của Đảng NDCM Lào chân chính, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, mọi hoạt động giáo dục và đào tạo nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sach và pháp luật của Nhà nước Lào đến với đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân các bộ tộc Lào.

Năm là, nguyên lý giáo dục và đào tạo phải xuất phát từ chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về xây dựng con người mới, con người xã hội chủ nghĩa để phục vụ sản xuất nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các bộ tộc Lào, coi giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.

8

Đây là một công tính khoa học là quan trọng đối với luận án vì nó là cơ sở

khoa học cả lý luận lẫn thực tiễn về quá trình của nền giáo dục ở Lào từ trước

đén nay mà tác giả có thể vận dụng trong quá trình viết luận án.

1.1.2. Đề tài khoa học - Bộ Nội vụ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, “Chiến lược phát triển

nguồn nhân lực của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020” [17]. Đề

tài trình bày khái quát tình hình trong nước, khu vực và thế giới tác động đến

chiến lược phát nguồn nhân lực của Lào đến năm 2020; làm rõ những nhiệm vụ

cấp bách và lâu dài cần phải tiến hành chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân

lực Lào cả trong nước và nước ngoài; đánh giá đúng thực trạng công tác phát

triển nguồn nhân lực và thực trạng đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức của Lào

trong thời gian qua; đặt ra những vấn trước mắt và lâu dài về chiến lược phát

triển nguồn nhân lực trong nhiều năm tới; đề xuất một số phương hướng, giải

pháp, biện pháp, nội dung, mục đích và nhiệm vụ chiến lược phát triển nguồn

nhân lực của Lào đến năm 2020.

- Hốngkham Látulin, “Bài học xây dựng, bồi dưỡng, cán bộ ngành quản lý lao động của tỉnh Sả Vẳn Na Khệt” [61]. Đề tài trình bày tình hình kinh tế,

văn hóa - xã hội của đất nước Lào và của tỉnh Sả Vẳn Na Khệt; phân tích thực

tiễn xây dựng và bồi dưỡng cán bộ ngành quản lý lao động của tỉnh. Tập thể tác

giả đã chỉ ra một số hạn chế, đề xuất một số quan điểm và nhiệm vụ trong xây

dựng và bồi dưỡng cán bộ ngành quản lý lao động của tỉnh. Nội dung chính là:

Một là, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành quản lý lao động phải trên cơ sở

nhu cầu và yêu cầu nhiệm vụ chính trị và công tác chuyên môn thực tế;

Hai là, cấp ủy các cấp phải tăng cường quan tâm và lãnh đạo, chỉ đạo sát

thực tế công tác cán bộ và xây dựng, bồi dưỡng cán bộ theo thẩm quyền, trách

nhiệm của mình;

Ba là, xây dựng, bồi dưỡng cán bộ phải lấy chất lượng làm gốc, bảo đảm

tính hệ thống, liên tục, chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, thúc đẩy

và tạo điều kiện cho cán bộ tự giác, chủ động tự học tập nghiên cứu;

9

Bốn là, xây dựng, bồi dưỡng về lý luận Mác - Lênin, lý luận về chính trị -

hành chính, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước để cán

bộ ngành quản lý lao động có năng lực trong lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ

chính trị của mình;

Năm là, chú trọng xây dựng cán bộ tại chỗ, luân chuyển cán bộ đi thực

hiện nhiệm vụ “ba xây” và lấy đó làm nơi huấn luyện cán bộ về mặt thực tiễn.

- Bunthi Khưamyxay “Kiến thức phương pháp luận để nghiên cứu khoa học qua hợp tác giữa Học viện Chính trị và Hành chính quốc Lào và

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh từ năm 2005-2008” [22]. Đề tài trình bày khái quát quá trình hợp tác nghiên cứu khoa học giữa

hai Học viện; phân tích có khoa học về việc lựa chọn đối tượng đưa vào

nghiên cứu khoa học và các dạng đề tài khoa học; làm rõ mục đích, yêu cầu,

phương hướng, giải pháp và giá trị của việc nghiên cứu khoa học lý luận

chính và hành chính; làm rõ thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học giữa

hai học viện trong thời gian qua; từ đó đưa ra các phương pháp luận để nghiên

cứu khoa học trong nhiều năm tới.

Cả ba công trình trên đều chứa đựng những vấn đề có giá trị tham khảo

đến luận án: xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, chất lượng đội ngũ cán bộ,

trách nhiệm của chính quyền cũng như cấp ủy đến với xây dựng đội ngũ cán

bộ, đặc biệt là chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phương hướng biện pháp

phát triển nguồn nhân lực của Lào đến năm 2020.

1.1.3. Các luận án - Phănđuôngchít Vôngxả, “Công tác lý luận của Đảng Nhân dân Cách

mạng Lào trong thời kỳ mới” [86]. Luận án trình bày khái kiệm, vai trò của lý

luận và công tác lý luận của Đảng; phân tích, đánh giá thực trạng công tác lý

luận của Đảng Nhân dân Cánh mạng Lào thời kỳ đổi mới từ 1996 đến nay; phân

tích bối cảnh thế giới, bối cảnh trong nước đặt ra những yêu cầu mới đối với

công tác lý luận; đề xuất phương hướng, giải pháp đẩy mạnh công tác lý luận

của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong thời kỳ mới.

10

- Bunkết Kêxỏn, “Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay” [19]. Luận án gồm 3 chương, chương 1: Luận giải những vấn đề lý luận về nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh. Chương 2: Bàn về quá trình thực hiện nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong thời gian qua và tình hình hiện nay. Chương 3: Nêu ra những giải pháp nhằm nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong tình hình hiện nay.

- Bunxợt Thămmavông, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay” [23]. Luận án đã làm rõ cơ sở lý luận, vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ hiện nay, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và kinh nghiệm, mục tiêu, phương hướng và giải pháp chủ yếu trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam Lào đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới hiện nay ở Lào. Luận án góp phần cung cấp những cơ sở khoa học và thực tiễn về xây đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam Lào hiện nay.

- Đệttakon Philaphănđệt, “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn cách mạng hiện nay” [47]. Luận án làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các ban, ngành ở thủ đô Viêng Chăn. Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thủ đô Viêng Chăn và thực trạng, kinh nghiệm, những yêu cầu đặt ra cho công tác xây dựng đội ngũ cán bộ; luận án đã luận chứng những cơ sở khoa học về vị trí, vai trò và yêu cầu mới của việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các ban, ngành ở thủ đô Viêng Chăn. Từ đó phân tích rút ra những bài học kinh nghiệm về công tác cán bộ và xác định cụ thể tiêu chuẩn và cơ cấu của đội ngũ cán bộ hiện nay, đồng thời đưa ra những kiến nghị và một số giải pháp có tính khả thi để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thủ đô Viêng Chăn.

11

- Khămphăn Phômmathắt, “Công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong thời kỳ mới” [67]. Luận án đã phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, đặc biệt là đối tượng thuộc diện quản lý của Trung ương trong thời kỳ đổi mới, nhất là thích ứng với hoàn cảnh trong nước và thế giới hiện nay. Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý, luận án đã nêu lên những vấn đề cấp bách phải giải quyết và đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chủ chốt với chất lượng ngày càng cao. Đây có thể xem là những luận cứ khoa học cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý nói chung và đối với người cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện quản lý của Trung ương nói riêng. Luận án đã góp phần bổ sung và phát triển cơ sở lý luận về công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở CHDCND Lào trong thời kỷ đổi mới.

- Xaykhăm Munmanyvông, “Giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” [151]. Luận án đã phân tích làm rõ tầm quan trọng của giáo dục lý luận Mác - Lênin làm cơ sở cho học viên hệ cao cấp ở các TCT và HC nước CHDCND Lào, phân tích chỉ rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các TCT và HC nước CHDCND Lào hiện nay. Đồng thời đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các TCT và HC nước CHDCND Lào hiện nay. Đây là những kết quả nghiên cứu vừa cơ bản, vừa thực tiễn về vấn đề giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các TCT và HC nước CHDCND.

Qua nghiên cứu tác giả rút ra những nội dung quan trọng và có giá trị tham khảo đối với luận án:

1. Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về cán bộ và công tác cán bộ các cấp.

12

2. Một số kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ cán bộ, trong đó có cán bộ chủ

chốt các cấp, các ban ngành… kinh nghiệm về công tác cán bộ và xác định cụ thể

tiêu chuẩn và cơ cấu của đội ngũ cán bộ; kinh nghiệm của công tác đào tạo, bồi

dưỡng để có đội ngũ cán bộ đạt chất lượng.

3. Những giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ: giải pháp nâng cao đạo đức

cách mạng cho đội ngũ cán bộ, giải pháp đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ đạt chất lượng ngày càng cao.

Những nội dung nêu trên có giá trị tham khảo đến với luận án để xây dựng

các khái niệm, tiêu chí đánh giá và phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng

đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào giai đoạn hiện nay.

1.1.4. Các luận văn Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - Sổmphăn Sỉvôngsay, “Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị

cho sinh viên ở các trường đai học Công an Nhân dân Lào hiện nay” [97]. Luận

văn đã nêu lên cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác giáo dục lý luận chính trị ở

các trường đại học Công an Nhân dân Lào, đồng thời rút ra những vấn đề cấp

thiết cần quan tâm giải quyết. Qua đó, luận văn đã xác định phương hướng và

những giải pháp cơ bản để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị

cho sinh viên ở các trường đại học Công an Nhân dân, góp phần xây dựng đội

ngũ Công an Nhân dân Lào vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo

vệ đất nước trong thời kỳ mới.

- Xixuphăn Thămphănnha, “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý

ở tỉnh Luang Năm Tha trong sự nghiệp đổi mới” [155]. Luận văn trình bày cơ sở

lý luận và thực tiễn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý

như: khái niệm, vị trí, vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng trong công tác này;

trình bày những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào về đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ này trong sự nghiệp đổi mới; phân tích đúng thực trạng của

công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Luang Năm Tha;

nêu ra một số bài học kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước và nước ngoài;

13

nêu lên những hạn chế về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này; đề ra

phương hướng và những giải pháp để tiến hành công tác này trong những năm tới.

- Látđaphon Xỉxảạt, “Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học

viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào giai đoạn hiện nay” [74]. Luận văn

đã nêu ra những cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo đội ngũ cán bộ

giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, phân tích vị trí, vai

trò và những quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về công tác đào

tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy, chỉ ra được những thành tựu, hạn chế và vấn đề

đặt ra hiện nay, để có những phương hướng, giải pháp hoàn thiện và phát triển

lĩnh vực công tác quan trọng này một cách có hệ thống.

- Uthong Phếtxảlạt, “Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giảng viên

dạy nghề ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” [136]. Tác giả đã trình bày cơ

sở lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giảng viên dạy nghề ở

CHDCND Lào; làm rõ quam niệm của Đảng, chính sách của Nhàn nước, nội

dung và hình thức nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giảng viên dạy nghề ở

CHDCND Lào; làm rõ thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ

giảng viên dạy nghiề ở CHDCND Lào trong thời gian qua; từ đó đề xuất

những phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giảng

viên dạy nghề ở CHDCND Lào trong nhiều năm tới.

Về chất lượng đội ngũ giảng viên và đội ngũ cán bộ

- Bunlon Saluôisắc,“Chất lượng đội ngũ giảng viên các Trường đào tạo

sỹ quan của Quân đội Nhân dân Lào hiện nay” [20]. Luận văn đã trình bày khái

quát về các Trường đào tạo sỹ quan của Quân đội Nhân dân Lào, làm rõ cơ sở lý

luận về khái niệm chất lượng, vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của đội ngũ

giảng viên các Trường đào tạo sỹ quan của Quân đội Nhân dân Lào; làm rõ

những tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên đó; phân tích rõ thực trạng

chất lượng đội ngũ giảng viên và thực trạng công tác đào tạo đội ngũ giảng viên

các Trường sỹ quân của Quân đội Nhân dân Lào; từ đó đề xuất những phương

14

hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các Trường

đào tạo sỹ quan của Quân đội Nhân dân Lào.

- Chănthavông Xaysôngkhăm, “Chất lượng đội ngũ cán bộ diện Ban

thường vụ Tỉnh ủy Sả La Văn Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào quản lý” [33].

Luận văn trình bày khái quát về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh Sả La

Văn, trình bày về chức năng, nhiệm vụ, vị trí và vai trò của Ban thường vụ Tỉnh

ủy Sả La Văn, làm rõ khái niệm cơ bản về đội ngũ cán bộ và chất lượng đội ngũ

cán bộ diện Ban thường vụ Tỉnh ủy Sả La Văn quản lý, nêu lên các tiêu chí đánh

giá chất lượng đội ngũ cán bộ đó một cách có căn cứ; đánh giá đúng thực trạng

đội ngũ cán bộ diện Ban thường vụ Tỉnh ủy Sả La Văn quản lý; đề xuất phương

hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ diện Ban

thường vụ tỉnh ủy Sả La Văn CHDCND Lào quản lý giai đoạn hiện nay.

Về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý - Ubun Mahảxay, “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý

ở tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn hiện nay” [134]. Luận văn trình bày khái niệm về

cán bộ lãnh đạo, quản lý, những quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước

Lào về việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; trình bày khái

quát về đặc điểm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh và nêu ra thực trạng đội ngũ

cán bộ lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Chăm Pa Sắc; rút ra một số kinh nghiệm trong

việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở một số tỉnh trong

nước và nước ngoài; nêu ra những hạn chế, yếu kém trong việc nâng cao chất

lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Chăm Pa Sắc; từ đó đề xuất những

giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở

tỉnh Chăm Pa Sắc trong những năm tới.

- Vilay Đuôngmany, “Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo - chỉ huy trong lực lượng an ninh Nhân dân Lào” [143]. Luận văn đã nêu ra được những cơ sở lý luận về khái niệm, vị trí, vai trò và một số quan điểm của Đảng NDCM Lào, chính sách của Nhà nước Lào về việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo - chỉ huy trong lực lượng an ninh Nhân dân Lào hiện nay;

15

nêu ra một số bài học kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo - chỉ huy; khái quát về vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của lực lượng an ninh Nhân dân Lào; chỉ ra được những thành tựu, khuyết điểm trong việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo - chỉ huy trong lực lượng an ninh Nhân dân Lào trong thời gian qua. Từ đó luận văn đã đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo - chỉ huy trong lực lượng an ninh Nhân dân Lào trong tình hình mới.

Về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý - Khămxay Giang, “Xây dựng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở tỉnh

Hùa Phăn” [69]. Luận văn đã nêu một số cơ sở lý luận về khái niệm, vị trí, vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện, đồng thời nêu ra những quan điểm của Đảng NDCM Lào và chính sách của Nhà nước Lào về việc xây dựng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở tỉnh Hùa Phăn và một số bài học kinh nghiệm của tỉnh Luang Năm Tha, Việt Nam và Trung Quốc về việc xây dựng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện trong thời kỳ CNH, HDH hiện nay; khái quát về đặc điểm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh Hùa Phăn; đánh giá một cách khách quan về thực trạng những thành công và hạn chế về việc xây dựng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở tỉnh Hùa Phăn. Từ đó luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công tác quan trọng này trong những năm tới.

Đây là tài liệu tham khảo tốt đối với luận án để nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào đảm bảo cho họ trở thành những người gương mẫn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

1.1.5. Các công trình đăng trên tạp chí Về chất lượng giảng dạy và học tập - Phuvông Unkhămxền, “Nâng cao chất lượng phương pháp giảng dạy

mới ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào” [92]. Tác giả đã trình bày khái quát về quá trình giảng dạy và học tập ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia (HVCT&HCQG) Lào trong thời gian qua; nêu lên vai trò chủ

16

đạo của Học viện trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước hiện nay; làm rõ những nội dung nâng cao chất lượng phương pháp giảng dạy mới ở HVCT&HCQG Lào; từ đó đề xuất những nhân tố nâng cao chất lượng phương pháp giảng dạy mới ở Học viện trong những năm tới.

- Xỉămphai Xôlathi, “Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, coi trọng giờ chuẩn bi và xemina” [152]. Tác giả đã trình bày khái quát quá trình giảng dạy và học tập ở HVCT&HCQG Lào; làm rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng về việc chuẩn bị và xemina trên lớp; rút ra một số kinh nghiệm quý báu từ thầy và trò trong các buổi xemina; từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở HVCT&HCQG Lào đến năm 2020.

- Xỉvilay Thavixỉn, “Một số suy nghĩ về nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy ở Trường Luật Miền Nam Lào” [154]. Tác giả đã trình bày khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Trường; làm rõ tầm quan trọng của các môn học trong nhà trường; phân tích thực trạng hoạt động học tập và giảng dạy ở Trường Luật Miền Nam Lào trong thời gian qua; từ đó rút ra được một số kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy ở Trường Luật Miền Nam Lào trong những năm tới.

- Xamútthong Sổmphanít, “Quá trình hoạt động lấy thầy hoặc trò làm trung tâm để xây dựng tính thống nhất trong giảng dạy và học tập” [149]. Tác giả đã nêu lên quá trình hoạt động lấy thầy hoặc trò lam trung tâm trong việc dạy - học ở CHDCND Lào; làm rõ những nhân tố tác động quan trọng trong việc lấy trò làm trung tâm dạy - học, đồng thời coi trọng vai trò chủ đạo của thầy trong khi dạy - học; phân tích thực trạng hoạt động dạy - học ở CHDCND Lào trong thời gian qua; từ đó đề xuất một số nguyên tắc để thực hiện hoạt động lấy thầy hoặc trò làm trung tâm dạy - học.

Về phương pháp giảng dạy lý luận chính trị - hành chính - Kệtmany Phummalạt, “Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý

luận chính trị - hành chính ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào với nhiều hình thức” [66]. Tác giả đã trình bày khái quát vị trí, vai trò, chức

17

năng và nhiệm vụ của HVCT&HCQG Lào; làm rõ tầm quan trọng của các môn lý luận chính trị - hành chính ở Học viện; phân tích thực trang hoạt động giảng dạy các môn lý luận chính trị - hành chính ở Học viện hiện nay; từ đó đề xuất một số kiến nghị trong việc giảng dạy các môn lý luận chính trị - hành chính ở HVCT&HCQG Lào trong những năm tới.

- Xaykhăm Munmanyvông, “Giảng dạy lý luận Mác-Lênin tại các Trường Chính trị và Hành chính ở Lào hiện nay” [150]. Tác giả đã trình bày khái quát về các TCT&HC ở Lào và quan điểm của Đảng NDCM Lào về công tác giáo dục lý luận Mác-Lênin ở các Trường đó; nêu lên những ưu điểm và hạn chế về công tác giảng dạy lý luận Mác-Lênin tại các TCT&HC ở Lào trong những năm qua; từ đó đề xuất nội số nội dung để đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận Mác-Lênin tại các TCT&HC ở Lào hiện nay.

Về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ - Viêngkhăm Phôngxavăn, “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ ở Học viện Công An Nhân dân trong giai đoạn hiện nay” [144]. Tác giả đã trình bày khái quát về Học viện Công An Nhân dân Lào, phân tích rõ thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Học viện Công An Nhân dân Lào trong thời gian qua; phân tích rõ đối tượng dạy - học, các bước đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Học viện; từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Học viện Công an Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay.

- Phuthắc Phítthanuxỏn, “Quan điểm của hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam - Lào về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị ở Lào” [91]. Tác giả đã trình bày quan điểm của hai Đảng và hai Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; làm rõ vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của cán bộ chính trị ở Lào; phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ chính trị ở Lào và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị ở Lào và điều kiện của một số cán bộ chính trị cần thiết phải gửi đào tạo, bồi dưỡng tại Việt Nam; từ đó đề xuất một số kiến nghị góp phần vào công tác đào, bồi dưỡng cán bộ chính trị ở Lào hiện nay.

- Manyvon Tulabút, “Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Sả Vẳn Na Khẹt chú trọng việc phát triển nguồn nhân lực” [78]. Tác giả đã trình bày

18

khái quát về quá trình phát triển nguồn nhân lực là việc thực hiện đột phá về

việc giáo dục và đào tạo đảm bảo số lượng, cơ cấu và có chất lượng; là cơ sở

để phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, hội nhập kinh tế quốc tế; làm

rõ vai trò của Trường Chính tri - Hành chính tỉnh là cơ quan tham mưu về

việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn giúp Tỉnh ủy, đồng thời là cơ sở

đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và hành chính đến đội ngũ cán bộ, đảng

viên cho các cơ quan đảng, chính quyền, địa phương và cơ sở trong tỉnh; làm

rõ thực trạng đội ngũ cán bộ của Trường trong thời gian qua; từ đó đề xuất

những phương hướng phát triển nguồn nhân lực của Trường đến năm 2020.

Những tri thức mà các nhà khoa học rút ra ở đây có ý nghĩa lý luận và

thực tiễn sâu sắc đối với luận án về việc giảng dạy và học tập, đào tạo, bồi dưỡng

đội ngũ cán bộ ở CHDCND Lào. Tuy nhiên trong thời gian qua chưa có công

trình nào chuyên nghiên cứu về chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC

tỉnh CHDCND Lào một cách trực tiếp, toàn diện và có hệ thống vấn đề này. Cho

nên luận án không trùng lập với các công trình khoa học đã nghiên cứu trước.

Nhưng luận án trân trọng kế thừa những thành tựu nghiên cứu đã có trước để đi

sâu nghiên cứu vấn đề chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT- HC tỉnh

CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay.

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM

Việt Nam và Lào là hai nước có nhiều điểm tương đồng về vị trí địa lý, chế độ chính trị và xã hội. Do vậy, có thể nói những nguồn tư liệu quan trọng và thiết thực cho đề tài, trước hết lại là các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam.

1.2.1. Sách tham khảo - Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm, “Luận cứ khoa học việc nâng cao

chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [111]. Trong cuốn sách này, theo các tác giả, mỗi chế độ xã hội muốn đứng vững và phát triển đều phải được xây dựng nên bởi những con người có lòng trung thành với chế độ, có những phẩm chất và năng lực nhất định. Ngày nay, đó chính là những cán bộ công chức, cán bộ nghiên cứu khoa học, những

19

người phục vụ chế độ chính trị đáp ứng yêu cầu một Nhà nước của dân, do dân và vì dân; những người đại diện cho Nhà nước. Cuốn sách nêu bật lên được cán bộ công chức, cán bộ nghiên cứu khoa học là nhân tố có tính quyết định với sự phát triển của mỗi quốc gia.

Việt Nam hiện nay đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những thay đổi về kinh tế - xã hội đang đặt ra nhiều vấn đề về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ nghiên cứu khoa học nhằm huy động mọi tiềm năng để đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng hướng hiện đại, có nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao. Các tác giả khẳng định điều chỉ dẫn của Hồ Chí Minh rằng, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa, cán bộ, công chức, cán bộ nghiên cứu khoa học là người gánh vác trọng trách nặng nề của đất nước. Vì vậy, họ phải thật sự là những con người mới - con người xã hội chủ nghĩa.

Các tác giả của cuốn sách cũng nêu bật lên rằng, ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, vấn đề cán bộ đã được Đảng Cộng sản Việt Nam quan tâm hàng đầu và ngày càng được quan tâm hơn. Cuốn sách quan trọng này đã góp phần lý giải một cách có hệ thống các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, từ đó đưa ra những kiến nghị về phương hướng, giải pháp nhằm củng cố, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo cơ cấu đội ngũ cán bộ cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đổi mới hiện nay ở Việt Nam.

- Trần Thành, “Triết học với đổi mới và đổi mới nghiên cứu giảng dạy triết học” [105]. Các tác giả cho rằng hơn 25 năm đổi mới, nhờ sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân cùng sự giúp đỡ, hợp tác của cộng đồng quốc tế, sự nghiệp đổi mới của nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.

Cuốn sách nêu rõ, trong quá trình đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ngày càng nhận thức sâu sắc, đúng đắn hơn chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng

20

sáng tạo vào việc hoạch định đường lối đổi mới, từng bước khắc phục các sai lầm ấu trĩ giản đơn, giáo điều, máy móc, chủ quan duy ý trí trong nhận thức và hành động. Cuốn sách khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam coi chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết mở chứ không phải là những giáo điều chết cứng. Đó cũng là quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trên một loạt vấn đề như chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất, vấn đề lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, vấn đề phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa... Các tác giả đã chứng minh cho thấy, triết học Mác - Lênin ngày càng tham dự sâu hơn vào cuộc sống của nhân dân và có thể khẳng định rằng chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và triết học mác - Lênin nói riêng đã thật sự trở thành cơ sở lý luận và phương pháp luận khoa học giúp cho Đảng và Nhà nước xây dựng và từng bước hoàn chỉnh đường lối đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Nguyễn Minh Tuấn, “Tiếp tục đổi mới đồng bộ công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [133]. Tác giả đã luận giải, cán bộ là gốc của phong trào. Để thực hiện thành công công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Muốn đổi mới đội ngũ cán bộ, trước hết phải đổi mới công tác cán bộ và đội ngũ những người làm công tác cán bộ”. Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều chủ trương, giải pháp lớn về công tác cán bộ và cán bộ mà được cụ thể hóa, thể chế hóa và từng bước đi vào cuộc sống. Thực tiễn cho thấy, từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách về cán bộ và công tác cán bộ, đồng thời kiên trì lãnh đạo thực hiện đạt hiệu quả cao.

Cuốn sách này đã góp phần lý giải có căn cứ khoa học việc tiếp tục đổi mới đồng bộ công tác cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Mà trong đó phải chú trọng xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức là nội dung bao trùm toàn bộ công tác xây dựng Đảng. Ngoài ra, tác giả cuốn sách còn trình bày rất rõ về các khâu trong công tác cán bộ như:

21

xây dựng tiêu chuẩn cán bộ; đánh giá cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; luân chuyển cán bộ; lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ; giáo dục, quản lý cán bộ (giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên) và chính sách cán bộ.

Chính vì thế, công tác cán bộ đã có những đổi mới về nội dung, phương pháp và cách làm, mang lại một số kết quả tích cực nhất định. Chất lượng và vai trò của đội ngũ cán bộ trong mọi lĩnh vực đã được chú trọng và từng bước được nâng lên cả về lý luận chính trị và năng lực thực hiện nhiệm vụ. Cán bộ trẻ, cán bộ nữ và cán bộ người dân tộc thiểu số được quan tâm hơn; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng; trình độ, kiến thức và năng lực quản lý kinh tế - xã hội ngày càng được nâng cao; phần lớn cán bộ giữ được phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống, trung thành với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, tích cực đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

- Trần Đình Hoan, “Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [50]. Đây là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước ở Việt Nam hiện nay. Cuốn sách gồm có 3 chương và phụ lục. Chương 1: Những vấn đề lý luận về đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Chương 2: Quá trình thực hiện công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ trong thời gian qua và tình hình hiện nay. Chương 3: Quan điểm và giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay.

Cuốn sách khẳng định, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện gần 80 năm qua, cách mạng Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang. Từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, Việt Nam đã trở thành một quốc gia dân tộc, là ngọn cờ tiên phong trong phong trào giải phóng dân tộc. Trong hơn hai mươi năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam công cuộc đổi mới đã giành được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng, đã tạo điều kiện và cơ sở vững chắc cho quá trình phát triển

22

đất nước trong những năm tiếp theo. Cuốn sách đã có những thành công đó là nhờ có đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, do Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã dày công xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đáp ứng những yêu cầu và nhiệm vụ của mỗi giai đoạn cách mạng.

Trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở Việt

Nam hiện nay, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ nghiên cứu khoa học và

giảng dạy ngày càng được chú trọng và vươn lên, năng động, sáng tạo góp phần

xứng đáng vào thành tựu to lớn của đất nước. Nhưng qua nghiên cứu thực tiễn

trong điều kiện và hoàn cảnh mới, các tác giả cho rằng: do sự tác động của kinh

tế thị trường đã bộc lộ những yếu kém, khuyết điểm của đội ngũ cán bộ lãnh

đạo. Một bộ phận không nhỏ cán bộ bị thoái hóa về tư tưởng, chính trị, về phẩm

chất đạo đức, lối sống, tham ô, lãng phí, quan liêu, bè phái, mất đoàn kết, cơ hội

và thực dụng, ức hiếp dân... Nhìn chung đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện

nay, xét về chất lượng, số lượng và cơ cấu có nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi

hỏi của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay.

Đây là một cuốn sách đề cập đến một số khâu trong công tác cán bộ, đặc

biệt là khâu đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong

thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Cuốn sách

còn là một tài liệu bổ ích cho chính luận án, làm cơ sở cho việc thực hiện công

tác cán bộ trong điều kiện hiện nay ở Lào.

Các công trình khoa học nêu trên có giá trị tham khảo tốt đối với luận án

vì bối cảnh của hai nước Việt Nam và Lào có nhiều đặc điểm tương đồng nhau.

1.2.2. Các đề tài khoa học Về công tác đào tạo, bồi dưỡng

- Tô Huy Rứa, “Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo giảng viên lý luận chính trị các trường đại học cao đẳng” [94]. Đề tài đã đánh giá khái quát

năng lực đào tạo lý luận Mác - Lênin của một số Trường đại học tại Hà Nội, Học

viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đồng thời tác giả đã đề xuất một số khung

chương trình tổng thể đào tạo giảng viên giảng dạy các môn học Mác - Lênin.

23

- Phạm Tất Dong, “Đổi mới qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học Mác - Lênin - kiến nghị và giải pháp” [35]. Đề tài làm rõ thực trạng đào tạo và giảng dạy của đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học và công tác đào tạo, bồi đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học Mác - Lênin; từ đó đề xuất những chế độ, chính sách để đào tạo phát triển đội ngũ này.

- Phạm Văn Thọ, “Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị và trung tâm bồi dưỡng chính trị hiện nay” [107]. Tập thể tác giả đã trình bày có hệ thống căn cứ khoa học về việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị và trung tâm bồi dưỡng chính trị ở Việt Nam; phân tích, đánh giá đúng thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị và trung tâm bồi dưỡng chính trị ở Việt Nam hiện nay; đưa ra phương hướng và những giải pháp chủ yếu trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị và trung tâm bồi dưỡng chính trị ở Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Về giảng dạy và nghiên cứu khoa học - Nguyễn Khánh Mậu, “Nâng cao chất lượng quản lý và nghiên cứu khoa

học ở Phân viện thành phố Hồ Chí Minh và một số trường chính trị tỉnh khu vực phía Nam” [80]. Tập thể tác giả đã trình bày về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nghiên cứu và quản lý khoa học ở Phân viện thành phố Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh khu vực phía Nam; nêu lên việc nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao trình độ nhận thức và chất lượng bài giảng đối với các giảng viên lý luận chính trị ở Phân viện thành phố Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh khu vực phía Nam; khẳng định được việc nâng cao chất lượng quản lý khoa học để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học góp phần làm tốt nhiệm vụ chính trị của Phân viện thành phố Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh khu vực phía Nam; phân tích thực trạng về mặt thành công và hạn chế, nguyên nhân và kinh nghiệm trong hoạt động quản lý và nghiên cứu khoa học ở Phân viện thành phố Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh khu vực phía Nam trong 10

24

năm qua; đưa ra phương hướng và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý và nghiên cứu khoa học ở Phân viện thành phố Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh khu vực phía Nam.

- Nguyễn Hữu Vui, “Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học

Mác - Lênin ở Việt Nam - Những vấn đề chung” [147]. Đề tài đánh giá thực

trạng sử dụng phương pháp trong giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin hiện

nay và đề ra những giải pháp cơ bản để đổi mới phương pháp giảng dạy các môn

khoa học Mác - Lênin. Các giải pháp khả thi được đề ra như: Bảo vệ chủ nghĩa

Mác trên cơ sở phát triển học thuyết đó ngang tầm thời đại; xây dựng chương

trình giảng giảng cho phù hợp với các đối tượng khác nhau; đổi mới qui trình

giảng dạy và đổi mới hình thức giảng dạy cho các môn khoa học này và các môn

khoa học khác.

Các công trình khoa học này có giá trị tốt đối với luận án, nhất là về đổi

mới nội dung, chương trình đào tạo giảng viên lý luận chính trị, đổi mới công tác

quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học và đổi

mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin.

1.2.3. Các luận án

Về đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ

- Đặng Nam Điền, “Nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ

Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới” [48]. Luận án có kết

cấu 3 chương (6 tiết). Luận án nghiên cứu, luận giải sâu sắc một số vấn đề lý

luận, thực tiễn về đạo đức, đạo đức cách mạng và những vấn đề cơ bản nâng cao

đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Phân tích rút ra những ưu điểm và hạn chế trong đạo đức cách mạng của đội ngũ

cán bộ Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2002. Đánh

giá thực trạng hoạt động nâng cao đạo đức của đội ngũ cán bộ Chính trị Quân

đội nhân dân Việt Nam. Đề xuất 5 nhóm giải pháp góp phần nâng cao đạo đức

cách mạng đội ngũ cán bộ Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ mới.

25

Về trí thức khoa học và năng lực tư duy lý luận cho cán bộ giảng dạy

- Phạm Văn Thanh, “Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác -Lênin

trong các trường đại học ở nước ta hiện nay” [102]. Luận án đã trình bày khái

niệm trí thức, trí thức khoa học Mác - Lênin trong các trường đại học, các đặc

trưng cơ bản và vai trò của đội ngũ trí thức khoa học Mác - Lênin trong các

trường đại học; phân tích, đánh giá thực trạng số lượng, chất lượng, cơ cấu của

đội ngũ trí thức khoa học Mác - Lênin trong các trường đại học ở Việt Nam hiện

nay; xu hướng phát triển của đội ngũ cán bộ này trong những năm tới; đề xuất

những phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xây dựng đội ngũ trí thức khoa học

Mác - Lênin trong các trường đại học ở Việt Nam đến năm 2000.

- Nguyễn Đình Trãi, “Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ giảng

dạy lý luận Mác - Lênin ở các trường chính trị tỉnh” [110]. Luận án trình bày tư

duy lý luận và năng lực tư duy lý luận, trong đó phân biệt rõ giữa ý thức và nhận

thức; tư duy kinh nghiệm, tư duy khoa khoa và đặc trưng của nó, từ đó nêu ra

khái niệm về năng lực tư duy lý luận và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tư

duy lý luận với công tác giảng dạy lý luận Mác - Lênin của đội ngũ CBNC, GD

ở các trường chính trị tỉnh; làm rõ vai trò của năng lực tư duy lý luận của cán bộ

giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các trường chính trị tỉnh; phân tích thực trạng

năng lực tư duy lý luận của CBNC, GD, nêu lên những điểm mạnh chủ yếu và

một số biểu hiện yếu kém về năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ này,

nguyên nhân tác động đến những mặt mạnh và hạn chế đó; nêu ra những yêu cầu

thực tiễn và yêu cầu cơ bản đối với việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho

cán bộ giáo dục lý luận Mác - Lênin ở các trường chính trị tỉnh; đề xuất những

phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực tư duy lý luận cho

CBNC, GD ở các trường chính trị tỉnh hiện nay.

Các công trình khoa hoc này có giá trị tham khảo tốt đối với luận án về

việc đạo đức cách mạng, về tri thức khoa học và năng lực giảng dạy lý luận

Mác-Lênin của đội ngũ CBNC, GD.

26

1.2.4. Các luận văn Về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ

- Nguyễn Thị Bích Hường, “Chất lượng đào tạo cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn ở Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay” [65]. Luận văn đã trình bày những khái

niệm cơ bản về chất lượng đào tạo cán bộ lãnh đạo chủ chốt; làm rõ vị trí, vai trò

và chức năng, nhiệm vụ của công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo chủ chốt; phân tích

đúng thực trạng công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị

xã, phường, thị trấn ở Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội

giai đoạn hiện nay; đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu để thực

hiện việc đào tạo cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị xã, phường, thị

trấn ở Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội giai đoạn hiện.

- Hà Anh Tuấn, “Công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý

cấp tỉnh và tương đương ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay” [131]. Luận văn trình bày những khái niệm cơ bản về công tác bồi

dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh và tương đương ở Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; làm rõ vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ

của công tác bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý; phân tích đúng thực trạng công

tác bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý; đề xuất phương hướng và những giải

pháp chủ yếu để thực hiện việc bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh và

tương đương ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay.

Về công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học - Lại Hợp Thịnh, “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và

giảng dạy ở trường chính trị tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn hiện nay” [106].

Luận văn đã trình bày khái quát về Trường chính trị tỉnh Kiên Giang, làm rõ

khái niệm, chức năng nhiệm vụ, vị trí, vai trò của Trường chính trị tỉnh Kiên

Giang và khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ

nghiên cứu và giảng dạy ở trường đó; đánh giá đúng thực trạng chất lượng đội

ngũ cán bộ nghiên cứu và giảng dạy ở Trường chính trị tỉnh Kiên Giang; đề xuất

27

phương hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

nghiên cứu và giảng dạy ở Trường chính trị tỉnh Kiên Giang giai đoạn hiện nay.

- Nguyễn Xuân Anh, “Chất lượng giảng viên các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay” [2]. Luận văn đã trình bày khái quát về các trung tâm bồi dưỡng chính trị và giảng viên các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Thanh Hóa; làm rõ quá trình phát triển của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị và vai trò và đặc điểm của giảng viên, quan niệm về chất lượng giảng viên và các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng viên ở các Trung tâm bồi dưỡng chính trị ở tỉnh Thanh Hóa; đánh giá đúng thực trạng chất lượng giảng viên các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Thanh Hóa; đề xuất mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng giảng viên các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.

Về tư tưởng của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật - Nguyễn Thiện Cương, “Tư tưởng chính trị của đội ngũ cán bộ khoa học

kỹ thuật và công nghệ Quân sự ở các viện nghiên cứu thuộc Tổng cục công nghiệp Quốc phòng hiện nay” [34]. Luận văn thạc sỹ khoa học chính trị, chuyên

ngành chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn đã

trình bày khái quát những lý luận và thực tiễn về tư tưởng chính trị của cán bộ

khoa học kỹ thuật và công nghệ Quân sự ở các viện nghiên cứu thuộc Tổng cục

công nghiệp Quốc phòng hiện nay, làm rõ những khái niệm cơ bản về đội ngũ

cán bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, nêu lên chức năng, nhiệm vụ của Tổng

cục công nghệ Quốc phòng và các viện nghiên cứu của Tổng cục. Luận văn trình

bày quan niệm, nội dung, vai trò và con đường hình thành, phát triển tư tưởng

chính trị của cán bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ Quân sự ở các viện nghiên

cứu thuộc Tổng cục công nghiệp Quốc phòng; làm rõ những ưu điểm, hạn chế,

khuyết điểm và kinh nghiệm; từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp

chủ yếu nâng cao chất lượng tư tưởng chính trị của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ

28

thuật và công nghệ Quân sự ở các viện nghiên cứu thuộc Tổng cục công nghiệp

Quốc phòng hiện nay.

Các công trình khoa học này có giá trị tham khảo tốt đối với luận án, nhất

là những cơ sở lý luận và hệ giải pháp.

1.2.5. Các bài viết đăng trên tạp chí Về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ

- Nguyễn Hữu Cát, “Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt” [25]. Tác giả đánh giá công tác

quản lý đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong thời gian qua, nêu lên

những nhược điểm, thiếu sót trong công tác đào tạo; đồng thời tác giả đã đề ra

một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ

lãnh đạo chủ chốt, đáp ứng kịp thời yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới.

- Ngô Ngọc Thắng, “Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở trong thời kỳ mới” [101]. Tác giả đã trình bày rõ khái niệm về cán bộ và công tác xây dựng cán bộ qua Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam; nêu lên tiêu chuẩn các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt làm ở cơ sở để xây dựng quy hoạch, xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về các mặt, trong đó có lý luận chính trị; làm rõ công tác quy hoạch, tạo nguồn, trên cơ sở đó điều tra, xác định đúng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị đối với đội ngũ cán bộ cơ sở đáp ứng cho yêu cầu trước mắt và lâu dài; đồng thời những nhu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận cho đội ngũ cán bộ ở cơ sở.

- Song Thành, “Yêu cầu đổi mới nội dung đào tạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh” [104]. Tác giả nêu lên yêu cầu đổi mới chương trình, nội dung giáo trình, bài giảng và phương pháp đào tạo là một đòi hỏi khách quan đối với hệ thống giáo dục quốc dân nói chung nhằm phù hợp với thành tựu phát triển của thời đại và nhu cầu của đất nước mỗi thời kỳ. Tác giả đã bàn về đổi mới chương trình, nội dung đào tạo của Học viện, trước hết ở Trung tâm Học viện, cần xuất phát từ chỗ mạnh, chỗ yếu hiện tại, những khả

29

năng và phẩm chất cần có của đối tượng này. Xuất phát từ yêu cầu đối với đối tượng, phù hợp với đối tượng phải là nguyên tắc đầu tiên của việc soạn thảo chương trình, giáo trình và bài giảng. Tác giả đã đưa ra một cấu tạo nội dung chương trình đào tạo mới cho phù hợp với từng đối tượng.

- Lê Quang, “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở một số nước trên

thế giới” [93]. Tác giả nêu lên công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

nhà nước giữ vai trò quan trọng nhằm trực tiếp nâng cao chất lượng, hiệu lực

và hiệu quả của nền hành chính nhà nước đối với mọi quốc gia. Tác giả đã

phân tích và khái quát một số điểm mỗi nước có những quan niệm, mục tiêu,

chương trình, nội dung, nguyên tắc, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi

dưỡng và cách quản lý khác nhau.

- Nguyễn Minh Tuấn, “Đảng Cộng sản Trung Quốc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ” [132]. Tác giả đã trình bày một số nội dung sau: một là,

khái quát về chính trị, kinh tế, an ninh trật tự an toàn xã hội và nền giáo dục của

Trung Quốc trong 30 năm qua; hai là, nêu lên những bước phát triển nhanh hệ

thống cơ sở đào tạo vì mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của

thời kỳ cải cách, mở cửa; ba là, đổi mới mô hình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng

theo yêu cầu của thực tiễn, phát huy thế mạnh của mỗi trường gắn với nguyện

vọng và điều kiện của người học; bốn là, chuyển đổi cơ cấu giảng viên, có chính

sách đãi ngộ đặc biệt đối với giảng viên; năm là, tăng cường sự chỉ đạo của

Đảng, cải cách căn bản công tác quản lý đào tạo theo hướng quy chế hóa, kế

hoạch hóa và quy trình hóa.

Về giáo dục lý luận chính trị

- Trần Tất Hùng, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận Mác -

Lênin” [64]. Tác giả đánh giá suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí

Minh luôn quan tâm tới công tác giáo dục chính trị nói chung và giáo dục lý

luận Mác - Lênin nói riêng. Nêu rõ quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh -

chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ là vũ khí lý luận để cải tạo thế giới, mà còn

là vũ khí lý luận để cải tạo bản thân mình.

30

Về công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học - Đỗ Long, “Những giá trị khoa học trong nghiên cứu và giảng dạy tâm lý

học” [75]. Tác giả đã trình bày khái quát các tác phẩm về khoa học tâm lý học nhất là nghiên cứu hoạt động giảng dạy từ cấp độ nhân cách đến cấp độ toàn xã hội, nghiên cứu hoạt động chủ đạo của học sinh cấp II, nghiên cứu con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Võ Thị Mai, “Phương pháp dạy học trong các trường Đảng ở Trung Quốc” [77]. Tác giả nêu rõ: Hiện nay, mỗi bộ, ngành ở Trung Quốc đều có các

phân hiệu trường đảng riêng của ngành mình, nhưng đều thống nhất về yêu cầu,

nội dung, phương pháp. Nội dung đào tạo gồm có: Cơ sở lý luận: Kiên trì chủ

nghĩa Mác, Tư tưởng Mao Trạch Đông, trọng tâm là lý luận Đặng Tiểu Bình,

thuyết “ba đại diện” của Giang Trạch Dân, thuyết “Xây dựng xã hội hài hòa” của

Hồ Cẩm Đào. Mục đích của quá trình giảng dạy là giúp học viên nắm vững kiến

thức để vận dụng vào công việc của mình. Từ kinh nghiệm của các trường Đảng

ở Trung Quốc tác giả đã có một vài kiến nghị về công tác giảng dạy trong các

trường Đảng ở Việt Nam hiện nay.

- Phan Huy Hồng, “Thu hút cán bộ giảng dạy, nghiên cứu vào hoạt động lập pháp” [60]. Tác giả đã phân tích rõ năng lực nghiên cứu, soạn thảo văn bản

quy phạm pháp luật tại Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, trong đó coi trọng việc

tham gia trực tiếp của cán bộ giảng dạy, nghiên cứu của các trường vào các hoạt

động lập pháp; đồng thời nêu lên những phương thưc, hình thức thu hút sự tham

gia của chuyên gia, nhà khoa học vào hoạt động xây dựng pháp luật.

- Nguyễn Thị Huệ, “Thực trạng và giải pháp đổi mới giảng dạy - nghiên

cứu tâm lý học ở trường sư phạm” [62]. Tác giả đã phân tích rõ tầm quan trọng

của môn tâm lý học đối với mọi người nhất là người giảng và người học, từ đó

tự tìm ra cho mình một hệ tri thứ khoa học mới để sau này làm công tác giảng

dạy và giáo dục đạt hiệu quả cao; tác giả còn nêu lên thực trạng của sinh viên sau

một thời gian học tập môn tâm lý học ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội; từ đó

đề xuất một số con đường tiếp cận mới về việc học tập môn tâm lý học.

31

- Vũ Văn Hiền, “Các yếu tố tác động và yêu cầu mới trong công tác nghiên cứu lý luận - tổng kết thực tiễn” [49]. Tác giả đã trình bày khái quát về việc thực hiện các nghị quyết của của Đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm qua, nhất là thực trạng công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, từ đó rút ra những tác động của bối cảnh thế giới và trong nước về công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn và đề xuất những điều kiện, đòi hỏi mới đối với công tác lý luận, tổng kết thực tiễn.

Về phát triển nguồn nhân lực - Nguyễn Cúc, “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao hướng tới sự

tăng trưởng bền vững” [32]. Tác giả đã phân tích rõ vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay; nêu lên thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay; đồng thời đề xuất một số phương hướng và phải pháp phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao ở Việt Nam.

Những nội dung nêu trên cung cấp căn cứ và gợi mở việc nâng cao nhận

thức về biện pháp, nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt

trong thời kỳ mới và đổi mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở các

cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, trong đó có các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh.

1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRUNG QUỐC

- Chu Phúc Khởi, “Xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng xây dựng một đội ngũ cán bộ dự bị tố chất cao” [70]. Trong công trình khoa học

này, tác giả đã làm rõ những vấn đề như: ý nghĩa chiến lược của việc xây dựng

đội ngũ cán bộ dự bị; những cách làm chính về việc xây dựng đội ngũ cán bộ dự

bị. Đây là những nội dung rất thiết thực đối với luận án để luận giải và đề xuất

giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh

CHDCND Lào. Những nội dung đó là: xuất phát từ đòi hỏi thực tế của việc xây

dựng ban lãnh đạo, phải xây dựng quy hoạch thiết thực, khả thi về xây dựng đội

ngũ cán bộ dự bị; tăng cường xây dựng chế độ hóa, quy phạm hóa chặt chẽ về

tiêu chuẩn, quy trình và yêu cầu đối với các khâu công tác cán bộ; thực hiện

32

quản lý sự biến động, đảm bảo số lượng và chất lượng cán bộ dự bị; kiên trì dự

trữ kết hợp với sử dụng, kịp thời tuyển chọn cán bộ dự bị với điều kiện đã chín

muồi vào ban lãnh đạo các cấp; tăng cường xây dựng tài nguyên chiến lược cán

bộ dự bị, nắm từ đầu nguồn, tuyển chọn từ các trường đại học và cao đẳng

những sinh viên tốt nghiệp đại học vừa giỏi về chuyên môn vừa có đạo đức tốt

để đào tạo và rèn luyện tại cơ sở một cách có kế hoạch.

- Giả Cao Kiến, “Phát huy đầy đủ vai trò của trường Đảng, làm tốt công tác giáo dục và đào tạo cán bộ” [71]. Tác giả đã khẳng định vai trò của trường

Đảng ở các cấp của Trung Quốc, khái quát về hoạt động giáo dục và đào tạo cán

bộ của các trường Đảng. Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra những giải pháp có giá trị

tham khảo tốt để luận án đề xuất các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng CBNC,

GD. Các giải pháp được tác giả đưa ra gồm: phân biệt rõ yêu cầu, nội dung và

phương thức tổ chức hai loại lớp học, đào tạo và bồi dưỡng; phân loại, phân tầng

thiết kế nội dung dạy học, giải quyết vấn đề “trên - dưới đều to, trái - phải giống

nhau”. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất những vấn đề có tính nguyên tắc về phát

huy vai trò của trường Đảng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Các công trình được nêu trên đã cung cấp những thông tin bổ ích dưới các

khía cạnh và các mức độ khác nhau, luận giải các vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức trong hệ

thống chính trị nói chung và cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở Việt

Nam thời kỳ đổi mới những năm gần đây nói riêng; từ đó đúc kết được nhiều

kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp có giá trị những vấn đề lý luận và thực tiễn

trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để nâng cao chất lượng của mỗi cán bộ

trong mọi cấp, mọi lĩnh vực, là nguồn tư liệu quý báu cho việc nghiên cứu chất

lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào giai đoạn hiện nay.

Ngoài ra còn có một số luận án, luận văn và các bài viết liên quan đến vấn

đề nghiên cứu trong các tạp chí và các bản tin khoa học với những giá trị nhất

định. Nhất là các nhà khoa học có nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp về đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt trong hệ thống chính trị và chất

33

lượng đội ngũ CBNC, GD từ góc độ và khía cạnh khác nhau trên cơ sở những

tìm tòi nội hàm khái niệm có tính hệ thống về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý,

CBNC, GD. Các tác giả đã khái quát những đặc điểm, xu hướng vận động, vị trí,

vai trò, chức năng và nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và CBNC,

GD trong một số lĩnh vực nói chung, trong các TCT-HC tỉnh nói riêng; phân tích

thực trạng và những bất cập của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, CBNC, GD,

vạch ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội

ngũ cán bộ này trong giai đoạn hiện nay. Những tri thức mà các nhà khoa học rút

ra ở đây rất có ý nghĩa và rất được trân trọng. Tuy nhiên, trong thời gian qua

chưa có công trình nào chuyên nghiên cứu về chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở

các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào một cách trực tiếp, toàn diện và có hệ thống

vấn đề này. Chính vì vậy, luận án trân trọng kế thừa những thành tựu nghiên cứu

đã có trước để đi sâu nghiên cứu vấn đề chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các

TCT-HC tỉnh CHDCND Lào giai đoạn hiện nay.

Với những thành tựu khoa học mà các nhà khoa học đã đạt được trên đây,

nhìn chung đều nghiên cứu về nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ giảng dạy ở một

số lĩnh vực khác nhau hoặc các chủ thể có liên quan đến việc đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị của Đảng, Nhà nước và các tổ

chức chính trị - xã hội. Mặc dù các công trình khoa học đã tiếp cận chất lượng

đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ

từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng khái quát lại, các nhà khoa học với tư cách là

những chủ thể sáng tạo, nghiên cứu, khảo sát, phân tích mọi vấn đề một cách

khách quan, hướng vào giải quyết những vấn đề căn cốt của công tác đào tạo,

bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, CBNC, GD với những mức độ khác

nhau, xuyên qua những công trình trên, có thể tổng quan lại một số điểm sau đây:

Thứ nhất, các nhà khoa học đã từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau, đã đưa

ra những định nghĩa có ý nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp khác nhau về công tác đào

tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong nhiều khía cạnh, nhất là

34

cán bộ trong hệ thống chính trị và CBNC, GD. Qua phân tích, khái quát dẫn đến

việc đưa ra các định nghĩa khác nhau về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo,

quản lý, CBNC, GD của các nhà khoa học, có thể rút ra được những dấu hiệu

nội hàm cơ bản của khái niệm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý

trong hệ thống chính trị, đã làm cho sự nhận thức về việc đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ lãnh đạo, quản lý ngày càng rõ hơn, toàn diện hơn và có thể chỉ đạo thực tiễn

trong công tác này trong công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam cũng như Lào

ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

Thứ hai, các nhà khoa học đã tập trung phân tích cấu trúc, đặc điểm, các

nhân tố chế định và vị trí, vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ

lãnh đạo, quản lý trong mọi lĩnh vực nói chung, chất lượng đội ngũ CBNC, GD

ở các trường chính trị tỉnh ở Việt Nam - Lào nói riêng với nét đặc thù của nó.

Điều đó rất có giá trị, giúp cho những nhà nghiên cứu sau có thể tiếp thu có chọn

lọc những giá trị hợp lý trong công tác tổ chức và hoạt động trực tiếp đào tạo, bồi

dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, CBNC, GD trong

các lĩnh vực khác nhau.

Thứ ba, từ việc xác định các khái niệm công cụ - đào tạo, bồi dưỡng nâng

cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, CBNC, GD, các nhà khoa học

đã khảo sát, phân tích thực trạng công tác này ở Việt Nam và Lào hiện nay, vạch

ra được những mặt tích cực và mặt hạn chế, những bất cập cùng với những

nguyên nhân của nó. Trong đó đã có nhiều công trình đã chỉ ra được những bức

xúc nổi cộm của việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý và việc nâng

cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD tại các trường dạy nghề và các trường chính

trị tỉnh ở Việt Nam và Lào hiện nay.

Hai công trình nêu trên có giá trị lý luận và thực tiễn đối với luận án về

việc hướng tới lâu dài để xây dựng cán bộ chủ chốt và việc phát huy vai trò của

các trường đảng.

35

Tiểu kết chương 1

Nhìn một cách khái quát, đã có những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD, góp phần làm rõ hơn mối quan hệ giữa công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nghiên cứu, giảng dạy và kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa công tác cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ.

Những kết quả nghiên cứu đó có những giá trị nhất định làm cho việc đổi mới và hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo, quản lý nói chung và nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở Việt Nam và Lào nói riêng. Tác giả luận án mong muốn sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào giai đoạn hiện nay.

Chính vì vậy, nghiên cứu sinh trân trọng kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu về mặt lý luận của các nhà khoa học đi trước đã công bố có liên quan đến luận án để phục vụ mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.

36

Chương 2 CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY Ở

CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH VÀ ĐỘI NGŨ CÁN

BỘ NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY Ở CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.1.1. Khái quát về các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa

Dân chủ Nhân dân Lào * Về cơ cấu tổ chức

Các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào được hình thành và phát triển trong mỗi

giai đoàn khác nhau, do điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh quy định. Đặc

biệt là được hình thành và phát triển trong bối cảnh mà Đảng và Nhà nước Lào

đặc biệt quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực nói chung, công tác đào

tạo, bồi dưỡng lý luận Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của

Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng,

chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào cho đội ngũ cán bộ và đảng viên trên

toàn quốc nói riêng.

Ở CHDCND Lào hiện nay có 18 TCT-HC tỉnh “bao gồm Trường Chính

trị - Hành chính các tỉnh và Trường Chính trị - Hành chính thủ đô, viết tắt là

TCT-HC tỉnh và TCT-HC thủ đô” [55, tr.1]; là cơ quan đặc biệt quan trọng trong

việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, Nhà

nước và nhân dân các bộ tộc Lào. “Các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh và

Trường Chính trị - Hành chính thủ đô là cơ quan hành chính, tương đương với

các ban ngành của tỉnh, thành phố dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mặt chính trị, tư

tưởng, tổ chức và tài chính từ ngân sách của tỉnh và thành phố” [115, tr.2].

Các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào “là hệ thống trường Đảng cấp tỉnh, là cơ quan thuộc hệ thống giáo dục lý luận chính trị - hành chính của Đảng đặt dưới sự lãnh đạo của các ban chấp hành đảng bộ các tỉnh; chịu sự chỉ đạo của Ban Giám

37

đốc HVCT&HCQG Lào về nội dung, chương trình, giáo trình, giáo dục và nghiệp vụ chuyên môn” [51, tr.1]. Đồng thời là đơn vị đào tạo, bồi dưỡng lý luận Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đến đội ngũ cán bộ, đảng viên tiên tiến của Đảng và Nhà nước Lào, đáp ứng sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đây là những cán bộ cốt cán, cán bộ ưu tú và tiêu biểu nhất của Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào. Việc đào tạo, bồi dưỡng được hiểu là “làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định” [88, tr.279]. Đồng thời, chúng ta phải hiểu rằng, việc học tập lý luận của đội ngũ cán bộ, đảng viên không phải nhằm biến đội ngũ cán bộ, đảng viên đó thành những người lý luận suông, mà tìm mọi cách để họ có thể thực hiện nhiệm vụ của mình tốt hơn, nghĩa là đội ngũ cán bộ, đảng viên đó phải học tập lập trường quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào để áp dụng lập trường, quan điểm và các chủ trương, đường lối, pháp luật đó vào giải quyết tốt những vấn đề thực tế trong công tác của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [82, tr.269].

V.I.Lênin khẳng định: phải thông qua việc phân công công tác, qua thử thách không phải một lần, mà thậm chí hằng trăm lần trong công tác thực tiễn để đào tạo cán bộ lãnh đạo và phải quan tâm đào tạo cán bộ trẻ để đề bạt vào chức vụ lãnh đạo. “Việc tổ chức công tác một cách gương mẫu là một sự đào tạo cán bộ và là một tấm gương tương đối dễ noi theo” [140, tr.284].

Các TCT-HC tỉnh là một đơn vị sự nghiệp, trực thuộc thành ủy, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Thường trực Tỉnh ủy. Các TCT-HC tỉnh đã và đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công tác tư tưởng nói riêng và xây dựng Đảng nói chung, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong tỉnh, cùng với đồng bào các bộ tộc anh em trong tỉnh phấn đấu xây dựng tỉnh trở thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020.

38

* Chức năng, nhiệm vụ của các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào là một trong những cơ quan trực thuộc cấp ủy tỉnh; là cơ quan chuyên trách tương đương với các ban tham mưu của cấp ủy và các sở, ngành cấp tỉnh. Như Hướng dẫn số 21/BTHTW Đảng NDCM Lào xác định: “Làm cho TCT-HC tỉnh trở thành cơ quan quan trọng của ban thường vụ tỉnh ủy, giúp tỉnh ủy truyền bá chủ trương, đường lối, quan điểm, nghị quyết và chỉ thị của Đảng và Nhà nước đến với đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh” [12, tr.2].

Cho nên các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào có chức năng và nhiệm vụ sau: Thứ nhất, đào tạo đội ngũ cán bộ chính quy hệ trung cấp lý luận và cao

cấp lý luận Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của đảng, chính quyền, đoàn thể nhân

dân cấp cơ sở (bản, cụm bản và các đơn vị tương đương); trưởng, phó phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện và tương đương; trưởng, phó phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương; cán bộ dự nguồn các chức danh trên; cán bộ công chức cấp cơ sở và một số đối tượng khác về chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước và một số lĩnh vực khác.

Từ khi các trường được thành lập đến nay, các trường luôn quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ, đảng viên, số lượng các khóa học được đào tạo ra trường ít nhất là 5 khóa và nhiều nhất là 11 khóa và ngày càng tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng.

Trường Chính trị - Hành chính tỉnh có nhiệm vụ giáo dục lý luận Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước cho cán bộ chủ chốt của tỉnh, huyện và cán bộ chuyên môn ở cơ sở, xây dựng con người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống mẫu mực và kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội [13, tr.1].

39

Thứ hai, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ với thời gian ngắn hạn.

Tổ chức nhiều hình thức học tập, bồi dưỡng theo chỉ đạo của Tỉnh ủy để nâng cao trình độ nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị ở cơ sở; mở các lớp bồi dưỡng thuộc chức năng, nhiệm vụ của nhà trường theo đề nghị của các ngành, địa phương trong tỉnh mà trước hết cần củng cố và kiện toàn hệ thống các TCT-HC, chấn chỉnh hệ thống thông tin, báo cáo viên của Đảng, đảm bảo hoạt động nghiên cứu, giảng dạy có tính nhạy bén, chính xác và đồng bộ. Từng môn học trong trường phải giáo dục cho cán bộ, đảng viên và quần chúng thông suốt và tự giác chấp hành đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào.

Cải tiến các hình thức giáo dục của các TCT-HC tỉnh, bảo đảm nhanh nhạy, kịp thời và nâng cao chất lượng, sát thực tiễn địa phương, đồng thời phải chăm lo xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch bồi dưỡng cán bộ ở mỗi cấp, mỗi ngành cho thích hợp với đối tượng, thời gian và yêu cầu của từng khóa học; thực hiện các bước bồi dưỡng và kiểm nghiệm một cách chặt chẽ, từng bước làm cho việc bồi dưỡng ngắn hạn đi sâu vào lý luận và đạt kết quả tốt về thực tiễn. Tiếp tục các khóa bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ chủ chốt cơ sở tại các TCT-HC tỉnh, nghiên cứu để mở các lớp bồi dưỡng 45 ngày, 3 tháng để cập nhật kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, chuyên môn, nghiệp vụ cho các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh, huyện và cơ sở. “Tổ chức quản lý việc đào tạo lý luận chính trị - hành chính trên cơ sở kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng mà HVCT&HCQG Lào đề ra; tổ chức bồi dưỡng ngắn hạn theo quyết định của cấp ủy và chính quyền cấp tỉnh” [51, tr.2].

Phối hợp cùng các bộ phận khác có liên quan tiến hành bồi dưỡng trình độ, tập huấn, hội thảo ngắn ngày trang bị kiến thức lý luận cơ bản cần thiết về chính trị - hành chính; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và quy định pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên ở các cơ quan đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương và cơ sở; đào tạo và bồi dưỡng trình độ về

40

chính trị, tư tưởng, quan điểm, phương pháp sư phạm cho đội ngũ CBNC, GD làm công tác giảng dạy các môn chính trị ở các trường dạy nghề ở cơ sở.

Thứ ba, xây dựng, củng cố nhà trường và lãnh đạo nhà trường. Lãnh đạo, quản lý công việc trong các trường như: công tác xây dựng,

chỉnh đốn Đảng, công tác cán bộ, quản lý hành chính, quản lý ngân sách, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện các chính sách đối với CBNC, GD; chuẩn bị khu ăn nghỉ cho học viên các khóa và CBNC, GD chưa thành hôn... “Nhà trường có nhiệm vụ chuẩn bị ký túc xá, phòng ngủ, phòng học, kinh phí và phương tiện đi lại trong trường và ngoài trường...” [52, tr.5].

Xây dựng và hoàn thiện các chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng theo quy đinh và quyền hạn của nhà trường; chuẩn bị và đề nghị HVTC&HCQD Lào ra quyết định thi vấn đáp các môn chính và bảo vệ luận văn tốt nghiệp.

Nghiên cứu và nhận thông tin do cấp ủy cấp trên thông báo về hoạt động của nhà trường, ra quyết định và báo cáo trong trường; tham gia các hội nghị, hội thảo chính trị, khoa học do Tỉnh ủy tổ chức, thực hiện nhiệm vụ tham mưu về việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn giúp các tỉnh ủy, đồng thời tổ chức triển khai kết quả nghiên cứu đó một cách có hiệu quả; thực hiện công tác quan hệ quốc tế về nghiên cứu khoa học, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ; tranh thủ sự giúp đỡ và hợp tác song phương hoặc đa phương với các tỉnh và trường chính trị tỉnh kết nghĩa của Việt Nam.

Tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch cán sự và tương đương, ngạch chuyên viên và tương đương, ngạch chuyên viên chính và tương đương, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng, phó phòng và tương đương theo chương trình do Ban Tổ chức, cán bộ của tỉnh ban hành; đề nghị với HVCT&HCQG Lào biên soạn các tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong tỉnh khi cấn thiết.

Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, hình thức và phương pháp

thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách

quan [42].

41

Tổ chức tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương, cơ sở để phục vụ

giảng dạy, học tập; thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học theo chỉ đạo

của Tỉnh ủy, Ban tổ chức, cán bộ của tỉnh; Ban Giám hiệu các nhà trường có

nhiệm vụ (có quyền) cấp bằng sơ cấp và chứng nhận đã học qua chương trình

chính trị - hành chính ngắn hạn do kế hoạch bồi dưỡng của các nhà trường và

Tỉnh ủy đề ra; báo cáo lên Tỉnh ủy hoặc Chủ tịch tỉnh và các cơ quan liên

quan về việc khen thưởng những cán bộ, đảng viên và CBNC, GD có thành

tích trong công tác và kỷ luật những người thiếu trách nhiệm, có vi phạm.

“Các Trường chính trị - Hành chính tỉnh phải luôn tổ chức rút kinh nghiệm

mọi hoạt động của trường hằng tháng, 6 tháng và hằng năm để thường xuyên

báo cáo lên cấp ủy cấp trên và Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia

Lào” [51, tr.2-4].

Chính vì vậy, nhiệm vụ cơ bản của các trường trong thời kỳ mới là: nhằm

xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc

và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý thức kiên cường xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc; CNH, HĐH đất nước, giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa của dân

tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy tiềm năng của dân

tộc và con người Lào, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân,

làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng

thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có tinh thần

cách mạng và có sức khỏe tốt, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội

(CNXH) vừa “hồng” vừa “chuyên”.

* Vị trí, vai trò của các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa

Dân chủ Nhân dân Lào Trong hệ thống nhà trường, các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào là trung tâm

giáo dục lý luận cách mạng quan trọng nhất, được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức toàn diện cho đội ngũ cán bộ, đảng viên (cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chính trị trong các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng và cán bộ chỉ huy tham mưu trong lực lượng vũ trang ở cấp tỉnh, huyện, địa phương

42

và cơ sở). Đồng thời các trường còn được xác định là nơi nghiên cứu lý luận chính trị - hành chính, nghiên cứu khoa học với một số chuyên đề khác nhau, tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi trường và tỉnh đưa ra. Những năm qua, nhiều thế hệ cán bộ do các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào đào tạo đã góp phần vào quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các trường đã:

Tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ đã tốt nghiệp các trường

đào tạo nghề với trình độ sơ cấp, trung cấp, cao cấp và các chuyên

ngành tương đồng được tuyển vào học ở các TCT-HC tỉnh theo kế

hoạch đào tạo của tỉnh ủy và nhà trường để sau ra trường đáp ứng

nhiệm vụ chính trị của tỉnh, huyện, địa phương và cơ sở [53, tr.1].

Những năm gần đây do yêu cầu của nhiệm vụ hội nhập toàn diện với các

nước trong khu vực và quốc tế trong thời bình, vị trí và vai trò của các TCT-

HC tỉnh CHDCND Lào ngày càng nặng nề, phức tạp, nhưng cũng tự hào vẻ

vang là trung tâm duy nhất trong hệ thống giáo dục và đào tạo, đó chính là giáo

dục lý luận chính trị cách mạng của Đảng Cộng sản cầm quyền trong giai đoạn

mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác toàn diện với các nước trên thế giới mà

không phân biệt chế độ chính trị, với khẩu hiệu là: “Tự do, độc lập và hợp tác

toàn diện, mỗi bên đều có lợi,...” [43, tr.18].

Công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học được triển khai cả bề rộng lẫn

chiều sâu, đòi hỏi sự nỗ lực của các trường, trong đó có đội ngũ CBNC, GD.

Cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước, các TCT-HC tỉnh ngày

càng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục, nhất là giáo dục về chính

trị, tư tưởng và tổ chức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống

chính trị ở tỉnh, huyện, địa phương và cơ sở. Trước những diễn biến phức tạp

trên khu vực và thế giới, vị trí, vai trò của các trường và đội ngũ CBNC, GD

ngày càng được đề cao và đòi hỏi đội ngũ cán bộ này phải nâng cao đạo đức

cách mạng, phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn và năng lực công tác...

Yêu cầu cao với đội ngũ cán bộ, đảng viên cũng là yêu cầu cao đối với quá trình

đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Chất lượng, hiệu quả giảng dạy

43

của các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình

thành, phát triển phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Giáo dục

và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là tương lai của dân tộc. Chiến lược phát triển

giáo dục và đào tạo là một bộ phận quan trọng trong chiến lược con người và

chiến lược con người đứng ở vị trí trung tâm trong toàn bộ chiến lược phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức

và phong cách làm việc ảnh hưởng sâu sắc, lâu dài đến sự tồn tại và phát triển

vững mạnh của đất nước; là một trong những nội dung cơ bản nhất của công

tác xây dựng Đảng, là chìa khóa của công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn

hiện nay.

Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đổi mới đất nước theo hướng

hiện đại hóa đặt ra rất nhiều vấn đề mới cần giải đáp như: vấn đề thời đại, vấn đề

đổi mới đường lối kinh tế và phát triển kinh tế trong quá trình hội nhập và nền

kinh tế tri thức, vấn đề xã hội hóa - văn hóa, vấn đề bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an

ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vấn đề quan hệ đối ngoại trong hoàn cảnh

thế giới ngày nay, v.v. CBNC, GD là lực lượng nòng cốt trong các TCT-HC

tỉnh. Các trường có trọng trách tham gia trên mặt trận nghiên cứu, phát triển lý

luận chính trị và đấu tranh tư tưởng của Đảng trong mọi lĩnh vực, góp phần quan

trọng vào việc xây dựng chính trị, tư tưởng, tổ chức và hoạt động lãnh đạo -

quản lý của tổ chức đảng, xây dựng và chỉnh đốn các tổ chức cơ sở đảng, tăng

cường trận địa của Đảng trong mọi lĩnh vực.

2.1.2. Quan niệm, vai trò, nhiệm vụ và đặc điểm của đội ngũ cán bộ

nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

* Quan niệm đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Trước hết phải hiểu “cán bộ, đội ngũ cán bộ, CBNC, GD, đội ngũ CBNC, GD và đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh là gì”?.

44

Cán bộ là người có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nhất định, có

phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm

cao, được tuyển chọn và hoạt động trong các tổ chức chính trị - xã hội. Cán bộ

gồm cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn, được giao nhiệm vụ

quan trọng trong các cơ quan đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể quần

chúng và các tổ chức chính trị - xã hội. Hội nghị Ban Tổ chức Trung ương Đảng

NDCM Lào về chiến lược xây dựng nguồn nhân lực: “cán bộ có ba loại: cán bộ

lãnh đạo, cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn; họ là những người có trình độ

và năng lực thực tiễn, có ý thức tổ chức thực hiện cao, có đạo đức tốt và có lối

sống lành mạnh” [10, tr.36].

Nên cán bộ có 3 đặc điểm cơ bản: cán bộ là người được trải qua quá

trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện một cách cơ bản, có hệ thống

trong các trường học, thực tiễn; Cán bộ là người có cương vị, trình độ chuyên

môn, được tuyển chọn và được giao nhiệm vụ chính trị trong một tổ chức nhất

định và cán bộ là người được hưởng lương, chính sách, lợi ích theo chức năng,

nhiệm vụ và kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao. Từ điển Tiếng Việt chỉ

ra: cán bộ là “những người làm việc trong các cơ quan nhà nước; người giữ

chức vụ, phân biệt với người bình thường, không giữ chức vụ trong các cơ

quan, tổ chức nhà nước” [156, tr.249]; “cán bộ là người được bố trí và phân

công giữ các chức vụ trong các cơ quan đảng, nhà nước và các tổ chức đoàn thể

chính trị - xã hội từ Trung ương đến cơ sở và các cơ quan đại diện Chính phủ

Lào ở nước ngoài, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [108, tr.1]; Đảng

Cộng sản Việt Nam khẳng định: “cán bộ là khâu then chốt nhất trong công tác

xây dựng Đảng” [41, tr.239].

Đội ngũ cán bộ là sự tập hợp chặt chẽ của mỗi cán bộ thành một lực lượng cán bộ có chung một lý tưởng, được tuyển chọn, giao nhiệm vụ, bổ nhiệm trong các cơ quan đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể quần chúng và các tổ chức chính trị - xã hội, được xếp cương vị và hưởng chính sách theo chuyên môn nhiệm vụ được giao. Đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa đội ngũ: “(1) Tổ chức

45

gồm nhiều người tập hợp thành lực lượng, (2) tập hợp số đông người cùng chức năng nghề nghiệp” [88, tr.659].

Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy là người có kiến thức sâu rộng về mọi mặt, tích lũy được nhiều kinh nghiệm lịch sử quý báu và gắn liền với thực tiễn sôi động đang diễn ra trên khắp cả nước và ở địa phương mình, là người say mê học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo, ham học hỏi, có thái độ khách quan, trung thực trong việc nghiên cứu và giảng dạy, luôn lắng nghe ý kiến của bạn bè, quần chúng và được cá nhân, tổ chức công nhận.

Đội ngũ CBNC, GD là những người được trang bị những kiến thức khoa học một cách có hệ thống, cơ bản, là những người trực tiếp làm rõ cơ sở khoa học của các quá trình vận động, phát triển kinh tế, chính trị, xã hội theo quy luật khách quan, dựa đó làm căn cứ tin cậy để giúp các cơ quan đảng, nhà nước trong việc xây dựng, hoạch định quan điểm, đường lối, chính sách một cách đúng đắn, đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo hành động thực tiễn, cũng như nhận thức, lý giải một cách có hệ thống về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho xã hội, người học nhận thức đúng đắn.

Đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh là bộ phận quan trọng trong đội ngũ trí thức của tỉnh, trực tiếp đóng góp trí thức vào việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị ở có sở, cán bộ công chức ở địa phương về lý luận chính trị - hành chính, đường lối, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về xây dưng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội, kiến thức về pháp luật, quản lý nhà nước và một số lĩnh vực khác.

Đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn sâu - rộng, có lối sống trong sáng, được đảm nhiệm việc nghiên cứu khoa học với các chuyên đề, phạm vi khác nhau và có trách nhiệm giảng dạy các môn khoa học chính trị trong các trường; là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn

46

Phômvihản, các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào đến với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các tỉnh, huyện, địa phương và cơ sở. C.Mác cho rằng: “Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn” [24, tr.181]. Kế thừa tư tưởng đó, V.I.Lênin khẳng định: “Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [137, tr.473].

* Vai trò của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Từ thực tiễn cách mạng Lào, Đảng và Nhà nước Lào thường xuyên quan

tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của

Đảng, Nhà nước. Để thực hiện tốt vấn đề này, Đảng NDCM Lào đã xem việc

nâng cao chất lượng đội ngũ các nhà giáo là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến

lược phát triển, là yếu tố quyết định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng

viên của Đảng và Nhà nước Lào. Chính vì vậy, vai trò của đội ngũ CBNC, GD ở

các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào được thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau:

Một là, đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh là lực lượng trực tiếp

giảng dạy và giữ vai trò quyết định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính

trị - hành chính của các TCT-HC tỉnh, góp phần thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào

tạo, bồi dưỡng phù hợp với yều cầu công tác của người học.

Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính được đánh

giá bằng việc hoàn thành mục tiêu đào tạo, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

Sản phẩm của quá trình đào tạo, bồi dưỡng tại các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào

là những cán bộ trên địa bàn tỉnh, huyện, địa phương và cơ sở, trước hết là bí thư

chi bộ, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các tổ chức đảng, chính quyền và các tổ chức

đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng phụ thuộc

vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó CBNC, GD là nhân tố trực

tiếp quyết định. Mặc dù hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công

47

nghệ cùng với việc áp dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực giáo

dục, đào tạo đã làm tăng thêm khả năng nhận thức của con người, nhưng suy cho

cùng, những phương tiện vật chất đó chỉ đóng vai trò là công cụ hỗ trợ, giúp cho

quá trình nhận thức được thuận lợi, chứ chúng không thể thay thế được vai trò

của người CBNC, GD. Vì vậy, đội ngũ CBNC, GD vẫn đóng vai trò trung tâm

của quá trình giáo dục - đào tạo và chất lượng đội ngũ CBNC, GD cao hay thấp

sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành

chính cho đội ngũ học viên.

Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính góp phần

quan trọng đến quá trình hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của học

viên, đến khả năng vận dụng kiến thức của học viên vào công tác thực tiễn sau

khi kết thúc khóa học. Với phương châm lý luận gắn liền với thực tiễn, học đi

đôi với hành, đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh không chỉ là người trực

tiếp truyền đạt những kiến thức khoa học, bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức, lối

sống, mà còn trang bị kinh nghiệm, kỹ năng, hướng dẫn học viên cách thức vận

dụng kiến thức vào hoạt động thực tiễn, góp phần xây dựng cho học viên thế

giới quan khoa học, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên định mục

tiêu độc lập dân tộc và CNXH, tích cực thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới

do Đảng NDCM Lào khởi xướng và lãnh đạo.

Hiện nay, đất nước Lào đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước,

chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là một nhiệm vụ rất nặng nề, được thực

hiện trong điều kiện có những thời cơ và thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít khó

khăn, thử thách quyết liệt, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên phải có chất lượng

mới về bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, đạo đức cách mạng, phong cách làm

việc... Hơn lúc nào hết, vai trò của đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh lại càng

quan trọng, góp phần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ đức, đủ

tài đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước.

Hai là, đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh là lực lượng chủ yếu trực

tiếp giáo dục, bồi dưỡng, tuyên truyền sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức,

48

phong cách sống và làm việc của Chủ tích Cayxỏn Phômvihản, đường lối, quan

điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ

công tác đảng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh, huyện, địa

phương và cơ sở. Trên cơ sở đó nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đồng thời CBNC, GD cũng chính là lực lượng

tiên phong trong đấu tranh tư tưởng, lý luận, góp phần làm thất bại chiến lược

“diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc nền tảng tư

tưởng của Đảng NDCM Lào.

Từ thực tiễn thắng lợi của cách mạng Lào trong các cuộc chiến tranh giải

phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là từ

thực tiễn phong phú, sinh động và những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà

Đảng NDCM Lào đã lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào giành được trong công

cuộc đổi mới đất nước vì độc lập dân tộc và CNXH.

Để chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của

Chủ tích Cayxỏn Phômvihản, đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà

nước được tuyên truyền sâu rộng trong Đảng, trong quần chúng, phải tiến hành

việc giáo dục lý luận chính trị. Đây là công việc hàng đầu của Đảng và Nhà nước

nhằm xây dựng thành công CNXH, CNCS ở Lào. Thông qua các chương trình

đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh chính là lực

lượng trực tiếp truyền thụ những nguyên lý Mác - Lênin, đạo đức, phong cách

sống và làm việc của Chủ tích Cayxỏn Phômvihản cho cán bộ, đảng viên trên

địa bàn tỉnh, huyện, địa phương và cơ sở, góp phần làm cho hệ tư tưởng của

Đảng, của giai cấp công nhân, những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hóa

dân tộc chiếm địa vị chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội.

Cùng với giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh còn có vai trò quan trọng trong giáo dục, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ trương, cơ chế, chính sách của địa phương cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh,

49

huyện, địa phương và cơ sở. Đây là một nội dung quan trọng trong công tác giáo dục lý luận chính trị - hành chính. “Đội ngũ CBNC, GD nắm vững chức năng, nhiệm vụ, vị trí và vai trò của nhà trường, thống nhất cao về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng...” [146, tr.1].

Ba là, đội ngũ CBNC, GD có vai trò trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của các nhà trường, xây dựng đảng bộ nhà trường trong sạch, vững mạnh, xây dựng các tổ đảng ở các khoa, phòng, ban, ngành vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính trong giai đoạn mới.

Xây dựng đảng bộ nhà trường trong sạch, vững mạnh là tiền đề, điều kiện quan trọng để xây dựng các TCT-HC tỉnh vững mạnh toàn diện. Hiện nay, về cơ bản các tổ đảng tại các khoa, phòng, ban, ngành đều thuộc đảng bộ nhà trường, không có tổ đảng, chi bộ đảng ghép. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để đảng bộ các trường chủ động kiện toàn về tổ chức bộ máy, về nội dung sinh hoạt tổ đảng, chi bộ, đảng bộ, về nâng cao chất lượng từng CBNC, GD, bảo đảm đảng bộ, chi bộ thực sự là hạt nhân lãnh đạo, đồng thời chủ động phân công, phân nhiệm vụ một cách hợp lý đối với mỗi cán bộ, đảng viên, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của các trường. Vì vậy, xây dựng đội ngũ CBNC, GD có chất lượng, đủ về số lượng và cơ cấu hợp lý là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến xây dựng đảng bộ, chi bộ các nhà trường vững mạnh, trong sạch.

Đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh cũng là những người trực tiếp quán triệt và thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng, trước hết là nghị quyết của Tỉnh ủy và nghị quyết của đảng ủy nhà trường. Đây là lực lượng chủ yếu đóng góp các ý kiến có chất lượng vào xây dựng nghị quyết của đảng ủy nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng bộ, chi bộ, tổ đảng, là nhân tố quyết định nâng cao vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng bộ. Do đó, muốn xây dựng đảng bộ các nhà trường trong sạch, vững mạnh phải quan tâm xây dựng đội ngũ đảng viên, đội ngũ CBNC, GD. Mỗi đảng viên, mỗi CBNC, GD phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học của mình là góp phần xây dựng đảng bộ nhà trường trong sạch, vững mạnh.

50

Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, đòi hỏi khách quan phải nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị - hành chính, tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng, sự đồng thuận của nhân dân trong tổ chức và thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới đất nước. Muốn vậy, phải đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản và công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đối với đảng bộ các TCT-HC tỉnh phải làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, chú trọng giáo dục truyền thống cách mạng, văn hóa, lịch sử địa phương, trên cơ sở đó khơi dậy trong mỗi CBNC, GD lòng yêu nước, niềm tự hào và ý thức trách nhiệm trước sự nghiệp xây dựng quê hương đất nước; quán triệt và thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập tại các TCT-HC tỉnh, từng bước đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính trên địa bàn tỉnh, huyện, địa phương và cơ sở.

* Nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Với nhiệm vụ là người nghiên cứu và giảng dạy lý luận cách mạng, đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào có nhiệm vụ hết sức quan trọng. Tầm quan trọng này xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của các trường mà Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào đã tin tưởng giao phó.

Căn cứ vào Quy định số 934/HVCT&HCQG, ngày 3/7/2012 về việc tổ chức và hoạt động chuyên môn của các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh; xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào, đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh được giao nhiệm vụ hết sức quan trọng. Đó chính là:

Thứ nhất, đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh có nhiệm vụ nghiên nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn.

Tham gia nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, góp phần phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính

51

quyền cấp tỉnh, huyện và cơ sở; góp phần phát triển lý luận, đường lối, đấu tranh chống những luận điệu sai trái, bảo vệ sự đúng đắn của đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Thông qua việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, đội ngũ CBNC,

GD của các trường thực sự là bộ phận quan trọng góp phần giáo dục lý luận,

đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vào việc nghiên cứu và

giải quyết những vấn đề đặt ra trong lý luận cũng như trong thực tiễn; vào công

tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, đấu tranh chống các

luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ dưới mọi hình thức, khắc phục những nhận thức sai

lầm trong cán bộ, đảng viên và nhân dân các bộ tộc Lào.

Đồng thời CBNC, GD ở các trường này cũng là lực lượng chủ yếu làm

công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn ở địa phương giữ vai trò quan

trọng, đặc biệt tổng kết thực tiễn về các tình huống và giải pháp xử lý tình huống

ở cơ sở. Cho nên để giảng dạy và quản lý tốt phải tổng kết thực tiễn. Tổng kết

thực tiễn để giảng dạy, quản lý tốt. Như vậy, việc tổng kết thực tiễn nhằm nâng

cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và góp phần tích

cực vào công tác tổng kết thực tiễn và nâng cao công tác lý luận của Đảng.

Có thể nói rằng: Đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào

là cán bộ khoa học và chính trị, có nhiệm vụ góp phần quyết định nội dung và

chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của các trường. Đúng như V.I.Lênin đã từng nói:

“Trong bất kỳ một trường học nào, điều quan trọng nhất là phương hướng chính

trị và tư tưởng của các bài giảng. Cái gì quyết định phương hướng đó? Hoàn

toàn và chỉ là thành phần các giảng viên quyết định” [141, tr.248].

Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn của đội ngũ CBNC,

GD để phục vụ cho học tập, giảng dạy và góp phần vào việc làm cho đường lối,

quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước rõ ràng và không

ngừng hoàn thiện, góp phần về mặt lý luận khoa học và thực tiễn cho Trung

ương trong việc hoạch định, bổ sung và chỉnh lại các chủ trương, chính sách của

Đảng, pháp luật của Nhà nước cho phù hợp hơn.

52

Thứ hai, đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị -

Hành chính tỉnh có nhiệm vụ giảng dạy các môn khoa học chính trị.

Đội ngũ CBNC, GD là người trực tiếp truyền đạt những kiến thức khoa

học, hướng dẫn người học nâng cao nhận thức tư tưởng và năng lực tổ chức thực

hiện các nhiệm vụ cách mạng. Đội ngũ CBNC, GD không những có nhiệm vụ

truyền đạt mà còn làm sáng tỏ những luận cứ khoa học và hơn thế nữa còn có

nhiệm vụ hướng dẫn người học cách thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Thông qua đội ngũ CBNC, GD, những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,

đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, đường

lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đến

với những người học một cách chủ động, sáng tạo, có chọn lọc và có nhiều thuận

lợi hơn khi vận dụng vào thực tiễn. Người học ở đây chủ yếu là cán bộ lãnh đạo,

quản lý chủ chốt, lực lượng quan trọng góp phần biến đường lối, chính sách của

Đảng và Nhà nước thành hiện thực. Khi họ biết vận dụng những vấn đề cần thiết

trên cơ sở đã nắm bắt và hiểu về nó thì hiệu quả sẽ lớn hơn nhiều. Điều đó càng

nói lên nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang của đội ngũ CBNC, GD ở các trường này.

Đội ngũ CBNC, GD Là lực lượng nòng cốt trong việc đào tạo, bồi dưỡng

đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của đảng, chính quyền và các tổ chức

đoàn thể chính trị - xã hội ở tỉnh, huyện và cơ sở về lý luận chính trị - hành

chính, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;

đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ về chủ nghĩa xã

hội khoa học, triết học Mác - Lênin, Nhà nước pháp luật, kinh tế chính trị - quản

lý kinh tế, công tác xây dựng Đảng và một số nhiệm vụ về công tác dân vận.

Đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào là một trong

những nhân tố quan trọng có nhiệm vụ quyết định đến việc nâng cao chất lượng,

hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt ở các

địa phương - cơ sở nước CHDCND Lào hiện nay. Đội ngũ CBNC, GD này phải

là những cán bộ lý luận giỏi, am hiểu thực tiễn sâu, đóng góp tích cực cho sự

phát triển của xã hội, tích cực đấu tranh chống lại những tư tưởng lạc hậu, phản

53

động, bảo vệ sự trong sáng của lý luận, đường lối, quan điểm của Đảng, chính

sách và pháp luật của Nhà nước. Nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng

đất nước hiện nay, yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên ngày

càng trở nên cấp thiết, do đó nhiệm vụ của đội ngũ CBNC, GD tại các trường

này ngày càng quan trọng hơn.

Thứ ba, đội ngũ CBNC, GD ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh có

nhiệm vụ soạn tài liệu bồi dưỡng và bổ sung bài giảng trên cơ sở giáo trình, giáo

án và gắn với thực tiễn.

Việc soạn tài liệu bồi dưỡng và bổ sung các bài giảng là một nhiệm vụ

quan trọng đối với đội ngũ CBNC, GD. Bởi việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận

chính trị - hành chính trong những năm tới, đòi hỏi tài liệu bồi dưỡng và bài

giảng của người CBNC, GD phải phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, trình độ và

công tác của người học, đáp ứng yêu cầu đổi mới, bảo đảm tính khoa học và

mang tính giáo dục. Nên người CBNC, GD phải thường xuyên bổ sung các tài

liệu và bài giảng của mình cho phù hợp với đối tượng học, ngành học và giai

đoạn cách mạng, đảm bảo kiến thức trình bày một cách khoa học, logic, đảm bảo

cân đối giữa lý luận và thực hành, phù hợp với thực tiễn và cập nhật những kiến

thức mới của khoa học, công nghệ và thực tiễn. Các tài liệu bồi dưỡng và bài

giảng của CBNC, GD phải thể hiện đúng đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà

nước, phục vụ bồi dưỡng theo tín chỉ, theo hướng hỗ trợ người học tự học, tự

nghiên cứu; cụ thể hoá yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ quy

định trong chương trình bồi dưỡng.

* Đặc điểm của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường

Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Xuất phát từ những nét đặc thù về vai trò, chức năng nhiệm vụ của các

TCT-HC tỉnh CHDCND Lào, đội ngũ CBNC, GD ở các trường này cũng có

những nét đặc thù riêng. Đây là đội ngũ những người trí thức thuộc lĩnh vực lý

luận chính trị - hành chính, là bộ phận không thể tách rời với đội ngũ trí thức nói

54

chung, nhưng để có thể đảm nhiệm được nhiệm vụ của các trường, họ có những

đặc điểm riêng sau:

Thứ nhất, đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh là những người có kiến

thức lý luận chính trị - hành chính, hiểu biết sâu sắc về tính đặc thù đối với việc

nghiên cứu, giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin, đường lối, quan điểm của

Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Họ là lực lượng góp phần quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác -

Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản,

chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà

nước Lào đến với đối tượng học một cách chủ động và có chọn lọc nên đòi hỏi

người CBNC, GD phải là đảng viên. Bởi tính đảng là một nguyên tắc trong

hoạt động nghiên cứu, giảng dạy các môn lý luận chính, đòi hỏi người CBNC,

GD phải tuân theo, vì nó là vũ khí để đấu tranh tư tưởng và đấu tranh chính trị.

Đội ngũ CBNC, GD phải đứng vững trên lập trường, quan điểm của giai cấp

công nhân để nghiên cứu, giảng dạy lý luận; đứng trên lập trường lý luận và

phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin để đấu tranh loại bỏ những quan

điểm phản động xuyên tạc, chống đối của các thế lực thù địch.

Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và truyền bá lý luận Mác - Lênin, phong

cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, chủ trương, đường lối,

quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trong điều kiện mới

của đất nước và thời đại, đội ngũ CBNC, GD ở các trường đa phần am hiểu sâu,

rộng và là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ đó.

Thứ hai, đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào được

hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, có cơ cấu trình độ chuyên môn, nghề

nghiệp và độ tuổi đa dạng.

Sau 10 năm hình thành và phát triển của các trường (2005-2015), đội ngũ

CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào được hình thành từ nhiều nguồn

khác nhau. Thế hệ thứ nhất, (độ tuổi 45 - 60) họ là những người đã từng tham

55

gia giảng dạy từ những thập niên 80 - 90 của thế kỷ XX. Đây là những người

trưởng thành trong bối cảnh đất nước có nhiều chuyển đổi, họ có thể là cán bộ

giảng dạy của Trường Đoàn kết, của Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia

Lào hoặc chuyển từ các cơ quan đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể sang

làm công tác giảng dạy. Đây đều là những CBNC, GD có đạo đức trong sáng, có

bản lĩnh chính trị vững vàng, có kinh nghiệm thực tiễn, nhưng khả năng tư duy

lý luận có mặt còn hạn chế. Thế hệ thứ hai, (từ 30 - 44 tuổi) là những CBNC,

GD có đạo đức cách mạng, có phẩm chất chính trị vững vàng, có tính tự giác cao

trong việc tự nghiên cứu và học tập, tự rèn luyện để trau dồi kiến thức cả về lý

luận và thực tiễn. Thế hệ thứ ba, (là những CBNC, GD dưới 30 tuổi), đội ngũ

này chiếm số đông. Họ là những cán bộ trẻ được trưởng thành trong sự nghiệp

đổi mới đất nước đến nay. Họ là những cán bộ có tri thức khoa học cao, khả

năng nắm bắt những biến đổi trong xã hội rất nhanh, nhưng phẩm chất đạo đức

và bản lĩnh chính trị chưa vững vàng, trình độ chuyên môn chưa sâu, kinh

nghiệm thực tiễn nhiều mặt còn hạn chế.

Đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào có cơ cấu trình

độ đa dạng. Nhìn chung, một số được đào tạo tương đối căn bản ở trong nước và

các nước như: Liên Xô (cũ), Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam và một số nước

tư bản như: Pháp, Đức,... Do xuất phát từ nhiều nguồn đào tạo khác nhau, các cơ

quan khác nhau, sự khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề,... nên đội ngũ này có sự đa

dạng về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm.

Tại các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào, sự phân chia ra thành CBNC, GD

chỉ là tương đối. Từ các cán bộ trong Ban Giám hiệu đến các cán bộ ở phòng

đào tạo, phòng quản lý hành chính, phòng khoa học... hầu hết đều tham gia

giảng dạy, thậm chí có một số cán bộ làm công tác quản lý số giờ đứng lớp còn

nhiều hơn một số CBNC, GD, nhất là trong điều kiện CBNC, GD các môn học

còn thiếu, ốm đau... Ngoài ra, một số CBNC, GD ở các trường (giảng viên

mời) là những cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan đảng, chính quyền,

56

Mặt trận và các tổ chức đoàn thể, kể cả các bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, các Ban

Tuyên huấn và Ban Tổ chức của tỉnh,...

Nhìn chung, đội ngũ giảng viên kiêm chức (giảng viên mời) từ các cơ

quan đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể tham gia vào giảng dạy cơ bản

đủ về số lượng và chất lượng, đảm bảo theo yêu cầu; có trình độ, điều kiện sống

tốt, có kinh nghiệm thực tiễn, giữ nhiều cương vị lãnh đạo, nhiều người có năng

lực sư phạm khá tốt. Do vậy, quá trình giảng dạy, họ đã truyền đạt, kết hợp kiến

thức lý luận gắn với thực tiễn ở các địa phương làm cho người học dễ hiểu, dễ

ghi, dễ thuộc và dễ nhớ... Chất lượng giảng dạy từng bước được nâng lên.

Thứ ba, đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh không chỉ là người giáo

dục tri thức lý luận chính trị - hành chính mà còn bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất

đạo đức, bản lĩnh chính trị và tư tưởng cho người học.

Trên cơ sở được học tập, thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức,

phong cách làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản cho đội ngũ cán bộ, đảng

viên sẽ có điều kiện nâng cao nhận thức lý luận, hiểu biết sâu sắc chủ trương,

đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không ngừng bồi

dưỡng tư tưởng, tình cảm cách mạng, nâng cao ý thức rèn luyện tu dưỡng đạo

đức cách mạng, năng lực, phương pháp và phong cách công tác. Đây chính là

tiền đề, điều kiện để người cán bộ, đảng viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ cách

mạng của Đảng.

Để thực hiện mục tiêu này, trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận

chính trị, đội ngũ CBNC, GD phải kết hợp chặt chẽ giữa việc nâng cao nhận

thức lý luận với bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cách mạng cho học viên, đồng

thời người CBNC, GD cần thường xuyên cập nhật các quan điểm mới của Đảng,

Nhà nước đã được nghiên cứu kết luận bổ sung làm rõ; phải gắn chặt lý luận với

thực tiễn, làm cho bài giảng mang “hơi thở” của cuộc sống, làm cho mỗi tiết học

trở nên sống động, mang tính thuyết phục cao, khắc phục việc truyền thụ tri thức

lý luận đơn thuần, xem nhẹ rèn luyện, xa rời thực tiễn.

57

2.2. CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY Ở CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN

LÀO - QUAN NIỆM VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

2.2.1. Quan niệm về chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Chất lượng là khái niệm được sử dụng trong nhiều chuyên ngành khoa

học. Theo triết học duy vật biện chứng, chất lượng là tính quy định bản chất của

sự vật; tính quy định đó giúp phân biệt sự vật này với sự vật khác. Chất lượng

được xem xét trong mối quan hệ biện chứng với số lượng; sự tác động biện

chứng này tạo cho sự vật tồn tại, vận động và phát triển không ngừng.

Thuật ngữ “chất lượng” được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội. Tùy

theo từng lĩnh vực, từng sự việc mà người ta có các tiêu chí đánh giá chất lượng

khác nhau. Trong lĩnh vực kinh tế, chất lượng là những chỉ tiêu kỹ thuật của sản

phẩm, thỏa mãn nhu cầu định trước của nó trong điều kiện xác định về kỹ thuật,

kinh tế, xã hội. Hay chất lượng của một sản phẩm dân dụng đòi hỏi phải đạt

được các tiêu chí của nó như: về hình thức có mẫu mã đẹp, nhẹ, gọn, có độ bền

cao, công dụng tiện ích…

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam chỉ rõ:

Chất lượng là phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất

của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật phân

biệt nó khác với các sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách quan

của sự vật. Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài các thuộc tính. Nó là cái

liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như

một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật. Sự

vật trong khi vẫn còn là bản thân nó thì không thể mất chất lượng của

nó. Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật về căn bản.

Chất lượng bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng của

nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ

cũng là thống nhất của chất lượng và số lượng [113, tr.149].

58

Xung quanh thuật ngữ “chất lượng” có nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Có thể liệt kê những góc độ tiếp cận căn bản nhất sau:

Thứ nhất, chất lượng là “sự vượt trội”.

Quan niệm này bao hàm nhiều điểm, nhưng nhìn chung, "chất lượng"

được xem như điều kiện tạo nên sự đặc biệt của một sự vật nào đó. Những điểm

khác nhau ở chỗ chúng chỉ ra cái gì làm nên sự khác biệt ấy. Đầu tiên, có quan

niệm cho rằng chất lượng là ưu việt, sự xuất sắc. Vậy, “chất lượng” được xem là

hiển nhiên và không thể chối bỏ hay thậm chí được xem là mặc nhiên không cần

phải kiểm tra đánh giá.

Thứ hai, chất lượng là sự “xuất sắc”.

Định nghĩa này phản ánh quan niệm truyền thống về việc thi đua học

thuật, vận dụng và sáng tạo; thường được sử dụng trong đánh giá đầu ra về hoạt

động đó của con người.

Thứ ba, chất lượng là “không có lỗi”.

Quan niệm này được sử dụng trong công nghiệp vì các sản phẩm được

mô tả chi tiết và được chuẩn hoá để tạo ra các sản phẩm đồng nhất. Quan niệm

này không thể áp dụng cho giáo dục vì các sản phẩm của giáo dục là học viên tốt

nghiệp không thể đồng nhất như nhau.

Thứ tư, chất lượng là “sự phù hợp với mục tiêu đề ra”.

Cách tiếp cận này cho rằng chất lượng chỉ có ý nghĩa trong mối liên hệ

với mục tiêu. Quan niệm này đòi hỏi các sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng được

nhu cầu của khách hàng; những đối tượng này có thể có những quan niệm rất

khác nhau về “mục tiêu” và “sự phù hợp”; định nghĩa này được sử dụng phổ

biến trong kiểm định chất lượng.

Thứ năm, chất lượng là sự đáp ứng các chuẩn mực đề ra.

Quan niệm này được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và cả trong giáo

dục; với chất lượng là đặt ra mức chuẩn với các tiêu chí nhất định. Một chương

trình đào tạo, một khoa hoặc một trường học đạt các yêu cầu của mức chuẩn của

các tiêu chí được coi là đạt chất lượng.

59

Thứ sáu, chất lượng là ‘sự nâng cao” chất lượng hoặc “cải tiến”. Quan niệm này mang tính học thuật và nhấn mạnh việc không ngừng cải

tiến. Nhưng nếu theo quan niệm này, sẽ rất khó “có đường đánh giá” được sự cải tiến và minh chứng của việc “cải tiến” khó có thể chỉ rõ để bên ngoài công nhận.

Thứ bảy, chất lượng “với tư cách giá trị chuyển đổi”. Quan niệm chất lượng là giá trị chuyển đổi bắt nguồn từ khái niệm “thay

đổi chất”, một thay đổi cơ bản về “hình thức”. Băng tan ra thành nước và cuối cùng bốc hơi nếu trải qua một sự tăng nhiệt độ. Trong khi sự tăng nhiệt độ có thể đo đếm được, sự chuyển đổi đòi hỏi một thay đổi về chất.

Trong nghiên cứu có nhiều cách tiếp cận về chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào nói riêng. Nhưng dù với cách nào, khi xem xét về chất lượng của đội ngũ CBNC, GD phải tính đến chất lượng của từng cán bộ, số lượng của đội ngũ đó và cách thức tổ chức của nó. Chất lượng, số lượng và cơ cấu hợp lý là yếu tố quan trọng, cơ bản tạo nên chất lượng đội ngũ CBNC, GD.

Như vậy, từ quan niệm trên để hình thành một đội ngũ CBNC, GD có chất lượng nhất định, một người không thể thành một đội ngũ và có chất lượng và số lượng người đó phải được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Một số lượng có chất lượng được tổ chức mới trở thành đội ngũ có chất lượng; ngược lại một số lượng dù có chất lượng đến mấy nếu không được tổ chức thì chỉ là một đám đông ô hợp, không thể coi là đội ngũ có chất lượng được.

Chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh đòi hỏi trước hết phải có phẩm chất, năng lực của một nhà giáo, có nhân cách tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức lối sống trong sáng, lành mạnh, yêu nghề, yêu thương học viên, công bằng, tôn trọng nhân cách của người học. Đồng thời, CBNC, GD phải có năng lực chuyên môn nhất định, có kiến thức chuyên sâu, làm chủ được tri thức, ham hiểu biết tri thức mới và không ngừng tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ, kỹ năng. Bên cạnh đó, họ phải nắm vững kiến thức và kỹ năng về dạy và học, có phương pháp luận, kỹ thuật dạy và học nói chung và trong từng chuyên ngành cụ thể nói riêng.

60

Qua thực tiễn, có thể khẳng định chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào được thể hiện trước hết ở số lượng, cấu đội ngũ CBNC, GD có mức độ phù hợp, cách tổ chức, sắp xếp các thành phần trong đội ngũ CBNC, GD một cách cân đối, hài hòa, có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên, các loại, các thế hệ, giới tính, dân tộc CBNC, GD; là yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ CBNC, GD, tạo nên sức mạnh tổng hợp cao nhất để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh trong mọi điều kiện.

Ngoài ra, chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh không chỉ phụ thuộc vào số lượng và cơ cấu mà còn phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của từng CBNC, GD mới thành đội ngũ có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị của các trường, đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên cho từng địa phương. Điều đó đòi hỏi xây dựng đội ngũ CBNC, GD có chất lượng toàn diện, vững vàng về chính trị, tư tưởng, có phẩm chất đạo đức, tri thức và năng lực phù hợp với từng bộ môn, đáp ứng sự phát triển và thực hiện được sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ.

Số lượng và cơ cấu đội ngũ CBNC, GD bao gồm nhiều thành tố là: giới tính, dân tộc, tôn giáo, thành phần xuất thân, tuổi đời, tuổi đảng, tuổi nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ... của đội ngũ CBNC, GD. Cơ cấu đội ngũ CBNC, GD là một yếu tố cấu thành chất lượng của đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào, là một yêu cầu khách quan, không phải là một yêu cầu mang tính chủ quan. Muốn có đội ngũ CBNC, GD có chất lượng tốt, đồng thời cơ cấu đội ngũ này phải hợp lý để phát huy được những mặt mạnh, hạn chế những mặt yếu, tạo nên sức mạnh tổng hợp cả đội ngũ CBNC, GD. Mỗi thành phần cơ cấu của đội ngũ CBNC, GD có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng đội ngũ CBNC, GD, nhưng không phải sự cộng lại của tổng số cán bộ, không phải là sự cộng lại đơn thuần của chất lượng từng người cán bộ, mà nó là sự tổng hợp của các yếu tố đó, là sự thống nhất biện chứng số lượng, chất lượng của từng CBNC, GD và cơ cấu tạo thành chất lượng của đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào. Cho nên, không thể coi nhẹ bất kỳ thành tố nào.

61

Từ sự phân tích trên, có thể quan niệm: chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào - theo nghĩa chung nhất - là tổng hợp các

thuộc tính, đặc trưng của người CBNC, GD, bảo đảm cho họ hoàn thành nhiệm vụ được giao, bao gồm phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; trình độ chuyên

môn, nghiệp vụ; năng lực công tác; số lượng và cơ cấu, giới tính, dân tộc, tôn giáo, thành phần xuất thân, tuổi đời, tuổi đảng, tuổi nghề và kết quả thực hiện

nhiệm vụ của từng CBNC, GD. Nội hàm quan niệm trên đây về chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các

TCT-HC tỉnh hiện nay được cấu thành bởi các thuộc tính giá trị phản ánh các nội

dung sau:

Một là, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và lối sống.

Đối với người CBNC, GD lý luận chính trị - hành chính, bản lĩnh chính

trị, phẩm chất đạo đức và lối sống phải đặt lên hàng đầu. Bởi những điều này

không chỉ giới hạn trong một số phẩm chất có liên quan đến cách sống, lối sống,

trong mối quan hệ giữa người này với người khác, giữa đồng nghiệp với đồng

nghiệp; bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, sống lối

lành mạnh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có tầm nhìn

chiến lược, có trí tuệ, tư duy đổi mới, sáng tạo, ý chí chiến đấu, kỷ luật nghiêm

túc, quy tụ được sự đoàn kết, thống nhất trong toàn trường, gắn bó mật thiết với

nhân dân xung quanh nhà trường; có uy tín, năng lực thực hiện thắng lợi mọi

công việc được giao.

Hai là, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức ngoại ngữ và tin học.

Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức ngoại ngữ và

tin học. Ngoài các kiến thức đã được đào tạo thì người CBNC, GD còn phải có

sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định

hướng, thích nghi với các môi trường, đối tượng giảng dạy khác nhau; tự học

tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,

ngoại ngữ và tin học; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên

môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có

62

năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ của cá nhân và tập thể; có kỹ

năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về hầu

hết các chủ đề trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo, bồi dưỡng.

Ba là, năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Có thể khẳng định, hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công

nghệ góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ khoa học của CBNC, GD,

nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời khẳng định vị thế và uy tín

của trường với xã hội. Kết quả của các đề tài do Tỉnh ủy đề ra đã góp phần giải

quyết nhiều vấn đề đặt ra của xã hội. Từ nhiều nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và

giảng dạy, mối quan hệ giữa nhà trường và các đơn vị cơ sở có liên quan đã

mang lại hiệu quả nghiên cứu khoa học và giảng dạy hiện nay và sau này.

Bốn là, cơ cấu và số lượng.

Nói đến chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh không thể

không nói đến cơ cấu tổ chức và số lượng CBNC, GD. Dù hai điều này là hai nội

dung khác nhau, nhưng luôn gắn chặt với nhau, luôn bổ sung và hỗ trợ cho nhau.

Nên CBNC, GD muốn có chất lượng cao thì phải có cơ cấu tổ chức hợp lý và

đội ngũ CBNC, GD phải đảm bảo về số lượng, giới tính, dân tộc, phẩm chất và

trình độ... mới đạt được mục tiêu đó.

Năm là, kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy.

Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy phải có năng lực phát hiện và giải quyết các

vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết và đề xuất những sáng

kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi

với đối tượng và môi trường đào tạo, bồi dưỡng có tính cạnh tranh cao và năng

lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên nghiệp

về các vấn đề phức tạp của các chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách

nhiệm về những kết luận đó; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có

năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong khi giảng dạy; có khả năng nhận định

đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ được giao.

63

2.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Qua thực tiễn hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD, đánh giá chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào cần dựa trên những tiêu chí sau:

- Thứ nhất, nhóm tiêu chí về số lượng, cơ cấu của đội ngũ CBNC, GD Số lượng và cơ cấu hợp lý là yêu cầu cơ bản, là chỉ số chủ yếu để đánh giá

số lượng và cơ cấu đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào. Số lượng và cơ cấu hợp lý được xác định từ nhiệm vụ, chức năng của các

TCT-HC tỉnh CHDCND Lào ở từng thời kỳ, đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng và Nhà nước Lào.

Số lượng đủ và cơ cấu hợp lý còn được đặt ra trong mối quan hệ với vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các trường và đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào, trong hệ thống các trường đảng cấp tỉnh và các trường đại học trong nước đáp ứng yêu cầu đào tạo bậc trung cấp, cao cấp và đại học.

Số lượng đủ và cơ cấu hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành lý luận chính trị - hành chính trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đáp ứng yêu cầu đấu tranh trên mặt trận lý luận, tư tưởng. Đồng thời còn đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ trí thức khoa học chính trị, khoa học xã hội - nhân văn và khoa học lãnh đạo - quản lý trong quá trình xây dựng CNH, HĐH đất nước hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Xây dựng nước nhà chúng ta cần càng ngày càng nhiều trí thức tốt. Đảng và Chính phủ vừa phải giúp cho thế hệ trí thức ngày nay càng ngày càng tiến bộ, vừa phải ra sức đào tạo thêm trí thức mới” [83, tr.216].

- Thứ hai, nhóm tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của đội ngũ CBNC, GD

Phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, đó là mục tiêu phấn đấu và lý tưởng hướng tới của đội ngũ CBNC, GD, có sự bồi dưỡng tự nguyện phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng với sự hỗ trợ của tổ chức và đoàn thể thì người

64

CBNC, GD mới có thể chiến thắng được chủ nghĩa cá nhân. Phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng là điều mà CBNC, GD lý luận chính - hành chính không thể thiếu, bởi chính trị là khoa học, do đó hoạt động chính trị tự giác đòi hỏi phải có giác ngộ chân lý khoa học, nắm vững lý luận, không ngừng học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ lý luận, tức là nắm vững quy luật, giác ngộ chân lý. Vậy, phẩm chất chính trị phải được đảm bảo bởi đạo đức, phẩm chất chính và đạo đức liên quan trực tiếp tới cuộc sống, số phận của CBNC, GD nên càng phải chú trọng tới cơ sở đạo đức của nó. Chính vậy, nội dung phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào mang tính lịch sử, cụ thể. Nó được quy định bởi yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng trong từng thời kỳ và được quy định bởi chức năng, nhiệm vụ của từng loại cán bộ. Đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào phải là những người có phẩm chất chính trị vững vàng và có đạo đức cách mạng tốt và được thể hiện trong lối sống trong sáng, mẫu mức.

Nội dung phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của cán bộ vừa có tính phổ quát vừa có tính đặc thù. Tính phổ quát về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của cán bộ được quy định trong quan điểm và tiêu chuẩn cán bộ do Đảng quyết định, theo yêu cầu nhiệm vụ cách mạng. Từ tiêu chuẩn chung, mỗi loại cán bộ có những tiêu chuẩn cụ thể và từ tiêu chuẩn đó mỗi cơ quan, đơn vị có những yêu cầu riêng để cán bộ trong các cơ quan, đơn vị phấn đấu, rèn luyện. Công tác cán bộ là công tác của Đảng, do Đảng lãnh đạo, tiêu chuẩn về phẩm chất và đạo đức của cán bộ do Đảng xác định trong đường lối công tác cán bộ và thể hiện trong nghị quyết của cấp ủy các cấp nói chung, cấp ủy ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào nói riêng. Đảng NDCM Lào khẳng định:

Cán bộ và cán bộ có chất lượng là nhân tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng. Chính vì vậy, Đảng phải đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên có trình độ chuyên môn cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức cách mạng tốt... để đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài [44, tr.60].

65

Như vậy, qua phân tích trên có ba căn cứ để xây dựng nội dung cụ thể về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào là:

Một là, đường lối cán bộ của Đảng, nghị quyết của cấp ủy các cấp, nhất là cấp ủy các TCT-HC tỉnh về công tác cán bộ.

Hai là, nhiệm vụ, yêu cầu của cách mạng trong từng giai đoạn và yêu cầu nhiệm vụ của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên trong thời kỳ mới.

Ba là, chức năng, nhiệm vụ của từng loại cán bộ trong hệ thống chính trị và lối sống của họ hiện nay.

Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng NDCM Lào đã khẳng định:

Trong điều kiện mới hiện nay đòi hỏi phải có những cán bộ trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức cách mạng tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với lý tưởng của Đảng, Nhà nước, có tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết nhất trí cao, phục vụ nhân dân, có lối sống lành mạnh, chăm chỉ học tập nhằm không ngừng nâng cao kiến thức toàn diện, tự giác thực hiện Điều lệ Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước [45, tr.75].

Như vậy, CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào phải có có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có lối sống trong sáng, trung thành với Đảng - Nhà nước, kiên định mục tiêu lý tưởng CNXH, phân biệt rõ địch và ta, có lòng đấu tranh dũng cảm trên lĩnh vực tư tưởng, có lòng yêu nước, yêu chế độ mới - chế độ XHCN, có tinh thần sẵn sàng đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, kiên quyết giành chiến thắng trong sự nghiệp đổi mới của Đảng, của Nhà nước và đi theo con đường XHCN do Đảng và nhân dân các bộ tộc Lào đã lựa chọn.

Từ những đánh giá trên về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của đội ngũ CBNC, GD, từ nhiệm vụ của các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào trong

66

thời kỳ mới, những năm gần đây và những năm tiếp theo, từ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ chính trị của CBNC, GD trong các trường là nghiên cứu, giáo dục lý luận Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong điều kiện hiện nay. Yêu cầu cơ bản về tiêu chuẩn của CBNC, GD ở các trường này là: phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng tốt, lối sống trong sáng, mẫu mực và năng lực công tác tốt là nhân tố quyết định trong việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở các trường đó. Chính vì vậy, để từng bước hoàn thiện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng theo những nội dung trên, đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào phải coi trọng và không được bỏ qua, xem nhẹ, bất kỳ nội dung nào, đó là quá trình tự giác tu dưỡng, rèn luyện của mỗi người; đó cũng là quá trình lâu dài, gian khổ, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [84, tr.293].

- Thứ ba, nhóm tiêu chí về trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học của từng CBNC, GD

Trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học của đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào được biểu hiện sau:

Một là, nắm vững các quy luật khách quan, có tác phong chững chạc, kỷ luật nghiêm, biết giải quyết đúng đắn các mối quan hệ trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học; đứng vững trên lập trường thế giới quan, phương pháp luận Mác - Lênin và quan điểm của Đảng, có thái độ phê phán khoa học trong tiếp nhận, giới thiệu các thành tựu khoa học trong nước và thế giới nhằm phục vụ quá trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, Nhà nước Lào, góp phần vào quá trình đấu tranh trên trận địa lý luận, chính trị và tư tưởng hiện nay.

Hai là, nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, chủ trương, đường

67

lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào, không có biểu hiện dao động trước sự tác động của các luồng tư tưởng sai trái, không thỏa hiệp với những trào lưu tư tưởng tư sản và các trào lưu tư tưởng phi vô sản, biết đấu tranh với các tư tưởng sai trái, phản động để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào.

Ba là, trong sáng, vô tư, không vụ lợi, không bị tha hóa, không bị cám dỗ bởi đồng tiền, luôn là tấm gương trong sáng để đồng chí, học viên noi theo; tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ Đảng và bảo vệ chế độ XHCN; luôn nhạy cảm, biết phân tích và dự báo tình hình chính trị - xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới, biết phân tích và có thái độ đúng đắn trước những biến cố lịch sử có thể xảy ra.

Bốn là, trung thực đề cao trách nhiệm nghiên cứu khoa học và giảng dạy, có phương pháp sư phạm, luôn không ngừng phấn đấu vì sự phát triển của các khoa học trong lĩnh vực lý luận chính trị, không cơ hội, trục lợi trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học; say mê học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo, ham học hỏi, có thái độ khách quan, trung thực trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học; biết sử dụng phương tiện hiện đại với liện hệ thực tiễn... Cùng nhau thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, luôn lắng nghe ý kiến của đồng chí, học viên, tranh thủ mọi điều kiện để tích lũy tri thức khoa học, coi tự học tập, tự nghiên cứu là công việc thường xuyên của chính bản thân.

- Thứ tư, nhóm tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ của CBNC, GD Đánh giá chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND

Lào không thể không đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của họ, vì đó là thước đo cơ bản về trình độ, phẩm chất và năng lực của mỗi người và của cả đội ngũ.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua các tiêu chí về phẩm chất và năng lực, đồng thời phải xem xét mức độ đóng góp của đội ngũ CBNC, GD trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học của

68

các trường. Bởi lẽ, trong hệ thống tổ chức của các trường, đội ngũ CBNC, GD là một thành tố giữ vai trò nòng cốt trong việc thực hiện nhiệm vụ của các trường đó. Và chất lượng đội ngũ CBNC, GD này, suy cho cùng là mức độ đóng góp của họ trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên và nghiên cứu khoa học của các trường.

Kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào còn được xem xét ở sự đánh giá của học viên. Trong những quan hệ xã hội ở các trường đó, quan hệ giữa CBNC, GD và học viên là một trong những quan hệ cơ bản, thông qua quan hệ này có thể đánh giá về chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các trường, có thể đánh giá mức độ giáo dục, rèn luyện của đội ngũ CBNC, GD; có thể đánh giá quá trình xây dựng các trường đó tiên tiến, mẫu mực về mọi mặt. Phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học của đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào được thể hiện thông qua niềm tin cậy, yêu mến và sự đánh giá của học viên. Đội ngũ CBNC, GD có chất lượng cao là đội ngũ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời được người học tin cậy, yêu mến, noi theo và làm theo cả về phương diện khoa học và phương diện con người xã hội.

Từ sự phân tích trên, việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào trên hai nội dung là: Mức độ đóng góp vào quá trình hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ CBNC, GD; niềm tin cậy, yêu mến của bạn bè đồng nghiệp và học viên.

Kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào không phải một sớm, một chiều lại có phải được đánh giá qua quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hiệu quả công tác và khả năng phát triển của mỗi người mà thể hiện trước hết ở các kết quả đào tạo, bồi dưỡng, thể hiện ở thắng lợi trong cuộc đấu tranh lý luận và tư tưởng hiện nay.

Hơn nữa, kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CBNC, GD ở các trường này được thể hiện ở tri thức khoa học về lý luận Mác - Lênin, đạo đức và phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào, là quá trình

69

hình thành thế giới quan, niềm tin khoa học. Do vậy, nó có thể kéo dài 1 năm, 5 năm hoặc nhiều hơn. Việc thực hiện nhiệm vụ có chất lượng của đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào phải được tiến hành trong không gian của nhà trường, tức là đặt nó trong kết quả đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học của từng CBNC, GD ở các trường đó. “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh, đảm nhận nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính ở các trường này có chất lượng cao” [7, tr.2].

Tiểu kết chương 2

Các Trường Chính trị và Hành chính tỉnh CHDCND Lào là hệ thống trường đảng cấp tỉnh, là đơn vị đào tạo, bồi dưỡng lý luận Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho đội ngũ cán bộ, đảng viên tiên tiến của Đảng và Nhà nước Lào, đáp ứng sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đây là những cán bộ cốt cán, cán bộ ưu tú và tiêu biểu nhất của Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào ở tỉnh, huyện, địa phương và cơ sở.

Đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào là lực lượng quan trọng tác động trực tiếp đến công tác giáo dục và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo - quản lý và nhân dân các bộ tộc Lào trên toàn quốc. Chức năng của đội ngũ này là giảng dạy và nghiên cứu khoa học; giảng dạy và nghiên cứu khoa học có mối quan hệ biện chứng. Đội ngũ này vừa làm nhiệm vụ giảng dạy vừa phải học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững lý luận gắn với thực tiễn, chủ động rèn luyện đạo đức tác phong, lối sống, vừa phải tham gia nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, đồng thời phải tham gia tích cực vào công tác quản lý giáo dục và các công tác xã hội.

70

Thực tiễn cho thấy, nước nào đều có sự đòi hỏi về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo - quản lý. Đây được coi là vấn đề quan trọng trong quá trình thực hiện phát triển đất nước, khi mà khoa học kỹ thuật ngày càng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững được đặt lên hàng đầu. Nên nguồn lực con người là vốn quý nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với sự nghiệp phát triển đất nước hiện nay và mai sau. Vì vậy, phải coi giáo dục đào tạo, bồi dưỡng là nhiệm vụ hàng đầu, trong đó đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBNC, GD có chất lượng là đặc biệt cần thiết và cấp bách. Điều đó đòi hỏi đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào phải đủ những tiêu chuẩn cơ bản là: có đạo đức cách mạng tốt, có lối sống trong sáng - mẫu mực, có trình độ chuyên môn sâu rộng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có khả năng gắn lý luận với thực tiễn và có trách nhiệm cao. Đây là những tiêu chuẩn cơ bản mà mỗi CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh không thể thiếu được.

71

Chương 3 CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY Ở

CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN

VÀ KINH NGHIỆM

3.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY Ở CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH CỘNG HÒA

DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

3.1.1. Ưu điểm Để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới và phù

hợp với tình hình hiện nay, đội ngũ CBNC, GD được các cấp ủy quan tâm cả về

số lượng và chất lượng.

Thứ nhất, số lượng và cơ cấu đội ngũ CBNC, GD

- Về số lượng Từ 1-2 tổ lý luận cơ bản lúc mới thành lập, trải qua 10 năm xây dựng và

trưởng thành (2005 - 2015), đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh có nhiều

chuyển biến, số lượng CBNC, GD ngày càng tăng lên, tỷ lệ thuận với đội ngũ

CBNC, GD có chất lượng, có trình độ cũng được tăng lên. Theo Quyết định số

21/BTC-TW Đảng NDCM Lào, ngày 26/12/1996, về việc xây dựng và củng cố

lại các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh và Thủ đô thì số lượng CBNC, GD

được biên chế của các TCT-HC tỉnh và Thủ đô ngày càng được coi trọng

và tăng lên. Cán cứ vào Quyết định số 934/HVCT&HCQG Lào, ngày

21/10/2011, về cơ cấu tổ chức và hoạt động của các Trường Chính trị - Hành

chính tỉnh trong đó đã nêu rõ: mỗi TCT-HC tỉnh được bố trí 2-3 CBNC, GD

đảm nhận các môn chính; mỗi trường đều được bổ nhiệm 1 hiệu trưởng, 1 phó

hiệu trưởng và 1 ủy viên, có phương tiện phục vụ; hiện nay, tổng số cán bộ viên

chức ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào là 488 người, nữ 178 người. Trong đó

CBNC, GD (giảng viên chính) là 309 người, nữ 84 người, có 18 giám đốc, 17

phó giám đốc và 17 ủy viên.

72

Do yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, với số lượng CBNC, GD hiện có thể đảm nhận nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Hiện nay, do phải thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng và Nhà nước Lào, các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào đã liên tiếp mở nhiều lớp học, khóa học và bậc học với trình độ, thời gian ngắn hạn, dài hạn khác nhau, nên các tỉnh ủy cần quan tâm hơn nữa về số lượng lẫn chất lượng của đội ngũ CBNC, GD, làm cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và giảng dạy các môn lý luận khoa học ở các nhà trường.

Với số lượng CBNC, GD như hiện nay, phải đồng thời thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học, nhiều người phải kiêm nhiệm bài giảng và số giờ giảng dạy rất nhiều. Cho nên họ phải tự nghiên cứu để cập nhật thông tin mới, tích lũy tri thức khoa học, luôn bổ sung các bài giảng để phù hợp với đối tượng học, do đó dẫn đến chất lượng bài giảng luôn đạt hiệu quả cao. Nhưng để nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào trong những năm tới cần tích cực bổ sung thêm CBNC, GD đủ về số lượng lẫn chất lượng, đảm bảo tính đa dạng và kế thừa của đội ngũ này.

- Về cơ cấu đội ngũ CBNC, GD + Về cơ cấu giới tính Trong tổng số CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào là 309

người, nam 225 người, chiếm 72,81%, nữ 84 người, chiếm 27,18%. Như vậy, tỷ lệ CBNC, GD nam so với nữ chênh lệch rất nhiều: số CBNC, GD nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới. Đây là điều bình thường đối với các TCT-HC tỉnh có chức năng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính cho cán bộ, đảng viên ở tỉnh, huyện và cơ sở. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để CBNC, GD của các TCT-HC tỉnh học tập, nâng cao trình độ.

+ Về cơ cấu dân tộc Trong số 309 CBNC, GD ở các trường chỉ có nữ 84 người, chiếm 27,18%.

Trong đó dân tộc Lào Lum có 269 người, chiếm 87,05%; dân tộc Khamu 19 người, chiếm 6,14% và dân tộc Hmông 21 người, chiếm 6,79%. Với con số được phân tích

73

trên cho thấy số dân tộc chênh lệch nhau là: người Lào Lum nhiều hơn người Khamu 290 người, hơn người Hmông 288 người và người Hmông nhiều hơn người Khamu 2 người.

+ Về cơ cấu độ tuổi Một là, theo số lượng thống kê đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh

CHDCND Lào có 309 người. Trong đó dân tộc Lào Lum 269 người, dân tộc Khamu 19 người và dân tộc Hmông 21 người.

Hai là, cơ cấu độ tuổi của đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào hiện nay, qua điều tra cho thấy: 68,93% CBNC, GD ở độ tuổi dưới 30; 12,90% CBNC, GD ở độ tuổi 31-40; 10,03% CBNC, GD ở độ tuổi từ 41-50; 0,71% CBNC, GD ở độ tuổi 51-60 và 61 trở lên chiếm 0,97%, được biểu hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1: Cơ cấu tuổi đời của đội ngũ CBNC, GD ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào năm 2015

Độ tuổi Tổng số (người)

Tỷ lệ % so với tổng số

cán bộ Đặc điểm

Dưới 30 213 68,93 Là lực lượng đang trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng, chưa đảm đương được công việc

Từ 31-40 40 12,90 Đảm nhận được một số công việc, song chưa thực sự làm chủ được công việc, vẫn tiếp tục phải bồi dưỡng

Từ 41-50 31 10 Là lực lượng chủ lực trong giảng dạy và nghiên cứu.

Từ 51-60 22 7,09 Là những người có học vị, là lực lượng nòng cốt trong nghiên cứu, giảng dạy và công tác lãnh đạo, quản lý.

Từ 61 trở lên 3 0,97

Là những người chuẩn bị về hưu hoăc đã về hưu, nhưng vẫn tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học (giảng viên mời).

Tổng 309 100 Là CBNC, GD ở các Trường Chính trị - hành chính tỉnh CHDCND Lào.

Nguồn: Báo cáo rút kinh nghiệm về việc dạy và học giữa các TCT- HC tỉnh CHDCND Lào, năm 2013-2014 và kế hoạch năm học 2014-2015 [118].

74

Ba là, tuổi nghề bình quân 10 - 25 năm, tuổi nghề CBNC, GD từ 1-20 năm chiếm rất đông và ít CBNC, GD có tuổi nghề trên 35 năm trở lên; tuổi đảng bình quân 5-25 năm, đội ngũ CBNC, GD có tuổi đảng từ 1-20 năm chiếm khá đông và ít CBNC, GD có tuổi đảng trên 35 năm trở lên, được biểu hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2: Tuổi nghề và tuổi Đảng của đội ngũ CBNC, GD ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh CHDCND Lào năm 2015

Tuổi nghề Tuổi đảng với 290 đảng viên, 73 đảng viên nữ (trong số CBNC, GD)

Số CB NC, GD

1-20 20-35 35-40 40 trở lên 1-20 20-35 35-40 40 trở lên

Tổng Nữ T N T N T N T N T N T N T N T N

309 84 231 67 65 14 13 3 0 0 255 68 30 9 5 0 0 0

Nguồn: Phòng quản lý các trường chính trị - hành chính tỉnh CHDCND Lào [59]

Như vậy, đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào hiện nay tương đối trẻ. Trẻ so với đội ngũ CBNC, GD những năm trước đây, trẻ so với tuổi lao động phổ thông và nghiên cứu khoa học. Do sức trẻ của họ đã tạo nên sự nhanh nhẹn, nắm bắt và sử dụng thành tựu nghiên cứu khoa học trong giảng dạy trong những năm tới. Đây là một thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào hiện nay.

Bốn là, trong số 488 cán bộ công nhân viên chức và 309 CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào chỉ có khoảng 30% CBNC, GD đã qua cương vị lãnh đạo - quản lý, 40% CBNC, GD vào các trường này đều được đào tạo ở HVCT & HCQG Lào và Học viện Chính trị quốc gia (HVCTQG) Hồ Chí Minh, 60% CBNC, GD được đào tạo ở các TCT-HC tỉnh, Thủ đô Viêng Chăn và một số trường dạy nghề trong và ngoài nước.

Cơ cấu đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào được xem xét theo các tiêu chí: tuổi đời, tuổi nghề, tuổi đảng và dân tộc trong ngành nghề nghiên cứu và giảng dạy, trình độ học vấn... Về các thế hệ CBNC, GD đảm bảo được tính đa thế hệ, có tính kế thừa liên tục. Về ngành nghề cũng đa dạng hóa, đảm bảo CBNC, GD được đào tạo theo đúng chuyên ngành giảng dạy.

75

+ Về hệ thống tổ chức của các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, gồm hiệu trưởng, dưới là các phó hiệu trưởng, các trưởng phòng, phó phòng, các ngành và môn học (xem phụ lục 2).

Thứ hai, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của CBNC, GD - Về phẩm chất chính trị Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, ban giám đốc các TCT-HC tỉnh CHDCND

Lào, những năm qua đội ngũ CBNC, GD ở các trường có phẩm chất chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng CNXH, có lối sống lành mạnh, sống có kỷ cương và kỷ luật nghiêm minh.

Sự trung thành của đội ngũ CBNC, GD đối với Đảng, Nhà nước và chế độ dân chủ nhân dân, phải biết rõ ai là bạn ai là thù, có trách nhiệm cao, nắm vững chủ trương, đường lối chính sách, nghị quyết chỉ thị của Đảng, Nhà nước, vượt qua mọi khó khăn tiến tới hoàn thành nhiệm vụ được giao, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, vì chế độ, kiên quyết đấu tranh chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, chống tham nhũng, lãng phí, gần dân, sát dân, thực hiện khẩu hiệu: “ở dân quý, khi đi xa dân nhớ” [27, tr.61].

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, trong những năm 90 của thế kỷ trước, khi sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu, khủng hoảng kinh tế ở khu vực Đông Nam Á và tình hình khó khăn trong nước, đã xuất hiện tư tưởng hoài nghi của một số cán bộ đối với quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng NDCM Lào và muốn đổi thay con đường phát triển của đất nước. Mặc dù vậy, đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào không những không bị tác động xấu từ những luận điểm, tư tưởng phản động, sai trái, mà các nhà trường còn tổ chức cho đội ngũ CBNC, GD đấu tranh để chống lại các lý luận và tư tưởng phản động, sai trái đó. Trên thực tế trong những năm qua các bài giảng của mọi CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào đều mang tính khoa học, tính cách mạng và tính chiến đấu cao, không có bài giảng nào có biểu hiện lệch lạc quan điểm, đường lối, không đúng định hướng. Đội ngũ cán bộ đã có sự giác ngộ sâu sắc lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, mục tiêu lý tưởng giáo dục ở các TCT-HC tỉnh, đại đa số CBNC,

76

GD tin tưởng tuyệt đối vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đi lên CNXH, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào.

Tính chất phức tạp về lý luận, chính trị, tư tưởng trong tình hình hội nhập kinh tế, toàn cầu hóa như hiện nay là sự thử thách lớn đối với đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào và một lần nữa lại khẳng định phẩm chất chính trị vững vàng của họ trong các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh CHDCND Lào. Có thể khẳng định rằng: đội ngũ CBNC, GD này luôn trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cách mạng sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, kiên định với quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào, kiên định với con đường đi lên CNXH, không có biểu hiện dao động, ngả nghiêng về lập trường, quan điểm, dũng cảm đấu tranh chống những luận điểm phản động, sai trái, bảo vệ sự trong sáng của chủ Mác - Lênin, bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Về đạo đức cách mạng Trong điều kiện hiện nay, trước sự tác động của môi trường xung quanh,

đặc biệt là những tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường, nhưng đại đa số CBNC, GD ở các trường đều nhận thức được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng. Họ đã kết hợp chặt chẽ giữa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, nói đi đôi với làm, nhận thức tư tưởng gắn liền với rèn luyện đạo đức, lối sống của người cán bộ trong giai đoạn mới. Những năm gần đây, do nhiệm vụ giáo dục đào tạo, đội ngũ cán bộ này ở các trường luôn được mời đi giảng bên ngoài nhà trường (các trường đào tạo nghề của Nhà nước và dân lập). Mặc dù đi giảng bất cứ nơi nào họ đều thực hiện tốt mối quan hệ giữa người thầy và trò, giữ gìn và phát huy tư cách người thầy giáo các nhà trường đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cách mạng. Do vậy, những tư tưởng lý luận cách mạng, những phẩm chất chính trị, đạo đức cánh mạng của đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh không ngừng được củng cố và ngày càng phát triển lên tầm cao mới. “Mọi cán bộ được trang

77

bị kiến về lý luận chính trị - hành chính trong giai đoạn mới, giai đoạn CNH, HĐH đất nước, quán triệt chủ trương, đường lối chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước gắn liền với nhiệm vụ chính trị được giao” [142, tr.2].

Đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào luôn tu dưỡng bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần yêu nước và kiên định với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, trung thành và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước Lào, có lập trường chính trị cao; kiên quyết đấu tranh với những tư tưởng sai trái, tự giác học hỏi để phát triển bản thân cả về trình độ chuyên môn và năng lực giảng dạy.

Có lý lịch hồ sơ rõ ràng, lối sống trong sáng, có bản chất giai cấp công nhân, biết phân biệt địch - ta, nhất trí cao về đường lối đổi mới của Đảng, tự giác phục vụ nhân dân, gương mẫu trong việc thực hiện Hiến pháp - pháp luật, kiên quyết chống tư tưởng đẳng phái, dám chịu trách nhiệm với những điều đã làm và sẵn sàng sửa đổi những yếu kém... [6, tr.2].

Thứ ba, trình độ chuyên môn và năng lực nghiên cứu, giảng dạy của từng CBNC, GD

- Về trình độ chuyên môn Đến nay trình độ chuyên môn của đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh

CHDCND Lào đã dần dần tăng lên, đảm bảo được nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng tại các trường.

Nói chung đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào, ngay từ ngày được giao cho HVCT&HCQG Lào, tổ chức lại được tăng cường và có hướng phát triển mạnh hơn trước đây rất nhiều cả về số lượng và cơ cấu đội ngũ. Cán bộ ngày càng trẻ hóa, hầu hết có trình độ từ trung cấp trở lên, được đào tạo về lý luận tương đối cơ bản và có hệ thống, nhiều người có kiến thức về ngoại ngữ, tin học, nên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trình độ học vấn, học vị của đội ngũ này trong hệ thống các trường có 488 cán bộ viên chức, trong đó có 309 cán bộ nghiên cứu, giảng dạy với trình độ chuyên môn tiến sỹ 9 người, chiếm 2,91% của tổng số CBNC, GD; thạc sỹ 68 người, chiếm 22%; đại học 220 người, chiếm 71,19%; cao cấp 64 người, chiếm 20,91%; trung cấp 11 người,

78

chiếm 3,25% và trình độ lý luận chính trị tiến sỹ 9 người, chiếm 2,91% của tổng số CBNC, GD; thạc sỹ 68 người, chiếm 22%; đại học 220 người, chiếm 71,19%; cao cấp 64 người, chiếm 20,91%; trung cấp 11 người, chiếm 3,25% và đã học qua 25 người, chiếm 8,06% (xem phục lục 3).

Đến nay các trường đã có đội ngũ CBNC, GD với cơ cấu chuyên ngành ngày một tăng lên, từng bước đã đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục lý luận và đào tạo cán bộ của Đảng và Nhà nước Lào.

- Về năng lực nghiên cứu, giảng dạy Xuất phát từ mục tiêu yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên, đòi

hỏi người CBNC, GD ở các trường phải có quá trình rèn luyện trong công tác thực tế và phải có những kinh nghiệm thực tiễn nhất định. Trong khi đó 60% tổng số CBNC, GD am hiểu thực tiễn rất ít, chưa có kinh nghiệm thực tiễn. Một số người mới vào nghề, có quá trình rèn luyện trong công tác thực tế ít, lại thiếu kinh nghiệm công tác. Điều cần đặc biệt phải chú ý là: số cán bộ mới đi học về cần phải được bồi dưỡng những kiến thức thực tiễn, rèn luyện trong công tác thực tế. Bởi vì các đồng chí này nguồn gốc vốn từ học sinh phổ thông trung học, hầu hết được đào tạo qua các lớp tạo nguồn rồi đưa đi học đại học. Họ được đào tạo cơ bản, tuổi rất trẻ, song cần phải được bồi dưỡng kiến thức thực tiễn, rèn luyện trong công tác thực tế để trở thành những CBNC, GD có kiến thức toàn diện về thực tiễn đặt ra, có trách nhiệm chính trị cao...

Quan tiễn cho thấy, số CBNC, GD ở các trường chanh lạnh nhau nên việc đảm nhận và lên lớp giảng dạy các chuyên đề đều khác nhau về số tiết, nhưng ít nhất mỗi CBNC, GD phải đảm nhận 2-5 chuyên đề và nhiều nhất là 20 chuyên đề trở lên (các Ban Giám hiệu và không tính giảng thay người khác) với thời gian 5-7 tiết/ một chuyên đề trong mỗi năm học; các bài giảng đều đạt loại khá trở lên và phận đông CBCN, GD đã chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy như tự học hỏi và tham gia các lớp tập huấn về phương pháp giảng dạy mới theo hướng phát huy tính tự giác, tích cực của người học, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo; bên cạnh đó còn tổ chức thi vấn đáp các môn chính với thời gian mỗi môn 7 tiết và số CBNC, GD hỏi thi 9 người, tổ chức thành 3 tổ, mỗi tổ

79

3 người và giảng viên phụ trách đề thi 5 người; về hướng dẫn viết luận văn, mỗi CBNC, GD được giao nhiệm vụ hướng dẫn học viên viết luận văn tốt nghiệp ít nhất 3-5 người và nhiều nhất là 10 người trở lên (Một số Ban Giám hiện); Còn về nghiên cứu khoa học, từ trước đến nay chưa có trường nào nghiên cứu về chuyên đề gì.

Hiện nay cần phải chú ý đến những cán bộ trẻ mà chưa phải là đảng viên thì phải đưa họ vào đối tượng vào Đảng, cần tạo điều kiện cho họ phấn đấu, rèn luyện để trở thành đảng viên. Số cán bộ trẻ này có nhiều triển vọng phát triển, khi được bồi dưỡng và bản thân có chí hướng phấn đấu về mọi mặt, thì 5, 10 năm sau sẽ là lực lượng chủ lực của các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào.

Thứ tư, kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CBNC, GD - Về thực hiện nội dung chương trình các môn Qua điều tra 18 TCT-HC tỉnh CHDCND Lào năm học 2014 - 2015 với

321 học viên về những kiến nghị liên quan nội dung chương trình các môn khoa học ở các trường mà học viên đã và đang học cho thấy: 34,57% cho rằng nội dung chương trình quá dài; 55,14% cho rằng phù hợp; 10,28% cho rằng nội dung chương trình quá ngắn (xem phụ lục 6). Những năm gần đây, cơ quan có trách nhiệm soạn thảo giáo trình đã cố gắng biên soạn giáo trình phù hợp với từng đối tượng, nhưng nhiều chuyên đề còn ít ví dụ thực tiễn cuộc sống để chứng minh cho tri thức khoa học chính trị. Qua điều tra 321 học viên đã học xong các môn khoa học chính trị cho thấy: 19,62% cho rằng cần biên soạn giáo trình phù hợp với đối tượng học; 30,52% số ý kiến cho rằng phải viết giáo trình đặc thù cho từng chuyên ngành học; và 49,84% cho rằng cần phải biên soạn giáo trình mới chuẩn quốc gia (xem phụ lục 6).

- Về thực hiện giảng dạy Hiện nay, CBNC, GD ở các trường cũng sử dụng nhiều phương pháp để

thực hiện: Một là, chống việc mang tài liệu vào phòng thi, đảm bảo đánh giá đúng thực chất trình độ của học viên. Hai là, cho đề thi mở, học viên có thể sử dụng tài liệu theo ý muốn, nhưng các đề thi mỗi môn đều gắn lý luận với thực tiễn ở thời kỳ đổi mới của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Ba là, thi vấn đáp

80

CBNC, GD đều yêu cầu học viên nêu vấn đề lý luận, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn của nơi học viên đang công tác. Qua điều tra học viên ở 18 trường gồm 321 học viên đại diện mỗi trường 18 học viên trong khóa năm học (2014 - 2015) cho thấy: 27,72% học viên cho rằng một số môn học là trừu tượng. Đó là: môn khoa học Mác - Lênin, môn chủ nghĩa xã hội khoa học và môn triết học, khô khan và thiếu sinh động; có 67,28% học viên thấy hài lòng, hứng thú khi nghe CBNC, GD lên lớp giảng; có 5,29% cho là không hứng thú, có 55,45% là học viên có sưu tầm đọc thêm các tài liệu và các văn kiện của Đảng; đôi khi có đọc tài liệu là 35,51%; chưa bao giờ đọc 9,03%. Về việc học các môn khoa học một cách tích cực, chủ động là 54,51%, tích cực nhưng chưa chủ động là 43%, không tích cực, chủ động là 2,49%. Khi hỏi học viên ở các trường có quan tâm đến những vấn đề về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thì có 7,78% cho rằng không quan tâm, thỉnh thoảng quan tâm 43,30% và thường xuyên quan tâm là 48,90% (xem phụ lục 6) và đã sử dụng các phương tiện vào giảng dạy một cách có chọn lọc. Qua điều tra cho thấy mức độ sử dụng phương tiện giảng dạy với 93 CBNC, GD là: bảng phấn 100%, đèn chiếu hắt 35,34%, hệ thống VIDEO 0%, máy chiếu kỹ thuật số 15,54% và phương tiện khác 14,23% (xem phụ lục 5).

- Về việc soạn và bổ sung bài giảng

Việc soạn và bổ sung bài giảng là nhiệm vụ thường xuyên của đội ngũ

CBNC, GD, nên mỗi CBNC, GD luôn coi trọng và tự giác soạn và bổ sung bài

giảng của mình cho phù hợp với đối tượng và giai đoạn cách mạng. Qua điều tra

321 học viên đã học xong các môn khoa học chính trị cho thấy: 19,62% cho rằng

cần soạn bài giảng phù hợp với đối tượng học; 30,52% số ý kiến cho rằng phải

viết bài giảng phù hợp với đặc thù cho từng chuyên ngành học; và 49,84% cho

rằng cần phải luôn bổ sung bài giảng (xem phụ lục 6).

- Về việc hướng dẫn học viên viết tiểu luận và luận văn tốt nghiệp

Với sự quan tâm của các cấp ủy, ban giám đốc các TCT-HC tỉnh CHDCND

Lào và sự nỗi lực tự vươn lên của từng CBNC, GD, nên năng lực hoạt động thực

81

tiễn của đội ngũ cán bộ này đã có nhiều tiến bộ, thể hiện rõ ở kết quả thực hiện các

nhiệm vụ chức trách của mình và các hoạt động của cơ quan. “100% các ban lãnh

đạo của nhà trường đã kiểm tra, giám sát học viên đi thu thập tài liệu về viết tiểu

luận các môn khoa học chính trị, viết luận văn tốt nghiệp theo kế hoạch và chương

trình đào tạo, bồi dưỡng hệ trung cấp lý luận chính trị” [117, tr.42].

- Về kết quả đào tạo, bồi dưỡng

Từ năm 2009 đến năm 2015, các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào đã thực

hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên đạt nhiều kết quả rõ

rệt: hệ cao cấp tập trung: 1.493 người, nữ 221 người; hệ cao cấp đặc biệt buổi

tốt: 625 người, nữ 61 người; hệ trung cấp tập trung: 3.770 người, nữ 478 người;

hệ trung cấp đặc biệt buổi tốt: 1.514 người, nữ 113 người; bồi dưỡng 3 tháng:

1.575 người, nữ 200 người; bồi dưỡng 45 ngày: 2.082 người, nữ 364 người,

được biểu hiện qua bảng sau:

Bảng 3.3: Kết quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các TCT-HC tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ năm 2009 - 2015

Đơn vị tính: người

Hệ cao cấp tËp trung

Hệ cao cấp đặc biệt buổi tối

Hệ trung cấp tËp

trung

Hệ trung cấp đặc biệt

buổi tối

3 tháng (sơ cấp)

45 ngày TT Năm

Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ

1 2009 - 2010 236 38 87 3 639 74 150 18 162 16 730 110

2 2010 - 2011 245 48 85 4 660 73 660 18 667 35 451 33

3 2011 - 2012 222 35 83 3 632 71 207 27 180 36 179 44

4 2012 - 2013 277 49 217 41 643 69 120 16 101 31 110 39

4 2013 - 2014 226 39 78 5 648 68 227 18 279 50 359 70

5 2014 - 2015 288 31 75 5 548 63 150 16 186 32 253 68

Tổng cộng 1493 221 625 61 3770 478 1514 113 1575 200 2082 364

Nguồn: Bảng báo cáo kết quả học tập mỗi năm học của các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào từ năm 2009 đến 2015 [58].

82

Kết quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên của các TCT-HC

tỉnh CHDCND Lào đã góp phần nâng cao trình độ lý luận cho cán bộ lãnh đạo,

quản lý ở các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể của tỉnh, huyện, cơ sở, đồng

thời góp phần vào quá trình nâng cao hiệu quả công tác chính trị, tư tưởng và

công tác nghiên cứu, giảng dạy của các nhà trường. Kết quả giành được như trên

trước hết là do sự cố gắng vươn lên về các mặt của đội ngũ CBNC, GD, đồng

thời cũng do người học đều là cán bộ chủ chốt của tỉnh, huyện và cán bộ chuyên

môn ở cơ sở, họ là những người am hiểu thực tiễn... “Những người vào học các

Trường Chính trị - Hành chính tỉnh phải có trình độ chuyên môn và kiến thức

nhất định, có bằng tốt nghiệp phổ thông lớp 11,12 hoặc lớp bồi dưỡng văn hóa

với trình độ lớp 11,12” [6, tr.5].

Với sự cố gắng tích cực, rèn luyện đúng đắn, nhờ đọc tài liệu, chuẩn bị

bài giảng trước khi lên lớp và trao đổi kiến thức với học viên đã giúp cho

CBNC, GD tự tin vào các buổi giảng và làm cho học viên chủ động nghe

giảng và tiếp thu bài giảng một cách nhanh chóng. Qua điều tra 321 học viên

trong một số trường, có 77,54% số học viên được hỏi khẳng định học tốt các

môn học sẽ giúp họ tự tin và vững vàng hơn trong công tác; có 18,06% số học

viên được hỏi còn phân vân và chỉ có 4,36% số học viên được hỏi phủ nhận

điều này (xem phụ lục 6).

Nhờ đó, đa số học viên nắm bắt được những vấn đề cơ bản, then chốt

của từng bài. Đẩy mạnh và áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích

cực đã đem lại kết quả học tập khá hơn, bên cạnh đó chất lượng của

CBCN,GD cũng không ngừng được nâng cao. Kết quả giảng dạy và học tập

tích cực các môn của học viên hệ trung cấp và cao cấp lý luận chính trị -

hành chính ở 18 trường với 1.072 học viên, trong năm học 2014 - 2015 cho

thấy: học viên đạt kết quả giỏi và khá chiếm tỷ lệ cao. Trong các môn học

thì số học viên đạt kết quả giỏi chiếm 30,97,%, khá chiếm 46,17% và trung

bình là 17,81%.

83

Bảng 3.4: Tổng kết các môn học với 1.072 học viên ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh CHDCND Lào (khóa học 2014 - 2015)

Kết quả học tập các môn khoa học Môn

Giỏi Khá Trung bình TH MLN 75 20,32% 98 19,32% 35 17,85% KTCT-QLKT 82 22,22% 104 20,51% 42 21,42% CNXHKH 69 18,69% 104 20,51% 40 20,40% NNPL 68 18,42% 101 19,92% 37 18,87% XDD 75 20,32% 100 19,72% 42 21,42%

Tổng % 369 = 32,42 % 507 = 47,29 % 196 = 18,28 %

Nguồn: Báo cáo rút kinh nghiệm về việc dạy và học giữa các TCT- HC tỉnh CHDCND Lào, năm học 2013-2014 và kế hoạch năm học 2014-2015 [118]

Ngoài ra, còn có một số giảng viên mời (giảng viên kiêm chức) có 228 người, 78 nữ. Cụ thể là, TCT-HC tỉnh Phông Sả Ly có 9 người, 3 nữ; TCT-HC tỉnh Bo Kẻo có 11 người, 4 nữ; TCT-HC tỉnh Hùa Phăn có 10 người, 3 nữ; TCT-HC tỉnh Luang Năm Tha có 15 người, 6 nữ; TCT-HC tỉnh U Đôm Xay có 16 người, 5 nữ; TCT-HC tỉnh Xay Nha Bu Ly có 12 người, 4 nữ; TCT-HC tỉnh Xiêng Khoảng có 13 người, 5 nữ; TCT-HC tỉnh Luang Pha Bang 22 người, 3 nữ; TCT-HC tỉnh Viêng Chăn có 12 người, 4 nữ; TCT-HC thu đô Viêng Chăn có 15 người, 5 nữ; TCT-HC tỉnh Bo Ly Khăm Xay có 13 người, 4 nữ; TCT-HC tỉnh Kham Muổn có 14 người, 5 nữ; TCT-HC tỉnh Sả Vẳn Na Khệt có 17 người, 3 nữ; TCT-HC tỉnh Chăm Pa Sắc có 25 người, 6 nữ; TCT-HC tỉnh Sả La Văn có 12 người, 4 nữ; TCT-HC tỉnh Sê Kong có 14 người, 5 nữ và TCT-HC tỉnh Át Ta Pư có 9 người, 2 nữ. (Riêng TCT-HC tỉnh Xay Sổm Bun do mới thành lập tỉnh và trường nên chưa được đào tạo, bồi dưỡng một khóa nào). (Những giảng viên kiêm chức đã nêu trên không tính các giảng viên từ HVCT&HCQG Lào) đều có bằng cấp lý luận chính trị - hành chính và kiêm chức trong các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh, huyện. Cụ thể là:

- Về bằng cấp lý luận chính trị + Cao cấp lý luận chính trị 34 người, chiếm 14,91%; nữ 13 người, chiếm

5,70% của tổng số giảng viên kiêm chức.

84

+ Cử nhân 109 người, chiến 47,08%; nữ 39 người, chiếm 17,10%.

+ Thạc sỹ 68 người, chiếm 29,82%; nữ 19 người, chiếm 8,33%.

+ Tiến sỹ 17 người, chiếm 7,45%; nữ 5 người, chiến 2,19%.

- Về chức vụ trong các cơ quan đảng, chính quyền và đoàn thể

+ Cán bộ trong Ban Thường vụ tỉnh ủy có 34 người, chiếm 14,91% của

tổng số giảng viên kiêm chức.

+ Cán bộ trong Ban Tổ chức - cán bộ của tỉnh 34 người, chiếm 37,28%.

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch huyện 24 người, chiếm 10,52%.

+ Cán bộ trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng 34 người, chiếm 39,28%.

+ Cán bộ trong Ban Tuyên huấn của tỉnh 13 người, chiếm 5,70%.

+ Cán bộ trong Đoàn thanh niên 17 người, chiếm 7,45%.

+ Cán bộ trong Hội phụ nữ 15 người, chiếm 6,57%.

+ Trưởng, phó trưởng ngành Kế hoạch và đầu tư trong tỉnh 28 người,

chiếm 12,28%.

+ Trưởng ngành Phát triển nông thôn trong tỉnh 15 người, chiếm 6,57%.

+ Cán bộ đã về hưu 16 người, chiếm 7,01%.

Các giảng viên này đều được phân công giảng dạy tất cả các môn khoa

học mà đúng chuyên ngành đã học qua (có bằng). Điều này cho thấy đội ngũ

CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào còn thiếu về số lượng, hạn chế

về kinh nghiệm thực tiễn. Hiện nay trong mỗi bộ môn học ít nhất là có 2-3

người, nhiều nhất là 3-5 người lo về các môn học. Nên nhu cầu CBNC, GD

chuyên lo trong các bộ môn ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào đến năm 2020

ngày càng phải tăng lên về số lượng và chất lượng (xem phụ lục 4).

Như vậy, có thể thấy trong 5 - 7 năm tới, các TCT-HC tỉnh CHDCND

Lào cần bổ sung thêm số lượng CBNC, GD trong các bộ môn. Mỗi trường cần

có ít nhất là khoảng 15 đến 25 CBNC, GD mới đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ kế cận các cấp, các ngành của tỉnh và

huyện, địa phương và cơ sở theo chương trình đào tạo hệ trung cấp và cao cấp lý

85

luận chính trị - hành chính ở các trường sau này. Qua điều tra với 93 CBNC, GD

cho thấy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy thì CBNC, GD cần phải

bồi dưỡng thêm những kiến thức cơ bản là: kiến thức lý luận chính trị 85,13%;

kiến thức chuyên môn 100%; kiến thức xã hội 83,31% và phương pháp dạy học

tích cực 88,31% (xem phụ lục 5).

Bên cạnh đó cũng phải bố trí các lớp, các khóa học cho phù hợp. Qua điều

tra 18 trường với 321 học viên về việc bố trí lớp học thế nào cho phù hợp thì có

68,22% cho rằng nên bố trí 30 học viên trên một lớp; 28,66% cho rằng nên bố trí

31-50 học viên trên một lớp và chỉ có 3,11% bố trí lớp học 51 học viên trở lên

(xem phụ lục 6).

3.1.2. Hạn chế, khuyết điểm

Thứ nhất, về số lượng và cơ cấu

- Về số lượng

Với số lượng CBNC, GD như hiện nay, phải đồng thời thực hiện nhiệm

vụ giảng dạy và tổng kết thực tiễn, nhiều người phải kiêm nhiệm bài giảng và số

giờ giảng dạy rất nhiều. Cho nên thời gian để tích lũy tri thức, thời gian giành

cho công tác quản lý, lãnh đạo, giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học với các

chuyên đề thì rất ít, dẫn đến chất lượng bài giảng hạn chế. Trên thực tế đã xuất

hiện nhiều bài giảng chất lượng thấp, do tài liệu tham khảo có ít, do một CBNC,

GD phải đảm nhiệm nhiều chuyên đề bài giảng. “Đội ngũ giảng viên vừa thiếu,

vừa yếu dẫn đến hầu hết chất lượng giảng dạy các môn học ở các trường không

cao” [110, tr.79]. Để nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho

đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào trong những năm tới cần

tích cực bổ sung thêm CBNC, GD đủ về số lượng lẫn chất lượng, đảm bảo tính

kế thừa về tuổi đời, dân tộc, tuổi nghề và tuổi đảng của đội ngũ này.

- Về cơ cấu (giới tính, dân tộc và độ tuổi)

Trong hơn chục năm qua, mặc dù đã được tăng cường những CBNC, GD

trẻ được đào tạo chính quy, mỗi bộ môn có CBNC, GD đảm nhiệm từ 2 - 3 người,

86

song số CBNC, GD lớn tuổi từ 40 - 55 tuổi có ít, số CBNC, GD có tuổi đời dưới

30 chiếm tỷ lệ rất đông nhưng kinh nghiệm thực tiễn lại hạn chế, nếu không có

biện pháp khắc phục, sẽ dẫn đến hẫng hụt đội ngũ CBNC, GD trong 10 - 15 năm

tới; tuổi nghề của đội ngũ CBNC, GD từ 1-20 năm chiếm khá đông; CBNC, GD

tuổi nghề từ 20-35 và 35 năm trở lên có ít, nên phần lớn CBNC, GD hạn chế về

thực tiễn cuộc sống.

Thứ hai, phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng

- Về phẩm chất chính trị

Do mặt trái của kinh tế - xã hội tác động đã có một số CBNC, GD có tâm

tư suy nghĩ về lợi ích cá nhân, đặt nó lên trên lợi ích tập thể, chưa thể hiện rõ

chính kiến trước những tiêu cực trong xã hội, nên trong khi lên lớp giảng bài có

lúc, nêu ví dụ, tình huống chưa lý giải và đúng hướng theo chủ trương, đường lối

của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Tình trạng chạy theo chức, quyền, lợi... vẫn còn tồn tại ở một số CBNC,

GD. Đây là những biểu hiện tiêu cực, suy thoái tác động đến quá trình nghiên

cứu, giảng dạy ở các trường này, làm giảm vai trò của nền giáo dục nói chung,

giáo lý luận chính trị - hành chính ở các TCT-HC tỉnh nói riêng.

- Về đạo đức cách mạng

Qua thực tiễn, một số CBNC, GD ở các trường chưa thường xuyên tu

dưỡng, rèn luyện phấn đấu giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống, chưa

làm chủ bản thân, để cho những tác động từ mặt trái kinh tế thị trường, mở cửa

chi phối dẫn đến suy thoái về đạo đức, lối sống, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến

uy tín, thanh danh của CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh. Bên cạnh đó một số cán

bộ này còn lãng phí, ăn chơi tùy tiện, xa hoa, tiêu tốn công quỹ.

Thứ ba, trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học - Về trình độ chuyên môn Trình độ đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào trong

những năm gần đây tuy đã từng bước được nâng lên, song chưa đáp ứng theo

87

yêu cầu chuẩn của hệ thống các trường đảng cấp tỉnh, tức là CBNC, GD ở các

trường phải có trình độ chuyên môn từ cử nhân trở lên, có trình độ lý luận từ cao

cấp mới đáp ứng được nhiệm vụ của nhà trường. Qua điều tra 18 trường, hiện

nay CBNC, GD ở các trường chỉ có 309 cán bộ viên chức ở các trường. Trong

đó tiến sỹ có 9 người, thạc sỹ 68 người, cử nhân 191 người, cao cấp 64 người, và

trung cấp 11 người. Nhìn con số thì khá nhiều, song khi nghiên cứu sâu vào các

trường thì một số trường có CBNC, GD ít nhất là 2 người, nhiều nhất là 31

người và trình độ rất chênh lệch, như vậy tỷ lệ CBNC, GD ở các trường chưa

thật sự hợp lý.

- Về năng lực nghiên cứu, giảng dạy

Thực tế cho thấy, khả năng sư phạm, kinh nghiệm thực tiễn trong công tác

xây dựng - chỉnh đốn Đảng, chính quyền, các đoàn thể của CBNC, GD không

đồng đều, năng lực một số cán bộ này còn hạn chế, phân bố chuyên môn chưa

hợp lý, một số chuyên ngành, bộ môn có ít như: xây dựng Đảng, dân vận, Nhà

nước pháp luật và triết học. Hơn nữa, sự bố trí sử dụng một số CBNC, GD ở một

số trường chưa đúng chuyên môn và năng lực thực tiễn, từ đó gây ảnh hưởng rất

nhiều về chất lượng nghiên cứu và giảng dạy ở các trường.

Một bộ phận cán bộ có kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy, được đào tạo

và bồi dưỡng cơ bản từ đại học quốc gia Lào, HVCT & HCQG Lào, HVCTQG

Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Việt Nam... Song hạn chế của

đội ngũ này là về trình độ ngoại ngữ như: Anh, Pháp, Trung Quốc... và tin học,

kiến thức chuyên môn theo thời gian, nếu không được thường xuyên củng cố bồi

dưỡng thì dễ bị mai một, lạc hậu, việc tiếp cận và ứng dụng phương pháp giảng

dạy hiện đại còn hạn chế và có khó khăn. Do đa số các TCT-HC tỉnh CHDCND

Lào mới được nâng cấp lên trình độ cao cấp (Trường Chính trị - Hành chính Thủ

Đô Viêng Chăn được nâng lên từ năm 2005, Trường Chính trị - Hành chính tỉnh

U Đôm Xay, Luong Pha Băng, Sả Vẳn Na Khệt và Chăm Pa Sắc được nâng từ

năm 2007) nên CBNC, GD chủ yếu có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên.

88

Thứ tư, kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào

trong những năm qua còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ

xây dựng đội ngũ cán bộ này trong giai đoạn cách mạng mới. Các mặt quy mô,

tốc độ, mô hình, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đều còn xa so với yêu cầu bức

xúc mà xã hội đang đặt ra, chưa sử dụng đa dạng các phương pháp giảng dạy.

Hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở một số trường chưa được củng cố

đúng mức.

Việc giảng dạy và học tập các môn khoa học ở các TCT-HC tỉnh

CHDCND Lào trong thời gian gần đây, số giờ lên lớp không ít CBNC, GD còn

sử dụng phương pháp truyền thống như thuyết trình, phương pháp đối thoại;

phương pháp nêu vấn đề còn ít sử dụng. Qua điều tra CBNC, GD các môn cho

thấy: 100% sử dụng phương pháp thuyết trình thường xuyên; phương pháp nêu

vấn đề chiếm 38,15% và phương pháp thảo luận nhóm chiếm 47,34%.

3.2. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM

3.2.1. Nguyên nhân của thực trạng

3.2.1.1. Nguyên nhân của ưu điểm Một là, do có đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng NDCM Lào. Có

thể nói rằng đường lối đổi mới của Đảng trong đó gồm cả đường lối về công tác

cán bộ vừa xuất phát từ đổi mới nhận thức và tư duy lý luận, vừa lấy đó làm một

trong những nội dung cơ bản. Chính điều đó đã đặt ra một đòi hỏi khách quan,

đồng thời tạo động lực cho quá trình đổi mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ nói chung, đội ngũ CBNC, GD nói riêng, đặc biệt là trong lĩnh vực lý

luận chính trị, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, xây dựng - chỉnh đốn Đảng và

dân vận trong điều kiện nước Lào hiện nay.

Quan điểm chung cũng như các quan điểm cụ thể của Đảng đối với

công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong thời kỳ mới chính là

nguyên tắc chung và là các phương châm chủ yếu trong hoạt động

89

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trước mắt và lâu dài, trong đó có đội ngũ

CBNC, GD ở trong các hệ thống trường Đảng cấp tỉnh. Không chỉ

thế, với chủ trương lấy đào tạo, bồi dưỡng trong nước gắn liền với

tình hình thực tế của đất nước là chủ yếu, và việc hợp nhất một số

trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã xác định trong nghị quyết về

phát triển tài nguyên con người ở CHDCND Lào đã tạo cơ hội và

thúc đẩy sự phát triển cũng như không ngừng phát huy năng lực của

các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong cả nước [44, tr.16].

Hai là, sự lãnh đạo trực tiếp toàn diện của tỉnh ủy, chính quyền và sự chỉ

đạo của HVCT&HCQG Lào về mặt chuyên môn và sự nỗ lực của các đảng bộ

nhà trường, các ban ngành, khoa chuyên môn trong các trường về việc nâng

cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên cũng như chất

lượng của đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào trong những

năm qua.

Với bề dày kinh nghiệm giáo dục, đào tạo trong những năm qua, tỉnh ủy,

chính quyền, HVCT&HCQG Lào lãnh đạo, chỉ đạo các TCT-HC tỉnh đã thường

xuyên nghiên cứu, nắm vững chủ trương đường lối, quan điểm của Đảng, chính

sách pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết của cấp ủy tỉnh, nhiệm vụ chính trị

các trường, đặc biệt quan tâm đến chất lượng của đội ngũ CBNC, GD. Trong các

nghị quyết của cấp ủy các trường đều có nội dung về nâng cao chất lượng của

đội ngũ CBNC, GD. Với sự nỗ lực phấn đấu lãnh đạo của cấp ủy các trường,

những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống

và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, các chủ trương, đường lối, quan

điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào đã được vận dụng và

quán triệt sâu sắc trong toàn bộ nội dung chương trình giáo dục và đào tạo trong

các TCT-HC tỉnh.

Sau khi có nghị quyết của tỉnh ủy, đảng ủy ở các nhà trường đã nhanh

chóng triển khai cho các phòng, khoa chuyên môn, ban ngành, đặc biệt là các

90

đồng chí giảng viên là đảng viên (giảng viên chính) thường xuyên tổ chức quán

triệt, nghiên cứu các chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động liên hệ sát tình hình

thực tiễn của từng giảng viên để xác định nội dung, chương trình hoạt động cụ

thể để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

Ba là, sự quan tâm của các tổ chức đảng, chính quyền và tinh thần tiên

phong gương mẫu của cán bộ lãnh đạo các nhà trường. Đây là nguyên nhân trực

tiếp, quyết định chất lượng của đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh

CHDCND Lào.

Các tổ chức và cá nhân đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc hướng

dẫn, uốn nắn thực hiện nhiệm vụ cho đội ngũ CBNC, GD, tạo nên môi trường

lành mạnh để họ xây dựng, hoàn thiện phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề

nghiệp. Đồng thời lãnh đạo các nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để những

người có điều kiện đi giảng ngoài trường tìm hiểu và tích lũy thêm kiến thức

thực tiễn. Đây cũng là một nguyên nhân khách quan để đội ngũ CBNC, GD

trong hệ thống các TCT-HC tỉnh được mở tầm nhìn rộng hơn nữa, làm điều kiện

triển khai những biện pháp để không ngừng nâng cao tính “mô phạm” cho đội

ngũ này. Chính vì vậy, tinh thần tiên phong gương mẫu của các tổ chức, các cán

bộ lãnh đạo các cấp là tấm gương sáng làm điểm tựa cho đội ngũ CBNC, GD ở

các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào nói và làm theo.

Bốn là, ý thức tự giác trong việc phấn đấu vươn lên của bản thân mỗi

CBNC, GD. Đây là nguyên nhân quan trọng, quyết định đến chất lượng của đội

ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào trong những

năm qua.

Các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào rất coi trọng giáo dục động cơ, thái độ

và khơi dậy ý thức tự giác nghiên cứu, tự bồi dưỡng, tích cực học tập của đội

ngũ CBNC, GD là nguyên nhân quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao chất

lượng của đội ngũ này. Đồng thời các nhà trường cũng thường xuyên tạo mọi

điều kiện để họ tự quản lý quá trình tu dưỡng của mình, thường xuyên tổ chức

91

phong trào thi đua giảng dạy, tổ chức sinh hoạt tự phê bình - phê bình, tổ chức

trao đổi kinh nghiệm trong đội ngũ CBNC, GD làm cho họ gắn bó với nghề

nghiệp, không ngừng phấn đấu rèn luyện, tự học tập, tự bồi dưỡng vươn lên

xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong các TCT-HC tỉnh.

Năm là, do đặc điểm riêng của các trường.

Với vị trí, vai trò là các trường Đảng, được xây dựng ngay trong các khu

trung tâm của các tỉnh, luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, sự

động viên gắn bó của HVCT&HCQG Lào, nhiệm vụ chính trị của các trường

tương đối ổn định. Ngoài ra học viên phần lớn có tuổi đời khá cao, tuổi nghề lâu

năm, có kinh nghiệm trong công tác và học tập... Đó là môi trường hết sức quan

trọng, thuận lợi cho đội ngũ CBNC, GD nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực

của mình và hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.

Sáu là, do các tổ chức cấp trên đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật

chất - kỹ thuật, trang thiết bị các phương tiện dạy học hiện đại đáp ứng yêu

cầu giảng dạy, khả năng ứng dụng máy tính, máy chiếu trong giảng dạy của

giảng viên tương đối khá, nên việc nâng cao chất lượng giảng dạy của từng

CBNC, GD ngày càng hiệu quả hơn. Ngoài ra, còn tiếp tục bổ sung, sửa đổi,

hoàn thiện và thực hiện chính sách ưu đãi đối với đội ngũ CBNC, GD, đã

khuyến khích họ nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đẩy mạnh sự

gắn kết chặt chẽ giảng dạy lý thuyết với thực tiễn. “Có chính sách đúng đắn

đối với cán bộ là nguồn động viên lớn lao để họ hoàn thành nhiệm vụ được

giao” [4, tr.5].

Bảy là, do có sự giúp đỡ của một số nước trên thế giới về đào tạo, bồi

dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD.

Sự giúp đỡ của một số nước trên thế giới, nhất là Việt Nam trong việc đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo - quản lý các cấp cho Lào, trong đó có CBNC,

GD ở các TCT-HC tỉnh. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu và quan

trọng đem lại sự thành công trong công tác đào tạo, bồi dưỡng ở các trường đảng

92

trong những năm qua. Nhờ có sự giúp đỡ của nước Việt Nam anh em về việc tạo

nguồn cán bộ cho Lào đã làm cho chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên của

Lào nói chung, đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh của Lào đã không

ngừng được nâng cao.

Có thể nói nhờ không ngừng tăng cường các quan hệ với các nước anh

em, với các chính phủ và các tổ chức quốc tế, trong đó có sự hợp tác và giúp đỡ

không ngừng tăng lên của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam anh em đã

trực tiếp giúp lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống chính trị các cấp

của Lào đạt được những thành tựu to lớn.

Trong sự hợp tác quốc tế trên lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sự

giúp đỡ toàn diện của Việt Nam luôn giữ vai trò hàng đầu và có tính quyết

định nhất trong việc nâng cao chất lượng toàn diện của đội ngũ cán bộ, công

nhân viên chức của Lào. Chính vì sự giúp đỡ trong tất cả các khâu trong mọi

lĩnh vực với mọi hình thức đã làm cho các thế hệ cán bộ (giảng viên) của

Lào lớn mạnh cả số lượng lẫn chất lượng. Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ Việt Nam không chỉ đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn cho hằng nghìn

cán bộ của Lào trong những năm qua mà còn giúp xây dựng cơ sở vật chất,

trang thiết bị cho các cơ quan từ Trung ương đến cơ sở, trong đó có các

TCT-HC tỉnh.

3.2.1.2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm

Một là, do một số cán bộ lãnh đạo cấp trên cũng như cán bộ lãnh đạo các

nhà trường chưa thật sự quan tâm chăm lo đào tạo, bồi dưỡng năng lực của đội

ngũ CBNC, GD.

Trong những năm qua, một số cán bộ lãnh đạo trong các tỉnh ủy, chính

quyền, Ban Giám hiệu các TCT-HC tỉnh cũng như HVCT&HCQG Lào lãnh

đạo, chỉ đạo việc tiến hành đào tạo, bồi dưỡng trình độ và năng lực cho đội ngũ

CBNC, GD ở các trường này chưa thật sự sâu sát với thực tế, chưa có một hệ

thống giải pháp đồng bộ, chỉ tổ chức thực hiện chung chung, chưa phát huy và

93

lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn cho họ tự giác học tập, nghiên cứu, tự bồi dưỡng

rèn luyện; chưa quản lý chặt chẽ và chỉ ra được những mặt mạnh, mặt yếu cụ thể

của mỗi CBNC, GD để họ có thể tự khắc phục, tự vươn lên.

Hai là, do trình độ hiểu biết và việc tiếp thu khoa học, công nghệ hiện đại

của đội ngũ CBNC, GD còn hạn chế.

Nếu đánh giá một cách khách quan, chúng ta sẽ thấy là trình độ tiếp cận,

tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại của đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC

tỉnh CHDCND Lào còn những thiếu hụt, bất cập nhất định. Đó là những kiến

thức về trang bị khoa học công nghệ, tin học, ngoại ngữ, về khả năng sử dụng

internet, web... còn hạn chế. Thực tiễn cho thấy, một số CBNC, GD ở các nhà

trường chưa được đào tạo sâu về chuyên ngành, chưa được đào tạo qua chương

trình sư phạm, chủ yếu bằng kinh nghiệm đã được tích lũy của bản thân nên

cách thức xử lý cơ sở khoa học những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn còn

nhiều hạn chế, nhất là trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong điều kiện khoa

học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của

đời sống xã hội, đòi hỏi mỗi CBNC, GD phải tích cực chủ động tự học tập,

nghiên cứu, bồi dưỡng cao hơn nữa trình độ tri thức lý luận, khoa học công

nghệ hiện đại và kiến thức chuyên môn. Đây là thử thách gay gắt nhất đối với

họ trong giai đoạn hiện nay.

Ba là, do vốn đầu tư và kinh phí còn hạn chế.

Với vị trí, vai trò là hệ thống các trường Đảng, là trung tâm đào tạo, bồi

dưỡng lý luận chính - hành chính cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cơ

quan đảng, nhà nước và các tổ chức đoàn thể trong tỉnh, huyện và cơ sở, nhưng

thực tiễn cho thấy, Nhà nước và chính quyền các cấp vẫn chưa thật sự quan tâm

đúng mức đến các trường này, nhất là vốn đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng,

trang thiết bị cơ sở vật chất. Ngoài ra kinh phí sử dụng trong các chương trình

của các trường còn ít, không thể hoạt động hết chức năng của các công việc

nghiên cứu và giảng dạy.

94

Bốn là, do thiếu quy hoạch, cơ chế tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí

và sử dụng.

- Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng

Vấn đề đào tạo CBNC, GD có trình độ từ đại học trở lên thì phải có kế

hoạch, qui hoạch và quyết định tuyển chọn của cấp trên, từ đó nhà trường mới

lựa chọn những người có thành tích trong công việc được giao, nhưng lại thiếu

trình độ để gửi đi đào tạo mà chủ yếu là chỉ gửi đi đào tạo ở HVCT&HCQG

Lào, các TCT-HC tỉnh (hệ cao cấp), Trường Đại học Quốc gia Lào,... Ngoài ra

còn gửi đi đào tạo ở nước ngoài, nhất là ở Việt Nam, nhưng số cán bộ trong các

trường này được gửi đi đào tạo lại rất ít. Bên cạnh đó khi được đi đào tạo lại

thiếu bố trí, bổ sung hợp lý, kịp thời giữa các chuyên ngành, thường những

người được đi đào tạo chỉ thích học môn kinh tế chính trị, quản lý kinh tế, còn

các chuyên môn khác thì rất ít.

- Cơ chế tuyển chọn đi đào, bồi dưỡng Thực tiễn ở Lào cho thấy, chưa có một cơ chế tuyển chọn chặt chẽ với

qui trình tuyển chọn đúng người. Trong những năm qua đã thực hiện một số hình

thức tuyển chọn nhưng chưa đánh giá đúng những CBNC, GD có thành tích

trong công việc, có đạo đức và có phẩm chất chính trị thật sự. Từ đó, đã ảnh

hưởng rất lớn đến quá trình đào tạo, bồi dưỡng, bởi người được lựa chọn đi đào

tạo, bồi dưỡng cần có một quá trình rèn luyện về mọi mặt. Là CBNC, GD ở

trường đảng chỉ có bằng cấp thì chưa đủ mà phải có đạo đức cách mạng trong

sáng, có phẩm chất chính trị vững vàng, có cuộc sống lành mạnh và có sự say

mê nghề nghiệp, đồng thời cũng phải có phương pháp giảng dạy tốt, có kinh

nghiệm thực tiễn.

- Bố trí, sử dụng

Những CBNC, GD được lựa chọn đi đào tạo, bồi dưỡng về thì nhà trường

phải chú ý bố trí và sử dụng đúng chuyên môn, khả năng, sở trưởng của họ để

họ có thể sử dụng hết kiến thức đã học trong công việc được giao hay nói cách

khác là dùng người phải đúng việc, đúng người và phù hợp với khả năng của

95

người đó. Nhưng thực tiễn cho thấy, trong những năm qua còn có tình trạng sử

dụng người không đúng ngành học, không đúng chuyên môn, không phù hợp

với khả năng. Qua một thời gian nhất định, sàng lọc, nếu không đảm bảo thì

phải phân công công tác khác thích hợp hơn. Đây là vấn đề cần thiết và cũng là

tất yếu. Hơn nữa, những CBNC, GD mà nhà trường đã gửi đi học về lại xin

chuyển sang làm ở các cơ quan khác hoặc cấp trên có quyết định điều chuyển.

Do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của CBNC, GD cũng như

nhiệm vụ giảng dạy ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào hiện nay và sau này.

Năm là, do một số chế độ, chính sách chưa thật hợp lý

Các chế độ chính sách áp dụng cho hệ thống các TCT-HC tỉnh CHDCND

Lào còn thiếu sự thống nhất trong cả nước, chưa thật sự trở thành động lực

khuyến khích, động viên đội ngũ CBNC, GD nâng cao chất lượng nghiên cứu,

giảng dạy.

Hiện nay, thực hiện Quyết định số 0008/BCT-TC của Bộ Tài chính

CHDCND Lào, ngày 5/1/2010 về việc sử dụng tài chính của Nhà nước trong

lĩnh vực giáo dục - đào tạo (bản bổ sung mới), và thực hiện Quy chế số

119/HVCT&HCQG của Giám đốc Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia

Lào, ngày 10/10/2013 về quy chế đối với CBNC, GD ở Học viện và các TCT-

HC tỉnh thì mỗi CBNC, GD ở Học viện và các TCT-HC tỉnh ít nhất phải được

giao 2 chuyên đề với 7 giờ giảng/năm (CBNC, GD mới vào nghề từ 6 tháng đến

1 năm) và nhiều nhất là 200 giờ giảng/năm (CBNC, GD làm công tác nghiên

cứu, giảng dạy nhiều năm), nếu giảng thêm giờ trên số 200 giờ giảng sẽ được

tính 25.000 kíp/giờ. Cụ thể là:

- Giảng viên mời (kiêm chức hay không kiêm chức, thạc sỹ, tiến sỹ, phó

giáo sư hoặc giáo sư) vẫn được tính 25.000 kíp/giờ.

- Dịch trực tiếp tiếng Lào sang tiếng nước ngoài 25.000 kíp/giờ.

- Dịch trực tiếp tiếng nước ngoài sang tiếng Lào 20.000 kíp/giờ.

- Dịch tài liệu từ tiếng Lào sang tiếng nước ngoài 25.000 kíp/giờ.

- Dịch tài liệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng Lào 20.000 kíp/giờ.

96

- Nghiên cứu khoa học, viết giáo trình 20.000 kíp/trang.

- Biên soạn giáo trình, giáo án 10.000 kíp/trang.

- Đánh máy tài liệu, giáo trình đã biên soạn 5.000 kíp/trang [18, tr.18]. Nhìn chung, chế độ chính sách đối với đội ngũ này rất thấp so với cuộc

sống hằng ngày, so với sự phát triển của kinh tế - xã hội ở Lào hiện nay. Đồng

thời cũng có thế nói là chế độ chính sách chậm đổi mới hoặc đổi mới chưa đáp

ứng yêu cầu thực tế, chưa khuyến khích, động viên được đội ngũ nghiên cứu,

giảng dạy.

3.2.2. Những kinh nghiệm từ thực tiễn nâng cao chất lượng đội ngũ

cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Qua thực tiễn nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC

tỉnh CHDCND Lào có thể rút ra được những kinh nghiệm chủ yếu sau:

Thứ nhất, Ban Thường trực tỉnh ủy và các cơ quan có liên quan cần nhận

thức sâu sắc, thống nhất các quan điểm của Đảng NDCM Lào về công tác giáo

dục, đào tạo đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới; chỉ thị, nghị quyết về cán bộ và

công tác cán bộ; nhiệm vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cốt cán trong hệ

thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; xác định các chủ trương, giải pháp đào

tạo, bồi dưỡng đúng đắn, tập trung lãnh đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các

quan điểm, chỉ thị, nghị quyết, nghị định và các phương châm, giải pháp đó để

nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các trường này.

Sự quan tâm của tỉnh ủy, sự phối hợp giúp đỡ của chính quyền, các ban

ngành trong tỉnh, đặc biệt là sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy; sự hướng dẫn chỉ

đạo, kiểm tra của các cơ quan Trung ương nhất là HVCT&HCQG Lào. Đây

luôn là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn vừa gián tiếp, vừa trực tiếp đến

việc nâng cao chất lượng của đội ngũ CBNC, GD nói riêng, quá trình xây dựng

và phát triển các trường chính trị tỉnh nói chung.

Thứ hai, thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ, trong đó tập

trung hơn vào khâu tuyển chọn những cán bộ có đức, có tài về làm công tác

97

nghiên cứu, giảng ở các TCT-HC tỉnh, đáp ứng tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ cốt cán cho các cơ quan đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong

tỉnh, huyện, địa phương và cơ sở.

Để có được đội ngũ CBNC, GD đủ cả số lượng lẫn chất lượng phải thực

hiện đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ như: xây dựng quy hoạch cán bộ,

tiêu chuẩn cán bộ, đào tạo - bồi dưỡng - sử dụng cán bộ, kiểm tra, giám sát cán

bộ, quản lý - bảo vệ cán bộ và chính sách cán bộ. Nhưng riêng các TCT-HC tỉnh

CHDCND Lào là cần tập trung cao độ về khâu thu hút cán bộ có đức, có tài, có

khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ, nghĩa là tập trung vào khâu (tuyển chọn cán

bộ) về làm CBNC, GD trong hệ thống các trường Đảng cấp tỉnh, chứ không phải

tuyển vào nhà trường rồi mới cử đi học chuyên môn. Đương nhiên cũng có

trường hợp cử CBNC, GD đi học nhưng chỉ cử đi học để nâng cao trình độ

chuyên môn hay trình độ lý luận chính trị.

Thứ ba, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức ngoài nhà trường như: chính

quyền, Mặt trận, hội phụ nữ, đoàn thanh niên của tỉnh, huyện và bản (làng) mà

nhà trường đang sinh sống, thực hiện gắn bó mật thiết với dân khu vực nhà

trường để làm tai, làm mắt giúp nhà trường trong lĩnh vực an ninh, trật tự; tranh

thủ sự lãnh đạo của Ban Thường trực tỉnh ủy và sự chỉ đạo sâu sắc về nội dung,

chương trình, giáo trình, giáo án và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của

HVCT&HCQG Lào.

Thứ tư, tiêu chuẩn hóa trình độ mọi mặt đối với đội ngũ CBNC, GD ở các

TCT-HC tỉnh CHDCND Lào. Quan điểm của Đảng NDCM Lào là từng bước

tiêu chuẩn hóa về trình độ lý luận chính trị và hành chính cho đội ngũ cán bộ

đương chức và cán bộ kế cận trong hệ thống chính trị.

Giải quyết được những vấn đề cụ thể trong quá trình chuẩn hóa trình độ lý

luận chính trị - hành chính là sự đảm bảo quan trọng nhất để nâng cao chất lượng

cán bộ nói chung, đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh nói riêng, bởi vì kiến

thức là yếu tố cơ bản nhất cho sự phát triển về năng lực, là nền tảng chắc chắn

98

nhất cho sự hình thành và phát triển những giá trị phẩm chất đạo đức của người

CBNC, GD trong thời kỳ mới.

Trong chiến lược công tác cán bộ giai đoạn 2001-2020 cũng như trong

Quy định số 04 của Bộ Chính trị (2003) đã xác định các tiêu chí về trình độ lý

luận chính trị - hành chính cũng như tiêu chí trình độ trong một số lĩnh vực cho

từng bậc chức danh lãnh đạo, quản lý cụ thể, trong đó “cán bộ vụ trưởng và

tương đương nếu ở Trung ương và cấp huyện trưởng, tỉnh ủy viên phải có trình

độ lý luận ít nhất cao cấp, còn cấp thứ trưởng, phó tỉnh trưởng, phó đô trưởng và

ban giám hiệu các trường đảng cấp tỉnh phải có trình độ lý luận chính trị cử

nhân” [15, tr.12-13].

Đây là những tiêu chí chung đến năm 2020. Vì vậy, cần làm rõ mỗi giai

đoạn cụ thể cần có kế hoạch triển khai và thực hiện như thế nào với chương trình

đào tạo cán bộ, nhất là đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh trong thời gian

trước mắt.

Thứ năm, thực hiện chính sách ưu đãi đối với đội ngũ CBNC, GD

Đảng và Nhà nước Lào đã có nhiều chính sách ưu đãi cả về vật chất và

tinh thần cho đội ngũ CBNC, GD lý luận chính trị - hành chính tại các cơ sở đào

tạo cán bộ. Tuy nhiên, đội ngũ này ở các TCT-HC tỉnh phần lớn đời sống còn

khó khăn, chưa yên tâm công tác; nhiều chế độ cụ thể đối với họ chưa rõ ràng và

thiếu thống nhất, dẫn đến mỗi trường thực hiện chế độ khác nhau. Nên phải quan

tâm một cách cụ thể hơn đến đời sống gia đình CBNC, GD, giúp đỡ giải quyết

có hiệu quả những khó khăn cơ bản, động viên kịp thời để cán bộ vượt qua khó

khăn yên tâm với công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, tạo mọi điều kiện

cho họ trưởng thành xứng đáng là giảng viên các TCT-HC tỉnh.

Thứ sáu, hợp tác với các nước trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam về việc

đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ CBNC, GD nói riêng.

Đây là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao trình độ toàn diện của đội

ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài.

99

Tiểu kết chương 3

Trong những năm đổi mới vừa qua, đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào đã có bước chuyển biến quan trọng. Đa số các bộ nghiên cứu, giảng dạy trong hệ thống các trường kiên định vững vàng trước những biến động phức tạp trong nước, khu vực và quốc tế, đã ra sức học tập, tu dưỡng rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ mọi mặt, năng lực công tác và phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống mẫu mực, tạo nên thành tựu to lớn của công tác giáo dục, đào tạo trong hệ thống các TCT-HC tỉnh ở Lào. Tuy nhiên, đội ngũ CBNC, GD ở các trường vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém về trình độ mọi mặt, nhất là ngoại ngữ, tin học; cơ cấu đội ngũ chưa hợp lý. Nhìn tổng thể đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào còn chưa đáp ứng yêu cầu của những năm tới. Điều này chủ yếu do tu dưỡng, rèn luyện của mỗi cán bộ chưa được chú ý thỏa đáng, các cơ quan có chức năng và các cơ sở đào tạo ở Lào còn có nhiều khuyết điểm, yếu kém; sự tác động mạnh mẽ của tình hình quốc tế và trong nước, một số chính sách đối với cán bộ, công tác cán bộ chưa hợp lý, chậm được sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Sự nghiệp đổi mới của đất nước đang đặt ra cho công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước những yêu cầu to lớn, bức xúc và phức tạp. Trong tình hình ấy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào đang đứng trước một mâu thuẫn lớn - mâu thuẫn giữa yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao với trình độ và khả năng đáp ứng của đội ngũ CBNC, GD nhiều mặt chưa ngang tầm. Vì vậy, vấn đề chất lượng đội ngũ CNBC - GD ở các TCT-HC tỉnh đang là một yêu cầu khách quan của sự nghiệp đổi mới của đất nước.

100

Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY Ở CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH CỘNG HÒA

DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2025

4.1. DỰ BÁO NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY Ở CÁC

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN

LÀO ĐẾN NĂM 2025

4.1.1. Dự báo những yếu tố tác động đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2025

4.1.1.1. Những yếu tố thuận lợi Một là, những yếu tố tác động ở khu vực và thế giới Trong hoạt động hội nhập quốc tế, CHDCND Lào đã thể hiện bản lĩnh

của một dân tộc anh hùng khi chủ động trong hội nhập quốc tế. Chính sự tự tin, năng động đó đã tạo cơ sở nền tảng cho những thắng lợi to lớn có ý nghĩa quyết định tới cục diện của cách mạng Lào. Năm 2012 CHDCND Lào chuẩn bị hội nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) đến tháng 2 năm 2013 Lào chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, đặc biệt cuối năm 2012 Lào đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao của các nhà lãnh đạo Á - Âu lần thứ 9 (ASEM 9) tại Viêng Chăn; đã trực tiếp giới thiệu với bạn bè trong khu vực và các quốc gia trên thế giới về hình ảnh một đất nước Lào thân thiện, tươi đẹp, giàu bản sắc dân tộc, quyến rũ và năng động với tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế. Chính sự hội nhập và giao lưu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội... đã làm cho nền kinh tế của Lào có bước phát triển vượt bậc, tạo điều kiện cho việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, đời sống của nhân dân được nâng cao, chính trị được giữ vững, quốc phòng, an ninh được tăng cường, quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của đất nước ngày càng được khẳng định và nâng cao trên trường quốc tế.

101

Hai là, những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của đất nước Lào thời kỳ đổi mới.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng DNCM Lào, công cuộc đổi mới của đất nước Lào qua hơn 28 năm đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đất nước Lào đã dần dần ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển và đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội có sự thay đổi toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá, mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Lào ngày càng rõ hơn. Đời sống nhân dân các bộ tộc Lào được cải thiện đáng kể. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc do Đảng NDCM Lào lãnh đạo được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững, quan hệ đối ngoại ngày càng được mở rộng. Vị thế nước Lào trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Những thành tựu đó đã khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo của đường lối đổi mới do Đảng NDCM Lào đề ra.

Những thuận lợi cơ bản trên đã tác động trực tiếp đến việc củng cố niềm

tin, lý tưởng của đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào vào

chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào. Là

cơ sở để đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền chủ

trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước

đến đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân các bộ tộc Lào trên toàn quốc, góp

phần tạo nên sự đồng thuận thống nhất trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân

dân trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cơ quan đảng, chính quyền, địa

phương và cơ sở. Đồng thời, đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh

CHDCND Lào cũng chính là những người tiên phong, gương mẫu trong việc

thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà

nước, tự giác học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tu dưỡng phẩm

chất đạo đức cách mạng và bản lĩnh chính trị, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội

dung, phương pháp nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính - hành chính theo

hướng thiết thực, hiệu quả.

102

Ba là, Đảng và Nhà nước Lào cũng như Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào đã có nhiều chủ trương, chính sách, quyết định về giáo dục lý luận chính trị - hành chính và xây dựng đội ngũ đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào theo hướng chuẩn hóa.

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước Lào đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, chỉ thị, nghị định về cán bộ, công các cán bộ nói chung và công tác lý luận chính trị nói riêng, đó chính là: Quyết định số 21/BTHTW, ngày 8/7/1997 của Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng NDCM Lào tới các Tỉnh ủy, Tỉnh ủy thành phố và các Đặc khu về việc củng cố và xây dựng lại các TCT-HC tỉnh trên toàn quốc; Quyết định số 901/BGDĐT-TT, ngày 19/3/1999 của Bộ Giáo dục đào tạo và thể thao về việc công nhận chương trình biên soạn giáo trình hệ trung cấp ngắn hạn (10 tháng); Quyết định số 65/BCTTW, ngày 21/7/2003 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng DNCM Lào về việc giao các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh, thành phố cho HVCT&HCQG Lào lãnh đạo, chỉ đạo về mặt chuyên môn; Quyết định số 1188/BGDĐT-TT, ngày 12/7/2005 của Bộ Giáo dục đào tạo và thể thao về việc công nhận và phê duyệt chương trình cao cấp và cử nhân của HVCT&HCQG Lào.

Đây là điều kiện hết sức thuận lợi và là cơ sở, tiền đề để các Tỉnh ủy, Ban Giám đốc HVCT&HCQG Lào và đảng bộ các nhà trường cụ thể hóa các Quyết định, chỉ thị của Đảng, Nhà nước thành những chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh gắn liền với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng và Nhà nước Lào.

Đối với HVCT&HCQG Lào, trên cơ sở quán triệt và thực hiện nghiêm các Quyết định Bộ Chính trị Trung ương Đảng DNCM Lào, Bộ Giáo dục đào tạo và thể thao, Ban tuyên huấn Trung ương Đảng NDCM Lào, Học viện đã ra Quyết định số 934/HVCT&HCQG, ngày 21/6/2011 về việc tổ chức và hoạt động chuyên môn của các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh; Chỉ thị số 002/VTC-CB, ngày 3/7/2012 của Vụ Tổ chức - cán bộ HVCT&HCTQG Lào về

103

việc tổ chức thực hiện Quyết định số 934/HVCT&HCQG Lào về việc tổ chức và hoạt động chuyên môn của các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh; Quyết định số 176/HVCT&HCQG Lào, ngày 28 tháng 4 năm 2004 về việc nâng cấp chương trình cao cấp 10 tháng thành chương trình hệ cao cấp hai năm rưỡi, và biên soạn tất cả các giáo trình chuẩn quốc gia của Bộ giáo dục đào tạo và thể thao, số 0922/BGDĐT-TT, ngày 17 tháng 7 năm 2001; và ra Quyết định số 399/HVCT&HCQG Lào, ngày 17 tháng 7 năm 2005 về việc xuất bản giáo trình các môn học khoa học áp dụng vào hệ cao cấp lý luận, đồng thời Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào đã chỉ đạo một số Trường Chính trị - Hành chính tỉnh có đào tạo hệ cao cấp đưa vào giảng dạy từ khóa 2005-2010. Mới đây, năm 2011 Ban Giám đốc Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào đã chỉ đạo các khoa biên soạn lại các giáo trình môn khoa học chính trị như: Chủ nghĩa xã hội khoa học, Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị - Quản lý kinh tế, Nhà nước và pháp luật, Xây dựng Đảng và một số nhiệm vụ công tác dân vận cả hệ trung cấp và cao cấp và được đưa vào giảng dạy trong HVCT&HCQG Lào và các TCT-HC tỉnh trên toàn quốc.

Sau hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành (2005-2015) thực hiện kế hoạch học tập, giảng dạy và nghiên cứu ở các trường, Hội nghị tổng kết năm học 2014-2015 tại TCT-HC tỉnh Xay Nha Bu Lu vừa rồi đã kết luận “Về tiếp tục nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu và giảng dạy ở các Trường Chính - Hành chính tỉnh trong tình hình mới là một nhiệm vụ cấp bách và lâu dài”, trong đó nhấn mạnh cần phải “củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD các môn khoa học chính”. Qua đó, đội ngũ CBNC, GD đã được quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần để học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, đáp ứng ngày càng tốt hơn mục tiêu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính của các trương trong những năm sắp tới.

Bốn là, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ làm biến đổi sâu sắc, toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực đào tạo và bồi dưỡng ở các TCT-HC tỉnh.

104

Trong mấy thập niên gần đây, khoa học và công nghệ trên thế giới phát

triển như vũ bão, tạo ra những bước tiến nhảy vọt, đặc biệt trong các lĩnh vực

điện tử - viễn thông, ngoại ngữ, tin học và công nghệ thông tin. Ở CHDCND

Lào, việc ứng dụng những thành tựu mới về khoa học và công nghệ vào lĩnh vực

giáo dục và đào tạo nói chung, đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính

ở các TCT-HC tỉnh nói riêng đang trở thành một trong những mục tiêu quan

trọng hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả việc đào tạo, bồi dưỡng.

Thông qua khoa học và công nghệ, đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh có

điều kiện cập nhật thông tin, kiến thức, phương pháp giảng dạy mới, thúc đẩy họ

không ngừng nâng cao trình độ, nhận thức, nâng cao tính đảng, tính khoa trong

nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, có điều kiện mở rộng thông tin, nâng cao

trình độ ngoại ngữ và tin học. Đây là một trong những yếu tố góp phần nâng cao

chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào trong những

năm tới.

4.1.1.2. Những yếu tố khó khăn Một là, sự vận động, biến đổi phức tạp và nhanh chóng của tình hình thế

giới, khu vực đã tác động tiêu cực đến hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ

CBNC, GD ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân

dân Lào.

Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu đã khiến CNXH tạm

thời lâm vào thoái trào. Điều này đã tác động không nhỏ đến tư tưởng, tình cảm

của một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân các bộ tộc Lào,

khiến cho không ít người băn khoăn, lo lắng, thậm chí bị khủng hoảng niềm tin,

hoài nghi vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên CNXH ở Lào. Lợi

dụng cơ hội này các thế lực thù địch ra sức công kích chủ nghĩa Mác-Lênin,

chống phá CNXH.

Đứng trước những biến đổi của thế giới, nhất là những tác động về mặt trái của cơ chế thị trường, vấn đề lợi ích cá nhân được đẩy lên đến mức tuyệt đối hoá, làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên trong đó không ít cán bộ lãnh đạo

105

chủ chốt bị tha hoá, lợi dụng chức quyền để mưu cầu lợi ích riêng, sa sút về đạo đức, lối sống, xa rời lý tưởng cao đẹp của Đảng, của nhân dân các bộ tộc Lào.

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ... xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Quá trình toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Lào. Phân cực giàu nghèo, đào sâu hố ngăn cách giữa các nước phát triển với các nước lạc hậu, chậm phát triển. Nguy cơ phá vỡ truyền thống, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế…

Đối với cách mạng Lào, việc hội nhập kinh tế quốc tế là một thách thức lớn về kinh nghiệp thực tiễn trong việc quản lý kinh tế, quản lý hành chính nhà nước, về trình độ ngoại ngữ và khoa học công nghệ..., bên cạnh đó chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch vẫn đang ráo riết thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, kết hợp với bạo loạn lật đổ với những âm mưu thủ đoạn rất thâm độc, tinh vi và xảo quyệt hòng xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng, làm cho Đảng đánh mất vai trò lãnh đạo của mình, tiến tới xóa bỏ chế độ CNXH trên đất nước Lào. Điều này đã và đang đặt công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận cách mạng trước những thách thức gay gắt hơn, quyết liệt hơn nhiều so với trước. Yêu cầu khách quan đòi hỏi phải nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Lào XHCN trong giai đoạn mới.

Hai là, ở trong nước, quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Lào còn có không ít những khó khăn, hạn chế nhất định.

Kinh tế phát triển chưa tương xứng so với khả năng và yêu cầu, sức cạnh tranh còn yếu và vẫn tồn tại nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, những năm gần đây, việc phát triển

106

nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Lào, trong điều kiện hội nhập quốc tế hóa ngày càng sâu rộng cũng làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội như: sùng bái lợi ích vật chất, đề cao lợi ích cá nhân, coi nhẹ lợi ích tập thể, coi lợi nhuận cao hơn tất cả, làm giàu bằng mọi giá. Đặc biệt, nạn quan liêu, tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của không ít cán bộ, đảng viên đã gây ra sự bức xúc trong quần chúng nhân dân và làm giảm niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.

Những thách thức, những biến động của thế giới và tình hình trong nước

đã đặt ra cho Đảng NDCM Lào một yêu cầu cấp bách là phải tăng cường công

tác giáo dục lý luận cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, trong

đó có cả đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh. Thông qua giáo dục lý luận

cách mạng nâng cao nhận thức chính trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách

mạng, bản lĩnh chính trị và năng lực tư duy cho mọi cán bộ, đảng viên, đó là

những điều kiện cơ bản hàng đầu giúp cán bộ hoàn thành nhiệm vụ chính trị của

mình. Điều đó đòi hỏi đội ngũ CBNC, GD ở các TCT- HC tỉnh CHDCND Lào

phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới

phương pháp nghiên cứu, giảng dạy, nâng cao tính cách mạng, khoa học trong

các bài giảng, trên cơ sở đó nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng cho

đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh, huyện, địa

phương và cơ sở.

Ba là, nhiệm vụ chính trị của các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào trong thời

kỳ mới hoặc sau này chắc chắn sẽ xây dựng thành các TCT-HC tỉnh (Bắc, Trung

và Nam) Lào đang đặt ra yêu cầu rất cao, rất toàn diện về phẩm chất, năng lực,

phương pháp, tác phong công tác của mỗi CBNC, GD, trong khi chất lượng

CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Đây là khó

khăn, thách thức lớn đối với họ trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên

cứu khoa học và giảng dạy sau này.

107

Sự chuyển biến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước Lào nói chung, ở các tỉnh nói riêng cùng với sự phát triển của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, đòi hỏi đội ngũ CBNC, GD ở cac TCT- HC tỉnh CHDCND Lào phải có trình độ, kiến thức, năng lực nghiên cứu khoa học và giảng dạy tốt thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính tri - hành chính ở các trường. Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT- HC tỉnh CHDCND Lào vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập dẫn đến chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính tri - hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Cơ cấu, số lượng CBNC, GD chưa hợp lý, trình độ không đồng đều, năng lực sư phạm chưa cao, việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực còn chậm. Một bộ phận CBNC, GD chưa có ý thức, trách nhiệm trong việc tự hoàn thiện, tự rèn luyện, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ, năng lực nghiên cứu, giảng dạy của mình. Đây là một trong những khó khăn lớn gây tác động, làm cản trở đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng NDCM Lào đã khẳng định: Trong điều kiện hiện nay cần phải có đội ngũ cán bộ có kiến thức trình độ chuyên môn, có năng lực thực tiễn, có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức cách mạng, có tinh thần yêu nước, trung thành với sự nghiệp của Đảng, sẵn sàng phục vụ nhân dân, tự rèn luyện, tự nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ mọi mặt, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, kiên quyết chống hiện tượng tiêu cực trong đội ngũ cán bộ [45, tr.83].

4.1.2. Mục tiêu, phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân Chủ Nhân dân Lào

4.1.2.1. Mục tiêu Trên cơ sở quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành

Trung ương Đảng NDCM Lào, Bộ Giáo dục đào tạo và thể thao, Ban Tuyên

108

huấn Trung ương Đảng NHCM Lào, HVCT&HCQG Lào về hoạt động toàn diện của các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào, nhất là nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD, nhằm thực hiệu hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các cơ quan đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể của tỉnh, huyện, địa phương và cơ sở, trên cơ sở nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và công tác xây dựng Đảng do Đại hội đại biểu đảng bộ các nhà trường nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra; căn cứ vào tình hình thực tiễn công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào thời gian vừa qua, mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh từ nay đến năm 2025 được xác định cụ thể là:

Mục tiêu chung: Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy các nhà trường, xây

dựng lực lượng CBNC, GD bảo đảm đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, độ tuổi,

giới tính, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực, kinh nghiệm thực tiễn

của CBNC, GD, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng lý luận

chính trị - hành chính cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân

trên địa bàn tỉnh, huyện, địa phương và cơ sở, gắn với quá trình nâng cao chất

lượng giáo dục lý luận chính trị và nghiên cứu khoa học tại các TCT-HC tỉnh.

Đối với đội ngũ CBNC, GD kiêm chức (giảng viên mời) cần xây dựng theo

hướng chủ yếu bố trí các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Huyện ủy,

Ban Tổ chức, Ban Tuyên huấn, Ban Kiểm tra... của tỉnh, có trình độ và khả năng

diễn đạt tốt.

Mục tiêu cụ thể: - Đảm bảo mỗi trường có từ 4 - 10 CBNC, GD chuyên trách các môn

học chính, có đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định, có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học và giảng dạy đầy đủ theo sự phân công. Xây dựng, kiện toàn đội ngũ giảng viên kiêm chức theo hướng tinh gọn, thực chất, hiệu quả. Mỗi trường bố trí từ 8 - 10 giảng viên kiêm chức có đầy đủ tiêu chuẩn của người giảng viên theo quy định, có uy tín, có sức khỏe tốt, kiến thức sư phạm và có năng lực giảng dạy cao.

109

- Phấn đấu từ nay đến năm 2025 có 100% CBNC, GD chuyên trách các môn học chính có trình độ cao cấp lý luận chính trị, 100% CBNC, GD có trình độ đại học chuyên ngành, 25% CBNC, GD có trình độ thạc sĩ, 30% CBNC, GD có trình độ tiến sỹ, 70% CBNC, GD có bằng nghiệp vụ sư phạm, biết áp dụng phương pháp dạy học tích cực, ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ thông tin trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Thực hiện tốt chế độ đi nghiên cứu thực tế và luân chuyển CBNC, GD đi thực tế ở cơ sở; đảm bảo 100% CBNC, GD chuyên trách và kiêm chức ở các trường tham gia các lớp tập huấn về nội dung và phương pháp giảng dạy cho CBNC, GD. Thực hiện nghiêm việc thẩm định giáo án, giáo trình của CBNC, GD chuyên trách các môn học chính và kiêm chức trước khi lên lớp.

- Xây dựng đảng bộ, chi bộ và tổ đảng các nhà trường trong sạch, vững mạnh, phát huy tốt vai trò của người đứng đầu (bí thư, phó bí thư), xây dựng các trường vững mạnh toàn diện, không có CBNC, GD yếu, CBNC, GD vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị vào việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập, đảm bảo nguồn kinh phí hợp lý cho các trường thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đảm bảo 100% các TCT-HC tỉnh có trụ sở độc lập, có diện tích khuôn viên hợp lý. Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với CBNC, GD.

4.1.2.2. Phương hướng - Quán triệt sâu sắc nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị -

hành chính và yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các TCT-HC tỉnh để tiến hành công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào.

Trong thời gian tới, nhiệm vụ chính trị của các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào có sự phát triển mới, trong đó đội ngũ CBNC, GD là lực lượng nòng cốt để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó. Yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh với những bước đi, biện pháp hợp lý, đạt hiệu quả cao. Trước hết, phải đổi mới các bước, các khâu, các nguyên tắc, và nội dung... trong

110

việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD trên cơ sở quán triệt và thực hiện nghiêm các quyết định của Trung ương, những kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Giám đốc HVCT&HCQG Lào. Phải xây dựng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào có số lượng đủ, cơ cấu hợp lý, có phẩm chất và năng lực tốt đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính của các trường. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng NDCM Lào chỉ rõ:

Để đảm bảo cho tương lai của đất nước chúng ta phải coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực là nhân tố quyết định lực lượng sản xuất và xây dựng kinh tế trí thức, trong đó con người là mục đích quan trọng nhất để đào tạo, bồi dưỡng và phát triển; tiếp tục vận dụng kết quả của cộng cuộc đổi mới về giáo dục cũng như phát triển nguồn nhân lực theo hướng 3 tính chất và 5 nguyên lý của ngành giáo dục, làm cho giáo dục toàn quốc có chất lượng, đạt tiêu chuẩn với khu vực, quốc tế và hiện đại... [9, tr. 23]. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy các trường, các bộ

môn khoa học, ban giám hiệu các trường phải chủ động chuẩn bị và thực hiện tốt các bước quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, đánh giá, bố trí sử dụng và khen thưởng để luôn luôn bảo đảm mỗi bộ môn khoa học ít nhất có từ 4 - 5 CBNC, GD và nhiều nhất 5-10 CBNC, GD chuyên trách đảm bảo thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính tại các TCT-HC tỉnh. Phải xây dựng được lực lượng CBNC, GD có sự kế tiếp nhau giữa các thế hệ, kịp thời thay thế khi cần thiết. Kết hợp chặt chẽ việc trẻ hóa đội ngũ CBNC, GD với sử dụng tốt đội ngũ CBNC, GD hiện có, tăng tỷ lệ CBNC, GD có trình độ học vấn (phổ thông lớp 11, 12), có trình độ chuyên môn sau đại học, có năng khiếu sư phạm và có trình độ cao cấp lý luận chính trị. Khi tiến hành quy hoạch, tạo nguồn, tuyển chọn CBNC, GD phải coi trọng tiêu chuẩn chất lượng toàn diện cả về phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị... Tránh tình trạng sử dụng CBNC, GD không qua đào tạo, bồi dưỡng hoặc qua đào tạo, bồi dưỡng nhưng lại không sử dụng đúng trình độ, chuyên môn.

111

Đối với đội ngũ CBNC, GD kiêm chức (giảng viên mời), bên cạnh việc định kỳ tập huấn phương pháp giảng dạy cho họ, các trường cần chủ động phân công lại bài giảng phù hợp với sở trường của từng người, tổ chức cho họ có thể đi thực tế để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy, tổ chức dự giờ, nhất là dự giờ đối với các đồng chí giảng viên mới được mời. Các nhà trường cần chủ động rà soát số lượng, trình độ, thống kê, đánh giá việc tham gia giảng dạy, phát huy tác dụng của đội ngũ giảng viên kiêm chức trong thời gian qua để tham mưu với cấp ủy nhà trường thành lập đội ngũ giảng viên kiêm chức theo hướng tinh gọn, thực chất, hiệu quả. Trong thời gian tới, kiên quyết không bố trí giảng viên kiêm chức chưa có trình độ lý luận và trình độ chuyên môn trung cấp trở xuống. Mỗi giảng viên kiêm chức cũng như CBNC, GD của các trường phải được thường xuyên bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp. Hằng năm phải có khảo sát, đánh giá, xếp loại họ, khuyến khích kịp thời những cá nhân có thành tích cao, đồng thời cũng nghiêm khắc kiểm điểm những người chưa hoàn thành nhiệm vụ hoặc có vi phạm quy chế...

- Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào phải theo quy hoạch, phải kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn với việc rèn luyện phẩm chất tư cách của người CBNC, GD.

Để đào tạo, bồi dưỡng có kết quả và ý nghĩa thiết thực, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD phải tuân theo quy hoạch đã được cấp ủy phê duyệt. Đội ngũ CBNC, GD được cử đi đào tạo cần đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định tuyển sinh của đơn vị sẽ đào tạo, bồi dưỡng. Về cơ bản CBNC, GD được cử đi đào tạo sau đại học phải phát huy được kiến thức của bậc đại học qua giảng dạy, công tác thực tế. Việc cử CBNC, GD đi đào tạo đúng tuyến thuộc hệ thống Học viện, học tập trung chính quy. Đối với các trường hợp CBNC, GD lớn tuổi Ban Giám hiệu, các trường xem xét cụ thể, nhưng cần hạn chế việc đào tạo sau đại học không theo hình thức tập trung (học 15 ngày về công tác 15 ngày). Cùng với việc tổ chức cho CBNC, GD đi đào tạo nâng cao

112

trình độ chuyên môn, phải tạo điều kiện để họ được nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học và cần thực hiện các cam kết sau khi học về công tác tại các trường và thực hiện các quy định chung của Đảng và Nhà nước đã ban hành.

Mặt khác, các trường cần tiếp tục đánh giá thẩm định khả năng chuyên môn của mỗi CBNC, GD sau khi được đào tạo ở trình độ đại học, sau đại học. Thực hiện việc đánh giá trình độ, năng lực của họ theo định kỳ, qua đó tăng cường công tác quản lý, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh. Cần thường xuyên tổ chức thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm cho tất cả các đối tượng CBNC, GD chuyên trách các môn chính và giảng viên kiêm chức, có đánh giá, xếp loại CBNC, GD và giảng viên kiên chức một cách dân chủ, đúng khả năng. Duy trì việc tổ chức thao giảng cụm cho CBNC, GD lý luận ở các trường định kỳ mỗi năm một lần, các trường tự tổ chức trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau mỗi năm một lần, tỉnh tổ chức thao giảng 5 năm một lần, HVCT&HCTQG Lào tổ chức thi giảng viên giỏi 5 năm một lần. Thường xuyên tổ chức cho CBNC, GD đi thực tế cơ sở, nước ngoài nhằm trau dồi và nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy.

Có kế hoạch tổng thể về nội dung chương trình, thời gian, chế độ...

cho CBNC, GD đi thực tế, đặc biệt là tạo điều kiện để họ được đi

giảng ở các trường đào tạo nghề ngoài nhà trường. Ngoài nhiệm vụ

giảng dạy trong trường theo lịch mà phòng đào tạo đã ra, một số

CBNC, GD có trình độ chuyên môn giỏi, khả năng sư phạm và có năng

lực thực tiễn còn được ra giảng dạy ở các trường đào tạo nghề như:

Trường Công an, trường Y và trường Sư phạm trong tỉnh... [119, tr.30].

Tỉnh ủy các cấp, Ban Giám đốc HVCT&HCQG Lào và Ban Giám hiệu các

nhà trường phải xem hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn

nghiệp vụ cho đội ngũ CBNC, GD là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên hằng năm

nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu đặt ra của tình hình thực tiễn. Hình thức

đào tạo, bồi dưỡng CBNC, GD được tiến hành với nhiều nội dung, chương trình

113

phong phú và phương thức phù hợp. Cần tiến hành đào tạo, bồi dưỡng CBNC,

GD một cách toàn diện trên tất cả các mặt phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị,

trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ,

trong đó cần chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho từng CBNC,

GD. Hội nghị công tác tổ chức; công tác cán bộ của Ban Tổ chức Trung ương

Đảng DNCM Lào cho rằng: “Phát triển nguồn nhân lực phải gắn liền với lập

trường giai cấp công nhân và lý tưởng của Đảng để thực hiện hai nhiệm vụ chiến

lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [11, tr.3].

Do vậy, cấp ủy, chính quyền các cấp và ban lãnh đạo các nhà trường phải

nắm vững nội dung quan trọng, chủ yếu của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc

lần thứ VIII và IX, nhất là nắm vững bốn đột phá do Đại hội IX đề ra. Bên cạnh

đó cũng phải tăng cường việc quản lý đi đôi với đào tạo, bồi dưỡng những đội

ngũ đó cho thật hợp lý. "Quản lý cán bộ của trường, đồng thời có trách nhiệm

chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cho trường những cán bộ “chuyên, giỏi”, không

ngừng nâng cao trình độ và chất lượng trong công tác nghiên cứu, giảng dạy"

[120, tr.131].

- Phát huy vai trò chỉ đạo của các tỉnh ủy, sự điều hành của chính quyền và HVCT & HCQG Lào với các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh, đồng thời nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBNC, GD về tầm quan trọng của công tác nâng cao chất lượng CBNC, GD trong tình hình hiện nay.

Để có thể xây dựng được một đội ngũ CBNC, GD “vừa hồng, vừa chuyên” đòi hỏi phải tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các Tỉnh ủy, chính quyền, HVCT&HCQG Lào và Ban Giám hiệu các nhà trường đối với các bước trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng và cấp thiết trong tình hình hiện nay. Trên cơ sở đường lối của Đảng, chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của cấp trên và tình hình thực tiễn của các trường, các tổ chức cấp trên có liên quan phải thường xuyên đề ra các chủ trương, giải pháp để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các bước trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở

114

các TCT-HC tỉnh. Thường xuyên tiến hành làm tốt công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD. Tăng cường vai trò quản lý, điều hành của chính quyền tỉnh trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại các nhà trường. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ như: chính sách đãi ngộ, chế độ bổ nhiệm, khen thưởng… đối với đội ngũ CBNC, GD nhằm tạo động lực, phát huy tinh thần trách nhiệm của họ trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị và năng lực công tác một cách có chọn lọc.

Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các TCT-HC tỉnh với chính quyền tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh và HVCT&HCQG Lào trong việc rà soát, quy hoạch CBNC, GD để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kịp thời, trong việc lựa chọn CBNC, GD kiêm chức (giảng viên mời) từ các cơ quan đảng, chính quyền... tham gia nghiên cứu, giảng dạy ở các trường; đánh giá CBNC, GD sau đào tạo, bồi dưỡng và tham mưu cho cấp ủy nhà trường trong công tác quản lý, bố trí sử dụng CBNC, GD. Cần quán triệt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính trong giai đoạn mới để nâng cao nhận thức, xây dựng động cơ, thái độ đúng đắn của CBNC, GD trong việc chủ động tự học tập, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng rèn luyện để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao phó.

4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ

CÁN BỘ NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY Ở CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2025

4.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đảng ủy và Ban Giám hiệu các nhà trường về sự cần thiết, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy

Đây là giải pháp có vị trí quan trọng trong hệ thống các giải pháp mà luận án đề xuất. Nhận thức là một quá trình và chỉ khi nhận thức sâu sắc, đúng đắn và khoa học, biến nhận thức thành quyết tâm và phải hành động đúng theo những gì đã nhận thức, thì sẽ đem lại hiệu quả cao trong tất cả các hành động thực tiễn. Để

115

nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Đảng ủy, Ban Giám hiệu các nhà trường về sự cần thiết, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD cần thực hiện một số vấn đề sau:

Một là, quán triệt sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT- HC tỉnh CHDCND Lào, cần nhận thức đầy đủ nội dung, mục đích, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD là công việc hệ trọng, mang tính đột phá, có tác động lớn và trực tiếp đến quá trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính ở các TCT-HC tỉnh nói chung và tư tưởng, chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân các bộ tộc Lào nói riêng. Chính vì vậy, đảng ủy và Ban Giám hiệu các nhà trường phải hoạt động có tính tổ chức, có trách nhiệm và quyền hạn đảng ủy, lãnh đạo các khoa, phòng, cá nhân có liên quan. Đây là một việc khó khăn và phức tạp, đòi hỏi mọi tổ chức, cá nhân có liên quan phải có trách nhiệm và quyết tâm chính trị cao. Để thực hiện đầy đủ và có hiệu quả tốt, trước hết cần có sự thống nhất về nhận thức, nhất trí cao trong chủ trương, kế hoạch, nhiệm vụ và giải pháp.

Từ những thành tựu và những hạn chế đảng ủy và Ban Giám hiệu các nhà

trường về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh

CHDCND Lào trong thời gian qua có thể thấy, việc đầu tiên cần thiết, cấp bách

và lâu dài phải nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy và nhất trí cao trong công tác

nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD, đồng thời phải khẳng định quyết tâm

chính trị và trách nhiệm làm cho công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC,

GD tương xứng với yêu cầu mới của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và

chủ động, tích cực hội nhập quốc tế là nhiệm vụ nặng nề và cấp bách hiện nay.

Hai là, công tác cán bộ đặt dưới sự lãnh đạo của các tổ chức đảng, trực

tiếp là đảng ủy và Ban Giám hiệu các nhà trường. Vì vậy, đảng ủy và Ban Giám

hiệu các nhà trường phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình là những người

lãnh đạo, tổ chức và chỉ đạo thực hiện mọi quyết định, chỉ thị, hướng dẫn của

cấp trên, có trách nhiệm xây dựng nghị quyết và tổ chức thực hiện, kiểm tra,

116

kiểm soát chặt chẽ việc quản lý, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBNC, GD về mọi

mặt: chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, năng lực công tác, kỷ luật, tác phong,

quan hệ xã hội… Đồng thời đảng ủy và Ban Giám hiệu các nhà trường phải có

trách nhiệm cao trong quá trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ này, coi đó

là kết quả nhận thức và lãnh đạo của chính bản thân, bởi kết quả nâng cao chất

lượng đội ngũ CBNC, GD là nội dung quan trọng để đánh giá năng lực lãnh đạo

của đảng ủy và Ban Giám hiệu các nhà trường.

Hiện nay, trong công tác nâng chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào, trọng tâm là nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, khả năng sự phạm, lối sống mẫu mực và hiệu quả công tác thực tế,... trước khi bổ nhiệm, tuyển chọn, luân chuyển làm CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh trong những năm tới.

Đảng ủy và Ban Giám hiệu các nhà trường cần sớm biến những nhận thức đó thành quyết tâm chính trị, coi công tác nâng cao chất lượng đội ngũ

CBNC, GD ở các trường là trọng điểm của công tác tổ chức, cán bộ hiện nay, là

nhiệm vụ trung tâm trong đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ủy và Ban

Giám hiệu với nhà trường, là tiêu chuẩn đánh giá năng lực lãnh đạo của cấp ủy

các nhà trường và tổ chức đảng trong toàn trường.

Muốn như vậy, trong sinh hoạt chi bộ, đảng bộ các nhà trường và tổ

chức đảng trong các khoa, phòng, ban, ngành phải đưa nội dung về nâng cao

chất lượng đội ngũ CBNC, GD vào bàn bạc, thảo luận kỹ lưỡng, đánh giá đúng

thực trạng của từng CBNC, GD; nhận thức đúng, rõ mục tiêu, phương hướng

và nhiệm vụ nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD; nâng cao trách nhiệm

của các tập thể, cá nhân, nhất là những đồng chí đứng đầu các khoa, phòng,

ban, ngành…

Đảng ủy và Ban giám hiệu các nhà trường cần từng bước nghiên cứu và

thể chế hóa, quy chế hóa, quy định hóa và ban hành các quyết định chuyên đề về lãnh đạo công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ CBNC, GD của mình đủ về số

lương và đảm bảo về chất lượng.

117

Để đạt được như vậy, Đảng ủy và Ban Giám hiệu các nhà trường phải

xây dựng đồng bộ, cơ bản các quy chế, quy định, quyết định về công tác nâng

cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD của mình đáp ứng yều cầu đào tạo, bồi

dưỡng của các trường. Trước mắt, ngay sau đại hội đảng bộ của các trường, các

tỉnh, nhất là Đại hội X của Đảng NDCM Lào, Đảng ủy và Ban Giám hiệu các

nhà trường cần nghiên cứu, chỉ đạo xây dựng và ban hành kế hoạch chiến lược

cán bộ của các trường đến năm 2025, trong đó nêu rõ mục tiêu, phương hướng,

tiêu chuẩn, nhiệm vụ và các giải pháp lớn nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC,

GD của mình theo hướng tinh, gọn, đảm bảo chất lượng, số lượng và cơ cấu…

Quá trình nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh

CHDCND Lào thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy và Ban Giám hiệu các

nhà trường. Do đó, đảng ủy và Ban Giám hiệu các nhà trường phải có trách

nhiệm lãnh đạo và chịu trách nhiệm trong các khâu quan trọng là: đánh giá quy

hoạch, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, sử dụng, quản lý, kiểm tra, kiểm

soát và thực hiện khen thưởng - kỷ luật đối với mọi cán bộ trên cơ sở nắm vững

các nguyên tắc sinh hoạt, nguyên tắc tập trung dân chủ trong các khâu được nêu

trên, bên cạnh đó phải phân công công việc cho tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ

trách rõ ràng. Tránh hiện tượng gia trưởng, độc đoán trong các khâu, các bước

của công tác xây dựng đội ngũ CBNC, GD.

4.2.2. Đổi mới các khâu trong xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy

Trong bất kỳ thời kỳ nào, giai đoàn nào của sự nghiệp cách mạng, cán bộ là vấn đề nổ lên hàng đầu và giữ vai trò vai trò hết sức cốt yếu. Nó không những có ý nghĩa quyết định đối với công tác xây dựng Đảng và có ý nghĩa quyết định đối với cả sự thành bại của cuộc đấu tranh cách mạng. Đảng muốn lãnh đạo cách mạng thì phải có đường lỗi chinh trị đúng đắn. Nhưng để xây dựng được đường lối đúng đắn và làm cho đường lối đó trở thành hiện thực hành động trong cuộc sống thì nhất thiết phải có một đội ngũ cán bộ vững vàng, đủ sức giúp Đảng hoạch định đường lối và tổ chức thực hiện đường lối: “Cán bộ là cái gốc của mọi

118

cộng việc” và “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém” [81, tr.487, 452].

Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD thì giải pháp quan trọng là

giải pháp đổi toàn diện các khâu trong trong xây dựng đội ngũ CBNC, GD, bao

gồm các khâu sau:

Thứ nhất, xây dựng tiêu chuẩn CBNC, GD

- Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Trong quá trình tu dưỡng, rèn luyện không ngừng nâng cao năng lực,

trình độ chuyên môn cũng như trong đời sống xã hội, cần có quan điểm rõ ràng,

thái độ trung thực, tôn trọng sự thật, bảo vệ chân lý, là những cán bộ làm công

tác nghiên cứu, giảng dạy ở các TCT-HC tỉnh, rất cần có những quan điểm và

thái độ đó, nên tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CBNC, GD được

biểu hiện, cụ thể hóa thông qua các tiêu chuẩn về học hàm, học vị và khả năng

hoàn thành nhiệm vụ được giao trong thực tế.

- Tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị - hành chính Có khả năng nắm bắt được những kiến thức cơ bản về chế độ chính trị và

hệ tư tưởng; có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng không dao động trước

những diễn biến tiêu cực về mặt kinh tế - xã hội trong nước, khu vực và thế giới;

trung thành với lợi ích của đất nước và nhân dân, không tham nhũng lãng phí,

kiên quyết đấu tranh với những tư tưởng đảng phái trong tổ chức, tận tụy phục

vụ nhân dân, phát huy quyền làm chủ của dân, không dùng quyền lực ép dân...

- Tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và sức khỏe

Phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng và lối sống của mỗi người

CBNC, GD không phải tự nhiên mà có. Đây là kết quả tổng hợp của nhiều yếu

tố cấu thành, nhiều lực lượng trong các nhà trường và xã hội mà có được. Vì

vậy, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của các tổ chức quần chúng là một biện

pháp có ý nghĩa quan trọng đối với việc bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính

trị, đạo đức, lối sống và sức khỏe, từ đó dần dần nâng cao chất lượng của đội ngũ

CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh.

119

Đảng ủy ở các nhà trường phải xác định rõ việc xây dựng đội ngũ CBNC,

GD có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng trong sáng, lối

sống mẫu mực, có trình độ chuyên môn sâu rộng, có tư duy tri thức khoa học,

thống nhất với đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh

thần yêu nước, yêu chế độ mới, tự làm chủ đất nước và kiên định chống chiến

lược "diễn biến hòa bình" trong mọi tình huống, đồng thời cũng phải có sức khỏe

tốt mới đảm nhận được nhiệm vụ chính trị được giao.

- Tiêu chuẩn về khả năng sư phạm

Khả năng sư phạm là một nghề đặc biệt phải được ưu tiên tuyển chọn và

đào tạo nghiêm túc, cần khắc phục tình trạng điều cán bộ không có năng lực lý

luận và kỹ năng sư phạm từ những lĩnh vực khác về làm CBNC, GD ở các

trường Đảng, đồng thời cũng quan tâm đến chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của

người CBNC, GD, nhất là năng lực nghiên cứu và giảng dạy của người sẽ tuyển

chọn vào các trường này.

Thực hiện tiêu chuẩn hóa CBNC, GD, kiên quyết không bổ nhiệm CBNC,

GD không có khả năng sư phạm vào các trường, không đủ tiêu chuẩn lên lớp.

Lấy tiêu chuẩn hiệu quả làm căn cứ chủ yếu để nâng cao chất lượng của đội ngũ

CBNC, GD. Không nên chỉ căn cứ nhiều vào bằng cấp, học vị. Những CBNC,

GD có bằng cấp, học hàm, học vị cao thuộc các chuyên ngành khoa học nên bố

trí làm chuyên gia, tham mưu, không nhất thiết đưa vào cương vị lãnh đạo, quản

lý. Như vậy, sẽ khai thác được trí tuệ, chất xám của họ hữu ích hơn. Thực tế cho

thấy, việc thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ liên quan chặt chẽ và tác động trực

tiếp đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ CBNC, GD hiện nay. Việc

tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ này cần phải căn cứ vào yêu cầu thực tiễn, đi vào

thực chất. Nếu chúng ta thực hiện tiêu chuẩn hóa chặt chẽ, từng bước, có phối

hợp với quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng họ thì sẽ tạo ra được một đội ngũ cán

bộ có chất lượng tốt. Ngược lại tiêu chuẩn hóa ào ạt, chú trọng hình thức, bằng

cấp thì chất lượng đội ngũ CBNC, GD vẫn không cao.

120

- Tiêu chuẩn về hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu và giảng dạy

Các cơ quan chức năng có liên quan: tỉnh ủy, thành ủy, đảng bộ các nhà

trường và Ban Giám đốc HVCT&HCQG Lào phải tạo mọi điều kiện cho đội

ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh được hoạt động nghiên cứu, học tập, giảng

dạy đúng chuyên môn, khả năng và sở thích của họ. Ngoài ra, các tổ chức trong

các nhà trường như: các bộ môn, phòng quản lý công tác giảng dạy - học tập,

phòng quản lý hành chính, phòng đào tạo và phòng thông tin khoa học - công

nghệ có trách nhiệm kiểm tra, động viên giúp đỡ CBNC, GD và tổ chức thực

hiện tốt nhiệm vụ theo phạm vi chức năng được phân công. Đồng thời phải

thường xuyên tiến hành giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, tác phong

công tác cho CBNC, GD trong tổ chức mình để làm tấm gương soi sáng cho học

viên noi theo. Bên cạnh đó phải thường xuyên kiểm tra, thanh tra toàn diện các

hoạt động của đội ngũ CBNC, GD, từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu để

phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế, yếu kém của đội ngũ

CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào.

Thứ hai, tuyển chọn, bố trí và sử dụng CBNC, GD

Công tác tuyển chọn, bố trí và sử dụng đội ngũ CBNC, GD cần được thực

hiện theo phương châm: dân chủ và công khai trong tuyển chọn, bố trí và sử

dụng; việc lựa chọn đội ngũ CBNC, GD một cách cẩn thận, xem xét, đánh giá

cán bộ so với nhiệm vụ sẽ được phụ trách để bố trí vào các chức vụ xứng đáng,

đảm bảo cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Từ đó làm cho người được lựa chọn,

bố trí và sử dụng xứng đáng với chức vụ người sẽ đảm nhiệm.

Việc thực hiện dân chủ trong công tác tuyển chọn, bố trí và sử dụng đội

ngũ CBNC,GD phải được tiến hành thường xuyên đảm bảo việc đánh giá, lựa

chọn, bố trí và sử dụng đúng người, đúng việc, phù hợp với khả năng, sở trường

của cán bộ; dân chủ và công khai là cơ sở khoa học mà không thể thiếu trong

việc tuyển chọn, bố trí và sử dùng đội ngũ CBCN, GD để đảm bảo người cán bộ

có phẩm chất, năng lực công tác thực sự. Để quyết định lãnh đạo đúng đắn, cần

121

phải tạo điều kiện cho tập thể, cấp dưới thảo luận công khai, bàn bạc thực sự dân

chủ, khai thác hết tất cả mọi ý kiến, trí tuệ của cán bộ và quần chúng trong đơn

vị; tuyển chọn, bố trí và sử dụng đội ngũ CBNC, GD phải căn cứ vào tiêu chuẩn

chức danh của các trường, vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của từng bộ

môn, từ đó điều chỉnh các đối tượng đảm nhận nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

Thứ ba, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBNC, GD

Việc xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBNC, GD là công việc rất

trọng yếu, bảo đảm nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD các trường có tầm

nhìn xa, chủ động, khắc phục tình trạng bị hẫng hụt, thiếu kế thừa, không liên

tục, góp phần quan trọng, đảm bảo đội ngũ CBNC, GD đủ về số lượng, cơ cấu,

đảm bảo yêu cầu chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác sử dụng

CBNC, GD đáp yêu cầu nhiệm vụ chính trị của các trường. Quy hoạch, đào tạo,

bồi dưỡng đội ngũ CBC, GD phải được xây dựng từ đầu nhiệm kỳ và phải được

điều chỉnh, bổ sung hằng năm trên cơ sở Chỉ thị số 08/BCT ngày 21-8-2007 của

Bộ Chính trị Trung ương Đảng NDCM Lào về việc lập quy hoạch cán bộ lãnh

đạo, quản lý trên toàn quốc và Hướng dẫn số 198/BTCTWĐ ngày 13-10-2007

của Ban Tổ chức Trung ương Đảng NDCM Lào về việc lập quy hoạch cán bộ

lãnh đạo, quản lý trên toàn quốc cùng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ban

Tổ chức Trung ương Đảng, tỉnh ủy và HVCT&HCQG Lào.

Ngoài những chỉ thị, hướng dẫn có tính chất thể chế, trong xây dựng quy

hoạch đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào phải bảo đảm các

yêu cầu sau:

Một là, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBNC, GD cơ hữu. Đội

ngũ này được xác định là nòng cốt của trường, gồm những CBNC, GD chuyên

nghiệp được tiêu chuẩn hóa bằng chất lượng thể hiện bằng cấp, học hàm, học vị

và năng lực giảng dạy thực tế. Xác định số lượng CBNC, GD định biên cơ hữu ở

các TCT-HC tỉnh không nhất thiết phải chiếm tỷ lệ 100% thực hiện nội dung

chương trình đào tạo, bồi dưỡng mà cần phải có tỷ lệ hợp lý cho số CBNC, GD

122

kiêm nhiệm là: từ đây đến năm 2020 trình độ tiến sỹ chiếm 20%, thạc sỹ 40%,

cử nhân 80% và cao cấp 10% và cố gắng khắc phục để không còn tình trạng

CBCN, GD có trình độ trung cấp.

Hai là, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBNC, GD kiêm chức. Là

những người được mời tham gia giảng dạy theo chuyên đề hoặc thỉnh giảng. Về

cơ bản, giảng viên kiêm nhiệm vừa có trình độ, kiến thức, năng lực, vừa có kinh

nghiệm thực tiễn và thông thạo việc hành chính, vì họ là những người hoạt động

thực tiễn trong các cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên lực lượng này cần được

bồi dưỡng thêm về phương pháp sư phạm, mặc dù hiện tại họ có trình độ và kinh

nghiệm thực tiễn cao, sau một quá trình giảng dạy các trường có thể nhận số

giảng viên kiêm nhiệm này và làm giảng viên cơ hữu của trường nếu họ có

nguyện vọng xin chuyển về trường công tác và giảng dạy.

Việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBNC, GD phải căn cứ vào

thực trạng về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ CBNC, GD toàn trường;

bám sát những yêu cầu mới về công tác đào tạo, bồi dưỡng trong giai đoạn mới

trên cơ sở khảo sát, đánh giá đúng thực trạng của đội ngũ CBNC, GD trong

trường; từ đó tạo điều kiện thực hiện việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC,

GD trong và ngoài nước.

Thứ tư, luân chuyển, bổ nhiệm và phân công nhiệm vụ sau khi đào tạo,

bồi dưỡng

Khi luân chuyển, bổ nhiệm và phân công nhiệm vụ vào các chức danh,

trước hết người đứng đầu tổ chức phải có quan điểm rõ ràng, theo đó cần tôn

trọng tiêu chuẩn đặt ra và đảm bảo tiêu chuẩn khi xem xét, bổ nhiệm CBNC, GD

vào các chức danh, chức vụ sau khi được đào tạo, bồi dưỡng về cho phù hợp với

trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và sở trưởng của họ. Sau đó, cần có kế hoạch,

chương trình bồi dưỡng về tư tưởng, về đạo đức, về lý luận chính trị - hành chính

và năng lực thực tiễn; kèm cặp, giúp đỡ, theo dõi phấn đấu và rèn luyện của từng

CBNC, GD.

123

Thứ năm, quản lý, kiểm tra và đánh giá đội ngũ CBNC, GD

Công tác quản lý, kiểm tra và đánh giá đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-

HC tỉnh CHDCND Lào có ý nghĩa rất quan trọng, là hoạt động chủ động

thường xuyên, có mục đích của tổ chức; các cơ quan có thẩm quyền sớm có

quyết định tác động có định hướng, từ đó mỗi CBNC, GD phải hoạt động trật

tự trong một tổ chức nhất định. Mục đích hàng đầu trong việc quản lý, kiểm

tra, giám sát và đánh giá đội ngũ CBNC, GD là hoạt động xem xét tình hình

thực tế để đánh giá, nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công việc

được giao cho từng CBNC, GD đã thực hiện nghiêm túc và có kết quả thực

tiễn như thế nào và có thể xếp loại CBNC, GD theo kết quả thực hiện nhiệm

vụ được giao; từ đó nắm vững tình hình đội ngũ CBNC, GD ở các phòng,

khoa, ban, ngành để có biện pháp nâng cao chất lượng, phân công nhiệm vụ

và phát huy khả năng của từng CBNC, GD hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị

được giao.

Khi thực hiện công tác quản lý, kiểm tra và đánh giá đội ngũ CBNC, GD

ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào phải thực hiện nghiêm nguyên tắc Đảng

NDCM Lào thống nhất lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ và quản lý đội ngũ

CBNC, GD, đi đôi với việc phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng

đầu các tổ chức; quản lý, kiểm tra, giám sát và đánh giá đội ngũ CBNC, GD phải

hướng vào thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, đoàn

kết thống nhất trong tổ chức, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; các quy chế,

quy định làm việc, phân công và quản lý, kiểm tra, giám sát và đánh giá đội ngũ

CBNC, GD; ý thức chấp hành chủ trương, chính sách, chỉ thị và nghị quyết của

cấp trên.

Công tác quản lý, kiểm tra và đánh giá đội ngũ CBNC, GD nhằm chặt chẽ

về số lượng, cơ cấu, giới tính, dân tộc, chất lượng, đánh giá, phân loại, lý lịch cá

nhân, quá trình trưởng thành, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, trình độ

chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, phong cách, lối sống, năng lực thực tiễn,

124

quan hệ gia đình và quan hệ xã hội của từng CBNC, GD; từ đó có phương pháp,

biện pháp quản lý chặt chẽ hơn.

Thứ sáu, khen thưởng và kỷ luật đội ngũ CBNC, GD

Điều 74 Nghị định về Quy chế công chức, viên chức CHDCND Lào quy

định có các hình thức khen thưởng: tặng thưởng bằng khen, giấy khen, huy

chương, huân chương và các danh hiệu khác; còn kỷ luật thì thường dùng ba

hình thức: phê bình, kỷ luật và khai trừ ra khỏi tổ chức (xóa tên trong danh sách

cán bộ công chức, viên chức Nhà nước). Để thực hiện tốt công tác khen thưởng

và kỷ luật đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào trong thời

gian tới, cần tập trung vào những nội dung sau:

Một là, cấp ủy, ban giám hiệu các nhà trường và các cơ quan liên quan

phải luôn quán triệt các quyết định, quy phạm pháp luật về công tác khen thưởng

và kỷ luật đội ngũ cán bộ, đảng viên; từ đó biến các quyết định, quy phạm pháp

luật đó thành các quy định, nội quy, quy chế của từng nhà trường.

Hai là, các tổ chức và cán bộ làm công tác khen thưởng và kỷ luật trong

các nhà trường phải nhận thức đúng vị trí và vai trò của việc khen thưởng, kỷ

luật; thường xuyên và tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo, phối hợp trong hoạt động

công tác khen thưởng và kỷ luật đội ngũ CBNC, GD.

Ba là, gắn chặt việc khen thưởng và kỷ luật với xây dựng bộ máy tổ chức

trong sạch, vững mạnh; xây dựng bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác khen

thưởng và kỷ luật của các nhà trường tinh, gọn, trong sạch, vững mạnh, đảm bảo

phối hợp với các cơ quan liên quan đến việc khen thưởng và kỷ luật đội ngũ

CBNC, GD.

Bốn là, làm tốt công tác đánh giá trước khi khen thưởng, kỷ luật đội ngũ

CBCN, GD; kết quả đánh giá chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị

sẽ chỉ ra mặt ưu điểm và những hạn chế, khuyết điểm của đội ngũ CBNC, GD.

Chính thông qua đánh giá, nó sẽ góp phần rất lớn trong việc thực hiện khen

thưởng và kỷ luật đội ngũ CBNC, GD.

125

4.2.3. Phát huy tính tự giác của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy trong việc tu dưỡng rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng và

nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao Trong công tác xây dựng Đảng, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất

lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào là vấn đề cấp

bách trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, việc thay đổi quá trình đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ CBNC, GD sẽ hoàn toàn mang tính hình thức nếu nó không được

chủ động xuất phát và thiết kế bởi chính bản thân CBNC, GD này. Ngoài việc

đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức thì vấn đề tự giác và phát huy tính tự giác, tự học

tập, rèn luyện nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ CBNC, GD góp phần nâng

cao chất lượng đội ngũ này.

Thứ nhất, đội ngũ CBNC, GD cần xác định đúng đắn vai trò của việc học

tập và tự học tập. Họ cần xác định được tầm quan trọng và mối quan hệ của họ

tại các khóa học và tự học, tự chiêm nghiệm, rút kinh nghiệm của chính bản thân

và từ bài học kinh nghiệm của các đồng nghiệp, bạn bè. Có được sự kết hợp và

cân bằng giữ hai cách học trên, CBNC, GD mới hình thành được thái độ chủ

động, tích cực trong thiết kế các phương pháp học tập cụ thể. Đây cũng là điều

kiện giúp giảm sự lãng phí thời gian và tâm lý nảy sinh khi các khóa học được

thiết kế theo khuôn bất kể sự khác biệt trong các nhóm học viên mà hiện nay

chúng ta có thể thấy trong thực tế. Muốn đạt được điều đó thì phải tăng cường

công tác quản lý mọi hoạt động của giảng viên lẫn học viên một cách chặt chẽ,

đúng lúc, kịp thời, đảm bảo được tính khoa học trong quản lý.

Thứ hai, quản lý tốt việc học tập thì phải được tiến hành trên cơ sở bám

chắc việc thực hiện mục tiêu đào tạo. Phải nâng cao tố chất tổng hợp của đối

tượng về mọi mặt, tăng cường trang bị lý luận, mở rộng tầm nhìn thế giới, bồi

dưỡng tư duy chiến lược, tăng cường tư duy tính đảng, coi trọng rèn luyện tác

phong, nâng cao năng lực vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp mác-xít

để giải quyết vấn đề thực tế, tăng cường tính tự giác cải tạo thế giới quan.

126

Thứ ba, để nâng cao chất lượng giáo dục lý luận Mác - Lênin, đạo đức,

phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, đường lối, chính

sách, nghị quyết và chỉ thị của Đảng, Nhà nước cho học viên hệ trung cấp và cao

cấp lý luận chính trị - hành chính ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào thì không

thể không nói đến chất lượng của đội ngũ CBNC, GD và đồng thời là chủ thể

của quá trình đào tạo, bồi dưỡng ở các hệ lớp này. Trong quá trình tự học tập, tự

tu dưỡng rèn luyện sẽ dần dần hình thành ở họ những kỹ năng phân tích các vấn

đề, các hiện tượng, các mặt khác nhau của đời sống xã hội một cách vững chắc.

Tự nghiên cứu và phân tích những tài liệu lý luận và thực tiễn có ảnh hưởng

mạnh mẽ tới sự phát triển một cách tự giác và có chủ đích những kỹ năng vững

chắc trong việc lao động học tập. Dĩ nhiên, nó góp phần hình thành niềm tin, tư

tưởng, góp phần phát triển những phẩm chất chính trị, đạo đức của cá nhân

CBNC, GD như: tính tự giác, tính tích cực, tính chủ động, ý chí sẵn sàng tham

gia vào sự nghiệp xây dựng đất nước theo hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Có thể nói, những tác động tính tự giác của chủ thể trong việc tự học tập,

tự rèn luyện của CBNC, GD là nhân tố quan trọng cho giáo dục đến đối tượng

giáo dục mới có ý nghĩa khi đối tượng giáo dục tự nhận thức, lĩnh hội những giá

trị của nội dung giáo dục, biến nó thành nguyên tắc chi phối sự suy nghĩ và hành

động của chính mình.

Thứ tư, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của mỗi CBNC, GD

không phải là cái gì có sẵn, mà nó chỉ có thể được hình thành và phát triển thông

qua quá trình giáo dục, sự phấn đấu, rèn luyện trong quá trình tự giáo dục của

mỗi người và không chỉ dừng lại ở việc nhận thức chung chung, cảm tính, mà

phải từng bước cụ thể, hiện thực hóa nó trong cuộc sống thông qua những hoạt

động thực tiễn chính trị của mình. Chính vì vậy, việc tiếp thu những tri thức toàn

diện một cách tự nguyện, thẩm thấu sẽ trở thành hành động thực tiễn trong mỗi

CBNC, GD. Quá trình tự học, tự rèn luyện là khâu quyết định để biến những

kiến thức từ giáo trình, từ sách vở thành kiến thức của chính bản thân mình.

127

Tuy nhiên, quá trình giảng dạy và quá trình tự học tập là một quá trình biện chứng. Bên cạnh vai trò cực kỳ quan trọng của giảng viên thì việc tự chủ động, tự giác rèn luyện, học tập của chính bản thân mình là yếu tố quyết định chất lượng học tập của một CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh. Chủ tịch Hồ Chí

Minh trong “Sửa đổi lối làm việc” đã từng căn dặn: “Việc học phải lấy tự học

làm cốt”. Nếu không có sự chủ động, tích cực sáng tạo trong tự giáo dục, tự đào tạo trong mỗi cá nhân thì quá trình giáo dục chỉ giống như tiếng nói giữa sa mạc mênh mông mà thôi. Để nâng cao tính chủ động, tích cực, tự giác rèn luyện và sáng tạo của bản thân, cần thực hiện một số biện pháp chủ yếu sau:

Một là, giáo dục, động viên, thuyết phục để mỗi CBNC, GD hiểu rõ rằng trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, mỗi người phải khẳng định mình bằng chính trí tuệ, tài đức chứ không thể dựa vào bất kỳ sự may rủi nào. CBNC, GD tự học, tự thu nạp những tri thức truyền từ các đồng chí đi trước, từ sách vở, bạn bè đồng nghiệp cho chính họ để phục vụ công tác chuyên môn. Đồng thời cũng phải nắm vững những quy luật khách quan của xã hội để làm chỗ dựa vững chắc cho bước đi tiếp theo. Hai là, có một cơ chế kiểm tra, đánh giá và quy chế khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh. Mỗi trường phải tích cực trong việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá để mỗi CBNC, GD tăng cường tinh thần tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện trình độ mọi mặt, phát triển tư duy sáng tạo chứ không chỉ dừng lại ở mức độ học thuộc lòng. Từ đó, mỗi CBNC, GD dần hình thành những khả năng tự đánh giá, tự điều chỉnh, tự hoàn thiện theo những yêu cầu, chuẩn mực chính trị, đạo đức mà xã hội đang hướng đến xây dựng.

Ngoài ra, tính tự giác nghiên cứu, học tập và rèn luyện của CBNC, GD còn được thể hiện rõ trong việc tích cực tham gia vào hoạt động phong trào do các tổ chức đoàn thể và nhà trường tổ chức, thông qua những hoạt động thực tiễn này CBNC, GD sẽ được rèn luyện bản thân, qua đó xây dựng niềm tin và bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng trước mọi thử thách của cuộc sống.

128

4.2.4. Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy

Đổi mới nội dung, hình thức và biện pháp đào tạo, bồi dưỡng là vấn đề cốt

lõi trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh

CHDCND Lào hiện nay sẽ không thể có được đội ngũ CBNC, GD có chất lượng

đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, nếu không đổi mới nội dung và phương thức đào

tạo, bồi dưỡng cho phù hợp yêu cầu đặt ra hiện nay. Nội dung, hình thức, biện

pháp các bài giảng, tài liệu bồi dưỡng phải khuyến khích mọi CBNC, GD độc

lập suy nghĩ tìm tòi nhằm nâng cao năng lực tư duy và bản lĩnh của họ. Cụ thể là:

- Về nội dung đào tạo, bồi dưỡng

Đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBNC, GD chúng ta cần

phải xác định đúng chương trình, giáo trình, yêu cầu và đối tượng học tập của

chương trình, giáo trình, tài liệu phục vụ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán

CBNC, GD. Cụ thể, cần tiến hành xây dựng và hoàn thiện chương trình, nội

dung đào tạo, bồi dưỡng theo hướng nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm cho

họ; nội dung cần bảo đảm việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, kiến thức và kỹ

năng với mục tiêu để CBNC, GD sau khi học nắm vững lý luận và vận dụng

những kiến thức chuyên môn đã học vào giải quyết có hiệu quả những vấn đề,

nhiệm vụ đặt ra. Nội dung phải đảm bảo thống nhất, phù hợp với từng loại đối

tượng, loại hình đào tạo, bồi dưỡng, phải gắn kết chặt chẽ giữa nâng cao kiến

thức với trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng và bản lĩnh chính trị cho từng

CBNC, GD. Theo đó, nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBNC,

GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào cần đảm bảo các nội dung chủ yếu sau:

+ Kiến thức lý luận chính trị - hành chính;

+ Kiến thức pháp luật, kiến thức và năng lực quản lý nhà nước;

+ Kiến thức xây dựng, chỉnh đốn Đảng và một số nhiệm vụ công tác

dân vận;

+ Kiến thức, năng lực quản lý kinh tế thị trường định hướng XHCN;

+ Kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm;

129

+ Kiến thức nghiên cứu lý luận và năng lực tổng kết thực tiễn;

+ Kiến thức tin học, ngoại ngữ và các kiến thức bổ trợ khác.

Đội ngũ CBNC, GD cần được trang bị đầy đủ những lý luận cơ bản về

Nhà nước, khoa học quản lý và khoa học sư phạm. Bên cạnh các kiến thức

quản lý nhà nước và họ cũng cần được bồi dưỡng các kiến thức về hành

chính công như: tài chính công, luật hành chính, tòa án hành chính, nền hành

chính nhà nước.

Hiện nay, người CBNC, GD cần được tăng cường cập nhật các kiến thức

mới về công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, về công tác dân vận, về kinh tế thị

trường, về nền kinh tế mở cửa và hội nhập và các phạm trù kinh tế mới, về chủ

nghĩa xã hội khoa học, về triết học Mác - Lênin để có thể xử lý linh hoạt mọi

tình huống có liên quan đến công tác nghiên cứu, giảng dạy. Bên cạnh đó việc

đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức về tin học, ngoại ngữ cũng không kém phần

quan trọng vì nó là những công cụ hỗ trợ, giúp việc tạo ra môi trường làm việc

thuận lợi, tạo điều kiện cho người CBNC, GD tiếp cận công nghệ thông tin đáp

ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Đối với giáo trình, tài liệu, chương trình phục vụ công tác đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ CBNC, GD cần được xây dựng theo từng loại cụ thể trên cơ sở

tiêu chuẩn nghiệp vụ quy định đối với từng chức danh CBNC, GD. Nội dung

đào tạo, bồi dưỡng phải thiết thực và có cấu trúc hợp lý giữa các phần kiến thức

lý luận chính trị, quản lý nhà nước, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ kỹ năng

thực hành khác.

Các loại giáo trình, tài liệu phải được xây dựng theo tinh thần đổi mới phù

hợp với những quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chú

trọng kết hợp giữa lý luận với đào tạo theo tình huống, rèn luyện, nâng cao kỹ

năng, phương pháp sư phạm của đội ngũ CBNC, GD.

- Về hình thức đào tạo, bồi dưỡng

Hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán CBNC, GD cần tiến hành

nghiên cứu lựa chọn hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng đối

130

tượng, từng lĩnh vực chuyên môn. Các hình thức đó có thể đào tạo chính qui, tại

chức, bồi dưỡng, bổ sung kiến thức mới; đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn;

đào tạo trong nước và ngoài nước... Muốn có kết quả trên, cần phải thực hiện tốt

2 nội dung sau:

+ Lựa chọn CBNC, GD đi đào tạo cấp đại học, cao học, nghiên cứu sinh

trong và ngoài nước. Đưa CBNC, GD đi đào tạo là hình thức chủ yếu nhất để

nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của họ. Vấn đề lựa chọn đội ngũ

CBNC, GD các trường có hiệu quả cao khi từng CBNC, GD nhận thức tốt và

nâng cao trách nhiệm tiếp tục tự đổi mới, tự học tập, tự đào tạo, tự bồi dưỡng,

rèn luyện nâng cao trình độ, phẩm chất và năng lực của mình.

+ Các nhà trường phải dành kinh phí để tổ chức đưa đội ngũ CBNC, GD

của mình đi tập huấn ở thực tế các cơ quan khác và cơ sở. Đây là hình thức rất

quan trọng để nâng cao kinh nghiệm thực tiễn cho họ. Thực tế đó sẽ ảnh hưởng

đến thực hiện phương châm dạy học “lý luận gắn với thực tiễn”. Do vậy, các nhà

trường phải có kế hoạch đưa CBNC, GD đi thực tế, đặc biệt là đi thực tế với một

số cơ sở đạt danh hiệu xuất sắc và cơ sở yếu kém nhiều năm liền và thực hiện kế

hoạch đó một cách chặt chẽ và phải trở thành chế độ chính sách.

- Về phương pháp đào tạo, bồi dưỡng

Cùng với vấn đề đổi mới về nội dung, hình thức thì cần đổi mới phương

pháp đào tạo, bồi dưỡng CBNC, GD là vấn đề rất quan trọng. Tuy nhiên, đây là

vấn đề còn rất hạn chế hiện nay đối với đào tạo, bồi dưỡng CBNC, GD ở các

TCT-HC tỉnh CHDCND Lào. Có nhiều vấn đề, nhiều nội dung cần được trình

bày dưới dạng “hội thảo” vừa thu hút được học viên “vào cuộc”, vừa tăng cường

sự giao lưu giữa giáo viên và học viên và quan trọng hơn là làm giảm bớt sự

nhàm chán của việc rao giảng một chiều.

Hiện nay, đã đến lúc cần chấm dứt lối dạy và học chay, trình bày lý thuyết

suông. Thực hiện đúng phương châm “học đi đôi với hành”, “lý luận gắn với

thực tiễn” trong đào tạo, bồi dưỡng CBNC, GD để dần tạo thói quen cho họ để

131

sau khi ra trường họ có đủ khả năng thực hiện ngay từ đầu. Chính vì thế, việc đổi

mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBNC, GD hiện nay cần tập trung

vào một số vấn đề sau:

+ Đánh giá phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với nội dung

chương trình, giáo trình. Các tiêu chí đánh giá ở đây là: tính thực tiễn; tính

chính xác và mức độ tương thích với người đã và đang học của nội dung

chương trình, giáo trình... Chủ thể tiến hành đánh giá ở đây là tổ chức và những

người đang học.

+ Đánh giá người dạy: do các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn và các

học viên đang theo học các môn thực hiện, bên cạnh đó cũng cần phải dựa trên

các yếu tố như: kiến thức chuyên môn, trình độ hiểu biết về thực tiễn, kỹ năng

sư phạm, khả năng vận dụng các phương pháp dạy mới.

+ Đánh giá người học: có nhiều cách đánh giá mà trong đó thi kiểm tra chỉ

là một trong những phương pháp đánh giá. Phương pháp này hiện nay đã tỏ ra

không phù hợp, bộc lộ nhiều điểm yếu. Để đánh giá đúng trình độ người học

hiện nay cần phải thông qua khả năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết

các tình huống và vấn đề đã đặt ra trong cuộc sống thực tế. Thực hiện việc cải

tiến thi cử, không nên chỉ tập trung vào việc kiểm tra các kiến thức lý thuyết đã

trang bị, cần tăng cường kiểm tra thực tế. Cải tiến hình thức kiểm tra thi cử theo

hướng tăng cường kiểm tra vấn đáp và thi trắc nghiệm. Đồng thời cần tiến hành

thiết lập lại kỷ cương, kỷ luật, kiên quyết đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu

cực trong thi cử. Để đạt được những mục tiêu đó, cần tiến hành một số hoạt động

cụ thể sau:

Một là, rà soát lại toàn bộ nội dung, hình thức và phương pháp nâng cao

chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBNC, GD; những môn học nào, bài học

nào không thực sự cần thiết thì cắt bỏ, dành quỹ thời gian tập trung cho những

môn cần thiết mang tính ứng dụng. Một số môn như tin học, ngoại ngữ nên

chuyển sang hình thức học tại chức dài ngày, nhiều tháng và nhiều năm.

132

Hai là, kết cấu nội dung, hình thức và phương pháp cần giảm bớt phần lý

luận, lý thuyết, tăng các nội dung ứng dụng phương pháp giảng dạy. Tăng tỷ

trọng các môn quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, xây dựng Đảng, nghiệp vụ

hoạch định chính sách, tâm lý học quản lý, nghiệp vụ công tác dân vận...

Ba là, nội dung, chương trình được phân thành ba khối kiến thức: kiến

thức cơ bản và cơ sở, kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành, kiến thức bổ trợ. Thời

gian bồi dưỡng được phân làm hai giai đoạn cơ bản: giai đoạn đầu học các môn

cơ bản, cơ sở bồi dưỡng chung cho các đối tượng. Sau khi học xong tất cả các

môn học theo chương trình trong giai đoạn một thì căn cứ vào đối tượng đang

học mà phân ra các đề tài viết luận văn và giao người hướng dẫn.

Trên cơ sở hệ thống chương trình chung và các chương trình cụ thể, tổ

chức nghiên cứu biên tập tài liệu bài giảng có chất lượng phục vụ cho CBNC,

GD. Tài liệu, bài giảng không chỉ thể hiện nội dung, hình thức và phương pháp

thích hợp mà còn có ý nghĩa vừa giúp cho người học theo dõi bài giảng, tự

nghiên cứu. Biên soạn bài giảng phải bao hàm nội dung và phương án trình bày

của CBNC, GD, nội dung các bài giảng phải phù hợp với đối tượng. Cần phải

khắc phục tình trạng học “chay” không có tài liệu, bài giảng, mặt khác phải

thường xuyên đổi mới, bổ sung, hoàn thiện nội dung, chương trình, tài liệu, số

liệu bài giảng để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời cũng nâng

cao chất lượng của người giảng. Sự phù hợp về nội dung chương trình đào tạo,

bồi dưỡng cho cán bộ là sự phù hợp với đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng. Đây

cũng là một yêu cầu hết sức quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

lãnh đạo - quản lý. Với đối tượng đòi hỏi phải có một nội dung, chương trình đào

tạo, bồi dưỡng cho phù hợp. Đó là sự phù hợp về lứa tuổi, phù hợp về chuyên

môn và khả năng nhận thức của người học...

- Về hợp tác quốc tế trong việc đào tạo, bồi dưỡng Trong điều kiện mở cửa, hội nhập ngày càng sâu rộng với các nước trên

thế giới việc trao đổi, học tập kinh nghiệm của các nước và hợp tác đào tạo cán

bộ, công chức, viên chức trên các lĩnh vực đời sống xã hội là rất cần thiết đối với

133

sự phát triển toàn diện, vững chắc của CHDCND Lào. Trong đó, có đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh, Thủ đô Viêng Chăn là vấn đề

cấp bách.

Việc tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng đội

ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào hiện nay đã trở thành yêu

cầu cấp bách. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ và yêu cầu xây

dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại

hóa, người CBNC, GD không chỉ có những kinh nghiệm từ thực tiễn trong nước,

mà phải nắm bắt được những tri thức, kinh nghiệm tiên tiến để vận dụng vào

thực tế công tác, đồng thời xử lý tốt những tình huống mà thách thức của quá

trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra. Bởi vậy, việc hợp tác quốc tế phải trở thành

một bộ phận quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBNC, GD.

Để tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBNC, GD

trong thời gian tới nên thực hiện các biện pháp chủ yếu sau:

Một là, xây dựng những chương trình hợp tác quốc tế dài hạn và ngắn hạn

theo chỉ tiêu và kinh phí của Nhà nước.

Hai là, lồng ghép nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này vào các dự án

do nước ngoài tài trợ với nhiều hình thức thực hiện phong phú và đa dạng như:

các dự án mang tính quốc gia, dự án của tổ chức, tập đoàn kinh tế.

Ba là, hợp tác quốc tế đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBNC, GD ngay tại

trong nước, địa phương, với sự hỗ trợ bằng kinh phí, chuyên gia nước ngoài.

Bốn là, lựa chọn trọng tâm, trọng điểm các nhóm đối tượng CBNC, GD

cho chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng, nhất là lĩnh vực đang

cần chuyên gia, chuyên viên cao cấp hoặc trong nước chưa có đủ điều kiện đào

tạo để theo kịp yêu cầu của tiến trình của hội nhập quốc tế. Lựa chọn CBNC,

GD tham gia chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng đó có thể là

những người đang đảm nhận tốt các chức vụ nhất định, được đào tạo, bồi dưỡng

để phát triển hơn hoặc những CBNC, GD trẻ, có phẩm chất và năng lực được

134

đào tạo, bồi dưỡng để kế thừa, đảm nhận các cương vị công tác sẽ có trong

tương lai. Hết sức tránh việc chọn cử những CBNC, GD đã lớn tuổi hoặc có

nhiều năm công tác theo kiểu “giải quyết chính sách”, vì như thế đào tạo, bồi

dưỡng mang lại hiệu quả ít.

Năm là, lựa chọn đúng đối tác để hợp tác quốc tế đào tạo, bồi dưỡng. Khi

lựa chọn chú ý các quốc gia phát triển, có nền kinh tế hành chính lâu đời, những

nước, vùng lãnh thổ đã và đang hợp tác phát triển trên địa bàn, có chế độ chính

trị - xã hội tương đồng.

4.2.5. Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất và đổi mới chế độ

đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy

Các TCT-HC tỉnh là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính - hành

chính cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cho các tổ chức Đảng, chính quyền,

Mặt trận và các tổ chính trị - xã hội ở địa phương, đồng thời chất lượng đội

CBCN, GD ở các TCT-HC tỉnh phụ thuộc rất lớn vào chính sách về điều kiện

làm việc và lương bổng. Vì vậy, Nhà nước cần tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở

vật chất và chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ CBNC, GD, thể hiện tập trung vào

những nội dung sau:

* Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật hiện

đại phục vụ cho việc giảng dạy - học tập

Tăng nguồn đầu tư ngân sách hơn nữa cho đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện

công bằng giáo dục trong đào tạo; đảm bảo cho đội ngũ CBNC, GD phát triển tài

năng. Từng bước hiện đại hóa quy trình đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng hệ chuẩn

đánh giá chất lượng kết quả đào tạo, bồi dưỡng đi đôi với việc đánh giá chất

lượng của đội ngũ CBNC, GD.

Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị cho các TCT-HC tỉnh có ý nghĩa

hết sức quan trọng trong tình hình hiện nay. Cơ sở vật chất, điều kiện, phương

tiện dạy và học có liên quan đến tổ chức và quản lý các quá trình dạy và học, liên

quan đến chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

135

Cơ sở vật chất bao gồm hệ thống giảng đường, hội trường, thư viện,

phòng làm việc cho cán bộ, giảng viên, khu ký túc xá của học viên, nhà văn hóa,

thể thao; thư viện, phòng đọc và các phương tiện thiết bị dạy và học...

Việc đầu tư kinh phí xây dựng cơ bản và mua sắm thiết bị của các nhà

trường được tăng cường; trong những năm gần đây các phòng học, thư viện luôn

được nâng cấp, bổ sung trang thiết bị. Tuy vậy, vẫn chưa đảm bảo điều kiện cơ

sở vật chất phục vụ cho nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là chưa có kế hoạch

cho các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn. Do vậy, cần phải quan tâm hơn nữa

việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất của các trường để xứng đáng là những trung

tâm đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học về chính trị - hành chính.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh

CHDCND Lào thì phải nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBNC,

GD; theo đó, phải tiến hành xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện

đại, đáp ứng yêu cầu dạy và học trong điều kiện mới. Việc xây dựng cơ sở vật

chất, trang thiết bị dạy học cần tập trung vào các nội dung sau:

Thứ nhất, tăng cường đầu tư hiện đại hóa các giảng đường, phòng học, thư

viện và cơ sở vật chất phục vụ sinh hoạt, làm việc, học tập của đội ngũ CBNC,

GD. Để thực hiện tốt các vấn đề này, cần phải tăng cường hơn nữa các cơ quan,

ban, ngành trong việc tạo dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đào tạo nghiên

cứu khoa học. Theo đó, cần nghiên cứu cơ chế đầu tư thích hợp cho việc xây

dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác này, cần phân định rõ chủ thể tiến hành

đầu tư, phương thức tổ chức đấu thầu xây dựng, phương án khai thác hiệu quả

công trình trước khi tiến hành đầu tư.

Thứ hai, tăng cường đầu tư, hiện đại hóa các trang thiết bị, phương tiện

học tập, giảng dạy. Thực hiện việc ứng dụng rộng rãi các thành tựu của khoa

học, công nghệ vào nghiên cứu và giảng dạy. Trước yêu cầu đổi mới phương

pháp giảng dạy, ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào nghiên cứu,

giảng dạy, việc đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện phục vụ trong

việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập đặt ra hết sức cần thiết, đây là một trong

136

những tiền đề quan trọng để nâng cao chất lượng công tác giáo dục, đào tạo nói

chung, nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD nói riêng ở các TCT-HC tỉnh

CHDCND Lào nói riêng. Đồng thời cũng phải nâng cao khả năng sử dụng và

trình độ quản lý những trang thiết bị đó một cách khoa học, nếu không thì có

trang thiết bị hiện đại cũng vô ích.

Để đầu tư có hiệu quả các trang thiết bị này cần phải tìm hiểu kỹ công

nghệ ứng dụng của từng loại máy móc, thiết bị; hết sức tránh lãng phí trong đầu

tư, mua sắm trang thiết bị.

* Đổi mới chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ CBNC, GD Chính sách ưu đãi cho đội ngũ CBNC, GD của CHDCND Lào nói chung

và các TCT-HC tỉnh nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại và bất cập. Việc đổi

mới chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CBNC, GD hiện nay cần tập trung vào

một số vấn đề cụ thể sau:

Một là, chế độ đãi ngộ về lương, thưởng và phụ cấp. Những chế độ này

đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra động lực phấn đấu trong

việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của CBNC, GD. Tuy nhiên, hiện nay các chế

độ này khi áp dựng vẫn chưa thỏa đáng. Để đổi mới chế độ, chính sách lương,

thưởng và phụ cấp cho đội ngũ này, chúng ta cầu thực hiện một số giải pháp cụ

thể sau:

- Tiến hành sắp xếp lại biên chế tổ chức bộ máy. Trước hết phải giải quyết

vấn đề biên chế của bộ máy nhà nước thật hiệu quả. Theo đó, cần nghiên cứu,

tính toán lại tổng biên chế của các trường; kiên quyết đưa ra biên chế hoặc

chuyển sang làm công việc khác đối với những người không đủ tiêu chuẩn,

không có năng lực thực sự trong giảng dạy và nghiên cứu.

- Xây dựng lại cấu trúc thang bảng lương. Thang bảng lương hiện nay

còn tồn tại nhiều điều bất hợp lý, tồn tại quá nhiều bậc lương trong một ngạch

công chức và chế độ lương theo bảng lương này không tạo ra được động lực

khuyến khích cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ CBNC, GD nói riêng

trau dồi kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp. Phần lớn CBNC, GD ở các trường là

137

những người đã qua đào tạo một cách chính qui và bài bản, những qui định của

thang bảng lương hiện nay chưa phản ánh đúng trình độ được đào tạo và mức

độ phức tạp của công việc. Mặt khác, mặc dù lương giảng viên được xếp cao

nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính, sự nghiệp và đội ngũ này

được hưởng mức phụ cấp đứng lớp nhưng thực tế đại bộ phận CBNC, GD vẫn

là những người có thu nhập thấp nếu so với mặt bằng thu nhập của cán bộ,

công chức, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc nâng cao chất lượng dạy

học trong các trường này.

Việc sắp xếp lại thang bảng lương cần được thực hiện theo hướng cắt

giảm bớt các bậc lương trong cấu trúc; xây dựng thang bảng lương phù hợp với

đặc thù của từng ngành nghề; hình thành hệ thống thang bảng lương ưu đãi cho

đội ngũ CBNC, GD.

Thay đổi chế độ nâng lương, không nên qui định thời hạn nâng lương như

hiện nay (2-3 năm tăng một lần), mà phải căn cứ vào năng lực, trình độ, ý thức

trách nhiệm của mỗi CBNC, GD, việc qui định thời gian chỉ là một trong những

căn cứ để xem xét lên lương.

- Thực hiện các chế độ phụ cấp đối với đội ngũ CBNC, GD. Cần nghiên

cứu chế độ phụ cấp thỏa đáng đối với đội ngũ giảng viên cơ hữu, chế độ phụ cấp

này cần phải được tính toán lại trên cơ sở thâm niên công tác, trình độ chuyên

môn, nghiệp vụ. Mặt khác, cần nghiên cứu áp dụng mức phụ cấp phù hợp và

thỏa đáng đối với đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm, nhằm thu hút và tận dụng

được khả năng chất xám của đội ngũ này.

Hai là, chế độ ưu đãi trong học tập, nghiên cứu khoa học nâng cao trình

độ. Chế độ đãi ngộ hợp lý là điều kiện hết sức quan trọng để không ngừng tự rèn

luyện, tự học tập tăng cường năng lực, trình độ đội ngũ CBNC, GD. Muốn xây

dựng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh thì cần phải xây dựng chế độ đãi

ngộ hợp lý. Theo đó, chế độ đãi ngộ trong học tập nghiên cứu đối với đội ngũ

CBNC, GD cần tập trung vào một số nội dung cụ thể sau:

138

- Chế độ đãi ngộ về tinh thần Đây là chế độ đãi ngộ hết sức quan trọng đối với đội ngũ CBNC, GD

trong hệ thống các trường này. Những chính sách đãi ngộ cần thực hiện ở đây

gồm có: chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện về thời gian học tập; chính sách đãi ngộ

trong việc bố trí công tác sau khi hoàn thành việc học tập nâng cao trình độ

chuyên môn; chính sách đãi ngộ trong xét tuyển, thi tuyển nâng ngạch cán bộ,

công chức; chế độ đãi ngộ trong việc học tập nâng cao trình độ ở nước ngoài và

có thể coi đây là chính sách xã hội đối với một CBNC, GD trong xã hội. Chính

sách xã hội bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người: “điều kiện lao động và

sinh hoạt, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp và quan hệ dân tộc...” [112, tr.159].

- Chế độ đãi ngộ về vật chất

Hiện nay, chính sách đãi ngộ này vẫn chưa được qui định và thực hiện

thống nhất trong cả nước. Các chế độ đãi ngộ đối với CBNC, GD ở các trường

đó hiện nay vẫn đang thực hiện với nhiều mức độ khác nhau, phần lớn hoàn toàn

phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi tỉnh để thực hiện; ngoài ra còn có chính

sách về nhà ở, phương tiện làm việc...

Để khuyến khích lâu dài hơn nữa về sự đãi ngộ này, Nhà nước cần nghiên

cứu xây dựng, cải tiến chế độ đãi ngộ vật chất áp dụng thống nhất trong cả nước

đối với đội ngũ trong lĩnh vực giáo dục toàn dân. Theo đó, Nhà nước cần qui

định rõ mức độ hỗ trợ cụ thể bằng vật chất đối với những CBNC, GD này khi họ

học cao học, nghiên cứu sinh ở trong nước và nước ngoài khoản kinh phí phù

hợp với những nội dung cụ thể mà người được gửi đi học đã chi tiêu và phù hợp

với điều kiện kinh tế - xã hội cho phép. Bên cạnh đó, cũng cần phải qui định

mức hỗ trợ đối với đội ngũ CBNC, GD khi họ có những công trình nghiên cứu

khoa học giá trị đưa vào ứng dụng và phát huy hiệu quả trong thực tiễn.

Ba là, chính sách đãi ngộ về chế độ lương, điều kiện làm việc. Đây là vấn

đề hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy

của người CBNC, GD. Đảng và Nhà nước cần tiến hành việc đầu tư nâng cấp

139

điều kiện làm việc như văn phòng, thư viện, giảng đường, khu thể thao,... và

công cụ tác nghiệp khác như máy vi tính, máy in, mạng internet, máy chiếu,

đồng thời chế độ thang lương phải phù hợp với sức lao động mà đội ngũ cán bộ

này đã bỏ ra, đặc biệt là thù lao trong việc nghiên cứu khoa học được áp dụng

trong xã hội...

Bốn là, chế độ đãi ngộ trong việc phong, xét học hàm và các chức danh

khác. Việc giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức là một lĩnh vực

hoạt động tương đối đặc thù. Vì vậy, đối với những CBNC, GD có cống hiến

khoa học, Nhà nước cần xây dựng cơ chế đặc cách xét phong các danh hiệu cho

đúng trình độ và kết quả nghiên cứu khoa học đã được áp dụng trong thực tiễn.

4.2.6. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của tỉnh ủy, chính

quyền tỉnh và Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên, giảng dạy

Các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý trực

tiếp của tỉnh ủy, chính quyền các tỉnh và sự hướng dẫn về mặt chuyên môn của

HVCT&HCQG Lào. Do đó, sự giúp đỡ của tỉnh ủy, chính quyền các tỉnh và

HVCT&HCQG Lào đối với các TCT-HC tỉnh trong việc nâng cao chất lượng

đội ngũ CBNC, GD là rất quan trọng, là cơ quan trực tiếp, thường xuyên tiến

hành các hoạt động xây dựng đội ngũ này. Bởi vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ

CBNC, GD lý luận chính - hành chính ở các trường đảng cấp tỉnh, thủ đô cần

đặc biệt coi trọng phát huy vai trò chỉ đạo, lãnh đạo của các cơ quan này. Để làm

tốt việc này cần tập trung vào một số công việc sau đậy:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh

CHDCND Lào có nội dung rất lớn và liên quan đến nhiều ngành, nhiều tổ chức.

Trong bối cảnh phát triển công tác giáo dục đào tạo và bồi dưỡng kiến thức toàn

diện cho đội ngũ giáo viên nói chung, đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh

CHDCND Lào nói riêng gắn với hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ và

yêu cầu xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên

nghiệp, hiện đại hóa, đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào

140

không chỉ có bằng, những kinh nghiệm từ thực tiễn mà tình hình đòi hỏi họ phải

nắm bắt được những tri thức, kinh nghiệm tiên tiến để vận dụng vào thực tiễn

công tác nghiên cứu, giảng dạy, đồng thời xử lý tốt những tình huống mà thách

thức của kinh tế thị trường, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra. Chính vì

vậy, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, chính quyền tỉnh và

HVCT&HCQG Lào trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các

TCT-HC tỉnh CHDCND Lào hết sức cần thiết.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng NDCM Lào đã khẳng

định: Trách nhiệm của Đảng còn thể hiện trong việc đề ra chủ trương chính sách

về cán bộ, công tác cán bộ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, chuẩn bị các thế hệ cán

cho các tổ chức chính trị - xã hội trong từng giai đoạn cách mạng, đồng thời còn

có trách nhiệm chăm lo, kiểm tra, kiểm soát, giám sát mọi hoạt động của họ trên

cơ sở nhiệm vụ được giao...

Đây là một trong những giải pháp rất quan trọng góp phần nâng cao chất

lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào. Trong thực tế, tất

cả các mặt của quá trình đào tạo, bồi dưỡng ở các TCT-HC tỉnh đều phải được

đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, vốn đầu tư của chính quyền tỉnh và sự

lãnh đạo, chỉ đạo về mặt chuyên môn của HVCT&HCQG Lào. Đây là một trong

những điều kiện quan trọng nhằm đảm bảo công tác chính trị, tư tưởng, đảm bảo

nội dung tư tưởng, hình thức tổ chức và nội dung của các môn học kết hợp với

việc tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của

Nhà nước và cũng là của các cơ quan chức năng của Đảng về công tác đào tạo,

bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Vì vậy, HVCT&HCQG Lào cùng với Ban

Tổ chức ở các tỉnh cần phối hợp chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên đối với công tác

đào tạo, bồi dưỡng CBNC, GD của các TCT-HC tỉnh về công tác giáo dục lý

luận chính trị - hành chính nói chung và hiệu quả của giáo dục lý luận Mác -

Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản,

đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà

nước Lào cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nói riêng.

141

Thứ hai, các tỉnh ủy, chính quyền cấp tỉnh, thông qua sinh hoạt thường

kỳ phải luôn quán triệt các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp

luật của Nhà nước. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát các tổ

chức trong việc thực hiện các quan điểm, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên về

nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và

làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, đường lối, quan điểm của Đảng,

chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào trong các trường. Đảng ủy, Ban

giám hiệu các nhà trường cần chủ động chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện

một cách sáng tạo các nghị quyết Trung ương Đảng khóa VII, VIII và IX về

quán triệt chủ nghĩa Mác-Lênin và con đường đi lên CNXH ở Lào để thể hiện

vị trí, tầm quan trọng của việc giáo dục lý luận Mác-Lênin, đường lối của

Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trong sự nghiệp giáo dục lý luận

chính trị - hành chính trong giai đoạn hiện nay.

Thứ ba, thường xuyên cung cấp thông tin về các vấn đề thực tiễn cho đội

ngũ CBNC, GD ở các trường để đội ngũ này nắm được tình hình thực tiễn đã và

sẽ nảy sinh của các ngành, cơ quan đoàn thể cả Trung ương và địa phương về

các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh - quốc phòng và đối ngoại để qua

đó phát huy khả năng kiến thức của mình gắn giáo dục lý luận với thực tiễn để

thuyết phục được người học.

Cần củng cố các tổ chức cơ sở đảng, bộ máy trong nhà trường, trong đó

các bộ môn phải được kiện toàn về tổ chức để đảm nhận tốt công tác chuyên

môn giảng dạy được giao, nhất là khâu thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ CBNC,

GD, kiên quyết không bố trí CBNC, GD không đủ tiêu chuẩn lên lớp, lấy tiêu

chuẩn hiệu quả làm căn cứ chủ yếu sẽ khai thác được trí tuệ, chất xám của họ

hữu ích hơn. HVCT&HCQG Lào phải tăng cường công tác thanh tra giáo dục

đối với các TCT-HC tỉnh về mọi mặt như: quy chế thi cử đặc biệt là về chuyên

môn sư phạm, phải tăng cường cán bộ thanh tra, phải tập trung vào chuyên môn

sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng. Đây là vấn đề lớn để nâng cao chất lượng đào

tạo, đồng thời cũng nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD. Nó không những

142

là khâu cuối cùng đánh giá độ tin cậy về sản phẩm đào tạo mà còn có tác dụng

chỉ đạo, điều tiết trở lại quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Sắp xếp hợp lý các tổ chức

đoàn thể, có sự lãnh đạo chặt chẽ, hướng các hoạt động ngoại khóa, các hoạt

động chính trị - xã hội.

Thứ tư, phải gắn đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch và sử dụng đội ngũ

CBNC, GD theo kế hoạch của tỉnh ủy và chính quyền các tỉnh. Kiên quyết thực

hiện đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đó theo quy hoạch, bồi dưỡng có địa chỉ, bồi

dưỡng theo chức năng, nghiệp vụ và bồi dưỡng theo nhiệm vụ chính trị đang

cần. Sau đó bố trí họ phải theo chuyên ngành được đào tạo và được sử dụng

đúng người, đúng việc. Chú trọng gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng với luân

chuyển công chức. Tăng cường quản lý đội ngũ CBNC, GD dự nguồn đang

trong thời kỳ được đào tạo, bồi dưỡng và sau đào tạo, bồi dưỡng. Đảm bảo cho

họ phát triển đúng hướng, đúng mục tiêu, yêu cầu cần có.

Cần có quy định cụ thể về chế độ tự học, tự bồi dưỡng, quy định chế độ

thời gian đi học tập, bồi dưỡng trong quá trình công tác. Cơ quan quản lý cán bộ,

cấp ủy và chính quyền các cấp là nơi tổ chức, đánh giá quá trình phát triển của

đội ngũ này trong các trường đó. Do vậy, hằng năm cần có sơ kết, tổng kết, đánh

giá, kiểm tra để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tiếp theo nhằm nâng cao chất

lượng của họ ngày càng cao hơn.

Thứ năm, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tỉnh ủy, chính quyền

tỉnh và HVCT&HCQG Lào được thể hiện ở chỗ nâng cao hiệu lực lãnh đạo, khả

năng định hướng và tạo điều kiện cho đội ngũ CBNC, GD phấn đấu, rèn luyện

theo đúng nguyên tắc, Điều lệ Đảng, pháp luật nhà nước. Đồng thời phải tạo

điều kiện thuận lợi để họ có thể phát huy về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo

đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của các nhà

trường trong giai đoạn hiện nay.

Để thực hiện được những điều nói trên, người lãnh đạo trong các cơ quan

đảng, chính quyền, Ban Giám đốc Học viện và Ban Giám hiệu các nhà trường

phải tự giác nắm vững và quán triệt sâu sắc mục tiêu giáo dục, đào tạo và mục

143

tiêu xây dựng các nhà trường đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính

cấp tỉnh, cụ thể hóa các mục tiêu, yêu cầu đó thành các tiêu chí về phẩm chất

chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống, tác phong để xác định biện pháp lãnh đạo

cho phù hợp với mô hình thực tiễn, với đặc điểm của từng trường, mỗi CBNC,

GD và phù hợp với mô hình đào tạo trong từng giai đoạn của tiến trình công tác.

Nắm chắc tình hình diễn biến tư tưởng, đạo đức, lối sống của từng CBNC, GD

trong các nhà trường. Thường xuyên đôn đốc kiểm tra, chỉ đạo các hoạt động

lãnh đạo của các chi bộ, các tổ chức quần chúng thực hiện nghị quyết của đảng

ủy các nhà trường trong bồi dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức cách

mạng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD, tổ chức rút kinh nghiệm và uốn

nắn những lệch lạc, có biện pháp bổ sung, xử lý kịp thời. Phát huy tính tiên

phong gương mẫu về phẩm chất đạo đức cách mạng, về bản lĩnh chính trị, về

trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có trách nhiệm cao, có tác phong công tác của

người CBNC, GD trong việc tự giác bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao chất lượng

của chính bản thân. Kiên quyết chống tư tưởng cục bộ, chỉ biết cơ quan mình,

ngành mình, thiếu đoàn kết, hợp tác với các tổ chức khác...

4.2.7. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước;

thường xuyên giao lưu và phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các cuộc thi giảng viên giỏi giữa các trường chính trị - hành chính tỉnh

Chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào có nội

dung rất rộng và liên quan với nhiều ngành, nhiều tổ chức. Trong bối cảnh phát

triển công tác giáo dục và đào tạo gắn với hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh

mẽ và yêu cầu xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh,

chuyên nghiệp, hiện đại hóa, CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh không chỉ có văn

bằng, những kinh nghiệm từ thực tiễn mà tính hình mới đòi hỏi họ phải nắm bắt

được những tri thức, kinh nghiệm tiên tiến để vận dụng vào thực tế công tác,

đồng thời xử lý tốt những tình huống mà thách thức của kinh tế thị trường, quá

trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra. Bởi vậy, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ

đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ và

144

thường xuyên giao lưu và phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các cuộc

thi giảng viên giỏi giữa các TCT-HC tỉnh.

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng. Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương lãnh đạo Quốc hội nghiên cứu và

sớm xây dựng các quyết định, quy định, quy chế, chỉ thị trên cơ sở kế thừa các

mặt tích cực của Nghị định về Quy chế công chức, viên chức CHDCND Lào,

các quy định của Trung ương Đảng về cán bộ và công tác cán bộ; thúc đẩy và

đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý CBNC, GD về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân

chuyển, từ chức, miễn nhiệm và thể chế hóa các nội dung thuộc các giải pháp

mang tính dài hạn. Trung ương Đảng phải sớm có các quy định về thực hiện

nghiêm chỉnh quan điểm của Đảng NDCM Lào về công tác xây dựng Đảng, xây

dựng cán bộ là dựa vào quần chúng nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội. Cần

phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức trên và trách nhiệm của người đứng

đầu đó tham gia nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD. Tham gia vào những

vấn đề cốt yếu là: tham gia vào xây dựng quy định bao gồm quyền lợi, nghĩa vụ

và những điều CBNC, GD không được làm; tham gia vào việc rèn luyện đạo đức

nghề nghiệp và hệ thống quản lý tư tưởng, văn hóa, khen thưởng và xử lý vi

phạm đối với CBNC, GD; tham gia và việc tuyển dụng, sử dụng, đánh giá việc

thực hiện công tác, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm và

thanh tra đội ngũ CBNC, GD.

Hai là, nâng cao trách nhiệm của Chính phủ.

Trên cơ sở hệ thống các quy định hiện hành, bổ sung, sửa đổi, nâng cấp

hiệu lực của các quy định quy phạm pháp luật, Chính phủ bãi bỏ những quy định

không còn phù hợp, qua đó nâng cao tính đẳng cấp, tính quy mô của thể chế về

bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm đội ngũ CBNC, GD

tương xứng với vai trò, nhiệm vụ các trường chính trị - hành chính tỉnh. Cụ thể

là: các nghị định của Chính phủ bao gồm các vấn đề:

- Về phương pháp xác định và quản lý hệ thống vị trí việc làm trong các

cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có các TCT-HC tỉnh;

145

- Về công tác tuyển dụng và quản lý CBNC, GD (chuyên gia, nhà khoa học);

- Về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm đối với

CBNC, GD (chuyên gia, nhà khoa học);

- Về khen thưởng, thăng thưởng CBNC, GD có công trạng trong thực thi

công nghiên cứu khoa học (các công trình được xã hội hóa);

- Về chế độ thôi việc và điều kiện kéo dài tuổi làm việc của CBNC, GD

trong một số môn học và đối tượng ở các TCT-HC tỉnh;

- Về kiểm tra, thanh tra, giám sát CBNC, GD khi thực thi công tác;

- Về giải quyết khiếu nại, tố cáo của CBNC, GD;

- Về chế độ đào tạo, bồi dưỡng CBNC, GD ở các TCT-CH tỉnh.

Ba là, thường xuyên giao lưu và phối hợp với các cơ quan chức năng tổ

chức các cuộc thi giảng viên giỏi giữa các TCT-HC tỉnh.

Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức cần tạo điều

kiện và đầu tư cho CBNC, GD được đi thực tế, giao lưu với các TCT-HC tỉnh để

họ tích lũy kinh nghiệm và am hiểu thực tế. Đồng thời phải phối hợp với các cơ

quan liên quan như: Bộ Giáo dục đào tạo và Thể thao, HVCT&HCQG Lào,

Trường Đại học Quốc gia Lào tổ chức các cuộc thi giảng viên giỏi toàn quốc về

lý luận chính trị - hành chính. Thành phần tham gia ban giám khảo cuộc thi bao

gồm những cán bộ lãnh đạo, quản lý, những giảng viên có uy tín lâu năm từ ba

cơ quan đã nêu trên. Khi xem xét đánh giá kết quả cuộc thi phải thực hiện dân

chủ hóa, công khai hóa.

Nội dung, thể thức cuộc thi phải được ban tổ chức hội thi thông báo đến

các trường trước 2-3 tháng, từ đó ban giám hiệu nhà trường tuyển chọn giảng

viên của mình để giao chuyên đề thi giảng, soạn bài và tập giảng, đảm bảo cho

giảng viên am hiểu, được cập nhận thông tin để có thể tập giảng trước khi tham

gia vào cuộc thi; các cuộc thi phải được tổ chức định kỳ hằng năm và theo

chuyên đề, nội dung chấm thi được thông báo đến các trường (xem phụ lục 6).

Ngoài những việc giao lưu trao đổi kiến thức và thi giảng viên giỏi đó ra

các cơ quan có thẩm quyền phải có chính sách riêng cho các nhà trường về hợp

146

tác quốc tế. Từ đó, các nhà trường phải quán triệt thành kế hoạch tổ chức giao

lưu với các một số nước láng giềng, nhất là Việt Nam và thông qua các cuộc

giao lưu để tranh thủ tiếp thu công nghệ hiện đại, trao đổi khoa học nhằm nâng

cao chất lượng của đội ngũ CBNC, GD.

Thực tiễn cho thấy, các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào có mối quan hệ chặt

chẽ với một số quốc gia, trường, viện nghiên cứu và tổ chức quốc tế như: Việt

Nam, Trung Quốc, đặc biệt là Việt Nam. Các trường đã phối hợp với một số

tỉnh, trường chính trị tỉnh giáp Lào để đào tạo, bồi dưỡng các chuyên đề về hành

chính và các chuyên đề về quản lý cho cán bộ lãnh đạo, quản lý. Qua các đợt cử

đi học tập nghiên cứu, đội ngũ CBNC, GD đã tiếp thu được nhiều kiến thức mới

để áp dụng vào công tác nghiên cứu, giảng dạy tại các trường với kết quả khả

quan. Vấn đề cử CBNC, GD đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài là phải xác định

nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với từng đối tượng, với

từng hoạt động trong từng đợt công tác. Hiện nay các trường đang mở rộng hơn nữa mạng lưới hợp tác quốc tế về

đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học hành chính để đáp ứng yêu cầu của

công cuộc xây dựng đất nước, cải cách hành chính ở Lào. Đây là một trong

những nhiệm vụ trọng tâm của các ban lãnh đạo nhà trường, bởi việc hợp tác

quốc tế không chỉ là để nghiên cứu, học tập mà còn là nhiệm vụ đối ngoại.

147

KẾT LUẬN

1. Chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh có tác động trực tiếp đến công tác giáo dục lý luận chính trị - hành chính, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào là nhân tố quyết định việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục, đào tạo nói chung và đào tạo, bồi dưỡng lý luận Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào đến với đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng và Nhà nước Lào nói chung, làm cho họ có một hệ thống kiến thức, thế giới quan khoa học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng mới nói riêng. Để đánh giá đúng chất lượng đội ngũ CBNC, GD cần dựa trên 4 nhóm tiêu chí sau: nhóm tiêu chí về số lượng, cơ cấu của đội ngũ CBNC, GD; nhóm tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của đội ngũ CBNC, GD; nhóm tiêu chí về trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học của từng CBNC, GD; nhóm tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CBNC, GD. Nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào là công việc khó khăn, phức tạp. Muốn vậy, phải nắm vững những vấn đề cơ bản sau: Một là, nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HT tỉnh CHDCNC Lào. Hai là, hình thức nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCNC Lào. Ba là, các nguyên tắc nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCNC Lào.

2. Trong thời gian qua, cùng với sự đổi mới mạnh mẽ của ngành giáo dục, các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào cũng có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, hiệu quả giáo dục lý luận Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, đường lối, quan điểm của Đảng,

148

chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào cho học viên vẫn còn nhiều hạn chế, một trong những nguyên nhân là do đội ngũ CBNC, GD còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng; nội dung chương trình còn một số vấn đề chưa phù hợp với đối tượng học, đặc điểm giảng dạy; cơ sở vật chất, phương tiện thông tin, phương tiện dạy và học các môn khoa học chưa đầy đủ.

Qua thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy, chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào có thể rút ra những kinh nghiệm bổ ích sau: Thứ nhất, nâng cao trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy, chính quyền và HVCT&HCQG Lào đối với các trường. Thứ hai, nắm vững vị trí, vai trò và chức năng của các trường và đội ngũ CBNC, GD. Từ đó tiêu chuẩn hóa những cán bộ, đảng viên đủ tư cách ở các cơ quan khác vào các trường. Thứ ba, chất lượng đội ngũ CBNC, GD là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức toàn diện cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, cán bộ kế cận cho các cơ quan đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở tỉnh, huyện và địa phương, đó chính là kiến thức về chủ nghĩa xã hội khoa học, kiến thức về quản lý kinh tế - xã hội, kiến thức về quản lý nhà nước, kiến thức về xây dựng - chỉnh đốn Đảng, kiến thức về công tác dân vận và một số kiến thức khác. Thứ tư, là điều kiện thuận lợi trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đến đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng và Nhà nước Lào một cách có hệ thống. Thứ năm, nắm vững những ưu điểm và khuyết điểm về chất lượng đội ngũ CBNC, GD, đề xuất phương hướng, mục tiêu và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào cho phù hợp hơn.

3. Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào hiện nay, trên cơ sở phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong giáo dục lý luận chính trị - hành chính cho học viên ở các trường trong thời gian qua, cần phải nâng cao chất lượng của đội ngũ CBNC, GD, phải thực hiện tốt phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu như sau:

- Về phương hướng: Chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh phải gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh để phát huy những

149

tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực trong giáo dục lý luận Mác - Lênin, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho học viên. Đồng thời khi lên lớp CBNC, GD phải gắn với các môn khoa học khác và bảo đảm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn trong giáo dục lý luận chính trị - hành chính cho học viên.

- Về giải pháp: Để thực hiện tốt các phương hướng trên, giải pháp đầu tiên là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đảng ủy và ban giám hiệu các nhà trường về sự cần thiết, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD; hai là, đổi mới các khâu trong xây dựng đội ngũ CBNC, GD; ba là, phát huy tính tự giác của đội ngũ CBNC, GD trong việc tu dưỡng rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng và nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao; bốn là, đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBNC, GD; năm là, tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất và đổi mới chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ CBNC, GD; sáu là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của tỉnh ủy, chính quyền tỉnh và HVCT&HCQG Lào trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD; bảy là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước; thường xuyên giao lưu và phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các cuộc thi giảng viên giỏi giữa các TCT - HC tỉnh.

Thời kỳ mới, hội nhập, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi các thế hệ CBNC, GD phải có đủ kiến thức chuyên môn, năng lực nghiên cứu, giảng dạy, phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị đáp ứng yêu cầu mới của đất nước. Vì vậy, công tác giáo dục, đào tạo CBNC, GD, nhất là cán bộ trẻ phát triển toàn diện có đức - trí - thể - mỹ, sống có lý tưởng, niềm tin vì tương lai của bản thân, tập thể và của đất nước là một vấn đề mang tính cấp bách hiện nay. Để thực hiện nhiệm vụ ấy, cần phải thực hiện đồng bộ những giải pháp đã nêu trên và đòi hỏi sự quan tâm, phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành. Từ đó sẽ tạo ra bước chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh, tạo động lực thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới của đất nước, từng bước tiến lên xã hội chủ nghĩa.

150

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Kouyang SISOMBLONG (2012), "Nâng cao chất lượng công tác giáo dục

chính trị, tư tưởng cho cán bộ nghiên cứu, giảng dạy các trường chính

trị tỉnh ở Lào", Tạp chí Lý luận chính trị, (7), tr.85-89.

2. Kouyang SISOMBLONG (2015), "Xây dựng đội ngũ giảng viên các

trường chính trị - hành chính tỉnh ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào",

Tạp chí Tuyên giáo, (5), tr.48-52.

3. Kouyang SISOMBLONG (2015), "Giáo viên là khâu then chốt trong việc

nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các trường chính trị

- hành chính tỉnh", Tạp chí Tuyên giáo của Đảng Nhân dân Cách

mạng Lào, (163), tr.15-21.

151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Vương Anh (2012), “Quán triệt thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4: Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Tạp chí Nhân dân hàng tháng, 180 (8) tr.12-15.

2. Nguyễn Xuân Anh (2014), Chất lượng giảng viên các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sỹ Khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng NDCM Lào (2003), Nghị quyết Trung ương 6 (khóa VII), Công tác xây dựng Đảng, xây dựng cán bộ trong giai đoạn vừa qua và phương hướng công tác xây dựng Đảng, xây dựng cán bộ trong giai đoạn sau này, Viêng Chăn.

4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng NDCM Lào (2003), Quyết định số 02/BHTWĐ về công tác luân chuyển cán bộ, Viêng Chăn.

5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng NDCM Lào (2003), Quyết định số 03/BCHTWĐ về công tác quản lý cán bộ, Viêng Chăn.

6. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cánh Mạng Lào (2003), Quyết định số 04/BCHTWĐ về tiêu chuẩn cán bộ, Viêng Chăn.

7. Ban Chấp hành Trung ương Đảng NDCM Lào (2003), Quyết định số 65/BCHTWĐ về giao trách nhiệm và lãnh đạo các trường chính - hành chính tỉnh, Thủ đô thuộc HVCT & HCQG Lào, Viêng Chăn.

8. Ban Chấp hành Trung ương Đảng NDCM Lào (2004), Quyết định số 03/BCHTWĐ về tiêu chuẩn xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh - biết lãnh đạo toàn diện, Viêng Chăn.

9. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (2016), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX với Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Viêng Chăn.

152

10. Ban Tổ chức Trung ương Đảng NDCM Lào (2002), Hội nghị Chiến lược xây dựng nguồn nhân lực 2001-2020, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

11. Ban Tổ chức Trung ương Đảng NDCM Lào (2004), Hội nghị Tổng kết

công tác tổ chức, cán bộ toàn quốc, Viêng Chăn.

12. Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng NDCM Lào (1997), Bản hướng dẫn số 21/BTHTWĐ đến Ban thường trực Tỉnh ủy, Thủ đô về xây dựng củng

cố các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh - Thủ đô, Viêng Chăn.

13. Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng NDCM Lào (1997), Quyết định số

06/BTHTWĐ về công nhận vị trí, vai trò, nhiệm vụ và nội quy cơ chế của các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh - Thủ đô, Viêng Chăn.

14. Cao Khoa Bảng (2008), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố - qua kinh nghiệm của Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Bộ Chính trị Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2003), Quy định số 04/BCTTWĐ về tiêu chuẩn cán bộ, Viêng Chăn.

16. Bộ Giáo dục đào tạo và Thể thao (1999), Quyết định số 21/BGDĐT-TT công nhận chương trình hệ trung cấp lý luận chính trị - hành chính, Viêng Chăn.

17. Bộ Nội vụ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2011), Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020,

Bản báo cáo chính trị của Bộ Nội vụ, mã số 01, Viêng Chăn.

18. Bộ Tài chính CHDCND Lào (2001), Quyết định số 0008/BTC của Bộ Tài chính CHDCND Lào qui định ngày 5/1/2010 về sử dựng tài chính của Nhà

nước trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo (bản bổ sung mới), Viêng Chăn.

19. Bunkết Kêxỏn (2003), Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt

cấp tỉnh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

153

20. Bunlon Saluôisắc (2005), Chất lượng đội ngũ giảng viên các Trường đào

tạo sỹ quan của Quân đội Nhân dân Lào hiện nay, Luận văn thạc sỹ

Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam,

Học viện Chính tri quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

21. Bunlư Sổmsắcđi (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh khu

vực phía Bắc của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai

đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng

Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

22. Bunthi Khưamyxay (2014), Kiến thức phương pháp luận để nghiên cứu

khoa học qua hợp tác giữa Học viện Chính trị và Hành chính quốc

Lào và Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh từ

năm 2005-2008, Nxb Chính trị quốc gia Lào, Viêng Chăn.

23. Bunxợt Thămmavông (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp

huyện ở các tỉnh phía Nam nước Cộng hào Dân chủ Nhân dân Lào

trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Lịch sử chuyên ngành Xây

dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội.

24. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

25. Nguyễn Hữu Cát (1999), “Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác

quản lý đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt”, Tạp chí Nghiên cứu

lý luận, (9), tr.21-23.

26. Cayxỏn Phômvihản (1991), Lời căn dặn của Người về vấn đề đổi mới

phương pháp lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, Viêng Chăn.

27. Cayxỏn Phômvihản (1995), Sách về đạo đức cách mạng của Người trong

sự nghiệp cách mạng, Nxb Chính trị quốc gia Lào, Viêng Chăn.

28. Cayxỏn Phômvihản (1996), Con của nhân dân các bộ tộc Lào, Viêng Chăn.

154

29. Cayxỏn Phômvihản (1997), Tuyển tập, tập 3, Nxb Học viện Chính trị -

Hành chính Quốc gia Lào, Viêng Chăn.

30. Cayxỏn Phômvihản (2001), Bài phát biểu của Chủ tịch Cayxỏn

Phômvihản trong Đại hội Tổ chức - cán bộ lần thứ VII, Nxb Ban Tổ

chức Trung ương Đảng NDCM Lào, Viêng Chăn.

31. Cayxỏn Phômvihản (2005), Tuyển tập, Tập 4, Nxb Ban Tuyên huấn Trung

ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Viên Chăn.

32. Nguyễn Cúc (2014), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao hướng tới

sự tăng trưởng bền vững”, (220), tr.55-60.

33. Chănthavông Xaysongkhăm (2015), Chất lượng đội ngũ cán bộ diện

thường vụ Tỉnh ủy Sả La Văn Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào quản

lý, Luận văn thạc sỹ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng

và Chính quyền Nhà nước, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,

Hà Nội.

34. Nguyễn Thiện Cương (2013), Tư tưởng chính trị của đội ngũ cán bộ khoa

học kỹ thuật và công nghệ Quân sự ở các viện nghiên cứu thuộc Tổng

cục công nghiệp Quốc phòng hiện nay, Luận văn thạc sỹ Khoa học

chính trị, chuyên ngành chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh, Hà Nội.

35. Phạm Tất Dong (1996), Đổi mới qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

giảng dạy và nghiên cứu khoa học Mác - Lênin - kiến nghị và giải

pháp, Đề tài KX 10-09, Hà Nội.

36. Nguyễn Văn Du (2014), “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

cán bộ tham mưu chiến lược”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (5), tr.29-32.

37. Nguyễn Thành Dũng (2010), “Một số tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ

cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Tây Nguyên”, Tạp chí Xây dựng Đảng,

(8), tr.47-50.

155

38. Đảng bộ Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Viêng Chăn (2013), Bản báo cáo chính trị về xây dựng Đảng bộ vững mạnh - biết lãnh đạo toàn diện, Viêng Chăn.

39. Đảng bộ Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Luang Pha Bang (2014), Báo cáo hoạt động toàn diện của trường năm 2013-2014 và kế hoạch hoạt động 2014-2015, Luang Pha Bang.

40. Đảng bộ Trường Chính trị - Hành chính tỉnh U Đôm Xay (2014), Tổng kết thực tiễn thực hiện kế hoạch trao đổi kinh nghiệm giũa các trường chính trị lẫn nhau năm 2013-2014 và kế hoạch hoạt động 2014-2015, U Đôm Xay.

41. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

42. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.

43. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

44. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Quốc gia, Viên Chăn.

45. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

46. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011), Điều lệ Đảng Nhân cách mạng Lào (khóa IX), Nxb Num Lào, Viêng Chăn.

47. Đệttakon Philaphănđệt (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

48. Đặng Nam Điền (2004), Nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới, Luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

156

49. Vũ Văn Hiền (2015), “Các yếu tố tác động và yêu cầu mới trong công tác nghiên cứu lý luận - tổng kết thực tiễn”, Tạp chí của Ban tuyên giáo Trung ương, (5), tr.10-14.

50. Trần Đình Hoan (Chủ biên) (2009), Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

51. Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào (2007), Quyết định số 924/HVCT&HCQGL về việc tổ chức và hoạt động của các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh, Viêng Chăn.

52. Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào (2010), Quyết định số 245/HVCT&HCQG L về tổ chức và quản lý việc giảng dạy và học tập hệ trung cấp lý luận ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh, Viêng Chăn.

53. Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào (2010), Quyết định số 545/HVCT&HCQG L về tổ chức và hoạt động quản lý hệ trung cấp ở các trường Đảng cấp tỉnh (Bổ sung mới), Viêng Chăn.

54. Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào (2011), Báo cáo về chương trình đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trong những năm tới, sự phân công trách nhiệm giữa các Học viện trung tâm với các trường Đảng cấp tỉnh, Viêng Chăn.

55. Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào (2011), Quyết định số 934/HVCT&HCQG L về tổ chức và hoạt động quản lý chuyên môn của Trường Chính trị - Hành chính tỉnh, Viêng Chăn.

56. Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào (2014), Báo cáo tổng kết năm học 2013-2014 và định hướng năm học 2014-2015 giữa các trường CT-HC tỉnh CHDCND Lào, Viêng Chăn.

57. Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào (2015), Báo cáo tổng kết năm học giữa các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh năm học 2014-2015 và kế hoạch học tập 2015-2016, Viêng Chăn.

157

58. Học viện Chính trị và hành chính quốc gia Lào (2015), Bản báo cáo kết quả học tập mỗi năm học của các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào từ năm 2009 đến 2015, Viêng Chăn.

59. Học viện Chính trị và hành chính quốc gia Lào (2015), Phòng quản lý các trường chính trị - hành chính tỉnh CHDCND Lào, Viêng Chăn.

60. Phan Huy Hồng (2005) “Thu hút cán bộ giảng dạy, nghiên cứu vào hoạt

động lập pháp”, Tạp chí Nghiên cứu pháp luật, (11), tr.46-49.

61. Hốngkham Látulin (chủ nhiệm) và tập thể lãnh đạo Sở LĐ và phúc lợi xã

hội tỉnh chủ trì thực hiện (2015), Bài học xây dựng, bồi dưỡng, cán bộ ngành quản lý lao động của tỉnh Sả Vẳn Na Khệt, Đề tài nghiên cứu

cấp Sở, mã số 149, Sả Vẳn Na Khệt.

62. Nguyễn Thị Huệ (2007), “Thực trạng và giải pháp đổi mới giảng dạy -

nghiên cứu tâm lý học ở trường sư phạm”, Tạp chí Tâm lý học, (95),

tr.12-15.

63. Nguyễn Huy Hùng (2002), “Phương hướng và giải pháp nâng cao chất

lượng đào tạo cán bộ quản lý cấp tỉnh, huyện”, Tạp chí Cộng sản, (3),

tr.25-30.

64. Trần Tất Hùng (2002), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận Mác -

Lênin”, Tạp chí Giáo dục, (30), tr.2-4.

65. Nguyễn Thị Bích Hường (2006), Chất lượng đào tạo cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn ở Trường Đào tạo cán bộ Lê

Hồng Phong thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ

Chính trị học, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học

viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

66. Kệtmany Phummalạt (2014), “Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn

lý luận chính trị - hành chính ở Học viện Chính trị và Hành chính

quốc gia Lào bằng nhiều hình thức”, Tạp chí Lý luận chính trị và

Hành chính quốc gia Lào, (5), tr.23-29.

158

67. Khămphăn Phômmathắt (2005), Công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong thời kỳ mới, Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây

dựng Đảng, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

68. Khămphăn Vôngphachăn (2012), Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, Luận án

tiến sỹ Chính trị học, chuyên ngành Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội.

69. Khămxai Giang (2012), Xây dựng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở tỉnh Hùa Phăn, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học

viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

70. Chu Phúc Khởi (2004), Xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng xây dựng một đội ngũ cán bộ dự bị tố chất cao, Hội thảo lý luận giữa

Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc “Xây dựng

đảng cầm quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung

Quốc”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

71. Giả Cao Kiến (2004), Phát huy đầy đủ vai trò của trường Đảng, làm tốt công tác giáo dục và đào tạo cán bộ, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng

sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc “Xây dựng đảng cầm

quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc”,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

72. Triệu Gia Kỳ (2004), Tăng cường xây dựng Đảng ủy địa phương, phát huy đầy đủ vai trò hạt nhân lãnh đạo, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng

sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc “Xây dựng đảng cầm

quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc”,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

73. Bùi Đức Lại (2007), “Bàn thêm về quy hoạch cán bộ”, Tạp chí Xây dựng

Đảng, (10), tr.29-32.

159

74. Látđaphon Xỉxảạt (2007), Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - Hành quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

75. Đỗ Long (2003), “Những giá trị khoa học trong nghiên cứu và giảng dạy tâm lý học”, Tạp chí Tâm lý học, (4), tr.4-6.

76. Đặng Đình Lựu (2008), “Xây dựng đội ngũ cán bộ trung, cao cấp ở Trung Quốc”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (10), tr.55-59.

77. Võ Thị Mai (2007), “Phương pháp dạy học trong các trường Đảng ở Trung Quốc”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (8), tr.59-60.

78. Manyvon Tulabút (2015), “Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Sả Vẳn Na Khẹt chú trọng việc phát triển nguồn nhân lực”, Tạp chí Kiểm tra của Ủy Ban kiểm tra Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, (19) tr.27-19.

79. Mặt trận Tổ quốc Lào (2011), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Sỉ Bun Hương, Viêng Chăn.

80. Nguyễn Khánh Mậu (chủ nhiệm) (1999), Nâng cao chất lượng quản lý và nghiên cứu khao học ở Phân viện thành phố Hồ Chí Minh và một số trường chính trị tỉnh khu vực phía Nam, Đề tài khoa học cấp bộ, Phân viện thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

81. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

82. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

83. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

84. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

85. Mai Đức Ngọc (2008), Vai trò cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

86. Phănđuôngchít Vôngxả (2002), Công tác lý luận của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong thời kỳ mới, Luận án tiến sỹ Lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

160

87. Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh (2000), Nâng cao chất lượng quản lý và nghiên cứu khoa học ở Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh và một số trường chính trị tỉnh khu vực phía Nam, Kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ, Thành phố Hồ Chí Minh.

88. Hoàng Phê (1995), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

89. Đặng Đình Phú (Chủ biên) (2011), Tài liệu phục vụ môn học xây dựng Đảng, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

90. Thang Văn Phúc (2003), “Định hướng đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức theo yêu cầu của Chương trình tổng thể Cải cách hành chính 2001-2010”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, (9), tr.13-17.

91. Phuthắc Phítthanuxỏn (2007), “Quan điểm của hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam - Lào về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị ở Lào”, Tạp chí lịch sử Đảng, (12), tr.17-23.

92. Phuvông Unkhămxền (2009), “Nâng cao chất lượng phương pháp giảng dạy mới ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào”, Tạp chí Lý luận chính trị và Hành chính quốc gia Lào, (9), tr.1-5.

93. Lê Quang (2009), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở một số nước trên thế giới”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (11), tr.59-61.

94. Tô Huy Rứa (1994), Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo giảng viên lý luận chính trị các trường đại học cao đẳng, Đề tài KX 10-09D, Hà Nội.

95. Tô Huy Rứa (2011), “Xây dựng Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh ngày càng phát triển, ngang tầm yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới”, Tạp chí lý luận chính trị, (8), tr.8-14.

96. Trần Xuân Sầm (Chủ nhiệm), Xác định cơ cấu, tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị đổi mới, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

97. Sổmphăn Xỉvôngsay (2007), Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên ở các trường đai học Công an Nhân dân Lào hiện nay”, Luận văn thạc sỹ Khoa học chính trị, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

161

98. Nguyễn Thái Sơn (2002), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, Luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Xây

dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội.

99. Nguyễn Trung Tài (2014), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở

Hà Giang”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (5), tr.24,25,55.

100. Nguyễn Mạnh Thắng (2014), “Xây dựng bản lĩnh chính trị cho chính ủy,

chính trị viên ở đơn vị cơ sở theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí

Cộng sản chuyên đề cơ sở, (96), tr.79-82.

101. Ngô Ngọc Thắng (2004), “Đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ

cán bộ cơ sở trong thời kỳ mới”, Tạp chí lý luận chính trị, (8), tr.27-35.

102. Phạm Văn Thanh (2001), Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác - Lênin trong các trường đại học ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ, chuyên

ngành chủ nghĩa Cộng sản khoa học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ

Chí Minh, Hà Nội.

103. Lê Như Thanh (2004), “Một số vấn đề về đánh giá trong quá trình quản lý

đào tạo”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, (98), tr.27-30.

104. Song Thành (2005), “Yêu cầu đổi mới nội dung đào tạo của Học viện

Quốc gia Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lý luận chính trị, (7). tr.75-77.

105. Trần Thành (2007), Triết học với đổi mới và đổi mới nghiên cứu giảng

dạy triết học, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

106. Lại Hợp Thịnh (2000), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và giảng dạy ở trường chính trị tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

107. Phạm Văn Thọ (chủ nhiệm) (2001), Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị và trung tâm bồi dưỡng chính trị hiện nay, Đề tài cấp bộ, Hà Nội.

162

108. Thủ tướng Chính phủ Lào (2003), Chỉ thị số 82/TT-CP, ký ngày 19/11/ 2003, về cán bộ công nhân viên chức, Viêng Chăn.

109. Lê Quang Thưởng (chủ nhiệm) (2002), Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, Đề tài cấp Bộ, Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

110. Nguyễn Đình Trãi (2001), Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các trường chính trị tỉnh, Luận án tiến sĩ, chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

111. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên) (2003), Luận cứ khoa học việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

112. Nguyễn Phú Trọng (chủ biên) (2011), Về các mối quan hệ lớn cần được giải quyết tốt trong quá trình đổi mới đi lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia, sự thật, Hà Nội.

113. Trung tâm biên soạn Từ điển Bách Khoa (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 1, Nxb Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội.

114. Trung tâm Thông tin khoa học - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2011), Các văn kiện và chương trình giảng dạy trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hà Nội.

115. Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Luang Năm Tha (2012), Báo cáo đi thực tế, rút kinh nghiệm giữa 2 Trường CT-HC tỉnh U Đôm Xay và Trường CT-HC tỉnh Luang Nam Tha, Luang Nam Tha.

116. Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Át Ta Pư (2012), Báo cáo kết quả giảng dạy và học tập năm học 2011-2012 và kế hoạch giảng dạy - học tập 2012- 2013, Át Ta Pư.

117. Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Át Ta Pư (2013), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đầu năm 2012-2013 và định hướng 2013-2014, Át Ta Pư.

163

118. Trường Chính trị - Hành chính tỉnh CHDCND Lào (2013), Báo cáo rút kinh nghiệm về việc dạy và học giữa các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh CHDCND Lào, năm 2013-2014 và kế hoạch 2014-2015,

Viêng Chăn.

119. Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Sả La Văn (2012), Báo cáo hoạt động toàn diện năm học giai đoạn 10 năm (1997-2012) và kế hoạch năm học (2013-2015), Sả La Văn.

120. Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên (1957-2007), Lịch sử Trường chính trị tỉnh Thái Nguyên, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

121. Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Xiêng Khoảng (2012), Báo cáo hoạt

động toàn diện năm học 2011-2012, Xiêng Khoảng.

122. Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Bo Kẻo (2013), Báo cáo hoạt động toàn

diện năm học 2012-2013 và kế hoạch học tập 2013-2014, Bo Kẻo.

123. Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Chăm Pa Sắc (2013), Báo cáo hoạt

động toàn diện năm học 2012-2013 và kế hoạch học tập 2013-2014,

Chăm Pa Sắc.

124. Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Kham Muổn (2013), Báo cáo hoạt

động toàn diện năm học 2012-2013 và kế hoạch học tập 2013-2014,

Kham Muổn.

125. Trường Chính trị - Hành chính tỉnh U Đôm Xay (2014), Báo cáo hoạt

động toàn diện năm học 2013-2014 và kế hoạch học tập 2014-2015, U

Đôm Xay.

126. Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Viêng Chăn (2014), Báo cáo hoạt động toàn diện năm học 2013-2014 và kế hoạch học tập 2014-2015, Viêng Chăn.

127. Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Phông Sả Ly (2014), Báo cáo hoạt động toàn diện năm học 2013-2014 và kế hoạch học tập 2014-2015, Phông Sả Ly.

164

128. Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Bo Ly Khăm Xay (2014), Báo cáo hoạt động toàn diện năm học 2013-2014 và kế hoạch học tập 2014-2015, Bo Ly Khăm Xay.

129. Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Sê Kong (2015), Báo cáo hoạt động toàn diện năm học 2014-2015 và kế hoạch học tập 2015-2016, Sê Kong.

130. Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Luang Pha Bang (2015), Báo cáo hoạt động toàn diện năm học 2014-2015 và kế hoạch học tập 2015-2016, Luang Pha Bang

131. Hà Anh Tuấn (2006), Công tác bồi dưỡng đội ngũ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh và tương đương ở Học viện Chính trị quốc gia giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội.

132. Nguyễn Minh Tuấn (2010), “Đảng Cộng sản Trung Quốc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ”, Tạp chí Lý luận Chính trị, (9), tr.83-88.

133. Nguyễn Minh Tuấn (2012), Tiếp tục đổi mới đồng bộ công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

134. Ubun Mahảxay (2006), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

135. Usenh Phếtxavông (2011), “Một số vấn đề về nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở tỉnh U Đôm Xay”, Tạp chí Lý luận Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, (8), tr.27-33.

136. Uthong Phếtxảlạt (2011), Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giảng viên dạy nghề ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

137. V.I.Lênin (1974), Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.

138. V.I.Lênin (1974), Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

165

139. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 19, Nxb Tiến bộ Matxacơva.

140. V.I.Lênin (1978), Toàn tập. tập 43, Nxb Tiến bộ, Mátxacơva.

141. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 47, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

142. Văn phòng Đảng ủy Trung ương Đảng NDCM Lào (2005), Bản báo cáo

chính trị của Đảng bộ Văn phòng TW Đ lần thứ V, Viêng Chăn.

143. Vilay Đuôngmany (2011), Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo - chỉ huy trong lực lượng an ninh Nhân dân Lào, Luận văn thạc sĩ

chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc

gia Lào, Viêng Chăn.

144. Viêngkhăm Phôngxavẳn (2009), “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ ở Học viện Công an nhân dân trong giai đoạn hiện nay”, Tạp

chí Lý luận Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, (12), tr.59-75.

145. Vũ Quang Vinh (2002), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng

đội ngũ cán bộ lãnh đạo”, Tạp chí Lý luận Chính trị, (5), tr.15-17.

146. Vụ Tổ chức Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Lào (2012), Bản hướng dẫn về tổ chức thực hiện Quyết định số 934/HVCT&HCQG Lào về tổ chức và hoạt động chuyên môn của Trường Chính trị - Hành

chính tỉnh, Viêng Chăn.

147. Nguyễn Hữu Vui (2002), Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin ở Việt Nam - Những vấn đề chung, Đề tài KX 10-08,

Hà Nội.

148. Xamlane Phănkhavông (2014), Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay, Luận án tiễn sĩ khoa học chính trị, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

149. Xamútthong Sổmphanít (2009), “Quá trình hoạt động lấy thầy hoặc trò làm

trung tâm để xây dựng tính thống nhất trong giảng dạy và học tập”, Tạp

chí Lý luận chính trị và Hành chính quốc gia Lào, (9), tr.12-20.

166

150. Xaykhăm Munmanyvông (2013), “Giảng dạy lý luận Mác-Lênin tại các

Trường Chính trị và Hành chính ở Lào hiện nay”, Tạp chí Lý luận

chính trị, (5), tr.102-105.

151. Xaykhăm Munmanyvông (2014), Giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, Luận án tiến sỹ chuyên ngành Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

152. Xỉămphai Xôlathi, (2010), “Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, coi trọng giờ chuẩn bi và xemina”, Tạp chí Lý luận chính trị và Hành chính quốc gia Lào, (9), tr.35-44.

153. Xinhkhăm Pummaxay (2001), “Thực trạng và những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của Lào”, Tạp chí Lý luận Chính trị, (10), 48-52.

154. Xỉvilay Thavixỉn (2015), “Một số suy nghĩ về nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy ở Trường Luật Miền Nam Lào”, Tạp chí Lý luận chính trị và Hành chính quốc gia Lào, (11), tr.74-78.

155. Xixuphăn Thămpănnha (2006), Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Luang Năm Tha trong sự nghiệp đổi mới, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

156. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

167

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

Bản đồ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

168 168

Phụ lục 2 Hệ thống bộ máy tổ chức của các trường Chính trị - Hành chính tỉnh CHDCND Lào hiện nay (2014)

Nguồn: Báo cáo rút kinh nghiệm về công tac giảng dạy và học tập giữa các Trường Chính trị và Hành chính tỉnh CHDCND Lào,

năm học 2013 - 2014 và kế hoạch năm học 2014 - 2015 [118].

Hiệu trường

-

Phó hiệu trường Phó hiệu trường

Ngành quản lý dạy-học

Trưởng phòng thông tin

Ngành đào tạo - tập

huấn

Ngành nghiên cứu-xử lý thông

tin

Ngành hành chính tổng hợp

Môn

CNXHKH

Trưởng phòng quản lý hành chính

Trưởng Phòng đào tạo

Môn

THMLN

Phó trưởng Phòng đào tạo Phó trưởng

phòng thông tin

Môn

KTCTQLKT

Môn

NNPL

Môn

XDĐ-LSĐ

Ngành thư

viện- tin học

Phó trưởng phòng quản lý hành chính

Ngành tổ chức cán

bộ

Ngành kê

hoạch- tài vụ

Trưởng phòng quản lý công tác giảng dạy-học tập

Phó trưởng phòng quản lý công tác giảng dạy-học tập

169 169

Phụ lục 3

Cơ cấu trình độ chuyên môm của đội ngũ CBNC, GD ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh CHDCND Lào năm 2015

Trình độ chuyên môn của đội ngũ CBNC, GD Trình độ lý luận chính của đội ngũ CBNC, GD

TS Th.S ĐH Cao cấp Trung

cấp TS chính

trị Th.S

chính trị CN chính

trị Cao cấp

Trung cấp

Học qua Đơn vị

CB viên chức

CBNC, GD

T % T % T % T % T % T % T % T % T % T % T %

Toàn hệ

thống các

trường

488 309 09 2,91 68 22 220 71,19 64 20,91 11 3,25 09 2,91 68 22 220 71,19 64 20,71 11 3,25 25 8,06

Nguồn: Báo cáo rút kinh nghiệm về việc dạy và học giữa các TCT- HC tỉnh CHDCND Lào, năm học 2013-2014 và kế hoạch năm học 2014-2015 [118]

170

Phụ lục 4

Nhu cầu bổ sung giảng viên chính vào các bộ môn của các Trường Chính trị -

Hành chính tỉnh CHDCND Lào đến năm 2020

Nhu cầu cần thêm CBNC, GD trong các môn Trường Chính trị -

Hành chính

Cán bộ công

nhân viên hiện có

CBNC, GD

hiện có TH

MLN KTCT QLKT

CNXHKH NNPL XDĐ

Tỉnh Phông Sả Ly 26 14 6 7 6 7 6

Tỉnh Bo Kẻo 24 12 5 6 6 6 5

Tỉnh Huả Phăn 39 15 5 7 6 5 6

Tỉnh Luang Năm Tha 28 24 4 5 5 4 5

Tỉnh U Đôm Xay 31 25 4 5 4 5 4

Tỉnh Xay Nha Bu Ly 20 10 7 6 7 7 6

Tỉnh Luang Pha Bang 32 21 5 4 4 5 5

Tỉnh Xiêng Khoảng 21 16 5 6 7 6 5

Tỉnh Viêng Chăn 20 11 6 7 6 4 6

Tỉnh Xay Sổm Bun 5 2 10 10 10 10 10

Thủ đô Viêng Chăn 32 17 4 5 6 5 7

Tỉnh Bo Ly Khăm Xay 24 9 7 6 7 7 7

Tỉnh Kham Muổn 26 17 5 6 6 5 6

Tỉnh SảVẳn Na Khệt 42 20 5 5 4 4 4

Tỉnh Chăm Pa Sắc 41 31 4 5 5 4 5

Tỉnh Sả La Văn 27 26 5 4 6 5 6

Tỉnh Sê Kong 29 23 6 5 6 4 5

Tỉnh Át Ta Pư 21 16 6 5 7 5 6

Số GV cần bổ sung 488 309 113 104 118 98 94

Nguồn: Phòng quản lý các trường chính trị - hành chính tỉnh CHDCND Lào, Viêng Chăn [59].

171

Phụ lục 5

Kết quả xử lý số liệu trưng cầu ý kiến đội ngũ CBNC, GD ở các Trường Chính trị -

Hành chính tỉnh CHDCND Lào về dạy và học các môn khoa học (93 CBNC, GD)

Nội dung câu hỏi Phương án trả lời Tỷ lệ %

Câu 1: Có thể đánh giá chung là đa số học viên ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh ở Lào hiện nay ham học các môn trong các ngành học?

- Đúng - Phân vân - Không đúng

52,68 43,01 4,30

Câu 2: Trong những năm học vừa qua, số học viên tự giác và cố gắng học những môn học là:

- Nhiều - Tương đối nhiều - ít

51,62 48,38 0

Câu 3: Theo đồng chí, có thể nói: Nhiều học viên hiện nay thiếu hiểu biết cơ bản về các môn học ?

- Đúng - Phân vân - Không đúng

23,66 7,53 68,81

Câu 4: Xin đồng chí cho biết mức độ áp dụng các phương pháp dạy học các môn trong các ngành học?.

- Thuyết trình - Thảo luận nhóm - Nêu vấn đề

100 47,34 38,15

Câu 5: Mức độ sử dụng các phương tiện dạy học

- Bảng phấn - Đèn chiếu hắt - Hệ thống VIDEO - Máy chiếu kỹ thuật số - Phương tiện khác

100 35,34 0 15,54 14,23

- Kiến thức lý luận chính trị 85,13

- Kiến thức chuyên môn 100

- Kiến thức xã hội 83,31

Câu 6: Để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả giảng dạy, giảng viên các bộ môn này cần được bồi dưỡng thêm những kiến thức nào:

- Phương pháp dạy học tích cực 88,38

- Nạn tham nhũng 40,23

- Tệ quan liêu 54,56

- Tình trạng thiếu kỷ cương 60,30

- Tình trạng phân hóa giàu nghèo

57,43

- Chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng

66,33

- Kỷ luật Đảng không nghiêm 74,47

- Trì trệ, tiêu cực trong tổ chức cán bộ

47,65

Câu 7: Theo đồng chí các nhân tố đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dạy và học các môn khoa học.

- Tình trạng lãnh đạo không gương mẫu

78,24

172

Phụ lục 6

Kết quả xử lý số liệu trưng cầu ý kiến học viên ở các Trường Chính trị - Hành chính

tỉnh CHDCND Lào về dạy và học các môn khoa học trên tổng số 321 học viên

Nội dung câu hỏi Phương án trả lời Số ý kiến

Tỷ lệ %

Câu 1: Theo các anh, chị hệ thống các môn học ở các trường chính trị và hành chính tỉnh có vị trí như thế nào?

- Quan trọng nhất - Như các môn ở các trường khác - Không quan trọng

239 82 0

74,46 25,54

0

Câu 2: Học tốt các môn khoa học này sẽ giúp ta tự tin, vững vàng hơn trong sự nghiệp của mình. Có đúng không?

- Đúng - Phân vân - Không đúng

249 58 14

77,57 18,06

4,36

Câu 3: Học các môn khoa học này thấy trừu tưởng, khó khan và thiếu sinh động, có đúng như vậy không?

- Đúng - Phân vân - Không đúng

89 137 95

27,72 42,67 29,59

Câu 4: Các anh, chị có thấy hài lòng, hứng thú khi nghe giảng viên giảng các môn khoa học không?

- Có - Bình thường - Không

216 88 17

67,28 27,41

5,29

Câu 5: Anh, chị tự nhìn thấy mình thiếu nhiệt tình và niềm tin đối với các kiến thức của các môn học phải không?

- Đúng - Đôi khi đúng - Không đúng

33 75

213

10,28 23,36 66,36

Câu 6: Ngoài việc học tốt, theo anh, chị có đúng học viên cần phải tích cực, tự giác tham gia vào các hoạt động xã hội để tự học hỏi rèn luyện mình không?

- Đúng - Phân vân - Không đúng

235 37 49

73,21 11,53 15,26

Câu 7: Anh, chị có hay quan tâm và bàn luận về những vấn đề liên quan đến đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước không?

- Không - Thỉnh thoảng - Thường xuyên

25 139 157

7,78 43,30 48,90

Câu 8: Anh, chị cho rằng học viên nên quan tâm đến những vấn đề khác hơn là thời sự và chính trị phải không?

- Đúng - Phân vân - Không đúng

43 130 148

13,40 40,50 46,10

Câu 9: Trong học tập các môn học, người được điểm cao chưa hẳn đã là người có kiến thức sâu và vững vàng. Theo anh, chị điều đó có đúng không?

- Đúng - Phân vân - Không đúng

181 114 26

56,39 35,52

8,09

Câu 10: Trong học tập các môn khoa học, anh, chị chỉ làm sao để không thi lại. Có đúng vậy không?

- Đúng - Đôi khi đúng - Không đúng

20 127 174

6,23 39,57 54,20

Câu 11: Nếu phải thi lại các môn đã học thì đâu là lý do chính?

- Lười học - Học sai phương pháp - Do giảng viên

45 224 52

14,01 69,79 16,20

173

Nội dung câu hỏi Phương án trả lời Số ý kiến

Tỷ lệ %

Câu 12: Các anh, chị có bao giờ nghỉ học các môn không có lý do không?

- Thường xuyên - ít khi - Chưa bao giờ

0 42

279

0 13,08 86,92

Câu 13: Theo anh, chị nên bố trí lớp học với số lượng học viên như thế nào cho phù hợp?

- 30 sinh viên - 31 đến 50 - 51 học viên trở lên

219 92 10

68,22 28,66

3,11

Câu 14: Anh, chị có kiến nghị gì về nội dung chương trình các môn học mà bạn đã được học

- Quá dài - Phù hợp - Ngắn

111 177 33

34,57 45,19 10,28

- Soạn phù hợp với đối tượng 63 19,62 - Soạn cho từng chuyên ngành

nhiều hơn nữa

98

30,52 Câu 15: Theo anh, chị bài giảng các môn khoa học hiện nay cần:

- Luon bổ sung bài giảng 160 49,84 - Tích cực chủ động 175 54,51 - Tích cực nhưng chưa chủ động 138 43

Câu 16: Theo anh, chị đa số học viên ở các trường chính trị và ành chính tỉnh hiện nay, học các môn khoa học này như thế nào? - Không tích cực, thiếu chủ động 8 2,49 Câu 17: Anh, chị có sưu tầm đọc thêm tài liệu và các văn kiện của Đảng để hiểu sâu và rộng hơn kiến thức trong bài giảng và trong giáo trình không?

- Thường xuyên - Đôi khi - Chưa bao giờ

178 114 29

55,45 35,51

9,03

Câu 18: Những hiện tượng sau đây biểu hiện như thế nào trong học viên ở lớp của anh, chị khi học các môn khoa học?

a. Tập trung học tập:

- Nhiều - Tương đối nhiều - ít - Không có

5 20 43

253

1,56 6,23

13,39 78,82

b. Không có mục tiêu và kế hoạch rõ ràng:

- Nhiều - Tương đối nhiều - ít - Không có

18 46

170 87

5,61 14,33 52,96 27,10

174

Phụ lục 7

Bản chấm điểm thi giảng viên giỏi toàn quốc (TCT-HC tỉnh CHDCND Lào)

- Họ và tên................................. trường................................chuyên ngành............................. - Đề thi.................................................. thời gian...............phòng..........ngày....../......./.......... - Giảng viên chấm thi: 1................................................... 2..................................................... 3.................................................... 4....................................................

(5 xuất sắc, 4 giỏi, 3 khá, 2 trung bình, 1 kém và đánh dấu P vào số điểm người thi đã đạt được)

Điểm thi giảng Các bước thực hiện Nội dung đánh giá 5 4 3 2 1 Ghi chú

1. Tinh thần, bài giảng và đạt tên đề rõ ràng

- Đúng chuyên đề đã thông báo, tên đề đúng giáo trình hay quy định

2. Chuẩn bị (tập giảng) - Có tập giảng trước khi thi giảng 3. Giới thiệu bản thân - Có lô gích, đúng quy định, thời gian C

huẩn

bị

4. Ăn mặc, cách xử sự - Lịch sự, phù hợp đối tượng học 5. Kiến thức, khả năng

giảng dạy - Đáp ứng chương trình, phù hợp với đối tượng, gắn lý luận - thực tiễn

6. Giáo dục tư tưởng - Đúng hướng, đúng đường lối, phù hợp nội dung bài giảng và đối tượng

Mục

đíc

h

7. Cách dùng từ - Dễ hiểu, dễ ghi và dễ nhớ... 8. Thực hiện các bước

giảng, nội dung bài giảng - Thu hút VH tập trung vào bài giảng

9. Phương pháp thực hiện - Thuyết trình, nêu vấn đề, tình huống, thảo luận nhóm, giới thiệu tài luệu

10. Câu hỏi, động viên - Ngắn, chính xác, dễ hiểu, động viên, trình bày lại cho HV đúng hướng

11. Cách trình bày - Đúng hướng, chính xác, giọng nói phù hợp, có lô gích, có hệ thống

12. Cách truyền đạt kiến thức, số liện, tài liệu...

- Chính xác và phù hợp đối tượng học, tài liệu phong phú, dễ tìm học

13. Quản lý lớp - Mọi HV thực hiện đúng các quy chế, tập trung nghe giảng, tự giác có ý kiến...

14. Cách viết lên bảng - Ngắn ngọn, rõ ràng, vừa nói vừa viết, đúng đầu đề, bao hàm nội dung

Thực

hiệ

n giản

g dạ

y

15. Thời gian trên lớp - Đúng quy đinh, không quá giờ

16. Đúc kết - Nội dung chính, câu hỏi và bài tập đúng hướng, đúng thực tiễn, có ích

Rút

kin

h ng

hiệm

17. Kết quả đánh giá - Đạt tiêu chuẩn, mục đích

Tổng cộng điểm

Ký họ và tên giảng viên chấm thi

175

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho học viên)

Để góp phần nâng cao chất lượng học tập các môn khoa học lý luận khoa học chính trị - hành chính cho học viên. Tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài: "Chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh CHDCND Lào giai đoạn hiện nay". Vì vậy, xin các anh, chị vui lòng giúp đỡ chúng tôi phiếu điều tra như sau: (Xin vui lòng đánh dấu P vào ô vuông £ phù hợp với ý kiến của mình) Câu 1: Theo các anh, chị hệ thống các môn học ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh ở Lào,

các bộ môn có vị trí như thế nào? £ Quan trọng nhất £ Như các môn ở các trường khác £ Không quan trọng Câu 2: Học tốt các môn khoa học sẽ giúp ta tự tin, vững vàng hơn trong sự nghiệp của mình. Có

đúng không? £ Đúng £ Phân vân £ Không đúng Câu 3: Học các môn khoa học thấy trừu tưởng, khô khan và thiếu sinh động, có đúng như vậy

không? £ Đúng £ Phân vân £ Không đúng Câu 4: Các anh, chị có thấy hài lòng, hứng thú khi nghe giảng viên giảng các môn khoa học

không? £ Có £ Bình thường £ Không Câu 5: Anh, chị tự nhìn thấy mình thiếu nhiệt tình và niềm tin đối với các kiến thức của các môn

học phải không? £ Có £ Bình thường £ Không Câu 6: Ngoài việc học tốt, theo anh, chị có đúng học viên cần phải tích cực, tự giác tham gia vào các hoạt

động xã hội để học hỏi rèn luyện mình không? £ Đúng £ Phân vân £ Không đúng Câu 7: Anh, chị có hay quan tâm và bàn luận về những vấn đề liên quan đến chủ trương, chính

sách của Đảng và Nhà nước không? £ Không £ Thỉnh thoảng £ Thường xuyên Câu 8: Anh, chị cho rằng học viên nên quan tâm đến những vấn đề khác hơn là thời sự và chính trị

phải không? £ Đúng £ Phân vân £ Không đúng Câu 9: Trong học tập các môn khoa học, người được điểm cao chưa hẳn đã là người có kiến thức

sâu và vững vàng. Theo anh, chị điều đó có đúng không? £ Đúng £ Phân vân £ Không đúng Câu 10: Trong học tập các môn khoa học, anh, chị chỉ làm sao để không thi lại. Có đúng vậy

không? £ Đúng £ Đôi khi đúng £ Không đúng Câu 11: Nếu phải thi lại các môn thì đâu là lý do chính? £ Lười học £ Học sai phương pháp £ Do giảng viên

176

Câu 12: Các anh, chị có bao giờ nghỉ học các môn mà không có lý do? £ Thường xuyên £ ít khi £ Không bao giờ Câu 13: Theo anh, chị nên bố trí lớp học với số lượng học viên như thế nào cho phù hợp? £ 30 sinh viên £ 31 đến 50 £ 51 sinh viên trở lên Câu 14: Anh, chị có kiến nghị gì về nội dung, chương trình các môn khoa học mà bạn đã học? £ Quá dài £ Phù hợp £ Ngắn Câu 15: Theo anh, chị bài giảng các môn khoa học hiện nay cần: £ Soạn phù hợp với đối tượng £ Soạn cho từng chuyên ngành nhiều hơn nữa

£ Luôn bổ sung bài giảng Câu 16: Theo anh, chị đa số học viên ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh ở Lào hiện nay, cần

học các môn khoa học như thế nào? £ Tích cực chủ động £ Tích cực nhưng chưa chủ động £ Không tích cực, thiếu chủ động

Câu 17: Anh, chị có sưu tầm đọc thêm tài liệu và các văn kiện của Đảng để hiểu sâu và rộng hơn kiến thức trong bài giảng và trong giáo trình không?

£ Thường xuyên £ Đôi khi £ Không bao giờ Câu 18: Theo các anh, chị, những hiện tượng sau đây biểu hiện như thế nào trong học viên ở lớp

của anh, chị khi học các môn khoa học: a. Lờ là trong học tập: £ Nhiều £ Tương đối nhiều £ ít £ Không có b. Không có mục tiêu và kế hoạch rõ ràng: £ Nhiều £ Tương đối nhiều £ ít £ Không có c. Lười biếng, ít tự giác cố gắng: £ Nhiều £ Tương đối nhiều £ ít £ Không có d. Gian lận trong thi cử: £ Nhiều £ Tương đối nhiều £ ít £ Không có đ. Bỏ học không lý do: £ Nhiều £ Tương đối nhiều £ ít £ Không có e. Nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học: £ Nhiều £ Tương đối nhiều

£ ít £ Không có f. Có điểm cao trong thi cử: £ Nhiều £ Tương đối nhiều £ ít £ Không có g. Để học tập tốt các môn khoa học, các anh, chị có nguyện vọng gì? ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ Xin vui lòng biết tên, anh, chị là học viên lớp...............................năm thứ..............Tuổi..........Dân

tộc.....................Tôn giáo....................................Giới tính...............quê quán.................................................. đơn vị công tác......................................................chức vụ trước khi sang học................................................

Xin chân thành cảm ơn !

177

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho cán bộ nghiên cứu, giảng dạy)

Để góp phần nâng cao chất lượng học tập các môn khoa học lý luận chính trị - hành chính cho học viên. Tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài: "Chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh CHDCND Lào giai đoạn hiện nay". Vì vậy, xin thầy cô vui lòng trả lời giúp tôi phiếu điều tra như sau: (Xin vui lòng đánh dấu P vào ô vuông £ phù hợp với ý kiến của mình) Câu 1: Có thể đánh giá chung là đa số học viên ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh ở

Lào hiện nay ham học các môn khoa học? £ Đúng £ Phân vân £ Không đúng Câu 2: Trong năm học vừa qua, số học viên tự giác và cố gắng học những môn học này là: £ nhiều £ Tương đối nhiều £ ít Câu 3: Theo đồng chí, có thể nói: Nhiều học viên ở các trường Chính trị - Hành chính tỉnh ở

Lào hiện nay thiếu hiểu biết về các môn khoa học này? £ Đúng £ Phân vân £ Không đúng Câu 4: Những hiện tượng sau đây biểu hiện như thế nào trong học viên hiện nay khi học

các môn khoa học: a. Lờ là trong học tập: £ Nhiều £ Tương đối nhiều £ ít £ Không có b. Gian lận trong thi cử: £ Nhiều £ Tương đối nhiều £ ít £ Không có c. Bỏ học không lý do: £ Nhiều £ Tương đối nhiều £ ít £ Không có d. Nói chuyện riêng trong giờ học: £ Nhiều

£ Tương đối nhiều £ ít £ Không có Câu 5: Xin đồng chí cho biết mức độ áp dụng và hiệu quả thực tế các phương pháp dạy

học các môn khoa học. a. Mức độ thuyết trình: £ Thường xuyên £ Thỉnh thoảng

£ Chưa bao giờ b. Mức độ thảo luận nhóm: £ Thường xuyên £ Thỉnh thoảng

£ Chưa bao giờ c. Mức độ nêu vấn đề: £ Thường xuyên £ Thỉnh thoảng £ Chưa bao giờ d. Hiệu quả thuyết trình: £ Cao £ Trung bình £ Thấp đ. Hiệu quả thảo luận nhóm: £ Cao £Trung bình £ Thấp e. Hiệu quả nêu vấn đề: £ Cao £ Trung bình £ Thấp

178

Câu 6: Đồng chí thường sử dụng phương tiện nào để dạy học dưới đây: £ Bảng phấn £ Đèn chiếu hắt £ Hệ thống VIDEO £ Máy chiếu kỹ thuật số £ Phương tiện khác Câu 7: Theo đồng chí, để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả giảng dạy, CBNC, GD

này cần được bồi dưỡng thêm những kiến thức nào dưới đây: £ Kiến thức lý luận chính trị £ Kiến thức chuyên môn £ Kiến thức xã hội £ Phương pháp dạy học tích cực

Câu 8: Theo đồng chí các nhân tố dưới đây đang ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng dạy và học các môn khoa học.

a. Nạn tham nhũng: £ Không ảnh hưởng £ Chưa nghiêm trọng £ Nghiêm trọng £ Rất nghiêm trọng

b. Tệ quan liêu: £ Không ảnh hưởng £ Chưa nghiêm trọng £ Nghiêm trọng £ Rất nghiêm trọng

c. Tình trạng thiếu kỷ cương: £ Không ảnh hưởng £ Chưa nghiêm trọng £ Nghiêm trọng £ Rất nghiêm trọng

d. Tình trạng phân hóa giàu nghèo: £ Không ảnh hưởng £ Chưa nghiêm trọng £ Nghiêm trọng £ Rất nghiêm trọng đ. Chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng: £ Không ảnh hưởng £ Chưa nghiêm trọng £ Nghiêm trọng £ Rất nghiêm trọng e. Kỷ luật Đảng không nghiêm: £ Không ảnh hưởng £ Chưa nghiêm trọng £ Nghiêm trọng £ Rất nghiêm trọng f. Trì trệ, tiêu cực trong tổ chức cán bộ: £ Không ảnh hưởng £ Chưa nghiêm trọng £ Nghiêm trọng £ Rất nghiêm trọng g. Tình trạng lãnh đạo không gương mẫu: £ Không ảnh hưởng £ Chưa nghiêm trọng £ Nghiêm trọng £ Rất nghiêm trọng Câu 9: Theo đồng chí phương tiện trang thiết bị, cơ sở vật chất của các trường cho việc

nâng cao trình độ chuyên môn và hoạt động giảng dạy cho CBNC, GD là: £ Tốt £ Đầy đủ £ Thiếu £ Không có

179

Câu 10: Theo đồng chí việc thực hiện các chế độ chính sách đối với CBNC, GD: £ Đầy đủ £ Thiếu £ Không đầy đủ Câu 11: Đối với công việc chuyên môn đồng chí thấy: £ Bình thường £ Không yên tâm £ Muốn thay đổi Câu 12:Xin đồng chí vui lòng cho biết đôi chút về bản thân: - Tuổi: £ Dưới 30 £ Từ 31-40 £ Từ 41-50 £ Trên 51 £ Đảng viên £ Đoàn viên £ Nam £ Nữ Đồng chí thuộc dân tộc gì......................Tình độ học vấn........................ Đời sống của

gia đình hiện nay: £ Khó khăn £ Tạm ổn £ Tốt Câu 13: Theo đồng chí, để nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị - hành chính cho

học viên hệ trung cấp và cao cấp ở các trường chính trị và hành chính tỉnh cần phải có những giải pháp gì? ......................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Xin chân thành cảm ơn !

180

MéT Sè H×NH ¶NH HO¹T ®éng cña häc viÖn trung t©m vµ c¸c tr¦êng chÝnh trÞ - hµnh chÝnh tØnh CHDCDN lµo

GS. TS. Ky-Kẹo Khai-Khăm-Phi-Thun, Giám đốc Học viện Trung tâm phát biểu ý kiến nhân ngày tổng kết kết quả năm học 2013-2014 giữa các

TCT-HC tỉnh CHDCND Lào tại tỉnh Sả Vẳn Na Khệt

PGS.TS. Thong-Xa-Lít Mang-No-Met, Phó Giám đốc Học viện Trung tâm phát biểu ý kiến nhân ngày tổng kết năm học 2013-2014 giữa các

TCT-HC CHDCND Lào tại tỉnh Sả Vẳn Na Khệt

181

Ths. Chom Sanh. Trưởng phòng đào tạo Học viện Trung tâm phát biểu ý kiến

nhân ngày tổng kết năm học 2013-2014 giữa các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào

tại tỉnh Sả Vẳn Na Khệt

Đồng chí Kham Say, Hiện trường -trường TC-HC tỉnh U Đôm Xay phát biểu ý kiến

nhân ngày tổng kết năm học 2013-2014 giữa các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào

tại tỉnh Sả Vẳn Na Khệt

182

Chủ tịch Tỉnh Viêng Chăn và phó Giám đốc HVCT&HCQG Lào đến đự lễ bé

mặc năm học 2013-2014 (hệ trung cao lý luận khó VIII)

Chủ tịch Tỉnh Viêng Chăn tặng Bằng khen cho các CBNC, GD có thành tích

trong việc nghiên cứu, giảng dạy (khóa học 2014-2015)

183

Trường Chính trị tỉnh Sê Kong, Cán bộ lãnh đạo cấp cao của Thành Phố Đà

Nẵng đến thăm và làm việc tại trường CT-HC tỉnh Xê Kong (2013)

Hiệu trưởng trường CT-HC tỉnh Xê Kong đang lên giảng môn Xây dựng Đảng

cho lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính (2013)

184

Lễ tổ chức bảo vệ luận văn tốt nghiệp Lễ Tổ chức bảo vệ luận văn tốt nghiệp môn XDD môn NNPL hệ cao cấp, TCT-HC Thủ đô (VC) hệ cao cấp lý luận, TCT-HC Thủ đô (VC)

GV, HV TCT-HC Thủ độ Viêng Chăn Lễ nhận bằng tốt nghiệp hệ trung cấp giao lưu phóng đá với chi bộ bản 2013 lý luận TCT-HC tỉnh Viêng Chăn 2014

(HV tặng máy in cho trường (HV trồng cay nhân dịp ngày (GV, HV cùng nhân dân lao CT-HC TĐVC) mồng 1 tháng 6, TĐVC) động tại khu vực nhà trường)