cau chuyen hoi_hoa1_6457

308

Upload: zbrush-tieng-viet

Post on 14-Apr-2017

721 views

Category:

Art & Photos


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Cau chuyen hoi_hoa1_6457
Page 2: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

CÂU CHUYỆN HỘI HỌA

THÁI TUẤN Mục lục 1 Thái độ cần thiết khi xem tranh 2 Phê bình nghệ thuật 3 Thưởng ngoạn và phê bình nghệthuật 4 Hội họa cổ điển 5 Ấn tượng và siêu thực 6 Trường biểu hiện 7 Nhận xét về hội họa trừu tượng 8 Thế giới của hội họa 9 Đường nét và màu sắc 10 Hình thể trong hội họa 11 Đời sống đồ vật trong danh

Page 3: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

12 Cuộc phiêu lưu của hình thể tronghội họa 13 Loại tranh mộc bản Việt-nam 14 Đứng trước giá vẽ hôm nay 15 Tuổi của.nghệ thuật 16 Sự đầu thai của một ý nghĩ tronghội họa 17 Cái bánh của thằng Hề 18 Những dấu chân của Adam 19 Tiểu sử họa sĩ Thái Tuấn Ghi chú : Các hình minh họa và phầntiểu sử trong ebook là của người thựchiện ebook thêm vào.

THAY LỜI TỰA

Giữa dòng đêm tối của thời gian, sự

Page 4: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

vật vô tri ôm giấc ngủ dài chờ đợi. Bỗng từ cõi hư vô, hơi thở nào đãthổi bùng lên ngọn lửa đam mê và càihoa rắc bướm vào tóc rừng ngực núi. Khi gót chân chàng nhẹ hôn lên vầngcát trắng, đuổi bắt mặt trời để chia chobình minh hoang dại và hoàng hôn côđộc, là lúc phấn hương xao xuyến mừngđón gió về phổ vào đàn suối lời ca chobầy Ngọc Nữ. Nhưng khi đàn bướm bay theo tiếngca vừa tắt thì cũng là lúc gót chân lưuđày xót xa hơn bao giờ hết. Trước mặt hữu thế lõa lồ nhạo báng,chàng lặng lẽ cúi đầu cất cao bản kinhchiều để tiễn đưa phi lý vào cõi hư vô. Trong cơn xuất thần mầu nhiệm thìthầm : câu chuyện lưu đày chỉ là cuộc

Page 5: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

hành hương vô tận. Chàng ngửa mặt nhìn đêm để đếmxem có bao nhiêu vì sao rụng. Và nghệ thuật bắt đầu…

Saigon, 9-1966 Tác giả.

THÁI ĐỘ CẦN THIẾT KHIXEM TRANH

Xem tranh có người đã hỏi tôi : Bứctranh này vẽ người đàn bà ngồi như thếđể làm gì ? Hoặc sao bức tranh lại vẽmột người đầu nhỏ đến thế, chân tay thìdài loằng ngoằng, vẽ như thế để làm gì ?Sao cái cây lại tím, mặt trời lại xanh ?

Page 6: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Thật là khó trả lời , và bối rối cho kẻbị chất vấn. Đấy là những câu hỏi thànhthực muốn tìm hiểu về hội họa. Có lầntôi cũng đã tự hỏi tôi như vậy khi nhìnmột bông hồng nhung tuyệt đẹp. Bônghoa này được nở ra để làm gì ? Sao cánhnó lại đỏ, nhị nó lại vàng ? Và rồi tôi tìmra nhiều duyên cớ chính đáng cho sự cómặt và tồn tại của bông hoa. Trước hết,nhà dược sĩ có thể dùng nó để bào chế ramột thứ thuốc (như thuốc ho chẳng hạn),nhà hóa học dùng nó trong kỹ nghệ chếdầu thơm, người mộ đạo dùng nó đểdâng lên bàn thờ làm một lễ vật, v.v…Nhưng đối với tôi hiện tại lúc ấy, tôi chỉthấy vẻ đẹp của nó. Nên nó đã được tôicắm vào bình hoa của tôi. Mãi suy nghĩvẩn vơ làm tôi bỏ trôi bao nhiêu giây

Page 7: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

phút quý báu để thưởng thức vẻ đẹp củabông hoa. Điều đó đối với tôi mới chínhlà điểm quan trọng và là cái cớ chínhđáng nhất. Nếu một vị tu hành thấy bức họa cómột đề tài hợp với giáo lý của mình, thìcứ việc lấy nó làm công cụ truyền đạocho mình. Nhà chính trị nhận thấy đề tàinày có thể hợp với đường lối tranh đấucủa mình, thì thiết nghĩ cũng chả sao nếuhọ lợi dụng nó làm một lợi khí tuyêntruyền cho chủ nghĩa của họ. Đúng ra mộtbức họa mà có một giá trị nào đứng đắnvà xứng đáng thì cũng vẫn chỉ là một giátrị về nghệ thuật, chẳng phải rằng mụcđích của nó là làm một công việc nghệthuật hay sao ? Có những bạn hết sức thành thật không

Page 8: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

ngần ngại gì mà thú nhận rằng : chả hiểumột tý gì về hội họa, phải làm thế nào đểhiểu một bức tranh, hay có tiện thì giảithích cho bạn ấy về một bức tranh, máchcho bạn ấy một vài "bí mật" hay "mánhlới" để xem một bức tranh. Chính sự hammuốn hiểu biết và cố gắng trau dồi kiếnthức sẽ dần dần giúp các bạn ngày càngtiến bộ. Nghệ thuật không phải xây dựngbằng những công thức hay những phươngsố. Vấn đề kỹ thuật tuy cần thiết nhưngmới chỉ là những vần quốc ngữ. Muốnthưởng thức một áng văn chương điềucần tối thiểu là phải biết đọc. Nhưng biếtđọc chưa chắc là đã hiểu biết những điềumình đọc được. Tôi cũng từng biết một số người vàophòng triển lãm tranh, ca tụng bất kỳ một

Page 9: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

bức tranh nào, mà lối vẽ hết sức cầu kỳvà bí hiểm. Họ không ngần ngại gì màphát biểu rằng : lối vẽ tối tân nhất, là lậpthể hay trừu tượng. Ngoài lập thể và trừutượng ra đều là soàng hết. Vẽ gì mà dễhiểu quá, và tầm thường. Họ đoán nhữnghình này, hình nọ ở trong một bức họalập thể hay trừu tượng. Và coi bức họanhư một cuộc đánh đố giữa người vẽtranh và người xem tranh. Hiểu về tranhnhư vậy cũng là nhầm lẫn nhưng dù saocũng là những bộ óc ưa cải cách và tiếnbộ. Đành rằng cuộc đời đòi hỏi phải có sựtiến bộ, nhưng nghệ thuật hội họa thuộcphạm vi tình cảm, và ở địa hạt tình cảmthì không thể nói chuyện tiến hay lùi. Tình yêu của những chàng trai ở đời

Page 10: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Trần, đời Lý chắc cũng chẳng kém phầnsay đắm như ở thời đại nguyên tử củachúng la. Cảm xúc có thể cũng chỉ làmột, có khác chăng là ở cách diễn tả. Màcách diễn tả không bắt buộc phải theomột đường lối. Miễn sao đạt được tớiđích. Khi xem tranh, mà chỉ chú ý đến đề tàithì không khác gì kẻ muốn thưởng thứcmột tác phẩm về văn chương, mà chỉnóng lòng xem tác giả sẽ kết thúc câuchuyện ra sao. Cách thưởng thức một bức họa có đôiphần khác với cách thưởng thức một bảnnhạc, một bài thơ hay một tác phẩm vănchương. Nghe một bản nhạc ta phải tuầntự nghe từng nốt đàn, từ khúc đầu đếnphần chót, cuối cùng ta sẽ có một ý kiến

Page 11: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

về toàn bản. Đọc một tác phẩm văn chương haynghe ngâm một bài thơ cũng vậy, ta phảituần tự đi vào từng chương mục, từng chitiết. Tất cả hợp lại cho ta một kết luận vềtoàn thể. Thưởng thức một tác phẩm hộihọa bao giờ ta cũng thu cả toàn thể tácphẩm trong một thoáng nhìn ở giây phútđầu. Cảm xúc đưa lại tuy nhanh chóngnhưng rất rõ rệt, hoặc là bức họa cho tamột cảm giác ghê sợ, buồn bã hay vui vẻtưng bừng, v.v... Giây phút đó hoàn toànlà của cảm xúc, nó đi qua mau hay chậmtùy theo từng người. Sau đó, ta bình tĩnhvà ta bắt đầu để ý đến từng chi tiết, tabăn khoăn về chỗ này, ta thú vị ở chỗkia. Lúc đó là lúc lý trí đã bắt đầu gópphần vào cái việc xem tranh. Khi đã xem

Page 12: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

xong, ta quay lưng đi, nếu có ai hỏichúng ta tả lại cảnh trong bức họa, chúngta sẽ kể rằng đó là một bãi biển, hoặc làmột cảnh rừng núi. Nhưng có một điềurất chắc chắn là không có thể nào chúngta nhớ hết được tất cả mọi chi tiết trongbức họa. Nhưng thử hỏi : chúng ta nhớhết tất cả chi tiết để làm gì, và có cầnthiết hay không ? Khi quay lưng khỏi bứctranh thì trong đầu ta có một bức tranhkhác ít chi tiết hơn, nhưng chẳng kémphần linh động và cũng là một cảnh núirừng âm u, hoặc là biển cả mông mênh.Ở địa hạt văn chương há chẳng như vậysao ? Vài dòng chữ có thể gợi lên chobạn cả một đại dương mênh mông, náonhiệt, nào có cần gì đến năm bảy tranggiấy đầy đủ mọi chi tiết . Tại sao khi

Page 13: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

xem một bức tranh ta cứ đòi hỏi phải cóchi tiết này, chi tiết kia. Chi tiết ví nhưnhững đồ nữ trang, có thể làm tăng vẻđẹp cho người đeo và cũng có thể làmgiảm vẻ đẹp đi, nếu không nói là có hại.Ngắm một người đẹp, mà chỉ chú ý đếnđồ nữ trang thì kể cũng khả nghi. Bởi vậy khi thưởng thức một họaphẩm, chúng ta nên dẹp hết mọi thànhkiến, mọi băn khoăn của lý trí. Để chophần cảm xúc của ta làm việc tự do hơn.Thưởng thức một bức tranh không đòihỏi đến sự hiểu biết kỹ thuật hội họa.Việc nghiên cứu một bức họa là phầncủa các người chuyên môn. Khi nghemáy vô tuyến truyền thanh, nếu bạn hiểurõ những máy móc bộ phận trong máy đóthì càng hay, nhưng nếu bạn không hiểu

Page 14: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

rõ thì không phải vì thế mà bạn khôngnghe được, hay là nghe kém phần thú vịđi. Một tác phẩm họa có thể tả lại một đồvật, một phong cảnh, cũng có thể để diễntả một tư tưởng, diễn đạt một tình cảm,nhưng cũng rất có thể không diễn tả mộtcái gì khác, ngoài sự băn khoăn về cáiđẹp, mục đích duy nhất của nghệ thuậthội họa. Có thể lấy một trường hợp bứchọa của Matisse làm thí dụ. Trong bứctranh "L'odalisque an tambourin" sángtác năm 1956 [1] . Đó là bức họa mộtngười đàn bà lõa thể ngồi trong mộtchiếc ghế bành, với dáng điệu kiểu cách,giữa một gian phòng màu sắc huy hoàngmột cách rối loạn. Ở góc phòng, có mộtcái trống. Qua một khung cửa sổ người ta

Page 15: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

thấy một mảng trời. Không tượng trưngmột hành động nào, không có đề tài, nếucó thì chỉ có ở cái tên họa sĩ đặt cho bứctranh, không có gì làm cho người ta rõngười đàn bà đó là một cung nữ. Ngườiđàn bà khỏa thân trong một gian phòng,đó là một đề tài hết sức thông thườngtrong.hội họa. Nhưng ở đây họa sĩMatisse không chú ý đến sự khỏa thân,hay ở chiếc ghế bành hoặc chiếc trống.Điều mà họa sĩ chú ý là việc xếp đặtmàu sắc. Việc đó rất rõ ràng khi chúng taquan sát bức họa.

Page 16: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Nude Sitting in an Armchair - Matisse

Ở trung tâm bức họa, Matisse đã dùngnhững màu rất nhạt khác hẳn với thóithường của ông. Những bóng tối trên hình

Page 17: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

khỏa thân là màu xám tím, những chỗsáng trên thân thể người đàn bà là màunâu rất nhạt. Những khoảng khác là đenhay xám với màu lơ nhạt hay tím nhạt.Tất cả những khoảng màu sắc trên, ngườiđàn bà khỏa thân họp thành một mảngmàu nhàn nhạt nằm ở trung tâm bức họa.Xung quanh trung tâm điểm ấy, biểu diễnmột vũ điệu của những màu sắc huyhoàng. Màu đỏ tấm thảm, màu xanh củabức tường, những chấm vàng ở sọc ghế,tất cả được tạo nên quý giá chiếu sángnhư màu sắc của những viên kim cươngngọc bích. Hình thể đều mở rộng khôngcó đường biên giới. Màu sắc xâm chiếmbức họa không đếm xỉa gì đến hình thể,đường nét, tuy vậy vẫn không quên phầnhòa hợp. Hình thù bàn tay và bàn chân

Page 18: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

của người đàn bà chỉ là những chấm màuhết sức sơ sài, họa sĩ không cố ý diễn tảbàn chân hay bàn tay nhưng đã cho nómàu sắc để nó có thể dung hoà với toànthể các màu khác. Nhìn người đàn bà khỏa thân chúng tacũng phải công nhận rằng thực quảMatisse đã có một sự hiểu biết rất sâusắc về hình thể, và đồng thời cũng có mộtkinh nghiệm vững chắc về sự nghiên cứunhững dáng điệu của người khỏa thân.Nhưng tất cả sự hiểu biết đó ông khéogói ghém dưới những nét vẽ rất đơn giảnvà có vẻ như khờ khạo. Tạo thành mộthình ảnh ở trong một hình ảnh. Con ngườikhỏa thân mơ hồ như hình dáng Liêu trai.Mượn thực tế để rồi tách rời khỏi thếgiới thực tế, họa sĩ Matisse dẫn dắt

Page 19: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

người xem vào một thế giới kỳ lạ, ảohuyền của những chuyện thần thoại, ởtrong đó sự giàu có, sang trọng, huyhoàng của màu sắc đã khéo xếp đặt điềuhoà khiến cho chúng ta, khi ngắm tranh,có một kỳ thú không kể xiết. Nhưng chỉcó thế thôi, sau khi xem tranh chúng tacũng chẳng có một băn khoăn gì, hay mộttư tưởng gì ở bức tranh đưa lại chochúng ta ngoài một niềm hoan lạc. Matisse cũng đã muốn như vậy. Ta hãynghe ông nói : "Tôi diễn tả một quãngkhông gian và những vật trong đó như làtrước mặt tôi chỉ là bầu trời và mặt bể,nghĩa là hết sức giản dị. Tôi vẽ khôngkhó khăn chút nào, vì mọi sự đến tronglúc sáng tác một cách rất tự nhiên. Tôichỉ lo ghi lại những cảm xúc. Cái điều

Page 20: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

khó khăn nhất cho các họa sĩ trong côngviệc sáng tác là không làm chủ nổi cảmxúc của mình vì lý trí đánh lạc mấthướng. Lý trí chỉ có chỗ dùng để kiểmsoát lại khi đã hoàn thành xong tácphẩm." Về kỹ thuật, Matisse viết : "Khi tôi vẽmột cảnh trong nhà, trước mặt tôi là mộttủ đứng, tôi có cảm giác đó là một màuđỏ, tôi đưa một màu đỏ hợp với ý muốnvà vẽ lên vải. Từ màu đỏ ấy đến màutrắng của bức vải nẩy lên một sự hòahợp. Rồi bên cạnh màu đỏ, tôi vẽ thêmmàu xanh của bức tường, và màu vàngcủa nền nhà. Màu xanh, màu vàng ấy vớimàu trắng của bức vải cũng vẫn cần đếnmột sự liên hệ mà tôi mong muốn. Nhưngtheo đà tiến triển của sự sáng tác, dần

Page 21: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

dần các màu sắc sẽ giảm bớt sự liên hệvới nhau. Lúc ấy, tôi phải dùng đến mộtvài đường nét hoặc màu sắc phụ thuộc đểgây lại thăng bằng và điều hòa, mà tránhcho các màu sắc khỏi đối trọi lẫn nhau.Đôi khi phải thay đổi lại một số màu sắcchính của bức họa." Về nội dung, Matisse đã viết : "Cáiđiều mà tôi mong ước nhất là một thứnghệ thuật êm dịu và điều hòa không cónhững đề tài cầu kỳ và những nội dunglàm mệt óc. Một thứ gì, tựa như mộtchiếc ghế bành, giúp cho những ai mệtmỏi một sự thoải mái dễ chịu." Họa sĩ Matisse có đi quá trớn khi chorằng nghệ thuật hội họa chỉ có công dụngnhư một chiếc ghế bành hay không ? Tôitưởng rằng : sự thành thực của họa sĩ chỉ

Page 22: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

đáng khen ngợi. Đó là lý tưởng của ôngvà những tác phẩm của ông chứng tỏ sựthành công của ông với lý tưởng đó.Riêng tôi, tôi nhận thấy ở một số tácphẩm của ông, một nụ cười rất hồn nhiênnhưng dù sao cũng là sự hồn nhiên củamột triết nhân họa sĩ. Khi bước chân vào phòng triển lãm vềhội họa, tôi biết chắc có rất nhiều ngườibăn khoăn và tự hỏi : "Không biết bứcnào là đẹp ? Bức nào là xấu ? Mình thúbức tranh này có đúng hay không, hay làmột sự nhầm lẫn". Có thể trả lời rằng :"Bạn thích bức nào, là bức ấy đẹp nhấtđối với bạn ; còn không phải vì ý thíchcủa bạn mà bức họa sẽ được tăng thêmgiá trị nghệ thuật hay giảm sút. Nhưngđiều ưa thích là quyền của bạn, tại sao

Page 23: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

bạn không thành thực với ý thích củamình ? Đấy mới chỉ là nhận xét cái đẹp,cái xấu của bức họa thôi. Chắc có nhiềubạn sẽ thắc mắc hơn khi có ý định muamột bức tranh. Các bạn thắc mắc nhữnggì ? Trước hết là ngại rằng bức tranh cóxứng đáng với món tiền bỏ ra mua không? Hai là khi treo ở nhà nếu lỡ ra bức họatồi thực thì bạn bè sẽ có ý nghĩ về chủnhân như thế nào ? Tôi đã nghe một anhbạn giải đáp như sau : điểm thứ nhất,mua một ý thích không bao giờ sợ đắt cả.Về điểm thứ hai : bạn bè sẽ nghĩ rằng :chủ nhân và tác giả rất có thể là haingười bạn thân. Về phần tôi thì tôi nghĩrằng : mọi vấn đề cần phải có sự thànhthực. Kẻ sáng tác phải thành thực thìngười xem và mua tranh tại sao lại không

Page 24: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

thành thực làm theo sự ưa thích củamình. Còn về trình độ thưởng thức nếu tamuốn được sâu sắc, tế nhị hơn thì đó làmột việc đòi hỏi sự học hỏi, trau dồikhông ngừng và lâu dài về mọi mặt trongđịa hạt văn nghệ ; chứ không thể với việccó sẵn một vài "mánh khóe" ở trong túilà được. Tiếc rằng ở nước ta chưa đặtthành vấn đề "giáo dục về thẩm mỹ chonhân dân". Nghệ sĩ với điều kiện hẹphòi, với phương tiện thiếu thốn của mìnhkhông thể đứng riêng mà làm nghệ thuậtcho có hiệu quả được. Việc đó đòi hỏisự hiểu biết và thiện chí của chính quyền.Và tất nhiên là một bổn phận của nhànước trong muôn ngàn bổn phận khác.Trong lúc chờ đợi chúng ta hãy tự kiếmlấy phương tiện.

Page 25: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

1957

PHÊ BÌNH NGHỆTHUẬT

Công việc phê bình là một điều vôcùng cần thiết cho các ngành văn chươngnghệ thuật. Những nơi nào mà văn chương nghệthuật không phát triển và trở nên suy kémlà chỉ vì đã thiếu các nhà phê bình chânchính lỗi lạc. Công việc của họ là đánh giá đúngmức những tác phẩm nghệ thuật, là hướngdẫn cả sự sáng tác lẫn thưởng ngoạn. Họkhám phá các tài năng để giới thiệu vớiquần chúng ; là cây cầu bắc từ tác phẩmđến giới thưởng ngoạn. Ở các nước mà

Page 26: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

văn chương nghệ thuật phát triển mạnh,thì ý kiến của các nhà phê hình nổi tiếngđược kính nể. Một nhà phê bình khôngbao giờ được quyền nhầm lẫn. Họ có thể chưa khám phá ra một thiêntài, bỏ quên một thiên tài ; nhưng khôngthể nhầm lẫn giới thiệu với quần chúngmột kẻ bất tài. Công việc phê bình quan trọng và cầnthiết như vậy nên người ta đã đặt thànhmột "khoa học" về phê bình. Không những chỉ là một "khoa học",phê bình còn là một nghệ thuật nữa. Nó khoa học bởi phải dựa vào nhữngnguyên tắc được sắp xếp có quy luật, cóhệ thống, có phương pháp. Nó đòi hỏingười phê bình phải có một kiến thứcrộng rãi. Lại là một nghệ thuật bởi người

Page 27: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

phê bình phải có một sức rung cảm bénnhạy để dễ dàng đi vào tác phẩm. Sự rung cảm của người phê bình trướccác tác phẩm nghệ thuật cũng giốngngười nghệ sĩ trong lúc sáng tác. Sự thông cảm đó là một linh khiếu đặcbiệt có sẵn ; sự học hỏi và kiến thức bồiđắp thêm một phần nào. Người ta khôngthể phê bình nếu chỉ căn cứ theo sự rungcảm, cũng không thể thu hẹp phê bìnhtrong công việc suy luận. Nhà phê bình đứng đắn phải kết hợpđược cả hai phần đó. Nghĩa là sau khi đãđể cho tâm hồn tự do rung cảm trước tácphẩm, nhà phê bình vận dụng đến lý tríđể nhận định về phần kỹ thuật, hình thức.Mỗi thời đại có một quan niệm về nghệthuật khác nhau, thì mỗi quan niệm về

Page 28: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

nghệ thuật cũng tạo ra những hình thứckhác nhau. Người phê bình chân chính, khôngnhững phải nắm vững những quan niệmnghệ thuật của thời đại mình mà còn cầnphải thấu triệt cả những quan niệm củacác thời đại đã qua. Có như vậy, mới tìm hiểu và khám pháđược những giá trị vĩnh cửu của một tácphẩm. Mỗi tác phẩm nghệ thuật, nếu cómang trong nó dấu vết của thời gian thìcũng chỉ là sự tất nhiên trong con đườngđi đến những giá trị vĩnh cửu. Tác phẩm nghệ thuật không đóngkhung trong không gian vì sự rung cảmcủa nghệ sĩ trong tác phẩm không còntính chất cá nhân mà đã biến thành nhữngrung cảm phổ biến, hòa đồng với vũ trụ

Page 29: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

và nhân loại. Nắm vững và thấu triệt những quanniệm nghệ thuật của những thời đã quacần thiết cho việc áp dụng phương phápphê bình ở phần "khoa học". Tác phẩm nghệ thuật tạo cho chúng tanhững cảm xúc : ngạc nhiên, thỏa mãnhoặc bất mãn, đồng một lúc với năng trinhận thức được sự vật. Công việc tìmhiểu về những cảm xúc trong nghệ thuật,cũng như những tư tưởng tạo thành khoathẩm mỹ học nó có tham vọng tìm tòinhững chân lý phổ thông, giống nhưnhững định luật về vật lý học. Công việcphê bình thì lại không có mục đích đó. Muốn tìm hiểu về phê bình, người taphải xét xem cách cấu tạo những luật tắc,những tiêu chuẩn khác nhau của sự phê

Page 30: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

bình. Cách áp dụng những tiêu chuẩn đótạo thành "khoa học" phê bình. Vào quãng năm 1767, Riel đã từngcho rằng sở thích tùy theo từng thời đại,từng dân tộc, từng cá nhân để chối bỏ hếtmọi tiêu chuẩn phổ biến về thẩm mỹ. Vàsự khác biệt mâu thuẫn của những tiêuchuẩn về phê bình cũng đã làm choVictor Boch bất bình. Nhưng dù sao thìcông việc tìm hiểu về bút pháp và kỹthuật giúp người ta nhận thấy cái độc đáocủa từng nghệ sĩ. Nhưng mọi phê phánphải có lựa chọn và mọi lựa chọn trongphạm vi nghệ thuật bắt buộc và cần thiếtphải dựa vào những tiêu chuẩn, nhữngphương pháp phê phán. Đến đây, người ta tự hỏi: nếu cho rằngchỉ căn cứ vào rung cảm cá nhân, là đã

Page 31: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

rơi vào lối phê bình chủ quan, không lấygì làm vững chắc, thì những phê phán giátrị phải theo luật tắc nào ? Từ trước đến nay, người ta đã đưa rarất nhiều tiêu chuẩn căn bản trong côngviệc phê bình nghệ thuật. Tiêu chuẩn cũ kỹ nhất mà người ta đãdựa vào từ các thế kỷ đã qua để phê bìnhtác phẩm nghệ thuật là tiêu chuẩn lấy sự"giống" làm chính yếu. So sánh tác phẩmvới cảnh thực, so sánh nhân vật tiểuthuyết với con người ở ngoài cuộc đời,so sánh cái cây trong bức vẽ với cái câythực mọc ở giữa trời. Nhưng sự thực, muốn chép lại thậtđúng với sự vật thiên nhiên, không thể cứtheo đúng tỷ lệ của vật mẫu mà chính raở nhiều trường hợp rút ngắn nơi này, kéo

Page 32: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

dài thêm chỗ khác, phải hy sinh cái"giống" một cách câu nệ, để có thể đúnghơn. Nhưng Platon lại cho làm như vậylà một sự gian dối, đánh lừa con mắtngười xem tranh. Đến đây, người ta phải đặt thành câuhỏi : vậy thì mục đích của hội họa là gì ?Diễn tả sự vật thật đúng, thật sát, mộtcách máy móc, câu nệ, hay diễn tả cái"vẻ giống" như ý muốn của tác giả. Bắtchước sự vật hay diễn tả sự vật. Cái nàonắm được cái thật trong sự vật, thực ra ởđây nhà hiền triết Platon không có ý bànthẳng về hội họa hay điêu khắc. Ông tachỉ muốn chứng minh là triết học đạt đếnđiều chân dưới nhiều hình thức. Nhìn lại nền hội họa cổ, người ta sẽnhận thấy rõ ràng sự tiến bộ chỉ căn cứ

Page 33: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

trên kỹ thuật càng ngày càng khéo tayhơn, càng giống với sự vật hơn của mộtsố đông chiều theo quần chúng. Nhưng nếu thường thường quần chúngbằng lòng những cái gì sao chép đúngvới sự vật, nghĩa là những bức vẽ chỉ cốtđánh lừa con mắt người xem ; thì trái lạicác nghệ sĩ chân chính lại ưa tìm nhữngtính chất sâu sắc hơn. Nhiều người tưởng rằng : thời kỳ trungcổ ở các nước Âu châu vì thấm nhuầntinh thần tôn giáo nên đã chối bỏ quanniệm bắt chước đúng với thiên nhiên ; họcho rằng tinh thần cơ-đốc giáo thời trungcổ đã chấp thuận một chỗ quan trọng choý niệm "siêu nhiên" nhưng thực ra thìtrong cái chủ nghĩa cơ-đốc vẫn tiềm tàngmột cái gì rất nhân bản. Nền văn hoá hồi

Page 34: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

đó tùy thuộc vào những giáo điều nhưngvẫn ảnh hưởng mạnh ở nền văn hóa cũ đểlại ; cho nên chưa dứt bỏ hẳn được quanniệm chép đúng sự vật. Cho đến thời đại tiến bộ của khoa họcvà kỹ thuật việc tìm ra chất sơn dầu, luậtviễn cận cũng như sự khám phá của khoavạn vật học v.v… Tất cả những tiến bộmới mẻ đó, chung qui cũng chỉ giúp thêmlòng khao khát sự thực. Mãi đến cuối thế kỷ 19 quần chúngvẫn không bao giờ ngờ vực gì về quanniệm bắt chước sự thực chép lại thiênnhiên và dư luận phê bình vẫn khôngchối bỏ điều đó. Cũng thời gian này ởcác trường mỹ thuật người giảng dạynhững phương pháp họa hình, đặt ranhững luật tắc khuôn vàng thước ngọc,

Page 35: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

người ta đặt một sự thực cụ thể trước mặtđể làm mẫu mực. Tất nhiên là những sựhọc tập đó chỉ là một sự sửa soạn chocác tác phẩm. Những khi nhìn vào tácphẩm người ta quá quen thuộc với óc lýluận nên vẫn không tha thứ những cái gìkhông đúng với sự vật. Người ta chủtrương cái đẹp không được phép loại bỏnhững hình thể có thực. Thường thườngcái đẹp vẫn phải hy sinh cho cái đúng,cái giống. Người ta vin vào câu nói củaBoileau : "Không có gì đẹp bằng cáithực." Quan niệm đó đã là một tiêu chuẩncho các nhà phê bình nghệ thuật thờitrước. Một số đông những người sáng tácmuốn được hoan nghênh ở thời đại đãphải uốn mình noi theo. Họa hoằn mới có

Page 36: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

những kẻ dám vượt ra ngoài dư luận đểtiến tới khám phá những mới mẻ. Những nghệ sĩ này, với lòng chânthành yêu mến nghệ thuật đã can đảmvượt qua mọi trở ngại để phụng sự cholý tưởng của họ. Tác phẩm của họ đưa rakhông được sự hoan nghênh của nhữngngười đồng thời. Nhưng trải qua thờigian sau, các nhà phê bình và các lýthuyết gia lại tìm được trong đó nhữngkhám phá mới lạ để đúc kết thành nhữnglý thuyết, những quan niệm, những tiêuchuẩn mới cho công việc phê bình nghệthuật. Bởi vậy, sau tiêu chuẩn lấy cái đúng,cái giống để đo lường một tác phẩm nghệthuật ; người ta đã căn cứ theo một tiêuchuẩn nữa là tìm một chủ thuyết trong tác

Page 37: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

phẩm. Bức họa một khi đã vẽ đúng, vẽ giốnghệt như sự vật còn phải nói lên một cáigì, một ý nghĩa nào. Đang là tấmgương phản chiếu trung thành sự vật,nghệ thuật đổi sang làm một phương tiệnhành động. Người ta dẫn dắt nghệ thuậtxa rời con đường của nó. Dùng nó làmmột công cụ tuyên truyền cho một chế độchính trị nếu không thì lại coi nó như mộtcuốn sách giáo khoa để giảng dạy nhữngđiều thiện, để bảo vệ luân lý, để cải tổxã hội. Sự thực thì nghệ thuật có thể tạo ranhững ảnh hưởng cho nếp sống conngười về phương diện xã hội, chính trị,luân lý nhưng chỉ là những ảnh hưởnggián tiếp và xa xôi. Không thể nào vì một

Page 38: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

tác phẩm nghệ thuật mà nếp sống conngười, tổ chức xã hội thay đổi ngay trongchốc lát, tức thời. Nghệ thuật đã bối rốikhi phải chỉ rõ cho thiên hạ một mục đíchđể noi theo, nó còn bối rối hơn nữa khingười ta muốn nó phải là một phươngtiện để giúp xã hội đạt tới mức đích đó. Nếu chỉ căn cứ vào tiêu chuẩn lấy mộtchủ thuyết để đánh giá tác phẩm, là đãđưa nghệ thuật đến một cái đích khôngphải của nó. Về sau này ở thế kỷ 19, mộtthế kỷ đầy rẫy những biến chuyển củalịch sử, người ta quan niệm rằng tất cảmọi tư tưởng chỉ có giá trị tùy ở trongthời gian và không gian đã nẩy sinh ra nó; và căn cứ vào đấy để phán đoán. Với tưtưởng đó, người ta đặt thêm một tiêuchuẩn mới nữa để đánh giá tác phẩm,

Page 39: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

cũng từ đó các nhà phê bình đòi hỏi tácphẩm nghệ thuật phải phản ảnh lịch sử.Đẩy xa hơn nữa, tác phẩm nghệ thuật làmcông việc minh họa cho lịch sử, và thuhẹp trong công dụng của những tài liệulịch sử. Đành rằng : một tác phẩm nghệ thuậtcó thể ghi chép lại một biến cố lịch sử,có thể phản ảnh lại nếp sống của một thờiđại. Nhưng phải chăng đấy là mục đíchduy nhất của nó ? Sau tiêu chuẩn lấy cái đúng, cái giống,lấy một chủ thuyết, lấy lịch sử, lấy kỹthuật để đo lường tác phẩm, hiện nay còncó xu hướng lấy sự hùng tráng mạnh mẽlàm một tiêu chuẩn chính yếu trong côngviệc phê phán nghệ thuật. Theo rõi sựphát triển mới của những xu hướng nghệ

Page 40: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

thuật hiện thời, các giới phê bình nghệthuật ngày nay nhận thấy : phần lớn tácphẩm hiện đại chứa đựng một sức mạnhquật khởi đồng thời mang một bộ mặt bíẩn. Họ cho rằng : nền văn minh hiện naylà một nền văn minh mà khoa học, kỹthuật đã tiến triển đến một cao độ. Nhờđó con người được mở rộng tầm hiểubiết ra khỏi phạm vi chật chội của tráiđất. Không gian thu hẹp, thời gian rútngắn đã làm cho trái đất nhỏ bé lại. Rồimột khi đứng trước đối tượng rộng lớnmênh thông là vũ trụ, con người cảm thấynhững nỗi lo âu, thắc mắc cho sự bé mọncủa mình. Những nỗi lo ngại đó, cũngtương tự một phần nào (nếu không giốnghẳn) với những lo ngại khi con người còn

Page 41: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

trong thời kỳ hoang sơ chưa biết gì về vũtrụ. Tác phẩm nghệ thuật ngày nay biểu lộrõ ràng những nỗi băn khoăn, thắc mắccủa con người, đặt trước những vấn đềkhông sao giải quyết được Thời đại chúng ta là thời đại mà tinhthần con người bị lay động, xao xuyếnnhư chưa từng bao giờ xảy ra. Có thể nóiđược rằng : ngày nay tính chất chính yếucủa nghệ thuật là một dấu hỏi to lớn. Vàchỉ là một dấu hỏi suông, vì chưa có mộtniềm tin nào để mà xác nhận. Về phương diện kỹ thuật, là một thứnghệ thuật hùng tráng, mạnh mẽ, thô sơvà giản đơn, gần gũi với cách nhìn sự vậtcủa con người nguyên thủy, các dân tộcrải rác trên các hải đảo ở đại dương.

Page 42: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Nghệ thuật ngày nay còn đượm nhuầntính chất bí ẩn và hướng tới con đườngcủa siêu thực. Nghệ sĩ chú trọng đếnchính chất liệu hơn là những công thứcdiễn tả. Với sức mãnh liệt phi thường,hội họa ngày nay muốn phá vỡ khôngnhững hình thể, mà ngay cả những chiếckhung vuông vắn chật hẹp giam giữ nó đểcó thể tự do hơn trong một hình thứcmới. Người ta hy vọng rồi đây hội họakhông còn bị hạn chế, lệ thuộc vào tấmvải, cái khung, để nghệ sĩ có thể diễn tảbằng các đồ vật và ngay trên các đồ vật. Phê bình về đường lối trừu tượng vô-hình-dung trong hội họa ngày nay, đãtừng có những lời buộc tội gắt gao.Nhưng muốn sao đi nữa thì cũng đã "có"

Page 43: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

và đã "thành hình". Seuphor cũng đã từng diễu cợt, khi cóngười hỏi ý kiến ông ta về hội họa trừutượng : "Có thể cho đó là một sự lầm lẫnđẹp đẽ của thời đại, một lỗi lầm cao quýmà nghệ thuật ngày nay đã phát minhđược." Đứng về mặt phê bình nghệ thuật xétnhư vậy, thì người phê bình bắt buộcphải thấu triệt những quan niệm về nghệthuật, phải nắm vững sự tiến triển củalịch sử nghệ thuật, phải am tường vềkhoa thẩm mỹ học, phải nghiên cứu về kỹthuật. Tất cả những kiến thức, những biểubiết đó soi sáng cho công việc phê bình ;nhưng riêng nó chưa đủ làm trọn đượccông việc phê phán, bởi nó thuộc về lýtrí. Công việc phê phán chỉ có thể đến

Page 44: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

sau công việc của thưởng ngoạn ; mànói đến thưởng ngoạn là phải nói đếnnguồn rung cảm nghệ thuật. Đến đây, người ta sẽ đặt câu hỏi : vậythì nguồn rung cảm nghệ thuật là gì ? Chỉcó thể trả lời : nó giống như trường hợpcủa nghệ sĩ sáng tác. Nguồn rung cảm đócàng ngày càng tế nhị sâu sắc giàu cóthêm nhờ kinh nghiệm thưởng ngoạn,(cũng như nghệ sĩ nhờ kinh nghiệm củacông việc sáng tác). Người phê bìnhnghệ thuật luôn luôn theo rõi hòa mìnhvào các sinh hoạt nghệ thuật để thu gópnhững kinh nghiệm đó. Người phê bình, trước hết mặc chonguồn rung cảm tự do, khi đã đến mộtgiới hạn nào đó nó trở thành những ýtưởng. Và một khi ý tưởng đã thành hình

Page 45: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

rõ ràng lại giúp cho sự rung cảm tiến lênmột độ sâu sắc hơn. Sự tiến triển cứ tiếpdiễn như vậy không ngừng. Nếu ngườiphê bình khi đứng trước tác phẩm chưagạt bỏ được mọi thành kiến, những sởthích chủ quan không thuộc tính chất củanghệ thuật thì không hy vọng gì tìm hiểuđược tác phẩm. Trước hết hắn phải gạnlọc những yếu tố phụ thuộc để có thể dễdàng thông cảm, rung động trước tácphẩm. Vì mục đích của hắn khác hẳnnhững nhà thẩm mỹ học và nhà biên soạnlịch sử hội họa. Hắn phải nhận định rằng: người nghệ sĩ trước hết cũng là mộtngười, họ cũng có những đòi hỏi về vậtchất, về tinh thần như mọi người khác,hơn nữa hoàn cảnh xã hội, truyền thốngdân tộc và bao điều phụ thuộc khác ảnh

Page 46: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

hưởng đến tác phẩm. Những điều đónhiều khi không có gì dính dáng trực tiếpvới nghệ thuật. Những ảnh hưởng đó đểlại dấu vết trong tác phẩm ngoài ý muốncủa nghệ sĩ. Tất cả những dấu vết đó cầních cho các nhà nghiên cứu về nghệ thuật,các nhà viết tiểu sử muốn tìm hiểu vềcon người cá nhân nghệ sĩ. Nhưng để tìm bản chất tinh túy củanghệ thuật thì phải gạt sang một bênnhững điều phụ thuộc đó. Đứng trước một tác phẩm nghệ thuật,nhà phê bình không cần hỏi rằng : tácphẩm này của ai ; không cần biết đến tácgiả, cũng như không cần tìm hiểu tácphẩm đã được sáng tác trong trường hợpnào, trong hoàn cảnh nào, của dân tộcnào và ở thời đại nào. Nhà phê bình gạt

Page 47: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

bỏ mọi thành kiến, chỉ biết có tác phẩmtrước mặt để dễ dàng thông cảm với tácphẩm và thu nhận những gì thuộc về phầnnghệ thuật của tác phẩm. Tất cả nhữngảnh hưởng xã hội, dân tộc, thời đại v v .nằm trong tác phẩm, để lại dấu vết trongtác phẩm là những điều tất nhiên nhưngkhông phải một khi đã có đầy đủ nhữngđiều đó mà tác phẩm có được một giá trịnghệ thuật. 1960 THƯỞNG NGOẠN VÀ PHÊ

BÌNHNGHỆ THUẬT

Thưởng ngoạn là để cho riêng mình,

Page 48: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

phê bình là chia sẻ sự thưởng ngoạn ấyvới người khác. Thưởng ngoạn khôngđúng, tất nhiên phê bình sẽ sai. Phân biệtđược một bức tranh đẹp là một chuyệntương đối dễ dàng. Phân biệt được một họa phẩm có giátrị nghệ thuật và một bức vẽ vô giá trị làmột chuyện đòi hỏi nhiều khả năng vềchuyên môn và một linh khiếu bén nhạy.Trong đời sống thường ngày, những thứhàng được quý chuộng đã có kẻ manhtâm làm giả. Hai thứ rượu để cạnh nhau,cùng một nhãn hiệu, cùng một bình đựng,khó lòng mà phân biệt được thực, giả nếungười ta chỉ nhìn cái nhãn, cái chai. Chỉ có một cách duy nhất là phải nếmmới biết được. Muốn nếm, tất nhiên lạiphải biết uống rượu. Bây giờ khoa học

Page 49: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

tiến bộ lắm. Có thể nhờ các nhà chuyênmôn phân chất để xem thực, giả. Cácngài ấy có thể biết và nói lại cho chúngta: trong rượu có những thành phần gì,những hỗn hợp nào. Nhưng có một điềuchắc chắn là : nếu các nhà chuyên mônấy không biết uống rượu thì khoa họccũng không thể nào giúp cho họ thưởngthức được cái thú vị của một chén rượungon. Có nhiều điều người ta không thể chỉhọc hỏi trong sách vở và bằng trí thôngminh mà còn phải học ngay ở trong đờisống và có khi phải ném cả cuộc đờimình trong "cuộc chơi". Tôi đoán chắc : có cô gái giang hồ sẽmỉm miệng cười, khi nghe các nhà tâm lýhọc hùng hồn biện luận về tâm lý bọn

Page 50: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

đàn ông. Tôi thông cảm với Lionello Venturi,nhà phê bình nghệ thuật nổi danh của Ý-đại-lợi, khi ông khuyên nhủ các nhà thẩmmỹ học, cùng những người viết về hộihọa nên chịu khó mà tập vẽ để nắm vữngnhững kinh nghiệm sáng tác. Sự hiểu biết về lịch sử nghệ thuật, vềthẩm mỹ học cùng về kỹ thuật trong hộihọa, tất cả những điều đó là những hiểubiết cần thiết ; nhưng chưa đủ để thưởngngoạn và phê bình cho đúng mức một tácphẩm hội họa. Còn một yếu tố quan trọnghơn cả, là sự rung cảm, một linh khiếuđặc biệt. Vì bản chất nghệ thuật vốn ẩnhiện và biến chuyển khó lòng mà đolường bằng những mớ lý thuyết và luậttắc suông.

Page 51: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Không có gì thô bạo hơn cách cân đođể đánh giá một nhan sắc trong nhữngcuộc thi hoa hậu. Ngôn ngữ đã bất lựctrong công việc diễn tả cái đẹp thì nhữngcon số ở cái cân, cái thước làm sao cóđủ hiệu lực thay thế. Cái đẹp của một viên ngọc quý khôngthể diễn tả bằng những "carat". Cânlượng chỉ có một giá trị thương mại. Cặpmắt, làn môi chẳng phải chỉ là những vậttrang sức trên khuôn mặt người đẹp. Bởitách rời ra chúng sẽ mất hết ý nghĩa. Mộtcặp mắt bằng thủy tinh chẳng bao giờ cóthể đẹp. Cái đẹp chính là rút từ ở cáithực. Người ta không thể loanh quanh ởbên ngoài, cũng không thể chỉ dùng trítuệ mà đi tìm cái đẹp Cái đẹp rút ra từcuộc sống, chưa đi thẳng và chưa dự vào

Page 52: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

cuộc sống thì chẳng bao giờ hy vọng nhìnthấy cái đẹp. Tôi đã trông thấy nhiều bức tranh tĩnhvật, vẽ từ những bình hoa cho đến nhữngđôi giầy rách, vẽ từ những cây đàn chođến cái ống điếu. Tôi nhận thấy nhữngbông hoa được vội vã mua từ chợ về,được vội vã vẽ thành bức tranh và vộiđem bày bán. Ở đây tôi không muốn nóiđến "kỹ thuật chụp hình" của những bứcvẽ đó. Tôi chỉ muốn nói đến cái ý thứcvề lối vẽ tĩnh vật của họa sĩ. Cách nhìnbông hoa như những vật trang trí khônghồn ấy, sẽ chẳng bao giờ có thể thànhcông. Tôi cũng đã từng trông thấy nhữngbông hoa của Van Gogh, những trái táocủa Cézanne. Nhìn những bức tĩnh vậtđó, tôi trông thấy cả sự trìu mến vuốt ve,

Page 53: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

những thông cảm mật thiết của con ngườivà thiên nhiên. Tôi trông thấy cả nhữngkỷ niệm : những cánh đồng xanh tươi.Những bông hoa, những trái táo đó lànhững vật mà trong đời sống thường ngàycác họa sĩ ấy đã trông thấy, đã thích thúgần như là một ám ảnh. Người và vật đãnhiều phen cùng nhau "chia ngọt, sẻ bùi".Và rồi một hôm nào đó sự hiện diệnthường trực của chúng đã đòi hỏi, đãthúc dục, đã khêu gợi cây cọ của nhàdanh họa.

Page 54: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Still Life with Apples - Cézane

Page 55: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Vase with Daisies and Anemones - Van

Gogh

Page 56: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Cái phần thực ở những bông hoa, ởnhững trái táo ấy, chỉ còn lại là nhữngđường nét, những màu sắc, những hìnhdáng ; và tất cả những thứ ấy đã đượcchủ quan của họa sĩ gạn lọc làm chothuần khiết. Người ta thường nhầm lẫn công việcthanh lọc (purification) với công việckiểu thức hóa (stylisation) hình thể sựvật. Kiểu thức hóa chỉ có thể đưa tới sựnghèo nàn và những hình thức máy móc.Rốt cuộc mọi hình thể thiên nhiên sự vậtchỉ còn lại những hình vuông, hình tròn,hình lục lăng, tam giác khô khan. Màusắc cũng trở nên lòe loẹt và trơ trẽn. Tôicho rằng, đó là đem sự vật thiên nhiên"đóng hộp" như người ta đóng hộp những

Page 57: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

con cá mòi. Ngược lại sự thanh lọc bắt nguồn từtinh thần ý thức nghệ thuật của phươngĐông. Ngay trong các thể tranh lụa củaTrung hoa và Nhật.bản từ xưa đã là côngviệc tập trung tinh thần và ý chí để có thểcảm thông với sự vật thiên nhiên. Làcông việc gạn lọc, tước bỏ những dưthừa vô ích, nó giúp cho sự cô đọngđường nét và màu sắc, làm cho sự vậthiện lên nguyên hình của nó. Tôi ngờ rằng : người ta đã hiểu lầmcâu nói của họa sĩ Cézanne [2] vì đãtheo sát nghĩa từng chữ, và rồi, do đó mànhóm "lập thể analytique" đã hụp lặntrong vũng lầy bế tắc không có lối thoát. Nhìn những bức họa của Cézanne, tôiđã nhận thấy họa sĩ gạn lọc, tước bỏ

Page 58: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

những đường nét và màu sắc dư thừa.Một số đường nét và màu sắc dư thừa vôích ấy, chính là những cái trở ngại chocon người gặp gỡ thiên nhiên. Tinh thần của Cézanne là tinh thầndùng trực giác làm phương tiện chínhyếu, dùng phương pháp quy nạp, tổnghợp để thu nhận và thông cảm với sự vật.Trái lại những người theo sát câu nói củaCézanne đã dùng lý trí làm phương tiệnchính yếu, dùng phương pháp suy diễnphân tích để mong đạt tới bản thể của sựvật. Cái tinh thần nghiên cứu sự vật đó,năm 1913 trong cuốn "Les peintrescubistes", Guillaume Apollinaire đã viết: "Un picasso étudie un objet comme unchirurgien dissèque un cadavre." Câu nói của Apollinaire dùng để chỉ

Page 59: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

chung tinh thần của nhóm "lập thểanalytique". Trong vũng lầy của lý tríấy, riêng Picasso đã thoát ra một cáchvinh quang. Những người vẽ theo sau làvẽ theo lý thuyết cubiste của các lýthuyết gia. Lý thuyết và luật tắc chỉ cóthể rút ra từ họa phẩm, không thể làmcông việc ngược đời là đặt ra luật tắctrước khi có họa phẩm. Cái phần thực trong nghệ thuật khônggiống như cái thực ở ngoài cuộc đời.Một cây đàn thật phải có đủ dây mớithành cây đàn, nhưng một cây đàn nằmtrong một bức tranh tĩnh vật không nhấtthiết phải có đủ dây. Trong trường hợp vìnhững cái dây ấy mà tất cả hòa hợp, cânđối của bức họa bị phá hỏng thì ngườihọa sĩ phải loại bỏ nó ra khỏi bức họa.

Page 60: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Và chính ngay sự hòa hợp, cân đối ấycũng chỉ tồn tại cần thiết khi nào nó làmnổi được phần thực và sức sống của câyđàn, nếu thất bại nó sẽ hiện thành nhữngluật tắc khô khan, và đến lượt nó phải bịloại bỏ, hy sinh. Từ những kinh nghiệm sáng tác, ngườita đã rút ra những luật tắc. Không ai chốicãi sự giúp ích của các luật tắc chonhững người mới bước chân vào nghề.Nhưng các nghệ sĩ không thể tự giamhãm hoài hoài trong những chiếc lồngchật hẹp đó. Khi người ta nắm vữngđược các luật tắc, thì người ta sẽ vượtlên trên nó để tạo ra những luật tắc mới. Một câu nói dù hay dù đẹp tới đâu,nếu cứ nhắc đi nhắc lại mãi cũng trởthành khuôn sáo. Mà khuôn sáo thì mài

Page 61: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

nhẵn mọi cảm xúc, mọi rung động. Hìnhthức và kỹ thuật là những con đường dẫntới, không phải là mục đích. Những conđường trong các cuộc hành trình cần phảithay đổi để tránh sự nhàm chán và trongcông việc tìm kiếm người ta còn mongtìm được con đường thuận tiện hơn. Về phần cái đẹp trong một bức họangười họa sĩ cũng không bao giờ có ýđịnh ghi chép lại đúng với cái đẹp bìnhthường trong cuộc đời. Những cái đẹpthông thường là những cái chỉ có thể làmthỏa mãn cho thị giác, không thể làm thoảmãn tâm hồn, làm thỏa mãn toàn diện conngười. Biến đổi cái đẹp thông thườngthành cái đẹp của nghệ thuật, người sángtác bắt buộc phải gạn lọc sự vật ở cuộcđời bình thường, trước khi đưa nó vào

Page 62: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

thế giới của nghệ thuật. Người thưởngngoạn không thể mang những hiểu biếtphi nghệ thuật vào dạo chơi trong thếgiới của nghệ thuật. Trong cuộc phiêu duđi tìm cái đẹp, người thưởng ngoạn đôikhi đã gặp trên đường rất nhiều chướngngại, hoặc đã bị những cảnh trí quyến rũđánh lạc mất hướng tìm kiếm của mình.Những danh từ : cân đối, hòa hợp, bútpháp, độc đáo, dân tộc tính v.v… có thểchỉ là những mớ hành lý nặng nề, cồngkềnh làm mệt nhọc thêm cuộc hành trình.Và rồi người du khách đi làm công việccủa người khảo cứu những thắng tích màquên mất công việc thưởng ngoạn. Một ngôi đền cổ, có thể xây bằng đất,bằng vôi, bằng gạch hoặc bằng đá ; cóthể đã tồn tại từ hai nghìn năm hay chỉ

Page 63: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

mới hai trăm năm ; cũng có thể làm ra đểthờ vị này hay vị kia. Biết đủ những điềuđó, chưa chắc là đã nhận ra cái vẻ đẹpcủa ngôi đền. Người nghệ sĩ sáng tác, tất nhiên làkhông thoát ra hoàn toàn những ảnhhưởng của đời sống chung quanh mình.Sự đói rét, những niềm lo âu, những hyvọng cùng mọi ảnh hưởng của cuộc sốngsẽ để lại dấu vết trên tác phẩm. Nhữngdấu vết đó là ở ngoài ý muốn sáng tác.Người họa sĩ không bao giờ có ý địnhđưa những thứ đó vào tác phẩm. Nó ởngoài ý muốn nghệ thuật. Tôi đã được nghe nhiều người khuyênnhủ về tính chất dân tộc trong tác phẩm.Người ta khuyên nhủ họa sĩ lưu ý tớiviệc đó trong khi sáng tác. Thực ra, đó

Page 64: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

không thể là một việc "lưu ý", nó là mộtviệc tất nhiên phải có. Người sáng táckhông thể "muốn" được, nó là những dấuvết mà ảnh hưởng hoàn cảnh cuộc sốngđể lại trong tác phẩm. Nó cũng khôngphải là một điều kiện bắt buộc. Bức họa"La Joconde" vẫn muôn đời là một tácphẩm nghệ thuật, dù người ta có khámphá ra đó là tác phẩm của một họa sĩngười Ý-đại-lợi hay của một họa sĩngười Tây-ban-nha. Dù sao những dấu vết, do ảnh hưởngcủa xã hội mà nghệ sĩ sinh sống, sẽ lưulại trên tác phẩm. Nghệ sĩ không thể cố ýđưa vào hoặc tự ý loại ra khỏi tác phẩm.Vì vậy vấn đề "dân tộc tính" không thànhmột vấn đề đặt ra cho người sáng tác. Người thưởng ngoạn hay phê bình

Page 65: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

cũng cần phân biệt những dấu vết ngoài ýmuốn và ý muốn nghệ thuật của ngườisáng tác, mới có thể đạt tới được giá trịnghệ thuật của tác phẩm. Những bức họa có một đề tài về lịchsử hay xã hội chỉ có thể có giá trị nghệthuật, nếu nghệ sĩ đã chuyển được cáinhìn của một nhà chính trị hay một nhàluân lý, thành cái nhìn của một người làmnghệ thuật nghĩa là cái nhìn của một conngười toàn vẹn, nếu không, bức tranh chỉcó thể là một tài liệu về lịch sử hay xãhội ; điều đó chẳng phải là mục đích củanghệ thuật. Cái thực cũng như cái đẹp trong mộtbức họa, chỉ là sự phản ứng của nghệ sĩvới cái thực, cái đẹp của thiên nhiên vàcuộc đời đã có.

Page 66: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Mỗi họa phẩm có giá trị nghệ thuật, tựnó đã chứa đựng tinh thần cái đẹp, cáithực, cái thiện. Nhưng không phải vì vậymà bắt buộc nó phải tuân theo một côngthức về cái đẹp nào, phải hoan nghênhmột nền luân lý riêng biệt nào hoặc phảicổ võ cho một đường lối chính trị nào.Làm như vậy nghệ thuật sẽ không còn giữđược tính chất phổ quát của nó. Thườngthường thì tính chất tương quan giữanhững yếu tố đã tạo nên họa phẩm đã bịcác sở thích độc đoán của cá nhân, củathời đại lãng quên, không đếm xỉa tới. Người thưởng ngoạn cũng như ngườiphê bình cần nhận rõ tính chất tươngquan của các yếu tố đã tạo nên họa phẩmmới mong đạt tới tính chất tuyệt đối củanghệ thuật.

Page 67: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

1962

HỘI HỌA CỔ ĐIỂN Có một thời kỳ, nói đến hội họa cổđiển là người ta nghĩ ngay đến những bứchọa, những lối vẽ đúng sự thực trămphần trăm như một bức ảnh chụp, với đủmọi chi tiết. Nhưng sự thật có phải nhưvậy chăng ? Quan niệm cái đẹp về hộihọa của những môn phái trong thời kỳ cổđiển ra sao ? Và họ đã từng có những chủtrương gì trong khi làm công việc sángtác về hội họa ? Khi chúng ta nhìn một phong cảnhtrong bức họa (dù là cổ điển hay hiệnđại) không phải chúng ta tìm xem một cáicây, một trái núi, một dòng sông nhưng là

Page 68: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

muốn tìm xem cái cây, trái núi và dòngsông ở chính trong bức họa đó. Chúngta muốn biết họa sĩ đã nhìn sự vật trongtrạng thái tâm hồn nào. Chúng ta thưởngthức một tác phẩm hội họa, không phảiđể tìm một thực thể vật chất. Cái màchúng ta tìm kiếm trong một bức họa làcái phần cảm xúc, chúng ta tìm một sựthật nhưng là một sự thật thuộc tâm hồn,tình cảm. Trong một bức họa cổ điển đôikhi có vẻ rườm rà và đầy đặc những chitiết vụn vặt. Đường nét và màu sắc rấtgần với sự vật, nhưng đấy chỉ là một lốivẽ, một chủ trương về kỹ thuật. Các họasĩ thời đó, có dùng cũng chỉ là để diễn tảtư tưởng và cảm xúc của họ. Tất cảnhững họa phẩm có giá trị nghệ thuật đềucũng có địa vị ngang nhau. Trong thời kỳ

Page 69: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

cổ điển, hội họa cũng đã từng chịu rấtnhiều luồng ảnh hưởng. Đầu tiên là thờikỳ ảnh hưởng của tôn giáo. Phần lớn cácđề tài thời bấy giờ đều cố gắng nói lênlòng tôn sùng của loài người đối với cácbậc thần thánh và thượng đế. Các bức họa đều được vẽ theo lối kểchuyện nghĩa là vẽ theo các điển tíchtrong kinh sách, những chuyện thần thoạiđược truyền tụng. Lối vẽ phần nhiều theolối đắp nổi, chiều sâu chỉ cần đủ cho bềdày của các nhân vật trong tranh. Trong mỗi bức họa người đứng xa haykẻ đứng gần cũng đều to lớn bằng nhau.To hay nhỏ không căn cứ vào luật xa gầnmà căn cứ vào sự quan trọng của nhữngvai trò. Nhân vật chính bao giờ cũng tolớn hơn những nhân vật phụ. Kẻ tùy

Page 70: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

thuộc, tôi tớ, phải bé hơn chủ nhà. Loàivật bao giờ cũng được vẽ nhỏ hơn loàingười. Đó là những trường hợp sự to haynhỏ định đoạt ngôi thứ. Các họa sĩ thờiấy có lý hay không có lý trong chủtrương như vậy ? Thật ra không có mộtluật lệ, nguyên tắc nào cho phép địnhđoạt. Bởi nghệ sĩ đã thoát khỏi mọi luậtlệ. Nghệ sĩ tự mình đặt cho mình một quyluật riêng và phải tự tìm lấy một nguyêntắc riêng để mà noi theo. Chúng ta chỉ cóthể tìm hiểu xem với những chủ trươngkỹ thuật ấy, họ có đạt tới ý mong muốn,có đạt tới mức gọi là nghệ thuật haykhông. Cân đối hay không cân đối, rườmrà hay đơn giản, màu sắc chói sáng haytăm tối, đường nét mềm lượn hay mãnhliệt chỉ là những yếu tố tương quan của

Page 71: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

một tác phẩm. Về phương diện màu sắc,trong thời kỳ đó các họa sĩ hay dùngnhững màu sắc nguyên chất có nhiều tínhchất trang trí. Những màu như kim nhũ,xanh đậm, đỏ tươi, vàng sáng, đen, trắnglà những màu sắc thường thấy trên cáctác phẩm của họ. Ánh sáng hay bóng tốiđều được tượng trưng bởi các màunguyên chất. Không dùng đến độ đậmnhạt của mỗi màu. Thường một bức họa khác một bứctượng là bức họa chỉ có hai chiều : chiềudài và chiều rộng vì là một mặt phẳng.Muốn cho sự vật ở bức họa nổi lên từnglớp phải tạo ra một chiều thứ ba là chiềusâu, đó cũng là để diễn tả bề dầy của mỗivật. Muốn diễn tả chiều sâu hay bề dầycủa mỗi vật phải nhờ đến ánh sáng và

Page 72: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

bóng tối. Nhưng trong thời kỳ đó, cáchọa sĩ chỉ dùng lối đó để diễn tả nhữngcái gì tế nhị, như những khuôn mặt, bàntay, bàn chân. Còn các chỗ khác, họthường dùng tính chất của mỗi màu đểtượng trưng cho ánh sáng và bóng tối.Thường màu sắc được phân tích ra làmba biểu thức : tính chất, sắc tươi và độđậm nhạt . Xanh, đỏ, vàng, tím v.v... làtính chất của màu. Nhưng mỗi một màulại có một sắc tươi sáng khác nhau khi sosánh với nhau. Và mỗi màu lại có độđậm nhạt đi từ độ thẫm nhất đến độ nhạtnhất khi tự nó so sánh với chính nó. Tuyệt nhiên các họa sĩ thời đó khôngdùng đến độ đậm nhạt để diễn tả chungcả toàn thể một bức họa. Từ lối vẽ, đường nét, đến màu sắc đều

Page 73: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

là tượng trưng. Nhưng nhìn chung toànthể bức họa với đầy đủ chi tiết của nó, tacó cảm giác là nó rất gần với lối tả chân. Đại diện xuất sắc nhất trong thời kỳ đócó họa sĩ Giotto. Người được coi là ôngtổ môn phái hiện thực của Âu châu. Nếu có dịp kiểm điểm lại những tácphẩm hội họa hồi ấy, chúng ta sẽ nhậnđịnh được rằng : cho dù ở thời kỳ cổđiển các họa sĩ chân chính vẫn khôngbao giờ quan niệm công việc hội họa chỉcó mục đích là chép đúng lại hình ảnhcủa thiên nhiên, của sự vật một cách máymóc và khách quan. Những sự vật thểhiện trên các sáng tác của họ cũng đãđược tâm hồn họ nhào nặn, trí tưởngtượng của họ vuốt ve, óc quan sát của họđào sâu, để tạo nên những tác phẩm mà

Page 74: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

đến ngày nay còn làm cho chúng ta cảmphục. Sáng tác được họ coi là cả mộtnghi lễ. Thời bấy giờ tất cả cảm hứng,sáng tác đều hướng về những cái cao đẹplà thượng đế. Tất cả đều để biểu dươnglòng tôn sùng đối với một đấng tối cao.Ở tất cả các họa phẩm, nghệ sĩ hy vọngvươn lên đến những vòm trời cao rộng,tới địa hạt thiêng liêng của thần thánh.Một sự say mê đến độ cuồng tín của tinhthần đạo giáo, ở đấy ta không thể tìmthấy dễ dàng những cảm xúc có tính chấtnhân loại. Ta cũng sẽ không thấy nhữngđam mê mãnh liệt, vui khổ, đau buồn. Màchỉ có những đầm ấm, dịu hiền, nhẹnhàng bàng bạc, phảng phất như trongmột giấc mơ đẹp. Thiếu hẳn cái mãnhliệt, phá phách, dằn vặt, giận hờn, những

Page 75: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

độ vui sướng đến điên cuồng tuy khôngcao xa gì nhưng lại rất là nhân loại. Chúng ta phải chờ đợi tới thời kỳ tiếptheo sau đó, khi loài người trở về vớinhững cảm xúc có tính chất nhân loạihơn. Vì khi đó nghệ sĩ đã tìm thấy cáiđẹp ngay ở trong cuộc sống của conngười. Cũng thật là hợp lý, khi con người đãquá ngợp với những khoảng trời cao xavô tận ; để rồi cúi xuống thấp hơn, lắngnghe tiếng nói của tâm hồn mình, đểkhám phá ngay chính cái bản thể củamình và của đồng loại. Bất cứ trong thời đại nào, chúng takhó mà tìm được một cái đẹp gọi là lýtưởng. Trong đường nét không phải chỉcó những đường thẳng là đẹp, không phải

Page 76: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

chỉ dùng những màu tươi sáng là diễn tảđược một cảnh trời trong sáng. Cho nênnghệ sĩ đã đi tìm cái đẹp ở trong cái đẹp,và cũng đi tìm cái đẹp ở trong cái xấunhư kẻ nghe nhạc đi tìm những tiếng kêuồm ồm của cây đại hồ cầm, như kẻ đi tìmcái ngon ở vị chua của quả chanh. Thời kỳ cổ điển có những họa sĩ đi tìmcái đẹp ở một thế giới bao la, huyền ảothì cũng đã có những họa sĩ đi tìm nhữngcái đẹp trong sự sống tầm thường hàngngày, ở cảnh sinh hoạt xã hội, ở ngaytrong nội tâm con người, con người nóichung, chứ không riêng một tầng lớp nào.Nên bút pháp của các họa sĩ ở thời kỳ cổđiển cũng thay đổi tùy từng trường hợp. Khi thưởng thức những bức họa cổđiển nếu có kẻ đã mê vẻ đẹp của người

Page 77: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

trong tranh, như mê một người đàn bàđẹp trong cuộc đời thì kẻ đó sẽ khôngbao giờ còn nhận thức được cái phần giátrị của nghệ thuật trong bức họa. Cũngnhư những kẻ say mê một nhân vật anhhùng trong một cuốn tiểu thuyết, thì khómà thưởng thức được giá trị nghệ thuậtvăn chương của tác giả. Khi hội họa thời cổ điển đã tìm đượcnguồn cảm hứng ở con người, thì có họasĩ Masaccio tiêu biểu cho ý tưởng đó.Ông là người Ý-đại-lợi mất vào quãng27 tuổi. Mặc dầu tuổi trẻ nhưng ông cũngđã thành công trong việc đặt một nền tảngmới cho nền hội họa của nước Ý. Ông đãchinh phục được họa sĩ thời ấy và đặtvào lòng họ một niềm tin tưởng mới ởcon người. Và sự thành công nhất của

Page 78: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

ông là đã kéo thượng đế gần lại với loàingười, là nhân-loại-hóa thượng đế.Trước ông, người ta dựng lên một thượngđế cách xa hẳn với thế giới của loàingười. Các tác phẩm của Masaccio phần lớnđề tài vẫn có tính chất tôn giáo. Nhưngđó chỉ là một cớ ông mượn để diễn tảtâm sự của ông.

Page 79: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Rendering of The Tribute Money -Masaccio

Page 80: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Rendering of The Tribute Money (detail)

- Masaccio

Đấng cứu thế nằm trên một thập tự gỗtrong họa phẩm của các họa sĩ thời đókhông phải là một ông trời đầy oaiquyền, cũng không còn là một thượng đế

Page 81: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

muôn vạn quyền năng, với muôn ngàn sựcao sang toàn vẹn. Nhưng đấy chỉ còn làmột hình ảnh của con người với tất cảđắng cay của cuộc đời hiện trên nét mặtkhắc khổ, với những đức tính hy sinh,nhẫn nại. Đó cũng là một đấng thượngđế, nhưng là một đấng thượng đế đầylòng nhân ái, vị tha. Con người thấy gầnmình hơn hay đúng hơn chính là mìnhvậy. Cái đẹp ở những tác phẩm đó, thuộcvề phần tinh thần, khác hẳn phần đẹp vậtchất. Nó cũng không hẳn là chỉ có tínhchất xã hội. Chính nó vẫn đượm nhuầntinh thần tôn giáo. Nhưng là một thứ tinhthần tôn giáo gần với nhân loại đau khổhơn. Ngay về kỹ thuật đường nét và màusắc, một số đông họa sĩ thời bấy giờ

Page 82: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

cũng ảnh hưởng Masaccio. Họ có một lốidiễn tả mới về con người. Căn cứ vàonhững tác phẩm của họ, ta thấy nhữngcon người của họ vẽ là những khối đangcử động thật sự, chứ không phải chỉ lànhững động tác cử động bị ngừng hãm lạibằng một dáng điệu chết. Họ không hềphân tách các động tác mà chỉ dùngnhững động tác ấy như một sức mạnh đểthúc đẩy sự sống của những nhân vậttrong tranh. Bởi vậy những đường nét ởbiên giới các bắp thịt không nổi rõ, chỉcó những nét chính của từng khối cửđộng. Trong địa hạt kỹ thuật hội họa có hailối dùng để diễn tả nhịp điệu của sự cửđộng. Một họa sĩ có thể tìm thấy sựchuyển động ở trong các hình thể ; trong

Page 83: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

trường hợp này cử động là yếu tố củahành động và đường nét cần cho sự diễntả. Một họa sĩ khác, nhận xét thấy ởngoài hình ảnh của mình tạo ra có một sựchuyển động bao bọc nó qua sự rungđộng của những luồng ánh sáng và bóngtối. Trong trường hợp này thì sự cử độngkhông diễn tả bằng một hành động, nhưngbằng sự chuyển động của vũ trụ, khônggian bao quanh mỗi hình thể, hay ngượclại mỗi hình thể sự vật được nhận chìmvào trong sự chuyển động của khônggian. Cách diễn tả thứ nhất, một lối vẽ cổtruyền rất thịnh hành ở miền Florencebên Ý hồi bấy giờ. Cách thứ hai hơn hẳnlối trước và tạo nên một tác dụng rất hiệuquả cho sơn dầu hồi đó và ngay cả chonhững thế kỷ sau này.

Page 84: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Trong suốt thời kỳ cổ điển sự phânchia thành các môn phái có thể nói đượclà không có gì rõ rệt. Vì đề tài và nộidung có thay đổi theo những trào lưu tưtưởng mỗi thời kỳ. Nhưng tựu trung về kỹthuật hội họa chưa hẳn có một đường lốimới lạ. 1957

ẤN TƯỢNG VÀ SIÊUTHỰC

ẤN TƯỢNG Thời kỳ toàn thịnh của phái ấn-tượngvào quảng năm 1870 - 1880. Đó là thờikỳ mà phái Ấn-tượng đã mở một kỷ

Page 85: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

nguyên mới cho nền hội họa Âu châu. Sựđắc thắng của nó không phải chỉ nhất thờimà còn ảnh hưởng mãi tới ngày nay, khắptrong mọi bộ môn văn thơ nhạc kịch. Vào khoảng 1870, người ta thườnggặp ba chàng họa sĩ trẻ tuổi đến ngồi vẽhàng giờ trên bờ sông Seine. Đó làMonet, Renoir và Pissarro, ba chàng họasĩ ở phái Hiện thực. Họ chăm chỉ theorõi những hiện tượng do ánh sáng chiếuxuống mặt nước. Trong lúc vẽ họ nhậnthấy sự rung động của những tia sángchiếu xuống nước đã phân hóa các mầusắc. Vì thế những màu sắc phản chiếu rấttươi sáng và cả đến hình thể sự vật cũngrất linh động như chứa chan một sứcsống. Bóng tối không còn là mầu đendưới sự ngự trị của ánh sáng, chỉ có

Page 86: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

những mầu sắc tươi sáng. Họ đã diễn tảmặt nước đúng theo điều nhận xét của họ,đúng theo kinh nghiệm thực tế, chứ khôngphải theo một lý thuyết nào. Còn cảnh vậtở trên bờ họ vẫn dùng những phươngpháp lề lối cũ của hiện thực. Khi vẽ xonghọ nhận thấy bức họa thiếu sự thống nhấtở lối vẽ, thiếu sự hòa hợp, mất thăngbằng. Nửa phần bức họa dưới nước thìlinh động tươi sáng, đầy sức sống. Nửaphần trên bờ là một cảnh rất thực, nhưngkhông có sự sống, không linh động, mầusắc kém tươi. Sau khi nhận thấy như vậyhọ chủ trương tất cả cảnh vật cùng phảidiễn tả một lối như cách diễn tả mặtnước. Tất cả những hình thể được tạonên bởi mầu sắc và ánh sáng. Hình thể sựvật hiện trên bức tranh phân cách nhau

Page 87: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

bằng những mảnh màu sắc, không có biêngiới nhất định và nhiều khi hòa lẫn nhauvì sự rung động của ánh sáng. Những họasĩ ở môn phái này lấy ánh sáng làm cănbản để diễn tả sự vật. Nhưng ánh sáng ởđây không được coi như một yếu tố củathực tế ! Họa sĩ chỉ dùng nó như mộtnguyên tắc của bút pháp. Và ấn tượngbắt nguồn từ đấy.

Page 88: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

The Gust of Wind - Renoir

The River, Bennecourt - Monet

Ánh sáng chỉ là một yếu tố giúp họ thunhận sự vật, vì thế những họa phẩm củaphái Ấn-tượng không diễn tả thực tế như

Page 89: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

lề lối diễn tả của hiện thực, mà họ chỉchú trọng diễn tả hình ảnh biến độngcủa sự vật. Chủ trương của họ bật nổi rõràng hơn hết thẩy các môn phái đi trướchọ. Diễn tả hình ảnh luôn thay đổi của sựvật là một hình thức của cảm xúc hoàntoàn tự do và phóng túng, cố gắng thoátkhỏi sự kiềm chế của lý trí. Chủ trươngnhư vậy nên phái Ấn-tượng nhất quyếtbảo vệ những cảm xúc của họ đối vớicảnh vật. Và cũng nhờ vậy mà họ đã tìmđược một hình ảnh gần gụi nhất với sựthực. Sở dĩ những hình ảnh đó được diễntả gần với sự thực cũng nhờ cảm xúcmạnh mẽ và thành thật đã đi đôi với giátrị tuyệt đối, trong hình ảnh sự vật. Cũngkhông quá đề cao cảm xúc nên họ đã giữ

Page 90: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

được không khí tự do không lệ thuộc vớilề lối cổ truyền, cũng không ảnh hưởngnhững hình thể trừu tượng. Để đạt đếnnghệ thuật, việc thứ nhất là phải tiếp xúcđược với hình ảnh của sự vật. Raphael và Rambrandt cũng đã từngnắm được bí quyết về việc ghi chép hìnhảnh của sự vật nhưng trí tưởng tượng củahọ còn vượt ra ngoài cảm xúc để đi đếnmột lý tưởng về hình thức hoặc tinh thần.Trái lại phái Ấn-tượng đã tìm thấy lýtưởng của mình ở ngay trong phạm vicảm xúc, và để giúp cho những phản ứngcủa cảm xúc tiến đến chỗ hoàn mỹ, họ từchối mọi phát triển của tưởng tượng. Ấn-tượng chống đối với lối nhận xétkhách quan của Hiện-thực. Nó tuyên bốnhìn nhận quan điểm nhận xét chủ quan

Page 91: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

của cá nhân nghệ sĩ. Thoát ly khỏi chủ trương khách quancũng là một lý tưởng của họ. Nhưngkhông phải là một lý tưởng thuộc phạmvi tư tưởng bởi nó đặt nền tảng trên cảmgiác. Phái Ấn-tượng cũng không đồngquan điểm với phái Lãng mạn, bởi nómuốn làm một cuộc cách mạng đối vớinhận thức về tình cảm của nhân loại trênđịa hạt văn nghệ, lịch sử, chính trị, màphái Lãng mạn đã cố gắng ép uổng chonghệ thuật. Nhận xét về những tài liệu như nhàcửa, cây cối, sông núi, những hoạt cảnh.xã hội mà phái Ấn-tượng đã dùng đểsáng tác, ta sẽ nhận thấy nó có một giá trịtrường cửu, chứ không phải chỉ có giá trịcho một thời đại. Phần lớn trong những

Page 92: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

tác phẩm của môn phái Ấn-tượng, vẽnhững cây cối bình thường, những chiếcnhà giản dị, những dân quê chất phác,chứ không phải tòa biệt thự đồ sộ haynhững bà hoàng quý tộc. Chọn những đềtài ấy không phải họ có chủ trương chínhtrị mà chỉ để diễn đạt lòng trìu mến củahọ với những cảnh sinh hoạt hàng ngàytuy giản dị tầm thường song gần gũi họhơn và đã làm họ xúc động mạnh mẽ. Corot và Constable tuy đã chán ghétlối vẽ cổ trơn tru nhẵn nhụi như chụpảnh, nhưng vẫn không dám trưng bầy cáctác phẩm mới của mình trước quầnchúng. Họ nghĩ ra một cách là tuy một đềtài nhưng vẽ làm hai bức. Một để trìnhbầy cho quần chúng, vẽ theo lối cũ, vàmột để cho mình thì vẽ hoàn toàn theo ý

Page 93: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

muốn. Trái lại phái Ấn-tượng đã canđảm trưng bầy những họa phẩm của họvẽ theo rung động của tình cảm, theo mộtkỹ thuật riêng biệt và táo bạo. Họ khôngngần ngại trước những chỉ trích của quầnchúng. Bền bỉ và can đảm tranh đấu cholý tưởng nên họ đã thành công và thuyếtphục được quần chúng, làm cho quầnchúng thông cảm rằng : Sự vật ở trongmột bức họa chỉ có lý do tồn tại ở chỗtruyền cảm ; chứ vai trò của nó khôngphải cốt để cho người xem tranh một ảoảnh suông . Tác phẩm của phái Ấn-tượng là do sự cấu tạo của ánh sáng vàmàu sắc chứ không phải do chính sự vật,nên nó không chú ý đến sự hòa hợp củacảnh vật cũng như sự diễn tả không gianvới bề sâu. Mầu sắc của họ dùng, phần

Page 94: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

nhiều tươi sáng hơn những mầu sắc củacác họa sĩ ở thế kỷ thứ 16, vì họ đã căncứ vào sự phân tách của ánh sáng đốivới màu sắc. Nếu chúng ta đem trộn lẫnmột ít sơn mầu vàng và mầu lam chúng tasẽ có một mầu thứ ba là mầu xanh.Nhưng nếu chúng ta không trộn lẫn haithứ với nhau, chúng ta chỉ vẽ hai đườngmàu vàng và màu lam cạnh nhau và đứngxa vào một độ vừa phải chúng ta cũng sẽnhìn thấy một mầu thứ ba là mầu xanh,nhưng là một màu xanh tươi sáng hơnnhiều. Không phải là phái Ấn-tượng đãtìm thấy như vậy và rồi sẽ theo đúngnguyên tắc về mầu sắc ấy một cách câunệ, máy móc. Họ coi đó chỉ là một nhậnxét về kỹ thuật. Mầu sắc của họ tươi sáng hơn không

Page 95: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

duy ở việc hiểu rõ nguyên tắc đó màchính là nhờ ở cảm xúc về mầu sắc củahọ rất tinh vi tế nhị. Chủ trương rằng : mầu sắc là do ở ánhsáng mà có, ánh sáng là một thứ gì rấtlinh động. Mầu sắc đã linh động thìkhông có một hình thể nào đóng khung lạimà chứa đựng được nó. Vậy thì hình thểcũng biến đổi và rung động theo với ánhsáng và màu sắc, không có những đườngbiên giới nhất định. Phái Ấn-tượng đãcăn cứ vào sự linh động của mầu sắc,của ánh sáng, để làm căn bản cho nhữngbiến đổi về hình thể sự vật. Những hìnhthể của hội họa ngày nay cũng chịu mộtphần ảnh hưởng ở đó. Khi đã nhận định rằng ánh sáng, mầusắc, hình thể đều biến động thì quan niệm

Page 96: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

về không gian cũng do đó phải đổi thay. Nhóm Florentins ở đầu thế kỷ thứ 15cho rằng : không gian chỉ là cái quãngtrống vắng. Trên bức họa, họ dùng cáiquãng trống đó để ngăn cách mọi vật vớinhau. Nhóm Venitiens ở thế kỷ thứ 16 thìlại quan niệm : không gian không phải làmột sự trống rỗng, nhưng chứa đầy khôngkhí, nên không gian bao bọc hình thể, vàtrên họa phẩm của họ, hình thể và khônggian, hòa hợp với nhau. Phái Ấn-tượngthì lại cho rằng : chính sự rung động củaánh sáng, của mầu sắc đã tạo nên khônggian. Không gian cũng luôn luôn biếnđộng, bởi vậy trên các bức họa họ khôngchú trọng đến bề sâu. Không gian đối vớihọ chỉ là ánh sáng và mầu sắc. Nhiều lốiphê bình chỉ trích họa phẩm của phái Ấn

Page 97: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

tượng thiếu chiều sâu. Nhưng thật ra thìchưa từng có một luật lệ nào về hội họabắt buộc một bức họa phải có đủ bachiều như tạo vật. Phái Ấn-tượng quan niệm rằng khônggian chứa đựng sự rung động của vũ trụ,của ánh sáng, của màu sắc, có nghĩa làhọ đã thông cảm được với những mầmsống tiềm tàng trong hình thể sự vật.Những thời kỳ về sau cũng của môn pháinày một số họa sĩ đã không thông cảmđược với những tư tưởng căn bản củaphái Ấn-tượng, họ đã "chơi đùa" vớimầu sắc như một bác thợ nhuộm nên chỉtạo ra được những màu làm vui mắtnhưng chẳng diễn tả được gì. Đây là thờikỳ phá sản của một số họa sĩ theo đuôi.

Page 98: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

SIÊU THỰC Siêu thực đã đưa các văn nhân nghệ sĩvào một cuộc phiêu lưu mới mẻ và kỳ lạnhất trong thế kỷ hiện tại. Đó là tâm lý tự động thuần túy. Nhờnó nghệ sĩ diễn tả tư tưởng. Tư tưởngđược diễn đạt ngoài vòng kiểm soát củalý trí, ngoài sự băn khoăn về nghệthuật, ngoài sự kiềm tỏa của luân lý vàngoài cả sự xúc động của cảm giác. Nếu nghệ thuật với mục đích đi tìm cáiĐẹp, tôn giáo với mục đích đi tìm cáiThiện, khoa học với mục đích đi tìm sựThực, thì phái Siêu-thực không có mụcđích làm việc nghệ thuật, tôn giáo vàkhoa học. Những người ở môn phái Siêu-thực đã từng tuyên bố rằng : "Không nên

Page 99: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

phê bình một tác phẩm siêu thực về mặtnghệ thuật của nó. Chúng tôi không cómục đích đi tìm cái đẹp trong phạm vithẩm mỹ của nghệ thuật. Đây chỉ là mộtkhoa học mới để diễn tả tư tưởng." Dù sao thì chúng ta hẳn cũng đã nhậnthấy ảnh hưởng của phái Siêu-thực đã lantràn nhanh chóng và rộng rãi trong cácbộ môn văn nghệ. Những ảnh hưởng củanó rõ ràng nhất trong thi ca, hội họa. Mộtít mẩu dây thép, vài ba cái nút chai, mộtchiếc sườn xe đạp cũ, cũng đủ cho mộtnghệ sĩ ở phái Siêu-thực diễn tả tư tưởngcủa mình. Bởi chủ trương những sáng táccủa mình không thuộc phạm vi nghệ thuậtmà đó chỉ là một khoa học mới mẻ nênphần nhiều họ không tạo nên những hìnhảnh có tính chất nghệ thuật. Và cũng bởi

Page 100: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

bắt buộc phải theo sát chủ trương đã đềxướng ra nên họ phải tạo nên những hìnhthể rất giả tạo chỉ đưa đến sự bế tắc.Mặc dù chủ trương của họ có mới lạ mấyđi chăng nữa, thì cũng vô ích nếu chínhnó không có tính chất nghệ thuật. Đó là trường hợp nhận xét về siêuthực theo chủ thuyết của André Bretontrong cuốn "Manifeste du Surréalisme". Ở khía cạnh khác về phía các phê bìnhgia nghệ thuật, thực sự họ rất bối rốitrong việc định nghĩa và xếp loại các họasĩ có xu hướng siêu thực, bởi vì phươngdiện kỹ thuật và bút pháp của nhóm họasĩ này rất khác biệt nhau, ngay cả đếnviệc sử dụng chất liệu sáng tác cũng vậy.Người ta bèn thêm danh từ peinturefantastique để chỉ chung toàn thể những

Page 101: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

xu hướng siêu thực khác nhau. Trong đókhó phân chia thành nhóm, nhưng lạiphân chia theo từng cá nhân : Chirico,Max Ernst, Klee, Dali, Chagall, Bosch. Người ta còn cho rằng siêu thực cónhiều tính chất có thể tìm thấy cả ở mônphái Biểu-hiện và Lãng-mạn. Còn vềnguồn gốc có thể lần trở lại tới họa sĩBosch và bao gồm cả nhóm Dada. 1957

Page 102: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Apparition of the Town of Delft -

Salvador Dali

Page 103: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Living Still Life - Salvador Dali

TRƯỜNG BIỂU HIỆN

Phái Ấn-tượng gồm một số họa sĩ nhấtđịnh có một xu hướng, một luật lệ rõ rệt,

Page 104: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

trái lại môn phái Biểu-hiện chỉ gồm mộtsố họa sĩ có những xu hướng phức tạp vềnghệ thuật. Kể ra muốn có một ý niệm rõrệt và đứng đắn về môn phái Biểu-hiện,chúng ta khó có thể xếp những họa sĩ củamôn phái này vào một loại nhất định. Dùsao những vấn đề sẽ thảo luận sau đây,nặng về tư tưởng hơn là về kỹ thuật, vìchủ trương của môn phái này không đemđến một sự gì mới lạ ở phần kỹ thuật. Những nghệ sĩ của môn phái Biểu-hiệnnhư Rouault, Nolde, Soutine v.v... khônghọp thành một nhóm và hầu như không cóliên lạc gì với nhau như Monet, Pissaro,Renoir ở phái Ấn- tượng. Môn phái Biểu-hiện có hai thời kỳchính : Thời kỳ đầu từ 1885 đến 1900 có

Page 105: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Gauguin, Van Gogh, Munch, Toulouse,Lautree là những họa sĩ muốn tìm một lốithoát mới. Thời kỳ thứ hai mạnh mẽ hơn, cóRouault dẫn đầu (1905). Picasso cũng đãtừng tham gia trong thời kỳ (Lam) và(Nègre), đến 1910 có Nolde, Hokochavà Soutine, từ 1910 đến 1923 phát sinhmột phái gọi là Lập-thể-Biểu-hiện. Pháinày có tham vọng dung hòa những yếu tốdiễn tả và những yếu tố kiến tạo. Đó làthời kỳ điển hình nhất của nền nghệ thuậthội họa châu Âu.

Page 106: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Portrait of Moise Kisling - Soutine

Page 107: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Landscape of the South of France -

Soutine

Vậy chúng ta thử tìm hiểu các tư tưởngthen chốt căn bản nào đã phát sinh trongđịa hạt nghệ thuật để tạo nên phái Biểu-hiện. Tôi tưởng có thể dựa vào lời tuyên

Page 108: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

bố của Edward Munch, một họa sĩ có têntuổi và trung thành của môn phái đó. Ôngta nói : "Người ta không thể vẽ mãinhững người đàn bà ngồi thêu thùa vànhững đàn ông ngồi đọc sách. Tôi, tôimuốn vẽ những con người đang sống,đang thở hít khí trời, đang cảm, yêu vàđau khổ". Van Gogh cũng đã từng cóquan niệm như vậy trong khi sáng tác.Không gì vắn tắt và rõ ràng hơn. Nhưngthật ra thì không phải riêng gì các họa sĩở phái Biểu-hiện đã có những tư tưởngđó. Đưa vấn đề tâm lý vào nghệ thuật hộihọa là một ý tưởng mà mọi người nhậnthấy bàng bạc trong một phần các tácphẩm hội họa và ngay cả trong vănchương nữa. Riêng môn phái Biểu hiệnđã nổi bật rõ hơn hết vì đó là lý tưởng,

Page 109: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

là một con đường họ vạch ra để noi theovà đã thành công trong địa hạt hội họa. Những tác phẩm hội họa của môn pháiBiểu-hiện không những nói lên ý tưởngcủa họ ở ngay đường nét, màu sắc màphần lớn còn ở cả đề tài mà họ thườngdùng : những con người đau khổ, sợ hãi,những cảnh tang tóc, những nụ cười sầuhéo, những bộ mặt méo mó, xanh xao,những hoàn cảnh tạo ra xúc động mạnhvề tâm lý. Đứng trước những tác phẩm đó, nhữngngười quan niệm nghệ thuật hội họa làChân-Thiện-Mỹ một cách cổ điển, tấtnhiên sẽ băn khoăn lạc lối. Và đôi khikhông ngần ngại công kích bằng nhữnglời chỉ trích tàn tệ. Biết bao bạn yêu tranh và đôi khi có

Page 110: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

cả một số những bạn làm công việc hộihọa nữa đã thực thà bộc lộ : "Chúng tôirất yêu tranh, rất thích vẽ nhưng mongmuốn một bức tranh vẽ hoa tươi cảnh lạ,một thiếu nữ thật yêu kiều hay một phongcảnh hữu tình. Còn những bức họa dùcho "nghệ thuật" tới đâu mà vẽ mộtngười mặt mũi méo mó, lệch lạc, mộtcảnh ghê sợ, chết chóc thì xin chịu". Vậy thì vấn đề "Chân-Thiện-Mỹ"trong nghệ thuật hội họa là gì ? Chúng taphải quan niệm cái "Mỹ", cái "Thiện" rasao ? Nếu có một vài ý kiến trong giới phêbình muốn tách rời phần "nghệ thuật" rakhỏi cái "Đẹp" thì vì một duyên cớ khác,các nhà triết học không muốn theo lậpluận đó. Họ nghĩ rằng nghệ thuật có thể

Page 111: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

đồng thời dung nạp sự điều hòa và sựlệch lạc, cũng như đồng thời có thể chứađựng cái "ác" và cái "thiện". Vậy thử hỏinghệ thuật mà nhìn theo quan điểm củaluân lý, của xã hội có thể dung nạp đượcnhững cái gọi là "xấu xí", những cái "ác"ở trong sự vật hoặc ở trong một trạngthái tâm hồn mà nó muốn diễn tả đượckhông ? Trước vấn đề gay go này tôitưởng chúng ta có thể trả lời được rằng :"Mọi sự, mọi vật kể cả đau khổ, đóikhát, bệnh hoạn và cả tội ác nữa, đềuđược cứu thoát khỏi sự tầm thường củanó nhờ nghệ thuật. Đó là mảnh đất duynhất có thể dung nạp được chúng. Thiêntài kéo theo với mình những vật xấu xa,những tâm tình bẩn thỉu ở trong cơncuồng phong của nghệ thuật đi qua.

Page 112: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Những sự vật gọi là "ác", là tầm thườngđó được tung vào trong khung cảnh rộnglớn tựa như những âm thanh trái nghịchtrong một cuộc hòa tấu. Cho rằng cái "ác", cái "xấu" dùng đểlàm nổi bật và làm tăng giá trị cho toànthể là một sự thiếu sót ở địa hạt siêu hìnhvà gây một luồng căm phẫn ở quan điểmluân lý, nhưng lại rất an ủi và rất "thật" ởđịa hạt nghệ thuật. Làm một ông tơ để nốiduyên cho thiên đàng và địa ngục, chocái ác và cái thiện, cho cái xấu và cáiđẹp chỉ có thể là một nghệ sĩ, một thinhân. Trên địa hạt nghệ thuật, vănchương, những sự xấu xa tầm thường trởthành sự đẹp đẽ cao cả. Thưởng ngoạncái cảnh đẹp vĩ đại mạnh mẽ của mộtđám cháy nhà, là ca tụng một khía cạnh

Page 113: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

nào mà đám cháy đó có quyền duy nhất. Nghệ thuật mang một sứ mạng và phảiđạt tới đích dù phải xông vào giữa lòngđịa ngục, sống giữa những loài yêu quái.Nó tiến tới không phải có tham vọng biếnđổi được địa ngục thành thiên đàng, bọnyêu quái thành bầy tiên nữ. Nhưng đểcứu thoát những cảnh vật đó khỏi sự tầmthường và đặt cho chúng có một chỗđứng, điều hòa với vũ trụ. Nghệ thuật màkhông đạt được như vậy là thất hại. Nghệ thuật phải tạo nên được nhữngcảnh địa ngục điển hình, những loài maquái hoàn hảo. Nhưng nếu nó chỉ tạođược một thứ địa ngục giả tạo và nhữngloài ma quái bất thành thì cũng đã thấtbại. Nếu nghệ thuật chứa đựng một niềm

Page 114: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

tin ở cái "Mỹ", và cái "Mỹ" chứa chấtmột niềm ước vọng ở cái "Chân" tuyệtđối, thì hình như tất cả các tác phẩm nghệthuật phải là sự hòa hợp với luân lý ? Nhưng chúng ta vừa công nhận vàchứng minh rằng sự giải thích đó thật làquá giản dị và ngây ngô. Đi tìm một trạngthái cùng độ của cái "Chân", không phảilà đã tìm đã nắm được cái trạng thái siêunhiên của nó. Ảnh hưởng của cái đẹp gâycho cái "Thiện" của một nền luân lý chỉlà gián tiếp và rất chậm chạp. Chúng takhông nên hoàn toàn trông cậy vào nó đểcó thể sửa đổi, biến cải cả tâm tình củanhân loại, cả nếp sống của xã hội. Đã bốirối để chỉ rõ mục tiêu, nó sẽ bối rối hơnnữa khi chúng ta đòi hỏi ở nó mộtphương tiện để thực hiện.

Page 115: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Ruskin trong cuốn "Hội họa mới" đãcố sức thuyết giáo cho việc kêu gào cáchọa sĩ trở lại với thiên nhiên, tạo vật :ước vọng như vậy mà đời sống của nhânloại được trong sạch, phong tục tập quánđược lành mạnh hơn và hy vọng sẽ giảiquyết được mọi vấn đề xã hội. Nhưng rấtmay ông ta đã sớm hiểu rằng mình đã đilầm đường. Nếu chỉ chú trọng đến những kết quảthuộc về luân lý, thì người ta có thể tráchcứ các họa sĩ không chịu đặt một mụcđích cổ võ cho luân lý trong các tácphẩm của họ. Cho dù nghệ sĩ có chỉ đường cho nhânloại đến một mục đích, một thế giới lýtưởng nào đó thì chắc chắc, không phảinhân loại sẽ tới được bằng con đường

Page 116: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

của nghệ thuật. Sự thành công của môn phái Biểu-hiệncó chăng thì cũng chỉ trong phạm vi nghệthuật hội họa. Những tác phẩm của họ cógóp phần vào công cuộc tiến hóa chungcủa cả nhân loại thì cũng chỉ là gián tiếp.Những phong cảnh, những tĩnh vật, nhữngcon người họ đưa ra chỉ là tấm gươngphản chiếu những cảm xúc, những pháthiện tâm lý. Nhận xét của họ đứng trêncương vị một nghệ sĩ không phải ở địa vịmột luân lý gia hay một chiến sĩ xã hội,nên không có sự giải quyết và tuyêntruyền. Tác phẩm của họ chứa đựng cái"đẹp" nhưng là cái đẹp của hội họa, kháchẳn với cái đẹp vật chất thông thường.Những nhân vật trong các tác phẩm củaSoutine hay Rouault không có những vẻ

Page 117: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

đẹp kiều diễm, mỹ miều mà đẹp mộtcách khủng khiếp. Chúng ta hãy nhận lấynhư vậy và không nên đòi hỏi gì hơn. Cũng có thể những tác phẩm về hộihọa của môn phái Biểu-hiện có thể cónhững giá trị về mặt luân lý, xã hội vàchính trị... Nhưng điều quan trọng là giátrị nghệ thuật của nó. Điều đó mới làđáng kể. Có được giá trị nghệ thuật là đãlàm tròn sứ mạng mà nghệ thuật giao phócho nó. Những giá trị quý giá nhất màphái Biểu-hiện thu lượm được là nhữnggiá trị nghệ thuật. Khi thưởng ngoạnnhững tác phẩm của họ, chúng ta khôngthể đứng trên cương vị một nhà luân lý,một nhà chính trị mà phê phán. Chúng tachỉ hiểu được họ, khi nhìn bằng con mắtcủa một con "người" không thành kiến.

Page 118: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Một tác phẩm hội họa chỉ có thể là mộtbóng cây râm mát trên con đường dài.Không thể đòi hỏi ở nó thức ăn, áo mặc,nó không phải là một quán cơm bênđường. Tác phẩm hội họa đôi khi thờ ơ,hờ hững cả với những biến chuyển lịchsử, với những lề lối của cuộc sống. Nócó bám rễ trên trái đất trong nhân loại thìkhông phải vì vậy mà có thể ép buộc nóphải tạo nên cho ta một cuộc sống kiểumẫu. Không gì khờ dại và lố bịch bằngmột thứ "nghệ thuật bị chỉ huy", bắt buộcnó tuân theo một luật lệ không phải làluật lệ của chính nó. Trong trường hợp ấychỉ có thể sản xuất ra một thứ tơ tằm giảhiệu. Nhất định một nghệ sĩ chân chínhkhông thể nào làm được những thứ "hànggiả" đó. Nhìn lại nền hội họa ở Việt-nam,

Page 119: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

môn phái Biểu-hiện không hề thu hútđược một môn đồ nào chính thức. Khimôn phái Biểu-hiện được nẩy nở ở châuÂu là lúc mà thời kỳ xã hội đang cónhững khẩn trương về nhiều vấn đề. Xétlại quan niệm về thẩm mỹ của dân tộcViệt nam, từ trước tới nay vẫn mang nặngnhiều tính chất Đông phương, trong khichạy đuổi theo cái đẹp tuyệt đối, nghệ sĩchỉ tìm thấy chỗ nương náu trong các đềtài dễ dãi : sơn thủy hữu tình, hoa nở,trăng lên v.v... Hơn nữa do hoàn cảnh xãhội, hội họa chỉ được coi như là mộtmón đồ chơi của bọn quý tộc, trưởng giả.Đôi khi, nghệ sĩ có muốn tìm mới lạ bằngsự diễn đạt những cảm xúc của tâm hồnthì cũng chỉ rất hời hợt. Những bức tranhvẽ một đứa bé đánh giầy, hay một người

Page 120: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

ăn mày, họa sĩ chỉ chú trọng vào nhữngtấm áo rách rưới, những nét mặt xanhxao, gầy guộc mà những cảm xúc đưa lạicho người xem tranh thấy rằng họa sĩ chỉghi nhận như một người làm phóng sựđiều tra, không nắm được những trạngthái tâm lý biến đổi ở một kẻ cùng khốn.Cái điều đáng trách là họa sĩ không tìmđược mục đích nghệ thuật trong các đềtài đó. Nhìn chung lại từ trước tới nay,với những tác phẩm chúng ta được xemtrong các cuộc triển lãm, chưa hề có mộtthành công nào trong các tác phẩm có xuhướng về biểu hiện. 1957

NHẬN XÉT VỀ HỘIHỌA TRỪU TƯỢNG

Page 121: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Chúng ta không thể thưởng thức mộtbức tranh bằng tai, và chúng ta cũngkhông thể nghe một bản nhạc bằng mắttrừ khi nào tranh làm bằng âm thanh, vànhạc làm bằng màu sắc. Cho nên nói đếnnghệ thuật hội họa là nói đến hình thể vàmàu sắc. Và nói đến hình thể, màu sắc lànói đến thiên nhiên, tạo vật trên trái đấthiện chúng ta đang sống. Tư tưởng chúngta dù trừu tượng tới đâu, khi làm việc vềhội họa chúng ta cũng bắt buộc phải biếnnó thành đường nét, màu sắc. Đường nétvà màu sắc ấy phải vay mượn của thiênnhiên, tạo vật, tự chúng ta không thể cóđược đường cong hay nét thẳng. Màuxanh hay màu vàng đều chứa đựng trongthiên nhiên. Một tác phẩm hội họa phải

Page 122: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

là một sản phẩm của tư tưởng, của tìnhcảm và đồng thời cũng là sự kết luận củathị giác. Chúng ta chỉ có thể diễn đạtnhững cái trừu tượng bằng những vật liệurất thực. Một bức tranh không phải chỉcó những đường nét mơ hồ, những hìnhthể huyền ảo mới diễn đạt được cái trừutượng. Một bức chân dung vẽ đủ cả chitiết có thể diễn tả một tư tưởng hết sứctrừu tượng. Cũng như chúng ta muốn diễntả một thực tế, không phải chúng ta cứ vẽđầy đủ mọi chi tiết như một cái máy ảnhlà nắm được hết sự thực. Trong địa hạthội họa nói đến diễn tả không phải làchép lại thiên nhiên, nhưng không phải vìvậy mà ta chối từ mọi hình thể của thiênnhiên. Chúng ta không bắt chước thiênnhiên, nhưng phải vay mượn những hình

Page 123: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

ảnh của thiên nhiên để diễn đạt. Trong sựvay mượn tất nhiên có sự biến đổi.Chúng ta biến đổi thành những của cảiriêng của chúng ta, biến đổi, sắp đặt lạimột phong cảnh tầm thường, theo lýtưởng của chúng ta, theo nhận xét chủquan của chúng ta. Họa sĩ Gauguin suốtmột đời đi tìm những cái đẹp trên đảoTahiti, suốt một đời săn đuổi những hìnhảnh hoang vu, những thơ mộng của hònđảo. Họa sĩ đã đến và đã sống ở đó đểtạo nên những tác phẩm bất hủ. Nếu họasĩ đến đó để vẽ đúng như một cái máychụp hình thì chắc chắn ông đã thất bại.Và nếu cứ ngồi nhà mà muốn diễn tảcảnh trên đảo thì chắc chắn cũng khólòng thành công. Sự tự do của nghệ sĩcũng có giới hạn. Vì nghệ sĩ không phải

Page 124: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

là Thượng Đế. Tất cả chất liệu để xâydựng tác phẩm đều do thiên nhiên, tạovật cung cấp. Chúng ta chỉ có việc nhậnlấy để hoàn thành công việc với mọi thứtư tưởng trừu tượng, với mọi tưởngtượng. Giữa nghệ thuật hội họa và thực tế vẫnluôn luôn có sự liên hệ. Họa sĩ không thểxóa bỏ đến gốc rễ mọi thứ trong vũ trụ,thiên nhiên để tạo ra một cái mới. Vàchắc chắn không ai nghĩ tới việc đó, vìchính một bức họa cũng đã là một thựcthể, vật chất. Hiện nay trong giới hội họacó những sự tranh luận gắt gao giữa haiphe phái. Một bên chủ trương muốn diễnđạt tư tưởng trong một tác phẩm hội họacần phải có những hình thể thông thường,cụ thể, mọi người có thể nhận được, ví

Page 125: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

dụ : muốn diễn tả một tâm trạng buồn rầuthì phải diễn tả qua một con người, haymột cảnh vật nào đó v.v... Nhưng conngười mà nghệ sĩ mượn để diễn tả tâmtrạng mình phải là một con người thườngnhư mọi người (không phải là một quáithai ba đầu, sáu mắt), qua cái hình ảnhcon người đó, nghệ sĩ phải làm thế nàocho người thưởng thức tranh thấy đượccái tâm trạng buồn rầu. Một phái chủ trương rằng : diễn tả mộttrạng thái tâm hồn, một tư tưởng là nhữngthứ trừu tượng, thì tốt hơn hết là dùngnhững đường nét, hình thể không nói lênmột hình ảnh nào giống với thiên nhiên(hình thể không hình ảnh). Trong bức họangười xem không cần phải thấy cây cối,nhà cửa, con người, nhưng chỉ nhận thấy

Page 126: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

một mớ màu sắc, đường nét. Và quanhững thứ đó sẽ nhận thấy một tâm trạngbuồn rầu mà họa sĩ muốn diễn tả. Haiphái đó, phái nào có lý hơn. Thực khómà quyết định nhưng chúng ta thử tìmhiểu trong mỗi phái đã suy luận như thếnào khi chủ trương như vậy. Phái thứ nhất, chủ trương phải mượnhình ảnh của thiên nhiên của cuộc đời đểdiễn đạt nhưng điều mình muốn diễn tả.Chủ trương như vậy là họ đã căn cứ vàocái nhìn của thị giác để đi từ cái vỏ vậtchất bên ngoài tới các phần trừu tượngbên trong. Phái thứ hai chủ trương không cần đếnhình ảnh thiên nhiên vì căn cứ vào cáinhìn của tâm hồn, của bên trong tư tưởng.Họ mong muốn đi trực tiếp từ cái phần

Page 127: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

trừu tượng vô hình đến tư tưởng củangười thưởng thức. Khi xem một bức tranh của nhà danhhọa Picasso, dưới bức họa một dòng chữchú thích : "Người đàn bà mặc áo xanhngồi trên ghế bành", Christian Zervos đãcó thêm lời phê bình như sau : "Quái vật,người ta đã bảo như vậy, quái vật rất cóthể, nhưng đẹp một cách kinh khủng". Tôithấy bức tranh tuy vậy vẫn căn cứ vàohình ảnh của thiên nhiên để biến đổi theoý muốn, vì trong đó người xem tranh cóthể nhận thấy mơ hồ hình ảnh một ngườiđàn bà (dù không có mũi, vừa quaynghiêng vừa nhìn thẳng) mặc áo xanh vớichiếc ghế bành. Khi sáng tác bức họa,Picasso đi từ cái nhìn bên trong, cái nhìncủa tâm hồn để diễn tả. Nhưng người

Page 128: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

xem tranh vẫn phải dùng thị giác để thunhận cái nhìn bằng tâm hồn của Picasso.May mắn ra mà thu nhận được thì cũngphải xây dựng lại bằng tưởng tượng mộthình ảnh quen thuộc của thị giác. Nghĩalà sáng tác về hội họa dù là trừu tượnghay hữu hình cũng phải dùng đến thị giácvà vận dụng đến cái nhìn của tâm hồn.Con mắt là một tên gác cửa. Nó làmđược việc hay không là do tâm hồn huấnluyện cho nó, nếu không, bất cứ mộtngười khách nào tới nó cũng sẽ chấpnhận.

Page 129: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Young Girl in an Armchair - Picasso

Họa sĩ sáng tác không cần đến cácmàu sắc mà chỉ dùng đen trắng để diễntả, thì có lẽ sự lệ thuộc vào vật chất sẽ

Page 130: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

giảm bớt đi một phần nào. Có thể thu gọnmột hình thể và một tâm hồn vào nét bútchì như Matisse đã làm. Sự giản dị hóalối vẽ không phải là mục đích của nghệthuật, nhiều khi nó chỉ là một phương tiệnđể giúp cho thị giác nhận thức dễ dàng,mau chóng. Nhưng đơn giản hóa trongnghệ thuật hội họa cũng có giới hạn.Không phải chỉ vẽ đen trắng, hay là dùngrất ít nét (đơn giản hóa sự vật đến mộtmức cùng) là họa sĩ có thể diễn đạt dễdàng. Họa sĩ cũng không phải là một tênđầu bếp khéo cần phải nhớ những côngthức pha màu thật cẩn thận để đánh thànhnhững nước sốt đỏ, sốt xanh. Rồi cứ thếphết lên tác phẩm để tạo nên những cânđối hòa hợp về màu sắc theo mốt củamột thời đại, mà chẳng diễn tả nổi một

Page 131: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

cái gì. Cho rằng lối vẽ trừu tượng là mộtcách đơn giản hóa sự vật là nhầm. Khôngphải chỉ có bóng tối và ánh sáng mới tạonên được bề sâu và bề dày của mọi vật.Những đường nét không, cũng gợi cho tacảm thấy bề sâu, bề dày của sự vật.Những hình thể, mầu sắc ở trong một bứchọa, không cốt để đánh lừa con mắt, màchỉ cốt gợi cho trí tưởng tượng của ngườixem tranh được phong phú hơn và đúngvới mức mong muốn của nghệ sĩ. Hồi nhỏ tôi đã nghe câu chuyện : mộthọa sĩ vào trọ ở khách sạn, khi đã hếttiền bèn vẽ vào tường một cái va-ly, rồigọi ông chủ khách sạn đến chỉ cho ông ta.Ông chủ tưởng là chiếc va-ly thật, nên đểcho họa sĩ gửi lại. Va-ly vẽ mà tưởng là

Page 132: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

va-ly thật thì kể cũng tài tình. Nhưng nhưvậy có phải chăng là nghệ thuật ? Theotôi tưởng, đúng hơn nên gọi là ảo thuật. Nói đến nghệ thuật là nói đến sáng tạo.Sáng tạo không phải là chép lại sự vật,bắt chước đúng như thiên nhiên, vì bắtchước là nghĩ đến chuyện "làm giả". Làmbạc giả, làm rượu giả, thuốc giả hay giảthiên nhiên thì cũng vậy. Tác phẩm hộihọa nào cũng bắt buộc phải gồm có mộtphần rút ở sự thực và phần lý tưởng.Vậy, cái phần thực ở hội họa là gì ? Thídụ một bức họa vẽ một người. Sự thực ởđây không phải là con người bằng xươngbằng thịt mà chỉ là hình ảnh của conngười toàn vẹn. Nghĩa là khi họa sĩ nhìnmột người nhận lấy cảm xúc do conngười đưa lại, cộng thêm vào đó phản

Page 133: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

ứng của tâm hồn mình, tư tưởng mình. Đólà cái thực, một cái thực chủ quan. Cáiphần thứ hai là phần lý tưởng. Khi đã thunhận được cái phần thực của chủ quanmình thì trí tưởng tượng của nghệ sĩnương theo đấy làm điểm khởi hành đểxây dựng, và thực hiện một ý niệm, mộtlý tưởng mong muốn. Bởi vậy những ainghĩ rằng sáng tác một bức họa theo lốitrừu tượng, không cần đến cái thực, bấtchấp cả thiên nhiên, tạo vật là nhầm lẫn.Không phải với một số mầu sắc rực rỡ,với một số dụng cụ đầy đủ và với mộtđầu óc trống rỗng là có thể tạo được mộttác phẩm trừu tượng. Một bức họa (nếucó thể gọi được như vậy) bôi bác trongtrường hợp như vậy chỉ có giá trị ngangvới lá bùa của một pháp sư.

Page 134: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Sáng tác theo lối trừu tượng khôngphải là tách rời trái đất, cuộc sống củanhân loại để nhảy lên thượng tầng tĩnhkhí mà làm công việc nghệ thuật. Nghệ sĩchân chính bao giờ cũng không quênnguồn gốc mình trên mặt trái đất. Sở dĩhọ có tạo ra một thế giới mới lạ, thì thếgiới đó cũng bắt nguồn ở thế giới hiện tạihọ đang sống. Những nhân vật dù có kỳquái đến đâu do sức tưởng tượng của họcũng không phải là những bóng hình hoàntoàn trừu tượng. Những nhân vật quáiđản như của Chirico hay của Picassocùng vẫn mang nặng hình ảnh của muônloài trên trái đất. Những nhân vật đó,nghệ sĩ đã phải nuôi dưỡng bằng chínhsự sống của mình, nhào nặn trong mộtthực thể vật chất. Họ chẳng bao giờ có tư

Page 135: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

tưởng quá điên rồ là cạnh tranh vớiThượng Đế để phá sản trong nghệ thuật.Làm thế nào cho mình có một quyền năngnhư Thượng Đế, để kéo ở quãng trốngkhông ra một thực thể vật chất, một hìnhthể, một mầu sắc hay một tư tưởng ? Giỏilắm, thì họa sĩ cũng chỉ có thể đọ tài vớichính cái thế giới mà họ đang sống vàthêm cho nó những nhân vật mới lạ, gợi ýcho nó một sinh hoạt lý tưởng, dùng cáicủa nó sẵn có, mà trả lại cho nó sau khiđã được biến đổi. Ở trong thế giới mớido họa sĩ tạo ra, các nhân vật kỳ dị màhọa sĩ thả vào đấy dù có được một sốngười đời hoan nghênh tới đâu, thì baogiờ cũng chỉ là "những mẫu mực để thínghiệm". Tác phẩm bao giờ cũng để lạinhững dấu vết bất lực và cô độc cho kẻ

Page 136: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

sáng tạo. 1957

THẾ GIỚI CỦA HỘIHỌA

Nhìn cái cây trong bức tranh vẽ vềphong cảnh, có người bảo : không giốngcái cây thật một tí nào. Trong một bức vẽtĩnh vật, có người cũng bảo : cam gì màlạ thế, không giống. Đứng trước một bứchọa vẽ chân dung của một người quenbiết, người ta bảo : không phải ông X…,họa sĩ vẽ không giống ông X... Nhữngcâu phê bình đó, luôn luôn nghe thấy,trong các phòng triển lãm về hội họa. Trong vở kịch, có vai hành khất, nếuđạo diễn đi tìm một ông ăn mày chuyên

Page 137: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

nghiệp để đưa ông ta lên sân khấu, chắcchắn là ông ta không thể nào đóng đúngvai ăn mày bằng một nghệ sĩ của sânkhấu. Và trong một cuốn tiểu thuyết, nhân vậtchính là một tay tư bản, thì tiểu thuyết giakhông thể nào đi theo một ông tư bản, đểrồi hễ ông ta nói câu nào ghi ngay câu ấy,ông ta có cử chỉ hành động gì đều nhấtnhất ghi chép hết. Đành rằng trong côngviệc nghệ thuật, chúng ta không thể xa rờithực tế. Chúng ta không thể bịa đặt,tưởng tượng không căn cứ. Song nghĩ chocùng thì cái thực trong nghệ thuật, chỉ làđiểm khởi hành. Cái thực của hội họakhông thể đem so sánh với cái thực củathế giới bên ngoài bức họa. Cái cây họasĩ vẽ trong tranh, không bao giờ có thể

Page 138: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

sinh hoa trổ trái để cho chúng ta hưởng.Nó đứng vững vàng trong bức họa nhờnhững luật lệ riêng biệt về cân đối, hòahợp mà chính tác giả của họa phẩm đãtạo nên. Nó không đòi hỏi khí trời vàmàu mỡ, nó chỉ cầu xin một chút nghệthuật của họa sĩ, để đủ sức sống ở trongtác phẩm. Từ ngoài cuộc đời, nhảy vàonằm trong bức họa, vai trò của nó đãthay đổi. Tạo hóa không có quyền hànhgì về nó nữa. Ông trời của nó là họa sĩ,vì họa sĩ đã sáng tạo ra nó, cho nó mộtkiếp sống. Kiếp sống mới đó thuộc thếgiới của hội họa, của nghệ thuật. Thế giới của hội họa, có ngôn ngữriêng của nó. Nếu người thưởng ngoạncần có một sự am hiểu tối thiểu, thìkhông có lý do nào mà họa sĩ lại không

Page 139: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

hiểu biết một tý gì về ngôn ngữ trong thếgiới của mình. Để rồi trách người xemtranh là không biết thưởng ngoạn. Trongbức tranh, họa sĩ vẽ một con đườngngoằn ngoèo, tất nhiên họa sĩ khôngmuốn thay mặt sở công chính, đắp chochúng ta một con đường mới, để chúng tacó thể lái xe đi trên đó. Nó chỉ là hìnhảnh của trăm nghìn con đường khác vàhình ảnh đó sẽ gợi cho chúng ta nhữnghình ảnh khác nữa. Chỉ toàn là hình ảnhđuổi theo nhau, dìu chúng ta vào nhữngmộng ảo xa xôi, gợi cho chúng ta nhữngkỷ niệm đã từ lâu ủ kín, phai mờ. Hoặccó khi kéo giật chúng ta về với nhữnghiện tại trắng trợn đau xót, tuy chúng tatừng sống trong đó mà có thể chưa hềbao giờ biết đến. Đứng trước một cái

Page 140: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

cây, một con đường, họa sĩ nhận thấy"cảnh đẹp" vội vàng đặt giá để vẽ. Bụngnghĩ thầm "cảnh đẹp" quá chỉ sợ mìnhkhông ghi lại nổi. Nhìn lên ngọn cây,cành lá, thấy mặt trời đã dần xế bóng,họa sĩ lo lắng, vội vã nhanh tay bút đểthu lấy những tia sáng cuối cùng. Và rồiđến lúc ngừng bút, ngắm lại họa phẩmcủa mình. Đường nét thật óng chuốt, ánhsáng đúng, màu sắc rực rỡ, tươi vui.Cảnh vẽ mười phần giống hệt như cảnhthực. Nhìn vào bức họa, người ta có cảmtưởng như mình có thể đi trên con đường,ngồi nghỉ mát dưới bóng cây đó. Họa sĩtự bằng lòng mình, bằng lòng bức tranh.Bức tranh được lồng trong một cái khunglộng lẫy, đắt tiền và được treo trong mộtgian phòng triển lãm có đầy đủ nhân vật

Page 141: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

tai mắt đến khánh thành khai mạc. Cóngười mua bức tranh đó, về treo trịnhtrọng ở một khoảng tường đẹp nhất nơigian phòng tiếp khách. Bức tranh đã làmtăng vẻ đẹp của gian phòng, của các bộbàn ghế. Chủ nhân đã hãnh diện mà khoevới bạn bè : "Bộ "sa-long" của tôi màthiếu bức tranh này thì thực là hỏng".Ông ta nói đúng, bộ bàn ghế đã nhờ bứctranh mà nổi hơn, và bức tranh cùng đãnhờ bộ bàn ghế mà "đẹp" hơn. Sự thực, thì như thế nào ? Bức tranhđó có thể đã có một giá trị về trang trí ;nhưng giá trị cao quý nhất của nó là phầnnghệ thuật đã thiếu hẳn. Nếu khi vẽ lạicảnh đẹp, họa sĩ chỉ chú ý đến phần thựccủa "cuộc đời thị giác", đã thu nhỏ cáicây, con đường của cảnh đẹp để dễ bề

Page 142: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

đóng khung chuyên chở, (như khi ngườita đóng thùng một món hàng để gửi đi),thì họa sĩ đã tự biến mình thành cái máychụp hình rồi. Cái khung là những cái mốc ở biêngiới, nó nhắc cho người xem tranh rằng :"Đến đây là thế giới của chúng tôi, xinđừng lầm lẫn với cái thế giới bên ngoàicủa các ngài". Vượt qua biên giới nàomà chả cần đến một số điều kiện chocuộc du hành của mình. Vào một xứ lạ,chúng ta phải học tập ngôn ngữ của họnếu muốn tìm hiểu xứ sở của họ. Chúngta không thể bắt họ phải nói theo tiếngnói của chúng ta. Bức tranh phong cảnh hiện thực máymóc, đầy tính chất trang trí chỉ là thế giớicủa cuộc đời thu nhỏ lại. Ngôn ngữ đó

Page 143: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

không phải là tiếng nói của nghệ thuật hộihọa. Nó là ngôn ngữ của thứ "hội họatrang trí". Nếu không cũng chỉ là tiếngđàn, giọng hát đã thu vào đĩa nhựa. 1960

ĐƯỜNG NÉT VÀ MẦUSẮC

Khi bắt đầu học vẽ chúng ta được dạyđể vẽ cho thật đúng sự vật. Thỏi thancầm trên tay vạch nét nhưng đồng thờicũng là cái thước để đo sự vật. Cái dâychì buông theo sức hút của trái đất để chỉcho kẻ học vẽ khỏi lệch chiều hướng củasự vật. Con người ngồi làm mẫu đượcmổ xẻ phân chia ra từng ô, từng ngăn trêngiấy trắng. Phải đúng hệt như một bộ máy

Page 144: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

mà những bánh răng cưa cài vào nhaukhông được suy chuyển một ly. Người tacòn cẩn thận chỉ dẫn thêm : con người dobao nhiêu khúc xương hợp lại, có baonhiêu thớ thịt phủ lên. Khi đứng ra sao,lúc nằm ra sao. Còn biết bao nhiêu luậtlệ và nguyên tắc. Tất cả những thứ ấy đểlàm gì ? Há chẳng phải có mục đích vẽcho thật đúng sự vật ? Người thụ giáo cố gắng nhập tâmnhững điều giảng dạy ấy. Và bước đầuhọc tập chỉ được sử dụng những đườngnét để diễn đạt sự vật. Nhưng với những nguyên tắc, luật lệvà những điều đã học được, người họcvẽ đã sử dụng những đường nét ấy ra sao? Thật ra những hình vẽ lúc đầu chỉ mới

Page 145: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

ở trình độ hình học, nghĩa là cân đối,hợp lý đúng theo sự vật ở khía cạnh máymóc tầm thường. Một trăm đường thẳngkẻ bằng thước cũng trơ trẽn, khô khan ynhư nhau. Nhưng một trăm nét vạch thẳngbằng tay, không thể có hai đường giốngnhau. Một đường vẽ ở trình độ hình họckhông bao giờ có thể đẹp được, vì chỉ cóđường mà không có nét. Đường vẽ diễn tả một sự vật, nhưngnét vẽ diễn tả chính người đã vẽ ra sựvật đó. Picasso vẽ một trăm bức chândung, những đường đều khác nhau, mọibộ mặt đều khác nhau, nhưng nét vẽ vẫnlà nét vẽ của Picasso. Một hình vẽ khôngthể đạt tới mức nghệ thuật nếu chỉ ở trìnhđộ hình học. Và cũng không thể đạt tới

Page 146: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

mức nghệ thuật được nếu chỉ là thô kệch,man dại ; nó chỉ biểu dương cho sự vụngvề, ngây ngô. Một hình vẽ đẹp phải là sựphối hợp giữa phần điêu luyện và phầnhồn nhiên phóng túng. Một hình vẽ đẹpgồm cả đường lẫn nét tự do, phóng túngnhưng có chủ định, mềm mại nhưng chínhxác, sắc bén nhưng không khô khan.Không thể có nghệ thuật trong một bứcvẽ nếu hai phần đó tách rời nhau. Mộtđằng biểu dương một cách nhìn với lýluận, suy tính. Một đằng thì trinh bạch vàphóng khoáng. Đó là sự liên kết giữaphần vật chất và phần tinh thần trong mộthình vẽ. Đường vẽ diễn tả sự chuyểnđộng một sự thực, nét vẽ diễn tả một tâmtrạng, một thứ trừu tượng. Khuyết điểmchung của những kẻ cứ bám chặt lấy

Page 147: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

những luật lệ và nguyên tắc : đường vẽthì có đúng, nhưng nét vẽ thì không linhhoạt tự do. Luật lệ, nguyên tắc buộc người họcphải vẽ cho đúng sự vật nhưng khi sángtác thì người đó sẽ nhận thấy thật là thiếusót nếu chỉ dựa vào những luật lệ vànguyên tắc đã học được Theo đúngnhững điều đã học được, khi vẽ một cáicây, muốn cho đúng, phải tỉa từng cái lá,cái cành. Nhưng sự thực đâu có cần phảiđếm đủ từng cái lá, từng cái cành mớinhận ra được cái cây ! Một người quay nghiêng mặt, chúng tachỉ thấy một con mắt ; nhưng sự thực conngười ấy đâu có phải chỉ có một mắt. Vànhư vậy cái luật vẽ đúng với sự vật sẽphải thay đổi.

Page 148: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Họa sĩ Courbet, khi vẽ một đống gỗ,không hề nghĩ đó là một đống gỗ mà chỉcoi như một mảng màu sắc. Kinh nghiệmcho biết rằng : kiến thức khoa học làmcho chúng ta vẽ theo lý luận hơn là theocảm xúc. Song sự vật mà ta trông thấyđâu phải hoàn toàn chỉ riêng một mình thịgiác làm cho trông thấy được. Đangtrong giấc ngủ bỗng giật mình thức dậy tatrông thấy gì ? Chúng ta chỉ trông thấykhi chúng ta nhận biết được vật đó vàchúng ta chỉ nhận biết khi chúng ta cómột ý niệm về vật đó. Chúng ta sẽ bảođây là cánh đồng, đó là hồ nước và đằngxa là lùm cây. Và như vậy thì sự trôngthấy sự vật không phải chỉ riêng ở cái vẻbề ngoài của nó. Nghệ thuật hội họa phải chứng kiến sự

Page 149: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

tranh đấu không ngừng giữa hình ảnh bềngoài của sự vật và cái thực của chính sựvật đó. Những bức tranh không có giá trịnghệ thuật thường là những bức tranh màngười ta thấy những đường nét bị tô mầusắc hoặc những mầu sắc không tạo nênđược đường nét, hình khối. Cái thực củamọi vật hoặc là được đường nét côngnhận, hoặc là bị màu sắc chối bỏ, khôngthể chỉ có cái hình ảnh thuần túy và cáivẻ bề ngoài đứng một mình đơn độc.Mầu sắc của một ống sơn xanh hay sơnđỏ khi còn nằm trên bảng màu đang còntrong trạng thái hóa chất. Những mầu sắcấy khi được tô lên bức họa là tư tưởng vìđã được biến thể bởi nghệ sĩ. Một họaphẩm đạt được tới mức nghệ thuật khihọa sĩ đã nắm được nguyên tắc chính yếu

Page 150: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

này : sự gạn lọc mầu sắc, gạt bỏ từ chốimọi ước lệ thông thường và trả lại sựthuần khiết ban đầu của nó (màu sắc). Màu đỏ không phải chỉ dùng để tượngtrưng cho sự vui vẻ. Cũng như màu đenkhông phải chỉ để tượng trưng cho sựtang tóc. Màu đỏ ở những xác pháo ngàyTết có thể nhắc nhở một niềm vui mừng,nhưng cũng màu đỏ ấy sơn trên một cỗ áoquan, tất nhiên không phải để biểu lộ mộtsự vui vẻ. Con mắt của họa sĩ là một cáilọc nhưng đồng thời cũng là một cái tamlăng kính phân tích và kéo dài cảm xúcvề mầu sắc. Chúng ta nhìn mầu sắc khôngchắc gì đã đúng với sự thật của các mầusắc ấy. Chúng ta chỉ nhìn theo sự hiểubiết. Khi đem một tờ giấy trắng từ ngoàisáng vào trong tối, bao giờ nó cũng vẫn

Page 151: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

là tờ giấy trắng. Chúng ta trông thấy nótrắng, đầu tiên chúng ta bôi một mảngsơn trắng lên, và nhận thấy vẽ màu trắngnhư thế không có gì giống tờ giấy cả. Sựthật thì cái màu mà ta tưởng là trắng cóthể là vàng thật nhạt hay tím thật nhạt, tùytheo thời gian và chiều ánh sáng. Có họasĩ vẽ một bức họa toàn là những đồ vậtcó một màu trắng. Một vài quyển sáchgiấy trắng, đặt trên một cái khăn bàn vảitrắng và một ít bông huệ trắng. Họa sĩ cốdiễn tả cho mỗi vật có một màu trắngriêng biệt của nó. Người xem tranh sẽ ngạc nhiên khithấy trong tranh không phải chỉ có toànmàu trắng và suy nghĩ : sao chỗ này lạihơi tím, chỗ kia hơi xanh, và nhất định làcái khăn bàn trắng kia, theo mắt mình

Page 152: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

trông thấy, không hề có những vết tímnhạt như họa sĩ đã vẽ. Họa sĩ lý luậnrằng : bóng tối của một vật màu trắng làtím nhạt. Vẽ một bức tranh nếu không phải làlàm công việc chụp ảnh một sự thực thìcũng không phải chỉ là để giãi bầy cảmxúc của riêng mình. Cái điều chính làlàm công việc khám phá những khía cạnhẩn kín của sự vật và trình bày nó dướinhững chiều ánh sáng mới lạ của cảmxúc ; và như vậy họa sĩ chỉ cần xây dựngnhững nét lớn, nét chính của cái thế giớimới do mình tạo ra. Các thế giới đó tuychỉ ở trong khuôn khổ của một bình diệnhai chiều nhưng họa sĩ phải gợi chongười xem cảm thấy chiều thứ ba của sựvật. Có như vậy thì sự vật do họa sĩ trình

Page 153: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

bầy cho chúng ta thấy mới được đầy đủvà phong phú. Sau khi đã tóm thâu được kỹ thuật vànguyên tắc về đường nét, mầu sắc, cóngười cho rằng như thế là đầy đủ và yêntrí để làm công việc hội họa. Kể ra khimới bước chân vào nghề, những ngườimới học vẽ thấy mình cũng vẽ được mộtbức tranh đẹp : mầu sắc điều hòa, đườngnét cân đối. Và sung sướng mà nhận thấymình vẽ thật ra không đến nỗi khó nhưmình tưởng : nhất là khi người ấy lạiđược một họa sư chỉ bảo cho một ítmánh khóe, một chút sảo điệu. Và nếu lạidám bắt chước đám mây của một họa sĩnày, cái cây của một họa sĩ khác và hồnước của một họa sĩ thứ ba thì chắc chắnlà sẽ tiến tới một bức tranh coi được.

Page 154: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Một ngày kia bức tranh được lồng vàomột cái khung lộng lẫy và nằm trong mộtgian phòng triển lãm. Có người sẽ lầmvề giá trị của bức tranh ấy, nhưng khôngphải tất cả mọi người cũng đều có thểlầm như vậy. Tôi đã gặp rất nhiều ngườihọc vẽ, ngồi trước cảnh vật hết sức chú ývà say mê để ghi chép đến nỗi quên cảnhìn cảnh vật. Họ không rỗi rãi để nhìncảnh vật vì họ quá bận trong việc ghichép. Những người này, nếu lấy sự vẽlàm một thú tiêu khiển, hoặc là một thúgiải trí sau khi đã làm việc mệt nhọc thìchắc chắn họ là những con người sungsướng. Nhưng nếu muốn thành những kẻhành nghề hẳn hoi thì thực đáng buồn chohọ : họ sẽ khổ sở vì chọn lầm nghề. Banđầu, mới bước chân vào địa hạt văn nghệ

Page 155: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

thực quả thấy có vẻ dễ dàng. Người tarất có thể tạo ra một số bản nhạc vui taisau khi đã chịu khó học tập những nguyêntắc, luật lệ của âm nhạc. Người ta cũngrất có thể nặn thành những bức tượng coiđược, xinh xắn nếu đã học qua về điêukhắc. Còn về văn chương, ai cũng có thểviết được miễn là đã chịu đọc nhiều, vàbiết bắt chước lối hành văn cho giỏi. Tấtcả những sản phẩm đó, hoặc một bứctranh vui mắt, một bản đàn êm tai, mộtbức tượng xinh xắn, hay một cuốn tiểuthuyết đọc để giết thì giờ thì cũng vẫnchẳng là cái gì cả. Làm công việc hộihọa mà chỉ bó tròn, thu hẹp ở trong phạmvi kỹ thuật, nguyên tắc là tự hạn chế, kìmhãm mình ở trong vai trò của một ngườithợ, của một văn công. Muốn tiến xa hơn

Page 156: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

và sâu hơn trong địa hạt nghệ thuật tacũng không thể chỉ đứng riêng rẽ trongphạm vi hội họa mà tìm được đường lối.Tất cả các bộ môn văn nghệ đều bổkhuyết cho nhau, phải nương tựa vàonhau và tìm hiểu lẫn nhau. Hội họa màkhông có âm nhạc là hội họa điếc ; âmnhạc không có hội họa là âm nhạc mù.Công việc nghệ thuật không thể giao phócho một người thợ, dù người đó là mộtbác thợ giỏi. Một người thợ làm việcnhiều, suy nghĩ ít. Một nghệ sĩ suy nghĩnhiều hơn làm việc. Có người hỏi mộtnhà văn rằng : "Tác phẩm của ông viếtmất bao lâu mới xong ?". Nhà văn trả lời: "Tôi nghĩ trong sáu năm, viết trong sáutháng, in trong sáu ngày". Sự suy luận soisáng cho ta khám phá sự vật, nhận thức

Page 157: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

những liên quan với cái đẹp. Có ngườisẽ hỏi sự suy luận có thực là cần thiếthay không ? Vì từ trước đến nay, lý luậnvề cái đẹp, về nghệ thuật chẳng gây đượcmột tý cảm hứng nào cho những ngườilàm việc nghệ thuật. Tìm hiểu đâu cóphải là sáng tạo. Phải chăng những nghệsĩ chân chính vẫn thường bực mình vìtriết học soi bói, phân tách công việc củahọ. Nếu khoa thẩm mỹ học là mộtphương pháp hoàn hảo có thể giúp tathấu triệt và cắt nghĩa được bản chấttuyệt đối của cái đẹp, có thể khám pháhết những bí quyết của nghệ thuật, thì thậtlà một chuyện nên lo. Vì lúc ấy muốnsáng tác một họa phẩm cho đạt tới mứcnghệ thuật chỉ cần theo một vài công thứcnhư một dược sĩ pha thuốc hay một kỹ sư

Page 158: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

dựng đồ bản cho một chiếc máy vậy. Cáithắng lợi của các lý thuyết gia mà đếnmức ấy không những đáng lo mà còn làmột sự tai hại. Bởi vì lúc ấy nghệ thuậttrở nên vô ích. Nhưng may mắn thay,chúng ta chưa đến nỗi phải nhận cái loấy. Vì tất cả những khoa học, những triếthọc, những sự tìm hiểu về cái đẹp, vềnghệ thuật luôn luôn chỉ có thể ở giaiđoạn tìm hiểu mà chắc chắn sẽ không baogiờ tới giai đoạn thấu triệt. Trong vấn đềtriết học có nhiều lúc sự suy tưởng phảingừng lại, vì sự suy luận luôn luôn bịgiới hạn. Khối óc của chúng ta khôngphải là tất cả ; vũ trụ với những bí ẩn củanó, không phải chỉ lý luận suông là tạo rađược. Nhưng chúng ta sẽ mang tiếng làlười biếng nếu không suy tưởng cho đến

Page 159: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

mức không thể suy tưởng hơn được nữađể tìm hiểu những tính chất chính củanghệ thuật đã rút được do kinh nghiệm.Có như vậy thì những sự học hỏi về kỹthuật của nhà trường mới thêm phần giátrị, và có như thế ta mới xứng đáng đểlàm nghệ thuật. 1958 HÌNH THỂ TRONG HỘI

HỌA Tất cả sự thật mà chúng ta trông thấyđều có một hình thể. Thị giác thu nhậnhình thể sự vật, rồi truyền vào khối óc,tâm hồn nghệ sĩ. Vậy chúng ta thử theorõi công việc thu nhận của thị giác đãdiễn hành ra sao.

Page 160: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Thường thường chúng ta tưởng thị giácchỉ đưa lại có một hình ảnh ; nhưng thựcra chúng ta vẫn nhận được những haihình ảnh. Người bình thường có hai conmắt, mỗi con mắt đưa lại một hình ảnhhơi khác nhau. Thí dụ trước mặt ta cómột cái bàn, con mắt bên phải đưa lạimột hình ảnh của cái bàn nhìn ở phía bênphải ; và con mắt phía bên trái đưa lạimột hình ảnh của cái bàn ở phía bên trái.Nếu chỉ lấy một trong hai hình ảnh đó(khi nhắm một mắt lại) thì chúng ta sẽkhông quan niệm nổi vị trí trong khônggian của cái bàn, và cũng vì thế mà takhông trông thấy nổi bề sâu của nó. Khốióc chúng ta nhận lấy cả hai hình ảnh đóvà xây dựng nên một hình ảnh thứ bahoàn hảo hơn, vì ngoài cái hình thể bình

Page 161: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

diện, hình ảnh mới được tạo nên còn làmcho ta nhận thấy bề thứ ba là bề dày, làcái khối của sự vật, và sự tương quancủa nó với quãng không gian bao bọc nó.Thị giác chỉ làm công việc phản chiếu sựvật, cho nên hình ảnh thô sơ, thuần khiếtcủa lúc ban đầu là hình ảnh của thị giác. Sau khi thu nhận hình ảnh của thị giác,trí óc chúng ta đối chiếu, so sánh vớinhững hình ảnh khác, với kinh nghiệmhiểu biết mà trí nhớ đã gom góp và ghilại từ trước. Nhân đấy chúng ta nhận biếtđược sự vật. Hình ảnh thị giác vì vậy đãđược khối óc, trí thông minh của chúngta biến đổi thành một hình ảnh của lýtrí, của nhận thức. Hình ảnh của lý tríđược tình cảm của chúng ta góp phần phê

Page 162: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

phán : ưa thích, ghét bỏ hay sợ hãi v.v...Ảnh hưởng của những trạng thái về tâmlý, hoặc sinh lý biến đổi tùy theo hoàncảnh không gian hay thời gian. Và đó làhình ảnh của cảm xúc . Cả ba loại hình ảnh ấy đều cần thiếtcho việc sáng tác của nghệ sĩ cũng nhưcho hết thảy mọi người. Con người khi còn ở thời kỳ nguyênthủy, những con người sống trong tìnhtrạng xa cách nền văn minh, những conngười ít kiến thức (như trẻ con), thườngnhìn sự vật bằng hình ảnh thô sơ, đơnthuần của thị giác. Những người giàu tìnhcảm, những người có một năng lực trựcgiác bén nhạy, những người mà chúng tagọi là mơ mộng thường nhìn sự vật theohình ảnh của cảm xúc. Nhưng phần lớn,

Page 163: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

đa số trong chúng ta, thường vẫn quennhìn sự vật theo nhận thức, hiểu biết củachúng ta. Nghĩa là nhìn theo hình ảnh củalý trí : nhìn sự vật một cách thực tế, nhìntheo phía hữu ích, thực dụng. Theo sự nhận xét chung ở địa hạt nghệthuật hội họa, nhiều quan niệm đã đượcđưa ra khác nhau nếu không nói là chốngđối nhau. Có những quan niệm cho rằng sự vậtmà nhìn theo hình ảnh đơn thuần của thịgiác thì chỉ nắm được vẻ ngoài của sựvật, không đi sâu được vào lòng sự vật.Vì thế không thể tìm thấy chân lý của sựvật. Họ chủ trương mổ xẻ phân tích sựvật, dùng phương pháp suy diễn đi từphần bên trong đi ra. Họ đả kích cái nhìncủa thị giác là quá thô sơ, hời hợt. Họ

Page 164: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

chê cái nhìn của cảm xúc là bóp méo bảnthể sự vật, là tô nhuộm sự vật. Conđường do họ vạch ra là thứ nghệ thuậtkhoa học hóa. Quan niệm bảo vệ cho cái nhìn củacảm xúc thì nhận định rằng : hình ảnh củalý trí nô lệ cho sự vật là máy móc, mổ xẻphân tích sự vật là hành hạ, là giết chếtsự vật. Nhìn như vậy là nông cạn, là cáinhìn cận thị. Còn cái nhìn của thị giác họcho là giả tạo, vô nghĩa và khách quannên họ đã mở một lối thoát bằng siêuhình, trừu tượng, bằng cách phá vỡ tanhoang hình thể sự vật để đi đến chỗ hìnhthể chỉ cốt diễn tả cảm xúc. Khi trông thấy một quả cam, chúng tabiết ngay là một thứ trái cây ngon ngọt.Nhìn về mặt thực dụng của nó, chúng ta

Page 165: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

nghĩ ngay đến chuyện dùng để ăn. Trôngthấy nước, chúng ta nghĩ ngay chuyệndùng để uống. Và để tiện việc cho trí nhớchúng ta gán ngay cho mỗi vật một màusắc nhất định. Cho nên khi tưởng nghĩđến trái cam là ta nghĩ đến màu vàng vàhình tròn. Như thế là chúng ta giản dị hóahình thể và màu sắc của trái cam thànhmột hình thể tượng trưng. Khi chúng ta đã có một "biểu tượng"về những sự vật quen thuộc như vậy, thìcó nhìn sự vật chúng ta cũng chỉ nhìnqua, nhìn thoáng. Chúng ta có nhìn tráicam ở trước mặt thì chúng ta vẫn nhìntheo trái cam mà chúng ta hiểu biết. Vìthế có thể lầm tưởng rằng mọi trái camđều không khác gì nhau. Nhưng thật ra thìkhông bao giờ chúng ta có thể tìm thấy

Page 166: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

hai trái cam giống y như nhau về hìnhthể. Nếu muốn tìm được hình thể đơn thuầnnhất, đúng nhất của một trái cam, nghĩalà cái "nguyên hình" của nó, thì chúng taphải tạm quên định kiến của chúng ta vềnhững trái cam. Chúng ta phải trở vềnghiên cứu lại cái nhìn của thị giác. Hìnhthể của sự vật nhìn theo hình ảnh của thịgiác sẽ đơn thuần, thanh khiết hơn. Vìnhư vậy nó được gạn lọc, tước bỏ khỏinhững cái phần phức tạp, rườm rà khôngcần thiết cho việc sáng tác. Trái camdưới chiều ánh sáng mới đó sẽ trần trụinhưng không nghèo nàn. Lúc đó nó sẽthuộc về thế giới hình thể của hội họa.Tuy không ăn được, nhưng có giá trị vềđường nét. Sự đơn sơ, thuần khiết của nó

Page 167: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

không đưa đến sự giản dị, nó không phảilà những hình thể tượng trưng hay nhữnghình thể ký hiệu ; bởi vì nó sẽ nhận đượcsự vuốt ve của cảm xúc, sự hướng dẫncủa trực giác, của bản năng. Hình thể đứng đơn độc chỉ là gợi ý,không thể nào cống hiến chân lý của sựvật. Chỉ có sự hiểu biết nông cạn về sựvật mới tưởng rằng hình thể tượng trưngxây dựng được sự thực chân lý. Chúng takhông thể nắm được chân lý trong mộtthế tĩnh. Chúng ta chỉ bắt gặp chân lýtrong cuộc chuyển hành không ngừng củanó. Trong tác phẩm hội họa, phần trừutượng là tư tưởng, là cảm xúc và phần cụthể là màu sắc, là đường nét, là hình thể.Hai phần đó không thể nào tách rời nhau! Nói rằng hình thể, màu sắc trên bức họa

Page 168: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

chứa đựng tư tưởng thì không đúng hẳn.Màu sắc, hình thể trong tác phẩm là chỗcho tư tưởng bám víu, là các "mắc áo"cho tư tưởng. Tư tưởng ví như ánh sáng,ta chỉ trông thấy nó do từ sự vật, sự vậtngăn giữ và phản chiếu nó lại. Chúng takhông thể nhìn thấy một luồng ánh sáng,chiếu vào cõi không gian vô hình. Mộthạt bụi có thể giữ ánh sáng lại hơn cảbầu trời vô tận. Khi ánh đèn trên sânkhấu vừa bật sáng thì mọi người chú ýđến ánh sáng hơn là đồ đạc bày biện trênsân khấu. Ngược lại khi ánh đèn chiếusáng trong căn phòng ta sống, thì takhông để ý đến ánh sáng, mà chỉ lưu ýđến căn phòng, đến đồ vật. Cũng vậy, nếu trong một bức họa, hìnhthể được tô chuốt quá khéo léo, cầu kỳ

Page 169: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

cốt bắt chước cho đúng sự vật, làm giảsự vật, đánh lừa con mắt người thưởngngoạn tức là chúng ta giới thiệu sự vậtbằng chính sự vật. Hình thể trong mộtbức họa sẽ trở nên vô nghĩa nếu nó táchrời khỏi phần nội dung để đứng một mìnhriêng rẽ. Một cô đào trẻ, khi đóng vai bà lão,tất phải hy sinh vẻ đẹp của mình. Vì cáiđẹp chính là ở trong khuôn khổ vở kịch,ở vai bà lão, chứ không phải trong hìnhảnh của một cô gái dậy thì. Trái lại tưtưởng mà đứng đơn độc không có hìnhthể để bám víu thì cũng chỉ là tư tưởngsuông. Tư tưởng suông chưa phải là tácphẩm. Một tác phẩm hội họa phải baogồm cả phần suy tưởng lẫn phần hànhđộng. Hành động là phần của người thợ,

Page 170: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

nhưng cũng là của nghệ sĩ. Sáng tác mộttác phẩm hội họa là chúng ta suy tưởngbằng khối óc nghệ sĩ, và hành động bằngbàn tay người thợ. Chúng ta không thểchối cải được trong một tác phẩm hộihọa có cả phần sáng tạo lẫn phần chế tạo.Đứng ở hiện tại chúng ta không thể cómột ý niệm, một hiểu biết rõ ràng về mộttác phẩm ở tương lai. Khi họa sĩ chưabắt tay hành động thì tư tưởng, ý định chỉhoạt động ở quãng trống không, tưởngtượng bao giờ cũng đẹp. Nhưng chỉ khinào họa sĩ đã vẽ nét bút đầu tiên, đã bôimột mảng màu căn bản, lúc ấy tư tưởngvà tưởng tượng mới bám vào đấy, nươngtheo đấy mà thành hình. Màu sắc, đườngnét, âm thanh, vần điệu sẽ kêu gọi nhau,cứ như vậy cho đến khi hoàn thành tác

Page 171: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

phẩm. Một tác phẩm là do ngẫu phát, ngẫusinh, không hề định trước. Thi sĩ làm saobiết trước trong bài thơ sắp làm sẽ cóbao nhiêu chữ, bao nhiêu vần. Trongtrường hợp sáng tác có khi những cái sẽlàm xong còn đẹp hơn, thành công hơn,vượt hơn cả những cái đã định làm . Cóthể nói là bất ngờ, là ngẫu hứng nhưngđồng thời nó cũng là kết quả của một sựbiết lựa chọn. Cũng vì cớ ấy mà nhữngbức tranh "chép lại" không còn có giá trịcủa nguyên bản, vì ở trường hợp ấy, mọihành động, mọi cử chỉ của kẻ sao chépđã bị đo lường, đóng khung trong mộthành động máy móc được định sẵn. Tácphẩm nghệ thuật là kết quả của sáng tạovì vậy nó gạt bỏ mọi tính toán, mọi xếp

Page 172: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

đặt từ trước. Và nếu sự bất ngờ, sự ngẫuphát được công nhận tức là chúng takhông chối bỏ cái phần của trực giác. 1958 ĐỜI SỐNG CỦA ĐỒ VẬT

TRONG TRANH

Xưởng vẽ tôi có một khung cửa rộngtừ trên lầu cao mở ngay ra đường phố.Những lúc rảnh việc tôi thường ngồi nhìnngười qua lại. Một buổi chiều vào quãng gần ngàyrằm tháng bảy có một chiếc xe ba bánhđi qua. Trên xe chất đầy những đồ hàngmã ; thôi thì đủ thứ nào nồi niêu, nào bátđĩa, rương hòm, lại thêm một chiếc xeđạp và một cô hình nhân. Lũ trẻ con từ

Page 173: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

hai bên đường ùa chạy theo, cười reothích thú. Nhìn thấy những đồ vật giả ấy, tựnhiên tôi phải bật cười theo lũ trẻ. Chiếc xe đã đi khỏi, song những đồhàng mã đó vẫn cứ làm bận tâm tôi mãi.Tôi tự hỏi sao lại buồn cười khi trôngthấy những đồ giả đó ? Phải chăng do sự sao chép vụng vềcủa chúng so với đồ thật, hay cái cườicủa tôi là một cái cười tinh ranh vì đãtượng tượng đến một người sẽ ngã lănquay khi trèo lên chiếc xe giả ấy, hoặctôi đã hình dung một bộ mặt ngây ngô khicố mở chiếc rương không có bản lề ?Không phải như vậy. Tôi biết là tôi đãcười một cách hồn nhiên và vui thích nhưlũ trẻ, như bất cứ một người nào trong

Page 174: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

hoàn cảnh đó. Dù thế nào đi nữa, tôi không cần biết ;bởi tôi đã có được một cái nhìn mới lạ,do các đồ mã ấy đem lại. Một đồ vật thật chẳng bao giờ làm tôichú ý bằng những cái nồi, cái bát, cáirương hàng mã đó. Một cái rương giả đối với cái rươngthật là cả một biến cố, cả một sự ngạcnhiên thay đổi từ cái nhìn của tôi đến cáibiết của tôi. Cái rương hàng mã ấy như bộ mặt lemluốc của một tên hề chạy ra sân khấu, nóbuồn cười làm sao. Người ta không cònhiểu nó là cái gì nữa. Nó thực xa lạ vớithói nhìn của mọi người và chính cáikhác thường đó lôi kéo sự chú ý của mọingười.

Page 175: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Cái vẻ bình thường của sự vật thiênnhiên, của một con sông, một cái cây ítlàm cho ai để ý đến nữa. Những hiểu biết về cái cây của chúngta đã bắt đầu từ khi cắp sách đến trườnghọc về môn thực vật học. Chúng ta nhìntrang sách vẽ một khúc cây cắt ngang, xẻdọc chúng ta biết cái cây ăn ra sao, thởra sao, đơm hoa kết trái ra sao ? Đến một đứa bé con bây giờ cũng tựphụ là biết rõ một cái cây hơn bác nôngphu thất học. Nhưng cái biết của nó chưachắc đã giúp nó yêu cái cây bằng bácnông phu. Cái học của chúng ta, cái kiến thứccủa chúng ta về thiên nhiên, sự vật thậtcũng chẳng hơn gì đứa trẻ nhỏ. Quá tin vào những hiểu biết, vào sự

Page 176: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

mổ xẻ phân tách máy móc, chúng tatưởng mình đã thông suốt sự vật, nênchẳng để ý đến nó, và chẳng còn bao giờ"nhìn" thấy nó. Một cái cây còn có gì là lạ. Nhắm mắtlại cũng có thể biết được. Người ta đãthuộc lòng. Nó trở nên quá quen thuộc,quá tầm thường chẳng ai thèm nhìn nónữa. Ở gốc cây đằng xa kia, có một chiếcxe đạp của ai đựng đó. Người ta sẽ chú ýhơn. Nó là một đề tài chính của thờicuộc. Khi mới nhìn thấy chiếc xe đạpđầu tiên, ông cha chúng ta cũng đã trốcon mắt ngạc nhiên mà nhìn, như một sựdị thường. Nó là một con quái vật, là mộtông thần, là cái gì mà các cụ chưa từngbao giờ trông thấy, nó chưa có cả một tên

Page 177: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

gọi. Cái nhìn của các cụ thuở bấy giờ chắcchắn không giống với cái nhìn của chúngta ngày nay về chiếc xe đạp. Nay chiếc xe đạp đã hết thiêng, chẳngcòn có gì để làm cho chúng ta xúc đông.Mỗi ngày chúng ta nhìn cả hàng ngàn vạnchiếc xe như thế, và rồi nếu nhớ lại,chúng ta chẳng nhìn, chẳng thấy một cáixe nào cả. Chúng ta chỉ thấy và chỉ tìm những cáidị thường rất tầm thường như một tênmọi há hốc mồm trước cái máy hát. Chúng ta đòi hỏi một trò phù thủy ởcông việc nghệ thuật. Chúng ta dùng cáinhìn tò mò soi bói, cái nhìn của một thứthông thái vô ích, như thế thì cái câycũng chỉ còn là một bộ máy, không hơn

Page 178: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

không kém. Cái cây "đích thực" không bao giờhiện lên cho chúng ta nếu chúng ta khôngtìm cách thay đổi lối nhìn, thay đổi cáibiết, những cái nhìn, cái biết của một suyluận cần có chứng minh. Nhớ lại một câu chuyện đã qua. Thuởnhỏ tôi thường đi trên một quãng đườngquê. Nơi đầu đường có một cây đa to, rễquấn chằng chịt, rủ từ trên cành caoxuống đến mặt đất. Nơi các rễ cây sù sìấy treo rất nhiều những "Ông bình vôi".Tôi cũng thường trông thấy những ngườidân quê đến gốc đa sì sụp van vái trướcnhững "Ông bình vôi" ấy. Rồi nhiều lần hễ đi qua đó tôi lại dừngbước ngắm nhìn những chiếc bình vôi lănlóc ở dưới gốc cây, hay treo lủng lẳng

Page 179: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

trên cành. Tôi cố gắng quan sát, tìm hiểuxem nó có gì khác những bình vôi khác.Tôi nhìn mãi mà chẳng thấy gì khác lạvới chiếc bình mẹ tôi vẫn dùng để đựngvôi ăn trầu. Tôi để ý đến người lễ bái,thấy họ e dè kính cẩn đối với nhữngchiếc bình vôi. Chắc chắn là họ khôngnhìn nó như những chiếc bình vôi ở nhà.Chắc chắn họ không nghĩ tới công dụngđựng vôi của nó. Đối với cái nhìn của họnó đã là "Ông bình vôi". Cái nhìn khác thường ấy đã thay đổihết. Cái nhìn chiêm ngưỡng thuần túy đãkhai trừ, thủ tiêu hết mọi tính chất hữuích, đã gạn lọc hết những ý niệm thực tếvề cái bình vôi, để nó trở thành cái gìtrừu tượng hơn. Nếu quả vậy họ đã thành công, những

Page 180: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

người dân quê vô học ấy quả là nhữngnghệ sĩ. Sau nhiều lần qua lại nơi cây đađó, tôi cũng đã tìm thấy cái nhìn mới lạ.Tôi không còn thấy đó là những cái bìnhvôi tầm thường nữa. Nếu ai đem vôi bỏvào những chiếc bình ấy có lẽ tôi sẽ cholà vô lý. Cái khung cảnh đặc biệt và cáihoàn cảnh đặc biệt của những chiếc bìnhvôi ấy đã đem lại một cái gì mới lạ chotôi. Tôi vui thích với cái nhìn mới đó.Tuy nhiên, cái nhìn của tôi vẫn khônghoàn toàn giống cái nhìn của nhữngngười dân quê. Tôi ước mong tất cả những ngườithưởng ngoạn được biết, được nhìnnhững đồ vật trong bức họa bằng cái nhìncủa người nông dân nhìn "Ông bình vôi",cái nhìn của một đứa bé nhìn chiếc diều

Page 181: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

giấy, và cái nhìn của người thi sĩ nhìnmột ngôi sao sáng. Tôi mong hết thảynhững người làm nghệ thuật đừng nhìncái nhìn của một vị phú ông nhìn đámruộng thẳng cánh cò bay, đừng nhìn cáinhìn của một nhà thiên văn nhìn những vìtinh tú. Bao nhiêu lý thuyết và kỹ thuật, baonhiêu thông thái của sách vở nhà trườngcòn phải có cuộc sống thật sự mới đổithay được cái nhìn của chúng ta. Chỉ có sự thay đổi cái nhìn và cáibiết, người nghệ sĩ mới có thể thànhcông. Lúc đó một đồ vật, một cái máyhay một chiếc xe hơi cũng sẽ có đượcmột đời sống, một chỗ đứng trong tranhcủa người nghệ sĩ. Chúng ta sẽ chẳng còn lo lắng băn

Page 182: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

khoăn gì về đường lối, chúng ta sẽ vượtqua mọi đề tài về kỹ thuật. Cái nhìn đúngđắn sẽ giúp chúng ta tạo ra kỹ thuật,chúng ta sẽ biết phải làm thế nào để thựchiện cái phần cần thực hiện của một tácphẩm. Bởi vì hội họa không phải chỉ làsự đi tìm suông một "cách nhìn" mà cònphải tạo ra một cái gì nhìn thấy được. Trong thời đại chúng ta, ở thế hệ nàyngười nghệ sĩ Việt-nam thực sự đã sốngtrong một hoàn cảnh éo le. Cuộc tiếp xúcvới thiên nhiên mới chỉ ở giai đoạn dởdang và cuộc làm quen với máy móc thìchưa đến nơi đến chốn. Chúng ta ở hoàn cảnh khác hẳn nhữngngười nghệ sĩ Tây phương ; chúng tachưa đến độ chán ngán và coi thườngmáy móc, để có thể trở về làm lành với

Page 183: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

tạo vật thiên nhiên và chúng ta cũngkhông còn giữ đủ ngây thơ chất phác đểngắm nhìn máy móc nữa. Chúng ta cũng chẳng có thể phá lêncười như ông cha chúng ta khi nhìn chiếcxe đạp đầu tiên vụng về lăn trên mặtđường. Chúng ta cũng chẳng còn cái nhìnkính cẩn trước một cây đa treo chiếcbình vôi. Chúng ta đã đảo ngược cái nhìn bởicái biết rất giới hạn. Mọi người chỉmuốn biết và chẳng ai muốn tin. Lòng tinmà mất thì chính chúng ta cũng chẳng cònhiện hữu. Nghệ thuật và lòng tin chỉ là một. Mộtlòng tin là đủ, nó không cần đến sự thôngthái, không cần đến cả giác quan. Nókhông cầu cứu đến chân lý, vì nó là chân

Page 184: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

lý. Công việc của chúng ta là làm chocái chân lý đó nhập thể, tìm cho nó mộtcái xác để nó đầu thai làm cho sự vậtsống trong nghệ thuật. Họa phẩm củachúng ta sẽ là dây ngũ sắc của người phùthủy. Chúng ta sẽ cột trói thời gian và đóngđinh không gian bởi vì thế giới của mộtbức họa là thế giới không có sự trôi qua.Nó là một khoảnh khắc nhất định. Khôngcó dĩ vãng và tương lai, chỉ có hiện tạirõ rệt. Bởi nó không có chỗ bắt đầu vànơi chấm dứt. Nó bao gồm toàn thể. Chúng ta không cần đến sự dị thườngdo cái khác thường đưa tới. Nghệ sĩkhông tìm kiếm sự dị thường ở những nơi"đồ mã" để làm cho mọi người chú ý.Cái dị thường mà chúng ta phải nhìn

Page 185: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

thấy, phải tìm kiếm không ở đâu xa lạ màchính ở nơi những sự vật bình thườngnhất. Công việc của chúng ta là trình bàyvà giới thiệu với người thưởng ngoạn cáiphía cạnh khác thường mà chúng ta đãnhìn được ở những đồ vật tầm thường. Giống như những người dân quê đãnhìn thấy ở một chiếc bình vôi. Không aicó thể bật lên tiếng cười khi đã nhìn thấycái khía cạnh dị thường ở một hoàn cảnhkhác thường của một chiếc bình vôi.Cũng như khi đứng trước một tác phẩmnghệ thuật. Lúc ấy chỉ còn có sự kínhcẩn, say mê, trang nghiêm và yên lặng. Sự khác thường ở những đồ hàng mãđã làm cho mọi người phì cười. Cáicười đó là của bản năng, không phải sựvui sướng của tâm hồn, trí tuệ. Sự dị

Page 186: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

thường trong trường hợp đó không thuộcvề nghệ thuật. Chúng ta chẳng bao giờbật được tiếng cười trước một công trìnhnghệ thuật. Và nếu có gì xảy ra thì cũngchỉ là một niềm vui đưa chúng ta tới mộtthế giới suy tư và trầm lặng. Tôi muốn một lần nữa, trở lại vớichiếc bình vôi vì câu chuyện của nó chưahết. Có một điều tôi thắc mắc mãi khôngthôi. Đành rằng đó chỉ là một chiếc bìnhbằng đất nung, để đựng vôi ăn trầu,nhưng từ đâu lại được lựa chọn để trởnên một thần tượng linh thiêng. Tại sao lại không là một cái nồi, mộtcái ấm đun nước thay cho chiếc bình vôi? Tại sao lại phải là nó mà không là cáigì khác ? Phải một thời gian khá lâu tôi

Page 187: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

mới hiểu ra điều bí ẩn này. Trong một viện bảo tàng ở miền bắc,tôi đã gặp lại "Ông bình vôi" của tôitrong một chiếc tủ kính. Trường hợp thậtlà ngẫu nhiên. Tôi không nhìn thấy nónhư một chiếc bình vôi dùng vào việc ăntrầu ; tôi cũng không nhìn thấy nó nhưmột "Ông bình vôi" treo ở cây đa. Nó trở nên "đẹp" một cách lạ thường.Tôi xúc động trước hình khối tuyệt mỹ,những đường cong uyển chuyển ở chiếcquai xách, những đường tròn thanh khiếtở thân bình hòa hợp với màu sắc của mộtnước men sứ đạm bạc nhưng hết sức giàusang. Tôi quý mến nó không như một đồ vậtmà là một cái gì thông cảm trực tiếp,vang vọng tới tâm hồn tôi. Tôi chiêm

Page 188: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

ngưỡng với một thỏa mãn ngoài sự hammuốn, ngoài mọi dục vọng. Chủ thể và đối tượng đã nhập làm mộtvà chỉ còn là một. Có thể cái bình vôi đãlà một tác phẩm điêu khắc. Và tôi đãhiểu được sự lựa chọn của những ngườidân quê vô học. Một sự lựa chọn màchính người lựa chọn cũng không haybiết và chẳng hề để ý tới. Chính lòng tinđã soi sáng cho sự lựa chọn và sự lựachọn đã tìm được một thể xác thích hợpcho thần linh nhập thế. Người nghệ sĩ Trung hoa thuở trướcđã biết rõ điều đó hơn ai hết. Một lá cây,một ngọn cỏ hèn mọn đã trở thành mộtcái gì phi thường trong tranh của họ vàlàm cho ta xúc động ngây ngất. Họ bầubạn với cỏ hoa để gây niềm thông cảm,

Page 189: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

họ trò chuyện với gió trăng để lắng nghetâm sự và tìm niềm tin yêu để tạo ra tácphẩm. Cái trí thức máy móc giới hạn sẽ chỉmãi mãi bày đặt những vấn đề, dập tắtniềm vui, phá tan lòng tin, để dễ bề thủtiêu nghệ thuật, và để đánh tráo chochúng ta những thứ hàng giả, những thứnghệ thuật xã hội hóa cùng những thứnghệ thuật chính trị hóa, nghệ thuật tôngiáo hóa, nghệ thuật kinh tế hóa, nóichung là một thứ nghệ thuật trí thức hóa. Tôi không biết phải nghĩ sao, nói saovề những thứ nghệ thuật đó ? Tôi chỉ biếtnếu đòi hỏi một tiêu chuẩn cho nghệ thuậtthì chỉ có thể là một niềm hoan lạc ngấtngây, nếu đòi hỏi cho nó một giá trị thìcái giá trị đó tùy theo nhóm người

Page 190: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

thưởng ngoạn. Không thể có một thứ quần chúngthưởng ngoạn duy nhất ; bởi vì quầnchúng là tư bản, là vô sản, là trí thức, làdân quê, là nhóm người đạo đức, lànhóm người ăn chơi, là già, là trẻ, là trai,là gái... Nếu chúng ta từ khước cái phầnsiêu hình của cái đẹp thì kết quả chúng talại phải tìm đến cái khía cạnh tâm lýnghệ thuật như thế đó. Có lẽ người ta sẽcó một thứ tâm lý hỗn hợp cho nghệ thuật? Đến mức đó thì người nghệ sĩ sẽ cómột công thức để mà vẽ tranh ? Tôi không tin như vậy. 1965

CUỘC PHIÊU LƯU CỦAHÌNH THỂ

Page 191: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

TRONG HỘI HỌA

So với mầu sắc thì hình thể trong hộihọa đã chịu nhiều biến đổi quan trọng. Trước hết, với quan điểm đơn giảnnhất, vai trò của hình thể trong tranh làcố cho giống với thiên nhiên sự vật. Đólà loại hình thể đề tài. Trường hợp hìnhthể ở loại tranh tả cảnh của cácpaysagistes. Gọi là hình thể đề tài, vì nósao chép đúng sự thật thiên nhiên, nó saochép lại cả ý nghĩa cùng vẻ thơ mộng sẵncó ở thiên nhiên sự vật (ở đề tài). Những hình thể vẽ theo lối đó, lànhững hình thể đã có thật ở thiên nhiên,họa sĩ không thêm bớt chỉ mong ghi chépthật đúng. Giá trị của nó ràng buộc và lệthuộc phong cảnh có thực như một tấm

Page 192: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

hình chụp cái xấu hay cái đẹp là tùy ởphong cảnh cho bức tranh. Ý nghĩa hoặcvẻ thơ mộng nào đó nhận thấy ở bức họalà ý nghĩa và là vẻ thơ mộng chính thựcđã có từ trước, ở ngoài tác phẩm. Họa sĩkhông sáng tạo mà lấy của thiên nhiên đểđưa vào tranh. Những bức vẽ chân dung tả người củacác portraitistes cũng cùng một tinh thầntrên (chỉ có đề tài thay đổi). Cái đẹp dotừ người ngồi làm mẫu đẹp, (cái đẹphiểu theo nghĩa thông thường người trongtranh đẹp chứ không phải bức tranh đẹp).Giá trị của bức họa là cái giá trị lệ thuộcvào người mẫu đẹp. Ở hình thức loại tranh kể truyện , hìnhthể được sử dụng thay cho lời nói. Hìnhthể chỉ còn có tính chất của một thứ ký

Page 193: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

hiệu dùng để minh họa và giải thích câuchuyện, tự nó mất hết ý nghĩa nếu đemtách khỏi câu chuyện. Ở đây câu chuyệnchi phối hình thể. (Trường hợp loại tranhtả về chiến trận, lịch sử, thần thoại cóchủ đề). Một vẻ đẹp trong thiên nhiên, một ýtưởng sẵn có hay một câu chuyện đã xảyra được vẽ lại thật trung thành chỉ là ghichép bằng hình thể, không phải là côngviệc của sáng tạo. Vai trò của hình thể trong một bứctranh không những phải tạo ra một ý tứnghệ thuật mà còn phải làm tròn côngviệc trang trí nữa. Sự trang trí ở đâykhông tách rời ý nghĩa của tác phẩm. Nósẽ trở nên vô ích nếu làm sai lệch hoặcphá hủy ý nghĩa ở tác phẩm.

Page 194: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Cái đẹp không thể tách rời khỏi nộidung họa phẩm, và nếu có làm được thìnó sẽ trở nên vô nghĩa (trường hợp loạitranh trang trí). Bắt đầu từ Cézanne hình thể trong hộihọa bị tách rời khỏi đề tài. Ông là ngườiđầu tiên đã nêu lên ý đó. Về sau đượcmôn phái lập thể khai thác. TrướcCézanne hầu hết các họa phẩm thuộc loạihình thể đề tài. Sau Cézanne hình thể bắtđầu thoát ly thiên nhiên vươn tới nhữnghình thể thuần túy (forme pure) có thể gọilà hình thức hình thể hình thể . Một thứhình thể do họa sĩ tạo ra không dựa vàothiên nhiên. Cézanne nhận thấy hình thểmất một phần tự do nếu tùy thuộc vàothiên nhiên. Ông chủ trương giải phóngcho hình thể để trả lại tự do cho nó để nó

Page 195: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

được thuần khiết hơn. Nhưng tranh củaông còn cho thấy có nhiều do dự và lúngtúng. Đáng lẽ giải thoát cho hình thể khỏicái khung sự vật, thì ông lại đóng khungsự vật bằng hình thể. Matisse cũng cốlàm cho hình thể thuần khiết hơn. Nhưngbằng đường lối khác. Ông nói : "Cô đặcý nghĩ của một vật thể bằng cách gạn lọcđể giữ lại những đường nét chính yếu vàcần thiết". Rất nhiều người đã hiểu lầm Cézanne,nên kết luận : "Hình thể thuần khiết củamột trái táo là hình tròn và hình thể thuầnkhiết của một chiếc lá là hình thoi". Sự thực đâu phải như vậy. Hình thểtrong hội họa không dùng như một kýhiệu (signe) hay biểu tượng (symbole)cho một đồ vật, một ý nghĩa.

Page 196: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Con đường đi tìm một ý nghĩa nếukhông phải từ cái vỏ bên ngoài của sựvật, thì cũng không hẳn từ bên trong sựvật mà ra. Nó là sự bao gồm toàn thểkhông gian bao quanh sự vật ; không thểlà một mảnh vỡ của sự vật. Gạn lọc hìnhthể sự vật, không phải là giản dị hoá cácđường nét hay tìm cách phá vỡ sự vật đểnhặt lấy một mảnh nhỏ nhất. Hình thể thuần khiết và chân thật nhấtcủa sự vật đôi khi lại là những hình ảnhphức tạp nhất của đường nét. Mỗi nghệ sĩphải tự tìm lấy một cách nhìn riêng, mộtcách thức thể hiện riêng để đạt tới đích. Qua các họa phẩm của Cézanne vàMatisse, chúng ta nhận thấy các hình thểcủa họ chưa thoát khỏi hẳn hình thể đềtài. Cho đến Picasso (thời kỳ Les

Page 197: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Demoiselles d'Avignon) cũng chỉ tìmcách làm biến dạng các hình thể. Thời kỳtrừu tượng mới thực sự là thời kỳ hìnhthể đề tài được xoá bỏ dứt khoát. (Khôngkể trong đó có những nhóm vẫn pha trộnhình thể đề tài và hình thể thuần túy nhưGromaire, Bernard Dufour, Dubuffet.Hình thức hội họa của nhóm này có thểcoi như những bào thai của trừu tượng). Đó là giai đoạn hiện thời của nền nghệthuật hội họa trừu tượng vô hình dung(abstrait non figuratif). Thời kỳ nàychính ra phải gọi là thời kỳ hình thể vìhình thể hoặc hình thể thuần tuý .Người ta không tìm thấy hình thể cây cỏ,con người hay đồ vật trong những bứchọa trừu tượng vô hình dung. Để thay thếcho những hình thể đề tài, có nhóm chế

Page 198: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

tạo lấy những hình thể mới lạ, có nhómchỉ dùng đường nét, nhóm khác dùng màusắc và có những nhóm chuyên dùngnhững chấm, những điểm, những vệt màu.Ngoài ra thể chất của vật thể được chútrọng khai thác triệt để như một vật liệudiễn đạt hữu hiệu. Nổi bật hơn hết là sựtìm kiếm một không gian mới. Khônggian mới ở đây theo xu hướng trừutượng, không phải là thứ không gian đánhlừa luật viễn cận (perspective) và cũngkhông phải là thứ không gian mặt phẳngcủa lập thể. Đó là thứ không gian siêuhình thuần túy, một thứ không gian cảmthấy chứ không chứng minh. Tóm lại tấtcả hình thức kỹ thuật của trừu tượngkhông ngoài mục đích loại bỏ hình thể đềtài khỏi họa phẩm. Vẽ một đồ vật theo

Page 199: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

cái nhìn hay sự hiểu biết, bị coi như làmhội họa ngoài hội họa. Xu hướng trừutượng không tìm kiếm chân lý sự vật theohiện thực của thị giác, cũng từ chối luôncái hiện thực của khái niệm. Họ khôngchấp nhận vai trò của hình thể chỉ là mộttấm gương soi phản chiếu hình thể sựvật, phản chiếu một ý nghĩa. Nó cũngkhông ghi chép diễn đạt mà hy vọng tạora ý nghĩa và chính nó phải là ý nghĩa.[3] Tách rời hình thể khỏi đồ vật là đồngthời tách rời hình thể khỏi đề tài. Để tìmmột hình thể tinh khôi, thuần khiết tự nóđứng đơn độc, (không cần cái hiện thựccủa sự vật) mà cũng có thể tự tạo một ýnghĩa. Sự mong muốn đó, không ngoàimục đích trả lại cho nghệ thuật hội họangôn ngữ đích thực của nó, đem nó trở

Page 200: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

về con đường hội họa thuần túy, khôngphải thứ hội họa mua vui, giải trí, cũngkhông phải thứ hội họa triết học, khoahọc. Ý niệm mới mẻ về hình thể đó, nếutrong phần thực hiện đã tạo ra được mộtsố ít họa phẩm trừu tượng đầy đủ giá trịnghệ thuật thì cũng chưa thuyết phục nổinhững nhóm nghệ sĩ tiến sau. Nhóm nàylý luận : nếu bảo rằng hình thể đề tài làmsai lạc ý nghĩa của bức họa, thì hình thểthuần túy còn gây ra nhiều sự nhầm lẫnhơn. Sự sai lạc nếu có, là do ở chỗkhông làm mới được đề tài, chứ khôngphải do đề tài, do đồ vật. Một cái ghếthực nếu nhìn và cảm nghĩ theo một chiềuhướng nào đó, thì cái ghế sẽ chẳng phảilà cái ghế nữa. Họ kết luận : không cầnthiết đi tìm những hình thể ở ngoài sự vật

Page 201: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

thiên nhiên để tạo được những ý nghĩamới. Hình thể và ý nghĩa nắm chính trongsự vật thiên nhiên. Nếu thất bại là chưanắm kỹ hình thể thiên nhiên, chứ khôngphải là tại đã bắt chước và sao chép quáđúng với sự vật. Vả chăng trong cố gắng tách rời hìnhthể khỏi đề tài, người ta đã không hiểurằng hình thể, hay đề tài chỉ là những yếutố nguyên liệu để sáng tác. Không thể coihơn thế được. Khởi từ nhận thức đó, một trào lưumới về nghệ thuật tạo hình ra đời. Đó làphong trào dùng chính đồ vật thực để gắnlên bức họa. Người ta đã thấy những bứccủa Daniel Spoerri dùng lon sữa bò,soong, dây điện v.v... gắn lên. CònArman thì dùng những bao thuốc lá sắp

Page 202: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

xếp đủ chiều để tạo thành một bức tranh.Cùng với loại này còn có loại tranh làmcho các đồ vật chuyển động. Thực khómà có thể gọi được những công trình đólà một bức họa, bởi nó gần với điêu khắchơn là hội họa. Qua nhiều biến đổi quan trọng, hìnhthể trong hội họa hẳn nhiên đã làm mộtcuộc phiêu lưu sôi nổi nhất so với đườngnét và màu sắc, để rồi cuối cùng đượctrả về cho sự vật thiên nhiên. Nhưng trả về với một ý thức mới : nếukhông phải là khoác vào hình thể một ýnghĩa của thiên nhiên sự vật sẵn có, thìcũng không phải là tách rời nó khỏi ýnghĩa sẽ có. Một hình thể trong tranh dù cố gắnglàm giống sự vật thiên nhiên đến đâu,

Page 203: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

cũng không phải là chính sự vật. Một cáighế vẽ chẳng bao giờ có thể là một cáighế thực. Từ những đường nét dùng bútlông để vẽ đến các đường nét nhìn thấy ởđồ vật, từ màu sắc do các ống sơn bôiphết lên họa phẩm đến màu sắc của mộtchiếc lá cây ở thiên nhiên, biết bao làkhác biệt giữa cái thực và cái giả. Ngườiđàn bà đẹp trong tranh chưa hề gây nênnhầm lẫn, để quyến rũ được một kẻ sitình. Cái ý muốn dùng chính ngay đồ vậtthay cho nét vẽ, màu sơn để tạo thànhbức họa cũng không hẳn là hoàn toàn philý và mới lạ.[4] Một thiên nhiên thu nhỏtrong một hòn non bộ cũng được coi làmột bức họa từ lâu. Một bãi biển, mộtnương dâu nếu mang ý nghĩa của sự đổi

Page 204: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

dời thì chắc hẳn chẳng còn ý nghĩa củamột thiên nhiên hiện thực đang có. Cái ýmuốn rút từ quãng không ra những hìnhthể chưa hề có, là một ý muốn sáng tạotoàn vẹn, và cũng là cái ý định trở nênmột Thượng-đế toàn năng. Cái tự dotuyệt đối, mà người nghệ sĩ hằng ao ước,không bao giờ có được. Hắn còn nhiềuràng buộc với cuộc đời, với trái đất. Hắnchỉ có thể là Thượng-đế có một nửa.Chính hắn đã trông thấy rõ sự bất lực củamình ngay ở cuộc phiêu lưu trong côngviệc sáng tác. Từ ý nghĩ khởi đầu chođến khi hoàn tất tác phẩm đã có baonhiêu thay đổi bất ngờ mà hắn khônghoàn toàn làm chủ. Chỉ khi nét bút cuốicùng vừa chấm dứt thì đồng thời hắn mớinhận được ý nghĩa của tác phẩm. Ý nghĩa

Page 205: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

ở đây không có tính chất một lời giảithích một sự truyền đạt mà chỉ là mộtcảm thông tỏa chiếu ra từ toàn thể họaphẩm. Cái ý nghĩa được tạo ra chỉ là docông phu của hắn có một nửa. Và hắnkhao khát mong ước người thưởng ngoạnnhận được phần nửa đó. Hình thể đề tài hay hình thể thuần túycho đến cả các đồ vật có thực, tự chúngnếu có một ý nghĩa nào chăng nữa thìcũng chỉ là một ý nghĩa thông thường,chưa phải là một ý tứ nghệ thuật. Hìnhthể, đường nét và màu sắc trong tranh chỉcó nghĩa, khi đã được xếp đặt theo mộttrật tự nào đó. Một mảnh tường cũ haymột cái palette đầy màu sắc không thểtrở thành một bức họa có giá trị nghệthuật.

Page 206: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Nghệ thuật không thể cấu tạo bởi sựhỗn loạn vô trật tự do tình cờ và dễ dãi. Hình thể sự vật thiên nhiên không phảilà những trở ngại cần loại bỏ ; sáng tạolà sự vượt qua các trở ngại. Người nghệsĩ trong công việc sáng tác đã gặp biếtbao trở ngại : của lý thuyết và kỹ thuật,của những luật lệ và thành kiến, của lý trívà tình cảm, của lý tưởng và thực tại củacả bên trong lẫn bên ngoài. Tất cả nhữngđiều đó nếu có là trở ngại thì cũng lànhững cần thiết để níu kéo người nghệ sĩvề với thế giới con người. Hắn sáng tácđể vượt qua các trở ngại đó hơn là đểdiễn đạt. Trở ngại bị xóa bỏ thì khôngcòn gì để sáng tác. Hắn sẽ ngang nhiênnằm nghỉ ngơi như một Thượng-đế để"vẽ" ra những tác phẩm vô hình.

Page 207: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

1965

LOẠI TRANH MỘCBẢN VIỆT NAM

Muốn tìm hiểu về nền hội họa của dântộc Việt-nam, chúng ta không thể ngượcdòng lịch sử để tìm một nguồn gốc có hệthống, có giai đoạn. Thật ra nền hội họaViệt-nam đã có một lịch sử hay không ?Điều đó rất mơ hồ. Trong số gia tài mànền mỹ thuật của dân tộc để lại, chúng tachỉ thừa hưởng được rất ít sách vở vềhội họa và một số tranh lụa rập đúngkhuôn mẫu của Trung-hoa.[5] Nếu căn cứvào những hình vẽ có tính chất trang trí ởcác đình chùa, đền miếu thì thật quánghèo nàn và cũng mờ mịt. Muốn tìm

Page 208: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

hiểu về hội họa Việt- nam trước thờiPháp thuộc, chúng ta chỉ còn có thể căncứ vào một số các bức họa mộc bảnthường gọi nôm na là tranh Tết. Tuy sốlượng rất nghèo nàn, nhưng đã chứa đựngmột nội dung phong phú và phản ảnh lạiít nhiều cá tính của dân tộc. Nguồn gốcxuất xứ của những bức mộc bản đó chẳnglấy gì làm minh bạch. Cứ mỗi dịp gầnTết ở các phiên chợ từ thôn quê đến thịthành một số mộc bản màu sắc vui tươisặc sỡ đem ra bày bán. Các bức tranh đóđược tung ra khắp nẻo, tựa như nhữngchuỗi cười ròn rã hồn nhiên nổi lên giữanhững ruộng lúa xanh tươi bát ngát. Đólà một thứ ca dao không phải bằng lờinhưng bằng đường nét và màu sắc. Tìm hiểu về hội họa Việt-nam, chúng

Page 209: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

ta tạm căn cứ vào số mộc bản còn lại ;và ngoài việc thưởng thức nội dung chứađựng trong những bức tranh mộc mạc đó,chúng ta không thể không đi sâu vào kỹthuật : về nét vẽ (dessin), về cách bố cụcvà màu sắc. Để có thể đem so sánh vớinhững mộc bản của nước ngoài, để hiểurõ về kỹ thuật hội họa của dân tộc, nhiềuvăn nhân, thi sĩ đã ca tụng và khen ngợinhững bức mộc bản đó. Nhưng về mặthội họa, nếu không đứng về phần chuyênmôn mà phân tách kỹ lưỡng tôi e rằng đólà một sự thiếu sót và không chứng minhđược một cách cụ thể. Một bức tranh mộc bản khác hẳn tínhchất của một tác phẩm sơn dầu, tranh lụav.v... Cho nên không thể có những nhậnxét giống nhau về kỹ thuật. Một bức mộc

Page 210: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

bản gồm có hai phần chính : kỹ thuật vànội dung.

Kỹ thuật. Phần kỹ thuật gồm có nét vẽ, cách bốcục và màu sắc. Nét vẽ.- Trong tác phẩm hội họanhững nét vẽ là một yếu tố cần thiết.Riêng dân tộc Việt nam cũng như phầnđông các dân tộc châu Á, chữ viết đượccoi như nét vẽ và trái lại những nét họađược coi như thứ văn tự phổ thông chomọi người. Một bức họa sơn dầu, donhững nét vẽ bằng than được dùng nhưphác họa tạm thời để họa sĩ tạo nên chưaphải là một tác phẩm. Họa sĩ không thểdùng nét vẽ đó làm một khuôn khổ sẵn cóđể tô màu sơn lên, vì làm như vậy chỉ tạo

Page 211: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

ra những hình ảnh khô khan, nghèo nàn.Họa sĩ phải tạo nên hình thể ngay ở lúcngọn bút sơn cầm trên tay, phải tìm kiếmđường nét hình thể ở ngay trên chất sơncòn dẻo ướt. Những nét phác họa bằngthan chỉ là sự khởi đầu gợi lên nhữnghình ảnh để họa sĩ dễ dàng sáng tác. Nói về hình vẽ, phải phân biệt ra làmhai loại. Loại thứ nhất là những hình vẽtheo mẫu, cốt ghi chép thật đúng một sốđồ vật trông thấy trước mắt. Đó là hìnhvẽ bằng mắt do tay vẽ đúng theo sự chỉhuy của con mắt. Loại thứ hai là nhữnghình vẽ do sự nhớ lại một số đồ vậtkhông hiện diện ở trước mắt. Người vẽchỉ nhớ lại mà vẽ chứ không nhìn trựctiếp. Vẽ theo loại thứ nhất cần cho sự tập

Page 212: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

dượt và cốt để ghi chép một số tài liệu.Đó là một hành động máy móc không cósự góp phần của các năng khiếu khác.Loại thứ hai, do trí nhớ, phong phú hơn,vì ngoài sự quan sát còn có phần củacảm xúc, cộng thêm những yếu tố vềphương diện tâm lý và sinh lý của ngườivẽ. Nhiều khi đem đối chiếu hình vẽ vớinhững đồ vật thì thấy có sự sai biệt.Nhưng chính đó lại gây nên những thú vịbất ngờ. Có thể nêu nhiều thí dụ trongtrường hợp này : Những hình vẽ của dânAi-cập, phần nhiều mặt người quaynghiêng nhưng con mắt lại vẽ theo chiềuthẳng. Nếu bảo một em bé vẽ một cái ly,thì dù để cái ly cao hay thấp, em đó cũngsẽ vẽ cái miệng ly tròn quay, bất chấp cảnhững luật lệ xa gần (perspective).

Page 213: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Những nét vẽ theo loại thứ hai là theo trínhớ, trực giác. Ở các triều đại cũ mỗi lầntìm bắt một tội nhân, người ta đã họanhững bức chân dung của tội nhân bằngtrí nhớ. Vậy mà theo nét vẽ ở những bứcchân dung đó, người ta cũng nhận rađược tội nhân đang bị tầm nã. Ngày nay những môn phái của hội họangả theo lối vẽ thứ hai. Chúng ta chỉ việcnhìn lại những hình họa của Braque,những con người của Picasso, Matisse.Những nhân vật trong các bức họa củaChagal, Modigliani, những bức vẽ tĩnhvật của Bernard Buffet. Hầu hết các hìnhvẽ ấy được biến đổi cốt gợi ý cho ngườixem hơn là vẽ đúng luật lệ mà chẳngdiễn tả gì. Phần lớn các bức mộc bản Việt-nam

Page 214: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

cũng đã theo loại thứ hai. Những bức họavẽ cảnh trèo dừa chẳng hạn ; đường néthết sức cô đọng không có một nét thừa,và được tiết kiệm chỉ đủ để diễn tả bộmặt vênh vênh ngây ngô của chị hứngdừa, bộ mặt dí dỏm ranh mãnh của anhtrèo dừa là những nét vẽ đơn sơ thuầnkhiết nhưng chẳng kém phần linh động.Ai đã xem qua những bức tranh đó đềunhận thấy đúng hình ảnh, dáng điệu ngườiViệt-nam ở nông thôn Việt-nam, khôngphải ở cái yếm, cái váy, cái khăn ; nhưngtính chất dân tộc tỏa ra ở cử chỉ, ở dángđiệu, và ở ngay cả nét vẽ nữa. Xem bức tranh đám cưới chuột, tathấy những con chuột thổi kèn, khiêngkiệu, cầm đèn lồng cũng đều có vẻ Việt-nam. Tôi nhớ lại một lời phê bình về

Page 215: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Modigliani : "Không những con người ởbức họa của ông, mà cả đến bức tườnghay cái ghế cũng đượm vẻ quý phái".Bức họa mộc bản của họa sĩ NhậtHokusai vẽ sóng bể, trong bức họa chỉcó một làn sóng dâng cao ; nhưng đó làmột ngọn sóng hết sức Nhật-bản, khôngthể nhầm lẫn được là một ngọn sóng Tâyhay sóng Tàu. Gần đây một số họa phẩmđã không gìn giữ được những giá trị cũ,nhất là về tranh lụa và sơn mài. Tuy toànlà đề tài Việt- nam nhưng không có đượccá tính của dân tộc. Cách bố cục.- Ở những bức mộc bảncũ được bố trí một cách phóng túng,ngang tàng, tác giả vượt hẳn ra ngoài mọikhuôn khổ luật lệ, tuy vậy những hình thể,đường nét rất vững vàng. Bức tranh đám

Page 216: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

cưới chuột có thể là một ví dụ. Khuônkhổ tờ giấy có hạn nhưng đám cưới củaanh chị chuột lại rất linh đình, đông đảonối đuôi nhau thành một hàng dài. Trongtrường hợp ấy, nghệ sĩ không ngần ngạicắt đám cưới ra làm hai ; một nửa nằmphía trên tờ giấy, một nửa phía dưới. Tàitình ở chỗ tuy đám cưới bị ngắt làm haiđoạn nhưng khi xem tranh chúng ta vẫnthấy sự thuần nhất của đám cưới. Bứchọa vẫn gây cho ta cảm tưởng đám cướitiếp diễn đều đặn không hề bị trở ngạitrong sự chia cắt sắp xếp của nghệ sĩ.Nói chung về cách bố cục ở những bứcmộc bản của ta, thật quả sự phóng túngđã đi đến chỗ liều lĩnh. Vốn dĩ dân tộcViệt-nam vẫn hết sức coi trọng luật cânđối : ở giữa nhà là một cái tủ chè, hai

Page 217: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

bên là hai vế câu đối, chúng ta nhìn lênmột bàn thờ là thấy rõ cách xếp đặt quycũ. Nhưng tác giả ở những bức tranh mộcbản đã làm một cuộc cách mạng ở trongluật cân đối. Dùng ngay sự bất cân đối,để tạo nên sự cân đối hòa hợp của bứctranh. Phần màu sắc.- Đối với các bức tranhmộc bản Việt-nam họa sĩ dùng nhữngmàu sắc tươi lấy ở chất phẩm ruộm.Những màu sắc ấy được dùng để tăngphần vui tươi của bức mộc bản. Nó rấthòa hợp với tính chất dí dỏm của nhữngbức họa. Họa sĩ dùng nó với mục đíchtrang trí hơn là diễn tả. Phần nhiều lànhững màu nguyên thủy, chất thể khô khanvà sắc độ nghèo nàn. Dầu vậy, nhữngmàu sắc với thể chất thô sơ của nó rất ăn

Page 218: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

ý với những đường nét ngây thơ ở bản gỗvà tính chất thô bạo của giấy bản. Thậtthà như màu đỏ cánh sen ở chiếc yếm,màu xanh hoa lý ở chiếc thắt lưng củachị nông dân. Đó là đặc tính của mộc bảnViệt-nam. Trái lại trên các bức mộc bảnTrung-hoa, màu sắc kín đáo và tế nhị chỉtuyền màu son chết, màu xanh xẫm. Mộcbản Nhật lại là những màu sắc óng chuốthuy hoàng tựa như màu lơ lụa, gấm vóctrên những chiếc áo của các mỹ nữ Phù-tang. Nói chung về kỹ thuật, những bức mộcbản của Việt-nam tự tạo lấy một kỹ thuậtriêng biệt, không ảnh hưởng ở một thứ kỹthuật ngoại quốc nào. Bản chất mộc bảnViệt-nam là giản dị, chất phác, thực thà,vui tươi. Mộc bản của Trung-hoa thì

Page 219: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

nghiêm khắc, sâu xa, trầm lặng. Mộc bảnNhật hiểu lộ rõ ràng sự hào hoa phongnhã, vui tươi một cách bay bướm vàduyên dáng.

Nội dung. Về nội dung những bức tranh mộc bảncủa ta đã gây cho người xem nhiều thúvị. Nó lột tả được tinh thần ưa trào lộng,hài hước của dân tộc. Đó là một thứchâm biếm vô tư không hề có ác ý. Đứngtrước những bức tranh "Đánh ghen","Thầy đồ cóc dậy học", "Đánh đu tiên"v.v... người xem không thể ngăn đượcnhững tiếng cười hồn nhiên. Tác giả củabức họa đó đã chẳng hề có ý tưởng cổxúy cho một thứ luân lý, một nền chínhtrị, một nền đạo giáo nào. Hơn thế nữa

Page 220: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

tác giả không quá chú trọng về một bútpháp riêng biệt nên đã làm nổi bật đượccá tính của dân tộc. Nhìn những bức mộcbản đó cũng như khi nghe các câu cadao, chúng ta có cảm tưởng rất quenthuộc như chính chúng ta đã sáng tác ravậy. Cái duyên đậm đà tỏa ra trên nhữngbức mộc bản một cách dễ dàng và tựnhiên đến nỗi ta tưởng bất cứ ai cũng cóthể tạo ra những bản tranh đó được.Nhưng sự thực lại không phải như vậy. Trong thời kỳ chiến tranh, tôi đã từngcó dịp đi sâu vào các nông thôn, ngoàiloại tranh Tết còn có một loại mộc bảnkhác, thường gọi là tranh Tứ bình. Gọinhư vậy vì người ta vẽ bốn bức ăn vàomột bộ. Muốn diễn tả bốn mùa tác giảtượng trưng bằng bốn thứ hoa. Mùa xuân

Page 221: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

là hoa lan, mùa hạ là hoa sen, mùa thu làhoa cúc, mùa đông là hoa đào ; hoặcnhững đề tài : cầm, kỳ, thi, họa v.v...Loại tranh này kỹ thuật có vẻ già dặn hơnloại tranh Tết, đường nét mềm mại hơn,nhưng đồng thời lại rơi vào sự cầu kỳ vàchau chuốt. Màu sắc trang nhã, kín đáohơn, nhưng lại nhạt nhẽo buồn nản. Nội dung loại tranh này không có gìmới mẻ và đặc sắc, tác giả chỉ theonhững đề tài, điển tích cũ của những bứctranh lụa Trung-hoa nên kém phần ý nhịvà phong phú. Nhận xét về loại tranh mộc bản, chúngta có thể tự hào với những bức tranh Tết.Chúng ta tìm hiểu không phải chỉ để catụng, mà còn để học hỏi kỹ thuật củangười xưa. Qua những bức tranh giản dị

Page 222: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

mộc mạc đó, ta sẽ sống lại với cảnh sinhhoạt linh động của người nông dân, vớicái nhìn dí dỏm, ý vị đầy tinh thần tràolộng. Qua bức họa "Thầy đồ cóc" cả mộtnền nếp sinh hoạt của kẻ làm thầy và kẻthụ giáo đã diễn ra linh động và sâu sắcmà tôi nghĩ rằng ở đây đường nét và màusắc đã chiếm được ưu thắng về diễn tả.So sánh về mộc bản của ta với của Nhậtmỗi bên có những sắc thái riêng biệt.Nhưng chúng ta cũng phải công nhận vềmộc bản, nếu muốn nghiên cứu và đi sâuhơn nữa cũng còn phải học hỏi rất nhiềuở các họa sĩ Nhật, như họa sĩ Outamaro,Hiroshigué, Hokusai, nhất là họa sĩHokusai, cuộc đời của ông cũng là cảmột sự kỳ lạ. Suốt đời ông bị khách nợtheo đuổi, đã phải dọn nhà tất cả 90 lần,

Page 223: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

ông sống đến 89 tuổi. Năm 75 tuổi, ôngnói : "Tôi vẽ từ khi lên 6, tôi làm việckhông bao giờ ngừng, luôn luôn bất mãnvới những sáng tác cho đến 80 tuổi. Mãiđến năm 73 tuổi tôi mời bắt đầu hiểu bộmặt thật của tạo vật và hình thể. Tôi nghĩnếu tôi sống đến 100 tuổi thì tất cả mọivật đều sống trong tác phẩm của tôi".Riêng trong tập Mangwa, tác phẩm chínhcủa ông, có trên mười ngàn bức pháchọa. Gần đây vì những biến chuyển lịchsử, những loại mộc bản cũ của ta đềumuốn sưu tầm cho đầy đủ thì thật khó màcó thể làm được. Không nói gì về nhữngbức mộc bản ấy nữa, ngay cả đến một sốtranh về sơn dầu từ hồi có trường Cao-đẳng mỹ-thuật đến nay cũng thấy khanhiếm không thể tìm ra được. Người ta đã

Page 224: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

kêu gào, đã cổ xúy cho nền văn hóa Việt-nam, nhưng về việc làm thì cho đến ngàynay vẫn là con số không ! Trên conđường nghệ thuật điều quyết định vẫn làtài năng. Nhưng phương tiện và tài liệunghiên cứu thiếu thốn thì thực cũng làmột điều hết sức thiệt thòi. 1957

Ngọn sóng của Hosukai.

Page 225: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

ĐỨNG TRƯỚC GIÁ VẼ

HÔM NAY Nhìn chung trong lịch sử hội họa, cóthời kỳ người ta quan niệm muốn vẽ mộtbức tranh đẹp phải dùng một kiểu mẫuđẹp. Họa sĩ Zeuxis ở thời cổ Hy-lạp khimuốn vẽ một người đàn bà đẹp đã phảiđi tìm gặp hàng trăm người đẹp trongkinh thành để lựa chọn lấy năm ngườiđẹp hơn cả làm kiểu mẫu. Trong nămngười đó, họa sĩ lấy ra những vẻ đẹpriêng biệt của mỗi người, mong tạo đượcmột cái đẹp như ý muốn. Không hiểutrong công việc tổng hợp các vẻ đẹp đểtìm một cái đẹp lý tưởng, Zeuxis cóđược thỏa mãn hay không ? Nhưng chỉ

Page 226: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

biết có nhiều người vẽ tranh thời đó cũngnghĩ và làm như vậy. Về sau này, họa sĩRaphael viết thư cho một người bạn, khinhớ đến chuyện của Zeuxis, họa sĩ bènviết đùa người bạn : "Để vẽ một ngườiđàn bà đẹp, tôi cần phải gặp nhiều ngườiđẹp với điều kiện là bạn phải cùng đivới tôi để lựa chọn lấy một người đẹpnhất. Nhưng nghĩ lại, ở trên đời này đànbà đẹp thật là hiếm mà người lựa chọnđúng được cái đẹp lại càng hiếm hơn,cho nên tôi tạm dùng người mẫu trong ýtưởng của tôi". Có nhiều người đã hỏi : tại sao hộihọa bây giờ ít khi vẽ những người đàn bàđẹp ? Tôi cũng muốn hỏi : thế nào mới làmột người đàn bà đẹp ? Và nếu ở đờinày đã tìm được một người đẹp trên hết

Page 227: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

mọi người đẹp, nghĩa là một nhan sắc lýtưởng, hoàn hảo, tuyệt mỹ, thì họa sĩ vẽcái đó để làm gì ? Một bức họa vẽ ngườiđẹp cũng chỉ là một bức họa, đâu có phảichính là người đẹp ? Người họa sĩ không vì sự vật hữuhình mà tạo ra hình thể đường nét màusắc . Nếu họ có sắp đặt, bố trí hình thểvà mầu sắc lên bức tranh cũng chỉ vớimong muốn người xem tranh có thể thunhận những cái vô hình mà con mắtkhông thể trông thấy và cả lý luận của tríóc cũng không thể giải thích. Tất nhiên làtrong công việc sáng tác người họa sĩphải vay mượn ở thế giới hữu hình nhữngcần thiết tối thiểu - và chỉ tối thiểu thôi.Hắn phải biết gạn lọc, tước bỏ nhưng cáivô ích rườm rà ; những cái hợp lý đối

Page 228: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

với cuộc đời nhưng sẽ trở nên phi lýtrong bức họa, những cái có giá trị vớiđạo đức luân lý của con người trong xãhội loài người nhưng lại phạm tới "thuầnphong mỹ tục" của thế giới nghệ thuật,những cái được hoan nghênh cổ võ trongcuộc sống tầm thường nhưng lại bị bảnchất của cái đẹp trong hội họa khước từ.Người sáng tác chẳng bao giờ ý niệmmột bức họa bắt rễ tự quảng không. Khởiđiểm bao giờ cũng phải do sự vật trôngthấy hoặc cảm thấy được. Những cái màngười ta thường gọi là trừu tượng khôngphải là những cái chặt đứt chiếc cầu liênhệ nối liền với thực tế. Nhưng là nhữngcái gì bắt rễ từ trong thực tế để rồi cònvượt xa hơn thực tế và làm giàu cho thựctế. Thiên nhiên, tạo vật chỉ là một tổng

Page 229: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

hợp mà thực tại là một mảnh nhỏ, ngườihọa sĩ lúc sáng tác cắt rời ra khỏi thiênnhiên. Không phải vì vậy mà nó khôngcòn là một phần của thiên nhiên nữa.Công việc của người họa sĩ cũng khôngphải là dùng những hình thể, đường nét,màu sắc để diễn dịch một ý nghĩ, một tưtưởng hay một suy luận đã được cân nhắckỹ càng. Không thể có sự phô trương tríthức nào có thể đạt tới mức của nghệthuật. Một pho sách giá trị về triết họcdù có viết bằng văn vần thì cũng chẳngphải là một bài thơ có giá trị. Nếu mụcđích của hội họa là phiên dịch những tưtưởng về triết học sang địa hạt của thịgiác, thì hội họa đã làm một công việcthừa và vô ích, chắc chắn nó sẽ thất bại.Trường hợp đó không phải là triết học

Page 230: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

mà cũng chẳng phải là nghệ thuật. Một số người sáng tác hội họa đãnhầm lẫn. Họ cho rằng : sao chép lạithiên nhiên sự vật là một điều thấp kém,tầm thường bèn quay sang vẽ những loạitranh "phá thể", đường nét chưa thànhđường nét và hình thể cũng chẳng phải làhình thể. Họ chạy theo hình thức diễn tảmới của lối vẽ trừu tượng một cách vô ýthức, không quan niệm nổi phần nội dungnào đã đòi hỏi đến hình thức diễn tả đó. Nếu hội họa không phải để tạo ra mộttrò giải trí tầm thường, nghĩa là làm côngviệc giúp vui cho con mắt, thì công việccủa nó cũng chẳng phải để làm cho trí ócđã mệt mỏi về những suy luận lại mệtmỏi thêm nữa. Giá trị của nó và sứcmạnh của nó là phải gây được sự xúc

Page 231: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

động và thông cảm, nó phải khuấy độngđược tới những khu vực sâu kín nhất,những tầng bí ẩn nhất trong tâm hồn conngười. Và để đạt được điều đó, chẳngcần trình bày một lý luận nào. Công việcchính yếu và trước hết là nó phải đưa lạicho người thưởng ngoạn những cảmkhoái tế nhị hơn hết mọi cảm khoái. Cáicảm khoái đó đến với người xem tranhnhanh chóng, bén nhọn như một tia chớpngắn. Nó phải tới trước lý trí . Đứng về phía người thưởng ngoạn,không bao giờ nên hy vọng chỉ dùng conđường suy luận để đi vào tác phẩm. Điềunhầm lẫn nhất là người xem tranh cứgắng tìm hiểu xem bức tranh này họa sĩvẽ cái gì ? bức tranh kia gói ghém nhữngtư tưởng cao siêu nào ? Có ai đứng trước

Page 232: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

người đẹp phải suy luận mới nhận ra vẻđẹp của họ đâu ? Nhan sắc là để chochúng ta chiêm ngưỡng, không phải đểcho chúng ta lý luận. Cảm thông với cáiđẹp là một cái gì đột nhiên nhận thấytrong một khoảnh khắc nhanh chóng chứkhông phải do sự kéo dài của suy luận.Nhưng để có được một khoảnh khắcnhanh chóng đó, phải là công việc củamột sự trau giồi, học hỏi lâu dài. Nhữngngười thường làm quen với những sinhhoạt hội họa là những người có nhiềumay mắn để thu nhập được cái gì thuộcvề nghệ thuật và cái gì không phải nghệthuật. Công việc tìm hiểu, nghiên cứu và suyluận về một tác phẩm nghệ thuật là côngviệc cần phải có, nhưng nó thuộc trong

Page 233: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

phạm vi khác và nó có những mục đíchkhác hơn là sự thưởng ngoạn. Người làmcông việc nghệ thuật tất nhiên là nhữngcon người có nhiều thắc mắc, băn khoăn.Nhưng trong lúc hắn sáng tác thì conngười khác trong hắn đã thay thế conngười suy tư, lý luận. Sự suy luận của con người phải ngừnglại ở một chỗ nhất định, ở một giới hạnnào đó. Triết học không thể giải thíchđược tất cả. Có lúc phải đến một ngõ cụtcủa đêm tối. Và lúc đó phải nhờ nhữngnạm hào quang chói lọi của màu sắc nghệthuật tung ra soi đường. Vai trò củađường nét, hình thể, màu sắc không chỉđóng khung trong một vai thông dịch hènmọn cho tư tưởng. Nhiều lúc nó phảivượt trên sự thông thái qua cả biên giới

Page 234: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

của lý trí. Nó phải tạo ra được những malực có khả năng vượt các giác quan đểkhuấy động tới cái bản thể sâu thẳm nhấtcủa con người. Nó phải quay vào bêntrong để nghe ngóng những chuyển độngcủa tâm hồn và nói lên được những điềuđó bằng ngôn ngữ của nó. Và chỉ bằngngôn ngữ của nó thôi. Về phía người họasĩ, trong lúc đặt mình trước giá vẽ đểsáng tác, phải biết chờ đợi. Có lẽ cái nhầm lẫn lớn nhất của cácnhà thẩm mỹ học cổ điển là khi nói vềđường nét, màu sắc, bố cục họ đều chorằng đó là những yếu tố biểu dương mộtý nghĩa nhất định không thể rời đổi. Ngày nay người họa sĩ ngồi trướckhung vải trắng không còn suy nghĩ gì cả.Nét bút đầu tiên đặt lên nền vải kéo theo

Page 235: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

sau nó những nét bút khác vào một cuộcphiêu lưu mà chính người họa sĩ khôngthể suy đoán và toan tính từ trước. Cáiphần của những áp lực bên trong dướithể thức của sự cô đọng toát lên nền vải.Đó không phải là một tư tưởng riêng rẽđã biến thành hành động, cũng chẳng phảilà một sự xui khiến của bản năng đơnđộc. Màu sắc, đường nét hiện trên bứchọa là tất cả những phóng thích củanhững chứa chấp nuôi sẵn bên trong đãhóa thân thành những giấc mộng. Có thểbảo rằng người nghệ sĩ ngày nay sáng táctrong những cơn mê sảng. Có thể nhữngcảnh tượng hắn ném lên khung vải chỉgồm toàn những cơn ác mộng ; nhưngnhững điều đó nào phải do hắn hoàn toànbịa đặt, tưởng tượng. Hắn chỉ thu nhận ở

Page 236: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

cuộc đời để rồi trả lại cho cuộc đời.Đằng sau hắn, đằng trước hắn và ngay cảbên trong, biết bao nhiêu dây rễ ràngbuộc hắn vào cuộc đời. Chính những dâyrễ đó quấn chặt và bắt buộc hắn phải thétlên ; đó chỉ là một tiếng "kêu", nhưngtiếng kêu ấy đã là một ngôn ngữ vì nó cóthể gợi ra những bấp bênh của hoàn cảnh,thân phận con người trong xã hội và thiênnhiên câm lặng chẳng hề nghe biết đếnnhững đòi hỏi, những khát vọng của conngười. Những lời ca, những bức họa linhđộng và êm dịu nhất há chẳng phải lànhững tác phẩm tiềm tàng trong đó nhữngý nghĩa buồn thảm và chua sót nhất.Nhưng không phải là những nỗi bi thảmđưa con người đến hố sâu của tuyệtvọng, con người sẽ tìm được an ủi ở

Page 237: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

chính trong những nỗi bi thảm đó. Ngàynay, đứng trước giá vẽ, người họa sĩsống trong tình trạng của một kẻ "nhậpđồng", hắn "lắng nghe" hình ảnh từ nhữngcõi siêu hình vô thức xa xôi nào đưa tới.Có thể bảo được thân phận hắn cũng gầngiống như những sợi dây ăng-ten căng raở giữa bốn phương trời. Người thưởngngoạn lúc đứng trước những họa phẩmcủa hắn đã nhiều lần sững sờ ngơ ngác vìkhông thể tìm thấy những hình thể quenthuộc ; mà chỉ toàn những tảng màu vungvãi, chẳng theo đúng qui luật, trật tự cốhữu đã có sẵn từ ngàn năm. Ở đây là trậncuồng phong hỗn loạn mà trong đó màusắc đạt tới độ sáng chói gay gắt, hoặclắng chìm xám ngắt đến độ chỉ gồm toànbóng tối chập chờn, nứt rạn trong một thể

Page 238: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

chất sống sượng sần sùi. Người xemtranh bối rối như lạc vào trong một thếtrận mê hồn ; tiếp theo sự kinh ngạc bốirối là những cơn thịnh nộ nổi lên khéptội, cho đó là một phỉ báng nghệ thuật.Những lời kết án có vẻ thông thái hơncho rằng hội họa ngày nay là thứ nghệthuật của sự tình cờ, ngẫu nhiên, nổi loạnvà hỗn độn. Sự thực thì hội hoa ngày nayquả có dung nạp sự tình cờ nhiều hơnbao giờ hết. Nhưng là những sự tình cờđã được lựa chọn. Trong cái vẻ hỗn độn,vô trật tự của bức hoạ ngày nay, ngườihọa sĩ tuy không khuôn nắn theo cái trậttự cổ kính đã trở thành những ước lệ tầmthường, nhàm chán nhưng tất nhiên đã đặtcho mình một nền nếp, kỷ luật mới. Người ta còn buộc tội những bức họa

Page 239: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

ngày nay cổ võ cho những sự phi lý, nóđã tạo thành bởi những tư tưởng nổi loạnvì mất hết niềm tin. Nhưng nếu công bằngmà nhận xét, trong vũ trụ bao la, kẻ đầutiên tạo ra những điều phi lý chắc chắnkhông phải là anh chàng họa sĩ hèn mọn.Còn có thể buộc tội cho hắn là đã xa rờithiên nhiên, hành hạ tạo vật bằng nhữngcơn mê loạn điên cuồng. Nhưng đấy cũnglà một điều mới lạ. Tác phẩm do hắn tạora phải chăng vì thiên nhiên tạo vật, phảichăng để ca tụng loài người ? Thật ra chỉlà sự xót thương chính bản thân mình quacây cỏ, ruộng đồng, qua những làn môi,cặp mắt. Tác phẩm của hắn tựa chiếc vỏkén óng nuột tơ vàng, chẳng phải dànhcho nàng con gái may thành bộ cánh mỹmiều nhưng chính là để bảo bọc che chở

Page 240: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

hắn khỏi trần truồng cô quạnh. Hànhđộng của hắn chẳng hề là hành động nổiloạn với mục đích hủy diệt, phá bỏ tất cảnhững giá trị xứng đáng do con người đãtạo thành. Khát vọng của người sáng tác bao giờcũng tiêu biểu cho những phần tử tiến bộvà sáng suốt nhất trong xã hội con người.Và hành động của hắn tượng trưng vàphản ảnh niềm khao khát vượt lên mọiđau khổ ; tính chất nổi loạn trong hànhđộng đó thật ra là một sự vươn mình cầnthiết của nghệ thuật hôm nay. 1960

TUỔI CỦA NGHỆTHUẬT

Page 241: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Những ý nghĩ lặt vặt, đứt nối, rời rạc,thường đến với tôi trong những lúc xemtranh. Khi nhìn những hình vẽ của trẻ con,những hình vẽ chưa hề ảnh hưởng ở mộtkỹ thuật, một luật lệ nào, hình thể củachúng không khuôn nắn theo mẫu mực, tấtcả chỉ do trí nhớ và tưởng tượng tạo ra.Nét vẽ giản dị, hình vẽ ngây ngô nhiềukhi đến phi lý. Có người bảo là do bàntay vụng về non nớt chưa làm được theoý muốn. Có người nhất định bảo là sựdiễn tả trung thành những ý nghĩ ngây thơcủa tuổi trẻ. Vì thiếu sự học hỏi về kỹ thuật nênchúng chưa diễn đạt được đúng ý nghĩnên một đôi khi đường nét hình thể màusắc có tạo ra cân đối, điều hòa thì đó

Page 242: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

cũng chỉ là do tình cờ vô ý thức. Có thểlà đẹp, là mỹ thuật nhưng chưa phải lànghệ thuật. Không thể bàn đến nhiều, vìkhông có gì để mà bàn. Cho rằng những hình vẽ của trẻ con làmột sự diễn tả trung thành của ý nghĩngây thơ, và nếu đúng như vậy, thì tưtưởng của trẻ con là như thế nào ? Chúngđã có đủ thời giờ để thu góp sự hiểu biếtvề cuộc đời. Chúng đã có đủ thì giờ đểthành một người với đầy đủ ý nghĩa mộtcon người hay chưa ? Có một câu nói đãtrở nên tầm thường, bởi người ta đã nhắcđi nhắc lại mãi : "Trước khi thành mộtnghệ sĩ anh phải thành một con người". Làm một con người không phải là điềukhó ; nhưng cũng không phải chỉ biếtkiếm ăn, tìm uống là đã thành người. Và

Page 243: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

trong một bức họa, vẽ lên cái hình thể,cái thân xác một người chưa hẳn là đã vẽđúng về con người. Nghệ sĩ cũng là conngười tự tìm hiểu về con người. Bởinghệ thuật là con người cộng vào vớithiên nhiên tạo vật để tạo thành một caođẹp hơn, một thiên nhiên lý tưởng hơncái thiên nhiên sẳn có. Người làm nghệ thuật không có thểhành hạ con người, bóp méo thiên nhiên,chỉ tại vì thù giận sự có mặt của mình ởtrong cuộc đời, hoặc bởi đã quá coithường hay khiếp sợ thiên nhiên. Một nghệ sĩ chân chính cũng đã đủthay mặt cho cả dân số trên thế gian này.Hắn chính là thiên nhiên, vì hắn đã tạo rađược một thiên nhiên của riêng hắn.Nhưng một bức họa cũng không phải là

Page 244: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

riêng của một Van Gogh cộng vào vớithiên nhiên mà do trăm ngàn họa sĩ vôdanh hay hữu danh từ trước cùng với VanGogh cộng với thiên nhiên để tạo thànhmột bức họa ký tên Van Gogh. Nếu Picasso là họa sĩ đầu tiên tronglịch sử hội họa, thì chắc chắn ông đã vẽkhác. Và nếu Matisse từ nhỏ chưa hề đượcxem một bức họa, đọc một trang sách thìcó lẽ ông ta cũng đã không vẽ được nhưvậy. Nhưng nếu làm hội hoa không có mụcđích sao chép cho đúng thiên nhiên, thìnhất định cũng không phải sao chép lạicủa một người khác, đi "nhờ" vào mộtcon đường vạch sẵn. Đã từng có mộtBraque, hội họa không cần đến một

Page 245: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Braque giả hiệu. Những thiên tài lànhững chiếc đầu máy của chuyến xe,những toa hàng suốt đời chỉ tìm chỗ đểnối đuôi. Những người mới bước chân vào hộihọa, lúc đầu tất nhiên là học hỏi các bậcthầy. Họ nhẫn nại sao chép hàng tháng,hàng năm, ngày này qua ngày khác, khôngphải để bắt chước giống thày, nhưng cốtmột ngày nào đó nhìn vào bức họa họ đãcó một chút của họ trong đó, kỳ cho đếnlúc cái chất "thày" đã biến đi nhườngchỗ cho cái chất "ta". Và công việc tiếptục mãi đến lúc, mình sửa chép lại mình,để tự phá vỡ, đến khi tìm được cái "ta".Cho đến khi ngơ ngác nghe thiên hạ nóilên : "Chính hắn, đây rồi". Nhưng hắn cótin ai bao giờ, hắn nghi ngờ ngay chính

Page 246: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

cả mình. Những lời khuyến khích, ủng hộcó bốc hơi trong chốc lát, thì cũng tựanhư một chút men nồng. Lòng hoài nghi,hắn cúi đầu, lê bước trong cô đơn hiuquạnh và chợt nghĩ đến những con nhộngcô đơn trong những chiếc kén tù hãm.Hắn mỉm cười khi nhớ đến những câuthiên hạ kết án : "Nằm trong tháp ngà".Sự thực thì làm gì có một chiếc tháp ngàmà nằm, và hắn lại nghĩ đến những cáikén, những con nhộng : biết bao nhiêucon nhộng đã chết đi vì không cắn nổichiếc kén dày để hóa thân thành kiếpbướm. Những con nhộng thực là đáng thương,nhưng còn đáng thương hơn nữa là thứnhộng mắc chứng bệnh tưởng tượng, suốtngày nằm trong chiếc kén mà kêu la : "Ta

Page 247: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

là bướm đây". Hắn muốn cười nhưngmột ý nghĩ chua xót đã ngăn lại... Hóa thành kiếp bướm để làm gì ?Cũng không biết nữa, nhưng có lẽ là sựnhớ tiếc những khoảng trời xanh rộng rãi,những mây tím lang thang, những đỉnhnúi cao, những đồi hoa đẹp, những dòngsông, những bãi cát. Thân bướm yếu đuối, cánh bướmmỏng manh đã ngợp với ý nghĩ, đi chocùng vũ trụ. Thoát cái vỏ kén chật hẹpđược tung mình vào khoảng không gianvô tận, bướm.cảm thấy mình nhỏ bé, bấtlực và cô đơn. Bèn nẩy ra ý nghĩ trở lại nằm trong vỏkén ; không phải để kêu lên : "Ta làbướm đây" nhưng để than rằng : "Ta đãtừng là kiếp bướm".

Page 248: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

1960 SỰ ĐẦU THAI CỦA MỘT Ý

NGHĨ TRONG BỨC HỌA

Khi tôi đặt bút vẽ một đường nét, mộthình thể hay một màu sắc, tôi không hềgán trước cho một ý nghĩa nào hết. Tôiném một hình thể lên bức họa để rồi nócùng với màu sắc hoạt động biến hóa.Những nét bút đầu tiên có thể thay đổikhông phải chính tôi có ý thay đổi, nhưngbiến đổi xảy ra là do những đường nét,những màu sắc kế cận. Nét bút đầu tiêncũng không bao giờ là chỗ bắt đầu củabức họa. Những do dự, những phân vân

Page 249: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

luôn luôn theo dõi tôi từ nét bút đầu tiênđến nét cuối cùng. Những sửa đổi, những bôi xóa, nhữnglàm lại, có lẽ là một tìm kiếm. Nhưngnếu hỏi tôi tìm kiếm cái gì ? Tôi cũngđành chịu, vì tôi hoàn toàn không biết. Có thể là một hòa hợp, một cân đối,một vẻ đẹp, một tư tưởng, một lòng tin,một tình yêu. Tôi thản nhiên, vồn vã, buồn phiền vàvui sướng, tôi say mê và tỉnh táo, hyvọng và tuyệt vọng. Thật ra tôi nhận thấytôi không tìm kiếm. Tôi rình mò chờ đợimột sự bất ngờ xảy đến, tôi mong ướckhao khát bắt gặp được bộ mặt của sựbất ngờ trên nền vải. Nếu cho rằng như thế, thì công việcnghệ thuật của tôi chỉ là một may rủi, một

Page 250: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

sự phiêu lưu không mục đích thì cũngoan uổng. Đúng ra, những bất ngờ đã xảyđến trong lúc sáng tác không phải hoàntoàn là do sự tình cờ. Tôi đã mất nhiềucông phu sửa soạn, mất nhiều tính toánxếp đặt, và nhất là tôi phải biết sẽ đi conđường nào để có thể bắt gặp sự bất ngờđó. Một điều nữa là trước khi bắt đượcmột tình cờ như ý muốn, tôi cũng đã loạibỏ bao nhiêu cái tình cờ không "đẹp".Tôi nghĩ có sự lựa chọn thì không còntình cờ. Sự thực hiện tác phẩm không theo mộthệ thống việc làm nhất định. Nó diễn tiếnquanh co phức tạp ; có thể bảo đó là sựmò mẫm. Cái ý nghĩ khởi đầu chẳng baogiờ giữ được nguyên vẹn cho tới khihoàn thành tác phẩm. Bởi vì trong lịch

Page 251: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

trình sáng tác nó đã phải chịu nhiều lầnhóa kiếp cùng với những biến đổi khôngđịnh trước của đường nét, màu sắc. Tôi vừa bôi lên một mầu xanh, phútchốc màu ấy đã được thay bằng một màuđỏ ; để lấy lại thăng bằng cho một nétthẳng, nét thẳng ấy cũng có thể bị xóa bỏbởi vì đã làm hỏng sự hòa hợp của mộthình tròn v.v... ; sự xây dựng và phá hủyliên tục và xen kẽ. Cân đối và hòa hợpcũng có thể bị hủy bỏ nếu nó che lấp mấtý nghĩa và ý nghĩa cũng có thể biến đổinếu nó lấn áp màu sắc. Nếu có hỏi : khi vẽ tôi có nghĩ trướckhông ? Thì tôi không thể trả lời dứtkhoát. Tôi chỉ biết chắc chắn tôi khôngbao giờ có ý định vẽ ra ý nghĩ của tôi đểxem thấy nó bằng đường nét, màu sắc.

Page 252: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Và nếu tôi có muốn thì cũng không có thểlàm một cách trực tiếp như viết một bàivăn được. Trong cơn tỉnh cũng như cơn mê củasáng tác, biết bao nhiêu hình ảnh, âmthanh, ngôn ngữ, văn tự đã cùng diễnhành lũ lượt trong đầu óc tôi. Biết baonhiêu người đàn bà đẹp và bao nhiêuphong cảnh, biết bao nhiêu điều xấu xacũng như bao việc tốt lành. Hình ảnhnước Nhật có thể là một cánh đồng đầyhoa anh đào đang nở và cũng có thể làchú lính đeo chiếc kiếm dài lê thê. Trước khung vải trắng, một nỗi buồnthoáng hiện, tôi cảm thấy nhưng không"nhìn thấy" rõ ràng. Bỗng nhiên tôi"trông thấy " thằng em trai tôi vừa đilính, vai nó đeo một khẩu súng trường,

Page 253: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

khẩu súng đẹp lắm, tôi chăm chú nhìn,phút chốc khẩu súng biến mất và chỉ cònthấy cặp kính cận thị của nó. Chiếc kínhgọng vàng, đôi mắt kính sáng loáng inhình một cánh đồng xanh biếc. Một tiếng còi xe hơi nổi lên từ bênngoài xưởng vẽ, hình ảnh tan biến. Nhớlại công việc đang làm, nhớ lại hình ảnhđã thấy, tôi vẽ phác lên nền vải hình thểmột khẩu súng, (tôi cũng không biết tạisao tôi chọn nó) khẩu súng dựng đứngvững vàng trong một góc tường loang lổ ;tôi mê mải tô chuốt hình thể cây súng.Dần dần tầm mắt đưa nhìn bức tường, thìnhững vệt loang lổ đã biến thành nhữngđám mây xám xịt, màu trắng ở bức tườngđã biến thành nền trời xa hút, khẩu súngđã mất chỗ tựa và nền nhà đã thành bãi

Page 254: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

cỏ mông mênh và súng đã biến đi. Nhìn lại nền trời cuồn cuộn đầy mây,tôi thấy nó cũng chẳng còn là trời mâynữa. Đây đó rải rác những màu sắc huyhoàng óng chuốt, những đám mây chỉ cònlà những đường vân ngũ sắc của chất sàcừ trong lòng những con trai biển. Tôibằng lòng bức họa như vậy, và chấm dứtở đó. Có một điều tôi không phân biệtđược : tôi đã bằng lòng bức họa vìnhững xúc động màu sắc gây ra, hay vìnó đã cho tôi nhìn thấy một ý nghĩa nàođó ? Nhưng có một điều tôi cảm thấy rõràng là bức họa đã gọt mài, biến đảo nỗibuồn lúc ban đầu thành một điều gì êm áinhưng thắm thiết hơn, mãnh liệt hơnnhưng cũng nhẹ nhàng hơn và càng rõràng lại càng mơ hồ hơn. Thu hẹp trong

Page 255: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

khuôn khổ một mảnh vải nhưng lại môngmênh hơn, nó đã trở thành một vật hữuhình nhưng lại vô hình hơn bao giờ hết.Tôi nghĩ đến vong hồn của một kiếp luânhồi đi tìm một thân xác phù hợp cho sựđầu thai của nó. Song le trong cuộc phiêu lưu của sángtạo, người nghệ sĩ đã nhiều phen trông rõsự bất lực của mình. Bao nhiêu tư tưởng,lý thuyết, bao nhiều kinh nghiệm, hànhđộng từ muôn đời gom lại ; nhưng mỗilần sáng tạo vẫn là mỗi lần đòi hỏi nhữngđiều khác hơn, những kinh nghiệm mớihơn. Sự thành công ở ngày hôm nay,chẳng hề tạo ra sự thành công cho mộttác phẩm của ngày hôm sau. Bao giờ cũng là câu chuyện làm lạitất cả và từ đầu.

Page 256: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Sự thất bại luôn luôn đe dọa, nó ẩnnáu đây đó bởi trăm ngàn lý do, dướimuôn vàn hình thức. Chỉ một sơ hở kỹthuật, chỉ một tính toán cặn kẽ của lý trí,chỉ một bồng bột của tình cảm chưa đượcchế ngự, cũng đủ làm ra thất bại. Thất bại và thành công chỉ cách nhaumột đường tơ kẽ tóc ; biên giới của nóđôi khi mơ hồ biến ảo. Một nỗi buồn có thể hiển hiện ở hìnhthể một người khóc lóc thảm thiết ; nhưnghình ảnh ấy có khi chỉ mới là dấu hiệu.Nó có thể là những tiếng nức nở. Chưaphải là những âm thanh nhịp điệu củamột bản thi ca. Hình thể trong hội họakhông hề được sử dụng như một giảithích hoặc một biểu tượng. Nỗi buồnchẳng bao giờ ẩn náu trong danh từ

Page 257: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

BUỒN. Nhớ lại câu chuyện về Cézanne, cóngười đã phê bình những bức tĩnh vậtcủa ông ta : những trái táo tầm thường ấyvẽ ra làm gì ? Nhà phê hình Venturi hỏilại : "Thế ông không nhìn thấy sự cao cảnằm trong những trái táo ấy sao ?" Đã có lần, tôi cũng đã nhờ đến hìnhthể đồ vật để nói về một nỗi buồn. Mộtcái ghế, một bình hoa, một gian phòng.Cái ghế cũ kỹ tàn tật được nhận chìmtrong một gian phòng ọp ẹp chật chội vàthiếu ánh sáng. Bình hoa đổ nằm nghiêngtrên nền nhà, những chiếc hoa héo úa rơirụng đầy mặt sàn. Vẽ xong bức tranh tôiđem hỏi ý kiến lũ trẻ con và cả bọnngười lớn ; ai cũng bảo là buồn lắm. Ngồi ngắm lại bức tranh, và tôi đã

Page 258: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

hoàn toàn thất vọng. Thất vọng vì nhậnthấy hình thể đồ vật trong tranh chỉ mớilà những biểu tượng. Cái ghế bẩn, gianphòng tối tăm. Những đồ vật tượng trưngcho sự nghèo túng và sự nghèo nàn đưađến ý nghĩ buồn phiền. Nỗi buồn trongtranh vẫn là một cái gì đã đưa từ bênngoài vào trong tranh với một ý định,một suy nghĩ có mạch lạc, có hệ thống.Sự hợp tình hợp lý của bức họa trở nêntrơ trẽn, thông thái một cách tầm thường.Trong khi tỉnh táo sao chép cái ý nghĩa ởbên ngoài của cái ghế, gian phòng, tôi đãsao nhãng chính cái bản thể thực sự củachúng, tôi chỉ nhìn thấy cái tính chất thựcdụng. Người xem tranh có thấy một nỗibuồn là vì họ nghĩ rằng : họ sẽ rất khổ sởmà phải ngồi ở cái ghế đó, sinh sống

Page 259: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

trong gian phòng đó. Tôi cũng đã nhận thấy trong các phòngtriển lãm, biết bao khách xem tranh có vẻsay sưa trước những bức họa vẽ mộtphong cảnh nên "thơ", có rừng cây sumsê, có đồng nội đầy hoa bướm, có suốitrong, trăng sáng. Biết đâu sự say sưacủa họ chẳng qua vì phong cảnh đâu phảivì chính bức họa. Làm một cuộc du lịchbằng tưởng tượng đâu phải là thưởngngoạn. Chính họ đã bị "cái đẹp" củaphong cảnh che lấp cái đẹp của nghệthuật. Nhân đó tôi nẩy ra ý nghĩ : phải lột bỏcái "che lấp" ra khỏi sự vật và tôi ápdụng một phương thức ngây ngô, như đứabé hăm hở lột vỏ quả trứng để tìm mộtcon gà. Tôi mổ xẻ, cắt vụn sự vật, biến

Page 260: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

dạng hình thể ; nhưng cuối cùng cái chelấp mà tôi muốn lột bỏ, đã biến thànhtrăm ngàn cái che lấp khác cùng vớinhững mảnh vụn sự vật bị chia cắt. Đành rằng sự vật tàn phế cũng đã tựtạo cho nó một vẻ bí hiểm nào đó ; nhưngbí hiểm không đồng nghĩa với vẻ huyềndiễm siêu thoát của nghệ thuật. Tôi phải làm sao ? Chẳng nhẽ thủ tiêuluôn sự vật để "che lấp" cùng tiêu tanvới nó. Tôi chợt hiểu rằng : không thể đemmột ý nghĩa nào đó ở ngoài sự vật màgán cho nó, và cũng không thể tách rời sựvật ra khỏi ý nghĩa của chính nó. Cái che lấp vị lợi, và cái che lấpthông thái của một suy luận hằng giớihạn, đã ngăn cách tôi với sự vật.

Page 261: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Dưới mắt tôi sự vật thiên nhiên vẫnđó, cùng tồn tại nơi cuộc đời. Hẳn nhiênlà cái phần vật thể cấu tạo nên một cáicây của mùa xuân năm sau, sẽ chẳng cònlà của mùa xuân năm nay, song cái ýnghĩa của cái cây vẫn muôn đời tồn tại.Sự "che lấp" chính ở sự lầm lẫn cái hìnhvà cái thể, cái bóng và cái thực. Vươn lên, vượt qua là một điều chínhđáng song tôi làm thế nào để vượt quahết mọi biên giới trong khi trên tay còncầm một cây bút có bề dài bề ngắn, mắttôi còn phải dừng lại ở mép vải bờkhung. Cơn sáng tạo có say sưa đến đâu, thìmột con muỗi đốt cũng đủ tỉnh giấc mơmàng để rồi nối tôi lại với cuộc đời sựvật, với điều tốt và điều xấu, với cái

Page 262: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

thực và cái giả của nó. Cả đến sự tỉnh mê, từ khung vải đếncuộc đời và từ cuộc đời đến khung vảicũng còn nhiều khi lẫn lộn. Làm sao tìmđược giá trị đích thực của cái thật và cáigiả, của màu trắng và màu đen trên nềnbức họa. Cái đen của màu đen há chẳngphải vì màu trắng mà có. Cái trắng củamàu trắng nếu không có màu đen làm saonhìn thấy được, khoảng trống và khoảngđầy lẫn lộn không phân biệt như ý tưởngvà hình thể. Sự chuyển động của đường nét, sựbiến đảo của tư tưởng từng khoảnh khắctừng giây phút. Tất cả vượt ra ngoài mọitoan tính, suy luận tạo ra huyền hoặc vàgieo rắc hồ nghi. Sự hồ nghi thường đến nơi trí óc và

Page 263: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

làm nên phân vân ở nơi đầu ngọn bút. Và tôi đã nhiều lần tự hỏi : Phải chăngtôi sáng tạo để diễn đạt hay diễn đạt chỉlà một cái cớ cho tôi sáng tạo ? Tôikhông biết nữa. Cuộc đời biết bao nhiêu dấu hỏi : Sinhra để làm gì ? Chết đi để làm gì ? Đaukhổ và hạnh phúc để làm gì ? Vũ trụ cònbao nhiêu bí ẩn : Sao hôm, sao mai đểlàm gì ? Mưa nắng để làm gì ? Tất cả đều nín thinh, trong một yênlặng mênh mông. Và tôi hiểu rõ một điều: sự nghi ngờ chỉ tạo ra hư vô, những câuhỏi chỉ đòi thêm câu hỏi, lòng tin là tấtcả bởi vì trái tim chẳng bao giờ đặt racâu hỏi. Và tôi lại bắt đầu sáng tạo. 1966

Page 264: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

CÁI BÁNH CỦA THẰNG

HỀ Lúc ấy tên Hề đã bước tới chỗ tôingồi. Hắn bỗng giơ cánh tay gầy guộc lêncao và rút từ quãng không ra một bônghồng đỏ chói. Hắn đưa cho tôi. Tôi chìatay ra nhận thì bông hồng biến mất. Tiếngvỗ tay vang lên bốn phía. Tôi nhìn hắnmỉm cười cảm ơn. Hắn đã cho tôi một ảo tưởng đẹp, chỉcó thế thôi, bởi hắn chẳng có gì hơn. Bắt hắn lấy từ quãng không ra mộtchiếc bánh thì cũng được đi, nhưng sợlúc giơ tay thì bánh kia cũng tan biến nhưhoa. … Tôi đã tự tay nhổ hết những cây

Page 265: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

hồng, cây cúc ở trong vườn, vì người tabảo : bây giờ cần khoai và cần sắn.Không có gì phải thắc mắc về điều đó.Tôi biết rõ : tên Hề sẽ cày ruộng, trồnglúa khi đàn con hắn đói. Hắn sẽ mài dáo và vót tên, khi xómlàng hắn lâm nguy. Hắn sẽ hết là Hề. Nhưng chẳng baogiờ chịu đem trò chơi của mình để làm racơm và khí giới vì hắn biết rõ sự hư ảocủa trò chơi đó. ... Trên con đường nghệ thuật câuchuyện thằng Hề đã cho tôi nhiều bàihọc. Nó đã cho tôi thấy rõ... một lời nóidối đẹp đẽ, có thể trở thành một sự bịpbợm thô bỉ. Nghệ phẩm vốn là một "lời nói dối"mà kẻ làm ra và người thụ nhận đã cùng

Page 266: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

thỏa thuận gian ước với nhau. Mất sựthỏa thuận đó thì trò đùa của tên Hề sẽ làđiều bịp bợm, sự lừa đảo chỉ gây ra phẫnnộ và uất ức giống như vũng nước ảo ảnhtrên bãi sa mạc. Người ta không thể kết tội và lên áncái phần giả của bông hoa và vùng nước,bởi vì cái phần giả cũng là do cái phầnthực mà có. Trước khi có một bông hoagiả thì đã phải có những bông hoa thực. Trước khi có cái vật màu đỏ nở trêntay thằng Hề, thì vật đó đã có tên gọi làHOA. Phần siêu hình và phần nhập thếcủa nghệ thuật không thể tách rời phânbiệt như cái thực và cái giả. Phần nhập thế chỉ là một sự toan tính,một phác thảo, một ước muốn và cũng làmột kỷ niệm. Sự xúc động nơi khán giả

Page 267: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

khi thấy bông hoa vừa xuất hiện, chỉ làxúc động của một niềm tin, niềm tin tạora ảo ảnh và ảo ảnh mang hình dáng mộtbông hoa đã có, không phải là bông hoađang có. Trong giây phút giao động mơhồ lẫn lộn giữa cái giả và cái thực, giữasự tỉnh và cơn mê khán giả được dìu vàomột thế giới của huyền diễm ; và nhiệmmàu thoát ra ngoài "cuộc đời nhìnthấy" để trông rõ "cuộc đời đích thật". Khi sự thực hiện hình thì u ám và thôlỗ kéo tới ; tính chất siêu nhiên tan biếnvà vẻ huyền diễm của nghệ thuật chẳngcòn. Cái thực vì cái thực, cái thực trôngthấy ở trong tác phẩm nghệ thuật, bao giờcũng chỉ là một sự trơ trẽn, một lừa bịpvà gây ra phẫn nộ. Bởi vì người làmnghệ thuật đã đơn phương hủy bỏ giao

Page 268: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

ước, đã bội tín. Cái giả vì cái giả, chỉ là một vô nghĩabởi nó không chứa chấp cái thực và nhưvậy cũng không thể gọi được nó là cáigiả, đó chỉ là hư vô triệt để. Cái giả ởnghệ thuật phải là một sự toan tính màkhông được phép là cái thực đang có. Nóchỉ là một hình dáng của cái thực đã cóvà cái thực sẽ có. Chính thằng Hề đôilúc cũng ước muốn hơn ai hết, có đủquyền phép làm ra một chiếc bánh. Songhắn biết rõ : chiếc bánh của hắn mà cóthể ăn no bụng thì trò vui của hắn tứckhắc mất hết ý nghĩa. Tôi nghĩ đó cũng là bản chất củanghệ thuật... Những tràng pháo tay hoannghênh vừa nổi lên trong rạp xiếc. TênHề nghiêng mình cám ơn sự tán thưởng

Page 269: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

của khán giả. Hắn hãnh diện vì tài năng của hắn đãtạo ra được niềm hoan lạc. Và niềm hoanlạc đó, cũng chỉ tạo được khi hắn đãchinh phục và dìu dắt khán giả đến trướcmột nhiệm mầu của cái có, qua cái khônghư ảo. Hắn biết rõ niềm vui mà hắn hiến dângcho khán giả không giống và không phảilà cái vui thích, cái cười điên rồ trướcsự vụng dại của một kẻ vô ý trượt chân ởngoài đường lộ. Cái cười do bản năng,không thuộc trí tuệ. Hắn chợt nghĩ : bông hoa kia sẽ trởnên phi lý và việc làm của hắn sẽ trở nênvô nghĩa nếu chẳng tạo được một niềmhoan lạc ngất ngây. Nhưng hắn vẫn hằngtin tưởng ở trò đùa của hắn. Sự im lặng

Page 270: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

của khán giả nếu có xảy ra thì chắc hắnsẽ phiền lòng. Nhưng hắn làm gì được.Hoặc là trò đùa của hắn tầm thường hoặclà khán giả chẳng có một ai còn biết vuiđùa. Hắn sẽ đành chấp nhận như vậy. … Nhưng tiếng vỗ tay đã nổi lên dồndập vang động, sự vui sướng cuồng nhiệtcủa khán giả bao phủ chung quanh làmcho hắn cũng vui lây. Mục đích đã đạt. Hắn đã tạo ra mộtniềm hoan lạc cho mọi người. Hắn chợtnhớ tới một điều mà bỗng trở nên ưu tưlo lắng. Hắn đang e sợ có kẻ sẽ chạy lênđòi hắn bông hoa không hề đang có. Nhưng thật là may mắn. Những tiếngvỗ tay chấm dứt. Hắn bèn nghiêng mìnhmột lần thứ hai để cảm ơn sự thông minhcủa khán giả.

Page 271: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Tôi nghĩ : niềm hoan lạc cũng là tiêuchuẩn của nghệ thuật. Ngày nay việc làm nào cũng đượcngười ta gọi là nghề nghiệp : nghề viếtvăn, nghề chữa bệnh, nghề thợ mộc, nghềvẽ tranh nhưng người ta vẫn ngượngngùng khi muốn viết lên tờ giấy thônghành của tên Hề : nghề làm Hề. Người talúng túng, đôi co, cãi vã với nhau, vìkhông biết phải coi đó như là một việclàm đứng đắn hay là một trò đùa. Người ta chào đón vồn vã tên Hề, khicơm no rượu say, người ta chửi rủa xuađuổi nó, khi dạ dầy đã lép. Và bởi vậy tên Hề vẫn mang chiếcthông hành vô nghề nghiệp. Thực ra, hắn chẳng thắc mắc gì vềđiều đó, hắn chẳng hoài nghi công việc

Page 272: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

hắn làm. Cứ trông kỹ cái dáng điệu của hắn thìđủ hiểu. Hắn cử động khoan thai, cung kính nhưmột bậc chân tu đang hành lễ. Hắn bình tĩnh, tỉ mỉ như một nhà khoahọc đang nghiên cứu, thí nghiệm. Hắn chuyên cần, chăm chỉ như bácnông phu đang cày ruộng. Hắn trịnh trọng nghiêm trang với đủmọi lễ nghi để tạo ra một niềm vui. Hành động của hắn không phải là mộttrò đùa. Hoan lạc được nuôi dưỡng trongmột không khí tôn nghiêm và nhiệm mầuđến độ trí tuệ ngất ngây. Tôi tin đó là giá trị nghệ thuật. Người ta có thể bảo thằng Hề làm ramột chiếc bánh thay cho bông hoa.

Page 273: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Nhưng đời đời sẽ tuyệt vọng nếu cứkhăng khăng đòi chiếc bánh có hình màvô thể của hắn. Chúng ta phải ghi nhớđiều giao ước và giữ đúng lời cam kết.Tất cả sự thực chỉ ở đó và do đó. Phá bỏgiao ước là đi đến tuyệt vọng và phẫn nộvà là đi tới hư vô tích cực, và triệt để làtránh xa và rời bỏ sự thực. Chỉ có thể tỉnh táo đi vào giấc mơ mớicó thể cầm được chiếc bánh của thằngHề. Tôi tin tưởng đó cũng là thái độthưởng ngoạn nghệ thuật. 1966

NHỮNG DẤU CHÂNCỦA ADAM

Page 274: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Nhiều người bạn tôi vẫn thường phànnàn bây giờ thành phố cột đèn điện nhiềuhơn cây cối ; họ lo ngại những cái cây ximăng ấy dần dần sẽ thay thế cho nhữngcái cây của thiên nhiên. Ngày nọ, trong lúc gặp nhau ở phòngtranh, một nhà thơ đã quả quyết với tôirằng : anh sẽ đưa chiếc xe hơi vào thiphẩm của anh trước khi tôi tìm thấy mộtvẻ "đẹp" cho chiếc xe hơi. Tôi biết rõđiều đó, nên không dám nhận cuộc. Có họa sĩ Fernand Léger đã lấy đề tàiở những bánh xe, ở những chiếc đinh ốccủa những bộ máy kệch cợm, người tavội bảo ông là họa sĩ của giới thợ thuyềnlao động ; nhưng chính ông đã phải thúnhận : thợ thuyền chẳng ưa thích gì họaphẩm của ông.

Page 275: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Tôi nghĩ ông ta đã rút được những vẻđẹp từ những máy móc. Ông không vẽ vìgiới thợ thuyền và chỉ riêng cho họ. Nhớn lên sống trong chiến tranh,những nhà thơ tuổi trẻ ngày hôm nay,chưa từng có thì giờ ngồi ngắm cảnh"liễu rủ bên hồ". Họ chỉ trông thấy nhữngcây cột đèn ủ rũ, cô đơn đứng lặng lẽ nơicác công viên. Ví thử có cơ hội nào đó để nhìn ngắmnhững rặng liễu xanh tốt, thì liễu kia equá xa lạ để mang nổi ý thơ. Sự đồng nhất giữa hình ảnh và tưtưởng ở nơi họ là một điều chân thựckhông hề là một gán ép giả tạo ; tôi tin ởđiều đó. Tư tưởng ngày hôm nay đã nẩy sinh vàchỉ có thể nảy sinh từ những cái nhìn thấy

Page 276: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

ở ngày hôm nay. Người làm nghệ thuậtkhông quay lại phía sau để lượm nhặtcác cổ vật. Đó không phải là công việccủa họ. Chàng dũng sĩ và con bạch mã đã chếttừ lâu cùng với cây đàn tranh và bộ đồtrà độc ẩm. Người ta chỉ có thể quay lạivới những bóng vang đó, để mà tưởngniệm như nhớ thương người quá cố ! Tính chất dân tộc là những cái đang cóvà sẽ có, không phải là những cái đã cóvà đã qua. Vẻ đẹp ở chiếc áo dài của người phụnữ ngày hôm nay chẳng phải là vẻ đẹpcủa chiếc áo dài hai mươi năm về trước. Sự thay hình đổi dạng đã giúp cho nósống hòa hợp với đời sống hiện tại. Phụnữ của chúng ta là những nhà nghệ sĩ ; họ

Page 277: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

có thể kiêu hãnh về điều đó. Chúng ta kính phục những tư tưởng vĩđại đã có từ ngàn đời ; nhưng hôm naychúng ta suy nghĩ bằng đường cong nétlượn của một chiếc xe hơi, chúng ta rungcảm bằng màu sắc của những chiếc đènnê-ông quảng cáo. Chúng ta không thểngắm chiếc xe tăng để mơ đến một bếntầm dương xa lắc. Ngôn ngữ nghệ thuật của hôm nay cóthể bị kết án về sự "thô bạo, dị kỳ" nhưngngôn ngữ đó đã có và phải có. Người ta cũng có thể bảo đó là thứngôn ngữ nghệ thuật của thủ đô, nhưngngười nghệ sĩ không lựa chọn thủ đô.Chính các thủ đô đã lựa chọn họ. Baogiờ và ở đâu thì cũng như vậy. Người họa sĩ suy nghĩ bằng những "cái

Page 278: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

nhìn thấy", bằng những đồ vật vây quanh.Hắn sẽ do từ những cái nhìn thấy, khôngphải, chỉ để suy luận suông mà còn phảitạo ra một cái nhìn thấy khác. Danh từtrừu tượng là một sự phi lý đối với hộihọa. Trong một hoàn cảnh cô độc bao vâybởi thiên nhiên, Adam đã tìm thấy hìnhảnh mình ở các vết chân của chính hắnbước theo dòng sông. Có lẽ hắn đã kinhngạc nhưng cũng đã vô cùng vui sướng. Dấu vết của hắn để lại, chứng tỏ sựhiện hữu của hắn trong vũ trụ bao la.Nhưng cũng chính bởi khám phá đó, màhắn mới biết được nỗi cô đơn, như chưabao giờ từng biết. Ngày nay dấu vết của các con và cháuhắn đã tràn ngập đồng nội, trùm phủ núi

Page 279: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

non ; và còn đang toan tính vượt ra khỏitầm địa cầu chật hẹp để vươn tới nguyệtcầu, kim tinh và những tầng không gianvô tận. Cái nhìn thấy của ngày hôm nay, khônghoàn toàn là cái thiên nhiên của thuởAdam nhưng là một thế giới mà conngười đã xây dựng bằng những công trìnhcủa chính mình. Thế giới đó là thế giớicủa những "đồ vật" mà con người tạo rađể sống trong đó, suy nghĩ trong đó vàcũng chết đi trong đó. Trên đường phố, cái cây cũng chỉ còndùng làm một thứ đồ trang trí, nhiều đôthị cũng đã chẳng cần đến nữa. Những cánh rừng cây bạt ngàn đã hóakiếp ở trong tờ giấy trắng, ở cái bàn cáitủ. Núi đồi quặng mỏ đã hiện hình thành

Page 280: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

những chiếc xe hơi và những khẩu đạibác. Các nhà nhân chủng học đã chứngminh hình vóc con người cũng nằm trongcái vòng đổi thay biến hóa, bởi tư tưởngcủa mình qua nếp sống. Và con ngườicũng đã và đang lôi kéo các loài sinhthực vật khác vào trong xáo trộn của mộtsự biến giống, cho phù hợp với nhu cầuhiện đại. Người ta bảo : thiên tài nghệ thuật làmột cái gì độc đáo đặc biệt và phithường, rằng không thể tổng quát hóa,không thể dùng làm mẫu số chung. Rằng thiên tài biệt tách khỏi mọingườI, không có cái nhìn như mọi người. Nhưng thiên tài Picasso đã vẽ gì ? Mondrian, Klee, Hartung đã vẽ gì ?

Page 281: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Cái độc đáo ở một thiên tài phải chănglà một cái cộng lại của các thiên tài đãcó, được tẩy luyện trong cái nhìn thấycủa ngày hôm nay cho phù hợp với tưtưởng và cả với sở thích thời đại nữa ? Con đường của nghệ thuật không domột cá nhân định đoạt. Hướng tiến đãđược phác thảo từ thuở Adam. Những bậc thiên tài chịu sức thúc đẩycủa lịch sử để tiến lên làm kẻ dọnđường. Hắn chỉ tự do độc đáo trong cáiđịnh mệnh chung của nhân loại đã đượcđịnh đoạt. Hắn sẽ dọn một đường, khôngvạch cả con đường. Chính cái xã hộikhoa học và máy móc đã dự phác tưtưởng lập thể. Picasso chỉ vẽ ra nhữngbức họa lập thể. Không thể có một quá khứ lịch sử hội

Page 282: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

họa riêng rẽ. Tất cả đều gia nhập vàomột dòng lịch sử chung của nghệ thuật.Và nền lịch sử nghệ thuật cũng phải gianhập vào lịch sử chung của nhân loại. Quê hương của Picasso là mảnh đấtlập thể, không còn là xứ Tây ban nha. Chagall, Mondrian, Foujita cũng chỉcùng chung một quê hương trong nghệthuật. Nhớ lại một buổi nói chuyên vớicác bạn tôi về hội họa, nhiều ngườikhăng khăng đòi một quá khứ cho nền hộihọa Việt-nam. Tiếc thay, quá khứ củahội họa mình là một thứ hội họa vôdanh ; như Thanh Tâm Tuyền đã nói.Nhưng cũng mừng thay mình đã nhập vàovới những trào lưu hội họa thế giới. Giai đoạn nghiên cứu một chiếc xechạy bằng hơi nước đã qua từ lâu và

Page 283: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

chúng ta chẳng dự phần gì vào đấy.Không phải lỗi ở ai cả. Ngày hôm nay, chúng ta hãy tự làm lấynhững chiếc máy cày. Chúng ta không thểkhông biết đến những chiếc máy cày vànhững bức tranh trừu tượng. Nghệ thuậtkhông ngụy trang bằng đau buồn. Nỗi đau buồn đã gắn liền khăng khítvới con người, tự buổi Adam nhìn thấydấu chân hắn in trên nền cát trắng. Hôm nay dấu chân đã chồng chất quánhiều và niềm đau buồn cũng gia tăngcực độ. Nhưng lời kêu gào bi thảm có vangkhắp đó đây, thì cũng vẫn là những lời cakhúc nhạc. Có lẽ làm một con người đau khổ cònhơn làm một con heo sung sướng !

Page 284: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Người nhạc sĩ ! tại sao anh lại còn cóthể lựa chọn những âm thanh cho một nỗicô đơn ? Và người họa sĩ, sao anh còncần đến màu sắc cho một niềm đau khổ ?Những nỗi thất vọng về cuộc đời sao còncần chi đến vần đến điệu ? Thủ đô Pa-ri vẫn là thủ đô của nghệthuật. Những bức danh họa bất hủ và vôgiá tràn ngập các bảo tàng. Những tácphẩm văn chương vẫn hằng được thế giớingưỡng vọng. Hàng hóa và thực phẩm họkhông thiếu thốn như chúng ta. Họ đangchế bom khinh khí. Nhưng nước Phápcũng là nơi đã xuất phát những tư tưởngbi thảm nhất của thời đại. Và họ hãnhdiện về điều đó. Không hãnh diện về mộtbi thảm, nhưng hãnh diện vì một sự thựcmà họ ý thức được.

Page 285: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Song le, mọi người sẽ cứ trồng lúa mì,làm rượu nho, làm nhạc jazz, vẽ tranhtrừu tượng và chế cả ra bom khinh khí,không ai còn ngạc nhiên vì một nữ sĩchống chiến tranh kết duyên với ông báchọc chế bom nguyên tử. Lịch sử loài người vẫn có quá khứ vàvẫn cứ tiến lên theo chiều hướng đó. Ýnghĩa của cuộc cách mạng văn hóa, màhiện nay người ta đang nói tới, phảichăng nó muốn nói lên sự chấp nhậnnhững máy cày và sự chối bỏ những bảnnhạc của Beethoven. Cho dù địa cầu của chúng ta có bị tànphá vì một cuộc chiến tranh nguyên tử thìlịch sử nhân loại vẫn mang nặng một quákhứ, vẫn một con đường đã phác thảo. Lịch sử một chiếc xe hơi vẫn không

Page 286: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

thể có trước lịch sử một chiếc xe đạp. Không có một sự tình cờ nào, tạo rađược một xu hướng lập thể trước khi cónền hội họa cổ điển. Không có một lịch sử, một con đườngnào khác và mới hơn là những cái màchúng ta đã có và phải có. Hội họa không tô điểm đau khổ ; thơvà nhạc không ngợi ca đau khổ. Nó chínhlà niềm đau khổ hóa thân thành hòa hợpcân đối và nhịp tiết. Sự hòa hợp và cân đối của toàn thểmột họa phẩm cũng chỉ được tạo ra bởinhững trường hợp bất cân đối và thiếuhòa hợp. Mọi người đều biết rõ như vậy. Chúng ta đều biết rõ, chúng ta đangsống trong những trường họp hết sức

Page 287: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

không cân đối. Chúng ta soạn ra nhữngcuốn sách giáo khoa sai cả văn phạm,nhưng chúng ta vẫn có những ông tiến sĩvăn chương. Chúng ta có rất nhiều vị kỹsư về máy móc, nhưng nông dân vẫn càyruộng bằng chiếc cày của ông thái thúNhâm Diên. Chúng ta có rất nhiều trẻ con không cóai dạy cho chúng chữ nghĩa, nhưng vẫnđược xúi bảo cho làm chính trị. Có rất nhiều đứa con gái chỉ đượcnghe quảng cáo về các loại son phấnsong chẳng hề được nghe giảng thuyết vềcách làm người. Cả một nền văn chươngnghệ thuật ở đây chỉ nuôi dưỡng bằngnhững mẩu xương nhưng vẫn có nhữngnhà kiến trúc lo lắng để dựng lên đồ áncho một bảo tàng viện.

Page 288: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Mới tối hôm qua, khi tới thăm ngườibạn họa sĩ, tôi đã trông thấy anh vẽ bứctranh trừu tượng dưới ánh sáng chậpchờn của một ngọn đèn cầy như trongthời cổ kính của họa sĩ Titien. Và cho đến hôm nay tôi lại phải gửimua một cuốn sách nói về nguồn gốc loạitranh mộc bản Việt-nam viết bằng tiếngPháp. Tình trạng bất cân đối và trường hợpbất cân đối ấy, không thể trở nên hòa hợpvà ổn định bằng cách loại bỏ cái này haycái kia nhờ một bài toán trừ và cũngchẳng có thể kết hợp bằng một con tínhcộng. Khi tôi trở lại thăm người họa sĩ thìbức tranh đã vẽ xong và ngọn đèn tàn lụitừ lâu. Hắn ngồi yên lặng trong góc nhà

Page 289: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

hút thuốc. Tôi nhìn lên bức vẽ không phải là bứchọa trừu tượng mà tôi đã trông thấy. Tôihỏi : - Bức tranh ngày hôm qua đâu ? Hắn nói : - Trong thành phố cây cối vẫn cònnhiều hơn cột đèn. Những công viên cũngchỉ mới là đồ trang trí, không quá khứ,không hiện tại, chỉ toàn là tưởng tượngvà bịa đặt. Tôi nói : - Những chiếc xe hơi không phải là sựthực nhìn thấy sao ? - Một sự thực nhìn thấy, sờ thấy nữachứ. Đúng đấy nó thực hơn cả những cáiđầu óc hạn chế bởi sương mù quá khứngự trị !

Page 290: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Và hắn cười vang : - Ha ! ha ! một gia tài hiện tại trốngrỗng đề tài khá đấy. Mai mốt trở lại đâymà xem một bức họa mới và nhớ đemtheo ít cây đèn cầy. - Vâng ! Chắc chắn tôi sẽ trở lại thămanh và sẽ không quên đèn cầy cho anh. 11-9-1966

Phụ lục.

[1] Tấm hình này có in bằng màu trongcuốn Matisse thuộc loại "Le grand art enlivres de poche" của nhà Flammarion, vàhiện có bán ở một vài hàng sách ởSaigon.

Page 291: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

[2] Tout traiter dans la nature par lecylindre, par le cône et par la sphère. [3] Họa sĩ chỉ tạo ra hình thể, rồi hìnhthể tự tạo lấy ý nghĩa. Người vẽ tranhkhông đem một ý nghĩa sẳn có từ ngoàigắn vào. Như vậy thì người xem tranhcũng không có quyền gắn đại một ý nghĩanào đó vào bức họa mà phải nhận cái ýnghĩa của họa phẩm tỏa chiếu tới mình.Phong trào làm cho các hình thể đồ vật"chuyển động thực sự" bằng một động cơcũng là do ý nghĩ ở trên. [4] Trường hợp nhóm Pop Art hiện đangphát triển mạnh, chủ trương hội họakhông cần vẽ, lấy ngay đồ vật tạo thànhhọa phẩm. Giống với hình thức chơi hònnon bộ của các cụ già Việt nam. Như vậythì chính các cụ mới là kẻ khai sáng ra

Page 292: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

phong trào này từ lâu. [5] Sách vở do Tây phương nghiên cứusoạn thảo, tranh lụa thì của Tàu.

Tiểu sử

Page 293: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Tự hoạ, 1994

Page 294: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Thái Tuấn tên thật là Nguyễn Xuân Công,sinh ngày 11-9-1918 tại phố Hàng BôngThợ Nhuộm, Hà Nội – trong một gia đìnhcông chức khá giả – đồng tuế và đồngmôn với họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm. Anhcó vào học trường Mỹ Nghệ Gia Định,và theo lớp dự bị tại trường Cao ĐẳngMỹ Thuật Hà Nội, cùng khóa với PhanTại, Đặng thế Phong, khoảng 1938-1940,rồi bỏ dở.

Thời chiến tranh chống Pháp, TháiTuấn về sống ở quê ngoại Thanh Hóa, vẽtranh cổ động, quảng cáo và quan hệ vớinhiều nhà văn kháng chiến như ThanhChâu, Quang Dũng, Hồ Dzếnh, NguyễnTuân. Sau hiệp định Genève 1954, anh dicư thẳng từ Thanh Hóa vào Sài Gòn,sống vào nghề vẽ quảng cáo và trang trí.

Page 295: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Mãi đến khoảng 1956-1957 anh mới thậtsự vẽ tranh sơn dầu nghệ thuật và dùngbút danh Thái Tuấn. Cùng với các họa sĩdi cư khác : Ngọc Dũng, Duy Thanh, TạTỵ, Thái Tuấn đã góp phần xây dựng nềnhội họa hiện đại tại Sài Gòn, được xemnhư có tham vọng làm thủ đô một nềnvăn hóa mới. Bốn họa sĩ nói trên đều lànhà văn, nhà thơ ; riêng Thái Tuấnthường viết lý luận về hội họa và mỹthuật trên các báo Sáng Tạo, Bách Khoa,và Văn, thịnh hành lúc đó ; bài viết củaanh ít tính cách kỹ thuật và chuyên môn,nên nhẹ nhàng, cởi mở và phổ quát, giúpnhiều độc giả làm quen với hội họa, làmột ngành nghệ thuật mới đối với đạichúng. Những bài viết kết hợp với tácphẩm hội họa đẹp và dễ hiểu , tạo cho

Page 296: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Thái Tuấn một uy tín : anh tham gia hộiđồng giám khảo ở nhiều giải thưởng vàphòng tranh. Những cuộc triển lãm cánhân 1958, 1970, 1973 được dư luậnđánh giá cao – về nghệ thuật và thươngmãi.

Page 297: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Mắt em, 1964Thái Tuấn đến với sơn dầu ở tuổi bốnmươi, nên tranh anh ít sắc cạnh, khaiphá, mà giàu chất hoài niệm và tính vănhọc, tạo không gian thoáng rộng, u hoài ,thi vị. Đề tài, ưu tiên là phụ nữ trongnhan sắc, dáng dấp, cử chỉ, y phục thuầntúy Việt Nam trên nền màu sắc dịu nhẹ,dung dị mà tế nhị. Nhan sắc ở đây chủyếu không phải chỉ là nữ sắc mà là mộtthoáng đẹp giữa trần gian. Thái Tuấn vẽnét đẹp của phụ nữ hơn là phụ nữ đẹp,người đàn bà hóa thân làm vẻ đẹp trongtranh, diễm ảo mà hư ảo, một thoánghồng nhan, như một lời thơ. Họa sĩ ĐinhCường, tâm giao và thâm giao với anh từnon nửa thế kỷ, đã có lần nhận xét TháiTuấn biến bức tranh thành một cấu trúc

Page 298: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

tiềm ẩn. Anh chỉ vẽ tiếng hát chứ khôngvẽ người mẫu, mà vẫn nhìn ra (ca sĩ) ;anh thường tâm sự : vẽ người mà khôngvẽ người. Vẽ như không vẽ mới đã 1 .

Vẽ phụ nữ, Thái Tuấn quan tâm đếnmái tóc, đôi khi mái tóc vận hành cấutrúc bức tranh, như bức Cội Nguồn,1970 ; nhưng mái tóc trong tranh còn làmột trời thu tạnh mơ say hương nồng.Anh có bức chân dung thiếu nữ, 1964,đặt tên bằng tiếng Pháp « Tes Yeux »(Mắt Em) , nhắc câu thơ mắt em là mộtdòng sông ; 1974 bức Bông Hồng Bạch, là hồn của bông hường trong hơi phiêubạt, như một lẵng hoa vắng cả bông hoa /un bouquet absent de fleurs, theo một ýcủa Mallarmé.

Đến với hội họa ở tuổi bốn mươi,

Page 299: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

trải qua nhiều kinh nghiệm văn chương,Thái Tuấn để lại nhiều họa phẩm phảngphất chất văn học – có khi là một bài hát,một dòng sông cũ vẫn xuôi niềm thương.

Tiếng Pháp gọi họa sĩ là artiste-peintre ; ở Thái Tuấn, chất artiste nhiềuhơn chất peintre, anh là nghệ sĩ hơn làhọa nhân, anh là thi sĩ vẽ tranh, gọi anhlà họa sĩ-thi nhân, như một Vương Duythời Đường, có lẽ đúng. Trong mỗi họasĩ, có một nghệ sĩ và một nghệ nhân :nghệ nhân lấy bức tranh làm đối tượng,nghệ sĩ lấy Cái Đẹp làm cứu cánh. Màchữ Đẹp viết hoa là cõi Vô Cùng. Từ đómỗi bức tranh Thái Tuấn dù đã hoàn tấtvà toàn bích, vẫn còn, vẫn là nỗi chờmong – thiếu vắng. Đó là cách đọc nhữngkhoảng mông mênh trong tranh Thái

Page 300: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Tuấn, những trời thu xanh ngắt, quạnhvắng chiều sông, nắng chia nửa bãi, đểmộng tàn lây, nhớ nhà châm điếu thuốc…một không gian tư lự, u hoài và mơ ướctrong mùa xuân chưa đi, mùa thu chưađến. Đời Thái Tuấn là một bức tranh duynhất và dở dang. Vẽ hoài mãi vẫn chưaxong một vạt trăng tơ, một tà nắng lụa.

Page 301: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Phố xưa, 2004Giới phê bình thường nhận xét : tranhhiện đại, tây phương của Thái Tuấn vẫngiàu chất Á Đông và dân tộc. Thật ra anhkhông mấy chủ tâm vào truyền thống,trường phái hay dân tộc tính, thậm chí

Page 302: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

trong thời kỳ sáng tác dồi dào nhất,những năm 1960-1970, anh còn hờ hữngvới dân tộc, định hình trong biên giới vàlịch sử. Sau này, 1984, ra nước ngoài, ởtuổi xế chiều, anh mới hoài vọng về cảnhnông thôn và nông dân Bắc Bộ hồi đầuthế kỷ trước. Và đề tài quê hương mới rõnét như một ám ảnh.

Ngày nay nhiều người đòi hỏi bảnsắc dân tộc trong nghệ thuật , với nhữngluận điệu có khi thô sơ. Để lý luận đượckhách quan, ta thử đối chiếu với một đềtài tương tợ : nghệ thuật và tôn giáo. Nhàvăn công giáo thuần thành JacquesMaritain trong sách Nghệ Thuật và KinhViện đã nhắc nhở các nghệ sĩ, đạikhái : nếu anh dùng nghệ thuật để phụngvụ đức tin, hay dùng tín ngưỡng để phục

Page 303: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

vụ nghệ thuật, thì hoặc là anh làm hỏngtranh, hoặc là anh làm rối đạo. Chuyển lýluận ấy sang chuyện dân tộc, cũng vậythôi. Maritain càng nói rõ : trên lý thuyếtnghệ thuật là siêu thời gian và siêu khônggian, supra tempus, supra locum .Nhưng trong thực tế, nghệ thuật do đề tàivà cội rễ, thuộc một thời đại và một xứsở. Những tác phẩm toàn cầu nhất, nhânđạo nhất đều mang rõ rệt dấu ấn của tổquốc 2 .

Về Thái Tuấn, Đinh Cường còn lưuý : anh là người ngoan đạo nhưng khôngthấy anh đi nhà thờ. Màu sắc dân tộc ecũng cùng một cội nguồn, là những tìnhcảm đã nhập vào anh, ẩn sâu trong tiềmthức. Khi vẽ tự động ra 3 .

Do đó mà Thái Tuấn vẽ cái gì rồi nó

Page 304: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

cũng ra dân tộc ; vì suốt đời anh chỉ vẽthuần một giấc mơ. Con người làm chủ,kiểm soát, điều khiển được tư tưởng,thậm chí tình cảm, nhưng không ai làmchủ được giấc mơ. Giấc mơ là cái gìkhông thể chia chác, và cũng không thểtái lập. Nhưng dường như các nghệ sĩ cókhả năng sống lại, và làm sống lại trongmột bức tranh.

Nếu ai cho tôi một từ, chỉ một từ thôitrong tiếng Việt để mô tả tranh TháiTuấn, tôi sẽ xin chữ « thơ mộng », thơcủa tuổi thơ và mộng làm bươm bướm.Nếu là tiếng hán việt, tôi sẽ dùng chữ« hoài vọng » ; hoài những bến xuân xưavà vọng về Miền Đẹp bồng đảo xa khơi.

Tranh Thái Tuấn là miền, là niềm antịnh vô biên. Mỗi bức tranh là một tâm

Page 305: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

cảnh dạt dào tâm cảm, một thời khắc imlặng dặt dìu âm hưởng.

Nói về niềm im lặng, mà nhiều lờiđâm ra ngớ ngẩn.

Một bức tranh là buổi chiều trong thơXuân Diệu : nó xé hồn ta bằng nắngnhạt, bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu…

Đặng TiếnOrléans, 20/10/2005Thư tịch :-Thái Tuấn, Câu Chuyện Hội Họa,

nxb Cảo Thơm, 1967, Sài Gòn.-Thái Tuấn, Tuyển Tập Tranh và tiểu

luận, nxb Vaala, 1996, California. (Cóphụ lục phần phê bình, giới thiệu củanhiều tác giả khác).

-Thái Tuấn, Nguồn Mỹ Cảm, tạp chíVăn, số 93, 1967, Sài Gòn.

Page 306: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

-Thái Tuấn, trả lời phỏng vấn HuỳnhHữu Ủy, tạp chí Văn, số 199, 1976, SàiGòn.

-Huỳnh Hữu Ủy, Bóng dáng TháiTuấn giữa nền nghệ thuật hiện đại, tạpchí Thế Kỷ 21, số Xuân Bính Tý, 1996,California.

- Phan thị Đỗ Quyên : Xem tuyển tậptranh và tiểu luận Thái Tuấn, tạp chí ThếKỷ 21, số 91, tháng 11/1996, California.

Page 307: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

Khoả thân, 20051 Đinh Cường, Thái Tuấn Cội

Nguồn, báo Ngày Nay (Mỹ) số 354, ngày01/11/1996.

2 Jacques Maritain, Art etScholastique, ba’o Les Lettres, tha’ng9-10,1919, in lại 1935, trang 115 va130, nxb Louis Rougart, Paris.

Page 308: Cau chuyen hoi_hoa1_6457

3 Đinh Cường, bđd.Đặng Tiến

(Phần tiểu sử trích ởhttp://www.diendan.org)